Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự việt nam

109 1.1K 9
Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HÀ THỊ THÚY HÀ GIÁM ĐỐC THẨM TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HÀ THỊ THÚY HÀ GIÁM ĐỐC THẨM TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật dân sự Mã số : 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Công Bình HÀ NỘI - 2014 2 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n Hµ ThÞ Thóy Hµ 3 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt 1 MỞ ĐẦU Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁM ĐỐC THẨM 6 TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự 6 1.1.1. Khái niệm giám đốc thẩm dân sự 6 1.1.2. Đặc điểm của giám đốc thẩm 9 1.1.3. Ý nghĩa của giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự 12 1.2. 13 Cơ sở khoa học của các quy định về giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự 1.2.1. Cơ sở lý luận 13 1.2.2. Cơ sở thực tiễn 17 1.3. 19 Sự hình thành và phát triển của các quy định về giám đốc thẩm trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam 1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1988 19 1.3.2. Giai đoạn từ năm 1988 đến trước năm 2003 21 1.3.3. Giai đoạn từ năm 2003 đến nay 21 1.4. 25 Giám đốc thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự một số nước trên thế giới 1.4.1. Cộng hòa Pháp 25 1.4.2. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 26 1.4.3. Liên bang Nga 26 4 Chương 2: NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT 29 NAM HIỆN HÀNH VỀ GIÁM ĐỐC THẨM DÂN SỰ 2.1 Các quy định về kháng nghị giám đốc thẩm 29 2.1.1. Các quy định về việc đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm 29 2.1.2. Các quy định về người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm 33 2.1.3. Các quy định về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm 34 2.1.4. Các quy định về trình tự, thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm dân sự 41 2.2. Các quy định về phiên tòa giám đốc thẩm 48 2.2.1. Các quy định về chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm 48 2.2.2. Các quy định những người tiến hành phiên tòa giám đốc thẩm và những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm 49 2.2.3. Các quy định về thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm 53 2.2.4. Các quy định về phạm vi giám đốc thẩm 54 2.2.5. Các quy định về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm 56 2.2.6. Các quy định về quyết định giám đốc thẩm 60 Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIÁM 63 ĐỐC THẨM VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định về giám đốc thẩm 63 3.1.1. Về thành tựu đạt được trong thực tiễn thực hiện các quy định về giám đốc thẩm 63 3.1.2. Những tồn tại trong việc thực hiện các quy định về giám đốc thẩm và nguyên nhân 65 3.2. 91 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và thực hiện chế định giám đốc thẩm trong pháp luật tố tụng dân sự 3.2.1. Một số kiến nghị về lập pháp 92 3.2.2. Một số kiến nghị về việc thực hiện chế định giám đốc thẩm 96 98 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 5 100 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự HĐTP : Hội đồng thẩm phán PLTTGQCVADS : Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao VKS : Viện kiểm sát VKSND : Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Khóa XI thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004, có hiệu lực pháp luật từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 đã đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. BLTTDS không chỉ quy định trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình mà còn giải quyết cả các tranh chấp kinh doanh, thương mại và tranh chấp lao động với mục tiêu đảm bảo việc giải quyết các vụ việc này một cách nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng luật. Do vậy, bên cạnh những thủ tục xét xử thông thường là xét xử sơ thẩm và phúc thẩm thì BLTTDS còn quy định về thủ tục giám đốc thẩm với mục đích xem xét lại các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Trong một vài năm trở lại đây, việc các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm tăng ngày càng nhanh về số lượng và mức độ phức tạp. Việc nội dung đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm dân sự của đương sự, của cá nhân, cơ quan, tổ chức được chấp nhận cũng có nghĩa là số lượng bản án, quyết định đã có hiệu lực bị kháng nghị nhiều hơn. Các vụ việc dân sự được xem xét lại một cách khách quan hơn nhằm đảm bảo quyền lợi cho đương sự nhưng cũng có những vụ việc bị xử đi, xử lại nhiều lần dẫn đến tốn kém về cả thời gian, công sức và tiền bạc của cả Nhà nước và công dân. Tình trạng này còn làm cho người dân mất lòng tin vào ngành Tòa án nhân dân (TAND) nói riêng và các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TƯ ngày 02 tháng 6 năm 2005 về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020", trong đó xác định 7 việc xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động TAND là một trong những nhiệm vụ trọng tâm; tổ chức lại hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Mặt khác, hoàn thiện chính sách pháp luật về tố tụng dân sự cũng là một trong những nhiệm vụ của chiến lược cải cách tư pháp. Theo đó từng bước hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng quy định chặt chẽ những căn cứ kháng nghị và quy định rõ trách nhiệm của người ra kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật v.v... Trên cơ sở định hướng của Nghị quyết số 49-NQ/TƯ ngày 02 tháng 6 năm 2005, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS vào ngày 29 tháng 3 năm 2011 (Luật sửa đổi, bổ sung BLTTDS), trong đó việc sửa đổi đáng quan tâm nhất là những quy định về việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Việc sửa đổi, bổ sung những quy định có liên quan đến trình tự, thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật của BLTTDS là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung BLTTDS cho thấy đã phát sinh những bất cập nhất định. Vì vậy, vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam để từ đó có những đề xuất thiết thực, cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về giám đốc thẩm và nâng cao hiệu quả công tác giám đốc thẩm của Tòa án. Vì lý do trên, học viên đã chọn đề tài "Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về thủ tục xét lại bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được công bố. Về luận văn, luận án, có luận văn thạc sĩ luật học: "Thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có 8 hiệu lực pháp luật theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam", của Ngô Anh Dũng, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 1997; luận án tiến sĩ luật học: "Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", của Mai Ngọc Dương, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2008; luận án tiến sĩ luật học: "Thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trong tố tụng kinh tế, dân sự ở Việt Nam", của Đào Xuân Tiến, bảo vệ tại Viện Nhà nước và Pháp luật, 2009. Về đề tài khoa học, có đề tài khoa học cấp Bộ năm 2012 "Thực trạng giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân tối cao" của TANDTC, do tiến sĩ Nguyễn Huy Du làm chủ nhiệm đề tài v.v... Ngoài ra, còn có một số chuyên đề, bài viết của các tác giả đăng trong các sách, báo, tạp chí chuyên ngành như: "Chế định giám đốc thẩm, tái thẩm và những vấn đề đặt ra trong việc thi hành", của Trần Anh Tuấn, Tạp chí Luật học, số Đặc san về tố tụng dân sự năm 2005; "Một số vấn đề liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung Điều 285, Điều 288 Bộ luật tố tụng dân sự", của Hà Tĩnh, Tạp chí TAND, Kỳ 1 tháng 9, 2010; "Một số ý kiến đối với Dự thảo Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004", của Nguyễn Như Bích, Tạp chí TAND, kỳ 1 tháng 9, 2010; "Một số vấn đề về thủ tục giám đốc thẩm", của Nguyễn Quang Hiền, Tạp chí TAND, kỳ 1 tháng 4, 2009; "Bàn về Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn Điều 284B Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011", của Nguyễn Hồng Nam, Tạp chí TAND, tháng 5, 2012 (kỳ 2) và tháng 6, 2012 (kỳ 1); chuyên đề "Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự và thủ tục xem xét lại các quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao", của Trần Anh Tuấn, trong cuốn Bình luận khoa học BLTTDS sửa đổi năm 2011 v.v... Tuy nhiên, những bài viết của các tác giả chỉ nghiên cứu, đề cập đến một hoặc một số vấn đề của thủ tục giám đốc thẩm. Cho đến nay, nhất là từ sau khi có Luật sửa đổi, bổ sung BLTTDS chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện các vấn đề về lý luận và thực tiễn vấn đề giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam. 9 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam. Qua đó, đánh giá đúng thực trạng các quy định pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về giám đốc thẩm và thực tiễn thực hiện chúng, nhận diện được những hạn chế, bất cập và tìm ra các giải pháp khắc phục nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giám đốc thẩm. Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, việc nghiên cứu đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện các vấn đề lý luận về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự, phân tích cụ thể các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về giám đốc thẩm và khảo sát việc thực hiện chúng tại các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu đề tài là những vấn đề lý luận về giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự, chế định giám đốc thẩm trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự Việt Nam. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài cũng được thực hiện đối với các quy định của pháp luật tố tụng dân sự một số nước trên thế giới về giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự để so sánh, tham khảo. Tuy nhiên, trong khuôn khổ phạm vi luận văn thạc sĩ việc nghiên cứu đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi tố tụng dân sự theo nghĩa hẹp, không bao gồm cả lĩnh vực kinh tế và lao động. Mặt khác, việc khảo sát thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự cũng chủ yếu thực hiện tại TANDTC, các TAND cấp tỉnh và trong những năm gần đây. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Đề tài luận văn "Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam" được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng 10 Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về Nhà nước và pháp luật, về cải cách tư pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xét xử nói chung và xét xử các vụ án dân sự nói riêng. Quá trình nghiên cứu học viên cũng đã sử dụng các phương pháp khoa học truyền thống như phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, khảo sát, diễn giải, so sánh v.v... Để chứng minh cho các luận điểm của mình học viên cũng đã sử dụng các số liệu thống kê của ngành TAND và lựa chọn một số vụ án đã được Tòa dân sự TANDTC xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm làm ví dụ minh họa. 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn Việc nghiên cứu đề tài, đã có những đóng góp mới cho khoa học luật dân sự ở những điểm sau: - Làm rõ thêm những vấn đề lý luận về giám đốc thẩm dân sự; - Đánh giá đúng thực trạng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về giám đốc thẩm và thực tiễn thực hiện chúng tại các Tòa án trong những năm gần đây; - Đề xuất một số kiến nghị xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng dân sự về giám đốc thẩm nhằm nâng cao chất lượng trong công tác giám đốc thẩm của TAND. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Chương 2: Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về giám đốc thẩm dân sự Chương 3: Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về giám đốc thẩm và kiến nghị. 11 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁM ĐỐC THẨM TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA GIÁM ĐỐC THẨM TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1.1. Khái niệm giám đốc thẩm dân sự Bản án, quyết định dân sự của Tòa án là sự phản ánh kết quả giải quyết vụ, việc dân sự cụ thể. Bản án, quyết định của Tòa án được ban hành với hình thức theo quy định tại BLTTDS. Đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm sau khi được ban hành thì có một thời hạn nhất định để đương sự thực hiện quyền kháng cáo, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) thực hiện quyền kháng nghị. Trong trường hợp hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật mà đương sự không kháng cáo, VKSND kháng nghị thì bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm mới có hiệu lực pháp luật. Do đó, bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án là những bản án, quyết định không có kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật. Đối với những bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử theo thủ tục phúc thẩm. Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. Như vậy, bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bao gồm: Bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn pháp luật quy định; Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm; Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm. Về nguyên tắc bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án phải được thi hành. Tuy nhiên, trong thực tế có những bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực nhưng có những sai phạm về nội dung, về áp dụng pháp luật hoặc về tố tụng. Vì vậy, để khắc phục tình trạng đó trong lĩnh vực giải 12 quyết án dân sự, kinh tế, lao động, pháp luật tố tụng dân sự đã quy định một thủ tục đặc biệt để kiểm soát, xem xét lại những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật đó. Thủ tục xét lại bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật trong trường hợp này gọi là giám đốc thẩm dân sự. Căn cứ vào mục đích của việc xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm khi nghiên cứu đề tài luận án tiến sĩ "Thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trong tố tụng kinh tế, dân sự ở Việt Nam", tác giả Đào Xuân Tiến cho rằng: Thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật là thủ tục đặc biệt nhằm kiểm tra, xem xét, xác định bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được xét xử đúng pháp luật và xét lại đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng có sai lầm nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới làm thay đổi nội dung hoặc kết quả giải quyết vụ án [28, tr. 20]. Tác giả cũng cho rằng, việc đưa ra khái niệm này còn nhằm phân biệt với thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật là thủ tục phúc thẩm. Trong các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý đã được công bố các tác giả của các công trình khoa học này đã đưa ra các khái niệm về việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nói chung và khái niệm về giám đốc thẩm nói riêng dựa trên nhiều góc độ tiếp cận, nhìn nhận khác nhau. Căn cứ vào đối tượng, căn cứ của việc xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội đã đưa ra khái niệm như sau: "Giám đốc thẩm dân sự là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án bị kháng nghị do phát hiện có sai lầm, vi phạm pháp luật trong giải quyết vụ án" [43, tr. 325]. Tương tự, Giáo trình Luật tố tụng dân sự của Học viện Tư pháp cũng đưa ra khái niệm: "Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án" [13, tr. 417]. 13 Khác với các cách tiếp cận trên, trong luận án "Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", tác giả Mai Ngọc Dương lại có các cách tiếp cận, nhìn nhận ở khía cạnh khác về giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự. Trong đó, với cách tiếp cận là một chế định pháp luật thì giám đốc thẩm là một chế định pháp luật điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong quá trình xét lại những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật khi có vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Với cách tiếp cận là một quan hệ pháp luật dân sự, thành phần quan hệ pháp luật trong giám đốc thẩm dân sự bao gồm: Chủ thể, khách thể và nội dung của quan hệ pháp luật trong giám đốc thẩm dân sự, nội dung của quan hệ trong giám đốc thẩm dân sự. Trong đó chủ thể của quan hệ pháp luật trong giám đốc thẩm dân sự là những cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật trong giám đốc thẩm dân sự, thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định và được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước. Khách thể của quan hệ pháp luật trong giám đốc thẩm dân sự là việc giải quyết để làm sáng tỏ tính hợp pháp và tính có căn cứ của những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Nội dung của quan hệ pháp luật trong giám đốc thẩm dân sự bao gồm quyền chủ quan và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật trong giám đốc thẩm dân sự [5, tr. 18]. Từ nội dung phân tích trên có thể đưa ra kết luận như sau: Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự là thủ tục tố tụng đặc biệt của tố tụng dân sự, theo đó Hội đồng giám đốc thẩm xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền nhằm xác định những sai lầm, vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Như vậy, từ nhiều góc độ tiếp cận có nhiều quan điểm khác nhau về giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, để nhận diện đầy đủ bản chất của giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự cần làm rõ về đặc điểm của giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự. 14 1.1.2. Đặc điểm của giám đốc thẩm Đặc điểm thứ nhất: Đối tượng của giám đốc thẩm là những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần phải được thi hành để đảm bảo được quyền lợi của đương sự và đảm bảo cho việc thực thi công lý. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng không đúng với bản chất sự việc hoặc nếu có thi hành thì gây tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Do vậy, một trong những thủ tục để xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đó là giám đốc thẩm. Đối tượng của giám đốc thẩm dân sự là những bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự đã có hiệu lực pháp luật bị phát hiện có sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án dân sự. Các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật đó có thể là: - Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; - Bản án, quyết định của Tòa án các cấp; - Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án. Nói chung các bản án, quyết định giải quyết các vụ việc dân sự đã có hiệu lực pháp luật đều có thể là đối tượng để xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm dân sự. Đây là điểm hoàn toàn khác với việc giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm, đối tượng cần xem xét của Tòa án cấp phúc thẩm là các bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật và có kháng cáo, kháng nghị. Đối với thủ tục xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm xét xử trên cơ sở kháng cáo của đương sự hoặc kháng nghị của người có thẩm quyền kháng nghị, Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án về mặt nội dung vụ, việc dân sự, đồng thời xem xét cả về thủ tục tố tụng thông qua hoạt động xét xử. Mặc dù cùng đối tượng xem xét cùng là bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực nhưng 15 giữa thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm có sự khác biệt về căn cứ xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Đặc điểm thứ hai: Hội đồng giám đốc thẩm xác định những sai lầm, vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong bản án, quyết định của Tòa án. Những sai lầm, vi phạm nghiêm trọng trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực có thể là những sai lầm về nội dung hoặc về thủ tục tố tụng. Sai lầm, vi phạm nghiêm trọng trong bản án cũng chính là các căn cứ mà người có thẩm quyền kháng nghị, trong đó bao gồm những sai lầm như: Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án, hoặc những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng và có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Kết luận của Tòa án trong bản án, quyết định không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án cũng có nghĩa là Tòa án giải quyết vụ án không đúng với bản chất sự việc. Để đảm bảo công bằng, công lý trong xét xử thì những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đã căn cứ vào kết luận này để giải quyết vụ án phải được Hội đồng giám đốc thẩm xác định cụ thế nhằm đảm bảo quyền lợi của các đương sự và cũng là cơ sở cho Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm xem xét lại về nội dung khi giải quyết lại. Thông thường, sai lầm này thường thể hiện dưới dạng chưa đủ chứng cứ, tài liệu để giải quyết vụ án nhưng Tòa án vẫn giải quyết vụ án, nên quyết định của Tòa án thiếu cơ sở, đánh giá sai chứng cứ, tài liệu nên đưa ra quyết định sai. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là việc Tòa án không thực hiện đúng các quy định của pháp luật tố tụng trong việc giải quyết vụ án. Những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng đều có thể dẫn đến việc giải quyết vụ án không đúng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Do đó, trên cơ sở nội dung kháng nghị của người có thẩm quyền kháng nghị Hội đồng giám đốc thẩm sẽ xác định những vi phạm pháp luật nghiêm trọng của bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật 16 Sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật thường thể hiện dưới dạng Tòa án đã áp dụng văn bản pháp luật không đúng, không còn hiệu lực hoặc áp dụng không đúng điều luật, không đúng nội dung quy định của điều luật. Đặc điểm thứ ba: Việc xét lại bản án, quyết định phải dựa trên kháng nghị của người có thẩm quyền. Thủ tục giám đốc thẩm dân sự được tiến hành trên cơ sở có kháng nghị của người có thẩm quyền trong thời hạn pháp luật quy định đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng có sai lầm nghiêm trọng. Việc phát hiện sai lầm của bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật còn thông qua các hoạt động thanh tra, giám sát, điều tra của các cơ quan hành pháp và tư pháp, hoạt động chất vấn của cơ quan lập pháp. Tuy nhiên, nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự là nét đặc thù trong pháp luật tố tụng dân sự. Vì vậy, đơn đề nghị giám đốc thẩm đối với bản án đã có hiệu lực pháp luật là cơ sở ưu tiên hàng đầu để Tòa án xem xét, kiểm tra lại bản án, quyết định. Không phải đơn đề nghị hoặc văn bản thông báo nào của đương sự, của cá nhân, cơ quan, tổ chức cũng được kháng nghị và đưa ra để Hội đồng giám đốc thẩm xem xét mà còn cần dựa trên các căn cứ kháng nghị theo quy định của pháp luật để người có thẩm quyền ra quyết định kháng nghị trong thời hạn luật định. Như vậy, quyền đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm của đương sự chỉ là cơ sở để người có thẩm quyền kháng nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật chứ không phải là căn cứ để Hội đồng giám đốc thẩm xác định những sai lầm, vi phạm nghiêm trọng trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Hội đồng giám đốc thẩm chỉ xem xét lại bản án, quyết định đó tại phiên tòa giám đốc thẩm trên cơ sở quyết định kháng nghị của người có thẩm quyền kháng nghị. Qua nội dung phân tích về khái niệm, đặc điểm của giám đốc thẩm, thấy rằng, giám đốc thẩm có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động tố tụng của Tòa án. 17 1.1.3. Ý nghĩa của giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự 1.1.3.1. Thủ tục giám đốc thẩm đảm bảo cho vụ, việc dân sự được giải quyết đúng pháp luật Nhà nước không chỉ ban hành pháp luật mà còn kiểm tra việc thực hiện pháp luật, thông qua việc xét xử giám đốc thẩm, Tòa án kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong suốt quá trình tố tụng của vụ án, đồng thời phát hiện những vi phạm pháp luật trong việc quản lý của các cơ quan, tổ chức…Giám đốc thẩm cũng là hình thức đặc biệt để Tòa án cấp trên kiểm tra tính hợp pháp của Tòa án cấp dưới. Thông qua công tác giám đốc kiểm tra của TAND cấp tỉnh và TANDTC hàng năm đã phát hiện những bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới có sai lầm, vi phạm nghiêm trọng để sửa sai và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Mặt khác, thông qua công tác giám đốc thẩm, Tòa án phát hiện những bất hợp lý của pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng dân sự, kiến nghị với cơ quan lập pháp kịp thời sửa đổi, bổ sung pháp luật thực định cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Giám đốc thẩm là một hoạt động thực tiễn của ngành Tòa án nhằm kiểm nghiệm những lý luận của khoa học pháp lý và các văn bản pháp luật, là cơ sở cho việc hoàn thiện, bổ sung và nâng cao hoạt động lý luận trong khoa học pháp lý và trong hoạt động xây dựng pháp luật. 1.1.3.2. Thông qua hoạt động giám đốc thẩm Tòa án cấp trên còn có thể tổng kết, rút kinh nghiệm công tác xét xử, hướng dẫn xét xử cho Tòa án cấp dưới Hướng dẫn xét xử và áp dụng thống nhất pháp luật là công tác rất quan trọng của ngành Tòa án. Các quyết định giám đốc thẩm là nguồn tư liệu thực tế phong phú để TANDTC làm cơ sở đưa ra những kết luận, tổng kết kinh nghiệm xét xử cho các Tòa án địa phương hàng năm, nhằm nâng cao chất lượng xét xử, hạn chế những sai sót của Tòa án cấp dưới. Thông qua công tác giám đốc thẩm, TANDTC ban hành các văn bản hướng dẫn xét xử 18 cho các Tòa án cấp dưới. Do vậy, giám đốc thẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Tòa án, nhất là TANDTC trong việc thực hiện chức năng quan trọng là hướng dẫn xét xử đối với các Tòa án cấp dưới. Các quyết định giám đốc thẩm được công bố công khai cũng là nguồn tư liệu quý giá để các Thẩm phán tham khảo và rút kinh nghiệm trong quá trình xét xử, tránh lặp lại những sai lầm tương tự. Ngoài ra, thông qua công tác giám đốc án TANDTC còn đánh giá được chất lượng Thẩm phán, để từ đó có kế hoạch cho việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ ngành TAND cho phù hợp. 1.1.3.3. Giám đốc thẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự Việc bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân là yêu cầu quan trọng của nhà nước pháp quyền. Thông qua công tác giám đốc thẩm dân sự Tòa án bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Khi phát hiện bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án vi phạm pháp luật nghiêm trọng ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân. Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm hủy những bản án, quyết định sai đồng thời tạo cơ sở pháp lý để vụ án được phục hồi, xét xử lại. Do đó đã khôi phục được quyền, lợi ích hợp pháp của công dân bị vi phạm. 1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIÁM ĐỐC THẨM TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.2.1. Cơ sở lý luận Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật sẽ được đưa ra thi hành nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy nhiên, thực tế vẫn có những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có những sai lầm. Để khắc phục, sửa chữa những sai lầm, bảo vệ một cách tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp cho các 19 đương sự, pháp luật tố tụng dân sự cần quy định thủ tục tố tụng đặc biệt nhằm xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật này. Về phương diện lý luận, tùy theo phương diện lý luận của mỗi nước mà nhà lập pháp xây dựng các thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Trong khoa học pháp lý của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã thiết lập hai thủ tục tố tụng tương ứng để xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Đó là: Thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm. Dựa trên tính chất của các căn cứ xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhà lập pháp Việt Nam đã phân hóa các căn cứ này thành hai loại thủ tục là thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm: Trong đó giám đốc thẩm là việc xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị do phát hiện có sai lầm của Tòa án khi nhận định về những tình tiết, sự kiện của vụ án, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án (Về các căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 283 BLTTDS). Còn tái thẩm dân sự là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị do phát hiện những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà tòa án, các đương sự không biết được khi giải quyết vụ việc dân sự (về căn cứ để kháng nghị tái thẩm được quy định tại Điều 305 BLTTDS). Sự khác biệt căn bản về cơ sở của việc xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật là nguồn gốc dẫn tới sự khác biệt trong các quy định của pháp luật về thời hạn kháng nghị, quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm. Trên cơ sở các căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nêu trên, pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam quy định thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phải được tính từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Trong khi đó thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm lại 20 được tính từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự, đó là nguyên tắc giám đốc việc xét xử. Theo đó Tòa án cấp trên giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp dưới. TANDTC giám đốc việc xét xử của Tòa án các cấp để đảm bảo việc áp dụng pháp luật được nghiêm chỉnh và thống nhất. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi dân chủ và tổ chức quyền lực mà trong đó pháp luật được đề cao. Để đáp ứng được yêu cầu đó phải tạo dựng được ý thức coi trọng pháp luật, xác định đúng đắn trách nhiệm qua lại giữa Nhà nước và công dân, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Bằng việc xét lại các bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, bảo đảm pháp luật được áp dụng đúng đắn thì giám đốc thẩm dân sự là nhằm góp phần đáp ứng được yêu cầu trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Thông qua công tác giám đốc thẩm nhằm vô hiệu hóa các bản án, quyết định có sai lầm, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, nhằm bảo đảm việc xét xử đúng đắn và hợp pháp. Do đó, việc đặt ra chế định giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự nhằm góp phần đảm bảo thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tính ổn định và thống nhất của pháp luật, bảo đảm tính chặt chẽ, ổn định và nhất quán của bộ máy nhà nước. Sự cần thiết có một chế định pháp luật nhằm kiểm soát việc xét xử của Tòa án nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nói chung và trong các tranh chấp dân sự nói riêng là yêu cầu quan trọng của nhà nước pháp quyền. Do đó, cần có một chế định pháp luật nhằm kiểm soát việc xét xử của Tòa án, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân nhưng vẫn đảm bảo được nguyên tắc hai cấp xét xử, chế định giám đốc thẩm được đặt ra nhằm xem xét lại các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Trên cơ sở các quy định 21 về giám đốc thẩm khi phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Tòa án có thẩm quyền hủy bản án, quyết định sai và tạo cơ sở pháp lý để vụ án được giải quyết lại, trong trường hợp đó Tòa án đã khôi phục được những quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Việc hoàn thiện các quy định về giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự nhằm nâng cao chất lượng xét xử của ngành TAND. Trong những năm gần đây việc xây dựng và hoàn thiện chế định giám đốc thẩm nhằm nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong mối quan hệ pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TƯ ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” trong đó có nội dung đề cập đến việc nhằm từng bước hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng quy định chặt chẽ những căn cứ kháng nghị và quy định rõ trách nhiệm của người ra kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Trên cơ sở Nghị quyết này của Bộ Chính trị, năm 2011 Quốc hội nước ta đã có những sửa đổi, bổ sung tương đối lớn đối với BLTTDS, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến giám đốc thẩm, tái thẩm và thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán (HĐTP) TANDTC. Các quy định về giám đốc thẩm được xây dựng nhằm bảo đảm quyền khiếu nại của công dân. Việc đảm bảo quyền khiếu nại của công dân cũng là một trong những cơ sở để xây dựng các quy định về giám đốc thẩm dân sự. Việc xét xử của Tòa án phải dựa trên cơ sở nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, tuy nhiên có những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật vẫn không thể đưa ra thi hành được vì đương sự không chấp nhận nội dung quyết định của Tòa án. Do đó, nhằm đảm bảo quyền khiếu nại của công dân, cần thiết đặt ra các quy định về giám đốc thẩm, nhằm xem xét lại 22 các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Theo đó, công dân có quyền khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Giám đốc thẩm nhằm kiểm tra, giám sát việc xét xử của Tòa án các cấp. Việc thụ lý, giải quyết vụ án dân sự và việc dân sự của Tòa án cấp dưới chịu sự kiểm tra, giám sát của Tòa án cấp trên, thông qua công tác kiểm tra giám sát đó Tòa án cấp trên kịp thời phát hiện ra các bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới có vi phạm nghiêm trọng cần thiết phải giải quyết lại để đảm bảo quyền lợi của cá nhân, tổ chức và của Nhà nước. Trên cơ sở các quy định về giám đốc thẩm, Tòa án cấp trên mới có căn cứ thực hiện chức năng giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp dưới thông qua việc người có thẩm quyền kháng nghị ra quyết định kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự là phương tiện để Tòa án tiến hành sửa chữa những sai lầm nghiêm trọng trong quá trình xét xử, đảm bảo thống nhất áp dụng pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. 1.2.2. Cơ sở thực tiễn Trong công tác giải quyết án dân sự có nhiều bản án, quyết định dân sự sơ thẩm, phúc thẩm của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được TAND cấp trên kiểm tra, giám đốc phát hiện ra những sai lầm, vi phạm pháp luật hoặc thông qua việc xem xét đơn đề nghị, yêu cầu của đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với các bản án, quyết định đó. Thực tiễn khi xem xét các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thấy rằng có những dạng sai lầm chủ yếu sau đây: Kết luận của bản án, quyết định không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án. Dạng sai sót này được thể hiện ở nhiều khía cạnh, có trường hợp thì Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm chưa thu thập đầy đủ chứng cứ chứng 23 minh cho việc chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của đương sự, cũng có trường hợp Tòa án đã thu thập đầy đủ chứng cứ nhưng đánh giá, nhận định của Hội đồng xét xử không phù hợp với các tài liệu đã thu thập được. Từ những sai lầm này dẫn đến quyết định của Tòa án không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án. Những sai lầm này có thể được phát hiện trong thời hạn kháng cáo phúc thẩm, nhưng cũng vì nhiều lý do khác nhau mà đương sự không kháng cáo phúc thẩm, hoặc bản án, quyết định phúc thẩm, giám đốc thẩm do có hiệu lực pháp luật ngay nên để xem xét lại những bản án, quyết định có sai sót này cần phải được thực hiện theo thủ tục đặc biệt là giám đốc thẩm. Việc vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Mặc dù pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam chưa có các văn bản pháp luật cụ thể quy định về các vi phạm thủ tục tố tụng nào được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Song trong thực tế có thể hiểu là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là việc vi phạm các nguyên tắc cơ bản được quy định tại BLTTDS hoặc những vi phạm về thủ tục tố tụng dẫn đến việc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, của Nhà nước và của người thứ ba như: Việc xét xử vắng mặt đương sự không được thực hiện đầy đủ các quy định của BLTTDS, không đưa đầy đủ người tham gia tố tụng, định giá tài sản không đúng thành phần, thành phần Hội đồng xét xử không đúng quy định của pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định thiếu khách quan, không đảm bảo được quyền lợi của các đương sự… Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Đây là lỗi chủ quan của Thẩm phán hoặc của Hội đồng xét xử khi giải quyết, xét xử vụ án dân sự. Sai lầm này có thể do ý chí chủ quan của thẩm phán, nhưng cũng có thể do xuất phát từ nhận thức sai đối với các văn bản hướng dẫn dưới luật, từ đó dẫn đến việc giải quyết vụ án dân sự không đúng. Mặt khác, để đảm bảo việc áp dụng pháp luật nghiêm chỉnh và thống nhất trong toàn ngành TAND thì việc ban hành các văn bản hướng dẫn phải 24 được rút kinh nghiệm từ công tác kiểm tra, giám đốc án của TAND cấp tỉnh và TANDTC. Để việc xem xét lại các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mang lại hiệu quả cao và đúng pháp luật cần có những quy định chi tiết, chặt chẽ về thủ tục tố tụng trong công tác giám đốc thẩm. Do đó, việc xây dựng chế định giám đốc thẩm trong thủ tục tố tụng dân sự là sự cần thiết, tất yếu. 1.3. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIÁM ĐỐC THẨM TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM 1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trƣớc năm 1988 Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập. Trong những ngày đầu thành lập, Nhà nước đã cho xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều hành đất nước. Ngày 9/11/1946 Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã thông qua Hiến pháp năm 1946, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, trong đó có ngành TAND. Tuy nhiên, vào thời điểm này chưa có văn bản nào quy định về chế định giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự. Ngày 31/12/1959, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa thông qua hiến pháp năm 1959, lần đầu tiên quy định thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Điều 103 của Hiến pháp năm 1959 mới quy định: "Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân địa phương, Tòa quân sự và Tòa án đặc biệt" [19, tr. 16]. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, tại Điều 10 Luật tổ chức TAND năm 1960 đã quy định: Đối với những bản án và quyết định của các Tòa án nhân dân địa phương đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai lầm thì Tòa án nhân dân tối cao có quyền xét lại hoặc giao cho Tòa án nhân dân cấp dưới xét lại. Theo quy định tại Luật tổ chức TAND năm 1960 thì Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Tòa án nhân dân tối 25 cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án nhân dân địa phương và Tòa án quân sự. Như vậy, thủ tục giám đốc thẩm lần đầu được quy định trong Luật tổ chức TAND năm 1960, nhưng vấn đề giám đốc thẩm mới chỉ được quy định một cách chung chung, trong đó chỉ có TANDTC mới có thẩm quyền xét lại hoặc giao cho Tòa án cấp dưới xét lại những bản án, quyết định của TAND địa phương đã có hiệu lực nhưng phát hiện có sai lầm. Đối với những bản án, quyết định của TANDTC đã có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện sai lầm thì Chánh án TANDTC đưa ra Ủy ban thẩm phán TANDTC xem xét, quyết định. Mặc dù thẩm quyền giám đốc xét xử đã được quy định tại Luật tổ chức TAND năm 1960, nhưng đến năm 1981 thuật ngữ "giám đốc thẩm" mới được xuất hiện và sử dụng tại Luật tổ chức TAND năm 1981. Luật tổ chức TAND năm 1981 được ban hành đã mở rộng về chủ thể giám đốc việc xét xử, trong đó ngoài chủ thể là TANDTC có thẩm quyền giám đốc việc xét xử của TAND cấp tỉnh, thì TAND cấp tỉnh cũng có quyền giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện. Tại khoản 3 Điều 21 Luật tổ chức TAND năm 1981 quy định: Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương và các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương có thẩm quyền giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Mặc dù mở rộng phạm vi chủ thể của giám đốc thẩm, nhưng về thẩm quyền giám đốc thẩm thì cả Luật tổ chức TAND năm 1960 và năm 1981 đều quy định về việc Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm có quyền sửa chữa bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới. Việc quy định Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm có quyền sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật như vậy mâu thuẫn với thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong pháp luật tố tụng dân sự ở thời kỳ này. 26 1.3.2. Giai đoạn từ năm 1988 đến trƣớc năm 2003 Tại Luật tổ chức TAND năm 1988 thẩm quyền giám đốc thẩm của TANDTC đã được mở rộng hơn, cụ thể là ngoài việc giám đốc thẩm đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh thì TANDTC còn giám đốc việc xét xử của Tòa án đặc biệt, trừ trường hợp Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước quy định khác khi thành lập các Tòa án đó (Điều 20). Trong giai đoạn này, thủ tục giải quyết các vụ án dân sự được quy định tại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (PLTTGQCVADS). PLTTGQCVADS được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 29 tháng 11 năm 1989 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1990. Đây là lần đầu tiên trình tự, thủ tục tố tụng dân sự được quy định trong văn bản pháp lý riêng có giá trị pháp lý cao. Trong đó PLTTGQCVADS có nội dung tương đối cụ thể, chi tiết về trình tự, thủ tục giám đốc thẩm dân sự. Theo đó, những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực bị kháng nghị khi có một trong những căn cứ sau: Việc điều tra không đầy đủ; Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án; Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Cùng với việc quy định chi tiết về căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tại Pháp lệnh này, vấn đề thẩm quyền kháng nghị, thời hạn kháng nghị, phạm vi giám đốc thẩm, thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm cũng được quy định tương đối cụ thể. Pháp lệnh này đánh dấu sự phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam trong việc xây dựng một văn bản pháp luật tố tụng dân sự, làm cơ sở cho việc thực hiện nghiêm túc trình tự, thủ tục tố tụng trong việc giải quyết các vụ, việc dân sự nói chung và giám đốc thẩm án dân sự nói riêng. 1.3.3. Giai đoạn từ năm 2003 đến nay Giai đoạn này pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam được đánh dấu một bước ngoặt lớn bằng sự ra đời của BLTTDS năm 2004. BLTTDS được Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 27 là mốc quan trọng của pháp luật tố tụng dân sự nói chung cũng như các quy định về giám đốc thẩm dân sự nói riêng. Đây là lần đầu tiên thủ tục tố tụng dân sự được quy định trong một văn bản pháp luật có giá trị pháp lý và tính pháp điển hóa cao là Bộ luật. Điểm mới cơ bản của văn bản pháp luật này là toàn bộ các loại vụ, việc dân sự, kinh tế và lao động cùng là đối tượng điều chỉnh trong BLTTDS năm 2004 (Những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án từ Điều 25 đến Điều 32), thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại BLTTDS năm 2004 cũng có những sự thay đổi lớn so với các văn bản pháp luật tố tụng dân sự trước đó, trong đó phải kể đến các căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Đối với thủ tục giám đốc thẩm, trước đây quy định về thủ tục giám đốc thẩm trong PLTTGQCAVDS gồm có 7 điều thì nay vẫn đề này được bổ sung và cụ thể hóa tại 22 điều của BLTTDS bao gồm các vấn đề như: tính chất của giám đốc thẩm, căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm; quyết định kháng nghị giám đốc thẩm; hoãn, tạm đình chỉ thi hành án bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; thay đổi, bổ sung, rút quyết định kháng nghị giám đốc thẩm; thẩm quyền giám đốc thẩm; những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm; chuẩn bị mở phiên tòa giám đốc thẩm; chuẩn bị phiên tòa giám đốc thâm; quyết định giám đốc thẩm; hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm. Với hàng loạt các quy định chi tiết trên làm cho thủ tục giám đốc thẩm thực hiện chặt chẽ hơn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của hoạt động giám đốc thẩm dân sự. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và sự phức tạp của các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động trong những năm gần đây, việc thực hiện BLTTDS năm 2004 bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập đòi hỏi sự thay đổi phù hợp hơn trong công tác lập pháp nên tại Nghị quyết số 49-NQ/TW 28 ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra nhiệm vụ cải cách tư pháp trong đó đề cập đến việc hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là một trong những nhiệm vụ quan trong của công cuộc cải cách tư pháp. Trên cơ sở Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị và trước yêu cầu của thực tế, Quốc hội đã tiến hành sửa đổi, bổ sung BLTTDS năm 2004, trong đó phần thủ tục giám đốc thẩm được sửa đổi, bổ sung tương đối nhiều. Tại Điều 284 và 288 của BLTTDS năm 2004 đã được sửa đổi bổ sung năm 2011 (sau đây gọi tắt là BLTTDS năm 2011) quy định về thời hạn mà đương sự có quyền đề nghị người có thẩm quyền xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm của người có thẩm quyền kháng nghị ở hai điều luật khác nhau. Trước đây, BLTTDS năm 2004 không phân định rõ ràng về thời hạn đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm và thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, mà chỉ quy định thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là trong ba năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Việc quy định về thời hạn chung chung như vậy dẫn đến việc trong thực tế sắp hết thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, thậm chí có những bản án, quyết định đã được thi hành án xong thì đương sự mới có đơn khiếu nại gửi đến người có thẩm quyền kháng nghị, gây khó khăn trong việc thụ lý, giải quyết đơn khiếu nại. Mặc dù BLTTDS năm 2011 có sự khống chế về thời hạn có quyền đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật tại Điều 284 nhưng lại có sự mở rộng và nới lỏng về thời hạn xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm tại Điều 288. Theo Điều 288 thì người có thẩm quyền kháng nghị được quyền kháng nghị trong thời hạn là ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, hoặc đã hết thời hạn kháng nghị nhưng 29 có thể được kéo dài thêm 2 năm kể từ ngày hết kháng nghị nếu đảm bảo được các điều kiện như: Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại Khoản 1 Điều 284 BLTTDS và sau khi đã hết thời hạn kháng nghị quy định tại Khoản 1 Điều 288 đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị; hoặc bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 283 BLTTDS, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó. Điểm mới cơ bản trong BLTTDS năm 2011 là việc bổ sung Chương XIXa với tên gọi "Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao" nhằm khắc phục những sai sót của HĐTP TANDTC và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Theo quy định tại khoản 1 Điều 310a BLTTDS năm 2011 thì khi có căn cứ xác định quyết định của HĐTP TANDTC có vi phạm nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà HĐTP TANDTC, đương sự không biết được khi ra quyết định đó thì HĐTP TANDTC xem xét lại nếu có yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kiến nghị của Ủy ban Tư pháp Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) hoặc đề nghị của Chánh án TANDTC. Như vậy, theo quy định của BLTTDS năm 2011 thì việc xem xét lại quyết định của HĐTP TANDTC theo thủ tục đặc biệt được dựa trên yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng VKSNDTC hoặc đề nghị của Chánh án TANDTC chứ không phải dựa trên kháng nghị của Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC như thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm thông thường được quy định từ tại Chương XVIII của BLTTDS. Như vậy, để xây dựng được chế định về giám đốc thẩm trong pháp luật tố tụng dân sự như hiện nay, pháp luật tố tụng dân sự nước ta đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn, nhằm mục đích để ngày càng 30 phù hợp hơn với thực tế giải quyết khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 1.4. GIÁM ĐỐC THẨM THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI 1.4.1. Cộng hòa Pháp Cộng hòa Pháp là một trong những quốc gia có truyền thống lập pháp rất lâu đời, ở Pháp có ba ngạch Tòa án, đó là Tòa án Hiến pháp, Tòa án Tư pháp và Tòa án hành chính. Trong đó Tòa án tư pháp gồm có: Tòa sơ thẩm, Tòa phúc thẩm và Tòa phá án. Vai trò của Tòa phá án là kiểm tra, giám sát việc áp dụng pháp luật của các Tòa án cấp dưới. Pháp luật tố tụng của Cộng hòa Pháp quy định việc kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm là nhằm yêu cầu Tòa phá án giám đốc thẩm bản án bị kháng cáo, kháng nghị vì đã xét xử không đúng pháp luật. Như vậy, thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thuộc về Tòa phá án, thông qua việc kháng cáo của đương sự trong vụ án hoặc, Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa phá án kháng nghị giám đốc thẩm. Về thời hạn kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm được quy định tại Điều 612 BLTTDS của nước Cộng hòa Pháp quy định là 2 tháng. Tòa phá án có quyền bác đơn kháng cáo giám đốc thẩm hoặc hủy bản án bị kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm (Điều 620) và trong trường hợp kháng cáo giám đốc thẩm bị bác thì bên kháng cáo giám đốc thẩm không được kháng cáo lần thứ hai đối với cùng một bản án (trừ trường hợp Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa phá án kháng nghị) (Điều 621). Mặt khác, Tòa Phá án cũng có thể hủy một phần hoặc toàn bộ bản án. Việc hủy án cũng có thể được giao cho Tòa án cấp dưới xử lại hoặc không giao để xét xử lại (Điều 623 và Điều 627) [18, tr. 143]. Như vậy, BLTTDS của Cộng hòa Pháp quy định cơ quan thực hiện việc kiểm tra, giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp dưới là Tòa Phá án, 31 thông qua việc kháng cáo của đương sự trong vụ án hoặc Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa phá án kháng nghị giám đốc thẩm (Điều 609 và Điều 618-1) [18, tr. 141]. 1.4.2. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Pháp luật tố tụng của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa không phân định riêng biệt về thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm như pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam mà chỉ quy định chung như sau: Khi Chánh án TAND các cấp phát hiện những bản án, tài định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án mình thực sự có sai lầm cần phải tái thẩm thì phải đưa ra Ủy ban Thẩm phán thảo luận và quyết định. TANDTC cũng có quyền tái thẩm hoặc ra lệnh cho TAND cấp dưới tái thẩm. Đương sự có quyền yêu cầu TAND đã xét xử hoặc Tòa án nhân trên một cấp tái thẩm, yêu cầu tái thẩm phải đưa ra nội trong hai năm sau khi bản án, tài định có hiệu lực pháp luật. VKSNDTC có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định của TAND các cấp. VKSND cùng cấp với TAND đã ra bản án, tài định mà phát hiện một trong những căn cứ kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm thì phải đề nghị với VKSND cấp trên kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm. Những vụ án VKSND kháng nghị, TAND cần phải tái thẩm, những yêu cầu không phù hợp với các căn cứ tái thẩm đều bị TAND bác bỏ [46, tr. 91]. 1.4.3. Liên bang Nga So với BLTTDS của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thì BLTTDS của Liên bang Nga quy định chi tiết hơn về việc xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Đồng thời có sự phân định rõ ràng hơn về thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm. BLTTDS Liên bang Nga quy định tại Điều 376 về những người có quyền kháng cáo theo thủ tục giám đốc thẩm là những người tham gia tố tụng và những người khác có quyền kháng cáo lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm (trừ bản án, quyết định của HĐTP Tòa án tối cao liên bang Nga). Ngoài ra, 32 những người có quyền đề nghị xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 377 còn có tổng kiểm sát trưởng, phó tổng kiểm sát trưởng, kiểm sát viên nước cộng hòa, vùng, khu vực, thành phố trực thuộc liên bang, vùng tự trị, khu tự trị, vùng quân sự (hạm đội), Chánh án, Phó chánh án Tòa án tối cao Liên bang Nga [14, tr. 229]. Thời hạn kháng cáo là trong thời hạn 1 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Sau khi nhận đơn kháng cáo, Tòa án cấp giám đốc thẩm có thể trả lại đơn kháng cáo giám đốc thẩm, đề nghị giám đốc thẩm hoặc giải quyết đơn (xét xử vụ án ở Tòa án cấp giám đốc thẩm). Khi giải quyết vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm Tòa án có quyền: giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và chuyển vụ án để xét xử lại; hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ bản án đã có hiệu lực pháp luật và định chỉ vụ án hoặc không xem xét đơn khởi kiện; hủy bỏ một phần hoặc thay đổi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và ra phán quyết mới, không chuyển vụ án xét xử lại, nếu đã có sai sót trong việc áp dụng và giải thích pháp luật nội dung (Điều 390) [14, tr. 241]. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Giám đốc thẩm nói chung và giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự nói riêng là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án bị kháng nghị do phát hiện có sai lầm, vi phạm pháp luật trong giải quyết vụ án. Giám đốc thẩm là một hình thức kiểm tra, giám sát của Tòa án cấp trên đối với hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới nhằm xác định, hủy bỏ các bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án đã có hiệu lực nhưng có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Giám đốc thẩm có ý nghĩa là biện pháp tố tụng bảo đảm cho vụ án được giải quyết đúng luật, góp phần thực hiện nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, quyền tự định đoạt của đương sự. Thông qua việc xét lại bản án, quyết định 33 có hiệu lực pháp luật chỉ rõ những sai lầm của Tòa án cấp dưới trong việc giải quyết vụ án đồng thời hướng dẫn khắc phục những sai lầm, bảo đảm cho việc xét xử đúng góp phần nâng cao chất lượng trong công tác xét xử. Việc tham khảo quy định của pháp luật tố tụng dân sự của một số nước trên thế giới về việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án cho thấy, trong pháp luật tố tụng dân sự của các nước đều những có những quy định về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự. Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự của các nước trên thế giới về giám đốc thẩm có nhiều điểm tương đồng với các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về giám đốc thẩm. Ngoài ra, có một số quy định trong pháp luật tố tụng dân sự của các nước trên thế giới có thể là tài liệu tham khảo trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. 34 Chương 2 NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ GIÁM ĐỐC THẨM DÂN SỰ Hiện nay, BLTTDS năm 2011 dành toàn bộ chương XVIII để quy định về thủ tục giám đốc thẩm, bao gồm 24 điều và Chương XIXa để quy định về thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của HĐTP TANDTC. So với thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại BLTTDS năm 2004 thì nội dung chế định giám đốc thẩm của BLTTDS năm 2011 có nhiều điểm mới như: Quy định mới về thời hạn phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm; Quy định về hình thức đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm; Thủ tục nhận và xem xét đơn đề nghị; Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của HĐTP TANDTC. 2.1 CÁC QUY ĐỊNH VỀ KHÁNG NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM Để bảo đảm việc giải quyết vụ án dân sự được đúng pháp luật thì Tòa án cấp trên và Viện kiểm sát (VKS) phải giám đốc, kiểm sát việc xét xử của Tòa án cấp dưới, qua đó nếu phát hiện thấy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án thì Tòa án, VKS có quyền yêu cầu người có thẩm quyền kháng nghị xem xét lại bản án, quyết định đó. Hoạt động này là kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, BLTTDS của nước ta hiện nay quy định về vấn đề kháng nghị giám đốc thẩm tương đối chi tiết. 2.1.1. Các quy định về việc đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm Điều 284 BLTTDS năm 2011 quy định về việc phát hiện và đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật như sau: 35 1. Trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với những người có quyền kháng nghị quy định tạo Điều 285 BLTTDS để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. 2. Trường hợp Tòa án, VKS hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của BLTTDS. Như vậy, theo quy định tại Điều 248 BLTTDS thì các chủ thể có quyền đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm theo quy định của BLTTDS không chỉ là đương sự trong vụ án mà còn có Tòa án, Viện kiểm sát, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Về thời hạn mà đương sự được đề nghị người có thẩm quyền xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực theo thủ tục giám đốc thẩm là trong thời hạn một năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, việc quy định thời hạn đó với khoảng thời gian cụ thể là khác biệt lớn so với quy định trước đây tại BLTTDS năm 2004. Mục đích của việc rút ngắn thời gian đề nghị là nhằm đảm bảo tính ổn định của bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và hạn chế thời gian mà đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 284 BLTTDS lại không hạn chế về thời gian thông báo bằng văn bản theo thủ tục giám đốc thẩm của Tòa án, VKS hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác là không phù hợp về mặt lý luận và không phù hợp với nguyên tắc về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự. Bởi vì, bản án, quyết định nếu có vi phạm pháp luật thì ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của đương sự, nhưng quyền đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của họ lại bị khống chế trong thời hạn 1 năm, trong khi những cá nhân, tổ chức khác lại 36 không bị hạn chế về thời hạn. Việc quy định như vậy sẽ tạo ra khe hở trong hoạt động tư pháp, là lỗ hổng tạo ra các tiêu cực trong hoạt động tố tụng. Trước đây BLTTDS năm 2004 không quy định riêng về thời hạn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà tại Điều 288 BLTTDS chỉ quy định chung về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 3 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Do đó, thời hạn nộp đơn khiếu nại của đương sự được xác định là 3 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Mặc dù thời gian để đương sự nộp đơn khiếu nại chỉ được giới hạn trong thời hạn là 1 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật nhưng BLTTDS cũng có quy định mở hơn về thời hạn như: Trong trường hợp đặc biệt, thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 2 năm kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị trong các trường hợp sau: a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 284 của Bộ luật tố tụng dân sự và sau khi hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 288 mà đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị; b) Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 283 Bộ luật tố tụng dân sự, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó [27]. Việc quy định mở về thời hạn như trên nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, lợi ích của Nhà nước, nhưng cũng có quan điểm cho rằng việc quy định thời hạn dài như trên không đảm bảo được tính ổn định đối với các bản án, quyết định của Tòa án, không có điểm dừng cho việc giải quyết một tranh chấp dân sự. 37 Các quy định của BLTTDS năm 2004 về việc phát hiện kháng nghị giám đốc thẩm được xây dựng trên quan niệm việc phát hiện vi phạm pháp luật là quyền của đương sự, cho nên khi phát hiện vi phạm pháp luật thì đương sự chỉ cần thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm mà không cần phải làm đơn khiếu nại và nộp các chứng cứ, tài liệu kèm theo. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn giám đốc thẩm dân sự tại Việt Nam, nhằm khắc phục việc kháng nghị tràn lan, thiếu căn cứ và để thuận lợi cho việc xem xét để quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, Điều 284a BLTTDS năm 2011 đã quy định về nội dung và hình thức đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm. Theo đó, đơn đề nghị phải có các nội dung chính như ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị; tên, địa chỉ của người đề nghị, tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm; lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị; người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn. Ngoài ra, người đề nghị phải gửi kèm theo đơn bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ. Đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ được gửi cho người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Trước đây tại PLTTGQCVADS và BLTTDS năm 2004 đều không có quy định về cơ chế ràng buộc trách nhiệm, minh bạch hóa việc xét đơn khiếu nại nhằm tránh sự lạm quyền của người có thẩm quyền kháng nghị. Do vậy, quyền đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm của đương sự có thể không được đảm bảo thực hiện, trên thực tế BLTTDS năm 2011 đã khắc phục hạn chế này bằng quy định bổ sung tại Điều 284b về thủ tục nhận và xem xét đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm. Theo đó, Tòa án, VKS nhận đơn đề nghị do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án, VKS hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Ngày gửi đơn được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án, VKS hoặc 38 ngày có dấu bưu điện nơi gửi. Tòa án, VKS nhận đơn đề nghị phải cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có trách nhiệm phân công cán bộ tiến hành nghiên cứu đơn, hồ sơ vụ án, báo cáo người có quyền kháng nghị xem xét, quyết định. Trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản cho đương sự biết. Cùng với việc quy định thời hạn mà các chủ thể có quyền đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm thì BLTTDS năm 2011 còn quy định thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 3 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Như vậy, so với BLTTDS năm 2004 đã có sự tách bạch giữa thời hạn mà các chủ thể được quyền đề nghị xem xét lại bản án, quyết định với thời hạn mà các chủ thể có quyền kháng nghị giám đốc thẩm, việc quy định thời hạn kháng nghị là là 3 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, nhằm tạo điều kiện cho những người có thẩm quyền kháng nghị có một khoảng thời gian dài hơn để xem xét, giải quyết đơn khiếu nại của đương sự. Về lý thuyết, việc quy định thời hạn dài như vậy nhằm đảm bảo quyền lợi cho đương sự, nhưng thực tế phát sinh nhiều vướng mắc liên quan đến thời hạn kháng nghị được quy định tương đối dài. Trong đó đặc biệt là vấn đề thi hành những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Ngay sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì người được thi hành án nhanh chóng yêu cầu thi hành bản án, quyết định, tài sản sau khi được thi hành án đã bán cho nhiều người khác dẫn đến việc khi xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại sẽ phát sinh thêm nhiều vấn đề mới, nhiều tranh chấp nảy sinh từ việc thi hành án bản án, quyết định bị kháng nghị. 2.1.2. Các quy định về ngƣời có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm Theo quy định tại Điều 285 BLTTDS năm 2011 thì Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của HĐTP TANDTC; Chánh án TAND cấp tỉnh, Viện trưởng VKSND 39 cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực của TAND cấp huyện. Như vậy, so với PLTTGQCVADS thì chủ thể có quyền kháng nghị giám đốc thẩm được quy định trong BLTTDS thu hẹp hơn. Trước đây, tại PLTTGQCVADS thì người có quyền kháng nghị giám đốc thẩm ngoài Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC còn có Phó Chánh án TANDTC và Phó Viện trưởng VKSNDTC. Việc thu hẹp phạm vi chủ thể có quyền kháng nghị như BLTTDS hoàn toàn phù hợp với quy định của BLTTDS về người tiến hành tố tụng, bởi vì Phó chánh án TANDTC và Phó Viện trưởng VKSNDTC không phải là những người tiến hành tố tụng được quy định tại Điều 39 BLTTDS. Tuy nhiên, về mặt thực tiễn thì việc quy định Chánh án TANDTC và Chánh án TAND cấp tỉnh có quyền kháng nghị giám đốc thẩm là không hợp lý, bởi vì Chánh án TANDTC là người kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa phúc thẩm TANDTC hoặc Chánh án TAND cấp tỉnh kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định của TAND cấp huyện, sau đó chính Chánh án TANDTC hoặc Chánh án TAND cấp tỉnh lại là người chủ trì phiên tòa giám đốc thẩm để xem xét vụ án trên cơ sở kháng nghị giám đốc thẩm mà họ đã ký sẽ dễ bị đánh giá là thiếu khách quan, đây cũng được coi là nguyên nhân dẫn đến việc trong thực tế ít khi xảy ra việc Hội đồng giám đốc thẩm không chấp nhận quyết định kháng nghị theo của Chánh án. 2.1.3. Các quy định về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là hoạt động tố tụng đặc biệt, do đó để tiến hành kháng nghị đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án thì người có thẩm quyền kháng nghị phải dựa trên những căn cứ nhất định do pháp luật quy định. Những căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được pháp luật quy định trên cơ sở các sai lầm, vi phạm pháp luật của Tòa án trong việc giải quyết các vụ án dân sự. 40 Các căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 283 BLTTDS năm 2011. Theo đó, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau: Một là, kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án. Kết luận của Tòa án trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án cũng có nghĩa là Tòa án giải quyết vụ án không đúng với bản chất của vụ việc. Để đảm bảo công bằng, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự thì bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đã căn cứ vào kết luận này để giải quyết vụ án phải được xét lại. Ví dụ: Vụ án dân sự "kiện đòi tài sản" giữa nguyên đơn là bà Dương Chiêu Vân, ông Đoàn Văn Lực (trú tại: 12 Woodroffe Ave Palmerston, NT 0830 - Australia) với bị đơn là Lê Nghĩa Tâm (trú tại: 69 ấp Chợ Mới, xã Thạnh Ngãi, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre) và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác (Bản án dân sự phúc thẩm số 27/2009/DSPT ngày 16/01/2009 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Thành phố Hồ Chí Minh). Nội dung vụ án: Tại đơn khởi kiện ngày 17/8/2007 và quá trình giải quyết vụ án nguyên đơn là bà Dương Chiêu Vân, ông Đoàn Tiến Lực trình bày: Từ năm 2002 đến năm 2005 bà Vân và ông Lực nhiều lần gửi tiền về nhờ bà Dương Chiêu Nguyệt và anh Lê Nghĩa Tâm (là con của bà Nguyệt) xây dựng một số công trình để thờ cúng. Tổng số tiền đã gửi là 68.835 đô la Úc (quy đổi thành 984.923.000 VNĐ) và ông bà cho anh Tâm vay 150 triệu đồng tiền Việt Nam. Anh Tâm và bà Nguyệt đã xây dựng xong công trình, công trình được định giá là 508.885.000 đồng. Nay nguyên đơn yêu cầu anh Tâm trả lại số tiền đã vay và số tiền xây dựng khu nhà thờ còn thừa. Bị đơn là anh Lê Nghĩa Tâm trình bày: Anh Tâm đã nhận tiền bà Vân (là dì của anh Tâm) và ông Lực (chồng bà Vân) gửi về thông qua Ngân hàng 41 (nhận bằng tiền Việt Nam) để chi phí cho việc xây dựng các công trình dùng vào việc thờ cúng theo yêu cầu của nguyên đơn và sửa nhà của mẹ con anh Tâm để tổ chức đám cưới cho chị Đoàn Lê Chiêu Vi (con của bà Vân). Việc xây dựng chỉ thuê thợ ở địa phương nên không có chứng từ để xuất trình, anh Tâm không đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn vì số tiền bà Vân, ông Lực gửi về anh đã sử dụng hết. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 25/2008/DSST ngày 30/9/2008, TAND tỉnh Bến Tre đã quyết định: Không chấp nhận yêu cầu của bà Dương Chiêu Vân, ông Đoàn Văn Lực đối với anh Lê Nghĩa Tâm, chị Phan Thị Ngọc Mai về việc yêu cầu anh Lê Nghĩa Tâm, chị Phan Thị Ngọc Mai trả cho ông Lực, bà Vân 590.380.000đ. Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo của đương sự. Sau khi xét xử sơ thẩm, người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn kháng cáo. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 27/2009/DSPT ngày 16/01/2009, Tòa phúc thẩm TANDTC tại Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận định: …Về khoản tiền vay 150.000.000 đồng có biên nhận nhưng anh Tâm không thừa nhận chữ viết và chữ ký tên của mình, giấy biên nhận ngày 17/8/2007 đã được giám định 2 lần nhưng cơ quan giám định đều kết luận không đủ cơ sở kết luận giám định kết luận về chữ ký trên giấy biên nhận…vì không đủ chứng cứ khẳng định chữ ký trong giấy biên nhận là của anh Tâm nên Tòa án cấp sơ thẩm bác yêu cầu kiện đòi 150 triệu đồng của nguyên đơn là đúng. …Đối với khoản tiền 68.835 đô la Úc anh Tâm thay mặt bà Nguyêt (chị của bà Vân) nhận tiền để mua vật liệu, thuê thợ làm các công trình hoàn thành đạt yêu cầu của bà Vân, thể hiện qua thư của bà Vân gửi về. Đặc biệt năm 2006 khi khánh thành công trình bà Vân đã làm bia lưu niệm tri ân bà Nguyệt và vợ chồng anh Tâm. Bà Vân không thắc mắc về chất lượng công trình và tiền bạc chi tiêu xây dựng công trình. 42 Từ nhận định trên, quyết định: Giữ nguyên án sơ thẩm. Ngày 19/01/2009 ông Đoàn Văn Lực và bà Dương Chiêu Vân khiếu nại với nội dung: Anh Tâm không chứng minh được đã sử dụng hết số tiền trên để xây dựng các công trình. Tòa án không sử dụng kết quả định giá tài sản làm cơ sở giải quyết vụ án thì căn cứ vào đâu để Tòa án xác định bị đơn đã dùng hết số tiền bà Vân gửi, nhận định bà Vân đã làm bia tri ân mẹ con bà Nguyệt khi công trình hoàn thành để từ đó không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn là không đúng vì việc làm bia tri ân không thể thay thế cho việc quyết toán công trình. Tại Quyết định số 07/2012/KN-DS ngày 09/01/2012, Chánh án TANDTC kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm số 27/2009/DSPT ngày 16/01/2009 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tại QuyÕt ®Þnh gi¸m ®èc thèm sè 83/2013/Q§-G§T ngµy 10/7/2013 HĐTP TANDTC quyết định: Hủy bản án dân sự phúc thẩm và bản án dân sự sơ thẩm và nêu trên để giải quyết lại theo quy định của pháp luật. Như vậy, trong vụ án này, anh Tâm thừa nhận đã nhận khoản tiền 68.835 đô la Úc do vợ chồng bà Vân gửi về để làm hộ vợ chồng bà Vân một số công trình dùng vào việc thờ cúng. Tuy nhiên, chi phí xây dựng hết bao nhiêu tiền thì cả bà Nguyệt và anh Tâm không thống kê được. Quá trình giải quyết vụ án Tòa án đã tiến hành định giá tài sản đối với công trình xây dựng mà anh Tâm và bà Nguyệt đã làm. Vì vậy, lẽ ra trong trường hợp này Tòa án các cấp phải thu thập chứng cứ làm rõ giữa vợ chồng bà Vân và anh Tâm có thỏa thuận cụ thể như thế nào về việc xây dựng công trình? Số tiền bà Vân gửi về sẽ giải quyết như thế nào sau khi xây dựng còn thừa hoặc thiếu tiền? Lẽ ra, cần phải căn cứ vào giá trị công trình đã được định giá để buộc các bên đương sự thanh toán cho nhau phần chênh lệch và xem xét công sức cho bà Nguyệt và anh Tâm là người trực tiếp đứng ra tổ chức thi công xây dựng công trình mà bà Vân yêu cầu mới đúng. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc 43 thẩm chỉ căn cứ vào việc năm 2005 vợ chồng bà Vân đã làm bia tri ân và viết thư cảm ơn bà Nguyệt và anh Tâm để từ đó không chấp nhận yêu cầu đòi lại khoản tiền thừa mà bà Vân gửi cho anh Tâm là không đúng, nhận định của Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án. Hai là, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Thủ tục tố tụng là những quy định của pháp luật về những hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án đúng pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Trong hoạt động tố tụng, đòi hỏi người tiến hành tố tụng phải thực hiện đúng, đầy đủ các thủ tục tố tụng để ra bản án, quyết định về nội dung vụ án. Việc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là trường hợp BLTTDS quy định bắt buộc phải tiến hành hoặc tiến hành theo thủ tục tố tụng đó, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng bỏ qua hoặc thực hiện không đúng quy định của BLTTDS, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự hoặc làm cho vụ án được giải quyết thiếu khách quan, toàn diện. Vì vậy, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng được BLTTDS xác định là một trong ba căn cứ để kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Chỉ những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng mới là căn cứ để xem xét kháng nghị, còn những vi phạm thủ tục tố tụng không nghiêm trọng thì không phải là căn cứ để kháng nghị. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản pháp luật tố tụng dân sự nào quy định ở mức độ vi phạm như thế nào là "vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng". Trên thực tế các vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thường gặp như: Chưa xác định đầy đủ đương sự trong vụ án; chưa làm rõ vấn đề cần chứng minh trong vụ án; xác định sai thẩm quyền giữa Tòa án và cơ quan hành chính; vi phạm thủ tục trong việc xét xử vắng mặt đương sự, tiến hành định 44 giá tài sản không có mặt của đương sự hoặc thành phần của Hội đồng định giá không đúng; nội dung bản án không phù hợp với diễn biến phiên tòa được thể hiện tại biên bản phiên tòa… + Chưa xác định đầy đủ tư cách đương sự trọng vụ án: Đương sự là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Việc xác định đương sự trong tố tụng nhằm bảo đảm cho họ thực hiện những quyền hay nghĩa vụ tố tụng như quyền đề đạt yêu cầu, cung cấp chứng cứ, kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án. Thực hiện việc xác định tư cách đương sự trong vụ án nhằm đảm bảo cho đương sự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình và cũng là điều kiện để Tòa án giải quyết đúng đắn và toàn diện vụ án. Do đó, việc bỏ sót hoặc không đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng trong vụ án được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và bản án, quyết định của Tòa án sẽ bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. + Chưa xác định rõ vấn đề cần chứng minh trong vụ án: Để giải quyết được vụ án dân sự thì Tòa án phải làm rõ được các tình tiết của vụ án. Vì vậy, trong quá trình giải quyết vụ án Tòa án cần phải xác định được những vấn đề nào cần phải chứng minh, thông qua việc thu thập chứng cứ chứng minh để làm sáng tỏ sự thật của vụ án. Việc không thu thập đầy đủ chứng cứ để chứng minh dẫn đến bản án, quyết định của Tòa án bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. + Xác định sai thẩm quyền giữa Tòa án và cơ quan hành chính: Việc xác định sai thẩm quyền giữa Tòa án và cơ quan hành chính thường xảy ra đối với các vụ án về tranh chấp quyền sử dụng đất hoặc các vụ án khác nhưng có liên quan đến quyền sử dụng đất. Ví dụ: Ông A khởi kiện yêu cầu chia thừa kế tài sản của cụ B là nền móng nhà thờ trên diện tích đất khoảng 2000m2 (khi cụ B chết vẫn còn nhà thờ nhưng sau đó do chiến tranh nên nhà thờ đã bị phá hủy, nay chỉ còn lại nền móng). Căn cứ vào Điều 136 Luật đất đai năm 2003 thì tranh chấp tài sản gắn liền với đất thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, nhưng Tòa án cấp phúc thẩm lại quyết định hủy bản án của Tòa án cấp 45 sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án, giao hồ sơ cho Ủy ban nhân dân quận TX giải quyết theo thẩm quyền vì đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng là không đúng. Trong trường hợp này đương sự yêu cầu giải quyết tranh chấp cả tài sản có trên đất nên tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND. + Vi phạm thủ tục trong việc xét xử vắng mặt đương sự: Việc xét xử vắng mặt đương sự chỉ được tiến hành sau khi Tòa án tiến hành triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà đương sự vẫn vắng mặt theo quy định tại Điều 199 BLTTDS được sửa đổi, bổ sung năm 2011 hoặc khi đương sự có đơn đề nghị xử vắng mặt. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp Tòa án không tiến hành triệu tập đương sự đến phiên tòa theo đúng quy định về việc tống đạt, thông báo văn bản tố tụng từ Điều 149 đến Điều 153 BLTTDS được sửa đổi, bổ sung năm 2011. Do đó, Tòa án vẫn tiến hành mở phiên tòa vắng mặt đương sự trong trường hợp này bị coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. + Nội dung bản án không phù hợp với diễn biến phiên tòa được thể hiện tại biên bản phiên tòa: Đây là một dạng sai lầm thường xảy ra do lỗi chủ quan của Hội đồng xét xử, trong một số trường hợp diễn biến phiên tòa được thể hiện là các đương sự không thỏa thuận được nội dung tranh chấp, nhưng bản án lại có phần quyết định là công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa hoặc có những trường hợp thì thẩm phán tham gia xét xử phúc thẩm đã ký vào bản án gốc và thẩm phán được ghi là đã tham gia phiên tòa (thể hiện tại biên bản phiên tòa) lại là thẩm phán khác. Ba là, có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật. Sai lầm trong việc áp dụng pháp luật là việc Tòa án đã áp dụng sai các quy định của pháp luật vào việc giải quyết vụ án. Việc áp dụng sai các quy phạm pháp luật sẽ dẫn đến hậu quả Tòa án quyết định sai quyền và nghĩa vụ của các đương sự vì thế cần phải xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án. 46 Các sai lầm trong việc áp dụng pháp luật còn thể hiện dưới dạng Tòa án đã áp dụng văn bản pháp luật không đúng, không còn hiệu lực hoặc áp dụng không đúng nội dung quy định của điều luật v.v… trong đó phổ biến nhất là việc Tòa án áp dụng sai điều luật hoặc không đúng nội dung quy định của điều luật vào việc giải quyết vụ án. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011 đã bỏ căn cứ kháng nghị "việc điều tra không đầy đủ" mà trước đây đã được quy định tại PLTTGQCVADS, song thực tế cho thấy trong nhiều trường hợp có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật là do thu thập chứng cứ không đầy đủ. Chính việc thu thập không đầy đủ chứng cứ dẫn đến việc Thẩm phán áp dụng điều luật hoặc văn bản pháp luật không đúng. Vì vậy, mặc dù BLTTDS quy định nghĩa vụ chứng minh là của đương sự và đã loại bỏ căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm "việc điều tra không đầy đủ" nhưng để giải quyết vụ án một cách triệt để và toàn diện Thẩm phán giải quyết vụ việc dân sự phải chủ động thu thập chứng cứ theo đúng quy định của pháp luật. Như vậy, trong thực tiễn quá trình giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm dân sự dường như căn cứ này vẫn chưa được loại bỏ thực sự. 2.1.4. Các quy định về trình tự, thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm dân sự Giám đốc thẩm là một thủ tục tố tụng đặc biệt, việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục nhất định từ khâu nhận và xem xét đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án cho đến khi giao quyết định kháng nghị cho đương sự phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Về thủ tục nhận và xem xét đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm: Điều 284b BLTTDS năm 2011 quy định: Tòa án, VKS nhận đơn đề nghị do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án, VKS hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi 47 vào sổ nhận đơn. Ngày gửi đơn được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án, VKS hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi; Tòa án, VKS nhận đơn đề nghị phải cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự; Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có trách nhiệm phân công cán bộ tiến hành nghiên cứu đơn, hồ sơ vụ án, báo cáo người có quyền kháng nghị xem xét, quyết định. Trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản cho đương sự biết. Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/10/2013 của TANDTC và VKSNDTC về việc hướng dẫn thi hành một số quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của HĐTP TANDTC đã quy định chi tiết về thủ tục nhận đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, trong đó có đề cập đến các nội dung như: Hình thức và nội dung của đơn đề nghị của đương sự, văn bản thông báo của Tòa án, VKS hoặc cá nhân, tổ chức khác cho người có thẩm quyền kháng nghị; gửi và nhận đơn đề nghị; việc cấp giấy xác nhận nhận đơn đề nghị xem xét, thụ lý đơn đề nghị và trả lại đơn đề nghị; nghiên cứu đơn đề nghị và hồ sơ vụ án Đối với việc nhận đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo Điều 3 của thông tư liên tịch trên quy định như sau: Ngay sau khi nhận đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo; Tòa án, VKS ghi hoặc đóng dấu nhận đơn ghi rõ ngày, tháng, năm nhận đơn vào góc bên trái của đơn đề nghị. Ngày đề nghị được tính từ ngày Tòa án, VKS nhận đơn đề nghị. Trong trường hợp đơn đề nghị được gửi qua đường bưu chính thì ngày đề nghị được tính là ngày có dấu bưu điện nơi gửi. Trường hợp không xác định được ngày đương sự gửi đơn đề nghị tại bưu điện thì ngày đề nghị kháng nghị là ngày ghi trong đơn đề nghị. Trường hợp đơn đề nghị không có đủ các nội dung theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này hoặc hoặc không kèm theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và tài liệu, chứng cứ để chứng minh 48 cho những yêu cầu của mình là có căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 284a BLTTDS thì Tòa án, VKS xem xét giải quyết như sau: Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị, bổ sung bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ kèm theo trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Văn bản thông báo có thể được giao trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính phải được ký nhận vào sổ theo dõi và lưu tại cơ quan đã nhận đơn đề nghị. Trường hợp đương sự sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát, thì ngày đề nghị là ngày Tòa án, VKS nhận được đơn đề nghị lần đầu của đương sự. Trường hợp đã hết thời hạn sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị mà đương sự không sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị hoặc không cung cấp được bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu chứng cứ kèm theo theo yêu cầu của Tòa án, VKS có thẩm quyền thì Tòa án, VKS thông báo bằng văn bản cho đương sự về việc trả lại đơn đề nghị, tài liệu, chứng cứ kèm theo và chưa thụ lý đơn đề nghị; trừ trường hợp do có trở ngại khách quan. Đối với đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác chuyển đến được quy định tại Điều 4 của dự thảo Thông tư liên tịch như sau: Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 284 BLTTDS, Tòa án, VKS nhận được đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo của đương sự do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác chuyển đến mà có đủ các điều kiện theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch này thì việc nhận đơn như hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư liên tịch này và thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức và đương sự biết. Trường hợp đơn đề nghị, tài liệu, chứng cứ kèm theo của đương sự do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác chuyển đến mà không có đủ các điều kiện theo hướng dẫn tại thông tư liên tịch này thì Tòa án, VKS thông báo trả lại đơn đề 49 nghị cho đương sự và thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã chuyển đơn đề nghị biết. Ngoài ra, thông tư liên tịch còn quy định về việc xử lý trường hợp đơn đề nghị do đương sự nộp hoặc gửi đến Tòa án, VKS không có thẩm quyền xem xét, giải quyết đơn; việc cấp giấy xác nhận nhận đơn đề nghị; xem xét thụ lý đơn đề nghị và trả lại đơn đề nghị; Cấp giấy xác nhận đơn đề nghị trong trường hợp đương sự gửi nhiều đơn đề nghị về cùng một bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Nhìn chung, thông tư liên tịch đã quy định tương đối cụ thể về việc gửi và nhận đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Việc nghiên cứu đơn đề nghị và hồ sơ vụ án: Tại khoản 3 Điều 284b BLTTDS quy định: Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có trách nhiệm phân công cán bộ tiến hành nghiên cứu đơn, hồ sơ vụ án, báo cáo người có quyền kháng nghị xem xét, quyết định. Trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản cho đương sự biết. Việc nghiên cứu đơn đề nghị và hồ sơ vụ án được quy định tại Điều 8 của thông tư liên tịch như sau: 1. Sau khi thụ lý đơn đề nghị, người có thẩm quyền kháng nghị có trách nhiệm phân công người tiến hành nghiên cứu đơn đề nghị, hồ sơ vụ án. 2. Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, xem xét thu thập tài liệu, chứng cứ phải làm rõ có hay không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Điều 283 BLTTDS. Việc giao nhận và thu thập chứng cứ trong quá trình xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Thông tư liên tịch như sau: 1. Đương sự có thể nộp trực tiếp chứng cứ kèm theo đơn đề nghị tại Tòa án, VKS hoặc gửi qua đường bưu chính. Việc giao nhận chứng cứ được 50 thực hiện theo Điều 84 BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 14 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của HĐTP TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định về "Chứng minh và chứng cứ" của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS. 2. Người có quyền kháng nghị có quyền yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ theo quy định tại Điều 85 BLTTDS. 3. Việc thu thập tài liệu, chứng cứ được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Trước đây, tại BLTTDS năm 2004 và PLTTGQCVADS đều không quy định cụ thể về việc nghiên cứu đơn đề nghị, hồ sơ vụ án nên cũng chưa có văn bản pháp luật tố tụng nào quy định về vấn đề này. Trong thực tế giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm thì việc thu thập chứng cứ để làm rõ nội dung đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực của đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác là hết sức cần thiết. Do đó, Thông tư liên tịch quy định về việc giao và thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết đơn đề nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là phù hợp với yêu cầu thực tế trong giai đoạn hiện nay. Về việc ra quyết định kháng nghị: Điều 285 BLTTDS được sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm tất cả các bản án, quyết định của Tòa án các cấp. Nhưng các Tòa chuyên trách của TANDTC chỉ được xét xử giám đốc thẩm bản án, quyết định của TAND cấp tỉnh bị kháng nghị. Còn bản án, quyết định của TAND cấp huyện có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị do Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh xử giám đốc. Vì vậy, thông thường Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC chỉ kháng nghị những bản án, quyết định đã có hiệu lực của các TAND cấp tỉnh còn bản án, quyết định đã có hiệu lực của TAND cấp huyện do Chánh án TAND cấp tỉnh, Viện trưởng 51 VKSND cấp tỉnh kháng nghị. Tuy nhiên, trong thực tế giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm vẫn có những trường hợp Chánh án TANDTC kháng nghị đối với bản án, quyết định của TAND cấp huyện với lý do bản án, quyết định đó đã bị đương sự khiếu nại và được Chánh án TAND cấp tỉnh trả lời bằng văn bản về việc không có căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, nhưng đương sự tiếp tục khiếu nại đến TANDTC. Sau khi xem xét thấy nội dung khiếu nại của đương sự là có căn cứ thì Chánh án TANDTC vẫn ra quyết định kháng nghị đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và có sai lầm, vi phạm pháp luật của TAND cấp huyện, song những trường hợp như vậy chiếm tỷ lệ không lớn trên tổng số quyết định kháng nghị hằng năm của TANDTC. Nội dung quyết định kháng nghị giám đốc thẩm: Điều 287 BLTTDS được sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định về quyết định giám đốc thẩm như sau: Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải có các nội dung chính sau đây: Số, ngày, tháng, năm của quyết định kháng nghị; Chức vụ của người ra quyết định kháng nghị; Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; Quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; Nhận xét, phân tích những vi phạm, sai lầm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; Căn cứ pháp luật để quyết định kháng nghị; Quyết định kháng nghị một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; Tên của Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm vụ án đó; Đề nghị của người kháng nghị đối với Hội đồng giám đốc thẩm. Việc hoãn và tạm đình chỉ thi hành án: Theo quy định tại khoản 2 Điều 286 BLTTDS thì người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm. Để tránh tùy tiện trong việc hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án, việc yêu cầu hoãn thi hành án chỉ được thực hiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc sai lầm trong việc giải quyết vụ án dân sự và do người có thẩm 52 quyền kháng nghị yêu cầu thì mới được hoãn thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Việc hoãn thi hành án trong khi bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án đang được xem xét, giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm do người có thẩm quyền của cơ quan thi hành án ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án trên cơ sở văn bản yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị trong thời hạn 3 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật thi hành án dân sự. Trong trường hợp bản án, quyết định bị kháng nghị thì người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm. Việc thay đổi, bổ sung, rút quyết định kháng nghị giám đốc thẩm: Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người thứ ba hoặc lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đó. Ngoài ra, để tránh việc giải quyết yêu cầu kháng nghị một cách không cần thiết, pháp luật quy định việc thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị tại Điều 289 BLTTDS như sau: Người đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Người đã kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ quyết định kháng nghị trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm. Trên cơ sở quy định này thấy rằng nếu đã hết thời hạn kháng nghị thì không được làm thay đổi các quyết định của bản án đã có hiệu lực pháp luật. Việc rút quyết định kháng nghị không làm xấu đi tình trạng của người bị kháng nghị và thực tế nhiều khi có kháng nghị Tòa án mới biết được vụ án đã được thi hành, các quan hệ xã hội đã ổn định. Vì vậy BLTTDS không hạn chế việc rút kháng nghị. Để người kháng nghị có sơ sở để rút kháng nghị, Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ để xử giám đốc thẩm cần thông báo kịp thời cho người có thẩm quyền kháng nghị biết được những diễn biến mới xảy ra sau 53 khi kháng nghị hay những tình tiết khi kháng nghị chưa đề cập đến để người có thẩm quyền quyết định việc rút kháng nghị hay không. Về việc gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm: Điều 290 BLTTDS quy định về việc gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm như sau: Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải được gửi ngay cho Tòa án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các đương sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị. Trong trường hợp Chánh án TANDTC hoặc Chánh án TAND cấp tỉnh kháng nghị thì quyết định kháng nghị cùng hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho VKS cùng cấp. VKS nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thời hạn đó, VKS phải chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm. Trong trường hợp Viện trưởng VKSNDTC hoặc Viện trưởng VKSND cấp tỉnh kháng nghị thì quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm. 2.2. CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHIÊN TÒA GIÁM ĐỐC THẨM 2.2.1. Các quy định về chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm Sau khi người có thẩm quyền ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án có thẩm quyền phải tiến hành mở phiên tòa để xem xét việc chấp nhận hay không chấp nhận kháng nghị trong một thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Điều 293 BLTTDS quy định: "Trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa để giám đốc thẩm vụ án". Sau khi nhận được kháng nghị, Tòa án cấp giám đốc thẩm phải làm tốt công tác chuẩn bị cho phiên tòa giám đốc thẩm. Tòa án phân công một thành 54 viên Hội đồng xét xử chịu trách nhiệm chính trong việc xét xử vụ án. Thành viên này có trách nhiệm nghiên cứu trước hồ sơ vụ án, bản án, quyết định bị kháng nghị, bản kháng nghị và làm bản thuyết trình về vụ án tại phiên tòa. Bản thuyết trình tóm tắt nội dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp Tòa án, nội dung kháng nghị. Bản thuyết trình phải được gửi trước cho các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm chậm nhất bảy ngày trước ngày mở phiên tòa giám đốc thẩm. Việc xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm được tiến hành chủ yếu dựa vào hồ sơ vụ án, pháp luật không quy định tòa án buộc phải triệu tập những người tham gia tố tụng đến tham gia phiên tòa. Vì vậy, việc nghiên cứu kỹ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án là là việc rất quan trọng, đặc biệt là nghiên cứu kỹ quyết định kháng nghị và căn cứ kháng nghị, đề nghị của người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm. Đối với những vụ án do Chánh án TANDTC, Chánh án TAND cấp tỉnh kháng nghị thì Tòa án xét xử giám đốc thẩm cần chuyển hồ sơ vụ án cho VKS cùng cấp để VKS nghiên cứu chuẩn bị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, VKS nghiên cứu hồ sơ vụ án trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thời hạn đó VKS phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm. 2.2.2. Các quy định những ngƣời tiến hành phiên tòa giám đốc thẩm và những ngƣời tham gia phiên tòa giám đốc thẩm - Sự tham gia của đại diện VKS trong phiên tòa giám đốc thẩm. Tại phiên tòa giám đốc thẩm thì sự có mặt của đại diện VKS mang tính chất bắt buộc, theo quy định tại khoản 1 Điều 292 BLTTDS thì: "Phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp". Tại phiên tòa giám đốc thẩm đại diện VKSND là kiểm sát viên do Viện trưởng VKSND cùng cấp phân công phát biểu ý kiến nêu quan điểm của VKS nhất trí hay không nhất trí đối với quyết định kháng nghị của Chánh án TAND; đối 55 với quyết định kháng nghị là của Viện trưởng VKSND thì đại diện VKSND phát biểu quan điểm để bảo vệ kháng nghị. Trong trường hợp sau khi thảo luận thấy quyết định kháng nghị của Viện trưởng VKSND chưa đúng hoặc thiếu căn cứ thì đại diện VKSND có quyền đề nghị hoãn phiên tòa giám đốc thẩm để báo cáo Viện trưởng VKSND xem xét việc rút kháng nghị. - Hội đồng giám đốc thẩm. Điều 54 BLTTDS quy định về thành phần Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự như sau: Hội đồng giám đốc thẩm TAND cấp tỉnh là Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh. Khi Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh tiến hành giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa chuyên trách TANDTC gồm có ba Thẩm phán; Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm TANDTC là HĐTP TANDTC. Khi HĐTP TANDTC tiến hành giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia. Về nguyên tắc, các thẩm phán là thành viên Hội đồng giám đốc thẩm cũng phải từ chối hoặc bị thay đổi theo quy định tại Điều 46, Điều 47 BLTTDS, theo quy định của Điều 46 và Điều 47 BLTTDS thì Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp: Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự; họ đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó hoặc có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ; họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; họ đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án đó, trừ trường hợp là thành viên của HĐTP TANDTC, Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh thì vẫn được tham gia xét xử nhiều lần cùng 56 một vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là kiểm sát viên, thư ký Tòa án. Như vậy, trong giai đoạn giám đốc thẩm thì Thẩm phán phải từ chối hoặc bị thay thế trong các trường hợp tương tự như giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm trừ trường hợp thẩm phán đó là thành viên của HĐTP TANDTC, Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh thì có thể tham gia xét xử nhiều lần cùng vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc quy định như trên nhằm đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ của thẩm phán là thành viên của HĐTP TANDTC và Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh vì các thành viên này được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ và hoạt động thường xuyên nên không thể bị thay thế. - Sự tham gia của thư ký, thẩm tra viên hoặc chuyên viên của Tòa án. Trong thực tế phiên tòa giám đốc thẩm thì ngoài sự có mặt của đại diện VKS, Hội đồng xét xử thì còn có sự tham gia của thư ký ghi biên bản phiên tòa, mặc dù pháp luật không quy định nhưng sự có mặt của họ là không thể thiếu, thư ký ghi biên bản phiên tòa giám đốc thẩm có thể là Thư ký tòa án, Thẩm tra viên hoặc chuyên viên của Tòa án để ghi lại toàn bộ diễn biến phiên tòa. Mặt khác, sự có mặt của Thẩm tra viên, Chuyên viên Tòa án trong những phiên tòa giám đốc thẩm của HĐTP TANDTC và Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh cũng rất cần thiết vì họ là người được phân công nghiên cứu hồ sơ vụ án, lập tờ trình giải quyết khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm để trình Chánh án kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, để chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm thì chính Thẩm tra viên là người lập tờ trình để trình HĐTP về nội dung vụ án. - Những người tham gia tố tụng. Về sự có mặt của người tham gia tố tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm, theo quy định tại khoản 2 Điều 292 BLTTDS thì "Khi xét thấy cần thiết, Tòa án triệu tập những người tham gia tố tụng và những người khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm vụ án". Việc pháp luật tố tụng không quy định bắt buộc sự có mặt của những người tham gia tố tụng 57 và người khác có liên quan đến việc kháng nghị xuất phát từ tính chất đặc thù của thủ tục giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực chứ không phải là xét xử lại vụ án. Do vậy, việc quy định về sự có mặt của những người tham gia tố tụng có vẻ như rất khách quan nhưng thực tế quy định này dường như chỉ mang tính hình thức vì hầu như chưa bao giờ có phiên tòa giám đốc thẩm nào có mặt của những người tham gia tố tụng. Trong thực tế có những ý kiến trái chiều về việc quy định việc triệu tập những người tham gia tố tụng và những người khác liên quan đến việc kháng nghị tham gia vào phiên tòa giám đốc thẩm. Có ý kiến cho rằng việc những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa giám đốc thẩm là không cần thiết vì các tài liệu, chứng cứ chứng minh đã được thu thập đầy đủ trong hồ sơ. Hội đồng giám đốc thẩm chỉ cần căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đó để đưa ra phán quyết là đủ. Tuy nhiên cũng có những ý kiến lại cho rằng nếu chỉ dựa vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án để phán quyết thì Hội đồng giám đốc thẩm vẫn có thể mắc sai lầm hoặc khi không có mặt đương sự thì tính trách nhiệm của thành viên Hội đồng giám đốc thẩm không cao như khi họ có mặt, tính tranh luận của phiên tòa cũng giảm đi. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các quy định của pháp luật về giám đốc thẩm và thực tiễn giải quyết bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm thấy rằng sự có mặt của đương sự và người khác có quyền lợi liên quan đến việc kháng nghị là không cần thiết. Bởi vì việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm không nhất thiết dựa trên cơ sở đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm của đương sự mà còn phụ thuộc vào đánh giá của người có thẩm quyền về những sai lầm, vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án đó hoặc trên cơ sở đề xuất của bộ phận tham mưu, giúp việc cho người có thẩm quyền kháng nghị. Mặt khác, việc bảo đảm sự có mặt của những người tham gia tố tụng và những người khác có liên quan đến nội dung kháng nghị đến dự phiên tòa giám đốc thẩm là khó khăn cho chính đương sự. Bởi vì TANDTC thực hiện 58 việc giám đốc thẩm đối với các vụ án trên phạm vi toàn quốc nhưng lại không thể tiến hành xét xử lưu động được như Tòa phúc thẩm TANDTC, do vậy việc mời những người tham gia tố tụng đến phiên tòa giám đốc thẩm cũng gây phiền hà cho chính những người tham gia tố tụng. Do đó, quy định Tòa án triệu tập những người tham gia tố tụng và những người khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm tại Điều 292 BLTTDS là không cần thiết. 2.2.3. Các quy định về thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm Phiên tòa giám đốc thẩm là phiên tòa do HĐTP TANDTC, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động của TANDTC, Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh tiến hành để xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Phiên tòa giám đốc thẩm có nhiều điểm khác biệt với phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm vì nó được tiến hành trên cơ sở xem xét các tài liệu có trong hồ sơ vụ án là chủ yếu. Trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm phải mở phiên tòa để giám đốc thẩm vụ án. Thủ tục tiến hành phiên tòa giám đốc thẩm được quy định cụ thể tại Điều 295 BLTTDS. Theo quy định này, phiên tòa giám đốc thẩm được tiến hành như sau: Sau khi chủ tọa khai mạc phiên tòa, một thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quá trình xét xử vụ án, quyết định của bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các căn cứ, nhận định của kháng nghị và đề nghị của người nhận kháng nghị. Đại diện VKS phát biểu ý kiến của VKS về quyết định kháng nghị. Trong trường hợp có người tham gia tố tụng hoặc người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa giám đốc thẩm thì họ được trình bày ý kiến của mình về quyết định kháng nghị. Đại diện VKS phát biểu ý kiến của VKS về quyết định kháng nghị. 59 Các thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Đại diện VKS phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án. Quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh hoặc HĐTP TANDTC phải được quá nửa tổng số thành viên của Ủy ban thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên của Ủy ban Thẩm phán hoặc HĐTP biểu quyết tán thành. Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh hoặc HĐTP TANDTC biểu quyết theo trình tự tán thành, không tán thành với kháng nghị và ý kiến khác; nếu không có trường hợp nào được quá nửa tổng số thành viên của Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh và HĐTP TANDTC biểu quyết tán thành thì phải hoãn phiên tòa. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa, Ủy ban thẩm phán và HĐTP phải tiến hành xét xử lại với sự tham gia của toàn thể các thành viên. Về hình thức của phiên tòa, khác với phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, phiên tòa giám đốc thẩm được tiến hành với hình thức như một cuộc họp, bởi vì điều luật không quy định bắt buộc phải triệu tập người tham gia tố tụng, mà việc có mặt người tham gia tố tụng trong phiên tòa giám đốc thẩm chỉ được thực hiện khi Tòa án xét thấy cần thiết cho việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. 2.2.4. Các quy định về phạm vi giám đốc thẩm Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm nhằm khắc phục, sửa chữa những sai lầm trong các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Về nguyên tắc, để khắc phục, sửa chữa những sai lầm trong các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì Hội đồng giám đốc thẩm phải được xét lại toàn bộ nội dung bản án, quyết định bị kháng nghị. Tuy vậy, để tránh làm mất tính ổn định của bản án, quyết định, kéo dài việc giải quyết vụ án Điều 296 BLTTDS quy định: Hội đồng 60 giám đốc thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị. Ngoài ra, Hội đồng giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét kháng nghị nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án. Cũng có những ý kiến cho rằng việc quy định Hội đồng giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án là chưa thực sự khoa học. Bởi vì, việc quy định như vậy làm cho các quan hệ dân sự mất tính ổn định và chưa đảm bảo được nguyên tắc tự định đoạt trong tố tụng dân sự. Bên thứ ba không phải là đương sự nếu thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm thì hoàn toàn có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm và đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Vì vậy, nếu họ không có ý kiến gì thì Hội đồng giám đốc thẩm cũng không nên xem xét nội dung quyết định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ vì họ không yêu cầu Tòa án làm việc này. Tuy nhiên, đối với quy định này tại Điều 296 BLTTDS thì tác giả của luận văn thấy rằng nếu chỉ xem xét những phần được quyết định kháng nghị đề cập mà không chỉ ra những sai sót khác của bản án, quyết định bị kháng nghị thì Tòa án có thẩm quyền xét xử lại sẽ lầm tưởng là việc giải quyết những phần khác không bị kháng nghị là đã đúng, nên chỉ khắc phục những sai sót được đề cập trong quyết định giám đốc thẩm. Do đó, bản án, quyết định lần sau lại có nguy cơ bị kháng nghị dẫn đến tình trạng giải quyết vụ án bị kéo dài, gây lãng phí tiền của đương sự và Nhà nước, nên việc quy định như nội dung của khoản 2 Điều 296 BLTTDS là thực sự cần thiết. 61 2.2.5. Các quy định về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm Khác với các quy định về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm hiện nay, trước đây tại Điều 77 của PLTTGQCVADS quy định Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có quyền: - Giữ nguyên bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. - Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc sửa. - Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực nếu thấy việc điều tra đã đầy đủ, nhưng vụ án được giải quyết không đúng pháp luật. - Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại vì việc điều tra vụ án không đầy đủ hoặc có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. - Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án theo các quy định của Pháp lệnh. Điểm khác biệt cơ bản về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm được quy định tại Điều 77 PLTTGQCVADS so với BLTTDS hiện nay đó là Pháp lệnh quy định Hội đồng giám đốc thẩm có thẩm quyền trực tiếp sửa bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu thấy việc điều tra đã đầy đủ nhưng vụ án được giải quyết không đúng pháp luật. Quy định như vậy cũng có mặt tích cực là Hội đồng giám đốc thẩm có thể quyết định được ngay những vấn đề đã được làm rõ trong vụ án, tránh việc hủy đi xử lại kéo dài thời gian và có thể kết thúc sớm việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên, quy định đó cũng dẫn đến những hệ lụy như trong trường hợp HĐTP TANDTC xử giám đốc thẩm mà sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nếu việc sửa bản án, quyết định lại không đúng thì không thể khắc phục sai lầm đó, mặt khác việc để Hội đồng giám đốc thẩm có quyền sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực như vậy không đảm bảo được nguyên tắc thực hiện hai cấp xét xử. 62 Để khắc phục tình trạng trên và thực hiện đúng mục đích của giám đốc thẩm là xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật chứ không phải là cấp xét xử thứ ba BLTTDS đã có sửa đổi cơ bản về quy định của pháp luật tố tụng về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm. Điều 279 BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm như sau: - Không chấp nhận kháng nghị và giữa nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; - Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa; - Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại; - Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và định chỉ giải quyết vụ án. Việc không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật: Hội đồng giám đốc thẩm không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trong trường hợp bản án, quyết định đúng, việc kháng nghị không có căn cứ. Pháp luật tố tụng quy định Hội đồng giám đốc thẩm có thẩm quyền này, nhưng trong thực tế xét xử giám đốc thẩm tại Tòa dân sự TANDTC cho thấy khi xét xử thấy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đúng cả về nội dung và tố tụng thì thẩm phán được phân công nghiên cứu hồ sơ vụ án sẽ đề nghị Chánh án TANDTC rút kháng nghị (nếu Chánh án kháng nghị) hoặc kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa giám đốc thẩm sẽ đề nghị Hội đồng giám đốc thẩm hoãn phiên tòa để kiểm sát viên báo cáo và trình Viện trưởng VKSNDTC rút kháng nghị. Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa: Theo tinh thần của Điều 289 BLTTDS thì trong trường 63 hợp kháng nghị có căn cứ, nhưng bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc sửa không đúng thì Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, đồng thời giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới xét xử đúng pháp luật nhưng bị bản án, quyết định đang bị kháng nghị hủy bỏ hoặc sửa một phần hay toàn bộ. Ví dụ: Khi xét xử giám đốc thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm có thể hủy bản án của Tòa án cấp phúc thẩm và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm đã bị Tòa án cấp phúc thẩm sửa hoặc hủy án. Hủy một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại: Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại. Theo quy định tại Điều 299 BLTTDS thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có quyền ra quyết định hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại trong các trường hợp sau: Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa thực hiện đầy đủ hoặc không theo đúng quy định của BLTTDS; Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án hoặc có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật; thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm không đúng quy định của BLTTDS hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng. Khi xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm có thể hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, giao cho Tòa án cấp dưới xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại vụ án. Đồng thời Hội đồng giám đốc thẩm có thể hướng dẫn tòa án xử lại vụ án những vấn đề cần thiết như việc đánh giá chứng cứ, việc vận dụng pháp luật khi giải quyết vụ án …v.v..Tuy nhiên, Hội đồng giám đốc thẩm không được chỉ rõ phải quyết định giải quyết vụ án như thế nào khi vụ án được xét lại. Tòa án giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm hoặc phúc thẩm quyết định giải quyết vụ án căn cứ vào diễn biến 64 vụ án và pháp luật áp dụng giải quyết vụ án mà không bị ràng buộc vào ý kiến hướng dẫn của Tòa án cấp giám đốc thẩm. Ví dụ: Bản án phúc thẩm hôn nhân và gia đình đã có hiệu lực pháp luật và bị kháng nghị, Hội đồng giám đốc thẩm thấy rằng việc giải quyết quan hệ hôn nhân của Tòa án cấp sơ thẩm là có căn cứ, Tòa án cấp phúc thẩm hủy toàn bộ án sơ thẩm để giải quyết lại là không đúng. Trong trường hợp này Hội đồng giám đốc thẩm có thể hủy toàn bộ bản án phúc thẩm và hủy phần chia tài sản trong bản án hôn nhân và gia đình sơ thẩm, giữ nguyên phần quyết định về quan hệ hôn nhân để Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại từ giai đoạn sơ thẩm đối với phần phân chia tài sản trong bản án hôn nhân và gia đình trên. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án: Theo quy định tại Điều 300 BLTTDS nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều 192 của BLTTDS thì Hội đồng giám đốc thẩm quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ việc giải quyết vụ án, cụ thể như sau: Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây: a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế; b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà không có cá nhân cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó; c) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện; d) Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án; đ) Các đương sự đã tự thảo thuận và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án; 65 e) Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt; g) Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó; h) Thời hiệu khởi kiện đã hết; i) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 168 của BLTTDS mà Tòa án đã thụ lý; k) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. 2.2.6. Các quy định về quyết định giám đốc thẩm Quyết định giám đốc thẩm là văn bản do Hội đồng giám đốc thẩm ban hành, thể hiện quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm về việc giải quyết vụ án đã được giải quyết bằng bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị. Quyết định giám đốc thẩm có hình thức gần giống như bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm nhưng nội dung khác với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm. Bản án sơ thẩm và phúc thẩm trực tiếp quyết định về quyền và nghĩa vụ của đương sự, còn quyết định giám đốc thẩm không quyết định trực tiếp quyền và nghĩa vụ của đương sự mà quyết định về quyền và nghĩa vụ của họ thông qua việc phán quyết tính phù hợp với pháp luật của bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Theo quy định tại Điều 301 BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quyết định giám đốc thẩm phải có các nội dung sau đây: Ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên tòa; họ, tên các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm. Trường hợp Hội đồng giám đốc thẩm là Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh hoặc HĐTP TANDTC thì ghi họ, tên, chức vụ của chủ tọa phiên tòa và số lượng thành viên tham gia xét xử; họ, tên thư ký tòa án, kiểm sát viên 66 tham gia phiên tòa; tên vụ án; tên, địa chỉ của các đương sự trong vụ án; tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị; nhận định của Hội đồng giám đốc thẩm trong đó phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị; điểm, khoản, điều của BLTTDS mà Hội đồng giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định; Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm. Theo quy định tại Điều 302 BLTTDS thì quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định. Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng giám đốc thẩm phải gửi quyết định giám đốc thẩm cho: đương sự và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quyết định giám đốc thẩm; Tòa án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; VKS cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền. Điều 302 BLTTDS chỉ quy định về thời gian bắt đầu có hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm. Tuy nhiên, tại đề tài "Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam - Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn", tác giả Mai Ngọc Dương cho rằng: Hiệu lực pháp lý của Quyết định giám đốc thẩm chỉ thực sự có giá trị khi được Tòa án cấp dưới được giao xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm tôn trọng. Nhiều trường hợp khi được giao xét xử lại thì Tòa án cấp dưới chưa thực sự tôn trọng các nhận định, đánh giá, phán quyết của Quyết định giám đốc thẩm mà vẫn tiến hành xét xử như một vụ án bình thường. Thậm chí có vụ án xảy ra tình trạng bản án sơ thẩm hoặc bản án phúc thẩm lần hai tuyên trái ngược với nhận định, đánh giá của Quyết định giám đốc thẩm dẫn đến tình trạng lại phải xử lại để sửa sai... [5, tr. 116]. Quan điểm trên của tác giả Mai Ngọc Dương cũng có phần đúng trong thực tế. Tuy nhiên, hiện nay không có bất kỳ điều luật nào của BLTTDS quy 67 định Tòa án cấp dưới khi xét xử lại vụ án buộc phải tuân theo các nhận định, đánh giá của Hội đồng giám đốc thẩm. Do đó, việc nghiên cứu và đưa các Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng giám đốc thẩm trở thành án lệ đang được các nhà nghiên cứu về pháp luật tố tụng dân sự hết sức quan tâm trong thời gian gần đây. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Qua phân tích các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về thủ tục giám đốc thẩm dân sự, trên cơ sở đối chiếu, so sánh với các quy định trong các PLTTGQCVADS và BLTTDS năm 2004 có thể nhận xét về các quy định của BLTTDS về vấn đề giám đốc thẩm như sau: Bộ luật tố tụng dân sự hiện nay quy định tương đối chi tiết về các vấn đề của giám đốc thẩm như: phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm; hình thức và nội dung đơn đề nghị, thủ tục nhận và xem xét đơn đề nghị; người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm, những vấn đề về phiên tòa giám đốc thẩm. Nhìn chung, BLTTDS đã quy định khá chặt chẽ về thủ tục giám đốc thẩm, đã khắc phục được phần nào những hạn chế trong PLTTGQCVADS và BLTTDS năm 2004. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu tác giả của luận văn còn thấy có một số vấn đề chưa thực sự phù hợp như: Thời hạn mà đương sự có quyền đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; Hội đồng giám đốc thẩm, phạm vi giám đốc thẩm; hiệu lực của Quyết định giám đốc thẩm. Để việc thi hành các quy định của BLTTDS về thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm có hiệu quả hơn thì cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn nhằm giải thích rõ một số quy định về giám đốc thẩm như: căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, thời hạn giám đốc thẩm. 68 Chương 3 THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIÁM ĐỐC THẨM VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIÁM ĐỐC THẨM 3.1.1. Về thành tựu đạt đƣợc trong thực tiễn thực hiện các quy định về giám đốc thẩm Trong những năm gần đây, công tác xét xử của ngành TAND đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức, của công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Để đạt được kết quả đó là có sự đóng góp rất lớn của ngành TAND trong công tác giải quyết án dân sự. Cùng với việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm án dân sự thì giám đốc thẩm đã có những đóng góp quan trọng ở những mặt sau: Việc xem xét lại các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đã hủy bỏ được những bản án, quyết định có sai phạm Giám đốc thẩm là một nội dung trong hoạt động của Tòa án và là giai đoạn cuối cùng đối với việc giải quyết một vụ án. Trong thời gian gần đây thông qua thủ tục giám đốc thẩm TANDTC và TAND cấp tỉnh đã phát hiện ra những bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới có quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án, có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng hoặc có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật, từ đó kháng nghị hủy các bản án, quyết định có sai phạm nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án một cách khách quan, toàn diện. Thực tế việc xét xử các vụ, việc dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của TANDTC trong 5 năm (từ năm 2008 đến năm 2012) được Vụ thống kê tổng hợp TANDTC thống kê số liệu như sau: 69 - Năm 2008: Tổng số thụ lý là 476 vụ (trong đó thụ lý mới: 426 vụ; tồn năm trước chuyển sang: 50 vụ). Số giải quyết: 407 vụ (đạt 85,5%). Tồn 69 vụ. Hủy bản án, quyết định là 392 vụ; rút kháng nghị 5 vụ, không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKS 10 vụ [48]. - Năm 2009: Tổng số thụ lý là 658 vụ (trong đó thụ lý mới: 589 vụ; tồn năm trước chuyển sang: 69 vụ). Số giải quyết: 606 vụ (đạt 92,1%). Tồn 52 vụ. Hủy bản án, quyết định là 598 vụ; rút kháng nghị 5 vụ, không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKS 3 vụ [49]. - Năm 2010: Tổng số thụ lý là 1106 vụ (trong đó thụ lý mới: 1054 vụ; tồn năm trước chuyển sang: 52 vụ). Số giải quyết: 851 vụ (đạt 76,9%). Tồn 255 vụ. Hủy bản án, quyết định là 841 vụ; rút kháng nghị 9 vụ, không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKS 01 vụ [50]. - Năm 2011: Tổng số thụ lý là 1187 vụ (trong đó thụ lý mới: 932 vụ; tồn năm trước chuyển sang: 255 vụ). Số giải quyết: 967 vụ (đạt 81,5%). Tồn 220 vụ. Hủy bản án, quyết định là 960 vụ; rút kháng nghị 2 vụ, không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKS 5 vụ [51]. - Năm 2012: Tổng số thụ lý là 804 vụ (trong đó thụ lý mới: 584 vụ; tồn năm trước chuyển sang: 220 vụ). Số giải quyết: 632 vụ (đạt 78,6%). Tồn 172 vụ. Hủy bản án, quyết định là 619 vụ; rút kháng nghị 7 vụ, không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKS 6 vụ [52]. Số liệu thống kê trên cho thấy mỗi năm đã có hàng trăm bản án, quyết định của Tòa án bị phát hiện có sai lầm cần phải được khắc phục, sửa chữa. Việc sửa chữa các sai lầm đó có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo niềm tin trong 70 nhân dân đối với các cơ quan tố tụng như TAND và VKSND. Đồng thời góp phần vào việc bảo đảm, trật tự an toàn xã hội. Góp phần nâng cao chất lượng xét xử của thẩm phán và kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn. Trong những năm gần đây thông qua giám đốc thẩm dân sự góp phần nâng cao chất lượng xét xử của thẩm phán, ban hành các văn bản hướng dẫn nhằm bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật như các nghị quyết của HĐTP TANDTC. Mặt khác thông qua các quyết định giám đốc thẩm trong chừng mực nhất định còn tạo tiền lệ để Tòa án cấp dưới rút kinh nghiệm khi vận dụng giải quyết các vụ việc tương tự, trở thành tài liệu hướng dẫn của Tòa án cấp trên đối với hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới. Từ năm 2008 đến nay, hàng năm TANDTC đều tập hợp các quyết định giám đốc thẩm của HĐTP để làm tài liệu tham khảo cho các thẩm phán nói riêng và những người làm công tác trong ngành TAND nói chung. 3.1.2. Những tồn tại trong việc thực hiện các quy định về giám đốc thẩm và nguyên nhân 3.1.2.1. Những tồn tại trong việc thực hiện các quy định về giám đốc thẩm - Tồn tại trong việc tiếp nhận đơn khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm Trong thực tế thực hiện chế định giám đốc thẩm của TANDTC và TAND cấp tỉnh thì những người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm không phải là những người trực tiếp thu nhận, thụ lý các đơn đề nghị và thông báo bằng văn bản do đương sự, cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức gửi đến mà việc tiếp nhận đơn khiếu nại và văn bản đề nghị của các cơ quan, tổ chức, Tòa án, VKS thông qua các Tòa chuyên trách thuộc TANDTC, Ban thanh tra TANDTC, phòng giám đốc kiểm tra của TAND cấp tỉnh, các vụ thuộc VKSNDTC. Hiện nay, Tòa dân sự TANDTC là cơ quan trực tiếp thụ lý đơn khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm dân sự của đương sự và văn bản đề nghị xem 71 xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực của các cơ quan, tổ chức, Tòa án và VKS. Đơn khiếu nại của đương sự được tập trung từ nhiều nguồn khác nhau như: Do các đương sự gửi trực tiếp đến Chánh án TANDTC, Văn phòng TANDTC, Phòng tiếp dân của Ban thanh tra TANDTC, Tòa Dân sự TANDTC hoặc đơn của các đương sự, văn bản của các cá nhân, cơ quan, tổ chức gửi đến các cơ quan, tổ chức của Trung ương, Đoàn đại biểu Quốc hội của các địa phương, từ các cơ quan thông tấn báo chí v.v… sau đó các cơ quan này mới chuyển cho Tòa dân sự TANDTC. Việc tiếp nhận đơn khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm của TAND cấp tỉnh được thực hiện thông qua Phòng giám đốc kiểm tra của TAND tỉnh. Tuy nhiên, trong thời gian qua thực tế lượng đơn khiếu nại yêu cầu xem xét lại bản án, quyết định dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm của TAND cấp tỉnh không nhiều mà chủ yếu tập trung tại các Tòa chuyên trách của TANDTC. Dưới đây là số liệu thụ lý, giải quyết đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm trong khoảng 5 năm gần đây của TAND cấp tỉnh và TANDTC: + Tổng số vụ việc dân sự được TAND cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm (gồm 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương): - Năm 2008: tổng thụ lý 283 vụ, đã giải quyết 272 vụ (tỷ lệ 96,1%) [48]. - Năm 2009: tổng thụ lý 290 vụ, đã giải quyết 274 vụ (tỷ lệ 94,5%) [49]. - Năm 2010: tổng thụ lý 301 vụ, đã giải quyết 289 vụ (tỷ lệ 96%) [50]. - Năm 2011: tổng thụ lý 277 vụ, đã giải quyết 265 vụ (tỷ lệ 95,7%) [51]. - Năm 2012: tổng thụ lý 334 vụ, đã giải quyết 323 vụ (tỷ lệ 96,7%) [52]. + Số liệu thống kê về việc tiếp nhận đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm của Tòa dân sự TANDTC trong khoảng 5 năm (từ năm 2008 đến năm 2012) như sau: 72 Năm 2008 đơn khiếu nại nhận được là 25.331 đơn, trong đó đơn đủ điều kiện thụ lý là 4.014 đơn [31]. Năm 2009 đơn khiếu nại nhận được là 22.777 đơn, trong đó đơn đủ điều kiện thụ lý là 3.423 đơn [32]. Năm 2010 đơn khiếu nại nhận được là 14.061 đơn, trong đó đơn đủ điều kiện thụ lý là 1.573 đơn [33]. Năm 2011 đơn khiếu nại nhận được là 14.532 đơn, trong đó đơn đủ điều kiện thụ lý là 2.049 đơn [34]. Năm 2012 đơn khiếu nại nhận được là 13.523 đơn, trong đó đơn đủ điều kiện thụ lý là 2.132 đơn [35]. (Ngoài số lượng đơn đủ điều kiện thụ lý đã được Tòa Dân sự thụ lý, giải quyết thì số đơn còn lại là đơn không đúng thẩm quyền, đơn không đủ điều kiện thụ lý và đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan thường trực của TANDTC tại phía Nam). Số liệu thống kê trên cho thấy việc xét xử giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án thực hiện ở TAND cấp tỉnh không nhiều mà chủ yếu tập trung tại TANDTC. Trong khoảng 5 năm trở lại đây (từ năm 2008 đến năm 2012) các Tòa chuyên trách thuộc TANDTC thụ lý, giải quyết khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm dân sự (bao gồm cả án kinh tế, lao động, dân sự) với số lượng bản án, quyết định bị khiếu nại của năm sau luôn luôn cao hơn so với năm trước dẫn đến số vụ án bị kháng nghị và đưa ra xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm cao hơn rất nhiều so với TAND cấp tỉnh. So với PLTTGQCVADS và BLTTDS năm 2004 thì BLTTDS năm 2011 đã có nhưng quy định cụ thể và chi tiết hơn rất nhiều về thời hạn gửi văn bản đề nghị, nội dung đơn đề nghị và thủ tục nhận và xem xét đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm. Đây cũng là quy định mới so với các văn bản pháp luật tố 73 tụng dân sự trước đây, mặc dù trước đây khi chưa có các quy định trên của BLTTDS thì TANDTC, các tòa chuyên trách của TANDTC và các TAND cấp tỉnh vẫn nhận và giải quyết đơn đề nghị của đương sự, cá nhân, cơ quan tổ chức v.v... với những trình tự như trên, nhưng do chưa có các quy định cụ thể trên cơ sở văn bản pháp luật tố tụng nên việc thực hiện không mang tính thống nhất. Trước đây khi nhận đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm có đơn vị cấp giấy xác nhận đã nhận đơn của đương sự hoặc gửi thông báo nhận đơn (như Ban thanh tra TANDTC, Tòa dân sự TANDTC), nhưng có đơn vị không cấp giấy xác nhận đã nhận đơn của đương sự trong khi đã nhận đơn của đương sự qua đường bưu điện. Do đó, việc thụ lý, giải quyết đơn khiếu nại của đương sự có sự chậm trễ, chính đương sự cũng không biết đơn khiếu nại của mình sau khi gửi có được Tòa án thụ lý, giải quyết hay không nên sau khi gửi đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm thì những người đã khiếu nại lại tự nguyện thi hành án. Vì vậy, một số vụ án khi được đưa ra phiên tòa giám đốc thẩm thì Hội đồng giám đốc thẩm mới biết là bản án, quyết định của Tòa án đã được thi hành án xong, bản thân đương sự không muốn tiếp tục theo đuổi việc giải quyết đơn khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm mà họ đã yêu cầu nên người có đơn đề nghị lại có đơn xin rút đơn đề nghị giám đốc thẩm. Việc khiếu nại quá nhiều của đương sự đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật còn ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan thi hành án. Nhiều bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật rất khó được thi hành ngay vì phải chờ đợi kết quả xem xét, giải quyết khiếu nại bản án, quyết định đó. Cũng có nhiều trường hợp đương sự có văn bản đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật chỉ mang tính chất "cầu may" và nhằm kéo dài thời gian phải thi hành án. Những bất cập đó không chỉ làm cho vụ án bị kéo dài về thời gian giải quyết mà còn khiến cho các vụ án đã được giải quyết bị đẩy lên Tòa án cấp trên giải quyết 74 ngày càng nhiều, dẫn đến sự quá tải trong việc giải quyết khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm. Xin nêu ra một ví dụ về việc đương sự chờ kết quả giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm quá lâu nên đã tự nguyện thi hành án và rút đơn đề nghị giám đốc thẩm như sau: Ví dụ: Vụ án dân sự yêu cầu chia tài sản chung giữa các nguyên đơn là ông Hàn Đình Bích, bà Nguyễn Thị Bái với bị đơn là anh Hàn Đình Hùng và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan khác tại thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là quận Hà Đông, thành phố Hà Nội). Bản án dân sự phúc thẩm số 12/2006/DSPT ngày 23/02/2006 của TAND tØnh Hµ T©y (cò). Nội dung: Sinh thời cụ Hàn Đình Liễn có hai vợ, vợ thứ nhất là cụ Nguyễn Thị Tích, giữa cụ Tích và cụ Liễn có 4 người con chung là ông Hàn Đình Bích, ông Hàn Đình Thọ, ông Hàn Đình Uyển và bà Hàn Thị Kim Loan (bà Loan đã chết không có chồng con), năm 1945 cụ Tích chết không để lại di chúc. Năm 1947 cụ Liễn chung sống với cụ Phạm Thị Hỵ, giữa cụ Liễn và cụ Hỵ có 7 người con chung. Năm 1967 cụ Liễn chết không để lại di chúc. Về tài sản: Cụ Liễn và cụ Tích tạo lập được 2 khối tài sản ở thôn Huyền Kỳ, xã Phú Lãm, thành phố Hà Đông, Hà Tây (nay là Hà Nội) gồm: 01 căn nhà 3 gian lợp lá trên diện tích đất 192m2 đất ở trong làng Huyền Kỳ và 1 nhà xây 3 gian cấp 4 trên diện tích đất 360m2 đất giáp Quốc lộ 21B. Sau khi kết hôn với cụ Hỵ thì cụ Liễn và cụ Hỵ tạo lập được 1 căn nhà 2 tầng tại ngõ Lệnh Cư, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội và sinh sống tại đó. Nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Bái và ông Hàn Đình Bích khởi kiện cho rằng căn nhà cấp 3 trên diện tích 207m2 đất tại thôn Huyền Kỳ, xã Phú Lãm, thành phố Hà Đông, Hà Nội (hiện nay anh Hàn Đình Hùng là con trai của ông bà đang quản lý, sử dụng) là tài sản của ông bà vì trước khi chuyển ra Hà Nội ở (khoảng năm 1956) cụ Liễn đã cho ông bà. Sau khi được cho ông bà và anh Hùng xây cất nhà ở và quản lý toàn bộ diện tích đất, còn ông Bích 75 (chồng bà) khi đó công tác ở thành phố Huế, đến năm 1985 ông Bích mới ra thôn Huyền Kỳ để ở cùng bà. Do có mâu thuẫn nên từ tháng 8 năm 2002 anh Hùng không cho ông bà sử dụng nhà đất. Ông bà yêu cầu anh Hùng trả lại cho ông bà diện tích đất nói trên. Quá trình giải quyết vụ án ông hàn Đình Bích thay đổi yêu cầu khởi kiện, ông cho rằng 360m2 đất mà anh Hùng đang quản lý, sử dụng là của cụ Hàn Đình Liễn nên yêu cầu chia thừa kế, bà Bái yêu cầu được thanh toán công sức trông nom, duy trì khối tài sản do cụ Liễn để lại. Bị đơn là anh Hàn Đình Hùng cho rằng nguồn gốc diện tích đất hiện anh đang sử dụng là của cụ Hàn Đình Liễn, năm 1956 cụ Liễn chuyển ra Hà Nội nên bà Nguyễn Thị Bái đứng tên kê khai trong sổ địa bạ. Năm 1979 anh xây nhà 5 gian diện tích 70m2, năm 1996 xây thêm 3 gian nhà cấp 4 để bán hàng và cũng trong năm 1996 được bà Bái đồng ý cho anh đăng ký kê khai và có tên trong sổ địa chính. Hiện nay diện tích đất anh sử dụng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đề nghị Tòa án giải quyết theo pháp luật. T¹i b¶n ¸n s¬ thÈm sè 17/2005/DSST ngµy 25/11/2005 TAND thÞ x· Hµ §«ng ®· quyÕt ®Þnh (tãm t¾t) như sau: X¸c nhËn khèi tµi s¶n gåm 201m2 ®Êt t¹i th«n HuyÒn Kú, x· Phó L·m, thÞ x· Hµ §«ng, Hµ T©y lµ tµi s¶n chung cña cô LiÔn, cô TÝch vµ cô Hþ cã trÞ gi¸ 2.010.000.000 ®ång. Nh÷ng người được chia tµi s¶n thuéc së h÷u chung cña cô TÝch, cô LiÔn gåm: cô Hþ, «ng BÝch, «ng Thä, «ng UyÓn, chÞ NguyÖt, chÞ Chung, chÞ Ngäc, chÞ Lan, chÞ Mai vµ chÞ Oanh vµ ghi nhËn sù tù nguyÖn cña nh÷ng người nµy kh«ng yªu cÇu gi¶i quyÕt ®èi víi nhµ ®Êt cña bµ B¸i, anh Hïng ®· b¸n ë HuyÒn Kú, Phó L·m, thÞ x· Hµ §«ng, Hµ T©y nhê cô Hþ ®· b¸n ng«i nhµ 2 tÇng ë sè 3 ngâ LÖnh Cư, Kh©m Thiªn, Hµ Néi. Ghi nhËn sù tù nguyÖn cña cô Hþ, «ng BÝch, «ng Thä, «ng UyÓn, chÞ NguyÖt, chÞ Chung, chÞ Ngäc, chÞ Lan, chÞ Mai vµ chÞ Oanh chia m¶nh ®Êt 201m2 gi¸p quèc lé 21B do vî chång anh Hïng ®ang qu¶n lý sö dông lµm 3 phÇn, 76 1/3 cho «ng BÝch, bµ B¸i vµ 1/3 cho vî chång anh Hïng lµm chç ë cßn l¹i 1/3 cô Hþ vµ c¸c con lµm n¬i thê cóng. Chia b»ng thõa kÕ b»ng hiÖn vËt cho c¸c ®ư¬ng sù (…), c¸c bªn ph¶i thanh to¸n gi¸ trÞ chªnh lÖch cho nhau. Sau khi xÐt xö s¬ thÈm, anh Hµn §×nh Hïng kh¸ng c¸o. T¹i b¶n ¸n d©n sù phóc thÈm sè 12/2006/DSPT ngµy 23/02/2006, TAND tØnh Hµ T©y (cò) quyÕt ®Þnh: Gi÷ nguyªn b¶n ¸n sè 17/2005/DSST ngµy 25/11/2005 cña TAND thÞ x· Hµ §«ng. Ngoµi ra Tßa ¸n cÊp phóc thÈm cßn quyÕt ®Þnh vÒ ¸n phÝ. Ngµy 12/3/2006 anh Hµn §×nh Hïng đề nghị xem xét lại bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm. T¹i quyÕt ®Þnh kh¸ng nghÞ sè 41/2009/KN-DS ngµy 20/2/2009, Ch¸nh ¸n TANDTC ®· cã ®· kh¸ng nghÞ b¶n ¸n phóc thÈm d©n sù nªu trªn víi nhËn ®Þnh: Nguån gèc ®Êt lµ cô TÝch vµ cô LiÔn. Cô TÝch vµ cô LiÔn chÕt kh«ng ®Ó l¹i di chóc, sau khi c¶i c¸ch ruéng ®Êt n¨m 1956 bµ B¸i ®· ®øng tªn trong sæ ®Þa chÝnh vµ ®-îc ñy ban hµnh chÝnh tØnh Hµ §«ng cÊp GiÊy chøng nhËn quyÒn së h÷u ruéng ®Êt ngµy 1/6/1956. Theo néi dung ®¬n khiÕu n¹i anh Hïng cho r»ng vµo thêi ®iÓm bµ B¸i ®-îc cÊp quyÒn së h÷u ruéng ®Êt th× gia ®×nh bµ B¸i cã 4 nh©n khÈu lµ 3 mÑ con bµ B¸i vµ 1 ng-êi hä hµng ë cïng. LÏ ra, Tßa ¸n c¸c cÊp ph¶i thu thËp chøng cø lµm râ viÖc cã hay kh«ng viÖc khi thùc hiÖn chÝnh s¸ch c¶i c¸ch ruéng ®Êt th× bµ B¸i ®-îc Nhµ n-íc giao cho së h÷u diÖn tÝch ®Êt trªn vµ khi bµ B¸i ®-îc cÊp GiÊy chøng nhËn quyÒn së h÷u ruéng ®Êt th× nh÷ng ai thuéc diÖn ®-îc cÊp ®Êt, nÕu ®óng lµ bµ B¸i ®· ®-îc cÊp ®Êt trong qu¸ tr×nh c¸i c¸ch ruéng ®Êt th× diÖn tÝch ®Êt trªn kh«ng cßn lµ ®Êt cña vî chång cô Hµn §×nh LiÔn n÷a, nªn di s¶n cña hai cô còng kh«ng cßn, Tßa ¸n cÊp s¬ thÈm, phóc thÈm cha x¸c minh lµm râ c¸c vÊn ®Ò nªu trªn mµ ®· x¸c ®Þnh ®Êt cã tranh chÊp lµ cña vî chång cô LiÔn ®Ó chia lµ kh«ng ®óng. MÆt kh¸c, khi nguyªn ®¬n khëi kiÖn th× thêi hiÖu khëi kiÖn vÒ thõa kÕ 77 tµi s¶n cña vî chång cô LiÔn ®· hÕt, trong khi ®ã bµ B¸i vµ anh Hïng ®Òu khai diÖn tÝch ®Êt trªn lµ cña m×nh nªn kh«ng ®ñ ®iÒu kiÖn ®Ó chia tµi s¶n chung theo NghÞ quyÕt 02/2004/NQ-H§TP ngµy 10/8/2004 cña H§TP TANDTC, Tßa ¸n cÊp s¬ thÈm, phóc thÈm ¸p dông NghÞ quyÕt 02 ®Ó chia tµi s¶n chung lµ kh«ng cã c¨n cø. Tuy nhiên, sau khi nhËn ®ược quyÕt ®Þnh kh¸ng nghÞ trªn, Thi hµnh ¸n d©n sù quËn Hµ §«ng, thµnh phè Hµ Néi ®· cã c«ng v¨n sè 127/CV-THA ngày 10/5/2009 víi néi dung th«ng b¸o viÖc anh Hµn §×nh Hïng ®· tù nguyÖn thi hµnh án xong đối với bản án dân sự phúc thẩm trên. Ngµy 18/6/2009 Tßa d©n sù TANDTC xö gi¸m ®èc thÈm, Hội đồng giám đốc thÈm ho·n phiên họp ®Ó làm râ việc anh Hïng cã tiÕp tôc ®Ò nghÞ xem xÐt l¹i theo thñ tôc gi¸m ®èc thÈm như đơn đề nghị cña anh hay kh«ng. Anh Hïng ®· cã ®¬n xin rót ®¬n khiÕu n¹i gi¸m ®èc thÈm. T¹i quyÕt ®Þnh rút kháng nghị sè 04/2009/QĐRKN-DS, Chánh án TANDTC đã rút quyÕt ®Þnh kh¸ng nghÞ sè 41/2009/KN-DS ngµy 20/2/2009 của Ch¸nh ¸n TANDTC với lý do không cần thiết phải giải quyết lại vụ án vì các bên đương sự tự định đoạt quyền và lợi ích của mình thông qua việc tự nguyện thi hành án, người khiếu nại đã tự nguyện rút đơn khiếu nại. Như vậy, trong vụ án trên từ khi anh Hùng khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm cho đến khi Tòa dân sự TANDTC xét xử giám đốc thẩm thời gian khoảng 3 năm 3 tháng. Trong khoảng thời gian dài như vậy, đương sự đã tự nguyện thi hành án nên việc giải quyết khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm trong những trường hợp như trên vừa gây mất thời gian cho Tòa án vừa làm giảm lòng tin của người dân. - Vẫn có tình trạng kháng nghị không chính xác dẫn đến việc mất thời gian, công sức của Hội đồng giám đốc thẩm Trong thực tiễn công tác giám đốc thẩm của ngành TAND cho thấy vẫn còn có những quyết định kháng nghị được người có thẩm quyền kháng 78 nghị dựa trên căn cứ không chính xác, dẫn đến việc Hội đồng giám đốc thẩm không chấp nhận kháng nghị. Việc kháng nghị đó được xác định là thiếu căn cứ, gây mất thời gian và công sức của Hội đồng giám đốc thẩm. Mặt khác việc quyết định kháng nghị giám đốc thẩm không được Hội đồng giám đốc thẩm chấp nhận còn gây phản ứng không tốt trong dư luận và làm giảm uy tín của ngành TAND và VKSND. Ví dụ: Vụ án "Tranh chấp quyền sở hữu nhà, hợp đồng mua bán nhà và hợp đồng vay tài sản" giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Ngọc, ông Nguyễn Tiến Đường với bị đơn là ông Nguyễn Văn An, bà Bùi Thị Nhàn (các đương sự cùng trú tại: khóm 8, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp). Nội dung vụ án: Tại đơn kiện ngày 21/9/2002 và quá trình tố tụng, nguyên đơn bà Nguyễn Thị Ngọc trình bày: Năm 1996, cha mẹ bà muốn có một căn nhà bên Chợ Mới để kinh doanh thuốc bắc nhưng không đủ tiền mua nên ông Nguyễn Văn Ngọ và ông Nguyễn Tiến Bình (đều là em trai bà) có yêu cầu bà hỗ trợ để mua nền nhà 36 lô D của ông Năm. Tiền mua nền nhà giá 75.000.000đ, trong đó ông An bỏ ra 20.000.000đ, bà bỏ ra 50.000.000đ, ông Đường bỏ ra 5.000.000đ. Sau đó, ông Đường là người đứng ra xây dựng căn nhà số 36 lô D (nay là số 5/D, khu phố 2, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp). Khi ông Đường làm nhà, bà đưa cho ông Đường 25.000.000đ để trả tiền cửa sắt, 16.000.000đ để trả tiền cừ tràm, tổng số tiền bà bỏ ra là 91.000.000đ, số tiền còn lại do ông Đường bỏ ra, chi phí xây dựng hết bao nhiêu bà không biết. Sau khi xây dựng nhà xong, gia đình họp bàn để ông Đường đứng tên căn nhà vì ông Đường ở với cha mẹ. Sau đó, ông Đường đã thế chấp nhà cho bà Kim Hoàng để vay 100.000.000đ nhưng không có tiền trả, bà đã phải bỏ tiền trả thay cho ông Đường để chuộc giấy tờ nhà về. Năm 1998, ông Đường nợ ông Trần Văn Khoa tiền mua vật liệu 300.000.000đ, do sợ ông Khoa lấy nhà vì ông Khoa đã kiện ông Đường ra 79 Công an nên gia đình đã thống nhất để ông Đường sang tên cho ông An căn nhà này để vay tiền ngân hàng trả nợ cho ông An (khoản nợ mà ông Đường đã nhờ ông An vay hộ 528.000.000đ). Ông An hứa khi nào ông Đường có tiền hoặc chị em có tiền thì chuộc lại nhà bằng số tiền ông Đường nợ ông An nên bà mới đồng ý. Năm 2001, ông An và vợ là bà Bùi Thị Nhàn giao nhà cho cơ quan thi hành án để trả nợ cho một số người, nhưng danh sách không có tên bà nên bà không đồng ý. Bà xác định việc bán nhà giữa ông Đường và ông An chỉ giả tạo để tránh cho ông Đường khỏi bị xiết nợ, bà xin trả nợ của ông Đường với ông An cả gốc và lãi để lấy lại nhà làm kỷ niệm. Hiện nay ông An thế chấp giấy tờ nhà để vay tiền ngân hàng là 110.000.000đ, bà xin trả để lấy nhà cho mẹ bà ở. Ông Nguyễn Tiến Đường trình bày: Năm 1996, ông nhờ bà Nhàn (vợ ông An) vay hộ tiền và vàng hộ gồm có 240.000.000đ và 5 lượng vàng. Do không có tiền trả bà Nhàn nên năm 1998 bà Nhàn tính lãi từ 5% đến 8%/tháng thành tổng số tiền chốt nợ là 528.000.000đ. Về căn nhà tranh chấp: Năm 1996, bà Ngọc, ông An và ông bỏ tiền ra mua nền nhà và xây dựng nhà hết 276.000.000đ; bà Ngọc bỏ ra 91.000.000đ, ông An bỏ ra 60.000.000đ, còn lại do ông bỏ ra. Năm 1998, ông làm ăn thua lỗ và nợ nhiều người, trong đó có nợ ông Khoa tiền vật liệu xây dựng không trả được, ông Khoa kiện ông ra Công an nên ông An nói với ông để ông An đứng tên căn nhà để tiện việc liên hệ với các công ty, tiền nợ của ông An không tính toán nữa, ông An trả cho ông Khoa 100.000.000đ và có trách nhiệm với số tiền bà Ngọc hùn vào căn nhà, khi nào ông có tiền trả nợ ông An thì ông An trả nhà cho ông, nhưng ông An cũng không trả nợ cho ông Khoa. Ông yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà giữa vợ chồng ông và vợ chồng ông An, không thống nhất nợ ông An 528.000.000đ vì trong đó có gồm tiền gốc, tiền lãi do tính lãi suất cao. 80 Ông yêu cầu được xác lập đồng sở hữu căn nhà tranh chấp và chia theo tỷ lệ số tiền vợ chồng ông đưa vào để xây cất nhà, ông đồng ý trả cho ông An, bà Nhàn số tiền ông đã viết giấy biên nhận là 100.000.000đ và lãi theo quy định pháp luật. Bị đơn là ông Nguyễn Văn An, bà Bùi Thị Nhàn trình bày: Đối với số tiền ông Đường nợ vợ chồng ông bà là do ông Đường có nhờ bà Nhàn vay hộ tiền từ năm 1997 đến năm 1998, bà Nhàn phải ký nợ với chủ nợ. Tháng 6/1998, bà Nhàn và ông Đường ngồi tính nợ thì ông Đường nợ bà Nhàn 528.000.000đ tiền vốn. Việc cho vay không có sổ theo dõi và vay nhiều lần, giấy nợ 528.000.000đ do bà Nhựt vợ ông Đường ghi và đưa cho bà Nhàn. Tháng 8 năm 1998, do ông Đường kẹt tiền công trình và thiếu nợ ông bà nên đã bán nhà cho ông bà giá 310.000.000đ, trừ vào phần tiền hùn của ông bà 60.000.000đ thì số tiền nhà còn lại 250.000.000đ, nên ông Đường còn nợ lại ông bà 109.000.000đ. Ông Đường nói để nhận tiền công trình về trả 9.000.000đ, còn 100.000.000đ thì ông Đường đã viết giấy biên nhận nợ ngày 20/7/1998 (âm lịch). Khi ông Đường bán nhà không nói tới phần hùn của bà Ngọc, bà Ngọc có biết việc ông Đường bán nhà cho ông bà và còn sắp xếp cho vợ chồng ông bà mua nhà của ông Đường. Vì vậy ông không đồng ý hủy hợp đồng mua bán nhà. Nếu ông Đường thừa nhận bà Liên có hùn tiền mua nền nhà thì giữa ông Đường và bà Liên tự giải quyết với nhau không liên quan gì đến ông bà. Ngày 10/12/2007, ông An, bà Nhàn có đơn phản tố yêu cầu vợ chồng ông Đường, bà Nhựt phải trả nợ cho ông bà 100.000.000đ và lãi suất theo quy định từ ngày 20/7/1998 (âm lịch) đến nay. Tại Quyết định chuyển vụ án số 01/2006/QĐ-TA ngày 13/08/2006, TAND huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã quyết định: Chuyển hồ sơ vụ án trên cho TAND tỉnh Đồng Tháp giải quyết. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 03/2008/DSPT ngày 01/7/2008, TAND tỉnh Đồng Tháp đã quyết định: 81 - Không chấp nhận yêu cầu của bà Nguyễn Thị Ngọc về việc xác lập quyền sở hữu chung căn nhà số 36, lô D, nay là 5/D, Thiên Hộ Dương, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. - Không chấp nhận yêu cầu của ông Nguyễn Tiến Đường, bà Trần Minh Nhựt về việc yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng căn nhà số 36, lô D, nay là 5/D, Thiên Hộ Dương, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp vào ngày 28/9/1998 với ông Nguyễn Văn An, bà Bùi Thị Nhàn vô hiệu. - Chấp nhận yêu cầu phản tố của ông Nguyễn Văn An, bà Bùi Thị Nhàn về việc yêu cầu ông Nguyễn Tiến Đường, bà Trần Minh Nhựt liên đới trả số tiền 100.000.000đ và lãi theo quy định pháp luật. - Hợp đồng mua bán căn nhà số 36 lô D nay là 5/D, Thiên Hộ Dương, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp ngày 28/9/1998 giữa ông Nguyễn Tiến Đường, bà Trần Minh Nhựt với ông Nguyễn Văn An, bà Bùi Thị Nhàn có hiệu lực pháp luật. - Ông Nguyễn Văn An, bà Bùi Thị Nhàn được trọn quyền sở hữu căn nhà số 36 lô D, nay là 5/D, Thiên Hộ Dương, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp do ông Nguyễn Văn An, bà Bùi Thị Nhàn đứng tên quyền sở hữu nhà. - Buộc ông Nguyễn Tiến Đường, bà Trần Minh Nhựt có nghĩa vụ liên đới trả vốn và lãi cho ông Nguyễn Văn An, bà Bùi Thị Nhàn số tiền 237.475.000đ. Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về nghĩa vụ do chậm thi hành án, án phí, quyền kháng cáo. Ngày 10/7/2008 ông Đường, bà Nhựt có đơn kháng cáo; ngày 11/7/2008 bà Ngọc có đơn kháng cáo không nhất trí bản án sơ thẩm. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 397/2008/DSPT ngày 14/10/2008, Tòa phúc thẩm TANDTC tại Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định: Giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm. 82 Ngày 20/10/2008, ông Đường có đơn khiếu nại với nội dung: Đề nghị xác định căn nhà 36 lô D là sở hữu chung và chia theo tỷ lệ đóng góp: bà Ngọc 91.000.000đ, vợ chồng bà Nhàn, ông An 60.000.000đ và phần còn lại của vợ chồng ông. Ông sẽ trả nợ cho bà Nhàn 100.000.000đ theo biên nhận nợ ngày 20/7/1998 (âm lịch). Đề nghị hủy hợp đồng mua bán nhà ngày 28/9/1998 vì thực tế không có việc mua bán, không có việc giao nhà. T¹i QuyÕt ®Þnh sè 205/Q§-KNG§T-V5 ngµy 17-12-2009, ViÖn tr-ëng VKSNDTC ®· kh¸ng nghÞ b¶n ¸n d©n sù phóc thÈm nªu trªn, ®Ò nghÞ H§TP TANDTC xÐt xö gi¸m ®èc thÈm huû b¶n ¸n d©n sù phóc thÈm nªu trªn vµ b¶n ¸n d©n sù s¬ thÈm sè 03/2008/DSPT ngµy 01-7-2008 cña TAND tØnh §ång Th¸p; giao hå s¬ vô ¸n cho TAND tØnh §ång Th¸p xÐt xö s¬ thÈm l¹i theo ®óng quy ®Þnh cña ph¸p luËt víi nhËn ®Þnh (tóm tắt): Trong qu¸ tr×nh gi¶i quyÕt vô ¸n th× Tßa ¸n cÊp s¬ thÈm, cÊp phóc thÈm cho r»ng nhµ 36 l« D lµ thuéc quyÒn së h÷u cña vî chång «ng §-êng vµ c«ng nhËn hîp ®ång mua b¸n nhµ gi÷a vî chång «ng §-êng víi vî chång «ng An mµ kh«ng xem xÐt ®Õn quyÒn lîi cña bµ Ngọc lµ ch-a cã c¨n cø v÷ng ch¾c v× qua c¸c lêi khai cña bµ Ngọc, «ng §-êng, bµ L·nh ®Òu thõa nhËn bµ Ngọc cã gãp tiÒn lµm nhµ nh-ng Tßa ¸n cÊp s¬ thÈm, phóc thÈm kh«ng x¸c minh lµm râ thùc tÕ bµ Ngọc cã gãp tiÒn mua nÒn nhµ vµ lµm nhµ hay kh«ng. Tßa ¸n cÊp s¬ thÈm, phóc thÈm c¨n cø lêi khai cña «ng An, bµ Nhµn ®Ó buéc vî chång «ng §-êng, bµ Nhùt nî «ng An, bµ Nhµn 528.000.000® vµ sau khi khÊu trõ tiÒn nhµ, tiÒn nî bµ Ngọc vî chång «ng §-êng cßn ph¶i tr¶ 100.000.000® lµ ch-a cã c¨n cø v× trong qu¸ tr×nh gi¶i quyÕt «ng §-êng tr×nh bµy trong sè tiÒn 528.000.000® cã c¶ tiÒn l·i víi l·i xuÊt tõ 5-10%, lêi khai nµy ®-îc bµ Nhµn thõa nhËn t¹i biªn b¶n ®èi chÊt ngµy 7/2/2002 (BL 187) vµ t¹i phiªn tßa bµ Nhµn khai vay hé «ng §-êng víi møc l·i suÊt 3-5%/th¸ng (BL 293) nh-ng Tßa ¸n cÊp s¬ thÈm, phóc thÈm kh«ng x¸c minh lµm râ cô thÓ sè tiÒn nî gèc lµ bao nhiªu, sè tiÒn l·i vµ møc l·i suÊt ®Ó tõ ®ã x¸c ®Þnh thùc tÕ sè tiÒn nî. 83 §èi víi kho¶n tiÒn 100.000.000® Tßa ¸n c¨n cø vµo giÊy vay ngµy 20/7/1998 (BL 418) gi÷a «ng §-êng víi bµ Nhµn vµ ¸p dông møc l·i xuÊt do Ng©n hµng nhµ n-íc quy ®Þnh ®Ó buéc «ng §-êng ph¶i tr¶ cho bµ Nhµn sè tiÒn l·i tõ ngµy vay ®Õn ngµy xÐt xö (ngµy 27/6/2008) lµ 137.475.000® lµ ch-a ®ñ c¬ së v× trong giÊy ghi nî trªn thùc chÊt lµ giÊy chèt nî c¸c kho¶n tiÒn ®· vay tr-íc ®ã víi l·i xuÊt 5%/th¸ng, «ng §-êng ®· ®ãng l·i tõ th¸ng 12/1997 ®Õn th¸ng 5/1998. Møc l·i nµy lµ cao, tr¸i víi QuyÕt ®Þnh sè 197/Q§-NHNN ngµy 28/6/1997 cña Ng©n hµng nhµ n-íc ViÖt Nam quy ®Þnh møc l·i xuÊt cho vay lµ 1%/th¸ng vµ kho¶n 2 §iÒu 473 Bé luËt d©n sù n¨m 1995, Th«ng t- liÖn tÞch sè 01/TTLT ngµy 19/6/1997 cña TANDTC, VKSNDTC, Bé Tµi chÝnh. Tßa ¸n c¸c cÊp kh«ng xem xÐt ®Ó ®èi trõ tiÒn nî gèc lµ g©y thiÖt hai ®Õn quyÒn lîi cña mét bªn ®-¬ng sù. Tại quyết định giám đốc thẩm số 41/2011/DS-GĐT ngày 08/12/2011, HĐTP TANDTC đã quyết định: Không chấp nhận quyết định kháng nghị trên với nhận định: - Về tranh chấp quyền sở hữu nhà và hợp đồng mua bán nhà: Theo tài liệu trong hồ sơ thể hiện bà Nguyễn Thị Ngọc, ông Nguyễn Tiến Đường, ông Nguyễn Văn An là ba chị em ruột. Ngày 19/6/1996, Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười cho phép ông Phạm Năm chuyển nhượng cho ông Nguyễn Tiến Đường 64m2 đất tại thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp (BL 166). Sau đó, ông Đường xây dựng nhà trên đất (nay là nhà số 5/D, khu phố 2, thị trấn Mỹ An) và ở cùng cha mẹ tại nhà này. Bà Ngọc, ông Đường, bà Trần Minh Nhựt (vợ ông Đường) thừa nhận năm 1997 - 1998 ông Đường làm ăn thua lỗ, nợ tiền nhiều người không có khả năng trả nợ, trong đó nợ vợ chồng ông An, bà Bùi Thị Nhàn 528.000.000đ (BL 02, 191, 205). Ngày 20/7/1998 (âm lịch), ông Đường ký biên nhận còn nợ ông An, bà Nhàn 100.000.000đ. Ngày 28/9/1998, vợ chồng ông Đường, bà Nhựt ký hợp đồng bán nhà đất nêu trên cho vợ chồng ông An, bà Nhàn với giá 120.000.000đ 84 (theo lời khai của ông Đường và vợ chồng ông An giá bán thực tế là 310.000.000đ), hợp đồng có chứng thực của Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười cùng ngày. Ông Đường cho rằng việc ký hợp đồng bán nhà cho vợ chồng ông An chỉ là giả tạo để tránh người khác xiết nợ; còn vợ chồng ông An xác định ông Đường bán nhà để trừ nợ trong số tiền 528.000.000đ, do chưa trừ hết nợ nên ông Đường ký biên nhận nợ ông An, bà Nhàn 100.000.000đ vào ngày 20/7/1998 (âm lịch). Bà Ngọc, ông Đường cho rằng bà Ngọc có góp tiền mua nền nhà và xây dựng nhà tranh chấp. Nhưng trong quá trình giải quyết vụ án bà Ngọc xác định vì thương cha muốn có nhà để bán thuốc bắc nên bà Ngọc bàn với ông Đường, ông An cùng góp tiền mua nền nhà giúp đỡ cha, ông Đường đứng ra xây dựng nhà và ở với cha mẹ; sau khi xây nhà xong thì cả gia đình đã thống nhất để ông Đường đứng tên sở hữu nhà. Như vậy, bà Ngọc nếu có đưa tiền cho ông Đường mua nền nhà và xây dựng nhà thì mục đích là để giúp đỡ cha mẹ và ông Đường, không có mục đích để xác lập quyền sở hữu chung đối với nhà đất tranh chấp. Thực tế, năm 1997-1998 ông Đường có nợ tiền vợ chồng ông An, bà Nhàn 528.000.000đ; sau đó, vợ chồng ông Đường đã ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất cho vợ chồng ông An ngày 28/9/1998. Qua xác minh một số người làm chứng thì ở thời điểm đó ông Đường đã giao bán nhà đất và nhiều người định mua nhà đất của ông Đường nhưng họ chỉ trả từ 230.000.000đ đến 240.000.000đ; bà Kim Hoàng (người cũng cho ông Đường nợ tiền) cũng định mua nhà đất của ông Đường với giá 310.000.000đ, nhưng ông An, bà Nhàn đã mua nhà đất này. Vợ chồng ông Nguyễn Ngọc Thành, bà Ngô Thị Dung (ông Thành là anh ruột ông An, ông Đường) cũng có lời khai xác định ông Đường bán nhà cho vợ chồng ông An để trừ nợ, việc ông Đường bán nhà cho ông An gia đình có họp bàn công khai (BL 455, 456, 457). Do đó, có cơ sở xác định ông Đường đã bán nhà cho ông An, bà Nhàn để trừ nợ nhưng chưa 85 trừ hết nợ nên vẫn còn nợ 100.000.000đ mà ông An, bà Nhàn đang có yêu cầu phản tố đòi nợ ông Đường; Việc mua bán nhà cả gia đình có họp bàn và bà Ngọc có biết. Bà Ngọc không có ý kiến đòi lại tiền đã đưa vào xây dựng nhà khi biết ông Đường bán nhà cũng đồng nghĩa là bà Ngọc đồng ý cho phần tài sản của mình đã đưa cho ông Đường để ông Đường trừ nợ với ông An, bà Nhàn. Việc mua bán nhà xảy ra công khai, thủ tục mua bán đã thực hiện đúng quy định pháp luật; ông An, bà Nhàn đã nhận nhà và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở ngày 25/11/1998. Bà Ngọc và ông Đường không có giấy tờ chứng minh hợp đồng mua bán nhà là giả tạo nên hợp đồng mua bán nhà đã hoàn thành; nếu bà Ngọc yêu cầu đòi phần hùn thì trách nhiệm trả phần hùn cho bà Ngọc là thuộc về ông Đường. - Về số tiền 528.000.000đ ông Đường nợ vợ chồng ông An: Theo bà Nhàn khai từ năm 1997 đến năm 1998 bà đã vay hộ ông Đường tổng số tiền là 528.000.000đ. Vợ chồng ông Đường, bà Nhựt khai đã nhờ bà Nhàn vay hộ 120.000.000đ và 50 chỉ vàng, lãi suất từ 5% đến 10%/tháng, số tiền vay do ông bà nhận từ bà Nhàn và không có sổ sách theo dõi; ông Đường cũng không rõ bà Nhựt đã nhận bao nhiêu tiền (BL 187). Thực tế, tại cơ quan Công an, ông Đường và bà Nhàn đã ký "Biên bản đối chiếu nợ" ngày 19/4/2001 (BL 88) và "Danh sách những người mà Bùi Thị Nhàn vay tiền đưa qua Đường" ngày 28/5/2001 (BL 180), ông Đường xác nhận trước tháng 5/1998 đã nhờ bà Nhàn vay hộ số tiền 528.000.000đ, không rõ lãi suất bao nhiêu. Như vậy, chính ông Đường không xác định được thực tế nợ bà Nhàn bao nhiêu tiền nên việc ông Đường ký xác nhận nợ bà Nhàn 528.000.000đ tại cơ quan công an là chứng cứ xác định ông Đường đã nhờ bà Nhàn vay hộ số tiền 528.000.000đ. Nay ông Đường không có chứng cứ chứng minh nợ gốc là bao nhiêu nên không có cơ sở xem xét lại lãi suất của khoản tiền này. - Về số nợ 100.000.000đ ông Đường ký nhận nợ với bà Nhàn ngày 20/7/1998 (âm lịch): Theo bà Nhàn, khoản tiền này xuất phát từ khoản tiền 86 ông Đường nợ ông An, bà Nhàn 528.000.000đ, sau khi trừ tiền nhà và trừ một số khoản nợ khác thì còn nợ lại 100.000.000đ này. Như trên đã phân tích thì khoản nợ 528.000.000đ ông Đường không chứng minh được nợ gốc là bao nhiêu nên không có cơ sở xem xét lại, do đó khoản nợ 100.000.000đ này ông Đường phải trả nợ cả gốc và lãi theo quy định như Tòa án cấp phúc thẩm quyết định là đúng. Xem xét tổng thể các mối quan hệ pháp luật thì đây là vụ án mà Tòa án cấp phúc thẩm đã giải quyết hợp tình, hợp lý. Hiện tại, theo báo cáo của cơ quan Thi hành án thì ông An, bà Nhàn đã bán căn nhà tranh chấp cho người khác và ông Đường đã tự nguyện trả khoản tiền nợ cho ông An, bà Nhàn. Do đó, các nội dung kháng nghị nêu ra nếu có giao vụ án về giải quyết lại cũng không thể xác minh làm lại được nên không có cơ sở chấp nhận. Như vậy, ví dụ trên cho thấy các căn cứ kháng nghị đưa ra đều không được Hội đồng giám đốc thẩm (HĐTP TANDTC) chấp nhận, vì các nội dung quyết định kháng nghị nêu ra đã được thu thập đầy đủ chứng cứ, tài liệu chứng minh cho các yêu cầu của đương sự. Do đó, việc Hội đồng giám đốc thẩm không chấp nhận kháng nghị là có căn cứ. - Vướng mắc trong việc phân định giữa căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm với căn cứ kháng nghị tái thẩm và chưa có văn bản hướng dẫn về căn cứ kháng nghị. Một trong những căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 283 BLTTDS là "có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng", nhưng như thế nào là "vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng" thì chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể. Do đó, trong thực tiễn giải quyết án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã có nhiều trường hợp vi phạm thủ tục tố tụng mặc dù không vi phạm nguyên tắc cơ bản của BLTTDS nhưng vẫn gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. 87 Ngoài ra, thực tiễn giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm thấy rằng có những trường hợp chưa phân định được cụ thể giữa căn cứ kháng nghị tái thẩm với căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm. Việc chưa thống nhất trong cách hiểu và áp dụng căn cứ trên phụ thuộc vào nhận thức của người có thẩm quyền kháng nghị, của Hội đồng giám đốc thẩm và một phần xuất phát từ việc chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề vi phạm nghiêm trọng hay không nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong bản án, quyết định đang bị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Ví dụ: Vụ án "Tranh chấp thừa kế tài sản" giữa nguyên đơn là cụ Nguyễn Thị Tình, ông Trần Đĩnh Mãng với bị đơn là ông Trần Đình Bê (bản án dân sự phúc thẩm số 30/2009/DSPT ngày 19/01/2009 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Thành phố Hồ Chí Minh). Tại đơn khởi kiện đề ngày 22/3/2006 và quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn là cụ Nguyễn Thị Tình, ông Trần Đình Mãng trình bày: Cụ Trần Đình Cật có 2 vợ: vợ cả là cụ Nguyễn Thị Bằng, vợ hai là cụ Nguyễn Thị Tình. Cụ Cật và cụ Bằng có 7 người con là các ông, bà: Trần Đình Thái, Trần Công Luyện, Trần Đình Oánh, Trần Đình Phức, Trần Đình Bê, Trần Thị Thanh Lan và Trần Đình Ngự. Cụ Cật và cụ Tình có 7 người con là các ông, bà: Trần Thị Thanh Nga, Trần Thị Thanh Loan, Trần Đình Mãng, Trần Thị Kim Hồng, Trần Đình Trung, Trần Thị Kim Ánh và Trần Đình Long. (Cụ Cật chết năm 1998, cụ Bằng chết năm 2003, cả hai cụ đều không để lại di chúc). Về tài sản, cụ Cật và hai người vợ tạo lập được tài sản như sau: cụ Cật và cụ Bằng tạo lập được căn nhà số 25 đường Bạch Đằng, phường 15, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay ông Trần Đình Bê trực tiếp quản lý, sử dụng. Cụ Cật và cụ Tình tạo lập được căn nhà số 365/19B đường Xô Việt Nghệ Tĩnh, phường 25, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay cụ Tình đang quản lý, sử dụng. Cụ Tình và ông Trần Đình Mãng yêu cầu chia thừa kế đối với căn nhà ông Bê đang trực tiếp quản lý. 88 Bị đơn là ông Trần Đình Bê trình bày: Về quan hệ gia đình và tài sản đúng như nguyên đơn khai, tuy nhiên năm 1998 cụ Cật chết đã để lại di chúc với nội dung giao toàn bộ căn nhà 25 đường Bạch Đằng cho ông Trần Đình Oánh (hiện đang cư trú tại Canađa) quản lý. Bởi lẽ, năm 1987 ông Oánh gửi tiền về để sửa chữa căn nhà này với số tiền là 25.000USD, nên yêu cầu thực hiện di chúc của cụ Cật và không đồng ý chia thừa kế theo yêu cầu của nguyên đơn. Ông Bê yêu cầu chia thừa kế tài sản của cụ Cật là căn nhà số 365/19B đường Xô Việt Nghệ Tĩnh, phường 25, quận Bình Thạnh hiện nay cụ Tình đang quản lý, sử dụng. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 1358/2008/DSST ngày 29/8/2008, TAND Thành phố Hồ Chí Minh quyết định (tóm tắt): …1. Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn. Không chấp nhận yêu cầu của ông Trần Đình Bê đòi công nhận tờ di chúc ngày 10/1/1998 của cụ Trần Đình Cật (chết ngày 28/4/1998) vì di chúc không hợp pháp. 2. Xác định di sản thừa kế của cụ Trần Đình Cật (chết năm 1998) bao gồm: Phân nửa giá trị nhà và quyền sử dụng đất của căn nhà số 25 Bạch Đằng, phường 15, quận Bình Thạnh và phân nửa giá trị căn nhà và quyền sử dụng đất của căn nhà số 356/19B Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 25, quận Bình Thạnh được chia thừa kế theo pháp luật. Còn lại phân nửa giá trị nhà và quyền sử dụng đất của căn nhà số 25 Bạch Đằng, phường 15, quận Bình Thạnh thuộc quyền sở hữu của cụ Nguyễn Thị Bằng (chết năm 2003) và phân nửa giá trị nhà và quyền sử dụng đất của căn nhà số 356/19B Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 25, quận Bình Thạnh thuộc quyền sở hữu của cụ Nguyễn Thị Tình. 3. Xác định chi phí sửa chữa nhà của ông Trần Đình Oánh tại căn nhà số 25 Bạch Đằng, quận Bình Thạnh là 412.400.000đ. Chia thừa kế phần di sản thừa kế của cụ Cật cho các con của cụ Cật… 89 Tại bản án dân sự phúc thẩm số 30/2009/DSPT ngày 19/01/2009, Tòa phúc thẩm TANDTC tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Giữ y án sơ thẩm về nội dung. Ngoài ra Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí. Ngày 15/6/2010 bà Trần Thị Thanh Mỹ (không phải là đương sự trong vụ án này) khiếu nại với nội dung: Bà Mỹ là con của cụ Tình và cụ Cật. Năm 1962 sau khi sinh được 3 tháng cụ Tình và cụ Cật giao bà Mỹ cho vợ chồng cụ Trần Đình Đảm (là anh của cụ Cật) nuôi dưỡng. Khi chia thừa kế tài sản của cụ Cật các anh chị em đã che giấu không cho bà Mỹ biết nên bà Mỹ không được hưởng thừa kế tài sản của cụ Cật. Tại Quyết định số 15/2012/KN-DS ngày 16/01/2012, Chánh án TANDTC kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 30/2009/DSPT ngày 19/01/2009 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Thành phố Hồ Chí Minh. T¹i Quyết định giám đốc thẩm số 43/2013/QĐ-GĐT ngày 22/5/2013, HĐTP TANDTC đã quyết định: Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 30/2009/DSPT ngày 19/1/2009 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Thành phố Hồ Chí Minh và bản án dân sự sơ thẩm số 1358/2008/DSST ngày 29/8/2008 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án "tranh chấp thừa kế tài sản" giữa nguyên đơn là cụ Nguyễn Thị Tình, ông Trần Đình Mãng với bị đơn là ông Trần Đình Bê và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác. Như vậy, trong vụ án này việc Tòa án các cấp không đưa chị Trần Thị Thanh Mỹ vào tham gia tố tụng được coi là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và đã bị Chánh án TANDTC kháng nghị giám đốc thẩm. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm đó vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về việc không đưa bà Trần Thị Thanh Mỹ vào tham gia tố tụng được xác định là "có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng" làm căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (theo khoản 2 Điều 283 BLTTDS) hay là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Trong đó, quan điểm thứ nhất cho rằng: Phải xác 90 định đây là căn cứ tái thẩm vì theo tinh thần của Điều 304 BLTTDS thì trong vụ án này các đương sự đều biết cụ Cật và cụ Tình có con là bà Trần Thị Thanh Mỹ đã cho người khác làm con nuôi nhưng không khai trong quá trình giải quyết vụ án nên Tòa án không biết được khi ra bản án, mặc dù các căn cứ tái thẩm đã quy định tại Điều 305 BLTTDS không có khoản nào quy định việc Tòa án không biết tình tiết mới này, nhưng căn cứ vào Điều 304 BLTTDS thì đây phải được coi là tình tiết tái thẩm. Do đó, việc bản án, quyết định bị kháng nghị không phải là lỗi của Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm; Quan điểm thứ hai lại cho rằng đây là căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm vì bà Mỹ là con của cụ Cật, các đương sự đã biết bà Mỹ là con của cụ Tình và cụ Cật nên không thể coi đây là tình tiết mới để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm được. Các quan điểm trên xuất phát từ quá trình giải quyết án theo thủ tục giám đốc thẩm của vụ án cụ thể, nhưng các quan điểm trên cũng đặt ra vấn đề nên xem xét chỉnh sửa lại Điều 304 BLTTDS để phù hợp hơn với các căn cứ kháng nghị tái thẩm quy định tại Điều 305 BLTTDS. Đồng thời nhằm phân định rõ ràng hơn với các căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. - Vướng mắc trong việc thực hiện quy định về người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm Phiên tòa giám đốc thẩm là phiên tòa do Ủy ban thẩm phán Tòa án cấp tỉnh, Tòa dân sự TANDTC, HĐTP TANDTC tiến hành để xét xử vụ án dân sự sau khi có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, phiên tòa được tiến hành dưới hình thức một cuộc họp. Mặc dù BLTTDS quy định tại Điều 292 về việc khi xét thấy cần thiết, Tòa án triệu tập những người tham gia tố tụng và những người khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, nhưng trong thực tế các phiên tòa giám đốc thẩm vụ án dân sự từ trước tới nay tại TANDTC chưa bao giờ có sự tham gia của đương sự hoặc những người khác có liên quan đến việc kháng nghị. Việc quy định có thể triệu tập hay không triệu tập đương sự hoàn toàn phụ thuộc vào việc Tòa án 91 xét thấy cần thiết hay không cần thiết đến sự có mặt của họ, điều đó cũng ít nhiều ảnh hưởng đến quyền tự định đoạt của đương sự trong vụ án vì các quyết định của Hội đồng xét xử ít nhiều đều ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ. Như vậy, quy định như trên thì việc triệu tập đương sự tham gia phiên tòa giám đốc thẩm hầu như không được thực thi trong thực tế và quy định như trên chỉ mang tính hình thức. - Vướng mắc trong thực hiện quy định về thời hạn giám đốc thẩm. Một trong những tồn tại hiệu nay đang gặp phải trong thực tiễn xét xử giám đốc thẩm các vụ án bị kháng nghị là việc Tòa án không kịp thời mở phiên tòa theo đúng quy định của pháp luật về thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm. Điều 293 BLTTDS quy định trong thời hạn 4 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa giám đốc thẩm, nhưng trong thực tế có cả lý do khách quan, chủ quan mà Tòa dân sự TANDTC và HĐTP TANDTC chưa mở phiên tòa giám đốc thẩm được đúng thời hạn theo quy định của pháp luật. Các bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm không được đưa ra xét xử giám đốc thẩm kịp thời sẽ gây thiệt hại vật chất rất lớn cho đương sự và giảm uy tín của ngành TAND. - Vướng mắc trong việc thực hiện quy định về quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm. Việc xét xử giám đốc thẩm còn mang nặng tính hình thức vì hầu hết các quyết định giám đốc thẩm chỉ quyết định chấp nhận kháng nghị của Chánh án TANDTC, mà hầu như chưa có việc bác kháng nghị của Chánh án TANDTC. Hội đồng giám đốc thẩm không có quyền sửa bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà chỉ có quyền hủy toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định dẫn đến việc có nhiều vụ án rơi vào tình trạng sau khi Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án của Tòa án cấp dưới để xét xử lại thì Tòa án cấp dưới giải quyết lại không đúng với định hướng của Hội đồng giám đốc thẩm. Do đó, có nhiều trường hợp việc khiếu nại và kháng nghị theo thủ 92 tục giám đốc thẩm nhiều lần đối với cùng một vụ án, việc xử đi xử lại nhiều lần gây tốn kém về tiền của và thời gian cho cả Nhà nước và công dân. - Vướng mắc trong thi hành án đối với bản án, quyết định đang được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm Vấn đề thi hành án đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực là một trong những tồn tại đáng chú ý hiện nay trong việc giải quyết khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án. BLTTDS quy định thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là ba năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, thời hạn quy định tương đối dài dẫn đến những hệ lụy về việc thi hành án đối với bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm. Bởi vì, sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, bên thắng kiện thường yêu cầu thi hành án ngay, trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình, cơ quan thi hành án phải tổ chức thi hành theo quy định của Luật thi hành án. Trong thời gian thi hành án người thua kiện tiếp tục khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm. Bản án, quyết định của Tòa án đã thi hành xong thì mới có quyết định kháng nghị từ người có thẩm quyền kháng nghị. Trong khi đó tài sản là đối tượng thi hành án đã được chuyển dịch cho người thứ ba (nghĩa là người được thi hành án đã bán, tặng cho, cầm cố tài sản cho người khác), nên việc giải quyết lại vụ án sau khi có quyết định giám đốc thẩm phức tạp hơn nhiều vì lần tố tụng sau lại phải đưa thêm những người liên quan đến phần tài sản đã thi hành án vào tham gia tố tụng. Cũng có nhiều trường hợp sau khi đã nhận được tài sản từ người phải thi hành án thì nguyên đơn rút đơn khởi kiện trong lần tố tụng sau, theo quy định tại khoản 1 điểm c Điều 192 BLTTDS, lúc này đòi lại tài sản thì bị đơn lại phải khởi kiện bằng một vụ án khác với vai trò là nguyên đơn của vụ án. Do đó, cần xem xét lại về vấn đề thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng rút ngắn thời hạn kháng nghị, thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm. Đồng thời nên chăng xem xét kéo dài thời hạn bắt đầu thi hành án của bản án, quyết định sau khi có hiệu lực pháp luật của Luật thi hành. Từ đó 93 có sự hài hòa giữa thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục thi hành án để tránh những hậu quả phát sinh xuất phát từ việc vênh nhau về luật pháp. 3.1.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại trong việc thực hiện các quy định về giám đốc thẩm Để khắc phục những tồn tại phát sinh trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về giám đốc thẩm, cần làm rõ những nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan dẫn đến những tồn tại trong thời gian vừa qua. Thứ nhất, về nguyên nhân chủ quan. Sở dĩ số lượng đơn khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm ngày càng tăng nhanh một phần là do chất lượng giải quyết án ở Tòa án địa phương chưa cao, việc thu thập chứng cứ chưa được đầy đủ dẫn đến quyết định của bản án, quyết định không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án, hoặc do nhận thức không đúng hoặc chưa đầy đủ của Thẩm phán trực tiếp giải quyết vụ việc dân sự trong việc áp dụng pháp luật nội dung hoặc tố tụng. Do đó, ngay sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì đương sự tiếp tục có đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm. Mặt khác, số lượng đơn đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm được giải quyết chưa cao do một số thẩm tra viên, chuyên viên chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, chưa nghiêm túc nghiên cứu hồ sơ vụ án, chưa nắm bắt kịp thời các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án, chưa kiểm soát được số vụ án đã được giao để kịp thời giải quyết các vụ án sắp hết thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm dẫn đến tồn đọng trong công tác giải quyết đơn đề nghị. Thứ hai, về nguyên nhân khách quan. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển nhanh và đa dạng của nền kinh tế thị trường, các giao dịch dân sự, kinh tế, lao động nói chung 94 và giao dịch dân sự nói riêng ngày càng có xu hướng phức tạp và mở rộng, với sự hiểu biết về pháp luật của người dân ngày càng được nâng cao, đương sự đã hiểu biết hơn về pháp luật tố tụng dân sự nên sau khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật đương sự thường tiếp tục khiếu nại đề nghị xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm để quyền lợi của họ được đảm bảo, song cũng có rất nhiều trường hợp đương sự chỉ khiếu nại mang tính chất "cầu may" mà không xuất trình được tài liệu, chứng cứ gì để chứng minh cho nội dung khiếu nại của mình. Với tư tưởng "cầu may" cùng với việc đương sự không phải chịu bất kỳ một khoản lệ phí nào khi gửi đơn khiếu nại nên đương sự gửi đơn khiếu nại đến khắp nơi, có thể chỉ cùng một nội dung khiếu nại nhưng đương sự gửi đến nhiều người, nhiều đơn vị, cơ quan, tổ chức làm cho số lượng đơn khiếu nại hàng năm rất lớn, trong đó thực tế số lượng đơn có đủ điều kiện thụ lý giải quyết chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong số đơn được gửi đến Tòa Dân sự TANDTC. Việc mở phiên tòa giám đốc thẩm trong thời gian gần đây tại TANDTC có nhiều vụ việc dân sự bị vi phạm về thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Đối với Hội đồng giám đốc thẩm là HĐTP TANDTC thì khó khăn thường gặp là do số lượng thành viên hội đồng tương đối lớn (17 thành viên), việc triệu tập họp HĐTP để mở phiên tòa giám đốc thẩm gặp trở ngại do các thành viên của HĐTP thường đồng thời là lãnh đạo của các đơn vị, ngoài công tác xét xử thì họ còn phải dành tương đối nhiều thời gian cho công tác quản lý đơn vị. Do đó, việc xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền của HĐTP trong thời gian vừa qua cũng bị tồn đọng tương đối nhiều. Đối với Hội đồng giám đốc thẩm của Tòa Dân sự TANDTC thì trong khoảng 5 năm gần đây Tòa Dân sự TANDTC thiếu thẩm phán trầm trọng nên Vụ Tổ chức cán bộ TANDTC đã và đang phải điều động, tăng cường thẩm phán đang được phân công giải quyết án tại các Tòa Lao động, Kinh tế, Hành chính, Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội tham gia phiên tòa giám đốc thẩm của Tòa Dân sự TANDTC. Mặc dù đã được hỗ trợ, tăng cường Thẩm phán 95 nhưng với số lượng bản án, quyết định bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hiện nay quá nhiều thì dường như việc xét xử giám đốc thẩm ở Tòa Dân sự TANDTC cũng bị quá tải, dẫn đến rất nhiều vụ án bị để quá thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm theo quy định tại Điều 293 BLTTDS. Các bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm không được đưa ra xét xử giám đốc thẩm kịp thời không chỉ gây thiệt hại vật chất rất lớn cho đương sự mà còn ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngành TAND. Hiện nay Tòa Dân sự TANDTC đang phải giải quyết một số lượng lớn đơn đề nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trên cơ sở thụ lý lại các đơn khiếu nại mà trước đó đã được Tòa Dân sự TANDTC thông báo cho đương sự biết là đơn đề nghị của họ không có căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm. Nguyên nhân cơ bản của việc thụ lý lại chủ yếu là do đương sự khiếu nại gay gắt, kéo dài hoặc đơn khiếu nại của đương sự đã hết thời hạn xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm nhưng được các Đoàn đại biểu Quốc hội, cơ quan Trung ương chuyển đến. Việc giải quyết các đơn khiếu nại được thụ lý lại rất mất thời gian bởi vì về cơ bản nội dung vụ án đã được Tòa Dân sự xem xét trước đó, thậm chí gây tâm lý ức chế cho người trực tiếp nghiên cứu hồ sơ vụ án, dẫn đến hiệu quả làm việc không cao. Mặt khác, việc thụ lý lại còn tạo ra sự mất công bằng khi có đơn khiếu nại do đương sự tự gửi đơn đến TANDTC nhưng đã hết thời hạn 1 năm theo mà không được Tòa Dân sự TANDTC thụ lý, giải quyết quy định tại Điều 284 BLTTDS, trong khi nhưng đơn khiếu nại đã được giải quyết nhưng sau đó đương sự khiếu nại gay gắt thì được thụ lý, giải quyết lại đến 2 thậm chí 3 lần. Bộ luật tố tụng dân sự quy định thời hạn kháng nghị là 3 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, trong trường hợp đáp ứng được các điều kiện quy định tại khoản 2 điều 288 BLTTDS thì thời hạn kháng nghị còn có thể kéo dài thêm 2 năm kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị, Như vậy, có thể hiểu là thời hạn kháng nghị quy định tối đa có thể lên tới 5 năm. Tuy nhiên, việc quy định thời hạn kháng nghị dài không có lợi trong việc 96 giải quyết khiếu nại giám đốc thẩm, bởi vì trong thời hạn kháng nghị đó tài sản là đối tượng thi hành án đã được chuyển nhượng qua nhiều người nếu là bất động sản và có thể không còn tồn tại nếu là động sản. Sau khi có quyết định kháng nghị và quyết định giám đốc thẩm thì đối tượng tranh chấp trong vụ án không còn tồn tại hoặc đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người khác nhau, dẫn đến việc kiện tụng vụ này nối tiếp vụ kia gây ra vòng luẩn quẩn, kéo dài. Những hạn chế về vấn đề con người của Tòa Dân sự TANDTC cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tồn đọng và chậm trễ trong việc giải quyết khiếu nại giám đốc thẩm. Hiện nay, ngoài lực lượng thẩm phán được tăng cường từ các đơn vị khác của TANDTC thì Tòa Dân sự TANDTC còn được bổ sung số tương đối nhiều cán bộ trực tiếp tham gia giải quyết đơn đề nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Tuy nhiên, đa số cán bộ được bổ sung cho Tòa Dân sự là các cử nhân vừa tốt nghiệp đại học chuyên ngành Luật, chưa có kinh nghiệm trong công tác giải quyết án, trong khi đó các vụ án có đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm thường là những vụ việc phức tạp. Vì vậy, khi được phân công giải quyết hồ sơ vụ án, xác định tính hợp pháp của bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án để báo cáo lãnh đạo còn gặp nhiều lúng túng, không đảm bảo chất lượng trong việc đề xuất ý kiến giải quyết đơn đề nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. 3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ THỰC HIỆN CHẾ ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ Trên cơ sở nguyên cứu những vấn đề về lý luận về giám đốc thẩm, những quy định hiện hành của BLTTDS, thực trạng tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong công tác giải quyết khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm của Tòa Dân sự TANDTC trong những năm gần đây, tác giả của luận văn thấy rằng cần đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của BLTTDS và nâng cao hiệu quả giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự. 97 3.2.1. Một số kiến nghị về lập pháp Thứ nhất, rút ngắn thời hạn khiếu nại giám đốc thẩm và thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm. Điều 284 BLTTDS năm 2011 quy định thời hạn mà đương sự, Tòa án, VKS hoặc cá nhân, cơ quan tổ chức mà phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án thì có quyền đề nghị hoặc thông báo cho người có thẩm quyền biết trong thời hạn một năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Điều 288 quy định thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 3 năm và trong trường hợp đặc biệt quy định tại Khoản 2 Điều 288 thì thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm tối đa có thể được tính lên tới 5 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Quy định về thời hạn như trên đã có sự tách biệt giữa thời gian mà đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền đề nghị xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm với thời hạn kháng nghị. Đây là điểm khác so với Điều 288 BLTTDS năm 2004, trước đây BLTTDS chỉ quy định chung về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, quy định đó được áp dụng cho cả thời hạn nộp đơn đề nghị và thời hạn người có thẩm quyền kháng nghị xem xét giải quyết đơn đề nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Tuy nhiên, trong thực tế việc quy định về thời hạn gửi đơn đề nghị giám đốc thẩm và thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm như BLTTDS năm 2011 vẫn là quá dài, bởi vì sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, cần thiết phải quy định thời hạn khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm và thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm ngắn hơn so với quy định về thời hạn hiện nay và đồng thời cần có sự tương thích với thời hạn thi hành án đối với những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. 98 Thứ hai, quy định thu hẹp đối tượng có quyền đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Bộ luật tố tụng dân sự hiện nay quy định những đối tượng có quyền đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bao gồm: đương sự, Tòa án, VKS, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có quyền đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm. Quy định trên nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba và lợi ích của Nhà nước. Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc cơ bản của thủ tục tố tụng dân sự là phải đảm bảo quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự. Do đó, nên chăng cần quy định cụ thể hơn về đối tượng có quyền đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, trong đó Tòa án, VKS, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác chỉ có quyền đề nghị xem xét kháng nghị khi phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 283 BLTTDS và vi phạm đó đã xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba và hoặc xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước. Việc quy định như vậy vừa nhằm bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba, quyền và lợi ích của Nhà nước, đồng thời vẫn đảm bảo được nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự được quy định trong BLTTDS. Thứ ba, cần có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể hơn về các căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 283 BLTTDS gồm có ba căn cứ là: "…1. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án; 2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; 3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật". Các căn cứ được nêu chưa cụ thể, chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết, dẫn cách hiểu và áp dụng căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong nhiều vụ án còn chưa chính xác. Do đó, cần thiết phải có văn bản hướng dẫn cụ thể về nội dụng này để xác định chính xác căn cứ khi kháng nghị theo thủ 99 tục giám đốc thẩm. Mặt khác, việc hướng dẫn cụ thể về các căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm còn là căn cứ để phân định rõ ràng hơn giữa căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm với thủ tục tái thẩm. Thứ tư, nên bỏ quy định về triệu tập người tham gia tố tụng và những người khác có liên quan đến kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm. Điều 292 BLTTDS quy định những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm có: Đại diện của VKS cùng cấp. Khi xét thấy cần thiết, Tòa án triệu tập những người tham gia tố tụng và những người khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm. Quy định như trên là nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác liên quan đến việc kháng nghị. Tuy nhiên, việc triệu tập những người này không mang tính chất bắt buộc mà phụ thuộc vào việc Tòa án sẽ quyết định khi thấy cần thiết có mặt của họ tại phiên tòa giám đốc thẩm hay không. Trong thực tế hàng trăm phiên tòa giám đốc thẩm mỗi năm của HĐTP TANDTC, của các Tòa chuyên trách thuộc TANDTC chưa bao giờ những người tham gia tố tụng và người khác liên quan đến việc kháng nghị được triệu tập đến phiên tòa giám đốc thẩm. Do đó, tác giả luận văn thấy rằng việc quy định Tòa án có quyền triệu tập những người này đến phiên tòa giám đốc thẩm là quy định mang tính hình thức, cần bỏ quy định này. Thứ năm, về sự cần thiết quy định việc người có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm phải nộp lệ phí giám đốc thẩm. Số liệu thống kê về số lượng đơn đề nghị xem xét kháng nghị giám đốc thẩm hằng năm của TANDTC là rất lớn, tuy nhiên số lượng đơn đề nghị được chấp nhận do có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm lại chiếm tỷ lệ nhỏ. Thực tế đó cho thấy, có rất nhiều bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án bị đương sự khiếu nại với ý thức "cầu may" mà không đưa ra được căn cứ đề nghị xem xét kháng nghị, cũng có nhiều trường hợp đương sự làm đơn đề nghị chỉ nhằm kéo dài thời gian phải thi hành án, gây khó khăn cho bên được thi hành án. Thực trạng này một phần 100 xuất phát từ thực tế hiện nay là người có đơn đề nghị theo thủ tục giám đốc thẩm không phải chịu bất cứ khoản tiền lệ phí nào khi gửi đơn đề nghị. Do đó, nhằm hạn chế việc gửi đơn đề nghị không có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, cần quy định người có đơn đề nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải nộp một khoản tiền lệ phí nhất định để họ có trách nhiệm hơn khi làm đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm. Thứ sáu, nên bổ sung quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm. Điều 297 BLTTDS quy định Hội đồng giám đốc thẩm có quyền: Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữa nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa; hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại; hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ việc giải quyết vụ án. Việc quy định như trên nhằm đảm bảo nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử được quy định tại BLTTDS. Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều bản án, quyết định bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, được Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án để giao về cho Tòa án cáp sơ thẩm hoặc phúc thẩm xét xử lại nhưng sau đó việc xét xử lại của Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm lại không đúng với tinh thần và định hướng của Hội đồng giám đốc thẩm, dẫn đến thực trạng có nhiều vụ án bị kháng nghị và xử đi xử lại nhiều lần kéo dài trong hàng chục năm vẫn chưa giải quyết xong, gây tốn kém tiền của cho người dân và của Nhà nước. Do đó, việc quy định Hội đồng giám đốc thẩm có thẩm quyền sửa bản án nhằm giải quyết dứt điểm vụ án, tránh kéo dài quy trình tố tụng đối với vụ án dân sự và cũng là cơ sở cho việc áp dụng chế định về án lệ sau này. Thứ bảy, cần quy định về việc lập Hội đồng xét đơn đề nghị giám đốc thẩm. Như đã phân tích trên, số lượng đơn khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm hiện nay tại TANDTC nói chung và Tòa Dân sự TANDTC nói riêng là 101 rất lớn, trong khi số lượng đơn đủ điều kiện để thụ lý, giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số đơn khiếu nại mà đương sự, cá nhân, cơ quan gửi đến. Do đó, để thuận lợi cho việc xem xét, giải quyết đơn khiếu nại của đương sự, đồng thời để sàng lọc những đơn đề nghị theo thủ tục giám đốc thẩm mà đương sự gửi đến TANDTC không có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm và nhằm đảm bảo bản án, quyết định giải quyết đúng pháp luật phải sớm được thi hành, cần lập một Hội đồng xét đơn đề nghị giám đốc thẩm, theo đó Hội đồng xét đơn sẽ xem xét tính có căn cứ của đơn khiếu nại để chấp nhận hay không chấp nhận việc thụ lý đơn khiếu nại đó, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ giải quyết đơn khiếu nại trong một thời gian ngắn nhất có thể. 3.2.2. Một số kiến nghị về việc thực hiện chế định giám đốc thẩm Thứ nhất, tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ làm công tác giám đốc án. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công trong công tác giải quyết khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm dân sự là yếu tố con người, trong những năm gần đây trước sự gia tăng nhanh chóng về số lượng đơn đề nghị giám đốc thẩm gửi đến Tòa Dân sự TANDTC thì Chánh án TANDTC và Vụ tổ chức cán bộ TANDTC đã cho bổ sung, tăng cường cán bộ về công tác tại Tòa Dân sự TANDTC. Tuy nhiên, thực tế công việc của Tòa Dân sự TANDTC đòi hỏi ngoài trình độ chuyên môn của cán bộ trực tiếp làm công tác giải quyết đơn khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm thì yếu tố kinh nghiệm trong công tác giải quyết án dân sự cũng rất quan trọng. Do vậy, để công tác giải quyết khiếu nại giám đốc thẩm của Tòa Dân sự nói riêng, các Tòa chuyên trách của TANDTC nói chung thì TANDTC cần thường xuyên mở các lớp đào tạo chuyên sâu về công tác chuyên môn, kỹ năng giải quyết các vụ án có đơn đề nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, thường xuyên tập huấn về các văn bản pháp luật mới nhằm nâng cao kiến thức cho cán bộ làm công tác giám đốc thẩm, có như vậy mới nhằm nâng cao được hiệu quả trong việc 102 thực hiện chế định giám đốc thẩm của bộ phận giúp việc cho người có thẩm quyền kháng nghị. Thứ hai, có văn bản rõ ràng, ổn định về quy trình thụ lý, giải quyết đơn khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm. Bộ luật tố tụng dân sự mới đề cập đến quy định về điều kiện thụ lý, giải quyết đơn đề nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Do đó, để giải quyết một cách hiệu quả các đơn khiếu nại trên thì cần có văn bản quy định chi tiết về quy trình xử lý đối với đơn đề nghị hoặc văn bản thông báo do những tổ chức, cá nhân gửi đến các TAND cấp tỉnh, các Tòa chuyên trách của TANDTC và TANDTC nói chung. Việc ban hành một văn bản quy định quy trình làm việc trong đó quy định rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm tra viên, thư ký, chuyên viên sẽ mang lại hiệu quả và trách nhiệm cao hơn của bộ phận cán bộ làm công tác giúp việc cho người có thẩm quyền kháng nghị. Thứ ba, thành lập các tiểu Hội đồng trong HĐTP TANDTC. Số lượng thành viên của HĐTP của TANDTC hiện nay có 17 thành viên, hầu hết các thành viên hội đồng là cán bộ lãnh đạo của các đơn vị trực thuộc TANDTC. Do vậy, ngoài công tác chuyên môn họ cũng phải dành tương đối nhiều thời gian cho công tác quản lý nên việc triệu tập được HĐTP để giải quyết đảm bảo đúng thời hạn các bản án, quyết định của TANDTC bị kháng nghị cũng gặp khá nhiều khó khăn. Thực tế trong một vài năm trở lại đây có nhiều bản án, quyết định bị kháng nghị không được đưa ra HĐTP TANDTC đúng thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm như quy định tại Điều 293 BLTTDS. Để khắc phục tình trạng này nên chăng đưa ra hình thức họp tiểu HĐTP, trong đó thành viên của mỗi tiểu Hội đồng chỉ cần có sự tham gia của số lượng thành viên là từ 5 đến 7 thành viên, như vậy việc triệu tập phiên họp sẽ dễ dàng hơn, theo đó tiểu Hội đồng sẽ giám đốc thẩm những bản án, quyết định có nội dung không quá phức tạp trong mỗi phiên họp và Đại hội đồng sẽ giải quyết những vụ án có quy mô và tính chất phức tạp. 103 KẾT LUẬN Giám đốc thẩm là thủ tục đặc biệt trong tố tụng dân sự nhằm xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án giúp cho Tòa án cấp trên thấy được những sai lầm, vi phạm pháp luật của Tòa án cấp dưới trong việc giải quyết từng vụ án cụ thể. Trên cơ sở đó có hướng sửa chữa, khắc phục những sai lầm, vi phạm pháp luật của Tòa án cấp dưới trong việc giải quyết các vụ án, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo đảm tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong công tác xét xử của Tòa án. Ngoài ra, thông qua thủ tục giám đốc thẩm Tòa án cấp trên còn có thể tổng kết, rút kinh nghiệm công tác xét xử, hướng dẫn xét xử của Tòa án cấp dưới. Do vậy, thủ tục giám đốc thẩm còn là phương tiện hướng dẫn hoạt động xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới, đảm bảo việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động xét xử của các Tòa án. Thông qua thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm thấy rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự quá tải về việc giải quyết khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm hiện nay như: chất lượng giải quyết án dân sự của Tòa án các cấp chưa cao, có nhiều đương sự trong vụ án gửi đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm mang tính chất "cầu may", nhằm kéo dài thời gian phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, các quy định của pháp luật trong một số lĩnh vực chưa được thống nhất, thậm chí ngay tại các quy định của pháp luật về chế định giám đốc thẩm cũng còn có những nội dung chưa hợp lý dẫn đến việc đương sự khiếu nại nhiều lần và gay gắt. Để khắc phục tình trạng trên cần tiến hành đồng bộ các giải pháp trong đó có cả cải cách về pháp luật nội dung, pháp luật tố tụng dân sự, đặc biệt là các quy định về giám đốc thẩm, đồng thời cần chú trọng công tác cán bộ của TAND để nâng cao hơn nữa chất lượng giám đốc thẩm của các vụ án 104 dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, phù hợp với chiến lược cải cách tư pháp theo tinh thần của Nghị quyết số 49-NQ/TƯ ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Qua việc nghiên cứu đề tài này tác giả của luận văn đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về giám đốc thẩm nhằm đảm bảo quyền lợi của đương sự trong việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực thông qua việc quy định thời hạn khiếu nại giám đốc thẩm và thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm ngắn hơn hiện nay; tránh việc khiếu nại tràn lan, khiếu nại mang tính chất "cầu may" thông qua việc thu lệ phí giám đốc thẩm và thu hẹp đối tượng có quyền đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; nhằm giải quyết dứt điểm các vụ án phức tạp, tránh kéo dài việc giải quyết vụ án nên bổ sung thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm. Đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện việc áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm tại TANDTC một cách hiệu quả trong đó có việc đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giám đốc thẩm và nên thành lập ra các tiểu HĐTP trong HĐTP TANDTC nhằm giải quyết nhanh chóng, hiệu quả đối với các bản án, quyết định bị kháng nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của HĐTP TANDTC. Những giải pháp nêu trên cũng nhằm mục đích cuối cùng là nhằm đảm bảo quyền lợi của đương sự, thúc đẩy các giao lưu dân sự, làm lành mạnh hóa các giao lưu dân sự, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa và góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Như Bích (2010), "Một số ý kiến đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004", Tòa án nhân dân, (17), tr. 27-33. 2. Nguyễn Bình (2004), "Chế định giám đốc thẩm dân sự", Luật học, (4), tr 12-17. 3. Nguyễn Việt Cường (1999), "Phạm vi giám đốc thẩm dân sự", Tòa án nhân dân, (6), tr. 11-14. 4. Nguyễn Huy Du (Chủ nhiệm đề tài) (2012), Thực trạng giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân tối cao, những vướng mắc và kiến nghị, Đề tài khoa học cấp Bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội. 5. Mai Ngọc Dương (2008), Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 9. Trần Văn Độ, Trần Mai Bộ (2010), "Khái niệm giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hình sự", Tòa án nhân dân, (15), tr. 10-15. 10. Nguyễn Thị Thu Hà (2009), "Về quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm dân sự của Viện kiểm sát", Luật học, (11), tr. 10-12. 11. Nguyễn Minh Hằng (2012), Cơ sở lý luận của công tác tiếp nhận và giải quyết đơn đề nghị xem xét lại bản án quyết định của Tòa án đã có hiệu lực của 106 Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự, Đề tài khoa học cấp Bộ, (chuyên đề 10), Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội. 12. Nguyễn Quang Hiền (2009), "Một số vấn đề về thủ tục giám đốc thẩm", Tòa án nhân dân, (7), tr. 10-14. 13. Học viện tư pháp (2007), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 14. Nguyễn Ngọc Khánh (2005), Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Nga, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 15. Phan Thị Thanh Mai (2008), "Về chủ thể có thẩm quyền giám đốc thẩm", Luật học, (12), tr. 25-26. 16. Nguyễn Hồng Nam (2012), "Bàn về dự thảo thông tư liên tịch hướng dẫn Điều 284B Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011", Tòa án nhân dân, (10), tr. 13-20. 17. Nguyễn Hồng Nam (2012), "Bàn về dự thảo thông tư liên tịch hướng dẫn Điều 284B Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011", Tòa án nhân dân, (11) tr. 10-13. 18. Nhà pháp luật Việt - Pháp (1998), Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hòa Pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội. 20. Quốc hội (1960), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội. 21. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội. 22. Quốc hội (1981), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội. 23. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội. 24. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 25. Quốc hội (2002), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội. 26. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội. 27. Quốc hội (2011), Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 107 28. Đào Xuân Tiến (2009), Thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trong tố tụng kinh tế, dân sự ở Việt Nam, luận án Tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật. 29. Hà Tĩnh (2010), "Một số vấn đề liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung Điều 285, Điều 288 Bộ luật tố tụng dân sự", Tòa án nhân dân, (17), tr. 22-26. 30. Tòa dân sự - Tòa án nhân dân tối cao (2008), "Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác xét xử án dân sự", Tòa án nhân dân, (24), tr. 13-18. 31. Tòa dân sự - Tòa án nhân dân tối cao (2008), Báo cáo tổng kết công tác năm 2008 và phương hướng công tác năm 2009, Hà Nội. 32. Tòa dân sự - Tòa án nhân dân tối cao (2009), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009 và phương hướng công tác năm 2010, Hà Nội. 33. Tòa dân sự - Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và phương hướng công tác năm 2011, Hà Nội. 34. Tòa dân sự - Tòa án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 và phương hướng công tác năm 2012, Hà Nội. 35. Tòa dân sự - Tòa án nhân dân tối cao (2012), Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và phương hướng công tác năm 2013, Hà Nội. 36. Tòa án nhân dân tối cao (2008), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2009, Hà Nội. 37. Tòa án nhân dân tối cao (2009), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2010, Hà Nội. 38. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2011, Hà Nội. 39. Tòa án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2012, Hà Nội. 40. Tòa án nhân dân tối cao (2012), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2013, Hà Nội. 41. Tòa án nhân dân tối cao (2012), "Một số vấn đề cơ bản về hệ thống Tòa án và pháp luật tố tụng của Cộng hòa Pháp", Tòa án nhân dân, (15), tr. 30-40. 108 42. Trường Cán bộ tòa án - Tòa án nhân dân tối cao (2011), Tài liệu tập huấn Luật sửa đổi bổ sung mộ số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội. 43. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 44. Trần Anh Tuấn (2005), "Chế định giám đốc thẩm, tái thẩm và những vấn đề đặt ra trong việc thi hành", Luật học, (Đặc san về tố tụng dân sự), tr. 94-100. 45. Trần Anh Tuấn (2012), "Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự và thủ tục xem xét lại các quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao", Trong sách: Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội, tr. 150-166. 46. Viện Khoa học pháp lý - Bộ tư pháp (2004), Một số vấn đề về Luật tố tụng dân sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Chuyên đề khoa học, Hà Nội. 47. Viện Khoa học xét xử - Tòa án nhân dân tối cao (1996), Hệ thống hóa các văn bản pháp luật và các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật tố tụng dân sự, Hà Nội. 48. Vụ Thống kê - Tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao (2008), Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết và xét xử các vụ việc dân sự năm 2008, Hà Nội. 49. Vụ Thống kê - Tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao (2009), Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết và xét xử các vụ việc dân sự năm 2009, Hà Nội. 50. Vụ Thống kê - Tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao (2010), Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết và xét xử các vụ việc dân sự năm 2010, Hà Nội. 51. Vụ Thống kê - Tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao (2011), Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết và xét xử các vụ việc dân sự năm 2011, Hà Nội. 52. Vụ Thống kê - Tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao (2012), Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết và xét xử các vụ việc dân sự năm 2012, Hà Nội. 53. Vụ Thống kê - Tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao (2013), Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết và xét xử các vụ việc dân sự 7 tháng đầu năm 2013, Hà Nội. 109 [...]... về giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Chương 2: Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về giám đốc thẩm dân sự Chương 3: Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về giám đốc thẩm và kiến nghị 11 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁM ĐỐC THẨM TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA GIÁM ĐỐC THẨM TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1.1 Khái niệm giám. .. chẽ về thủ tục tố tụng trong công tác giám đốc thẩm Do đó, việc xây dựng chế định giám đốc thẩm trong thủ tục tố tụng dân sự là sự cần thiết, tất yếu 1.3 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIÁM ĐỐC THẨM TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM 1.3.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến trƣớc năm 1988 Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập Trong những ngày... pháp luật Nội dung của quan hệ pháp luật trong giám đốc thẩm dân sự bao gồm quyền chủ quan và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật trong giám đốc thẩm dân sự [5, tr 18] Từ nội dung phân tích trên có thể đưa ra kết luận như sau: Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự là thủ tục tố tụng đặc biệt của tố tụng dân sự, theo đó Hội đồng giám đốc thẩm xét lại bản án, quyết định đã có hiệu... thủ tục giám đốc thẩm; thay đổi, bổ sung, rút quyết định kháng nghị giám đốc thẩm; thẩm quyền giám đốc thẩm; những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm; chuẩn bị mở phiên tòa giám đốc thẩm; chuẩn bị phiên tòa giám đốc thâm; quyết định giám đốc thẩm; hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm Với hàng loạt các quy định chi tiết trên làm cho thủ tục giám đốc thẩm thực hiện... luật tố tụng dân sự Việt Nam về giám đốc thẩm Ngoài ra, có một số quy định trong pháp luật tố tụng dân sự của các nước trên thế giới có thể là tài liệu tham khảo trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam 34 Chương 2 NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ GIÁM ĐỐC THẨM DÂN SỰ Hiện nay, BLTTDS năm 2011 dành toàn bộ chương XVIII để quy định về thủ tục giám. .. luật dân sự ở những điểm sau: - Làm rõ thêm những vấn đề lý luận về giám đốc thẩm dân sự; - Đánh giá đúng thực trạng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về giám đốc thẩm và thực tiễn thực hiện chúng tại các Tòa án trong những năm gần đây; - Đề xuất một số kiến nghị xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng dân sự về giám đốc thẩm nhằm nâng cao chất lượng trong công tác giám đốc thẩm. .. có thẩm quyền nhằm xác định những sai lầm, vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật Như vậy, từ nhiều góc độ tiếp cận có nhiều quan điểm khác nhau về giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Tuy nhiên, để nhận diện đầy đủ bản chất của giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự cần làm rõ về đặc điểm của giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự 14 1.1.2 Đặc điểm của giám. .. luật tố tụng dân sự Việt Nam quy định thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phải được tính từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật Trong khi đó thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm lại 20 được tính từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự được... cao chất lượng trong công tác xét xử Việc tham khảo quy định của pháp luật tố tụng dân sự của một số nước trên thế giới về việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án cho thấy, trong pháp luật tố tụng dân sự của các nước đều những có những quy định về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự của các nước trên thế giới về giám đốc thẩm có nhiều... phát sinh trong quá trình xét lại những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật khi có vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự Với cách tiếp cận là một quan hệ pháp luật dân sự, thành phần quan hệ pháp luật trong giám đốc thẩm dân sự bao gồm: Chủ thể, khách thể và nội dung của quan hệ pháp luật trong giám đốc thẩm dân sự, nội dung của quan hệ trong giám đốc thẩm dân sự Trong đó ... CA CC QUY NH V GIM C THM TRONG PHP LUT T TNG DN S VIT NAM 1.3.1 Giai on t nm 1945 n trc nm 1988 Cỏch mng Thỏng Tỏm nm 1945 thnh cụng, nc Vit Nam dõn ch cng hũa c thnh lp Trong nhng ngy u thnh lp,... nh ca phỏp lut Vit Nam hin hnh v giỏm c thm dõn s Chng 3: Thc tin thc hin cỏc quy nh ca phỏp lut t tng dõn s Vit Nam v giỏm c thm v kin ngh 11 Chng NHNG VN Lí LUN V GIM C THM TRONG T TNG DN S... hiu lc phỏp lut theo phỏp lut t tng dõn s Vit Nam" , ca Ngụ Anh Dng, bo v ti Trng i hc Lut H Ni, 1997; lun ỏn tin s lut hc: "Giỏm c thm t tng dõn s Vit Nam - Mt s lý lun v thc tin", ca Mai Ngc Dng,

Ngày đăng: 20/10/2015, 14:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan