Hợp tác kinh tế, giáo dục giữa thành phố đà nẵng với các tỉnh nam lào từ năm 2009 đến năm 2013

124 362 0
Hợp tác kinh tế, giáo dục giữa thành phố đà nẵng với các tỉnh nam lào từ năm 2009 đến năm 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------- PHAN THỊ HẢI YẾN HỢP TÁC KINH TẾ VÀ GIÁO DỤC GIỮA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ CÁC TỈNH NAM LÀO TỪ NĂM 2009 ĐẾN 2013 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quan Hệ Quốc Tế Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------- PHAN THỊ HẢI YẾN HỢP TÁC KINH TẾ VÀ GIÁO DỤC GIỮA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ CÁC TỈNH NAM LÀO TỪ NĂM 2009 ĐẾN 2013 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quan Hệ Quốc Tế Mã số: 60310206 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Hà Nội-2015 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng LỜI CẢM ƠN Đề hoàn thành Luận văn này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Thầy giáo TS. Nguyễn Mạnh Dũng – Giảng viên Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội đã trực tiếp hƣớng dẫn, định hƣớng nghiên cứu và tận tình giúp đỡ trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong Khoa Quốc tế học – trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã nhiệt tình giảng dạy và cung cấp cho chúng em những kiến thức hữu ích trong suốt thời gian học Cao học. Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, ngƣời thân, bạn bè vì sự trợ giúp, động viên to lớn về mặt tinh thần cũng nhƣ vật chất trong suốt thời gian qua. Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2015 Học viên Phan Thị Hải Yến SVTH: Phan Thị Hải Yến i Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................................................... 3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................... 5 3. 1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................................... 5 3. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................................................... 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................................................................... 6 4. 1. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................................................. 6 4. 2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................................... 6 5. Hƣớng tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................ 7 5. 1. Hướng tiếp cận:............................................................................................................................. 7 5. 2. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................................. 7 6. Nguồn tài liệu sử dụng .......................................................................................................................... 7 6. 1. Nguồn tài liệu cấp 1 (tài liệu gốc) ................................................................................................ 7 6. 2. Nguồn tài liệu thứ cấp bao gồm chủ yếu là: ................................................................................. 8 6. 3. Các loại tư liệu khác: .................................................................................................................... 8 7. Những đóng góp của luận văn .............................................................................................................. 8 8. Bố cục của luận văn .............................................................................................................................. 9 Chƣơng 1: CƠ SỞ HỢP TÁC CỦA SỰ HỢP TÁC GIỮA TP. ĐÀ NẴNG VỚI CÁC TỈNH NAM LÀO10 1. 1. Vị trí địa lý; điều kiện kinh tế, xã hội ............................................................................................. 10 1. 1. 1. Vị trí địa lý .............................................................................................................................. 10 1. 1. 1. 1. Vị trí địa lý TP. Đà Nẵng ................................................................................................ 10 1. 1. 1. 2. Vị trí địa lý của các tỉnh Nam Lào .................................................................................. 11 1. 1. 2. Văn hóa, con người ................................................................................................................. 16 1. 1. 2. 1. Văn hóa, con ngƣời thành phố Đà Nẵng ......................................................................... 16 1. 1. 2. 2. Văn hóa, con ngƣời bốn tỉnh Nam Lào .......................................................................... 18 1. 2. Cơ hội và tiềm năng phát triển của mối quan hệ hợp tác TP. Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào ........ 20 1. 2. 1. Cơ hội...................................................................................................................................... 20 1. 2. 2. Tiềm năng................................................................................................................................ 26 Chƣơng 2: TÌNH HÌNH HỢP TÁC KINH TẾ VÀ GIÁO DỤC GIỮA TP. ĐÀ NẴNG VÀ CÁC TỈNH NAM LÀO (2009-2013) ............................................................................................................................. 29 2. 1. Thực trạng phát triển của quan hệ hợp tác giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào .......... 29 SVTH: Phan Thị Hải Yến ii Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 2. 1. 1. Kinh tế ..................................................................................................................................... 29 2. 1. 2. Dân số, giáo dục và y tế .......................................................................................................... 34 2. 2. Kết quả hợp tác kinh tế- giáo dục giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào ........................ 38 2. 2. 1. Hợp tác kinh tế ....................................................................................................................... 38 2. 2. 1. 1. Hợp tác trên lĩnh vực thƣơng mại ................................................................................... 38 2. 2. 1. 2. Tình hình đầu tƣ .............................................................................................................. 43 2. 2. 2. Hỗ trợ nông nghiệp, giáo dục ................................................................................................. 45 2. 2. 2. 1. Hỗ trợ nông nghiệp ......................................................................................................... 46 2. 2. 2. 2. Hỗ trợ giáo dục...................................................................................................50 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HỢP TÁC KINH TẾ, GIÁO DỤC GIỮA ĐÀ NẴNG VÀ CÁC TỈNH NAM LÀO .............................................................................................................................. 62 3. 1. Đánh giá chung về thành tựu và hạn chế trong quan hệ giữa hai bên ............................................. 62 3. 1. 1. Thành tựu ................................................................................................................................ 62 3. 1. 2. Hạn chế ................................................................................................................................... 65 3. 2. Đánh giá phát triển của sự hợp tác kinh tế, giáo dục giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào ................................................................................................................................................................ 67 3. 2. 1. Mục tiêu, quan điểm và định hướng phát triển của sự hợp tác kinh tế, giáo dục giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào ..................................................................................................... 67 3. 2. 2. Giải pháp tăng cường của sự hợp tác kinh tế, giáo dục giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào hiện nay và trong thời gian tới ............................................................................................ 89 KẾT LUẬN................................................................................................................................................. 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................................... 96 PHỤ LỤC ................................................................................................................................................. 103 SVTH: Phan Thị Hải Yến iii Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Association of Southeast Asian Nations - Hiệp Hội Các Nƣớc Đông Nam Á ADB The Asian Development Bank - Ngân hàng phát triển Châu Á CP Chính phủ CHDCND Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân CHXHCN Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa EWEC East-West Economic Corridor - Hành lang Kinh Tế Đông Tây FDI Foreign Direct Investment - Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài GDP Gross Domestic Product -Tổng sản phẩm trong nƣớc GMS Greater Mekong Subregion - Tiểu Vùng Sông MêKong mở rộng NDCM Nhân dân cách mạng NGOs Non-Governmental Organization-Tổ chức phi Chính phủ NXB Nhà xuất bản ODA Official Development Assistance- Hỗ trợ phát triển chính thức PCI Provincial Competitiveness Index- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh THCS Trung học cơ sở TNHH Trách nhiệm hữu hạn Tr. Trang UBND Ủy ban Nhân dân SVTH: Phan Thị Hải Yến iv Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng DANNH MỤC CÁC BẢNG BIỂU BẢNG 2. 1: Tốc độ tăng trƣởng GDP và cơ cấu kinh tế Thành phố Đà Nẵng 2011-2013............ 30 BẢNG 2. 2: Tốc độ tăng trƣởng GDP và cơ cấu kinh tế bốn tỉnh Nam Lào 2008-2009 ............... 31 SVTH: Phan Thị Hải Yến v Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bƣớc sang thế kỷ XXI, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc trong thế giới hiện đại trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, khoa học, công nghệ, thƣơng mại... Đó là xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nƣớc tham gia, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh. Thế giới đứng trƣớc những vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phƣơng. Việc tham gia Hiệp Hội các nƣớc Đông Nam Á (ASEAN) là phù hợp với những xu thế lớn của thế giới trong giai đoạn hiện nay. Đây là cơ hội tốt để hai nƣớc tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó, cùng chung tay xây dựng và đóng góp vào sự phát triển chung của ASEAN. Đồng thời, ASEAN cũng đem lại nhiều hiệu quả kinh tế cho mỗi nƣớc tham gia, hỗ trợ mối quan hệ song phƣơng của hai nƣớc. Do đó, đây là cơ hội tốt đề hai bên xích lại gần nhau và giúp đỡ lẫn nhau trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác vị trí chiến lƣợc của Đông Nam Á ở khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng từ lâu đã trở thành địa bàn tranh chấp ảnh hƣởng và quyền lực giữa các nƣớc lớn trên thế giới. Chính vì vậy, Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội IX của Đảng NDCM Lào tiếp tục khẳng định đƣờng lối, chính sách coi trọng, không ngừng củng cố và tăng cƣờng quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, coi đó là di sản vô giá của hai dân tộc và là quy luật phát triển, là một trong những nhân tố đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở mỗi nƣớc. Chính phủ hai nƣớc đã luôn tích cực chỉ đạo các bộ, ngành, địa phƣơng triển khai thực hiện các Hiệp định và Chiến lƣợc hợp tác đồng thời chỉ đạo tăng cƣờng quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các địa phƣơng của hai nƣớc, nhất là các địa phƣơng có chung biên giới. Hiểu đƣợc tầm quan trọng của mối quan hệ sâu sắc này cũng nhƣ thực hiện chủ trƣơng đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Thành phố Đà Nẵng đã triển khai hợp tác với các tỉnh thành của CHDCND Lào và đã không ngừng đẩy mạnh quan hệ hợp SVTH: Phan Thị Hải Yến 1 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng tác với các địa phƣơng của CHDCND Lào trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực kinh tế và giáo dục. Với vị trí địa lý thuận lợi là cửa ngõ của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, Đà Nẵng đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các hoạt động hợp tác hữu nghị với các địa phƣơng của Lào nói riêng và giữa Việt Nam và Lào nói chung. Đồng thời, các tỉnh Nam Lào nằm ở trung tâm ngã ba của Tam giác phát triển Việt Nam – Lào Camphuchia, đóng vai trò quan trọng trong việc trung chuyển hàng hóa trao đổi giữa ba nƣớc với nhau. Do đó, hợp tác kinh tế và giáo dục giữa thành phố Đà Nẵng với bốn tỉnh Nam Lào là mối dây liên kết giữa Việt Nam và Lào mà qua đó tạo sự gắn kết sâu sắc cho sự hợp tác với 3 nƣớc Đông Dƣơng, thúc đẩy giao thƣơng với các nƣớc chung một hành lang kinh tế Đông - Tây bao gồm: Myanmar, Việt Nam, Lào, Camphuchia…Đây là điều kiện tiên quyết để tạo cơ sở cho việc hợp tác phát triển giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào. Sau khi UBND Thành phố Đà Nẵng thành lập Ban Quản lý các dự án Nam Lào, đặt văn phòng tại thị xã Pakse, tỉnh Champasak vào năm 2009, với nhiệm vụ của mình, Ban Quản lý đã trở thành đầu mối theo dõi và xử lý các vấn đề liên quan đến các chƣơng trình hợp tác giữa thành phố Đà Nẵng và các địa phƣơng của Lào, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện các dự án, chƣơng trình hợp tác đã đƣợc ký kết giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Attupu , Champasak, Salavan, và Sekong của nƣớc Lào. Chính kể từ khi than lập Ban Quản lý dự án đến nay, hai bên đã có những bƣớc đi ngày một sâu rộng và toàn diện trên mọi lĩnh vực, trên mọi phƣơng diện, và hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tăng cƣờng trao đổi hợp tác. Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Hợp tác kinh tế và giáo dục giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào từ năm 2009 đến 2013” làm đề tài nghiên cứu khoa học cho luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quan hệ Quốc tế. SVTH: Phan Thị Hải Yến 2 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Lào đã có từ rất lâu đời và là một vấn đề rộng lớn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này ở nhiều góc độ tiếp cận, phạm vi và cấp độ nghiên cứu khác nhau nhƣ: 1. Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào, Lào- Việt Nam giai đoạn 1930-2007, Nxb: Chính trị Quốc gia- Sự thật. Tác phẩm này có 6 sản phẩm gồm: văn kiện Đảng và Nhà nƣớc; biên niên sự kiện; hồi ký (gồm bài viết của lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc; hồi ký các chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam giúp Lào qua các thời kỳ); sách ảnh và bộ phim tài liệu “Bản anh hùng ca quan hệ Việt-Lào”. Đây là bộ sách khá trọn vẹn về mối quan hệ giữa hai nƣớc từ chiến tranh chống kẻ thù chung đến cùng nhau xây dựng đất nƣớc. Đồng thời, thể hiện rõ quan điểm, tƣ tƣởng chính trị của hai Đảng, hai Nhà nƣớc về mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, tình đoàn kết chiến đấu keo sơn, quy luật phát triển tất yếu. 2. Lê Đình Chỉnh, Quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào trong giai đoạn 1954-2000, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2007. Tác phẩm đã phản ánh đậm nét mối quan hệ đặc biệt và toàn diện Việt Nam- Lào trong giai đoạn 1954 đến 2000. Đồng thời nêu lên những thành tựu hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai nƣớc. 3. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Tam giác phát triển Việt Nam- Lào- Campuchia: Từ lý thuyết đến thực tiển, Nxb. Khoa học Xã hội, HN, 2010. Tác phẩm đã nêu lên những cơ sở lý luận và thực tiễn trong quan hệ của ba nƣớc Việt Nam – Lào – Campuchia, đồng thời nêu ra những giải pháp và hƣớng đi tích cực cho sự phát triển của ba nƣớc này. 4. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Vai trò của chính quyền địa phương trong hợp tác tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, Nxb. Khoa học Xã hội, HN, 2011. Tác phẩm đã nêu lên lợi thế cũng nhƣ chức năng và nhiệm vụ của mỗi địa phƣơng trong việc xây dựng và phát triển tiểu vùng sông Mê Công mở rộng. Qua đó, SVTH: Phan Thị Hải Yến 3 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng phả ánh tình hình thực tại và đƣa ra những đóng góp của từng địa phƣơng cho tiểu vùng sông Mê Công mở rộng. Ngoài ra, còn có nhiều công trình cũng đề cập đến mối quan hệ đặc biệt Việt NamLào ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau nhƣng nhìn chung các công trình hay bài viết nhỏ lẻ, rời rạc nhƣ: Trƣơng Duy Hòa(2007), Phối hợp ngoại giao giữa Việt Nam và Lào từ năm 1975 đến nay, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số7). Vũ Dƣơng Huân (2007), Thành tựu hợp tác đặc biệt, toàn diện Việt–Lào trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí Lịch sử Đảng (số8). Dƣơng Minh Huệ (2011), Hợp tác đào tạo cán bộ - một biểu hiện nổi bật của mối quan hệ đặc biệt Việt-Lào, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 6). Nguyễn Hào Hùng (2008), Tình đoàn kết truyền thống Việt Nam–Lào trong lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 9). Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2009): Một số vấn đề về công tác đao tạo và quản lý đào tạo thực tiễn và kinh nghiệm, Nxb. Chính trị- Hành chính, HN. Các công trình trên đã nêu lên những vấn đề cơ bản về mặt lý luận và thực tiễn của mối quan hệ giữa hai nƣớc Việt – Lào trong nhiều giai đoạn lịch sử cũng nhƣ những thành tựu, khó khăn trong việc gìn giữ và phát huy mối quan hệ truyền thống tốt đẹp. Đồng thời nêu lên và chĩ rõ nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề trong mối quan hệ của hai nƣớc Việt Nam- Lào. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó hầu hết nghiên cứu chung quan hệ hữu nghị Việt-Lào, chƣa có công trình nào nghiên cứu dƣới góc độ cấp địa phƣơng giữa hai nƣớc, đặc biệt là các tỉnh của hai nƣớc không có cùng đƣờng biên giới chung. Vì vậy, hy vọng đây là cách tiếp cận ở góc độ nhỏ hơn, sâu hơn sẽ giúp phần nào lấp đƣợc khoảng trống đó. Luận văn “Hợp tác kinh tế và giáo dục giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào từ năm 2009 đến 2013” đƣợc lựa chọn. Trong quá trình thực hiện ðề tài có sự kế thừa và chọn lọc những thành tựu ðã đạt đƣợc trong các công trình đƣợc công bố, đồng thời đi sâu phân tích một hƣớng tiếp cận mới, sâu hơn, kĩ hơn nhằm bổ sung và tăng thêm tƣ liệu khi nghiên cứu các mối quan hệ ở cấp địa phƣơng. SVTH: Phan Thị Hải Yến 4 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3. 1. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn cung cấp một bức tranh toàn cảnh về hợp tác kinh tế và giáo dục giữa Thành phố Đà Nẵng với các tỉnh Nam Lào từ năm 2009 đến 2013. Qua đó, đóng góp vào việc nghiên cứu quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam – Lào trên con đƣờng phát triển trong thời đại mới cũng nhƣ đóng góp vào việc nghiên cứu chung quan hệ quốc tế ở khu vực bƣớc vào thế kỉ XXI. Luận văn “Hợp tác kinh tế và giáo dục giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào từ 2009 đến năm 2013” nhằm: + Nêu ra những tiền đề cho việc thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế và giáo dục giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào; qua đó, rút ra đƣợc những cơ hội và tiềm năng phát triển của cả hai bên. + Nêu ra các thành tựu đã đạt đƣợc về lĩnh vực kinh tế và giáo dục của mối quan hệ hợp tác phát triển giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào từ năm 2009 đến năm 2013 cùng với đó là tìm hiểu những chính sách, những định hƣớng của cả hai bên để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ngày càng phát triển và sâu rộng, góp phần thúc đẩy sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế, xã hội của các địa phƣơng Lào và Đà Nẵng. + Đƣa ra những điểm khó khăn và thuận lợi của mối quan hệ này để tìm ra giải pháp, hƣớng đi tích cực cho mối quan hệ. Đồng thời, tìm ra đƣợc sự ƣu tiên, lợi thế canh tranh và tiềm năng cũng nhƣ những hạn chế của mới quan hệ và qua đó rút kinh nghiệm cho mối quan hệ hợp tác này. 3. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: + Tập hợp tƣ liệu phác dựng lại tình hình hợp tác kinh tế, giáo dục giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh phía Nam Lào từ năm 2009 đến 2013. SVTH: Phan Thị Hải Yến 5 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng + Nghiên cứu hoạt động hợp tác kinh tế, giáo dục giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh phía Nam Lào từ năm 2009 đến 2013. + Phân tích thực trạng và thực tiễn chuyển biến, luận văn có các nhận xét, đánh giá về giai đoạn phát triển này, đặc điểm của quá trình và các vấn đề đặt ra đối với sự phát triển… + Tham chiếu và so sánh với các vùng và các khu vực khác trong nƣớc, chỉ ra đƣợc điểm mạnh, yếu trong việc xây dựng chính sách thu hút, khai thác và mức độ ƣu tiên của Thành phố Đà Nẵng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4. 1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn đi vào phân tích làm rõ về thực trạng trong quan hệ kinh tế và giáo dục giữa Thành phố Đà Nẵng với các tỉnh Nam Lào từ năm 2009 tới 2013, từ đó rút ra nhận xét và đánh giá về mối quan hệ này trong tƣơng lai. 4. 2. Phạm vi nghiên cứu - Về phạm vi vấn đề: Đề tài chủ yếu nghiên cứu về thực trạng của mối quan hệ kinh tế và giáo dục giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào với nội dung cụ thể nhƣ: (i) làm rõ những cơ hội và tiềm năng của mối quan hệ giữa Thành phố Đà Nẵng với các tỉnh Nam Lào trƣớc năm 2009; (ii) phân tích thành quả cũng nhƣ khó khăn từ mối quan hệ này; (iii) trình bày thực trạng hợp tác giữa Thành phố Đà Nẵng với các tỉnh Nam Lào trên các lĩnh vực kinh tế, giáo dục; (iv) nhận xét, đánh giá những tác động của mối quan hệ này trong tƣơng lai. - Về thời gian nghiên cứu hợp tác kinh tế và giáo dục giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2013. - Về không gian nghiên cứu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và bốn tỉnh phía Nam của Lào gồm: Attapu, Champasak. Salavan, Sekong. SVTH: Phan Thị Hải Yến 6 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 5. Hƣớng tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu 5. 1. Hướng tiếp cận: Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi có cách tiếp cận hệ thống chủ yếu dựa trên các lý thuyết: Thứ nhất là tiếp cận khu vực học. Thứ hai là tiếp cận địa – chính trị, địa- kinh tế. Thứ ba là tiếp cận Quan hệ quốc tế. Bên cạnh đó là tiếp cận lịch sử. Ngoài ra, sử dụng một cách thích hợp các phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành nhƣ xã hội học, kinh tế học, giáo dục học, văn hóa học, v. v… để xem xét vấn đề. 5. 2. Phương pháp nghiên cứu: - Phƣơng pháp chủ đạo là phƣơng pháp quan hệ quốc tế; kết hợp phƣơng pháp tƣ liệu, luận văn tiến hành thu thập, tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa các loại hình tƣ liệu của phƣơng pháp văn bản học. - Luận văn cũng sử dụng các phƣơng pháp điều tra, so sánh nhằm tìm ra những yếu tố mấu chốt của vấn đề nghiên cứu đang quan tâm; - Bên cạnh đó, luận văn kết hợp nghiên cứu lý thuyết với khảo cứu các nguồn tài liệu, đặc biệt là tài liệu gốc. Đƣa ra khung phân tích hợp lý dựa trên cách tiếp cận nêu trên. 6. Nguồn tài liệu sử dụng 6. 1. Nguồn tài liệu cấp 1 (tài liệu gốc) Chủ yếu bao gồm: - Các tài liệu mang tính pháp quy chính thức của thành phố Đà Nẵng liên quan đến các hoạt động song phƣơng; SVTH: Phan Thị Hải Yến 7 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng - Các báo cáo của chính phủ, chính quyền các cấp, các tổ chức chính tri-xã hội, các doanh nghiệp, các tài liệu thống kê hàng năm của hai nƣớc; - Các lời phát biểu, phỏng vấn báo chí của các nhân vật hoạt động chính trị, các nhà doanh nghiệp và các tầng lớp khác v. v. 6. 2. Nguồn tài liệu thứ cấp bao gồm chủ yếu là: - Các công trình khoa học đã đƣợc công bố, bao gồm các bài viết đăng ở các tạp chí chuyên ngành, các sách tham khảo, các công trình nghiên cứu khác nhau băng các thứ tiếng. - Các luận văn, luận án, các công trình nghiên cứu khoa học chƣa đƣợc công bố, các bài viết dành cho các cuộc Hội thảo liên quan đến đề tài. 6. 3. Các loại tư liệu khác: Chủ yếu là các thông tin từ các báo chí chính thống, các website của Việt Nam, Lào và các nƣớc khác. 7. Những đóng góp của luận văn Đây là một đề tài nghiên cứu mới, vừa có ý tƣởng khoa học vừa có tính thiết thực. Luận văn sẽ góp phần quan trọng trong việc làm rõ hơn nhiều vấn đề lý thuyết quan hệ quốc tế trong giai đoạn hiện nay, nhất là vấn đề về giao lƣu hợp tác hữu nghị với các nƣớc láng giềng. Mặt khác, đề tài sẽ góp phần làm rõ hơn vấn đề chính sách đối ngoại của Đà Nẵng dựa trên những định hƣớng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam, nghiên cứu sẽ cung cấp nhiều luận giải cho những nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách ngoại giao đối với địa phƣơng khác của quốc gia Lào và các quốc gia lân cận. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đƣa ra các kiến nghị cho mối quan hệ hợp tác Thành phố Đà Nẵng với các tỉnh Nam Lào hiện nay, tác động của mối quan hệ này đối với sự phát triển của mỗi nƣớc và đồng thời đƣa ra những định hƣớng thích hợp cho mối quan hệ này trong xu thế hội nhập hiện nay, đẩy mạnh sự nghiệp phát triển của đất nƣớc. SVTH: Phan Thị Hải Yến 8 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở hợp tác của sự hợp tác giữa TP. Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào Chƣơng 2: Tình hình hợp tác kinh tế và giáo dục giữa TP. Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào Chƣơng 3: Một số giải pháp thúc đẩy hợp tác giữa TP. Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào SVTH: Phan Thị Hải Yến 9 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Chƣơng 1: CƠ SỞ HỢP TÁC CỦA SỰ HỢP TÁC GIỮA TP. ĐÀ NẴNG VỚI CÁC TỈNH NAM LÀO 1. 1. Vị trí địa lý; điều kiện kinh tế - xã hội 1. 1. 1. Vị trí địa lý 1. 1. 1. 1. Vị trí địa lý TP. Đà Nẵng Đà Nẵng có nguồn gốc là biến dạng của từ Chăm cổ "DAKNAN", nghĩa là vùng nƣớc rộng lớn hay "sông lớn", "cửa sông cái", là một thành phố thuộc vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam. Đây là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đà Nẵng hiện là một trong 15 đô thị loại 1, đồng thời là một trong 5 trực thuộc Trung ƣơng ở Việt Nam. Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nƣớc, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển và đƣờng hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông. Vùng biển gồm quần đảo Hoàng Sa cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Trong phạm vi khu vực và quốc tế, Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nƣớc Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nƣớc vùng Đông Bắc Á, thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đƣờng biển và đƣờng hàng không quốc tế, Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững. Đà Nẵng hiện nay có tám quận, huyện với tổng diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2; trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 241,51 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.041,91 km2. Địa hình vừa có đồng bằng duyên hải vừa có đồi núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, các đồi thấp xen kẽ những đồng bằng hẹp. Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, SVTH: Phan Thị Hải Yến 10 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng nhiệt độ cao và ít biến động. Chế độ ánh sáng, mƣa ẩm phong phú, nhiệt độ trung bình hàng năm trên 250C. Khí hậu là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam mà tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam, có 2 mùa rõ rệt là mùa mƣa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12, và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có đợt rét nhƣng không đậm và kéo dài. Nhƣ vậy, trong phạm vi khu vực và quốc tế, Đà Nẵng có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh; là đầu mối giao thông quan trọng về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển và đƣờng hàng không, cửa ngõ chính ra biển Đông của các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên và các nƣớc tiểu vùng Mê Kông. Bên cạnh đó, với các tuyến giao thông quan trọng nhƣ quốc lộ 1A, đƣờng sắt liên vận quốc tế Trung Quốc – ASEAN dự kiến đi qua cảng biển và sân bay quốc tế tạo ƣu thế về vị lý trí địa địa kinh tế cho Đà Nẵng trong tổng thể kinh tế của cả nƣớc, xứng đáng là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tất cả những điều kiện trên đã tạo cho Đà Nẵng một lợi thế địa lý đặc biệt, thuận lợi cho vệc phát triển nhanh và bền vững. 1. 1. 1. 2. Vị trí địa lý của các tỉnh Nam Lào CHDCND Lào còn đƣợc gọi là đất nƣớc Triệu Voi, là một quốc gia duy nhất Đông Nam Á không giáp với biển. Với diện tích 236.000 km2, đã từ lâu, ở một vị trí địa lý nằm sâu trong nội địa, có những nƣớc giáng giềng bao bọc nhƣ phía Bắc giáp Trung Quốc 416 km đƣờng biên; Tây Bắc giáp Myanmar 230 km; Tây Nam giáp Thái Lan 1.730 km; phía Nam giáp Campuchia 492 km và phía Đông giáp Việt Nam 2.067 km đƣờng biên, không có đƣờng bờ biển giao lƣu kinh tế, thế nhƣng hiện nay Lào đã có ba cây cầu hữu nghị bắc qua sông Mê Kong (Viêng Chăn, Tỉnh Champasak và Sanvannakhet nối sang Thái Lan). Những cây câu này nối nƣớc Lào với hệ thống đƣờng sắt của Thái Lan ở phía Tây và hành lang Đông Tây nối Thái Lan qua Nam Trung Lào và Việt Nam ở phía Đông, sẽ là điều kiện để phát triển quan hệ kinh tế giữa Lào với Thái Lan và Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc trong khu vực và quốc tế. Do vậy, nƣớc Lào luôn bị xung đột khu vực tác động, nƣớc Lào vẫn thƣờng đƣợc coi nhƣ một “khu đệm hành lang” hay là “địa bàn trung chuyển” của Đông Nam Á, lục địa từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống SVTH: Phan Thị Hải Yến 11 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Nam và ngƣợc lại. Ngƣời phƣơng Tây ít tin tƣởng vào triển vọng phát triển và khả năng độc lập về kinh tế (thậm chí cả chính trị và quân sự) của Lào. Các tài liệu báo chí Phƣơng Tây còn cho rằng, Lào bị gọi là “đất nƣợc bị lãng quên” (Laos- Forgotten country). Tuy nhiên, trong bối cảnh của liên kết kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng gia tăng, đặc biệt sau khi hành kinh tế Đông Tây nối liền Thái Bình Dƣơng với Ấn Độ Dƣơng (năm 2007) thông qua lãnh thổ bốn nƣớc Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar và đƣờng cao tốc chạy từ Côn Minh qua Tây Bắc Lào tới Băng Cốc đã thông xe toàn tuyến (năm 2010); hành lang kinh tế Bắc Nam nối liền Nam Ninh (Trung Quốc) với Singapore chạy qua lãnh thổ Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Malaysia đang đƣợc vận hành thì Lào thực sự không còn cách trở với các đại dƣơng lớn cả về hƣớng Đông (phía Việt Nam) lẫn hƣớng Tây (phía Myanmar) và hƣớng Nam (phía Thái Lan). Điều này đang giúp Lào trở thành điểm trung chuyển quan trọng giữa các nƣớc Đông Nam Á lục địa với Trung Quốc, đồng thời tạo cơ hội nâng cao vị thế của Lào với tƣ cách là địa bàn cạnh tranh ảnh hƣởng giữa các nƣớc lớn và các nƣớc láng giềng gần gũi của Lào. Vị thế địa chiến lƣợc của Lào ngày càng trở nên quan trọng và hấp dẫn. Hơn nữa, Lào là một trong những nƣớc có nguồn tài nguyên rừng tƣơng đối phong phú, nguồn khoáng sản dồi dào, tiềm năng thủy điện to lớn, diện tích đất đai màu mỡ, có nhiều địa điểm du lịch sinh thái, văn hóa – lịch sử hấp dẫn với phong tục tập quán đặc thù của văn hóa tộc ngƣời…Vị trí địa lý của nƣớc Lào cũng đem lại một vài lợi ích cho đất nƣớc Lào. Nƣớc Lào có địa hình đa dạng, gồm núi đồi, cao nguyên, thung lũng và đồng bằng, đất tự nhiên 236.800 km2, trong đó núi và cao nguyên chiếm ¾ diện tích. Căn cứ vào địa hình có thể chia thành 2 vùng địa hình lớn: Thƣợng Lào và Trung - Hạ Lào. Nam Lào là vùng bốn tỉnh phía Nam của nƣớc CHDCND Lào bao gồm: Attapeu, Salavan, Sekong, Champasak với diện tích tự nhiên khoảng 28.675 km2, dân số năm 2002 là 482,1 nghìn ngƣời, chiếm 25,8 % diện tích tự nhiên và 11,9% dân số toàn khu vực, mật độ dân số gần 17 ngƣời/km2. Nam Lào có dân số khoảng 1,11 triệu ngƣời năm 2004, chiếm khoảng 18, 3% tổng dân số của Lào. Trong 4 tỉnh Nam Lào, tỉnh Champasak là tỉnh lớn nhất và giàu có nhất khu vực này [16; tr. 318]. SVTH: Phan Thị Hải Yến 12 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng So với miền Trung Lào, kinh tế ở đây kém phát triển hơn do cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ phát triển kinh tế- xã hội còn thấp, dân cƣ thƣa thớt và trình độ nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, đây lại là những tỉnh có vị trí chiến lƣợc cực kỳ quan trọng ở khu vực vì nằm ở vị trí rất gần và nằm một phần trong vị trí của ngã ba Đông Dƣơng, tiếp giáp với cả Việt Nam và Campuchia lần lƣợt về phía Đông và Phía Nam, đồng thời cũng dễ dàng thông thƣơng với Thái Lan ở phía Tây qua địa bàn tỉnh Salavan hoặc tỉnh Champasak. Các tỉnh Nam Lào nằm trọn trên cao nguyên Boloven rộng lớn, Bolaven có thổ nhƣỡng và khí hậu thích hợp cho trồng cà phê (cả arabica và robusta), cao su, thuốc lá. Đây là khu vực trung lƣu của Mê Kông với một chi lƣu lớn của nó là Sekong, có tài nguyên rừng, khoáng sản phong phú, đất đai màu mỡ, rất thích hợp cho việc trồng trọt, chăn nuôi và xây dựng nền công nghiệp chế biến nông – lâm - khoáng sản. Đây cũng chính là lợi thế vô cùng to lớn của các tỉnh Nam Lào. Tuy nhiên, việc trồng cây công nghiệp ở đây còn rất hạn chế. Ngoài ðồng bằng Attapu là một trong bảy ðồng bằng lớn nhất của Lào, có diện tích ðất tự nhiên khoảng 100.000 ha, còn có các đồng bằng nhỏ khác nhƣ Xê Kong, Xê Đôn và Xê Ka Man. Do đó, hiện nay Chính phủ Lào đang có các kế hoạch phát triển khu vực này dựa trên các hợp tác song phƣơng với các tỉnh thành có cùng chung biên giới hay giáp danh với Lào cũng nhƣ dựa trên Hành lang kinh tế Đông – Tây nối khu vực Thái Lan ở phía Tây và Việt Nam ở phía Đông. Bởi vì, Nam Lào có năng lực chế biến nông sản dồi dào, nên mô hình hợp tác hiệu quả đã đƣợc hình thành. Ba trong bốn tỉnh Nam Lào là Attapeu, Salavan, Sekong tham gia Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Nam Lào có tỷ lệ diện tích rừng lớn với nhiều loại gỗ quý, hệ thực vật, động vật phong phú và đa dạng với khoảng 1,88 triệu ha. Đây là một tài nguyên vô giá không chỉ đối với Nam Lào mà còn cho cả quốc gia. Về tiềm năng thủy điện, các con sông thuộc tỉnh Nam Lào có tổng công suất lắp máy 3.131 MW bao gồm thủy điện Sekong 3, 4, 5; thủy điện Xekaman 1, 2, 3, 4; Xe Xụ, Nậm Kong 1, 2, 3; Xe Nậm Nọi…Về tài nguyên khoáng sản, tuy chƣa đƣợc đánh giá và điều tra đầy đủ nhƣng vùng Nam Lào có nhiều khoáng sản đã đƣợc khai thác và có trữ lƣợng cao. Trong đó, quặng Boxit thuộc hai tỉnh SVTH: Phan Thị Hải Yến 13 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Sê Kong và Attapu có diện tích gần 300km2, chiều quặng ổn định từ 3m tới 8,8m, hàm lƣợng oxit nhôm từ 41% đến 51%. Vùng than Salavan có nhiều triển vọng tốt với trữ lƣợng dự kiến là 100 triệu tấn [16;tr.322]. Champasack là một trong bốn tỉnh miền Nam Lào, nằm ở phía Tây Nam của Lào, giáp biên giới với Thái Lan và Campuchia. Có diện tích: 15.415 km2. Đây là tỉnh lớn nhất và giàu có nhất khu vực này. Biên giới tiếp giáp với các tỉnh và các nƣớc láng giềng sau: Phía Nam giáp với các tỉnh Stung Treng và Preah Vihear của Campuchia. Phía Bắc giáp với tỉnh Salavan, Sekong và Attapeu. Phía Tây giáp với tỉnh Ubon Ratchathani của Thái Lan. Điểm cực Nam của Lào ở tọa độ 13○54' Bắc, 106○06' Đông thuộc bản Kynark của Champasack. Sekong là một tỉnh có diện tích và dân số nhỏ nhất trong các tỉnh Nam Lào, với diện tích 7.665km2 (2009), tọa lạc tại Đông Nam của Lào. Về mặt địa lý, tỉnh đƣợc chia làm ba vùng: đồng bằng, cao nguyên và đồi núi. Trong đó, vùng đồng bằng có diện tích rất nhỏ bé chỉ rộng khoảng 338 km2, chiếm khoảng 5% diện tích toàn tỉnh, vùng cao nguyên rộng khoảng 2.607 km2, chiếm 30% diện tích, vùng đồi núi rộng khoảng 4.665 km2, chiếm 65% diện tích. Tỉnh Sekong giáp với các tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế của Việt Nam ở phía Đông, tỉnh Champasak ở phía Tây, tỉnh Attapeu ở phía Nam. Phần lớn tỉnh nằm trên bình nguyên Baloven. Sông lớn nhất ở tỉnh là sông Sekong và một chi lƣu của nó là sông Senamnoi. Sekong đƣợc thành lập năm 1983, khi tỉnh này đƣợc tách ra khỏi tỉnh Salavan và nhận thêm huyện Tha Teng từ Champasak. Đây là tỉnh có dân số ít nhất Lào, có mật độ dân số thấp nhất và còn là tỉnh nghèo nhất Lào. Nhìn chung, đất đai và khí hậu của tỉnh rất thuận lợi cho việc canh tác các loại cây lƣơng thực nhƣ: khoai, sắn, đỗ, lạc, đậu tƣơng…và các loại cây công nghiệp dài ngày nhƣ cà phê, cao su, mía…địa hình và thời tiết ở đây cũng thuận lợi cho việc chăn nuôi các đàn gia súc lớn nhƣ trâu, bò, ngựa, dê và các loại gia cầm khác[16;tr. 324]. Salavan là một trong bốn tỉnh miền Nam Lào. Tỉnh này nằm trên Cao nguyên Bolaven. Tỉnh lị là thị xã Salavan. Có diện tích là 10.691 km2, nằm trên kinh tuyến 103 – 105 độ và ở vĩ tuyến 15-17 độ cách thủ đô Viêng Chăn khoảng 700km, có ranh giới và SVTH: Phan Thị Hải Yến 14 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng biên giới tiếp giáp với các tỉnh và các nƣớc láng giềng sau: Phía Đông Nam giáp tỉnh Sekong và tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế của nƣớc CHXHCN Việt Nam theo đƣờng 15B với tổng chiều dài là 100km. Phía Tây giáp với tỉnh Uvon của Vƣơng quốc Thái Lan với chiều dài biên giới là 90km. Phía Nam giáp với tỉnh Champasak với chiều dài ranh giới là 175km. Phía Bắc giáp với tỉnh Savannakhet với chiều dài ranh giới là 275km. Đây là một vị trí khá đặc biệt, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tếxã hội của tỉnh. Tỉnh nằm trên tuyến hành lang Đông - Tây (3) và Bắc - Nam (1 và 2); có quốc lộ 13, quốc lộ 20 là trục giao thông chính của tỉnh nối liền giữa 2 vùng kinh tế trọng điểm là tỉnh Savannakhet ở phía Bắc và tỉnh Champasak phía Tây Nam, phía Đông Nam giáp tỉnh SeKong. Salavan có tài nguyên đất khá đa dạng. Toàn tỉnh có 8 huyện trong đó có 5 huyện đồng bằng (chiếm 40% diện tích), 2 huyện cao nguyên (chiếm 20% diện tích) và một huyện núi non rừng già hiểm trở(chiếm 40% diện tích). Đồng bằng Salavan có thế mạnh về canh tác cây lƣơng thực, trong khi đó, khu vực đồi núi có thể trồng các loại cây công nghiệp và cây ăn quả nhƣ : cà phê, cao su, chè, sa nhân, tiêu, đu đủ…và có thể chăn thả gia súc, gia cầm. Salavan có hơn 700 ngàn ha đất rừng, trong đó có khoảng 1/3 là rừng già với nhiều cây gỗ quý. Tài nguyên khoáng sản ở đây rất phong phú với các loại mỏ đất xanh, than đá, sắt, đá hoa cƣơng…Tài nguyên nƣớc gồm có 30 con sông suối lớn nhỏ và khoảng 130 ao hồ. Đây là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển sản xuất và phục vụ đời sống [16;tr.327]. Attapeu là một tỉnh Đông Nam của Lào, có 224 km đƣờng biên gới giáp với Camphuchia ở phía Nam và 58km đƣờng biên giới giáp với Việt Nam ở phía Đông. Attapu hiện là một trong những tỉnh khó khăn nhất của nƣớc Lào. Trong tỉnh có địa điểm Nam Xe Kamane ở tọa độ 15○19' Bắc, 107○38' Đông là điểm cực Đông Nam của Lào. Nông nghiệp và lâm nghiệp là thế mạnh cơ bản của tỉnh Attapu. Trong tỉnh có khoảng 80% cƣ dân sống bằng nghề nông. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải vẫn đang là một trong những điểm yếu kém nhất của tỉnh. Mặc dù có đƣờng 18B nối thông thƣơng với tỉnh Kon Tum (Việt Nam) qua cửa khẩu PhuKua (Lào) và Bờ Y (Việt Nam) và đƣờng 18A nối với Paske (Chapampasak) và đƣờng 1I thông sang tỉnh Sekong, nhƣng con SVTH: Phan Thị Hải Yến 15 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng đƣờng tỉnh lộ, huyện lộ nối liền các huyện, bản… chỉ là đƣờng đất đỏ hoặc rải đá nên đi lại rất khó khăn. Apattu có nhiều tài nguyên kháng sản quý hiếm nhƣ: ngọc bích, boxit, vàng, đồng và nhiều loại mỏ khác có thể khai thác ở quy mô công nghiệp. Ngoài tiềm năng khoáng sản chƣa đƣợc khai thác, các ngành nghề thủ công truyền thống nhƣ dệt lụa, mây tre, đan lát…đang thực sự trở thành những ngành nghề mang lại nhiều công ăn việc làm và thu nhập đáng kể cho ngƣời lao động. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về mọi mặt, tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển và có một tƣơng lai khá sáng trong công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Nhƣ vậy, về tổng thể, Nam Lào tuy là khu vực còn chủ yếu dựa vào các thế mạnh truyền thống của mình, nhƣng cũng đã có những thành tựu đáng ghi nhận trong việc triển khai phát triển kinh tế- xã hội cũng nhƣ hợp tác chặt chẽ vớ một số địa phƣơng khác trong và ngoài nƣớc, từng bƣớc hội nhập kinh tế của khu vực cũng nhƣ của tam giác phát triển trong kế hoạch chung dài hạn của khu vực. 1. 1. 2. Văn hóa, con người 1. 1. 2. 1. Văn hóa, con người Thành phố Đà Nẵng Các nhà văn hóa đã đúc kết: Đà Nẵng nằm trong vùng đất đƣợc tôn vinh là "Ngũ phụng Tề phi", gắn liền với truyền thống hiếu học và say mê sáng tạo. Ngƣời Đà Nẵng có bản tính chất phác, ngay thẳng, sống đơn giản, thân thiện, yêu sự chân thật và kiên quyết trong hành động chống lại những điều ác, điều xấu. Trải qua diễn trình lịch sử, Đà Nẵng là nơi quần cƣ của cƣ dân nhiều địa phƣơng khác đến; là nơi giao lƣu và hội tụ những nét văn hóa của nhiều vùng miền trong cả nƣớc. Dẫu chƣa hình thành nét đặc trƣng rõ rệt nhƣ một số nơi nhƣng ngƣời Đà Nẵng vẫn có tính cách riêng và ngày càng đƣợc hun đúc cùng tiến trình phát triển đô thị. Ngƣời Đà Nẵng có thể nói luôn chứng tỏ khát vọng không ngừng vƣơn lên cái mới, luôn săn tìm ý tƣởng sáng tạo và quan trọng hơn là luôn chung tay nâng tầm ý tƣởng. Rất nhiều ngƣời cho rằng, văn hóa Đà Nẵng chỉ là phiên bản văn hóa đất Quảng, cũng không có nhiều ƣu thế về văn hóa so với hai tỉnh liền kề Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, nhƣng chính trong quá trình xây dựng văn hóa, Đà Nẵng đã biết “gạn đục khơi SVTH: Phan Thị Hải Yến 16 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng trong” (Đào chuông xuống núi, Bùi Văn Tiếng), giữ đƣợc cái đáng giữ, đồng thời biết làm phong phú thêm bằng những giá trị mới, những tinh hoa mới. Văn hóa ngƣời Đà Nẵng cũng có nhiều nét tƣơng đồng với văn hóa của nhiều vùng đất khác trên lãnh thổ Việt Nam, nơi có sự cố kết công đồng, nơi đã tạo ra những phẩm chất ngời sáng đƣợc chắt lọc từ văn hóa làng xóm. Cộng thêm vào đó, đứng bên bờ biển Đông quanh năm sóng vỗ, con ngƣời miền Trung vốn đã đƣợc thử thách từ trong bản chất có cứng mới đứng đầu gió. Từ xa xƣa một Đà Nẵng là một xứ sở hùng mạnh về kinh tế biển đã biết kết hợp với lối tƣ duy hƣớng đại dƣơng tạo nên một văn hóa của ngƣời Đà Nẵng ngày nay, một Đà Nẵng rất riêng, khó có thể nhầm lẫn. Chỉ trong mấy năm trở lại đây, Đà Nẵng đã khác trƣớc nhiều. Những vận động nội lực đã khiến Đà Nẵng ngày càng mở rộng tầm vóc của mình. Bằng chính sức lao động dẻo dai, bằng sự kết hợp giữ lối sống cổ truyền và hiện đại, sự cầu thị, không tự mãn, sự nghiêm túc và đầy nghị lực đã tạo ra một Đà Nẵng xanh, một lá phổi xanh giữa lòng đô thị. Sự phát triển của một thành phố mang tên thành phố đáng sống đã và đang đƣợc ngƣời dân nơi đây chứng minh điều đó. Có thể có nhiều câu trả lời khác nhau, nhƣng có điều dễ nhận thấy là đang có một quyết tâm chung, nỗ lực chung của mọi công dân thành phố, từ ngƣời lãnh đạo cao nhất đến ngƣời dân bình thƣờng, từ Đảng bộ đến các tổ chức Đảng, đoàn thể cơ sở… Giống nhƣ đã đứng trƣớc nhiều biến cố quan trọng của lịch sử, sự đồng thuận xã hội trong đó có sự đóng góp to lớn của ngƣời dân đã làm thay đổi diện mạo thành phố, đem lại cho mảnh đất này một sức mạnh lớn lao, tạo đà cho những bƣớc tiếp theo trên con đƣờng phát triển đi về tƣơng lai của thành phố. Để chuẩn bị cho một cuộc bứt phá của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với vai trò đầu tàu của mình nhƣ trong Nghị Quyết số 33 –NQ/TW chỉ rõ: “Phấn đấu trở thành một trong những địa phƣơng đi đầu trong sựu nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trƣớc 2020”. Những năm qua, Đà Nẵng đã nỗ lực cải thiện hình ảnh và vị thế của mình để đáp ứng yêu cầu chung của khu vực, góp phần tạo nên diện mạo Việt Nam. SVTH: Phan Thị Hải Yến 17 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 1. 1. 2. 2. Văn hóa, con người bốn tỉnh Nam Lào Đây đƣợc coi là vùng địa- văn hóa, bởi ngƣời dân bốn tỉnh Nam Lào chủ yếu là ngƣời dân bản địa, thuộc hệ ngôn ngữ Môn-Khơ Me nhƣ ngƣời Talieng, Alac, Nghẹ, Xuồi, Tà Ôi, Đru, Nha Hớn, Sê Đăng…Văn hóa vật chất- văn hóa tinh thần hết sức độc đáo và hấp dẫn. Văn hóa của Nam Lào cũng có mối quan hệ gần gũi về tộc ngƣời và sự tƣơng đồng về văn hóa vật chất- tinh thần giống với Việt Nam nhƣ Tây Nguyên. Do vị trí nƣớc Lào nằm sâu trong lục địa châu Á, nơi giao lƣu giữa hai nền văn minh Ấn Độ và Trung Hoa. Chính vì vậy, nhân dân Lào ảnh hƣởng sâu sắc văn hóa Phật giáo và văn hóa Ấn Độ. Đạo phật đã ăn sâu vào tƣ tƣởng của ngƣời Lào, ảnh hƣởng này đƣợc phản ánh trong ngôn ngữ và nghệ thuật, tạo nên một dân tộc Lào rất riêng. Tuy cùng sinh sống bằng nghề nông nhƣng trình độ sản xuất không đồng đều nên phong tục tập quán ở mỗi miền có sự khác biệt. Vì thế mà phong tục tập quán ở Lào rất đa dạng thể hiện rõ trình độ sản xuất sinh hoạt của mỗi nhóm dân tộc, bộ tộc. Lào gồm nhiều dân tộc, bộ tộc trình độ phát triển không đồng đều. Các tộc ở Lào đƣợc mặt trận Lào It-xa-la xếp thành 3 nhóm với tên gọi nhƣ: Lào lùm (các tộc ngƣời Lào cƣ trú ở các vùng thấp), Lào thơng (các tộc ngƣời Lào cƣ trú ở các vùng trên), Lào xủng (các tộc ngƣời Lào cƣ trú ở các vùng rẻo cao). Ngƣời dân ở Nam Lào đều sinh sống bằng nƣơng rẫy, nông nghiệp chƣa hoàn toàn tách khỏi săn bắn và hái lƣợm. Chăn nuôi chỉ là nghề phụ của kinh tế gia đình. Vật nuôi đƣợc dùng cho các nghi lễ tôn giáo là chủ yếu. Phƣơng thức chăn nuôi còn mang tính chất tự nhiên. Cuộc sống tự cung tự cấp, thủ công nghiệp chƣa tách ra khỏi nông nghiệp. Bên cạnh hệ thống hành chính thì vẫn tồn tại cơ cấu buôn làng truyền thống, đi liền với đó là luật tục và lối sống cộng đồng. Mặc dù, cơ cấu truyền thống có sự khác biệt về cơ cấu hành chính hiện tại trong việc giải quyết một số vấn đề thuộc về lệ tục buôn làng, song hai bên vẫn hỗ trợ nhau khá hiệu quả. Tuy vậy, đây là vấn đề cũng gây nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế vùng. Một trong những đặc trƣng lớn nhất của văn hóa của các bộ tộc Nam Lào là theo tín ngƣỡng Vạn vật hữu linh. Đồng bào luôn quan niệm mọi vật xung quanh cuộc sống của con ngƣời đều có tâm linh, có thể thấy mọi sinh hoạt văn hóa từ hình thái cƣ trú cho SVTH: Phan Thị Hải Yến 18 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng đến lễ hội dân gian, phong tục tập quán (cƣới xin, ma chay, sinh đẻ, trang phục…) đều có tín ngƣỡng truyền thống. Ở các tỉnh Nam Lào, ngƣời dân đều theo đa thần giáo và thờ cúng tổ tiên. Về hệ thống thờ cúng tổ tiên có ma nhà, ma Salaquan (ma nhà Rông), …về hệ thống các ma theo đa thần thì khá đa dạng và có rất nhiều tục lệ phức tạp, để bảo vệ đất đai, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc. Bên cạnh việc theo đa thần thì ngƣời Nam Lào cũng theo Phật, họ thƣờng đến Chùa là nơi cầu an, chữa bệnh, còn là nhà trƣờng dạy chữ, dạy kiến thức, dạy nghề…Cho nên, Phật giáo để lại nhiều dấu ấn trong đời sống văn hóa của các cƣ dân các bộ tộc Lào, tạo nên một nét truyền thống đặc biệt mà chỉ có trong văn hóa Lào mới có. Điều này cũng cho thấy một số hạn chế: Các tộc ngƣời bản địa sống rải rác trong các rừng sâu với canh tác nƣơng rẫy, tự cung tự cấp, nên đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn. Trình độ văn hóa còn thấp, nhân lực phần lớn không đƣợc đào tạo, bên cạnh những văn hóa truyền thống cần đƣợc lƣu giữ, bảo tồn thì còn nhiều tín ngƣỡng, phong tục lạc hậu là những trở ngại không nhỏ cho quá trình phát triển của vùng. Sống trung thực, thật thà, không tham lam là một tập quán hết sức tốt đẹp của ngƣời Lào vốn có từ xƣa đến nay vẫn đƣợc kế tục và phát huy. Tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tình làng nghĩa xóm, tình anh em và yêu chuộng cuộc sống hiền hòa, êm ái là một trong những bản sắc của dân tộc Lào. Ngày nay, cùng với những đức tính đó, cộng thêm sự thay đổi chung của thế giới, ngƣời dân Nam Lào cũng nhƣ đất nƣớc Lào đang ngày một phấn đấu xây dựng nền kinh tế trong một thời kì mới. Từ thực tế trên cho thấy, hợp tác giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào là hết sức cần thiết. Nó không chỉ đảm bảo đời sống và cải thiện đời sống cho ngƣời dân của hai bên, nhất là vùng Nam Lào, nơi mà có nhiều dân tộc thiểu số, mà còn tạo điều kiện để thực hiện chủ trƣơng, chính sách của chính phủ, Nhà nƣớc mỗi bên về vấn đề tôn giáo, văn hóa, kinh tế… Đồng thời, phát triển mối quan hệ này không chỉ đáp ứng về nhu cầu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho ngƣời dân mà còn tạo điều kiện để ổn định chính trị, an ninh, bảo vệ an ninh biên giới và khu vực. SVTH: Phan Thị Hải Yến 19 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 1. 2. Cơ hội và tiềm năng phát triển của mối quan hệ hợp tác Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào 1. 2. 1. Cơ hội Cơ hội phát triển trong điều kiện chung Thứ nhất, Việt Nam và Lào là thành viên của Hiệp Hội các nƣớc Đông Nam Á. Việc Việt Nam và Lào tham gia vào ASEAN đánh dấu bƣớc tiến quan trọng của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, hỗ trợ quan hệ song phƣơng giữa hai nƣớc Việt nam - Lào và các thành viên trong ASEAN. Đây cũng thể hiện đƣờng lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phƣơng hóa quan hệ quốc tế của hai Đảng và Nhà nƣớc trong giai đoạn mới. Mối quan hệ này còn đóng góp không nhỏ cho sự lớn mạnh và cũng cố vị trí ngày một nâng cao của các nƣớc Đông Nam Á, tặng sự xúc tiến, hội nhập và tạo ra kênh đầu tƣ, thƣơng mại, coi đây là một trong những mắc xích trong việc thúc đẩy kinh tế giữa quốc gia này với quốc gia khác, làm cho sự kết dính bền chặt hơn, cố kết hơn và tạo ra sự cân bằng giữa các quốc gia. Tạo tiền đề cho sự bền chặt giữa các quốc gia trong khu vực, tạo sự thông lƣu thông hàng hóa và thúc đẩy kinh tế tăng trƣởng trong nội khối. Thứ hai, sự hợp tác Việt Nam – Lào lại càng có ý nghĩa quan trọng vì hai nƣớc vốn có truyền thống đặc biệt, hơn 70 năm qua hai nƣớc luôn kề vai sát cách chiến đấu, hy sinh và giúp đỡ lẫn nhau vì sự nghiệp độc lập dân tộc của cả hai nƣớc và cùng mục tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sự hợp tác giữa hai nƣớc không những không mâu thuẫn mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi nƣớc mở rộng và phát triển quan hệ quốc tế, bổ sung và giúp đỡ lẫn nhau. Hiểu đƣơc điều này, lãnh đạo hai nƣớc luôn cố gắng giúp đỡ lẫn nhau và tạo điều kiện hết sức để cùng nhau phát triển. Thành phố Đà Nẵng dƣới sự chỉ đạo của Trung ƣơng cũng nhƣ tinh thần đoàn kết với các tỉnh bạn đã phát huy tình sâu nghĩa nặng bằng những hành động thiết thực và ghi lại dấu ấn khó phai với các tỉnh của nƣớc bạn Lào. Thứ ba, sự phát triển kinh tế vùng nhƣ sự hình thành khu vực các nƣớc tiểu vùng sông Mê Công đã giúp các nƣớc tham gia nhận thức sâu sắc rằng phải liên kết, phối hợp, hợp tác với nhau thì mới có thể khai thác đƣợc tiềm năng to lớn của khu vực và phát triển SVTH: Phan Thị Hải Yến 20 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng bền vững. Nhận thức đƣợc vấn đề này, Đà Nẵng cũng đã tận dụng tối đa hóa các lợi thế để tăng cƣờng hợp tác với các tỉnh Nam Lào vừa hiện thực hóa và đóng góp sự thành công của sự hợp tác phát triển tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, vừa tạo đà cho sự phát triển của Tam giác phát triển và vừa tăng thêm mối quan hệ vốn đã tốt đẹp và nhiều thành tựu từ trong quá khứ đến hiện tại của thành phố Đà Nẵng với các tỉnh Nam Lào. Hay nhƣ phát triển hành Lang kinh tế Đông – Tây là một trong những dự án hợp tác phát triển trụ cột trong Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) đã đi vào hoạt động kể từ khi cầu Hữu nghị II bắc qua sông Mê Công khánh thành vào tháng 12/2006. Khi Hàng lang Kinh tế Đông- Tây đi vào hoạt động thì cũng có nhiều bƣớc chuyển biến quan trọng nhƣ đơn giản hóa thủ tục hải quan, triển khai hiệp định tạo thuận lợi cho vận chuyển ngƣời và hàng hóa qua lại biên giới các nƣớc Tiểu Vùng Mê Công mở rộng. Chính EWEC bƣớc đầu đã góp phần mạnh mẽ sự hợp tác kinh tế giữa các địa phƣơng bốn nƣớc dọc theo EWEC (nhất là Việt Nam, Lào, Thái Lan), tạo thuận lợi cho giao lƣu thƣơng mại, đầu tƣ và phát triển kinh tế, giảm chi phí vận tải tại các địa phƣơng này. Đây là cơ hội tốt để Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào tận dụng đƣợc cơ sở hạ tầng, các thủ tục hải quan, kích thích sự trao đổi hàng hóa. Thứ tƣ, xu thế hợp tác là xu thế tất yếu của thế giới hiện nay. Trong bối cảnh đó, xuất hiện ngày càng nhiều loại hình hợp tác ở quy mô và mức độ liên kết khác nhau, thì sự hợp tác mang tính địa phƣơng cũng góp phần làm cho bức tranh của thế giới và khu vực trở nên sinh động hơn, cũng là một yếu tố đan xen thúc đẩy sự phát triển và là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tổng hòa mối quan hệ chung của hai quốc gia. Và mối quan hệ giữa Thành phố Đà nẵng và các tỉnh Nam Lào là một trong những yếu tố quan trọng đó. Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào cũng đã có những quan hệ hợp tác sâu sắc từ trong quá khứ, cả hai bên luôn tôn trọng và ý thức đƣợc tiềm năng của cả hai bên đều có thể gây dựng, phát triển một mối quan hệ tốt đẹp cả về văn hóa, giáo dục, kinh tế, chính trị. Nhân dân các tỉnh Nam Lào luôn coi trọng tình cảm yêu quý của ngƣời anh em xứ Quảng NamĐà Nẵng. Lợi thế vùng Nam Lào về nông- lâm nghiệp, chƣa có dịp để phát huy đƣợc lợi thế của mình, thì đây cũng là lúc, Đà Nẵng, với một trung tâm kinh tế đầu tàu của miền SVTH: Phan Thị Hải Yến 21 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Trung và của cả nƣớc có thể gánh vác, ra sức giúp đỡ và phát huy vai trò của một thành phố năng động và đang phát triển từng ngày. Mối quan hệ này vừa là động lực cho bản thân thành phố Đà Nẵng, và các tỉnh Nam Lào, đồng thời nó cũng là điều kiện để thúc đẩy tình hữu nghị anh em của các tỉnh miền Trung nƣớc ta với các tỉnh Nam Lào có cùng chung biên giới, chung dãy trƣờng Sơn, chung dòng nƣớc Mê Công, vừa là nhân tố thắng lợi trong mối quan hệ giữa hai nƣớc Việt Nam - Lào. Từ những cơ sở trên, Đảng ủy và nhân dân thành phố Đà Nẵng trong nhiều năm qua đã và đang không ngừng nỗ lực gây dựng, mở rộng và phát triển với các tỉnh Nam Lào nƣớc bạn. Mối quan hệ giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào đã chú trọng đến nhiều hình thức khác nhau, chú trọng thực hiện phát triển bền vững nhằm tăng việc làm, tăng thu nhập và giảm đói nghèo cho nhân dân các tỉnh bạn. Thành phố Đà Nẵng cũng nhƣ các tỉnh Nam Lào đã có nhiều giải pháp khác nhau để thực hiện mục tiêu tổng thể, trong đó nhấn mạnh đến các dự án mang tính phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả khai thác, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, hợp tác phát triển nguồn nhân lực. Theo đó, thành tích của việc hợp tác trên có nhiều thành tựu đáng ghi nhận, song hoạt động trao đổi hàng hóa, hợp tác phát triển du lịch và đầu tƣ cũng nhƣ hợp tác giáo dục đang ở mức tiềm năng. Tuy nhiên, việc ký kết những bản ghi nhớ và sự đầu tƣ, giúp đỡ qua lại trong những năm qua là những thành tựu đáng ghi nhận và chứng minh đƣợc những hƣớng đi đúng đắn của cả hai bên giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào. Cơ hội phát triển giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào nhìn từ góc độ địa phương Không phải cho đến tận bây giờ mối quan hệ giữa Thành phố Đà Nẵng với các tỉnh Nam Lào mới đƣợc củng cố mà trong suốt chiều dài lịch sử, những cuộc kháng chiến trƣờng kì và gian khổ, quan hệ giữa hai bên đã đƣợc hình thành và phát triển. Trong những dấu ấn lịch sử để lại thì Thành phố Đà Nẵng cũng đã có những bƣớc tiến quan trọng trong việc hợp tác với các tỉnh thành Nam Lào, để đến hôm nay, thành quả cho mối quan hệ Đà Nẵng với các tỉnh Nam Lào trở nên thân thiết, gắn bó hơn bao giờ hết. Thấy đƣợc vai trò quan trọng của hoạt động đối ngoại để nhanh chóng khôi phục và phát triển SVTH: Phan Thị Hải Yến 22 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng kinh tế, phát triển văn hóa, khoa học kĩ thuật, xây dựng cở sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta cũng nhƣ kề vai sát cánh với các nƣớc xã hội anh em nhƣ CHDCND Lào vì hòa bình, phát triển, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội thì ngay từ những năm 1978 Thành phố Đà Nẵng (khi đó Quảng Nam - Đà Nẵng) đã có nhiều hoạt động thể hiện tinh thần láng giềng hữu nghị, cùng nhau phát triển đã có những hoạt động cụ thể trong công tác đối ngoại của mình. Thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà Nƣớc, từ năm 1975 đến năm 1986 tỉnh đã có quan hệ kết nghĩa với các tỉnh thuộc các nƣớc láng giềng nhƣ Salavan, SeKong… Nổi bật trong những hoạt động đối ngoại với các tỉnh trên là việc tỉnh cử các đoàn đại biểu, các chuyên gia, cán bộ kĩ thuật… sang thăm và làm việc nhằm giúp đỡ công cuộc xây dựng và phát triển ở các tỉnh bạn. Tỉnh Salavan, từ tháng 12-1978 đến 4-1981, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đã cử 03 đoàn địa biểu sang thăm và tìm hiểu tình hình, trao đổi kinh nghiệm, bàn phƣơng hƣớng giúp đỡ cho tỉnh Salavan và hợp tác hai tỉnh, đã giúp tỉnh bạn vận chuyển hàng hóa, thực phẩm giải quyết khó khăn cho nhân dân các dân tộc miền núi trƣớc mùa mƣa năm 1979, tặng cán bộ, bộ đội tỉnh bạn 10 tấn gạo, chuyển đến tận biên giới 05 tấn muối, 07 tấn gạo giúp các dân tộc huyện Đắc Chƣng và Cơ Lum của Salavan. Đồng thời tiến hành khảo sát, quy hoạch xây dựng thị trấn Đắc Chƣng và thị xã Salavan và các công trình xây dựng khác nhƣ bệnh viện, trƣờng cấp III…trao đổi mậu dịch ngoại thƣơng trong 4 năm hai tỉnh đã thực hiện đƣợc 4 chuyến giao nhận hàng hóa, trị giá 100.000 đồng Việt Nam. Tổng kinh phí mà tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đã viện trợ và giúp đỡ tỉnh bạn trong bốn năm là 1.620.693.88 đồng Việt Nam. Đến năm 1985, hầu hết các công trình xây dựng đƣợc tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng giúp đỡ xây dựng đã đƣợc khánh thành và đƣa vào sử dụng có hiệu quả, trao đổi ngoại thƣơng tiêp tục phát triển, trong năm 1985 trao đổi hàng hóa có giá trị 5.603.290 đồng Việt Nam [53; Tr. 6]. Đối với tỉnh SeKong, trên cơ sở các cuộc hội đàm giữa hai bên, năm 1984 tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng đã cử đoàn cán bộ sáng giúp đỡ tỉnh bạn khảo sát, lập quy hoạch tỉnh lỵ, khu dân cƣ, đƣờng giao thông, bệnh viện trong thị xã, khảo sát thiết kế công trình thủy lợi Suối Vi, rừng tiểu khu Xê Noi, khảo sát, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật tuyến đƣờng Giằng- Đắc Chƣng- Phia Mậy dài 214km với tổng kinh phí ƣớc khoảng 150.000.000 đồng tiền Lào. Ngoài ra, tỉnh Quảng Nam-Đà SVTH: Phan Thị Hải Yến 23 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Nẵng còn viện trợ dụng cụ, thiết bị y tế trị giá 28.871.30 đồng, trao đổi ngoại thƣơng đến tháng 6 – 1985 với tổng giá trị trao đổi hàng hóa giữa hai tỉnh đạt 85.841.300 USD, trong đó tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng xuất 44.885.576 USD [53; tr. 4]. Trong nhiều năm kể từ khi Thành phố Đà Nẵng tách khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành Thành phố trực thuộc Trung ƣơng, nhiều đoàn cấp cao của Đảng, Nhà nƣớc Lào đã sang thăm, làm việc tại Đà Nẵng nhƣ đoàn chủ tịch Đảng, Chủ tịch nƣớc CHDCND Lào; Phó Thủ tƣớng Lào, Cựu Chủ tịch Lào Nu hắc Phun-xa-vẳn và phu nhân, Phó Chủ tịch nƣớc CHDCND Lào, Chánh Văn phòng Trung ƣơng Đảng Lào, Phó Cục trƣởng Cục Hành chính Lào, các đoàn cấp cao các tỉnh Savannakhet, Sekong, Salavan… Thành phố Đà Nẵng hằng năm đều cử các đoàn cấp cao sang thăm và làm việc tại các địa phƣơng Lào. Đây là cơ sở để cho mối quan hệ hợp tác đôi bên ngày càng phát triển sâu rộng và bền vững. Tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII thành phố Đà Nẵng 2/2001 cũng đã chỉ ra rằng khu vực miền Trung trong đó có Đà Nẵng trong những năm đến cũng có những cơ hội thuận lợi riêng phải ra sức năm bắt. Đó là sự quan tâm giúp đỡ và hỗ trợ ngày càng lớn của Đảng và Nhà nƣớc về đầu tƣ và cơ chế chính sách cho phát triển kinh tế, xã hội khu vực; một số dự án lớn đang đƣợc nghiên cứu triển khai hoặc đang triển khai tiến hành nhƣ: Khu công nghiệp Dung Quất, Khu kinh tế mở Chu Lai, hành lang kinh tế Đông - Tây bao gồm hầm đƣờng bộ xuyên đèo Hải Vân, cầu Tuyên Sơn, cảng Tiên Sa, đƣờng Hồ Chí Minh, quốc lộ 1A mở rộng…sẽ phát huy tích cực trong tƣơng lai. Nhằm cụ thể hóa những chủ trƣơng của Đảng và Nhà Nƣớc, đồng thời phát huy thế mạnh của mình, thành phố Đà Nẵng đƣa ra những chƣơng trình hành động của mình nhƣ coi trọng việc xúc tiến các hoạt động đối ngoại, tăng cƣờng quan hệ hợp tác nhiều mặt với các địa phƣơng trong và ngoài nƣớc, trƣớc hết nhằm mở rộng quan hệ kinh tế, hợp tác đầu tƣ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu hàng hóa, lựa chọn các yếu tố thuận lợi để từng bƣớc tham gia đầu tƣ nƣớc ngoài…Chính vì vậy, hoạt động đối ngoại của thành phố Đà Nẵng với các tỉnh Nam Lào đã thể hiện đƣợc sự nỗ lực của thành phố, sự đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng. SVTH: Phan Thị Hải Yến 24 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Còn đối với Lào, cùng với sự đổi mới toàn diện nền kinh tế trong nƣớc, Lào đã rất nỗ lực và kiên trì theo đuổi quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu thông qua việc tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới. Những thay đổi sâu sắc trong chính sách thƣơng mại theo hƣớng mở cửa, từ phát triển thƣơng mại quốc tế, đến việc tự do hóa các hoạt động kiểm soát về đầu tƣ nƣớc ngoài là những đặc điểm chủ yếu của quá trình đổi mới kinh tế của Lào. Đại hội Đảng VIII của nƣớc CHDCND Lào (3/2006) nêu rõ: Tiếp tục thực hiện đƣờng lối đối ngoại hoà bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác; đa phƣơng hoá, đa dạng hoá quan hệ; thực hiện chủ trƣơng CNDCND Lào sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nƣớc nhằm bảo đảm lợi ích chung và lợi ích riêng của mỗi bên; nhấn mạnh tiếp tục củng cố, tăng cƣờng quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với các nƣớc XHCN, trong đó tiếp tục tăng cƣờng tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Việt Nam, hợp tác toàn diện với Trung Quốc và các nƣớc anh em khác, thắt chặt quan hệ hợp tác với các nƣớc láng giềng có chung biên giới, tích cực tham gia hoạt động trong ASEAN trên tinh thần giữ vững các nguyên tắc cơ bản của ASEAN. Chính từ đó, các địa phƣơng Lào cũng theo đuổi chính sách nhất quán hợp tác toàn diện với các tỉnh, thành phố của Việt Nam trong đó có Thành phố Đà Nẵng. Hành lang kinh tế Đông – Tây (East West Economic Corridor – EWEC) có tổng chiều dài 1.450 km đi qua 19 tỉnh, thành phố của lãnh thổ 4 nƣớc trong khu vực Đông Nam Á (Myanma – Thái Lan – Lào và Việt Nam). Ở Việt Nam, EWEC bắt đầu từ cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị chạy dọc theo đƣờng 9, kết nối với Quốc lộ 1A ở Đông Hà, vào Thừa Thiên Huế, qua đƣờng hầm đèo Hải Vân đến cảng biển Đà Nẵng. Đây là cơ hội cho cả thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào tiếp cận tốt hơn các nguồn tài nguyên khoáng sản, hải sản và năng lƣợng phục vụ cho các ngành sản xuất và chế biến; phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa cho các thành phố, thị trấn nhỏ dọc hành lang, phát triển thƣơng mại xuyên biên giới, thu hút đầu tƣ tại chỗ, khu vực và thế giới; phát triển các hoạt động kinh tế mới. Qua đó, hình thành các khu vực kinh tế xuyên quốc gia; tạo điều kiện cho luồng hàng hoá của các nƣớc tiểu vùng sông Mê Kông thâm nhập vào các thị trƣờng đầy tiềm năng của các nƣớc thuộc khu vực Nam SVTH: Phan Thị Hải Yến 25 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Á và Tây Á. Cùng với đó, Nam Lào sẽ nông thôn hóa, tăng trƣởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân, tăng thu nhập và từng bƣớc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, có đƣợc lợi thế về đất đai giàu tài nguyên, tận dụng đƣợc khoa học kĩ thuật cũng nhƣ nguồn nhận lực sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng. Đồng thời sẽ học hỏi đƣợc những kinh nghiệm của một thành phố đáng sống của Việt Nam. Với thành phố Đà Nẵng, thì đây là cơ hội để tạo đà cho sự phát triển hơn nữa, khai thác những tiềm năng sẵn có của nƣớc bạn, chế biến, xuất khẩu, đảm bảo tính ổn định và vị thế của mình trong khu vực miền Trung – Tây nguyên, giải quyết việc làm cho nhân dân đồng thời xây dựng một thành phố hòa bình, hữu nghị và là một thành phố công nghiệp trong tƣơng lai. 1. 2. 2. Tiềm năng Thành phố Đà Nẵng từ một cảng nhỏ cách đây 5 thế kỷ. Hiện nay, Đà Nẵng đã vƣơn lên trở thành đô thị trung tâm của khu vực, đóng vai trò động lực trong việc phát triển kinh tế, xã hội của miền Trung và Tây Nguyên. So với nhiều tỉnh và dọc duyên hải miền Trung, Đà Nẵng là đƣợc thiên phú cho nhiều thuận lợi. Đó là hệ thống giao thông thuận lợi với sân bay, cảng biển lớn, đƣờng sắt, đƣờng bộ, lại nằm ở vị trí thuận lợi nên đã trở thành đầu mối giao thông quan trọng của khu vực Miền Trung, có nhiều cơ quan Trung ƣơng đóng trên địa bàn, có vị trí quân sự chiến lƣợc quan trọng, có nhiều danh lam thắng cảnh và bãi biển tuyệt đẹp thuận tiện cho du lịch, lợi thế về giao lƣu rất quan trọng là điều kiện phát triển thƣơng mại, tài chính có ý nghĩa vùng. Bên cạnh đó, thành phố còn có một số trƣờng đại học, phân viện nghiên cứu với đội ngũ cán bộ khoa học khá, trình độ dân trí cao, có điều kiện trở thành trung tâm đào tạo khoa học kỹ thuật cho vùng và cả nƣớc. Nhân dân Đà Nẵng giàu truyền thống cách mạng, cần cù sáng tạo; ngƣời dân Đà Nẵng ở các trung tâm lớn của cả nƣớc và ở nƣớc ngoài tƣơng đối nhiều… Cùng với sự nỗ lực của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng đã biết phát huy những lợi thế để vƣợt qua những khó khăn, thử thách, từng bƣớc bắt tay vào công cuộc đổi mới, hội nhập khu vực và thế giới. Sau khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng thì Thành phố Đà Nẵng đã đặc biệt chú trọng tới hoạt động đối ngoại, phát triển dựa trên ba SVTH: Phan Thị Hải Yến 26 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng trụ cột: Ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa. Thành phố Đà Nẵng đã rất chú trọng công tác đối ngoại với các quốc gia trong khu vực và thế giới, đặc biệt là các tỉnh của các nƣớc láng giềng, cụ thể hóa đƣờng lối đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc. Thành phố Đà Nẵng xác định là có “mối quan hệ nhiều mặt”. Đối với các tỉnh Nam Lào, về mặt tăng trƣởng chƣa thể sánh ngang với thành phố Đà Nẵng, Nhƣng vị trí của Nam Lào cũng quan trọng trong việc phát triển kinh tế, thiên nhiên ƣu đãi và ban tặng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, con ngƣời cũng thật thà chất phác và chịu khó. Đây là yếu tố căn bản để hai bên có thể phát huy hơn nữa mối quan hệ một cách bền chặt và sâu rộng hơn nữa. Khai thác tốt tiềm năng hai bên sẵn có, thì sự tƣơng trợ, hỗ trợ nhau sẽ phát huy đƣợc lợi thế cũng nhƣ vai trò của các bên đối với mỗi bên. Đây chính là điều kiện tiên quyết để thực hiện nhiệm vụ phát triển của mỗi bên và tăng thêm sự gắn kết của mối tình keo sơn và bền chặt của hai nƣớc. Có đƣợc vị trí địa lý quan trọng, cùng với sự đa dạng, phong phú của nguồn tài nguyên, Đà Nẵng và Nam Lào không chỉ lôi kéo sự đầu tƣ của hai quốc gia mà còn là thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, mở rộng giao lƣu kinh tế và là cầu nối với các tỉnh Tây Nguyên, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, mà còn giao lƣu kinh tế với các tỉnh phía Trung và Bắc Lào. Khu vực Đà Nẵng, Nam Lào cũng là điểm nhấn du lịch quan trọng hƣớng theo chiều ngang qua biên giới hai tỉnh, tạo sự đa dạng trong ngành du lịch, cho phép phát triển kinh tế tổng hợp, trong đó có các ngành và sản phẩm mũi nhọn. Nhân dân hai bên có truyền thống cách mạng, hiếu học, năng động nhạy bén với cái mới. Nguồn lao động dồi dào, một bộ phận có trình độ tay nghề cao, bƣớc đầu tiếp cận đƣợc với kinh tế thị trƣờng, là nòng cốt để tiếp cận khoa học-công nghệ và quản lý theo đƣờng lối đổi mới, vừa tự phát triển kinh tế mỗi bên, vừa kích thích tăng trƣởng cho toàn vùng. SVTH: Phan Thị Hải Yến 27 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Tiểu kết chƣơng 1 So với nhiều tỉnh, thành dọc duyên hải miền Trung, thành phố Đà Nẵng là thành phố đƣợc nhiều thiên phú cho nhiều thuận lợi. Các tỉnh Nam Lào cũng có vị thế địa chiến lƣợc quan trọng. Tuy không có chung đƣờng biên giới, nhƣng dƣờng nhƣ mọi rào cản không ngăn nổi tình đoàn kết hữu nghị thắm thiết giữa đôi bên. Thêm vào đó, bƣớc vào thế kỷ XXI, khi mà xu thế liên kết và hội nhập là một xu thế tất yếu thì sự hợp tác đan xen giữa các quốc gia với nhau là điều hết sức cần thiết. Hợp tác giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào là một mối quan hệ theo chiều ngang giữa hai quốc gia liền kề. Mối quan hệ này đã biết tận dụng và phát huy những lợi thế của mình để vƣợt qua khó khăn, thử thách, nhanh chóng xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập với kinh tế thế giới. Đặc biệt, từ năm 2009, thành phố Đà Nẵng đã hợp tác với các tỉnh Nam Lào trên nhiều lĩnh vực, ngày càng đi vào chiều sâu và gặt hái nhiều thành quả đáng ghi nhận nhất là trên lĩnh vực kinh tế và giáo dục. SVTH: Phan Thị Hải Yến 28 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Chƣơng 2: TÌNH HÌNH HỢP TÁC KINH TẾ VÀ GIÁO DỤC GIỮA TP. ĐÀ NẴNG VÀ CÁC TỈNH NAM LÀO (2009-2013) 2. 1. Thực trạng phát triển của quan hệ hợp tác giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào Ban Quản lý dự án Nam Lào đƣợc thành lập cuối năm 2008 đầu năm 2009 đƣợc xem là một bƣớc tiến quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác và phát triển giữa thành phố Đà Nẵng với các tỉnh Nam Lào. Đây đƣợc coi là một sự khác biệt, là duy nhất so với các tỉnh, thành Việt Nam mà thành phố Đà Nẵng đã và đang làm đƣợc cho các tỉnh bạn. Đây cũng đƣợc xem là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển đi lên giữa hai bên. Kể từ khi thành lập đến nay, mọi hoạt động của các lĩnh vực giữa hai bên đã có những chuyển biến cơ bản: Tăng trƣởng kinh tế vững chắc, thu nhập đầu ngƣời tăng, cơ cấu đƣợc chuyển đổi theo hƣớng đa dạng hóa hơn nữa với việc phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, hỗ trợ đầu tƣ cũng đƣợc gia tăng…Cùng với những thay đổi trong cơ cấu kinh tế, các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa đều đƣợc nâng lên đáng kể… Từ năm 2001 đến 2013, Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào đã kí kết 29 bản ghi nhớ và thỏa thuận về việc hỗ trợ và giúp đỡ trên nhiều lĩnh vực: Hỗ trợ nông nghiệp, giáo dục, y tế, thể thao…với số vốn hỗ trợ 104 tỷ đồng đƣợc chia thành nhiều giai đoạn. Hầu hết các biên bản ghi nhớ đã đƣợc triển khai đúng kế hoạch và dự toán. Sự hỗ trợ không nhỏ này đã giúp các tỉnh Nam Lào trông lên thấy rõ nhất là về kinh tế và giáo dục. Cùng với đó, tiến trình các hoạt động triển khai cũng đƣợc nâng lên đáng kể và ngày càng có nhiều bản ghi nhớ hơn và có giá trị hơn một phần nhờ vào sự chuyển biến kinh tế của thành phố. Vậy để hiểu thành tựu mà hai bên đạt đƣợc, chúng ta sẽ tìm hiểu sự thay đổi về kinh tế, xã hội của hai bên trong quá trình xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào. 2. 1. 1. Kinh tế Trong những năm qua, kinh tế thành phố Đà Nẵng đã đạt đƣợc những bƣớc tiến đáng kể. Tổng sản phẩm trong nƣớc(GDP) trên địa bàn thành phố năm 2013 là 38,160 tỷ đồng. Trong ba năm liền từ 2008 - 2010, Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh SVTH: Phan Thị Hải Yến 29 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng (PCI) đứng đầu cả nƣớc. Tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) luôn ở mức cao. Đóng góp cho mức tăng trƣởng cao chủ yếu là ngành công nghiệp- xây dựng và thƣơng mại dịch vụ trong khi ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp và thủy sản còn khá thấp. Tốc độ tăng GDP của thành phố cao hơn tỉ lệ tăng trung bình của cả nƣớc. Bảng 2. 1: Tốc độ tăng trưởng GDP và cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng 2011-2013 (Đơn vị :%) Năm Cơ cấu kinh tế Tốc độ tăng trƣởng GDP Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 2011 13 3, 2 40, 2 56, 6 2012 8, 1 3, 0 37, 5 59, 5 2013 9, 1 2, 7 34, 7 62, 6 (Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tƣ thành phố Đà Nẵng, một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội của thành phố Đà Nẵng từ 1997 đến 2013) Theo thống kê trên cho thấy , tăng trƣởng GDP của thành phố vẫn duy tŕ tốc độ tăng ở mức ổn định. Điều này cho thấy sự phát triển năng động và bền vững của thành phố trẻ. Không chỉ đạt tốc độ tăng trƣởng cao mà cơ cấu kinh tế có chuyển dịch đáng kể theo hƣớng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, lấy công nghiệp làm đòn bẩy phát triển. Tốc độ GDP bình quân tăng cao hơn mức bình quân chung của cả nƣớc, giá trị sản xuất các mặt hàng công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản phát triển toàn diện … kim ngạch xuất khẩu tăng, các ngành du lịch thƣơng mại, dịch vụ chuyển biến tích cực. Đối với các tỉnh Nam Lào, tăng trƣởng kinh tế của bốn tỉnh Nam Lào chủ yếu dựa trên sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, do cơ sở kinh tế và nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế nên các tỉnh của khu vực Nam Lào vẫn chƣa phát huy đƣợc lợi thế của mình. SVTH: Phan Thị Hải Yến 30 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Bảng 2. 2: Tốc độ tăng trưởng GDP và cơ cấu kinh tế bốn tỉnh Nam Lào 2010-2013 (Đơn vị :%) Tỉnh Cơ cấu kinh tế Tốc độ tăng trƣởng GDP Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Attapu 8, 6% 45 29 27 Salavan 9, 2% 50, 44 22, 15 27, 41 Sê Kong 9, 5% 40, 5 20, 2 39, 3 Champasak 10% 36, 4 32, 2 31, 4 (nguồn: Ban Quản lý dự án Nam Lào, văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng) Có thể thấy, cơ cấu kinh tế của các tỉnh Nam Lào còn hết sức lạc hậu, đời sống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn khi nông, lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao ở các tỉnh. Các tỉnh Nam Lào vẫn chủ yếu canh tác nông nghiệp theo hình thức kinh tế hộ gia đình, chƣa thực sự sản xuất hàng hóa theo hình thức tập trung. Điều kiện canh tác lạc hậu cùng với lối sống du canh du cƣ vẫn còn tồn tại. Trong khi đó, công nghiệp chỉ ở mức là những xƣởng chế biến nhỏ, lẻ, một nền sản xuất còn mang tính tự nhiên, sản xuất hàng hóa chƣa phát triển. Do có lợi thế nhất định về vị trí địa lý, các tỉnh Nam Lào có đƣợc lợi thế to lớn trong việc khai thác tài nguyên rừng và khoáng sản, phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi và xây dựng nền nông- lâm- khoáng sản. Nhƣ vậy, có thể thấy, có sự khác biệt căn bản giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào về tiềm năng cũng nhƣ cơ hội phát triển. Điều này cho thấy đƣợc xu hƣớng hợp tác giữa hai bên chủ yếu là hỗ trợ về nông nghiệp để khai thác tốt tiềm năng, đồng thời kết hợp đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao kĩ thuật cho cán bộ vùng. Sự hợp tác này khá chênh lệch. Tuy nhiên, qua những năm hợp tác thì tốc độ tăng trƣởng cũng nhƣ chuyển đổi cơ cấu kinh tế có nhiều chiều hƣớng tích cực giữa hai bên. SVTH: Phan Thị Hải Yến 31 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Về cơ sở hạ tầng: Trong những năm gần đây, Đà Nẵng đã tích cực đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trƣờng, nâng cao an sinh xã hội và đƣợc coi là "thành phố đáng sống" của Việt Nam. Cảng Tiên Sa là cảng thƣơng mại lớn thứ ba của Việt Nam sau cảng Sài Gòn và cảng Hải phòng. Năng lực bốc dỡ hàng hóa 4 triệu/năm, có thể tiếp nhận các loại tàu hàng có trọng tải 45.000DWT và các tàu chuyên dùng khác nhƣ Container, tàu khách, tàu hàng siêu trƣờng siêu trọng. Từ cảng Tiên Sa hiện có các tuyến tàu biển quốc tế đi Hồng Kong, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. Nơi đây cũng đã chào đón các tàu quân sự của Mỹ, Nga hay các tàu du lịch thƣợng hạng cập bến. Với một vị trí đặc biệt thuận lợi về giao thông đƣờng biển, Đà Nẵng là thƣơng cảng lớn nhất miền Trung Việt Nam. Cảng Tiên Sa có độ sâu trung bình từ 15 – 20 m, có khả năng tiếp nhận các tàu lớn có trọng tải đến 28.000 tấn. Đến tháng 12 năm 2012, cảng đã đạt 4.092.373 tấn, tăng 15,14% so với cùng kỳ năm 2011. Trong tƣơng lai, khi cảng Liên Chiểu với công suất 20 triệu tấn/năm đƣợc xây dựng xong thì hệ thống cảng Đà Nẵng đƣợc nối liền với cảng Kỳ Hà, cảng Dung Quất ở phía Nam sẽ trở thành một cụm cảng liên hoàn lớn nhất Việt Nam, giữ vị trí quan trọng trên tuyến hàng hải Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Sân bay Đà Nẵng đƣợc tổ chức hàng không quốc tế xác định là điểm trung chuyển của đƣờng bay Đông- Tây. Công suất phục vụ 6 triệu lƣợt khách/năm. [70] Tổng Công ty hàng không Cảng hàng không miền Trung đã có kế hoạch nghiên cứu mở rộng nhà ga để đạt mức 10 triệu hành khách mỗi năm vào năm 2020. Hệ thống giao thông không những đƣợc mở rộng, với nhiều công trình lớn trên địa bàn thành phố nhƣ đƣờng Nguyễn Tất thành, đƣờng Ngô Quyền, Đƣờng Hoàng Sa, đƣờng Võ nguyên Giáp, cầu sông Hàn, cầu Tuyên Sơn, cầu Thuận Phƣớc, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý… Hệ thống giao thông kết nối các tỉnh, thành bên ngoài có hầm đƣờng bọ hải Vân, quốc lộ 14B, quốc lộ 1A và sắp tới là đƣờng cao tốc Đà Nẵng- Quãng Ngãi tạo điều kiện thuận lợi về giao thông và phát triển du lịch làm thay đổi cơ bản diện mạo của một đô thị loại sầm uất nhất miền trung Việt Nam. Hệ thống bƣu chính viễn thông của thành phố Đà Nẵng là một trong ba trung tâm lớn vủa Việt Nam, là một trong ba điểm kết nối cuối cùng quan trọng nhất của mạng tủng kế đƣờng trục quốc gia và điểm kết nối trực tiếp với SVTH: Phan Thị Hải Yến 32 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Trạm cáp quang biển quốc tế SEA-ME-WE 3 với tổng dung lƣợng 10Gbps kết nối Việt nam với gần 40 nƣớc ở châu Á và châu Âu. Mạng lƣới viên thông trên địa bàn này gồm 2 tổng đài chính và 12 tổng đài vệ tinh với dung lƣợng hơn 40.000 số. Hệ thống kết nối mạng không dây đƣợc triển khai vào tháng 6 năm 2013 với 250 điểm kết nối và ngƣời dân có thể sử dụng nhiều dịch vụ tiện ích thông qua hệ thống này. Về vấn đề giao thông ở Nam Lào còn nhiều thiếu thốn và lạc hậu, đi lại còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài đƣờng quốc lộ chạy qua bốn tỉnh và đƣờng lên huyện, thì hệ thống giao thông nông thôn chủ yếu là đƣờng mòn. Khoảng 20-25% số bản chƣa có đƣờng giao thông từ huyên xuống. Hiện nay, một số tuyến đƣờng Nam Lào nói với các tỉnh Miền Trung và Tây nguyên Việt Nam đƣợc xây dựng nhƣ đƣờng 18B, 1J, 16B…Hệ thống đƣờng xá đang đƣợc hoàn thiện dần. Về các công trình thủy lợi tuy đƣợc xây dựng từ lâu và nhiều công trình tuy nhiên do lâu năm nên phần lớn không có khả năng cung cấp nƣớc tƣới từ các đập, hệ thống tƣới tiêu chƣa đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp. [49;tr.228] Tỉnh Attapu có 12 đập thủy lợi, trong đó có các công trình chính nhƣ đạp thủy lợi Sepien, Nậm Pa, Nậm Kong…Tỉnh Saravan có 123 đập thủy lợi vừa và nhỏ xây dựng trên sông Sedone. Về hệ thống điện ở các tỉnh Nam Lào thì chƣa đƣợc cải thiện đáng kể, số ngƣời dân đƣợc sử dụng thấp, do nguồn sản xuất điện còn hạn chế, quy mô chƣa lớn. Nhiều vùng nông thôn miền núi hầu nhƣ chƣa có điện. Với Attapu: Đƣờng 18A nối với đƣờng quốc lộ 13 và đƣờng 16 đi SeKong. Phần biên giới gắn với Vƣơng quốc Campuchia phía tỉnh Rattanakiri còn chƣa có đƣờng giao thông và cửa khẩu. Phía huyện Xanamxay giáp với huyện Senpang tỉnh Stung Treng đã có cửa khẩu phụ qua đƣờng giao thông thuỷ dọc theo sông Sekong, tạo điều kiện giao thông đi lại cho nhân dân dọc theo biên giới hai nƣớc. Đƣờng 1J (huyện Phu Vong tới biên giới Lào - Campuchia) đoạn đƣờng này có cả cầu, đoàn chuyên gia Nhật Bản đã khảo sát 2 lần, ngân sách xây dựng dự kiến xin Chính phủ Nhật Bản. Tuyến đƣờng dọc biên giới (từ U6 tới Vangtat chiều dài 67 Km) đã hoàn thành 45 Km, đoạn từ Km 45 đến Km 67 đang tiếp tục xây dựng. Đƣờng Attapƣ tới huyện Sanxay (96 Km) nằm trong dự án ADB 9 giai đoạn 2 qua vùng trọng SVTH: Phan Thị Hải Yến 33 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng điểm Năm Pa. Giao thông vận tải trong nội tỉnh Attapƣ và với bên ngoài còn nhiều khó khăn về nhiều mặt, thông tin liên lạc cṇ hạn chế chỉ có 420 máy điện thoại sử dụng ở khu vực tỉnh lỵ. Tỉnh Salavan: Tài nguyên nƣớc gồm có 30 con sông suối lớn nhỏ, và khoảng 130 ao, hồ. Đây là tài nguyên quý giá để phát triển sản xuất và phục vụ đời sống. Có sông Mê Kông, Sê Pôn chảy qua, thuỷ điện Sê sết 45 KW để dùng trong tỉnh và bán cho Champasak và Thái Lan. Hiện đang chuẩn bị thuỷ điện Sê sết 2, Sê sết 3. Cửa khẩu La Lay nối với Quảng Trị (Việt Nam) là cửa khẩu quốc tế, với Huế còn là cửa khẩu quốc gia đã mở đi lại nhiều năm… Đối với Thái Lan có cửa khẩu quốc gia, và một cửa khẩu phụ. Nhìn chung, cửa khẩu Đông Tây đi lại thông thƣơng, có đƣờng 13, đƣờng 20 Pắc xế – Saravan. Tỉnh Sekong: Sê Kông là điểm kết nối giao thông với điều kiện khá tốt, đặc biệt là nằm trên hai tuyến hành lang Đông - Tây và Bắc - Nam. Có đƣờng trục chính 16B, 11, 1H, kết nối với tỉnh Attapeu, Salavan, một số tuyến đƣờng dọc theo biên giới Lào - Việt Nam đang đƣợc đầu tƣ xây dựng là điều kiện thúc đẩy trao đổi, giao lƣu với các tỉnh. Tỉnh Sê Kông có lợi thế phát triển thủy điện: Hiện nhà máy thủy điện Sekaman 3 đã hoàn thành; đang xây dựng các nhà máy thủy điện: Sekaman 4, Sekong3, Sekong4, Sekong5. Có cửa khẩu Đắc Tà Oóc. Tuy nhiên hoạt động thƣơng mại, dịch vụ qua cửa khẩu giữa Quảng Nam và Se Kong chƣa phát triển. Tỉnh Champasak nằm tại điểm giao của hành lang Đông - Tây (đường 16) và hành lang Bắc - Nam (đường 13); có sông Mekong chảy qua trung tâm tỉnh. Là một đầu mối giao thông, có sân bay quốc tế tại thị xã tỉnh lỵ (Pakse). 2. 1. 2. Dân số, giáo dục và y tế Năm 2013 toàn thành phố có 527.600 ngƣời trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 51,2% dân số, số ngƣời trong độ tuổi lao động tăng thêm bình quân mỗi năm khoảng 34 nghìn ngƣời. Đội ngũ lao động trong các nền kinh tế đã qua đào tạo của thành phố chiếm 35,9% trong tổng số đội ngũ lao động của thành phố [67]. Nhƣ vậy, với đội ngũ có trình SVTH: Phan Thị Hải Yến 34 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng độ khá cao của thành phố đã phát huy đƣợc vai trò của mình trong sự phát triển chung của cả thành phố. Đà Nẵng là trung tâm giáo dục và đào tạo lớn nhất khu vực miền Trung- Tây nguyên và là trung tâm lớn thứ ba của Việt Nam sau Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Đà Nẵng có 1 Đại học vùng là đại học Đà Nẵng với 06 trƣờng thành viên (04 trƣờng đại học và 02 trƣờng cao đẳng), 04 trƣờng đại học độc lập, 13 trƣờng cao đẳng, 07 trƣờng trung cấp nghề, 17 trung tâm dạy nghề và 33 cơ sở khác có dạy nghề. Trong những năm gần đây, Đại học Đà Nẵng đã hợp tác và ký biên bản ghi nhớ với nhiều trƣờng địa học của các nƣớc: đại học Queensland (Úc), Ryukoku (Nhật), Zealand, HAN (Hà Lan), Grenoble (Pháp), … trong đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học[68]. Về thực trạng lao động và việc làm của các tỉnh Nam Lào thì đây là vấn đề gây đau đầu cho các cấp chính quyền các tỉnh. Nơi đây tập trung chủ yếu bà con dân tộc ít ngƣời, vì nhiều lý do nên lực lƣợng lao động chƣa đƣợc tập hợp và thống kê đầy đủ. Tuy nhiên, xét về mặt bằng chung của 4 tỉnh Nam Lào cho thấy: Cơ cấu lao động tập trung vào lĩnh vực nông , lâm nghiệp chiếm khoảng 80% tổng lực lƣợng lao động, khoảng 10% là lao động trong lĩnh vực công nghiệp, còn lại là lao động trong khu vực thƣơng mại và dịch vụ, chủ yếu dựa trên kinh doanh cá thể, hộ gia đình; lực lƣợng lao động chƣa có trình độ tay nghề cao, chƣa qua đào tạo, chỉ có số ít lực lƣợng trong lĩnh vực giáo dục là có trình độ hơn cả. Tỉnh Attapu: Nhân dân có trình độ thấp về giáo dục, mạng lƣới y tế còn thiếu thốn. Dân cƣ phần lớn còn ở trong tình trạng thiếu thốn. Số hộ nghèo chiếm khoảng 51%. Attapu hiện là một trong số những tỉnh khó khăn nhất của Lào. Trong số 47 huyện nghèo nhất cả nƣớc cần đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ thƣờng xuyên thì có 3 huyện của tỉnh Attapu. Về giáo dục, hiện nay toàn tỉnh có 217 trƣờng phổ thông với khoảng trên 17 nghìn học sinh. Các trƣờng phần lớn ở trong tình trạng xuống cấp, thiếu giáo viên và đồ dùng dạy học, mặc dù tỉnh đã quan tâm sửa chữa những nơi cần thiết nhất. Ngoài ra do ngân sách hạn chế và nhân dân sống rải rác nên có nhiều khó khăn trong công tác giáo dục nói chung. Hiện nay tỉnh chƣa có trƣờng dạy nghề. Tỉnh Attapƣ đã xoá bỏ đƣợc một phần các thủ tục mê tín, công tác phòng bệnh đƣợc quan tâm, giúp hạn chế các loại dịch SVTH: Phan Thị Hải Yến 35 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng bệnh; các chƣơng trình tiêm thuốc phòng 6 bệnh cơ bản, nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng, tuyên truyền về công tác y tế cũng đã đƣợc tổ chức thực hiện, tỷ lệ phụ nữ chết khi sinh con ở mức 500/100.000 ngƣời. Tỷ lệ trẻ em chết ở độ tuổi 1 tuổi ở mức 75/1.000 và tỷ lệ trẻ em chết dƣới năm tuổi ở mức 97/1.000 ngƣời. Tỉnh Salavan: Về phát triển văn hóa-xã hội, giáo dục và y tế luôn là lĩnh vực đƣợc tỉnh quan tâm nhiều nhất. Trong năm 2008-2009, toàn tỉnh có 570 trƣờng cấp 1, với 52.759 học sinh. Tỷ lệ học sinh vào lớp cấp 1 đạt khoảng 86,2 %. Trƣờng cấp 2 và cấp 3 hiện nay có 42 trƣờng. Hàng năm, tỉnh Salavan có hàng chục ngàn ngƣời đi xuất khẩu lao động (chủ yếu ở Thái Lan). Salavan đã ký kết hợp tác với nhiều tỉnh của Việt Nam gồm: Quảng Trị, Bình Định…có khoảng 10 sinh viên Salavan theo học tiếng Việt tại Đại học Quy Nhơn với thời gian đào tạo 1 năm. Tỉnh Sekong gồm 14 dân tộc, Lao Thơng là dân tộc đông dân hơn cả, chiếm khoảng 95% dân số trong tỉnh, tiếp theo là Lào Lùm khoảng 5%. Trình độ học vấn của nhân dân còn thấp, mạng lƣới y tế còn thiếu thốn. Vùng núi có số dân khoảng 30.180 ngƣời, chiếm 40% dân số của tỉnh. Nhân dân vùng này phần lớn sống bằng nghề nông, phân tán, chủ yếu là đốt rừng làm rẫy, sản xuất dựa vào thiên nhiên. Đây là vùng hiểm trở, hẻo lánh nhất, chƣa có đƣờng giao thông tới. Ở vùng cao nguyên, có dân số khoảng 24.503 ngƣời, chiếm 32,5% dân số toàn tỉnh. Đời sống, sản xuất, giáo dục, y tế và thông tin của nhân dân nói chung thuận lợi hơn vùng núi nhƣng còn một số nơi cũng giống nhƣ vùng núi. Vùng đồng bằng phần lớn là nằm ở vùng huyện lỵ La Man, có dân số khoảng 20.717 ngƣời, chiếm 27.5% của dân cƣ toàn tỉnh. Đời sống của nhân dân vùng này tốt hơn các vùng khác, nếu so với 2 vùng kể trên thì đây là vùng đã đƣợc đô thị hoá một bƣớc. Sản xuất kinh tế, trao đổi mua bán, dịch vụ đã có mầm mống phát triển. Tỉnh Champasak có một bệnh viện có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ y tế chất lƣợng tốt; có một trƣờng Đại học Y và một nhà máy dƣợc phẩm sản xuất một số thuốc thay thế nhập khẩu. Kể từ khi thành lập Ban quản lý dự án Nam Lào, việc thúc đẩy hợp tác phát triển giữa đôi bên ngày càng gia tăng. Hàng năm, các đồng chí lãnh đạo cùng các đoàn đại biểu cấp cao giữa các ban ngành, các tổ chức hữu nghị, các đoàn thể nhân dân của hai SVTH: Phan Thị Hải Yến 36 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng bên thƣờng xuyên tổ chức các cuộc thăm viếng và làm việc. Lĩnh vực hợp tác ngày càng mở rộng, chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm trên nhiều mặt nhằm thúc đẩy sự phát triển của cả hai bên. Trong đó có thể kể đến nhiều đoàn cấp cao của Đảng, Nhà nƣớc Lào đã sang thăm, làm việc tại Đà Nẵng. Trong đó có các đoàn quan trọng nhƣ: Đoàn Tổng Bí thƣ, đoàn chủ tịch Đảng, đoàn Ủy viên Bộ Chính trị, đoàn Nguyên Thủ tƣớng Lào, Chủ tịch nƣớc CHDCND Lào; Phó Thủ tƣớng Lào, Cựu Chủ tịch Lào Nu hắc Phun-xa-vẳn và phu nhân, Phó Chủ tịch nƣớc CHDCND Lào, Chánh Văn phòng Trung ƣơng Đảng Lào, Phó Cục trƣởng Cục Hành chính Lào, Đoàn thanh tra chính phủ Lào, đoàn Ủy viên Trung ƣơng Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào, cùng các đoàn cấp cao các tỉnh Savannakhet, Sekong, Salavan…đến thăm và làm việc với thành phố. Bên cạnh đó, nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao thành phố Đà Nẵng cũng đã sang thăm Lào và hỗ trợ nhiều chƣơng trình, dự án trong lĩnh vực hợp tác. Cuối năm 2008, đoàn lãnh đạo cấp cao thành phố Đà Nẵng thăm một số tỉnh Nam Lào và đã ký kết Biên bản ghi nhớ với các tỉnh Savanakhet, Champasak, Salavane, Sekong, Attapeu với tổng kinh phí hỗ trợ 14 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2009- 2013, tập trung trong các lĩnh vực: giáo dục - đào tạo, nông nghiệp, quy hoạch, … Tính đến nay thành phố Đà Nẵng đã ký kết 29 văn bản thỏa thuận và ghi nhớ với nhiều địa phƣơng của Lào nhƣ: thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Savannakhet, Champasak, Sekong, Salavan, Attapu, Bolikhamsay, Xaynhaburi, tập trung trên các lĩnh vực: Tăng cƣờng trao đổi đoàn giữa hai bên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hợp tác sản xuất, kinh doanh, hợp tác giúp đỡ về quy hoạch, phát triển nông nghiệp, hợp tác về y tế, giáo dục, văn hóa xã hội. Điều này cho chúng ta thấy tầm quan trọng và ƣ nghĩa của mối quan hệ này, điều mà cả hai bên đều ra sức cũng cố và hiện thực hóa hơn nữa những dự định và kế hoạch trong tƣơng lai. Chính quyền và Lãnh đạo cấp cao của hai bên đã và đang xây dựng mối quan hệ hợp tác, hữu nghị ngày càng sâu rộng và toàn diện. SVTH: Phan Thị Hải Yến 37 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 2. 2. Kết quả trong hợp tác kinh tế- giáo dục giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào 2. 2. 1. Hợp tác Kinh tế 2. 2. 1. 1. Hợp tác trên lĩnh vực thương mại Hai quốc gia Việt Nam và Lào đều có chung một nền kinh tế đang phát triển, có vị trí liền kề, do đó, hợp tác kinh tế đem lại những lợi ích quan trọng. Chính vì dựa trên nhu cầu hợp tác của hai quốc gia, các tỉnh Nam Lào rất cần sự hỗ trợ, hợp tác và kinh nghiệm của Việt Nam, nhất là tranh thủ những lợi thế của Đà Nẵng về thị trƣờng, vốn đầu tƣ, vận chuyển hàng quá cảnh… Ngƣợc lại, mặc dù không phải là đối tác kinh tế lớn, song Nam Lào là thị trƣờng giàu tiềm năng có thể khai thác về tài nguyên đất đai, khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên, thủy điện…Hơn nữa, việc hợp tác giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào không chỉ bó hẹp mang tính cấp địa phƣơng mà mở rộng ra trong sự hợp tác chung của cả hai quốc gia, trong đa phƣơng, nhất là trong khu vực ASEAN, GMS, Tam giác phát triển ba nƣớc Đông Dƣơng… Vì vậy, sự cân nhắc về lợi ích kinh tế giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào là không thể tách rời. Hợp tác kinh tế, thƣơng mại và đầu tƣ giữa thành phố Đà Nẵng với các tỉnh Nam Lào cũng nằm chung trong việc hợp tác giữa hai nƣớc. Trong những năm qua, việc hợp tác giữa hai nƣớc vẫn đƣợc tiếp tục đẩy mạnh. Hiện Việt Nam vẫn là nhà đầu tƣ lớn thứ 3 vào Lào với 413 dự án, tổng số vốn đăng ký khoảng 5 tỷ USD; kim ngạch hai chiều 10 tháng đầu năm 2014 đạt 1.058 triệu USD, tăng 34% so với cùng kỳ, dự kiến sẽ vƣợt kế hoạch đề ra tại Hiệp định hợp tác năm 2014; nhất trí tổ chức kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào tại Đã Nẵng và tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tƣ thƣơng mại giữa hai nƣớc vào đầu năm 2015. Thành phố Đà Nẵng trong những năm qua đã phát triển một cách vƣợt bậc, với 24 trung tâm thƣơng mại và siêu thị, là một trung tâm tài chính lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 21,1%/năm. Việc mở rộng thị trƣờng cũng nhƣ đầu tƣ bên ngoài sẽ gia tăng sự lớn mạnh không ngừng của thành phố. Việc chuyển hƣớng đầu tƣ cũng nhƣ hợp tác kinh tế với các tỉnh phía Nam của Lào là một trong những SVTH: Phan Thị Hải Yến 38 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng điểm sáng để tăng kim ngạch hai chiều của hai nƣớc, vừa phục vụ nhu cầu trong thành phố, vừa tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho các tỉnh bạn. Quan hệ thƣơng mại giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào đóng vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của mỗi bên, một phần tạo nên mối dây liên kết về kinh tế giữa hai bên. Mối quan hệ này có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Cả hai nền kinh tế đang có tăng trƣởng kinh tế với tốc độ khá cao, có nhiều khả năng bổ sung cho nhau. Chính vì nhân tố này đã góp phần làm cho tình hình giao thƣơng giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào diễn ra thƣờng xuyên và ngày càng mạnh mẽ. Hai bên cũng đã luôn có nhiều chủ trƣơng ƣu đãi cho nhau trong việc hợp tác kinh tế, các kế hoạch ngày càng đƣợc cụ thể hóa, bổ sung một cách hoàn thiện, thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ tăng cƣờng trực tiếp và liên doanh cho tƣơng xứng với tiềm năng và thế mạnh của mỗi bên. Gần đây, các công ty tƣ nhân cũng nhƣ công ty nhà nƣớc đã chuyển mạnh sang đầu tƣ tại các tỉnh Nam Lào trong các lĩnh vực khai khoáng, trồng và chế biến cây công nghiệp, giao thông vận tải, thủy điện…Đây là những lĩnh vực có nhiều triển vọng. Từ năm 2001 đến 2013, kim ngạch xuất khẩu giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào phát triển nhanh chóng. Nhìn chung, tốc độ tăng trƣởng bình quân của những năm sau cao hơn những năm trƣớc và mang lại hiệu quả tích cực cho cả hai phía. Từ năm 2001 đến năm 2006, thành phố có 07 doanh nghiệp có quan hệ thƣơng mại với Lào, chủ yếu là mở các điểm bán hàng tập trung. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2005 đạt 11 triệu USD, trong đó, xuất nhập khẩu chủ yếu là cao su thành phẩm và nhập khẩu cà phê để xuất đi nƣớc thứ ba. Năm 2006, thành phố xuất sang Lào 14,5 triệu USD, chủ yếu là nhiên liệu (Công ty Xăng dầu khu vực V xây dựng hệ thống cửa hàng bán xăng dầu tại Viêng Chăn, Savanakhet, doanh thu 4-5 triệu USD/ năm), vật liệu xây dựng, cao su thành phẩm (Công ty Cao su Đà Nẵng mở đại lý bán lốp ô tô tại Viêng Chăn, doanh thu khoảng 8 triệu USD/năm), máy móc thiết bị, giao thông vận tải (Công ty Thƣơng mại Việt Hải vận chuyển xăng dầu, doanh thu khoảng 5 triệu USD/năm; liên doanh vận tải hành khách Viêng Chăn - Đà Nẵng đi các tỉnh, phục vụ thiết thực cho phát triển du lịch). . . Các SVTH: Phan Thị Hải Yến 39 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng doanh nghiệp thành phố đã tham gia nhiều hội chợ tại Lào nhƣ: Hội chợ thƣơng mại Salavan, Hội chợ thƣơng mại du lịch Savanakhet, Hội chợ Viêng Chăn, qua đó, đã ký kết đƣợc nhiều hợp đồng ngoại thƣơng, các ghi nhớ, thỏa thuận về hợp tác đầu tƣ, tìm đƣợc thị trƣờng và bạn hàng mới. Ngành thƣơng mại Đà Nẵng đã tổ chức đoàn đi khảo sát thị trƣờng 4 tỉnh: Savannakhet, Champasak, Sekong, Salavan. Năm 2005, các doanh nghiệp thành phố đƣa hàng hoá sang triển lãm tại Hội chợ thƣơng mại Savanakhet. Năm 2006, thành phố xuất sang Lào 14,5 triệu USD, chủ yếu là nhiên liệu (xăng dầu các loại), vật liệu xây dựng, cao su thành phẩm, máy móc thiết bị, xe ôtô chở khách. Đà Nẵng đã tổ chức và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các Hội chợ tại Lào nhƣ: Hội chợ thƣơng mại Salavan, Hội chợ Thƣơng mại du lịch Savannakhet…Qua đó, các doanh nghiệp đã ký đƣợc nhiều hợp đồng kinh tế, thỏa thuận và ghi nhớ về hợp tác đầu tƣ, phát triển thị trƣờng và tận dụng nhiều cơ hội giao thƣơng mới. [71] Trong giai đoạn từ 2001 đến 2009, hợp tác thƣơng mại giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào chƣa thực sự mở rộng và phát triển, một phần do mỗi bên cũng đang trong giai đoạn tự phát triển, tăng trƣởng chƣa mang tính đột phá. Thứ hai, lợi thế giao thƣơng của thành phố Đà Nẵng lúc bấy giờ chƣa thực sự nổi trội so với các tỉnh Việt Nam có đƣờng biên giới chung nhƣ Quảng trị, Hà Tĩnh, Kon Tum… Tuy vậy, thực hiện tinh thần Hiệp ƣớc Hữu nghị và Hợp tác, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng đã không ngừng vun đắp phát triển mối quan hệ hợp tác toàn diện với các địa phƣơng Lào anh em. Thành phố đã tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia Hội chợ thƣơng mại Việt – Lào các năm 2013, 2014 tại Viêng Chăn (Lào). Quan hệ hợp tác giữa thành phố Đà Nẵng với các địa phƣơng Lào trong những năm qua liên tục có những bƣớc phát triển mới, tích cực và hiệu quả. Tăng cƣờng trao đổi đoàn giữa hai bên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hợp tác sản xuất, kinh doanh, hợp tác giúp đỡ về quy hoạch, phát triển nông nghiệp, hợp tác về y tế, giáo dục, văn hóa-xã hội. Trong diễn văn trình bày tại Lễ mít tinh kỷ niệm 35 năm Ngày ký Hiệp Ƣớc hữu nghị và Hợp tác, 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Lào, Bí thƣ thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành SVTH: Phan Thị Hải Yến 40 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng phố Đà Nẵng đã chỉ rõ: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng luôn coi trọng và dành ƣu tiên trong việc phát triển hợp tác sâu rộng với các địa phƣơng của Lào. Cũng trong năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của thành phố sang Lào đạt 41,5 triệu USD, cũng chủ yếu xuất xăng dầu, cao su thành phẩm (săm lốp), hạt nhựa, hạt dẻo. Trong 6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu sang Lào đạt 25 triệu USD tổng kim ngạch xuất khẩu sang Lào. Năm 2013 đạt 39, 6 triệu USD, chủ yếu xuất xăng dầu, cao su thành phẩm (săm lốp), hạt nhựa, hạt dẻo. Với kim ngạch xuất nhập khẩu trên cho chúng ta thấy quan hệ thƣơng mại giữa thành phố Đà Nẵng và Lào chƣa thực sự tƣơng xứng với tiềm năng của hai bên. [72] Năm 2013, các doanh nghiệp thành phố đã tham gia nhiều hội chợ tại Lào nhƣ: Hội chợ triển lãm WatPhu Champasak tại tỉnh Champasak ; Triể n lam ̃ trƣng bày và giới thiệu sản phẩm , hàng hóa của 04 nƣớc dọc theo tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây tại Trung tâm trƣng bày thƣơng ma ̣i và công nghiê ̣p EWEC tại tỉnh Savannakhet . . . Qua đó đã ký kết đƣợc nhiều hợp đồng ngoại thƣơng, các ghi nhớ, thỏa thuận về hợp tác đầu tƣ, tìm đƣợc thị trƣờng và bạn hàng mới. Các doanh nghiệp Lào đã tích cực tham gia các gian hàng tại Hội chợ Quốc tế EWEC trong khuôn khổ Tuần lễ EWEC hằng năm tại Tp. Đà Nẵng. Tháng 8/2013, thành phố Đà Nẵng đã tổ chức Hội chợ EWEC 2013; tham dự có lãnh đạo các bộ ngành trong nƣớc và các tỉnh của Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar; với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực: Bất động sản; Điện tử, Công nghệ thông tin; Thực phẩm chế biến và đóng hộp; Đồ gỗ, trang trí nội thất, thủ công mỹ nghệ, làng nghề; Dệt may, phụ kiện thời trang, giày da; dịch vụ du lịch; ẩm thực … với hơn 450 gian hàng. Đoàn Ban Quản lý đặc khu kinh tế Savannakhet, Lào đã sang trƣng bày hàng hóa nhân sự kiện này đã đƣa nhiều doanh nghiệp sang gặp gỡ, trao đổi thông tin, đi tham quan khu công nghiệp Hòa Cầm, Hòa Khánh và thăm một số doanh nghiệp vừa và nhỏ của thành phố Đà Nẵng. Điều này càng chứng tỏ Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào đã thực thi và triển khai ngày một có hiệu quả chính sách kinh tế đối ngoại dành cho nhau, nhất là việc chính quyền hai bên đã tập trung ƣu tiên phát triển quan hệ SVTH: Phan Thị Hải Yến 41 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng kinh tế thƣơng mại giữa hai bên, dành nhiều ƣu đãi và hỗ trợ cho nhau. Đồng thời, các doanh nghiệp đã chú ý nâng cao chất lƣợng, mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng. Do đó, hàng hóa dễ dàng thâm nhập sâu rộng vào thị trƣờng mỗi bên. Thực tế cho thấy rằng, các doanh nghiệp của thành phố Đà Nẵng sang bên các địa phƣơng bạn đầu tƣ và đem lại nhiều lợi ích thiết thực không chỉ cho doanh nghiệp đó mà còn tạo ra công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho ngƣời dân nƣớc bạn, tăng tình đoàn kết, gắn bó giữa nhân dân thành phố Đà Nẵng với các địa phƣơng tỉnh bạn. Tốc độ tăng trƣởng xuất nhập khẩu đều đặn và có phần gia tăng giữa Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào là biểu hiện của bƣớc phát triển nhảy vọt của cả hai bên. Có đƣợc điều này, ngoài những tác động tích cực của điều kiện khách quan, còn có sự chủ động của cả hai bên trong việc xây dựng hành lang pháp lý. Chẳng hạn, cuối năm 2009, Việt Nam và Lào thực hiện giảm thuế nhập khẩu, đơn giản hóa thủ tục thông quan, mở rộng danh mục hàng hóa đƣợc hƣởng mức thuế suất nhập khẩu 0% tạo điều kiện thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu giữa hai nƣớc. Hai bên cũng tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển thƣơng mại và tổ chức các Hội chợ hàng việt Nam chất lƣợng cao tại Lào thu hút sự quan tâm của chính quyền và đông đảo ngƣời dân địa phƣơng. Hợp tác thƣơng mại và đầu tƣ giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào đã tạo thêm công ăn việc làm cho cả hai bên, nhất là cho các tỉnh bạn nhƣ Attapu, Sekong, Salavan, những tỉnh còn khó khăn về vốn cũng nhƣ kĩ thuật. Đồng thời, giảm bớt những trở ngại về cơ sở hạ tầng đối với hàng hóa và ngƣời qua biên giới, tạo thuận lợi cho việc mở rộng buôn bán và đầu tƣ, góp phần vào sự phát triển chung của cả hai nƣớc cũng nhƣ sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên của các tỉnh Nam Lào. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt đƣợc, quan hệ thƣơng mại giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào với các con số báo cáo hàng năm chƣa thể hiện đƣợc chất lƣợng hợp tác cũng nhƣ quá trình trao đổi, làm ăn giữa các doanh nghiệp hai bên. Mặc dù có tăng trƣởng qua các năm nhƣng hai bên chƣa khai thác hết khả năng và tiềm lực sẵn có của mỗi bên, cán cân thƣơng mại nghiêng về thành phố Đà Nẵng trong khi các tỉnh Nam Lào còn gặp khó khăn nhiều mặt. Ngoài ra, hàng xuất khẩu của thành SVTH: Phan Thị Hải Yến 42 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng phố Đà Nẵng sang các tỉnh Nam Lào còn hạn chế về chủng loại chủ yếu là những loại sản phẩm truyền thống nhƣ cao su thành phẩm, cà phê, vật liệu xây dựng, sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ…Do đó, cần khai thác tiềm năng của mỗi bên để tạo đà phát triển thƣơng mại hai chiều trong tƣơng lai. Nhìn chung, có thể thấy kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai địa phƣơng của Việt Nam và Lào ngày càng phát triển và thu đƣợc nhiều khả quan. Điều đáng lƣu ý là các công ty không chỉ đơn thuần thực hiện những liên kết thƣơng mại thuần túy, mà còn tham gia nhiều dự án đầu tƣ ở mỗi địa phƣơng. Các tỉnh Nam Lào luôn coi trọng phát triển thƣơng mại với thành phố Đà Nẵng và ngƣợc lại. Điều này tạo điều kiện đảm bảo quá trình giao thƣơng giữa hai bên đƣợc thông suốt và mang lại lợi ích to lớn không chỉ đối với mỗi bên mà còn đối với mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 2. 2. 1. 2. Tình hình đầu tư Hợp tác đầu tƣ giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào ngày càng có dấu hiệu khởi sắc, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi địa phƣơng, cũng nhƣ tăng cƣờng hơn nữa mối quan hệ truyền thống hai nƣớc trong thời kỳ hội nhập. Bên cạnh những lợi thế về mặt địa lý tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, không chỉ dừng lại ở đó, mà còn là sự yêu mến, gắn kết keo sơn quý báu giữa thanh phố Đà Nẵng với các tỉnh bạn trong quá khứ cho đến hiện tại, thành phố và các địa phƣơng tỉnh bạn đã và đang từng bƣớc thực hiện những chính sách ƣu tiên và hỗ trợ nhằm tăng cƣờng hợp tác đầu tƣ với nhau, tập trung khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh sẵn có của mỗi bên, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Trong những năm gần đây, thành phố và các địa phƣơng bạn đã thực hiện có hiệu quả chiến lƣợc đầu tƣ, kể cả ngắn hạn và dài hạn của các doanh nghiệp tƣ nhân cũng nhƣ doanh nghiệp nhà nƣớc. Năm 2012 có 4 công ty của thành phố Đà Nẵng đang đầu tƣ tại Lào với tổng vốn đầu tƣ gần 51,4 triệu USD. Cụ thể: Công ty TNHH Vân Thu đầu tƣ nhà máy dệt nhuộm SVTH: Phan Thị Hải Yến 43 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng tại Viêng Chăn (8 triệu USD), Công ty CP Thành Ngọc đầu tƣ tại Attapu về khai thác khoáng sản (900.000 USD), Công ty Foodinco đầu tƣ nhà máy sản xuất bột sắn tại Attapu (3 triệu USD), Công ty Hữu Nghị Nam Lào đầu tƣ tại các tỉnh Champasak, Sekong, Attapu trên các lĩnh vực trồng cây cao su, sản xuất gạch tuy-nen, chế biến tinh bột sắn (40,4 triệu USD). Đặc biệt có ông Nguyễn Ngọc Huy, công dân thành phố Đà Nẵng đang sinh sống làm ăn tại tỉnh Salavan, đã thành lập Công ty Vanda, đầu tƣ 1.000ha cây cao su, khai thác và chế biến gỗ, tạo nhiều công ăn việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng. Và nƣớc bạn Lào có 01 dự án đầu tƣ tại Đà Nẵng với tổng vốn 1 triệu USD hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng.[72] Nhằm đẩy mạnh hợp tác thƣơng mại, thực hiện các hợp đồng hợp tác kinh doanh, một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, gồm Tổng Công ty Xây dựng miền trung (Cosevco), Công ty Cao su Đà Nẵng, Công ty xăng dầu khu vực V, Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (Biti’s) đã mở cửa hàng kinh doanh, giới thiệu sản phẩm, đặt văn phòng đại diện để giao dịch tại các địa phƣơng: Viêng Chăn, Savanakhet…Đặc biệt, trong đầu tƣ phát triển nông nghiệp, thành phố Đà Nẵng đã đầu tƣ 02 trại heo giống tại Savanakhet và Salavan, quy mô mỗi trại trên 300 con heo mẹ, mỗi tháng bán ra khoảng 1.000 heo con giống. Các ngành và đơn vị doanh nghiệp thành phố đã và đang thi công nhiều dƣ án tại Lào, tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện, công nghiệp dân dụng, giao thông vận tải…Hiện nay, đầu tƣ trồng các loại cây công nghiệp nhƣ cao su, cà phê đang là một hƣớng đi mới của các nhà đầu tƣ thành phố tại Lào. Nhìn chung, nét nổi bật của đầu tƣ thành phố tại Lào là đã chuyển từ đầu tƣ phân tán của các đơn vị, doanh nghiệp sang đầu tƣ trực tiếp, quy mô lớn, thực hiện trọn gói, chuyển giao kỹ thuật; phần lớn các dự án đầu tƣ đều đƣợc triển khai có hiệu quả, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của các địa phƣơng Lào. Tuy Đà nẵng đã phát huy quan hệ hợp tác rộng rãi với các địa phƣơng Lào, nhƣng về mặt hợp tác đầu tƣ vẫn chƣa thực sự nhiều. Các đơn vị và doanh nghiệp Đà Nẵng tham gia thi công nhiều dự án nông nghiệp, thủy lợi, thủy điện, công nghiệp dân dụng và giao SVTH: Phan Thị Hải Yến 44 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng thông vận tải tại Lào. Phần lớn các dự án đều đƣợc triển khai có hiệu quả, góp tích cực vào quá trính phát triển kinh tế, xã hội của các địa phƣơng Lào. Qua đó, sự trợ giúp của Đà Nẵng góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội của các tỉnh Nam Lào. 2. 2. 2. Hỗ trợ nông nghiệp, giáo dục Từ năm 2001 đến 2009, thành phố đã hỗ trợ các tỉnh Trung và Nam Lào nhiều dự án bằng ngân sách địa phƣơng, tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, quy hoạch kinh tế - xã hội, đào tạo nguồn nhân lực, giao thông, huấn luyện thể thao. . . Đây là sự đầu tƣ có ý nghĩa, có chiều sâu, mang tính bền vững, đựơc các tỉnh bạn đánh giá cao. Bắt đầu từ năm 2009, khi thành phố quyết định thành lập Ban Quản lý dự án Nam Lào đặt văn phòng tại thị xã Pakse của tỉnh Champasak và một văn phòng đại diện tại thành phố thì cơ quan này trở thành đầu mối duy nhất của trong việc triển khai các văn bản đã đƣợc kí kết, các chƣơng trình, dự án đã đƣợc thảo luận và thông qua của chính quyền thành phố. Từ ngày 10-17/12/2008 Đoàn đại biểu cấp cao chính quyền thành phố Đà Nẵng đã có chuyến thăm và làm việc tại các tỉnh Nam Lào, hai bên đã đạt đƣợc những thỏa thuận và ghi nhớ ngoài việc tiếp tục duy trì những dự án đã đƣợc triển khai từ năm 2001 đến 2009 thì bên cạnh đó cũng đã có những kế hoạch cụ thể cho giai đoạn 2008 đến 2012 với nhiều bản ghi nhớ đã đƣợc kí kết với các tỉnh nhƣ Champasak, Sekong, Salavan. Về cơ bản, những nội dung trong các biên bản ghi nhớ đã đƣợc kí kết giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào đã đƣợc thực hiện một cách hiệu quả và đáng ghi nhận. Trong giai đoạn này, từ năm 2008 đến 2012, thành phố Đà Nẵng đã tài trợ cho các tỉnh Nam Lào số tiền 39,915 tỷ đồng. Đây là một kết quả khả quan và thiết thực và mang ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tình hữu nghị giữa thành phố và các tỉnh địa phƣơng phía Nam Lào. Không chỉ dừng lại ở đó, khi các dự án, chƣơng trình của giai đoạn 2008-2012 đã và đang triển khai, trong đó, có nhiều dự án đã hoàn thành và cũng còn nhiều dự án ở giai đoạn bàn giao hoặc mới thi công thì Đảng bộ và chính quyền thành phố Đà Nẵng đã phối SVTH: Phan Thị Hải Yến 45 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng hợp cùng Ban Quản lý dự án Nam Lào đã tiếp tục xây dựng kế hoạch triển khai các chƣơng trình, dự án hợp tác với các tỉnh Nam Lào trong giai đoạn sắp tới. Hiểu đƣợc sự cần thiết của các tỉnh bạn cũng nhƣ trên tinh thần hữu nghị và hỗ trợ trƣớc đó, Đoàn lãnh đạo cấp cao thành phố Đà Nẵng đã có chuyến viếng thăm và làm việc với các tình Nam Lào kí kết những biên bản ghi nhớ mới cho giai đoạn 2013-2017 vào tháng 10, 11 năm 2012. Nhƣ vậy, Thành phố đã và đang giúp các tỉnh bạn thực hiện quy hoạch tổng thể về kinh tế, văn hoá, xã hội, hƣớng đến chiến lƣợc phát triễn lâu dài. Trong các biên bản đã đƣợc kí kết thì 2 trong nhiều lĩnh vực đƣợc hai bên đặc biệt quan tâm. Đó là trên lĩnh vực nông nghiệp và lĩnh vực giáo dục. 2. 2. 2. 1. Hỗ trợ nông nghiệp Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trƣớc, khi Thành phố chƣa tách riêng với tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng thì chủ trƣơng của tỉnh cũng đã thành lập Đoàn Chuyên gia Quảng Nam-Đà Nẵng ở tỉnh bạn sang trao đổi và đã ký kết nhiều biên bản. Đoàn Chuyên gia thƣờng trú chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý số chuyên gia hiện có để thống nhất kế hoạch hƣớng dẫn giúp tỉnh và các ngành của bạn triển khai kế hoạch tổ chức sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế và đời sống. Vừa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh, tỉnh bạn gặp vô vàn khó khăn về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đời sống nhân dân thiếu đói trầm trọng, cơ sở hạ tầng hầu nhƣ chƣa có gì, tình trạng “không điện, không nƣớc, không đƣờng” kéo dài nhiều năm. Trƣớc tình hình đó, Đoàn Chuyên gia đã nhanh chóng ổn định tổ chức, tăng cƣờng công tác tƣ tƣởng, xác định rõ nhiệm vụ giúp bạn đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống nhân dân là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng góp phần vun đắp mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Đảng bộ và nhân dân hai tỉnh nói riêng, giữa Việt Nam và Lào nói chung. Các đồng chí chuyên gia phụ trách các lĩnh vực nông nghiệp, giao thông vận tải, kế hoạch, y tế, văn hóa… đã nhanh chóng thâm nhập thực tế, nắm chắc tình hình ở các huyện và cơ sở, đề xuất với Thƣờng vụ Tỉnh ủy và chính quyền tỉnh nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực. SVTH: Phan Thị Hải Yến 46 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Trên lĩnh vực nông nghiệp, Đoàn đã đề xuất với lãnh đạo tỉnh bạn tiến hành quy hoạch, phân vùng sản xuất, củng cố các hợp tác xã đã có ở từng huyện, huy động dân làm thủy lợi, làm phân bón, áp dụng kỹ thuật canh tác mới, từng bƣớc đƣa giống mới có năng suất cao vào sản xuất thí điểm ở một vài hợp tác xã dƣới sự hƣớng dẫn cụ thể, sát sao của các chuyên gia nông nghiệp. Tại hợp tác xã Na-than-cố (huyện Salavan) - đơn vị đƣợc chọn làm tiêu điểm, Đoàn chuyên gia đã giúp bạn khảo sát nguồn nƣớc tự chảy về tƣới cho cánh đồng điểm và các cánh đồng khác. Vụ hè năm ấy đã cho kết quả tốt, năng suất bình quân đạt 45 tạ/ha. Bà con nông dân rất phấn khởi, coi đây là vụ đƣợc mùa chƣa từng có. Để có đƣợc kết quả trên, các đồng chí chuyên gia nông nghiệp đã không quản ngại khó khăn về tận các hợp tác xã ở huyện Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên để chọn mua lúa giống phù hợp với đồng đất của bạn, tổ chức vận chuyển giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sang để cung cấp cho các hợp tác xã. Trên lĩnh vực xây dựng cơ bản, Đoàn đã giúp đỡ tỉnh bạn tiến hành quy hoạch thị xã tỉnh lỵ Salavan, quy hoạch các khu trung tâm, các khu vực xây dựng trụ sở, bệnh viện, trƣờng học, đài phát thanh, sân vận động, v.v… Trên cơ sở những định hƣớng ấy, tỉnh bạn tiếp tục quy hoạch chi tiết và đến nay thị xã tỉnh lỵ đã có bƣớc phát triển nhanh về cơ sở hạ tầng giao thông, văn hóa, giáo dục, y tế tƣơng đối hài hòa, đồng bộ. Về giao thông vận tải, ngành giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đã giúp bạn quy hoạch mạng lƣới giao thông đƣờng bộ, khôi phục một số tuyến đƣờng liên huyện. Đến nay đã hơn 30 năm song các công trình này vẫn còn sử dụng tốt. Sau khi Đà Nẵng tách khỏi tỉnh Quang Nam trở thành thành phố trực thuộc trung ƣơng thì cũng đã tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ cho các địa phƣơng Lào từ năm 1999. Những ngày đầu, Đà Nẵng tập trung hỗ trợ phía bạn các dự án về quy hoạch sản xuất nông nghiệp nhƣ quy hoạch vùng trồng cây ăn quả ở huyện Sepon và Khanthabouly, xây dựng trại chăn nuôi heo giống, nuôi vịt siêu trứng, xây dựng mô hình sản phẩm rau quả an toàn. . . Đà Nẵng đã phải cử ít nhất 5 đoàn công tác sang Lào. Trƣớc tiên, thành phố thành lập đoàn công tác có ngành chuyên trách cùng đi khảo sát, sau đó về xây dựng phƣơng án trình thành phố phê duyệt. Tiếp đến là các đoàn công SVTH: Phan Thị Hải Yến 47 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng tác triển khai dự án, đoàn giám sát kiểm tra chất lƣợng - tiến độ, đoàn nghiệm thu và cuối cùng là đoàn công tác dự khánh thành, bàn giao công trình cho phía bạn. Quy trình triển khai một dự án rất tốn kém nhƣng lại không hiệu quả, vì sau khi bàn giao dự án một thời gian ngắn đã không đƣợc phát huy, thậm chí một số dự án sản xuất nông nghiệp còn bị bỏ, không tiếp tục hoạt động. Triển khai công tác chuẩn bị đầu tƣ, hỗ trợ máy nông nghiệp, máy sấy lúa để phục vụ nông nghiệp cho Trung tâm hạt giống Thakseno, tỉnh Savannakhet; Hỗ trợ giống heo, giống vịt, giống cá cho các tỉnh Savannakhet, Salavane và Sekong. Nhiều chƣơng trình hỗ trợ trong lĩnh vực nông nghiệp đã đƣợc thành phố triển khai nhƣ: đầu tƣ xây dựng nông trại Pạcpo tại Savannakhet, nông trại Nọn Đẻng tại Salavan, hỗ trợ con giống, trang thiết bị máy nông nghiệp, máy ấp trứng vịt, hỗ trợ huấn luyện kỹ thuật chăn nuôi. Các dự án này đã đƣợc các tỉnh bạn đánh giá cao và đang đƣợc nhân rộng mô hình sản xuất, chăn nuôi cho các hộ dân tại các bản làng lân cận, góp phần nâng cao cuộc sống của ngƣời dân các tỉnh Nam Lào. Hiểu rõ nhu cầu cấp bách của các tỉnh Nam Lào, thành phố đã kí kết biên bản ghi nhớ cho 5 tỉnh Nam Lào hỗ trợ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế bao gồm nông- lâm nghiệp, thủ công, thƣơng nghiệp… Theo nhƣ các biên bản ghi nhớ trên thì mỗi tỉnh của Nam Lào đã đƣợc thành phố hỗ trợ và giúp đỡ tƣơng ứng với tình hình thực tế của tỉnh và đã có nhiều thành quả đáng ghi nhận. Theo nhƣ các biên bản kí kết trên các tỉnh Nam Lào đƣợc hỗ trợ tƣơng ứng nhƣ sau: Tỉnh Salavan: Hàng năm lãnh đạo của thành phố, các ngành và các tổ chức thƣờng xuyên có sự trao đổi, rút kinh nghiệm. Ở tỉnh Salavan, các doanh nghiệp Việt Nam đang đi đầu trong đầu tƣ vào các lĩnh vực nông-lâm nghiệp, đặc biệt là trồng cây cao su, sắn trồng rừng và chế biến gỗ. Trong nhiều năm qua, thành phố Đà Nẵng đã giúp tỉnh Salavan bằng nhiều hình thức nhƣ ứng trƣớc vốn đầu tƣ, viện trợ không hoàn lại, giúp đào tạo cán bộ, xây dựng trƣờng học, đƣờng sá…cụ thể là: thành phố Đà Nẵng đã hỗ trợ 1 đàn heo giống gồm 20 con heo giống, 3 con heo nái và 500 con vịt để giúp nhân dân huyện Cosepon gây dựng và phát triển kinh tế. Hỗ trợ xây dựng hoàn chỉnh bồn chứa nƣớc uống cho trại heo; hỗ trợ trại giống bò, vịt cho trung tâm nông nghiệp tỉnh, cung cấp SVTH: Phan Thị Hải Yến 48 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng một máy đập, xay lúa. Bên cạnh đó, hỗ trợ tỉnh Salavan tu sửa Nông trại NỏngĐẻng và hỗ trợ con giống (heo, vịt); hỗ trợ tỉnh Salavan xây dựng trạm trộn thức ăn gia súc, xây dựng một lò gạch cho tỉnh đội. Thành phố đã hỗ trợ nhiều máy nông nghiệp, máy ấp trứng và một số trang thiết bị khác cho các nông trại của tỉnh Salavan. Giúp xây dựng công trình khí sinh học để chủ động nguồn khí ga phục vụ chăn nuôi. Thành phố đã bàn giao cho Trung tâm dịch vụ nông nghiệp. Đồng thời đã tổ chức tập huấn kĩ thuật chăn nuôi, cử cán bộ theo dõi hỗ trợ kĩ thuật. Tỉnh Sekong:Với lợi thế với hệ thống sông ngòi có trữ lƣợng trên 2 nghìn MW, tài nguyên khoáng sản phong phú với mỏ vàng, bô-xít, đồng; đất đai và khí hậu thuận lợi cho trồng trọt, phát triển cây công nghiệp, rau quả…Tỉnh Sekong đang quy hoạch phát triển hệ thống giao thông với các tỉnh miền Trung Việt Nam trong đó có thành phố Đà Nẵng. Tỉnh đang cố gắng tạo điều kiện thu hút đầu tƣ; thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và tăng cƣờng hoàn thiện hệ thống giao thông; xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực; triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung quy hoạch phát triển... Trƣớc tình hình đó, thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua đã hỗ trợ, hợp tác quý báu nhƣ : Thành phố đã hỗ trợ cho Trung tâm dịch vụ Chăn nuôi nông nghiệp huyện Doongden 1 chiếc xe Pick –up trị giá từ 5.000 - 6.000 USD; đàn heo giống nái 20 con, 2 con heo giống đực và 500 con vịt và máy ấp trứng vịt cùng với 3.000 USD để xây dựng chuồng nuôi vịt do Sở Nông nghiệp Sekong xây trại nuôi vịt. Ngoài ra, hỗ trợ xây dựng trại vịt với số vốn 60 triệu đồng và hệ thống phun nƣớc, hỗ trợ tỉnh xây dựng trạm trộn thức ăn gia súc. Thành phố đã hỗ trợ nhiều máy nông nghiệp, máy ấp trứng và một số trang thiết bị khác cho các nông trại của tỉnh. Trong năm 2009 - 2010, các dự án này đƣợc Thành phố tiếp tục hỗ trợ nâng cấp, cấp con giống (heo, vịt), cử cán bộ hỗ trợ kỹ thuật và tổ chức tập huấn kĩ thuật chăn nuôi. Đồng thời Đà Nẵng tăng cƣờng quan hệ hợp tác hữu nghị từ cấp thành phố đến các ngành; trong đó có việc phát triển huyện Đắc Chƣng trên cơ sở mà Đà Nẵng đã hỗ trợ quy hoạch trong giai đoạn 2008-2020; phát triển dịch vụ chăn nuôi và trồng trọt,... Năm 2013, tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ TP Đà Nẵng TS. Phùng Tấn Viết cũng đã bàn giao "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện SVTH: Phan Thị Hải Yến 49 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng ĐắkChƣng (tỉnh Sekong) đến năm 2020" cho Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Sekong Nouphone Khemmalay. Đây là sản phẩm trí tuệ của tập thể lãnh đạo và chuyên viên Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Đà Nẵng, thể hiện sự gắn bó chung sức chung lòng giữa hai dân tộc Việt – Lào không chỉ trong kháng chiến giải phóng dân tộc mà còn cả trong công cuộc xây dựng đất nƣớc trong thời đại mới. Tỉnh Champasak: Thành phố Đà Nẵng cũng đã cử đoàn cán bộ hỗ trợ các địa phƣơng Lào lập quy hoạch tổng thể thị xã Paske (tỉnh Champasak); Đầu tƣ hệ thống điện chiếu sángtrên đƣờng 13 đoạn còn lại dài 3, 3 km với số vốn là 4 tỷ đồng tại thị xã Pakse tỉnh Champasak gồm 2 đợt: Tháng 3/2011, thành phố đã hỗ trợ khoảng 2,5 tỷ đồng để phục vụ thiết kế và thi công hệ thống điện chiếu sáng có chiều dài 02 km trên đƣờng 13 tại thị xã Pakse (tỉnh Champasak). Sau thời gian thi công, ngày 20/5/2011 đã hoàn thành và bàn giao cho tỉnh Champasak. Ngoài ra, thành phố cũng đã hỗ trợ tỉnh Savannakhet xây dựng Nông trại Pạcpo và đầu tƣ con giống (heo, vịt, giống rau). Thành phố đã hỗ trợ nhiều máy nông nghiệp, máy ấp trứng và một số trang thiết bị khác cho các nông trại của tỉnh Savannakhet. Riêng tỉnh Attapu đã không có những biên bản ghi nhớ trong năm 2008. Tuy nhiên, trên một vài lĩnh vực, thành phố cũng đã có những hỗ trợ theo đề nghị của tỉnh. Chỉ tính riêng năm 2013, thành phố đã triển khai các dự án hỗ trợ cho các địa phƣơng Lào về lĩnh vực nông nghiệp nhƣ bổ sung xây dựng đƣờng điện chiếu sáng cho tỉnh Champasak thêm 1,3 km. Triển khai công tác chuẩn bị đầu tƣ, hỗ trợ thiết kế và thi công hệ thống điện chiếu sáng có chiều dài 1, 3km đoạn còn lại trên đƣờng 13 tại thị xã Pakse, tỉnh Champasak, giá trị khoảng 1,27 tỷ đồng. Thực hiện khảo sát, tƣ vấn, đóng góp ý kiến về kỹ thuật khảo sát thiết kế để nâng cấp Thị xã Pakse lên thành phố trong tƣơng lai với kinh phí là 0,2 tỷ đồng đã triển khai thực hiện 8/2014. [6] 2. 2. 2. 2. Hỗ trợ giáo dục Giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực quan trọng, không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia trên thế giới mà ngay trong mối quan hệ giữa hai tỉnh, SVTH: Phan Thị Hải Yến 50 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng thành phố của hai nƣớc, Đà Nẵng - Nam Lào thì giáo dục là ngành quan trọng bậc nhất, nơi mà đào tạo nguồn nhân lực - đóng vai trò quyết định cho nền kinh tế - xã hội của tỉnh. Thấy đƣợc sự quan trọng đặc biệt to lớn của lĩnh vực đặc biệt này trong việc thúc đẩy công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc trong thời kì đổi mới, thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào đã rất chú trọng và đẩy mạnh hợp tác giáo dục hơn nữa trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Đầu những năm thế kỷ XXI, thành phố đã tiếp tục duy trì va phát triển các hoạt động giao lƣu, trao đổi đoàn, hợp tác trong việc tổ chức sinh hoạt nghiên cứu, quản lý chuyên môn, đồng thời, trao đổi thông tin, công tác tạo điều kiện giúp đỡ để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục. Chính vì vậy, hợp tác trên lĩnh vực giáo dục giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào có nhiều khởi sắc và đạt nhiều thành tựu cũng nhƣ có tiềm năng to lớn. Nhiều trƣờng học do thành phố tài trợ đã khánh thành và đƣa vào sử dụng nhƣ: Trƣờng Chính trị- Hành chính tỉnh Sekong Trung tâm tiếng Việt mới tại thị xã Cayxon Phomvihan, tỉnh Savannakhet Trung tâm tiếng Việt tại Đại học Champasak Trƣờng Hữu nghị Việt - Lào tỉnh Sekong... Ngoài ra, có cơ chế đặc thù hỗ trợ cho hàng trăm sinh viên các địa phƣơng Lào theo học bậc cử nhân và thạc sĩ tại các trƣờng Đại học ở Đà Nẵng. Đây chính là nguồn nhân lực quan trọng góp phần xây dựng, phát triển các địa phƣơng nƣớc bạn Lào, đồng thời là minh chứng thể hiện tình đoàn kết gắn bó và sẻ chia giữa nhân dân hai nƣớc, nâng tầm mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai bên. Việc hợp tác giáo dục giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào đã đƣợc hình thành dựa trên những hành động thiết thực và hiệu quả cao. Đối với các tỉnh Nam Lào thì cử con em, cán bộ sang thành phố Đà Nẵng học tập, và trao đổi kinh nghiệm. Về phía Đà Nẵng, cử các đoàn chuyên gia sang nghiên cứu, cử giáo viên sang giảng dạy, xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp thiết bị học tập…Qua đó, trao đổi đoàn giữa các trƣờng đại học của thành phố Đà Nẵng với một số trƣờng đại học ở các tỉnh Nam Lào để tăng thêm sự hiểu biết, học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau cũng phát triển. Việc hợp tác giáo dục giữa các tỉnh Nam Lào và Đà Nẵng bắt đầu từ năm 2002. Mỗi năm có từ 250 - 300 lƣu học sinh Lào theo học các khoá đào tạo tiếng Việt, đại học SVTH: Phan Thị Hải Yến 51 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng và có học các chuyên ngành sƣ phạm và kinh tế tại Đại Học Đà Nẵng. Trong đó, có 100 sinh viên và cán bộ từ các tỉnh Savanakhet, Champasak, Sekong, Salavan và Attapƣ đƣợc nhận tài trợ của thành phố. Các lƣu học sinh còn lại do các tỉnh chi trả kinh phí, đƣợc cấp học bổng của Chính phủ Việt Nam theo Hiệp định hợp tác giữa Chính phủ hai nƣớc, do Đại học Quốc Gia Lào cử đi hoặc tự túc. Sau hơn 10 năm, thành phố đã tiếp nhận 567 du học sinh Lào đến sinh sống và học tập, trong đó có 78 thạc sĩ, 5 tiến sĩ. Không chỉ hỗ trợ học bổng toàn phần cho du học sinh Lào, Đà Nẵng còn tăng cƣờng giúp đỡ Lào trong việc xây dựng các trung tâm dạy tiếng Việt ở các tỉnh miền Trung và Nam Lào. Cử giáo viên và trao tặng nhiều trang thiết bị trƣờng học nhƣ máy tính, máy in, bàn ghế học sinh... [20;tr.109] Từ năm 2009 đến 2012 thì các tỉnh Nam Lào đã đƣợc sự hỗ trợ về lĩnh vực giáo dục cũng đã có nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tỉnh Salavan: Thành phố Đà nẵng luôn dành cho Salavan sự giúp đỡ quý báu kịp thời trong công tác xây dựng Đảng, đào tạo cán bộ, phát triển nhân lực, phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Năm 2008, thành phố Đà Nẵng xây dựng Trung Tâm Tiếng Việt và khu giảng dạy với số vốn đầu tƣ hơn 5,3 tỷ đồng và đã đƣa vào sử dụng vào tháng 3/2011, bên cạnh đó, mỗi năm 2 giáo viên của thành phố sang dạy tiếng Việt tại Trung Tâm Tiếng Việt tỉnh. Ngoài ra, thành phố còn hỗ trợ trang thiết bị cho trƣờng tiểu học của Hội Việt kiều tại tỉnh Salavan để đầu tƣ bàn ghế và trang thiết bị dạy học (bàn, ghế, bảng đen)với vốn hỗ trợ là 250 triệu đồng. Ngày 12/10/2011, thành phố Đà Nẵng đã cho khởi công xây dựng trƣờng Trung học cơ sở cấp 2 Salavan tại huyện Khongsedon với số vốn là 7,5 tỷ đồng đã hoàn tất và bàn giao vào ngày 21/6/2012 với 1 khu giảng dạy 2 tầng với 10 phòng học. Năm 2009, thành phố cũng đã hỗ trợ cho 1 học viên cao học sang học tại thành phố Đà Nẵng trong vòng 3 năm với kinh phí là 123 triệu đồng. Tỉnh Sekong: Thành phố cũng đã hỗ trợ cho tỉnh Sekong trong công tác giáo dục cụ thể: Từ năm 2003 đến nay, thành phố đã tiếp nhận 41 lƣu học sinh tỉnh Sekong học tại Đại học Đà Nẵng, trong đó có 15 sinh viên đƣợc thành phố hỗ trợ học bổng từ năm 2005. SVTH: Phan Thị Hải Yến 52 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Hiện nay 15 sinh viên nhận học bổng thành phố đã tốt nghiệp và về công tác tại địa phƣơng. Nhân chuyến thăm và làm việc tại Lào của đoàn lãnh đạo thành phố năm 2003, Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố đã tặng 5 máy vi tính cho Sở Giáo dục tỉnh Sekong. Công ty Nhật Linh Đà Nẵng cũng trao tặng các thiết bị trƣờng học với tổng trị giá 3.000 USD cho tỉnh Sekong. Trong chuyến thăm và làm việc năm 2004, lãnh đạo thành phố cũng đã tặng ngành giáo dục tỉnh 4 máy tính và 1 máy in trị giá 2.600 USD. Năm 2005, thành phố đã hỗ trợ 6 tỷ đồng để xây dựng trƣờng Chính trị tỉnh Sekong. Tỉnh Sekong đã tiếp nhận tiền từ thành phố Đà Nẵng và đã chuyển cho công ty thầu xây dựng trƣờng. Sau đó, tỉnh Sekong đề nghị thành phố Đà Nẵng tài trợ phần còn thiếu là 4 tỷ đồng. Năm 2010, thành phố đã hỗ trợ tỉnh Sekong xây dựng Trƣờng Chính trị với tổng kinh phí gần 10 tỷ đồng và khánh thành đƣa vào sử dụng tháng 3/2011. Năm 2008, hội Việt kiều tại Seekong đã xây dựng trƣờng cấp 1 mang tên trƣờng Hữu Nghị Lào- Việt Nam với số vốn đầu tƣ là 2 tỷ đồng. Đây là món quà của một số tỉnh thành trong cả nƣớc Việt Nam, trong đó có thành phố Đà Nẵng dành cho hội với số vốn hỗ trợ là 50.000 USD (tƣơng đƣơng với 975 triệu đồng). Trƣờng Hữu nghị Lào - Việt Nam có diện tích 8.000 m2 tại trung tâm tỉnh với 6 phòng học, khởi công vào 12/2009 và đi vào sử dụng năm 2011. Năm học 2010-2011 trƣờng đón 174 học sinh tiểu học của tỉnh theo học. Đây là một biểu tƣợng của sự hợp tác hữu nghị giữa Việt nam – Lào nói chung, giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Sekong nói riêng. Năm 2010, thành phố Đà Nẵng hỗ trợ đoàn Sở Giáo dục tỉnh Sekong (22 hiệu trƣởng các trƣờng) đến giao lƣu, trao đổi kinh nghiệm (01 tuần) về công tác quản lý giáo dục và giảng dạy với các trƣờng trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, thành phố cũng đã hỗ trợ đào tạo cán bộ tỉnh Sekong trong lĩnh vực chính trị và quản lý hành chính. Về Champasak: Từ năm 2005, thành phố Đà Nẵng đã hỗ trợ xây dựng trung tâm đào tạo tiếng Việt tại thị xã Pakse, tỉnh Champasak với quy mô của dự án là 800 triệu đồng, đồng thời tặng trang thiết bị trƣờng học cho hai trung tâm với tổng trị giá gần 240 triệu đồng. Từ năm 2008 đến 2011, hàng năm thành phố đã cử cán bộ tham gia khóa học tiếng Lào trong thời gian 09 tháng tại Champasak theo chƣơng trình học bổng của tỉnh Champasak nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tiếng Lào. Đại học Đà Nẵng cũng SVTH: Phan Thị Hải Yến 53 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng đã thiết lập quan hệ kết nghĩa với Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Pakse, tỉnh Champasak … Thành phố cũng đã xây dựng Trung Tâm Tiếng Việt tại Đại học Champasak, cử 1 giáo viên ngƣời Việt sang giảng dạy ở Trung Tâm một năm, hỗ trợ các trang thiết bị luyện nghe và giáo trình liên quan với vốn hỗ trợ 260 triệu đồng triển khai trong năm 20112012, hỗ trợ 700 triệu đồng để tỉnh mua sắm trang thiết bị cho trung tâm tiếng Việt. Năm 2013, Chính quyền thành phố Đà Nẵng và tỉnh Champasak cũng đã cam kết tạo điều kiện cho việc trao đổi đoàn giữa ĐH Đà Nẵng và Phân hiệu Đại học Quốc gia Lào tại Champasak. Năm 2012, tỉnh cũng đƣợc thành phố cấp 3 học bổng đại học Sƣ phạm tiếng Việt tại Đà Nẵng cho học sinh của tỉnhvới kinh phí là 450 triệu đồng/năm. Năm 20102012 hỗ trợ 2 học bổng cao học cho 2 sinh viên Su-van-xay Ma-hả-lạt và Phét-xa-mon Bu-ta là con trai và con nuôi của Bí thƣ Tỉnh trƣởng tỉnh Champasak. Tỉnh Attapu: Thành phố Đà Nẵng tích cực hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh thông qua chƣơng trình học bổng ở các trƣờng Đại học Đà Nẵng. Hàng năm có nhiều suất học bổng đƣợc trao cho các em học sinh của tỉnh theo học ở thành phố. Ngoài ra, từ năm 2005, Đà Nẵng đã hỗ trợ xây dựng trung tâm đào tạo tiếng Việt tại xã Khanthabuli, tỉnh Savannaket với quy mô của dự án là 800 triệu đồng, đồng thời tặng trang thiết bị trƣờng học cho trung tâm với tổng trị giá gần 240 triệu đồng. Tiếp nhận hai cán bộ đối ngoại học và thực tập ở sở ngoại vụ(2006-2007); Từ tháng 8/2007, thành phố đã cử nhiều giáo viên sang dạy tiếng Việt tại Trung tâm Savannakhet. Hiện nay, Trung Tâm Tiếng Việt do thành phố hỗ trợ xây dựng tại Savannakhet đã chuyển mục đích sử dụng thành Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên của tỉnh Savannakhet. Thành phố hỗ trợ kinh phí cho 02 giáo viên tỉnh Savanakhet học tiếng Việt, đồng thời hỗ trợ 02 cán bộ đối ngoại tỉnh Savanakhet và Khăm Muộn học tiếng Việt và thực tập tại Đà Nẵng… Ngành giáo dục các địa phƣơng Lào cũng thƣờng xuyên cử đoàn trao đổi, học tập kinh nghiệm với Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng. Hàng năm, diễn ra nhiều chƣơng trình về hợp tác, hõ trợ giáo dục của thành phố với các tỉnh Nam Lào cụ thể nhƣ: Năm 2012, Viện Anh Ngữ (Đại học Đà Nẵng) diễn ra Hội nghị hợp tác giáo dục Việt Nam- Lào do Bộ Giáo Dục- Đào Tạo Việt Nam cùng Bộ Giáo Dục- Đào Tạo Lào phối hợp tổ chức; SVTH: Phan Thị Hải Yến 54 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Hội Liên Hiệp Phụ nữ thành phố cũng phối hợp với Tổng lãnh sự quán Lào tại Đà Nẵng tổ chức nhiều chƣơng trình trong đó có chƣơng trình tặng 10 suất học bổng cho sinh viên Lào có thành tích học tập xuất sắc tại thành phố Đà Nẵng, hoặc tặng suất học bổng cho các sinh viên nữ nhân dịp tết cổ truyền Duripimay của Lào…Qua đó, cho thấy hợp tác giáo dục giữa thành phố Đà Nẵng với các tỉnh Nam Lào có ý nghĩa rất quan trọng, luôn chú trọng đến chất lƣợng, chú trọng đến Tiếng Anh cho sinh viên Lào. Chỉ tính riêng trong năm 2013, theo nhƣ báo cáo của Ban quản lý Dự án, thành phố đã cấp mới cho các tỉnh Nam Lào 43 học bổng (tỉnh Savanaket: 15 học bổng bao gồm 5 Cao học và 10 Ðại học với kinh phí là 557 triệu ðồng; tỉnh Champasak: 5 học bổng bao gồm 2 Cao học và 3 Ðại học với kinh phí 188 triệu ðồng; tỉnh Attapý: 9 học bổng bao gồm 4 Cao học và 5 Ðại học với kinh phí 340 triệu ðồng; tỉnh Salavane : 5 học bổng bao gồm 2 Cao học và 3 Ðại học với kinh phí 188 triệu ðồng ; tỉnh Sekong : 8 học bổng trong ðó cấp học bổng 100% cho 2 Cao học và 3 Ðại học, 50% cho 1 Cao học và 2 Ðại học với kinh phí là 245 triệu ðồng; tổng kinh phí hỗ trợ học bổng nãm 2012-2013 là 3,37 tỷ ðồng. Riêng con trai của Tổng Lãnh sự Lào cũng đƣợc cấp học bổng 100% từ 9/2013-02/2014 với kinh phí là 0,013 tỷ đồng). Cũng trong năm 2013, 98 sinh viên Lào đang theo học tại Đà Nẵng nhận học bổng của thành phố. Hiện có 132 sinh viên Lào nhận học bổng của thành phố đang theo học tại Đà Nẵng. Trong tháng 9-2013, thành phố Đà Nẵng cũng đã cử 4 giáo viên ngƣời Việt tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Trƣờng Đại học Quốc gia Lào tham gia giảng dạy tiếng Việt ở Trung Tâm Tiếng Việt do thành phố tài trợ tại tỉnh Savannakhet. Ngoài ra, thành phố hỗ trợ tỉnh Salavan bảng đen, bàn ghế học sinh, giáo viên cho 10 phòng học trƣờng tiểu học bản Nalek với kinh phí là 400 triệu đồng và thiết kế ký thuật để nâng cấp trƣờng THCS Khongsedone lên thành trƣờng kiểu mẫu về hợp tác hữu nghị với kinh phí là 100 triệu đồng. Với tỉnh Sekong, thành phố hỗ trợ kinh phí đề Hội ngƣời Việt Nam tại tỉnh xây dựng trƣờng Hữu Nghị Việt-Lào giai đoạn II với kinh phí là 1 tỷ đồng. Đến nay, Hội đã xây dựng đƣợc 1 dãy phòng học mới cùng phòng làm việc và phòng ở cho giáo viên, khánh thành vào tháng 9/2014. Với tỉnh Attapeu hỗ trợ xây dựng trƣờng tiểu học tại huyện Xamak với kinh phí là 5, 247 tỷ đồng. SVTH: Phan Thị Hải Yến 55 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Để giúp đỡ sinh viên Lào trong việc trao đổi và tiếp thu kiến thức. Trong năm đầu tiên, Đại học Đà Nẵng đã tổ chức cho các em đƣợc học tiếng Việt tại trƣờng Đại học Sƣ Phạm. Bên cạnh đó, nhằm tạo cơ hội trao đổi ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam cho sinh viên Lào. Một số sở, ban, ngành trên địa bàn thành phố đã tiếp nhận sinh viên Lào thực tập tại cơ quan để các em trải nghiệm thực tế. Nhiều hoạt động, chƣơng trình ý nghĩa dành cho sinh viên Lào đã đƣợc tổ chức tại thành phố Đà Nẵng trong năm 2012 nhƣ Hội nghị tổng kết năm 2010-2011 dành cho lƣu học sinh Lào tại các tỉnh miền Trung Việt Nam nhằm đánh giá lại tình hình học tập của sinh viên Lào đang học tại 20 trƣờng trên địa bàn các tỉnh, thành phố miền Trung-Tây Nguyên Việt Nam; triển khai chƣơng trình “ở nhà dân” cho các em sinh viên Lào năm thứ nhất đang học tiếng Việt tại Đại học Đà Nẵng…Ví dụ nhƣ, thông qua hoạt động nhà dân, từ năm 2011, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị đề xuất với UBND thành phố Đà Nẵng thực hiện chƣơng trình ở nhà dân (homestay) dành cho sinh viên Lào. Tính đến 4/2012, chƣơng trình homestay đã tổ chức cho 65 du học sinh các trƣờng Đại học Sƣ Phạm, Đại học Kinh tế về sinh sống nhà dân. Ngoài chƣơng trình ở nhà dân, hầu hết sinh viên Lào khi đến Đà Nẵng học tập đều đƣợc bố trí vào ăn ở, sinh hoạt tại kí túc xá các trƣơng đại học. Mặt khác, Ban lãnh đạo nhà trƣờng cũng tạo điều kiện tốt nhất cho các em học tập và vui chơi giải trí. Ví dụ, trƣờng Đại học Kinh tế hiện có 223 sinh viên Lào theo học các ngành đều ở kí túc xá, thƣờng xuyên tổ chức cho các em các buổi sinh hoạt, giao lƣu văn hóa, văn nghệ, thể thao, hỗ trợ cho các địa điểm sinh hoạt, sân tập, nhà thi đấu, phƣơng tiện di chuyển khi các em có nhu cầu. Ngoài ra, xu hƣớng các cán bộ và sinh viên Lào học tự túc tại Đà Nẵng ngày càng tăng, hiện nay có khoảng hơn 300 sinh viên Lào đang theo học tại Đà Nẵng theo diện tự túc. Một số sở, ban, ngành trên địa bàn thành phố đã tiếp nhận sinh viên Lào thực tập tại cơ quan để các em trải nghiệm thực tế. Một số sở ban ngành trên địa bàn thành phố đã tiếp nhận sinh viên Lào thực tập tại cơ quan để các em trải nghiệm thực tế trong công tác quản lý, điều hành. Nhìn chung, các tỉnh Nam Lào có xu hƣớng đƣa con em sang Việt Nam học ngày càng đông. SVTH: Phan Thị Hải Yến 56 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Bên cạnh việc xúc tiến cho con em sang học tập tại thành phố, hỗ trợ cấp học bổng, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng và các sở, ban, ngành còn luôn quan tâm, theo dõi và hỗ trợ quá trình học tập cũng nhƣ cơ sở vật chất của các học sinh để cho các em có đƣợc một môi trƣờng học tập tốt nhất ở Đà Nẵng. Trong những năm qua, các trƣờng Đại học tại thành phố luôn chủ trƣơng chính sách học thực, việc thực kể cả những con em của cán bộ cử sang Việt Nam học tập. Chính vì thế, chất lƣợng đào tạo ngày một nâng cao. Các con em khi trở về Lào và tham gia các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phƣơng Lào đã có chuyên môn và chất lƣợng khá cao. Có thể nói, hợp tác giáo dục và đào tạo giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào trên thực tế đã mang lại nhiều hiệu quả và là một trong những lĩnh vực góp phần quan trọng đẩy mạnh mối quan hệ toàn diện giữa nhân dân các tỉnh, thành của hai nƣớc. Việc cử con em sang thành phố học tập cũng nhƣ cấp học bổng cho các sinh viên Lào và du học sinh tự túc đã minh chứng cho việc xây dựng hiểu quả môi trƣờng học tập tốt của thành phố. Đồng thời, việc hỗ trợ xây dựng các Trung tâm tiếng Việt thể hiện tinh thần và chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc giao phó, góp phần cũng cố tình hữu nghị, tình đoàn kết anh em giữa hai nƣớc. Không chỉ việc dừng lại xây dựng các Trung tâm tiếng Việt, các trƣờng trung học Hữu nghị Việt – Lào, mà hàng năm cử giáo viên sang hỗ trợ giảng dạy. Tất cả đều cho thấy thành phố luôn ủng hộ và giúp đỡ một cách hiệu quả, thiết thực trong việc phát triển nguồn nhân lực của các địa phƣơng Lào. Ông Vansa Launhida cƣơng vị là Tổng lãnh sự nƣớc CHDCND Lào tại Đà Nẵng đã khẳng định: Trong các lĩnh vực hợp tác, hỗ trợ giữa Đà Nẵng với các tỉnh miền Trung và Nam Lào như giao thông, nông nghiệp, giáo dục… thì lĩnh vực quan trọng nhất là giáo dục. Nếu hỗ trợ giáo dục nhiều sẽ đào tạo nguồn nhân lực nhiều, cán bộ chuyên môn nhiều cho phía Lào và đây chính là yếu tố cơ bản nhất thúc đẩy phát triển các ngành khác. Ví dụ, ngành nông nghiệp, nếu ở đây đào tạo được nhiều cán bộ chuyên môn về nông nghiệp thì về Lào những cán bộ ấy sẽ đóng góp có hiệu quả cho sự phát triển nông nghiệp của địa phương. Tôi nghĩ quan trọng nhất là nguồn nhân lực, nó đóng vai trò quyết định; bởi nếu chỉ hỗ trợ vốn mà ý thức, SVTH: Phan Thị Hải Yến 57 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng trình độ của con người không đáp ứng yêu cầu thì sẽ không mang lại hiệu quả. [20; tr. 15] Ngoài ra, để phát triển kinh tế- xã hội trong điều kiện liên kết hội nhập, thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào cũng đã chú trọng hợp tác trên nhiều lĩnh vực để thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực kinh tế và giáo dục đƣợc thuận lợi và ngày càng phát triển. Các vấn đề về giao thông vận tải, bƣu điện, viễn thông cũng đƣợc cả thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào quan tâm. Sự hợp tác về giao thông, bƣu điện, viễn thông là một lĩnh vực rất quan trọng và đạt hiệu quả đáng kể. Sự hợp tác và tạo điều kiện của chính phủ hai nƣớc cũng giúp cho thành phố Đà Nẵng cũng nhƣ các tỉnh Nam Lào có nhiều cơ hội quan hệ hợp tác một cách sâu rộng và hiện thực hóa những tiềm năng mà hai bên có. Cảng Tiên Sa đƣợc nâng cấp và đƣợc chính phủ Việt Nam quan tâm và cải tạo nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của không chỉ riêng thành phố Đà Nẵng mà qua đó tạo điều kiện cho các tỉnh Nam Lào có thể xuất nhập hàng hóa, tăng trƣởng kinh tế, Đà Nẵng đã dành cho bạn một khu rộng lớn tại cảng nƣớc sâu Tiên Sa, hàng hóa xuất nhập khẩu do bạn quản lý, không cần thủ tục. Nó nằm trong một dự án đặc biệt quan trọng của hai nýớc Việt nam vŕ Lŕo lŕ xây dựng tuyến đýờng hŕnh lang kinh tế Đông Tây. Vŕ cảng Tięn Sa lŕ cảng nýớc sâu của Đŕ Nẵng sẽ trở thŕnh cửa ngõ thông ra biển của các tỉnh miền Trung và Nam Lào. Bên cạnh việc nâng cấp cảng Tiên Sa thì xem xét và cải tạo tuyến đƣờng bộ trong tuyến Hành lang kinh tế Đông -Tây cũng rất đáng chú ý. Năm 2013, thành phố Đà Nẵng đã đề xuất lên Bộ Chính trị chấp thuận cho nghiên cứu để mở thêm tuyến từ Đà Nẵng đến cửa khẩu Đăk Ốc (tỉnh Quảng Nam), nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây II để có thể thông thƣơng trao đổi hàng hóa với các tỉnh Nam Lào. Bộ Kế hoạch – Đầu tƣ ghi nhận kiến nghị của thành phố Đà Nẵng về vận động nguồn vốn ODA tài trợ cho dự án EWEC2 nối từ cảng Đà Nẵng đi qua QL14B, QL14D đến cửa khẩu Đăk-Ốc (Quảng Nam) sang vùng cao nguyên Boloven (Lào) rồi nối tiếp Chongmek - Nakhon - Bangkok (Thái Lan). SVTH: Phan Thị Hải Yến 58 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây 2 từ Đà Nẵng xuyên qua Quảng Nam sang Lào và kết nối với các nƣớc khu vực sẽ tuyến đƣờng ngắn nhất dẫn đến thƣơng cảng Đà Nẵng. Hiện hầu nhƣ các tuyến đƣờng trong lộ trình hành lang EWEC2 đã đƣợc đầu tƣ xây dựng, chỉ còn đoạn đƣờng khoảng 123km từ cửa khẩu Đăk-Ốc đến Sêkông chƣa đƣợc thảm nhựa và 76, 6km QL14D (từ Bến Giằng đến cửa khẩu Đăk-Ốc thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam) cần đƣợc nâng cấp cải tạo. Tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây 2 hình thành có ý nghĩa quan trọng đối với miền Trung Việt Nam, đặc biệt là thành phố Đà Nẵng, cũng nhƣ giúp phát triển cao nguyên Boloven của nƣớc bạn Lào ở độ cao 1.000 1.300m. Tại đây, đất đai rộng lớn, đất bazan màu mỡ, có mỏ bauxite thuộc loại lớn nhất thế giới, rừng nguyên sinh và nhiều thác nƣớc, ngọn đồi đẹp cộng với khí hậu ôn đới… đƣợc đánh giá là vùng giàu tiềm năng du lịch và thủy điện. Đây là một trong những sáng kiến mang tầm chiến lƣợc của thành phố để không phải phụ thuộc vào bất kì các cửa khẩu của các tỉnh thành khác trong nƣớc. Điều đó đã giúp cho việc giao thông đi lại đƣợc rút ngắn, kích thích việc trao đổi hàng hóa giữa đôi bên. Ngoài ra, thành phố Đà Nẵng cũng đang nâng cấp cảng Đà Nẵng, tạo thuận lợi tối đa cho các tỉnh Nam Lào sử dụng cảng biển Việt Nam để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của Lào với quốc tế. Bên cạnh đó, một tuyến đƣờng cao tốc dài 140 km từ đƣờng hầm Hải Vân mới hoàn thành tại Đà Nẵng tới Cam Lộ ở tỉnh Quảng Trị (song song với đƣờng quốc lộ số 1) đã đƣợc đề xuất để tạo điều kiện cho việc lƣu thông tới các cảng biển Việt Nam. Các dự án cải tạo đƣờng số 9 từ Savannakhet tới Seno, và xây dựng các tuyến đƣờng nhánh sẽ đảm bảo việc tiếp cận thị trƣờng và các dịch vụ xã hội cho các khu vực nông thôn gần đó. Việc phát triển cảng Savannakhet để cùng sử dụng và khai thác với Thái Lan, nâng cấp sân bay Phú Bài (Huế, Việt Nam) đã đƣợc chính phủ các nƣớc Lào và Việt Nam đề xuất. Cùng với cảng biển Đà Nẵng và Mawlamyine, hai cảng biển khác Cửa Lò và Xuân Hải ở Việt Nam đang đƣợc xem xét để đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và khu vực. Sự hợp tác trên lĩnh vực này đã góp phân đáng kể tạo ra một mối giao thông ngày càng hoàn chỉnh đối với không chỉ phục vụ cho chính thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào, mà cho các địa phƣơng khác cũng nhƣ cho cả hai quốc gia và cả khu vực. SVTH: Phan Thị Hải Yến 59 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Mặc dù các công trình hợp tác giao thông vận tải chƣa đƣợc đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào trong tình hình phát triển kinh tế- xã hội hiện tại của hai bên. Tuy nhiên, những nỗ lực của cả hai phía là đáng ghi nhận, tuy là con đƣờng giao thƣơng thông qua tỉnh Quảng Nam, nhƣng đó cho thấy sự thay đổi trong cách nghĩ và đề xuất phƣơng án tối ƣu, và khai thông con đƣờng mới nhằm kích thích sản xuất, đi lại và hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa giữa hai bên. Chính phủ hai nƣớc đã đánh giá cao kết quả cũng nhƣ những đề xuất mang tính khả thi và thiết thực của chính quyền thành phố Đà Nẵng trong việc hợp tác trên lĩnh vực giao thông, xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho nhân dân qua lại, trao đổi hàng hóa, vận chuyển và hoạt động thƣơng mại. SVTH: Phan Thị Hải Yến 60 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Tiểu kết chƣơng 2 Quan hệ hợp tác giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào trên hai lĩnh vực kinh tế và giáo dục từ năm 2009 đến 2013 có nhiều biến chuyển mạnh mẽ và mang dấu ấn đặc biệt của tình hữu nghị son sắt. Kinh tế tăng trƣởng cả về thƣơng mại lẫn đầu tƣ. Bên cạnh đó còn có đƣợc sự hỗ trợ nông nghiệp, giao thông vận tải đã tạo công ăn việc làm và từng bƣớc phát triển kinh tế cho ngƣời dân ở bốn tỉnh Nam Lào. Không chỉ dừng ở đó, hỗ trợ và hợp tác giáo dục cũng không kém phần quan trọng đóng góp không nhỏ cho sự cần thiết đội ngũ nhân lực có tay nghề và kĩ thuật để phát triển đất nƣớc cho các tỉnh bạn. Thông qua hợp tác này cũng đã cho thấy mức độ ảnh hƣởng và sự sâu sắc trong mối quan hệ này. Nó không chỉ đóng góp trên hai lĩnh vực then chốt mà còn tƣơng trợ và hỗ trợ các lĩnh vực khác ngày một gia tăng hợp tác. Đây thực chất là một mối quan hệ nhiều mặtvà toàn diện mà cả hai bên đang hƣớng tới và thúc đẩy. Trong bối cảnh tình hình hiện nay, đứng trƣớc thời cơ và thách thức đối với hai nƣớc, mối quan hệ toàn diện này phải đƣợc đặt lên hàng đầu. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Đà Nẵng luôn coi trọng, dành ƣu tiên và mở rộng dƣới nhiều hình thức nhƣ nâng cao chất lƣợng sinh viên nhận học bổng của Chính phủ hai nƣớc, tăng kim ngạch hai chiều, kích thích kinh doanh và lƣu thông hàng hóa trong việc phát triển quan hệ hợp tác sâu rộng với các địa phƣơng của Lào trên mọi lĩnh vực. Hai bên đang tích cực triển khai một số đề án nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hợp tác kinh tế, giáo dục trong giai đoạn tới. . . nỗ lực không ngừng để góp phần xứng đáng vào việc vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào. SVTH: Phan Thị Hải Yến 61 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HỢP TÁC KINH TẾ, GIÁO DỤC GIỮA ĐÀ NẴNG VÀ CÁC TỈNH NAM LÀO 3. 1. Đánh giá chung về thành tựu và hạn chế trong quan hệ giữa hai bên 3. 1. 1. Thành tựu Quan hệ hợp tác giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào cũng chứng kiến những thay đổi mau lẹ của tình hình quốc tế và khu vực, đồng thời cũng chịu nhiều chi phối và tác động từ nhiều phía, cả tích cực lẫn tiêu cực, cả bên trong lẫn bên ngoài. Trƣớc bối cảnh đó thì quan hệ giữa hai bên vẫn đƣợc dùy trì và phát triển, tăng cả về quy mô, chất lƣợng hợp tác. Nếu trƣớc năm 2009, nhất là thời kì Thành phố Đà Nẵng trực thuộc sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy và UBND Quảng Nam- Thành phố Đà Nẵng thì công tác triển khai hợp tác chƣa đƣợc quan tâm sâu sắc, chƣa đóng góp nhiều cho sự phát triển của đôi bên. Sau khi chia tách tỉnh (1997), nhất là năm 2009 khi Đảng bộ và chính quyền thành phố triển khai thành lập văn phòng đại diện để tạo cơ hội hợp tác và hỗ trợ tốt hơn cho các tỉnh Nam Lào cho thấy những chuyển biến tích cực, hợp tác ngày một phát triển và sự quan tâm sâu sắc về tầm quan trọng của mối quan hệ này. Qua đó trên cơ sở hợp tác này đã thu đƣợc nhiều kết quả khả quan. Nói đúng hơn, thực chất quan hệ giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào nhìn ở khía cạnh rộng ra thì nó là một mối quan hệ nhiều mặt, trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, dƣới góc độ là cấp thành phố, cấp địa phƣơng mối quan hệ hợp tác này đã biết cách chú trọng khai thác thế mạnh của từng địa phƣơng mỗi bên, đặc biệt hỗ trợ và thúc đẩy kinh tế và giáo dục đôi bên. Nhất là về phía Thành phố Đà Nẵng, đóng góp rất quan trọng trong công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ nhân lực cho các tỉnh bạn. Đồng thời, hỗ trợ, sát cánh giúp đỡ các tỉnh bạn về kinh tế, hiểu và nắm bắt đƣợc thế mạnh, yếu của tỉnh bạn và qua đó, hợp tác để cùng phát triển, có lợi cho cả đôi bên. Trên bình diện thực tế, gần nhƣ là một mối quan hệ một chiều, tức là Thành phố Đà Nẵng hỗ trợ, giúp đỡ. Tuy vậy, các tỉnh Nam Lào nói riêng cũng nhƣ nƣớc bạn Lào nói chung cũng đã tự mình SVTH: Phan Thị Hải Yến 62 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng phát triển trong những năm trở lại đây đã có những bƣớc tiến đáng ghi nhận. Các tỉnh Nam Lào đã thực sự trở thành ngƣời anh em thân thiết với thành phố , cũng nhƣ tăng thêm sự bền chặt và sâu rộng của quan hệ của hai nƣớc Việt – Lào. Trong quan hệ hợp tác kinh tế và giáo dục giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào đã tiến hành nhiều cuộc gặp các cấp từ các nhà lãnh đạo cấp cao cho đến các cuộc gặp gỡ, trao đổi, giao lƣu giữa các tổ chức hữu nghị… với nhiều phƣơng án, đề án, biện pháp và cách thức hết sức đa dạng, phong phú và linh hoạt đã đƣợc triển khai. Đặc biệt trong năm 2011, Thành phố Đà Nẵng đã vinh dự đón đoàn Chủ tịch nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Ðảng, Nhà nƣớc Lào. Bên cạnh đó, nhiều chƣơng trình giao lƣu, trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cấp, các ngành diễn ra thƣờng xuyên, trong đó có nhiều hoạt động đầy nghĩa tình nhƣ hỗ trợ xây dựng Nhà Truyền thống Liên minh kháng chiến Việt - Lào tại Bản Đông, tỉnh Savannakhet giúp bạn xây dựng quy hoạch kinh tế - xã hội huyện Đắc Chƣng, tỉnh Sekong xây dựng lò gạch cho tỉnh đội Salavan… Hay những tấm lòng của những ngƣời mẹ, ngƣời chị, ngƣời bạn Thành phố Đà Nẵng thông qua Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố với các nữ sinh viên Lào đang học tập tại Thành phố Đà Nẵng, thể hiện bằng những suất học bổng nhân dịp Tết Bunpimay, sự sẻ chia và động viên trƣớc những khó khăn của cuộc sống xa gia đinh, ngƣời thân, …Và còn rất nhiều những chƣơng trình, hoạt động có ý nghĩa khác đã và đang góp phần làm phong phú thêm bức tranh sinh động về mối quan hệ hợp tác vốn có giữa hai bên. Ngoài ra, hợp tác này mang lại nhiều sự thay đổi cho cả hai bên đặc biệt là các địa phƣơng của Nam Lào. Trong đó, các văn bản đƣợc kí kết ngày càng tăng, tính từ 2008 đến 2012 đã có 24 bản ghi nhớ đã đƣợc kí kết với nhiều lĩnh vực nhƣ nông nghiệp, xây dựng, giáo dục…cho các tỉnh Nam Lào với tổng kinh phí tài trợ là 39, 915 tỷ đồng. Tính riêng năm 2013 con số này đã đƣợc hỗ trợ lên tới 13, 618 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có nhiều chuyên gia đƣợc cử sang để giúp đỡ, các hội chợ triễn lãm đƣợc sự quan tâm đông đảo nhân dân, sự hợp tác ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trƣớc, mở rộng ra nhiều lĩnh vực kinh doanh, cả về cấp độ tƣ nhân cũng nhƣ Nhà nƣớc. Hợp tác đầu tƣ đƣợc đẩy SVTH: Phan Thị Hải Yến 63 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng mạnh, đầu tƣ luôn tăng trƣởng liên tục và đạt đƣợc một số kết quả đáng kể. Không chỉ quan hệ hợp tác giữa các ban, ngành đƣợc cũng cố mà còn giữa các doanh nghiệp ngày càng đƣợc thúc đẩy, mở rộng và đi vào thực chất. Thêm vào đó, lĩnh vực giáo dục ngày càng đƣợc chú trọng và quan tâm, hai bên gửi đoàn cán bộ sang học tập, các du học sinh theo học tại thành phố ngày một tăng lên. Các lĩnh vực khác nhƣ giao thông vận tải, y tế, du lịch, quốc phòng cũng đƣợc cải thiện và nâng cao. Các văn bản đƣợc ký kết tƣơng đối nhiều và triển khai nhanh chóng, đáp ứng đƣợc các nhu cầu cho các doanh nghiệp và phục vụ nhân dân hai nƣớc. Nhìn một cách tổng thể, trong một tình hình quốc tế và khu vực có nhiều biến động, quan hệ giữa hai nƣớc Việt- Lào ngày một thắt chặt và có nhiều bƣớc chuyển biến khả quan. Trên bình diện truyền thống quan hệ giữa hai nƣớc, chính quyền Thành phố Đà Nẵng cũng đã cho thấy vị trí và vai trò của thành phố trong việc là trung tâm và phát huy đƣợc thế mạnh, khẳng định đƣợc vị trí, vai trò quan hệ đối ngoại rộng mở ra bên ngoài của thành phố. Hơn nữa, cũng nhận thấy rằng, trình độ phát triển kinh tế giữa Thành phố Đà Nẵng so với các tỉnh Nam Lào là khá hơn hẳn, chính vì vậy mà đây đƣợc coi là động lực thúc đẩy cho nền kinh tế của các tỉnh Nam Lào, do phần lớn thành phố hỗ trợ trực tiếp về vốn, nhân lực, khoa học, kỹ thuật cho các tỉnh bạn. Các tỉnh Nam Lào nhờ đó đã có thêm những bƣớc tiến mới, nâng cấp và cải tạo cơ sở hạ tầng trên nhiều lĩnh vực nhƣ giao thông vận tải, giáo dục, y tế, chăn nuôi, xây dựng đô thị, điện lực, dịch vụ hàng hóa, du lịch. . . Một phần nhờ đó mà công tác triển khai xây dựng và phát triển của các tỉnh Nam Lào đƣợc trông lên thấy rõ, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt, từng bƣớc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các tỉnh Nam Lào với các khu vực khác trong nƣớc và khu vực, thúc đẩy quá trình hội nhập của Nam Lào vào đời sống kinh tế quốc tế. Sự hợp tác với Thành phố Đà Nẵng đã góp phần giúp Nam Lào thấy đƣợc lợi thế so sánh của mình, thoát khỏi tình trạng cô lập và đồng thời xây dựng đƣợc đội ngũ nhân lực đầy triển vọng trong tƣơng lai. Thêm nữa, sự giúp đỡ và hỗ trợ của Thành phố Đà Nẵng cũng là cơ hội tốt để sản phẩm của các tỉnh Nam Lào đi ra thế giới qua cửa ngõ tiềm năng này. Điều này SVTH: Phan Thị Hải Yến 64 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng là phù hợp với lợi ích mỗi bên, và phục vụ cho sự phát triển lâu dài của cả đôi bên. Thành phố Đà Nẵng cũng vì thế có thể dễ dàng xâm nhập và tạo chỗ đứng lâu dài, đồng thời mở ra hƣớng đi mới cho doanh nghiệp, tập trung vào các thị trƣờng vừa sức, gần gũi, không yêu cầu về công nghệ cao, có lợi thế so sánh nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt ở thị trƣờng các tỉnh bạn. Quan hệ hợp tác kinh tế, giáo dục gữa Thành phố Đà Nẵng cũng đã cho thấy rõ chính sách đối ngoại nhất quán của nhà nƣớc Việt Nam nói chung, thể hiện chính sách đối ngoại của chính quyền thành phố nói riêng trong thời kì đổi mới. Đây là bƣớc đi thể hiện một phát triển, xứng đáng vai trò đầu tàu của khu vực miền Trung nói riêng và là đòn gánh cho cả nƣớc nó chung, hài hòa trong tổng thể Việt nam. Nhƣ vậy, tăng cƣờng mối quan hệ hợp tác kinh tế và giáo dục giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào còn góp phần không nhỏ vào việc ổn định an ninh- chính trị, xã hội ở cấp địa phƣơng, nâng cao vị thế quốc gia trong khu vực và quốc tế. Đây cũng là lợi thế nhất định để các tỉnh Nam Lào từng bƣớc thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tƣ, tăng cƣờng hợp tác, phát triển kinh tế- xã hội nhằm đƣa đất nƣớc thoát khỏi đói nghèo và khẳng định vị thế của mình trong nƣớc và khu vực. 3. 1. 2. Hạn chế Tuy nhiên, trong thực tế, quan hệ hợp tác kinh tế và giáo dục giữa Thành phố Đà Nẵng vẫn còn nhiều hạn chế, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng mỗi bên. Các tỉnh Nam Lào còn khá phụ thuộc vào ƣu đãi của tự nhiên, chƣa hợp lý hóa các chính sách, chƣa đồng bộ trong khâu tổ chức, và chƣa xây dựng trên cơ sở dài hạn. Về thƣơng mại, các mặt hàng trao đổi hai bên có giá trị chƣa cao và chủ yếu nguyên liệu thô, hàng nông - lâm - ngƣ nghiệp vớ hàm lƣợng kĩ thuật không cao và chƣa thực sự có chỗ đứng của hai bên. Về đầu tƣ, con số đầu tƣ thấp so với tiềm năng vốn có, phần đa chủ yếu là đầu tƣ từ phía Thành phố Đà Nẵng, lĩnh vực đầu tƣ cũng còn nhiều hạn chế chủ yếu là thủy điện, giáo dục, trồng cây cao su…Hầu hết là các dự án nhỏ lẻ và chƣa thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ lớn tham gia. Ngoài ra, trung bình kim ngạch giữa hai bên mỗi năm 23 triệu USD, điều này cho thấy chƣa đạt hiệu quả và mục tiêu phấn đấu. SVTH: Phan Thị Hải Yến 65 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Có nhiều nguyên nhân cho tình trạng này, trong đó kể đến một số nguyên nhân nhƣ: các chính sách nhập khẩu và kiểm soát tại các cửa khẩu nhiều bất cập, chồng chéo, gây khó khăn trong việc lƣu thông hàng hóa, Thành phố Đà Nẵng không có đƣờng biên giới chung với các tỉnh bạn Nam Lào, phải thông qua các cửa khẩu tỉnh khác nƣớc ta nhƣ Dak Ok – Quảng Nam. Cơ sở vật chất còn yếu kém, chƣa đồng bộ với đôi bên, nhất là về phía Nam Lào còn thiếu và yếu về giao thông vận tải, gây khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa. Các mặt hàng nói chung còn ít, mẫu mã chƣa thu hút, khâu quảng bá sản phẩm hạn chế, thị phần chƣa lớn… Tiềm lực tài chính và công nghệ còn chƣa cao do đó khó triển khai đƣợc các chƣơng trình, dự án đầu tƣ lớn ở cấp địa phƣơng và chƣa có sự liên kết ở cấp nhà nƣớc. Một số dự án đầu tƣ chậm tiến độ do thủ tục hành chính nên phải gia hạn nhiều lần; việc nƣớc bạn chƣa đồng bộ hóa chính sách và tạo điều kiện trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam không thể thế chấp tài sản để vay vốn phát triển. Có một thực tế là việc đầu tƣ hợp tác giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào chƣa nhiều, phần lớn phụ thuộc vào sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phía Thành phố Đà Nẵng. Thực tế cho thấy, đầu tƣ chủ yếu từ phía Thành phố Đà Nẵng sang các tỉnh bạn và số nhà đầu tƣ rất ít, trong vòng 4 năm thì chỉ có 4 nhà đầu tƣ thành phố tham gia thị trƣờng ở các tỉnh Nam Lào. Sự không cân xứng tiềm lực của mỗi bên cũng sẽ hạn chế phần nào trong việc đẩy mạnh khai thác, và đầu tƣ. Một hạn chế nữa là sự hợp tác, hỗ trợ nông nghiệp và giáo dục chủ yếu mang tính chất một chiều, các tỉnh Nam Lào phần lớn dựa vào sự hỗ trợ, viện trợ từ bên ngoài. Thành phố Đà Nẵng hỗ trợ không hoàn lại với các chƣơng trình, dự án cho các tỉnh bạn, thành phố cũng chỉ dựa trên ngân sách tự có của chính quyền thành phố, tiềm lực tài chính ở mức trung bình để giúp đỡ và tạo điều kiện cho các tỉnh bạn, do đó không nhiều kinh phí để hỗ trợ. Đồng thời, việc hợp tác, hỗ trợ chỉ thực thi trên một vài lĩnh vực ƣu tiên, do chƣa cân xứng tiềm lực cũng nhƣ đang trong giai đoạn phát triển từng bƣớc theo một cách hợp lý. Chính vì vậy, hợp tác, hỗ trợ cũng mang tính xây dựng trong các lĩnh vực cơ bản. SVTH: Phan Thị Hải Yến 66 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Nhìn chung, cả Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào đều có đủ lý do để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhau. Vấn đề về kinh tế, giáo dục luôn đƣợc hai bên quan tâm và ƣu tiên hàng đầu, nó cũng là động lực thúc đẩy cho hợp tác trên các lĩnh vực khác giữa hai bên. Mối quan hệ giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào cũng sẽ là động lực thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị khác giữa các địa phƣơng của hai nƣớc. Qua đó cho thấy těnh hữu nghị bền chặt mŕ hai nƣớc đã, đang và sẽ xây dựng trong tƣơng lai. 3. 2. Đánh giá phát triển của sự hợp tác kinh tế, giáo dục giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào 3. 2. 1. Mục tiêu, quan điểm và định hướng phát triển của sự hợp tác kinh tế, giáo dục giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào Trên tinh thần hợp tác hữu nghị và phát triển với các tỉnh Nam Lào, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Đà Nẵng đã chỉ rõ mục tiêu, quan điểm và định hƣớng phát triển nhƣ sau: - Phát huy và khơi dậy tối đa những ƣu thế, tiềm năng, các nguồn lực của mỗi bên nhất là đầu ngõ ra biển của thành phố tạo ra sức hấp dẫn, lôi cuốn trong việc giao lƣu kinh tế, thúc đẩy hợp tác, đảm bảo an ninh cho hai bên để cùng phát triển. Đảm bảo tính bền vững và lâu dài. - Kích thích cho các tỉnh thành có cùng chung biên giới hoặc lận cận, tăng cƣờng kiên kết nội bộ và bên ngoài tạo ra môi trƣờng thuận lợi, đồng bộ để phát triển kinh tế cho cả hai nƣớc Việt Nam- Lào, đồng thời mở rộng hợp tác, nâng cao hiệu quả từng lĩnh vực, từng tỉnh và cả quốc gia. Ngoài ra, cần hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh giữa hai bên nhằm tạo ra một khu vực phát triển tốt, đồng đều, hiệu quả. Đầu tiên là sẽ phối hợp với nhau ƣu tiên phát triển cơ sở hạ tầng trƣớc hết là giao thông vận tải nhằm tạo điều kiện giao thƣơng với nhau đƣợc thuận lợi và dễ dàng, không chỉ là giao thông đƣờng bộ - nơi xét về mặt chi phí là rất lớn thì cần quan tâm hơn về đƣờng hàng không. Sau đó, phát triển và chung tay xây dựng cơ sở giáo dục, bệnh viện, các trung tâm đào tạo kĩ thuật và SVTH: Phan Thị Hải Yến 67 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng chuyên môn. Cử các chuyên gia sang hƣớng dẫn, quy hoạch, nhất là ngành nông nghiệp nhƣ chăn nuôi heo, gà, vịt…Phối hợp xây dựng các vùng sản xuất cây công nghiệp, nguyên liệu… gắn với phát triển công nghiệp chế biến nhƣ cà phê, cao su, bông vải,… Phối hợp xây dựng các cơ chế chính sách, các văn phòng làm việc nhằm đƣa ra các biện pháp hữu hiệu đảm bảo lợi ích cho các địa phƣơng Nam Lào. Nhìn lại chặng đƣờng từ cuối năm 2008, đầu năm 2009 đến nay, sau 5 năm thực hiện những thỏa thuận về hợp tác, hỗ trợ phát triển thì chúng ta có thể khẳng định rằng: Việc hợp tác giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào đã cùng nhau chúng sức xây dựng để phát triển mối quan hệ gắn bó giữa hai quốc gia đã có từ lâu đời, với nhiều tiềm năng, song vẫn đang gặp nhiều khó khăn là điều hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, từ thực trạng trên cho ta thấy cần xem xét lại nhiều mục tiêu, quan điểm phát triển và hợp tác. Tại các cuộc gặp gỡ đoàn đại biểu cấp cao giữa hai bên diễn ra thƣờng niên đã thảo luận và đánh giá tình hình hợp tác giữa Thành phố Đà Nẵng với từng địa phƣơng của 4 tỉnh Nam Lào, đồng thời xem xét và đƣa ra nhiều đề xuất, đặc biệt nhất mạnh đến việc yêu cầu không chỉ dừng lại ở những chƣơng trình hợp tác hữu nghị, hỗ trợ phát triển mà phải cùng nhau khai thác lợi thế của đôi bên, lợi thế cùng nằm trên Tuyến hành lang kinh tế Đông Tây mà Thành phố Đà Nẵng là điểm cuối thông ra Thái Bình Dƣơng. Ngoài ra, hai bên tập trung đánh giá tiến độ triển khai các chƣơng trình hợp tác tại Biên bản ghi nhớ về việc tăng cƣờng quan hệ hợp tác đƣợc lãnh đạo hai địa phƣơng ký năm 2008. Đề nghị các cơ quan liên quan tiếp tục trao đổi kế hoạch hợp tác trong thời gian tới. Qua đó, phát triển giao thƣơng, vận chuyển hàng hóa, khách du lịch giữa hai địa phƣơng và tạo cơ hội để doanh nghiệp Thành phố Đà Nẵng cũng nhƣ các địa phƣơng của Nam Lào phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, đề nghị tiếp tục duy trì các chuyến thăm, giao lƣu giữa lãnh đạo cấp cao hai địa phƣơng, cùng nhau hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu việc triển khai xây dựng hệ thống điện chiếu sáng. Hai bên phải tích cực xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể, phải đảm bảo cam kết, ban hành những chính sách ƣu đãi để thu hút đầu tƣ giữa hai bên. SVTH: Phan Thị Hải Yến 68 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Theo nhƣ chính quyền Thành phố Đà Nẵng thì trong công tác triển khai kế hoạch năm 2013- 2017 sẽ tập trung hợp tác trên các lĩnh vực: Tăng cƣờng trao đổi đoàn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hợp tác sản xuất, kinh doanh, hợp tác giúp đỡ về quy hoạch, phát triển nông nghiệp, hợp tác về y tế, giáo dục, văn hóa xã hội với số vốn lên tới 50 tỷ dựa vào ngân sách của chính quyền thành phố. Chính quyền Thành phố Đà Nẵng đã có những kế hoạch triển khai Bản ghi nhớ đã đƣợc kí kết trong giai đoạn 2013-2017 và đã đƣợc thông qua. SVTH: Phan Thị Hải Yến 69 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Phê duyệt kinh phí triển khai kế hoạch Biên bản ghi nhớ với các tỉnh Nam Lào giai đoạn 2013-2017 (Đính kèm công văn số 338/VP-TH ngày 21/02/2013 của Văn Phòng UBND thành phố ) Danh mục chƣơng trình, dự án Kinh phí phân bổ từng Tổng mức đầu tƣ năm tạm tính giai đoạn 2014-2017 2014 2015 2016 2017 1 Tỉnh Savannakhet Thành phố Đà Nẵng ghi nhận đề nghị của tỉnh Savannakhet về việc hỗ trợ kinh phí xây dựng hội trƣờng mới cho trƣờng chính trị hành chính Savannakhet. 2 TỉnhChapasak Thành phố Đà Nẵng tƣ vấn, đóng góp ý kiến về kĩ thuật, khảo sát, thiết kế, quy hoạch để nâng cấp thị xã pakse lên thành phố trong tƣơng lai. 3 Tỉnh Salavane Thành phố Đà Nẵng thống nhất về nguyên tắc tiếp tục hỗ trợ để nâng cao về hợp tác hữu nghị giữa Thành phố Đà Nẵng với tỉnh Salavane. Hai bên thống nhất đặt tên trƣờng là Trƣờng trung học hữu nghị Thành phố Đà Nẵng Salavane. 4 Tỉnh Sekong Đồng ý về nguyên tắc xây dựng mở rộng chuồng trại heo giống tại Trung tâm dịch vụ chăn nuôi nông nghiệp Tỉnh Sekong. 5 Tỉnh Attapueu Thành phố Đà Nẵng đồng ý về nguyên tắc hỗ trợ đầu tƣ xây dựng dịch vụ chăn nuôi . Tổng cộng SVTH: Phan Thị Hải Yến 5. 000 1. 000 500 2. 000 3. 000 3. 000 1. 000 2. 000 3. 000 1. 000 2. 000 500 3. 000 500 5. 000 17. 000 70 2. 000 4. 500 9. 000 3. 000 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Các chƣơng trình, dự án đƣợc Ban Quản Lý dự án Nam Lào triển khai cụ thể đối với từng lĩnh vực và tƣơng ứng với từng tỉnh Nam Lào. KẾ HOẠCH TRIÊN KHAI CÁC CHƢƠNG TRÌNH, DỰ ÁN HỔ TRỢ, HỢP TÁC VỚI CÁC TỈNH NAM LÀO (GIAI ĐOẠN 2013-2017) (Kèm công văn số:03/BQL DANL ngày 10/01/2013 của BQL các dự án Nam Lào) Tổng mức đầu tƣ Danh mục chƣơng trình, dự án TỔNG CỘNG Thanh toán vốn các dự án, công trình hoàn thành của A giai đoạn 2012 về trƣớc. Trƣờng THCS Saravan Đơn vị tính: Triệu đồng Phân bổ các năm Ghi chú 2013 2014 2015 2016 2017 48. 897 803 9. 480 7. 374 8. 803 14. 181 9. 059 803 803(*) 1. 1. 1. 817 2. B Các chƣơng trình, dự án giai đoạn 2013-2017 I 1 2 3 4 Tỉnh Savannakhet Hằng năm hổ trợ 100% học bổng đào tạo 5 thạc sĩ và 10 đại học; Cán bộ, sinh viên sang học tại Thành phố Đà Nẵng phải có Chứng chỉ tiếng Việt do Trung tâm đào tạo tiếng Việt ở Savannakhet cấp. Hỗ trợ thủ tục để tỉnh Savannakhet cử 50 học viên sang Thành phố Đà Nẵng học bằng kinh phí cá nhân (CB, SV sang học tại Thành phố Đà Nẵng phải có Chứng chỉ tiếng Việt do Trung tâm đào tạo tiếng Việt ở Savannakhet cấp. Cứ mỗi năm 02 giáo viên sang dạy tiếng việt tại Trung tâm đào tạo tiếng việt Sanvannakhet trong thời gian 1 năm. Hỗ trợ tu sửa, làm nền, lát gạch sân Trung tâm đào tạo tiếng việt tại Savannakhet. Hỗ trợ dụng cụ giảng dạy cho Trung tâm Đào tạo tiếng việt tại Savannakhet gồm 30 bộ máy nghe và 30 bộ máy tính. SVTH: Phan Thị Hải Yến 81 15. 052 7. 122 557 114 466 168 0 0 0 0 0 0 1. 250 250 250 250 250 250 500 500 360 360 Đại học: 35, 127 triệu/năm/sinh viên; Cao học: 41. 187 triệu/năm/ngƣời (theo QĐ1091/QĐ-UBND ngày 28/12/2012) Luận Văn Tốt Nghiệp 5 GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Hỗ trợ mở rộng các dự án nông nghiệp đã triển khai trong thời gian qua gồm: 670 Danh mục chƣơng trình, dự án +Hỗ trợ 04 máy sấy do Việt Nam sản xuất cho Trung tâm giống lúa Thakseno. + Hỗ trợ Trại giống heo Pakbo 20 con heo nái và 02 con heo đực giống. (BQL Nam Lào cử chuyên gia hỗ trợ tập huấn kỹ thuật chăn nuôi). +Tổ chức cho đoàn cán bộ nông nghiệp tỉnh Savannakhet (10 ngƣời) sang học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Thành phố Đà Nẵng thời gian 5 ngày. 6 Tiếp nhận 02 cán bộ đổi ngoại tỉnh Savannakhet thực tập tại SởNgoại vụ Thành phố Đà Nẵng thời gian 1 năm Savannakhet hỗ trợ đào tạo tiếng Lào cho 02 cán bộ Thành phố Đà Nẵng trong thời gian 04 năm tại Trƣờng Đại học Savannakhet. 7 Hại bên tiếp tục hợp tác hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nông nghiệp, công nghiệp, thể thao và các lĩnh vực khác nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. 8 Thành phố Đà Nẵng ghi nhận đề nghị của tỉnh Savannakhet về việc hỗ trợ kinh phí xây dựng hội trƣờng mới cho Trƣờng chính trị- hành chính tỉnh Savannakhet. 9 Tỉnh Savannakhet sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Thành phố Đà Nẵng sang đầu tƣ thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội tại tỉnh Savannakhet, đồng thời Thành phố Đà Nẵng cũng tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp của tỉnh Savannakhet sang thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội tại Thành phố Đà Nẵng. 10 Hai bên thƣờng xuyên phối hợp nghiên cứu xúc tiến các chƣơng trình hợp tác nhằm khai thác lợi thế của tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây. II Tỉnh Chapasak SVTH: Phan Thị Hải Yến 82 670 Tổng mức đầu tƣ 150 5. 000(**) 6. 310 2013 Phân bổ các năm 2014 2015 2016 Ghi chú 2017 150 2. 000 3. 000 Tạm tính mức đầutƣ Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Danh mục chƣơng trình, dự án Tổng mức đầu tƣ Phân bổ các năm 2013 2014 2015 2016 2017 Từ năm 2013-2017, mỗi năm cấp cho Tỉnh Salavane 03 suất học bổng bậc đại học và 02 học bổng cao học ( 100% học phí, kinh phí ở và sinh hoạt). 2. 322 188 376 481 586 692 Từ năm 2013-2017, mỗi năm hỗ trợ 50% chi phí ( học phí, kinh phí ở và sinh hoạt) cho 02 học viên đại học và 02 học bổng cao học. 3 Từ năm 2013-2017, mỗi năm tỉnh Chapasak hỗ trợ 100% chi phí (học phí, kinh phí ở và sinh hoạt) cho 02 học viên học tiếng Lào hệ 01 năm tại tỉnh Chapasak; cử các học viên sang Thành phố Đà Nẵng học với số lƣợng không hạn chế, kinh phí tự túc 100%. 4 Cử 02 giáo viên sang dạy tiếng vieeth tại trung tâm đào tạo tiếng việt Champasak trong thời gian 01 năm (2013-2014). 5 Hỗ trợ 01 máy chiếu và 02 bộ máy vi tính cho Trung tâm Đào tạo tiếng Việt Champasak. 6 Hỗ trợ thiết kế và thi công hệ thống điện chiếu sáng phần còn lại của đoạn đƣờng ngã 3 sân bay vào bùng binh trung tâm, trên đƣờng 13 tại thị xã Paske. Thành phố Đà Nẵng tƣ vấn, đóng góp ý kiến về kỹ thuật khảo sát 7 , thiết kế , quy hoạch để nâng cấp thị xã Paske lên trong tƣơng lai. 8 Hai bên trao đổi kinh nghiệm về văn hóa nghệ thuật, tăng cƣờng tập huấn để nâng cao tay nghề cho các nhà điêu khắc, chạm trổ cho tỉnh Chapasak. III Tỉnh Salavane 1 Từ năm 2013-2017, mỗi năm cấp cho Tỉnh Salavane 03 suất học bổng bậc đại học và 02 học bổng cao học ( 100% học phí, kinh phí ở và sinh hoạt). 898 76 153 188 223 258 500 100 100 100 100 100 1 2 2 Hỗ trợ 20 con heo mái giống và 02 con heo đực giống, cử chuyên gia hỗ trợ tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho Trung tâm giống nông nghiệp Nôngđeng. SVTH: Phan Thị Hải Yến 83 Ghi chú Đại học: 35. 127 triệu/năm/sinh viên; Cao học: 41. 187 triệu/năm/ngƣời (theo QĐ10911/QĐ-UBND ngày 28/12/2012) Hỗ trợ 50 triệu/học viên/năm 250 250 40 40 1. 300 1. 000(*) 1. 000(**) 2. 322 188 270 270 300 500 500 376 481 Tạm tính mức đầu tƣ 586 692 Đại học: 35. 127 triệu/năm/sinh viên; Cao học: 41. 187 triệu/năm/ngƣời (theo QĐ10911/QĐ-UBND ngày 28/12/2012) Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Tổng mức đầu tƣ 400 Phân bổ các năm 2013 2014 2015 2016 2017 400 Thành phố Đà Nẵng thống nhất về nguyên tắc tiếp tục hỗ trợ để nâng cấp trƣờng Trung học cơ sở Khongsedon trở thành trƣờng kiểu mẫu về hợp tác hữu nghị giữa Thành phố Đà Nẵng với tỉnh Salavane. Hai bên thống nhất đặt tên trƣờng là Trƣờng trung học Hữu nghị Thành phố Đà Nẵng- Salavane. 5 Tỉnh Salavane sẽ giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Thành phố Đà Nẵng đến tìm hiểu khảo sát khả năng đầu tƣ, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực: thƣơng mại- dịch vụ, du lịch, chế biến sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi tại tỉnh Salavane. IV Tỉnh Sekong 1 Từ năm 2013-2017, mỗi năm cấp cho Tỉnh Sekong 03 suất học bổng bậc đại học và 02 học bổng cao học ( 100% học phí, kinh phí ở và sinh hoạt) 5. 000 (**) 2. 000 3. 000 2. 322 188 376 481 586 692 Đại học: 35. 127 Từ năm 2013-2017, mỗi năm Thành phố Đà Nẵng hỗ trợ 50% chi phí ( học phí, kinh phí ở và sinh hoạt) cho 02 học viên đại học và 02 học viên cao học. Hỗ trợ kinh phí để Hội ngƣời Việt Nam tỉnh Sekong xây dựng Trƣờng Hữu nghị Việt- Lào tỉnh Sekong giai đoạn 2. Tiếp tục đầu tƣ duy trì nông nghiệp: Hỗ trợ 20 con heo nái giống và 02 con heo đực giống, giống cá rô phi, cá trắm cỏ, vịt siêu trứng, hỗ trợ tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho Trung tâm dịch vụ chăn nuôi nông Đồng ý về nguyên tắc xây dựng mở rộng chuồng trại heo giống tại Trung tâm dịch vụ chăn nuôi nông nghiệp tỉnh Sekong. 898 76 153 188 223 258 1. 000 1. 000 300 1. 000 2. 000 Danh mục chƣơng trình, dự án 3 Hỗ trợ toàn bộ bàn ghế giáo viên và học sinh, bảng đen cho một trƣờng tiểu học tỉnh Salavane. 4 2 3 4 5 SVTH: Phan Thị Hải Yến 84 300 3. 000 (**) Ghi chú Tạm tính mức đầu tƣ triệu/năm/sinh viên; Cao học: 41. 187 triệu/năm/ngƣời (theo QĐ10911/QĐ-UBND ngày 28/12/2012) Tạm tính mức đầu tƣ Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Danh mục chƣơng trình, dự án Tỉnh Sekong giới thiệu một số dự án cơ hội thu hút đầu tƣ vào tỉnh để doanh nghiệp Thành phố Đà Nẵng nghiên cứu đầu tƣ , trƣớc mắt là dự án xây dựng đƣờng từ khu vực biên giới vào thị xã; Dự án phát triển nông nghiệp trên lĩnh vực chăn nuôi- trồng trọt; Dự án phát triển du lịch, trồng cây cao su, cà phê. Tỉnh Sekong sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Thành phố Đà Nẵng đến khảo sát khả năng đầu tƣ, hoạt động kinh doanh tại V Tỉnh Attapeu Tổng mức đầu tƣ 2013 Phân bổ các năm 2014 2015 2016 Ghi chú 2017 6 1 2 3 4 5 Từ năm 2013-2017, mỗi năm cấp cho Tỉnh Attapeu 03 suất học bổng bậc đại học và 02 học bổng bậc cao học ( 100% học phí, kinh phí ở và sinh hoạt) Từ năm 2013-2017, mỗi năm Thành phố Đà Nẵng hỗ trợ 50% chi phí ( học phí, kinh phí ở và sinh hoạt) cho 02 học viên đại học và 02 học viên cao học. Hỗ trợ xây dựng mới 01 trƣờng tiểu học bao gồm khu giảnh dạy 05 phòng học và phòng giáo viên tại tỉnh Attapeu Thành phố Đà Nẵng đồng ý về nguyên tắc hỗ trợ đầu tƣ xây dựng mới Trung tâm dịch vụ chăn nuôi nông nghiệp cho tỉnh Attapeu. Tỉnh Attapeu giới thiệu một số dự án cơ hội thu hút đầu tƣ vào tỉnh để doanh nghiệp Thành phố Đà Nẵng nghiên cứu đầu tƣ, trƣớc mắt là dự án xây dựng đƣờng giao thông, Dự án phát triển nông nghiệp, trồng cao su, cà phê; Dự án khai thác khoáng sản. Tỉnh Attapeu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Thành phố Đà Nẵng đến khảo sát khả năng đầu tƣ, hoạt động kinh doanh tại Tỉnh. 11. 220 2. 322 188 376 481 586 692 Đại học: 35. 127 898 76 153 188 223 258 5. 000 2. 000(*) 3. 000 1. 000 2. 000 3. 000(**) triệu/năm/sinh viên; Cao học: 41. 187 triệu/năm/ngƣời (theo QĐ10911/QĐ-UBND ngày 28/12/2012) Tạm tính mức đầu tƣ Ghi chú: + Các mục đánh dấu (*) là kế hoạch phân bổ ngân sách các năm 2013 đã đƣợc phê duyệt; + Các mục đánh dấu (**) là kinh phí tạm tính cho các dự án cho mới ghi nhơ về mặt chủ trƣơng ( chỉ dự trù đàu tƣ sau năm 2015). + Chi phí học bổng đƣợc điều chỉnh theo mức mới nhất tại quyết định số QĐ10911/QĐ-UBND ngày 28/12/2012) của UBND Thành phố Đà Nẵng. SVTH: Phan Thị Hải Yến 85 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Nhằm kế thừa và tiếp tục phát huy những thành tựu đạt đƣợc trong mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các địa phƣơng Lào trong thời gian qua, vào quý IV/2012, lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo các ngành đề ra những mục tiêu cụ thể cho 2015 một cách cụ thể nhƣ sau: CÁC CHƢƠNG TRÌNH, DỰ ÁN THÀNH PHỐ HỖ TRỢ, GIÚP ĐỠ CHO CÁC TỈNH TRUNG NAM LÀO NĂM 2015 Chƣơng trình, dự án Stt 01 Tiếp tục hỗ trợ về nông nghiệp cho các tỉnh Salavane và Sekong. 02 Cấp học bổng mới cho lƣu học sinh các tỉnh Trung Nam Lào sang học tại đại học Thành phố Đà Nẵng năm học 2015-2016. 03 Đầu tƣ nâng cấp và xây dựng phòng Thƣ viện đọc sách cho trung tâm tiếng Việt tỉnh Savnanakhet. 04 Nâng cấp trƣờng THCS Khoongsedone ( tỉnh Salavane) thành trƣờng kiểu mẫu về quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam- Lào và đổi tên thành trƣờng Hữu nghị Thành phố Đà NẵngSalanvane. 05 Tiếp tục hỗ trợ cử 02 giáo viên sang dạy tiếng Việt tại Trung tâm Đào tạo tiếng Việt tại Trung tâm Đào tạo tiếng Việt tỉnh Savannakhet trong năm 2015-2016. Tổng cộng SVTH: Phan Thị Hải Yến 86 Kinh phí Ghi chú 1, 3 tỷ Máy sấy lúa, heo giống, vịt giống, cá giống 1, 54 tỷ Gồm 35 suất học bổng 100% ( cao học: 13, Đại học: 22) và 12 suất học bổng 50% ( Cao học: 6, Đại học: 6) 0, 7 tỷ đã cấp vốn trong năm 2014 7, 5 tỷ 0, 25 tỷ 11, 290 tỷ Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Ngoài mục tiêu và định hƣớng trong vòng 5 năm tới của Thành phố Đà Nẵng hợp tác và hỗ trợ cho các tỉnh Nam Lào thì thành phố cũng sẽ tiếp tục triển khai và lên kế hoạch cho những mục tiêu lâu dài hơn nữa. Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ đề nghị và đệ trình lên chính phủ để hỗ trợ trong việc giúp đỡ và hợp tác với các tỉnh Nam Lào ví dụ nhƣ việc hỗ trợ kinh phí của chính phủ trong việc xây dựng trung tâm tiếng Việt cho 3 tỉnh còn lại Salavan, Sekong, Attapu. Đây là một trong những hoạch định của Ban Quản lý dự án Nam Lào phối hợp với chính quyền thành phố chuẩn bị đệ trình lên chính phủ. Nhƣ vậy, trong tƣơng lai, Thành phố Đà Nẵng vẫn tiếp tục duy trì công tác hỗ trợ các tỉnh Nam Lào về kinh tế và giáo dục. Đặc biệt, sẽ chú trọng và quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực. Chính sách ƣu đãi và hỗ trợ của chính quyền Thành phố Đà Nẵng thể hiện bƣớc đi đúng đắn của chính quyền và nhân dân cũng nhƣ thể hiện đƣợc tinh thần đoàn kết và thực hiện tốt chính sách, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc. Lãnh đạo nhân dân hai nƣớc thấy rõ tầm quan trọng của việc tăng cƣờng và củng cố mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam- Lào vì mục tiêu chung là xây dựng và phát triển đất nƣớc hòa bình, phồn vinh. Trong chính sách đối ngoại của mình, Việt Nam khẳng định đƣờng lối độc lập, hòa bình, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế, có quan hệ hữu nghị với tất cả các nƣớc, nhất là các nƣớc láng giềng. Đối với CNDCND Lào nhấn mạnh tiếp tục củng cố, tăng cƣờng quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam. Chính vì vậy mà Chính phủ hai nƣớc luôn tạo mọi điều kiện và chính sách ƣu đãi cho cả hai. Đồng thời, tích cực chỉ đạo các bộ, ngành, địa phƣơng triển khai thực hiện các Hiệp định và Chiến lƣợc hợp tác; Tăng cƣờng quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các địa phƣơng của hai nƣớc, nhất là các địa phƣơng có chung biên giới. SVTH: Phan Thị Hải Yến 88 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 3. 2. 2. Giải Pháp tăng cường của sự hợp tác kinh tế, giáo dục giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào hiện nay và trong thời gian tới Dựa trên tiềm năng và cơ hội vốn có của hai bên, cũng nhƣ trong quá trình quan hệ hợp tác ngoài những mục tiêu, định hƣớng trong thời gian tới thì việc đƣa ra những giải pháp để sự hợp tác này đi đến hiểu quả cao nhất. Những vƣớng mắc, tồn tại mà hai bên chƣa đạt đƣợc sẽ cần phải xém xét và tìm ra hƣớng đi thích hợp. Đầu tiên, trong lĩnh vực quan hệ hợp tác kinh tế: Hiểu rõ và nắm bắt đƣợc lợi thế cũng nhƣ nhu cầu của mỗi bên. Hai bên phải tiếp tục tăng cƣờng việc giao thƣơng hàng hoá của các doanh nghiệp hai bên hơn nữa bằng những hoạt động xúc tiến thƣơng mại cụ thể nhƣ quảng bá thông tin trên các website của nhau, tham gia hội chợ triển lãm, cử các đoàn doanh nghiệp nghiên cứu thị trƣờng; tạo điều kiện thuận lợi để hàng hoá hai bên thâm nhập thị trƣờng của nhau. Hai bên phải khuyến khích và có nhiều chính sách ƣu đãi, thuận lợi từ cả hai bên nhƣ giảm thuế, giảm các thủ tục hải quan để kích thích các doanh nghiệp hai bên tìm hiểu thị trƣờng lẫn nhau, đầu tƣ và mở rộng doanh nghiệp. Số lƣợng và chất lƣợng doanh nghiệp của cả hai bên là rất hạn chế. Tiềm năng của hai bên là rất lớn. Do vậy, cần thay đổi chính sách, thu hút vốn đầu tƣ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành phố tham gia, đề ra những chƣơng trình, dự án kích thích các doanh nghiệp, tăng cƣờng các hoạt động, hội chợ, xúc tiến việc làm để ngƣời dân và các doanh nghiệp tham gia đông đảo. Riêng các tỉnh Nam Lào cần quan tâm giải quyết cho các doanh nghiệp thành phố khảo sát để có đủ diện tích đất triển khai thực hiện dự án trồng cây cao su và các loại cây công nghiệp khác theo dự án đã đƣợc cấp phép, hỗ trợ giải quyết những vƣớng mắc trong công tác triển khai đầu tƣ tại các tỉnh. Ngoài ra, các tỉnh Nam Lào tạo điều kiện thuận cho các doanh nghiệp làm thủ tục xin thăm dò, khai thác các loại khoáng sản và nghiên cứu xây dựng các dự án thuỷ điện. Các tỉnh Nam Lào rà soát để ban hành, đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp yên tâm đầu tƣ, kinh doanh tại tỉnh. Còn các doanh nghiệp Thành phố Đà Nẵng đã đầu tƣ tại các tỉnh Nam Lào tiếp tục củng cố và triển khai thực hiện dự án, khảo sát đất để có đủ diện tích trồng cây cao su và các loại cây SVTH: Phan Thị Hải Yến 89 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng công nghiệp khác theo Giấy phép đầu tƣ đã đƣợc Chính phủ Lào cấp. Đồng thời, mở rộng thị trƣờng, kêu gọi các doanh nghiệp khác tham gia và giúp đỡ các doanh nghiệp mới cũng nhƣ các doanh nghiệp tỉnh bạn. Ngoài ra, hai bên cần hợp tác và tổ chức nghiên cứu đƣa khoa học công nghệ vào đời sống. Các doanh nghiệp cũng tìm tòi, sáng tạo nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất, mở rộng thị trƣờng. Trên vấn đề hợp tác hỗ trợ kinh tế, giáo dục, ngoài việc tiếp tục thực hiện những văn bản, những thỏa thuận đã đƣợc kí kết cũng cần lên kế hoạch dài hạn cho những năm sắp tới. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh sao cho phù hợp với đôi bên. Đồng thời, những lĩnh vực nào cần đƣợc ƣu tiên phải đặt lên hàng đầu nhƣ hỗ trợ nông nghiệp, hỗ trợ giáo dục, quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhƣ đã nói ở trên, việc chú trọng vào công tác hỗ trợ nông nghiệp cho các tỉnh Nam Lào là rất quan trọng. Phải xác định đƣợc ƣu thế, khả năng và nhu cầu của từng tỉnh, qua đó, tiến hành hỗ trợ sản xuất cho phù hợp. Giải pháp bƣớc đầu là thành phố sẵn sàng hỗ trợ cử các chuyên gia sang giúp các tỉnh bạn, hƣớng dẫn kĩ thuậtvề giống cây trồng, vật nuôi, công tác khuyến nông - khuyến ngƣ, thú y. Sau đó, giám sát và bàn giao khi có những thành quả cụ thể. Đồng thời nhân rộng mô hình nuôi trồng sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Tiến hành các lớp học khuyến nông, khuyến ngƣ, kĩ thuật nuôi trồng cho bà con nông dân. Phát triển nguồn nhân lực luôn là yếu tố then chốt. Vì vậy, hai bên cần nỗ lực hợp tác, hỗ trợ hơn nữa, tạo điều kiện cho du học sinh và cán bộ đƣợc cử sang tiếp cận kĩ thuật, khoa học, công nghệ để tạo một nguồn nhân lực có trình độ để về đóng góp và phục vụ tại từng địa phƣơng. Ngoài ra, tiếp tục phát huy tình đoàn kết, quan hệ hữu nghị giữa các trƣờng đại học, cao đẳng của hai bên với nhau để tạo điều kiện giúp đỡ con em đƣợc tiếp cận kiến thức. Phát triển nguồn nhân lực trƣớc hết tập trung công tác giáo dục các cấp từ mẫu giáo, tiểu học…cho đến đại học, thạc sĩ. Nhiệm vụ cấp bách và vẫn đang đƣợc hai bên thực hiện tốt là đào tạo cán bộ kĩ thuật ngƣời địa phƣơng, bằng chứng cho thấy việc cử cán bộ sang giúp đỡ hay cử con em sang đi học là một việc làm thiết thực. Hằng năm hai bên nên tổ chức các hoạt động giao lƣu, trao đổi kinh nghiệm về các vấn đề đào tạo, nghiên cứu nguồn nhân lực, tiếp tục thực hiện các chính sách ƣu đãi, viện trợ SVTH: Phan Thị Hải Yến 90 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng không hoàn lại, trao đổi thông tin, cử đoàn sang học tập, nghiên cứu, giảng dạy… Đây là điều cần chung tay của lãnh đạo cấp cao hai bên, đồng thời, tuyên truyền cho ngƣời dân Nam Lào ý thức học tập, nghiên cứu… Về phần chính quyền thành phố và đặc biệt Ban quản lý dự án Nam Lào, cần phải có sự giám sát, kiểm tra cũng nhƣ đôn đốc triển khai tổ chức thực hiện các nội dung hợp tác đã cam kết, đồng thời, đề xuất, kiến nghị những nội dung hợp tác mới nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai tỉnh trong tƣơng lai. Qua đó, huy động nhiều nguồn vốn tập trung đầu tƣ hỗ trợ vào các lĩnh vực then chốt để phát triển kinh tế là giao thông, điện lực, thủy lợi và các ngành giáo dục, văn hóa…Tăng cƣờng vai trò vị trí của thành phố, chủ động đề xuất việc hỗ trợ, hay yêu cầu những cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trƣờng đầu tƣ các địa phƣơng Nam Lào, nâng cao năng lực của các doanh nghiệp thành phố, phối hợp với các tỉnh thành trong nƣớc có cùng biên giới bằng cách tạo môi trƣờng kinh doanh tốt cho các hoạt động kinh doanh ở biên giới, tiếp tục thúc đẩy đầu tƣ vào các tỉnh Nam Lào. Trong tƣơng lai, Thành phố Đà Nẵng phải đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động giao lƣu, giúp đỡ các địa phƣơng của tỉnh bạn trên tinh thần thiết thực, hiệu quả. Phƣơng hƣớng hợp tác tập trung vào việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tăng cƣờng hợp tác trên các lĩnh vực đầu tƣ, thƣơng mại, dịch vụ, du lịch, hợp tác lao động bằng các hình thức thích hợp, tiếp tục mở rộng trao đổi kinh nghiệm, bồi dƣỡng cán bộ, giúp đỡ đào tạo cho các địa phƣơng bạn, rà soát và có kế hoạch theo dõi, duy trì có hiệu quả các chƣơng trình, dự án hợp tác…hy vọng với những hƣớng đi cụ thể, đúng đắn trên, mối quan hệ giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào sẽ ngày càng củng cố và phát triển. Ngoài ra, Lãnh đạo cấp cao hai bên cần tiến hành trao đổi, gặp gỡ và đề xuất những lĩnh vực hợp tác mới, cũng cố và duy trì những lĩnh vực đã và đang hợp tác. Tăng cƣờng trao đổi các đoàn cấp cao, các đoàn văn hóa, nghệ thuật và giao lƣu đoàn thể, quần chúng giữa hai bên để tăng thêm tình thắm thiết…Tiếp tục trao đổi đề xuất các phƣơng án xây dựng giao thông vận tải nối với hai bên kể cả đƣờng bộ, đƣờng hàng không… để tạo điều kiện giao thƣơng buôn bán đƣợc thuận lợi hơn. Trong thời gian tới, hoàn thiện tuyến SVTH: Phan Thị Hải Yến 91 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng đƣờng hành lang kinh tế Đông Tây 2 một cách nhanh chóng để đƣa vào phục vụ nhu cầu giao thƣơng giữa hai bên. Tiếp tục coi mối quan hệ hợp tác này là ƣu tiên chính trong mối quan hệ của cả hai bên, đồng thời tạo cực tăng trƣởng làm động lực phát triển cho các địa phƣơng khác của cả hai nƣớc. Bên cạnh việc hợp tác kinh tế, giáo dục, hai bên cũng cần tăng cƣờng phối hợp và quản lý môi trƣờng, an ninh chính trị của hai bên để tạo đà phát triển kinh tế- xã hội. Cuối cùng, việc hợp tác này cũng cần những cơ chế chính sách ƣu đãi, những hiệp định hợp tác song phƣơng với mức độ ƣu tiên cao hơn giữa chính phủ hai nƣớc. Lãnh đạo cấp cao hai nƣớc nhất trí quyết tâm và thỏa thuận chỉ đạo các cấp, các ngành từ Trung ƣơng đến địa phƣơng hai nƣớc phấn đấu phối hợp làm tốt những trọng tâm sau: 1. Không ngừng củng cố, giáo dục, phát triển và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ chính trị đặc biệt hiếm có không chỉ ở lãnh đạo cấp cao mà thấm sâu xuống các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. 2. Nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế song phƣơng tƣơng xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp sẵn có. Phát triển hợp tác giữa các vùng, miền hai nƣớc và hoàn thiện hơn nữa các chính sách ƣu tiên, ƣu đãi đã dành cho nhau. Chủ động thúc đẩy hợp tác ở cả ba cấp: Chính phủ với Chính phủ, địa phƣơng với địa phƣơng và doanh nghiệp với doanh nghiệp nhằm tạo sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa hai nền kinh tế. 3. Tiếp tục tăng cƣờng sự hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng và cùng phối hợp nhằm chống lại âm mƣu chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của mỗi nƣớc, chia rẽ quan hệ hai nƣớc. 4. Tích cực trao đổi thông tin về tình hình quốc tế và sự phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là trong khuôn khổ các tổ chức mà hai bên cùng là thành viên. SVTH: Phan Thị Hải Yến 92 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Tiểu kết chƣơng 3 Trong 5 năm thực hiện nhiều biên bản ghi nhớ giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào, quan hệ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế và giáo dục giữa thành phố và các tỉnh Nam Lào đã gặt hái nhiều thành công những đồng thời cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế. Ngoài sự vui mừng với những kết quả đã đạt đƣợc thì cũng cần tìm ra những khiếm khuyến, yếu điểm để xây dựng một mối quan hệ tốt hơn và bền vững hơn. Đồng thời, việc đề ra mục tiêu, phƣơng hƣớng cũng nhƣ giải quyết cho những vƣớng mắc còn tồn tại là điều cần phải làm để đảm bảo sự liên tục và phát triển cho mối quan hệ. Hai bên đã chú trọng và tập trung nguồn lực, cơ hội đặc biệt là nhận thấy tầm quan trọng của việc hợp tác hỗ trợ trên lĩnh vực giáo dục, một lĩnh vực tiềm năng và đầy triển vọng trong tƣơng lai trong quan hệ hai bên là một lĩnh vực quan trọng nhất lúc này. Bên cạnh đó, nếu có điều kiện thì đầu tƣ kinh tế, hỗ trợ giáo dục và hợp tác thƣơng mại và du lịch mạnh mẽ hơn, sâu rộng hơn thì sẽ mang lại nhiều kết quả to lớn và thiết thực hơn trong tƣơng lai. SVTH: Phan Thị Hải Yến 93 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng KẾT LUẬN 1. 1 Hợp tác phát triển là xu thế tất yếu trong thời kì hội nhập hiện nay. Dù ở mức độ nào hay hoàn cảnh khác nhau, song những lý thuyết có liên quan về hội nhập và hợp tác quốc tế vẫn là cơ sở quan trọng đối với việc hợp tác kinh tế và giáo dục giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào. Tất nhiên, mối quan hệ hợp tác này là quy mô nhỏ, cấp địa phƣơng và còn mới mẻ, song điều này đòi hỏi phải có tìm kiếm hình thức hiệu quả và phù hợp với tính chất cũng nhƣ đặc điểm của mối quan hệ này. Việc hợp tác kinh tế và giáo dục giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào cũng xuất phát từ cơ sở thực tiễn, tình hữu nghị, gắn bó đoàn kết của nhân dân hai nƣớc trong quá khứ. Vì vậy, trong bối cảnh mới, hai bên đã và đang nỗ lực hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Chính sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, hỗ trợ giúp đỡ giữa thành phố và các địa phƣơng của Nam Lào đã tạo nên sự đồng thuận, là cơ sở quan trọng và là động lực để khơi dậy tiềm năng hợp tác của hai bên cũng nhƣ giữa các địa phƣơng Lào với các địa phƣơng của Việt Nam. 1. 2 Nhìn lại chặng đƣờng quan hệ hợp tác với Lào nói chung với các tỉnh Nam Lào nói riêng, Thành phố Đà Nẵng thấy tự hào trƣớc những thành tựu đã đạt đƣợc. Việc hợp tác hỗ trợ từ ngƣời anh em Thành phố Đà Nẵng đã không chỉ mang lại sự tăng trƣởng kinh tế đôi bên mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc thắt chặt tình đoàn kết giữa các địa phƣơng của cả hai nƣớc, thúc đẩy mối quan hệ ngày một sâu rộng và không gì lay chuyển đƣợc. Đây thực sự là một điểm sáng trong quan hệ giữa hai nƣớc. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại và hạn chế. Và cũng hơn bao giờ hết, khi hành lang kinh tế Đông Tây nối Thành phố Đà Nẵng với các địa phƣơng của Lào sang Thái Lan và Myanma đã vận hành, cơ hội hợp tác kinh tế giữa các địa phƣơng càng rộng mở, việc tăng cƣờng hợp tác kinh tế nhƣ đầu tƣ, thƣơng mại, du lịch,... sẽ còn phát triển hơn nữa. Vì thế, cần đƣợc chú trọng, nghiên cứu một cách đầy đủ và nghiêm túc hơn. Có nhƣ vậy, sự hợp tác phát triển mới bền vững và đi vào chiều sâu. SVTH: Phan Thị Hải Yến 94 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 1. 3 Hợp tác kinh tế và giáo dục giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào là một điểm sáng trong quan hệ hai nƣớc. Tuy không có cùng bên giới chung nhƣng cả thành phố lẫn các địa phƣơng tỉnh bạn luôn dành cho nhau những ƣu ái và vị thế nhất định trở thành một mối quan hệ nhiều mặt và toàn diện. Quan hệ Thành phố Đà Nẵng Nam Lào đã thể hiện đúng thực chất và đánh giá đƣợc hiệu quả, vai trò của thành phố với các tỉnh bạn. Trong khi đó, một vài địa phƣơng khác của nƣớc ta thì chƣa thực sự khai thác tốt và đúng thực chất. Thành phố Đà Nẵng là địa phƣơng duy nhất của Việt Nam thành lập một Ban chuyên trách trong việc xây dựng, quản lý và hỗ trợ hợp tác với các tỉnh Nam Lào. Một điểm sáng nữa là chính quyền thành phố luôn tích cực và chủ động trong việc hợp tác, hỗ trợ với các địa phƣơng tỉnh bạn trong khi đối với các tỉnh, thành khác trong nƣớc ta nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Quảng Trị… thì chính quyền tỉnh, thành phố thƣờng giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp và công ty trên địa bàn xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác với Nam Lào ví dụ nhƣ mỗi năm trƣờng Đại học Lạc Hồng- Đồng Nai hỗ trợ cho hàng trăm sinh viên theo học tại trƣờng. Chính vì sự quan tâm đúng mực và sự giúp đỡ chân thành đã tạo thiện cảm đối với các tỉnh Nam Lào với chính quyền và nhân dân thành phố. Cùng với sự tăng trƣởng kinh tế đầy mạnh mẽ của thành phố Đà Nẵng khiến các tỉnh Nam Lào luôn muốn trao đổi, học tập kinh nghiệm từ một ngƣời bạn không chung biên giới nhƣng nhiều tình nghĩa và có mối quan hệ đặc biệt sâu sắc. Điều này sẽ tạo đà xây dựng một mối quan hệ bền chặt và đóng góp nhiều thắng lợi cho mối quan hệ chung của hai đất nƣớc. 1. 4 Với những nền tảng vững chắc trong quan hệ hai nƣớc, hợp tác giữa thành phố Đà Nẵng sẽ tiếp tục phát triển, gặt hái nhiều thành công, mở ra nhiều chƣơng trình hợp tác mới, và góp phần giữ gìn và tăng cƣờng mối quan hệ truyền thống hữu nghị đặc biệt giữa hai nƣớc. Đồng thời, hợp tác giữa thành phố Đà Nẵng trong những năm sắp tới sẽ phát triển mạnh mẽ và sâu rộng trên nhiều lĩnh vực không chỉ thế mạnh trên hai lĩnh vự kinh tế và giáo dục mà còn trên các lĩnh vực khác nhƣ Y tế, quận sự, du lịch… Đồng thời, mối quan hệ này sẽ góp phần giữ vững an ninh, chính trị ở cấp địa phƣơng, an ninh biên giới cũng nhƣ khu vực. SVTH: Phan Thị Hải Yến 95 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Lê Duy Anh- Lê Hoàng Vinh (2006), Lược sử Thành phố Đà Nẵng 700 năm, Nxb. Thành phố Đà Nẵng 2. Bun Lọt Chan Tha Chon (2010), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Salavan nước CHDCND Lào, Nxb. Học viện chính trị- hành chính QG TP. HCM 3. BounthanKousonnong(2006), Sự lựa chọn chiến lƣợc của Lào trong chính sách đối với Việt Nam và Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế (số3), tr. 84–96 4. Ban Quản Lý dự án Nam Lào, văn phòng đại diện Thành phố Đà Nẵng (2012), Bản ghi nhớ về chuyến thăm và làm việc của Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Đà Nẵng, nước CHXHCN Việt Nam tại tỉnh Salavan, nước CHDCND Lào, ngày 31/10 -1/11/2012 5. Ban Quản Lý dự án Nam Lào, văn phòng đại diện tại Thành phố Đà Nẵng (2012), Bản ghi nhớ về chuyến thăm và làm việc của Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Đà Nẵng, nước CHXHCN Việt Nam tại tỉnh Sekong, nước CHDCND Lào, ngày 02-03/10/2012 6. Ban Quản Lý dự án Nam Lào, văn phòng đại diện tại Thành phố Đà Nẵng (2012), Bản ghi nhớ về chuyến thăm và làm việc của Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Đà Nẵng, nước CHXHCN Việt Nam tại tỉnh Champasak, nước CHDCND Lào, ngày 29-30/10/2012 7. Ban Quản Lý dự án Nam Lào, văn phòng đại diện tại Thành phố Đà Nẵng (2012), Bản ghi nhớ về chuyến thăm và làm việc của Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Đà Nẵng, nước CHXHCN Việt Nam tại tỉnh Attapu, nước CHDCND Lào, ngày 02-03/11/2012 8. Ban Quản Lý dự án Nam Lào, văn phòng đại diện Thành phố Đà Nẵng (2008), SVTH: Phan Thị Hải Yến 96 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Bản ghi nhớ về chuyến thăm và làm việc của Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Đà Nẵng, nước CHXHCN Việt Nam tại tỉnh Salavan, nước CHDCND Lào, ngày 14-15/12/2008 9. Ban Quản Lý dự án Nam Lào, văn phòng đại diện tại Thành phố Đà Nẵng (2008), Bản ghi nhớ về chuyến thăm và làm việc của Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Đà Nẵng, nước CHXHCN Việt Nam tại tỉnh Sekong, nước CHDCND Lào, ngày 15-16/12/2008 10. Ban Quản Lý dự án Nam Lào, văn phòng đại diện tại Thành phố Đà Nẵng (2008), Bản ghi nhớ về chuyến thăm và làm việc của Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Đà Nẵng, nước CHXHCN Việt Nam tại tỉnh Champasak, nước CHDCND Lào, ngày 12-13/12/2008 11. Bảo tàng Hồ Chí Minh(2007): Biên niên sự kiện Hồ Chí Minh với tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam- Lào, Nxb. Chính trị quốc gia, HN 12. Cay Xỏn Phôm Vi Hẳn(1986), Về cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Lào, Nxb. Sự thật, Hà Nội 13. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nƣớc CHDCND Lào (2006), Hiệp định về hợp tác KT, VH, KHKT giữa Chính phủ hai nước Việt- Lào giai đoạn 2006-2010, ký ngày 4/1/2006. 14. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nƣớc CHDCND Lào, Hiệp định về hợp tác KT, VH, KHKT giữa Chính phủ hai nước Việt - Lào hàng năm, từ năm 2001-2010. 15. Lê Đình Chỉnh (2007), Quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong giai đoạn 1954-2000, Nxb. Chính trị Quốc gia, HN 16. PGS. TS Nguyễn Duy Dũng (2012), Việt Nam – Lào – Campuchia hợp tác hữu nghị và phát triển, Nxb. Thông tin và Truyền thông, HN 17. Thành phố Đà Nẵng 10 năm thành tựu và phát triển (2006), Cục Thống kê Thành phố Đà Nẵng, Công ty Xổ số kiến thiết và Dịch vụ in Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Đà Nẵng 18. Kinh tế Lào và quá trình chuyển đổi cơ cấu (1999), Nxb. KHXH, HN SVTH: Phan Thị Hải Yến 97 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 19. Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930-2007(2011), Nxb. Chính trị quốc gia, HN. 20. Liên Hiệp các tổ chức Hữu nghị Thành phố Đà Nẵng, Hội Hữu nghị Việt-Lào Thành phố Đà Nẵng (2012), như suối nguồn chảy mãi, Nxb. Thông tin Truyền thông 21. Trƣơng Duy Hòa(2007), Phối hợp ngoại giao giữa Việt Nam và Lào từ năm 1975 đến nay, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số7), tr. 18-23. 22. Vũ Dƣơng Huân(2007), Thành tựu hợp tác đặc biệt, toàn diện Việt-Lào, Trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí Lịch sử Đảng (số8). 23. Dƣơng Minh Huệ (2011), Hợp tác đào tạo cán bộ - một biểu hiện nổi bật của mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 6) 24. Nguyễn Hào Hùng (2007), Hợp tác ngoại giao Việt Nam - Lào, một mặt trận quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc của hai nƣớc (1962-1975), Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số5), tr. 23-28. 25. Nguyễn Hào Hùng (2008), Tình đoàn kết truyền thống Việt Nam – Lào trong lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 9), tr. 24–34. 26. Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2009): Một số vấn đề về công tác đao tạo và quản lý đào tạo thực tiễn và kinh nghiệm, Nxb. Chính trịHành chính, HN 27. Uông Minh Long (2009), Các nƣớc láng giềng trong chính sách đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 5), tr. 61-65. 28. Trần Văn Minh (2008), Thành phố Đà Nẵng chủ động hội nhập và tăng tốc phát triển, tạp chí Cộng Sản, số 9 (153) 29. Huỳnh Yên Trầm My, Trƣơng Vũ Quỳnh (2010), Thành phố Đà Nẵng toàn cảnh a panorama of Danang, Nxb. Thành phố Đà Nẵng 30. Nguyễn Thị Phƣơng Nam(2005), Quan hệ hợp tác GD&ĐT Việt – Lào từ 1986 đến nay, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 5), tr. 54-58. 31. Ts.Phạm Thanh Tịnh (2014), Tìm hiểu lịch sử, văn hóa Lào, Nxb.Văn hóa Thông tin SVTH: Phan Thị Hải Yến 98 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 32. Nguyễn Bá Thanh (2005), “không ngừng phấn đấu để xứng đáng với sự tin yêu của cả nƣớc”, Thành phố Đà Nẵng: Thế và lực mới trong thế kỷ XXI, công ty cổ phần thông tin đối ngoại, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 33. Phạm Đức Thành, Nguyễn Tấn Đắc, Vũ Khiêu, Một số vấn đề văn hóa với sự phát triển ở Việt Nam- Lào- Camphuchia, 34. PGS. TS Phạm Đức Thành (2008), Cộng đồng người Việt ở Lào trong mối quan hệ Việt Nam- Lào, Nxb. Khoa học Xã hội 35. Trần Cao Thành (1996), Quá trình phát triển kinh tế xã hội ở CHDCND Lào từ 1975 đến nay, Nxb. ĐHKHXHNV, HN 36. Trƣơng Điện Thắng (2012), Từ sông Hàn đến HLaing, Nxb. Thành phố Đà Nẵng 37. Nguyễn Văn Tuấn, Hoạt động đối ngoại của Thành phố Đà Nẵng từ năm 1997 đến năm 2010 38. PGS. TS Nguyễn Lệ Thi (2012), Từ điển lịch sử và văn hóa Lào, Nxb. Từ điển bách khoa, HN 39. Nguyễn Sĩ Tuấn (2004), Hợp tác giáo dục và khoa họcViệt Nam – Lào vì mục tiêu phát triển nguồn nhânlực, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 3), tr. 14-15 40. Bùi Anh Tuấn, Tạ Mạnh Thắng (2011), Nâng cao chất lƣợng hợp tác giáo dục ĐH Lào - Việt giai đoạn 2011-2020, tham luận Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển KT-XH Việt Nam và Lào giai đoạn 2011-2020”, do trƣờng ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, Văn phòng Chính phủ nƣớc CHDCND Lào, Viện KHXH quốc gia Lào và trƣờng ĐHQG Lào tổ chức tháng7/2011, Viêng Chăn. 41. Ts. Phạm Văn Sang (2009), Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu và đào tạo về Khoa hoc Xã hội giữa Việt Nam và Lào, Nxb. Khoa học Xã hội, HN 42. “Quan hệ đặc biệt Việt – Lào không bút mực nào nói hết”, Tuần báo Thế giới và Việt Nam (số36), từ 21-27/7/2007, tr. 2-3. 43. Nguyễn Xuân Sơn-Thái Văn Long(1997), Quan hệ ngoại gia các nước ASEAN, NxbCTQG, Hà Nội. 44. SủnThonXaynhachắc(2007), Quan hệ đặc biệt Lào-ViệtNam, lịch sử và hiện tại. Tạp chí Lịch sử Đảng (số 7), tr. 34 SVTH: Phan Thị Hải Yến 99 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 45. Nguyễn Văn Vinh (2000), Tập quán và lễ hội cổ truyền các dân tộc Lào, Nxb, Tp. HCM 46. Hoàng Hƣơng Việt, Thy Bảo Hƣơng Duy Hy(2012), Mảnh đất con người, Nxb. Thành phố Đà Nẵng 47. Việt –Lào hai nước chúng ta. Tình sâu hơn nước Hồng Hà Cửu Long: Kỷ niệm lần thứ 10 ngày ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt- Lào(18-7-1987 đến 18-71997)(1997), Nxb. Sở VHTT 48. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Khoa học Xã hội Quốc gia Lào, Hội thảo Khoa học quốc tế về mối quan hệ Việt Nam – Lào, Nxb. Khoa học Xã Hội, 2007 49. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (2010), Tam giác phát triển Việt Nam- Lào- Campuchia: Từ lý thuyết đến thực tiển, Nxb. Khoa học Xã hội, HN 50. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới (2007), Hợp tác phát triển tiểu vùng sông Mê Công mở rộng hiện tại và tương lai, Nxb. Khoa học Xã hội, HN 51. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới (2011), Vai trò của chính quyền địa phương trong hợp tác tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, Nxb. Khoa học Xã hội, HN 52. Xây dựng và phát triển văn hóa thẩm mỹ ở CHDCND Lào(2004), Nxb. Chính Trị quốc gia, HN 53. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam- Thành phố Đà Nẵng (1985), Ban hợp tác KTVH với Lào và Campuchia, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch hợp tác và viện trợ với 3 tỉnh kết nghĩa ở Lào và Campuchhia năm 1985 và nhiệm vụ kế hoạch năm 1986 54. Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng(2000), Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2001-2010 55. Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng, Sở Ngoại vụ (2008), Báo cáo công tác năm 2008 và kế hoạch năm 2009, Thành phố Đà Nẵng 56. Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng, Sở Ngoại vụ (2009), Báo cáo công tác SVTH: Phan Thị Hải Yến 100 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng năm 2009 và kế hoạch năm 2010, Thành phố Đà Nẵng 57. Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng, Sở Ngoại vụ (2010), Tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2010 và dự kiến kế hoạch công tác năm 2011, Thành phố Đà Nẵng 58. Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng, Sở Ngoại vụ (2011), Tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2011 và dự kiến Kế hoạch công tác năm 2012, Thành phố Đà Nẵng 59. Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng, Sở Ngoại vụ (2012), Tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2010 và dự kiến kế hoạch công tác năm 2013, Thành phố Đà Nẵng II. Các loại tài liệu khác 60. http://www.investlaos.gov.la/show_encontent.php?contID=1 61. http://dafo.danang.gov.vn/vn/1215-quan-he-hop-tac-da-nang-lao-huong-toi-chieusau-thiet-thuc-va-hieu-qua.html 62. http://www.danang.gov.vn/portal/page/portal/danang/chinhquyen 63. http://www.baodanang.vn 64. http://vi.wikipedia.org 65. http://chinhphu.vn 66. http://www.nxbctqg.org.vn 67. https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=12873 68. http://www.cucthongke.danang.gov.vn/TabID/61/CID/56/default. aspx 69. http://dpi.danang.gov.vn/danh-sach-tin?idcat=11339 SVTH: Phan Thị Hải Yến 101 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 70. http://phunudanang.org.vn/vn/638-de-cuong-tuyen-truyen-quan-he-huu-nghi-vahop-tac-da-nang--lao.html 71. http://www.danang.gov.vn/portal/page/portal/danang/chinhquyen/gioi_thieu/Co_s o_ha_tang?p_pers_id=&p_folder_id=311197&p_main_news_id=31638313&p_ye ar_sel SVTH: Phan Thị Hải Yến 102 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng PHỤ LỤC 1. Bản ghi nhớ về chuyến thăm và làm việc của Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Đà Nẵng, nƣớc CHXHCN Việt Nam tại tỉnh Salavan, nƣớc CHDCND Lào, ngày 31/10 1/11/2012. 2. Bản ghi nhớ về chuyến thăm và làm việc của Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Đà Nẵng, nƣớc CHXHCN Việt Nam tại tỉnh Sekong, nƣớc CHDCND Lào, ngày 0203/10/2012. 3. Bản ghi nhớ về chuyến thăm và làm việc của Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Đà Nẵng, nƣớc CHXHCN Việt Nam tại tỉnh Champasak, nƣớc CHDCND Lào, ngày 2930/10/2012. 4. Bản ghi nhớ về chuyến thăm và làm việc của Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Đà Nẵng, nƣớc CHXHCN Việt Nam tại tỉnh Attapu, nƣớc CHDCND Lào, ngày 0203/11/2012. 5. Bản ghi nhớ về chuyến thăm và làm việc của Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Đà Nẵng, nƣớc CHXHCN Việt Nam tại tỉnh Champasak, nƣớc CHDCND Lào, ngày 1213/12/2008. 6. Bản ghi nhớ về chuyến thăm và làm việc của Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Đà Nẵng, nƣớc CHXHCN Việt Nam tại tỉnh Salavan, nƣớc CHDCND Lào, ngày 1415/12/2008. 7. Bản ghi nhớ về chuyến thăm và làm việc của Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Đà Nẵng, nƣớc CHXHCN Việt Nam tại tỉnh Sekong, nƣớc CHDCND Lào, ngày 1516/12/2008. 8. Công văn số 03/BQLDANL về việc phê duyệt kế hoạch triển khai các Biên bản ghi nhớ với các tỉnh Nam Lào giai đoạn 2013-2017 (kèm theo bảng tổng hợp). 9. Công văn số 4597/VP-TH của văn phòng Ủy ban nhân dân về việc giao Ban Quản lý dự án Nam Lào phối hợp cùng Sở Ngoại vụ và các ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai các chƣơng trình hợp tác với Nam Lào giai đonạ 2013-2017 (đính kèm Kế hoạch triển khai các chƣơng trình, dự án hỗ trợ, hợp tác). 10. Báo cáo phƣơng hƣớng, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác 2015 của Ban Quản lý dự án Nam Lào (kèm theo bản các chƣơng trình, dự án hỗ trợ, giúp đỡ cho các tỉnh Trung Nam Lào năm 2015. SVTH: Phan Thị Hải Yến 103 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Phan Thị Hải Yến GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 104 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Phan Thị Hải Yến GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 105 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Phan Thị Hải Yến GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 106 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Phan Thị Hải Yến GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 107 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Phan Thị Hải Yến GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 108 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Phan Thị Hải Yến GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 109 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Phan Thị Hải Yến GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 110 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Phan Thị Hải Yến GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 111 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Phan Thị Hải Yến GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 112 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Phan Thị Hải Yến GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 113 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Phan Thị Hải Yến GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 114 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Phan Thị Hải Yến GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 115 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Phan Thị Hải Yến GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 116 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Phan Thị Hải Yến GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 117 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Phan Thị Hải Yến GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 118 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Phan Thị Hải Yến GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 119 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Phan Thị Hải Yến GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 120 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Phan Thị Hải Yến GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 121 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Phan Thị Hải Yến GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 122 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Phan Thị Hải Yến GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 123 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Phan Thị Hải Yến GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 124 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Phan Thị Hải Yến GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 125 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Phan Thị Hải Yến GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 126 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Phan Thị Hải Yến GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 127 Luận Văn Tốt Nghiệp SVTH: Phan Thị Hải Yến GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 128 [...]... giữa Thành phố Đà Nẵng với các tỉnh Nam Lào trƣớc năm 2009; (ii) phân tích thành quả cũng nhƣ khó khăn từ mối quan hệ này; (iii) trình bày thực trạng hợp tác giữa Thành phố Đà Nẵng với các tỉnh Nam Lào trên các lĩnh vực kinh tế, giáo dục; (iv) nhận xét, đánh giá những tác động của mối quan hệ này trong tƣơng lai - Về thời gian nghiên cứu hợp tác kinh tế và giáo dục giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam. .. về hợp tác kinh tế và giáo dục giữa Thành phố Đà Nẵng với các tỉnh Nam Lào từ năm 2009 đến 2013 Qua đó, đóng góp vào việc nghiên cứu quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam – Lào trên con đƣờng phát triển trong thời đại mới cũng nhƣ đóng góp vào việc nghiên cứu chung quan hệ quốc tế ở khu vực bƣớc vào thế kỉ XXI Luận văn Hợp tác kinh tế và giáo dục giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào từ 2009 đến năm 2013 ... hệ hợp tác này 3 2 Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: + Tập hợp tƣ liệu phác dựng lại tình hình hợp tác kinh tế, giáo dục giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh phía Nam Lào từ năm 2009 đến 2013 SVTH: Phan Thị Hải Yến 5 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS Nguyễn Mạnh Dũng + Nghiên cứu hoạt động hợp tác kinh tế, giáo dục giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh phía Nam Lào từ năm. .. hợp tác giữa TP Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào Chƣơng 2: Tình hình hợp tác kinh tế và giáo dục giữa TP Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào Chƣơng 3: Một số giải pháp thúc đẩy hợp tác giữa TP Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào SVTH: Phan Thị Hải Yến 9 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS Nguyễn Mạnh Dũng Chƣơng 1: CƠ SỞ HỢP TÁC CỦA SỰ HỢP TÁC GIỮA TP ĐÀ NẴNG VỚI CÁC TỈNH NAM LÀO 1 1 Vị trí địa lý; điều kiện kinh tế - xã hội... ra những tiền đề cho việc thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế và giáo dục giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào; qua đó, rút ra đƣợc những cơ hội và tiềm năng phát triển của cả hai bên + Nêu ra các thành tựu đã đạt đƣợc về lĩnh vực kinh tế và giáo dục của mối quan hệ hợp tác phát triển giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào từ năm 2009 đến năm 2013 cùng với đó là tìm hiểu những chính sách,... Nẵng đã hợp tác với các tỉnh Nam Lào trên nhiều lĩnh vực, ngày càng đi vào chiều sâu và gặt hái nhiều thành quả đáng ghi nhận nhất là trên lĩnh vực kinh tế và giáo dục SVTH: Phan Thị Hải Yến 28 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS Nguyễn Mạnh Dũng Chƣơng 2: TÌNH HÌNH HỢP TÁC KINH TẾ VÀ GIÁO DỤC GIỮA TP ĐÀ NẴNG VÀ CÁC TỈNH NAM LÀO (2009- 2013) 2 1 Thực trạng phát triển của quan hệ hợp tác giữa Thành phố Đà Nẵng. .. hợp tác giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào Ban Quản lý dự án Nam Lào đƣợc thành lập cuối năm 2008 đầu năm 2009 đƣợc xem là một bƣớc tiến quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác và phát triển giữa thành phố Đà Nẵng với các tỉnh Nam Lào Đây đƣợc coi là một sự khác biệt, là duy nhất so với các tỉnh, thành Việt Nam mà thành phố Đà Nẵng đã và đang làm đƣợc cho các tỉnh bạn Đây cũng đƣợc xem là dấu... hệ kinh tế và giáo dục giữa Thành phố Đà Nẵng với các tỉnh Nam Lào từ năm 2009 tới 2013, từ đó rút ra nhận xét và đánh giá về mối quan hệ này trong tƣơng lai 4 2 Phạm vi nghiên cứu - Về phạm vi vấn đề: Đề tài chủ yếu nghiên cứu về thực trạng của mối quan hệ kinh tế và giáo dục giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào với nội dung cụ thể nhƣ: (i) làm rõ những cơ hội và tiềm năng của mối quan hệ giữa. .. đi đúng đắn của cả hai bên giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào Cơ hội phát triển giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào nhìn từ góc độ địa phương Không phải cho đến tận bây giờ mối quan hệ giữa Thành phố Đà Nẵng với các tỉnh Nam Lào mới đƣợc củng cố mà trong suốt chiều dài lịch sử, những cuộc kháng chiến trƣờng kì và gian khổ, quan hệ giữa hai bên đã đƣợc hình thành và phát triển Trong những... phát triển với các tỉnh Nam Lào nƣớc bạn Mối quan hệ giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào đã chú trọng đến nhiều hình thức khác nhau, chú trọng thực hiện phát triển bền vững nhằm tăng việc làm, tăng thu nhập và giảm đói nghèo cho nhân dân các tỉnh bạn Thành phố Đà Nẵng cũng nhƣ các tỉnh Nam Lào đã có nhiều giải pháp khác nhau để thực hiện mục tiêu tổng thể, trong đó nhấn mạnh đến các dự án mang ... Luận văn Hợp tác kinh tế giáo dục thành phố Đà Nẵng tỉnh Nam Lào từ 2009 đến năm 2013 nhằm: + Nêu tiền đề cho việc thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế giáo dục thành phố Đà Nẵng tỉnh Nam Lào; qua... định hướng phát triển hợp tác kinh tế, giáo dục thành phố Đà Nẵng tỉnh Nam Lào 67 2 Giải pháp tăng cường hợp tác kinh tế, giáo dục thành phố Đà Nẵng tỉnh Nam Lào thời gian tới ... 1: Cơ sở hợp tác hợp tác TP Đà Nẵng tỉnh Nam Lào Chƣơng 2: Tình hình hợp tác kinh tế giáo dục TP Đà Nẵng tỉnh Nam Lào Chƣơng 3: Một số giải pháp thúc đẩy hợp tác TP Đà Nẵng tỉnh Nam Lào SVTH:

Ngày đăng: 14/10/2015, 19:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan