Trước Cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu có bài thơ Đây mùa thu tới. Sau cách mạng, Nguyễn Đình Thì trong bài thơ Đất nước cũng nói đến mùa thu. Anh chị hãy so sánh hai trạng thái cảm xúc của thi nhân

3 1.1K 0
Trước Cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu có bài thơ Đây mùa thu tới. Sau cách mạng, Nguyễn Đình Thì trong bài thơ Đất nước cũng nói đến mùa thu. Anh chị hãy so sánh hai trạng thái cảm xúc của thi nhân

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thu vốn là đề tài lớn của thơ ca Việt Nam. Các thế hệ thi sĩ từ xưa đến nay đều lấy cảm hứng từ mùa thu để dệt lên những bức tranh thu cho đời. Cảm hứng về mùa thu, mùa thu ở Việt Nam, nhất là khi thu vừa chợt đến, thường rất đẹp. Nhưng trong cái đẹp ấy, lại chứa cái buồn hay cái vui, điều ấy là do mỗi thi nhân do không khí của cuộc đời mà có. Nhưng những bài thơ hay về mùa thu cũng không nhiều lắm và vinh dự đó thuộc về nhà thơ lâng mạn Xuân Diệu với bài thơ "Đây mùa thu tới" và Nguyễn Đình Thi với bài "Đất nước”. Cả hai bài thơ đều viết về mùa thu, nhưng có cảm xúc khác và giông nhau. Đó là điều chúng ta cần tìm hiểu. Thật ra giữa mùa thu trong thơ Xuân Diệu và mùa thu trong thơ Nguyễn Đình Thi có nhiều nét giống nhau. Vì bởi cả hai nhà thơ đều là những nhà thơ Việt Nam, cùng sống dưới bầu trời Việt Nam, những cảnh thu đẹp, những nét thu chung của một miền đất nước. Ta bắt gặp trong hai bài thơ cái se se lạnh của khí trời mới bắt đầu vào thu, những cái vắng vẻ của con đường lúc vào thu. Tuy nhiên sự khác biệt giữa hai thời đại, hai thời kì mà cái mốc phân định rõ là một cuộc đổi đời lớn: cuộc cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trước cách mạng tháng Tám, mọi người dân sống trong cảnh nước mất nhà tan, bao trùm lên tâm trạng của con người lúc này, tự giác hay không tự giác, là tâm trạng của người dân mất nước. Trong nỗi buồn riêng có nỗi buồn mất nước. Huống chi trong nỗi buồn ấy lại có nỗi buồn của trào lưu, trào lưu lãng mạn. Vì vậy người đọc không lạ khi thấy Xuân Diệu nhận ra mùa thu từ nỗi buồn. Đây không phải là nỗi buồn nhè nhẹ, êm êm, lặng lặng, mà đây là nồi buồn thê lương của phong cảnh, sự thê lương của lòng người: "Rặng liễu dìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng" Thay vào hình ảnh cây ngô đồng thường thấy xuất hiện trong thơ cổ là hình ảnh "rặng liễu đìu hiu", bao lá cành đều rủ xuống để rơi hàng ngàn giọt lệ. Không chỉ là một cảnh thu buồn khiến cho con người buồn, mà chính cảnh thu đã thấm đẫm nỗi buồn. Dưới con mắt của Xuân Diệu rặng liễu có dáng đứng như những người phụ nữ chịu tang, bởi lá rủ xuống như tóc xõa, như lệ rơi ngàn hàng. Nỗi buồn của nhà thơ được nhân lên gấp hai lần hóa thân thành nỗi buồn của cảnh vật. Cảnh thu buồn – một nỗi buồn thê lương, nó vở ra thành tiếng khóc và đọng lại thành hàng ngàn giọt lệ. Dấu hiệu của mùa thu còn là màu vàng của lá dệt thành chiếc áo “mờ phai dệt lá vàng" rất điển hình cho mùa thu của đất nước. Trong tâm trạng buồn của mình, với Xuân Diệu, mùa thu chính là mùa của sự tàn phai rơi rụng: "Hơn một loài hoa đã rụng cành Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh . Những luồng run rẩy rung rinh lá Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh" Mùa thu đến hoa rụng, lá rơi có gì là lạ? Nhưng "những luồng run rẩy rung rinh lá" nói đến gió mà không thấy gió, "những nhánh khô gầy" trơ trọi, “mong manh" như mỏi mòn sự sống. Mùa thu mang đến cho cảnh vật sự tàn úa, nhợt nhạt, vắng lặng, buồn bã, lạnh lẽo từ vầng trăng đến ngọn núi, từ ngọn gió đến những chuyến đò ngang. Cái tàn phai ấy không chỉ xảy ra với thiên nhiên mà còn xảy ra với con người. Nồi buồn ấy thấm đẫm cảnh vật trên mặt đất, thâm lên tận trời cao, lòng người cũng tràn ra khắp chốn: "Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ Non xa khởi sự nhạt sương mờ Đã nghe rét mướt luồn trong gió Đã vắng người sang những chuyến đò Mây vẩn tầng không chim bay đi Khí trời u uất hận chia li Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”. Mùa thu đã được tác giả cảm nhận bằng mọi giác quan. Mùa thu đau buồn, héo úa tàn phai, u uất, chia li, đó là hồn thu hay chính hồn tác giả? Sự trùng hợp ở đây có lẽ là đương nhiên. Các cô thiếu nữ kia không nói lời nào mà hồn thu đã chứa đầy trong mắt. Tâm hồn của các cô cũng hòa vào tâm hồn thu. Nỗi buồn thu len vào thấm sâu mà chẳng rõ từ đâu. Chỉ biết tâm lòng nhà thơ đang trải ra. Cảm nhận về mùa thu của Xuân Diệu là vậy còn cảm nhận về mùa thu của Nguyễn Đình Thi qua bài "Đất nước” thì sao? Bài thơ "Đất nước" được Nguyễn Đình Thi thai nghén trong một thời gian dài, gần như suốt cuộc kháng chiến của toàn thể nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp. Trời đất lúc này đang vào thu trong cái dịu nhẹ của mình, mặc dầu đang chiến tranh, mùa thu cũng không bớt đẹp đi chút nào: "Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới" Hình ảnh mùa thu được hiện ra trong tâm tưởng của người thanh niên trí thức phải xa Thủ đô để đi theo tiếng gọi của cách mạng. Mùa thu được nhận ra từ vẻ "sáng” và "trong" của trời và đất. Đối với mùa thu đây là những vẻ muôn đời của mùa thu. Lại thêm hương vị của mùa thu nữa là "hương cốm mới". So với Xuân Diệu, Nguyền Đình Thi bắt đầu của cảm xúc mùa thu thật khác. Ở Xuân Diệu cảm xúc của mùa thu được bắt đầu từ cái buồn thê lương. Còn cảm xúc về mùa thu của Nguyễn Đình Thi được bắt đẩu từ sự trong sáng, thanh thản, từ niềm vui hạnh phúc. Ngay trong bài thơ này, Nguyễn Đình Thi cũng nêu sự so sánh hai trong trạng thái cảm xúc mình về mùa thu trước kia và khi đứng trước mùa thu: "Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi dầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy". Mùa thu đến được bắt đầu từ cái “chớm lạnh”, cái “chớm lạnh” này không chỉ đến với trời đất lá cây ngọn cỏ mà đến trong lòng Hà Nội. Bức tranh mùa thu hiện ra sau cái chớm lạnh thật đẹp, nhưng sao mà buồn quá. Cái buồn kéo dài theo "những phố dài xao xác hơi may", hiện rõ cái dáng đi "đầu không ngoảnh lại’, nhưng tâm hồn thấm thía cái "chớm lạnh" của khoảnh khắc đầu thu, in sâu những gì thơ mộng của thủ đô yêu dấu đang lùi phía sau. Cái buồn như đọng lại trên các khoảnh thềm nhà tuy đầy nắng nhưng trơ trọi làm sao. Đoạn thơ trên là cảm xúc về mùa thu xưa còn mùa thu nay khác rồi: "Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha". Quả thật "mùa thu nay khác rồi", khác từ còn người đến cảnh vật. Dứt hẳn cái dáng đi "đầu không ngoảnh lại". Giờ đây con người đứng trước mùa thu kháng chiến lồng lộng, hiên ngang, tự hào giữa đất trời để "vui nghe" âm thanh ríu rít của cuộc sống. Mùa thu làm mất đi cái trạng thái âm thầm lặng lẽ để sống động hẳn lên. Không còn cái buồn hiu hắt. Không còn cái "run rẩy” trong thơ Xuân Diệu và không còn cái "xao xác hơi may" ngay trong cả thơ Nguyễn Đình Thi. Ngọn gió thu giờ đây thật mạnh, thật là vui, ngọn gió khiến "rừng tre phấp phới". Trời thu giờ đây đã được thay áo mới không những đẹp mà vui, không những "trong biếc" còn "nói cười" mà lại "nói cười thiết tha". Đúng là niềm vui nối niềm vui trong từng câu chữ của Nguyễn Đình Thi. Đây không chỉ là niềm vui của nhà thơ, mà đây còn là niềm vui tràn trề, bất tận, vô bờ bến của dân tộc ta sau ngày cách mạng tháng Tám. Tâm trạng của Nguyễn Đình Thi là tâm trang vui của người dân được sống trên một đất nước không còn làm nô lệ, niềm vui và niềm tự hào được làm chủ nước. Mùa thu không chỉ đẹp khi buồn, vì buồn mà còn cả khi vui, đẹp vì vui. Nói tóm lại, hai mùa thu này đều đẹp, đều có giá trị nhân văn. Qua hai mùa thu giúp ta nhận ra những vẻ đẹp rất khác nhau của mùa thu, làm ta càng thêm yêu phong cảnh mùa thu ở quê hương đất nước.

Thu vốn là đề tài lớn của thơ ca Việt Nam. Các thế hệ thi sĩ từ xưa đến nay đều lấy cảm hứng từ mùa thu để dệt lên những bức tranh thu cho đời. Cảm hứng về mùa thu, mùa thu ở Việt Nam, nhất là khi thu vừa chợt đến, thường rất đẹp. Nhưng trong cái đẹp ấy, lại chứa cái buồn hay cái vui, điều ấy là do mỗi thi nhân do không khí của cuộc đời mà có. Nhưng những bài thơ hay về mùa thu cũng không nhiều lắm và vinh dự đó thuộc về nhà thơ lâng mạn Xuân Diệu với bài thơ "Đây mùa thu tới" và Nguyễn Đình Thi với bài "Đất nước”. Cả hai bài thơ đều viết về mùa thu, nhưng có cảm xúc khác và giông nhau. Đó là điều chúng ta cần tìm hiểu. Thật ra giữa mùa thu trong thơ Xuân Diệu và mùa thu trong thơ Nguyễn Đình Thi có nhiều nét giống nhau. Vì bởi cả hai nhà thơ đều là những nhà thơ Việt Nam, cùng sống dưới bầu trời Việt Nam, những cảnh thu đẹp, những nét thu chung của một miền đất nước. Ta bắt gặp trong hai bài thơ cái se se lạnh của khí trời mới bắt đầu vào thu, những cái vắng vẻ của con đường lúc vào thu. Tuy nhiên sự khác biệt giữa hai thời đại, hai thời kì mà cái mốc phân định rõ là một cuộc đổi đời lớn: cuộc cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trước cách mạng tháng Tám, mọi người dân sống trong cảnh nước mất nhà tan, bao trùm lên tâm trạng của con người lúc này, tự giác hay không tự giác, là tâm trạng của người dân mất nước. Trong nỗi buồn riêng có nỗi buồn mất nước. Huống chi trong nỗi buồn ấy lại có nỗi buồn của trào lưu, trào lưu lãng mạn. Vì vậy người đọc không lạ khi thấy Xuân Diệu nhận ra mùa thu từ nỗi buồn. Đây không phải là nỗi buồn nhè nhẹ, êm êm, lặng lặng, mà đây là nồi buồn thê lương của phong cảnh, sự thê lương của lòng người: "Rặng liễu dìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng" Thay vào hình ảnh cây ngô đồng thường thấy xuất hiện trong thơ cổ là hình ảnh "rặng liễu đìu hiu", bao lá cành đều rủ xuống để rơi hàng ngàn giọt lệ. Không chỉ là một cảnh thu buồn khiến cho con người buồn, mà chính cảnh thu đã thấm đẫm nỗi buồn. Dưới con mắt của Xuân Diệu rặng liễu có dáng đứng như những người phụ nữ chịu tang, bởi lá rủ xuống như tóc xõa, như lệ rơi ngàn hàng. Nỗi buồn của nhà thơ được nhân lên gấp hai lần hóa thân thành nỗi buồn của cảnh vật. Cảnh thu buồn – một nỗi buồn thê lương, nó vở ra thành tiếng khóc và đọng lại thành hàng ngàn giọt lệ. Dấu hiệu của mùa thu còn là màu vàng của lá dệt thành chiếc áo “mờ phai dệt lá vàng" rất điển hình cho mùa thu của đất nước. Trong tâm trạng buồn của mình, với Xuân Diệu, mùa thu chính là mùa của sự tàn phai rơi rụng: "Hơn một loài hoa đã rụng cành Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh . Những luồng run rẩy rung rinh lá Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh" Mùa thu đến hoa rụng, lá rơi có gì là lạ? Nhưng "những luồng run rẩy rung rinh lá" nói đến gió mà không thấy gió, "những nhánh khô gầy" trơ trọi, “mong manh" như mỏi mòn sự sống. Mùa thu mang đến cho cảnh vật sự tàn úa, nhợt nhạt, vắng lặng, buồn bã, lạnh lẽo từ vầng trăng đến ngọn núi, từ ngọn gió đến những chuyến đò ngang. Cái tàn phai ấy không chỉ xảy ra với thiên nhiên mà còn xảy ra với con người. Nồi buồn ấy thấm đẫm cảnh vật trên mặt đất, thâm lên tận trời cao, lòng người cũng tràn ra khắp chốn: "Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ Non xa khởi sự nhạt sương mờ Đã nghe rét mướt luồn trong gió Đã vắng người sang những chuyến đò Mây vẩn tầng không chim bay đi Khí trời u uất hận chia li Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”. Mùa thu đã được tác giả cảm nhận bằng mọi giác quan. Mùa thu đau buồn, héo úa tàn phai, u uất, chia li, đó là hồn thu hay chính hồn tác giả? Sự trùng hợp ở đây có lẽ là đương nhiên. Các cô thiếu nữ kia không nói lời nào mà hồn thu đã chứa đầy trong mắt. Tâm hồn của các cô cũng hòa vào tâm hồn thu. Nỗi buồn thu len vào thấm sâu mà chẳng rõ từ đâu. Chỉ biết tâm lòng nhà thơ đang trải ra. Cảm nhận về mùa thu của Xuân Diệu là vậy còn cảm nhận về mùa thu của Nguyễn Đình Thi qua bài "Đất nước” thì sao? Bài thơ "Đất nước" được Nguyễn Đình Thi thai nghén trong một thời gian dài, gần như suốt cuộc kháng chiến của toàn thể nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp. Trời đất lúc này đang vào thu trong cái dịu nhẹ của mình, mặc dầu đang chiến tranh, mùa thu cũng không bớt đẹp đi chút nào: "Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới" Hình ảnh mùa thu được hiện ra trong tâm tưởng của người thanh niên trí thức phải xa Thủ đô để đi theo tiếng gọi của cách mạng. Mùa thu được nhận ra từ vẻ "sáng” và "trong" của trời và đất. Đối với mùa thu đây là những vẻ muôn đời của mùa thu. Lại thêm hương vị của mùa thu nữa là "hương cốm mới". So với Xuân Diệu, Nguyền Đình Thi bắt đầu của cảm xúc mùa thu thật khác. Ở Xuân Diệu cảm xúc của mùa thu được bắt đầu từ cái buồn thê lương. Còn cảm xúc về mùa thu của Nguyễn Đình Thi được bắt đẩu từ sự trong sáng, thanh thản, từ niềm vui hạnh phúc. Ngay trong bài thơ này, Nguyễn Đình Thi cũng nêu sự so sánh hai trong trạng thái cảm xúc mình về mùa thu trước kia và khi đứng trước mùa thu: "Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi dầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy". Mùa thu đến được bắt đầu từ cái “chớm lạnh”, cái “chớm lạnh” này không chỉ đến với trời đất lá cây ngọn cỏ mà đến trong lòng Hà Nội. Bức tranh mùa thu hiện ra sau cái chớm lạnh thật đẹp, nhưng sao mà buồn quá. Cái buồn kéo dài theo "những phố dài xao xác hơi may", hiện rõ cái dáng đi "đầu không ngoảnh lại’, nhưng tâm hồn thấm thía cái "chớm lạnh" của khoảnh khắc đầu thu, in sâu những gì thơ mộng của thủ đô yêu dấu đang lùi phía sau. Cái buồn như đọng lại trên các khoảnh thềm nhà tuy đầy nắng nhưng trơ trọi làm sao. Đoạn thơ trên là cảm xúc về mùa thu xưa còn mùa thu nay khác rồi: "Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha". Quả thật "mùa thu nay khác rồi", khác từ còn người đến cảnh vật. Dứt hẳn cái dáng đi "đầu không ngoảnh lại". Giờ đây con người đứng trước mùa thu kháng chiến lồng lộng, hiên ngang, tự hào giữa đất trời để "vui nghe" âm thanh ríu rít của cuộc sống. Mùa thu làm mất đi cái trạng thái âm thầm lặng lẽ để sống động hẳn lên. Không còn cái buồn hiu hắt. Không còn cái "run rẩy” trong thơ Xuân Diệu và không còn cái "xao xác hơi may" ngay trong cả thơ Nguyễn Đình Thi. Ngọn gió thu giờ đây thật mạnh, thật là vui, ngọn gió khiến "rừng tre phấp phới". Trời thu giờ đây đã được thay áo mới không những đẹp mà vui, không những "trong biếc" còn "nói cười" mà lại "nói cười thiết tha". Đúng là niềm vui nối niềm vui trong từng câu chữ của Nguyễn Đình Thi. Đây không chỉ là niềm vui của nhà thơ, mà đây còn là niềm vui tràn trề, bất tận, vô bờ bến của dân tộc ta sau ngày cách mạng tháng Tám. Tâm trạng của Nguyễn Đình Thi là tâm trang vui của người dân được sống trên một đất nước không còn làm nô lệ, niềm vui và niềm tự hào được làm chủ nước. Mùa thu không chỉ đẹp khi buồn, vì buồn mà còn cả khi vui, đẹp vì vui. Nói tóm lại, hai mùa thu này đều đẹp, đều có giá trị nhân văn. Qua hai mùa thu giúp ta nhận ra những vẻ đẹp rất khác nhau của mùa thu, làm ta càng thêm yêu phong cảnh mùa thu ở quê hương đất nước. ... lương Còn cảm xúc mùa thu Nguyễn Đình Thi bắt đẩu từ sáng, thản, từ niềm vui hạnh phúc Ngay thơ này, Nguyễn Đình Thi nêu so sánh hai trạng thái cảm xúc mùa thu trước đứng trước mùa thu: "Sáng... "sáng” "trong" trời đất Đối với mùa thu vẻ muôn đời mùa thu Lại thêm hương vị mùa thu "hương cốm mới" So với Xuân Diệu, Nguyền Đình Thi bắt đầu cảm xúc mùa thu thật khác Ở Xuân Diệu cảm xúc mùa thu. .. mùa thu Nguyễn Đình Thi qua "Đất nước sao? Bài thơ "Đất nước" Nguyễn Đình Thi thai nghén thời gian dài, gần suốt kháng chiến toàn thể nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp Trời đất lúc vào thu

Ngày đăng: 17/10/2015, 10:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan