Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu

2 986 0
Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I. Mở bài - Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của văn học kháng chiến chống Mĩ. Đặc trưng nổi bật của Nguyễn Minh Châu thời này là cảm hứng lãng mạn bay bổng. Chính cảm hứng này đã chi phối quan điểm nghệ thuật của nhà văn: "đi tìm cái hạt ngọc" ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người. - Nguyệt – nhân vật chính trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng – là hiện thân đẹp đẽ của quan niệm sáng tác nói trên. II. Thân bài 1. “Cái hạt ngọc" ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn Nguyệt - Trong tác phẩm, Nguyệt hiện lên trong một vẻ đẹp lí tưởng, hoàn hảo. Cô đẹp cả về ngoại hình và tâm hồn. Nguyễn Minh Châu đã dành không ít những chi tiết, những câu văn đầy chất thơ để miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật. Nhưng rõ ràng, vẻ đẹp tâm hồn của Nguyệt mới là tiêu điểm cho sự khám phá nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. - Trước tiên, đó là vẻ đẹp của một lí tưởng sống cao đẹp: Nguyệt khao khát được cống hiến tuổi trẻ của mình cho sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc. Vừa rời ghế nhà trường cô đã xung phong đến với công trường miền Tây đầy gian khổ, hi sinh. Nguyệt yêu Lãm bởi vì cô nhận thấy ở anh có chung một lí tưởng sông với mình (Nguyệt nghe rất chăm chú chuyện Lãm trốn nhà đi tuyển bộ đội). Tình yêu của Nguyệt dành cho Lãm càng cho thấy sự trong sáng, cao cả trong tâm hồn cô. Đây là tình yêu mà "sợi tơ hồng" là một lí tưởng sống cao đẹp. - Trong tình yêu Nguyệt có một niềm tin và lòng chung thủy mãnh liệt. Nguyệt chờ đợi, thủy chung với Lãm – một người con trai chưa hề gặp mặt. Qua bao năm tháng chiến tranh ác liệt, niềm tin ấy vẫn không hề thay đổi. Đứng bên cây cầu đá bị bom phá sập (biểu tượng cho sức mạnh khốc liệt của chiến tranh), Lãm nhận thức được tình yêu trong Nguyệt là "sợi chỉ xanh óng ánh" mà không bom đạn nào có thể tàn phá được. Trong khung cảnh chiến tranh, vẻ đẹp tâm hồn còn là lòng dũng cảm, sẵn sàng hi sinh thân mình trong chiến đấu. Ở đoạn trước đổ, Nguyệt được miêu tả lồng trong ánh trăng đẹp đẽ thơ mộng. Đến đoạn xe vượt ngầm, ánh sáng thơ mộng ấy nhường chỗ cho đạn, lửa. Trong ánh sáng chết chóc ấy Nguyệt hiện lên đẹp rực rỡ bởi lòng dũng cảm. Cô đẫn đường, cứu xe, lội ngầm, biến thân mình thành cọc tiêu sống để xe đi… Tác giả đặc biệt nhấn mạnh sự bình tĩnh, thản nhiên đến kì lạ của Nguyệt: giọng nói rành rọt như đếm vang lên trong âm thanh dữ dằn của máy bay, bom, dạn. Bị thương nhưng Nguyệt vẫn cười rất tươi – đây chính là lúc mà Lãm thấy trong lòng dấy lên một tình yêu gần như mê muội lẫn cảm phục. 2. Nét đặc sắc về nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong việc thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Nguyệt - Từ đầu đên cuối, vẻ đẹp tâm hồn của Nguyệt, đều được miêu tả một cách gián tiếp qua lời trần thuật và điểm nhìn của chị Tính – "bà Nguyệt" và Lãm. Ở điểm nhìn của bất kì nhân vật nào Nguyệt cũng hiện lên như một con người với tâm hồn đẹp đẽ. - Đặc biệt qua điểm nhìn của Lãm, vẻ đẹp của Nguyệt hiện lên ngày một trọn vẹn, rực rỡ. Ban đầu là vẻ đẹp ngoại hình, sau đó là vẻ đẹp của người bạn đồng hành quả cảm, cuối cùng là vẻ đẹp của một thiên thần khiến Lãm yêu với sự cảm phục đến mê muội. Họ chia tay nhau mà hình ảnh của Nguyệt vẫn choán đầy tâm trí của Lãm. -Sự phát hiện về những vẻ đẹp ẩn giấu của Nguyệt ở Lãm cũng là quá trình Nguyễn Minh Châu khám phá ra vẻ đẹp của hạt ngọc ẩn giấu bên trong tâm hồn nữ nhân vật của mình. - Bút pháp lãng mạn bay bổng cũng quán xuyến ngòi bút của Nguyễn Minh Châu khi miêu tả vẻ đẹp tâm hồn của Nguyệt (sự song hành của Nguyệt và trăng; sự tương phản giữa một bên là sức mạnh vật chất của bom đạn và một bên là vẻ đẹp, sức mạnh ngời sáng của tình yêu, lòng dũng cảm). Chính điều này khiến vẻ đẹp tâm hồn của Nguyệt hiện lên lung linh, huyền ảo như trong thế giới cổ tích, vẻ đẹp ấy đối với Lãm cũng như người đọc vừa gần gũi vừa như không thể với tới, nhận biết được trọn vẹn. III. Kết bài - Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyệt đem lai cho câu chuyện chất thơ của tình yêu và sư sống, chất thơ của những phẩm chất người hiện diện trong thách thức của bom đạn. - Đó là chất thơ nằm ngay trong hiện thực chiến đấu của dân tộc những năm tháng chiến tranh. Với chất thơ ấy, dân tộc Việt Nam đã chiến thắng.

I. Mở bài - Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của văn học kháng chiến chống Mĩ. Đặc trưng nổi bật của Nguyễn Minh Châu thời này là cảm hứng lãng mạn bay bổng. Chính cảm hứng này đã chi phối quan điểm nghệ thuật của nhà văn: "đi tìm cái hạt ngọc" ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người. - Nguyệt – nhân vật chính trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng – là hiện thân đẹp đẽ của quan niệm sáng tác nói trên. II. Thân bài 1. “Cái hạt ngọc" ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn Nguyệt - Trong tác phẩm, Nguyệt hiện lên trong một vẻ đẹp lí tưởng, hoàn hảo. Cô đẹp cả về ngoại hình và tâm hồn. Nguyễn Minh Châu đã dành không ít những chi tiết, những câu văn đầy chất thơ để miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật. Nhưng rõ ràng, vẻ đẹp tâm hồn của Nguyệt mới là tiêu điểm cho sự khám phá nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. - Trước tiên, đó là vẻ đẹp của một lí tưởng sống cao đẹp: Nguyệt khao khát được cống hiến tuổi trẻ của mình cho sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc. Vừa rời ghế nhà trường cô đã xung phong đến với công trường miền Tây đầy gian khổ, hi sinh. Nguyệt yêu Lãm bởi vì cô nhận thấy ở anh có chung một lí tưởng sông với mình (Nguyệt nghe rất chăm chú chuyện Lãm trốn nhà đi tuyển bộ đội). Tình yêu của Nguyệt dành cho Lãm càng cho thấy sự trong sáng, cao cả trong tâm hồn cô. Đây là tình yêu mà "sợi tơ hồng" là một lí tưởng sống cao đẹp. - Trong tình yêu Nguyệt có một niềm tin và lòng chung thủy mãnh liệt. Nguyệt chờ đợi, thủy chung với Lãm – một người con trai chưa hề gặp mặt. Qua bao năm tháng chiến tranh ác liệt, niềm tin ấy vẫn không hề thay đổi. Đứng bên cây cầu đá bị bom phá sập (biểu tượng cho sức mạnh khốc liệt của chiến tranh), Lãm nhận thức được tình yêu trong Nguyệt là "sợi chỉ xanh óng ánh" mà không bom đạn nào có thể tàn phá được. Trong khung cảnh chiến tranh, vẻ đẹp tâm hồn còn là lòng dũng cảm, sẵn sàng hi sinh thân mình trong chiến đấu. Ở đoạn trước đổ, Nguyệt được miêu tả lồng trong ánh trăng đẹp đẽ thơ mộng. Đến đoạn xe vượt ngầm, ánh sáng thơ mộng ấy nhường chỗ cho đạn, lửa. Trong ánh sáng chết chóc ấy Nguyệt hiện lên đẹp rực rỡ bởi lòng dũng cảm. Cô đẫn đường, cứu xe, lội ngầm, biến thân mình thành cọc tiêu sống để xe đi… Tác giả đặc biệt nhấn mạnh sự bình tĩnh, thản nhiên đến kì lạ của Nguyệt: giọng nói rành rọt như đếm vang lên trong âm thanh dữ dằn của máy bay, bom, dạn. Bị thương nhưng Nguyệt vẫn cười rất tươi – đây chính là lúc mà Lãm thấy trong lòng dấy lên một tình yêu gần như mê muội lẫn cảm phục. 2. Nét đặc sắc về nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong việc thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Nguyệt - Từ đầu đên cuối, vẻ đẹp tâm hồn của Nguyệt, đều được miêu tả một cách gián tiếp qua lời trần thuật và điểm nhìn của chị Tính – "bà Nguyệt" và Lãm. Ở điểm nhìn của bất kì nhân vật nào Nguyệt cũng hiện lên như một con người với tâm hồn đẹp đẽ. - Đặc biệt qua điểm nhìn của Lãm, vẻ đẹp của Nguyệt hiện lên ngày một trọn vẹn, rực rỡ. Ban đầu là vẻ đẹp ngoại hình, sau đó là vẻ đẹp của người bạn đồng hành quả cảm, cuối cùng là vẻ đẹp của một thiên thần khiến Lãm yêu với sự cảm phục đến mê muội. Họ chia tay nhau mà hình ảnh của Nguyệt vẫn choán đầy tâm trí của Lãm. -Sự phát hiện về những vẻ đẹp ẩn giấu của Nguyệt ở Lãm cũng là quá trình Nguyễn Minh Châu khám phá ra vẻ đẹp của hạt ngọc ẩn giấu bên trong tâm hồn nữ nhân vật của mình. - Bút pháp lãng mạn bay bổng cũng quán xuyến ngòi bút của Nguyễn Minh Châu khi miêu tả vẻ đẹp tâm hồn của Nguyệt (sự song hành của Nguyệt và trăng; sự tương phản giữa một bên là sức mạnh vật chất của bom đạn và một bên là vẻ đẹp, sức mạnh ngời sáng của tình yêu, lòng dũng cảm). Chính điều này khiến vẻ đẹp tâm hồn của Nguyệt hiện lên lung linh, huyền ảo như trong thế giới cổ tích, vẻ đẹp ấy đối với Lãm cũng như người đọc vừa gần gũi vừa như không thể với tới, nhận biết được trọn vẹn. III. Kết bài - Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyệt đem lai cho câu chuyện chất thơ của tình yêu và sư sống, chất thơ của những phẩm chất người hiện diện trong thách thức của bom đạn. - Đó là chất thơ nằm ngay trong hiện thực chiến đấu của dân tộc những năm tháng chiến tranh. Với chất thơ ấy, dân tộc Việt Nam đã chiến thắng. ...vẻ đẹp tâm hồn Nguyệt lên lung linh, huyền ảo giới cổ tích, vẻ đẹp Lãm người đọc vừa gần gũi vừa với tới, nhận biết trọn vẹn III Kết - Vẻ đẹp tâm hồn

Ngày đăng: 17/10/2015, 11:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan