Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi đh môn ngữ văn dạng đề bài so sánh

13 452 0
Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi đh môn ngữ văn dạng đề bài so sánh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề: Bồi dưỡng ôn thi ĐH môn Ngữ văn dạng đề bài so sánh CHUYÊN ĐỀ: BỒI DƯỠNG ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN NGỮ VĂN DẠNG ĐỀ BÀI SO SÁNH Người thực hiện chuyên đề: Nguyễn Lê Hoàn Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn Trường THPT Phạm Công Bình Đối tượng học sinh bồi dưỡng: Lớp 12 Trường THPT Phạm Công Bình Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 12 tiết. Hệ thống kiến thức sử dụng: SGK, SGV Ngữ văn 11,12; Đề thi chính thức và đáp án của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ 2009-2013; các tài liệu khác liên quan. 1 Nguyễn Lê Hoàn Trường THPT Phạm Công Bình Chuyên đề: Bồi dưỡng ôn thi ĐH môn Ngữ văn dạng đề bài so sánh I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ. Thế kỉ XXI là thế kỉ của văn hóa tri thức. Tuy nhiên, để xóa bỏ dần khoảng cách về văn hóa tri thức giữa các vùng miền thì học sinh ở nông thôn khó khăn cần phải nỗ lực hơn rất nhiều, trong đó nhân tố không thể thiếu là người giáo viên. Môn Ngữ văn là một môn học có vai trò rất quan trọng trong chương trình THPT, bởi nó có nền tảng về kiến thức và công cụ giao tiếp, có vị trí quan trọng trong các môn học, có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành và hoàn thiện nhân cách, đồng thời góp phần tạo nên trình độ văn hoá cơ bản cho học sinh. Hiện nay chất lượng bộ môn trong nhà trường đang rất được quan tâm. Đây là vấn đề đang được sự quan tâm của toàn ngành giáo dục cũng như toàn xã hội. Do vây, trong nhiều năm trở lại đây phương pháp dạy và học môn Ngữ văn được nói và bàn luận rất nhiều trong nhiều bản tham luận, sáng kiến kinh nghiệm và các cuộc hội thảo chuyên đề. Đến nay, có rất nhiều phương pháp hữu hiệu mà chúng tôi cho rằng nó mang lại hiệu quả cao như việc cải cách sách giáo khoa đến việc thay đổi phương pháp giáo dục theo hướng tích cực, chủ động của học sinh, dạy chuyên đề, ôn thi Tốt nghiệp, ôn thi CĐ-ĐH nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn trong xu thế mới. Như vậy, thách thức đặt ra với giáo viên và học sinh các trường THPT trên toàn quốc nói chung, đặc biệt với trường THPT Phạm Công Bình nói riêng là làm thế nào để học sinh tự tin trong kỳ thi ĐH đạt kết quả cao, đỗ ĐH ....? Gần đây, trong các đề thi tuyển sinh CĐ – ĐH ở câu 5 điểm, đề bài thường ra kiểu bài so sánh văn học. Đây là một kiểu bài mới, chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông, do đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng làm bài của học sinh cũng như quá trình định hướng ôn tập cho học sinh từ phía giáo viên. Thực tế, mỗi giáo viên khi bồi dưỡng học sinh ôn thi ĐH đều có một phương pháp và cách thức riêng rất hay của mình. Bản thân tôi cũng đã lắng nghe, suy gẫm và trao đổi với một số đồng nghiệp về công tác này. Vì vậy, chuyên đề này của tôi muốn 2 Nguyễn Lê Hoàn Trường THPT Phạm Công Bình Chuyên đề: Bồi dưỡng ôn thi ĐH môn Ngữ văn dạng đề bài so sánh cùng thầy cô trao đổi về việc bồi dưỡng ôn thi ĐH môn Ngữ văn dạng đề bài so sánh, tôi hy vọng sẽ đóng góp một số giải pháp cụ thể nhằm giúp học sinh tự tin bước vào kỳ thi ĐH đạt hiệu quả cao. II. THỰC TRẠNG. Môn Ngữ văn cũng như các môn xã hội khác ở trường THPT giúp học sinh có những kiến thức nền tảng nhất về khoa học xã hội. Đây là môn nằm trong hệ thống các môn thi ĐH khối C, D: Văn – Sử - Địa và Toán- Văn- Anh; là tiền đề cho học sinh thi vào rất nhiều trường ĐH như: ĐH Sư phạm, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ĐH Luật ... Thực tế, chất lượng học sinh của trường tôi đang giảng dạy rất thấp, điều đó do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ vi mô đến vĩ mô, từ khách quan đến chủ quan. Một mặt, đầu vào của học sinh thấp, thậm chí một bộ phận nhỏ học sinh được tuyển vào trường từ số học sinh bị loại của trường bạn – trường công lập lâu năm, mặt khác giáo viên trong trường đa phần là giáo viên trẻ mới ra trường kiến thức thì nóng hổi nhưng kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế, giáo viên chưa thực sự đặt mình vào đối tượng học sinh, chưa thu hút và tác động được sự yêu thích học tập cho các em. Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, các ứng dụng công nghệ thông tin và sự chuyển mình của thế giới văn minh tin học. Điều đó kéo theo sự lên ngôi đặc biệt được chú ý của các môn khoa học tự nhiên với các bộ môn: Toán, Lý, Hoá; các môn khoa học xã hội trở thành các môn khoa học khó tiếp nhận đối với học sinh THPT. Điều này càng trở nên khó khăn hơn đối với học sinh là đối tượng của các trường Bán công mới chuyển lên Công lập không lâu. Ngày nay, dưới sự định hướng của cha mẹ, nhu cầu của xã hội và chính bản thân của các em thường chọn các môn học tự nhiên với trăm ngàn lý do khác nhau: Môn Ngữ văn là môn khó học, nghề nghiệp cho môn Ngữ văn không phong phú, giáo viên dạy không hay không cuốn hút, chưa có phương pháp thích hợp với dạng đề mới giúp học sinh làm bài thi đạt hiệu quả cao; môn học không thiết thực cho cuộc sống cho nghề nghiệp sau này. Vì 3 Nguyễn Lê Hoàn Trường THPT Phạm Công Bình Chuyên đề: Bồi dưỡng ôn thi ĐH môn Ngữ văn dạng đề bài so sánh vậy việc học tập môn Ngữ văn trong trường phổ thông bị coi nhẹ. Vấn đề lớn đặt ra trước mắt người giáo viên khi đứng trên bục giảng như chúng tôi là làm thế nào để có phương pháp hay, tốt dạy các dạng đề mới trong cấu trúc đề thi ĐH? III. VÀI NÉT VỀ DẠNG ĐỀ SO SÁNH. 1. Giới thiệu chung. Các chuyên gia về văn học cho rằng: Khái niệm so sánh văn học cần phải được hiểu theo ba lớp nghĩa khác nhau. Thứ nhất, so sánh văn học là “một biện pháp tu từ để tạo hình ảnh cho câu văn”. Thứ hai, nó được xem như một thao tác lập luận cạnh các thao tác lập luận như: phân tích, bác bỏ, bình luận đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 11. Thứ ba, nó được xem như “một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận”, tức là như một kiểu bài nghị luận cạnh các kiểu bài nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm thơ; nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi… ở sách giáo khoa Ngữ văn 12. Tuy nhiên, so sánh văn học như một kiểu bài nghị luận văn học lại chưa được cụ thể bằng một bài học độc lập. Vì vậy, từ việc xác lập nội hàm khái niệm kiểu bài, mục đích, yêu cầu, đến cách thức làm bài cho kiểu bài này là rất cần thiết. Dạng đề so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình diện: đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tôi trữ tình, chi tiết nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật… Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học. Mục đích của dạng đề này là yêu cầu học sinh chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn. 4 Nguyễn Lê Hoàn Trường THPT Phạm Công Bình Chuyên đề: Bồi dưỡng ôn thi ĐH môn Ngữ văn dạng đề bài so sánh Bố cục một bài viết dạng đề so sánh văn học có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. Nhưng có những điểm khác biệt so với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ hay nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi. 2. Các dạng cụ thể của dạng đề so sánh. Các đề thi đại học trong những năm vừa qua, có những dạng và cấp bậc so sánh sau: - So sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm: Đề khối D 2010- So sánh chi tiết ấm nước đầy và còn ấm mà Từ dành chăm sóc Hộ và chi tiết bát cháo hành của Thị Nở dành cho Chí Phèo. - So sánh hai đoạn thơ (diễn tả nỗi nhớ) trong hai bài: Đề khối C 2008Tây Tiến của Quang Dũng và Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên. - So sánh hai đoạn văn (khắc họa vẻ đẹp hai dòng sông) trong hai bài kí: Đề khối C 2010: Người lái đò sông Đa của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. - So sánh hai nhân vật (vẻ đẹp khuất lấp) của: người vợ nhặt trong Vợ nhặt của Kim Lân và người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoai xa của Nguyễn Minh Châu (Đề thi ĐH khối C năm 2009). IV. PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI DẠNG ĐỀ SO SÁNH. 1. Mở bài: Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này). Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh. 2. Thân bài: Làm rõ đối tượng thứ nhất (vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận, chủ yếu là thao tác lập luận phân tích). Làm rõ đối tượng thứ 2 (vận kết hợp nhiều thao tác lập luận, chủ yếu là thao tác lập luận phân tích). So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật (vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận, chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh). 5 Nguyễn Lê Hoàn Trường THPT Phạm Công Bình Chuyên đề: Bồi dưỡng ôn thi ĐH môn Ngữ văn dạng đề bài so sánh Lý giải sự khác biệt: dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…( vận nhiều thao tác lập luận, chủ yếu là thao tác lập luận phân tích). 3. Kết bài: Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu. Nêu những cảm nghĩ của bản thân. V. HỆ THỐNG MỘT SỐ DẠNG ĐỀ SO SÁNH. 1. Đề thi ĐH khối C năm 2009. Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoai xa – Nguyễn Minh Châu). Đáp án: 1.1. Mở bài: - Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thôn và cuộc sống người dân quê, có sở trường về truyện ngắn. Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, viết về tình huống "nhặt vợ" độc đáo, qua đó thể hiện niềm tin mãnh liệt vào phẩm chất tốt đẹp của những con người bình dị trong nạn đói thê thảm. - Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mĩ, cũng là cây bút tiên phong thời đổi mới. Chiếc thuyền ngoai xa là truyện ngắn xuất sắc ở thời kì sau, viết về lần giáp mặt của một nghệ sĩ với cuộc sống đầy nghịch lí của một gia đình hàng chài, qua đó thể hiện lòng xót thương, nỗi lo âu đối với con người và những trăn trở về trách nhiệm của người nghệ sĩ. 1.2. Thân bài: a. Nhân vật người vợ nhặt (Đối tượng 1): - Giới thiệu chung: Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng người vợ nhặt vẫn là một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau. - Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu: 6 Nguyễn Lê Hoàn Trường THPT Phạm Công Bình Chuyên đề: Bồi dưỡng ôn thi ĐH môn Ngữ văn dạng đề bài so sánh + Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt. + Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người biết điều, ý tứ. + Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan. b. Về nhân vật người đàn bà (Đối tượng thứ hai): - Giới thiệu chung: Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sắc nét, theo lối tương phản giữa bề ngoài và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất. - Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu: + Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh. + Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc, can đảm, cứng cỏi. + Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời. c. So sánh điểm tương đồng, khác biệt: - Tương đồng: Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh. Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ làm khuất lấp. Cả hai đều được khắc hoạ bằng những chi tiết chân thực... - Khác biệt: Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là những phẩm chất của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh, trong nạn đói thê thảm. Vẻ đẹp được khắc sâu ở người đàn bà hàng chài là những phẩm chất của một người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính, trong tình trạng bạo lực gia đình... d. Lý giải sự khác biệt: + Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biến đổi từ thấp đến cao (cảm hứng lãng mạn), trong khi đó người đàn bà chài 7 Nguyễn Lê Hoàn Trường THPT Phạm Công Bình Chuyên đề: Bồi dưỡng ôn thi ĐH môn Ngữ văn dạng đề bài so sánh lưới lại tĩnh tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại (cảm hứng thế sự - đời tư trong khuynh hướng nhận thức lại). + Sự khác biệt giữa quan niệm con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm con người đa dạng, phức tạp( Chiếc thuyền ngoai xa) đã tạo ra sự khác biệt này. 1.3. Kết bài: - Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu. - Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân. 2. Đề thi ĐH khối C năm 2010. Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau: Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 39) Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoang hôn cũng nhớ nha. (Trang giang - Huy Cận, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 29) 2.1. Mở bài: - Hàn Mặc Tử là nhà thơ lớn của phong trào Thơ mới, cuộc đời bi thương, hồn thơ phong phú, kì lạ, sức sáng tạo mạnh mẽ, luôn bộc lộ một tình yêu đau đớn hướng về trần thế. Đây thôn Vĩ Dạ là thi phẩm xuất sắc thể hiện tấm lòng thiết tha đến khắc khoải của nhà thơ với thiên nhiên và cuộc sống. 8 Nguyễn Lê Hoàn Trường THPT Phạm Công Bình Chuyên đề: Bồi dưỡng ôn thi ĐH môn Ngữ văn dạng đề bài so sánh - Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới và thơ sau Cách mạng tháng Tám, hồn thơ đậm chất cổ điển, giàu suy tưởng, triết lí, nổi bật về cảm hứng thiên nhiên, tạo vật. Trang giang là một bài thơ xuất sắc thể hiện nỗi buồn sầu trước tạo vật mênh mông, hoang vắng, đồng thời bày tỏ một lòng yêu nước kín đáo. 2.2. Thân bài: 1. Về đoạn thơ Đây thôn Vĩ Dạ (Đối tượng 1): - Nội dung: + Khung cảnh thiên nhiên trời mây - sông nước đang chuyển mình vào đêm trăng với những chia lìa, phiêu tán, chơ vơ; đượm vẻ huyền ảo và buồn hiu hắt. + Hiện lên một cái tôi đang khát khao vượt thoát nỗi cô đơn, với niềm mong mỏi đầy phấp phỏng được gặp gỡ, sẻ chia, gắn bó. - Nghệ thuật: + Hình ảnh thơ vừa thực vừa ảo, có tính tượng trưng, giàu sức gợi. + Phối hợp tả cảnh ngụ tình với trực tiếp biểu cảm; kết hợp biến đổi nhịp điệu với biện pháp trùng điệp; dùng cấu trúc đối lập, phép nhân hoá, câu hỏi tu từ. b. Về đoạn thơ Trang giang (Đối tượng 2): - Nội dung: + Bức tranh tràng giang vào lúc hoàng hôn tráng lệ mà rợn ngợp, với mây chiều chất ngất hùng vĩ, chim chiều nhỏ bé đơn côi. + Hiện lên một cái tôi trong tâm trạng bơ vơ, lạc lõng của kẻ lữ thứ, chẳng cần cơn cớ trực tiếp mà mong ước đoàn tụ vẫn cứ dậy lên như sóng trong lòng. - Nghệ thuật: + Hình ảnh, ngôn từ, âm hưởng đậm chất cổ điển Đường thi. + Kết hợp thủ pháp đối lập truyền thống với phép đảo ngữ hiện đại, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình. c. So sánh nét tương đồng và khác biệt: 9 Nguyễn Lê Hoàn Trường THPT Phạm Công Bình Chuyên đề: Bồi dưỡng ôn thi ĐH môn Ngữ văn dạng đề bài so sánh - Tương đồng: Cùng miêu tả bức tranh thiên nhiên trời - nước, qua đó bộc lộ nỗi buồn và tình yêu đối với tạo vật và cuộc sống; sử dụng thể thơ thất ngôn điêu luyện, kết hợp tả cảnh ngụ tình với trực tiếp biểu cảm. - Khác biệt: + Đoạn thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ: là nỗi buồn của một người khát khao sống, thiết tha gắn bó với cõi đời nhưng tự cảm thấy mong manh, vô vọng; trội về những thi liệu trực quan từ trải nghiệm của chính mình. + Đoạn thơ trong Trang giang: bộc lộ nỗi buồn rợn ngợp trước tạo vật mênh mông, hoang vắng cùng mặc cảm lạc loài của người đứng trên quê hương mà thấy thiếu quê hương; trội về những thi liệu cổ điển hấp thu từ Đường thi. d. Lý giải sự khác biệt: - Nỗi buồn trong Đây thôn Vĩ Dạ là nỗi buồn của một người đang phải đấu tranh với bệnh tật, đứng giữa ranh giới sự sống và cái chết, bị người đời xa lánh. - Nỗi buồn trong Trang giang là nỗi buồn của người băn khoăn lựa chọn trong cuộc đời. 2.3. Kết bài: - Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu. - Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân. 3. Đề ĐH khối D năm 2012. Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao kết thúc bằng hình ảnh: Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nha cửa, va vắng người lại qua… (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.155) Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh: Trong óc Trang vẫn thấy đám người đói va lá cờ đỏ bay phấp phới… (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.32) Cảm nhận của anh/ chị về ý nghĩa của những kết thúc trên. 3.1. Mở bài: 10 Nguyễn Lê Hoàn Trường THPT Phạm Công Bình Chuyên đề: Bồi dưỡng ôn thi ĐH môn Ngữ văn dạng đề bài so sánh - Nam Cao là một nhà nhân đạo lớn, một ngòi bút hiện thực xuất sắc, một bậc thầy về nghệ thuật truyện ngắn; sáng tác mang triết lí nhân sinh sâu sắc. Chí Phèo là đỉnh cao trong sự nghiệp của Nam Cao; truyện có kết thúc độc đáo, tô đậm được chủ đề tư tưởng của tác phẩm. - Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn; chuyên viết về nông thôn và đời sống của người dân nghèo với ngòi bút đôn hậu và hóm hỉnh. Vợ nhặt là truyện ngắn tiêu biểu của Kim Lân; kết thúc truyện đặc sắc, khắc sâu được chủ đề tư tưởng của tác phẩm. 3.2. Thân bài: a. Về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Chí Phèo: - Ý nghĩa nội dung: + “Cái lò gạch cũ” vốn là nơi Chí Phèo bị bỏ rơi lúc lọt lòng, giờ đây khi Chí Phèo vừa chết lại xuất hiện trong ý nghĩ của thị Nở ở kết thúc truyện, đã gợi ra được sự quẩn quanh, bế tắc trong tấn bi kịch tha hóa và bị cự tuyệt quyền sống lương thiện của người nông dân. + Kết thúc truyện thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao: đồng cảm với nỗi thống khổ của người nông dân dưới ách thống trị tàn bạo của bọn địa chủ phong kiến, trân trọng khát vọng được sống lương thiện của họ. - Ý nghĩa nghệ thuật: + Truyện kết thúc bằng cách lặp lại hình ảnh ở phần mở đầu tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng gợi ra vòng tròn luẩn quẩn của thân phận Chí Phèo, giúp tô đậm chủ đề tư tưởng: cuộc đời Chí Phèo tuy kết thúc nhưng tấn bi kịch Chí Phèo sẽ vẫn còn tiếp diễn. + Kết thúc truyện vừa khép vừa mở dành nhiều khoảng trống cho người đọc tưởng tượng và suy ngẫm, tạo ra được dư âm sâu bền đối với sự tiếp nhận. b. Về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt: - Ý nghĩa nội dung: 11 Nguyễn Lê Hoàn Trường THPT Phạm Công Bình Chuyên đề: Bồi dưỡng ôn thi ĐH môn Ngữ văn dạng đề bài so sánh + Hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí Tràng vừa gợi ra cảnh ngộ đói khát thê thảm vừa gợi ra những tín hiệu của cuộc cách mạng, cả hai đều là những nét chân thực trong bức tranh đời sống lúc bấy giờ. + Kết thúc truyện góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của Kim Lân: trân trọng niềm khát vọng sống ngay bên bờ vực cái chết của người lao động nghèo; niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng. - Ý nghĩa nghệ thuật: + Hình ảnh dùng để kết thúc truyện là triển vọng sáng sủa của hiện thực tăm tối, đó là tương lai đang nảy sinh trong hiện tại, vì thế nó quyết định đến âm hưởng lạc quan chung của câu chuyện. + Đây là kiểu kết thúc mở giúp thể hiện xu hướng vận động tích cực của cuộc sống được mô tả trong toàn bộ câu chuyện; dành khoảng trống cho người đọc suy tưởng, khám phá. c. So sánh: - Tương đồng: Hai kết thúc truyện cùng phản ánh hiện thực tăm tối của con người trước Cách mạng tháng Tám; cùng góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn; cùng là những kết thúc có tính mở, giàu sức gợi. - Khác biệt: Kết thúc truyện Chí Phèo phản ánh hiện thực luẩn quẩn, bế tắc của người nông dân lao động, được thể hiện qua kết cấu đầu cuối tương ứng hàm ý tương lai sẽ chỉ là sự lặp lại của hiện tại; kết thúc truyện Vợ nhặt phản ánh xu hướng vận động tất yếu của số phận con người, được thể hiện qua kết cấu đối lập hàm ý tương lai sẽ mở lối cho hiện tại. 2.3. Kết bài: - Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu. - Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân. VI. KÊT LU ẬN. Đối với bồi dưỡng ôn thi ĐH môn Ngữ văn, việc dạy bồi dưỡng theo các chuyên đề là điều cần thiết và nên làm nhiều nhất để cung cấp kiến thức cho học sinh, đồng thời giúp học sinh rèn luyện kĩ năng làm bài tốt hơn. 12 Nguyễn Lê Hoàn Trường THPT Phạm Công Bình Chuyên đề: Bồi dưỡng ôn thi ĐH môn Ngữ văn dạng đề bài so sánh Dạy học là một nghệ thuật. Để có được kết quả thành công tốt đẹp thì mỗi người giáo viên phải luôn tìm tòi, sáng tạo, trăn trở và nỗ lực không ngừng với nhiều cách thức và phương pháp tối ưu nhất để giảng dạy, bồi dưỡng cho học sinh. Phương pháp giảng dạy thì phong phú, kiến thức văn chương thì rộng lớn. Vì vậy trong giới hạn của chuyên đề này, tôi chỉ đưa ra một vài suy nghĩ về kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh ôn thi ĐH có hiệu quả. Hy vọng rằng những nội dung trong chuyên đề này sẽ là những thông tin để các đồng nghiệp trao đổi, thảo luận và rút ra được những kinh nghiệm thực sự quý báu trong công tác bồi dưỡng học sinh ôn thi ĐH. 13 Nguyễn Lê Hoàn Trường THPT Phạm Công Bình [...]... Kết bài: - Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu - Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân VI KÊT LU ẬN Đối với bồi dưỡng ôn thi ĐH môn Ngữ văn, việc dạy bồi dưỡng theo các chuyên đề là điều cần thi t và nên làm nhiều nhất để cung cấp kiến thức cho học sinh, đồng thời giúp học sinh rèn luyện kĩ năng làm bài tốt hơn 12 Nguyễn Lê Hoàn Trường THPT Phạm Công Bình Chuyên đề: Bồi dưỡng ôn thi. . .Chuyên đề: Bồi dưỡng ôn thi ĐH môn Ngữ văn dạng đề bài so sánh - Nam Cao là một nhà nhân đạo lớn, một ngòi bút hiện thực xuất sắc, một bậc thầy về nghệ thuật truyện ngắn; sáng tác mang triết lí nhân sinh sâu sắc Chí Phèo là đỉnh cao trong sự nghiệp của Nam Cao; truyện có kết thúc độc đáo, tô đậm được chủ đề tư tưởng của tác phẩm - Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn; chuyên viết về nông... Bồi dưỡng ôn thi ĐH môn Ngữ văn dạng đề bài so sánh Dạy học là một nghệ thuật Để có được kết quả thành công tốt đẹp thì mỗi người giáo viên phải luôn tìm tòi, sáng tạo, trăn trở và nỗ lực không ngừng với nhiều cách thức và phương pháp tối ưu nhất để giảng dạy, bồi dưỡng cho học sinh Phương pháp giảng dạy thì phong phú, kiến thức văn chương thì rộng lớn Vì vậy trong giới hạn của chuyên đề này, tôi chỉ... đề tư tưởng: cuộc đời Chí Phèo tuy kết thúc nhưng tấn bi kịch Chí Phèo sẽ vẫn còn tiếp diễn + Kết thúc truyện vừa khép vừa mở dành nhiều khoảng trống cho người đọc tưởng tượng và suy ngẫm, tạo ra được dư âm sâu bền đối với sự tiếp nhận b Về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt: - Ý nghĩa nội dung: 11 Nguyễn Lê Hoàn Trường THPT Phạm Công Bình Chuyên đề: Bồi dưỡng ôn thi ĐH môn Ngữ văn dạng đề. .. chuyên đề này, tôi chỉ đưa ra một vài suy nghĩ về kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh ôn thi ĐH có hiệu quả Hy vọng rằng những nội dung trong chuyên đề này sẽ là những thông tin để các đồng nghiệp trao đổi, thảo luận và rút ra được những kinh nghiệm thực sự quý báu trong công tác bồi dưỡng học sinh ôn thi ĐH 13 Nguyễn Lê Hoàn Trường THPT Phạm Công Bình ... khoảng trống cho người đọc suy tưởng, khám phá c So sánh: - Tương đồng: Hai kết thúc truyện cùng phản ánh hiện thực tăm tối của con người trước Cách mạng tháng Tám; cùng góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn; cùng là những kết thúc có tính mở, giàu sức gợi - Khác biệt: Kết thúc truyện Chí Phèo phản ánh hiện thực luẩn quẩn, bế tắc của người nông dân lao động, được thể hiện qua kết cấu đầu... ra được sự quẩn quanh, bế tắc trong tấn bi kịch tha hóa và bị cự tuyệt quyền sống lương thi n của người nông dân + Kết thúc truyện thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao: đồng cảm với nỗi thống khổ của người nông dân dưới ách thống trị tàn bạo của bọn địa chủ phong kiến, trân trọng khát vọng được sống lương thi n của họ - Ý nghĩa nghệ thuật: + Truyện kết thúc bằng cách lặp lại hình ảnh ở phần... được chủ đề tư tưởng của tác phẩm - Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn; chuyên viết về nông thôn và đời sống của người dân nghèo với ngòi bút ôn hậu và hóm hỉnh Vợ nhặt là truyện ngắn tiêu biểu của Kim Lân; kết thúc truyện đặc sắc, khắc sâu được chủ đề tư tưởng của tác phẩm 3.2 Thân bài: a Về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Chí Phèo: - Ý nghĩa nội dung: + “Cái lò gạch cũ” vốn là nơi Chí... - Ý nghĩa nội dung: 11 Nguyễn Lê Hoàn Trường THPT Phạm Công Bình Chuyên đề: Bồi dưỡng ôn thi ĐH môn Ngữ văn dạng đề bài so sánh + Hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí Tràng vừa gợi ra cảnh ngộ đói khát thê thảm vừa gợi ra những tín hiệu của cuộc cách mạng, cả hai đều là những nét chân thực trong bức tranh đời sống lúc bấy giờ + Kết thúc truyện góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo ... nghiệp công tác Vì vậy, chuyên đề muốn Nguyễn Lê Hoàn Trường THPT Phạm Công Bình Chuyên đề: Bồi dưỡng ôn thi ĐH môn Ngữ văn dạng đề so sánh thầy cô trao đổi việc bồi dưỡng ôn thi ĐH môn Ngữ văn dạng. .. phẩm; đa dạng muôn màu phong cách nhà văn Nguyễn Lê Hoàn Trường THPT Phạm Công Bình Chuyên đề: Bồi dưỡng ôn thi ĐH môn Ngữ văn dạng đề so sánh Bố cục viết dạng đề so sánh văn học có phần: mở bài, ... Nguyễn Lê Hoàn Trường THPT Phạm Công Bình Chuyên đề: Bồi dưỡng ôn thi ĐH môn Ngữ văn dạng đề so sánh việc học tập môn Ngữ văn trường phổ thông bị coi nhẹ Vấn đề lớn đặt trước mắt người giáo viên

Ngày đăng: 24/10/2015, 22:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan