Thủ tục xét xử những vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên một số vấn đề lý luận và thực tiễn luận văn ths luật

106 718 0
Thủ tục xét xử những vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên  một số vấn đề lý luận và thực tiễn  luận văn ths  luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THU HUYỀN THỦ TỤC XÉT XỬ NHỮNG VỤ ÁN MÀ BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Hµ néi - 2007 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THU HUYỀN THỦ TỤC XÉT XỬ NHỮNG VỤ ÁN MÀ BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Chuyên ngành : Luật hình sự Mã số : 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH Lê Cảm Hµ néi - 2007 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: một số vấn đề chung về thủ tục xét xử các vụ án mà bị cáo là 5 người chưa thành niên 1.1. Khái niệm thủ tục xét xử vụ án hình sự mà bị cáo là người chưa thành niên 5 1.1.1. Khái niệm bị cáo là người chưa thành niên 7 1.1.2. Khái niệm thủ tục xét xử vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên 8 Những quy định chung về thủ tục xét xử đối với người chưa thành niên 9 1.2.1. Phạm vi áp dụng thủ tục xét xử đối với người chưa thành niên 10 1.2.2. Những vấn đề cần xác định rõ trong vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên 10 1.2.3. Áp dông biÖn ph¸p ng¨n chÆn ®èi víi bÞ c¸o lµ ng-êi ch-a thµnh niªn 12 1.2.4. Việc điều tra, truy tố và xét xử những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên 14 1.3. Những vấn đề về người tiến hành tố tụng trong vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên 16 1.4. Vấn đề tham gia của người bào chữa và đại diện gia đình, nhà trường và tổ chức xã hội 18 1.2. 1.4.1. Việc tham gia tố tụng của người bào chữa 18 1.4.2. Việc tham gia tố tụng của đại diện gia đình, nhà trường, tổ chức 21 Sơ lược các quy định của pháp luật về thủ tục xét xử đối với người chưa thành niên từ năm 1945 đến năm 2003 22 1.5. 1.5.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954 22 1.5.2. Giai đoạn 1954 đến 1975 23 1.5.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất với sự thông qua Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 25 1.5.4. Giai đoạn từ năm 1988 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ hai với việc ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 25 Chương 2: quy định về thủ tục xét xử các vụ án mà bị cáo là người chưa 28 thành niên trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và thực tiễn áp dụng 2.1 Thủ tục xét xử đối với bị cáo là người chưa thành niên 28 2.1.1. Vài nét về việc xét xử vụ án hình sự 28 2.1.2. Quy định của pháp luật về thủ tục xét xử vụ án hình sự mà bị cáo là người chưa thành niên 29 2.2. Thực tiễn áp dụng thủ tục xét xử vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên từ năm 1988 đến năm 2005 53 2.2.1. Thực tiễn xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam 53 2.2.2. Những tồn tại, khó khăn khi áp dụng thủ tục xét xử vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên 66 một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về thủ 71 Chương 3: tục xét xử vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên 3.1. Một số giải pháp hoàn thiện 71 3.1.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự về người chưa thành niên phạm tội 72 3.1.2. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên 75 3.1.3. Hoàn thiện các văn bản pháp luật khác 78 3.2 Hoàn thiện tổ chức 79 3.3. Nâng cao hiệu quả công tác xét xử của ngành Tòa án, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện 83 KẾT LUẬN 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Người chưa thành niên phạm tội là một hiện tượng thực tế, tồn tại trong tất cả các xã hội. Trong những năm qua và nhất là thời điểm hiện nay, tình trạng người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam diễn biến rất phức tạp. Việc giải quyết vấn đề người chưa thành niên phạm tội là việc làm cần thiết để giữ nghiêm ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, nhưng cũng là một vấn đề phức tạp và tế nhị. Trước hết, do xuất phát từ đặc điểm tâm lý đang phát triển, nhân cách chưa được định hình, nhận thức chưa được đầy đủ nên một số em đã có hành vi phạm tội một cách không tự giác. Mặt khác, khi phạm tội các em là những người phạm tội, nhưng đồng thời cũng là những nạn nhân của sự thiếu giáo dục, chăm sóc của gia đình, nhà trường và xã hội; hành động của các em ít nhiều bị chi phối bởi hoàn cảnh khách quan hoặc bị xúi giục, lừa dối... Chính vì vậy, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề giải quyết tội phạm về người chưa thành niên là: "Vấn đề không phải chỉ đơn giản là xử một vụ án, trừng phạt một tội phạm nào đó, điều quan trọng là phải tìm ra mọi cách để làm giảm bớt những hoạt động phạm pháp và tốt hơn hết là ngăn ngừa đừng để các việc sai trái ấy xảy ra" [24], quán triệt tinh thần đó, Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003 đã dành nguyên một chương riêng biệt (Chương XXXII) quy định về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên. Đây là cơ sở pháp lý để áp dụng khi xử lý đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng các quy định này đã nảy sinh nhiều vướng mắc và bất cập. Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự trong việc giải quyết các vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên, chúng tôi thấy, những người tiến hành tố tụng không những phải nắm vững các quy 1 định của pháp luật, tuân thủ chặt chẽ các thủ tục tố tụng đặc biệt này mà còn phải có kiến thức nhất định về đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi chưa thành niên để phục vụ cho công tác xét xử đạt chất lượng cao. Hơn nữa, trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, bên cạnh những mặt tích cực, nền kinh tế thị trường cũng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, trong đó tình hình người chưa thành niên phạm tội diễn biến ngày càng phức tạp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội ngày càng tăng. Chính vì vậy, trước những đòi hỏi của cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, việc nghiên cứu sâu về thủ tục xét xử đối với những vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa sâu sắc cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật. Những phân tích trên đã đưa chúng tôi đến quyết định chọn đề tài "Thủ tục xét xử những vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên: một số vấn đề lý luận và thực tiễn" cho luận văn tốt nghiệp cao học luật của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trong công tác xét xử án hình sự, việc xét xử đối với những vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên là một trong những nội dung quan trọng. Bởi vì, ngoài việc quyết định hình phạt đối với họ, Tòa án còn phải thực hiện việc giáo dục họ sửa chữa lỗi lầm, phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần, tạo điều kiện giúp họ sớm hòa nhập cuộc sống bình thường. Trước khi chọn đề tài "Thủ tục xét xử những vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên: một số vấn đề lý luận và thực tiễn" cho luận văn thạc sĩ của mình, chúng tôi đã tham khảo một số nghiên cứu về lĩnh vực tư pháp đối với người chưa thành niên như: Nguyễn Trần Bích Phượng: "Thủ tục tố tụng về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên và thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà Nội", Luận văn cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2001; Phạm Thị Khánh Toàn: "Thủ tục tố tụng về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên - một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Luận văn cử nhân 2 Luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003; Đỗ Thị Phượng: "Thủ tục tố tụng đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam", Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003... Tuy nhiên, các nghiên cứu nêu trên đề cập đến cả quá trình giải quyết vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử cho đến thi hành án. Trong luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu sâu những quy định của pháp luật về việc xét xử đối với bị cáo là người chưa thành niên và thực tiễn áp dụng những quy định đó. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài a. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn và lý luận, đánh giá thực trạng của quá trình xét xử bị cáo là người chưa thành niên, luận văn góp phần làm sáng tỏ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về việc giải quyết vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên để áp dụng vào thực tiễn công tác xét xử nhằm đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất, đồng thời đưa ra một số thực trạng đối với việc áp dụng thủ tục này và đề xuất hướng giải quyết. b. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của thủ tục xét xử vụ án hình sự mà bị cáo là người chưa thành niên. Trong đó tập trung nghiên cứu các vấn đề: khái quát về người chưa thành niên; đặc điểm tâm lý lứa tuổi của người chưa thành niên; những quy định của pháp luật nói chung về người chưa thành niên; những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục xét xử đối với vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên; thực trạng xét xử và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thủ tục đó. Thông qua đó, luận văn có những giải pháp để tạo ra một cơ chế pháp lý phù hợp cho việc xét xử bị cáo chưa thành niên nhằm giáo dục, cải tạo họ thành người có ích cho xã hội. 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp lịch sử, so sánh, tổng hợp, thống kê tình hình thực tiễn xét xử tại Tòa án. Qua đó chúng tôi nghiên cứu rút ra những thành tựu cũng như những tồn tại, hạn chế của thủ tục xét xử vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên nhằm tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn cũng đánh giá tình hình và từ đó đề ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xét xử vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên. 5. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu: các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thủ tục xét xử bị cáo là người chưa thành niên phạm tội từ trước đến nay, so sánh với thủ tục tố tụng của một số nước khác trên thế giới. Nghiên cứu thực trạng xét xử người chưa thành niên phạm tội thông qua các phiên tòa và các bản án của Tòa án trong những năm gần đây. 6. Cơ sở khoa học của đề tài a. Cơ sở lý luận Phương pháp luận và phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. b. Cơ sở thực tiễn Tình hình thực tiễn xét xử tại phiên tòa và qua các bản án hình sự trên địa bàn toàn quốc. 7. Điểm mới của luận văn Nội dung của luận văn được trình bày một cách có hệ thống các quy định pháp luật tố tụng về thủ tục xét xử vụ án và thực tiễn áp dụng pháp luật 4 tố tụng hình sự trong quá trình giải quyết vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên. Từ việc nghiên cứu thực tiễn, luận văn đã nêu lên những bất hợp lý và những vướng mắc trong việc áp dụng các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự trong thực tiễn xét xử các vụ án về người chưa thành niên phạm tội. Từ đó đưa ra những đề xuất về hướng giải quyết sao cho phù hợp với thực tế, đồng thời hạn chế phần nào những sai lầm, khuyết điểm của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về thủ tục xét xử các vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên Chương 2: Quy định về thủ tục xét xử các vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và thực tiễn áp dụng Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về thủ tục xét xử vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên. 5 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN MÀ BỊ CÁO LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN 1.1. KHÁI NIỆM THỦ TỤC XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CÁO LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN 1.1.1. Khái niệm bị cáo là ngƣời chƣa thành niên Theo Từ điển tiếng Việt thì khái niệm người chưa thành niên được định nghĩa như sau: "Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần cũng như chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân". Theo quy định tại Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1990 thì "Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó có quy định tuổi thành niên sớm hơn". Bên cạnh Công ước về quyền trẻ em thì Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên Hợp Quốc về việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh) do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 14.12.1992 cũng là một văn bản pháp luật quốc tế quan trọng đề cập đến khái niệm "người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi" như là một sự kế thừa của Công ước về Quyền trẻ em. Quy tắc Riát về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên được Liên Hợp Quốc thông qua ngày 14.12.1990 mặc dù không đưa ra một cách cụ thể về khái niệm người chưa thành niên, song thông qua các quy định cũng giúp chúng ta hiểu người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, do sự phát triển của từng quốc gia khác nhau, nên khái niệm người chưa thành niên ở các quốc gia cũng khác nhau, bên cạnh việc đưa ra khái niệm này thì Công ước về Quyền trẻ em vẫn còn những điều khoản để ngỏ cho các nước quy định về độ tuổi cho người chưa thành niên, thậm chí ngay trong một quốc gia các văn bản pháp luật cũng quy định không thống nhất về vấn đề này. 6 Theo pháp luật Việt Nam, từ những kinh nghiệm được thừa nhận trong quá khứ, dựa trên những thành tựu do các ngành khoa học khác mang lại cũng như tiếp thu các văn bản pháp luật quốc tế mà các nhà làm luật đã đưa ra khái niệm về người chưa thành niên, tuỳ theo từng lĩnh vực điều chỉnh của từng ngành luật, như sau: Điều 18 Bộ luật dân sự Việt Nam quy định: "Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên" và Bộ luật lao động Việt Nam cũng quy định: "Người lao động chưa thành niên là người dưới 18 tuổi". Như vậy, có thể thống nhất một quan điểm là người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Quan niệm này cũng hoàn toàn phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em ngày 20.2.1990 mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Theo quy định của Bộ luật hình sự thì người chưa thành niên là những người chưa đủ 18 tuổi, nhưng chỉ những người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội, còn người chưa thành niên dưới 14 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong đó, người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, còn người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm (Điều 12 của Bộ luật hình sự). Vấn đề đặt ra là tại sao pháp luật hình sự lại quy định người chưa đủ 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự và người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội phạm nhất định? Quy định này của Bộ luật hình sự về mặt lý luận có thể hiểu, người chưa đủ 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ gây ra vì người chưa đủ 14 tuổi, trí tuệ chưa phát triển đầy đủ nên chưa nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi của mình, chưa đủ khả năng tự chủ khi hành động nên họ không bị coi là có lỗi về hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện. Một hành vi được coi là không có lỗi cũng tức là 7 không đủ yếu tố cấu thành tội phạm nên họ không phải chịu trách nhiệm hình sự (loại trừ trách nhiệm hình sự). Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi được coi là người chưa có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ. Do đó, họ cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội phạm (rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng) chứ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tất cả các tội phạm. quy định này cũng thể hiện chính sách nhân đạo trong pháp luật hình sự của Đảng và Nhà nước ta. Điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử, như vậy, căn cứ vào quy định này và quy định tại Điều 12 của Bộ luật hình sự về tuổi chịu trách nhiệm hình sự nêu trên, thì có thể hiểu bị cáo là người chưa thành niên là người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi ở thời điểm đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Từ phân tích trên có thể đưa ra định nghĩa về bị cáo là người chưa thành niên như sau: Bị cáo là người chưa thành niên là người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự quy định là tội phạm bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Việc xác định tuổi của bị cáo là người chưa thành niên rất quan trọng vì đây là căn cứ ngăn chặn, áp dụng các thủ tục đặc biệt đối với bị cáo nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người chưa thành niên. Việc xác định tuổi của bị cáo còn giúp Cơ quan tiến hành tố tụng xác định được việc xét xử và áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên 1.1.2. Khái niệm thủ tục xét xử vụ án mà bị cáo là ngƣời chƣa thành niên Như đã nêu trên, người chưa thành niên là người đang ở lứa tuổi mà khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội bị hạn chế và nhiều khi do bị tác động mạnh của điều kiện bên ngoài. Chính 8 sách hình sự của Nhà nước ta đối với người chưa thành niên chủ yếu là nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm để phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng luôn luôn coi trẻ em là đối tượng đặc biệt cần được bảo vệ không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà ngay cả khi quyền trẻ em bị xâm phạm cần được bảo vệ hoặc khi đối tượng này vi phạm pháp luật. Luật hình sự bảo vệ người chưa thành niên bị coi là người phạm tội và cũng quy định một chế tài riêng để xử lý, thủ tục tố tụng cũng phải phù hợp với lứa tuổi chưa thành niên nhằm thể hiện tính nhân đạo trong chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Vì vậy, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã có một chương riêng (Chương XXXII) quy định về thủ tục tố tụng đối với vụ án mà người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Tuy nhiên, trong Điều 301 quy định về phạm vi áp dụng "Thủ tục đối với người chưa thành niên", nhà làm luật Việt Nam không hề ghi nhận khái niệm pháp lý "thủ tục đối với người chưa thành niên" là gì? Qua nghiên cứu các quy định về thủ tục đối với người chưa thành niên trong chương này, chúng ta có thể hiểu: Các quy định về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên có những đặc trưng so với thủ tục tố tụng áp dụng đối với người thành niên. Những đặc trưng này thể hiện ở các quy định về tiêu chuẩn của người tiến hành tố tụng, về đối tượng phải chứng minh, về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, về việc bào chữa, việc tham gia của gia đình, nhà trường và tổ chức xã hội vào tố tụng cũng như công tác xét xử và thi hành án. Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định các quyền tố tụng và bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án được khách quan, toàn diện, đúng pháp luật đối với đối tượng này. Như vậy, thủ tục xét xử vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam là tổng hợp các quy định về thủ tục đặc biệt mang tính chất nhân đạo đối với bị cáo là người chưa thành niên từ đủ 9 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhằm xét xử vụ án một cách khách quan, toàn diện và đúng pháp luật, đồng thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo trong hoạt động xét xử. 1.2. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC XÉT XỬ ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN 1.2.1. Phạm vi áp dụng thủ tục xét xử đối với ngƣời chƣa thành niên Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì quan hệ pháp luật tố tụng hình sự phát sinh từ khi một người bị bắt, bị tạm giữ về hình sự. Đối với người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt, bị tạm giữ, bị khởi tố, truy tố và xét xử là người chưa thành niên thì xuất phát từ nhận thức người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần, khả năng nhận thức về hành vi còn hạn chế, dễ bị tác động bởi những điều kiện ngoại cảnh, Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003 đã dành một chương (chương XXXII) quy định về thủ tục đặc biệt đối với người chưa thành niên. Phạm vi áp dụng của Chương này được thể hiện tại Điều 301 Bộ luật tố tụng hình sự như sau: "Thủ tục tố tụng đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên được áp dụng theo quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của Chương này". Như vậy, có thể hiểu phạm vi áp dụng thủ tục xét xử đối với bị cáo là người chưa thành niên bao gồm các quy định tại Chương XXXII Bộ luật tố tụng hình sự (từ Điều 302 đến Điều 310) và tất cả những quy định khác của Bộ luật tố tụng hình sự nếu không trái với những quy định của chương này. Việc quy định phạm vi áp dụng như vậy để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo là người chưa thành niên. 1.2.2. Những vấn đề cần xác định rõ trong vụ án mà bị cáo là ngƣời chƣa thành niên 10 Khi tiến hành xét xử với những vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên, ngoài những vấn đề bắt buộc phải chứng minh đối với các vụ án hình sự nói chung, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 302 của Bộ luật tố tụng hình sự Tòa án cần phải xác định rõ các vấn đề sau đây: Tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên: Việc xác định tuổi của bị cáo là người chưa thành niên đặc biệt quan trọng vì đây là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự của người phạm tội cũng như việc xác định trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội giúp cho người tiến hành tố tụng có thể đánh giá tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội do hành vi phạm tội của người chưa thành niên gây ra để có thể áp dụng biện pháp tư pháp hay hình phạt thích hợp, bảo đảm chế độ thi hành án theo quy định của pháp luật. Điều kiện sinh sống và giáo dục: Hành vi phạm tội của người chưa thành niên thường bắt nguồn từ điều kiện sống và giáo dục trong gia đình, nhà trường và xã hội. Cho nên, làm rõ yếu tố này cũng xác định khả năng cải tạo và giáo dục người chưa thành niên phạm tội, đồng thời cũng có thể giúp cho việc xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội để có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa thích hợp đối với người phạm tội nói chung và người chưa thành niên phạm tội nói riêng. Khoa học đã chứng minh con người chịu sự ảnh hưởng tác động qua lại của môi trường xung quanh, hành vi phạm tội không phải ngẫu nhiên hình thành, nó phát sinh không phải từ chính môi trường, chính bản thân người đó mà là do sự tác động qua lại giữa môi trường và cá nhân con người đó. Đối với người chưa thành niên ảnh hưởng của môi trường xung quanh càng thể hiện rõ hơn, đó là: điều kiện sinh sống của gia đình, thái độ, cách ứng xử của cha mẹ, những người thân trong gia đình; điều kiện học tập và sinh hoạt của họ ở nhà trường, đoàn thể, nơi cư trú. 11 Có hay không có người đã thành niên xúi giục: Việc xác định có hay không có người thành niên xúi giục cũng như nguyên nhân và điều kiện phạm tội là những vấn đề quan trọng, làm cơ sở cho việc đánh giá tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội mà người chưa thành niên đã thực hiện, từ đó đề ra những biện pháp hữu hiệu ngăn chặn tái phạm. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội: Việc người chưa thành niên phạm tội là một hiện tượng đang tồn tại trong xã hội. Hiện tượng này không phải ngẫu nhiên xuất hiện mà bao giờ cũng có nguyên nhân và điều kiện dẫn đến nó. Chúng ta muốn đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm do người chưa thành niên thực hiện và đề ra được những biện pháp khắc phục và ngăn ngừa có hiệu quả thì phải tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện dẫn họ đến việc phạm tội. 1.2.3. Áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo là ngƣời chƣa thành niên Các biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự bao gồm bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Tùy theo tính chất mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, nhân thân của bị can, bị cáo, các biện pháp ngăn chặn này có thể được áp dụng đối với cả trường hợp người phạm tội là người thành niên và trường hợp người phạm tội là người chưa thành niên ở các giai đoạn tố tụng nhằm bảo đảm cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Tuy nhiên, pháp luật về tố tụng hình sự cũng có những quy định đặc biệt để áp dụng biện pháp ngăn chặn trong trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Đối với các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam Ngoài những yêu cầu chung quy định tại các điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật tố tụng hình sự, theo quy định tại Điều 303 của Bộ luật tố tụng hình sự và những quy định có liên quan thì việc áp dụng biện pháp bắt, 12 tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên được thực hiện như sau: Biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam, chỉ có thể được áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi trong trường hợp họ phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, bắt, tạm giữ, tạm giam chỉ có thể được áp dụng trong trường hợp họ phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. So sánh với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 trước đây, Điều 303 của Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định bổ sung khoản 3, trong đó quy định rõ trách nhiệm của cơ quan ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phải thông báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ biết ngay sau khi bắt, tạm giữ, tạm giam tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà Bộ luật tố tụng hình sự cho phép để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên. Người chưa thành niên phải được giam, giữ ở khu vực riêng; không được giam, giữ người chưa thành niên chung với người thành niên. Về việc giám sát bị cáo là người chưa thành niên Theo quy định tại Điều 304 Bộ luật tố tụng hình sự thì nếu xét thấy việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên là không cần thiết, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án có thể ra quyết định giao bị can, bị cáo chưa thành niên cho cha mẹ, người đỡ đầu của họ giám sát để bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo khi có giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng. Những người được giao nhiệm vụ giám sát có nghĩa vụ giám sát chặt chẽ người chưa thành niên, theo dõi tư cách, đạo đức và giáo dục người đó. Hiện nay, không có văn bản pháp luật nào hướng dẫn về việc cha mẹ, người đỡ đầu có quyền từ chối không thực hiện nghĩa vụ giám sát của mình khi được yêu cầu, mặt khác theo quy định của Luật bảo vệ, 13 chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì cha mẹ, ông bà, các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình và người đỡ đầu có trách nhiệm về việc chăm sóc, nuôi dạy người chưa thành niên, cho nên họ phải có nghĩa vụ giám sát, giáo dục, chăm sóc người chưa thành niên. Như vậy có nghĩa là trong mọi trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu thì việc giám sát bị can, bị cáo chưa thành niên phải được cha mẹ, người đỡ đầu của họ thực hiện. Hay nói một cách khác, việc giám sát bị can, bị cáo chưa thành niên vừa là quyền vừa là nghĩa vụ bắt buộc của cha mẹ, người đỡ đầu của họ. Quy định này khác hẳn quy định tại Điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh đối với bị can, bị cáo chưa thành niên, thủ tục bảo lĩnh chỉ được đặt ra đối với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng, có nơi cư trú rõ ràng và phải có cá nhân, tổ chức nhận bảo lĩnh. Việc cá nhân, tổ chức nhận bảo lĩnh là do họ hoàn toàn tự nguyện, các cơ quan tiến hành tố tụng không thể bắt buộc họ được. 1.2.4. Việc điều tra, truy tố và xét xử những vụ án mà bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên Thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên là thủ tục đặc biệt được quy định tại Chương XXXII, Phần thứ bảy Bộ luật tố tụng hình sự. Những thủ tục này gồm: Điều tra, truy tố, xét xử; bắt, tạm giữ, tạm giam; giám sát bị can, bị cáo; bào chữa; việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường và tổ chức xã hội; xét xử; chấp hành án phạt tù; chấm dứt việc chấp hành biện pháp tư pháp và giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án. Việc áp dụng quy định về tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên phải căn cứ vào tuổi chịu trách nhiệm hình sự đã được quy định trong Bộ luật hình sự. Trong trường hợp bị can, bị cáo có hành vi phạm tội lúc chưa đủ mười tám tuổi nhưng khi phát hiện được tội phạm thì họ đã đủ mười tám tuổi thì áp dụng những quy định về tố tụng hình sự đối với người đã thành niên, vì áp dụng với họ tố tụng đối với người chưa thành niên không còn phù hợp nữa. 14 Như vậy, cần phải hiểu rằng việc xử lý người chưa thành niên phạm tội phụ thuộc vào thời điểm phát hiện tội phạm mà người đó thực hiện. Riêng về xét xử thì tuổi của người chưa thành niên được tính đến lúc phạm tội chứ không phải đến lúc xét xử. Có thể khi xét xử người phạm tội đã thành niên (đủ mười tám tuổi) nhưng khi phạm tội người đó chưa đủ mười tám tuổi thì vẫn áp dụng các hình phạt đối với người chưa thành niên. Người chưa thành niên phạm tội là người ở lứa tuổi mà khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội bị hạn chế và nhiều khi còn bị tác động mạnh của những điều kiện bên ngoài. Do đó, quá trình điều tra, truy tố và xét xử phải được tiến hành hết sức thận trọng, cụ thể và chính xác trên cơ sở xem xét đầy đủ các yếu tố của bản thân và những điều kiện bên ngoài tác động đến người đó. Điều 302 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về yêu cầu đối với Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán khi tiến hành tố tụng. Đây là yêu cầu rất cao đối với người tiến hành tố tụng về mặt phẩm chất và năng lực cần thiết để đảm bảo cho quá trình tố tụng được tiến hành khách quan, thận trọng và chính xác. Đồng thời yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán phải làm rõ được mức độ phát triển năng lực nhận thức của họ qua lời khai của cha, mẹ, giáo viên, bạn bè họ, nhận xét của tổ dân phố, Đoàn thanh niên, tài liệu y tế, kết luận của giám định trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức của họ. Có thể sử dụng các giáo viên về tâm lý học, các chuyên gia trong lĩnh vực tập lý, các nhà giáo có nhiều kinh nghiệm để xác định mức độ phát triển năng lực nhận thức của người chưa thành niên. Cần làm rõ những đặc điểm về tính cách của người chưa thành niên, tình trạng sức khỏe, thói quan, mức độ phát triển về nhận thức, năng khiếu, những vấn đề mà đứa trẻ quan tâm... Những tài liệu này có ý nghĩa đối với 15 việc đánh giá chứng cứ và quy mức độ, tính chất trách nhiệm hình sự đối với bị can, bị cáo. Để làm rõ điều kiện sinh sống và giáo dục cần chú ý thu thập những tài liệu như: điều kiện sống, nghề nghiệp, trình độ, nơi làm việc, lối sống đạo đức, quan hệ xã hội của bố mẹ cũng như trách nhiệm của họ đối với con cái. Mặt khác, cần phải tìm hiểu kỹ thái độ và kết quả học tập, lao động của người chưa thành niên, đạo đức, lối sống, quan hệ bạn bè, sự tham gia vào các tổ chức, tập thể... của người đó; trước khi phạm tội người chưa thành niên đó có chỗ ở hay không; nguồn gốc phát sinh những quan niệm, thói hư tật xấu và động cơ, mục đích phạm tội; có sự xúi giục lôi kéo của người thành niên, bạn bè hay không để có những quyết định đúng đắn. Nhất là trong trường hợp có sự xúi giục, lôi kéo của người chưa thành niên thì phải xử lý nghiêm khắc người đó để phòng ngừa việc phạm tội của người chưa thành niên. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định rõ việc mà các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải xác định khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử là "có hay không có người thành niên xúi giúc" thay vì quy định trước đây của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 là "có hay không người lớn xúi giục" để tránh hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất (điểm c khoản 2 Điều 302). 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGƢỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG TRONG VỤ ÁN MÀ BỊ CÁO LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN Xuất phát từ những đặc điểm tâm sinh lý, trình độ, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, Bộ luật tố tụng hình sự của Việt Nam có những quy định đặc biệt để áp dụng riêng đối với những trường hợp mà người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Bộ luật tố tụng hình sự đã dành toàn bộ Chương XXXII để quy định về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên trên cơ sở kế thừa những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự được Quốc hội thông qua ngày 29-6-1988, đồng thời có một số bổ sung, sửa 16 đổi để hoàn thiện hơn các quy định về thủ tục tố tụng áp dụng trong trường hợp người phạm tội là người chưa thành niên. Theo đó, khoản 1 Điều 302 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định "...Thẩm phán tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội phải là những người có hiểu biết cần thiết về tâm lý học và khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm của người chưa thành niên". Đối với Hội thẩm nhân dân, khi tham gia xét xử những vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên, luật không quy định phải có những điều kiện nêu trên, nhưng trong Hội đồng xét xử phải có một Hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Những tiêu chí này là những điều kiện cần thiết để Thẩm phán, Hội thẩm có thể hiểu và có những phương pháp phù hợp khi tiến hành hoạt động xét xử, bảo đảm nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 69 Bộ luật hình sự là "việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội". Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chưa có văn bản pháp luật nào quy định về đội ngũ những người tiến hành tố tụng chuyên trách trong những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên, điều đó cho thấy, hiện nay những người tiến hành tố tụng đang phải kiêm nhiệm giải quyết cả các vụ án do người thành niên thực hiện nên việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về lĩnh vực tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên cho những người tiến hành tố tụng là cần thiết. Khoản 1 Điều 302 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về yêu cầu đối với người tiến hành tố tụng phải có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của người chưa thành niên, nhưng thực tế đang có nhiều bất cập về số lượng, về kiến thức của những người tiến hành tố tụng với những diễn biến phức tạp của tội phạm trong những người chưa thành niên; vì vậy, cần mở các lớp đào tạo đối với những người được giao nhiệm vụ tiến hành tố tụng trong các vụ án người chưa thành niên phạm tội, trang bị cho họ những kiến thức cần thiết về 17 tầm quan trọng của việc bảo vệ, giáo dục, chăm sóc trẻ em, những kiến thức pháp luật quy định đối với những người chưa thành niên phạm tội, đào tạo cho họ kỹ năng xét hỏi những người chưa thành niên khi họ phạm tội. Cần có chính sách cụ thể đối với những người tiến hành xét xử những người chưa thành niên phạm tội. Cần nghiên cứu để thành lập các bộ phận chuyên trách trong cơ quan xét xử các vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên. Trước mắt, khi chưa có điều kiện thành lập bộ phận này thì cần phải cử những người tiến hành tố tụng có nhiều kiến thức và kinh nghiệm giải quyết loại án liên quan đến người chưa thành niên phạm tội. Song song với đó là cần phải có sự tham gia của các chuyên gia tư vấn để giúp đỡ về mặt pháp lý cho người chưa thành niên phạm tội, nhất là trong điều kiện hiện nay khi luật về trợ giúp pháp lý đã được Quốc hội thông qua. Yêu cầu đặt ra khi tiến hành xét xử (khoản 2 Điều 302) là cần phải xác định rõ: Tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên; điều kiện sinh sống và giáo dục; nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Đây là một yêu cầu rất không dễ thực hiện vì với thời hạn tố tụng không nhiều, điều kiện hiện có về cơ sở vật chất, các phương tiện làm việc và nhất là vấn đề con người của các cơ quan Tòa án thì khó có thể thực hiện được quy định này, đặc biệt là đối với người chưa thành niên phạm tội là những trẻ lang thang, không có địa chỉ cư trú rõ ràng. 1.4. VẤN ĐỀ THAM GIA CỦA NGƢỜI BÀO CHỮA VÀ ĐẠI DIỆN GIA ĐÌNH, NHÀ TRƢỜNG VÀ TỔ CHỨC Xà HỘI 1.4.1. Việc tham gia tố tụng của ngƣời bào chữa Trong những vụ án mà người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên thì việc tham gia tố tụng của người bào chữa là bắt buộc. Tuy nhiên, cần lưu ý là đối với những trường hợp khi phạm tội, người phạm tội là người chưa thành niên nhưng khi khởi tố, truy tố, xét xử họ đã đủ 18 tuổi thì 18 không bắt buộc phải có sự tham gia của người bào chữa. Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Bộ luật tố tụng hình sự thì người bào chữa có thể là luật sư, người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc bào chữa viên nhân dân. Việc tham gia tố tụng của người bào chữa có thể theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ hoặc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Trong trường hợp người bào chữa tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng thì người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật tố tụng hình sự. Về việc xác định những trường hợp cụ thể nào có thể tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị cáo là người chưa thành niên, chúng tôi thấy rằng: Thứ nhất, theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Pháp lệnh Luật sư được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 25-7-2001 và có hiệu lực kể từ ngày 01-10-2001 thì "Công ty luật hợp danh... không được thực hiện dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng". Như vậy, theo quy định này thì có thể hiểu các luật sư là thành viên của công ty luật hợp danh không được tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa nói chung và là người bào chữa cho người chưa thành niên phạm tội nói riêng. Ngày 29-6-2006, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua Luật luật sư (Luật này có hiệu lực từ ngày 01-1-2007) thay thế Pháp lệnh luật sư năm 2001. Theo tinh thần quy định của Luật này thì người có đủ tiêu chuẩn để trở thành luật sư, đã được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư và đã gia nhập một đoàn luật sư đều có thể hành nghề luật sư trong các lĩnh vực mà luật sư hoặc tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó là thành viên đã đăng ký. Như vậy việc luật sư nào có thể tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa không phụ thuộc vào việc họ hành nghề trong công ty luật hợp danh, văn 19 phòng luật sư hay hành nghề với tư cách cá nhân. Chúng tôi cho rằng, việc sửa đổi này là hợp lý; tuy nhiên, trong khi Luật luật sư chưa có hiệu lực thi hành thì việc xác định luật sư nào có thể tham gia tố tụng để bào chữa cho người chưa thành niên phạm tội cần tuân thủ quy định tại Điều 19 Pháp lệnh luật sư năm 2001 nêu trên. Thứ hai, theo quy định tại khoản 3 Điều 139 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì "quan hệ đại diện được xác lập theo pháp luật hoặc theo ủy quyền"; điều này có thể hiểu là "người đại diện hợp pháp" là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 139 của Bộ luật dân sự này thì "... cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó". Như vậy, trong tố tụng hình sự không có người đại diện theo ủy quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà chỉ có người đại diện của những người này theo pháp luật. Việc xác định trường hợp nào là đại diện theo pháp luật của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 141 của Bộ luật dân sự; cụ thể họ có thể là cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên. Thứ ba, về "bào chữa viên nhân dân", cho đến nay chưa có một văn bản nào chính thức quy định hoặc giải thích về những tiêu chuẩn của người được công nhận là "bào chữa viên nhân dân". Chúng tôi cho rằng, để bảo đảm cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị truy cứu trách nhiệm hình sự nói chung và người chưa thành niên phạm tội nói riêng thì bào chữa viên nhân dân cũng phải đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định. Hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao đang phối hợp với các cơ quan có liên quan soạn thảo thông tư liên tịch hướng dẫn về vấn đề này. Về những tiêu chuẩn để có thể được công nhận là bào chữa viên nhân dân, chúng tôi đề nghị cân nhắc và thể hiện trong dự thảo thông tư liên tịch một số tiêu chuẩn sau đây: 20 - Là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên; - Là thành viên của một tổ chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực; - Có kiến thức pháp lý; - Có sức khỏe để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ; - Không thuộc một trong các trường hợp không được bào chữa quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 56 của Bộ luật tố tụng hình sự. 1.4.2. Việc tham gia tố tụng của đại diện gia đình, nhà trƣờng, tổ chức Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội đòi hỏi phải được tiến hành thận trọng nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai của họ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 306 của Bộ luật tố tụng hình sự, thì trong trường hợp người phạm tội là người chưa thành niên, việc tham gia tố tụng của đại diện của gia đình người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; thầy giáo, cô giáo, đại diện nhà trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức khác nơi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo học tập, lao động và sinh sống vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ theo quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng. Cho đến nay, mặc dù chưa có văn bản giải thích chính thức "đại diện gia đình" của người chưa thành niên phạm tội là ai; tuy nhiên, chúng tôi cho rằng khái niệm "đại diện gia đình" trong điều luật này được hiểu rộng hơn khái niệm "người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên", không chỉ bao gồm cha, mẹ, người giám hộ của người chưa thành niên mà còn có thể là anh, chị, ông, bà, cô, dì, chú, bác hoặc những người thân thích khác của họ. Theo quy định tại khoản 2 Điều 306 của Bộ luật tố tụng hình sự, thì: "Trong trường hợp người bị tạm giữ, bị can là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể 21 chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác, thì việc lấy lời khai, hỏi cung những người này phải có mặt đại diện của gia đình, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng. Đại diện gia đình có thể hỏi người bị tạm giữ, bị can nếu được Điều tra viên đồng ý; được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại; đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra". So sánh với quy định tại khoản 2 Điều 276 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, khoản 2 Điều 306 của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành đã có sự bổ sung, quy định cụ thể hai trường hợp bắt buộc phải có mặt đại diện gia đình của người bị tạm giữ, bị can đó là: trường hợp người bị tạm giữ, bị can là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và trường hợp người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần. Đối với hai trường hợp này, nếu Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiến hành lấy lời khai của người bị tạm giữ, bị can mà không có mặt đại diện gia đình của họ thì có thể bị coi là đã vi phạm nghiêm trong thủ tục tố tụng. Tuy nhiên, ngoài hai trường hợp nêu trên, việc xác định trường hợp nào là "trường hợp cần thiết khác" phụ thuộc vào đánh giá của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát. 1.5. SƠ LƢỢC CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC XÉT XỬ ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2003 1.5.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954 Đây là thời kỳ Đảng, Nhà nước ta giành chính quyền từ tay triều đình phong kiến phản động và bọn thực dân Pháp xâm lược bằng cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công. Chủ yếu, thời kỳ này về pháp luật, chúng ta vẫn sử dụng một số chế định tiến bộ trong Bộ luật, văn bản Luật do thực dân Pháp và triều đình phong kiến ban hành trên cơ sở có sự sửa đổi, bổ sung phù hợp với chế độ xã hội mới. Đặc biệt là luật tố tụng hình sự - một trong những luật cơ bản của hệ thống pháp luật cũng chưa được xây dựng thành Bộ luật riêng. 22 Mọi hoạt động tố tụng giải quyết vụ án hình sự chủ yếu tuân thủ và dựa trên cơ sở các quy định mang tính hiến định cho toàn bộ hoạt động tư pháp Việt Nam trong Hiến pháp 1946 (Chương VI từ Điều 63 đến Điều 69). Do vậy, chưa thể có được chế định riêng về thủ tục đặc biệt áp dụng để giải quyết các vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Hoạt động tố tụng trong những vụ án mà người chưa thành niên phạm tội nhìn chung vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định về thủ tục tố tụng dành cho người đã thành niên phạm tội. Sang chế độ xã hội chủ nghĩa, khi xử tội người chưa thành niên đều phải tôn trọng những nguyên tắc: "Tư pháp chưa quyết định thì chưa được bắt bớ và giam cầm công dân Việt Nam" - Điều 11 Hiến pháp 1946 và "Các phiên tòa đều phải công khai, trừ trường hợp đặc biệt", "người bị cáo được quyền bào chữa lấy hoặc mượn Luật sư", "cấm không được tra tấn, đánh đập, ngược đãi bị cáo và tội nhân" - Điều 67 và 68 Hiến pháp 1946. Những quy định trên, về cơ bản đã đảm bảo cho người chưa thành niên phạm tội được xét xử một cách công bằng, khách quan theo quy định của pháp luật, đây là những quy định tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển các chế định về thủ tục đặc biệt cho những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên giai đoạn sau này. 1.5.2. Giai đoạn 1954 đến 1975 Giai đoạn này, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam, Bắc với hai chế độ và hai hệ thống pháp luật hoàn toàn khác nhau. Sau năm 1954, miền Bắc lập lại hòa bình, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, còn miền Nam tiếp tục nằm dưới ách thống trị của thực dân Pháp, rồi đến đế quốc Mỹ và bè lũ ngụy quân, ngụy quyền. Pháp luật Việt Nam lúc này chia thành hai mảng rõ rệt, tương ứng với mỗi chế độ trên mỗi miền lãnh thổ. 23 Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa được xây dựng từ năm 1945 ở miền Bắc, tiếp tục được kế thừa, phát triển và hoàn thiện. Còn ở miền Nam, đế quốc Mỹ và ngụy quyền cũng xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật riêng. Trước tiên, Chính phủ Việt Nam cộng hòa ban hành Luật số 11/58 ngày 3/7/1958 thiết lập Tòa án thiếu nhi. Điều 1 Luật này quy định: "Tòa án thiếu nhi sẽ được thiết lập bằng các sắc lệnh tại nơi xét ra cần thiết. Tòa án thiếu nhi có thẩm quyền xét xử các thiếu nhi nhỏ hơn 18 tuổi can tội đại hình hay tiểu hình". Tuy nhiên, trong trường hợp có đồng phạm hoặc đồng lòa 18 tuổi hoặc trên 18 tuổi, Tòa án thường có thẩm quyền xét xử nhưng phải áp dụng luật thiếu nhi với can phạm nhỏ hơn 18 tuổi. Trong Luật số 11/58 ngày 3/7/1958, việc thiết lập Tòa án thiếu nhi chỉ mang tính hình thức và dập khôn máy móc toàn bộ pháp luật tố tụng hình sự của các nước tư bản về xét xử trẻ em phạm pháp. Chính phủ Việt Nam cộng hòa ban hành luật này nhằm sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân đạo để che đậy mưu đồ phản động của bè lỹ đế quốc hơn là việc xử lý đối với trẻ em phạm pháp. Có thể nói rằng, Luật số 11/58 chẳng bao giờ được thi hành trên thực tế, trước hết nhờ những quy định mập mờ: "Tòa án thiếu nhi sẽ được thiết lập bằng các sắc lệnh tại nơi xét ra cần thiết". Tại miền Bắc xã hội chủ nghĩa, mặc dù chưa có Bộ luật tố tụng hình sự, song các chế định về thủ tục đặc biệt giải quyết những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên đã được ban hành dưới nhiều hình thức khác nhau như thông tư, bản tổng kết kinh nghiệm của Tòa án nhân dân tối cao..., những chế định này tương đối phát triển, trong đó quan trọng nhất phải kể đến: - Thông tư số 06/TATC ngày 19-9-1967 của Tòa án nhân dân tối cao về đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo. 24 - Bản rút kinh nghiệm số 607/NKPL ngày 13-9-1973 của Tòa án nhân dân tối cao về việc viết bản án sơ thẩm và phúc thẩm (do Công văn số 612/NCPL ngày 14-9-1973 của Tòa án nhân dân tối cao gửi cho Tòa án nhân dân các địa phương). - Thông tư số 16/TATC ngày 27-9-1974 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về trình tự, thủ tục sơ thẩm về hình sự. Những văn bản này không chỉ đề cập đến nguyên tắc chủ yếu khi xét xử người chưa thành niên phạm tội mà còn bao gồm các chế định về bào chữa, đại diện gia đình, quyền và nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng... khi giải quyết vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Tóm lại, do chưa có Bộ luật tố tụng hình sự nên hoạt động xét xử người chưa thành niên phạm tội nói riêng vẫn phải dựa vào các bản án lệ, các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhưng hàng năm, Tòa án nhân dân tối cao đều có bản tổng kết rút kinh nghiệm, hưóng dẫn xét xử cho Tòa án nhân dân các cấp để không ngừng hoàn thiện hoạt động xét xử các vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên và góp phần hoàn thiện chế định về thủ tục đặc biệt. Cơ bản và quan trọng nhất là đặt nền móng cho sự phát triển của chế định về thủ tục đặc biệt trong các giai đoạn sau. 1.5.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến trƣớc khi pháp điển hóa lần thứ nhất với sự thông qua Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và kết thúc bằng chiến thắng 30/4/1975 đánh dấu cho kỷ nguyên mới của dân tộc ta: Độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Trong bối cảnh lịch sử mới, việc ban hành các văn bản luật tố tụng hình sự dưới các hình thức đơn lẻ, thiếu hệ thống như trước đây không còn phù hợp mà cần thiết phải có những bộ luật, luật có tính hệ thống, hiệu lực ổn định trong thời gian dài làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, nhất là trong điều kiện miền Nam mới được giải phóng, các quy định của pháp luật 25 ngụy quyền Sài Gòn trước đây về xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội vẫn ít nhiều còn ảnh hưởng. Với những cố gắng, nỗ lực của các nhà làm luật, ngày 28/6/1988 Bộ luật tố tụng hình sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua, có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1989 thay thế cho các văn bản pháp luật đơn lẻ trước đây về thủ tục điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự nói chung và thủ tục xét xử vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên nói riêng. 1.5.4. Giai đoạn từ năm 1988 đến trƣớc khi pháp điển hóa lần thứ hai với việc ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 là Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1988. Bộ luật được xây dựng trên cơ sở kế thừa những giá trị tốt đẹp của pháp luật tố tụng hình sự truyền thống, quán triệt và thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta lúc bấy giờ, đồng thời tham khảo những kinh nghiệm của pháp luật hình sự thế giới, nhất là pháp luật tố tụng hình sự của Liên xô (cũ). Bộ luật quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Trong đó có quy định "Thủ tục đặc biệt" tại Chương XXXI- phần VII là sự kế thừa và phát triển pháp luật tố tụng hình sự dành cho người chưa thành niên phạm tội của Nhà nước ta từ Cách mạng tháng Tám đến khi ban hành bộ luật, với tinh thần đổi mới, đặc biệt, nguyên tắc, đường lối xử lý người chưa thành niên phạm tội không ngừng được hoàn thiện và phát triển để việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng công tác xét xử, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành những văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Chương XXXI Bộ luật tố tụng hình sự 1988. Những quy định về thủ tục xét xử vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên trong Bộ luật này hầu như được kế thừa quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 hiện hành. Đó là các hướng dẫn 26 tại Công văn số 52/1999/KHXX ngày 15.6.1999 của Tòa án nhân dân tối cao về việc thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đối với bị cáo là người chưa thành niên, như sau: 1. Khi xét xử mà bị cáo là người chưa thành niên, nếu bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa, thì Tòa án phải yêu cầu Đoàn Luật sư cử người bào chữa cho họ. Nếu Tòa án đã có yêu cầu và Đoàn luật sư đã cử người bào chữa cho bị cáo, thì cần phân biệt như sau: - Trong trường hợp người bào chữa có mặt mà bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ không có yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục chung. - Trong trường hợp người bào chữa có mặt mà bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ có yêu cầu thay đổi người bào chữa thì Tòa án căn cứ vào các khoản 2 và 3 Điều 35 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1985 để chấp nhận hoặc không chấp nhận. Trong trường hợp Tòa án chấp nhận yêu cầu thay đổi người bào chữa, thì phải hoãn phiên tòa. Trong trường hợp Tòa án không chấp nhận yêu cầu thay đổi người bào chữa, thì tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục chung. - Trong trường hợp người bào chữa có mặt (hoặc vắng mặt) mà bị cáo từ chối người bào chữa, thì Tòa án lập biên bản về việc bị cáo từ chối người bào chữa. Trong biên bản này phải có chữ ký của bị cáo. Sau khi lập biên bản xong, Tòa án tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục chung. - Trong trường hợp người bào chữa vắng mặt tại phiên tòa mà bị cáo không từ chối người bào chữa, thì Tòa án căn cứ vào Điều 165 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1985 để hoãn phiên tòa 2. Khi xét xử sơ thẩm mà bị cáo là người chưa thành niên, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 277 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1985 "thành phần Hội đồng xét xử phải có một hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh"; do đó, các Tòa án cần phải thực hiện đúng quy định này. Cụ thể là khi phân công Hội đồng xét xử sơ thẩm cần phải 27 xem xét trong danh sách hội thẩm nhân dân có ai là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh để mời họ tham gia Hồi đồng xét xử. Cần lưu ý là khái niệm "giáo viên" được quy định tại khoản 1 Điều 277 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1985 cần được hiểu theo nghĩa rộng của nó, tức là những "nhà giáo "- những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác. Theo quy định tại Chương III Luật giáo dục, thì nhà trường bao gồm: "Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân (Điều 44); Nhà trường của cơ quan hành chính nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, của lực lượng vũ trang nhân dân (Điều 45) và các loại trường chuyên biệt khác như: Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học (Điều 56); Trường chuyên, trường năng khiếu (Điều 57); Trường, lớp dành cho người tàn tật (Điều 58); Trường giáo dưỡng (Điều 59). Về các cơ sở giáo dục khác, thì theo tinh thần quy định tại Điều 60 Luật giáo dục, đó là các cơ sở giáo dục được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Chính phủ. Theo hướng dẫn tại Công văn 81/2002/TANDTC ngày 10.6.2002 của Tòa án nhân dân Tối cao thì: khái niệm "giáo viên" quy định tại khoản 1 Điều 277 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1985 cần được hiểu là những "nhà giáo" – những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác, kể cả trong trường hợp họ đã nghỉ hưu. 28 Chương 2 QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN MÀ BỊ CÁO LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 2.1. THỦ TỤC XÉT XỬ ĐỐI VỚI BỊ CÁO LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN 2.1.1. Vài nét về việc xét xử vụ án hình sự Xét xử là giai đoạn trung tâm, quyết định quá trình giải quyết vụ án từ khi khởi tố điều tra đến khi đưa bị cáo ra trước Tòa án. Một người dù phạm tội bị bắt quả tang, bị bắt khẩn cấp, bị Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố và bị Viện kiểm sát truy tố thì họ cũng chưa bị coi là có tội nếu như chưa bị Tòa án kết án và bản án có hiệu lực pháp luật. Điều 72 Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25-12-2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10 và Điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành đều quy định: "Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật". Quy định này càng thể hiện tầm quan trọng của giai đoạn xét xử. Trong quá trình xét xử, mọi chứng cứ, tài liệu mà Cơ quan điều tra thu thập trong quá trình điều tra được xem xét một cách công khai, những người tham gia tố tụng được tranh luận, đối đáp với nhau trước Tòa án, người này biết người khác khai như thế nào? Tại phiên tòa, Tòa án còn kiểm tra tính hợp pháp trong hoạt động của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng khác khác. Để đạt được mục đích yêu cầu của hoạt động xét xử, Tòa án và những người tiến hành tố tụng trong giai đoạn xét xử phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự từ khâu chuẩn bị đến việc xét xử tại phiên tòa và cuối cùng là tuyên án. Một phiên tòa công khai, xét xử đúng 29 người, đúng tội, bảo đảm tranh tụng dân chủ với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác là một thành công của hoạt động xét xử. Một phiên tòa hình sự dù chỉ có một bị cáo hay nhiều bị cáo, dù bị cáo bị truy tố về tội phạm ít nghiêm trọng hay tội nghiêm trọng; thời gian xét xử có thể chỉ xảy ra trong một ngày hay nhiều ngày, cũng đều phải tuân theo một trình tự nhất định bao gồm các bước (các giai đoạn): Thủ tục bắt đầu phiên tòa, xét hỏi tại phiên tòa, tranh luận tại phiên tòa, nghị án và tuyên án. Từng giai đoạn, pháp luật quy định rất chặt chẽ nhằm bảo đảm việc xét xử của Tòa án công minh, dân chủ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Việc xét xử tại phiên tòa đòi hỏi những người tiến hành tố tụng mà trước hết là Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không chỉ cần trình độ chuyên môn giỏi mà phải có kinh nghiệm xét xử, kinh nghiệm điều khiển phiên tòa, xử lý tốt các tình huống xảy ra tại phiên tòa v.v... Có thể nói, điều khiển phiên tòa là một nghệ thuật, nó là thước đo đánh giá trình độ nghiệp vụ, năng lực công tác của người tiến hành tố tụng. Thực tiễn xét xử cho thấy, có nhiều phiên tòa được công chúng khen ngợi là công minh, nhưng cũng không ít phiên tòa không đạt yêu cầu thậm chí gây sự bất bình cho những người dự phiên tòa, mặc dù bản án không trái pháp luật nhưng tính thuyết phục không cao, không được nhân dân đồng tình chỉ vì những người tiến hành tố tụng, nhất là Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và Kiểm sát viên thiếu tôn trọng những người tham gia tố tụng và công chúng dự phiên tòa. Vì vậy, nghiên cứu các quy định của pháp luật về thủ tục tại phiên tòa để vận dụng trong thực tiễn xét xử là rất cần thiết, không chỉ đối với người tiến hành tố tụng mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với người tham gia tố tụng và mọi công dân để thực hiện việc kiểm tra giám sát hoạt động xét xử của Toà án và Viện kiểm sát. 2.1.2. Quy định của pháp luật về thủ tục xét xử vụ án hình sự mà bị cáo là ngƣời chƣa thành niên 30 Những quy định từ Điều 301 đến Điều 310 thuộc Chương XXXII Phần thứ bảy của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 là những thủ tục đặc biệt chỉ được áp dụng đối với những người chưa thành niên phạm tội. Ngoài các quy định này, thì thủ tục tố tụng hình sự đối với những người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên còn được áp dụng theo các quy định khác của Bộ luật tố tụng hình sự, nhưng với điều kiện các quy định đó không trái với các quy định tại Chương XXXII của Bộ luật tố tụng hình sự. Theo quy định của Bộ luật hình sự, thì độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định khác nhau tùy thuộc vào tính chất của tội phạm. Tại Điều 12 của Bộ luật hình sự quy định: - Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; - Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Tương ứng với các độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự phân biệt rõ độ tuổi chưa thành niên. Một là: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và Hai là: Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Trong trường hợp bị can, bị cáo phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi, nhưng khi phát hiện tội phạm thì họ đã thành niên (đủ 18 tuổi trở lên), thì thủ tục tố tụng áp dụng đối với họ là thủ tục tố tụng đối với những người thành niên phạm tội. Thẩm phán tiến hành tố tụng đối với bị cáo là người chưa thành niên phải là những người có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của người chưa thành niên. Khi tiến hành xét xử cần phải xác định rõ: tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên; điều kiện sinh sống và giáo dục; có hay không có người thành niên xúi giục; nguyên nhân và điều kiện phạm tội. 31 Khác với trường hợp mà bị can, bị cáo là người thành niên, đối với trường hợp bị cáo là người chưa thành niên, khi tiến hành xét xử cần xác định rõ tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên. Yêu cầu này nhằm xác định rõ mức độ trách nhiệm, cũng như mức độ lỗi của người chưa thành niên đối với hành vi mà họ đã thực hiện và cả với hậu quả mà hành vi do họ gây ra. Việc xác định mức độ phát triển về thể chất, tinh thần, mức độ nhận thức có thể được thực hiện thông qua lời khai của cha, mẹ, giáo viên, bạn bè họ, qua nhận xét của chính quyền địa phương nơi họ cư trú, qua tài liệu y tế, kết luận giám định… Ngoài ra, còn có thể sử dụng kiến thức của các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học, các giáo viên giàu kinh nghiệm… Trong quá trình xét xử Tòa án cần làm rõ những đặc điểm, tính cách của người chưa thành niên, năng lực nhận thức, thói quen, tình trạng sức khỏe... để làm cơ sở xem xét đánh giá chứng cứ, xác định mức độ trách nhiệm, tính chất và mức độ lỗi của người chưa thành niên phạm tội. Bên cạnh đó, việc xác định rõ điều kiện sinh sống và giáo dục của người chưa thành niên phạm tội còn có ý nghĩa xác định chính xác hơn về mức độ trách nhiệm, tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện phạm tội từ đó xác định đúng đắn về phương pháp giáo dục và cải tạo đối với họ. Về xét xử đối với bị cáo là người chưa thành niên: Thành viên Hội đồng xét xử phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Quy định này nhằm bảo đảm trong Hội đồng xét xử ngoài Thẩm phán phải có ít nhất một Hội thẩm nhân dân có hiểu biết về tâm lý và có kinh nghiệm trong việc giáo dục người chưa thành niên. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể quyết định xét xử kín. Theo nguyên tắc chung, Tòa án xét xử công khai trừ trường hợp cần giữ bí mật Nhà nước hoặc giữ gìn đạo đức xã hội thì Tòa án có thể xử kín, nhưng đối với các 32 vụ án mà người phạm tội là người chưa thành niên thì pháp luật cho phép trong trường hợp cần thiết ngoài hai lý do nêu trên Tòa án có thể quyết định xét xử kín vì lý do khác như để cho người chưa thành niên không bị ảnh hưởng về mặt tâm lý khi bị Tòa án xét xử… Đây chính là yêu cầu không để những người không cần thiết biết về tội phạm hoặc những khúc mắc đời tư của người chưa thành niên hoặc gia đình họ nhằm tránh gây ảnh hưởng xấu đến tương lai của người chưa thành niên. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải quyết định hình phạt đối với bị cáo thì Tòa án áp dụng một trong những biện pháp tư pháp quy định tại Điều 70 của Bộ luật hình sự. Người chưa thành niên phạm tội được áp dụng chế định xóa án tích khi có đủ những điều kiện quy định tại Điều 77 của Bộ luật hình sự, theo quy định tại khoản 1 Điều 77 của Bộ luật hình sự, thì thời hạn để xóa án tích đối với người chưa thành niên là một phần hai thời hạn quy định tại Điều 64 của Bộ luật hình sự. Như vậy, thời hạn để xóa án tích đối với người chưa thành niên phạm tội là sáu tháng trong trường hợp người chưa thành niên bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo; mười tám tháng trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm; ba mươi tháng trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm; bốn mươi hai tháng trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm. Thực tiễn xét xử những năm qua cho thấy rằng tỷ lệ các vụ án hình sự mà người chưa thành niên phạm tội được các Tòa án đưa ra xét xử chiếm tỷ lệ đáng kể. Theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan chức năng thì người chưa thành niên là người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, những người mà đến thời điểm hành vi tố tụng được thực hiện đã đủ 18 tuổi thì từ góc độ tố tụng không được coi là người chưa thành niên, mặc dù khi phạm tội người đó chưa đủ 18 tuổi. Bộ luật tố tụng nước ta có một chương riêng (Chương 32) quy định 33 thủ tục tố tụng về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Đặc điểm lớn nhất của các vụ án này là bị can, bị cáo khi đưa ra xét xử chưa đủ 18 tuổi, cho nên: + Năng lực hành vi tố tụng hình sự còn hạn chế nhất định; + Là đối tượng được hưởng chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước từ góc độ hình sự cũng như tố tụng hình sự; được sự bảo hộ đặc biệt của Nhà nước cũng như xã hội về các quyền và lợi ích hợp pháp. Vì vậy, khi xét xử vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên, ngoài việc tuân thủ quy định của pháp luật tố tụng hình sự đối với các vụ án hình sự thông thường còn cần chú ý đến các vấn đề về thủ tục đặc biệt đã được Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Việc vi phạm một trong các quy định đó được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong xét xử các vụ án hình sự, có thể dẫn đến việc bị Tòa án cấp trên (Phúc thẩm hoặc Giám đốc thẩm) hủy bản án để xét xử lại. Giai đoạn chuẩn bị xét xử: Khi thụ lý hồ sơ một vụ án hình sự có người chưa thành niên phạm tội, Thẩm phán cần nghiên cứu xem ngoài các tài liệu, chứng cứ như đối với những vụ án thông thường khác, cần kiểm tra xem đã có đủ các tài liệu, chứng cứ để xác định: Thứ nhất, độ tuổi cụ thể của bị cáo. Chú ý là chứng cứ xác định độ tuổi phải được tính theo ngày, nếu không rõ ngày phải tính vào ngày cuối của tháng, nếu không rõ tháng phải tính vào tháng cuối của năm; Việc xác định độ tuổi của bị cáo chưa thành niên thông thường dựa trên một số giấy tờ pháp lý như Giấy khai sinh, Giấy chứng sinh, Sổ hộ khẩu, hộ tịch của họ. Tuy nhiên, trong thực tế ở nước ta, một số địa phương do khó khăn về địa lý, nhận thức của người dân còn hạn chế và một số lý do khác mà việc khai sinh cho trẻ em chưa được quan tâm đúng mức, có nhiều trẻ em không được khai sinh hoặc 34 khai sinh không chính xác về ngày, tháng, năm sinh nên việc xác định tuổi của bị can, bị cáo không đúng sẽ dẫn tới việc truy cứu trách nhiệm hình sự sai hay áp dụng loại hình phạt, mức hình phạt không chính xác. Do vậy, khi xét xử các vụ án hình sự có bị cáo là người chưa thành niên, Tòa án cần phải xác định đúng tuổi của họ cũng như trình độ phát triển về thể chất, tinh thần và mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của họ. Trong trường hợp bị cáo không được khai sinh thì phải kiểm tra sổ hộ tịch, nếu không có thì phải tiến hành điều tra, kết luận tuổi của người phạm tội theo nguyên tắc: nếu xác định được tháng cụ thể, nhưng không xác định được ngày nào trong tháng đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo; nếu xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày, tháng nào trong quý đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng của quý đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo; nếu xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày, tháng nào trong nửa đầu năm hay nửa cuối năm thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 tương ứng của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo; nếu không xác định được nửa năm nào, quý nào, tháng nào trong năm thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo (Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 20-06-1992 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) hướng dẫn thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về lý lịch của bị can, bị cáo). Tòa án chỉ xét xử khi có đủ các căn cứ kết luận bị cáo là người đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp đã thực hiện đầy đủ các biện pháp nêu trên nhưng vẫn không xác định được tuổi bị cáo hoặc có căn cứ cho thấy các giấy tờ pháp lý không đáng tin cậy thì cần trưng cầu giám định tuổi của bị cáo để xác định. Kết quả giám định được dùng làm căn cứ để xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự của bị cáo cũng như việc áp dụng loại hình phạt, mức hình phạt đối với bị cáo. Bên cạnh yêu cầu phải xác định độ tuổi, pháp luật tố tụng hình sự cũng đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng phải làm rõ trình độ phát triển về thể 35 chất, tinh thần cũng như mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của bị can, bị cáo là người chưa thành niên để giải quyết vụ án được đúng đắn, chính xác. Mức độ phát triển về tinh thần nhiều khi cũng ảnh hưởng đến hành vi phạm tội của con người, ví dụ như những người mắc bệnh tâm thần nặng, rối loạn trí óc... thì họ không ý thức được về hành vi của mình. Việc làm rõ trình độ phát triển và mức độ nhận thức về hành vi của người chưa thành niên có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chứng cứ và xác định mức độ, tính chất trách nhiệm hình sự đối với họ. Việc xác định độ tuổi, trình độ nhận thức và điều khiển hành vi đối với người chưa thành niên rất quan trọng. Nếu Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án xác định không đúng sẽ gây ra những hậu quả khôn lường vì nó liên quan đến tương lai của một con người, đặc biệt là lý lịch tư pháp của họ. Việc xác định những vấn đề này có thể thực hiện thông qua việc lấy lời khai của cha mẹ của bị can, những người đã từng là thầy giáo, cô giáo của bị can cũng như bạn bè, người thân của họ, nhận xét của địa phương nơi bị can cư trú. Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia về tâm lý của người chưa thành niên để xác định chính xác khả năng nhận thức của người chưa thành niên phạm tội. Thứ hai, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, khả năng nhận thức, điều kiện sính sống và giáo dục của người phạm tội. Để xác định điều kiện sinh sống và giáo dục của người phạm tội là người chưa thành niên, trước hết, cơ quan tiến hành tố tụng cần thu thập những tài liệu về hoàn cảnh gia đình của bị can như nghề nghiệp, trình độ học vấn, lối sống của cha, mẹ của người chưa thành niên, sự quan tâm của họ đối với con cái, tình trạng kinh tế gia đình của người chưa thành niên. Bên cạnh đó, các cơ quan tiến hành tố tụng cần xác định rõ trình độ học vấn của người chưa thành niên. Đối với trường hợp khi phạm tội, người chưa thành niên đang còn đi học thì cần thu thập kết quả học tập của họ, xác định thái độ của người chưa thành niên 36 trong việc học tập thông qua các đánh giá của nhà trường, thầy cô giáo và các bạn học của người chưa thành niên. Khoa học đã chứng minh con người chịu sự ảnh hưởng tác động qua lại của môi trường xung quanh, hành vi phạm tội không phải ngẫu nhiên hình thành, nó phát sinh không phải từ chính môi trường, chính bản thân người đó mà là do sự tác động qua lại giữa môi trường và cá nhân con người đó. Đối với người chưa thành niên ảnh hưởng của môi trường xung quanh càng thể hiện rõ hơn, đó là: điều kiện sinh sống của gia đình, thái độ, cách ứng xử của cha mẹ, những người thân trong gia đình; điều kiện học tập và sinh hoạt của họ ở nhà trường, đoàn thể, nơi cư trú. Thứ ba, có hay không có người thành niên xúi giục; trong thực tế, chúng ta thường gặp những người chưa thành niên phạm tội là do sự xúi giục, khuyến khích của người thành niên. Do khả năng phân tích, đánh giá vấn đề còn hạn chế cho nên trẻ em thường chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh. Người xấu thường lợi dụng sự bồng bột, nhẹ dạ cả tin, khả năng phân tích tâm lý kém cùng với sự non yếu về kinh nghiệm sống của người chưa thành niên để lôi kéo họ vào con đường phạm tội. Đôi khi chúng còn đe dọa, khống chế buộc các em phải làm theo lời sai bảo phạm tội lúc nào không hay. Những người xấu thường dùng những thủ đoạn rất mưu mô xảo quyệt đánh vào điểm yếu của những người chưa thành niên như: đe dọa hoặc cưỡng bức chi phối về vật chất hoặc tinh thần để buộc người chưa thành niên trở thành người giúp sức cho người phạm tội. Ban đầu, chúng tìm cách tiếp cận tạo niềm tin nơi bọn trẻ, rồi dùng lời lẽ ngon ngọt, dùng đồng tiền hoặc vật chất để mua chuộc làm cho bọn trẻ mù quáng tin theo, chúng tạo ra những tình huống giả để bọn trẻ gặp nguy hiểm sau đó lại ra tay cứu giúp. Như vậy, trong mắt người chưa thành niên chúng trở thành thần tượng, thành những hiệp sĩ anh hùng. Lúc này, người chưa thành niên trở nên rất dễ sai bảo, nghe lời chúng một cách tuyệt đối, và họ phạm tội lúc nào không hay. Hiện tượng người chưa thành niên phạm tội do sự xúi giục của người đã thành niên ngày càng phổ biến, nhất là trong việc vận chuyển, mua bán chất 37 ma túy, trộm cắp, cướp tài sản... Trong thực tế người xấu thường lợi dụng sự bồng bột, nhẹ dạ, cả tin và sự non yếu về kinh nghiệm sống của người chưa thành niên để lôi kéo họ vào con đường phạm tội. Đôi khi chúng còn đe dọa hoặc khống chế buộc các em phạm tội. Phạm tội bị người khác đe dọa, cưỡng bức... là tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm i khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự. Để việc xét xử khách quan, toàn diện và đầy đủ, đồng thời phát hiện cả những đồng phạm trong vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên, thì trong khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, các thành viên Hội đồng xét xử cần phải xác định có hay không có người thành niên xúi giục hoặc các tình tiết khác có thể là tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo là người chưa thành niên. Thứ tư, nguyên nhân và điều kiện phạm tội; trước hết, môi trường gia đình, nhà trường, xã hội là những nguyên nhân; đặc điểm tâm lý lứa tuổi người chưa thành niên là điều kiện ảnh hưởng và tác động lẫn nhau một cách biện chứng làm phát sinh tội phạm ở người chưa thành niên. Gia đình là trường học đầu tiên, từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành, phần lớn thời gian đứa trẻ sống trong gia đình, cho nên gia đình giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách người chưa thành niên. Theo số liệu điều tra ở 521 học sinh của 3 cơ sở giáo dục (trường Giáo dưỡng số IINinh Bình; trại giam Thanh Xuân; Trường Phổ thông Nội trú dạy nghề số 1) năm 2003 thì có 32,6% xuất thân từ gia đình không hoàn thiện (mồ côi, bố mẹ ly dị...), 57,8% các em thuộc gia đình đông con, 13,4% có người nhà đã và đang cải tạo trong nhà giam (số liệu lấy từ nguồn điều tra xã hội học – xem Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học "Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm chưa thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội", Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội). Theo số liệu của Bộ Công an thì tỷ lệ tội phạm trong số người chưa thành niên chủ yếu là do thiếu sự chăm sóc của bố mẹ và sự giáo dục không đầy đủ của gia đình. Nghiên cứu 38 của Bộ Công an năm 2003 cũng chỉ ra nguyên nhân về gia đình: có tới 30% trẻ em phạm pháp có bố hoặc mẹ hoặc cả bố, mẹ nghiện hút, 28% trẻ em phạm pháp có gia đình tham gia vào các hoạt động phạm pháp, gần 8% trẻ em phạm pháp do bố mẹ ly hôn, 49% phàn nàn về cách đối xử của bố mẹ không đáp ứng được nhu cầu của bản thân. Người chưa thành niên đã chịu ảnh hưởng của nhiều gương xấu từ bố mẹ hoặc người lớn trong gia đình. Cũng theo số liệu điều tra 624 học sinh ở 3 trường giáo dưỡng thì có đến 30% người chưa thành niên phạm tội đã sống và lớn lên trong gia đình thiếu gương mẫu về đạo đức, quy tắc sống hỗn loạn, 21% sống trong gia đình chuyên làm ăn bất hợp pháp... Người chưa thành niên khi sống trong điều kiện này trở nên thực dụng chạy theo khoái cảm vật chất, nếu không xoay xở được tiền thì trộm cắp, cướp giật để kiếm tiền. Những cảnh sống không hòa thuận thường xảy ra mâu thuẫn, xung đột trong gia đình. Ngoài ra còn phải kể đến phương pháp giáo dục trong gia đình không đúng đắn, đó là sự buông lỏng trong việc quản lý, không nghiêm khắc của người lớn trong gia đình đối với trẻ em. Chính những hành vi này của cha mẹ khiếu cho nhiều trẻ mất đi sự dạy bảo mỗi khi có hành vi sai trái. Điều đó dẫn đến việc các em dần dần hình thành thói quen né tránh, giấu giếm lỗi lầm của mình dẫn tới tình trạng nhiều trẻ em hư hỏng có "thâm niên" mà gia đình không biết. Đôi khi người lớn trong gia đình lại thể hiện thái độ thực dụng chạy theo đồng tiền, cần tiền hơn cần chữ, khiến con cái bị sai lệch trong định hướng phấn đấu, sớm bỏ học để lao vào con đường kiếm tiền với nhiều mánh khóe làm băng hoại tâm hồn trẻ thơ và từ đó nảy sinh tư tưởng bất chấp thủ đoạn để kiếm tiền. Có nhiều bố mẹ khi thấy con mình phạm tội đã ra sức chạy chọt, lo lót để được tha bổng hoặc giảm nhẹ tội. Chính những việc làm đó đã tiếp tay cho con cái họ coi thường pháp luật và tiếp tục trượt dài trên con đường phạm pháp. Hiện nay các quan hệ gia đình truyền thống tốt đẹp của dân tộc đang có xu hướng bị xói mòn nghiêm trọng theo vòng xoáy của cơ chế thị trường. 39 Điều này được thể hiện rõ qua việc ly hôn ngày càng gia tăng. Sự phá vỡ hạnh phúc gia đình do bố mẹ ly hôn đã cướp mất của trẻ em điểm tựa về tinh thần, nơi gửi gắm tình thương yêu đồng thời là nền tảng của sự chăm sóc, giáo dục trẻ em. Thay vì không khí gia đình ấm cúng, các em phải sống trong lạnh lùng, buồn trẻ, nhiều em mang tâm lý đau khổ dồn nén, thậm chí chán đời, hận thù dẫn đến buông thả bản thân và lao vào cờ bạc, rượu chè, nghiện hút... và cuối cùng là phạm tội. Môi trường nhà trường còn chưa hoàn thiện, chất lượng giáo dục bị xuống cấp ở các nhà trường, thiếu sự quan tâm, chăm sóc của thầy cô giáo đã dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học, vi phạm pháp luật ngày càng nhiều. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì ở nước ta có hơn 4 triệu trẻ em thất học, 6 triệu em bỏ học. Đây là một thiệt thòi lớn cho các em, gia đình và xã hội cũng là những tiền đề dẫn tới những hành vi tiêu cực. Ngoài sự giáo dục của gia đình, nhà trường thì giáo dục còn là cả một quá trình mang tính xã hội. Nền kinh tế mở với cơ chế thị trường hiện nay đã tạo ra nhiều yếu tố tích cực, nhưng bên cạnh đó những yếu tố tiêu cực lôi kéo con người chạy theo vòng quay của đồng tiền, tạo ra một quan niệm sống cá nhân, ích kỷ, phi đạo đức. Chính vì vậy, một bộ phận thanh thiếu niên bị lôi kéo và trở thành hàng hóa hoặc bị lợi dụng để kiếm lời cho một số kẻ bất lương. Nhà nước và các tổ chức đoàn thể chưa thật sự quan tâm và đầu tư điều kiện vật chất đầy đủ cho các em vui chơi một cách lành mạnh. Sự buông lỏng kỷ cương trong lĩnh vực văn hóa đã làm cho các em bị lôi cuốn vào những phim ảnh, văn hóa phẩm đồi trụy, độc hại, các tệ nạn xã hội như tiêm chích, mại dâm... đã ăn vào tiềm thức các em khiến cho các em phạm tội lúc nào không hay. Tình trạng bất cập trong tổ chức cộng đồng, trong quản lý xã hội đã tác động sâu xa đến người chưa thành niên phạm tội. Việc tổ chức vui chơi, giải trí, xây dựng các công trình văn hóa cho người chưa thành niên chưa được quan tâm thích đáng. Do đó, các em hay tụ tập lang thang ngoài đường 40 phố dẫn đến những hành vi tiêu cực và tình trạng không có những cơ sở vui chơi lành mạnh nên người chưa thành niên rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng lôi kéo, xúi giục phạm tội. Việc giáo dục pháp luật của chúng ta vẫn chưa được chú ý thường xuyên, chưa được chính thức đưa vào giảng dạy trong các trường trung học cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới những hành vi phạm tội của người chưa thành niên. Đi đôi với việc giáo dục pháp luật chưa tốt là việc thực thi pháp luật của chúng ta chưa nghiêm. Có những trường hợp phạm tội nghiêm trọng nhưng việc xét xử của Tòa án chưa thật sự nghiêm khắc, đúng mức. Có những trường hợp tính chất, mức độ phạm tội tương tự như nhau, nhưng xét xử thiếu thống nhất, hình phạt rất khác nhau. Vì vậy, không được dư luận nhân dân đồng tình ủng hộ và tính chất răn đe, ngăn ngừa tội phạm không cao. Chính sách của Nhà nước đối với người chưa thành niên hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, các tổ chức đoàn thể xã hội chưa có sự phối hợp đồng bộ và quan tâm đúng mức, còn không ít vấn đề đưa ra nhưng chưa thực hiện được, chưa tổ chức nhịp nhàng và có hiệu quả một số nội dung và biện pháp đào tạo, giáo dục người chưa thành niên đã được đề ra trong các nghị quyết của Đảng. Sự thiếu gương mẫu trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và người lớn tuổi làm suy giảm lòng tin của các em, dẫn đến những hành vi thiếu đạo đức. Các điều kiện vật chất của xã hội dành cho sự nghiệp đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ còn quá ít ỏi... Ngoài ra còn phải kể đến những yếu tố khách quan do nền kinh tế thị trường mang lại, cơn lốc di cư từ nông thôn ra thành thị đã gây ảnh hưởng lớn đến tình hình trật tự và an toàn đô thị, trong đó có vấn đề phạm tội. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở nước ta trong những năm đổi mới làm cho đời sống xã hội có nhiều thay đổi đa dạng và phức tạp hơn, đã xuất hiện một tỷ lệ đáng kể số người thất nghiệp tập trung ở các thành phố. Đi đôi với vấn đề thất nghiệp là sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc. Đó cũng là một yếu tố tác động tới các em có hoàn cảnh khó khăn để đi vào con đường thực hiện tội phạm. 41 Ngoài những nguyên nhân tác động từ môi trường dẫn đến các em đến hành vi phạm tội còn phải kể đến những nguyên nhân chủ quan về mặt tâm sinh lý của người chưa thành niên. Trước hết, phải kể đến các em phạm tội thường có trình độ học vấn thấp. Qua khảo sát 329 em ở trường giáo dưỡng số II Ninh Bình cho thấy từ lớp 1 đến lớp 4 có 44%, lớp 5 - 6 có 48,3%, không biết đọc, biết viết là 5,4%, số nhiều lần bị cảnh cáo hoặc đuổi học là 40,7% (nguồn điều tra xã hội học). Do trình độ nhận thức thấp dẫn đến thực trạng hiểu biết về pháp luật của các em còn nhiều hạn chế. Hiện tượng ấu trĩ về pháp luật thể hiện rõ ở người chưa thành niên phạm tội có trên 60% các em bị bắt giữ chưa có hiểu biết tối thiểu về pháp luật. Tiếp đến, người chưa thành niên phạm tội đều là những người có thói quen xấu. Thực tế cho thấy các em nghiện thuốc lá, thích rượu bia, nghiện ma túy, thích xem video đen. Các em phạm tội cũng là các em thường gây gổ đánh nhau. Điều đáng chú ý là các em trai coi hành động côn đồ, liều lĩnh của bạn bè là "đức tính dũng cảm". Chính vì vậy, dẫn các em đến các hành vi vi phạm pháp luật. Nhìn chung, người chưa thành niên phạm tội có thói tham lam, ích kỷ, vụ lợi, tâm lý tư hữu, ăn bám, lười lao động. Một số khác do ý thức vô tổ chức, coi thường pháp luật, thích đua đòi cùng bạn bè ăn chơi đàn đúm. Một số nữa do tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đã chạy theo đồng tiền, thích làm giàu nhanh chóng và hưởng lạc nên đã bất chấp lương tâm, đạo lý và lao vào tội lỗi, mặc dù ít nhiều cũng biết đó là những việc làm mà pháp luật không cho phép. Đây chính là môi trường làm nảy sinh các hành vi sai lệch, phạm tội. Tìm hiểu những nguyên nhân và điều kiện phạm tội là vấn đề rất cần thiết, vì vậy trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, các thành viên Hội đồng xét xử cần phải xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội để có biện pháp xử 42 lý đúng đắn và yêu cầu cơ quan hoặc tổ chức hữu quan áp dụng những biện pháp cần thiết nhằm khắc phục nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm tại các cơ quan hoặc tổ chức đó, góp phần vào việc đấu tranh chống tội phạm có hiệu quả. Sau đó, cần xác định các tài liệu, chứng cứ chứng minh thời điểm thực hiện hành vi phạm tội để làm cơ sở cho việc áp dụng chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội và thực hiện ngay việc định tội để xem xét hành vi của bị cáo cấu thành tội gì? Khung hình phạt ra sao? Đó là tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng; tội cố ý hay tội vô ý; đồng thời xác định chính xác độ tuổi cụ thể của bị cáo để khẳng định bị cáo có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không theo quy định tại Điều 12 Bộ luật tố tụng hình sự: người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Nếu tính đến thời điểm thực hiện hành vi phạm tội mà bị cáo chưa đủ 16 tuổi và hành vi cấu thành tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng (tức là mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội đó là đến 7 năm tù) hoặc tuy là tội rất nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội đó là đến 15 năm tù) nhưng do lỗi vô ý thì Thẩm phán căn cứ vào khoản 3 Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự ra quyết định đình chỉ vụ án. Đối với các vụ án có bị can, bị cáo là người chưa thành niên thì trong giai đoạn chuẩn bị xét xử cần xem xét quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, nhất là biện pháp tạm giam. Chỉ có thể quyết định tạm giam bị cáo chưa thành niên để chuẩn bị xét xử trong những trường hợp được quy định tại Điều 303 Bộ luật tố tụng hình sự. Những trường hợp không áp dụng biện pháp tạm giam thì giao bị cáo cho cha mẹ hoặc người đỡ đầu giám sát. Giai đoạn này cần kiểm tra xem bị cáo hoặc đại diện hợp pháp của họ có mời luật sư bào chữa không; đại diện hợp pháp của bị cáo có tự mình bào chữa cho bị cáo không. Nếu chưa có thì phải kịp thời yêu cầu đoàn 43 Luật sư phân công văn phòng Luật sư cử Luật sư bào chữa cho bị cáo theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự. Khi thành lập hội đồng xét xử cần chú ý mời Hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc cán bộ đoàn thanh niên tham gia Hội đồng xét xử, theo quy định tại khoản 1 Điều 307 Bộ luật tố tụng hình sự. Giai đoạn xét xử tại phiên tòa Thủ tục bắt đầu phiên tòa, theo quy định tại Điều 201 của Bộ luật tố tụng hình sự thì việc xét xử được tiến hành từ thủ tục bắt đầu phiên tòa, chủ tọa phiên tòa đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thông qua nội dung của quyết định đưa vụ án ra xét xử, đại diện Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng biết được phiên tòa được triệu tập đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hay không, đồng thời cũng thông qua quyết định đưa vụ án ra xét xử họ có thể biết được những người tham gia tố tụng mà Tòa án triệu tập, các vật chứng được đưa ra xem xét để có thể có những yêu cầu cần thiết. Trong vụ án có bị cáo là người chưa thành niên thì sự có mặt của đại diện gia đình bị cáo hoặc đại diện nhà trường hoặc tổ chức xã hội tại phiên tòa là bắt buộc theo quy định của khoản 3 Điều 306 Bộ luật tố tụng hình sự. Cùng với việc kiểm tra căn cước những người tham gia tố tụng, Chủ tọa phiên tòa giải thích quyền và nghĩa vụ của họ, chủ tọa phiên tòa cần làm rõ thực tế những người đó đã được bảo đảm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng như thế nào, đặc biệt là đối với bị cáo, như quyền và thời gian được nhận bản cáo trạng, quyết định đưa vụ án ra xét xử, việc chấp nhận hay từ chối người bào chữa... Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa, xét hỏi tại phiên tòa là một phần của xét xử tại phiên tòa, trong đó Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng tiến hành việc nghiên cứu và kiểm tra các chứng cứ, kết luận điều tra, bản cáo trạng một cách công khai về những tình tiết của vụ án. Trong giai đoạn xét hỏi tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phải trực tiếp nghiên cứu các chứng cứ của 44 vụ án như: xét hỏi bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, nghe kết luận của người giám định, xem xét xác vật chứng, đọc biên bản, công bố lời khai, công bố các tài liệu, xem xét tại chỗ... Theo quy định tại Điều 206 Bộ luật tố tụng hình sự, thì thủ tục xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm được bắt đầu bằng việc Kiểm sát viên đọc bản cáo trạng và trình bày những ý kiến bổ sung, nếu có. Sau khi nghe đại diện Viện kiểm sát đọc xong bản cáo trạng, việc xét hỏi được tiến hành theo quy định tại Điều 207 Bộ luật tố tụng hình sự. Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng việc và về từng tội của vụ án theo thứ tự xét hỏi hợp lý. Đây là quy định có tính hướng dẫn là chủ yếu, vì thực tiễn xét xử việc xét hỏi hay dở còn tùy thuộc vào năng lực của chủ tọa phiên tòa và các thành viên của Hội đồng xét xử, hỏi ai trước, hỏi việc gì trước là hoàn toàn do chủ tọa phiên tòa quyết định căn cứ vào kết quả điều tra cũng như thái độ khai báo của từng bị cáo. Có người hỏi bị cáo trước, có người lại hỏi người bị hại trước, lại có người hỏi người làm chứng trước. Để bảo đảm việc xét hỏi tại phiên tòa đạt kết quả, nhất là những vụ án có nhiều bị cáo, phạm nhiều tội khác nhau, kinh nghiệm xét xử cho thấy, chủ tọa phiên tòa thường chuẩn bị một đề cương xét hỏi. Dựa vào đề cương để xét hỏi nhằm xác định hành vi phạm tội của từng bị cáo, của từng tội mà bị cáo bị truy tố. Theo quy định tại khoản 2 Điều 207 Bộ luật tố tụng hình sự thì, khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia phiên tòa cũng có quyền đề nghị với chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định. Chủ tọa phiên tòa là người điều khiển việc xét hỏi, áp dụng các biện pháp được Bộ luật tố tụng hình sự quy định để nghiên cứu các tình tiết của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, nhằm xác định sự thật của vụ án, đồng thời loại bỏ những tình tiết không liên quan đến vụ án. Hội đồng xét 45 xử chỉ được lấy những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa để làm căn cứ khi ra bản án. Ngoài việc tuân theo các quy định chung về việc xét hỏi tại phiên tòa đối với các vụ án bình thường, việc xét hỏi tại phiên tòa đối với các vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên cần được thực hiện một cách từ tốn, nhẹ nhàng, tránh gay gắt để giúp cho họ bình tĩnh khai báo đúng sự thật khách quan. Hội đồng xét xử có thái độ phù hợp để động viên bị cáo khai báo, trường hợp nếu bị cáo quá sợ hãi hoặc vì lý do nào đó (ví dụ sự có mặt của người lớn nào đó, kể cả bị cáo là người thành niên khác) mà không thể khai báo thì Chủ tọa phiên tòa có thể cách ly người đó trong khi xét hỏi bị cáo chưa thành niên hoặc tạm thời chuyển sang xét hỏi người khác để bị cáo có thời gian và điều kiện trấn tĩnh. Việc xét hỏi đại diện gia đình, nhà trường … để xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội là rất cần thiết đối với việc xử lý vụ án nói chung và biện pháp lý hình sự đối với bị cáo chưa thành niên nói riêng. Đại diện gia đình, nhà trường được trình bày các chứng cứ, đưa ra các yêu cầu và nếu được chủ tọa đồng ý có thể hỏi bị cáo. Việc xét hỏi tại phiên tòa là một giai đoạn rất quan trọng, đây là giai đoạn có tính chất quyết định để chứng minh bị cáo có tội hay không có tội, nếu có tội thì đó là tội gì? Hoạt động điều tra ở giai đoạn điều tra cũng là nhằm mục đích chứng minh tội phạm, tuy nhiên nó được tiến hành một cách bán công khai và chủ yếu là thu thập chứng cứ, còn xét hỏi tại phiên tòa là hoạt động điều tra hoàn toàn công khai và chủ yếu là kiểm tra lại những chứng cứ do Cơ quan điều tra thu thập trong quá trình điều tra vụ án, nghe những người tham gia phiên tòa tranh tụng, bảo vệ hoặc phản bác những tình tiết của vụ án mà Cơ quan điều tra đã thu thập trong giai đoạn điều tra. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì việc xét hỏi tại phiên tòa phải được thực hiện bằng việc hỏi và đáp. Tuy nhiên trong một số trường hợp 46 người được hỏi vắng mặt tại phiên tòa hoặc tuy họ có mặt nhưng việc khai báo có mâu thuẫn với lời khai của họ tại Cơ quan điều tra, thậm chí có trường hợp họ không khai báo thì Hội đồng xét xử có thể công bố lời khai của họ. Mục đích của việc công bố lời khai tại Cơ quan điều tra không phải để "khuất phục" bị cáo hoặc những người tham gia tố tụng mà là để bảo đảm nguyên tắc khi nghị án, các chứng cứ và tài liệu mà Hội đồng xét xử căn cứ vào đó để xem xét kết luận đã được thẩm tra tại phiên tòa trong đó có cả những lời khai của người tham gia tố tụng tại Cơ quan điều tra mà lời khai đó cần phải thẩm tra tại phiên tòa. Mọi nhận định đánh giá về tính trung thực khách quan về lời khai của người tham gia tố tụng sẽ được Hội đồng xét xử trình bày ở phần nhận xét trong bản án chứ không phải trong quá trình xét hỏi tại phiên toà. Sau khi đã xem xét đầy đủ các tình tiết của vụ án, chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa xem có ai yêu cầu xét hỏi thêm vấn đề gì nữa không. Nếu có người yêu cầu và chủ tọa phiên tòa xét thấy yêu cầu đó là cần thiết thì quyết định tiếp tục việc xét hỏi. Nếu không ai yêu cầu hoặc có yêu cầu nhưng chủ tọa phiên tòa thấy yêu cầu đó là không cần thiết thì tuyên bố kết thúc việc xét hỏi tại phiên tòa và chuyển sang phần tranh luận. Thủ tục tranh luận tại phiên tòa, là một giai đoạn tố tụng quan trọng trong hoạt động xét xử của Tòa án. Thông qua việc tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nghe ý kiến của bị cáo, người bào chữa, đại diện Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng khác về việc đánh giá chứng cứ, nhận thức về các quy định của pháp luật, nhất là các quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự. Hội đồng xét xử cũng nghe được các lập luận buộc tội cũng như gỡ tội để giúp cho việc ra quyết định giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác. Vì thế trong giai đoạn này, Hội đồng xét xử không tham gia tranh luận mà chỉ điều khiển phiên tòa để bảo đảm cho việc tranh luận được tiến hành khách quan, tích cực, tạo điều 47 kiện cho những người tham gia tố tụng được trình bày đầy đủ ý kiến của mình về những nội dung liên quan đến vụ án. Trong vụ án có bị cáo chưa thành niên, ngoài người bào chữa tham gia tranh luận thì đại diện hợp pháp của vị cáo, đại diện nhà trường hoặc tổ chức xã hội… cũng tham gia tranh luận để bào chữa cho bị cáo. Theo quy định tại Điều 217 của Bộ luật tố tụng hình sự thì trình tự phát biểu khi tranh luận tại phiên tòa là bắt buộc và theo thứ tự sau: Sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên tòa, Kiểm sát viên trình bày lời luận tội, trong bản luận tội Kiểm sát viên phải căn cứ vào những chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa mà đánh giá chứng cứ, xác định những chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để đề nghị với Tòa án quyết định việc bị cáo có phạm tội hay không phạm tội, nếu kết luận bị cáo có tội thì đề nghị giải quyết về hình sự và giải quyết việc bồi thường thiệt hại (nếu có). Trong khi luận tội, Kiểm sát viên có những quyền quy định tại khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng hình sự, Kiểm sát viên không có quyền kết luận về tội danh nặng hơn tội danh đã truy tố, vì theo quy định tại Điều 196 của Bộ luật tố tụng hình sự, thì Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố. Đối với vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì sau khi đại diện Viện kiểm sát trình bày lời luận tội, chủ tọa phiên tòa để người bị hại trình bày lời buộc tội đối với bị cáo. Sau khi Kiểm sát viên trình bày lời luận tội đối với bị cáo tại phiên tòa, người bào chữa trình bày lời bào chữa cho bị cáo mà mình nhận bào chữa, sau khi người bào chữa trình bày xong, đại diện gia đình bị cáo tham 48 gia tranh luận rồi đến bị cáo bị cáo trình bày ý kiến bổ sung. Thông thường, đại diện gia đình bị cáo chưa thành niên tham gia tranh luận trước phiên tòa với hai tư cách tố tụng: - Bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho bị cáo chưa thành niên; bảo vệ quyền lợi cho cá nhân mình với tư cách là bị đơn hoặc đồng bị đơn dân sự. Vì ngoài việc bào chữa cho hành vi phạm tội của con em mình, Bộ luật dân sự còn quy định trách nhiệm của họ về việc bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra. Đối với trường hợp đại diện gia đình bị cáo chưa thành niên tham gia phiên tòa và thực hiện việc bào chữa cho bị cáo, trong trường hợp đó, nếu bị cáo và đại diện gia đình bị cáo không yêu cầu thì Tòa án không nhất thiết phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử Luật sư bào chữa cho bị cáo, vì: theo quy định tại Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự thì đại diện hợp pháp của bị cáo cũng có thể là người bào chữa của họ. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự và đương sự trình bày ý kiến. Đương sự bao gồm: người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Trong phần tranh luận họ cúng có quyền trình bày ý kiến bảo vệ quyền lợi cho mình. Vấn đề này thì trong tất cả các vụ án hình sự kể cả bị cáo là người chưa thành niên hay người thành niên cũng áp dụng như nhau. Theo quy định tại Điều 218 Bộ luật tố tụng hình sự thì bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về lời luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình; Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến. Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án. chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người 49 tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận. Nguyên tắc xét xử trực tiếp đòi hỏi những người tham gia tranh luận chỉ được viện dẫn những chứng cứ đã được xem xét trong phần xét hỏi tại phiên tòa, do đó Kiểm sát viên, người bào chữa và bị cáo, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và các đương sự đều phải căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét trong phần xét hỏi tại phiên tòa, không được đưa ra những chứng cứ mà chưa được xét hỏi tại phiên tòa. Nếu có yêu cầu xuất trình chứng cứ mới thì những người tham gia tranh luận có thể yêu cầu Hội đồng xét xử trở lại phần xét hỏi tại phiên tòa hoặc qua tranh luận mà Hội đồng xét xử thấy cần xem xét thêm chứng cứ thì quyết định trở lại xét hỏi. Nếu trở lại việc xét hỏi, thì sau khi xét hỏi xong phải tiếp tục thủ tục tranh luận như quy định tại Điều 217 và Điều 218 của Bộ luật tố tụng hình sự. Bị cáo nói lời sau cùng là sau khi bị cáo đã trình bày ý kiến của mình thì không ai được trình bày thêm nữa mà chủ tọa phiên tòa phải tuyên bố Hội đồng xét xử nghị án. Nói chung, trên thực tiễn quy định này được thực hiện một cách nghiêm túc. Bộ luật tố tụng hình sự quy định bị cáo được nói lới sau cùng là bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo. Trong lời nói sau cùng, bị cáo có quyền trình bày tất cả những gì mà họ thấy cần phải nói, thái độ của mình đối với việc buộc tội, đề nghị Hội đồng xét xử lưu ý tình tiết này hay tình tiết khác của vụ án. Hội đồng xét xử phải lắng nghe lời nói cuối cùng của bị cáo, kể cả việc họ tự bào chữa mà trong phần tranh luận họ đã trình bày. Đối với bị cáo bị đuổi ra khỏi phòng xử án vì vi phạm nội quy phiên tòa thì không được nói lời sau cùng. Nếu trong lời nói sau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc xét hỏi. Sau khi xét hỏi chủ tọa phiên tòa phải thực hiện đúng các bước như quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. 50 Thủ tục nghị án và tuyên án, chỉ Thẩm phán và Hội thẩm là thành viên Hội đồng xét xử mới có quyền nghị án. Các thành viên Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một; cụ thể là các vấn đề chính sau: căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa, qua việc xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa đã đủ căn cứ kết tội bị cáo hay chưa? Nếu đã đủ căn cứ kết tội thì bị cáo phạm tội gì, theo điểm, khoản, điều luật nào của Bộ luật hình sự? Hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các biện pháp tư pháp đối với bị cáo. án phí hình sự, án phí dân sự sơ thẩm. Kiến nghị sửa chữa những khuyết điểm trong công tác quản lý. Việc nghị án đối với vụ án có bị cáo là người chưa thành niên phạm tội vẫn thực hiện theo quy định tại Điều 222 Bộ luật tố tụng hình sự. Trong quá trình nghị án, Hội đồng xét xử cần đặc biệt chú ý đến chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự. Cụ thể: Theo quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự bị cáo có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đã thực hiện hay không? Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì: "1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng". Đây là các quy định đặc thù đối với người chưa thành niên phạm tội. Các quy định này thể hiện thái độ của Nhà nước đối với người chưa thành niên phạm tội, đồng thời thể hiện yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tâm – sinh lý, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống của họ 51 còn bị hạn chế. Do đó cần xác định chính xác họ có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện hay không để tránh làm oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm. Bị cáo có đủ điều kiện để miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự không? Theo quy định này thì người chưa thành niên có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục. Có cần áp dụng hình phạt đối với bị cáo không, hay chỉ cần áp dụng các biện pháp tư pháp theo quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. Nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội thì Tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp là giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng. Khi áp dụng hình phạt, cần chú ý các điều kiện áp dụng và nội dung các hình phạt được áp dụng với người chưa thành niên như: Không áp dụng hình phạt tù chung thân, tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội; Phạt tiền chỉ áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thu nhập; Không khấu trừ thu nhập của người chưa thành niên bị phạt cải tạo không giam giữ; Mức phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù đối với người chưa thành niên thấp hơn đối với người chưa thành niên thấp hơn đối với bị 52 cáo thành niên theo quy định tại các Điều 72, 73 và 74 Bộ luật hình sự; Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội; Việc tổng hợp hình phạt phải tuân theo quy định của Điều 75 Bộ luật hình sự. Cần chú ý đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên, nhà trường… đối với thiệt hại do người chưa thành niên gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự: người dưới 15 tuổi hoặc trên 15 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng không có tài sản riêng gây thiệt hại thì bố mẹ, người giám hộ… phải bồi thường, người trên 15 tuổi có tài sản riêng thì phải bồi thường; nhà trường, tổ chức quản lý người chưa thành niên phải liên đới bồi thường nếu có lỗi trong quản lý người chưa thành niên dưới 15 tuổi để người đó gây thiệt hại… Thành viên của Hội đồng xét xử có ý kiến thiểu số thì có quyền (không phải là nghĩa vụ) trình bày ý kiến của mình bằng văn bản riêng và được đưa vào hồ sơ vụ án. Nếu qua nghị án mà Hội đồng xét xử nhất trí với quyết định của Kiểm sát viên về việc rút toàn bộ truy tố thì ra bản án tuyên bố bị cáo không phạm tội. Việc ra bản án này có ý nghĩa là Toà án đã xét xử vụ án và xác định bị cáo không phạm tội. Vì vậy, lý do tuyên bố bị cáo không phạm tội phải ghi rõ trong bản án là hành vi của bị cáo chưa đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không có tội phạm xảy ra hoặc không có đủ căn cứ để kết tội bị cáo... Khi có một trong những căn cứ quy định tại Điều 107 của Bộ luật tố tụng hình sự thì Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án. Đối với bản án, trong phần nhận định của bản án buộc tội cần phân tích sự cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị cáo chưa thành niên. Viện dẫn và phân tích hành vi phạm tội cũng như các quy định của Bộ 53 luật hình sự để khẳng định trách nhiệm hình sự của bị cáo. Trong bản án cũng cần phân tích, nhận định căn cứ và sự cần thiết của việc áp dụng đối với bị cáo các biện pháp tư pháp (buộc giáo dục tại xã, phường hay đưa vào trường giáo dưỡng) hay hình phạt nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội như Điều 69 Bộ luật hình sự đã quy định. Bản án đối với người chưa thành niên phạm tội cần được nhận định và phân tích sâu sắc hơn, cụ thể hơn về nguyên nhân, điều kiện phạm tội, về điều kiện sống và giáo dục của người chưa thành niên và trách nhiệm của gia đình, nhà trường cũng như tổ chức xã hội trong việc để cho người đó thực hiện tội phạm. Trong những trường hợp cần thiết, Hội đồng xét xử cần có những kiến nghị khắc phục các nguyên nhân và điều kiện phạm tội đó. Sau khi đọc xong bản án, tùy vào từng trường hợp cụ thể, chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo. Ví dụ: Tòa án xử phạt tù bị cáo, nhưng cho hưởng án treo, thì có thể giải thích thêm cho người được hưởng án treo biết về quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 60 của Bộ luật hình sự; Tòa án xử phạt bị cáo cải tạo không giam giữ, thì có thể giải thích thêm cho họ biết quy định tại khoản 2 Điều 51 của Bộ luật hình sự. Đối với bị cáo không biết tiếng Việt, thì ngay sau khi tuyên án người phiên dịch phải đọc lại cho bị cáo nghe toàn bộ bản án sang thứ tiếng mà bị cáo biết. Bản án quy định tại đoạn 2 Điều 226 của Bộ luật tố tụng hình sự cần được hiểu là phần bản án có liên quan đến bị cáo không biết tiếng Việt, có nghĩa là người phiên dịch chỉ phải đọc lại cho bị cáo nghe toàn bộ phần bản án có liên quan đến bị cáo không biết tiếng Việt. 2.2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỦ TỤC XÉT XỬ VỤ ÁN MÀ BỊ CÁO LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2005 54 2.2.1. Thực tiễn xét xử đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội ở Việt Nam Thứ nhất, về tình hình thụ lý vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên: Trong những năm qua, mặc dù tình hình trật tự trị an của xã hội đã được ổn định và tiếp tục giữ vững, nhưng tình hình tội phạm nhìn chung lại chưa có chiều hướng giảm như mong muốn. Nhất là tội phạm đối với người chưa thành niên, hiện tượng này đã gây những băn khoăn, lo lắng cho xã hội, cho nhà trường và cho gia đình. Theo con số thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, thì số bị cáo là người chưa thành niên bị Tòa án đưa ra xét xử như sau: 55 Bảng 2.1: Thống kê số lượng bị cáo là người chưa thành niên trong tổng số bị cáo bị xét xử từ năm 1998 đến năm 2005 Năm Tổng số bị cáo đã bị xét xử Số bị cáo là NCTN Tỷ lệ % 1998 74.482 4022 5,4 1999 77.641 4211 5,42 2000 72.904 3609 4,95 2001 58.221 3441 5,91 2002 61.256 3139 5,12 2003 68.365 3994 5,84 2004 75.453 2540 3,37 2005 87.746 4599 5,24 (Nguồn: Vụ Tổng hợp - Tòa án nhân dân tối cao). Trong những năm gần đây, tội phạm tăng giảm phức tạp đặc biệt đối với tội phạm do người chưa thành niên thực hiện, phức tạp hơn nhiều so với diễn biến tội phạm thông thường. Nhìn chung, tỷ lệ số bị cáo là người chưa thành niên phạm tội bị Tòa án xét xử so với tổng số bị cáo bị Tòa án đưa ra xét xử hàng năm giao động từ khoảng 5% đến 5,9%. Nhìn vào số liệu thống kê thì từ năm 1998 đến năm 2004 số bị cáo là người chưa thành niên giảm dần theo thời gian, tuy nhiên số bị cáo chưa thành niên so với tổng số bị cáo bị Tòa án đưa ra xét xử thì lại tăng giảm thất thường. Năm 2005 thì số bị cáo bị xét xử tăng mạnh so với các năm trước, trong đó, số bị cáo là người chưa thành niên năm 2005 cũng tăng so với các năm trước và chiếm số lượng cao nhất kể từ năm 1998 đến năm 2005, tuy nhiên so với tổng số bị cáo đã bị xét xử thì tỷ lệ bị cáo chưa thành niên vẫn ở mức tương đương tỷ lệ các năm trước. Nhìn vào con số thống kê có thể thấy tội phạm nói chung và tội phạm là người chưa thành niên nói riêng có diễn biến phức tạp và kể từ năm 2005 lại có chiều hướng tăng mạnh. Chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội thì số liệu về người chưa thành niên phạm tội trên cơ sở các vụ án do Tòa án nhân dân thành phố Hà 56 Nội thụ lý và xét xử sơ thẩm từ năm 1998 đến năm 2005, như sau: Bảng 2.2: Thống kê số lượng bị cáo là người chưa thành niên đã bị xét xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội từ năm 1998 đến năm 2005 Năm Tổng số bị cáo đã bị xét xử sơ thẩm Số bị cáo là NCTN Tỷ lệ (%) 1998 3251 170 5,23 1999 3179 134 4,22 2000 2383 128 5,37 2001 1568 164 10,46 2002 2836 135 4,76 2003 2350 148 6,3 2004 1420 155 10,9 2005 1008 149 14,8 (Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội) Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật hình sự năm 1988, về cơ bản Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội chỉ xét xử những tội phạm do người chưa thành niên thực hiện mà mức hình phạt cao nhất trong khung hình phạt đối với tội ấy là trên 7 năm tù. Như vậy, từ năm 1998 đến năm 2003 số lượng bị cáo là người chưa thành niên có năm tăng, có năm giảm, bình quân mỗi năm Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử 147 bị cáo là người chưa thành niên, chiếm khoảng 5,61% tổng số bị cáo bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm hình sự. Đặc biệt năm 2001, số người chưa thành niên phạm tội chiếm tỷ lệ cao nhất là 10,46%. Năm 2004 và 2005, thực hiện Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Tòa án nhân dân thành phố Hà nội chỉ xét xử người chưa thành niên phạm các tội có mức cao nhất của khung hình phạt đến tử hình. Tuy nhiên, do thực hiện Nghị quyết số 509/2004/NQ-UBTVQH 11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 của ủy ban thường vụ Quốc hội về việc giao thẩm quyền xét xử 57 theo qui định của khoản 1 Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự, trong đó Hà Nội có 8/14 quận huyện được tăng thẩm quyền (xét xử theo thẩm quyền mới), còn lại 6/14 quận, huyện chưa được tăng thẩm quyền mà vẫn áp dụng Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988. Đối với các tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở các quận, huyện chưa được tăng thẩm quyền mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 7 năm tù vẫn do Tòa án thành phố xét xử. Nhìn chung sau khi có sự thay đổi của pháp luật tố tụng hình sự như đã nêu trên thì số lượng bị cáo là người chưa thành niên bị Tòa án thành phố xét xử có giảm so với các năm trước nhưng giảm không nhiều và tương ứng với số vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án thành phố giảm đi thì tỷ lệ bị cáo là người chưa thành nên vẫn ở mức cao, tính trung bình 2 năm 2004 và 2005, số bị cáo chưa thành niên chiếm trên 12% so với tổng số bị cáo đã bị xét xử. Thứ hai, về tính chất mức độ hành vi phạm tội do người chưa thành niên thực hiện: Từ những năm 90 trở về trước, hành vi phạm tội của những người chưa thành niên thường là những hành vi đơn giản, ít nghiêm trọng, không ảnh hưởng lớn đến trật tự trị an xã hội, đến cơ cấu của gia đình, đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Thế nhưng, từ những năm 1998, 1999 trở lại đây, các tội phạm do người chưa thành niên gây ra thường là nghiêm trọng và rất nghiêm trọng, thậm chí có cả tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như giết người, cướp tài sản, hiếp dâm mà nạn nhân là các em gái chưa thành niên. Nếu trước những năm 90 thủ đoạn phạm tội của người chưa thành niên thường là do tính tình bồng bột, đua đòi theo bạn bè, thiếu suy nghĩ, khả năng hạn chế trước những nhu cầu ham muốn kém, thì những năm gần đây hành vi phạm tội của người chưa thành niên là có sự chuẩn bị, có dự kiến, thủ đoạn phạm tội khôn ngoan, tinh vi, xảo quyệt hơn, thậm chí còn mang tính chất côn đồ, hung hãn; phạm tội thành băng nhóm. Nhiều bị cáo đã bị Tòa án tuyên mức hình phạt cao so với luật định. Chúng tôi xin lấy một số con số về tội phạm nguy hiểm cho xã hội mà trước đây người 58 chưa thành niên ít khi và hầu như trong công tác xét xử của Tòa án không mấy khi gặp phải như: 59 Bảng 2.3: Cơ cấu loại tội phạm do người chưa thành niên thực hiện Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số bị cáo là NCTN 4022 4212 3609 3441 3139 3994 2540 4599 Giết người 114 118 93 114 125 156 162 330 Cướp tài sản 638 488 507 551 579 1589 552 1061 Trộm cắp tài sản 1295 1413 1280 989 817 808 650 2012 Hiếp dâm 183 270 52 47 67 50 29 78 Các tội khác 1792 1923 1677 1.740 1.551 1.391 1.147 1.118 (Nguồn: Viện khoa học xét xử - Tòa án nhân dân tối cao). Như vậy, qua con số thống kê trên đây cho thấy tội phạm do những người chưa thành niên thực hiện diễn biến khá phức tạp. Trong số các tội phạm do người chưa thành niên thực hiện nêu trên thì loại tội phạm chiếm tỷ lệ cao nhất là tội trộm cắp tài sản, là loại tội mà người chưa thành niên thực hiện rất phổ biến, thủ đoạn phạm tội thường ít tinh vi, xảo quyệt, thông thường thấy có sơ hở trong bảo quản tài sản là tiến hành trộm cắp ngay, từ đó cho thấy tính chất cơ hội trong hoạt động trộm cắp của người chưa thành niên để có phương hướng xử lý giáo dục đối với họ cho phù hợp. Hiện nay tội trộm cắp tài sản chủ yếu là đối tượng xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện. Tiếp theo tội trộm cắp tài sản, là tội cướp tài sản, loại tội phạm này thường được thực hiện bởi những người chưa thành niên có thói hung hãn, chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi các loại phim ảnh hành động, đễ bị kích động nên có hành vi bạo lực, thông thường hoạt động phạm tội có tính chất trắng trợn, lợi dụng số đông gây áp lực hoặc sử dụng bạo lực, hung khí để chiếm đoạt tài sản. Sau tội cướp tài sản là tội giết người, là loại tội phạm chiếm tỷ lệ tương đối cao trong số tội phạm là người chưa thành niên, đây là loại tội phạm đặc biệt 60 nghiêm trọng mà người chưa thành niên đã gây ra, tạo nên dư luận xấu trong xã hội. Về động cơ, mục đích phạm tội có khác nhau, có em do mâu thuẫn, thù tức nhau, có em do nghịch ngợm, có em do không hiểu biết pháp luật, không nhận thức được đầy đủ về việc làm của mình dẫn đến phạm tội giết người. Cuối cùng trong số các loại tội phạm do người chưa thành niên thực hiện mà chúng tôi nêu trên là tội Hiếp dâm, đây là loại tội chiếm tỷ lệ tương đối lớn ở người chưa thành niên và là một trong những loại tội nghiêm trọng mà người chưa thành niên mắc phải, hầu hết họ phạm vào tội này là do ảnh hưởng của văn hóa phẩm đồi trụy, ảnh hưởng từ phim "sex" vẫn đang được lén lút lưu hành trên thị trường cùng với tác động tiêu cực của những tụ điểm cà phê đèn mờ, karaoke có chứa chấp gái mại dâm… Tội phạm hiếp dâm của người chưa thành niên cũng đáng làm cho gia đình và xã hội quan ngại. Do sự lan truyền của các luồng văn hóa phẩm độc hại và do sự yếu kém trong việc quản lý của gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội mà người chưa thành niên đã có hành vi hiếp dâm mà trước đây chỉ do người lớn thực hiện. Đây còn là vấn đề cho thấy sự thiếu quan tâm, giáo dục của gia đình và xã hội đối với các em, dẫn đến việc các em có hành vi phạm tội do thiếu hiểu biết pháp luật hoặc do coi thường pháp luật. Thứ ba, về việc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác xét xử các vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên: Trong thời gian qua, nhìn chung các Tòa án đã thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong việc xét xử đối với các vụ án hình sự có bị cáo là người chưa thành niên, về quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tòa, pháp luật luôn luôn yêu cầu Tòa án tạo điều kiện cho người đại diện hợp pháp của bị cáo có thể lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho bị cáo. Trong trường hợp bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo không lựa chọn người bào chữa, thì hầu hết Tòa án các cấp đã thực hiện đúng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự là yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho bị cáo hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức 61 thành viên của mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình. Chúng ta đều biết rằng, không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Chính vì thế, pháp luật quy định thành phần Hội đồng xét xử bị cáo chưa thành niên phạm tội rất chặt chẽ, và đặc biệt hơn cả là thành phần Hội đồng xét xử phải có một Hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Trên thực tế, Tòa án các cấp cũng đã áp dụng nghiêm chỉnh quy định này. Ngoài ra, Tòa án các cấp luôn luôn tạo điều kiện để đại diện gia đình của bị cáo, thầy giáo, cô giáo, đại diện nhà trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức khác nơi người chưa thành niên học tập, lao động và sinh sống thực hiện quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của Tòa án. Phiên tòa xét xử người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật quy định là Tòa án phải xét xử công khai, nhưng trong trường hợp để bảo vệ danh dự, uy tín và các yêu cầu chính đáng khác của họ, thì Tòa án có thể quyết định xét xử tại một phiên tòa kín, nhưng khi tuyên án thì Tòa án phải tuyên án một cách công khai. Thực hiện theo tinh thần quy định này, trong thời gian qua Tòa án các cấp đã áp dụng đối với một số trường hợp nhằm tránh gây ảnh hưởng xấu đến tương lai của người chưa thành niên. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tiễn xét xử thì vẫn còn một số ít Tòa án chưa thực hiện đúng về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội, chưa nắm bắt đúng về đường lối xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội của Đảng và Nhà nước đề ra. Trong quá trình xét xử, việc xác định tuổi của bị cáo chưa thành niên là rất quan trọng nhưng vẫn có những trường hợp xác định tuổi của bị cáo chưa chính xác… song những vi phạm về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội này chưa đến mức nghiêm trọng, chỉ thuộc trường hợp các Tòa án cần rút kinh nghiệm, chưa đến mức bị Tòa án cấp trên hủy án. Qua nghiên cứu các bản án hình sự sơ thẩm của Tòa 62 án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội chúng tôi đã phát hiện ra trường hợp: Bản án hình sự sơ thẩm số 08/2001/HSST xét xử bị cáo Võ Văn Dũng, sinh ngày 29/11/1985, có hành vi dùng dao đâm chết bà Nguyễn Thị Hảo ở phố Lý Quốc Sư, Hà Nội vào ngày 13/7/2000, khi phạm tội Võ Văn Dũng 14 tuổi 7 tháng 14 ngày, Bản án đã quyết định xử phạt bị cáo 12 năm tù về tội Giết người, buộc đại diện gia đình bị cáo phải bồi thường cho người bị hại tiền chi phí mai táng và tiền tổn thất về tinh thần. Trong thời gian bà Hoàng Thị Trang là mẹ bị cáo Dũng-đại diện gia đình bị cáo kháng cáo chờ Tòa phúc thẩm xét xử lại, bà Trang đã cung cấp bản sao giấy khai sinh đề ngày sinh của Dũng là 17/11/1986 cùng một số giấy tờ xác nhận cho Tòa phúc thẩm -Tòa án nhân dân Tối cao để chứng minh Dũng không phải sinh ngày 29/11/1985 như cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã truy tố đối với bị cáo. Căn cứ vào tài liệu của bà Trang cung cấp, Tòa phúc thẩm -Tòa án nhân dân Tối cao đã ra quyết định số 2024 ngày 6/12/2001, hủy toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm số 08 ngày 5/11/2001 của Tòa án thành phố Hà Nội, điều tra xét xử lại để xác định rõ ngày tháng năm sinh của bị can Võ Văn Dũng. Sau khi điều tra bổ sung, cơ quan điều tra phát hiện vào thời gian khoảng năm 2001, bà Trang đã đến Ủy ban nhân dân xã Sơn Cẩm cấp bản sao giấy khai sinh cho con bà là Hoàng Văn Dũng, bà nại ra việc xin cho con vào trường dân tộc nội trú, do nể bà Trang nên ông Trần Thế Dân-Cán bộ ủy ban đã cấp bản sao giấy khai sinh số 622/1998 ngày 26/4/2001 cho bà Trang và sửa lại ngày tháng năm sinh của Võ Văn Dũng từ ngày 29/11/1985 thành Hoàng Văn Dũng sinh ngày 17/11/1986. Tại sổ gốc giấy khai sinh số 356 quyển 6 ở UBND xã Sơn Cẩm, Phú Lương, Thái Nguyên ghi Võ Văn Dũng sinh ngày 29/11/1985; trong sổ hộ khẩu mẫu NK3 công an thị trấn Chợ Chu đang quản lý thì Võ Văn Dũng có hộ khẩu thôn Hợp Thành, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, Thái Nguyên có bố là Võ Văn Sơn và mẹ là Hoàng Thị Trang ghi Võ Văn Dũng sinh ngày 29/11/1985. Căn cứ vào các tài liệu thu thấp được và lời khai của các nhân 63 chứng có đủ cơ sở kết luận Võ Văn Dũng đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội Giết người do dũng gây ra. Vụ án này được xét xử sơ thẩm bị cáo không kháng cáo, đại diện gia đình bị cáo kháng cáo, vì muốn chạy tội cho con mình mà người đại diện hợp pháp của bị cáo (mẹ bị cáo) đã đưa ra những bằng chứng giả mạo về tuổi của bị cáo để chứng minh bị cáo chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự, gây khó khăn cho các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án, đặc biệt là làm kéo dài quá trình giải quyết vụ án. Rõ ràng việc xác định tuổi của bị cáo hết sức quan trọng, ngoài việc bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên phạm tội mà còn có ý nghĩa trừng trị tội phạm để đảm bảo tác dụng cải tạo giáo dục người phạm tội và răn đe phòng ngừa chung. Thứ tư, về việc áp dụng hình phạt: Trong những năm qua Tòa án nhân dân các cấp đã quán triệt tinh thần nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với người chưa thành niên phạm tội, đã áp dụng các hình phạt chính như: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn và bên cạnh đó Tòa án cũng có áp dụng các biện pháp tư pháp như: giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào trường giáo dưỡng nhưng với tỷ lệ không lớn so với các hình phạt khác. Các hình phạt và các biện pháp tư pháp được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại Điều 70 và Điều 71 Bộ luật hình sự. Qua tổng kết xét xử thì Tòa án các cấp chỉ áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên phạm tội trong trường hợp vụ án có nhiều bị cáo và có nhiều lý do không thể tách họ riêng ra để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Về hình phạt chính là phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội, đây là một loại hình phạt mới, trước đây pháp luật hình sự của Nhà nước ta không áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính đối với người chưa thành niên phạm tội. Từ khi Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực pháp luật đến nay cho thấy việc áp dụng hình phạt này đối với người chưa thành niên phạm tội 64 từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nhưng phải với điều kiện là người đó có thu nhập hoặc tài sản riêng. Về việc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội cũng đã được Tòa án các cấp áp dụng, nhưng không nhiều. Bởi vì khi áp dụng hình phạt này Tòa án không khấu trừ thu nhập của người phạm tội và một nguyên nhân nữa cũng giống như nguyên nhân không hoặc ít áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên phạm tội mà chúng tôi vừa trình bày ở trên. Nói như vậy không có nghĩa là Tòa án tuyệt nhiên không áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội trong quá trình xét xử của Tòa án. Vì hình phạt này cũng như hình phạt cảnh cáo và hình phạt tiền không buộc người chưa thành niên phải cách ly xã hội mà giao người bị kết án cho cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục và gia đình giám sát, giáo dục. Để tạo cơ sở cho Tòa án khi xét xử cần áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội, ngày 30-10-2000 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2000/NĐ-CP quy định thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ. Nghị định đã quy định rất cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người bị kết án, trách nhiệm và quyền của cơ quan, tổ chức, gia đình trong việc giám sát giáo dục người chưa thành niên bị kết án. Sau khi Nghị định có hiệu lực pháp luật, việc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội tăng lên đáng kể so với khi chưa có Nghị định. Thực tiễn áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với bị cáo là người chưa thành niên cho thấy, Tòa án bao giờ cũng quyết định trên cơ sở xem xét nhiều khía cạnh như: nhân thân, hoàn cảnh của người phạm tội, nguyên nhân dẫn đến việc người chưa thành niên thực hiện tội phạm, ý kiến của gia đình, nhà trường, tổ chức để tìm ra một phương thức cải tạo kết hợp với giáo dục tối ưu nhất để áp dụng mức hình phạt đối với bị cáo sao cho phù hợp nhất, chính vì vậy Tòa án nhân dân các cấp thường áp dụng phương thức tuyên 65 hình phạt tù có thời hạn vừa đủ để cho bị cáo được miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện và cho bị cáo được hưởng án treo nhằm tạo điều kiện cho bị cáo tiếp tục học tập, làm ăn sinh sống và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình ngay trong môi trường xã hội bình thường dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình nơi người đó làm việc, công tác, học tập hoặc cư trú. Để tạo cho Tòa án xem xét cho người phạm tội được hưởng án treo (trong đó có người chưa thành niên phạm tội) ngày 30-10-2000 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2000/ NĐ-CP quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo. Nghị định đã quy định đầy đủ và chi tiết trách nhiệm cam kết của gia đình trong quá trình thử thách của người phạm tội. Đây là một sự kết hợp có hiệu quả phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm đến giáo dục, cải tạo hơn là trừng trị đối với người chưa thành niên phạm tội. Tuy nhiên số bị cáo chưa thành niên phạm tội bị áp dụng hình phạt tù còn cao. Theo số liệu từ Cục quản lý trại giam (V26) Bộ Công an cung cấp thì số lượng người chưa thành niên phạm tội bị phạt tù giam trên cả nước từ năm 1994 đến năm 2005 như sau: Bảng 2.4: Số bị cáo chưa thành niên bị xử phạt tù giam trên cả nước từ năm 1998 đến năm 2005 Năm Tổng số bị cáo là NCTN số bị cáo bị phạt tù giam Tỷ lệ bị cáo bị phạt tù giam 1998 4022 1484 36,9% 1999 4211 1343 31,89% 2000 3609 1789 49,57% 2001 3441 2133 61,99% 2002 3139 2736 87,16% 2003 3994 3589 89,87% 2004 2540 1.655 65,16% 2005 4599 2.558 55,62% (Nguồn: Cục quản lý trại giam - Bộ Công an từ năm 2000 - 2003 và 66 Viện kiểm sát nhân dân tối cao từ 2004 - 2005). Theo điều tra ở bất kỳ Tòa án nào thì hình phạt tù cũng là hình phạt được áp dụng nhiều nhất, chiếm đại đa số các bản án. Theo thống kê xét xử sơ thẩm ở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội thì hình phạt tù được áp dụng như sau: Năm 2002 số người chưa thành niên đưa ra xét xử sơ thẩm bị phạt tù chiếm 95,37%, năm 2003 là 91,23%, năm 2004 là 93,39%, năm 2005 là 95,65% (số liệu từ văn phòng Tòa án Hà Nội), đây là tỷ lệ rất cao. Theo ý kiến của các Thẩm phán thì hình phạt tù được coi là có hiệu quả, không gặp phải nhiều vướng mắc trong quá trình áp dụng. Điều này đi trái với nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội, nguyên nhân của nó có thể do áp lực hoặc do thành kiến, nhất là chưa quan tâm đúng mức tới sự phát triển của người chưa thành niên bởi vậy mới dẫn đến áp dụng hình phạt tù là chủ yếu. Người chưa thành niên đang trong quá trình hoàn thiện nhân cách, nếu bị đưa vào môi trường tù tội có thể làm mất đi những bản tính tốt đẹp vốn có của con người, thay vào đó là những bản tính xấu học được lẫn nhau trong trại giam. Thiết nghĩ cứ phạm tội là buộc các em vào tù sẽ làm cho cuộc sống sau này của các em gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh việc áp dụng các hình phạt chính ra, trong quá trình xét xử, Tòa án các cấp còn áp dụng một trong các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội như: giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng. Biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội chỉ áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng trong các khung hình phạt do pháp luật quy định. việc giao người chưa thành niên phạm tội về giáo dục tại xã, phường, thị trấn là nhằm tạo cho người phạm tội lao động, học tập tại cộng đồng và cũng như án treo việc Tòa án áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cũng nhằm để người phạm tội chứng tỏ sự hối cải của mình ngay trong môi trường xã hội bình thường dưới sự giám sát, 67 giúp đỡ của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, tổ chức xã hội và gia đình. Nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng biện pháp tư pháp này ngày 30-10-2000 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2000/NĐ-CP quy định việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, nội dung của Nghị định đã thể hiện rõ về trách nhiệm cũng như quyền của cơ quan, tổ chức, gia đình trong việc giám sát giáo dục người chưa thành niên bị kết án được áp dụng biện pháp này, kể cả quyền và nghĩa vụ của người bị kết án. Thực tiễn trong những năm qua việc áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên phạm tội của các Tòa án địa phương cho thấy mặc dù vẫn còn hạn chế, nhưng ít nhiều biện pháp này đã phát huy tác dụng tích cực. Trong thời gian ở trường giáo dưỡng, người phạm tội được giáo dục, rèn luyện, được học tập văn hóa, học nghề, được tham gia lao động tùy theo sức khỏe và lứa tuổi. Bằng biện pháp tư pháp này đã giúp phần lớn các em khi ra trường trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội. So với biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, thì biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng là có hiệu quả hơn cả. Bởi vì, thứ nhất, đây là một biện pháp được áp dụng từ lâu nó đã đi vào nề nếp đối với các cơ quan tư pháp; thứ hai, cơ sở vật chất của các trường giáo dưỡng đã được Nhà nước quan tâm xây dựng khang trang, sạch đẹp; thứ ba là điều kiện giáo dục tập trung bao giờ cũng đạt kết quả cao hơn. Trong quá trình đi tìm số liệu về người chưa thành niên phạm tội ở các cơ quan Tòa án, mặc dù được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các cán bộ, nhưng việc thu thập các số liệu liên quan đến người chưa thành niên phạm tội vẫn rất khó khăn bởi chưa có một Tòa án nào có thống kê riêng về số liệu người chưa thành niên phạm tội bị xét xử và kết quả xét xử như thế nào mà chỉ thống kê chung số bị cáo là người chưa thành niên trong cùng một biểu mẫu thống kê tổng số bị cáo bị Tòa án xét xử. Những số liệu chúng tôi có được ở đây là từ 68 sự tham khảo từ rất nhiều nguồn khác nhau, bởi vậy việc đưa ra những nhận định, đánh giá về thực tiến xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội có thể có những khó khăn nhất định, nhất là trong tình hình hiện nay khi việc thực hiện Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 mới được hơn 2 năm, rất nhiều vấn đề liên quan đến việc xét xử người chưa thành niên phạm tội còn cần rất nhiều sự bàn luận, hướng dẫn áp dụng thống nhất theo quy định của Bộ luật này. Do đó, chúng tôi nhận thấy vấn đề này vẫn chưa được các cơ quan bảo vệ pháp luật quan tâm đúng mức, bởi không thể đánh giá chính xác nếu như cả đến số liệu thống kê cũng không thống nhất. Chúng tôi thấy rằng Tòa án nhân dân Tối cao nên có những báo cáo hàng năm thật tỉ mỉ về số liệu liên quan đến người chưa thành niên phạm tội, nhằm giúp cho việc nghiên cứu pháp luật nói chung và pháp luật về người chưa thành niên phạm tội nói riêng được thuận lợi và dễ dàng hơn. 2.2.2. Những tồn tại, khó khăn khi áp dụng thủ tục xét xử vụ án mà bị cáo là ngƣời chƣa thành niên Mặc dù quy định về thủ tục xét xử đối với bị cáo là người chưa thành niên trong Bộ luật tố tụng hình sự khá đầy đủ nhưng khi áp dụng những quy định này vào thực tiễn đã bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý. Điều này đã dẫn đến chất lượng giải quyết các vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên không cao. Bên cạnh đó, tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng lạm quyền, vi phạm các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, không tôn trọng quyền lợi của bị cáo chưa thành niên vẫn xảy ra. Về việc áp dụng các quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng Nhìn chung, thủ tục tố tụng hình sự áp dụng đối với người chưa thành niên đã được Tòa án tuân thủ đầy đủ. Tuy nhiên, trên thực tiễn, Tòa án gặp một số khó khăn trong việc áp dụng. Thứ nhất, Về thành phần Hội đồng xét xử đối với bị cáo là người chưa thành niên, Bộ luật tố tụng hình sự quy định phải có một Hội thẩm nhân dân 69 là giáo viên hoặc cán bộ đoàn thanh niên tham gia vào việc xét xử nhưng do cơ cấu Hội thẩm nhân dân là giáo viên hay cán bộ đoàn thanh niên hiện nay vẫn chưa được chú trọng cho nên số lượng còn quá ít so với những vụ án do người chưa thành niên thực hiện mà Tòa án phải xét xử. Số Hội thẩm nhân dân tham gia công tác xét xử bị cáo là người chưa thành niên của Tòa án đa số là các giáo viên đã nghỉ hưu, giáo viên dạy cấp 1 hoặc giáo viên đại học, họ không nắm rõ tâm lý của lứa tuổi từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi. Vì vậy, họ không có kinh nghiệm trong việc xem xét, đánh giá hành vi của các em. Theo chúng tôi, Hội thẩm tham gia xét xử người chưa thành niên phạm tội phải là những giáo viên đang giảng dạy và tiếp xúc thường xuyên với lứa tuổi tử 14 đến 18 tuổi, lứa tuổi trung học phổ thông, để họ có thể đánh giá chính xác thái độ và tâm lý của các em. Mặt khác, theo Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn, trường hợp khi phạm tội bị cáo là người chưa thành niên nhưng khi đưa bị cáo ra xét xử thì bị cáo đã thành niên (bước vào tuổi 18) thì Tòa án áp dụng thủ tục tố tụng thông thường như đối với bị cáo thành niên (Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10.6.2002 của Tòa án nhân dân tối cao giải đáp các vẫn đề về nghiệp vụ). Có nghĩa là thủ tục không bắt buộc có một Hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, không bắt buộc phải có luật sư bào chữa cho bị cáo. Về mặt hình thức, bản thân bị cáo là người thành niên, có nghĩa là bị cáo đã đủ suy nghĩ để tự chứng minh có hay không có sự phạm tội của mình và tự bảo vệ các quyền lợi khác cho bản thân trước Tòa án. Thế nhưng về mặt nội dung, chúng tôi thấy rằng có vấn đề cần phải được cân nhắc. Bởi vì, khi xét xử bị cáo là người chưa thành niên, pháp luật hình sự bắt buộc phải áp dụng hình phạt đối với bị cáo là mức hình phạt theo tuổi ở thời điểm bị cáo phạm tội. Trường hợp này cũng vậy, mặc dù khi Tòa án mở phiên tòa xét xử thì bị cáo đã bước vào tuổi 18, thế nhưng Tòa án không thể áp dụng hình phạt giống như người thành niên được. Nếu về hình phạt, luật bắt buộc Hội đồng xét xử phải áp dụng những quy định đối với người chưa thành niên 70 phạm tội, nhưng về thành phần Hội đồng xét xử, người bào chữa cho bị cáo lại áp dụng theo thủ tục chung là chưa phù hợp. Do đó, cần có các quy định rõ ràng để đảm bảo việc áp dụng được thống nhất. Thứ hai, việc người bào chữa tham gia trong những vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên là bắt buộc để bảo đảm quyền lợi cho họ. Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng thủ tục này vẫn còn nhiều thiếu sót. Nhiều người bào chữa được chỉ định nhưng do quá bận việc hoặc vô trách nhiệm nên chỉ gửi bản bào chữa cho Tòa án mà không tham dự phiên tòa, khiến cho việc xét xử gặp khó khăn vì pháp luật tố tụng hình sự quy định việc Luật sư tham gia phiên tòa để bào chữa cho bị cáo chưa thành niên là quyền của họ (điểm b khoản 2 Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự), trong trường hợp này nếu bị cáo chưa thành niên không đồng ý với việc luật sư vắng mặt thì Tòa án phải hoãn phiên tòa để đảm bảo quyền bào chữa cho bị cáo. Hoặc có trường hợp Luật sư có mặt tại phiên tòa nhưng chỉ đơn thuần là thay mặt bị cáo chưa thành niên xin giảm nhẹ mức án chứ chưa thực sự bảo vệ cho họ Thứ ba, việc tham gia của đại diện gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội cũng chưa được chú trọng đúng mức. Họ tham dự phiên tòa chủ yếu là để xem Tòa án xét xử và nghe Tòa tuyên án, chưa phát huy được vai trò phối hợp với Tòa án trong việc giáo dục cải tạo người chưa thành niên phạm tội, chỉ những trường hợp cần giải quyết việc bồi thường thiệt hại vật chất cho người bị hại do người chưa thành niên phạm tội gây ra thì Tòa án mới có sự phối hợp với đại diện gia đình họ. Đại diện nhà trường và tổ chức hầu như không có mặt tại phiên tòa xét xử người chưa thành niên phạm tội, vẫn đề này có nhiều nguyên nhân, có trường hợp Tòa án không chú trọng đến việc triệu tập họ đến tham gia phiên tòa nhưng cũng có trường hợp nhận được giấy mời của Tòa án nhưng các cơ quan này lại không quan tâm phối hợp với Tòa án trên cơ sở pháp luật. khoản 3 Điều 306 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: "Tại phiên tòa xét xử bị cáo là người chưa thành niên phải có mặt đại diện gia đình 71 bị cáo,…, đại diện nhà trường, tổ chức". Trên thực tế nghiên cứu các bản án của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và các Tòa án nhân dân quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội thì hầu hết đều không có sự tham gia của đại diện nhà trường và tổ chức xã hội. Đây là vi phạm về thủ tục tố tụng, tuy nhiên, trên thực tế chưa có bản án nào bị Tòa án cấp trên hủy án do vi phạm này nhưng đây là vấn đề cần rút kinh nghiệm, ngành Tòa án cần quan tâm tổ chức các Hội nghị hướng dẫn cho Tòa án nhân dân các địa phương thực hiện đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự trong xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành niên để việc xét xử đảm bảo khách quan và đúng pháp luật. Các quy định về thủ tục xét xử đối với các vụ án có bị cáo là người chưa thành niên đã nêu ở phần trên về cơ bản được Tòa án áp dụng tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, khi thực hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, người tiến hành tố tụng vẫn có sai lầm như: thiếu sự tham gia của người đại diện hợp pháp cho bị cáo, không quyết định áp dụng biện pháp giám sát, không quyết định để đại diện gia đình, nhà trường, tổ chức xã hội tham gia, thành phần Hội thẩm nhân dân không đúng quy định… Trong tình hình hiện nay, khi triển khai thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới trong đó có việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự, đòi hỏi công tác xét xử nói chung và công tác xét xử án hình sự nói riêng càng phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật, Thứ tư, Việc tổ chức phiên tòa xét xử. Trong thực tiễn một số nơi đã chọn một số vụ án mà người chưa thành niên phạm tội để xét xử lưu động. Nói chung, việc xét xử lưu động là một biện pháp tốt có tác dụng tuyên truyền, có ý nghĩa giáo dục pháp luật sâu sắc. Tuy nhiên, nếu đưa người chưa thành niên xét xử lưu động trước đông người tham dự thì về mặt tâm lý sẽ để lại một dấu ấn tiêu cực khó xóa đối với người chưa thành niên. Chính vì vậy, 72 trong quá trình tổ chức phiên tòa xét xử người chưa thành niên cần hạn chế và tiến tới không tổ chức phiên tòa lưu động. Những sai phạm trong việc lựa chọn, xử lý, quyết định Người tiến hành tố tụng đối với những vụ án mà người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên đã có lúc chưa hoàn thành nhiệm vụ, đánh giá các vấn đề của vụ án chưa đầy đủ, chưa chính xác, thiếu khách quan v.v... đã dẫn đến những nhận định, đánh giá không chuẩn xác và ra những quyết định chưa phù hợp. Tỷ lệ bị cáo là người chưa thành niên được Tòa án áp dụng biện pháp tư pháp hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ, cảnh cáo còn quá thấp. Qua thực tiễn áp dụng các biện pháp tư pháp và các hình phạt cảnh cáo và cải tạo không giam giữ, cho thấy các nhà lập pháp cần xem xét để sửa đổi Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật tố tụng hình sự cũng như đưa ra những giải pháp về cơ chế thực hiện các biện pháp tư pháp và các hình phạt không giam giữ để việc áp dụng đạt hiệu quả trên thực tế. Về đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử bị cáo là người chưa thành niên Cũng giống như trong các Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, trong các Tòa án nhân dân các cấp vẫn chưa có đội ngũ cán bộ chuyên trách trong công việc xét xử các vụ án do người chưa thành niên thực hiện. Do vậy, khi xét xử Thẩm phán được phân công xét xử các vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên không thể tránh khỏi những thói quen như khi xét xử các vụ án có bị cáo là người thành niên, kể cả trong việc nhìn nhận, đánh giá sự việc và lượng hình, đôi khi còn có những hành vi, cử chỉ, lời nói thô bạo đối với người chưa thành niên. Năng lực trình độ của người tiến hành tố tụng (Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân) còn bị hạn chế do pháp luật của nước ta thiếu ổn định, hay thay đổi, trong khi đó công tác đào tạo và đào tạo lại của ngành Tư pháp nói chung và ngành Tòa án nói riêng còn chưa đáp ứng được yêu cầu 73 của nhiệm vụ. Có một số ít cán bộ Thẩm phán chưa nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ chính trị, chưa có sự chuyên tâm với công việc được giao. Sự bất cập này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác xét xử người chưa thành niên phạm tội, chưa phát huy tác dụng giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội. 74 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC XÉT XỬ VỤ ÁN MÀ BỊ CÁO LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN 3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN Hiện nay cùng với sự phát triển của hệ thống pháp luật, luật tố tụng hình sự đang trở thành một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của nước ta. Mặc dù đã có sự sửa đổi, bổ sung, nhưng thực tế rất đa dạng và phát triển không ngừng, trong khi đó có nhiều quy phạm pháp luật được xây dựng trong các thời điểm khác so với sự phát triển của xã hội hiện tại. Sự không lường trước sự thay đổi nhanh của cuộc sống nhất là trong giai đoạn Nhà nước ta chuyển đổi từ cơ chế quản lý bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường. Do đó một số chính sách hoặc văn bản quy phạm pháp luật mới được ra đời, muốn áp dụng vào thực tiễn phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Thực tiễn áp dụng còn nhiều vướng mắc do sử dụng quy định trong luật tố tụng hình sự về giải quyết vụ án liên quan đến người chưa thành niên, nhiều quy định còn mang tính chung chung, chưa đưa ra được những quy định cụ thể để cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng dễ dàng. Nhìn lại các văn bản pháp luật của Nhà nước ta liên quan đến vấn đề người chưa thành niên, chúng ta có thể thấy với một số lượng tương đối lớn và có hệ thống các văn bản đã đề cập nhiều vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Để tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến người chưa thành niên cần thiết phải có sự tổng kết, đánh giá việc thực hiện các văn bản nói trên trong mấy năm gần đây, rà soát sửa đổi những quy định không còn phù hợp, bổ sung những quy định mới cho phù hợp. 75 3.1.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự về ngƣời chƣa thành niên phạm tội Nhìn chung, các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về người chưa thành niên phạm tội thể hiện tư tưởng nhân đạo, dân chủ trong pháp luật của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm chưa thành niên, pháp luật hình sự về lĩnh vực này cần tiếp tục phải hoàn thiện. Thứ nhất, liên quan đến độ tuổi, một vấn đề cần bàn là theo quy định của pháp luật thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội nghiêm trọng do cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng. Đối với những tội đặc biệt nghiêm trọng thì có cả lỗi cố ý và vô ý. Như vậy, có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội đặc biệt nghiêm trọng với lỗi vô ý không? Thiết nghĩ rằng không nên xử lý về hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trong trường hợp này. Có quan điểm cho rằng, pháp luật cần quy định không xử lý hình sự đối với người chưa thành niên dù là ở độ tuổi nào đối với loại tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Chúng tôi cũng đồng tình với quan điểm này vì như vậy mới phát huy triệt để tinh thần nhân đạo trong các quy định của pháp luật về xử lý người chưa thành niên phạm tội. Thứ hai, Bộ luật hình sự nên liệt kê cụ thể các loại tội danh có thể được thực hiện bởi người chưa thành niên. Việc liệt kê cụ thể như vậy trước tiên thể hiện sự minh bạch trong chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Tiếp theo, điều này thuận tiện cho việc áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng. Việc liệt kê như trên là cần thiết vì trên thực tế người chưa thành niên do độ tuổi và đặc điểm tâm sinh lý không phạm vào một số tội nhất định, và trên thực tế các cơ quan áp dụng pháp luật cũng không xử lý hình sự người chưa thành niên đối với một số tội danh nhất định. Trên thực tế chưa xử lý hình sự người chưa thành niên phạm tội xâm phạm an 76 ninh quốc gia. Luật cần phải quy định rõ chủ thể của loại tội phạm này không phải là người chưa thành niên. Thứ ba, về nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, các quy định của pháp luật hình sự về nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội phải triệt để tôn trọng nguyên tắc: bất đắc dĩ mới phải xử lý về hình sự đối với người chưa thành niên; tránh việc áp dụng các chế tài hạn chế các quyền, tự do của người chưa thành niên. nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phải dựa trên quan điểm: xử lý người chưa thành niên phạm tội là một vấn đề mang tính chất xã hội. Trên cơ sở những nguyên tắc và tư tưởng nói trên thì quy định tại Điều 69 Bộ luật hình sự về nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội có một số vấn đề cần phải hoàn thiện thêm. Vì, xử lý người chưa thành niên phạm tội không thuần tuý là vấn đề pháp lý mà còn là vấn đề xã hội nên trong các nguyên tắc về xử lý người chưa thành niên phạm tội phải có quy định cụ thể về vấn đề này. Thực tiễn cho thấy môi trường xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với việc phạm tội cũng như là việc tái hòa nhập cộng đồng của người chưa thành niên. Có một số trường hợp, các chủ thể không mang tính nhà nước như: gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội lại có vai trò quan trọng hơn các chủ thể công quyền trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội. Mặc dù vậy, Bộ luật hình sự của nước ta chưa đưa ra một nguyên tắc để phát huy vai trò của các chủ thể phi nhà nước trong xử lý người chưa thành niên phạm tội. Thiết nghĩ rằng Điều 69 nên được bổ sung một khoản như sau: Các cơ quan bảo vệ pháp luật có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội. Theo Bộ luật hình sự hiện hành thì người chưa thành niên có thể bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, chính sách áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên là: Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên 77 phạm tội tương ứng. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù. Có thể nói rằng, mức hình phạt trên là tương đối nghiêm khắc, hình phạt tù là một chế tài tước quyền tự do đối với con người cho nên người chưa thành niên còn ít tuổi đời, đang trong quá trình hoàn thiện nhân cách, nếu bị "ném" vào môi trường tù tội thời gian dài quá có thể làm mất đi giá trị của con người, những bản tính tốt đẹp vốn có của con người sẽ không được phát huy thay vì sự trỗi dậy của những bản tính xấu. Chính vì vậy, luật cần ấn định một mức tối đa không quá cao của hình phạt tù có thời hạn được áp dụng đối với người chưa thành niên. Có thể điều chỉnh lại mức hình phạt tối đa áp dụng đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi là 15 năm tù; đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi là 10 năm tù. Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng liên quan đến chính sách xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội là: luật cần có quy định về phóng thích có điều kiện. Đối với người chưa thành niên, nguyên tắc tổng quát là hạn chế tối đa xử lý về hình sự. Cần mở rộng điều kiện phi hình sự hóa đối với người chưa thành niên phạm tội. Thứ tư, là các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội, luật hiện hành không quy định trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Thay vì không được quy định trong luật, vấn đề này lại được điều chỉnh bởi quyền lập quy (Nghị định 59/2000/NĐ-CP ngày 3.10.2000). Chính điều này làm giảm hiệu quả áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Trên thực tiễn, đã có những gia đình không phối hợp với chính quyền địa phương trong việc thực hiện biện pháp tư pháp này. Do đó, Luật chứ không phải Nghị định, phải quy định 78 cụ thể về trách nhiệm của gia đình trong việc phối hợp cùng với các cơ quan nhà nước thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đồng thời quy định chế tài áp dụng nếu gia đình không thực hiện trách nhiệm của mình. 3.1.2. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự đối với ngƣời chƣa thành niên Cũng như pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự của nước ta cũng đã thể hiện tương đối đầy đủ chính sách nhân đạo khi xử lý hình sự đối với người chưa thành niên. Tuy nhiên, các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về người chưa thành niên nhiều khi không được thực hiện một cách hiệu quả vì thiếu các quy định pháp luật cụ thể hướng dẫn thi hành. Liên quan đến lĩnh vực pháp luật tố tụng hình sự về người chưa thành niên, chúng tôi có những kiến nghị sau: Thứ nhất, Bộ luật tố tụng hình sự cần bổ sung khái niệm "Bị can, bị cáo là người chưa thành niên" vào Điều 307 Bộ luật tố tụng hình sự về "Xét xử", trong đó có quy định về độ tuổi, là người thực hiện hành vi phạm tội và bị Tòa án xét xử để làm cơ sở áp dụng các thủ thủ tục đặc biệt trong việc xét xử đối với người chưa thành niên theo quy định tại Chương XXXII - Bộ luật tố tụng hình sự. Trên cơ sở đã phân tích về khái niệm người chưa thành niên phạm tội ở chương 1 của luận văn, chúng tôi mạnh dạn đưa ra kiến nghị bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự như sau: PHẦN THỨ BẢY THỦ TỤC ĐẶC BIỆT Chương XXXII THỦ TỤC TỐ TỤNG ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN … Điều… Khái niệm bị cáo là ngƣời chƣa thành niên (Mới). 79 Bị cáo là người chưa thành niên là người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi (thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị luật hình sự coi là tội phạm) bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. … Thứ hai, pháp luật cần bổ sung thêm thành viên của ủy ban bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong thành phần Hội thẩm nhân dân khi xét xử vụ án hình sự mà bị cáo là người chưa thành niên. Trên thực tiễn, Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em có vai trò quan trọng trong việc giáo dục người chưa thành niên. Chính vì vậy, cùng với đại diện gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội cần quy định thêm đại diện của Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em trong thành phần Hội thẩm nhân dân, như sau: Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định: Điều 307. Xét xử 1. Thành phần Hội đồng xét xử phải có một Hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể quyết định xét xử kín. 2. … Nay sửa lại thành: Điều 307. Xét xử (sửa đổi, bổ sung) 1. Thành phần Hội đồng xét xử phải có một Hội thẩm nhân dân là giáo viên, là cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc là Cán bộ ủy ban bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể quyết định xét xử kín. 2. … 80 Thứ ba, khoản 3 Điều 306 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: "Tại phiên tòa xét xử bị cáo là người chưa thành niên phải có mặt đại diện gia đình bị cáo, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng, đại diện của nhà trường, tổ chức. …". Theo quy định này thì đại diện gia đình bị cáo chưa thành niên cố ý vắng mặt tại phiên tòa mà không có lý do chính đáng, Tòa án vẫn tiếp tục xét xử vụ án. Vậy vấn đề đặt ra là: trong trường hợp đại diện gia đình bị cáo chưa thành niên vắng mặt tại phiên tòa mà có lý do chính đáng thì Tòa án có tiếp tục xét xử vụ án không hay phải hoãn phiên tòa và nếu hoàn phiên tòa thì hoàn trong thời gian bao lâu và căn cứ hoàn là căn cứ nào? Bởi vì, Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành chỉ quy định các trường hợp phải hoãn phiên tòa như sau: trường hợp quy định tại Điều 45 (thay đổi Kiểm sát viên); Điều 46 (thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm); Điều 47 (thay đổi Thư ký Tòa án); Điều 187 (bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng); Điều 189 (vắng mặt Kiểm sát viên); Điều 190 (người bào chữa vắng mặt trong trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa); Điều 191 (vắng mặt người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự làm trở ngại cho việc xét xử); Điều 192 (người làm chứng về những vấn đề quan trọng vắng mặt); Điều 193 (vắng mặt người giám định trong trường hợp cần có mặt người giám định). Do đó, cần bổ sung thêm khoản 3 Điều 306 và Điều 194 Bộ luật tố tụng hình sự như sau: Điều 194. Thời hạn hoãn phiên tòa (sửa đổi, bổ sung) Trong trường hợp phải hoãn phiên tòa theo quy định tại các điều 45, 46, 47, 187, 189, 190, 191, 192, 193 và 306 của Bộ luật này, thì thời hạn hoãn phiên tòa không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa. 81 Điều 306. Việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trƣờng, tổ chức (sửa đổi, bổ sung) … 3. Tại phiên tòa xét xử bị cáo là người chưa thành niên phải có mặt đại diện của gia đình bị cáo, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng, đại diện của nhà trường, tổ chức. Trong trường hợp đại diện gia đình bị cáo là người chưa thành niên vắng mặt tại phiên tòa mà có lý do chính đáng thì Tòa án phải hoãn phiên tòa. … Thứ tư, Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần sớm ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn việc áp dụng Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự để các cơ quan có liên quan trong quá trình xử lý người chưa thành niên áp dụng một cách thống nhất. 3.1.3. Hoàn thiện các văn bản pháp luật khác Thứ nhất, xây dựng và ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan đến các quy trình xử lý, như: + Ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, chính quyền cơ sở trong công tác thi hành các bản án hình sự không phải là phạt tù, thi hành các quyết định hành chính mà đối tượng phải thi hành tại cộng đồng là người chưa thành niên (xác định rõ nhiệm vụ quản lý, giúp đỡ, giáo dục đối tượng của công an cơ sở; tổ dân phố và các đoàn thể tại cơ sở, khuyến khích các cá nhân, tổ chức tình nguyện đứng ra nhận trách nhiệm giúp đỡ, giáo dục đối tượng là trẻ em vi phạm pháp luật...). 82 + Quy định cụ thể hơn về chế độ quản lý đối với các đối tượng đang thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, án treo, những người mãn hạn tù. Trong đó cần xác định rõ cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm chính ở trung ương và ở các cấp chính quyền địa phương, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức phối hợp, cũng như cơ chế thông tin, phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức này với nhau và với các cơ quan: Tòa án, trại giam, trường giáo dưỡng. Thực tế hiện nay, mối quan hệ giữa chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) với các cơ quan tố tụng chưa được thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật. Thứ hai, xây dựng quy định đối với người bị áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng, nếu trước đó họ có bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian bị tạm giữ, tạm giam phải được trừ vào thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Việc sửa đổi này trong Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự một mặt để bảo đảm tính nhất quán trong nội dung các văn bản quy phạm pháp luật; mặt khác nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người chưa thành niên. Thứ ba, rà soát các quy định hiện đang được áp dụng tại các trại giam và trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên nhằm bảo đảm tốt hơn các quyền được chăm sóc, giáo dục và phát triển của trẻ em. Kiến nghị xem xét lại hướng dẫn hiện hành của Bộ Công an cho các trường giáo dưỡng theo đó các trường không được thông báo về tình trạng nhiễm HIV của học sinh trong trường và phải giam chung, ở chung người chưa thành niên vị nhiễm HIV, AIDS. Nên chăng bỏ hướng dẫn này để vừa tránh nguy cơ lây nhiễm cho người chưa thành niên không nhiễm bệnh, vừa bảo đảm quyền được chăm sóc y tế tích cực của người bị nhiễm, nghiện. Người chưa thành niên, cũng như người thành niên phải có quyền được thông báo về tình trạng nhiễm HIV. Thứ tư, xem xét bổ sung các quy định hiện hành về xã hội hóa việc chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn theo hướng nới lỏng các quy định về nhận tài trợ và liên doanh liên kết để các tổ chức phi 83 chính phủ, các cơ sở chữa bệnh, cai nghiện cho người chưa thành niên. Nhà nước nên tăng cường chính sách khuyến khích vật chất cho các cơ sở này (cho thuê đất và miễn giảm tiền thuê đất lập cơ sở, giao cho các cấp hành chính được quyền xem xét đưa người chưa thành niên vi phạm vào các cơ sở này, cung cấp tài liệu, chương trình và bảo đảm địa vị pháp lý cho các cơ sở này...). Thứ năm, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thủ tục pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên trong quá trình xử lý về hình sự. 3.2. HOÀN THIỆN TỔ CHỨC Cần nghiên cứu thử nghiệm một số mô hình áp dụng các chương trình chuyển hướng xử lý để thay thế biện pháp xử lý chính thức của pháp luật áp dụng với người chưa thành niên. Chuyển hướng xử lý là một quá trình xử lý người chưa thành niên mà ở đó người chưa thành niên có vai trò chủ động trong toàn bộ quá trình và trọng tâm của quá trình này là sửa chữa những hành vi sai phạm mà người chưa thành niên đã thực hiện. Các yếu tố quan trọng khác của quá trình này là sự tham gia tích cực của người bị hại và gia đình của người bị hại. Các biện pháp xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay chủ yếu là các biện pháp xử lý hành chính và hình sự. Đây đều là các biện pháp xử lý mang tính chính thức (được quy định trong các văn bản pháp luật), do cơ quan nhà nước thực hiện (thể hiện tính chất quyền lực công), để lại dấu ấn về tiểu sử vi phạm pháp luật của người chưa thành niên trong các hồ sơ lý lịch tư pháp nên có thể dẫn đến các vi phạm tiếp theo (nếu có) của người chưa thành niên sẽ bị coi là tái phạm và bị xử lý nặng hơn. Chúng tôi cho rằng, có thể áp dụng các biện pháp xử lý không chính thức mang tính thay thế chế tài pháp luật để áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật nhằm tránh đi các hậu quả xấu. Có thể thực hiện điều 84 này thông qua quá trình người chưa thành niên sửa chữa những hành vi sai trái của mình và chủ động trong việc đưa ra quyết định về biện pháp xử lý. Cần đầu tư xây dựng hệ thống thu thập số liệu thống kê để theo dõi việc xử lý các vụ việc có liên quan đến người chưa thành niên. Số liệu và thông tin thống kê có ý nghĩa quan trọng vì nhiều lý do: giúp cho các cơ quan xây dựng pháp luật và chính sách cập nhật về các xu hướng và loại hình tội phạm, "cảnh báo" những hành động mới cần thực hiện, ví dụ tình trạng có quá nhiều trẻ em bị giam giữ, hoặc sự tăng lên của một loại vi phạm nhất định, nâng cao chất lượng của các mô hình trên thực tiễn và chỉ ra các nhu cầu đào tạo, và xác định các lĩnh vực cần tăng chi phí nguồn lực. Bên cạnh đó, thông tin thống kê tạo điều kiện cho việc hoạch định kế hoạch và ngân sách được hiệu quả và cho phép theo dõi hiệu quả hệ thống xử lý và sự an toàn của trẻ em trong hệ thống này. Cần xem xét việc thành lập Tòa án người chưa thành niên để xử lý các vi phạm của người chưa thành niên. Theo pháp luật tố tụng hiện hành, hoạt động điều tra đối với bị can, bị cáo, các đương sự chưa thành niên được tiến hành theo những thủ tục khác biệt so với người thành niên. Tuy nhiên, việc xét xử các vụ án này không khác biệt lắm so với phiên tòa thông thường. Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về tâm sinh lý, đang trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, cho nên việc xét xử các vụ án liên quan đến người chưa thành niên cũng giống như các vụ án thông thường khác về phòng xét xử, vành móng ngựa, cách xưng hô … có ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển nhân cách của người chưa thành niên. Thành lập Tòa án người chưa thành niên sẽ có những tác dụng sau đây: Một là, khuyến khích công tác xây dựng đội ngũ chuyên trách, trong đó có Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Luật sư bảo vệ cho trẻ em, 85 những người đã quen với các nhu cầu riêng của trẻ em vi phạm pháp luật và các thủ tục pháp lý cần áp dụng khi xử lý các vi phạm do người chưa thành niên thực hiện. Hai là, giúp các cơ quan chức năng chuyên trách về người chưa thành niên sẽ có kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để đưa ra các lựa chọn xử lý theo hướng phù hợp hơn đối với người chưa thành niên. Ba là, thúc đẩy việc thu thập thông tin thống kê về các vi phạm của người chưa thành niên và công tác xử lý. Thành lập Tòa án người chưa thành niên là vấn đề đã được đề cập nhiều trong các hội thảo, hội nghị gần đây nhưng chưa có các phương án cụ thể, khả thi. Trước mắt, các cơ quan tiến hành tố tụng cần tập trung bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ về tâm sinh lý trẻ em, chăm sóc về mặt tâm lý xã hội về khoa học giáo dục người chưa thành niên cho một bộ phận cán bộ chuyên trách trong các cơ quan tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Hạn chế tiến tới không áp dụng hình thức xét xử lưu động đối với người chưa thành niên phạm tội. Cần phải nhìn nhận từ nhân cách của các em ở lứa tuổi này còn chưa trưởng thành, chưa nhận thức được đầy đủ đúng sai nên khi có hành vi phạm tội và bị đưa ra xét xử, người chưa thành niên phạm tội chắc chắn sẽ có những chấn động lớn về mặt tâm sinh lý. Hơn nữa, khi xét xử lại có sự chứng kiến của rất nhiều người thân, quen, bạn bè, thầy cô, người cùng phố, cùng xóm… Điều này sẽ để lại một mặc cảm, một dấu ấn tiêu cực khó xóa đối với bản thân, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của người chưa thành niên sau này. Vì vậy, từ thực tiễn phạm tội của người chưa thành niên, căn cứ vào chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, pháp luật quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam tham gia, chúng tôi kiến nghị Chính phủ hoặc Tòa án nhân 86 dân tối cao trình Quốc hội cho phép thành lập Tòa án chuyên biệt giành cho việc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong điều kiện hiện nay là hợp lý. Theo tinh thần Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 thì từ nay đến năm 2010 hệ thống các cơ quan tư pháp trong đó có ngành Tòa án phải: "Hoàn thành việc tăng thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện, chuẩn bị điều kiện thành lập Tòa án khu vực ở cấp này; từng bước đổi mới tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân các cấp". Như vậy, khi triển khai thực hiện Nghị quyết 49/NQ-TW, các cơ quan có thẩm quyền có thể xây dựng Tòa án vị thành niên ở mỗi Tòa án khu vực bên cạnh các tòa hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động. Trước mắt, Tòa án vị thành niên có thẩm quyền xét xử các tội phạm do người chưa thành niên thực hiện với thủ tục xét xử riêng, tiến tới về lâu dài, cần nghiên cứu để tăng thẩm quyền xét xử cho Tòa án này đối với cả những tội phạm xâm phạm người chưa thành niên. Chúng tôi cho rằng, nếu làm được như vậy mới góp phần thực hiện được mục tiêu mà Nghị quyết 49/NQ-TW đặt ra là: "xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao". Ngoài các kiến nghị hoàn thiện về mặt tổ chức nêu trên thì trong điều kiện hiện nay khi các Tòa án cấp huyện được tăng thẩm quyền, ngành Tòa án cũng cần phối hợp với các cơ quan hữu quan sớm kiện toàn đội ngũ cán bộ, Thẩm phán nhằm đáp ứng đủ số lượng Thẩm phán bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ xét xử các loại án, trong đó án có người chưa thành niên phạm tội đang có xu hướng diễn biến phức tạp. 87 3.3. NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÉT XỬ CỦA NGÀNH TÒA ÁN, GÓP PHẦN ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN Trong những năm qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án) đã có nhiều cố gắng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm do người chưa thanh niên thực hiện nói riêng. Việc đấu tranh với tội phạm do người chưa thành niên thực hiện là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài. Căn cứ vào thực trạng, nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện, để có thể nâng cao hiệu quả công tác của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đó có ngành Tòa án trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện cần tăng cường hoạt động của ngành Tòa án. Đối với ngành Tòa án thì việc áp dụng pháp luật đúng đắn trong công tác xét xử các vụ án do người chưa thành niên thực hiện rất quan trọng. Có xét xử đúng mới có điều kiện phát huy tính giáo dục, phòng ngừa của biện pháp xử lý và mới có thể chỉ ra nguyên nhân và điều kiện của tội phạm để có kiến nghị xác đáng. Vì vậy, ngành Tòa án cần làm tốt các chức năng nhiệm vụ xét xử đối với những vụ án có bị cáo là người chưa thành niên thực hiện. Cụ thể là: Tòa án nhân dân tối cao cần tổ chức các Hội nghị chuyên đề hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong công tác xét xử các vụ án có bị cáo là người chưa thành niên, chú ý thực hiện đúng trình tự, thủ tục tố tụng, những căn cứ cụ thể để quyết định hình phạt, nguyên tắc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, bảo đảm việc xét xử các vụ án có bị cáo là người chưa thành niên được nghiêm chỉnh, đúng pháp luật. 88 Theo quy định của pháp luật thì Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội trong những trường hợp cần thiết, khi các biện pháp khác không đủ hiệu lực và hiệu quả răn đe, giáo dục. Trước khi quyết định hình phạt tù có thời hạn đối với bị cáo là người chưa thành niên, các Tòa án phải cân nhắc xem xét cho họ xem có thể áp dụng hình phạt tù cho hưởng án treo được hay không. Thực tế xét xử thời gian vừa qua cho thấy số lượng người chưa thành niên phạm tội bị xử phạt tù giam là quá nhiều (xem bảng 2.4), thực trạng này đi ngược lại chính sách nhân đạo của Nhà nước ta trong chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, các Tòa án các cấp cần xem xét thật thận trọng hơn trong việc quyết định loại hình phạt nghiêm khắc này. Khi xét thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với bị cáo là người chưa thành niên, Tòa án nên áp dụng các biện pháp tư pháp: giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào trường giáo dưỡng. Cùng với việc xét xử đúng, Tòa án phải phát hiện thiếu sót hoặc những hành vi vi phạm khác trong công tác quản lý người chưa thành niên của gia đình, nhà trường, xã hội… là nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm. Trên cơ sở đó, Tòa án kiến nghị các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm theo quy định tại Điều 225 Bộ luật tố tụng hình sự. Đây là vấn đề lâu nay ít được Tòa án quan tâm. Để đạt được kết quả xét xử tốt, Hội đồng xét xử phải là những người có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, để có được một đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân chuyên trách xét xử các vụ án có bị cáo là người chưa thành niên là một điều khó thực hiện trong tương lai gần. Vì vậy, trước mắt Tòa án nhân dân tối cao cần quan tâm đến việc bồi dưỡng những kiến thức cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội 89 phạm do người chưa thành niên thực hiện. Đây là biện pháp có tính khả thi cao trong điều kiện hiện nay. 90 KẾT LUẬN "Giành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em" là mục tiêu quan trọng đối với Việt Nam và các nước tham gia Công ước về quyền trẻ em. Trong tình hình tội phạm nói chung, tội phạm do người chưa thành niên thực hiện nói riêng ngày càng diễn biến phức tạp đã và đang trở thành sự quan tâm, lo lắng của nhiều nước trên thế giới, nếu không có sự quan tâm đúng mức của Nhà nước thì hậu quả không chỉ trước mắt mà còn là gánh nặng cho thế hệ mai sau. Ở Việt Nam, vấn đề này đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật, đòi hỏi Nhà nước cần có những chính sách phù hợp không chỉ với những quy định trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, mà còn phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc, qua đó bảo đảm cho sự phát triển của thế hệ tương lai đất nước. Việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp luật về việc xử lý người chưa thành niên phạm tội nói chung và việc xét xử bị cáo là người chưa thành niên nói riêng, hiển nhiên cũng nhằm góp phần thực hiện mục tiêu "Giành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em" đó. Mặc dù Bộ luật tố tụng hình sự đã có những quy định riêng về thủ tục tố tụng đối với những vụ án liên quan đến người chưa thành niên phạm tội, nhưng thực tiễn áp dụng vẫn còn có nhiều sai sót cần khắc phục. Qua những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự chúng ta cần phải tập trung nghiên cứu và hoàn thiện hơn các quy định về trình tự, thủ tục tố tụng trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội nói chung (điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án) và thủ tục xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội nói riêng, các quy định về người tham gia tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng... ngoài việc nghiên cứu các quy định của pháp luật để áp dụng chính xác trong công tác xét xử, ngành Tòa án cần tổ chức hội nghị chuyên đề hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật 91 trong công tác xét xử các vụ án có bị cáo là người chưa thành niên, Tòa án cần phối hợp với Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội, tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà có hình thức xử phạt nghiêm minh theo đúng pháp luật, công bố kết quả xét xử trên các phương tiện thông tin đại chúng để tăng tác động răn đe, giáo dục cũng như hỗ trợ quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện. Cùng với việc xét xử đúng, Tòa án phải phát hiện thiếu sót hoặc những hành vi vi phạm khác trong quản lý người chưa thành niên của gia đình, nhà trường và xã hội... là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, góp phần giải quyết đúng đắn vụ án và góp phần vào công cuộc chung của xã hội là đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Cùng với sự hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, những quy định về tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên đã đạt được những bước phát triển quan trọng và ngày càng được đổi mới và hoàn thiện hơn. 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản pháp luật 1. Bộ luật dân sự (1995), Hà Nội. 2. Bộ luật dân sự (2005), Hà Nội. 3. Bộ luật hình sự (1999), Hà Nội. 4. Bộ luật tố tụng hình sự (1988), Hà Nội. 5. Bộ luật tố tụng hình sự (2003), Hà Nội. 6. Hiến pháp (1946), Hà Nội. 7. Hiến pháp, (1992), Hà Nội. 8. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (1991), Hà Nội. 9. Luật hôn nhân và gia đình (2000), Hà Nội. 10. Luật luật sư (2006), Hà Nội. 11. Nghị định số 59/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 quy định việc thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, Hà Nội. 12. Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000quy định về thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, Hà Nội. 13. Nghị định số 62/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, Hà Nội. 14. Nghị quyết 509/2004/NQ-UBTVQH 11 ngày 29/4/2004 về việc giao thẩm quyền xét xử theo quy định của khoản 1 Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội. 15. Pháp lệnh luật sư (2000), Hà Nội. 16. "Số chuyên đề về Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (2000), Dân chủ và pháp luật, (3). 93 Văn bản pháp luật quốc tế 17. Báo cáo của Ủy ban quyền trẻ em Liên hợp quốc về công tác dự án tư pháp người chưa thành niên (2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (1990). 19. Quy tắc Riyath về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (1990). 20. Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do (Quy tắc Bắc Kinh) (1992) 21. Radda Barnen (2001), Báo cáo lượng giá dự án tư pháp người chưa thành niên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Văn bản khác 22. Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam (1996), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 23. Lê Cảm (1999) Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền (Một số vấn đề cơ bản của phần chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 24. Lê Duẩn (1970), Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, Nxb Sự thật, Hà Nội. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội 27. Giáo trình Luật tố tụng hình sự (2001), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 28. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm chưa thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội. 94 29. Phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội (1987), Nxb Pháp lý, Hà Nội. 30. Đỗ Thị Phượng (2004), "Bàn về khái niệm và cơ sở áp dụng thủ tục đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong luật tố tụng hình sự Việt Nam" Luật học, (4). 31. Đỗ Thị Phượng - Lê Cảm (2004), "Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên: Những khía cạnh pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật học", Tòa án nhân dân, (21). 32. Thanh thiếu niên làm trái pháp luật - Thực trạng và giải pháp (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Tòa án nhân dân tối cao (1967), Thông tư số 06/TATC ngày 19/9 về đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo, Hà Nội. 34. Tòa án nhân dân tối cao (1974), Thông tư số 16/TATC ngày 27/9 hướng dẫn về trình tự, thủ tục sơ thẩm về hình sự, Hà Nội. 35. Tòa án nhân dân tối cao (1999), Công văn số 52/1999/KHXX ngày 15/6 về việc thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đối với bị cáo là người chưa thành niên, Hà Nội. 36. Tòa án nhân dân tối cao (2002), Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6 hướng dẫn một số vấn đề về nghiệp vụ cho các Tòa án nhân dân địa phương, Hà Nội 37. Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ (1992), Thông tư liên tịch số 03/TTLN ngày 20/6 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về lý lịch của bị can, bị cáo, Hà Nội. 38. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 95 39. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Hà Nội. 40. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1999), Chuyên đề về tư pháp hình sự so sánh, Hà Nội. 41. Viện Nghiên cứu khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp và tổ chức cứu trợ trẻ em của Thụy Điển (2000), Tăng cường năng lực hệ thống tư pháp người chưa thành niên, Hà Nội. 42. Việt Nam Cộng hòa (1958), Luật số 11/58 ngày 03/7 về việc thiết lập Tòa án thiếu nhi, Sài Gòn. 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản pháp luật 1. Bộ luật tố tụng hình sự, (1988) , Hà Nội. 2. Bộ luật dân sự, (1995), Hà Nội. 3. Bộ luật hình sự, (1999), Hà Nội. 4. Bộ luật tố tụng hình sự, (2003), Hà Nội. 5. Bộ luật dân sự, (2005), Hà Nội. 6. Hiến pháp, (1946), Hà Nội. 7. Hiến pháp, (1992), Hà Nội. 8. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, (1991), Hà Nội. 9. Luật hôn nhân và gia đình, (2000), Hà Nội. 10. Luật luật sư, (2006), Hà Nội. 11. Nghị định số 59/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000, quy định việc thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, Hà Nội. 12. Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000, quy định về thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, Hà Nội. 13. Nghị định số 62/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000, quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, Hà Nội. 14. Nghị quyết 509/2004/NQ-UBTVQH 11 ngày 29/4/ 2004về việc giao thẩm quyền xét xử theo quy định của khoản 1 Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội. 15. Pháp lệnh luật sư, (2000), Hà Nội. 1 16. "Số chuyên đề về Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (2000), Dân chủ và pháp luật, (3). Văn bản pháp luật quốc tế 17. Báo cáo của Ủy ban quyền trẻ em Liên hợp quốc về công tác dự án tư pháp người chưa thành niên (2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (1990). 19. Quy tắc Riyath về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (1990). 20. Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do (Quy tắc Bắc Kinh) (1992) 21. Radda Barnen (2001), Báo cáo lượng giá dự án tư pháp người chưa thành niên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Văn bản khác 22. Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam (1996), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 23. Lê Cảm (1999) Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền (Một số vấn đề cơ bản của phần chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 24. Lê Duẩn (1970), Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, Nxb Sự thật, Hà Nội. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội 27. Giáo trình Luật tố tụng hình sự (2001), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 2 28. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm chưa thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội. 29. Phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội (1987), Nxb Pháp lý, Hà Nội. 30. Đỗ Thị Phượng (2004), "Bàn về khái niệm và cơ sở áp dụng thủ tục đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong luật tố tụng hình sự Việt Nam" Luật học, (4). 31. Đỗ Thị Phượng - Lê Cảm (2004), "Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên: Những khía cạnh pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật học", Tòa án nhân dân, (21). 32. Thanh thiếu niên làm trái pháp luật - Thực trạng và giải pháp (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Tòa án nhân dân tối cao (1967), Thông tư số 06/TATC ngày 19/9 về đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo, Hà Nội. 34. Tòa án nhân dân tối cao (1974), Thông tư số 16/TATC ngày 27/9 hướng dẫn về trình tự, thủ tục sơ thẩm về hình sự, Hà Nội. 35. Tòa án nhân dân tối cao (1999), Công văn số 52/1999/KHXX ngày 15/6 về việc thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đối với bị cáo là người chưa thành niên, Hà Nội. 36. Tòa án nhân dân tối cao (2002), Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6 hướng dẫn một số vấn đề về nghiệp vụ cho các Tòa án nhân dân địa phương, Hà Nội 37. Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ (1992), Thông tư liên tịch số 03/TTLN ngày 20/6 hướng dẫn thực 3 hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về lý lịch của bị can, bị cáo, Hà Nội. 38. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 39. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Hà Nội. 40. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1999), Chuyên đề về tư pháp hình sự so sánh, Hà Nội. 41. Viện Nghiên cứu khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp và tổ chức cứu trợ trẻ em của Thụy Điển (2000), Tăng cường năng lực hệ thống tư pháp người chưa thành niên, Hà Nội. 42. Việt Nam Cộng hòa (1958), Luật số 11/58 ngày 03/7 về việc thiết lập Tòa án thiếu nhi, Sài Gòn. 4 Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Merger! To remove this page, please register your program! Go to Purchase Now>> AnyBizSoft PDF Merger  Merge multiple PDF files into one  Select page range of PDF to merge  Select specific page(s) to merge  Extract page(s) from different PDF files and merge into one [...]... MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN MÀ BỊ CÁO LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN 1.1 KHÁI NIỆM THỦ TỤC XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CÁO LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN 1.1.1 Khái niệm bị cáo là ngƣời chƣa thành niên Theo Từ điển tiếng Việt thì khái niệm người chưa thành niên được định nghĩa như sau: "Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần cũng như chưa. .. nghĩa về bị cáo là người chưa thành niên như sau: Bị cáo là người chưa thành niên là người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự quy định là tội phạm bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử Việc xác định tuổi của bị cáo là người chưa thành niên rất quan trọng vì đây là căn cứ ngăn chặn, áp dụng các thủ tục đặc biệt đối với bị cáo nhằm đảm bảo quyền và lợi... 1988 Những quy định về thủ tục xét xử vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên trong Bộ luật này hầu như được kế thừa quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 hiện hành Đó là các hướng dẫn 26 tại Công văn số 52/1999/KHXX ngày 15.6.1999 của Tòa án nhân dân tối cao về việc thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đối với bị cáo là người chưa thành niên, như sau: 1 Khi xét xử mà bị cáo. .. hiểu là những "nhà giáo" – những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác, kể cả trong trường hợp họ đã nghỉ hưu 28 Chương 2 QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN MÀ BỊ CÁO LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 2.1 THỦ TỤC XÉT XỬ ĐỐI VỚI BỊ CÁO LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN 2.1.1 Vài nét về việc xét xử vụ án hình sự Xét. .. quyền tố tụng và bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án được khách quan, toàn diện, đúng pháp luật đối với đối tượng này Như vậy, thủ tục xét xử vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam là tổng hợp các quy định về thủ tục đặc biệt mang tính chất nhân đạo đối với bị cáo là người chưa thành niên từ đủ 9 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhằm xét xử vụ án một cách khách... giải quyết các vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên Hoạt động tố tụng trong những vụ án mà người chưa thành niên phạm tội nhìn chung vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định về thủ tục tố tụng dành cho người đã thành niên phạm tội Sang chế độ xã hội chủ nghĩa, khi xử tội người chưa thành niên đều phải tôn trọng những nguyên tắc: "Tư pháp chưa quyết định thì chưa được bắt bớ và giam cầm công... bị can, bị cáo là người chưa thành niên Tuy nhiên, trong Điều 301 quy định về phạm vi áp dụng "Thủ tục đối với người chưa thành niên" , nhà làm luật Việt Nam không hề ghi nhận khái niệm pháp lý "thủ tục đối với người chưa thành niên" là gì? Qua nghiên cứu các quy định về thủ tục đối với người chưa thành niên trong chương này, chúng ta có thể hiểu: Các quy định về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành. .. người chưa thành niên phạm tội, đào tạo cho họ kỹ năng xét hỏi những người chưa thành niên khi họ phạm tội Cần có chính sách cụ thể đối với những người tiến hành xét xử những người chưa thành niên phạm tội Cần nghiên cứu để thành lập các bộ phận chuyên trách trong cơ quan xét xử các vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên Trước mắt, khi chưa có điều kiện thành lập bộ phận này thì cần phải cử những người. .. pháp cho người chưa thành niên Việc xác định tuổi của bị cáo còn giúp Cơ quan tiến hành tố tụng xác định được việc xét xử và áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên 1.1.2 Khái niệm thủ tục xét xử vụ án mà bị cáo là ngƣời chƣa thành niên Như đã nêu trên, người chưa thành niên là người đang ở lứa tuổi mà khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội bị hạn chế và nhiều... xét xử vụ án hình sự mà bị cáo là ngƣời chƣa thành niên 30 Những quy định từ Điều 301 đến Điều 310 thuộc Chương XXXII Phần thứ bảy của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 là những thủ tục đặc biệt chỉ được áp dụng đối với những người chưa thành niên phạm tội Ngoài các quy định này, thì thủ tục tố tụng hình sự đối với những người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên còn được áp dụng ... cn xỏc nh rừ v ỏn m b cỏo l ngi cha thnh niờn 10 1.2.3 p dụng biện pháp ngăn chặn bị cáo ng-ời ch-a thành niên 12 1.2.4 Vic iu tra, truy t v xột x nhng v ỏn m b can, b cỏo l ngi cha thnh niờn... niờn õy l c s phỏp lý ỏp dng x lý i vi ngi b tm gi, b can, b cỏo l ngi cha thnh niờn Tuy nhiờn, thc tin ỏp dng cỏc quy nh ny ó ny sinh nhiu vng mc v bt cp Qua quỏ trỡnh nghiờn cu lý lun v thc trng... nghiờn cu Lun nghiờn cu c s lý lun v c s phỏp lý ca th tc xột x v ỏn hỡnh s m b cỏo l ngi cha thnh niờn Trong ú trung nghiờn cu cỏc : khỏi quỏt v ngi cha thnh niờn; c im tõm lý la tui ca ngi cha thnh

Ngày đăng: 20/10/2015, 15:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1.1. Khái niệm bị cáo là người chưa thành niên

  • 1.2.1. Phạm vi áp dụng thủ tục xét xử đối với người chưa thành niên

  • 1.4.1. Việc tham gia tố tụng của người bào chữa

  • 1.4.2. Việc tham gia tố tụng của đại diện gia đình, nhà trường, tổ chức

  • 1.5.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954

  • 1.5.2. Giai đoạn 1954 đến 1975

  • 2.1. THỦ TỤC XÉT XỬ ĐỐI VỚI BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

  • 2.1.1. Vài nét về việc xét xử vụ án hình sự

  • 3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

  • 3.1.3. Hoàn thiện các văn bản pháp luật khác

  • 3.2. HOÀN THIỆN TỔ CHỨC

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan