Nghiên cứu hệ thống quản lý thông tin trong quá trình đào tạo vận động viên cấp cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

227 1.6K 4
Nghiên cứu hệ thống quản lý thông tin trong quá trình đào tạo vận động viên cấp cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 1 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận án 2 2 2 MỤC LỤC Trang bìa Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án Danh mục các biểu bảng, biểu đồ trong luận án DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 3 3 3 TRONG LUẬN ÁN VIẾT TẮT ASIAD (Associate of the Society of Industrial Artists and Designers) ASP (Active Server Pages) CLB CNTT CSDL CPU (Central Processing Unit) CV DSS (Decision Support Systems) EIS (Executive Information System) HCV HCB HCĐ HLTT HLTTQG HTQLVBĐH HLV HTTP (HyperText Transfer Protocol) HTML (HyperText Markup Language) KT IIS (Internet Information Services) ISO (International Organization for Standardization) LAN (Local Area Network) PGS PH QLHL SEA Games (Southeast Asian Games) TDTT TP.HCM TS TCP/IP VĐV VHTTDL 4 4 4 THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT Đại hội thể thao châu Á Trang chủ hoạt động Câu lạc bộ Công nghệ thông tin Cơ sở dữ liệu Bộ xử lý trung tâm Công văn Hệ thống thông tin hỗ trợ quyết định Hệ thống thông tin điều hành Huy chương vàng Huy chương bạc Huy chương đồng Huấn luyện thể thao Huấn luyện Thể thao Quốc gia Hệ thống quản lý văn bản điều hành Huấn luyện viên Giao thức truyền tải siêu văn bản Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản Kĩ thuật Các dịch vụ cung cấp thông tin Internet Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế Mạng thông tin nội bộ Phó giáo sư Phối hợp Quản lý huấn luyện Đại hội thể thao Đông Nam Á Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh Tiến sỹ Bộ giao thức liên mạng Vận động viên Văn hóa, Thể thao và Du lịch DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO Kí hiệu cm g kg m s 5 5 5 LƯỜNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN Đơn vị Centimet Gam Kilogam Mét Giây DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, Thể loại Số 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 3.10 Bảng 3.11 3.12 3.13 3.14 3.15 Hình 6 6 6 HÌNH, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Nội dung Tổng hợp thực trạng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đào tạo – huấn luyện VĐV cấp cao (khu vực phía Nam) Từ điển liên kết các tiêu chí của HLV trong nước Tiêu chí quá trình đào tạo của HLV trong nước Chương trình, tiến trình, giáo án huấn luyện Danh mục liên kết tiêu chí HLV nước ngoài với từ điển Quá trình đào tạo của HLV nước ngoài Các tiêu chí được kiên kết với từ điển Một số tiêu chí được liên kết với từ điển của VĐV Thống kê khối lượng và tỷ lệ bố trí bài tập trong các giai đoạn huấn luyện Tổng hợp lượng vận động cả năm 2014. Đơn cử lượng vận động trong 1 tuần của ba giai đoạn cụ thể Khảo sát đánh giá chất lượng hệ thống quản lý thông tin VĐV – HLV Kết quả đánh giá chung chất lượng hệ thống quản lý thông tin VĐV – HLV Khảo sát sự hài lòng về hệ thống lý thông tin đào tạo – huấn luyện VĐV Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin quản lý Trang 57 68 69 69 70 70 72 72 88 Sau 88 Sau 88 Sau 89 90 Sau 90 106 Sau 111 Sau 111 109 80 80 3.16 Kết quả đánh giá hiệu quả của hệ thống (chuyên gia 1) 3.17 Kết quả đánh giá hiệu quả của hệ thống (chuyên gia 7) 3.18 3.1 3.2 Tổng hợp điểm đánh giá của các phương án Mô hình quản lý thông tin huấn luyện Hệ thống quản lý thông tin trong quản lý huấn luyện Trang chủ của Hệ thống quản lý thông tin đào tạo – Sau 87 huấn luyện 3.3 3.4 Phân quyền chức năng (an toàn thông tin) Sau 87 3.5 Giao diện về thông tin VĐV Thông tin liên quan đến quá trình đào tạo – huấn luyện của VĐV Thông tin liên quan đến kiểm tra y sinh học VĐV Phân quyền hệ thống Quản lý thông tin HLV Sau 87 3.6 3.7 3.8 3.9 Sau 87 Sau 87 Sau 87 Sau 87 Sơ đồ 3.10 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 1.10 1.11 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 7 7 Phương pháp phân7tích điểm cân bằng chi phí Mô hình hệ thống quản lý HLTT Phân tích hệ thống huấn luyện Kỹ năng và chức năng quản lý Cấu trúc hệ thống quản lý đào tạo VĐV Sơ đồ quản lý quá trình tập luyện thể thao Sơ đồ quy trình quản lý Quá trình ra quyết định Mô hình căn bản của hệ thống thông tin Ba hệ thống trong một tổ chức Các bộ phận cấu thành của hệ thống thông tin quản lý Các khối chính của hệ hỗ trợ quyết định Quản lý hồ sơ vận động viên Quản lý chương trình, kế hoạch huấn luyện Quy trình mua sắm trang thiết bị Truyền thông nội bộ - quy trình đường đi của các văn bản (công văn) đến Thông tin liên lạc nội bộ - quy trình đường đi của các công văn đi Xử lý qui trình kiểm tra y sinh học Cấu trúc mô hình trình duyệt/máy chủ Cấu trúc tổng quát của hệ thống thông tin quản lý đào tạo – huấn luyện VĐV cấp cao Thiết kế chức năng của cấu trúc phần mềm 110 8 11 17 23 24 24 34 27 39 41 42 Sau 78 Sau 78 Sau 78 Sau 78 Sau 78 Sau 78 82 84 87 8 ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những thách thức lớn mà ngày nay các tổ chức của các nước đang phát triển phải đối mặt là việc cải cách hành chính, đổi mới phương thức lãnh đạo và quản lý như thế nào để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của tổ chức, phù hợp với yêu cầu của tòan cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới và sự bùng nổ của cách mạng thông tin. Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) trên thế giới thì quá trình tin học hoá chính là chìa khoá của quá trình dịch chuyển sang thời đại mới, sắp xếp lại thứ bậc phát triển của các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 20 quốc gia bước vào nền kinh tế tri thức, trong khi phần còn lại của thế giới vẫn ở trong xã hội công nghiệp, hoặc thậm chí trong xã hội nông nghiệp. Sự phát triển CNTT không chỉ tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực khoa học tự nhiên hay các lĩnh vực sản xuất trực tiếp mà còn ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực văn hoá xã hội một cách sâu sắc được đặc trưng bởi quá trình “Tin học hoá”. Thể dục thể thao (TDTT) là một hệ thống, đồng thời là một bộ phận hợp thành của một “Hệ thống xã hội” thống nhất. Hệ thống quản lý đào tạo vận động viên (VĐV) – một lĩnh vực quan trọng của TDTT - cũng phải phản ánh những đặc trưng của hệ thống xã hội, bao gồm mục tiêu, chức năng, cấu trúc và cơ chế quản lý. Quá trình phát triển của TDTT nói chung và các lĩnh vực hoạt động nói riêng không thể thoát khỏi điều kiện kinh tế - xã hội, nhất là ở điều kiện nước ta hiện nay, trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển TDTT có nơi, có lúc vẫn chưa xác định được rõ ràng đối tượng, nhiệm vụ, mục tiêu, nội dung, biện pháp tổ chức hoạt động TDTT và những định chế trong công việc hàng ngày của Nhà nước. Huấn luyện thể thao (HLTT) hiện đại luôn gắn liền với những ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới. Việc lập kế hoạch, thực hiện và điều chỉnh kế hoạch huấn luyện trong những năm gần đây có những biến đổi, nhờ sự hỗ trợ rất lớn từ CNTT. Lập kế hoạch huấn luyện là khâu cần đầu tư và tổng hợp nhất trong quá trình đào tạo, huấn luyện VĐV. Trong kế hoạch huấn luyện ngày nay đòi hỏi bao 9 gồm cả các giải pháp liên quan hữu cơ đến nâng cao tính điều khiển hệ thống y sinh học, kỹ thuật, tâm lý,… nhằm giúp cho việc nâng cao thành tích thể thao của từng VĐV, tập thể đội. Đặc biệt thông qua CNTT để khoa học hoá giúp các huấn luyện viên (HLV) bao quát được toàn bộ quá trình huấn luyện xét cả về số lượng, chất lượng, xu hướng, của các thành phần hữu cơ liên quan đến trình độ năng lực tài năng trong hệ thống huấn luyện khoa học theo qui trình huấn luyện đào tạo công nghệ. Các nước trên thế giới có nền TDTT phát triển đều xây dựng hệ thống đào tạo và quản lý VĐV tương đối chặt chẽ, khoa học và hiệu quả. Mỗi nước đều có mô hình đào tạo và hệ thống quản lý phù hợp nên việc đào tạo đã đạt được chất lượng cao, giúp cho thành tích thể thao nâng cao nhanh chóng Trong giai đoạn phát triển hiện nay, lĩnh vực TDTT đã có rất nhiều ứng dụng CNTT trong quản lý quá trình đào tạo VĐV, xây dựng kế hoạch huấn luyện, quản lý hệ thống thi đấu,…Máy tính có khả năng tích trữ dữ liệu vô cùng lớn, có thể thu ghi, phát lại khá hoàn chỉnh toàn bộ quá trình phát triển năng lực thi đấu cụ thể từng mặt luyện tập và thi đấu của VĐV. Mặt khác, các HLV trên cơ sở dùng máy tính huấn luyện hỗ trợ có thể thu thập, phân tích các số liệu và kết quả huấn luyện; chuyển kinh nghiệm huấn luyện trở thành lý luận, giúp kiểm chứng tính đúng đắn của các phương pháp huấn luyện; đồng thời kết hợp với khoa học thông tin như phân tích thống kê, kỹ thuật mô phỏng, kỹ thuật thông minh và dự báo trong công tác đào tạo – huấn luyện VĐV. Máy tính cũng là công cụ cho các HLV, các nhà quản lý nắm được toàn bộ kế hoạch huấn luyện, mã hoá các bài tập và các giáo án, theo dõi tình trạng sức khoẻ, dinh dưỡng, hồi phục,… Hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) trong TDTT rất đa dạng, đó là các thông tin cơ bản của VĐV (độ tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng, trình độ tập luyện,…), HLV (những thông tin về quá trình huấn luyện, thành tích thi đấu của các đội, VĐV, …). Những thông tin này có tính dao động rất lớn và có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Điều này yêu cầu máy tính phải có phương pháp lưu trữ số liệu đủ khả năng tự miêu tả về ý nghĩa, loại hình số liệu, chủng loại của số liệu lưu trữ, có thể cập nhật số liệu mới dễ dàng. 10 Vì vậy, trong công tác đào tạo - huấn luyện có sự hỗ trợ của CNTT chính là cung cấp một điều kiện huấn luyện kỹ thuật cao cho HLV, xây dựng kho báu tích lũy dữ liệu, phân tích kinh nghiệm làm cho các kiến thức chuyên môn của những lĩnh vực khoa học được đưa vào công tác huấn luyện hàng ngày. Trong những năm gần đây, được sự đầu tư đúng mức của Nhà nước nhiều trang thiết bị hiện đại được đầu tư để các nhà khoa học nghiên cứu, ứng dụng, đưa ra những thông số cần thiết giúp HLV định hướng có hệ thống trong việc lập kế hoạch huấn luyện, nhằm mục đích nâng cao thành tích cho VĐV. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý huấn luyện (QLHL) của nước ta, sự cần thiết hệ thống hoá các dữ liệu trong công tác huấn luyện, để quản lý công tác này theo xu hướng hiện đại được đặt ra như là một nhiệm vụ phát triển TDTT thành tích cao ở nước ta trong thời gian tới. Từ ý nghĩa thực tiễn và tính cấp thiết đó, việc tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hệ thống quản lý thông tin trong quá trình đào tạo vận động viên cấp cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin”, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành TDTT hiện tại và tương lai. Mục đích nghiên cứu: Phân tích, hệ thống hoá các dữ liệu cần thiết liên quan đến HLTT; ứng dụng trong thực tiễn QLHL và từ đó đưa ra các phương án, hệ thống quản lý thông tin quá trình HLTT với sự hỗ trợ của CNTT. Mục tiêu nghiên cứu: - Thực trạng hệ thống quản lý thông tin – dữ liệu quá trình đào tạo VĐV cấp cao ở nước ta hiện nay. - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý thông tin HLTT trong quá trình đào tạo VĐV cấp cao và đề xuất giải pháp. Giả thuyết khoa học của luận án: Thành công của luận án sẽ giúp giải đáp và trả lời được Hệ thống thông tin quản lý huấn luyện VĐV cấp cao của nước ta hiện nay, đồng thời làm sáng tỏ các giải pháp, lộ trình, cách thức quản lý thông tin – dữ liệu trong QLHLVĐV cấp cao ở nước ta trong thời gian tới. 11 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển TDTT và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Nhà nước và quản lý thông tin huấn luyện thể thao. 1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển TDTT. Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong tất cả các giai đoạn và thời kỳ phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sức khỏe, thể chất con người Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu thành lập Nước, ngày 27/3/1946, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, trong đó Người nhấn mạnh vai trò của TDTT là “Dân cường thì Nước thịnh”. Ngay từ năm 1958, Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã ban hành Chỉ thị 106-CT/TW ngày 02 tháng 10 đã yêu cầu “Các cấp ủy Đảng và chính quyền phải đặt nhiệm vụ lãnh đạo công tác TDTT trong kế hoạch công tác của địa phương hoặc đơn vị mình. Trong cấp ủy Đảng và chính quyền cần phân công người có năng lực phụ trách trực tiếp chỉ đạo công tác TDTT”. Sau ngày đất nước thống nhất, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã chủ trương phát triển mạnh mẽ TDTT, mở rộng đào tạo cán bộ, vận động viên TDTT, nghiên cứu khoa học và tăng cường cơ sở vật chất TDTT. Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, vấn đề đào tạo và chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một đòi hỏi khách quan và rất cấp thiết. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển con người Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: “Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi. Tăng cường thể lực của thanh niên. Phát triển mạnh thể dục, thể thao, kết hợp thể thao phong trào và thể thao thành tích cao, dân tộc và hiện đại. Có chính sách và cơ chế phù hợp để bồi dưỡng và phát triển tài năng, đưa thể thao nước ta đạt vị trí cao ở khu vực, từng bước tiếp cận với châu lục và thế giới ở những bộ môn Việt Nam có ưu thế”. Đường lối TDTT của Đảng Cộng sản Việt Nam đã định hướng và chỉ đạo toàn diện các lĩnh 12 vực của nền thể thao Cách mạng trong nhiều văn kiện của Đảng: Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII (1991), Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996), Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX (2001), Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X (2006), Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) và các Chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chỉ thị của Ban Bí thư như Chỉ thị số 38-CT/TW (1962), Chỉ thị số 36-CT/TW (1994), Chỉ thị số 17-CT/TW (2002) và Nghị quyết số 08-NQ/TW (2011) của Bộ Chính trị. Luật Thể dục, thể thao được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 10 ngày 29 tháng 11 năm 2006, và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 là văn bản pháp lý quan trọng đối với công tác quản lý TDTT trong thời kỳ đổi mới, tạo hành lang pháp lý cho TDTT Việt Nam phát triển đúng hướng: vì sức khỏe và hạnh phúc của nhân dân, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày 03 tháng 12 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2198/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020. Đây là lần đầu tiên Thể thao nước ta có một chiến lược phát triển rõ ràng với các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực thể thao cho mọi người, thể thao thành tích cao, hợp tác quốc tế về TDTT…Đối với Thể thao thành tích cao, mục tiêu của Chiến lược là: “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao, gắn kết đào tạo các tuyến, các lớp kế cận; thống nhất quản lý phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp theo hướng tiên tiến, bền vững, phù hợp với đặc điểm thể chất và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân; nâng cao thành tích thi đấu, giữ vững vị trí là một trong 3 quốc gia có thành tích đứng đầu khu vực Đông Nam Á, tiến tới thu hẹp khoảng cách trình độ đối với thể thao Châu Á và thế giới”. 1.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin trong TDTT và quản lý thông tin huấn luyện thể thao. Nhằm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành nền kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và các lĩnh vực cụ thể trong đó có TDTT, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Luật, Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin, cụ thể như sau: 13 - Luật Công nghệ thông tin, Số 67/2006/QH11, Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2006 - Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; - Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 08 tháng 07 năm 2014 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 06 năm 2014 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; - Công văn Số 45/BTTTT-ƯDCNTT hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày ngày 04 tháng 01 năm 2013; - Kế hoạch số 4194/KH-BVHTTDL ngày 14 tháng 11 năm 2013 về việc phê duyệt Kế hoạch xây dựng “Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển CNTT của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2015-2020”; - Kế hoạch số 3229/KH-BVHTTDL ngày 16 tháng 9 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 47/NQ-CP của Chính phủ về ứng dụng và phát triển CNTT; Nhận rõ về sự quan trọng của khoa học công nghệ trong thể thao, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định 3728/QĐ-BVHTTDL, ngày 06 tháng 11 năm 2014 về kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển CNTT của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2016 – 2020 tầm nhìn 2030 ở cả 3 lĩnh vực Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Trong đó xác định, trong giai đoạn tới, toàn ngành sẽ đầu tư nhiều hơn nữa về cả nguồn ngân sách, nhân lực cho việc phát triển khoa học công nghệ. Trong giai đoạn trước mắt Thể thao Việt Nam sẽ tích cực triển khai tập trung vào việc: nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển TDTT cho mọi người; nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ để tuyển chọn và đào tạo tài năng thể thao; thực hiện giám định khoa học đối với công tác HLTT, đối với VĐV năng khiếu thể thao trẻ và VĐV trình độ cao, đặc biệt đối với các VĐV các môn thể thao trọng điểm quốc gia. Bên cạnh đó, từng bước nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khoẻ đối với VĐV, đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý, đào tạo huấn luyện VĐV, 14 công tác tuyển chọn, đào tạo VĐV thành tích cao cũng như trong công tác phòng, chống doping phục vụ công tác TDTT đạt chuẩn quốc tế. Đó là những việc làm cấp thiết nhằm đưa nền thể thao Việt Nam tiến xa hơn trên con đường hội nhập. 1.2. Cơ sở khoa học quản lý thông tin trong đào tạo vận động viên cấp cao 1.2.1. Quản lý huấn luyện thể thao [65] a). Khái niệm quản lý huấn luyện thể thao Quản lý HLTT bộ phận hợp thành quan trọng và là biện pháp quan trọng để thực hiện mục đích nâng cao thành tích thể thao. Về thực chất nó là một quá trình cải tạo một cách có hệ thống về mặt sinh vật học, tâm lý học và xã hội học đối với VĐV trong HLTT. Vì vậy, quản lý HLTT là quá trình hoạt động tổng hợp của người quản lý vận dụng các phương pháp và biện pháp có hiệu quả để tiến hành một cách có kế hoạch, có tổ chức, có điều khiển, có sự nhịp nhàng và không ngừng nâng cao hiệu suất đối với hệ thống HLTT trên cơ sở tuân thủ các quy luật khách quan của huấn luyện nhằm thực hiện mục tiêu HLTT. Từ định nghĩa trên ta có thể thấy, quản lý HLTT phải bao gồm các hàm nghĩa sau đây: - Quản lý HLTT là lấy mục tiêu HLTT để làm thành điểm xuất phát và về đích, cuối cùng phải đạt được mục đích là thực hiện được mục tiêu nâng cao của thành tích thể thao. - Quản lý HLTT là một quá trình hoạt động tổng hợp được người quản lý, bao gồm cả các HLV vận dụng phương pháp, biện pháp quản lý khoa học, thông qua tiến hành có kế hoạch, có tổ chức, có điều khiển, có giám sát. - Quản lý HLTT mặc dù không nghiên cứu cụ thể các quy luật HLTT nhưng cần phải tuân thủ những quy luật này để tiến hành quản lý. - Do HLTT là một quá trình hoạt động cải tạo một cách hệ thống đối với các VĐV. Vì vậy, việc quản lý HLTT cũng cần phải sâu sát tất cả các hoạt động của hệ thống cải tạo này, làm cho nội dung quản lý HLTT ngày thêm phong phú nhằm giải quyết các nhiệm vụ phức tạp và nặng nề. 15 b). Phân tích cấu trúc và yêu cầu cơ bản của hệ thống quản lý huấn luyện thể thao [81], [92] Qua sơ đồ 1.1 mô hình hệ thống quản lý HLTT trình bày ở trên có thể thấy hệ thống quản lý HLTT do 3 yếu tố tổ hợp thành: người quản lý, đối tượng quản lý và thông tin Người quản lý Mục tiêu Kế hoạch Tổ chức Điều khiển Giám sát Đối tượng quản lý Huấn luyện viên Vận động viên Kết quả quản lý Đầu vào Thông tin ngoài Đầu ra Thông tin trong 16 Sơ đồ 1.1: Mô hình hệ thống quản lý HLTT - Người quản lý HLTT: “Người quản lý của hệ thống HLTT” bất kể là người quản lý của hệ thống HLTT cấp nào (nhất là người quản lý cấp cao nhất trong hệ thống) đứng về bản chất mà nói họ đều là những người thể hiện và những người đại biểu cho năng lực chủ quan trong hệ thống quản lý HLTT. Đồng thời họ cũng là những người chỉ huy và cũng là người chủ đạo toàn bộ hành vi của hệ thống quản lý HLTT. Từ đó có thể dễ dàng nhận thấy chức năng hạt nhân của người quản lý là quyết sách. Bởi vì hoạt động chức năng cụ thể của người quản lý nói chung là về mặt xây dựng kế hoạch, tổ chức, giám sát và điều khiển,… đều cần phải thông qua quyết sách để thực hiện. Do vậy là một người quản lý cần phải có năng lực quyết sách tốt. Nếu chỉ cho rằng chuyên ngành của người quản lý HLTT chỉ là HLTT, như vậy đó là một nhận thức sai lệch. Đương nhiên không thể phủ nhận người quản lý HLTT cần thiết phải tìm hiểu và nắm vững các quy luật HLTT liên quan. - Đối tượng quản lý HLTT: Đối tượng QLHLHLTT là VĐV (hoặc đội thể thao) hoặc hệ thống HLTT do HLV và VĐV tổ hợp thành, đó là những đối tượng quản lý cơ bản nhất của quản lý HLTT. Cùng với sự tăng dần các cấp quản lý trong hệ thống quản lý HLTT thì người quản lý của hệ thống quản lý HLTT cấp thấp sẽ trở thành đối tượng quản lý của hệ thống quản lý HLTT cấp cao. Có thể nói tất cả các hệ thống con trực thuộc quản lý của cấp cao nhất đều là đối tượng quản lý của hệ thống cấp trên của nó. Đối tượng cơ bản của quản lý HLTT là VĐV, HLV và các nhân viên hữu quan, hay nói cách khác là những con người (mặc dầu đối tượng quản lý còn bao gồm cả các nhân tố cấu thành khác như tài chính, vật chất,…). Thực hiện quản lý một cách hiệu quả hành vi của đối tượng quản lý là VĐV. - Thông tin: + Thông tin bên trong: Thông tin bên trong của hệ thống quản lý HLTT là chỉ tác dụng và mối liên hệ lẫn nhau giữa người quản lý là HLV và người bị quản lý là VĐV. Nó là nguyên nhân bên trong và là căn cứ của sự tồn tại và biến động của hệ thống đó. Nó có thể phân thành thông tin tác dụng và thông tin ngược. Thông tin tác dụng: là những tác dụng về mặt vật chất và tinh thần mà người quản lý HLTT căn cứ vào mục tiêu QLHL tác động vào đối tượng quản lý, từ đó 17 làm cho hệ thống quản lý HLTT chuyển từ trạng thái ban đầu chuyển dịch sang trạng thái mục tiêu. Thông tin ngược: là sự phản hồi của đối tượng quản lý HLTT đối với thông tin, là sự phản ánh hiệu quả quản lý HLTT. Người quản lý HLTT thông qua việc thu nhập được những thông tin ngược sẽ phát hiện sự khác biệt trạng thái thực tế với mục tiêu kế hoạch của hệ thống QLHL, phân tích nguyên nhân của sự khác biệt đó, đồng thời tìm ra phương pháp, biện pháp để xóa bỏ sự khác việt đó, tiến hành điều chỉnh mới đối với đối tượng quản lý để đạt được mục đích xóa bỏ sự khác biệt và thực hiện mục tiêu. Tác dụng lẫn nhau và vòng tuần hoàn qua lại giữa thông tin tác dụng và thông tin ngược sẽ tạo thành hoạt động thực tiễn quản lý của hệ thống quản lý HLTT. + Thông tin bên ngoài: Thông tin bên ngoài của hệ thống quản lý HLTT là tác dụng và mối liên hệ lẫn nhau giữa hệ thống này với môi trường. Nó là hiệu quả tác động của những điều kiện bên ngoài đối với sự vận động biến đổi hệ thống và tác dụng của nó đối với môi trường. Do vậy có thể chia thành 2 loại thông tin là thông tin đầu vào và thông tin đầu ra của hệ thống. Thông tin đầu vào: là tác động của môi trường đối với hệ thống quản lý HLTT. Thông tin đầu vào bao gồm là các thông tin do tình báo trong và ngoài nước cung cấp cũng như các chỉ lệnh của những người quản lý HLTT cấp quốc gia hoặc cấp cao, có khi chính là mục tiêu quản lý HLTT mà cấp trên truyền đạt. Thông tin đầu vào của hệ thống quản lý HLTT có ý nghĩa tiền đề quan trọng đối với toàn bộ hoạt động quản lý. Nhất là các mục tiêu quản lý HLTT của cấp trên truyền đạt cho cấp dưới. Vì vậy, nó đã trở thành tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng và hiệu quả của toàn bộ công tác quản lý. Thông tin đầu vào vô cùng phức tạp, nó còn bao gồm cả tác dụng của các mặt sinh hoạt xã hội đối với hệ thống quản lý, trong đó bao gồm cả tác dụng của những thông tin thiếu tính xác thực và các nhân tố bất lợi. Thông tin đầu ra: tác dụng của hệ thống quản lý HLTT đối với môi trường, nó phản ánh tình hình thực tế của toàn bộ công tác quản lý HLTT. Như tình hình hoàn thành mục tiêu quản lý hoặc tình hình mục tiêu kế hoạch, hiệu ích xã hội đạt được, hiệu ích kinh tế đạt được và các vấn đề tồn tại,… Tóm lại tác dụng của hệ thống đối với môi trường đã thể hiện giá trị của cả hệ thống và tác dụng thực tế 18 trong sinh hoạt xã hội, đồng thời lại là thông tin ngược đối với chỉ lệnh của cấp trên. Vì vậy cũng là thông tin nội bộ trong hệ thống quản lý HLTT cấp cao, là chỗ dựa của cấp trên để tiến hành quản lý có hiệu quả. Cấu trúc của quá trình tổ chức quản lý huấn luyện thể thao [15], [28], [64], [65]: Quản lý hệ thống huấn luyện: Huấn luyện là một bộ phận quan trọng của thể thao, là quá trình chuẩn bị cho VĐV đạt thành tích cao trong thi đấu. Mục đích của QLHL là tôn trọng quy luật khách quan của HLTT, nắm vững phương pháp huấn luyện...nhằm không ngừng nâng cao kết quả huấn luyện, hỗ trợ cho VĐV đạt thành tích cao trong thi đấu. Huấn luyện là một quá trình có nhiều yếu tố, nhiều cấp và có trình tự. Sử dụng quan điểm khoa học hệ thống để phân tích quá trình phức tạp đó cho thấy rằng, một quá trình huấn luyện hoàn chỉnh bao gồm nhiều yếu tố có tác dụng và liên hệ với nhau. Những yếu tố và giai đoạn khác nhau đó tạo thành một hệ thống. Huấn luyện (1) (2) Kế hoạch huấn luyện Phương pháp huấn luyện Biện pháp huấn luyện Mục tiêu giai đoạn Mục tiêu giai đoạn Mục tiêu huấn luyện VĐV Bác sĩ thể thao Cán bộ nghiêu cứu Nhân viên dinh dưỡng Các nhà chuyên môn,… . 19 Sơ đồ 1.2: Phân tích hệ thống huấn luyện Hệ thống huấn luyện là chỉ hệ thống cơ cấu và chế độ QLHL. Hệ thống huấn luyện chính là phạm vi thực hiện cụ thể phần quan trọng của mục tiêu chiến lược trong đào tạo trực tiếp VĐV. Quản lý hệ tiêu chuẩn đánh giá hệ thống huấn luyện về số lượng, chất lượng, hình thức, phạm vi, cơ chế điều khiển, như các nội dung sau: - Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và hiệu quả của hệ thống huấn luyện – đào tạo VĐV gồm số lượng theo độ tuổi, cấp bậc. - Tiêu chuẩn về khoa học hóa và hiện đại hóa quá trình huấn luyện và hệ thống quản lý tương ứng nhằm giúp cho đào tạo có hiệu quả cao hơn. - Trình độ giáo dục - xã hội VĐV. Cần chú ý đến trình độ văn hoá, tri thức tương xứng với người tài thể thao trong xã hội văn minh. Chú ý phạm vi hoạt động xã hội của người tài thể thao trong xã hội. Một nguyên lý đào tạo - huấn luyện VĐV có tài năng quan trọng là nguyên lý hệ thống, liên tục, không gián đoạn với các giải pháp tác động tới chất lượng hệ thống tới từng cá thể [7], [8], [30]. Quá trình đào tạo – huấn luyện luôn gắn liền với các giai đoạn nhạy cảm sinh học, với thời kỳ phát dục, trưởng thành, gắn liền với thời kỳ học tập ở nhà trường phổ thông và thường kết thúc vào khoảng 18 - 20 tuổi. Do đó, các cấp đào tạo huấn luyện phải gắn liền với quá trình đó. Có thể phân thành ba cấp như sau: - Cấp cơ sở (sơ cấp): Cấp này gắn liền với các trường tiểu học, cấp I. Hình thức thường là các trường, lớp nghiệp dư với nhiều hình thức nhằm mục đích thu hút trẻ vào tập thể thao, tạo hứng thú, phát triển toàn diện, kỹ thuật, kỹ năng cơ bản, đặc biệt là công cơ bản. Nhiệm vụ chính là tuyển chọn ban đầu và bước đầu hướng các em vào chuyên môn hóa sau này. 20 - Cấp trung: Là cấp huấn luyện tiến hành theo hình thức tập trung, bán tập trung tại các điểm, các trọng điểm, các CLB, các trung tâm, các đội, các trường thể thao nghiệp dư hoặc văn hoá - thể thao các cấp. - Cấp cao: Gồm VĐV thuộc đội tuyển quốc gia hoặc các đội đại biểu, các đội tỉnh – thành – ngành trọng điểm có trình độ nghệ thuật thi đấu thể thao cao và các VĐV có khả năng phát triển cao nhất. Loại hình này được tập trung huấn luyện với sự quản lý chặt chẽ của Ngành TDTT và chính quyền cấp đó để đầu tư và kiểm tra. - Cấp quốc gia theo dõi toàn diện và hệ thống các VĐV này, chỉ đạo kiểm tra chuyên môn. Các hoạt động quản lý huấn luyện [15], [92]: Các hoạt động quản lý huấn luyện bao gồm tất cả những hoạt động quản lý có liên quan như sau: + Quản lý công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược của đơn vị + Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động + Kế hoạch huấn luyện + Kế hoạch quản lý nhân sự + Kế hoạch quản lý cơ sở vật chất + Quản lý quá trình huấn luyện + Quản lý công tác thi đấu + Xây dựng và thực hiện kế hoạch huấn luyện Trong quản lý huấn luyện thì hoạt động xây dựng và đặc biệt là thực hiện kế hoạch là vô cùng quan trọng và là nhiệm vụ trọng tâm của các nhà quản lý và HLV. Xây dựng kế hoạch là hoạt động phân tích đánh giá thực trạng của các yếu tố và điều kiện thực tế, xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu, lượng vận động, các biện pháp, phương tiện thực hiện và khoảng thời gian giành cho từng nội dung để tạo ra một kế hoạch huấn luyện chung cho toàn đội. Thực hiện kế hoạch là những hoạt động cụ thể để biến các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, phương pháp trong kế hoạch huấn luyện được xây dựng thành hiện thực hoặc đạt vượt mức đã đặt ra. Điều khiển quá trình huấn luyện: 21 Theo TS Trương Anh Tuấn thì các hoạt động xây dựng, thực hiện kế hoạch huấn luyện và điều khiển quá trình huấn luyện là một thể thống nhất. Như vậy, điều khiển quá trình huấn luyện là hoạt động không thể tách rời quá trình xây dựng – thực hiện kế hoạch [28]. Điều khiển quá trình huấn luyện là hoạt động được thực hiện thông qua việc kiểm tra đánh giá, phân tích việc thực hiện kế hoạch huấn luyện cũng như diễn biến của thành tích thể thao (kết quả huấn luyện) và các yếu tố có liên quan đến thành tích thể thao (thể lực, tâm – sinh lý, nhân cách,….) để làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch ở những bước tiếp theo [15], [28]. Vai trò và ý nghĩa của điều khiển quá trình huấn luyện: Giúp kiểm tra và giám sát được hoạt động huấn luyện để đưa ra những quyết định, biện pháp nhằm nâng cao thành tích thể thao phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ, chu kỳ huấn luyện trong một nhóm hoặc ở từng VĐV Điều khiển quá trình huấn luyện sẽ giúp HLV, VĐV có được nhận thức mới cũng như các thông tin cần thiết để thực hiện tốt kế hoạch huấn luyện của mình. Bên cạnh đó, nó còn giúp HLV, sử dụng hợp lý các phương pháp, phương tiện phù hợp với các điều kiện cụ thể để nâng cao thành tích thể thao và đạt tới các mục tiêu đã được đề ra. Tài liệu phục vụ hoạt động điều khiển quá trình huấn luyện [81], [92]: Các tài liệu tập hợp về thành tích và nhân cách của VĐV, bao gồm: + Lý lịch của VĐV + Kết quả học tập tại các trường phổ thông, cao đẳng, đại học + Sự hoàn thiện về nhân cách và kết quả đánh giá về các mặt sinh hoạt, ý thức tổ chức kỷ luật trong tập thể nơi VĐV sinh hoạt. + Sự phát triển về thành tích thể thao, thể lực, kỹ – chiến thuật, ý chí, tâm lý và các yếu tố có liên quan khác + Kết quả thi đấu chính thức, thi đấu kiểm tra Ngoài ra, HLV cũng phải có các tài liệu và thông tin có liên quan khác về quá trình huấn luyện như: + Tên VĐV, ngày tháng, năm sinh,…. 22 + Đơn vị đào tạo trước đó, HLV trước đó + Thời gian tham gia tập luyện + Huấn luyện viên hiện nay, tên đơn vị đào tạo hiện nay + Những thay đổi trong đội thể thao Thông tin về lượng vận động của VĐV (khối lượng, cường độ, mật độ, số buổi tập, thời gian tập). Thời điểm, các hình thức thực hiện và kết quả kiểm tra y học của VĐV Các nhà quản lý, HLV, các chuyên gia phải thu thập và xử lý các thông tin như: + Năng lực tiếp thu của VĐV + Động cơ và nhận thức về quá trình tập luyện của VĐV + Thái độ, ý thức tập luyện, tính độc lập trong huấn luyện + Khát vọng thi đấu của VĐV + Ý thức tập thể và tinh thần trách nhiệm + Tổ chức hoạt động nghỉ ngơi tập luyện ngoài giờ + Thông tin tự đánh giá của mỗi VĐV + Mức độ ảnh hưởng và uy tín của VĐV đối với những người khác. Phương pháp điều khiển quá trình huấn luyện [7], [8],[28],[31],[64]: Để tạo nên những nguồn thông tin có tính hệ thống, trực quan, dễ hiểu, một số phương pháp chủ yếu để điều khiển quá trình huấn luyện bao gồm: + Phương pháp ghi chép bằng sơ đồ, biểu bảng; + Phương pháp kiểm tra: Phương pháp được sử dụng thông dụng nhất để đánh giá kiểm tra quá trình huấn luyện là kiểm tra thành tích và lập test kiểm tra. Kiểm tra thành tích là xác định trình độ phát triển về thàn tích thể thao hoặc từng thành phần trong cấu trúc thành tích của VĐV để đánh giá trình độ thành tích nhằm hỗ trợ đắc lực cho việc điều khiển quá trình huấn luyện. Tùy theo mục tiêu, yêu cầu của mỗi thời kỳ huấn luyện, có thể lập các test đặc trưng để kiểm tra, đánh giá từng năng lực riêng biệt của VĐV (năng lực phối hợp vận động, thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, nhận thưc phẩm chất đạo đức, tâm lý của VĐV,…). 23 Phân tích tổng hợp và đánh giá là cách phân chia thành tích thể thao thành những thành phần riêng lẻ, rồi phân tích chúng để tìm ra các mối quan hệ về lượng và chất đối với trình độ phát triển thành tích thể thao cũng như các quy luật phát triển của nó. Phân tích thành tích và phân tích huấn luyện phải được thực hiện đồng thời trong quá trình điều khiển huấn luyện c). Quản lý nguồn lực trong hệ thống huấn luyện thể thao [92],[93],[95] Chất lượng của hệ thống huấn luyện đào tạo VĐV cấp cao phụ thuộc vào nhiều nhân tố như cơ cấu điều khiển hệ thống (sự phối hợp hài hoà có chủ đích của điều khiển, các nhân tố thực hiện quy trình công nghệ đào tạo hiện đại VĐV). Người chỉ đạo toàn bộ quá trình đó là nhà quản lý chiến lược thể thao và người trực tiếp thực hiện quy trình đó là HLV. - Quản lý huấn luyện viên [15], [65] Huấn luyện viên có chức trách nhiệm vụ là trực tiếp tác động chặt chẽ của mình vào đào tạo người tài thể thao, là người tài thể thao thứ hai sau VĐV. Đó là nhà sư phạm về giáo dục thể chất có trình độ cao về HLTT, về đào tạo VĐV, biết ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất, thể hiện bằng việc nắm vững và vận dụng tốt các nguyên tắc và phương pháp giáo dục và huấn luyện vào đào tạo VĐV, HLV là nhà khoa học thực tiễn, biết dựa vào đặc điểm cá nhân, áp dụng hiệu qủa các giải pháp, nhằm khai thác, bồi dưỡng nâng cao hết mức tài năng thể chất cá thể, thể hiện bằng thành tích kỷ lục cao nhất trong các cuộc thi đấu chính thức (theo lịch). Nói cách khác HLV thực hiện mục tiêu của thể thao thành tích cao một cách cụ thể, khoa học trên cá thể VĐV, là người quản lý trực tiếp điều khiển quá trình đào tạo HLTT, là người chủ trong quản lý toàn bộ sự phát triển có chất lượng cao của VĐV. Không quản lý và nâng cao trình độ HLV là đã hạ thấp chất lượng toàn bộ hệ thống đào tạo. - Quản lý vận động viên [7],[8],[15],[46],[65] Việc đào tạo đội ngũ VĐV tài năng phải tiến hành một cách khoa học, hệ thống, gắn liền với tuổi phát triển sinh học – tuổi học sinh, dựa vào chỉ đạo chiến lược, được Nhà nước và xã hội đầu tư cao vào quá trình giáo dục toàn diện có sự 24 điều khiển nghiêm ngặt của hệ thống quản lý giáo dục mà trực tiếp là người thầy – các HLV và những người liên quan về ba mặt quản lý con người, quản lý kỹ thuật và quản lý hệ thống cơ chế điều khiển - Quản lý VĐV là QLHL và bồi dưỡng tài năng của từng VĐV: Nội dung gồm: Quản lý quá trình huấn luyện, quản lý giáo dục chính trị tư tưởng và nhân cách tác phong ; quản lý đời sống, sinh hoạt, thi đấu. Cần làm cho người quản lý VĐV chủ động có ý thức trách nhiệm cao về đào tạo người tài VĐV, giáo dục và tổ chức ứng dụng nhanh, có bài bản lý luận và thành tựu khoa học kỹ thuật vào huấn luyện để nâng cao nhanh thành tích thể thao của mỗi cá thể. Kỹ năng nhận thức Kỹ năng kỹ thuật Kỹ năng ứng xử Kế hoạch hóa Lãnh đạo Tổ chức Kiểm tra Tổ chức kiểm tra và đánh giá quá trình huấn luyện: Sơ đồ 1.3: Kỹ năng và chức năng quản lý Chức năng kiểm tra có tầm quan trọng trong chu trình quản lý, bởi lẽ nó là mối nối cuối cùng trong dây chuyền chức năng của các hoạt động quản lý. Chức năng này cho phép các nhà quản lý biết được các mục tiêu của tổ chức có đạt được hay không hoặc đạt được như thế nào, cũng như những nguyên nhân tạo nên tình hình đó. 25 - Thu thập thông tin để so sánh đánh giá với chỉ tiêu đã định. - Phân tích - đánh giá về các mặt: lượng vận động, khả năng VĐV, mức độ phát triển so với yêu cầu trong quá trình huấn luyện. - Điều chỉnh: kế hoạch, lượng vận động, yêu cầu,… - Đánh giá tổng kết về cả quá trình huấn luyện. 1.2.2. Quản lý nhà nước về đào tạo vận động viên [52] Thể thao thành tích cao bao gồm cả thể thao chuyên nghiệp và thể thao nhà nghề. Đây là loại hình hoạt động thể thao lấy mục đích chủ yếu là nâng cao trình độ vận động và sáng tạo những thành tích thi đấu cao nhất nhờ sự phát triển thân thể toàn diện và khai thác tối đa tiềm năng thể lực, tâm lý, trí lực của VĐV. Ở nước ta, thành tích thi đấu cao nhất cần thể hiện chủ yếu trong Đại hội thể thao Olympic, Đại hội thể thao Châu Á và Đại hội thể thao Đông Nam Á. Do vậy, số môn thể thao Olympic làm trọng điểm. Nếu một số vận động viên có thành tích thi đấu xuất sắc trong SEA Games (Southeast Asian Games), ASIAD (Associate of the Society of Industrial Artists and Designers) và đại hội thể thao Olympic, được Nhà nước đưa vào biên chế, được hưởng lương, phụ cấp của Nhà nước, thì có thể gọi là những vận động viên cấp cao. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực thể thao thành tích cao: “Thể thao thành tích cao là hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao của VĐV, trong đó thành tích cao, kỷ lục thể thao được coi là giá trị văn hóa, là sức mạnh và năng lực sáng tạo của con người”. Như vậy, nếu xem thành tích thể thao là sản phẩm của hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao thì VĐV chính là những người tạo ra sản phẩm ấy. Họ chính là nguồn nhân lực chủ yếu trong lĩnh vực thể thao thành tích cao [80], [81], [93], [95]. Vận động viên: Theo từ điển tiếng Việt “người hoạt động thể thao đã đạt tới một trình độ nhất định” [40]. Theo Michael Kent (1994) thì VĐV (athlete) là “một cá nhân, do tập luyện chuyên biệt hoặc do có tài năng bẩm sinh, đủ khả năng thi đấu trong một môn thể thao đòi hỏi thể lực”. Thuật ngữ athlete xuất phát từ gốc từ Latinh “athleta” có nghĩa là một người thi đấu ở dạng các hoạt động thể chất để giành phần thưởng [85]. 26 Theo các định nghĩa trên, khái niệm VĐV có thể hiểu một cách tổng quát là người: 1) Có một trình độ nhất định về thể chất do quá trình tập luyện mang lại (dù mức độ năng khiếu có khác nhau); 2) Có tham gia thi đấu thể thao (ở một hoặc nhiều môn); 3) Được cơ quan quản lý nhà nước về TDTT có thẩm quyền công nhận (theo luật Việt Nam). Trong thể thao thành tích cao, thành tích kỷ lục cao được coi là năng lực sáng tạo của con người – VĐV. Vì vậy, thành tích, kỷ lục cao không phải là sản phẩm chung của tất cả VĐV có tài năng, mà là sản phẩm riêng của một loại VĐV đặc biệt, đó là VĐV tài năng. Nói cách khác, VĐV cấp cao gắn liền với biểu hiện chính của nó là thành tích kỷ lục cao [4], [5], [8], [64], [29], [55]. Trong các văn bản quy định của Ủy Ban TDTT Việt Nam nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đặc biệt là Luật TDTT của Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 10 số 77/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 [39] có đề ra các quy định về quản lý Nhà nước về đào tạo VĐV như sau: + Nhà nước có chính sách phát triển thể thao thành tích cao, thống nhất quản lý hệ thống các môn thể thao trong toàn quốc. + Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống HLTT, đào tạo, bồi dưỡng VĐV, HLV, trọng tài thể thao, giáo viên TDTT. + Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo, HLTT theo quy định pháp luật. + Nhà nước tạo điều kiện cho VĐV tập luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, lập thành tích, kỷ lục trong thi đấu thể thao; khuyến khích VĐV học tập và lập nghiệp. + Nhà nước quy định tiêu chuẩn đẳng cấp quốc gia của VĐV, HLV, trọng tài; công nhận việc phong cấp của các Liên Đoàn thể thao quốc gia, các tổ chức thể thao quốc tế đối với VĐV, HLV, trọng tài thể thao Việt Nam. + Nhà nước đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong việc tuyển chọn, đào tạo, HLTT; đảm bảo chuẩn hóa các điều kiện, phương tiện tập luyện và thi đấu thể thao. 27 + Nhà nước chú trọng phát triển thể thao chuyên nghiệp đối với một số môn thể thao có đủ điều kiện; cho phép tổ chức, cá nhân hành nghề thể thao chuyên nghiệp trên cơ sở chấp hành các quy định pháp luật. Từ những quy định chung về quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo VĐV cho thấy hoạt động quản lý Nhà nước cần phải được thống nhất trong lĩnh vực đào tạo VĐV thông qua các quy định quản lý sau đây: + Quản lý quy trình đào tạo VĐV từ giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu cho đến giai đoạn hoàn thiện thể thao + Quản lý nhân sự trong đào tạo VĐV + Quản lý nhà nước về chế độ chính sách đối với công tác đào tạo và quản lý đào tạo + Quản lý nhà nước về những hoạt động của các tổ chức tham gia vào công tác đào tạo VĐV + Quản lý nhà nước về công tác giáo dục toàn diện cho VĐV thể thao 1.2.3. Hệ thống quản lý huấn luyện. a). Hệ thống quy trình đào tạo – huấn luyện vận động viên [7],[8],[15], [20], [25],[29], [33],[46],[64] Việc thành tài của VĐV có nghĩa là việc huấn luyện tạo ra thành tích chuyên sâu xuất sắc. Trong thời đại ngày nay, sự phát triển thành tích thể thao đã đạt tới trình độ cao chưa từng thấy. Ngay cả đối với những người có “thiên tài” thể thao, nếu chỉ dựa vào ưu thế bản thân thì cũng không thể vươn tới được. Do vậy, VĐV phải có sự khổ luyện trong quá trình tập luyện nhiều năm. Quy trình đào tạo VĐV hiện nay về cơ bản đã được xác định thường mất từ 8 đến 10 năm kể từ lúc đưa vào hệ thống đào tạo. Khái niệm “hệ thống, quy trình đào tạo VĐV” được một số chuyên gia trong nước diễn giải theo những cách khác nhau, song không có những đối chọi về quan điểm. Theo TS Phan Hồng Minh: Quy trình công nghệ đào tạo – huấn luyện VĐV về thực chất là hệ thống các chuẩn mực được xác định chặt chẽ để có được chất lượng của sản phẩm tính từ đầu vào đến đầu ra trong một hệ thống đào tạo [41], [44]. Nó có bốn đặc tính sau: 28 - Tính tiêu chuẩn: Hệ thống các tiêu chuẩn được đưa vào của quá trình đào tạo được xác định cả về điều kiện, đối tượng và sản phẩm đào tạo. Ở đây cần nói đến tiêu chuẩn tuyển chọn tức “đầu vào” của quá trình, các tiêu chuẩn đào thải trong thực hiện quá trình để bảo đảm sự ra đời của sản phẩm; nó cũng chỉ rõ các mặt xác định của môi trường và điều kiện bên trong như chuẩn hóa các vấn đề thuộc chức năng cơ thể, nhịp độ phát triển năng lực và chức năng hình thái, tâm lý; điều kiện luyện tập, điều kiện chăm sóc, môi trường sinh hoạt, môi trường thể thao và cả những vấn đề thuộc môi trường xã hội. Tính tiêu chuẩn còn tỏ rõ ở các mặt như nội dung, giải pháp, tính nhạy cảm của người điều khiển quá trình đào tạo như HLV, người phục vụ, ... - Tính thời gian: Thời gian đào tạo của quy trình là vấn đề bắt buộc. Nó liên quan tới quỹ thời gian để đào tạo thành tài, liên quan tới việc bắt buộc chúng ta phải tính toán và đi sâu vào những vấn đề bản chất của mô hình sản phẩm - tài năng thể thao cùng các thuộc tính và yêu cầu cần có của tài năng. Thời gian cơ bản của quy trình đào tạo từ những năm cơ bản đầu tiên đến khi xuất hiện tài năng theo tiêu chuẩn đào tạo mất chung 6 - 8 năm. Thời gian tích lũy năng lượng cho tài năng đó cũng là chuẩn mực để sử dụng tài năng đó và sau đó là quá trình hồi phục của tài năng. Tính thời gian và tính tiêu chuẩn cũng liên quan lớn đến các vấn đề sử dụng và hoàn thiện thể lực, kỹ chiến thuật, đến các giải pháp kích thích “Cường hóa” cho HLTT, đến phát huy tổng hợp năng lực con người ... - Tính hệ thống: HLTT phải bảo đảm sự sắp xếp khoa học, cụ thể giữa nguyên tắc hệ thống liên tục với các giai đoạn của nó. Quá trình HLTT biểu hiện bằng các quy trình huấn luyện được tiến hành liên tục, không ngừng nhưng bao giờ cũng phù hợp với đối tượng và bảo đảm sự điều chỉnh tốt theo mục đích đã đặt ra nhất định phải chia thành các giai đoạn. Nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và các giai đoạn lượng vận động đều liên quan chặt chẽ với nhau và bản thân chúng lại mang những đặc điểm riêng biệt không thể thay thế. Tính hệ thống liên tục không ngừng của HLTT yêu cầu phải căn cứ vào các quy luật về sự biến đổi chức năng cơ thể con người nói chung và cá thể tài năng nói riêng để huấn luyện theo thời gian nhiều năm, liên tục và hệ thống. Các giai đoạn huấn luyện có các đặc điểm và có những căn cứ lý luận trong việc tổ chức quá trình HLTT một cách khoa học và hiệu quả. 29 - Tính kế hoạch và đặc điểm luôn biến đổi: Để quá trình HLTT tiến hành một cách có hiệu quả và thuận lợi, đạt được mục tiêu đề ra, phải thực hiện sắp xếp khoa học biểu hiện bằng các kế hoạch mà cơ sở của nó là việc dự báo và thực hiện dự báo. Kế hoạch huấn luyện đặt ra phải thực hiện một cách chặt chẽ, cẩn thận, sâu sắc và toàn diện các mặt phù hợp của từng đối tượng VĐV tài năng (cá thể). Tức là phải tự phân tích sâu sắc và toàn diện từng mặt của quá trình huấn luyện có sự tính toán nhiều mặt (đa nhân tố) và dự tính cẩn thận các mặt chính yếu, thứ yếu liên quan chung với nhau trên từng cá thể VĐV. Sau khi tính toán kỹ tình hình, xu hướng, đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra phải tính kỹ đến các vấn đề khác gồm thời gian, giải pháp, phân chia chu kỳ, tỷ lệ các mặt, lượng vận động, nội dung, giải pháp cho cá nhân, hệ thống tập luyện, kiểm tra, cùng các mặt khác. Sự phát triển thành tích thể thao tùy thuộc rất nhiều vào hiệu quả của hệ thống tập luyện nhiều năm của VĐV. Hệ thống tập luyện nhiều năm là một quá trình học tập, giáo dục và tập luyện cho nhi đồng, thiếu niên nam, nữ, thanh niên có tổ chức và được thực hiện trong các trường, các CLB (câu lạc bộ) và các lớp chuyên thể thao tuân theo những quy chế, quy định về tổ chức, chương trình học tập và những tài liệu tiêu chuẩn khác. Theo PGS – TS Nguyễn Toán: Hệ thống đào tạo – huấn luyện VĐV hiện đại là một hiện tượng nhiều nhân tố, phức tạp; bao gồm những mục đích, nhiệm vụ, phương tiện, phương pháp, hình thức tổ chức, điều kiện vật chất kỹ thuật nhằm đảm bảo cho VĐV đạt thành tích thể thao cao nhất, đồng thời đó cũng là bản thân quá trình đào tạo VĐV trong thực tế [28], [64]. Theo PGS. TS Lâm Quang Thành: Quy trình đào tạo – huấn luyện VĐV là toàn bộ những khâu, giai đoạn sắp xếp theo thứ tự và thời gian cần thiết để tiến hành các công việc đào tạo – huấn luyện VĐV theo quy luật phát triển thành tích của từng môn thể thao [58], [59], [60]. Trong thực tiễn, muốn tổ chức thành công quy trình này đòi hỏi phải lưu ý đến các chỉ số sau đây: + Độ tuổi tối ưu để đạt thành tích cao nhất của môn thể thao chuyên sâu + Định hướng tập luyện chủ yếu trong từng giai đoạn + Trình độ tập luyện về thể lực, kỹ thuật, chiến thuật mà VĐV cần phải đạt được 30 + Tổ hợp các phương tiện, phương pháp và các hình thức tổ chức đào tạo VĐV có hiệu quả + Lượng vận động tập luyện và thi đấu được phép sử dụng + Những tiêu chuẩn để kiểm tra [4], [29], [30]. b). Hệ thống quản lý đào tạo – huấn luyện vận động viên [15], [30], [43], [48], [46] Hệ thống quản lý đào tạo – huấn luyện VĐV là tổng thể các thành tố có mối quan hệ lẫn nhau nhằm thực hiện chức năng quản lý đào tạo – huấn luyện VĐV. Các thành tố của hệ thống quản lý đào tạo – huấn luyện VĐV gồm: các mục tiêu quản lý đào tạo VĐV, các tổ chức quản lý đào tạo VĐV, trong đó có loại hình tổ chức đào tạo, các nguyên tắc, phương pháp quản lý đào tạo VĐV, quy trình quản lý đào tạo VĐV. Mối quan hệ giữa chúng được thể hiện qua sơ đồ: Mục tiêu quản lý đào tạo VĐV Tổ chức quản lý đào tạo VĐV Nguyên tắc, phương pháp quản lý đào tạo VĐV Quy trình quản lý đào tạo VĐV Loại hình tổ chức đào tạo: trường, lớp, các câu lạc bộ Sơ đồ 1.4: Cấu trúc hệ thống quản lý đào tạo VĐV Quy trình quản lý đào tạo VĐV: là thành tố chính của hệ thống quản lý đào tạo VĐV, nó xác định trình tự tổ chức quá trình đào tạo VĐV, các công cụ để điều khiển quá trình đó và những tiêu chuẩn (bộ lọc) cho mỗi giai đoạn đào tạo. Trong tài liệu nghiên cứu “Quản lý đào tạo VĐV trẻ” của giáo sư M. Ia Nabatnhicova (1997) [46], một trong số ít tài liệu nghiên cứu về hệ thống quản lý đào tạo VĐV, đã đề cập đến nội dung và quy trình quản lý đào tạo VĐV trẻ. Tác giả cho rằng, quản lý đào tạo VĐV là một hệ thống có đặc tính hướng đích, tức là việc quản lý ở tất cả các cấp đều hướng vào việc làm cho bộ phận cơ bản của các đội thể thao đạt được thành tích cao nhất; đồng thời cũng là một hệ thống động, đang phát triển, thực hiện cả những mục tiêu dài hạn, chiến lược, cũng như những mục tiêu trước mắt có tính chất trung gian và việc quản lý hệ thống đó phải dựa trên cơ sở vận dụng những quy luật khách quan của sự hình thành tài nghệ thể thao trong quá trình đào tạo. Về mặt 31 cấu trúc, quản lý đào tạo VĐV là một hệ thống có cơ cấu nhiều cấp và thang bậc kế tiếp nhau, được hợp thành bởi các bộ phận có liên quan chặt chẽ với nhau. Theo M. Ia Nabatnhicova (1997) [46], quản lý quá trình tập luyện VĐV trên cơ sở hệ thống các yếu tố sau: * Tổ hợp các chỉ số về trạng thái của VĐV ở thời điểm hiện tại cũng như trong giai đoạn cuối cùng. * Tổ hợp những tác động sư phạm có hiệu quả nhất và cơ cấu hợp lý của những tác động đó. * Hệ thống kiểm tra và điều tiết quá trình tập luyện có độ tin cậy và có tính thông báo. Trạng thái của VĐV theo giai đoạn Trạng thái dự báo của VĐV Tổ chức tập luyện Kiểm tra tổng hợp Hệ thống các thử nghiệm và các tiêu chuẩn kiểm tra Cơ cấu quá trình tập luyện Các đặc tính mô hình Các chỉ số ban đầu Về hoạt động thi đấu Về những mặt cơ bản của trình độ tập luyện Về trình độ chức năng cơ thể Về hoạt động thi đấu Về những mặt cơ bản của trình độ tập luyện Về trình độ chức năng cơ thể Nội dung những yếu tố cơ bản của huấn luyện Các thông số của lượng vận động tập luyện và thi đấu Trình tự các khâu khác nhau (buổi tập, giai đoạn, thời kỳ) của quá trình tập luyện Các chỉ tiêu của quá trình giảng dạy, huấn luyện Về hoạt động thi đấu Về những mặt cơ bản của trình độ tập luyện Về trình độ chức năng cơ thể 32 Sơ đồ 1.5: Sơ đồ quản lý quá trình tập luyện thể thao (Theo M. Ia. Nabatnhicova) [46] Để đảm bảo tính trình tự và liên tục của quá trình quản lý tập luyện của VĐV, M. Ia Nabatnhicova [46] đã đưa ra sơ đồ quy trình quản lý như sau: Quản lý đào tạo VĐV Thông qua quyết định Tổ chức thực hiện Thu thập và xử lý thông tin Tổng kết Xác định mục tiêu và nhiệm vụ Lập các nhóm trên cơ sở xác định NK thể thao Những nhân tố chi phối việc đạt mục tiêu Lập kế hoạch huấn luyện Tiến hành quá trình giảng dạy Quan sát Hệ thống kiểm tra Tính toán và ghi chép Đạt được mục tiêu và những nhiệm vụ đề ra Kiến nghị về các quyết định sẽ thông qua sau này 33 Sơ đồ 1.6 : Sơ đồ quy trình quản lý (Theo M.Ia. Nabatnhicôva) [46] Quy trình quản lý gồm các giai đoạn: thông qua quyết định tổ chức thực hiện, thu thập và xử lý thông tin, tổng kết. Các giai đoạn này là những yếu tố cấu thành hệ thống quản lý, chúng phản ánh trình tự những hoạt động cần thiết cho việc đạt tới chất lượng và hiệu quả của quá trình huấn luyện. Thống nhất với quan điểm xem hệ thống quản lý đào tạo tài năng thể thao là một hệ thống, trong đó các trọng điểm và các nhân tố có mối liên hệ thống nhất theo nguyên lý của hệ thống điều khiển, biểu hiện bằng các mô hình, các quy trình. 1.2.4. Hệ thống thông tin quản lý [3], [36], [37], [45], [51], [67] a). Khái niệm về hệ thống [36], [37], [49] Lý thuyết chung của các hệ thống là thuật ngữ được L. Fon Bertalarffy đưa vào vốn từ vựng khoa học dùng để mô tả lý thuyết các hệ thống mở và các trạng thái cân bằng động đề xuất năm 1933 tại Trường Đại học Tổng hợp Chicago. Từ lĩnh vực sinh học các nguyên tắc của lý thuyết này được chuyển sang việc giải quyết những vấn đề kỹ thuật và quản lý. Sự xuất hiện của "Lý thuyết chung của các hệ thống", một lý thuyết thuộc dạng những quan điểm khoa học chung mang tính hình thức và phổ quát, đã thúc đẩy mong muốn của cộng đồng khoa học muốn tiến tới phổ quát hoá các công cụ nhận thức khoa học và tiến tới sự nhận được đặc trưng mang tính luận điểm của toàn bộ các phổ quát. Một trong những nhiệm vụ chính của tiếp cận này là làm rõ và phân tích các quy luật, các quan hệ qua lại chung đối với các lĩnh vực khác nhau của hiện thực. Do vậy cách tiếp cận hệ thống đã được sử dụng trong lý thuyết đã nêu mang tính chất liên ngành, bởi vì nó tạo ra cơ hội đem những quy luật và những khái niệm từ một lĩnh vực nhận thức sang một lĩnh vực khác. Hệ thống - khái niệm trung tâm biểu thị một tập hợp các phần tử trong sự tương tác qua lại thể hiện tính chỉnh thể và tính chung của mình [3], [45], [51]: 34 Phần tử - đơn vị không thể chia nhỏ được nữa trong một phương thức phân chia đã cho, và nằm trong thành phần của hệ thống, việc có những mối liên hệ giữa các phần tử sẽ dẫn đến sự xuất hiện trong hệ thống chỉnh thể những tính chất mới mà không có ở phần tử trong trạng thái riêng biệt. Chỉnh thể - hình thức của tồn tại hệ thống với tư cách được xác định chặt chẽ, phản ánh sự độc lập của nó với các hệ thống khác. Tính chỉnh thể là tính thống nhất của hệ thống như một chỉnh thể được các phần tử thể hiện trong sự tương tác qua lại thực tế của chúng. Nó là cơ sở ổn định của hệ thống. Hệ thống là một chỉnh thể hữu cơ có chức năng đặc trưng riêng của nó do sự liên hệ lẫn nhau và tác động lẫn nhau giữa một số yếu tố tạo thành. Ý nghĩa của nó là: - Hệ thống do các yếu tố cấu thành. Yếu tố là các bộ phận hợp thành hệ thống, là thực thể của hệ thống. Nếu tách riêng các yếu tố đó ra thì hệ thống không tồn tại. - Hệ thống không phải là các yếu tố cộng lại với nhau một cách đơn giản, mà là các yếu tố hợp lại một cách hữu cơ thành một chỉnh thể thống nhất. - Hệ thống không tồn tại độc lập, mỗi hệ thống đều bị một hệ thống lớn hơn chi phối. Vì vậy, sự phân biệt giữa hệ thống và yếu tố chỉ là tương đối. Mỗi hệ thống nhỏ là một yếu tố của hệ thống lớn hơn và được gọi là hệ thống con trong hệ thống lớn. Mỗi hệ thống lớn cũng có thể gọi là hệ thống mẹ. Mỗi hệ thống lại bị bao vây bởi một hệ thống khác, đồng thời bị hệ thống lớn chi phối, tức là hình thành điều kiện của hệ thống. Hệ thống tồn tại do các tác động lẫn nhau của các điều kiện, mặt khác lại giữ được tính độc lập tương đối, tác động tích cực vào điều kiện và cải tạo điều kiện. - Mỗi hệ thống lại có chức năng đặc thù của nó. Tuy nhiên, loại hệ thống như vậy tồn tại rất nhiều, không những trong thế giới tự nhiên mà cả trong xã hội loài người, không những có tính phổ biến mà còn có tính cá biệt. Hệ thống không phải do các yếu tố kết hợp với nhau một cách đơn giản, mà các yếu tố sắp xếp theo một quy tắc nhất định thành một chỉnh thể hữu cơ. Hình thức hợp lại hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống chính là cấu trúc của hệ thống. 35 - Lý thuyết hệ thống [37]: Lý thuyết hệ thống được đề xướng năm 1940 bởi nhà sinh vật học Ludwig von Bertalanffy (tên gọi: Lý thuyết những hệ thống Chung – General Systems Theory, 1968), và bắt nguồn từ Ross Ashby (Giới thiệu tới Điều khiển học, 1956). Sự phát triển của lý thuyết hệ thống là đa dạng (Klir, Những khía cạnh của Khoa học hệ thống, 1991), bao gồm nhận thức những nền tảng và triết học (những triết học của Bunge, Bahm và Laszlo); Lý thuyết toán mô hình hoá và lý thuyết thông tin Information Theory (công việc của Mesarovic và Klir); và những ứng dụng thực tiễn. Lý thuyết những hệ thống toán học xuất hiện sự phát triển cô lập/độc lập (isomorphies) giữa những mô hình những mạch điện và những hệ thống khác. Áp dụng bao gồm kỹ nghệ, điện toán, sinh thái học, quản lý, và tâm lý trị liệu gia đình. Sự phân tích những hệ thống, phát triển độc lập lý thuyết hệ thống, áp dụng những nguyên lý hệ thống để trợ giúp ra quyết định - với những vấn đề xác định, tái xây dựng, tối ưu hóa và điều khiển hệ thống (thường là một tổ chức xã hội về kỹ thuật), trong khi hướng đến nhiều mục tiêu, ràng buộc và tài nguyên. Mục đích của nó chỉ rõ những hướng hoạt động có thể, tính đến độ rủi ro, giá thành và lợi ích thu được. Lý thuyết hệ thống gắn chặt với điều khiển học (Cybernetics) và cũng như động học hệ thống (System Dynamics), mô hình thay đổi trong mạng (Network) ghép lẫn nhau của những biến (như “thế giới thay đổi" mô hình của Jay Forrester và Câu lạc bộ Rome). Những ý tưởng liên quan được sử dụng bên trong ra đời những khoa học của sự phức tạp (Complexity), nghiên cứu sự tổ chức (Self – Organization) và những mạng hỗn tạp các đối tượng tương tác, và những lĩnh vực khác nhau như Far-FromEquilibrium Thermodynamics, Chaotic Dynamics (động học hỗn loạn), Artificial Life (cuộc sống nhân tạo), Artificial Intelligence (trí tuệ nhân tạo), Neural Networks (mạng nơron), and Computer Modeling And Simulation (mô hình hoá và mô phỏng bằng máy tính) [73]. Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật và thực tiễn xã hội, cùng với xu hướng toàn cầu hoá các quan hệ quốc tế thì việc tổ chức và quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng trở nên đa dạng và phức 36 tạp. Hơn nữa, bản thân phương thức tổ chức và quản lý cũng phải mang tính hệ thống. Trước nhu cầu ấy, phương pháp hệ thống có một tầm quan trọng đặc biệt. Nó đóng vai trò là công cụ phương pháp luận hữu hiệu trong việc tổ chức và quản lý các hệ thống xã hội. - Khoa học hệ thống [37], [49], [65]: Với sự phát triển cao của khoa học kỹ thuật, các bộ môn khoa học không ngừng phân hóa. Mặt khác, các bộ môn khoa học không ngừng xâm nhập vào nhau và đan xen – chéo lẫn nhau, hướng theo sự tổng hợp hóa và chỉnh thể hóa. Lý thuyết hệ thống, lý thuyết thông tin và lý thuyết điều khiển tiếp nhau ra đời. ứng dụng rộng rãi các công trình hệ thống, máy tính điện tử cũng ra đời trong thời kỳ này và đã biến thành một quần thể khoa học kỹ thuật. Lý thuyết hệ thống, lý thuyết thông tin và lý thuyết điều khiển hợp thành hệ thống về lý luận và ngày nay đã có bước phát triển mới Trong lĩnh vực khoa học quản lý cần phải nói rằng đã có những cách tiếp cận khác nhau của những trường phái khác nhau đối với quản lý, và từ đó thấy được công lao đóng góp của trường phái lý thuyết hệ thống. Trường phái lý thuyết hệ thống hướng vào việc xem xét tổ chức như là một tổng thể và mối liên hệ qua lại của các bộ phận của nó. Nếu kết hợp với trường phái của khoa học quản lý tập trung vào việc sử dụng toán học hỗ trợ giải quyết vấn đề và ra quyết định, và trường phái lý thuyết phụ thuộc hướng vào việc xác định cách tiếp cận quản lý tốt nhất đối với một tình huống cụ thể thì kết quả càng tốt hơn. Cách tiếp cận hệ thống đối với quản lý, phân tích quản lý và các thành phần khác nhau của nó như các hệ thống sẽ cho phép người nghiên cứu về quản lý ứng dụng được những điểm chủ yếu của lý thuyết hệ thống vào việc thẩm định và tiến hành quản lý. Tính chất của hệ thống không những do yếu tố quyết định mà còn do cấu trúc quyết định. Trong quá trình phát triển của hệ thống, yếu tố có tính chất động, còn cấu trúc có tính ổn định tương đối. Từ đó làm cho hệ thống giữ được tính ổn định và tính liên tục của chất lượng hệ thống. Cần phải nhận rõ cấu trúc của hệ thống chia ra các cấp: cấp cao và cấp thấp. Cấp cao do cấp thấp tạo nên. Cấp cao lại chi phối cấp thấp, quyết định tính chất của hệ thống. Cấp thấp là cấu trúc cơ sở có 37 tác dụng quan trọng đối với cấp cao và toàn bộ hệ thống. Về các thành phần cơ bản của hệ thống, các tài liệu nghiên cứu đều nêu rõ các thành phần sau: phần tử của hệ thống, môi trường của hệ thống, đầu vào và đầu ra của hệ thống, trạng thái và hành vi của hệ thống, mục tiêu của hệ thống, chức năng của hệ thống, cơ cấu của hệ thống. b). Thông tin [36],[49],[65] - Từ La tinh “informatio”, gốc của từ hiện đại “information” có hai nghĩa: Một, nó chỉ một hành động rất cụ thể là tạo ra một hình dạng. Hai, tùy theo tình huống, nó có nghĩa là sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay một biểu tượng. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm thông tin cũng phát triển theo. - Theo nghĩa thông thường: Thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người. Thông tin hình thành trong quá trình giao tiếp: một người có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh. Tính trật tự đối lập với cái bất định và ngẫu nhiên là thuộc tính cơ bản của thông tin mà khoa học phát hiện. Theo đó thông tin phản ánh cái xác định, trật tự trong các mối quan hệ của các sự vật và hiện tượng. Với ý nghĩa đó thông tin là lượng đo trật tự nhân tạo chống lại sự hỗn độn của tự nhiên. Chính điều đó giải thích ý nghĩa to lớn của thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Trong đời sống con người, thông tin là một nhu cầu rất cơ bản. Nhu cầu đó không ngừng tăng lên cùng với sự gia tăng các mối quan hệ trong xã hội. Mỗi người sử dụng thông tin lại tạo ra thông tin mới, các thông tin đó lại được truyền cho ngưòi khác trong quá trình thảo luận, truyền đạt mệnh lệnh, trong thư từ và tàì liệu hoặc qua các phương tiện truyền thông khác. Thông tin được tổ chức tuân theo một số quan hệ logic nhất định, trở thành một bộ phận của tri thức đòi hỏi phải được khai thác và nghiên cứu một cách hệ thống. Thông tin có nhiều mức độ chất lượng khác nhau. Các số liệu, dữ kiện ban đầu thu thập được qua điều tra, khảo sát là các thông tin nguyên liệu, còn gọi là dữ liệu (data). Từ các dữ liệu đó qua xử lý, phân tích, tổng hợp sẽ thu được những 38 thông tin có giá trị cao hơn, còn gọi là thông tin có giá tri gia tăng. Ở mức độ cao hơn nữa là các thông tin quyết định trong quản lý và lãnh đạo - kết quả xử lý của những nhà quản lý có năng lực và kinh nghiệm, các thông tin chứa đựng trong các quy luật khoa học - kết quả của những công trình nghiên cứu, thử nghiệm của các nhà khoa học và chuyên môn và khi đó thông tin trở thành trithức (knowledge). Có thể nói dữ liệu là các số liệu, sự kiện, hình ảnh được ghi lại trong quá trình điều tra, khảo sát còn thông tin là kết quả của sự phân tích, tổng hợp và đánh giá dựa trên các dữ liệu đã có. Đặc trưng cơ bản của dữ liệu là có cấu trúc và có thể tổ chức, lưu trữ và lưu truyền trong các hệ thống và mạng lưới thông tin. Thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới khách quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội. Điều cơ bản là con người thông qua việc cảm nhận thông tin làm tăng hiểu biết cho mình và tiến hành những hoạt động có ích cho cộng đồng. Thông tin là cơ sở quản lý hiện đại, là căn cứ để quản lý. Trình độ quản lý ngày càng nâng cao phần lớn quyết định bởi sự thông suốt về thông tin [6]. Thông tin hiện nay được coi là một trong những loại tài sản quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào. Đối với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công cộng, phần lớn ngân sách hoạt động được dùng vào việc xử lý thông tin. Tất cả các cấp trong chính phủ đều cần đến thông tin để hỗ trợ cho công việc điều hành và giúp ích rất nhiều trong việc thực hiện các mục tiêu hoạt động, và nó cũng là một bằng chứng cho thấy cách thức chính phủ đang điều hành công việc và trao đổi thông tin trong chính phủ đang được thực hiện. Quản trị thông tin là việc một tổ chức sử dụng các phương thức để lập kế hoạch, tập hợp, tạo mới, tổ chức, sử dụng, kiểm soát, phổ biến và loại bỏ một cách hiệu quả các thông tin của tổ chức đó. Các thông tin này bao gồm cả các bản ghi đã được cấu trúc lẫn thông tin chưa được cấu trúc [80], [82]. Thông qua quản trị thông tin, tổ chức có thể đảm bảo rằng giá trị của các thông tin đó được xác lập và sử dụng tối đa để hỗ trợ cho các hoạt động trong nội bộ tổ chức cũng như góp phần nâng cao hiệu quả của bộ phận cung cấp thông tin. Thông tin quản lý có vai trò của thông tin quản lý và sự lưu chuyển thông tin quản lý đối với việc tổ chức hoạt động của cơ quan chủ yếu thể hiện ở ba mặt sau: 39 - Thúc đẩy việc điều chỉnh quan hệ giữa cơ quan với môi trường bên ngòai, giữa các bộ phận trong nội bộ đơn vị, cung cấp căn cứ cho việc hoạt định chiến lược của cơ quan - Thúc đẩy sự điều hòa phối hợp quan hệ tương hỗ giữa các bộ phận của cơ quan - Thúc đẩy và đảm bảo tính trật tự mọi hoạt động của cơ quan Để có được những thông tin hữu dụng, trong quá trình thu thập và xử lý thông tin cần phải chú ý các yêu cầu sau: + Tính chuẩn xác + Tính hoàn chỉnh + Tính kịp thời + Tính hữu dụng Truyền đạt thông tin là điều kiện thực hiện giá trị của thông tin. Điều này có nghĩa là dựa vào phương tiện nhất định, thông qua kênh nhất định, truyền đạt thông tin quản lý đã qua xử ly cho người quản lý. Kết nối thông tin là điều kiện cơ bản để cơ quan tiếp tục tồn tại. - Có 3 loại thông tin quản lý trong một tổ chức, đó là thông tin chiến lược, thông tin chiến thuật, và thông tin điều hành. + Thông tin chiến lược: là thông tin sử dụng cho chính sách dài hạn của tổ chức, chủ yếu phục vụ cho các nhà quản lý cao cấp khi dự đoán tương lai. Loại thông tin này đòi hỏi tính khái quát, tổng hợp cao. Dữ liệu để xử lý ra loại thông tin này thường là từ bên ngoài tổ chức. Đây là loại thông tin được cung cấp trong những trường hợp đặc biệt. + Thông tin chiến thuật: là thông tin sử dụng cho chính sách ngắn hạn, chủ yếu phục vụ cho các nhà quản lý phòng ban trong tổ chức. Loại thông tin này trong khi cần mang tính tổng hợp vẫn đòi hỏi phải có mức độ chi tiết nhất định dạng thống kê. Đây là loại thông tin cần được cung cấp định kỳ. + Thông tin điều hành: (thông tin tác nghiệp) sử dụng cho công tác điều hành tổ chức hàng ngày và chủ yếu phục vụ cho người giám sát hoạt động tác nghiệp của tổ chức. Loại thông tin này cần chi tiết, được rút ra từ quá trình xử lý các dữ liệu trong tổ chức. Đây là loại thông tin cần được cung cấp thường xuyên. 40 - Vai trò của thông tin [1], [3], [67] + Thông tin là nguồn lực phát triển của mỗi quốc gia: Hiện nay người ta thừa nhận rằng vật chất, năng lượng, thông tin và bản sắc văn hoá dân tộc là các nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển cua mỗi quốc gia. Đặc biệt trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra với quy mô lớn như hiện nay, khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội thì thông tin khoa học và công nghệ thật sự trở thành nguồn lực quan trọng tạo nên những ưu thế kinh tế và chính trị của mỗi nước. Và nếu như tiềm lực khoa học và kỹ thuật là điều kiện để nâng cao năng suất, hiệu quả của nền sản xuất xã hội thì thông tin khoa học và công nghệ được coi là yếu tố cực kỳ quan trọng của tiềm lực khoa học kỹ thuật. + Thông tin là cơ sở của lãnh đạo và quản lý: Quản lý là một dạng tương tác đặc biệt của con người với môi trường xung quanh nhằm đạt được mục tiêu trên cơ sở sử dụng các tài nguyên. Các tài nguyên ở đây bao gồm: con người, tri thức, tỉền, vật chất, năng lượng, không gian, thời gian,... Quá trình quản lý có thể được xác định như một loạt các hoạt động định hướng theo mục tiêu, trong đó có các hành động cơ bản là: xác định mục tiêu, lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó. Nhiệm vụ quan trọng của quản lý là ra các quyết định. Hiệu quả của quản lý phụ thuộc vào chất lượng của các quyết định của người quản lý. Đó là các quyết định đúng đắn, khoa học, kịp thời và phù hợp với thực tiễn khách quan, thể hiện sự am hiểu và nắm vững vấn đề được quyết định [1], [49]. Chất lượng của quyết định phụ thuộc vào sự đầy đủ và chất lượng của các thông tin, các số liệu và dữ kiện được cung cấp. Có thể nói thực chất của quá trình quản lý là quá trình xử lý thông tin của người lãnh đạo. Do đó, thông tin là yếu tố quan trọng nhất mà thiếu nó thì không thể có bất kỳ quá trình quản lý nào trong hệ thống tổ chức của xã hội. + Vai trò của thông tin trong đào tạo - huấn luyện và đời sống: đào tạo huấn luyện là hoạt động thực hiện chức năngchuyển giao thông tin giữa các thế hệ. Do đó đào tạo – huấn luyện là nhân tố hàng đầu của sự phát triển. Các hoạt động 41 giảng dạy, học tập, tự đào tạo ngoài quan hệ sư phạm giữa HLV và VĐV, luôn cần đến các hoạt động khai thác và phổ biến tri thức của các thư viện và trung tâm thông tin. Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu thông tin của con người ngày càng gia tăng. Mọi người sử dụng thông tin để lựa chọn sản phẩm, lựa chọn dịch vụ. Các thông tin về chính trị, xã hội và kinh tế giúp con người có định hướng đúng, làm chủ được đời sống củamình và thực hiện đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của người công dân. Ngoài ra các hệ thống thông tin phát triển cũng tạo cơ hội cho quần chúng tiếp cận các cơ sở văn hoá và giáo dục. Về mặt định tính, lý thuyết thông tin làm sáng tỏ một thuộc tính cơ bản của thông tin là đối lập với bất định và ngẫu nhiên, do đó nó phản ánh cái xác định và trật tự trong các mối quan hệ của sự vật và hiện tượng. Vì vậy thông tin đúng đắn và chính xác bao giờ cũng đem lại trật tự và sự ổn định cho tổ chức. - Vấn đề ra quyết định và nhu cầu thông tin Trách nhiệm đặt ra đối với các nhà quản lý là phải tổ chức, hướng dẫn, huy động và kiểm tra các nguồn lực để đem lại lợi ích cho tổ chức. Để kiểm tra, cần phải có các thông tin về những gì đã xảy ra (nguyên tắc thông tin phản hồi) và phải có một kế hoạch đã chuẩn bị trước về những việc phải làm. Để nhận được thông tin trên các sự kiện xảy ra trong quá trình quản lý, cần phải thu thập các dữ liệu, xử lý chúng để nhận được các thông tin rồi sử dụng các thông tin đó để đối chiếu với kế hoạch và khi đó một quyết định được hình thành. Các nhà quản lý đòi hỏi phải có thông tin để hỗ trợ họ trong việc ra quyết định. Nhu cầu thông tin đối với các nhà quản lý khác nhau tùy theo mức độ quản lý. Thông tin Dữ liệu của các sự kiện (thu thập) Xử lý dữ liệu Ra quyết định Kế hoạch Quyết định 42 Sơ đồ 1.7: Quá trình ra quyết định Các nhà quản lý chiến lược đòi hỏi thông tin có tính tổng hợp, ít chi tiết, những thông tin có tính dự báo, có quy mô rộng và thường không được xác định trước. Trong nhiều trường hợp đó là những thông tin đặc biệt những số liệu những biểu đồ nói lên tình trạng cơ bản và xu hướng phát triển của tổ chức. Thông tin chiến lược là sự hoà trộn của những thông tin sinh ra từ nội bộ và những thông tin nhận được từ bên ngoài. Các nhà quản lý chiến thuật và tác nghiệp đòi hỏi thông tin có tính chi tiết những thông tin được quy định trước, có tính định kỳ và với quy mô nhỏ. Những thông tin ở mức quản lý này là những thông tin được sản sinh từ những nguồn bên trong, nó phản ánh tình trạng hiện tại của tổ chức. Trong nhiều trường hợp, đó là những thông tin được rút ra từ các báo cáo tác nghiệp hoặc từ việc kiểm tra hàng ngày các hoạt động của tổ chức. c) Hệ thống quản lý thông tin Hệ thống quản lý thông tin là một hệ thống cung cấp thông tin cần thiết để quản lý các tổ chức có liên quan một cách hiệu quả, trong đó bao gồm 3 nguồn chính: Công nghệ, thông tin và con người. Hệ thống quản lý thông tin được phân biệt với các hệ thống thông tin thường xuyên trong đó chúng được sử dụng để phân tích thông tin khác trong các hoạt động trong tổ chức. nói chung, một hệ thống quản lý thông tin là một người định hướng, phần cứng máy tính, phần mềm máy tính, thiết bị thông tin liên lạc mạng và thiết bị văn phòng khác được kết hợp với nhau, có thể cung cấp một cách nhanh chóng và hiệu quả trên thu thập thông tin, truyền tải, xử lý, lưu trữ, cập nhật và bảo trì. Hệ thống quản lý thông tin được sử dụng rộng rãi trong tất cả các khu vực để cải thiện công việc và hiệu quả quản lý [84], [85], [86]. d) Quản lý thông tin huấn luyện - đào tạo vận động viên [9] 43 Thông tin là cơ sở quản lý hiện đại, là căn cứ để quản lý. Trình độ quản lý ngày càng nâng cao phần lớn quyết định bởi sự thông suốt về thông tin [7]. Sự nghiệp TDTT phát triển, cũng như tăng cường mối liên kết trong nội bộ hệ thống TDTT đòi hỏi rất cao đối với công tác thông tin. Vì vậy cần làm tốt công tác thông tin. Quản lý thông tin trong đào tạo - huấn luyện VĐV là một quá trình thu thập, xử lý và sử dụng thông tin. - Thông tin HLTT và tác dụng Thông tin thể thao là chỉ sự chuyển tải nội dung, tri thức mới, tình báo, tin tức, tư liệu.. phản ánh hoạt động của hệ thống đào tạo - huấn luyện VĐV. Đặc trưng của thông tin đào tạo - huấn luyện VĐV gồm có: tính xã hội, tính giá trị, tính khách quan, tính vận động [3]. - Phân loại thông tin thể thao + Thông tin ban đầu và thông tin đã qua xử lý + Thông tin phản ánh tình hình nội bộ hệ thống đào tạo - huấn luyện VĐV và thông tin phản ánh sự thay đổi hoàn cảnh bên ngoài của hệ thống TDTT. + Thông tin các giai đoạn + Thông tin biến động thường xuyên và thông tin ổn định tương đối + Thông tin thu được trong quy định và thông tin thu được ngoài quy định Sự hình thành và cơ cấu của hệ thống thông tin quản lý đào tạo VĐV [14]. - Yêu cầu về xây dựng hệ thống thông tin quản lý + Quản lý đào tạo VĐV cần những thông tin gì + Nguồn gốc và tính tin cậy của thông tin. + Phương thức thu thập và xử lý thông tin huấn luyện. + Cơ cấu thu thập và xử lý thông tin + Hệ thống gia công và lưu trữ thông tin - Xây dựng hệ thống thông tin quản lý đào tạo VĐV + Hệ thống thông tin, thống kê huấn luyện + Hệ thống thông tin quản lý HLTT. + Hệ thống thống thông tin quản lý khoa học kỹ thuật thể thao. Ngoài ra còn có hệ thống thông tin thể thao trong nhà trường, thông tin quản lý về cán bộ, tài chính, cơ sở vật chất thể thao. Vận hành có hiệu quả hệ thống quản lý thông tin đào tạo - huấn luyện VĐV - Yêu cầu cơ bản với công tác thông tin Kịp thời: Giá trị của nhiều thông tin được quyết định bởi tính thời gian của nó. Nhanh chóng phản ánh tình hình mới nhất trong hoạt động đào tạo - huấn luyện là một trong những yếu tố để nâng cao hiệu quả của công tác kế hoạch và công tác quản lý, đặc biệt là những thông tin về thi đấu thể thao. 44 Chính xác: Chính xác là sinh mệnh của thông tin. Phản ánh chính xác và khách quan tình hình là ý nghĩa tồn tại của hệ thống thông tin. Thông tin thất thiệt nguy hại cho việc ra quyết định, ảnh hưởng trực tiếp tới công tác quản lý TDTT. Phù hợp: Thông tin có phù hợp với yêu cầu thì thông tin mới có ý nghĩa. Để thông tin phù hợp yêu cầu phải gia công, chỉnh lý, lựa chọn thông tin. Tiếp nhận và chuyển tải thông tin: Để làm cho thông tin ban đầu phù hợp với yêu cầu sử dụng cần phải thông qua quá trình chu chuyển thông tin. Quá trình chu chuyển thông tin bao gồm các khâu: thu thập tư liệu, tổng hợp, gia công, xử lý, phân tích, lưu trữ, truyền dẫn thông tin. Các khâu đó liên quan chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Thu thập thông tin HLTT: Thu thập thông tin huấn luyện là cơ sở của toàn bộ hệ thống thông tin QLHL, đào tạo VĐV. Tính chính xác và tính hoàn chỉnh cuả nguồn thông tin ban đầu là mấu chốt ảnh hưởng tới chất lượng thông tin. Trong đào tạo - huấn luyện VĐV cần phải có thông tin nhiều mặt, từng bộ phận cần lượng thông tin lớn [15]. Gia công, xử lý thông tin: Quá trình gia công xử lý thông tin bao gồm: tuyển chọn, phân loại, tính toán, so sánh thông tin. Qua quá trình đó, thông tin được hệ thống hoá và hợp lý hoá. Chuyển tải thông tin: Việc chuyển tải thông tin được quyết định bởi cơ cấu và chức năng của hệ thống chuyển tải. Hệ thống chuyển tải thông tin và hệ thống tổ chức quản lý có liên quan, hỗ trợ nhau. Phương pháp chuyển tải thông tin bao gồm: mạng lưới điện thoại, máy tính. Lưu trữ thông tin: Thông tin sau khi đã gia công, xử lý, có một bộ phận được sử dụng ngay, còn lại cần lưu trữ để sử dụng sau này. Biện pháp lưu trữ thông tin có nhiều, làm sao bảo quản tốt, sử dụng thuận tiện. e). Hệ thống thông tin Hệ thống thông tin là hệ thống sử dụng nguồn lực con người và CNTT để tiếp nhận các nguồn dữ liệu như yếu tố đầu vào và xử lý chúng thành các sản phẩm thông tin là các yếu tố đầu ra. Công nghệ thông tin bao gồm phần cứng và phần mềm đùng để xây dựng và khai thác hệ thông thông tin. Phần cứnglà các thiết bị tham gia vào quá trình xử lý thông tin như: máy tính, các phương tiện lưu trữ và truyền dữ liệu. Phần mềm là các chương trình máy tính, bao gồm các hệ điều hành, các chương trình ứng dụng và các thủ tục dành cho người sử dụng. 45 Xử lý thông tin bao gồm các hoạt động: tiếp nhận, truyền xử lý, lưu trữ, tìm kiếm và hiển thị thông tin. Nhờ các hoạt động xử lý thông tin, các nguồn dữ liệu được thu thập và chế biến thành các sản phẩm thông tin cung cấp cho người sử dụng. Như vậy bốn thành phần cơ bản cũng là bốn nguồn tài nguyên của hệ thống thông tin là: - Nguồn lực con người: bao gồm người sử dụng và các chuyên gia về hệ thống thông tin. Người sử dụng hay khách hàng là người trực tiếp sử dụng hệ thống thông tin và các sản phẩm thông tin mà hệ thống tạo ra. Các chuyên gia về hệ thống thông tin là những người xây dựng thông tin. Đó là các nhà phân tích hệ thống, các nhà lập trình, các kỹ sư tin học. - Phần cứng: bao gồm tất cả các thiết bị và phương tiện kỹ thuật dùng để xử lý thông tin. Trong đó chủ yếu là máy tính, các thiết bị ngoại vi dùng để lưu trữ và vào ra dữ liệu, mạng lưới viễn thông dùng để truyền dữ liệu. - Phần mềm: bao gồm các chương trình máy tính: các phần mềm hệ thống, các phần mềm chuyên dụng và các thủ tục dành cho người sử dụng. - Nguồn dữ liệu: Dữ liệu là vật liệu thô của hệ thống thông tin. Dữ liệu có thể ở nhiều dạng khác nhau, có dữ liệu văn bản, dữ liệu bằng hình ảnh, âm thanh. Nhập dữ liệu Điều khiển thực hiện hệ thống Thông tin ra Xử lý Nguồn nhân lực: Người sử dụng, chuyên gia thông tin Nguồn phần cứng: máy tính, phương tiện truyền Nguồn phần mềm: chương trình, thủ tục Lưu trữ dữ liệu Nguồn dữ liệu: CSDL, mô hình, tri thức 46 Sơ đồ 1.8: Mô hình căn bản của hệ thống thông tin - Các nguồn dữ liệu của hệ thống thông tin được tổ chức hình thành + Các CSDL tổ chức và lưu giữ các dữ liệu đã được xử lý. + Các cơ sở mô hình lưu giữ các mô hình khái niệm, mô hình logic, mô hình toán học diễn đạt các mối quan hệ, các quy trình tính toán, các kỹ thuật phân tích. + Các cơ sở tri thức, lưu giữ các tri thức ở các dạng khác nhau như các sự kiện, các quy tắc suy diễn về các đối tượng khác nhau. - Các hoạt động xử lý thông tin trong hệ thống thông tin + Nhập dữ liệu vào. Các dữ liệu được đã thu thập phải được biên tập và nhập vào máy theo một biểu mẫu nhất định. Khi đó dữ liệu được ghi trên các vật mang tin đọc được bằng máy như đĩa từ, bảng từ. + Xử lý dữ liệu thành thông tin. Dữ liệu được xử lý bằng các thao tác như tính toán, so sánh, sắp thứ tự, phân loại, tóm tắt, phân tích để biến thành các thông tin danh chongười sử dụng. + Đưa thông tin ra: Mục đích của các hệ thống thông tin là cung cấp những sản phẩm thông tin phù hợp cho người sử dụng. Các sản phẩm đó có thể là các: thông báo, biểu mẫu, báo cáo, danh sách, đồ thị, hình ảnh hiển thị trên màn hình hoặc in ra trên giấy. + Lưu trữ các nguồn dữ liệu: Lưu trữ là một hoạt động cơ bản của hệ thống thông tin. Trong đó các dữ liệu và thông tin được giữ lại theo một cách tổ chức nào đó để sử dụng sau này. Các dữ liệu thường được tổ chức và lưu trữ dưới dạng các trường, các biểu ghi các tệp và các CSDL. 47 + Kiểm tra hoạt động của hệ thống: Hệ thống thông tin phải tạo ra các thông tin phản hồi về các quá trình vào, ra, xử lý và lưu trữ dữ liệu để có thể đánh giá và điều chỉnh hiệu quả hoạt động của hệ thống. - Vai trò của hệ thống thông tin Trong bất kỳ một tổ chức nào cũng có thể xác định ba hệ thống: + Hệ thống điều khiển: có nhiệm vụ ra các quyết định. + Hệ thống thực hiện: hoạt động nhằm thực hiện các quyết định của hệ thống điều khiển + Hệ thống thông tin: thực hiện sự liên hệ giữa hai hệ thống trên, bảo đảm cho tổ chức hoạt động đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Hệ thống điều khiển (quản lý) Hệ thống thông tin Hệ thống thực hiện Môi trường Vào Ra Sơ đồ 1.9: Ba hệ thống trong một tổ chức Như vậy hệ thống thông tin là một yếu tố cấu thành của một tổ chức. Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống thông tin trong tổ chức là hỗ trợ cho việc ra các quyết định và giúp nhà quản lý thực hiện các chức năng của quản lý. Hệ thống thông tin cung cấp các thông tin và dữ liệu cần thiết, giúp nhà quản lý lập kế hoạch, tổ chức bố trí nhân sự với nguồn lực con người đã có thực hiện các chức năng chỉ đạo và kiểm tra các hoạt động của tổ chức. Ngoài ra, nó còn trang bị cho các nhà quản lý các 48 phương pháp và kỹ thuật mới trong xử lý, phân tích và đánh giá. Vì vậy hệ thống thông tin trở thành một thành phần cơ bản của một tổ chức, giữ vai trò quan trọng trong thành công của hoạt động quản lý điều hành của một tổ chức. - Các yêu cầu của một hệ thống thông tin Để thực hiện được chức năng của hệ thống thông tin trong tổ chức, hệ thống thông tin phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: + Hệ thống thông tin phải được thiết kế xây dựng phù hợp với hệ thống tổ chức, phục vụ cho nhiệm vụ tổng thể của tổ chức và phục vụ cho các nhiệm vụ khác nhau của tổ chức. + Việc xây dựng hệ thống thông tin phải đạt mục đích là hỗ trợ cho việc ra các quyết định, bảo đảm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho các cấp lãnh đạo quản lý để họ có thể ra các quyết định đúng đắn. + Hệ thống thông tin phải được xây dựng dựa trên các kỹ thuật tiên tiến về xử lý thông tin. Các kỹ thuật này bao gồm các phần mềm ứng dụng và các thiết bị của CNTT, đặc biệt là các hệ quản trị CSDL. - Hệ thống thông tin phải có kết cấu mềm dẻo và có khả năng phát triển. Xã hội luôn vận động và phát triển, mọi hoạt động của bất kỳ tổ chức nào cũng luôn vận động và phát triển. Vì vậy một hệ thống thông tin sẽ nhanh chóng trở nên lỗi thời nếu không có khả năng thay đổi và phát triển cho phù hợp vói sự biến đổi và phát triển của thực tế. Hệ thống thông tin là công cụ chủ yếu dể nâng cao hiêu quả của đầu tư xã hội. Thông qua việc tự động hoá các quá trình chế tạo, thông qua sử dụng hệ thống thông tin để hỗ trợ việc ra quyết định giải quyết các bài toán thực tiễn và hỗ trợ các công việc văn phòng. Ngày nay hệ thống thông tin trở thành bộ phận hữu cơ của bất cứ hệ thống tổ chức xã hội nào. Nó đem lại hiệu quả cho hoạt động quản lý xã hội, đồng thời cũng tác động tới cấu trúc và phong cách quản lý của các hệ thống tổ chức xã hội. Các hệ thống thông tin tác động rõ ràng tới trình độ sống và phong cách sống của mỗi cá nhân. Các hệ thống thông tin mở rộng khả năng tiếp thu tri thức và hưởng thụ văn hoá nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội đối với mọi người. Sự gia tăng mạnh mẽ khối lượng tri thức mới cũng như tốc độ lỗi thời của tri thức đã sử 49 dụng buộc con người phải thường xuyên tiếp xúc với các nguồn thông tin và các hệ thống thông tin. Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin và các hệ thống thông tin phải trở thành thói quen, tập quán của con người trong xã hội hiện đại. f). Hệ thống thông tin quản lý MIS (Management Information System) [51], [67], [74] Hệ thống thông tin quản lý là những hệ thống thông tin trợ giúp các hoạt động quản lý của tổ chức, các hoạt động này nằm ở mức điều khiển tác nghiệp, điều khiển quản lý hoặc lập kế hoạch chiến lược. Chúng dựa chủ yếu vào các CSDL được tạo ra bởi các hệ xử lý giao dịch cũng như từ các nguồn dữ liệu ngoài tổ chức. Vì các hệ thống thông tin quản lý phần lớn dựa vào các dữ liệu sản sinh từ các hệ xử lý giao dịch do đó chất lượng thông tin mà chúng sản sinh ra phụ thuộc rất nhiều vào việc vận hành tốt hay xấu của hệ xử lý giao dịch. Hệ thống thông tin quản lý bao gồm các CSDL, các luồng thông tin và được quy định các chức năng để thực hiện mục tiêu chung. Hệ thống này hỗ trợ nhiều chức năng xử lý dữ liệu trong giao dịch và lưu trữ, thích ứng được với những thay đổi của quy trình xử lý thông tin, cung cấp đầy đủ thông tin để các nhà quản lý sử dụng trong quá trình ra quyết định và điều hành hoạt động của tổ chức. Phần cứng Phần mềm Dữ liệu Thủ tục Con người Công cụ Nhân lực Cầu nối Nhân tố có trước Thiết lập (công việc xây dựng hệ thống thông tin) 50 Sơ đồ 1.10: Các bộ phận cấu thành của hệ thống thông tin quản lý Có ba loại hệ thống thông tin quản lý chính là: Hệ thống thông tin thông báo, hệ thống hỗ trợ quyết định và hệ thống thông tin điều hành. - Hệ thống thông tin thông báo (IRS - Informaticm Reporting Systems) là dạng chung nhất của hệ thống thông tin quản lý. Nó cung cấp cho nhà quản lý các sản phẩm thông tin hỗ trợ việc ra quyết định hàng ngày của họ. Các hệ thống thông tin thông báo tìm các thông tin về các hoạt động nội bộ từ các CSDL được cập nhật bởi hệ thống xử lý các hoạt động giao dịch. Chúng cũng có thể nhận dữ liệu về môi trường xung quanh từ các nguồn bên ngoài. - Hệ thống thông tin hỗ trợ quyết định (DSS - Decision Support Systems) được xác định như hệ thống dựa trên sự tương tác với máy tính, giúp nhà quản lý sử dụng các mô hình và dữ liệu trong các CSDL chuyên ngành để hỗ trợ cho việc ra quyết định của họ. DSS làm đơn giản quá trình ra quyết định chứ không trực tiếp ra các quyết định. Đó là hệ hỗ trợ việc ra các quyết định, vì nó sử dụng các công cụ, mô hình, dữ liệu và các tài nguyên giúp nhà quản lý hiểu, phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề đang đặt ra. Các hệ hỗ trợ quyết định sử dụng kết hợp trí tuệ của các cá nhân với khả năng của máy tính để nâng cao chất lượng của các quyết định. Người sử dụng Giao diện người sử dụng CSDL và tri thức Hệ quản trị dữ liệu Hệ quản trị mô hình Thư viện các mô hình 51 Sơ đồ 1.11: Các khối chính của hệ hỗ trợ quyết định DSS không tự làm quyết định cụ thể giúp con người trong công tác quản lýmà chỉ hỗ trợ việc tính toán các phương án để nhà quản lý chọn và đưa ra quyết định cuối cùng. - Hệ thống thông tin điều hành (EIS - Executive Information System): Là hệ thống thông tin quản lý thoả mãn các nhu cầu thông tin chiến lược. Ở trình độ quản lý cấp cao, đó là các thông tin liên quan đến chính sách, kế hoạch và ngân sách. Các nhà quản lý điều hành cấp cao tiếp nhận thông tin mà họ cần từ nhiều nguồn, bao gồm thư từ, sách báo, tạp chí, các báo cáo. Các nguồn thông tin điều hành khác là gặp gỡ, trao đổi về các hoạt động xã hội. Như vậy nhiều thông tin của hoạt động điều hành cấp cao xuất phát từ những nguồn không phải do máy tính cung cấp. Hệ thống thông tin điều hành dựa trên máy tính là hệ thống kết hợp nhiều nét của hệ thống thông tin thông báo và hệ hỗ trợ quyết định. Tuy nhiên mục đích chính của EIS là cung cấp một cách nhanh chóng và thuận lợi cho các nhà quản lý cấp cao các thông tin có chọn lọc về các yếu tố mang tính giải pháp, giúp họ hoàn thành mục tiêu chiến lược của tổ chức. g). Vai trò của công nghệ thông tin - động lực phát triển trong nền kinh tế tri thức [1], [53], [68], [95] Mặc dù một hệ thống thông tin quản lý không nhất thiết phải sử dụng CNTT, nhưng CNTT (phần cứng lẫn phần mềm) đang ngày càng rẻ và góp phần tạo ra năng suất xử lý, lưu trữ, phân phối thông tin ngày một cao, nên hệ thống thông tin quản lý hiện đại thường tích cực sử dụng CNTT. - Cách mạng công nghệ thông tin là nguyên nhân quan trọng hình thành nền kinh tế tri thức Sự phát triển nhanh chóng của ngành CNTT là một cuộc cách mạng công nghệ có ý nghĩa sâu sắc. Việc ứng dụng CNTT hiện đại thúc đẩy những chuyển biến trong nền kinh tế; con người có thể khám phá ra những lĩnh vực mới, sản xuất ra của cải vật chất mới nhờ vào CNTT. 52 Những thay đổi sâu sắc đang tạo nên những nét đặc trưng của cuộc cách mạng CNTT không chỉ là kết quả của sự phát triển công nghệ, mà còn tạo ra một hệ thống các yếu tố tác động đến toàn xã hội giúp thanh toán những mặt lạc hậu của mỗi quốc gia và sử dụng nguồn lao động một cách hiệu quả hơn. Theo đà phát triển của cách mạng CNTT và việc ứng dụng rộng rãi các kết quả của CNTT trên thế giới đã xuất hiện một hình thái kinh tế mới. Hình thái kinh tế mới này lấy tri thức làm cơ sở, lấy thông tin làm chủ đạo và lấy toàn cầu hoá làm định hướng đồng thời lấy mạng lưới làm phương tiện truyền tải và trọng tâm của nó là kinh tế tri thức. - Công nghệ thông tin là nền tảng quan trọng của quá trình hội nhập và toàn cầu hoá Hệ thống mạng Internet đã giúp cho con người trên thế giới gần nhau hơn và hành tinh ngày càng trở nên nhỏ bé. Tri thức và thông tin không biên giới đã đưa các hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành hoạt động mang tính toàn cầu. Mạng Internet nối hàng trăm triệu máy tính của người dùng, có thể truy cập đến hàng triệu nguồn cung cấp thông tin trên khắp thế giới, không chỉ còn là một phương tin kỹ thuật đơn thuần mà đã trở thành một môi trường mới của mọi hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục,... Với sự hỗ trợ của thành quả CNTT xu thế hội nhập và toàn cầu hoá trong mọi lĩnh vực, đặc biệt lĩnh vực thương mại (hàng hoá, dịch vụ) và hoạt động tài chính (chứng khoán, ngân hàng) được phát triển mạnh mẽ. - Công nghệ thông tin phát huy vai trò tri thức là nguồn gốc và động lực của sự phát triển kinh tế Trong nền kinh tế mới, tri thức và sức lao động có tri thức là yếu tố sản xuất quan trọng nhất. Chức năng chủ yếu của nền kinh tế hiện đại là sản xuất và phân phối tri thức, thông tin chứ không phải là sản xuất và phân phối vật chất. Tri thức trở thành nguồn gốc và động lực của tăng trưởng kinh tế. Công nghệ thông tin đã giúp thông tin và tri thức phát huy được những mặt mạnh của mình như: Yếu tố khai thác thông tin được thuận lợi, dễ dàng, tức thời,... tạo ra những khả năng hợp tác vượt qua các giới hạn về không gian, thời gian và khác biệt văn hoá; làm tăng 53 giá trị của các nguồn tri thức do được nhân bản, cung cấp và trao đổi thuận tiện. Các sản phẩm của CNTT như máy tính, các thiết bị truyền thông, các phần mềm,... chứa hàm lượng tri thức phong phú đã được tích luỹ từ đó giúp con người tạo ra tri thức mới làm cho tri thức có hiệu quả trong đời sống. Vì vậy, ý nghĩa của vấn đề “ tri thức tạo tri thức” còn được thể hiện rõ hơn trong chính các sản phẩm CNTT. h). Cơ sở dữ liệu [3], [45], [51] Những nhà quản lý luôn luôn phải lưu trữ và xử lý dữ liệu phục vụ cho công việc quản lý và hoạt động của tổ chức. Những danh sách VĐV, HLV, danh sách các chuyên gia, sổ tay huấn luyện, hồ sơ kiểm tra y sinh học của VĐV … là những ví dụ về sự cần thiết của quản trị dữ liệu. Trong một tổ chức những dữ liệu được lưu trữ trong các CSDL mà dung lượng của chúng có thể lên tới hàng tỷ và hàng ức (trillions) bytes. Rõ ràng là dữ liệu của một tổ chức có vai trò sống còn. - Khái niệm cơ bản của cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệu được hiểu là tập hợp các bảng có liên quan với nhau được tổ chức và lưu trữ trên các thiết bị hiện đại của tin học, chịu sự quản lý của một hệ thống chương trình máy tính nhằm cung cấp thông tin cho nhiều người sử dụng khác nhau với những mục đích khác nhau. - Những hoạt động chính của cơ sở dữ liệu + Cập nhật dữ liệu: Có nhiều nhiệm vụ phải thực hiện khi sử dụng CSDL. Một số nhiệm vụ có thể trực tiếp do các nhân viên hoặc nhà quản lý, một số khác phải do những quản trị viên CSDL hoặc lập trình viên có năng lực thực hiện. Xu thế của các HQTCSDL là làm dễ dàng việc tạo và nhập dữ liệu, quản trị những ứng dụng CSDL cho những người sử dụng. + Truy vấn dữ liệu: làm thế nào để lấy được dữ liệu từ CSDL. Để thực hiện nhiệm vụ này ta phải có một cách thức nào đó giao tác với CSDL. Thông thường là thông qua một dạng nào đó của ngôn ngữ truy vấn. Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (Structured Query Language - SQL) là ngôn ngữ phổ dụng nhất được dùng để truy vấn các CSDL hiện nay. Ngôn ngữ này có gốc từ tiếng Anh. + Lập các báo cáo từ CSDL: thường thì các hệ quản trị CSDL bổ sung tính năng lập báo cáo cho việc truy vấn dữ liệu. Báo cáo (Report) là những dữ liệu kết 54 xuất ra từ CSDL, được tổ chức sắp xếp và đưa ra dưới dạng in ấn. Tuy nhiên báo cáo cũng vẫn có thể được thể hiện trên màn hình. + Phát triến khả năng của CSDL: Hệ quản trị CSDL cho phép phát triển khả năng quản trị dữ liệu của nó bằng cách viết thêm các chương trình bổ sung cho các chương trình đã có. Ngôn ngữ lập trình của chính các HQTCSDL thường là rất mạnh và hướng vấn đề do đó tương đối dễ sử dụng. 1.3. Những vấn đề nghiên cứu có liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin và thông tin quản lý trong TDTT. 1.3.1. Ở nước ngoài. a). Thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý vận động viên tại Úc Việc sử dụng CNTT để nâng cao trình độ huấn luyện và năng lực của các HLV đã được xem như là một yếu tố quan trọng và hiệu quả trong hoạt động thể thao. Để theo kịp với sự phát triển không ngừng của CNTT, điều cần thiết là các HLV phải thường xuyên cập nhật nâng cao kiến thức và kỹ năng của họ. Công nghệ trong một giai đoạn nhất định có thể đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao thành tích của các VĐV thông qua việc cung cấp thông tin cho các HLV và cung ứng các công cụ trợ giúp hữu hiệu. Uberain và Wilde (1996) đã khảo sát, điều tra về quan điểm của các nhà quản lý của Úc đối với việc sử dụng CNTT. Kết quả cho thấy đã có một sự thay đổi đáng kể trong quan điểm của các nhà quản lý đối với các ứng dụng CNTT trong tập luyện TDTT. Hầu hết các nhà quản lý đều hướng tới sự đổi mới và nỗ lực tạo ra những ý tưởng mới trong công tác tổ chức. Theo Cục Huấn luyện Thể thao Úc (2004), mục tiêu chính của HLTT thành tích cao là nhằm đóng góp vào sự phát triển toàn diện của các VĐV đỉnh cao. Hơn nữa, đã có một sự thay đổi về quan điểm đối với việc ứng dụng ngày càng tăng những đổi mới về khoa học và công nghệ trong cả hai lĩnh vực đào tạo huấn luyện và quản lý thể thao. Cho dù hầu hết các HLV đều đã quyết định sử dụng công nghệ trong HLTT, song lại có rất ít nghiên cứu về quan điểm của các HLV đối với công nghệ và khoa học thể thao được thực hiện. 55 Có thể nói rằng điều chính yếu của mỗi chương trình đào tạo huấn luyện là cần nhấn mạnh tới ảnh hưởng của công nghệ và khoa học trong thể thao. Đào tạo huấn luyện phải theo cách khuyến khích các HLV sử dụng công nghệ như là một phần của chương trình huấn luyện chính thức. Bên cạnh đó, để mang lại hiệu quả tác động nhanh chóng hơn, người ta đã khuyến nghị là trước hết cần phải ứng dụng các chương trình huấn luyện thực sự dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ đối với các HLV thành công và giàu kinh nghiệm, bởi vì họ mang thông điệp có thể được xem như là hình mẫu cho các HLV trẻ và ít kinh nghiệm. Sử dụng CNTT giám sát khối lượng tập luyện của VĐV trong HLTT tại Úc: Theo dõi chính xác lượng vận động của VĐV có thể giúp các HLV cải thiện tối đa công tác chuẩn bị thi đấu cho các VĐV. Trong nghiên cứu này tập trung vào tầm quan trọng của việc theo dõi lượng vận động và nghiên cứu một phương pháp đơn giản để theo dõi lượng vận động của các VĐV thông qua việc cung cấp số liệu tổng quan về các biến số tập luyện quan trọng mà một HLV vận dụng để kiểm soát áp lực tập luyện (bao gồm khối lượng tập luyện, cường độ vận động và lượng vận động) và một số ứng dụng thực tiễn của việc theo dõi lượng vận động. Các biến số huấn luyện cơ bản: Khối lượng tập luyện và cường độ vận động. Lượng vận động bị ảnh hưởng bởi cả khối lượng tập luyện và cường độ vận động. Hiểu biết chính xác về lượng vận động hoàn thành trong buổi tập có thể có ích cho cả HLV và VĐV. Vận động viên có thể sử dụng phản hồi này để tăng động lực tập luyện. Lượng vận động có thể được giám sát theo nhiều cách khác nhau, nhưng ở Úc khuyến khích áp dụng phương pháp RPE theo buổi tập để xác định lượng vận động bởi phương pháp này khá đơn giản để áp dụng, dễ hiểu và tương đối dễ để thực hiện. b). Thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý vận động viên tại Mỹ Mỹ là một trong những quốc gia hàng đầu trong việc áp dụng CNTT trong công tác đào tạo và huấn luyện nhằm nâng cao thành tích thi đấu của các VĐV. CNTT sẽ mang đến cho các HLV những thông tin, kết quả đã được thu thập và phân tích để từ đó các HLV sẽ có những giải pháp hợp lý trong công tác huấn luyện của mình. 56 Điển hình như đội tuyển Bơi quốc gia Mỹ đã sử dụng việc đánh giá thành tích tập luyện thông qua việc phân tích kết quả bằng một hệ thống máy quay và hệ thống phần mềm tích hợp dữ liệu. Thông qua hệ thống này đã giúp xác định được những sai sót trong kỹ thuật và cải thiện kỹ thuật bơi lội. Tốc độ phân tích của máy tính cũng có thể giúp bạn phát hiện được bất kỳ chấn thương nào của cơ thể như viêm cơ hoặc bong gân, chấn thương quá lâu hoặc những nguyên nhân khác. Hệ thống CNTT cũng có thể phân tích được những cử động tinh vi của đôi chân mà con người không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Thông qua hệ thống CNTT này, tất cả các chỉ số về quá trình tập luyện của các VĐV sẽ được hiển thị. Các thông tin này cũng sẽ dễ dàng được gửi tới các nhà quản lý thể thao, các nhà chuyên môn, bác sỹ thể thao, giúp các nhà quản lý thể thao có cái nhìn rõ nét hơn về thành tích tập luyện của các VĐV cũng như khả năng thành tích mà VĐV có thể đạt được tại các sự kiện thể thao. c).Thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phân tích thành tích thi đấu của các vận động viên trong huấn luyện thể thao tại Vương quốc Anh Trong bất kì các hoạt động thể thao nào, đặc biệt là các môn thể thao đồng đội, sẽ là rất khó khăn để một HLV có thể ghi nhớ được tất cả các sự kiện xảy ra trong một buổi tập hay một trận đấu. Điều đó bị giới hạn bởi năng lực cũng như kiến thức hay khả năng quan sát bẩm sinh của mỗi con người. Tuy nhiên, phân tích dựa trên quan sát chính xác và tổng hợp chúng là công việc rất quan trọng để cải thiện hiệu suất thi đấu trong thể thao hiện đại. Được hoàn thiện trong suốt một thập kỉ qua cùng với sự phát triển của tiến bộ trong CNTT cũng như nhiếp ảnh kĩ thuật số, lợi ích của phân tích hiệu suất (PA) ngày càng được công nhận trong thể thao. Hệ thống công nghệ phân tích hiệu suất trong thể thao phụ thuộc vào hai vấn đề khoa học liên quan trực tiếp đến thể thao là: Phân tích và tổng hợp các chỉ số trận đấu, trong đó có sử dụng các phương tiện để ghi lại các hoạt động thi đấu một cách chính xác nhất; Cơ chế sinh học và cơ chế vận động của cơ thể con người trong thể thao. Hai vấn đề khoa học này đều có cơ sở là dựa vào phương pháp thu thập dữ liệu, các giải pháp CNTT để phân tích dữ liệu đó. Nhưng điểm chung nhất lại là việc sử dụng các quan sát và đo đạc chính xác trước, trong và sau một sự kiện để 57 định lượng một cách chính xác, đáng tin cậy và hợp lệ thành tích thi đấu của các VĐV. Trong thực tế, mặc dù trong quá trình huấn luyện, HLV sẽ được trợ giúp từ các chuyên gia trong việc quan sát và phân tích hiệu quả. Nhưng trong các nghiên cứu vẫn chỉ ra những hạn chế của con người trong các quá trình này. Hai nghiên cứu quan trọng đã nêu bật vấn đề duy trì bộ nhớ của các HLV, thông thường, các HLV chỉ có thể nhớ được 30-50% các yếu tố chính ảnh hưởng tới hiệu suất mà họ đã chứng kiến. Quá trình huấn luyện thực chất không thể hoàn thiện một cách tuyệt đối, nhưng rõ ràng những quan sát và phân tích sai lệch có thể tạo ra những hạn chế trong công tác huấn luyện lâu dài. Mặc dù nhiều HLV giỏi có thể dự đoán các sự kiện một cách chính xác và đưa ra nhưng thay đổi phù hợp nhằm tác động tích cực đến thành tích thi đấu của các VĐV. Tuy nhiên không phải quyết định nào cũng là quyết định đúng đắn, vì vậy, nhu cầu được tiếp cận một cách đúng đắn và có hệ thống với hệ thống công nghệ PA (Productivity Analysis) trong HLTT, sẽ tạo ra những dữ liệu đáng tin cậy qua đó có thể theo dõi và đánh giá quá trình phát triển của mỗi VĐV. d). Thực tiễn ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong quản lý và huấn luyện thể dục thể thao tại Trung Quốc Ứng dụng thể thao kỹ thuật số: Theo công nghệ kỹ thuật số hiện nay trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học thể thao và áp dụng các nguyên tắc phân loại, ứng dụng thể thao kỹ thuật số có thể được tóm tắt như sau: - Phân tích các thông số cấu trúc tổng thể và cục bộ cơ thể người trong trạng thái tĩnh theo không gian ba chiều (3D), cấu trúc của các bộ phận khiếm khuyết chính, hình ảnh thể thao kỹ thuật số. - Phân tích các thay đổi động năng về chỉ số sinh lý trong hoạt động của con người dựa trên liên hệ phản hồi sinh học thể thao kỹ thuật số - Nâng cao hiệu quả của giáo dục thể chất, HLTT và thành tích thi đấu dựa trên phân tích hình ảnh thể thao kỹ thuật số theo không gian ba chiều (3D) - Ứng dụng kỹ thuật số trong HLTT. 58 Công nghệ thông tin hiện nay như “giá đỡ” của thể thao kỹ thuật số trong lĩnh vực thể thao, đã được sử dụng rộng rãi đặc biệt là tại các thành phố công nghệ cao, nhằm giúp cho các VĐV đỉnh cao đạt tới những thành tích tốt, hoặc một mức độ nhất định về kỹ năng thể thao trong công nghệ đột phá. Mới đây, Trung Quốc đã đề nghị các trường thành lập các nhóm nghiên cứu và đào tạo, trang bị các video tốc độ cao và hệ thống phân tích hình ảnh qua máy tính phục vụ cho công nghệ phân tích chuyển động và chẩn đoán cho các VĐV. 1.3.2. Tại Việt Nam. a). Bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và quản lý thông tin huấn luyện của VĐV. Tất cả các Trung tâm đào tạo – huấn luyện VĐV cấp cao ở nước ta hiện nay đã vận hành và sử dụng mạng thông tin nội bộ (LAN) để gửi, nhận và lưu chuyển thông tin cho các mục đích cụ thể, riêng biệt. Song song với việc sử dụng mạng thông tin nội bộ, các cơ quan cũng đã chú trọng lắp đặt các hệ thống và công cụ bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong quá trình trang bị cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho khai thác và ứng dụng CNTT. Về kết nối mạng, hiện có 100% các Trung tâm đào tạo – huấn luyện có mức độ máy tính kết nối mạng LAN và Internet. Hiện trạng ứng dụng thông tin quản lý văn bản và điều hành: hầu hết các Trung tâm đào tạo - huấn luyện VĐV cấp cao không quan tâm đến việc sử dụng phần mềm quản lý văn bản, quản lý tư liệu – thư viện, quản lý tài sản, quản lý quá trình đào tạo - huấn luyện; có 25% (1/4 Trung tâm) sử dụng phầm mềm quản lý nhân sự - cán bộ huấn luyện. Tất cả các Trung tâm đào tạo – huấn luyện VĐV được khảo sát đều quan tâm đến vấn đề quản lý tài chính, thể hiện qua 100% có sử dụng phần mềm quản lý tài chính. - Công tác tin học hóa hoạt động chỉ đạo, điều hành công việc qua mạng cũng không được các Trung tâm đào tạo – huấn luyện VĐV quan tâm – chú trọng. Tỉ lệ gởi các văn bản dưới dạng điện tử (so với cách truyền thống) chỉ được thực hiện ở 1/4 Trung tâm đào tạo – huấn luyện VĐV, nhưng vẫn ở tỷ lệ rất thấp. Hiện nay Tổng cục TDTT đang tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng hệ thống thông tin huấn luyện và tổ chức huấn luyện thể thao” thuộc Chương trình 59 khoa học công nghệ cấp bộ giai đoạn 2013-2015. Hy vọng thành công của đề tài sẽ góp phần đột phá trong công tác quản lý và đào tạo VĐV cấp cao ở nước ta hienj nay. b). Triển khai xây dựng hệ thống thông tin quản lý Bóng đá (FMS) tại Việt Nam Hiện nay, ở Việt Nam, dự án xây dựng hệ thống thông tin quản lý bóng đá đã được triển khai ở giai đoạn 1 từ tháng 5/2010. Dự kiến, dự án này sẽ hoàn thành vào năm 2015 với nhiều phần mềm tích hợp như: phần mềm đăng ký cầu thủ, HLV, trọng tài, phần mềm quản lý các giải đấu quốc gia, hệ thống quản trị nội dung thông tin.... Nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý bóng đá của Việt Nam, ngày 9/9/2012 lãnh đạo Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã có buổi làm việc với các các chuyên gia của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) về việc ký cam kết và triển khai dự án xây dựng hệ thống thông tin quản lý bóng đá (FMS) tại Việt Nam. Việc triển khai xây dựng một hệ thống thông tin quản lý bóng đá qua mạng sẽ giúp cho các quản lý trong lĩnh vực bóng đá dễ dàng và thuận tiện hơn trong công tác quản lý. Khi được đưa vào sử dụng chắc chắn hệ thống thông tin quản lý này sẽ giúp nâng cao năng lực cũng như chất lượng trong công tác điều hành, quản lý trong lĩnh vực bóng đá. FIFA triển khai dự án xây dựng hệ thống này là tạo ra sự đồng bộ trong ứng dụng CNTT trong các Liên đoàn thành viên. Các Liên đoàn thành viên sẽ sử dụng hệ thống quản lý bóng đá trên một nền tảng chung, qua đó khẳng định bóng đá là một sự tồn tại mang tính toàn cầu và củng cố địa vị là môn thể thao vua trên toàn thế giới. Trong thời gian tới, khi hệ thống đưa được vào sử dụng, các Câu lạc bộ bóng đá trong nước sẽ phải đăng ký thông tin cầu thủ thông qua cổng thông tin điện tử của VFF. Bản đăng ký này sẽ có giá trị thay thế cho các bản đăng ký bằng văn bản giấy tờ. Kết luận chương: 60 Đảng và Nhà nước luôn coi trọng công tác phát triển TDTT và tạo mọi điều kiện thuận lợi, các hành lang pháp lý cần thiết, cũng như các điều kiện đảm bảo cho nền thể thao Cách mạng ngày một phát triển để góp phần xứng đáng vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Qua cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác ứng dụng CNTT trong QLHL VĐV cho ta thấy được vai trò, vị trí cũng như sự cần thiết của CNTT đối với các nhà quản lý, những nhà chuyên môn trong công tác đào tạo – huấn luyện. Lợi ích về phía các trung tâm QLHL, đào tạo có thể nhận thấy một cách rõ ràng, đồng thời các cấp quản lý và các ngành liên quan còn có lợi vô cùng cho các hoạt động ứng xử của mình trong lĩnh vực đào tạo – huấn luyện. Tuy nhiên, nhìn từ hiện trạng tại các nước trên thế giới so với nước ta cho thấy sự phát triển về hệ thống CNTT trong quản lý HLTT hiện nay đang bị hụt hẫng trước tốc độ phát triển của khoa học công nghệ. Việc ứng dụng CNTT – máy tính hổ trợ trong công tác quản lý HLTT cần phải được lưu tâm và tổ chức thực hiện. Ứng dụng CNTT, đặc biệt trong quản lý nói chung và trong QLHLVĐV nói riêng cần được quan tâm hàng đầu vì chúng ta cần phải phát triển nhanh hơn để tiến kịp sự phát triển của thời đại và phải biết tận dụng tối đa tiện ích của CNTT để đưa ngành thể thao Việt Nam ngang tầm Châu lục và Thế giới. 61 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu. 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu Sử dụng tư liệu, sách báo trong và ngoài nước tìm các đặc điểm của hệ thống QLHL và thi đấu thể thao. Phương pháp này cho phép hệ thống các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu để hình thành cơ sở lý luận về các qui trình QLHL và thi đấu thể thao. Từ đó xác định nhiệm vụ nghiên cứu, lựa chọn phương pháp làm cơ sở đánh giá kết quả nghiên cứu trong khi thực hiện luận án. 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn – tọa đàm Là phương pháp được sử dụng trong việc khảo sát thực tiễn công tác quản lý, điều hành tác nghiệp trong đào tạo – huấn luyện VĐV. Đây là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng của luận án, với các nội dung khảo sát dự kiến như sau: - Khảo sát mô hình và các yêu cầu trong công tác quản lý VĐV. - Khảo sát mô hình và các yêu cầu trong công tác đào tạo – huấn luyện VĐV. - Khảo sát, xây dựng biểu mẫu hồ sơ VĐV. - Khảo sát xây dựng các biểu mẫu hồ sơ báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết của hệ thống. - Khảo sát thu thập thông tin, CSDL, hồ sơ VĐV. 2.1.3. Phương pháp chuyên gia Là phương pháp được sử dụng trong quá trình tham khảo ý kiến trực tiếp thông qua trao đổi với các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu của luận án, bao gồm: - Các chuyên gia về lĩnh vực quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao. - Các chuyên gia, HLV một số môn thể thao. - Các chuyên gia về lĩnh vực CNTT. - Các chuyên gia trong lĩnh vực dự báo thành tích của VĐV. Ý kiến các chuyên gia sẽ có giá trị rất lớn trong việc xây dựng, thiết kế và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý VĐV. 62 2.1.4. Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống Là phương pháp được sử dụng trong việc thiết kế mô hình kỹ thuật và tính năng của hệ thống. Trên cơ sở nghiên cứu mô hình quản lý, điều hành và tác nghiệp đào tạo VĐV cấp cao (bao gồm các quá trình tuyển chọn, đào tạo – huấn luyện, tập huấn – thi đấu…), luận án tiến hành xây dựng giải pháp công nghệ triển khai ứng dụng hệ thống thông tin quản lý bằng CNTT, đồng thời xây dựng hệ thống thông tin quản lý trợ giúp cho công tác quản lý, điều hành, tác nghiệp trong huấn luyện VĐV cấp cao, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta. Mô hình kỹ thuật của hệ thống sẽ bao gồm các module được gắn với nhau tạo thành hệ thống hoàn chỉnh. Mô hình hệ thống được thiết kế sẽ đảm bảo các yêu cầu về tính năng, tính ứng dụng, thân thiện với người được sử dụng, đáp ứng một số yêu cầu (chuẩn quốc tế) của hệ thống thông tin điều hành, tác nghiệp quản lý thể thao. Có chức năng kết nối, chia sẽ thông tin, CSDL với hệ thống điều hành tác nghiệp quản lý thể thao. 2.1.5. Phương pháp thực nghiệm Là phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu của luận án nhằm đánh giá hiệu quả của hệ thống thông tin quản lý VĐV đã xây dựng trong thực tiễn tổ chức ứng dụng khai thác thông tin, CSDL phục vụ công tác đào tạo – huấn luyện VĐV tại Trung tâm HLTTQG TP.HCM. Có nhiều phương pháp thực nghiệm, nhưng trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp thực nghiệm tự nhiên. Đây là phương pháp tiến hành trong điều kiện bình thường, giữ được trạng thái và nội dung hoạt động tự nhiên của đối tượng mà người nghiên cứu vẫn chủ động gây ra được những hiện tượng cần nghiên cứu. Thực chất của phương pháp này là đem vấn đề nghiên cứu ra tổ chức thực hiện ở một địa bàn nhất định với những yêu cầu nhất định đối với những đối tượng thực hiện. Người nghiên cứu đưa ra kế hoạch thật tỉ mỉ, hợp lý tạo điều kiện thực hiện, có theo dõi, có đối chứng để cuối cùng có được những kết luận về tác dụng của những vấn đề mới đưa ra và phổ biến rộng rãi việc áp dụng. Khách thể thực nghiệm của luận án là các cán bộ, công chức, viên chức, các HLV, VĐV, các nhà quản lý Trung tâm HLTTQG TP.HCM. 2.1.6. Phương pháp phân tích SWOT. 63 SWOT là tập hợp viết tắt chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: - Strengths (S) : Điểm mạnh - Weaknesses (W) : Điểm yếu - Opportunities (O) : Cơ hội - Threats (T) : Thách thức Đây là công cụ rất hữu ích khi phân tích đánh giá các yếu tố liên quan về mặt mạnh, yếu, thời cơ và thách thức để lựa chọn các giải pháp phù hợp, khả thi trong điều kiện của nước ta hiện nay nhằm ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý huấn luyện và quản lý hệ thống thông tin huấn luyện đối với VĐV cấp cao. Khung phân tích SWOT được thiết kế theo mô hình sau: ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU CƠ HỘI THÁCH THỨC Dựa trên kết quả khảo sát thực trạng hệ thống quản lý thông tin – dữ liệu quá trình đào tạo VĐV cấp cao tại TTHLTTQG TP HCM, tiến hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Trên cơ sở phân tích theo mô hình SWOT, tiến hành thiết kế ma trận các nhân tố, được gọi là ma trận SWOT (hay còn gọi là ma trận TOWS) như trình bày dưới đây: Trên cơ sở các nhân tố trong ma trận SWOT sẽ là cơ sở xây dựng các giải pháp phát triển hệ thống quản lý thông tin đào tạo – huấn luyện VĐV cấp cao tại Việt Nam cụ thể như sau: S - O: những nhân tố giúp sử dụng các cơ hội phù hợp với điểm mạnh. W - O: những nhân tố giúp khắc phục điểm yếu để nắm bắt cơ hội. 64 S - T: xác định các nhân tố giúp sử dụng điểm mạnh để giảm khả năng ảnh hưởng của các thách thức. W-T: gồm những nhân tố giúp xây dựng giải pháp hạn chế những điểm yếu trước của thách thức. 2.1.7. Phương pháp toán thống kê. Sử dụng các phần mềm phân tích thống kê tìm ra các chỉ số thống kê trên cơ sở các số liệu thu được qua kiểm tra. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống quản lý thông tin – dữ liệu trong quá trình QLHL VĐV cấp cao (các đội tuyển quốc gia và tuyển trẻ tập trung tại Trung tâm HLTTQG TP.HCM). Khách thể nghiên cứu: Là các chuyên gia, các nhà chuyên môn, các nhà quản lý, các HLV và các VĐV cấp cao tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống thông tin quản lý được triển khai xây dựng, ứng dụng tại Trung tâm HLTTQG TP.HCM. Trong luận án được minh họa cụ thể ở VĐV bơi lội. Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học TDTT TP.HCM – Trung tâm HLTTQG TP.HCM. 2.3 Tổ chức nghiên cứu. Thời gian Bắt đầu Kết thúc TT Nội dung 1. 2. 3. Xây dựng đề cương nghiên cứu Nghiên cứu, tham khảo tài liệu, tổng quan luận án Tiến hành điều tra cơ bản 12/2012 13/3/2013 04/2013 6/2013 07/2013 12/2014 Ghi Nơi thực hiện chú Trường Đại học TDTT TP.HCM Trường Đại học TDTT TP.HCM Trung tâm về hiện trạng QLHL các HLTTQG đội tuyển tập huấn tại TP.HCM, Trung tâm TP.HCM và Thơ, Trung tâm các Trung tâm HLTT TTQP khác Trung Cần QK7, tâm TĐ&ĐT HL, VĐV 65 TP.HCM Trường Đại học Xây dựng hệ thống quản 5. lý thông tin huấn luyện 10/2014 6/2015 các đội tuyển quốc gia TDTT TP.HCM, Trung tâm HLTTQG 6. Viết luận án 12/2014 7/2015 9. Bảo vệ luận án 8/2015 12/2015 TP.HCM Trường ĐH TDTT TP.HCM Trường Đại học TDTT TP.HCM 66 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Thực trạng hệ thống quản lý thông tin – dữ liệu quá trình đào tạo vận động viên cấp cao ở nước ta hiện nay. 3.1.1. Hiện trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đào tạo vận động viên tại các Trung tâm quản lý đào tạo vận động viên cấp cao (khu vực phía Nam) Theo số liệu thống kê, hầu hết các Trung tâm đào tạo – huấn luyện VĐV cấp cao khu vực phía Nam, tỷ lệ cán bộ, công chức được trang bị máy tính làm việc khoảng 67.16%. Hiện tại, 100% các đơn vị đã trang bị máy tính, tỷ lệ máy tính kết nối Internet đạt 100%. Bảng 3.1: Tổng hợp thực trạng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đào tạo – huấn luyện VĐV cấp cao (khu vực phía Nam) Nội dung/Tên đơn vị Trung tâm HLTTQG TP.HCM Trung tâm HLTTQG Cần Thơ Trung tâm TDTT Quốc phòng 2 – QK7 Sở VH, TT TP.HCM A. ỨNG DỤNG THÔNG TIN QUẢN LÝ VĂN BẢN VÀ ĐIỀU HÀNH 1. Đơn vị đã sử dụng 0 0 0 2. Các ứng dụng CNTT đã triển khai tại đơn vị Quản lý đào tạo 0 0 0 0 0 0 phần mềm quản lý 0 văn bản. Quản lý công văn 0 0 Quản lý nhân sự - Tên phần mềm - Metronet - Nhà cung cấp - Sở TT CNTT - Thời điểm triển khai - Đơn vị sử dụng 0 0 0 - 2012 - NTLTT Phú Thọ TT HL&TĐ - Đánh giá: - Tốt Quản lý tài chính kế toán - Tên phần mềm - Easy - Easy - Kế toán Account Account quân đội - IMSA 8.0, 6.5 V5.0 - Nhà cung cấp - Quân đội - Bộ TC, Cục TH - Thời điểm triển khai - 2010 - 7/2011 - Đơn vị sử dụng - Ban tài - NTLTT Phú Thọ chính - Đánh giá: Quản lý tài sản - Tốt - Quản lý tài - Tên phần mềm - Nhà cung cấp sản quân đội 0 0 - Thời điểm triển khai viện Hội nghị, hội thảo từ xa Khác - Quân đội 0 - 2010 - Ban hậu - Đơn vị sử dụng - Đánh giá Quản lý tư liệu, thư - Tốt cần - Tốt 0 0 0 0 0 0 0 0 - Tên phần mềm - HTK - Nhà cung cấp - Tổng cục thuế - Đơn vị sử dụng - P. kế toán - Số người sử dụng - 3 (8.75%) - Đánh giá - Tốt - Tên phần mềm - Chữ ký số - Nhà cung cấp - VNPT – TS24 - Thời điểm triển khai - 6/2003 &12/2014 - Đơn vị sử dụng - p. Kế toán , HCQT - Số người sử dụng - 7 (20%) - Đánh giá - Tốt B. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH. 1. Tỉ lệ gửi các văn bản dưới dạng điện tử (so với cách truyền thống) (%) Lịch công tác 0% 0% 0% 78.33% Giấy mời họp 0% 0% 0% 58.33% 0% 0% 0% 57.5% 0% 0% 0% 64.17% 0% 0% 0% 64.16% Tài liệu phục vụ cuộc họp Công văn gởi để báo cáo Loại văn bản khác 2. Thực hiện họp bàn giao với các đơn vị trực thuộc trên môi trường mạng. Tổng số cuộc họp trong tháng Tỉ lệ số cuộc họp qua 0% 0% 0% 16.67% 0% 0% 0% 0% mạng trong tháng. 3. Đưa thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo lên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin. Tổng số bản tin chỉ đạo, điều hành được đưa lên trang thông tin điện tử 0 0 0 0% 0% 0% 1 lần/tháng hoặc CTTĐT Tỉ lệ số bản tin chỉ đạo điều hành được đưa lên trang thông tin điện tử hoặc CTTĐT C. C. HẠ TẦNG CHO ỨNG DỤNG CNTT 1. Tỉ lệ số máy tính 100% 33.33% 33.33% 33.33% 100% /cán bộ 2. Cơ quan có mạng LAN hay không? 3. Có kết nối internet không? 4. Tỉ lệ số máy tính có X X X X X X X X 100% 100% 100% 100% kết nối internet 5. Hiện trạng tốc độ đường truyền Internet tại cơ quan. Đã phục vụ công tác chuyên môn Không đáp ứng nhu X X X X 0 0 0 2 0 0 0 0 cầu công tác chuyên môn Nhu cầu về tốc độ đường truyền 6. Số lượng máy chủ 7. Hệ thống lưu trữ riêng 70 Tất cả các Trung tâm đào tạo – huấn luyện VĐV cấp cao khu vực phía Nam có 100% đã vận hành và sử dụng mạng thông tin nội bộ (LAN) để gửi, nhận và lưu chuyển thông tin cho các mục đích cụ thể, riêng biệt. Song song với việc sử dụng mạng thông tin nội bộ, các cơ quan cũng đã chú trọng lắp đặt các hệ thống và công cụ bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong quá trình trang bị cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho khai thác và ứng dụng CNTT. 100% các cơ quan thuộc diện khảo sát đã cài đặt phần mềm diệt virus cho các máy tính tại cơ quan, nhưng tỉ lệ máy tính được trang bị công cụ đảm bảo an toàn mới chỉ đạt 81.5%. Như vậy, hệ thống hạ tầng kỹ thuật các Trung tâm đào tạo – huấn luyện VĐV cấp cao khu vực phía Nam đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu công việc của cán bộ, công chức. Ngoài ra, một số đơn vị tiêu biểu tại Sở Văn hóa, Thể thao TP.HCM đã trang bị được cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở mức tiên tiến, hiện đại. Do phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và địa lý khác nhau nên vẫn còn tồn tại sự chênh lệch khá lớn về hạ tầng máy tính và kết nối mạng giữa các Trung tâm đào tạo – huấn luyện VĐV trên cả nước. Về trang bị máy tính, hiện có 02 đơn vị đạt tỷ lệ 100% máy tính/cán bộ, 02 đơn vị đạt 33.33% máy tính/cán bộ. Về kết nối mạng, hiện có 100% các Trung tâm đào tạo – huấn luyện có mức độ máy tính kết nối mạng LAN và Internet. Hầu hết các đơn vị tham gia khảo sát đã cài đặt phần mềm diệt virus cho các máy tính tại đơn vị, 100% cơ quan sử dụng hệ thống tường lửa cơ bản, hệ thống phát hiện, phòng, chống truy cập trái phép, sử dụng phần mềm quét, lọc thư rác trong hệ thống thư điện tử sử dụng tại cơ quan, 0.00% cơ quan sử dụng hệ thống an toàn dữ liệu trong mạng cục bộ như tủ/băng đĩa/SAN/NAS. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại sự chênh lệch khá lớn về trang bị bảo đảm an toàn, an ninh cho hệ thống thông tin giữa các Trung tâm đào tạo – huấn luyện VĐV. - Hiện trạng ứng dụng thông tin quản lý văn bản và điều hành: hầu hết các Trung tâm đào tạo - huấn luyện VĐV cấp cao không quan tâm đến việc sử dụng phần mềm quản lý văn bản, quản lý tư liệu – thư viện, quản lý tài sản, quản lý quá trình đào tạo - huấn luyện; có 25% (1/4 Trung tâm) sử dụng phầm mềm quản lý nhân sự - cán bộ huấn luyện. Tất cả các Trung tâm đào tạo – huấn luyện VĐV được 71 khảo sát đều quan tâm đến vấn đề quản lý tài chính, thể hiện qua 100% có sử dụng phần mềm quản lý tài chính. - Công tác tin học hóa hoạt động chỉ đạo, điều hành công việc qua mạng cũng không được các Trung tâm đào tạo – huấn luyện VĐV quan tâm – chú trọng. Tỉ lệ gởi các văn bản dưới dạng điện tử (so với cách truyền thống) chỉ được thực hiện ở 1/4 Trung tâm đào tạo – huấn luyện VĐV, nhưng vẫn ở tỷ lệ rất thấp. Thực hiện họp bàn giao với các đơn vị trực thuộc trên môi trường mạng và đưa thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo lên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin chiếm tỷ lệ rất thấp (phần B – bảng 3.1) - Về ứng dụng CNTT để tin học hóa hoạt động chỉ đạo, điều hành công việc trong cơ quan nhà nước tại các tỉnh, thành phố: 25% các Trung tâm đào tạo – huấn luyện VĐV đã đưa thông tin chỉ đạo, điều hành lên môi trường mạng Internet. Tuy nhiên, chỉ có 25% đơn vị được đánh giá là cung cấp đầy đủ các thông tin chỉ đạo điều hành lên cổng/trang thông tin điện tử. Tỉ lệ trung bình các cuộc họp trực tuyến trên tổng số các cuộc họp diện rộng được thực hiện 0%. Trong công việc thường nhật và các tác vụ chuyên môn, ứng dụng CNTT góp phần đảm bảo tính chính xác, tăng cường tốc độ và hiệu quả xử lý công việc. Tại các Trung tâm đào tạo – huấn luyện VĐV - hệ thống hiện có mức triển khai hạn chế nhất là hệ thống ứng dụng chữ ký số trong việc gửi/nhận văn bản và thư điện tử - mới chỉ được áp dụng tại khoảng 25% - 1/4 các Trung tâm đào tạo – huấn luyện. Qua bảng 3.1 cho thấy thực trạng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đào tạo – huấn luyệnVĐV cấp cao tại khu vực phía Nam (Trung tâm HLTT Quốc gia TP.HCM; Cần Thơ; Trung tâm TDTT Quốc phòng 2 – QK7) đang còn ở giai đoạn đầu, cụ thể có thể nhận thấy qua các mặt sau: + Các nguồn dữ liệu hầu như chưa được tin học hóa, hoặc mới chỉ được tin học hóa dưới hình thức rất sơ khai. Đối với các Trung tâm quản lý đào tạo VĐV thuộc Tổng cục TDTT đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống mạng nội bộ (LAN) tại các đơn vị, từ đó triển khai xây dựng hệ thống mạng thông tin trong toàn ngành TDTT và hoàn thành việc xây dựng các dịch vụ cơ bản của hệ thống thông tin toàn ngành như các dịch vụ trao đổi thông tin chung trên mạng, dịch vụ truy cập Web... 72 Xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm tích hợp dữ liệu, xây dựng các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý điều hành của lãnh đạo ngành TDTT như hệ thống CSDL tổng hợp, tổ chức thống kê, hệ thống danh bạ điện thoại..., nhưng về CSDLVĐV, HLV thì chưa đầy đủ. + Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật CNTT của các Trung tâm đào tạo VĐV chưa đồng bộ: Hệ thống máy tính được trang bị tại các đơn vị vừa thiếu và không đồng bộ; số máy tính được trang bị chỉ sử dụng chủ yếu thay cho máy chữ và thực tế số máy đưa vào sử dụng còn rất ít. Mặc dù hệ thống các máy tính tại các Trung tâm đào tạo VĐV đã được kết nối mạng LAN và có kết nối vào Internet nhưng việc khai thác nguồn thông tin trên Internet phục vụ công tác chuyên môn, công tác đào tạo – huấn luyện còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao. + Về nguồn nhân lực: Các Trung tâm quản lý đào tạo VĐV tuy đã cử cán bộ làm công tác CNTT, nhưng chưa thực sự chuyên trách ở công việc này, trình độ chuyên môn của các cán bộ này còn hạn chế. Năng lực sử dụng CNTT của các HLV còn yếu, còn ngại, chưa biết khai thác sử dụng máy tính. + Các ứng dụng và CSDL phục vụ công tác đào tạo - huấn luyện, quản lý và điều hành: Chưa có đầy đủ, các nguồn dữ liệu dù đã có nhưng chưa được chuẩn hóa; các phần mềm chuyên dụng phục vụ cho công tác huấn luyện không có. 3.1.2. Bàn luận a). Các vấn đề cần chú trọng quan tâm: Quản lý huấn luyện là quá trình hoạt động tổng hợp của bộ máy quản lý, nhà quản lý thực hiện kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra đôn đốc để đạt được mục tiêu của hệ thống huấn luyện thể thao thành tích cao. Quản lý hệ thống huấn luyện thể thao thành tích cao hoàn chỉnh bao gồm 3 yếu tố chủ yếu: nhà quản lý, đối tượng quản lý và thông tin. Thông tin cũng là khâu quan trọng kết nối hệ thống huấn luyện với môi trường bên ngoài. Nhà quản lý huấn luyện thể thao thành tích cao bao gồm cán bộ quản lý hành chính các cấp và HLV, VĐV. Thông tin ở trình độ cao phục vụ cho sự phát triển thể thao thành tích cao là rất cần thiết. Mặt khác, ta thấy thể thao thành tích cao cũng yêu cầu có hệ thống 73 thông tin đảm bảo chất lượng, kịp thời và hiệu quả. Ở thời đại số hóa, nguồn thông tin thể thao thành tích cao xuyên suốt các quốc gia, hình thành một hệ thống nhất. Nhiều quốc gia phương Tây đã hình thành các trung tâm thông tin lớn như: Trung tâm thông tin văn kiện thể thao của Đức, Trung tâm văn kiện thể thao của Canada (SIRC), Trung tâm thông tin thể thao quốc gia của Úc (NSIC), Trung tâm thông tin thể thao Paul Zffen của Mỹ (PZSRC), Trung tâm thông tin học viện thể thao quốc gia của Pháp, Hợp tác thông tin thể thao quốc gia Bắc Âu (NORSIB),… Khung nội dung nghiên cứu hệ thống thông tin thể thao thành tích cao thường bao gồm: - Phân tích kết cấu và nhu cầu thông tin thể thao thành tích cao. - Phân tích hiện trạng phục vụ cho thể thao thành tích cao. - Thiết kế tích hợp các nguồn thông tin thể thao thành tích cao trên mạng. - Tổ chức tích hợp các nguồn thông tin thể thao thành tích cao. - Kỹ thuật xây dựng thí điểm các trung tâm thông tin phục vụ thể thao thành tích cao. - Quản lý hệ thống thông tin phục vụ thể thao thành tích cao. Các phương pháp chính để nghiên cứu và xây dựng hệ thống thông tin thể thao thành tích cao là: thu thập rộng rãi các văn kiện, các nguồn thông tin; phương pháp nghiên cứu điều tra; phương pháp phân tích so sánh và phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống. - Các Trung tâm quản lý đào tạo – huấn luyện VĐV cần đến sự trợ giúp của hệ thống thông tin trên các mảng: quản lý hồ sơ HLV, hồ sơ VĐV; quản lý chương trình, kế hoạch, giáo án huấn luyện; kế toán; cơ sở vật chất;… - Internet và những ứng dụng của nó vẫn chưa được tận dụng hết mức. - Hầu hết công việc được tiến hành trên giấy tờ, họp hành, điện thoại,.. Nhưng điều này thì phân tán và khó theo dõi. Giấy tờ rờm rà và hệ thống lưu trữ hồ sơ nghèo nàn. - Hệ thống thông tin hiện tại đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và không gian, …. Những chứng từ được thực hiện bằng tay vì vậy mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm và cất giữ. - Chậm trễ trong thông tin. 74 - Chưa có hệ thống và chính sách quản lý tri thức: Kiến thức và kinh nghiệm luôn là mênh mông trong môi trường huấn luyện - đào tạo. Tuy nhiên không có một hệ thống nào có thể đổi lấy tài sản giá trị này. Intranet cho phép trao đổi và chia sẻ kiến thức. - Sự phân bố không hiệu quả của những nguồn khác: Bởi vì không có một hệ thống thông tin hiệu quả. b). Nhu cầu tin học hóa công tác quản lý đào tạo - huấn luyện vận động viên - Trình độ thể thao và lượng vận động hiện nay đã rất cao, thậm chí gần đến mức cực hạn, cho nên tiềm năng khai thác càng ít, càng khó. Do vậy, chỉ dựa vào kinh nghiệm là không đủ mà phải dựa nhiều khoa học công nghệ nói chung và CNTT nói riêng. - Vận động viên - đối tượng HLTT là một con người rất sống động, kết hợp cực kỳ phức tạp giữa ba yếu tố: xã hội, tâm lý, sinh lý, cộng thêm sự biến đổi khó lường và nhanh chóng của các yếu tố nguyên nhân, trạng thái…ảnh hưởng lớn đến thành tích. - Để có tính thống nhất, tính tối ưu, tính khoa học và hiệu quả trong công việc thực hiện chức năng kế hoạch hóa trong công tác tổ chức quản lý HLTT thì yêu cầu cấp thiết đối với các nhà quản lý là cần phải có được các thông tin chính xác và nhanh chóng. Do đó việc tin học hóa các quy trình quản lý cũng như các thông tin quản lý là nhu cầu vô cùng cần thiết. - Để thực hiện chức năng quản lý và tổ chức quản lý của mình các nhà quản lý phải thường xuyên thực hiện các liên hệ với các đối tượng, nhân tố trong hệ thống quản lý (HLV, các cán bộ quản lý,….) cần phải chuẩn hóa các thông tin và các cách thức phối hợp, việc tin học hóa các quá trình này sẽ tạo ra một môi trường tương tác khoa học, hiệu quả cũng như gia tăng đáng kể lượng thông tin trao đổi trong hệ thống. c) Một số kết quả tích cực trong việc ứng dụng công nghệ thông tin ngành Thể dục thể thao Năm 2014 với yêu cầu ứng dụng, phát triển CNTT nhằm hỗ trợ hoạt động của Bộ VHTTDL, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; ưu tiên 75 phát triển: nguồn nhân lực CNTT; hạ tầng CNTT; công nghiệp CNTT và ứng dụng CNTT. Đặc biệt, ứng dụng CNTT trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ về tin học hóa xử lý hồ sơ công việc, xây dựng cổng thông tin điện tử Chính phủ; cung cấp các dịch vụ công trực tuyến đến người dân và doanh nghiệp; xây dựng CSDL quốc gia có liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; đảm bảo phù hợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trong lĩnh vực CNTT chung của Bộ, song cũng có những đột phá với những mục tiêu cao hơn, tốc độ nhanh hơn. Trong năm 2014 và một vài năm trở lại đây, lãnh đạo Tổng cục TDTT đã đặc biệt quan tâm tới phát triển, ứng dụng CNTT trong toàn ngành. Tổng cục TDTT đã xác định bên cạnh việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNTT thì việc phát triển các ứng dụng CNTT phục vụ công tác điều hành, quản lý cũng như trong công tác cải cách hành chính là việc làm cấp thiết. Đứng trước các yêu cầu đặt ra đối với công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực TDTT cũng như lộ trình Chính phủ điện tử theo định hướng của Đảng và Chính phủ đã đề ra, ngành TDTT đã có những bước đi cụ thế với những kết quả đáng ghi nhận. Năm 2014, đánh dấu bước tiến lớn trong việc rà soát, xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các thủ tục hành chính, từng bước phục vụ một cách hiệu quả nhất đối với các liên đoàn, hiệp hội và toàn ngành. Đến nay các thủ tục hành chính trong lĩnh vực TDTT bao gồm 02 thủ tục cấp Trung ương, 15 thủ tục cấp tỉnh, thành phố, 01 thủ tục cấp xã đã được triển khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ và Trang thông tin điện tử của ngành phục vụ người dân và địa phương một cách thuận lợi. Các hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và tác nghiệp của ngành TDTT từng bước được hoàn thiện phục vụ đắc lực cho hoạt động quản lý, điều hành của ngành TDTT. Các hệ thống thông tin phục vụ tổ chức các sự kiện thể thao trong nước và quốc tế như: Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 tại Việt Nam; Đại hội Thể thao châu Á trong nhà lần thứ III - 2009; Hệ thống điều hành tổ chức thi đấu và tổng hợp kết quả thi đấu cho Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII ....được ngành 76 TDTT xây dựng và triển khai đã mang lại những hiệu quả tích cực trong công tác tổ chức các Đại hội TDTT, góp phần vào thành công chung của các Đại hội. Việc xây dựng các hệ thống CSDL tổng hợp chuyên ngành TDTT từng bước được xây dựng và bổ sung qua các năm, đến nay ngành TDTT hiện đã xây dựng 03 hệ thống CSDL chuyên ngành được cung cấp trên Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phục vụ người dân và doanh nghiệp. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được việc triển khai ứng dụng CNTT phục vụ công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực TDTT còn có những khó khăn thách thức nhất định. Hạ tầng CNTT được đầu tư xây dựng mới chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong việc triển khai các ứng dụng cơ bản; nhân lực chuyên trách về CNTT còn mỏng và trình độ chưa thật sự cao. Các thủ tục hành chính được xây dựng và triển khai còn chưa thật sự hoàn thiện và đầy đủ. Quán triệt Nghị quyết sổ 36 NQ/TW ngày 01 tháng 07 năm 2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 08 tháng 07 năm 2014 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 06 năm 2014 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Ngành TDTT xem việc tăng cường ứng dụng CNTT là lĩnh vực ưu tiên của ngành, mọi cán bộ, công chức, viên chức trong ngành, nhất là cán bộ lãnh đạo noi gương, tiên phong, đi đầu trọng việc ứng dụng CNTT. d). Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực thi Chính phủ điện tử. Một số ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước đã được triển khai và phát huy hiệu quả rõ rệt, tạo cơ sở cho việc phát triển các ứng dụng trong tương lai. Tiêu biểu như ứng dụng thư điện tử và các phần mềm phục vụ công tác trao đổi văn bản, quản lý điều hành, công tác tài chính - kế toán. Mặt khác, các hình thức truyền thông cơ bản cũng được khuyến khích sử dụng như thư điện tử, điện thoại, fax, hội nghị và họp trên môi trường mạng, đưa thông tin lên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử để trao đổi thông tin ở khoảng cách xa. Bên cạnh đó, một số hệ thống thông tin chuyên ngành có quy mô cấp quốc gia cũng đã bắt đầu được triển khai. Điều này tạo cơ sở cho việc mở rộng hạ tầng thông tin phục vụ các hoạt động trong nội bộ cơ quan nhà nước, cũng như cung cấp 77 các dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp; tiêu biểu là các hệ thống thông tin về tài chính, thuế, hải quan, mua sắm công. Môi trường pháp lý cho ứng dụng CNTT cơ bản được hình thành tạo điều kiện cho các hoạt động ứng dụng CNTT, và tiền đề thuận lợi cho việc xây dựng thành công Chính phủ điện tử tại Việt Nam. Hệ thống chính sách, văn bản pháp luật về CNTT và những văn bản điều chỉnh hoạt động ứng dụng CNTT nói riêng được ban hành đã tạo nên khung pháp lý cơ bản cho việc ứng dụng CNTT. Sự liên tục và rộng khắp trong công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin phản ánh thực tế là công nghệ thông tin và truyền thông chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội các cấp. Phát triển công nghệ thông tin trở thành một trong những yếu tố thiết yếu tạo động lực cho sự phát triển bền vững. 3.2. Kết quả nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý thông tin huấn luyện thể thao trong quá trình đào tạo vận động viên cấp cao và đề xuất giải pháp. 3.2.1. Mô tả chung về hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu về vận động viên, huấn luyện viên. - Mô tả chung: + Hệ thông tin và CSDL này bao gồm 2 phần: Phần thông tin và CSDL quản lý HLV; phần thông tin và CSDL quản lý VĐV. + Xây dựng các CSDL trên nhiều lĩnh vực quản lý VĐV, HLV ở các đội tuyển trẻ, đội tuyển quốc gia, dự tuyển quốc gia ở nhiều môn thể thao trên toàn quốc. + Theo dõi quá trình đào tạo, huấn luyện VĐV ở tất cả các môn thể thao như chương trình, kế hoạch đào tạo, giáo án huấn luyện,… + Theo dõi quá trình đánh giá trình độ tập luyện các VĐV qua từng giai đoạn huấn luyện. + Xây dựng hệ thống thông tin về thành tích của các VĐV, các chỉ tiêu kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện như: thành tích thi đấu, kết quả kiểm tra các chỉ tiêu hình thái, y sinh, sư phạm, tâm lý,…. 78 + Lưu trữ, xử lý các số liệu thu thập được trong từng giai đoạn của quá trình huấn luyện VĐV các môn thể thao. + Xây dựng hệ thống tra cứu thông tin, tạo lập các báo cáo thống kê thành tích cũng như kết quả, đánh giá VĐV phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp và công tác chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý VĐV, HLV. + Tạo ra một hệ thống thông tin thống nhất phục vụ cho việc quản lý có hiệu quả và chặt chẽ các hồ sơ của VĐV, HLV. Xử lý, tổng hợp một cách khoa học, có hệ thống và nhanh chóng lập ra các báo cáo về các thông tin của VĐV, HLV của tất cả các môn thể thao. - Đặc điểm chính: + Cho phép cập nhật hồ sơ VĐV, HLV, các thông tin về VĐV, HLV và các mối quan hệ của họ như: lý lịch, thành tích đạt được trong thi đấu, kết quả kiểm tra đánh giá ở từng chỉ tiêu trong quá trình huấn luyện. + Cập nhật hồ sơ huấn luyện của các HLV như: chương trình, tiến trình, kế hoạch huấn luyện, giáo án huấn luyện. Hệ thống kiểm tra giúp cho người sử dụng tránh được các sai sót không đáng có. + Xuất kết quả ra máy in, tập tin Excel. + Hệ thống tra cứu và thống kê được thiết kế tiện dụng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về thông tin của HLV, VĐV. + Chức năng tra cứu tổng hợp giúp cho người sử dụng có thể tạo ra các báo cáo bất kỳ theo yêu cầu. + Kết nối với các hệ thống CSDL có liên quan như: hệ thống thông tin về đào tạo, hệ thống thông tin về quản lý thi đấu, hệ thống thông tin về nghiên cứu khoa học TDTT. - Môi trường làm việc: + Chương trình chạy trên môi trường Windows với ngôn ngữ tiếng Việt. Giao diện gần gũi với người dùng. + Sử dụng hệ CSDL Mirosoft SQL server là hệ CSDL có các tính năng ưu việt và khả năng tương thích cao. + Vừa có khả năng chạy trên mạng vừa làm việc tốt đối với từng máy đơn. + Hỗ trợ font chữ Unicode. 79 3.2.2. Mô tả chi tiết hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quản lý huấn luyện viên a. Giới thiệu về hệ thông tin và cơ sở dữ liệu quản lý huấn luyện viên Hệ thông tin và CSDL quản lý HLV bao gồm 2 mảng: quản lý HLV trong nước và HLV nước ngoài (chuyên gia). Xây dựng hệ thống CSDL quản lý về HLV cũng như theo dõi quá trình huấn luỵện của các HLV (chương trình, tiến trình, giáo án, mục tiêu phấn đấu,...). Mô tả dữ liệu đầu vào - HLV trong nước - Hệ thống các chỉ tiêu quản lý - Hồ sơ HLV là thành phần chính của hệ thống dữ liệu. Tất cả các báo cáo, các hoạt động của chương trình đều căn cứ vào các hồ sơ này. Một hồ sơ HLV bao gồm khá nhiều các tiêu chí, được liên kết với hệ thống từ điển thông qua bộ mã. Hồ sơ được chia thành 3 phần chính : + Bản thân + Quá trình đào tạo + Chương trình, tiến trình, giáo án huấn luyện Lý lịch bản thân Phần này lưu trữ các thông tin về bản thân HLV và cũng là phần có các liên kết với hệ thống từ điển nhiều nhất. Các thông tin này được sắp xếp theo nhóm: thông tin cá nhân, trình độ chuyên môn, sở trường huấn luyện,… Các tiêu chí được kết gắn với hệ thống từ điển bao gồm: Bảng 3.2: Từ điển liên kết các tiêu chí của HLV trong nước TT 1 2 3 4 5 6 7 8 Tên tiêu chí Đơn vị trực tiếp Dân tộc Tôn giáo Năm bắt đầu tham gia huấn luyện Trình độ chuyên môn Học hàm Học vị Môn thể thao huấn luyện Từ điển liên kết Danh mục đơn vị Danh mục dân tộc Danh mục tôn giáo Danh mục trình độ chuyên môn Danh mục học hàm Danh mục học vị Danh mục môn thể thao 80 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Sở trường huấn luyện Danh mục sở trường Thành tích Danh mục thành tích Huy chương Danh mục huy chương Chức vụ hiện tại Danh mục chức vụ Chức vụ kiêm nhiệm Danh mục chức vụ Tên ngạch HLV Danh mục ngạch HLV Danh hiệu được phong Danh mục danh hiệu Khen thưởng Danh mục khen thưởng Kỷ luật Danh mục kỷ luật Ghi chú: Một số tiêu chí khác có liên quan sẽ được lấy từ hệ thống quản lý nhân sự của ngành TDTT Quá trình đào tạo Phần này lưu trữ các thông tin về quá trình học tập chính của HLV kể từ thời điểm bắt đầu đi làm đến thời điểm hiện tại. Các tiêu chí được liên kết với từ điển bao gồm: Bảng 3.3: Tiêu chí quá trình đào tạo của HLV trong nước TT 1 2 3 4 Tên tiêu chí Tên trường học Tên ngành đào tạo Hình thức đào tạo Văn bằng chứng chỉ Từ điển liên kết Danh mục trường học Danh mục chuyên ngành đào tạo Danh mục hình thức đào tạo Danh mục văn bằng chứng chỉ Bảng 3.4: Chương trình, tiến trình, giáo án huấn luyện TT 1 2 3 Tên tiêu chí Chương trình, kế hoạch huấn luyện Tiến trình huấn luyện Giáo án huấn luyện Từ điển liên kết File đính kèm File đính kèm HLV nước ngoài (chuyên gia) Hệ thống các chỉ tiêu quản lý Một hồ sơ HLV bao gồm các tiêu chí, được liên kết với hệ thống từ điển thông qua bộ mã. Hồ sơ được chia thành 3 phần chính : - Bản thân - Quá trình đào tạo - Chương trình, tiến trình, giáo án huấn luyện Lý lịch bản thân 81 Phần này lưu trữ các thông tin về bản thân HLV và cũng là phần có các liên kết với hệ thống từ điển nhiều nhất. Các thông tin này được sắp xếp theo nhóm: thông tin cá nhân (Họ và tên, tuổi, giới tính, số hộ chiếu, thời hạn Visa…), học vấn, chức vụ, lương, nghề nghiệp, thông tin khác. Các tiêu chí được kết gắn với hệ thống từ điển bao gồm: Bảng 3.5: Danh mục liên kết tiêu chí HLV nước ngoài với từ điển TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 Tên tiêu chí Quốc tịch Tôn giáo Đơn vị chủ quản (giới thiệu) Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học Trình độ chuyên môn Học hàm Học vị Môn thể thao huấn luyện Sở trường huấn luyện Các đội tuyển đã tham gia HL Thành tích Huy chương Trình độ lý luận Nghề nghiệp Chức vụ hiện tại Chức vụ kiêm nhiệm Mức lương được hưởng Danh hiệu được phong Khen thưởng Kỷ luật Quá trình đào tạo Từ điển liên kết Danh mục các nước Danh mục tôn giáo Danh mục các Liên đoàn Danh mục trình độ ngoại ngữ Danh mục trình độ tin học Danh mục trình độ chuyên môn Danh mục học hàm Danh mục học vị Danh mục môn thể thao Danh mục sở trường (TCTL) Danh mục các nước Danh mục thành tích Danh mục huy chương Danh mục trình độ lý luận Danh mục nghề nghiệp Danh mục chức vụ Danh mục chức vụ Danh mục mức lương Danh mục danh hiệu Danh mục khen thưởng Danh mục kỷ luật Phần này lưu trữ các thông tin về quá trình học tập chính của HLV kể từ thời điểm bắt đầu đi làm đến thời điểm hiện tại. Các tiêu chí được liên kết với từ điển bao gồm: Bảng 3.6: Quá trình đào tạo của HLV nước ngoài TT Tên tiêu chí Từ điển liên kết 82 1 2 3 4 Tên trường học Tên ngành học Hình thức đào tạo Văn bằng chứng chỉ Danh mục trường học Danh mục chuyên ngành đào tạo Danh mục hình thức đào tạo Danh mục văn bằng chứng chỉ Mô tả dữ liệu đầu ra Hệ thống tra cứu Trong một hệ thống thông tin về hồ sơ có rất nhiều các tiêu chí, do đó việc tra cứu theo các tiêu chí đó là rất cần thiết. Hệ thống đưa ra hơn 10 hình thức tra cứu thiết thực theo các tiêu chí hoặc tổ hợp một số các tiêu chí : + Tìm kiếm hồ sơ HLV + Thời gian, thâm niên công tác của HLV + Chức vụ HLV + Giới tính + Ngạch HLV + Trình độ chuyên môn của HLV + Môn thể thao + Thành tích đạt được + Theo độ tuổi + ... Thông tin thống kê Hệ thống thông tin thống kê là cơ sở để so sánh các chỉ tiêu quản lý của các đơn vị vì phần lớn các báo cáo thống kê này đều được lập dưới dạng biểu đồ (%) cho việc tiện so sánh. Các chỉ tiêu thống kê phong phú, từ thâm niên công tác, độ tuổi… đến các ngạch HLV. Ngoài ra, phần thống kê tổng hợp có thể giúp đỡ người dùng tự đưa ra các điều kiện và thông tin cần thống kê một cách linh hoạt. Hệ thống báo cáo Các báo cáo trong chương trình được thực hiện theo yêu cầu của các đơn vị và ngành TDTT. Thông qua hệ thống báo cáo này, các đơn vị có thể phân tích, đánh giá được chất lượng HLV của đơn vị mình. Một số dạng báo cáo bao gồm: + Báo cáo tổng hợp về kết quả huấn luyện của VĐV theo từng môn thể thao. 83 + Báo cáo tổng hợp về công tác năm, quý của các HLV + Báo cáo tổng hợp về hệ thống chương trình, tiến trình, kế hoạch huấn luyện của HLV... + Báo cáo tổng hợp về mục tiêu huấn luyện của HLV... Quá trình đào tạo – Huấn luyện Phần này lưu giữ các thông tin về quá trình học tập, tập luyện chính của VĐV kể từ thời điểm bắt đầu tham gia tập luyện đến thời điểm hiện tại. Các thông tin được chia làm 2 phần: Quá trình học tập văn hóa và quá trình tập luyện chuyên môn. Quá trình học tập văn hóa Bảng 3.7: Các tiêu chí được kiên kết với từ điển TT 1 2 3 4 5 6 Tên tiêu chí Tên trường học Tên cấp học Tên lớp học Tên ngành học Hình thức đào tạo Văn bằng chứng chỉ Từ điển liên kết Danh mục trường học Danh mục cấp học theo trường học Danh mục lớp theo cấp học Danh mục chuyên ngành đào tạo Danh mục hình thức đào tạo Danh mục văn bằng chứng chỉ Quá trình học tập – tập luyện tại đội tuyển Trong phần này, các kiểu dữ liệu không có dự đồng nhất. Đặc biệt là đối với phần kết quả kiểm tra các chỉ tiêu trong quá trình huấn luyện, tùy theo từng môn thể thao mà các chỉ tiêu đó sẽ khác nhau, ví dụ: Đối với môn Bơi lội, các chỉ tiêu kiểm tra sẽ là: Chiều cao đứng (cm), cân nặng (kg), chỉ số quetelet (g/cm), chạy 30m XPC (s),…; trong đó với môn Bóng đá, các chỉ tiêu kiểm tra sẽ là: Chiều cao đứng (cm), cân nặng (kg), chỉ số quetelet (g/cm), chạy 100m (s), Beep test (m); tâng bóng (lần), sút bóng xa chân thuận (m)… Bảng 3.8: Một số tiêu chí được liên kết với từ điển của VĐV TT 1 2 3 4 5 6 Tên tiêu chí Tên đội tuyển Tên môn thể thao tập luyện Nội dung tập luyện – thi đấu Trình độ VĐV Thời gian tuyển chọn vào đội tuyển Hình thức tuyển chọn Từ điển liên kết Danh mục đội tuyển Danh mục môn thể thao Danh mục nội dung của môn thể thao Danh mục trình độ VĐV Danh mục thời gian (lịch) Danh mục hình thức tuyển chọn 84 7 8 9 10 11 12 Quá trình, thời gian đi tập huấn Chuyển đội tuyển Hợp đồng TL – TĐ cho đội tuyển Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu : - Hình thái - Chức năng - Tâm lý - Y sinh - Sư phạm (chuyên môn) Các giải tham gia thi đấu Thành tích đạt được tại các giải trong Danh mục Danh mục đội tuyển theo môn TT Thời gian bắt đầu – Thời gian kết thúc Thành tích đạt được ở các chỉ tiêu 13 nước Thành tích đạt được tại các giải thi (Dữ liệu kiểu số thực) 14 15 16 đấu quốc tế Đơn vị đo thành tích Danh mục đơn vị đo Thứ tự xếp hạng (Dữ liệu kiểu số nguyên) Các dữ liệu về dự báo thành tích kiểm tra qua các giai đoạn của quá trình huấn luyện. Các chỉ tiêu là khác nhau tùy theo từng môn thể thao. Danh mục các giải thi đấu (Dữ liệu kiểu số thực) VĐV Mô tả dữ liệu đầu ra Hệ thống tra cứu Trong một hệ thống thông tin về hồ sơ có rất nhiều các tiêu chí, do đó việc tra cứu theo các tiêu chí đó là rất cần thiết. Hệ thống đưa ra hơn 10 hình thức tra cứu thiết thực theo các tiêu chí hoặc tổ hợp một số các tiêu chí : + Tìm kiếm hồ sơ VĐV + Thời gian, thâm niên tập luyện – thi đấu + Chức vụ VĐV + Giới tính + Trình độ chuyên môn của VĐV + Môn thể thao + Thành tích đạt được + Thứ tự xếp hạng trong giải thi đấu + Hình thức tuyển chọn + Theo độ tuổi + .... 85 Thông tin thống kê Hệ thống thông tin thống kê là cơ sở để so sánh các chỉ tiêu quản lý của các đơn vị vì phần lớn các báo cáo thống kê này đều được lập dưới dạng biểu đồ (%) cho việc tiện so sánh. Các chỉ tiêu thống kê cũng khá phong phú, từ thâm niên tập luyện, độ tuổi… đến các trình độ VĐV. Ngoài ra, phần thống kê tổng hợp có thể giúp đỡ người dùng tự đưa ra các điều kiện và thông tin cần thống kê khá linh hoạt. Hệ thống báo cáo Các báo cáo trong chương trình được thực hiện theo yêu cầu của các đơn vị và ngành TDTT. Thông qua hệ thống báo cáo này, các đơn vị có thể phân tích, đánh giá được chất lượng VĐV của đơn vị mình. Một số dạng báo cáo bao gồm: + Báo cáo tổng hợp về kết quả kiểm tra các chỉ tiêu theo các giai đoạn huấn luyện cho từng môn thể thao. + Báo cáo tổng hợp về thành tích thi đấu các giải trong nước của VĐV + Báo cáo tổng hợp về thành tích thi đấu các giải quốc tế của VĐV + Báo cáo tổng hợp về công tác tuyển chọn VĐV... Ngoài ra, đối với phân hệ quản lý VĐV, hệ thống còn yêu cầu thiết lập hệ thống báo cáo về quá trình tập luyện, thi đấu của VĐV, bao gồm: + Diễn biến thành tích đạt được của các chỉ tiêu kiểm tra qua các giai đoạn của quá trình huấn luyện (bảng và các loại biểu đồ). Ở đây diễn biến thành tích được biểu diễn bằng các giá trị (xi, x, W%, t...). + Diễn biến thành tích đạt được qua các giải thi đấu + Báo cáo tổng hợp thành tích thi đấu, kết quả kiểm tra các chỉ tiêu của từng đội tuyển theo từng môn thể thao. 3.2.3. Các thủ tục, quá trình quản lý đào tạo vận động viên, huấn luyện viên tại Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. a). Qui trình quản lý các đội tuyển thể thao tại Trung tâm HLTTQG Tp.HCM Theo Quyết định số 1392/QĐ-TCTDTT của Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT ngày 8/10/2014: Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Thể dục thể thao, có chức năng tổ chức, thực hiện kế hoạch tập huấn các đội tuyển, đội tuyển trẻ 86 thể thao quốc gia, đào tạo tài năng thể thao và tổ chức các hoạt động dịch vụ theo quy định của pháp luật. Tính đến ngày 30 tháng 11 năm 2014 Trung tâm đã tập trung 30 lượt đội tuyển (Cờ vua, Bơi lội, Điền kinh, Cử tạ, Đấu kiếm, Karatedo, Xe đạp, Futsal nam, Thể dục thể hình, Teakwondo quyền, Teakwondo đối kháng, Bóng ném bãi biển, Điền kinh bãi biển, Quần vợt nam, Quần vợt nữ, Soft Tennis, Cầu lông, Cờ tướng. Muay, Petanque) và 15 lượt đội tuyển trẻ (Bơi lội, Cử tạ, Judo, Điền kinh, Karatedo, Thể dục dụng cụ, Thể dục nghệ thuật, Teakwondo, Cử tạ, Bóng ném nữ), 04 lượt đội tuyển người khuyết tật (Điền kinh, Bơi lội, Cử tạ, Bowling). Về thành tích chuyên môn, VĐV tham gia thi đấu tại các giải thế giới, châu Á, Đông Nam Á đạt được nhiều huy chương. Trung tâm HLTTQG TP. HCM quản lý toàn diện các đội tuyển trong suốt thời gian tập huấn. Quy trình quản lý các đội dự tuyển theo trình tự: - Nhận quyết định tập huấn các đội tuyển của lãnh đạo Tổng cục TDTT. - Gửi giấy báo tập trung HLV, VĐV đến từng đơn vị chủ quản - Tiếp đón HLV, VĐV - Cung cấp trang thiết bị tập luyện, bố trí sân bãi tập luyện - Kiểm tra sức khoẻ VĐV, HLV - Thông qua kế hoạch huấn luyện từng đội - Kiểm tra y sinh - Đảm bảo chế độ ăn uống, nghỉ, hồi phục - Theo dõi, giám sát thực hiện kế hoạch chuyên môn từng đội - Tổ chức học văn hoá, sinh hoạt, vui chơi, giải trí cho VĐV - Đảm bảo trang thiết bị thi đấu - Đảm bảo kinh phí thi đấu các giải quốc tế tổ chức tại Việt Nam - Quản lý chuyên gia - Chi trả tiền công cho HLV, VĐV - Tổng kết công tác huấn luyện - Gửi giấy nhận xét HLV, VĐV về mặt chuyên môn, sinh hoạt đến các đơn vị chủ quản sau khi kết thúc tập huấn. 87 - Báo cáo tổng kết công tác quản lý các đội tuyển lên lãnh đạo Tổng cục TDTT. Quy trình này hoàn chỉnh nếu các công đoạn được thực hiện tốt và hợp lý, các đội tuyển sẽ được chăm lo đầy đủ các mặt công tác huấn luyện và thi đấu. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan và chủ quan, Trung tâm chưa thực hiện tốt nhiều khâu của quy trình, cụ thể: - Số đội tuyển, tuyển trẻ tập huấn tại các Trung tâm được lãnh đạo Tổng cục TDTT xét duyệt theo thoả thuận giữa Vụ tài chính, Vụ thể thao thành tích cao và ban giám đốc Trung tâm. Tuy nhiên, danh sách HLV, VĐV tập huấn thường do liên đoàn, bộ môn chọn, đề xuất lên Vụ thể thao thành tích cao. Vụ thể thao thành tích cao xem và trình lên lãnh đạo tổng cục TDTT ký quyết định tập trung. Trung tâm ít được tham gia công tác tuyển chọn. Trong suốt thời gian tập huấn, Trung tâm cũng rất khó đề xuất bổ sung hoặc loại VĐV. - Kế hoạch huấn luyện được các đội báo cáo trước hội đồng huấn luyện của Trung tâm sau một tuần tập trung. Lịch báo cáo đượcgởi đến llành đạo Tổng cục TDTT và Vụ thể thao thành tích cao. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều đội báo cáo không có lãnh đạo Vụ thể thao thành tích cao và các bộ môn liên quan đến dự nên kế hoạch huấn luyện của các đội bị ảnh hưởng, đặc biệt là kế hoạch đi tập huấn, thi đấu nước ngoài. Thời gian, danh sách đội tuyển tham dự các giải quốc tế cũng do bộ môn lập, Vụ thể thao thành tích cao trình lãnh đạo Tổng cục kí quyết định. Kinh phí tập huấn, thi đấu nước ngoài được tổng cục giao cho bộ môn. Trung tâm chỉ quản lý đội tuyển tập huấn và thi đấu trong nước. - Theo dõi, giám sát việc thực hiện chế độ chuyên môn của các đội: dù đã có nhiều cố gắng, Trung tâm cử các cán bộ kiểm tra việc thực hiện kế hoạch theo kế hoạch huấn luyện đã được phê duyệt, duy trì nề nếp giao ban định kì với ban huấn luyện các đội tuyển và các phòng chức năng, giải quyết kịp thời các yêu cầu phát sinh trong việc thực hiện kế hoạch, nhưng do các đội tập luyện ở nhiều nơi nên công việc còn có nhiều thiếu sót. - Tổ chức học văn hoá: Trung tâm kí hợp đồng với trung tâm giáo dục thường xuyên quận Thủ Đức lo dạy văn hoá cho VĐV. VĐV tập huấn tập huấn tại Trung tâm được học văn hoá theo chương trình bổ túc. Nhiều VĐV có bằng tú tài và tiếp tục học cao 88 đẳng, đại học. Tuy nhiên, do việc chuyển đổi từ chương trình bổ túc sang chương trình phổ thông khó nên nhiều phụ huynh e ngại cho con em mình lên tập huấn tại trung tâm. - Để đánh giá việc tập luyện, Trung tâm kiểm tra các đội qua từng gia đoạn huấn luyện thể theo kế hoạch đã được duyệt. Bước đầu đã có những đánh giá sơ bộ, giúp cho các HLV điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện kế hoạch huấn luyện phù hợp với đặc điểm của VĐV. Tuy nhiên, do máy móc, dụng cụ kiểm tra còn thiếu, đội tuyển tập huấn ở nhiều nơi nên thời gian kiểm tra thường không đúng theo kế hoạch. Điều này dẫn đến việc đánh giá trình độ tập luyện của VĐV không được chính xác. - Công tác hồi phục: Trung tâm thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm, sinh hoạt nghỉ ngơi theo chế độ quy định. Trung tâm hiện có một số máy móc, dụng cụ hồi phục cho VĐV sau khi tập luyện, sau chấn thương như phòng xông hơi nước, xông hơi khô, máy xoa bóp, máy xung điện... tuy nhiên, để VĐV hồi phục nhanh và tốt hơn cần bổ sung nhiều dụng cụ máy móc chuyên dùng cho hồi phục sức khoẻ và đặc biệt cần nhiều thuốc dinh dưỡng bổ sung. Điều này Trung tâm chưa đáp ứng đủ cho các đội. b). Quản lý hồ sơ vận động viên (sơ đồ 3.1) Sau khi những VĐV nhận được quyết định của tập trung đội tuyển của Tổng Cục TDTT và giấy triệu tập làm nhiệm vụ của Trung tâm. Tất cả thông tin (lý lịch cá nhân, tình trạng sức khoẻ, các thông tin về hiện trạng thể lực) của những VĐV sẽ được ghi vào hồ sơ VĐV và lưu trữ bằng thủ công c). Quản lý chương trình, kế hoạch huấn luyện (sơ đồ 3.2) - Thông qua kế hoạch huấn luyện - Các biểu mẫu huấn luyện của đội (giáo án) - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch huấn luyện thông qua kiểm tra y sinh và các test chuyên môn - Theo dõi kế hoạch thi đấu tập huấn d). Quy trình mua sắm trang thiết bị (sơ đồ 3.3) Việc này được làm qua việc trao đổi mua bán bình thường với những món nhỏ, và theo một quy trình đấu thầu với những mua sắm lớn. e). Trao đổi thông tin (tài liệu, công văn) 89 Đây là lợi ích lớn nhất mà một dự án CNTT có thể mang lại cho cả hai mảng: công văn nội bộ (sơ đồ 3.4 và 3.5) và công văn đến từ bên ngoài. Hiện nay 90% công việc này đang được vận hành với cách truyền thống, nghĩa là bằng tay. Internet và Websites sẽ hỗ trợ đắc lực cho công việc này. Nếu email được sử dụng thường xuyên, thì việc sắp xếp hệ thống thông tin sẽ được sử dụng tốt hơn. f). Quản lý nhân sự Hiện thời mỗi quá trình trong quá trình tổng thể này được điều khiển bằng tay (giấy tờ hồ sơ) hoặc gặp gỡ trực tiếp. Thông tin chính chủ yếu được ghi trên giấy. g). Kiểm tra sức khoẻ và kiểm tra Y sinh học vận động viên (sơ đồ 3.6) - Thông qua các bệnh viện kiểm tra sức khoẻ - Trung tâm NCKH và Y học TDTT tiến hành kiểm tra theo chù kỳ huấn luyện của đội - Tất cả các thông tin được lưư trữ bằng hồ sơ giấy tờ. HỒ SƠ VĐV 1* Lý lịch 2* Hiện trạng sức khỏe, thể lực,…. 3* Quyết định P. Quản lý huấn luyện và CTCT Cơ sở dữ liệu Hồ sơ VĐV Quản lý kết quả tập luyện và thi đấu P. Nuôi dưỡng VĐV nhập Sơ đồ 3.1: Quản lý hồ sơ vận động viên Dự thảo kế hoạch từ Ban huấn luyện Ban giám đốc P.QLHL&CTCT Phê chuẩn bác Các kế hoạch huấn luyện được phê chuẩn bác Phê chuẩn Đầu chương trình huấn luyện Sơ đồ 3.2: Quản trị chương trình, kế hoạch huấn luyện Kế hoạch tài chính được duyệt . Tiền mặt ứng trước để mua Quy trình mở thầu . Mua sắm nhỏ (dưới 100 triệu VNĐ) Mua sắm lớn (trên 100 triệu VNĐ) Mua Chọn nhà thầu Trình hoá đơn cho P. Kế toán Ký hợp đồng Hoàn lại tiền mặt Ứng trước tiền mặt Cung cấp hàng Khóa hợp đồng Thanh toán hết giá trị hợp đồng Sơ đồ 3.3: Quy trình mua sắm trang thiết bị Công văn đến P. Tổ chức - Hành chánh Phân loại Sao chép Gửi tới các phòng, ban, đội tuyển liên quan Lưu 1 bản Sơ đồ 3.4: Truyền thông nội bộ - quy trình đường đi của các văn bản (công văn) đến Bộ phận nhận công văn Tài liệu nội bộ P. Hành chánh – tổ chức vào sổ lưu Sao chép Gửi tới các phòng, ban liên quan Lưu trữ 1 bản Sơ đồ 3.5: Thông tin liên lạc nội bộ - quy trình đường đi của các công văn đi Cơ sở dữ liệu VĐV Huấn luyện viên P. QLHL&CTCT Thực hiện các test Đánh giá trình độ tập luyện VĐV Test Chỉ số các test Bảng đánh giá & nhập Thông báo HLV và BLĐ Phòng YH TDTT Sơ đồ 3.6: Xử lý qui trình kiểm tra y sinh học 99 3.2.4. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý đào tạo - huấn luyện vận động viên cấp cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Về hiện trạng đào tạo và quản lý VĐV, kết hợp các kỹ thuật mạng, CSDL, máy tính, đa phương tiện, v.v., để tạo ra một hệ thống quản lý thông tin đào tạo VĐV, dựa trên mô hình trình duyệt (Brower)/máy chủ (Server) (gọi tắt là B/S model) và cung cấp một hệ thống xử lý thông tin đào tạo. Hệ thống này có thể được sử dụng để quản lý thông tin đào tạo VĐV, tích lũy kinh nghiệm đào tạo, phân tích, nghiên cứu và tổng hợp thông tin, cũng như để tăng cường hướng dẫn đào tạo VĐV, nâng cao mức độ quản lý đào tạo và cuối cùng là để cải thiện phong độ của VĐV. a). Hệ thống thông tin quản lý huấn luyện Trong HLTT hiện đại luôn gắn liền với những tiến bộ khoa học - công nghệ mới. Việc lập kế hoạch huấn luyện, thực hiện kế hoạch huấn luyện và điều chỉnh kế hoạch huấn luyện trong những năm gần đây cũng có những sự biến đổi, được sự hỗ trợ rất lớn từ CNTT. Quản lý quá trình tập luyện của VĐV nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Quản lý thời gian biểu huấn luyện của HLV. Mã hoá các bài tập luyện (thể lực, kỹ – chiến thuật, v.v……) để xây dựng giáo án bằng máy tính. Xác định được một cách dễ dàng mối quan hệ gữa các bài tập, lượng vận động, … nhanh chóng điều chỉnh được kế hoạch huấn luyện. Dễ dàng lưu trữ và truy xuất số liệu thống kê ở từng buổi tập, từng tuần, từng thời kỳ, chu kỳ,…, đồng thời có thể biết được lượng vận động được thực hiện ở từng buổi tập hoặc từng nhóm bài tập trong từng thời kỳ. Hình 3.1: Mô hình quản lý thông tin huấn luyện 100 Hình 3.2: Hệ thống quản lý thông tin trong quản lý huấn luyện Hệ thống quản lý thông tin đào tạo – huấn luyện VĐV cấp cao được sử dụng rộng rãi trong quản lý huấn luyện. Trong các trung tâm huấn luyện – đào tạo VĐV, có nhiều VĐV thuộc nhiều môn thể thao khác nhau, nếu chúng ta sử dụng phương pháp thủ công truyền thống để quản lý thông tin khác nhau của VĐV về các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa, thành tích,…, và một số thông tin quan trọng khác, sau đó công việc và hiệu quả quản lý sẽ rất thấp. Ngoài ra, khi một số thông tin là lỗi thời, các phương pháp thủ công truyền thống sẽ rất khó để thay đổi, cập nhật. Do đó, để cải thiện công việc và hiệu quả quản lý, chúng ta phải sử dụng công nghệ thông tin khác nhau phát triển nhanh chóng. Trong các phần trên, đã giới thiệu những lợi ích của việc sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao trình độ quản lý. Trong quản lý thể thao nói chung và quản lý huấn luyện nói riêng, có thể sử dụng hệ thống quản lý thông tin khác nhau để quản lý các thông tin rất lớn. Hệ thống quản lý thông tin được áp dụng trong hầu hết các trung tâm huấn luyện thể thao trong những năm gần đây. Trong các bộ phận quản lý đào tạo – huấn luyện vận động viên, hệ thống thông tin có thể được sử dụng trong các lĩnh vực sau: quản lý các môn thể thao khác nhau và thành tích. Gần như trong hầu hết các trung tâm huấn luyện, mỗi vận động viên sẽ được kiểm tra định kỳ theo kế hoạch huấn luyện, và do đó các dữ liệu liên quan như chiều cao, cân nặng, chỉ số sinh lý – sinh hóa,…., của mỗi vận động viên và sự khác biệt giữa các môn thể thao là rất lớn và phức tạp. b). Chức năng và đặc điểm của hệ thống - Xử lý thông tin Hệ thống có thể được sử dụng để quản lý lịch trình đào tạo và thi đấu của VĐV, và để thu thập, sắp xếp và tổ chức các thông tin đào tạo liên quan, cũng như tích lũy kinh nghiệm đào tạo. - Phân tích và dự đoán các dữ liệu liên quan 101 Hệ thống có thể thiết lập thông tin đào tạo như mẫu dữ liệu cho người dùng để phân tích số liệu thống kê, sử dụng các phép toán hiện đại, phương pháp thống kê, phương pháp kích thích, vv. của trình độ - đẳng cấp trước đó, tùy thuộc vào thời gian, kế hoạch, VĐV, HLV, mức độ đối kháng hoặc phong độ (trong đào tạo và trong thi đấu). Hơn nữa, xu hướng phân tích có thể được thực hiện bằng các mẫu dự đoán để làm nổi rõ và hướng dẫn các trọng tài và VĐV nhằm điều chỉnh phương pháp đào tạo cho phù hợp. - Đánh giá tình hình Hệ thống cũng cung cấp hệ thống đánh giá dựa trên các tư thế của kỹ thuật vận động, cách tiếp cận, và hệ thống xử lý các thông tin của các tư thế, các tiểu hệ thống quản lý phân tích dữ liệu và nền tảng ứng dụng sẽ cho phép các tiểu hệ thống này được thiết lập trong hệ thống lớn, nhằm hướng tới xây dựng toàn bộ hệ thống hoàn chỉnh. Nhờ tính linh động của hoạt động đào tạo và thi đấu, ứng dụng cấu trúc mạng của hệ thống có thể cung cấp nhiều phương pháp truyền dẫn và đảm bảo sử dụng cho người dùng. Đề cập tới sự đa dạng của phương pháp đào tạo, hệ thống có sự mở rộng tiềm năng ngày càng lớn và người dùng có thể tự xác định các hệ chức năng theo nhu cầu của chính họ. c). Các kỹ thuật chính của hệ thống - Kỹ thuật cho sở dữ liệu Web và cách thức trình duyệt (Brower)/ máy chủ (Server) (mô hình B/S) Thiết kế hệ thống thông qua cấu trúc CSDL Web và ứng dụng cách thức trình duyệt/máy chủ. Dựa trên ứng dụng hệ thống thông tin Web, mô hình Web của mạng Internet được sử dụng để thiết lập cơ sở tiêu chuẩn và máy chủ trong mạng LAN được kết nối Internet. Kỹ thuật chính của nó nằm trong giao diện hoàn hảo giữa dịch vụ Web và ứng dụng dịch vụ cũng như dịch vụ dữ liệu. Nói cách khác, ứng dụng xử lý thông tin và thông tin dữ liệu bằng giao thức HTML được chuyển đổi thành giao thức được chấp nhận HTML và kỹ thuật đường dẫn giữa các máy chủ và các CSDL của trình duyệt. Nói chung, trình duyệt gửi yêu cầu qua mẫu HTML hoặc siêu liên kết (hyperlink), sau đó các máy chủ nhận yêu cầu, chuyển đổi kết quả sang HTML và ngôn ngữ lệnh khác nhau, và cuối cùng gửi lại các trình duyệt. Mô hình trình duyệt/máy chủ là mô hình tập trung Web, áp dụng TCP/IP và chuyển các giao thức HTTP, và các khách hàng thông qua các trình duyệt tiếp cận máy chủ Web và mặt sau CSDL liên kết tới máy chủ, với các cấu trúc được liệt kê trong sơ đồ 3.8 sau: 102 Trình bày (Trình duyệt Web) Xử lý (Trình duyệt Web) Xử lý dữ liệu (Dữ liệu máy chủ) Yêu cầu Yêu cầu Trả lời Trả lời Sơ đồ 3.7: Cấu trúc mô hình trình duyệt/máy chủ Trong mô hình trình duyệt/máy chủ, người dùng chỉ có thể tiếp cận chương trình ứng dụng bằng các cài đặt một trình duyệt không cần yêu cầu cao về phần cứng hoặc phần mềm. Vì thế mô hình trình duyệt/máy chủ được ưa thích nhờ vào giao diện cho người dùng dễ sử dụng, dễ bảo quản và dễ nâng cấp, cởi mở, độ chia sẻ thông tin cao, phần mở rộng tốt, tiện ích mạng mạnh mẽ và độ an toàn tốt. Yêu cầu thấp về mạng cũng dễ dàng cho các HLV và các VĐV sử dụng trong các điều kiện địa lý khác nhau. - Công nghệ ASP Hệ thống thông qua các kỹ thuật tương tác Web năng động và qua IIS (dịch vụ máy chủ web, đây là thành phần không thể thiếu của một Web Server để quản lý giao dịch và xử lý yêu cầu cũng như quản lý mọi tài nguyên liên quan đến website) cũng như trang chủ hoạt động, nó có thể nhận ra thiết kế Web tương tác năng động. ASP (Trang chủ hoạt động), một kỹ thuật được phát triển bởi Microsoft, và dựa trên chương trình của IIS. Kỹ thuật này kết hợp HTML, các lệnh và Active X tạo thành một file *.aps và tạo ra các chương trình ứng dụng Web tương tác và năng động. Khi người dùng trình duyệt gửi yêu cầu files tới máy chủ, máy chủ sẽ hồi đáp lại yêu cầu và giải thích tới các giao diện ASP được yêu cầu. Khi được đối chiếu với các lệnh hướng dẫn, công cụ lệnh tương ứng sẽ được khởi động để giải quyết và diễn dịch yêu cầu đó trong máy chủ, sau đó tài liệu HTML sẽ được tạo ra dựa trên kết quả của tiếp cận CSDL và được phát ra trong trình duyệt của khách hàng. ASP cho phép liên kết giữa Web và CSDL một cách đơn giản và hiệu quả, kết hợp HTML, câu lệnh và các yếu tố khác và xây dựng một chương trình ứng dụng tương tác 103 Web năng động, hiệu quả. Sự tương tác có thể được thể hiện bằng cách nó có thể nhận được thông tin người dùng gửi đi và đáp lại mà không cần đổi mới thủ công các files để đáp ứng được yêu cầu của ứng dụng. Đối tượng để thay đổi là dữ liệu có trong CSDL, còn chương trình ứng dụng được thực hiện trong máy chủ thì không cần phải thay đổi. d). Cấu trúc chung của hệ thống Xét đến tính linh động cao của đào tạo – huấn luyện VĐV cấp cao, hệ thống cài đặt các mẫu Internet và Web là nền tảng tiêu chuẩn và thông qua 3 tầng của cấu trúc trình duyệt/máy chủ, cho phép dữ liệu trong hệ thống được mở rộng hơn và sử dụng được thuận tiện hơn. Máy chủ bao gồm máy chủ Web và máy chủ CSDL. Tầng ứng dụng nằm trong trang chủ Web, chịu trách nhiệm nhận yêu cầu từ người dùng từ xa và người dùng địa phương (HLV, trung tâm đào tạo, những người hoạch định chiến lược văn phòng hoặc quản lý thể thao) thông qua trình duyệt, sau đó dữ liệu liên quan sẽ được tiếp cận từ máy chủ dữ liệu, tiếp theo sẽ được gửi về trình duyệt. Tầng dữ liệu nằm ở máy chủ CSDL, chịu trách nhiệm lưu trữ dữ liệu. HLV, VĐV Trình duyệt Quản lý dữ liệu Phân tích thành tích Phân tích huấn luyện Phân tích từng lớp Công cụ khai thác dữ liệu Công cụ phân tích thống kê Công cụ báo cáo Tầng phân tích Lưu trữ dữ liệu Khai thác, hội nhập, chuyển nhượng, tải dữ liệu Dữ liệu huấn luyện Dữ liệu thi đấu Hồ sơ cơ sở dữ liệu Tầng dữ liệu 104 Sơ đồ 3.8: Cấu trúc tổng quát của hệ thống thông tin quản lý đào tạo – huấn luyện VĐV cấp cao e). Miêu tả cấu trúc của chức năng hệ thống Xét về mục tiêu, hệ thống sẽ xây dựng và phân tích cụ thể hệ thống quản lý thông tin đào tạo trong thiết lập Web, theo toàn bộ thiết kế, hệ thống sẽ chia làm 4 tập con: hệ thống quản lý thông tin, hệ thống phân tích trình độ thi đấu, hệ thống quản lý động tác kỹ thuật và hệ thống quản lý phân tích đào tạo. - Quản lý dữ liệu Hoạt động thêm, chỉnh sửa, xóa và truy vấn luôn có sẵn cho các dữ liệu trong kho dữ liệu. - Phân tích và dự đoán Thông qua các công cụ phân tích số liệu, hệ thống có khả năng cung cấp cho khách hàng phong độ trước đây theo thời gian, chương trình, VĐV, HLV, mức độ đối kháng hặc phong độ (trong luyện tập và thi đấu). Thêm vào đó, xu hướng phân tích có thể được thực hiện bằng các mẫu dự đoán để dự đoán phong độ tương lai và kết quả có thể được thể hiện bằng các mẫu hoặc các biểu đồ. - Phân tích đào tạo cho phép phân tích sự hoàn thành của mỗi kế hoạch trong những khoảng thời gian xác định, bao gồm lượng bài tập, cường độ bài tập và lực của các động tác kỹ thuật. Ngoài ra, dữ liệu thể hiện rằng các VĐV xuất sắc có thể được sử dụng để làm các phép phân tích so sánh, để nắm bắt được điều kiện chiến thuật và kỹ thuật nói chung. 105 f). Mạng của hệ thống và thiết kế của cơ sở dữ liệu Nói đến yêu cầu đặc biệt của đào tạo, thiết kế mạng của hệ thống thu nạp mẫu B/S. Xét về giới hạn của điều kiện sử dụng, hệ thống cũng thiết kế cơ chế đơn lẻ có thể hoạt động ngoại tuyến (offline) và có thể tích hợp tốt với các mạng. - Thiết kế chung của các mạng +Nền tảng thiết kế Hệ thống được dựa trên cấu trúc CSDL Web và thông qua cấu trúc mạng mô hình trình duyệt/máy chủ. Ngoài ra, ASP Active X và các ngôn ngữ liên quan được sử dụng để viết chương trình cho hệ thống. Sau khi hoàn thành hệ thống, hệ thống sẽ chạy thiết lập Windows Server 2008, người dùng có thể sử dụng hệ thống thông qua trình duyệt Internet. Phần cứng của hệ thống bao gồm màn hình máy chủ, máy PC, máy tính cá nhân, thiết bị nối mạng và các thiết bị xử lý hình ảnh thu thập có liên quan, vv. + Cấu trúc mạng Hệ thống nhận cấu trúc mạng trình duyệt/máy chủ, bao gồm máy chủ giới hạn và trình duyệt giới hạn. Máy chủ giới hạn nằm vào 10/100M LAN và có thể kết nối Internet thông qua LAN và các máy chủ. Trình duyệt giới hạn có thể kết nối với máy chủ thông qua một số chế độ ở các địa điểm khác nhau. + Máy chủ giới hạn bao gồm máy chủ Web và máy chủ CSDL. Web chủ thực hiện một số hoạt động dựa trên yêu cầu người dùng gửi, ví dụ, để phân tích kết quả đào tạo và thể hiện kết quả phân tích, hoặc khi hệ thống nhận được yêu cầu lên kế hoạch đào tạo của người dùng, nó sẽ hiển thị trang kế hoạch đào tạo và hoàn thành lưu trữ kế hoạch đào tạo cùng với CSDL chủ. Cơ sở dữ liệu máy chủ trực tiếp giải quyết các truy vấn, lưu trữ, xóa và chỉnh sửa dữ liệu. Và CSDL chính sẽ trực tiếp hoàn thành các hoạt động trên dữ liệu và gửi kết quả hoạt động lại Web chủ để xử lý sâu hơn. Trình duyệt giới hạn là trình duyệt Internet và hoạt động dựa trên bất kỳ hệ điều hành nào được hỗ trợ bởi lệnh ngôn ngữ trình duyệt giải thích. Người sử dụng có thể điều hành hệ thống thông qua trình duyệt. Và quá trình đó diễn ra như sau: người dùng gửi chỉ dẫn điều hành tới máy chủ giới hạn và trình duyệt giới hạn, máy chủ giải thích và thực hiện chỉ dẫn, ví dụ như để hiển thị trang, để thực hiện phân tích dữ liệu hoặc để hướng CSDL chủ tới việc thực hiện các hoạt động liên quan. Sau khi tiến hành, 106 máy chủ sẽ gửi kết quả cuối cùng, ví dụ như nội dung của kế hoạch đào tạo và kết quả phân tích đào tạo trở lại trình duyệt giới hạn. + Các chế độ kết nối Hệ thống cung cấp nhiều chế độ kết nối, thuận tiện cho người dùng. Có nhiều chế độ kết nối giữa người dùng và máy chủ giới hạn, như: (1) LAN (10M/100M LAN). Người dùng kết nối với máy chủ qua 10M/100M LAN. Chế độ kết nối này luôn được áp dụng trên cơ sở đào tạo có môi trường LAN và địa điểm đào tạo tốt. (2) Chế độ ngoại tuyến (Máy đơn). Ngoài môi trường mạng, hệ thống này có thể được áp dụng ngoại tuyến. Nói cách khác, nó còn có thể được sử dụng ở các địa điểm không có sẵn mạng. Khi có mạng, chế độ LAN sẽ được dùng để chuyển các lưu trữ và dữ liệu đã được phân tích về máy chủ trung tâm, giữ nguyên các dữ liệu và phân tích sâu hơn. - Thiết kế tổng thể của cơ sở dữ liệu Do đặc tính của hệ thống thông tin, dữ liệu được chứa trong CSDL chủ yếu nằm ở dạng các con số, các văn bản và đa phương tiện. Khi phân tích cách dùng vật lý của hệ thống và nâng cấp dữ liệu, dữ liệu trong CSDL thuộc về độ khuyếch đại. Vì thế, máy chủ Microsoft SQL được dùng làm CSDL. Xét về chế độ trực tuyến (online) và ngoại tuyến (offline) 2 loại cấu trúc CSDL được thiết kế cho mạng và cho máy đơn. Để dữ liệu được nâng cấp, duy trì, sao chép, an toàn và tiện dụng, dữ liệu cần được chuẩn hóa, dữ liệu cơ sở ngoại tuyến cần đồng nhất với mạng CSDL gồm cả cấu trúc mạng, và thời gian thiết lập được coi là chỉ số nâng cấp của dữ liệu ngoại tuyến. g). Thiết kế chức năng của cấu trúc phần mềm Việc triển khai phần mềm bao gồm 3 đơn vị (modules) chức năng: phân tích và dự đoán thành tích; phân tích đào tạo; và quản lý hệ thống. Đơn vị phân tích đào tạo bao gồm phân tích khối lượng, cường độ đào tạo và các trạng thái hoàn thành đào tạo… Tải giao diện Thành tích Phân tích huấn luyện Hệ thống quản lý Phân tíchvà dự đoán thành tích Phân tích thành tích huấn luyện Mô hình dự đoán thành tích Lượng huấn luyện Cường độ huấn luyện Trạng thái của kế hoạch thi đấu Quản lý người sử dụng Quản lý cơ sở dữ liệu 107 Quản lý cấu trúc Sơ đồ 3.9: Thiết kế chức năng của cấu trúc phần mềm Các tiểu hệ thống trong hệ thống quản lý chủ yếu được dùng để quản lý và duy trì hệ thống, bao gồm quản lý người dùng, quản lý dữ liệu và quản lý cấu trúc hệ thống. 3.2.5. Hệ thống quản lý thông tin VĐV và HLV ứng dụng tại Trung tâm HLTTQG TP.HCM Hệ thống được xây dựng trên giao diện Web, đơn giản, dễ sử dụng. Các thành viên truy cập vào hệ thống đơn giản như truy cập vào địa chỉ một trang Web (ush.edu.vn:8080). Đăng nhập vào hệ thống với tài khoản của mình. Hệ thống được tổ chức làm 3 phần chính. Phần thông tin chung: Đây là phần thông tin mà bất kỳ thành viên nào khi đăng nhập vào hệ thống đều có thể nhìn thấy. Thông thường phần thông tin này được giao cho nguời quản trị hệ thống quản lý việc cập nhật thông tin như: Lịch công tác chung của đơn vị, tin tức, thông báo mới, hình ảnh, văn bản, tài liệu, thư viện… Phần thông tin cá nhân: Đây là vùng dành riêng cho từng cá nhân. Mỗi cá nhân khi đăng nhập vào hệ thống đều có màn hình dành riêng cho mình. Với màn hình này, mỗi cá nhân có thể tự tổ chức, lưu trữ thông tin của mình theo ý muốn mà người khác không thể xem được nếu không chia sẽ. Phần thông tin được phân quyền: Đây là phần dành cho những người có vai trò quản lý trong nội bộ cơ quan. Khi đăng nhập vào hệ thống, người có chức năng quản 108 lý huấn luyện sẽ nhìn thấy phần quản lý thông tin cơ bản của VĐV - HLV, cho phép người này có quyền cập nhật thông tin dữ liệu về VĐV-HLV trong cơ quan. Ngưòi quản lý kiểm tra quá trình tập luyện có chức năng phụ trách phần quản lý kiểm tra y sinh học VĐV. ,…. Tất cả các chức năng này chỉ những người nào đựoc phân quyền thì hệ thống mới hiển thị và cho phép người đó cập nhật thông tin liên quan. Với hệ thống phân quyền, có thể thiết lập các dạng thông tin mà chỉ cho phép một số thành viên có vai trò trong nội bộ cơ quan xem, còn các thành viên bình thường không xem được. Hình 3.3: Trang chủ của Hệ thống quản lý thông tin đào tạo – huấn luyện Hình 3.4: Phân quyền chức năng (an toàn thông tin) Hình 3.5: Giao diện về thông tin VĐV Hình 3.6: Thông tin liên quan đến quá trình đào tạo – huấn luyện của VĐV Hình 3.7: Thông tin liên quan đến kiểm tra y sinh học VĐV Hình 3.8: Phân quyền hệ thống Hình 3.9: Quản lý thông tin HLV 117 3.2.6. Các số liệu thu được của đội tuyển Bơi lội (2014) thông qua chương trình quản lý Bảng 3.9: Thống kê khối lượng và tỷ lệ bố trí bài tập trong các giai đoạn huấn luyện Thời gian từ: 01/01/2014 đến 10/12/2014. Giai đoạn 1 Nội dung tập luyện Chính Tay riêng Khối lượng đơn vị (m) và tỷ lệ % % KT & PH Giai đoạn 2 Khối lượng đơn vị (m) và tỷ lệ % 8400.00 (4.88%) 23125.00 (4.18%) 13600.00 (7,90%) 3600.00 (2.09%) 24100.00 (4.36%) 12775.00 (2.31%) % KT & PH Phụ 4 kiểu BÀI TẬP Chính KỸ Châ THUẬT n Phụ CƠ riêng BẢN 4 kiểu (C+T) Môn chính (C+T) 4 kiểu BT riêng 4400.00 (2.56%) 10000.00 (5.81%) 34700.00 (20.16%) 43,4% 11300.00 (2.04%) 6400.00 (1.16%) 23300.00 (4.21%) 114450.00 (20.68%) 38.94% Giai đoạn 3 Khối lượng đơn vị % KT & PH (m) và tỷ lệ % 24500.00 (4.59%) 200.00 (0.04%) 16750.00 (3.14%) 10500.00 (1.97%) 43,27% 10400.00 (1.95%) 1600.00 (0.30%) 24600.00 (4.61%) 142350.00 (26.67%) Tổng cả năm Khối lượng đơn vị (m) và tỷ lệ % 56025.00 (4.44%) 200.00 (0.02%) 54450.00 (4.32%) 26875.00 (2.13%) 26100.00 (2.07%) 8000.00 (0.63%) 58300.00 (4.62%) 291750.00 (23.14%) % KT & PH 41,37% 118 Chính Phụ Bướ m PHỐI Phối HỢP hợp Ngửa Ếch 39800.00 64175.00 29900.00 134325.00 (23.13%) 200.00 (11.60%) 3100.00 (5.60%) 800.00 (10.65%) 4100.00 (0.12%) 950.00 (0.56%) 8625.00 (0.15%) 9150.00 (0.33%) 18725.00 (0.55%) 1150.00 (1.56%) 1150.00 (1.71%) 6850.00 (1.49%) 16800.00 (0.67%) 1150.00 56,16% (0.67%) 1150.00 61,07% (1.28%) 6850.00 56,74% (1.33%) 16800.00 (0.67%) 14250.00 (0.67%) 139800.00 (1.28%) 137650.00 (1.33%) 291700.00 Hỗn (8.28%) 39900.00 (25.27%) 104550.00 (25.79%) 111700.00 (23.14%) 256700.00 hợp (23.18%) (18.90%) (20.93%) (20.36%) Tự do Tổng khối lượng: 172100.00 100% 553300.00 100% Ghi chú: % KT & PH: Tỷ lệ % bài tập bơi kỹ thuật và bơi phối hợp trên tổng khối lượng. 533800.00 100% 58,62% 1260900.00 100% 119 Bảng 3.10: Tổng hợp lượng vận động cả năm 2014. Thời gian từ: 01/01/2014 đến 10/12/2014 Cự ly tính bằng mét Chính Tay riêng 12.5 25 50 100 200 5 146 28 2 Phụ Chính KỸ Chân THUẬT riêng 51 (C + T) Môn chính (C + T) 4 kiểu BT riêng PHỐI Phối HỢP hợp 400 600 800 1000 6 3 3 22 23 1500 2000 3000 129 153 32 5 13 17 280 38 26 2 5 178 3 35 21 2 1 86 7 1 1 2 986 11 4 12 1 Tổng KL 56025.00 (4.44%) 200.00 (0.04%) 54450.00 6 (4.32%) 26875.00 0 (2.13%) Phụ 4 kiểu CƠ BẢN 300 1 4 kiểu BÀI TẬP 250 Chính 26100.00 1 (2.07%) 8000.00 (0.63%) 58300.00 336 483 186 231 36 80 10 12 5 6 15 399 294 105 1 108 2 3 6 7 31 20 (4.62%) 291750.00 (23.14%) 134325.00 (10.65%) 120 Phụ 1 20 4100.00 (0.33%) 18275.00 Bướm 23 315 10 2 2 1 Ngửa 22 285 2 4 2 1 Ếch 22 285 2 4 2 1 Tự do 26 947 660 166 2 173 3 23 27 52 77 359 267 5 102 137 36 9 Hỗn hợp Tổng khối lượng: (1.49%) 16800.00 (1.33%) 1680.00 17 (1.33%) 291700.00 1 (23.13%) 256750.00 (20.36%) 1260900.00 Bảng 3.11: Đơn cử lượng vận động trong 1 tuần của ba giai đoạn cụ thể Giai đoạn 1 Thứ Ngày, tháng, năm Khối lượng Giai đoạn 2 Ngày, tháng, năm Khối lượng Giai đoạn 3 Ngày, tháng, năm Khối lượng 121 Hai 20/01/2014 7900m 16/06/2014 10500m 08/09/2014 12250m Ba 21/01/2014 7400m 17/06/2014 9550m 09/09/2014 8300m Tư 22/01/2014 5000m 18/06/2014 2100m 10/09/2014 2200m Năm 23/01/2014 6400m 19/06/2014 8900m 11/09/2014 8200m Sáu 24/01/2014 6100m 20/06/2014 10300m 12/09/2014 8900m Bảy 25/01/2014 7000m 21/06/2014 7600m 13/09/2014 7300m 122 3.2.7. Đánh giá hệ thống quản lý thông tin đào tạo – huấn luyện vận động viên cấp cao tại Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc giaThành phố Hồ Chí Minh Áp dụng bộ tiêu chí đánh giá hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành (sau đây viết tắt là HTQLVBĐH) theo Công văn số 45/BTTTT-ƯDCNTT ngày 04/01/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông. a). Đánh giá chất lượng về hệ thống quản lý thông tin đào tạo – huấn luyện vận động viên cấp cao tại Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Trong bộ tiêu chí này, các tiêu chí đánh giá chất lượng của một HTQLVBĐH được chia thành 2 nhóm: Chất lượng sử dụng, chất lượng ngoài. - Chất lượng sử dụng bao gồm những hiệu quả sử dụng thực tế mà HTQLVBĐH mang lại, tập trung vào những mong muốn về chất lượng của người dùng. - Chất lượng ngoài là chất lượng về mặt kỹ thuật của HTQLVBĐH, bao gồm những chức năng cần có và yêu cầu đối với những chức năng đó cũng như các yêu cầu về khả năng hoạt động của hệ thống. Mô hình chất lượng, phương pháp và quy trình đánh giá về căn bản sẽ dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế ISO-9126 và ISO-14598. Tuy nhiên, mô hình chất lượng và các tiêu chí đánh giá sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với HTQLVBĐH. - Các tiêu chí đánh giá chất lượng sử dụng: + Hiệu quả sử dụng; + An toàn, bảo mật; + Thỏa mãn người dùng. - Các tiêu chí đánh giá chất lượng ngoài: + Chức năng; + Hiệu năng hoạt động; + Tính khả dụng; + Tính tin cậy; + Khả năng bảo trì, chuyển đổi. Bảng 3.12: Khảo sát đánh giá chất lượng ngoài của hệ thống quản lý thông tin VĐV – HLV TT Tên phép đánh giá Nội dung đánh giá Giá trị trung bình A. Chức năng Đánh giá hệ thống quản lý thông tin VĐV- HLV có đầy đủ các chức năng cần có theo như 1 2 3 4 Đầy đủ chức năng Đầy đủ tính năng hướng dẫn trong Công văn số 1654/BTTTT-ƯDCNTT ngày 27/5/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông (CV 1654) và Công văn số 3386/BTTTTƯDCNTTngày 23/10/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông (CV 3386) Đánh giá hệ thống quản lý thông tin VĐV - HLV manglại có đầy đủ các tính năng kỹ thuật cần có theo như hướng dẫn trong CV 1654 và CV 3386 Chức năng hoạt động ổn Đánh giá các chức năng của hệ thống quản lý thông tin VĐV - HLV hoạt động ổnđịnh, định không gây ra lỗi Chức năng hoạt động Đánh giá các chức năng của hệ thống quản lý thông tin VĐV - HLV hoạt động chínhxác, 5 chính xác Khả năng tương tác không gây ra kết quả sai Đánh giá khả năng tương tác, trao đổi dữ liệu với các hệ thống khác Đánh giá chức năng quản lý văn bản đi/đến, văn bản nội bộ và các chức năng hoạt 6 Quản lý văn bản 7 Lưu trữ văn bản 8 Tìm kiếm thông tin 9 Tùy biến quy trình dùng được lưu trữ trong hệ thống và chức năng tìm kiếm cho kết quả chính xác Đánh giá hệ thống cho phép tạo luồng xử lý hay không và luồng phải thay đổi được theo xử lý văn bản thực tế. Nếu như hệ thống phần mềm không có khả năng thì khi chỉnh sửa luồng sẽ phải can độngchính xác Đánh giá chức năng lưu trữ tất cả các văn bản người dùng trao đổi cũng như các thông tin trao đổi giữa người dùng trong quá trình xử lý văn bản Đánh giá chức năng tìm kiếm thông tin trong các văn bản và thông tin trao đổi của người 4.00 5.00 3.00 3.87 3.87 4.75 3.13 3.13 4.00 thiệp vào mã nguồn phần mềm và rất dễ dẫn đến “cái chết” của hệ thống. Người dùng tại thời điểm luồng thực tế thay đổi nhưng phần mềm không đáp ứng được thì họ rất dễ sẽ không sử dụng phần mềm nữa Đánh giá khả năng giúp người sử dụng cho được ý kiến xử lý của mình vào phần mềm, các ý 10 11 Thêm ý kiến xử lý, lưu kiến xử lý của các vị trí xử lý đều phải được hiển thị một cách trực quan nhất, các vết xử lý vết xử lý phải được lưu lại, việc chuyển văn bản cho vị trí tiếp theo phải được phân luồng để giới hạn phạm vi chuyển thay vì liệt kê ra toàn bộ danh sách người dùng của cơ quan Đánh giá chức năng hỗ trợ lãnh đạo đơn vị trong việc điều hành công việc cũng như ra các Điều hành công việc quyết định Đánh giá chức năng quản trị danh mục, quản trị người dùng và quản trị hệ thống 12 Quản trị B. Hiệu năng hoạt động 13 14 15 16 17 18 Thời gian Thời gian 3.13 4.88 Đảm bảo hệ thống quản lý thông tin VĐV- HLV có thời gian phản hồi trung bình dưới 2,5 phản hồi phản đến khi nhận được dữ liệu phản hồi từ hệ thống) hồi Đảm bảo hệ thống quản lý thông tin VĐV- HLV có thời gian phản hồi chậm nhất dưới 30 trung bình 3.87 giây (thời gian phản hồi được tính từ khi người dùng gửi 1 yêu cầu đáp ứng tới hệ thống cho chậm nhất giây Hiệu suất làm việc của Đảm bảo hiệu suất làm việc trung bình của CPU trên máy chủ dữ liệu ≤ 75% máy chủ dữ liệu Hiệu suất làm việc của Đảm bảo hiệu suất làm việc trung bình của CPU trên máy chủứng dụng của hệ thống quản lý máy chủ ứng dụng thông tin VĐV- HLV ≤ 75% Truy cập đồng thời Đảm bảo hệ thống có khả năng đáp ứng ít nhất 500 yêu cầu truy cập đồng thời Thời gian hoạt động liên Đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục tục 3.87 3.13 3.00 3.00 4.00 4.88 C. Tính khả dụng 19 Dễ sử dụng 20 Giao diện phù hợp 21 Truy cập thuận tiện 22 Hỗ trợ nhiều thiết bị Hỗ trợ nhiều hệ điều 23 hành 24 Tuân thủ tiêu chuẩn Đánh giá mức độ dễ sử dụng của HTQLVBĐH đối với người dùng Đánh giá về giao diện củahệ thống quản lý thông tin VĐV- HLV Đánh giá sự thuận tiện khi truy cập vào các thành phần, chức năng của hệ thống Đánh giá khả năng hoạt động trên nhiều thiết bị của hệ thống 4.88 3.87 3.87 4.00 Đánh giá khả năng hoạt động trên nhiều hệ điều hành khác nhau của hệ thống 3.00 Đánh giá hệ thống quản lý thông tin VĐV- HLV tuân thủ các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng theo quy định trong Thông tư số 01/2011/TT-BTTTT ngày 04/01/2011 D.Tính tin cậy 25 Khả năng chịu lỗi Đánh giá khả năng chịu lỗi của hệ thống Khả năng phục hồi sau 26 Đánh giá khả năng phục hồi sau sự cố của hệ thống sự cố 27 An toàn, bảo mật Đánh giá khả năng an toàn bảo mật của hệ thống E. Khả năng bảo trì, chuyển đổi Khả năng sửa chữa, 28 Đánh giá khả năng sửa chữa, nâng cấp, mở rộng của phần mềm dùng trong hệ thống nâng cấp phần mềm Khả năng sửa chữa, 29 Đánh giá khả năng nâng cấp, sửa chữa phần cứng dùngtrong hệ thống nâng cấp phần cứng Khả năng sao lưu dữ 30 Đánh giá công tác sao lưu an toàn dữ liệu, back up toàn bộ hệ thống đề phòng rủi ro liệu, back up hệ thống Khả năng tùy biến 3.87 4.88 4.00 3.00 4.00 3.87 4.00 31 quy trình, thay đổi tham Đánh giả khả năng tùy biến quy trình, thay đổi các tham số làm việc của hệ thống 3.13 32 số Dễ cài đặt 4.88 Đánh giá mức độ dễ dàng cài đặt của hệ thống. Bao gồm cả các công tác liên quan đến hỗ trợ cài đặt Ghi chú: Nội dung đánh giá được đánh giá theo thang Liker 5 mức: Rất tốt (5), Tốt (4), Trung bình (3), Không tốt (2), Rất không tốt (1) 127 Bảng 3.13: Kết quả đánh giá chung chất lượng ngoài của hệ thống quản lý thông tin VĐV – HLV TT 1 2 3 4 5 NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ Khả năng bảo trì, chuyển đổi Tính tin cậy Tính khả dụng Chức năng Hiệu năng hoạt động GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH 3.98 3.96 3.92 3.89 3.65 Qua kết quả đánh giá của các 07 đơn vị liên quan đến CNTT (bảng 3.15 và 3.16) cho thấy hệ thống quản lý thông tin VĐV- HLV có đầy đủ các chức năng cần có theo như hướng dẫn trong Công văn số 1654/BTTTT-ƯDCNTT ngày 27/5/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông (CV 1654) và Công văn số 3386/BTTTTƯDCNTT ngày 23/10/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông (CV 3386) (4.00). Về hiệu năng hoạt động của hệ thống được đánh giá đạt mức trung bình (3.65). b). Đánh giá chất lượng sử dụng về hệ thống quản lý thông tin đào tạo – huấn luyện vận động viên cấp cao tại Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Khảo sát chất lượng sử dụng về hệ thống quản lý thông tin đào tạo – huấn luyện VĐV đối với các cán bộ, nhân viên của phòng Quản lý huấn luyện - Công tác chính trị VĐV và phòng Y học TDTT tại Trung tâm HLTTQG TP.HCM bằng các tiêu chí áp dụng theo Công văn số 45/BTTTT-ƯDCNTT ngày 04/01/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông (phụ lục 5). Qua kết quả khảo sát cho thấy: Tính khả dụng của hệ thống thông tin hệ thống quản lý thông tin đào tạo – huấn luyện VĐV được người sử dụng hài lòng cao nhất với điểm trung bình 7.20. Kết quả đánh giá chi tiết được trình bày trong bảng 3.17. Bảng 3.14: Khảo sát chất lượng sử dụng về hệ thống lý thông tin đào tạo – huấn luyện VĐV TT Tên phép Đánh giá Mục đích của phép đánh giá Phương pháp áp dụng Điểm trung bình (Thang 10) Đánh giá mức độ hài Khảo sát lấy ý kiến lòng của người dùng đối của tất cả người Mức độ hài với tính khả dụng của hệ dùng về sự hài lòng lòng của người thống quản lý thông tin đối với tính khả 1 dùng đối với VĐV - HLV mang lại dụng của hệ thống 7.20 tính khả dụng (dễ sử dụng, giao diện quản lý thông tin của hệ thống thân thiện, sử dụng được VĐV- HLV mang trên nhiều thiết bị). Mức độ hài lòng của người 2 dùng đối với hiệu quả của hệ thống Đánh giá mức độ hài lòng của người dùng đối với những hiệu quả sử dụng mà hệ thống quản lý thông tin VĐVHLV mang lại Đánh lại. Khảo sát lấy ý kiến của tất cả người dùng về sự hài lòng đối với hiệu quả hệ thống thông quản tin 7.10 lý VĐV- HLV mang lại giá mức độ hài Khảo sát lấy ý kiến lòng của người dùng đối của tất cả người Mức độ hài lòng của người 3 dùng đối với tính ổn định của hệ thống với tính ổn định của hệ dùng về sự hài lòng thống quản lý thông tin đối với tính ổn VĐV - HLV mang lại định của hệ thống (khả năng phát sinh lỗi, quản lý thông tin 7.00 sự cố trong quá trình sử VĐV- HLV mang dụng, cách hệ thống lại phản ứng với các lỗi, sự cố đó) 4 Mức độ hài Đánh giá mức độ hài Khảo sát lấy ý lòng của người lòng của người dùng kiến của tất cả dùng đối với đối với các chức năng người dùng về sự 6.95 của hệ thống quản lý hài lòng đối với các chức năng của hệ thống thông tin VĐV- HLV các chức năng của mang lại hệ thống quản lý thông tin VĐV- HLV mang lại Đánh giá mức độ hài Khảo sát lấy ý Mức độ hài lòng của người 5 dùng đối với hiệu năng của hệ thống lòng của người dùng kiến của tất cả đối với hiệu năng của người dùng về sự hệ thống quản lý thông hài lòng đối với tin VĐV - HLV mang hiệu năng của 6.85 lại (thời gian phản hồi, hệ thống quản lý tốc độ xử lý các lệnh do thông tin VĐVngười dùng yêu cầu) HLV mang lại  Với vai trò người quản lý cấp cao, TS. Đặng Hà Việt – Giám đốc Trung tâm HLTTQG TP.HCM đã nhận xét về chương trình quản lý thông tin đào tạo VĐV (Phụ lục 08) như sau: - Chương trình quản lý thông tin đào tạo VĐV với giao diện nhất quán và đặc biệt là có các mối liên kết theo chu trình phản ánh đúng logic của những chu trình diễn ra trong thực tế hoạt động của Trung tâm. Chương trình quản lý cũng là một giải pháp mở cho phép thay đổi dễ dàng các tính năng có sẵn và bổ sung các tính năng mới vào chương trình. Khả năng tuỳ biến cao cũng giúp Trung tâm ít phải lệ thuộc vào nhà phát triển trong một số nghiệp vụ đặc thù như tạo sản phẩm thư mục, định khung biên mục, tạo các báo cáo, khuôn dạng văn bản - Đây là một hệ thống chương trình quản trị đào tạo VĐV tích hợp có đầy đủ các tích năng nghiệp vụ quản lý VĐV, cũng có khả năng xây dựng, quản lý giáo án tập luyện môn bơi lội. Các modun được trình bày khá đẹp và hệ thống hoạt động tốt, ổn định. - Chương trình có khả năng quản lý dữ liệu số. Khả năng quản lý và tìm kiếm thông tin trong kho dữ liệu số, các quy trình số hoá dữ liệu, nhập, quản lý và truy xuất dữ liệu số hoá một cách đơn giản và nhanh chóng. 3.2.8. Đề xuất các giải pháp cơ bản ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đào tạo vận động viên. a). Quan điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước Chủ trương ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta đã có từ những năm 90, nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước đã khẳng định phát triển và ứng dụng CNTT là một trong những khâu đột phá quan trọng trong quá trình phát triển đất nước, là bộ phận hữu cơ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ứng dụng và phát triển CNTT là giải pháp hàng đầu cho quá trình đi tắt, đón đầu trong chiến lược phát triển quốc gia. Ngày 27/8/2010, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân ký Quyết định số 1605/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015. Theo đó, mục tiêu đến năm 2015 là xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử; ứng dụng CNTT rộng rãi trong nội bộ cơ quan nhà nước; cung cấp các dịch vụ công trực tuyến sâu rộng phục vụ người dân và doanh nghiệp; hướng tới làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Đây là kế hoạch bản lề, mang tính định hướng cho sự phát triển của ứng dụng CNTT trong giai đoạn 2011-2015. Ngày 22/9/2010, Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và Truyền thông (CNTT-TT)” (gọi tắt là Đề án tăng tốc). Đề án được xây dựng theo quan điểm coi CNTT-TT là động lực quan trọng góp phần bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển bền vững của đất nước, nâng cao tính minh bạch trong các hoạt động của cơ quan nhà nước, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Tăng tốc phát triển CNTT-TT Việt Nam trên cơ sở đảm bảo tính kế thừa, tận dụng những kết quả, thành tựu đã có, phù hợp với các chiến lược, quy hoạch phát triển trong lĩnh vực CNTT-TT song cần có những đột phá trong phát triển với những mục tiêu cao hơn, tốc độ nhanh hơn. b). Dự báo xu hướng phát triển của ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực thể dục thể thao - Xu hướng phát triển về công nghệ Sự phát triển của CNTT ngay nay đã hình thành xu hướng hội tụ về công nghệ, cả trong phần cứng và phần mềm, và các lĩnh vực có liên quan. Có 3 loại hội tụ đang được diễn ra: (i) Hội tụ công nghệ - phát triển trên một nền (platform) chung để trao đổi thông tin được thông suốt; (ii) Hội tụ các dịch vụ - người dùng có thể sử dụng đa dịch vụ trên cùng một phương tiện (cùng một thiết bị, một hệ thống mạng); (iii) Hội tụ điều tiết – hình thành hay thiết lập cơ quan có thẩm quyền làm mờ nhạt ranh giới giữa CNTT, viễn thông và truyền hình. - Đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thể dục thể thao chú ý đến 3 xu hướng sau + Ứng dụng các công nghệ đa truyền thông, đa phương tiện để thực hiện các cuộc họp, hội thảo qua mạng. Dưới sự trợ giúp của các thiết bị CNTT và hệ thống mạng sẽ giúp cho các tổ chức có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí để thực hiện cho các buổi họp, hội thảo từ xa trong hệ thống (nội bộ) và cả với bên ngoài hệ thống. Tuy nhiên, yêu cầu trước tiên của việc ứng dụng này là hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống mạng phải nhanh và ổn định. Đối với các cuộc họp, hội thảo với qui mô lớn các thiết bị phục vụ thường là các công nghệ độc quyền. Vì vậy, khi đầu tư cần chú ý đến các chuẩn kỹ thuật trong giao tiếp (giao thức kết nối và truyền dữ liệu), ưu tiên các chuẩn chung để đảm tính mở của hệ thống. + Xu hướng “web hóa” các ứng dụng. Sự phát triển của các công nghệ về web đã tiến đến một bước mà tất cả mọi thứ đều có thể đưa lên web, thậm chí là hệ điều hành. Ưu điểm của công nghệ này là tính mở rất cao, nó có thể dễ dàng đưa các ứng dụng, các hệ thống thông tin ra Internet, tận dụng được hạ tầng sẵn có của Internet để giao tiếp và trao đổi thông tin với các hệ thống khác; mặt khác, công nghệ web là công nghệ có tính mở cao, ít phụ thuộc và các công nghệ độc quyền (như hệ điều hành). Do đó, khi phát triển các phần mềm phục vụ cho điều hành, tác nghiệp, các hệ thống cung cấp dịch vụ công cần chú ý đến xu hướng này để có thể tiết kiệm được chi phí về bản quyền và chi phí cho đầu tư hạ tầng thông tin, đồng thời đảm bảo được sự tương thích cao của hệ thống. Điểm hạn chế của công nghệ này chính là bảo mật, vì vậy cần có chính sách an ninh mạng đi kèm khi triển khai. + Xu hướng tích hợp của các phần mềm, hay nói chính xác là sự tích hợp về tính năng và công nghệ của phần mềm. Đây là yêu cầu chung của sự phát triển, các phần mềm không thể hoạt động độc lập trong cùng một hệ thống như trước kia. Một kiến trúc phần mềm tổng thể là giải pháp chiến lược cho các hệ thống thông tin ngày nay. Trước hết là sự đảm bảo cho việc đầu tư có hiệu quả, tránh lãng phí; sau là đảm bảo cho sự “thông suốt” của quá trình trao đổi thông tin với các hệ thống thông tin trong và ngoài, hạn chế được các nguy cơ tiềm ẩn bên trong hệ thống. Điểm cần lưu ý để kiến trúc phần mềm này có thể hoạt động đòi hỏi phải có sự chuẩn hóa các kỹ thuật từ phần cứng cho đến phần mềm, các chuẩn an ninh mạng, an ninh dữ liệu và sự hỗ trợ của môi trường pháp lý đi kèm. c). Định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo – huấn luyện vận động viên cấp cao tại Việt Nam - Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT đảm bảo cho yêu cầu ứng dụng CNTT. Tiến đến chuẩn hóa trình độ tin học cán bộ, công chức theo yêu cầu riêng của hệ thống. Đồng thời ban hành các chính sách thu hút nguồn nhân lực CNTT. - Đẩy mạnh việc phát triển chương trình ứng dụng nhằm tin học hóa việc điều hành và tác nghiệp trong các Trung tâm HLTTQG, từng bước xây dựng CSDL của ngành, lĩnh vực quản lý. Xây dựng mô hình kiến trúc phần mềm tổng thể cho các Trung tâm HLTTQG để định hướng cho việc triển khai các dự án CNTT. Việc phát triển các ứng dụng CNTT phải dựa vào mô hình đã xây dựng để đảm bảo cho xu hướng tích hợp sau này. - Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT với các công nghệ tiên tiến, đảm bảo cho sự ổn định và phát triển lâu dài. Phát triển hệ thống mạng nội bộ của các cơ quan phải nâng lên một mức theo chuẩn Gigabit và sử dụng cáp quang cho các đường trục của hệ thống mạng đường trục giữa các đơn vị. Điều này sẽ đảm bảo môi trường trao đổi thông tin giữa các đơn vị được thông suốt và đáp ứng cho yêu cầu truyền thông đa phương tiện sắp tới (như họp, hội nghị trực tuyến). d) Phân tích SWOT trong phát triển hệ thống quản lý thông tin huấn luyện VĐV cấp cao tại Việt Nam Từ những phân tích về hiện trạng ứng dụng CNTT trong các đơn vị quản lý huấn luyện VĐV cấp cao tại khu vực phía Nam, cũng như kinh nghiệm phát triển việc ứng dụng CNTT trong quản lý huấn luyện VĐV của các nước, chúng ta có thể đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức trong việc thúc đẩy ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý huấn luyện VĐV cấp cao như sau:  Mặt mạnh (S) - Hạ tầng kỹ thuật CNTT bao gồm mạng truyền dẫn trên quy mô quốc gia, mạng, máy tính trong nội bộ các đơn vị quản lý huấn luyện VĐV cấp cao trực thuộc Tổng cục TDTT đã được cải thiện đáng kể trong thời gian qua, trước mắt bảo đảm triển khai các ứng dụng CNTT cơ bản trong các đơn vị và tạo cơ sở cho việc nâng cấp, hoàn thiện phục vụ cho các ứng dụng CNTT trong tương lai. - Một số ứng ứng dụng CNTT cơ bản trong nội bộ các đơn vị TDTT đã được triển khai. Tiêu biểu như ứng dụng thư điện tử và công tác tài chính - kế toán. Các ứng dụng bước đầu đã thể hiện được hiệu quả, tạo cơ sở cho việc phát triển các ứng dụng trong tương lai. - Một số hệ thống thông tin chuyên ngành có quy mô quốc gia bắt đầu được triển khai, tạo cơ sở cho việc mở rộng hạ tầng thông tin phục vụ các hoạt động trong nội bộ cơ quan. - Môi trường pháp lý cho ứng dụng CNTT cơ bản được hình thành tạo điều kiện cho các hoạt động ứng dụng CNTT. Đặc biệt, chủ trương đẩy mạnh ứng dụng CNTT, phát triển kinh tế, xã hội được thể hiện rõ trong các văn bản cấp cao của Đảng và Nhà nước.  Mặt yếu (W) - Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước chủ yếu còn có quy mô nhỏ lẻ, chưa phát huy hết hiệu quả của ứng dụng CNTT. Để triển khai trên diện rộng trong thời gian tới cần phải thực hiện đồng bộ nhiều nội dung liên quan đến hạ tầng, ứng dụng, quy trình làm việc. - Huấn luyện viên chưa có thói quen, kỹ năng ứng dụng CNTT đặc biệt là các ứng dụng CNTT đặc thù, chuyên ngành; chưa hình thành văn hóa chia sẻ thông tin. Đây là các yếu tố quan trọng cản trở việc ứng dụng CNTT. - Kinh phí đầu tư cho ứng dụng CNTT còn hạn hẹp, chưa tương xứng với vai trò của ứng dụng CNTT có thể mang lại.  Cơ hội (O) - Có rất nhiều cơ hội học hỏi kinh nghiệm phát triển hệ thống quản lý thông tin trong huấn luyện VĐV của các nước trên thế giới. Không chỉ những nước như Mỹ, Australia, ngay cho khu vực châu Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore cũng là những nước đi đầu trên thế giới về phát triển hệ thống quản lý thông tin huấn luyện VĐV sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm cho Việt Nam. - Xu hướng phát triển mạnh mẽ của CNTT&TT cho phép triển khai các ứng dụng CNTT phức tạp, quy mô lớn, đặc biệt là phát triển chính phủ điện tử. - Sự lớn mạnh của các doanh nghiệp CNTT, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước tạo điều kiện phối hợp cơ quan nhà nước trong việc triển khai các ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước, đây cũng là xu thế phát triển chính phủ điện tử của các nước trên thế giới.  Thách thức (T) - Chưa có các giải pháp đồng bộ, quyết liệt để có thể gắn kết ứng dụng CNTT với quá trình cải cách hành chính. - Trình độ, thói quen ứng dụng CNTT của người dùng (huấn luyện viên, vận động viên, các nhà quản lý chuyên môn cấp trung,..) còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận các dịch vụ của các cơ quan nhà nước thông qua ứng dụng CNTT. e) Đề xuất các giải pháp phát triển hệ thống quản lý thông tin đào – huấn luyện VĐV cấp cao với sự hỗ trợ của CNTT Thông qua phân tích định tính và đánh giá SWOT trong phát triển hệ thống quản lý thông tin huấn luyện VĐV cấp cao tại Việt Nam đã đề xuất một số giải pháp sau: Giải pháp chuyên môn: - Mục đích: Xây dựng một hệ thống CSDL phục vụ công tác đào tạo - huấn luyện VĐV. - Mục tiêu: Xây dựng chương trình, kế hoạch, giáo án, các tài liệu (sách, video, hình ảnh,…). Kết nối và chia sẻ thông tin cho các Trung tâm đào tạo VĐV. - Lộ trình thực hiện: Nội dung Xây dựng CSDL phục vụ công tác đào tạo - huấn luyện VĐV (tạo môi trường ứng dụng CNTT) bao gồm Chương trình, kế hoạch, giáo án, các tài liệu (sách, video, hình ảnh,…) phục vụ công tác huấn luyện, nghiên cứu, tham khảo cho các HLV, các nhà chuyên môn, các nhà quản lý. Hệ thống CSDL này sẽ được kết nối và chia sẻ thông tin cho các Trung tâm đào tạo VĐV. Giải pháp về cơ chế - chính sách: Trách nhiệm - Tổng cục Thể dục Thể thao - Trung tâm thông tin TDTT - Các Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia - Mục đích: Xây dựng chính sách về hệ thống quản lý tri thức bắt buộc trong đào tạo VĐV. - Mục tiêu: Xây dựng chính sách về quản lý tri thức hay hệ thống quản lý tri thức bắt buộc trong quản lý đào tạo VĐV (xây dựng hành lang pháp lý làm cơ sở để triển khai thực hiện tại các đơn vị đào tạo - huấn luyện VĐV). - Lộ trình thực hiện: Nội dung Xây dựng thể chế (quy định), chính sách về quản Trách nhiệm lý tri thức hay hệ thống quản lý tri thức bắt buộc - Tổng cục Thể dục Thể thao trong quản lý đào tạo VĐV (xây dựng hành lang - Trung tâm thông tin TDTT pháp lý làm cơ sở để triển khai thực hiện tại các đơn vị đào tạo - huấn luyện VĐV) Giải pháp về cơ sở vật chất: - Mục đích: Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quá trình quản lý quá trình đào tạo VĐV. - Mục tiêu: + Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ứng dụng CNTT trong quản lý quá trình đào tạo VĐV + Xây dựng, thành lập các Trung tâm thông tin tư liệu TDTT (Sport Information Center) bao gồm: các phòng đọc Multimedia, hệ thống máy tính nối mạng LAN, kết nối Internet, đầu thu – phát video, CD – ROM,… + Xây dựng các phần mềm chương trình quản lý HLV – VĐV. - Lộ trình thực hiện: Nội dung Trách nhiệm Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ứng dụng - Tổng cục Thể dục Thể thao - Trung tâm thông tin TDTT CNTT trong quản lý quá trình đào tạo VĐV: - Các Trung tâm huấn luyện thể - Xây dựng các Trung tâm thông tin tư liệu thao Quốc gia TDTT (Sport Information Center) bao gồm: các phòng đọc Multimedia, hệ thống máy tính nối mạng LAN, kết nối Internet, đầu thu – phát video, CD – ROM,… - Xây dựng các phần mềm chương trình quản lý HLV – VĐV. Giải pháp về nguồn nhân lực: - Mục đích: Đào tạo nguồn nhân lực CNTT phục vụ cho các công tác quản lý đào tạo VĐV. - Mục tiêu: + Đào tạo đội ngũ cán bộ CNTT có trình độ cao để phục vụ cho công tác quản lý đào tạo VĐV + Xây dựng chiến lược và kế hoạch rõ ràng trong công tác đào tạo cán bộ chuyên trách về CNTT và truyền thông thể thao. - Lộ trình thực hiện: Nội dung Trách nhiệm - Đào tạo đội ngũ cán bộ CNTT có trình độ cao - Tổng cục Thể dục Thể thao - Trung tâm thông tin TDTT để phục vụ cho công tác quản lý đào tạo VĐV. - Xây dựng chiến lược và kế hoạch trong công tác - Các Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia đào tạo cán bộ chuyên trách về CNTT và truyền - Các đơn vị trực thuộc Tổng thông thể thao. cục Thể dục Thể thao Giải pháp tài chính – kiểm soát: - Mục đích: Tạo sự đột phá trong công tác quản lý đào tạo VĐV bằng các ứng dụng CNTT - Mục tiêu: + Đầu tư có trọng điểm các nguồn lực tài chính vào việc phát triển các ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đào tạo VĐV + Kiểm tra, giám sát, đánh giá một cách liên tục các hoạt động ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đào tạo VĐV. - Lộ trình thực hiện: Nội dung Chỉ số thực hiện - Đầu tư có trọng điểm các nguồn lực tài chính - Lựa chọn và đầu tư trọng điểm vào việc phát triển các ứng dụng CNTT trong các ứng dụng CNTT cần thiết cho công tác quản lý đào tạo VĐV công tác quản lý đào tạo VĐV - Kiểm tra, giám sát, đánh giá một cách liên tục - Thường xuyên thực hiện các công tác kiểm tra, giám sát, đánh các hoạt động ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đào tạo VĐV giá các hoạt động ứng dụng CNTT đã được đầu trọng điểm trong công tác quản lý đào tạo VĐV  Tổ chức thực hiện: - Tổng cục Thể dục Thể thao + Tổng cục Thể dục Thể thao thực hiện chức năng tham mưu cho Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành các nghị quyết, nghị định, chỉ thị về chủ trương, chính sách cụ thể nhằm phát triển các hoạt động ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và đào tạo VĐV như về cơ sở vật chất, tài chính, nguồn nhân lực,… + Tổng cục Thể dục Thể thao và các đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện; xây dựng kế hoạch tổ chức việc thực hiện ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đào tạo VĐV. + Tổng cục Thể dục Thể thao ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đào tạo VĐV và các công tác liên quan cho các đơn vị trực thuộc, đơn vị sử dụng,.. - Đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thành viên trong việc thực hiện các giải pháp ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đào tạo VĐV. - Trung tâm Thông tin Thể dục thể thao + Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các giải pháp ứng dụng CNTT cho phù hợp với nội dung, chức năng, nhiệm vụ được phân công trong công tác quản lý đào tạo VĐV. + Phối hợp thực hiện đồng bộ với các đơn vị khác trong quá trình thực hiện các giải pháp phát triển các hoạt động ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đào tạo VĐV tương ứng với nội dung trách nhiệm được phân công. - Các Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia + Chủ động tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đào tạo VĐV tại đơn vị. + Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực đầu tư, vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp bố trí thời gian, kinh phí xây dựng phát triển các ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đào tạo VĐV. + Đào tạo và phối hợp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có đủ năng lực để phục vụ cho công tác ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đào tạo VĐV tại đơn vị. + Phối hợp thực hiện đồng bộ với các đơn vị cấp trên trong thực hiện các giải pháp phát triển công tác ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đào tạo VĐV với nội dung trách nhiệm được phân công. + Báo cáo kết quả việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đào tạo VĐV thường xuyên với các đơn vị cấp trên. - Các đơn vị trực thuộc Tổng cục Thể dục Thể thao + Chủ động tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đào tạo VĐV tại đơn vị. + Phối hợp thực hiện đồng bộ với các đơn vị cấp trên trong thực hiện các giải pháp phát triển công tác ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đào tạo VĐV với nội dung trách nhiệm được phân công. + Báo cáo kết quả việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đào tạo VĐV thường xuyên với các đơn vị cấp trên. Sự phát triển của một Hệ thống quản lý thông tin đào tạo – huấn luyện VĐV được chia thành sáu bước. Những bước này là: tuyên bố tầm nhìn, chương trình huấn luyện, khảo sát, mẫu nghiên cứu, giải quyết các trở ngại, hội nhập và phát triển. Bước 1: Làm rõ mục đích về việc chia sẻ thông tin và hợp tác Bước 2: Chương trình quảng bá về lợi ích và tiềm năng của hệ thống Bước 3: Khảo sát người sử dụng về các thông tin cần thiết và thông tin không thể tiếp cận Bước 4: Xác định vấn đề cần thiết và các yêu cầu về mẫu nghiên cứu Bước 5: Dự báo rủi ro có thể xảy ra Bước 6: Tích hợp tất cả hệ thống cho người dùng 3.2.9. Bàn luận a). Hệ thống quản lý thông tin vận động viên – huấn luyện viên Có rất nhiều thông tin liên quan đến VĐV. Các thông tin đó sẽ rất hữu ích đối với các bộ phận liên quan trong việc quản lý VĐV. - Phạm vi nghiên cứu được giới hạn như sau + Một kho trung tâm cho toàn bộ dữ liệu VĐV, nghĩa là một CSDL tập trung có chứa thông tin theo đề cập ở trên. + Khả năng tạo một hồ sơ VĐV toàn diện bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào. Với những thao tác trên bàn phím máy tính, các bộ phận liên quan có thể xem được bất kỳ thông tin mà họ muốn. + Một cổng thông tin có thể được truy cập trên nhiều thiết bị. Điều này là đáp ứng được việc cung cấp thông tin nhanh chóng và phù hợp cho tất cả cácbộ phận liên quan. + Cung cấp các chức năng chính trong các loại sau: Theo dõi thành tích của VĐV; tương tác các hướng và nhật ký, đăng nhập và cài đặt chức năng. - Có rất nhiều rào cản cản trở việc thực hiện hệ thống này + Một số HLV và các bộ phận liên quan không muốn thay đổi cách làm việc truyền thống của mình hay tiếp nhận một hệ thống làm việc mới. Bởi vì HLV thì luôn cho rằng có thể huấn luyện VĐV của mình mà không cần bất kì thông tin nào khác. + Hệ thống không cung cấp phù hợp với sự mong đợi. Nếu không có đủ dữ liệu cần thiết thì hệ thống sẽ không thể phát huy hết các ưu điểm của mình. + Khả năng sử dụng máy tính: Một số HLV và các bộ phận liên quan không giỏi trong việc sử dụng máy tính để phân tích dữ liệu. + Ngay cả khi tất cả những khía cạnh được giải quyết, thì có thể vẫn còn tồn tại một số khó khăn. Vấn đề thực sự đó là việc không muốn thay đổi cách làm việc truyền thống. - Phát triển Hệ thống quản lý thông tin đào tạo vận động viên – huấn luyện viên Sự phát triển của một Hệ thống quản lý thông tin đào tạo VĐV được chia thành sáu bước. Những bước này là: tuyên bố tầm nhìn, chương trình huấn luyện, khảo sát, mẫu nghiên cứu, giải quyết các trở ngại, hội nhập và phát triển. Bước 1: Làm rõ mục đích về việc chia sẻ thông tin và hợp tác: Nhu cầu về thông tin VĐV thường xuất phát từ một trong những bên sau đây: • Nhà quản lý • Yêu cầu của nhà tài trợ • Một số HLV, nhân viên y tế, chuyên gia tâm lý…. HLV và các bộ phận liên quan nên tiếp cận với hệ thống này nhiều hơn. Vì đó là nhóm sử dụng hệ thống này tự do, thoải mái và có khả năng thúc đẩy sự phát triển của hệ thống. Tuy nhiên HLV thường không muốn thay đổi cách làm truyền thống của họ vì họ quan niệm rằng việc trao đổi thông tin giữa VĐV của họ với những bộ phận khác là không cần thiết. Mục đích của việc tạo ra một CSDL tập trung phải được rõ ràng. Thực hiện mục đích phải đề ra các mục tiêu và thực hiện chúng.Một yêu cầu cơ bản nhất phải được đặt ra là làm thế nào để đi hoàn tất nghiên cứu.Và để thành công thì tất cả các nhóm này phải tham gia sử dụng hệ thống và tiếp cận với các rủi ro có thể xảy ra. Bước 2: Chương trình quảng bá về lợi ích và tiềm năng của hệ thống: Tiếp theo là bước tuyên truyền rộng rãi về lợi ích của hệ thống này đối với người sử dụng và các HLV, làm nổi bật lợi ích mà hệ thống này mang lại cho các VĐV. Bên cạnh đó, người sử dụng nên chia sẻ cách sử dụng hệ thống này với nhiều người khác với mục đích càng nhiều người sử dụng thì càng tốt. Ghi nhận lại tất cả các trở ngại như truy cập internet, kỹ năng sử dụng máy tính, vấn đề hỗ trợ… và tất cả những vấn đề này phải được giải quyết rõ ràng để chúng không có thể trở thành lý do cho việc không thể sử dụng hệ thống. Đây là một trong những bước quan trọng nhất quyết định tính hiệu quả tổng thể của nghiên cứu. Các bộ phận liên quan bao gồm cả các HLV, bác sĩ và các VĐV, phải nhận thức được lợi ích của hệ thống này. Điều quan trọng nhất là thuyết phục các bên liên quan tiếp nhận một hệ thống thông tin với một CSDL tập trung thay cho những cách làm truyền thống trước đây. Bước 3: Khảo sát người sử dụng về các thông tin cần thiết và thông tin không thể tiếp cận: Hiện nay có rất nhiều hệ thống đáp ứng được những yêu cầu cơ bản cho một Hệ thống quản lý thông tin VĐV. Tuy nhiên điều đó không đảm bảo rằng hệ thống đó sẽ đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu riêng trong lĩnh vực TDTT mà không có những phần mềm riêng biệt. Một cách tiếp cận khác là bắt đầu bằng cách xác định các yêu cầu chung trên một tập hợp cụ thể của người sử dụng và sau đó phát triển mẫu có thể được sử dụng tích cực đối với một số trường hợp. Một khi những mẫu đã được nghiên cứu sử dụng trong một thời gian, nếu thành công, có thể để xây dựng chúng vào hệ thống cơ bản trước khi bắt đầu cho sử dụng. Điều này cho phép sử dụng một loạt các chức năng cơ bản và yêu cầu cụ thể. Nó cũng cho phép người dùng phát hiện ra những hạn chế của hệ thống. Xác định những loại thông tin nào là cần thiết? Các thông tin phổ biến luôn được HLV, trợ lý HLV và các nhà tuyển chọn quan tâm là gì? Những thông tin thường không có sẵn một cách dễ dàng? Một cuộc khảo sát toàn diện phải được tiến hành để tìm ra các vùng thông tin cốt lõi để tối đa hóa tiện ích cho tất cả các bên liên quan. Tại điểm này, nghiên cứu đang hướng tới việc tạo ra một hệ thống quản lý tri thức (KMS). Bước 4: Xác định vấn đề cần thiết và các yêu cầu về mẫu nghiên cứu: Sau khi nhận được các dữ liệu liên quan, cần phải xác định và thiết kế các yêu cầu về mẫu nghiên cứu. Hơn nữa, nghiên cứu muốn đạt được kết quả tốt cần phải lựa chọn được mẫu đáp ứng được những yêu cầu mà nghiên cứu đề ra. Các mẫu được phát triển bằng cách sử dụng mô hình xoắn ốc để hạn chế được những rủi ro liên quan đến nghiên cứu và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các bộ phận liên quan. Bước 5: Dự báo rủi ro có thể xảy ra: Quá trình phát triển nói chung là đầy khó khăn. Sau khi chọn mẫu thử nghiệm, cần phải kiểm tra các mẫu xem có đáp ứng được yêu cầu của nghiên cứu hay không. Nếu mẫu nghiên cứu đáp ứng được yêu cầu của nghiên cứu thì tiếp tục chuyển sang bước 6 còn nếu mẫu nghiên cứu không đạt được mục đích đề ra thì quay ngược lại bước 4. Bước 6: Tích hợp tất cả hệ thống cho người dùng: Sau khi thử nghiệm thành công trên mẫu nghiên cứu sẽ tích hợp tất cả các mẫu vào một mô-đun duy nhất.Sau đó tiến hành phân tích hồi qui. Nếu kết quả thành công, hệ thống sẽ được triển khai và nhân rộng ra tất cả người dùng. Hệ thống quản lý thông tin VĐV có thể quản lý một VĐV ưu tú. Đây là nền tảng tốt cho sự hợp tác trao đổi giữa các bộ phận có nhiệm vụ phát triển VĐV. Để có được một hệ thống như vậy phải cần lập kế hoạch rất cẩn thận trước khi lựa chọn một nhà cung cấp phần mềm. Ở nước ta cũng như một số nước khác trên thế giới, để tạo được sự nổi bật trong lĩnh vực thể thao thì việc quản lý thông tin VĐV có tầm quan trọng trong mục tiêu cải thiện thành tích trên đấu trường quốc tế. Úc là một ví dụ sống của hệ thống quản lý thông tin VĐV – HLV. b). Các tiêu chí, phương pháp ước lượng hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý thông tin đào tạo – huấn luyện vận động viên Trong lý luận và thực tiễn công tác quản lý chúng ta thường gặp phạm trù hiệu quả. Nói đến hiệu quả là nói đến mục tiêu đặt ra được hoàn thành tốt xấu thế nào và ở mức độ nào. Trong một tổ chức, khái niệm hiệu quả được sử dụng khá thường xuyên. Hiệu quả mô tả các kết quả được thực hiện đích thực và rõ rệt như thế nào so với mục tiêu đề ra. Khái niệm hiệu quả hoạt động khi xem xét được gắn với bối cảnh thực và con người thực. Những nhà kinh tế cho rằng, hiệu quả hoạt động gắn với việc mang lại lợi nhuận hoặc tỉ lệ thu hồi cao. Đối với những nhà quản lý sản xuất trực tiếp, hoạt động có hiệu quả được đo bằng tổng số và chất lượng của sản phẩm làm ra. Những nhà khoa học thường diễn đạt hiệu quả bằng tổng số phát minh, các sáng chế hoặc sản phẩm mới được đưa ra thị trường và được thị trường chấp nhận. Đối với nhiều nhà lãnh đạo công đoàn, hoạt động có hiệu quả có nghĩa là sự an toàn lao động, người làm công được trả lương cao, được thoả mãn trong công việc và chất lượng cuộc sống. Các nhà quản lý cho rằng, hệ thống thông tin quản lý hoạt động có hiệu quả khi các sản phẩm thông tin đầu ra của hệ thống đáp ứng được các yêu cầu sau: - Phản ánh đúng thực trạng: Thông tin quản lý phải phản ánh đúng thực trạng kinh tế-xã hội, lĩnh vực hoặc ngành chuyên môn, cả khó khăn và thuận lợi để giúp các nhà quản lý làm cơ sở hoạch định các chính sách phát triển chung và chính sách riêng cho từng khu vực. - Kịp thời: Thông tin quản lý phải được cập nhật hàng tháng, hàng quí giúp cho các nhà quản lý điều chỉnh kế hoạch đúng với tình hình thực tế hoặc điều chỉnh kịp thời các quyết định quản lý. - Nội dung thông tin ngắn gọn, vừa đủ: Loại bỏ những thông tin không cần thiết và chỉ cung cấp những thông tin phù hợp. "Vừa đủ" được hiểu là không thiếu để có thể sử dụng vào các công việc quản lý nhưng không được thừa hoặc chi tiết thái quá dễ dẫn đến nhiều giải trình méo mó thậm chí giải trình sai khi người ra quyết định quản lý không cân nhắc kỹ. Mọi thông tin phải được kiểm tra loại bỏ sai sót không đáng có trước khi đưa đến tay người sử dụng và các nhà quản lý. Thêm nữa, thông tin phục vụ công tác quản lý có đặc điểm hết sức quan trọng đó là nguồn gốc thực tiễn của nó. Nó vừa bắt nguồn từ thực tiễn, vừa quay trở lại phục vụ thực tiễn. Chính thực tiễn công tác quản lý làm xuất hiện sự phản ánh, tức là xuất hiện thông tin. Song, sự xuất hiện của thông tin không phải vì mục đích tự thân mà nhằm phục vụ thực tiễn quản lý. Thông tin có giá trị là thông tin tạo khả năng đạt mục đích. Điều này chỉ có thể đạt được khi thoả mãn ba điều kiện: - Thông tin được xử lý: Chỉ có thông tin được xử lý mới có khả năng phản ánh tích cực và do đó mới có giá trị trong quản lý; - Thông tin phải được chọn lọc: Nó nhất thiết phải gắn liền với việc xử lý thông tin, với việc lựa chọn thông tin có giá trị phục vụ cho việc giải quyết những nhiệm vụ quản lý. Thông tin có giá trị cao là thông tin khi sử dụng sẽ bảo đảm đạt mục đích dự kiến của quản lý; - Thông tin quản lý phải có tính phản ánh và dự báo, nghĩa là, khả năng phân biệt những hình ảnh chủ quan với bản thân các sự vật. Yêu cầu này làm cho thông tin trở thành tích cực, không chỉ cho phép phản ánh cái đã có mà còn tạo ra sự phản ánh tích cực, tiên đoán, dự đoán diễn biến của các sự kiện trong tiến trình quản lý. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin quản lý Các nghiên cứu so sánh về phát triển hệ thống thông tin quản lý và hiệu quả hoạt động của các hệ thống này đã đưa ra các tiêu chí thành công của hệ thống, các yếu tố này được cho điểm thứ tự tổng cộng đến 100 trên bảng như sau: Bảng 3.15: Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin quản lý TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Các tiêu chí thành công Có sự liên quan và gắn bó của người sử dụng tới hệ thống Có hệ thống hỗ trợ điều hành Đưa ra các yêu cầu rõ ràng đối với các hợp phần trong hệ thống Lập kế hoạch phù hợp Kế hoạch phát triển phải phù hợp thực tiễn Định rõ các mốc phát triển của hệ thống Đội ngũ cán bộ có khả năng Có sự phối kết hợp giữa các hợp phần Hệ thống có mục tiêu và sứ mệnh rõ ràng Đội ngũ cán bộ chăm chỉ, tận tuỵ Điểm 19 16 15 11 10 9 8 6 3 3 Khái niệm hiệu quả kinh tế của hệ thống thông tin quản lý Hiệu quả của hệ thống thông tin quản lý là mức độ kết quả của hệ thống thông tin quản lý này mang lại, được thể hiện bằng tiền và được xác định bằng cách so sánh các kết quả thu được từ HTTTQL với những chi phí đã bỏ ra để thực hiện nó. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của HTTTQL là phải xem xét trên hai góc độ: kết quả trực tiếp và kết quả gián tiếp. - Lợi ích kinh tế của hệ thống thông tin quản lý: + Giá trị của hệ thống thông tin quản lý: Nếu một tổ chức tạo ra thông tin để bán thì tổ chức đó có thể tính giá trị của nó theo các chi phí để có được thông tin đó. Giá thành thông tin = ∑ các khoản chi tạo ra thông tin. Tuy nhiên cách hiểu giá trị thông tin dựa vào giá thành là không phù hợp với cách hiểu hiện nay của các nhà quản lý về giá trị thông tin. Một thông tin do hệ thống thông tin quản lý tạo ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định. Vì vậy phải xem xét thông qua việc thông tin đó đóng góp như thế nào vào quyết định quản lý và kết quả ứng xử của tổ chức sau khi thực hiện quyết đinh trên của nhà quản lý. Nghĩa là cần xem xét giá trị thông tin theo 2 bước: Bước 1: Giá trị của thông tin phải được đánh giá thông qua tác động của nó đối với tổ chức. Bước 2: Cách thức thực hiện quyết định của tổ chức phải được đánh giá thông qua việc đối chiếu với các mục tiêu mà tổ chức đã ấn định Theo cách hiểu và thực hiện như vậy thì cần phải sử dụng khái niệm mới về giá trị của thông tin: - Giá trị của thông tin bằng lợi ích thu được của việc thay đổi phương án quyết định do thông tin đó tạo ra. Có thể hiểu định nghĩa trên như sau: Khi có thêm một thông tin nào đó, nhà quản lý sẽ quyết định lựa chọn một phương án tối ưu hơn, vì vậy sẽ có một khoản lợi ích sinh ra từ việc thay đổi phương án quyết định đó. - Các nguyên tắc xác định hiệu quả kinh tế của hệ thống thông tin quản lý: Để đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống thông tin quản lý cần dựa trên hai nguyên tắc: Đánh giá hiệu quả gián tiếp và hiệu quả trực tiếp và đánh giá toàn diện. + Đánh giá hiệu quả gián tiếp và trực tiếp Để đánh giá hiệu quả gián tiếp, ta sử dụng phương pháp chuyên gia bằng cách đưa ra hệ thống các câu hỏi liên quan đến hiệu quả gián tiếp của hệ thống ứng dụng trong kinh tế và thương mại. Kết quả phân tích đánh giá ý kiến của các chuyên gia cho ta nhận định về hiệu quả gián tiếp của hệ thống. Để xác định hiệu quả trực tiếp người ta thường sử dụng các phương pháp lượng hóa cụ thể trên cơ sở số liệu thống kê. Các yếu tố mang lại hiệu quả bao gồm: Một là Tin học đẩy nhanh các quá trình thống kê đảm bảo số liệu chính xác cung cấp cho các bộ phận quản lý. Hai là Tin học hóa làm giảm thiểu thời gian và lao động cho các công đoạn xử lý thông tin. Tin học hóa làm tăng năng suất lao động của đội ngũ thư ký và làm giảm đáng kể các chi phí cho soạn thảo và phân phối tài liệu hoặc thông báo trong công tác văn phòng, rút ngắn thời gian từ lúc chuẩn bị đến lúc phân phối thông báo đến tay người sử dụng. Ba là nhờ Tin học hóa các quyết đinh quản lý được thông qua trên cơ sở tính toán cụ thể nhằm đảm bảo hiệu quả cao. Bốn là nhờ hệ thống thông tin quản lý các nhà lãnh đạo luôn được cấp thông một cách kịp thời, giải phóng họ khỏi các công việc tính toán hàng ngày để tập trung vào các vấn đề mang tính chiến lược và chiến thuật của đơn vị. Phương pháp tính toán hiệu quả trực tiếp và gián tiếp của hệ thống thông tin quản lý cũng tương tự như đối với các dự án đầu tư công nghệ khác, được xác định trên cơ sở so sánh các chi phí bỏ ra với các kết quả thu được. Để phân tích hiệu quả người ta thường tiến hành so sánh các tình huống có và không có dự án. Có 3 trường hợp xảy ra: - Trường hợp 1: Hoạt động của tổ chức trước khi có hệ thống thông tin quản lý không gia tăng, nhờ có hệ thống thông tin quản lý mà hoạt động của tổ chức tăng lên đáng kể - Trường hợp 2: Hoạt động của tổ chức đang phát triển, nhờ có hệ thống thông tin quản lý mà tốc độ phát triển tăng nhanh hơn - Trường hợp 3: Hoạt động của tổ chức đang suy giảm, nhờ có hệ thống thông tin quản lý đã góp phần ngăn chặn sự suy giảm Đánh giá toàn diện Theo EM Awad có thể sử dụng tiêu chuẩn tổng quát sau đây để đánh giá độ tin cậy và chất lượng của thông tin trong hệ thống thông tin quản lý - Tiêu chuẩn 1: Độ chính xác của thông tin xuất - Tiêu chuẩn 2: Thời gian đáp ứng yêu cầu về thông tin - Tiêu chuẩn 3: Năng lực xử lý 1 khối lượng thông tin - Tiêu chuẩn 4: Độ an toàn tin cậy của thông tin - Tiêu chuẩn 5: Có tài liệu hướng dẫn cụ thể và rõ ràng Trong thực tế người ta thường sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá phần cứng, phần mềm và chất lượng dịch vụ của hệ thống thông tin quản lý. * Các tiêu chuẩn đánh giá phần cứng - Công suất: Tốc độ xử lý, dung lượng bộ nhớ - Giá cả: Chi phí mua sắm, chi phí vận hành và bảo dưỡng hệ thống - Hiệu năng: Độ tin cậy các biện pháp sửa chữa sai sót - Tương thích: Có khả năng tương thích cao với các thế hệ máy tính khác nhau - Môđun hóa: Cho phép nâng cấp khi bổ sung một module mới - Công nghệ: Sử dụng công nghệ tiên tiến - Khả năng kết nối: Dễ dàng kết nối mạng Lan, Wan, Internet - Bảo trì: Có điều kiện bảo trì thuận tiện * Các tiêu chuẩn đánh giá phần mềm - Hiệu năng: Có tính năng cao, ít tốn bộ nhớ - Tính mềm dẻo: Có khả năng xử lý trong mọi trường hợp - Độ tin cậy: Có thủ tục kiểm tra và duy trì độ tin cậy - Ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ lập trình bậc cao, tiên tiến thế hệ mới nhất - Tài liệu hướng dẫn: Có tài liệu hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu - Giá cả: hợp lý * Các tiêu chuẩn đánh giá dịch vụ thông tin - Năng suất: Xử lý được khối lượng lớn thông tin một cách nhanh chóng - Đầy đủ: Cung cấp đủ các thông tin cho các đối tượng có nhu cầu - Kịp thời: Các thông tin được cung cấp kịp thời - Chính xác: Đảm bảo độ chính xác tuyệt đối của thông tin - Bảo mật: Bảo đảm tính bí mật an toàn của các dòng thông tin - Các phương pháp ước lượng hiệu quả kinh tế của hệ thống thông tin quản lý * Phương pháp phân tích điểm cân bằng chi phí - Nội dung: Chi phí cho hệ thống mới Chi phí Thời gian Chi phí cho hệ thống cũ Cân bằng Hình 3.10: Phương pháp phân tích điểm cân bằng chi phí Phương pháp này so sánh chi phí của việc dùng hệ thống cũ với việc dùng hệ thống cũ với việc dùng hệ thống mới. Điểm cân bằng là điểm tại đó chi phí cho hệ thống mới bằng chi phí cho hệ thống cũ. Hệ thống thông tin hiện đại chỉ tồn tại từ 3 – 5 năm ở các nước phát triển, ở Việt Nam là 4 – 6 năm. Trên hình vẽ diện tích tam giác vạch ra bởi đường chi phí trước điểm cân bằng là phần thiệt hại khi dùng hệ thống mới thay cho hệ thống cũ còn hình tam giác bên phải là phần được lợi. Nếu thời điểm cân bằng càng gần bên trái (trước 2,5 năm ) thì tam giác bên phải sẽ có diện tích lớn hơn và như vậy sẽ có lợi hơn về mặt kinh tế. * Phương pháp phân tích tiền dư: Phương pháp này xem xét mối liên hệ giữa chi phí tích luỹ và lợi ích tích luỹ. Hiệu của chúng gọi là tiền dư trong kỳ. Tổ chức cố định tỷ suất sinh lời và nếu tổng số các giá trị tiền dư ước lượng là dương thì việc đầu tư là thoả đáng. Trong thực tế, phương pháp này còn cho phép lựa chọn phương án tối ưu trong các phương án đề xuất. * Phương pháp kinh nghiệm: Phương pháp này dựa vào ý kiến của các chuyên gia hoặc những người có khả năng. Đối với những người sử dụng thì anh ta chấp nhận trả bao nhiêu để được sử dụng hệ thống đó. James J. Ganagher đã thử nghiệm và có kết luận: - Hầu như toàn bộ các nhà quản lý chấp nhận cách thức này bởi vì họ cho rằng chỉ có họ mới ước lượng hợp lý giá trị bằng tiền của hệ thống thông tin quản lý. Cần chú ý những điểm sau đây: o Người tham gia có xu hướng ước lượng cao lên. o Giá trị ước lượng cho hệ thống thông tin tăng theo cấp độ trách nhiệm của nhà quản lý. Đây là phương pháp ước lượng hiệu quả kinh tế của hệ thống thông tin hay được sử dụng nhiều nhất. Để tiến hành đánh giá hiệu quả của một hệ thống thông tin theo phương pháp này, ta cần thực hiện qua các bước sau: - Lựa chọn các chuyên gia: Cần lưu ý tiêu chuẩn để lựa chọn các chuyên gia là các chuyên gia phải có kinh nghiệm sâu trong lĩnh vực này hoặc các nhà quản lý có trách nhiệm và kinh nghiệm. - Gửi tài liệu mô tả hệ thống đến các chuyên gia và gia hạn lịch đến phỏng vấn. - Xây dựng phiếu hỏi và thang điểm cho các tiêu chí. - Đến gặp trực tiếp các chuyên gia để lấy kết quả. - Tổng hợp kết quả và đưa ra báo cáo. Để hiểu rõ thêm vấn đề, sau đây xin trình bày quy trình lựa chọn một hệ thống thông tin quản lý dựa trên phương pháp chuyên gia. Hệ thống thông tin được ở đây là hệ thống quản lý thông tin VĐV tại Trung tâm HLTTQG TP.HCM. Đánh giá hiệu quả của hệ thống này có 07 chuyên gia đánh giá 3 phuơng án, kết quả như sau (chỉ trình bày kết quả của 02 chuyên gia, các chuyên gia còn lại tương tự): Bảng 3.16: Kết quả đánh giá hiệu quả của hệ thống (chuyên gia 1) Chuyên gia 1: Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Đán Trọng Đánh Đánh ST Tên chỉ tiêu Điểm h Điểm Điểm số giá giá T Giá 1 Chi phí 20 8 160 9 180 8 160 2 Thu nhập 21 9 189 7 147 8 168 3 Thời điểm hoà vốn 10 6 60 7 70 8 80 4 Đầy đủ 8 5 40 6 48 6 48 5 Kịp thời 5 7 35 8 40 6 30 6 Tin cậy 7 7 49 8 56 6 42 7 Thích hợp 8 5 40 6 48 7 56 8 An toàn 8 7 56 8 64 7 56 9 Thăm dò 3 4 12 7 21 8 24 10 Dễ sử dụng 5 6 30 4 20 6 30 11 Hợp lý, đẹp 5 4 20 5 25 7 35 12 Tổng 100 68 75 77 13 Tổng đánh giá 691 719 729 Bảng 3.17: Kết quả đánh giá hiệu quả của hệ thống (chuyên gia 7) Chuyên gia 7: Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 ST Trọng Tên chỉ tiêu Đánh Đán Đánh T số Điểm Điểm Điểm giá h giá giá 1 20 7 140 4 80 4 80 Chi phí 2 21 8 168 5 105 4 84 Thu nhập 3 10 7 70 8 80 8 80 Thời điểm hoà vốn 4 8 8 64 8 64 7 56 Đầy đủ 5 5 8 40 8 40 5 25 Kịp thời 6 7 7 49 5 35 5 35 Tin cậy 7 8 8 64 8 64 7 56 Thích hợp 8 8 7 56 8 64 5 40 An toàn 9 3 8 24 5 15 7 21 Thăm dò 10 Dễ sử dụng 5 8 40 8 40 5 25 11 Hợp lý, đẹp 5 7 35 7 35 7 35 12 Tổng 100 13 Tổng đánh giá 750 622 537 150 Bảng 3.18: Tổng hợp điểm đánh giá của các phương án Tên TT phương án 1 2 3 Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Tổng Chuyên Chuyên Chuyên Chuyên Chuyên Chuyên Chuyên điểm gia 1 gia 2 gia 3 gia 4 gia 5 gia 6 gia 7 bình quân 691 681 651 694 631 885 750 4983 719 744 752 841 449 901 622 5028 729 652 670 901 649 868 552 5021 Căn cứ vào bảng tổng hợp các đánh giá của các chuyên gia cho thấy phương án 2 là phương án tối ưu nhất. Đây là phương pháp ước lượng hiệu quả kinh tế của hệ thống thông tin mang tính chủ quan. Tuy nhiên, nó lại được ưa sử dụng nhiều nhất. Vì đơn giản chỉ là trong xu hướng quản lý hiện đại, các nhà quản lý nhiều khi chỉ tin vào đánh giá của mình để rồi đưa ra các quyết định. Nếu họ có tham khảo thì chắc chắn những chuyên gia có uy tín sẽ là những người đầu tiên họ sẽ lắng nghe. Vì vậy, đây là phương án trong thực tế được sử dụng nhiều nhất. Mặc dù vậy, phương án này vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Đó là tính chủ quan của phương án. Phương án này chủ yếu dựa trên sự đánh giá của các chuyên gia hoặc các nhà quản lý, vì thế họ đã áp đặt sự chủ quan đánh giá của mình vào đó. Cho nên những quyết định đưa ra từ phuơng án này thường không nhanh nhạy, kịp thời. * Phương pháp so sánh Phương pháp này đem so sánh hệ thống thông tin cần phải xem xét với hệ thống thông tin tương tự hay hệ thống trừu tượng được chọn làm mẫu. Tư tưởng của phương pháp này là ta có hệ thống A. Hệ thống B là vật chuẩn thì 2 câu hỏi được đặt ra là: Giá trị của hệ thống B là gì? Và Hệ thống B có giá trị lớn hơn hay bé hơn giá trị hệ thống A? Việc trả lời câu hỏi 2 bao giờ cũng dễ hơn câu hỏi 1 và dễ hơn câu hỏi trực tiếp về giá trị trực tiếp của hệ thống A. Cách tiếp cận này có thể sử dụng để xác định 151 phương án có lợi nhất và đảm bảo hệ thống được xem xét có đủ lý do để biện minh cho các chỉ tiêu đặt ra cho nó không? Ý tưởng của phương pháp này chính là sự “mổ xẻ” nội tạng của hệ thống để xem xét ưu nhược điểm của hệ thống, để xem xét hệ thống có đủ mạnh để vượt qua rào cản do chính nó tạo ra hay không? Hệ thống quản lý chất lượng ISO chính là một hệ thống chuẩn mực để từ đó các công ty mới tham chiếu hệ thống của mình vào để xác định xem hệ thống của mình đã hiệu quả chưa, đã hoạt động nhịp nhàng chưa? Đó là những tiêu chuẩn bắt buộc mọi hệ thống thông tin phải đạt được khi đi vào hoạt động. Phương pháp này cũng thường xuyên được áp dụng trong thực tế và các tổ chức áp dụng phương pháp này cũng đạt được những kết quả nhất định. 152 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: a). Thực trạng ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực TDTT ở nước ta cho thấy đang còn trong giai đoạn đầu. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật CNTT – số lượng máy tính được sử dụng trong công tác đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học TDTT còn rất ít; các cơ sở đào tạo và huấn luyện sử dụng máy tính mới ở mức độ tin học hóa hành chính; Các nguồn dữ liệu về đào tạo, huấn luyện để phục vụ cho công tác quản lý trên máy tính hầu như không có, hoặc có rất ít và chưa được lập trình lưu trữ, khai thác. Các hệ thống phần mềm ứng dụng hiện có được xây dựng rời rạc, không mang tính hệ thống, bao quát và xuất phát từ nhu cầu thực tế. Các cơ sở đào tạo, Trung tâm HLTT chưa có hệ thống CSDL chuyên môn, cũng như phần mềm ứng dụng có đặc thù chuyên môn TDTT phục vụ cho công tác quản lý toàn diện các khâu của đào tạo huấn luyện. b). Đã xây dựng được Hệ thống quản lý thông tin VĐV – HLV và đã được 07 đơn vị liên quan đến CNTT đã khẳng định hệ thống này có đầy đủ các chức năng cần có theo quy định tại một số văn bản pháp quy của Bộ Thông tin và Truyền thông. Về hiệu năng hoạt động của Hệ thống được đánh giá ở mức trung bình (3.65). Kết quả khảo sát về chất lượng sử dụng của việc Hệ thống thông tin quản lý đào tạo huấn luyện VĐV đối với cán bộ, nhân viên tại Trung tâm HLTTQG TP.HCM bằng các tiêu chí áp dụng theo Công văn Số 45/BTTTT-ƯDCNTT ngày 04/01/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy tính khả dụng của Hệ thống này với điểm trung bình cao nhất cho sự hài lòng là 7.20. Hệ thống quản lý thông tin đào tạo – huấn luyện VĐV cấp cao tích hợp đầy đủ các tính năng nghiệp vụ quản lý VĐV – HLV, trên cơ sở đó giúp xây dựng, quản lý giáo án tập luyện các môn thể thao (minh họa ở môn Bơi lội). Qua đó, nghiên cứu cũng đã đề xuất 05 giải pháp (Giải pháp chuyên môn; Giải pháp về cơ chế - chính sách; Giải pháp về cơ sở vật chất; Giải pháp về nguồn nhân lực; Giải pháp về tài chính – kiểm soát) và 06 bước tiến hành (Làm rõ mục đích về việc chia sẻ thông tin và hợp tác; Xúc tiến chương trình quảng bá về lợi ích và tiềm năng của hệ thống; Khảo sát người sử dụng về các 153 thông tin cần thiết và thông tin không thể tiếp cận; Xác định vấn đề cần thiết và các yêu cầu về mẫu nghiên cứu; Dự báo rủi ro có thể xảy ra và Tích hợp tất cả hệ thống cho người dùng) để từng bước hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của Hệ thống thông tin quản lý VĐV – HLV tại Trung tâm HLTTQG TP.HCM, cũng như các cơ sở quản lý, đào tạo VĐV trên cả nước. 2. Kiến nghị: Ứng dụng CNTT, đặc biệt trong quản lý nói chung và trong quản lý đào tạo VĐV nói riêng cần được quan tâm hàng đầu vì chúng ta cần phải phát triển nhanh hơn để tiến kịp sự phát triển của thời đại và phải biết tận dụng tối đa tiện ích của CNTT để đưa ngành thể thao Việt Nam ngang tầm Châu lục và Thế giới. Sự phát triển về ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo và HLTT hiện nay đang bị hụt hẫng trước tốc độ phát triển của khoa học công nghệ. Việc ứng dụng CNTT – máy tính hỗ trợ trong công tác quản lý HLTT cần phải được lưu tâm và tổ chức thực hiện. Xây dựng hành lang pháp lý làm cơ sở để triển khai thực hiện tại các đơn vị đào tạo - huấn luyện VĐV. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ứng dụng CNTT trong quản lý quá trình đào tạo VĐV. Xây dựng, thành lập các Trung tâm thông tin tư liệu TDTT (Sport Information Center). DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Hoàng Minh Thuận, 2015, “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đội tuyển VĐV hiện trạng và giải pháp”, Tạp chí khoa học và đào tạo TDTT (số 1), tr 10-14. 2. Nguyễn Hoàng Minh Thuận, 2014, “Các tiêu chí, phương pháp ước lượng hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý thông tin đào tạo huấn luyện VĐV”, Tạp chí khoa học và đào tạo TDTT (số 2), tr 6-14. 3. Nguyễn Hoàng Minh Thuận, 2013, “Khảo quát hệ thống quản lý thông tin trong quản lý thông tin nói chung – quản lý huấn luyện thể thao nói riêng”, Tạp chí khoa học và đào tạo TDTT (số 1), tr 6-13. 4. Nguyễn Hoàng Minh Thuận, 2010, “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo VĐV hiện trạng và giải pháp”, Tạp chí khoa học và thể thao (số 6), tr 13-18. 5. Nguyễn Hoàng Minh Thuận, 2010, “Tin học hóa trong công tác quản lý huấn luyện tại Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia TP.HCM”, Tạp chí khoa học và thể thao (số 6), tr 6-12. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Đặng Minh Ất (2002), "Công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam", Kinh tế và phát triển, (64), tr.11-12. 2. Nguyễn Trọng Bảo (1994), “Đào tạo, bồi dưỡng tài năng, vấn đề được gia đình và xã hội quan tâm”, Thông tin giáo khoa. 3. Nguyễn Văn Ba (2010), Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, các phương pháp có cấu trúc, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội 4. Nguyễn Trọng Bảo (1995), Phát hiện, tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng năng khiếu tài năng – một vấn đề vừa có tính nhân đạo và có tính chiến lược, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 5. Nguyễn Trọng Bảo (1996), Gia đình, nhà trường, xã hội với việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ người tài, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 6. Kuzin B.B (1999), “Những vấn đề cấp bách trong quản lý thể thao”, Thông tin khoa học công nghệ TDTT, số 5. 7. Lê Bửu – Dương Nghiệp Chí – Nguyễn Hiệp (1983), Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao, Sở TDTT Thành Phố Hồ Chí Minh xuất bản. 8. Lê Bửu – Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, Sở TDTT Thành Phố Hồ Chí Minh xuất bản. 9. Dương Nghiệp Chí (2002), “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ điện tử và tin học trong thi đấu điền kinh”, Tạp chí Khoa học thể thao, số 5/2002, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. 10. Dương Nghiệp Chí (2002), “Xác định nội dung và quy trình thực hiện trang Web SEA Games 22”, Tạp chí Khoa học thể thao, số 6/2002, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. 11. Dương Nghiệp Chí (2002), “Phân loại nhóm phương pháp soạn phần mềm xử lý thành tích thi đấu trong SEA Games 22”, Tạp chí Khoa học thể thao, số 6/2002, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. 12. Dương Nghiệp Chí (2003), “Nghiên cứu cấu trúc của hệ thống điện tử xử lý thông tin thi đấu SEA Games 22”, Tạp chí Khoa học thể thao, số 1/2003, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. 13. Dương Nghiệp Chí (2003), “Nghiên cứu phân loại các thiết bị, dụng cụ phục vụ trong SEA Games 22”, Tạp chí khoa học thể thao, số 1/2003, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. 14. Dương Nghiệp Chí – Lê Bửu (1982), Quản lý phong trào TDTT, Sở TDTT Thành Phố Hồ Chí Minh xuất bản. 15. Dương Nghiệp Chí, Vũ Thái Hồng (2009), Lý luận và thực tiễn lập kế hoạch quản lý TDTT, Nhà xuất bản Thể dục Thể thao. 16. Đàm Quốc Chính (2004), “Khái lược về Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước của ngành thể dục thể thao – Cơ sở lý luận và thực tiễn”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học, Trường Đại học TDTT I. 17. Đàm Quốc Chính (2014), “Tạo lập, khai thác, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu vận động viên trong đào tạo vận động viên tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học đào tạo và huấn luyện thể thao, số đặc biệt, tr 26. 18. Đàm Quốc Chính và cộng sự (2014), “Xây dựng giải pháp về công nghệ thông tin trong quá trình huấn luyện vận động viên cấp cao tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học đào tạo và huấn luyện thể thao, số đặc biệt, tr 266. 19. Công văn Số 45/BTTTT-ƯDCNTThướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày ngày 04 tháng 01 năm 2013. 20. “Di truyền và tuyển chọn thể thao”. Thông tin KHKT TDTT, số 11- 12/1985. 21. Nguyễn Ngọc Điệp (1999), 1200 thuật ngữ pháp lý Việt Nam, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh. 22. Nguyễn Duy Gia (1993), Một số vấn đề cơ bản về hoàn thiện bộ máy Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Nguyễn Duy Gia (1994), Nâng cao quyền lực, năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao hiệu lực pháp luật, Nhà xuất bản Lao động. 24. Ghoscôp V.M – Pobrop G.M – Teresencô V.I (1978), Nói chuyện về quản lý, Nhà xuất bản Lao động. 25. Góp phần vào sự đổi mới các quan niệm về TDTT ở nước ta,Tạp chí thông tin lý luận, số 6/1997. 26. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa hiện đại hóa, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, 27. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich (1993), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 28. Harre D (1996), Học thuyết huấn luyện, Nhà xuất bản TDTT, Hà Nội. 29. Vũ Ngọc Hải (1993), Đề xuất phương hướng công tác phát hiện, bồi dưỡng và phát huy tài năng, Kỉ yếu hội thảo quốc gia, Hà Nội. 30. Hệ thống tuyển chọn vào trường năng khiếu thể thao, Bản tin KHKT TDTT, 3/1982, tr.9. 31. Bùi Hiển (1995), “Cơ sở xã hội học của năng khiếu, tài năng”, Đại học và GDCN. 32. Bùi Hiển: Những tồn tại của vấn đề bồi dưỡng năng khiếu. Thông tin giáo khoa, 12/1995. 33. Ivanhin V.A – Culincôvic K.A (1997), “Quản lý phong trào TDTT”, Matxcơva. 34. Kế hoạch số 4194/KH-BVHTTDL về việc phê duyệt Kế hoạch xây dựng “Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển CNTT của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2015-2020”, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2013. 35. Kế hoạch số 3229/KH-BVHTTDL về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 47/NQ-CP của Chính phủ về ứng dụng và phát triển CNTT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 16 tháng 9 năm 2014. 36. Mai Hữu Khuê (1998), Phân tích hệ thống trong quản lý và tổ chức, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. 37. Trần Đình Long (1999), Lý thuyết hệ thống, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật 38. Luật Công nghệ thông tin, SỐ 67/2006/QH11, Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2006 39. Luật Thể dục, Thể thao cúa Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 10 số 77/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 40. Bùi Xuân Mỹ (2000), Từ điển thể thao, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 41. Phan Hồng Minh (1994),“Một số vấn đề về thể thao hiện đại”, Thông tin khoa học công nghệ TDTT, số 6. 42. Mấy vấn đề về tổ chức văn phòng tiểu ban danh mục và tiêu chuẩn viên chức nhà nước, Hà Nội, 1983, 6 tr. 43. Một số suy nghĩ về hướng chiến lược về đào tạo vận động viên trẻ ở nước ta, Thông tin KHKT TDTT, số 6/1990, tr.1. 44. “Một số vấn đề về thể thao hiện đại”, Thông tin KHKT TDTT, số 6/1996. 45. Tô Văn Nam (2004), Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống, Nhà xuất bản Giáo dục. 46. Nabatnhicôva M.Ia (1985), Quản lý đào tạo vận động viên trẻ, Nhà xuất bản Hà Nội. 47. “Năng khiếu và tài năng thể thao”, Thông tin KHKT TDTT, số 4/1992, tr.1. 48. “Những vấn đề về giáo dục đạo đức trong thể thao thanh thiếu niên”,Bản tin KHKT TDTT, số 1/1985, tr.4. 49. Vương Lạc Phụ (2000), Khoa học lãnh đạo hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 50. “Phương diện pháp lý của việc thương mại hóa thể thao: Thụ lý và pháp chế”, Thông tin KHKT TDTT, số 5+6/1995. 51. Nguyễn Hồng Phương (2008), Phân tích thiết kế hệ thống thông tin – Phướng pháp & ứng dụng, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội. 52. Lê Quý Phượng & cộng sự (2014), Quản lý nhà nước về TDTT, Nhà xuất bản ĐHQG TP.HCM 53. Quy hoạch sử dụng, đào tạo và quản lý cán bộ TDTT ở TP HCM bằng máy tính điện tử dựa trên kết quả điều tra nhân sự năm 1981. Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học ( đề tài số 390/KHKT) của Sở TDTT TP HCM, 1982 54. Quyết định 3728/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển CNTT của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2016 – 2020. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 06 tháng 11 năm 2014. 55. Tài năng và chính sách đối với năng khiếu, tài năng. Tổng luận phân tích của Trung tâm thông tin khoa học giáo dục thuộc Viện KHGD Việt Nam, Hà Nội, 1992. 56. “Tìm kiếm những tài năng thể thao”, Bản tin KH TDTT, số 4/1984. 57. “Tuyển chọn tài năng – một số quan điểm”, Thông tin KH TDTT, số 3/1996, tr. 35. 58. Lâm Quang Thành (1998), “Nghiên cứu hệ thống quản lý đào tạo vận động viên”. Luận án tiến sĩ giáo dục, Hà Nội, mã số 5.07.04. 59. Lâm Quang Thành (1998), Xác định mô hình tổ chức của hệ thống quản lý đào tạo vận động viên ở TP HCM, Thông tin KH TDTT, Viện KH TDTT, số 8, tr 1922. 60. Lâm Quang Thành (1998), Nghiên cứu quy trình quản lý và đào tạo vận động viên ở Thành Phố HCM, Thông tin KH TDTT, Viện KHTDTT, số 8/1998, tr 1719. 61. Đoàn Thế Thiêm, “Nghiên cứu khả năng đổi mới tổ chức, quản lý nhằm khai thác tiềm năng phát triển TDTT Hải Phòng”, Luận án Phó tiến sĩ khoa học sư phạm – tâm lý, mã số 50704. 62. Lưu Kiếm Thanh (1998), Kỹ thuật lập quy, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. 63. Phạm Xuân Thành, Lê Văn Lẫm (2010), Quản lý học thể dục thể thao, Nhà xuất bản TDTT. 64. Nguyễn Toán (1998), Cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo VĐV, Nhà xuất bản TDTT 1998. 65. Đinh Thọ, Phan Hồng Minh (1996), Quản lý học thể dục thể thao, Nhà xuất bản TDTT 66. Trung tâm thông tin TDTT (2013), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thi đấu và huấn luyện thể thao của một số quốc gia trên thế giới”, Thông tin tổng hợp, Bản tin nội bộ phục vụ quản lý nhà nước Ngành Thể dục thể thao, số 25 - tháng 5/2013. 67. Nguyễn Văn Vị (2003), Phân tích thiết kế các hệ thống thông tin hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê. Tiếng Anh 68. Baca, A. (2006), “Computer science in sport: An overview of history, present fields and future applications (Part I)”, International Journal of Computer Science and Sports, 5 Special edition 2/2006, 25-35. 69. Beetz, M., Kirchlechner, B. & Lames, M. (2005),“Computerized Real-Time Analysis of Football Games”, IEEE Pervasive Computing, 4 (3), 33-39. 70. Cai Yueting, Liuyi. (1999), “System Development of Application Soft Wares [M]”, Qinghua University Press. 71. Church, S. & Hughes, M. (1986), “Patterns of play in Association Football – A computerised Analysis”, Communication to First World Congress of Science and Football, Liverpool, 13th-17th April. 72. David Rowe (2004), “Sport, Culture and the media”. 73. Deng Jing (2003), “MIS and Its Applications [M]”, China Electric Power Press. 74. Edelmann-Nusser, J., Hohmann, A. & Henneberg, B. (2002), “Modelling and prediction of competitive swimming performance in swimming upon neural networks”, European Journal of Sport Science, 2(2), 1-10. 75. Engesser, H. (Ed.) (1988), “Duden Informatik“: ein Sachlexikon für Studium und Praxis, Stichwort Informatik (Encyclopaedia “Informatik“, Keyword „Informatik“)”, Mannheim: Dudenverlag. 76. Honari, habib (2003),“Designing and Description of Information System and Human Resources in Physical Education, National Olympic and sport Federations”, Sport Management Thesis, Tarbiat Modares University 77. Holzer, Ch., Hartmann, U., Beetz, M., Von der Grün, Th. (2003),“Match analysis by transmitter position measurement. In E. Müller et al. (Eds.)”, ECSS Salzburg 2003 – Abstract book (p. 229). Salzburg: Institute of Sports Science. 78. Hughes, M. (2000), “Computers and Performance Analysis in Sport”, In A. Baca (ed.), Computer Science in Sport (pp. 83-102). 79. Herb Appenzeller, Guy Lewis (2000), “Succesful Sport Management” 80. Larry Horine, David Stcotlar (2004), “Administration of Physical Education and Sport Programs” 81. Laurel T.Mackinnon, Carrie B.Ritchie, Sue L .Hooper, Peter J.Abernethy (2003), “Exercise Management”, Human Kinetics 82. Link, D. & Lames, M. (2005),“Effects of Computer Mediated Communication on the Quality of Beach Volleyball Coaching Sessions. In F. Seifriz, J. Mester, J. Perl, O. Spaniol & J. Wiemeyer (Eds.)”, 1st International Working Conference IT and sport and 5th Conference dvs-Section Computer Science in sport - Book of Abstracts (p. 172-176). Cologne: Cologne Sports University. 83. Link, D. & Lames, M. (2006), “Handhelds in der wissenschaftlichen Trainingsberatung (Handhelds for Coaching)”, In K. Witte, J. EdelmannNusser, A. Sabo & E.F. Moritz (Hrsg.), Sporttechnologie zwischen Theorie und Praxis IV (S. 199-208), Aachen:Shaker Verlag. 84. Li, S., Sun, J.: “Design of Elite Sports Team Management Information System”, In: International Workshop on Intelligent Systems and Applications. 85. Liu, M.-H.: “The Design anh Development of Folk Sport Resource Management Information System Based on Wed”, In: International Symposium on Computer Network and Multimedia Technology. 86. Lin, S., “Reseach on Evalution System on University Sports Team Management”. In the Third international Conference on Communication Software and Networks. 87. Michael Kent (1994),“The Oxford dictionary of Sport Sicence and Medicine”, Oxford University Press 88. Nygaard, K. (1986), “Programm Development as a Social Activity. In H.J. Kugler (Ed.)”, Information Processing 86 (Proc. 10th IFIP World Computer Congress '86, Dublin) (pp. 189-198). Amsterdam: Elsevier Science Publishers B.V. 89. Novatchkov, H., Kornfeind, Ph., Bichler, S. & Baca, A. (2009), “Mobile Coaching. Proceedings IACSS09”, 7th International Symposium of the International Association of Computer Science in Sport (p. 145). Canberra, Australia. 90. Perl, J. & Lames, M. (1995), “Sportinformatik: Gegenstandsbereich und Perspektiven einer sportwissenschaftlichen Teildisziplin” (Sport Informatics Subject Matters and Perspectives of a Sport Scientific Sub Discipline), Leistungssport, 25 (3), 26-30. 91. Richard Ray (2000), “Management Strategies in Athletic Training”, Human Kinetics 92. Robert N. Lussier and David Kimball (2004), “Sport Management”. 93. Sunmeng (2006), “Assisted Sport Training Analysis System Based on Web and Data Warehouse [J]”, Journal of Tianjin University of Sport. 94. Tim Flannery, Mike Swank (1999), “Personel management for sport directors”. 95. Wang Guorong, Zhu Linjie, Wangwei. ASP and Web Database [M], People’s Posts and Telecom Press. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÔNG TIN CHUNG Tên đơn vị Điện thoại Email Website NỘI DUNG: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ A. Ứng dụng hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành 1, Đơn vị đã sử dụng phần mềm quản lý văn bản chưa?  Có  Không Ý kiến khác: ………………………………………………………………………......... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... 2, Các ứng dụng CNTT đã triển khai tại đơn vị và đơn vị:  Quản lý đào tạo  Có  Không Tên phần mềm .................................................................................................................................................. Nhà cung cấp: .................................................................................................................................................. Thời điểm triển khai .................................................................................................................................................. Đơn vị trực tiếp sử dụng .................................................................................................................................................. Ý kiến đánh giá, nhận xét: .................................................................................................................................................. ....................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................  Quản lý công văn  Có  Không Tên phần mềm ........................................................................................................................................... Nhà cung cấp: ........................................................................................................................................... Thời điểm triển khai ........................................................................................................................................... Đơn vị trực tiếp sử dụng ........................................................................................................................................... Số lượng người sử dụng:….. người; ……% /tổng cán bộ, HLV của đơn vị Ý kiến đánh giá, nhận xét: ........................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................  Quản lý nhân sự:  Có  Không Tên phần mềm ........................................................................................................................................... Nhà cung cấp: ........................................................................................................................................... Thời điểm triển khai ........................................................................................................................................... Đơn vị trực tiếp sử dụng ........................................................................................................................................... Số lượng người sử dụng:….. người; ……% /tổng cán bộ, HLV của đơn vị Ý kiến đánh giá, nhận xét: ........................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................  Quản lý kế toán – Tài chính:  Có  Không Tên phần mềm ........................................................................................................................................... Nhà cung cấp: ........................................................................................................................................... Thời điểm triển khai ........................................................................................................................................... Đơn vị trực tiếp sử dụng ........................................................................................................................................... Ý kiến đánh giá, nhận xét: ........................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................  Quản lý tài sản:  Có  Không Tên phần mềm ........................................................................................................................................... Nhà cung cấp: ........................................................................................................................................... Thời điểm triển khai ........................................................................................................................................... Đơn vị trực tiếp sử dụng ........................................................................................................................................... Số lượng người sử dụng:….. người; ……% /tổng cán bộ, HLV của đơn vị Ý kiến đánh giá, nhận xét: ........................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................  Quản lý tư liệu, thư viện:  Có  Không Tên phần mềm ........................................................................................................................................... Nhà cung cấp: ........................................................................................................................................... Thời điểm triển khai ........................................................................................................................................... Đơn vị trực tiếp sử dụng ........................................................................................................................................... Số lượng người sử dụng:….. người; ……% /tổng cán bộ, HLV của đơn vị Ý kiến đánh giá, nhận xét: ........................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................  Hội nghị, hội thảo từ xa:  Có  Không Tên phần mềm ........................................................................................................................................... Nhà cung cấp: ........................................................................................................................................... Thời điểm triển khai ........................................................................................................................................... Đơn vị trực tiếp sử dụng ........................................................................................................................................... Số lượng người sử dụng:….. người; ……% /tổng cán bộ, HLV của đơn vị Ý kiến đánh giá, nhận xét: ........................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................  Khác (Cụ thể):  Có  Không Tên phần mềm ........................................................................................................................................... Nhà cung cấp: ........................................................................................................................................... Thời điểm triển khai ........................................................................................................................................... Đơn vị trực tiếp sử dụng ........................................................................................................................................... Số lượng người sử dụng:….. người; ……% tổng cán bộ/ HLV của đơn vị Ý kiến đánh giá, nhận xét: ........................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... B. Đánh giá một số kết quả ứng dụng CNTT trong quản lý và điều hành 1. Tỷ lệ gửi các loại văn bản dưới dạng điện tử (qua hệ thống thư điện tử, hệ thống quản lý văn bản và điều hành...) so với gửi theo cách truyền thống  Lịch công tác:……%  Giấy mời họp:……%  Tài liệu phục vụ cuộc họp:……%  Những công văn gửi để báo cáo:……%  Những loại văn bản khác (quét và gửi qua thư điện tử) :……% 2, Thực hiện họp giao ban với các đơn vị trực thuộc trên môi trường mạng  Tổng số cuộc họp trong tháng:……%  Tỷ lệ số cuộc họp qua mạng trong tháng:……% 3, Đưa thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo lên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử  Tổng số bản tin chỉ đạo, điều hành (kết luận cuộc họp, ý kiến chỉ đạo,...) được đưa lên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử:……  Tỷ lệ số bản tin chỉ đạo, điều hành (kết luận cuộc họp, ý kiến chỉ đạo,...) được đưa lên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử:…… C. HẠ TẦNG CHO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1. Tỷ lệ số máy tính trên tổng số cán bộ ................................/........................................... 2. Cơ quan có mạng LAN chưa?  Không  Có 3. Có kết nối internet không?  Không  Có 4. Tỷ lệ số máy tính có kết nối internet.............................................................................% 5. Hiện trạng tốc độ đường truyền Internet tại cơ quan:  Đã phục vụ được công tác chuyên môn (tra cứu TT, gửi dữ liệu,..…)  Không đáp ứng được công tác chuyên môn  Nhu cầu về tốc độ đường truyền ............................................................................................................................... 6. Số lượng máy chủ:............................................................................................................ 7. Đã có hệ thống lưu trữ riêng (SAN) chưa?  Có  Không , ngày tháng năm 20 (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) PHỤ LỤC 2 PHIẾU THÔNG TIN – DỮ LIỆU VẬN ĐỘNG VIÊN 1. Cấp VĐV . Kiện tướng . Dự bị kiện tướng .Cấp 1 . Cấp 2 . Cấp 3 2. Họ và tên:…………………………………………………………………………. 3. Họ và tên đang dùng:……………………………………………………………..... 4. Ngày tháng năm sinh:…………………………… 6. Nơi sinh:…………………………….. 8. Dân tộc: …………………………….. 10. Thành phần gia đình: . Nông dân . Tri thức . Công nhân . Buôn bán 11. Đơn vị :………………………………..……………………………………………. 12. Trình độ văn hóa: ……./12 13. Trình độ ngoại ngữ:……………… 15. Chuyên môn: 16. Năm bắt đầu kinh nguyệt/xuất tinh:………………………………………….. 17. Năm bắt đầu tập luyện thể thao: ……………………………………………... 18. Các bệnh đã mắc: . Viêm gan siêu vi . Viêm họng . Đau bao tử . Đau thần kinh tọa . Đau ruột thừa . Dị ứng QUÁ TRÌNH HỌC VẤN Năm Cấp 1: Trường:…………………………. Năm Cấp 2: Trường:…………………………. Năm Cấp 3: Trường:…………………………. QUÁ TRÌNH TẬP LUYỆN Thời gian tập trung:………………… Số quyết định:…………. Môn: ………………………. Nội dung:…………………. Huấn luyện viên:……………………… Trình độ đạt được:………………. QUÁ TRÌNH THAM GIA THI ĐẤU VÀ THÀNH TÍCH: Giải thi đấu:……………………………… Năm:…… Địa điểm thi đấu:…………… Môn thi đấu: ……………………….. Nội dung:……………………. Huy chương:……………………. Thành tích:…………………………….. LỊCH SỬ CHẤN THƯƠNG Vùng chấn thương: ………………. Nơi điều trị:………………………. 7. Quê qu 9. Tôn G Năm chấn thương:………………. Kết quả:…………………………. 14. Tiế THÔNG TIN CHA Họ và tên:……………………………... Năm sinh: …………………………….. Nghề nghiệp: …….…………………… Chiều cao (m):………………………… Môn thể thao:…………………………. 11. Trình độ: ……………………………… 13. Địa chỉ gia đình:…………………………………………………………………… 14. Số điện thoại:.……………………………………………………………………... Họ và tên:… Năm sinh: … Nghề nghiệp Chiều cao (m 10. Môn thể tha 12. Trình độ: … PHỤ LỤC 3 PHIẾU THÔNG TIN – DỮ LIỆU HUẤN LUYỆN VIÊN 1. Cấp HLV . HLV chính . HLV cao cấp . HLV 18. Họ và tên khai sinh:………………………………………………………………… 19. Họ và tên đang dùng:……………………………………………………………..... 20. Ngày tháng năm sinh:…………………………… 21. Giới tính:……………….. 22. Nơi sinh:…………………………….. 23. Quê quán……………………………… 24. Dân tộc: …………………………….. 25. Tôn Giáo……………………………… 26. Nơi ở hiện nay:……………………………………………………………….…….. 27. Đơn vị công tác: :………………………………..…………………………………. 28. Đơn vị quản lý: ……………………..……………………………………………… 29. Cơ quan chủ quản: …………………………………………………………………. 14. Tình trạng hôn nhân: 15. Con: . Độc thân .Có gia đình . Góa (vợ,chồng) . Ly dị/ Ly thân . Có . Không 16. Điều kiện kinh tế: . Khá giả .Trung bình . Đủ ăn . Khó khăn 17. Đoàn thanh niên Cộng Sản: . Có . Không 18. Năm kết nạp: …………………………………………………………………. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam: . Có . Không 20. Năm kết nạp: …………………………………………………………………. 21. Công Đoàn . Có . Không 22. Năm kết nạp:……………………………………………………………………….. 23. Năm vào biên chế: …………………………………………………………………. 24. Năm công tác TDTT: Từ………………………….Đến……...…..………………… 25. Hệ số lương:…………………………. 26. Năm hưởng:………………………… 27. Khen thưởng:………………………………………………………………………. 28. Kỷ luật:…………………………………………………………………………….. 29. Tình trạng sức khỏe hiện loại: . Tốt .Khá . Trung bình . Yếu 30. Trình độ văn hóa: ……/12 31. Chuyên môn:………………………………………………………………………. 32. Ngoại ngữ thông thạo:……………………………………………………………. 33. Ngoại ngữ đọc được :…………………………………………………………….. 34. Chức vụ hiện tại: …………………………………………………………………... 35. Chức vụ hiện tại:……………………………………………………………………. 36. Năm đề bạt:………………………..................37. Năm bồi dưỡng:…………………… 38. Công việc đang làm: . Cán bộ khoa học .Cán bộ phong trào TDTT . HLV đội tuyển . HLV năng khiếu . Quản lý các cấp . Giáo viên . Khác:…………………………………………………………………………… 39. Trước đây là HLV môn: …………………………………………………………… 40. Đẳng cấp: . Kiện tướng .Kiện tướng quốc tế . Dự bị kiện tướng 41. Việc giảng dạy, huấn luyện dựa vào: .Chủ yếu là kinh nghiệm từ thời VĐV . Kinh nghiệm khi được tiếp xúc với chuyên gia . Kiến thức từ các khóa bồi dưỡng chuyên môn ngắn ngày . Kiến thức từ các khóa học (Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học) . Kết hợp kiến thức từ các khóa học và kiến thức tự tích lũy được trong quá trình tự 42. Các nguồn thông tin thu nhận nhằm nâng cao kỹ năng huấn luyện . Sách chuyên môn nước ngoài . Sách chuyên môn trong nước . Internet . Báo, tạp chí chuyên môn nước ngoài . Báo, tạp chí chuyên môn trong nước .Các khóa bồi dưỡng chuyên môn trong nước . Các khóa bồi dưỡng chuyên môn nước ngoài 43. Tính thường xuyên cập nhật: ……………………………………………………… PHỤ LỤC 4 PHIẾU THÔNG TIN – DỮ LIỆU HUẤN LUYỆN VIÊN NƯỚC NGOÀI 1. Cấp HLV . HLV chính .HLV cao cấp .HLV 30. Họ và tên khai sinh:………………………………………………………………….. 31. Họ và tên đang dùng:……………………………………………………………....... 32. Ngày tháng năm sinh:…………………………… 33. Giới tính:…………………. 34. Nơi sinh:…………………………….. 35. Quê quán……………………………….. 36. Quốc tịch: …………………………… 37. Tôn Giáo……………………………….. 38. Nơi ở hiện nay:……………………………………………………………….……... 39. Đơn vị công tác:………………………………..……………………………………. 40. Đơn vị quản lý: ……………………..……………………………………………….. 41. Cơ quan chủ quản: …………………………………………………………………... 42. Địa chỉ đơn vị công tác: ……………………………………………………………... 14. Tình trạng gia đình: 15. Con: . Độc thân .Có gia đình . Góa (vợ,chồng) . Ly dị/ Ly thân . Có . Không 16. Năm công tác TDTT: Từ………………………….Đến……...…..………………… 17. Hệ số lương:…………………………. 18. Năm hưởng:………………………… 19. Trước đây là HLV môn: ………………………………………………………... 20. Đẳng cấp: . Kiện tướng .Kiện tướng quốc tế . Dự bị kiện tướng 21. Hiện là HLV môn: …………………………………………………………… 22. Đội: ……………………………………………………………………………… 23. Khen thưởng:……………………………………………………………………… 24. Trình độ quản lý:…………………………………………………………………... 25. Chức vụ hiện tại………………………………………………………………….. 26. Công việc đang làm: . Cán bộ khoa học .Cán bộ phong trào TDTT . HLV đội tuyển . HLV năng khiếu . Quản lý các cấp . Giáo viên . Khác:………………………………………………………………………… 27. Công việc thông thạo nhất……………………………………………………….. 28. HLV đội tuyển môn……………………………………………………………… 29. HLV năng khiếu môn……………………………………………………………. 30. Giáo viên môn…………………………………………………………………… 31. Nghề nghiệp hiện nay……………………………………………………………. 32. Khu vực: . Cá thể . Tập thể . Nhà nước . Quốc tế . Quốc gia 33. Hiện là trọng tài môn: ……………………………………………………………… 34. Việc giảng dạy, huấn luyện dựa vào: .Chủ yếu là kinh nghiệm từ thời VĐV . Kinh nghiệm khi được tiếp xúc với chuyên gia . Kiến thức từ các khóa bồi dưỡng chuyên môn ngắn ngày . Kiến thức từ các khóa học (Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học) . Kết hợp kiến thức từ các khóa học và kiến thức tự tích lũy được trong quá trình tự 35. Các nguồn thông tin thu nhận nhằm nâng cao kỹ năng huấn luyện . Sách chuyên môn nước ngoài . Sách chuyên môn trong nước . Internet . Báo, tạp chí chuyên môn nước ngoài . Báo, tạp chí chuyên môn trong nước .Các khóa bồi dưỡng chuyên môn trong nước . Các khóa bồi dưỡng chuyên môn nước ngoài 36. Tính thường xuyên cập nhật: …………………………………………………… PHỤ LỤC 5 PHIẾU KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG SỬ DỤNG VỀ HỆ THỐNG QUẢN THÔNG TIN VĐV - HLV I. THÔNG TIN CHUNG Tên đơn vị:………….…………………………………………………............... Điện thoại:………….…………………………………………………............. Email: ………….…………………………………………………...................... Wedsite: ………….………………………………………………….................. II. NỘI DUNG KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG SỬ DỤNG VỀ HỆ THỐNG QUẢN THÔNG TIN VĐV - HLV Tên phép Mục đích của Phương pháp áp Đánh giá Phép đánh giá dụng TT Khảo sát lấy ý Mức độ hài lòng 1 của người dùng đối với hiệu quả của hệ thống Đánh giá mức độ hài kiến của tất cả lòng của người dùng người dùng về sự đối với những hiệu quả hài lòng đối với sử dụng mà hệ thống hiệu quả hệ thống quản lý thông tin VĐV- quản lý thông tin HLV mang lại VĐV - HLV mang lại Khảo sát lấy ý Mức long 2 của độ hài người dùng đối với các chức năng của hệ thống Đánh giá mức độ hài lòng của người dùng đối với các chức năng của hệ thống quản lý thông tin VĐV - HLV mang lại kiến của tất cả người dùng về sự hài lòng đối với các chức năng của hệ thống quản lý thông tin VĐV HLV mang lại 3 Mức long của độ hài Đánh giá mức độ hài Khảo sát lấy ý người lòng của người dùng đối kiến của tất cả dùng đối với tính với tính khả dụng của hệ người dùng về sự khả dụng của hệ thống quản lý thông tin hài lòng đối với Điểm đạt được (Thang 10) VĐV - HLV mang lại (dễ tính khả dụng của thống sử dụng, giao diện thân hệ thống quản lý thiện, sử dụng được trên thông tin VĐV nhiều thiết bị) HLV manglại Đánh giá mức độ hài Khảo sát lấy ý lòng của người dùng đối kiến của tất cả Mức độ hài lòng với hiệu năng của hệ người dùng về sự 4 của người dùng thống quản lý thông tin hài lòng đối với đối với hiệu năng VĐV - HLV mang lại hiệu của hệ thống năng của (thời gian phản hồi, tốc hệ thống quản lý độ xử lý các lệnh do thông tin VĐVngười dùng yêu cầu) HLV mang lại Đánh giá mức độ hài lòng của người dùng đối Mức độ hài lòng 5 của người dùng đối với tính ổn định của hệ thống với tính ổn định của hệ thống quản lý thông tin VĐV- HLV mang lại (khả năng phát sinh lỗi, sự cố trong quá trình sử dụng, cách hệ thống phản ứng với cáclỗi, sự cố đó) Khảo sát lấy ý kiến của tất cả người dùng về sự hài lòng đối với tính ổn định của hệ thống quản lý thông tin VĐV HLV mang lại ………, ngày ……tháng ……năm 20 (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) PHỤ LỤC 6 PHIẾU KHẢO SÁT (V/v Đánh giá chất lượng về hệ thống Quản thông tin VĐV - HLV) I. THÔNG TIN CHUNG Tên đơn vị:………….………………………………………………….................... Điện thoại:………….………………………………………………….................... Email: ………….…………………………………………………............................. Wedsite: ………….…………………………………………………......................... II. NỘI DUNG KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VỀ HỆ THỐNG QUẢN THÔNG TIN VĐV – HLV TẠI CÁC ĐƠN VỊ Mức độ đánh giá TT Tênphép Mụcđíchcủa đánhgiá phépđánhgiá Rất tốt A. Chức năng Đánh giá hệ thống quản lý thông tin VĐVHLV có đầy đủ các chức năng cần có theo như hướng dẫn trong Công văn số 1 Đầy đủ 1654/BTTTT-ƯDCNTT ngày 27/5/2008 chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông (CV 1654) và Công văn số 3386/BTTTTƯDCNTT ngày 23/10/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông (CV 3386) Đánh giá hệ thống quản lý thông tin VĐV2 Đầy đủ HLV mang lại có đầy đủ các tính năng kỹ tính năng thuật cần có theo như hướng dẫn trong CV 1654 và CV 3386 Chức 3 năng hoạt động ổn định 4 Chức năng Đánh giá các chức năng của hệ thống quản lý thông tin VĐV- HLV hoạt động ổn định, không gây ra lỗi Đánh giá các chức năng của hệ thống quản lý thông tin VĐV- HLV hoạt động chính Tốt Trung Không bình tốt Rất không tốt hoạt động 5 6 7 xác, không gây ra kết quả sai chính xác Khả năng Đánh giá khả năng tương tác, trao đổi dữ tương tác liệu với các hệ thống khác Đánh giá chức năng quản lý văn bản Quản lý đi/đến, văn bản nội bộ và các chức năng văn bản hoạt động chính xác Đánh giá chức năng lưu trữ tất cả các văn Lưu trữ bản người dùng trao đổi cũng như các văn bản thông tin trao đổi giữa người dùng trong quá trình xử lý văn bản Đánh giá chức năng tìm kiếm thông tin 8 Tìm kiếm trong các văn bản và thông tin trao đổi của thông tin người dùng được lưu trữ trong hệ thống và chức năng tìm kiếm cho kết quả chính xác Đánh giá hệ thống cho phép tạo luồng xử lý hay không và luồng phải thay đổi được theo thực tế. Nếu như hệ thống phần mềm Tùy biến không có khả năng thì khi chỉnh sửa luồng 9 quy trình sẽ phải can thiệp vào mã nguồn phần mềm xử lý văn và rất dễ dẫn đến “cái chết” của hệ thống. bản Người dùng tại thời điểm luồng thực tế thay đổi nhưng phần mềm không đáp ứng được thì họ rất dễ sẽ không sử dụng phần mềm nữa Đánh giá khả năng giúp người sử dụng cho được ý kiến xử lý của mình vào phần Thêm ý 10 kiến xử lý, lưu vết xử lý mềm, các ý kiến xử lý của các vị trí xử lý đều phải được hiển thị một cách trực quan nhất, các vết xử lý phải được lưu lại, việc chuyển văn bản cho vị trí tiếp theo phải được phân luồng để giới hạn phạm vi chuyển thay vì liệt kê ra toàn bộ danh sách 11 Điều hành công việc người dùng của cơ quan Đánh giá chức năng hỗ trợ lãnh đạo đơn vị trong việc điều hành công việc cũng như ra các quyết định 12 Quản trị Đánh giá chức năng quản trị danh mục, quản trị người dùng và quản trị hệ thống B. Hiệu năng hoạt động Đảm bảo hệ thống quản lý thông tin VĐVThời gian 13 phản hồi trung bình HLV có thời gian phản hồi trung bình dưới 2,5 giây (thời gian phản hồi được tính từ khi người dùng gửi 1 yêu cầu đáp ứng tới hệ thống cho đến khi nhận được dữ liệu phản hồi từ hệ thống) Thời gian Đảm bảo hệ thống quản lý thông tin VĐV14 phản hồi HLV có thời gian phản hồi chậm nhất dưới chậm nhất 30 giây Hiệu suất làm việc 15 của máy chủ dữ Đảm bảo hiệu suất làm việc trung bình của CPU trên máy chủ dữ liệu ≤ 75% liệu Hiệu suất làm việc Đảm bảo hiệu suất làm việc trung bình của 16 của máy CPU trên máy chủ ứng dụng của hệ thống chủ ứng quản lý thông tin VĐV- HLV ≤ 75% 17 dụng Truy cập Đảm bảo hệ thống có khả năng đáp ứng ít đồng thời nhất 500 yêu cầu truy cập đồng thời Thời gian 18 hoạt động Đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục liên tục C. Tính khả dụng Dễ sử Đánh giá mức độ dễ sử dụng của 19 dụng HTQLVBĐH đối với người dùng Giao diện Đánh giá về giao diện của hệ thống quản lý 20 phù hợp thông tin VĐV- HLV Truy cập Đánh giá sự thuận tiện khi truy cập vào các 21 thuận tiện thành phần, chức năng của hệ thống Hỗ trợ Đánh giá khả năng hoạt động trên nhiều 22 nhiều thiết thiết bị của hệ thống bị 23 Hỗ trợ Đánh giá khả năng hoạt động trên nhiều hệ nhiều hệ điều hành điều hành khác nhau của hệ thống Đánh giá hệ thống quản lý thông tin VĐV- 24 Tuân thủ HLV tuân thủ các tiêu chuẩn bắt buộc áp tiêu chuẩn dụng theo quy định trong Thông tư số 01/2011/TT- BTTTT ngày 04/01/2011 D.Tính tin cậy Khả năng 25 Đánh giá khả năng chịu lỗi của hệ thống chịu lỗi Khả năng Đánh giá khả năng phục hồi sau sự cố của 26 phục hồi hệ thống sau sự cố An toàn, Đánh giá khả năng an toàn bảo mật của hệ 27 bảo mật thống E. Khả năng bảo trì, chuyển đổi Khả năng 28 sửa chữa, Đánh giá khả năng sửa chữa, nâng cấp, mở nâng cấp rộng của phần mềm dùng trong hệ thống phần mềm Khả năng 29 sửa chữa, Đánh giá khả năng nâng cấp, sửa chữa nâng cấp phần cứng dùng trong hệ thống phần cứng Khả năng sao lưu dữ 30 liệu, back up hệ Đánh giá công tác sao lưu an toàn dữ liệu, back up toàn bộ hệ thống đề phòng rủi ro thống Khả năng tùy biến 31 quy trình, thay đổi Đánh giả khả năng tùy biến quy trình, thay đổi các tham số làm việc của hệ thống tham số Đánh giá mức độ dễ dàng cài đặt của hệ 32 Dễ cài đặt thống. Bao gồm cả các công tác liên quan đến hỗ trợ cài đặt ………, ngày ……tháng ……năm 20 (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu) PHỤ LỤC 7 SỐ LIỆU THỐNG KÊ CỦA ĐỘI TUYỂN BƠI LỘI 2014 Kế hoạch huấn luyện của đội tuyển bơi lội trẻ năm 2014 Số buổi cạn Số giờ cạn Số buổi nước Số giờ nước Nội HL tập 29 tập 18 53 72 37 66 211 576 149 540 Trên cạn 3-5-7 tập thể lực chung và thể lực chuyên môn 2 giờ/buổi. Dưới nước bơi các kiểu bài tập phát triển sức bền toàn diện, lấy bơi Bài tập kỹ thuật cơ bản, bơi Sãi và bơi Hỗn hợp làm chính để tải KL lớn, hoàn thiện kỹ thuật các kiểu bơi và đa dạng hóa bài tập. Trên cạn 3-5-7 tập thể lực chung và đi sâu vào thể lực chuyên môn. 2 giờ/buổi. Dưới nước bơi các bài tập phát triển sức bền toàn diện, lấy bơi Bài tập kỹ thuật cơ bản, bơi Sãi và bơi Hỗn hợp làm chính để tải KL lớn, hoàn thiện kỹ thuật các kiểu bơi và đa dạng hóa bài tập. Đi vào HL các cự ly chính. 4 tuần cuối trước thi đấu và đặc biệt tuần cuối cùng có giảm LVĐ đáng kể, cả trên cạn và dưới nước để hồi phục các hệ thống chức năng của cơ thể, chuẩn bị thi đấu. tập 115 tập 192 Tập nhiều các bài tập bổ trợ trên cạn và dưới nước, bơi nhiều dung đoạn ngắn với tốc độ dưới hoặc bằng 75% tốc độ tối đa để sữa kỹ thuật bơi 4 kiểu. Kiểm tra, thi 24/4/2014 đấu 400m Sải Nhỏ 1/7: 400mS, 800mS 19/9:400mS, 1500mS 7/8: 200mHH, 29/10: 50mMC, 100mMC 400nS Thống kê khối lượng và tỷ lệ bố trí bài tập trong các giai đoạn HL Thời gian từ: 01/01/2014 đến 10/12/2014. Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Khối lượng đơn vị(m) và tỷ lệ % Nội dung tập luyện Chính Tay riêng Chính Chân riêng (C+T) Môn chính (C+T) 4 kiểu BT riêng Phối hợp 8400.00 (4.88%) 23125.00 (4.18%) 13600.00 (7,90%) 3600.00 (2.09%) 24100.00 (4.36%) 12775.00 (2.31%) Phụ 4 kiểu PHỐI HỢP Khối lượng đơn vị (m) và tỷ lệ % % KT & PH Chính 43,4% 4400.00 (2.56%) 10000.00 (5.81%) 34700.00 (20.16%) 39800.00 (23.13%) 56,16% Khối lượng đơn vị (m) và tỷ lệ % 38.94% 11300.00 (2.04%) 6400.00 (1.16%) 23300.00 (4.21%) 114450.00 (20.68%) 64175.00 (11.60%) % KT & PH 24500.00 (4.59%) 200.00 (0.04%) 16750.00 (3.14%) 10500.00 (1.97%) Phụ 4 kiểu BÀI TẬP KỸ THUẬT CƠ BẢN % KT & PH Giai đoạn 3 61,07% Tổng cả năm Khối lượng đơn vị (m) và tỷ lệ % 56025.00 (4.44%) 200.00 (0.02%) 54450.00 (4.32%) 26875.00 (2.13%) 43,27% 10400.00 (1.95%) 1600.00 (0.30%) 24600.00 (4.61%) 142350.00 (26.67%) 29900.00 (5.60%) % KT & PH 56,74% 41,37% 26100.00 (2.07%) 8000.00 (0.63%) 58300.00 (4.62%) 291750.00 (23.14%) 134325.00 (10.65%) 58,62% Phụ Bướm Ngữa Ếch Sải Hỗn hợp Tổng khối lượng: 200.00 (0.12%) 950.00 (0.55%) 1150.00 (0.67%) 1150.00 (0.67%) 14250.00 (8.28%) 39900.00 (23.18%) 172100.00 3100.00 (0.56%) 8625.00 (1.56%) 1150.00 (0.67%) 1150.00 (0.67%) 139800.00 (25.27%) 104550.00 (18.90%) 100% 553300.00 800.00 (0.15%) 9150.00 (1.71%) 6850.00 (1.28%) 6850.00 (1.28%) 137650.00 (25.79%) 111700.00 (20.93%) 100% Ghi chú: % KT & PH: Tỷ lệ % bài tập bơi kỹ thuật và bơi phối hợp trên tổng khối lượng. 533800.00 4100.00 (0.33%) 18725.00 (1.49%) 16800.00 (1.33%) 16800.00 (1.33%) 291700.00 (23.14%) 256700.00 (20.36%) 100% 1260900.00 100% Tỷ lệ HL các vùng CĐ trong từng giai đoạn HL (1, 2, 3). Thời gian từ: 01/01/2014 đến 22/03/2014 (giai đoạn 1) Kiểu HL Ưa khí Yếm khí Dạng bài tập Tốc độ % Khối lượng Tỷ lệ % A1 – A2 75% 60800m 35,328% AT 80% 80300m 46,658% VO2 max 85% 27400m 15,920% LT – LP R-S 90 – 95% ≥ 100% 3200m 400m 1,859% 0,232% Thời gian từ: 24/03/2014 đến 23/08/2014 (giai đoạn 2) Kiểu HL Ưa khí Dạng bài tập Tốc độ % Khối lượng Tỷ lệ % A1 – A2 75% 182200m 32,929% AT 80% 239100m 43,213% VO2 max 85% 112600m 20,350% LT – LP 90 – 95% 14200m 2,566% R-S ≥ 100% 5200m 0,939% Yếm khí Thời gian từ: 25/08/2014 đến 10/12/2014 (giai đoạn 3) Kiểu HL Ưa khí Dạng bài tập Tốc độ % Khối lượng Tỷ lệ % A1 – A2 75% 135300m 25,346% AT 80% 250100m 46,852% VO2 max 85% 124800m 23,379% LT – LP 90 – 95% 16500m 3,091% R-S ≥ 100% 7100m 1,330% Yếm khí Tổng hợp LVĐ của giai đoạn 1. Thời gian từ: 01/01/2014 đến 22/03/2014 (giai đoạn 1). Cự ly tính bằng mét 12.5 25 50 100 200 250 300 Chính Tay riêng BÀI TẬP KỸ THUẬT CƠ BẢN Chân riêng 4 kiểu 28 24 Chính 56 4 800 1000 1 1 3 5 8 3 2 1 1 1500 2000 3000 Tổng KL 8400.00 (4.88%) 5 4 13600.00 (7.90%) 3600.00 (2.09%) 1 Phụ 4 kiểu BT riêng Phối hợp 600 Phụ 32 (C + T) Môn chính (C + T) 4 kiểu PHỐI HỢP 400 Chính 8 4400.00 (2.56%) 0 160 232 38 17 4 128 91 Phụ 4 4 22 13 1 Bướm 19 Ngửa 19 1 5 6 8 29 2 3 1 6 1 10000.00 (5.81%) 34700.00 (20.16%) 39800.00 (23.13%) 200.00 (0.12%) 950.00 (0.55%) 1150.00 (0.67%) Ếch 19 Sải 21 Hỗn hợp 1 39 6 75 36 4 0 1 22 20 5 4 Tổng khối lượng: Kiểu HL Ưa khí Yếm khí 1150.00 (0.67%) 14250.00 (8.28%) 39900.00 (23.18%) 172100.00 Thời gian từ: 01/01/2014 đến 22/03/2014 (giai đoạn 1) Dạng bài tập Tốc độ % Khối lượng A1 – A2 75% 60800m AT 80% 80300m VO2 max 85% 27400m LT – LP 90% - 95% 3200m R-S ≥ 100% 400m Tổng hợp LVĐ giai đoạn 2 Thời gian từ:24/03/2014 đến 23/08/2014 (giai đoạn2) Tỷ lệ % 35,328% 46,658% 15,920% 1,859% 0,232% Cự ly tính bằng mét 300 400 600 800 1000 1 1 1 8 132 13 1 3 6 4 8 1 3 144 5 9 1 0 (C + T) Môn chính 54 7 1 1 2 (C + T) 4 kiểu 390 3 8 BT riêng 301 76 103 35 227 79 73 1 15 Chính Tay riêng 12.5 25 50 100 5 50 8 92 66 124 26 Chính PHỐI HỢP Chân riêng 35 1500 2000 3000 Tổng KL 23125.00 (4.18%) 24100.00 (4.36%) 12775.00 (2.31%) Phụ 4 kiểu Phối hợp 250 Phụ 4 kiểu BÀI TẬP KỸ THUẬT CƠ BẢN 200 Chính 9 Phụ 1 67 Bướm 7 151 1 1 1 Ngửa 6 151 2 1 1 Ếch 6 151 2 1 1 4 1 11300.00 (2.04%) 6400.00 (1.16%) 4 3 2 13 7 23300.00 (4.21%) 114450.00 (20.68%) 64175.00 (11.60%) 3100.00 (0.56%) 8625.00 (1.56%) 8800.00 (1.59%) 8800.00 (1.59%) Sải Hỗn hợp 10 382 312 81 1 91 132 109 1 26 63 23 16 16 5 Tổng khối lượng: Kiểu HL Ưa khí Yếm khí 1 139800.00 (25.27%) 104550.00 (18.90%) 553300.00 Thời gian từ: 24/03/2014 đến 23/08/2014 (giai đoạn 2) Dạng bài tập Tốc độ % Khối lượng A1 – A2 75% 182200m AT 80% 23910m VO2 max 85% 112600m LT – LP 90% - 95% 14200m R-S ≥ 100% 5200m Tổng hợp LVĐ của giai đoạn 3. Thời gian từ: 25/08/2014 đến 10/12/2014 (giai đoạn 3). Tỷ lệ % 32,929% 43,213% 20,350% 2,566% 0,939% Cự ly tính bằng mét 12.5 25 Chính Tay riêng Chính Chân riêng 16 96 20 2 250 300 400 600 800 1000 5 1 1 11 6 1500 2000 3000 9 63 14 2 100 8 18 1 24500.00 (4.59%) 200.00 (0.04%) 16750.00 (3.14%) 10500.00 (1.97%) 8 2 3 22 12 4 0 4 1 23 40 3 1 Tổng KL 0 Phụ 4 kiểu BT riêng Phối hợp 200 1 (C + T) Môn chính (C + T) 4 kiểu PHỐI HỢP 100 Phụ 4 kiểu BÀI TẬP KỸ THUẬT CƠ BẢN 50 1 32 428 104 Chính 143 93 105 36 124 32 Phụ 12 4 Bướm 16 145 10 1 1 0 Ngữa 16 115 2 1 1 0 Ếch 16 115 2 1 1 0 1 4 3 1 17 12 10400.00 (1.95%) 1600.00 (0.30%) 24600.00 (4.61%) 142350.00 (26.67%) 29900.00 (5.60%) 800.00 (0.15%) 9150.00 (1.71%) 6850.00 (1.28%) 6850.00 (1.28%) Sải 15 545 Hỗn hợp 309 70 165 137 1 82 2 46 53 11 17 137650.00 (25.79%) 111700.00 (20.93%) 12 4 Tổng khối lượng: 533800.00 Thời gian từ: 25/08/2014 đến 10/12/2014 (giai đoạn 3) Dạng bài tập Tốc độ % Khối lượng A1 – A2 75% 135300m AT 80% 250100m VO2 max 85% 124800m LT – LP 90% - 95% 16500m R-S ≥ 100% 7100m Kiểu HL Ưa khí Yếm khí Tỷ lệ % 25,346% 46,852% 23,379% 3,091% 1,330% Tổng hợp LVĐ cả năm 2014. Thời gian từ: 01/01/2014 đến 10/12/2014. Cự ly tính bằng mét 12.5 25 50 100 200 250 300 400 600 800 1000 1500 2000 3000 Tổng KL Chính Tay riêng 5 Chính Chân riêng 51 6 3 3 22 23 17 6 56025.00 (4.44%) 200.00 (0.04%) 54450.00 (4.32%) 26875.00 (2.13%) 129 153 32 5 13 280 38 26 2 5 178 3 35 21 2 1 86 7 1 1 2 986 11 4 12 1 0 Phụ 4 kiểu BT riêng Phối hợp 2 1 (C + T) Môn chính (C + T) 4 kiểu PHỐI HỢP 28 Phụ 4 kiểu BÀI TẬP KỸ THUẬT CƠ BẢN 146 Chính 1 336 483 186 231 36 80 10 12 5 6 15 399 294 105 1 108 2 3 6 7 1 20 3 23 27 17 Phụ Bướm 23 315 10 2 2 1 Ngữa 22 285 2 4 2 1 Ếch 22 285 2 4 2 1 Sãi 26 947 660 166 2 173 31 1 20 26100.00 (2.07%) 8000.00 (0.63%) 58300.00 (4.62%) 291750.00 (23.14%) 134325.00 (10.65%) 4100.00 (0.33%) 18275.00 (1.49%) 16800.00 (1.33%) 1680.00 (1.33%) 291700.00 (23.13%) Hỗn hợp 52 77 359 267 5 102 137 36 9 Tổng khối lượng: Kiểu HL Ưa khí Yếm khí 256750.00 (20.36%) 1260900.00 Thời gian từ: 25/08/2014 đến 10/12/2014 (giai đoạn 3) Dạng bài tập Tốc độ % Khối lượng A1 – A2 75% 378300m AT 80% 571200m VO2 max 85% 264800m LT – LP 90% - 95% 33900m R-S ≥ 100% 12700m Tỷ lệ % 30,002% 45,300% 21,001% 2,668% 1,007% Đơn cử LVĐ trong 1 tuần của ba giai đoạn cụ thể: Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Thứ Ngày, tháng, năm Khối lượng Ngày, tháng, năm Khối lượng Ngày, tháng, năm Khối lượng Hai 20/01/2014 7900m 16/06/2014 10500m 08/09/2014 12250m Ba 21/01/2014 7400m 17/06/2014 9550m 09/09/2014 8300m Tư 22/01/2014 5000m 18/06/2014 2100m 10/09/2014 2200m Năm 23/01/2014 6400m 19/06/2014 8900m 11/09/2014 8200m Sáu 24/01/2014 6100m 20/06/2014 10300m 12/09/2014 8900m Bảy 25/01/2014 7000m 21/06/2014 7600m 13/09/2014 7300m Bố trí khối lượng theo từng cự ly và từng nhóm cự ly (giai đoạn 1) Nhóm cự ly Cự ly (m) KL (km) Tỷ lệ % 25 5,9 3,428 % KL nhóm cự ly Tỷ lệ % Nhóm cự ly Cự ly (m) KL (km) Tỷ lệ % Tỷ lệ % KL nhóm cự ly Tỷ lệ % Cự ly trung bình 200 300 400 16,8 7,5 26,8 9,761 4,357 15,572 % % % 51,1 km 29,692% 600 18 10,459 % 800 17,6 10,226 % Cự ly dài 1000 1500 7 16,5 4,067 9,587 % % 64,1 km 37,245% 25 1,95 0.532 % Bố trí khối lượng theo từng cự ly và từng nhóm cự ly (giai đoạn 2) Cự ly ngắn Cự ly trung bình 50 100 200 300 400 600 800 110,85 70 83,6 5,7 99,6 40,8 44,8 20,034 12,651 15,109 1,030 18,001 7,373 8,096 % % % % % % % 182,8 km 188,9 km 33,038% 34,140% Cự ly dài 1000 1500 44 3 7,952 0,542 % % 181,6 km 32,821% 25 4,6 0.851 % Bố trí khối lượng theo từng cự ly và từng nhóm cự ly (giai đoạn 3) Cự ly ngắn Cự ly trung bình 50 100 200 300 400 600 800 82,55 79,9 84,2 13,5 72,5 33,6 32 15,464 14,964 15,773 2,529 14,087 6,294 5,994 % % % % % % % 167,05 km 170,2 km 31,944% 31,884% Cự ly dài 1000 1500 25 25,5 4,863 4,777 % % 188,1km 35,237% KL nhóm cự ly Tỷ lệ % Nhóm cự ly Cự ly (m) KL (km) Cự ly ngắn 50 100 26 25 15,107 14,526 % % 56,9 km 33,062% 2000 2 1,362 % 3000 3 1,743 % 2000 28 5,060 % 3000 21 3,759 % 2000 36 6,744 % 3000 36 6,744 % Bố trí khối lượng theo cự ly. Cả năm 2014 Nhóm cự ly Cự ly (m) KL (km) Tỷ lệ % KL nhóm cự ly Tỷ lệ % 25 12,5 0.991 % Cự ly ngắn 50 100 226 175,3 17,923 13,902 % % 413,8 km 32,817% Cự ly trung bình 200 300 400 184,4 26,7 201,6 14,624 2,117 15,985 % % % 412,7 km 32,730% 600 93 7,375 % 800 94,4 7,486 % Cự ly dài 1000 1500 76 45 6,027 3,568 % % 434,4 km 34,451% 2000 66 5,234 % 3000 60 4,758 % PHỤ LỤC 9 ĐẶC TẢ YÊU CẦU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ HUẤN LUYỆN - 1. GIỚI THIỆU 1.1 Mục đích tài liệu Đây là tài liệu mô tả chi tiết các tính năng có trong phần mềm quản lý thông tin huấn luyện cho các vận động viên. 1.2 Giới thiệu chương trình Chương trình quản lý thông tin của Vận động viên và huấn luyện viên. Cho phép quản lý việc test (tập luyện) của các vận động viên khi tham gia huấn luyện thể thao. Chương trình quản lý giáo án tập luyện. Trang chủ của Hệ thống quản lý thông tin đào tạo – huấn luyện • • • • • • 1.3 Phạm vi phát triển Chương trình gồm những chức năng chính : Quản lý người dùng. Quản lý Huấn Luyện Viên. Quản lý Vận Động Viên Quản lý giáo án môn bơi lội 2. TỔNG QUAN 2.1 Đặc điểm người dùng Chương trình chia làm 2 nhóm người dùng : End User: Cán bộ quản lý trung tâm được phân quyền vào sử dụng các tính năng. Admin: Thực hiện việc cấp quyền truy cập hệ thống cho End User. 2.2 Môi trường ứng dụng • o o • o • o o o • o o o - 2.2.1 Yêu cầu phần mềm: Đối với máy Server Windows server 2003 Cài đặt SQL 2005 Đối với máy Client Web Browser 2.2.2 Yêu cầu phần cứng: Đối với máy Server CPU P4. 3.0GHZ Ram 2 GB HDD còn trống 40 Gb. Đối với máy Client Celeron 2.7 GHz Ram 512 MB HDD còn trống 2 GB. 3. ĐẶC TẢ YÊU CẦU KỸ THUẬT 3.1 Yêu cầu về kiến trúc hệ thống 3.1.1 Yêu cầu triển khai # Lớp (Layer) Kịch bản triển khai 1 Client Web browser để chạy chương trình 2 Database Server Cài đặt SQL 2005 3 Web server Hosting web server cài đặt IIS 6.0 trở lên 4. ĐẶC TẢ YÊU CẦU CHỨC NĂNG 4.1 Module quản lý người dùng hệ thống Khi sử dụng phần mềm thì người sử dụng phải được cấp quyền vào phần mềm thì mới sử dụng được. Chỉ có user Admin mới có thể vào phân hệ Quản lý(Admin) để tạo người dùng và phân quyền người dùng được thực hiện thao tác các tính năng trong phần mềm. Màn hình “tạo mới” của module này. Để tạo mới người dùng. Người quản trị sẽ nhập thông tin người sử dụng vào phần mềm trong nhóm “TẠO TÀI KHOẢN MỚI”. Nhập tất cả các thông tin và chọn - các quyền cần cấp cho người dùng, chọn 1 cho các quyền cấp và 0 cho các quyền không cấp. Sau khi nhập xong thông tin thì bấm nút cập nhật để tạo mới người dùng. Để xóa thông tin người dùng thì người quản trị chỉ cần check vào o checkbox bên trái và bấm nút xóa để xóa các người dùng hết quyền vào hệ thống. Để chỉnh sửa người sử dụng hệ thống, người quản lý sẽ tiến hành bấm vào tên của người cần chỉnh sửa thì lúc đó giao diện phần mềm như sau : Chỉnh sửa các thông tin và các quyền cần chỉnh sửa và sau đó bấm nút cập nhật để chỉnh sửa thông tin người dùng. Tính năng này có thể thay đổi tất cả thông tin trừ thông tin tên đăng nhập là không được chỉnh sửa. 4.2 Module quản lý Huấn Luyện Viên. 4.2.1 Quản lý thông tin Huấn Luyện Viên - Tính năng này cho phép quản lý thông tin của các Huấn luyện viên. Thông tin quản lý của Huấn luyện viên được thể hiện trên form quản lý ở dưới. - Sau khi nhập xong các thông tin thì người dùng sẽ bấm nút cập nhật để nhập thông tin huấn luận viên vào hệ thống. 4.2.2 Tìm kiếm thông tin Huấn Luyện Viên : - - Để quản lý thông tin HLV thì người dùng sử dụng tính năng quản lý danh sách HLV. Khi đó chương trình sẽ đưa ra danh sách các HLV được nhập liệu vào hệ thống. - Khi cần chỉnh sửa thông tin HLV nào thì chỉ cần bấm chuột vào tên HLV thì chương trình sẽ load thông tin của HLV vào form nhập thông tin HLV để người dùng có thể chỉnh sửa thông tin của HLV. 4.3 Module quản lý Vận Động Viên 4.3.1 Quản lý vận động viên Quản lý thông tin Vận Động Viên. Thông tin Vận Động Viên có các thông tin như sau : o Thông tin cá nhân - Thông tin cá nhân của Vận Đông Viên bắt buộc phải nhập vào các ô có dấu *. Nếu không nhập vào các textbox có dấu * thì chương trình không cho phép nhập liệu. Đối với MSVDV thì chương trình tự động sinh ra, không cho phép người dùng có thể nhập vào ô này. Người sử dụng phần mềm bắt buộc phải nhập thông tin của VĐV thì mới có thể qua các mục khác để quản lý. o Quá trình học tập - Người dùng có thể nhập hay không nhập thông tin về quá trình học tập của VĐV. Sau khi điền xong các thông tin xong thì người dùng bấm nút Thêm để tiếp tục nhập quá trình học tập của VĐV. Sau khi đã nhập xong quá trình học tập thì bấm nút tiếp theo để chuyển sang nhập liệu thông tin quá trình luyện tập. o Quá Trình luyện tập - Người dùng nhập liệu thông tin quá trình luyện tập của mình và đính kèm các file quyết định luyện tập và huấn luyện viên đã tiến hành huấn luyện VĐV trong suốt quá trình luyện tập cũng như kết quả đạt được theo đợt huấn luyện. Tính năng này có thể nhập nhiều thông tin huấn luyện, để tiếp tục nhập mới thì người dùng bấm nút thêm. Để chuyển sang thông tin khác thì người dùng bấm nút tiếp tục. o Quá trình tham gia thi đấu và huấn luyện - Giống như quá trình luyện tập. Để nhập vào lịch sử tham gia thi đấu của VĐV thì người dùng chọn giải thi đấu vào nhập vào thông tin mà VĐV đã tham gia giải đấu. Để chuyển sang mục khác thì bấm nút tiếp tục. o Lịch sử chấn thương Vận Động Viên - Người sử dụng dùng tính năng để có thể nhập vào lịch sử chấn thương của VĐV. 4.3.2 Danh sách vận động viên : - Để duyệt xem có bao nhiêu vận động viên chúng ta dùng tính năng này. Tìm kiếm VĐV: - Nhập tên cần tìm hay thông tin cần tìm vào ô “tìm kiếm” - Khi đó chương tình sẽ liệt kê ra danh sách VĐV theo điều kiện tìm kiếm - Muốn xem thông tin chi tiết của VĐV thì bấm vào mục “Xem” 4.3.3 Quản lý việc thực hiện test của vận động viên - Để nhập phiếu test của từng VĐV thì người dùng phải tìm VĐV thông qua ô tìm kiếm tìm theo họ tên hay chuyên môn. Khi đó chương tình sẽ liệt kê ra danh sách VĐV theo điều kiện tìm kiếm. Sau đó người dùng sẽ tiến hành chọn VĐV để xác nhận thông tin và nhập phiếu test bằng cách nhấp chuột vào tên VĐV. Sau khi xác nhận thông tin VĐV thì chương trình sẽ chuyển sang tính năng nhập thông tin test của VĐV vào phần mềm. Mỗi môn có những đặc tính kỹ thuật riêng biệt, do đó các forms nhập dữ liệu test cũng khác nhau theo từng môn. 1.1.1.1. - Nhập dữ liệu test cho môn Thể dục nghệ thuật : Sau khi nhập đầy đủ dữ liệu cho kỳ kiểm tra này, chương trình sẽ tự động lập phiếu test. Dữ liệu hiển thị sẽ được lấy ở 2 lần kiểm tra gần nhất. 1.1.1.2. Nhập dữ liệu test cho môn bóng rổ : 1.1.1.3. Nhập dữ liệu test cho môn bơi lội : 1.1.1.4. Nhập dữ liệu test cho môn teakwondo : Tương tự như các môn thể thao khác. 4.3.3. Kết quả test : - Sau khi nhập dữ liệu test cho các vận động viên, người dùng có thể sử dụng tính năng này để xem kết quả test của một vận động viên bất kì bằng cách điền tên, họ vào ô tìm kiếm. Muốn xem kết quả chỉ cần click chuột vào họ tên vừa tìm được. 4.3.4. Kết quả kiểm tra : - Kết quả kiểm tra được tính từ dữ liệu test của vận động viên, chia theo từng chuyên môn và lần kiểm tra trong năm. - Do mỗi môn có rất nhiều các tiêu chí nhỏ nên chương trình chia ra thành 4 bản báo cáo kết quả kiểm tra. o Kết quả kiểm tra hình thái. o Kết quả kiểm tra chức năng. o Kết quả kiểm tra tâm lý. • Báo cáo kết quả kiểm tra được tích hợp thêm tính năng tính điểm cho từng danh mục nhỏ. Người dùng chỉ việc copy tên các danh mục nhỏ, nếu danh mục đó được tính theo thời gian thì điền số 1, ngược lại điền số 0. Sau khi nhập đầy đủ dữ liệu, click nút tính điểm. Sau khi thang điểm được xây dựng, chương trình sẽ tự động tính điểm cho từng vận động viên. - Sau khi lập được thang điểm, người dùng có thể tính điểm cho từng vận động viên dựa trên thang điểm đã lập. 4.4 Quản lý huấn luyện viên - Quản lý thông tin Huấn luyện viên. Thông tin Huấn luyện viên có các thông tin như sau : o Thông tin cá nhân - Thông tin cá nhân của Huấn luyện viên bắt buộc phải nhập vào các ô có dấu *. Nếu không nhập vào các textbox có dấu * thì chương trình không cho phép nhập liệu. Đối với MSVDV thì chương trình tự động sinh ra, không cho phép người dùng có thể nhập vào ô này. Người sử dụng phần mềm bắt buộc phải nhập thông tin của VĐV thì mới có thể qua các mục ‘ 4.3.4 Danh sách huấn luyện viên : - Để duyệt xem có bao nhiêu vận động viên chúng ta dùng tính năng này. a. Thêm mới HLV Việt Nam - Click vào nút Thêm Mới - Sau khi thêm đầy đủ các thông tin của HLV chúng ta nhấp nút Lưu b.Thêmmới HLVnướcngoài - Click vào Thêm mới HLV nước ngoài sau đó nhấp thêm mới - Sau khi điền các thông tin của HLV chúng ta click nút lưu 4.5 Quản lý giáo án môn bơi lội: Nhấp vào mục “GIÁO ÁN” bên trái chương trình sẽ thể hiện như sau: Nhập các thông tin về ngày, giờ; nội dung giáo án cũng như khối lượng tập luyện vào các vùng như trên 4.6 Phân quyền hệ thống: Cho phép thay đổi dễ dàng các tính năng có sẵn và bổ sung tính năng mới vào chương trình. Khả năng tùy biến cao, giúp Trung tâm ít lệ thuộc và nhà phát triển. Code chức năng phần mềm QLHLV I. Đăng nhập (dang-nhap.aspx) using System; using System.Collections.Generic; using System.Linq; using System.Web; using System.Web.Security; using System.Web.UI; using System.Web.UI.WebControls; using System; using System.Collections.Generic; using System.Data; using System.IO; using System.Linq; using System.Text; using System.Web; using System.Web.UI; using System.Web.UI.WebControls; using Microsoft.Reporting.WebForms; using Telerik.Web.UI; using GoogleLike; using Microsoft.Reporting.WebForms; public partial class Login : System.Web.UI.Page { protected void Page_Load(object sender, EventArgs e) { if (!IsPostBack) { LoadGioiThieu(); LoadChucNang(); LoadThanhTich(); LoadThongBao(); } if (HttpContext.Current.User.Identity.IsAuthenticated) { Response.Redirect("/Trang-Chu.aspx"); } msgError.Visible = false; msgError.Text = ""; txtusername.Attributes.Add("onKeyPress", "javascript:if (event.keyCode == 13) __doPostBack('" + btLogin.UniqueID + "','')"); txtpassword.Attributes.Add("onKeyPress", "javascript:if (event.keyCode == 13) __doPostBack('" + btLogin.UniqueID + "','')"); if (int.Parse(CMSUtils.GetDataSQL("TB_TaiKhoan", "COUNT(TenTaiKhoan)", "", "").ToString()) == 0) { KhoiTaoTaiKhoan(); } } public void KhoiTaoTaiKhoan() { string[] column = new string[] { "TenTaiKhoan", "MatKhau", "TenDayDu", "NhomTaiKhoanID", "CMND" }; II. Trang chủ (trang-chu.aspx) using using using using using using System; System.Data; System.Configuration; System.Web; System.Web.Security; System.Web.UI; using System.Web.UI.WebControls; using System.Web.UI.WebControls.WebParts; using System.Web.UI.HtmlControls; using System.Media; using System.ComponentModel; using System; using System.Collections.Generic; using System.Linq; using System.Web; using System.Web.UI; using System.Media; using System.Web.UI.WebControls; using System; using System.Collections.Generic; using System.Data; using System.IO; using System.Linq; using System.Text; using System.Web; using System.Web.UI; using System.Web.UI.WebControls; using Microsoft.Reporting.WebForms; using Telerik.Web.UI; using GoogleLike; using Microsoft.Reporting.WebForms; using System.Drawing; using System.Diagnostics; public partial class _Default : System.Web.UI.Page { protected void Page_Load(object sender, EventArgs e) { if (!IsPostBack) { pageQuan(); pagePhuong(); loaddata(); LoadVDV(); LoadVDVTre(); } } private void pageQuan() { //#region[Quan huyen] //object dtQuanhuyen = CMSUtils.GetDataSQL("TB_TaiKhoan", "List_QuanHuyen", String.Format("TenTaiKhoan=N'{0}'", HttpContext.Current.User.Identity.Name), ""); //DataTable ListKhuVuc = CMSUtils.GetDataSQL("", "DMKhuVuc", "MaKhuVuc", "", ""); //string[] listHuyen = dtQuanhuyen.ToString().Split(','); //string temp = ""; //DataTable data3 = new DataTable(); //for (int i = 0; i < listHuyen.Length; i++) //{ // if (i == listHuyen.Length - 1) // temp += listHuyen[i]; // else // temp += listHuyen[i] + ","; //} //if (!CMSUtils.IsNull(temp)) //{ // data3 = CMSUtils.GetDataSQL("", "DMKhuVuc k", "*", // String.Format("Makhuvuc IN ({0})", temp) // , ""); // if (data3.Rows.Count > 0) // { // ddlLoatQuanHuyen.DataSource = data3; // ddlLoatQuanHuyen.DataTextField = "TenKhuVuc"; // ddlLoatQuanHuyen.DataValueField = "MaKhuVuc"; // ddlLoatQuanHuyen.DataBind(); // ddlLoatQuanHuyen.SelectedIndex = 0; // object dtQuan = ddlLoatQuanHuyen.SelectedValue; // object dtQuan2 = CMSUtils.GetDataSQL("DMKhuVuc", "TenKhuVuc", "MaKhuVuc = '" + dtQuan + "'", ""); // lbrQuan.Text = dtQuan2.ToString().ToUpper(); // } //} //else //{ // data3 = CMSUtils.GetDataSQL("", "DMKhuVuc k", "*", // "Makhuvuc = '0'" // , ""); // if (data3.Rows.Count > 0) // { // ddlLoatQuanHuyen.DataSource = data3; // ddlLoatQuanHuyen.DataTextField = "TenKhuVuc"; // ddlLoatQuanHuyen.DataValueField = "MaKhuVuc"; // ddlLoatQuanHuyen.DataBind(); // ddlLoatQuanHuyen.SelectedIndex = 0; // object dtQuan = ddlLoatQuanHuyen.SelectedValue; // object dtQuan2 = CMSUtils.GetDataSQL("DMKhuVuc", "TenKhuVuc", "MaKhuVuc = '" + dtQuan + "'", ""); // lbrQuan.Text = dtQuan2.ToString().ToUpper(); // } //} //#endregion //=================================================== } private void pagePhuong() { //#region[Phuong xa] //object dtPhuongXa = CMSUtils.GetDataSQL("TB_TaiKhoan", "List_PhuongXa", String.Format("TenTaiKhoan=N'{0}'", HttpContext.Current.User.Identity.Name), ""); //DataTable ListKhuVuc = CMSUtils.GetDataSQL("", "DMKhuVuc", "MaKhuVuc", "", ""); //string[] listxa = dtPhuongXa.ToString().Split(','); //string temp = ""; //DataTable data3 = new DataTable(); //for (int i = 0; i < listxa.Length; i++) //{ // if (i == listxa.Length - 1) // temp += listxa[i]; // else // temp += listxa[i] + ","; //} //if (!CMSUtils.IsNull(temp)) //{ III. Phần quyền chức năng(phan-quyen-chuc-nang.aspx) using using using using using using using using System; System.Collections.Generic; System.Data; System.Linq; System.Web; System.Web.UI; System.Web.UI.WebControls; Telerik.Web.UI; public partial class Module_phan_quyen_chuc_nang_phan_quyen_chuc_nang : System.Web.UI.Page { protected void Page_Load(object sender, EventArgs e) { if (!IsPostBack) { InitData(); } } private void InitData() { ddlPhongBan.DataSource = CMSUtils.GetDataSQL("", "TB_PhongBan", "PhongBanID, TenPhongBan", "", ""); ddlPhongBan.DataTextField = "TenPhongBan"; ddlPhongBan.DataValueField = "PhongBanID"; ddlPhongBan.DataBind(); ddlPhongBan.Items.Insert(0, new RadComboBoxItem("Vui lòng chọn phòng ban", "0")); radGridTrang.DataSource = CMSUtils.GetDataSQL("", "TB_Trang", "TrangID,TenTrang,CoTheXem,CoTheThem,CoTheSua,CoTheXoa", "TrangID=0", "TenTrang"); radGridTrang.DataBind(); ResetNhomTaiKhoan(); } private void NeedTrang() { radGridTrang.DataSource = CMSUtils.GetDataSQL("", "TB_Trang", "TrangID,TenTrang,CoTheXem,CoTheThem,CoTheSua,CoTheXoa", "PhongBanID=" + ddlPhongBan.SelectedValue, "TenTrang"); } private void ResetNhomTaiKhoan() { radGridNhomTaiKhoan.DataSource = CMSUtils.GetDataSQL("", "View_TB_PhongBan_TB_NhomTaiKhoan_Joined", "NhomTaiKhoanID,TenNhomTaiKhoan,CONVERT(BIT, 0) AS ToanQuyen,CONVERT(BIT, 0) AS Xem, CONVERT(BIT, 0) AS Them, CONVERT(BIT, 0) AS Sua, CONVERT(BIT, 0) AS Xoa", "NhomTaiKhoanID=0", ""); radGridNhomTaiKhoan.DataBind(); } private void NeedNhomTaiKhoan() { DataTable dt = CMSUtils.GetDataSQL("", "View_TB_PhongBan_TB_NhomTaiKhoan_Joined", "NhomTaiKhoanID,TenNhomTaiKhoan,CONVERT(BIT, 0) AS ToanQuyen,CONVERT(BIT, 0) AS Xem, CONVERT(BIT, 0) AS Them, CONVERT(BIT, 0) AS Sua, CONVERT(BIT, 0) AS Xoa", "PhongBanID=" + ddlPhongBan.SelectedValue, ""); if (!CMSUtils.IsNull(radGridTrang.SelectedValues["TrangID"])) { foreach (DataRow r in dt.Rows) { DataTable dtNT = CMSUtils.GetDataSQL("", "View_TB_NhomTaiKhoan_TB_Trang_Joined", "Xem,Them,Sua,Xoa", String.Format("NhomTaiKhoanID={0} AND TrangID={1}", r["NhomTaiKhoanID"], radGridTrang.SelectedValues["TrangID"]), ""); if (dtNT.Rows.Count > 0) { r["Xem"] = (!CMSUtils.IsNull(dtNT.Rows[0]["Xem"]) && bool.Parse(dtNT.Rows[0]["Xem"].ToString())) ? true : false; r["Them"] = (!CMSUtils.IsNull(dtNT.Rows[0]["Them"]) && bool.Parse(dtNT.Rows[0]["Them"].ToString())) ? true : false; r["Sua"] = (!CMSUtils.IsNull(dtNT.Rows[0]["Sua"]) && bool.Parse(dtNT.Rows[0]["Sua"].ToString())) ? true : false; r["Xoa"] = (!CMSUtils.IsNull(dtNT.Rows[0]["Xoa"]) && bool.Parse(dtNT.Rows[0]["Xoa"].ToString())) ? true : false; if (bool.Parse(r["Xem"].ToString()) && bool.Parse(r["Them"].ToString()) && bool.Parse(r["Sua"].ToString()) && bool.Parse(r["Xoa"].ToString())) { r["ToanQuyen"] = true; } } } } } radGridNhomTaiKhoan.DataSource = dt; protected void ddlPhongBan_SelectedIndexChanged(object sender, Telerik.Web.UI.RadComboBoxSelectedIndexChangedEventArgs e) { NeedTrang(); radGridTrang.DataBind(); ResetNhomTaiKhoan(); lbTenTrang.InnerText = ""; } protected void radGridTrang_ItemCommand(object sender, Telerik.Web.UI.GridCommandEventArgs e) { if (e.CommandName == "RowClick") { lbTenTrang.InnerText = radGridTrang.SelectedValues["TenTrang"].ToString(); NeedNhomTaiKhoan(); radGridNhomTaiKhoan.DataBind(); } } protected void radGridNhomTaiKhoan_NeedDataSource(object sender, Telerik.Web.UI.GridNeedDataSourceEventArgs e) { NeedNhomTaiKhoan(); } protected void radGridTrang_NeedDataSource(object sender, Telerik.Web.UI.GridNeedDataSourceEventArgs e) { NeedTrang(); IV. Danh sách tài khoản (danh-sach-tai-khoan.aspx) using using using using using using using using System; System.Collections.Generic; System.Data; System.Linq; System.Web; System.Web.UI; System.Web.UI.WebControls; Telerik.Web.UI; public partial class Module_danh_sach_tai_khoan_danh_sach_tai_khoan : System.Web.UI.Page { protected void Page_Load(object sender, EventArgs e) { if (!IsPostBack) { LoadData(); } } private void LoadData() { LoadNeed(); radGridTaiKhoan.DataBind(); LoadPhongBan(); } private void LoadPhongBan() { //ddlPhongBan.DataSource = CMSUtils.GetDataSQL("", "TB_PhongBan", "PhongBanID, (MaPhongBan + ' - ' + TenPhongBan) AS TenDayDu", "", ""); //ddlPhongBan.DataTextField = "TenDayDu"; //ddlPhongBan.DataValueField = "PhongBanID"; //ddlPhongBan.DataBind(); //ddlPhongBan.Items.Insert(0, new ListItem("Chọn tất cả", "")); } private void LoadNeed() { object taiKhoanID = CMSUtils.GetDataSQL("TB_TaiKhoan tk", "TaiKhoanID", String.Format("TenTaiKhoan=N'{0}' AND Administrator=1 AND (SELECT LaQuanTri FROM TB_NhomTaiKhoan ntk WHERE tk.NhomTaiKhoanID = ntk.NhomTaiKhoanID)=1", HttpContext.Current.User.Identity.Name), ""); if (!CMSUtils.IsNull(taiKhoanID)) { DataTable data = CMSUtils.GetDataSQL("", "TB_TaiKhoan tk", "*," + "(SELECT TenNhomTaiKhoan FROM TB_NhomTaiKhoan px WHERE tk.NhomTaiKhoanID = px.NhomTaiKhoanID) AS TenNhomTaiKhoan" , "PhongBanID = 1", ""); this.radGridTaiKhoan.DataSource = data; } else { object dtTinhThanhs = CMSUtils.GetDataSQL("TB_TaiKhoan", "List_TinhThanhPho", String.Format("TenTaiKhoan=N'{0}'", HttpContext.Current.User.Identity.Name), ""); if (!CMSUtils.IsNull(taiKhoanID)) { DataTable data = CMSUtils.GetDataSQL("", "TB_TaiKhoan tk", "*," + "(SELECT TenNhomTaiKhoan FROM TB_NhomTaiKhoan px WHERE tk.NhomTaiKhoanID = px.NhomTaiKhoanID) AS TenNhomTaiKhoan" , "PhongBanID = 1 AND List_TinhThanhPho='" + dtTinhThanhs + "'", ""); this.radGridTaiKhoan.DataSource = data; } else { object dtHuyens = CMSUtils.GetDataSQL("TB_TaiKhoan", "List_QuanHuyen", String.Format("TenTaiKhoan=N'{0}'", HttpContext.Current.User.Identity.Name), ""); DataTable data = CMSUtils.GetDataSQL("", "TB_TaiKhoan tk", "*," + "(SELECT TenNhomTaiKhoan FROM TB_NhomTaiKhoan px WHERE tk.NhomTaiKhoanID = px.NhomTaiKhoanID) AS TenNhomTaiKhoan" , "PhongBanID = 1 AND List_QuanHuyen='" + dtHuyens + "'", ""); this.radGridTaiKhoan.DataSource = data; } } } protected void radGridTaiKhoan_OnNeedDataSource(object sender, GridNeedDataSourceEventArgs e) { LoadNeed(); } protected void radGridTaiKhoan_ItemCommand(object sender, GridCommandEventArgs e) { if (e.CommandName == "Delete") { if (ValidatedDelete(e.CommandArgument.ToString())) { CMSUtils.DeleteDataSQL("TaiKhoanID", e.CommandArgument.ToString(), "TB_TaiKhoan"); viewAction.Visible = true; this.viewAction.SetActiveView(viewXoaThanhCong); } } } private Boolean ValidatedDelete(String id) { lblError.Text = ""; DataTable dtTaiKhoan = CMSUtils.GetDataSQL("", "TB_TaiKhoan", "TaiKhoanID", "TaiKhoanNguoiQuanLyID = " + id, ""); Boolean validated = true; if (dtTaiKhoan.Rows.Count > 0) { lblError.Text = "Tài khoản không xoá được vì tài khoản này đang còn quản lý tài khoản khác"; validated = false; } viewAction.Visible = true; this.viewAction.SetActiveView(viewError); V. Giáo án (Giao-an.aspx) using using using using using using using using using using using System; System.Collections.Generic; System.Data; System.IO; System.Linq; System.Net; System.Text; System.Web; System.Web.UI; System.Web.UI.WebControls; Telerik.Web.UI; public partial class Module_Giao_an_Giao_an : System.Web.UI.Page { protected void Page_Load(object sender, EventArgs e) { CMSUtils.CheckUserAuthenticate(this); if (!IsPostBack) { txtArrUser.Text = HttpContext.Current.User.Identity.Name; string id = Request.QueryString["id"]; if (!CMSUtils.IsNull(id)) { LoadData(); LoadDataIDnotnull(id.ToString()); LoadDataIDnotnullCuongDo(id.ToString()); } else { LoadData(); } } bool isDelete = CMSUtils.IsDelete(); btXoa.Visible = isDelete; } private const int ItemsPerRequest = 10; private static string GetStatusMessage(int offset, int total) { if (total [...]... trúc hệ thống quản lý đào tạo VĐV Quy trình quản lý đào tạo VĐV: là thành tố chính của hệ thống quản lý đào tạo VĐV, nó xác định trình tự tổ chức quá trình đào tạo VĐV, các công cụ để điều khiển quá trình đó và những tiêu chuẩn (bộ lọc) cho mỗi giai đoạn đào tạo Trong tài liệu nghiên cứu Quản lý đào tạo VĐV trẻ” của giáo sư M Ia Nabatnhicova (1997) [46], một trong số ít tài liệu nghiên cứu về hệ thống. .. về quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo VĐV cho thấy hoạt động quản lý Nhà nước cần phải được thống nhất trong lĩnh vực đào tạo VĐV thông qua các quy định quản lý sau đây: + Quản lý quy trình đào tạo VĐV từ giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu cho đến giai đoạn hoàn thiện thể thao + Quản lý nhân sự trong đào tạo VĐV + Quản lý nhà nước về chế độ chính sách đối với công tác đào tạo và quản lý đào tạo. .. hệ thống quản lý HLTT + Thông tin bên ngoài: Thông tin bên ngoài của hệ thống quản lý HLTT là tác dụng và mối liên hệ lẫn nhau giữa hệ thống này với môi trường Nó là hiệu quả tác động của những điều kiện bên ngoài đối với sự vận động biến đổi hệ thống và tác dụng của nó đối với môi trường Do vậy có thể chia thành 2 loại thông tin là thông tin đầu vào và thông tin đầu ra của hệ thống Thông tin đầu vào:... cầu cơ bản của hệ thống quản lý huấn luyện thể thao [81], [92] Qua sơ đồ 1.1 mô hình hệ thống quản lý HLTT trình bày ở trên có thể thấy hệ thống quản lý HLTT do 3 yếu tố tổ hợp thành: người quản lý, đối tượng quản lý và thông tin Người quản lý Mục tiêu Kế hoạch Tổ chức Điều khiển Giám sát Đối tượng quản lý Huấn luyện viên Vận động viên Kết quả quản lý Đầu vào Thông tin ngoài Đầu ra Thông tin trong 16... một cách hiệu quả hành vi của đối tượng quản lý là VĐV - Thông tin: + Thông tin bên trong: Thông tin bên trong của hệ thống quản lý HLTT là chỉ tác dụng và mối liên hệ lẫn nhau giữa người quản lý là HLV và người bị quản lý là VĐV Nó là nguyên nhân bên trong và là căn cứ của sự tồn tại và biến động của hệ thống đó Nó có thể phân thành thông tin tác dụng và thông tin ngược Thông tin tác dụng: là những tác... vào: là tác động của môi trường đối với hệ thống quản lý HLTT Thông tin đầu vào bao gồm là các thông tin do tình báo trong và ngoài nước cung cấp cũng như các chỉ lệnh của những người quản lý HLTT cấp quốc gia hoặc cấp cao, có khi chính là mục tiêu quản lý HLTT mà cấp trên truyền đạt Thông tin đầu vào của hệ thống quản lý HLTT có ý nghĩa tiền đề quan trọng đối với toàn bộ hoạt động quản lý Nhất là các... hình hệ thống quản lý HLTT - Người quản lý HLTT: “Người quản lý của hệ thống HLTT” bất kể là người quản lý của hệ thống HLTT cấp nào (nhất là người quản lý cấp cao nhất trong hệ thống) đứng về bản chất mà nói họ đều là những người thể hiện và những người đại biểu cho năng lực chủ quan trong hệ thống quản lý HLTT Đồng thời họ cũng là những người chỉ huy và cũng là người chủ đạo toàn bộ hành vi của hệ thống. .. tượng quản lý của hệ thống quản lý HLTT cấp cao Có thể nói tất cả các hệ thống con trực thuộc quản lý của cấp cao nhất đều là đối tượng quản lý của hệ thống cấp trên của nó Đối tượng cơ bản của quản lý HLTT là VĐV, HLV và các nhân viên hữu quan, hay nói cách khác là những con người (mặc dầu đối tượng quản lý còn bao gồm cả các nhân tố cấu thành khác như tài chính, vật chất,…) Thực hiện quản lý một cách... người quản lý HLTT cần thiết phải tìm hiểu và nắm vững các quy luật HLTT liên quan - Đối tượng quản lý HLTT: Đối tượng QLHLHLTT là VĐV (hoặc đội thể thao) hoặc hệ thống HLTT do HLV và VĐV tổ hợp thành, đó là những đối tượng quản lý cơ bản nhất của quản lý HLTT Cùng với sự tăng dần các cấp quản lý trong hệ thống quản lý HLTT thì người quản lý của hệ thống quản lý HLTT cấp thấp sẽ trở thành đối tượng quản. .. thống quản lý, chúng phản ánh trình tự những hoạt động cần thiết cho việc đạt tới chất lượng và hiệu quả của quá trình huấn luyện Thống nhất với quan điểm xem hệ thống quản lý đào tạo tài năng thể thao là một hệ thống, trong đó các trọng điểm và các nhân tố có mối liên hệ thống nhất theo nguyên lý của hệ thống điều khiển, biểu hiện bằng các mô hình, các quy trình 1.2.4 Hệ thống thông tin quản lý [3], ... xử lý thông tin + Hệ thống gia công lưu trữ thông tin - Xây dựng hệ thống thông tin quản lý đào tạo VĐV + Hệ thống thông tin, thống kê huấn luyện + Hệ thống thông tin quản lý HLTT + Hệ thống thống... án, hệ thống quản lý thông tin trình HLTT với hỗ trợ CNTT Mục tiêu nghiên cứu: - Thực trạng hệ thống quản lý thông tin – liệu trình đào tạo VĐV cấp cao nước ta - Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản. .. lập (công việc xây dựng hệ thống thông tin) 50 Sơ đồ 1.10: Các phận cấu thành hệ thống thông tin quản lý Có ba loại hệ thống thông tin quản lý là: Hệ thống thông tin thông báo, hệ thống hỗ trợ

Ngày đăng: 21/10/2015, 14:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • CHƯƠNG 1

  • TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    • 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển TDTT và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Nhà nước và quản lý thông tin huấn luyện thể thao.

      • 1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển TDTT.

      • 1.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin trong TDTT và quản lý thông tin huấn luyện thể thao.

      • 2.1. Phương pháp nghiên cứu.

      • 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

      • 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn – tọa đàm

      • 2.1.3. Phương pháp chuyên gia

      • 2.1.4. Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống

      • 2.1.5. Phương pháp thực nghiệm

      • 2.1.7. Phương pháp toán thống kê.

      • 2.3 Tổ chức nghiên cứu.

        • 3.1.1. Hiện trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đào tạo vận động viên tại các Trung tâm quản lý đào tạo vận động viên cấp cao (khu vực phía Nam)

          • Bảng 3.2: Từ điển liên kết các tiêu chí của HLV trong nước

          • 3.2.4. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý đào tạo - huấn luyện vận động viên cấp cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.

            • a). Hệ thống thông tin quản lý huấn luyện

            • c). Các kỹ thuật chính của hệ thống

            • - Kỹ thuật cho sở dữ liệu Web và cách thức trình duyệt (Brower)/ máy chủ (Server) (mô hình B/S)

            • d). Cấu trúc chung của hệ thống

            • e). Miêu tả cấu trúc của chức năng hệ thống

            • f). Mạng của hệ thống và thiết kế của cơ sở dữ liệu

            • g). Thiết kế chức năng của cấu trúc phần mềm

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan