Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất thải nguy hại tại các khu công nghiệp tỉnh bình dương

77 483 0
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất thải nguy hại tại các khu công nghiệp tỉnh bình dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

------------------------------------- LÊ NGỌC LÂM NGHIÊN C U, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢ P ÁP Ă NG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌ LUẬ Ă D Ơ ẠC SỸ KHOA HỌ ăm 2014 NG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG ******************** LÊ NGỌC LÂM NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƢƠNG Chuyên ngành: Môi trƣờng trong phát triển bền vững (Chƣơng trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS Đặng Kim Chi Hà Nội, năm 2014 i LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới GS.TS. Đặng Kim Chi đã tận tình hướng dẫn giúp tôi hoàn thành luận văn đúng yêu cầu đề ra. Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, khoa sau đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội và cùng các thầy, cô giáo đã dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo và cán bộ Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương, các bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Do còn nhiều hạn chế về mặt thời gian khảo sát thực tế, kinh nghiệm cũng như các điều kiện nghiên cứu nên chắc chắn luận văn sẽ có những thiếu sót nhất định. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ phía các thầy cô giáo, các nhà khoa học và các đồng nghiệp để hoàn thiện luận văn của mình. Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự động viên to lớn về thời gian, vật chất và tinh thần mà gia đình và bạn bè đã dành cho tôi, trong quá trình thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2014 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Ngọc Lâm ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, không sử dụng số liệu của tác giả khác khi chƣa đƣợc công bố hoặc chƣa đƣợc sự đồng ý. Những kết quả nghiên cứu của tác giả chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2014 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Ngọc Lâm iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................1 LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................4 1.1. Tổng quan về CTNH............................................................................................................. 4 1.1.1. Các khái niệm về chất thải và CTNH ............................................................. 4 1.1.2. Các tính chất và thành phần nguy hại của CTNH ..........................................5 1.1.3. Phân loại CTNH ............................................................................................ 7 1.2 Tổng quan về quản lý CTNH tại Việt Nam ..................................................................... 9 1.2.1. Khung thể chế trong quản lý CTNH tại Việt Nam .........................................9 1.2.2. Tình hình quản lý CTNH tại Việt Nam ........................................................16 1.3. Tổng quan về quản lý CTNH công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng........... 18 CHƢƠNG II. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHẠM VI, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................................23 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................... 23 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................................... 23 2.3. Thời gian thực hiện nghiên cứu ....................................................................................... 25 2.4. Địa điểm nghiên cứu ……………………….………………………………………………………….…………..……25 CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................28 3.1. Hiện trạng công tác quản lý CTNH tại Bình Dƣơng .................................................. 28 3.1.1. Hiện trạng phát sinh CTNH tại các khu công nghiệp của tỉnh .....................28 3.1.2. Hiện trạng năng lực thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH của tỉnh ................35 3.1.3. Về hoạt động quản lý nhà nƣớc về CTNH trên địa bàn ............................... 55 3.2. Đánh giá tình hình quản lý CTNH công nghiệp tại tỉnh Bình Dƣơng và đề xuất các giải pháp tăng cƣờng quản lý ............................................................................................ 61 3.2.1. Đánh giá các thuận lợi, khó khăn, bất cập: ...................................................61 3.2.2. Đề xuất các giải pháp:...................................................................................63 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 68 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Bộ TN&MT : Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng BVMT : Bảo vệ môi trƣờng CTNH : Chất thải nguy hại KCN : Khu công nghiệp CCN : Cụm công nghiệp CHN : Chủ hành nghề quản lý chất thải nguy hại CNT : Chủ nguồn thải QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng. Sở TN&MT : Sở Tài nguyên và Môi trƣờng v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Thống kê công nghệ xử lý CTNH ở Việt Nam 17 Bảng 1.2 Các KCN của Bình Dƣơng đã đƣợc đƣa vào danh mục phát triển 19 Bảng 1.3 Các KCN bổ sung đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng 21 Bảng 1.4 Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng 21 Bảng 1.5 Các cụm công nghiệp quy hoạch mới trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng 22 Bảng 1.6 Các loại CTNH theo nhóm ngành sản xuất 24 Bảng 1.7 Thông tin của một số CNT trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng 31 Bảng 1.8 Danh sách các CHN do tỉnh cấp phép 36 Bảng 1.9. Các CHN do Tổng cục Môi trƣờng cấp phép của tỉnh Bình Dƣơng 37 Bảng 1.10 Thống kê CHN đóng trên tỉnh thành khác có thu gom, vận chuyển 40 CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng Bảng 1.11 Năng lực và công nghệ xử lý CTNH các CHN tại tỉnh Bình Dƣơng vi 43 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Phân bố các KCN, CCN tập trung tại Bình Dương. 18 Hình 1.2: Vị trí Bình Dương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 25 ình 1.3: Hệ thống lò đốt CTNH tại Công ty TNHH Sản xuất-Thương mại- 45 Dịch vụ Môi trường Việt Xanh Hình 1.4 Hầm chôn lấp CTNH 46 Hình 1.5. Máy trộn bê tông và máy ép gạch block để hoá rắn CTNH tại Công 48 ty TNHH Một thành viên Cấp thoát nước-Môi trường Bình Dương Hình 1.6. Hệ thống chưng cất dầu đơn giản tại Công ty TNHH Sản xuất - 49 Thương mại-Dịch vụ Môi trường Việt Xanh Hình 1.7. Thiết bị xử lý bóng đèn thải của Công ty TNHH Sản xuất Thương 50 mại Tiến Thi Hình 1.8. Dây chuyền phá dỡ chất thải điện tử tại Công ty TN Thương 52 Hình 1.9. Dây chuyền phá dỡ ắc quy chì thải cơ giới hoá tại Công ty TNHH 53 mại Dịch vụ Xử lý Môi trường Việt Khải Thye Ming Hình 1.10 Mô hình thu gom, vận chuyển và ử lý chất thải rắn công nghiệp 56 tỉnh Bình Dương Hình 1.11 Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. vii 56 MỞ ĐẦU Thuật ngữ chất thải nguy hại (CTNH) đƣợc pháp quy hóa chính thức ở nƣớc ta từ khi Nghị định 155/1999/NĐ-CP chính thức đƣợc ban hành năm 1999. Thuật ngữ này dần trở nên quen thuộc sau khi một loạt các văn bản hƣớng dẫn và triển khai đƣợc ban hành trong các năm tiếp theo, với các mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển và trƣởng thành là năm 2006 với Thông tƣ số 12/2006/TT-BTNMT hƣớng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý CTNH và Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT ban hành Danh mục CTNH kèm theo. Tiếp đó là thời điểm năm 2011 với sự ra đời của Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 quy định về quản lý CTNH trong đó đã tích hợp hai văn bản nêu trên và đƣợc thiết kế theo hƣớng tinh giảm thủ tục hành chính theo Đề án 30 của Thủ tƣớng chính phủ. Đây là văn bản chủ chốt hiện đang đƣợc sử dụng để áp dụng rộng rãi trên cả nƣớc về quản lý CTNH. Cùng với sự ra đời của Thông tƣ số 12/2006/TT-BTNMT và Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT là một hệ thống các văn bản liên quan nhƣ QCVN 02:2008/BTNMT ban hành năm 2008 sửa đổi thành QCVN 02:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế; QCVN 07: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngƣỡng CTNH; QCVN 19: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; QCVN 24: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải công nghiệp; QCVN 30: 2010/BTNMT ban hành năm 2010 và sửa đổi thành QCVN 30:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải công nghiệp... Chính từ sự phát triển của các văn bản hƣớng dẫn và sự nỗ lực triển khai trong toàn ngành tài nguyên nên chỉ trong vòng chính thức tám năm, công tác quản lý CTNH đã đạt đƣợc những kết quả ban đầu rất đáng ghi nhận trên toàn quốc. Tuy nhiên, trong thực tế quản lý, một vấn đề dễ nhận thấy là sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền cũng nhƣ các địa phƣơng trong công tác quản lý CTNH. Điều này phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phƣơng. CTNH tập trung phát sinh chủ yếu tại các Vùng kinh tế trọng điểm trong 1 cả nƣớc và tƣơng ứng với nó là tại các tỉnh thành thuộc Vùng kinh tế trọng điểm. Cùng với sự phát triển mạnh việc công nghiệp hóa tại các tỉnh thành nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm thì lƣợng phát sinh CTNH tại địa phƣơng đó càng tăng cao và diễn biến phức tạp, đòi hỏi cơ sở vật chất để quản lý CTNH cũng nhƣ Cơ quan quản lý nhà nƣớc về CTNH tại địa phƣơng phải đƣợc xây dựng và vận hành khoa học, đáp ứng với nhu cầu phát triển nhanh và mạnh của lƣợng CTNH phát sinh. Trong thực tiễn, dù cùng đƣợc xây dựng và vận hành theo các quy định về quản lý CTNH tại Thông tƣ 12/2006/TT-BTNMT hay Thông tƣ 12/2011/TT-BTNMT, tuy nhiên, việc quản lý và áp dụng ở các địa phƣơng cũng có những đặc điểm rất riêng tùy theo mức độ phát triển và nhu cầu quản lý của từng địa phƣơng. Có thể đơn cử ra các địa phƣơng phát triển mạnh về công nghiệp nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình Dƣơng (thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam…) hay Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Hà Nội, Hải Phòng….thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Tại các tỉnh này vai trò và mức độ yêu cầu về quản lý CTNH của các cơ quan quản lý đã và đang đƣợc thể hiện rõ rệt. Có thể nói Cơ quan quản lý về môi trƣờng ở các địa phƣơng này lớn mạnh hơn hẳn về quy mô tổ chức cũng nhƣ kinh nghiệm quản lý và tiềm lực phát triển so với các địa phƣơng kém phát triển về kinh tế và công nghiệp khác của cả nƣớc. Sự phát triển, kinh nghiệm xây dựng và quản lý CTNH tại các địa phƣơng này sẽ là những bài học quý báu và là mô hình hay để học tập và rút kinh nghiệm trong việc quản lý CTNH của các địa phƣơng khác nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của các địa phƣơng cũng nhƣ cả nƣớc trong tƣơng lai gần. Bình Dƣơng là một tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với tốc độ phát triển công nghiệp hóa nằm trong nhóm dẫn đầu của cả nƣớc, do đó, mô hình quản lý, những bài học kinh nghiệm và những yêu cầu, thách thức trong công tác quản lý CTNH tại tỉnh Bình Dƣơng là rất đáng quan tâm. Từ những nhu cầu thực tiễn nêu trên, cho thấy đề tài “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý CTNH tại các KCN tỉnh Bình Dƣơng” là nghiên cứu cần thiết, sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về công tác quản lý CTNH tại tỉnh Bình Dƣơng để từ đó đƣa ra các đánh giá nhằm tăng cƣờng đƣợc năng lực quản 2 lý công nghiệp nguy hại trên địa bàn tỉnh hƣớng tới mô hình quản lý CTNH hiệu quả có thể nhân rộng trong cả nƣớc. Luận văn đƣợc trình bày theo các chƣơng, phần nhƣ sau: - Chƣơng 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu; - Chƣơng 2. Địa điểm, thời gian và phƣơng pháp nghiên cứu; - Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu; - Chƣơng 4. Kết luận và kiến nghị; - Tài liệu tham khảo. 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về CTNH 1.1.1. Các khái niệm về chất thải và CTNH Chất thải, CTNH, quản lý CTNH là gì? Cơ quan Thống kê Liên hợp Quốc (United Nations Statistics Division – UNSD, 1997) đƣa ra một định nghĩa đầy đủ và chi tiết về chất thải: “Chất thải là những vật chất không phải là sản phẩm chính yếu (tức là không phải sản phẩm sản xuất dành cho thị trường) mà người phát sinh ra chúng không có bất kỳ một mục đích sử dụng nào khi sản xuất, chuyển hóa hoặc sử dụng chúng, và người đó muốn thải bỏ/tiêu hủy chúng. Chất thải có thể phát sinh từ quá trình khai thác nguyên liệu thô, chế biến nguyên liệu thô thành sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng, tiêu thụ sản phẩm cuối cùng, và các hoạt động khác của con người. Những chất dư thừa được tái chế hoặc tái sử dụng ngay tại nơi phát sinh thì không tính là chất thải”. Cộng đồng châu Âu (EU), trong Chỉ thị Khung về Chất thải (75/442/EC, đã sửa đổi), chất thải đƣợc định nghĩa là vật mà ngƣời nắm giữ chúng thải bỏ, có ý thải bỏ hoặc đƣợc yêu cầu phải thải bỏ. Khi một chất hoặc một vật đã trở thành chất thải, nó sẽ vẫn là chất thải cho đến khi đƣợc thu hồi hoàn toàn và không còn gây bất cứ một mối nguy hại tiềm tàng nào đối với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. Theo Luật Bảo vệ môi trƣờng (BVMT) năm 2005, “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí đƣợc thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”. Theo định nghĩa mới nhất tại Luật BVMT số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014 và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01.01.2015 thì chất thải là vật chất đƣợc thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải. Nhƣ vậy ta có thể thấy đƣợc định nghĩa hay các khái niệm liên quan tới chất thải, CTNH, quản lý chất thải hiện nay của nƣớc ta đã càng ngày càng chặt chẽ, cụ thể, quy định rõ các đối tƣợng bị quản lý, các hoạt động đƣợc phép của từng khái niệm. 4 CTNH là gì? Mỗi quốc gia có những khái niệm về CTNH cũng nhƣ danh mục và các quy định liên quan khác nhau. Nhƣng nhìn chung việc định nghĩa và phân loại đều dựa trên tính chất nguy hại và sử dụng bảng mã CTNH để phân loại và định tên CTNH. Theo Liên hiệp Châu Âu, tại Chỉ thị Hội đồng số 91/689/EEC, định nghĩa CTNH là chất thải đƣợc xác định thuộc danh sách tại Phụ lục I và II, và có ít nhất một đặc tính nhƣ trong Phụ lục III của Chỉ thị. Đây là cách định nghĩa khá tƣơng đồng với định nghĩa của Công ƣớc Basel về ngăn ngừa việc vận chuyển CTNH xuyên biên giới và các hoạt động tiêu hủy chúng mà Việt Nam là thành viên từ năm 1995. Cục BVMT Mỹ (US EPA, 2010), định nghĩa CTNH là “Chất thải có tính chất nguy hiểm hoặc nguy hiểm tiềm tàng đối với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. CTNH có thể ở dạng rắn, lỏng, khí hoặc bùn. Chúng có thể là sản phẩm thƣơng mại bị thải bỏ nhƣ dung dịch tẩy rửa hoặc thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), hoặc là phụ phẩm của quá trình sản xuất”. Theo Luật BVMT 2005: “CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác”. Theo Luật BVMT 2014: “CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác”. Định nghĩa trong Luật BVMT 2014 và Luật BVMT 2005 không thay đổi về khái niệm CTNH, nhƣ vậy nhìn chung, khái niệm CTNH hiện nay đã phản ánh, bao hàm đầy đủ bản chất của CTNH và phù hợp trong điều hiện nay qua thời gian dài. Vì vậy, ta thống nhất sử dụng định nghĩa của Luật BVMT làm định nghĩa chung cho khái niệm CTNH trong luận án. Đồng thời, cũng trong phạm vi của luận án, CTNH đƣợc đề cập là CTNH phát sinh từ hoạt động trong các khu công nghiệp ở dạng rắn, bùn. 1.1.2. Các tính chất và thành phần nguy hại của CTNH Định nghĩa của Luật BVMT 2005, Luật BVMT 2014 đã cụ thể các tính chất của CTNH, đó là “độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác”. Tại Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT ngày 5 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ TN&MT Quy định về Quản lý CTNH, các tính chất nguy hại chính đƣợc cụ thể tại Phụ lục 8: - Tính dễ nổ: Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả của phản ứng hoá học (tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trƣờng xung quanh. - Tính dễ cháy: Bao gồm:  Chất thải lỏng dễ cháy: là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa chất rắn hoà tan hoặc lơ lửng có nhiệt độ chớp cháy không quá 550°C.  Chất thải rắn dễ cháy: là các chất rắn có khả năng sẵn sàng bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.  Chất thải có khả năng tự bốc cháy: là chất rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thƣờng, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bắt lửa. - Tính ăn mòn: Các chất thải, thông qua phản ứng hoá học, sẽ gây tổn thƣơng nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc, hoặc trong trƣờng hợp rò rỉ sẽ phá huỷ các loại vật liệu, hàng hoá và phƣơng tiện vận chuyển. Thông thƣờng đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2), hoặc kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5). - Tính oxi hoá: Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó. - Khả năng nhiễm trùng: Các chất thải chứa các vi sinh vật hoặc độc tố đƣợc cho là gây bệnh cho con ngƣời và động vật. - Có độc tính: Bao gồm:  Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thƣơng nghiêm trọng hoặc có hại cho sức khoẻ qua đƣờng ăn uống, hô hấp hoặc qua da.  Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hƣởng từ từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung thƣ, do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da. 6 - Có độc tính sinh thái: Các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập tức hoặc từ từ đối với môi trƣờng, thông qua tích luỹ sinh học và/ hoặc tác hại đến các hệ sinh vật. Việc xác định tính nguy hại cũng nhƣ danh mục CTNH ở nƣớc ta dựa trên những tham khảo tại Phụ lục của EU cũng nhƣ các quy định của Công ƣớc Basel về CTNH phù hợp với tình hình và đặc điểm của Việt Nam. Do đó việc phân loại và phân định hiện nay có những nét tƣơng đồng với những tính chất và danh mục CTNH của thế giới. 1.1.3. Phân loại CTNH CTNH có thể đƣợc phân loại theo hai cách cơ bản là theo đặc tính và theo nguồn phát sinh. Tuy nhiên, việc phân loại theo đặc tính gặp nhiều khó khăn bởi một CTNH có thể có nhiều hơn một đặc tính nguy hại. Do đó, cách thức phân loại theo nguồn phát sinh (theo danh mục) là cách thức phổ biến hơn trên thế giới. Tại Hoa Kỳ, CTNH đƣợc phân thành các loại sau : - CTNH đã đƣợc đƣa vào danh mục: những chất thải đã đƣợc EPA xác định là CTNH, đƣợc đƣa vào danh mục và công bố rộng rãi. Các danh mục bao gồm:  Danh mục F (CTNH từ những nguồn không đặc thù): danh mục này nhằm giúp xác định CTNH từ các quá trình công nghiệp và sản xuất thông thƣờng, ví dụ nhƣ dung môi đã sử dụng để tẩy rửa hoặc khử dầu mỡ.  Danh mục K (CTNH từ những nguồn đặc thù): danh mục này nhằm giúp xác định CTNH từ các ngành công nghiệp đặc thù nhƣ lọc dầu hoặc sản xuất thuốc BVTV. CTNH thuộc danh mục này có thể là một số loại bùn và nƣớc thải từ các quá trình sản xuất và xử lý thuộc các ngành công nghiệp đặc thù này.  Danh mục U (các sản phẩm hóa chất thƣơng mại bị thải bỏ): danh mục này bao gồm các sản phẩm hóa chất thƣơng mại đặc thù khi đƣợc đƣa vào tình trạng không sử dụng. Một số loại thuốc BVTV hoặc dƣợc phẩm có thể trở nên nguy hại khi bị thải bỏ. - CTNH theo đặc tính: các chất thải không nằm trong các danh sách nêu trên nhƣng thể hiện một hoặc hơn một tính chất nguy hại nhƣ là dễ cháy, ăn mòn, phản ứng hoặc độc. 7 - CTNH đã đƣợc công nhận: ắc quy, thuốc BVTV, thiết bị chứa thủy ngân (nhƣ nhiệt kế) và các loại bóng đèn (nhƣ là đèn huỳnh quang). - CTNH hỗn hợp: những chất thải vừa có tính phóng xạ vừa có các tính chất nguy hại. Đối với EU, Công ước Basel và nước ta, việc phân loại CTNH đƣợc chia thành các nhóm ký hiệu dựa theo nguồn phát sinh. Cụ thể, tại Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT, CTNH đƣợc phân loại thành các nhóm dựa trên nhóm nguồn, dòng thải chính, cụ thể thành 19 dòng thải chính nhƣ sau: 01. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than. 02. Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất vô cơ. 03. Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất hữu cơ. 04. Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác. 05. Chất thải từ quá trình luyện kim. 06. Chất thải từ quá trình sản xuất thuỷ tinh và vật liệu xây dựng. 07. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu khác. 08. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), keo, chất bịt kín và mực in. 09. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy. 10. Chất thải từ ngành da, lông và dệt nhuộm. 11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm). 12. Chất thải từ các cơ sở quản lý chất thải, xử lý nƣớc thải tập trung, xử lý nƣớc cấp sinh hoạt và công nghiệp. 13. Chất thải từ ngành y tế và thú y. 14. Chất thải từ các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. 15. Chất thải từ hoạt động phá dỡ thiết bị, phƣơng tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng. 16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác. 8 17. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy. 18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ. 19. Các loại chất thải khác. Theo các danh mục này, còn có thể tiếp tục phân CTNH ra thành các nhóm phụ từ các nhóm CTNH chính nêu trên. CTNH hiện nay ở nƣớc ta có thể gọi theo tên gọi hoặc theo mã CTNH tuy nhiên cách gọi theo mã CTNH phổ biến hơn và dễ quản lý hơn. Một mã CTNH gồm 3 cặp số thể hiện theo cấp, cụ thể a) Cấp 1 (tƣơng ứng với mã có 1 cặp chữ số): Tên gọi của nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính; b) Cấp 2 (tƣơng ứng mã có 2 cặp chữ số): Tên gọi của phân nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải trong từng nhóm nguồn hoặc dòng thải chính; c) Cấp 3 (tƣơng ứng mã đầy đủ 3 cặp chữ số): Tên gọi của từng loại chất thải trong từng phân nhóm nguồn hoặc dòng thải. Ví dụ mã CTNH 01 04 02 là Bùn đáy bể: đây là tên gọi của chất thải có số thứ tự 02 trong phân nhóm nguồn chất thải từ quá trình lọc dầu (có mã 04) của dòng thải chính là Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than (có mã 01). 1.2 Tổng quan về quản lý CTNH tại Việt Nam 1.2.1. Khung thể chế trong quản lý CTNH tại Việt Nam 1.2.1.1. Khung thể chế trong việc quản lý CTNH tại Việt Nam. Để thực hiện thống nhất quản lý chất thải trên cả nƣớc, trong đó có chất thải rắn và CTNH, cần có một hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc tƣơng ứng từ trung ƣơng tới địa phƣơng. Cần có sự phân công, phân cấp cụ thể giữa trung ƣơng và địa phƣơng, giữa các bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan để tránh chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ. Mặt khác, công việc này không chỉ có một cơ quan nào đó làm đƣợc mà đòi hỏi có nhiều ngành, nhiều đơn vị cùng tham gia, phối hợp. Luật BVMT năm 9 2005 đã quy định trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc về BVMT trong đó có trách nhiệm quản lý chất thải rắn và CTNH thống nhất từ trung ƣơng tới địa phƣơng. a) Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Theo Nghị định số 25/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT, Bộ TN&MT thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về BVMT trong đó có lĩnh vực quản lý chất thải rắn và CTNH, gồm những nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau: trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chƣơng trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm, các dự án, đề án theo phân công của Chính phủ; trình Thủ tƣớng Chính phủ chiến lƣợc, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các chƣơng trình, dự án quốc gia, các dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ; ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tƣ; xây dựng, công bố các tiêu chuẩn cơ sở hoặc trình Bộ trƣởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố các tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sau; chỉ đạo, hƣớng dẫn, thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; hƣớng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải; hƣớng dẫn, kiểm tra việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng; hƣớng dẫn việc kiểm tra, đánh giá và thẩm định thiết bị, công trình xử lý chất thải trƣớc khi đƣa vào hoạt động; cấp giấy phép về môi trƣờng. Ngày 25 tháng 03 năm 2014, Thủ tƣớng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 25/2014/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trƣờng trực thuộc Bộ TN&MT. Theo quy định tại Quyết định này thì Tổng cục Môi trƣờng đƣợc giao các chức năng, nhiệm vụ thuộc thẩm quyền quản lý nhà nƣớc của Bộ trong lĩnh vực quản lý ngành về BVMT, trong đó có quản lý CTNH. Tổng cục Môi trƣờng có các đơn vị trực thuộc có chức năng quản lý nhà 10 nƣớc liên quan đến lĩnh vực CTNH là Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trƣờng, Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trƣờng, Cục kiểm soát hoạt động BVMT. Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trƣờng đƣợc giao nhiệm vụ điều tra, thống kê, dự báo và thống nhất quản lý nhà nƣớc về chất thải, cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hành nghề quản lý CTNH; chỉ đạo, kiểm tra việc quản lý CTNH, điều kiện hành nghề, giấy phép hành nghề và mã số quản lý CTNH; việc thu hồi, xử lý các sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ, kiểm toán chất thải đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; lập, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt danh mục công nghệ xử lý chất thải đƣợc khuyến khích chuyển giao, hạn chế chuyển giao hoặc cấm chuyển giao; là đầu mối quốc gia thực hiện Công ƣớc Basel về kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới các CTNH và việc loại bỏ chúng. Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trƣờng phân công Phòng Quản lý CTNH các nhiệm vụ về quản lý CTNH. Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trƣờng tổ chức việc thẩm định và trình Bộ trƣởng Bộ TN&MT phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng các dự án đầu tƣ trong đó có dự án thuộc lĩnh vực xử lý CTNH cũng nhƣ các dự án khác có phát sinh CTNH; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các nội dung, yêu cầu về BVMT trong báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng; tổ chức thẩm định và đánh giá công nghệ, thiết bị, công trình xử lý chất thải đối với các dự án đã đƣợc Bộ trƣởng Bộ TN&MT phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng trƣớc khi đi vào hoạt động. Ngoài ra còn có Cục kiểm soát hoạt động BVMT có thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra về BVMT đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đó có các CNT CTNH, các cơ sở dịch vụ xử lý chất thải rắn, các cơ sở hành nghề vận chuyển và xử lý, tiêu huỷ CTNH thuộc thẩm quyền quản lý trên toàn quốc. b) Các Bộ, ban ngành khác cũng đƣợc giao chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về BVMT trong lĩnh vực ngành. 11 Bộ Công Thƣơng chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với lĩnh vực công nghiệp, trong đó có hóa chất công nghiệp nguy hại, việc tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu chất thải. Bộ Xây dựng chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với các hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng xử lý chất thải rắn và CTNH phát sinh từ quá trình xây dựng. Bộ Y tế chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra việc quản lý chất thải y tế trong đó có chất thải y tế nguy hại. Bộ Công an có trách nhiệm huy động lực lƣợng ứng phó, khắc phục sự cố môi trƣờng; chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác BVMT, trong đó có quản lý chất thải, trong lực lƣợng vũ trang thuộc thẩm quyền quản lý. Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trƣờng đƣợc thành lập để giúp Tổng Cục trƣởng Tổng cục Cảnh sát thống nhất quản lý, tổ chức chỉ đạo, hƣớng dẫn lực lƣợng Cảnh sát môi trƣờng trong cả nƣớc thực hiện các chủ trƣơng, kế hoạch, biện pháp BVMT; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về môi trƣờng, trong đó có quản lý CTNH. Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) có nhiệm vụ giám sát, phòng ngừa việc vận chuyển xuyên biên giới bất hợp phát đối với phế liệu, chất thải. c) Cấp địa phƣơng: Tại các địa phƣơng, theo quy định tại Điều 122, chƣơng XIII, Luật BVMT 2005 quy định trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về BVMT của Uỷ ban nhân dân các cấp, trong đó có nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn và CTNH, thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nƣớc về BVMT, trong đó có quản lý chất thải trên địa bàn toàn tỉnh; Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về BVMT trên địa bàn huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về BVMT trên địa bàn xã. 12 Nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc về BVMT của Uỷ ban nhân dân các cấp đƣợc giao cho cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trƣờng. Theo quy định tại Thông tƣ liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15 tháng 7 năm 2008 hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trƣờng thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp, thì Sở TN&MT là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nƣớc về BVMT trên địa bàn toàn tỉnh. Chi cục BVMT là đơn vị trực thuộc Sở đƣợc giao chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về BVMT thuộc chức năng nhiệm vụ của Sở và Thanh tra Sở thực hiện thanh tra, kiểm tra về BVMT đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đó có các CNT CTNH, các cơ sở dịch vụ xử lý chất thải rắn, các cơ sở hành nghề vận chuyển và xử lý, tiêu huỷ CTNH thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn tỉnh. Sở TN&MT là cơ quan thực hiện việc cấp sổ đăng ký CNT CTNH, cấp giấy phép hành nghề vận chuyển và xử lý, tiêu huỷ CTNH cho các cơ sở hoạt động trên địa bàn tỉnh (theo quy định tại Thông tƣ số 12/2011/BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 quy định về quản lý CTNH. Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng là cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trƣờng thuộc Ủy ban nhân cấp huyện, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nƣớc về BVMT tại địa bàn huyện theo phân công, phân cấp; Công chức địa chính - xây dựng là công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trƣờng cấp xã, tham mƣu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn xã. Tƣơng tự nhƣ các Bộ, ngành khác, các Sở Y tế, Sở Công Thƣơng, Sở Xây dựng, Công an tỉnh (phòng PC 49), Sở Tài Chính trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh… thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về BVMT, trong đó có quản lý CTNH thuộc lĩnh vực ngành tại địa phƣơng. 1.2.1.2. Các văn bản quy phạm liên quan đến quản lý CTNH ở Việt Nam Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt chiến lƣợc quốc gia về quản lý chất thải rắn tại các KCN và khu đô thị đến năm 2020. 13 Luật BVMT số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng đến năm 2010. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT. Nghị định số 59/2007/ND-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của chính phủ ban hành quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan đến quản lý chất thải rắn. Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về phí BVMT đối với chất thải rắn. Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/ NĐ-CP. Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ ban hành quy định quy chế xử phạt vi phạm hành chính về BVMT. Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực BVMT. Quyết định số 2149/2009/QD-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2050 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng, cam kết BVMT. Quyết định số 170/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 2 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025. Luật BVMT số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014. Thông tƣ liên bộ số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18 tháng 1 năm 2001 hƣớng dẫn các quy định về BVMT đối với việc chọn lựa địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn. 14 Thông tƣ số 39/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2008 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn việc thi thành Nghị định số 174/2007/ND-CP ngày 29 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ về phí BVMT đối với chất thải rắn. Thông tƣ số 121/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn cơ chế ƣu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tƣ cho quản lý chất thải rắn. Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trƣởng Bộ TN&MT quy định về quản lý CTNH. Thông tƣ số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ trƣởng Bộ TN&MT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng, cam kết BVMT. Thông tƣ số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ trƣởng Bộ TN&MT quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án BVMT chi tiết; lập và đăng ký đề án BVMT đơn giản. Quyết định 60/2002/QD-BKHCNMT ngày 7 tháng 8 năm 2002 của Bộ trƣởng Bộ Khoa học, công nghệ và môi trƣờng về việc ban hành hƣớng dẫn kỹ thuật chôn lấp CTNH. Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế ban hành quy chế quản lý chất thải y tế. TCVN 6696-2000 quy định về BVMT cho các bãi chôn lấp hợp vệ sinh. TCVN 7380:2004: Lò đốt chất thải rắn y tế - Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 7381:2004: Lò đốt chất thải rắn y tế - Phƣơng pháp đánh giá và thẩm định. TCVN 6705:2009 quy định về phân loại chất thải rắn thông thƣờng. TCVN 6706:2009 quy định về phân loại CTNH. TCVN 6707:2009 dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa CTNH. TCXDVN 261:2001 Bãi chôn lấp – Tiêu chuẩn thiết kế. TCXDVN 320:2004 Bãi chôn lấp CTNH – Tiêu chuẩn thiết kế. 15 QCVN 07:2009 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngƣỡng CTNH. QCVN 25:2009 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải của bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị. QCVN 07:2010/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, Chƣơng 9 Hệ thống thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng. QCVN 41:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồng xử lý CTNH trong lò nung xi măng. QCVN 40:2011/BTNTM Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải công nghiệp. QCVN 30:2012/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải công nghiệp. QCVN 02:2013/BTNMT về khí thải lò đốt chất thải y tế. QCVN 56:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tái chế dầu thải. … 1.2.2. Tình hình quản lý CTNH tại Việt Nam Hiện nay, do công tác quản lý CTNH còn chồng chéo giữa các ngành và lĩnh vực nên việc thống nhất số liệu quản lý CTNH trên toàn quốc còn gặp những khó khăn nhất định. Giữa các Bộ, ngành đôi khi chƣa có sự chia sẻ, trao đổi thông tin về quản lý CTNH nên trong nhiều trƣờng hợp dù Bộ TN&MT tuy là cơ quan đầu mối quản lý CTNH toàn quốc nhƣng không có đƣợc các thông tin về tình hình quản lý CTNH của các Bộ ngành khác nhƣ Bộ Xây dựng, Bộ Y tế...Theo báo cáo quản lý CTNH của 55/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng gửi Tổng cục Môi trƣờng, trong năm 2011 tổng số lƣợng CTNH phát sinh toàn quốc khoảng gần 530 ngàn tấn, trong khi đó số lƣợng CTNH đƣợc thu gom bởi các doanh nghiệp do Tổng cục Môi trƣờng cấp phép mới chỉ vào khoảng hơn 130 ngàn tấn (số liệu báo cáo quản lý CTNH của doanh nghiệp gửi Tổng cục môi trƣờng). Số lƣợng CTNH đƣợc quản lý hàng năm đều có xu hƣớng tăng lên. 16 Số lƣợng Sổ đăng ký CNT CTNH trên cả nƣớc đã cấp đƣợc là gần 15 ngàn Sổ, trong đó các tỉnh có lƣợng Doanh nghiệp đăng ký Sổ CNT lớn là thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng, Đồng Nai, Hƣng Yên, Hải Dƣơng…Tính đến tháng 10 năm 2014, hiện toàn quốc có 78 Doanh nghiệp hoạt động quản lý CTNH liên tỉnh do Tổng cục Môi trƣờng cấp phép, bao gồm 57 doanh nghiệp cấp phép theo Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT và 21 doanh nghiệp cấp phép theo Thông tƣ số 12/2006/TT-BTNMT. Trong các doanh nghiệp đang hoạt động nêu trên có 59 doanh nghiệp có cơ sở xử lý, các đơn vị này chính là các đơn vị giữ vai trò chủ đạo trong công tác quản lý CTNH trên toàn quốc trong thời gian qua. Theo báo cáo tình hình quản lý CTNH của 55/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng năm 2011, có khoảng 130 Doanh nghiệp đã đƣợc địa phƣơng cấp phép, đa phần là các chủ vận chuyển CTNH đƣợc cấp theo Thông tƣ số 12/2006/TT-BTNMT tham gia vào hoạt động quản lý CTNH của các địa phƣơng. Kể từ năm 2011 tới nay, cũng chƣa có một thống kê tin cậy nào về số lƣợng các đơn vị hành nghề quản lý CTNH do các địa phƣơng cấp phép. Hiện tại, Luật BVMT năm 2014, sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, trong đó quy định các đơn vị hành nghề quản lý CTNH trên cả nƣớc sẽ do Bộ TN&MT cấp phép hoạt động. Quy định này sẽ góp phần chặt chẽ và thống nhất trong việc quản lý hoạt động của các đơn vị hành nghề quản lý CTNH. Về một số công nghệ xử lý CTNH điển hình đang đƣợc sử dụng ở nƣớc ta hiện nay đƣợc cụ thể tại Bảng 1.1. Bảng 1.1 Thống kê Công nghệ xử lý CTNH ở Việt Nam (tháng 7/2014) TT Tên công nghệ Số cơ sở áp dụng 34 Số mô đun hệ thống 47 Công suất phổ biến 1 Lò đốt tĩnh hai cấp 2 Lò đốt quay 01 01 21 tấn/ngày 3 Đồng xử lý trong lò nung xi măng 2 2 15 - 30 tấn /h 4 Chôn lấp 5 6 2.000 - 20.000 m3 5 Hóa rắn (bê tông hóa) 31 33 1 – 5 m3/h 6 Xử lý, tái chế dầu thải 23 24 3-20 tấn/ngày 7 Xử lý bóng đèn thải 23 24 0,2 -10 tấn/ngày 17 50 - 2000 kg/h TT Tên công nghệ Số cơ sở áp dụng 18 Số mô đun hệ thống 19 0,3 – 5 tấn/ngày Công suất phổ biến 8 Xử lý chất thải điện tử 9 Phá dỡ, tái chế ắc quy chì thải 18 22 0,5 – 200 tấn/ngày 10 Bể đóng kén 01 10 500 m3 Nguồn: [Tác giả tổng hợp] Nhìn chung, công nghệ xử lý CTNH của Việt Nam trong những năm vừa qua đã có những bƣớc phát triển đáng kể, tuy nhiên, về cơ bản, các công nghệ hiện có của Việt Nam còn chƣa ở mức tiên tiến, phần lớn sử dụng các công nghệ có thể áp dụng để xử lý cho nhiều loại CTNH và thƣờng ở quy mô nhỏ, vì vậy hiện nay chỉ đáp ứng đƣợc phần nào nhu cầu xử lý CTNH của Việt Nam. Để thực sự đảm bảo công tác quản lý CTNH đạt yêu cầu nhất thiết cần phát triển công nghệ xử lý CTNH tại Việt Nam cả về chất lƣợng và số lƣợng. Ngoài ra, cần tiến hành nghiên cứu chuyên biệt hoá các công nghệ để xử lý các loại CTNH đặc thù góp phần đáp ứng những yêu cầu phát triển trong lĩnh vực quản lý CTNH trong tƣơng lai gần. 1.3. Tổng quan về các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng Hình 1.1. Phân bố các KCN, CCN tập trung tại Bình Dương. 18 Toàn tỉnh Bình Dƣơng hiện có 28 khu công nghiệp đã đƣợc thành lập với tổng diện tích 10.072 ha, tỉnh dự kiến mở rộng thêm 8 khu công nghiệp trên địa bàn các huyện Bến Cát, Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng, tổng số lao động làm việc trong các khu công nghiệp ƣớc khoảng 265 ngàn ngƣời. Các khu công nghiệp này phân bố nhƣ sau: + Huyện Dĩ An có 6 KCN với diện tích 1249,25ha; + Huyện Thuận An có 5 KCN với diện tích 774,76; + Thị xã Thủ Dầu Một có 5 KCN với diện tích 1.255.33ha; + Huyện Bến Cát có 9 KCN với diện tích 5.813ha; + Huyện Tân Uyên có 3 KCN với diện tích 900ha. Bảng 1.2 Các KCN của Bình Dương đã được đưa vào danh mục phát triển Diện tích quy hoạch đƣợc duyệt (ha) Số doanh nghiệp hoạt động Diện tích đất đƣợc phép cho thuê lại (ha) Tỷ lệ % lấp kín 1 Sóng Thần 178,01 73 139,71 101,09 1 Sóng Thần 2 279,27 92 194,74 105,06 1 Sóng Thần 3 533,85 25 327,41 21,57 1 Đồng An 238,70 117 92,84 100,24 211,00 11 103,18 66,50 16,50 11 14,08 97,38 36,06 51 25,07 104,22 1 VSIP 1 500,00 - - - 1 VSIP 2 344,00 - - - 1 Việt Hƣơng 2 250,00 39 168,59 71,74 52,80 14 37,42 106,85 T TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tên KCN 1Đồng An 2 +MR 1 Bình Đƣờng 1 Việt Hƣơng 1 2Tân Đồng Hiệp A 19 T TT Tên KCN 2Tân Đồng 12 Hiệp B 2 Mỹ Phƣớc 13 2 Mỹ Phƣớc 2 14 2 Mỹ Phƣớc 3 15 2 Bình An 16 2 Mai Trung 17 2Nam Tân 18 Uyên + MR 2 Kim Huy 19 2 Rạch Bắp 20 2 Phú Gia 21 2 Đại Đăng 22 2 Đất Cuốc 23 2Bàu Bàng 24 +MR 2 Thới Hòa 25 2 An Tây 26 2 Lai Hƣng 27 2 Cây Trƣờng 28 Tổng Diện tích quy hoạch đƣợc duyệt (ha) Số doanh nghiệp hoạt động Diện tích đất đƣợc phép cho thuê lại (ha) Tỷ lệ % lấp kín 162,92 39 103,07 80,08: 377,00 54 234,98 103,87 477,39 99 331,28 100,76 977,71 122 655,69 49,99 25,90 9 17,90 96,59 50,50 3 34,61 65,01 620,00 68 204,26 82,53 213,63 9 144,69 50,53 278,60 3 188,23 4,79 133,00 3 85,63 19,88 274,00 34 166,04 41,44 212,84 32 130,90 38,12 1999,40 20 699,24 16,59 202,40 - 134,59 - 500,00 - 335,24 0,00 400,00 - - - 300,00 - - - 9845,48 928 4569,39 1444,75 Nguồn: [Sở TN&MT tỉnh Bình Dƣơng, 2014] 20 Quyết định số 124/2004/QĐ-UB ngày 20/09/2004 của UBND Bình Dƣơng bổ sung thêm các KCN đến năm 2020 đƣợc trình bày trong Bảng 1.3, Bảng 1.4 và Bảng 1.5. Bảng 1.3 Các KCN bổ sung đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương TT Khu công nghiệp Địa điểm Diện tích (ha) 1 Khánh Bình Xã Khánh Bình, h. Tân Uyên 200 2 Tân Mỹ I Xã Tân Mỹ, h. Tân Uyên 450 3 Tân Mỹ II Xã Tân Mỹ, h. Tân Uyên 516 4 Vĩnh Tân- Tân bình Xã Vĩnh Tân và Tân Bình Tân Uyên 476 5 Tân Hiệp Xã Tân hiệp huyện Phú Giáo 220 6 Dầu Tiếng Thị trấn Dầu Tiếng , h. Dầu Tiếng 270 7 Thới Hòa Xã Thới Hòa, Huyện Bến Cát 200 8 An Tây Xã Khánh Bình, Huyện Tân Uyên 612 Tổng 2.944 Bảng 1.4 Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương TT Cụm công nghiệp Địa điểm Diện tích (ha) 1 Bình Chuẩn Xã Bình Chuẩn, Thị xã Thuận An 67,5 2 An Thạnh TT An Thạnh , Thị xã Thuận An 46 3 Tân Đông Hiệp Xã Tân Đông Hiệp , Thị xã Dĩ An 58 4 Thái Hòa Thái Hòa, huyện Tân Uyên 68 5 Tân Định An Xã Tân Định , huyện Bến Cát 47 6 Phú Hòa Phƣờng Phú Hòa, Thủ Dầu Một 30 7 An Phú Xã An Phú, Thị xã Thuận An 97 8 Tân Bình Xã Tân bình, Thị xã Dĩ An 55 Tổng 468,5 Nguồn: [Sở TN&MT tỉnh Bình Dƣơng, 2014] 21 Bảng 1.5 Các cụm công nghiệp quy hoạch mới trên địa bàn tỉnh Bình Dương TT Cụm công nghiệp Địa điểm 1 Lai Hƣng (Bến Tƣợng) Xã Lai Hƣng, Lai Uyên, Huyện Bến Cát 2 Uyên Hƣng Thị trấn Uyên Hƣng, huyện Tân Uyên 3 Chế biến gỗ Khánh Bình Xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên 4 Gốm sứ Tân Thành Xã Tân Thành, huyện Tân Uyên 5 Thanh An Xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng 6 Dốc Bà Nghĩa - Hội Nghĩa Khánh Bình Xã Khánh Bình, Thị trấn Uyên Hƣng, huyện Tân Uyên 7 Vật liệu xây dựng Thạnh Phƣớc Xã Thạnh Phƣớc và xã Khánh Bình, 8 Thạch Bàn - Khánh Bình Xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên 9 Tân Lập Xã Tân lập, huyện Tân Uyên 10 Suối Máng Xã Tân Định, huyện Bến Cát 11 An Điền Xã An Điền, huyện Bến Cát 12 Cây Trƣờng - Trừ Văn Thố Xã Cây Trƣờng, Trừ Văn Thố, huyện Bến Cát 13 Vĩnh Hòa Xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo 14 Thanh Tuyền Xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng Nguồn: [Sở TN&MT tỉnh Bình Dƣơng, 2014] Dự kiến đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có 36 KCN với tổng diện tích 13.000 ha và 23 CCN với tổng diện tích 2.704 ha. Một số mục tiêu chính phát triển chính đƣợc tỉnh Bình Dƣơng định hƣớng cho tƣơng lai nhƣ sau: - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 27% giai đoạn 2011 - 2015 và 25% giai đoạn 2016 - 2020; - Giảm tỷ lệ gia công, tăng tỷ lệ nội địa hoá từ 55% năm 2010 lên 60% năm 2015 và 70% năm 2020; - Nâng dần hàm lƣợng công nghệ cao trong các sản phẩm công nghiệp; công nghệ sạch từ 40% năm 2010 lên 50% năm 2015 và 60% năm 2020. Tốc độ đổi mới công nghệ của ngành trung bình khoảng 20 - 25%/năm. 22 CHƢƠNG II. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHẠM VI, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Ứng dụng, hoàn thiện các kĩ năng, các kiến thức, phƣơng pháp nghiên cứu khoa học thu nạp trong quá trình học tập trong nghiên cứu. Đánh giá tình hình quản lý (phát sinh, thu gom, vận chuyển, xử lý của các chủ nguồn thải, chủ hành nghề quản lý CTNH cũng nhƣ công tác quản lý nhà nƣớc) CTNH hiện nay của tỉnh Bình Dƣơng để từ đó đƣa ra các đề xuất tăng cƣờng năng lực quản lý CTNH cho địa phƣơng. Phạm vi nghiên cứu: chất thải nguy hại trong địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. CTNH phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ từ hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt… tuy nhiên, trong nội dung nghiên cứu của luận văn này chỉ đánh giá đối với các chất thải công nghiệp (phát sinh chủ yếu từ hoạt động sản xuất công nghiệp tại các KCN, CCN) trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu sẵn có trong nƣớc và quốc tế về CTNH để xây dựng cơ sở lý luận và đánh giá tình hình thực tế; 2.2.2. Phƣơng pháp điều tra - khảo sát: điều tra, khảo sát thực địa tại khu công nghiệp, cơ sở của một số chủ vận chuyển, chủ xử lý CTNH tại tỉnh Bình Dƣơng. Trong thời gian thực hiện luận văn học viên đã tiến hành kết hợp, điều tra khảo sát 03 đợt tại các khu công nghiệp, cơ sở chủ vận chuyển, xử lý và tại Chi cục Bảo vệ môi trƣờng tỉnh Bình Dƣơng. Cụ thể: + Ngày 11-12/4/2014 thực hiện điều tra, khảo sát tại Công ty TNHH phát triển bền vững An Điền (huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng). + Ngày 22-23/8/2014 điều tra, khảo sát tại Công ty TNHH Sản xuất Dịch vụ Môi trƣờng Việt Xanh (KCN Nam Tân Uyên, Bình Dƣơng). + Tháng 11/2014 tiến hành làm việc với Chi cục Bảo vệ môi trƣờng tỉnh Bình Dƣơng. 23 Các đợt điều tra khảo sát của học viên đƣợc thực hiện kết hợp với nhiệm vụ kiểm tra, cấp phép hành nghề quản lý CTNH các doanh nghiệp và làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trƣờng địa phƣơng do Tổng cục Môi trƣờng tổ chức. Tại các đợt điều tra, khảo sát, học viên đã tiến hành thu nhận tài liệu, đánh giá tình trạng, điều kiện hành nghề của các trang thiết bị tại các doanh nghiệp và thu thập các thông tin về tình hình quản lý CTNH của tỉnh Bình Dƣơng phục vụ cho luận văn. 2.2.3. Phƣơng pháp thống kê: xử lý số liệu một cách định lƣợng. Ở giai đoạn đầu, tiến hành tổng hợp, thu thập các tài liệu có liên quan phục vụ các số liệu trong luận văn. Tiến hành thống kê số liệu dựa trên các hồ sơ đăng ký hành nghề quản lý CTNH và báo cáo quản lý CTNH định kỳ của các đơn vị hành nghề quản lý CTNH đã đƣợc cấp phép, các báo cáo quản lý CTNH của tỉnh Bình Dƣơng, các nguồn tài liệu, tƣ liệu và số liệu thông tin trong nƣớc khác. 2.2.4. Phƣơng pháp kế thừa: đƣợc thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tƣ liệu, số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn lọc, từ đó đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Trong luận văn sử dụng phƣơng pháp này để lựa chọn các thông tin, dữ liệu từ các số liệu, báo cáo, của Chi cục Bảo vệ môi trƣờng tỉnh Bình Dƣơng; kế thừa các thông tin về công nghệ xử lý tại các biên bản kiểm tra điều kiện hành nghề đối với một số đơn vị hành nghề khác mà học viên không trực tiếp tới khảo sát tại tỉnh Bình Dƣơng, kế thừa một số kết quả phân tích về công nghệ xử lý CTNH do Tổng cục Môi trƣờng đã nghiên cứu trƣớc đây. 2.2.5. Phƣơng pháp chuyên gia: huy động kinh nghiệm và hiểu biết của nhóm chuyên gia liên ngành về lĩnh vực nghiên cứu, từ đó sẽ cho các kết quả có tính thực tiễn và khoa học cao, tránh đƣợc những trùng lặp với những nghiên cứu đã có, đồng thời kế thừa các thành quả nghiên cứu đã đạt đƣợc. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện thông qua việc tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực quản lý CTNH tại tỉnh Bình Dƣơng, các chuyên gia về CTNH tại khu vực phía Nam là thành viên nhóm tƣ vấn cấp phép hành nghề quản lý CTNH, cũng nhƣ các chuyên gia khác tại Tổng cục Môi trƣờng. Phƣơng pháp đƣợc tác giả sử dụng để đánh giá 24 về mặt công nghệ xử lý CTNH, đƣa ra các đề xuất để tăng cƣờng công tác quản lý của tỉnh Bình Dƣơng. 2.3 Thời gian thực hiện nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu đƣợc tiến hành từ tháng 01 đến tháng 11 năm 2014. Cơ sở dữ liệu, số liệu của nghiên cứu đƣợc thu thập trong khoảng từ năm 2009 tới nay. 2.4. Địa điểm nghiên cứu Địa điểm thực hiện: Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại tỉnh Bình Dƣơng. Bình Dƣơng là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có tọa độ địa lý từ 10o51' 46" - 11o30' vĩ độ Bắc, 106o20'- 106o58' kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phƣớc, phía Nam và Tây Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai. Bình Dƣơng có 3 thị xã và 4 huyện, trong đó thị xã Thủ Dầu Một là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km. Hình 1.2 Vị trí Bình Dương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 25 Ranh giới hành chính nhƣ sau: - Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh; - Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phƣớc; - Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai; - Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Cùng với TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dƣơng có vị trí địa lý nằm trong khu vực trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía. Ranh giới chung với TP. Hồ Chí Minh có chiều dài khoảng 120km từ Quận 9 qua quận Thủ Đức, Q 12 tới huyện Củ Chi. Bình Dƣơng có diện tích tự nhiên 269.443 ha, (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nƣớc, khoảng 11% diện tích miền Đông Nam Bộ) và xếp thứ 42 trên tổng 63 tỉnh, thành phố về diện tích tự nhiên. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu của tỉnh là những đồi thấp, thế đất bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ cao trung bình 20 - 25m so với mặt biển, độ dốc 2 - 5° và độ chịu nén 2kg/cm². Đặc biệt có một vài đồi núi thấp nhô lên giữa địa hình bằng phẳng nhƣ núi Châu Thới (Dĩ An) cao 82m và ba ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng là núi Ông cao 284,6m, núi La Tha cao 198m và núi Cậu cao 155m. Với địa hình cao trung bình từ 6 - 60m, nên trừ một vài vùng thung lũng dọc sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, đất đai ở Bình Dƣơng ít bị lũ lụt, ngập úng. Địa hình tƣơng đối bằng phẳng thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và sản xuất nông nghiệp. Với tiềm năng phong phú, cơ chế chính sách đổi mới, thông thoáng, trong những năm qua, tỉnh Bình Dƣơng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng và tƣơng đối toàn diện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể: Nền kinh tế Bình Dƣơng đã phát triển nhanh chóng trong 01 thập niên qua, GDP theo giá so sánh 1994 đạt 4.754,7 tỷ đồng năm 2001 đã tăng lên 8.482,02 tỷ đồng năm 2005 và 16.370 tỷ đồng năm 2010. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2000 - 2010 đạt trung bình 15%/năm đã đƣa GDP tăng gần 3,5 lần trong vòng 10 năm. Theo giá thực tế 6.976,75 tỷ đồng năm 2001 tăng lên 14.938,6 tỷ đồng năm 26 2005 và 48.761,34 tỷ đồng năm 2010. Tôc độ phát triển của nền kinh thể là biểu hiện rõ nhất của sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại địa phƣơng. Các Khu chế xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh nhanh chóng đƣợc lấp đầy minh chứng đầy đủ cho chính sách trải thảm đỏ kêu gọi đầu tƣ của tỉnh là hoàn toàn chính xác. Năm 2010, trong tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới diễn ra phức tạp, GDP cả năm của Bình Dƣơng vẫn tăng trƣởng 14,5%. Tổng GDP theo giá thực tế đạt 48.761.342 triệu đồng. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng của tỉnh theo giá thực tế là 30.719.217 triệu đồng (tƣơng đƣơng 9.942.023 triệu đồng giá so sánh). Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh tăng trung bình 27,6% trong giai đoạn 2000 - 2010. Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài cũng đã có sự tăng trƣởng vƣợt bậc, trong đó năm có số dự án đầu tƣ nhiều nhất là 2007 với 339 dự án và tổng số vốn đăng ký lên tới 2.041,94 triệu USD. Tổng mức vốn đầu tƣ toàn xã hội đạt 28.068.612 triệu đồng, tăng gấp 4,4 lần so với năm 2001, gấp 2 lần so với năm 2005; tổng giá trị xuất khẩu đạt 6.993.782 USD, tăng gấp 2,5 lần năm 2005 và tổng thu ngân sách đạt 20.437.937 triệu đồng, trong đó thu ngân sách riêng trên địa bàn đạt 12.995.103 triệu đồng, tăng gấp 3,44 lần năm 2005. Trong 5 năm qua, GDP của Bình Dƣơng tăng trung bình 14,5%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 20%/năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 32,8%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 22,9%/năm. Năm 2010, bình quân đầu ngƣời đạt 30,1 triệu đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2005. 27 CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Hiện trạng công tác quản lý CTNH tại Bình Dƣơng Việc phát triển mạnh công nghiệp hóa, đặc biệt là số lƣợng và quy mô của các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dƣơng thời gian qua đã thu hút các doanh nghiệp hành nghề quản lý CTNH trong tỉnh cũng nhƣ từ các tỉnh, thành lân cận Bình Dƣơng tham gia tích cực vào hoạt động quản lý CTNH của tỉnh. Có thể nói Bình Dƣơng và các tỉnh lân cận là khu vực có hoạt động quản lý CTNH với mật độ và tần suất cũng nhƣ những diễn biến đa dạng và phức tạp nhất trong cả nƣớc hiện nay. Yêu cầu hiện nay của tỉnh là phải nhanh chóng hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nƣớc về CTNH, hoàn thiện khung thể chế pháp lý cũng nhƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, xã hội hóa công tác quản lý CTNH đảm bảo quản lý an toàn, hiệu quả lƣợng CTNH phát sinh tại các khu công nghiệp. 3.1.1. Hiện trạng phát sinh CTNH tại các khu công nghiệp của tỉnh Toàn tỉnh Bình Dƣơng hiện có 28 khu công nghiệp đã đƣợc thành lập với tổng diện tích 10.073 ha, tỉnh dự kiến mở rộng thêm 8 khu công nghiệp trên địa bàn các huyện Bến Cát, Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng. Các ngành công nghiệp chủ chốt phát triển của tỉnh Bình Dƣơng gồm: + Công nghiệp cơ khí; + Công nghiệp điện tử; công nghiệp hoá chất; + Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm và chế biến gỗ; + Công nghiệp dệt may da giầy; + Công nghiệp sản xuất kim loại; + Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ; các ngành công nghiệp chế biến khác; + Công nghiệp sản xuất và phân phối điện nƣớc. Hiện nay, chất thải rắn công nghiệp đƣợc chia thành 2 loại là chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và chất thải rắn công nghiệp nguy hại. Hai loại này phát sinh từ cùng một hoạt động sản xuất công nghiệp, tuy nhiên việc phân loại 2 28 loại chất thải rắn công nghiệp này sẽ giúp cho các CNT có các phƣơng pháp quản lý phù hợp theo quy định của pháp luật về BVMT. Thực tế khảo sát cho thấy, chất thải rắn công nghiệp nguy hại đƣợc phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau: - Các nhà máy trong khu công nghiệp,các nhà máy trong cụm công nghiệp; - Các nhà máy, cơ sở sản xuất ngoài khu công nghiệp, bao gồm đơn vị tái chế, đơn vị xử lý chất thải; Trong đó, với quy hoạch các khu, cụm công nghiệp của tỉnh thì hiện nay các cơ sở kinh doanh, sản xuất công nghiệp đã cơ bản đƣợc đƣa vào các Khu, cụm công nghiệp của tỉnh. Do đó lƣợng CTNH công nghiệp sẽ có thể đƣợc thống kê và xác định tƣơng đối chính xác từ lƣợng chất thải công nghiệp nguy hại từ các nhà máy trong các khu, cụm công nghiệp. Theo số liệu thu thập của Chi cục BVMT tỉnh Bình Dƣơng, tổng lƣợng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh đến tháng 06 năm 2011 khoảng 7.700 tấn/ngày trong đó chất thải rắn công nghiệp nguy hại 290 tấn/ngày. Thành phần chất thải rắn công nghiệp nguy hại tùy thuộc vào loại hình hoạt động, công nghệ sản xuất, nguyên liệu đầu vào, quy mô sản xuất… của cơ sở sản xuất phát sinh CTNH. Thành phần chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và chất thải rắn công nghiệp nguy hại của các nhóm ngành công nghiệp của tỉnh Bình Dƣơng đƣợc xác định tại Bảng 1.6. Bảng 1.6 Các loại chất thải nguy hại theo nhóm ngành sản xuất TT Ngành Chất thải rắn công nghiệp nguy hại 1 Sản xuất hoá chất Hoá chất nguyên phụ liệu thải bỏ.Bao bì, thùng chứa dính hoá chất, dung môi Bùn thải từ quá trình xử lý nƣớc thải Hoá chất nguyên phụ liệu thải. 2 Sản xuất thuốc BVTV Dƣợc phẩm hoá 3 mỹ phẩm Bao bì thùng chứa hoá chất, thuốc trừ sâu. Bùn thải từ quá trình xử lý nƣớc thải chứa các chất hữu cơ chứa gốc clo. Hoá chất nguyên phụ liệu thải bỏ, hoá dƣợc quá hạn sử dụng, bao bì, thùng chứa dính hoá chất, dung môi. 29 TT Ngành Chất thải rắn công nghiệp nguy hại Bùn thải từ quá trình xử lý nƣớc thải. 4 Cơ khí gia công, cơ khí chính xác và tạo hình Xỉ kim loại, hợp kim ba vớ nhiễm dầu mỡ. Dung dịch thải bỏ từ xi mạ. Bùn thải từ quá trình xử lý nƣớc thải, giẻ lau dính dầu nhớt thải. 5 Vật liệu gốm sứ thủy tinh Các loại bao bì thùng chứa hoá chất Bùn thải từ hệ thống xử lý nƣớc thải 6 Sản xuất sơn, vecni và mực in Bột màu, dung môi hỏng Bao bì thùng chứa dính dung môi, sơn thải Giẻ lau dính dung môi sơn thải Chất thải lẫn sơn (cặn sơn) 7 Chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ Hỗn hợp sơn, dung môi, keo thải Bao bì thùng chứa dính dung môi, giẻ lau dính dung môi sơn keo Bùn giấy chứa nhiều chất tạo bông, trợ lắng 8 Giấy và in trên giấy Bao bì thùng chứa dính hoá chất và mực in thải Mực in và bùn mực in thải Giẻ lau dính mực thải 9 Bùn thải của hệ thống xử lý nƣớc thải Dệt nhộm và may Dung dịch hoá chất nhuộm thải mặc Bao bì, thùng chứa dính hoá chất cặn dầu nhớt thải Bo mạch điện tử, xỉ chì thải 10 Điện- điên tử Hợp chất keo, resin premix, dung môi tẩy rữa, bùn thải của hệ thống xử lý nƣớc thải Các đèn huỳnh quang thải chứa thủy ngân 11 Thực phẩm Các sản phẩm nguyên liệu quá hạn sử dụng Giẻ lau nhiễm dầu và dầu nhớt thải 30 TT Ngành Chất thải rắn công nghiệp nguy hại Bùn từ hệ thống xử lý 12 Thuộc gia và sản xuất gia công giày Bao bì thùng chứa hoá chất, dung môi trải Bụi gia, vụn gia chứa CTNH Hỗn hợp chứa keo, dung môi, nƣớc ngâm cọ. Xỉ, bụi chì thải 13 Pin – ăcquy Bao bì thùng chứa hóa chất. Bùn thải của hệ thống xử lý nƣớc thải 14 15 Đầu tƣ cơ sở hạ Bùn thải của hệ thống xử lý nƣớc thải tầng KCN Bao bì chứa hoá chất xử lý nƣớc thải Các đơn vị thu gom tái chế chất thải Bùn thải của hệ thống xử lý nƣớc thải Dung môi, hoá chất do quá trình vệ sinh thùng chứa hoá chất, keo sơn Nguồn: [Sở TN&MT tỉnh Bình Dƣơng, 2014] Theo số liệu do Sở TN&MT tỉnh Bình Dƣơng cung cấp thì tính tới tháng 3 năm 2014 tỉnh đã cấp đƣợc 2.475 sổ CNT CTNH cho các cơ sở sản xuất phát sinh CTNH tại địa phƣơng trong đó riêng năm 2013 là 259 Sổ. Đa phần các CNT đƣợc quản lý nằm trong các Khu, cụm công nghiệp của tỉnh. Thống kê chất thải phát sinh của một số CNT đƣợc tổng hợp tại Bảng 1.7. Bảng 1.7 Thông tin của một số CNT trên địa bàn tỉnh Bình Dương Tên Công ty Công ty TNHH Adora Paints (Việt Nam) Công ty TNHH Green Cera (Việt Nam) Địa chỉ Tên Khu công nghiệp Mã số sổ CNT Lƣợng CTNH phát sinh (kg/năm) Lô B3, đƣờng N14 & D KCN Đồng An 2 74002406 30.154,0 Lô A-1E-CN KCN Mỹ Phƣớc 3 74002407 2.300,0 31 Tên Khu công nghiệp Mã số sổ CNT Lƣợng CTNH phát sinh (kg/năm) KCN VSIP 2A 74002408 6.934,0 Ấp kiến An An Lập 74002409 1.152,0 Lô E-1B-CN KCN Mỹ Phƣớc 1 74002410 152,0 Trọng, khu phố 6 phƣờng Phú Thọ 74002411 824.891,0 Công ty TNHH Một thành viên Mỹ Phong Nguyên tổ 2, khu phố Khánh Long phƣờng Tân Phƣớc Khánh 74002412 135,0 Công ty TNHH Chin Phong (Việt Nam) đƣờng N8 KCN Mỹ Phƣớc 1 74002413 300,0 74002416 222,0 74002418 4.068,8 Tên Công ty Địa chỉ Chi nhánh Công Số 20, VSIP ty TNHH Thƣơng II-A, đƣờng số mại sản xuất bao 12 bì Mai Thƣ Công ty TNHH Hồng Nguyên Công ty TNHH Dệt may King Fong Công ty TNHH MTV Cấp thoát nƣớc Môi trƣờng Bình Dƣơng Xí nghiệp xử lý nƣớc Đƣờng Lý Tự thải Thủ Dầu Một Công ty TNHH Taigu Industrial Công ty TNHH Aiphone Communications Việt Nam Khu 4 Số 25, đƣờng số 6 phƣờng Uyên Hƣng KCN VSIP 2 32 Tên Công ty Địa chỉ Công ty TNHH Số 01 Vsip IIAchem A, đƣờng số Technology (Việt 15 Nam) Công ty TNHH Urban Signage Số 8, đƣờng số 2 Công ty TNHH Thép đặc biệt lô C3.7, Yamaichi Nam Việt Công ty TNHH Một thành viên Hằng Đạt Công ty TNHH Wooshin Woodtec Nam Viet đƣờng D1 4/13 khu phố Bình Đức 2 Tên Khu công nghiệp Mã số sổ CNT Lƣợng CTNH phát sinh (kg/năm) KCN VSIP 2A 74002419 4.155,0 KCN VSIP 1 74002420 2.046,0 KCN Đồng An 2 74002421 725,0 phƣờng Bình Hòa 74002422 619,0 74002423 359,0 74002424 42.959,0 74002425 87,5 74002426 277,0 M1-Module 4 & một phần M1-Module, khu nhà xƣởng xây sẵn, lô D, đƣờng D2 Cơ sở Sài Gòn Mạ 64C, khu phố Nội Hóa 1 Hộ kinh doanh cá thể Nguyễn Thị 776/4 (số cũ 113B), đƣờng Minh (Cơ sở mài ốc Sáu Nhơn) Cách Mạng Tháng 8 Công ty TNHH Shinwa Việt Nam Lô B_4B11_CN, đƣờng DE 2 KCN Nam Tân Uyên phƣờng Bình An phƣờng Chánh Nghĩa KCN Mỹ Phƣớc 3 33 Tên Công ty Địa chỉ Tên Khu công nghiệp Mã số sổ CNT Lƣợng CTNH phát sinh (kg/năm) Công ty TNHH TMV Vina 36/8 ĐT 743, khu phố 4 phƣờng Phú Lợi 74002427 313,0 KCN VSIP 2 74002428 1.135,0 Ấp 1 phƣờng Tân Định 74002429 347,0 Công ty TNHH Kothis Việt Nam 3/3B, KP. Bình Giao phƣờng Thuận Giao 74002431 925,0 Công ty TNHH Một thành viên sản xuất thƣơng đƣờng DH 403, tổ 5, khu phố Khánh phƣờng Tân Phƣớc Khánh 74002432 312,0 Công ty TNHH Plasticolors Việt Nam Số 46, đƣờng số 1 Công ty TNHH Yow Electrical Gaol Enterprises Nam Việt mại Kỳ Lợi Hòa Công ty TNHH Một thành viên JY Vina lô A-7-CN, đƣờng N6 KCN Mỹ Phƣớc 1 74002433 1.684,0 Công ty TNHH Nội thất Mê Kông đƣờng 2B, khu 2 phƣờng Phú Tân 74002436 1.564,0 42/19, khu phố Bình Phƣớc A phƣờng Bình Chuẩn 74002440 2.572,0 Lô D-4ACN&D-4CCN, đƣờng NE8B KCN Mỹ Phƣớc 3 74002441 134.260,0 Công ty TNHH MTV Nguyên liệu giày Kim Thắng Hoành Công ty TNHH King Jim (Việt Nam) Nguồn: [Sở TN&MT tỉnh Bình Dƣơng, 2013] 34 Theo số liệu thống kê từ Sổ đăng ký CNT CTNH đã cấp đến hết năm 2013 thì tổng khối lƣợng CTNH đăng ký phát sinh hàng năm trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng là 92.908 tấn/năm. Thành phần chất thải rắn công nghiệp nguy hại tùy thuộc vào loại hình hoạt động, công nghệ sản xuất, nguyên liệu đầu vào, quy mô sản xuất… của cơ sở sản xuất phát sinh CTNH. 3.1.2. Về hiện trạng và năng lực thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH của tỉnh 3.1.2.1 Hiện trạng hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH của tỉnh Với thực tế là khối lƣợng và chủng loại CTNH công nghiệp phát sinh trong tỉnh đa dạng về chủng loại cũng nhƣ có khối lƣợng lớn nên để đáp ứng nhu cầu xử lý, vận chuyển CTNH trong địa bàn tỉnh có nhiều Đơn vị đã đăng ký và đƣợc Sở TN&MT tỉnh Bình Dƣơng cũng nhƣ Tổng cục Môi trƣờng xem xét, cấp phép tham gia hoạt động. Trong thời gian qua, Sở TN&MT tỉnh Bình Dƣơng đã cấp 05 giấy phép hành nghề vận chuyển và 03 giấy phép hành nghề xử lý CTNH cho 05 doanh nghiệp. Tính đến nay, chỉ còn 02 giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH còn hiệu lực và đã đƣợc gia hạn đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 (Theo quy định tại Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT về quản lý CTNH về thời gian hiệu lực tối đa của các Giấy phép quản lý CTNH đƣợc cấp phép theo hƣớng dẫn tại Thông tƣ số 12/2006/TTBTNMT). Tình hình hoạt động của 02 đơn vị này cụ thể nhƣ sau: - Đối với Công ty TNHH Một thành viên Công trình đô thị Bình Dƣơng: đã ký hợp đồng với 02 CNT với tổng khối lƣợng CTNH đã thu gom là 1.882 kg; các CTNH sau khi đƣợc thu gom sẽ vận chuyển trực tiếp đến Công ty TNHH Sản xuất thƣơng mại dịch vụ môi trƣờng Việt Xanh để xử lý; Công ty đã đầu tƣ 01 xe chính chủ để vận chuyển CTNH, xe đã gắn thiết bị định vị vệ tinh GPS. - Đối với Chi nhánh Công ty cổ phần Bình Dƣơng Tƣơng Lai Xanh: đã ký hợp đồng với 144 CNT với tổng khối lƣợng CTNH đã thu gom là 970.421 kg; các CTNH sau khi đƣợc thu gom sẽ vận chuyển trực tiếp đến Xí nghiệp xử lý chất thải Công ty TNHH Một thành viên Cấp thoát nƣớc – Môi trƣờng Bình Dƣơng để xử lý; 35 Chi nhánh Công ty đã đầu tƣ 02 xe chính chủ và hợp đồng thuê 01 xe để vận chuyển CTNH, các xe đều đã gắn thiết bị định vị vệ tinh GPS. Thông tin chi tiết của 02 đơn vị này cụ thể tại Bảng 1.8. Bảng 1.8 Danh sách các CHN do tỉnh cấp phép TT Tên CHN QLCTNH Địa chỉ cơ sở Mã số QLCTNH Thời hạn hiệu lực Đã gia hạn đến ngày 1 Chi nhánh Công lô D4-Ô5, khu dân ty CP Bình cƣ Hiệp Thành 1, Dƣơng Tƣơng TP.Thủ Dầu Một, Lai Xanh tỉnh Bình Dƣơng 31/12/2015, chuyển giao chất thải cho 74-004.V Công ty TNHH MTV Cấp thoát nƣớc Môi trƣờng Bình Dƣơng xử lý Công ty TNHH 2 MTV Công trình đô thị Bình Dƣơng Đã gia hạn đến ngày số 606 Đại lộ Bình 31/12/2015, chuyển Dƣơng, phƣờng Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng 74-005.V giao chất thải cho Công ty TNHH SX TM DV MT Việt Xanh xử lý Trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng hiện nay, ngoài 02 đơn vị đƣợc tỉnh cấp phép hành nghề vận chuyển CTNH còn có sự tham gia của 10 đơn vị do Tổng cục Môi trƣờng cấp phép hoạt động liên tỉnh (8 đơn vị hành nghề vận chuyển và xử lý; 02 đơn vị vận chuyển). Ngoài 02 đơn vị do Sở cấp phép, 10 đơn vị còn lại đều có các hoạt động thu gom trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận (chủ yếu là các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam). Danh sách các CHN đƣợc Tổng cục Môi trƣờng cấp phép của tỉnh Bình Dƣơng tại Bảng 1.9. 36 Bảng 1.9. Các C N được Tổng cục Môi trường cấp phép của tỉnh Bình Dương Địa chỉ Tên đơn vị Mã sô TT Văn phòng, cơ sở đƣợc cấp phép QLCTNH Điện thoại, Fax, email VP- lô B5 đƣờng D3, KCN Đất Cuốc, xã Đất Cuốc, huyện Tân Uyên, Bình Dƣơng ĐT: 0908000955 Fax: 083 9234807 congtynhukiet@yahoo.com.vn Công ty TNHH 5-6-71 SX TM Nhƣ Kiệt CS- Nhà máy thu gom xử lý chất thải công 8.004.VX nghiệp Nhƣ Kiệt Địa chỉ: lô B5 đƣờng D3, KCN Đất Cuốc, xã Đất Cuốc, huyện Tân Uyên, Bình Dƣơng VP: 359 đƣờng Vƣờn Lài, Phƣờng Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh ĐT: 08.38865617 Fax: 08.37655156 Phamtienthi@yahoo.com CS- Nhà máy thu gom xử lý chất thải công nghiệp Tiến Thi Công ty TNHH Địa chỉ: đƣờng D5, KCN Đất Cuốc, xã Đất 5-6-72 Sản xuất Thƣơng Cuốc, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dƣơng 8.017.VX mại Tiến Thi ĐT: 0650.3930527 3 Tên đại lý 01: Doanh nghiệp tƣ nhân Tiến Thi Địa chỉ: F1/20B ấp 6, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh ĐT: 08.38611429 Fax: 08.38611429 VP: Số 4F/8, khu phố Đồng An 3, phƣờng Bình Hòa, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng ĐT: 0650.3769333 Fax: 0650.3768555 Công ty TNHH E-mail: vietkhaicompanyvn@gmail.com Thƣơng mại Dịch CS: Nhà máy thu gom xử lý chất thải công vụ Xử lý Môi nghiệp Việt Khải trƣờng Việt Khải Địa chỉ: Lô B5, đƣờng D3, KCN Đất Quốc, xã Đất Quốc, huyện Tân Uyên, Bình Dƣơng ĐT: 0650. 3651678, Fax: 0650. 3651678 37 5-6-78.027.VX TT Tên đơn vị đƣợc cấp phép 4 Công ty TNHH Một thành viên Cấp thoát nƣớcMôi trƣờng Bình Dƣơng Địa chỉ Mã sô Văn phòng, cơ sở QLCTNH Điện thoại, Fax, email VP: Số 11 Ngô Văn Trị, phƣờng Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng ĐT: 0650 3825172 Fax: 0650 3827738 Email: ctyctnbd@hcm.vnn.vn CS: Xí nghiệp xử lý chất thải Địa chỉ: Ấp 1B, xã Chánh Phú Hoà, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng ĐT: 0650 3542906 Fax: 0650 3542907 Đại lý số 1: Công ty TNHH Thƣơng mại Dịch vụ Đại Phát Tài Địa chỉ: Số 30/31 Bình Phú, xã Bình Chuẩn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng Điện thoại: 06503788904 Fax: 06503789941 E-mail: daiphattai.bd_huong@yahoo.com Đại lý số 2: Công ty TNHH TM DV Xử lý Môi trƣờng Tƣơng Lai Xanh 5-78.028.VX Địa chỉ văn phòng: 64/31D Hoà Bình, Phƣờng 5, Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: 08.39734988 Fax: 08.39734995 Đại lý số 3: Công ty TNHH Thƣơng mại Huy Thịnh Địa chỉ: KCN Mỹ Xuân A2, xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Điện thoại: 08 38440030 Fax: 08 38448929 E-mail: thainga19@yahoo.com Đại lý số 4: Công ty TNHH Một thành viên Văn Anh Quốc Địa chỉ: Số 97/3/8 Huỳnh Văn Lũy, Phƣờng Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng Điện thoại: 0908202150 Fax: 08.62577143 E-mail: vananhquoc01@gmail.com 38 Địa chỉ Mã sô TT Văn phòng, cơ sở QLCTNH Điện thoại, Fax, email Đại lý số 5: Công ty TNHH Một thành viên Thế Giới Xanh Địa chỉ: Tổ 3, Khu phố Bình Hòa 1, TT. Tân Phƣớc Khánh, Tân Uyên, tỉnh Bình Dƣơng Điện thoại: 06503868666 Fax: 06503718718 congty.thegioixanhvn@gmail.com VP- Lô N1, đƣờng N8, Khu công nghiệp Công ty TNHH Nam Tân Uyên, Bình Dƣơng 1-2-3-4-5Sản xuất-Thƣơng ĐT: 0650 3653076; Fax: 0650 3653075 5 6-7mại-Dịch vụ Môi 8.033.VX CS- Lô N1, đƣờng N8, Khu công nghiệp trƣờng Việt Xanh Nam Tân Uyên, Bình Dƣơng VP- Lô C-8A-CN, C-3A-CN, KCN Mỹ Phƣớc 2, Bến Cát, Bình Dƣơng. ĐT: 0650. 3568568 Fax: 0650. 3568368 Công ty TNHH paul@tmicl.com.vn 5-6-76 Thye Ming Việt CS- Nhà máy sản xuất các loại chì, thu hồi 8.035.VX Nam và tái chế các loại ắc quy, các loại chì và nhựa phế phẩm trong nƣớc Địa chỉ: Lô C-8A-CN, C-3A-CN, KCN Mỹ Phƣớc 2, Bến Cát, Bình Dƣơng. VP- Số 8/2, Khu phố Bình Giao, Phƣờng Thuận Giao, Tx Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng ĐT: 0650.3948739 Fax: 0650.3715754 Công ty TNHH CS- Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp và 7Phát triển Bền 7 nguy hại 8.038.VX vững An Điền Địa chỉ: Ấp 1B, xã Chánh Hòa Phú, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng ĐT: 065.3543843 Fax: 065.3543843 VP- 08A, Lô 1, Bình Hoà, Lái Thiêu, Thuận 7-8.070.V Công ty TNHH An, Bình Dƣơng 8 Thƣơng mại Dịch ĐT: 0650.3759760 Fax: 0650.3797382 vụ Hải Hà haiha.bd_co@yahoo.com Tên đơn vị đƣợc cấp phép 39 Địa chỉ TT Văn phòng, cơ sở Điện thoại, Fax, email VP- 97/3/8 Huỳnh Văn Luỹ, phƣờng Phú Doanh nghiệp tƣ Lợi, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dƣơng 9 nhân Mỹ Nga ĐT: 0908202150 vananhtuan.dntnmynga@yahoo.com.vn VP- 32/4 Lê Văn Huân, phƣờng 13, Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh Công ty TNHH ĐT: 08 38426430 Fax: 08 38426430 Thƣơng mại & 10 Xử lý môi trƣờng CS- Ấp Đƣờng Long, xã Thanh Tuyền, Thái Thành huyện Dầu Tiếng, Bình Dƣơng Fax: 0650 3530276 Nguồn: [Tác giả tổng hợp tháng 09/2014] Tên đơn vị đƣợc cấp phép Mã sô QLCTNH 5-78.024.V 5-78.014.V Ngoài các cơ sở hành nghề có địa điểm tại tỉnh Bình Dƣơng, trong thời gian qua có rất nhiều các đơn vị hành nghề quản lý CTNH liên tỉnh do Tổng cục Môi trƣờng cấp phép hoạt động cũng tham gia thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH phát sinh trên địa bàn tỉnh. Bảng 1.10 Thống kê CHN đóng trên tỉnh, thành khác có thu gom, vận chuyển CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương TT Tên Công ty Địa phƣơng 1 Công ty Cổ phần Môi trƣờng Sao Việt 2 Công ty TNHH Tân Thuận Phong Hải Phòng 3 Công ty TNHH Xi măng Holcim Việt Nam Kiên Giang 4 Công ty TNHH Môi trƣờng Tƣơi Sáng Tiền Giang 5 Công ty Cổ phần Môi trƣờng Việt Úc Tp. Hồ Chí Minh 6 Doanh nghiệp tƣ nhân Tân Phát Tài 7 Công ty TNHH Văn Đạo 8 Bà Rịa – Vũng Tàu Đồng Nai Hà Nội Công ty TNHH Thƣơng mại-Xử lý môi trƣờng Thành Lập Tp. Hồ Chí Minh 9 Công ty TNHH KHCN Môi trƣờng Quốc Việt Tp. Hồ Chí Minh 10 Công ty Môi trƣờng Đô thị thành phố Hồ Chí Minh Tp. Hồ Chí Minh 40 11 Công ty TNHH TM&SX Ngọc Tân Kiên 12 Công ty TNHH Dung Ngọc Long An Bà Rịa – Vũng Tàu Nguồn: [Báo cáo quản lý CTNH, Sở TN&MT tỉnh Bình Dƣơng, 2013] Ngoài 12 đơn vị hành nghề có cơ sở trên địa bàn, tại Bình Dƣơng cũng có sự tham gia của khoảng 12 CHN quản lý CTNH hoạt động liên tỉnh khác có cở sở trên khắp cả nƣớc. Đây là hoạt động mang tính cạnh tranh đảm bảo quyền lợi cho các CNT có CTNH cần chuyển giao có thể chọn lựa và tiếp cận với các CHN với kinh nghiệm và dịch vụ khác. Việc tập trung khá nhiều các CHN cung cấp dịch vụ vận chuyển, xử lý CTNH trên địa bàn tạo thuận lợi cho các CNT dễ dàng tìm kiếm đƣợc đơn vị phù hợp để chuyển giao chất thải. Tuy nhiên việc tham gia vận chuyển CTNH liên tỉnh cũng làm nảy sinh những khó khăn, nguy cơ tiêu cực nhất định nếu không đƣợc quản lý một cách đồng bộ và chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng quản lý nhà nƣớc của các tỉnh có liên quan, đồng thời sẽ gây khó khăn nhất định cho cơ quan quản lý trong việc theo dõi và giám sát đƣờng đi của chất thải. Về khối lƣợng CTNH đƣợc quản lý, năm 2010, tổng lƣợng CTNH do các đơn vị trong tỉnh thu gom (theo báo cáo của Sở TN&MT tỉnh Bình Dƣơng) chỉ quản lý đƣợc 169 tấn/ngày ƣớc đạt 58% so với tổng lƣợng phát sinh (290 tấn/ngày) trong đó phƣơng pháp chính là tiêu hủy bằng lò đốt (71/169 tấn/ngày) chiếm tỉ lệ 42%. Theo số liệu thống kê năm 2011 của tỉnh từ các CHN trên địa bàn và 03 Công ty ngoài tỉnh (Công ty TNHH Thƣơng mại sản xuất Ngọc Tân Kiên, Công ty TNHH Xi măng Holcim Việt Nam và Công ty CP đầu tƣ và tiếp vận Mê Kông) thì hiện nay các đơn vị này thu gom và xử lý đƣợc 23,35% tổng số lƣợng đăng ký phát sinh. 76,65% lƣợng chất thải đăng ký phát sinh hiện nay của tỉnh không có thông tin quản lý. Trong năm 2013 số lƣợng CTNH quản lý đƣợc là 53.914,13 tấn/năm trong đó thu gom trong tỉnh là 20.525,8 tấn (chiếm 22% lƣợng CTNH đăng ký phát sinh trên tỉnh) và thu gom ngoài tỉnh 33.388,3 tấn/năm (trong đó Công ty TNHH SX TM DV MT Việt Xanh chiếm 63,86% tổng lƣợng thu gom ngoài tỉnh). 41 3.1.2.2 Năng lực thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH của tỉnh Tỉnh Bình Dƣơng hiện hay có 10 đơn vị hành nghề quản lý CTNH liên tỉnh do Tổng cục Môi trƣờng cấp phép và quản lý, trong đó có 08/10 đơn vị có nhà máy xử lý CTNH, 02 đơn vị chỉ có chức năng vận chuyển, ngoài ra còn có 06 đại lý vận chuyển (chỉ có chức năng vận chuyển riêng cho chủ xử lý mà đơn vị đƣợc nhận làm đại lý). Ngoài ra còn có sự tham gia của 02 đơn vị vận chuyển do tỉnh Bình Dƣơng cấp phép. Tổng số phƣơng tiện vận chuyển đã đƣợc cấp phép của các Đơn vị này đƣợc thống kê hiện nay là 137 phƣơng tiện vận chuyển các loại. Đa phần là các loại xe tải thùng kín hoặc thùng hở phủ bạt. Các phƣơng tiện này khi đƣợc xem xét cấp phép đều đã đƣợc Tổng cục Môi trƣờng hoặc Sở TN&MT tỉnh Bình Dƣơng xem xét về điều kiện hành nghề quản lý CTNH trƣớc khi đƣợc cấp phép. Chỉ khi đảm bảo các quy định về điều kiện hành nghề tại phụ lục 7 của Thông tƣ 12/2011/TT-BTNMT về việc trang bị các thiết bị phụ trợ (vật liệu thấm hút (cát, mùn cƣa…) để ứng phó sự cố, gia cố thành, thùng xe đảm bảo kín khít không làm vƣơng vãi CTNH trong quá trình vận chuyển, các biển dấu hiệu cảnh báo CTNH theo TCVN 6707:2009 quy định dấu hiệu cảnh báo CTNH đƣợc dán hai bên thành xe và đầu xe…) và một số quy định khác thì phƣơng tiện mới đƣợc cấp phép tham gia vào quá trình quản lý CTNH. Theo nghiên cứu và tổng hợp, tổng khối lƣợng vận chuyển đã cấp cho các phƣơng tiện vận chuyển CTNH tại tỉnh Bình Dƣơng ƣớc đạt 60.785 tấn CTNH/năm. Về năng lực lƣu giữ CTNH, Tổng cục Môi trƣờng đã cấp phép cho 13 kho lƣu giữ CTNH của các đơn vị trên địa bàn, các kho lƣu giữ này cũng có quy định riêng và phải đáp ứng điều kiện hành nghề thì mới đƣợc xem xét cấp phép. Các quy định có thể kể ra đối với kho lƣu giữ nhƣ về lối đi trong kho, quy định về phân lô, chia lô phân loại riêng các CTNH lƣu giữ tại kho, rãnh, hố thu gom chất thải lỏng tại kho, yêu cầu về nền kho, các dấu hiệu cảnh báo CTNH, bảng chỉ dẫn thoát hiểm… Các kho lƣu giữ của các đơn vị hành nghề tại tỉnh Bình Dƣơng cũng khá đa dạng về mặt diện tích tùy thuộc vào khả năng lƣu giữ, vận chuyển của đơn vị cũng 42 nhƣ khả năng bố trí mặt bằng. Hiện có 04/13 kho có diện tích dƣới 500 m2, 09/13 kho còn lại đều có diện tích lƣu giữ lớn hơn 1000 m2. Tổng diện tích kho lƣu giữ CTNH của tỉnh Bình Dƣơng đã đƣợc cấp phép là 19.500 m2 mặt bằng. Về năng lực xử lý và công nghệ xử lý CTNH của các đơn vị này có thể đƣợc tổng hợp tại Bảng 1.11. Bảng 1.11 Năng lực và công nghệ xử lý CTNH các CHN của tỉnh Bình Dương Lò đốt tĩnh hai cấp Số cơ sở áp dụng 7 Số mô đun hệ thống 10 Công suất phổ biến 100 - 1000 kg/h 2 Xúc rửa thùng phuy 6 8 30-1000 phuy/ngày 3 Tái chế dung môi 4 4 12,5-500 kg/h 4 Chôn lấp 1 1 14.000 m3 5 Hóa rắn (bê tông hóa) 5 5 0,3 – 1,8 tấn/h 6 Xử lý, tái chế dầu thải 3 3 12,5-500 kg/h 7 Xử lý bóng đèn thải 4 4 12,5 -37,5 kg/h 8 Xử lý chất thải điện tử 4 4 12,5-500 kg/h 9 Phá dỡ, tái chế ắc quy chì thải 5 5 0,5 – 200 tấn/ngày 10 Bể đóng kén 01 10 500 m3 4 4 40 -1000 kg/h 4 4 6 – 100 m3/h TT Tên công nghệ 1 1 Súc rửa kim loại dính thành 11 12 phần nguy hại Xử lý nƣớc thải Nguồn: [Tác giả tổng hợp, 2014] Năng lực xử lý của các đơn vị đƣợc xem xét cấp phép dựa trên công suất thiết kế và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng cho cơ sở xử lý CTNH của các đơn vị. Tuy nhiên việc xác định thực tế công suất của thiết bị hiện nay là rất khó khăn. Trong nhiều trƣờng hợp chỉ là sự đăng ký công suất và Cơ quan cấp phép xác nhận lại chứ không đủ năng lực và kinh phí cũng nhƣ thời gian để kiểm tra xác nhận công suất của các thiết bị. Tổng công suất đã đƣợc cấp phép cho các đơn vị hành 43 nghề quản lý CTNH của tỉnh Bình Dƣơng theo thống kê là vào khoảng 49.765 tấn CTNH/năm. Trong đó các mã CTNH đƣợc cấp nhiều nhất là nhóm mã CTNH có thể đƣợc xử lý bằng lò đốt. Nhận định, đánh giá về các công nghệ chính đƣợc đầu tƣ tại tỉnh Bình Dƣơng có thể đƣợc chỉ ra dƣới đây: * Lò đốt tĩnh hai cấp Đây là loại công nghệ phổ biến đƣợc sử dụng nhiều ở Việt Nam với tổng số 47 lò đốt, chiếm 34/53 cơ sở xử lý CTNH do Tổng cục Môi trƣờng cấp phép. Lò đốt CTNH hiện đang là công nghệ đƣợc áp dụng phổ biến nhất để xử lý CTNH với ƣu điểm xử lý đƣợc đa dạng chủng loại CTNH với thời gian ngắn, giá thành hợp lý. Công nghệ này hiện nay là công nghệ xử lý đƣợc số lƣợng mã CTNH nhiều nhất so với các công nghệ xử lý CTNH đang đƣợc đầu tƣ ở nƣớc ta. Hiện tại, ở Bình Dƣơng số Doanh nghiệp sử dụng phƣơng pháp này là 07/09 Doanh nghiệp với 10 lò đốt, chiếm tỷ lệ hơn 20% tổng số lò đốt đƣợc cấp phép trong cả nƣớc. Một đặc điểm nữa là số lƣợng lò đốt này tại tỉnh đa phần mới đầu tƣ và có chất lƣợng cũng nhƣ công suất lớn, 07/10 lò có Công suất hơn 500 kg/h trong đó có 04 lò có công suất lớn hơn 1000 kg/h. Các lò đốt công suất lớn này nhìn chung có công nghệ hiện đại, khả năng xử lý thiêu đốt đa dạng các loại CTNH phát sinh, có hệ thống xử lý khí thải tiên tiến, đáp ứng khí thải sau xử lý đảm bảo theo các QCVN hiện hành về khí thải lò đốt công nghiệp. Các lò đốt đƣợc đầu tƣ tại địa phƣơng đều sử dụng quy trình công nghệ dạng buồng đốt tĩnh theo mẻ và thiêu đốt hai cấp. Lò thƣờng cấu tạo 2 buồng đốt gồm: buồng đốt sơ cấp để nhiệt phân các chất thải cần tiêu hủy ở nhiệt độ 650-800oC; buồng đốt thứ cấp để tiếp tục đốt cháy dòng vật chất ở thể khí phát sinh từ buồng đốt sơ cấp ở nhiệt độ trên 1100oC. Một số lò đốt có bổ sung thêm buồng đốt bổ sung sau buồng đốt thứ cấp để tăng cƣờng hiệu quả thiêu hủy các khí độc. Đa số các lò đốt không có biện pháp lấy tro trong quá trình đốt. Các lò đốt đều trang bị hệ thống xử lý khí thải bao gồm trao đổi nhiệt (hạ nhiệt bằng không khí hoặc nƣớc); tách bụi (tách bụi khô hoặc tách bụi ƣớt); hấp thụ (phun sƣơng hoặc sục dung dịch kiềm) và có thể có hấp phụ (than hoạt tính). 44 Kết quả giám sát môi trƣờng định kỳ của các cơ sở cũng nhƣ kết quả thanh, kiểm tra từ phía các cơ quan chức năng năm 2013 đối với các lò đốt này cơ bản các thông số quan trắc đều đảm bảo trong phạm vi cho phép của QCVN 30:2012/BTNMT. Số lƣợng lò đốt công suất dƣới 500 kg có 03 lò, đã đƣợc các Cơ sở đầu tƣ từ lâu, tuy hiện tại vẫn đảm bảo việc thiêu đốt CTNH tại cơ sở tuy nhiên trong thời gian tới cần có phƣơng án thay thế để đảm bảo chất lƣợng vận hành của lò. Các Đơn vị trong tỉnh có lò đốt hiện đại, công suất lớn có thể kể tới nhƣ Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nƣớc môi trƣờng Bình Dƣơng (3 lò), Công ty TNHH Sản xuất-Thƣơng mại-Dịch vụ Môi trƣờng Việt Xanh (02 lò). Hình 1.3 Hệ thống lò đốt CTNH tại Công ty TNHH Sản xuất-Thương mại -Dịch vụ Môi trường Việt Xanh * Chôn lấp CTNH Bãi chôn lấp CTNH, hay thực chất là các hầm chôn lấp, đƣợc thiết kế theo quy định tại Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 320:2004 về Bãi chôn lấp CTNH – Tiêu chuẩn thiết kế. Ƣu điểm của các hầm chôn lấp CTNH có khả năng cô lập các CTNH chƣa có khả năng xử lý bằng công nghệ khác, công suất lớn và giá thành xử lý khá rẻ so với nhiều phƣơng pháp tiêu huỷ khác nhƣ đốt. Hơn nữa, đối với CTNH đã lƣu 45 giữ, trong tƣơng lai có thể đào lên để xử lý nếu có công nghệ phù hợp. Các hầm chôn lấp đều có mái che kín trong quá trình vận hành nên biện pháp này có tính chất lƣu giữ, cô lập hơn là chôn lấp. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là lƣợng CTNH đƣợc chôn lấp không đƣợc xử lý triệt để, mối nguy cơ rò rỉ vẫn còn nên cần giám sát lâu dài sau khi đóng hầm. Do phƣơng pháp này khá tốn diện tích nên số lƣợng cơ sở áp dụng phƣơng pháp này còn hạn chế, đa phần các cơ sở có diện tích lớn hoặc các Công ty môi trƣờng đô thị tại các thành phố đƣợc ƣu đãi về diện tích đất quản lý thƣờng áp dụng phƣơng pháp này. Trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng hiện mới chỉ có Công ty TNHH Một thành viên Cấp thoát nƣớc-Môi trƣờng Bình Dƣơng áp dụng công nghệ này. Diện tích hầm chôn lấp của Công ty có khả năng lƣu chứa đƣợc 14.000 m3 CTNH, tuy nhiên từ khi cấp phép năm 2011, lƣợng chất thải đã chôn lấp cũng đã chiếm gần 1/3 thể tích hầm, thời gian sử dụng hầm đối với lƣợng CTNH còn có khả năng lƣu chứa dự đoán cũng chỉ trong vòng 3-5 năm tới sẽ đầy hầm và phải tiến hành đóng nắp hầm, không thể bổ sung lƣu giữ CTNH. Một vấn đề cần tính đến khi áp dụng công nghệ này là phƣơng án đóng cửa hầm cũng nhƣ phƣơng án xử lý lƣợng chất thải lƣu giữ trong hầm trong tƣơng lai đảm bảo xử lý khoa học và an toàn toàn bộ lƣợng chất thải đã và sẽ chôn lấp. Hình 1.4. Hầm chôn lấp CTNH 46 * Hóa rắn (bê tông hóa) Công nghệ này sử dụng CTNH kết hợp với xi măng, cát, sỏi, nƣớc để đóng rắn các CTNH trơ, vô cơ nhƣ tro xỉ, cặn rắn vô cơ, chất thải có amian... để tránh phát tán các thành phần nguy hại ra môi trƣờng. Hiện nay đang phổ biến hai công nghệ là hoá rắn có nén ép cƣỡng bức (sử dụng máy ép thuỷ lực để ép chặt cốt liệu bê tông nhƣ sản xuất gạch block) và hoá rắn thông thƣờng (đổ bê tông tự nhiên). Cấu tạo của hệ thống hoá rắn thƣờng rất đơn giản, gồm có máy trộn bê tông và máy ép khuôn hoặc các khuôn đúc. Công nghệ hóa rắn có ƣu điểm là thiết bị, công nghệ đơn giản, sẵn có (có thể tự lắp đặt, chế tạo), dễ vận hành, có hiệu quả kinh tế vì có thể tận dụng sản xuất vật liệu xây dựng (gạch block, tấm đan…). Tuy nhiên công nghệ hóa rắn chỉ xử lý an toàn đối với CTNH trơ, có thành phần vô cơ. Khả năng ổn định CTNH trong khối rắn thay đổi theo từng loại CTNH nên cần phải nghiên cứu kỹ cấp phối bê tông. Cần giám sát sản phẩm đầu ra để đảm bảo không vƣợt ngƣỡng CTNH theo quy định tại QCVN 07: 2009/BTNMT. Số lƣợng mã CTNH có thể đƣợc cô lập và xử lý bằng phƣơng pháp này nhìn chung hạn chế đa phần là các chất thải trơ nhƣ tro xỉ lò đốt, một số loại bụi từ quá trình thiêu đốt, các loại cặn, xỉ khác… Công nghệ đƣợc sử dụng rất phổ biến, có mặt tại 33/53 cơ sở xử lý CTNH do Tổng cục Môi trƣờng cấp phép. Tại tỉnh Bình Dƣơng, số lƣợng hệ thống hóa rắn đƣợc cấp phép là 05 hệ thống cho 05 cơ sở, chiếm tỉ lệ 16% số lƣợng thiết bị của cả nƣớc với công suất trung bình từ 0,3 – 1,8 tấn /h. Ngoài ra, còn một số thiết bị hóa rắn đƣợc xử dụng tại các cơ sở xử lý của tỉnh dƣới dạng công trình BVMT, chuyên sử dụng để hóa rắn tro xỉ của lò đốt CTNH nhƣng không đăng ký là thiết bị xử lý chuyên dụng. 47 Hình 1.5. Máy trộn bê tông và máy ép gạch block để hoá rắn CTNH tại Công ty TNHH Một thành viên Cấp thoát nước-Môi trường Bình Dương * Tái chế dầu thải Hiện tại, có 23/53 cơ sở hành nghề xử lý CTNH do Tổng cục môi trƣờng cấp phép đầu tƣ công nghệ tái chế dầu trong đó Bình Dƣơng chỉ có 02 cơ sở áp dụng công nghệ này (chiếm tỉ lệ 9% so với cả nƣớc. Trong thực tế, các cơ sở sử dụng công nghệ chƣng đơn giản để thu hồi các cấu tử dầu (nguyên lý là sử dụng nhiệt để làm bay hơi và cắt mạch, sau đó ngƣng tụ để thu hồi các cấu tử dầu, cặn rắn đƣợc tách ra và lấy ra ở đáy nồi chƣng). Phƣơng pháp đƣợc các Cơ sở xử lý tại tỉnh Bình Dƣơng đang đầu tƣ chƣa có khả năng tách triệt để các cấu tử hydro cacbon có nhiệt độ sôi khác nhau và thu đƣợc các phân đoạn sản phẩm dầu có chất lƣợng cao nhƣ: xăng, dầu diezen... Nhìn chung, đối với công nghệ chƣng đơn giản có ƣu điểm trang thiết bị đơn giản (có thể tự chế tạo, lắp đặt), dễ vận hành, đầu tƣ thấp, nhƣng việc vận hành và kiểm soát khá thủ công, đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ năng của ngƣời vận hành. Công nghệ chƣng đơn giản phù hợp với các cơ sở nhỏ có lƣợng dầu thải đầu vào thấp, biến động. Các cơ sở đầu tƣ công nghệ này của tỉnh là Công ty TNHH Sản xuất-Thƣơng mại-Dịch vụ Môi trƣờng Việt Xanh (Hệ thống xử lý dầu thải và chất thải nhiễm 48 dầu, công suất 500 kg/h); Công ty TNHH Sản xuất Thƣơng mại Tiến Thi (Hệ thống chƣng cất với công suất 62,5 kg/h). Hiện thời, việc phát triển công nghệ này không phải là điểm mạnh của các Cơ sở xử lý của tỉnh mà đa phần đầu tƣ, xây dựng hệ thống với mục đích thu gom đƣợc rộng rãi các mã CTNH phát sinh nhằm tạo thuận lợi cho các CNT chất thải có thể dễ dàng chuyển giao các chất thải khác. Lƣợng dầu thải phát sinh của tỉnh cũng không lớn, đa phần thƣờng là các loại chất thải dính dầu sẽ đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp đốt, với các cơ sở phát sinh dầu thải với khối lƣợng lớn tại các khu công nghiệp của tỉnh thì đƣợc các công ty chuyên về tái chế, xử lý dầu thải tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, thu gom và xử lý với giá thành và công nghệ cạnh tranh. Hình 1.6. Hệ thống chưng cất dầu tại Công ty TNHH Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ Môi trường Việt Xanh * Xử lý bóng đèn thải Xử lý bóng đèn huỳnh quang là một công nghệ phụ trợ có mục tiêu xử lý CTNH cụ thể, gần nhƣ chỉ có khả năng xử lý một mã CTNH duy nhất 16 01 01. Hiện tại tỉnh Bình Dƣơng có 04 cơ sở đầu tƣ công nghệ này trong số 24 cơ sở xử lý CTNH do Tổng cục Môi trƣờng cấp phép trên cả nƣớc, chiếm tỉ lệ 17% số thiết bị cấp phép cả nƣớc. Các thiết bị xử lý bóng đèn tại Bình Dƣơng có công suất cấp phép phổ biến từ 12,5 – 37,5 kg/h. 49 Trong bóng đèn có chứa nhiều loại chất thải khác nhau nhƣ bột huỳnh quang, hơi thủy ngân, thủy tinh, kim loại. Cấu tạo của hệ thống xử lý bóng đèn thải gồm có bộ phận nghiền bóng đèn trong môi trƣờng kín, kèm theo thiết bị hấp thụ hơi thuỷ ngân (bằng than hoạt tính hoặc lƣu huỳnh), có thể kèm theo biện pháp tách thu hồi thuỷ tinh và bột huỳnh quang. Công nghệ này có ƣu điểm là chi phí đầu tƣ trang thiết bị hợp lý, dễ vận hành, sau khi phân tách riêng bột huỳnh quang, thủy tinh có thể dùng làm nguyên liệu trong sản xuất xi măng hoặc tái sử dụng thủy tinh sạch. Tuy nhiên, sau khi xử lý bóng đèn thải, quá trình hấp thụ hơi thuỷ ngân có trong bóng đèn thải sẽ tạo ra chất thải mới cần xử lý là muối thuỷ ngân. Các thiết bị này đƣợc đầu tƣ chủ yếu để đáp ứng yêu cầu có đủ khả năng để xử lý nhiều loại mã CTNH của các CNT chứ chƣa có hiệu quả kinh tế do thực tế loại CTNH này có số lƣợng không nhiều. Tuy nhiên một đặc điểm là bóng đèn huỳnh quang phát sinh trong các khu công nghiệp không thƣờng xuyên nhƣng có tính định kỳ khi các CNT trong khu công nghiệp đồng thời tiến hành thay thế các bóng đèn khi đủ tuổi thọ. Lúc này lƣợng bóng đèn phát sinh tập trung khá lớn, tuy nhiên năng lực của các thiết bị đã đầu tƣ tại tỉnh cũng nhƣ khả năng lƣu giữ của các Công ty xử lý có thể đảm bảo đủ cung cấp cho lƣợng bóng đèn phát sinh trong các khu công nghiệp của tỉnh. Hình 1.7. Thiết bị xử lý bóng đèn thải của Công ty TNHH SXTM Tiến Thi 50 *Xử lý chất thải điện tử Tỉnh Bình Dƣơng có 4 cơ sở có loại hình công nghệ này, chiếm tỉ lệ 22% số cơ sở đầu tƣ công nghệ này trên cả nƣớc. Đây là con số chứng tỏ mật độ đầu tƣ công nghệ này ở tỉnh cao so với các tỉnh thành khác. Công suất thiết bị đầu tƣ của tỉnh giao động trong khoảng từ 12,5 – 500 kg/h ở mức độ trung bình so với công suất thiết bị đầu tƣ của cả nƣớc (0,2 – 10 tấn/ngày). Các cơ sở đầu tƣ hệ thống này chủ yếu ở mức độ vừa phải, đáp ứng nhu cầu lƣợng chất thải điện tử phát sinh số lƣợng lớn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất của tỉnh Bình Dƣơng. Các cơ sở xử lý của tỉnh đầu tƣ công nghệ này nhƣ Công ty TNHH Một thành viên Cấp thoát nƣớc-Môi trƣờng Bình Dƣơng; Công ty TNHH Thƣơng mại Dịch vụ Xử lý Môi trƣờng Việt Khải (hệ thống công suất 125 kg/h); Công ty TNHH Sản xuất-Thƣơng mại-Dịch vụ Môi trƣờng Việt Xanh (hệ thống công suất 500 kg/h); Công ty TNHH Tiến Thi. Các hệ thống đƣợc đầu tƣ của tỉnh chủ yếu là thực hiện biện pháp phá dỡ, thủ công (nhƣ bàn phá dỡ đơn giản) hoặc cơ giới (máy nghiền), để phân tách từng thành phần cho các công đoạn xử lý tiếp theo nhƣ thu hồi phế liệu (kim loại, nhựa), đốt, hoá rắn. Đối với các cơ sở có đầu vào nhỏ, thì việc phá dỡ thủ công là phù hợp, chủ yếu để đáp ứng đủ mã CTNH trong cung cấp dịch vụ quản lý CTNH. Tuy nhiên, công đoạn phá dỡ thủ công có thể ảnh hƣởng sức khỏe của công nhân do phải tiếp xúc trực tiếp với chất thải. Do chỉ có tính chất và công suất vừa phải nên đa phần các công ty chƣa đầu tƣ công nghệ cơ giới hóa phù hợp với đầu vào lớn, do đó ít có khả năng tận thu đƣợc nhiều sản phẩm, đặc biệt là các kim loại quý. Đối với lƣợng chất thải điện tử hiện đang phát sinh tại tỉnh thì việc đầu tƣ công nghệ ở mức vừa phải với số lƣợng lớn cơ sở có hệ thống nhƣ hiện nay trên địa bàn tỉnh là phù hợp và thuận lợi trong việc thu gom và quản lý cũng nhƣ mang tính cạnh tranh giữa các cơ sở xử lý trong tỉnh. 51 Hình 1.8. Dây chuyền phá dỡ chất thải điện tử tại Công ty TN vụ Xử lý Môi trường Việt Khải Thương mại Dịch * Phá dỡ, tái chế ắc quy chì thải Hiện nay, có 18/53 cơ sở xử lý CTNH do Tổng cục Môi trƣờng cấp phép đầu tƣ công nghệ xử lý này. Tại Bình Dƣơng thì số lƣợng cơ sở xử lý có đầu tƣ công nghệ này là 05 cơ sở chiếm tỉ lệ gần 30% so với cả nƣớc. Tái chế ắc quy chì thải là một trong những biện pháp tiết kiệm tài nguyên và BVMT, cùng với sự phát triển của nền kinh tế lƣợng ắc quy chì thải ngày một tăng và việc xử lý không an toàn đối với chất thải này đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con ngƣời và môi trƣờng. Chính vì vậy, hiện nay trên địa bàn tỉnh đang sử dụng các công nghệ tái chế từ đơn giản (thô sơ) đến hiện đại. Nguyên lý của công nghệ tái chế ắc quy chì thải là đầu tiên trung hòa dung dịch chất điện phân (dung dịch axit), sau đó phá dỡ phân loại riêng bản cực chì và vỏ (nhựa PP). Việc phá dỡ có thể là thủ công hoặc cơ giới hoá. Chì và nhựa đƣợc nấu tái chế tại chỗ hoặc chuyển cho các đơn vị tái chế. Tại tỉnh có Công ty TNHH Thye Ming đã đầu tƣ và đƣa vào sử dụng công nghệ hiện đại để tái chế ắc quy, toàn bộ quy trình xử lý đƣợc cơ giới, tự động hóa với nguyên lý hoạt động nhƣ sau: bình ắc quy (có cả dung dịch axit) đƣợc đƣa vào máy nghiền đồng thời có bổ sung dung dịch kiềm (sô đa) để trung hòa, sau đó hỗn 52 hợp sau nghiền đƣợc đƣa tới hệ thống phân tách bằng nƣớc, nhựa có tỷ trọng bé nổi lên trên, còn chì có tỷ trọng lớn chìm xuống dƣới và đƣợc vớt ra bởi gàu chuyên dụng. Hệ thống cơ giới hoá có công suất rất lớn do vậy nếu không có đủ nguyên liệu đầu vào thì sẽ không có hiệu quả kinh tế vì đầu tƣ rất tốn kém. Có thể nói đây là cơ sở có công nghệ hiện đại và công xuất xử lý ắc quy chì thải quy mô và lớn nhất cả nƣớc hiện nay. Lƣợng CTNH là ắc quy các loại cung cấp đầu vào cho công ty hiện nay là thiếu so với năng lực xử lý của Công ty. Công ty còn tiến hành thu gom để xử lý chất thải từ ắc quy chì từ các tỉnh thành khác trong cả nƣớc về cơ sở tại tỉnh Bình Dƣơng để xử lý. Nhƣ vậy, việc đầu ra xử lý CTNH là ắc quy chì thải và các loại ắc quy khác trên địa bàn các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dƣơng có thể nói là đảm bảo trong thời gian dài. Ngoài Công ty TNHH Thye ming có cơ sở cơ giới hóa, các cơ sở còn lại đa phần áp dụng hệ thống thủ công hoặc bán thủ công dựa trên bàn phá dỡ bằng sức lao động, công suất tuy thấp nhƣng giảm chi phí đầu tƣ và đáp ứng đƣợc lƣợng đầu vào thấp. Việc đầu tƣ này nhằm cơ bản đáp ứng nhu cầu chuyển giao CTNH của các CNT và cũng cung cấp dịch vụ cũng nhƣ giá thành cạnh tranh hơn đối với các CTNH là bình ắc quy chì các loại. Hình 1.9 Dây chuyền phá dỡ ắc quy chì thải cơ giới hoá tại Công ty TNHH Thye Ming 53 * Các công nghệ khác Ngoài các công nghệ trên, hiện nay các cơ sở xử lý CTNH tại tỉnh Bình Dƣơng còn sử dụng các loại công nghệ khác đối với từng loại CTNH đặc thù khác nhƣ: - Công nghệ súc rửa và tái chế thùng phuy (8 cơ sở với công suất lớn từ 40 – 100 phuy/h). Công nghệ súc rửa đƣợc phát triển mạnh tại Bình Dƣơng và Long An do nhu cầu cung cấp dụng cụ chứa là công nghiệp phụ trợ cho các loại hình công nghiệp sản xuất khác tại khu công nghiệp trong tỉnh cũng nhƣ các khu công nghiệp tại các tỉnh, thành lân cận. Bình Dƣơng, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh là 03 địa phƣơng có số lƣợng các cơ sở đầu tƣ công nghệ này nhiều nhất cả nƣớc và cũng là nơi có các cơ sở xử lý với công nghệ sản xuất chính là xử lý, tái chế thùng phuy nhiễm thành phần nguy hại. - Công nghệ tái chế dung môi thải (hiện tại có 04 cơ sở trong tỉnh đầu tƣ với công nghệ có công suất từ 12,5 – 500 kg/h), các cơ sở đầu tƣ công nghệ này nhìn chung sẽ đầu tƣ cùng với công nghệ tái chế dầu thải ở quy mô vừa phải, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ chuyển giao CTNH của các CNT. - Công nghệ rửa sạch phế liệu dính dầu (4 cơ sở, công suất trong khoảng 38 kg – 1000 kg/h); - Hệ thống xử lý nƣớc thải (04 cơ sở, công suất từ 6 -100 m3/h, tuy nhiên khả năng xử lý nƣớc thải của các cơ sở này không đa dạng, đa phần sử dụng công nghệ hóa lý kết hợp với sinh học để xử lý nƣớc thải thu gom, khả năng thu gom, lƣu giữ để xử lý nƣớc thải sinh hoạt không lớn đồng thời nhu cầu chuyển giao nƣớc thải của các CNT trong các Khu công nghiệp cũng không cao do bản thân cơ sở hoặc khu công nghiệp đã tự đầu tƣ xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải riêng cho cơ sở hoặc đấu nối có kiểm soát với hệ thống xử lý nƣớc thải chung của Khu công nghiệp). Nhìn chung, các công nghệ hiện có tại tỉnh Bình Dƣơng về số lƣợng và chủng loại có thể đánh giá là đầy đủ các công nghệ xử lý CTNH của Việt Nam hiện nay, thậm chí nhiều công nghệ xử lý còn đƣợc đánh giá là hiện đại bậc nhất nƣớc ta hiện nay (nhƣ công nghệ xử lý bình ắc quy, hay súc rửa thùng phuy). Tuy nhiên cũng giống tình hình chung về công nghệ xử lý của Việt Nam, các công nghệ xử lý đã 54 đƣợc trang bị tại địa phƣơng còn chƣa thực sự hiện đại, sử dụng các công nghệ đa dụng cho nhiều loại CTNH và thƣờng ở quy mô nhỏ, nhƣng đã đáp ứng đƣợc phần nào nhu cầu xử lý CTNH của tỉnh. Tuy nhiên để thực sự đảm bảo công tác quản lý CTNH đạt yêu cầu, cần phát triển công nghệ xử lý CTNH tại Việt Nam cả về chất lƣợng và số lƣợng. 3.1.3. Về hoạt động quản lý nhà nƣớc về CTNH trên địa bàn Mô hình thu gom, vận chuyển và ử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại của tỉnh Bình Dƣơng Tất cả các cơ sở sản xuất trong và ngoài KCN/CCN có phát sinh chất thải rắn công nghiệp nguy hại phải phân loại và lƣu trữ CTNH, thực hiện đăng ký chủ nguồn thải và bắt buộc phải ký hợp đồng với các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại đƣợc cấp phép theo đúng quy định để xử lý lƣợng chất thải này. Cơ sở sản xuất chịu trách nhiệm lƣu giữ toàn bộ hợp đồng và chứng từ chuyển giao CTNH giữa cơ sở và đơn vị ký hợp đồng. Mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại nhƣ trình bày trong Hình 1.10 dƣới đây. Trong mô hình này, cơ sở sản xuất phải chịu trách nhiệm đối với việc lựa chọn đơn vị để chuyển giao chất thải rắn công nghiệp nguy hại và bảo đảm không có sự thất thoát (bán kèm) chất thải thông thƣờng hay chất thải công nghiệp có khả năng tái chế cho các đơn vị này. Cơ sở sản xuất và đơn vị cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn nguy hại sẽ bị phạt theo quy định nếu xảy ra tình trạng “bán kèm” các loại chất thải rắn khác cùng với chất thải rắn công nghiệp nguy hại. Cơ sở sản xuất trong và ngoài KCN/CCN Chỉ giao CTRCN nguy hại và trả phí dịch vụ Cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRCN nguy hại 55 Cơ sở thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH đƣợc cấp phép Hình 1.10: Mô hình thu gom, vận chuyển và ử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Bình Dương. 56 ình 1.11: Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương Hình 1.11 mô tả sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Tƣơng ứng với các đối tƣợng trong mô hình, tỉnh sẽ quy định cụ thể trách nhiệm của các đối tƣợng quản lý của từng ban, ngành liên quan. Theo quyết định số 04/2010/QĐ-UBND về việc quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng, Sở Xây Dựng chủ trì phối hợp cùng Sở TN&MT, Sở Y Tế, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dƣơng, Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam Singapore, Phòng Cảnh Sát Môi Trƣờng (Công an tỉnh), Uỷ Ban Nhân Dân các huyện, thị xã, các ngành liên quan tổ chức triển khai và hƣớng dẫn thực hiện việc quản lý chất thải rắn (bao gồm cả CTNH) trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng theo đúng quy định của pháp luật. Tỉnh đã quy định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm cho các chủ thể quản lý nhà nƣớc của tỉnh, có thể kể tới vai trò của các chủ thể quản lý quan trọng đƣợc nhắc tới là Sở TN&MT, Chi Cục BVMT tỉnh Bình Dƣơng, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trƣờng , Công an tỉnh Bình Dƣơng và Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, cụ thể: Sở TN&MT, Chi cục BVMT Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng liên quan tới toàn bộ chất thải rắn và trực tiếp quản lý nhà nƣớc đối với chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại: - Chịu trách nhiệm tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng trong hoạt động chất thải rắn nguy hại và đồng thời hƣớng dẫn việc lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép, mã số hoạt động quản lý chất thải rắn nguy hại đủ điều kiện, năng lực theo quy định (kể cả quá trình từ điểm phát thải đến nơi xử lý). - Kiểm soát chất lƣợng vệ sinh tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và các cơ sở tái chế, tiêu hủy, khu chôn lấp chất thải thông thƣờng của các cơ sở trung chuyển, xử lý và chôn lấp chất thải rắn. Kiểm soát thực hiện đối với chỉ tiêu đầu ra về chất lƣợng không khí, chất lƣợng nƣớc ngầm, nƣớc mặt, chất lƣợng đất,… - Xây dựng các văn bản về kiểm soát chất lƣợng vệ sinh từ việc thu gom, vận chuyển đến chôn lấp chất thải rắn. 57 - Xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch BVMT cụ thể theo từng năm trong quản lý chất thải rắn trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. - Chủ trì thực hiện chƣơng trình nâng cao nhận thức cộng đồng trong quản lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn tỉnh. - Phối hợp các dự án đầu tƣ vào lĩnh vực xử lý chất thải rắn với kỹ thuật mới, tiên tiến theo hƣớng tiết kiệm tài nguyên, biến chất thải thành sản phẩm phục vụ đời sống và sản xuất. - Chủ trì giải quyết các sự cố về môi trƣờng trong hoạt động quản lý chất thải rắn. Khi phát hiện vụ việc vi phạm pháp luật về hoạt động quản lý chất thải rắn phải phối hợp với các ngành chức năng và Phòng Cảnh sát Môi trƣờng kiểm tra, xác minh, đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ về nguyên nhân, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm. - Chủ trì tham mƣu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy định việc giám sát về môi trƣờng trong quá trình thu gom, vận chuyển xử lý và chôn lấp chất thải rắn. - Hƣớng dẫn việc đăng ký CNT chất thải rắn nguy hại. Thực hiện việc cấp, gia hạn và thu hồi giấy phép đối với CNT, chủ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn nguy hại theo quy định của pháp luật; hƣớng dẫn, kiểm tra, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu theo thẩm quyền. Cơ quan Cảnh sát Môi trường - Công an tỉnh - Phối hợp với Sở TN&MT và Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động Quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. - Định kỳ sáu tháng, Phòng Cảnh sát Môi trƣờng - Công an tỉnh phối hợp với Sở TN&MT tổng hợp tình hình vi phạm trong hoạt động quản lý chất thải rắn và kết quả xử lý báo cáo về Ủy Ban Nhân Dân tỉnh. Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương; Ban Quản lý khu công nghiệp Việt Nam - Singapore 58 - Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Sở TN&MT trong quản lý chất thải rắn đã đƣợc phân công. + Hƣớng dẫn kiểm tra các đơn vị hoạt động trong các khu công nghiệp phải thực hiện đấu thầu (hoặc ký hợp đồng trực tiếp) với các đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý đối với các chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng cần phải tiêu hủy và chôn lấp. + Phối hợp với Sở TN&MT trong công tác quản lý CTNH. + Hƣớng dẫn các doanh nghiệp trong khu công nghiệp trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom, tập trung chất thải rắn thông thƣờng, nguy hại và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chất thải đã đƣợc phân loại tại nguồn từ các cơ sở công nghiệp trong khu, cụm công nghiệp. - Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về Quản lý chất thải rắn đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền. Việc quy định chi tiết chức năng, quyền hạn của các đối tƣợng tham gia quản lý chất thải rắn, CTNH của tỉnh Bình Dƣơng đã tạo thuận lợi, thông thoáng và nhất quán trong công tác quản lý chất thải rắn nói riêng và CTNH nói chung. Trong đó thì giao trách nhiệm cũng nhƣ quyền hạn tới tận Ban Quản lý các khu công nghiệp đã gắn trách nhiệm quản lý sâu sát và chặt chẽ nhất cho cơ quan quản lý nhà nƣớc tiếp cận trực tiếp với cơ sở sản xuất kinh doanh, đảm bảo giám sát và quản lý chặt chẽ việc thu gom, chuyển giao chất thải ngay từ khâu phát sinh. Tỉnh cũng thƣờng xuyên có các văn bản chỉ đạo, xây dựng các đề án, chƣơng trình triển khai sâu rộng hoạt động quản lý CTNH trên địa bàn nhƣ việc ban hành Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND về việc quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng; Quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2012 về việc ban hành Quy định BVMT tỉnh Bình Dƣơng; Quyết định số 2474/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2012 về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch tổng thể quản lý-xử lý chất thải rắn tỉnh Bình Dƣơng đến năm 2030; Quyết định số 1942/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2013 về việc phê duyệt bổ sung đồ án Quy hoạch tổng thể 59 quản lý-xử lý chất thải rắn tỉnh Bình Dƣơng đến năm 2030 hay mới đây là Quyết định số 287/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2014 về việc phê duyệt Đề án “Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý; mô hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng”…Các văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xây dựng và hoạch định các kế hoạch quản lý CTNH của tỉnh thời gian qua cũng nhƣ trong tƣơng lai. Về phía cơ quan quản lý nhà nƣớc về CTNH tại tỉnh, Chi Cục BVMT tỉnh Bình Dƣơng hiện là đầu mối của Sở TN&MT tỉnh Bình Dƣơng trong công tác quản lý môi trƣờng. Về nhân lực của Chi Cục hiện thời gồm 32 cán bộ trong đó có 01 Chi Cục trƣởng và 02 Chi Cục phó. Chịu trách nhiệm chính quản lý mảng CTNH của Chi Cục đầu mối là Phòng Kiểm soát ô nhiễm với 07 thành viên. Phòng Kiểm soát ô nhiễm đƣợc trang bị đầy đủ các trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc nhƣ bàn ghế, tủ tài liệu, điện thoại, máy tính truy cập internet, máy fax, photocopy…Phòng làm việc đƣợc thiết kế rộng rãi, đảm bảo đủ diện tích cho cán bộ, công chức theo điều kiện hiện hành đảm bảo tạo môi trƣờng làm việc cũng nhƣ điều kiện thuận lợi cho các cán bộ của phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với mảng CTNH. Nhìn chung, công tác quản lý nhà nƣớc về CTNH của tỉnh thời gian qua đã đƣợc sự quan tâm chú trọng. Tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo cũng nhƣ phê duyệt các quy hoạch về quản lý chất thải rắn, CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Công tác quản lý nhà nƣớc về CTNH của Chi Cục BVMT tỉnh Bình Dƣơng đƣợc triển khai đồng bộ, sâu rộng, nắm bắt tình hình của cơ sở hiệu quả. Cơ sở vật chất cho công tác quản lý nhà nƣớc về CTNH của tỉnh đƣợc trang bị khá đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi và môi trƣờng làm việc hiệu quả cho cán bộ quản lý. Tuy nhiên chỉ với 07 cán bộ quản lý nhƣng phải quản lý địa bàn với hơn 2500 CNT lớn nhỏ gây ra những khó khăn nhất định làm giảm hiệu quả quản lý nhà nƣớc về CTNH của tỉnh. 60 3.2. Đánh giá tình hình quản lý CTNH công nghiệp tại tỉnh Bình Dƣơng và đề xuất các giải pháp tăng cƣờng quản lý 3.2.1. Đánh giá các thuận lợi và khó khăn, bất cập - Thuận lợi: + Hệ thống các Văn bản quy định về công tác quản lý CTNH ngày càng thực tế và cụ thể, các văn bản hƣớng dẫn đƣợc xây dựng và sửa đổi phù hợp với tình hình phát triển và các yêu cầu quản lý nhà nƣớc về CTNH hiện nay. + UBND tỉnh rất quan tâm tới vấn đề quản lý CTNH. Có các văn bản chỉ đạo, bàn giao cụ thể quyền hạn và trách nhiệm tới các Sở ban ngành của tỉnh. Do đó, giữa các Ban, ngành trong tỉnh có sự phối hợp tích cực trong việc triển khai các quy định pháp luật về BVMT đối với công tác quản lý CTNH. + Năng lực thu gom xử lý của các đơn vị hành nghề quản lý CTNH trong tỉnh đƣợc đánh giá là khá đầy đủ, có khả năng đáp ứng đƣợc đa dạng chủng loại CTNH phát sinh tại địa phƣơng với số lƣợng lớn. Ngoài ra còn có sự tham gia quản lý của các cơ sở xử lý khác trên toàn quốc tạo thuận lợi cho việc chuyển giao và tăng tính cạnh tranh. + Các cơ sở sản xuất của tỉnh đa phần đã đƣợc quy hoạch vào tại các khu công nghiệp, đây là một thuận lợi đáng kể trong việc quản lý, giám sát hoạt động BVMT và quản lý CTNH của các chủ nguồn thải CTNH. - Khó khăn, bất cập: + Sở TN&MT cũng nhƣ Chi Cục BVMT của tỉnh còn thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn sâu về CTNH, đội ngũ cán bộ chuyên trách phụ trách công tác quản lý CTNH của tỉnh quá mỏng so với khối lƣợng công việc cần quản lý (07 cán bộ của Phòng Kiểm soát ô nhiễm phải phụ trách hoạt động của hơn 2.500 chủ nguồn thải CTNH). + Một số lĩnh vực hoạt động của Chi cục Bảo vệ môi trƣờng chƣa đƣợc Sở TN&MT Bình Dƣơng ủy quyền cũng gây khó khăn nhất định và tạo thêm các thủ tục do không thể trực tiếp quyết định các mảng công việc, ví dụ nhƣ tiếp nhận báo 61 cáo quản lý CTNH định kì từ CNT và các cơ sở hành nghề xử lý CTNH trong thẩm quyền hoặc việc cấp, điều chỉnh Sổ đăng ký CNT CTNH… + Công tác kiểm tra, kiểm soát lƣợng CTNH phát sinh và chuyển giao phần lớn dựa trên chứng từ, sổ đăng ký CNT đƣợc thống kê thủ công gây tốn thời gian và nhân lực, thiếu chính xác. Các số liệu về quản lý CTNH này của tỉnh đã đƣợc thống kê, tuy nhiên độ tin cậy chƣa cao do chƣa có một có sở dữ liệu về quản lý CTNH đồng bộ (đây cũng là thực tế của nƣớc ta hiện nay). + Các quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý CTNH chƣa cụ thể, chi tiết nên việc áp dụng còn gặp nhiều khó khăn. + Chƣa có các hƣớng dẫn, khuyến cáo về loại hình công nghệ xử lý CTNH khiến cho việc đầu tƣ công nghệ xử lý còn lạc hậu, hiệu quả xử lý chƣa cao. + Tỉnh cũng chƣa ban hành đƣợc đơn giá xử lý đối với các nhóm mã CTNH với phƣơng pháp xử lý cụ thể; + Nhận thức và ý thức về BVMT và quản lý CTNH đã đƣợc nâng cao qua các năm tuy nhiên ở một số Công ty vẫn còn nhiều hạn chế: + Đầu tƣ tài chính cho quản lý CTNH chƣa tƣơng xứng: Việc thu gom, xử lý CTNH nói chung và CTNH công nghiệp nguy hại nói riêng cần đƣợc đầu tƣ thỏa đáng về công nghệ và vốn. Trong khi đó, mức phí thu gom, xử lý CTNH còn tƣơng đối thấp, vì vậy việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH còn manh mún, tự phát và không hiệu quả. + Xã hội hóa trong thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH chƣa đƣợc thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả. Việc thu gom, xử lý CTNH công nghiệp, đặc biệt là CTNH đã có sự tham gia khá tích cực của khu vực tƣ nhân, tuy nhiên vẫn còn ở quy mô nhỏ lẻ. Mặc dù đã có quy định trong việc xã hội hóa công tác BVMT trong đó có việc xử lý CTNH, tuy nhiên quá trình để triển khai vay vốn thực hiện các dự án xử lý CTNH còn nhiều thủ tục và khó khăn, số dự án xử lý CTNH đƣợc vay từ các nguồn vốn ƣu đãi là rất ít. 62 3.2.2. Đề xuất các giải pháp Xuất phát từ những vấn đề còn chƣa thực hiện đƣợc trong công tác quản lý CTNH, để hoàn thiện hơn nữa về khung pháp lý trong quản lý CTNH, trong khuôn khổ luận văn học viên xin đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý CTNH của tỉnh: - Để thống nhất quản lý công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, cần đẩy mạnh việc triển khai Đề án “Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý; mô hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng” đã đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 287/QĐ-UBND nhằm cụ thể hóa việc xây dựng mô hình quản lý và giao trách nhiệm cho các Sở, ngành của địa phƣơng trong hoạt động quản lý chất thải rắn nói chung và quản lý CTNH của tỉnh nói riêng. - Sở TN&MT tăng cƣờng quyền hạn cho Chi cục BVMT là đơn vị đầu mối trực tiếp quản lý CNT cũng nhƣ các đơn vị hành nghề quản lý CTNH tại địa phƣơng. Ủy quyền các hoạt động quản lý CTNH cho Chi cục BVMT tỉnh, trƣớc mắt là công tác cấp sổ đăng ký CNT CTNH, tiếp nhận báo cáo quản lý CTNH. - Có phƣơng án sớm bổ sung nhân lực có chuyên môn về CTNH cho Chi cục BVMT của tỉnh, đặc biệt là nhân sự tham gia vào công tác quản lý nhà nƣớc về CTNH. Tăng cƣờng chuyên môn cho các cán bộ qua nhiều hình thức ví dụ nhƣ tích cực tham gia tập huấn, nâng cao nhận thức về quản lý chất thải nguy hại thông qua các Hội thảo do Bộ TN&MT tổ chức, chủ động tiếp cận, cập nhật và triển khai các quy định về quản lý chất thải nguy hại, Luật Bảo vệ môi trƣờng 2014 và các quy định mới về quản lý chất thải nguy hại sẽ ban hành trong năm 2015. - Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý CTNH, Tổng cục Môi trƣờng hiện cũng đã xây dựng và hoàn thiện phần mềm quản lý chứng từ điện tử tại trang web e-manifest.monre.gov.vn để quản lý chứng từ cũng nhƣ việc chuyển giao chất thải giữa các đối tƣợng tham gia quản lý. Hệ thống thông tin của Bình Dƣơng trong tƣơng lai cũng cần xây dựng để có thể chia sẻ dữ liệu quản lý với hệ thống hiện có của Tổng cục Môi trƣờng nhằm quản lý hiệu quả thông tin. Tỉnh 63 Bình Dƣơng cần nhanh chóng hoàn thành việc xây dựng phần mềm đăng ký CNT CTNH (bao gồm đăng ký cấp sổ, kê khai chứng từ và báo cáo quản lý CTNH) và tích hợp các phần mềm quản lý khác (kê khai phí BVMT đối với nƣớc thải, báo cáo giám sát môi trƣờng, cơ sở dữ liệu môi trƣờng) vào Cổng thông tin quản lý môi trƣờng tỉnh Bình Dƣơng tại địa chỉ www.quanlymoitruongbinhduong.gov.vn nhằm hƣớng tới việc vận hành chính thức hệ thống trong tƣơng lại gần. Đồng thời phải có cơ chế và chế tài để các đối tƣợng quản lý CNT, CHN...chủ động tham gia vào hệ thống. - Theo quy định tại Thông tƣ 12/2011/TT-BTNMT thì đến hết năm 2015, các cơ sở xử lý cấp phép theo quy định của Thông tƣ 12/2006/TT-BTNMT sẽ chấm dứt hoạt động (tỉnh Bình Dƣơng hiện có 3/10 cơ sở xử lý thuộc đối tƣợng này) đồng thời một số cơ sở đã đƣợc đầu tƣ công nghê, thiết bị từ những năm 2009, 2010 đặc biệt là các lò đốt (tuy là thiết bị xử lý đƣợc đa dạng và chủng loại cũng nhƣ công suất lớn tuy nhiên đòi hỏi kinh nghiệm vận hành và công tác duy tu bảo dƣỡng nghiêm ngặt, chính vì thế mà tuổi đời của thiết bị không cao), dự kiến trong 3-5 năm tới, phƣơng tiện, thiết bị quản lý chất thải nguy hại của các cơ sở này sẽ xuống cấp không còn đảm bảo về công tác xử lý chất thải. Do đó tỉnh cần có kế hoạch kêu gọi đầu tƣ hoặc triển khai các hoạt động nhằm xây dựng thêm các khu xử lý chất thải nguy hại mới đồng thời trang bị các công nghệ xử lý tiên tiến, hiện đại để phù hợp với tình hình phát triển công nghiệp hiện nay của địa phƣơng.. - Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trƣờng trong đó có quản lý chất thải nguy hại. Thông qua đầu mối là Chi Cục bảo vệ môi trƣờng của tỉnh, tăng cƣờng hoạt động giám sát và nâng cao vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của Ban quản lý Khu công nghiệp đối với các hoạt động quản lý CTNH tại khu công nghiệp. Để từ đó tăng cƣờng khả năng kiểm soát việc phát thải, chuyển giao, phân loại chất thải nguy hại tại nguồn phát sinh và cũng dễ dàng hơn trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với các cơ sở công nghiệp nằm trong phạm vi quản lý của Khu công nghiệp về việc hoạt động quản lý chất thải nguy hại 64 - Nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về CTNH tỉnh cần có đề xuất lên Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng nhằm sửa đổi các quy định liên quan, yêu cầu các đơn vị hành nghề quản lý CTNH có cơ sở ngoài tỉnh nhƣng có tham gia hoạt động quản lý CTNH tại tỉnh phải báo cáo và chịu sự giám sát của Sở TN&MT để quản lý chặt chẽ hơn nữa lƣợng CTNH chuyển giao ra bên ngoài tỉnh để xử lý. 65 KẾT LUẬN Quản lý chất thải nguy hại là một vấn đề phức tạp trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng ở nƣớc ta. Dù đã thực hiện theo chủ trƣơng xã hội hóa và có những văn bản hƣớng dẫn thực hiện cụ thể tuy nhiên, hiện nay ở một số địa phƣơng vấn đề này chƣa đƣợc quan tâm và quản lý đúng mức. Quản lý CTNH hiện mới chỉ đƣợc chú trọng ở các tỉnh, thành phố phát triển mạnh về công nghiệp. Tại các tỉnh này, đã có sự chủ động trong việc trang bị phƣơng tiện, thiết bị chuyên dụng xử lý CTNH cũng nhƣ xây dựng, kiện toàn bộ máy nhân sự quản lý, tỉnh Bình Dƣơng là một ví dụ điển hình. Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả đã tổng hợp, phân tích về và có đánh giá cơ bản nhằm tăng cƣờng công tác quản lý CTNH của tỉnh Bình Dƣơng, các kết quả đạt đƣợc của luận văn: 1. Luận văn đã cung cấp cho ngƣời đọc các khái niệm pháp lý và quy định cơ bản về CTNH, quản lý CTNH; cung cấp các số liệu và thông tin tổng quát liên quan tới hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH, công tác đăng ký CNT, hiện trạng công nghệ áp dụng để quản lý CTNH tại Việt Nam. 2. Luận văn đã mô tả tƣơng đối chi tiết các thông tin về tình hình phát sinh CTNH công nghiệp tại tỉnh Bình Dƣơng, năng lực quản lý (trang thiết bị, phƣơng tiện, công suất...) của các cơ sở hành nghề quản lý CTNH của tỉnh, mô hình quản lý nhà nƣớc và công tác quản lý nhà nƣớc về CTNH của tỉnh Bình Dƣơng hiện nay. 3. Với mục tiêu đề xuất các giải pháp quản lý, tăng cƣờng công tác quản lý CTNH công nghiệp tại tỉnh Bình Dƣơng trên cơ sở kết quả tổng hợp, phân tích, tác giả đã đề xuất các biện pháp quản lý nhƣ: xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về phát sinh và quản lý CTNH của tỉnh thông qua việc áp dụng hệ thống thông tin, kiện toàn và xây dựng đội ngũ nhân lực tham gia quản lý CTNH của tỉnh; nâng cao vai trò, quyền hạn và trách nhiệm cho Chi cục Bảo vệ môi trƣờng của tỉnh là đơn vị đầu mối quản lý nhà nƣớc; phân công rõ trách nhiệm, quyền hạn của Ban quản lý Khu công nghiệp đối với việc quản lý CTNH của các cơ sở sản xuất nằm trong Khu công nghiệp; có phƣơng án kêu gọi đầu tƣ, phát triển, xây mới các cơ sở xử lý nhằm thay thế các cơ sở đã cũ và đầu tƣ công nghệ mới, đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh 66 trong tƣơng lai; tăng cƣờng hoạt động thanh tra, kiểm tra và nâng cao nhận thức cho các CNT tại các Khu công nghiệp. 4. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về công tác quản lý CTNH của tỉnh Bình Dƣơng có thể là kinh nghiệm, mô hình đƣợc áp dụng cho một số tỉnh thành khác nhằm đẩy mạnh công tác quản lý CTNH trên cả nƣớc. 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Khoa học công nghệ môi trƣờng, Bộ Xây dựng (2001), Thông tƣ liên tịch số 01/2001/TTLT- BKHCNMT-BXD, ngày 18 tháng 1 năm 2001 hƣớng dẫn các quy định về BVMT đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2011), Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của quy định về quản lý CTNH. 3. Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng (1997), Thông tƣ liên tịch số 1590/1997/TTLT/BKHCNMT-BXD ngày 17 tháng 10 năm 1999 chỉ đạo việc thực hiện Chỉ thị số 199/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn tại khu đô thị và khu công nghiệp. 4. Chính Phủ (2007), Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 quy định về quản lý chất thải rắn. 5. Chính Phủ (2007), Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 về phí BVMT đối với chất thải rắn. 6. Các báo cáo quản lý CTNH của các chủ xử lý, tiêu huỷ CTNH, các năm từ 2011-2013. 7. Các bộ hồ sơ đăng ký hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH lƣu tại Tổng cục Môi trƣờng. 8. Quốc Hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật BVMT. 9. Quốc Hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật BVMT. 10. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (2012), Báo cáo về công tác quản lý CTNH 5 năm. 11. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Bình Dƣơng (2013), báo cáo quản lý CTNH định kỳ. 12. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Bình Dƣơng (2014), Đề án kiện toàn chất thải rắn tỉnh Bình Dƣơng tài liệu chƣa ban hành. 68 13. Thủ tƣớng Chính Phủ (1997), Chỉ thị số 199/TTg ngày 3 tháng 4 năm 1997 về các biện pháp khẩn cấp quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị và khu công nghiệp. 14. Tổng cục Môi trƣờng (2011), Báo cáo hiện trạng môi trƣờng quốc gia. 15. UBND tỉnh Bình Dƣơng (2010), Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2010 Ban hành Quy định về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. 16. UBND tỉnh Bình Dƣơng (2012), Quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2012 về việc ban hành Quy định BVMT tỉnh Bình Dƣơng. 17. UBND tỉnh Bình Dƣơng (2012), Quyết định số 2474/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2012 về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch tổng thể quản lý-xử lý chất thải rắn tỉnh Bình Dƣơng đến năm 2030. 18. UBND tỉnh Bình Dƣơng (2013), Quyết định số 1942/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2013 về việc phê duyệt bổ sung đồ án Quy hoạch tổng thể quản lý-xử lý chất thải rắn tỉnh Bình Dƣơng đến năm 2030. 69 [...]... xã hội hóa công tác quản lý CTNH đảm bảo quản lý an toàn, hiệu quả lƣợng CTNH phát sinh tại các khu công nghiệp 3.1.1 Hiện trạng phát sinh CTNH tại các khu công nghiệp của tỉnh Toàn tỉnh Bình Dƣơng hiện có 28 khu công nghiệp đã đƣợc thành lập với tổng diện tích 10.073 ha, tỉnh dự kiến mở rộng thêm 8 khu công nghiệp trên địa bàn các huyện Bến Cát, Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng Các ngành công nghiệp chủ... vực quản lý CTNH tại tỉnh Bình Dƣơng, các chuyên gia về CTNH tại khu vực phía Nam là thành viên nhóm tƣ vấn cấp phép hành nghề quản lý CTNH, cũng nhƣ các chuyên gia khác tại Tổng cục Môi trƣờng Phƣơng pháp đƣợc tác giả sử dụng để đánh giá 24 về mặt công nghệ xử lý CTNH, đƣa ra các đề xuất để tăng cƣờng công tác quản lý của tỉnh Bình Dƣơng 2.3 Thời gian thực hiện nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: nghiên. .. tình hình quản lý (phát sinh, thu gom, vận chuyển, xử lý của các chủ nguồn thải, chủ hành nghề quản lý CTNH cũng nhƣ công tác quản lý nhà nƣớc) CTNH hiện nay của tỉnh Bình Dƣơng để từ đó đƣa ra các đề xuất tăng cƣờng năng lực quản lý CTNH cho địa phƣơng Phạm vi nghiên cứu: chất thải nguy hại trong địa bàn tỉnh Bình Dƣơng CTNH phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ từ hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, ... phát triển của tỉnh Bình Dƣơng gồm: + Công nghiệp cơ khí; + Công nghiệp điện tử; công nghiệp hoá chất; + Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm và chế biến gỗ; + Công nghiệp dệt may da giầy; + Công nghiệp sản xuất kim loại; + Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ; các ngành công nghiệp chế biến khác; + Công nghiệp sản xuất và phân phối điện nƣớc Hiện nay, chất thải rắn công nghiệp đƣợc... thải, xử lý nƣớc thải tập trung, xử lý nƣớc cấp sinh hoạt và công nghiệp 13 Chất thải từ ngành y tế và thú y 14 Chất thải từ các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản 15 Chất thải từ hoạt động phá dỡ thiết bị, phƣơng tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng 16 Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác 8 17 Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung... vụ tăng 32,8%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 22,9%/năm Năm 2010, bình quân đầu ngƣời đạt 30,1 triệu đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2005 27 CHƢƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Hiện trạng công tác quản lý CTNH tại Bình Dƣơng Việc phát triển mạnh công nghiệp hóa, đặc biệt là số lƣợng và quy mô của các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dƣơng thời gian qua đã thu hút các doanh nghiệp hành nghề quản lý CTNH trong tỉnh. .. và các vật liệu khác 08 Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), keo, chất bịt kín và mực in 09 Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy 10 Chất thải từ ngành da, lông và dệt nhuộm 11 Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm) 12 Chất thải từ các cơ sở quản lý chất thải, ... tỉnh Bình Dƣơng Hình 1.1 Phân bố các KCN, CCN tập trung tại Bình Dương 18 Toàn tỉnh Bình Dƣơng hiện có 28 khu công nghiệp đã đƣợc thành lập với tổng diện tích 10.072 ha, tỉnh dự kiến mở rộng thêm 8 khu công nghiệp trên địa bàn các huyện Bến Cát, Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng, tổng số lao động làm việc trong các khu công nghiệp ƣớc khoảng 265 ngàn ngƣời Các khu công nghiệp này phân bố nhƣ sau: + Huyện... thải chính nhƣ sau: 01 Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than 02 Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất vô cơ 03 Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất hữu cơ 04 Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác 05 Chất thải từ quá trình luyện kim 06 Chất thải từ quá trình sản xuất thuỷ tinh và vật liệu xây dựng 07 Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt,... của chất thải có số thứ tự 02 trong phân nhóm nguồn chất thải từ quá trình lọc dầu (có mã 04) của dòng thải chính là Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than (có mã 01) 1.2 Tổng quan về quản lý CTNH tại Việt Nam 1.2.1 Khung thể chế trong quản lý CTNH tại Việt Nam 1.2.1.1 Khung thể chế trong việc quản lý CTNH tại Việt Nam Để thực hiện thống nhất quản lý chất thải trên ... TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUY N VÀ MÔI TRƢỜNG ******************** LÊ NGỌC LÂM NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƢƠNG... chuyển lý chất thải rắn công nghiệp 56 tỉnh Bình Dương Hình 1.11 Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp địa bàn tỉnh Bình Dương vii 56 MỞ ĐẦU Thuật ngữ chất thải nguy hại (CTNH) đƣợc pháp. .. Thành phần chất thải rắn công nghiệp không nguy hại chất thải rắn công nghiệp nguy hại nhóm ngành công nghiệp tỉnh Bình Dƣơng đƣợc xác định Bảng 1.6 Bảng 1.6 Các loại chất thải nguy hại theo nhóm

Ngày đăng: 14/10/2015, 10:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan