Đánh giá lại cuộc đời và những đóng góp cho hát nói của Dương Khuê cho văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX

12 756 0
Đánh giá lại cuộc đời và những đóng góp cho hát nói   của Dương Khuê cho văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Suốt một thế kỷ (giữa thế kỷ XVIII - giữa thế kỷ XIX) trong văn học Việt Nam được coi là giai đoạn phát triển đỉnh cao nhất trong lịch sử văn học nước nhà

Đánh giá lại cuộc đời những đóng góp cho hát nói của Dương Khuê cho văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Suốt một thế kỷ (giữa thế kỷ XVIII - giữa thế kỷ XIX) trong văn học Việt Nam được coi là giai đoạn phát triển đỉnh cao nhất trong lịch sử văn học nước nhà. Trong đó có hai hiện tượng rất đặc biệt trong giai đoạn này, đó là sự xuất hiện đồng loạt những tên tuổi của một loại hình nhà Nho mới, đó là "các tài tử ra đời để thay thế cho các quân tử, các trượng phu, những người độc chiếm văn đàn trước đây", Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Qúat đều tự xưng là tài tử. Cùng với sự thay đổi của lực lượng sáng tác là những thành công về mặt thể loại, nhà nho tài tử đã có công đưa ba thể loại thuần tuý dân tộc : ngâm khúc, truyện thơ, hát nói trở thành "đỉnh cao của thơ Nôm trong các thể loại đã có từ trước" . Sang nửa cuối thế kỉ XIX, đời sống chính trị xã hội của nước ta thay đổi khác trước, văn học cũng nằm trong quy luật thay đổi của thời cuộc. Lực lượng sáng tác có sự phân hoá sâu sắc. Theo Nguyễn Lộc , ông chia văn học giai đoạn này ra bốn khuynh hướng trong văn học : 1. Khuynh hướng văn học yêu nước chống Pháp: là tiếng nói chống Pháp, tiêu biểu có Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích… 2. Văn học tố cáo hiện thực: Văn chương phản ánh thực trạng đất nước với nỗi niềm của một người dân mất nước. Tiêu biểu cho khuynh hướng văn học này là Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Thiện Kế… 3. Văn học hưởng lạc thoát ly: Chủ yếu là nhóm thơ Dương Lâm, Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh 4.Văn học nô dịch: Đại biểu của dòng văn học này là Tôn Thọ Tường, Hoàng Cao Khải. Đây là khuynh hướng văn học đã đang được tìm hiểu nhiều nhận định lại. 1 Đây là cách phân chia đã từng được chấp nhận trong văn học sử nước ta, tuy nhiên cách phân chia này mang nhiều khuynh hướng chính trị tư tưởng, đó thể là sản phẩm của lịch sử hoặc do những hiểu lầm trong quá khứ vẫn chưa được sáng tỏ dẫn đến việc phê phán sai lệch,có hại cho nền văn học dân tộc. đáng chú ý có lẽ là cái nhìn quá khắt khe với những nhà nho như Dương Khuê, Dương Lâm, Chu Mạnh Trinh với những nhận định về một thứ văn chương "thoát ly" mang ý nghĩa rất tiêu cực phiến diện. Nhìn nhận về khuynh hướng trong văn chương hưởng lạc:“ Trên bối cảnh chung là sự thất bại của phong trào đấu trânh chống Pháp việc đặt ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta, các nhà thơ thuộc khuynh hướng thoát ly vốn là những người xuất thân từ tầng lớp quan lại suy tàn, mang sẵn tâm lý tuỳ thời. Trong hoàn cảnh xã hội mới, họ ra làm quan cho thực dân Pháp. Chức quan có khi cao, nhưng họ không đến nỗi táng tận lương tâm, theo hùa thực dân Pháp để đàn áp phong trào cách mạng. Họ làm quan để có điều kiện thoả mãn cuộc sống hưởng lạc cá nhân, sáng tác cũng làm một cách thoả mãn cuộc sống ấy. Trong thơ văn học, thỉnh thoảng cũng có bàn đến thời thế, ngụ một chút tâm sự xa gần, đến một thói xấu hoặc đeo đuổi hình bóng của học ở các nhà chứa, cô đầu.Tính chất hưởng lạc là đặc điểm chủ yếu của nhóm thơ này mặc dù đối với từng người mức độ khác nhau”(Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - Hết thế kỷ XIX,tr 604) I. Đánh giá lại những nhận định về Dương Khuê 1. Sự đánh giá Dương Khuê trong quá khứ Dương Khuê được nhận như là một đại biểu cho khuynh hướng văn chương hưởng lạc, nằm trong quy luật chung của văn học đó “Lợi dụng chức cao để thoả mãn cuộc sống hưởng lạc”, văn chương của ông thể hiện một cuộc đời hưởng lạc. Do phải phát triển văn học dân tộc trong điều kiện chịu sự kiểm duyệt của thực dân Pháp , nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng đã giải thích những câu văn của Dương Khuê theo cách “vô thưởng vô phạt” về mặt chính trị. 2 Sau này, do ảnh hưởng của một quan điểm phê phán văn học thoát ly, hưởng lạc, năm 1967, Giáo sư Trần Đình Hượu đã nhận định:” Cuộc đời nhà nho có một nửa Trang Chu, bất đắc chí muốn thanh cao cũng tìm đến Trang Chu, bất đắc chí, túng dục cũng lấy lý thuyết ở Trang Chu, thậm chí truỵ lạc như Dương Khuê cũng viện Trang Chu”(Những bài Giảng, tr 156) 2. Nguyên nhân dẫn đến những định kiến sai lầm đó: a. Do những hạn chế thuộc về thời đại lịch sử, thuộc về tư tưởng chi phối đến cái nhìn văn học, đây là những nhận định phù hợp trong một giai đoạn nhất định. Cái này chúng ta có thể nhận thấy với văn học thời nào cũng có, cũng dễ hiểu được sự phê phán không tránh khỏi khi giữa lúc nước sôi lửa bỏng thì những người có khả năng chống Pháp nhất lại tìm đến những thú vui mà quên nhiệm vụ của đất nước. Đó cũng là hạn chế trong quá trình nghiên cứu về con người tiểu sử một tác giả văn học trong điều kiện có sựu hạn chế về tài liệu có lieen quan đến một thời kỳ chính trị phức tạp dẫn đến quy chụp họ về tư tưởng suốt một thời gian dài. b. Do chính những đặc trưng của thể loại hát nói những ấn tượng không tốt đẹp cho đến ngày nay về loại hình văn học này: Dân gian chúng ta vẫn hay lưu truyền câu nói về nghề con hát :” xướng ca vô loài”, do đâu mà có những suy nghĩ đó? Có thể nói người ta có ấn tượng không tốt về nghề cầm ca từ đầu thế kỷ XX khi cùng với sự thay đổi của xã hội là sự thay đổi về lề thói ăn chơi. Các ả đào đua nhau mở các nhà hát, cô đầu ở tỉnh thì tinh thần ca trù suy kém hẳn. Quan viên đến hát , ít người lo thưởng thức văn chương mà phầ nhiều chỉ chủ ý họp nhau uống rượu, hành lạc phung phí tiền bạc. Vì thế nên việc hát ả đào trở thành một thú vui đồi truỵ. Nhưng trước đó, thú nghe hát ả đào lành mạnh hơn thế. Hai thế kỷ đầu khi nó ra đời, hát nói chỉ để thể hiện tâm trạng vui sướng , hoan ca của con người trong cảnh yên vui thái bình Sau này, sự xuất hiện của những nhà nho tài tử đã 3 làm thay đổi nhiều, nhungvẫn chỉ để thể hiện cốt cách của nhà nho mới trong một xã hội đã có nhiều biến động, vậy nên dù ở Nguyễn Công Trứ, chúng ta có thể thấy hình ảnh: “ Lênh đênh một chiếc thuyền nan Một cô thiếu nữ một quan đại thần” hay: ”Gót tiên đeo đủng dỉnh một đôi dì” Thì nó vẫn mang cốt cách một nhà nho tài tử cốt thể hiện cái tài, cái tình nhất là cái ngông nghênh thách thức với cuộc đời. Cùng thời với Dương Khuê, Tú Xương cũng nói nhiều về cảnh nghe hát, nhưng ngưòi ta mặc nhiên công nhận trong thơ ông không có ý tứ gì, mà đó chỉ là cách để nhà thơ trào phúng về thực tại xã hội bênh vực ông. Trong khi đó suốt một thời kì dài, người ta chỉ công nhận Dương Khuê trong những bài thơ tả cảnh như "Hương Sơn phong cảnh ca"…với nội dung bề nổi là ca ngợi cảnh đẹp quê hương đất nước , mà quên đi nỗi lòng canh cánh trước thời cuộc của một người đang là quan triều đình. Người ta tìm thấy trong thơ văn thơ Nguyễn Khuyến kỹ thuật hành văn trác tuyệt, công nhận bài hát nói "Gặp đào Hồng đào Tuyết" của cụ như một chuẩn mực trong hát nói nhưng họ quên mất một tính cách tế nhị, phóng khoáng trong cách bộc lộ tình cảm thậm chí còn phê phán cái đa tình của người tài tử trong những khúc hát có mặt cả tài tử giai nhân ấy. Dương Khuê từng bị phê phán rất nặng nề “ Cùng thời nói nhiếu đến ăn chơi là các nhà nho hưởng lạc thoát ly. Dưới ngòi bút của các nhà thơ này , cảnh ăn chơi được vẽ lại với tất cả sự khoái lạc. Cuộc đời họ dường như chỉ quan tâm đến ăn chơi, họ ngụp lặn trong ăn chơi, làm thơ về ăn chơi, làm thơ về văn chơi, họ ngụp lặn trong ăn chỏi, nâng ăn chơi lên thành triết lý: Trách con tạo trêu ngươi không chán Mà xui cho cái dại vô chừng Chơi cho phờ râu, cho chán mắt, cho long dải yếm, cho tụt dây lưng Còn ham tiếc lăn lưng vào cuộc dại… (Cái dại – Dương Khuê)” (Nguyễn Lộc) 4 Ra đời vào thời điểm ấy , lại vốn mang nhiều định kiến không tốt, mang nhiều giai thoại về chốn ăn chơi này nên các bài hát nói của Dương Khuê cũng bị hiểu theo cách ấy, Nhất là khi hầu hết các bài của cụ phần nhiều là những bài gửi tặng cho các đào nưương, có khi tưởng tượng, có khi thực như đào Ái Cúc, đào Ngọ, đào Phẩm, đào Oanh… Chơi cho thanh lịch mới là chơi Chơi cho đài các,cho người biết tay Tài tình dễ mấy xưa nay (Nguyễn Công Trứ) Cũng do một đặc trưng của thể loaị văn học này : đó là môi trường diễn xướng. Hát nói, hát ả đào, hát ca trù là một thể loại có sự hoà trộn giữa lời văn điệu hát, ở trong cảnh sinh hoạt của nó phải có cả người viết người hát, tác giả cũng đồng thời là một thính giả, một độc giả đặc biệt. Cũng theo đó, bài hát nói nhiều khi được truyền lại dưói dạng ghi nhớ nhiều hơn là văn tự, nó cũng phụ thuộc rất nhiều vào trí nhớ của cô đào hay có sự thay đổi của những nhà nho khác theo sở thích riêng của mỗi người. Ngày nay, nhiều nhân vật lịch sử trong quá khứ đã được "minh oan", cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu , sinh viên những người yêu thơ văn Dương Khuê đã giải thích một cách minh xác hơn về văn chương ông. Có lẽ nhìn nhận về Dương Khuê, chúng ta nên nhìn nhận vị trí của ông trong cả hai lĩnh vực : chính trị văn học, để nhìn nhận một Dương Khuê không phải là một nhà khoa bảng suốt đời lợi dụng quan chức để tận hưởng vinh hoa phú quý của triều đình nhìn nhận lại từ góc độ tài tình để tìm ra giá trị văn chương đích thực trong văn chương Dương Khuê, văn chương của một nhà nho tài tử trong xã hôi phi cổ truyền . II. Dương Khuê trong chốn quan trường – không phải một nhà khoa bảng tận hưởng vinh hoa phú quý trong suốt cuộc đời làm quan dưới thời Pháp thuộc . 5 Dương Khuê là một nhà Nho nên ở ông cũng gặp nhiều vấn đề quanh vấn đề xuất xử như những nhà nho khác. Năm Giáp Tý 1864, Dương Khuê đỗ Cử nhân, cùng khoa thi với Nguyễn Khuyến. Năm sau, cụ thi hội, nhưng không đỗ. Cụ ở lại Kinh đô được Tùng Thiện Vương mời về nhà dạy học. Đến khoa Mậu Thìn, năm Tự Đức thứ 21 (1868), cụ thi đỗ tiến sĩ, trước Nguyễn Khuyến ba năm. Lịch sử ghi lại rằng , năm 1868, năm diễn ra kỳ thi hội năm ấy diễn ra giữa lúc tình hình quan hệ giữa triều đình Nguyễn thực dân Pháp có nhiều căng thẳng. Ở Nam Kỳ, người Pháp đã chiếm trọn ba tỉnh Biên Hoà, Gia Định Định Tường, đang có âm mưu mở rộng phạm vi ra miền Bắc.Trong kì thi hội năm ấy , Tự Đức có ra câu đầu đề: "Chiến hay hoà?", trong bài văn của Dương Khuê dưới đầu đề ấy có câu: "Độc bệ hạ chiếu, nhi bất thống khốc giả, phi nhân thần dã"(đọc chiếu của bệ hạ, không khóc lên vì đau đớn thì không phải là nhân thần vậy). Dương Khuê không phải làm quan trong tâm thế của một người lợi dụng sự bảo hộ của nguời Pháp để tư lợi cá nhân, trong lòng ông lúc đó vẫn nặng một tấm lòng với nước non. Đỗ tiến sĩ sau kì thi Đình, Dương Khuê được bổ làm Tri Phủ Bình Giang (hải Dương) rồi thăng Bố Chánh. Đó là những thắng lợi đầu tiên sau thắng lợi trong khoa cử, chúng ta cũng có thể thấy tưởng tượng ra thái độ nhập cuộc của Dương Khuê với tràn đầy ước vọng ra giúp vua giúp nước. Đầu thập niên 70 của thế kỉ XIX, thực dân Pháp có âm mưu độc chiếm Bắc Kỳ, dù chỉ là một quan phụ tá ở địa phương(Bố chánh), Dương Khuê vẫn dâng sớ lên vua Tự Đức phải quyết liệt chống lại người Pháp chứ không nên nhượng bộ mãi. Nhưng triều đình lúc ấy đang chủ hoà, chỉ tìm cách thu xếp điều đình với hi vọng thực dân Pháp sẽ nhượng bộ. Khi vua Tự Đức sau khi đọc xong bản sớ của Dương Khuê, bèn phê "Bất thức thời vụ"(Không biết gì về thời cuộc), liền đó Dương Khuê bị giáng chức xuống làm quan lo việc khai khẩn đất hoang. Dương Khuê vẫn làm quan, vẫn hi vọng được giúp vua giúp nước. Ông coi đó là "cái dại" đầu tiên trong đời mình cũng là lúc "tỉnh hồn mộng" như trong bài phú đắc "Ngư ông nhập Đào Nguyên" chính ông đã làm ở kỳ thi Đình. 6 Đến cuối những năm 1870, thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lược Nam kỳ đã bắt đầu mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ra miền Bắc, điều này không nằm ngoài với dự đoán của Dương Khuê. Cũng từ đó, con đưòng quan nghiệp của Dương Khuê từ đó thăng giáng bất thường, có lúc là Án sát tỉnh Hải Phòng, có lúc bị đình thần nghị tội trảm giam hậu, sau đựoc tha tội chết nhưng chỉ còn giữ được nguyên hàm Biên Tu rồi lại về Sơn Phòng trông coi khai khẩn đất hoang. Trong thời gian này, gia đình của Dương Khuê đã có nhiều công trạng với đất nước, nhất là cha ông, cụ Dương Quang, em trai Dương KhuêDương Lâm đã có công chiêu mộ , lãnh đạo dân quân chống giặc. Do nhận ra vai trò của Dưong Khuê nên năm 1878, Tự Đức đã bổ Dương Khuê làm đốc học tỉnh Nam Định rồi thăng Bố Chánh. Trong một thời gian, ông được giữ chức Tham tá Nha Kinh lược Bắc Kỳ dưói quyền quận công Nguyễn Hữu Độ, sau đó làm Tổng đốc Nam Định – Ninh Bình, thăng hàm thượng thư. Tuy nhiên người Pháp đang nắm lấy quyền kiểm soát đất nước, các quan nhà Nguyễn chỉ có quyền cai trị nhưng khi thực dân Pháp xin cách chức viên quan nào thì triều đình phải theo. Đó là một hình thức cai trị đầy tính chất nửa thực dân, ngưòi làm quan không còn đựoc yên ổn toàn tâm toàn ý lo cho sự nghiệp của mình. Đến cuối thế kỷ XIX, toàn quyền Paul Doumer kiêm cả chức Đại trú sứ Bắc Kỳ, đặt cơ sở cho guồng máy thống trị của "chính quyền bảo hộ". Ngay năm ấy(1897) Dương Khuê xin cáo quan về trí sĩ, lúc cụ 58 tuổi. Từ năm 1885, sau khi hoà ước Patenôtre (1884) được kết, vua Hàm Nghi bị bắt, các vị vua tiếp theo từ Đồng Khánh trở đi, đều do người Pháp sắp đặt. Trong triều đình, gian thần chuyên quyền bè đảng, giết hại lẫn nhau. Trước tình cảnh ấy, Nguyễn Khuyến xin cáo quan về trí sỹ, nhưng cụ lại nhận dạy học trong nhà Hoàng Cao Khải để tránh hiềm nghi…Nếu coi Dương Khuê chỉ là một vị đại quan chỉ biet tham gia cvào các cuộc hành lạc bên cô đầu thì khó có thể hiểu vì sao một vị đại quan khác, người vốn được lịch sử kính trọng như Nguyễn Khuyến lại có một tình thân đặc biết lúc sinh thời một tấm lòng đau đớn xót xa chân thành thước sự ra đi của bạn mình. 7 Như vậy, nhìn nhận từ góc độ con người, có thể nói Dương Khuê không phải là một vị đại quan chỉ biết hưởng bổng lộc , chỉ lo hưởng lạc. Khi nhìn nhận về thơ Dương Khuê Nguyễn Khuyến người ta thường giải mã theo một ý nghĩa mới, mang nôi dung ám chỉ hiện thực tình hình chính trị, hay nói lên tâm sự trước thời cuộc. Đó là bài “May rủi”, ”Cái dại”, ”Gặp đào Hồng đào Tuyết”,”cô đào Hai”…Trong đó có một sự trùng lặp đến thú vị giữa hai con người này. Khoảng thời gian 15 năm Dương Khuê ra làm quan 13 năm với Nguyễn Khuyến đầy nhiệt tình trách nhiệm với triều đình đều được hai ông nhắc đến trong văn thơ của mình: Mười ba năm một giấc bâng khuâng Đông hơi thu, chợt nhớ đến vầng trăng Chén non nước tưởng chừng như bữa nọ (Duyên nợ - Nguyến Khuyến) Mười lăm năm thấm thoắt có xa gì Ngoảng mặt lại đã tới kỳ tơ liễu (Gặp đào Hồng đào Tuyết – Dương Khuê) 8 III. Hát nói Dương Khuê – Dù có tinh thần thoát ly, hưởng lạc nhưng nó không hẳn mang tính tiêu cực đáng phê phán. Nhìn nhận lại về thể loại hát nói minh oan cho một thời kỳ dài thể loại này phát triển rất trong sáng, Nguyễn Văn Ngọc đã nhận xét “Đem đao đức phổ vào tiếng đàn, nhịp phách, mượn đào nương chống chế đạo thánh hay Thuyết Khổng Minh cúng không ai nghe mà nghe sao được. Dù thế nào, văn hát nói cũng là một thể văn chơi, mà chỉ là văn chơi, cũng đủ lắm rồi”. Để bênh vực cho thơ văn Dương Khuê, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Mậu đã so sánh:” Cặp đôi tài tử giai nhân trong đó giai nhân là vưu vật giờ đây(giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX) chỉ là đối tượng vô hông để thoả mãn dục tình cho người ta chơi tài tử cũng không còn là nhân vật thị tài, đa tình mà thay vào đó là khách làng chơi. Đặc điểm này khác với trước đó, khác với Dương Khuê, khác với Tản Đà. Trong hát nói Dương Khuê, ngoài cái tự hận kiểm điểm cái dại vì đa tình, với lối nói thô tục” chơi cho phờ râu…lăn lưng vào cuộc dại…” thì chủ yếu vẫnnhững mối tính trăng gió ngoài hôn nhân thể hiện thanh nhã hơn, bóng gió hơn “Khi đón gió khi chờ trăng, khi xem hoa khi bẻ lá”” Đặc biệt nhất là khi chọn một đại diện cho loại hình nhân vật tài tử của văn học Việt Nam trung đại, để thể hiện mối quan hệ “tài tử với giai nhân là nợ sẵn”( Nguyễn Công Trứ) đã nói, bên cạnh một Nguyễn Gia Thiều “người đối thoại với bóng”, một Nguyễn Du “ Trên đường tìm kiếm sự hài hoà”, Đỗ Lai Thuý đã chọn Dương Khuê với một cụm từ “Sự phiêu lưu của cái đọc”… Bên cạnh đó còn rất nhiều bài nghiên cứu về Dương Khuê cho đến nay đã nhận định lại giá trị thơ văn Dương Khuê. Có một điều đặc biệt, nếu như nhiều người nhìn nhận trong hát nói Dương Khuê có sự xuất hiện của những yếu tố hành lạc thì chúng ta có thể nhận thấy một nét khác, không phải tất cả đều tràn ngập một nỗi niềm sung sướng, mà nó vẫn mang một nỗi buồn, gợn cảm thức về sự chênh lệch về thời gian tuổi tác. 9 Nguyễn Công Trứ khi nói về những mối tình đầy chênh lệch về tuổi tác này, ông thể hiện một niềm vui, thậm chí pha chút dí dỏm của con người bình sinh đã ngông nghênh như giai thoại về đêm tân hôn với một thiếu nữ của ông hay những cuộc du hý của ông vơi những giai nhân: “Kìa núi nọ phau phau mây trắng Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng” (Bài ca ngất ngưởng) Với Dương Khuê, dù có giai nhân bên cạnh hay không, chúng ta vẫn thấy trong tâm Dương Khuê vẫn mang một chút ưu tư, thơ Dươơng Khuêthế rát nhiều câu hỏi tu từ, dành cho người thì ít mà tự hỏi ,bâng quơ thì nhiều. Nhunữg giây phút cảm thấy tâm đầu ý hợp thường ít, trong thơ chỉ thááy ngậm ngùi một hình bóng người đẹp đã xa hoặc gần đó mà không thể nắm bắt được: Gió kia làm bạn với non sông Núi kia tạc một chữ đồng Trăng kia nhớ mặt anh hùng này chăng? Xinh thay, kìa núi, họ trăng ( Chơi trăng ) Năm năm hẹn Trùng dương tống tửu Cười cợt khách tùng vân cựu hữu Hỏi ai là trúc hữu mai thê? Giai nhân hoài bất vọng hề? (Ái Cúc) Nói về những giai nhân đó, nhiều người cho rằng đó có thể mang ẩn ý về thế sự cuộc đời, nhưng nhìn nhận Dương Khuê là một nhà thơ, một nhà nho tài tử dám thả cái tôi của mình vẫy vùng trong hát nói, thì có lẽ vấn đề tình ở đây còn nhiều điều để nói. Dù có phê phán những mối tình ngoài hôn nhân, chúgn ta cũng phải công nhận rằng không phải mọi mối tình đó đều tội lỗi hay chỉ là thoáng qua. Dương Khuê rất đa tình rất nặng tình với những ngưòi đẹp, quả đúng là “Nợ tính tình 10 [...]... mặt lại đã đến kỳ tơ liễu Ngã lãng du thì quân thượng thiếu Quân kim hứa giá ngã thành ông Cười cưòi nói nói thẹn thùng Riêng một thú Thanh Sơn đi lại Khéo ngây ngây dại dại vì tình Đàn ai một tiếng Dương tranh Nói về cái tài cái tình của người tài tử có lẽ đó là một đề tài rộng lớn, dù cho chỉ của một tác giả hay ngay cả trong một bài thơ Với Dương Khuê cũng vậy Chúng ta có thể dùng ngay câu hát của. .. bài thơ Với Dương Khuê cũng vậy Chúng ta có thể dùng ngay câu hát của ông để nói về nỗi lòng này của 11 ông như một sự “phiêu lưu của cái đọc” thay cho lời kết còn dang dở về một nhân vật lịch sử một tác giả văn học : Tình duyên ấy lôi thôi bao kể xiết Ướm thử khách biết chăng chẳng biết Thương cho tình mà lại tiếc cho tài Hay là nỗi Chương Đài Xạ lan mùi cũ, hán hài thói xưa? Hay là tưởng nỗi...rầy lắm chị em ơi Đã dan díu chót vay thời phải trả”(Ngẫu hứng), ông viết hát nói gửi cho rất nhiều cô đào, nhưng ông luôn nói đến cái “nợ phong lưu” ông chưa kịp trả Không phải ai cũng trân trọng những kiếp cầm ca vốn không được xã hội coi trọng như thế Trong nhiều bài, chúng ta thấy một sự lệch pha về tuổi tác trở nên một nỗi lòng thường trực, thể hiện rõ nhất

Ngày đăng: 19/04/2013, 20:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan