Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Dương

172 4.2K 23
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài. Bình Dươngtỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam của Tổ Quốc có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của vùng của cả nước, với tiềm năng, nhân lực cùng chính sách thông thoáng “Trải chiếu hoa mời gọi đầu tư” tỉnh đã thu hút nhiều tổ chức, cá nhân trong nước ngoài nước đến đầu tư phát triển kinh tế, do đó đã tạo cho Bình Dương những bước phát triển vượt bậc, kinh tế liên tục tăng trưởng ở mức độ cao, tốc độ đô thị hóa nhanh, tình hình dân nhập cư đến làm ăn sinh sống chiếm tỷ lệ cao, hiện nay có khoảng 500.000 dân nhập cư đến làm việc trong các khu, cụm công nghiệp chiếm 1/3 dân số của tỉnh. Bên cạnh những thuận lợi về phát triển kinh tế sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về ANTT, tội phạm tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, xu thế hình thành các băng, nhóm tội phạm xuyên quốc gia với sự câu kết chặt chẽ giữa các đối tượng trong ngòai tỉnh với đối tượng ở nước ngòai, thủ đọan ngày càng tinh vi, xảo quyệt, tệ nạn xã hội trong xu hướng gia tăng. Tính từ năm 2002 đến 6 tháng đầu năm 2007 trên địa bàn tỉnh Bình Dương xảy ra 5.195 vụ phạm pháp hình sự, trong đó có 52 vụ hiếp dâm trẻ em. Đáng chú ý là các vụ án hiếp dâm trẻ em chiếm đa số trong các vụ xâm phạm tình dục trẻ em (52/68 vụ chiếm tỷ lệ 76,47%). Tội phạm hiếp dâm trẻ em đã gây ra những hậu quả rất nguy hại cho bản thân trẻ em, gia đình xã hội, gây ảnh hưởng lâu dài tới tâm, sinh lý của các em trong suốt quá trình trưởng thành. Những người phạm tội hiếp dâm trẻ em thể hiện sự suy tồi về đạo đức, lối sống, sự xuống cấp về giá trị đạo đức thuần phong mỹ tục. Đồng thời, tội phạm này còn ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho một bộ phận dân cư trên địa bàn tỉnh. Xuất phát từ quan điểm của Đảng nhà nước: Thế hệ trẻ là tương lai của dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước, điều đó được quy định trong Hiến pháp năm 1992: “Nhà nước, xã hội, gia đình công dân có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc bà mẹ trẻ em…”. Để bảo vệ trẻ em, đến nay đa số các quốc gia trên thế giới đã ký kết tham gia Công ước 1 của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Điều 34 Công ước về quyền trẻ em quy định: “Các quốc gia thành viên cam kết bảo vệ trẻ em chống tất cả các hình thức bóc lột lạm dụng tình dục…”. Việt Nam là nước thứ 2 trên thế giới nước đầu tiên ở Châu á tham gia phê chuẩn công ước này trong thời gian qua đã thực hiện nhiều hoạt động thiết thực các biện pháp khác nhau để bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em đã đạt được những kết quả to lớn. Tuy nhiên trên thực tế vẫn đang tồn tại thực trạng đáng lo ngại là tội phạm xâm hại trẻ em trong đó có tội hiếp dâm trẻ em ở nước ta vẫn diễn biến hết sức phức tạp luôn có chiều hướng gia tăng. Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới đã xác định Tội phạm xâm hại trẻ em là một trong những loại tội phạm “gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng gây lo lắng cho toàn xã hội cần phải tập trung đấu tranh”. Một trong những nội dung quan trọng của chương trình quốc gia phòng chống tội phạm được đề cập đến là đề án “Phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên” mà Bộ Công an được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp trong hoạt động giữa các cấp, các ngành. Nhận thức được tính nguy hiểm của tội phạm hiếp dâm trẻ em, trong thời gian qua lực lượng Công an tỉnh Bình Dương nói chung lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định về công tác phòng ngừa điều tra tội phạm này. Tuy nhiên, hoạt động điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em vẫn còn những tồn tại vướng mắc do những nguyên nhân chủ quan khách quan làm hạn chế hiệu quả phòng ngừa điều tra đối với loại tội phạm này như: Công tác phòng ngừa còn hạn chế; việc thu thập dấu vết, tài liệu chứng cứ có giá trị trực tiếp để chứng minh tội phạm người phạm tội gặp rất nhiều khó khăn; người làm chứng chưa nhận thức được rõ trách nhiệm của mình nên chưa tự giác khai báo hoặc khai báo chưa đầy đủ; người bị hại không trình báo hoặc trình báo không kịp thời…Mặt khác cũng do nhận thức của các em còn non nớt thiếu hiểu biết nên việc cung cấp thông tin thiếu chính xác, không đầy đủ; bên cạnh đó tổ chức bộ máy cũng như 2 hoạt động của lực lượng làm công tác phòng ngừa, điều tra còn có những tồn tại, hạn chế nhất định. Chính vì những lý do nêu trên, tác giả chọn vấn đề: “Thực trạng giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Dương” làm đề tài luận văn Thạc sĩ luật học. 2. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu: - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động phòng ngừa điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa điều tra đối với loại tội phạm này. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về trẻ em, bảo vệ trẻ em theo pháp luật Việt Nam; về đấu tranh phòng, chống tội phạm hiếp dâm trẻ em theo chức năng của lực lượng CSND. + Khái quát tình hình tội phạm đặc điểm hình sự của tội phạm hiếp dâm trẻ em tại Bình Dương từ năm 2002 đến tháng 6 năm 2007. + Thực trạng hoạt động phòng ngừa, điều tra đối với các vụ án hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Dương. + Dự báo tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Bình Dương. + Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Tội phạm hiếp dâm trẻ em, nhửừng vaỏn ủeà lyự luaọn vaứ thửùc tieón veà phòng ngừa điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH Công an tỉnh Bình Dương. 3 - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình hoạt động phòng ngừa, điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH Công an tỉnh Bình Dương từ năm 2002 đến tháng 6 năm 2007. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp luận: Dựa vào phép biện chứng duy vật của triết học Mác - LêNin; các quan điểm của Đảng Nhà nước ta về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; tâm lý học khoa học điều tra tội phạm. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm; + Phương pháp phân tích, tổng hợp; + Phương pháp thống kê so sánh đối chiếu; + Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế. 5. ý nghĩa lý luận thực tiễn: - Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hoạt động phòng ngừa điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Dương, lý luận này có thể được tham khảo vận dụng trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, trong hoạt động phòng ngừa điều tra tội phạm hiếp dâm trẻ em. - Những kết luận khoa học trong luận văn các giải pháp có ý nghĩa thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 6. Điểm mới của luận văn: - Việc nghiên cứu, rút ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Dương, góp phần vào công tác bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em trong tình hình mới, đồng thời làm giàu thêm kho tàng kinh nghiệm trong công tác điều tra khám phá các loại tội phạm của lực lượng CAND. - Đối với hoạt động giảng dạy, học tập nghiên cứu khoa học của các trường CAND, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo sinh động về tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em cũng như công tác phòng ngừa điều tra loại tội phạm này ở một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam của Tổ quốc. 4 7. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung luận văn gồm có 3 chương. Chương 1: Nhận thức về Tội phạm hiếp dâm trẻ em công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm hiếp dâm trẻ em. Chương 2: Thực trạng công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Chương 3: Dự báo tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian tới một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Chương 1 nhận thức về TộI PHạM HIếP DÂM TRẻ EM công tác ĐấU TRANH PHòNG CHốNG TộI PHạM HIếP DÂM TRẻ EM 1.1. Nhận thức về tội phạm hiếp dâm trẻ em 1.1.1. Khái niệm về trẻ em 5 Việc tìm hiểu khái niệm về trẻ em có ý nghĩa nhận thức về mặt lý luận thực tiễn đối với công tác đấu tranh, phòng ngừa loại tội phạm này. Trong quá trình tồn tại phát triển, đời người được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn trẻ em giai đoạn người lớn. Mỗi giai đoạn có những đặc điểm, đặc trưng về tâm, sinh lý xã hội khác nhau. Trẻ em là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn phát triển đầu tiên của cuộc đời con người. Theo Điều 1 của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, được thông qua ngày 20/11/1989 tại Viên (áo) hiệu lực từ ngày 02/9/1990 thì: “Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó có quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Như vậy, để xác định một người có phải là trẻ em hay không thì phải căn cứ vào tuổi của chính người đó chứ không có tiêu chí nào khác. Các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã phê chuẩn Công ước này đều phải tuân thủ về tuổi của trẻ em là người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên ở Việt Nam, chưa có quy định thống nhất về độ tuổi của trẻ em người chưa thành niên, vì vậy đũnh nghĩa về trẻ em cũng được quy định khác nhau ở nhiều văn bản pháp luật nước ta, cụ thể là: Điều 1 của Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em năm 2004 quy định: “Trẻ emcông dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. Theo quy định này thì trẻ em Việt Nam là tất cả những người từ chưa đủ 16 tuổi. Đó có thể là những trẻ sơ sinh, là những bé thơ trong nhà trẻ, mẫu giáo, là các em học sinh trong các trường tiểu học, trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông với điều kiện duy nhất là các em đó chưa đủ 16 tuổi (tính theo tháng). Trong giai đoạn trẻ em cũng có thể phân chia thành các lứa tuổi khác nhau như: Trẻ em dưới 2 tuổi; trẻ em từ 2 tuổi đến dưới 6 tuổi; trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 12 tuổi; trẻ em từ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi… Bộ Luật Lao động nước ta quy định: “Trẻ em là người dưới 15 tuổi”. Theo quy định của Chương X, Bộ luật Hình sự năm 1999 thì người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Cũng tại Bộ luật này, khi nói đến trẻ em với tính cách là đối tượng bị xâm hại, luật quy định là người dưới 16 tuổi. 6 Khái niệm “trẻ em” “người chưa thành niên” là hai khái niệm khác nhau, được xác định căn cứ vào độ tuổi. Nếu giới hạn tuổi của trẻ em chỉ dừng lại ở mức dưới 16 tuổi thì giới hạn tuổi của người chưa thành niên lại ở mức cao hơn. Theo Điều 18 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì “người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên”. Như vậy trẻ em người chưa thành niên là hai thuật ngữ, hai khái niệm khác nhau nhưng gắn bó mật thiết với nhau, hòa quyện vào nhau trong nhiều trường hợp mối quan hệ này không có sự khác biệt bởi vì: Tất cả trẻ em đều là người chưa thành niên nhưng không phải mọi người chưa thành niên đều là trẻ em. Như vậy, trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay chưa có quy định thống nhất về ranh giới độ tuổi giữa trẻ em người trưởng thành. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật nước ta cũng như trong phạm vi quốc tế, trẻ em nói chung đều được xác định là đối tượng cần được bảo vệ, chăm sóc giáo dục đặc biệt, cần được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, xã hội cộng đồng nhằm tạo ra những điều kiện tốt nhất để trẻ em phát triển toàn diện cả về thể chất tinh thần. Để có căn cứ đưa ra khái niệm về trẻ em, cần phải khái quát một số đặc điểm đặc trưng của lứa tuổi này. - Đặc điểm về độ tuổi Mặc dù Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em quy định độ tuổi của trẻ em là người dưới 18 tuổi, nhưng Công ước cũng chỉ ra rằng: “Căn cứ đặc điểm lịch sử, phong tục tập quán các điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia để quy định về độ tuổi của trẻ em, nhưng không được quá 18 tuổi”. Như vậy việc quy định độ tuổi thấp hơn tuỳ thuộc vào lịch sử, tập quán, điều kiện phát triển thực tế của mỗi quốc gia nhưng không được quá 18 tuổi. Như vậy căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành cũng như Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em Việt Nam quy định độ tuổi của trẻ em dưới 16 tuổi là không trái với quy định của Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em. Sự phát triển về thể chất nhận thức của con người theo quy luật khách quan từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Cùng với sự phát 7 triển về thể chất, thông qua hoạt động thực tiễn, nhận thức của con người cũng dần được hoàn thiện hơn. Chỉ đến khi đạt độ tuổi nhất định thì con người mới có đầy đủ năng lực trách nhiệm về hành vi của mình. Do đó ở độ tuổi dưới 18 tuổi trẻ em chưa phát triển hoàn thiện về thể chất trí tuệ, cần phải được chăm sóc đặc biệt bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý. - Đặc điểm về mặt xã hội Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là thế hệ tương lai, là người kế tục sự nghiệp của các thế hệ đi trước vì vậy tương lai của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều phụ thuộc vào sự giáo dục, bảo vệ chăm sóc đối với trẻ em, vì vậy công tác bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước nhân dân ta. Trong thư gởi các cháu thiếu nhi nhân ngày khai giảng năm học mới Bác Hồ viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang, sánh vai với các cường quốc năm châu hay không…chính là nhờ phần lớn công học tập của các cháu”. ở lứa tuổi này, trẻ em được giáo dục, hướng dẫn để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. Trẻ em có trở thành người chủ thực sự của đất nước hay không phụ thuộc vào việc trẻ em được gia đình, nhà trường xã hội đã định hướng, giáo dục chuẩn bị cho trẻ em theo những chuẩn mực nào. Mọi hành vi của các thế hệ đi trước đều ảnh hưởng tới sự phát triển, hình thành nhân cách của các em, vì vậy trẻ em cũng có quyền đòi hỏi người lớn bảo vệ, chăm sóc, giáo dục giúp đỡ. Mọi thiếu sót, tác động xấu trong việc chăm sóc giáo dục trẻ em đều có thể dẫn đến những hậu quả khó lường, tất cả các hành vi xâm hại đến quyền lợi của trẻ em đều phải bị lên án. - Đặc điểm về sự phát triển sinh lý Giai đoạn trẻ emgiai đoạn xác lập, phân định hoàn thiện dần các chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể. Những bản năng tự nhiên được di truyền theo loài trong con người như ăn uống, sinh tồn, tự vệ…nếu để các quy luật sinh vật chi phối tự phát mà không được xã hội định hướng sự giúp đỡ, chỉ dẫn của người lớn thì trẻ em không tự tồn tại, phát triển được hoặc phát triển theo hướng tiêu cực sẽ dẫn đến các hành vi lệch chuẩn mực xã hội ở trẻ em. 8 Để trẻ em có được sự phát triển đúng hướng thì người lớn cũng như toàn xã hội phải tạo ra những tiền đề vật chất, tinh thần thuận lợi cho sự phát triển về mặt tâm, sinh lý để trẻ em có điều kiện phát triển toàn diện bản thân. - Đặc điểm về tâm lý của trẻ em Phẩm chất tâm lý của trẻ em không tự nhiên mà có, nó bắt nguồn từ thực tiễn xã hội, trong môi trường sống môi trường giáo dục. ở lứa tuổi này, trẻ em sẽ tiếp thu, lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội, lịch sử để hình thành những phẩm chất tâm lý nói chung nhân cách nói riêng. Lúc này, trẻ em chưa có khả năng phân tích đánh giá một cách đúng đắn, khách quan về các sự việc, hiện tượng xảy ra trong tự nhiên xã hội. Vì vậy, việc hướng dẫn, giúp đỡ trẻ em nhận biết được những yếu tố đúng, sai trong môi trường sống, những việc nên làm không nên làm… sẽ giúp trẻ em có thái độ ứng xử hành động đúng đắn đối với các mối quan hệ xung quanh. Trong giai đoạn này, nếu người lớn bỏ mặc cho trẻ em tự phát triển theo bản năng sinh tồn, không giáo dục, định hướng theo các chuẩn mực đã định theo hướng tích cực thì các phẩm chất tâm lý của trẻ em sẽ phát triển phiến diện, nhân cách của trẻ hình thành phát triển chậm chạp, chệch hướng. Những nét tâm lý lệch lạc, tiêu cực nếu không được phòng ngừa sẽ lấn át những phẩm chất tâm lý tích cực trong nhân cách của trẻ em gây tác động xấu đến xã hội. Nếu người lớn áp đặt xâm hại trẻ em một cách thô bạo thì sẽ dẫn đến những chấn động tâm lý ở trẻ. Cũng trong giai đoạn này, trẻ em thường tò mò làm theo những hành vi của người lớn. Từ những đặc điểm về mặt xã hội; độ tuổi; tâm, sinh lý của trẻ em cũng như những quy định của luật pháp quốc tế ở nước ta có thể đưa ra khái niệm về trẻ em như sau: “Trẻ em là người phát triển chưa đầy đủ về thể chất trí tuệ; ở độ tuổi dưới 16 tuổi”. 1.1.2. Khái niệm về tội phạm hiếp dâm trẻ em Để đưa ra được khái niệm tội phạm hiếp dâm trẻ em, trước hết cần hiểu khái niệm hiếp dâm? hiếp dâm trẻ em là gì? Theo từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê chủ biên do Trung tâm từ điển học xuất bản năm 2005, khái niệm “hiếp 9 dâm” được hiểu là: “Dùng sức mạnh bắt phải để cho thỏa mãn sự dâm dục”. Từ điển bách khoa CAND Việt Nam, Viện chiến lược khoa học Công an biên soạn, do nhà xuất bản CAND phát hành năm 2005 hành vi hiếp dâm được hiểu là: “Dùng sức mạnh cưỡng bức người khác để thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình”. Theo quan điểm trên thì hiếp dâm là hành vi dùng sức mạnh để thỏa mãn nhu cầu tình dục trái pháp luật. Hiếp dâm trẻ em chỉ khác hành vi hiếp dâm nói chung ở đối tượng bị xâm hại đó là trẻ em. Như vậy hiếp dâm trẻ em có nghĩa là: dùng sức mạnh cưỡng bức trẻ em nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình. Trên cơ sở nghiên cứu có kế thừa phát triển những quan điểm trên, chúng tôi xin đưa ra một khái niệm về hiếp dâm trẻ em như sau: Hiếp dâm trẻ em là hành vi cưỡng bức hoặc lợi dụng sự phát triển chưa hoàn thiện về thể chất trí tuệ của trẻ em để xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục, danh dự, nhân phẩm, sức khỏe gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ em. Tội phạm hiếp dâm trẻ em là một loại tội phạm cụ thể của tình trạng tội phạm nói chung. Do đó, để làm rõ khái niệm về tội phạm hiếp dâm trẻ em, trước hết phải tìm hiểu khái niệm về tội phạm nói chung. Theo Điều 8, Bộ Luật hình sự năm 1999 thì: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ Luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. Từ khái niệm tội phạm nói chung, dấu hiệu pháp lý, hình sự của tội hiếp dâm trẻ em thì chúng ta có thể đưa ra khái niệm Tội phạm hiếp dân trẻ em như sau: Tội phạm hiếp dâm trẻ em là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một 10 [...]... tra áp dụng các biện pháp, chiến thuật đảm bảo cho hoạt động điều tra đối với loại tội phạm này đạt hiệu quả cao tuân thủ các quy định của pháp luật 1.2 Nhận thức chung về đấu tranh phòng chống tội phạm hiếp dâm trẻ em của cơ quan CSĐT 1.2.1 Khái niệm về đấu tranh phòng, chống tội phạm hiếp dâm trẻ em Đấu tranh phòng, chống tội phạm hiếp dâm trẻ emquá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp. .. tượng phạm tội hiếp dâm trẻ em để các em các bậc phụ huynh có ý thức cảnh giác tự bảo vệ trẻ em không bị rơi vào tình trạng các hành vi hiếp dâm trẻ em + Phát động phong trào quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em nói chung tội phạm hiếp dâm trẻ em nói riêng, như: phát hiện, tố giác các đối tượng có biểu hiện nghi vấn xâm hại trẻ em, không để chúng có hành vi phạm tội. .. tội phạm: tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội, tội phạm kinh tế, tội phạm về ma tuý… + Theo mức độ về lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội có: tội phạm cố ý tội phạm vô ý + Theo tính chất phạm tội có nhóm phạm tội lần đầu tái phạm + Căn cứ vào đặc điểm nhân thân người phạm tội chia ra: tội phạm thanh niên, tội phạm phụ nữ, tội phạm vị thành niên, tội. .. khứ phạm tội về hiếp dâm trẻ em theo các quy định của pháp luật; tạo điều kiện giúp họ tiến bộ, không tái phạm tội + Thông qua công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm hiếp dâm trẻ em, tham mưu, đề xuất với các cơ quan hữu quan bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý cho công tác phòng ngừa tội phạm nói chung tội phạm hiếp dâm trẻ em nói riêng NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI PHẠM... về tội phạm được bắt nguồn từ thực tiến đấu tranh chống tội phạm nhằm đáp ứng nhu cầu đảm bảo hiệu quả của cuộc đấu tranh này Vì vậy Tội phạm học có vai trò rất quan trọng đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm của Nhà nước nói chung của lực lượng CSND nói riêng Căn cứ vào nhiệm vụ của Tội phạm học thực tiến đấu tranh phòng, chống tội phạm của lực lượng CSND cho thấy vai trò của Tội phạm. .. cho tội phạm phát sinh, phát triển, xoá bỏ các nguyên nhân, điều kiện phạm tội, không để cho tội phạm xảy ra, 14 khi tội phạm xảy ra thì kịp thời phát hiện, điều tra làm rõ tội phạm người phạm tội, phục vụ cho việc xử lý nhanh chóng, công minh đúng theo pháp luật 1.2.2 Nội dung đấu tranh phòng, chống tội phạm hiếp dâm trẻ em 1.2.2.1 Các hoạt động phòng ngừa tội phạm hiếp dâm trẻ em Phòng ngừa tội phạm. .. trong quá trình công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đạt hiệu quả cao c Tội phạm học XHCN còn có tác dụng củng cố quan điểm lập trường cho mỗi CBCSCSND mỗi người dân có niềm tin vững vàng vào thắng lợi của sự nghiệp đấu trang phòng, chống tội phạm dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta Tội phạm học XHCN khác về bản chất so với Tội phạm học tư sản Tội phạm học XHCN xem xét Tình trạng tội phạm như là... đấu tranh đảm bảo hiệu quả việc đấu tranh b Tội phạm học có tác động trực tiếp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực tế đấu tranh phòng, chống tội phạm của lực lượng CSND Trong tình hình hiện nay, nhờ có sự tìm tòi sáng tạo của con người, các ngành khoa học đã phát triển vô cùng mạnh mẽ nó đã trở thành yếu tố quan trọng trực tiếp tác động vào quá trình lao động sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả. .. cứu phát triển của Tội phạm học ở Việt nam trên thế giới + sự khác nhau giữa Tội phạm học XHCN Tội phạm học tư sản + Lý luận chung về tình trạng, cấu trúc, động thái tội phạm + Lý luận chung về nhân thân người phạm tội + Lý luận chung về nguyên nhân điều kiện của Tình trạng tội phạm tội phạm cụ thể + Vấn đề phòng ngừa tội phạm + Dự báo tội phạm + Thông tin Tội phạm học Những vấn đề trên. .. trạng tội phạm - Nguyên nhân, điều kiện của tội phạm - Nhân thân người phạm tội - Biện pháp phòng ngừa tội phạm Trên cơ sở đó, có thể nêu khái niệm về Tội phạm hộc như sau: 19 Tội phạm học là ngành khoa học, nghiên cứu về tội Tình trạng tội phạm, nguyên nhân điều kiện phát sinh phát triển của tình trạng tội phạm các loại tội phạm cụ thể, nghiên cứu nhân thân người phạm tội các biện pháp phòng . phạm hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Chương 1 nhận thức về TộI PHạM HIếP DÂM TRẻ EM Và công tác ĐấU TRANH PHòNG CHốNG TộI PHạM HIếP DÂM TRẻ. hình tội phạm hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian tới và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm

Ngày đăng: 22/04/2013, 15:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan