ĐẶC TRƯNG THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VN PHẦN 2

3 706 7
ĐẶC TRƯNG THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VN  PHẦN 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Soạn bài online – Văn học Trung Đại VN ĐẶC TRƯNG THI PHÁPVĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM – PHẦN 2 B. THIÊN NHIÊN TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI:          1. Thiên nhiên có địa vị danh dự trong văn chương:         a. Đi vào vũ trụ văn chương của cha ông xưa, người đọc như được sống giữa thế giới tạo vật thiên nhiên non nước hữu tình vừa tịch lặng vừa hòanh tráng. Trong sáng tác của các nhà thơ, nhà văn trung đại hình như không thể vắng bóng thiên nhiên. Thiên nhiên làm nên diện mạo, linh hồn của tác phẩm. Thiên nhiên biểu hiện cảm quan vũ trụ, mỹ cảm và tư tưởng triết học phương Đông của các nghệ sĩ Nho học này.         b. Riêng thi ca, thơ tức cảnh cũng như tranh sơn thủy chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống văn nghệ thời phong kiến.          – Hiện tượng này có thể bắt nguồn từ xã hội kinh tế nông nghiệp thô sơ của thời trung đại. Thời ấy con người sống giữa thiên nhiên. Con người trực tiếp khai thác thiên nhiên bằng bàn tay lao động của mình. Thiên nhiên là nguồn nuôi dưỡng tinh thần và vật chất cho con người. Thiên nhiên có mặt trong cuộc sống gia đình, xã hội của cư dân của nền văn hóa thảo mộc, nền văn minh lúa nước.          – Hiện tượng nghệ thuật này cũng có thể nẩy sinh từ hệ triết học phương Đông: con người hòa đồng với vạn vật, tạo vật và con người tương sinh trong thế giới này. Và cũng có thể xuất phát từ đời sống văn hóa tín ngưỡng Tô-tem hay tín ngưỡng phồn thực phương Đông.        2. Cảm thụ thiên nhiên trong văn chương trung đại:     a. Vì những căn cứ trên, thiên nhiên không tách khỏi con người như một khách thể trong văn chương. Con người cảm thụ thiên nhiên như là một chủ thể. Con người đã gán cho thiên nhiên những phẩm chất, thuộc tính của chính mình. Thiên nhiên chưa được khám phá với những giá trị tự thân, chưa thực sự là đối tượng hiện thực của văn  học. Người ta tìm đến với thiên nhiên và xem thiên nhiên như là một tư liệu để để ngụ tình hay giáo huấn đạo đức một cách không tự giác.                                             Thu ăn măng trúc đông ăn giá                                      Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao                                                                (Nguyễn Bỉnh Khiêm)            Điều này khác với văn chương hiện đại. Văn chương hiện đại tôn trọng sự sống riêng của tạo vật thiên nhiên. Thiên nhiên được miêu tả như là một khách thể.       b. Từ tư tưỏng và quan niệm trên, văn chương trung đại đã miêu tả thiên nhiên theo một bút pháp đặc biệt: không tả hình xác của tạo vật mà gợi tả linh hồn của thiên nhiên. Thiên nhiên trở thành ý niệm tượng trưng, dấu hiệu tượng trưng, chứa đựng những cảm giác, cái không thấy của con người. Thiên nhiên là nơi gởi gắm những tư tưởng, tình cảm hay triết lý của con người.                                      Xuân đến trăm hoa nở                               Xuân đi trăm hoa rụng                                       …                             Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết                             Đêm qua sân trước một nhành mai                                                                (Mãn Giác Thiền sư)             – Thiên nhiên có linh hồn nên cũng sang hèn, quân tử tiểu nhân như con người. Các nhà thơ xưa không chấp nhận cái thấp hèn, những sự vật tầm thường nên thiên nhiên trong thơ họ luôn là những tạo vật cao sang. Các nhà thơ bầu bạn hay tri âm tri kỷ với thiên tao nhã, sang trọng như: “Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong” (Hồ Chí Minh). Họ tự ví mình như cốt cách phong độ của “Mai, lan, cúc, trúc” hay “Tùng, cúc, trúc, mai”.                                     Quét trúc bước qua lòng suối                             Thưởng mai về đạp bóng trăng                                                                (Nguyễn Trãi)                                Hay:                                      Nghêu ngao vui thú yên hà                               Mai là bạn cũ hạc là người thân                                                                   (Nguyễn Du)         – Họ đối lập thiên nhiên tao nhã với thiên nhiên phàm tục, tầm thường cũng là để đối lập họ với những kẻ tiểu nhân, phàm phu đắc thế:                                   Phượng những tiếc cao diều hãy lượn                             Hoa thường hay héo cỏ thường tươi                        Hoặc:                                  Đến trường đào mận ngạt chăn thông                              Quê cũ ưa làm chủ trúc thông                                                                       (Nguyễn Trãi)       c. Do cảm thụ thiên nhiên như vậy, nên văn thơ có hai đặc tính:              – Thiên nhiên được cảm nhận và tái hiện một cách tinh vi như muốn khám phá linh hồn ẩn kín, bí mật của tạo vật.                                      Thụy khởi khải song phi                                 Bất tri xuân dĩ quy                               Nhất song bạch hồ điệp                                Phách phách sấn hoa phi                   dịch thơ:                                      Ngủ dậy ngó song mây                                Xuân về vẫn chửa hay                             Song song đôi bướm trắng                             Phấp phới sấn hoa bay.                                                      (Xuân hiểu-Trần Nhân Tông)              – Thiên nhiên trong thơ thường được phối màu thanh đạm, đường nét thanh tao; nhưng thấm chất sống ngồn ngộn tươi rói như thiên nhiên trong cuộc sống đời thường.                                      Đồng bằng nhô núi biếc                                Hình thế tựa diều bay                               Cầu vắt qua khe nước                               Chùa nằm tít đỉnh mây                                                      (Đề núi cánh diều-Lê Quý Đôn)                                            Trăng giục chèo khua sóng                              Thanh vắng hứng càng say                               Sương đầm hoa tươi tốt                               Thu nhuộm núi hao gầy…                                                    (Dạ nguyệt hành chu-Lê Hưũ Trác)               – Thiên nhiên luôn được tái hiện bằng cảm xúc dạt dào, tình cảm lắng sâu của người làm thơ. Những vần thơ đã trích là một thí dụ. Đọc những vầng thơ của Trần Nhân Tông, Lê Quý Đôn, Lê Hữu Trác, ta như nghe thấy hơi thở nhịp điệu tâm hồn của các thi nhân ấy. Thơ của các thi nhân ấy là tâm hồn sáng láng, nhân cách cao cả, phong thái tự tại của chính họ giữa chốn đời bụi bặm này.    Xem tiếp Phần 3, Phần 4

Soạn bài online – Văn học Trung Đại VN ĐẶC TRƯNG THI PHÁPVĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM – PHẦN 2 B. THIÊN NHIÊN TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI: 1. Thiên nhiên có địa vị danh dự trong văn chương: a. Đi vào vũ trụ văn chương của cha ông xưa, người đọc như được sống giữa thế giới tạo vật thiên nhiên non nước hữu tình vừa tịch lặng vừa hòanh tráng. Trong sáng tác của các nhà thơ, nhà văn trung đại hình như không thể vắng bóng thiên nhiên. Thiên nhiên làm nên diện mạo, linh hồn của tác phẩm. Thiên nhiên biểu hiện cảm quan vũ trụ, mỹ cảm và tư tưởng triết học phương Đông của các nghệ sĩ Nho học này. b. Riêng thi ca, thơ tức cảnh cũng như tranh sơn thủy chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống văn nghệ thời phong kiến. – Hiện tượng này có thể bắt nguồn từ xã hội kinh tế nông nghiệp thô sơ của thời trung đại. Thời ấy con người sống giữa thiên nhiên. Con người trực tiếp khai thác thiên nhiên bằng bàn tay lao động của mình. Thiên nhiên là nguồn nuôi dưỡng tinh thần và vật chất cho con người. Thiên nhiên có mặt trong cuộc sống gia đình, xã hội của cư dân của nền văn hóa thảo mộc, nền văn minh lúa nước. – Hiện tượng nghệ thuật này cũng có thể nẩy sinh từ hệ triết học phương Đông: con người hòa đồng với vạn vật, tạo vật và con người tương sinh trong thế giới này. Và cũng có thể xuất phát từ đời sống văn hóa tín ngưỡng Tô-tem hay tín ngưỡng phồn thực phương Đông. 2. Cảm thụ thiên nhiên trong văn chương trung đại: a. Vì những căn cứ trên, thiên nhiên không tách khỏi con người như một khách thể trong văn chương. Con người cảm thụ thiên nhiên như là một chủ thể. Con người đã gán cho thiên nhiên những phẩm chất, thuộc tính của chính mình. Thiên nhiên chưa được khám phá với những giá trị tự thân, chưa thực sự là đối tượng hiện thực của văn học. Người ta tìm đến với thiên nhiên và xem thiên nhiên như là một tư liệu để để ngụ tình hay giáo huấn đạo đức một cách không tự giác. Thu ăn măng trúc đông ăn giá Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Điều này khác với văn chương hiện đại. Văn chương hiện đại tôn trọng sự sống riêng của tạo vật thiên nhiên. Thiên nhiên được miêu tả như là một khách thể. b. Từ tư tưỏng và quan niệm trên, văn chương trung đại đã miêu tả thiên nhiên theo một bút pháp đặc biệt: không tả hình xác của tạo vật mà gợi tả linh hồn của thiên nhiên. Thiên nhiên trở thành ý niệm tượng trưng, dấu hiệu tượng trưng, chứa đựng những cảm giác, cái không thấy của con người. Thiên nhiên là nơi gởi gắm những tư tưởng, tình cảm hay triết lý của con người. Xuân đến trăm hoa nở Xuân đi trăm hoa rụng … Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một nhành mai (Mãn Giác Thiền sư) – Thiên nhiên có linh hồn nên cũng sang hèn, quân tử tiểu nhân như con người. Các nhà thơ xưa không chấp nhận cái thấp hèn, những sự vật tầm thường nên thiên nhiên trong thơ họ luôn là những tạo vật cao sang. Các nhà thơ bầu bạn hay tri âm tri kỷ với thiên tao nhã, sang trọng như: “Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong” (Hồ Chí Minh). Họ tự ví mình như cốt cách phong độ của “Mai, lan, cúc, trúc” hay “Tùng, cúc, trúc, mai”. Quét trúc bước qua lòng suối Thưởng mai về đạp bóng trăng (Nguyễn Trãi) Hay: Nghêu ngao vui thú yên hà Mai là bạn cũ hạc là người thân (Nguyễn Du) – Họ đối lập thiên nhiên tao nhã với thiên nhiên phàm tục, tầm thường cũng là để đối lập họ với những kẻ tiểu nhân, phàm phu đắc thế: Phượng những tiếc cao diều hãy lượn Hoa thường hay héo cỏ thường tươi Hoặc: Đến trường đào mận ngạt chăn thông Quê cũ ưa làm chủ trúc thông (Nguyễn Trãi) c. Do cảm thụ thiên nhiên như vậy, nên văn thơ có hai đặc tính: – Thiên nhiên được cảm nhận và tái hiện một cách tinh vi như muốn khám phá linh hồn ẩn kín, bí mật của tạo vật. Thụy khởi khải song phi Bất tri xuân dĩ quy Nhất song bạch hồ điệp Phách phách sấn hoa phi dịch thơ: Ngủ dậy ngó song mây Xuân về vẫn chửa hay Song song đôi bướm trắng Phấp phới sấn hoa bay. (Xuân hiểu-Trần Nhân Tông) – Thiên nhiên trong thơ thường được phối màu thanh đạm, đường nét thanh tao; nhưng thấm chất sống ngồn ngộn tươi rói như thiên nhiên trong cuộc sống đời thường. Đồng bằng nhô núi biếc Hình thế tựa diều bay Cầu vắt qua khe nước Chùa nằm tít đỉnh mây (Đề núi cánh diều-Lê Quý Đôn) Trăng giục chèo khua sóng Thanh vắng hứng càng say Sương đầm hoa tươi tốt Thu nhuộm núi hao gầy… (Dạ nguyệt hành chu-Lê Hưũ Trác) – Thiên nhiên luôn được tái hiện bằng cảm xúc dạt dào, tình cảm lắng sâu của người làm thơ. Những vần thơ đã trích là một thí dụ. Đọc những vầng thơ của Trần Nhân Tông, Lê Quý Đôn, Lê Hữu Trác, ta như nghe thấy hơi thở nhịp điệu tâm hồn của các thi nhân ấy. Thơ của các thi nhân ấy là tâm hồn sáng láng, nhân cách cao cả, phong thái tự tại của chính họ giữa chốn đời bụi bặm này. Xem tiếp Phần 3, Phần 4 ... ngạt chăn thông Quê cũ ưa làm chủ trúc thông (Nguyễn Trãi) c Do cảm thụ thi n nhiên vậy, nên văn thơ có hai đặc tính: – Thi n nhiên cảm nhận tái cách tinh vi muốn khám phá linh hồn ẩn kín, bí... ta nghe thấy thở nhịp điệu tâm hồn thi nhân Thơ thi nhân tâm hồn sáng láng, nhân cách cao cả, phong thái tự họ chốn đời bụi bặm Xem tiếp Phần 3, Phần ...– Thi n nhiên có linh hồn nên sang hèn, quân tử tiểu nhân người Các nhà thơ xưa không chấp nhận thấp hèn, vật tầm thường nên thi n nhiên thơ họ tạo vật cao sang

Ngày đăng: 20/10/2015, 23:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan