Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật

127 850 0
Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ NGỌC MẠCH LẠC TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ NGỌC MẠCH LẠC TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT Chuyên ngành Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Bản luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS-TS Nguyễn Hữu Đạt và có kế thừa một số kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố. Những tài liệu sử dụng để thực hiện đề tài được trích dẫn cụ thể, có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về nội dung bản luận văn này của mình. Hà Nội, ngày 21, tháng 04, năm 2015. Tác giả Nguyễn Thị Ngọc MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................... 1 PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài: ................................................................................ 3 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: ......................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 4 5. Bố cục của luận văn ............................................................................... 4 PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................... 5 Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG ................................................. 5 1.1 Lý thuyết về mạch lạc ........................................................................ 5 1.1.1 Quan niệm về mạch lạc: .................................................................. 5 1.1.2 Một số biểu hiện của mạch lạc: ....................................................... 8 1.1.2.1 Biểu hiện của mạch lạc theo quan điểm của Trần Ngọc Thêm .. 9 1.1.2.2 Biểu hiện của mạch lạc theo quan điểm của Diệp Quang Ban:.. 9 1.1.2.3 Biểu hiện của mạch lạc qua một số quan niệm khác ............... 11 1.2 Mạch lạc trong văn xuôi và mạch lạc trong thơ. ............................... 13 1.2.1 Ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi .......................................... 13 1.2.2 Mạch lạc trong thơ và mạch lạc trong văn xuôi ......................... 16 1.3 Một vài nét về nhà thơ Phạm Tiến Duật ........................................... 19 Chương II: MẠCH LẠC THEO QUAN HỆ THỜI GIAN TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT................................................................................... 21 2.1 Vài nét về mạch lạc theo quan hệ thời gian ....................................... 21 2.1.1. Biểu hiện thời gian trong ngôn ngữ: ............................................. 21 2.1.2. Mạch lạc theo quan hệ thời gian: ................................................. 22 2.1.2.1 Quan hệ trình tự: ..................................................................... 26 2.1.2.2 Quan hệ thời hạn: ................................................................... 30 2.1.2.3 Quan hệ tần số ........................................................................ 30 1 2.1.3 Đặc điểm về quan hệ thời gian trong thơ:...................................... 31 2.2 Mạch lạc theo quan hệ thời gian trong thơ Phạm Tiến Duật ............ 35 2.2.1 Quan hệ thời gian trình tự: ......................................................... 37 2.2.1.1 Quan hệ thời gian đơn tuyến: .................................................. 37 2.2.1.2 Quan hệ thời gian đa tuyến: .................................................... 48 2.2.2. Thời gian thời hạn:....................................................................... 53 2.2.2.1 Thời gian thời hạn có các từ ngữ thời gian đánh dấu:.............. 54 2.2.2.2 Quan hệ thời hạn không có từ đánh dấu: ................................. 58 2.2.3 Thời gian tần số ............................................................................ 61 2.2.3.1. Thời gian đơn ứng: ................................................................ 62 2.2.3.2 Thời gian trùng ứng: ............................................................... 63 2.2.3.3 Thời gian hội ứng: .................................................................. 68 Tiểu kết chương II: ................................................................................ 70 Chương III: MẠCH LẠC THEO QUAN HỆ KHÔNG GIAN TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT ......................................................................... 72 3.1 Vài nét về mạch lạc theo quan hệ không gian ................................... 72 3.1.1. Biểu hiện không gian trong ngôn ngữ .......................................... 72 3.1.2. Mạch lạc theo quan hệ không gian: .............................................. 73 3.1.3 Đặc điểm quan hệ không gian trong thơ ........................................ 75 3.2 Mạch lạc theo quan hệ không gian trong thơ Phạm Tiến Duật ........ 78 3.2.1 Quan hệ không gian theo thế đối lập trong – ngoài: ...................... 78 3.2.2 Quan hệ không gian theo thế đối lập cao – thấp: ........................... 80 3.2.3 Quan hệ không gian theo thế đối lập trên – dưới: .......................... 82 3.2.4 Quan hệ không gian theo thế đối lập xa – gần ............................... 83 3.2.5 Một số quan hệ không gian khác: .................................................. 86 Tiểu kết chương III: ............................................................................... 88 PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 93 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong kháng chiến chống Mỹ. Ông đã gắn bó với con đường Trường Sơn suốt giai đoạn kháng chiến và ghi lại những hình ảnh về một thế hệ sống gian lao mà kiên cường, đầy lý tưởng. Xuyên suốt các tác phẩm thơ của ông là giọng đùa nghịch, tếu táo nhưng lại bộc lộ những miền sâu thẳm của tình cảm con người trong chiến tranh. Phê bình và nghiên cứu thơ Phạm Tiến Duật đã có nhiều công trình của các tác giả như: Nguyễn Ngọc Thiện, Vũ Quần Phương, Đỗ Trung Lai, Vũ Văn Sỹ, Thiếu Mai, Mai Hương, Hoàng Kim Ngọc, …Ông cũng được giới thiệu trong các nghiên cứu văn học như: “Dọc đường văn học” (Nxb Văn học, H, 1996); Nhà văn Việt Nam thế kỉ XX, tập III (Nxb Hội nhà văn, H, 2000); “Từ điển tác giả văn học Việt Nam thế kỉ XX” (Nxb Hội nhà văn, H, 2003)… Các công trình nghiên cứu đã tiếp cận thơ Phạm Tiến Duật ở nhiều góc độ khác nhau, từ đó có những đóng góp nhất định về việc tìm ra nét độc đáo trong phong cách thơ ông. Tuy vậy, việc nghiên cứu về mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật đến nay vẫn chưa có bài viết hay công trình nghiên cứu nào đề cập đến. Chính vì vậy mà chúng tôi chọn đề tài: “Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật” để khảo sát mạch lạc trong thơ ông. Với những nghiên cứu đạt được, chúng tôi mong muốn bổ sung thêm hướng tiếp nhận về mạch lạc trong thơ nói chung, về mạch lạc theo quan hệ thời gian, không gian trong thơ nói riêng; đồng thời góp phần đổi mới việc giảng dạy và phê bình thơ Phạm Tiến Duật. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Các tác phẩm thơ Phạm Tiến Duật. - Phạm vi nghiên cứu: Mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật được biểu hiện ở nhiều loại, trong phạm vi luận văn này chúng tôi chỉ tập trung nghiên 3 cứu của mạch lạc thông qua hai loại: mạch lạc theo quan hệ thời gian và mạch lạc theo quan hệ không gian. - Nghiên cứu ngữ liệu: Các văn bản được lấy từ hai tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” (1970 – Nhà xuất bản Văn học) và “Ở hai đầu núi” (1981Nhà xuất bản Tác phẩm mới). 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này nhằm thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu biểu hiện của mạch lạc qua cách thức sử dụng các quan hệ thời gian trong thơ Phạm Tiến Duật. - Tìm hiểu biểu hiện của mạch lạc thông qua cách thức sử dụng các quan hệ không gian trong thơ Phạm Tiến Duật. - Qua đó rút ra mối liên hệ giữa cách triển khai mạch lạc thời gian, mạch lạc không gian với việc xây dựng hình tượng và phong cách thơ Phạm Tiến Duật. 4. Phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này được tiến hành bằng những phương pháp sau: - Phương pháp phân tích diễn ngôn. - Phương pháp miêu tả. - Phương pháp cải biến. - Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 chương. Cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Mạch lạc theo quan hệ thời gian trong thơ Phạm Tiến Duật. Chương 3: Mạch lạc theo quan hệ không gian trong thơ Phạm Tiến Duật. 4 PHẦN NỘI DUNG Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Lý thuyết về mạch lạc 1.1.1 Quan niệm về mạch lạc: Mạch lạc là một phạm trù gắn liền với bộ môn ngôn ngữ học văn bản. Nghiên cứu văn bản học không thể tách rời việc nghiên cứu các nhân tố tạo nên nó. Bởi vậy, cùng với khái niệm liên kết, mạch lạc được tập trung nghiên cứu khá sâu. Trong lịch sử Ngôn ngữ học, khái niệm mạch lạc được hình thành và nghiên cứu từ đầu thế kỷ XX. Khoảng những năm 70 của thế kỷ XX, khái niệm này được nghiên cứu sôi nổi ở Việt Nam. Đến nay, mạch lạc đã trở thành một khái niệm quan trọng, chuyên sâu trong ngôn ngữ học văn bản trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Mặc dù mạch lạc là một khái niệm khá quen thuộc và là đối tượng chính của ngôn ngữ học văn bản nhưng vẫn còn khá nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh vấn đề này. Các nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về mạch lạc. Ở mỗi cách tiếp cận khác nhau, mỗi người lại có những nhận định riêng của mình về khái niệm này. Vì các quan niệm về mạch lạc đa dạng như vậy, nên dưới đây, chúng tôi chỉ đưa ra và phân tích một số quan niệm tiêu biểu về mạch lạc. Với một cách nhìn dung dị và đơn giản, David Nuan cho rằng: “Mạch lạc là tầm rộng mà ở đó diễn ngôn được tiếp nhận như là có mắc vào nhau chứ không phải là một tập hợp câu và phát ngôn không có liên quan tới nhau” [32, tr.165]. “Tầm rộng” ở đây chính là phạm vi hàm chứa mạch lạc. Đó có thể là một văn bản dài, ngắn khác nhau, một đoạn văn, một số câu, hay một đoạn hội thoại có quan hệ “mắc vào nhau”. Tác giả không chỉ ra biểu hiện cụ thể“mắc vào nhau” là như thế nào nhưng có thể hiểu chung rằng nó có liên quan đến nhau, phụ thuộc và chi phối nhau chứ không phải là “một tập hợp 5 câu và phát ngôn không liên quan đến nhau”. Định nghĩa đã nêu được bản chất mối quan hệ giữa các thành phần cấu tạo nên văn bản, từ đó tạo nên tính văn bản của mỗi văn bản đích thực. Bách khoa thư ngôn ngữ và Ngôn ngữ học lại đưa ra cách hiểu cụ thể và chuyên sâu hơn về mạch lạc: “Mạch lạc là sự nối kết có tính logic được trình bày trong quá trình triển khai một cốt truyện, một truyện kể, … lệ thuộc vào việc tạo ra những sự kiện được kết nối với nhau hơn là những dây liên hệ thuộc ngôn ngữ (như trong liên kết)” [2; tr10]. So với định nghĩa của David Nuan thì định nghĩa này cụ thể hơn khi quan niệm “mắc bằng nhau” là sự “kết nối có tính logic”. Mặc dù, cách nói khác nhau nhưng hai định nghĩa này đều có nét trùng hợp nhau. Cả hai định nghĩa đều thừa nhận sự quan hệ, phụ thuộc nhau giữa các thành phần cấu tạo văn bản khi khẳng định chúng “có mắc vào nhau” hay “là sự kết nối có tính logic”. Điểm khác của định nghĩa này so với định nghĩa của David Nuan là nó không những chỉ ra được mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo văn bản mà còn chỉ ra bản chất của mạch lạc trong tương quan với liên kết; bởi các thành phần cấu tạo văn bản luôn “lệ thuộc vào việc tạo ra những sự kiện được kết nối với nhau, hơn là những dây liên hệ thuộc ngôn ngữ (như trong liên kết)”. Một văn bản bao gồm các câu có mối quan hệ hình thức liên quan với nhau, mắc vào nhau chưa hẳn đã tạo ra mạch lạc. Mạch lạc phải là bản chất chiều sâu bên trong mỗi văn bản thông qua quan hệ logic, ngữ nghĩa. Quan tâm đến vai trò của mạch lạc đối với văn bản, - K.Wales cho rằng: “Mạch lạc là một trong những điều kiện ban đầu hay tính ban đầu của một văn bản: Không có mạch lạc, một văn bản không phải là một văn bản đích thực” [23;tr9]. Ở đây, K.Wales không đi sâu vào bản chất của mối quan hệ giữa các thành phần cấu tạo nên văn bản. Nói cách khác, ông không tập trung vào việc làm thế nào để có mạch lạc mà ông nhấn mạnh đến vai trò của mạch lạc đối với văn bản. Nó là “điều kiện ban đầu”, “tính ban đầu” của một 6 văn bản. Vai trò của mạch lạc đối với văn bản quan trọng đến mức: “không có mạch lạc, một văn bản không phải là một văn bản đích thực”. Ở một góc độ tiếp cận khác, Nguyễn Thị Thìn có sự phát triển cụ thể hơn về quan niệm mạch lạc: “Mạch lạc được hiểu là logic của sự trình bày. Logic của sự trình bày có quan hệ chặt chẽ với logic khách quan, logic nhận thức nhưng không đồng nhất. Bởi nó còn là kết quả của ý đồ, chiến lược giao tiếp của chủ thể tạo lập văn bản. Nó còn được hình thành trong quan hệ với các quy tắc giao tiếp, với phong cách và thể loại của từng văn bản…Do vậy, người ta có nói tới đặc trưng mạch lạc của từng thể loại văn bản, nét đặc thù về mạch lạc của từng văn bản thuộc cùng thể loại” [27;tr46]. Ở định nghĩa này, mạch lạc cũng được khai thác trên khía cạnh về mối quan hệ giữa các thành phần cấu tạo nên văn bản, nhưng tác giả còn mở rộng thêm về khía cạnh phong cách và dụng học đối với mạch lạc. Nếu như Bách khoa thư ngôn ngữ và Ngôn ngữ học chỉ nói đến mối liên hệ logic chung chung trong mối quan hệ giữa các thành tố cấu tạo văn bản thì Nguyễn Thị Thìn lại có cái nhìn sâu hơn khi nhấn mạnh đến “logic của sự trình bày”. Logic trình bày mặc dù có quan hệ chặt chẽ với logic khách quan, logic nhận thức nhưng nó không trùng khớp mà nó phụ thuộc vào “quy tắc giao tiếp, với phong cách và thể loại của từng văn bản” .Chẳng hạn, thời gian vật lý trong thế giới khách quan luôn tiến triển theo trình tự từ trước đến sau nhưng trong văn bản nghệ thuật có thể thời gian đó đảo chiều theo quan hệ hỗn hợp không theo trình tự đó. Mặt khác, mạch lạc trong văn bản hành chính – sự vụ sẽ khác với mạch lạc trong văn bản nghệ thuật, mạch lạc trong văn xuôi sẽ khác mạch lạc trong thơ, …. Trong cái nhìn so sánh giữa mạch lạc với liên kết, Diệp Quang Ban tổng kết rằng: “Cách nhìn chung nhất hiện nay là những từ ngữ trực tiếp diễn đạt các quan hệ kết nối giữa các câu – phát ngôn làm thành các tiểu hệ thống (các phương tiện liên kết) thì được xếp vào liên kết, còn những mối quan hệ kết nối nào thiết lập được thông qua ý nghĩa giữa các câu thì thuộc về mạch 7 lạc” [23, tr10]. Mạch lạc và liên kết là hai khái niệm gắn liền với Ngôn ngữ học văn bản. Chúng có mối quan hệ qua lại và chung một phần nội hàm; bởi vậy, giữa mạch lạc và liên kết thường có sự nhầm lẫn. Định nghĩa về mạch lạc trong cái nhìn so sánh với liên kết là một cách để Diệp Quang Ban một mặt nêu được bản chất của từng thể loại, mặt khác phân biệt hai khái niệm dễ nhầm lẫn này. Theo ông, cách hiểu phổ biến nhất hiện nay là liên kết thuộc về phần nổi của bề mặt văn bản, được thể hiện qua các từ ngữ trực tiếp thể hiện các quan hệ liên kết; còn mạch lạc thuộc về bề sâu trong văn bản, được thể hiện qua “ý nghĩa giữa các câu”. Qua các định nghĩa đã dẫn trên, ta thấy mạch lạc là một khái niệm trừu tượng, khó nắm bắt. Bởi vậy, Diệp Quang Ban đã nhận xét rằng: “khó giảng giải thế nào là mạch lạc nhưng dễ cảm nhận khi thiếu vắng nó” [6, tr62]. Chính đây là nguyên nhân dẫn đến việc có rất nhiều định nghĩa khác nhau về mạch lạc. Mặc dù, các cách hiểu về mạch lạc đa dạng như vậy, nhưng có thể tóm lại một số nét đặc trưng cơ bản về mạch lạc như sau: - Mạch lạc là yếu tố tiên quyết, quan trọng hàng đầu để tạo nên văn bản. Thiếu mạch lạc, một văn bản không thể là một văn bản đích thực. - Mạch lạc được biểu hiện qua mối quan hệ móc xích, ràng buộc, chi phối lẫn nhau về mặt nghĩa giữa các thành phần tham gia cấu tạo văn bản nhằm hướng tới thể hiện chủ đề chung. - Mạch lạc được chi phối bởi quy tắc giao tiếp, ngữ cảnh, phong cách chức năng, .. và phong cách cá nhân của người sáng tạo ra văn bản. 1.1.2 Một số biểu hiện của mạch lạc: Như trên đã nói, bản chất của mạch lạc là mối quan hệ qua lại, ràng buộc nhau giữa các thành phần tham gia cấu tạo văn bản. Nhưng mối quan hệ đó được biểu hiện cụ thể như thế nào thì ngay trong mỗi định nghĩa khó có thể nêu đầy đủ. Các nghiên cứu gần đây đã giúp chúng ta thấy rõ hơn những biểu hiện phong phú của mạch lạc. Từ đó, chúng góp phần củng cố cơ sở lý 8 thuyết về mạch lạc và giảm dần yếu tố mơ hồ, khó nắm bắt của thuật ngữ này. Dưới đây là một số quan niệm về biểu hiện của mạch lạc: 1.1.2.1 Biểu hiện của mạch lạc theo quan điểm của Trần Ngọc Thêm Trong nghiên cứu của mình, tác giả Trần Ngọc Thêm không dùng khái niệm “mạch lạc” mà dùng khái niệm “liên kết nội dung” [25]. Tuy vậy, phát hiện của ông về liên kết nội dung đã tạo cơ sở khơi nguồn cho những nghiên cứu về mạch lạc. Theo ông, liên kết nội dung gồm hai bình diện là: liên kết chủ đề và liên kết logic. Liên kết chủ đề của văn bản chính là sự tổ chức những phần nêu của các phát ngôn. Hai phát ngôn có thể coi là liên kết chủ đề khi chúng nói đến những đối tượng chung hoặc những đối tượng có quan hệ mật thiết với nhau. Khác với liên kết chủ đề, liên kết logic chủ yếu là sự tổ chức phần báo. Nó là một bình diện “sâu” hơn liên kết nội dung, mang tính ngữ nghĩa nhiều hơn, và cũng phụ thuộc vào những nhân tố ngoài ngôn ngữ nhiều hơn.” Theo tác giả, liên kết chủ đề là một sợi dây xuyên suốt, xâu chuỗi các phần nêu bộ phận lại với nhau, còn liên kết logic là sợi dây khác xâu chuỗi các phần báo bộ phận với nhau. Liên kết chủ đề, liên kết logic hay nói cách khác là liên kết nội dung đã làm nên sự thống nhất chặt chẽ và toàn vẹn của nội dung toàn văn bản. Sau này, một số nhà nghiên cứu đã đưa liên kết nội dung (theo cách hiểu của ngữ pháp văn bản) vào phạm trù mạch lạc, đồng thời tách những phương thức sử dụng phượng tiện ngôn ngữ để thể hiện liên kết nội dung ra thành một phạm trù riêng: phạm trù liên kết. 1.1.2.2 Biểu hiện của mạch lạc theo quan điểm của Diệp Quang Ban: Trong cuốn “Giao tiếp, văn bản, mạch lạc, liên kết, đoạn văn”, Diệp Quang Ban đã chỉ ra một số biểu hiện của mạch lạc như sau: a. Mạch lạc trong quan hệ nghĩa-logic giữa các từ ngữ trong văn bản Biểu hiện này của mạch lạc được biểu hiện có quan hệ với nhau xét 9 ở mặt nghĩa và logic của cá sự việc được nói tới. Trong quan hệ nghĩalogic giữ các từ ngữ trong văn bản, mạch lạc được biểu hiện qua bốn trường hợp sau: - Mạch lạc được biểu hiện qua mối quan hệ giữa vật nêu ở chủ ngữ với đặc trưng được nêu ở vị ngữ. - Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các chủ đề của các câu - Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các phần nêu đặc trưng ở những câu có quan hệ nghĩa với nhau: - Mạch lạc biểu hiện trong trình tự hợp lý giữa các câu: b. Mạch lạc trong quan hệ giữa văn bản với ngữ cảnh tình huống (mạch lạc biểu hiện qua quan hệ ngoại chiếu) Mạch lạc của văn bản với ngữ cảnh tình huống là mạch lạc biểu hiện trong quan hệ ngoại chiếu – quy chiếu từ ngữ trong văn bản với tình huống ngoài văn bản. Ví dụ: “Nó kinh quá”. Muốn hiểu “nó” là gì phải quy chiếu vào môi trường ngữ cảnh cụ thể tại thời điểm người nói phát ngôn. Để thể hiện mạch lạc của văn bản với ngữ cảnh tình huống, các quy chiếu được thực hiện bằng 3 trường hợp chỉ suất là chỉ xuất nhân xưng (tao, tôi, mày, nó, hắn, chúng mày, chúng nó, …); chỉ suất thời gian (hôm qua, hôm nay, bây giờ, ngày mai, hồi đó, ngày đó, …); chỉ suất không gian (này, kia, nọ, đấy, đây, đó, …). c. Mạch lạc diễn ngôn (mạch lạc trong chức năng) Mạch lạc diễn ngôn được thể hiện ở khả năng dung hợp nhau giữa các hành động nói như: mời, chào, hỏi, yêu cầu, cảm ơn, hứa, … Có những hành động nói luôn phải đi liền với nhau nhưng có những hành động nói không ăn nhập gì với nhau. Chẳng hạn: hành động hỏi đi liền với hành động trả lời, hành động xin phép gắn với hành động đồng ý hoặc từ chối, … Những hành 10 động không nằm trong thói quen ứng xử của xã hội bị xem là lệch chuẩn, không mạch lạc. 1.1.2.3 Biểu hiện của mạch lạc qua một số quan niệm khác Nguyễn Thị Thìn [27] khẳng định mạch lạc là sự tổng hợp của 4 phương diện sau đây: - Sự thống nhất về chủ đề và đích giao tiếp của toàn văn bản: . Sự thống nhất chủ đề và đích giao tiếp trên phạm vi toàn văn bản tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các câu trong văn bản, làm cho các câu luôn “mắc vào nhau”, không thể tách rời. - Trình tự triển khai chủ đề văn bản đảm bảo tính hợp lý. Ý đồ giao tiếp của người tạo lập văn bản được thể hiện qua nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo tính hợp lý. Tính hợp lý ở đây được hiểu là: có thể lý giải được từ phía người tạo lập văn bản, và có thể chấp nhận được từ phía người tiếp nhận. Trình tự triển khai chủ đề qua các phần của văn bản có thể được lý giải theo quan hệ thời gian, quan hệ không gian, quan hệ liên tưởng, quan hệ lập luận, … giữa các thành tố của văn bản. - Những mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành tố nội dung của văn bản: Mạch lạc được tạo ra bởi quan hệ nội dung mệnh đề (nội dung phẩn ánh hiện thực khách quan) và quan hệ nội dung dụng học (nội dung bộc lộ, nội dung hành động, …). Nó được thể hiện ở các thành tố tạo văn bản ở tầng nghĩa cụ thể trực tiếp và cả tầng nghĩa sâu hàm ẩn. Đối văn bản nghệ thuật, bên cạnh những thành tố nội dung thường được trình bày theo trật tự trước – sau (như sự kiện, thời gian, …) bằng những khúc đoạn lời nói kế tiếp, còn có những thành tố được trình bày theo lối đan xen khá phức tạp. Khi xác định mạch lạc văn bản, không thể bỏ qua những mối quan hệ đa dạng này. - Giải pháp triển khai chủ đề phù hợp với ý đồ giao tiếp và thể loại văn bản. Giải pháp triển khai chủ đề không chỉ phụ thuộc vào ý đồ giao tiếp của 11 chủ thể mà còn bị chi phối bởi thể loại văn bản. Chẳng hạn, trong văn bản chính luận, chủ đề thường được triển khai theo phương pháp luận: phản đề, quy nạp, diễn dịch, … hoặc phối hợp một vài phương pháp luận. Ở một góc độ khác, trong bài viết “Mạng nghĩa và tính mạch lạc của văn bản nghệ thuật” [14], tác giả Hữu Đạt cho rằng: “ cấu trúc tầng nền trong một văn bản không chỉ là mạng nghĩa tạo nên tính mạch lạc của nó mà còn có tác dụng xây dựng tính cách nhân vật cũng như biểu hiện phong cách nhà văn”. Qua nhận định đó, ông đã khẳng định rằng mạng nghĩa là một biểu hiện góp phần tạo nên mạch lạc trong tác phẩm văn học nghệ thuật. Cụ thể hơn, trong bài viết của mình, tác giả đã chỉ ra và phân tích cấu trúc của một văn bản nghệ thuật bao gồm 3 lớp khác nhau là: lớp cấu trúc bề mặt, lớp cấu trúc trung gian, lớp cấu trúc tầng nền. Chính cách tổ chức này tạo nên mạng nghĩa, từ đó tạo ra mạch lạc cho một tác phẩm nghệ thuật. Phan Văn Hòa (trong luận án tiến sĩ mang tên: “Phương tiện liên kết liên câu, đối chiếu ngữ liệu Anh – Việt) [17] đưa ra một số biểu hiện về mạch lạc như sau: - Sự thống nhất nội dung văn bản qua các quy tắc về cấu trúc ngữ nghĩa. - Sự đồng nhất trong kênh giao thoa chia sẻ giữa người sáng tạo văn bản và tiếp nhận văn bản. - Sự thống nhất mang tính hệ thống giữa các yếu tố trên với hoàn cảnh, tình huống giao tiếp. Nguyễn Hòa, khi bàn về mạch lạc diễn ngôn thì cho rằng mạch lạc là sự tích hợp của 3 yếu tố là: liên kết, cấu trúc và quan yếu [18]. Từ đó tạo thành các dạng mạch lạc khác nhau: mạch lạc trong liên kết, mạch lạc trong cấu trúc và mạch lạc trong quan yếu. Ông khẳng định rằng nếu như trong một văn bản nào đó mà liên kết hình thức vắng mặt thì tính mạch lạc của diễn ngôn sẽ giảm. Về cấu trúc, cấu trúc là yếu tố của mạch lạc mà thiếu nó văn bản sẽ trở nên lộn xộn, không mạch lạc. Mạch lạc trong quan yếu có 4 yếu tố phát triển 12 nội dung chính: - Thông tin nền - Thông tin nhận xét phản ứng của bên thứ ba. - Bằng chứng chi tiết hóa. - Kết quả hay hành động kéo theo của sự kiện chính. Nguyễn Thị Hồng Thúy [29] đã đưa ra một số nhận định như sau: “Trật tự câu có vai trò to lớn đối với việc thiết lập tính mạch lạc cho văn bản. Để văn bản có tính mạch lạc thì các nội dung, các sự kiện có liên quan đến chủ đề phải được sắp xếp theo một trật tự nhất định nào đó”. - Nếu chủ đề có nội dung được triển khai theo trật tự thời gian, không gian sẽ tạo ra mạch lạc về thời gian, không gian. - Nếu chủ đề có nội dung được triển khai theo trật tự quan hệ logic về mặt ngữ nghĩa sẽ tạo mạch lạc theo nội dung quan yếu. - Nếu chủ đề có nội dung được triển khai theo kiểu lý giải vấn đề sẽ tạo ra mạch lạc trong quan hệ lập luận. Ngoài những quan niệm về biểu hiện về mạch lạc vừa nêu trên, còn rất nhiều quan niệm khác mà trong điều kiện luận văn này, chúng tôi chưa nêu ra hoặc chưa có điều kiện tìm hiểu. Rõ ràng, biểu hiện của mạch lạc là vô cùng phong phú và đa dạng. Trong đó có biểu hiện về thời gian, không gian mà tới đây chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn. 1.2 Mạch lạc trong văn xuôi và mạch lạc trong thơ. 1.2.1 Ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi Ngôn ngữ mỗi văn bản đều bị chi phối bởi phong cách chức năng riêng của thể loại. Bởi vậy, ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi cũng mang những đặc trưng riêng thể loại của chúng. Cùng thuộc thể loại văn học nghệ thuật nên có một số điểm chung giữa ngôn ngữ văn xuôi và ngôn ngữ thơ như: tính hình tượng, tính phong cách cá nhân, … Một số đặc điểm như tính biểu cảm, tính tạo hình, … mặc dù ở mỗi thể loại có mức độ biểu hiện cao – thấp khác 13 nhau nhưng nhìn chung cả ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi đều có. Chính bởi giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi có những điểm chung như vậy nên trên thực tế ranh giới giữa ngôn ngữ thơ và ngôn văn xuôi không phải khi nào cũng rõ ràng. Người ta vẫn thường nói một đoạn văn, một bài văn nào đó có chất thơ. Sỡ dĩ có điều đó bởi lúc này ngôn ngữ văn xuôi có những đặc trưng gần với ngôn ngữ thơ như: giàu chất trữ tình, giàu tính đối xứng, giàu hình ảnh và khả năng biểu hiện, .... Bên cạnh những nét chung vừa nêu, trên phương diện ngôn ngữ học, ở cả ba lĩnh vực ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp, thơ và văn xuôi đều có những điểm khác nhau căn bản. Về ngữ âm, điểm khác nổi bật giữa thơ và văn xuôi là tính nhạc. Trong khi văn xuôi là thể loại viết dàn trải, đều đều thì thơ lại rất giàu tính nhạc. Thơ phản ánh cuộc sống qua những rung động, tình cảm. Thế giới nội tâm của tác giả không chỉ được phản ánh qua ngôn ngữ bằng ý nghĩa, nó còn được biểu hiện âm thanh, nhịp điệu. Ở mỗi ngôn ngữ, tính nhạc lại được biểu hiện khác nhau dựa trên đặc thù ngữ âm riêng của nó. Nhận xét về tính nhạc trong tiếng Việt, Hữu Đạt cho rằng: “Tiếng Việt có một đặc điểm là giàu có về nguyên âm, phụ âm và thanh điệu. Chính vì thế độ dài của âm tiết thường ngắn và bao giờ cũng tách rời nhau. Đây là một đặc điểm có ưu thế về tính nhạc hơn so với các thứ tiếng có số lượng nguyên âm, phụ âm ít hơn và không có thanh điệu” [12, tr201]. Điều này khiến ngôn ngữ thơ Việt Nam rất giàu tính nhạc và tính nhạc có vai trò lớn trong việc bộc lộ cảm xúc trữ tình của thi sĩ. Về mặt ngữ nghĩa, ngôn ngữ thơ có những đặc trưng khác với ngôn ngữ văn xuôi. “Thơ là một nghệ thuật biểu hiện”, so với văn xuôi, ngôn ngữ thơ giàu tính biểu hiện hơn. Thơ thường gắn với niêm luật, nhịp điệu và sự lạ hóa nên phương thức biểu hiện đòi hỏi sự cầu kỳ, mới lạ. Theo Hữu Đạt thì phương thức biểu hiện là “việc khai thác các khả năng biểu hiện của các đơn vị ngôn ngữ thông qua thao tác lựa chọn và thao tác kết hợp trong quá trình tổ chức văn bản. Thao tác lựa chọn giúp nhà nghệ sĩ lựa chọn một đơn vị trong 14 một loạt các đơn vị có giá trị tương đương với nhau có thể thay thế nhau trên trục dọc. Thao tác kết hợp cho phép nhà nghệ sĩ, sau khi đã lựa chọn có thể tạo ra những giá trị bất ngờ, sáng tạo dựa trên những tiền đề vật chất mà ngôn ngữ dân tộc cho phép” [12;tr81, 82]. Như vậy, yêu cầu cao từ phương thức biểu hiện sẽ khiến tính chọn lọc và tính hình tượng của ngôn ngữ thơ cao hơn so với văn xuôi. Đó cũng là lý do khiến ngôn ngữ thơ thường có tính đa nghĩa và có nhiều hiện tượng chuyển nghĩa hơn ngôn ngữ văn xuôi. Ví dụ: “Êm đềm trướng rủ màn che Tường đông ong bướm đi về mặc ai”. (Truyện Kiều) “Ong bướm” trong câu thơ trên không mang nghĩa đen thuần túy là chỉ con vật trong tự nhiên mà mang nghĩa hình tượng về sự tán tỉnh trai gái. Về mặt ngữ pháp, nếu như trong các tác phẩm văn xuôi, mỗi câu thường được viết đúng quy chuẩn ngữ pháp thì trong thơ quy chuẩn ngữ pháp mẫu mực không được áp dụng nhiều. Mỗi câu thơ không thực sự ứng với mỗi câu theo quy chuẩn ngữ pháp bởi có thể một câu gồm nhiều vế, mỗi vế lại được viết dưới dạng một dòng thơ. Ngoài ra, các hiện tượng đảo ngữ, trùng điệp, vắt dòng cũng được các nhà thơ vận dụng khá nhiều. Điều này không những không ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận của độc giả mà còn có tác dụng nhấn mạnh ý và nâng cao giả trị thẩm mỹ. Ví dụ: “Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi”. (Vội vàng – Xuân Diệu). Về mặt ngữ pháp thì hai câu thơ đầu chỉ là một câu, hai câu thơ sau 15 cũng là một câu và được viết liền, không xuống dòng. Nhưng trong đoạn thơ này, chúng lại được chia làm 4 câu thơ. 1.2.2 Mạch lạc trong thơ và mạch lạc trong văn xuôi Văn xuôi và thơ cũng như những loại văn bản chức năng khác, chúng phải tuân thủ những nguyên tắc của một văn bản nói chung. Một tác phẩm văn xuôi hay một tác phẩm thơ phải có tính mạch lạc. Điều đó được thể hiện qua sự gắn kết có tính móc xích với nhau giữa các câu, các đoạn văn, khổ thơ, … để cùng hướng đến một chủ đề thống nhất. Tuy vậy, do đặc điểm ngôn ngữ thơ và văn xuôi có những điểm khác nhau nên mạch lạc trong thơ và mạch lạc trong văn xuôi cũng có những điểm khác biệt. Ngôn ngữ văn xuôi không bị chi phối bởi giới hạn câu chữ, không bị nguyên tắc lạ hóa ảnh hưởng nhiều nên mạch lạc được thể hiện rõ ràng hơn qua câu chữ. Ngược lại, ngôn ngữ thơ do sự áp chế bởi dung lượng câu chữ, niêm luật và nguyên tắc lạ hóa nên mạch lạc trong thơ có phần khó nắm bắt hơn. Trong văn xuôi, mạch lạc có thể được triển khai theo quan hệ ngữ nghĩa như sau: Ví dụ 1: “Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên một lò gạch bỏ không, anh ta rước lấy và đem về cho một người đàn bà góa mù (1). Người đàn bà góa mù này bán hắn cho một bác phó cối không con, và khi bác phó cối này chết thì hắn bơ vơ, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ(2). Năm hai mươi tuổi, hắn làm canh điền cho ông lý Kiến, bấy giờ cụ bá Kiến, ăn tiên chỉ làng”(3). (Chí Phèo – Nam Cao) Các câu (1), (2), (3) quan hệ với nhau theo trình tự thời gian trong thực tế. Sự việc xảy ra trước được kể trước, sự việc xảy ra sau được kể sau. Có khi quan hệ mạch lạc trong văn xuôi được triển khai theo quan hệ suy lý – logic: 16 Ví dụ 2: “Nhưng cụ không phải là một người ưa than thở(4). Than thở chẳng ích gì cho ai, cái bọn dân đinh suốt đời bị đè nén kia sỡ dĩ bị đè nén suốt đời chỉ vì khi bị đè nén chúng chỉ biết than thở chứ không biết làm gì khác (5). Cụ bá Kiến không cần than thở: trị không lợi thì cụ dùng (6)”. (Chí Phèo – Nam Cao). Trong ví dụ trên thì câu (4) đưa ra một nhận định. Các câu (5), (6) là những luận cứ để thể hiện rõ nhận định trước đó. Nhìn chung trong văn xuôi, mạch lạc ngầm ẩn qua bề sâu ngôn từ không nhiều, nó thường được thể hiện trên bề mặt câu chữ, ở nghĩa hiển ngôn; đối với thơ thì mạch lạc lại gồm nhiều bậc khác nhau: mạch lạc theo bậc hiển ngôn và mạch lạc theo bậc hàm ngôn hoặc mạch lạc thông qua sự chuyển nghĩa của từ. Ví dụ 3: “Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời, Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khoá Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ”. (Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng - Chế Lan Viên), Trong ví dụ trên, đang nói về hình ảnh đập cửa – cửa vẫn đóng thì hình ảnh “cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ” hiện ra. Nhìn về lớp nghĩa bề mặt của ngôn từ, ta khó có thể cắt nghĩa được nội dung, mục đích của đoạn thơ. Bởi thế mạch lạc của nó chỉ có thể được hiểu khi mã hóa được các hình tượng thơ thông qua việc hiểu quá trình chuyển nghĩa của các cụm từ: “đấm nát tay”, “cửa cuộc đời”, “cửa đóng”, “đời im ỉm khóa” và “pho tượng chùa Tây Phương”. Chúng ta có thể hiểu rằng hình ảnh “đấm nát tay” thể hiện sự nỗ lực đến kiệt sức của ông cha để tìm đường lối đổi đời cho dân tộc; hình ảnh “cửa cuộc đời” là ranh giới làm nên cách mạng, sự thay đổi; “cửa đóng” , “đời im ỉm khóa” thể hiện sự bất lực của ông cha; “pho tượng chùa Tây Phương” là 17 những hình ảnh biểu thị sự đau khổ của dân tộc ta. Khi đã hiểu được những ý ngầm ẩn trong cách xây dựng hình tượng thơ thì chúng ta có thể dễ dàng xâu chuỗi được mạch lạc trong đoạn thơ trên theo quan hệ móc xích giữa các câu. Thơ là thể loại thiên về cảm xúc cá nhân, thơ là “tiếng lòng” nên việc tìm mạch lạc trong thơ đôi khi còn phải tìm hiểu về con người, cuộc đời, phong cách nhà thơ và bối cảnh xung quanh bài thơ như ví dụ dưới đây: Ví dụ 4: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Gió theo lối gió, mây đường mây, Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay... Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó, Có chở trăng về kịp tối nay? Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra... Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?” (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử). Ra đời bao nhiêu thập kỷ nhưng “Đây thôn Vĩ Dạ” vẫn là một ẩn số thách đố các nhà nghiên cứu, phê bình. Mỗi người có một cách hiểu, cách lý giải riêng về bài thơ. Sở dĩ như vậy bởi chúng ta rất khó để xâu chuỗi các khổ thơ trong bài để tìm ra mối quan hệ móc xích của nó. Khổ 1 tái hiện lời mời chào và một cảnh buổi sáng tinh khôi ở khu vườn thôn Vĩ. Khổ 2, tác giả chuyển sang tả cảnh đêm trăng buồn và sự chờ đợi khắc khoải. Sang khổ 3, 18 bài thơ nói về tâm trạng mộng mị, mơ hồ rất khó hiểu. Trong bài viết “Mạch lạc trong bài thơ Đây thôn Vĩ Giạ của Hàn Mặc Tử”, tiến sĩ Lê Thị Lan Anh đã nhận định rằng: “Chính những đặc điểm chung của thơ Hàn đã phổ vào “Đây thôn Vĩ Dạ”, tạo nên cái mạch nguồn bên trong của bài thơ mà nếu chưa hiểu về chúng, về hoàn cảnh ra đời của bài thơ, về nhà thơ – bệnh nhân Nguyễn Trọng Trí thì chúng ta không tài nào lí giải nổi” [34]. Như vậy, qua những phân tích trên, ta thấy do tác động của đặc trưng ngôn ngữ thể loại nên mạch lạc trong thơ khó nắm bắt và mơ hồ hơn mạch lạc trong văn xuôi rất nhiều. 1.3 Một vài nét về nhà thơ Phạm Tiến Duật Phạm Tiến Duật sinh 4/1/1941 tại thị xã Phú Thọ - tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ) trong một gia đình có cha làm nhà giáo dạy chữ Hán, mẹ làm ruộng. Năm 1964, ông tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Mỹ mở rộng chiến tranh đánh phá Miền Bắc, ông đã hăng hái lên đường nhập ngũ và chiến đấu chủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn. Năm 1970, sau khi đoạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ, ông được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam. Chiến tranh kết thúc, ông về làm việc tại Ban Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam- phó trưởng ban đối ngoại Hội nhà văn Việt Nam. Ngày 4 tháng 12 năm 2007, ông mất tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vì căn bệnh ung thư phổi. Giai đoạn 1954 – 1975 là giai đoạn cả dân tộc cùng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ. Văn học lúc này tập trung vào hiện thực chiến đấu với cảm hứng chủ đạo là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Hòa cùng không khí chung thời đó, Phạm Tiến Duật hăng hái vào chiến trường và trở thành cây bút tiêu biểu của giai đoạn lịch sử này. Thơ ông hồn nhiên, hóm hỉnh, giàu tính lạc quan với những phát hiện 19 thú vị, đầy chất lính. Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc thành bài hát trong đó tiêu biểu nhất là bài "Trường Sơn đông, Trường Sơn tây". Những tập thơ chính: Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970), nổi tiếng nhất với tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Ở hai đầu núi (thơ, 1981) Thơ một chặng đường (tuyển tập, 1994) Nhóm lửa (thơ, 1996) Tiếng bom và tiếng chuông chùa (trường ca, 1997) Tuyển tập Phạm Tiến Duật (in xong đợt đầu ngày 17-11-2007, khi Phạm Tiến Duật đang ốm nặng). Các tác phẩm của ông được nhiều người yêu mến và ông đã giành được nhiều giải thưởng có giá trị: giải nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ 1969-1970; năm 2001, ông được nhận giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật đợt I. Tiếp đó, năm 2004 ông được nhận giải thưởng của Hội nhà văn cho tập tiểu luận “Vừa làm vừa nghĩ”; năm 2007, ông được trao tặng huân chương lao động hạng nhì. Năm 2012 ông lại vinh dự được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật. 20 Chương II: MẠCH LẠC THEO QUAN HỆ THỜI GIAN TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT 2.1 Vài nét về mạch lạc theo quan hệ thời gian 2.1.1. Biểu hiện thời gian trong ngôn ngữ: Thời gian là một khái niệm gắn với nhận thức của con người về sự tồn tại, vận động của sự vật trong thế giới khách quan. Sự nhận thức đó được con người tiếp nhận và phản ánh lại trong ngôn ngữ và văn bản. Trong ngôn ngữ, thời gian được biểu hiện thông qua hai mặt: ngữ pháp và ngữ nghĩa. Mỗi ngôn ngữ tùy vào đặc trưng riêng của mình mà có hình thức biểu thị thời gian khác nhau. Đối với các ngôn ngữ biến hình thời gian được thể hiện qua các dạng thức của động từ. Thông qua động từ trong câu, chúng ta có thể nhận biết được thời gian được nói đến trong văn bản. Ví dụ 1: I will buy a nice house in Ha Noi. (1) I bought a nice house in Ha Noi. (2) Nhìn vào dạng thức của động từ trong các câu trên ta dễ dàng nhận ra câu (1) diễn đạt một hành động chưa xảy ra và nó ở thì tương lai. Nó được biểu hiện qua động từ động từ “will” biểu hiện thì tương lai và động từ “buy” đứng sau nó. Câu (2) diễn đạt một hành động đã xảy ra ở quá khứ và được thể hiện qua động từ “bought” là dạng quá khứ của “buy”. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập nên không có hiện tượng biến đổi từ. Phạm trù thời gian trong ngôn ngữ chủ yếu được thể hiện thông qua một số hư từ, các trạng ngữ chỉ thời gian và trật tự logic vật lý của các sự kiện. Ví dụ 2: - Tôi đã làm bài tập. (4) - Tôi đang làm bài tập. (5) - Tôi sẽ làm bài tập. (6) 21 Trong ví dụ trên, ta có thể nhận ra sự khác nhau về thời gian trong ngôn ngữ thông qua các hư từ: đã, đang, sẽ. Cùng một cấu trúc câu như nhau nhưng sự có mặt của các hư từ chỉ thời gian sẽ làm câu thay đổi về ý nghĩa. Theo đó, ta biết được câu (4) chỉ một sự việc đã diễn ra trong quá khứ. Câu (5) chỉ một sự việc đang xảy ra ở thời điểm nói. Còn câu (6) chỉ một sự việc chưa xảy ra ở thời điểm nói. Ngoài ra, ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt còn được biểu thị qua các trạng ngữ chỉ thời gian như: hôm qua, hôm nay, bây giờ, lúc đó, … Ví dụ 3: Hôm qua, tôi đến Sài Gòn. (7) Chiều mai, tôi đến Sài Gòn. (8) Các câu (7), (8) có yếu tố thời gian khác nhau là do các từ chỉ thời gian hôm qua, chiều mai quy định. Không chỉ các yếu tố từ vựng mà việc sắp xếp các sự kiện trong văn bản theo trình tự vật lý khách quan cũng có tác dụng định hình thời gian trong ngôn ngữ. Ví dụ 4: “Lão hút xong, đặt xe điếu xuống, quay ra ngoài, thở khói”. (Lão Hạc – Nam Cao). Các câu trên, hành động được kể theo trình tự logic của các sự kiện như thực tế khách quan: hút xong – đặt xe điếu xuống – quay ra ngoài – thở khói. Như vậy, thời gian là một yếu tố được phản ánh và biểu hiện trong mỗi ngôn ngữ thông qua nhận thức của con người. Mỗi ngôn ngữ khác nhau có cách biểu hiện thời gian khác nhau. Trong tiếng Việt, yếu tố thời gian được thể hiện qua hai bình diện là: các từ ngữ biểu thị thời gian và trật tự logic của các hoạt động. 2.1.2. Mạch lạc theo quan hệ thời gian: Trong mỗi văn bản, việc sắp xếp, diễn đạt thời gian có vai trò quan trọng. Nếu các yếu tố thời gian được trình bày rõ ràng, hợp logic sẽ tạo tiếp 22 nhận dễ dàng cho người đọc. Ngược lại, các yếu tố thời gian nếu trình bày lộn xộn, không hợp logic sẽ gây cho người đọc khó nắm bắt nội dung văn bản. Bởi vậy, mạch lạc qua quan hệ thời gian là một yếu tố quan trọng khi triển khai văn bản. Để triển khai loại mạch lạc này cần có những yếu tố ngôn ngữ biểu thị thời gian như đã phân tích ở trên. Mạch lạc theo quan hệ thời gian đã được một số công trình nghiên cứu đề cập đến. Gerad Gentte [1, tr35] đã phân thời gian vật lý thành 3 loại: thời gian trình tự, thời gian thời hạn và thời gian tần số. Quan hệ trình tự: được biểu thị trong thời gian qua hai quan hệ chính là quan hệ trước sau (trực tiếp, gián cách) và quan hệ đồng thời (cùng lúc). Quan hệ thời hạn: là quãng thời gian kéo dài diễn ra sự kiện như 2 ngày, hai giờ, …Thời hạn này trên văn bản có thể được đánh dấu bằng chương, hồi, màn, cảnh, …Quan hệ tần số được chia làm 3 trường hợp: đơn ứng, trùng ứng và hội ứng. Quan điểm này đã được tác giả Trần Thị Vân Anh kế thừa và vận dụng trong luận án “Mạch lạc trong truyện Kiều của Nguyễn Du” [2]. Tác giả Lê Thị Kim Dung [10;tr 63 -83] xem xét mối quan hệ thời gian trong văn bản qua hai mối quan hệ: mạch lạc thời gian theo quan hệ trình tự và mạch lạc thời gian theo quan hệ tần số. Trong đó mạch lạc thời gian theo trình tự được phân thành thời gian nối tiếp trực tiếp và thời gian nối tiếp gián cách; thời gian đồng thời (sự việc diễn ra có từ ngữ đánh dấu và sự việc diễn ra không có từ nối đánh dấu). Quan hệ tần số được tác giả chia làm 3 loại: thời gian đơn ứng, thời gian trùng ứng và thời gian hội ứng. Nguyễn Thị Hồng Thúy [29, tr73-78], khi nghiên cứu về quan hệ thời gian trong mạch lạc đã chia thời gian trong văn bản thành 2 loại: mạch lạc theo quan hệ thời gian đơn tuyến và mạch lạc theo quan hệ thời gian đa tuyến. Trong mạch lạc thời gian đơn tuyến, tác giả chia thành 2 loại nhỏ là quan hệ thời gian trước – sau và quan hệ thời gian đồng thời. Thời gian đa tuyến là dạng quan hệ thời gian lồng vào nhau. Kế thừa và tổng hợp các quan điểm trên, Nguyễn Thị Phượng trong 23 luận văn “Mạch lạc theo quan hệ thời gian và không gian trong các bài đọc sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học” [23, tr28] cũng cho rằng mạch lạc thời gian trong văn bản gồm 3 mối quan hệ là: quan hệ trình tự, quan hệ thời hạn và quan hệ tần số nhưng có một số điểm chỉnh lý và bổ sung so với các quan niệm trước đó. Quan hệ thời gian trình tự gồm 2 loại là: thời gian đơn tuyến và thời gian đa tuyến (mối quan hệ thời gian lồng vào nhau). Trong thời gian đơn tuyến có hai loại quan hệ thời gian nhỏ hơn là quan hệ thời gian trước- sau và quan hệ thời gian đồng thời. Tiếp đó quan hệ thời gian trước –sau lại bao gồm thời gian nối tiếp trực tiếp và thời gian nối tiếp gián cách. Quan hệ thời gian thời hạn bao gồm: thời gian thời hạn có từ đánh dấu và thời gian thời hạn không có từ đánh dấu. Quan hệ thời gian tần số bao gồm: thời gian đơn ứng, thời gian trùng ứng và thời gian hội ứng. Trong luận văn này, mạch lạc theo quan hệ thời gian được chúng tôi phân chia theo quan điểm của Nguyễn Thị Phượng. Có thể hình dung mối quan hệ thời gian trong mạch lạc như sau: 24 Mặc dù quan hệ thời gian trong văn bản được chia làm 3 loại như trên nhưng đó là 3 loại xét ở các phương diện khác nhau dựa vào các tiêu chí khác nhau. Thời gian trình tự dựa vào tiêu chí quan hệ giữa trình tự trình bày thời gian trong văn bản và trình tự thời gian theo diễn biến sự kiện; thời gian thời hạn dựa vào tiêu chí trình bày thời gian theo dung lượng và sự kiện lớn; còn thời gian tần số dựa vào tiêu chí quan hệ giữa tần suất xuất hiện sự kiện và tần suất trình bày sự kiện trong bài. Vì vậy, một sự kiện khi thuộc một trong 3 quan hệ thời gian đã nêu không có nghĩa là chúng không thuộc quan hệ thời gian khác. Điều đó có nghĩa là một sự kiện có thể vừa có quan hệ thời gian đồng thời vừa có quan hệ thời gian đơn ứng, hoặc một sự kiện lại vừa có quan hệ thời gian thời hạn vừa có quan hệ thời gian trước – sau với sự kiện khác. Bởi vậy Trần Thị Vân Anh đã nhận định về quan hệ thời gian trong “truyện Kiều” rằng: “Về quan hệ thời gian, trừ hồi I không có tính sự kiện, 7 hồi còn lại của Truyện Kiều đều có quan hệ thời gian với nhau theo cả ba kiểu quan hệ thời gian là: quan hệ thời hạn, quan hệ trật tự trong thời gian và quan hệ 25 tần số” [1.tr36]. Cả 3 loại thời gian trình tự, thời hạn, tần số đều có vai trò nhất định trong việc thiết lập mạch lạc trong văn bản. Thời gian trình tự có vai trò kết nối các sự kiện, giúp ta nhận diện được sự kiện nào xảy ra trước, sự kiện nào xảy ra sau từ đó thiết lập được logic diễn biến của sự kiện. Thời gian thời hạn có vai trò xác định thời gian xảy ra sự kiện là bao lâu để ta có thể hình dung và đánh giá ý nghĩa sự kiện trong mối liên hệ với các sự kiện khác và với phạm vi toàn bài; đồng thời nó còn giúp ta nhận diện được các mốc sự kiện lớn có ý nghĩa trong bài. Cuối cùng, thời gian tần số có vai trò xác định mức độ quan trọng của các sự kiện đối với chủ thể được nói đến, đối với diễn biến chung của toàn bộ văn bản. Tóm lại, bằng các cách khác nhau, cả ba loại quan hệ thời gian trên đều tạo liên hệ, gắn kết giữa các sự kiện, các khối sự kiện với nhau. Bởi vậy, chúng có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo mạch lạc, nhờ chúng mà việc tiếp nhận nội dung của văn bản trở nên dễ dàng. Để hiểu rõ hơn về các quan hệ thời gian trong mạch lạc, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về từng loại quan hệ thời gian cụ thể. 2.1.2.1 Quan hệ trình tự: Mạch lạc theo quan hệ trình tự trong luận văn này được chia làm 2 loại là: quan hệ đơn tuyến và quan hệ đa tuyến. Để thiết lập quan hệ thời gian này nhất thiết phải có ít nhất hai sự kiện có quan hệ về mặt thời gian với nhau. a. Quan hệ thời gian đơn tuyến: Mạch lạc theo thời gian đơn tuyến là hình thức tổ chức và sắp xếp các sự kiện có quan hệ với nhau về mặt thời gian theo thứ tự trước – sau hoặc đồng thời. * Quan hệ thời gian trước – sau: Quan hệ thời gian trước – sau là mối quan hệ mà các sự kiện xảy ra được phản ánh trong văn bản theo thứ tự lần lượt. Sự kiện nào xảy ra trước được phản ánh trước, sự kiện nào xảy ra sau phản ánh sau theo đúng quy luật của thời gian vật lý trên thực tế. 26 Ví dụ: “Và họ thấy Chí Phèo lăn lộn dưới đất, vừa kêu vừa lấy mảnh chai cào vào mặt. Máu ra loe loét trông gớm quá! Mấy con chó xông vào quanh hắn, sủa rất hăng. Lý Cường hơi tái mặt, đứng nhìn mà cười nhạt, cười khinh bỉ”. (Chí Phèo – Nam Cao). Trong ví dụ trên, các sự kiện diễn ra lần lượt như sau: - Sự kiện 1 Chí Phèo “lăn lộn dưới đất”, “vừa kêu vừa lấy mảnh chai cào vào mặt”. - Sự kiện 2: Máu chảy loe loét. - Sự kiện 3: Lý Cường hơi tái mặt, cười nhạt, cười khinh bỉ. Các sự kiện trên lần lượt xảy ra theo trật tự thời gian từ trước đến sau. Sự kiện xảy ra trước được trình bày trước, sự kiện diễn ra sau được trình bày sau theo đúng diễn biến của sự kiện ở thực tế khách quan. Trong mối quan hệ thời gian trước – sau chúng ta có 2 mối quan hệ nhỏ hơn như sau: Quan hệ thời gian nối tiếp trực tiếp: là kiểu quan hệ thời gian mà sự kiện này xảy ra ngay sau sự kiện kia mà không có khoảng thời gian ngắt quãng nào. Ví dụ: “Hắn cười ngất, và muốn làm thị thẹn thùng hơn nữa, hắn véo thị một cái thật đau vào đùi (1). Lần này thì không những thị nẩy người(2). Thị kêu lên choe choé (3). Thị nắm cổ hắn mà giúi xuống (4)”. (Chí Phèo – Nam Cao). Trong ví dụ trên các sự kiện xảy ra lần lượt như sau: Câu (1): Hắn cười, hắn véo Câu (2): Thị nẩy người Câu (3): Thị kêu lên Câu (4): Thị nắm cổ hắn, giúi xuống Rõ ràng, các sự kiện được hai người thực hiện và được trình bày 27 theo thứ tự lần lượt từ trước đến sau, sự kiện này nối tiếp ngay sau sự kiện kia. Quan hệ thời gian nối tiếp gián cách: là loại quan hệ thời gian xảy ra theo thứ tự lần lượt từ trước đến sau nhưng các sự kiện xảy ra không liên tục mà có thời gian ngắt quãng chen vào. Ví dụ: “Chẳng hiểu anh ta cũng biết thế mà chán cảnh nhà hay sao mà mãn hạn ba năm cũng không thấy trở về (5). Rồi ít lâu sau, có trát về làng tróc nã và áp giải tên Trần Văn Chức (6). Lý Kiến khai tên ấy thuộc hạng dân lưu tán không về làng (7). Nhưng khai hôm trước thì hôm sau hắn về (8). Lý Kiến sai đầy tớ đem trát đến nhà đòi hắn (9). Hắn đến ngay, nhưng lại dẫn theo cả vợ và hai con (10)”. (Chí Phèo – Nam Cao). Sự kiện trong các câu trên xảy ra một cách trình tự như sau: Câu (5): mãn hạn 3 năm tù không về Câu (6): có trát về làng Câu (7): Lý Kiến khai sau khi có trát về làng Câu (8): Hắn về sau khi Lý Kiến khai trát Câu (9): Lý Kiến sai đầy tớ đến đòi hắn sau khi hắn về làng Câu (10): Hắn đến ngay sau khi Bá Kiến đòi, dẫn theo vợ con. Các câu (5), (6), (7), (8), (9) xảy ra không liên tục bị ngắt quãng thời gian. * Quan hệ thời gian đồng thời: Quan hệ thời gian đồng thời biểu thị những sự kiện được nêu trong văn bản cùng xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định. Quan hệ này có thể được đánh dấu bằng một số từ như: Lúc ấy, cùng lúc, trong khi đó, lúc bấy giờ, …. Ví dụ 1: “Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; 28 kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh sầu thảm, kể sao cho xiết!” (Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn) Trong ví dụ trên sự kiện quan lớn ù ván bài to và sự kiện dân tình khổ sở vì lũ xảy ra cùng lúc, song song với nhau về mặt thời gian. Đặc điểm quan hệ thời gian này được đánh dấu bằng từ “trong khi”. Ví dụ 2: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức gìn giữ, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy, ngập quá khuỷu chân, người nào người ấy, lướt thướt như chuột”. (Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn) Ở ví dụ trên, các hành động: “kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy” được xảy ra đồng thời trong một khoảng thời gian. Mặc dù, không có các từ ngữ đánh dấu nhưng cách trình bày các sự kiện đã thể hiện rõ mối quan hệ thời gian này. b. Quan hệ đa tuyến: Quan hệ thời gian đa tuyến là kiểu quan hệ thời gian được trình bày không theo trình tự trước sau. Các quan hệ thời gian được trình bày theo kiểu lồng vào nhau, đan xen nhau. Ví dụ: “Rồi hắn xách chai ra về (1). Hắn về cái miếu con ở bờ sông, vì vốn từ trước đến nay không có nhà (2). Lúc đi đường, hắn đã vặn được ở nhà nào đó bốn quả chuối xanh, và bốc của cô hàng xén một dúm con muối trắng(3). Bây giờ hắn uống rượu với chuối xanh chấm muối trắng và thấy rằng cũng ngon”. (Chí Phèo – Nam Cao). Ta nhận thấy câu (1), (2) nối tiếp nhau theo trình tự trước – sau. Câu (3) không nối tiếp sau sự kiện của câu (1) và câu (2) mà lại trình bày về thời gian diễn ra sau câu (1) nhưng lại trước câu (2). 29 2.1.2.2 Quan hệ thời hạn: Quan hệ thời hạn: là quãng thời gian kéo dài diễn ra sự kiện như 2 ngày, hai giờ, …Thời hạn này trên văn bản có thể được đánh dấu bằng chương, hồi, màn, cảnh, … Nếu quan hệ thời gian trình tự cần ít nhất 2 sự kiện có quan hệ với nhau thì quan hệ thời gian này có thể chỉ có một sự kiện hoặc nhiều sự kiện nhỏ tạo thành một giai đoạn trong diễn biến của truyện. Ví dụ 1: “Vợ lão chết đến bảy tám năm nay rồi, con gái lão chửa hoang bỏ lão đi, lão chỉ có một mình, không còn vợ con nào mè nheo cả, lão muốn uống đến bao giờ thì uống.”. (Chí Phèo – Nam Cao). Sự kiện vợ Tự Lãn chết là một sự kiện diễn ra trong một khoảng thời gian. Nó được đánh dấu bằng cụm từ có yếu tố thời gian “bảy tám năm nay”. 2.1.2.3 Quan hệ tần số Quan hệ tần số là quan hệ thời gian gồm 3 quan hệ nhỏ hơn: quan hệ đơn ứng, quan hệ trùng ứng và quan hệ hội ứng. Kiểu quan hệ thời gian này có thể có một hoặc nhiều sự kiện tạo thành. * Thời gian đơn ứng: Thời gian đơn ứng: là kiểu thời gian xảy ra một lần và được kể lại duy nhất một lần trong văn bản. Ví dụ: “Chưa bao giờ Chí Phèo được thỏa thê đến thế! Hắn lấy làm lạ sao mãi đến hôm nay mới ngồi uống rượu với thằng cha Tự này. Chúng uống với nhau rất là nhiều. Và rất là nhiều. Người ta tưởng như cả làng Vũ Ðại phải nhịn uống để đủ rượu cho chúng uống”. (Chí Phèo – Nam Cao) Sự kiện Chí Phèo uống rượu cùng Tự Lãn chỉ diễn ra một lần và được kể duy nhất một lần trong truyện Chí Phèo. 30 * Thời gian trùng ứng: Đây là loại thời gian mà sự kiện gắn với nó chỉ xảy ra một lần nhưng được nhắc lại hơn một lần trong văn bản. Ví dụ: Trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, sự kiện Thị Nở nấu cháo hành cho Chí Phèo chỉ xảy ra một lần nhưng nó được nhắc lại hơn một lần trong tác phẩm. - Lần 1: Sau đêm Chí Phèo gặp Thị Nở ở vườn chuối “Thị vào cắp một cái rổ, trong có một nồi gì đậy vung. Đó là một nồi cháo hành còn nóng nguyên.”. (Chí Phèo – Nam Cao). - Lần 2: Sau khi Chí Phèo bị Thị Nở trút giận “Thoáng một cái, hắn lại như hít hít thấy nồi cháo hành. Hắn cứ ngồi ngẩn mặt, không nói gì”. - Lần 3: Khi Thị Nở đã về, Chí Phèo uống rượu nhưng càng uống càng tỉnh ra: “Hơi rượu không sặc sụa. Hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành”. * Thời gian hội ứng: Thời gian hội ứng là loại quan hệ thời gian diễn tả một sự kiện diễn ra nhiều lần nhưng chỉ được kể lại duy nhất một lần trong văn bản. Các từ ngữ đánh dấu thời gian này là: bao lần, hàng ngày, đêm đêm, bao ngày, … Ví dụ: “ Mỗi lần chị Binh đi lĩnh lương hay lĩnh măngđa của chồng, phải mượn ông Lý đi nhận thực. Không ông lý nào vác nhà đi ăn mà nhận thực cho người ta, điều ấy đã cố nhiên.” (Chí Phèo – Nam Cao). Trong ví dụ trên, sự kiện chị Binh mượn ông Lý đi lĩnh lương và Măngđa của chồng diễn ra nhiều lần nhưng chỉ được kể một lần trong truyện. 2.1.3 Đặc điểm về quan hệ thời gian trong thơ: Mỗi thể loại văn bản có cách triển khai đề tài và đặc trưng ngôn ngữ khác nhau. Bởi vậy, biểu hiện mạch lạc nói chung và mạch lạc theo quan hệ thời gian nói riêng ở mỗi thể loại cũng khác nhau. Nghiên cứu mạch lạc theo 31 quan hệ thời gian trong thơ, chúng ta phải luôn đặt các quan hệ thời gian trong đặc trưng riêng của thể loại để tìm ra nét riêng của nó so với các loại văn bản khác. Cùng là những văn bản nghệ thuật có vai trò tái hiện bức tranh hiện thực cuộc sống một cách sinh động nhưng truyện và thơ có những cách tái hiện riêng. Nếu như truyện thiên về tái hiện cuộc sống một cách khách quan, từ đó kín đáo lồng vào quan điểm nhà văn thì thơ lại thường trực tiếp biểu hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả. Bởi thế người ta cho rằng thơ là tiếng lòng, là tiếng nói tri âm giữa độc giả và thi sĩ. Chính bởi đặc trưng về phương thức tổ chức nên quan hệ thời gian trong thơ và truyện cũng có điểm khác. Ở mỗi tác phẩm truyện thường có cốt truyện, bởi vậy dù tác giả có cách thức triển khai thời gian thế nào, người đọc vẫn có thể hình dung diễn biến của một sự kiện theo trình tự thời gian từ trước đến sau. Chẳng hạn, trong truyện Chí Phèo, ta có thể hình dung được cuộc đời Chí Phèo theo chuỗi các sự kiện trình tự: Chí Phèo bị bỏ rơi ở lò gạch – Chí Phèo đi ở - năm 20 tuổi, Chí Phèo đi tù – Chí Phèo ra tù – Chí Phèo gặp Thị Nở - Chí Phèo bị Thị Nở từ chối – Chí Phèo giết Bá Kiến và tự tử. Ngược lại, trong thơ việc hình dung các sự kiện theo quan hệ thời gian không phải khi nào cũng dễ dàng. Ở mỗi tác phẩm thơ, việc triển khai đề tài thường không gắn với diễn biến của một sự kiện mà thường theo trình tự cảm xúc cá nhân của tác giả. Bởi vậy, rất nhiều bài thơ không có cốt truyện. Chúng được lắp ghép từ các “mảng miếng” bởi các sự kiện nhỏ lẻ, rời rạc theo cảm xúc chủ quan của tác giả. Trong bài viết “Đặc điểm phong cách thơ và ca dao: nhìn từ góc độ giao tiếp”, tác giả Hữu Đạt cho rằng: “Thơ là loại văn bản nghệ thuật có tổ chức ngôn ngữ bằng cách lắp ghép các mảng cảm xúc và hình tượng” [13.tr63]. Chẳng hạn, đọc bài “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên rất hiếm gặp các sự kiện theo quan hệ thời gian mà chủ yếu là hình tượng thơ và mạch cảm xúc cá nhân của tác giả về vùng đất Tây Bắc, về cảm 32 hứng xây dựng tổ quốc nói chung. Ở một số bài thơ, tuy không có cốt truyện, không có quan hệ thời gian tổng thể nhưng vẫn có quan hệ thời gian từ những sự kiện nhỏ lẻ. Chẳng hạn, đọc bài thơ “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” ta có thể hình dung được sự đối lập mà gắn bó giữa hai con đường nhưng ta không thể hình dung được diễn biến của sự kiện trong toàn bài theo quan hệ thời gian. Bởi thế, bài thơ không có cốt truyện, nó chủ yếu bộc lộ tình cảm và sự suy tư của tác giả về hai con đường kháng chiến của dân tộc. Mặc dù vậy, “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” vẫn có một số quan hệ thời gian từ những sự kiện nhỏ lẻ như: - Quan hệ thời gian đồng thời 1: “Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn Hai đứa ở hai đầu xa thẳm” - Quan hệ thời gian đồng thời 2: “Anh lên xe, trời đổ cơn mưa Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ; Em xuống núi nắng về rực rỡ Cái nhành cây gạt mối riêng tư”. Bài thơ “lửa đèn” chủ yếu được xây dựng từ các hình tượng và cảm xúc suy tư cá nhân của tác giả. Các sự kiện không có quan hệ với nhau về mặt thời gian mà được gắn kết thông qua mạch cảm xúc, suy tư của nhà thơ. Bởi vậy, bài thơ cũng không có các mối quan hệ thời gian tổng quát trong phạm vi toàn bài nhưng vẫn có các quan hệ thời gian từ các sự kiện nhỏ. Ví dụ: - Thời gian trước –sau: “Ta bật đèn pha ô tô trong chớp lòe ánh đạn Rồi tắt đèn quay xe Đánh lạc hướng giặc rồi ta lại lái xe đi…”. 33 Việc không có cốt truyện và không có mối quan hệ thời gian xuyên suốt trong phạm vi tổng quát văn bản khiến việc xác định mối quan hệ thời gian giữa các sự kiện, các khổ thơ, đoạn thơ trở nên khó khăn. Đối với những bài thơ có cốt truyện, mối liên hệ thời gian giữa các sự kiện trong tác phẩm cũng không rõ ràng như trong truyện bởi những suy tư, cảm xúc cá nhân của nhà thơ thường đan xen vào các tình tiết khá nhiều. Ví dụ: Bài thơ “Những mảnh tàn lá” kể về một cuộc chiến đấu của quân ta trên mặt trận theo diễn biến trình tự của sự kiện: trong lúc quân ta đang chờ xung phong thì giặc bắn phá bên kia đỉnh đồi – quân ta tiến hành bao vây địch – súng lệnh nổ quân ta tiến công tiêu diệt giặc thù. Dưới đây là một đoạn thơ trong bài: “Quân ta bao vây đã dày như nêm Giặc không biết đâu, chúng đang đốt rừng cho nứa nổ Nơi im lặng sắp bùng lên bão lửa Chỗ ồn ào đang hóa than rơi. (I) “Bên kia đỉnh đồi chúng nó là ai Là Ngụy ở Đông Dương hay là giặc Mỹ Khi cái ác đã biến thành chủ nghĩa Rất nhiều thứ màu đen hiện hình. (II) Đứng ngồi không yên vẫn đồng chí bộ binh Chờ dăm phút nữa thôi, có lâu là mấy Những mảnh tàn rơi trên đầu ta đấy Đã từng rơi từ mấy nghìn năm.(III) 34 Tai họa nhân gian đã chịu bao lần Như nạn cháy nhà, làng nào chả có Còn giặc giã là còn tàn lá cọ Còn ngửa mặt lên trời để thấy than đen”. (IV) (Những mảnh tàn lá). Đoạn thơ trên kể về giai đoạn quân ta tiến hành bao vây giặc để tiến công nhưng chúng không hề biết điều đó mà đang tiến hành đốt nứa. Những người lính tham gia trận đánh đang hồi hộp và sốt ruột chờ lệnh tiến công. Khổ (I) và khổ (III) kể về diễn biến trận đánh với sự kiện cụ thể, còn khổ (II) và khổ (IV) lại đan xen vào những bình luận, liên tưởng cá nhân của tác giả. Vì vậy, ta có thể xác định được quan hệ thời gian của khổ (I) và khổ (III) với các khổ thơ khác trong bài nhưng không thể xác định được quan hệ thời gian của khổ (II) và khổ (IV) với các khổ khác. Ngay cả ở khổ thơ xác lập được quan hệ thời gian như khổ (III) thì cảm xúc và bình luận của nhà thơ cũng được lồng vào diễn biến sự kiện. Hai câu đầu của khổ (III) là nói về tâm trạng của người lính trước trận đánh: “Đứng ngồi không yên vẫn đồng chí bộ binh Chờ dăm phút nữa thôi, có lâu là mấy” Nhưng hai câu sau lại là bình luận cá nhân của nhà thơ: “Những mảnh tàn rơi trên đầu ta đấy Đã từng rơi từ mấy nghìn năm”. Tóm lại: Việc xác định quan hệ thời gian trong phạm vi giữa các đoạn, các khổ thơ không hề đơn giản bởi trong thơ không phải khi nào sự kiện cũng được triển khai theo sát diễn biến của nó. Chúng được cấu tạo từ “mảng miếng” và được triển khai theo cảm xúc cá nhân của nhà thơ. Chính đặc điểm này khiến quan hệ thời gian trong thơ phức tạp hơn so với quan hệ thời gian trong truyện. 2.2 Mạch lạc theo quan hệ thời gian trong thơ Phạm Tiến Duật 35 Để triển khai chủ đề của một văn bản, người tạo lập có nhiều cách trình khác nhau. Lựa chọn cách viết như thế nào, cách triển khai mạch lạc ra sao phụ thuộc vào mục đích mà tác giả muốn nhấn mạnh và một phần rất quan trọng nữa là phụ thuộc vào phong cách nhà thơ. Bởi vậy, nghiên cứu mạch lạc trong tác phẩm văn học nghệ thuật, ngoài việc tìm ra cách thức triển khai mạch lạc trong mỗi văn bản, nó còn có vai trò tìm ra phương thức xây dựng hình tượng thơ, đồng thời góp phần tìm ra phong cách của người tạo lập văn bản. Trong hai tập thơ: “Vầng trăng quầng lửa” và “Ở hai đầu núi” có tổng cộng 67 bài thơ. Ngoài mạch lạc theo quan hệ thời gian, mạch lạc trong các bài thơ còn được triển khai theo nhiều hướng khác như: mạch lạc không gian, mạch lạc nguyên nhân, mạch lạc suy lý, …Bởi vậy, không phải bài thơ nào cũng xuất hiện quan hệ thời gian. Ở mỗi khổ thơ, đoạn thơ có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện mạch lạc theo quan hệ thời gian. Khảo sát mạch lạc theo quan hệ thời gian trong thơ Phạm Tiến Duật, có thể thấy được mức độ sử dụng mạch lạc theo quan hệ thời gian nói chung cũng như mức độ sử dụng từng loại mạch lạc thời gian cụ thể trong thơ ông nói riêng. Trên cơ sở đó, luận văn có thể tìm hiểu phong cách nhà thơ từ góc độ ngôn ngữ học. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về biểu hiện của mạch lạc thời gian trong thơ Phạm Tiến Duật. Sau khảo sát chúng tôi nhận thấy số bài thơ có chứa mạch lạc theo quan hệ thời gian trong thơ Phạm Tiến Duật chiếm tới 94% trong tổng số bài thơ được khảo sát. Đây là một con số rất cao. Dưới đây là bảng số liệu về số bài thơ có mạch lạc theo quan hệ thời gian trong thơ Phạm Tiến Duật: Bài thơ Bài thơ khảo sát Bài thơ có quan hệ thời gian 67 63 Số lượng Số bài 36 Tỉ lệ (%) 100 94 2.2.1 Quan hệ thời gian trình tự: Quan hệ thời gian trình tự là quan hệ thời gian được diễn đạt theo hai mối quan hệ: quan hệ thời gian đơn tuyến và quan hệ thời gian đa tuyến. Cụ thể số lượng các quan hệ thời gian thành phần trong quan hệ thời gian trình tự như sau: QH thời gian Số lượng Quan hệ đơn tuyến Quan hệ trước- sau Quan hệ đồng thời Quan hệ đa tuyến Số bài thơ 38/63 20/63 10/63 Tỉ lệ (%) 60 32 16 2.2.1.1 Quan hệ thời gian đơn tuyến: Quan hệ thời gian đơn tuyến là quan hệ thời gian được biểu hiện qua kiểu quan hệ trước – sau và đồng thời. Đây là kiểu quan hệ thời gian chiếm phần đa trong mối quan hệ thời gian trình tự. * Quan hệ thời gian đồng thời: Quan hệ thời gian đồng thời trong thơ Phạm Tiến Duật được biểu hiện qua các sự kiện mà ông phản ánh trong cùng một khoảng thời gian. Có hai hình thức biểu hiện của quan hệ thời gian đồng thời là: quan hệ có từ đánh dấu thời gian và quan hệ không có từ đánh dấu về thời gian. - Quan hệ đồng thời có từ đánh dấu: Để diễn đạt quan hệ thời gian đồng thời trong thơ mình, có khi Phạm Tiến Duật dùng các từ ngữ đánh dấu để biểu thị rõ hơn quan hệ đồng thời đó. Việc dùng các từ đánh dấu thời gian theo quan hệ đồng thời giúp ta dễ dàng nhận diện loại quan hệ thời gian này và định vị thời gian xảy ra trong tác phẩm. Ví dụ 1: “Mía ngọt dần lên ngọn 37 Gió heo may chớm sang Trái hồng vừa trắng cát Vườn cam cũng hoe vàng”. (Mùa cam trên đất Nghệ) Trong ví dụ trên, các hoạt động của sự vật “mía’, “gió”, “trái hồng”, “vườn cam” diễn ra ở cùng một thời điểm. Hai câu đầu không có từ đánh dấu. Hai câu sau có cặp từ đánh dấu chỉ thời gian đồng thời là: “vừa” – “cũng”. Quan hệ thời gian đồng thời đã giúp tả giả tái hiện lại hình tượng tự nhiên khi mùa cam đến ở xứ Nghệ. Ví dụ 2: “Khi em ngồi nhớ anh ngày chủ nhật thẳm sâu Anh đang lội bùn, trong rừng đầy lá mục, Lúc em ngồi với học sinh là lúc Anh đứng đỉnh đèo gió thổi mênh mông”. (Một giờ và mười phút) Hai câu đầu biểu thị hai sự kiện cùng một khoảng thời gian, hai câu sau diễn tả hai sự kiện biểu thị trong cùng một khoảng thời gian. Quan hệ thời gian này được đánh dấu là các cặp từ: “Khi”- “đang”, “lúc” – “là lúc”. Các cặp từ đánh dấu có vai trò thể hiện hai sự kiện đồng thời từ hai khoảng không gian khác nhau của nhân vật “anh”, “em”. Hai người ở hai chiến tuyến nhưng họ cùng hướng tới mục đích phục vụ tổ quốc. Nó thể hiện sự gắn bó giữa hậu phương với chiến trường, giữa nhiệm xây dựng miền Bắc với nhiệm vụ giải phóng miền Nam. Ví dụ 3: “Trong khi cầm sợi chỉ này Em nhìn mẹ, lại vơi đầy nhìn anh”. (Buộc chỉ cổ tay). Hai hành động trong hai câu thơ trên diễn ra trong cùng một khoảng 38 thời gian. Nó được đánh dấu bằng từ “trong khi”. Buộc chỉ cổ tay là một phong tục ở một bản Lào để bày tỏ tình cảm, sự chúc phúc khi đi xa. Quan hệ thời gian đồng thời của hai hành động “cầm sợi chỉ” và “nhìn mẹ”, “nhìn anh” thể hiện sự quyến luyến, bịn rịn giữa người đi người ở. Tương tự, quan hệ thời gian đồng thời còn được Phạm Tiến Duật thể hiện bằng từ đánh dấu khác như: Ví dụ 4: “Trong lúc tầu bay Mỹ rú bên ngoài Một tiếng vượn hú dài trong núi”. (Ngủ ở Ăng-Khăm nghe tiếng vượn) Sự kiện tầu bay Mỹ rú bên ngoài diễn ra cùng thời điểm với tiếng vượn hú dài trong núi. Vì vậy, hai câu thơ trên có quan hệ thời gian theo kiểu đồng thời. Quan hệ này, được nhà thơ Phạm Tiến Duật đánh dấu bằng từ: “Trong lúc”. Câu thơ kể về một hiện thực có thật trong quá trình nhà thơ tham gia chiến đấu. Hai tiếng động xảy ra đồng thời từ tiếng tầu bay “rú” và tiếng vượn “hú” tạo nên một cảm nhận mạnh bởi sự đối lập: một bên là âm thanh rất đỗi xa xưa và thanh bình còn một bên lại là âm thanh hiện đại mang theo sự tàn phá. - Quan hệ đồng thời không có từ đánh dấu: Trong các tác phẩm của mình, quan hệ thời gian đồng thời chỉ được diễn đạt bằng các sự kiện mà không có các từ đánh dấu để định vị quan hệ thời gian đồng thời này. Ví dụ 1: “Chi bộ họp trong đêm, bom Mỹ giội trên đầu Hơi bom lung lay ngọn đèn dầu”. (Ngọn đèn chi bộ) Chi bộ họp khẩn trong đêm ngay trong khi tiếng máy bay Mỹ gầm rú, tiếng bom giội trên đầu. Buổi họp không có ánh điện, không có không gian 39 sang trọng mà chỉ có ngọn đèn dầu đang lung lay bởi tiếng bom giội. Hai sự kiện chi bộ họp và bom Mỹ giội diễn ra cùng một thời điểm nhưng không có từ đánh dấu. Quan hệ thời gian đồng thời này khiến ta thấy được sự khẩn trương của buổi họp và sự ác liệt của cuộc chiến tranh trong thời điểm cuộc họp diễn ra. Ví dụ 2: “Bom đập liên hồi Lỗ tai máu chảy Xông lên vá đường Mặc cho máu chảy Anh vẫn đứng đấy Gọi mà không thưa Tay cầm cái xẻng Đổ đất như mưa”. (Ngãng thân yêu). Ta nhận thấy 4 câu đầu tả các hoạt động trong cùng một khoảng thời gian. Các sự kiện bom đập, lỗ tai chảy máu, xông lên vá đường đều diễn ra trong một khoảng thời gian. Bốn câu sau đó lại diễn tả các hành động: “vẫn đứng đấy”, gọi không thưa, “đổ đất” xảy ra trong cùng một khoảng thời gian khác. Ở các câu diễn đạt mối quan hệ thời gian đồng thời này không có các từ ngữ đánh dấu. (4 câu đầu có quan hệ với 4 câu sau theo quan hệ trước sau). Trước hiểm nguy, trước cái chết có thể đến bất cứ lúc nào theo tiếng “bom đập liên hồi”, bản thân đã bị thương tích (lỗ tai máu chảy) nhưng Ngãng vẫn mặc hiểm nguy, quên thân mình để xông lên vá đường. Trong tình thế cấp bách, đối với anh chỉ còn sự hối thúc của nhiệm vụ. Sự vội vã, tập trung của Ngãng được thể hiện qua hành động “đổ đất như mưa”. Bằng việc sử dụng 40 quan hệ thời gian đồng thời, những câu thơ được cụ thể như lát cắt từ phim tài liệu nhằm tái hiện lại hoạt động của người chiến sĩ trong chiến trận. Ví dụ 3: “Anh lên xe, trời đổ cơn mưa Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ; Em xuống núi nắng về rực rỡ Cái nhành cây gạt mối riêng tư”. (Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây) Sự kiện diễn ra ở hai câu đầu cùng thời điểm với sự kiện diễn ra ở hai câu sau. Bên anh thì “trời đổ cơn mưa”; cùng thời điểm đó, bên em lại “nắng về rực rỡ”. Hai bên dãy Trường Sơn đối ngược nhau về thời tiết trong cùng một thời điểm. Cùng lúc nhớ nhau, cùng lúc làm nhiệm vụ, nhưng cả anh và em đều phải tập trung vào công việc, lấy công việc để nguôi ngoai đi nỗi nhớ. “Cái gạt nước”, “cái nhành cây” vừa là biểu tượng trong sự liên tưởng có tính trực quan, vừa là biểu tượng cho công việc. Khi làm nhiệm vụ thì tạm thời anh và em phải “xua”, phải “gạt” đi nỗi nhớ riêng tư để tập trung cho công việc. Trong đoạn thơ trên hai sự kiện đồng thời đó không cần có từ chỉ thời gian đánh dấu. * Quan hệ thời gian trước – sau: Ngoài việc sử dụng quan hệ thời gian đồng thời, trong quan hệ mạch lạc theo quan hệ thời gian đơn tuyến, Phạm Tiến Duật còn sử dụng quan hệ thời gian theo quan hệ trước – sau. Đây là kiểu quan hệ thời gian được trình bày theo thứ tự từ trước đến sau. Sự kiện nào xảy ra trước được trình bày trước, sự kiện nào xảy ra sau được trình bày sau theo quy luật trình tự của thời gian khách quan. Số bài có chứa mối quan hệ thời gian này chiếm tới 60% tổng số bài xuất hiện quan hệ thời gian. Để thấy được mối quan hệ thời gian trước – sau trong thơ Phạm Tiến Duật, chúng ta cùng xem xét những ví dụ dưới đây: 41 Ví dụ 1: Anh đi bộ đội mười năm trước Em mới lon ton tóc buộc đuôi gà Em lớn lúc nào, anh chẳng biết Bỗng thành cô văn công hát ca… (Em gái văn công) Sự kiện từ mười năm trước em còn buộc tóc đuôi gà là thời điểm có trước, xảy ra trước nên được trình bày trước. Sự kiện em lớn, trở thành cô văn công xảy ra sau được trình bày sau. Tác giả đã tường thuật lại việc trưởng thành của cô văn công theo trình tự thời gian từ trước đến sau theo trật tự thời gian vật lý. Ví dụ 2: “Giặc tàn sát buôn làng và các em bé chạy Những đứa trẻ mồ côi lạc giữa rừng già”. (Gửi các em bé ở trường văn hóa Tây Nguyên). Hai câu thơ trên tái hiện lại cảnh hiện thực trong chiến tranh, từ đó tố cáo tội ác của giặc Mỹ. Những em bé ngây thơ, non dại đang sống trong một gia đình yên ổn thì bị giặc cướp tổ ấm qua một trận càn quét. Trong phút chốc chúng trở thành những đứa trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, hoảng loạn chạy giữa rừng già. Sự kiện giặc tàn sát buôn làng xảy ra trước nên được kể trước, tiếp đó sự kiện các em bé mồ côi chạy giữa rừng già diễn ra sau nên được kể sau. Các sự kiện trước – sau được trình bày theo đúng trật tự thời gian khách quan. Qua việc thiết lập thời gian theo quan hệ trước – sau này tác giả đã phản ánh được sự mất mát và nổi đau của con người trong chiến tranh cũng như tội ác dã man của giặc. Ví dụ 3: Để diễn đạt thời gian theo hệ trước – sau, Phạm Tiến Duật thường xuyên sử dụng các trạng ngữ thời gian để biểu đạt nó. 42 Ngày trước phải làm cho giặc Pháp Khổ trăm đường khổ, nhục trăm chiều Cũng tiếng còi tàu, xưa nức nở Nay nghe hồ hởi biết bao nhiêu. (Ga xép) Số phận người làm ở ga tàu thay đổi theo trật tự thời gian từ trước đến sau. Trước đây, ông làm cho giặc Pháp khổ nhục trăm chiều. Thời điểm đó được đánh dấu bằng trạng từ thời gian: “ngày trước”. Khi làm dưới sự lãnh đạo của cách mạng cộng sản, số phận ông thay đổi theo chiều hướng đi lên. Mốc thời gian đánh dấu sự thay đổi đó là từ “nay”. Quan hệ thời gian trước – sau giúp tác giả khái quát được số phận trước và sau cách mạng của người coi ga xép và cũng là sự thay đổi chung của số phận con người sau cách mạng. Trong ví dụ dưới đây, ta cũng thấy quan hệ thời gian thay đổi theo trình tự trước – sau như các ví dụ trên: - Thời gian nối tiếp trực tiếp: Thời gian nối tiếp trực tiếp: là một biểu hiện của thời gian theo quan hệ trước – sau. Đây là kiểu thời gian biểu thị sự hoạt động liên tục của một sự kiện, hoặc các sự kiện khác nhau theo trình tự trước – sau, hoạt động này nối tiếp ngay sau hoạt động kia mà không có sự ngắt quãng về thời gian. Trong thơ Phạm Tiến Duật, dạng quan hệ thời gian này có nhưng xuất hiện không nhiều. Ví dụ 1: “Cao xạ thình lình điểm đầu canh ba Giật mình thức giấc nhìn lên mái nhà Ngói vỡ bởi bom rung hở một mảnh trời nho nhỏ”. (Qua một mảnh trời nhớ thành phố Vinh) Trong ví dụ trên, các sự kiện là tiếng cao xạ - giật mình -tỉnh giấc- nhìn lên mái- nhận ra mái nhà bị vỡ xảy ra liên tục theo cảm nhận của chủ thể từ 43 trước đến sau. Sự kiện này nối tiếp sự kiện kia theo quan hệ nhân quả. Giữa chúng không có thời gian ngắt quãng hay có sự kiện khác chen ngang vào. Quan hệ thời gian nối tiếp trực tiếp có tác dụng liên kết các sự kiện khác nhau nhằm tái hiện lại một hiện thực khắc nghiệt thời chiến khi địch tấn công ta. Ví dụ 2: Nửa đêm thức dậy Ngãng ơi, Ngãng ơi! Giường không bỏ đó Ngãng ra đường rồi. (Ngãng thân yêu) Các sự kiện trong các câu trên diễn ra theo trình tự nhận thức của chủ thể một cách liên tục, không bị ngắt quãng. Quan hệ thời gian lúc này có vai trò bộc lộ sự bất ngờ, ngỡ ngàng của chủ thể trước việc Ngãng ra ngoài chiến đấu giữa đêm khuya. Bên cạnh việc trình bày quan hệ thời gian nối tiếp trực tiếp thông qua trình tự nhận thức theo chiều trước-sau, việc diễn tả các hành động khác nhau theo chiều trước – sau cũng tạo nên quan hệ thời gian này. Ví dụ 3: Ta bật đèn pha ô tô trong chớp lòe ánh đạn Rồi tắt đèn quay xe Đánh lạc hướng giặc rồi ta lại lái xe đi… (Lửa đèn). Các hành động: bật đèn pha – tắt đèn – quay xe – lái xe đi diễn ra theo trình tự trước- sau một cách liên tục mà không bị gián đoạn bởi một khoảng thời gian trống hay bị hành động khác chen ngang vào. Các hành động liên tục đó thể hiện sự khôn khéo của người lính lái xe khi làm nhiệm vụ. Nếu như những ví dụ trên, quan hệ thời gian nối tiếp trực tiếp được biểu thị từ sự kiện nhỏ qua các câu thơ thì ở ví dụ dưới đây nó lại được biểu 44 hiện qua những khổ thơ và được nối kết giữa các khoảng thời gian khác nhau trong một bài thơ có cốt truyện: Ví dụ 4: Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Không có kính ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”. Hai khổ thơ trên có quan hệ thời gian nối tiếp trực tiếp. Sự kiện diễn ra giữa hai khổ biểu thị thời gian trước mưa và sau mưa. Hai khoảng thời gian này là liên tục, không có sự kiện khác chen vào. Từ đó thể hiện thái độ ung dung, tư thế lạc quan, điềm tĩnh của người lính lái xe trước mọi tình huống. Kính vỡ thể hiện hiểm nguy đang cận kề với người lái xe bởi khoảng cách giữa kính và nơi các anh ngồi chỉ cách nhau gang tấc. Kính vỡ khiến các anh gặp khó khăn bội phần bởi mất đi công cụ che mưa, che bụi. Vậy mà trước muôn vàn hiểm nguy, vất vả đó, các anh vẫn “cười ha ha” vẫn lạc quan rằng “gió lùa khô mau thôi”. Quan hệ thời gian nối tiếp trực tiếp thông qua việc miêu tả và nối kết các sự kiện đã giúp nhà thơ tái hiện lại tư thế ung dung, làm chủ của những người lính lái xe trước và sau mưa. - Thời gian nối tiếp gián cách: Thời gian nối tiếp gián cách là kiểu thời gian diễn ra theo trình tự trước – sau. Nhưng thời gian này khác với thời gian nối tiếp trực tiếp ở chỗ nó tái hiện lại các hành động, sự kiện xảy ra không liên tục mà giữa chúng có khoảng cách thời gian bị ngắt quãng. 45 Kiểu thời gian này được thể hiện trong thơ Phạm Tiến Duật khá phổ biến. Ví dụ 1: “Bom bi nổ chậm trên đỉnh đồi Lốm đốm nền trời những quầng lửa đỏ Một lát sau cũng từ phía đó Trăng lên”. (Vầng trăng và những quầng lửa) Trong ví dụ trên các sự kiện xảy ra theo trình tự: bom bi nổ - quầng lửa đỏ - trăng lên. Sự kiện thứ nhất và thứ hai ở hai câu đầu xảy ra liên tục nên thuộc thời gian nối tiếp trực tiếp. Còn sự kiện “trăng lên” ở câu cuối diễn ra không liên tục sau hai sự kiện đầu. Vì vậy mối quan hệ giữa hai sự kiện đầu và sự kiện “trăng lên” là mối quan hệ theo thời gian nối tiếp gián cách. Mối quan hệ này được đánh dấu bằng trạng ngữ thời gian: “Một lát sau”. Việc xây dựng quan hệ thời gian từ những sự kiện có tính chất đối lập giữa một bên đại diện cho sức mạnh hủy diệt (bom bi nổ), một bên đại diện cho vẻ đẹp thơ mộng, bình yên (trăng lên) đã tạo ra một hình tượng thơ ấn tượng. Ngay trong lòng chiến sự, nơi gắn với sự hủy diệt, vẻ đẹp thơ mộng, bình yên vẫn hiện hữu, bom đạn giặc thù không thể che lấp nổi. Ví dụ 2: “Dừng chân mắc võng ngủ liền Kệ cho gió thổi bốn bên rừng dày Giật mình sáng dậy nào hay Rung rinh rừng quế hương bay một vùng”. (Ngủ rừng) Sự kiện dừng chân – mắc võng – ngủ liền xảy ra liên tục nhưng sự kiện sau đó là “giật mình” thì không xảy ra ngay sau các sự kiện trước đó. Vì vậy hai câu đầu và hai câu sau có quan hệ theo kiểu thời gian nối tiếp gián cách. Sau một ngày làm việc hăng say, vất vả, người lính tranh thủ ngả 46 lưng giữa chốn rừng núi. Không có chăn đệm, giường chiếu, các anh chỉ có tấm võng mắc giữa hai cây. Đơn sơ, mộc mạc là vậy nhưng người lính vẫn không lo lắng đến muỗi vắt, thú rừng, sương muối, … Giấc ngủ vẫn đến với các anh rất nhanh và nhẹ nhàng giữa chốn rừng hoang vu. Hẳn phải có một thái độ lạc quan, tin tưởng trong hoàn cảnh đó mới có thể có được cảm nhận thú vị như vậy. Tương tự, ví dụ dưới đây, các sự kiện cũng xảy ra theo chiều trước – sau nhưng không liên tục về mặt thời gian: Ví dụ 3: “Quyết định mở đường ba phút trước Ầm ầm xe chạy một giờ sau”. (Ngọn đèn chi bộ) Yếu tố thời gian được thể hiện trong ví dụ trên là “ba phút trước” – “một giờ sau”. Các từ chỉ thời gian này giúp chúng ta nhận ra các sự kiện xảy ra theo chiều trước – sau nhưng không liên tục. Quan hệ thời gian nối tiếp gián cách có vai trò thể hiện sự nhanh nhạy, cấp tốc trong việc triển khai tác chiến của quân dân ta. Quan hệ thời gian nối tiếp gián cách ngoài việc biểu hiện thông qua các sự kiện nhỏ, ở một số bài có cốt truyện, quan hệ này còn được biểu hiện giữa các đoạn thơ, khổ thơ với nhau. Ví dụ 4: “Bài thơ không tên” là bài thơ được chia làm hai phần: - Phần (I) kể về thời gian nghỉ phép của người lính ở quê: “Mấy hôm nghỉ phép về thăm mẹ Suốt ngày bếp lửa tiếng mèo kêu Rồi đi lấp suối và san núi Ngồi trên bom còn vẳng tiếng mèo”. - Phần (II) kể về sự kiện người lính nghe thấy tiếng mèo trên đường 47 hành quân: “Đường núi cỏ cây bom vùi hết Một hôm lại gặp chú mèo hoang Nhớ cái tiếng mèo sôi lòng sôi dạ Mở đường lên! Phía trước cũng là làng”. Bài thơ có nội dung như sau: người lính được nghỉ phép về thăm mẹ vài hôm. Trong khoảng thời gian đó anh hay nghe thấy tiếng mèo kêu. Khi hết phép, trở lại chiến trường, một lần trên đường hành quân nghe tiếng mèo kêu, anh bỗng bồn chồn, nhớ quê da diết. Tiếng mèo đó khiến anh và đồng đội biết rằng phía trước đó có làng, có cuộc sống sinh hoạt bình dị như ở quê các anh. Tiếng mèo dẫn dắt, hối thúc các anh nhanh chóng hướng về con đường dẫn tới làng. Hai phần (I) và (II) có quan hệ thời gian nối tiếp gián cách vì nó kể lại hai sự kiện có quan hệ thời gian trước – sau nhưng các hành động đó không xảy ra liên tục. Từ mối liên hệ giữa các sự kiện theo trật tự trước – sau, tác giả đã khắc họa nỗi nhớ quê hương qua hình tượng tiếng mèo kêu. Tiếng mèo không chỉ đơn thuần là một âm thanh mà nó là biểu hiện của xóm làng, của quê hương. Có tiếng mèo là có làng bản, có cuộc sống sinh hoạt đời thường của con người. Sự háo hức, bồn chồn của chủ thể khi nghe thấy tiếng mèo chính bởi nỗi nhớ quê hương đang phải kìm nén, ẩn sâu trong tâm khảm mình. 2.2.1.2 Quan hệ thời gian đa tuyến: Quan hệ thời gian đa tuyến là quan hệ thời gian được trình bày theo kiểu lồng vào nhau, đan xen nhau nhằm mục đích nhấn mạnh thông tin. Quan hệ thời gian này có thể được biểu hiện qua trình tự xảy ra của các sự kiện nhỏ kề nhau, có thể được biểu hiện qua các khổ thơ, các đoạn thơ khác nhau. Kiểu thời gian này trong thơ Phạm Tiến Duật xuất hiện không nhiều. Chúng chỉ chiếm 16% trong tổng số bài xuất hiện quan hệ thời gian. 48 Ví dụ 1: “Khi lên xe chúng ta chưa quen nhau (4) Lúc xuống xe đã thành bè bạn (5) Ta tựa lưng vào bốn năm tấn đạn (6) Chúng ta đi đường dài”. (Chúng ta đi đường dài) Trong ví dụ trên thì sự kiện (6) là sự kiện xảy ra sau sự kiện (4) nhưng trước sự kiện (5). Trình tự các sự kiện sẽ diễn ra theo trật tự (4) – (6) – (5): những người lính lái xe lên xe khi chưa quen nhau – ngồi trên xe tựa lưng vào đạn – xuống xe thành bạn bè. Sở dĩ tác giả trình bày sự kiện (5) ngay sau sự kiện (4) là vì ông muốn nhấn mạnh đến vai trò của việc kết nối tình bạn của việc đi đường dài trên chuyến xe chở hàng chiến. Những người hoàn toàn xa lạ nhưng khi có sự gắn bó về môi trường, nhiệm vụ và cùng hướng đến một lý tưởng thì dễ dàng trở thành bạn bè thân thiết. Ví dụ 2: “Nhớ câu nói của mẹ, câu nói như chắt từ nước mắt - Thà ăn muối suốt đời Còn hơn là có giặc”. (Nhớ bà mẹ ở Nam Hoành). Hoạt động “nhớ” là hành động xảy ra sau hoạt động nói của bà mẹ ở Nam Hoành. Cách xây dựng thời gian này cho thấy tác giả đang ở thời điểm hiện tại để hồi tưởng lại quá khứ và từ đó cho thấy những câu nói của mẹ có sức ám ảnh thế nào đối với chủ thể. Chấp nhận “Thà ăn muối suốt đời còn hơn là có giặc”, câu nói của mẹ thể hiện sự căm ghét, mệt mỏi đến tột cùng trước sự khốc liệt của chiến tranh mà giặc Mỹ gây ra cho dân tộc. Bên cạnh những sự kiện nhỏ trong bài, quan hệ thời gian đa tuyến còn được thể hiện qua quan hệ giữa các phần, các đoạn ở những bài thơ có cốt truyện. 49 Ví dụ 3: Bài thơ “Công việc hôm nay” trình bày về sự kiện hoàn thành bộ thông sử đầu tiên của dân tộc trong những ngày kháng chiến. Trong rất nhiều công việc trình thủ tướng đọc, có việc hoàn thành bộ thông sử đầu tiên này. Hành trình hoàn thành bộ thông sử trước khi trình thủ tướng được kể lại như sau: Bộ thông sử được hoàn thành tại hầm trú ẩn rồi được chở qua các trận địa, sau đó đến nhà máy in, nơi có in nhiều tài liệu quan trọng. Bộ thông sử đầu tiên này đã ghi nhận được nhiều chiến công vĩ đại của dân tộc trong những năm tháng chống Mỹ nhưng có những điều rất bình dị từ công việc hàng ngày mặc dù không được ghi vào đó nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc tạo nên những chiến tích lớn lao của dân tộc. Bố cục bài thơ bao gồm: - Phần (I): Bộ thông sử được trình thủ tướng đọc trong đêm: “Cục Tác chiến báo sang tin cuối cùng Về số máy bay rơi trong ngày và tàu chiến cháy, Nha khí tượng báo tin cơn bão tan, Bộ nông nghiệp báo tình hình vụ cấy… Trong những tờ trình Thủ tướng đọc trong đêm Còn có việc hoàn thành bộ thông sử đầu tiên”. - Phần (II): Quá trình bộ thông sử hoàn thành: “Bộ thông sử hoàn thành Trang cuối cùng viết trong hầm trú ẩn Chồng bản thảo rời khu sơ tán Chở trên xe xích lô Lọc cọc xe qua trần đồi cao xạ …………………………………..”. - Phần (III): Những điều mà bộ thông sử đã ghi lại và chưa ghi lại: “Kỳ diệu thay đất nước mình đây 50 Nhiều việc, nghìn năm xưa không làm xuể Ta lại hoàn thành giữa những năm đánh Mỹ. Bộ sử in rồi để lại mai sau Nhưng công việc ngày này sách chưa kịp ghi đâu, In đôi ba vết ngón tay, Lấm đầu súng hay đất hầm trú ẩn Là dấu ấn tình cờ về công việc hôm nay”. Trong đó, phần (I) và phần (II) có quan hệ thời gian đa tuyến, còn phần (III) nói về nội dung của bộ thông sử, gắn với cảm xúc, suy tư của nhà thơ bởi vậy đoạn (III) có quan hệ thời gian không rõ ràng với các đoạn khác. Ở đây, chúng ta chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa đoạn (I) và đoạn (II). Hai đoạn thơ này có quan hệ thời gian đa tuyến vì sự kiện bộ thông sử trình thủ tướng đọc trong đêm là sự kiện xảy ra sau sự kiện quá trình hoàn thành bộ thông sử. Việc trình bày sự kiện theo kiểu thời gian đa tuyến này có tác dụng gây sự chú ý. Vai trò của bộ thông sử phải lớn thế nào nó mới được trình thủ tướng đọc. Bởi vai trò lớn đó nên người ta sẽ chú ý đến quá trình hoàn thành nó hơn. Phần (I) vừa có tính thông tin vừa tạo đòn bẩy thu hút sự chú ý cho phần (II). Việc xây dựng quan hệ thời gian đa tuyến giữa các phần trong bài thơ có vai trò nghệ thuật nhất định trong việc thể hiện quá trình hoàn thành bộ thông sử vất vả giữa chiến trường. Ví dụ 4: Bài thơ “Gửi em, cô thanh niên xung phong” kể về việc người lính lái xe gặp cô thanh niên xung phong trên chiến trường. Sự tinh nghịch, hồn nhiên và dũng cảm của cô đã gây ấn tượng mạnh với người lính lái xe. Từ đó, anh đã tìm cô trên khắp chặng đường hành quân nhưng không thấy. Nhưng đối với anh cô thanh niên xung phong đó đã trở thành biểu tượng chung cho thế hệ thanh niên xung phong những ngày chống Mỹ. Các sự kiện trong bài thơ không được trình bày theo trình tự từ trước 51 đến sau mà đan lồng vào nhau: - Phần (I): Cảm xúc của người lính lái xe về cô thanh niên xung phong: “Có lẽ nào anh lại mê em, Một cô gái không nhìn rõ mặt Đại đội thanh niên đi lấp hố bom Áo em hình như trắng nhất”. - Phần (II): Những sự kiện trong đêm người lính lái xe gặp cô thanh niên xung phong đi lấp hố bom: “Người tinh nghịch là anh dễ thân Bởi vì thế có em đứng gần. Em ở Thạch Kim sao lại lừa anh nói là “Thạch nhọn”; Đêm ranh mãnh đưa cái nhìn đưa đón, Em đóng cọc rào quanh hố bom Cái miệng em ngoa cho bạn em cười giòn Tiếng Hà Tĩnh nghe buồn cười đáo để …………………………………………”. - Phần (III): Người lính lái xe tìm kiếm cô thanh niên xung phong trên mọi chặng đường hành quân: “Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều ………………………………………….”. - Phần (IV): Những câu chuyện nghe kể về cô thanh niên xung phong trong đêm lấp hố bom: “ (…) “Cạnh giếng nước có bom từ trường Em không rửa, ngủ ngày chân lấm Ngày em phá nhiều bom nổ chậm 52 Đêm nằm mơ nói vớ vang nhà…” Thương em, thương em, thương em biết mấy”. - Phần (V): Cô thanh niên xung phong trở thành biểu tượng đẹp của một thế hệ: “ (…) Ơi cô gái chưa một lần rõ mặt Có lẽ nào anh lại mê em Từ cái đêm “Thạch Nhọn, Thạch Kim” Tên em đã thành tên chung anh gọi Em là cô thanh niên xung phong”. Trong bài thơ, một số đoạn có quan hệ với nhau theo thời gian đa tuyến. Cụ thể như sau: Phần (I) và phần (II), (III), (IV) có quan hệ thời gian đa tuyến vì phần (I) xuất phát điểm từ cảm xúc hiện tại của tác giả: “Có lẽ nào anh lại mê em…”. Các phần (II), (III), (IV) diễn tả khoảng thời gian xảy ra trước phần (I). Phần (III) và phần (IV) có quan hệ thời gian đa tuyến vì sự việc anh lính tìm kiếm cô thanh niên xung phong xảy ra sau sự kiện anh nghe chuyện về cô thanh niên xung phong trong đêm lấp hố bom. Việc triển khai nội dung trong bài với nhiều khoảng thời gian đan xen nhau phụ thuộc vào cảm xúc nhà thơ về hình tượng cô thanh niên xung phong lém lỉnh, kiên cường. Nó hoàn toàn phù hợp với đặc trưng cấu tạo theo mảng miếng của thơ. 2.2.2. Thời gian thời hạn: Quan hệ thời gian thời hạn diễn đạt một sự kiện xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định. Nó được nhận diện ở cả hai hình thức: có từ chỉ thời gian đánh dấu và không có từ chỉ thời gian đánh dấu. Trong thơ Phạm Tiến Duật, quan hệ thời gian thời hạn chiếm tỉ lệ cao thứ hai trong các loại quan hệ thời gian. Cụ thể như sau: 53 Quan hệ thời gian Quan hệ thời gian thời hạn Số lượng Số bài 25/63 Tỷ lệ (%) 40 2.2.2.1 Thời gian thời hạn có các từ ngữ thời gian đánh dấu: Thời gian thời hạn có các từ ngữ thời gian đánh dấu là quan hệ thời gian thời hạn có các từ ngữ chỉ thời gian để xác định khoảng thời gian xảy ra sự kiện như: 2 ngày, 2 giờ, một đêm, …. Mối quan hệ thời gian này có thể được diễn ra ở những bài thơ có cốt truyện hoặc cả ở những bài thơ không có cốt truyện. Khoảng thời gian thời hạn có từ đánh dấu chủ yếu được tạo lập từ những sự kiện nhỏ, lẻ trong bài. - Đánh dấu bằng khoảng thời gian xác định Thời gian thời hạn được đánh dấu bằng khoảng thời gian xác định: là kiểu quan hệ thời gian thời hạn biểu thị các khoảng thời gian cụ thể, đo đếm được như: mười năm, mười ngày, hai tháng, ….. Ví dụ 1: “Mười năm ta ở rừng Mười năm đi tìm giặc Mười năm xa con đường xa lắc Có nỗi nhớ nào không một bóng trẻ con”. (Nhớ về lũ trẻ) Khoảng thời gian “ mười năm” ở đầu mỗi câu được lặp lại nhiều lần bộc lộ khoảng thời gian chứa các sự kiện “ở rừng”, “đi tìm giặc”, “xa con đường xa lắc”. Yếu tố thời gian “mười năm” nêu lên sự hy sinh dài đằng đẵng của người lính. Để thực hiện nhiệm vụ, người lính đã phải gạt nhu cầu riêng tư, xa quê hương, khiến nỗi nhớ quê trở nên da diết. “Những đứa trẻ” gắn với sự hồn nhiên, tinh nghịch, sự bình yên nên việc “nhớ về lũ trẻ” là cao trào trong nỗi nhớ quê hương. 54 Yếu tố thời gian thời hạn trong những câu thơ này đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng hình tượng thơ. Để thấy được vai trò của thời gian thời hạn, chúng ta thử xem xét biến thể sau: “Mười ngày ta ở rừng Mười ngày đi tìm giặc Mười ngày xa con đường xa lắc Có nỗi nhớ nào không một bóng trẻ con”. “Mười ngày” là một khoảng thời gian ngắn nên nó không bộc lộ được bản chất sự thật, mặt khác nó không thể hiện được sự hy sinh vì cách mạng và nỗi nhớ quê hương của người lính. Rõ ràng, nếu ta thay đổi yếu tố thời gian “mười năm” bằng một yếu tố thời gian khác ngắn hơn thì hình tượng thơ sẽ giảm sút. Vì vậy, quan hệ thời gian thời hạn vừa có vai trò bộc lộ sự hy sinh, lại vừa thể hiện nỗi nhớ da diết đang kìm nén của người lính về quê hương. Ví dụ 2: “Suốt mười năm bạn có nhớ không nào Cơn sốt Trường Sơn hai ta cùng nếm trải, Bom đạn Mỹ đã làm ta sát lại Ăn chung củ sắn lùi, điếu thuốc cũng chung nhau”. (Đất nước Lào ơi, một mùa khô lại đến) Đây là một trong những câu thơ hay về tình cảm đồng đội. Quan hệ thời gian thời hạn được biểu thị qua cụm từ “suốt mười năm”. Khoảng thời gian này có vai trò thể hiện sự gắn bó, chia ngọt sẻ bùi của hai người lính. Từ đó càng khắc sâu tình cảm đồng đội giữa họ. Nếu những ví dụ trên thời gian thời hạn được biểu đạt qua khoảng thời gian dài, thì dưới đây, thời gian thời hạn lại được biểu đạt qua khoảng thời gian ngắn: Ví dụ 3: “Tiếc năm ngoái anh không tới đây 55 Mười bảy trận bom Mỹ giội một ngày” (Tiếng cười của đồng chí coi kho). Quan hệ thời gian thời hạn được đánh dấu qua cụm từ chỉ thời gian “một ngày”. Chỉ một ngày ít ỏi nhưng đồng chí coi kho phải chứng kiến và hứng chịu 17 trận bom Mỹ giội xuống. Thông qua quan hệ thời gian thời hạn, tác giả đã tái hiện lại hiện thực ác liệt của chiến tranh, đồng thời cho ta thấy rõ hơn sự nguy hiểm mà đồng chí coi kho phải đối mặt khi thực hiện nhiệm vụ. Nếu chúng ta thay đổi cụm từ “một ngày” bằng cụm từ “một tháng”, “một năm”, … thì mức độ ác liệt của cuộc chiến tranh sẽ giảm xuống rất nhiều. Vì vậy, quan hệ thời gian thời hạn không chỉ là công cụ truyền tải đắc lực hiện thực chiến tranh mà qua đó còn góp phần lớn trong việc xây dựng hình tượng thơ. Tương tự, khoảng thời gian ngắn dưới đây cũng có vai trò lớn trong việc xây dựng hình tượng thơ: Ví dụ 4: “Những chiếc xe từ đất lửa về đây Hai phút trên đầu một lượt máy bay Lá ngụy trang như còn bốc khói” (Nghe hò đêm bốc vác). Cụm từ chỉ thời gian “hai phút” gắn với sự kiện “một lượt máy bay”. Như vậy, quan hệ thời gian thời hạn có vai trò diễn đạt tần suất đánh phá cao của máy bay Mỹ. Những người lính lái xe phải làm việc trong môi trường cực kỳ hiểm nguy, luôn phải đối mặt với cái chết khi máy bay gầm rú liên tục trên đầu. Chúng quyết tâm tiêu diệt xe hàng của ta đến cùng nhưng các chiến sỹ vẫn đánh liều tính mạng để đưa hàng vào tiền tuyến an toàn. Nếu yếu tố thời gian thời hạn được thay bằng một yếu tố thời gian khác lớn hơn thì tác giả sẽ không phản ánh đúng hiện thực ác liệt ở chiến trường, từ đó vẻ đẹp hình tượng thơ cũng bị giảm sút. Từ việc phân tích các quan hệ thời gian thời hạn có từ đánh dấu bằng 56 thời gian xác định ta thấy kiểu thời gian này một mặt có vai trò định hình thời gian trong truyện, phản ánh đúng hiện thực vốn có, mặt khác nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng hình tượng trong thơ. Nếu thay đổi từ đánh dấu trong thời gian thời hạn thì rất có thể hình tượng thơ bị giảm sút hoặc bị vỡ. - Đánh dấu bằng khoảng thời gian không xác định: Thời gian thời hạn được đánh dấu bằng khoảng thời gian không xác định: là quan hệ thời gian thời hạn biểu thị các khoảng thời gian không gắn với dung lượng cụ thể, có đo đếm cụ thể bằng con số mà chỉ có tính ước chừng như: vài ngày, mấy chục năm, dăm ba tuần lễ, …. Ví dụ 1: Đi biểu diễn dăm ba tuần lễ Ngày về nhiều thư, đọc một thể “Thư bạn thư bè!” Em có dối anh không “Thống nhất Bắc Nam em mới lấy chồng”. (Em gái văn công) Sự kiện đi biểu diễn của cô văn công diễn ra trong khoảng thời gian không cụ thể: “dăm ba tuần lễ”. Cụm từ “dăm ba tuần lễ” giúp ta xác nhận và định vị được khoảng thời gian xảy ra sự kiện đi biểu diễn. Từ đó xác định được quan hệ thời gian giữa những câu trên là quan hệ thời hạn. Quan hệ thời gian thời hạn có vai trò thể hiện sức hút lớn của cô gái văn công. Chỉ trong vòng “vài ba tuần lễ” mà thư cô nhận được từ những người quan tâm khá nhiều. Hình tượng cô gái văn công vì vậy được bộc lộ rõ hơn qua nhiều khía cạnh. Quan hệ thời hạn dưới đây cũng được thiết lập từ yếu tố thời gian không cụ thể: Ví dụ 2: 57 “Mấy hôm nghỉ phép về thăm mẹ Suốt ngày bếp lửa tiếng mèo kêu Rồi đi lấp suối và san núi Ngồi lên bom còn vẳng tiếng mèo”. (Bài thơ không tên) Trong ví dụ trên, sự kiện nhân vật chủ thể trữ tình nghỉ phép về quê được giới hạn trong khoảng thời gian. Vì vậy, những câu thơ trên có quan hệ thời gian thời hạn. Cụm từ thời gian “mấy hôm” là yếu tố thời gian không cụ thể , có vai trò giới hạn quãng thời gian xảy ra sự kiện “nghỉ phép về thăm mẹ”. Ví dụ 3: “Ôi nước Lào ta bấy nhiêu năm đội đá Đã hết rồi rợ Thái, giặc Tây Chỉ có tiếng vượn hú, tiếng voi đi, nai tác Rừng âm thanh lấp lánh muôn cây”. (Ngủ ở Ăng-Khăm nghe tiếng vượn) Quan hệ thời gian thời hạn được đánh dấu qua cụm từ chỉ thời gian không xác định “bấy nhiêu năm đội đá”. Khoảng thời gian đó gợi về sự lầm than, cơ cực của nhân dân Lào trước sự lồng hành của rợ Thái, giặc Tây. 2.2.2.2 Quan hệ thời hạn không có từ đánh dấu: Quan hệ thời hạn không có từ đánh dấu: là kiểu quan hệ thời hạn không có các cụm từ như: 2 ngày, 1 tuần, một giờ, … để xác định khoảng thời gian xảy ra sự kiện. Quan hệ thời hạn lúc này được nhận diện qua diễn biến của sự kiện qua từng phân đoạn như: khổ thơ, đoạn thơ, … Quan hệ thời gian thời hạn này chỉ xuất hiện trong những bài thơ có cốt truyện, tức là các sự kiện, hiện tượng trong truyện có diễn biến, phát triển 58 theo trình tự thời gian, theo đó chúng có mối liên hệ thời gian với nhau. Ví dụ 1: Trong bài “Áo của người hôm nào, người của hôm nay” kể về những suy đoán, trầm tư của tác giả khi nhận ra chiếc áo quen thuộc của một người bạn cũ. Gặp lại chủ áo chính là người quen, nhân vật “tôi” đã giải tỏa được những suy đoán ban đầu. Cô thanh niên xung phong - chủ nhân của chiếc áo xưa mở đường nay lại đảm nhận công việc mới là khai hoang nông trường. Dù nhiệm vụ khác nhưng cô vẫn đóng góp cho kháng chiến những thành công ý nghĩa trên “mặt trận màu xanh”. Các phần có quan hệ thời hạn diễn ra trong một thời gian nhất định gắn với sự kiện nhất định. Các phân đoạn này được tác giả phân chia và tự đặt tên cho từng phần. Phần I: Thấy áo: “Áo thanh niên xung phong phơi ở nông trường Cái túi chéo làm sao mà lẫn được Nhìn cái áo phơi thương thương như thủa trước Trời sắp mưa rồi, người bỏ áo đi đâu (…) Cái hôm con đường chiến dịch mới mở xong Bộ đội với thanh niên nhìn nhau cười mặt lấm, Áo khét thuốc bom, áo nồng bụi bậm Giờ áo giặt rồi, hơi cũ khó tìm ra. ………………………………………………..” Phần II: Gặp người: “Người của áo về rồi, các cô gái công nhân Vẫn là những người làm đường độ ấy Một câu trách làm tan bao áy náy 59 Tôi tìm ra khuôn mặt hôm nào. Em bảo với tôi rằng: Nay nghề mới trồng dâu Xưa ngụy trang cho đường, nay ngụy trang cho núi, Xưa vội mở đường, nay khai hoang cũng vội Lấp hố bom rồi nghe đất gọi lên đây. …………………………………………………”. Mỗi phần thơ tái hiện lại hình ảnh cô thanh niên xung phong theo từng khoảng thời gian, gắn với mỗi nhiệm vụ khác nhau. Dù ở nhiệm vụ nào, hình tượng cô thanh niên xung phong cũng thể hiện sự đóng góp nhiệt tình, hăng say khi phục vụ kháng chiến. Ví dụ 2: Bài thơ “Ông già thuốc bắc” kể về sự thay đổi của ông già làm nghề thuốc bắc gia truyền nổi tiếng trước và sau cách mạng. Trước cách mạng người dân khổ cực trăm bề, có bệnh đành “gói bệnh trong da”, thuốc Tây hay thuốc Bắc chỉ để phục vụ người giàu. Khi bom Mỹ rơi Hà Nội, ông giải nghệ, “thuốc Bắc rời nhà, tủ làm ụ súng”, ông hăng hái trực tiếp tham gia cách mạng. Bố cục bài thơ gồm 3 phần: - Phần (I): Giới thiệu về ông già thuốc bắc: “Tủ thuốc Bắc ba mươi tư ngăn Hương quế hương hồi bay vấn vít Ngoài đường phố rộn ràng người, xe tíu tít Ở đây tĩnh mịch xưa như rừng Ông già bán thuốc bảy mươi tuổi Nghề nghiệp gia truyền của Hải Thượng Lãn Ông Bấy nhiêu năm ngủ kê sách thuốc Tài lương y đồn khắp một vùng. 60 …………………………………………..”. - Phần (II): Nói về sự khốn khổ của con người trước cách mạng khi chữa bệnh: “Sâm quy thục thơm một mùi ốm yếu Hà Nội xưa bệnh tật náu tường hoa Thuốc Tây về phố Tây, thuốc Bắc thuốc Nam lại về nhà cao xóm nam xóm bắc Người nghèo đành gói bệnh trong da”. Phần (III): Sự thay đổi của người dân khi giặc Mỹ ném bom Hà Nội: “Người ta bảo đời người như vỏ quýt Gió nắng dạn dày thành thuốc hay Thế mà đúng, những kiếp xưa vất vưởng Bỗng ngẩng đầu đỏ một lá cờ bay. Hôm nay bom Mỹ rơi Hà Nội Ông già ra trực ngã tư đường Phòng thuốc rời nhà, tủ làm ụ súng Mắt ông già lấp lánh như gương. ……………………………………...”. Phần (I) có quan hệ thời gian không rõ ràng, còn phần (II) và phần (III) có quan hệ thời gian thời hạn vì chúng trình bày lại những sự kiện gắn với một khoảng thời gian nhất định. Qua việc miêu tả sự kiện trong từng khoảng thời gian, tác giả đã cho thấy sự chuyển mình của Hà Nội nói chung, của từng con người nói riêng trong giờ phút lịch sử của dân tộc. Ông già thuốc Bắc, một con người vốn chỉ gắn với việc bốc thuốc nhưng trước vận mệnh của đất nước đã sẵn sàng tạm hoãn công việc, “đeo băng đỏ” để tham gia kháng chiến. 2.2.3 Thời gian tần số Quan hệ thời gian tần số là kiểu quan hệ thời gian được thiết lập từ 3 61 quan hệ thời gian: quan hệ đơn ứng, quan hệ trùng ứng và quan hệ hội ứng. Trong thơ Phạm Tiến Duật, loại quan hệ thời gian này xuất hiện không nhiều. Cụ thể như sau: QH thời gian Quan hệ tần số Trùng ứng Hội ứng Đơn ứng Số bài 0 6/63 63/63 Tỷ lệ (%) 0 11 100 Số lượng Quan hệ thời gian đơn ứng là kiểu quan hệ thời gian phổ biến nên nó xuất hiện hầu hết trong tất cả các bài thơ được khảo sát. Ngược lại, quan hệ trùng ứng không xuất hiện trong bất cứ bài thơ nào, còn quan hệ thời gian hội ứng chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng các bài thơ có chứa quan hệ thời gian (11%). 2.2.3.1. Thời gian đơn ứng: Thời gian đơn ứng là kiểu thời gian diễn đạt lại một sự kiện chỉ xảy ra một lần và được kể lại tương ứng một lần trong bài. Loại quan hệ thời gian này xuất hiện rất nhiều trong các bài thơ của Phạm Tiến Duật. Ví dụ 1: “Tranh thủ có ánh sáng đèn dù Anh vội nhìn em và bạn em khắp lượt Mọi người cũng tò mò nhìn anh Rồi bóng tối lại khép vào bóng tối”. (Gửi em, cô thanh niên xung phong) Hình ảnh nhật vật “anh” tranh thủ nhìn các cô gái thanh niên xung phong khi có ánh sáng đèn dù và mọi người cũng tò mò nhìn lại “anh” thể hiện một tình huống rất thật mà tinh tế từ hiện thực. Sự tò mò, hấp dẫn giữa người lính lái xe và các cô thanh niên xung phong đã được Phạm Tiến Duật miêu tả lại qua tình huống tinh tế này. Sự kiện chỉ diễn ra một lần và được kể 62 lại một lần duy nhất trong bài thơ. Ví dụ 2: “Đang thiu thiu ngủ trong nắng gió Lào Bỗng một giọt nước rơi vào cổ anh Vẫn ngỡ tiếng mưa Hóa ra là giọng hò em đấy” (Nghe hò đêm bốc vác) Những câu thơ trên một mặt có quan hệ thời gian đồng thời, mặt khác khi đặt trong quan hệ tần số, chúng thuộc dạng thời gian đơn ứng. Sự kiện tác giả đang ngủ thì bị tỉnh giấc và giật mình rồi nghe thấy tiếng hò chỉ diễn ra một lần và được kể lại một lần trong bài thơ. Việc giật mình được ví như cảm giác một giọt nước lạnh rơi vào cổ. Đây là một trong những câu thơ có cách diễn đạt mới lạ, gây ấn tượng mạnh nhờ sự chuyển đổi giác quan đặc biệt. Ví dụ 3: “Đang nhìn trời nhìn đất mênh mông Tốp pháo thủ bỗng trở nên huyên náo, Khi một con chồn con chạy qua hầm pháo Bị vỏ đạn đồng nóng bỏng vây quanh”. (Buổi chiều ở trong hầm đại bác). Sự kiện một con chồn chạy qua hầm pháo chỉ diễn ra duy nhất một lần trong bài và không được lặp lại lần nào khác. Đoạn thơ miêu tả lại những phút nghỉ ngơi rất đời thường của các chiến sĩ ở mặt trận. 2.2.3.2 Thời gian trùng ứng: Quan hệ thời gian trùng ứng là kiểu quan hệ mà sự kiện chỉ xảy ra một lần duy nhất nhưng lại được trình bày hơn một lần trong bài. Mặc dù trong thơ Phạm Tiến Duật có khá nhiều cụm từ, câu thơ được lặp lại nhưng nó không biểu hiện quan hệ thời gian trùng ứng. Các yếu tố lặp lại này thường không phải là sự kiện hoặc nếu gắn với sự kiện thì chúng không phải chỉ diễn 63 ra một lần. Sự lặp lại các chi tiết thơ cũng không gắn với yếu tố thời gian nào mà chủ yếu là các thủ pháp điệp ngữ nhằm nhấn mạnh ý. Ví dụ 1: Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, việc xe không có kính được lặp lại bốn lần để nhấn mạnh thông tin này. - Lần 1: “Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi…” - Lần 2: “Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già…” - Lần 3: “Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời…” - Lần 4: “Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước…”. Mặc dù được lặp lại đến 4 lần nhưng “xe không kính” không có quan hệ thời gian trùng ứng. Chúng ta cần phân biệt sự kiện xe bị bom làm vỡ kính khác với đặc trưng của xe là “không có kính”. Nếu bom giật làm vỡ kính xe là một sự kiện vì nó gắn với hành động “vỡ kính” và diễn ra tại một thời điểm thì việc “xe không kính” không gắn với hành động nào. Sau sự kiện bom làm vỡ kính xe thì hình ảnh chiếc xe không kính trở thành điều hiển nhiên, thiên về bộc lộ đặc điểm, tính chất chứ không thiên về trình bày diễn biến của truyện. Vì vậy, “xe không kính” chỉ là một thủ pháp điệp ngữ chứ không biểu đạt quan hệ thời gian trùng ứng. Để thấy rõ hơn sự khác biệt của thủ pháp điệp ngữ với một quan hệ thời gian trùng ứng, ta hãy so sánh ví dụ trên với ví dụ về thời gian trùng ứng trong luận án của Trần Thị Vân Anh dưới đây: Trong luận án của mình, Trần Thị Vân Anh cho rằng: “những sự kiện xảy ra trong đêm Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân được kể 2 lần” [1, 38 ]. Cụ thể: 64 - Lần đầu do tác giả kể trong 74 câu thơ cuối hồi III (từ câu 693 đến câu 776). - Lần 2 do Vương ông, Vương bà kể cho Kim Trọng nghe ở hồi VIII: “Dùng dằng khi bước chân ra Cực trăm nghìn nổi dặn ba bốn lần Trót lời nặng với lang quân Mượn con em nó Thúy Vân thay lời Gọi là trả trút nghĩa người, Sau này dằng dặc muôn đời chưa quên Kiếp này duyên đã phụ duyên, Dạ đài còn biết sẽ đền lai sinh. Mấy lời ký chủ đinh ninh, Ghi lòng, để dạ cất mình ra đi.” (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Rõ ràng, sự kiện Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân là một sự kiện có tính duy nhất trong truyện, có vai trò thiết yếu trong việc phát triển cốt truyện và điều quan trọng là không thể có sự kiện tương tự lặp lại trong truyện. Bởi vậy, sự kiện trên thuộc quan hệ thời gian trùng ứng. Còn việc xe không có kính không gắn với một thời điểm duy nhất mà kể từ sau khi bị vỡ nó đã trở thành đặc điểm của xe trong một thời gian dài. Vì vậy, “xe không kính” không có quan hệ thời gian tần số mà chỉ là phép điệp ngữ nhằm nhấn mạnh ý. Tương tự, ta xét ví dụ dưới đây: Ví dụ 2: Cụm từ “Tùng cốc, tùng cốc” được nhắc lại 6 lần trong bài thơ “Qua cầu Tùng cốc”: - Lần 1: 65 “ Tùng cốc, tùng cốc Qua cầu này rồi ta lên dốc…” - Lần 2: “Tùng cốc, tùng cốc Phía trước là ngã ba Đồng Lộc…” - Lần 3: “Tùng cốc, tùng cốc Ơi cây cầu như thể cuộc đời ta…” - Lần 4: “Tùng cốc, tùng cốc Mảnh đất này Xô Viết năm xưa Lại ào ào cuốn vào cơn lốc”. - Lần 5, lần 6: “Tùng cốc, tùng cốc Lại Tùng cốc, tùng cốc Tiếng trống tiếng mõ nổi lên rồi!” Trong ví dụ trên “Tùng cốc, tùng cốc” được lặp lại như một tín hiệu nghệ thuật. Nó vừa là âm thanh phát ra khi xe đi trên chiếc cầu, vừa là tên của chiếc cầu mà chiếc xe đang đi qua. Như vậy “Tùng cốc, tùng cốc” không đơn thuần là tiếng gõ phát ra khi xe đi trên cầu. Mặt khác, tiếng gõ đó không chỉ phát ra một lần mà được lặp lại nhiều lần khi xe đi trên chiếc cầu. Bởi vậy, mặc dù được nhắc lại nhiều lần trong bài thơ nhưng “Tùng cốc, tùng cốc’ không phải là biểu hiện của quan hệ thời gian trùng ứng. Ví dụ 3: Câu thơ “Tớ là Din ba cầu” trong bài “Chiếc xe anh cả” được nhắc lại 3 lần - Lần 1: “Tớ là Din ba cầu 66 Khỏe là Din ba cầu”. - Lần 2: “ Cứ kéo mặc kệ nó Tớ là Din ba cầu” - Lần 3: “ Cứ yên tâm, các bạn Tớ là Din ba cầu”. Mặc dù được nhắc lại trong bài thơ đến 3 lần nhưng “Tớ là Din ba cầu” không biểu hiện cho quan hệ thời gian trùng ứng. Câu thơ này không diễn đạt một sự kiện diễn ra trong bài mà là một sự thật hiển nhiên, lời giới thiệu nhằm định danh đối tượng. Ví dụ 4: Câu thơ “Trước mùa xuân điều tôi muốn nói” trong bài thơ “Trước mùa xuân điều tôi muốn nói” được nhắc lại 4 lần trong bài: - Lần 1: “Trước mùa xuân điều tôi muốn nói Cứ ghìm trong lồng ngực tôi đây, Giặc trút bom B52 Hố bom giữa ruộng cày, hố bom trong thành phố, …” - Lần 2: “Trước mùa xuân điều tôi muốn nói Bỗng gặp chiều nay một cô bé mười lăm…” - Lần 3: “Trước mùa xuân điều tôi muốn nói Bỗng gặp chiều nay ông già ấy Quảng Bình…” - Lần 4: “Trước mùa xuân điều tôi muốn nói 67 Từ những nẻo đường đất nước tôi đi…” Câu thơ “Trước mùa xuân điều tôi muốn nói” được lặp lại trong bài thơ 4 lần nhưng sau câu thơ đó các sự kiện xuất hiện khác nhau, không cùng một sự kiện đồng nhất. Mỗi lần tác giả “muốn nói” là mỗi nội dung khác nhau nên nó không phản ánh cùng một sự kiện. Bởi vậy, cách lặp lại như trên không làm nên quan hệ thời gian trùng ứng. Như vậy, qua việc khảo sát thơ Phạm Tiến Duật, chúng tôi không thấy xuất hiện quan hệ thời gian trùng ứng. Mặc dù có một số chi tiết gần giống và dễ nhầm lẫn là quan hệ thời gian trùng ứng nhưng thực chất chúng không có quan hệ thời gian trùng ứng. Sở dĩ thời gian trùng ứng trong các bài thơ khảo sát không nhiều vì đặc trưng thơ là thể loại có cấu tạo theo “mảng miếng”, ít bài có cốt truyện, bởi vậy hầu như các sự kiện không có vai trò trong việc triển khai và xây dựng cốt truyện. Phần đa các sự kiện trong bài là các sự kiện nhỏ lẻ nên chúng chỉ liên quan với các sự kiện bên cạnh nó và không liên quan đến những sự kiện cách xa nó trong kết cấu văn bản. 2.2.3.3 Thời gian hội ứng: Quan hệ thời gian hội ứng là việc một sự kiện diễn ra nhiều lần nhưng chỉ được nhắc lại một lần trong văn bản. Trong thơ Phạm Tiến Duật, loại quan hệ thời gian này xuất hiện không nhiều. Nó chỉ được biểu hiện ở một vài bài thơ trong những sự kiện nhỏ. Ví dụ 1: “Bà mẹ thôn Nghi Vạn Con tòng quân vắng nhà Trẩy cam mỗi buổi sáng Bồn chồn nhớ con xa”. (Mùa cam trên đất Nghệ) 68 Hình ảnh bà mẹ trẩy cam và nhớ con không chỉ diễn ra một lần mà nó là sự kiện được lặp lại nhiều lần nhưng tác giả chỉ trình bày sự kiện này trong bài một lần. Đoạn thơ thể hiện đồng thời với công việc trẩy cam là nỗi nhớ con (biểu thị quan hệ thời gian đồng thời). Nếu làm phép cải biến thay quan hệ thời gian hội ứng bằng quan hệ thời gian đơn ứng thì giá trị hình tượng của câu thơ sẽ thay đổi rất nhiều: “Bà mẹ thôn Nghi Vạn Con tòng quân vắng nhà Trẩy cam một buổi sáng Bồn chồn nhớ con xa”. Cụm từ “một buổi sáng” biểu thị nỗi nhớ bất chợt tại một thời điểm nhất định, còn cụm từ “mỗi buổi sáng” lại biểu thị nỗi nhớ đến thường trực, đều đặn và được lặp lại nhiều lần. Bởi thế, quan hệ thời gian hội ứng thể hiện được nỗi nhớ con khôn nguôi, mọi lúc mọi nơi của bà mẹ có con tòng quân xa nhà. Ví dụ 2: “Pháo tàu địch đêm đêm nhằm bắn Đèo vẫn nguyên lành nằm với biển reo”. (Đèo ngang) Cụm từ “đêm đêm” thể hiện việc địch bắn pháo vào đèo Ngang không chỉ một lần mà diễn ra đều đặn hàng đêm. Tuy vậy, sự việc này trong bài thơ chỉ được kể một lần duy nhất. Tương tự ví dụ trước đó, nếu cải biến thời gian hội ứng thành thời gian đơn ứng thì giá trị câu thơ sẽ giảm sút: “Pháo tàu địch một lần nhằm bắn Đèo vẫn nguyên lành nằm với biển reo”. “Một lần” biểu thị tần suất bắn phá thấp, “đêm đêm” biểu thị tần suất bắn phá cao. Chỉ khi dùng yếu tố thời gian “đêm đêm” sự thật về sự tàn phá của giặc mới được phản ánh đúng bản chất. Từ đó cho thấy thế đứng vững chãi của 69 Đèo Ngang trước bom đạn giặc thù. Ví dụ 3: “Đêm đêm ông thắp cây đèn bão Treo ở đầu ghi đứng đón tàu” (Ga xép) Người làm việc ở ga xép thắp cây đèn báo bão diễn ra nhiều lần. Trong truyện sự việc này chỉ được đề cập 1 lần. Cụm từ “đêm đêm” đánh dấu quan hệ thời gian hội ứng này. Quan hệ thời gian hội ứng ở những câu thơ trên có vai trò trong việc diễn tả sự cần mẫn, đều đặn của người trông ga xép khi đón tàu. Tiểu kết chương II: Khảo sát quan hệ thời gian trong thơ Phạm Tiến Duật, chúng ta nhận diện được những đặc trưng về quan hệ thời gian trong thơ nói chung cũng như trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng. Vì thơ là thể loại được lắp ghép theo “mảng miếng” và phụ thuộc vào cảm xúc cá nhân của người tạo lập văn bản nên quan hệ thời gian trong thơ không rõ ràng. Quan hệ thời gian nếu có thường được thể hiện từ những sự kiện nhỏ lẻ trong bài. Những bài thơ có cốt truyện và có quan hệ thời gian từ những mảng sự kiện lớn không đáng kể. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy số lượng bài có chứa quan hệ thời gian trong thơ ông rất lớn (94%). Việc sử dụng quan hệ thời gian nhiều trong thơ Phạm Tiến Duật là do ông là nhà thơ của sự kiện, hay nói khác đi, chính cảm hứng thơ được khơi nguồn từ các sự kiện của hiện thực chiến tranh đã khiến Phạm Tiến Duật tìm đến phương thức sử dụng nhiều quan hệ thời gian trong thơ mình. Viết về hiện thực kháng chiến mỗi nhà thơ có mỗi cách thể hiện khác nhau, còn đối với Phạm Tiến Duật ông chọn cho mình phương thức kể là phương thức chủ đạo trong việc triển khai thơ mình bởi phương thức đó phù 70 hợp với loại thơ giàu sự kiện của ông. Như trên đã nói, chính yếu tố giàu sự kiện là nguyên nhân sâu xa khiến thơ Phạm Tiến Duật chứa nhiều quan hệ thời gian. Đến đây, chúng ta còn thấy thêm rằng tính giàu sự kiện là một trong những yếu tố quan trọng làm nên phong cách thơ Phạm Tiến Duật. Như vậy, quan hệ thời gian trong thơ Phạm Tiến Duật có quan hệ chặt chẽ và góp phần hình thành phong cách thơ ông. Việc sử dụng các quan hệ thời gian trong thơ Phạm Tiến Duật chủ yếu tuân theo nguyên tắc bám sát thời gian khách quan. Quan hệ thời gian đơn tuyến được ông sử dụng rất nhiều. Một số quan hệ thời gian khác như quan hệ thời gian đa tuyến, quan hệ thời gian trùng ứng, hội ứng chiếm tỉ lệ không nhiều. Điều này cho thấy nghệ thuật thơ của ông không cầu kỳ, gọt giũa mà chủ yếu tập trung vào việc phản ánh hiện thực chiến tranh một cách chân thực và giản dị. Nó hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của thời đại, khi mà hơn lúc nào hết, cuộc chiến của dân tộc ta trên khắp các mặt trận đang cần được phản ánh kịp thời và chân thực. Ngoài ra, mạch lạc theo quan hệ thời gian còn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình tượng thơ. Thông qua quan hệ thời gian, các hành động được gắn kết theo trình tự, diễn biến, từ đó bộc lộ được nhiều hình tượng thơ đẹp, thể hiện rõ nét phẩm chất của con người Việt Nam trong chiến tranh. 71 Chương III: MẠCH LẠC THEO QUAN HỆ KHÔNG GIAN TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT 3.1 Vài nét về mạch lạc theo quan hệ không gian 3.1.1. Biểu hiện không gian trong ngôn ngữ Cùng với thời gian, không gian là cũng một hình thức để con người nhận diện về sự tồn tại của vật chất ở thế giới khách quan. Trong “Từ điển tiếng Việt” của Hoàng Phê, không gian được định nghĩa là: “khoảng không bao trùm lên tất cả sự vật, hiện tượng xung quanh đời sống con người” [22, tr63]. Không gian đó được phản ánh vào nhận thức của con người, giúp con người nhận diện được sự tồn tại của sự vật. Trong ngôn ngữ, không gian được nhận diện qua một số từ ngữ có tính biểu thị không gian. Tiếng Việt có một số từ ngữ biểu thị quan hệ không gian khá phong phú. Lớp thứ nhất gồm những từ biểu thị sự định vị vị trí không gian trong thế đối lập: trên – dưới, trong – ngoài, trái – phải, trước – sau, đầu – cuối, giữa – xung quanh, …Chúng được gọi là các giới từ. Lớp thứ hai diễn tả chuyển động của sự vật hiện tượng: ra, vào, lên, xuống, qua, … Chúng được gọi là các từ chỉ hướng. Ví dụ 1: “Ngoài kia tuy mưa gió ầm ầm dân phu rối rít; nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch nghiêm trang lắm, trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng”. (Sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn). Trong ví dụ trên, quan hệ không gian được nhận diện thông qua các giới từ: “ngoài kia” và “trong này”. Nhờ hai từ này mà chúng ta định vị được không gian được nói đến trong quá trình giao tiếp. 72 Ví dụ 2: “Anh lên xe, trời đổ cơn mưa Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ Em xuống núi, nắng về rực rỡ Cái nhành cây gạt mối riêng tư”. (Trường Sơn Đông , Trường Sơn Tây – Phạm Tiến Duật). Biểu hiện không gian trong các câu trên thể hiện thông qua các từ chỉ hướng: “lên”, “xuống”. Nhờ những từ chỉ hướng này mà ta định vị được sự thay đổi không gian của đối tượng được nói đến là “anh” và “em”. Ngoài ra, quan hệ không gian còn được thể hiện trong các từ chỉ địa danh, địa điểm cụ thể như: Hồ Gươm, Ba Vì, thư viện Quốc gia, …. Ví dụ 3: “Tin vui chiến thắng trăm miền Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về Vui từ Ðồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”. (Việt Bắc – Tố Hữu) Trong ví dụ trên nhờ các địa danh “Hoà Bình”, “Tây Bắc”, “Ðiện Biên”, “Ðồng Tháp”, “An Khê” , “Việt Bắc”, “đèo De”, “núi Hồng” mà ta xác định được không gian xảy ra sự kiện “tin vui chiến thắng”. Tóm lại, trong ngôn ngữ biểu hiện không gian được thể hiện qua các từ ngữ là: các giới từ, các từ chỉ hướng, các từ chỉ địa danh, địa điểm. 3.1.2. Mạch lạc theo quan hệ không gian: Cũng như quan hệ thời gian, quan hệ không gian trong ngôn ngữ cần được sắp xếp theo trình tự logic để tạo nên mạch lạc cho văn bản. Nếu một văn bản trình bày không gian hợp logic thì người tiếp nhận dễ dàng tiếp nhận nội dung văn bản. Ngược lại, nếu quan hệ không gian được trình bày không 73 logic, người tiếp nhận sẽ gặp lúng túng và khó khăn nhất định. Vì vậy, việc trình bày quan hệ không gian theo trình tự logic hợp lý sẽ tạo nên mạch lạc trong mỗi văn bản. Nghiên cứu về biểu hiện của mạch lạc qua quan hệ không gian đã có một số luận văn thạc sỹ như luận văn của Phạm Thị Hồng Thúy, Nguyễn Thị Phượng, … Trong các luận văn này, các tác giả đã chỉ ra một số biểu hiện về mạch lạc theo quan hệ không gian. Đó là các quan hệ không gian theo trình tự từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ chung đến riêng, từ rộng đến hẹp, … Ở luận văn này chúng tôi cũng sẽ khai thác mạch lạc theo quan hệ không gian ở các mối quan hệ trên nhưng không theo cách nhìn hình tuyến mà ở thế đối lập giữa các yếu tố thời gian. Điều đó có nghĩa là quan hệ không gian không nhất thiết phải tuân thủ theo trình tự trước sau mà chủ yếu tuân thủ nguyên tắc đối lập. Chẳng hạn, khi trình bày về không gian trong văn bản theo chiều cao – thấp người tạo lập văn bản không nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc miêu tả từ cao xuống thấp hay từ thấp lên cao mà chỉ cần đáp ứng trình bày không gian theo thế đối lập cao – thấp. Nếu việc triển khai không gian theo hướng cao – hẹp sẽ không đảm bảo logic và gây khó khăn cho người tiếp nhận. Như vậy mạch lạc không gian trong văn bản được thiết lập từ các mối quan hệ đối lập: trong – ngoài, trên – dưới, xa –gần, chung – riêng, … Sự triển khai quan hệ không gian theo các yếu tố đối lập làm cho người tiếp nhận dễ hình dung về không gian được nói đến trong văn bản. Ví dụ: “ Đang ở trong đình kia, cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trên mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì. Trong đình, đèn thắp sáng trưng; nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng. Trên sập mới kê ở gian giữa, có một mình quan phụ mẫu, uy nghi chễm chện ngồi. Xung quanh sập, bắc bốn ghế mây, bắt đầu từ phía hữu quan, thì có thầy đề, rồi lần lượt đến thầy đội nhất, thầy thông nhì, 74 sau hết, giáp phía tay tả ngài, thì đến chánh tổng sở tại, cùng ngồi chầu bài”. (Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn) Trong đoạn trích trên, không gian trong văn bản được triển khai theo hướng đối lập trong - ngoài (từ ngoài đình vào trong đình) , giữa - xung quanh (quan phụ mẫu ngồi giữa, xung quanh bắc bốn ghế), hữu - tả (phía hữu quan đến phía tay tả ngài). Cách triển khai từ các hướng đối lập như trên tạo cho người đọc dễ hình dung về không gian trong văn bản. 3.1.3 Đặc điểm quan hệ không gian trong thơ Không chỉ mạch lạc theo quan hệ thời gian mà mạch lạc theo quan hệ không gian trong thơ cũng có những đặc trưng riêng. Thơ có những đặc thù về ngôn ngữ, về cách thức triển khai đề tài, … vì vậy, mạch lạc trong thơ nói chung và mạch lạc theo quan hệ không gian nói riêng cũng mang nét đặc thù của thể loại. Về trình hình thức triển khai quan hệ không gian, thơ cũng có cách triển khai như những loại hình văn bản khác. Để tạo cho người đọc dễ tiếp nhận và hình dung được không gian trong văn bản, nhà thơ thường trình bày, miêu tả không gian theo các tiêu chí đối lập như: trong – ngoài, xa – gần, cao – thấp, chung – riêng, …Tuy vậy, so với biểu hiện không gian trong truyện, biểu hiện không gian trong thơ súc tích và được miêu tả tập trung hơn. Nếu không gian trong truyện được miêu tả tỉ mỉ, chi tiết thì không gian trong thơ chỉ được thể hiện qua vài nét chấm phá, khái quát nhưng có sức gợi cao. Để thấy rõ hơn sự khác biệt giữa không gian trong thơ và không gian trong truyện, chúng ta xét hai ví dụ cùng miêu tả về mùa xuân dưới đây: “Mùa xuân thứ hai đã đến. Màu xanh thẫm của đỗ, của ngô, của lạc, màu xanh non của lá mạ, màu đỏ tươi của ớt chín lấn dần lên các thứ màu nham nhở, man rợ khác của đất hoang... Một mảnh vải trắng làm rèm che cửa, một giàn liễu leo có những chấm hoa đỏ thắm như nhung ở mé hiên phía trước, bóng lá loáng mướt của dặng chuối, màu vàng ửng của khóm đu đủ, 75 mấy con ngỗng bì bạch ở mé nhà, tiếng guốc đi lẹp kẹp, bóng dáng nặng nề của những chị có mang ở khu gia đình, những ngọn đèn le lói, mảng thuốc bay qua ánh đèn trông rõ từng sợi xanh”. (Mùa lạc – Nguyễn Khải) Trong ví dụ trên, dựa vào cách miêu tả của tác giả ta có thể nhận ra không gian mùa xuân ở nông trường Điện Biên được miêu tả lần lượt từ xa đến gần. Không gian xa là không gian xanh của cây cối nông trường. Không gian gần là không gian sống của con người ở nông trường. Các chi tiết về không gian đó được miêu tả khá cụ thể và chi tiết. Cũng tả về mùa xuân nhưng cách miêu tả không gian trong thơ có điểm khác: “Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Những câu thơ trên, không gian được miêu tả từ cao đến thấp, từ xa đến gần. Nguyễn Du không tả nhiều chi tiết mà chỉ tập trung phác họa một số nét tạo thành điểm nhấn nhưng vẫn đủ tái hiện bức tranh thiên nhiên giàu sức sống của mùa xuân. Mặt khác, không gian trong thơ cũng có điểm khác so với không gian trong văn bản báo chí. Văn bản báo chí là thể loại mang chức năng chính là chức năng thông tin. Do đó, không gian trong văn bản báo chí thường là các địa điểm ngắn gọn và gắn trực tiếp với các sự kiện. Trong khi đó, văn học nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng, ngoài chức năng thông tin, mỗi văn bản còn có chức năng thẩm mỹ. Vì vậy, không gian trong thơ có ngôn ngữ giàu tính tạo hình. Nó không chỉ đơn thuần là yếu tố chỉ nơi chốn, địa điểm của các sự kiện mà còn là bức tranh không gian bằng ngôn từ gắn với cảm 76 xúc cá nhân của người nghệ sỹ. Nếu trong văn bản báo chí, không gian chỉ gắn với thao tác kể thì trong thơ ngoài thao tác kể, nó còn được gắn với cả thao tác tả. Để thấy sự khác nhau giữa không gian trong thơ và không gian trong báo chí ta xét hai ví dụ sau: “Một thống kê chưa đầy đủ cho thấy đến nay, trên toàn thế giới đã có khoảng 25 triệu người đã bị nhiễm AIDS. Tình trạng lây nhiễm HIV gần đây đang có xu hướng tăng cao tại khu vực Châu Á mà Đông Nam Á là một “điểm nóng” của đại dịch này. Tại Việt Nam, kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện ở thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm 1990 đến nay đã phát hiện được hơn 55.000 trường hợp nhiễm bệnh khác…”[29, tr78] Trong ví dụ trên, mỗi không gian gắn với mỗi sự kiện riêng và chỉ được nói đến thuần túy như một địa điểm. Cách trình bày mỗi không gian rất ngắn gọn: toàn thế giới, Châu Á , Đông Nam Á, Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, không gian trên không thiên về tả mà chỉ là cơ sở để xuất hiện một sự kiện theo hướng kể. Ngược lại, những câu thơ dưới đây không gian được trình bày theo bút pháp tả và được tạo thành bởi những ngôn từ có tính tạo hình cao. Không gian ở đây có tính họa, điều mà ở ví dụ trên không có: “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”. (Việt Bắc – Tố Hữu). 77 Tóm lại, quan hệ không gian trong thơ là kiểu quan hệ được khai thác theo các yếu tố đối lập: trong – ngoài, cao – thấp, xa – gần, ... Nó thường được trình bày một cách súc tích, cô đọng. Cách thức trình bày không gian trong thơ bao hàm cả bút pháp kể và bút pháp tả. 3.2 Mạch lạc theo quan hệ không gian trong thơ Phạm Tiến Duật Bên cạnh quan hệ thời gian, quan hệ không gian cũng là một nhân tố biểu hiện tính mạch lạc. Nếu như quan hệ thời gian gắn liền với sự vận động của sự vật sự việc thì quan hệ không gian giúp người đọc định hình được bối cảnh chứa các sự vật, sự việc trong bài. Quan hệ thời gian gắn với thao tác kể, trần thuật còn quan hệ không gian được gắn với cả thao tác tả. Khảo sát quan hệ không gian trong thơ Phạm Tiến Duật, một mặt chúng ta đặt các mối quan hệ thời gian đó trong lý thuyết về mạch lạc để thấy được mạch lạc theo quan hệ không gian trong thơ ông. Mặt khác, chúng ta cần đặt mối quan hệ không gian trong sự tác động, chi phối của thể loại thơ. Như vậy, chúng ta vừa thấy được sự triển khai mạch lạc theo quan hệ không gian vừa thấy được quan hệ mạch lạc đó được biểu hiện riêng biệt trong thơ nói chung và trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng như thế nào. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy quan hệ không gian trong thơ Phạm Tiến Duật được biểu hiện ở nhiều hình thức. Có khi cùng một không gian chứa nhiều sự kiện, có khi mỗi không gian chứa mỗi sự kiện khác nhau, lại có khi không gian lớn bao hàm không gian bé, sự kiện chung bao hàm sự kiện riêng, … Dù được triển khai theo hướng nào thì quan hệ không gian trong thơ Phạm Tiến Duật cũng bộc lộ một số quan hệ trong thế đối lập: trong – ngoài, xa – gần, cao – thấp, … 3.2.1 Quan hệ không gian theo thế đối lập trong – ngoài: Quan hệ không gian thế đối lập trong – ngoài: là quan hệ không gian được trình bày, triển khai theo hướng miêu tả sự vật, hiện tượng trong thế tương xứng trong – ngoài. 78 Trong thơ Phạm Tiến Duật quan hệ không gian này không nhiều. Để diễn đạt quan hệ không gian trong – ngoài, nhà thơ thường dùng một số trạng ngữ chỉ nơi chốn. Đi kèm với thế đối lập không gian trên thường là những sự kiện có tính chất trái ngược nhau (như khắc nghiệt và lãng mạn, yên tĩnh và rộn ràng, …). Ví dụ 1: “Giặc nhằm bắn bốn bề lửa cháy Cái buồng lái là buồng con gái Vẫn cành hoa mềm mại cài ngang”. (Niềm tin có thật) Trong đoạn thơ trên, ta có thể hình dung được một không gian mà bên ngoài buồng lái là lửa cháy bao quanh, còn trong buồng lái vẫn mang nét dịu dàng, thanh tao nữ tính bởi “cành hoa mềm mại cài ngang”. Thế đối lập không gian giữa trong buồng lái – ngoài buồng lái khiến người đọc dễ hình dung bối cảnh xung quanh cô gái lái xe. Tính chất sự kiện đi liền với hai hướng không gian cũng có tính đối ngược. Ở trong buồng lái là hình ảnh cành hoa dịu dàng, nữ tính biểu hiện cho sự lãng mạn, bình yên; đối ngược với nó là hình ảnh “lửa cháy” mang vẻ dữ dội, khắc nghiệt của chiến tranh. Từ sự đối lập đó, Phạm Tiến Duật đã xây dựng được hình tượng oai hùng của người lính lái xe. Tư thế ung dung, hiên ngang “nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng” không chỉ được biểu hiện ở những người lái xe nam mà ngay cả những cô gái tay yếu chân mềm khi cần vẫn có thể trở thành một người lính lái xe ung dung và kiên cường. Nét kiên cường đó không làm mờ đi vẻ đẹp nữ tính, ngược lại chính nét nữ tính từ “cành hoa mềm mại” giữa bộn bề khói lửa đã tạo nên tư thế người lái xe nữ anh hùng. Ví dụ dưới đây, không gian cũng được triển khai theo hướng đối lập trong – ngoài: 79 Ví dụ 2: “Ngoài đường phố rộn ràng người, xe tíu tít Ở đây tĩnh mịch như rừng”. (Ông già thuốc bắc). Hai câu thơ tái hiện lại không gian đối lập giữa “ngoài đường phố” và “ở đây”. “Ở đây” là trạng ngữ nơi chốn biểu thị không gian trong quầy thuốc của Ông già thuốc bắc. Hai không gian ngoài đường phố và trong quầy thuốc tạo nên hai khung cảnh có tính chất đối ngược nhau: một bên thì “tĩnh mịch như rừng”, một bên lại “rộn ràng người, xe tíu tít”. Cách miêu tả không gian trong thế đối lập trong – ngoài này càng làm cho sự tĩnh mịch của không gian trong quầy thuốc trở nên đáng chú ý; bởi “ngoài kia” và “ trong này” chỉ cách nhau vài bước chân mà là hai thế giới hoàn toàn khác nhau. Một bên là sự náo nhiệt, sôi động của phố phường, biểu hiện của cuộc sống hiện đại còn một bên lại mang nét hoang sơ, tĩnh mịch của tự nhiên. Nét tĩnh mịch đó giữa thành phố sôi động không dễ có và đó là nét không gian độc đáo của cửa hàng thuốc bắc, nơi gắn với các loại thuốc quý từ cây cỏ tự nhiên, thậm chí là từ chốn hoang vu của rừng rậm về. 3.2.2 Quan hệ không gian theo thế đối lập cao – thấp: Quan hệ không gian theo trình tự cao – thấp là quan hệ không gian mà việc trình bày, triển khai được tổ chức theo thế đối xứng cao – thấp. Trong thơ Phạm Tiến Duật, việc triển khai không gian theo quan hệ cao – thấp có khi được trình bày theo hướng từ cao xuống thấp, có khi lại được trình bày từ thấp đến cao. Ví dụ 1: “Từ trên trời bảy trăm mét Nhìn thấy lửa que diêm sáng mặt người; Một nghìn mét từ trên trời 80 Nhìn thấy ngọn đèn dầu nhỏ bé; Tám nghìn mét Thấy ánh lửa đèn hàn chớp lóe”. (Lửa đèn) Trong ví dụ trên, quan hệ không gian được trình bày theo hướng từ thấp đến cao. Độ cao từ trên trời nhìn xuống thấy lửa tương xứng với độ lớn của ngọn lửa đó trong đêm. Để diễn đạt nội dung đó, tác giả đã tái hiện lại nhiều khoảng không gian khác nhau. Các khoảng không gian đó được trình bày theo thứ tự từ thấp đến cao: “bảy trăm mét” – “một nghìn mét” – “tám nghìn mét”. Đi cùng với những không gian là những hình ảnh về ánh lửa nên đoạn thơ mang bút pháp tả. Việc miêu tả không gian từ những độ cao khác nhau cho thấy sự ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân ta. Với vũ khí tối tân, giặc đánh phá chúng ta ở mọi độ cao khác nhau. Sự bình yên của làng quê bên những ngọn lửa đêm bị phá tan bởi sự đánh phá ác liệt đó. Ví dụ dưới đây, không gian trong thơ lại được trình bày theo hướng từ cao xuống thấp: Ví dụ 2: “Nhà như lá đa đậu lưng chừng núi Sông suối từ đâu rơi xuống chân đèo”. (Đèo Ngang) Có thể nói đó là một trong những câu tả cảnh hay nhất trong thơ Phạm Tiến Duật. Không gian ở Đèo Ngang được tái hiện theo chiều dọc từ cao xuống thấp. Quan hệ không gian này được thể hiện qua các bổ ngữ nơi chốn: “lưng chừng núi”, “chân đèo”. Theo hình dung của chúng ta thì không gian lưng chừng núi cao hơn so với không gian ở chân đèo. Vì vậy, hai câu thơ mở ra một không gian theo thế đối lập: cao – thấp theo bút pháp tả. “Nhà” là không gian sống của con người, nơi bao chứa con người, vậy mà khi “nhà” được đặt trong không gian bao la của Đèo Ngang nó chỉ nhỏ bé 81 như “lá đa”. Động từ “đậu” khiến cho tư thế của nhà cực kỳ chênh vênh. Trong không gian hùng vĩ của Đèo Ngang tưởng tượng như nhà mong manh và chênh vênh đến mức như chiếc lá đa, chỉ cần một cơn gió nhẹ là có thể tan biến và mất hút khỏi không gian. Câu thơ tiếp theo hướng đến mảng không gian thấp hơn ở phía dưới chân đèo khi miêu tả về hình ảnh nước từ trên cao rơi xuống. Trước không gian rộng lớn mênh mông và bị che khuất tầm nhìn bởi thành vách, chủ thể thậm chí không nhận ra được những dòng nước đang tuôn hối hả từ trên cao mà chỉ nhận ra nó khi đã chạm đến chân đèo. Bằng cách tái hiện không gian theo hướng đối lập cao – thấp cùng một số nét chấm phá trong việc dùng từ, Phạm Tiến Duật như một họa sĩ vẽ ra trước mắt người đọc một không gian vô cùng rộng lớn khiến ai cũng phải choáng ngợp. 3.2.3 Quan hệ không gian theo thế đối lập trên – dưới: Quan hệ không gian theo thế đối lập trên - dưới là quan hệ mà không gian trong văn bản được triển khai, tổ chức theo thế đối xứng cao – thấp. Ví dụ 1: “Yêu cái cầu vồng khi trời nổi gió Bắc giữa trời cao, vệt xanh vệt đỏ Dưới gầm cầu vồng nhà máy mới xây Trời sắp mưa khói trắng hơn mây”. (Cái cầu) Ở ví dụ trên, quan hệ không gian được biểu hiện theo hướng đối lập trên – dưới. Tác giả miêu tả chiếc cầu vồng là sự vật ở trên trước sau đó miêu tả đến những nhà máy, những làn khói trắng phía bên dưới chiếc cầu vồng. Chiếc cầu vồng như một chiếc cầu “bắc” giữa hai vùng trời cao với màu sắc sặc sỡ. Phía dưới cầu vồng đó, tưởng như rất gần thôi như ngay phía dưới của gầm chiếc cầu là hình ảnh của nhà máy mới, biểu tượng của một cuộc sống bình yên, thịnh vượng. Đan lồng trong không gian giữa chiếc cầu vồng và nhà máy mới xây là hình ảnh khói mây mờ ảo. Đoạn thơ có tính gợi hình nên để 82 triển khai không gian này, tác giả sử dụng bút pháp tả. Tương tự, ví dụ dưới đây, không gian cũng được triển khai theo quan hệ trên- dưới và gắn với bút pháp tả: Ví dụ 2: “Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại Như võng trên sông ru người qua lại Dưới cầu nhiều thuyền chở đá, chở vôi; Thuyền buồm đi ngược, thuyền thoi đi xuôi”. (Cái cầu) Không gian được miêu tả từ cái cầu treo sau đó là hình ảnh phía dưới chiếc cầu đó. Việc miêu tả không gian theo thế đối lập trên – dưới này giúp người đọc hình dung được không gian chứa chiếc cầu và không gian phía dưới nó. Ngoài ra, quan hệ không gian trong những câu thơ trên còn được mở rộng bởi quan hệ ngược – xuôi từ sự di chuyển của những chiếc thuyền. Với cách triển khai không gian theo hướng đối lập trên- dưới, ngược – xuôi, đoạn thơ trên đã tái hiện lại một bức tranh giàu sức sống, nhộn nhịp của một vùng quê bình yên. 3.2.4 Quan hệ không gian theo thế đối lập xa – gần Quan hệ không gian theo thế đối lập xa – gần là quan hệ không gian được trình bày, triển khai theo hướng miêu tả sự vật, hiện tượng trong thế tương xứng xa – gần. Ví dụ 1: Không gian dưới đây được triển khai theo trình tự từ xa đến gần: “Tôi từ xa Seng Phan. Nghe bom giội đêm ngày, (…)Tôi đến gần Seng Phan Nghe cây đổ ầm ầm 83 (…) Tôi đứng giữa Seng Phan Cao hơn tiếng bom là tiếng khe núi tiếng đàn, Tiếng mìn công binh phá đá…” (Tiếng bom ở Seng Phan) Bài thơ “Tiếng Bom ở Seng Phan” lấy Seng Phan làm trung tâm để định vị vị trí của tác giả với địa điểm Seng Phan. Từ đó, gợi mở ra các khoảng không gian từ xa tới gần và miêu tả đặc trưng ở từng khoảng không gian đó. Vì vậy, quan hệ không gian trong bài thơ trên là quan hệ theo chiều ngang, từ xa đến gần. Các từ giúp ta nhận diện được vị trí không gian, từ đó thiết lập quan hệ không gian giữa các phần trong bài thơ là: “xa Seng Phan”, “gần Seng Phan”, “giữa Seng Phan”. Sau các từ chỉ không gian, các sự kiện lần lượt diễn ra theo trật tự từ xa đến gần. Không gian chỉ được trình bày hết sức ngắn gọn bởi vậy việc triển khai không gian trong những câu thơ trên mang bút pháp kể. Ở xa Seng Phan, âm thanh nổi lên là tiếng bom giội, tiếng động cơ tàu bay; khi đến gần Seng Phan chủ thể nghe thấy tiếng cây đổ ầm ầm. Nhưng khi đứng giữa Seng Phan, tâm của chiến trường những âm thanh giữ dội, khắc nghiệt của chiến tranh lại không còn rõ nữa; thay vào đó là những âm thanh thường nhật của cuộc sống hàng ngày từ tiếng điếu cày “rít lên thong thả”, “tiếng mìn công binh phá đá”, …và tiếng bom giữa chiến trường lại trở nên “rất nhỏ”. Sự nghịch lý này tưởng như vô lý nhưng lại trở nên hợp lý khi đặt nó vào guồng lao động, chiến đấu hăng say của quân dân ta. Khi mà mỗi người đều tập trung vào lao động, chiến đấu với tinh thần “vì nước quên thân, vì dân quên mình” thì với họ chỉ còn lại công việc và nhiệm vụ, những tiếng bom, tiếng tàu bay dữ dội có sức tàn phá, hủy diệt trở thành nhẹ tênh trong lòng. Như vậy, qua việc triển khai sự kiện theo trình tự quan hệ không gian từ xa đến gần, nhà thơ đã nêu lên một nghịch lý, từ đó làm nổi bật lên tinh thần chiến đấu hăng say, quật cường của quân dân ta trong chiến tranh. 84 Ngược lại, không gian ở những câu thơ sau lại được triển khai theo hướng từ gần đến xa: Ví dụ 2: “Tốp bộ binh đang chờ xung phong Ngửa mặt nhìn trời: Những mảnh tàn đen của lá đang rơi, Dữ dội rừng bên bốc cháy”. (Những mảnh tàn lá) Những câu thơ trên tái hiện lại một không gian mà tốp bộ binh được lấy làm trung tâm. Gần tốp bộ binh đó là những mảnh tàn lá đang rơi, xa hơn chút là cảnh cánh rừng bốc cháy dữ dội. Quan hệ không gian được triển khai theo hướng từ gần đến xa để tái hiện lại hiện thực ở chiến trường khi quân ta và địch đang giao chiến. Từ đó, Phạm Tiến Duật đã truyền tải sự khắc nghiệt ở chiến trường vào trang thơ mình. Ngôn ngữ của đoạn thơ có tác dụng gợi hình rất cao. Ví dụ 3: “Ra trận là dũng sĩ Bên mẹ là trẻ con Bầu sữa quê ta đó Rót vào chùm quả ngon”. (Mùa cam trên đất Nghệ) Đoạn thơ trên gợi ra 2 không gian có quan hệ với nhau theo quan hệ xa – gần. “Ra trận” biểu thị một không gian xa còn “bên mẹ” biểu thị một không gian gần. Các từ chỉ không gian: “ra trận”, “bên mẹ” biểu thị không gian một cách ngắn gọn, không có tính tạo hình. Bởi vậy, không gian trong những câu thơ trên được triển khai dựa trên bút pháp kể. Việc triển khai hai khoảng 85 không gian xa – gần được gắn với hai từ có tính chất trái ngược nhau: “dũng sĩ”, “trẻ con” đã tạo nên hình tượng người chiến sĩ với những biểu hiện trái chiều nhưng thống nhất trong một con người. Đó là một con người anh dũng, can trường trong chiến đấu nhưng đối với mẹ lại luôn bé bỏng đáng yêu. 3.2.5 Một số quan hệ không gian khác: Ngoài một số quan hệ không gian nêu trên, quan hệ không gian trong thơ Phạm Tiến Duật còn được biểu hiện ở một số quan hệ đối lập khác. Ví dụ 1: “Như anh với em như Nam với Bắc Như đông với tây một dải rừng liền”. (Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây). Tình yêu quê hương, đất nước trong thơ Phạm Tiến Duật được khéo léo đan cài với tình yêu trai gái. Tình cảm riêng tư không làm giảm đi sức nặng về nhiệm vụ chung. Ngược lại cái riêng hòa quện với cái chung càng làm cho tình yêu quê hương đất nước trở nên nồng nàn. Mối quan hệ máu thịt giữa các “anh” – “em”, Nam – Bắc, đông – tây được ví như không gian gắn liền, không tách rời của một “mảnh rừng liền”. Quan hệ không gian đối lập qua sự đối xứng: Bắc – Nam, đông – tây. Việc triển khai không gian trong ví dụ trên gắn với bút pháp kể. Ví dụ dưới đây, quan hệ không gian cũng được thiết lập từ sự đối xứng đông – tây: Ví dụ 2: “Ðông sang tây không phải đường thư: Ðường chuyển đạn và đường chuyển gạo Ðông Trường Sơn, cô gái "ba sẵn sàng" xanh áo Tây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh”. (Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây) 86 Các câu thơ trên tái hiện lại một không gian của những con đường chuyển gạo và chuyển đạn từ đông sang tây. Đoạn thơ vẽ ra hai không gian tràn ngập áo xanh của những cô gái, chàng trai ở chiến trường. Đó là màu xanh của hy vọng, màu xanh nhiệt huyết của một thế hệ gắn liền với con đường Trường Sơn huyền thoại. Từ những không gian màu xanh đó, tác giả đã truyền vào những câu thơ khí thế hừng hực của không khí chiến trường. Quan hệ không gian ở đây được thể hiện theo chiều đối xứng: đông – tây và được triển khai theo bút pháp tả. Ví dụ 3: Toàn thành phố thu mình trong báo động Hố cá nhân ôm trẻ con như tổ ong ôm nhộng. (Ông già thuốc bắc) Cảnh Hà Nội thời chiến được Phạm Tiến Duật miêu tả theo trình tự từ chung đến riêng. Không gian thời chiến ở Hà Nội được tác giả bao quát trong phạm vi toàn thành phố để thấy được không khí chung, bao trùm. Mặt khác, để diễn tả sự gấp rút và ác liệt của chiến tranh, ông lại tiếp tục tập trung miêu tả không gian riêng, nhỏ hơn từ những “hố cá nhân”. Các từ thế hiện rõ vị trí không gian là: “toàn thành phố” và “hố cá nhân”. Việc triển khai không gian như vậy tạo nên mạch lạc không gian theo hướng từ chung đến riêng, từ đó nêu bật lên sự gấp rút, tập trung của thành phố khi có chiến sự. Ví dụ 4: “Trời đang cao biết mấy Đất đang bày những hòn nhỏ hòn to Bến vận tải tắm trong câu hò”. (Nghe hò đêm bốc vác) Trong ví dụ trên, quan hệ không gian được triển khai theo chiều từ 87 chung đến riêng. Hai câu đầu miêu tả khoảng không gian lớn, bao quát của trời đất. Nhưng câu thứ ba lại thu về không gian hẹp của bến vận tải. Ngoài ra, các câu thơ trên còn có quan hệ theo hướng đối lập cao – thấp (trời – đất). Bến vận tải, nơi lao động gắn với những câu hò bốc vác được đặt trong thế đối xứng với không gian rộng lớn của trời đất nhưng không vì thế mà trở nên nhỏ bé, đơn độc. Ngược lại, chính thế đối lập giữa cái chung mênh mông với cái riêng nhỏ khi được “tắm trong câu hò” đã mang đến một khí thế chủ động, rộn rã cho không gian bến vận tải. Đó là khí thế lao động hăng say, nhiệt huyết của những con người kháng chiến. Đoạn thơ chủ yếu sử đụng bút pháp tả khi nói về không gian này. Sau khi khảo sát mạch lạc theo quan hệ không gian trong thơ Phạm Tiến Duật, chúng tôi thấy tỉ lệ mạch lạc theo quan hệ không gian trong thơ ông như sau: Số lượng Số bài Tỷ lệ (%) Bài thơ khảo sát 67 100 Bài thơ có mạch lạc theo 13 19 Bài thơ quan hệ không gian Trong đó, tỉ lệ những bài sử dụng thao bút pháp và thao bút pháp như sau: Số lượng Số bài Tỷ lệ (%) Bút pháp kể 3 23 Bút pháp tả 10 77 Bút pháp Tiểu kết chương III: Qua việc khảo sát quan hệ không gian trong thơ Phạm Tiến Duật, chúng tôi thấy một số điểm sau: 88 - Không gian trong thơ Phạm Tiến Duật chủ yếu được trình bày qua bút pháp tả mà không sử dụng bút pháp kể nhiều như trong văn bản báo chí. Điều này phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ giàu tính tạo hình của văn bản văn nghệ thuật nói chung và trong thơ nói riêng. - Quan hệ không gian trong thơ Phạm Tiến Duật chiếm tỉ lệ ít trong tổng số các bài thơ được khảo sát. Điều này cho thấy Phạm Tiến Duật ít vận dụng bút pháp tả trong quá trình triển khai đề tài của thơ mình. Sở dĩ như vậy là do ông thường tập trung miêu tả tình tiết sự kiện theo diễn biến hơn là miêu tả không gian của sự kiện. Nó hoàn toàn phù hợp với phong cách thơ thiên về sự kiện của Phạm Tiến Duật. - Quan hệ không gian trong thơ Phạm Tiến Duật đã góp phần đáng kể trong việc truyền tải hiện thực kháng chiến, và bộc lộ hình tượng nhân vật. Thông qua cách triển khai mạch lạc theo quan hệ không gian, bức tranh về chiến tranh và hình tượng con người kháng chiến được khắc họa sinh động. 89 PHẦN KẾT LUẬN Qua việc khảo sát mạch lạc thời gian và không gian trong thơ Phạm Tiến Duật, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Về tính mạch lạc trong văn bản nghệ thuật: - Tuy mạch lạc là yếu tố có ở tất cả các dạng văn bản chức năng nhưng ở mỗi thể loại văn bản chức năng khác nhau mạch lạc có biểu hiện khác nhau. Trong thơ, do đặc thù thể loại thiên về cảm xúc cá nhân, giàu tính hình tượng, có nhịp điệu, … nên mạch lạc của thơ khó nắm bắt hơn mạch lạc văn xuôi. - Cũng như đặc trưng chung của mạch lạc trong thơ, mạch lạc theo quan hệ thời gian trong thơ khó nắm bắt hơn trong truyện. Do đặc trưng của thơ thường không có cốt truyện và được lắp ghép theo “mảng miếng” nên mạch lạc theo quan hệ thời gian chủ yếu được nhận biết ở các sự kiện nhỏ trong bài. Các sự kiện lớn được trình bày theo từng đoạn, từng phần có quan hệ thời gian với các đoạn, các phần khác trong bài thơ không nhiều. - Mạch lạc theo quan hệ không gian trong thơ ngoài tác dụng tạo sự nối kết giữa các khoảng không gian, nó còn có vai trò góp phần tạo nên tính thẩm mỹ trong quá trình tiếp nhận. Mạch lạc theo quan hệ không gian không chỉ biểu thị những không gian hiện thực, cụ thể mà còn là những không gian có tính họa, được biểu hiện thông qua ngôn ngữ hàm xúc và giàu tạo hình. - Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy trong văn bản nghệ thuật, mạch lạc và nội dung, mạch lạc và phong cách người tạo lập văn bản có mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại với nhau. Nội dung tác phẩm và phong cách nhà thơ có vai trò lớn trong việc quyết định sử dụng loại mạch lạc nào là chủ yếu trong văn bản nghệ thuật. Ngược lại, mỗi loại mạch lạc thường được sử dụng để diễn đạt mỗi dạng nội dung riêng. Chẳng hạn mạch lạc theo quan hệ thời gian thường diễn đạt nội dung giàu tính sự kiện, mạch lạc theo quan hệ không gian diễn đạt nội dung giàu tính tạo hình, … 90 2. Về mạch lạc trong thơ Phạm Tiến Duật: - Mạch lạc theo quan hệ thời gian xuất hiện trong thơ Phạm Tiến Duật chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng số bài thơ được khảo sát. Nguyên nhân khiến thơ ông có nhiều quan hệ thời gian như vậy là do nội dung trong thơ rất giàu sự kiện từ hiện thực kháng chiến chống Mỹ. Vì vậy để trần thuật lại các sự kiện từ hiện thực đó, nhà thơ sử dụng quan hệ thời gian nhằm nối kết chúng, giúp người đọc hình dung được diễn biến của các sự kiện. Có thể nói yêu cầu nội dung là yếu tố ảnh hưởng đến cách thức xây dựng mạch lạc trong thơ ông, ngược lại chính cách xây dựng mạch lạc chứa nhiều quan hệ thời gian đã giúp Phạm Tiến Duật truyền tải tốt hơn các sự kiện từ hiện thực kháng chiến vào thơ mình. - Qua việc khảo sát mạch lạc theo quan hệ thời gian trong thơ Phạm Tiến Duật, chúng tôi thấy nó có quan hệ chặt chẽ với phong cách thơ ông. Thơ Phạm Tiến Duật thường gắn liền với các sự kiện, bởi vậy ông được xem là nhà thơ của sự kiện. Quan hệ thời gian trong thơ ông xuất hiện nhiều chính bởi thơ ông giàu sự kiện. Như vậy, quan hệ thời gian là yếu tố thiết yếu để triển khai lối thơ theo phong cách tự sự. - Mạch lạc theo quan hệ không gian trong thơ Phạm Tiến Duật chiếm tỉ lệ không nhiều. Việc ít dùng mạch lạc theo quan hệ không gian cho thấy thơ Phạm Tiến Duật ít sử dụng búp pháp miêu tả. Điều này phù hợp với nhận định ông là “nhà thơ của sự kiện” như đã phân tích ở trên. Thơ ông chủ yếu tập trung vào việc trần thuật các sự kiện mà không chú trọng việc miêu tả không gian. - Phương thức triển khai mạch lạc theo quan hệ thời gian và mạch lạc theo quan hệ không gian trong thơ Phạm Tiến Duật có vai trò đáng kể trong việc phản ánh hiện thực chiến tranh một cách chân thực, sinh động. Đồng thời, nó còn có tác dụng xây dựng nên những hình tượng thơ đẹp. Chính điều này đã tạo nên tên tuổi nhà thơ Phạm Tiến Duật, giúp ông trở thành cây bút 91 tiêu biểu trong kháng chiến chống Mỹ và được xem là nhà thơ gắn liền với con đường Trường Sơn huyền thoại. 3. Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù chúng tôi rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi hy vọng nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các nhà nghiên cứu để đề tài này hoàn thiện hơn. 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị Vân Anh (2004), Mạch lạc theo quan hệ thời gian- một biểu hiện của thiên tài Nguyễn Du trong nghệ thuật bố cục truyện Kiều, Tạp chí Ngôn ngữ số 5. 2. Trần Thị Vân Anh (2009), Mạch lạc trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Luận án tiến sỹ, Viện Ngôn ngữ học. 3. Diệp Quang Ban (1998), Về mạch lạc trong văn bản, Tạp chí Ngôn ngữ số 1/1998, tr 47 -55. 4. Diệp Quang Ban (1999), Hai giai đoạn của ngôn ngữ học văn bản và tên gọi “phân tích diễn ngôn”, Tạp chí Ngôn ngữ số 2. 5. Diệp Quang Ban (2002), Giao tiếp - văn bản – mạch lạc – liên kết – đoạn văn; Nxb Khoa học Xã hội. 6. Diệp Quang Ban (2005), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo Dục. 7. Nguyễn Đức Dân (1996), Biểu hiện và nhận diện thời gian trong tiếng Việt; Tạp chí Ngôn ngữ số 3/1996, tr5-13. 8. Nguyễn Đức Dân (2005), Những giới từ không gian: sự chuyển nghĩa và ẩn dụ. Tạp chí Ngôn ngữ, số 9 /2005, tr42-50. 9. Nguyễn Thị Diệp (2014), Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu; LVThS Văn học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. 10. Lê Thị Kim Dung (2003), Mạch lạc theo quan hệ nguyên nhân và thời gian qua các bài đọc văn xuôi sách ngữ văn lớp 6, lớp 7; LVThS Khoa học Ngữ văn, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội. 11. Hữu Đạt, (2001) Phong cách học Tiếng Việt; Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội. 93 12. Hữu Đạt (2000), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội. 13. Hữu Đạt (1996), Đặc điểm phong cách thơ và ca dao: nhìn từ góc độ giao tiếp, Tạp chí ngôn ngữ số 4/ 1996 (tr 58-63). 14. Hữu Đạt, Mạng nghĩa và tính mạch lạc của văn bản nghệ thuật, Tạp chí Từ điển và Bách khoa thư, số 5/ 2013. 15. Đặng Thị Thu Hà (1997), Mạch lạc trong một số kiểu truyện ngắn hiện đại; LVThS khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 16. Lê Thị Tuyết Hạnh, (1997)Thời gian nghệ thuật như một nhân tố cấu trúc văn bản nghệ thuật; Luận án PTS khoa học Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 17. Phan Văn Hòa (1998), Phương tiện liên kết câu, đối chiếu ngữ liệu Anh – Việt, Luận án tiến sĩ Ngữ văn. 18. Nguyễn Hòa (2003), Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề về lý luận và phương pháp; Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội. 19. Nguyễn Thị Hồng Nga (2005), Mạch lạc trong một số truyện ngắn; LVThS Ngôn ngữ học, trường Đại học KHXHNV Hà Nội. 20. Đỗ Ngọc Ngân (1998), Đặc điểm định vị không gian trong tiếng Việt; Tạp chí Ngôn ngữ, số 2/1998. 21. Hoàng Bích Ngọc (2014), Khảo sát tính mạch lạc trong thơ Vi Thùy Linh; LVThS Ngôn ngữ học, Đại học KHXHNV Hà Nội. 22. Hoàng Phê (1992 ), Từ điển tiếng Việt – Nxb Trung tâm từ Điển Ngôn ngữ. 23. Nguyễn Thị Phượng (2008), Mạch lạc theo quan hệ thời gian và không gian trong các bài đọc sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học; LVThS Ngôn ngữ học, Đại học KHXHNV Hà Nội. 24. Nguyễn Thị Việt Thanh (1999), Hệ thống liên kết lời nói; Nxb Giáo Dục 25. Trần Ngọc Thêm (1981, Văn bản như một đơn vị giao tiếp, Tạp chí Ngôn ngữ số 1 +2/ 1981. 94 26. Trần Ngọc Thêm (1999), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb Giáo Dục. 27. Nguyễn Thị Thìn (2003), Về mạch lạc của văn bản viết; Tạp chí Ngôn ngữ, số 3/2003, tr44-57. 28. Nguyễn Thị Thung (2008), Phong cách thơ Phạm Tiến Duật; LVThS Văn học, Đại học Thái Nguyên. 29. Nguyễn Thị Hồng Thúy (2004), Trật tự câu trong vai trò liên kết và tạo mạch lạc cho văn bản; LVThS Ngôn ngữ học, trường Đại học KHXHNV. 30. Nguyễn Thị Hải Yến (2010), Khảo sát ngôn ngữ thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, LVThS Ngôn ngữ học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. 31. Mark Halliday (2004), Dẫn nhập ngữ pháp chức năng (Hoàng Văn Vân dịch), Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội. 32. David Nunan (1998), Dẫn nhập phân tích diễn ngôn, Nxb Giáo Dục. 33. O.J.Moskalskaja (1996), Ngữ pháp văn bản (Trần Ngọc Thêm dịch); Nxb Giáo Dục. 34. Lê Thị Lan Anh, Mạch lạc trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, website khoa Ngữ văn Đại học SP Hà Nội; dẫn tại: http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghiencuu/Ngonngu/tabid/100/newstab/318/De fault.aspx (đăng ngày 05/06/2014). 35. Nguyễn Sĩ Đại, Phạm Tiến Duật: Người mang chân dung một thời đại. website báo điện tử Dân Trí; dẫn tại: http://dantri.com.vn/van-hoa/phamtien-duat-nguoi-mang-chan-dung-mot-thoi-dai-875371.htm (đăng ngày 17.5.2014). 36. Lê Bích Hồng - Về thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam. Dẫn tại: http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=10093 &cn_id=692051 (đăng ngày: 24.12.2004). 95 37. Nguyễn Văn Long, Thơ Kháng chiến chống Mĩ trong tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, tạp chí Văn nghệ Quân đội điện tử. Dẫn tại: http://vannghequandoi.com.vn/802/news-detail/1355183/phe-binh-vannghe/tho-khang-chien-chong-mi-trong-tien-trinh-tho-hien-dai-vietnam.html (đăng ngày: 28.04.2014). 96 PHỤ LỤC 97 Phụ lục mạch lạc theo quan hệ thời gian STT Tên bài thơ Loại quan hệ thời gian Trích đoạn Cha gửi cho con hình ảnh cái cầu 1 Cái cầu Thời gian Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu; đa tuyến Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế, Con cho mẹ xem cho xem hơi lâu Thời gian Đã ngã xuống rồi trước Chuyện 2 sau Hàng cây tình tự Hơi thở yêu đương Còn thơm mùi nhựa. hàng cây yêu đương Thời gian đa tuyến Gỗ xẻ làm cầu Sắc hồng như máu Cây nằm xuống nối đường đi chiến đấu Cây xưa làm ô cho lũ trẻ che đầu. Cục Tác chiến báo sang tin cuối cùng Về số máy bay rơi trong ngày và tàu chiến 3 Công việc Thời gian hôm nay thời hạn cháy, Nha khí tượng báo tin cơn bão tan, Bộ Nông nghiệp báo tình hình vụ cấy…. Trong những tờ trình thủ tướng đọc trong đêm Còn có việc hoàn thàn bộ thông sử đầu tiên. 98 Thời gian trước sau Bộ thông sử hoàn thành Trang cuối cùng viết trong hầm trú ẩn Chồng bản thảo rời khu sơ tán Lọc cọc chở qua trận đô cao xạ (I) Bộ thông sử được trình thủ tướng đọc trong đêm Cục tác chiến báo sang tin cuối cùng Về số máy bay rơi trong ngày và tàu chiến cháy. Nha khí tượng báo tin cơn bão tan, Bộ nông nghiệp báo tình hình vụ cấy…. Thời gian Trong những tờ trình thủ tướng đọc trong thời hạn đêm. Còn có việc hoàn thành bộ thông sử đầu tiên. (II) Quá trình hoàn thành bộ thông sử Bộ thông sử hoàn thành Trang cuối cùng học trong hầm trú ẩn …………………………… Những gì qua đây, chẳng phải ai cũng biết Chỉ thấy xòe và giấy bay”. Thời gian (I), (II) ở trên có quan hệ thời gian trước -sau trước -sau. 99 Đêm nay em đợi Anh chẳng đến nơi Nhật ký 4 yêu đương Thời gian Tìm anh trời tối lâu rồi đồng thời Anh còn lái máy trên đồi xa xa Sáng ngời đôi ngọn đèn pha Song song xem thể đôi ta bước cùng. (I) Lời cô gái: Thời gian Ngày 21tháng tư…. thời hạn (II) Lời chàng trai: Ngày 22 tháng tư… Thời gian (I), (II) ở trên có quan hệ thời gian trước trước -sau sau. (I) Khi ở xa Seng Phan: Tôi từ xa Seng Phan Nghe bom giội đêm ngày ………………………… (II) 5 Tiếng bom Thời gian ở Seng thời hạn Phan Khi đến gần Seng Phan: Tôi đến gần Seng Phan Nghe cây ầm ầm đổ ……………………. (III) Khi đến giữa Seng Phan: Tôi đứng giữa Seng Phan Cao hơn tiếng bom là khe núi tiếng đàn… Thời gian (I), (II), (III) ở trên có quan hệ thời gian trước - trước – sau. sau 100 5 Một bài thơ Tôi đề nghị các chiến sĩ công binh không vần Cứ để nguyên áo quần ám khói kể chuyện chụp ảnh ở một vùn Thời gian trước -sau Ra chụp chung bức ảnh, và đề nghị thêm: Hãy khuân ra tất cả Ống pháo sáng, cánh đuôi bom và vải dù lấy giáp với được. mặt trận Chụp vào cho có vẻ chiến trường. Tiếc năm ngoái anh không đến đây Mười bảy trận bom Mỹ giội một ngày Vải dù pháo sáng dùng không hết Thời gian đa tuyến Thừa thải ống bom bi thùng rốc – két Thả sức làm cốc làm ca; Tiếc anh không về từ trước tháng ba Nước trong khe cũng còn dư dật; 6 Tiếc anh không đến vào mùa đông Tiếng cười Chim trú rét vào hang, tha hồ bắt… của đồng chí coi kho Mười năm sống xa phố, xa làng Thời gian Tám năm ở trong núi trong hang thời hạn Tất cả riêng chung Dành cho miền Nam, Tất cả… Thời gian Tiếc năm ngoái anh không đến đây thời hạn Mười bảy trận bom Mỹ giội một ngày 101 Mẹ chú Lư tìm hai mươi năm không thấy Thời gian thời hạn chú Mà hôm nay cháu thấy chú đây rồi, Trên tay lái chú đi vào tuyến lửa Cháu coi phà xem giấy đó chú Lư ơi! (I) Chú Lư bỏ phố khách đi Bát bảo lường xà không bán nữa Chú Lư đi đâu? Bếp nhà nguội lửa…. (II) 7 Phố khách ngày xưa khi chú Lư chưa Chú Lư phố Thời gian đi: khách thời hạn Biên giới đôi bên cỏ không xanh màu khác Kiếp giàu nghèo đây đó thế mà thôi... (III) Gặp lại chú Lư sau 20 năm: Mẹ chú Lư tìm hai mươi năm không thấy chú Mà hôm nay cháu thấy chú đây rồi… Thời gian Các đoạn thơ (I), (II) và (III) phía trên có đa tuyến Đàn Tam 8 Thập Lục – Thủ đô ta quan hệ thời gian đa tuyến. Em gái nào đây chơi đàn Tam Thập Lục Thời gian Giữa trưa này anh không ngủ lắng nghe. đồng thời Thủ đô ta vào giờ trực chiến Bóng cây trải chiếu ngủ rồi tiếng ve. 102 Thời gian Bấy nhiêu năm ngủ kê sách thuốc thời hạn Tài lương y đồn khắp một vùng. (I) Cuộc sống khốn khổ của con người trước cách mạng. Thời Tây, kệ Tây –thuốc, cứ thuốc Xã hội không ngoài ba mươi tư ngăn …………………………………… 9 Ông già thuốc bắc Thời gian Bỗng ngẩng đầu đỏ một lá cờ bay”. thời hạn (II) Sự thay đổi của Hà Nội và ông già thuốc Bắc “hôm nay” Hôm nay bom Mỹ rơi Hà Nội Ông già ra trực ngã tư đường ………………………….…. Giữa trời bay mùi cam thảo thơm lừng. Thời gian (I), (II) ở trên có quan hệ thời gian trước trước- sau sau. Qua một 10 mảnh trời nhớ thành phố Vinh Mùa cam 11 trên đất Thời gian trước -sau Cao xạ thình lình điểm đầu canh ba Giật mình thức giấc nhìn lên mái nhà Ngói vỡ bởi bom rung hở một mảnh trời nho nhỏ. Thời gian Bổ cam ngoài cửa trước trước –sau Hương bay vào nhà trong. Nghệ 103 Thời gian đồng thời Mía ngọt dần lên ngọn Gió heo may chớm sang Trái hồng vừa trắng cát Vườn cam cũng hoe vàng. Bà mẹ thôn Nghi Vạn Thời gian Con tòng quân vắng nhà tần số Trẩy cam mỗi buổi sáng Bồn chồn nhớ con xa. Thời gian Pháo tàu địch đêm đêm nhằm bắn tần số 12 Đèo vẫn nguyên lành nằm với biển reo. Đèo ngang Thời gian Pháo tàu địch đêm đêm nhằm bắn trước - Đèo vẫn nguyên lành nằm với biển reo. sau (I) Buối sáng gặp anh Buổi sáng gặp anh Nghỉ trên võng bạt Dưới vòm cây xanh Thời gian Đọc truyện “Hòn đất” 13 Ta bay thời hạn ……………………. (II) Buổi trưa vắng anh Buổi trưa vắng anh Nhìn lên vòm xanh Máy bay ta lượn 104 Trắng một rừng mây ……………………. (III) Buổi chiều gặp anh Chiều lại gặp anh Nghỉ trên võng bạt Dưới vòm cây xanh Đọc tiếp “Hòn đất” ………………….. Thời gian Các phần (I), (II), (III) có quan hệ thời gian trước-sau trước- sau. Anh đi bộ đội mười năm trước Thời gian Em mới lon ton tóc buộc đuôi gà trước -sau Em lớn lúc nào, anh chẳng biết Bỗng thành cô văn công hát ca… Ngày tết em còn đi công tác Thời gian Anh cũng không về, mẹ nóng lòng mong đồng thời Chắc lại mắng yêu hai con bộ đội 14 Có chiều nào em thấy nóng tai không? Em gái văn công Đi biểu diễn dăm ba tuần lễ Thời gian Ngày về nhiều thư, đọc một thể thời hạn “Thư bạn thư bè!” Em có dối anh không “Thống nhất Bắc Nam em mới lấy chồng”. Thời gian Buối sáng ta bắn chìm tàu giặc trước -sau Chiều đã nghe em hát, sóng ngời xa… 105 15 Nhớ Thời gian Cái vết thương xoàng mà nằm viện đồng thời Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo. Bụi mù trời, mùa hanh Thời gian Nước trắng khe, mùa lũ trước -sau Đêm rộng, đêm dài là đêm không ngủ Em vẫn đi, đường vẫn liền đường. Thời gian Ngày em phá nhiều bom nổ chậm trước -sau Đêm nằm mơ nói mớ vang nhà… Có lẽ nào anh lại mê em Gửi em, cô 16 thanh niên Thời gian Một cô gái không nhìn rõ mặt đa tuyến Đại đội thanh niên đi lấp hố bom Áo em hình như trắng nhất xung phong (I) Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn Thời gian đa tuyến …………………………………. Em vẫn đi, đường vẫn liền đường. (II) Cạnh giếng nước có bom từ trường Em không rửa, ngủ ngày chân lấm …………………………………… Thương em, thương em biết mấy. 106 Thời gian Đêm đêm ông thắp cây đèn bão tần số 17 Ga xép Thời gian trước -sau Treo ở đầu ghi đứng đón tàu; Ngày trước phải làm cho giặc Pháp Khổ trăm đường khổ, nhục trăm chiều Cũng tiếng còi tàu, xưa nức nở Nay nghe hồ hởi biết bao nhiêu. (I): Thời gian nghỉ phép: Mấy hôm nghỉ phép về thăm mẹ Suốt ngày bếp lửa tiếng mèo kêu Rồi đi lấp suối và san núi Thời gian Ngồi lên bom còn vẳng tiếng mèo. 18 Bài thơ thời hạn (II) Khi đi chiến đấu Đường núi cỏ cây bom vùi hết không tên Một hôm lại gặp chú mèo hoang Nhớ cái tiếng mèo sôi lòng sôi dạ Mở đường lên phía trước là làng. Thời gian trước-sau 19 Ra đảo (I), (II) ở trên có quan hệ thời gian trước sau. Thời gian Tháng trước Cô-tô tháng này Cồn Cỏ trước -sau Biển rộng dâng triều mời tàu ta đó. 107 (I) Xe bị vỡ kính vì bom nhưng người lái vẫn bình thản. Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng. …………………………….. Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” Bài thơ về 20 tiểu đội xe không kính Thời gian (II) Những chiếc xe vỡ kính gặp nhau: thời hạn Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã gặp nhau họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. (III) Những người lính lái xe làm bạn với nhau trên đường: Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi lại đi trời xanh thêm. Thời gian Đoạn (I), (II), (III) ở trên có quan hệ thời trước -sau gian trước–sau. Thời gian Những chiếc xe từ trong bom rơi trước -sau Đã về đây họp thành tiểu đội 108 21 Qua cầu Tùng Cốc Thời gian Qua cầu này rồi ta lên dốc trước -sau Đêm hoa xoan hoa khế một màu, Bom đập liên hồi Lỗ tai máu chảy Xông lên vá đường Thời gian Mặc cho máu chảy đồng thời Anh vẫn đứng đấy Gọi mà không thưa 22 Ngãng thân Tay cầm cái xẻng yêu Đổ đất như mưa Nửa đêm thức dậy Thời gian Ngãng ơi, Ngãng ơi! trước -sau Giường không bỏ đó Ngãng ra đường rồi. Thời gian Thấy đập vào kính một câu hò Thanh-hóa trước -sau Bật dậy như lò so Thời gian Vừa vác hàng lên vừa đáp lại Nghe hò 23 đồng thời Tiếng cười trêu – khúc khích câu hò. đêm bốc vác Đang thiu thiu ngủ trong nắng gió Lào Thời gian Bỗng một giọt nước rơi vào cổ anh đồng thời Vẫn ngỡ tiếng mưa Hóa ra là giọng hò em đấy. Thời gian Hai phút trên đầu một lượt máy bay thời hạn Lá ngụy trang như còn bốc khói. 109 Thời gian trước -sau Ta bật đèn pha ô tô trong chớp lòe ánh đạn Rồi tắt đèn quay xe Đánh lạc hướng giặc rồi ta lại lái xe đi… 24 Lửa đèn Ta thắp đèn lên đỉnh núi Thời gian Gọi quân giặc đem bom đến trước -sau Cho đá lở đá lăn Lấy đá kê cầu, lấy đá sửa đường tàu. Chuyện lạ 25 gặp trên Thời gian Chân sưng rồi, đường hãy còn xa trước - sau Nghỉ bên rừng cũng tha thẩn tìm hoa. đường hành Thời gian Sáng nay, ăn cơm bên lèn đá quân đồng thời Bắt được cái bi – đông. Của ai? Lạ quá…. Bom bi nổ chậm trên đỉnh đồi Vầng trăng 26 và những Thời gian Lốm đốm nền trời những quầng lửa đỏ trước -sau Một lát sau cũng từ phía đó quầng lửa Trăng lên. Dừng chân mắc võng ngủ liền 27 Ngủ rừng Thời gian trước -sau Kệ cho gió thổi bốn bên rừng dày Giật mình sáng dậy nào hay Rung rinh rừng quế hương bay một vùng. Thời gian Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn đồng thời Hai đứa ở hai đầu xa thẳm Trường Sơn 28 đông, Trường Sơn tây Anh lên xe, trời đổ cơn mưa Thời gian Cái gạt nước xua đi nổi nhớ; đồng thời Em xuống núi nắng về rực rỡ Cái nhành cây gạt mối riêng tư. 110 29 Chiếc xe Thời gian anh cả đồng thời Đang hùng hục kéo bạn, Bom giặc nổ đằng sau, Cứ kéo mặc kệ nó… Thời gian Quyết định mở đường ba phút trước trước -sau Ầm ầm xe chạy một giờ sau. 30 Ngọn đèn chi bộ Thời gian đồng thời Chào những đạo Chi bộ họp trong đêm, bom Mỹ giội trên đầu Hơi bom lung lay ngọn đèn dầu. Thời gian Ta đi hôm nay đã không là sớm thời hạn Đất nước hành quân mấy chục năm rồi quân tuyên 31 truyền, Thời gian Các đoàn Trung ương đến trước chào những trước -sau Các đoàn địa phương lần lượt đến sau đạo quân nghệ thuật Thời gian Hội diễn mở trong thành Hà Nội trước -sau Lại đưa vào tổng duyệt ở Trường Sơn. Tốp bộ binh đang chờ xung phong Thời gian Ngửa mặt nhìn trời: 32 Những đồng thời Những mảnh tàn đen của lá đang rơi, Dữ dội rừng bên bốc cháy. mảnh tàn lá Thời gian Cậu chiến sĩ bên tôi ngồi xuống đứng lên tần số Sốt ruột vì nghe nứa nổ; 111 (I) Tốp bộ binh chờ xung phong ngắm tàn lá rơi “Tốp bộ binh đang chờ xung phong (…)Đăm đắm nhìn tàn lá đang rơi”. (II) Giặc bắn phá bên kia đỉnh đồi. “Giặc đang ở bên kia đỉnh đồi (…) Tàn lá đầy trời như mưa tuyết màu Thời gian đen”. thời hạn (I) Quân ta bao vây dày như nêm, các chiến sĩ sốt ruột chờ súng lệnh. “Quân ta bao vây đã dày như nêm (…)Còn ngửa mặt lên trời để thấy than đen”. (II) Súng lệnh nổ, quân ta tiến công “Quân ta bao vây đã dày như nêm (…) Những mảnh tàn rơi xuống lại bay lên”. Thời gian Các đoạn (I),(II), (III) và (IV) có quan hệ trước-sau thời gian trước - sau. Khi em ngồi nhớ anh ngày chủ nhật thẳm 33 Một giờ và Thời gian mười phút đồng thời sâu Anh đang lội bùn, trong rừng đầy lá mục, Lúc em ngồi với học sinh là lúc Anh đứng đỉnh đèo gió thổi mênh mông. 112 Khi lên xe chúng ta chưa quen nhau Thời gian Lúc xuống xe đã thành bè bạn đa tuyến Ta tựa lưng vào bốn năm tấn đạn Chúng ta đi đường dài. 34 Chúng ta đi đường dài Một chặng đường hai tiếng đóng cửa xe Thời gian thời hạn Nơi bắt đầu chính từ căn buống lái, Khuôn mặt nào thoáng qua mà lòng ta nhớ mãi Để dốc với đèo bớt cao bớt sâu. Chẳng nhớ giữa mùa đông 35 Người ơi Thời gian Đi qua bao hang đá người ở trước –sau Cũng quen rồi mùa hạ Ở bao nhiêu nhà hầm. Mười năm ta ở rừng Thời gian Mười năm đi tìm giặc thời hạn Mười năm xa con đường xa lắc Có nổi nhớ nào không một bóng trẻ con. 36 Nhớ về lũ trẻ Thời gian Sau tiếng bom, tổ trinh sát quây tròn, trước -sau Mấy con chó mang theo, nằm giỡn nắng. Thời gian Xa phố xa làng sống trong núi mười năm thời hạn Đi bảo vệ một tuyến đường huyết mạch. 113 Một đêm qua sông Lam, ướt hết Thời gian Tre trúc bơ phờ, làng đã bị bỏ bom thời hạn Gạo ướt sũng cho vào niêu nhỏ Và mẹ ngồi hơ áo cho con. Nhớ bà mẹ 37 Bưng lưng cơm, điện trong phòng bật sáng ở Nam Nhớ bà mẹ Nam Hoành, nước mắt trào ra. Hoành Thời gian đa tuyến Một đêm qua sông Lam ướt hết Tre trúc bơ phờ, làng đã bị bỏ bom Gạo ướt sũng cho vào niêu nhỏ Và mẹ ngồi hơ áo cho con. Ngọn đèn dầu chỉ sáng lom đom Thời gian Soi một dáng lưng còng vất vả đa tuyến Cha con bị bom đêm đánh cá Em gái con mẹ cho nó tòng quân. Giặc quấy liên miên hai mẹ con ngồi thầm Thời gian Niêu cơm chín mà lòng con chẳng đói đồn thời Bàn chân hành quân chừng như bớt mỏi Con bấm đèn ghi địa chỉ em con. Nhớ câu nói của mẹ, câu nói như chắt từ Thời gian nước mắt đa tuyến - Thà ăn muối suốt đời Còn hơn là có giặc. 114 Rừng xăng lẻ những thân cây lực lưỡng 38 Chia ra Thời gian nhập lại trước -sau Đàn ong rừng đập cánh suốt đêm. Sáng mai ra ong xẻ đàn chia lứa Những cánh rừng già tổ ong nhiều thêm. Thời gian Sau trận bắn ba trăm viên đại bác trước -sau Giờ ngồi nghe tiếng súng bộ binh. Đang nhìn trời nhìn đất mênh mông Thời gian Tốp pháo thủ bỗng trở nên huyên náo, đồng thời Khi một con chồn con chạy qua hầm pháo Bị vỏ đạn đồng nóng bỏng vây quanh. Buổi chiểu 39 ở trong hầm đại bác Ngoài bụi ở chân trời có thấy gì đâu Thời gian Pháo thủ ngồi thừ bên càng pháo, đa tuyến Nhớ mấy o chiều qua tải gạo Không sợ tiếng bom, sợ đại bác giật mình. Thời gian Tiếng nổ lại rộn lên bên kia rừng già đồng thời Ta đang chiếm hết đồi này đồi khác. 40 Một đoạn Thời gian Anh đi xuyên ngày, anh đi xuyên tối thư riêng trước -sau Xe không mui cây cối đến quây quần. Đi giữa 41 vùng giải phóng Lào Nơi bụi bay sáu tháng mùa khô Thời gian Và bom Mỹ thiêu rừng đốt núi, thời hạn Không có biển làm sao mà chịu nổi Trời nóng dường này, đất nóng thế kia. 115 42 Buộc chỉ cổ Thời gian Trong khi cầm sợi chỉ này tay đồng thời Em nhìn mẹ, lại vơi đầy nhìn anh. Gùi hàng giải phóng trên lưng 43 Rừng tre kẹt cửa Thời gian Gặp nhau lại gặp giữa vùng lắm tre, trước- sau Rồi mai giã bạn anh về Nghe kẹt cửa lại nhớ tre rừng Lào. Thời gian Giặc Mỹ ném bom bản Lào nhỏ bé trước sau Chín gia đình sơ tán vào đây. Nhớ lại 44 những trận gió di dân Đi giữa rừng Lào gặp nhiều bản đổ Thời gian Người đi bao giờ nào có biết đâu trước sau Đêm nằm nghe gió thổi lòng đau Nhớ những đoàn người đi dài trên lục địa. Giặc ném bom làm tan buổi học Thời gian Các em chạy về, nắng trải khắp triền thung, Theo bước 45 chân của trước -sau Cây đứng sững và mặt trời đứng sững Nhìn trẻ con đang chạy trong rừng. trẻ em Lào Thời gian Từ nơi bom rơi em chạy về làng bản trước -sau Em chạy vào lòng mẹ cha mình. 46 Ngủ ở Ăng- Thời gian Trong lúc tầu bay Mỹ rú bên ngoài Khăm nghe đồng thời Một tiếng vượn hú dài trong núi. 116 tiếng vượn Ôi nước Lào ta bấy nhiêu năm đội đá Thời gian Đã hết rồi rợ Thái, giặc Tây thời hạn Chỉ có tiếng vượn hú, tiếng voi đi, nai tác Rừng âm thanh lấp lánh muôn cây. 47 Hang đèn Thời gian Giặc ném bom bản làng nhỏ bé chín ngọn trước -sau Chín gia đình sơ tán vào đây. Thời gian Suốt mười năm tôi đi giữa bụi bay bom nổ thời hạn 48 Đất nước Lào ơi, một mùa khô lại đến Mà bây giờ nổi nhớ lại toàn hoa. Suốt mười năm bạn có nhớ không nào Thời gian thời hạn Cơn sốt Trường Sơn hai ta cùng nếm trải, Bom đạn Mỹ đã làm ta sát lại Ăn chung củ sắn lùi, điếu thuốc cũng chung nhau. Thời gian Như cha ông mình đã gắn bó từ lâu trước -sau Đã đánh Pháp, giờ lại cùng đánh Mỹ. Áo im phơi, trời lác đác mưa sa Áo của người hôm 49 nào, người Thời gian Đã ướt hè, ướt sân mà áo còn chưa ướt trước -sau Có tiếng ào ào như mưa từng đến đợt Tiếng phụ nữ cười và tiếng những bàn chân. của hôm nay Thời gian Em nhìn tôi khuôn mặt hơi gầy, đồng thời Tôi nhìn em, nước da như thuở trước. 117 Thời gian I: Thấy áo thời hạn II: Gặp người. Thời gian I: Thấy áo trước – II: Gặp người. sau Cái hôm con đường chiến dịch mới làm xong Thời gian Bộ đội với thanh niên nhìn nhau cười mặt đa tuyến lấm, Áo khét thuốc bom, áo nồng bụi rậm Giờ áo giặt rồi, hơi cũ khó tìm ra. Theo bài ca tôi nhớ đến con đường Thời gian đa tuyến Con đường thanh niên nối dài ra tiền tuyến, Có lẽ chẳng cũ đâu những bài ca kháng chiến Khi em bảo nơi này là “mặt trận màu xanh”. Năm công nguyên thứ nhất là cái trụ xoay Một nghìn chín trăm bảy mươi lăm là năm tháng chúng ta đang sống, 50 Chim lạc bay Thời gian Một nghìn chín trăm bảy mươi lăm năm đa tuyến trước là niên đại Hùng Vương Dân tộc ta là con chim Lạc ấy Hai cánh thời gian đập sáng một con đường. 118 51 Buổi sáng qua Hồ Tây Thời gian Tiễn nhau buổi sớm lên xe đồng thời Em đi phố Quảng, anh về Hồ tây. Thời gian Thăng Long nghìn thuở sum vầy thời hạn Tùy bút thứ nhất viết về 52 những trò Mặt trời lên mặt hồ say tần ngần. Tối ngủ lại nhà bạn, Thời gian Sáng vục dậy nhớ con. trước -sau chơi (I) Anh rủ tôi đi hỏi vợ cùng: Anh ấy đi hỏi vợ và rủ tôi đi cùng Đầu tôi còn rung gió cây rừng Mà cử chỉ có lấy gì làm khéo. (II) Gặp cô gái đầu tiên Cô gái đầu tiên phải nói là rất điệu (III) Gặp cô gái thứ 2: 53 Chuyện Thời gian tình thời hạn Cô gái thứ hai chẳng kém vẻ xinh (IV) Gặp cô gái thứ 3 Cô gái thứ ba má đỏ như say. (V) Gặp cô gái thứ 4 Lại tìm đến người thứ tư đẹp người đẹp nết. (VI) Ra về sau khi gặp cô gái thứ 4 Chúng ra về Éo le thay, trăng cứ sáng đầy trời… Thời gian Các đoạn (I), (II), (III), (IV), (V), (IV) có trước-sau quan hệ thời gian trước-sau. 119 Tây Nguyên đây, mảnh đất kiên trung 54 Một nét Tây Nguyên Tầng văn hóa nghìn đời khỏe chắc Thời gian Đến khói thuốc cũng thơm mùi thô ráp thời hạn Chỉ những người lam làm mới có thể quen thôi. Thật buồn cười, giữa thuốc lá và em Thời gian đa tuyến Có liên hệ gì đâu mà chiều nay anh nhớ Khi bên anh là chút quà nho nhỏ Một ít khói cao nguyên anh Dũng mới mang về. Em chịu khó thiệt tài nên mới đứng bên anh Thời gian Chiều ấy ta nghe nhạc cồng náo nức đồng thời Kìa những chàng trai nở căng lồng ngực Nhảy lên bành voi đi kiếm tổ ong rừng. 55 Gửi các em Thời gian Đã năm năm, tôi nhẩm tính bé ở trường thời hạn văn hóa Tây Nguyên ngày trước 56 Các em lớn rồi, giờ ở nơi đâu? Giếng nước Thời gian trước -sau Thời gian trước -sau Giặc tàn sát buôn làng và các em bé chạy Những đứa trẻ mồ côi lạc giữa rừng già. Đêm chiến tranh, soạn xong rồi giáo án Em vét nước, tiếng gầu khua giếng cạn Lúc tiếng máy bay xa thoảng tiếng em cười 120 Tôi nhớ về Vinh, thành phố nhớ về đâu Gửi về Vinh, thành Thời gian đa tuyến Cái mầm sáng của đèn mọc lên từ khoảng tối Đưa tôi về cuộc chiến tranh phá hoại Con đường qua thành phố đổ, sang phà. phố dọc đường Thời gian Thành phố sáng, suốt những năm đánh Mỹ tần số Thành phố của những người chiến sỹ Ai cùng tôi ra trận chẳng qua đây. 57 Khúc hát thanh xuân Thời gian Sẽ đến lúc ta trở thành cụ già đa tuyến Nhưng tới đó hãy hay, giờ ta còn trẻ chán. 121 Phụ lục mạch lạc theo quan hệ không gian STT Tên bài thơ Đoạn trích Yêu cái cầu vồng khi trời nổi gió Bắc giữa trời cao, vệt xanh vệt đỏ Dưới gầm cầu vồng nhà máy mới xây Trời sắp mưa khói trắng hơn mây. 1 Cái cầu Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại Như võng trên sông ru người qua lại Dưới cầu nhiều thuyền chở đá, chở vôi; Thuyền buồm đi ngược, thuyền thoi đi xuôi. Tôi từ xa Seng Phan. Nghe bom giội đêm ngày, (…)Tôi đến gần Seng Phan 2 Tiếng bom ở Seng Phan Nghe cây đổ ầm ầm (…) Tôi đứng giữa Seng Phan Cao hơn tiếng bom là tiếng khe núi tiếng đàn, Tiếng mìn công binh phá đá… Tủ thuốc Bắc ba mươi tư ngăn Hương quế hương hồi bay vấn vít 3 Ông già thuốc bắc Ngoài đường phố rộn ràng người, xe tíu tít Ở đây tĩnh mịch như rừng Toàn thành phố thu mình trong báo động Hố cá nhân ôm trẻ con như tổ ong ôm nhộng. 122 Ra trận là dũng sĩ 4 Mùa cam trên đất Nghệ Bên mẹ là trẻ con Bầu sữa quê ta đó Rót vào chùm quả ngon. 5 6 Đèo ngang Nhà như lá đa đậu lưng chừng núi Sông suối từ đâu rơi xuống chân đèo. Trời đang cao biết mấy Nghe câu hò bốc vác Đất đang bày những hòn nhỏ hòn to Bến vận tải tắm trong câu hò. Từ trên trời bảy trăm mét Nhìn thấy lửa que diêm sáng mặt người; 7 Lửa đèn Một nghìn mét từ trên trời Nhìn thấy ngọn đèn dầu nhỏ bé; Tám nghìn mét Thấy ánh lửa đèn hàn chớp lóe. 8 9 Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây Như anh với em như Nam với Bắc Như đông với tây một dải rừng liền. Giặc nhằm bắn bốn bề lửa cháy Niềm tin có thật Cái buồng lái là buồng con gái Vẫn cành hoa mềm mại cài ngang. 10 Những mảnh tàn lá Tốp bộ binh đang chờ xung phong 123 Ngửa mặt nhìn trời: Những mảnh tàn đen của lá đang rơi, Dữ dội rừng bên bốc cháy. 11 12 13 Một đoạn thư riêng Trời thêm xanh và nắng thêm cao Rừng bỗng gió và tóc anh gió thổi. Rừng tre và tiếng kẹt Trời Lào bề bộn mây bay cửa Đất Lào đột ngột nơi này gặp em. Nhớ đồng ca Mây trời đồng ca mưa Hát đồng ca Đất đồng ca lúa mở. 124 [...]... quan yếu [18] Từ đó tạo thành các dạng mạch lạc khác nhau: mạch lạc trong liên kết, mạch lạc trong cấu trúc và mạch lạc trong quan yếu Ông khẳng định rằng nếu như trong một văn bản nào đó mà liên kết hình thức vắng mặt thì tính mạch lạc của diễn ngôn sẽ giảm Về cấu trúc, cấu trúc là yếu tố của mạch lạc mà thiếu nó văn bản sẽ trở nên lộn xộn, không mạch lạc Mạch lạc trong quan yếu có 4 yếu tố phát triển... các câu - Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các phần nêu đặc trưng ở những câu có quan hệ nghĩa với nhau: - Mạch lạc biểu hiện trong trình tự hợp lý giữa các câu: b Mạch lạc trong quan hệ giữa văn bản với ngữ cảnh tình huống (mạch lạc biểu hiện qua quan hệ ngoại chiếu) Mạch lạc của văn bản với ngữ cảnh tình huống là mạch lạc biểu hiện trong quan hệ ngoại chiếu – quy chiếu từ ngữ trong văn bản với... hai câu thơ đầu chỉ là một câu, hai câu thơ sau 15 cũng là một câu và được viết liền, không xuống dòng Nhưng trong đoạn thơ này, chúng lại được chia làm 4 câu thơ 1.2.2 Mạch lạc trong thơ và mạch lạc trong văn xuôi Văn xuôi và thơ cũng như những loại văn bản chức năng khác, chúng phải tuân thủ những nguyên tắc của một văn bản nói chung Một tác phẩm văn xuôi hay một tác phẩm thơ phải có tính mạch lạc Điều... ra mạch lạc trong quan hệ lập luận Ngoài những quan niệm về biểu hiện về mạch lạc vừa nêu trên, còn rất nhiều quan niệm khác mà trong điều kiện luận văn này, chúng tôi chưa nêu ra hoặc chưa có điều kiện tìm hiểu Rõ ràng, biểu hiện của mạch lạc là vô cùng phong phú và đa dạng Trong đó có biểu hiện về thời gian, không gian mà tới đây chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn 1.2 Mạch lạc trong văn xuôi và mạch lạc trong. .. ngữ pháp văn bản) vào phạm trù mạch lạc, đồng thời tách những phương thức sử dụng phượng tiện ngôn ngữ để thể hiện liên kết nội dung ra thành một phạm trù riêng: phạm trù liên kết 1.1.2.2 Biểu hiện của mạch lạc theo quan điểm của Diệp Quang Ban: Trong cuốn “Giao tiếp, văn bản, mạch lạc, liên kết, đoạn văn”, Diệp Quang Ban đã chỉ ra một số biểu hiện của mạch lạc như sau: a Mạch lạc trong quan hệ nghĩa-logic... ta Khi đã hiểu được những ý ngầm ẩn trong cách xây dựng hình tượng thơ thì chúng ta có thể dễ dàng xâu chuỗi được mạch lạc trong đoạn thơ trên theo quan hệ móc xích giữa các câu Thơ là thể loại thiên về cảm xúc cá nhân, thơ là “tiếng lòng” nên việc tìm mạch lạc trong thơ đôi khi còn phải tìm hiểu về con người, cuộc đời, phong cách nhà thơ và bối cảnh xung quanh bài thơ như ví dụ dưới đây: Ví dụ 4: “Sao... của đặc trưng ngôn ngữ thể loại nên mạch lạc trong thơ khó nắm bắt và mơ hồ hơn mạch lạc trong văn xuôi rất nhiều 1.3 Một vài nét về nhà thơ Phạm Tiến Duật Phạm Tiến Duật sinh 4/1/1941 tại thị xã Phú Thọ - tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ) trong một gia đình có cha làm nhà giáo dạy chữ Hán, mẹ làm ruộng Năm 1964, ông tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội Mỹ mở rộng chiến tranh đánh phá... ngữ trong văn bản Biểu hiện này của mạch lạc được biểu hiện có quan hệ với nhau xét 9 ở mặt nghĩa và logic của cá sự việc được nói tới Trong quan hệ nghĩalogic giữ các từ ngữ trong văn bản, mạch lạc được biểu hiện qua bốn trường hợp sau: - Mạch lạc được biểu hiện qua mối quan hệ giữa vật nêu ở chủ ngữ với đặc trưng được nêu ở vị ngữ - Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các chủ đề của các câu - Mạch. .. – Nam Cao) Trong ví dụ trên thì câu (4) đưa ra một nhận định Các câu (5), (6) là những luận cứ để thể hiện rõ nhận định trước đó Nhìn chung trong văn xuôi, mạch lạc ngầm ẩn qua bề sâu ngôn từ không nhiều, nó thường được thể hiện trên bề mặt câu chữ, ở nghĩa hiển ngôn; đối với thơ thì mạch lạc lại gồm nhiều bậc khác nhau: mạch lạc theo bậc hiển ngôn và mạch lạc theo bậc hàm ngôn hoặc mạch lạc thông qua... học Nghệ thuật 20 Chương II: MẠCH LẠC THEO QUAN HỆ THỜI GIAN TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT 2.1 Vài nét về mạch lạc theo quan hệ thời gian 2.1.1 Biểu hiện thời gian trong ngôn ngữ: Thời gian là một khái niệm gắn với nhận thức của con người về sự tồn tại, vận động của sự vật trong thế giới khách quan Sự nhận thức đó được con người tiếp nhận và phản ánh lại trong ngôn ngữ và văn bản Trong ngôn ngữ, thời gian ... phê bình thơ Phạm Tiến Duật Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Các tác phẩm thơ Phạm Tiến Duật - Phạm vi nghiên cứu: Mạch lạc thơ Phạm Tiến Duật biểu nhiều loại, phạm vi luận... Mạch lạc thơ Phạm Tiến Duật để khảo sát mạch lạc thơ ông Với nghiên cứu đạt được, mong muốn bổ sung thêm hướng tiếp nhận mạch lạc thơ nói chung, mạch lạc theo quan hệ thời gian, không gian thơ. .. thấy số thơ có chứa mạch lạc theo quan hệ thời gian thơ Phạm Tiến Duật chiếm tới 94% tổng số thơ khảo sát Đây số cao Dưới bảng số liệu số thơ có mạch lạc theo quan hệ thời gian thơ Phạm Tiến Duật:

Ngày đăng: 24/10/2015, 23:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan