Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước của kho bạc nhà nước hoàn kiếm luận văn ths

136 1.7K 1
Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước của kho bạc nhà nước hoàn kiếm  luận văn ths

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- HỒ PHƢƠNG THẢO KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƢỚC HOÀN KIẾM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- HỒ PHƢƠNG THẢO KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƢỚC HOÀN KIẾM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI THỊ HỒNG VIỆT XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình khoa học nghiên cứu đô ̣c lâ ̣p của riêng tôi . Các số liê ̣u, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Các số liệu, tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2015 Tác giả luận văn Hồ Phƣơng Thảo LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của quý thày cô, gia đình và đồng nghiệp. Trƣớc tiên tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Bùi Thị Hồng Việt là cô giáo hƣớng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ tôi về kiến thức khoa học trong quá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo, các đồng nghiệp Kho bạc Nhà nƣớc Hoàn Kiếm đã nhiệt tình, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin biết ơn sâu sắc đến những ngƣời thân trong gia đình đã quan tâm động viên, giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành đƣợc khóa học này. Tuy đã rất cố gắng nhƣng luận văn này không tránh đƣợc những thiếu sót, tôi mong đƣợc sự góp ý đóng góp của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp . Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2015 Tác giả luận văn Hồ Phƣơng Thảo MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i DANH MỤC SƠ ĐỒ ........................................................................................ ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... iv MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƢỚC QUẬN .......................... 4 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .............................................................. 4 1.2. Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc .............................. 6 1.2.1. Khái niệm chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc ...... 6 1.2.2. Đặc điểm và vai trò của chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc .................................................................................................... 7 1.2.3. Nội dung của chi đầu tƣ xây dựng bản từ ngân sách nhà nƣớc 10 1.3. Kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc quận ...................................................................................... 10 1.3.1. Khái niệm kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc quận ........................................................... 10 1.3.2. Mục tiêu và nguyên tắc kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc quận ................................... 11 1.3.3. Bộ máy kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc quận ........................................................... 13 1.3.4. Công cụ kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc quận ........................................................... 15 1.3.5. Quy trình kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc quận ........................................................... 16 1.3.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc quận ................................... 29 1.3.7. Kinh nghiệm về công tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản qua Kho bạc một số địa phƣơng ....................................................... 37 1.3.8. Một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng đối với Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm ..................................................................................... 39 CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP .................. 37 2.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 37 2.2 Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin.............................................. 38 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin ..................................................... 38 2.2.2. Phƣơng pháp so sánh ..................................................................... 39 2.2.3 Phƣơng pháp phân tích tổng hợp ...................................................... 39 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƢỚC HOÀN KIẾM ............................................................................ 40 3.1.Khái quát về Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm ........................................ 40 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm ....... 40 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm ............ 41 3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm ...................... 43 3.2. Thực trạng chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm giai doạn 2010-2014 ......................................... 48 3.3. Thực trạng kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm giai đoạn 2010 -2014................. 49 3.3.1. Thực trạng bộ máy kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm ................................. 49 3.3.2. Thực trạng công cụ kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN của KBNN Hoàn Kiếm .................................................................................. 50 3.3.3. Thực trạng thực hiện quy trình kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm ............. 55 3.4. Đánh giá về kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc Nhà nƣớc Hoàn Kiếm ................................................... 73 3.4.1. Điểm mạnh trong kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc Nhà nƣớc Hoàn Kiếm ................................ 73 3.4.2. Điểm yếu trong kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc Nhà nƣớc Hoàn Kiếm ........................................ 77 3.4.3. Nguyên nhân của những điểm yếu ................................................ 87 CHƢƠNG 4: HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƢỚC HOÀN KIẾM ............................................................................................................... 92 4.1. Mục tiêu phát triển và phƣơng hƣớng hoàn thiện kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm ..................................................................................................................... 92 4.1.1. Mục tiêu phát triển của Kho bạc NN Hoàn Kiếm đến năm 2020 . 92 4.1.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm ......................................................... 93 4.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm ..................................... 95 4.2.1. Giải pháp hoàn thiện bộ máy kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm .................... 95 4.2.2. Giải pháp hoàn thiện công cụ kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm ............. 97 4.2.3. Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm ........... 101 4.3.Kiến nghị............................................................................................. 114 4.3.1. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nƣớc .................. 114 4.3.2. Kiến nghị đối với Sở, Ban, ngành địa phƣơng............................ 114 4.3.3. Kiến nghị đối với chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án ................................ 116 KẾT LUẬN ................................................................................................... 118 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 120 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 GPMB Giải phòng mặt bằng 2 KBNN Kho bạc Nhà nƣớc 3 KSC Kiểm soát chi 4 CKC Cam kết chi 5 NSNN Ngân sách Nhà nƣớc 6 NSĐP Ngân sách địa phƣơng 7 NSTW Ngân sách Trung ƣơng 8 NSTP Ngân sách thành phố 9 TTVĐT Thanh toán vốn đầu tƣ 10 TABMIS Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc 11 XDCB 12 ĐVSDNS Xây dựng cơ bản Đơn vị sử dụng ngân sách i DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ 1 Sơ đồ 1.1. 2 Sơ đồ 3.1 3 Sơ đồ 4.1 Nội dung Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ theo cơ chế một cửa Cơ cấu tổ chức của KBNN Hoàn Kiếm Mô hình kiểm soát chi đầu tƣ XDCB theo cơ chế một cửa ii Trang 20 44 102 DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng 1 Bảng 3.1. 2 Bảng 3.2. 3 Bảng 3.3. Nội dung Tình hình cán bộ KBNN Hoàn Kiếm giai đoạn 2010-2014 Chi đầu tƣ XDCB theo ngành qua KBNN Hoàn Kiếm giai đoạn 2010-2014 Số lƣợng trình độ cán bộ kiểm soát chi đầu tƣ XDCB tại KBNN Hoàn Kiếm giai đoạn 2010-2014 Trang 40 48 50 Số lƣợng hồ sơ bị từ chối thanh toán do không đủ 4 Bảng 3.4. điều kiện qua KBNN Hoàn Kiếm giai đoạn 2010- 58 2014 5 Bảng 3.5. Tình hình tạm ứng vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN tại KBNN Hoàn Kiếm giai đoạn 2010-2014 61 Tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB 6 Bảng 3.6. từ NSNN tại KBNN Hoàn Kiếm giai đoạn 2010- 66 2014. Số vốn từ chối chi thông qua công tác kiểm soát 7 Bảng 3.7. chi vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN Hoàn Kiếm giai 68 đoạn 2010-2014. Tổng hợp số từ chối chi theo nguyên nhân thông 8 Bảng 3.8. qua công tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB qua 69 KBNN Hoàn Kiếm giai đoạn 2010-2014. 9 Bảng 3.9 Tinh hình dự án công trình hoàn thành phê duyệt quyết toán giai đoạn 2010-2014 iii 71 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên sơ đồ 1 2 Biểu đồ 3.1 Biểu đồ 3.2 Nội dung Tỷ lệ tạm ứng vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN qua các năm Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN qua các năm iv Trang 63 67 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, trong tiến trình phát triển của xã hội, đầu tƣ là một hoạt động không thể thiếu và đang càng ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Trong đó đầu tƣ xây dựng cơ bản là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng và phát triển đất nƣớc nhất là đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Đối với thành phố Hà Nội, nhất là quận Hoàn Kiếm với định hƣớng phát triển kinh tế văn hóa và du lịch nhu cầu đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng là rất lớn. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của Hà Nội, quận Hoàn Kiếm đã nhận đƣợc sự quan tâm của Đảng, UBND thành phố Hà Nội trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản. Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội trên địa bàn quận Hoàn Kiếm trung bình hàng năm hàng ngàn tỷ đồng, trong đó phần lớn là vốn ngân sách Nhà nƣớc. Nhiều dự án hoàn thành bàn giao đƣa vào khai thác, sử dụng đã phát huy đƣợc hiệu quả góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên vẫn còn đây đó việc thất thoát vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, hiệu quả sử dụng đồng vốn ngân sách trong đầu tƣ xây dựng cơ bản chƣa cao, gây ra hiện tƣợng lãng phí nguồn lực tài chính quốc gia. Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó vấn đề kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản tại Kho bạc nhà nƣớc đóng vai trò hết sức quan trọng, và rất cần thiết bởi Kho bạc nhà nƣớc là cơ quan cuối cùng kiểm soát để đƣa vốn ra khỏi Ngân sách Nhà nƣớc. Kho bạc Nhà nƣớc Hoàn Kiếm với vai trò là cơ quan kiểm soát chi cần phải nhận biết những hiện tƣợng thất thoát, lãng phí để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ từ nguồn vốn NSNN. Vì vậy hoàn thiện kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm có ý nghĩa to lớn trong việc tăng hiệu quả đầu tƣ, tiết kiệm ngân sách, chống thất thoát lãng phí. 1 Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài: “Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước của Kho bạc nhà nước Hoàn Kiếm” làm luận văn thạc sỹ của mình. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích đƣợc thực trạng kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc Nhà nƣớc Hoàn Kiếm và nguyên nhân của những điểm yếu. - Đề xuất một số giải pháp từ đó xác định đƣợc điểm mạnh điểm yếu trong kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm. 3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nôi dung: Nghiên cứu hệ thống kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc quận bao gồm: bộ máy kiểm soát chi, công cụ kiểm soát chi và quy trình kiểm soát chi. + Không gian: Nghiên cứu hoạt động kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc do Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm quản lý + Thời gian: Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập giai đoạn 2010-2014 và đề xuất giải pháp đến năm 2020. - Câu hỏi nghiên cứu: + Các yếu tố ảnh hƣởng đến kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc quận là gì? + Thực trạng kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm hiện nay nhƣ thế nào? + Những điểm mạnh và điểm yếu trong kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm hiện nay là 2 gì? Nguyên nhân của những điểm yếu. + Có những giải pháp nào nhằm hoàn thiện kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm? 4. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn bao gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và cơ sở lý luận về kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc quận. Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu. Chƣơng 3: Phân tích thực trạng kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm. Chƣơng 4: Hoàn thiện kiểm soát chi đầutƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƢỚC QUẬN 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Đã có một số bài viết, đề tài, nghiên cứu xung quanh vấn đề vai trò của Kho bạc nhà nƣớc trong việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ thuộc ngân sách nhà nƣớc nhƣ sau: Dƣơng Cao Sơn, 2008. Hoàn thiện công tác quản lý chi vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN. Luận văn thạc sĩ . Học viện Tài chính. Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về nguồn vốn đầu tƣ XDCB và quản lý chi vốn đầu tƣ XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nƣớc, phân tích thực trạng quản lý chi vốn đầu tƣ XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nƣớc, đánh giá những mặt đƣợc và chƣa đƣợc của quản lý trong lĩnh vực này và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi vốn đầu tƣ XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nƣớc. Điểm nổi bật của luận văn này đã chỉ rõ các hạn chế trong công tác quản lý chi vốn đầu tƣ XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nƣớc: là tồn tại trong công tác phân bổ kế hoạch và chuyển vốn đầu tƣ XDCB, tồn tại trong quy trình kiểm soát, tồn tại về mẫu chứng từ kế toán, tồn tại trong công tác kế toán, quyết toán, tồn tại về chế độ thông tin báo cáo, tồn tại trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và trong tổ chức bộ máy quản lý. TS. Nguyễn Văn Quang & Ths. Hà Xuân Hoài, 2010. Tích hợp quy trình kiểm soát cam kết chi và kiểm soát chi NSNN qua KBNN phù hợp với lộ trình triển khai chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020. Đề tài nghiên cứu khoa học của KBNN. Đề tài cho thấy kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nƣớc là một khâu kiểm soát quan trọng trong quá trình kiểm soát kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc 4 Nguyễn Văn Hƣng, 2010. Để kiểm soát chi thông thoáng và hiệu quả. Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia Kho bạc Nhà nƣớc Việt nam, số 99, trang 22-24. Tác giả đã đƣa ra một số giải pháp để công tác kiểm soát chi qua kho bạc nhà nƣớc vừa nhanh chóng nhƣng đảm bảo đúng nguyên tắc chế độ. Cao Thị Lan Anh, 2010. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN. Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia Kho bạc Nhà nƣớc Việt nam, số 101, trang 6-8, 10. Tác giả nêu lên một số bất cập trong cơ chế quản lý thanh toán vốn đầu tƣ và đƣa ra giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế đó. Trƣơng Công Lý, 2012. Thu hồi tạm ứng vốn đầu tư XDCB-Góc nhìn từ thực tế .Tạp chí quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 112. Tác giả đã nêu tình hình tạm ứng và thực tế thu hồi tạm ứng vốn đầu tƣ còn thấp, từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm đẩy nhanh việc thu hồi tạm ứng . Đinh Thị Thu Hƣơng, 2012. Nghiên cứu hoạt động chi đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Long Biên thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ. Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa bổ sung nội dung lý luận cơ bản về đầu tƣ xây dựng cơ bản,chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc. Thực trạng chi đầu tƣ xây dựng cơ bản của quận Long Biên, phân tích một số dự án cụ thể từ đó nêu lên các ƣu điểm và hạn chế của công tác chi đầu tƣ xây dựng cơ bản của quận Long Biên. Dựa vào kết quả đánh giá phân tích đƣa ra các định hƣớng và giải pháp của quận Long Biên và các phƣờng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho đầu tƣ xây dựng cơ bản, chống thất thoát, lãng phí và tham nhũng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của quận Long Biên nói riêng và hoạt động chi đầ u tƣ XDCB từ NSNN của cả nƣớc nói chung. Tài liệu hội thảo về “ Thực trạng và giải pháp về nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ NSNN” (Hà Nội 2008). Các bài viết trong tài liệu đã khái quát 5 đƣợc thực trạng hiệu quả vốn đầu tƣ từ NSNN: từ cơ chế phân cấp, công tác quy hoạch, lập kế hoạch, thực hiện dự án, quyết toán đầu tƣ cho đến đánh giá đầu tƣ từ NSNN. Các bài viết cũng đƣa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn đầu tƣ từ NSNN và các giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả đầu tƣ. Tuy nhiên, ở mức độ nghiên cứu bài viết để tham gia hội thảo, nên các tác giả chỉ khái quát cơ bản nhất thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ từ NSNN, những vấn đề nổi cộm và giải pháp khắc phục chung nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ từ NSNN. Tóm lại, các nghiên cứu trên đã có ít nhiều đóng góp cho các nhà quản lý trong việc tăng cƣờng quản lý chi NSNN trong đầu tƣ XDCB. Tuy nhiên các nghiên cứu này chƣa chỉ đƣợc khâu yếu kém trong kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN tại địa bàn cụ thể nhƣ quận Hoàn Kiếm Xuất phát từ nhận định trên đề tài “Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước của Kho bạc nhà nước Hoàn Kiếm” sẽ tiếp tục là vấn đề cấp thiết để nghiên cứu. 1.2. Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc 1.2.1. Khái niệm chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước Tại giáo trình Ngân sách Nhà nƣớc của trƣờng Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội của tác giả Lê Văn Hƣng và Lê Hùng Sơn, trang 152 định nghĩa: Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản của NSNN là các khoản chi để đầu tƣ xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội không có khả năng thu hồi vốn, các công trình của các doanh nghiệp Nhà nƣớc đầu tƣ theo kế hoạch đƣợc duyệt, các dự án quy hoạch vùng và lãnh thổ. Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản có thể đƣợc thực hiện theo hình thức đầu tƣ xây dựng mới hoặc theo hình thức đầu tƣ xây dựng mở rộng, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa các tài sản cố định và năng lực sản xuất hiện có .Theo cơ 6 cấu công nghệ của vốn đầu tƣ thì chi đầu tƣ xây dựng cơ bản bao gồm chi xây lắp, chi thiết bị và chi khác. Thực chất chi đầu tƣ xây dựng cơ bản của NSNN là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ NSNN để đầu tƣ tái sản xuất tài sản cố định nhằm từng bƣớc tăng cƣờng, hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất phục vụ của nền kinh tế quốc dân. 1.2.2. Đặc điểm và vai trò của chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 1.2.2.1.Đặc điểm chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc Thứ nhất: Chi ngân sách nhà nƣớc (NSNN) trong đó có chi đầu tƣ xây dựng cơ bản (XDCB) là một khoản chi lớn trong tổng cầu của nền kinh tế. Mức độ chi, mục đích chi sẽ có tác động rất lớn và tức thì tới các hoạt động trong nền kinh tế. Cụ thể chi NSNN cho đầu tƣ XDCB thƣờng có tác động lớn đến tổng chi NSNN, đến quan hệ cân đối giữa thu ngân sách - chi ngân sách và do đó đến các chính sách về thuế, vay nợ, cũng nhƣ ảnh hƣởng đến các chính sách xã hội khác. Thứ hai: Nguồn hình thành nên NSNN chủ yếu là từ nguồn thu thuế của các chủ thể trong nền kinh tế, nguồn vay nợ của Chính phủ nên chi NSNN cho đầu tƣ XDCB có mối quan hệ chặt chẽ, tác động trực tiếp đến hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế. Thứ ba: Do sản phẩm của chi NSNN cho đầu tƣ XDCB là các sản phẩm XDCB với những đặc trƣng riêng, nhƣ có thời gian tồn tại lâu dài, chi phí lớn, tác động trên phạm vi rộng đến hoạt động kinh tế xã hội vùng dự án, nên chất lƣợng dự án cũng nhƣ chi phí thực hiện dự án sẽ có tác động trực tiếp và lâu dài đến hoạt động kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án. 7 1.2.2.2.Vai trò chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc Mặt trái của cơ chế thị trƣờng là các cá nhân, tổ chức kinh tế sẽ không đầu tƣ vào lĩnh vực không lợi nhuận hoặc lợi nhuận không cao, trong khi đó đầu tƣ XDCB lại rất cần thiết cho phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, vì vậy chỉ có chi NSNN cho đầu tƣ tƣ XDCB mới có thể thực hiện đƣợc vai trò quan trọng này. Đầu tƣ XDCB đóng vai trò quan trọng trên mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia. - Về mặt kinh tế: Chi đầu tƣ XDCB góp phần tạo các nhà xƣởng mới, thiết bị công nghệ, dây chuyền, sản xuất mới, hiện đại hoặc mở rộng, cải tạo những nhà máy cũ. Từ đó tăng năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hạ giá thành, mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do đó nâng cao hiệu quả sản xuất ở cơ sở góp phần phát triển kinh tế địa phƣơng. Đầu tƣ nói chung và đầu tƣ XDCB nói riêng tác động đến tổng cầu và tổng cung của xã hội. Qua đó tác động đến sự ổn định, tăng trƣởng và phát triển nền kinh tế. Đầu tƣ thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu toàn bộ nền kinh tế.đầu tƣ làm cho tổng cầu tăng theo. Chính vì vậy mà chính phủ đã sử dụng đầu tƣ nhƣ là một trong những biện pháp kích cầu. Khi đầu tƣ có kết quả làm tăng năng lực sản xuất, dịch vụ, do đó làm tăng tổng cầu xã hội. Tổng cầu tăng, tổng cung sẽ tăng kéo theo sản lƣợng cân bằng của nền kinh tế tăng, do đó thúc đẩy GDP tăng góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Chi NSNN cho đầu tƣ XDCB sẽ tạo ra hạ tầng kinh tế kỹ thuật nhƣ: điện, đƣờng giao thông, sân bay, cảng biển… tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm từ đó thu hút đầu tƣ, thúc đẩy phát triển kinh tế. 8 - Về mặt chính trị, xã hội: Chi NSNN cho đầu tƣ XDCB tạo điều kiện xây dựng hạ tầng cơ sở cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhƣ: đƣờng giao thông tới miền núi, nông thôn, điện, trƣờng học tạo điều kiện phát triển kinh tế ở các vùng này từ đó tăng thu nhập, cải thiện đời sống ngƣời dân, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng ở địa phƣơng. Đồng thời, chi đầu tƣ XDCB cũng tập trung vào các công trình văn hóa để duy trì truyền thống, văn hóa của địa phƣơng, của quốc gia; đầu tƣ vào truyền thông (công trình XDCB trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình) nhằm thông tin những chính sách, đƣờng lối của Nhà nƣớc, tạo điều kiện ổn định chính trị của quốc gia; đầu tƣ XDCB trong lĩnh vực y tế góp phần chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân và các dịch vụ công khác cho cộng đồng. - Về mặt an ninh, quốc phòng: Kinh tế ổn định và phát triển, các mặt chính trị - xã hội đƣợc cũng cố và tăng cƣờng là điều kiện quan trọng cho ổn định an ninh, quốc phòng. Chi đầu tƣ XDCB bằng vốn NSNN còn tạo ra các công trình nhƣ: trạm, trại quốc phòng và các công trình khác phục vụ trực tiếp cho an ninh quốc phòng đặc biệt là các công trình đầu tƣ mang tính bảo mật quốc gia, vừa đòi hỏi vốn lớn vừa đòi hỏi kỹ thuật cao thì chỉ có chi NSNN mới có thể thực hiện đƣợc. Điều này nói lên vai trò quan trọng không thể thiếu của chi NSNN cho đầu tƣ XDCB trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Tóm lại, chi NSNN cho đầu tƣ XDCB để cung cấp những hàng hóa công cộng nhƣ: quốc phòng, an ninh, các hoạt động quản lý Nhà nƣớc, xây dựng các công trình giao thông, liên lạc; các công trình mang tính chất phúc lợi xã hội nhƣ y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, các công trình phục vụ cho phát triển kinh tế quốc gia nhƣ điện lực, công nghệ thông tin… Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn tạo điều kiện thu hút đầu tƣ, tạo việc làm, tăng thu 9 nhập, chống suy thoái kinh tế và thất nghiệp. Vì vậy, chi NSNN cho đầu tƣ XDCB là tất yếu và không thể thiếu ở mọi quốc gia. 1.2.3. Nội dung của chi đầu tư xây dựng bản từ ngân sách nhà nước Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN bao gồm: - Chi cho các dự án đầu tƣ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh không có khả năng thu hồi vốn thuộc địa phƣơng quản lý nhƣ: các dự án giao thông, thủy lợi, giáo dục và đào tạo, y tế, công trình văn hóa xã hội, thể dục thể thao, phúc lợi công cộng, quản lý nhà nƣớc, khoa học kỹ thuật,… - Chi cho các dự án đầu tƣ của các doanh nghiệp đầu tƣ vào các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật đƣợc NSNN hỗ trợ. - Chi cho các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng nhƣ: quy hoạch chung xây dựng đô thị - Chi cho các dự án đầu tƣ XDCB khác theo quyết định của chính quyền TW, chính quyền địa phƣơng. 1.3. Kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc quận 1.3.1. Khái niệm kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của Kho bạc nhà nước quận Trong “Từ điển Tiếng Việt” của Nhà xuất bản Đà Nẵng của Trung tâm Từ điển học Vietlex xuất bản năm 2009 đƣa ra khái niệm về kiểm soát nhƣ sau:“ Kiểm soát có nghĩa là xem xét để phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định”. “Kiểm soát là công việc đo lƣờng, đánh giá và điều chỉnh hoạt động của các bộ phận trong hệ thống nhằm đảm bảo rằng các mục tiêu và các kế hoạch đã đề ra nhằm thực hiện mục tiêu này đã và đang đƣợc hoàn thành”(Bùi Hữu Đức, 2013, trang 186) 10 Kiểm soát chi không phải là công cụ quản lý riêng có của Nhà nƣớc, mà bất kỳ thành phần kinh tế nào, trong bất kỳ hoạt động kinh tế nào cũng đều phải kiểm soát để đảm bảo chi đúng nguyên tắc, đúng chế độ, tiết kiệm chi phí với mục đích cuối cùng là sử dụng tối ƣu hiệu quả nguồn vốn. Kiểm soát chi đầu tƣ XDCB là việc cơ quan cấp phát kinh phí NSNN cho đầu tƣ XDCB thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát toàn bộ các hoạt động, các khoản chi từ NSNN cho đầu tƣ xây dựng công trình, mua sắm, lắp đặt thiết bị gắn với công trình XDCB . . . đảm bảo chi đúng đối tƣợng, đúng mục tiêu của dự án đã đƣợc duyệt, các khoản chi phải tuân thủ đúng chế độ quản lý tài chính hiện hành, đúng định mức, đơn giá XDCB đƣợc cấp có thẩm quyền ban hành. Theo cơ chế quản lý tài chính công, tuy giám đốc KBNN chỉ thực hiện nghiệp vụ chi trả theo quyết định của thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách, nhƣng giám đốc KBNN có nhiệm vụ kiểm soát tính hợp pháp của những quyết định này trƣớc khi thực hiện. 1.3.2. Mục tiêu và nguyên tắc kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của Kho bạc nhà nước quận 1.3.2.1. Mục tiêu kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN Mục tiêu kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN là đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, đúng nguyên tắc, đúng tiêu chuẩn, chế độ quy định và có hiệu quả cao. Đối với vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN hiệu quả không đơn thuần là lợi nhuận hay hiệu quả kinh tế nói chung mà là hiệu quả tổng hợp, hiệu quả KT-XH. Nhƣ vậy kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB nhằm các mục tiêu sau: - Đảm bảo các khoản chi đúng đối tƣợng, đúng nội dung, đúng thời gian, đúng khối lƣợng của dự án đã đƣợc phê duyệt, đúng quy định hợp đồng A-B ký kết, góp phần chống lãng phí, thất thoát trong công tác quản lý chi đầu tƣ XDCB, nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ. 11 - Qua công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ làm cho các chủ đầu tƣ hiểu rõ hơn để thực hiện đúng chính sách, chế độ về quản lý đầu tƣ và xây dựng, góp phần đƣa công tác quản lý đầu tƣ và xây dựng đi vào nề nếp, đúng quỹ đạo. - Qua công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN, KBNN đóng góp tích cực và có hiệu quả với các cấp chính quyền khi xây dựng chủ trƣơng đầu tƣ, xây dựng kế hoạch đầu tƣ dài hạn và hàng năm sát với tiến độ thực hiện dự án. Tham mƣu với các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc hoạch định chính sách quản lý đầu tƣ, thu hút đƣợc các nguồn vốn đầu tƣ. Thực hiện tốt công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN có ý nghĩa rất lớn trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng; tăng cƣờng kỷ luật tài chính; nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò kiểm soát thanh toán của hệ thống KBNN. Đồng thời thông qua quá trình này, Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng các cấp sử dụng nó nhƣ là một công cụ để thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế. 1.3.2.2. Nguyên tắc kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN - Kho bạc nhà nƣớc căn cứ vào hồ sơ thanh toán của chủ đầu tƣ và thực hiện thanh toán theo hợp đồng. - Kho bạc nhà nƣớc thực hiện kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc “thanh toán trƣớc, kiểm soát sau” cho từng lần thanh toán và “kiểm soát trƣớc, thanh toán sau” đối với lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng. Căn cứ vào nguyên tắc này, Kho bạc nhà nƣớc hƣớng dẫn cụ thể phƣơng thức kiểm soát thanh toán trong hệ thống Kho bạc nhà nƣớc, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tƣ, nhà thầu và đúng quy định của Nhà nƣớc. - Kho bạc nhà nƣớc kiểm soát, cấp vốn thanh toán cho dự án theo đúng thời gian và thu hồi vốn tạm ứng theo quy định. 12 - Số vốn thanh toán cho từng công việc, hạng mục công trình, công trình không đƣợc vƣợt dự toán đƣợc duyệt hoặc giá gói thầu; tổng số vốn thanh toán cho dự án không đƣợc vƣợt tổng mức đầu tƣ đã đƣợc phê duyệt. Số vốn thanh toán cho dự án trong năm (bao gồm cả thanh toán tạm ứng và thanh toán khối lƣợng hoàn thành) không đƣợc vƣợt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho dự án 1.3.3. Bộ máy kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của Kho bạc nhà nước quận 1.3.3.1. Cơ cấu bộ máy kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc quận Cơ cấu bộ máy kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN của Kho bạc nhà nƣớc quận bao gồm giám đốc và các bộ phận chịu trách nhiệm kiểm soát chi (phòng tổng hợp hành chính, phòng kế toán, phòng kho quỹ). Trong đó phòng tổng hợp hành chính thực hiện kiểm soát chi đầu tƣ, phòng kế toán thực hiện hạch toán kế toán, phòng kho quỹ thực hiện giao dịch bằng tiền mặt. Căn cứ vào thực trạng của đơn vị mình, giám đốc Kho bạc nhà nƣớc quận quyết định mô hình cơ cấu bộ máy kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN của đơn vị mình. Xem phụ lục 1,2,3,4 1.3.3.2. Cán bộ kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc quận - Về trình độ chuyên môn: Cán bộ làm công tác kiểm soát chi phải có trình độ từ cao đẳng trở lên, thƣờng xuyên học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn qua các kênh: tham gia lớp tập huấn do ngành tổ chức, học hỏi đồng nghiệp, nghên cứu kỹ các văn bản chế độ ... - Về kỹ năng làm việc: Cán bộ làm công tác kiểm soát chi cần có các kỹ năng sau + Kỹ năng nghiệp vụ: Là phải hiểu, thuộc các quy trình thanh toán vốn đầu tƣ. Hiểu luật và các quy định của ngành mình. 13 + Kỹ năng làm việc: Cán bộ làm công tác kiểm soát chi sẽ phải làm việc độc lập. Biết cách phối hợp với chủ đầu tƣ biết mình phải làm gì là điều quan trọng để hoàn thành công việc một cách trôi chảy mà không làm ảnh hƣởng đến tiến độ dự án. + Kỹ năng phân tích và xử lý tình huống: Kiểm soát vốn đầu tƣ là công việc rất đa dạng và phức tạp, mỗi một dự án có đặc thù riêng và có những vƣớng mắc riêng. Khi gặp những vƣớng mắc cán bộ kiểm soát chi cần phải nghiên cứu nhiều văn bản chế độ pháp luật quy định để đƣa ra các giải pháp đúng . - Về phẩm chất đạo đức: + Cán bộ kiểm soát chi là công chức nhà nƣớc phải hiểu đƣợc bản chất của cán bộ công chức là phục vụ, không vì mục tiêu lợi nhuận, vì vậy cán bộ kiểm soát chi tại Kho bạc phải xác định tƣ tƣởng yên tâm công tác, chấp nhận hy sinh cá nhân, chịu đựng vất vả, phải nhiệt tình, toàn tâm, toàn ý trong công việc, xác định trách nhiệm cao khi thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Nhà nƣớc đã tin tƣởng giao cho ngành Kho bạc. + Cán bộ kiểm soát chi phải chấp hành nội quy lao động của cơ quan nhƣ: đi làm đúng giờ, ăn mặc đúng quy định, bảo đảm lịch sự, lễ phép, không làm việc riêng trong giờ làm việc, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. + Khi giao dịch với khách hàng cán bộ kiểm soát chi đầu tƣ phải lịch sự, lễ phép, đúng mực. + Cán bộ kiểm soát chi đầu tƣ phải hiểu biết về chính sách và làm việc đúng chế độ chính sách, trung thực, không đƣợc lợi dụng chính sách của Nhà nƣớc để làm lợi cho mình và ngƣời thân. Có kỹ năng nghề nghiệp, nếu chƣa hiểu về chế độ, chính sách phải xin đƣợc hƣớng dẫn, không đƣợc tự ý làm tùy tiện dẫn đến vô tình hoặc cố tình làm mất tài sản của Nhà nƣớc. + Cán bộ kiểm soát chi đầu tƣ phải thƣờng xuyên nghiên cứu, học tập để nâng cao hiểu biết, nhận thức để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. 14 1.3.4. Công cụ kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của Kho bạc nhà nước quận Kiểm soát là xem xét để phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định.Kiểm soát nhằm mục đích là hoàn thành việc đầu tƣ xây dựng công trình với chi phí thấp nhất trong giới hạn tổng mức đầu tƣ đã đƣợc phê duyệt, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và tiến độ quy định. Kiểm soát là bao gồm các hoạt động giám sát quá trình thực hiện, so sánh với các tiêu chuẩn và chọn ra cách thức đúng - Theo tài liệu B.S.Dhillon, Enginering management, Inc (1987) Qua những phân tích trên đã cho thấy tính tất yếu phải kiểm soát, thanh toán vốn đầu tƣ XDCB thuộc NSNN.Tất cả các quốc gia trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của đất nƣớc đều có những biện pháp riêng để sử dụng vốn cho hiệu quả và phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Một số nội dung cơ bản trong công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB của Việt Nam làm cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm soát, thanh toán vốn tại KBNN gồm có các hệ thống văn bản có liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB đƣợc xây dựng bởi các cấp, các ngành, và các đơn vị trực thuộc gồm có: - Các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác có liên quan đến đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN và kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN - Hồ sơ thanh toán vốn đầu tƣ: Kế hoạch vốn đƣợc giao, chứng từ mở tài khoản, quyết định phê duyệt dự án đầu tƣ kèm dự án đầu tƣ, quyết định phê duyệt dự toán, cam kết chi, quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc chỉ định thầu, hợp đồng giữa chủ đầu tƣ và nhà thầu, bảng xác định giá trị khối lƣợng công việc hoàn thành. - Chứng từ thanh toán vốn đầu tƣ: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tƣ, giấy rút vốn đầu tƣ, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tƣ. - Các loại báo cáo: Báo cáo tháng, năm và báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ. 15 - Hệ thống mạng máy tính và phần mềm hỗ trợ: Sử dụng các chƣơng trình về kế toán, đầu tƣ, kho quỹ, trái phiếu. 1.3.5. Quy trình kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của Kho bạc nhà nước quận 1.3.5.1.Thực hiện cơ chế một cửa trong kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản Quy trình kiểm soát chi đầu tƣ XDCN qua KBNN thực hiện theo nguyên tắc “một cửa”, có nghĩa là việc giải quyết công việc từ khâu hƣớng dẫn, tiếp nhận hồ sơ chứng từ và trả kết quả đƣợc thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của KBNN. - Các nguyên tắc thực hiện một cửa trong kiểm soát chi NSNN: + Thủ tục hành chính đơn giản rõ ràng đúng quy trình, chế độ quy định; + Công khai các thủ tục, hồ sơ và thời hạn giải quyết công việc đối với từng loại nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN; + Nhận yêu cầu và trả kết quả tại quầy giao dịch; + Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho đơn vị giao dịch; + Đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các bộ phận nghiệp vụ và cán bộ có liên quan trong kiểm soát chi NSNN. Có thể khái quát quy trình này nhƣ sau 16 Lãnh đạo phụ trách KS vố n 2 Cán bộ 1 10 đầ u tƣ XDCB Phòng tiế p nhâ ̣n tổng hợp và trả kết hành quả chính 11 5 5 9 4 4 Phòng Kế toán 4 4 8 Chủ đầu tƣ 9 Đơn vi ̣ (BanQLD thụ A) hƣởng Sơ đồ 1.5: Quy trình kiểm soát chi đầu tƣ theo cơ chế một cửa (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Ghi chú: : Hướng đi của hồ sơ, chứng từ Kiểm soát chi Bƣớc 1: Bộ phận giao dịch một cửa tiếp nhận hồ sơ của Chủ đầu tƣ Bƣớc 2: Cán bộ kiểm soát chi tiếp nhận hồ sơ của chủ đầ u tƣ từ bộ phận giao dịch một cửa và tiến hành kiểm soát hồ sơ (bao gồm hồ sơ ban đầu và hồ sơ từng lần tạm ứng hoặc thanh toán), ký các chứng từ thanh toán vốn đầu tƣ, trình lãnh đạo phòng ký duyệt. Bƣớc 3: Phòng Tổng hợp trình lãnh đạo phê duyệt tờ trình, giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tƣ Bƣớc 4: Lãnh đạo xem xét hồ sơ ký tờ trình và chuyển hồ sơ trả lại phòng Tổng hợp Bƣớc 5: Phòng Tổng hợp chuyển giấy rút vốn cho phòng Kế toán. 17 Bƣớc 6: Phòng kế toán kiểm tra, ký chứng từ, trình chứng từ cho Lãnh đạo KBNN. Bƣớc 7: Lãnh đạo KBNN ký vào giấy rút vốn đầu tƣ chuyển trả lại Phòng Kế toán. Bƣớc 8: Phòng kế toán thực hiện các thủ tục chuyển tiền cho đơn vị thu hƣởng. Bƣớc 9: Phòng kế toán lƣu 1 liên giấ y rút VĐT và 1 liên giấ y đề nghi ̣ thanh toán tạm ứng VĐT (nếu có) và chuyển trả chứng từ cho phòng Tổng hợp. Bƣớc 10: Phòng Tổng hợp thực hiện lƣu hồ sơ theo quy định và thực hiện trả chứng từ cho Chủ đầu tƣ (ban quản lý dự án ) qua bộ phận giao dịch một cửa. Bƣớc11: Chủ đầu tƣ nhận lại chứng từ qua bộ phận giao dịch một cửa. 1.3.5.2. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ ban đầu a. Kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ: về mặt số lƣợng - Đối với dự án chuẩn bị đầu tƣ + Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tƣ đƣợc duyệt; + Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu; + Hợp đồng giữa chủ đầu tƣ với nhà thầu. + Đối với dự án thực hiện đầu tƣ + Dự án đầu tƣ xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật) và quyết định đầu tƣ của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có); + Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu + Hợp đồng giữa chủ đầu tƣ và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp đồng theo quy định của pháp luật (trừ các tài liệu mang tính kỹ thuật); 18 + Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trƣờng hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng (trừ dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật). - Đối với công tác chuẩn bị đầu tƣ nhƣng bố trí vốn trong kế hoạch thực hiện đầu tƣ cần có dự toán chi phí cho các công việc chuẩn bị đầu tƣ đƣợc duyệt. - Đối với công việc chuẩn bị thực hiện dự án nhƣng bố trí vốn trong kế hoạch thực hiện đầu tƣ: + Dự án đầu tƣ xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật) và quyết định đầu tƣ của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có); + Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị thực hiện dự án đƣợc duyệt; Riêng việc giải phóng mặt bằng phải kèm theo phƣơng án giải phóng mặt bằng đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; + Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu; + Hợp đồng giữa chủ đầu tƣ với nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp đồng theo quy định của pháp luật (trừ các tài liệu mang tính kỹ thuật);. - Đối với trƣờng hợp tự thực hiện + Dự án đầu tƣ xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật) và quyết định đầu tƣ của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có); + Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình (trừ dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật). 19 + Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tự thực hiện dự án (trƣờng hợp chƣa có trong quyết định đầu tƣ của cấp có thẩm quyền); + Văn bản giao việc hoặc hợp đồng nội bộ; b. Kiểm tra tính pháp lí của hồ sơ: Hồ sơ phải đƣợc lập theo đúng mẫu qui định, chữ ký, đóng dấu của ngƣời hoặc cấp có thẩm quyền; các hồ sơ phải đƣợc lập, kí duyệt theo đúng trình tự đầu tƣ XDCB - chỉ tiêu này đƣợc phản ánh về mặt thời gian trên hồ sơ. Các tài liệu này đều là bản chính hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tƣ, chỉ gửi một lần cho đến khi dự án kết thúc đầu tƣ, trừ trƣờng hợp phải bổ sung, điều chỉnh. c. Kiểm tra tính thống nhất về nội dung giữa các hồ sơ: Đảm bảo sự trùng khớp giữa các hạng mục, nội dung đầu tƣ trong dự toán chi phí với các hạng mục đầu tƣ trong báo cáo khả thi/báo cáo đầu tƣ đƣợc duyệt. 1.3.5.3. Kiểm soát cam kết chi đầu tƣ Cùng với xu thế hội nhập và mở cửa, nền Tài chính Việt Nam nói chung và tài chính công Việt Nam đã và đang có những bƣớc cải cách và chuyển biến mạnh mẽ, từng bƣớc tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ quản lý tài chính công trong khu vực và thế giới. Trong đó, minh bạch thông tin và tuân thủ các cam kết, đảm bảo thanh toán khi đã hoàn thành các giao dịch kinh tế là nghĩa vụ của Nhà nƣớc khi tham gia nền kinh tế. Đây là một xu thế phát triển tất yếu. Do đó, thực hiện cam kết chi là một là một trong số các nội dung cải cách mạnh mẽ, tiếp cận và đáp ứng các chuẩn mực quốc tế, giúp Chính phủ từng bƣớc tiến tới các mục tiêu phát triển đất nƣớc. Cùng với việc thực hiện cam kết chi thì công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB có thêm một nội dung quan trọng đó là kiểm soát cam kết chi đầu tƣ XDCB. 20 Cam kết chi đầu tƣ: Là việc các chủ đầu tƣ cam kết sử dụng dự toán chi ngân sách đầu tƣ đƣợc giao hàng năm (có thể một phần hoặc toàn bộ dự toán đƣợc giao trong năm) để thanh toán cho hợp đồng đã đƣợc ký giữa chủ đầu tƣ với nhà cung cấp. Giá trị của khoản cam kết chi đầu tƣ bằng số kinh phí dự kiến bố trí cho hợp đồng trong năm, đảm bảo trong phạm vi dự toán năm đƣợc duyệt và giá trị hợp đồng còn đƣợc phép cam kết chi. Mỗi dự án đầu tƣ có một mã riêng trong phân đoạn mã dự án của kế toán đồ; một dự án đầu tƣ có thể bao gồm nhiều hạng mục; mỗi một hạng mục có thể có nhiều hợp đồng; các hợp đồng này sẽ đƣợc quản lý và ghi nhận trong TABMIS dƣới dạng hợp đồng thực hiện trong nhiều năm ngân sách. Tuy nhiên, hiện nay kế hoạch vốn đầu tƣ phân bổ theo dự án đầu tƣ, không phân bổ chi tiết theo từng hợp đồng của dự án đó; đồng thời, do TAMIS không ghi nhận cam kết chi đối với cả hợp đồng thực hiện trong nhiều năm ngân sách, mà chỉ ghi nhận cam kết chi đối với số kinh phí bố trí cho hợp đồng đó trong 1 năm ngân sách. Vì vậy, để thực hiện ghi nhận cam kết chi đối với các hợp đồng chi đầu tƣ, thì các chủ đầu tƣ cần phải xác định và phân bổ số kinh phí bố trí cho từng hợp đồng trong năm ngân sách gửi Kho bạc Nhà nƣớc, đảm bảo phù hợp với kế hoạch vốn đƣợc giao cho dự án đầu tƣ và giá trị còn đƣợc phép cam kết chi đối với hợp đồng đó. a. Nguyên tắc kiểm soát cam kết chi đầu tƣ XDCB Cam kết chi chỉ đƣợc thanh toán khi số tiền đề nghị thanh toán nhỏ hơn hoặc bằng số tiền chƣa đƣợc thanh toán của khoản cam kết chi đó. Trƣờng hợp số tiền đề nghị thanh toán lớn hơn số tiền còn lại chƣa thanh toán của khoản cam kết chi, chủ đầu tƣ phải đề nghị Kho bạc Nhà nƣớc nơi giao dịch tiến hành điều chỉnh, hủy cam kết chi và hợp đồng theo đúng quy định. Trong quá trình kiếm soát, nếu phát hiện các khoản cam kết chi sai chế 21 độ quy định hoặc các khoản dự toán để cam kết chi không đƣợc chuyển nguồn sang năm sau hoặc chủ đầu tƣ không có nhu cầu sử dụng tiếp, Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện hủy các khoản cam kết chi của chủ đầu tƣ theo chế độ quy định. b. Nội dung kiểm soát cam kết chi đầu tƣ XDCB Trên cơ sở số vốn đã bố trí cho từng hợp đồng chi đầu tƣ trong năm, chủ đầu tƣ gửi đề nghị cam kết chi đầu tƣ đến Kho bạc Nhà nƣớc nơi giao dịch. Căn cứ đề nghị của chủ đầu tƣ, Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện: - Kiểm soát các nền tảng, cơ sở pháp lý hình thành nên khoản cam kết chi đầu tƣ gồm: Kiểm tra dấu, chữ ký của chủ đầu tƣ trên hồ sơ phải phù hợp với mẫu dấu, chữ ký đã đăng ký với Kho bạc Nhà nƣớc. Trƣờng hợp đơn vị dự toán gửi đề nghị cam kết chi hoặc điều chỉnh cam kết chi đến Kho bạc Nhà nƣớc thông qua chƣơng trình giao diện, thì phải đảm bảo nguyên tắc trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử. Kiểm tra hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ có tuân thủ quy trình, thủ tục về mua sắm đấu thầu, chỉ định thầu theo quy định hiện hành hay không. Kiểm tra nội dung thanh toán của hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ có đảm bảo có trong dự án đầu tƣ đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt hay không. - Kiểm soát, đối chiếu đảm bảo khoản đề nghị cam kết chi không đƣợc vƣợt quá kế hoạch vốn năm đã giao cho dự án và giá trị hợp đồng còn đƣợc phép cam kết chi. - Kiểm soát, đối chiếu đề nghị cam kết chi của chủ đầu tƣ, đảm bảo đầy đủ các chỉ tiêu thông tin và đƣợc gửi trƣớc thời hạn theo quy định. Trƣờng hợp cam kết chi đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định thì Kho bạc Nhà nƣớc ghi nhận bút toán cam kết chi vào hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS) và thông báo cho chủ đầu tƣ đƣợc biết. Trƣờng hợp cam kết chi không đảm bảo đủ các điều kiện quy định, 22 Kho bạc Nhà nƣớc đƣợc phép từ chối ghi nhận bút toán cam kết chi vào TABMIS và thông báo cho chủ đầu tƣ biết. c.Đối tƣợng áp dụng cam kết chi: Đối tƣợng áp dụng bao gồm: các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nƣớc (sau đây gọi chung là đơn vị dự toán); các chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án đầu tƣ (sau đây gọi chung là chủ đầu tƣ) thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc (trừ ngân sách cấp xã); cơ quan tài chính và các đơn vị Kho bạc Nhà nƣớc. d. Phạm vi thực hiện cam kết chi: Theo thông lệ chung đối với các nƣớc đã tiến hành quản lý và kiểm soát cam kết chi, thì tất cả các khoản chi của ngân sách nhà nƣớc đều phải đƣợc quản lý và kiểm soát cam kết chi, kể cả đối với các khoản chi nhỏ lẻ nhƣ tiền điện, tiền nƣớc, điện thoại, phí vệ sinh môi trƣờng... Đối với những khoản chi này, các đơn vị sẽ thực hiện cam kết cả 1 cục ngay từ đầu năm; hàng tháng, căn cứ vào các hoá đơn tiền điện, nƣớc, điện thoại. của các nhà cung cấp, các đơn vị tiến hành thanh toán chi trả cho các khoản cam kết chi đã ký với nhà cung cấp. Tuy nhiên, đối với Việt Nam đây là lần đầu tiên triển khai thực hiện quản lý và kiểm soát cam kết chi; đồng thời, để hạn chế những ảnh hƣởng tiêu cực có thể có khi thực hiện kiểm soát cam kết chi, thì cần phải giới hạn phạm vi kiểm soát cam kết chi theo hƣớng: tất cả các khoản chi của ngân sách nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao dự toán (gồm cả dự toán ứng trước), có hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ theo chế độ quy định và có giá trị hợp đồng từ I00 triệu đồng trở lên đối với các khoản chi thường xuyên hoặc từ 500 triệu đồng trở lên trong chi đầu tư xây dựng cơ bản thì phải được quản lý, kiểm soát cam kết chi qua Kho bạc Nhà nước. e. Trình tự các bƣớc thực hiện cam kết chi: - Về quản lý thông tin nhà cung cấp: 23 + Cán bộ KSC kiểm tra, làm thủ tục tạo mới thông tin nhà cung cấp trình trƣởng phòng. + Trƣởng phòng kiểm tra nếu đảm bảo yêu cầu thì lập văn bản đề nghị tạo mới/điều chỉnh thông tin chung về nhà cung cấp gửi về Phòng hỗ trợ CNTT. - Về thực hiện cam kết chi năm đầu tiên phát sinh hợp đồng: + Đối với hợp đồng khung: (.) Cán bộ kiểm soát chi kiểm tra, nhập các thông tin của hợp đồng vào TABMIS, chuyển trƣởng phòng để phê duyệt việc quản lý hợp đồng trên TABMIS. Nếu chƣa đảm bảo thì từ chối và trả lại chủ đầu tƣ. (.) Trƣởng phòng kiểm tra nếu đảm bảo yêu cầu quy định, thì phê duyệt việc quản lý hợp đồng trên Tabmis; nếu không đảm bảo, thì từ chối phê duyệt. (.) Cán bộ KSC lập thông báo phê duyệt theo (mẫu số 05) hoặc từ chối phê duyệt (mẫu số 02) việc quản lý hợp đồng trên Tabmis, trình lãnh đạo cơ quan ký và gửi cho chủ đầu tƣ. + Kiểm soát cam kêt chi: (.) Căn cứ mẫu C2-12 hoặc C2-13(trƣờng hợp có điều chỉnh) do chủ đầu tƣ gửi tới, cán bộ KSC kiểm tra ký trên chứng từ đồng thời thực hiện nhập vào chƣơng trình Tabmis, trình trƣởng phòng phê duyệt. Nếu không đảm bảo thì từ chối và trả lại chủ đầu tƣ. (.)Trƣởng phòng kiểm tra, phê duyệt nếu phù hợp thì ký duyệt chứng từ, đồng thời phê duyệt việc quản lý cam kết chi trên Tabmis; trƣờng hợp không đảm bảo các điều kiện quy định, thì từ chối phê duyệt việc quản lý cam kết chi trên Tabmis. (.) Căn cứ kết quả phê duyệt cam kết chi, cán bộ KSC trình lãnh đạo phụ trách ký chứng từ; xử lý chứng từ và trả cho chủ đầu tƣ. (.) Thông báo phê duyệt hoặc từ chối phê duyệt cam kết chi. 24 1.3.5.4. Kiểm soát tạm ứng vốn đầu tƣ và thanh toán khối lƣợng hoàn thành nhiều lần (trừ thanh toán lần cuối) Việc tạm ứng vốn đầu tƣ XDCB chỉ cho các công việc cần thiết phải tạm ứng trƣớc và phải đƣợc quy định rõ đối tƣợng, nội dung và công việc cụ thể. Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải theo quy định của Nhà nƣớc đối với từng đối tƣợng cụ thể. Thanh toán tạm ứng trong năm kế hoạch chậm nhất là đến 31 tháng 12 (trừ trƣờng hợp thanh toán tạm ứng để thực hiện giải phóng mặt bằng thì đƣợc thực hiện đến hết ngày 31 tháng 1 năm sau). Thanh toán tạm ứng có thể đƣợc thực hiện một lần hoặc nhiều lần căn cứ vào nhu cầu thanh toán tạm ứng nhƣng không vƣợt mức quy định. Quy trình này đƣợc thực hiện trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi cán bộ nhận hồ sơ và trả kết quả nhận đƣợc đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tƣ. Nguyên tắc kiểm soát là thanh toán trƣớc, kiểm soát sau: Quy trình này gồm có 7 bƣớc: Bước 1: Chủ đầu tƣ gửi hồ sơ, chứng từ cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả ở bộ phận một cửa. Cán bộ ở bộ phận này tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, số lƣợng và loại hồ sơ, lập phiếp giao nhận hồ sơ với chủ đầu tƣ (nếu không đảm bảo thì trả lại ngay cho chủ đầu tƣ). Cán bộ kiểm soát chi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả chuyển hồ sơ của chủ đầu tƣ cho cán bộ thanh toán trong ngày nhận hồ sơ của chủ đầu tƣ. Bước 2: Cán bộ thanh toán thực hiện kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu (bao gồm cả việc kiểm tra mẫu dấu, chữ ký), sự phù hợp mã đơn vị sử dụng ngân sách, nguồn vốn, niên độ kế hoạch vốn; việc lựa chọn nhà thầu theo quy định; đối chiếu mức vốn đề nghị tạm ứng với các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng. Căn cứ vào kết quả kiểm tra và kế hoạch vốn năm, cán bộ thanh toán 25 xác định số vốn chấp nhận tạm ứng đồng thời lập tờ trình lãnh đạo, trình trƣởng phòng kiểm soát chi ký tờ trình lãnh đạo KBNN phụ trách. Bước 3: Trƣởng phòng KSC NSNN kiểm tra hồ sơ, ký tờ trình lãnh đạo KBNN, Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tƣ, Giấy rút vốn đầu tƣ, sao đó chuyển lại hồ sơ cho cán bộ thanh toán. Bước 4: Cán bộ thanh toán chuyển toàn bộ hồ sơ và chứng từ đã đƣợc lãnh đạo phòng KSC NSNN ký duyệt cho phòng Kế toán. Bước 5: Kế toán viên thực hiện kiểm tra mẫu dấu, chữ ký, tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán, hạch toán và ký trên chứng từ giấy, sau đó trình kế toán trƣởng. Kết toán trƣởng kiểm tra và ký chứng từ giấy, sau đó trình lãnh đạo KBNN phụ trách xem xét hồ sơ, ký duyệt chứng từ. Bước 6: Lãnh đạo KBNN xem xét, ký duyệt tờ trình lãnh đạo của phòng kiểm soát chi và các chứng từ, bao gồm: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tƣ và Giấy rút vốn đầu tƣ; sau đó chuyển trả hồ sơ cho phòng kế toán. Bước 7: Phòng kế toán nhận các thông tin liên quan vào chƣơng trình máy và ký trên chƣơng trình máy, thực hiện chuyển tiền cho đơn vị thụ hƣởng. 1.3.5.5. Kiểm soát thanh toán theo khối lƣợng hoàn thành một lần hay thanh toán lần cuối của hợp đồng thanh toán nhiều lần Quy trình này đƣợc thực hiện trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc kể từ khi cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả nhận đƣợc đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tƣ. Nguyên tắc thực hiện kiểm soát là kiểm soát trƣớc, thanh toán sau: Quy trình này gồm có 10 bƣớc: Bước 1: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả chuyển hồ sơ của chủ đầu tƣ cho cán bộ thanh toán trong ngày nhận hồ sơ của chủ đầu tƣ. Bước 2: Cán bộ thanh toán căn cứ hồ sơ đề nghị của chủ đầu tƣ thực hiện: Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu (bao gồm cả việc kiểm 26 tra mẫu dấu, chữ ký), sự phù hợp mã đơn vị sử dụng ngân sách; kiểm tra nguồn vốn, niên độ kế hoạch và kế hoạch vốn năm của dự án; kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu theo quy định (thuộc đối tƣợng chỉ định thầu, đấu thầu hay các hình thức lựa chọn nhà thầu khác). Căn cứ vào kết quả kiểm tra, cán bộ thanh toán xác định số vốn thanh toán, số vốn tạm ứng cần phải thu hồi (nếu có); tên, tài khoản đơn vị đƣợc hƣởng lập từ trình lãnh đạo trình trƣởng phòng KSC NSNN. Bước 3: Trƣởng phòng KSC NSNN kiểm tra hồ sơ, ký vào tờ trình lãnh đạo và chuyển trả tờ trình và hồ sơ phòng KSC NSNN. Bước 4: Lãnh đạo KBNN phụ trách xem xét, ký duyệt tờ trình lãnh đạo và chuyển trả tờ trình và hồ sơ phòng KSC NSNN. Bước 5: Cán bộ thanh toán căn cứ tờ trình lãnh đạo đã đƣợc phê duyệt ghi đầy đủ vào các chi tiêu và ký vào giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tƣ. Giấy rút vốn đầu tƣ, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tƣ (nếu có), trình trƣởng phòng KSC NSNN. Bước 6: Trƣởng phòng KSC NSNN kiểm tra, ký Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tƣ, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tƣ (nếu có), giấy rút vốn đầu tƣ và chuyển lại hồ sơ cho cán bộ thanh toán. Bước 7: Cán bộ thanh toán chuyển tờ trình lãnh đạo đã đƣợc phê duyệt và Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tƣ, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tƣ (trƣờng hợp có thanh toán tạm ứng), giấy rút vốn đầu tƣ đã đƣợc trƣởng phòng KSC NSNN ký duyệt cho phòng Kế toán. Bước 8: Kế toán viên thực hiện kiểm tra mẫu dấu, chữ ký, tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, hạch toán và ký trên chứng từ giấy, sau đó trình kế toán trƣởng. Kế toán trƣởng kiểm tra và ký chứng từ giấy, sau đó trình Lãnh đạo KBNN phụ trách về KSC NSNN xem xét hồ sơ, ký duyệt chứng từ. Bước 9: Lãnh đạo KBNN phụ trách ký Giấy đề nghị thanh toán vốn 27 đầu tƣ, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tƣ (trƣờng hợp có thanh toán tạm ứng), Giấy rút vốn đầu tƣ và chuyển trả hồ sơ phòng Kế toán. Bước 10: Phòng Kế toán nhập các thông tin liên quan vào chƣơng trình máy và ký trên chƣơng trình máy, thực hiện cấc thủ tục chuyển tiền cho đơn vị thụ hƣởng 1.3.5.6. Quyết toán vốn đầu tƣ Việc quyết toán vốn đầu tƣ khi dự án hoàn thành thực hiện theo hƣớng dẫn của Bộ Tài chính về chế độ quyết toán vốn đầu tƣ. Vốn đầu tƣ đƣợc quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đó thực hiện trong quá trình đầu tƣ để đƣa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí đƣợc thực hiện đúng với hồ sơ thiết kế - dự toán đó phê duyệt, bảo đảm đúng quy chuẩn, định mức, đơn giá, chế độ tài chính - kế toán, hợp đồng kinh tế đó ký kết và những quy định của Nhà nƣớc có liên quan. Trƣờng hợp quyết toán đó đƣợc duyệt, nếu số vốn đƣợc quyết toán thấp hơn số vốn đó thanh toán cho dự án, chủ đầu tƣ có trách nhiệm thu hồi lại của nhà thầu để hoàn trả cho Nhà nƣớc số vốn thanh toán thừa; Nếu số vốn đƣợc quyết toán cao hơn số vốn đó thanh toỏn, chủ đầu tƣ có trách nhiệm thanh toán tiếp hoặc bố trí vốn vào kế hoạch năm sau để thanh toán cho nhà thầu 1.3.5.7. Tiêu chí đánh giá công tác kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản của Kho bạc Nhà nƣớc Để đánh giá công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB của KBNN có nhiều tiêu chí khác nhau, nhƣng thông thƣờng sử dụng một số tiêu chí chủ yếu sau: - Mức độ kiểm soát: Số lƣợng dự án đƣợc kiểm soát hàng năm - Mức độ đảm bảo thanh toán theo kế hoạch: Tỷ lệ phần trăm giữa vốn thanh toán và kế hoạch đƣợc giao - Thời gian trung bình giải quyết hồ sơ kiểm soát chi đầu tƣ 28 - Số hồ sơ từ chối thanh toán thông qua kiểm soát chi đầu tƣ: Chỉ tiêu này là tỷ lệ phần trăm số hồ sơ từ chối thanh toán so với số hồ sơ đƣợc giải quyết trong năm. 1.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của Kho bạc nhà nước quận 1.3.6.1. Các yếu tố khách quan - Cơ chế chính sách: Đây là một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến huy động và sử dụng vốn đầu tƣ XDCB, tác động trực tiếp đến hiệu quả của vốn đầu tƣ.Các thể chế chính sách này đƣợc bao hàm trong các văn bản pháp luật nhƣ: luật NSNN, luật xây dựng, luật đấu thầu, luật doanh nghiệp, luật đất đai, luật thuế…Ngoài ra cơ chế chính sách còn đƣợc thể hiện trong các văn bản dƣới luật về quản lý vốn đầu tƣ XDCB, các chính sách đầu tƣ, các quy chế, quy trình, thông tƣ vế quản lý đầu tƣ và quản lý vốn đầu tƣ.Các chế độ chính sách này phải đồng bộ, thống nhất mang tính khả thi, phù hợp với pháp luật hiện hành của Nhà nƣớc, đảm bảo công tác kiểm soát diễn ra chặt chẽ. Cơ chế đúng đắn, sát thực tế, ổn định là điều kiện tiên quyết quyết định thắng lợi mục tiêu đề ra. Cá biệt có những điều, khoản thuộc các văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau lại mâu thuẫn với các văn bản ban hành trƣớc hoặc không thể thực hiện đƣợc trong thực tế, gây khó khăn cho các tổ chức, đơn vị và cá nhân trong quá trình chuẩn bị, thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tƣ XDCB. - Hê ̣ thố ng đinh ̣ mƣ́c , đơn giá trong XDCB . Đây là yế u tố quan tro ̣ng và là căn cƣ́ tin ́ h toán về mă ̣t kinh tế tài chiń h của dƣ̣ án . Nế u xác đinh ̣ sai đinh ̣ mƣ́c đơn giá thì cái sai đó sẽ đƣơ ̣c nhân lên nhiề u lầ n trong các dƣ̣ án mă ̣t khác cũng nhƣ các sai lầ m của thiế t kế , , khi đã đƣơ ̣c phê duyê ̣t , đó là nhƣ̃ng sai lầ m lañ g phí hơ ̣p pháp và rấ t khó sƣ̉a chƣ̃a. - Công tác lập, phân bổ dự toán, kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB hàng năm của các cấp, các ngành và các địa phƣơng và cơ quan tài chính có tác động lớn 29 đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB qua Kho bạc Nhà nƣớc. Nếu việc lập, phân bổ dự toán, kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB hàng năm mà sát với tiến độ thực hiện dự án và ngân sách cân đối đƣợc nguồn thu thì công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB qua Kho bạc Nhà nƣớc gặp nhiều thuận lợi, công tác kiểm soát chi, kế toán, quyết toán vốn đầu tƣ hàng năm theo Luật Ngân sách đảm bảo chất lƣợng và đúng thời gian quy định. Ngƣợc lại, nếu công tác này mà thiếu chính xác, nguồn vốn của ngân sách thiếu hụt sẽ dẫn đến tình trạng dự án công trình bị giãn tiến độ gây lãng phí vốn đầu tƣ hoặc phải điều chỉnh dự toán, kế hoạch nhiều lần làm ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tƣ. Mặt khác, công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB của Kho bạc Nhà nƣớc gặp nhiều khó khăn, vốn ngân sách không quyết toán đƣợc theo đúng tiến độ và thời hạn, Kho bạc Nhà nƣớc phải tổ chức theo dõi, quản lý số vốn đã giải ngân nhƣng chƣa quyết toán đƣợc do dự án bị đình hoãn thi công hoặc chậm tiến độ hoàn thành. - Các bộ, ngành, địa phƣơng, các tổ chức, đơn vị, cá nhân lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý và tổ chức thực hiện dự án đầu tƣ cũng có ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB thuộc nguồn vốn NSNN. Nếu tuân thủ đúng các nguyên tắc, quy định của nhà nƣớc về XDCB trong lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý và triển khai thực hiện dự án đầu tƣ thì việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ của Kho bạc Nhà nƣớc sẽ thuận lợi, quá trình kiểm soát chi, cấp phát thanh toán vốn sẽ nhanh chóng, rút ngắn thời gian luân chuyển của tiền trong lƣu thông, tăng vòng quay của vốn, kích thích kinh tế phát triển. Ngƣợc lại, nếu quá trình lập, thẩm định phê duyệt dự án sơ sài, không tuân thủ đầy đủ chế độ quy định dẫn đến tình trạng khi thực hiện dự án phải điều chỉnh thay đổi quy mô, thiết kế của dự án, làm cho tổng vốn đầu tƣ cho 30 dự án tăng lên, việc điều chỉnh, thay đổi dự án cũng mất nhiều thời gian làm cho dự án khi hoàn thành đƣa vào sử dụng không còn phát huy đƣợc hiệu quả nhƣ mục tiêu ban đầu. Điều này cũng làm cho công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB của Kho bạc Nhà nƣớc cũng gặp nhiều khó khăn về kiểm soát chi, theo dõi, điều chỉnh nguồn vốn cho phù hợp với điều chỉnh dự án… Hoặc, việc quản lý dự án trong quá trình thực hiện đầu tƣ của chủ đầu tƣ không tốt, dẫn đến các nhà thầu thi công công trình không tuân thủ quy trình, quy phạm kỹ thuật, bớt xén, thay đổi chủng loại vật tƣ, vật liệu, làm dối, làm ẩu, làm chất lƣợng công trình bị ảnh hƣởng, nhanh xuống chấp và không đạt công suất thiết kế trong quá trình sử dụng. Điều này cũng làm cho công tác quản lý, kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nƣớc gặp khó khăn, nếu kiểm soát không tốt sẽ dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn đầu tƣ của ngân sách nhà nƣớc. - Tổ chức quản lý của chủ đầu tƣ và các ban QLDA: Ý thức chấp hành của chủ đầu tƣ và các ban QLDA là một nhân tố khách quan ảnh hƣởng đến kiểm soát chi đầu tƣ.Vì nếu ý thức chấp hành của đơn vị sử dụng vốn đầu tƣ không cao trong việc quản lý chặt chẽ tài chính, thì sẽ dẫn tới những thiếu sót thậm chí là sai phạm trong thanh toán vốn đầu tƣ. KBNN một mặt qua cơ chế kiểm soát của mình đã hạn chế những thiếu sót và sai phạm này, nhƣng bên cạnh đó quan trọng hơn cần có những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của đơn vị sử dụng vốn đầu tƣ, để họ thấy rằng họ cũng có vai trò cũng nhƣ trách nhiệm trong việc sử dụng vốn đầu tƣ. Theo Luật xây dựng và Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tƣ xây dựng công trình, các văn bản hƣớng dẫn thi hành luật và Nghị định của Chính phủ, chủ đầu tƣ có vai trò và trách nhiệm rất lớn trong quản lý đầu tƣ xây dựng công trình, chủ đầu tƣ cùng một lúc phải đóng nhiều vai (CĐT- BQLDA - tƣ vấn giám sát) dễ phát sinh tiêu cực trong quản lý vốn đầu tƣ XDCB. 31 1.3.6.2. Các yếu tố chủ quan - Tổ chức bộ máy quản lý: Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN qua KBNN đƣợc tổ chức khoa hoc, tinh gọn và hiện đại sẽ tạo nên một chỉnh thể thống nhất, đồng bộ cho hoạt động quản lý chi NSNN của KBNN. - Chất lƣợng và trình độ đội ngũ cán bộ công chức KBNN trong hoạt động kiểm soát chi đầu tƣ: Yếu tố con ngƣời luôn là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt đối với mọi hoạt động. Nếu cán bộ có năng lực chuyên môn và nhân cách tốt sẽ loại trừ đƣợc các thiếu sót và sai phạm trong các hồ sơ thanh toán cũng nhƣ trợ giúp, cung cấp đầy đủ thông tin cho các cấp lãnh đạo và đơn vị sử dụng vốn NSNN nói chung cũng nhƣ vốn đầu tƣ nói riêng. Nếu năng lực chuyên môn yếu kém, tất yếu sẽ không hoàn thành tốt công tác đƣợc giao, không phát hiện ra sai phạm và gây thất thoát cho Nhà nƣớc. Do đó việc tăng cƣờng bồi dƣỡng cho lực lƣợng cán bộ luôn là mối quan tâm thƣờng xuyên. - Quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi đầu tƣ: Quy trình nghiệp vụ là yếu tố quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB. Quy trình nghiệp vụ đƣợc xây dựng theo hƣớng cải cách thủ tục hành chính, thời hạn giải quyết công việc, trình tự công việc đƣợc thực hiện một cách khoa học, quyền hạn cũng nhƣ trách nhiệm tới từng bộ phận đƣợc quy định rõ sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB qua NSNN. - Trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của kho bạc nhà nƣớc quận: trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc bao gồm cả các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin cũng là một yếu tố không nhỏ tác động đến kiểm soát chi đầu tƣ XDCB. Nếu trang thiết bị đầy đủ, nhiều phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại sẽ giúp cho tiết kiệm đƣợc thời gian xử lý công việc, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tiền tệ trong thanh toán và góp phần làm tinh gọn bộ máy quản lý. 32 - Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình kiểm soát chi NSNN nói chung và kiểm soát chi đầu tƣ XDCB: Việc kiểm soát chi đầu tƣ XDCB qua KBNN đòi hỏi yêu cầu hiện đại hóa về công nghệ nhất là trong hoàn cảnh hiện nay khi khối lƣợng vốn giải ngân qua KBNN ngày càng lớn và nhiều thì việc phát triển ứng dụng công nghệ sẽ giúp tiết kiệm thời gian giải quyết công việc, đảm bảo công việc diễn ra nhanh chóng tiết kiệm, chính xác và thống nhất. Do đó việc xây dựng một cơ sỏ vật chất kỹ thuật công nghệ hoàn chỉnh cho toàn bộ hệ thống KBNN là một đòi hỏi tất yếu. - Sự phối hợp của KBNN quận với các cơ quan liên quan: Cũng nhƣ bất cứ nhiệm vụ nào khác, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan có tác dụng nhƣ dầu bôi trơn cho mọi hoạt động của cơ quan nhà nƣớc. KBNN trong quá trình kiểm soát chi cần phối hợp với các cơ quan tài chính, các Bộ, ngành liên quan để đạt hiệu quả kiểm soát cao nhất, ít gây phiền hà cho cho đầu tƣ. 1.3.7. Kinh nghiệm về công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc một số địa phương 1.3.7.1.Kho bạc Nhà nƣớc Hà Nội KBNN Hà Nội cũng nhƣ các KBNN khác trong toàn hệ thống KBNN hoạt động theo Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ (trƣớc đó là Quyết định số 235/2003/QĐ-TTg ngày 13/11/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính. Tuy nhiên, với ƣu thế là Kho bạc thực hiện nhiệm vụ kinh tế, chính trị của thủ đô kiểm soát nguồn thu, nhiệm vụ chi rất lớn cùng với các đối tƣợng phục vụ của Kho bạc rất đa dạng và phong phú nên KBNN Hà Nội có nhiều kinh nghiệm hoạt động đáng đƣợc các KBNN khác học tập. - Về cơ cấu tổ chức và cán bộ thanh toán vốn đầu tư XDCB: Sau khi thủ đô Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, KBNN Hà Nội đã nhanh chóng kiện toàn, đến nay gồm 12 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 29 KBNN quận, huyện. Để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ 33 XDCB, KBNN Hà Nội hiện có 4 phòng nghiệp vụ là phòng kiểm soát chi NSNN trung ƣơng 1, phòng kiểm soát chi NSNN trung ƣơng 2, phòng kiểm soát chi NSNN trung ƣơng 3, phòng kiểm soát chi NSNN địa phƣơng. - Về kiểm soát chi đầu tư XDCB: KBNN Hà Nội thực hiện quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB theo quy trình giao dịch một cửa và các văn bản hƣớng dẫn của KBNN, Bộ Tài chính về kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ và sự nghiệp có tính chất đầu tƣ.Việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB ở KBNN Hà Nội trong những năm gần đây khá nặng nề do số vốn và dự án đầu tƣ tăng nhanh qua các, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tƣ năm sau cao hơn năm trƣớc. Qua kiểm soát thanh toán hàng ngàn hồ sơ, KBNN Hà Nội đã tiết kiệm chi cho NSNN hàng tỷ đồng . Có đƣợc những thành tích đó là do KBNN Hà Nội đã rất chú trọng đào tạo cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN, coi đây là khâu trọng tâm trong đảm bảo chất lƣợng kiểm soát. Ngoài ra, KBNN Hà Nội cũng chú trọng bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn tốt đảm nhiệm công việc kiểm soát. Bộ phận kiểm soát luôn đƣợc coi trọng trong cơ cấu tổ chức của KBNN Hà Nội. - Về áp dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB: KBNN Hà Nội là một trong số ít Kho bạc trong cả nƣớc áp dụng chƣơng trình quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ trên mạng diện rộng từ rất sớm (năm 2000). Chƣơng trình này cho phép theo dõi chi tiết từng dự án đầu tƣ về tổng mức đầu tƣ, kế hoạch vốn đầu tƣ hàng năm, từng lần tạm ứng, thanh toán vốn đầu tƣ của dự án. Đặc biệt, năm 2011 KBNN Hà Nội đã xây dựng và đƣa vào hoạt động chƣơng trình quản lý vốn đầu tƣ XDCB liên ngành Kế hoạch và đầu tƣ - Tài chính - KBNN. Chƣơng trình này cho phép theo dõi chi tiết kế hoạch, tình hình thực hiện và thanh toán đến từng dự án, từng hợp đồng, đồng thời thực hiện kết nối thông tin và truyền dữ liệu về tình hình triển khai các dự án đầu tƣ XDCB từ ngân sách thành phố giữa các cơ quan Sở Kế hoạch và đầu tƣ - Sở Tài chính - KBNN Hà Nội, đáp ứng yêu cầu cung cấp số liệu kịp thời, đầy đủ, thống nhất giữa các cơ quan tham mƣu, phục vụ 34 cho công tác chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch đầu tƣ XDCB hàng năm của UBND thành phố Hà Nội đạt kết quả cao. 1.3.7.2. Kho bạc Nhà nƣớc Hà Đông KBNN Hà Đông là đơn vị trực thuộc KBNN Hà Nội, với chức năng nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, thực hiện nhiệm vụ thu, chi NSNN trên địa bàn quận Hà Đông . Trong quá trình hoạt động và phát triển, KBNN Hà Đông luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đã đƣợc Bộ Tài chính, KBNN ghi nhận. Với những thành tích đạt đƣợc, KBNN Hà Đông đã đƣợc Đảng và nhà nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng lao động hạng Ba cùng nhiều phần thƣởng cao quý khác tặng cho tập thể và cá nhân đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền, tài sản nhà nƣớc giao cho quản lý. Về công tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB: Trong những năm gần đây, kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN ở KBNN Hà Đông tăng đều qua các năm và tỷ lệ giải ngân đạt khá cao. Trong quá trình kiểm soát chi đầu tƣ XDCB, KBNN Hà Đông đã thực hiện kiểm soát chặt chẽ hồ sơ thanh toán do chủ đầu tƣ gửi đến nên đã phát hiện đƣợc những sai sót nhƣ: sai khối lƣợng so với thiết kế đƣợc duyệt và so với khối lƣợng trong hợp đồng đã ký kết; sai do cộng số học...Trên cơ sở đó đã từ chối thanh toán hàng ngàn món chi đầu tƣ và tiết kiệm nhiều tỷ đồng cho NSNN. Có đƣợc những thành tích trên là do KBNN Hà Đông đã tích cực đào tạo cán bộ, tích cực hƣớng dẫn cho các chủ đầu tƣ về chính sách mới của Nhà nƣớc. Ngoài ra trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB, KBNN Hà Đông đã phối hợp tốt với sở, ngành liên quan trong thực thi nhiệm vụ, thực hiện tốt vai trò tham mƣu cho các cấp chính quyền địa phƣơng. KBNN Hà Đông còn chủ động kiểm tra thực tế tại hiện trƣờng một số dự án trọng điểm để nắm bắt tình hình thực hiện triển khai dự án, từ đó tham mƣu đề xuất cho UBND quận các giải pháp chỉ đạo, tháo gỡ vƣớng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công, thu hồi tạm ứng, quyết toán dự án hoàn thành, điều chỉnh kế hoạch vốn, bố trí sử dụng vốn hợp lý, không để tồn đọng và gây lãng phí. 35 1.3.8. Một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng đối với KBNN Hoàn Kiếm Qua nghiên cứu công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN của KBNN Hà Nội và KBNN Hà Đông có thể rút ra một số kinh nghiệm sau: Thứ nhất, con ngƣời là nhân tố quyết định trong quá trình thực thi công vụ, nhất là thực hiện công tác kiểm soát chi đầu tƣ. Do vậy, cần phải có chính sách đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên về nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để có đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi đầu tƣ có trình độ chuyên môn vững vàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Đồng thời phải thƣờng xuyên nâng cao trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức để đội ngũ cán bộ này có lập trƣờng tƣ tƣởng vững vàng, dũng cảm phát hiện và đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, sai trái trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB, bởi vì đây là lĩnh vực khá nhạy cảm và dễ xảy ra tiêu cực. Thứ hai, hiện đại hóa chƣơng trình ứng dụng quản lý, kiểm soátchi đầu tƣ XDCB. Thực hiện việc tích hợp giữa chƣơng trình ứng dụng này với các chƣơng trình ứng dụng quản lý NSNN khác. Thực hiện việc kết nối thông tin, cơ sở dữ liệu với các sở, ban, ngành để tiến hành trao đổi, cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời cho các cấp, các ngành trong quá trình quản lý, điều hành kế hoạch đầu tƣ XDCB từ NSNN. Thứ ba, thực hiện phối hợp chặt chẽ với sở, ngành liên quan trong quá trình kiểm soát chi đầu tƣ XDCB để kịp thời trao đổi, tìm ra hƣớng giải quyết đối với những khó khăn, vƣớng mắc trong thực thi nhiệm vụ. Đồng thời, thực hiện tốt vai trò tham mƣu cho các cấp chính quyền địa phƣơng trong quá trình điều hành NSNN nói chung và trong đầu tƣ XDCB nói riêng, đảm bảo bố trí sử dụng vốn đầu tƣ có hiệu quả, không để tồn đọng và gây lãng phí cho NSNN. Thứ tư, KBNN tỉnh thực hiện phân cấp một cách hợp lý nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB theo mức vốn, nguồn vốn và khả năng đáp ứng nhiệm vụ của cán bộ cho KBNN cấp huyện. Mặt khác, phòng Kiểm soát chi NSNN KBNN tỉnh sẽ tập trung cho kiểm tra, hƣớng dẫn nghiệp vụ cho các chủ đầu tƣ, KBNN huyện, đồng thời tiến hành đánh giá tổng hợp, phân tích và đƣa ra các giải pháp về công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN. 36 CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP 2.1. Quy trình nghiên cứu Trên cơ sở các tài liệu thu thập đƣợc, tác giả tiến hành nghiên cứu và và xây dựng khung nghiên cứu dƣới đây làm căn cứ thực hiện luận văn Khung nghiên cứu Các yếu tố ảnh hƣởng đến kiểm soát chi đầu tƣ Kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của KBNN quận Mục tiêu kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của KBNN quận nƣớc của Kho Bộ máy kiểm bạc nhà nƣớc soát chi đầu tƣ quận XDCB từ Chi đầu tƣ xây NSNN của KBNN quận Các yếu tố à nƣớc quận khách quan Các yếu -Quy trình kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN của KBNN quận -Đảm bảo chi từngân sách nhà đúng thời gian, nƣớc cho các dự đúng khối lƣợng án mở tài khoản -Đảm bảo chi tại kho bạc nhà đúng nội dung, nƣớc quận đúng đối tƣợng chống lãng phí -Đảm bảo chủ đầu tƣ hiểu rõ và tố chủ quan dựng cơ bản thực hiện đúng Công cụ kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc quận chính sách chế độ 37 Quy trình nghiên cứu Bƣớc 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết về kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc quận. Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong bƣớc này là phƣơng pháp tổng hợp và mô hình hóa. Bƣớc 2: Thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp phục vụ cho phân tích thực trạng chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm giai đoạn 2010-2014. Phƣơng pháp sử dụng là thống kê, phân tích so sánh và tổng hợp. Bƣớc 3: Phân tích điểm mạnh và điểm yếu trong kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm giai đoạn 2010-2014, từ đó xác định nguyên nhân của những điểm yếu, phƣơng pháp sử dụng của bƣớc này là phƣơng pháp phân tích tổng hợp. Bƣớc 4: Trên cơ sở các điểm yếu trong kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm. 2.2. Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng nguồn thông tin thứ cấp liên quan đến vấn đề nghiên cứu - Thông tin thứ cấp (số liệu, tài liệu) đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: + Qua báo chí, trên các trang mạng về chủ trƣơng, chính sách của Đảng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về đầu tƣ xây dựng cơ bản và kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc 38 + Các báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm trong giai đoạn 2010 -2014. Thông tin thứ cấp đƣợc sắp xếp theo từng nội dung nghiên cứu và phân thành 3 nhóm: Những tài liệu về lý luận; Những tài liệu tổng quan về cơ sở thực tiễn; Những tài liệu tổng kết, kết quả nghiên cứu thực tiễn qua đó chọn lọc, khảo sát, kế thừa. 2.2.2. Phương pháp so sánh So sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế để xác định xu hƣớng biến động các chỉ tiêu các hiện tƣợng kinh tế đƣợc lƣợng hóa có cùng chỉ tiêu tính chất nhƣ nhau. Căn cứ vào tình hình thực hiện chi đầu tƣ bằng NSNN hàng năm, ta so sánh với dự toán đã đƣợc duyệt. Để tiến hành so sánh ta tính tỷ lệ phần trăm thực hiện so với dự toán. Phân tích tình hình thực hiện chi đầu tƣ XDCB bằng vốn NSNN so với dự toán giúp chúng ta đánh giá quá trình thực hiện, tiến độ thực hiện, quá trình quản lý đầu tƣ XDCB bằng vốn NSNN để từ đó phát hiện những tồn tại và vƣớng mắc, đây là cơ sở cho việc thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu tƣ XDCB bằng vốn NSNN. 2.2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp Tổng hợp các thông tin sơ cấp, thứ cấp thu đƣợc, phân tích thực trạng kiểm soát chi, chỉ rõ điểm mạnh điểm yếu trong thực hiện. Dữ liệu là các báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm trong giai đoạn 2010 -2014 bao gồm: Kế hoạch đầu tƣ hàng năm của các dự án, tên dự án, số vốn thanh toán, tình hình giải ngân vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN, tình hình kiểm soát hồ sơ để mô tả, đánh giá thực trạng, phân tích biến động và mối liên hệ. Mục đích là phân tích đánh giá công tác kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc nhà nƣớc. 39 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƢỚC HOÀN KIẾM 3.1. Khái quát về Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Kho bạc nhà nước Hoàn Kiếm Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 17/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Nha Ngân khố và Nha Tín dụng . Ngày 20/7/1951, Thủ tƣớng Chính phủ ký quyết định thành lập KBNN thay cho Nha ngân khố. KBNN là một bộ phận của Ngân hàng Quốc gia nhƣng trực thuộc sự quản lý của Bộ Tài chính. Ngày 27/7/1964 Chính phủ ban hành quyết định số 113/CP thành lập Vụ Quản lý ngân sách thay cho KBNN Việt Nam thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Công cuô ̣c đổ i mới toàn diê ̣n đấ t nƣớc bắ t đầ u tƣ̀ Đa ̣i hô ̣i Đa ̣i biể u toàn quố c của Đảng cô ̣ng sản Viê ̣t Nam lầ n thƣ́ VI (năm 1986). Ngày 26/3/1988, Nghị định số 53/HĐBT chuyể n hê ̣ thố ng ngân hàng hai cấ p gồ m ngân hàng Nhà nƣớc và hệ thống ngân hàng Thƣơng mại , bố n ngân hàng Thƣơ ng ma ̣i quố c doanh đƣơ ̣c thành lâ ̣p . Trƣớc tiǹ h hiǹ h thay đổ i của hê ̣ thố ng ngân hàng và nhu cầu mở cửa của thị trƣờng phát triển kinh tế trong thời kỳ mới đòi hỏi phải tách bạch giữa điều hành tiền tệ và điều hành ngân s ách quốc gia . Xuấ t phát từ yêu cầu đó , Quyế t đinh ̣ số 07/HĐBT ngày 04/01/1990 của Hội đồng Bô ̣ trƣởng ban hành quy đinh ̣ mô ̣t số nhiê ̣m vu ̣ và quyề n ha ̣n của mô ̣t hê ̣ thố ng KBNN đô ̣c lâ ̣p hoa ̣t đô ̣ng theo ngành do ̣c . Sau mô ̣t thời gia n gă ̣t hái đƣơ ̣c nhƣ̃ng thành công bƣớc đầ u tƣ̀ viê ̣c thí điể m hoa ̣t đô ̣ng mô hình KBNN tại hai tỉnh An Giang và Kiên Giang . Toàn bộ hệ thống KBNN Việt Nam chính thức đi vào hoạt động trên phạm vi cả nƣớc kể từ ngày 01/4/1990. Vào thời điể m này , KBNN Hoàn Kiế m trƣ̣c thuô ̣c KBNN Hà Nô ̣i cũng bƣớc vào hoa ̣t đô ̣ng . Với khố i lƣơ ̣ng công viê ̣c ngày càng tăng , để đáp ứng 40 yêu cầ u phu ̣c vu ̣ nhân dân, sau khi sát nhâ ̣p về KBNN Hà Nô ̣i (vì hai Kho bạc cùng đặt trên một địa bàn), KBNN Hoàn Kiế m đƣơ ̣c tái thành lâ ̣p theo Quyế t đinh ̣ số 12/1998/QĐ-BTC ngày 05/01/1998 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính để thƣ̣c hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ KBNN trên điạ bàn quâ ̣n Hoàn Kiế m và mô ̣t số nhiê ̣m vu ̣ khác do Giám đốc KBNN Hà Nội giao kể từ ngày 01/7/1998. Là đơn vị thành lập sau, KBNN Hoàn Kiếm nhận đƣợc sự quan tâm chăm lo của các ngành, các địa phƣơng về mọi mặt nên đã nhanh chóng vƣợt qua những khó khăn buổi đầu, đi vào hoạt động ổn định và đạt đƣợc nhiều kết quả, đóng góp vào thành tích chung của KBNN Hà Nội và hệ thống Kho bạc toàn quốc. Tập thể và nhiều cá nhân KBNN Hoàn Kiếm nhiều năm liên tục đƣợc nhận bằng khen, giấy khen của KBNN cấp trên, của Bộ Tài chính cũng nhƣ của chính quyền địa phƣơng. Năm 2007, KBNN Hoàn Kiếm đƣợc tặng bằng khen của Thủ tƣớng Chính phủ, năm 2009 KBNN Hoàn Kiếm vinh dự đƣợc Chủ tịch nƣớc tặng huân chƣơng lao động hạng ba. 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc nhà nước Hoàn Kiếm KBNN Hoàn Kiếm là một tổ chức trực thuộc KBNN Hà Nội, có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn quận Hoàn Kiếm theo quy định của pháp luật: quản lý quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nƣớc vá các quỹ khác của Nhà nƣớc đƣợc giao theo quy định của pháp luật; huy động vốn cho NSNN và cho đầu tƣ phát triển. 3.1.2.1. Chức năng của KBNN Hoàn Kiếm Kho bạc Nhà nƣớc Hoàn Kiếm là tổ chức trực thuộc KBNN Hà Nội có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Kho bạc Nhà nƣớc Hoàn Kiếm có tƣ cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và đƣợc mở tài khoản tại ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật. 41 3.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của KBNN Hoàn Kiếm Kho bạc Nhà nƣớc Hoàn Kiếm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây - Tập trung các khoản thu ngân sách nhà nƣớc (NSNN) trên địa bàn, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách. KBNN Hoàn Kiếm có quyền trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho NSNN theo quy định của pháp luật. - Tổ chức thực hiện kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. - Quản lý quỹ ngân sách quận và các quỹ tài chính khác đƣợc giao; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cƣợc, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền; quản lý tiền, ấn chỉ đặc biệt, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nƣớc và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN quận. - Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định. - Quản lý ngân quỹ KBNN huyện theo chế độ quy định. - Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại KBNN quận. - Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN quận. - Mở, quản lý tài khoản tiền gửi của KBNN quận tại ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn để thực hiện thanh toán, giao dịch theo chế độ quy định. 42 - Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc tại KBNN quận. - Tổ chức thực hiện công tác kế toán nhà nƣớc: hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các quỹ tài chính do KBNN quận quản lý, các khoản tạm thu, tạm giữ, ký cƣợc, ký quỹ, tiền, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nƣớc và các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN quận, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ theo quy định của pháp luật; xác nhận số liệu thu, chi NSNN qua KBNN quận. - Thực hiện công tác điện báo, báo cáo số liệu về thu, chi NSNN phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành NSNN của cấp có thẩm quyền; thống kê, báo cáo, quyết toán các nghiệp vụ phát sinh tại KBNN quận. - Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN quận. - Thực hiện công tác tiếp công dân tại KBNN quận theo quy định. - Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức và thực hiện công tác văn thƣ, lƣu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại KBNN quận theo quy định. - Tổ chức thực hiện chƣơng trình hiện đại hoá hoạt động KBNN; Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lƣợng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng. - Quản lý các điểm giao dịch thuộc KBNN quận theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN tỉnh giao 3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Kho bạc nhà nước Hoàn Kiếm Cơ cấu tổ chức của KBNN Hoàn Kiếm hiện nay bao gồm: Ban lãnh đạo Giám đốc và 02 Phó Giám đốc và 03 phòng nghiệp vụ: Phòng Tổng hợp Hành chính, Phòng Kế toán và Phòng Kho quỹ. Phụ trách các phòng có trƣởng phòng, giúp việc cho trƣởng phòng có phó phòng, Số lƣợng cán bộ, 43 công chức là 52 ngƣời. Trong đó: 03 cán bộ lãnh đạo; 10 cán bộ Tổng hợp hành chính; 25 cán bộ kế toán; 10 cán bộ kho quỹ; 04 cán bộ lái xe bảo vệ. Bảng 3.1: Tình hình cán bộ KBNN Hoàn Kiếm giai đoạn 2010-2014 Số Năm Giới tính lƣợng cán Trình độ Trên Nam Nữ bộ Đại học Độ tuổi Từ Đại Cao học đẳng Trung cấp Dƣới30 30 Trên đến 50 50 2010 48 13 35 3 33 8 4 4 34 10 2011 50 13 37 3 35 8 4 6 34 10 2012 50 13 37 3 35 8 4 6 34 10 2013 53 12 41 6 37 6 4 8 37 8 2014 52 12 40 6 37 5 4 8 37 7 (Nguồn: phòng Tổng hợp hành chính KBNN Hoàn Kiếm 2010-2014) KBNN Hoàn Kiếm đƣợc tổ chức thành các phòng nghiệp vụ: Tổng hợp hành chính, kế toán, kho quỹ theo sơ đồ sau: 44 BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG KẾ PHÒNG HÀNH TOÁN KHO QUỸ CHÍNH Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của KBNN Hoàn Kiếm Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, năm 2014 Chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng phòng nhƣ sau: - Phòng Tổng hợp hành chính: + Tham mƣu giúp Giám đốc KBNN quận trong việc: xây dựng chƣơng trình, kế hoạch công tác chủ trì đôn đốc triển khai thực hiện tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện chƣơng trình, kế hoạch công tác của KBNN quận; Chủ trì phối hợp với các bộ phận có liên quan trong việc triển khai công tác. + Thực hiện kiểm soát chi vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ và xây dựng thuộc vốn NSNN, vốn chƣơng trình mục tiêu và các nguồn vốn khác đƣợc giao quản lý; tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện theo định kỳ, đột xuất cho KBNN tỉnh, cơ quan tài chính địa phƣơng và các cơ quan có thẩm quyền; + Thực hiện quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN, vốn chƣơng trình mục tiêu và các nguồn vốn khác đƣợc giao quản lý; + Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính; là đầu mối đôn đốc thực hiện, tổng hợp báo cáo theo quy định. 45 + Tổ chức thực nhiệm vụ đƣợc giao theo kế hoạch đƣợc phê duyệt; tổng hợp, phân tích tình hình thu, chi NSNN trên địa bàn; thực hiện chế độ báo cáo, thống kê thu, chi NSNN, kết quả phát hành và thanh toán công trái, trái phiếu chính phủ theo quy định. + Thực hiện công tác thống kê các hoạt động nghiệp vụ KBNN theo quy định; tổng hợp báo cáo thƣờng xuyên và đột xuất theo quy định. + Phối hợp với phòng kế toán trong việc xác nhận số thanh toán vốn đầu tƣ cho dự án do phòng Tổng hợp-Hành chính trực tiếp kiểm soát, thanh toán. + Thực hiện công tác hành chính, quản trị: quản lý tài sản, hành chính, quản trị, văn thƣ, lƣu trữ, quản lý con dấu, bảo vệ tại KBNN quận. - Phòng Kế toán + Tham mƣu, giúp Giám đốc KBNN quận trong việc: Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách; Kiểm soát các khoản chi thƣờng xuyên của NSNN theo quy định; Thực hiện công tác hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các quỹ tài chính do KBNN quận quản lý, các khoản tam thu, tam giữ, ký cƣợc, ký quỹ, tiền, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nƣớc và các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN quận, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ theo quy định của pháp luật; thống kê, quyết toán các nhiệp vụ phát sinh tại KBNN quận. + Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối với vác cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN quận; Mở và quản lý tài khoản tiền gửi của KBNN quận tại ngân hàng thƣơng mại theo chế độ quy định, thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định. + Quản lý các điểm giao dịch thuộc KBNN quận. + Kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số liệu về thu, chi NSNN qua KBNN quận. + Thực hiện phát hành và thanh toán công trái, trái phiếu Chính phủ. 46 + Thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN quận; Thực hiện công tác thống kê, điện báo, báo cáo số liệu về thu, chi NSNN phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành NSNN của cấp có thẩm quyền; tổng hợp báo cáo kế toán và báo cáo thống kê thuộc lĩnh vực kế toán theo chế độ quy định. - Phòng Kho quỹ Tham mƣu, giáp Giám đốc KBNN quận trong việc: + Thực hiện giao dịch, chi tiền mặt; quản lý kho, quỹ tại KBNN quận; + Bảo quản an toàn tiền mặt, ấn chỉ có giá, ấn chỉ đặc biệt do KBNN quận quản lý, các tài sản tạm thu, tạm giữ, tạm gửi và tịch thu theo quyết định của cấp có thẩm quyền; + Tổ chức thực hiện việc vận chuyển tiền mặt, các giấy tờ có giá trị và ấn chỉ đặc biệt theo lệnh của cấp có thẩm quyền. + Thống kê, tổng hợp và báo cáo các mặt hoạt động nghiệp vụ kho, quỹ theo chế độ quy định; Phối hợp các bộ phận liên quan kịp thời làm rõ nguyên nhân các vụ thừa, thiếu, mất tiền, tài sản trong kho, quỹ tại đơn vị; đề xuất kiến nghị với Giám đốc KBNN quận. - Lãnh đạo KBNN quận: + Giám đốc KBNN quận chịu trách nhiệm toàn diện trƣớc Giám đốc KBNN tỉnh và trƣớc pháp luật về: thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tiền, tài sản, hồ sơ, tài liệu, cán bộ, công chức, lao động của đơn vị. + Phó Giám đốc KBNN quận chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc và trƣớc pháp luật về lĩnh vực công tác đƣợc phân công. Với mô hình tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm đối với công việc của từng phòng, từng cá nhân có sự phân nhiệm tƣơng đối rành mạch. Do vậy, công việc của KBNN Hoàn Kiếm đƣợc tiến hành thuận lợi hiệu quả và dễ kiểm soát. Tuy nhiên với cấ u trúc này trách nhiê ̣m cao nhấ t thuô ̣c về nhà quản tri ̣ cao nhấ t (Giám đốc). Mă ̣t khác, khả năng phối hợp cũng nhƣ ảnh hƣởng trong 47 công viê ̣c giƣ̃a các phòng chƣ́c năng có sƣ̣ ha ̣n chế . Do vâ ̣y , quá trình điều hành của Giám đốc phải vừa tuân thủ về nguyên tắ c , song cũng rấ t linh hoa ̣t về phƣơng pháp nhằ m phát huy tố i đa khả năng , năng lƣ̣c của phó Giám đốc, các trƣởng, phó phòng, tƣ̀ đó ta ̣o nên mô ̣t guồ ng máy hoa ̣t đô ̣ng thông suố t để đa ̣t mu ̣c tiêu chung của Kho ba ̣c. 3.2. Thực trạng chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm giai doạn 2010-2014 Chi đầu tƣ XDCB qua Kho bạc NN Hoàn Kiếm tăng đều qua các năm (bao gồm NSTW và NSĐP). Vốn NSNN tập trung đầu tƣ XDCB trong gia đoạn này nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, y tế, văn hóa, giáo dục đã góp phần duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế và tạo điều kiện đảm bảo an sinh xã hội cho đời sống ngƣời dân. Bảng 3.2: Chi đầu tƣ XDCB theo ngành qua KBNN Hoàn Kiếm giai đoạn 2010-2014 (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Năm Năm Năm Năm Nội dung 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng chi 320,15 410,48 432,22 570,11 750,15 Giao thông 60,25 90,38 100,84 130,76 180,72 Giáo dục 98,67 99,07 102,76 154,86 200,09 Văn hóa 20,17 40,35 35,46 39,83 43,45 Y tế 30,48 33,84 36,86 42,68 51,36 Quản lý nhà nƣớc, an ninh quốc phòng 100,45 130,76 140,01 180,43 250,63 Khác 10,13 16,08 16,29 21,55 23,9 (Nguồn: Báo cáo quyết toán chi NSNN tại KBNN Hoàn Kiếm) 48 Qua số liệu bảng 3.2 (cho thấy từ năm 2010 đến năm 2014 tổng mức chi bình quân tăng 24,25% /năm, riêng năm 2014 tăng 31,579 % so với năm 2013. 3.3. Thực trạng kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm giai đoạn 2010 -2014 3.3.1. Thực trạng bộ máy kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của Kho bạc nhà nước Hoàn Kiếm 3.3.1.1. Thực trạng cơ cấu bộ máy kiểm soát chi Hiện nay KBNN Hoàn Kiếm đang phân công bố trí thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi đầu tƣ và vốn sự nghiệp nhƣ sau: Phòng Tổng hợp hành chính thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán toàn bộ các nguồn vốn đầu tƣ XDCB, CTMT, SNKT và sự nghiệp có tính chất đầu tƣ của tất cả các cấp ngân sách (Trung ƣơng, Thành phố, quận) phát sinh trên địa bàn theo phân cấp quản lý ngân sách và theo phân công của KBNN thành phố Hà Nội. Phòng kế toán thực hiện nhiệm vụ hạch toán kế toán, thanh toán các nguồn vốn, thực hiện đối chiếu nguồn vốn và số cấp phát thanh toán chi tiết theo từng nguồn vốn, từng cấp ngân sách, từng dự án và chủ đầu tƣ. Phòng Kho quỹ chịu trách nhiệm tổ chức công tác thu, thanh toán các khoản chi bằng tiền mặt Hiện nay phòng Tổng hợp hành chính KBNN Hoàn Kiếm có 10 cán bộ tham gia công tác kiểm soát chi đầu tƣ (100% cán bộ có trình độ đại học và trên đại hoc) đƣợc phân công nhƣ sau: 01 trƣởng phòng phụ trách chung, chịu trách nhiệm toàn bộ công việc của phòng trƣớc Ban giám đốc về các mặt hoạt động thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao; 01 phó trƣởng phòng giúp việc cho trƣởng phòng, phụ trách ký duyệt chứng từ theo luồng đƣợc phân công, 08 chuyên viên trực tiếp đảm nhận kiểm soát thanh toán cho các dự án phát sinh 49 đƣợc ghi kế hoạch hàng năm theo đối tƣợng chủ đầu tƣ (các Ban quản lý đƣợc phân công phụ trách). 3.3.1.2. Thực trạng cán bộ kiểm soát chi Để thực hiện nhiệm vụ Kiểm soát chi đầu tƣ XDCB trên địa bàn. Kể từ năm 2010 đến nay cán bộ trực tiếp thực hiện Kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN tại KBNN Hoàn Kiếm luôn đƣợc kiện toàn cả về số lƣợng và chất lƣợng. 100% cán bộ là trình độ đại học, trong đó có 3 đồng chí trình độ trên đại học chiếm 30%. Bảng số 3.3 Số lƣợng, trình độ cán bộ kiểm soát chi đầu tƣ XDCB tại KBNN Hoàn Kiếm Số lƣợng cán bộ kiểm Trình độ đại học, sau soát chi đầu tƣ XDCB đại học Năm 2010 5 3 Năm 2011 5 4 Năm 2012 6 5 Năm 2013 8 8 Năm 2014 10 10 Năm (Nguồn: Báo cáo công tác tổ chức cán bộ hàng năm của KBNN Hoàn Kiếm) 3.3.2. Thực trạng công cụ kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN của KBNN Hoàn Kiếm 3.3.3.1. Các văn bản quy phạm pháp luật Công cụ kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc là các văn bản chế độ do nhà nƣớc ban hành. Cụ thể nhƣ sau: Văn bản do Quốc hội ban hành: - Luật xây dựng- Số văn bản 16/2003/ QH 11 ban hành ngày 26/11/2003 - Luật đấu thầu- Số văn bản 61/2005/ QH 11 ban hành ngày 29/11/2005 50 - Luật đấu thầu- Số văn bản 43/2013/ QH 13 ban hành ngày 26/11/2013 Văn bản do Chính phủ ban hành: - Nghị định 16/2005/NĐ-CP - NĐ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng (hƣớng dẫn Luật XD) - Nghị định 112/2009/NĐ - CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình. - Nghị định 48/2010/NĐ - CP ngày 07/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng - Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu thầu về lựa chọn nhà thầu. Văn bản do các Bộ ban hành: - Thông tƣ 86/2011/TT - BTC ngày 17/6/2011 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc nguồn ngân sách Nhà nƣớc. - Thông tƣ 19/2011/TT - BTC ngày 14/2/2011 quy định quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nƣớc. - Thông tƣ 10/2011/TT - BTC ngày 26/01/2011 quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tƣ xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nƣớc. - Thông tƣ 210/2010/TT - BTC ngày 21/4/2010 quy định việc quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản thuộc nguồn ngân sách Nhà nƣớc theo niên độ ngân sách hàng năm. Văn bản do KBNN ban hành: - QĐ 686/QĐ - KBNN ngày 18/8/2009 về quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ và xây dựng trong nƣớc qua hệ thống KBNN. 51 - QĐ 25/QĐ - KBNN ngày 14/1/2008 của Tổng giám đốc KBNN về quy trình thanh toán vốn đầu tƣ ngoài nƣớc. - QĐ 282/QĐ - KBNN ngày 20/4/2012 về quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ trong nƣớc qua hệ thống KBNN. Hoạt động đầu tƣ XDCB là lĩnh vực rất phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Bởi vậy việc quản lý hoạt động đầu tƣ XDCB và vốn đầu tƣ XDCB đƣợc quy định trong rất nhiều các quyết định, thông tƣ, nghị định khác nhau. Số lƣợng các văn bản liên quan tƣơng đối lớn và đƣợc sửa đổi nhiều lần nên không tránh khỏi tình trạng chồng chéo lên nhau, không nhất quán, gây khó khăn trong việc thực hiện triển khai dự án do đó ảnh hƣởng tới công tác kiểm soát thanh toán. Ngoài ra, một số văn bản có nội dung không rõ ràng, chƣa phù hợp hay chƣa có các văn bản thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện đi kèm. Điều này cản trở hoạt động của cả các cấp quản lý, KBNN và cả Chủ đầu tƣ, nhà thầu - những đơn vị trực tiếp thực hiện dự án, cụ thể: + Việc ban hành các nội dung quy định về đầu tƣ và xây dựng liên quan đến công tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ chƣa đƣợc xem xét quyết định kỹ lƣỡng nên số lần sửa đổi, bổ sung tƣơng đối nhiều, điều này gây khó khăn cho việc thực hiện kiểm soát thanh toán vì có sự chồng chéo giữa thời gian có hiệu lực của các văn bản. Có những dự án đƣợc quản lý theo cả văn bản cũ lẫn văn bản mới ban hành nên rất khó khăn trong việc thực hiện dự án. Ví dụ nhƣ: Thông tƣ 27/2007/TT-BTC hƣớng dẫn quản lý thanh toán VĐT ban hành ngày 3/4/2007 thì đến 2/11/2007 đã đƣợc sửa đổi bổ sung theo TT 130/TT-BTC, đến ngày 17/6/2011 đã đƣợc tiếp tục sửa đổi bổ sung bởi thông tƣ 86/2011/TT - BTC. 52 Thông tƣ 33/2007/TT-BTC về hƣớng dẫn quyết toán VĐT dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn NSNN ban hành ngày 9/4/2007 đến ngày 9/8/2007 đƣợc hƣớng dẫn bổ sung sửa đổi thêm bằng TT 98/2007/TT-BTC. Đến ngày 14/2/2011 đã đƣợc tiếp tục bổ sung thay đổi bằng thông tƣ 19/2011/TT BTC. Điều này gây ảnh hƣởng đến hoạt động của KBNN vì sau khi nhận đƣợc Thông tƣ hay Nghị định mới, KBNN phải xem xét để sửa đổi, bổ sung các thông tin liên quan trong quy trình thanh toán vốn đầu tƣ, từ đó lại ban hành những Quyết định mới cho toàn hệ thống Kho bạc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, làm chậm thời gian kiểm soát, thanh toán vốn cho các dự án. + Trong quá trình hoàn thiện chính sách về đầu tƣ, quyền hạn và trách nhiệm của Chủ đầu tƣ và ban QLDA ngày càng đƣợc tăng cƣờng và mở rộng. Nhƣ trong nghị định 16/2005/NĐ - CP ban hành ngày 07 tháng 2 năm 2005 về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ đầu tƣ gồm: tổ chức thẩm định và phê duyệt các bƣớc thiết kế, dự toán xây dựng công trình sau khi dự án đƣợc phê duyệt, nghiệm thu đƣa công trình vào sử dụng…Tuy nhiên có nhiều Chủ đầu tƣ chƣa đủ năng lực nên khi đƣợc giao quyền hạn và nhiệm vụ rộng dễ dẫn đến tình trạng Chủ đầu tƣ không có khả năng tổ chức thực hiện một số công việc của dự án nhƣ lập dự án, thẩm định dự án, phê duyệt thiết kế … mà giao cho nhà thầu thực hiện. Điều này dẫn đến khe hở trong công tác quản lý vốn đầu tƣ vì có thể xảy ra tình trạng nhà thầu và Chủ đầu tƣ móc ngoặc để nâng đơn giá, đƣa vào khối lƣợng thực hiện không thực sự cần thiết gây thất thoát lãng phí vốn đầu tƣ. Ban QLDA là ngƣời đại diện cho Chủ đầu tƣ nhƣng không phải Chủ đầu tƣ nên thiếu sự ràng buộc về trách nhiệm quản lý tài sản, bảo toàn vốn khi dự án đi vào hoạt động…Ngoài ra, nghị định số 12/2009/NĐ-CP mới ban hành ngày 12/02/2009 có hiệu lực ngày 2/4/2009 thay thế cho nghị định 16/2005/NĐ 53 CP và nghị định 112/2006/NĐ - CP quy định quyền hạn và nhiệm vụ của Chủ đầu tƣ không cụ thể rõ ràng là có thẩm quyền trách nhiệm thực hiện những công việc gì mà chỉ ghi chung chung “ Chủ đầu tƣ thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ từ khi chuẩn bị dự án, thực hiện dự án, đến khi nghiệm thu đi vào sử dụng bảo đảm hiệu quả, tính khả thi của dự án”…Nhƣ vậy dẫn đến tình trạng phân quyền không cụ thể rõ ràng, không xác định rõ trách nhiệm quyền hạn của Chủ đầu tƣ trong quản lý dự án. Ngoài ra, nghị định cũng cho phép các ban QLDA đƣợc thực hiện nhiều dự án cùng một lúc và phải bảo đảm nguyên tắc: từng dự án không bị gián đoạn, đƣợc quản lý và quyết toán theo đúng quy định, nhƣng không có giới hạn phạm vi số lƣợng tính chất các dự án cụ thể nhƣ thế nào trong khi các dự án đƣợc thực hiện trên rất nhiều địa bàn khác nhau nên dễ dẫn đến tình trạng quản lý các dự án lỏng lẻo, không đi sâu đi sát, chậm trễ, ách tắc trong công tác nghiệm thu khối lƣợng, hoàn thành thủ tục thanh toán vốn. + Về định mức đơn giá trong đầu tƣ XDCB nhiều điểm đã đƣợc sửa đổi, bổ sung nhƣng hệ thống tiêu chuẩn, định mức còn chƣa đồng bộ, nhiều định mức đã lạc hậu, thậm chí nhiều lĩnh vực chƣa xác định đƣợc định mức, nhiều loại vật tƣ, vật liệu chƣa có trong thông báo giá. Tình trạng này dẫn đến việc lập, duyệt dự toán không có căn cứ chắc chắn, tình trạng chi ngoài dự toán xảy ra phổ biến, KBNN thiếu căn cứ để kiểm soát chi, đơn vị lập dự toán thƣờng tìm cách hợp pháp hóa các khoản chi cho phù hợp tiêu chuẩn, định mức cũ nên dễ vi phạm kỉ luật tài chính. 3.3.2.2. Các hồ sơ, chứng từ thanh toán, các loại báo cáo Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật nhƣ trên khi kiểm soát hồ sơ cán bộ kiểm soát chi phải căn cứ vào kế hoạch vốn giao hàng năm cho dự án, mẫu dấu chữ ký, cam kết chi đối với hợp đồng thuộc đối tƣợng bắt buộc phải cam kết chi, quyết định chỉ định thầu, đấu thầu, hợp đồng giữa chủ đàu tƣ và 54 nhà thầu. Bảng xác định khối lƣợng công việc hoàn thành,giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tƣ, và các chứng từ chuyển tiền do chủ đầu tƣ lập để kiểm soát hồ sơ và chuyển tiền cho đơn vị thụ hƣởng theo quy định. 3.3.2.3.Hệ thống mạng máy tính và phần mềm hỗ trợ Khi nhận bàn giao công tác TTVĐT từ Cục Đầu tƣ phát triển bàn giao sang, việc theo dõi hồ sơ dự án và số liệu cấp phát cho từng dự án hoàn toàn theo phƣơng pháp thủ công, điều đó làm hạn chế rất nhiều cho công tác thông tin, báo cáo số liệu và chỉ đạo điều hành của các cấp lãnh đạo. Trƣớc tình hình đó, Lãnh đạo KBNN đã thành lập Ban chủ nhiệm đề tài Chƣơng trình quản lý TTVĐT trên mạng diện rộng tại KBNN Hà Nội để nghiên cứu và triển khai đề tài ứng dụng tin học trong công tác quản lý, kiểm soát TTVĐT. Tháng 10/2000 KBNN Hoàn Kiếm đã triển khai chƣơng trình quản lý, TTVĐT. Tháng 12/2001 đề tài nghiên cứu đã đƣợc Hội đồng Khoa học Kho bạc Nhà nƣớc Trung ƣơng nghiệm thu đánh giá xếp loại xuất sắc. Hiện nay KBNN Hoàn Kiếm đang chạy chƣơng trình đầu tƣ liên ngành và đến tháng 9/2011 đã triển khai vận hành thành công chƣơng trình TABMIS. Đây là một bƣớc tiến mới trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động KBNN nói chung và KBNN Hoàn Kiếm nói riêng. 3.3.3. Thực trạng thực hiện quy trình kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của Kho bạc nhà nước Hoàn Kiếm 3.3.3.1. Thực trạng thực hiện cơ chế “một cửa” trong kiểm soát chi đầu tƣ XDCB Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm thực hiện cơ chế giao dịch một cửa trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN theo quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/08/2007 của tổng giám đốc KBNN. Thực hiện cơ chế giao dịch một cửa trong kiểm soát chi đầu tƣ XDCB, KBNN Hoàn Kiếm đã thành lập bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, bố trí tại 55 quầy giao dịch nơi thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch, bố trí cán bộ đủ năng lực để tiếp nhận hồ sơ và giải quyết công việc theo quy trình nghiệp vụ. Tại đây đã trang bị hòm thƣ góp ý kiến của khách hàng, số điện thoại đƣờng dây nóng để khách hàng thực hiện quyền giám sát, phản ảnh việc chấp hành quy trình và các quy định của cán bộ. Các quy trình nghiệp vụ và thủ tục về giao nhận hồ sơ, thời hạn giải quyết công việc đối với từng loại nghiệp vụ kiểm soát chi đã đƣợc niêm yết công khai tại trụ sở các KBNN trên toàn địa bàn, trên các ki ốt thông tin đặt tại nơi giao dịch. Theo đó, các chủ đầu tƣ, các ban QLDA chỉ phải liên hệ, giao dịch với bộ phận này mà không phải liên hệ trực tiếp với cán bộ chuyên quản nhƣ trƣớc đây. 3.3.3.2. Thực trạng tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ ban đầu Hiê ̣n nay, KBNN Hoàn Kiếm thƣ̣c hiê ̣n quy triǹ h kiể m soát thanh toán VĐT và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ trong nƣớc qua hệ thống KBNN theo QĐ282/QĐ-KBNN ngày 20/4/2012. Cán bộ kiểm soát chi sau khi nhận hồ sơ tài liệu do bộ phận giao dịch một cửa gửi đến có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ kiểm tra ngay tính hợp pháp hợp lệ của hồ sơ. Thành phần hồ sơ bao gồm: - Tài liệu gửi 1 lần (tài liệu cơ sở): bản chính hoặc bản sao y bản chính, riêng hợp đồng kinh tế phải là bản chính. + Cơ sở pháp lý của dự án đầu tƣ: tùy thuộc loại hình dự án đầu tƣ, tài liệu cơ sở của nhóm này có thể là: dự án đầu tƣ xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật) và quyết định đầu tƣ của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có) ; Dự án giải phóng mặt bằng, tái định cƣ là văn bản phê duyệt dự án giải phóng mặt bằng, tái định cƣ, phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ đƣợc duyệt. 56 + Các văn bản tài liệu liên quan đến dự toán chi phí: dự toán chuẩn bị đầu tƣ đƣợc duyệt, dự toán chi phí bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ đƣợc duyệt; Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trƣờng hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng; Phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ đƣợc duyệt; dự toán chi phí bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ đƣợc duyệt; Dự toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thƣờng, hỗ trợ và tái dịnh cƣ đƣợc duyệt. + Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của luật đấu thầu (gồm đấu thầu, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện, và lựa chọn nhà thầu trong trƣờng hợp đặc biệt). + Hợp đồng giữa chủ đầu tƣ và nhà thầu và tài liệu kèm hợp đồng theo quy định của pháp luật (trừ các tài liệu mang tính kỹ thuật); Hợp đồng mua nhà phục vụ tái định cƣ của chủ đầu tƣ, văn bản giao việc hoặc hợp đồng nội bộ đối với các hoạt động tự thực hiện. Đối với chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ, chủ đầu tƣ còn gửi thêm hợp đồng giữa chủ đầu tƣ và đơn vị nhận phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ, chủ đầu tƣ còn gửi thêm hợp đồng giữ chủ đầu tƣ và đơn vị nhận phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ. Cán bộ kiểm soát chi đầu tƣ XDCB sau khi nhận hồ sơ từ cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả phải kiểm tra ngay sự đầy đủ của tìa liệu theo quy định, tính hợp pháp hợp lệ của tài liệu, sự logic về thời gian các văn bản tài liệu. Nếu phát hiện hồ sơ còn thiếu hoặc chƣa bảo đảm tính hợp pháp hợp lệ thì dự thảo văn bản và báo cáo trƣởng phòng tổng hợp ký gửi chủ đầu tƣ đề nghị chủ đầu tƣ bổ sung, hoàn thiện tài liệu còn thiếu hoặc điều chỉnh, thay thế tài liệu chƣa hợp pháp, hợp lệ. - Tài liệu bổ sung hàng năm: 57 Kế hoạch vốn đầu tƣ do Phòng tài chính Quận Hoàn Kiếm thông báo với ngân sách quận. KBNN Hà Nội thông báo với ngân sách Trung ƣơng và thành phố. Số lƣợng hồ sơ giao dịch tại KBNN Hoàn Kiếm trong 5 năm tƣơng đối lớn, tuy nhiên với nỗ lực hết mình, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc cán bộ giao dịch một cửa và cán bộ kiểm soát chi đã phát hiện và từ chối thanh toán những hồ sơ chƣa đủ điều kiện thanh toán.Theo số liệu bảng 3.4. tỷ lệ số lƣợng hồ sơ trả về qua các năm giảm dần do cấp chính quyền và chủ đầu tƣ có trách nhiệm hơn đối với vốn đầu tƣ thuộc NSNN. Bảng 3.4. Số lƣợng hồ sơ bị từ chối thanh toán do không đủ điều kiện qua KBNN Hoàn Kiếm giai đoạn 2010-2014 Số lƣợng hồ sơ chƣa đủ điều kiện thanh Nội toán dung Số lƣợng Tỷ lệ % (số trả về/tổng hồ sơ Sai Không Tổng Không nhận pháp thống Khác số nhận) số đầy đủ lý nhất Năm 2010 1.200 355 123 32 50 150 29,5 2011 1.476 413 175 41 103 94 27,9 2012 1.870 402 130 35 98 139 21,4 2013 1.380 258 82 20 58 98 18,7 2014 1.245 187 51 15 38 83 15 (Nguồn: KBNN Hoàn Kiếm) 3.3.3.3. Thực trạng kiểm soát cam kết chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc Kho bạc Nhà nƣớc Hoàn Kiếm đã đƣợc tham gia tập huấn về cơ chế và quy trình kiểm soát cam kết chi cho tất cả các cán bộ làm công tác kế toán, kiểm soát chi trên toàn địa bàn, sẵn sàng cho việc triển khai thực hiện quản lý cam kết chi từ ngày 1/6/2013. 58 - Tuyên truyền, phổ biến cho các đơn vị: Kho bạc Nhà nƣớc Hoàn Kiếm đã có văn bản hƣớng dẫn chi tiết, công văn Liên ngành (Kho bạc, Tài chính và Sở Kế hoạch đầu tƣ) gửi các đơn vị dự toán, chủ đầu tƣ về quy trình thực hiện quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN; đồng thời nêu rõ mục đích, ý nghĩa của việc quản lý và thực hiện cam kết chi để các đơn vị hiểu rõ và thực hiện. Thông báo địa chỉ email, số điện thoại để trao đổi trả lời các thông tin trong việc quản lý kiểm soát cam kết chi khi các đơn vị chƣa hiểu rõ trƣớc khi thực hiện. - Về tình hình chấp hành, thực hiện của các đơn vị sử dụng ngân sách: Do làm tốt công tác tuyên truyền, mặc dù đƣợc đánh giá là khá mới mẻ song các đơn vị sử dụng ngân sách đã hiểu và nghiêm túc chấp hành việc kiểm soát và quản lý cam kết chi NSNN qua KBNN. Tuy nhiên vẫn còn lúng túng và chƣa chủ động trong việc thực hiện đúng quy trình cam kết chi. - Việc nhập, theo dõi, quản lý cam kết chi: Từ khâu chuẩn bị tốt cho việc thực hiện kiểm soát và quản lý cam kết chi, cán bộ Kho bạc đã nắm vững quy trình thực hiện, thành thạo các thao tác trên hệ thống, quản lý và theo dõi đảm bảo đúng theo quy định. - Công tác triển khai vận hành và hỗ trợ ngƣời sử dụng: - Công tác thu thập thông tin ngƣời dung tham gia thực hiện cam kết chi: Kho bạc Nhà nƣớc Hoàn Kiếm đã chủ động thực hiện rà soát danh sách ngƣời sử dụng và cây phê duyệt cam kết chi kết chi trên hệ thống TABMIS; làm sạch dữ liệu; xử lý các giao dịch cam kết chi còn dở dang trên hệ thống TABMIS; xử lý số dƣ cam kết chi theo đúng trình tự và thời gian quy định của KBNN sẵn sàng cho công tác triển khai cam kết chi vào ngày 1/6/2013. - Khả năng nắm bắt và làm chủ các quy trình nhập và điều chỉnh cam kết chi trên hệ thống: Do là công việc mới, thời gian đầu (khoảng 1 tuần đầu triển khai) cũng có nhiều bỡ ngỡ trong các khâu nhập cam kết chi, điều chỉnh 59 cam kết chi … Thời gian sau với những kinh nghiệm thực tế các cán bộ đã nắm bắt kịp thời và làm chủ các quy trình trên phân hệ cam kết chi, các tình huống vƣớng mắc đã đƣợc xử lý kịp thời. Qua hơn 1 năm thực hiện cam kết chi đầu tƣ qua KBNN Hoàn Kiếm, nhìn chung các chủ đầu tƣ, Ban quản lý dự án đã thực hiện đầy đủ . Với sự quan tâm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tuyên truyền, hƣớng dẫn khách hàng chu đáo, nên mặc dù quy trình mới nhƣng Kho bạc đã thực hiện kiểm soát cam kết chi đúng quy định, không để xảy ra sai sót và chi kịp thời. Hơn 1 năm qua KBNN Hoàn Kiếm đã kiểm soát cam kết chi 435 món với tổng số tiền hơn 305 tỷ đồng. Trƣớc đây, công tác quản lý ngân sách chƣa gắn kết cao trong các khâu của quy trình quản lý, chƣa theo dõi, phản ánh đƣợc số công nợ phải trả cho các nhà cung cấp, có tình trạng nợ đọng trong thanh toán, nhất là nợ trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản… Việc quản lý, kiểm soát cam kết chi đã giúp Kho bạc Hoàn Kiếm quản lý, kiểm soát các khoản chi ngân sách ngay từ khi lập dự toán đến khi phân bổ ngân sách; kí kết hợp đồng… và thanh toán. Công tác này còn giúp theo dõi đƣợc các khoản phải trả cho nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, Kho bạc có thể kiểm soát chi tiêu ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách; ngăn chặn tình trạng nợ đọng trong thanh toán của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhƣ việc nợ đọng trong thanh toán mua sắm ô tô, xây dựng cơ bản. Ngoài ra, thông qua thực hiện quản lý, kiểm soát cam kết chi còn hỗ trợ cho việc lập ngân sách trung hạn của các cơ quan tài chính, theo dõi và quản lý đƣợc các hợp đồng từ nhiều năm theo các thông tin nhƣ: tổng giá trị hợp đồng, giá trị hợp đồng đã thực hiện cam kết chi, giá trị hợp đồng đã đƣợc thanh toán, giá trị hợp đồng còn phải thanh toán… và giúp các nhà quản lý chú ý đến các thông tin khi tiến hành xây dựng và phân bổ dự toán hàng năm. 60 Nhƣ vậy, quản lý và kiểm soát cam kết chi đã góp phần đảm bảo chi ngân sách an toàn và hiệu quả. Kho bạc tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền cho các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách, thực hiện tốt công tác kiểm soát cam kết chi trên địa bàn. 3.3.3.4. Kiểm soát tạm ứng vốn đầu tƣ - Đối tƣợng đƣợc cấp tạm ứng: là tất cả các dự án doặc gói thầu, dù là đấu thầu hay chỉ định thầu (gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí QLDA và chi phí khác); các dự án cấp bách nhƣ: đề điều, công trình vƣợt lũ, công trình giống; các dự án khắc phục ngay hậu quả lũ lụt; các hợp đồng tƣ vấn; công việc đền bù GPMB và một số công việc thuộc chi phí khác. - Điều kiện tạm ứng: Các dự án phải có quyết định phê duyệt kết quả đấu đầu; Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tƣ và nhà thầu; Giấy bảo lãnh tạm ứng (nếu trong hợp đồng chủ đầu tƣ và nhà thầu thỏa thuận). - Mức vốn tạm ứng: Tùy theo nội dung, công việc mà mức tạm ứng đƣợc quy định khác nhau, nhƣng không vƣợt kế hoạch vốn cả năm của gói thầu. Cụ thể: + Gói thầu xây lắp có giá trị dƣớc 10 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng; từ 10 tỷ đồng đến dƣới 50 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng và gói thầu xây lắp có giá trị trên 50 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng. + Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: mức tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng. + Riêng đối với hợp đồng phải thuê tƣ vấn thì mức vốn tạm ứng tối thiểu 25 giá trị hợp đồng. Mức tạm ứng tối đa của các loại hợp đồng trên là 50% giá trị hợp đồng Tổng mức vốn tạm ứng của các hợp đồng thực hiện trong năm tối đa là 61 30% kế hoạch vốn giao hàng năm cho dự án. + Đền bù GPMB và một số việc chi khác tạm ứng theo tiế độ thực hiện và theo hợp đồng. Đối với việc sản xuất các cấu kiện, bán thành phẩm có giá trị lớn, một số vật liệu phải dự trữ theo mùa thì bên giao thầu, bên nhận thầu thỏa thuận kế hoạch tạm ứng và mức tạm ứng để bảo đảm tiế độ thực hiện hợp đồng. - Khi tạm ứng, chủ đầu tƣ gửi đến KBNN những hồ sơ tài liệu sau: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tƣ; Giấy rút vốn đầu tƣ; Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu Trƣờng hợp vốn tạm ứng chƣa đủ theo mức quy định do kế hoạch vốn năm bố trí thấp hơn mức vốn đƣợc tạm ứng, dự án đƣợc tiếp tục tạm ứng trong kế hoạch năm sau cho đến khi đạt mức tỷ lệ tạm ứng theo quy định. Việc tạm ứng vốn đƣợc thực hiện trong thời hạn thanh toán của kế hoạch vốn và có thể tạm ứng một hoặc nhiều lần căn cứ vào nhu cầu thanh toán vốn tạm ứng nhƣng không vƣợt mức vốn tạm ứng theo quy định nêu trên. Tình hình tạm ứng vốn đầu tƣ ở KBNN Hoàn Kiếm giai đoạn 2010-2014: Bảng 3.5. Tình hình tạm ứng vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN tại KBNN Hoàn Kiếm giai đoạn 2010 - 2014 Năm Tổng số Tổng số dự án thanh toán (tỷ đồng) Trong đó tạm ứng (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) tạm ứng/TT 2010 305 320,15 34.89 10,9 2011 369 410,48 29,96 7,3 2012 374 432,22 21,6 5 2013 345 570,11 22,8 4 2014 310 750,15 20,25 2,7 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo kiểm soát chi đầu tư XDCB ở KBNN Hoàn Kiếm) 62 Qua biểu đồ số liệu ta thấy, tỷ lệ tạm ứng vốn đầu tƣ XDCB trong năm 2010 cao. Nguyên nhân cao là do thông tƣ 130/2007/TT-BTC ngày 01/7/2007 của Bộ Tài chính chính hƣớng dẫn việc sửa đổi bổ sung một số điểm của thông tƣ 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính không quy định mức tạm ứng tối đa mà chỉ quy định mức tạm ứng tối thiểu. Do vậy thời điểm này các chủ đầu tƣ thƣờng tạm ứng vốn cho các dự án khoảng 30-40% giá trị hợp đồng, thậm chí một số chủ đầu tƣ vì những lý do chủ quan đã tạm ứng cho nhà thầu 70-80% giá trị hợp đồng. Việc tạm ứng với mức cao nhằm tạo điều kiện cho đơn vị nhận thầu chủ động hơn trong việc dự trữ nguyên vật liệu xây dựng, chi trả nhân công …thúc đẩy nhanh tiến độ thi công nhƣng trên thực tế không đƣa lại kết quả mong muốn. Ngƣợc lại mức tạm ứng cao đã tạo cơ hội cho một số nhà thầu lợi dụng số vốn đƣợc tạm ứng để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác kiếm lời hoặc gửi ngân hàng thƣơng mại để hƣởng lãi suất trong khi khối lƣợng hoàn thành chƣa tƣơng xứng với số vốn tạm ứng, chƣa đạt tiến độ nhƣ thỏa thuận trong hợp đồng. Mặt khác do tạm ứng số vốn lớn mà khối lƣợng hoàn thành đạt thấp nên đến thời điểm thu hồi tạm ứng gặp nhiều khó khăn, khó thu hồi hết số vốn tạm ứng. Giai đoạn 2011-2014 khi Nghị định 48/2010 ngày 07/5/2010 của Chính phủ quy định về hợp đồng trong các hoạt động xây dựng và thông tƣ 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ tài chính quy định về quản lý thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc NSNN có hiệu lực, trong đó có quy định mức tạm ứng tối đa cho các hợp đồng là 50% giá trị hợp đồng và không vƣợt 30% kế hoạch vốn giao hàng năm cho các dự án. Đặc biệt năm 2013, Chính phủ quy định khi tạm ứng vốn chủ đầu tƣ phải gửi đến KBNN bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu, thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải kéo dài cho đến khi bên giao thầu thu hồi hết số tiền tạm ứng. Tuy nhiên quy định trên chỉ thực hiện với hợp đồng xây dựng 63 đã ký kết kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định 207/2013/NĐCP(ngày 01/02/2014), do vậy tỷ lệ tạm ứng năm 2013 vẫn ở mức 4 % tƣơng ứng với 22.5 tỷ đồng. Sang đến năm 2014, tỷ lệ dƣ ứng giảm xuống còn 2,7%. Tỷ lệ % 12 10,9 10 8 7,3 6 Tỷ lệ % 5 4 4 2,7 2 0 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ tạm ứng vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN qua các năm Đánh giá chung việc tạm ứng theo Thông tƣ số 130/2007/TT-BTC ngày 02/7/2007 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tƣ số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc nguồn vốn NSNN, do chỉ quy định mức tạm ứng tối thiểu mà không quy định mức tạm ứng tối đa, nên đã dẫn tới tình trạng tạm ứng quá lớn cho bên nhận thầu, khiến việc thu hồi khó khăn, số dƣ tạm ứng lớn, kéo dài nhiều năm. 3.3.3.5. Thực trạng kiểm soát thanh toán khối lƣợng hoàn thành a. Thực trạng thanh toán vốn đầu tƣ Khi có khối lƣợng xây lắp hoàn thành, chủ đầu tƣ phải tổ chức nghiệm 64 thu và gửi đến KBNN các loại tài liệu: Bảng xác định giá trị khối lƣợng hoàn thành theo hợp đồng; Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tƣ; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tƣ (nếu có); Giấy rút vốn đầu tƣ. Khi có khối lƣợng phát sinh ngoài hợp đồng, chủ đầu tƣ gửi Bảng xác định giá trị khối lƣợng phát sinh ngoài hợp đồng. Xác định số vốn tạm ứng được thu hồi (chuyển vốn tạm ứng sang thanh toán khối lƣợng xây lắp hoàn thành) theo nguyên tắc thu hồi tạm ứng ngay từ lần thanh toán đầu tiên và phải đƣợc thu hồi tạm ứng ngay từ lần thanh toán đầu tiên và phải đƣợc thu hồi hết khi gói thầu thanh toán KLHT đạt 80% giá trị hợp đồng. Mức thu hồi từng lần do chủ đầu tƣ thống nhất với nhà thầu. Khi nhận đƣợc các hồ sơ, chứng từ của chủ đầu tƣ gửi đến, KBNN tiến hành kiểm tra, kiểm soát theo các nội dung phù hợp với từng loại hợp đồng, giá hợp đồng và các kiều kiện trong hợp đồng. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán và điều kiện thanh toán phải đƣợc ghi rõ trong hợp đồng, cụ thể: + Đối với giá trị hợp đồng trọn gói: Thanh toán trên cơ sở khối lƣợng các công việc hoàn thành đƣợc nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá tƣơng ứng với các công việc đó đã ghi trong hợp đồng hoặc phụ lục bổ sung hợp đồng. Sau khi hoàn thành hợp đồng và đƣợc nghiệm thu, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu toàn bộ giá trị hợp đồng đã ký. + Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định: Thanh toán cho nhà thầu các công việc hoàn thành theo đơn giá đã đƣợc xác định trƣớc trong hợp đồng. + Đối với hợp đồng theo giá điều chỉnh: Thanh toán trên cơ sở khối lƣợng các công việc hoàn thành đƣợc nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá đã điều chỉnh theo quy định của hợp đồng. Trƣờng hợp đến giai đoạn thanh toán vẫn chƣa đủ điều kiện điều chỉnh đơn giá thì sử dụng đơn giá tạm tính khi ký kết hợp đồng để thực hiện thanh toán và điều chỉnh giá trị thanh toán khi có đơn giá điều chỉnh theo đúng quy định của hợp đồng 65 Sau khi kiểm tra nếu thấy đủ điều kiện thanh toán, thì cán bộ thanh toán trình lãnh đạo duyệt. Sau khi đƣợc duyệt, cán bộ thanh toán gửi phòng kế toán Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tƣ; Giấy rút vốn đầu tƣ để làm thủ tục chuyển tiền thanh toán cho đơn vị thụ hƣởng. Thực hiện kế hoạch vốn hàng năm chi cho đầu tƣ XDCB của các cấp có thẩm quyền. KBNN Hoàn Kiếm đã phối hợp tốt với các Sở, Ban, Ngành vƣợt qua nhiều khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, tỷ lệ giải ngân qua các năm đạt cao. Khi dự án, công trình có khối lƣợng hoàn thành đƣợc nghiệm thu chủ đầu tƣ hoàn tất thủ tục theo quy định gửi đén KBNN đề nghị thanh toán Đối với khối lƣợng trong hợp đồng: Bảng xác định giá trị khối lƣợng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán (Quy định tại phụ lục số 03.a kèm theo Thông tƣ số 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc NSNN). Khi có khối lƣợng phát sinh ngoài hợp đồng, CĐT gửi Bảng xác định giá trị khối lƣợng phát sinh ngoài hợp đồng đề nghị thanh toán (Quy định tại phụ lục số 04 kèm theo Thông tƣ số 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc NSNN). Cán bộ kiểm soát chi tiến hành kiểm soát hồ sơ theo quy định và các điều khoản cam kết trong hợp đồng đối với từng loại chi phí thanh toán cho chủ đầu tƣ. 66 Bảng 3.6: Tình hình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN qua KBNN Hoàn Kiếm giai đoạn 2010-2014 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Tình hình thanh toán vốn đầu tƣ qua các năm Diễn giải Tổng số dự án 2010 2011 2012 2013 2014 305 369 374 345 310 Trong đó: - TW 5 2 2 3 4 - Thành phố 5 2 2 2 6 295 365 370 340 300 336,65 427,14 489,49 Trong đó: - TW 20 30 40,2 45,15 50,36 - Thành phố 10 10 9 15 30,43 - Quận 306,65 387,14 440,29 558,15 684,23 Số thanh toán (tỷ đ) 320,15 410,48 432,22 570,11 750,15 Trong đó: - TW 20 29,13 35,175 37,6 50,36 - Thành phố 10 10 7 12,5 30,43 290,15 371,35 390,045 Tỷ lệ giải ngân (%) 95,1 96,1 88,3 92,2 97.8 Trong đó: - TW 100 97,1 87,5 83,3 100 - Thành phố 100 100 77,7 83,3 100 - Quận 94,6 95,92 88,6 93,16 97,8 - Quận Kế hoạch vốn (tỷ đ) - Quận 618,3 765,02 520,01 669,36 (Nguồn: KBNN Hoàn Kiếm) Qua biểu số liệu trên ta thấy, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN trong 2 năm 2010 và năm 2011 đạt cao, năm 2010 đạt 95,1%, năm 2011 đạt 96,1% so với kế hoạch vốn. Tuy nhiên, đến năm 2012 do tình hình kinh tế khó khăn, Chính phủ đã đƣa ra nhiều giải pháp mang tính tổng thể, trong đó có giải pháp về thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt 67 giảm đầu tƣ công, giảm bội chi NSNN…. đồng thời các nhà thầu cũng gặp nhiều khó khăn về vốn nên không có khối lƣợng thanh toán. Do vậy năm 2012 tỷ lệ giải ngân giảm xuống còn 88,3%, năm 2013 tỷ lệ giải ngân 92,2% .Năm 2014 tỷ lệ giải ngân 97,8% đặc biệt là tỷ lệ giải ngân của ngân sách quận đều tăng và đạt tƣơng ứng là 97,8%. Tỷ lệ giải ngân 100 98,7 98 96 96,1 95,1 94 92,2 92 Tỷ lệ giải ngân 90 88,3 88 86 84 82 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN qua các năm Việc giải ngân cho khối lƣợng XDCB hoàn thành tại KBNN Hoàn Kiếm hàng năm đều thực hiện chƣa đạt 100 % kế hoạch giao, do các nguyên nhân chủ yếu sau: Kế hoạch vốn đầu tƣ thuộc ngân sách quận giao đầu năm cho các dự án, công trình không sát đúng với thực tế, công tác thẩm định nguồn vốn chƣa kỹ, chƣa tính đến khả năng không hoàn thành dự toán thu trong năm, dẫn đến việc kế hoạch ghi thì cao nhƣng trong năm lại không bố trí đƣợc nguồn vốn để thanh toán cho CĐT. b. Số vốn từ chối chi thông qua công tác kiểm soát chi vố n đầ u tƣ dựng cơ bản qua kho ba ̣c nhà nƣớc Hoàn Kiếm giai đoạn 2010 -2014 68 xây Một trong những vai trò quan trọng của KBNN đƣợc đề cập ở trên là giảm thất thoát, lãng phí vốn đầu tƣ. Điều này đƣợc thể hiện rõ trong lƣợng vốn đầu tƣ từ chối chi qua KBNN. Qua kiểm soát mỗi năm KBNN Hoàn Kiếm đã từ chối thanh toán một lƣợng vốn đầu tƣ khá lớn, điều này tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý dự án của các Chủ đầu tƣ, các Bộ ngành và các cấp có liên quan, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thanh toán vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc. Thêm vào đó, việc từ chối thanh toán vốn đầu tƣ làm tăng thêm tính pháp lý trong hoạt động thanh toán vốn đầu tƣ, tiết kiệm vốn đầu tƣ cho những dự án mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, giảm thất thoát, lãng phí và đầu tƣ dàn trải...Tình hình từ chối thanh toán vốn đầu tƣ tại thông qua công tác kiểm soát vố n đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN Hoàn Kiếm đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 3.7: Số vốn từ chối chi thông qua công tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN Hoàn Kiếm giai đoạn 2010 - 2014 (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Vốn thanh toán Số tiền từ chối thanh toán Tỷ trọng (%) 2010 320,15 1,376 0,43 2011 410,48 1,437 0,35 2012 432,22 1,21 0,28 2013 570,11 1,08 0,19 2014 750,15 1,125 0,15 (Nguồn: Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm) 69 Bảng 3.8: Tổng hợp số từ chối chi theo nguyên nhân thông qua công tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN Hoàn Kiếm giai đoạn 2010 - 2014 (Đơn vị: tỷ đồng) Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng 1,376 1,437 1,21 1,08 1,125 Lỗi số học 0,672 0,889 0,673 0,765 0,649 Nội dung Khối lƣợng vƣợt giá trị trúng thầu, dự toán Sai nội dung dự toán, hợp đồng 0,413 0,316 0,214 0,221 0,348 0,291 0,232 0,323 0,094 0,128 (Nguồn: Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm) Nhƣ vậy trong 5 năm từ 2010 -2014, KBNN Hoàn Kiếm đã từ chối chi 6,228 tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn đến vốn đầu tƣ bị từ chối chi chủ yếu là do hồ sơ chƣa đầy đủ, không hợp lệ hay sai lỗi số học, khối lƣợng phát sinh vƣợt dự toán, vƣợt hợp đồng hay giá trị trúng thầu mà không có giải trình hợp lý. Trƣớc đây KBNN có quyền từ chối chi khi kiểm tra dự toán và cả khi kiểm soát thanh toán nên lƣợng vốn bị từ chối chi tƣơng đối cao. Nhƣng hiện nay KBNN chỉ từ chối chi trong khâu kiểm soát thanh toán, còn Chủ đầu tƣ tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lƣợng thực hiện, dự toán các loại công việc, định mức, đơn giá, chất lƣợng công trình mà KBNN không chịu trách nhiệm về vấn đề này. Vì vậy nên tỷ trọng số tiền từ chối thanh toán trên kế hoạch vốn tại KBNN Hoàn Kiếm có xu hƣớng ngày giảm xuống, cụ thể: Năm 2011 tỷ trọng vốn từ chối thanh toán trên kế hoạch vốn là 0,35%. Năm 2014 tỷ trọng vốn từ chối thanh toán trên kế hoạch vốn giảm xuống còn 0,15%. 70 Mặt khác, số lƣợng vốn đầu tƣ bị từ chối chi giảm dần cũng cho thấy hiệu quả trong công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của các cấp chính quyền, các Chủ đầu tƣ, ban QLDA, nhà thầu đã có tinh thần kỷ luật, trách nhiệm hơn với vốn đầu tƣ thuộc NSNN, có ý thức sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đơn giá, dự toán, thiết kế đƣợc duyệt. Ngoài ra cũng thấy đƣợc tính hiệu quả, công khai của các văn bản hƣớng dẫn thanh toán vốn đầu tƣ XDCB. Các văn bản này đã trở thành khung pháp lý, là cơ sở cho cả cấp lãnh đạo và cấp thực hiện có căn cứ hoạt động theo phạm vi, trách nhiệm và thẩm quyền của mình. Nhờ có các quy định, nghị định hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết các CĐT đã chấp hành tốt hơn trong việc chuẩn bị đầy đủ và chính xác hồ sơ thanh toán vốn. 3.3.3.6. Thực trạng quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản tại KBNN Hoàn Kiếm Quyết toán là khâu quan trọng cuối cùng trong công tác XDCB. Thế nhƣng công tác này ở quận Hoàn Kiếm chƣa thật sự đƣợc coi trọng. Lâu nay nhiều chủ đầu tƣ và nhà thầu chỉ quan tâm đến việc tìm dự án, công trình và tổ chức đấu thầu, nhận thầu và triển khai thi công thanh toán tiền, đƣa công trình vào khai thác sử dụng mà không chú trọng đến việc quyết toán dự án công trình. Việc chậm trễ này làm cho công tác quản lý NSNN cũng nhƣ việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB ở KBNN Hoàn Kiếm gặp nhiều khó khăn . Tất cả dự án trƣớc khi quyết toán chủ đầ tƣ phải gửi dến KBNN nơi mở tài khoản để đối chiếu đảm bảo khớp đúng số liệu giữ chủ đầu tƣ và kho bạc. Khi dự án, công trình hoàn thành đƣợc phê duyệt quyết toán vốn đầu tƣ, KBNN tiến hành kiểm tra đối chiếu số vốn đã thanh toán cho dự án, công trình. Nếu số vốn đã thanh toán nhỏ hơn số vốn quyết toán đƣợc duyệt thì KBNN căn cứ vào kế hoạch vốn bố trí cho dự án để thanh toán chi trả cho các đơn vị thụ hƣởng. Nếu số vốn đã thanh toán lớn hơn số vốn quyết toán đƣợc duyệt thì 71 KBNN phối hợp với chủ đầu tƣ thu hồi số vốn đã thanh toán cho đơn vị nhận thầu để nộp NSNN và hạch toán giảm cấp phát cho dự án Hiện nay một số chủ đầu tƣ chƣa quan tâm đến trách nhiệm quyết toán khi dự án công trình hoàn thành. Nhà thầu sau khi đƣợc thanh toán tiền cơ bản cũng không tích cực phối hợp với chủ đầu tƣ để làm thủ tục quyết toán. Hồ sơ quyết toán càng để lâu càng dễ thất lạc, cán bộ thay đổi do đó gây khó khăn cho công tác quyết toán. Bảng 3.9. Tình hình dự án, công trình hoàn thành phê duyệt quyết toán giai đoạn 2010 - 2014 Năm Số dự Giá trị chấp Giá trị nghị quyết toán nhận quyết toán giảm trừ (tỷ Tỷ lệ (%) giảm trừ (tỷ đồng 61,501 (tỷ đồng) 59,15 đồng) 2,351 2011 Số75dự Năm 2012 113 án 2013 128 110,25 107,36 2,89 2,62 248,6 245,7 2,9 1,16 301,57 298,69 2,88 0,95 2014 470,28 467,15 3,13 0,67 2010 án 50 Giá trị đề 147 3,82 (Nguồn: Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành - Phòng tài chính quận Hoàn Kiếm) Qua bảng số liệu trên ta thấy số lƣợng dự án quyết toán hoàn thành hàng năm tăng qua các năm. Đặc biệt là năm 2012 và năm 2013 sau khi có chỉ thị Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng quản lý đầu tƣ từ vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ và Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng XDCB tại các địa phƣơng thì công tác quyết toán dự án, công trình hoàn thành đã đƣợc quan tâm hơn cả về số dự án và số vốn đƣợc giao, đó là từ 50 dự án năm 2010 với giá trị 59,15 tỷ đồng đến năm 2011 là 75 dự án với giá trị 107,36 tỷ 72 đồng, năm 2013 là 128 dự án đƣợc phê duyệt quyết toán với giá trị 298,69 tỷ đồng và đến năm 2014 là 147 dự án đƣợc phê duyệt quyết toán với giá trị 467,15 tỷ đồng. KBNN Hoàn Kiếm phối hợp với phòng tài chính quận Hoàn Kiếm, UBND quận Hoàn Kiếm ra các văn bản hƣớng dẫn đôn đốc nhắc nhở chủ đầu tƣ thực hiện đẩy nhanh tiến độ quyết toán dự án công trình thuộc nguồn vốn NSNN. Vì vậy công tác quyết toán dự án công trình hoàn thành có tiến bộ hơn giai đoạn trƣớc đây. Nhiều chủ đầu tƣ đã chấp hành và thực hiện tốt nhiệm vụ về quyết toán dự án công trình hoàn thành theo quy định, tiến độ quyết toán đƣợc đẩy nhanh giảm dần tồn đọng từ năm trƣớc. 3.4. Đánh giá về kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc Nhà nƣớc Hoàn Kiếm 3.4.1. Điểm mạnh trong kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm Trong giai đoa ̣n 2010 - 2014 đố i với liñ h vƣ̣c kiể m soát chi đầ u tƣ XDCB. KBNN Hoàn Kiế m cũng đã đảm nhâ ̣n xuấ t sắ c vai trò “ngƣời g ác cổ ng cuố i cùng” của NSNN thể hiê ̣n qua các nô ̣i dung sau: - Về bộ máy kiểm soát chi + Thực hiện tốt công tác kiểm soát thanh toán, cán bộ kiểm soát chi luôn thực hiện đầy đủ các bƣớc từ khâu tiếp nhận, xử lý và luân chuyển chứng từ đảm bảo theo đúng quy trình nghiệp vụ, thực hiện việc kiểm soát thanh toán vốn theo đúng chế độ chính sách hiện hành. Vì vậy hầu hết hồ sơ thanh toán của các chủ đầu tƣ gửi đến đều đƣợc giải quyết nhanh gọn, đảm bảo thanh toán đúng đối tƣợng, mục đích và kịp thời. + Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, cán bộ kiểm soát chi đã thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình, luôn luôn tận tình hƣớng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tƣ trong việc cập nhật các quy định mới về kiểm soát chi đầu tƣ XDCB, phối hợp tốt với chủ đầu tƣ hoàn thành nhiệm vụ, 73 đồng thời cũng kiên quyết từ chối đối với những hồ sơ thanh toán, những khoản chi không đủ điều kiện. + Trong quá trình thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB định kỳ KBNN Hoàn Kiếm đã tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm, phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tƣ tổ chức hội nghị chuyên đề trao đổi về những vấn đề phát sinh, khó khăn vƣỡng mắc cần tháo gỡ, đê xuất biện pháp giải quyết kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm soát thanh toán và giải ngân nguồn vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN. - Về công cụ kiểm soát chi: Về việc thực hiện tin học hóa và chế độ thông tin báo cáo, KBNN đã nghiên cứu, ban hành chế độ thông tin báo cáo, chế độ điện báo về thanh toán vốn đầ u tƣ , thƣờng xuyên nghiên cứu và sửa đổi các mẫu biểu thống kê về thanh toán vốn đầu tƣ, các chỉ tiêu điện báo trong thanh toán vốn nhằm phục vụ tốt cho công tác báo cáo. Mọi vấn đề vƣớng mắc trong quá trình triển khai hoạt động tin học đều đƣợc lãnh đạo KBNN Thành phố Hà Nô ̣i quan tâm , nắm bắt kịp thời và đƣa ra những biện pháp tháo gỡ hiệu quả; các chƣơng trình ứng dụng nhƣ KTKB, TTĐT, ĐTKB-LAN, và mới nhất là TAPMIS, ĐTLN đều đã đƣợc triển khai trên địa bàn KBNN Thành phố Hà Nô ̣i trong đó có KBNN Hoàn Kiếm theo đúng các công văn hƣớng dẫn triển khai của Kho bạc Nhà nƣớc. Về cơ bản, các chƣơng trình này đã đáp ứng đƣợc yêu cầu hoạt động nghiệp vụ kết nối đƣợc các sở ban ngành trong công tác báo cáo, thông báo kế hoạch vốn đầu tƣ, tình hình giải ngân của các dự án. - Về quy trình kiểm soát chi: + Công tác kiể m soát chi đầ u tƣ ta ̣i KBNN Hoàn Kiế m giai đoa ̣n 2010 2014 tăng cả về số lƣơ ̣ng và chấ t lƣơ ̣ng , tỷ lệ giải ngân vốn đầu tƣ năm sau cao hơn năm trƣớc, qua kiể m soát chi hàng ngàn hồ sơ thanh toán đã tiế t kiê ̣m chi cho NSNN hàng tỷ đồ ng. 74 Trong thời gian tiế p nhâ ̣n công tác kiể m soát , chi NSNN về đầ u tƣ XDCB tƣ̀ Tổ ng Cu ̣c Đầ u tƣ phát triể n , KBNN đã ban hành kip̣ thời các quy trình về kiểm soát chi vốn đầu tƣ phù hợp theo từng giai đoạn do có sự thay đổ i các Luâ ̣t xây dƣ̣ng , Luâ ̣t đấ u thầ u , các Nghị định của Chính phủ và thông tƣ của các bô ̣ ban ngành liên quan . Sau khi ban hành các quy trình mới KBNN điạ phƣơng công khai quy trình quản lý , kiể m soát chi vố n đầ u t ƣ trong đó quy đinh ̣ cu ̣ thể về các tài liê ̣u chủ đầ u tƣ phải gƣ̉i đế n KBNN , trình tƣ̣ và thủ tu ̣c giải quyế t công viê ̣c và trách nhiê ̣m của tƣ̀ng bô ̣ phâ ̣n nghiê ̣p vu ̣ giúp các chủ đầu tƣ trong việc chi NSNN về đầu tƣ XDCB qua KBNN , qua đó minh ba ̣ch hóa công tác kiể m soát chi của KBNN. Các quy trình kiểm soát chi này do KBNN ban hành trên cơ sở cơ chế chính sách trong quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ XDCB. Viê ̣c ban hành đƣơ ̣c thƣ̣c hiê ̣n theo nguyên tắ c cải các h hành chiń h nhà nƣớc, nhằ m đơn giản hóa tố i đa các thủ tục hành chính , theo đó quy triǹ h kiể m soát chi vố n đầ u tƣ quy đinh ̣ viê ̣c giao dich ̣ giƣ̃a KBNN Hoàn Kiế m và chủ đầ u tƣ đƣơ ̣c thƣ̣c hiê ̣n theo nguyên tắ c mô ̣t cƣ̉a , nghĩa là toàn bộ hồ sơ , tài liệu của dự án , hồ sơ thanh toán đều tập trung vào một đầu mối bộ phận giao dịch một cửa trực tiếp nhận hồ sơ, tài liệu của chủ đầu tƣ , sau đó mới chuyể n cho bô ̣ phâ ̣n kế toán để mở tài khoản (nhƣ̃ng hồ sơ, tài liệu ban đầu mở tài khoản ), đồ ng thời chuyể n cho cán bộ kiểm soát chi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm soát hồ sơ tài liệu tƣ̀ng lầ n ta ̣m ƣ́ng , thanh toán , kiể m tra , nhâ ̣n xét , xác nhận số vốn đã thanh toán cho dƣ̣ án , công trin ̀ h đƣơ ̣c quyế t toán , thanh toán hoă ̣c thu hồ i vố n đã thanh toán khi quyế t toán đƣơ ̣c duyê ̣t ; theo tƣ̀ng loa ̣i nguồ n vố n : vố n quy hoạch, vố n chuẩ n bi ̣đầ u tƣ , vố n chuẩ n bi ̣thƣ̣c hiê ̣n dƣ̣ án , vố n thƣ̣c hiê ̣n dƣ̣ án, vố n sƣ̣ nghiê ̣p có tin ́ h chấ t đầ u tƣ và xây dƣ̣ng , nhằ m đảm bảo vố n đầ u tƣ đƣơ ̣c thanh toán nhanh chóng , chính xác, đúng chế đô ̣ quy đinh ̣ , nhƣng vẫn thuâ ̣n tiê ̣n cho các đơn vi thƣ̣ ̣ c hiê ̣n. 75 Quy đinh ̣ của quy triǹ h khá chă ̣t chẽ , đảm bảo viê ̣c kiể m soát chi của KBNN theo đúng chính sách chế đô ̣ hiê ̣n hành về quy chế quản lý đầ u tƣ và xây dƣ̣ng, viê ̣c chi vố n đầ u tƣ XDCB nhanh chóng kip̣ thời theo tiế n đô ̣ thƣ̣c hiê ̣n của dƣ̣ án , phù hợp khối lƣợng hoàn thành và kế hoạch vốn giao cho dự án không gây ách tắc phiền hà cho đơn vị. Quy trình quy đinh ̣ cu ̣ thể về các tài liê ̣u chủ đầ u tƣ phải gƣ̉i đế n KBNN Hoàn Kiế m , trình tự và thủ tục giải quyết công việc , quy triǹ h luân chuyển chứng từ , thời gian giải quyế t công viê ̣c và trách nhiê ̣m của tƣ̀ng bô ̣ phâ ̣n nghiê ̣p vu ̣ giúp cho các chủ đầ u tƣ trong viê ̣c chi NSNN về đầ u tƣ XDCB qua hê ̣ thố ng Kho ba ̣c , qua đó minh ba ̣ch hóa công tác kiể m soát chi của KBNN. + Thông qua kiểm soát chặt chẽ việc thanh toán vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN, KBNN Hoàn Kiếm đã phát hiện một số sai phạm, từ chối thanh toán một số khoản mục, góp phần thu hồi tiền về cho NSNN. Theo quy định tại Thông tƣ số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của thông tƣ số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính và hiện nay là Thông tƣ số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc nguồn vốn NSNN thì KBNN thực hiện kiểm soát hồ sơ đề nghị thanh toán của CĐT theo điều khoản thanh toán trong hợp đồng. CĐT tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lƣợng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc,chất lƣợng công trình; KBNN không chịu trách nhiệm về vấn đề này. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB, KBNN Hoàn Kiếm đã từ chối thanh toán và yêu cầu CĐT hoàn thiện hàng trăm hồ sơ, chứng từ thanh toán chƣa đúng quy định, trong đó hồ sơ, thủ tục thanh toán. 76 3.4.2. Điểm yếu trong kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm Bên cạnh những điểm mạnh, trong công tác kiểm soát chi đầu tƣ vẫn còn có một số điểm yếu cần khắc phục để việc kiểm soát chi đƣợc hoàn thiện và hiệu quả hơn. Trong khuôn khổ đề tài, xin đề cập đến một số điểm yếu cần khắc phục nhƣ sau: 3.4.2.1. Về bộ máy kiểm soát chi Cơ cấ u tổ chƣ́c, phân cấ p kiể m soát chi đầ u tƣ XDCB chƣa hơ ̣p lý: Các cán bộ tại phòng Tổng hơ ̣p KBNN quâ ̣n, ngoài công tác kiểm soát chi đầ u tƣ XDCB còn kiêm nhiê ̣m các công viê ̣c khác nhƣ văn thƣ , hành chính. Trong công tác kiể m soát chi đầ u tƣ XDCB thì viê ̣c kiể m soát thanh toán cho một hồ sơ , chƣ́ng tƣ̀ với giá tri ̣vài triê ̣u đồ ng cũng giố ng với viê ̣c kiể m soát thanh toán cho mô ̣t hồ sơ giá tri ̣vài tỷ , vài chục tỷ về số lƣợng hồ sơ, nô ̣i dung kiể m soát và quy triǹ h luân chuyể n hồ sơ , chƣ́ng tƣ̀ . Lƣơ ̣ng vố n ngân sách quâ ̣n thấ p nhƣng số lƣơ ̣n g dƣ̣ án la ̣i nhiề u do đó với số lƣơ ̣ng cán bô ̣ ta ̣i các KBNN quâ ̣n nhƣ hiê ̣n nay thì thời gian để cán bô ̣ thƣ̣c hiê ̣n công tác kiể m soát chi đầ u tƣ XDCB đảm bảo đúng quy đinh ̣ đã khó , nhấ t là vào thời điể m cuố i quý , cuố i năm do đó không thể có thời gian để cán bô ̣ ho ̣c tâ ̣p , nghiên cƣ́u văn bản chế đô ̣ , nâng cao nghiê ̣p vu ̣ chuyên môn , dẫn đế n chấ t lƣơ ̣ng công tác kiể m soát chi đầ u tƣ XDCB thấ p. 3.4.2.2. Về công cụ kiểm soát chi: - Hạn chế trong việc bố trí kế hoạch vốn Về công tác bố trí kế hoạch vốn còn chƣa khoa học và chƣa sát với tình hình thực tế, dẫn đến tình trạng có nhiều dự án bị thừa vốn hoặc thiếu vốn gây khó khăn cho hoạt động của đơn vị. Ngoài ra vẫn tồn tại những hiện tƣợng bố trí kế hoạch vốn cho những dự án chƣa đáp ứng đủ các điều kiện đƣợc quy định trong các Thông tƣ hƣớng dẫn quản lý thanh toán vốn đầu tƣ 77 và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc NSNN (TT 86/2011/TT-BTC) nhƣ các dự án chƣa đủ thủ tục đầu tƣ, chƣa có thiết kế hay quy hoạch đƣợc duyệt, có những dự án đƣợc bố trí vốn trƣớc khi có thủ tục đầu tƣ. Việc bố trí kế hoạch và thông báo điều chỉnh kế hoạch vốn còn quá chậm, thậm trí có những dự án đến cuối năm (ngày 29 -30/12) mới đƣợc thông báo điều chỉnh kế hoạch vốn dẫn đến việc phải kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán vào năm sau, gây ảnh hƣởng trực tiếp đến tiến độ thi công, tiến độ giải ngân theo kế hoạch hàng năm, nhiều Bộ điều chỉnh kế hoạch nhiều lần trong một thời gian ngắn gây khó khăn cho công tác kiểm soát thanh toán. Còn nhiều dự án, các công trình hiện nay đƣợc chỉ định thầu hoặc tổ chức đấu thầu hạn chế dẫn đến tình trạng không chọn đƣợc những nhà thầu có năng lực chuyên môn và tiềm lực tài chính thực sự. - Việc ban hành hƣớng dẫn của Bộ Tài chính, KBNN về kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB chậm không theo kịp văn bản của Chính phủ. Nghị định 112/2009/NĐ-CP đƣợc ban hành ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình có hiệu lực thi hành từ 1/2/2010; Nghi định số 48/2010/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng cơ bản ban hành ngày 7/5/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2010 trong đó các điều khoản về quản lý chi phí, tạm ứng, thanh toán khối lƣợng hoàn thành trong hoạt động xây dựng có thay đổi so với các văn bản trƣớc đó, nhƣng đến ngày 17/6/2011, Bộ tài chính mới có thông tƣ số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 thay thế thông tƣ 27/2007/TT-BTC ngày 3/4/2007, số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007, số 88/2009/TT-BTC ngày 29/4/2009, số 209/2009/TT-BTC ngày 5/11/2009 hƣớng dẫn về quản lý thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc nguồn vốn NSNN. Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 đƣợc Quốc hội thông qua ngày 26/11/2013 có hiệu lực 78 thi hành từ 01/7/2014; ngày 26/06/2014 Chính Phủ có Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu có hiệu lực từ ngày 15/8/2014. Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và Nghị định 63/2014/NĐ-CP thay đổi rất nhiều nội dung so với Luật đấu thầu số 61/2009/QH11 và Nghị định 85/2009/NĐ-CP nhƣ việc quản lý ký kết hợp đồng, hình thức hợp đồng chủ yếu là trọn gói, phân cấp triệt để hình thức chỉ định thầu … Luật và nghị định đã áp dụng đƣợc 9 tháng mà chƣa có thông tƣ hƣớng dẫn thay thế thông tƣ cũ của Bộ xây dựng cũng nhƣ Bộ Tài chính. Việc ban hành chậm trễ các văn bản của các Bộ và KBNN tạo ra sự lúng túng về việc thực hiện không thống nhất trong hệ thống KBNN. - Theo Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội thì chủ đầu tƣ các dự án có trách nhiệm tổ chức chi trả kinh phí đền bù GPMB . Nhiều chủ đầu tƣ không có nghiệp vụ kho quỹ do đó do đó khi phải quản lý một lƣợng tiền mặt lớn để chi trả kinh phí đền bù rất mất an toàn. Nhiều chủ đầu tƣ có nhu cầu ký hợp đồng với một đơn vị có đủ năng lực nhƣ ngân hàng thƣơng mại để cung cấp dịch vụ chi trả kinh phí đền bù GPMB, nhƣng đến nay chƣa có quy định về mức phí cũng nhƣ hồ sơ thanh toán trong các trƣờng hợp này.Trong quy định không quy định mức thời gian bao lâu chủ đầu tƣ tạm ứng kinh phí đền bù GPMB theo kế hoạch đền bù GPMB thì phải thực hiện thanh toán tạm ứng nên mặc dù đã có sự đôn đốc nhƣng đến nay số dƣ tạm ứng GPMB qua nhiều năm tại KBNN Hoàn Kiếm vẫn chƣa đƣợc xử lý dứt điểm. Theo quy trình hồ sơ thanh toán kinh phí tổ chức đền bù GPMB phải có dự toán đƣợc duyệt, tuy nhiên trong thực tế chỉ có dự toán đƣợc duyệt cho phần chủ đầu tƣ tổ chức thực hiện đền bù GPMB. Ban bồi thƣờng GPMB cấp quận, Ban chỉ đạo đền bù GPMB, Sở Tài chính đƣợc mở tài khoản tại KBNN để nhận kinh phí tổ 79 chức đền bù GPMB của nhiều dự án, thực hiện việc lập dự toán và quyết toán kinh phí theo năm, do đó không thể tách lập dự toán và quyết toán các khoản chi theo từng dự án. 3.4.2.3. Về thực hiện quy trình kiểm soát chi: - Về thực hiện cam kết chi: + Về quản lý cam kết chi trên TABMIS: Quy trình nghiệp vụ đối chiếu cam kết chi khi nhập yêu cầu thanh toán, hình thức cấp phát (tạm ứng, thực chi) cũng nhƣ điều chỉnh tăng, giảm cam kết chi, xử lý đối với trƣờng hợp có cam kết chi bị trả lại từ Ngân hàng, đối với hợp đồng có nhiều nhà cung cấp, các khoản chi có cam kết chi thanh toán qua kênh liên kho bạc, xử lý cuối năm... phải thực hiện quá nhiều bƣớc, mỗi bƣớc của từng nghiệp vụ phải có thủ thuật xử lý khác nhau gây phức tạp cho ngƣời sử dụng. Cụ thể: Khi có phát sinh điều chỉnh tăng hoặc giảm cam kết chi của chủ đầu tƣ, thao tác bằng cách sửa trực tiếp vào số tiền đã nhập cam kết chi tăng hoặc giảm, do đó không thể lƣu đƣợc số tiền cam kết chi trƣớc đó đã nhập, hệ thống chỉ lƣu vết đã cập nhật nên khó khăn cho việc quản lý và theo dõi phát sinh. Trong chƣơng trình, khi nhập yêu cầu thanh toán phải thực hiện đối chiếu cam kết chi, đối với trƣờng hợp tạm ứng thì phải hủy bút toán thực chi để chuyển sang bút toán đúng tạm ứng chi NSNN nên đã tăng khối lƣợng công việc cho cán bộ thực hiện. Đối với những chứng từ có cam kết chi Ngân hàng trả lại do sai lầm trong thanh toán, ngoài việc hạch toán trên phân hệ sổ cái, đồng thời phải hạch toán bổ sung trên phân hệ cam kết chi bằng số tiền bị trả lại, do vậy việc hạch toán quá phức tạp. Mặt khác việc lƣu trữ chứng từ đối với việc nhập lại cam kết chi trong trƣờng hợp này chƣa quy định cụ thể, gây khó khăn lƣu trữ chứng từ. 80 Các chủ đầu tƣ chƣa có thói quen theo dõi số liệu cam kết chi đã gửi ra kho bạc: nhiều chủ đầu tƣ quên đã gửi cam kết chi của các gói thầu hoặc các hợp đồng trƣớc đó nên khi ra thanh toán phải quay về bổ sung hoặc điều chỉnh cam kết chi. Một số nhà cung cấp có nhiều hơn một mã trên hệ thống TABMIS gây chậm quá trình nhập thông tin nhà cung cấp và nhập hợp đồng khung. Có nhà cung cấp tồn tại tới 3,4 mã và cán bộ kiểm soát chi phải soát để chọn một mã hợp lý nhất. Cam kết chi không có kỳ 13: Việc nhận và nhập cam kết chi phải trƣớc ngày 30/12 mỗi năm. Tuy nhiên ở kỳ 13 hàng năm (tháng 01 năm sau) nhiều đơn vị và chủ đầu tƣ vẫn tiếp tục điều chỉnh số liệu cam kết chi dẫn đến mâu thuẫn với việc bố trí kế hoạch vốn. + Về cơ chế thực hiện cam kết chi: Về phạm vi đối tƣợng: Theo chế độ quy định đối tƣợng áp dụng đối với chi thƣờng xuyên trên địa bàn Hà Nội là các hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 100 triệu trở lên chƣa phù hợp với điều kiện thực tế triển khai trong gia đoạn đầu do chƣơng trình chƣa hoàn thiện; về phía ngƣời sử dụng chƣơng trình là cán bộ KBNN cũng nhƣ đơn vị sử dụng ngân sách chƣa thấy rõ đƣợc vai trò, hiệu quả của cam kết chi. Mặt khác, cam kết chi cần có khái niệm đầy đủ. Ngoài mục đích dành dự toán... cần chú ý đến đánh giá tiến độ tổ chức thực hiện dự toán ngân sách hàng năm, nhất là đối với chi thƣờng xuyên. Với những khoản chi thƣờng xuyên thƣờng khác với chi đầu tƣ bởi quy trình tổ chức thực hiện đơn giản, vì vậy thời gian thực hiện hợp đồng ngắn dẫn đến tình trạng yêu cầu thanh toán và đề nghị cam kết chi đƣợc đơn vị sử dụng ngân sách gửi đến KBNN cùng một lúc. Nhƣ vậy, đối với những hợp đồng đƣợc thực hiện ngay có đủ thủ tục thanh toán cần thiết phải xem lại có cần phải thực hiện cam kết chi hay không 81 ? Trong khi đó quy trình thực hiện kiểm soát cam kết chi bắt buộc phải qua các bƣớc và thời gian tối thiểu 2 ngày (tạo thông tin chung nhà cung cấp: 1 ngày; thông tin chi tiết: 1 ngày), sau đó thông báo số cam kết chi cho đơn vị để điền thông tin vào chứng từ làm thủ tục thanh toán. Việc kiểm soát cam kết chi khi ấy trở nên hình thức vì không khác gì với cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN hiện hành mà lại tăng công việc gấp nhiều lần cho KBNN. + Chƣa phản ánh rõ vai trò của cam kết chi: Do mới áp dụng, trong khi chƣa xây dựng đƣợc hệ thống báo cáo để quản lý cam kết chi, đặc biệt là báo cáo phân tích số liệu đã đƣợc thực hiện cam kết chi. Chính vì vậy chƣa thấy đƣợc ý nghĩa của việc thực hiện cam kết chi cho cơ quan chính quyền địa phƣơng, cơ quan điều hành ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách… và quan trọng nhất là chƣa phản ánh đƣợc các nội dung nhƣ: dự toán đƣợc giao trong năm, số đã cam kết chi, số đã thanh toán, dự toán còn lại, để các nhà quản lý nắm đƣợc tiến độ triển khai thực hiện dự toán, triển khai công việc, thay thế cho việc trƣớc đây phải theo dõi số đã chi từ NSNN. - Quy trin ̀ h kiể m soát chi đầ u tƣ XDCB theo cơ chế “mô ̣t cƣ̉a” còn nhiề u bấ t câ ̣p Qua thời gian triể n khai kiể m soát chi đầ u tƣ XDCB theo cơ chế “mô ̣t cƣ̉a” ta ̣i KBNN Hoàn Kiế m nhằ m mu ̣c đić h công khai , minh ba ̣ch, rõ ràng và thuâ ̣n tiê ̣n cho các chủ đầ u tƣ đế n giao dich ̣ ta ̣i KBNN đã bô ̣c lô ̣ mô ̣t số ha ̣n chế nhƣ sau: Quy trin ̀ h theo cơ chế “mô ̣t cƣ̉a” này đã làm tăng thêm đầ u mố i trong tiế p nhâ ̣n, xƣ̉ lý hồ sơ chƣ́ng tƣ̀ , tăng thêm khố i lƣơ ̣ng công viê ̣c v à thời gian giải quyết hồ sơ phải thực hiện thêm bƣớc giao nhận hồ sơ giữa các bộ phận , ảnh hƣởng đến thời gian kiểm soát của cán bộ nghiệp vụ . Trình độ năng lực của cán bộ tại bộ phận giao dịch một cửa còn có hạn c 82 hế nhấ t đinh ̣ và chƣa đồ ng đề u . Tại đây cán bộ kiểm soát chi đầu tƣ XDCB chỉ có 2 cán bộ trong khi đó khố i lƣơ ̣ng công viê ̣c nhiề u , do đó không thể bố trí cán bô ̣ tách thanh hai bô ̣ phâ ̣n là bô ̣ phâ ̣n mô ̣t cƣ̉a và bô ̣ phâ ̣n xƣ̉ lý nghiê ̣p vu .̣ Nhiề u khách hàng không đến nhận kết quả đúng hẹn nên tại bộ phận giao dịch “một cửa” phải quản lý một lƣợng chứng từ tồn đọng khá lớn. Hơn nƣ̃a, đă ̣c điể m XDCB là tính đơn chiếc của sản phẩm do đó mỗi một dƣ̣ án , công trình la ̣i có đă ̣c điể m khác nhau , hồ sơ, thủ tục và tiến độ của mỗi một dự án khác nhau , vì vâ ̣y nhấ t thiế t phải có cán bô ̣ chuyên quản của tƣ̀ng da ̣ án . Cán bộ chuyên quản phải nắm rõ tình hình triển khai t hƣ̣c hiê ̣n của tƣ̀ng dƣ̣ án ta ̣i tƣ̀ng chủ đầ u tƣ, thƣ̣c hiê ̣n kiể m tra tiế n đô ̣ , kiể m tra sƣ̉ du ̣ng vố n của chủ đầ u tƣ , đôn đố c, hƣớng dẫn chủ đầ u tƣ thƣ̣c hiê ̣n thanh toán , quyế t toán dƣ̣ án hoàn thành, đố i chiế u số liê ̣u, phố i hơ ̣p theo yêu cầ u của các cơ quan có thẩ m quyề n… Do đó, khi tách riêng cán bô ̣ giao dich ̣ “mô ̣t cƣ̉a” và cán bô ̣ xƣ̉ lý nghiê ̣p vu ̣ thì phát sinh một vấn đề là khi khách hàng giao nhận hồ sơ thanh toán qua cán bộ giao dich ̣ “mô ̣t c ửa” của KBNN thì cán bộ giao dịch của KBNN chỉ kiểm tra đƣơ ̣c tin ́ h pháp lý của hồ sơ chƣ́ng tƣ̀ chƣ́ không thể nắ m rõ đƣơ ̣c tiǹ h hin ̀ h chi tiế t , cụ thể của dự án (giá trị hợp đồng kinh tế , số tiề n đã ta ̣m ƣ́ng , thanh toán từng lần, giá trị còn lại bao nhiêu…). Do đó khi cán bô ̣ chuyên quản thƣ̣c hiê ̣n kiể m soát , thanh toán phát hiê ̣n sai sót cầ n phải bổ sung thì phải lâ ̣p phiế u yêu cầ u bổ sung hồ sơ gƣ̉i chủ đầ u tƣ qua cán bô ̣ giao dich , tƣ̀ đó là m ̣ cho cán bô ̣ của chủ đầ u tƣ phải đi la ̣i nhiề u lầ n , ảnh hƣởng đến tiến độ giải ngân của dƣ̣ án. Mô ̣t trong nhƣ̃ng mu ̣c đić h của giao dich ̣ mô ̣t cƣ̉a là ha ̣n chế tiêu cƣ̣c , phiề n hà của cán bô ̣ nghiê ̣p vu ̣ khi trƣ̣c tiế p giao dich ̣ với khách ta ̣i tru ̣ sở làm viê ̣c. Tuy nhiên, nhƣ̃ng vƣớng mắ c trong hồ sơ thanh toán nế u đƣơ ̣c trao đổ i thông qua thủ tu ̣c giấ y tờ hành chiń h sẽ nhiêu khê và châ ̣m trễ hơn rấ t nhiề u nế u đƣơ ̣c trao đổ i trƣ̣c tiế p giƣ̃a cán bô ̣ nghiê p̣ vu ̣ và đơn vi giao dich. ̣ ̣ Trƣờng 83 hơ ̣p đơn vi giao dich ̣ ̣ chƣa đồ ng tiǹ h với xƣ̉ lý nghiê ̣p vu ̣ của KBNN thì cán bô ̣ tiế p nhâ ̣n hồ sơ không thể trƣ̣c tiế p giải thích với khách hàng mô ̣t cách thỏa đáng ngay , mà phải trao đổi với cán bộ trực tiếp xử lý nghiệp vụ trƣớc khi giải thích la ̣i với khách hàng làm cho khách hàng phải chờ đơ ̣i , vì thế đƣơng nhiên khách hàng không đồ ng tình. Đó là chƣa kể đế n trƣờng hơ ̣p “tam sao thấ t bản” của cán bô ̣ giao dịch. Trong quy trình luân chuyể n hồ sơ chƣ́ng tƣ̀ kiể m soát chi đầ u tƣ XDCB, Phòng Kế toán trình ký hồ sơ, chƣ́ng tƣ̀ với lañ h đa ̣o KBNN. Khi lañ h đa ̣o kiể m soát và ký chƣ́ng tƣ̀ phát sinh nô ̣i dung muố n trao đổ i hoă ̣c làm rõ thì cán bộ Kế toán lại không thể trả lời ngay đƣợc , đây chính là mô ̣t bấ t câ ̣p trong quy trình luân chuyể n hồ sơ chƣ́ng tƣ̀ hiê ̣n nay. Về phiá đơn vi ̣giao dich ̣ thì không phải đơn vi ̣nào cũng nắ m vƣ̃ng cơ chế , chính sách trong quản lý chi ngân sách , trình độ kế toán - tài chính của các đơn vị giao dịch chƣa đồng đều , đă ̣c biê ̣t là trong điề u kiê ̣n hiê ̣n ta ̣i nhiề u cơ chế chin ́ h sách đƣơ ̣c ban hành chƣa đồ ng bô ̣ , thƣờng xuyên thay đổ i , bổ sung, ảnh hƣởng đến viê ̣c câ ̣p nhâ ̣t và bổ sung kiế n thƣ́c của ngƣời thƣ̣c thi công viê ̣c, nên hồ sơ chƣ́ng tƣ̀ gƣ̉i đế n KBNN không tránh khỏi thiế u sót phải trả lại để hoàn chỉnh nhiều lần nếu tiếp tục giao dịch theo mô hình một cửa nhƣ hiê ̣n nay. - Đối với phạm vi, nội dung kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB đã đƣợc quy định trong quy trình nhƣng chƣa đầy đủ, cụ thể gây khó khăn cho cán bộ thanh toán và các bộ phận nghiệp vụ trong quá trình tác nghiệp. Về phạm vi kiểm soát chi: Theo Thông tƣ số 130/2007/TT-BTC ngày 02/07/2007 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tƣ số 27/2007/TT-BTC ngày 03/04/2007 và hiện nay là Thông tƣ số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ 84 thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc thì KBNN thực hiện kiểm soát hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tƣ theo điều khoản thanh toán trong hợp đồng. Chủ đầu tƣ tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lƣợng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lƣợng công trình, KBNN không chịu trách nhiệm về các vấn đề này. Trong thực tế kiểm soát chi đầu tƣ XDCB cho thấy nhiều hợp đồng xây dựng các điều khoản thanh toán của hợp đồng không đúng quy định nhƣ không thể hiện hình thức thực hiện hợp đồng (hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hợp đồng theo thời gian, hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm). Hợp đồng điều chỉnh giá cũng không quy định thời điểm điều chỉnh, công thức điều chỉnh. Về điều khoản tạm ứng, thanh toán cũng quy định rất chung chung là theo chế độ quy định, không cụ thể mức tạm ứng, số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và các điều kiện thanh toán. Trong những trƣờng hợp nhƣ trên KBNN có đƣợc phép yêu cầu chủ đầu tƣ phải ký lại hợp đồng để KBNN có cơ sở kiểm soát theo đúng chế độ của nhà nƣớc không? Nếu không đƣợc phép yêu cầu thì KBNN kiểm soát nhƣ thế nào để đảm bảo khoản chi của NSNN đúng chế độ? Về nội dung kiểm soát: Quy trình quy định là kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của tài liệu, nhƣng chƣa quy định thế nào là tài liệu hợp pháp, hợp lệ nhƣ hình thức tài liệu, cấp nào ký từng loại tài liệu, hợp đồng nếu là uỷ quyền thì có cần văn bản uỷ quyền hay không; hoặc bảng tính giá chi tiết của hợp đồng thì chủ đầu tƣ và đơn vị thi công có phải lập lại không hay chỉ cần gửi dự toán dự thầu của đơn vị trúng thầu vì dự toán dự thầu của đơn vị trúng thầu là một phần của hợp đồng. Dự toán dự thầu của đơn vị trúng thầu là bộ chụp thì chủ đầu tƣ và đơn vị thi công có cần phải ký xác nhận lại vào bộ chụp đó không; hoặc dự toán dự thầu của đơn vị trúng thầu chƣa khớp đúng với kết quả trúng thầu thì KBNN có đƣợc nhận báo cáo đánh giá kết quả lựa 85 chọn nhà thầu trong đó có phần hiệu chỉnh sai lệch không?Từ việc quy định không cụ thể đã dẫn đến việc hiểu và thực hiện không thống nhất trong hệ thống KBNN. - Hạn chế trong việc chấp hành các quy định của các Chủ đầu tƣ, các Ban quản lý dự án Quá trình thực hiện dự án còn có sai phạm do một số nhà thầu năng lực còn hạn chế. Công tác quản lý chi phí, thời gian, chất lƣợng công trình chƣa thực hiện tốt dẫn đến một số tình trạng nhƣ thiếu nguyên vật liệu, thiếu nhân công, công tác giải phóng mặt bằng kéo dài quá thời gian dự tính…gây ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện dự án, thi công chậm, khối lƣợng thực hiện dở dang, không đủ điều kiện thanh toán. Nguyên nhân là do các nhà thầu nhận nhiều dự án thực hiện cùng lúc nhƣng không có kế hoạch bố trí các nguồn lực phù hợp cho từng dự án. Thêm vào đó, các nhà thầu không dự tính tốt và tính toán các giải pháp xử lý các trƣờng hợp rủi ro có thể xảy ra trong tƣơng lai nhƣ biến động giá nguyên vật liệu, lãi suất vay vốn tăng, sự thay đổi trong luật pháp cơ chế…nên thƣờng lúng túng khi rủi ro xảy ra, việc thực hiện dự án bị kéo dài hoặc có thể đình trệ trong một thời gian… Về phía các Chủ đầu tƣ, các ban QLDA, có một số hiện tƣợng ảnh hƣởng đến việc thanh toán vốn nhƣ một số dự án đã có khối lƣợng thực hiện nhƣng chƣa Chủ đầu tƣ chƣa chuẩn bị đủ thủ tục thanh toán, chƣa có giải trình hợp lý về khối lƣợng phát sinh ngoài hợp đồng hay tổ chức khởi công trƣớc khi dự án có đủ thủ tục khởi công xây dựng…Ngoài ra trong một số dự án còn xảy ra hiện tƣợng móc ngoặc giữa chủ đầu tƣ và nhà thầu trong việc nâng giá nguyên vật liệu, thực hiện không đúng thiết kế kỹ thuật đƣợc duyệt…Trong quá trình kiểm soát thanh toán gây mất thời gian do phải thanh tra kiểm soát… 86 Còn không ít các Ban QLDA trong tỉnh kiêm nhiệm trình độ năng lực chuyên môn yếu kém, do đó khả năng tiếp thu các văn bản chế độ còn hạn chế dẫn đến quá trình thanh toán còn gặp nhiều sai sót. Còn nhiều Chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án chƣa thật chú trọng khâu cung cấp hồ sơ ban đầu cho hợp lệ, đầy đủ làm KBNN Hoàn Kiếm phải trả lại hồ sơ nhiều lần. Bên cạnh đó, còn nhiều chủ đầu tƣ thƣờng xuyên phải sửa đổi, bổ sung nội dung dự án, điều chỉnh dự toán trong quá trình thi công và mất nhiều thời gian trong việc làm thủ tục đầu tƣ, xây dựng, thủ tục thanh toán, quyết toán vốn đầu tƣ nên khó tránh khỏi việc giải ngân vốn chậm. Những tồn tại trên đã và đang cản trở công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB của KBNN, làm giảm hiệu quả kiểm soát và cần đƣợc quan tâm lƣu ý, khắc phục. 3.4.3. Nguyên nhân của những điểm yếu 3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, cơ chế chính sách liên quan đến quản lý đầu tƣ và xây dựng chƣa đầy đủ, thiếu đồng bộ, lại thƣờng xuyên thay đổi, đã gây sự bị động, lúng túng trong quá trình xây dựng và điều hành kế hoạch đầu tƣ xây dựng cơ bản. Cho đến nay, qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung theo hƣớng đổi mới, phân cấp mạnh hơn trong lĩnh vực quản lý đầu tƣ và xây dựng, nhƣng nhìn chung vẫn còn chƣa phù hợp. Thể hiện rõ nét nhất là tính khép kín từ khâu chuẩn bị đầu tƣ, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế dự toán, đấu thầu, thi công, tƣ vấn, giám sát thi công trong nội bộ một bộ, một ngành nhƣng không đƣợc giám sát chặt chẽ, không phát hiện đƣợc vi phạm. Đó là kẽ hở về cơ chế để phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Việc ban hành một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực tài chính-ngân sách chƣa kịp thời, đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng. Luật NSNN mặc dù đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính-ngân 87 sách song vẫn còn có những bất cập chƣa phù hợp, ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động tài chính-ngân sách nói chung và hoạt động KBNN nói riêng nhƣ chƣa có cơ chế thực hiện khuôn khổ tài khoá trung hạn và lập, bố trí dự toán ngân sách theo chƣơng trình, nhiệm vụ, dự án, quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra; cơ chế quản lý, hạch toán các khoản vay nợ và xác định bội chi NSNN chƣa phản ánh đúng bản chất và không phù hợp với thông lệ quốc tế.... Thứ hai, những hạn chế trong lập, phân bổ kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB của các bộ, cơ quan ngang bộ, của địa phƣơng đã ảnh hƣởng không nhỏ đến kiểm soát chi đầu tƣ XDCB tại KBNN Hoàn Kiếm. Theo quy định điều kiện để ghi kế hoạch chuẩn bị đầu tƣ phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ đƣợc duyệt. Điều kiện để ghi kế hoạch thực hiện dự án đầu tƣ phải có quyết định đầu tƣ từ thời điểm trƣớc ngày 31 tháng 10 năm trƣớc năm kế hoạch. Thời gian và bố trí vốn để thực hiện dự án nhóm B không quá 5 năm, các dự án nhóm C không quá 3 năm. Kế hoạch vốn của dự án chuẩn bị đầu tƣ chƣa gắn với quy hoạch, kế hoạch vốn thực hiện dự án đầu tƣ vẫn bố trí cho một số dự án chƣa có quyết định phê duyệt dự án. Do đó dẫn đến tình trạng các dự án đã đƣợc bố trí kế hoạch vốn đầu tƣ trong năm nhƣng không đủ thời gian để hoàn thành đƣợc các thủ tục tiếp theo, nên không thể triển khai đƣợc dự án trong thời gian quy định dẫn đến phải bỏ kế hoạch vốn đầu tƣ. Bố trí kế hoạch vốn đầu tƣ còn dàn trải, không bám sát tiến độ thực hiện dự án, dự án có khối lƣợng hoàn thành nhƣng không có vốn để thanh toán, kế hoạch vốn bình quân trên một dự án thấp, nhất là các dự án nguồn vốn ngân sách huyện, dự án bố trí kế hoạch không đảm bảo đúng thời gian quy định, kéo dài nhiều năm gây ra hiện tƣợng tồn đọng khối lƣợng đầu tƣ XDCB lớn. Theo quy định trong việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tƣ, trƣớc khi gửi 88 kế hoạch điều chỉnh vốn đầu tƣ từng dự án cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (đối với các dự án thuộc ngân sách trung ƣơng), gửi cơ quan Tài chính, Kế hoạch và Đầu tƣ (đối với các dự án thuộc ngân sách địa phƣơng), các bộ, địa phƣơng chỉ đạo chủ đầu tƣ chốt thời điểm thanh toán và làm việc với KBNN để xác nhận số vốn thuộc kế hoạch năm đã thanh toán cho dự án, xác định số vốn còn dƣ do không thực hiện đƣợc, đảm bảo cho kế hoạch của dự án sau khi điều chỉnh không thấp hơn số vốn Kho bạc Nhà nƣớc đã thanh toán. Nhƣng trên thực tế đã xảy ra nhiều trƣờng hợp kế hoạch vốn đầu tƣ sau khi điều chỉnh thấp hơn số vốn đã thanh toán cho dự án trong năm, gây khó khăn cho công tác kế toán, quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hàng năm của KBNN. Thứ ba, Công tác lập hồ sơ, thẩm định, phê duyệt dự án (Báo cáo kinh tế kỹ thuật) còn chậm (chủ yếu vào cuối năm) gây hiện tƣợng ùn tắc, không đủ thời gian cho các đơn vị thi công công trình kịp hoàn thành đƣa vào sử dụng trong năm, kéo theo việc hoàn chỉnh hồ sơ thanh quyết toán công trình cũng bị chậm. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc thanh toán vốn cho công trình đạt tỷ lệ thấp Thứ tư, do tính chất mùa vụ của công tác đầu tƣ XDCB cho nên khối lƣợng kiểm soát chi đầu tƣ XDCB dồn vào thời điểm cuối năm, thời điểm kết thúc niên độ kế hoạch năm rất lớn, do đó không thể tránh khỏi sơ xuất khi kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB vào những thời điểm này. Thứ năm, quá trình thực hiện các dự án còn có nhiều sai phạm do một số chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án năng lực còn hạn chế, một số dự án đầu tƣ có khối lƣợng thực hiện nhƣng chƣa đủ thủ tục thanh toán do chủ đầu tƣ và nhà thầu ký kết hợp đồng tổ chức thi công xây dựng trƣớc khi thiết kế kỹ thuậttổng dự toán đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoặc dự án chƣa đủ thủ tục khởi công xây dựng theo quy định nhƣng chủ đầu tƣ vẫn tổ chức khởi công 89 xây dựng. Thứ sáu, trách nhiệm quyết toán và phê duyệt quyết toán dự án công trình hoàn thành thuộc về chủ đầu tƣ và các bộ, ngành, địa phƣơng, nhƣng trong thời gian qua nhiều dự án công trình đã hoàn thành nhƣng chƣa đƣợc phê duyệt quyết toán. Nguyên nhân của việc chậm phê duyệt quyết toán dự án, công trình hoàn thành chủ yếu do thiếu sự quan tâm, chỉ đạo của các bộ, ngành, địa phƣơng trong công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án, công trình hoàn thành. Nhiều dự án, công trình sau khi hoàn thành thì ban quản lý dự án hoặc chủ đâu tƣ đã giải thể, hoặc nhiều dự án bàn giao qua nhiều đơn vị chủ đầu tƣ cũng gây khó khăn trong việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán. 3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan Một là, chƣa thực sự quan tâm đến việc đào tạo bồi dƣỡng tại chỗ chất lƣợng cán bộ làm công tác kiểm soát chi, chƣa mạnh dạn thực hiện việc phân công nhiệm vụ theo hƣớng chuyên môn hóa. Hai là, năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ thanh toán trong hệ thống KBNN còn bị giới hạn bởi kiến thức và tƣ duy làm việc kiểu cũ, chƣa bắt kịp với yêu cầu đổi mới và hiện đại hóa hoạt động KBNN . Việc nghiên cứu học tập của các cán bộ làm công tác kiểm soát chi còn hạn chế. Một số ít cán bộ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trong cơ chế đổi mới, đặc biệt là trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, còn giải quyết công việc theo chủ nghĩa kinh nghiệm, chƣa nắm bắt cơ chế, chế độ mới, giải quyết công việc còn chậm về thời gian theo quy định tại Quy trình kiểm soát chi đầu tƣ vốn XDCB. Chƣa có sự nghiên cứu đánh giá thực sự toàn diện về mô hình tổ chức, việc bố trí cán bộ chƣa linh hoạt, chƣa có sự đan xen giữa ngƣời chƣa có kinh nghiệm và ngƣời có kinh nghiệm, giữa ngƣời giỏi và ngƣời yếu, dẫn đến cùng một vấn đề có vƣớng mắc cần vận dụng linh hoạt thì mỗi ngƣời lại có một cách giải quyết khác nhau. 90 Ba là, do quy trình KSC đầu tƣ vốn XDCB còn một số bất cập, đồng thời chƣa điều chỉnh kịp thời khi có những thay đổi tƣ cơ chế chính sách. Bên cạnh đó là việc một số cán bộ thanh toán chƣa chấp hành nghiêm túc những quy định trong quy trình. Nhƣ vậy, việc kịp thời điều chỉnh, sửa đổi quy trình TTVĐT là điều hết sức cần thiết. Bốn là, hệ thống trang thiết bị thông tin phục vụ cho công việc: Hệ thống máy móc trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ của cơ quan đã đƣợc quan tâm đầu tƣ, nối mạng trên toàn hệ thống. Tuy nhiên do một số yếu tố khách quan về hạ tầng truyền thông cũng nhƣ những hạn chế của các chƣơng trình ứng dụng ít nhiều gây ảnh hƣởng đến việc ứng dụng tin học trong kiểm soát thanh toán vốn. Năm là, cơ chế phối hợp trong công tác giữa các đơn vị trong và ngoài hệ thống chƣa phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan đơn vị có liên quan, do vậy chƣa phát huy hiệu quả trong công việc. Việc phối hợp giữa giữa phòng tài chính, phòng kế hoạch đầu tƣ trong việc tham mƣu với chính quyền địa phƣơng về điều hành kế hoạch vốn, cơ chế kiểm soát thanh toán đối với công trình đặc biệt còn nhiều hạn chế. 91 CHƢƠNG 4: HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƢỚC HOÀN KIẾM 4.1. Mục tiêu phát triển và phƣơng hƣớng hoàn thiện kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm 4.1.1. Mục tiêu phát triển của Kho bạc NN Hoàn Kiếm đến năm 2020 Là cơ quan trực thuộc Kho bạc NN Hà Nội, việc xác định mục tiêu và những nhiệm vụ chủ yếu của KBNN Hoàn Kiếm trong giai đoạn mới có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình phát triển nền tài chính công; góp phần tích cực vào thực hiện chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020 đã đƣợc Chính phủ phê duyệt. Về mục tiêu: Xây dựng KBNN Hoàn Kiếm hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt chức năng: Quản lý NSNN và các quỹ tài chính nhà nƣớc; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng kế toán nhà nƣớc nhằm tăng cƣờng năng lực, hiệu quả và tính công khai; minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của nhà nƣớc. Đến năm 2020, các hoạt động của KBNN Hoàn Kiếm đƣợc thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại góp phần ổn định và lành mạnh nền tài chính Quốc gia, chống các hiện tƣợng tiêu cực, lãng phí, ổn định nền tiền tệ, chống lạm phát. Để đạt mục tiêu nêu trên, trong giai đoạn mới, KBNN phải tập trung mọi nỗ lực thực hiện tốt những nhiệm vụ chủ yếu sau: + Đổi mới toàn diện về cơ chế chính sách và quy trình nghiệp vụ trong công tác quản lý quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nƣớc và các quỹ khác của Nhà nƣớc thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính theo hƣớng đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch. Xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, 92 thanh toán các khoản chi NSNN qua hệ thống KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế: triển khai quy trình kiểm soát cam kết chi; thực hiện nguyên tắc thanh toán trực tiếp cho ngƣời cung cấp hàng hóa, dịch vụ… Thực hiện phân loại các khoản chi NSNN theo nội dung và giá trị để xây dựng quy trình kiểm soát chi hiệu quả trên nguyên tắc quản lý rủi ro. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN Hoàn Kiếm và các đơn vị sử dụng NSNN. Xây dựng và ban hành cơ chế xử phạt hành chính đối với cá nhân, tổ chức sai phạm hành chính về quản lý, sử dụng kinh phí NSNN cấp. + Thƣờng xuyên hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trọng tâm là quản lý quỹ NSNN trên cả hai phƣơng diện tập trung nguồn thu và kiểm soát, thanh toán chi ngân sách trong đó có công tác chi NSNN về đầu tƣ XDCB. + Tiếp tục tập trung cao độ trí lực cho việc triển khai dự án hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (dự án TABMIS) đã đƣợc triển khai trên toàn địa bàn thành phố Hà nội từ tháng 9 năm 2011. + Duy trì kỷ cƣơng kỷ luật, tăng cƣờng các biện pháp quản lý, đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn tiền, tài sản giao cho KBNN Hoàn Kiếm quản lý. + Chú trọng công tác cải cách hành chính quản lý và hiện đại hóa công nghệ làm nền tảng cho sự phát triển của KBNN Hoàn Kiếm trong gia đoạn mới. + Tiếp tục củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao phẩm chất và trình độ cán bộ, công chức, thực hiện văn minh, văn hóa nghề Kho bạc, xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong toàn hệ thống để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. 4.1.2. Phương hướng hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản của Kho bạc nhà nước Hoàn Kiếm Trên cơ sở mục tiêu của KBNN Hoàn Kiếm đến năm 2020, việc tăng cƣờng công tác kiểm soát chi NSNN về XDCB qua KBNN Hoàn Kiếm cần tập trung vào những định hƣớng cơ bản sau đây: 93 - Kiểm soát chi NSNN về XDCB qua KBNN Hoàn Kiếm phải ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và mức kiểm soát chi theo đúng quiy định của Luật NSNN, đảm bảo tất cả các khoản chi đầu tƣ XDCB của NSNN đều phải đƣợc kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ qua hệ thống KBNN. - Toàn bộ hoạt động kiểm soát chi NSNN về XDCB của KBNN Hoàn Kiếm phải phù hợp với xu hƣớng cải cách hành chính trong quản lý tài chính nhà nƣớc. Theo đó tăng cƣờng công tác kiểm soát đầu tƣ qua KBNN Hoàn Kiếm cần hƣớng tới việc hoàn thiện, đổi mới phƣơng thức, nội dung, quy trình cấp phát, thanh toán, kiểm tra kiểm soát đối với tất cả các dự án đầu tƣ. - Việc tăng cƣờng kiểm soát chi NSNN về XDCB qua KBNN Hoàn Kiếm đều phải nhằm đảm bảo sử dụng tiền, tài sản của Nhà nƣớc một cách tiết kiệm, hiệu quả, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành của Nhà nƣớc. - Tăng cƣờng kiểm soát chi NSNN về XDCB qua KBNN Hoàn Kiếm trên cơ sở phân định rõ phạm vi thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan đơn vị các cấp ngân sách trong việc quản lý, điều hành và sử dụng ngân sách. Phát huy vai trò chi NSNN về XDCB của KBNN Hoàn Kiếm, đồng thời cần làm cho các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong quản lý, sử dụng NSNN; đặc biệt là phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách với tƣ cách là ngƣời chuẩn chi, và của KBNN Hoàn Kiếm với tƣ cách là ngƣời kế toán thực hiện kiểm tra, kiểm soát, cấp phát thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN. - Tăng cƣờng chi NSNN về XDCB qua KBNN Hoàn Kiếm đòi hỏi hệ thống tổ chức bộ máy KBNN nói chung và KBNN Hoàn Kiếm nói riêng phải đƣợc củng cố, kiện toàn đầy đủ, kịp thời, hiệu quả; đủ về số lƣợng biên chế, 94 vững mạnh về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. - Cùng với hoàn thiện tổ chức bộ máy KBNN Hoàn Kiếm với đội ngũ cán bộ có phẩm chất năng lực, cần thiết phải đầu tƣ tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ hiện đại, làm nền tảng cho sự phát triển ngành KBNN theo hƣớng hiện đại, an toàn, hiệu quả trong giai đoạn mới trong đó có KBNN Hoàn Kiếm. 4.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm 4.2.1. Giải pháp hoàn thiện bộ máy kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của Kho bạc nhà nước Hoàn Kiếm 4.2.1.1 Kiện toàn tổ chức bộ máy KBNN tinh gọn, hiện đại, họat động có hiệu lực, hiệu quả. Nhƣ đã phân tích trong phần hạn chế trong kiểm soát chi đầu tƣ XDCB tại KBNN Hoàn Kiếm phòng tổng hợp với nhiều chức năng khác nhau: kiểm soát chi, văn thƣ - hành chính, bảo vệ, lái xe tạo nên sự chồng chéo trong công việc. Cán bộ kiểm soát chi không có nhiều thời gian dành cho nghiên cứu văn bản chế độ. Do đó cần kiện toàn lại tổ chức bộ máy kiểm soát chi đầu tƣ XDCB đó là tách 2 bộ phận kiểm soát chi và văn thƣ hành chính. Sắp xếp, bố trí lại cán bộ kiểm soát chi giữa các Phòng Kiểm soát chi NSNN đảm bảo phù hợp giữa khối lƣợng công việc và nguồn nhân lực. Thành lập tổ nghiên cứu khoa học về kiểm soát chi đầu tƣ XDCB để nghiên cứu và tham mƣu đề xuất với lãnh đạo KBNN Hoàn Kiếm trong việc tham gia xây dựng cơ chế chính sách quản lý đầu tƣ XDCB trên địa bàn Hà Nội ; Tham gia nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành về xây dựng quy trình kiểm soát chi NSNN thống nhất đầu mối, xây dựng quy trình kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra. 95 4.2.1.2. Nâng cao công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ công chức ngành KBNN nói chung và của KBNN Hoàn Kiếm nói riêng là công tác có vị trí và vai trò rất quan trọng đã đƣợc lãnh đạo KBNN xác định trong tiến trình xây dựng và đổi mới hệ thống Kho bạc. Do vậy cần phải có kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng, bố trí quy hoạch và sử dụng cán bộ dƣới nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể các biện pháp chủ yếu là: - Làm tốt công tác quy hoạch đào tạo cán bộ nhất là các vị trí chủ chốt, cán bộ cơ sở tới các phòng, ban, bộ phận trong từng đơn vị KBNN và toàn ngành. Quy hoạch cán bộ KBNN phải bám sát chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020 mà Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt. - Hàng năm, trên cơ sở quy hoạch cán bộ, các đơn vị KBNN cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức sát với điều kiện, đặc điểm và khả năng đào tạo của đơn vị mình. Từ đó có những biện pháp triển khai cụ thể thực hiện kế hoạch đào tao bồi dƣỡng cán bộ. - Thực hiện đào tạo bồi dƣỡng dƣới nhiều hình thức và biện pháp đa dạng, hiệu quả thiết thực, nhƣ: Học tập chính quy tại các cơ sở đào tạo ngành, chuyên ngành trong nƣớc. Tổ chức chu đáo tập huấn định kỳ năm về chuyên môn nghiệp vụ. - Song song với công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ KBNN về mặt chuyên môn nghiệp vụ, cần thiết KBNN các cấp phải làm tốt công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng, xác định rõ trách nhiệm chính trị là “ngƣời quản lý quỹ NSNN” để luôn luôn khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đƣợc giao. Muốn vậy, phải thƣờng xuyên học tập, quán triệt và thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc, chế độ quy định của Bộ tài chính, KBNN, khắc phục tƣ tƣởng “chuyên môn đơn thuần” mà phải trở thành ngƣời cán bộ KBNN vừa hồng vừa chuyên. 96 - Tổ chức tốt các hội thi cán bộ KBNN giỏi, cán bộ kiểm soát chi KBNN về XDCB giỏi… Qua các hội thi đó, chắc chắn sẽ đem lại nhiều kết quả thiết thực trong công tác chuyên môn nghiệp vụ và kiểm soát chi NSNN. 4.2.2. Giải pháp hoàn thiện công cụ kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của Kho bạc nhà nước Hoàn Kiếm 4.2.2.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý Để tăng cƣờng hiệu lực pháp lý, tạo nền tảng chắc chắn cho việc tổ chức thực hiện kiểm soát chi đầu tƣ XDCB thì các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc, các văn bản, quy trình nghiệp vụ của Bộ Tài Chính, Kho bạc Nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng và kiểm soát chi đầu tƣ XDCB cần đƣợc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một cách đồng bộ. Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc Nhà nƣớc TABMIS đƣợc triển khai sẽ tác động, liên quan, ảnh hƣởng sâu rộng đến các đơn vị sử dụng ngân sách, các nhà cung cấp, các Bộ, ngành, địa phƣơng. Tuy nhiên hiện nay văn bản hƣớng dẫn về quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc mới là thông tƣ, do đó cần phải có một khung pháp lý cao hơn nhƣ luật, nghị định có phạm vi và chế tài đủ mạnh điều chỉnh các đối tƣợng có liên quan. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nƣớc cũng cần có một khung pháp lý để thực hiện trao đổi thông tin, giao dịch cổng thông tin điện tử, hộp thƣ điện tử công vụ, thanh toán điện tử... 4.2.2.2. Hoàn thiện về hồ sơ, mẫu biểu và chứng từ kiểm soát chi Một là, đối với tài liệu cơ sở của dự án: công tác đền bù GPMB thƣờng xuyên là một trong những cản trở lớn nhất đối với quá trình triển khai thực hiện dự án. Trong thực tế nhiều dự án tạm ứng vốn nhƣng chƣa có mặt bằng để thi công, dẫn đến tồn đọng một lƣợng vốn khá lớn trong thi công xây dựng. Hơn nữa, việc chậm thi công, không có khối lƣợng hoàn thành của các dự án 97 phần lớn do vƣớng mắc về công tác đền bù GPMB. Để khắc phục tồn tại này, trong quá trình kiểm soát tạm ứng, thanh toán chi phí xây dựng chủ đầu tƣ phải gửi đến KBNN biên bản bàn giao mặt bằng thi công xây dựng. Hai là, kiểm soát chi vốn mua sắm hàng hóa, thiết bị trong các dự án đầu tƣ: KBNN căn cứ vào biên bản nghiệm thu mua sắm hàng hóa, thiết bị và hợp đồng mua sắm thiết bị giữa chủ đầu tƣ và nhà thầu để thanh toán cho đơn vị thụ hƣởng. Ba là, mở tài khoản và ghi chép chứng từ kế toán áp dụng TABMIS: Việc mở và sử dụng tài khoản của Kho bạc hiện nay là chƣa mang tính chuyên nghiệp, vì vậy khi thanh toán khách hàng thƣờng bị lúng túng về phƣơng pháp ghi chép tài khoản do đó dễ sai sót khách hàng phải lập lại chứng từ nhiều lần, kéo dài thời gian thanh toán. Vì vậy, KBNN cần phải mã hóa và hƣớng dẫn việc ghi chép tài khoản trên chứng từ sao cho thuận lợi, đơn giản, dê viết mà chủ đầu tƣ không phụ thuộc quá nhiều vòa các loại mã hiệu do KBNN đặt ra. Theo đó, học viên xin đề xuất nhƣ sau: - KBNN cần hƣớng dẫn và thông báo thống nhất tài khoản chuẩn cho khách hàng giao dịch. Khi chủ đầu tƣ mở tài khoản, KBNN chỉ thông báo cho khách hàng một tài khoản chính, khi phát sinh nghiệp vụ thanh toán hoặc tạm ứng, cán bộ kê toán của KBNN hạch toán và ghi chép vào ô “dành cho KBNN ghi” đúng nội dung phát sinh; đối với nguồn ứng trƣớc cán bộ kiểm soát ghi rõ nguồn vốn ứng trƣớc cùng với niên độ kế hoạch, cán bộ kế toán nhận dang nguồn vốn và ô tạm ứng hoặc thanh toán để ghi chép và hạch toán nhận dạng tài khoản (ứng trƣớc có khối lƣợng hoặc ứng trƣớc chƣa có khối lƣợng) - Để tránh trƣờng hợp phải qua nhiều bƣớc trung gian, việc mở tài khoản nên giao cho phòng (bộ phận) kế toán trực tiếp nhận và giải quyết mở tài khoản cho khách hàng. Bốn là, sắp xếp lƣu trữ hồ sơ chứng từ thanh toán: Để thuận tiện trong 98 quá trình kiểm soát thanh toán từng lần cũng nhƣ việc tra cứu hồ sơ tài liệu lƣu trữ, KBNN cần có văn bản hƣớng dãn việc sắp xếp hồ sơ tài liệu trong lƣu trữ. Hiện nay, mỗi địa phƣơng, mỗi cán bộ chuyên quản theo kinh nghiệm kiểm soát chi tự đặt ra cho mình một kiểu sắp xếp riêng nên quá trình kiểm soát, kiểm tra, tra cứu, lƣu trữ gặp không ít khó khăn. Vì vậy, theo trình tự tần suất xuất hiện hồ sơ chứng từ và theo thời gian, học viên đề xuất công tác lƣu trữ hồ sơ, chứng từ của dự án: Nhóm hồ sơ pháp lý, đƣợc xếp theo trình tự: - Quyết định phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành (nếu có) - Quyết định phê duyệt dự toán thiết kế bản vẽ thi công - Quyết định phê duyệt Dự án đầu tƣ xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tể-kỹ thuật), các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có); - Văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu xây dựng, thiết bị; - Hợp đồng xây dựng, thiết bị giữa chủ đầu tƣ và nhà thầu; (Văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu và hợp đồng xây dựng, thiết bị là 2 loại tài liệu chính của dự án nên xếp cùng hồ sơ pháp lý) - Giấy chứng nhận mã ĐVSDNS (hoặc mã dự án đầu tƣ XDCB); - Các loại chứng từ khác có liên quan (nếu có) - Tập dự án đầu tƣ xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế- kỹ thuật), tập tổng dự toán, dự toán. Nhóm chứng từ phát sinh sắp xếp theo từng hạng mục, tiểu mục và theo trình tự thời gian phát sinh, chứng từ nào phát sinh sau thì đƣợc xếp ở trên. Thứ tự của chứng từ sẽ là: Giấy rút vốn đầu tƣ hoặc giấy rút dự toán ngân sách; Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tƣ; tờ trình lãnh đạo ý kiến, đề xuất; phụ lục 03a; Các quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, hợp đồng kinh tế các khoản chi phí tƣ vấn và chi phí khác lƣu theo chứng từ phát sinh. 99 4.2.2.3. Áp dụng công nghệ tin học vào công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN qua KBNN Hoàn Kiếm a. Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ tin học Quản lý và ứng dụng công nghệ tin học trong hoạt động Kho bạc Nhà nƣớc đang là yêu cầu bức thiết theo chức năng nhiệm vụ của Kho bạc nhằm thực hiện mục tiêu chiến lƣợc phát triển Kho bạc Nhà nƣớc đến 2010 và định hƣớng 2020. Việc ứng dụng công nghệ tin học trong kiểm soát TTVĐT là rất quan trọng và hiệu quả mang lại là rất rõ ràng. Chƣơng trình đã theo dõi đƣợc cả đời dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ đến khi thực hiện dự án, theo dõi đƣợc Tổng mức đầu tƣ, Tổng dự toán và toàn bộ quá trình thanh toán cho các hạng mục của dự án, từng lần tạm ứng và thanh toán... Hiện này KBNN đang triển khai một dự án lớn mang tầm vóc quốc gia về công nghệ thông tin là dự án TABMIS. TABMIS bao gồm rất nhiều quy trình trong đó phân công nhiệm vụ công việc rất rõ ràng, rành mạch. Trong đó, công tác nhập dự toán XDCB NSTW và dự toán ngân sách xã do KBNN đảm nhận; cơ quan Tài chính nhập dự toán các nguồn còn lại. KBNN thực hiện cấp phát trên số liệu dự toán đã đƣợc nhập vào hệ thống. Hiện nay, KBNN đã triển khai vận hành chƣơng trình TABMIS. Khi chƣơng trình TABMIS đi vào hoạt động trên phạm vi cả nƣớc, sẽ thay đổi một số quy trình nghiệp vụ tại KBNN, trong đó có quy trình kiểm soát chi tại KBNN, việc kiểm soát chi vốn đầu tƣ cho dự án sẽ gắn liền với cam kết chi trả của chính phủ, điều này khiến cho việc điều hành NSNN đƣợc hiệu quả hơn, khắc phục đƣợc hiện tƣợng nợ đọng trong XDCB, đồng thời đáp ứng yêu cầu của công tác thông tin báo cáo; công tác kiểm soát chi NSNN sẽ có một bƣớc tiến đáng kể trong việc gộp các loại vốn với nhau, thuận tiện cho cán bộ 100 trực tiếp làm nghiệp vụ kiểm soát thanh toán. Thông tin của các dự án minh bạch hơn cũng sẽ góp phần giảm thiểu thất thoát lãng phí trong thanh toán. Bên cạnh đó, việc lập báo cáo XDCB tử ĐTKB-LAN còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy, cần sớm phải xây dựng một chƣơng trình hỗ trợ khai thác báo cáo các nguồn vốn XDCB NSNN từ hệ thống dữ liệu TABMIS tại các địa phƣơng. Có nhƣ vậy mới tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tổng hợp toàn quốc cũng nhƣ phục vụ kịp thời số liệu cho các cấp. b. Nâng cấp chƣơng trình kiểm soát chi NSNN về đầu tƣ XDCB Để phục vụ công tác kiểm soát chi, kiến nghị chƣơng trình kiểm soát chi NSNN về đầu tƣ XDCB phải hoàn thiện theo hƣớng sau: Một là, phải quản lý chi tiết đến từng dự án và đƣợc kết nối từ phòng thanh toán vốn đầu tƣ đến phòng kế toán để đảm bảo việc đối chiếu số liệu giữa các phòng trên. Hai là, phải có cơ sở dữ liệu dùng chung để từ đó có thể kết xuất ra các báo cáo phục vụ công tác tra cứu liên quan đến việc kiểm soát chi, cũng nhƣ phục vụ công tác thông tin báo cáo thƣờng định kỳ và báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hàng năm theo quy định (vì các mẫu biểu này có thể thay đổi theo quy định với từng thời điểm). Ba là, đảm bảo kết nối giữa cơ quan KBNN và cơ quan Tài chính đẻ kịp thời ập nhật số liệu về nguồn vốn cũng nhƣ số chi vốn đầu tƣ, phục vụ mục tiêu điều hành của các cấp thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả của nguồn vốn đầu tƣ XDCB. 4.2.3. Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của Kho bạc nhà nước Hoàn Kiếm 4.2.3.1. Giải pháp hoàn thiện tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ ban đầu theo cơ chế “một cửa” Cải cách hành chính nói chung và cải cách quy trình nghiệp vụ KBNN 101 nói riêng có nhiều nội dung, trong đó có việc hoàn thiện về cơ chế chính sách, chuẩn hoá các quy trình chuyên môn, nghiệp vụ và quy trình một cửa là một trong những nội dung hƣớng tới phục vụ khách hàng. Để quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi đầu tƣ XDCB đƣợc hiệu quả và phù hợp với hoạt động nghiệp vụ, khắc phục đƣợc vƣớng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện thì nó phải đảm bảo đƣợc mục tiêu giảm phiền hà cho đơn vị chủ đầu tƣ khi giao dịch với KBNN, đồng thời giải quyết kịp thời, nhanh chóng mọi yêu cầu của chủ đầu tƣ, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn. Quy chuẩn giao dịch một cửa theo quy định của Chính phủ là khách hàng chỉ giao dịch tại một nơi, tách bạch giữa ngƣời nhận hồ sơ, trả kết quả với ngƣời trực tiếp xử lý công việc. Việc tách bạch ngƣời nhận hồ sơ và ngƣời xử lý công việc nhằm mục đích thực hiện công khai, minh bạch, ngăn chặn và phòng ngừa tham nhũng, cửa quyền trong thực thi công vụ. Tuy nhiên, việc tách bạch 2 bộ phận (giao nhận hồ sơ và xử lý nghiệp vụ) trong giao dịch một cửa kiểm soát chi đầu tƣ XDCB là chƣa phù hợp, và không đạt mục tiêu cần hƣớng tới. Với đặc thù kiểm soát chi đầu tƣ XDCB của KBNN rất đa dạng, phức tạp, hệ thống cơ chế chính sách chƣa đồng bộ lại thƣờng xuyên sửa đổi, bổ sung ; nhiều đơn vị sử dụng ngân sách chƣa nắm bắt kịp thời, rõ ràng và đầy đủ các điều kiện chi tiết về thủ tục kiểm soát chi nên thƣờng nảy sinh vƣớng mắc cần có sự trao đổi, hƣớng dẫn trực tiếp của cán bộ nghiệp vụ KBNN. Nếu tách bạch 2 bộ phận giao nhận và xử lý nghiệp vụ, tách biệt giữa ngƣời giao dịch và ngƣời xử lý nghiệp vụ dẫn đến thêm một khâu trung gian trong quy trình xử lý nghiệp vụ, trở thành rào cản cho việc thực hiện mục tiêu cuối cùng của công cuộc cải cách thủ tục hành chính là tạo thuận lợi cho khách hàng và tăng hiệu lực, hiệu quả của bộ máy công quyền. Để quy trình kiểm soát chi đầu tƣ XDCB theo cơ chế một cửa của 102 KBNN hợp lý thì nó phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Một là, thủ tục đơn giản, rõ ràng đúng chế dộ, quy trình nghiệp vụ, giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng. Hai là, công khai các hồ sơ, thủ tục, quy trình chi ngân sách, trách nhiệm của cán bộ KBNN, thời hạn giải quyết công việc. Ba là, nhận hồ sơ chi NSNN và trả kết quả tại một đầu mối, không yêu cầu khách hàng phải liên hệ với nhiều bộ phận. Khách hàng giao dịch chỉ liên hệ với cán bộ chuyên quản từ khâu hƣớng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả cuối cùng. Ngƣời tiếp nhận hồ sơ chính là ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ theo dõi và trực tiếp kiểm soát chi đầu tƣ XDCB. Đáp ứng các nguyên tắc trên quy trình kiểm soát chi đầu tƣ XDCB theo cơ chế một cửa nhƣ sau: Lãnh đạo phụ trách KSC vốn 5 đầu tƣ XDCB 3 Phòng Tổng 4 Phòng Kế hợp - hành 7 toán chính 2 Chủ đầu tƣ 6 1 Cán bộ đƣợc Đơn vị thụ 8 phân công KSC hƣởng cho dự án Sơ đồ 4.1 Mô hình kiểm soát chi đầu tƣ XDCB theo cơ chế “một cửa” (Nguồn: tác giả tự nghiên cứu) 103 Bƣớc 1: Chủ đầu tƣ (Ban quản lý dự án) gửi hồ sơ cho cán bộ đƣợc phân công KSC cho dự án. Bƣớc 2: Cán bộ KSC tiến hành kiểm soát hồ sơ (bao gồm hồ sơ ban đầu và hồ sơ từng lần tạm ứng hoặc thanh toán) trình lãnh đạo phòng KSC NSNN ký duyệt Bƣớc 3: Phòng KSC NSNN trình lãnh đạo KBNN phụ trách kiểm soát chi ký duyệt tờ trình lãnh đạo, giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tƣ. Bƣớc 4: Phòng KSC NSNN chuyển giấy rút vốn đầu tƣ, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tƣ (nếu có) và tờ trình đã đƣợc lãnh đạo phê duyệt cho phòng kế toán. Bƣớc 5: Phòng Kế toán kiểm tra, ký giấy rút vốn đầu tƣ, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tƣ (nếu có) và trình lãnh đạo KBNN ký duyệt. Bƣớc 6: Phòng Kế toán thực hiện chuyển tiền cho đơn vị thụ hƣởng. Bƣớc 7: Phòng Kế toán lƣu 1 liên giấy rút vốn đầu tƣ, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tƣ (nếu có), chuyển tờ trình và các liên còn lại cho phòng kiểm soát chi. Bƣớc 8: Phòng KSC NSNN lƣu hồ sơ theo quy định và chuyển chứng từ trả chủ đầu tƣ (Ban QLDA) Quy trình kiểm soát chi đầu tƣ XDCB theo cơ chế « một cửa » trên đã khắc phục đƣợc các hạn chế nhƣ đã phân tích ở trên: giảm đƣợc đầu mối trong kiểm soát chi NSNN, rút ngắn thời gian giải quyết công việc, đơn giản hóa các thủ tục, thuận lợi cho cả KBNN và đơn vị giao dịch mà vẫn đảm bảo chặt chẽ tuân thủ các quy định hiện hành trong quản lý NSNN. 4.2.3.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát cam kết chi đầu tƣ xây dựng cơ bản Thứ nhấ t , hoàn thiện quy trình cập nhật và khai thác dữ liệu thông tin nhà cung cấp: - Để tiến tới trong tƣơng lai việc quản lý thông tin chung nhà cung cấp khai trên hệ thống cần đƣợc chính xác và thống nhất..., khi hệ thống thanh 104 toán song phƣơng, liên ngân hàng đƣợc thực hiện (dữ liệu tên nhà cung cấp sẽ là thông tin chính thức cung cấp cho ngân hàng thụ hƣởng) đề nghị đƣợc cập nhật từ mã số thuế thông qua dữ liệu dùng chung của Bộ Tài chính thay thế cho việc tự khai báo và nhập thông tin nhƣ hiện nay. - Hoàn thiện lại quy trình, màn hình cam kết chi trên hệ thống TABMIS xử lý các vƣớng mắc nhƣ trên để tránh phải thực hiện quá nhiều bƣớc và phức tạp nhƣ hiện nay. - Có hƣớng dẫn cụ thể từng bƣớc công việc nhập, kiểm soát, điều chỉnh cam kết chi nhất là điều chỉnh trong thời gian chỉnh lý quyết toán thành một cẩm nang cho cán bộ tham khảo thực hiện. - Thêm kỳ cho các cam kết chi đồng bộ với kỳ của kế hoạch vốn. - Rà soát và xóa các mã thừa của các nhà cung cấp. Thứ hai, về cơ chế thực hiện cam kết chi Về phạm vi đối tƣợng, cần phải có lộ trình và thực hiện từng bƣớc thực hiện. Cần nghiên cứu để điều chỉnh mức cần phải thực hiện cam kết chi đầu tƣ theo hƣớng tăng mức trên 500 triệu đồng để giảm tải số giao dịch phải thực hiện cam kết chi trong giai đoán đầu thực hiện. Đồng thời sửa đổi thời hạn cam kết chi theo hƣớng mở, không quy định là thời điểm cuối cùng gửi cam kết chi là 31/12 nhƣ hiện tại Thứ ba, về vai trò của cam kết chi - Cần phải xây dựng và hoàn thiện nhanh các báo cáo cam kết chi để giúp các nhà quản lý đánh giá đƣợc tình hình thực hiện dự án, công việc. Ngoài chỉ tiêu về số đã cấp phát để đánh giá tiến độ thực hiện nhƣ trƣớc đây, khi thực hiện cam kết chi sẽ đánh giá thông qua việc tổ chức thực hiện hợp đồng khung, hợp đồng thực hiện; đánh giá tình hình triển khai thực hiện dự toán NSNN trong năm. Thông qua kết quả tổ chức triển khai thực hiện hợp đồng là căn cứ để cơ quan chủ quản, cơ quan điều hành ngân sách có giải pháp thúc đẩy tiến độ thực hiện. 105 - Tuyên truyền và tập huấn cho các đơn vị sử dụng ngân sách, các chủ đầu tƣ hiểu đúng và thực hiện nghiêm túc về cam kết chi đầu tƣ. 4.2.3.3. Giải pháp thực hiện tích hợp quy trình kiểm soát chi đầu tƣ XDCB và cam kết chi tại KBNN theo hƣớng thống nhất quy trình Thực hiện dự án cải cách quản lý tài chính công, hiện nay hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc Nhà nƣớc TABMIS đã đƣợc triển khai diện rộng trong hệ thống KBNN. Kiểm soát cam kết chi gắn chặt với tiến độ triển khai TABMIS trong toàn hệ thống KBNN. Giữa cơ chế kiểm soát cam kết chi và kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN có nhiều điểm tƣơng đồng: cùng một chủ thể thực hiện nhiệm vụ kiểm soát là KBNN, cùng đối tƣợng kiểm soát là các khoản chi NSNN, có sự tƣơng đồng và trùng lắp về đối tƣợng và phạm vi áp dụng..., đồng thời hai nghiệp vụ kiểm soát này có tính tƣơng hỗ, kết quả kiểm soát của nghiệp vụ này giúp cho nghiệp vụ kiểm soát sau có chất lƣợng tốt hơn. Bên cạnh đó, các cơ chế kiểm soát đều liên quan tới các đơn vị sử dụng ngân sách và xa hơn nữa là các nhà cung cấp trong nền kinh tế. Với mức độ ảnh hƣởng lớn nhƣ vậy, việc duy trì song hành và độc lập tƣơng đối 2 cơ chế quản lý, kiểm soát và thanh toán các khoản chi NSNN, thiếu sự đồng bộ, tính liên tục và kế thừa kết quả kiểm soát của 2 cơ chế này, rất dễ dẫn tới phản ứng tiêu cực từ các đơn vị liên quan. Dƣới sự đòi hỏi cấp bách của quá trình đổi mới và cải cách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN thì việc tích hợp các văn bản hƣớng dẫn về kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ với quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB, tích hợp quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ với quy trình kiểm soát cam kết chi đầu tƣ XDCB thành một quy trình thống nhất trong hệ thống KBNN là việc thực sự cần thiết. 106 Tích hợp quy trình kiểm soát chi đầu tƣ XDCB theo đó sẽ là việc sắp xếp, đồng bộ các quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB và kiểm soát cam kết chi đầu tƣ XDCB theo hƣớng thống nhất đối tƣợng và phạm vi kiểm soát, từ đó sắp xếp quy trình kiểm soát chi xuyên suốt từ khâu chuẩn bị hồ sơ, cam kết và thanh toán chi trả cho các đối tƣợng thụ hƣởng ; thống nhất và phân biệt rõ ràng công việc chuẩn bị hồ sơ tại từng khâu; hoàn thiện các điều kiện kiểm soát tại từng khâu kiểm soát cam kết và kiểm soát thanh toán theo hƣớng công khai, minh bạch, áp dụng các điều kiện thuận lợi của công nghệ thông tin nhằm hƣớng tới một quy trình kiểm soát chi đầu tƣ XDCB hiện đại, chặt chẽ, an toàn, hiệu quả. 4.2.3.4. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát tạm ứng và thu hồi tạm ứng Trong đó, cần chú trọng một số khâu cụ thể nhƣ: Đối với việc tạm ứng vốn cho bồi thƣờng hỗ trợ GPMB. Do tính chất phức tạp và yêu cầu công việc thƣờng xuyên nhạy cảm, trong quản lý chủ đầu tƣ, hội đồng bồi thƣờng hỗ trợ GPMB đƣợc phép tạm ứng không hạn chế (sau khi có phƣơng án GPMB đƣợc duyệt). Tồn tại hiện nay là dƣ tạm ứng quá nhiều, tình hình triển khai chi trả cho đối tƣợng gặp khó khăn, trách nhiệm hoàn tạm ứng của chủ đầu tƣ không cao, quy định về nội dung quản lý cũng thiếu. Hƣớng bổ sung hoàn thiện nhƣ sau: - Quy định cụ thể về thời gian và trách nhiệm hoàn tạm ứng (tập hợp hồ sơ chứng từ làm thủ tục thanh toán hoàn tạm ứng). - Nếu quá thời hạn quy định phải báo cáo ngƣời quyết định đầu tƣ xin ý kiến xử lý. Giao KBNN Hoàn Kiếm kiểm tra nếu sử dụng sai mục đích thì thu hồi nộp NSNN. Đổi mới việc tạm ứng vốn cho xây lắp, thiết bị: cần bổ sung hoàn thiện nhƣ sau: - Phải yêu cầu nhà thầu nộp bảo lãnh tạm ứng đề phòng rủi ro cá nhân 107 và tổ chức có thể xảy ra (yêu cầu đƣa vào hợp đồng A- B). Hết hạn bảo lãnh mà chƣa thu hồi tạm ứng thì cần thu hồi hết tạm ứng hoặc gia hạn bảo lãnh tạm ứng. - Quá hạn hoàn thành (ghi trong hợp đồng) mà không hoàn thành thì phải bổ sung hợp đồng và kiểm tra lại số dƣ tạm ứng để đôn đốc thu hồi số đó tạm ứng cho dự án. - Nếu không có hợp đồng bổ sung, cũng không có khối lƣợng để hoàn ứng thì KBNN Hoàn Kiếm phải có công văn nhắc nhở đôn đốc hàng tháng. Sau 3 lần (3 tháng) thì chủ đầu tƣ và KBNN có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền xin ý kiến chỉ đạo. - Mức tạm ứng tối đa của các loại hợp đồng là 50% giá trị hợp đồng và tổng mức vốn tạm ứng của hợp đồng tối đa là 30% kế hoạch vốn giao hàng năm (trừ tạm ứng cho công tác bồi thƣờng hỗ trợ GPMB). Cần quy định cụ thể trƣờng hợp nhà thầu có nhu cầu tạm ứng cao hơn 30% kế hoạch vốn hàng năm thì ngƣời quyết định đầu tƣ quyết định. Mức tạm ứng tối đa 50% giá trị hợp đồng, không vƣợt quá kê hoạch vốn giao hàng năm. - Cần quy định tỷ lệ thu hồi tạm ứng tối thiểu hợp lý qua mỗi lần thanh toán khi khối lƣợng thanh toán chƣa đạt 80% giá trị hợp đồng, để tránh trƣờng hợp móc ngoặc giữa chủ đầu tƣ và nhà thầu thu hồi tạm ứng với tỷ lệ thấp, lợi dụng vốn NSNN, làm chậm tiến độ công trinh. 4.2.3.5. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát thanh toán khối lƣợng hoàn thành Về kiểm soát thanh toán chi phí quản lý dự án: Theo quy định của Luật Xây dựng hiện nay có 2 hình thức quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình đó là: - Chủ đầu tƣ xây dựng công trình thuê tổ chức tƣ vấn quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình - Chủ đầu tƣ xây dựng công trình trực tiếp quản lý dự án đầu tƣ xây 108 dựng công trình Trƣờng hợp chủ đầu tƣ trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tƣ thành lập ban quản lý dự án để giúp chủ đầu tƣ làm đầu mối quản lý dự án. Ban quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của chủ đầu tƣ. Trƣờng hợp chủ đầu tƣ thuê tổ chức tƣ vấn quản lý điều hành dự án, chủ đầu tƣ vẫn phải sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tƣ vấn quản lý dự án. Hạn chế của kiểm soát thanh toán chi phí quản lý dự án hiện nay là KBNN không kiểm soát đƣợc số lƣợng dự án một ban quản lý dự án đƣợc giao quản lý, do đó quy trình nên quy định việc mở tài khoản tiền gửi của ban quản lý dự án theo hình thức quản lý thực hiện dự án. Đối với các dự án hình thức quản lý dự án là thuê tƣ vấn quản lý dự án việc kiểm soát thanh toán chi phí quản lý dự án đƣợc thực hiện trực tiếp từ tài khoản thanh toán của dự án. Đối với các dự án hình thức quản lý dự án là chủ đầu tƣ trực tiếp quản lý dự án thì ban quản lý dự án phải mở tài khoản tiền gửi tại KBNN nơi thuận tiện cho việc giao dịch để tiếp nhận nguồn trích chi phí quản lý dự án. Việc quản lý sử dụng kinh phí theo dự toán hàng năm đƣợc duyệt và thực hiện quyết toán chi phí quản lý dự án với chủ đầu tƣ. Việc kiểm soát thanh toán chi phí quản lý dự án từ tài khoản tiền gửi giao cho Phòng (bộ phận) Kế toán kiểm soát thanh toán. Về kiểm soát thanh toán chi phí tổ chức đền bù GPMB của các Ban GPMB cấp huyện, Sở Tài chính, Ban chỉ đạo GPMB thành phố quy trình nên quy định về hồ sơ thanh toán nhƣ đối với các khoản phí, lệ phí. Căn cứ vào tỷ lệ đƣợc hƣởng trong dự toán chi phí đền bù GPMB, thông báo đề nghị chuyển 109 trả kinh phí của Ban đền bù GPMB cấp huyện, Sở Tài chính, Ban chỉ đạo GPMB thành phố, KBNN thực hiện việc trích chuyển kinh phí về tài khoản tiền gửi của Ban đền bù GPMB cấp huyện, Sở Tài chính, Ban chỉ đạo GPMB thành phố mở tại KBNN. Việc quản lý sử dụng kinh phí theo dự toán hàng năm đƣợc duyệt và thực hiện quyết toán với cơ quan tài chính đồng cấp. 4.2.3.6. Giảm tải áp lực giải ngân vào những thời điểm cuối năm, thời điểm kết thúc niên độ ngân sách chi đầu tƣ Để giảm tải áp lực giải ngân vào những thời điểm cuối năm, cần phải nghiên cứu đổi mới theo hƣớng: - Các Bộ, ngành, địa phƣơng cần phải đẩy nhanh tiến độ các dự án thông qua việc thực hiện các trình tự thủ tục đầu tƣ, nghiên cứu rút ngắn thời gian phê duyệt các hạng mục công trình theo thẩm quyền…Phân loại các chi phí xây lắp, thiết bị để có lịch trình giải ngân hợp lý phù hợp với tiến độ cũng nhƣ khối lƣợng công việc, tránh tình trạng dồn đến cuối năm không giải ngân đƣợc. - Kho bạc Nhà nƣớc cần có kế hoạch kiểm tra việc sử dụng vốn đầu tƣ, tiến độ thực hiện khối lƣợng tại hiện trƣờng để đôn đốc các đơn vị Chủ đầu tƣ, Ban quản lý dự án hoàn thiện hồ sơ thủ tục và giải ngân theo tiến độ thực hiện thực tế, tránh việc dồn hồ sơ giải ngân đến Kho bạc vào thời điểm cuối niên độ NS nhƣ trên, nhằm hạn chế nhiệm vụ kiểm soát của Kho bạc. Cần quy định thời hạn nhận hồ sơ thanh toán trƣớc thời điểm quyết toán niên độ chi đầu tƣ đủ thời gian để cán bộ KSC thực hiện kiểm soát, thanh toán. 4.2.3.7. Giải pháp hoàn thiện quyết toán vốn đầu tƣ Do danh sách và quy mô vốn này hiện nay tồn đọng quá nhiều tiềm ẩn nguy cơ sử dụng vốn sai mục đích, hồ sơ chứng từ không hợp pháp hợp lệ và tình trạng thất thoát đó có thể xảy ra. Vì vậy cần bổ sung một số nội dung quản lý đồng bộ và chặt chẽ hơn: Kho bạc nhà nƣớc và chủ đầu tƣ có trách nhiệm cung cấp danh sách công trình, dự án hoàn thành trong năm (theo từng tháng) cho phòng Tài chính - Kế hoạch quận. Căn cứ vào thời gian Nhà nƣớc quy định 110 hoàn thành quyết toán, phòng Tài chính - Kế hoạch theo dõi nếu quá hạn thì làm công văn nhắc nhở mỗi tháng một lần. Sau 3 lần (3 tháng) nhắc nhở mà chủ đầu tƣ không hoàn thành thì chủ đầu tƣ (ban quản lý dự án) và phòng Tài chính - Kế hoạch phải báo cáo cấp quyết định đầu tƣ xin ý kiến chỉ đạo. Cả ba trƣờng hợp trên sau khi cơ quan quản lý đôn đốc nhắc nhở cần có hƣớng xử lý trách nhiệm rõ ràng, nghiêm khắc theo từng mức độ sau: - Đƣợc gia hạn thêm một thời gian cụ thể nếu khó khăn khách quan - Phải nghiêm khắc và yêu cầu chủ đầu tƣ thực hiện xong trách nhiệm (thu hồi tạm ứng, nộp tiền sử dụng sai vào NSNN, quyết toán) trƣớc khi giao việc tiếp theo. - Giảm trừ kế hoạch vốn năm tiếp theo và không hoàn thành nhiệm vụ. 4.2.3.8. Các giải pháp khác a. Giải pháp liên quan đến cá nhân từng cán bộ KSC Công tác cán bộ là cốt lõi để giải quyết mọi vấn đề. Trong hoạt động đầu tƣ có nhiều chức danh cán bộ nhƣ: khảo sát, thiết kế, tƣ vấn, kiểm tra, giám sát, thẩm định, thẩm tra, kiểm định, quản lý doanh nghiệp tƣ vấn, ngƣời có thẩm quyền phê chuẩn, quản lý dự án, quản lý thi công…Mỗi chức danh đều phải có cá nhân chịu trách nhiệm chính, cá nhân nào liên đới chịu trách nhiệm, không thể để tình trạng “cha chung không ai khóc” tồn tại trong quản lý điều hànhvà triển khai dự án. Vì vậy để khắc phục các nguyên nhân gây thất thoát, lãng phí nêu trên trƣớc hết cần làm một số việc sau: - Phải có các quy định chặt chẽ ràng buộc trách nhiệm cá nhân với công việc đƣợc giao quản lý. Cần xác định rõ nguyên tắc tập trung dân chủ thì ngƣời quyết định là ngƣời chịu trách nhiệm chứ không phải là tập thể chịu trách nhiệm, không có tập thể quyết định chuyên môn. - Kiên quyết xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định quản lý đầu tƣ, xây dựng và chi tiêu. Không bao che, dung túng, nể nang, 111 né tránh đối với bất kể cán bộ nào làm sai để giữ vững kỷ cƣơng, kỷ luật. - Những cán bộ có trách nhiệm trực tiếp quản lý dự án, trƣớc khi đƣợc giao nhiệm vụ phải khai báo tài sản và thu nhập cá nhân. - Phải xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn hoá chức danh với công việc quản lý dự án, tƣ vấn, quản lý kinh doanh tƣ vấn và xây dựng. Phải bố trí cán bộ có đủ trình độ và kinh nghiệm, đúng chuyên môn và có phẩm chất phù hợp với chức danh công việc đƣợc giao. Nghiêm cấm và xử phạt nghiêm mọi trƣờng hợp mƣợn danh, mua danh để hành nghề. - Ban hành chế tài đủ mạnh để nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động đầu tƣ xây dựng. Theo đó ngƣời quyết định đầu tƣ phải bị xử phạt hành chính, cách chức hoặc miễn nhiệm khi quyết định sai gây lãng phí, thất thoát. Chủ đầu tƣ phải chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả, chất lƣợng và tiến độ xây dựng. Chủ đầu tƣ phải thực sự là ngƣời khai thác, sử dụng công trình khi hoàn thành. Củng cố, năng cao chất lƣợng của công tác tƣ vấn. b. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ Việc thƣờng xuyên kiểm tra, kiểm soát nội bộ cho phép kho bạc kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai phạm, hƣớng dẫn xử lý những vƣớng mắc. Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác này chƣa đƣợc coi trọng. Số đợt kiểm tra ít, phạm vi kiểm tra còn nhỏ, thời gian kiểm tra ngắn nên sai phạm vẫn thƣờng xảy ra, gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác KSC qua kho bạc. Vì vậy, KBNN cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ bằng cách tăng số đợt kiểm tra, mở rộng phạm vi và thời gian kiểm tra. Có nhƣ vậy mới kịp thời giúp đỡ uốn nắn những sai sót có thể xảy ra và thông qua đó cũng là điều kiện cho cán bộ nâng cao chất lƣợng kiểm soát chi. c. Tăng cƣờng phố i hơ ̣p với cơ quan liên quan Phố i hơ ̣p với cơ quan ngoài ngành mà cầ u nố i quan tro ̣ng nhấ t là trao đổ i thông tin giƣ̃a KBNN với các sở , ban, ngành trong thành phố . Điề u này 112 yêu cầ u KBNN Hoàn Kiế m phải nâng cao chấ t lƣơ ̣ng thông tin với đô ̣ chiń h xác và tính kịp thời cao, nhằ m phố i hơ ̣p và xƣ̉ lý nhƣ̃ng khó khăn, vƣớng mắ c phát sinh đồng thời tranh thủ ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo để có giải pháp tháo gỡ kịp thời , đáp ƣ́ng yêu cầ u thƣ̣c hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ chính tri ̣của điạ phƣơng. - Với sở Tài chính Trong công tác quyết toán vốn công trình hoàn thành và tất toán tài khoản, cơ quan tài chính cầ n phố i hơ ̣p với KBNN và chủ đầ u tƣ về viê ̣c cung cấ p danh sách công trình , dƣ̣ án hoàn thành trong năm (theo tƣ̀ng tháng ) để làm cơ sở cho v iê ̣c xây dƣ̣ng kế hoa ̣ch thẩ m tra và phê duyê ̣t quyế t toán dƣ̣ án, công trình hoàn thành đƣơ ̣c kip̣ thời . Căn cƣ́ vào thời gian quy đinh ̣ , cơ quan Tài chin ́ h theo dõi nế u quá ha ̣n thì làm công văn nhắ c nhở mỗi tháng mô ̣t lầ n . Sau 3 lần nhắc nhở mà chủ đầu tƣ không hoàn thành thì chủ đầu tƣ (BQLDA) và cơ quan Tài chính phải báo cáo cấp quyết định đầu tƣ xin ý kiến chỉ đạo. Sau khi có văn bản đôn đố c nhắ c nhở cầ n có hƣớng xƣ̉ lý trách nhiê ̣m rõ ràng, nghiêm khắ c theo tƣ̀ng mƣ́c đô ̣ sau: + Đƣợc gia hạn thêm thời gian cụ thể nếu có lý do khách quan. + Phê bin ̀ h nghiêm khắ c và yêu cầ u chủ đầ u tƣ thƣ̣c hiê ̣n xong trách nhiê ̣m (thu hồ i ta ̣m ƣ́ng , nô ̣p tiề n sƣ̉ du ̣ng sai vào NSNN , quyế t toán) trƣớc khi giao viê ̣c tiế p theo. + Giảm trừ kế hoạch vốn năm tiếp theo vì không hoàn thành nhiệm vụ. - Với Chủ đầ u tƣ Mô ̣t kênh phố i hơ ̣p quan tro ̣ng góp phầ n kiể m soát tố t vố n đầ u tƣ XDCB tƣ̀ NSNN là quan hê ̣ với chủ đầ u tƣ, chủ đầu tƣ vừa với tƣ cách là đối tƣơ ̣ng quản lý thanh toán vố n , vƣ̀a là khách hàng đƣơ ̣c phu ̣c vu ̣ nên luôn đă ̣t ra nhiề u yêu cầ u về phố i hơ ̣p. Biê ̣n pháp tăng cƣờng là phải thƣờng xuyên câ ̣p 113 nhâ ̣t chế đô ,̣ chính sách (tâ ̣p huấ n, công văn, hƣớng dẫn…) cho chủ đầ u tƣ để họ thực hiện đúng . Mă ̣t khác , yêu cầ u chủ đầ u tƣ báo cáo đầ y đủ và làm tố t các hồ sơ thanh toán. Ngƣơ ̣c la ̣i, chủ đầu tƣ có quyền yêu cầu Kho bạc về chất lƣơ ̣ng phu ̣c vu ̣, đánh giá cụ thể các tác nghiệp và ứng xử của KBNN nơi mình giao dich. ̣ Đây là mố i quan hê ̣ biê ̣n chƣ́ng cầ n phát huy để đa ̣t đƣơ ̣c sƣ̣ hoàn thiê ̣n trong kiể m soát vố n đầ u tƣ XDCB tƣ̀ NSNN. 4.3. Kiến nghị 4.3.1. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước - Bộ Tài chính cần sớm sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản và quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB khi Luật, Nghị định về đầu tƣ có sự thay đổi. Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB theo hƣớng thống nhất và tập trung đầu mối. - Khi có sự thay đổi cơ chế chính sách trong quản lý đầu tƣ và xây dựng của Chính phủ, Bộ Tài chính cần khẩn trƣơng ban hành văn bản hƣớng dẫn thực hiện để tạo ra sự thống nhất, tránh trƣờng hợp chậm trễ gây khó khăn trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN của hệ thống KBNN. - Bộ Tài chính cần tham mƣu với Chính phủ, Quốc hội sớm sửa đổi Luật NSNN nhằm nâng cao vai trò, vị thế của KBNN cho phù hợp với điều kiện hội nhập và phát triển hiện nay. - Đối với KBNN cần thực hiện đồng bộ chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020 theo đề án đã đƣợc Chính phủ phê duyệt. Định kỳ có tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm. Chủ động kiến nghị, đề xuất cấp có thầm quyền hoàn thiện quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB theo hƣớng thống nhất và tập trung đầu mối. 4.3.2. Kiến nghị đối với Sở, Ban, ngành địa phương Các sở,ban, ngành địa phƣơng có vai trò quan trọng trong việc quản lý 114 đầu tƣ XDCB, là cơ quan quản lý nhà nƣớc trực tiếp về đầu tƣ XDCB, là cấp quyết định đầu tƣ dự án sử dụng nguồn vốn NSNN. Do đó, để nâng cao và sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB của KBNN, các Bộ, ngành, địa phƣơng cần phải: - Xây dựng và ban hành đầy đủ các định mức, đơn giá về đầu tƣ XDCB, bổ sung, thay thế kịp thời những định mức, đơn giá đã lạc hậu, không sát với thực tế. Đây là một nội dung quan trọng để lập dự toán, dự án đầu tƣ và quản lý, kiểm soát chi, quyết toán vốn đầu tƣ XDCB thuộc nguồn vốn NSNN. Trong thời gian qua nhiều lĩnh vực, ngành nghề, công việc mới phát sinh nhƣng chƣa có định mức, đơn giá chuẩn ban hành hoặc nhiều định mức, đơn giá đã lạc hậu, không sát với thực tế đã ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác quản lý đầu tƣ XDCB của các cấp, các ngành. - Trƣớc khi ra quyết định phê duyệt dự án đầu tƣ, phê duyệt dự toán, phê duyệt kết quả đấu thầu, các sở, ngành, địa phƣơng phải xem xét tính hiệu quả (hiệu quả về kinh tế, xã hội, về môi trƣờng...) của dự án đầu tƣ XDCB, phải bố trí đủ vốn cho các dự án đầu tƣ khi phê duyệt. - Đối với công tác lập, phân bổ kế hoạch vốn phải bố trí vốn tập trung, tránh dàn trải, ƣu tiên vốn cho những dự án cấp bách, dự án chuyển tiếp, dự án có tiến độ thực hiện tốt. Kiên quyết cắt giảm vốn những dự án không hiệu quả, đình hoãn những dự án chƣa cần thiết phải khởi công. Đổi mới công tác bố trí kế hoạch vốn bằng công tác lập dự toán vốn cho dự án cùng với lập dự toán ngân sách hàng năm và phải dự kiến vốn cho các năm tiếp theo theo tổng mức đầu tƣ đã phê duyệt và tiến độ triển khai thực hiện dự án đã ghi trong quyết định đầu tƣ. 115 4.3.3. Kiến nghị đối với chủ đầu tư, ban quản lý dự án - Tăng cƣờng vai trò trách nhiệm của các Chủ đầu tƣ, các Ban Quản lý dự án trong công tác quản lý điều hành theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. - Chủ đầu tƣ phải tổ chức đấu thầu rộng rãi đối với tất cả các công trình xây dựng cơ bản, đặc biệt là các công trình quan trọng. Không hạn chế số lƣợng đơn vị tham gia đấu thầu, có nhƣ vậy mới bớt đƣợc tác động của cấp có thẩm quyền trong quá trình tổ chức đấu thầu. Việc cho nhiều đơn vị cùng tham gia dự thầu sẽ hạn chế rất nhiều vấn đề thông thầu vì trƣờng hợp đơn vị thi công đã biết đƣợc thông tin của dự án cũng không thể có sức thƣơng thuyết với tất cả các nhà thầu muốn tham dự và mặt khác nếu sử dụng kinh phí để thƣơng thuyết thì hiệu quả kinh doanh cũng không đáp ứng đƣợc chi phí tiêu cực phải bỏ ra. - Các chủ đầu tƣ nên thực hiện đấu thầu trên cơ sở thiết kế: Chuyển hƣớng cơ chế đấu thầu trên cơ sở khối lƣợng bằng cơ chế đấu thầu trên cơ sở thiết kế. Đấu thầu trên cơ sở thiết kế là việc bên mời thầu đƣa ra bản vẽ thiết kế của mình còn việc xác định khối lƣợng chi tiết và giá cả là do bên dự thầu tính toán, trên cơ sở đảm bảo về chất lƣợng và giá cả hợp lý. Lâu nay toàn quốc nói chung và tại Hà Nô ̣i nói riêng, việc đấu thầu hoàn toàn căn cứ vào khối lƣợng mà bên mời thầu đƣa ra trên cơ sở đó các nhà thầu chào thầu theo giá từng loại vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công… mà những loại giá này không do nhà thầu quyết định, việc đƣa giá vào giá dự thầu là việc làm không mang tính tích cực của các nhà thầu. Thực hiện đƣợc nhƣ vậy thì tất cả các thông tin đều mở, tạo điều kiện cho các nhà thầu cạnh tranh lành mạnh và quyết liệt, đem lại hiệu quả đích thực cho nền kinh tế. - Các chủ đầu tƣ cần có biện pháp ngăn chặn thông tin rò rỉ và thông thầu trong quá trình đấu thầu: Đây là một vấn đề thuộc về ý thức của con ngƣời nên khó phát hiện và ngăn chặn bằng những biện pháp cụ thể, nhƣng về 116 một góc độ nào đó có thể hạn chế bằng những biện pháp nhƣ: Phê duyệt dự toán gói thầu và giá gói thầu cùng một thời điểm mở thầu, để hạn chế bớt lƣợng thông tin bị rò rỉ; nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp Ủy Đảng, chính quyền nhằm giáo dục tốt hơn nữa những cán bộ tham gia thực hiện; thực hiện cơ chế đƣa thông tin đấu thầu lên trang web địa phƣơng và kết nối với toàn quốc, nhằm đƣa lên trang này những thông tin về nhà thầu cũng nhƣ khai thác thông tin của các nhà thầu đã vi phạm trong quá trình đấu thầu. - Các Chủ đầu tƣ, các BQLDA cần phải xây dựng quy trình nghiệm thu khối lƣợng hoàn thành, có sự kết hợp giữa chủ đầu tƣ - nhà thầu - giám sát thi công một cách khoa học trên cơ sở thống nhất các thời điểm nghiệm thu từ lúc chƣa thi công. Công việc này muốn thực hiện tốt thì trƣớc việc thi công đúng với thiết kế, khối lƣợng nghiệm thu phải phù hợp với khối lƣợng thực tế thi công tại hiện trƣờng. - Các chủ đầu tƣ (đơn vị sử dụng ngân sách), đơn vị tƣ vấn, nhà thầu trong quá trình quản lý, thực hiện dự án đầu tƣ phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ, chính sách, quy định, quy phạm kỹ thuật khi xây dựng công trình. Khi dự án, công trình hoàn thành phải khẩn trƣơng lập báo cáo quyết toán vón đầu tƣ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 117 KẾT LUẬN Với những cải cách, đổi mới trong công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB thuộc nguồn vốn NSNN trong 5 năm qua dựa trên các quy chế, chính sách mới về quản lý đầu tƣ và xây dựng đƣợc Nhà nƣớc nghiên cứu, xây dựng và ban hành đã mang lại những kết quả nhất định. Nổi bật nhất là các dự án công đƣợc xây dựng đi vào thực tiễn đời sống nhân dân ngày càng nhiều, góp phần làm tăng trƣởng nền kinh tế cũng nhƣ phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, hoạt động quản lý và kiểm soát chi đầu tƣ XDCB là những vẫn đề, công việc rất khó khăn, phức tạp, nhạy cảm với cuộc sống, nhiều chính sách chế độ, văn bản thƣờng xuyên bổ sung, thay đổi. Bên cạnh đó, không thoả mãn với thành tích đạt đƣợc, KBNN Hoàn Kiếm đã và đang hƣớng tới mục tiêu nâng cao chất lƣợng công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB, đảm bảo thanh toán vốn đúng, đủ, kịp thời theo quy định của Nhà nƣớc và đặc biệt là chống thất thoát lãng phí trong đầu tƣ xây dựng. Để nghiên cứu giải quyết vấn đề này, luận văn nghiên cứu khoa học “ Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm” đã đi sâu nghiên cứu và sáng tỏ một số nội dung cơ bản sau: - Thứ nhất: Đã hệ thống hoá và trình bày tổng quan những nội dung cơ bản về vốn đầu tƣ XDCB, đồng thời đi sâu phân tích những nội dung liên quan đến kiểm soát chi đầu tƣ vốn XDCB hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc. Trên nền tảng này, đề tài tiếp tục mạch tƣ duy hệ thống các vấn đề tiếp theo. - Thứ hai: Phân tích toàn diện và sát thực về thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tƣ vốn XDCB của KBNN Hoàn Kiếm giai đoạn 2010 - 2014 để có những đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân thuộc về yếu tố khách quan cũng nhƣ chủ quan để tìm ra giải pháp phù hợp. - Thứ ba: Thứ ba, dựa trên những phân tích, chuyên đề đã đƣa ra một số giải pháp cũng nhƣ một số kiến nghị của cá nhân trong việc hoàn thiện 118 công tác, nhiệm vụ thanh toán vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN. Đây là một đề tài khó, mang nhiều yếu tố phức tạp và nhạy cảm, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp nhiều vấn đề ở tầm vĩ mô. Mặt khác do thời gian nghiên cứu thực tiễn có hạn, kinh nghiệm còn hạn chế, nội dung của đề tài không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Học viên mong muốn nhận đƣợc những đóng góp quý báu của các thầy cô và đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu khoa học này đƣợc hoàn thiện hơn, đồng thời rất mong nhận đƣợc sự cảm thông chia sẻ với những khó khăn vất vả trong hoạt động nghiệp vụ kiểm soát chi đầu tƣ vốn XDCB của cán bộ TTVĐT toàn hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc. 119 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính, 2007. Thông tư số 107/2007/TT-BTC ngày 07/09/2007 của Bộ tài Chính về quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Hà Nội, tháng 9 năm 2007. 2. Bộ Tài chính, 2008. Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài Chính về việc Hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN. Hà Nội, tháng 11 năm 2008. 3. Bộ Tài Chính, 2011. Thông tư 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 của Bộ tài chính về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước. Hà Nội, tháng 6 năm 2011. 4. Kho bạc Nhà nƣớc, 2012. Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng trong nước qua hệ thống KBNN. Hà Nội, tháng 9 năm 2012. 5. Thủ tƣớng Chính phủ, 2007. Quyết định số 138/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2007 Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 thì mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020. Hà Nội, tháng 2 năm 2007. 6. Trang web Kho bạc Nhà nƣớc, 2013. Kho bạc Nhà nước Việt Nam - Quá trình hình thành và phát và phát triển. Hà Nội, tháng 4 năm 2013. 7. Lê Hùng Sơn, 2005. Nhận diện thất thoát lãng phí trong đầu tƣ xây dựng thông qua kiểm soát TTVĐT. Tạp chí Tài chính, số 8/490, trang 51. 8. Dƣơng Cao Sơn, 2008. Hoàn thiện công tác quản lý chi vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN. Luận văn thạc sĩ. Học viện Tài chính. 9. Nguyễn Văn Quang và Hà Xuân Hoài, 2010. Tích hợp quy trình kiểm soát cam kết chi và kiểm soát chi NSNN qua KBNN phù hợp với lộ trình triển 120 khai chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020. Đề tài nghiên cứu khoa học KBNN. 10. Nguyễn Văn Hƣng, 2010. Để kiểm soát chi thông thoáng và hiệu quả. Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia Kho bạc Nhà nước Việt nam, số 99, trang 22-24. 11. Cao Thị Lan Anh, 2010. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN. Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia Kho bạc Nhà nước Việt nam, số 101, trang 6-8,10. 12. Đinh Thị Thu Hƣơng, 2012. Nghiên cứu hoạt động chi đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Long Biên thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ. Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 13. Một số văn bản Luật liên quan nhƣ: Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 14. Các văn bản chế độ hiện hành liên quan đến kiểm soát TTVĐT của KBNN giai đoạn 2010-2014 15. Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bƣu, 2007. Giáo trình Quản lý học kinh tế quốc dân. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. 16. Đồng Thị Vân Hồng, 2007. Giáo trình về quản lý Ngân sách. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động. 121 PHỤ LỤC Phụ lục 1. Mô hình cơ cấu tổ chức theo đối tƣợng dự án - Mô hình cơ cấu tổ chức theo đối tƣợng dự án (giao thông, y tế, giáo dục...). BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG KẾ TOÁN HÀNH KHO QUỸ CHÍNH Các dự án về giao thông Các dự án về y tế Các dự án về giáo dục Các dự án khác Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Phụ lục 2. Mô hình cơ cấu tổ chức theo đối tƣợng chủ đầu tƣ - Mô hình cơ cấu tổ chức theo đối tƣợng chủ đầu tƣ . BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP PHÒNG HÀNH KHO QUỸ CHÍNH Ban quản lý dự án A Ban quản lý dự án B Ban quản lý dự án C Các chủ đầu tƣ khác Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Phụ lục 3. Mô hình cơ cấu tổ chức theo nguồn vốn - Mô hình cơ cấu tổ chức theo nguồn vốn (Trung ƣơng, địa phƣơng, trái phiếu chính phủ ...). BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP PHÒNG HÀNH KHO QUỸ CHÍNH Nguốn vốn trung ƣơng Nguồn vốn địa phƣơng Nguồn vốn trái phiếu chính phủ Nguồn vốn khác Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Phụ lục 4. Mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng - Mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng (Theo quy trình thanh toán vốn đầu tƣ: kiểm soát hồ sơ ban đầu, thanh toán lần cuối, quyết toán). BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP PHÒNG HÀNH KHO QUỸ CHÍNH Kiểm soát hồ sơ ban đầu Tạm ứng và thanh toán từng lần Thanh toán lần cuối Quyết toán Nguồn: Tác giả tự tổng hợp [...]... Chƣơng 3: Phân tích thực trạng kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm Chƣơng 4: Hoàn thiện kiểm soát chi đầutƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƢỚC QUẬN 1.1 Tổng quan tài liệu... quyết định của chính quyền TW, chính quyền địa phƣơng 1.3 Kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc quận 1.3.1 Khái niệm kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của Kho bạc nhà nước quận Trong Từ điển Tiếng Việt” của Nhà xuất bản Đà Nẵng của Trung tâm Từ điển học Vietlex xuất bản năm 2009 đƣa ra khái niệm về kiểm soát nhƣ sau:“ Kiểm soát có... hƣởng đến kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc quận là gì? + Thực trạng kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm hiện nay nhƣ thế nào? + Những điểm mạnh và điểm yếu trong kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm hiện nay là 2 gì? Nguyên nhân của những... trạng kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc Nhà nƣớc Hoàn Kiếm và nguyên nhân của những điểm yếu - Đề xuất một số giải pháp từ đó xác định đƣợc điểm mạnh điểm yếu trong kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm 3 Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách. .. quản lý chi NSNN trong đầu tƣ XDCB Tuy nhiên các nghiên cứu này chƣa chỉ đƣợc khâu yếu kém trong kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN tại địa bàn cụ thể nhƣ quận Hoàn Kiếm Xuất phát từ nhận định trên đề tài Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước của Kho bạc nhà nước Hoàn Kiếm sẽ tiếp tục là vấn đề cấp thiết để nghiên cứu 1.2 Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc... Vì vậy hoàn thiện kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm có ý nghĩa to lớn trong việc tăng hiệu quả đầu tƣ, tiết kiệm ngân sách, chống thất thoát lãng phí 1 Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài: Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước của Kho bạc nhà nước Hoàn Kiếm làm luận văn thạc sỹ của mình 2 Nhiệm vụ... thiện kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm? 4 Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn bao gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và cơ sở lý luận về kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc quận Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu Chƣơng 3: Phân tích thực trạng kiểm. .. mức đầu tƣ đã đƣợc phê duyệt Số vốn thanh toán cho dự án trong năm (bao gồm cả thanh toán tạm ứng và thanh toán khối lƣợng hoàn thành) không đƣợc vƣợt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho dự án 1.3.3 Bộ máy kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của Kho bạc nhà nước quận 1.3.3.1 Cơ cấu bộ máy kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc quận Cơ. .. ứng vốn đầu tƣ còn thấp, từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm đẩy nhanh việc thu hồi tạm ứng Đinh Thị Thu Hƣơng, 2012 Nghiên cứu hoạt động chi đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Long Biên thành phố Hà Nội Luận văn Thạc sỹ Đại học Nông nghiệp Hà Nội Luận văn đã hệ thống hóa bổ sung nội dung lý luận cơ bản về đầu tƣ xây dựng cơ bản ,chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà... từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm - Phạm vi nghiên cứu: + Về nôi dung: Nghiên cứu hệ thống kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc của Kho bạc nhà nƣớc quận bao gồm: bộ máy kiểm soát chi, công cụ kiểm soát chi và quy trình kiểm soát chi + Không gian: Nghiên cứu hoạt động kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc do Kho bạc nhà nƣớc Hoàn Kiếm quản lý + Thời gian: ... xây dựng từ ngân sách nhà nước Kho bạc nhà nước quận 1.3.3.1 Cơ cấu máy kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng từ ngân sách nhà nƣớc Kho bạc nhà nƣớc quận Cơ cấu máy kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN Kho. .. phƣơng 1.3 Kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng từ ngân sách nhà nƣớc Kho bạc nhà nƣớc quận 1.3.1 Khái niệm kiểm soát chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước Kho bạc nhà nước quận Trong Từ điển Tiếng Việt”... toán, đầu tƣ, kho quỹ, trái phiếu 1.3.5 Quy trình kiểm soát chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước Kho bạc nhà nước quận 1.3.5.1.Thực chế cửa kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng Quy trình kiểm soát chi

Ngày đăng: 19/10/2015, 09:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

    • LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

    • CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

    • TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

      • LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

      • CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

      • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

      • DANH MỤC SƠ ĐỒ

      • DANH MỤC CÁC BẢNG

      • DANH MỤC BIỂU ĐỒ

      • MỞ ĐẦU

      • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẬN

      • - Các nguyên tắc thực hiện một cửa trong kiểm soát chi NSNN:

      • + Thủ tục hành chính đơn giản rõ ràng đúng quy trình, chế độ quy định;

      • + Công khai các thủ tục, hồ sơ và thời hạn giải quyết công việc đối với từng loại nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN;

      • + Nhận yêu cầu và trả kết quả tại quầy giao dịch;

      • + Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho đơn vị giao dịch;

      • + Đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các bộ phận nghiệp vụ và cán bộ có liên quan trong kiểm soát chi NSNN.

        • Sơ đồ 1.5: Quy trình kiểm soát chi đầu tư theo cơ chế một cửa

        • Quy trình này được thực hiện trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi cán bộ nhận hồ sơ và trả kết quả nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư. Nguyên tắc kiểm soát là thanh toán trước, kiểm soát sau:

        • Quy trình này gồm có 7 bước:

        • Bước 1: Chủ đầu tư gửi hồ sơ, chứng từ cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả ở bộ phận một cửa. Cán bộ ở bộ phận này tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, số lượng và loại hồ sơ, lập phiếp giao nhận hồ sơ với chủ đầu tư (nếu không đả...

        • Bước 2: Cán bộ thanh toán thực hiện kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu (bao gồm cả việc kiểm tra mẫu dấu, chữ ký), sự phù hợp mã đơn vị sử dụng ngân sách, nguồn vốn, niên độ kế hoạch vốn; việc lựa chọn nhà thầu theo quy định; đối chiếu...

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan