Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài tại việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn

90 507 1
Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài tại việt nam   những vấn đề lý luận và thực tiễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ NGÂN HÀ GIẢI QUYẾT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI BẰNG TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHUYÊN NGÀNH : LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN CHÍ HIẾU HÀ NỘI - NĂM 2006 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Mở đầu 1 Chƣơng 1 KHáI QUáT Về TRANH CHấP THƢƠNG MạI Có YếU Tố NƢớC NGOàI Và GIảI QUYếT TRANH CHấP THƢƠNG MạI Có YếU Tố NƢớC NGOàI BằNG TRọNG TàI TạI VIệT NAM ...............................................................7 1.1 Khái niệm và các đặc trƣng pháp lý của TCTMCYTNN ........................ 7 1.1.1 Khái niệm TCTMCYTNN ................................................................. 7 1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của TCTMCYTNN ...................... 11 1.2 Giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài ............................................ 15 1.2.1 Các yêu cầu đặt ra đối với việc giải quyết các TCTMCYTNN ...... 15 1.2.2 Các phương thức giải quyết TCTMCYTNN ................................... 18 1.2.3 Vai trò của trọng tài trong việc giải quyết TCTMCYTNN............. 23 1.3 Pháp luật về giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài ......................... 25 1.3.1 Pháp luật nội dung:........................................................................ 25 1.3.2 Pháp luật hình thức ........................................................................ 27 1.3.3 Quan hệ giữa pháp luật – quy tắc tố tụng và sự thoả thuận của các bên trong việc giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài.................... 30 Chƣơng 2 THựC TRạNG GIảI QUYếT CáC TRANH CHấP THƢƠNG MạI Có YếU Tố NƢớC NGOàI BằNG TRọNG TàI TạI VIệT NAM ............... 2.1 Về thẩm quyền giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài tại Việt Nam ............................................................................................................... 32 2.1.1 Các TCTMCYTNN được giải quyết bằng trọng tài Việt Nam ....... 32 2.1.2 Hiệu lực của thoả thuận trọng tài .................................................. 36 2.2 Vấn đề xác định luật nội dung và quy tắc tố tụng ................................. 41 2.2.1 Xác định luật nội dung ................................................................... 42 2.2.2 Xác định quy tắc tố tụng ................................................................ 46 32 2.3 Các biện pháp hỗ trợ của Toà án đối với các bên trong TCTMCYTNN.............................................................................................. 48 2.3.1 Xem xét hiệu lực của thoả thuận trọng tài ..................................... 48 2.3.2 Chỉ định, thay đổi Trọng tài viên ................................................... 49 2.3.3 áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời ..................................... 50 2.3.4 Huỷ quyết định trọng tài ................................................................ 53 2.4 Thủ tục giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài tại Việt Nam ........... 56 2.4.1 Đơn kiện ......................................................................................... 56 2.4.2 Phiên họp xét xử ............................................................................. 56 2.4.3 Ra quyết định trọng tài................................................................... 57 2.4.4 Thi hành quyết định trọng tài......................................................... 57 Chƣơng 3 MộT Số KIếN NGHị NHằM PHáT HUY HIệU QUả CủA TRọNG TàI TRONG VIệC GIảI QUYếT TRANH CHấP THƢƠNG MạI Có YếU Tố NƢớC NGOàI.............................................................................. 61 3.1 Xây dựng các tiêu chí xác định thẩm quyền giải quyết TCTMCYTNN của trọng tài ........................................................................ 61 3.2 Hoàn thiện các quy định về thủ tục trọng tài ......................................... 65 3.2.1 Hoàn thiện các quy định về áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời ..................................................................................................... 66 3.2.2 Đảm bảo thi hành quyết định của trọng tài ................................... 67 3.3 Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo đảm cho hoạt động của trọng tài 70 3.3.1 Đảm bảo sự hỗ trợ của Toà án đối với các bên tranh chấp trong quá trình giải quyết các TCTMCYTNN .......................................... 70 3.3.2 Nâng cao năng lực đội ngũ Trọng tài viên .................................... 71 3.3.3 Nâng cao nhận thức của các nhà kinh doanh về trọng tài ............ 73 KếT LUậN ....................................................................................................... 80 Danh mục TàI LIệU THAM KHảO ................................................................ 82 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PLTTTM: Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại đã đƣợc Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội thông qua ngày 25/02/2003, có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 01/07/2003. Luật mẫu: Luật mẫu về Trọng tài thƣơng mại quốc tế của Uỷ ban Pháp luật Thƣơng mại Quốc tế của Liên Hợp Quốc đƣợc thông qua ngày 21/06/1985. TCTMCYTNN: Tranh chấp thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài VIAC: Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam WTO: Tổ chức Thƣơng mại thế giới ICC: Phòng Thƣơng mại Quốc tế (The International Chamber of Commerce) HĐTP TANDTC: Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Ngày nay, cùng với sự giao lƣu và hợp tác quốc tế ngày càng gia tăng thì hoạt động thƣơng mại giữa nƣớc ta và các nƣớc diễn ra ngày càng nhiều, đặc biệt là khi chúng ta đang tiến gần đến việc gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Có nhiều quan hệ thƣơng mại với các quốc gia khác cũng đồng nghĩa với việc có nhiều tranh chấp thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài (sau đây gọi tắt là TCTMCYTNN) phát sinh. Do các tranh chấp này chứa đựng nhân tố nƣớc ngoài nên có những đặc thù riêng so với các tranh chấp thƣơng mại khác, đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu riêng đối với việc giải quyết chúng. Chẳng hạn nhƣ yêu cầu đối với vấn đề lựa chọn pháp luật của quốc gia nào để giải quyết, xác định địa điểm, ngôn ngữ giải quyết tranh chấp... Chính vì thế, khi xảy ra những tranh chấp dạng này một trong những phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣờng đƣợc các bên lựa chọn chính là giải quyết tranh chấp bằng trọng tài bởi những lợi thế của nó so với các phƣơng thức khác. So với thƣơng lƣợng, hoà giải, Toà án thì trọng tài là phƣơng thức giải quyết tranh chấp có nhiều điểm thích hợp với các TCTMCYTNN vì nó cho phép các bên đƣợc thoả thuận chọn Trọng tài viên, chọn luật áp dụng, ngôn ngữ, địa điểm và thủ tục tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp. Ngoài ra thủ tục giải quyết thông qua trọng tài khá đơn giản, nhanh gọn, phán quyết của trọng tài là chung thẩm... Từ những đòi hỏi của thực tiễn, yêu cầu đổi mới pháp luật về giải quyết tranh chấp, đặc biệt là giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta coi là một biện pháp bảo đảm quan trọng cho các nhà đầu tƣ, đặc biệt là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Ngày 25/02/2003, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại số 08/2003/PLUBTVQH (gọi tắt là PLTTTM) và ngày 15/01/2004, Chính phủ đã ban hành 1 Nghị định số 25/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của PLTTTM. Những quy định mới, tiến bộ của PLTTTM đƣợc ban hành với mục đích tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển của trọng tài thƣơng mại ở nƣớc ta, giúp giải quyết nhanh chóng các tranh chấp thƣơng mại, giảm bớt gánh nặng của Tòa án. Tuy nhiên, sau hơn ba năm triển khai trên thực tế PLTTTM để giải quyết các tranh chấp thƣơng mại (trong đó gồm cả các tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài) đã bộc lộ nhiều vƣớng mắc làm giảm niềm tin của các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc vào phƣơng thức giải quyết tranh chấp này. Các vụ kiện thụ lý tại các Trung tâm trọng tài Việt Nam vẫn không phải là nhiều nếu so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới, chƣa tƣơng xứng với số lƣợng các giao dịch thƣơng mại đang diễn ra tại Việt Nam và vẫn chƣa có sự gia tăng đột biến nhƣ mong đợi. Kể từ khi PLTTTM năm 2003 ra đời đến nay, số lƣợng Trung tâm trọng tài giảm từ 6 Trung tâm xuống còn 5 Trung tâm. Rất nhiều Trung tâm trọng tài Việt Nam đang hoạt động cầm chừng với một vài vụ kiện hàng năm. Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài tại Việt Nam, từ đó đƣa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trọng tài, nâng cao hiệu quả của việc giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài tại Việt Nam trong điều kiện hiện nay là vấn đề có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. II. Tình hình nghiên cứu Tính đến nay, giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng trọng tài đã nhận đƣợc sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu luật học tại Việt Nam. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về các quy định pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại, có những công trình nghiên cứu đã xuất bản thành sách nhƣ: Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường trọng tài (Đặng Thị Bích Liễu, NXB Chính trị quốc gia, 1998); Trọng tài thương mại 2 Việt Nam trong tiến trình đổi mới (ThS. Dƣơng Văn Hậu, NXB Chính trị quốc gia,1999); Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay (TS. Đào Văn Hội, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2004); Tranh chấp từ hợp đồng xuất nhập khẩu - Án lệ trọng tài và kinh nghiệm (PGS.TS Hoàng Ngọc Thiết, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, 2002); Công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương mại tại Việt Nam (TS. Nguyễn Trung Tín, NXB Tƣ pháp, 2005)… Các bài viết, bài nghiên cứu của các chuyên gia: Điều khoản trọng tài trong các hợp đồng thương mại quốc tế (Trần Hữu Huỳnh, báo Diễn đàn doanh nghiệp, số 2, ngày 20/11/1995); Một số đặc điểm của pháp luật về trọng tài phi chính phủ ở Việt Nam hiện nay (TS. Nguyễn Am Hiểu, tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 5 năm 1997); Việc tiếp nhận Luật mẫu của UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế ở một số nước và việc xây dựng Dự thảo Pháp lệnh trọng tài của Việt Nam (Dƣơng Thanh Mai, Tạp chí nhà nƣớc và pháp luật số 8 năm 1998); Những nguyên nhân làm hạn chế tác dụng của Trọng tài thương mại và những giải pháp khắc phục (TS. Dƣơng Đăng Huệ, tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 7 năm 1999); PLTTTM những thử thách phía trước (Trần Hữu Huỳnh, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 4 năm 2003); Thủ tục giải quyết các yêu cầu liên quan đến hoạt động trọng tài thương mại Việt Nam (TS. Phan Chí Hiếu, Tạp chí Luật học, Số chuyên đề về Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005)... Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, các bài viết về trọng tài và giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng trọng tài đƣợc thể hiện dƣới nhiều góc độ khác nhau, đặt trong những bối cảnh và giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung nghiên cứu về trọng tài phi chính phủ tại Việt Nam, giải quyết tranh chấp thƣơng mại (chủ yếu là các tranh chấp trong nƣớc) bằng trọng tài Việt Nam từ trƣớc khi PLTTTM đƣợc ban hành nên chƣa tiếp cận trực tiếp đến các quy định trong PLTTTM. Tính 3 đến thời điểm hiện tại chƣa có công trình nghiên cứu tổng thể, phân tích chi tiết về giải quyết tranh chấp thƣơng mại nói chung, TCTMCYTNN bằng trọng tài Việt Nam nói riêng trên cơ sở các quy định của PLTTTM. Kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả trƣớc đây về trọng tài Việt Nam và giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng trọng tài tại Việt Nam, luận văn tập trung vào nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng nhƣ thực tiễn áp dụng của việc giải quyết các TCTMCYTNN tại các Trung tâm trọng tài của Việt Nam, phân tích những quy định của PLTTTM về vấn đề này và việc thi hành chúng trên thực tiễn. III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài tại Việt Nam, chỉ ra những điểm hợp lý, tiến bộ cũng nhƣ những vấn đề còn tồn tại trong pháp luật hiện hành về vấn đề này để từ đó đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trọng tài thƣơng mại theo hƣớng phù hợp với thực tiễn áp dụng và thông lệ quốc tế. Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc giải quyết TCTMCYTNN bằng phƣơng thức trọng tài nhằm chỉ ra những ƣu điểm, nhƣợc điểm của phƣơng thức giải quyết tranh chấp này. - Phân tích những quy định pháp luật về giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài để chỉ ra những điểm chƣa phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế. - Đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về trọng tài, góp phần nâng cao vị thế của Trọng tài trong giai đoạn hiện nay đối với việc giải quyết các tranh chấp thƣơng mại, đặc biệt là TCTMCYTNN. 4 IV. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc giải quyết những TCTMCYTNN bằng trọng tài tại Việt Nam. Luận văn tập trung nghiên cứu việc giải quyết các TCTMCYTNN bằng trọng tài từ khi hình thành trọng tài phi chính phủ tại Việt Nam đặc biệt là từ giai đoạn ban hành PLTTTM năm 2003 đến nay. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn trong việc tìm hiểu phân tích các đặc trƣng của TCTMCYTNN, các yêu cầu đặt ra đối với việc giải quyết các tranh chấp dạng này; sự phù hợp, vai trò của phƣơng thức trọng tài đối với các TCTMCYTNN so với các phƣơng thức giải quyết tranh chấp khác; phân tích các quy định của PLTTTM đối với việc giải quyết các TCTMCYTNN tại Việt Nam; tìm hiểu thực tiễn giải quyết TCTMCYTNN tại các Trung tâm trọng tài Việt Nam từ đó nêu lên những điểm bất cập của pháp luật về trọng tài đồng thời đƣa ra những giải pháp khắc phục. V. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận Mác - Lê Nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp quyền. Luận văn chú trọng vận dụng quan điểm của triết học về phép biện chứng nhƣ mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, về các cặp phạm trù cái chung, cái riêng, nội dung và hình thức khi phân tích, đánh giá về pháp luật và thực tiễn giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài. Bên cạnh đó, để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đặt ra, luận văn cũng sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu và khảo sát thực tiễn. VI. Kết quả của luận văn 5 Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận về vai trò cũng nhƣ những đặc điểm riêng của việc giải quyết tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài bằng phƣơng thức trọng tài so với các phƣơng thức giải quyết tranh chấp khác Luận văn đƣa ra những đánh giá về thực trạng việc giải quyết TCTMCYTNN bằng con đƣờng trọng tài kể từ khi Pháp lệnh trọng tài ban hành ngày 25/02/2003 đến nay. Luận văn đƣa ra những quan điểm và đề xuất cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về trọng tài để nâng cao vai trò chủ động của trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài, các biện pháp khuyến khích các bên tranh chấp lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng để kiến nghị các cơ quan chức năng hoàn thiện pháp luật, xây dựng và hoàn thiện các chính sách nâng cao hiệu quả xét xử của các Trung tâm trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp thƣơng mại nói chung, giải quyết TCTMCYTNN ở Việt Nam nói riêng. VII. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo luận văn đƣợc kết cấu thành ba chƣơng: Chƣơng 1: Khái quát về TCTMCYTNN và giải quyết tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài bằng trọng tài tại Việt Nam Chƣơng 2: Thực trạng giải quyết các TCTMCYTNN bằng trọng tài tại Việt Nam. Chƣơng 3: Một số kiến nghị nhằm phát huy hiệu quả của trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài bằng trọng tài 6 Ch­¬ng 1 KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI BẰNG TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM 1.1 Khái niệm và các đặc trƣng pháp lý của TCTMCYTNN 1.1.1 Khái niệm TCTMCYTNN 1.1.1.1 Tranh chấp thương mại Dƣới góc độ pháp lý, tranh chấp là những xung đột, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Tranh chấp thƣơng mại là những mâu thuẫn, bất đồng liên quan đến lợi ích kinh tế giữa các thƣơng nhân với nhau khi tham gia vào các quan hệ thƣơng mại. Tranh chấp thƣơng mại phát sinh trong quá trình các cá nhân, tổ chức tiến hành các hoạt động thƣơng mại theo quy định của pháp luật. Ngày nay, hoạt động thƣơng mại đƣợc hiểu theo nghĩa rất rộng bao gồm tất cả các hoạt động nhằm mục đích sinh lời từ đầu tƣ, sản xuất đến phân phối và cả dịch vụ sau bán hàng...Chẳng hạn, Luật mẫu về Trọng tài thƣơng mại quốc tế của Uỷ ban Pháp luật Thƣơng mại Quốc tế của Liên Hợp Quốc (gọi tắt là Luật mẫu) đƣợc thông qua ngày 21/6/1985 cho rằng thuật ngữ “thƣơng mại” cần đƣợc giải thích theo nghĩa rộng liên quan đến tất cả các mối quan hệ có bản chất thƣơng mại, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng nhƣ: mọi giao dịch thƣơng mại về việc cung cấp hay trao đổi hàng hoá, dịch vụ; thoả thuận về phân phối, đại diện thƣơng mại; hóa đơn chứng từ; bán, cho thuê, xây dựng nhà máy; các dịch vụ tƣ vấn; đề án thiết kế tổng hợp, giấy phép, đầu tƣ, cấp chi phí, giao dịch ngân hàng, bảo hiểm, các thoả thuận về khai thác hay chuyển nhƣợng, hợp tác giữa các xí nghiệp và các hình thức về hợp tác công nghiệp hay thƣơng mại, vận chuyển hàng hoá hay hành khách bằng đƣờng không, đƣờng biển, đƣờng sắt hay đƣờng bộ (Điều 1 Luật mẫu). Đây 7 cũng là khái niệm thƣơng mại theo cách hiểu của WTO và theo tinh thần của Hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) và các văn bản pháp luật của Việt Nam trong thời gian gần đây. Tại Việt Nam, thuật ngữ tranh chấp thƣơng mại xuất hiện cùng với sự ra đời của Luật thƣơng mại năm 1997. Theo Điều 238 của văn bản này thì tranh chấp thƣơng mại chỉ bó hẹp trong những “tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thƣơng mại”, tức là sự thoả thuận giữa thƣơng nhân với thƣơng nhân, thƣơng nhân với các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thƣơng mại và xúc tiến thƣơng mại. Hợp đồng thƣơng mại là hợp đồng riêng trong lĩnh vực thƣơng mại, cũng giống nhƣ khi nói đến hợp đồng trong các lĩnh vực khác nhƣ xây dựng, bảo hiểm, tín dụng... Nhƣ vậy, theo quy định trên thì tranh chấp thƣơng mại, xét về bản chất là tranh chấp hợp đồng; xét về nội dung là tranh chấp phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, thƣơng mại nhƣ mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thƣơng mại hay các hoạt động xúc tiến thƣơng mại; xét về chủ thể là tranh chấp giữa thƣơng nhân với thƣơng nhân, thƣơng nhân với các bên có quan hệ với thƣơng nhân trên cơ sở hợp đồng. Trong khi đó, PLTTTM quy định về tranh chấp thƣơng mại theo nghĩa rộng, phù hợp với quan điểm của Luật mẫu. Tranh chấp thƣơng mại bao gồm các tranh chấp liên quan đến các hoạt động thƣơng mại nhƣ mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thƣơng mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tƣ vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tƣ; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đƣờng hàng không, đƣờng biển, đƣờng sắt, đƣờng bộ.... 1.1.1.2 Tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài 8 TCTMCYTNN là những mâu thuẫn, bất đồng xảy ra trong quá trình thực hiện các hoạt động thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài (một số tài liệu còn gọi là hoạt động thƣơng mại quốc tế). Trên thế giới, tính chất quốc tế của các quan hệ thƣơng mại đƣợc hiểu không giống nhau và căn cứ trên nhiều tiêu chí khác nhau. Theo Công ƣớc Lahaye năm 1964 về mua bán quốc tế những động sản hữu hình, hợp đồng mua bán có tính chất quốc tế là tất cả các hợp đồng mua bán trong đó các bên ký kết có trụ sở thƣơng mại ở các nƣớc khác nhau và hàng hoá đƣợc chuyển từ nƣớc này sang nƣớc khác, hoặc là việc trao đổi ý chí ký kết hợp đồng giữa các bên ký kết đƣợc lập ở những nƣớc khác nhau (Điều 1 của Công ƣớc). Công ƣớc Viên năm 1980 của Liên Hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế “chỉ đƣa ra một tiêu chuẩn để khẳng định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đó là các bên ký kết hợp đồng có trụ sở thƣơng mại đặt ở các nƣớc khác nhau” [12, tr.77]. Theo quan điểm của Phòng Thƣơng mại Quốc tế (ICC) thì tranh chấp thƣơng mại quốc tế “không chỉ là các tranh chấp giữa các bên có quốc tịch khác nhau, mà còn cả các tranh chấp khi quốc tịch của các bên giống nhau nếu việc thực hiện hợp đồng ở nƣớc khác với nƣớc mà họ có quốc tịch” [33, tr.25]. Các quốc gia trên thế giới cũng dựa trên những tiêu chí khác nhau để xác định những TCTMCYTNN nhƣng nhìn chung đều căn cứ vào ba dấu hiệu là: chủ thể trong quan hệ tranh chấp là các bên có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở thƣơng mại ở các nƣớc khác nhau; đối tƣợng của quan hệ tranh chấp nhƣ hàng hoá, dịch vụ... ở nƣớc ngoài; sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ tranh chấp xảy ra ở nƣớc ngoài. 9 Từ những phân tích ở trên có thể hiểu TCTMCYTNN là những mâu thuẫn, bất đồng liên quan đến quyền và lợi ích kinh tế giữa các bên tranh chấp khi tham gia vào các quan hệ thương mại có yếu tố nước ngoài. 10 1.1.2 Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của TCTMCYTNN Các TCTMCYTNN là những tranh chấp vƣợt ra khỏi biên giới lãnh thổ của một quốc gia. Chính vì thế những tranh chấp thƣơng mại này có những dấu hiệu đặc trƣng so với các tranh chấp cùng loại trong phạm vi một quốc gia. Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy TCTMCYTNN có các đặc điểm pháp lý nổi bật sau: a) Chủ thể của quan hệ tranh chấp Một trong những dấu hiệu đặc thù của quan hệ TCTMCYTNN là một hoặc các bên chủ thể có quốc tịch nƣớc ngoài. Ví dụ, một công ty nƣớc ngoài tiến hành đầu tƣ trực tiếp vào một quốc gia sở tại, các tranh chấp phát sinh về hoạt động đầu tƣ đó giữa công ty nƣớc ngoài trên với các cá nhân và pháp nhân sở tại sẽ là TCTMCYTNN. Chủ thể của quan hệ thƣơng mại nói chung, quan hệ thƣơng mại quốc tế nói riêng là các thƣơng nhân có đủ các điều kiện mà pháp luật quy định. Các quốc gia khác nhau trên thế giới có những quy định khác nhau về những điều kiện để trở thành thƣơng nhân nhƣng nhìn chung đều căn cứ vào hai điều kiện chủ yếu sau: điều kiện về nhân thân (đối với cá nhân) hoặc điều kiện về việc thành lập hợp pháp (đối với pháp nhân) và các điều kiện về nghề nghiệp. Thƣơng nhân nƣớc ngoài là thƣơng nhân đƣợc thành lập hoặc đăng ký theo pháp luật nƣớc ngoài và đang hoạt động tại nƣớc sở tại. Để xác định địa vị pháp lý của một pháp nhân nƣớc ngoài khi tiến hành đầu tƣ, kinh doanh tại một quốc gia khác phải căn cứ theo quy định của nƣớc mà pháp nhân đó mang quốc tịch. Trên thế giới, thông thƣờng quốc tịch của một pháp nhân đƣợc xác định theo những cơ sở sau: - Nơi thành lập pháp nhân hoặc nơi đăng ký điều lệ của pháp nhân đó; (Luật Anh, Mỹ thƣờng áp dụng tiêu chuẩn này); 11 - Nơi đặt trung tâm quản lý hoặc nơi đặt trụ sở ban quản lý hành chính, ban quản trị của pháp nhân đó (Luật một số nƣớc Châu Âu); - Nơi kinh doanh chính hoặc nơi hoạt động đầu tƣ chính của pháp nhân (luật một số nƣớc đang phát triển)[9, tr.114]. Pháp luật Việt Nam quy định: “Thƣơng nhân nƣớc ngoài là thƣơng nhân đƣợc thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nƣớc ngoài hoặc đƣợc pháp luật nƣớc ngoài công nhận” (Khoản 1 Điều 16 Luật thƣơng mại 2005) . Đây là một dấu hiệu rất quan trọng để nhận biết thƣơng nhân nƣớc ngoài có đủ tƣ cách pháp lý để tham gia vào các giao dịch thƣơng mại tại Việt Nam hay không? Đồng thời tƣ cách chủ thể cũng là một yếu tố để xem xét các thoả thuận của các cá nhân, tổ chức nƣớc ngoài trong các quan hệ thƣơng mại có hợp pháp hay không? b) Căn cứ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ tranh chấp ở nước ngoài Tuy các bên trong quan hệ tranh chấp có quốc tịch giống nhau nhƣng nếu những sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ tranh chấp đó xảy ra ở một nƣớc khác nƣớc mà họ mang quốc tịch thì đó cũng là TCTMCYTNN. Pháp luật Việt Nam quy định những tranh chấp thƣơng mại mà có thể các bên đều là các cá nhân, tổ chức Việt Nam nhƣng những căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ tranh chấp này xảy ra ở một quốc gia khác thì cũng đƣợc coi là tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài. Ví dụ, hai công ty Việt Nam ký kết một hợp đồng thƣơng mại ở nƣớc ngoài, một bên tham gia hợp đồng đã có hành vi vi phạm hợp đồng dẫn đến tranh chấp giữa các bên. c) Tài sản tranh chấp ở nước ngoài Một trong những dấu hiệu để nhận biết tranh chấp thƣơng mại yếu tố nƣớc ngoài là tranh chấp đó liên quan đến khối lƣợng tài sản ở nƣớc ngoài. 12 Tài sản ở nƣớc ngoài là tài sản ở ngoài biên giới lãnh thổ của một quốc gia nhất định. Ví dụ, tranh chấp liên quan đến khối lƣợng hàng hoá ở nƣớc ngoài trong hợp đồng mua bán hàng hoá giữa hai công ty Việt Nam. d) Luật áp dụng để giải quyết TCTMCYTNN Trên thế giới, pháp luật điều chỉnh các quan hệ thƣơng mại quốc tế rất đa dạng và phong phú và chủ yếu bao gồm: điều ƣớc quốc tế, pháp luật các quốc gia, án lệ, tập quán thƣơng mại. Tuy nhiên, pháp luật Việt nam không coi án lệ là nguồn của pháp luật điều chỉnh các quan hệ thƣơng mại. i) Điều ước quốc tế: Điều ƣớc quốc tế về thƣơng mại đƣợc hiểu là sự thỏa thuận bằng văn bản đƣợc các quốc gia ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong quan hệ thƣơng mại quốc tế. Để giải quyết các TCTMCYTNN, các bên tranh chấp có thể viện dẫn đến những quy định tại các Điều ƣớc quốc tế về thƣơng mại. Một số Điều ƣớc quốc tế về thƣơng mại tiêu biểu trên thế giới có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ thƣơng mại quốc tế giữa các quốc gia, trong đó có Việt nam nhƣ: - Công ƣớc Viên về mua bán hàng hoá quốc tế đƣợc 11 quốc gia ký kết ngày 01/01/1980. Việt Nam chƣa phải là thành viên của Công ƣớc Viên, nhƣng Công ƣớc có thể đƣợc các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn làm luật điều chỉnh quan hệ thƣơng mại với các chủ thể nƣớc ngoài nếu việc lựa chọn đó không trái với các quy định của pháp luật Việt Nam. - Quy tắc LaHaye ngày 15/06/1955 về Luật áp dụng vào hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. - Công ƣớc Roma về luật áp dụng đối với các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đƣợc ký tại Rome ngày 19/06/1980. 13 - Hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam – Liên minh Châu Âu: Hiệp định này chứa đựng những điều khoản liên quan đến xuất xứ hàng hoá, hạn ngạch (quota) và quy định danh mục mặt hàng và hạn ngạch. Hiệp định trực tiếp điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp nƣớc ta với các thƣơng nhân trong liên minh Châu Âu. - Hiệp định thƣơng mại Việt – Mỹ (BTA): Hiệp định này đƣợc ký kết vào ngày 13/07/2000, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/12/2001. Cho đến nay, đây là hiệp định thƣơng mại song phƣơng mang tính tổng thể và bao quát nhất. Hiệp định không chỉ đề cập đến thƣơng mại hàng hoá mà còn chứa đựng những điều khoản về thƣơng mại dịch vụ, đầu tƣ và sở hữu trí tuệ. ii) Tập quán thương mại quốc tế Tập quán thƣơng mại quốc tế là những quy tắc xử sự phổ biến đƣợc thừa nhận và áp dụng rộng rãi ở một khu vực nhất định (tập quán khu vực) hoặc trên phạm vi toàn cầu (tập quán toàn cầu)[9, tr.34]. Các tập quán đƣợc hình thành từ lâu đời trong các quan hệ thƣơng mại quốc tế, khi đƣợc các chủ thể ký kết hợp đồng mua bán quốc tế chấp nhận sẽ trở thành nguồn luật điều chỉnh đối với các hợp đồng giữa các chủ thể đó với nhau. Trong quan hệ mua bán quốc tế, tập quán thƣơng mại đóng vai trò quan trọng, vì tuy có thể không đƣợc đề cập chính thức trong các văn bản giao dịch nhƣng trong thực tiễn mỗi khi có tranh chấp các tập quán thƣơng mại thƣờng đƣợc dẫn chiếu để áp dụng. Các tập quán thƣơng mại quốc tế đƣợc chia làm ba nhóm: các tập quán có tính nguyên tắc; các tập quán Toà án quốc tế chung và các tập quán thƣơng mại khu vực. Một trong những tập quán chung thông dụng trong mua bán quốc tế đƣợc nhiều nƣớc công nhận và áp dụng rộng rãi đó là Điều kiện thƣơng mại quốc tế (Incoterms) do Phòng Thƣơng mại Quốc tế (The International Chamber of Commerce – ICC ) soạn thảo và ban hành. 14 iii) Pháp luật quốc gia: Trong thực tiễn thƣơng mại quốc tế, bên cạnh các điều ƣớc quốc tế, tập quán pháp, án lệ, luật quốc gia có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ thƣơng mại. Luật quốc gia đƣợc áp dụng trong các quan hệ thƣơng mại quốc tế trong các trƣờng hợp: - Khi các bên trong quan hệ thƣơng mại có thoả thuận áp dụng luật của một bên là luật áp dụng điều chỉnh quan hệ giữa họ. - Khi điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế đƣợc quy định trong các điều ƣớc quốc tế liên quan quy định áp dụng luật quốc gia đƣợc áp dụng cho hợp đồng đó. Ví dụ, Điều 42 điểm b Công ƣớc Viên về mua bán hàng hoá quốc tế năm 1980 quy định “chiếu theo luật pháp của quốc gia có trụ sở thƣơng mại của ngƣời mua”. Trong hoạt động thƣơng mại quốc tế, luật quốc gia áp dụng thông thƣờng là luật của nƣớc bên bán nhƣng cũng có thể là luật của nƣớc bên mua, có thể là luật của nƣớc thứ ba, luật nơi ký hợp đồng, luật quốc tịch, luật nơi nghĩa vụ hợp đồng đƣợc thực hiện... 1.2 Giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài 1.2.1 Các yêu cầu đặt ra đối với việc giải quyết các TCTMCYTNN Giải quyết TCTMCYTNN là việc các bên tranh chấp thông qua các hình thức, thủ tục thích hợp tiến hành giải quyết các mâu thuẫn, xung đột, bất đồng về lợi ích kinh tế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ. Xuất phát từ những đặc thù của hoạt động thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài, việc giải quyết TCTMCYTNN phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau: Thứ nhất, việc giải quyết các TCTMCYTNN phải phù hợp với thông lệ quốc tế 15 Hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc giải quyết TCTMCYTNN không thể tách rời với yêu cầu phù hợp với thông lệ quốc tế. Để tạo ra môi trƣờng đầu tƣ thân thiện, cởi mở và an toàn cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, nhiều quốc gia đã và đang tiến hành sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về trọng tài của mình trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc chung trong Luật mẫu. Điều này có nghĩa là việc giải quyết TCTMCYTNN không chỉ đáp ứng đƣợc những yêu cầu của nền kinh tế trong nƣớc mà còn phải tôn trọng, tuân thủ các nguyên tắc, quy định chung đã đƣợc cộng đồng quốc tế thừa nhận. Nếu một quốc gia không tuân thủ các nguyên tắc này sẽ khiến cho các đối tác nƣớc ngoài cảm thấy lo ngại trƣớc những rủi ro có thể xảy ra đối với họ do sự khác biệt trong việc giải quyết tranh chấp thƣơng mại tại quốc gia đó so với các nƣớc khác và so với thông lệ quốc tế chung. Chính vì thế việc giải quyết TCTMCYTNN phải đƣợc đặt trong quỹ đạo chung của thế giới, phù hợp với pháp luật của các nƣớc cũng nhƣ pháp luật quốc tế. Thứ hai, việc giải quyết TCTMCYTNN phải tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên Yêu cầu này là nguyên tắc cơ bản đối với việc giải quyết các tranh chấp trong quá trình hoạt động thƣơng mại quốc tế. Các tranh chấp đều phát sinh từ những quan hệ đƣợc thiết lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và thoả thuận. Bởi vậy, khi giải quyết tranh chấp cũng phải đảm bảo tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp. Các bên tranh chấp hoàn toàn có quyền chủ động lựa chọn cho mình một hình thức giải quyết tranh chấp phù hợp với tính chất và nội dung tranh chấp, phù hợp với thiện chí và thái độ hợp tác của các bên. Các cơ quan giải quyết tranh chấp chỉ tham gia xử lý vụ tranh chấp nếu đƣợc một hoặc các bên đƣơng sự yêu cầu. Ngay cả khi đã đƣa tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án hoặc Trung tâm trọng tài rồi thì các bên tranh chấp vẫn có 16 thể hòa giải với nhau, đƣợc quyền rút đơn yêu cầu hay thay đổi nội dung yêu cầu. Thứ ba, việc giải quyết TCTMCYTNN phải nhanh chóng, chính xác và công bằng Thực tiễn cho thấy, các tranh chấp thƣơng mại nói chung, TCTMCYTNN nói riêng thƣờng liên quan đến giá trị tài sản lớn và bên phải thực hiện nghĩa vụ thƣờng cố tình trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ để chiếm dụng vốn của đối tác. Bởi vậy, một yêu cầu hàng đầu trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại là nhanh chóng, dứt điểm, tránh dây dƣa, kéo dài. Mặt khác, trong kinh doanh “thời gian là tiền bạc”. Nếu quá tập trung vào việc giải quyết tranh chấp, các bên có thể bỏ lỡ cơ hội kinh doanh tức là bỏ lỡ cơ hội có lợi nhuận, có khi còn lớn hơn giá trị đang tranh chấp. Hơn nữa, việc giải quyết tranh chấp không nhanh chóng, dứt điểm sẽ gây tâm lý căng thẳng kéo dài cho các thƣơng nhân và điều này chắc chắn sẽ ảnh hƣởng xấu đến hiệu quả kinh doanh. Nhƣng ngoài việc giải quyết TCTMCYTNN nhanh chóng thì sự phán quyết yêu cầu phải chính xác, đúng pháp luật. Phán quyết của cơ quan tài phán phải dựa trên các quy định của pháp luật, các tập quán thƣơng mại đƣợc thừa nhận rộng rãi ở trong và ngoài nƣớc và đặc biệt phán quyết đó phải tôn trọng sự thật khách quan của tranh chấp. Chỉ có nhƣ vậy thì hoạt động giải quyết tranh chấp mới tạo đƣợc niềm tin cho các bên tranh chấp. Việc giải quyết TCTMCYTNN cũng phải đảm bảo sự công bằng giữa các bên tranh chấp, đặc biệt trong trƣờng hợp các bên tranh chấp có quốc tịch khác nhau. Các thƣơng nhân nƣớc ngoài có thể chấm dứt quan hệ hợp tác, không tiếp tục đầu tƣ tại một quốc gia nếu nhƣ họ cảm thấy mình có thể phải gánh chịu những rủi ro, tổn thất vì pháp luật nƣớc sở tại thiếu tính công bằng. Sự đối xử bất bình đẳng giữa các bên tranh chấp sẽ khiến cho việc giải quyết 17 tranh chấp chỉ là hình thức, quyền lợi của các bên không đƣợc đảm bảo tƣơng xứng đồng thời làm giảm thiểu niềm tin của các thƣơng nhân vào tính chính xác, khách quan của pháp luật. Thứ tư, việc giải quyết TCTMCYTNN phải bảo đảm bí mật kinh doanh của các bên đồng thời duy trì quan hệ hợp tác vốn có giữa các bên Yêu cầu đảm bảo bí mật kinh doanh cũng là một yêu cầu quan trọng đối với việc giải quyết TCTMCYTNN. Mỗi doanh nghiệp đều có bí mật công nghệ, kỹ thuật, quy trình sản xuất, nghệ thuật quản lý của riêng mình. Trong khi đó, nếu tranh chấp đƣợc đƣa ra phân xử bởi một cơ quan tài phán ít nhiều sẽ tiết lộ bí quyết kinh doanh, công nghệ của các bên. Mặt khác, các bên tranh chấp rất ngại việc thông tin về vụ tranh chấp có thể bị lan rộng khiến cho các bên đang bị dính vào rắc rối bị giảm sút uy tín và mất đi nhiều cơ hội kinh doanh. Chính vì thế, các nhà kinh doanh luôn muốn lựa chọn những phƣơng thức giải quyết tranh chấp hiệu quả nhƣng phải kín đáo, không công khai. Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, quan hệ hợp tác với bạn hàng là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Khi tranh chấp phát sinh, quan hệ giữa các bên sẽ bị ảnh hƣởng. Hoạt động giải quyết tranh chấp phải giúp các bên tháo gỡ những bất đồng, góp phần làm cho các bên hiểu nhau hơn, và có thể vì vậy mà quan hệ hợp tác vốn có giữa các bên không những đƣợc duy trì mà còn đƣợc củng cố tốt đẹp hơn. Do đó, khi giải quyết tranh chấp thƣơng mại điều mà các nhà kinh doanh (đặc biệt là các nhà kinh doanh nƣớc ngoài đang đầu tƣ tại một quốc gia khác) rất quan tâm đến, bên cạnh yêu cầu về sự phân xử công minh còn là việc gìn giữ các quan hệ kinh doanh vốn có, là việc đảm bảo bí mật kinh doanh, tiết kiệm thời gian và chi phí. 1.2.2 Các phương thức giải quyết TCTMCYTNN 18 Mỗi nƣớc, tuỳ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, có thể có nhiều phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại. Các thƣơng nhân lựa chọn phƣơng thức giải quyết tranh chấp theo thói quen, tập quán thƣơng mại, tính hiệu quả và sự thuận lợi của phƣơng pháp giải quyết tranh chấp thƣơng mại. Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp thƣơng mại cũng nhƣ mặt bằng trình độ dân trí, văn hoá kinh doanh cũng là yếu tố quan trong tác động đến việc lựa chọn phƣơng thức giải quyết TCTMCYTNN. Tại Việt Nam, các bên tranh chấp có thể lựa chọn những phƣơng thức sau để giải quyết TCTMCYTNN: 1.2.2.1 Thương lượng Khi có tranh chấp xảy ra phƣơng thức giải quyết tranh chấp đơn giản nhất và thƣờng là nhanh nhất đó là thƣơng lƣợng (hay đàm phán trực tiếp) giữa các bên có tranh chấp hoặc tƣ vấn của họ. Giải quyết TCTMCYTNN bằng thƣơng lƣợng giúp các bên giảm thiểu đƣợc tối đa những rắc rối phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp bởi vì thủ tục tiến hành thƣơng lƣợng đơn giản, các bên hoàn toàn chủ động trong việc giải quyết tranh chấp và uy tín cũng nhƣ bí quyết kinh doanh của các bên không bị tổn hại. Tuy nhiên, do thƣơng lƣợng là hình thức giải quyết tranh chấp mang tính tự phát, không bị ràng buộc và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật nên có những hạn chế nhất định: thứ nhất, kết quả của quá trình thƣơng lƣợng không đƣợc cƣỡng chế thi hành; thứ hai, quá trình thƣơng lƣợng và đàm phán trực tiếp là một hoạt động khép kín, không có sự can thiệp, giám sát từ cơ quan pháp luật nên nhiều thỏa thuận, cam kết đạt đƣợc từ thƣơng lƣợng có thể trái với các nguyên tắc và nội dung của pháp luật, trật tự công cộng, đạo đức xã hội hoặc tạo cơ hội cho những tranh chấp, sai phạm pháp luật tiếp theo; thứ ba, nếu một trong các bên không thiện chí sẽ lợi dụng thƣơng lƣợng nhƣ một 19 kế sách hoãn binh, kéo dài thời gian giải quyết để đạt đƣợc những ý đồ, mục đích nhất định thì thƣơng lƣợng thành cái bẫy đối với những đối tác thiếu tỉnh táo và cả tin. 1.2.2.2 Hòa giải Nếu việc thƣơng lƣợng trực tiếp giữa các bên không đi đến kết quả, thì sự tham gia của bên thứ ba có thể có ích cho các bên đƣơng sự, nhất là khi họ có thể không cùng một quốc tịch. Khi đó, giải pháp hòa giải có thể đƣợc các bên lựa chọn để giải quyết các tranh chấp. Giải quyết TCTMCYTNN bằng hòa giải giúp các nhà kinh doanh giữ gìn đƣợc quan hệ kinh tế, giữ gìn đƣợc uy tín và sự tín nhiệm của bạn hàng, khách hàng. Kết quả hòa giải thành không đồng nghĩa với sự thắng – thua, không dẫn đến tình trạng đối đầu, căng thẳng nhƣ kết cục các vụ kiên tụng tại tòa án. 1.2.2.3 Tòa án Giải quyết tranh chấp thƣơng mại theo thủ tục tƣ pháp là hình thức giải quyết tranh chấp mà theo đó, một bên, bằng đơn kiện, yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp; và tòa án theo thủ tục luật định sẽ đƣa ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên[23, tr.91]. Điều hấp dẫn các bên tranh chấp chính là các phán quyết của Toà án đƣợc cƣỡng chế thi hành bằng sức mạnh của quyền lực nhà nƣớc bởi một cơ quan chuyên trách việc thi hành án. Điều đó có nghĩa là bên thắng trong quan hệ tranh chấp sẽ đƣợc đảm bảo về việc khôi phục những quyền lợi đã bị bên kia vi phạm. Tuy nhiên, TCTMCYTNN có những đặc thù và yêu cầu riêng nên việc lựa chọn Toà án của bất kỳ quốc gia nào để giải quyết tranh chấp cũng khiến cho một hoặc các bên tranh chấp cảm thấy không thực sự yên tâm bởi những lý do sau đây: 20 Thứ nhất, giải quyết tranh chấp theo thủ tục tƣ pháp là sự can thiệp của nhà nƣớc vào việc giải quyết các mâu thuẫn, xung đột về lợi ích trong quá trình tham gia các hoạt động kinh doanh của các cá nhân, tổ chức. Bên nƣớc ngoài, với sự thiếu tin tƣởng vào hệ thống tƣ pháp hoặc luật tố tụng của quốc gia khác, cùng với sự khác biệt về những chuẩn mực công bằng, đạo đức, trật tự xã hội... giữa các quốc gia chính là yếu tố khiến họ không yên tâm khi lựa chọn Toà án quốc gia để giải quyết các tranh chấp. Thứ hai, nguyên tắc Toà án xét xử công khai khiến cho các bên tranh chấp e ngại đƣa tranh chấp ra chốn công đƣờng bởi không muốn những bí mật trong hoạt động kinh doanh của mình cũng nhƣ thông tin về vụ tranh chấp bị tiết lộ. Thứ ba, thủ tục tố tụng của tòa án thƣờng kéo dài, phức tạp không phù hợp với sự mềm dẻo, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh. 1.2.2.4 Trọng tài Thông thƣờng hầu hết các tranh chấp thƣơng mại quốc tế đều đƣợc giải quyết bằng phƣơng thức trọng tài vì đây là phƣơng thức kết hợp đƣợc các yếu tố ƣu việt so với các các phƣơng thức khác. Trên thế giới, trọng tài thƣơng mại tồn tại từ nhiều thế kỷ. Ở những nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển, phần lớn các tranh chấp kinh tế - thƣơng mại đƣợc giải quyết thông qua thủ tục trọng tài. Giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Trọng tài viên, với tƣ cách là bên thứ ba độc lập, nhằm chấm dứt mâu thuẫn, xung đột bằng việc đƣa ra phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thi hành. Phƣơng thức trọng tài có nhiều điểm phù hợp với việc giải quyết TCTMCYTNN, đáp ứng đƣợc yêu cầu của các bên tranh chấp, cụ thể: 21 Thứ nhất, giải quyết TCTMCYTNN tạo điều kiện tối đa để phát huy khả năng tự định đoạt của các bên tranh chấp. Nếu nhƣ tòa án là cơ quan đại diện cho quyền lực nhà nƣớc khi xét xử, nhân danh nhà nƣớc để ra phán quyết thì Trọng tài là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp (phi chính phủ), là một “tòa án tƣ”, nhân danh ý chí của các bên tranh chấp để ra phán quyết[17, tr.72]. Thứ hai, Trọng tài giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc xét xử không công khai, có nghĩa là trọng tài chỉ cho phép những ngƣời không liên quan đến tranh chấp tham gia phiên xét xử khi đƣợc các bên tranh chấp đồng ý. Thứ ba, phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng tạo ra cho các bên đƣơng sự cơ hội để tự chọn lấy “Thẩm phán” của riêng mình, điều mà tại ngƣời ta không thực hiện đƣợc tại Tòa án. Một hoặc nhiều Trọng tài viên đƣợc chọn là những chuyên gia trong lĩnh vực đang có tranh chấp, có khả năng nắm bắt và giải quyết nhanh nhất những vấn đề mà các bên đƣơng sự yêu cầu. Thứ tƣ, thủ tục trọng tài thƣờng linh hoạt và “thoáng” hơn thủ tục tố tụng của tòa án, do vậy tranh chấp có thể đƣợc giải quyết nhanh và hiệu quả hơn. Các bên còn có thể tự thoả thuận xây dựng quy tắc tố tụng riêng để giải quyết vụ tranh chấp. Tuy nhiên, không có nghĩa là giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chỉ có ƣu điểm mà không có nhƣợc điểm. Thứ nhất, với điều kiện thực tế của Việt nam hiện nay thì chi phí trọng tài không rẻ hơn chi phí cho các phƣơng thức giải quyết tranh chấp khác, đặc biệt là lệ phí trọng tài và phí tổn cho Trọng tài viên (không giống tiền lƣơng của Thẩm phán) do các bên thanh toán không hề thấp. Thứ hai, Hội đồng trọng tài chỉ có thẩm quyền hạn chế. Với tính chất “phi chính phủ” của mình, trọng tài không thể tự mình ra các quyết định mang tính cƣỡng chế thi hành nhƣ quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời... 22 Mặc dù vậy, phƣơng thức trọng tài vẫn thƣờng đƣợc ƣa thích lựa chọn để giải quyết tranh chấp trong hoạt động thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài. Đối với các tranh chấp xảy ra trong phạm vi một quốc gia nếu các bên đƣơng sự muốn có một quyết định phân xử có tính cƣỡng chế thi hành thì chỉ có thể lựa chọn hoặc là Toà án quốc gia hoặc là Trọng tài quốc gia để giải quyết tranh chấp. Nhƣng xét về phƣơng diện quốc tế thì không thể có sự lựa chọn nhƣ vậy đƣợc. Không hề có một Toà án quốc tế để chuyên về giải quyết các tranh chấp thƣơng mại quốc tế. Trên thực tế, chỉ có sự lựa chọn giữa việc đƣa tranh chấp ra Toà án quốc gia, Trọng tài quốc gia hoặc đƣa ra Trọng tài quốc tế. Lựa chọn Toà án một quốc gia, tức là chấp nhận tuân thủ quyết định mang tính chủ quyền của Toà án của quốc gia đó mà trong hầu hết các vụ việc nhiều hay ít đều có “tính thiên vị” đối với công dân hay tổ chức của nƣớc mình. Trong khi đó, các bên đƣơng sự đang tranh chấp có nhiều sự lựa chọn tự do hơn khi họ dùng đến phƣơng thức Trọng tài quốc tế. Trƣớc hết, đó là các tổ chức trọng tài quốc tế phổ biến nhƣ Trọng tài ICSID của Trung tâm giải quyết các tranh chấp về đầu tƣ, trọng tài theo Luật mẫu của Uỷ ban Pháp luật quốc tế UNCITRAL của Liên hợp quốc về Trọng tài Thƣơng mại quốc tế, trọng tài ICC của Phòng Thƣơng mại quốc tế, rồi đến các tổ chức trọng tài quốc tế của các quốc gia nhƣ Hiệp hội Trọng tài Mỹ (AAA), Trung tâm trọng tài quốc tế Luân Đôn của Anh... 1.2.3 Vai trò của trọng tài trong việc giải quyết TCTMCYTNN Trọng tài ở các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển đã có lịch sử lâu đời và đƣợc xã hội tiếp nhận nhƣ một thiết chế giải quyết tranh chấp quan trọng, hữu hiệu. Đó là một phƣơng thức giải quyết tranh chấp “ do chính các thƣơng gia lập nên và hoạt động trƣớc tiên vì các thƣơng gia” [23, tr.217]. Chính vì thế, trọng tài có vai trò quan trọng đối với việc giải quyết các tranh chấp thƣơng mại nói chung, các TCTMCYTNN nói riêng: 23 - Trọng tài là cơ quan tài phán có vai trò hỗ trợ đắc lực cho Toà án trong việc giải quyết tranh chấp. Sự phát triển của trọng tài thƣơng mại kèm theo số lƣợng các vụ tranh chấp thƣơng mại đƣợc giải quyết bằng trọng tài ngày càng tăng đã giúp giải quyết nhanh chóng các tranh chấp thƣơng mại, giảm bớt gánh nặng của cơ quan Tòa án... Là một phƣơng thức giải quyết tranh chấp tồn tại song song, độc lập với tòa án cũng nhƣ các phƣơng thức giải quyết tranh chấp khác trọng tài đã “chia sẻ” với Tòa án trách nhiệm phân xử những mâu thuẫn, bất đồng của các thƣơng nhân trong và ngoài nƣớc khi họ tiến hành hợp tác kinh doanh với nhau, góp phần làm bình ổn, lành mạnh hoá các quan hệ thƣơng mại. Nếu không có phƣơng thức trọng tài các tranh chấp thƣơng mại sẽ chỉ tập trung tại Tòa án dẫn đến tình trạng quá tải tại các cơ quan này đồng thời khiến cho việc xử lý các tranh chấp bị chậm chễ, không dứt điểm, gây tổn hại đến các quan hệ kinh tế. - Giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng trọng tài bảo đảm tối đa quyền tự do thoả thuận của các bên trong việc giải quyết tranh chấp. Trọng tài nhân danh ý chí của các bên tranh chấp để ra phán quyết. Do đó phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thƣờng mang đến cho các bên nhiều cơ hội để hòa giải, làm giảm bớt mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên tranh chấp. - Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng sẽ rút ngắn thời gian kiện tụng, làm giảm thiểu những chi phí, tổn thất do việc theo kiện và đảm bí mật kinh doanh cho các bên tranh chấp. - Đặc biệt, đối với doanh nghiệp Việt Nam, việc giải quyết tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài bằng trọng tài Việt Nam sẽ giúp họ đƣợc tham gia vụ kiện ngay tại “sân nhà”. Trƣớc đây, các doanh nghiệp Việt Nam thƣờng yếu thế hơn khi đàm phán với đối tác nƣớc ngoài để lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp và nhiều khi phải miễn cƣỡng chọn trọng tài nƣớc ngoài để giải quyết tranh chấp do “họ không thể bào chữa đƣợc cho cái thiếu và cái yếu của pháp 24 luật trọng tài tại Việt Nam”[26, tr.62]. Việc ban hành PLTTTM cùng với sự phát triển của hệ thống các Trung tâm trọng tài trong nƣớc sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có căn cứ lựa chọn trọng tài Việt Nam để giải quyết các tranh chấp thƣơng mại. 1.3 Pháp luật về giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài Pháp luật về giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài đƣợc cấu thành bởi hai bộ phận có mối quan hệ khăng khít là pháp luật hình thức và pháp luật nội dung. Nếu nhƣ pháp luật hình thức quy định về cách thức, trình tự, thủ tục để giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế bằng trọng tài thì những quy định của pháp luật nội dung chính là căn cứ pháp lý để trọng tài xem xét, đánh giá và đƣa ra quyết định phân xử vụ tranh chấp. 1.3.1 Pháp luật nội dung: Pháp luật nội dung là tất cả những điều khoản có liên quan trong các điều ƣớc quốc tế, tập quán quốc tế, pháp luật quốc gia... đƣợc áp dụng để điều chỉnh quan hệ TCTMCYTNN. Việc giải quyết những quan hệ tranh chấp thƣơng mại trong phạm vi một quốc gia sẽ chỉ căn cứ vào những quy định cụ thể trong pháp luật về thƣơng mại của quốc gia đó nhƣng để giải quyết các tranh chấp thƣơng mại có kèm theo yếu tố nƣớc ngoài thì hoàn toàn không đơn giản nhƣ vậy. TCTMCYTNN tất yếu dẫn đến việc điều chỉnh của hai hay nhiều hệ thống pháp luật. Trên thực tế, pháp luật nội dung của các nƣớc không hoàn toàn giống nhau, thậm chí trái ngƣợc nhau do đó đòi hỏi phải lựa chọn một hệ thống pháp luật xác định để giải quyết quan hệ tranh chấp. Hiện tƣợng này, trong tƣ pháp quốc tế gọi là xung đột pháp luật. 1.3.1.1 Sự xung đột pháp luật của các bên Xung đột pháp luật về TCTMCYTNN là hiện tƣợng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể đƣợc áp dụng để điều chỉnh một quan 25 hệ tranh chấp. Do đó, khi giải quyết một vụ TCTMCYTNN thì việc đầu tiên phải giải quyết của Hội đồng trọng tài là chọn luật áp dụng. Việc xác định hệ thống pháp luật nào sẽ điều chỉnh quan hệ tranh chấp trƣớc hết căn cứ vào thoả thuận của các bên tranh chấp. Trong trƣờng hợp không có thỏa thuận chọn luật áp dụng giữa các bên tranh chấp hoặc thỏa thuận quá chung chung, không rõ ràng thì Hội đồng trọng tài sẽ quyết định việc lựa chọn pháp luật dựa vào các quy phạm xung đột trong pháp luật quốc gia, điều ƣớc quốc tế.... Để giải quyết các TCTMCYTNN tại Việt Nam không chỉ pháp luật Việt Nam mà các hệ thống pháp luật khác cũng có thể đƣợc lựa chọn để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Chẳng hạn, trong tranh chấp giữa các thƣơng nhân Việt Nam với các thƣơng nhân nƣớc ngoài thì cả pháp luật Việt Nam, pháp luật mà thƣơng nhân nƣớc ngoài kia mang quốc tịch thậm chí các điều ƣớc quốc tế, tập quán thƣơng mại hay pháp luật của một nƣớc thứ ba khác (nếu các bên có thỏa thuận) đều có thể đƣợc áp dụng để giải quyết tranh chấp. PLTTTM quy định Hội đồng trọng tài sẽ chọn pháp luật để giải quyết vụ tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài theo nguyên tắc áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn. Trong trƣờng hợp các bên không lựa chọn đƣợc pháp luật để giải quyết vụ tranh chấp thì Hội đồng Trọng tài quyết định (Khoản 2 Điều 7, khoản 5 Điều 49 PLTTTM). 1.3.1.2 Sự xung đột giữa thoả thuận các bên và pháp luật Đối với việc giải quyết những quan hệ tranh chấp trong nƣớc, vấn đề xung đột pháp luật giữa thỏa thuận các bên và pháp luật không đƣợc đặt ra bởi lẽ chỉ những thỏa thuận phù hợp với các quy định của pháp luật quốc gia mới đƣợc phép tiến hành trên thực tế. Tuy nhiên, do TCTMCYTNN liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật mà nội dung của chúng có thể khác nhau nên dẫn đến tình trạng thoả thuận giữa các bên tranh chấp có thể trái với các quy 26 định của một, một số hoặc tất cả các hệ thống pháp luật đó. Liên quan đến vấn đề này có thể xảy ra các trƣờng hợp: - Thoả thuận của các bên có thể trái pháp luật của một quốc gia nhƣng lại phù hợp với pháp luật của quốc gia khác. Ví dụ, các bên thoả thuận lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp phát sinh từ một lĩnh vực mà theo pháp luật của quốc gia A lĩnh vực này không thuộc thẩm quyền của trọng tài nhƣng theo pháp luật quốc gia B lĩnh vực đó lại thuộc thẩm quyền của trọng tài. - Thỏa thuận của các bên trái với quy định của tất cả các hệ thống pháp luật có liên quan đến tranh chấp. 1.3.2 Pháp luật hình thức Pháp luật hình thức liên quan đến việc giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài tại Việt Nam bao gồm hai bộ phận: PLTTTM và các văn bản hƣớng dẫn thi hành; Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài hoặc quy tắc tố tụng theo sự thỏa thuận của các bên tranh chấp. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hình thức về giải quyết TCTMCYTNN tại Việt Nam mà trọng tâm là quy định pháp luật của PLTTTM. PLTTTM và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Để tạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập, tổ chức và hoạt động của trọng tài, các quốc gia trên thế giới đều có những quy định pháp luật về vấn đề này. Rất nhiều quốc gia đã ban hành văn bản luật trọng tài riêng rẽ, có hiệu lực pháp lý cao nhƣ luật trọng tài Trung Hoa (1994), luật trọng tài Braxin (1996), luật trọng tài Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, luật trọng tài quốc tế của Singapore (1994), luật trọng tài Thái Lan (1997)... Tại Việt Nam, việc ban hành PLTTTM năm 2003 và Nghị định số 25/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/01/2004 hƣớng dẫn chi tiết một số nội dung của PLTTTM là một bƣớc tiến 27 rõ rệt trong quá trình hoàn thiện pháp luật về trọng tài thƣơng mại của nƣớc ta. Các quy định của PLTTTM liên quan đến việc giải quyết TCTMCYTNN tập trung vào bốn vấn đề lớn đó là: thẩm quyền của trọng tài, việc xác định luật nội dung và quy tắc tố tụng, các biện pháp của Toà án nhằm hỗ trợ cho các bên tranh chấp, thủ tục giải quyết tranh chấp. PLTTTM cũng có một điều khoản riêng (Điều 49) để quy định về việc giải quyết vụ tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài bằng trọng tài. Về thẩm quyền của trọng tài, PLTTTM sẽ giải quyết những vụ TCTMCYTNN nếu trƣớc hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài. TCTMCYTNN phải thỏa mãn hai đặc điểm là tranh chấp phát sinh từ hoạt động thƣơng mại và có chứa yếu tố nƣớc ngoài căn cứ theo các quy định tại khoản 3, 4 Điều 2 PLTTTM. Đối với thỏa thuận trọng tài, PLTTTM quy định những điều kiện để xác định tính hợp pháp của một thỏa thuận trọng tài bao gồm điều kiện về hình thức, nội dung, năng lực chủ thể ký kết thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài sẽ bị coi là vô hiệu nếu vi phạm một trong những trƣờng hợp quy định tại Điều 10 của PLTTTM. Liên quan đến việc xác định luật nội dung và quy tắc tố tụng, PLTTTM quy định những nội dung chủ yếu sau: - Nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết vụ tranh chấp nhƣ sau: Hội đồng trọng tài xác định luật nội dung giải quyết vụ tranh chấp căn cứ vào sự lựa chọn của các bên. Việc lựa chọn pháp luật nƣớc ngoài và việc áp dụng pháp luật nƣớc ngoài không đƣợc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Trong trƣờng hợp các bên không lựa chọn đƣợc pháp luật để giải quyết vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài quyết định căn cứ vào các quy phạm xung đột trong các văn bản pháp luật có liên quan. 28 - Vấn đề lựa chọn quy tắc tố tụng: Các bên có quyền thỏa thuận áp dụng quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài hoặc áp dụng các quy tắc tố tụng trọng tài khác. Các biện pháp của Toà án nhằm hỗ trợ cho các bên tranh chấp là rất cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp đƣợc nhanh chóng chính xác, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên. Theo quy định của PLTTTM, các biện pháp đó bao gồm: - Xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài; - Chỉ định, thay đổi Trọng tài viên khi một bên (hoặc các bên) từ chối chỉ định Trọng tài viên, khi các bên phản đối, Trọng tài viên tự khƣớc từ; - Xem xét áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của các bên tham gia tố tụng trọng tài; - Hủy quyết định trọng tài. PLTTTM Việt Nam cũng đã dành hẳn một chƣơng để quy định về tố tụng trọng tài (Chƣơng V, điều 19 đến điều 49 ) với các nội dung chi tiết về đơn kiện, thành lập Hội đồng trọng tài, phiên họp xét xử, ra quyết định trọng tài, thi hành quyết định trọng tài. Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài hoặc quy tắc tố tụng theo sự thỏa thuận của các bên: Thông thƣờng, pháp luật về trọng tài của các nƣớc chỉ quy định những vấn đề có tính nguyên tắc về tố tụng trọng tài còn các thủ tục, trình tự cụ thể đều do các Trung tâm trọng tài tự xây dựng. Tƣơng tự, các Trung tâm trọng tài Việt Nam đƣợc phép tự xây dựng Điều lệ và Quy tắc tố tụng của mình nhƣng không đƣợc trái với những quy định củaPLTTTM (Điều 17 khoản 1 PLTTTM). Ví dụ, hiện nay Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam đang áp dụng bản Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2004. 29 Bên cạnh đó, các bên tranh chấp có quyền lựa chọn các Quy tắc tố tụng trọng tài khác ngoài các Quy tắc tố tụng của các Trung tâm trọng tài Việt nam để giải quyết vụ tranh chấp của mình. Thông thƣờng, các bên thƣờng thỏa thuận lựa chọn áp dụng các Quy tắc trọng tài nổi tiếng trên thế giới nhƣ Quy tắc tố tụng trọng tài của Ủy ban Pháp luật Thƣơng mại Quốc tế của Liên hợp quốc hay Quy tắc hoà giải và trọng tài của Phòng thƣơng mại quốc tế (ICC)... Ngoài ra, trong một số quan hệ cụ thể (ví dụ, các bên yêu cầu Toà án áp dụng các biện pháp hỗ trợ) còn phải chịu sự điều chỉnh của Bộ luật tố tụng dân sự. 1.3.3 Quan hệ giữa pháp luật – quy tắc tố tụng và sự thoả thuận của các bên trong việc giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài Nếu tranh chấp thƣơng mại xảy ra trong nội bộ quốc gia thì các bên không có quyền thoả thuận về việc áp dụng pháp luật (bao gồm luật hình thức và nội dung) giải quyết tranh chấp bởi lẽ đƣơng nhiên pháp luật của quốc gia đó đƣợc áp dụng để giải quyết tranh chấp. Đối với các TCTMCYTNN, do có ít nhất hai hệ thống pháp luật quốc gia khác nhau có thể áp dụng để giải quyết tranh chấp nên các bên có quyền thỏa thuận để lựa chọn một hệ thống pháp luật nhất định điều chỉnh quan hệ tranh chấp. Đồng thời các bên cũng tự do xác định một Quy tắc tố tụng trọng tài bất kỳ cho vụ tranh chấp. Có thể nói, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tạo cho các bên quyền tự định đoạt tối đa trong việc lựa chọn luật áp dụng. Do đó, khi tham gia vào một quan hệ thƣơng mại quốc tế, các bên cần đặc biệt chú trọng thỏa thuận các điều khoản liên quan đến việc giải quyết tranh chấp, bởi lẽ đó chính là cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh (nếu có) một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nếu các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài thì trong điều khoản về giải quyết tranh chấp các bên phải làm rõ luật áp dụng cho hợp đồng, tên Trung tâm trọng tài xác định, quy tắc tố tụng để giải quyết 30 tranh chấp... Xét về mặt nguyên tắc, thỏa thuận của các bên về những vấn đề trên đƣợc tôn trọng trên thực tế. Khi đã lựa chọn pháp luật (hình thức và nội dung) về trọng tài để giải quyết các tranh chấp của mình, các bên phải nghiêm chỉnh thực hiện theo những quy định pháp luật mà mình đã chọn. Nói cách khác, khi thống nhất lựa chọn một hệ thống pháp luật nhất định điều chỉnh quan hệ tranh chấp của mình các bên phải tuân thủ các điều khoản của hệ thống pháp luật đó cho dù các quy định pháp luật đó có thể sẽ gây bất lợi cho mình. Các quy định của pháp luật cũng chính là những căn cứ để đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp của thỏa thuận giữa các bên tranh chấp. 31 Ch­¬ng 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI BẰNG TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM 2.1 Về thẩm quyền giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài tại Việt Nam Theo khoản 1 Điều 2 PLTTTM, trọng tài là phƣơng thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thƣơng mại đƣợc các bên thỏa thuận. Nhƣ vậy, một vụ TCTMCYTNN thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài khi đáp ứng đủ hai điều kiện sau: thứ nhất, tranh chấp phát sinh từ hoạt động thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài; thứ hai, các bên có thỏa thuận chọn trọng tài để giải quyết vụ tranh chấp đó. 2.1.1 Các TCTMCYTNN được giải quyết bằng trọng tài Việt Nam Theo quy định của PLTTTM các Trung tâm trọng tài Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài. Điều 2, khoản 4 PLTTTM quy định: “Tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thƣơng mại mà một bên hoặc các bên là ngƣời nƣớc ngoài, pháp nhân nƣớc ngoài tham gia hoặc căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ có tranh chấp phát sinh ở nƣớc ngoài hoặc tài sản liên quan đến tranh chấp đó ở nƣớc ngoài”. Hoạt động thƣơng mại đƣợc PLTTTM hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm “việc thực hiện một hay nhiều hành vi thƣơng mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thƣơng mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tƣ vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tƣ; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đƣờng hàng không, đƣờng biển, đƣờng sắt, đƣờng bộ và các 32 hành vi thƣơng mại khác theo quy định của pháp luật” (Khoản 3 Điều 2 PLTTTM). Định nghĩa này phù hợp với quan điểm của nhiều tổ chức thƣơng mại quốc tế và đa số các quốc gia trên thế giới. Bằng các quy định của mình, PLTTTM đã mở rộng thẩm quyền trọng tài theo hƣớng phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở pháp lý để trọng tài thƣơng mại Việt Nam tiến gần với các Trung tâm trọng tài quốc tế trên thế giới về mặt thẩm quyền trong việc giải quyết TCTMCYTNN. Điều này vô cùng có ý nghĩa bởi trƣớc đây nếu những tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài phát sinh từ lĩnh vực xây dựng, đầu tƣ, tài chính, bảo hiểm... sẽ không đƣợc coi là tranh chấp thƣơng mại và không thể đƣa ra giải quyết tại các Trung tâm trọng tài của Việt Nam. Các thƣơng nhân nếu muốn giải quyết những tranh chấp dạng này bằng phƣơng thức trọng tài phải lựa chọn các Trung tâm trọng tài tại các quốc gia khác. Tuy nhiên, việc định nghĩa theo cách liệt kê cụ thể các hành vi đƣợc coi là hoạt động thƣơng mại nhƣ quy định tại khoản 3 Điều 2 của PLTTTM có nhƣợc điểm là thiếu tính khái quát, không bao quát hết những hoạt động thƣơng mại trên thực tế cũng nhƣ không dự liệu đƣợc những hoạt động thƣơng mại có thể đƣợc thực hiện trong tƣơng lai. Hiện nay quan hệ thƣơng mại của Việt Nam với các nƣớc trên thế giới sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là khi chúng ta sắp gia nhập vào WTO. Việc mở rộng các quan hệ thƣơng mại với các đối tác nƣớc ngoài tất yếu kéo theo sự gia tăng các tranh chấp thƣơng mại quốc tế với nhiều nội dung đa dạng và tính chất phức tạp, trong đó có rất nhiều dạng tranh chấp mới phát sinh. Do đó, PLTTTM quy định theo hƣớng liệt kê các lĩnh vực tranh chấp thƣơng mại có thể đƣợc giải quyết bằng trọng tài sẽ làm hạn chế khả năng mở rộng thẩm quyền của trọng tài đối với những dạng tranh chấp mới hình thành trong tƣơng lai. 33 Bên cạnh đó, các quy định liên quan đến chủ thể của quan hệ TCTMCYTNN vẫn chƣa đƣợc cụ thể, đầy đủ, cách sử dụng thuật ngữ chƣa chuẩn xác, thể hiện: Thứ nhất, PLTTTM quy định chủ thể của các hoạt động thƣơng mại là các cá nhân, tổ chức kinh doanh. Tuy nhiên PLTTTM không giải thích thế nào là cá nhân, tổ chức kinh doanh? Liệu có thể hiểu là những cá nhân, tổ chức phải đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hay là nên hiểu kinh doanh là kiếm lợi (mục đích lợi nhuận)? Cách quy định này chƣa xác định rõ các tiêu chuẩn để trở thành chủ thể của quan hệ thƣơng mại nói chung, quan hệ tranh chấp thƣơng mại nói riêng. Thứ hai, việc quy định một hoặc các bên chủ thể của quan hệ TCTMCYTNN là ngƣời nƣớc ngoài, pháp nhân nƣớc ngoài là chƣa đầy đủ bởi lẽ còn thiếu các trƣờng hợp liên quan đến yếu tố “cƣ trú” của chủ thể (vì ngƣời nƣớc ngoài hay pháp nhân nƣớc ngoài đƣợc xác định trong luật Việt Nam chỉ dựa trên yếu tố quốc tịch). Nếu căn cứ theo quy định này, tranh chấp phát sinh giữa một bên là công dân Việt Nam cƣ trú tại Việt Nam với một bên là công dân Việt Nam cƣ trú tại nƣớc ngoài sẽ không đƣợc coi là tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài. Ngoài ra, để xác định phạm vi các TCTMCYTNN, PLTTTM chƣa đề cập đến những tranh chấp có tính chất kinh doanh, thƣơng mại nhƣng không đƣợc giải quyết theo thủ tục trọng tài. Trên thế giới nhiều nƣớc quy định rõ những tranh chấp không đƣợc giải quyết theo thủ tục trọng tài. Ví dụ, ở Pháp, Đức, Anh, tranh chấp về phát minh không đƣợc phép trọng tài, còn tranh chấp về lixăng thì lại đƣợc phép trọng tài. Ở Canađa, cả hai loại tranh chấp trên có thể là đối tƣợng của trọng tài[18, tr.222]. Thông thƣờng, các tranh chấp không đƣợc giải quyết theo thủ tục trọng tài là những tranh chấp không chỉ liên quan đến quyền và lợi ích của bản thân các đƣơng sự mà còn liên quan đến quyền 34 lợi của ngƣời thứ ba hoặc lợi ích công cộng. Nếu cho phép trọng tài giải quyết các tranh chấp đó sẽ dẫn đến việc xâm phạm quyền lợi của ngƣời thứ ba hoặc lợi ích công cộng. Do vậy, nhà nƣớc cần nắm quyền tài phán đối với các tranh chấp đó nhằm đảm bảo sự công bằng cho các bên và bảo vệ lợi ích công cộng. 35 2.1.2 Hiệu lực của thoả thuận trọng tài Các Trung tâm trọng tài Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài phát sinh trong lĩnh vực thƣơng mại khi trƣớc hoặc sau khi tranh chấp xảy ra các bên có thoả thuận chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp. Khắc phục tình trạng thiếu hụt, không rõ ràng của pháp luật trọng tài trƣớc kia về thoả thuận trọng tài, PLTTTM đã dành hẳn một chƣơng để quy định về thoả thuận trọng tài với những nội dung tƣơng đối rõ ràng, chi tiết và đầy đủ về hình thức, nội dung của thoả thuận trọng tài, thoả thuận trọng tài vô hiệu, quan hệ giữa điều khoản trọng tài với hợp đồng. Xét một cách khái quát, một thoả thuận trọng tài có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện về hình thức, nội dung và chủ thể ký kết. Về hình thức của thoả thuận trọng tài, Điều 9, khoản 1 của PLTTTM quy định hình thức pháp lý của thoả thuận trọng tài phải đƣợc thể hiện dƣới dạng văn bản. Thoả thuận trọng tài thông qua thƣ, điện báo, telex, fax, thƣ điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài đƣợc coi là thoả thuận trọng tài bằng văn bản. Quy định thoả thuận trọng tài phải đƣợc thể hiện dƣới dạng văn bản là một quy định đƣợc Luật mẫu (Điều 7) cũng nhƣ nhiều quốc gia khác trên thế ghi nhận. Nếu một thoả thuận trọng tài không đáp ứng yêu cầu về mặt hình thức thì theo quy định tại Điều 10, khoản 5 của PLTTTM thoả thuận trọng tài đó sẽ bị vô hiệu. Một điểm mới, tiến bộ của PLTTTM đó là ghi nhận về mặt pháp lý sự độc lập của thoả thuận trọng tài trong mối quan hệ với hợp đồng đã đƣợc ký kết giữa các bên. Về mặt hình thức, thoả thuận trọng tài có thể là điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc là một thỏa thuận riêng nhƣng hiệu lực pháp lý của nó không bị lệ thuộc vào hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng hoàn toàn không ảnh hƣởng đến hiệu lực của điều khoản trọng tài. 36 Liên quan đến vấn đề xác định thẩm quyền của trọng tài theo thỏa thuận của các bên, một nguyên tắc đƣợc thừa nhận rộng rãi trên thế giới cũng đƣợc PLTTTM ghi nhận đó là trong trƣờng hợp vụ tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trƣờng hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu (Điều 5 PLTTTM). Điều khoản trọng tài chỉ bị vô hiệu khi vi phạm một trong những trƣờng hợp đƣợc liệt kê tại Điều 10 PLTTTM, cụ thể: - Thứ nhất, tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thƣơng mại. Theo quy định này, chỉ những tranh chấp phát sinh từ các hoạt động thƣơng mại đã đƣợc ghi nhận tại khoản 3 Điều 2 PLTTTM các bên mới có quyền thoả thuận để yêu cầu trọng tài giải quyết. Các tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực nhƣ hôn nhân gia đình, thừa kế, quyền sở hữu, bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng... là các tranh chấp không thuộc hoạt động thƣơng mại. Đối với những tranh chấp dạng này, dù các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài phù hợp với tất cả các điều kiện khác của pháp luật thì thoả thuận trọng tài đó vẫn bị coi là vô hiệu. - Thứ hai, ngƣời ký thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật. Đó là các trƣờng hợp nhƣ ngƣời ký kết không phải là đại diện hợp pháp của pháp nhân hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền ký kết vƣợt quá phạm vi đƣợc uỷ quyền... - Thứ ba, một bên ký kết thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Ví dụ, một công dân Việt Nam mới mƣời bảy tuổi ký thoả thuận trọng tài với đại diện hợp pháp của một pháp nhân sẽ bị coi là vô hiệu bởi vì theo quy định của Điều 22 Bộ luật dân sự, ngƣời từ đủ sáu tuổi tới chƣa đủ mƣời tám tuổi là ngƣời không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. 37 - Thứ tƣ, thoả thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tƣợng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thoả thuận bổ sung. - Thứ năm, hình thức của thoả thuận trọng tài không đƣợc lập thành văn bản theo quy định của pháp luật theo quy định tại Điều 9 của PLTTTM. - Thứ sau, bên ký kết thoả thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe dọa và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu. Nhìn chung, các căn cứ để xem xét tính hợp pháp của một thoả thuận trọng tài trên đây cũng đƣợc áp dụng phổ biến tại các quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử các tranh chấp thƣơng mại nói chung, TCTMCYTNN nói riêng trong thời gian qua cho thấy một số trƣờng hợp quy định tại Điều 10 PLTTTM chƣa thật sự rõ ràng nên đã dẫn đến những cách hiểu không thống nhất khi xem xét tính hiệu lực của thoả thuận trọng tài. Trƣớc hết, tại khoản 2 Điều 10 PLTTTM quy định là thoả thuận trọng tài vô hiệu khi ngƣời ký thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật. Nói cách khác một thoả thuận trọng tài hợp pháp bắt buộc phải đƣợc ký bởi những ngƣời có thẩm quyền ví dụ nhƣ giám đốc doanh nghiệp (trong trƣờng hợp giám đốc là ngƣời đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp) hoặc ngƣời đƣợc giám đốc ủy quyền... Tuy nhiên, quy định này chƣa dự liệu đến những tình huống phát sinh khác có thể xảy ra trên thực tế. Ví dụ, Trung tâm trọng tài X thụ lý giải quyết vụ tranh chấp thƣơng mại giữa hai công ty A và công ty B (là công ty nƣớc ngoài) theo thoả thuận trọng tài đã ký giữa họ. Trƣớc khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, công ty A có đơn khiếu nại gửi lên Hội đồng trọng tài đang xem xét vụ tranh chấp với nội dung ngƣời đã ký thoả thuận trọng tài của công ty B không có thẩm quyền do đó thoả thuận trọng tài vô hiệu. Tuy nhiên, ngay sau đó ngƣời có thẩm quyền ký kết 38 thoả thuận trọng tài của công ty B đang ở nƣớc ngoài đã có văn bản gửi cho Hội đồng trọng tài với nội dung chấp nhận thoả thuận trọng tài đã đƣợc ngƣời không có thẩm quyền của công ty ký kết trƣớc đó. Liệu trong trƣờng hợp này Hội đồng trọng tài có thể căn cứ vào văn bản của ngƣời đại diện có thẩm quyền của công ty B để xác định tính hợp pháp của thoả thuận trọng tài giữa các bên và tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp? Hay Hội đồng trọng tài sẽ phải yêu cầu đích thân ngƣời có thẩm quyền của công ty B ký vào thoả thuận trọng tài theo đúng quy định của pháp luật? Cần lƣu ý rằng yêu cầu tƣởng chừng đơn giản và đơn thuần chỉ mang tính hình thức này sẽ ảnh hƣởng đến tiến độ xử lý vụ tranh chấp giữa các bên. Ngoài ra, đối với trƣờng hợp thoả thuận trọng tài bị vô hiệu do không quy định hoặc quy định không rõ đối tƣợng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thoả thuận bổ sung (Khoản 4 Điều 10 PLTTTM) cũng có nhiều điểm cần lƣu ý. Căn cứ theo quy định này của PLTTTM sẽ có hai trƣờng hợp khiến thoả thuận trọng tài bị vô hiệu đó là: - Thoả thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tƣợng tranh chấp, bởi lẽ với thoả thuận này không thể xác định đƣợc tranh chấp nào giữa các bên đƣợc đƣa ra trọng tài. Tuy nhiên, pháp luật trọng tài cần có hƣớng dẫn chi tiết một đối tƣợng tranh chấp đƣợc coi là đã xác định rõ khi thỏa mãn những dấu hiệu gì để có cách hiểu và vận dụng thống nhất trên thực tế. - Thoả thuận trọng tài bị vô hiệu do quy định không rõ tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp thƣơng mại là một hiện tƣợng diễn ra khá phổ biến trên thực tế. Khảo sát một số vụ TCTMCYTNN tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) thời gian qua cho thấy việc xác định Trung tâm trọng tài trong các thoả thuận trọng tài của các bên tranh chấp thƣờng mắc phải những lỗi sau: 39 Thứ nhất, các bên tranh chấp lựa chọn trọng tài một cách chung chung. Ví dụ 1, vụ tranh chấp mua bán giữa một công ty Đài loan với chi nhánh của một công ty kinh doanh hải sản có trụ sở ở Bà Rịa – Vũng tàu. Đơn kiện đƣợc gửi cho VIAC tuy nhiên trong điều khoản về cơ quan giải quyết tranh chấp của hợp đồng mua bán, tên của tổ chức trọng tài này đã không đƣợc minh thị một cách cụ thể mà thay vào đó lại ghi chung chung rằng “nếu có tranh chấp sẽ nhờ trọng tài Việt Nam giải quyết” (Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn số 322006 (816) ngày 03/08/2006). Thứ hai, các bên không lựa chọn một Trung tâm trọng tài duy nhất hoặc không chỉ lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp. Thoả thuận trọng tài dạng này thƣờng lựa chọn từ hai Trung tâm trọng tài trở lên có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hoặc vừa chọn Trung tâm trọng tài lại vừa chọn Toà án (hoặc các hình thức giải quyết tranh chấp khác) để giải quyết tranh chấp. Ví dụ 2, trong vụ tranh chấp giữa hai công ty Centrimex và Liven Agrichem liên quan đến một hợp đồng mua bán phân urê (sẽ trình bày cụ thể ở phần sau) các bên đã thoả thuận điều khoản trọng tài trong hợp đồng với nội dung “mọi tranh chấp... sẽ đƣợc đƣa đến và giải quyết chung thẩm bởi VIAC tại TPHCM hoặc Trung tâm trọng tài quốc tế tại Sigapore”. Thứ ba, tên của Trung tâm trọng tài mà các bên đã lựa chọn không đƣợc nêu đầy đủ hoặc thiếu chính xác. Ví dụ 3, tranh chấp trong hợp đồng mua bán thép phế liệu (nguyên đơn: ngƣời mua Việt Nam, bị đơn: ngƣời bán Nhật Bản), các bên đã thoả thuận điều khoản trọng tài trong hợp đồng với nội dung: trƣờng hợp hai bên không giải quyết đƣợc tranh chấp bằng thƣơng lƣợng thì sự việc đƣợc đƣa ra Trung tâm trọng tài quốc tế của Phòng thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (tên chính xác phải là Trung tâm trọng tài quốc tế bên cạnh Phòng thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam)[29, tr.150-154]. 40 Cả ba trƣờng hợp kể trên đều dẫn đến hệ quả là không xác định rõ tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và là nguyên nhân khiến thoả thuận trọng tài vô hiệu theo quy định của PLTTTM. Mặc dù vậy, thực tế quyết định của Trung tâm trọng tài về hiệu lực của thoả thuận trọng tài trong từng trƣờng hợp là không giống nhau. Xem xét ba quyết định của VIAC trong ba ví dụ ở trên sẽ minh chứng cho điều này. VIAC đã từ chối giải quyết tranh chấp giữa công ty Đài loan với chi nhánh của một công ty kinh doanh hải sản có trụ sở ở Bà Rịa – Vũng tàu (do thoả thuận trọng tài không xác định cụ thể VIAC có thẩm quyền giải quyết tranh chấp) và tranh chấp giữa công ty Centrimex và Liven Agrichem (dù rằng lý do mà VIAC đƣa ra không phải căn cứ vào khoản 6 Điều 10 của PLTTTM). Trong khi đó VIAC đã thụ lý và giải quyết tranh chấp giữa nguyên đơn Việt Nam và bị đơn Nhật Bản với lập luận rằng theo quy định về tổ chức, bên cạnh Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam chỉ có duy nhất một Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, vì vậy Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam có thẩm quyền xét xử tranh chấp này. Tóm lại, những quy định của PLTTTM về thẩm quyền trọng tài khá chi tiết, toàn diện, phù hợp với các quy định trong Luật mẫu và pháp luật trọng tài của các quốc gia trên thế giới, tạo cơ sở pháp lý để mở rộng thẩm quyền giải quyết TCTMCYTNN tại các Trung tâm trọng tài Việt Nam. Nhƣng từ những bất cập liên quan đến việc xác định thẩm quyền của trọng tài trên thực tế, đặc biệt liên quan đến việc xem xét hiệu lực của thoả thuận trọng tài đòi hỏi pháp luật về trọng tài cần có hƣớng dẫn chi tiết, thống nhất nhằm tạo điều kiện cho các bên tranh chấp xây dựng những thoả thuận trọng tài chặt chẽ, hợp pháp cũng nhƣ định hƣớng cho các Trung tâm trọng tài trong nƣớc xác định thẩm quyền của mình. 2.2 Vấn đề xác định luật nội dung và quy tắc tố tụng 41 2.2.1 Xác định luật nội dung 2.2.1.1 Áp dụng luật do các bên lựa chọn Do TCTMCYTNN có thể đƣợc điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật khác nhau nên đồng thời với việc lựa chọn phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài các bên cũng cần lựa chọn pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp. Hội đồng trọng tài sẽ xét xử tranh chấp dựa trên pháp luật do chính các bên đã lựa chọn. Việc lựa chọn pháp luật áp dụng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các bên tranh chấp. Thông thƣờng, mỗi bên đều muốn lựa chọn pháp luật của một nƣớc phù hợp với lợi ích của họ nhất để điều chỉnh quan hệ thƣơng mại. Đối với vụ TCTMCYTNN tại Việt Nam các bên có thể áp dụng một trong các nguồn luật sau: - Điều ƣớc quốc tế; - Pháp luật Việt Nam; - Pháp luật nƣớc ngoài; - Tập quán thƣơng mại; Theo quy định của pháp luật Việt Nam các bên tranh chấp có thể thỏa thuận lựa chọn áp dụng những điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Việt Nam đã ký nhiều Hiệp định thƣơng mại với các quốc gia khác trên thế giới nhƣ Hiệp định thƣơng mại với Ba Lan năm 1968; với Ôtxtrâylia năm 1990; với Trung Quốc năm 1991... đặc biệt là Hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ đƣợc ký ngày 13/07/2000. Ngoài ra Việt Nam cũng đã ký kết nhiều Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ với khoảng trên 40 quốc gia khác nhau... Chúng ta cũng tham gia nhiều Điều ƣớc quốc tế đa phƣơng liên quan đến lĩnh vực thƣơng mại nhƣ Hiệp định về buôn bán hàng dệt may Việt Nam – EU, Hiệp định khung về thiết lập khu vực đầu tƣ ASEAN, Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ, Hiệp định về Chƣơng trình thuế quan ƣu đã 42 có hiệu chung (CEPT) cho khu vực thƣơng mại tự do ASEAN (AFTA,)...[9, tr.30-32] . Đối với những điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc công nhận thì những quy phạm của các điều ƣớc quốc tế đó sẽ là cơ sở pháp lý để giải quyết TCTMCYTNN. “Tuy nhiên, có những điều ƣớc quốc tế mà chúng ta chƣa chính thức tham gia, nhƣng khi ký hợp đồng mua bán các bên có dẫn chiếu đến thì theo nguyên tắc phải hiểu đây là điều khoản thỏa thuận tự chọn mà các bên ký kết hợp đồng phải tôn trọng và tuân thủ. Nhƣng các bên không đƣợc áp dụng các quy phạm trái với luật quốc gia”[22, tr.26]. Các bên cũng có thể thỏa thuận lựa chọn pháp luật Việt Nam để áp dụng giải quyết các TCTMCYTNN. Trong hệ thống pháp luật của Việt Nam có rất nhiều văn bản đƣợc coi là nguồn của luật thƣơng mại quốc tế. Các văn bản này có thể chứa đựng một hoặc nhiều quy phạm điều chỉnh quan hệ thƣơng mại quốc tế. Ví dụ, một số văn bản pháp lý sau đây của Việt Nam đƣợc coi là nguồn của luật thƣơng mại quốc tế Việt Nam: - Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bộ luật dân sự Việt Nam - Luật thƣơng mại Việt Nam - Luật hàng hải Việt Nam - Luật hàng không dân dụng Việt Nam - Luật thuế xuất nhập khẩu Các bên trong giao dịch thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài đƣợc thỏa thuận áp dụng pháp luật nƣớc ngoài, nếu pháp luật nƣớc ngoài đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Quy định này xuất phát từ quy tắc “bảo lƣu trật tự công cộng” trong tƣ pháp quốc tế. Do đó khi các bên tranh chấp khi thỏa thuận lựa chọn luật nƣớc ngoài để giải quyết vụ việc ngoài việc cân nhắc những lợi ích, kết quả thu đƣợc từ việc áp dụng pháp luật 43 nƣớc ngoài còn phải tính đến khả năng áp dụng của pháp luật nƣớc ngoài đó tại Việt Nam. Bởi vì nếu pháp luật nƣớc ngoài đó trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì sẽ không đƣợc áp dụng để giải quyết tranh chấp tại các Trung tâm trọng tài Việt Nam. Pháp luật cũng cho phép các bên đƣợc lựa chọn tập quán thƣơng mại quốc tế để giải quyết tranh chấp, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 49 khoản 5 PLTTTM). Theo quy định của Luật thƣơng mại, tập quán thƣơng mại có thể đƣợc áp dụng khi đối với các vấn đề phát sinh mà pháp luật không có quy định, các bên không có thỏa thuận và không có thói quen đã đƣợc thiết lập giữa các. Trên thực tế, các tập quán thƣơng mại quốc tế hiện nay đƣợc áp dụng khá phổ biến trong các quan hệ làm ăn buôn bán, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác nƣớc ngoài. Có thể kể đến một số tập quán thông dụng trên thế giới nhƣ: tập quán trong mua bán quốc tế do ICC soạn thảo và ban hành với tên gọi là Điều kiện thƣơng mại quốc tế Incoterms; Quy tắc thống nhất về nhờ thu (URC) do Paris ICC biên soạn; Bản quy tắc và thực hành thống nhất về chứng từ... Nhìn chung, các bên trong TCTMCYTNN có rất nhiều cơ hội để lựa chọn nhiều nguồn luật khác nhau để điều chỉnh tranh chấp. Việc áp dụng nguồn luật nào để giải quyết tranh chấp trƣớc hết là phụ thuộc vào sự thỏa thuận, với sự cân nhắc “đƣợc – mất” về mặt lợi ích của các nhà kinh doanh. Tuy nhiên, khi lựa chọn hệ thống pháp luật nào để giải quyết tranh chấp các bên cũng phải lƣờng đến những vấn đề có thể nảy sinh trong tƣ pháp quốc tế nhƣ vấn đề dẫn chiếu ngƣợc và dẫn chiếu đến pháp luật của nƣớc thứ ba, vấn đề bảo lƣu trật tự công cộng ... Đối với việc dẫn chiếu ngƣợc và dẫn chiếu đến pháp luật của nƣớc thứ ba khoản 3 Điều 759 của Bộ luật dân sự Việt Nam quy 44 định: “Trong trƣờng hợp Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc điều ƣớc quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nƣớc ngoài thì pháp luật của nƣớc đó đƣợc áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trƣờng hợp pháp luật nƣớc đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” 2.2.1.2 Áp dụng luật theo quyết định của Hội đồng trọng tài Pháp luật cũng dự liệu trong trƣờng hợp vì một lý do nào đó mà các bên không lựa chọn đƣợc pháp luật để giải quyết vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài quyết định thay (Điều 7 khoản 2 PLTTTM). Quy định này là rất cần thiết nhằm đảm bảo cho nguyện vọng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài của các bên không bị ảnh hƣởng bởi thiếu căn cứ pháp lý giải quyết vụ tranh chấp. Trong trƣờng hợp các bên tranh chấp không có thỏa thuận về luật áp dụng (do các bên không thỏa thuận đƣợc với nhau hoặc do họ hy vọng rằng sẽ không có tranh chấp xảy ra) hoặc điều khoản thỏa thuận quá chung chung, không rõ ràng thì Hội đồng trọng tài sẽ phải dựa vào các quy phạm xung đột trong tƣ pháp quốc tế của nƣớc mình để xác định luật áp dụng cho tranh chấp. Các quy phạm xung đột của Việt Nam đƣợc quy định tại các văn bản pháp luật trong nƣớc (chủ yếu là quy định tại Bộ luật dân sự, Luật hàng hải Việt Nam, Luật hàng không dân dụng Việt Nam...) cũng nhƣ tại các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nhìn chung, để giải quyết vấn đề xung đột pháp luật khi giải quyết các TCTMCYTNN, các hệ thuộc sau đây thƣờng đƣợc quy phạm xung đột của nƣớc ta dẫn chiếu tới: - Luật quốc tịch của các bên chủ thể đƣợc hiểu là luật của quốc gia mà cá nhân là công dân hoặc luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch. Ví dụ, 45 nhƣ khoản 1 điều 762 Bộ luật dân sự quy định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là ngƣời nƣớc ngoài đƣợc xác định theo pháp luật của nƣớc mà ngƣời đó có quốc tịch. - Luật nơi ký kết hợp đồng: Theo quy định tại khoản 1 điều 770 của Bộ luật dân sự để xác định hình thức hợp đồng đã ký kết giữa các bên có hợp pháp không phải căn cứ vào luật của nƣớc nơi giao kết hợp đồng. - Luật nơi thực hiện hợp đồng: Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng thƣơng mại quốc tế đƣợc xác định theo pháp luật của nƣớc nơi thực hiện hợp đồng căn cứ theo khoản 1 Điều 769 Bộ luật dân sự. - Luật nơi có tài sản: Ví dụ, Điều 769 khoản 2 của Bộ luật dân sự quy định hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2.2.2 Xác định quy tắc tố tụng Nếu nhƣ trƣớc đây các quy định pháp luật về tố tụng trọng tài đƣợc ghi nhận rải rác trong một số văn bản pháp luật khác nhau thì hiện nay các quy định này đã đƣợc ghi nhận thống nhất trong PLTTTM. Trên cơ sở các quy định chung của PLTTTM, các Trung tâm trọng tài có thể xây dựng quy tắc tố tụng của riêng mình nhƣng không đƣợc trái với quy định của PLTTTM. Về cơ bản, các quy định về tố tụng trọng tài ở Việt Nam đều thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với bản chất của trọng tài. Đối với những tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài, các bên đƣợc toàn quyền thoả thuận về việc áp dụng những quy tắc tố tụng của các Trung tâm trọng tài trong nƣớc, nƣớc ngoài cũng nhƣ những quy tắc tố tụng của trọng tài quốc tế. Hội đồng trọng tài do Trung tâm trọng tài tổ chức hoặc Hội đồng trọng tài do các bên thành lập sẽ áp dụng các quy tắc tố tụng do các bên lựa chọn. Đây là một quy định tƣơng đối thoáng, thể hiện sự tôn trọng quyền tự 46 định đoạt của các bên tranh chấp. Tuy nhiên trên thực tế quy định này đã không đƣợc một số Trung tâm trọng tài áp dụng bởi nhiều nguyên nhân. Về vấn đề này có thể lấy một ví dụ nhƣ sau: Ngày 3-3-2005, Centrimex ký hợp đồng với Liven Agrichem để mua một khối lượng lớn phân urê. Theo đó, Centrimex phải mở L/C không hủy ngang cho toàn bộ giá trị của hợp đồng; đổi lại Liven Agrichem phải giao hàng cho Centrimex tại TPHCM trong vòng tháng 3. Hai bên cũng đã thoả thuận điều khoản trọng tài trong hợp đồng với nội dung “mọi tranh chấp... sẽ được đưa đến và giải quyết chung thẩm bởi VIAC tại TPHCM hoặc Trung tâm trọng tài quốc tế tại Sigapore. Quy tắc hòa giải và trọng tài của Phòng Thương mại quốc tế (ICC) sẽ được áp dụng” Centrimex thực hiện đúng theo hợp đồng, nhưng Liven Agrichem không giao hàng như thỏa thuận với lý do là có trở ngại trong việc thuê tàu vận chuyển và vì giá phân urê tăng nên gặp khó khăn về nguồn hàng. Sau nhiều lần thương lượng không thành Centrimex khởi kiện Liven Agrichem tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam để yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Thế nhưng VIAC đã từ chối xét xử vụ kiện với lý do VIAC chỉ có thể thành lập Hội đồng trọng tài theo Quy tắc tố tụng trọng tài của chính VIAC. VIAC không thể áp dụng Quy tắc tố tụng của Tòa án Trọng tài quốc tế ICC để thành lập Hội đồng trọng tài. (Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn điện tử số : 29-2005 (761) ngày 14-7-2005). Trong tình huống trên, lý do mà VIAC đƣa ra để từ chối thụ lý vụ kiện là không phù hợp với quy định tại khoản 2 điều 49 của PLTTTM. Việc VIAC không thụ lý vụ kiện cũng mẫu thuẫn với chính quy định trong Quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2004. Theo điều 1 của Quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC thì Quy tắc này sẽ đƣợc áp dụng nếu các bên có thoả chọn Quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC để giải quyết vụ 47 tranh chấp hoặc các bên có thoả thuận chọn VIAC để giải quyết vụ tranh chấp nhƣng không có thoả thuận chọn quy tắc tố tụng trọng tài khác. Nhƣ vậy, các bên có quyền lựa chọn VIAC và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác để giải quyết tranh chấp. Quan niệm rằng đã chọn VIAC thì phải chọn Quy tắc tố tụng của VIAC để giải quyết tranh chấp là đi ngƣợc lại những quy định tiến bộ của PLTTTM, Quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC và hạn chế quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp. 2.3 Các biện pháp hỗ trợ của Toà án đối với các bên trong TCTMCYTNN Một trong những điểm mới của PLTTTM là đã xây dựng đƣợc cơ chế hỗ trợ và giám sát của cơ quan tƣ pháp đối với tố tụng trọng tài. Những quy định về vấn đề này của PLTTTM mang đến cho trọng tài những đảm bảo hiệu quả trong việc giải quyết các TCTMCYTNN. Theo quy định của PLTTTM, khi vụ tranh chấp đƣợc giải quyết bằng trọng tài, Toà án phải có sự hỗ trợ cho các bên tranh chấp trong một số trƣờng hợp nhất định. Các biện pháp hỗ trợ của Toà án với trọng tài bao gồm: 2.3.1 Xem xét hiệu lực của thoả thuận trọng tài Toà án có thẩm quyền xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài để đảm bảo thực thi những thỏa thuận có giá trị pháp lý cũng nhƣ kịp thời đình chỉ những thỏa thuận vô hiệu nhằm giúp các bên không tốn kém về thời gian, tiền bạc trong quá trình giải quyết tranh chấp. Điều 30 của PLTTTM quy định về trình tự, thủ tục xem xét hiệu lực của thoả thuận trọng tài, thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp của Hội đồng trọng tài tƣơng đối cụ thể và rõ ràng. Thông thƣờng, trƣớc khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, nếu có đơn khiếu nại của một bên về việc Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp; vụ tranh chấp không có thoả thuận trọng tài hoặc thoả 48 thuận trọng tài vô hiệu thì Hội đồng trọng tài phải xem xét với sự có mặt của các bên, trừ trƣờng hợp các bên có yêu cầu khác. Nếu các bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài thì trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc quyết định của Hội đồng trọng tài, các bên có quyền yêu cầu Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài ra quyết định xem xét lại quyết định của trọng tài. Theo sự uỷ quyền của chánh án Toà án, thẩm phán xem xét, quyết định trong thời hạn 5 ngày, quyết định của Toà án là chung thẩm. Nếu Toà án quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì Hội đồng trọng tài phải ra quyết định đình chỉ vụ giải quyết tranh chấp. 2.3.2 Chỉ định, thay đổi Trọng tài viên Toà án sẽ tiến hành chỉ định, thay đổi Trọng tài viên đối với hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài do các bên thành lập nếu bị đơn từ chối việc chỉ định Trọng tài viên hoặc hai Trọng tài viên do các bên lựa chọn không chọn đƣợc Trọng tài viên thứ ba để thành lập Hội đồng trọng tài (Điều 26 PLTTTM). Đây là sự trợ giúp rất có ý nghĩa của Toà án nhằm đảm bảo cho thỏa thuận trọng tài của các bên đƣợc tôn trọng thực hiện. Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài, Toà án có thể chỉ định Trọng tài viên có tên trong danh sách hoặc ngoài danh sách Trọng tài viên của các Trung tâm trọng tài của Việt Nam hoặc là Trọng tài viên nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật về trọng tài nƣớc đó (Khoản 3 Điều 49 PLTTTM). Nếu Trọng tài viên đƣợc chỉ định là ngƣời Việt Nam ngoài danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài Việt Nam thì ngƣời đó phải có đủ các điều kiện theo quy định của PLTTTM; nếu là ngƣời nƣớc ngoài thì phải căn cứ vào pháp luật về trọng tài của nƣớc đó để xem xét ngƣời đó có đủ tiêu chuẩn để làm Trọng tài viên hay không. Trong một số trƣờng hợp, Toà án có quyền ra các quyết định thay đổi những Trọng tài viên không đủ điều kiện nhằm giúp các bên tranh chấp thành 49 lập đƣợc Hội đồng trọng tài gồm những ngƣời thực sự công minh, khách quan và vô tƣ khi phân xử tranh chấp. Theo yêu cầu của nguyên đơn, Chánh án Toà án cấp tỉnh nơi bị đơn có trụ sở hoặc cƣ trú giao cho một Thẩm phán xem xét quyết định việc thay đổi Trọng tài viên. Các căn cứ để Tòa án thay đổi Trọng tài viên đƣợc quy định tại khoản 1 Điều 27 PLTTTM. 2.3.3 Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời Sự tồn tại của các biện pháp khẩn cấp tạm thời có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ tài sản của bị đơn nhằm đảm việc thi hành án hoặc giữ bằng chứng liên quan đến việc giải quyết tranh chấp. Do Trọng tài không đại diện cho quyền lực tƣ pháp của nhà nƣớc nên các quyết định của trọng tài không có tính cƣỡng chế. Vì vậy, để đảm bảo cho các quyết định trọng tài đƣợc thực thi cũng nhƣ lợi ích hợp pháp của các bên, pháp luật về trọng tài cần có những quy định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, ngăn chặn các chứng cứ...trong quá trình tố tụng trọng tài. Trƣớc đây, do không có cơ chế hỗ trợ từ phía Toà án đối với các bên trong quá trình giải quyết vụ việc tranh chấp mà các Trung tâm trọng tài rất lúng túng trong trƣờng hợp phải áp dụng các biện pháp mang tính cƣỡng chế, làm giảm uy tín của trọng tài trong nhận thức của các nhà kinh doanh trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài. Khắc phục nhƣợc điểm này, PLTTTM đã có những quy định cụ thể nhằm tạo mối liên hệ pháp lý giữa tòa án với các hoạt động giải quyết tranh chấp của trọng tài, đặc biệt đối với việc thực thi các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Cụ thể là trong quá trình giải quyết vụ việc tại Trung tâm trọng tài các bên tranh chấp, nếu thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, có quyền làm đơn đến Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài thụ lý vụ tranh chấp yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Các biện pháp khẩn cấp bao gồm: 50 1. Bảo toàn chứng cứ trong trƣờng hợp chứng cứ đang bị tiêu huỷ hoặc có nguy cơ bị tiêu huỷ; 2. Kê biên tài sản tranh chấp; 3. Cấm chuyển dịch tài sản tranh chấp; 4. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản tranh chấp; 5. Kê biên và niêm phong tài sản ở nơi gửi giữ; 6. Phong toả tài khoản tại ngân hàng. PLTTTM cũng quy định bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ làm đơn yêu cầu tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Toà án có thẩm quyền ở đây là Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài đã thụ lí vụ việc tranh chấp. Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp một khoản tiền bảo đảm do Toà án ấn định, nhƣng không quá nghĩa vụ tài sản mà ngƣời có nghĩa vụ phải thực hiện để bảo vệ lợi ích của bị đơn và ngăn ngừa sự lạm dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía ngƣời có yêu cầu. Tuỳ theo yêu cầu của loại biện pháp khẩn cấp tạm thời mà bên yêu cầu phải cung cấp cho Toà án những bằng chứng cụ thể về các chứng cứ cần đƣợc bảo toàn, các chứng cứ về việc bị đơn tẩu tán, cất giấu tài sản có thể làm cho việc thi hành quyết định của trọng tài không thể thực hiện đƣợc. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày đƣợc chánh án giao nhiệm vụ, thẩm phán Toà án phải kiểm tra tính chính xác của những tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 34 PLTTTM, trong phạm vi yêu cầu của nguyên đơn, có thể ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời trên. Sự hỗ trợ của Tòa án đối với các bên tranh chấp trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của PLTTTM là rất cần thiết nhằm đảm bảo cho quá trình xét xử vụ tranh chấp bằng trọng tài tại Việt Nam đƣợc 51 tiến hành thuận lợi và hiệu quả. Vấn đề này cũng đƣợc ghi nhận tại Điều 9 của Luật mẫu cũng nhƣ trong pháp luật về trọng tài của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định của PLTTTM trong quá trình giải quyết các vụ TCTMCYTNN tại các Trung tâm trọng tài đã bộc lộ những vƣớng mắc làm ảnh hƣởng đến hoạt động xét xử của trọng tài cũng nhƣ quyền lợi của các bên tranh chấp. Trƣớc hết, PLTTTM quy định trong quá trình Hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, nếu thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại thì các bên có quyền làm đơn đến Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài thụ lý vụ tranh chấp yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nhƣ vậy, các bên tranh chấp chỉ có quyền yêu cầu tòa án có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi Hội đồng trọng tài đã đƣợc thành lập để xét xử tranh chấp. Do đó có một vấn đề cần phải đƣợc làm rõ là liệu trong khoảng thời gian từ lúc Trung tâm trọng tài tiếp nhận vụ kiện đến trƣớc khi thành lập Hội đồng trọng tài các bên có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không và ai sẽ có thẩm quyền cho áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời? Thực tiễn giải quyết tranh chấp trong thời gian qua đã cho thấy rằng bên bị kiện trong vụ tranh chấp thƣờng dựa vào “kẽ hở” này để để tranh thủ tẩu tán tài sản, chứng cứ vi phạm trƣớc sự bất lực của nguyên đơn. Nếu nhƣ phải đợi đến khi Hội đồng trọng tài đƣợc thành lập các bên mới có quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời thì liệu có còn tài sản để thi hành quyết định của trọng tài hay có còn chứng cứ phục vụ cho quá trình giải quyết vụ tranh chấp? Mặt khác, việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp trong quá trình xét xử các vụ TCTMCYTNN thông thƣờng rất phức tạp do liên quan tới nhiều quốc gia khác nhau. Chẳng hạn nhƣ bên tranh chấp yêu cầu phong tỏa tài sản của một bên ở nƣớc ngoài hoặc phải ngăn chặn việc tẩu tán tài sản tranh chấp ở 52 nƣớc ngoài sẽ đƣợc xử lý nhƣ thế nào? Hay bên tranh chấp là một công ty nƣớc ngoài có thể yêu cầu Tòa án Việt Nam áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đƣợc không? Việt nam mới chỉ ký một số Hiệp định song phƣơng để giải quyết vấn đề trên. Chẳng hạn, tại Điều 4.3 (B), Chƣơng IV Hiệp định thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ cho phép công dân hoặc công ty Hoa Kỳ, dù đã đƣa tranh chấp ra trọng tài kể cả trọng tài nƣớc ngoài hay quốc tế, đƣợc “đề nghị tòa án hoặc cơ quan tài phán hành chính của một bên thực hiện các biện pháp ngăn chặn tạm thời không liên quan đến việc thanh toán thiệt hại”. Việc Việt Nam đã tham gia Công ƣớc New York 1958 về công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài là một thuận lợi cho việc công nhận và thi hành các quyết định của các Trung tâm trọng tài trong nƣớc tại các quốc gia thành viên của Công ƣớc. Tuy nhiên Công ƣớc này lại không đề cập đến việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài nƣớc ngoài tại các quốc gia thành viên[13, tr.164]. 2.3.4 Huỷ quyết định trọng tài Quyết định của trọng tài là chung thẩm, có hiệu lực ngay đối với các bên tranh chấp. Tuy nhiên, trên thực tế có thể xảy ra tình trạng quyết định của trọng tài không mang lại công bằng, lẽ phải cho các bên tranh chấp. Chính vì thế pháp luật quy định trong những trƣờng hợp nhất định, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, một bên tranh chấp có thể làm đơn yêu cầu Toà án xem xét để huỷ quyết định trọng tài. Theo quy định của PLTTTM trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc quyết định trọng tài, nếu có bên không đồng ý với quyết định trọng tài thì có quyền làm đơn gửi Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài ra quyết định trọng tài để yêu cầu huỷ quyết định trọng tài. Quy định này không có nghĩa là Toà án đƣợc quyền xét xử lại vụ tranh chấp đã có quyết định trọng tài mà chỉ đƣợc tuyên huỷ quyết định trọng tài theo những căn cứ nhất định theo quy định của pháp luật. Khoản 2 Điều 53 53 PLTTTM quy định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thụ lí, chánh án Toà án phải chỉ định Hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán, trong đó có một thẩm phán làm chủ tọa và phải mở phiên toà để xét đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài. Hội đồng xét xử không xét xử nội dung tranh chấp mà chỉ kiểm tra các giấy tờ, thủ tục, đối chiếu quyết định trọng tài với các quy định của pháp luật để ra quyết định. Hội đồng trọng tài có quyền huỷ hoặc không huỷ quyết đinh trọng tài, đình chỉ việc xét đơn yêu cầu nếu ngƣời nộp đơn rút đơn hoặc đã triệu tập hợp lệ mà vẫn vắng mặt không có lí do chính đáng hoặc bỏ phiên toà mà không đƣợc hội đồng xét xử đồng ý. Toà án có quyền huỷ quyết định trọng tài trong các trƣờng hợp: - Không có thoả thuận trọng tài; - Thoả thuận trọng tài vô hiệu; - Thành phần Hội đồng trọng tài, tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên theo quy định của Pháp lệnh; - Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trong trƣờng hợp quyết định trọng tài có một phần không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì phần đó bị huỷ; - Trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp, có Trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ của Trọng tài viên; - Quyết định trọng tài trái với lợi ích công cộng của Nhà nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam. Việc các bên có quyền yêu cầu Toà án huỷ quyết định trọng tài là cần thiết nếu nhƣ quyết định đó vi phạm các quy định của pháp luật mà không hề bị kháng cáo (hoặc kháng nghị) nhƣ các bản án của Toà án. Tuy nhiên, “nếu các quyết định của trọng tài thƣờng xuyên bị Toà án huỷ thì thực sự đây là một tai họa. Mặc dù các căn cứ để Toà án huỷ quyết định trọng tài đã đƣợc 54 quy định khá rõ ràng tại Điều 54 của pháp lệnh, tuy nhiên trong số đó cũng có một vài căn cứ có thể bị lạm dụng. Ví dụ, nếu các bên yêu cầu chứng minh đƣợc trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp, có Trọng tài viên đã vi phạm nghĩa vụ vô tƣ, khách quan hoặc vi phạm đạo đức Trọng tài viên là đủ để Toà án huỷ quyết định của trọng tài, trong khi các nghĩa vụ này là rất trừu tƣợng, khó định lƣợng”[26, tr.66]. Những nhận định trên không phải không có cơ sở. Pháp luật về trọng tài không đƣa ra những dấu hiệu cụ thể để xác định khi nào Trọng tài viên bị xem là đã không “vô tƣ”, “khách quan” khi giải quyết tranh chấp. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm của Toà án. Chính sự không minh bạch của pháp luật còn có thể vụ kiện tụng đi xa hơn nếu nhƣ quyết định huỷ của Toà án bị các bên kháng cáo (hoặc việc kiểm sát kháng nghị). Những rắc rối có thể xảy ra nhƣ đã phân tích có thể khiến cho lợi thế về thời gian xét xử khi quyết định trọng tài là chung thẩm chỉ mang tính lý thuyết. Mặt khác, điều này cũng khiến cho phía nƣớc ngoài trong tranh chấp “e ngại” rằng phía Việt Nam có thể lợi dụng những mối quan hệ với các quan toà để cố tình dây dƣa, trì hoãn việc thi hành quyết định trọng tài. Đồng thời, bản thân họ lại bị vƣớng vào thủ tục tố tụng tƣ pháp của một quốc gia khác mà họ đã muốn tránh khi thoả thuận lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, theo quy định của PLTTTM, khi tòa thụ lý vụ việc thì chỉ xem phần thủ tục của phán quyết của trọng tài chứ không xem xét đến phần nội dung của phán quyết và nếu Toà án thấy phần thủ tục vi phạm thì mới tuyên hủy. Tuy nhiên tại khoản 6 Điều 54 PLTTTM quy định Toà án có thể hủy quyết định trọng tài nếu thấy quyết định nay trái với lợi ích công cộng của nƣớc Việt Nam. Khái niệm “ lợi ích công cộng” ở đây khá rộng, khó hiểu nên vô hình chung tòa lại xem xét luôn cả phần nội dung của quyết định trọng tài. 55 Quy định này có thể dẫn đến sự can thiệp sâu của Toà án vào nội dung quyết định trọng tài. Bên cạnh đó, PLTTTM quy định trong trƣờng hợp Hội đồng xét xử huỷ quyết định trọng tài, nếu không có thoả thuận khác thì các bên có quyền đƣa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Toà án. Quy định này dẫn đến việc các bên lại bắt đầu một vụ kiện tụng mới theo thủ tục tƣ pháp, vốn không phải là lựa chọn đƣợc các bên đã thoả thuận từ trƣớc. Chính hệ quả này cũng là một nguyên nhân khiến các bên ngại lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp bởi lẽ biết đâu các bên lại phải bất đắc dĩ dẫn nhau ra trƣớc toà nếu nhƣ quyết định của trọng tài bị huỷ? 2.4 Thủ tục giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài tại Việt Nam 2.4.1 Đơn kiện Để bắt đầu tố tụng trọng tài một thủ tục bắt buộc là nguyên đơn phải soạn thảo đơn kiện yêu cầu của pháp luật trọng tài. Nếu các bên đã thoả thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài xác định thì đơn kiện sẽ đƣợc gửi đến cho Trung tâm trọng tài đó. Còn nếu vụ việc sẽ đƣợc giải quyết tại Hội đồng trọng tài do các bên thành lập thì nguyên đơn sẽ gửi đơn kiện cho bị đơn. 2.4.2 Phiên họp xét xử Sau khi thủ tục thành lập Hội đồng trọng tài và chỉ định Trọng tài viên hoàn tất, một phiên họp để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên sẽ đƣợc tiến hành. Các quy định về phiên họp xét xử của Hội đồng trọng tài tƣơng đối rõ ràng và đầy đủ trong PLTTTM từ các Điều 38 đến Điều 41. Chủ tịch Hội đồng trọng tài là ngƣời quyết định thời gian mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp, nếu các bên không có thoả thuận khác. Một trong những điểm khác biệt của trọng tài so với Toà án là phiên họp xét xử của trọng tài không công khai, 56 với thành phần tham gia là những ngƣời có liên quan đến vụ kiện nhƣ các bên tranh chấp (hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của các bên tranh chấp), các nhân chứng, luật sƣ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Những ngƣời khác chỉ đƣợc tham gia phiên họp xét xử nếu đƣợc sự đồng ý của các bên. Xét về mặt hình thức có thể thấy phiên họp xét xử của Hội đồng trọng tài đơn giản, gọn nhẹ hơn nhiều so với một phiên tòa. Thậm chí, trong trƣờng hợp các bên yêu cầu, Hội đồng trọng tài có thể căn cứ vào hồ sơ để giải quyết vụ tranh chấp mà không cần các bên có mặt. 2.4.3 Ra quyết định trọng tài Quyết định trọng tài của Hội đồng trọng tài đƣợc lập theo nguyên tắc đa số, trừ trƣờng hợp vụ tranh chấp do Trọng tài viên duy nhất giải quyết. Ý kiến của thiểu số đƣợc ghi vào biên bản phiên họp. PLTTTM cũng quy định cụ thể về những nội dung chủ yếu của quyết định trọng tài, việc công bố quyết định trọng tài, sửa chữa quyết định trọng tài (các Điều 44, 45, 46 PLTTTM). Quyết định trọng tài có hiệu lực thi hành kể từ ngày công bố. 2.4.4 Thi hành quyết định trọng tài Việc thi hành phán quyết trọng tài có vai trò vô cùng quan trọng trong pháp luật về trọng tài của các quốc gia. Về nguyên tắc, khi trọng tài đã ra phán quyết thì các bên tranh chấp phải nghiêm túc thực hiện. PLTTTM cũng quy định quyết định trọng tài có hiệu lực chung thẩm, các bên phải thi hành, trừ trƣờng hợp Toà án huỷ quyết định trọng tài (Điều 6 PLTTTM). Sẽ là rất lý tƣởng nếu các bên tranh chấp tự nguyện thi hành quyết định của trọng tài. Tuy nhiên trên thực tế, rất hiếm khi bên bị xử thua tự nguyện chấp hành quyết định trọng tài. Chính vì thế pháp luật cần có cơ chế đảm bảo cho các quyết định trọng tài đƣợc thi hành nghiêm túc. Việc thi hành các quyết định trọng tài trong các vụ TCTMCYTNN là vô cùng phức tạp bởi lẽ các quyết định 57 trọng tài là của các Trung tâm trọng tài Việt Nam tuy nhiên việc thực hiện chúng có thể vƣợt ra ngoài biên giới của quốc gia. Nói cách khác, tùy vào tính chất của vụ tranh chấp mà các quyết định của các Trung tâm trọng tài Việt Nam có thể đƣợc thi hành tại Việt Nam hoặc thi hành tại một quốc gia khác. Do đó, nếu các phán quyết của trọng tài không đƣợc tự nguyện thi hành trong thời hạn quy định thì các biện pháp cƣỡng chế (theo pháp luật của các nƣớc nơi phán quyết đƣợc yêu cầu thi hành) sẽ đƣợc áp dụng. - Thi hành quyết định trọng tài tại Việt Nam Tại Việt Nam, trƣớc khi có PLTTTM, nếu quyết định trọng tài không đƣợc các bên tự nguyện thi hành thì vụ việc sẽ đƣợc đƣa ra Toà kinh tế để giải quyết. Chính quy định này đã khiến cho các quyết định trọng tài Việt Nam trở nên vô nghĩa trên thực tế do không có khả năng thi hành trên chính lãnh thổ Việt Nam. Trong khi đó các phán quyết của trọng tài nƣớc ngoài đã có cơ chế thi hành ở Việt Nam và quyết định của Trọng tài Việt Nam đã có cơ chế thi hành ở nƣớc ngoài do chúng ta đã tham gia Công ƣớc New York 1958. Vì lý do này mà trƣớc ngày 01/07/2003 hiệu quả hoạt động của trọng tài Việt Nam bị ảnh hƣởng nghiêm trọng, làm giảm đáng kể uy tín của trọng tài nói chung và của trọng tài Việt Nam nói riêng. Các nhà kinh doanh trong nƣớc cũng nhƣ ngoài nƣớc không muốn lựa chọn các Trung tâm trọng tài kinh tế để giải quyết tranh chấp của mình. Khắc phục nhƣợc điểm trên, PLTTTM đã quy định sau thời hạn ba mƣơi ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành, cũng không yêu cầu huỷ quyết định trọng tài thì bên đƣợc thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cƣ trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài. Đồng thời Pháp lệnh thi hành án dân sự ban hành ngày 28/01/2004 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2004 cũng quy định 58 đề cập đến việc thi hành đối với các các quyết định của trọng tài thƣơng mại Việt Nam (Điều 1 khoản 2 điểm e). Những quy định này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thi hành các quyết định trọng tài tại Việt Nam và đƣợc đánh giá là sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh trong nƣớc cũng nhƣ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sử dụng trọng tài Việt Nam để giải quyết tranh chấp. Thực tế thi hành các phán quyết của các Trung tâm trọng tài tại Việt Nam trong hơn ba năm vừa cho thấy không đạt những kết quả khả quan nhƣ chúng ta đã hy vọng và chờ đợi. Theo đánh giá chung là quyết định của các Trung tâm trọng tài vẫn chƣa đƣợc các cơ quan chức năng hỗ trợ thi hành, thiếu tính cƣỡng chế. Sự thiếu tính khả thi các phán quyết của các Trung tâm trọng tài xuất phát từ các nguyên nhân sau: Thứ nhất, theo quy định PLTTTM thì trình tự, thủ tục và thời hạn thi hành quyết định trọng tài sẽ do pháp luật về thi hành án dân sự quy định (Điều 57 khoản 3 PLTTTM). Tuy nhiên Pháp lệnh thi hành án dân sự chỉ đề cập đến thủ tục thi hành các bản án của Toà án mà không hề đề cập đến trình tự, thủ tục thi hành các phán quyết của trọng tài trong và ngoài nƣớc. Do vậy các quyết định của trọng tài mặc dù có đƣợc nhắc đến trong Pháp lệnh thi hành án dân sự nhƣng thiếu căn cứ pháp lý về trình tự, thủ tục để thi hành trên thực tế. Bên cạnh đó, một thực tế khách quan cũng ảnh hƣởng đến hiệu quả thực thi các quyết định trọng tài đó là tình trạng tồn đọng án dân sự phải thi hành hiện nay rất lớn. Theo thống kê của Bộ Tƣ pháp, hàng năm số án dân sự chƣa thi hành đƣợc chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số vụ phải thi hành án và cứ năm sau lại cao hơn năm trƣớc. Chính vì thế việc chậm trễ trong việc thi hành các bản án, quyết định của trọng tài cũng là điều khó tránh khỏi. - Thi hành quyết định trọng tài ở nƣớc ngoài 59 Do Việt Nam đã tham gia Công ƣớc New York ngày 1959 về vấn đề công nhận và cho thi hành các quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài từ năm 1995 nên các quyết định của các Trung tâm trọng tài Việt Nam cũng có thể đƣợc thi hành tại khoảng 150 quốc gia đã tham gia công ƣớc. Mặt khác, các quyết định của trọng tài Việt Nam cũng có thể đƣợc thực thi tại các quốc gia khác chƣa tham gia Công ƣớc New York theo nguyên tắc có đi có lại. Nhƣ vậy, các bên trong TCTMCYTNN có thể yên tâm khi quyết định trọng tài tuyên tại Việt Nam có thể thực thi tại Việt Nam và các quốc gia khác. Tuy nhiên có một thực tế là hiện nay các thủ tục công nhận và thi hành các quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài tại Việt Nam đang đang gặp những khó khăn, bất cập trên cả phƣơng diện quy định của pháp luật lẫn thực tiễn áp dụng. Kể từ khi gia nhập Công ƣớc New York đến tháng 5/2002, Toà án Việt Nam mới tiến hành công nhận và cho thi hành 03 quyết định của trọng tài nƣớc ngoài trên tổng số 08 đơn yêu cầu[23, tr.152]. Mặt khác trong một thời gian dài trƣớc khi PLTTTM ra đời, do chúng ta hiểu thƣơng mại theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm 14 hành vi thƣơng mại nên phạm vi áp dụng Công ƣớc New York bị thu hẹp lại. Rất nhiều quyết định trọng tài nƣớc ngoài sẽ phải nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài do vụ tranh chấp đã đƣợc giải quyết bằng trọng tài không đƣợc coi phát sinh từ các quan hệ pháp luật thƣơng mại. Những khó khăn về thi hành các quyết định của trọng tài nƣớc ngoài tại Việt Nam có thể gây ảnh hƣởng đến việc thực thi các quyết định của trọng tài Việt Nam tại các quốc gia khác theo nguyên tắc có đi có lại. 60 Ch­¬ng 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ CỦA TRỌNG TÀI TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI Tại các quốc gia có nền kinh tế thị trƣờng phát triển, việc lựa chọn trọng tài để giải quyết các tranh chấp thƣơng mại, đặc biệt là các TCTMCYTNN đã trở thành một “thói quen” của các thƣơng nhân. Tại Việt Nam, Đảng và nhà nƣớc ta cũng đã có nhiều biện pháp, chính sách tích cực nhằm phát huy vị trí, vai trò của trọng tài trong việc giải quyết các loại tranh chấp thƣơng mại trong và ngoài nƣớc nhƣ xây dựng pháp luật về trọng tài, tạo điều kiện để thành lập các Trung tâm trọng tài, tiến hành các chƣơng trình thực trạng hoạt động của trọng tài…Tuy nhiên, thực tế cho thấy các TCTMCYTNN đƣợc giải quyết bởi trọng tài tại Việt Nam còn rất ít, chƣa phản ánh đúng tình trạng tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại đang diễn ra phổ biến và ngày càng có chiều hƣớng gia tăng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nƣớc ta. Chính vì thế để phát huy hiệu quả của trọng tài đối với việc giải quyết TCTMCYTNN trong thời gian tới đòi hỏi phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về trọng tài theo hƣớng phù hợp với tình hình thực tiễn và thông lệ quốc tế, củng cố và phát triển các Trung tâm trọng tài, nâng cao nhận thức của đội ngũ thƣơng nhân về trọng tài… 3.1 Xây dựng các tiêu chí xác định thẩm quyền giải quyết TCTMCYTNN của trọng tài 61 Thẩm quyền của trọng tài có ý nghĩa quan trọng trong việc phân định quyền xét xử vụ tranh chấp thuộc về trọng tài hay Toà án. Thẩm quyền của trọng tài Việt Nam đối với việc giải quyết TCTMCYTNN đƣợc dựa trên hai tiêu chí đó là: tranh chấp phát sinh từ các quan hệ thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài và có thỏa thuận trọng tài hợp pháp. Do đó, những quy định còn thiếu sót, chƣa chặt chẽ của PLTTTM hiện hành liên quan đến thẩm quyền của trọng tài có thể khiến cho sự lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp của các bên không thể thực hiện. Để pháp luật trọng tài thực sự phù hợp với đời sống thực tiễn, đảm bảo tôn trọng quyền định đoạt của các bên khi thỏa thuận chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp PLTTTM cần phải sửa đổi hoặc quy định cụ thể hơn về các vấn đề sau: Thứ nhất, xác định phạm vi các vụ TCTMCYTNN đƣợc giải quyết bằng trọng tài tại Việt Nam. Các TCTMCYTNN là những tranh chấp phát sinh từ hoạt động thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài. Tuy nhiên, việc sử dụng cách thức liệt kê để định nghĩa về hoạt động thƣơng mại nhƣ tại khoản 3 Điều 2 của PLTTTM sẽ không bao quát hết những hành vi thƣơng mại trên thực tế hoặc những hành vi thƣơng mại có thể phát sinh trong tƣơng lai. Điều này cũng sẽ dẫn đến việc bỏ sót những dạng tranh chấp mới phát sinh từ các hoạt động thƣơng mại có thể đƣợc giải quyết bằng trọng tài. Do đó, cần có một cách định nghĩa khái quát hơn về hoạt động thƣơng mại theo hƣớng thay vì liệt kê các hành vi cần chỉ ra những dấu hiệu nhằm xác định bản chất của các hành vi thƣơng mại nhƣ dấu hiệu chủ thể (là các thƣơng nhân), dấu hiệu về mục đích hành vi (vì mục đích sinh lời). 62 Bên cạnh đó, pháp luật về trọng tài cũng cần nghiên cứu, đánh giá để loại trừ thẩm quyền của trọng tài đối với những dạng tranh chấp tuy mang bản chất kinh doanh thƣơng mại nhƣng có ảnh hƣởng đến quyền lợi công cộng. Những loại tranh chấp không đƣợc giải quyết bằng thủ tục trọng tài có thể đƣợc liệt kê trong pháp luật trọng tài, hoặc quy định trong các văn bản pháp luật nội dung chuyên ngành[23,tr.227]. Thứ hai, xác định rõ yếu tố chủ thể trong TCTMCYTNN theo hƣớng: - Quy định chi tiết về các tiêu chí để trở thành các chủ thể trong quan hệ tranh chấp thƣơng mại. Khoản 3 Điều 2 PLTTTM quy định chủ thể của hoạt động thƣơng mại là các cá nhân, tổ chức kinh doanh một cách chung chung và có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Để tạo cơ sở cho việc hiểu và vận dụng pháp luật một cách thống nhất trên thực tế pháp luật về trọng tài cần chỉ rõ các tiêu chí đối với các chủ thể của hoạt động thƣơng mại nhƣ tiêu chí về đăng ký kinh doanh hoặc/và mục tiêu lợi nhuận. - Bổ sung yếu tố nơi cƣ trú của chủ thể vào định nghĩa về tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài tại khoản 4 Điều 2 PLTTTM. Nhƣ vậy, các TCTMCYTNN là các tranh chấp có sự tham gia của ít nhất một bên là cá nhân, tổ chức nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài. Đây cũng là cách hiểu thống nhất về yếu tố nƣớc ngoài liên quan đến chủ thể quan hệ tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại trong Bộ luật tố tụng dân sự. Thứ ba, bổ sung, hƣớng dẫn chi tiết hơn đối với các quy định thỏa thuận trọng tài vô hiệu: - Đối với trƣờng hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu do ngƣời ký thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết quy định tại khoản 2 Điều 10 PLTTTM nhƣng sau đó ngƣời có thẩm quyền ký kết đã có văn bản công nhận thỏa thuận trọng tài này thì nên xử lý nhƣ thế nào? Pháp lệnh trọng tài chƣa có quy 63 định về vấn đề này tuy nhiên Nghị quyết số 05 ngày 31/7/2003 của Hội đồng thẩm pháp Toà án nhân dân tối cao (HĐTP TANDTC) hƣớng dẫn thi hành PLTTTM Việt Nam đã xử lý theo hƣớng thỏa thuận trọng tài đó không vô hiệu và vụ tranh chấp vẫn thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài. Tuy nhiên, Nghị quyết của HĐTP TANDTC không phải là văn bản pháp luật và chỉ có tính chất hƣớng dẫn hoạt động xét xử đối với các Toà án địa phƣơng. Hội đồng trọng tài sẽ không có cơ sở pháp lý để xem xét về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong trƣờng hợp này nếu các bên khiếu nại theo Điều 30 của PLTTTM. Do đó, pháp luật về trọng tài nên bổ sung vào khoản 2 điều 10 quy định thỏa thuận trọng tài do ngƣời không đúng thẩm quyền ký sẽ không bị vô hiệu nếu sau đó có văn bản chấp nhận của ngƣời có thẩm quyền về thỏa thuận trọng tài này. - Pháp luật trọng tài cần có hƣớng dẫn cụ thể về trƣờng hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu do không nêu rõ tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp quy định tại khoản 4 Điều 10 PLTTTM. Liên quan đến việc chỉ định tổ chức trọng tài giải quyết vụ tranh chấp đã có rất nhiều các quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng, các bên chỉ cần nhắc đến việc đƣa tranh chấp ra “trọng tài” là đủ hình thành thoả thuận trọng tài và cho trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, mặc dù các bên không đề cập hay chỉ ra tổ chức trọng tài quy chế nào hay trọng tài cụ thể nào sẽ giải quyết tranh chấp. Những ngƣời ủng hộ quan điểm này cho rằng cần phải hiểu nhƣ vậy bởi lẽ ý chí của các bên khi có thoả thuận giải quyết bằng trọng tài thì điều quan trọng nhất là các bên đã lựa chọn cho họ cơ quan giải quyết tranh chấp là “trọng tài” và ngay lập tức loại trừ thẩm quyền của cơ quan tƣ pháp là Toà án đối với tranh chấp. Tuy nhiên, cũng có quan điểm khác cho rằng, thoả thuận trọng tài cần phải cụ thể hơn, cần chỉ ra chính xác tên tổ chức trọng tài hay loại trọng tài sẽ giải quyết tranh chấp. Nếu không thoả mãn yêu cầu này, thoả thuận trọng tài 64 có thể bị coi là vô hiệu. Những ngƣời ủng hộ quan điểm này cho rằng đó là nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng, họ phải tuân thủ các yêu cầu của luật pháp, đó là họ đƣợc quyền lựa chọn cơ quan tài phán song nếu sự lựa chọn đó không cụ thể thì rất có thể sự lựa chọn đó sẽ không đƣợc công nhận và khi đó, thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp sẽ thuộc về Toà án. Quan điểm của các cơ quan Toà án Việt Nam cũng cho rằng nếu vụ tranh chấp có thoả thuận trọng tài nhƣng nếu thoả thuận này thì không xác định đƣợc cụ thể Hội đồng trọng tài nào, Trung tâm trọng tài nào của Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp thì Toà án sẽ có thẩm quyền giải quyết (Mục 1.2 Nghị quyết 05). Từ những vƣớng mắc trong thực tiễn liên quan đến việc xác định tổ chức trọng tài trong thỏa thuận trọng tài giữa các bên tranh chấp đòi hỏi pháp luật trọng tài cần quy định chi tiết hơn nữa về vấn đề này để giúp các bên tranh chấp dễ dàng lựa chọn tổ chức trọng tài một cách chuẩn xác. Theo đó, một thỏa thuận trọng tài sẽ bị coi là không nêu rõ tổ chức trọng tài trong các trƣờng hợp sau: - Không xác định chính xác tên, hình thức của tổ chức trọng tài đƣợc lựa chọn; - Lựa chọn tổ chức trọng tài không phải là duy nhất. Tuy nhiên, nếu thỏa thuận trọng tài quy định không rõ tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp song qua thỏa thuận đó có thể xác định đƣợc ý chí thực của các bên về việc chọn một tổ chức trọng tài cụ thể thì khi đó thỏa thuận trọng tài không thể bị coi là vô hiệu. Ví dụ nhƣ trong vụ tranh chấp trong hợp đồng mua bán thép phế liệu mặc dù các bên đã không nêu tên chính xác của VIAC nhƣng trung tâm này vẫn thụ lý vụ việc vì ý chí thực sự của các bên là chọn VIAC để giải quyết tranh chấp. 3.2 Hoàn thiện các quy định về thủ tục trọng tài 65 3.2.1 Hoàn thiện các quy định về áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời Khi có tranh chấp thƣơng mại giữa các bên, một trong những nỗi lo sợ của nguyên đơn là liệu bị đơn sẽ còn tài sản nào khi kết thúc vụ kiện và thực thi quyết định mà Hội đồng trọng tài đã tuyên? Nói cách khác, liệu bị đơn có tẩu tán tài sản của mình một cách tinh vi khi có cơ hội, khiến cho quyết định trọng tài không thể thực hiện đƣợc. Mối quan tâm thứ yếu, nhƣng cũng không kém phần quan trọng, là mối nguy một bên sẽ tiêu hủy tài liệu hoặc tài sản có liên quan đến vụ kiện (chứng cứ), ví dụ hủy hoại các giấy tờ có thể gây thiệt hại trƣớc khi xét xử, gây cản trở đến quá trình giải quyết tranh chấp. Vì những lý do trên, việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời phải đƣợc quy định trong PLTTTM và các văn bản pháp luật có liên quan một cách hợp lý, có tính khả thi cao. Một trong những điểm tiến bộ của PLTTTM là đã xây dựng đƣợc cơ chế hỗ trợ của tòa án đối với các bên tranh chấp trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xét xử vụ tranh chấp. Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề này vẫn còn một số vấn đề cần hoàn thiện, đó là: Thứ nhất, trong thời gian tới pháp luật cần trao cho các bên tranh chấp quyền đƣợc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay từ khi Trung tâm trọng tài thụ lý vụ kiện. Đồng thời pháp luật cũng cần làm rõ thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của các bên kể từ khi vụ kiện đƣợc Trung tâm trọng tài tiếp nhận cho đến trƣớc khi thành lập Hội đồng trọng tài. Thứ hai, để thực thi một cách hiệu quả các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của các bên trong các vụ TCTMCYTNN Nhà nƣớc ta cần tăng cƣờng tham gia ký kết các điều ƣớc quốc tế song phƣơng và đa phƣơng về vấn đề này. Ngoài ra, các cơ quan tƣ pháp cũng cần tích cực nhìn nhận vấn đề 66 áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án nƣớc ngoài tại Việt Nam nhằm tạo tiền đề cho sự hợp tác trên cơ sở có đi có lại đối với việc thi hành các biện pháp khẩn cấp tạm thời tại quốc gia nƣớc ngoài. 3.2.2 Đảm bảo thi hành quyết định của trọng tài Vấn đề thi hành quyết định trọng tài quy định tại Điều 57 của PLTTTM đƣợc đánh giá là một trong những điểm tiến bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế hơn so với các quy định của pháp luật trọng tài trƣớc đây. Quyết định trọng tài không những có tính chất chung thẩm, các bên phải thi hành ngay sau khi nó đƣợc tuyên mà còn đƣợc cƣỡng chế thi hành nếu bên thua kiện không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách tự nguyện. Thẩm quyền cƣỡng chế thi hành là cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. Quy định trên rất hợp lý bởi đã đảm bảo cho những quyết định của trọng tài cũng có hiệu lực ngang với bản án, quyết định của Toà án Việt Nam. Bên cạnh đó, phán quyết của các Trung tâm trọng tài Việt Nam cũng đƣợc thực thi ở nƣớc ngoài do Việt Nam đã tham gia Công ƣớc New York về công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nƣớc ngoài. Nhƣ vậy, các phán quyết của các Trung tâm trọng tài Việt Nam trong các vụ TCTMCYTNN có cơ sở pháp lý đảm bảo thực thi cả ở trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, những đảm bảo về mặt pháp lý trên có lẽ vẫn là chƣa đủ để các phán quyết của trọng tài đƣợc tôn trọng thực thi cả trong và ngoài nƣớc. Chúng ta cần có những giải pháp phù hợp nhằm khắc phục những nguyên nhân khiến các quyết định trọng tài gặp khó khăn khi áp dụng trên thực tế mà cụ thể là: Thứ nhất: Pháp luật thi hành án cần có những quy định cụ thể thủ tục thi hành các quyết định trọng tài trong và ngoài nƣớc. Hiện nay chúng ta đang trong quá trình xây dựng Bộ luật thi hành án nhằm điều chỉnh thống nhất công tác thi hành án và giải quyết một cách cơ bản những khó khăn, vƣớng 67 mắc về thủ tục thi hành án phù hợp với đặc thù của loại án phải thi hành nhƣ: thi hành án phá sản, kinh tế, lao động; thi hành án dân sự trong bản án hình sự; thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nƣớc ngoài, phán quyết của Trọng tài; thi hành án hành chính... Thiết nghĩ, Bộ luật thi hành án trong tƣơng lai cần có một chƣơng riêng để quy định về việc thi hành các phán quyết của các Trung tâm trọng tài trong và ngoài nƣớc với những quy định hợp lý và có tính khả thi cao. Thứ hai: Tăng cƣờng năng lực của cơ quan thi hành án Việc thi hành các phán quyết của các Trung tâm trọng tài gian nan trên thực tế không chỉ xuất phát từ sự khiếm khuyết về mặt pháp lý mà còn bởi những hạn chế, khó khăn từ phía các cơ quan thi hành án tại Việt Nam. Trên thực tế, các cơ quan thi hành án hiện nay chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế. Có tình trạng này, bên cạnh nguyên nhân về trình độ của đội ngũ chấp hành viên còn phải kể sự tiêu cực phát sinh trong đội ngũ cán bộ này trên cơ sở những quy định thiếu chặt chẽ của pháp luật. Thiếu niềm tin vào việc thi hành các quyết định của trọng tài trên thực tế là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho các bên trong vụ TCTMCYTNN không muốn đƣa vụ việc ra giải quyết tại Trung tâm trọng tài Việt Nam. Do đó, trong thời gian tới cần nâng cao trình độ chuyên môn cũng nhƣ phẩm chất đạo đức của đội ngũ chấp hành viên tại các cơ quan thi hành án. Ngoài ra, một giải pháp để nâng cao khả năng thi hành các bản án, quyết định của Toà án, trọng tài đã đƣợc nhiều chuyên gia pháp lý đề cập đến là cho các tổ chức tƣ nhân tham gia thi hành án về kinh tế, thƣơng mại, dân sự [16]. Thứ 3: Các cơ quan nhà nƣớc cần có thái độ tích cực và thiện chí hơn trong việc công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nƣớc ngoài. Có thể nói, việc chúng ta gia nhập Công ƣớc New York và ban hành Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nƣớc ngoài là một bảo đảm về mặt pháp lý đối với việc thi hành các quyết định của 68 trọng tài nƣớc ngoài tại Việt Nam cũng nhƣ quyết định của trọng tài Việt Nam tại các quốc gia khác. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia pháp lý nƣớc ngoài thì “Việt Nam tham gia Công ƣớc New York chỉ mang tính chất lý thuyết”[13, tr.186] . Trong khi đó Công ƣớc New York năm 1958 đƣợc các quốc gia thành viên coi là “tiêu chuẩn quốc tế chính yếu cho việc thi hành các thoả thuận trọng tài và các quyết định trọng tài và biện pháp đầu tiên mà cộng đồng quốc tế đã chọn để làm cơ sở pháp lý cho thủ tục quốc tế liên quan đến các quyết định trọng tài nƣớc ngoài”[36, tr. 164]. Sự khó khăn trong việc công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nƣớc ngoài, số lƣợng ít ỏi các phán quyết đã tuyên của trọng tài nƣớc ngoài đƣợc các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam công nhận và thực thi trên thực tế có thể khiến các cơ quan thẩm quyền của nƣớc ngoài khắt khe hơn khi xem xét hiệu lực của quyết định trọng tài Việt Nam trên lãnh thổ nƣớc mình. Vì vậy, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tại Việt Nam cần có cơ chế công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nƣớc ngoài một cách hiệu quả và hợp lý hơn. 69 3.3 Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo đảm cho hoạt động của trọng tài 3.3.1 Đảm bảo sự hỗ trợ của Toà án đối với các bên tranh chấp trong quá trình giải quyết các TCTMCYTNN Việc giải quyết các TCTMCYTNN tại các Trung tâm trọng tài của Việt Nam phát triển sẽ mang đến nhiều ích lợi đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, để trọng tài hoạt động có hiệu quả cần có sự hỗ trợ tích cực từ phía nhà nƣớc, trƣớc hết thông qua Toà án. PLTTTM đã thiết lập đƣợc cơ chế tòa án hỗ trợ và giám sát tƣơng đối chặt chẽ và hợp lý trong suốt quá trình tố tụng trọng tài. Tuy nhiên, những quy định pháp luật liên quan đến căn cứ để tòa án huỷ quyết định trọng tài theo quy định của PLTTTM hiện nay đang có những rủi ro đối với hiệu lực của quyết định trọng tài và việc sửa đổi, bổ sung chúng là rất cần thiết, cụ thể: Thứ nhất, cần làm rõ những dấu hiệu để nhận biết sự không “vô tƣ, khách quan” khi giải quyết vụ tranh chấp của Trọng tài viên theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 13 PLTTTM. Hiện nay, để xem xét vấn đề này hoàn toàn dựa theo nhận định, đánh giá của Hội đồng xét xử mà không hề có cơ sở pháp lý rõ ràng nào. Chính điều này có thể gây nên sự tuỳ tiện và cảm tính khi đánh giá về những sự kiện đƣợc dùng làm căn cứ để huỷ quyết định của trọng tài. Liên quan đến vấn đề này, Bộ luật tố tụng dân sự, Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP của HĐTP TANDTC về việc hƣớng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004” đã hƣớng dẫn khá chi tiết. Cụ thể, những ngƣời tiến hành tố tụng có thể không vô tƣ khi làm nhiệm vụ đƣợc hiểu là trong các trƣờng hợp (nhƣ trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế…) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, thƣ ký Toà án không vô tƣ khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Hội thẩm nhân dân là anh 70 em kết nghĩa của nguyên đơn; Thẩm phán là con rể của bị đơn; Ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là thủ trƣởng cơ quan nơi vợ của thẩm phán làm việc…mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinh tế…Việc xem xét, đánh giá về tính vô tƣ, khách quan của các Trọng tài viên có thể tham khảo những quy định của tố tụng dân sự và cần đƣợc chi tiết, cụ thể, thống nhất để tránh những nhận định mang tính chủ quan, áp đặt của Hội đồng xét xử khi xem xét căn cứ huỷ quyết định trọng tài. Thứ hai, cần làm rõ về cách hiểu khi nào quyết định của trọng tài trái pháp luật công cộng Việt Nam. Yêu cầu lớn nhất của các nhà kinh doanh trong thƣơng mại quốc tế đó là sự an toàn. Nhân tố có thể mang lại cho nhà kinh doanh sự án toàn, chính là pháp luật, là những quy định khách quan, rõ ràng, mạch lạc mà mọi ngƣời đều có thể hiểu đƣợc. Sẽ không thể có hoạt động thƣơng mại nếu các bên tham gia vào quan hệ đó không biết chính xác quyền lợi của mình đến đâu, quyền lợi của mình có đƣợc bảo đảm hay không? Các bên tranh chấp, đặc biệt là bên nƣớc ngoài sẽ không an tâm trƣớc việc quyết định trọng tài có thể bị huỷ nếu bị cho là trái pháp luật công cộng Việt Nam bởi lẽ “pháp luật công cộng” là một khái niệm rất chung chung, trừu tƣợng. Do đó vấn đề đặt ra là cần phải xác định những vấn đề nào trong pháp luật thuộc trật tự công cộng để cảnh báo cho các nhà kinh doanh cũng nhƣ các tổ chức trọng tài. 3.3.2 Nâng cao năng lực đội ngũ Trọng tài viên Trọng tài viên là nhân vật trung tâm của thiết chế trọng tài và là một bảo đảm quan trọng cho thành công của hoạt động trọng tài. PLTTTM đã quy định rất thuận lợi về điều kiện trở thành Trọng tài viên, theo đó, bất kỳ ai, nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 12 PLTTTM và đƣợc các bên chỉ 71 định, đều có thể làm Trọng tài viên. Tuy nhiên, trên thực tế, đội ngũ Trọng tài viên tại các Trung tâm trọng tài còn hạn chế về số lƣợng và kinh nghiệm. Các Trọng tài viên chủ yếu là kiêm nhiệm, hạn chế về thời gian để đầu tƣ cho nghiệp vụ trọng tài, yếu về ngoại ngữ, lệch về thành phần. Có sự chênh lệch về số lƣợng các Trọng tài viên tại các Trung tâm trọng tài trong cả nƣớc. Trong số các Trung tâm trọng tài, chỉ có Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam là có đội ngũ các Trọng tài viên đông đảo nhất và có uy tín trong việc giải quyết các tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài. Theo kinh nghiệm của các nƣớc, để phát triển số lƣợng Trọng tài viên có trình độ chuyên môn cao cần mở rộng phạm vi những đối tƣợng có thể trở thành Trọng tài viên. Bất cứ ngƣời nào có kinh nghiệm nghề nghiệp và có đủ tiêu chuẩn về đạo đức theo quy định đều có thể trở thành Trọng tài viên nếu đƣợc chỉ định hoặc mời. Điều kiện trở thành Trọng tài viên cần đƣợc mở rộng, mang tính linh hoạt. Nhà nƣớc chỉ đƣa ra một số điều kiện khung, còn các Trung tâm trọng tài đƣợc quyền đƣa ra các tiêu chuẩn của riêng mình trên cơ sở tuân thủ các quy định chung. Điều này sẽ tạo ra một đội ngũ Trọng tài viên đa dạng về kiến thức chuyên ngành, đông đảo về số lƣợng. Các Trung tâm trọng tài sẽ cạnh tranh với nhau. Hệ quả là hoạt động trọng tài sẽ sôi động, đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa các hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế của các doanh nghiệp. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ kéo theo đó là số lƣợng các vụ tranh chấp có yêu tố nƣớc ngoài sẽ còn tăng nhiều trong thời gian tới. Để thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà kinh doanh trong nƣớc và quốc tế đối với hoạt động giải quyết tranh chấp tại các Trung tâm trọng tài Việt Nam chúng ta cũng cần có đội ngũ Trọng tài viên có chuyên môn ngang tầm quốc tế, có uy tín và phẩm chất đạo đức tốt. Do đó, các Trung tâm trọng 72 tài cần chủ động, tích cực hơn trong việc mở rộng danh sách Trọng tài viên, đặc biệt chú trọng tới các chuyên gia có uy tín và trình độ chuyên môn cao. Ngoài ra, các trung tâm cũng cần bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn cũng nhƣ những kỹ năng tố tụng của các Trọng tài viên hiện có nhằm nâng cao chất lƣợng giải quyết tranh chấp của Trung tâm. Trên thực tế, do trọng tài là lĩnh vực tƣơng đối mới tại Việt Nam, các luật gia có thể rất tinh thông về các lĩnh vực tranh chấp mà họ sẽ phải giải quyết nhƣng chƣa hẳn đã tinh thông trong tố tụng trọng tài. Điều này dễ gây rủi ro cho các quyết định trọng tài vì nếu vi phạm thủ tục tố tụng trọng tài, quyết định trọng tài sẽ bị Toà án huỷ. Bên cạnh đội ngũ Trọng tài viên là công dân Việt Nam, có lẽ nên cho phép Trọng tài viên nƣớc ngoài có tên trong danh sách Trọng tài viên của các Trung tâm trọng tài Việt Nam. Điều này sẽ mở rộng quyền lựa chọn Trọng tài viên của các bên tranh chấp đến mức tối đa, tạo niềm tin cho các bên tranh chấp vào chất lƣợng phán quyết của các Trung tâm trọng tài. Ngoài ra cũng nên tạo điều kiện thuận lợi nhất để Trọng tài viên Việt Nam tham gia hoạt động trọng tài ở nƣớc ngoài. Điều này sẽ thúc đẩy các Trọng tài viên Việt Nam hoàn thiện mình, tự trau dồi kiến thức và học hỏi kinh nghiệm quốc tế để hoạt động trọng tài ngày càng tốt hơn. 3.3.3 Nâng cao nhận thức của các nhà kinh doanh về trọng tài Đã hơn hai năm triển khai thi hành PLTTTM mới, tuy nhiên các Trung tâm trọng tài hoạt động chƣa thực sự sôi nổi, chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng cũng nhƣ là mong đợi của xã hội. Sở dĩ có tình trạng trên là do chúng ta thiếu một cơ chế đồng bộ nhằm khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phƣơng thức trọng tài để giải quyết các tranh chấp nói chung, TCTMCYTNN nói riêng. Việc ban hành PLTTTM với những quy định tiến bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp 73 là điều kiện cần nhƣng chƣa đủ để biến trọng tài thành phƣơng thức giải quyết tranh chấp hiệu quả cho các bên tranh chấp. Mỗi phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại có những ƣu điểm và hạn chế nhất định và khó có thể nói phƣơng thức nào ƣu việt hơn phƣơng thức nào. Chỉ các các bên tranh chấp mới có thể quyết định lựa chọn phƣơng thức tranh chấp trong từng hoàn cảnh cụ thể. Việc lựa chọn phƣơng thức thích hợp đƣợc cân nhắc trên hàng loạt các vấn đề nhƣ mục tiêu đặt ra, bản chất loại hình tranh chấp, mối quan hệ và uy tín bạn hàng, chi phí thời gian và tính hiệu quả thiết thực của phƣơng thức đó. Lựa chọn phƣơng thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại theo thủ tục trọng tài là thói quen của các thƣơng nhân ở các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phái triển. Ở những nƣớc đang trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trƣờng, việc lựa chọn phƣơng thức giải quyết tranh chấp theo thủ tục tƣ pháp là phƣơng thức chủ đạo[30, tr.34]. Chính vì thế nên các doanh nghiệp trong nƣớc không mặn mà lắm với phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Mặt khác, do các hoạt động trọng tài trƣớc đây có quá nhiều bất cập, đặc biệt là việc không có cơ chế cƣỡng chế thi hành quyết định trọng tài khiến các bên có liên quan tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, nên các nhà kinh doanh trong cũng nhƣ ngoài nƣớc không tin tƣởng và lựa chọn trọng tài. Chính điều này đã khiến cho các nhà kinh doanh ám ảnh bởi suy nghĩa “đƣợc vạ thì má đã sƣng”. Tuy PLTTTM đã đƣợc ban hành với một loạt những quy định mới nhƣng vẫn chƣa thực sự làm thay đổi cách nhìn cuả các doanh nghiệp. Họ vẫn còn ngần ngại, dè dặt trong việc chọn lựa giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Bên cạnh đó việc các Trung tâm trọng tài tại Việt Nam ít đƣợc lựa chọn để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài bởi chính sự không chủ động của các nhà kinh doanh Việt Nam khi thƣơng thảo về điều khoản tranh 74 chấp hợp đồng với đối tác nƣớc ngoài. Thông thƣờng, khi làm ăn với đối tác nƣớc ngoài các điều khoản về giá cả, chất lƣợng hàng hóa, tiến độ... vẫn đƣợc các doanh nghiệp trong nƣớc chú trọng hơn là điều khoản về giải quyết tranh chấp. Chính vì thế trƣớc khi đặt bút ký kết hợp đồng (thông thƣờng là do luật sƣ của phía đối tác soạn thảo), nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn chƣa có thói quen đặt câu hỏi là cần lựa chọn phƣơng thức giải quyết tranh chấp nào và tại sao lại nhƣ vậy? Đó là chƣa kể đến việc nhiều nhà kinh doanh vẫn còn giữ thói quen giải quyết tranh chấp thông qua những con đƣờng phi chính thức, theo lối tự xử hơn là nhờ Toà án, trọng tài phân xử. Do đó, trong thời gian tới cần nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam đối với các vấn đề pháp lý liên quan đến TCTMCYTNN và giải quyết TCTMCYTNN thông qua trọng tài nhằm tạo cho doanh nghiệp thói quen bảo vệ mình khi có tranh chấp tại một cơ quan giải quyết tranh chấp hữu hiệu. Để các nhà kinh doanh trong và ngoài nƣớc có thể yên tâm khi chọn các Trung tâm trọng tài kinh tế của Việt nam để giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa họ thì cần có những biện pháp phối hợp nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ doanh nhân, các luật sƣ tƣ vấn doanh nghiệp về trọng tài, cụ thể: Thứ nhất, đối với đội ngũ doanh nhân trong và ngoài nƣớc, cần nâng cao nhận thức của họ về những ƣu điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Việt Nam. Do PLTTTM mới đƣợc triển khai thi hành nên chƣa tạo đƣợc sự chú ý, chƣa đƣợc các cá nhân, tổ chức kinh doanh biết đến nhiều. Công tác tuyên truyền, giới thiệu về những quy định mới của PLTTTM chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và trên phạm vi rộng nên hiệu quả của công tác này chƣa cao. Chính vì thế cần có những chiến dịch thông tin về hệ thống trọng tài nhƣ đào tạo, hội thảo, xuất bản ấn phẩm, bản tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về trọng tài nhằm mang đến cho các nhà kinh doanh những nhận biết tích cực về trọng tài tại Việt Nam. Các doanh nghiệp cần phải đƣợc trang bị hệ 75 thống kiến thức cơ bản về pháp luật trong nƣớc và quốc tế về trọng tài, pháp luật thƣơng mại trong nƣớc và quốc tế, tập quán thƣơng mại quốc tế, lựa chọn hình thức trọng tài hiệu quả, đàm phán và ký kết thỏa thuận trọng tài, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các vụ tranh chấp điển hình và bài học kinh nghiệm... Thứ hai, kiến thức của các luật sƣ đang hành nghề về giải quyết tranh chấp thƣơng mại và trọng tài đƣợc cải thiện Sắp tới làn sóng thƣơng mại và đầu tƣ mới đổ vào Việt Nam trong thời gian hậu WTO sẽ gia tăng mạnh mẽ. Các tranh chấp liên quan đến thƣơng mại và đầu tƣ có yếu tố nƣớc ngoài chắc chắn ngày càng nhiều và phức tạp. Để hạn chế rủi ro khi có tranh chấp xảy ra với các đối tác nƣớc ngoài, các doanh nghiệp chắc chắn sẽ phải nhờ đến sự trợ giúp pháp lý của đội ngũ luật sƣ trong nƣớc đang ngày càng đông đảo. Điều này đòi hỏi chính đội ngũ luật sƣ cũng phải tự nâng cao năng lực bản thân. Trở thành thành viên WTO có nghĩa là Việt Nam phải tuân thủ luật chơi của tổ chức thƣơng mại có trên 150 quốc gia là thành viên của tổ chức này. Thế giới đã áp dụng các tập quán, tiền lệ, các bộ quy tắc thƣơng mại trƣớc nƣớc ta hàng trăm năm, cho nên các tranh chấp hợp đồng, các vụ kiện thƣơng mại đối với họ không phải là sự việc gì quá lớn. Các đối tác Châu Âu và Mỹ rất tuân thủ pháp luật, nghề luật sƣ ở đây rất đƣợc coi trọng và việc tham vấn luật sƣ trong mọi giao dịch là một thói quen không thể thiếu. Đối với chúng ta, tốc độ tăng trƣởng kinh tế liên tục đã tạo ra một bầu không khí kinh doanh mới, thu hút ngày càng nhiều tổ chức tài chính, các pháp nhân, thƣơng nhân nƣớc ngoài đến Việt Nam mang theo các phƣơng thức kinh doanh và công cụ quản lý mới trong đó có pháp luật nƣớc ngoài. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là chất lƣợng đội ngũ luật sƣ hiện nay chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, thiếu luật sƣ chuyên sâu về các lĩnh vực đầu tƣ, kinh 76 doanh, thƣơng mại nhƣ sở hữu trí tuệ, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, hàng hải, thƣơng mại quốc tế, giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế… Trong tổng số hơn 3.900 luật sƣ VN hiện nay, kể cả tập sự, chỉ có khoảng 50 ngƣời hiểu biết về luật pháp quốc tế để hỗ trợ doanh nghiệp trong những giao dịch thƣơng mại. Song thực sự chỉ chừng 10-15 “thầy cãi” là đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn pháp luật thế giới (Thông tin đã đƣợc Phó Vụ trƣởng Vụ Bổ trợ tƣ pháp, thuộc Bộ Tƣ pháp, Lê Hồng Sơn đƣa ra trong tọa đàm về tác động của Hiệp định thƣơng mại Việt - Mỹ đối với hành nghề luật sƣ tại TP HCM). Do đó, trong thời gian tới, cần có những biện pháp nhằm nâng cao hiểu biết của giới luật sƣ trong nƣớc về pháp luật trọng tài thƣơng mại, những ƣu điểm của trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp tại Việt Nam, pháp luật thƣơng mại quốc tế… Với sự hiểu biết trên sẽ giúp các luật sƣ tƣ vấn cho các doanh nghiệp lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp phù hợp nhất. Ngoài ra, theo quy định của Luật luật sƣ đƣợc quốc hội thông qua ngày 29/06/2006, có hiệu lực từ ngày 01/01/2007, các luật sƣ nƣớc ngoài hành nghề tại Việt Nam ngoài việc đƣợc tƣ vấn về pháp luật nƣớc ngoài và pháp luật quốc tế, đƣợc thực hiện các dịch vụ pháp lý khác liên quan đến pháp luật nƣớc ngoài còn đƣợc tƣ vấn pháp luật Việt Nam trong trƣờng hợp có bằng cử nhân luật của Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tƣơng tự nhƣ đối với một luật sƣ Việt Nam. Đây là một điểm mới so với các quy định của pháp luật trƣớc kia cấm các luật sƣ nƣớc ngoài tƣ vấn luật pháp Việt Nam (Theo nghị định 42-CP ngày 8/7/1995 ban hành quy chế hành nghề tƣ vấn pháp luật của tổ chức luật sƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam). Điều này sẽ tạo cơ hội để các luật sƣ nƣớc ngoài tìm hiểu, tƣ vấn cho các thân chủ của mình những ƣu điểm của việc lựa chọn các Trung tâm trọng tài Việt Nam là cơ quan phân xử đúng sai khi có tranh chấp xảy ra. 77 Cuối cùng, chính bản thân các Trung tâm trọng tài Việt Nam cũng phải có những hoạt động tích cực nhằm quảng bá, nâng cao uy tín của mình đối với các khách hàng Từ khi có PLTTTM, đa số các Trung tâm trọng tài vẫn chƣa thực sự tìm ra một hƣớng đi tích cực hơn cho mình nhằm nâng cao uy tín, thể hiện những ƣu thế của mình trong hoạt động giải quyết tranh chấp thƣơng mại. Sau hơn ba năm triển khai thực hiện PLTTTM thì chƣa có một Trung tâm trọng tài mới nào đƣợc thành lập, không những thế, số lƣợng Trung tâm vốn đã ít nay còn giảm đi. Hiện nay, cả nƣớc có 5 Trung tâm trọng tài là: Trung tâm trọng tài Thƣơng mại Hà nội, Trung tâm trọng tài Thƣơng mại TP.Hồ Chí Minh, Trung tâm trọng tài Thƣơng mại Cần Thơ, Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thƣơng mại và Công Nghiệp Việt Nam và Trung tâm trọng tài Thƣơng mại Á Châu (Trung tâm trọng tài Kinh tế Bắc Giang hoàn tất các thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định của PLTTTM và Nghị định số 25/2003/NĐ-CP). Bộ Tƣ pháp đã từng có một cuộc khảo sát trên 100 doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh, Hà nội, Cần thơ thì có đến 84% doanh nghiệp chƣa từng biết đến hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài[19, tr.14]. Trong thời gian tới, để tăng số lƣợng các vụ TCTMCYTNN đƣợc giải quyết bằng các Trung tâm trọng tài tại Việt Nam cần tiến hành đồng bộ các biện pháp sau: - Quảng bá hình ảnh của các Trung tâm trọng tài đến đội ngũ doanh nhân, các luật sƣ hành nghề tƣ vấn doanh nghiệp. Các cuộc hội thảo tuyên truyền, giới thiệu về tổ chức và hoạt động của các Trung tâm trọng tài, các ấn phẩm về trọng tài, ƣu điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đƣợc phổ biến rộng rãi đến doanh nghiệp sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhận biết và tìm đến các Trung tâm trọng tài khi cần. Trong thời đại công nghệ thông tin nhƣ hiện nay việc các Trung tâm trọng tài xây dựng các trang web để tự 78 giới thiệu, quảng bá hình ảnh của mình là điều vô cùng cần thiết (Chẳng hạn nhƣ trang web của VIAC). Tuy nhiên, quan trọng nhất là các Trung tâm trọng tài phải tạo đƣợc uy tín đối với các nhà kinh doanh bởi chất lƣợng giải quyết tranh chấp của mình. - Cần có những biện pháp mở rộng hoạt động của các Trung tâm trọng tài, có thể là thành lập thêm các trung tâm mới hoặc thành lập thêm chi nhánh mới của các Trung tâm trọng tài đang hoạt động. Có một thực tế là hiện nay, hầu hết các trung tâm trọng tài chỉ tập trung ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Hầu nhƣ không có cơ sở trọng tài hoạt động hiệu quả nào ngoài các thành phố này. Với việc phát triển ngày càng nhiều các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nƣớc theo Luật nghiệp mới ban hành cùng với việc quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng phát triển thì cần phải thấy rằng nhu cầu giải quyết tranh chấp tại các Trung tâm trọng tài hoạt động tin cậy và chuyên nghiệp sẽ tăng lên trong tƣơng lai. Do đó, bên cạnh việc củng cố, phát triển hoạt động của các Trung tâm trọng tài cũng cần mở rộng phạm vi hoạt động của các Trung tâm này ra khỏi những địa bàn truyền thống. - Các Trung tâm trọng tài trong nƣớc cần tăng cƣờng hợp tác với các tổ chức trọng tài nƣớc ngoài nhằm học hỏi kinh nghiệm cũng nhƣ nhận đƣợc những sự hỗ trợ cần thiết đối với việc giải quyết các TCTMCYTNN. Đây là một điều vô cùng quan trọng bởi lẽ nếu so với các Trung tâm trọng tài quốc tế có bề dày hoạt động hàng trăm năm thì các Trung tâm trọng tài Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều để khẳng định tên tuổi của mình ở trong nƣớc và quốc tế. Tóm lại, muốn khẳng định đƣợc vị trí của mình, muốn tạo đƣợc niềm tin cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh thì bên cạnh việc hoàn thiện các quy định pháp luật cũng nhƣ các biện pháp hỗ trợ của Nhà nƣớc, các Trung tâm trọng tài cần chủ động, tích cực nâng cao uy tín của mình trong mắt của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Nếu làm đƣợc nhƣ vậy, chắc chắn hoạt 79 động trọng tài theo quy định của PLTTTM sẽ có những chuyển biến tích cực, đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ hơn trong thời gian tới. KẾT LUẬN Nếu trên thế giới trọng tài phi chính phủ đã tồn tại, phát triển lâu đời thì việc sử dụng trọng tài để giải quyết các tranh chấp thƣơng mại trong đó có TCTMCYTNN tại Việt Nam vẫn còn là một vấn đề tƣơng đối mới mẻ cả về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn. Vì thế việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng nhƣ thực trạng về giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài tại Việt Nam nhằm đƣa ra những kiến nghị để phát huy hiệu quả của phƣơng thức giải quyết tranh chấp này trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa là một việc làm có ý nghĩa thiết thực. Dƣới góc độ lý luận, TCTMCYTNN có thể hiểu là “những mâu thuẫn, bất đồng liên quan đến quyền và lợi ích kinh tế giữa các bên tranh chấp khi tham gia vào các quan hệ thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài”. Do những tranh 80 chấp dạng này chứa đựng “yếu tố nƣớc ngoài” nên so với các tranh chấp thƣơng mại trong nƣớc chúng có những dấu hiệu pháp lý đặc trƣng cũng nhƣ những yêu cầu riêng về phƣơng thức giải quyết tranh chấp. Trong số các hình thức giải quyết tranh chấp hiện nay, hình thức trọng tài tỏ ra phù hợp hơn cả đối với việc giải quyết TCTMCYTNN vì trọng tài không đại diện cho quyền lực nhà nƣớc mà nhân danh ý chí các bên để phân xử, thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng, tôn trọng tối đa quyền tự định đoạt của các bên, trọng tài xét xử không công khai, quyết định của trọng tài là chung thẩm. Sự ra đời của PLTTTM, một văn bản có hiệu lực pháp lý cao đã củng cố vị trí, vai trò của phƣơng thức trọng tài trong hệ thống các hình thức giải quyết tranh chấp của nƣớc ta. Tuy nhiên, pháp luật về trọng tài bên cạnh những điểm mới, tiến bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các TCTMCYTNN vẫn bộc lộ những điểm bất cập, chƣa đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Các quy định về xác định phạm vi trọng tài, hiệu lực của thỏa thuận trọng tài chƣa rõ ràng, cụ thể, một số căn cứ pháp lý để hủy quyết định của trọng tài quá chung chung dẫn đến sự tùy tiện của toà án, sự thiếu vắng các quy định về quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trƣớc khi Hội đồng trọng tài đƣợc thành lập nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên tranh chấp… chính là những thiếu sót rất dễ nhận thấy của PLTTTM và là một trong những nguyên nhân khiến cho việc sử dụng phƣơng thức trọng tài trong việc giải quyết TCTMCYTNN gặp khó khăn trên thực tế. Trong khi các Toà án đang phải đối mặt với tình trạng quá tải về số vụ tranh chấp phải xét xử thì các Trung tâm trọng tài Việt Nam lại rơi vào tình trạng rảnh rỗi. Số lƣợng ít ỏi các vụ tranh chấp thƣơng mại thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài đƣợc xét xử hàng năm chủ yếu tập trung ở Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, còn ở các Trung tâm khác thì các vụ tranh chấp dạng này đƣợc đem ra xét xử chỉ có thể tính trên đầu ngón tay. Sở dĩ có tình trạng trên 81 ngoài nguyên nhân là sự thiếu sót, thiếu tính khả thi trong một số quy định của pháp luật còn phải kể đến những hạn chế về kinh nghiệm, nhân lực, tính chuyên nghiệp của các Trung tâm trọng tài và nhận thức chƣa đầy đủ, tích cực của các thƣơng nhân trong và ngoài nƣớc về trọng tài. Do đó, để phát huy hơn nữa vai trò của tích cực của trọng tài đối với việc giải quyết TCTMCYTNN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay cần phải phối hợp đồng bộ các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trọng tài và xây dựng, hoàn thiện cơ chế bảo đảm cho hoạt động của trọng tài trong hiện tại và tƣơng lai./. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các văn bản pháp luật và văn kiện của Đảng 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9, NXB Chính trị quốc gia, 2001. 2. Bộ luật tố tụng dân sự do Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/06/2004. 3. Luật thƣơng mại do Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/06/2005. 4. Luật đầu tƣ do Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005. 82 5. Luật luật sƣ do Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/06/2006. 6. Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại do Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội ban hành ngày 25/02/2003. 7. Pháp lệnh thi hành án dân sự số 13/2004/PL-UBTVQH11 do Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội ban hành ngày 28/01/2004. 8. Nghị định số 25/2004/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/01/2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của PLTTTM. 2. Các tác phẩm 9. Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Tƣ pháp quốc tế, NXB Đại học quốc gia Hà nội, 2001. 10. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại quốc tế, NXB Tƣ pháp, 2006. 11. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Tƣ pháp, 2006. 12. Đại học Ngoại thƣơng, Giáo trình Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, NXB Giáo dục, 2005. 13. Phái đoàn Uỷ ban Châu Âu tại Việt Nam: Giải quyết tranh chấp kinh tế có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam (Kỷ yếu hội thảo khoa học), NXB Chính trị quốc gia, 2000. 14. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt nam, 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc, NXB Chính trị Quốc gia, 2002. 15. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ tƣ pháp: Chuyên đề Vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định của Toà án nước ngoài và quyết định của trọng tài nước ngoài, Thông tin khoa học pháp lý, 2002 3. Các tạp chí, công trình, đề tài khoa học 16. Quang Chung, Gian nan thi hành án dân sự, Thời báo kinh tế Sài Gòn điện tử số 20-2006 (804) ngày 11/05/2006. 83 17. Didie Xcoocnicki: Trọng tài quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, 1995. 18. Th.S Dƣơng Văn Hậu, Trọng tài thương mại Việt Nam trong tiến trình đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, 1999. 19. Phan Gia Hi, Giải quyết tranh chấp thương mại: trọng tài quá rảnh, toà quá tải, Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh, ngày 11/08/2006. 20. TS. Phan Chí Hiếu, Thủ tục giải quyết các yêu cầu liên quan đến hoạt động trọng tài thương mại Việt Nam, Tạp chí Luật học, Số chuyên đề về Bộ luật tố tụng dân sự, năm 2005. 21. TS. Nguyễn Am Hiểu, Một số đặc điểm của pháp luật về trọng tài phi chính phủ ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 5/ 1997 22. Th.S Nguyễn Vũ Hoàng, Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng con đường toà án, NXB Thanh niên, 2004. 23. TS. Đào Văn Hội, Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2004. 24. TS. Dƣơng Đăng Huệ, Những nguyên nhân làm làm hạn chế tác dụng của Trọng tài thương mại và những giải pháp khắc phục, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 7/1999. 25. Trần Hữu Huỳnh, Một số vấn đề cơ bản về thoả thuận trọng tài trong thương mại quốc tế, Tạp chí Luật học, số 1/2000. 26. Trần Hữu Huỳnh, Pháp lệnh trọng tài những thử thách phía trước, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 4/2003. 27. Đặng Thị Bích Liễu, Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường trọng tài, NXB Chính trị Quốc gia, 1998 28. Dƣơng Thanh Mai, Việc tiếp nhận Luật mẫu của UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế ở một số nước và việc xây dựng dự thảo PLTTTM, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số 8/1998. 29. Lê Hoàng Oanh, Chế định thương nhân trong Luật thương mại, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 8/2004. 84 30. TS. Nguyễn Nhƣ Phát, Pháp luật tố tụng và các hình thức tố tụng kinh tế, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số 11/2001. 31. TS. Nguyễn Văn Quyền, Đổi mới pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 1/2001. 32. PGS.TS Hoàng Ngọc Thiết, Tranh chấp từ hợp đồng xuất nhập khẩu Án lệ trọng tài và kinh nghiệm, NXB Chính trị quốc gia, 2002. 33. TS. Nguyễn Trung Tín, Công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương mại tại Việt Nam, NXB Tƣ pháp, 2005. 34. TS. Nguyễn Trung Tín, Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 9/2004. 35. Bùi Ngọc Toàn, Trọng tài thương mại - một hình thức chiếm ưu thế trong việc giải quyết tranh chấp thương mại ở các nước trên thế giới, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số 9/1993. 36. Steward D.P: “Thi hành quốc gia đối với các quyết định trọng tài theo các hiệp định và công ước”, Trọng tài quốc tế vào thế kỷ thứ 21: theo hướng tư pháp hoá và thống nhất, NXB. Đa quốc gia Irvington, New York, 1994. 4. Các văn bản, báo cáo của các cơ quan, tổ chức 37. Chủ tịch Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam: Thư chào mừng Đại hội Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam nhiệm kỳ III (2002-2005). 38. Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về việc hƣớng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004”. 39. Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hƣớng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệng Trọng tài Thƣơng mại. 85 40. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, Báo cáo kết quả hoạt động nhiệm kỳ II (1998-2001) và phương hướng hoạt động của nhiệm kỳ III (2002-2005). 41. Trung tâm trọng tài kinh tế Hà nội (HEAC), Báo cáo tình hình hoạt động từ khi thành lập đến nay, 2002. 42. Trung tâm trọng tài kinh tế Sài Gòn, Báo cáo tình hình hoạt động từ khi thành lập đến nay, 2002. 43. Trung tâm trọng tài kinh tế Thăng Long (ECOARCEN), Báo cáo tóm tắt tình hình hoạt động, 2002. 44. Trung tâm trọng tài kinh tế Cần Thơ , Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động, 2002. 86 [...]... VỀ TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI BẰNG TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM 1.1 Khái niệm và các đặc trƣng pháp lý của TCTMCYTNN 1.1.1 Khái niệm TCTMCYTNN 1.1.1.1 Tranh chấp thương mại Dƣới góc độ pháp lý, tranh chấp là những xung đột, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật Tranh chấp thƣơng mại là những. .. thuận chọn trọng tài để giải quyết vụ tranh chấp đó 2.1.1 Các TCTMCYTNN được giải quyết bằng trọng tài Việt Nam Theo quy định của PLTTTM các Trung tâm trọng tài Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài Điều 2, khoản 4 PLTTTM quy định: Tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thƣơng mại mà một bên hoặc... đang có tranh chấp, có khả năng nắm bắt và giải quyết nhanh nhất những vấn đề mà các bên đƣơng sự yêu cầu Thứ tƣ, thủ tục trọng tài thƣờng linh hoạt và “thoáng” hơn thủ tục tố tụng của tòa án, do vậy tranh chấp có thể đƣợc giải quyết nhanh và hiệu quả hơn Các bên còn có thể tự thoả thuận xây dựng quy tắc tố tụng riêng để giải quyết vụ tranh chấp Tuy nhiên, không có nghĩa là giải quyết tranh chấp bằng trọng. .. bên tranh chấp - Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng sẽ rút ngắn thời gian kiện tụng, làm giảm thiểu những chi phí, tổn thất do việc theo kiện và đảm bí mật kinh doanh cho các bên tranh chấp - Đặc biệt, đối với doanh nghiệp Việt Nam, việc giải quyết tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài bằng trọng tài Việt Nam sẽ giúp họ đƣợc tham gia vụ kiện ngay tại “sân nhà” Trƣớc đây, các doanh nghiệp Việt Nam. .. dứt quan hệ tranh chấp này xảy ra ở một quốc gia khác thì cũng đƣợc coi là tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài Ví dụ, hai công ty Việt Nam ký kết một hợp đồng thƣơng mại ở nƣớc ngoài, một bên tham gia hợp đồng đã có hành vi vi phạm hợp đồng dẫn đến tranh chấp giữa các bên c) Tài sản tranh chấp ở nước ngoài Một trong những dấu hiệu để nhận biết tranh chấp thƣơng mại yếu tố nƣớc ngoài là tranh chấp đó liên... nghiệp Việt Nam có căn cứ lựa chọn trọng tài Việt Nam để giải quyết các tranh chấp thƣơng mại 1.3 Pháp luật về giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài Pháp luật về giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài đƣợc cấu thành bởi hai bộ phận có mối quan hệ khăng khít là pháp luật hình thức và pháp luật nội dung Nếu nhƣ pháp luật hình thức quy định về cách thức, trình tự, thủ tục để giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc... nói riêng: 23 - Trọng tài là cơ quan tài phán có vai trò hỗ trợ đắc lực cho Toà án trong việc giải quyết tranh chấp Sự phát triển của trọng tài thƣơng mại kèm theo số lƣợng các vụ tranh chấp thƣơng mại đƣợc giải quyết bằng trọng tài ngày càng tăng đã giúp giải quyết nhanh chóng các tranh chấp thƣơng mại, giảm bớt gánh nặng của cơ quan Tòa án Là một phƣơng thức giải quyết tranh chấp tồn tại song song,... thống pháp luật về giải quyết tranh chấp thƣơng mại cũng nhƣ mặt bằng trình độ dân trí, văn hoá kinh doanh cũng là yếu tố quan trong tác động đến việc lựa chọn phƣơng thức giải quyết TCTMCYTNN Tại Việt Nam, các bên tranh chấp có thể lựa chọn những phƣơng thức sau để giải quyết TCTMCYTNN: 1.2.2.1 Thương lượng Khi có tranh chấp xảy ra phƣơng thức giải quyết tranh chấp đơn giản nhất và thƣờng là nhanh... 1.2.2.4 Trọng tài Thông thƣờng hầu hết các tranh chấp thƣơng mại quốc tế đều đƣợc giải quyết bằng phƣơng thức trọng tài vì đây là phƣơng thức kết hợp đƣợc các yếu tố ƣu việt so với các các phƣơng thức khác Trên thế giới, trọng tài thƣơng mại tồn tại từ nhiều thế kỷ Ở những nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển, phần lớn các tranh chấp kinh tế - thƣơng mại đƣợc giải quyết thông qua thủ tục trọng tài Giải. .. giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài tại Việt Nam Theo khoản 1 Điều 2 PLTTTM, trọng tài là phƣơng thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thƣơng mại đƣợc các bên thỏa thuận Nhƣ vậy, một vụ TCTMCYTNN thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài khi đáp ứng đủ hai điều kiện sau: thứ nhất, tranh chấp phát sinh từ hoạt động thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài; thứ hai, các bên có thỏa thuận chọn trọng ... nƣớc trọng tài Ch­¬ng KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI BẰNG TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM 1.1 Khái niệm đặc trƣng pháp lý. .. TCTMCYTNN giải tranh chấp có yếu tố nƣớc trọng tài Việt Nam Chƣơng 2: Thực trạng giải TCTMCYTNN trọng tài Việt Nam Chƣơng 3: Một số kiến nghị nhằm phát huy hiệu trọng tài việc giải tranh chấp có yếu tố. .. KHáI QUáT Về TRANH CHấP THƢƠNG MạI Có YếU Tố NƢớC NGOàI Và GIảI QUYếT TRANH CHấP THƢƠNG MạI Có YếU Tố NƢớC NGOàI BằNG TRọNG TàI TạI VIệT NAM .7 1.1 Khái niệm đặc trƣng pháp lý TCTMCYTNN

Ngày đăng: 19/10/2015, 18:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI BẰNG TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM

  • 1.1 Khái niệm và các đặc trưng pháp lý của TCTMCYTNN

  • 1.1.1 Khái niệm TCTMCYTNN

  • 1.1.2 Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của TCTMCYTNN

  • 1.2 Giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài

  • 1.2.1 Các yêu cầu đặt ra đối với việc giải quyết các TCTMCYTNN

  • 1.2.2 Các phương thức giải quyết TCTMCYTNN

  • 1.2.3 Vai trò của trọng tài trong việc giải quyết TCTMCYTNN

  • 1.3 Pháp luật về giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài

  • 1.3.1 Pháp luật nội dung:

  • 1.3.2 Pháp luật hình thức

  • 1.3.3 Quan hệ giữa pháp luật – quy tắc tố tụng và sự thoả thuận của các bên trong việc giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài

  • Chương 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI BẰNG TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM

  • 2.1 Về thẩm quyền giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài tại Việt Nam

  • 2.1.1 Các TCTMCYTNN được giải quyết bằng trọng tài Việt Nam

  • 2.1.2 Hiệu lực của thoả thuận trọng tài

  • 2.2 Vấn đề xác định luật nội dung và quy tắc tố tụng

  • 2.2.1 Xác định luật nội dung

  • 2.2.2 Xác định quy tắc tố tụng

  • 2.3 Các biện pháp hỗ trợ của Toà án đối với các bên trong TCTMCYTNN

  • 2.3.1 Xem xét hiệu lực của thoả thuận trọng tài

  • 2.3.2 Chỉ định, thay đổi Trọng tài viên

  • 2.3.3 Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

  • 2.3.4 Huỷ quyết định trọng tài

  • 2.4 Thủ tục giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài tại Việt Nam

  • 2.4.1 Đơn kiện

  • 2.4.2 Phiên họp xét xử

  • 2.4.3 Ra quyết định trọng tài

  • 2.4.4 Thi hành quyết định trọng tài

  • Chương 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ CỦA TRỌNG TÀI TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

  • 3.1 Xây dựng các tiêu chí xác định thẩm quyền giải quyết TCTMCYTNN của trọng tài

  • 3.2 Hoàn thiện các quy định về thủ tục trọng tài

  • 3.2.1 Hoàn thiện các quy định về áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

  • 3.2.2 Đảm bảo thi hành quyết định của trọng tài

  • 3.3 Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo đảm cho hoạt động của trọng tài

  • 3.3.1 Đảm bảo sự hỗ trợ của Toà án đối với các bên tranh chấp trong quá trình giải quyết các TCTMCYTNN

  • 3.3.2 Nâng cao năng lực đội ngũ Trọng tài viên

  • 3.3.3 Nâng cao nhận thức của các nhà kinh doanh về trọng tài

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan