phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh cần thơ

76 276 0
phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QTKD ............... ............... NGUYỄN TRỌNG QUỐC PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 11 năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QTKD ............... ............... NGUYỄN TRỌNG QUỐC MSSV: B110247 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ThS. NGUYỄN THỊ LƯƠNG Tháng 11 năm 2013 LỜI CẢM TẠ ______ ______ ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... Cần Thơ, ngày....tháng....năm 2013 Người thực hiện i TRANG CAM KẾT ______ ______ Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày...tháng...năm 2013 Người thực hiện ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ______ ______ ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... Cần Thơ, ngày...tháng...năm 2013 Người nhận xét iii MỤC LỤC CHƯƠNG 1 ........................................................................................................1 GIỚI THIỆU .......................................................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................ 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu chung.................................................................................. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................................. 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................... 2 1.3.1 Không gian nghiên cứu...................................................................... 2 1.3.2 Thời gian nghiên cứu......................................................................... 2 1.3.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu............................................................ 2 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU..................................................................... 2 CHƯƠNG 2 ........................................................................................................4 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................4 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ...................................................................... 4 2.1.1 Sơ lược về huy động vốn ................................................................... 4 CHƯƠNG 3 ...................................................................................................... 17 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU........................................... 17 CHI NHÁNH CẦN THƠ .................................................................................. 17 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TMCP Á CHÂU .............................. 17 3.2 GIỚI THIỆU SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ.............................................. 17 3.2.1 Vị trí địa lý kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ............................... 17 3.2.2 Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ......................................................................................... 18 3.2.3 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự ................................................ 19 3.2.4 Khái quát tình hình hoạt động của ngân hàng giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013. ............................................................................. 22 3.2.5 Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng ................................... 24 3.2.6 Định hướng và mục tiêu phát triển trong tương lai. ......................... 25 CHƯƠNG 4 ...................................................................................................... 26 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ........................................... 26 4.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ ..................... 26 4.1.1 Cơ cấu về tài sản.............................................................................. 26 4.1.2 Cơ cấu về nguồn vốn ....................................................................... 27 iv 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN................................... 28 4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ............................................... 32 4.3.1 Phân tích về doanh số cho vay......................................................... 35 4.3.2 Phân tích tình hình thu nợ................................................................ 40 4.3.3 Phân tích tình hình dư nợ................................................................. 45 4.3.4 Phân tích tình hình nợ xấu ............................................................... 48 4.4 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ................................................................................ 53 4.4.1 Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn...................................................... 53 4.4.2 Hệ số thu nợ .................................................................................... 54 4.4.3 Vòng quay vốn tín dụng .................................................................. 54 4.4.4 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ............................................................ 55 CHƯƠNG 5 ...................................................................................................... 56 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ............................... 56 5.1 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG...................................................................................................... 56 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG...................................................................................................... 56 5.2.1 Đối với công tác huy động vốn........................................................ 56 5.2.2 Đối với công tác cho vay ................................................................. 58 5.2.3 Đối với công tác thu hồi nợ ............................................................. 59 CHƯƠNG 6 ...................................................................................................... 60 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 60 6.1 KẾT LUẬN........................................................................................ 60 6.2.1. Đối với ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ............................... 61 6.2.2. Đối với hội sở................................................................................. 61 6.2.3. Đối với cơ quan Chính quyền địa phương ...................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................61 v DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ACB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 .......................................................................................21 Bảng 4.1: Tình hình tài sản của ngân hàng ACB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012…………………………………………………………..25 Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn tại Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012 .............26 Bảng 4.3: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 .............28 Bảng 4.4: Tình hình cho vay tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012.......................31 Bảng 4.5: Tình hình cho vay tại Chi nhánh trong 6 tháng đầu năm giai đoạn 2010-2013..........................................................................................33 Bảng 4.6: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2010-2012 ......................................................................................................35 Bảng 4.7: Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2010-2012 .......................................................................................................37 Bảng 4.8 : Doanh số thu nợ theo thời hạn tại chi nhánh giai đoạn 2010-2012 ………………………………………………………………………41 Bảng 4.9: Doanh số thu nợ theo đối tượng khách hàng tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 .......................................................................................................42 Bảng 4.10: Tình hình dư nợ theo thời hạn tín dung tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 .......................................................................................................45 Bảng 4.11: Tình hình dư nợ theo đối tượng tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 .......................................................................................................46 Bảng 4.12: Tình hình nợ xấu theo thời hạn tại Chi nhánh giai đoạn vi 2010-2012 .......................................................................................................48 Bảng 4.13: Tình hình nợ xấu theo đối tượng khách hàng tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 ......................................................................................................50 Bảng 4.14 : Phân tích các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của chi nhánh giai đoạn 2010- 2013 ...............................................................................................52 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ...........18 Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn tại Chi nhánh 2010-2012.............21 Hình 4.2 : Biểu đồ thể hiện tình hình huy động vốn tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012..........................................................................................27 Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện tình hình cho vay tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012..........................................................................................29 Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện tình hình cho vay tại Chi nhánh trong 6 tháng đầu năm giai đoạn 2010-2013 ..................................................................................31 Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012..........................................................................................33 Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay tại Chi nhánh trong 6 tháng đầu năm giai đoạn 2010-2013 ..................................................................................34 Hình 4.7 : Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2010-2012..........................................................................................35 Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay tại Chi nhánh theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2010-2012 .......................................................................36 Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012..........................................................................................38 vii Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ tại Chi nhánh 6 tháng đầu năm giai đoạn 2010-2013..........................................................................................40 Hình 4.11: Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012..........................................................................................40 Hình 4.12: Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ theo đối tượng khách hàng tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 ...............................................................................41 Hình 4.13: Biểu đồ thể hiện tình hình dư nợ tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 .........................................................................................43 Hình 4.14: Biểu đồ thể hiện tình hình dư nợ tại Chi nhánh trong 6 tháng đầu Giai đoạn 2010-2013.........................................................................................44 Hình 4.15 : Biểu đồ thể hiện dư nợ theo thời hạn tín dụng tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012..........................................................................................44 Hình 4.15 : Biểu đồ thể hiện dư nợ theo thời hạn tín dụng tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012..........................................................................................45 Hình 4.16: Biểu đồ thể hiện doanh số dư nợ theo đối tượng khách hàng tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012....................................................................46 Hình 4.17: Biểu đồ thể hiện trình hình nợ xấu tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012..........................................................................................47 Hình 4.18: Biểu đồ thể hiện trình hình nợ xấu tại Chi nhánh trong 6 tháng đầu năm giai đoạn 2010-2013 ..................................................................................48 Hình 4.19: Biểu đồ thể hiện trình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012....................................................................49 Hình 4.20: Biểu đồ thể hiện tình hình nợ xấu tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012..........................................................................................50 viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ---------- --------TMCP Thương mại cổ phần NHTM Ngân hàng Thương mại ACB Ngân hàng TMCP Á Châu TCTD Tổ chức tín dụng NHNN Ngân hàng Nhà nước ACB Cần Thơ Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Cần Thơ TGTT Tiền gửi thanh toán TCKT Tổ chức kinh tế TSCĐ Tài sản cố định ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Sự phát triển của hệ thống tài chính là điều kiện cần cho sự phát triển kinh tế của một đất nước. Một hệ thống tài chính phát triển đóng vai trò như mạch máu lưu thông trong nền kinh tế. Với nhịp độ phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay nói chung và tại thành phố Cần Thơ – vị trí trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, ngoài sự đóng góp của các ngành sản xuất hàng hóa, dịch vụ thì hoạt động ngân hàng cũng đã đóng góp một phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng nền kinh tế phát triển. Cũng như phần lớn các nước đang phát triển, tại Việt Nam thị trường tài chính - tiền tệ chưa phát triển đồng bộ nên hiện nay tín dụng Ngân hàng vẫn đang là một kênh cung cấp vốn quan trọng cho nền kinh tế. Đặc biệt trong những năm gần đây, nhu cầu về vốn của nền kinh tế là rất lớn thì Ngân hàng ngày càng thể hiện vai trò vô cùng quan trọng của mình thông qua hai chức năng là: huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế và trong dân cư, sau đó phân phối lại nguồn vốn này cho tất cả các thành phần kinh tế có nhu cầu sản xuất kinh doanh một cách hợp lý để sử dụng vốn có hiệu quả, ngày càng đưa nền kinh tế đất nước phát triển vững chắc và ổn định. Tín dụng là một hoạt động kinh doanh chủ yếu và đem lại lợi nhuận cao nhất đối với tất cả các Ngân hàng. Đồng thời hoạt động tín dụng còn nói lên qui mô phát triển kinh tế của Ngân hàng thông qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ...Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, điển hình là tình hình nợ xấu hiện nay, đã dẫn đến thực trạng là nền kinh tế rất cần vốn nhưng các ngân hàng phải rất cẩn trọng trong hoạt động cho vay. Chính vì vậy để đảm bảo hoạt động tín dụng có hiệu quả và có thể hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất thì việc phân tích đánh giá khái quát hoạt động tín dụng hiện tại từ đó thấy được ưu khuyết điểm để đưa ra chiến lược trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là rất cần thiết. Ngân hàng TMCP Á Châu nói chung, ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ nói riêng cũng nhận thức rõ điều đó nên luôn có những chính sách, chiến lược hợp lý để ngày càng nâng cao hiệu qủa hoạt động tín dụng của mình. Từ thực tiễn trên nên qua thời gian thực tập tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ em đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh cần thơ ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm từ 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để thấy rõ thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được yêu cầu của mục tiêu chung thì nội dung đề tài nghiên cứu có những mục tiêu cụ thể như sau: - Phân tích và đánh giá kết quả của hoạt động huy động vốn. - Phân tích và đánh giá kết quả hoạt động cho vay - Trên cơ sở phân tích, đề ra những giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng trong những năm tới. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ. Trong đó chủ yếu các hoạt động tại phòng Khách hàng cá nhân, phòng Khách hàng doanh nghiệp và phòng Hỗ trợ và Nghiệp vụ. 1.3.2 Thời gian nghiên cứu Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013 Đề tài nghiên cứu thông qua số liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo tài chính tại chi nhánh qua 3 năm từ 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của Chi nhánh qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Ngoài số liệu chủ yếu do ngân hàng cung cấp, thì nội dung bài luận văn được tham khảo từ các tài liệu trong sách, các giáo trình và một số luận văn sau: - Giáo trình lí thuyết tài chính tiền tệ, tác giả: Trần Ái Kết (chủ biên), cuốn sách này giúp em hiểu một số vấn đề cơ bản về tín dụng như lịch sử hình thành, chức năng, vai trò của tín dụng. 2 - Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, tác giả: Thái Văn Đại, cuốn sách này cung cấp cho em những vấn đề liên quan đến hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng ngân hàng: nguyên tắc tín dụng, điều kiện tín dụng, đối tượng được cấp tín dụng, quy trình tín dụng, rủi ro tín dụng, phân loại nợ và các chỉ số sử dụng để phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Ngọc Thùy Dương, đề tài (2008), Đại học Cần Thơ “Phân tích hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương (VCB) thành phố Cần Thơ qua 3 năm 2005-2007”. Đề tài tập trung phân tích tình hình huy động, cho vay và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng, đưa ra những thuận lợi và khó khăn trong công tác huy động và sử dụng vốn của ngân hàng. Từ đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Qua luận văn này, em đã tham khảo được cách phân tích một bài luận, các chỉ tiêu cần đưa ra để phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng, các phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối để áp dụng so sánh tình hình thực hiện tín dụng qua các năm. - Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Tín, đề tài (2008), Đại học Cần Thơ, “Phân tích khả năng cạnh tranh của ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Cần Thơ”. Luận văn này giúp em có cái nhìn tổng thể về Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ: lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của ngân hàng. - Luận văn tốt nghiệp Trần Thanh Bình, đề tà i (2010), Đại học Cần Thơ, “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Cần Thơ”. Trong bài viết tác giả thu thập số liệu thứ cấp tại ngân hàng giai đoạn 2008 - 2010, dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối đánh giá các chỉ tiêu đưa ra. Bài viết này giúp em biết thêm một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng. 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Sơ lược về huy động vốn 2.1.1.1 Khái niệm về huy động vốn Huy động vốn là một nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại nhằm thu hút một lượng tiền nhàn rỗi từ bên ngoài vào ngân hàng giúp cho nguồn vốn hoạt động của ngân hàng ngày càng đa dạng và phong phú hơn và nhằm phục vụ cho nhu cầu hoạt động tín dụng và các nghiệp vụ khác. 2.1.1.2 Các hình thức huy động vốn a) Huy động vốn tiền gửi - Tiền gửi các tổ chức kinh tế Tiền gửi các tổ chức kinh tế là số tiền gửi tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ được gửi tại ngân hàng. Nó bao gồm một bộ phận vốn tiền tạm thời nhàn rỗi, chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng cho những mục tiêu định sẵn vào một thời điểm nhất định (các quỹ: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự trữ tài chính, quỹ phúc lợi, khen thưởng ...) Các tổ chức này thường gửi tiền vào ngân hàng dưới hình thức sau: + Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán) Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi khi gửi vào, khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào khi khách hàng có nhu cầu sử dụng số tiền gửi. Đối với tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng được hưởng lãi suất, vì vậy góp phần tăng thêm lợi nhuận cho khách hàng. Ngoài ra khách hàng còn được phép sử dụng tiền gửi phục vụ cho công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Mặc dù đối với tiền gửi không kỳ hạn, người gửi có thể gửi vào và rút ra bất cứ lúc nào, song giữa việc gửi tiền vào và rút ra có sự chênh lệch về thời gian và số lượng, nên trên các loại tài khoản này luôn có số dư, ngân hàng có thể huy động số dư đó làm nguồn vốn tín dụng để cho vay. + Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào có sự thoả thuận về thời hạn rút ra giữa ngân hàng và khách hàng. Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn mang tính ổn định. Ngân hàng có thể sử dụng loại tiền gửi này một cách chủ động làm nguồn vốn kinh doanh. Vì vậy để 4 khuyến khích khách hàng gửi tiền các Ngân hàng mhương mại thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thông thường có các kỳ hạn: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng … với mỗi kỳ hạn ngân hàng áp dụng mức lãi suất tương ứng theo nguyên tắc kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao. - Tiền gửi cá nhân và hộ gia đình (Tiền gửi của dân cư) Tiền gửi của dân cư là một bộ phận thu nhập bằng tiền của dân cư gửi tại ngân hàng bao gồm: +Tiền gửi tiết kiệm Đây là hình thức huy động truyền thống của ngân hàng. Trong hình thức huy động này, người gửi tiền được cấp một sổ tiết kiệm. Sổ này được xem như giấy chứng nhận có gửi tiền vào quỹ tiết kiệm của ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư cũng được chia làm hai loại. Tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn. +Tài khoản tiền gửi cá nhân Ngày nay khi đời sống vật chất của mọi người được nâng lên thì ngày càng nhiều cá nhân mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng. Vì vậy tài khoản tiền gửi cá nhân cũng góp phần tăng cường nguồn vốn cho các Ngân hàng thương mại. + Tiền gửi khác Ngoài hai loại tiền gửi trên tại các NHTM còn có các khoản tiền gửi như sau: Tiền gửi vốn chuyên dụng Tiền gửi các tổ chức tín dụng khác Tiền gửi kho bạc nhà nước Việc huy động vốn tiền gửi của các khách hàng không những đem lại cho ngân hàng nguồn vốn với chi phí thấp để kinh doanh mà còn giúp cho ngân hàng nắm bắt được thông tin, tư liệu chính xác về tình hình tài chính của các tổ chức kinh tế và cá nhân có quan hệ tín dụng của ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng có căn cứ để quy định mức vốn để đầu tư cho vay đối với những khách hàng đó. Ngoài ra việc huy động vốn tiền gửi của ngân hàng còn có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định lưu thông tiền tệ góp phần ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. (Thái Văn Đại, trang 9, Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, 2010). 5 b) Vốn huy động thông qua các chứng từ có giá Đây chính là việc các Ngân hàng thương mại phát hành các chứng từ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu để ngân hàng huy động vốn. - Kỳ phiếu ngân hàng Là công cụ huy động vốn tiết kiệm vào ngân hàng, do ngân hàng phát hành nhằm vào những mục đích kinh doanh trong từng thời kỳ nhất định. - Trái phiếu Ngân hàng Là công cụ huy động vốn trung và dài hạn vào ngân hàng. Trái phiếu ngân hàng được xem là sản phẩm của thị trường chứng khoán và tất nhiên nó được giao dịch mua bán trên thị trường này. Việc phát hành các chứng từ có giá để huy động vốn chỉ được thực hiện sau khi đã được tiến hành cân đối toàn hệ thống ngân hàng giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Khi nguồn vốn của toàn hệ thống không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn của cả hệ thống, nếu được Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước chấp thuận thì các Ngân hàng thương mại phát hành các chứng từ có giá để huy động vốn. (Thái Văn Đại, trang 11-12, Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, 2010). c) Nguồn vốn đi vay - Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng khác Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp nào cũng xảy ra tình trạng thừa vốn hoặc thiếu vốn. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng vậy, có lúc Ngân hàng huy động được vốn nhưng lại không cho vay hết nên phải trả tiền lãi. Tương tự có thời điểm ngân hàng có nhu cầu cho vay nhưng không huy động được vốn. Vì vậy trong những trường hợp đó ngân hàng cũng có thể tiếp tục gửi vốn tạm thời chưa sử dụng vào ngân hàng khác để hưởng lãi hoặc đi vay ở các ngân hàng khác có phát sinh tình trạng thừa vốn để nhằm khôi phục khả năng thanh toán của ngân hàng. - Nguồn vốn vay của Ngân hàng Trung Ương Ngân hàng Trung Ương đóng vai trò là ngân hàng của các ngân hàng là người cho vay cuối cùng của nền kinh tế. Vì vậy khi có nhu cầu các Ngân hàng thương mại sẽ được Ngân hàng Trung Ương cho vay vốn. Và được Ngân hàng Trung Ương cho vay qua hình thức tái cấp vốn. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có đảm bảo của Ngân hàng Trung Ương nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và các phương tiện thanh toán cho các Ngân hàng thương mại. 6 - Các nguồn vốn khác Vốn uỷ thác đầu tư. Tài trợ của chính phủ hoặc của nước ngoài để đầu tư cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế văn hoá, xã hội. Trong thời gian từ khi ngân hàng nhận vốn uỷ thác đầu tư, tài trợ đến khi nguồn vốn này được giải ngân hết thời gian nhàn rỗi. Ngân hàng có thể huy động làm nguồn vốn kinh doanh. (Thái Văn Đại, trang 12-13, Bài giảng Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, 2010) 2.1.1.3 Vai trò và ý nghĩa của huy động vốn - Ra đời và phát triển gắn liền với nền sản xuất hàng hoá, ngân hàng kinh doanh loại hàng hoá rất đặc biệt đó là “tiền tệ”. Thực tế ngân hàng kinh doanh “quyền sử dụng vốn tiền tệ”. Nghĩa là ngân hàng nhận tiền gửi của công chúng, của các tổ chức xã hội và sử dụng số tiền đó để cho vay và làm phương tiện thanh toán với những điều kiện ràng buộc là phải hoàn trả lại vốn gốc và lãi nhất định theo thời gian đã thỏa thuận. - Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn cho ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại. Vốn không những giúp cho ngân hàng tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung. - Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng được thực hiện thông qua hành vi mở tài khoản để thực hiện thanh toán cho khách hàng hoặc huy động các loại tiền gửi định kỳ. Đây là nguồn gốc cơ bản để các ngân hàng cấp tín dụng vào nền kinh tế, còn phần vốn tự có của ngân hàng tham gia vào nguồn vốn để cho vay này chiếm tỷ lệ rất thấp. Vốn tự có của ngân hàng chủ yếu là phục vụ cho việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, mua máy móc thiết bị…Như vậy có thể nói ngân hàng kinh doanh bằng nguồn vốn huy động là chủ yếu. Tuỳ theo luật pháp của mỗi quốc gia mà các ngân hàng được huy động một tỷ lệ vốn cao hay thấp so với vốn tự có. - Nói tóm lại: vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu nó chiếm tỷ trọng lớn trong các ngân hàng. Nếu ngân hàng phát huy tối đa công tác huy động vốn không những mở rộng công tác cho vay, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn mang đến cho ngân hàng nhiều lợi nhuận. 2.1.2 Sơ lược về tín dụng Sau khi thực hiện hoạt động huy động vốn, các Ngân hàng thương mại sẽ hiệu quả hoá nguồn vốn có được bằng cách cho vay. Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt của Ngân hàng để tạo ra lợi nhuận. Chỉ có lãi suất thu được từ 7 cho vay mới bù đắp được chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí trôi nổi chi phí thuế các loại và chi phí rủi ro đầu tư. Cho vay của Ngân hàng thương mại, nói rộng ra là tín dụng, là một lĩnh vực phức tạp và thường xuyên cập nhật theo biến chuyển của môi trường kinh tế. 2.1.2.1 Khái niệm về tín dụng Ngân hàng thương mại cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo qui định của Ngân hàng Nhà nước.Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với môt khoảng chi phí nhất định. Tín dụng ngân hàng chứa đựng 3 nội dung: - Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng. - Sự chuyển nhượng này mang tính chất tạm thời hay có thời hạn. - Sự chuyển nhượng này có kèm theo phí. (Nguyễn Ninh Kiều, trang 23, Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, 2009). 2.1.2.2 Các hình thức tín dụng a) Căn cứ vào thời hạn tín dụng thì tín dụng được phân thành 3 loại - Tín dụng ngắn hạn Là loại tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng, được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, loại tín dụng này chiếm tỷ lệ chủ yếu trong ngân hàng. Tín dụng ngắn hạn thường được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân. - Tín dụng trung hạn Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm, dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ. - Tín dụng dài hạn Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư. (Nguyễn Minh Kiều, trang 24, Tín dụng và thẩm định tính dụng ngân hàng, 2009) 8 b) Căn cứ vào phương thức cho vay - Cho vay theo món Mỗi lần vay vốn khách hàng và Ngân hàng thương mại thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. - Cho vay theo hạn mức tín dụng Ngân hàng thương mại và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. (Nguyễn Minh Kiều, trang 24, Tín dụng và thẩm định tính dụng ngân hàng, 2009). 2.1.2.3 Vai trò và ý nghĩa của tín dụng Trong điều kiện kinh tế hiện nay của Việt Nam, tín dụng có các vai trò sau: - Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. - Thúc đẩy quá trình tập tung vốn và tập trung sản xuất. - Tín dụng là công cụ tài trợ cho ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn. - Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp. - Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài. (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, trang 70, Bài giảng Tiền tệ ngân hàng). 2.1.2.4 Một số vấn đề nguyên tắc, điều kiện cho vay a) Nguyên tắc cho vay Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận trên hợp đồng tín dụng. Ngân hàng có quyền từ chối và huỷ bỏ mọi yêu cầu vay vốn không được sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận. Việc sử dụng vốn vay sai mục đích thể hiện sự thất tín của bên vay và hứa hẹn những rủi ro cho tiền vay. Do đó, tuân thủ nguyên tắc này, khi cho vay ngân hàng có quyền yêu cầu buộc bên vay phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết và thường xuyên giám sát hành động của bên vay về phương diện này. Nguyên tắc 2: Tiền vay được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thoả thuận trên hợp đồng tín dụng. Ngân hàng và bên vay thoả thuận trong hợp đồng tín dụng rằng ngân hàng sẽ chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định cho bên vay. Khi kết 9 thúc kỳ hạn, bên vay phải hoàn trả quyền này cho ngân hàng (trả nợ gốc) với khoản chi phí (lợi tức và phí) nhất định cho việc sử dụng vốn vay. Nguyên tắc này là nguyên tắc về tính bảo tồn của tín dụng. Tiền vay phải được bảo đảm không bị giảm giá, tiền vay phải đảm bảo thu hồi được đầy đủ và có sinh lời. (Thái Văn Đại, trang 43, Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, 2010) b) Điều kiện cho vay Điều kiện cấp tín dụng là những yêu cầu của ngân hàng đối với người vay để làm cơ sở xem xét, ra quyết định cho vay hay không. Các khách hàng muốn được ngân hàng cho vay vốn phải có các điều kiện cơ bản sau: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, cụ thể: - Đối với pháp nhân: phải có năng lực pháp luật dân sự. - Đối với cá nhân: phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. - Người vay vốn: phải có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Người vay vốn phải có mục đích sử dụng vốn về các phương án đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả hoặc dự án đầu tư và theo phương án trả nợ khả thi. - Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn Ngân hàng nhà nước Việt Nam. (Thái Văn Đại, trang 46, Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, 2010) c) Đối tượng cho vay Đối tượng cho vay của ngân hàng là phần thiếu hụt trong tổng giá trị cấu thành tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời kỳ nhất định. Ngân hàng cho vay các đối tượng sau: - Giá trị vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư phát triển. - Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn và dài hạn. Để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cố định đó. Ngân hàng không cho vay các đối tượng sau: - Số tiền thuế phải nộp ( trừ số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu). 10 - Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho tổ chức tín dụng khác. - Số tiền vay trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn. (Thái Văn Đại, trang 47, Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, 2010) d) Phương thức cho vay - Cho vay từng lần Áp dụng đối với khách hàng vay vốn không thường xuyên, có nhu cầu và đề nghị vay vốn từng lần, mỗi lần vay vốn khách hàng cùng ngân hàng làm thủ tục vay vốn và ký hợp đồng tín dụng. - Cho vay theo hạn mức Áp dụng đối với khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, có điều kiện sản xuất kinh doanh và ổn định, có uy tín với Ngân hàng. - Cho vay theo dự án đầu tư Phương thức này áp dụng cho các trường hợp cho vay trung dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đời sống. - Cho vay trả góp Là phương thức cho vay mà khi vay vốn khách hàng cùng ngân hàng xác định và thoả thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn, tài sản hình thành từ vốn vay chỉ thuộc sở hữu người vay khi đã trả đủ nợ gốc và lãi. - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng Ngoài việc thoả thuận cho vay theo một hạn mức tín dụng nhất định, TCTD cùng khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực và mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng. - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng Là việc ngân hàng nơi cho vay chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng bằng cách phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá hay rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động tại các đại lý của ngân hàng. - Cho vay theo hạn mức thấu chi Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số dư trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. (Thái Văn Đại, trang 54, Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, 2010) 11 e) Lãi suất cho vay - Lãi suất cho vay là tỉ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với số vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định. Thông thường lãi suất tính cho năm, quý, tháng. - Lãi suất cho vay thực hiện theo qui định của Hội sở ngân hàng TMCP Á Châu trong từng thời kỳ. - Cho vay theo hạn mức tín dụng thì lãi suất áp dụng tại thời điểm nhận nợ, cho vay lưu vụ lãi suất áp dụng tại thời điểm lưu vụ. - Trường hợp gia hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất cho vay áp dụng theo thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. - Lãi suất nợ xấu tối đa bằng 150% lãi suất cho vay. 2.1.2.5 Rủi ro tín dụng và phân loại nợ a) Khái niệm rủi ro tín dụng Khái niệm rủi ro tín dụng thường được hiểu là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng. Cụ thể hơn, rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng và có thể làm cho ngân hàng bị phá sản. b) Phân loại nợ Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và việc sửa đổi, bổ sung một số điều theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “ V/v Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD” thì tổ chức tín dụng phải thực hiện việc phân loại nợ theo điều 6 đã được sửa đổi, bổ sung. Nợ xấu gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và nhóm 5. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này. - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3. 12 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3. 2.1.3 Các chỉ tiêu phân tích và đánh giá hiệu quả tín dụng. a) Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động Tổng dư nợ Tổng dư nợ trên vốn huy động = Vốn huy động Chỉ tiêu này dùng để phản ánh tình hình sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Chỉ tiêu này còn cho biết vốn huy động có đủ đảm bảo cho hoạt động vay của ngân hàng không. Tỷ số này < 1: Lượng vốn huy động dồi dào đảm bảo cho hoạt động cho vay, ngoài ra có thể sử dụng cho đầu tư khác. Tỷ số này > 1: Vốn huy động ít không đủ cho vay, ngân hàng phải bổ sung nguồn vốn khác Tỷ số này = 1: Vốn huy động được đủ cho hoạt động cho vay. (Thái Văn Đại, trang 151, Bài giảng Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, 2007). b) Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ Chỉ số này phản ánh chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Nó giúp đánh giá rủi ro thu hồi vốn tín dụng. Tỷ số nợ xấu trên tổng dư nợ là một chỉ tiêu rất 13 quan trọng, những ngân hàng có chỉ số này càng thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng này càng cao và ngược lại. (Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, trang 29, Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, 2010) Nợ xấu Nợ xấu trên tổng dư nợ = Tổng dư nợ Thực tế, rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nhất định được coi là giới hạn an toàn. Mức giới hạn này ở mỗi nước là khác nhau, riêng ở Việt Nam hiện nay chấp nhận tỷ lệ là 5%. c) Hệ số thu hồi nợ Doanh số thu nợ Hệ số thu hồi nợ = x 100% Doanh số cho vay Chỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ kinh doanh nào đó từ một đồng doanh số cho vay ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số thu nợ càng lớn được đánh giá càng lớn, được đánh giá càng tốt. d) Vòng quay vốn tín dụng Công thức tính: Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng (vòng) = Dư nợ bình quân Trong đó: Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân = 2 Nếu vòng quay vốn tín dụng > 1 thì tính luân chuyển vốn của Ngân hàng đạt được kết quả trong hoạt động tín dụng. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng, cụ thể là cho vay được thu hồi tốt hay không. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao 14 thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục. (Thái Văn Đại, trang 152, Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, 2010). e) Phân tích tổng quát nguồn vốn Tỷ lệ % từng khoản nguồn vốn = Số dư từng khoản mục NV x 100% Tổng NV Chỉ số này sẽ giúp người phân tích biết đượ cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Mỗi khoản mục nguồn vốn để có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản...Do đó ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá từng loại nguồn vốn để kịp thời có chiến lực huy động tốt trong từng thời kỳ nhất định. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu trực tiếp từ Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và tháng đầu năm 2013. Cụ thể: + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010, 2011, 2012. + Bảng tổng hợp kết quả huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm 2010, 2011, 2012. + Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Tổng hợp các thông tin từ tạp chí ngân hàng, những tư liệu tín dụng tại ngân hàng, sách báo và website về ngân hàng. 2.2.2 Phương pháp phân tích 2.2.2.1 Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối - So sánh số tuyệt đối: Sử dụng phương pháp này sẽ cho ta thấy rõ được sự biến động của các khoản mục cần phân tích : thu nhập, chi phí, lợi nhuận giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc. Cụ thể là sẽ cho ta thấy được chính xác con số chênh lệch tăng hay giảm của thu nhập, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu. Cách sử dụng: Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Công thức: ∆y = y1 - yo Trong đó: yo : chỉ tiêu kỳ gốc 15 y1 : chỉ tiêu kỳ phân tích ∆y: là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. - So sánh số tương đối động thái: Khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tương đối động thái, các nhà quản lý sẽ nắm được tốc độ tăng trưởng và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Chính vì vậy em sử dụng phương pháp này để xem thu nhập, chi phí và lợi nhuận của ngân hàng biến động như thế nào qua các năm. Cách sử dụng: Phương pháp so sánh bằng số tương đối là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. Công thức: y1 - yo ∆y = x 100% yo Trong đó: yo : chỉ tiêu kỳ gốc y1 : chỉ tiêu kỳ phân tích ∆y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. 16 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TMCP Á CHÂU Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu đã được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993 ACB chính thức đi vào hoạt động. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) hiện nay là một trong những ngân hàng hàng đầu trong hệ thống các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Trong 20 năm hoạt động, ACB luôn khẳng định vị trí của mình trong thị trường tài chính và nhận được sự đánh giá cao của giới tài chính ngân hàng trong và ngoài nước. Với phương châm hoạt động là "Luôn hướng đến sự hoàn hảo để phục vụ khách hàng". ACB luôn xem khách hàng là yếu tố hàng đầu và quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, luôn phấn đấu để đạt được mức hoàn hảo trong chất lượng và tính đa dạng của sản phẩm, mở rộng mạng lưới phân phối, tính hiện đại và an toàn của công nghệ để luôn xứng đáng với sự tín nhiệm và ủng hộ của khách hàng và xứng đáng là ngân hàng thương mại cổ phần tốt nhất tại Việt Nam. Vốn điều lệ của ACB ban đầu là 20 tỷ đồng, đến 2012 đã đạt trên 9.376 tỷ đồng, tăng 469 lần so với ngày đầu thành lập. Tổng tài sản năm 1994 là 312 tỷ đồng, đến nay đã đạt hơn 117.012 tỷ đồng, tăng hơn 375 lần, dư nợ cho vay cuối 1994 là 164 tỷ đồng, đến 2012 đã đạt hơn 102.801 tỷ đồng, tăng hơn 627 lần. Hệ thống ACB gồm: Hội sở chính đặt tại 422 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, Tp. HCM và mạng lưới với 345 chi nhánh, phòng giao dịch trong cả nước. Khi mới thành lập, ACB có 27 nhân viên. Đến nay nhân sự của ACB đã lên đến 10.276 người, tăng hơn 380 lần. Ngân hàng ACB đã đạt được một số thành tựu nổi bật: Bốn năm liên tiếp ACB đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do các tạp chí quốc tế uy tín Euromoney, Global Finance, Asia Monney, FinanceAsia,The Asset, World Fincace bình chọn (từ 2009- 2012) và giải thưởng “Lãnh đạo Ngân hàng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2010” do tạp chí The Asian Banker trao tặng. 3.2 GIỚI THIỆU SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.2.1 Vị trí địa lý kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam, thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực.Thành phố Cần Thơ được thành lập trên cơ sở tách ra từ tỉnh Cần 17 Thơ theo nghị quyết số 22/2003/QH 11, ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 11 và nghị định số 05/2004/NĐ- CP, ngày 02/01/2004 của Chính Phủ. Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1.409,0 km², chiếm 3,49% diện tích toàn vùng. Thành phố Cần Thơ được chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện, dân số trung bình khoảng 1.200.300 người. Với vị trí địa lí nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, trên trục giao thương giữa vùng tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, Đồng Tháp Mười và thành phố Hồ Chí Minh. Từ tầm nhìn này, hàng loạt các công trình, dự án tầm cỡ đã và đang được triển khai để biến Cần Thơ thành thành phố cửa ngõ vùng hạ lưu sông Mê Kông. Từ đây, đường hàng không, đường bộ, đường biển và đường sông tạo nên thế liên hoàn về giao thông giữa thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Campuchia, với tam giác kinh tế Cần Thơ - Cà Mau - Kiên Giang.Với những thuận lợi về vị trí địa lí như vậy thành phố Cần Thơ có nhiều tiềm năng phát triển thương mại dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế. Trong những năm gần đây, mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn song thu nhập bình quân trên đầu người của người dân thành phố vẫn gia tăng như năm 2011, thu nhập bình quân đầu người tăng 394 USD so với năm 2010, đạt mức tăng 20,3%. Đến năm 2012, mức tăng này chậm lại 7,2% (tăng 168 USD), tuy nhiên so với các tỉnh trong khu vực thì mức thu nhập này được đánh giá khá cao. 3.2.2 Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ Hiện nay, trụ sở chính của ngân hàng TMCP Á Châu Cần Thơ đặt tại 1416B Hòa Bình, phường An Cư, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Hoạt động chi nhánh gắn liền với việc phát huy phương châm chung của hệ thống là "Luôn hướng đến sự hoàn hảo để phục vụ khách hàng",đây là một nét tư duy mới phù hợp với xu hướng phát triển mới của nền kinh tế thị trường và cũng chính là điều đã làm nên thành công của Ngân hàng Á Châu tại thành phố. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động vào ngày 27/03/1996 theo Giấy chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước số 0021/GCT cấp ngày 22/11/1994, trụ sở tại 17-Qua 16 năm hình thành và phát triển, hiện ACB Cần Thơ có 01 Chi nhánh và 05 phòng giao dịch trực thuộc. Số lượng nhân sự ban đầu là 22 nhân viên đến nay ACB Cần Thơ có gần 200 nhân viên với hơn 90% có trình độ đại học và sau đại học. Trong những năm qua ACB Cần Thơ đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu vươn lên và đạt được những thành công nhất định, không ngừng phát triển cả về phương diện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh. Yếu tố mạng lưới đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh 18 của ngân hàng. Vì vậy, ACB Cần Thơ chú trọng đến việc phát triển mạng lưới tại các địa điểm trung tâm kinh tế của Cần Thơ. Hiện nay, mạng lưới hoạt động của ACB Cần Thơ bao gồm các phòng giao dịch trực thuộc: - Phòng giao dịch Thốt Nốt: 487 Quốc lộ 91, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. - Phòng giao dịch Ninh Kiều: 86B-86C Hùng Vương, phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. - Phòng giao dịch Tây Đô: 17-19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. - Phòng gio dịch An Thới: 49 Cách Mạng Tháng 8, phường An Thới, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. - Phòng giao dịch Xuân Khánh: 5/8A Đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, hiện nay ACB Cần Thơ có kế hoạch mở thêm 02 phòng giao dịch trực thuộc nữa trên địa bàn thành phố.Cần Thơ là phòng giao dịch Ô Môn và Cái Răng. ACB Cần Thơ, các Phòng Giao dịch trực thuộc được kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả các đơn vị trong hệ thống Ngân hàng Á Châu. Khách hàng của chi nhánh Cần Thơ và các phòng giao dịch có thể gửi tiền và rút tiền ở tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống ACB. 3.2.3 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự 3.2.3.1 Cơ cấu tổ chức Sơ đồ tổ chức Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ như sau: HÀNH CHINH-KẾ TOÁN PHÓ GIÁM ĐỐC GIAO DỊCH-NGÂN QUỸ P. HỖ TRỢ VÀ NGHIỆP VỤ GIÁM ĐỐC BAN TÍN DỤNG KH DOANH NGHIỆP P.KINH DOANH KH CÁ NHÂN P. THẨM ĐỊNH TS Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ 19 3.2.3.2 Cơ cấu nhân sự Giám đốc và Phó giám đốc ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ do Ban giám đốc tại Hội sở bổ nhiệm, có nhiệm vụ điều hành chi nhánh ngân hàng cơ sở. Giám đốc trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của phòng kinh doanh. Phó Giám đốc phụ trách phòng giao dịch – ngân quỹ, hành chính – kế toán vá phòng hỗ trợ và nghiệp vụ: Trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động của các phòng. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại Chi nhánh - Ban giám đốc chi nhánh: thừa ủy quyền Tổng giám đốc chỉ đạo và triển khai các chương trình hoạt động kinh doanh của ACB tại địa bàn theo định hướng và kế hoạch đã được phê duyệt. Ban giám đốc có trách nhiệm xây dựng chiến lược kinh doanh cho chi nhánh và quản lý điều hành, phối hợp hoạt động của các phòng ban thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chi nhánh. - Phòng Hỗ trợ và Nghiệp vụ: có chức năng là kiểm soát các nghiệp vụ tín dụng, giao dịch và hỗ trợ tín dụng cho các phòng Khách hàng doanh nghiệp, Khách hàng cá nhân và phòng Giao dịch – Ngân quỹ. Phòng này gồm có 3 bộ phận: + Bộ phận Kiểm soát viên: kiểm soát hồ sơ tín dụng trước, trong và sau khi thực hiện giải ngân. + Bộ phận Dịch vụ khách hàng: thực hiện công tác giải ngân và lưu trữ hồ sơ tín dụng. + Bộ phận Pháp lý chứng từ và quản lý tài sản: soạn thảo, ký kết các hợp đồng, công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo. - Phòng Khách hàng doanh nghiệp: gồm 2 bộ phận gồm: + Bộ phận quan hệ khách hàng: tìm kiếm, huy động vốn, tư vấn và thẩm định cho vay, chăm sóc khách hàng doanh nghiệp. + Bộ phận phân tích tín dụng: chỉ làm công tác phân tích tín dụng doanh nghiệp chứ không chuyên trách chăm sóc khách hàng doanh nghiệp. - Phòng Khách hàng cá nhân: + Bộ phận tư vấn tài chính cá nhân: tương tự như bộ phận quan hệ khách hàng của phòng Khách hàng doanh nghiệp nhưng đối tượng là khách hàng cá nhân. + Bộ phận phân tích tín dụng: tương tự như bộ phận phân tích tín dụng của phòng Khách hàng doanh nghiệp nhưng đối tượng là khách hàng cá nhân. - Phòng Giao dịch – Ngân quỹ: có hai bộ phận gồm : 20 + Bộ phận Giao dịch: thực hiện các nghiệp vụ giao dịch liên quan đến tài khoản tiền gửi, tiền vay như: thu chi tiền mặt, chuyển khoản, chuyển tiền... + Bộ phận Ngân quỹ: thực hiện các nghiệp vụ thu/chi tiền mặt số lượng lớn, tiếp nhận/điều chuyển tiền giữa chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc và quản lý kho quỹ. - Phòng Hành chính – Kế toán: + Bộ phận Hành chánh: quản lý về mặt hành chính – nhân sự của chi nhánh và các phòng giao dịch. + Bộ phận Kế toán: Thực hiện công tác hạch toán kế toán tại chi nhánh và đơn vị trực thuộc; thực hiện các nghiệp vụ thanh toán của chi nhánh đối với các đơn vị nội bộ và các ngân hàng khác; chịu trách nhiệm về báo cáo tài chính của ngân hàng, lưu trữ chứng từ kế toán giao dịch tại ngân hàng. - Ban tín dụng: có chức năng xem xét và phê duyệt cấp tín dụng. - Phòng thẩm định tài sản: có chức năng thẩm định tài sản để phục vụ nhu cầu vay vốn của khách hàng, thẩm định tài sản làm cơ sở mở rộng địa bàn hoạt động của ACB, Chức năng nhiệm vụ của các Phòng giao dịch Phòng Giao dịch thực ra là một chi nhánh quy mô thu nhỏ của ngân hàng. Trước đây được gọi là chi nhánh cấp 2. Hiện nay, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì mỗi ngân hàng gồm một sở giao dịch, các chi nhánh và các phòng giao dịch nên các chi nhánh cấp 2 đã chuyển đổi tên gọi thành các Phòng giao dịch. Về mặt pháp lý các phòng giao dịch là đơn vị trực thuộc của chi nhánh nhưng thực tế các phòng giao dịch của ACB là các đơn vị kinh doanh độc lập. Vì vậy, Phòng giao dịch có chức năng, nhiệm vụ như chi nhánh: thực hiện các nghiệp vụ cho vay và huy động tiền gửi, cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp theo quy chế, quy định của ngân hàng; tổ chức hạch toán kế toán và bảo quản an toàn kho quỹ; thực hiện công tác tiếp thị phát triển thị phần, bảo vệ thương hiệu, nghiên cứu, đề xuất các nghiệp vụ phù hợp cho yêu cầu địa bàn hoạt động. 21 3.2.4 Khái quát tình hình hoạt động của ngân hàng giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ACB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 (Đvt: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Giá trị 2010 Giá trị Tổng thu Thu lãi Thu khác Tổng chi Chi lãi Chi khác Lợi nhuận 233.778 190.739 43.039 215.842 175.026 40.816 17.936 2012 Giá trị 378.843 345.126 33.717 340.233 296.751 43.482 38.610 293.299 251.103 42.196 277.895 220.565 57.330 15.404 So sánh 2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị % 145.065 154.387 (9.322) 124.391 121.725 2.666 20.674 62,05 80,94 (21,65) 57,63 69,54 6,53 115,26 (85.554) (94.023) 8.479 (62.338) (76.186) 13.848 (23.206) (22,58) (27,24) (25,14) (18,32) (25,67) 31,84 (60,10) Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2010 - 2012 378.843 340.233 293.299 277.895 233.778 215.842 38.61 17.936 Năm 2010 Năm 2011 Thu nhập Chi phí 15.404 Năm 2012 Lợi nhuận Hình 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 2010 - 2012 Nhìn một cách tổng quát ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của chi nhánh ACB Cần Thơ trong 3 năm qua đều có lãi. Tuy nhiên, lợi nhuận của ACB Cần Thơ có sự biến động trong 3 năm qua do sự thay đổi của thu nhập và chi phí. Cụ thể năm 2010 lợi nhuận là 17.936 triệu đồng sang năm 2011 là 38.610 tăng 115,26%. Lý giải cho điều này ta thấy, năm 2011, mặc dù chi phí tăng do trong năm lạm phát cao, ngân hàng phải cạnh tranh lãi suất huy động với các ngân hàng khác khiến cho chi phí huy động vốn vì vậy cũng tăng lên. Cụ thể là tăng 124.391 triệu đồng (tăng 57,63%) so với năm 2010. Đồng thời chi phí ngoài lãi cũng tăng mức khá cao là 38,8% so với năm 2010, nguyên nhân là do trong năm này nợ xấu ngân hàng tăng cao, ngân hàng phải tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, đồng thời ngân hàng cũng 22 đã tung ra nhiều sản phẩm mới như tiền gửi Overnight, dịch vụ ngân hàng điện tử, tiết kiệm 15+, tiết kiệm lãi suất thả nổi bậc thang… nên chi phí quảng bá tiếp thị cho sản phẩm mới cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chi phí ngoài lãi tăng. Bên cạnh đó là việc mở rộng các phòng giao dịch làm tốn chi phí cơ sở vật chất hạ tầng, tuyển thêm nhân viên làm cho chi phí nhân sự tăng. Thêm vào đó trong năm ngành ngân hàng đã phải đối mặt với không ít khó khăn: lạm phát tăng cao với mức 18,13%/năm; sự bất ổn về giá vàng, USD; thị trường bất động sản khủng hoảng cho nên Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị 01/2011/CT-NHNN nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 11/NQ-CP đó là thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua áp trần tăng trưởng tín dụng cả năm dưới 20%. Vào ngày 29/04/2011 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 11/2011/TT- NHNN buộc các ngân hàng chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng, làm cho thu nhập của ngân hàng ảnh hưởng do nguồn thu lợi từ hoạt động huy động và cho vay bằng vàng chiếm một phần không nhỏ trong thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên, bất chấp tình hình khó khăn như vậy, thu nhập của ngân hàng vẫn tăng trong năm 2011. Năm 2011, thu nhập của ACB Cần Thơ tăng 145.067 triệu đồng so với năm 2010 (tăng 62,05%). Thu nhập của ngân hàng tăng chủ yếu do thu nhập từ lãi tăng, mặc dù khoản thu khác có sự sụt giảm nhưng phần thu lãi tăng đột biến với tốc độ 80,94% làm lợi nhuận trong năm tăng mạnh. Nguyên nhân là do sự chệnh giữa lãi suất huy động và cho vay khá lớn (lãi suất huy động những tháng đầu năm 2011 trung bình khoảng 18%/năm trong khi lãi suất cho vay dao động ở mức 23- 27%/năm). Mặc dù vào ngày 28/09/2011, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 30/2011/TTNHNN quy định trần lãi suất huy động (trần lãi suất huy động là 14% tuy nhiên lãi suất cho vay vẫn ở mức cao là khoảng 18-20%/ năm) vì vậy đã tạo nguồn thu từ lãi khá lớn cho ngân hàng. Sang năm 2012, thu nhập của ngân hàng có chiều hướng giảm, thu nhập của ngân hàng giảm 85.554 triệu đồng, tương đương với mức giảm là 22,58% so với năm 2011. Trong năm 2012, tuy lạm phát được kiềm chế ở mức 6,81%/năm, thị trường vàng ổn định hơn song nền kinh tế Việt Nam vẫn hết sức khó khăn. Theo báo cáo của Bộ kế hoạch và đầu tư có tới 54.261 doanh nghiệp phải dừng hoạt động, phá sản và rơi vào tình trạng mất khả năng trả nợ làm cho các khoản thu từ hoạt động cho vay của ngân hàng giảm. Thêm vào đó, do có một số doanh nghiệp không có phương án kinh doanh khả thi nên ngân hàng rất thận trọng trong việc xét duyệt cho vay, hạn chế giải ngân khiến cho tín dụng tăng trưởng chậm làm giảm 23 doanh thu của ngân hàng. Cụ thể là nguồn thu từ lãi giảm 94.023 triệu đồng (giảm 27,24%) so với năm 2011. Bên cạnh đó, nguồn thu ngoài lãi của ngân hàng cũng giảm 25,14% so với năm 2011 mặc dù ngân hàng đã tăng cường đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ để làm tăng doanh thu trong khi tín dụng tăng trưởng chậm nhưng do trong năm này thu nhập từ kinh doanh vàng, ngoại hối của ngân hàng giảm đáng kể nên làm cho thu nhập ngoài lãi giảm. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, theo tình hình chung của toàn hệ thống Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu lợi nhuận của ngân hàng khá thấp do thu nhập từ lãi giảm cũng như chi phí tín dụng tăng dẫn tới thu nhập lãi thuần trong kỳ thấp hơn dự kiến. Trong 6 tháng đầu năm 2013, mức lợi nhuận của Chi nhánh chỉ đạt 5.507 triệu đồng, giảm 4.505 triệu đồng, tương đương mức giảm 45% so với cùng kỳ năm 2012. 3.2.5 Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng 3.2.6.1 Thuận lợi Được đặt tại trung tâm, điều kiện giao thông thuận lợi, thông tin được cập nhật nhanh chóng với khách hàng. Nhiều công trình trọng điểm trên địa bàn đã hoàn thành như: cầu Cần Thơ, quốc lộ 1A, 91B, đường Nam Sông Hậu nối Cần Thơ với thành phố Bạc Liêu, đường Tây Sông Hậu nối Cần Thơ với thành phố Cà Mau, quốc lộ 61 nối Cần Thơ với Thành phố Vị Thanh – tỉnh Hậu Giang, nâng cấp sân bay Trà Nóc thành sân bay quốc tế Cần Thơ. Hơn nữa, địa bàn ở đâyrộng lớn, cư dân đồng đúc với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh...với các điều kiện như vậy thành phố Cần Thơ sẽ thu hút rất lớn các nhà đầu tư đến khai thác kinh doanh tại đây. Do đó, nhu cầu cần cung ứng vốn cũng như thanh toán, giao dịch qua ngân hàng là rất lớn và Ngân hàng sẽ có nhiều cơ hội để phát triển và mở rộng hoạt động tín dụng của Ngân hàng mình. Chất lượng tín dụng được ngân hàng quan tâm nên cũng đã bố trí cán bộ tín dụng bám sát, thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra trong và sau khi cho vay. Nội bộ cơ quan đoàn kết tốt và thống nhất cao trong công tác, phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 3.2.6.2 Khó khăn Qua các năm tình hình kinh tế có nhiều biến động về lạm phát, kéo theo bị ảnh hưởng suy thoái kinh tế và bên cạnh đó có nhiều yếu tố không thuận lợi do sự cạnh tranh của các ngân hàng bạn như Sacombank, Eximbank, Vietcombank, các công ty bảo hiểm, bưu điện...hay giá cả biến động bất thường cũng gây sự bất ổn của thị trường… nên ngồn vốn huy động chưa ổn định và bền vững, lãi suất bình quân đầu vào cao nên ảnh hưởng phần nào đến kết quả kinh doanh. Hơn nữa, ta thấy thành phố Cần Thơ tuy là khu vực đông dân cư nhưng tình hình huy 24 động vốn tại ngân hàng vẫn chưa thật sự cao. Một phần do số đông người dân vẫn chưa có ý thức và thói quen gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Thị trường vàng vẫn đang trong giai đoạn hết sức nóng bỏng, thu hút giới kinh doanh rất lớn. Do đó, Ngân hàng có thể phải gặp khó khăn trong công tác huy động vốn vì dân chúng đang có xu hướng tập trung vào đầu tư vàng thay vì mở tài khoản tiết kiệm tại Ngân hàng. Những khó khăn chung của cả nước cũng như trên địa bàn Cần Thơ như tăng giá xăng dầu, tăng giá vật tư nông nghiệp; việc áp đặt mức thuế bán phá giá tôm, cá tra vào thị trường Mỹ, các rào cản kỹ thuật thương mại của các nước nhập khẩu mặt hàng cá tra, cá basa của nước ta đã gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người chăn nuôi và các doanh nghiệp chế biến. Các nguyên nhân này tác động rất lớn đến công tác cho vay cũng như thu hồi nợ của ngân hàng. 3.2.6 Định hướng và mục tiêu phát triển trong tương lai. Mục tiêu kinh doanh - Hoàn thành nhiệm vụ được hội sở giao. - Duy trì hoạt động ổn định, dựa trên nền tảng bền vững. - Phát triển vững chắc, có hiệu quả. Tập trung vào các nghiệp vụ chính của ngân hàng là huy động vốn, cho vay, đầu tư. - Tăng các dịch vụ, tiện ích cho khách hàng. - Xác định đối tượng chính là các doanh nghiệp, hộ gia đình trên địa bàn. Nội dung thực hiện - Tăng cường cơ sở vật chất, phát triển công nghệ ngân hàng trên nền tảng công nghệ cao, đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến nhất là các chương trình quản lý nhằm tiếp cận trình độ công nghệ quản lý tiên tiến để phục vụ khách hàng tốt hơn. - Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện có, phát triển các sản phẩm mới, các dịch vụ tiện ích mới (thẻ thanh toán, giao dịch online…) - Phát triển nguồn nhân lực với trình độ cao có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc đề ra. 25 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1.1 Cơ cấu về tài sản Tài sản hay còn gọi là tài sản có là một trong các chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng cũng như về quy mô hoạt động của một ngân hàng. Cơ cấu tài sản phản ánh tình hình tín dụng của ngân hàng cũng như các hoạt động đầu tư khác là hợp lý hay chưa, từ đó có thể củng cố hoặc chuyển dịch cơ cấu đầu tư sao cho hiệu quả nhất. Sau đây là bảng tổng kết tài sản từ 2010 đến 2012 của ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ: Bảng 4.1: Tình hình tài sản của ngân hàng ACB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 (Đvt:triệu đồng) Chỉ tiêu 2010 Giá trị % Năm 2011 Giá trị % 2012 Giá trị % So sánh 2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị % 64.035 4,87 50.568 3,50 38.031 3,08 (13.467) (21,03) (12.537) (24,79) TM tại quỹ Tiền gửi tại 22.353 1,70 20.083 1,39 34.944 2,83 (2.270) (10,15) 14,861 73,99 NHNN Cho vay các 1.123.978 85,48 1.248.741 86,43 1.027.080 83,18 124.763 11,10 (221.661) (17,75) TCKT, cá nhân 32.478 2,47 50.423 3,49 40.377 3,27 17.495 53,86 (10.046) (19,92) Lãi phải thu 5.259 0,40 6.069 0,42 10.372 0,84 810 15,40 4.303 70,90 TSCĐ Tài sản khác 66.797 5,08 Tổng tài sản có 1.314.902 68.916 4,77 100 1.444.800 83.964 100 1.234.768 6,80 2.119 100 129.898 3,17 15.048 21,83 9,87 (210.032) (14,53) Nguồn: Phòng hành chính-kế toán ACB Cần Thơ 2010-2012 Qua bảng số liệu trên ta thấy trong tổng tài sản có tại Chi nhánh thì khoản mục cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân chiếm tỷ trọng rất cao qua các năm và sự thay đổi của khoản mục tạo nên sự thay đổi chính về số liệu tổng tài sản qua các năm, cụ thể như sau: Cho vay các TCKT, các nhân: Năm 2010 là 1.123.978 triệu đồng và năm 2011 là 1.248.741 triệu đồng tăng 124.763 triệu đồng so với năm 2010. Đến năm 2012 giảm xuống 1.027.080 triệu đồng tức giảm 221.661 triệu đồng so với năm 2011. Sở dĩ có sự tăng giảm như vậy cũng chính là do ảnh hưởng của nền kinh tế bất thường giá cả biến động, lạm phát tăng trong năm 2010 làm ảnh hưởng đến doanh số cho vay của ngân hàng và khi nền kinh tế phục hồi 2011 các cá nhân, tổ chức vay để phục vụ nhu cầu kinh doanh cũng như chi tiêu dùng. Năm 2012 có 26 những yếu tố không thuận lợi ảnh hưởng không nhỏ đến ngành ngân hàng như thị trường bất động sản đóng băng, hàng loạt các doanh nghiệp phá sản. Thêm vào đó Ngân hàng Nhà nước đưa ra một số quyết định ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng chẳng hạn như liên tục hạ trần lãi suất huy động trong năm 2012, khống chế trần lãi suất cho vay, hạ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng...nên làm doanh số cho vay của Ngân hàng giảm đáng kể. Lãi phải thu: Lãi phải thu tăng mạnh trong năm 2011, tăng so với năm 2010 là 17.495 triệu đồng, đạt mức 53,86%. Lãi phải thu tăng do hai yếu tố: số tiền vay nhiều, lãi suất cao. Tiền mặt tại quỹ: Tiền mặt tại quỹ liên tục giảm qua các năm từ 2010 đến 2012. Tuy tiền mặt tồn quỹ giảm, tăng thu nhập nhàn rỗi nhưng cũng không hẳn là tốt do có thể gặp rủi ro thanh khoản. Cần phải duy trì số dư tồn quỹ hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán và ngăn chặn được các rủi ro. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng không ngừng đầu tư vào tài sản cố định cũng như các tài sản khác nhằm phục vụ tốt cho hoạt động tại Chi nhánh. 4.1.2 Cơ cấu về nguồn vốn Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là kinh doanh quyền sử dụng vốn, do đó nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng là một vấn đề được Ban lãnh đạo quan tâm hàng đầu. ACB Cần Thơ là chi nhánh nên nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh chủ yếu từ vốn huy động trong nền kinh tế trên địa bàn và vốn điều chuyển từ Hội sở. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế địa phương và đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả, Chi nhánh đã chủ động xác định nhu cầu về vốn của nền kinh tế, từ đó chủ động tạo lập nguồn vốn qua những kế hoạch huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng. Chính vì vậy nguồn vốn huy động của Ngân hàng luôn chiếm tỉ lệ rất lớn trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động của ACB Cần Thơ cũng có sự tăng, giảm trong 3 năm vừa qua. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về cơ cấu nguồn vốn tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ. Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn tại Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012 (Đvt:triệu đồng) Chỉ tiêu 2010 Giá trị % Năm 2011 Giá trị % 2012 Giá trị % So sánh 2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị % 1.252.274 95,23 1.336.663 92,51 1.179.903 95,55 84.389 6,73 (156.760) (11,72) Vốn huy động 62.628 4,77 108.137 7,49 54.865 4,45 45.509 72,66 (53.272) (49,26) Vốn điều chuyển 1.314.902 100 1.444.800 100 1.234.768 100 129.898 9,87 (210.032) (14,53) Tổng nguồn vốn Nguồn: Phòng hành chính-kế toán ACB Cần Thơ 2010-2012 27 Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 Cũng như các Ngân hàng thương mại cổ phần khác, đối với ACB chi nhánh Cần Thơ, vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng và chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Do đó ngân hàng đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn nhằm tạo nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Vì vậy, công tác huy động vốn của Ngân hàng những năm qua đã đạt được kết quả khả quan, tuy nhiên có sự biến động nhẹ qua các năm. Năm 2010, tổng nguồn vốn là 1.314.902 triệu đồng, sang năm 2011 thì tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng 129.898 triệu đồng, tương đương với mức tăng là 9,87% so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012, tổng nguồn vốn của Ngân hàng lại giảm với tốc độ giảm là 14,53% so với năm 2011 và chỉ đạt mức 1.234.768 triệu đồng. Nguyên nhân tổng nguồn vốn năm 2012 tại Chi nhánh giảm là do nguồn vốn huy động giảm, đồng thời vốn điều chuyển cũng giảm với tốc độ là 49,26% so với năm 2011 nên tổng nguồn vốn ACB Cần Thơ giảm trong năm 2012. Nhưng điều này không thể kết luận là công tác huy động vốn của ACB Cần Thơ không đạt hiệu quả vì năm 2012 là năm khó khăn chung của toàn ngành ngân hàng, đặc biệt là đối với ngân hàng Á Châu gặp phải khủng hoảng vào khoảng quí III đã ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn huy động của ngân hàng, làm cho nguồn vốn huy động giảm một lượng khá lớn trong giai đoạn này. Qua 3 năm, ta thấy nguồn vốn điều chỉnh tại chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, điều đó thể hiện ngân hàng có thể chủ động về vốn cho vay, giảm đi sự phụ thuộc vào chỉ tiêu điều hòa vốn, kế hoạch điều chuyển vốn của hội sở chính, giảm bị động về việc vay vốn trên thị trường liên ngân hàng. Tuy nhiên, trong năm 2011,do nhu cầu vốn tăng cao nên nguồn vốn điều chuyển tại chi nhánh tăng đáng kể ở mức 72,66% làm cho tỷ trọng của nguồn 28 vốn này nâng lên mức 7,49% trong khi các năm khác luôn ở mức dưới 5%, nguồn vốn này có lãi suất cao hơn so với lãi suất huy động nên làm chi phí hoạt động kinh doanh tăng lên gây áp lực dẫn đến lợi nhuận giảm trong năm. Do đó ngân hàng cần luôn phấn đấu tăng và duy trì ổn định nguồn vốn huy động để giảm nguồn vốn huy động từ Hội sở, đảm bảo lợi nhuận. 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN Nguồn vốn của ngân hàng là toàn bộ các nguồn tiền mà ngân hàng tạo lập và huy động được để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong đó, nguồn huy động không phải là nguồn vốn thuộc sở hữu của ngân hàng nhưng lại là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của ngân hàng,thường thì tiền gửi vào và tiền rút ra không đồng thời hoặc chênh lệch nhau một lượng nhất định. Ngân hàng sẽ sử dụng lượng vốn tạm thời nhàn rỗi này vào mục đích cho vay kiếm lời, huy động vốn là một trong những hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng thương mại, vì vậy muốn hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả cao thì công tác huy động cần phải được quan tâm đúng mức. Bảng 4.3: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu a. Tiền gửi khách hàng cá nhân -TG thanh toán -TG tiết kiệm b. Tiền gửi khách hàng doanh nghiệp -TGTT + ký quỹ -TG có kỳ hạn Tổng 2010 Giá trị Năm 2011 Giá trị 2012 Giá trị So sánh 2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị % 1.126.041 1.287.648 1.110.674 161.607 32.311 28.196 38.918 1.093.730 1.259.452 1.071.756 (4.115) (12,73) (10.722) (38,02) 165.722 15,15 (187.696) (14,90) 125.233 49.015 69.229 54.740 32.052 28.341 70.493 16.963 40.381 1.251.274 1.336.663 1.179.903 14,35 (176.974) (13,74) (76.218) (60,86) (22.688) (41,44) (3.711) (11,57) (53.530) (75,93) 23.418 138,05 85.389 6,82 (156.670) (11,72) Nguồn: Phòng hành chính-kế toán ACB Cần Thơ 2010-2012 29 20.214 41,42 Hình 4.2 : Biểu đồ thể hiện tình hình huy động vốn tại Chi nhánh 2010-2012 Nhìn chung sự tăng trưởng ở từng cơ cấu huy động vốn chưa đồng đều. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng, giảm qua các năm chủ yếu là do sự tăng giảm lượng tiền gửi tiết kiệm. Cụ thể chúng ta đi vào phân tích sự biến động thông qua sự biến động của các khoản mục nhỏ của vốn huy động. Năm 2011, nguồn vốn huy động tăng 85.389 triệu đồng so năm 2010 (đạt mức tăng 6,8%) trong khi các khoản huy động đều giảm (tiền gửi thanh toán giảm 12,73%, tiền gửi thanh toán + ký quỹ giảm 41,44%, tiền gửi có kỳ hạn giảm 75,93%). Nguyên nhân là do khoản tiền gửi tiết kiệm vẫn duy trì được mức tăng trong năm là 15,15%, qua biểu đồ ta có thể thấy tỷ trọng của nguồn huy động này chiếm rất cao qua các năm, sự biến động của khoản mục này ảnh hưởng rất lớn đối với tình hình nguồn vốn tại chi nhánh. Trong năm 2011 nguồn vốn này tăng là do tiền gửi tiết kiệm của Khách hàng cá nhân tăng,nguyên nhân là do trong năm này thị trường vàng, USD dần ổn định, người dân không có nhiều cơ hội kiếm lời từ hoạt động này. Đồng thời sau những vụ vỡ nợ tín dụng đen nên người dân cũng lo sợ và gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng vẫn là nơi an toàn nên lượng tiền gửi tiết kiệm có dấu hiệu tăng. 30 Sang năm 2012 nguồn vốn huy động có phần giảm với tốc độ 11,72% so với năm 2011 và đạt doanh số 1.179.903 triệu đồng. Trong năm , ngân hàng cũng đã gặp khá nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn: trần lãi suất liên tục giảm, đặc biệt là khi một số cán bộ lãnh đạo cấp cao của ngân hàng bị bắt và từ chức đã làm cho uy tín của ngân hàng phần nào bị giảm sút, làm cho tâm lý của người gửi tiền hoang mang, rất e dè khi gửi tiền vào ngân hàng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình huy động vốn của ngân hàng làm cho lượng tiền gửi tiết kiệm giảm sút đáng kể trong khoảng thời gian đó. Tiền gửi thanh toán toán giảm 38,02%, tiền gửi tiết kiệm giảm 14,90%, TGTT và ký quỹ giảm 11,57%. Trong năm 2011 và 2012, tiền gửi của Khách hàng doanh nghiệp có sự giảm sút so với năm 2010 là do Khách hàng doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, các giao dịch bất động sản bị đóng băng, xuất nhập khẩu trong nước cũng gặp nhiều trở ngại nên có sự sụt giảm trong giao dịch thanh toán, TGTT và ký quỹ giảm lần lượt 41,44% trong năm 2011 và 11,57% trong năm 2012. Riêng đối với loại tiền gửi có kỳ hạn của Khách hàng doanh nghiệp trong năm 2012 có bước khởi sắc so với 2011, tăng 23.418 triệu đồng, tương ứng 138,05%. Từ năm 2011 bước sang 2012, lãi suất huy động ở mức khá cao so với năm 2010 nên các doanh nghiệp tranh thu cơ hội gửi vào ngân hàng nhằm kiếm lợi nhuận. Thêm vào đó là những chính sách khuyến mãi của ngân hàng dành cho khách hàng doanh nghiệp như “Lộc tới – Mừng xuân mới cùng ACB” dành cho các khách hàng Doanh nghiệp mở mới tài khoản tiền gửi VND có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên tại ACB với giá trị giải thưởng rất lớn nên cũng thu hút được khách hàng. Qua số liệu trên cho thấy nguồn vốn huy động từ Khách hàng doanh nghiệp là tương đối thấp (luôn dưới mức 10% qua các năm) và không có sự giao động mạnh. Xét trong cơ cấu tiền gửi thì tiền gửi của Khách hàng doanh nghiệp có xu hướng giảm. Nhìn chung, ngân hàng đã không phát triển tốt được kênh huy động này so với huy động từ tiền gửi cá nhân do chi phí giao dịch qua tài khoản tiền gửi khá cao so với các ngân hàng khác. Và hầu như sự gia tăng của số dư huy động của Khách hàng doanh nghiệp là kết quả của yếu tố khách quan mang tính ngắn hạn nhiều hơn là sự hấp dẫn từ phía Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần nghiên cứu cải tiến thủ tục và điều chỉnh mức phí cho phù hợp để thu hút các doanh nghiệp giao dịch nhiều hơn và giảm chi phí huy động vốn cho ngân hàng. 31 Trong 6 tháng đầu năm 2013, mặc dù lãi suất huy động giảm chỉ còn 7% đối với kỳ hạn dưới 6 tháng, và 8% - 10% đối với kỳ hạn trên 6 tháng nhưng tại Chi nhánh tình hình huy động vẫn duy trì được mức tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2012. Cụ thể đạt 550.602 triệu đồng, tăng 19.646 triệu đồng. 4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY Bảng 4.4: Tình hình cho vay tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Nợ xấu 2010 Giá trị Năm 2011 Giá trị 2012 Giá trị So sánh 2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị % 8.119.501 9.251.469 4.993.688 1.131.968 13,94 (4.257.781) (46,02) 7.861.934 9.404.183 5.106.408 1.542.249 19,61 (4.135.055) (44,93) 1.274.789 1.122.075 1.009.355 (152.714) (11,97) (112,720) (10,04) 9.773 12.791 38.737 3.018 30,88 25.946 202,84 Nguồn: Phòng hành chính-kế toán ACB Cần Thơ 2010-2012 Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện tình hình cho vay tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 Qua bảng số liệu tình hình sử dụng vốn ba năm có sự thay đổi như doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu được phân tích như sau: - Doanh số cho vay Qua Bảng 4.4, ta thấy doanh số cho vay tăng vào năm 2011, đạt 9.251.469 triệu đồng (tăng 13,94% so với năm 2010). Đến năm 2012, doanh số cho vay lại giảm khá mạnh, chỉ đạt 4.993.688 triệu đồng, giảm tới 2.257.781 triệu đồng (tức giảm 46,02%) so với năm 2011. Doanh số cho vay của ACB Cần Thơ tăng vào năm 2011, vì dù trong năm này lãi suất cho vay ở mức khá cao, nhưng ACB Cần Thơ vẫn duy trì được khách hàng cũ và phát triển được khách hàng mới đẩy mạnh công tác tín dụng với sự đa dạng về sản phẩm như: cho vay sản xuất kinh 32 doanh trả góp với thời hạn lên đến 120 tháng; cho vay mua bất động sản thế chấp bằng chính bất động sản mua với tỷ lệ cho vay đến 90% giá trị tài sản đảm bảo; cho vay siêu tốc giải ngân trong vòng 48 giờ, không tài sản đảm bảo (thường gọi là vay tín chấp), thủ tục đơn giản...vì vậy đã giúp cho doanh số cho vay trong năm này tăng . Tuy nhiên đến năm 2012, doanh số cho vay giảm mạnh, do trong năm này nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng, ngân hàng rất hạn chế cho vay đầu tư bất động sản trong khi những năm trước các khoản vay này chiếm tỉ lệ khá cao; thêm vào đó là do thị trường tiêu thụ yếu, hàng tồn kho cao nên các doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn, ngân hàng phải kiểm soát tín dụng chặt chẽ vì lo ngại nợ xấu tăng. Chính vì vậy doanh số cho vay của Chi nhánh giảm đáng kể trong năm 2012. - Doanh số thu nợ Doanh số cho vay của ngân hàng chủ yếu phản ánh số lượng và quy mô tín dụng chứ không phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng cũng như của đơn vị vay vốn, và tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chính là doanh số thu nợ. Năm 2011 doanh số cho vay tăng 13,94% nhưng doanh số thu nợ tại chi nhánh tăng tương ứng 19,61%. Điều đó thể hiện công tác thu nợ trong năm cũng như việc sử dụng vốn của Ngân hàng khá hiệu quả. Sang năm 2012, doanh số thu nợ giảm tới 45,70%, tuy nhiên mức giảm này cũng phù hợp với mức giảm về doanh số cho vay. Có thể nói Chi nhánh luôn có sự quan tâm xem xét một cách thận trọng, giám sát thường xuyên việc sử dụng vốn để đảm bảo nguồn vốn của Ngân hàng sử dụng đúng mục đích, đồng thời phải có biện pháp thu hồi nợ hợp lý, chỉ đạo tập trung thu hồi những khoản nợ xấu, giúp nguồn vốn của Ngân hàng luân chuyển một cách ổn định và có hiệu quả. - Doanh số dư nợ Dư nợ thể hiện số tiền mà ngân hàng hiện còn đang cho khách hàng vay. Năm 2010 dư nợ là 1.274.789 triệu đồng, sang năm 2011 là 1.122.075 triệu đồng giảm 152.714 triệu đồng, tương đương giảm 11,97% so với 2010. Nguyên nhân là do công tác thu nợ trong năm thực hiện tương đối tốt, một số khoản nợ của năm trước cũng thu hồi được nên dư nợ có phần sụt giảm. Năm 2012 doanh số dư nợ là 1.009.355 triệu đồng giảm 112.720 triệu đồng tương đương với 10,04% so với năm 2011. - Nợ xấu Chỉ tiêu này thể hiện khoản nợ có khả năng mất vốn gồm (nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ mất vốn, nợ khả năng mất vốn). Chỉ tiêu này càng thấp thì tình hình tín dụng của ngân hàng càng tốt. Ở đây ta thấy nợ xấu chiếm tỷ lệ tương đối thấp nhưng có chiều hướng tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2012, nợ xấu chiếm 3,83% trong tổng dư nợ, đây là dấu hiệu cần được chú ý và cũng chính là vấn đề 33 làm cho Chi nhánh cân nhắc nhiều hơn đến công tác đôn đốc thu hồi nợ và triển khai tốt, kiểm tra khi cho khách hàng vay. Bảng 4.5: Tình hình cho vay tại Chi nhánh trong 6 tháng đầu năm giai đoạn 2010-2013 (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 6 tháng đầu năm 2010 Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Nợ xấu 4.465.726 4.324.664 701.134 5.357 6 tháng đầu năm 2011 4.625.736 4.786.175 540.695 6.651 6 tháng đầu năm 2012 3.245.897 3.221.665 564.927 17.432 6 tháng đầu năm 2013 2.909.833 2.959.498 515.262 10.459 Nguồn: Phòng hành chính-kế toán ACB Cần Thơ 2010-2013 Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện tình hình cho vay tại Chi nhánh trong 6 tháng đầu năm giai đoạn 2010-2013 Mặc dù trong những tháng đầu năm 2013 tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ đã có chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm của thành phố đạt 8,38%; lãi suất giảm, cùng nhiều biện pháp miễn giảm thuế, giãn thuế đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, sản xuất công nghiệp và dịch vụ tiếp tục phát triển; các doanh nghiệp thương mại đẩy mạnh đưa hàng Việt về tiêu thụ ở nông thôn; các doanh nghiệp xuất khẩu tích cực khôi phục và mở rộng thị trường; ngành nông nghiệp phát triển sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng…nhưng qua biểu đồ trên ta thấy tình hình cho vay tại Chi nhánh có phần sụt giảm qua các năm. Cụ thể như doanh số cho vay trong 6 tháng đầu năm 2012 chỉ đạt 3.245.897 triệu đồng, giảm 1.379.839 triệu đồng, tương đương giảm 29,82% so với cùng kỳ 34 năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay đạt 2.909.833 triệu đồng, giảm 336.064 triệu đồng, tương đương giảm 10,35% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do kinh tế của thành phố 6 tháng đầu năm vẫn còn đối mặt với những khó khăn như thị trường hàng hóa và bất động sản có sức mua yếu, kim ngạch xuất khẩu đạt thấp; hàng hóa còn tồn kho, thu hút đầu tư nước ngoài còn thấp, quy mô nhỏ và đặc biệt là số lượng doanh nghiệp có đủ điều kiện để tiếp xúc với vốn ít làm cho doanh số cho vay tại Chi nhánh giảm. Doanh số thu nợ giảm 8,13% so với cùng kỳ năm 2012, tương đương giảm 262.167 triệu đồng, đạt được 2.959.498 triệu đồng. Riêng đối với nợ xấu, giảm 6.973 triệu đồng, tương đương mức giảm 40% so với cùng kỳ năm 2012. Trong giai đoạn này tại địa bàn thành phố Cần Thơ, nợ xấu được kiểm soát nhưng vẫn còn cao. Riêng Chi nhánh, trong những tháng đầu năm năm này tuy phải đối mặt với gánh nặng những khoản nợ từ năm 2012 nhưng do hoạt động thu nợ hoàn thành khá tốt và công tác thẩm định cho vay trong những tháng này tương đối chặt chẽ nên nợ xấu đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2012. Dư nợ trong 6 tháng đầu năm đạt 515.262 triệu đồng, giảm 49.665 triệu đồng, tương đương mức giảm 8,79%. 4.3.1 Phân tích về doanh số cho vay (Đvt: triệu đồng) Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 35 Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện tình hình cho vay tại Chi nhánh trong 6 tháng đầu năm giai đoạn 2010-2013 Qua hình 4.5 và 4.6, ta thấy nếu như trong năm 2011, doanh số cho vay của Chi nhánh có dấu hiệu rất đáng mừng, đạt mức tăng trưởng 13,94% so với năm 2010, tăng 1.131.968 triệu đồng thì trong năm 2012 hoạt động cho vay lại giảm rất mạnh so với năm 2011, giảm 4.257.781 triệu đồng tương đương giảm 46,02%. Nguyên nhân là do những tháng cuối năm nhu cầu thị trường giảm mạnh, hàng hóa tiêu thụ chậm, nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động nên doanh số cho vay của Chi nhánh sụt giảm rất nhiều. Sang năm 2013, mặc dù phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn nhưng từ cuối tháng 2 thị trường đã có nhiều khởi sắc, đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm lãi suất liên tục giảm nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nên hoạt động tín dụng tại Chi nhánh đang có chiều hướng khắc phục, doanh số cho vay đạt 2.909.833 triệu đồng, giảm 336.064 triệu đồng, giảm 10,53% so với cùng kỳ năm 2012. 4.3.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng nhằm giúp Ngân hàng xác định nhu cầu vay vốn của khách hàng theo thời hạn từ đó đưa ra giải pháp đáp ứng doanh số cho vay phù hợp những thời hạn đó. Bảng 4.6: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2010-2012 (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu 2010 Giá trị % Năm 2011 Giá trị % 2012 Giá trị % So sánh 2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị % 7.396.307 90,09 8.503.177 91,91 4.208.502 84,27 1.106.870 14,96 (4.294.675) (50,50) Ngắn hạn 36.894 4,93 Trung, dài hạn 723.194 9,91 748.292 8,19 785.186 15,73 25.098 3,47 8.119.501 100 9.251.469 100 4.993.688 100 1.131.968 13,94 (4.257.781) (46,02) Tổng Nguồn: Phòng hành chính-kế toán ACB Cần Thơ 2010-2012 36 Hình 4.7 : Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay theo thời hạn tín dung 2010-2012 Qua bảng bảng số liệu về doanh số cho vay tại ACB Cần Thơ theo thời hạn cho vay thì ta thấy rõ ràng cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn. Cụ thể là năm 2010 chiếm 90,09%, năm 2011 chiếm 91,91%, năm 2012 chiếm 84,27% trong tổng doanh số cho vay. Bởi vì nguồn vốn để cho vay của Ngân hàng chủ yếu từ huy động ngắn hạn. Hơn nữa, Cần Thơ là thành phố phát triển đa dạng các ngành nghề và phần lớn là các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn; thêm vào đó là khách hàng vay vốn tại Chi nhánh chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, các doanh nghiệp có nhu cầu rất cao vốn lưu động thiếu hụt tạm thời trong thời gian ngắn để sản xuất kinh doanh như: mua nguyên vật liệu, sửa chữa để tái đầu tư ngắn hạn và tâm lý của người dân thích vay vốn trong thời gian ngắn để giảm thiểu chi phí. Hơn nữa trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay, tín dụng ngắn hạn có độ an toàn cao hơn vì khả năng thu hồi vốn nhanh hơn tín dụng trung dài hạn bởi vậy Ngân hàng đã tập trung trong việc cho vay ngắn hạn để dễ dàng hơn trong việc quản lí nguồn vốn vay của khách hàng. Trong năm 2011 ngân hàng đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, triển khai các chương trình tín dụng đặc biệt như : đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, mua sắm qua thẻ tín dụng với hạn mức tín dụng cao, triển khai chương trình “Tiếp vốn kinh doanh, ưu đãi lãi suất” dành cho khách hàng là cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh không giới hạn số lần giải ngân với hạn mức tín dụng cao nên đã thu hút được đông đảo khách hàng trên địa bàn, vì vậy doanh số cho vay ngắn hạn trong năm này tăng lên. Sang năm 2012, do những hệ lụy của nền kinh tế, các cá nhân hạn chế chi tiêu, sức mua thị trường yếu trong khi hàng tồn kho còn cao nên hộ gia đình kinh doanh, các doanh nghiệp hạn chế mở rộng đầu tư sản xuất hoặc có muốn đầu tư thì lãi suất cho vay vẫn ở mức cao, họ không thể chi trả lãi vay trong khi thị trường vẫn chưa có dấu hiệu tốt cho sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó là có nhiều doanh nghiệp phá sản, thị trường bất 37 động sản đóng băng, Ngân hàng rất hạn chế cho vay đầu tư bất động sản trong khi những năm trước các khoản vay này chiếm tỉ lệ khá cao; hoặc các doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn nên Ngân hàng không xét duyệt cho vay do lo ngại nợ xấu, vì vậy doanh số cho vay ngắn hạn giảm mạnh trong năm 2012. Cụ thể là doanh số cho vay ngắn hạn giảm xuống còn 4.208.502 triệu đồng, giảm 4.294.675 triệu đồng, tương đương với mức giảm là 50,50% so với năm 2011. Doanh số cho vay trung và dài hạn Ngân hàng vẫn giữ cơ cấu vốn trung và dài hạn ở tỉ lệ thấp vừa đảm bảo giảm thiểu rủi ro nhưng vẫn mang tính đáp ứng nhu cầu tình hình kinh tế xã hội ở địa bàn. Trong 3 năm gần đây, doanh số cho vay trung và dài hạn tăng lên, tuy mức tăng không cao. Cụ thể, doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2011 so với 2010 tăng 25.098 triệu đồng, tương đương với mức tăng 3,47%, do năm 2011 nhu cầu về vốn dài hạn để đầu tư mua nhà của người dân, cũng như nhu cầu về sửa chữa nhà cửa tăng cao. Đến năm 2012, doanh số cho vay trung và dài hạn tiếp tục tăng nhẹ ở mức 4,93%, tương đương tăng 36.894 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân doanh số cho vay trung và dài hạn tăng là do ngân hàng đẩy mạnh cho khách hàng cá nhân vay tiêu dùng, triển khai các chương trình: “Dịch vụ tài chính hỗ trợ du học trọn gói”, hoặc “Tăng thời hạn vay vốn, giảm áp lực trả nợ” dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình đang có nhu cầu vay mua nhà, đất, căn hộ với thời hạn vay dài hơn và phương thức trả nợ linh hoạt nhằm giúp khách hàng giảm áp lực trả nợ nên thu hút được khá nhiều khách hàng vay vốn. 4.3.1.2 Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng Bảng 4.7: Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2010-2012 (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu KH Cá nhân KH Doanh nghiệp Tổng 2010 Giá trị % Năm 2011 Giá trị % 2012 Giá trị % So sánh 2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị % 6.128.599 75,48 7.519.762 81,28 4.143.082 82,96 1.391.163 1.990.902 24,52 1.731.707 18,12 8.119.501 100 9.251.469 22,69 (3.376.680) (55,09) 850.606 17,04 (259.195) (13,01) 100 4.993.688 100 1.131.968 Nguồn: Phòng hành chính-kế toán ACB Cần Thơ 2010-2012 38 (881.101) (50,88) 13,94 (4.257.781) (46,02) Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 Doanh số cho vay khách hàng cá nhân Nhìn vào bảng 4.7, ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng tập trung chủ yếu vào Khách hàng cá nhân với tỷ trọng luôn cao hơn 75% qua ba năm. Doanh số cho vay đối với Khách hàng cá nhân năm 2010 đạt 6.128.599 triệu đồng. Đến năm 2011 tăng lên 7.519.762 triệu đồng, tức tăng 1.391.163 triệu đồng, tương đương tăng 22,69%, lý do là vì trong năm này Ngân hàng tích cực đa dạng hóa các sản phẩm của dịch vụ cho vay tiêu dùng cá nhân như cấp thẻ tín dụng với hạn mức lên đến 500 triệu đồng và miễn phí thường niên năm đầu tiên; mở rộng dịch vụ cho vay vốn tiêu dùng như trả góp mua ô tô, kể cả xe du lịch gia đình; cho vay mua bất động thế chấp bằng chính bất động sản mua với tỷ lệ cho vay đến 90% giá trị tài sản đảm bảo nên đã thu hút đông đảo khách hàng đến vay vốn làm cho doanh số trong năm này tăng nhanh. Sang năm 2012, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, mặc dù Ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh cho vay Khách hàng cá nhân thông qua các chương trình như:“Bó sản phẩm dành cho Khách hàng Cá nhân” hoặc “Hoàn lại vốn vay kinh doanh đã góp” dành riêng cho Khách hàng cá nhân tuy nhiên doanh số cho vay vẫn giảm mạnh so với năm 2011. Cụ thể, doanh số cho vay đạt 4.143.802 triệu đồng, giảm 3.376.680 triệu đồng, tương đương mức giảm là 44,90% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm này Ngân hàng xét duyệt cho vay rất cẩn thận, hạn chế cho vay đối với những khách hàng đầu tư bất động sản, chỉ cấp tín dụng cho những khách hàng mà Ngân hàng đánh giá là an toàn, đảm bảo khả năng trả nợ nhằm hạn chế nợ xấu tăng cho nên doanh số cho vay trong năm 2012 giảm. 39 Doanh số cho vay Khách hàng doanh nghiệp Doanh số cho vay đối với Khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ nhỏ trong tổng doanh số cho vay và có chiều hướng giảm trong 3 năm. Năm 2010,doanh số cho vay Khách hàng doanh nghiệp đạt 1.990.902 triệu đồng, tỷ trọng chiếm 24,52% trong tổng doanh số cho vay. Năm 2011, tỷ trọng này đạt mức 18,72%, tương đương 1.731.707 triệu đồng, giảm 259.195 triệu đồng so với 2010. Nguyên nhân do trong năm này lãi suất cho vay cao (khoảng 23-27%/năm) khiến cho doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn. Thêm vào đó là chủ trương của Ngân hàng Nhà nước hạn chế cho vay đối với các lĩnh vực phi sản xuất, nhất là bất động sản, vì vậy ngân hàng hạn chế cho vay nhóm đối tượng này do lo sợ nợ xấu nên doanh số cho vay có phần giảm nhẹ. Bước sang năm 2012, doanh số cho vay đối với Khách hàng doanh nghiệp giảm mạnh, giảm 881.101 triệu đồng, tương đương với mức giảm là 50,88% so với năm 2011. Mặc dù lãi suất cho vay đã được hạ thấp hơn so với năm 2011 (khoảng 12 – 15%/ năm), ngân hàng cũng đã đưa ra các chương trình nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất như :“Giải pháp tài chính dành cho khách hàng doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa” với tổng hạn mức dành cho chương trình lên đến 1.000 tỷ đồng; chương trình “Bó sản phẩm dành cho Khách hàng doanh nghiệp” tập trung vào lĩnh vực sản xuất & chế biến...Tuy nhiên với mức lãi suất còn khá cao trong khi thị trường tiêu thụ yếu, hàng tồn kho còn nhiều nên các doanh nghiệp không dám mở rộng sản xuất kinh doanh, hoặc một số doanh nghiệp không có phương án kinh doanh khả thi nên Ngân hàng không xét duyệt cho vay, vì vậy doanh số cho vay đối với Khách hàng doanh nghiệp trong năm 2012 giảm đáng kể. Bên cạnh đó,ta thấy tỷ trọng trong năm này chỉ còn 17,04%, nguyên nhân là do sự tăng trưởng lớn mạnh doanh số cho vay khối cá nhân trong năm này. Điều này cũng phù hợp với định hướng mà ACB đặt là trở thành Ngân hàng bán lẻ số 1 Việt Nam. 4.3.2 Phân tích tình hình thu nợ Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng đã thu hồi từ các khoản giải ngân trong khoản thời gian nhất định. Việc thu hồi nợ được xem là công tác tích cực trong hoạt động tín dụng ngân hàng và tích cực trong việc tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong lưu thông. Bất cứ ngân hàng nào muốn kinh doanh ổn định và phát triển thì tăng doanh số cho vay bên cạnh đó còn phải thu nợ một cách tốt, tránh rủi ro, nên doanh số cho vay là điều kiện cần và doanh số thu nợ là điều kiện đủ để hoạt động ngân hàng được duy trì và phát triển. 40 (Đvt: triệu đồng) Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ tại Chi nhánh 6 tháng đầu năm giai đoạn 2010-2013 Qua hình 4.9 và 4.10, ta thấy doanh số thu nợ của Ngân hàng qua các năm có sự biến động tăng giảm tỷ lệ thuận với doanh số cho vay. Doanh số thu nợ năm 2010 đạt 7.861.934 triệu đồng. Doanh số thu nợ năm 2011 tăng 9.404.183 triệu đồng, tăng 1.542.249 triệu đồng, tương ứng tăng 19,61% so với năm 2010. Doanh số thu nợ năm 2012 đạt 5.106.408 triệu đồng, giảm 4.297.775 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng với tốc độ 45,70%. Đối với hình 4.10 ta thấy doanh số thu nợ của Chi nhánh 6 tháng đầu năm 2012 đạt được 3.221.665 triệu đồng, giảm 1.564.749 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2011. Tốc độ giảm này thấp hơn so với tốc độ giảm của cả năm, cụ thể là giảm 32,69%. Sang 6 tháng đầu năm 41 2013, chỉ tiêu này đạt được 2.959.498 triệu đồng, giảm 8,13% so với cùng kỳ năm 2012. 4.3.2.1 Phân tích tình hình thu nợ theo thời hạn Khả năng thu nợ của ngân hàng ACB chi nhánh Cần Thơ theo thời hạn được thể hiện như sau: Bảng 4.8 : Doanh số thu nợ theo thời hạn tại chi nhánh giai đoạn 2010-2012 (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung, dài hạn Tổng 2010 Giá trị % Năm 2011 Giá trị % 2012 Giá trị % So sánh 2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị % 7.134.153 90,74 8.609.695 91,55 4.248.052 83,19 1.475.542 20,68 (4.361.643) (50,65) 727.781 7.861.934 9,26 794.488 100 9.404.183 8,45 858.356 16,81 100 5.106.408 66.707 9,16 63.868 8,03 100 1.542.249 19,61 (4.297.775) (45,70) Nguồn: Phòng hành chính-kế toán ACB Cần Thơ 2010-2012 Hình 4.11: Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 Song song với doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số thu nợ ngắn hạn cũng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ. Qua bảng số liệu 4.8 ta có thể thấy được doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn doanh số thu nợ trung và dài hạn (>84%) trong tổng doanh số thu nợ. Hơn nữa doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao bởi cho vay ngắn hạn thường dưới 12 tháng nên việc thu hồi vốn rất nhanh. Khi vốn được thu hồi nhanh thì Ngân hàng có thể xoay vòng vốn liên tục làm tăng doanh số cho vay rồi kéo theo tăng doanh số thu nợ ngắn hạn. Nhìn chung doanh số thu nợ ngắn hạn trong thời gian qua cũng biến động như doanh số cho vay ngắn hạn. Năm 2010 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 42 7.134.153 triệu đồng. Năm 2011 cùng với việc tăng doanh số cho vay ngắn hạn thì doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng lên 1.325.542 triệu đồng, tương đương mức tăng 20,68% so với năm 2010. Trong năm này, Ngân hàng đẩy mạnh công tác thu nợ với sự chuyên nghiệp trong phân công công tác nhắc nợ hai tuyến của Chi nhánh: tuyến trước gồm tổng đài nhắn tin vào di động khách hàng khi sắp đến hạn thanh toán khoảng 5 ngày và nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ gọi điện nhắc khách hàng khi đến ngày thanh toán mà khách hàng chưa thực hiện, tuyến sau là bộ phận xử lý nợ sẽ gọi điện cũng như đến gặp trực tiếp khách hàng để thu nợ quá hạn.... với công tác đó đã giúp việc thu nợ đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên sang năm 2012, doanh số thu nợ ngắn hạn chỉ đạt 4.310.772 triệu đồng, tức giảm 49,04% so với năm 2011. Nguyên nhân chính làm cho doanh số thu nợ trong năm 2012 là doanh số cho vay giảm mạnh lại. So với ngắn hạn thì doanh số thu nợ trung, dài hạn chiếm tỷ trong rất thấp nhưng tốc độ tăng trưởng rất ổn định. Cụ thể, năm 2010 doanh số thu nợ đạt 727.781 triệu đồng, chiếm 9,26% tổng doanh số thu nợ. Đến năm 2011 doanh số thu nợ đạt 794.488 triệu đồng, chiếm 8,09% trong tổng doanh số thu nợ, tăng 16.667 triệu đồng, tức tăng 2,29% so với năm 2010. Sang năm 2012 doanh số thu nợ trung, dài hạn tăng hơn 2011 là 1,86%, tương đương mức tăng 13.868 triệu đồng, chiếm 16,8% tổng doanh số thu nợ... Mặc dù cho vay trung và dài hạn có độ rủi ro cao nhưng ta thấy nó có xu hướng tăng qua các năm là do có những khoản nợ trong các năm trước đã đến hạn trả nợ của khách hàng làm tăng doanh số thu nợ của ngân hàng. Đối tượng khách hàng vay trung và dài hạn của Chi nhánh thường là khách hàng cá nhân vay để mua nhà ở, mua xe...nên khả năng thu hồi nợ từ họ là rất cao. Ngoài ra đây chính là biểu hiện khả quan và là sự nỗ lực cố gắng rất lớn của cán bộ tín dụng ngân hàng trong công tác thẩm định tín dụng đối với khách hàng vay trung và dài hạn, cho thấy sự thận trọng trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay của ngân hàng đã đạt được hiệu quả tốt. 4.3.2.2 Phân tích tình hình thu nợ theo đối tượng khách hàng Bảng 4.9: Doanh số thu nợ theo đối tượng khách hàng tại Chi nhánh 2010-2012 (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu KH Cá nhân KH Doanh nghiệp Tổng 2010 Giá trị % Năm 2011 Giá trị % 2012 Giá trị % So sánh 2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị % 5.912.961 75,21 7.308.419 79,40 4.075.159 80,40 1.395.458 23,60 (3.233.260) (44,24) 1.948.973 24,79 2.095.764 20,59 1.031.249 19,60 146.791 7.861.934 100 9.404.183 100 5.106.408 7,53 100 1.542.249 19,61 Nguồn: Phòng hành chính-kế toán ACB Cần Thơ 2010-2012 43 (1.064.515) (50,79) (4.297.775) (45,70) Hình 4.12: Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ theo đối tượng khách hàng tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 Năm 2010, doanh số thu nợ đối với Khách hàng các nhân đạt 5.912.961 triệu đồng, chiếm 75,21% tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng. Đến năm 2011, chỉ tiêu này tăng lên 7.308.419 triệu đồng, tức tăng 23,60% so với năm 2010 do doanh số cho vay của Khách hàng các nhân cũng tăng trong năm này. Đến năm 2012, khi doanh số cho vay của Khách hàng giảm mạnh đã kéo theo chỉ tiêu này giảm xuống còn 4.075.159 triệu đồng. Qua 3 năm, tỷ trọng của doanh số thu nợ Khách hàng các nhân tăng, giảm khá tương đồng với doanh số cho vay Khách hàng cá nhân. Cụ thể tỷ trọng doanh số cho vay cá nhân trong tổng doanh số cho vay qua ba năm lần lượt là 75,48%, 79,11%, 82,22%, còn tỷ trọng doanh số thu nợ cá nhân trong tổng doanh số thu nợ lần lượt là 75,21%, 79,40%, 82,22%. Điều này, cũng phần nào chứng minh được tính chất lượng trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay của ngân hàng. Qua bảng 4.9 ta có thể thấy doanh số thu nợ khách hàng Doanh nghiệp có xu hướng giảm trong 3 năm. Cụ thể năm 2010 doanh số thu nợ đạt 1.948.973 triệu đồng chiếm 24,79% trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng. Đến năm 2011 giảm nhẹ 53.209 triệu đồng, tương đương giảm 2,73% so với năm 2010, doanh số đạt 1.895.764 triệu đồng, tỷ trọng chiếm 20,59%. Đến năm 2012 doanh số này lại giảm xuống còn 993.969 triệu đồng, chiếm 19,60% trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng, giảm 901.795 triệu đồng, tương đương giảm 47,56% so với năm 2011. 44 4.3.3 Phân tích tình hình dư nợ (Đvt: triệu đồng) Hình 4.13: Biểu đồ thể hiện tình hình dư nợ tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 Hình 4.14: Biểu đồ thể hiện tình hình dư nợ tại Chi nhánh trong 6 tháng đầu năm giai đoạn 2010-2013 Qua hình 4.13 ta thấy tình hình dư nợ tại Chi nhánh biến động theo hiều hướng giảm. Năm 2011, dư nợ đạt 1.122.075 triệu đồng, giảm 152.711 triệu đồng, tương ứng giảm 11,97%. Năm 2012, dư nợ tiếp tục giảm 10,04%, tương đương giảm 102.602 triệu đồng so với năm 2011. Đối với tình hình 6 tháng đầu năm tại Chi nhánh trong giai đoạn 2010-2013 lại có sự tăng giảm không ổn định. Năm 2011 dư nợ đạt 583.479 triệu đồng, giảm 117.655 triệu đồng, tương đương giảm 16,78%. Sang năm 2012, mặc dù hoạt động cho vay không có dấu hiệu vượt bậc nhưng do có nhiều khoản nợ tới hạn chưa được thanh toán nên trong 6 tháng đầu năm, dư nợ tại Chi nhánh tăng cao so với cùng kỳ năm 2011. Cụ thể dự nợ đạt 686.081 triệu đồng, tăng 102.602 triệu đồng, tương ứng tăng 17,58%. 45 Sáu tháng đầu năm 2013, dư nợ tai Chi nhánh đạt 477.345 triệu đồng, giảm 208.736 triệu đồng, tương đơng giảm 30,04%. Nguyên nhân cho sự sụt giảm chủ yếu là do họt động trong quý I của Chi nhánh không hiệu quả. 4.3.3.1 Phân tích tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng Bảng 4.10: Tình hình dư nợ theo thời hạn tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung, dài hạn Tổng 2010 Giá trị % Năm 2011 Giá trị % 2012 Giá trị % So sánh 2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị % 869.753 68,23 763.235 68,02 723.685 71,70 (106.518) (12,25) (39.550) (5,18) 405.036 31,77 358.840 31,98 285.670 28,30 (73.170) (20,39) 1.274.789 100 1.122.075 100 1.009.355 (46.196) (11,40) 100 (152.714) (11,98) (112.720) (10,05) Nguồn: Phòng hành chính-kế toán ACB Cần Thơ 2010-2012 Hình 4.15 : Biểu đồ thể hiện dư nợ theo thời hạn tín dụng tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 Qua bảng số liệu 4.10 ta thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ trung và dài hạn (> 68%) trong tổng dư nợ vì vậy nợ xấu ngắn hạn cũng chiếm tỷ lệ cao hơn trung và dài hạn. Dư nợ ngắn hạn Nhìn chung dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm qua các năm. Dư nợ ngắn hạn năm 2010 đạt 869.753 triệu đồng, đến năm 2011 giảm xuống còn 763.235 triệu đồng, giảm 106.518 triệu đồng, tức giảm 12,25% so với năm 2011. Sang năm 2012 dư nợ ngắn hạn tiếp tục giảm 39.550 triệu đồng, tương đương mức giảm là 5,18% so với năm 2011. 46 Dư nợ trung, dài hạn Cũng như dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung và dài hạn cũng có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây. Cụ thể năm 2010 dư nợ trung, dài hạn đạt 405.036 triệu đồng, đến năm 2011, chỉ tiêu này giảm xuống còn 358.840 triệu đồng, giảm 11,4% so với năm 2011. Sang năm 2012 dư nợ trung, dài hạn lại tiếp tục giảm xuống còn 285.670 triệu đồng, tức giảm 20,39% so với năm 2011. Trong thời gian qua dư nợ trung và dài hạn giảm là do có những khoản vay được ngân hàng tất toán trong năm này nên dư nợ của Chi nhánh giảm trong 3 năm gần đây. 4.3.3.2 Phân tích tình hình dư nợ theo đối tượng khách hàng Bảng 4.11: Tình hình dư nợ theo đối tượng tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu KH Cá nhân KH Doanh nghiệp Tổng 2010 Giá trị % Năm 2011 Giá trị % 2012 Giá trị % So sánh 2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị % 716.342 66,64 727.685 64,85 758.328 75,13 11.343 1,58 358.347 33,36 394.390 35,15 251.027 24,87 36.043 10,05 (143.363) (36,35) 47.286 4,39 (223.720) (18,14) 1.074.789 100 1.122.075 100 1.009.355 100 30.643 4,21 Nguồn: Phòng hành chính-kế toán ACB Cần Thơ 2010-2012 Hình 4.16: Biểu đồ thể hiện doanh số dư nợ theo đối tượng khách hàng tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 Dư nợ cá nhân cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và nhìn chung có xu hướng tăng qua ba năm. Năm 2010 đạt 716.342 triệu đồng, đến năm 2011 tăng 727.685 triệu đồng, giảm nhẹ 1,58% so với năm 2010. Đến năm 2012 tăng 758.328 triệu đồng, tương đương mức tăng 4,21% so với năm 2011. 47 Nguyên nhân là do tốc độ giảm năm 2011 của doanh số cho vay Khách hàng doanh nghiệp là 2,97%, nhanh hơn tốc độ giảm của doanh số thu nợ với 2,73% cùng với các khoản đã thu được trong năm làm cho dư nợ doanh nghiệp giảm nhiều so với năm 2010. Năm 2011, dư nợ doanh nghiệp đạt 270.218 triệu đồng, giảm 105.992 triệu đồng, lý do giảm cũng từ việc thận trọng xét duyệt cho vay doanh nghiệp khi nền kinh tế còn bất ổn. Năm 2012, dư nợ doanh nghiệp đạt 251.027 triệu đồng, giảm 7,10% so với năm 2011, tương đương mức giảm 19.191 triệu đồng. Nhìn chung trong giai đoạn này Ngân hàng rất thận trọng khi cho khách hàng doanh nghiệp vay khi nền kinh tế còn bất ổn, thêm vào đó là các doanh nghiệp không dám mạnh tay vay vốn để đầu tư trong thời điểm khó khăn này nên doanh số cho vay giảm và từ đó kéo theo dư nợ đối với Khách hàng doanh nghiệp giảm. Về tỷ trọng thì dư nợ doanh nghiệp luôn thấp hơn nhiều so với dư nợ cá nhân qua ba năm và có xu hướng giảm. Đây có thể là một tín hiệu tốt vì ngân hàng đã giảm tỷ lệ những khoản vay lớn của doanh nghiệp sang những khoản vay nhỏ của cá nhân, phân tán được rủi ro tín dụng. Trong khi đó, dư nợ tăng đều qua ba năm chứng tỏ quy mô tín dụng không hề giảm. 4.3.4 Phân tích tình hình nợ xấu Hoạt động cho vay của ACB Cần Thơ đang được mở rộng nên rủi ro tín dụng tại chi nhánh cũng không tránh khỏi việc tăng theo. Nợ xấu mà tác giả phân tích ở phần này là nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 theo quyết định số 493/2005 và được sửa đổi bổ sung bằng quyết định số 18/2007 của Ngân hàng nhà nước. (Đvt: triệu đồng) Hình 4.17: Biểu đồ thể hiện trình hình nợ xấu tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 48 Hình 4.18: Biểu đồ thể hiện trình hình nợ xấu tại Chi nhánh trong 6 tháng đầu năm giai đoạn 2010-2013. Qua 2 biểu đồ trên ta thấy tình hình nợ xấu tại Chi nhánh có chiều hướng gia tăng qua từng thời kỳ, đối nghịch với dư nợ. Năm 2011, nợ xấu chiếm 0,76% trong tổng dư nợ, đạt 9.773 triệu đồng. Năm 2012, trong khi dư nợ giảm với tốc độ 11,97%, thì nợ xấu lại tăng lên 30,88%, tương đương tăng 3.018 triệu đồng, chiếm 1,13% trong tổng dư nợ. Tỷ lệ này nâng cao hơn trong năm 2012, ở mức 3,83%. Cũng tình hình trên, 6 tháng đầu năm 2012 nợ xấu tại Chi nhánh là 17.432 triệu đồng, chiếm 2,54% trong tổng dư nợ, tăng hơn 10.781 triệu đồng với mức tăng 162,09% so với cùng kỳ năm 2011. Riêng 6 tháng năm 2013 thì tình hình có chiều hướng khắc phục. Nợ xấu giảm 6.973 triệu đồng, tương đương mức giảm 40% so với cùng kỳ năm 2012. 4.3.4.1 Phân tích tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng Bảng 4.12: Tình hình nợ xấu theo thời hạn tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu Ngắn hạn Trung, dài hạn Tổng 2010 Giá trị % Năm 2011 Giá trị % 2012 Giá trị % 7.105 72,70 10.568 82,62 30.790 79,48 2.668 27,30 2.223 17,38 7.947 20,52 9.773 100 12.791 100 38.737 So sánh 2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị % 100 Nguồn: Phòng hành chính-kế toán AC B Cần Thơ 2010-2012 49 3.463 48,81 (445) (16,68) 3.018 30,88 20.222 191,35 5.724 257,90 25.946 202,85 Hình 4.19: Biểu đồ thể hiện trình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 Nhìn vào bảng số liệu 4.12 ta thấy thực trạng nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nợ xấu của ngân hàng (năm 2010 chiếm 72,70%, năm 2011 chiếm 82,62%, năm 2012 chiếm 79,48%) và có xu hướng tăng qua các năm, tăng mạnh nhất là vào năm 2012. Do doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng cao hơn doanh số cho vay trung và dài hạn nên việc phát sinh nợ xấu ở khoản mục cho vay ngắn hạn cao hơn cũng là điều dễ hiểu. Năm 2011, nợ xấu ngắn hạn tăng thêm 3.463 triệu đồng, tương đương tăng thêm 48,81% và chiếm 1,38% tổng dư nợ ngắn hạn. Sang năm 2012, nợ xấu ngắn hạn tăng lên 30.790 triệu đồng, tức tăng thêm 20.222 triệu đồng, tương đương tăng thêm 191,4% so với năm 2011 và chiếm 4,25% dư nợ ngắn hạn. Như vậy trong giai đoạn qua nợ xấu ngắn hạn ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong dư nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là trong 2 năm qua lạm phát tăng cao khiến cho giá cả đầu vào của doanh nghiệp tăng trong khi hàng hóa tiêu thụ chậm, hàng tồn kho nhiều làm cho nhiều hộ kinh doanh, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không thể trả nợ trong thời gian ngắn. Thêm vào đó là một số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cũng mất khả năng trả nợ khi thị trường bất động sản trong 2 năm qua xuống dốc làm cho nợ xấu ngắn hạn tăng. Tuy nhiên không chỉ do những bất ổn của thị trường mà nợ xấu tăng cao, nợ xấu tăng cao còn thể hiện công tác thẩm định tín dụng của một số cán bộ tín dụng chưa đạt hiệu quả nên dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng cao. Riêng nợ xấu trung và dài hạn lại có sự tăng giảm không theo một chiều nhất định mà có giảm vào năm 2011 sau đó lại tăng vào năm 2012. Năm 2011, nợ xấu trung và dài hạn giảm còn 2.223 triệu đồng, giảm 16,68% hay giảm 445 triệu đồng so với năm 2010, chiếm 0,61% trong dư nợ trung và dài hạn. Sang năm 2012, nợ xấu trung và dài hạn chiếm 2,78% dư nợ trung và dài hạn, tăng lên 50 7.947 triệu đồng, tức tăng với tốc độ tăng là 257,90%, tăng 5.724 triệu đồng so với năm 2011. Sở dĩ nợ xấu trung và dài hạn năm 2012 tăng mạnh là do những món vay trung và dài hạn để đầu tư bất động sản của khách hàng cá nhân hay của doanh nghiệp ở năm trước đã đến hạn trả nợ nhưng do thị trường bất động sản gặp rủi ro khiến cho khách hàng không có khả năng trả nợ, làm cho nợ xấu trung và dài hạn tăng. 4.3.4.1 Phân tích tình hình nợ xấu theo đối tượng khách hàng Bảng 4.13: Tình hình nợ xấu theo đối tượng khách hàng tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu KH Cá nhân KH Doanh nghiệp Tổng 2010 Giá trị % Năm 2011 Giá trị % 2012 Giá trị % So sánh 2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị % 5.741 58,74 5.131 39,56 13.651 35,24 (610) (10,62) 4032 41,26 7840 60,44 25.086 64,76 3.808 94,44 17.246 219,97 38.737 3.198 32,72 25.766 198,64 9.773 100 12.971 100 100 8.520 166,04 Nguồn: Phòng hành chính-kế toán ACB Cần Thơ 2010-2012 Hình 4.20: Biểu đồ thể hiện tình hình nợ xấu tại Chi nhánh giai đoạn 2010-2012 Trong giai đoạn 2010-2012 dư nợ của cả Khách hàng cá nhân và Khách hàng doanh nghiệp đều có xu hướng tăng, nhưng qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu Khách hàng doanh nghiệp lại tăng nhanh trong 3 năm gần đây. Cụ thể, năm 2011 nợ xấu Khách hàng cá nhân là 5.131 triệu đồng, giảm 610 triệu đồng so với năm 2010, nhưng sang năm 2012, tỷ lệ nợ xấu gia tăng ở mức 166,04%, tương ứng tăng 852 triệu đồng so với năm 2011. Đối với Khách hàng Doanh nghiệp, tình hình này nghiêm trọng hơn khi năm 2012, mức tăng của nợ xấu là 219,74% so với năm 2011. Tình hình nợ xấu có chiều hướng gia tăng là do 2 năm gần đây, lạm phát tăng cao, nhiều doanh nghiệp phá sản dẫn đến người dân bị thất nghiệp, 51 nhiều hộ kinh doanh cá thể với quy mô sản xuất kinh doanh thường là nhỏ nên nguồn thu nhập thường bấp bênh trong khi lãi suất vay ngân hàng lại tăng cao khiến cho nhiều người không có khả năng thanh toán những món nợ vay trước đó khi nợ đến hạn làm cho nợ xấu gia tăng. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng thường thẩm định khách hàng cá nhân dựa vào cảm tính khi cho vay nên không thể tránh khỏi rủi ro tín dụng. Thêm vào đó là những món vay của khách hàng cá nhân thường nhỏ, số lượng khách hàng lại đông nên đôi khi việc quản lí khách hàng của cán bộ tín dụng luôn gặp khó khăn, nên cũng góp phần làm gia tăng rủi ro tín dụng. có một phần là do có một số doanh nghiệp kinh doanh thu lỗ, mất khả năng trả nợ, đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản. 52 4.4 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG Trong thời gian qua, chi nhánh luôn cố gắng hoàn thành kế hoạch được đề ra nhất là nhiệm vụ sử dụng vốn nhờ được sự hỗ trợ kịp thời của các phòng ban nghiệp vụ, bám sát chính sách phát triển kinh tế trên địa bàn, chủ động lựa chọn khách hàng, dự án có hiệu quả để đầu tư, chủ động làm việc với các doanh nghiệp để nắm bắt kế hoạch xây dựng, mở rộng thị phần trọng tâm, để mở rộng hoạt động sử dụng vốn, đồng thời giữ vững các khách hàng truyền thống tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn. Để phản ánh mức độ hoạt động và qui mô của Ngân hàng thì cần phải đánh giá và xem xét thông qua các chỉ tiêu tài chính qua bảng số liệu sau: Bảng 4.14 : Phân tích các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của chi nhánh giai đoạn 2010- 2013 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Chỉ tiêu ĐVT Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Dư nợ bình quân Nợ xấu Vốn huy động Tổng nguốn vốn Tổng dư nợ/Vốn huy động Nợ xấu/Tổng dư nợ Hệ số thu nợ (2)/(1) Vòng quay vốn tín dụng (2)/(4) Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Lần % Lần Vòng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 8.119.501 9.251.469 4.993.688 7.861.934 9.404.183 5.106.408 1.274.789 1.122.075 1.009.355 1.192.950 1.198.432 1.065.715 9.773 12.791 38.738 1.252.274 1.336.663 1.179.903 1.314.902 1.444.800 1.234.768 1,02 0,84 0,86 0,77 1,14 3,84 0,97 1,02 1,02 6,59 7,85 4,79 4.4.1 Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp chúng ta thấy được khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng để cho vay. Đối với bất kỳ nguồn vốn huy động hay vốn điều chuyển từ Hội sở đều phải chịu một khoản chi phí, vì thế việc điều hành giữa vốn tự huy động và vốn điều chuyển sao cho đảm bảo nhu cầu vay vốn của khách hàng và tốn chi phí ít nhất thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ tăng. Chỉ số này càng gần một thì chi phí đi vay ngoài nhỏ từ đó tiết kiệm khoản chi phí lớn nhằm tăng lợi nhuận. Thông qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm luôn xoay quanh gần với một, chứng tỏ ACB Cần Thơ có khả năng tự huy động vốn để phục vụ hoạt động cho vay của mìnhvà hạn chế tối 53 thiểu sử dụng đến nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở. Cụ thế, năm 2010 là 1,02 lần, tức cứ bình quân 102 đồng dư nợ thì có 100 đồng vốn huy động tham gia. Sang năm 2011, tỷ lệ này giảm xuống, bình quân 84 đồng dư nợ thì có 100 đồng vốn huy động tham gia. Đến năm 2012, thì cứ 86 đồng dư nợ có 100 đồng vốn tham gia. Nhìn vào tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động của ACB Cần Thơ ta thấy rõ rằng chi nhánh có khả năng tự huy động vốn để phục vụ hoạt động cho vay của mình. Tuy nhiên do trong năm 2011 và 2012 tình hình kinh tế không khả quan nên việc đẩy mạnh dư nợ tín dụng gặp nhiều khó khăn. Chi nhánh hạn chế cho vay nóng do lo ngại tình trạng nợ xấu tăng quá cao nên tỷ lệ này giảm rõ rệt. Điều này cho thấy chi nhánh sử dụng vốn huy động chưa đạt hiệu quả. 4.4.2 Hệ số thu nợ Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền Ngân hàng sẽ thu được trong một thời kỳ nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Qua bảng số liệu .. ta thấy khả năng thu nợ của chi nhánh ngày càng hiệu quả. Hệ số thu nợ của ACB Cần Thơ năm 2010 là 0,97 lần, năm 2011 và 2012 là 0,99 lần. Qua bảng số liệu 4.14 ta thấy trong 2 năm gần đây tuy tình hình kinh tế hết sức khó khăn nhưng doanh số thu nợ của ngân hàng có chiều hướng tăng. Chứng tỏ trong 2 năm qua ngân hàng tập trung hết mức vào công tác thu hồi nợ. Đạt được kết quả như vậy là nhờ quá trình giám sát, theo dõi và đôn đốc Khách hàng trả nợ đúng hạn của nhân viên Chi nhánh. Điều này cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Tuy doanh số thu nợ tăng qua các năm nhưng Ngân hàng cần đặc biện quan tâm sự cân đối tốc độ tăng doanh số cho vay và doanh số thu nợ vì nếu không cân bằng sẽ dẫn đến nợ xấu ngân hàng tăng. 4.4.3 Vòng quay vốn tín dụng Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đồng vốn cho vay hay phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng. Về nguyên tắc mà nói thì chỉ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng càng cao. Vòng quay vốn tín dụng của ACB - Cần Thơ diễn biến theo chiều hướng tăng giảm không ổn định. Cụ thể năm 2010 vòng quay vốn tín dụng đạt 6,59 vòng, qua năm 2011 chỉ tiêu này có biểu hiện tăng lên đạt 7,85 vòng. Đạt được kết quả như vậy là do trong năm này tốc độ tăng của doanh số thu nợ nhanh hơn so với tốc độ tăng của dư nợ bình quân. Sang năm 2012 chỉ tiêu này giảm xuống còn 4,79 vòng cho thấy đồng vốn của ngân hàng quay vòng chậm hơn so với 2 năm trước đó. Do trong năm 2012, độ giảm của dư nợ bình quân thấp hơn độ giảm xuống của doanh số thu nợ nên làm cho chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng của năm này giảm xuống là điều tất yếu. Vì trong năm này ngân hàng chủ trương 54 hạn chế tăng trưởng tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước nhằm tránh rủi ro nợ xấu nên vòng quay vốn tín dụng có chậm lại so với các năm trước. 4.4.4 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ Đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất về chất lượng tín dụng của ngân hàng, nó thể hiện tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tại một thời điểm nhất định. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy số tiền cho vay có khả năng mất vốn nhiều, hay là rủi ro tín dụng tăng. Chỉ tiêu này cũng phản ánh chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Theo thông báo chỉ tiêu định hướng kế hoạch kinh doanh hàng năm của chi nhánh thì tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho phép tối đa 3% mặc dù theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì đối với các ngân hàng thương mại, tỉ lệ này không vượt quá 5%. Qua bảng 4.14 ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của chi nhánh có biểu hiện tăng qua các năm nhất là năm 2012 (cụ thể năm 2010 tỷ lệ này là 0,77%, năm 2011 tỷ lệ này tăng lên 1,14%, đến năm 2012 tỷ lệ này tăng đột biến lên đến 3,84%). Trong năm 2010 và năm 2011, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ thấp hơn khá nhiều so với quy định của Nhà nước. Tuy nhiên đến năm 2012, chỉ tiêu này lại tăng khá cao. Nguyên nhân chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng cao trong 2 năm trở lại đây là do tình hình kinh tế rất phức tạp : tình trạng bất động sản đóng băng, tình trạng lạm phát tăng cao làm cho giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh làm cho các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ đến không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó là do công tác thẩm định của một số cán bộ tín dụng chưa được chặt chẽ dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng cao. 55 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG + Đối với công tác huy động vốn: Hiện nay nguồn vốn huy động của Ngân hàng tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn chưa ổn định khi tình hình kinh tế biến động . Vì vậy mặc dù Chi nhánh có thể tự chủ về nguồn vốn nhưng vẫn cần quan tâm tới chính sách để tăng nguồn vốn huy động. Chi nhánh cần đặc biệt coi trọng loại tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn vì trong thời gian qua nó luôn chiếm tỷ trọng lớn trên vốn huy động, hơn nữa đối với loại tiền gửi này Ngân hàng cũng yên tâm hơn về thời hạn khi sử dụng để cho vay. + Đối với công tác cho vay: Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao (chiếm trên 84%) trong tổng doanh số cho vay điều này góp phần làm giảm rủi ro cho Ngân hàng. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển nhu cầu đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh, xây dưng mới, mở rộng trang trại càng nhiều thì nhu cầu vốn trung hạn là thật sự cần thiết do đó Ngân hàng cần mở rộng hơn nữa đối với cho vay trung hạn nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương nhưng vẫn đảm bảo rủi ro ở mức thấp. + Đối với công tác thu nợ: Doanh số thu nợ tăng giảm theo doanh số cho vay nhưng tỉ lệ tăng doanh số thu nợ thấp hơn doanh số cho vay từ đó tạo ra sức ép thu hồi nợ năm tiếp theo. Do đó ngân hàng chú ý để có thể duy trì tốt nợ quá hạn mức thấp hơn quy định. Ngoài ra trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh hiện nay còn một số khó khăn cần khắc phục để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Trong giai đoạn vừa qua, Ngân hàng đã thực hiện khá nhiều giải pháp hiệu quả để nâng cao hoạt động tín dụng tại Chi nhánh. Tuy nhiên, hoạt động này cần phải liên tục và ngày một hoàn thiện, đặc biệt trong tình hình hiện nay.Ở đây chúng ta có thể đề cập đến một số giải pháp như sau: 5.2.1 Đối với công tác huy động vốn Do Ngân hàng chưa có sản phẩm khác biệt nên Ngân hàng cần xây dựng các sản phẩm khác biệt với các Ngân hàng khác như cho vay theo “bó sản phẩm”. Sản phẩm này sẽ gồm nhiều sản phẩm cho vay khác nhau như cho vay 56 thông qua hạn mức tín dụng hoặc vay món, cho vay thông qua thẻ tín dụng hoặc cho vay theo hạn mức thấu chi, có thể kết hợp huy động tiền gửi của khách hàng. Khi khách hàng tham gia bó sản phẩm từ 02 sản phẩm trở lên sẽ được ngân hàng cho hưởng ưu đãi khác nhau như: ưu đãi về lãi vay, ưu đãi về bảo hiểm (ngân hàng sẽ ký hợp đồng liên kết với công ty bảo hiểm)... Và khi khách hàng tham gia càng nhiều sản phẩm trong “bó sản phẩm” sẽ càng được hưởng nhiều ưu đãi hơn. Trong nguồn vốn huy động thì tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế, cá nhân rất có ý nghĩa đối với Ngân hàng vì nó sẽ bổ sung vào nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng, tạo thành nguồn vốn rẻ trong kinh doanh do lãi suất của loại tiền gửi này rất thấp, từ đó sẽ làm giảm chi phí đầu vào cho Ngân hàng. Do vậy, Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động tìm kiếm khách hàng và thực hiện các chính sách đối với khách hàng như cải tiến và nâng cao hiệu quả công tác thanh toán hoặc giảm chi phí mở tài khoản để qua đó Ngân hàng có thêm một nguồn vốn do yêu cầu dự trữ để duy trì tài khoản. Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, đây là khoản tiền đã xác định thời gian trả lại cho khách hàng vì vậy nó tạo nguồn vốn ổn định cho Ngân hàng, cho phép Ngân hàng có thể chủ động trong đầu tư. Để thu hút được lượng tiền gửi tiết kiệm thì lãi suất phải đủ hấp dẫn, cần chú ý không nên để tình trạng chênh lệch quá lớn đối với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn, thường xuyên theo dõi sự biến động lãi suất để đề ra các mức lãi suất tiết kiệm cho phù hợp với sự biến động của thị trường nhằm thu hút các tầng lớp dân cư có nguồn tiền nhàn rỗi, có nguồn tiền gửi ổn định. Ngoài ra phải quan tâm đến lợi ích của khách hàng, bởi vì trong thời gian hiện nay với sự biến động của thị trường và tình hình lạm phát xảy ra thì mức lãi suất thực tế mà khách hàng nhận được rất thấp, nên Ngân hàng cần phải quan tâm hơn nữa để đôi bên cùng có lợi. Ngoài ra, Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì việc ứng dụng Marketing Ngân hàng hiện nay là rất cần thiết trong hoạt động Ngân hàng. Nó được xem là chiến lược có tính kế hoạch lâu dài của Ngân hàng nhằm thoả mãn nhu cầu vốn của khách hàng và thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng. Cần phải có chiến lược cụ thể cho từng giai đoạn : + Quảng cáo bằng hình thức băng rôn, tờ rơi nhằm giới thiệu sản phẩm thu hút quan tâm khách hàng từ đó huy động nhiều vốn hơn. + Thực hiện khảo sát ý kiến khách hàng về nhu cầu vốn, lãi suất, chính sách hỗ trợ, hay nhận xét về phong cách phục vụ nhằm đáp ứng tốt hơn phục vụ khách hàng. 57 + Khi mà sự cạnh của các Ngân hàng ngày càng gay gắt nhất là về huy động vốn thì Ngân hàng không thể chỉ bị động ngồi chờ khách hàng mang tiền đến gửi ở Ngân hàng mình như trước đây mà phải chủ động tìm đến khách hàng. Chi nhánh cần có chính sách thu hút khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, ổn định bằng nhiều hình thức như: tặng quà sinh nhật cho lãnh đạo đơn vị, hay cá nhân có số dư tiền gửi lớn; vào những ngày lễ lớn nên tổ chức các cuộc họp mặt những khách hàng tiền gửi lớn nhằm thể hiện sự trân trọng sự đóng góp của khách hàng vào hiệu quả hoạt động của chi nhánh. Từ những việc làm đó sẽ tăng thêm sự gắn bó giữa khách hàng và Chi nhánh. 5.2.2 Đối với công tác cho vay Việc mở rộng tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng, thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Nhưng để làm được điều đó đòi hỏi Ngân hàng phải chú ý nhiều vấn đề từ việc tìm kiếm nguồn vốn đến hiệu quả sử dụng vốn. Như đã phân tích ở trên, một trong những điểm yếu của ACB Cần Thơ vẫn còn rất thận trọng trong các quyết định cấp tín dụng biểu hiện qua số liệu nợ xấu ở mức rất thấp, thẩm định tài sản chưa thật sự sát với giá thị trường, tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm thường khoảng 70%. Vì vậy, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là phải mở rộng tín dụng hơn nữa bằng cách nới lỏng các quyết định cho vay thông qua các cách làm sau: + Tăng cường cho vay tiêu dùng vì nhu cầu này phát triển rất mạnh. Kết hợp cho vay tiêu dùng qua thẻ đối với cán bộ công nhân viên với chiến dịch phát hành thẻ tín dụng nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ và thông qua dịch vụ thẻ để thu hút khách hàng sử dụng một loạt các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại sẽ phát triển sau này. + Thường xuyên phân loại khách hàng, có chính sách ưu đãi khách hàng xếp loại tốt, khách hàng truyền thống thông qua các chính sách như: lãi suất áp dụng, các hình thức đảm bảo... đồng thời trên cơ sở đó loại bỏ khách hàng xấu, cơ cấu lại doanh mục cho vay sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. + Đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp xuất khẩu. Từ đó, gia tăng nhanh dư nợ của Chi nhánh và phát triển được các nguồn thu ngoài lãi như phí thanh toán quốc tế, phí mở L/C, mua bán ngoại tệ… + Mở rộng các hình thức cho vay như hình thức tín chấp đối với cán bộ công nhân viên... sử dụng cho mục đích mua sắm, tiêu dùng, du học bằng cách kết hợp với các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên thành lập các quỹ hỗ trợ vốn. Tiếp tục cho vay nhu cầu đời sống, xây dựng và sửa chữa nhà, mở rộng đầu tư cho vay trung và dài hạn, đa dạng hoá các đối tượng đầu tư trên cơ sở kiểm soát được dư nợ đạt hiệu quả, hạn chế rủi ro ở mức thấp. 58 5.2.3 Đối với công tác thu hồi nợ Do tình hình kinh tế ngày càng diễn biến phức tạp, nhất là trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tài chính hiện nay nên Chi nhánh cần phải có chính sách, biện pháp phù hợp hơn nữa trong hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo an toàn mà vẫn đạt được lợi nhuận cao. Tuy nhiên đi song song với việc đẩy mạnh hoạt động cho vay nhằm khai thông nguồn vốn thì ngân hàng cũng phải chú ý trong công tác quản trị rủi ro các khoản cho vay. Ngân hàng nên nâng cao hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng, cử nhân viên thường xuyên kiểm tra, thăm hỏi hoạt động kinh doanh của khách hàng nhằm đánh giá đúng chất lượng của khoản cho vay. Công tác thu nợ trong thời gian tới càng phải tăng cường và phát huy tốt hơn nữa. Đối với món vay dài hạn, do tình hình kinh tế có diễn biến phức tạp nên cần phải chọn lựa đối tượng khách hàng có uy tín cao khi cho vay. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, thường xuyên theo dõi sự biến động giá cả cũng như nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Đối với cho vay theo đối tượng khách hàng, cần chú ý đối với khách hàng Doanh nghiệp (tốc độ của doanh số thu nợ đối với khách hàng Doanh nghiệp có sự giảm sút qua các năm). Cán bộ tín dụng nên quan tâm hơn đến khâu phân tích và thẩm định khách hàng, theo dõi quá trình sử dụng vốn, theo sát hoạt động kinh doanh của khách hàng và đôn đốc khách hàng trả nợ khi món vay đáo hạn. Khuyến khích hộ sản xuất trả nợ đúng hạn, nếu hộ nông dân trả nợ ngân hàng đúng hạn thì ngân hàng nên có một số ưu đãi khuyến khích họ như sau: ưu tiên vốn, lãi suất cho vay hoặc tăng mức cho vay để đầu tư mở rộng sản xuất; Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân gia hạn, đầu tư khắc phục khó khăn khi gặp thiên tai, dịch bệnh.. Đôn đốc cán bộ tín dụng kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, thường xuyên giám sát địa bàn, hộ vay có nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro. Ban lãnh đạo nên quan tâm hơn nữa đến đời sống nhân viên của mình để có những chính sách hỗ trợ kịp thời tạo điều kiện để nhân viên làm việc tốt. Hơn hết việc đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp nghiên cứu từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, môi trường kinh doanh trên địa bàn thành phố nhằm tăng cường cho vay đối với lĩnh vực có tiềm năng, hạn chế tín dụng đối với thị trường có chứa đựng rủi ro cao. 59 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Ngoài mục tiêu kinh doanh mang lại lợi nhuận cho mình. Ngân hàng còn giúp cho khách hàng có vốn để phát triển sản xuất, đảm bảo đời sống và có cơ hội vươn lên làm giàu, có những đóng góp tích cực trong sự nghiệp thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Trong những năm qua tình hình kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, hiệu quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh còn những hạn chế nhất định. Điều này thể hiện ở doanh số cho vay, doanh số thu nợ có nhiều biến động ; doanh số dư nợ giảm trong 3 năm qua. Đáng lo ngại nhất là tình trạng nợ xấu ngày một tăng do chi nhánh mở rộng quy mô tín dụng trong năm 2011 trong khi nền kinh tế còn nhiều bất ổn, hoạt động của các doanh nghiệp chưa thực sự ổn định và phát triển dẫn đến nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, chậm trả nợ cho ngân hàng. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng vẫn đang ẩn chứa những rủi ro cần được giải quyết. Do đó Chi nhánh cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng, hạn chế cho vay đối với những món vay có rủi ro cao. Để nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động kinh doanh hơn nữa thì ngân hàng cần hạn chế nợ xấu mới phát sinh, khắc phục nợ xấu cũ, đồng thời có biện pháp tốt hơn trong công tác thu hồi nợ, nhất là nợ đến hạn, quá hạn. + Về huy động vốn: Để thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh trong thời gian qua ngân hàng đã có cố gắng huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, qua phân tích ta thấy nguồn vốn huy động tăng dần nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu cho vay, vẫn còn phụ thuộc vào nguồn vốn của ngân hàng cấp trên. Vì vậy, trong những năm tới ngân hàng không những giữ vững kết quả đã đạt được mà cần phải phát huy tối đa khả năng thu hút nguồn vốn, để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển. + Về hoạt động cho vay: Qua các năm quy mô hoạt động của ngân hàng trong lĩnh vực.... cũng được mở rộng, vấn đề này được thể hiện thông qua doanh số cho …. của ngân hàng tăng lên qua các năm nhưng trong đó chú trọng cho vay … trong đó đầu tư cho vay nông nghiệp là chủ yếu, ngoài ra nông nghiệp còn cho vay doanh nghiệp tư nhân, nuôi cá tra xuất khẩu. Do đó ngân hàng đã tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất của người dân như các tổ chức kinh tế được tiến hành thuận lợi và đạt được kết quả mong muốn. Qua quá trình phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 cho thấy, mặc dù gặp khá nhiều khó khăn trong thời gian qua nhưng Chi nhánh vẫn đảm bảo được nguồn vốn huy động để phục vụ hoạt động cho vay của mình và công tác thu nợ của chi nhánh cũng đạt được kết quả tốt. Tuy lợi nhuận của Chi 60 nhánh giảm đạt được trong năm 2012 không cao như các năm trước nhưng cũng vẫn đảm bảo kinh doanh cóc lời. Trong thời gian tới, Chi nhánh sẽ phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và cạnh tranh hơn do nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy Chi nhánh cần nỗ lực hơn nữa trong phát triển nghiệp vụ tín dụng, hoàn thành tốt mục tiêu đề ra. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ - Vận dụng tối đa các thiết bị công nghệ thông tin hiện đại vào lĩnh vực ngân hàng để tạo ra nhiều loại hình dịch vụ mới, cung cấp kịp thời và chính xác cho khách hàng biết về tỷ giá, lãi suất, số dư tài khoản cũng như những biến động của nền kinh tế để có giải pháp kịp thời cho các nghiệp vụ kinh doanh. - Mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển dịch vụ ngân hàng tại các khu vực có tiềm năng, tập trung nhiều dân cư để thu hút khách hàng gửi tiền và cho vay. - Nâng cấp cơ sở hạ tầng, phương tiện làm việc, mở rộng mặt bằng nhằm tạo niềm tin cho khách hàng và đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn kết hợp với thái độ phục vụ của các nhân viên ngân hàng sẽ làm cho khách hàng có ấn tượng tốt về khách hàng. - Trước, trong và sau qui trình cho vay ngân hàng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát tài sản đảm bảo nợ vay, đánh giá mức độ hao mòn để có biện pháp xử lý kịp thời khi tài sản mất giá hạn chế rủi ro có thể xảy ra. - Do địa bàn rộng, khối lượng khách hàng lớn. Song yêu cầu của cán bộ tín dụng là phải thường xuyên bám sát địa bàn đến từng khách hàng, do đó ngân hàng nên xem xét lại khoản công tác phí cho đội ngũ cán bộ tín dụng theo chỉ tiêu mức độ hoàn thành kế hoạch được giao và có thù lao tiền thưởng cao hơn để cán bộ tín dụng hăng say công tác thu nợ, xử lý nợ. 6.2.2. Đối với hội sở - Cần tăng cường cán bộ tín dụng để đáp ứng các yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc thu nợ và nhằm hạn chế rủi ro do việc mở rộng quy mô tín dụng. - Trang bị bổ sung cơ sở vật chất kĩ thuật công nghệ cho chi nhánh Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ. Ngân hàng cần đầu tư nhiều hơn nữa vào việc nâng cấp hệ thống phần mềm máy vi tính để giảm các lổi về kỷ thuật để giảm thời gian khách hàng phải đợi lâu. - Đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt và hấp dẫn để tăng khả năng cạnh tranh với những Ngân hàng khác trên địa bàn. 6.2.3. Đối với cơ quan Chính quyền địa phương - Nhà Nước cần xây dựng và phát triển các tổ chức hỗ trợ thông tin cho thị trường, cho công tác thẩm định món vay của hoạt động tín dụng. 61 - Hổ trợ tích cực với Ngân hàng trong việc xử lý nợ khó đòi, nợ xấu. Đối với những hộ cố tình chay ì không trả nợ mặc dù khả năng tài chính có, UBND tỉnh, thành phố cần có những biện pháp xử lý cứng rắn hơn, cần thiết áp dụng biện pháp chế tài pháp luật giúp Ngân hàng thu hồi lại nợ. 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thái Văn Đại, 2010. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ. 2. Thái Văn Đại, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ. 3. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê. 4. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê. 5. Ngân hàng Á Châu, 2011. Giáo trình tín dụng căn bản. Trung tâm đào tạo ACB thành phố Hồ Chí Minh. 6. Ngân hàng Á Châu – chi nhánh Cần Thơ. Bảng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 – 2012, và 6 tháng đầu năm 2013. Phòng Hành chánh – Kế toán. 7. Niên giám thống kê tỉnh Cần Thơ, 2010-2012. Cục thống kê thành phố Cần Thơ. 8. Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ, 2013. Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2012, Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Cần Thơ. 9. Ngân hàng Á Châu, trang web http://www.acb.com.vn/. Ban biên tập CafeF (2011). 10 sự kiện tài chính ngân hàng nổi bật năm 2011, cập nhật ngày 26/12/2011. Trang web: http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/10-su-kien-tai-chinh-nganhang-noi-bat-nam-2011-20111221031651161ca34.chn 10. Ban biên tập CafeF (2012). 10 sự kiện tài chính ngân hàng nổi bật năm 2012, cập nhật ngày 20/12/2012. Trang web: http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/10-su-kien-tai-chinh-nganhang-noi-bat-nam-2012-20121217012648105ca34.chn 11. Nguyễn Thị Mùi (2012), Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam và giải pháp tháo gỡ, cập nhật ngày 30/11/2012. Trang web: http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Thuctrang-no-xau-tai-cac-ngan-hang-Viet-Nam-va-giai-phap-thaogo/16290.tctc 63 64 Page 1 [...]... hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh cần thơ ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm từ 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để thấy rõ thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động tín. .. của ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Cần Thơ Luận văn này giúp em có cái nhìn tổng thể về Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ: lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của ngân hàng - Luận văn tốt nghiệp Trần Thanh Bình, đề tà i (2010), Đại học Cần Thơ, “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Cần Thơ Trong bài viết tác... ra chi n lược trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là rất cần thiết Ngân hàng TMCP Á Châu nói chung, ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ nói riêng cũng nhận thức rõ điều đó nên luôn có những chính sách, chi n lược hợp lý để ngày càng nâng cao hiệu qủa hoạt động tín dụng của mình Từ thực tiễn trên nên qua thời gian thực tập tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ em đã chọn đề tài Phân tích. .. Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ như sau: HÀNH CHINH-KẾ TOÁN PHÓ GIÁM ĐỐC GIAO DỊCH-NGÂN QUỸ P HỖ TRỢ VÀ NGHIỆP VỤ GIÁM ĐỐC BAN TÍN DỤNG KH DOANH NGHIỆP P.KINH DOANH KH CÁ NHÂN P THẨM ĐỊNH TS Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ 19 3.2.3.2 Cơ cấu nhân sự Giám đốc và Phó giám đốc ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ do Ban giám đốc tại Hội sở bổ nhiệm, có nhiệm vụ điều hành chi. .. phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng - Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Ngọc Thùy Dương, đề tài (2008), Đại học Cần Thơ Phân tích hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương (VCB) thành phố Cần Thơ qua 3 năm 2005-2007” Đề tài tập trung phân tích tình hình huy động, cho vay và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng, đưa ra những thuận lợi và khó khăn trong công tác huy động và sử dụng vốn... thì mức thu nhập này được đánh giá khá cao 3.2.2 Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ Hiện nay, trụ sở chính của ngân hàng TMCP Á Châu Cần Thơ đặt tại 1416B Hòa Bình, phường An Cư, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ Hoạt động chi nhánh gắn liền với việc phát huy phương châm chung của hệ thống là "Luôn hướng đến sự hoàn hảo để phục vụ khách hàng" ,đây là một nét tư duy... về tín dụng như lịch sử hình thành, chức năng, vai trò của tín dụng 2 - Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, tác giả: Thái Văn Đại, cuốn sách này cung cấp cho em những vấn đề liên quan đến hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng ngân hàng: nguyên tắc tín dụng, điều kiện tín dụng, đối tượng được cấp tín dụng, quy trình tín dụng, rủi ro tín dụng, phân loại nợ và các chỉ số sử dụng để phân tích. .. vốn của ngân hàng Từ đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Qua luận văn này, em đã tham khảo được cách phân tích một bài luận, các chỉ tiêu cần đưa ra để phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng, các phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối để áp dụng so sánh tình hình thực hiện tín dụng qua các năm - Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Chí Tín, đề tài (2008), Đại học Cần Thơ, Phân tích khả... giữa chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc và quản lý kho quỹ - Phòng Hành chính – Kế toán: + Bộ phận Hành chánh: quản lý về mặt hành chính – nhân sự của chi nhánh và các phòng giao dịch + Bộ phận Kế toán: Thực hiện công tác hạch toán kế toán tại chi nhánh và đơn vị trực thuộc; thực hiện các nghiệp vụ thanh toán của chi nhánh đối với các đơn vị nội bộ và các ngân hàng khác; chịu trách nhiệm về báo... tín dụng nhất định, TCTD cùng khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực và mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng Là việc ngân hàng nơi cho vay chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng bằng cách phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá hay rút tiền mặt tại các ... phân tích đánh giá hoạt động tín dụng Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ qua năm từ 2010 đến 2012 tháng đầu năm 2013 để thấy rõ thực trạng hoạt động tín dụng chi nhánh Từ đó, đề giải pháp... vốn, hoạt động tín dụng ngân hàng: nguyên tắc tín dụng, điều kiện tín dụng, đối tượng cấp tín dụng, quy trình tín dụng, rủi ro tín dụng, phân loại nợ số sử dụng để phân tích hoạt động tín dụng ngân. .. mại cổ phần NHTM Ngân hàng Thương mại ACB Ngân hàng TMCP Á Châu TCTD Tổ chức tín dụng NHNN Ngân hàng Nhà nước ACB Cần Thơ Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Cần Thơ TGTT Tiền gửi toán TCKT Tổ chức

Ngày đăng: 14/10/2015, 14:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan