Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức thực tiễn vận dụng vào nhiệm vụ giảng dạy pháp luật và môn đạo đức ở trường cao đẳng cộng đồng bắc kạn

123 866 0
Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức   thực tiễn vận dụng vào nhiệm vụ giảng dạy pháp luật và môn đạo đức ở trường cao đẳng cộng đồng bắc kạn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VĂN BIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC - THỰC TIỄN VẬN DỤNG VÀO NHIỆM VỤ GIẢNG DẠY MÔN PHÁP LUẬT VÀ MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VĂN BIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC - THỰC TIỄN VẬN DỤNG VÀO NHIỆM VỤ GIẢNG DẠY MÔN PHÁP LUẬT VÀ MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG BẮC KẠN Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số : 60 38 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. HOÀNG THỊ KIM QUẾ Hà Nội - 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Các số liệu, ví dụ trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị khoa luật xem xét để tôi có thể bảo vệ luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 10 năm 2010 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Văn Biện MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU……………………………….……………..…………..…1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC 8 1. 1. Một số quan niệm cơ bản về pháp luật và đạo đức.……………...…..8 1.1.1. Một số quan niệm về pháp luật………………………………….........8 1.1.2. Bản chất, chức năng, nhiệm vụ của pháp luật………….....................10 1.1.3. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội…....................................14 1.2. Quan niện về đạo đức.………………….…………...…………...…..17 1.2.1. Một số quan niệm chủ yếu về đạo đức……………….………...……17 1.2.2. Bản chất, chức năng, nhiệm vụ đạo đức………….….…....................21 1.2.3. Vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội…..............................…. ..25 1.3. So sánh một số điểm giống nhau và khác nhau giữa pháp luật và đạo đức. …………………………..........………...….. .27 1.3.1. Điểm giống nhau giữa pháp luật và đạo đức…………………….......27 1.3.2. Điểm khác nhau giữa pháp luật và đạo đức…………..……….....….28 1.4. Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức. ……………………..…..….31 1.4.1. Pháp luật và đạo đức có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cùng tồn tại và phát triển, cùng phản ánh đời sống kinh tế xã hội đương thời và định hướng cho sự phát triển của xã hội. ………………......31 1.4.2. Những quan niệm đạo đức tiến bộ, phù hợp được nâng lên thành pháp luật…………………………………...…..………. 36 1.4.3. Pháp luật tác động mạnh mẽ tới ý thức, quan điểm, quan niệm đạo đức trong xã hội, góp phần loại bỏ những tập tục lạc hậu, xây dựng nền đạo đức tiến bộ và xây dựng lối sống mới……..38 1.5. Đạo đức là một trong những cơ sở quan trọng để xây dựng pháp luật và có tác động mạnh mẽ đối với pháp luật....................................42 1.6. Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức biểu hiện trong mộ số ngành luật cụ thể:…………………………………….………...…....46 1.7. Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường hiện nay……………………...............................................................48 Chương 2: VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC VÀO THỰC TIỄN NHIỆM VỤ GIẢNG DẠY MÔN PHÁP LUẬT VÀ MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG BẮC KẠN 53 2.1. Vài nét sơ lược về Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc kạn...……….....53 2.2. Thực trạng nhiệm vụ giảng dạy môn Pháp luật học Và môn Đạo đức học theo chương trình đổi mới ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn……………..……………...…………………………..….....54 2.3. Vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào nhiệm vụ giảng dạy môn Pháp luật học và môn Đạo đức học theo chương trình đổi mới. ………………………..................................................62 2.3.1. Vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào nhiệm vụ giảng dạy phần pháp luật học………….…..….…………………….62 2.3.2. Vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào nhiệm vụ giảng dạy môn đạo đức học……………….……………..83 2.4. Một số giải pháp chủ yếu mhằm tăng cường vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào thực tiễn thực hiện nhiệm vụ giảng dạy môn pháp luật học và môn đạo đức học có hiệu quả. …………………………………………………………...102 2.4.1. Tiếp tục đẩy mạnh Tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, tăng cường mua sắm các phương tiện kỹ thuật dạy học, đổi mới cách học tập của sinh viên, giáo sinh, học sinh……..102 2.4.2. Tiến hành biên soạn các tập đề cương bài giảng môn Pháp luật học và môn Đạo đức học để sử dụng lưu hành trong nội bộ trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn………………...…..105 2.4.3. Thực hiện tốt các giải pháp nhằm vận dụng có hiệu quả mối Quan hệ giữa Pháp luật và đạo đức vào giảng dạy theo chương trình đổi mới………………………………………..………….....105 KẾT LUẬN…………………………………………………...…113 TÀI LIỆU THAM KHẢO.………………………………...…....115 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Hiện nay chưa có bài viết chuyên sâu về việc vận dụng mối quan hệ giữa Pháp luật và đạo đức vào nhiệm vụ giảng dạy tại các trường cao đẳng cộng đồng, đặc biệt là trường Cao đẳng Cộng đồng miền núi đào tạo đa ngành nghề, chức năng nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo mã ngành Sư phạm sau khi sinh viên, giáo sinh ra trường là những thầy giáo, cô giáo tiểu học, trung học cơ sơ tiếp xúc nhiều với môn Đạo đức học, môn Giáo dục công dân và đào tạo một số mã ngành khác nhằm hoàn thiện đội ngũ cán bộ thiết yếu một số ngành trong tỉnh đáp ứng nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Trong chương trình giảng dạy môn Đạo đức và môn pháp luật học tại các trường cao đẳng có sự đan xen kiến thức đạo đức và pháp luật, đặc biệt là môn đạo đức học và môn Phương pháp dạy đạo đức, các sinh viên, giáo sinh chuyên ngành Sư phạm cần nắm rõ mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức để sau khi ra trường có kiến thức cần thiết phục vụ cho nhiệm vụ giảng dạy môn Đạo đức ở tiểu học và môn Giáo dục công dân ở trung học cơ sở. Đối với các chuyên ngành ngoài Sư phạm, đề tài này có là tư liệu tham hữu ích trong học tập và trong quản lý chuyên môn nghiệp vụ. Thực hiện đề tài này còn là tư tham khảo liệu hữu ích giúp cho giảng viên, giáo viên, các nhà nghiên cứu quan tâm có thêm cơ sở lý luận để nghiên cứu thêm mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức và vận dụng vào công việc thực tiễn có liên quan đế lĩnh vực này. Với những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài "Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức - thực tiễn vận dụng vào nhiệm vụ giảng dạy môn pháp luật và môn đạo đức ở trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn", hy vọng đề tài sẽ hữu ích, thiết thực cho công tác nghiên cứu, nhiệm vụ giảng dạy và học tập tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc kạn. 1 2. Mục đích, tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: Mục tiêu chính của đề tài là: Phân tích để làm rõ thêm các khái niệm, chức năng, nhiệm vụ của pháp luật và đạo đức và so sánh một số chức năng, nhiệm vụ của pháp luật và đạo đức trong đời sống xã hội để làm nổi bật tầm quan trọng của pháp luật và đạo đức trong đời sống xã hội và làm cơ sở cho việc vận dụng vào giảng dạy môn Pháp luật học và môn Đạo đức học ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn theo chương trình đổi mới. Giúp sinh viên, giáo sinh, học sinh và các độc giả quan tâm đến chuyên đề này hiểu sâu thêm mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, trang bị thêm cho họ một phần kiến thức quan trọng liên quan tới lĩnh vực này tạo hành trang cần thiết đi vào cuộc sống, góp phần đào tạo họ trở thành những cán bộ, giáo viên, người lao động có kiến thức, có tài, có đức, để xây dựng quê hương, đất nước. Đề tài là một trong những tư liệu tham khảo quan trọng cho các giảng viên, giáo viên các nhà nghiên cứu tại các trường Cao đẳng nói chung, các trường cao đẳng Cộng đồng nói riêng nghiên cứu, tham khảo vận dụng trong thực tế công tác xây dựng cơ chế, chính sách quản lý giáo dục, và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy các môn học có liên quan tại trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn. Nhiệm vụ chính của đề tài: Phân tích làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về pháp luật và đạo đức và mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức để làm cơ sở vận dụng vào thực tiễn nhiệm vụ giảng dạy môn pháp luật và môn đạo đức ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn. 2 Phân tích thực trạng việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy các môn pháp luật học và môn đạo đức học tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn. Từ những luận cứ trên, đề tài vạch ra khuynh hướng vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào nhiệm vụ giảng dạy môn Pháp luật học và môn Đạo đức học tại trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn theo chương trình đổi mới đồng thời đề tài đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của việc vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào nhiệm vụ giảng dạy môn pháp luật học, môn đạo đức học ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc kạn. Ý nghĩa của đề tài: Đề tài là tư liệu thiết thực phục vụ việc thực hiện nhiệm giảng dạy môn Pháp luật học và môn Đạo đức học tại các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp miền núi nói chung và Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn nói riêng. Đề tài phân tích toàn diện, sâu sắc về toàn bộ mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, giúp chúng ta hiểu thêm khoa học về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức và cũng là cơ sở lý luận để triển khai nhiệm vụ giảng dạy môn pháp luật, môn đạo đức, môn Phương pháp dạy đạo đức tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn, giúp cho giảng viên, giáo viên làm tốt hơn nhiệm vụ giảng dạy một số môn học thuộc nhóm chính trị trong các trường cao đẳng cộng đồng, trung học chuyên nghiệp và cả ở các trung học phổ thông. Ngoài ra đề tài còn có tác dụng cho các cấp quản lý tham khảo định hướng xây dựng cơ chế quản lý giảng dạy có hiệu quả hơn. 3. Tình hình nghiên cứu của đề tài. Trong những năm gần đây, thực trạng tình hình nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức đã được một số nhà nghiên cứu chú ý đến và đã có một số công trình nghiên cứu, bài viết đề cập tới mối quan hệ giữa pháp 3 luật và đạo đức, nội dung những công trình, bài viết này đề cập tới rất nhiều khía cạnh khác nhau của mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, cụ thể có một số công trình nghiên cứu, bài viết có nội dung liên quan đến vấn đề này sau đây: * Các công trình lớn: - Cuốn sách chuyên khảo pháp luật và đạo đức của GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2007. - Cuốn sách cơ chế chuẩn mực đạo đức xã hội và hành vi đạo đức của cá nhân của Đỗ Huy Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2003. - Cuốn Pháp quyền và nhân nghĩa Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa thông tin của Trung tâm văn hóa Đông Tây, Hà Nội, năm 2001. - Cuốn Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn, của Hà Nhật Thăng, Nxb Giáo dục, Hà Nội, năm 1988. - Giáo trình Đạo đức học mác Lê Nin, dùng cho các trường Đại học cao đẳng, Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1983. - Một số giáo trình và công trình nghiên cứu khác. * Các bài viết nêu ý kiến phân tích bình luận về vấn đề này bao gồm: - Bài "Hội nhập khu vực châu Á nhìn từ góc độ sự tương tác của nền văn hóa pháp luật", Tạp chí Nhà nước pháp luật, số 7 - 1999. - Bài "Tác động của các nhân tố phi kinh tế trong đời sống pháp luật", Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 8, 9 - 2001. - Đề tài "Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật", của thầy Đào Chí Úc, Đề tài khoa học KX-07.17, Hà Nội, 1995. - Cuốn "Đạo đức Tư pháp và việc vận dụng các phạm trù đạo đức trong xét sử các vụ án hình sự", của Nguyễn Tất Viễn, Tạp chí Bộ Tư pháp. số 111998. - Một số bài viết bình luận nằm rải rác ở trong các tạp chí, báo trí khác. 4 Tất cả các giáo trình, bài viết liệt kê trên đã đề cập, phân tích tương đối đầy đủ, chi tiết ở nhiều khía cạnh khác nhau về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, nhưng chủ yếu chỉ đề cập đến vấn đề mối quan hệ qua lại và tác động của mối quan hệ này trong việc xây dựng, áp dụng pháp luật, thực hiện pháp luật hoặc quản lý xã hội trong một lĩnh vực nào đó, chưa có bài viết chuyên sâu về việc vận dụng mối quan hệ này vào công tác giảng dạy tại các trường cao đẳng cộng đồng có nhiều môn học có liên quan đến kiến thức đạo đức và kiến thức pháp luật hoặc công trình nghiên cứu với nội dung tương tự. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích một số khái niệm, chức năng, nhiệm vụ của pháp luật và đạo đức, so sánh chúng để xác định được giá trị các quan niệm pháp luật và đạo đức làm nổi bật vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và tầm quan trọng của nó trong đời sống xã hội để làm cơ sở cho việc vận dụng vào thực tiễn. Nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, sự tác động lẫn nhau giữa pháp luật và đạo đức để làm cơ sở lý luận để vận dụng mối quan hệ vào nhiệm vụ giảng dạy môn pháp luật, môn đạo đức, môn Phương pháp dạy đạo đức. ở trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn. Đưa ra một số kiến nghị về việc xây dựng cơ chế, chính sách, vận dụng mối quan hệ này vào đổi mới giảng dạy môn Pháp luật học, môn Đạo đức học, môn Phương pháp dạy đạo đức nhằm nâng cao chất lượng học tập. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài: Để hoàn thành đề tài của mình tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Kết hợp lý luận và thực tiễn, phương pháp xã hội học, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp luật học lịch sử, phương pháp luật học so sánh, phương pháp trừu tượng hóa khoa học, các phương pháp cụ thể trên được thực hiện trên nền tảng phương pháp biện chứng để 5 rút ra các luận điểm tổng kết ý nghĩa lý luận và thực tiễn để khẳng định giá trị của đề tài. Ví dụ trong chương 1 đề tài sử dụng nhiều phương pháp phân tích, so sánh kết hợp với thống kê các quan điểm đã được thừa nhận để rút ra những luận điểm cần thiết được sử dụng để hỗ trợ đắc lực cho các luận điểm đề tài đưa ra. Đề tài còn sử dụng kết hợp các phương pháp khác như nghiên cứu, so sánh các vấn đề lý luận và thực tiễn dạy học để làm tăng khả năng thuyết phục khi đưa ra những giải pháp kiến nghị kết luận tại chương 2 khẳng định được giá trị lý luận cũng như thực tiễn của đề tài. 6. Những đóng góp của đề tài: Đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trên cơ sở kế thừa một số quan điểm trước đó đồng thời nhấn mạnh phâm tích làm sâu thêm một số quan điểm có tính thực tiễn cao, có thể vận dụng được vào thực tiễn quản lý, giảng dạy tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc kạn. Nội dung chính của đề tài đề cập đến lĩnh vực vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào nhiệm vụ giảng dạy ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn. Đề tài nhận định những nguyên nhân dẫn tới hạn chế và tìm ra giải pháp khắc phục và có kiến nghị để ngày càng nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ quản lý, giảng dạy tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn. 7. Kết cấu đề tài: Kết cấu của đề tài bao gồm 2 chương chính: Ngoài phần mở đầu; xác định lý do chọn đề tài, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, mục đích, phạm vi và thực trạng nghiên cứu đề tài, sự cần thiết thực hiện đề tài, những điểm mới của để tài và một số phương pháp nghiên cứu đề tài, đề tài khai thác làm rõ các nội dung chính sau đây: Chương 1; Đề tài tìm hiểu một số quan niệm về pháp luật, Bản chất, chức năng, nhiệm vụ của pháp luật và đạo đức, tầm quan trọng của pháp luật 6 trong đời sống xã hội. So sánh một số điểm giống nhau và khác nhau giữa pháp luật và đạo đức. Chương 2; Đề tài xác định thực trạng và một số giải pháp về việc vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào nhiệm vụ giảng dạy môn Pháp luật học và môn Đạo đức học tại trường Cao đẳng cộng đồng Bắc Kạn theo chương trình đổi mới và có đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục môn Pháp luật học và môn Đạo đức học Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn. Cuối cùng rút ra kết luận các nội dung chính để thấy được tính thực tế, hữu ích của đề tài. 7 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC 1.1. Một số quan niệm cơ bản về Pháp luật và Đạo đức. 1.1.1 Một số quan niện về pháp luật. Có nhiều quan niệm pháp luật khác nhau đã tồn tại trong lịch sử phát triển của nhân loại, nỗi quan niện đều có những lý do riêng giải thích cho sự hình thành tồn tại và phát triển của pháp luật một cách khác nhau; ví dụ như: Theo trường phái "ý tưởng" các nhà làm luật quan niệm pháp luật điều chỉnh hành vi con người thoát ly khỏi hiện thực. Quan niệm của thiên chúa giáo coi pháp luật là những lời răn dạy của chúa trong kinh thánh được nhà nước thể chế hóa thành luật. Thuyết duy danh cho rằng pháp luật xuất phát từ ý chí con người vì chúa đã để con người tự do sinh ra các luật lệ. Trường phái "pháp luật tự nhiên" quan niệm pháp luật vừa mang tính tự nhiên, vừa mang tính duy lý, bất kỳ một sự vật hiện tượng nào cũng đều có quy luật tự nhiên, khách quan không phụ thuộc vào nhà làm luật nào cả đặc biệt là lẽ phải và sự hợp lý phải được coi là nguyên tắc của mọi người và các nhà làm luật phải cụ thể hóa các nguyên tắc đó thành pháp luật. Pháp luật chỉ có thể tồn tại khi hợp với quá trình tự nhiên đang diễn ra trong xã hội. Trường phái "Pháp luật thực định" cho rằng pháp luật phải phù hợp với hiện thực, phù hợp với quy tắc nhà nước ban hành ít liên hệ với pháp luật tự nhiên quan điểm này nghiêng về quyền lực nhà nước trong việc xây dựng, ban hành pháp luật. Quan điểm của "Thuyết vị lợi " cho rằng mục đích của pháp luật là lợi ích, lợi ích vừa là nền tảng, vừa là giá trị pháp luật. Cốt lõi trong giá trị pháp luật là tìm được tỷ lệ lợi ích chung và lợi ích cá nhân. Quan điểm này đã 8 nhìn nhận được yếu tố lợi ích chứa đựng trong pháp luật, nhưng lại chưa thấy rõ ngoài yếu tố lợi ích pháp luật còn bị tác động bởi nhiều yếu tố xã hội khác nữa. Thuyết tương đối của Montesquieu luận giải theo công thức luật xuất phát từ bản chất sự vật, hiện tượng hoàn toàn mang tính tương đối vì vậy việc nhìn nhận pháp luật cũng như các sự việc diễn ra trong xã hội như bản thân chúng đang tồn tại khách quan và tìm ra cách xử lý vấn đề sao cho hợp lý nhất. Trường phái xã hội học pháp luật đặc biệt chú ý đến quá trình thực hiện pháp luật trong thực tiễn, giành quyền phán quyết đánh giá cho tòa án mà không bị ràng buộc nhiều bởi pháp luật nhà nước. Tòa án có thể vận dụng luật theo sự đánh giá của mình để dạt được sự đồng thuận tối ưu của các bên. Quan điểm này tuy rằng coi trọng hiệu quả công tác thực tiễn xét xử, nhưng dễ dẫn tới sự tùy tiện trong công tác xét xử nên theo một số ý kiến là quan điểm này chỉ phù hợp với một số ngành luật như luật dân sự, luật kinh tế, luật lao động, mà không phù hợp với việc vận dụng vào xét xử các vụ việc trong lĩnh vực hình sự, hành chính… Học thuyết Mác - Lê Nin cho rằng pháp luật có tính giai cấp và tính xã hội, điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội là cội nguồn của pháp luật. Trên cơ sở học thuyết Mác - Lê Nin một số định nghĩa về pháp luật đã được các nhà nghiên cứu đưa ra, cụ thể như: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trên cơ sở ghi nhận các yêu cầu về lợi ích xã hội, được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích trật tự và ổn định vì sự phát triển bền vững của xã hội. [26, tr. 228] 9 Theo như định nghĩa trên thì pháp luật không những thể hiện ý chí của giai cấp thống trị mà còn ghi nhận các nhu cầu về lợi ích xã hội và vì sự ổn định và phát triển của xã hội. Như vậy rõ ràng pháp luật vừa mang bản chất giai cấp vừa mang bản chất xã hội. Dựa trên quan điểm Mác – Lê Nin về pháp luật, quan điểm về pháp luật xã hội chủ nghĩa được định nghĩa như sau: Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống các quy tắc xử sự, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của đảng, do nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước trên cơ sở giáo dục và thuyết phục mọi người tôn trọng và thực hiện.[26, tr .337] Theo như các định nghĩa trên, thì pháp luật đều do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, nó có hai thuộc tính đó là tính giai cấp và tính xã hội. Khi các quy phạm đạo đức hoặc quy phạm xã hội được nâng lên thành pháp luật thì sẽ được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế thông qua các cơ quan có chức năng của nhà nước. 1.1.2 Bản chất, chức năng, nhiệm vụ của pháp luật. Bản chất của pháp luật: Ngay từ buổi đầu, để xã hội có trật tự, phải có sự điều chỉnh nhất định đối với các mối quan hệ của con người; trong bất kỳ xã hội nào cũng có sự điều chỉnh bằng một hệ thống các quy phạm xã hội. Khi chưa có nhà nước các quy tắc điều chỉnh là tập quán, đạo đức, tín điều, tôn giáo… Do kinh tế phát triển, mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, quá trình đấu tranh giai cấp diễn ra mạnh mẽ đến mức khốc liệt dẫn tới sự ra đời của nhà nước đồng thời xuất hiện một loại quy tắc mới do nhà nước ban hành đó là pháp luật. Pháp luật được hình thành cùng với nhà nước trong 10 quá trình đấu tranh giai cấp một mặt giai cấp thống trị thông qua bộ máy nhà nước cải tạo, sửa chữa các quy tắc phong tục tập quán, đạo đức có sẵn phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị đưa lên thành luật. Mặt khác thông qua bộ máy nhà nước của mình giai cấp thống trị đặt ra các quy phạm pháp luật mới, dùng quyền lực nhà nước buộc mọi thành viên trong xã hội phải tuân theo nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và duy trì xã hội trong vòng trật tự chung. Bản chất pháp là một thể thống nhất bao gồm hai mặt - hai phương diện cơ bản: đó là phương diện giai cấp và phương diện xã hội hay còn được gọi là tính giai cấp và tính xã hội. Bản chất giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ ý chí của giai cấp thống trị được thể chế hóa thành pháp luật và được bảo đảm được thực hiện bằng nhà nước. Nội dung ý chí do điều kiện tồn tại xã hội của giai cấp thống trị quyết định. C. Mác và Ph. Ăngghen đã viết: "Pháp luật của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung do các điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định".[12, tr. 262] Bản chất giai cấp được thể hiện rõ nét nhất trong pháp luật, ví dụ như ở nước ta Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành là căn cứ pháp lý trực tiếp, duy nhất để các cơ quan bảo vệ pháp luật và tòa án áp dụng trong thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề trách nhiệm hình sự như định tội danh, quyết định hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự…đối với hành vi bị nhà nước coi là tội phạm. Bộ luật hình sự thật sự là một công cụ quyền uy thể hiện bản chất giai cấp thống trị, trong một số trường hợp, người phạm tội có thể bị tước đi cả mạng sống. Pháp luật không chỉ phản ánh tính giai cấp mà còn thể hiện thông qua tính xã hội của pháp luật. Trong trường hợp lợi ích của giai cấp thống trị về 11 cơ bản phù hợp với lợi ích dân tộc và lợi ích của các giai cấp khác thì pháp luật sẽ phản ánh được lợi ích chung được số đông chấp nhận và những quy phạm pháp luật này trở thành khuôn mẫu, chuẩn mực hành vi. Giá trị xã hội pháp luật còn thể hiện ở chỗ quy phạm pháp luật vừa là công cụ kiểm nghiệm các quá trình, các hiện tượng xã hội, vừa là công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, trật tự hóa các quan hệ xã hội theo đúng hướng vận động phát triển phù hợp với quy luật nội tại của đời sống xã hội; ví dụ như: Trong bộ luật dân sự quy định các quy tắc ứng xử bảo đảm hài hòa lợi ích giữa cá nhân và xã hội, đã có những quy định như khi đào giếng, đào ao hoặc xây dưng công trình ngầm dưới mặt đất chủ sở hữu công trình phải đào ao, xây cách mốc giới một khoảng do pháp luật xây dựng quy định. Trong trường hợp công trình có nguy cơ đe dọa sự an toàn của bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ công trình phải thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, nếu gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề hoặc xung quanh thì phải bồi thường. Những quy định như vậy nhằm bảo đảm hành lang pháp lý điều hòa lợi ích giữa các chủ thể khác nhau trong xã hội, vì sự phát triển chung của cộng đồng. Tính xã hội được thẩm thấu vào pháp luật khi lợi ích của giai cấp thống trị về cơ bản phù hợp với lợi ích của dân tộc và lợi ích của các giai cấp khác trong xã hội. Xu hướng dân chủ hóa xã hội, xuất hiện những đòi hỏi về nhân quyền, các quyền tự do, công bằng, hài hòa lợi ích luôn luôn là động lực thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, là động lực thúc đẩy việc giải quyết hài hòa một cách tối ưu nhất lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng xã hội. Chúng ta hiểu: Các quy phạm pháp luật là kết quả tuyển chọn lâu dài trong thực tiễn xã hội. Bản thân các quy phạm pháp luật cũng mang tính quy luật. Những cách xử sự hợp lý, khách quan được trải nghiệm trong cuộc sống, chuyển giao qua nhiều thế hệ rất nhiều trong số đó 12 có cội rễ từ trong xã hội tiền giai cấp được nhà nước tuyển chọn, đưa thêm các quan điểm, lợi ích của mình thông qua những thủ tục, hình thức pháp lý nhất định nâng lên thành luật.[26, tr. 278 - 279] Bản chất xã hội còn thể hiện pháp luật có quan hệ chặt chẽ với các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức, quy tắc xử sự của tổ chức xã hội và đoàn thể quần chúng phản ánh lợi ích cơ bản, lâu dài của họ bởi vậy một mặt pháp luật tác động mạnh mẽ tới đạo đức, mặt khác pháp luật cũng bị ảnh hưởng của đạo đức. Tập quán và các quy phạm xã hội khác cũng có tác động qua lại với pháp luật cho nên để phát huy vai trò của pháp luật thì cần xem xét đến mối quan hệ của pháp luật với tập quán và các quy phạm xã hội khác. Để pháp luật thể hiện đúng bản chất của mình đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội cần xem xét mối quan hệ pháp luật với nhiều yếu tố khác mới hiểu rõ bản chất pháp luật. Chức năng của pháp luật: Chức năng điều chỉnh: Nhà nước ban hành pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng nhất định, một mặt nhà nước ghi nhận những quan hệ xã hội cơ bản và phổ biến trong xã hội, mặt khác nhà nước quy định bảo đảm điều chỉnh các quan hệ xã hội đó phát triển theo hướng phù hợp với lợi ích giai cấp, lợi ích xã hội. Bằng các quy định như khuyến khích, cho phép, ngăn cấm, pháp luật đã tạo hành lang pháp lý, xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào các quan hệ xã hội điều chỉnh họ đi vào nề nếp, trật tự theo khuôn khổ quy định của pháp luật. Ví dụ như: Quy định về phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự là quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quy định quyền, nghĩa vụ các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các 13 quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình và một số quan hệ khác như quan hệ thương mại, hợp đồng lao động, thừa kế… Chức năng bảo vệ; Pháp luật bảo vệ các quan hệ xã hội cơ bản phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị và một số quan hệ xã hội khác. Khi có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra sẽ bị nhà nước dùng biện pháp cưỡng chế quy định tại chế tài của quy phạm pháp luật tương ứng nhằm bảo vệ các quan hệ xã hội tránh khỏi bị bị xâm hại. Bằng các quy định của mình pháp luật tạo ra hành lang pháp lý cho các quan hệ xã hội vận động và phát triển trong vòng trật tự. Khi lợi ích cơ bản của giai cấp phù hợp với lợi ích của xã hội, lợi ích của dân tộc thì pháp luật sẽ trở thành công cụ đắc lực để bảo vệ lợi ích phổ biến của cả cộng đồng xã hội. Chức năng giáo dục: Trong thực tế pháp luật thực hiện chức năng giáo dục không chỉ thông qua công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật mà còn thông qua sự tác động trực tiếp hay gián tiếp của pháp luật vào các vụ việc cụ thể, thông qua đó pháp luật đi vào ý thức con người, từng bước hình thành ý thức pháp luật, hình thành hành động phù hợp với quy định của pháp luật đã ban hành. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần thực hiện tốt hơn chức năng này. Nhiệm vụ của pháp luật: Pháp luật có nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ lợi ích kinh tế của giai cấp cầm quyền trong xã hội, điều hòa các quan hệ lợi ích khác nhau trong xã hội để giảm bớt mâu thuẫn về lợi ích, tạo ra môi trường ổn định cho sự phát triển và điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng nhất định. 1.1.3 Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. Vai trò của pháp luật đối với nhân dân: Pháp luật tiến bộ ghi nhận một cách chính thức các giá trị và lợi ích mà nhà nước và các chủ thể cùng hướng tới, nhờ đó các thành viên trong xã 14 hội bằng phương tiện pháp luật có điều kiện hơn trong việc bảo vệ các quyền tự do, dân chủ và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, chống lại các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Nhân dân có thể sử dụng pháp luật làm công cụ hữu hiệu nhất bảo đảm cho các quyền tự do, dân chủ, các quyền, lợi ích thiết thực, hợp pháp sẽ bảo đảm được thực hiện. Vai trò của pháp luật đối với hệ thống chính trị: Pháp luật là phương tiện để kiểm chứng tính đúng đắn đường lối, chính sách của đảng cầm quyền trên thực tế, pháp luật đồng thời là công cụ hữu hiệu, đắc lực nhất để quản lý về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đối với các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể quần chúng pháp luật pháp luật là phương tiện cho các tổ chức đó hoạt động, pháp luật tạo nên hành pháp lý trong quan hệ giữa cơ quan nhà nước với các cơ quan nhà nước, đồng thời pháp luật tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước và hoạt động xây dựng, quản lý nhà nước xác định nhiều quyền về chính trị như quyền bầu cử, ứng cử và các cơ quan quản lý nhà nước. Pháp luật là phương tiện cho mặt trận tổ quốc và các thành viên của Mặt trận tổ quốc tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, là công cụ pháp lý của các tổ chức chính trị xã hội để xác định mối quan hệ giữa các tổ chức chính trị xã hội với nhà nước và công dân... Vai trò của pháp luật trong việc ghi nhận, bảo vệ và định hướng cho việc phát triển kinh tế: Pháp luật tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Pháp luật tiến bộ là người đồng minh tự nhiên của nền sản xuất thuộc mọi thành phần kinh tế được công nhận và đồng thời cũng là đồng minh tự nhiên của bảo vệ quyền lợi chính đáng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại áp bức, bất công xây dựng xã hội mới. 15 Pháp luật là một trong những nền tảng quan trọng đưa các quan hệ xã hội hướng tới công bằng, dân chủ, văn minh, khơi dậy mọi tiềm năng, sức sáng tạo của nhân dân, giải phóng sức sản xuất để phát triển nền kinh tế thị trường theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy hơn nữa quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trước hết pháp luật ghi nhận về mặt pháp lý cho các quan hệ kinh tế phản ánh và định hướng cho trật tự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, xác định giá trị đích thực của nền kinh tế, đồng thời là hành lang pháp lý để cho các doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ bình đẳng chống lại việc hành xử ngẫu nhiên, tùy tiện, ngăn ngừa rối loạn, khủng hoảng kinh tế. Pháp luật thể chế hóa các quan hệ hàng hóa, tiền tệ, lợi ích giữa các thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội, các quan hệ liên quan đến việc quản lý, điều hành kinh tế đất nước giữ gìn sự bảo đảm cho các quan hệ này ổn định và phát triển. Vai trò của pháp luật đối với xã hội: Pháp luật ghi nhận, thể chế hóa các quyền tự do, dân chủ và lợi ích cơ bản của công dân mặt khác ghi nhận những giá trị văn hóa tốt đẹp mà con người hướng tới nhờ đó các quan hệ xã hội được bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn. Pháp luật còn là công cụ hữu hiệu bảo đảm sự an toàn tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm, tự do và công bằng của công dân, nhờ có pháp luật mà công dân có điều kiện hơn trong việc tự bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp cho mình một cách tốt nhất. Vai trò của pháp luật đối với đạo đức: Các quy phạm pháp luật thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy, đắc lực cho việc hình thành các chẩn mực đạo đức xã hội chủ nghĩa. Các nguyên tắc cơ bản nhất của đạo đức phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội thường được thể chế hóa thành pháp luật, giữa một số chuẩn mực đạo đức xã hội 16 chủ nghĩa và pháp luật xã hội chủ nghĩa có sự đan xen về nội dung, nhiều quy phạm đạo đức tồn tại có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện pháp luật do vậy pháp luật xã hội chủ nghĩa luôn luôn có khuynh hướng bảo vệ các quan hệ đạo đức tiến bộ, bảo vệ sự tự do, dân chủ, công bằng, nhân đạo. Vai trò của pháp luật đối với tư tưởng: Pháp luật là công cụ đắc lực để chuyển tải hệ tư tưởng nhất định, là phương tiện quản lý khoa học về thế giới quan của giai cấp cầm quyền. Pháp luật xã hội chủ nghĩa là phương tiện để chuyển tải tải thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh và các giá trị tiến bộ của nhân loại, vì vậy pháp luật là công cụ chủ yếu để định hướng hệ tư tưởng trong một xã hội nhất định. 1.2. Quan niện về đạo đức. 1.2.1 Một số quan niệm chủ yếu về đạo đức. Từ buổi đầu sơ khai con người phải quan hệ với nhau để sinh tồn và phát triển, mối quan hệ đó ngày càng trở nên phức tạp, đa dạng, phong phú đòi hỏi mỗi cá nhân phải lựa chọn cho mình cách ứng xử điều chỉnh hành vi thái độ của mình cho phù hợp với lợi ích chung của mọi người, của xã hội, của cộng đồng. Đối với những trường hợp ứng xử đúng đắn, biết kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích cộng đồng của con người được coi là có đạo đức, và ngược lại những cá nhân ứng xử không đúng đắn không biết kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội thì bị coi là người không có đạo đức. Các hiện tượng xã hội phản ánh mối quan hệ đạo đức không phải có cội nguồn xa lạ mà bắt nguồn từ chính hành vi cuộc sống con người, đạo đức góp phần làm cho họ nhận thức được ý nghĩa của cuộc sống trong quá khứ, hiện tại và tương lai, cho phép xác định mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng giới hạn trong vòng trật tự chung của cộng 17 đồng, của dân tộc, tạo nên nét đặc sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc. Sự phát triển của đạo đức nhân loại là cả một quá trình từ thấp đến cao trên cơ sở sự phát triển sản xuất, quá trình đấu tranh, gạn lọc, kế thừa phát triển theo các nấc thang giá trị nền văn minh nhân loại. Có rất nhiều quan niệm đạo đức khác nhau đã từng tồn tại trong lịch sử của nhân loại, ví dụ như: Khổng Tử coi trọng chữ "nhân” nghĩa, lễ, trí, tín, trong đó lấy "nhân" làm gốc mong mỏi xây dựng xã hội tốt đẹp hơn đó là quan điểm tiến bộ, nhưng quan niệm này chưa đầy đủ vì chỉ thiên dạy cách làm người để phục vụ mục đích chính trị của chế độ xã hội đương thời, chưa chú ý đẩy mạnh phát triển sản xuất, xây dựng xã hội nên chưa thể xây dựng được những quy chuẩn đạo đức thật sự tốt đẹp, mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển xã hội. Max Weber chỉ ra rằng những giáo hội kháng cách ủng hộ việc tìm kiếm các lợi ích kinh tế cách thuần lý, các hoạt động trần thế được xem là có ý nghĩa tích cực về đạo đức, theo quan điểm này mỗi người đề có bổn phận tôn giáo theo đuổi nghề nghiệp với lòng nhiệt tình cao nhất, điều này tạo cho xã hội phát triển. Học thuyết này khuyến khích việc sử dụng số tiền kiếm được cho tái đầu tư kiếm ra lợi nhuận tạo đà cho xã hội ngày càng phát triển. Quan điểm này đã góp phần thúc đẩy lao động sản xuất làm ra của cải vật chất, góp phần giúp cho xã hội phát triển hơn. Chủ nghĩa hiện sinh, đề cao giá trị cá nhân, đề cao giá trị con người, và ở một mức độ nhất định quan điểm này mang tính nhân đạo, vì nó coi trọng nguồn lực con người, coi con người là đối tượng nghiên cứu, là chủ thể xã hội. Chủ nghĩa thực dụng lấy hữu dụng và vô dụng làm tiêu chuẩn để phân biệt chân lý với sai lầm, chủ nghĩa này tuy dẫn dắt con người đi đến lối sống thực dụng, hưởng lạc, nhưng cũng có nhiều điểm tích cực, như dẫn dắt con 18 người làm những việc thực tế, hữu ích có hiệu quả cao, thỏa mãn mục đích mà họ lựa chọn vì vậy ở mức độ nhất định họ cũng giúp cho xã hội phát triển nhanh chóng nhưng dễ dẫn đến sự phát triển lệch lạc. Thực tế, con người vẫn luôn luôn mong muốn xây dựng xã hội hạnh phúc, xã hội tự do phát triển mà ở đó cái đẹp và đạo đức ngự trị, con người có cuộc sống lành mạnh cả về thể chất, tinh thần, một xã hội "hạnh phúc như trời định", một xã hội hùng mạnh giàu có xuất phát từ lợi ích cá nhân không mâu thuẫn với lợi ích tập thể…Mặc dù có nhiều quan điểm đạo đức khác nhau giữa phương Tây và phương Đông nhưng tựu trung lại đạo đức đều xây dựng những chuẩn mực trong ứng xử giữa con người với con người, con người với xã hội thông qua việc giải quyết hài hòa lợi ích và sự nỗ lực của cá nhân nhằm vươn lên trong cuộc sống. C. Mác coi đạo đức và hạnh phúc phải là quá trình đấu tranh không ngừng để cải tạo tự nhiên và xã hội. Đạo đức phản ánh mối quan hệ bắt nguồn từ chính bản thân con người, trong cuộc sống đòi hỏi mỗi con người phải ý thức được hành động của chính bản thân mình trong quá khứ, hiện tại và tương lai, quan hệ giữa cá nhân và cá nhân, cá nhân và xã hội trong vòng trật tự chung của cộng đồng dân tộc. Xuật phát từ tư tưởng của C. Mác có rất nhiều quan điểm đạo đức được nhiều người thừa nhận rộng rãi như: Đạo đức là hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực của xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội, trong quan hệ giữa con người với con người, con người với cộng đồng xã hội. Đạo đức là toàn bộ những quy tắc, chuẩn mực, nhằm điều chỉnh đánh giá cách ứng xử của con người với nhau, trong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên. 19 Ở nước ta tư tưởng đạo đức lớn được hình thành phát triển thịnh hành trong xã hội hiện nay là tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Bác Hồ rất tôn trọng sự giản dị, khiêm tốn vĩ đại, coi khinh sự xa hoa, có tinh thần yêu lao động trong sáng cao đẹp của Mác - Ăngghen và Lê Nin. Kế thừa phát triển những quan điểm quý báu đó và một số quan điểm tiến bộ của nho giáo Bác Hồ đã đưa ra những nội dung về đạo đức như trung, hiếu, cần kiệm, liêm chính, trí công vô tư… và kế thừa những tư tưởng từ thời Hy Lạp, La Mã cổ đại Bác Hồ đưa ra những khái niệm như bình đẳng, bác ái… đồng thời bổ sung thêm những giá trị xã hội nhân văn của truyền thống dân tộc yêu nước thương nòi nâng quan niệm đạo đức lên một tầm cao mới. Kết hợp đạo đức truyền thống với hiện đại đã được đông đảo những người nước ngoài chấp nhận tìm thấy một Việt Nam trong nhân loại cũng như nhân loại trong Việt nam đó là một đặc trưng nổi bật của đạo đức Hồ Chí Minh. [28, tr. 336]. Hồ chí Minh đã xây dưng nên phẩm chất đạo đức cách mạng cao quý Người coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng cũng như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, suối. Đặc biệt là Đảng viên phải có đạo đức cách mạng "Đảng là đạo đức là văn minh" mới hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình. Đạo đức Hồ chí minh bao trùm rất rộng đối với mọi đối tượng như công nhân, nông dân, trí thức, các cụ phụ lão, các cháu nhi đồng đồng bào tôn giáo dân tộc, cán bộ… bao trùm trên mọi lĩnh vực hoạt động, học tập lao động, chiến đấu, đời tư, công tác quản lý lãnh đạo, trên mọi phạm vi cá nhân, gia đình, cộng đồng, trong nước và quốc tế. trong cả ba mối quan hệ đối với mình, với người, với việc. Tại bài báo nhân dịp kỷ niệm lần thứ 39 ngày thành lập Đảng (03-02 -1969) Hồ Chí Minh tập trung vào vấn đề đạo đức của cán bộ, đảng viên với tiêu đề là "Nâng cao đạo đức cách 20 mạng, quyét sạch chủ nghĩa cá nhân" . Người đòi hỏi mỗi cán bộ đảng viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, trí công vô tư. Đảng phải là đạo đức là văn minh thật sự mới có thể lãnh đạo được dân tộc. Qua phân tích ở trên có thể hiểu đạo đức như sau: Đạo đức là hệ thống những quy tắc chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng xã hội và tự nhiên và với cả bản thân mình. [2, tr. 4] Việc xác định hành vi đạo đức phải thông qua việc xác định hành vi ứng xử cụ thể của cá nhân biết kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, xã hội và cộng đồng chứ không chỉ nằm trong lĩnh vực tư tưởng. Như đã phân tích ở trên đạo đức được hình thành phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của nhân loại thông qua quá trình đấu tranh gạn lọc kế thừa hình thành giá trị mới làm cho đạo đức ngày càng phong phú, hoàn thiện hơn. 1.2.2 Bản chất, chức năng, nhiệm vụ đạo đức: Bản chất đạo đức: Đạo đức vốn là một hiện tượng xã hội phản ánh hiện thực bắt nguồn từ chính bản thân cuộc sống con người, từ quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng trong việc lựa chọn hành vi ứng xử sao cho phù hợp với lợi ích chung của mọi người, lợi ích của cộng đồng xã hội. Nếu hành vi ứng xử của cá nhân được mọi người trong tập thể, cộng đồng tán thành hưởng ứng thì hành vi đó được coi là hành vi có đạo đức. Ngược lại nếu hành vi của cá nhân chỉ nghĩ đến lợi ích riêng tư, làm phương hại tới lợi ích của người khác hoặc lợi ích của cộng đồng thì sẽ bị tập thể, xã hội chê trách, phê phán thì cá nhân đó đương nhiên bị coi là người thiếu đạo đức. Như vậy xét về bản chất, đạo đức quy định các quy tắc xử sự tốt để giải quyết các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, 21 dân tộc nhằm bảo vệ lợi ích cho tất cả các thành viên trong xã hội, vì sự phát triển chung của mọi người trong xã hội. Bản chất hành vi đạo đức là hành vi tốt, tự nguyện xuất phát từ nội tâm, động cơ bên trong mang tính tích cực của mỗi con người, không mang tính bắt buộc cưỡng chế từ lực lượng bên ngoài như pháp luật. Đạo đức tuy không có chế tài bắt buộc phải thực hiện, nhưng bằng dư luận xã hội, khen, chê, bằng phong tục tập quán, truyền thống để điều chỉnh hành vi con người nên đạo đức có vai trò to lớn trong giúp cho con người gìn giữ, phát triển các mối quan hệ xã hội và bảo vệ cuộc sống tốt đẹp hơn, nhân văn hơn. Chức năng của đạo đức: Chức năng định hướng giáo dục: Đạo đức của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng nặng nề các quan niệm Phật giáo, Nho giáo, nhân sinh về đạo đức các quan niệm đó có nhiều yếu tố tích cực đặc biệt là giáo dục nhân dân lòng thương người "từ bi hỉ xả" định hướng cho con người làm việc thiện. Tuy nhiên trong xã hội hiện nay một số quan điểm đã không còn phù hợp nữa mà tùy theo từng thời kỳ việc thực hiện chức năng giáo dục các quan niệm về việc đạo đức có những điều chỉnh, thay đổi nhất định, ví dụ thời kỳ phong kiến có quan điểm trung vua yêu nước, còn hiếu chỉ được quan niệm trong phạm vi hẹp là hiếu với gia đình, cha, mẹ thì ngày nay ngoài việc kế thừa những giá trị truyền thống đó còn mở rộng thêm tạo nên quan điểm trung với nước, hiếu với dân, đạo đức còn giáo dục lòng yêu thương con người, yêu thương đồng loại giúp giáo dục đồng loại phát triển lên tầm cao mới. Người có đạo đức cần thực hiện những việc như làm từ thiện, thương người, thương yêu đồng loại và phải có hành động cụ thể thiết thực giúp họ phát triển kinh tế xã hội, nâng cao điều kiện kinh tế, văn hóa và khả năng tự cạnh tranh phát triển giữ lại những gì tốt đẹp đồng thời loại bỏ 22 những yếu tố lạc hậu để xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn, tốt đẹp hơn, văn minh hơn. Thực tế cho thấy tư tưởng đạo đức có tác dụng giáo dục ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng rất lớn, bản thân con người nếu sinh ra và lớn lên ở các môi trường xã hội khác nhau cũng có tư tưởng khác nhau trong việc ứng xử trước những tình huống nhất định, cách ứng xử của mỗi con người phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, phong tục, tập quán, lối sống và nhiều yếu tố khác. Muốn hành vi của bản thân mình được mọi người chấp nhận không bị dư luận xã hội lên án thì họ phải nắn được các chuẩn mực đạo đức của xã hội, từ đó mới có khả năng lựa chọn cho mình hành vi phù hợp và đánh giá đúng các hiện tượng xã hội thì đòi hỏi phải có kiến thức đạo đức nói chung quá trình hình thành trí thức đạo đức ở mỗi con người thông qua giáo dục ở nhiều môi trường khác nhau, gia đình, nhà trường và xã hội. Quá trình đó được hình thành dần dần trong suốt cuộc đời, giáo dục và tự ý thức việc giáo dục đóng vai trò quan trọng để hình thành nhân cách đạo đức và tài năng. Vì vậy việc thuờng xuyên giáo dục đạo đức cách mạng xây dưng nếp sống lành mạnh là rất quan trọng. Chức năng điều chỉnh hành vi: Đạo đức là công cụ hữu hiệu để điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ với nhau, quan hệ con người với cộng đồng và môi trường tự nhiên. Tuy đạo đức không có chế tài bắt buộc mọi người phải tuân thủ như pháp luật, nhưng đạo đức điều chỉnh hành vi con người bằng phong tục, tập quán, lối sống, dư luận xã hội đã đi sâu và trong tiềm thức của mọi người dân và điều chỉnh hành vi của họ và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của họ. Nhiệm vụ của đạo đức: Đạo đức có nhiệm vụ vạch ra những yêu cầu, chuẩn mực tốt đẹp trong hành vi ứng xử của con người đối với nhau và con người đối với xã hội. 23 Các quan hệ xã hội rất phong phú và đa dạng, nhưng bất kì quan hệ xã hội nào cũng ít nhiều bị yếu tố đạo đức chi phối, điều chỉnh vì phẩm chất đạo đức đều tồn tại trong mỗi con người cụ thể dù ít hay nhiều, quan hệ xã hội cũng do con người xây dựng nên, thành tố đạo đức trong mối quan hệ đặc thù được xác định rất rõ nét chẳng hạn người ta nói đạo đức trong y tế (y đức), đạo đức trong giáo dục, đạo đức trong văn hóa, nghệ thuật, đạo đức trong kinh doanh… mỗi lĩnh vực, mối ngành nghề đều có tiêu chí đạo đức của riêng mình. Trong nền kinh tế thị trường, còn tồn tại việc xem nhẹ đạo đức ở nơi này, nơi khác do ảnh hưởng kinh tế và lối sống thực dụng là khó tránh khỏi, bởi vậy việc tăng cường giáo dục đạo đức là vô cùng cần thiết và cấp bách để xây dựng xã hội mới. Đạo đức phê phán chống lại các thói hư tật xấu, tiêu cực lạc hậu, bằng dư luận xã hội, khen, chê, phong tục tập quán, lối sống tình cảm, sự xa lánh hoặc gần gũi của cộng đồng, làng xã, dư luận xấu, tốt… đạo đức đã góp phần chống lại những hành vi tiêu cực đi ngược lại với lợi ích của con người, lợi ích của cộng đồng và lợi ích của xã hội. Đạo đức góp phần định hướng hình thành nhân cách. Đạo đức là hình thái ý thức xã hội chi phối mạnh mẽ việc hình thành nhâm cách, có thể nói đạo đức là khoa học về triết lý nhân sinh có rất nhiều những khái niệm phạm trù nghiên cứu riêng phong phú, sâu sắc, các chuẩn mực đạo đức tốt đẹp góp phần tích cực vào việc hình thành, giáo dục nhân cách con người ở mọi nơi, mọi lúc. Đạo đức góp phần cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới, cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ đạo đức đưa con người vươn tới những giá trị văn minh, nhân loại. Nếu xã hội chỉ tồn tại hoa học kỹ thuật, công nghệ mà không có đạo đức thì con người sẽ trở nên tàn bạo, nếu xã hội chỉ tồn tại đạo đức mà thiếu đi khoa học, kỹ thuật, công nghệ thì con người sẽ 24 trở nên ngu muội. Như vậy phát triển đạo đức phải gắn liền với phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ để phát triển kinh tế xã hội, đạo đức phải là yếu tố tích cực thúc đẩy sự tìm tòi ra chân lý khoa học định hướng cho con người sử dụng chân lý khoa học mang lại lợi ích cho con người. 1.2.3. Vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội. Đạo đức có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Các quy tắc, chuẩn mực đạo đức phản ánh quan hệ hành vi cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng thông qua việc điều hòa lợi ích nhất định, song về bản chất hành vi đạo đức không nhằm mục đích lợi ích mà là hành vi tự nguyện, tương thân, tương ái vì các cá nhân trong cộng đồng, vì sự phát triển chung của cộng đồng, dân tộc, bởi vậy thực hiện chuẩn mực hành vi đạo đức chính là thực hiện trách nhiệm của cá nhân đối với chính cộng đồng dân tộc và giúp con người tự hoàn thiện nhân cách của chính mình. Đạo đức góp phần tạo ra con người có được hành động xuất phát từ động cơ trong sáng, xuất phát từ tấm lòng nhân ái, biết mình, biết người ứng xử công bằng, bình đẳng, khách quan, trung thực, tế nhị, văn minh, giúp cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Đạo đức giúp cho con người sống có lý tưởng cao đẹp, tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, kiên nhẫn vì mọi người có thể bản thân sẽ bị thiệt hại mất mát nhưng mang lại lợi ích cho người khác, bảo vệ lợi ích chung, bảo vệ chân lý thì cần bền chí, kiên định thực hiện mục tiêu cao cả, chính vì thế nên đạo đức có sức mạnh giúp cho con người nỗ lực vượt qua khó khăn trở ngại vươn tới cái thiện, cái chính nghĩa và chân lý. Tư tưởng đạo đức có ảnh hưởng mạnh mẽ tới mọi hình thái ý thức xã hội khác nhau và có tầm quan trọng đặc biệt, thể hiện ở chỗ: Đạo đức tác động mạnh mẽ tới chính trị, những chính sách, nghị quyết, đường lối, chủ trương của đảng và nhà nước phải dựa trên cơ sở căn 25 cứ vào cái thiện của thực tế xã hội đó là cơ sở đưa ra chuẩn mực hành vi của lý luận và hành động. Ở góc độ nhất định tư tưởng chính trị cần điều chỉnh thay đổi cho phù hợp với nhu cầu đạo đức tiến bộ, phù hợp với tâm lý, truyền thống của cộng đồng dân tộc. Hệ tư tưởng chính trị và nhà nước thay đổi nhanh chóng theo từng giai đoạn lịch sử, mà đạo đức thì tồn tại bền bỉ, lâu dài thậm chí khi phương thức sản xuất đã thay đổi nên việc đạo đức tác động tới chính trị là điều không thể tránh khỏi. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, tư tưởng chính trị và nội dung đạo đức có mối liên hệ thống nhất chặt chẽ vì lợi ích chung của cả dân tộc. Song giữa cá nhân có thể xảy ra sự khhông hòa hợp giữa giá trị đạo đức và giá trị chính trị. [2, tr. 13] Đạo đức có tầm quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật vì đạo đức và pháp luật đều có nhiệm vụ điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người, đều nhằm mục đích chung, điều chỉnh hành vi ứng xử của cá nhân trong xã hội trong vòng trật tự, tuy nhiên, việc điều chỉnh được tiến hành bằng con đường khác nhau, nhưng như đã nói ở trên, xét về bản chất đạo đức đã có sức mạnh rất lớn trong đời sống của nhân dân nên pháp luật cần căn cứ trên nền tảng đạo đức xã hội thì mới dễ dàng đi vào cuộc sống một cách thuận lợi. Đúng câu nói: " Pháp luật là đạo đức tối thiểu, đạo đức là pháp luật tối đa" yêu cầu tối thiểu của pháp luật chung quy lại là không được làm hại ai cả, phải tránh điều ác. Yêu cầu tối đa của đạo đức cũng chung quy lại là phải giúp đỡ mọi người làm điều thiện. Các quan điểm đạo đức đã tồn tại qua nhiều thế hệ, được đông đảo mọi người thừa nhận là cơ sở để nhà nước xem xét thừa nhận, hoặc mặc nhiên được thừa nhận trong xã hội. Đạo đức có vai trò quan trọng trong việc phát triển khoa học, thúc đẩy việc tìm tòi chân lý khoa học để phục vụ thực tiễn cuộc sống xã hội, mặc dù 26 khoa học là khách quan nhưng con người sử dụng các phát minh khoa học theo động cơ nào lại là vấn đề của đạo đức. Đúng như quan điểm của Rabơle Nếu khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự phá hoại tâm hồn. Trong thời đại ngày nay đạo đức vẫn có vai trò quan trọng trong nhiều mặt của đời sống xã hội ở tất cả các quốc gia, các dân tộc, tuy nhiên cần nghiên cứu kỹ quan niệm đạo đức của mỗi quốc gia, dân tộc để tiếp thu những yếu tố tích cực trong ứng xử đạo đức của nhân loại đặc biệt là mối quan hệ giữa Pháp luật và đạo đức trong ứng xử, quan hệ kinh tế tránh bị lợi dụng trong quan hệ đối ngoại và giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ tốt hơn. 1.3. So sánh những điển giống nhau và khác nhau giữa pháp luật và đạo đức. 1.3.1 Điểm giống nhau giữa pháp luật và đạo đức. Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ khăng khít với nhau, trước hết đều nhằm điều chỉnh hành vi của con người giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân, cá nhân với cộng đồng xã hội và với môi trường sống, hướng tới sự ổn định, hài hòa các quan hệ xã hội. Muốn làm việc có ích cho bản thân, cho xã hội, trước tiên phải có đạo đức tốt đồng thời phải hiểu biết và làm theo những quy định của pháp luật và phải có trí tuệ trong hành động. Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão càng không thể chấp nhận những hành vi thiếu đạo đức, thiếu trí tuệ, mà đòi hỏi mỗi con người phải nỗ lực trong lao động học tập theo khả năng, năng lực của mình để tự lo cho chính bản thân, gia đình mình, và đóng góp cho xã hội, cho cộng đồng tổ quốc. Pháp luật và đạo đức đều chống lại cái ác, bảo vệ điều thiện đem lại cuộc sống thanh bình cho cá nhân và xã hội. Trong một xã hội nhất định cả đạo đức và pháp luật đều cùng tác động lên các hoạt động của cộng đồng cùng điều chỉnh hành vi ứng xử của các cá nhân trong cộng đồng, cùng xác 27 định mối quan hệ về lợi ích của các cá nhân trong quan hệ với cộng đồng và xã hội. Ở một chừng mực nhất định đạo đức và pháp luật thâm nhập vào nhau, tác động lẫn nhau cùng tồn tại trong một xã hội và tạo ra tiền đề cho hành vi ứng xử của các chủ thể trong các quan hệ xã hội cơ bản nhất. Pháp luật tiến bộ và đạo đức đều hướng tới sự phát triển của xã hội, những phong tục, tập quán tiến bộ, truyền thống tốt đẹp phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền thì thường được nâng lên thành luật những quy định như vậy sẽ rất phù hợp với quyền lợi của đại bộ phận quyền lợi của dân chúng và sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của xã hội theo chiều hướng đi lên. 1.3.2. Điểm khác nhau cơ bản giữa pháp luật và đạo đức. Cách xác định, đánh giá điều chỉnh hành vi của con người của pháp luật mang tính bắt buộc bằng các chế tài của nhà nước. Cách điều chỉnh của hành vi đạo đức mang tính tự nguyện, động cơ bên trong, chủ yếu được điều chỉnh thông qua dư luận xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống, cơ chế điều chỉnh của đạo đức chủ yếu là tự mình lựa chọn hành vi, cách ứng xử đúng đắn, hợp lẽ phải, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Pháp luật điều chỉnh hành vi cá nhân bằng những quy định cụ thể, bằng chế tài trong các quy phạm đó và được bảo đảm thực hiện thông qua bộ máy của nhà nước thực thi pháp luật, có tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương như tòa án, cảnh sát, trại giam. Nếu như pháp luật sử dụng phương pháp điều chỉnh bằng quyền uy, phục tùng là chủ yếu, thỏa thuận phải trong sự giám sát bằng các quy định của nhà nước thì đạo đức điều chỉnh hành vi cá nhân bằng nghĩa vụ, tình cảm, phong tục, tập quán, lối sống, dư luận xã hội và sự điều chỉnh này mang tính tự nguyện, dựa vào lòng tin, thói quen, phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp. Cách thức điều chỉnh này rất có hiệu quả, nên trong các xã hội phương Đông chủ yếu sử 28 dụng đức trị kết hợp với pháp trị để quản lý điều hành xã hội đưa xã hội phát triển theo hướng coi trọng các bộ môn khoa học về chính trị xã hội, coi trọng đạo đức… trong xã hội phương Tây ngược lại họ chủ yếu thiên về pháp trị và kỹ trị đưa xã hội phát triển theo hướng thiên về lý và coi trọng các môn khoa học tự nhiên, khoa học ứng dụng bởi vậy xét về tổng thể xã hội ở các nước phương Tây phát triển hơn ở các nước phương Đông điều này chúng ta cần suy nghĩ, nghiên cứu một cách nghiêm túc về cơ cấu tổ chức nhà nước, xã hội, pháp luật, đạo đức của họ để học tập những gì tiến bộ hữu ích cho cuộc sống thực tế để đi tắt, đón đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nhận thức và thực hiện pháp luật chủ yếu được thực hiện thông qua việc tuyên truyền phổ biến giáo dục của nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước, việc tuyên truyền giáo dục mang tính khuôn phép, cứng nhắc vì những quy định của pháp luật ở một thời điểm nhất định không thể nhận thức một cách sinh động, uyển chuyển, hơn nữa khi nghe tuyên truyền pháp luật người dân thường quan tâm mình được lợi cái gì trong quy định đó chứ không quan tâm nhiều đến việc mình phải chịu ràng buộc gì hoặc làm gì cho nhà nước, cho xã hội. Việc nhận thức các chuẩn mực đạo đức khác hẳn với việc tuyên truyền giáo dục pháp luật, các chuẩn mực đạo đức đi vào lòng dân mang tính tự nguyện, bằng lòng tin vào lẽ phải, lẽ công bằng xuất phát từ nội tâm bên trong, từ môi trường sống hàng ngày, từ niềm tin, kỳ vọng, lẽ sống, lý tưởng ở đời làm người… mà hình thành các hành vi đạo đức. Chính vì vậy, các hành vi đạo đức vì vậy len lỏi được vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, thâm nhập vào mọi giai tầng trong xã hội. Các nguyên tắc của pháp luật thường thay đổi trong quá trình điều hành quản lý của nhà nước, vì xã hội luôn luôn vận động phát triển hàng ngày, đòi hỏi pháp luật phải điều chỉnh các quan hệ xã hội kịp thời và định 29 hướng cho các quan hệ xã hội phát triển. Thực tế đã chứng minh điều này, ngay cả những bộ luật được coi là tiến bộ nhất trong những thời kỳ lịch sử nhất định cũng chỉ bao quát quan hệ xã hội cơ bản nhất thời kỳ đó và dự kiến được những biến đổi trong tương lai gần, chứ không thể lường trước hết được các sự kiện diễn ra trong tương lai xa nên đòi hỏi trong quá trình vận động đi lên của xã hội pháp luật cũng phải chuyển đổi phù hợp để quản lý, điều chỉnh theo các biến động xã hội trong cuộc sống. Các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức ít thay đổi hơn vì các quan niệm về cái thiện, cái ác, lương tâm, danh dự đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người trong xã hội tạo thành động cơ bên trong thôi thúc họ hành động, tạo thành niềm tin khó lay chuyển trong mỗi bản thân con người họ. Trong trường hợp cơ sở kinh tế, xã hội có sự thay đổi mạnh mẽ thì sẽ dần dần kéo theo sự thay đổi một số quan niệm đạo đức, nhưng sẽ hoàn toàn sai lầm khi cho rằng đạo đức chỉ chạy theo sau phản ánh các quan hệ kinh tế, xã hội, mà cần thấy rõ những quan niệm đạo đức tiến bộ góp phần ổn định xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội phát triển bền vững giải quyết hài hòa mối quan hệ về lợi ích giữa cá nhân với xã hội và cộng đồng và một số quan điểm đạo đức tiến bộ là một trong những cơ sở để xây dựng hệ thống pháp luật. Vi phạm pháp luật sẽ bị nhà nước trừng phạt bằng các chế tài tương ứng quy định rất cụ thể trong từng trường hợp, trong từng điều kiện, hoàn cảnh riêng biệt được áp dụng thống nhất bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua các hoạt động thực thi pháp luật, tác động trự tiếp đến đối tượng vi phạm nhằm bắt buộc họ có trách nhiệm với chính hành vi của mình, khi cần thiết cơ quan xét xử có thể áp dụng chế tài nghiêm khắc nhất kể cả tước đi mạng sống của người phạm tội. Vi phạm đạo đức bị xã hội lên án, tự bản thân có thể bị "búa rìu" dư luận xã hội làm cho lương tâm dằn vặt, cắn dứt. một số trường hợp vi phạm 30 đạo đức nghiêm trọng bị cộng đồng, xã hội oán trách, ruồng bỏ, khinh miệt. Đạo đức không có chế tài nghiêm khắc giống như pháp luật nhưng tác dụng của nó rất lớn bởi vì mọi hành động đều xuất phát từ chính sự lựa chọn của con người chịu ảnh hưởng tới lối sống và thói quen ứng xử, nếu họ được giáo dục ở một môi trường có đạo đức tốt thói quen ứng xử của họ sẽ trở nên lịch lãm và có cân nhắc trước mọi tình huống trong hành động của mình và từ đó góp phầm tạo nên lối sống văn hóa, văn minh cho xã hội. 1.4. Mối quan hệ giữa Pháp luật và đạo đức. 1.4.1. Pháp luật và đạo đức có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cùng tồn tại và phát triển, cùng phản ánh đời sống kinh tế - xã hội đương thời, và định hướng cho sự phát triển của xã hội. Mối hình thái kinh tế xã hội khác nhau có những kiểu pháp luật và đạo đức khác nhau cùng tồn tại trong lòng một xã hội. bất cứ kiểu pháp luật và đạo đức nào đều được hình thành, xây dựng trên cơ sở kinh tế (cơ sở hạ tầng) nhất định. VD pháp luật chiếm hữu nô lệ, cơ sở kinh tế cơ bản do chủ nô nắm giữ vì vậy pháp luật thời kỳ này bảo vệ giai cấp chủ nô, nô lệ chỉ là những công cụ biết nói, việc phục tùng tuyệt đối của nô lệ đối với chủ nô được coi là đạo đức. Pháp luật phong kiến, cơ sở kinh tế của thời kỳ này do giai cấp địa chủ và giai cấp phông kiến nắm giữ vì vậy pháp luật bảo vệ quyền lợi của giai cấp địa chủ và phong kiến, nông dân có nghĩa vụ làm việc để phục vụ cho giai cấp địa chủ, phong kiến hành vi như vậy được coi là đạo đức. Các chuẩn mực đạo đức tồn tại trong thời kỳ này như trung vua, tam tòng tứ đức nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp địa chủ, phong kiến… Pháp luật tư sản, mặc dù trong thời kỳ này kinh tế phát triển cao, có nhiều quy định mang tính dân chủ song vẫn không tránh khỏi quy luật chung đó là bảo vệ cơ sở kinh tế tư sản, bảo vệ quyền tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, pháp luật thời kỳ này bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, chủ yếu là của giai cấp 31 tư sản, các chuẩn mực đạo đức tồn tại trong xã hội tư sản mang nặng tính lợi ích kinh tế cá nhân. Trong thời đại nào cũng thế, chính vua chúa phải phục tùng những điều kiện kinh tế, không bao giờ vua chúa ra lệnh cho những điều kiện kinh tế được, chế độ pháp luật về chính trị cũng như về dân sự chỉ là ghi chép lại quyền lực của những quan hệ kinh tế. Đạo đức tồn tại, vận động và phát triển cùng sự tồn tại, vận động và phát triển của pháp luật trong các hình thái kinh tế xã hội. Trong quá trình cùng tồn tại đạo đức và pháp luật có sự đan xen lẫn nhau, xâm nhập vào nhau và tác động qua lại lẫn nhau cùng điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một xã hội cụ thể. Điều kiện kinh tế là một trong những cơ sở quan trọng để xây dựng hệ thống pháp luật và hình thành các chuẩn mực ứng xử đạo đức, lợi ích kinh tế là mục tiêu quan trọng mà pháp luật của mỗi quốc gia hướng tới xây dựng và bảo vệ. Sự thống nhất giữa pháp luật và đạo đức được quy định bởi sự thống nhất về cơ sở kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, bản chất xã hội và mục đích điều chỉnh. Với tư cách là những hình thức phản ánh tồn tại xã hội, pháp luật và đạo đức suy cho cùng bị quy định bởi tồn tại xã hội. [27, tr.174] Như vậy pháp luật và đạo đức xuất phát từ nguyên nhân khách qua và ý thức chủ quan của con người. Trong đó thực tế cuộc sống xã hội được phản ánh trong đạo đức, pháp luật rất đa dạng mối quan hệ lợi ích khác nhau trong xã hội đều được phản ánh trong đó. Khi cơ chế kinh tế thay đổi thì pháp luật và đạo đức đều thay đổi theo để thích ứng với cơ chế kinh tế. Ví dụ trong thời đại phong kiến quyền lực kinh tế tập trung vào tay giai cấp địa chủ, phong kiến người dân chỉ biết phục tùng mệnh lệnh thụ động và lệ thuộc vào ruộng đất của địa chủ và được 32 quyền lực về kinh tế nên giai cấp thống trị thời kỳ này là địa chủ, các lãnh chúa phong kiến, do nắm phong kiến đã nắm quyền lực chính trị và cho xây dựng hệ thống pháp luật hà khắc bảo vệ lợi ích của các lãnh chúa phong kiến và địa chủ. Các quan niệm đạo đức được thừa nhận mang đậm màu sắc phong kiến, hướng tới bảo vệ quyền lợi của địa chủ, phong kiến ví dụ quan niệm về tam cương, ngũ thường đã mang lại những chuẩn mực nhất định về nhân văn, đạo đức nhưng về bản chất các quan niện này là sợi dây vô hình trói buộc nhân dân lao động của chế độ phong kiến. Việc quá nhấn mạnh các quan niệm về lễ nghĩa đạo đức là nguyên nhân chính dẫn tới kém phát triển về nhận thức khoa. Trong hôn nhân gia đình thời kỳ phong kiến quyền lợi của người phụ nữ và trẻ em chưa được coi trọng đúng mức, các chuẩn mực ràng buộc họ rất nhiều nhà nước tạo điều kiện cho giai cấp địa chủ và phong kiến thực hiện chế độ đa thê "Trai tài năm bẩy vợ, gái chính chuyên chỉ một chồng", người phụ nữ khi xuất giá phải tuân theo các chuẩn mực như "Tam tòng, tứ đức" nhằm trói chặt người phụ nữ, làm cho người phụ nữ lệ thuộc hoàn toàn vào lãnh chúa phong kiến và địa chủ. Sau cách mạng tháng tám thành công địa vị của nhân dân lao động và người phụ nữ nói riêng đã thay đổi rất lớn, sự thay đổi này mang tính bước ngoặt, với quan niệm "Nam nữ bình quyền" đã thật sự thổi vào xã hội một luồng gió mới khuyến khích nhân dân sản xuất phát triển kinh tế, làm chủ cuộc sống bản thân, cùng đóng góp vào việc xây dựng xã hội từng bước đưa đất nước phát triển đi lên. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội các quan niệm về đạo đức của giai cấp phong kiến bị loại bỏ, quan niệm trung quân, ái quốc đổi thành "trung với đảng, hiếu với dân", các quan niệm tam tòng tứ đức bị loại bỏ hoàn toàn thay vào đó là quan niệm một vợ một chồng hôn nhân bình đẳng tự nguyện tiến bộ, các quyền lợi của phụ nữ và trẻ em được bảo đảm thực hiện bằng pháp luật. Như vậy pháp luật tạo ra những bảo đảm 33 về mặt pháp lý cũng như về xã hội cho các quan niệm đạo đức tiến bộ có môi trường tồn tại và phát triển đồng thời được thực hiện trong thực tế cuộc sống. Trong thời đại ngày nay cùng với việc tạo môi trường pháp lý để xây dựng các quan hệ đạo đức mới xã hội chủ nghĩa cần khuyến khích xây dựng xã hội dân sự, mở rộng dân chủ, nhân quyền, khuyến khích lao động sản xuất theo năng lực, xây dựng nền kinh tế thị trường để phát huy mọi tiềm năng đất nước loại bỏ những tập tục, văn hóa lạc hậu cản đường cho sự phát triển. Pháp luật và đạo đức tác động trở lại đối với kinh tế theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Bất cứ thời đại nào pháp luật cũng tác động trở lại với kinh tế. Giai đoạn đầu với nền kinh tế tập quán truyền thống khép kín tồn tại dưới thời công xã nguyên thủy nền kinh tế nhỏ bé phụ thuộc vào tập quán truyền thống được truyền qua nhiều thế hệ, các tập quán, truyền thống được sử dụng như một công cụ pháp luật sơ khai. Nền kinh tế chỉ huy (hay kế hoạch hóa tập trung) chính phủ quyết định về sản xuất phân phối, sản xuất phụ thuộc theo kế hoạch tập trung thống nhất của nhà nước thời kỳ này pháp luật tác động trực tiếp mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế. Đối với nền kinh tế thị trường việc điều hành nền kinh tế chủ yếu thông qua cơ chế thị trường, trong đó cá nhân người tiêu dùng, doanh nghiệp tác động lẫn nhau trong thị trường hình thành hệ thống giá cả, giá trị lợi nhuận, thu nhập nhưng đi cùng với bàn tay vô hình của cơ chế thị trường là hệ thống pháp luật và các quan hệ đạo đức, phong tục tập quán trong xã hội. Pháp luật và đạo đức được xây dựng dựa trên nền tảng kinh tế xã hội nhất định, vạch ra hành lang pháp lý cho sự phát triển kinh tế, nhưng trên thực tế kinh tế luôn luôn vận động biến đổi từng ngày đòi hỏi pháp luật phải năng động biến đổi theo để điều chỉnh quản lý nền kinh tế. Hệ thống pháp 34 luật tiến bộ, năng động sẽ luôn luôn phản ánh đúng điều kiện kinh tế xã hội và dự kiến trước các khuynh hướng vận động của nền kinh tế đất nước. Khi nền kinh tế thay đổi thì hệ thống pháp luật cũng được sửa đổi hoàn thiện theo để vạch ra hành lang mới cho đạo đức và kinh tế ngoài ra pháp luật còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác như văn hóa, đạo đức, truyền thống, tâm lý dân tộc… và sự tương quan giữa các lực lượng của các giai tầng khác nhau trong xã hội. Bất cứ đảng nào nắm quyền lực nhà nước cũng xây dựng cho mình một hệ tư tưởng và hệ thống pháp luật chủ yếu trên đường lối, chính sách, quan điểm của đảng mình để quản lý xã hội. Đường lối của đảng đóng vai trò chủ đạo quyết định nội dung, phương hướng xây dựng hệ thống pháp luật. nhưng pháp luật không đơn thuần phản ánh đường lối, chủ trương, chính sách của đảng mà pháp luật còn phản ánh điều kiện kinh tế xã hội, đạo đức, đồng thời mang bản chất xã hội và tác động mạnh mẽ tới đường lối, chủ trương, chính sách của đảng. Nếu sử dụng công cụ pháp luật, đạo đức đúng thì đường lối của đảng sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống trên quy mô rộng khắp, đồng thời pháp luật và đạo đức tạo ra môi trường kiểm nghiệm tính đúng đắn hiệu quả trong việc thực hiện đường lối chính sách của đảng và nhà nước. Trong thực tế cần tránh khuynh hướng dùng đường lối chủ trương của đảng hoặc dùng đạo đức thay cho pháp luật vì nó sẽ không phản ánh đúng bản chất xã hội của pháp luật và hạ thấp vai trò của pháp luật. Pháp luật và đạo đức phản ánh mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội. Trong xã hội bao giờ cũng tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau, mỗi giai cấp, tầng lớp đều có tồn tại những lợi ích cơ bản nhất định, pháp luật ngoài nhiệm vụ phản ánh ý chí của giai cấp cầm quyền còn phản ánh lợi ích đa chiều trong xã hội. Nhận thức bất cứ hiện tượng pháp luật nào, nhận thức đến đâu phụ thuộc vào thế giới quan cá nhân, 35 lợi ích giai cấp, tầng lớp và quan điểm chính trị. Bất kỳ mâu thuẫn nào trong các mối quan hệ về lợi ích nêu trên đều được pháp luật giải quyết bằng các quy định cụ thể, quy định này chế hóa hệ tư tưởng pháp luật của giai cấp cầm quyền về lợi ích khác nhau của các giai cấp, tầng lớp và cộng đồng xã hội. Pháp luật chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế và phi kinh tế như chính trị, đạo đức, văn hóa, tập, quán. Pháp luật không những thể hiện ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống đạo đức, trong đó điều kiện kinh tế xã hội là điều kiện không thể thiếu để cho bất kỳ hệ thống pháp luật nào được bảo đảm thực hiện. Ví dụ; trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật thời kỳ bao cấp không còn phù hợp nữa, thay vào đó là hệ thống các văn bản pháp luật mới điều chỉnh nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế và quy luật thị trường, nhưng hệ thống pháp luật đó không thể sao chép theo một hình mẫu nhất định của các nước có nền kinh tế phát triển tiên tiến nào đó bởi vì không thể có một mô hình pháp luật hoàn hảo áp dụng chung cho tất cả các nước. Như vậy rõ ràng pháp luật và đạo đức không chỉ chạy theo sự biến đổi của kinh tế, mà tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội và có tính định hướng cho sự phát triển của xã hội. 1.4.2. Những quan niệm đạo đức tiến bộ, được nâng lên thành pháp luật. Trong hệ thống các quy phạm xã hội, đạo đức đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh xã hội dân sự. Nếu pháp luật không phù hợp với đạo đức sẽ rất khó thực hiện và có thể trở thành "Phép vua thu lệ làng". Tuy nhiên nếu đạo đức lạc hậu so với cuộc sống thì sẽ không được thực tế chấp 36 nhận và đương nhiên cũng sẽ dần dần tự bị loại bỏ. Chỉ có những quan niện, chuẩn mực đạo đức tiến bộ mới được nâng lên thành pháp luật mà thôi. Đạo đức là cái gốc để làm người, các quy phạm đạo đức ở bất cứ thời đại nào cũng ăn sâu, bám rễ trong quần chúng, len lỏi và khắp các hang cùng ngõ hẻm của cuộc sống, đạo đức tạo ra lề lối ứng xử giữa con người với con người theo một chuẩm mực giá trị nhất định. Trong xã hội dân sự bất cứ quan hệ nào dù ít hay nhiều đề bị chi phối bởi đạo đức bởi vậy nếu các quan niệm về đạo đức tiến bộ thịnh hành trong xã hội tồn tại lấn át các quan niệm đạo đức không phù hợp và được nhà nước nâng lên thành luật thì xã hội sẽ phát triển và ngược lại vì vậy việc xây dựng các quan niệm đạo đức tiến bộ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội là vô cùng quan trọng ở bất cứ giai đoạn nào của lịch sử xã hội nhân loại. Những quan điểm quan niệm đạo đức tiến bộ được nhà nước khuyến khích thực hiện và một số quan niệm đạo đức được nâng lên thành pháp luật. Ví dụ điều 61 Bộ luật dân sự quy định về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên và điều 62 Bộ luật dân sự quy định về người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự đã dựa trên những quan niệm truyền thống tốt đẹp tương thân, tương ái trong quan hệ ruột thịt, tình thân, máu mủ, dòng họ của nhân dân ta và nâng lên thành luật. Trong quan hệ giữa đạo đức, pháp luật, phong tục tập quán, hương ước và các quy phạm xã hội khác thì hiện nay chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của pháp luật và đạo đức trong việc điều chỉnh xã hội, Bản thân pháp luật phải dựa trên nền tảng đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, ngay cả Hiến pháp đạo luật gốc căn bản của một quốc gia cũng phải dựa trên nền tảng đạo đức dân tộc và đạo đức của nhân loại. Từ năm 1993 tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 5 khóa 7 đã ghi nhận tính tích cực của hương ước xưa đối với xã hội hiện nay 37 "Khuyến khích xây dựng và thực hiện các hương ước, các quy chế, nếp sống văn minh ở thôn, xã". Tiếp theo đó Đại hội đảng lần thứ VII khẳng định lại vai trò của hương ước trong việc xây dựng nếp sống tự quản, xây dựng đời sống văn hóa trong các đơn vị dân cư, góp phần thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay. Chỉ thị số 24/1998 ngày 19/6/1998 CT- CP về việc thực hiện hương ước và luật tục ở cơ sở đã cụ thể hóa tính tích cực của hương ước và luật tục trong cuộc sống. Có thể nói sức mạnh của pháp luật thực sự bắt nguồn từ nhân dân, pháp luật chỉ có sức mạnh khi được nhân dân ủng hộ đồng tình thực hiện. 1.4.3. Pháp luật tác động mạnh mẽ tới ý thức, quan điểm, quan niệm đạo đức trong xã hội, góp phần loại bỏ tập tục lạc hậu, xây dựng nền đạo đức tiến bộ và xây dựng lối sống mới. Pháp luật định hướng cho sự phát triển của đạo đức, những quan niệm đạo đức lỗi thời thường bị pháp luật loại bỏ thay vào đó là những quy tắc, nếp sống mới thường thể hiện dưới hình thức như hương ước, quy ước, tục lệ. Hiện nay các chuẩn mực đạo đức trước những biến động của nền kinh tế xã hội thường có những biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau, chịu sự tác động mạnh mẽ của dân chủ, tự do và pháp luật, trong đó yếu tố pháp luật tác động trực tiếp đến quan niệm đạo đức. Một người vi phạm pháp luật thường đi đôi với vi phạm những chuẩn mực đạo đức đúng đắn của xã hội và ngược lại nếu vi phạm các nguyên tắc đạo đức thì thường đi liền với vi phạm pháp luật. Bởi lẽ pháp luật khi xây dựng phải cân nhắc đến yếu tố đạo đức nhưng sau khi ra đời bằng những quy định của mình pháp luật tạo ra khôn phép cho sự vận động của các hành vi đạo đức, nếu ai vi phạm các quy định của pháp luật hoặc chuẩn mực đạo đức đã được nâng lê thành pháp luật thì tùy theo mức độ nặng nhẹ sẽ phải chịu cự cưỡng chế theo các chế tài của nhà nước. 38 Pháp luật tác động mạnh mẽ tới đạo đức thể hiện ở chỗ: Hệ tư tưởng pháp luật tác động mạnh tới các chuẩn mực đạo đức trong xã hội bằng nhiều con đường khác nhau, đặc biệt là bằng sức mạnh của hệ thống chính trị, bộ máy chính quyền nên có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Hệ tư tưởng đạo đức của giai cấp cầm quyền trong xã hội được thể chế hóa bằng pháp luật, được bảo đảm thực hiện, điều đó có tác dụng định hướng cho mọi người dân trong xã hội thực hiện, từ đó tạo thành ý thức đạo đức chủ yếu trong xã hội… Hệ tư tưởng pháp luật tiên tiến sẽ mở đường cho các quan hệ đạo đức phát triển, những quy tắc, những quan niệm đạo đức đã được luật hóa thì cũng trở thành tiêu chí đánh giá bắt buộc đối với hành vi ứng xử của con người trong xã hội và cộng đồng. Tuy nhiên trong thực tế không phải lúc nào pháp luật cũng theo sát được mọi hành vi con người và có đầy đủ căn cứ để xử lý, nên cần phải xây dựng nền đạo đứ tiến bộ, lành mạnh, chống lại các hủ tục lạc hậu chỉ quen sống theo lối mòn đạo đức cũ vi phạm pháp luật kéo lùi sự phát triển của xã hội. Pháp luật tiến bộ sẽ góp phần vạch ra hành lang pháp lý cho việc xây dựng nền đạo đức tiến bộ phù hợp với điều kiện thực tế cuộc sống và điều kiện phát triển kinh tế xã hội, xây dựng lối sống mới lành mạnh, một người có đạo đức trong hành vi ứng xử của mình sẽ tránh vi phạm những quy định của pháp luật hoặc kiềm chế tối da những hành vi vi phạm pháp luật, ngược lại nếu như không có đạo đức thì con người sẽ vô trách nhiệm trong hành động của mình tìm mọi cách để nhằm đạt được mục đích riêng không từ một thủ đoạn nào và như vậy sẽ trở thành phần tử nguy hiểm cho xã hội dẫm đạp lên những giá trị tốt đẹp của xã hội và bị xã hội lên án. 39 Thông qua các quy định của pháp luật loại bỏ những hủ tục nặng nề lạc hậu của hương ước cũ, luật tục cũ, hội hè, đình đám trong cưới xin, ma chay, phạt vạ gây tốn kém tiền của, thời gian, sức khỏe của nhân dân, cản trở cho việc hòa nhập làng, xã trong hệ thống chung của toàn xã hội, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập quốc tế hiện nay việc sử dụng pháp luật như một hành lang để định hướng các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này giúp cho đại bộ phận nhân dân có sự lựa chọn giá trị trong quá trình phát triển nhân cách riêng của mình nằm trong xu thế phát triển chung của thế giới, của thời đại. Pháp luật tiến bộ thực sự trở thành vũ khí sắc bén mở đường cho sự phát triển của đạo đức nói riêng, của toàn xã hội nói chung đưa xã hội ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên. Do tính chất của pháp luật phản ánh được tính bao quát, tính đa dạng, toàn diện và khoa học của các hiện tượng, các lĩnh vự khác nhau trong cuộc sống xã hội và có hệ thống các cơ quan hành pháp nhà nước thực thi pháp luật, đưa pháp luật đi vào cuộc sống rất hiệu quả và nhờ đó pháp luật thực sự trở thành vũ khí sắc bén để quản lý, điều hành xã hội và tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để xây dựng các chuẩn mực ứng xử xã hội trong mọi lĩnh vực. Pháp luật tiến bộ dự kiến trước được một phần các quan hệ xã hội xảy ra trong tương lai do vậy pháp luật có tính định hướng cho sự phát triển của xã hội. Pháp luật có định hướng cho công dân lựa chọn các giá trị được nhà nước thừa nhận, và nhanh chóng tiếp thu các giá trị mới tốt đẹp cả các giá trị truyền thống và xu huớng hiện đại. Trong thời đại hiện nay, để thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải phải đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, xác định khoa học công nghệ là động lực trực tiếp của sản xuất, là động lực phát triển kinh tế, xã hội. Trong xã hội hiện đại việc phát triển nền kinh tế tri thức thôi thúc chúng ta cần nhanh 40 chóng tiếp cận và đưa vào sử dụng những công nghệ mới nhất của thế giới như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học… để đi tắt, đón đầu thực hiện nhanh chóng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, đồng thời phải xác định rõ vị trí, tầm quan trọng, mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, giữa pháp luật và đạo đức không tồn tại mâu thuẫn đối kháng, mặc dù có khác nhau nhất định về nội dung và hình thức và xác định rõ vị trí của từng gia đình trong xã hội, gia đình phải là tế bào lành mạnh của xã hội, phải bảo đảm ba yếu tố là văn hóa, văn minh và hạnh phúc, góp phần thực hiện chiến lược phát triển đa dạng, tối đa nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. "Giữa pháp luật và đạo đức không có sự đối lập nào, mặc dầu có những khác biệt. Pháp luật không chỉ thể hiện quyền lợi công dân đơn thuần, mà còn nhằm xây dựng nền đạo đức xã hội".[27, tr.157] Pháp luật xã hội chủ nghĩa góp phần phát huy cao độ nội lực để phát triển kinh tế ổn định xã hội, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới để định hướng cho sự phát triển của đạo đức trong thời đại văn minh. Pháp luật tiến bộ là tiếng nói của trí tuệ và lương tri, là biểu hiện sinh động nhất của quyền uy là lý trí của đạo đức, nếu chỉ có đạo đức điều chỉnh các quan hệ xã hội thì chỉ phù hợp với xã hội sơ khai, nền kinh tế kém phát triển tự cấp tự túc của thời kỳ nguyên thủy. Đối với các xã hội có nền kinh tế phát triển hơn đòi hỏi phải có sự điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng pháp luật vì đạo đức không có chế tài để răn đe trực tiếp và không thể định hướng cho sự phát triển của xã hội bằng phương pháp khoa học, bởi vậy cần xây dựng hệ thống pháp luật tiến bộ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội để địng hướng cho sự phát triển của xã hội hiện đại. 41 1.5. Đạo đức là một trong những cơ sở để xây dựng pháp luật, và tác động mạnh mẽ tới pháp luật. * Đạo đức là một trong những cơ sở để xây dựng pháp luật, và tác động mạnh mẽ tới pháp luật theo nhiều chiều khác nhau. Pháp luật muốn đi vào cuộc sống được thuận lợi, không bị các quy chuẩn đạo đức, phong tục, tập quán, lối sống, truyền thống phá vỡ thì điều trước tiên khi xây dựng pháp luật phải tính đến là yếu tố đạo đức, văn hóa tốt đẹp, truyền thống đã tồn tại lâu đời của dân tộc, làm được như vậy nhân dân mới tin tưởng, đồng tình ủng hộ và thực hiện theo, nếu pháp luật không phù hợp với đạo đức xa rời thực tế thì rất khó thực hiện thậm chí bị phá vỡ, không thể thực hiện, bởi vậy khi xây dựng pháp luật cần phải tính đến yếu tố đạo đức. Chuẩn mực đạo đức là nền tảng quan trọng để xây dựng pháp luật, xây dựng pháp luật trên nền tảng đạo đức sẽ phát huy được sức mạnh tự nhiên, được nhân dân đồng tình ủng hộ trong quá trình thực hiện. Trong lịch sử nhiều nước phải mất hàng trăm năm mới có những bộ luật thành văn chính thức làm công cụ quản lý kinh tế xã hội, khi chưa có luật luật thành văn quản lý xã hội chủ yếu dựa vào đạo đức, tôn giáo, truyền thống được dùng để điều hành xã hội trong một giai đoạn nhất định, đối với một số việc quan trọng nhà nước điều hành bằng mệnh lệnh trực tiếp của nhà nước. Ngay cả trong hệ thống pháp luật hiện đại vẫn tồn tại nhiều quy định xuất phát từ tập quán pháp để điều hành xã hội, Ví dụ luật Hôn nhân và gia đình sử dụng rất nhiều tập quán pháp để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân nhằm xây dựng quan hệ hôn nhân lành mạnh, hài hòa ổn định, phù hợp với phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Một lần nữa cần khẳng định pháp luật phù hợp với đạo đức, văn hóa, truyền thống sẽ dễ dàng đi vào thực tế cuộc sống được nhân dân đồng tình, ủng hộ. 42 Hiện nay, tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, đặt ra yêu cầu thực tế cho việc hình thành phát triển pháp luật và đạo đức mới. Tuy pháp luật có sức mạnh rất lớn trong đời sống xã hội nhưng suy cho cùng pháp luật phải được xây dựng dựa trên các điều kiện kinh tế xã hội và dựa trên nền tảng đạo đức, đạo đức là một trong những cơ sở quan trọng làm căn cứ đánh giá pháp luật. Trong xã hội hiện đại pháp luật và đạo đức vẫn có xu hướng xích lại gần nhau, các nhà nước tiến bộ trên thế giới ngày càng ghi nhận nhiều hơn các nguyên tắc đạo đức, nhân quyền trong pháp luật, đặc biệt là thế kỷ XXI được mệnh danh là thế kỷ quyền con người, bao gồm những quyền như quyền về chính trị, quyền về kinh tế - văn hóa; quyền về sinh học… Khi nói về đạo đức không nên hiểu đây là lĩnh vực trừu tượng, cao xa, mà phải hiểu được rằng đạo đức luôn luôn hiện hữu trong các hành động, việc làm hàng ngày của mỗi con người cụ thể trong các tình huống cụ thể. Muốn nâng cao hơn nữa việc điều chỉnh pháp luật cần phối hợp sử dụng các quan hệ pháp luật, đạo đức, kinh tế, kỹ thuật, nghệ thuật, khoa học công nghệ để xây dự các mối quan hệ xã hội mới cả về đạo đức, pháp lật, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đạo đức là cơ sở quan trọng để xây dựng hệ thống pháp luật bởi vì đạo đức bắt nguồn từ chính cuộc sống hàng ngày của con người, được hình thành từ rất sớm trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại trong mọi giai cấp, mọi tầng lớp, mọi xã hội, mọi thời đại, từ xã hội phát triển thấp đến xã hội phát triển cao. Các chuẩn mực cơ bản như thiện; ác, lương tâm; danh dự, nghĩa vụ; hạnh phúc, thái độ đối với lao động, tình yêu quê hương, đất nước tình bạn, tình đồng chí, lòng thương nhân loại… hình thành và xuyên suốt trong các thời kỳ lịch sử. 43 Mục tiêu cao cả của đạo đức hiện nay là điều hòa lợi ích cá nhân phù hợp với yêu cầu phát triển của tiến bộ xã hội, phấn đấu vươn tới xã hội dân giầu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đó là việc làm hướng thiện lớn lao nhất mà toàn xã hội vươn tới. Như đã phân tích ở trên mỗi kiểu xã hội khác nhau đều tồn tại các chuẩn mực đạo đức của riêng mình. Nhưng các chuẩn mực đạo đức như thiện, ác, lương tâm, danh dự, nghĩa vụ, hạnh phúc, lòng tự trọng, lòng vị tha…luôn luôn là những chuẩn mực được đại bộ phận dân cư trong xã hội thừa nhận và tự giác thực hiện và thực hiện một cách chủ động, năng động, sáng tạo, cùng với sự phát triển của xã hội các giá trị đạo đức mới ngày càng hoàn thiện, tiến bộ hơn, thiết thực hơn. Pháp luật và đạo đức đều vì mục tiêu cao cả đó là sự phát triển chung của con người và sự tiến bộ của xã hội bởi vậy trong một số lĩnh vực cụ thể mục tiêu của đạo đức và mục tiêu của pháp luật trùng nhau, bởi vậy đạo đức là một trong những cơ sở quan trọng để xây dựng hệ thống pháp luật. Ở khía cạnh nhất định đạo đức có tác động trở lại đối với pháp luật thể hiện ở chỗ những quy phạm pháp luật phù hợp với các chuẩn mục đạo đức trong xã hội rất dễ dàng đi vào cuộc sống, ngược lại một số quy phạm pháp luật không phù hợp với truyền thống đạo đức dân tộc sẽ rất khó đi vào cuộc sống, thậm chí bị vô hiệu hóa bằng nhiều hình thức khác nhau, và đại đa số các quy phạm đó dần dần sẽ bị loại bỏ. * Đạo đức trong mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau đều mang đậm tính giai cấp, tính dân tộc và tính nhân loại. Có thể nói rằng hệ tư tưởng đạo đức của giai cấp cầm quyền luôn là hệ tư tưởng đạo đức đóng vai trò chủ đạo trong xã hội. Trong lịch sử, bất cứ chế độ xã hội nào cũng tìm mọi cách sử dụng hệ tư tưởng đạo đức, quan niện đạo đức của mình để quản lý điều hành xã hội, các chuẩn mực đạo đức được 44 giai cấp thống trị thừa nhận có thể được thể chế hóa bằng pháp luật và được thực hiện sâu rộng thành các phong trào cụ thể bằng các cuộc vận động tổng lực của các cơ quan nhà nước trong toàn toàn dân để thực hiện sâu rộng có hệ thống trong toàn xã hội. Đạo đức không những phản ánh thực tại điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, mà còn thể hiện lợi ích các giai tầng khác nhau trong xã hội, ngoài lợi ích chung, đạo đức còn mang nặng tính giai cấp, là biểu hiện cụ thể lợi ích của giai cấp cầm quyền rong xã hội, bởi vì giai cấp cầm quyền bao giờ cũng có khuynh hướng thể chế hóa hệ tư tưởng đạo đức của mình trong toàn xã hội. Khi tư tưởng đạo đức đã được nâng lên thành pháp luật nó trở thành mệnh lệnh của nhà nước đòi hỏi mọi người phải tuân theo trong mọi hoàn cảnh, tình huống nhất định, trong từng trường hợp cụ thể nhà nước có thể sử dụng biện pháp cưỡng chế, giáo dục thuyết phục, tài trợ, hướng dẫn kỹ thuật để thực hiện các quy phạm đó. Khi hệ tư tưởng đạo đức của giai cấp thống trị phù hợp với đại bộ phận ý thức đạo đức của nhân dân thì pháp luật sẽ đi vào cuộc sống thuận lợi, tạo ra nền văn hóa pháp lý và cuộc sống lành mạnh hòa vào nền văn hóa dân tộc hòa vào xu thế chung mang lại lợi ích cho cộng đồng. Trong bất cứ xã hội nào đạo đức cũng đều mang nặng tinh thần dân tộc, truyền thống dân tộc được in dấu đậm nét trong tư tưởng đạo đức, phong tục tập quán, truyền thống, phong cách ứng xử của mỗi con người ví dụ truyền thống đạo đức ở nước ta được biểu hiện thông qua các chuẩn mực đạo đức cụ thể như lòng yêu nước, thương nòi, tinh thần đoàn kết dân tộc, tương thân, tương ái "lá lành đùm lá rách", nhân nghĩa… tất cả những yếu tố đó tạo nên tinh thần văn hiến ngàn năm của dân tộc. Bên cạnh những giá trị truyền thống dân tộc, bất cứ nền đạo đức nào cũng hàm chứa trong mình những giá trị chung của nhân loại, những giá trị tốt đẹp đó vượt ra ngoài phạm vi biên giới lãnh thổ, được truyền từ thế hệ 45 này qua thế hệ khác thấm sâu vào quần chúng điều chỉnh hành vi ứng xử của con người. Những giá trị đó một phần trở thành quy tắc ứng xử chung của toàn thế giới, dùng để giải quyết mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc khác nhau trong toàn cầu. 1.6. Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức biểu hiện trong một số ngành luật cụ thể: Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức được biểu hiện cụ thể trong các ngành luật rất rõ nét. Các quy định trong pháp luật chuyên ngành một mặt thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của đảng cầm quyền và phảm ánh các quan hệ lợi ích khác nhau đang thịnh hành trong xã hội trong đó bao gồm cả lợi ích của giai cấp thống trị và lợi ích của các giai cấp khác. Bên cạnh việc phản ánh yếu tố lợi ích, bản thân mỗi ngành luật trong hệ thống pháp luật chuyên ngành còn thẩm thấu trong nó những giá trị đạo đức, nhân văn nhằm hướng tới một xã hội ngày càng hài hòa hơn, tốt đẹp hơn vì sự phát triển chung của cộng đồng. Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức được biểu hiện cụ thể trong các ngành luật rất đa dạng, phong phú, cụ thể như: - Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức biểu hiện trong luật hình sự: Cơ sở khoa học - thực tiễn cho việc hoạch định chính sách hình sự tội phạm hóa, hình sự hóa hoặc phi hình sự hóa việc áp dụng trong thực tiễn các quy phạm pháp luật có tính chất đánh giá, lựa chọn, tùy nghi của các cơ quan tư pháp hình sự, điều này vừa bảo đảm cho việc điều tra, truy tố xét xử đúng người đúng tội, vừa bảo đảm tính đạo đức nhân văn trong thực hiện chính sách hình sự. Mục đích của các chế tài trong luật hình sự không chỉ nhằm trừng trị nghiêm khắc các hành vi phạm tội mà còn nhằm cải tạo những người có hành vi phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, thể hiện rõ nét trong các 46 quy định trong quá trình xét xử, chấp hành hình phạt, giảm án, đặc xá, ân xá đối với người phạm tội. Việc hoạch định chính sách hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền vẫn tiếp tục dựa trên những giá trị pháp luật truyền thống của dân tộc Việt nam được hình thành trong quá trình phát triển nền văn hóa tinh thần cũng như văn hóa pháp lý, phù hợp với truyền thống đạo đức dân tộc và hệ tư tưởng pháp lý tiên tiến. - Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức biểu hiện trong luật dân sự: Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức được biểu hiện trong Bộ Luật dân sự rất rõ nét. Các quy phạm pháp luật trong Bộ Luật dân sự chủ yếu nhằm tạo cơ sở pháp lý cho giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy dân chủ, bảo đảm công bằng xã hội, bảo đảm quyền con người. Bằng các quy định cụ thể Bộ luật dân sự đã góp phần to lớn bảo đảm cuộc sống cộng đồng, phát huy truyền thống tương thân, tương ái, thuần phong, mĩ tục và bản sắc văn hóa dân tộc. Ví dụ: tại điều 4 của Bộ luật dân sự năm 1995 quy định rõ "nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp" nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp trong các quan hệ dân sự phát huy tinh thần tương thân, tương ái vì cộng đồng, tạo điều kiện phát triển các giao lưu dân sự, từng bước nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cuả nhân dân. Bộ luật dân sự năm 2005 cũng đã kế thừa và phát triển những giá trị đạo đức tốt đẹp quy định trong bộ luật dân sự năm 1995 như: Nguyên tắc tôn trọng đạo đức truyền thống tốt đẹp, nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc thiện trí, trung thực, nguyên tắc hòa giải… các nguyên tắc này được thể hiện rõ nét thông qua các điều luật cụ thể của luật dân sự. - Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức biểu hiện trong luật hôn nhân và gia đình: Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức thêt hiện rõ nét nhất trong luật 47 Hôn nhân và gia đình vì qua hệ hôn nhân có yếu tố tình cảm gắn bó giữa các chủ thể là đặc trưng có ảnh hưởng lớn tới quyết định xác lập, tồn tại hay chấm dứt quan hệ hôn nhân. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định các nguyên tắc hôn nhân tự nguyên, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, thực hện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình thể hiện bản chất tốt đẹp, nhân văn của chế độ xã hội chủ nghĩa. Các quy định của luật hôn nhân gia đình đã thể hiện rõ tính nhân đạo vì sự phát triển của con người như quy định cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân có ích cho xã hội, con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc ông, bà, cha, mẹ, không phụ thuộc vào hôn nhân giữa cha, mẹ hợp pháp hay không, đang tồn tại hay đã chấm dứt mang tính nhân đạo rất cao, có thể nói luật hôn nhân gia đình đã hiện hữu trong mình những giá trị đạo đức cao đẹp, nhân văn thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Quan hệ giữa pháp luật và đạo đức còn được biểu hiện trong nhiều ngành luật cụ thể khác. Thực tế, mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức biểu hiện rất khác nhau trong nhiều ngành luật cụ thể đã tạo nên bản chất đặc sắc mang tính nhân đạo, nhân văn của pháp luật xã hội chủ nghĩa. 1.7. Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền và kinh tế thị trƣờng hiện nay: Trong điều kiện nước ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, chúng ta đã đạt được một số thành tựu to lớn về nhiều mặt không thể phủ nhận. Để hiểu rõ mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện nước ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường trước tiên cần xác định: Trong nhà nước pháp quyền cần xác định được tính tối cao của pháp luật, tính tối cao của pháp luật thể hiện ở chỗ tất cả mọi hoạt động các cơ 48 quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội và mọi công dân trong các lĩnh vực cơ bản đề phải được pháp luật điều chỉnh, không ai trong xã hội vượt ra khỏi sự điều chỉnh của pháp luật, nhưng bên cạnh sự điều chỉnh của pháp luật vẫn cần thiết phải dùng đến sức mạnh của các chuẩn mực đạo đức hỗ trợ điều chỉnh, nhằm nâng cao vai trò của pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước, nhất là đối với các lĩnh vực kinh tế. Cụ thể như: trong lĩnh vực kinh tế cần xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ và có cơ chế điều chỉnh hợp lý trong toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm trong mọi thành phần kinh tế, có tính đến sự phân công lao động, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh để tạo ra một nền kinh tế thị trường mang tính quốc tế bên cạnh đó cũng cần thiết phải tôn trọng các quy tắc đạo đức trong nghề nghiệp, quy tắc đạo đức trong kinh doanh để phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện các chính sách xã hội, bảo vệ môi trường. Trong nền kinh tế thị trường cần kết hợp sự điều tiết của nhà nước và sự điều chỉnh của "bàn tay vô hình" các quy luật kinh tế trong đó có sự điều chỉnh của đạo đức và các quy phạm xã hội khác, không vì động cơ tạo ra lợi nhuận dẫn đến vi phạm pháp luật, thương mại hóa các giá trị đạo đức và đời sống tinh thần phong phú của nhân dân. Xét về khía cạnh mối quan hệ đạo đức và pháp luật đó là chúng ta đã xây dựng được hệ thống các quy phạm pháp luật phù hợp vạch ra hành lang pháp lý vững chắc cho việc tạo dựng các quan hệ đạo đức mới trên cơ sở các chuẩn mực đạo đức truyền thống và hiện đại như các chuẩn mực cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, quan hệ đạo đức trong gia đình, quan hệ đạo đức trong tình bạn, tình yêu, quan hệ đạo đức trong học tập, giao tiếp… tuy vậy trong xã hội vẫn còn nhiều tồn tại cần phải được giải quyết, ở một số nơi vẫn còn xuất hiện nhiều tư tưởng lệch lạc như xuất hiện những quan điểm đạo 49 đức thực dụng, xuất hiện lối sống gấp, vì lợi ích cá nhân tác động rất lớn tới mọi thành phần khác nhau trong xã hội. Đại bộ phận có hệ tư tưởng đạo đức, tác phong đúng mực, có trí khí vươn lên trong học tập rèn luyện, biết tự lập, thành đạt trong công tác và trong cuộc sống, bên cạnh đó còn tồn tại nhiều tai tệ nạn xã hội, thậm chí ở một số nơi tình trạng vi phạm pháp luật, suy thoái đạo đức và tai tệ nạn xã hội vẫn tồn tại rất phổ biến, các loại tội phạm liên quan tới thanh thiếu niên có xu hướng gia tăng. Đội ngũ cán bộ, do tác động của môi trường xung quanh một bộ phận không nhỏ thoái hóa, biến chất, hạch sách, nhũng nhiễu nhân dân, thậm chí có nhiều trường hợp tham ô, nhận hối lộ để làm trái các quy định của nhà nước, làm trái với đạo đức, lương tâm nghề nghiệp gây ra nhiều hậu quả xấu cho xã hội. Tình trạng phạm tội có tổ chức xuất hiện ngày càng nhiều với nhiều thủ đoạn mới, tinh vi, phức tạp ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của nhân dân. Tất cả những mặt trái đó vẫn còn tồn tại nhiều và tác động không nhỏ tới mội mặt của đời sống xã hội. Những tồn tại đó do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như: - Nguyên nhân kinh tế: Trong quá trình thực hiện chính sách mở cửa xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội có bước phát triển nhất định, việc giao lưu kinh tế càng rộng thì đi kèm theo đó lối sống càng bị ảnh hưởng bởi lợi ích mang tính cá nhân, thực dụng, một số quan niệm đạo đức truyền thống bị sói mòn mất dần đi cùng với sự phát triển, hệ thống các giá trị mới dần dần thay thế. Thực tế cuộc "cạnh tranh" giữa các thành phần kinh tế để phát triển đang diễn ra rất quyết liệt cũng làm ảnh hưởng tới các quan niện về giá trị đạo đức truyền thống. - Nguyên nhân văn hóa, xã hội: một số các giá trị văn hóa cả về văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể bị mất đi do tốc độ đô thị hóa nhanh chóng 50 và một số giá trị văn hóa phi vật thể cũng bị biến dạng qua quá trình bảo tồn khai thác mang tính thương mại. Các phương tiện thông tin đại chúng đã tác động sâu sắc đến lối sống của thế hệ thanh niên ngày nay, đặc biệt là mạng internet, game online đã mang lại cho thế hệ trẻ rất nhiều tiện ích đồng thời cũng gây ra không ít phiền toái thậm chí làm ảnh hưởng tới đạo đức lối sống của một bộ phận thế hệ trẻ. - Nguyên nhân từ Pháp luật: Do điều kiện nhà nước pháp quyền của nước ta mới xây dựng, chưa thật sự hoàn thiện, mà thực tế kinh tế xã hội thay đổi nhanh chóng dẫn tới hệ thống pháp luật thay đổi thường xuyên, liên tục có tác động rất lớn đến kinh tế, xã hội và tư tưởng đạo đức. Việc thay đổi thường xuyên của các văn bản pháp luật làm cho môi trường pháp lý không ổn định, lòng tin của một số bộ phận nhân dân vào pháp luật bị giảm sút. Một số cơ quan chức năng giải quyết không dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo của công dân cũng làm sói mòn lòng tin của nhân dân đối với pháp luật. Để dần dần khắc phục những tồn tại gây ảnh hưởng tới Đạo đức, lối sống cần thực hiện một số giải pháp như: - Tăng cường xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xác định rõ tính tối cao của pháp luật, xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực dân sự, lĩnh vực lao động… rà soát hạn chế bớt khoảng trống pháp luật, tạo ra môi trường pháp lý ổn định, phù hợp với tình hình trong nước và thông lệ Quốc tế. - Xây dựng cơ chế đủ mạnh, hợp lý, đồng bộ để áp dụng pháp luật đồng bộ có hiệu quả. - Xây đựng hoàn thiện đội ngũ cán bộ làm công tác thực hiện pháp luật, bồi dưỡng, đãi ngộ và sử dụng họ theo đúng người đúng việc, đánh giá 51 đúng năng lực của họ, động viên, khuyến khích họ phục vụ nhà nước, đổi mới, hoàn thiện bộ máy hành pháp cả về cơ cấu tổ chức và nhân sự. - Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống. Tăng cường đẩy mạnh phong trào thi đua học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tăng cường các hoạt động xã hội vì sự phát triển của cộng đồng. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong chương 1 luận văn đã tập trung nghiên cứu phân tích giải quyết hai vấn đề chính đó là: Vấn đề thứ nhất là: Nghiên cứu phân tích làm rõ thêm các khái niệm của pháp luật và đạo đức để là rõ các khái niện và phân tích nhằm mục đích làm sáng tỏ hơn tầm quan trong của pháp luật và đạo đức trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm cơ sở nhận thức cho việc nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức và các nội dung có liên quan trong luận văn. Vấn đề thứ hai là: Nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức để thấy rõ đực bản chất của mối quan hệ này làm cơ sở lý luận cho việc vận dụng vào thực tiễn thực hiện nhiệm vụ giảng dạy môn Pháp luật và môn Đạo đức tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc kạn, vấn đề này sẽ được đưa ra làm cơ sở cho một số nhận định phân tích tại chương 2 của luận văn này. Trong chương 1 luận văn còn đưa ra một số nhận định vấn đề quan hệ giữa pháp luật đạo đức trong một số ngành luật cụ thể để làm cơ sở khoa học chứng minh tính sát thực vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào giảng dạy phần pháp luật chuyên ngành và luận văn cũng xác định mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền và kinh tế thị trường, xác định các nguyên nhân dẫn đến tồn tại và đưa ra giải pháp nhằm định hướng giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên và giáo sinh tại Trường Cao đẳng cộng đồng Bắc Kạn. 52 Chƣơng 2 VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC VÀO THỰC TIỄN NHIỆM VỤ GIẢNG DẠY MÔN PHÁP LUẬT HỌC VÀ MÔN ĐẠO ĐỨC HỌC, Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG BẮC KẠN 2.1 Vài nét sơ lƣợc về trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn. Theo tinh thần NghÞ quyÕt cña §¶ng bé tØnh, UBND tØnh B¾c K¹n tại QuyÕt ®Þnh sè 1192/Q§-UBND ngµy 16/10/2007 vÒ viÖc giao cho Tr-êng C§SP B¾c K¹n thùc hiÖn §Ò tµi nghiªn cøu khoa häc cÊp tØnh mang tªn: "X©y dùng ®Ò ¸n ph¸t triÓn Tr-êng Cao ®¼ng S- ph¹m B¾c K¹n thµnh Tr-êng Cao ®¼ng Céng ®ång tØnh B¾c K¹n". Trong năm 2010 trường được nâng cấp từ trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Kạn lên thành trường Cao đẳng cộng đồng Bắc Kạn. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của trường là đào tạo đa ngành, đa hệ, trường đào tạo chủ yếu vẫn là chuyên ngành sư phạm với các hệ như Cao đẳng sư phạm tiểu học, trung cấp sư phạm, Cao đẳng mầm non, thực hiện các nhiệm vụ bồi dưỡng, chuẩn hóa liên thông từ trung cấp lên cao đẳng… và đào tạo một số mã ngành ngoài sư phạm như trung cấp thư viện thiết bị, trung cấp y tế, liên kết đào tạo một số ngành cần thiết… để gãp phÇn ®¸p øng yªu cÇu ®µo t¹o nguån nh©n lùc phôc vô sù nghiÖp ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi cña địa phương. §iÒu nµy võa t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi vµ ®¸p øng nhu cÇu häc tËp cña nh©n d©n trong địa bàn tỉnh, võa gãp phÇn ®Èy m¹nh tiÕn tr×nh c«ng nghiÖp hãa - hiÖn ®¹i hãa ®Êt n-íc, gi¶m t¶i l-îng sinh viªn ë c¸c thµnh phè lín, gi¶m søc Ðp ®¸ng kÓ viÖc t¨ng quy m« tuyÓn sinh hµng n¨m ë c¸c tr-êng §¹i häc lín cña ®Êt n-íc, đồng thời Trường t¹o c¬ héi n©ng cao kiÕn thøc, tr×nh ®é chuyªn m«n cho ng-êi lao ®éng ë c¸c ®Þa ph-¬ng, t¹o ®iÒu kiÖn cho c¸c tÇng líp nh©n d©n cã c¬ héi tiÕp xóc víi gi¸o dôc cao 53 đẳng, đại học, gióp phần tạo ra sự c«ng b»ng x· héi trong giáo dục ®-îc tèt h¬n. Với đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, tương đối đồng đều, cụ thể là số lượng giảng viên chưa kể giảng viên thỉnh giảng và giáo viên, giảng viên hợp đồng ngắn hạn và cán bộ, công nhân viên chức là 54 đồng chí, trong đó 2 đồng chí đạt trình độ tiễn sĩ 44 đồng chí đạt trình độ thạc sĩ, còn lại đều đã qua đào tạo cử nhân; độ tuổi dưới 30 có 28 đồng chí. Với đội ngũ cán bộ giảng viên, giáo viên trẻ, nhiệt tình có chất lượng tương đối cao, trường có đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ của một trường đào tạo đa ngành nghề mình đáp ứng đúng trọng tâm là đào tạo, bồi dưỡng cho nhiều đối tượng học có nhiều trình độ khác nhau, nhiều dân tộc khác theo học các đối tượng chủ yếu sinh sống tại địa bàn tỉnh Bắc Kạn và sau khi được đào tạo sẽ trở thành cán bộ quản lý, giáo viên phục vụ cho chính tỉnh Bắc Kạn. Ngoài nhiệm vụ chính là tổ chức các lớp đa ngành, nghề, Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc kạn còn có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực và các hoạt động chuyên môn phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao. 2.2. Thực trạng việc giảng dạy môn Pháp luật học và môn Đạo đức học theo chƣơng trình đổi mới tại Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn. Có thể nhận định rằng, thực trạng về đội ngũ giảng viên, giáo viên gảng dạy trực tiếp thuộc nhóm chính trị ở Trường Cao đẳng cộng đồng Bắc Kạn tuy chất lượng tương đối cao, nhưng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ còn nhiều vấn đề cần phải hoàn thiện cả về số lượng (tăng cường tuyển dụng thêm biên chế) và chất lượng (tăng cường tuyển dụng, đào tạo thêm tiễn sĩ). Về số lượng giảng viên giáo viên có chuyên môn Luật học còn thiếu 54 chỉ có hai người, đại đa số giảng viên, giáo viên thuộc nhóm chính trị học theo các chuyên ngành khác nhau và sinh hoạt chung với Tổ bộ môn chung trình độ chuyên môn đa dạng. Nhiều giảng viên, giáo viên tuy được đào tạo cơ bản nhưng vẫn cần đào tạo lai vì học theo nhiều chuyên ngành khác nhau như chuyên ngành Địa lý, chuyên ngành văn học, chuyên ngành xã hội học… một số được phân công dạy không đúng chuyên môn và kiêm nhiệm, nên việc giảng dạy còn có những hạn chế nhất định. Việc giảng dạy môn Pháp luật học và môn Đạo đức học theo chương trình đổi mới do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành, chủ yếu là bám vào giáo trình, sử dụng giáo trình như một giáo cụ đắc lực để hoàn thành nhiệm vụ, nên gây nhàm chán trong học tập, trong quá trình giảng dạy, phương pháp cũ vẫn được sử dụng nhiều vì sinh viên, giáo sinh, học sinh thiếu giáo trình, tài liệu, chưa thật sự quen với cách học tập mới. Giảng viên, giáo viên thiếu cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, hơn nữa một số lớp học quá đông sinh viên, học sinh, khó áp dụng phương pháp giảng dạy mới. Việc dự giờ để đánh giá chuyên môn trở nên mang nặng tính hình thức, cảm tính. Do không có đủ giảng viên, giáo viên có trình độ chuyên môn sâu và cũng không thể tuyển thêm được giáo viên có chuyên môn đúng vì chỉ tiêu hạn chế, mà thời lượng dành cho các môn pháp luật học và Đạo đức học học ít, mà yêu cầu truyền tải một lượng kiến thức của môn học tương đối lớn nên ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả công tác giảng dạy. - Thực trạng việc đổi mới giáo trình, chương trình học tập và phương pháp giảng dạy: Trước đây bộ môn pháp luật học được Bộ giáo dục và đào tạo chia làm hai môn học, đó là môn Pháp luật đại cương và môn Pháp luật chuyên ngành. Môn pháp luật đại cương, theo phân phối chương trình chủ yếu giảng dạy phần lý luận chung về nhà nước và pháp luật, phần này bao gồm hệ 55 thống tri thức chung nhất về lý luận nhà nước và pháp luật như: Một số vấn đề cơ bản về nhà nước; Một số vấn đề cơ bản về pháp luật; Vấn đề thực hiện pháp luật và trách nhiệm pháp lý; Ý thức pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa… nhằm giúp cho học sinh, sinh viên hiểu khái quát những vấn đề lý luận cơ bản nhất về nhà nước và pháp luật. Môn pháp luật chuyên ngành trang bị cho giáo sinh, sinh viên, học sinh kiến thức về một số ngành luật cụ thể, kiến thức pháp luật thực định; giới thiệu một số ngành luật chủ yếu trong hệ thống pháp luật Việt Nam gắn với tổ chức bộ máy nhà nước như Luật Hiến pháp; Luật hành chính; Luật lao động; Luật dân sự; Luật hình sự; Luật tố tụng hình sự... nhằm giúp cho học sinh, sinh viên nắm khái quát nhất về kiến thức pháp luật thực định. Trong cải cách đổi mới giáo dục hiện nay Bộ giáo dục đào tạo cho phép các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, ghép môn Pháp luật đại cương và môn Pháp luật chuyên ngành vào thành một môn đó là môn Pháp luật học, môn Pháp luật học gồm hai phần đó là phần học bắt buộc chủ yếu nội dung kiến thức liên quan tới pháp luật đại cương và phần tự chọn chủ yếu nội dung kiến thức pháp luật chuyên ngành. Về nội dung chương trình, hiện nay các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp đều tuân thủ theo phân phối chương trình và giáo trình do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành, có nhiều loại giáo trình đã được xuất bản và đưa vào giảng dạy, ví dụ như cuốn Pháp luật học đại cương, sách Cao đẳng Sư phạm, Nxb Giáo dục, năm 2000; cuốn giáo trình môn Giáo dục pháp luật dành cho các trường trung cấp chuyên nghiệp, lần đầu được phát hành vào năm 1996; cuốn Giáo dục pháp luật trong các trường chuyên nghiệp, Nxb Giáo dục năm 2000; Giáo trình môn Pháp luật học, Nxb Chính trị Quốc gia năm 2007;… qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung đổi mới, nhưng nội dung kiến thức truyền tải vẫn còn rất lớn mà thời lượng dành cho chương trình lại ít chỉ 56 30 đến 45 tiết tùy theo từng hệ, việc bố trí thời lượng như vậy nhiều ý kiến cho rằng chưa đủ truyền tải lượng kiến thức theo yêu cầu. Một khó khăn nữa là sự thay đổi thường xuyên của các văn bản pháp luật làm cho cả giáo viên và học sinh đều rất khó cập nhật thông tin, hầu hết phải tự cập nhật thông tin để giảng dạy và học tập, trong khi đó thời lượng chương trình ngắn việc tự ngiên cứu tài liệu của học sinh, sinh viên là yêu cầu bắt buộc nhưng với điều kiện thiếu nhiều tài liệu giáo trình như hiện nay việc tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên là rất khó tiến hành trong thực tế, bởi vậy chất lượng đào tạo không đảm bảo, đấy còn chưa kể đến những khó khăn khác như học sinh, sinh viên và thậm chí cả cán bộ quản lý coi môn giáo dục pháp luật là môn phụ không cần quan tâm nhiều đến môn học này, giảng viên, giáo viên chỉ cần dạy nhanh cho hết chương trình, sinh viên, học sinh chỉ cần học song là mãn nguyện lắm rồi. Hiện nay trong quá trình giảng dạy tại trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn, tuy giáo viên chưa đặt yêu cầu cao đối với học sinh, nhưng ngay cả yêu cầu cơ bản sinh viên, học sinh cũng cần phải nỗ lực mới đạt được. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy còn tiến hành chậm do thiếu cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, đại đa số giáo viên, giảng viên vẫn chưa thoát khỏi phương pháp dạy học truyền thống diễn giảng, thuyết trình là chủ yếu. Về phía người học hầu hết ít tham khảo thêm tài liệu vì cho là môn đại cương học viên chỉ cần nghe lại, nói lại, viết lại những phần chủ yếu những điều thầy nói hặc học theo nội dung viết trong giáo trình là được nên chất lượng học tập cũng còn nhiều hạn chế. Việc biên soạn giáo trình chưa được điều chỉnh kịp thời, quá trình đổi mới tuy có sự thay đổi về chất nhưng giáo trình còn ở mức độ chung chung áp dụng một giáo trình cho nhiều trường ví dụ giáo trình pháp luật học có thể dùng chung cho các trường như Trường cao đẳng kinh tế, Trường cao 57 đẳng sư phạm, Trương trung cấp y, Trường cao đẳng cộng đồng bởi vì giáo trình được được biên soạn giống nhau chưa phân định rõ chuyên môn nào thì cần nhấn mạnh vấn đề gì, ví dụ chương trình dành cho trường Cao đẳng Sư phạn cần nhấn mạnh luật giáo dục và các văn bản liên quan đến giáo dục; chương trình dành cho trường Cao đẳng Kinh tế cần nhấn mạnh luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật kinh tế… Đặc biệt là đối với sinh viên, giáo sinh của trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn khi áp dụng giáo trình pháp luật học và giảng dạy cho các giáo sinh thì cách thức tiếp cận các vấn đề đối với từng hệ, từng lớp cần có sự khác biệt vì mục tiêu, nội dung đào tạo cho các sinh viên, giáo sinh, học sinh là khác nhau rõ rệt, thể hiện ở chỗ có lớp đào tạo ra những người giáo viên tiểu học, cũng có lớp đào tạo giáo viên trung học cơ sở và có lớp đào tạo ra cán bộ địa phương vì vậy muốn đào tạo được người có kỹ năng chuyên môn tốt, có tay nghề cao thì cần phải xác định rõ ngay trong chương trình giảng dạy cả ba lĩnh vực kiến thức cơ bản về pháp luật các lĩnh vực có liên quan (Phải được thể hiện trong phân phối chương trình và giáo trình), phương pháp giảng dạy, kỹ năng ứng xử trong các tình huống khác nhau của cuộc sống xã hội và thái độ của mỗi cá nhân trước quy định pháp luật của nhà nước. Như đã trình bày ở trên, do mục tiêu, nội dung đào tạo khác nhau nên trong quá trình giảng dạy không thể đồng nhất hoặc cứng nhắc. Dạy học theo chương trình đổi mới có thể nói đó là một bước tiến bộ vượt bậc, song tính sáng tạo trong việc dạy và học vẫn chưa nhiều, chủ yếu giảng viên, giáo viên dựa hẳn vào phân phối chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo và giáo trình sẵn có để để giảng dạy, mặc dù một số bài trong giáo trình đã biên soạn lại hiện nay đã lạc hậu và không khớp về nội dung theo đúng phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và đào tạo, vì việc thực 58 hiện phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và biên soạn giáo trình không đồng bộ. Thực tế mà nói, chương trình do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành là thống nhất, nhưng do trong quá trình thực hiện mỗi trường sử dụng giáo trình riêng, có những đặc thù riêng về trình độ chuyên môn đào tạo, cơ sở vật chất trong dạy và học, đặc điểm tâm lý vùng miền, nên trong quá trình giảng dạy ngoài việc thực hiện "phần cứng" trong phân phối chương trình chung của Bộ giáo dục đào tạo mỗi trường, có cách thực hiện "phần mền" phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của trường mình thể hiện tính "sáng tạo" của giáo viên trong thực hiện "phần mềm" của Bộ giáo dục và đào tạo, song tính sáng tạo của giảng viên, giáo viên trong việc thực hiện chương trình chưa cao, còn lệ thuộc quá nhiều vào chương trình khung và giáo trình và điều kiện cơ sở vật chất thực tế việc giảng dạy, mà hiện nay trong công tác giảng dạy còn nhiều điều cần bàn luận như: Theo phân phối chương trình của có nhiều bài không được viết trong giáo trình, hoặc chỉ đề cập qua nội dung sơ bộ đòi hỏi giáo viên giảng viên, giáo viên phải thu thập nhiều tài liệu dày công nghiên cứu thậm chí phải dành nhiều thời gian soạn lại công phu, nghiêm túc mới có thể dạy được hoàn chỉnh một tiết học cho dù giáo viên có trình độ đúng theo chuyên môn, những giảng viên, giáo viên không chuyên chỉ còn cách dạy sơ lược hoặc bỏ qua nội dưng trong phân phối chương trình mà dạy theo giáo trình điều này dẫn tới một số khái niệm có trong phân phối chương trình không được được vào giảng dạy hoặc chỉ dạy sơ lược không được giải thích đầy đủ các thuật ngữ chuyên môn. Việc đổi mới nội dung giáo trình phần nào đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giảng viên, giáo viên hoàn thành tốt chương trình môn học theo hướng đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, tuy nhiên với thời lượng giảng dạy theo quy định chung của Bộ Giáo dục đào tạo ít mà yêu cầu 59 truyền tải lượng kiến thức tương đối lớn nên thực tế bắt buộc giảng viên giáo viên phải năng động bố trí soạn giảng hợp lý vừa phải hoàn thành đúng chương trình của Bộ giáo dục đào tạo, vừa bảo đảm không cắt xén những nội dung cần thiết trong môn học kể cả phần bắt buộc hay phần tự chọn. Đối với các phần theo phân phối chương trình tổ chức cho sinh viên, giáo sinh, học sinh thảo luận, xêmina giảng viên, giáo viên trực tiếp điều khiển đưa ra các vấn đề cần tranh luận hoặc đưa ra hệ thống câu hỏi, giới thiệu cho học viên tài liệu học tập, giảng viên, giáo viên cần chuẩn bị sẵn chương trình giáo trình, tài liệu học tập, bởi vì thực tế ở trường sinh viên, giáo sinh, học sinh miền núi đại đa số là con em các dân tộc điều kiện kinh tế khó khăn học sinh không có điều kiện kinh tế đủ để mua tài liệu học tập theo yêu cầu thậm chí cả giáo trình học tập cũng không có do vậy rất khó khăn cho nhiệm vụ giảng dạy và học tập theo phương pháp mới, đó cũng là tình trạng chung của nhiều trường không riêng gì trường Cao đẳng cộng đồng Bắc Kạn, do vậy ở trường phương pháp giảng giải, thuyết trình, đọc chép vẫn được sử dụng trong một số bài học kể cả phần kiến thức bắt buộc và phần kiến thức tự chọn, điều này là một trong những nguyên nhân dẫn tới kết quả học tập còn nhiều hạn chế. Về phương pháp giảng dạy như đã nói ở trên, còn mang nặng thuyết trình, thậm chí đọc chép không gây hứng thú cho học sinh học tập, để khắc phục tình trạng này cần có biện pháp giúp cho giảng viên, giáo viên có đầy đủ giáo cụ trực quan, thường xuyên bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. - Thực trạng tình hình sinh viên, giáo sinh, học sinh. Về phía sinh viên, giáo sinh, học sinh chủ yếu là con em các dân tộc ít người, (ví dụ theo số liệu thống kê trong năm 2006 của trường chỉ tiêu tuyển mới hệ Cao đẳng chính quy là 150 em, thực tế chỉ tuyển được 126 em trong 60 đó có 106 em là dân tộc ít người). Sinh viên đa trình độ quen với việc học tập thụ động và phương pháp dạy cũ ít tự giác trong việc học tập, nghiên cứu nên rất khó tiếp cận ngay được phương pháp giảng dạy mới. Số sinh viên nhận thức được đầy đủ trách nhiệm của mình trong học tập chưa cao, chưa xác định rõ trách nhiệm của chính bản thân mình trong học tập, thậm chí một số em còn có tư tưởng coi môn pháp luật học là môn không cơ bản ít chú ý đầu tư thời gian học tập. một số em học tập để đối phó với kiểm tra, thi cử nên cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng học tập. Sinh viên, giáo sinh, học sinh đại bộ phận ở xa gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn về kinh tế nên trong quá trình học tập thường bị những lo toan cho cuộc sống hàng ngày chi phối, và hàng ngày thường xuyên tiếp xúc với mặt trái của cơ chế thị trường rất ảnh hưởng tới chất lượng học tập các môn học nói chung, môn pháp luật học và môn đạo đức học nói riêng. Còn có lớp học đông sinh viên, đặc biệt là các lớp hệ chuẩn hóa có lớp lên tới gần, hoặc 100 sinh viên, học sinh trình độ nhận thức không đồng đều cũng có ảnh hưởng nhất định đến phương pháp giảng dạy của giảng viên, giáo viên, hơn nữa giáo trình, tài liệu học tập vẫn còn thiếu, nội dung kiến thức chương trình học thay đổi thường xuyên khó cập nhật kịp thời nhất là phần kiến thức pháp luật chuyên ngành bởi vậy khó khăn cho sinh viên, học sinh trong việc tiếp cận học tập nội dung kiến thức mới là điều khó tránh khỏi trên thực tế. Các hoạt động bổ trợ cho việc giảng dạy, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và đạo đức cho sinh viên, học sinh, giáo sinh còn đơn điệu, hạn chế về không gian, thời gian chưa phản ánh sát những biến đổi diễn ra trên thực tế, hoạt động giáo dục pháp luật còn mang nặng tuyên truyền lý thuyết chưa sát thực tiễn, chưa có khả năng liên kết các lực lượng giáo dục dồi dào nhằm định hướng cho quá trình tự giáo dục toàn diện. 61 2.3. Vận dụng mối quan hệ giữa Pháp luật và Đạo đức vào nhiệm vụ giảng dạy môn Pháp luật học và môn Đạo đức học theo chƣơng trình đổi mới. 2.3.1. Vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào nhiệm vụ giảng dạy môn Pháp luật học. * Vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào việc giảng dạy phần Pháp luật học đại cương. Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn, học sinh, giáo sinh, sinh viên học tại trường có nhiều chuyên ngành khác nhau, mục tiêu quan tâm của sinh viên mỗi chuyên ngành cụ thể có sự khác biệt rất đáng kể, vậy cần vận dụng mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật thật tốt, có sáng tạo trong việc dạy môn Pháp luật học ở trường Cao đẳng cộng đồng Bắc kạn để đạt kết quả cao trong dạy học. Trên cơ sở kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và các thầy cô giáo khác, các bạn đồng nghiệp, điều làm nên sức sống, tạo sự hấp dẫn của môn pháp luật học là đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, tăng cường khả năng tiếp cận thực tế, cập nhật thông tin mới nhất phù hợp với mục tiêu giảng dạy. Đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy môn pháp luật học là con đường tiếp cận có hiệu quả nhất giúp cho học sinh, sinh viên, giáo sinh không nhàm chán khi học môn pháp luật học. Quá trình giảng dạy môn pháp luật học được quy định trong phân phối chương trình nhằm mở rông tri thức phổ thông, lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật; trang bị một số kiến thức pháp luật thực định liên quan đến lao động, sản xuất, đời sống hàng ngày cho học sinh, sinh viên, giáo sinh; nâng cao nhận thức pháp luật, văn hóa pháp lý cho người học bồi dưỡng cho họ biết cách lựa chọn hành vi ứng xử đúng đắn, tôn trọng kỷ luật học đường, kỷ cương xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo và hoàn thiện nhân cách 62 người học, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nâng cao ý thức tự giác thực hiện pháp luật, tạo dựng tình cảm lòng tin của người học đối với pháp luật, có thái độ tốt, bảo vệ tính đúng đắn công bằng của pháp luật. Để đạt được những mục tiêu trên đòi hỏi phải trang bị cho giáo sinh, sinh viên, học sinh kiến thức cơ bản nhất về lý luận nhà nước và pháp luật, một số ngành luật cụ thể liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày và liên quan đến công việc mà các em cần thiết phải nắm bắt được cả về hệ thống pháp luật Việt nam và một số quy phạm pháp luật Quốc tế liên quan, đồng thời cần giúp cho các em nắm rõ mối quan hệ pháp luật và đạo đức để thấy được những giá trị xã hội cao cả của pháp luật, tạo lòng tin cho các em bảo vệ tính đúng đắn, tính công bằng, bình đẳng của pháp luật, đặc biệt là các ngành luật liên quan đến công tác của các em sau khi rời khỏi trường như luật Giáo dục, luật Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, Công ước Quốc tế về quyền trẻ em…và vận dụng những kiến thức đã học vào xử lý các vấn đề liên quan đến pháp luật, đạo đức có liên quan tại nơi làm việc và trong cộng đồng dân cư nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển chưa đồng đều còn nhiều phong tục lạc hậu trong lối sống thì việc tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân rất quan trọng để quyết định cách lựa chọn các hành vi ứng xử trong các mối quan hệ xã hội khác nhau của cuộc sống. Đối với giáo sinh trung học chuyên ngành Sư phạm, mục tiêu đào tạo chính là đào tạo cho họ kiến thức, kỹ năng ứng xử và thái độ về pháp luật học để sau này ra trường họ có khả năng trở thành những người giáo viên tiểu học tốt, dạy được nhiều môn học khác nhau đặc biệt là môn đạo đức (ở bậc tiểu học chưa có môn pháp luật riêng) và môn Giáo dục công dân ở trung học cơ sở, bởi vậy trong quá trình giảng dạy cho đối tượng này cần 63 nhấn mạnh mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật nhiều hơn, và lồng ghép kiến thức này vào một số bài học trong phân phối chương trình tại "phần cứng" lồng ghép cả nội dung và phương pháp dạy, trong quá trình lồng ghép cần bảo đảm tuân theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo; Ví dụ như bài Nhà nước chẳng hạn giáo viên cần có hoạt động nhằm nhấn mạnh bản chất nhân đạo, nhân văn cả nhà nước xã hội chủ nghĩa so với các nhà nước khác trong lịch sử; có thể đặt ra các câu hỏi như: Anh (Chị) hiểu nhà nước như thế nào? Nhà nước xã hội chủ nghĩa đã mang lại cho chúng ta những gì? Tại sao nói nhà nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là nhà nước của dân do dân và vì dân?...Trong quá trình giảng dạy có thể sử dụng phối hợp linh hoạt các phương pháp nhằm đem lại mục tiêu dạy học hiệu quả nhất. Đối với các nội dung pháp luật nên dạy bán theo phân phối chương trình và cập nhật kiến thức liên quan đến pháp luật thực định đồng thời lồng ghép thêm các quy định mang tính bản chất nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa tùy theo nội dung từng bài dạy phải bảo đảm nhấn mạnh những nội dung cơ bản nhất phải tuân theo trong quá trình giảng dạy. Khi giảng dạy có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp như phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp nêu vấn đề để làn sáng tỏ nội dung cần thiết phải giảng dạy. Có thể thông qua hệ thống những câu hỏi, những chủ đề đã được giáo viên chuẩn bị sẵn để khơi dậy tinh thần chủ động sáng tạo của học sinh, giáo sinh, sinh viên trong học tập. Đối với giáo sinh trung học các chuyên ngành khác, tùy theo từng chuyên ngành lồng ghép nội dung kiến thức và phương pháp dạy học cho phù hợp. Trong quá trình giải thích, bình luận không nên sử dụng quá nhiều thuật ngữ luật học chuyên ngành, thuật ngữ mang tính hàn lâm, nếu sử dụng cần có sự giải thích rõ ràng nhằm mục đích tránh gây căng thẳng lo lắng 64 trong học tập của học sinh, giáo sinh và sinh viên, đặc biệt chú ý tạo ra không khí thoải mái trong lớp nhất là đối với lớp học đa trình độ, nhiều thành phần dân tộc khác nhau, độ tuổi chênh lệch nhau lớn thì càng phải chú ý tránh trở thành người thầy "bất khả gần" trong các tiết học và trong cuộc sống. Hãy lựa chọn những tình huống, bài tập linh hoạt, bỏ ngỏ thay vì những bài tập đóng phù hợp với đối tượng người học ví dụ trong phân phối chương trình "Phần mềm" có thể đưa ra các bài tập có dạng như: Hãy thuật lại một vụ việc có hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm các quy tắc đạo đức mà em biết hoặc tường thuật một tiết học môn giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở mà em tâm đắc được dự, và cho biết thông qua vụ việc hoặc tiết học đó em học tập được điều gì bổ ích và em hãy chia sẻ ý kiến nhận xét và lời khuyên của em với các bạn khác." Dạng bài tập như vậy sẽ tạo ra động cơ để kích thích quá trình tự học tập nghiên cứu, vì bản chất của con người vốn thích những gì người ta giỏi, thích sáng tạo không bị ràng buộc. Quá trình giải thích, nhận xét, cho điểm người giáo viên, giảng viên nên định hướng niềm tin vào bản thân cho học sinh, để kích thích học sinh trong học tập, nghiên cứu, đồng thời cũng cần phải có biện pháp nhất định để tránh sinh viên, học sinh rơi vào chểnh mảng, tự mãn hoặc vô tổ chức trong học tập. Đối với chương trình "phần mềm" giáo viên, giảng viên nên lựa chọn những chủ đề gần gũi thực tế của sinh viên và hữu ích cho cuộc sống đồng thời chủ đề phải dễ tìm tài liệu, dễ nhận xét. Đối với các chủ đề tương đối khó giáo viên, giảng viên phải giới thiệu nguồn tài liệu, tư liệu trước để cung cấp cho sinh viên, học sinh, giáo sinh hướng dẫn cụ thể để người học chủ động học tập theo chủ đề, tình huống giáo viên, giảng viên giao. Ví dụ khi giảng bài "Vi phạm pháp luật" nên chọn sử dụng phối hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp thảo luận nhóm, sau khi chia nhóm giáo viên, 65 giảng viên đưa ra chủ đề cụ thể là các tình huống vi phạm pháp luật hình sự, dân sự, trách nhiệm kỷ luật, vi phạm đạo đức… sau đó giao cho các nhóm thảo luận, có thể sử dụng hình, tranh ảnh minh họa ví dụ như đua xe trái phép, chơi cờ bạc ăn tiền trong ký túc xá, đi xe mô tô vượt đèn đỏ, nói dối ông, bà, cha, mẹ xin tiền nộp học thưng thực tế là để ăn chơi… để học sinh, sinh viên thảo luận, lựa chọn tình huống phù hợp với từng loại vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức và nhận xét so sánh các loại vi phạm, chia sẻ lẫn nhau nội dung thảo luận của mình trong nhóm, lớp, tạo nên sự sôi nổi trong giờ học và gắn kết trong mối quan hệ hòa đồng trong lớp học làm cho tiết học sôi nổi nhưng vẫn đem lại hiệu quả học tập. Việc lồng ghép giảng dạy mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật phải đối với từng bài cụ thể phụ thuộc vào nội dung, tính chất bài dạy, phân phối chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo và chuyên nôn của đối tượng học sinh từng lớp học Ví dụ cần tăng cường lồng ghép việc giảng dạy mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật đối với các chuyên ngành tiểu học, chuyên ngành Văn - Giáo dục công dân, chuyên ngành giáo dục công dân. Bởi giáo sinh, sinh viên học các chuyên ngành này sau khi ra trường sẽ chủ yếu làm việc tại các trường tiểu học và trung học cơ sở, trực tiếp dạy các môn học như môn Đạo đức ở bậc tiểu học, môn Giáo dục công dân ở bậc trung học cơ sở, riêng môn Giáo dục công dân ở trung học cơ sở gồm hai phần đó là phần đạo đức và phần pháp luật, hai phần này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong toàn bộ chương trình học tập. Về phương pháp dạy học, cần đặc biệt tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại, như nêu vấn đề, thảo luận, đàm thoại, học nhóm, tự học, luyện tập, điều tra các chương trình nhỏ, hướng dẫn học sinh làm bài tập, quan sát nghiên cứu trong thư viện, sáng tạo ý tưởng về các tình huống, viết tiểu luận… để tạo ra tính tích cực trong học tập, không nên lạm 66 dụng nhiều phương pháp thuyết trình, dễ gây nhàm chán cho học sinh, giáo sinh, sinh viên. Đặc biệt là những bài học gần gũi với thực tế cuộc sống hiện tại và tương lai trong của học sinh, giáo sinh, sinh viên. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng kết hợp các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, giáo án điện tử. Khi lồng ghép các chuẩn mực đạo đức chung và chuẩn mực đạo đức xã hội chủ nghĩa vào một số bài dạy trong chương trình để kích thích sự đam mê khám phá nghiên cứu của học sinh, giáo sinh, sinh viên giảng viên phải định hướng được những giá trị trong nhận thức pháp luật mà người học cần vươn tới. Đổi mới phương pháp dạy học môn pháp luật đòi hỏi phải hướng cho học sinh, sinh viên chủ động tiếp thu kiến thức từ dễ đế khó, từ cụ thể đến khái quát, đặc biệt là gắn liền trường học với trường đời, trang bị kiến thức cả về mặt pháp luật và đạo đức trên nền tảng đó đòi hỏi học sinh phải tự rèn luyện nhân cách. Thông qua các hoạt động học tập các em phải tự lý giải, tranh luận các tình huống khác nhau và rút ra bài học.. Như phân tích ở trên, chúng ta nhận thấy để học tập tốt môn học này cần phải xắp xếp, điều chỉnh, hoàn thiện thêm rất nhiều yếu tố về cách thức tổ chức giảng dạy, cơ chế quản lý, biên soạn tài liệu, lựa chọn tài liệu, giáo trình dạy học, nội dung, phương pháp tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập. Đối với học sinh viên, giáo sinh, học sinh các chuyên ngành Kinh tế, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Sư phạm, Giáo dục công dân… cần học tập phần Pháp luật đại cương và lồng ghép việc dạy các chuẩn mực đạo đức vào một số bài phù hợp với từng chuyên ngành là rất cần thiết, tạo cơ sở để các em học phần Pháp luật chuyên ngành vững chắc, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp thêm cho họ. Đối với sinh viên chuyên ngành, việc lồng ghép giảng dạy pháp luật và đạo đức nâng cao hiệu quả việc giảng dạy môn pháp luật 67 học lại càng có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành kiến thức và nhân cách của các em sau này. Hiện nay muốn dạy tốt được thì đòi hỏi giáo viên, giảng viên ngoài việc nắm vững nội dung, phương pháp dạy học cần làm chủ công nghệ thông tin và vận dụng hợp lý vào các bài giảng kết hợp hài hòa việc sử dụng các phương pháp dạy học mang tính sư phạm cao, giảng viên giáo viên cần phải có kiến thức chuyên môn về pháp luật, đạo đức, có phẩm chất đạo đức tốt, nắm rõ, hiểu sâu sắc mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong việc lựa chọn hành vi ứng xử. Trong một tiết giảng cụ thể đối với môn pháp luật cần phải kết hợp nhiều phương pháp để lồng ghép giảng dạy pháp luật và đạo đức vào các bài phù hợp, đặc biệt đối với các bài phù hợp với thực tế cuộc sống của học sinh, sinh viên, giáo sinh. Việc đổi mới nâng cao chất lượng giảng dạy môn học này trong thực tế luôn luôn đặt ra cho giảng viên, giáo viên, trong đa số ý kiến và giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, ý kiến chung nhất đối với môn học này do tính đặc thù nên giảng viên, giáo viên có ý nghĩa to lớn trong việc giúp sinh viên, giáo sinh, học sinh hình thành phương pháp tư duy khoa học và phát huy tính tích cực của người học, phong cách, kiến thức, phương pháp của thầy, cô có ảnh hưởng sâu sắc tới thái độ của người học đối với môn học và lương tâm nghề nghiệp của họ sau này. Việc dạy môn pháp luật Trong điều kiện khối lượng kiến thức liên quan đến môn học nhiều, pháp luật thực định thay đổi nhanh chóng đòi hỏi vai trò của người thầy giáo, cô giáo cũng cần thay đổi trong cách thiết kế bài giảng, cách dạy, cách tiếp cận vấn đề tổ chức tốt các hoạt động dạy học, từ chỗ lấy thầy làm trung tâm của quá trình dạy học, nay phải tổ chức lấy trò làm trung tâm trong quá trình dạy học với sự giúp đỡ đắc lực của thầy, cô giáo. 68 Có một số ý kiến cho rằng riêng đối với môn pháp luật cần sử dụng phương pháp thuyết trình nhiều hơn để giảng dạy là chủ yếu vì: - Thuyết trình giúp học sinh cập nhật kiến thức nhanh, mới, trong thời gian ngắn người giáo viên có thể truyền tải được lượng kiến thức lớn, không có phương pháp nào đạt hiệu quả nhanh như vậy. - Giảng viên, giáo viên có thể sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để truyền đạt cho học sinh, giúp học sinh tiếp cận nhanh đỡ tốn cong sức để tìm tòi, nghiên cứu. - Có thể điều chỉnh lại thông tin cho phù hợp với trình độ người nghe, có cơ hội phân tích giải thích những vấn đề mà học viên chưa hiểu sâu, hoặc học viên có yêu cầu. Nhưng thực tế giảng dạy cho thấy nếu sử dụng phương pháp thuyết trình đơn thuần có rất nhiều nhược điểm, ví dụ như: - Học sinh, sinh viên giảm tập trung chú ý nếu nghe trong thời gian dài với lượng kiến thức lớn. - Thu nhận thông tin một chiều học sinh, sinh viên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, đôi khi nhàm chán, học sinh đôi khi ngủ gật, làm việc riêng… - Việc thuyết trình một chiều làm cho học sinh không có cơ hội nói lên suy nghĩ của mình đối với vấn đề mà giáo viên đang trình bày. - Về phía giảng viên, giáo viên cũng dễ mệt mỏi, khó kiểm soát được mức độ tiếp thu của học sinh, sinh viên. Bởi vậy nên hạn chế sử dụng phương pháp thuyết trình. Cũng có một số ý kiến cho rằng hiện nay nên sử dụng phương pháp tình huống để giảng dạy môn pháp luật học là chủ yếu vì: - Phương pháp tình huống tăng cường sự hiểu biết về pháp luật và đạo đức và khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tế của học sinh, sinh viên, Nâng 69 cao ý thức độc lập suy nghĩ, phát triển tính chủ đông, sáng tạo của học sinh, sinh viên. - Tạo điều kiện cho học sinh học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy sự quan tâm lẫn nhau của học sinh, tăng cường niềm đam mê đối với môn học… Tuy vậy qua thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy phương pháp này cũng còn nhiều nhược điểm: - Tốn nhiều thời gian cho việc tổ chức các hoạt động để giải quyết một tình huống đưa ra cho học sinh, sinh viên. - Dễ gây ra những tranh luận kéo dài, thậm chí có quan điểm lệch lạc giảng viên tốn thời gian định hướng giải thích, giờ học không theo đúng lịch trình đã định. - Một số học sinh sinh viên ỷ lại trông chờ vào bạn, vào nhóm, vào giảng viên làm việc kém hiệu quả. Qua các luận điểm được đã phân tích ở trên chúng ta thấy mỗi phương pháp đều có mặt mạnh, mặt yếu, trong quá trình giảng dạy phải sử dụng lồng ghép nhiều phương pháp dạy học thì việc giảng dạy, học tập mới đạt hiệu quả cao trong từng bài dạy, tuy nhiên không nhất thiết bài dạy nào cũng lồng ghép sử dụng mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật vào giảng dạy mà phải lựa chọn các bài có nội dung phù hợp. Để dạy tốt môn pháp luật học, từng bài giảng đòi hỏi giáo viên, giảng viên phải đặc biệt chú ý nghiên cứu kỹ nội dung từng bài, tham khảo nhiều tài liệu khác nhau để vận dụng soạn giảng theo đúng phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có thể soạn giáo án tóm tắt cho một giờ học cụ thể như sau: (Giáo án tóm tắt mang tính minh họa môn Pháp luật học phần pháp luật đại cương). 70 GIÁO ÁN MINH HỌA Môn học: Pháp luật Tổ bộ môn thông qua Bài học: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT – VI PHẠM PHÁP LUẬT – TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ *Số tiết học: 02 Bài soạn cho (Tiết 2) Ngày học:………………………………………. Thời gian:………………………………………. Biên soạn: Nguyễn Văn Biện Tổ chính trị - Pháp luật Trường Cao đẳng cộng đồng Bắc Kạn. *. Kiến thức sẵn có: 1. Về phía học sinh: Học sinh đã nắm được cơ bản về văn bản quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật. 2. Về chương trình giảng dạy: Sinh viên, học sinh đã nắm được Hệ thống pháp luật, các quy phạm pháp luật, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. I. MỤC TIÊU: Sau bài học này học sinh cần phải nắm được: 1. Về kiến thức: - Hiểu khái niện vi phạm pháp luật, Phân tích dấu hiệu cơ bản về vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm pháp luật. - Nhận biết việc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với từng loại vi phạm pháp luật. 2. về kỹ năng: - Phân tích các tình huống pháp luật, đạo đức được đưa ra, biết điều chỉnh hành vi của bản thân phù hợp với yêu cầu của pháp luật. 71 3. Về thái độ: - Có thái độ đúng đắn, tôn trọng pháp luật, góp phần hình thành thói quen tuân thủ pháp luật trong cuộc sống. - Tôn trọng nội quy quy chế học tập của trường… II. KẾ HOẶCH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: (Thời gian 5 phút) - Kiểm tra sĩ số:……………………………………………………………….. Tổng số lớp……………..Có mặt………….Vắng mặt………………………. - Số học sinh, sinh viên có phép:………………………………………………. ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………….. - Số học sinh nghỉ không có phép:……………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… - Nội dung nhắc nhở:………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………… 2. Kiểm tra bài cũ: TT Tên học sinh Nội dung kiểm tra Điểm 1 2 III. KẾ HOẶCH GIẢNG BÀI MỚI: Nội dung Các hoạt Các hoạt Trang Thời động của động của thiết bị, gian giáo viên Sinh viên tài liệu học sinh học tập 72 1. Vi phạm pháp luật và 15 phút Nêu vấn Lắng nghe, Máy trách nhiệm pháp lý. đề, trực thảo luận, chiếu, quan, phát trả lời câu giáo trình, vấn hỏi giáo án Lắng nghe, Máy - Trách nhiệm hình sự. thảo luận, chiếu, - Trách nhiệm hành chính. trả lời câu giáo trình, hỏi giáo án 1.1. Khái niệm vi phạm pháp luật: a. Khái niệm, dấu hiệu cơ bản - Khái niệm -Dấu hiệu cơ bản. *Hành vi *Trái pháp luật *Lỗi (Lồng *Năng lực trách nhiệm pháp lý. ghép việc b. Phân loại vi phạm pháp luật: giáo dục - Vi phạm pháp luật hình sự. đạo đức) -Vi phạm pháp luật hành chính. - Vi phạm pháp luật dân sự. - Vi phạm kỷ luật. 1.2. Trách nhiệm pháp lý. a. Khái niệm: b. phân loại trách nhiệm pháp lý: 15 phút - Trách nhiệm dân sự. Nêu vấn - Trách nhiệm kỷ luật đề, trực quan, phát vấn 73 IV. TÔNG KẾT BÀI (5 phút) - Hệ thống lại kiến thức cơ bản. - Củng cố, nhắc nhở. V. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: (5 phút) 1. Phân tích các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật. 2. Phân biệt vi phạm hình sự với vi phạm hành chính. VI. TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN Về nội dung Về Về phương phương pháp tiện Về thời gian Về học sinh ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG 1. VI PHẠM PHÁP LUẬT – TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 1.1. Vi phạm pháp luật: a. Khái niệm và dấu hiệu cơ bản: - Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật (Hành động hoặc không hành động), có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. - Dấu hiệu cơ bản: * Hành vi thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. * Trái pháp luật; hành vi đó phải trái với các quy định của pháp luật, xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. * Lỗi; hành vi phải chứa đựng lỗi của chủ thể. Lỗi là trạng thái biểu hiện tâm lý của người thực hiện hành vi đó, lỗi có thể do vô ý hoặc cố ý. (Giảng viên, giáo viên phân tích thêm mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong yếu tố lỗi, động cơ, mục đích thực hiện hành vi và cho ví dụ cụ thể để minh họa…) 74 * Năng lực chịu trách nhiệm pháp lý; hành vi do lỗi của chủ thể và chủ thể có năng lực pháp luật và năng lực hành vi thực hiện. b. Phân loại vi phạm pháp luật: - Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy định trong bộ luật hình sự, do người có năng lực pháp lý thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. - Vi phạm hành chính Là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm hại các quy tắc quản lý nhà nước. - Vi phạm pháp luật dân sự; là hành vi do các cá nhân tổ chức có đầy đủ năng lực pháp luật thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm hại tới các quan hệ xã hội mang tính tài sản hoặc nhân thân phi tài sản, các quan hệ này được pháp luật dân sự bảo vệ. - Vi phạm kỷ luật là việc cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên… có hành vi có lỗi, không thực hiện công vụ, thực hiện không đúng công vụ hoặc vi phạm quy tắc nghĩa vụ của công chức nhà nước, vi phạm quy tắc, quy chế trong nội bộ cơ quan, xí nghiệp, trường học nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 1.2. Trách nhiệm pháp lý: a. Khái niệm: Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế của nhà nước được quy định tại các chế tài quy phạm pháp luật. b. Phân loại trách nhiệm pháp lý: - Trách nhiệm hình sự; do tòa án áp dụng đối với người có hành vi phạm tội được quy định trong bộ luật hình sự. 75 - Trách nhiệm hành chính; do cơ quan quản lý nhà nước áp dụng đối với các chủ thể khi họ vi phạm pháp luật hành chính. - Trách nhiệm dân sự; do tòa án áp dụng đối với các chủ thể khi họ vi phạm pháp luật dân sự. Trách nhiệm dân sự gắn liền với quy định của pháp luật dân sự và một số chuẩn mực hành vi đạo đức xã hội chủ nghĩa. - Trách nhiệm kỷ luật; do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường học… áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên… khi họ có hành vi vi phạm kỷ luật nội bộ cơ quan, xí nghiệp, trường học. Khi xem xét trách nhiệm kỷ luật cần kết hợp xem xét cả khía cạnh pháp luật và đạo đức. 1.3. Củng cố kiến thức. - Câu hỏi: - Đưa ra các bài tập tình huống (Trong giáo trình hoặc sách tham khảo). NGƯỜI SOẠN BÀI: Đối với bài soạn trên trong quá trình dạy cần lồng ghép việc giảng dạy mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật vào giải thích yếu tố lỗi trong cấu thành vi phạm pháp luật, yếu tố lỗi là yếu tố bắt buộc không thể thiếu trong việc xem xét các hành vi vi phạm pháp luật, điều này thể hiện tính nhân đạo vì con người của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Tính nhân đạo và sự giao thoa giữa pháp luật và đạo đức được thể hiện rõ nét ở các chế tài và các quy định về trách nhiệm pháp lý như trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỷ luật… Giáo án minh họa này chỉ thể hiện những nội dung chính của bài dạy và chỉ có thể áp dụng cho các đồng chí giảng viên, giáo viên có kiến thức chuyên nôn sâu về luật hoặc đã có thời gian giảng dạy nhất định đủ để nắm vững kiến thức và phương pháp giảng dạy. Với các đồng chí giảng viên, giáo viên mới hoặc dạy không đúng chuyên môn thì giáo án cần được soạn chi tiết hơn. 76 Để nâng cao chất lượng dạy và học môn này trước hết cần thực hiện tốt một số nội dung sau: Nâng cao hơn nữa trình độ của giảng viên, giáo viên, không ngừng bồi dưỡng phẩm chất cách mạng, lương tâm nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn hơn nữa. Gắn liền việc giảng dạy với nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ tư duy hơn nữa để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học theo yêu cầu chung của Bộ giáo dục và đào tạo. Sử dụng phối kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong một giờ học. Tăng cường tổ chức các hoạt động dạy học theo phương pháp mới; tăng cường đôn đốc việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, học sinh. Tiếp tục đổi mới chương trình, giáo trình, có chương trình chung khác nhau áp dụng bắt buộc cho các hệ thống nhất trong cả nước, có hướng dẫn cụ thể trong việc giảng dạy bộ môn này đối với học sinh, sinh viên học các lớp liên thông để tránh trùng lặp trong việc học trong nội dung các môn học nói chung và môn pháp luật học nói riêng. Để giảng dạy có hiệu quả cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, đầu tư các trang thiết bị phương tiện giảng dạy môn Pháp luật học và hệ thống sách tham khảo, tài liệu… để giảng viên, giáo viên và học sinh có điều kiện tiếp cận, tìm hiểu, tham khảo nâng cao nhận thức pháp luật và vận dụng vào thực tế có hiệu quả. *Vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào việc giảng dạy phần Pháp luật chuyên ngành. Việc vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào giảng dạy phần pháp luật chuyên ngành ở các trường cao đẳng hiện nay cũng vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau phải có sự thống nhất, bởi các lý do chủ yếu như là ở các trường cao đẳng không chuyên ngành luật, thời lượng dành cho việc 77 giảng dạy theo phân phối chương trình đối với môn học này rất ít, thậm chí phần pháp luật chuyên ngành lồng ghép giảng dạy cùng với phần pháp luật đại cương ở hệ trung học, ở hệ cao đẳng đối với các chuyên ngành gần như chuyên ngành Văn - Giáo dục công dân ở những năm trước Phần Pháp luật chuyên ngành được tách riêng ra thành môn học nhưng chỉ dành có 30 tiết. Ở một số trường không chuyên luật đối với các ngành chuyên môn không phải là Giáo dục công dân không dạy riêng bộ môn này mà được dạy ghép chung môn Pháp luật học thường gọi tắt là (Luật đại cương) bởi vậy giảng viên, giáo viên ít có điều kiện để đi sâu thực hiện ý tưởng của mình trong việc lồng ghép giảng dạy các chuẩn mực đạo đức vào bài học. Thực tế khi dạy phần pháp luật chuyên ngành việc lồng ghép kiến thức đạo đức vào các bài dạy phù hợp là cần thiết bởi lẽ: Việc giảng dạy pháp luật chuyên ngành ở trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn được tiến hành cho nhiều đối tượng hoc sinh, sinh viên, giáo sinh, chủ yếu là con em đồng bào các dân tộc trong tỉnh với trình độ nhận thức khác nhau, bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý dân tộc, làng bản sản xuất nhỏ, tự cấp tự túc, thậm chí có những vùng đồng bào còn tồn tại rất nhiều phong tục lạc hậu nên không thể một lúc đưa các quy phạm pháp luật của nhà nước áp dụng ngay vào các đối tượng này một cách cứng nhắc mà không cần tới hệ thống luật tục, hương ước, quy phạm đạo đức đã tồn tại lâu đời ở địa phương, đã ảnh hưởng sâu sắc trong lối sống, hành vi ứng xử của đồng bào qua nhiều thế hệ. Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy về cơ bản chương trình giáo dục pháp luật của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo quyết định số 33/2008/ QĐ-BGD ĐT là sát với thực tế đòi hỏi nâng cao kiến thức pháp luật hiện nay cần cho sinh viên, giáo sinh, học sinh. Tuy vậy 78 cũng cần trao đổi thêm về vấn đề nội dung, kiến thức cần truyền đạt và thời lượng thực hiện chương trình. Về mặt nội dung, nếu thời gian thực hiện quá ít sẽ rất khó truyền đạt cho học sinh kiến thức pháp luật chuyên ngành về các lĩnh vực cần thiết liên quan đến chuyên ngành đào tạo của từng lớp cụ thể giảng viên, giáo viên chỉ có thể truyền đạt ở mức độ khái quát. Về thời lượng phân bổ bình quân cho mỗi bài đều là 2 tiết là chưa thật sự hợp lý vì mỗi bài có mục tiêu, nội dung, yêu cầu về kiến thức khác nhau. Ví dụ như Bài Luật lao động 2 tiết nên xắp xếp lại và bổ sung thêm một số kiến thức để phù hợp với đối tượng hơn như: Một số chế định cơ bản về luật lao động có thể sắp xếp như sau: + Các khái niệm… + Hợp đồng lao động… + Kỷ luật lao động… + Cần bổ sung thêm nội dung vai trò, quyền hạn của tổ chức công đoàn trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Vì tổ chức Công đoàn có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ các lợi ích của các bên trong quan hệ pháp luật lao động. + Cần bổ sung thêm đạo đức trong lao động đặc biệt là lồng ghép việc truyền đạt kiến thức về đạo đức nghề nghiệp, tinh thần lao động và thái độ đối với lao động. Vì lao động vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi cá nhân, lao động vừa mang ý nghĩa cá nhân, vừa mang ý nghĩa xã hội. Khi giảng giáo viên có thể dành khoảng 15 phút đầu giờ để cùng học sinh, sinh viên giải quyết tình huống cụ thể ví dụ như giảng viê, giáo viên đưa ra tình huống sau: "Một người lao động đi xin việc làm (nhân viên kế toán). Trong quá trình thỏa thuận đi đến ký kết hợp đồng Ông giám đốc đã đưa ra điều kiện người lao động có thử việc ba tháng đầu không hưởng 79 lương…" Người lao động cảm thấy rối bời, khó xử, tại sao thời gian thử việc không hưởng lương lại lâu thế? Mà không được hưởng lương và khoản trợ cấp nào. Người xin việc sẽ phải phản ứng như thế nào, muốn có được kỹ năng ứng xử đúng đắn, hợp lý hợp tình đòi hỏi người xin việc phải tìm hiểu chế độ tiền lương, thời gian thử việc được quy định như thế nào trong luật lao động. Để xử lý tốt tình huống này đòi hỏi mỗi học sinh, sinh viên phải có sự chuẩn bị bài sẵn ở nhà và đọc các tài liệu để lựa chọn cho mình cách ứng xử tốt nhất. Sau khi thực hiện xong tình huống giáo viên, giảng viên nhắc nhở người học các vấn đề như điều kiện ký kết hợp đồng lao động, thời gian thử việc, mức lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động trong thời gian thử việc được pháp luật việt nam quy định, kỹ năng xử lý tình huống, xử lý thông tin để người lao động đỡ thiệt thòi khi tham gia lao động tại các doanh nghiệp. Sự lựa chọn của các bên tham gia hợp đồng phải đúng về mặt pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội, tránh bị lợi dụng, cá lớn nuốt cá bé. Có thể sử dụng chương trình Powerpoint để hỗ trợ cho bài giảng thêm hiệu quả. Trong bài Luật dân sự: Một số chế định cơ bản của luật dân sự cần bổ sung thêm một số nội dung như trách nhiệm dân sự (Do vi phạm hợp đồng, ngoài hợp đồng) để học sinh giáo sinh hiểu rõ hơn trách nhiệm tài sản trong luật dân sự khác với trách nhiệm trong quan hệ tài sản được tiến hành giao dịch theo thói quen, phong tục tập quán địa phương, để giúp người học nhận thức đúng đắn hơn quan hệ giữa lý và tình giúp người học có thêm một phần nào kiến thức giao dịch để hòa nhập cuộc sống. Tùy theo từng bài học hãy dành thời gian hợp lý để học sinh, sinh viên so sánh suy nghĩ về bài học và các hiện tượng đạo đức, xã hội khác trong cuộc sống trên nhiều phương diện; Ví dụ bài Luật hành chính giảng viên trong khi dạy có thể đưa ra tình huống: Hai đồng chí cảnh sát giao thông 80 đang làm nhiệm vụ ở ngã tư thì bắt gặp hai em sinh viên đèo nhau bang xe máy không đội mũ bảo hiểm, một đồng chí cảnh sát dùng còi phát tín hiệu dừng xe nhưng hai em sinh viên không đỗ xe, trái lại còn tăng tốc chạy trốn, hai cảnh sát dùng xe mô tô đuổi theo hai em sinh viên, do bị truy đuổi hai em sinh viên mất bình tĩnh,càng tăng tốc độ cao hơn và chẳng may không làm chủ được tốc độ, đâm vào dải phân cách và một em bị chết, dư luận nhân dân ở trong vùng phản ánh một cách gây gắt. Hãy nhận xét sự việc trên từ góc độ pháp luật và góc độ đạo đức. Để hoàn thành được những bài tập như vậy đòi hỏi người học cần nắm vững pháp luật, có kỹ năng nhận xét trong cả hai góc độ pháp luật và đạo đức gắn với tình huống cụ thể. Khi nhận xét giảng viên cần cẩn trọng xác định đúng năng lực từng sinh viên, học sinh, giáo sinh, ý thức học tập rèn luyện của từng người để có quyết định đúng đắn, định hướng cho sinh viên, học sinh, giáo sinh thấy rằng các tình huống, bài tập được giao là vừa sức, có thực chất, và gần gũi với thực tế. Để hoàn thành được toàn bộ nội dung bài tập là tương đối dễ nhưng để hiểu được nội dung đích thực của pháp luật trong mối quan hệ đa dạng của xã hội là không dễ gì đạt được, đòi hỏi mỗi ca nhân cần có sự nỗ lực phấn đấu không ngừng trong học tập. Với các bài dạy pháp luật chuyên ngành, cần phải xác định rõ tùy từng bài dạy có thể lồng ghép các chuẩn mực đạo đức vào trong các bài dạy như thế nào cho có hiệu quả nhất. Về nội dung kiến thức ngoài việc phải bám sát theo chương trình khung của Bộ giáo dục và đào tạo, cần đưa ra những vấn đề, câu hỏi thiết thực để làm rõ thêm các nội dung chủ yếu nhất của từng bài học ví dụ như: Pháp luật là gì? Học môn pháp luật học mang lại lợi ích gì cho chúng ta? Quy phạm pháp luật là gì? hãy cho biết cấu trúc của nó. Các chuẩn mực đạo đức và các quy phạm pháp luật khác nhau ở chỗ nào? Thông qua hệ thống câu hỏi này để sinh viên thảo luận làm sâu sắc thêm hiểu biết của sinh viên 81 giáo sinh về các kiến thức sơ đẳng về pháp luật, mặt khác giảng viên cần giúp giáo sinh, sinh viên có được kỹ năng ứng xử đúng đắn trước các tình huống thực tế các quan hệ xảy ra xung quanh như quan hệ của bản thân trước bạn bè, nhà trường, cộng đồng xã hội bằng cách đưa ra các tình huống cụ thể để giáo sinh, sinh viên lựa chọn cách ứng xử hợp pháp, hợp tình. Đối với một số bài giảng viên có thể đưa ra bài tập tình huống đơn giản để giáo sinh, sinh viên thảo luận theo nhóm hoặc cặp đôi ví dụ cho bài tập dạng như sau: "Người nào sử dụng trai phép ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, đã được giáo dục nhiều lần, và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ hai tháng đến ba năm". Hãy cho biết cấu trúc của quy phạm pháp luật sau đây và nhận xét cụ thể tác hại của việc sử dụng chất ma túy đối với bản thân người sử dụng và cộng đồng, chúng ta cần phải làm gì để góp phần ngăn chặn tệ nạn ma túy? Để làm tốt bài tập này đòi hỏi giáo sinh, sinh viên không những phải nắm vững, cấu trúc của quy phạm pháp luật, có kỹ năng phân tích một quy phạm pháp luật cụ thể mà còn phải có kiến thức chung mang tính xã hội về tác hại của việc sử dụng chất ma túy. Để có được kiến thức và hiểu biết cần thiết giải quyết các bài tập đòi hỏi giáo sinh sinh viên phải dành thời gian đọc, nghiên cứu tài liệu, ôn lại kiến thức đã học để tìm ra cách giải quyết vấn đề hiệu quả nhất, đồng thời rèn luyện cho học sinh kỹ năng nhận xét, bảo vệ quan điểm của mình trước nhóm và trước cả lớp. Hiện nay chương trình môn pháp luật học ở các tường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học vẫn còn nhiều nội dung trùng lặp vì vậy đối với học sinh học liên thông liên thông từ trung học lên cao đẳng thì khi dạy cần có biện pháp cụ thể như nếu đã học môn pháp luật học ở trung cấp chuyên nghiệp thì khi học liên thông lên cao đẳng, đại học có phải học lại những nội dung của môn học này đến mức độ nào cho hợp lý. 82 Có thể nói trong môn pháp luật học mặc dù sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy năng động, sáng tạo theo hướng mở, người thầy, cô vẫn đóng vai trò quan trọng tác động trực tiếp tới việc hình thành phương pháp tư duy khoa học và tính tích cực của người học và ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của người học đối với môn học và lương tâm nghề nghiệp của họ. 2.3.2. Vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào nhiệm vụ giảng dạy môn Đạo đức học. * Vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và Đạo đức vào nhiệm vụ giảng dạy môn Đạo đức. Giảng dạy môn Đạo đức cần chú ý, đạo đức là một hiện tượng xã hội, phản ánh mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống con người, bản thân nó tồn tại gắn liền với các chuẩn mực ứng xử chung, các chuẩm mực đó bao trùm cả quy tắc ứng xử xã hội và pháp luật. Trong cuộc sống của con người thông qua các hoạt động xã hội khác nhau đòi hỏi mỗi người phải ý thức được ý nghĩa, mục đích các hoạt động của mình, những hoạt động đó bao giờ cũng bị chi phối bởi các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội và cộng đồng theo hệ thống chuẩn mực ứng xử chung nhất định nhằm bảo vệ quyền lợi của các thành viên trong xã hội, cộng đồng, cùng nhau tích cực vươn lên xây dựng xã hội tốt đẹp hài hòa về mọi mặt. Khác với dạy môn Pháp luật học dạy hành vi ứng xử theo lý trí, dạy môn Đạo đức là dạy lý tưởng sống, nhân cách, dạy cách làm người, dạy hành vi ứng xử tốt, hài hòa của con người trong mọi quan hệ xã hội. Việc vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào giảng dạy môn Đạo đức học là rất quan trọng nếu vận dụng tốt sẽ đào tạo ra được các học sinh, sinh viên, giáo sinh vừa có lý tưởng, kỹ năng sống, vừa có lý trí trong mọi hành động, có trách nhiệm với chính bản thân và xã hội. 83 Xuất phát từ vị trí, yêu cầu quá trình đào tạo, nội dung cơ bản của từng phần môn Đạo đức học ở trương Cao đẳng Cộng đồng trang bị cho sinh viên, giáo sinh, học sinh một số vấn đề cơ bản về đạo đức cũng như giáo dục đạo đức hiện nay, đặc biệt quan tâm tới giáo dục đạo đức ở tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình giáo dục, hình thành, phát triển nhân cách con người. Đối với học sinh tiểu học, giáo dục Đạo đức là một mặt quan trọng của mục tiêu giáo dục, môn Đạo đức là một điều kiện, phương tiện cụ thể để thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức, nhưng môn Đạo đức và giáo dục Đạo đức có mối quan hệ khăng khít với nhau, dạy học môn Đạo đức nằm trong quá trình giáo dục đạo đức vì vậy trong quá trình dạy học cần nhấn mạnh các mục tiêu cần đạt được và cách thức tổ chức phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục đạo đức và dạy học môn Đạo đức, bởi vậy cần có biện pháp thật tốt để dạy học và giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, và đặc biệt là các giáo sinh chuyên ngành Sư phạm khoa Tiểu học. Qua dạy học và giáo dục đạo đức góp phần phát triển những năng lực cơ bản của con người nói chung trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, rèn luyện các năng lực cơ bản như năng lực giao tiếp, năng lực ứng xử, năng lực thích ứng, năng lực hợp tác và cạnh tranh, năng lực tổ chức quản lý, năng lực Sư phạm, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực nhận biết các vấn đề về Pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội… để phục vụ tốt cho chuyên môn, nhận thức đúng đắn về sự cần thiết, về vị trí, vai trò môn Đạo đức ở trường Cao đẳng Cộng đồng và trường tiểu học, đặc biệt là cả quá trình giáo dục đạo đức trong việc hình thành, phát triển nhân cách của sinh viên, giáo sinh, học sinh đó là mên nghề yêu trẻ, say sưa với nghề nghiệp, gương mẫu trong cuộc sống, mong muốn vươn tới những giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mỹ… 84 Dạy học và giáo dục đạo đức sẽ trang bị cho sinh viên, giáo sinh, học sinh nhất là giáo sinh ngành Sư phạm hệ thống các thành tố của quá trình dạy học môn Đạo đức ở tiểu học, bao gồm xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học, yêu cầu kiểm tra, đánh giá việc dạy học môn Đạo đức. Đối với học sinh, ngoài việc tham ra đầy đủ các hoạt động học tập, thực hiện đầy đủ yêu cầu của cán bộ giảng dạy như tự đọc giáo trình, chuẩn bị các bài tập, sưu tầm tài liệu, đồ dùng học tập cần chủ động nghiên cứu các loại tài liệu tham khảo, tích cực chủ động tiếp cận các phần đã học, liên hệ các phần đã học với việc dạy học môn Đạo đức và giáo dục Đạo Đức cho học sinh tiểu học, tự giác thực hiện đầy đủ các yêu cầu rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là rèn luyện qua các đợt thực tập, kiến tập định kỳ và thường xuyên theo chương trình đào tạo của trường. Việc đánh giá sinh viên, giáo sinh ngoài những tiêu chuẩn đánh giá chung theo tiêu chí đánh giá, cần đặc biệt chú ý đến kết quả rèn luyện, kỹ năng nghiên cứu tài liệu, vận dụng lý thuyết vào thực tế cuộc sống và công tác giáo dục trong môi trường Sư phạm, thực tế dạy học đạo đức trong các trường tiểu học. Đánh giá thái độ học tập, rèn luyện, sự phát triển tình cảm nghề nghiệp của sinh viên, giáo sinh, học sinh… Dạy môn Đạo đức học cho giáo sinh, sinh viên cần lưu ý đến những nội dung sau: Nhấn mạnh các quan điểm đạo đức đúng đắn trong quan hệ gia đình, tình bạn, tình yêu, đạo đức trong học tập, đạo đức trong giao tiếp…lồng ghép việc giảng dạy một số quy định của luật Giáo dụ, nội quy, quy chế của nhà trường trong dạy học và giáo dục đạo đức. Tăng cường phối hợp giáo dục đạo đức, pháp luật với giáo dục những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt nam như truyền thống đoàn kết yêu nước, thương dân, tinh thần tương thân, tương ái… 85 Tăng cường giáo dục đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đỉnh cao của chủ nghĩa yêu nước, đạo đức dân tộc, khiêm tốn, giản dị, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Lồng ghép các quy định của pháp luật thích hợp vào các bài học có nội dung phù hợp ví dụ như bài "Đạo đức trong gia đình" có thể lồng ghép nội dung Luật Hôn nhân và gia đình vào công tác giảng dạy để làm rõ thêm mối quan hệ giữa đạo đức gia đình và luật hôn nhân và gia đình làm cho học sinh thấy được ý nghĩa của gia đình và việc giáo dục gia đình trong việc phát triển nhân cách sinh viên, giáo sinh, học sinh, bài "xác định giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường" một mặt cần làm cho giáo sinh, sinh viên, học sinh hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục đạo đức trong nền kinh tế thị trường, mặt khác cần nhấn mạnh mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong nền kinh tế thị trường, những giá trị cơ bản của con người Việt nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lồng ghép luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vào giảng dạy các bài có nội dung phù hợp Ví dụ dạy chương II "một số vấn đề chung về giáo dục đạo đức trong giai đoạn hiện nay" phần V, các quyền và bổn phận trẻ em gồm công ước Quốc tế về quyền trẻ em và Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em Việt Nam có thể nhấn mạnh phần công ước Quốc tế về quyền trẻ em cần nhấn mạnh nội dung chủ yếu như sau: - Việc giúp đỡ trẻ em thực hiện tốt các quyền của mình được quy định trong Công ước Quốc tế và pháp luật Việt Nam vừa là hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức vừa là quy định của pháp luật. - Giới thiệu một số nội dung cơ bản của Công ước Quốc tế về quyền trẻ em. - Giới thiệu một số quyền của trẻ em được quy định trong công ước Quốc tế; bao gồm: Quyền được sống còn của trẻ em, quyền được bảo vệ của 86 trẻ em, quyền được phát triển của trẻ em, quyền được tham gia của trẻ em và vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong việc theo dõi, báo cáo thực hiện Công ước quyền trẻ em. Tùy theo từng lớp học cụ thể và thời lượng được phân phối chương trình dành cho phần này mà lồng ghép giảng dạy một cách hợp lý, có hiệu quả nhất. Sau đây là trích đoạn giáo án minh họa bài "Quyền được sống còn của trẻ em" trong chương trình bồi dưỡng giáo viên tiểu học. Tùy theo thời lượng giảng viên, giáo viên cần chú ý soạn giảng và nhấn mạnh cách thực hiện các nội dung lần lượt theo từng bước của (Giáo án minh họa) sau đây: I. Về mục tiêu cần lưu ý: Khi học xong bài sinh viên, học sinh cần hiểu bản chất quyền trẻ em, làm thế nào để đáp ứng có hiệu quả quyền được sống còn của trẻ em. Xác định được các nhóm trẻ khó khăn trong cộng đồng và có hành động thiết thực để góp phần giúp đỡ nhóm trẻ này. Biết được sơ bộ một số chương trình của nhà nước và một số tổ chức phi chính phủ với tư cách là người bênh vực quyền trẻ em. II. Tài liệu, phương tiện học tập tối thiểu cần có: - Giáo trình, giáo án, Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, Phụ lục một số điều luật có liên quan đến Quyền trẻ em, máy chiếu, băng hình, bảng, phấn, giấy Ao, giấy A4, Búy dạ, băng dính - Bản sao các tài liệu dành cho học sinh tham khảo. Trước khi bắt đầu bài học cần: + Nghiên cứu kỹ một số điều khoản trong Công ước Quốc tế về quyền trẻ em. Dùng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng nhất là những từ khi dùng dễ hiểu sai chẳng hạn như từ "được phép" hay "Quyền" nếu có sự không thống nhất trong cách hiểu cần phải giải thích kịp thời. 87 + Mục tiêu chính của bài học này là giúp sinh viên, học sinh nhận thức rõ quyền sống còn của trẻ em. Lưu ý để thực hiện tốt bài học này cần giúp sinh viên, học sinh có kỹ năng làm việc nhóm, thảo luận, bày tỏ quan điểm của mình. + Các khái niệm về trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có thể sẽ dẫn tới tranh luận gây mất nhiều thời gian, cần được chuẩn bị trước. Vấn đề phá thai có liên quan đến pháp luật và đạo đức, lối sống có thể được nêu lên trong bài này, nếu học sinh, sinh viên đặt ra các câu hỏi thì phải dự kiến trước câu trả lời trong từng trường hợp một. III. Nội dung; 1. Quyền được sống còn có nghĩa là gì? 1.1. Khái niệm - Bạn hiểu như thế nào về các khái niệm cuộc sống, sự tồn tại và cái chết? (Sinh viên trả lời…) Nhận xét: Khái niệm cuộc sống nên tìm khái niệm cuộc sống không chỉ đơn thuần là các hoạt động sống vận động, thở, nói, nghe, nhìn… Bản thân còn hướng tới hạnh phúc, hòa bình, hướng tới hạnh phúc của bản thân, người khác và cộng đồng. Sự sống còn; Định nghĩa sự sống còn nên bao gồm nội dung về một giai đoạn khi cuộc sống của trẻ bị đe dọa bởi những nguy hiểm, khó khăn. Cái chết là chấm dứt cuộc sống. 1.2. Tổ chức thảo luận về cơ sở cho bài học này: Tổ chức thảo luận theo từng bước dựa vào phần cơ sở lý luận trong giáo trình vầ phần phụ lục, đặt ra hệ thống các câu hỏi ví dụ như: Chúng ta phải nhìn nhận trẻ en như thế nào…? 88 Nhận xét: Chúng ta không chỉ coi trẻ em là những người mà chúng ta cần phải phục vụ, cũng như không chỉ là những người học trò mà phải coi trẻ em là: - Tất cả trẻ em đều có quyền của mình trong đó quyền sống còn là quyền quan trọng nhất. - Chúng ta không được coi trẻ em chỉ là những người chúng ta phải phục vụ. - Chúng ta không chỉ coi trẻ em là những người học trò của mình. - Trẻ em không chỉ là những học trò thụ động, là người chúng ta phải phuc vụ, mà trẻ em là những thực thể độc lập có những nhu cầu và suy nghĩ chính đáng và hoạt động đúng đắn như mội người. - Chúng ta phải có trách nhiệm làm tất cả những gì có thể tăng cường các quyền, đặc biệt là quyền sống còn của trẻ em. 2. Những đối tượng nào bị đe dọa? 2.1. Giới thiệu về các điểm sau đây: - Bản công ước mang lại cho trẻ em quyền được sống còn. - Qua ký kết công ước Chính phủ đã tự nguyện cam kết hành động hết sức mình để đảm bảo quyền sống còn của trẻ em ở trong khắp cả nước. - Cam kết này có thực tế không, nếu bạn xét tình hình trẻ em Việt Nam? (Dùng đèn chiếu bảng số liệu tỷ lệ về tử vong của trẻ em nói chung, trẻ em nhóm khuyết tật và trẻ em các dân tộc thiểu số. - Có nhóm trẻ nào trong xã hội chúng ta bị tước mất quyền sống còn hay không? (Nếu có, cho biết lý do tại sao?) - Có nhóm trẻ nào đặc biệt trong công đồng, xã hội mà quyền sống còn bị đe dọa không? (Là ai?) 89 - Giảng viên, giao viên cần chuẩn bị ví dụ cụ thể minh họa, nêu có bất đồng ý kiến, không nên đống vai trọng tài, mà cần hướng dẫn cho sinh viên, giáo sinh, học sinh tự tranh luận, để giải đáp. Nên đưa ra tranh luận những trường hợp có thật về trẻ em trong cộng đồng. Lập một danh mục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cuộc sống bị đe dọa như: - Trẻ em thiếu chăm sóc/ bị xao nhãng. - Trẻ em lang thang. - Trẻ em khuyết tật. - Trẻ phải lao động sớm. - Trẻ em bị bắt buộc phải bán dâm. - Trẻ em nhiễm HIV dương tính. - Trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang. - Trẻ em tị nạn. - Trẻ em khó khăn các vùng dân tộc thiểu số. - Trẻ em bị lạm dụng. - Trẻ sơ sinh. - Trẻ nạn nhân chiến tranh. (Có thể viết câu trả lời lên khổ giấy to nếu có điều kiện, hoặc sử dụng máy tính cá nhân để trả lời các câu hỏi) 2.2. Trẻ em bị đe dọa như thế nào? Mục tiêu của hoạt động này là giúp các em suy nghĩ về một loạt các tố chất cần thiết để tăng cường quyền được sống của trẻ em. - Nhắc nhở các em rằng chúng ta đang nói về thực tế của trẻ em trong cộng đồng. Sau đó xác định các nguy cơ đe dọa sự sống còn đối với từng nhóm trẻ cụ thể như đã xác định ở trên. 90 - Thảo luận phân tích ba trường hợp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống bị đe dọa sau đó rút ra kết luận về những nguy cơ đối với trẻ em. Những gì có thể là nguy cơ đe dọa sự sống còn của trẻ em trong cộng đồng chúng ta? Có thể dự kiến trước các câu trả lời như: - Trẻ em trong thiên tai, địch họa. - Trẻ em bị nạn đói và thiếu dinh dưỡng. - Trẻ em bị người lớn vi phạm, lạm dụng về thể xác. - Trẻ em làm việc trong điều kiện không an toàn. - Trẻ em trong các vùng xung đột vũ trang. - Trẻ em phạm tội. - Trẻ em không nhà của, trẻ mồ côi, ăn xin. - Trẻ em đau ốm, bệnh tật… Trong khi trả lời các câu hỏi sinh viên, học sinh và giáo sinh cần phải giải thích tại sao trẻ em trong các nhóm đặc biệt khó khăn này dễ bị tổn thương. Khuyến khích đi sâu và phân tích những nguy cơ được coi là tác động lớn nhất tới quyền sống còn của trẻ em. 2.3. Chúng ta phải làm gì để đáp ứng các nhu cầu thực hiện quyền sống còn của trẻ em? Mục tiêu của hoạt động này là tìm hiểu chương trình hoạt động hiện nay đáp ứng nhu cầu sống còn của trẻ em trong cộng đồng như thế nào? (Vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ đạo đức) - Chia sinh viên, giáo sinh học sinh ra từng nhóm nhỏ để thảo luận theo câu hỏi: Phải làm gì đối phó với các mối đe dọa nguy hiểm đã được xác định cho từng nhóm đối tượng trên?, khuyến khích tìm ra giải pháp càng nhiều càng tốt. Các giải pháp cụ thể như: 91 - Cung cấp lương thực. - Chăm sóc y tế. - Thực hiện chương trình tiêm phòng. - Cung cấp nơi nghỉ tạn trú cho trẻ em. - Cải thiện môi trường, đào giếng nước… Sau đó tập trung nghe các nhóm báo cáo kết quả làm việc, yêu cầu các nhóm khác phản hồi để giải quyết các ý kiến khác nhau và nhận xét. Tiếp tục đề nghị sinh viên, giáo sinh tập trung nghiên cứu vấn đề mới, chia lại nhóm và đưa ra nội dung làm việc cho từng nhóm riêng biệt như sau; - Tại sao cần phải quan tâm đến các nhu cầu sống còn của trẻ? - Chúng ta cần chú trọng đến nhu cầu sống còn nào trong các chương trình của mình? - Chính phủ nước ta đang trú trọng những nhu cầu sống còn nào? - Các tổ chức, các nước khác đang trú trọng các nhu cầu sống còn nào? - Các nhu cầu sống còn nào chưa được quan tâm, chú trọng? Giảng viên, giáo viên cần chuẩn bị sẵn bảng phụ có nội dung đề mục dựa trong phụ lục bài này để khi các nhóm thảo luận xong, lên báo cáo có thể treo bảng phụ để sinh viên, giáo sinh bổ sung thêm một số thông tin cần thiết giúp cho bài học then sống động. 2.4. Chúng ta có thể làm gì để bổ sung vào những công việc đã bỏ sót? Mục tiêu của hoạt động này là làm rõ thêm vai trò thúc đẩy của các đơn vị có liên quan, sinh viên, học sinh cần có hoạt động gì góp phần vào việc thực hiện quyền sống còn của trẻ em. Đưa ra bảng danh mục về các nhu cầu tối thiểu cần quan tâm chú ý xác định cho từng nhóm trẻ và yêu cầu trả lời các câu hỏi: 92 - Ai là người phải chịu trách nhiệm vấn đề này? - Chúng ta phải làm gì để giúp họ đảm đương trách nhiệm này. - Các em có ý kiến gì đóng góp cho Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ các dự án hỗ trợ cộng đồng giải quyết các vấn đề trên? - Các em nhìn nhận việc thực hiện các quyền sống còn của trẻ ở địa phương mình như thế nào dưới góc độ luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em và dưới góc độ đạo đức. IV. Củng cố. - Củng cố lại nội dung kiến của từng phần trong bài, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của sinh viên, giáo sinh học sinh trong việc ủng hộ tích cực thực hiện công ước quốc tế về quyền trẻ em. - Lưu ý một số quền quan trọng của trẻ em khác được quy định trong công ước Quốc tế sẽ được đề cập nhiều trong các bài sau, cần đọc và xem trước. - Nhận xét, rút kinh nghiệm việc thực hiện một số hoạt động. Qua ví dụ một số hoạt động trích đoạn giáo án minh trên chúng ta thấy được việc lồng ghép một phần kiến thức pháp luật và đạo đức vào giảng dạy tại các bài học sẽ làm cho nội dung bài học sinh động, dễ đi vào lòng người hơn, vừa khơi dậy được kiến thức đạo đức, tinh thần nhân ái, vừa tìm hiểu được một số quy định của pháp luật về Công ước Quốc tế về quyền trẻ em và pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở nước ta. Để hình, phát triển toàn diện nhân cách, sinh viên, học sinh ngoài trang bị kiến thức chuyên môn còn phải trang bị cho các em đạo đức, lối sống, cách ứng xử. Ngoài lòng tốt, những bản năng làm người tự nhiên cần phải không ngừng nâng cao ý thức, trí tuệ, kỹ năng sống, thấy được đầy đủ tầm quan trọng và học tốt môn Đạo đức học và môn Pháp luật học là cơ sở để các em thực hiện tốt chuyên môn nghiệp vụ sau khi ra trường. 93 * Vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào việc giảng dạy môn Phương pháp dạy môn Đạo đức. Để góp phần giảng dạy tốt môn phương pháp dạy môn Đạo đức theo chương trình chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hệ cao đẳng và chương trình tiểu học áp dụng thống nhất trong cả nước, với tính chất đặc thù của trường là dạy đa ngành, đa nghề, liên thông nên việc lồng ghép giảng dạy pháp luật vào phương pháp giảng dạy môn Đạo đức là rất cần thiết. Đặc biệt là chú trọng cả về nội dung kiến thức, phương pháp đào tạo, phương tiện dạy học và việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong dạy học và giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, giáo sinh. Để thực hiện tốt việc giảng dạy môn học này cần luôn luôn có sáng tạo, thiết kế các hoạt động nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của người học, kích thích óc sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, tự giám sát, đánh giá kết quả người học, chú trọng sử dụng tích hợp nhiều phương pháp phương tiện dạy học khác nhau để truyền đạt như tài liệu học tập, băng hình, băng tiếng, giáo cụ trực quan. Tương ứng với mỗi đơn vị kiến thức được giảng dạy lồng ghép với nội dung kiến thức cơ bản và đánh giá các hoạt động chủ yếu thông qua hệ thống các câu hỏi, bài tập để đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo sinh, sinh viên. Trong giảng dạy cần chú ý tiếp cận vấn đề có hệ thống, giúp cho học sinh, sinh viên, giáo sinh sau khi học xong chương trình học sinh, sinh viên nắm được mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học, nắm rõ chương trình nội dung, phương pháp dạy học môn Đạo đức, xác định những nguyên tắc, phương pháp hình thức cơ bản của giáo dục và dạy học môn Đạo đức, thấy được tầm quan trọng của việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm giáo dục, dạy học đạo đức cho học sinh, sinh viên, giáo sinh. 94 Việc vận dụng phối hợp linh hoạt, hợp lý các phương pháp và hình thức dạy học và giáo dục đạo đức phải thực hiện theo tinh thần đổi mới giáo dục, tích hợp nội dung giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật qua việc giảng dạy môn đạo đức và các môn học khác và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giáo dục học sinh, sinh viên, giáo sinh có tinh thần trách nhiệm trong ứng xử, trong hành động, gương mẫu, tự biết rèn luyện mình trở thành người có đạo đức tốt, tôn trọng pháp luật. Để giảng dạy tốt đòi hỏi giảng viên, giáo viên cần tích cực tiến hành đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng trong chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ví dụ trong bài "Giáo dục đạo đức" Sau khi để sinh viên, học sinh tìm hiểu các khái niệm, vai trò đạo đức có thể hướng dẫn sinh viên, học sinh tìm hiểu nghiên cứu các thông tin bài học qua các hoạt động ví dụ như tiến hành thảo luận nhóm: *Có thể tiến hành hoạt động thảo luận theo nhóm câu hỏi: - Thế nào là giáo dục đạo đức? Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học được tiến hành như thế nào? - Giáo dục đạo đức có vai trò quan trọng như thế nào trong việc hình thành nhân cách của con người nói chung, và học sinh tiểu học nói riêng? Thông tin cơ bản cần thiết: Giáo dục đạo đức là sự tác động có mục đích, có tổ chức từ nhiều phía với những hình thức khác nhau từ môi trường giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội nhằm hình thành cho con người hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Hồ Chí Minh coi đạo đức là cái gốc trong nhân các toàn diện của con người, nhờ giáo dục đạo đức con người trau dồi được những phẩm chất tốt và không ngừng cải thiện bản thân mình. Bác Hồ khẳng định "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm gì cũng 95 khó". Tăng cường dạy những chuẩn mực đạo đức như Trung thực, dũng cảm, công tâm, nhân ái, những chuẩn mực đạo đức cần thiết phải có, tuy nhiên bên cạnh đó cần dạy cho học sinh hiểu rằng không phải mọi lời nói dối đều là vô đạo đức, đôi khi nói dối tế nhị, vô hại làm cho người khác tin tưởng, lạc quan phấn đấu vươn lên là cần thiết. Ngoài việc giáo dục các chuẩn mực đạo đức, cần giáo dục tinh thần kỷ luật cho học sinh, nghiêm chỉnh, tự giác chấp hành các quy định của tập thể, của xã hội ở mọi nơi, mọi lúc, sống có văn hóa, tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng pháp luật và trật tự chung của cộng đồng. Trong thời đại ngày nay giáo dục đạo đức, pháp luật không chỉ là vấn đề quốc gia mà còn là vấn đề quốc tế. - Dẫn một số câu danh ngôn về vai trò của đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên, học sinh tham khảo, suy ngẫm. " Thiên nhiên đã trao vào tay con người một vũ khí – đó là sức mạnh trí tuệ và đạo đức, nhưng con người có thể sử dụng vũ khí đó theo hướng ngược lại; vì thế con người thiếu những nguyên tắc đạo đức sẽ là con người bất lương và hoang dã, thấp hèn trong những bản năng" (A-rit-Xtốt). "Hiện tượng đạo đức là bài toán chủ yếu của giáo dục, nó quan trọng hơn nhiều so với việc phát triển trí tuệ nói chung, việc chứa đầy đầu những kiến thức" (K.Đ.U - sin- ski).[4, tr. 36] Đánh giá hoạt động: Câu 1: Giáo dục đạo đức có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống của con người? vì sao? Câu 2: Có ý kiến cho rằng nhà trường cần tập trung vào giáo dục trí lực cho học sinh, còn giáo dục đạo đức thì tự học sinh sẽ tích lũy được trong cuộc sống sau này. Bạn hãy cho biết thái độ của bạn trước ý kiến đó, giải thích vì sao. 96 Câu 3: bạn có trách nhiệm gì khi trong lớp mình chủ nhiệm có học sinh lười học, vi phạm kỷ luật và vi phạm pháp luật về an toàn giao thông? Hãy điền vào ô thích hợp. a. Giao cho đội thiếu niên giải quyết. □ b. Phối hợp với gia đình cùng tìm cách giúp đỡ học sinh đó. □ c. Thông báo cho gia đình và chính quyền giải quyết. □ Thông qua hoạt động thảo luận nhóm giảng viên, giáo viên định hướng cho học sinh, sinh viên, giáo sinh giải quyết các vấn đề nêu ra theo hướng chủ động, tích cực hóa hoạt động học tập. Khi dạy chủ đề về những giá trị đạo đức cơ bản của con người Việt nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần phải tăng cường lồng ghép việc truyền đạt các quy định của pháp luật liên quan đến cuộc sống hàng ngày quy định trong các văn bản pháp luật liên quan như Luật Giáo dục, Luật Lao động, Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em Việt Nam, Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em… Đối với bất cứ hành động nào cần xác định rõ mối quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp luật, loại chuẩn mực đòi hỏi "phải làm" và loại chuẩn mực "không được làm" đó là những yêu cầu tối thiểu trong định hướng điều chỉnh hành vi của con người. Nếu thuộc về chuẩn mực pháp luật sẽ phải bắt buộc thực hiện, loại chuẩn mực này được nhà nước bảo đảm bằng các quy định của pháp luật. Loại chuẩn mực đòi hỏi "nên làm" hoặc không "nên làm" là chuẩn mực đạo đức, được thực hiện do nhu cầu, động cơ, tình cảm bên trong, do ý chí và lương tâm của con người. Để vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào dạy một bài học cụ thể cần nắm rõ các nội dung chủ yếu sau đây: 97 Nắm vững nội dung chính của bài học và nội dung có thể lồng ghép việc phối hợp giảng dạy đạo đức và pháp luật lồng mối quan hệ này vào các tình tiết cơ bản, các tình huống đạo đức, pháp luật. Dùng ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, giầu hình ảnh đảm bảo cho bài học diễn ra một cách tự nhiên, không khô khan; Tái tạo lại các tình huống đạo đức, pháp luật đặt học sinh, sinh viên vào các tình huống khác nhau, kích thích các em học tập. Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp tích cực hòa tâm hồn của mình vào bài giảng, chú ý cả về nội dung, phương pháp, vẻ mặt, dáng điệu phải phù hợp với bài giảng và đối tượng học tập. Đối với bài giảng sử dụng nhiều phương pháp đàm thoại cần chú trọng các vấn đề sau: Câu hỏi đàm thoại phải được chuẩn bị sẵn một cách có hệ thống trên cơ sở bài học, đặc điểm tâm sinh lý và yêu cầu học tập của người học, câu hỏi phải chính xác rõ ràng, dễ hiểu tập trung khai thác những khía cạnh đạo đức và pháp luật trong bài học tránh lan mam khó hiểu. Câu hỏi phải phát huy tính tích cực độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên, giáo sinh, giúp các em tập phâm tích, so sánh các tình huống ứng xử khác nhau, biết suy nghĩ độc lập và tự giải thích cách ứng xử, rút ra tính khái quát từ các hành vi ứng xử cụ thể. Thầy cô giáo phải là người dạy phương pháp học tập cho học sinh một cách sáng tạo đây cũng là yêu cầu cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Người thầy giáo giỏi dạy học sinh cách tìm ra chân lý. [4, tr. 143] Đối với các bài giảng sử dụng nhiều phương pháp thảo luận nhóm cần chú ý các vấn đề sau đây: 98 Cách chia nhóm, bố trí chỗ ngồi phải hợp lý tạo ra cho giờ học không khí thân thiện, tin cậy phối hợp xen kẽ các trình độ học tập khác nhau trong các nhóm và bảo đảm nghiêm túc trong quá trình học tập. Không cố định các nhóm mà phải thường xuyên thay đổi để người học có điều kiện giao lưu học hỏi lẫn nhau trong học tập, nghiên cứu. Xây đựng câu hỏi thảo luận phù hợp, giúp cho học sinh, sinh viên, giáo sinh khai thác được nội dung chính bài học và thấy rõ tầm quan trọng của việc nhận thức sâu sắc bài học, nhận thức được cách ứng xử trước các tình huống xảy ra và khuynh hướng, kết quả, hậu quả của nó trong đời sống xã hội từ đó thấy rõ tầm quan trọng của việc lựa chọn cách ứng xử đúng đắn và thấy rõ tầm quan trọng của việc nhận thức được mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật. Cần tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên, giáo sinh có điều kiện tự bày tỏ các ý kiến, tạo ra không khí thi đua lành mạnh giữa các nhóm; Kết quả thảo luận của các nhóm được trình bày bằng ngôn ngữ nói, viết, vẽ do đại diện nhóm trình bày hoặc có thể thay nhau trình bày mỗi em một đoạn tạo ra tính tích cực trong giờ học. Đối với các bài giảng sử dụng phương pháp đóng vai, phương pháp tổ chức trò chơi cần lưu ý một số vấn đề như: Các tình huống đưa ra phải phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, phù hợp với lúa tuổi, trình độ, điều kiện, hoàn cảnh thực tế lớp học. Các tình huống phải dễ dàng tổ chức thực hiện nhưng không quá đơn giản. Cần xây dựng các tình huống mở, dễ hiểu định hướng cho các tình huống không lạc đề và dành thời gian hợp lý cho cả giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên và giáo sinh chuẩn bị kỹ lưỡng về thời gian, không gian, phương tiện… 99 Tạo cơ hội cho mọi học sinh, sinh viên, giáo sinh có điều kiện trực tiếp tham gia trong một công đoạn nhất định, kích thích tính sáng tạo của họ, tuy nhiên các nhiệm vụ phải phù hợp với năng lực, khả năng của từng em. Việc vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào giảng dạy phải áp dụng phù hợp với từng bài học; Ví dụ như nội dung các quyền trẻ em mà giáo sinh cần thiết phối hợp lồng ghép khai thác, làm rõ khi dạy một số bài đạo đức lớp 5 cho học sinh tiểu học là quyền và bổn phận trẻ em: - Nhà nước phải làm hết sức mình để thực hiện các quyền nêu ra trong công ước Quốc tế về quyền trẻ em. (Điều 4 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em) .- Trẻ em có quyền được học tập. (Điều 28 Công ước Quốc tế quyền trẻ em) - Về mặt luật pháp điều 59 Hiến pháp 1992 quy định rằng trẻ em tiểu học không mất tiền học phí. - Quyền trẻ em được tự do giao kết với bạn bè và trách nhiệm phải đối xử tốt với bạn bè (Bài 4) - Quyền trẻ em được bảo vệ, chăm sóc và bổn phận phải lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, doàn kết với bạn bè, giúp đỡ người già yếu, tàn tật… - Quyền được khai sinh, có Quốc tịch, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bổn phận của trẻ em là phải yêu quê hương đất nước, cố gắng học tập để xây dựng Tổ quốc (Bài 11) - Quyền của trẻ em được sống trong hòa bình, được học tập, vui chơi, giải trí và trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình (Bài 12). - Trẻ em có nhiều quyền lợi khác được xác định trong Công ước Quốc tế về quyền trẻ em và được pháp luật Việt Nam ghi nhận…. 100 Trong các bài có nội dung phù hợp cần phối hợp dạy đạo đức và dạy pháp luật để học sinh nhận thức rõ về quyền và bổn phận của mình để làm cơ sở cho việc học tập tốt hơn môn Giáo dục công dân sau này. Đối với một số chuẩn mực vừa mang giá trị đạo đức, vừa mang giá trị xã hội và giá trị pháp luật như chuẩn mực yêu nước, yêu hòa bình, hiểu biết tôn trọng các dân tộc khác, yêu lao động, có ý thức trách nhiệm trong lao động, bảo vệ thành quả lao động và di tích lịch sử, văn hóa, tôn trọng danh dự, tài sản của người khác, bảo vệ môi trường… cần dạy lồng ghép một số quy định pháp luật có liên quan nhằm giáo dục ý thức cho học sinh, giáo sinh, sinh viên ngay từ khi còn học tập tại trường để hình thành kỹ năng nói, ứng xử và thực hiện tốt hành vi tạo cơ sở để hòa nhập tốt với cộng đồng. Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng xã hội đòi hỏi học sinh, giáo sinh, sinh viên phải nhận thúc rõ cần phải sống hòa hợp, biết hợp tác với mọi người xung quanh để giải quyết công việc trong cộng đồng chung, biết kính già, yêu trẻ, tôn trọng phụ nữ, tích cực tham ra các hoạt động chung phù hợp với khả năng của mình. Tôn trong chính quyền địa phương, ủng hộ các nhà chức trách thi hành công vụ, yêu hòa bình, tôn trọng nền văn hóa và con người của các quốc gia, dân tộc khác, có hiểu biết về tổ chức Liên Hợp Quốc. Đây là những chuẩn mực đạo đức, đồng thời cũng đã được thể chế hóa thành các quy định của pháp luật thể hiện những giá trị đạo đức của dân tộc Việt Nam và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, thể hiện sự thống nhất giữa tính truyền thống và tinh hiện đại, nhằm giáo dục cho học sinh, sinh viên, giáo sinh ý thức tự trọng, tự tin có ý chí vươn lên trong cuộc sống yêu thương tôn trọng con người, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tôn trọng các dân tộc khác, biết chung sống trong hòa bình và cùng phát triển. 101 2.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào thực tiễn thực hiện nhiệm vụ giảng dạy môn Pháp luật và môn Đạo đức có hiệu quả. 2.4.1. Tiếp tục đẩy mạnh tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, tăng cường mua sắm phương tiện kỹ thuật dạy học, đổi mới cách học tập của sinh viên, giáo sinh, học sinh. Đứng trước yêu cầu phát triển chung của ngành Giáo dục và trào lưu đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, giảng viên, giáo viên phải áp dụng những thành tựu của khoa học hiện đại vào dạy học, đổi mới dạy học là yêu cầu cấp thiết, bởi lẽ tác động của mô hình dạy học hiện đại và việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học rất lớn. Mô hình dạy học mới làm thay đổi căn bản các quan niện dạy học truyền thống có thế mạnh là tích cực hóa các hoạt động dạy và học, đào tạo ra lớp người mới năng động, sáng tạo, dễ thích ứng với thực tế cuộc sống hội nhập Quốc tế. Cùng với việc tổ chức các hoạt động dạy học theo mô hình mới nhưng yếu tố thay đổi sâu sắc của nền giáo dục xuất hiện. Mối qua hệ giữa người dạy và người học trước đây theo chiều dọc sẽ dần dần được thay thế bởi quan hệ theo chiều ngang, người học thật sự chủ động làm chủ trong học tập thông qua môi trường mạng internet sự chuyển giao tri thức không còn chiếm vị trí hàng đầu trong giáo dục nữa mà chủ yếu học viên tự truy tìm thông tin, xử lý thông tin. Thậm chí thị trường giáo dục trong tương lai sẽ được toàn cầu hóa không bị ràng buộc về không gian, thời gian. Ngôn ngữ trở thành yếu tố thúc ép mạnh mẽ, sự khác biệt giữa loại hình cấp học bậc học sẽ không còn quá quan trọng như trước đây, mà giáo dục thường xuyên sẽ trở nên rất quan trọng. Việc đánh giá kết quả không còn dựa nhiều vào kết quả thi cử như trước đây, mà dựa nhiều hơn vào quá trình hiểu biết vận dụng kiến thức trở thành người lành nghề biểu hiện năng lực tự nghiên cứu thích 102 nghi với cuộc sống xã hội. Nội dung một số môn học thuộc nhóm chính trị như môn Đạo đức, môn Pháp luật, môn Giáo dục công dân có những nội dung đan xen cả về kiến thức đạo thức và kiến thức pháp luật, muốn dạy học có hiệu quả cần có sự lồng ghép vận dụng hợp lý trong từng bài học. Chính vì những lý do trên cần đẩy mạnh tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, tích cực lồng ghép mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào việc dạy học có hiệu quả và cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm để sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học. Tuy nhiên, nhưng như đã phân tích ở trên, trong điều kiện thực tế việc giảng dạy tại trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn điều kiện kinh tế của trường còn nhiều khó khăn nên đừng coi thường công nghệ cổ điển như bảng, phấn, bút dạ… các giáo cụ trực quan đó vẫn có tác dụng to lớn trong việc dạy học. Để đổi mới dạy học đòi hỏi phải có sự nỗ lực thực sự của cả giảng viên, giáo viên và học sinh, sinh viên trong việc tổ chức dạy và học. Việc tiến hành vận dung nối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức để lồng ghép vào nội dung chương trình cụ thể của một số bài phải có sự chuẩn bị chi tiết lồng ghép giảng dạy nội dung gì, bài nào được lồng ghép và lồng ghép như thế nào cho việc dạy học có hiệu quả, để giải quyết vấn đề này cần thiết phải tổ chức biên soạn tập đề cương bài giảng lưu hành nội bộ trường, tập đề cương bài giảng này cần cụ thể chi tiết hóa đối với các hệ như cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, liên thông, chuẩn hóa, bồi dưỡng thường xuyên… từng ngành học như Văn - Giáo dục công dân, Sinh - địa, Toán - lý, tiểu học, mầm non…để phù hợp với tình hình thực tế tại trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn. Đối với nội dung chương trình mới đã bảo đảm được tính linh hoạt, tạo điều kiện cho việc lồng ghép kết hợp giữa phần nội dung chương trình giáo dục pháp luật chung, giáo dục pháp luật chuyên ngành với việc lồng 103 ghép giáo dục các chuẩm mực đạo đức trong một số bài cụ thể không chỉ riêng môn Pháp luật học và môn Đạo đức học mà cả những môn khác, như môn Phương pháp dạy giáo dục công dân. Trong quá trình thực hiện đổi mới nội dung, chương trình các môn học có liên quan và việc biên soạn lại tập đề cương bài giảng cần đảm bảo: - Tính kế thừa những nội dung "kinh điển" được giữ nguyên và khai thác theo hướng mới, cách thức khai thác mới. Ví dụ giữ lại những kiến thức thuộc phần bắt buộc đối với lý luận Mác Lê Nin về Nhà nước và Pháp luật lồng ghép một số bài với những chuẩn mực đạo đức cơ bản nhất mang tính luân lý của nhân loại đã được thể chế hóa bằng hệ thống các quy tắc ứng xử Quốc tế và tiến hành khai thác sâu đối với từng bài học cụ thể. - Cập nhật thường xuyên kiến thức mới, tránh dạy học theo lối mòn cũ, dạy những nội dung đã lạc hậu kể cả kiến thức pháp luật và đạo đức hoặc những nội dung không thiết thực trong cuộc sống. - Trong quá trình thực hiện chương trình đổi mới phải đảm bảo tính liên thông về kiến thức giữa các phần trong chương trình thống nhất và tính liên thông giữa các bậc học tránh dạy lặp lại nhiều nội dung đã học trong các lớp học liên thông như hiện nay. - Việc thực hiện nội dung chương trình mới đối với các môn học phải chú ý đến quá trình nhận thức của sinh viên, học sinh, tránh đặt ra yêu cầu quá cao đối với môn học, việc lồng ghép vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào giảng dạy đảm bảo tính vừa sức, tính thực tiễn đối phù hợp với từng ngành nghề đào tạo. - Cần bảo đảm tính hài hòa giữa thời lượng và nội dung, bám sát mục tiêu chương trình để dễ kiểm định đánh giá chất lượng đào tạo. Trong quá trình giảng dạy cần cân đối giữa các phần trong chương trình học, xác định thời gian hợp lý cho từng phần cụ thể, về kiến thức phải dạy có hệ thống, 104 logic phần trước gắn kết với phần sau, phần trước là điều kiện tiên quyết để lĩnh hội kiến thức phần sau. Khi xây dựng phân phối lại thời lượng thực hiện chương trình chương trình các môn học cần căn cứ vào mục tiêu đào tạo đối với từng ngành nghề đào tạo, việc lựa chọn chuyên đề ở phần kiến thức tự chọn phải được thực hiện trong chương trình đào tạo. 2.4.2. Tiến hành biên soạn các tập đề cương bài giảng môn Pháp luật học và môn Đạo đức học để sử dụng lưu hành nội bộ Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn. Hiện nay có một số môn học trong các trương cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hệ thống giáo trình biên soạn không sát với nội dung quy định trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vì vậy trong quá trình giảng dạy gây không ít khó khăn cho giảng viên, giáo viên trong việc nghiên cứu, sưu tầm tài liệu để soạn giảng. Để khắc phục bất cập này nhiều trường đã cho phép phân bổ kinh phí cho giảng viên, giáo viên có kinh nghiệm tiến hành soạn các tập đề cương bài giảng phù hợp với từng môn học, từng hệ đào tạo để sử dụng trong nội bộ trường nhằm thực hiện thống nhất chương trình khung của Bộ Giáo dục Và Đào tạo và có tính đến tính đặc thù của từng ngành, nghề đào tạo, từng vùng, miền và từng đối tượng sinh viên, học sinh. 2.4.3. Thực hiện tốt các giải pháp vận dụng có hiệu quả mối quan hệ giữa Pháp luật và đạo đức vào giảng dạy theo chương trình đổi mới. Để không ngừng nâng cao hiệu quả vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào việc giảng dạy ở trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn cần phải thực hiện tốt các nội dung như đổi mới cách soạn giảng, bổ sung kiến thức cần thiết vào nội dung chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, tiến hành đổi mới đồng bộ về cách thức tổ chức quản lý người dạy 105 người học và tăng cường sử dụng giáo cụ trực quan và các phương tiện mang tính kỹ thuật dạy học vào giảng dạy. Đối với cách thức tổ chức, quản lý chuyên môn, cần tạo điều kiện xin thêm chỉ tiêu để tuyển dụng giảng viên, giáo viên có năng lực,phân công dạy đúng trình độ chuyên môn được đào tạo, để giảng dạy tốt hơn các môn học thuộc nhóm chính trị. Tăng cường cho phép mua sắm một số trang thiết bị cần thiết cho việc giảng dạy môn học này. Tăng cường hơn nữa đội ngũ giảng viên, giáo viên có kinh nghiệm và tăng cường điều kiện cơ sở vật chất như phòng học, trang thiết bị dạy học, tăng cường các hoạt động thực hành, thực tập cho sinh viên, tạo ra cơ chế quản lý bằng cách phối hợp giữa Phòng Đào tạo nghiên cứu khoa học, Khoa, tổ chuyên môn, Phòng quản lý học sinh, sinh viên giải quyết đồng bộ các vấn đề phát sinh bằng cách huy động nhiều nguồn kinh phí khác nhau và nguồn kinh phí chi thường xuyên của trường thì sẽ từng bước giải quyết tốt các vấn đề phát sinh trong quản lý, dạy học, nâng cao chất lượng dạy học các môn học nói chung, các môn thuộc nhóm chính trị nói riêng. Cần thường xuyên liên tục bổ sung những nội dung mới cần thiết cập nhật, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học để năng cao chất lượng giảng dạy, thay đổi cả cách dạy và cách học, tăng cường hướng dẫn sinh viên, học sinh tự học, tự tìm hiểu một số thông tin liên quan đến nội dung bài học qua các tài liệu trên thư viện. Sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ việc học tập chủ động tiếp thu kiến thức ở mọi nơi, mọi lúc, đồng thời tăng cường hướng dẫn rèn luyện sinh viên, học sinh học tập nghiên cứu không ngừng để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Để nâng cao hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy các môn học nói chung, môn pháp luật học và môn đạo đức học nói riêng cần thực hiện 106 nhiều giải pháp cả những giải pháp trước mắt và giải pháp lâu dài nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Một là: Thực hiện các giải pháp liên quan đến cơ chế, chính sách. Để nâng cao nhận thức và hành động trong nhiệm vụ dạy học và giáo dục các môn học thuộc nhóm chính trị trong các trường cao đẳng cộng đồng mói chung, trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn nói riêng cần nghiên cứu đưa ra các giải pháp hợp lý liên quan đến cơ chế, chính sách, cụ thể như: Đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục sinh viên, học sinh, đồng thời phải tạo ra cơ chế quản lý tốt, bảo đảm chất lượng giáo dục trong việc thành lập ra các lớp, nhất là việc hợp tác đào tạo với các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tư nhân, trong thời điểm hiện nay, cần nghiên cứu tạo ra cơ chế tránh thương mại hóa giáo dục trong các trường học để bảo đảm chất lượng dạy và học. Tăng cường phân bổ, chi tiêu ngân sách cho giáo dục nói chung, các trường cao đẳng Cộng đồng miền núi nói riêng. Xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý đối với giảng viên, giáo viên để giúp họ bớt khó khăn, tận tâm vì nghề nghiệp, an tâm công tác. Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triến nhanh, hướng tới nền kinh tế trí thức, hướng tới xã hội học tập có sự thay đổi sâu sắc về vai trò của người giảng viên, giáo viên thì công tác đào tạo cho các giảng viên, giáo viên dạy các môn chính trị và đào tạo các nhà quản lý giáo dục để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu công tác là một việc làm rất cần thiết, đòi hỏi có cơ chế hợp lý về đào tạo giảng viên, giáo viên làm cho họ có đầy đủ các kỹ năng vừa là người dạy học vừa là nhà giáo dục và coi đây là định hướng quan trọng trong chiến lược đào tạo của toàn ngành giáo dục và của Trường Cao đẳng cộng đồng Bắc Kạn. 107 Tăng hơn nữa việc cử các giảng viên, giáo viên tham gia các lớp tập huấn do Bộ Giáo dục đào tạo tổ chức, lập dự trù xin kinh phí tổ chức đào tạo thường xuyên cho giáo viên trung học cơ sở và tiểu học, và nghiên cứu xin thêm chỉ tiêu biên chế giảng viên hoặc giáo viên chính trị có trình độ đúng chuyên ngành và tăng cường hơn nữa việc quản lý giáo viên, quản lý giờ dạy. Có cơ chế khuyến khích làm các đề tài nghiên cứu khoa học có chất lượng trong lĩnh vực đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, và vận dụng những sáng kiến kinh nghiệm có giá trị trong lĩnh vực này vào công tác quản lý, giảng dạy tại trường nhằm mang lại chất lượng tốt cho việc dạy và học. Hai là: Thực hiện các giải pháp liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ. - Về phía nhà trường cần đẩy mạnh hơn nữa việc quản lý chuyên môn, nghiệp vụ thông qua việc phối hợp quản lý giữa phòng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học và Tổ bộ môn, họp chuyên môn, dự giờ, thăm lớp, đánh giá đúng chuyên môn từng giảng viên, giáo viên. - Để thực hiện tốt hơn công tác giảng dạy, cần cho phép nhóm Chính trị hoặc chỉ đạo thư viện tăng cường mua sắm đủ giáo trình, tài liệu để bán cho sinh viên, giáo sinh, học sinh có điều kiện và cho sinh viên, giáo sinh, học sinh không có điều kiện mua sắm mượn để phục vụ học tập. - Cần tăng cường cử giảng viên, giáo viên tham dự các đợt tập huấn chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao tay nghề phục vụ công tác giảng dạy hàng năm theo các đợt tập huấn do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, tạo điều kiện cho giảng viên, giáo viên dạy không đúng chuyên môn học thêm chuyên ngành hai để phục vụ giảng dạy. Về lâu dài cần xin thêm chỉ tiêu tuyển dụng giảng viên, giáo viên học theo đúng chuyên môn để làm công tác giảng dạy. 108 -Về phía khoa, tổ bộ môn cần dự quan tâm đề nghị dự trù kinh phí cho việc tổ chức biên soạn tập bài giảng và phương tiện kỹ thuật dạy học để sử dụng trong nội bộ, phù hợp với từng chuyên ngành đào tạo, (nội dung tài liệu có biên soạn cụ thể từng bài trong chương trình và lượng kiến thức cần thiết phải lồng ghép trong giảng dạy mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức). Hàng tuần phải tổ chức các cuộc họp sinh hoạt chuyên môn để trao đổi kinh nghiệm và cập nhật thông tin mới nhất. - Ngoài việc tự học, tự nghiên cứu để hiểu biết sâu sắc kiến thức chuyên môn về pháp luật và đạo đức và các lĩnh vực kiến thức khác trong xã hội. Phải biết kết hợp giữa kiến thức chuyên môn với kiến thức thực tiễn trong công tác giảng dạy, ngoài ra còn phải bố trí thời gian hợp lý để tham gia các hoạt động khác ở trường và ở địa phương tổ chức. -Tăng cường quản lý, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ đối với giảng viên, giáo viên, bằng cách phối hợp giữa các bộ phận quản lý của trường, thường xuyên tiến hành dự giờ để đánh giá rút kinh nghiệm giảng dạy. Cần đẩy mạnh hơn nữa dạy cho học sinh, sinh viên phương pháp tự học, dạy cách học những gì mà họ thấy cần thiết phải học để đáp ứng nhu cầu công việc và nhu cầu xã hội, học những kinh nghiệm, trải nghiệm thiết thực trong cuộc sống, trong nghề nghiệp, việc học tập như vậy không chỉ dựa vào kiến thức của thầy cô truyền thụ lại, mà phải học ở mọi nơi, mọi lúc... Nếu bạn cho một người ăn một con cá, bạn mới chỉ cung cấp lương thực cho họ trong một ngày, nhưng nếu bạn dạy họ cách câu cá, bạn đã cung cấp lương thực cho họ cả đời.[35] Nhiệm vụ của giảng viên, giáo viên là không chỉ cung cấp cơ sở vật chất, Để dạy học theo phương pháp mới có hiệu quả cần trang bị thêm cho sinh viên, học sinh một con cá mà còn phải dạy họ cách câu cá. 109 Tăng cường mua, sử dụng trang thiết bị dạy học hiện đại, cung cấp kinh phí cho hoạt động thiết kế phần mềm dạy học, đồng thời tăng cường khai thác một số phần mềm dạy học cơ bản như Microsoft- Powerpoint thành lập nhóm giáo án điện tử, ứng dụng nultimedia vào dạy học theo từng bộ môn để khuyến khích mọi người sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học. Sử dụng internet để tăng cường công tác dạy học và giáo dục, những hoạt động chuyên môn thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin sẽ rất hữu ích để mở rộng diễn đàn, trao đổi kinh nghiệm, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình dạy và học. - Cần đề nghị Bộ Giáo dục và đào tạo xây dựng một thư viện dữ liệu trên internet để phục vụ cho giảng viên, giáo viên và sinh viên học sinh tiện tra cứu các thông tin liên quan đến các môn học. Ba Là: Thực hiện các giải pháp đối với sinh viên, giáo sinh và học sinh. - Tạo mọi điều kiện tốt nhất để học sinh viên, giáo sinh và học sinh được trải nghiệm, khám phá tri thức, học sinh có thể sử dụng nhiều loại tài liệu, phương tiện khác nhau để tìm tòi, khám phá kiến thức dưới sự định hướng của giảng viên, giáo viên. Kiên quyết chống lại tư tưởng cho ràng học tập lấy trò làm trung tâm thực hành và khám phá tri thức chỉ là sự lãng phí thời gian, không có hiệu quả nên vẫn còn chỗ để tồn tại tư tưởng ỷ lại, học tập theo lối cũ tâm lý phụ thuộc quá nhiều vào giảng viên, giáo viên của sinh viên học sinh. - Bản thân sinh viên, học sinh phải tích cực chủ động hơn nữa trong quá trình học tập, nghiên cứu không nên khuôn mẫu mà tùy theo từng bài học sinh viên, học sinh có cách tiếp cận khác nhau phù hợp với trình độ nhận thức của họ. Quá trình tiến hành đổi mới việc dạy và học, cần được tiến hành theo một lộ trình khoa học, hợp lý thì mới mang lại hiệu quả cao trong dạy 110 học và giáo dục. Sinh viên, giáo sinh, học sinh cần tự học, tự nghiên cứu theo định hướng của giảng viên, giáo viên, mạnh dạn hơn nữa phát biểu ý kiến trong các giờ học. - Tăng cường hướng dẫn việc tự học, tự nghiên cứu, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin, trên internet, và các nguồn khác nhất là các tài liệu chính thống lưu tại thư viện nhà trường, tăng cường sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ cho việc học tập, nghiên cứu để tiếp cận với thế giới bên ngoài, tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khóa do các đoàn thể của nhà trường tổ chức. - Có biện pháp bố trí xắp xếp học tập hợp lý, không nên bố trí quá đông sinh viên trong một lớp học gây ảnh hương nhất định đến chất lượng học tập. Số lượng sinh viên trên lớp đông không những ảnh hưởng đến kết quả học tập mà còn ảnh hưởng đến việc sử dụng các phương pháp dạy học, vì vậy không nên bố trí lớp học quá đông người "lớp học kiểu hội nghị" sẽ không nang lại hiệu quả cao trong học tập. Để khắc phục vấn đề này nên hạn chế số lượng sinh viên, giáo sinh, học sinh trong một lớp học và trong quá trình học mỗi sinh viên, giáo sinh, học sinh phải được tiến hành nghiêm túc trong học tập tự biết lập kế hoặch học tập và tuân thủ một cách nghiêm ngặt, nếu học trong một lớp đông người cần giữ đúng kỷ luật, trật tự cần thiết, tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của các thầy cô giáo. Để vận dụng tốt mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào nhiệm vụ thực tiễn giảng dạy môn Pháp luật và môn Đạo đức ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc kạn có hiệu quả nhất cần phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm tiến hành đồng bộ các giải pháp nêu trên để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học môn Pháp luật và môn Đạo đức ở Trường Cao Đẳng Cộng đồng Bắc Kạn. 111 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Trong chương 2 luận văn đã tập trung nghiên cứu giải quyết hai vấn đề chính: Vấn đề thứ nhất là: phân tích thực trạng việc giảng dạy môn Pháp luật và môn Đạo đức theo chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc vận dụng mối quan hệ giữa Pháp luật và đạo đức vào giảng dạy môn Pháp luật học và môn Đạo đức học tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn để làm cơ sở nâng cao hiệu quả vận dụng tốt mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào nhiệm vụ giảng dạy tại trường được tốt hơn. Vấn đề thứ hai là: Trên cơ sở phân tích các thực trạng thực hiện nhiệm vụ giảng dạy môn Pháp luật học, môn Đạo đức học và môn Phương pháp dạy đạo đức để đưa ra một số kiến nghị cụ thể thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chuyên môn và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ giảng dạy môn Pháp luật và môn Đạo đức tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn. Với những nội dung nghiên cứu trên của luận văn có ý nghĩa rất thiết thực trong việc áp dụng vào thực tiễn thực hiện nhiệm vụ tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn. 112 KẾT LUẬN Trong khuôn khổ Luận văn đã phân tích những khái niệm về đạo đức và pháp luật và mối quan hệ giữa chúng để làm cơ sở cho việc vận dụng vào thực tiễn thực hiện nhiệm vụ gỉng dạy môn Đạo đức và môn Pháp luật tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc kạn và xác định đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy, vận dụng mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật vào thược tiễn thực hiện nhiệm vụ giảng dạy luôn luôn là vấn đề cần quan tâm để nâng cao chất lượng giảng dạy. Đề tài đã khẳng định được rằng chúng ta sẽ không thể thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, chương trình học tập nếu không đổi mới một cách đồng bộ cả về nội dung, phương pháp, phương tiện và con người. Để đổi mới, vận dụng mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật vào việc giảng dạy có hiệu quả đòi hỏi các đồng chí giảng viên, giáo viên trước tiên phải có chuyên môn nghiệp vụ, và nắm rõ mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức và điều kiện thực tiễn của trường, lớp, học sinh, sinh viên và giáo sinh. Để thực hiện tốt vấn việc vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào dạy môn pháp luật học và môn đạo đức học không những đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực của các đồng chí giáo viên giảng dạy mà còn phải có sự động viên, ủng hộ của các cấp quản lý, mà trực tiếp là các đồng chí quản lý chuyên môn của trường tạo mọi điều kiện về vật chất lẫn tinh thần để động viên các giáo viên Đẩy mạnh tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, tăng cường mua sắm phương tiện kỹ thật dạy học để sử dụng trong các giờ dạy một cách đồng bộ. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi đã cố gắng nêu lên thực trạng và định hướng giải quyết các vấn đề một cách sát thực nhất, thông qua một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thêm cơ chế quản lý chuyên môn phù hợp, linh hoạt và thực tiễn vận dụng mối quan hệ giữa Pháp luật và 113 đạo đức vào thực tiễn nhiệm vụ giảng dạy tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn. Với mong muốn ngày càng vận dụng tốt hơn mối quan hệ giữa Pháp luật và đạo đức vào nhiệm vụ giảng dạy để nâng cao chất lượng giảng dạy theo chương trình đổi mới tôi đã thực hiện đề tài "Mối quan hệ giữa Pháp luật và đạo đức – thực tiễn vận dụng vào nhiệm vụ giảng dạy tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn". Chúng tôi rất hy vọng đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho những ai quan tâm tới lĩnh vực này. 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Pháp luật Đại cương, Nxb giáo dục, Hà Nội. 2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2001), Đạo đức học, (Giáo trình đào tạo giáo viên trung học hệ Cao đẳng Sư phạm), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phương pháp dạy học môn Đạo Đức. Sách dành cho sinh viên Cao đẳng sư phạm, Nxb giáo dục (Không ghi rõ năm xuất bản). 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002 - 2007), Tài liệu tập huấn thay sách môn đạo đức, Hà Nội. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Giáo dục công dân, Nxb Giáo dục chu kỳ III (2004 - 2007). 6. Bộ giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu tập huấn bổ sung cập nhật kiến thức giảng viên CĐSP ngành GDC, Hà nội. 7. Bộ giáo dục và Đào tạo (2008), Tài liệu tập huấn giáo viên pháp luật TCCN, Hà nội. 8. Bộ giáo dục và Đào tạo (2000), Giáo trình Giáo dục pháp luật trong các trường chuyên nghiệp, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên Trung học cơ sở theo chương trình CĐSP mới, Hà Nội. 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình đào tạo Giáo viên tiểu học hệ Cao đẳng Sư phạm học phần đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức, Hà Nội. 11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chương trình Tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2001QĐ-BGD &ĐT ngày 09/11/2001. 12. C Mác Ph. Ăngghen toàn tập, tập 1 (1980), Nxb Sự thật, Hà Nội. 13. C Mác (1991), Sự khốn cùng của triết học, Nxb sự thật, Hà Nội. 115 14. Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em. 15. Phạm Khắc Chương, Hà Nhật Thăng (2001), Đạo đức học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987- 1991-1994 -1996 - 1998- 2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V – X, Nxb sự thật, Hà Nội. 17. Nguyễn Văn Động (2002), Những vấn đề cơ bản của môn học Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 18. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, (Đã được sửa đổi bổ sung năm 2001) Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Hồ Chí Minh (1993), Bàn về Đạo đức, Nxb sự thật, Hà Nội. 20. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Hữu Hợp (1998), Phương pháp dạy học môn đạo đức ở tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 22. Luật giáo dục, năm 1998. 23. Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, năm1991. 24. Nguyễn Ngọc Long (2006) Giáo trình Triết học Mác - Lê Nin (Dùng cho các trường Đại học, Cao đẳng) tái bản lần 2 có sủa đổi bổ sung, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 25. Đinh Xuân Lý (2003), Một số chuyên đề về Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003. 26. Hoàng Thị Kim Quế (2007) Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 27. Hoàng Thị Kim Quế (2007), Pháp luật và đạo đức, sách chuyên khảo, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 28. Tài liệu tham khảo lớp Bồi dương tư tưởng Hồ Chí Minh (2003), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 116 29. Lê Minh Tâm (2004) Giáo trình Lý luận nhà nước và Pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 30. Ngô Đức Thịnh (1998), Luật tục H' Mông, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Ngô Đức Thịnh (1998), Tìm hiểu luật tục các dân tộc Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Lưu Thu Thủy, Nguyễn Hữu Hợp (2001), Hỏi đáp về dạy học môn đạo đức ở tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 33. Trung Tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), Tài liệu tham khảo Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đạo đức, Hà Nội. 34. Nguyễn Cửu Việt (2005), Giáo trình luật hành chính Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 35. Willbert. J. Mc Keachie ( 2002), Những thủ thuật dạy học, Bản sao đĩa mềm lưu tại Văn phòng dự án Việt Bỉ của "Chương trình đào tạo giáo viên các trường Sư phạm 7 tỉnh miền núi phía Bắc Việt nam", Hà Nội. 36. Robin Alescomder, Maurice Croft, Fames Lynch, (1989), Change in teacher education in London, Newyork, Sydney. 39. UNESCO, BANGKOK(1990), teacher education in Asia and the Pacific region (Inovations and initiatives, Volume 7, III). 40. WWW.phapluat.com.vn 41. WWW.laodong.com.vn 42. WWW.tuoi tre.com.vn 43. WWW.vietnamnet.com.vn 117 [...]... sở cho việc vận dụng vào thực tiễn Nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, sự tác động lẫn nhau giữa pháp luật và đạo đức để làm cơ sở lý luận để vận dụng mối quan hệ vào nhiệm vụ giảng dạy môn pháp luật, môn đạo đức, môn Phương pháp dạy đạo đức ở trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn Đưa ra một số kiến nghị về việc xây dựng cơ chế, chính sách, vận dụng mối quan hệ này vào đổi mới giảng dạy môn. .. quan niệm về pháp luật, Bản chất, chức năng, nhiệm vụ của pháp luật và đạo đức, tầm quan trọng của pháp luật 6 trong đời sống xã hội So sánh một số điểm giống nhau và khác nhau giữa pháp luật và đạo đức Chương 2; Đề tài xác định thực trạng và một số giải pháp về việc vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào nhiệm vụ giảng dạy môn Pháp luật học và môn Đạo đức học tại trường Cao đẳng cộng đồng. .. một số quan điểm có tính thực tiễn cao, có thể vận dụng được vào thực tiễn quản lý, giảng dạy tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc kạn Nội dung chính của đề tài đề cập đến lĩnh vực vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào nhiệm vụ giảng dạy ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn Đề tài nhận định những nguyên nhân dẫn tới hạn chế và tìm ra giải pháp khắc phục và có kiến nghị để ngày càng nâng cao hiệu... tiết ở nhiều khía cạnh khác nhau về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, nhưng chủ yếu chỉ đề cập đến vấn đề mối quan hệ qua lại và tác động của mối quan hệ này trong việc xây dựng, áp dụng pháp luật, thực hiện pháp luật hoặc quản lý xã hội trong một lĩnh vực nào đó, chưa có bài viết chuyên sâu về việc vận dụng mối quan hệ này vào công tác giảng dạy tại các trường cao đẳng cộng đồng có nhiều môn học... mối quan hệ giữa Pháp luật và đạo đức trong ứng xử, quan hệ kinh tế tránh bị lợi dụng trong quan hệ đối ngoại và giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ tốt hơn 1.3 So sánh những điển giống nhau và khác nhau giữa pháp luật và đạo đức 1.3.1 Điểm giống nhau giữa pháp luật và đạo đức Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ khăng khít với nhau, trước hết đều nhằm điều chỉnh hành vi của con người giữa cá nhân với cá... đồng Bắc Kạn theo chương trình đổi mới và có đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục môn Pháp luật học và môn Đạo đức học Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn Cuối cùng rút ra kết luận các nội dung chính để thấy được tính thực tế, hữu ích của đề tài 7 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC 1.1 Một số quan niệm cơ bản về Pháp luật. .. lại với pháp luật cho nên để phát huy vai trò của pháp luật thì cần xem xét đến mối quan hệ của pháp luật với tập quán và các quy phạm xã hội khác Để pháp luật thể hiện đúng bản chất của mình đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội cần xem xét mối quan hệ pháp luật với nhiều yếu tố khác mới hiểu rõ bản chất pháp luật Chức năng của pháp luật: Chức năng điều chỉnh: Nhà nước ban hành pháp luật điều... sự tác động trực tiếp hay gián tiếp của pháp luật vào các vụ việc cụ thể, thông qua đó pháp luật đi vào ý thức con người, từng bước hình thành ý thức pháp luật, hình thành hành động phù hợp với quy định của pháp luật đã ban hành Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần thực hiện tốt hơn chức năng này Nhiệm vụ của pháp luật: Pháp luật có nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ lợi ích kinh tế của... đổi mới giảng dạy môn Pháp luật học, môn Đạo đức học, môn Phương pháp dạy đạo đức nhằm nâng cao chất lượng học tập 5 Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài: Để hoàn thành đề tài của mình tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Kết hợp lý luận và thực tiễn, phương pháp xã hội học, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp luật học lịch sử, phương pháp luật học so sánh, phương pháp trừu tượng hóa... mình, và đóng góp cho xã hội, cho cộng đồng tổ quốc Pháp luật và đạo đức đều chống lại cái ác, bảo vệ điều thiện đem lại cuộc sống thanh bình cho cá nhân và xã hội Trong một xã hội nhất định cả đạo đức và pháp luật đều cùng tác động lên các hoạt động của cộng đồng cùng điều chỉnh hành vi ứng xử của các cá nhân trong cộng đồng, cùng xác 27 định mối quan hệ về lợi ích của các cá nhân trong quan hệ với cộng ... luận pháp luật đạo đức mối quan hệ pháp luật đạo đức để làm sở vận dụng vào thực tiễn nhiệm vụ giảng dạy môn pháp luật môn đạo đức Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn Phân tích thực trạng việc thực. .. GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VĂN BIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC - THỰC TIỄN VẬN DỤNG VÀO NHIỆM VỤ GIẢNG DẠY MÔN PHÁP LUẬT VÀ MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG BẮC KẠN Chuyên ngành... dụng vào thực tiễn Nghiên cứu mối quan hệ pháp luật đạo đức, tác động lẫn pháp luật đạo đức để làm sở lý luận để vận dụng mối quan hệ vào nhiệm vụ giảng dạy môn pháp luật, môn đạo đức, môn Phương

Ngày đăng: 19/10/2015, 16:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. Một số quan niệm cơ bản về Pháp luật và Đạo đức.

  • 1.1.1 Một số quan niện về pháp luật.

  • 1.1.2 Bản chất, chức năng, nhiệm vụ của pháp luật.

  • 1.1.3 Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.

  • 1.2. Quan niện về đạo đức.

  • 1.2.1 Một số quan niệm chủ yếu về đạo đức.

  • 1.2.2 Bản chất, chức năng, nhiệm vụ đạo đức:

  • 1.2.3. Vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.

  • 1.3.1 Điểm giống nhau giữa pháp luật và đạo đức.

  • 1.3.2. Điểm khác nhau cơ bản giữa pháp luật và đạo đức.

  • 1.4. Mối quan hệ giữa Pháp luật và đạo đức.

  • Chương 2 VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC VÀO THỰC TIỄN NHIỆM VỤ GIẢNG DẠY MÔN PHÁP LUẬT HỌC VÀ MÔN ĐẠO ĐỨC HỌC, Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG BẮC KẠN

  • 2.1 Vài nét sơ lƣợc về trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn.

  • KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan