MỘT số BIỆN PHÁP HƯỚNG dẫn học SINH PHÂN TÍCH nội DUNG, xây DỰNG tư LIỆU TRONG dạy học PHẦN “TUẦN HOÀN máu” CHUYÊN SINH học THPT

45 997 0
MỘT số BIỆN PHÁP HƯỚNG dẫn học SINH PHÂN TÍCH nội DUNG, xây DỰNG tư LIỆU TRONG dạy học PHẦN “TUẦN HOÀN máu” CHUYÊN SINH học THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH NỘI DUNG, XÂY DỰNG TƯ LIỆU TRONG DẠY HỌC PHẦN “TUẦN HOÀN MÁU” CHUYÊN SINH HỌC THPT. A. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài - Hiện nay, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh. Với phương pháp này, người dạy không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với thực tiễn cuộc sống. - Những yêu cầu thực tiễn của xã hội, định hướng xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh trong các kì thi đại học, học sinh giỏi...trong thời điểm hiện nay. - Chuyên đề sinh lí động vật nói chung, tuần hoàn máu nói riêng là phần kiến thức tổng hợp có liên quan tới các bộ môn như hình thái, giải phẫu, các hiện tượng hóa – lí...Phần kiến thức này mang nặng lý thuyết, khá khó học nhưng lại rất nhiều tình huống ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống, sức khỏe con người. - Hướng dẫn học sinh xây dựng và sử dụng các tư liệu hiệu học tập là một trong những phương pháp tác giả đã áp dụng, có hiệu quả dạy học cao trong thời gian vừa qua. - Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh phân tích nội dung, xây dựng tư liệu trong dạy học phần “Tuần hoàn máu” chuyên sinh học THPT.” II. Mục đích của đề tài. - Rèn luyện học sinh phương pháp tra cứu và khai thác tài liệu học tập, biết cách vận dụng những kiến thức đã có, suy luận để tìm kiến thức mới.... Rèn luyện học sinh các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, khái quát hóa... nhằm phát triển tiềm năng sáng tạo. - Giáo dục học sinh ý thức lao động nghiêm túc, tôn trọng bản quyền tư liệu. - Giúp học sinh khám phá những điều chưa biết thông qua các hoạt động học tập, xây dựng và sử dụng hợp lí các tư liệu, từ đó học sinh có thể phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức vào thực tiễn. - Khơi dậy niềm say mê hứng thú với bộ môn và nghiên cứu khoa học, phát huy tối đa nội lực của học sinh. Định hướng học sinh phát triển năng lực học tập, nghiên cứu. B. NỘI DUNG - Học sinh chuyên là học sinh vốn có năng lực học tập và yêu thích bộ môn. Với một lượng kiến thức lớn cùng áp lực của các kì thi, học sinh dễ bị mất đi lòng yêu thích vốn có, học tập kém hiệu quả. Trong chuyên đề này, tác giả xin đề xuất một trong những phương pháp hướng dẫn học sinh tự học, với kì vọng có thể giúp các học sinh bớt đi lo lắng, thêm niềm đam mê Sinh học và đặc biệt có thể khơi dậy tiềm năng sáng tạo của các em. Trong khuôn khổ thời gian hạn hẹp, chuyên đề chỉ đề cập tới một số vấn đề trong phần “Tuần hoàn” để minh họa. I. Đề xuất qui trình hướng dẫn học sinh phân tích nội dung, xây dựng tư liệu học tập. 1. Các bước cơ bản * Giáo viên hướng dẫn học sinh các phương pháp để thực hiện các công việc sau: - Học sinh xác định nội dung vấn đề. page 1 - Sưu tầm các tài liệu dạng kênh chữ, kênh hình, video... liên quan tới vấn đề học tập qua các phương tiện khác nhau (chú ý tài liệu sưu tầm cần ghi rõ nguồn để tôn trọng bản quyền và dễ tra cứu các vấn đề liên quan khi nghiên cứu các chuyên đề khác). - Theo sơ đồ tổng quát đã xây dựng, học sinh liệt kê, đánh dấu các thông tin, đặc điểm... liên quan tới vấn đề đang nghiên cứu, phân tích các thông tin, tìm mối quan hệ, sự khác biệt của các yếu tố nghiên cứu. - Sắp xếp các thông tin này theo một cách sáng tạo nhất, có thể trình bày dưới dạng sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ... nhằm làm nổi bật trọng tâm kiến thức một cách mạch lạc, rõ ràng, dễ nhớ, dễ hiểu  Tư liệu học tập. - Học sinh thảo luận cùng các bạn và thầy cô, điều chỉnh sản phẩm tư liệu của mình cho phù hợp. - Trong quá trình xây dựng tư liệu, học sinh thường xuyên suy nghĩ, phát hiện vấn đề và nêu vấn đề và cùng thảo luận để giải quyết vấn đề. - Xây dựng bộ câu hỏi, bài tập để ôn tập, tự kiểm tra và đánh giá. - Giáo viên hỗ trợ học sinh các thông tin về tài liệu, tạo cơ hội để học sinh có thể phát hiện được các tình huống có vấn đề, định hướng học sinh cách nêu vấn đề và cách lập kế hoạch để giải quyết vấn đề. 2. Sơ đồ khái quát qui trình dạy học - Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bước sau: Xác định vấn đề nghiên cứu Sưu tầm tài liệu liên quan Phân tích nội dung, liệt kê thông tin kiến thức Trình bày vấn đề nghiên cứu dưới dạng tư liệu tổng hợp sáng tạo Thảo luận hoàn chỉnh sản phẩm tư liệu Xây dựng bộ câu hỏi, bài tập Tự kiểm tra, đánh giá page 2 II. Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu học tập phần “Tuần hoàn máu”. 1. Nghiên cứu khái quát Mở đầu cho hoạt động học tập, giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu tài liệu SGK, liệt kê các đơn vị kiến thức, khái quát hóa các vấn đề cần nghiên cứu. Có thể trình bày dưới dạng bản đồ khái niệm. Một số ví dụ minh họa (học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau). Cơ thể người Máu (8%) Dạng dịch lỏng khác và mô (92%) Huyết tương (55%) Nước (91,5%) Các yếu tố hữu hình (45%) Chất khác (8,5%) Protein (89%) Hồng cầu Chất khác (11%) Fibrinogene Globulin Albumin Hoocmon Enzim Chất dinh dưỡng Chất điều hòa Khí Chất thải Chất điện giải Bạch cầu Tiểu cầu ưa bazơ ưa axit trung tính lympho Monocyte Vận chuyển oxi Bảo vệ cơ thể Sơ đồ 1: Các thành phần tạo nên cơ thể người. (Nguồn: http://www.jpboseret.eu/index.php?page=le-sang---composition) page 3 Đông máu Khái niệm Máu Vai trò Thành phần cấu tạo Đông máu Truyền máu Miễn dịch Cấu tạo Hệ tuần hoàn Tim Chức năng Hoạt động Cấu tạo Hệ mạch Chức năng Hoạt động Điều hòa hoạt động tim mạch Tiến hóa của hệ tuần hoàn Tuần hoàn bạch huyết Tuần hoàn ở thai nhi Cấu tạo Hoạt động Vai trò Sơ đồ 2: Khái quát hệ tuần hoàn - Qua sơ đồ trên học sinh có thể hiểu và trình bày được vị trí, thành phần cấu tạo, chức năng của hệ tuần hoàn. Để làm rõ được từng yếu tố này cần phân tích nội dung và xây dựng tiếp các tư liệu chi tiết. 2. Nghiên cứu chi tiết page 4 2.1. Thành phần cấu tạo và chức năng của máu. * Các vấn đề học sinh cần đạt được - Nêu khái niệm và chức năng cơ bản của máu. - Phân biệt, nhận biết được các thành phần của máu. - Phân tích vai trò của các thành phần máu. - Đặt giả thuyết và giải thích được các hoạt động tế bào và cơ thể liên quan tới chức năng của máu. - Biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác. Tham gia làm việc nhóm hiệu quả. * Hướng dẫn học sinh thực hiện. - Học sinh sưu tầm các tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau (giáo viên hỗ trợ học sinh) - Nghiên cứu tài liệu, liệt kê tên các thành phần chính của máu, đặc điểm nhận biết và chức năng tương ứng. - Tìm hiểu các thông tin liên quan tới từng yếu tố cấu tạo của máu. - Thiết lập mối quan hệ về các vấn đề cần nghiên cứu. - Tạo tư liệu học tập thông qua sự thiết lập mối liên quan giữa các thông tin học tập. - Xây dựng câu hỏi, bài tập VD: Khi cắt tiết ngan nếu cho thêm chanh, mắm  đĩa tiết ngan ở dạng dịch lỏng, nếu không cho thêm yếu tố nào  đĩa tiết ngan ở dạng đông đặc. Quan sát hai đĩa tiết này thấy có sự khác nhau nào? Vì sao? * Một số ví dụ về sản phẩm tư liệu học tập a. Khái niệm, vai trò của máu trong cơ thể. Máu là dịch lỏng chảy trong hệ tuần hoàn ở các động vật đa bào có thể xoang chính thức. Vai trò của máu Vận chuyển Vận chuyển khí (O2, CO2), chất dinh dưỡng, chất độc, hoocmon... Dinh dưỡng Vận chuyển chất dinh dưỡng tới mô, cơ quan  máu ở thành ruột và quá trình tiêu hóa. Bảo vệ Bạch cầu tiêu diệt các tác nhân gây bệnh Điều hòa Điều hòa nhiệt độ, cân bằng hoocmon... Đông máu Thực hiện bởi tiểu cầu Bài tiết Chất thải chuyển hóa được máu vận chuyển tới cơ quan bài tiết (thận) và loại thải. Sơ đồ 3: Vai trò của máu b. Thành phần cấu tạo máu và chức năng tương ứng. page 5 Hình 1: Thành phần cấu tạo của máu (Nguồn: http://www.simplyscience.ch/actualites-enfants/articles/de-quoi-se-compose-le-sang-2.html) Albumine 54% Globuline 38% Fibrinogene 7% Loại khác 1% Protein 7% 1,5% Huyết tương 55% Nước 91,5% Chất điện giải Chất dinh dưỡng Chất điều hòa Khí Chất thải Chất khác 1,5% Sơ đồ 4: Thành phần huyết tương (Nguồn: http://www.aggelia.be/sang.html) Các Các yếu yếu tố tố hữu hữu hình hình 45% 45% Tiểu Tiểu cầu cầu 250.000  250.000  400.000 400.000 Bạch Bạch cầu cầu 3 5.000  5.000  10.000/ 10.000/ mm mm3 Trung Trung tính tính 60 60   70% 70% Lympho Lympho 20 20   25% 25% Monocyte Monocyte 33 8% 8% Ưa Ưa axit axit 22   4% 4% Hồng Hồng cầu cầu 4,8 4,8   5,4 5,4 triệu triệu Ưa Ưa bazơ bazơ 0,5 0,5   1% 1% Sơ đồ 5: Các yếu tố hữu hìnhtriển củahồng máucầu (tế bào máu) Sự phát Hồng (Nguồn: http://www.aggelia.be/sang.html) cầu Sắc tố mang oxi HbA; HbF page 6 Các quá trình liên quan tới sự phá hủy hồng cầu Sơ đồ 6: Nghiên cứu hồng cầu *Sản sinh hồng cầu và điều hòa sản sinh hồng cầu Trong những tháng đầu của giai đoạn phôi thai, hồng cầu chủ yếu được sản sinh ra từ gan và lách. Từ tháng thứ năm của phôi thai đến lúc đứa trẻ ra đời và lớn lên, tủy xương là nơi duy nhất tạo ra hồng cầu. Trong tủy xương, hồng cầu được tạo ra từ các tế bào gốc sinh máu toàn năng. Các tế bào gốc này có khả năng sản sinh hồng cầu trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, số lượng tế bào gốc giảm dần khi người ta già đi, dẫn đến khả năng sản sinh hồng cầu giảm, đó là lí do tại sao người già dễ bị thiếu máu. Trong tủy xương chỉ có tủy đỏ mới có chức năng tạo máu, sản sinh hồng cầu. Ở trẻ sơ sinh, toàn bộ các xương dài đều chứa tủy đỏ. Sau đó, tủy xương dần dần nhiễm mỡ trở thành tủy vàng. Tủy vàng gồm các tế bào mỡ, mạch máu, các sợi xơ và các tế bào liên võng. Từ tuổi trưởng thành trở đi tất cả các xương dài chỉ chứa toàn tủy vàng (trừ đầu trên của xương đùi và xương cánh tay), còn tủy đỏ chỉ có ở trong các xương dẹt như xương sống, xương ức, xương sườn, xương chậu và xương sọ. Quá trình tạo hồng cầu và phát triển hồng cầu trải qua các giai đoạn sau : Tiền nguyên hồng cầu ↓ Nguyên hồng cầu ưa kiềm ↓ Nguyên hồng cầu đa sắc ↓ Nguyên hồng cầu ưa axít ↓ Hồng cầu lưới ↓ Hồng cầu trưởng thành Hồng cầu lưới từ tủy xương vào máu sau 1 - 2 ngày thì trở thành hồng cầu (Nguồn: http://mau.vicongdong.vn/news/view.aspx?newsId=47064673) Số lượng hồng cầu sản sinh và lưu hành trong máu được kiểm soát chặt chẽ nhằm cung cấp đủ ôxi cho tế bào. Mỗi giây có chừng 10 triệu hồng cầu được tạo ra . Trong quá trình tạo máu luôn luôn giữ mối cân bằng giữa lượng hồng cầu bị phá huỷ và lượng hồng cầu mới sinh ra. Yếu tố chính kiểm soát tốc độ sản sinh hồng cầu là lượng ôxi trong máu. Bất kì một nguyên nhân nào làm giảm lượng ôxi trong máu đều làm tăng quá trình sản sinh hồng cầu page 7 và ngược lại, tăng lượng ôxi trong máu cung cấp cho các mô làm giảm quá trình sản sinh hồng cầu. Erythropoietin là hoocmon điều hòa quá trình sản sinh hồng cầu. Khoảng 90% erythropoietin do thận sản xuất, phần còn lại là do gan. Chính vì vậy khi bị bệnh suy thận sẽ ảnh hưởng đến sản sinh hồng cầu. Khi lượng ôxi trong máu đến các mô giảm (Ví dụ: suy tim, bị bệnh hô hấp mạn tính hoặc lên sống ở vùng núi cao, nơi có nồng độ ôxi trong không khí thấp) sẽ kích thích thận sản sinh erythropoietin. Hoocmôn này theo máu đến tủy xương kích thích tủy xương tăng tốc độ sản sinh hồng cầu và tăng giải phóng hồng cầu vào máu. Hình 2. Kiểm soát của erythropoietin trong sản sinh hồng cầu ( Nguồn: L.Sherwood, 2001) Những người thổ dân sống ở độ cao 4000 mét trở lên so với mực nước biển có số lượng hồng cầu cao hơn những người sống độ cao thấp gần với mặt nước biển. Số lượng hồng cầu của những người này là 6 – 8 triệu /mm3 máu. Đặc điểm hình thái và cấu tạo hồng cầu của người phù hợp với chức năng vận chuyển khí O2 và CO2. Không nhân Hình đĩa lõm hai mặt - Tăng không gian chứa Hb - Không tổng hợp protein - Giảm tiêu hao năng lượng - Giảm dùng oxi ở mức thấp nhất - Hb trung tâm gần màng  dễ lấy oxi. - Tăng diện tích bề mặt vận chuyển khí. Sơ đồ 7: Sự thích nghi của hồng cầu page 8 Sơ đồ 8: Sự vận chuyển oxi của Hb (Nguồn: http://users.skynet.be/chr_loockx_sciences/equil_sang.htm) * Các dạng Oxy được vận chuyển trong máu Phân áp O2 trong máu động mạch là 95 mmHg, thể tích oxy được vận chuyển là 19,8 O2/dl máu ở dưới hai dạng : dạng hoà tan và dạng kết hợp với hemoglobin. Trong đó dạng kết hợp với Hb là 19,5 ml chiếm 97% thể tích oxy chở được. Dạng hòa tan: Bình thường PO2 máu động mạch 95 mmHg thì có khoảng 0,3 ml oxy tan trong 100ml máu trong đó có 0,17 ml nhường cho mô, so với 5 ml do Hb đem đến cho mô thì quá ít. Lượng O 2 hoà tan tỉ lệ thuận với áp suất riêng phần O2 phế nang. Dạng kết hợp với hemoglobin: Hình 3: Đồ thị phân ly oxyhemoglobin. (Nguồn: http://www.dieutri.vn/sinhlynguoi/8-4-2013/S3758/Chuc-nang-trao-doi-va-van-chuyen-khi-ho-hap.htm) Đây là dạng vận chuyển chủ yếu của O 2 ở trong máu. Hemoglobin vận chuyển O2 bằng cách gắn O2 vào nguyên tử Fe++ của nhân Hem tạo nên Oxyhemoglobin (HbO2). Phản ứng gắn này rất lỏng lẻo nên O2 có thể gắn vào hoặc tách ra dễ dàng: Hb + O2 HbO2 1 gam Hb có thể vận chuyển 1,34 ml O2. page 9 Trong 100 ml máu có khoảng 15 gam Hb nên 100 ml máu có thể vận chuyển tối đa 20 ml O 2, nhưng thực tế chỉ có khoảng 97 (Hb kết hợp với O 2, tức là có khoảng 19,5 ml O2 được Hb vận chuyển trong máu động mạch). - Ở phổi PO2 cao, oxy kết hợp thành HbO2, đến mô PO2 thấp, O2 lại tách khỏi hemoglobin. Đồ thị biểu diễn phần trăm bảo hòa O 2 vào hemoglobin theo phân áp O2 là một đường cong chữ S gọi là đồ thị phân ly oxyhemoglobin hay còn gọi là đồ thị Barcroft (hình). - Qua đồ thị ghi nhận, trong khoảng phân áp O 2 thấp (20 - 40 mm Hg), đồ thị là một đường dốc đứng, chứng tỏ rằng khi phân áp O2 tăng từ 20 mm Hg lên 40 mm Hg, tốc độ kết hợp tăng lên rất nhanh, hay có thể nói ngược lại khi phân áp O 2 giảm từ 40 mm Hg xuống 20 mmHg tốc độ phân ly tăng lên rất nhanh. Điều này có ý nghĩa sinh lý hết sức quan trọng: ở tổ chức có phân áp O2 rất thấp (< 40 mm Hg), điều này sẽ có tác dụng tăng cường phản ứng phân ly HbO2 do máu động mạch mang đến để cung cấp O2 cho tổ chức. Trong khoảng phân áp O2 cao (80 - 100 mm Hg), đồ thị là một đường gần như nằm ngang, chứng tỏ khi phân áp O 2 tăng từ 80 mmHg lên 100 mmHg tốc độ kết hợp tăng lên không bao nhiêu, hay có thể nói khi phân áp O2 giảm từ 100 mmHg xuống 80 mmHg, phần trăm bão hòa O 2 của Hb giảm rất ít. Vì vậy, mặc dù phân áp khí trời và phế nang có thể dao động nhiều nhưng tỷ lệ HbO 2 ở trong máu dao động rất ít. Hình 4: Sự dịch chuyển đồ thị phân ly của oxy dưới tác động của pH, PCO2 và nhiệt độ. (Nguồn: http://www.dieutri.vn/sinhlynguoi/8-4-2013/S3758/Chuc-nang-trao-doi-va-van-chuyen-khi-ho-hap.htm) Như vậy, ngoài chức năng vận chuyển oxy, hemoglobin còn có chức năng đệm oxy giúp PO2 trong máu không bị biến động, mặc dù PO2 phế nang thay đổi lớn. *Máu lấy oxy ở phổi và nhường oxy ở mô Máu lấy O2 ở phổi: - Khi máu tĩnh mạch đến phổi, do chênh lệch phân áp O2 giữa phế nang và máu (100 mmHg/ 40 mmHg), gây khuếch tán O2 sang mao mạch phổi, sẽ tiếp tục khuếch tán vào hồng cầu và kết hợp với Hb tạo thành Oxyhemoglobin, tổng lượng O 2 của máu tăng lên, máu chứa khoảng 19,8 ml O2 trong 100 ml máu, trở thành máu động mạch, rời phổi để đi đến tổ chức. Máu mao mạch nhường oxy cho tổ chức: - Khi máu động mạch đến tổ chức, do chênh lệch PO 2 giữa máu và tổ chức (95 mmHg/ lan truyền khắp xoang nhĩ phải và do thành xoang nhĩ mỏng nên xung truyền nhanh sang xoang nhĩ trái-> xoang nhĩ trái chỉ co sau xoang nhĩ phải chỉ 1 chút không đáng kể. page 30 - Xung điện do nút xoang nhĩ phát ra truyền xuống tâm thất nhưng bị 2 van nhĩ thất cản lại( 2 van đóng vai trò làm vật cản xung điện), xung chỉ truyền xuống được nút nhĩ thất rất chậm-> nút nhĩ thất phát xung-> lan theo bó his cà mạng lưới puôckin sang 2 tâm thất như nhau-> 2 tâm thất co cùng lúc nhưng sau tâm nhĩ. Câu 13: Trong cơ thể người, lượng oxi trong phổi chiếm 36% tổng lượng oxi trong cơ thể, lượng oxi trong máu chiếm 51% và ở các cơ là 13%. Trong khi đó, ở một loài động vật có vú, lượng oxi ở phổi, trong máu và các cơ tương ứng là 5%, 70% và 25%. Đặc điểm phân bố oxi trong cơ thể như vậy cho biết loài động vật này sống trong môi trường như thế nào ? tại sao chúng cần có đặc điểm phân bố oxi như vậy? Gợi ý trả lời: - Do đặc điểm phân bố oxi trong cơ thể ở loài động vật này cho phép chúng dự trữ được lượng oxi trong cơ thể giúp chúng có thể hoạt động trong điều kiện thiếu oxi. - Đây là đặc điểm thích nghi giúp loài động vật này có thể lặn được lâu dưới nước. Câu 14: Một bệnh nhân có lượng oxi tiêu thụ trong một phút là 250 ml, hàm lượng oxi trong máu động mạch là 19 mol/100ml máu và trong tĩnh mạch là 14,5 ml/100 ml máu. Xác định lưu lượng tim của người đó. Gợi ý trả lời: Lưu lượng tim của người đó = (250ml x 100ml)/(19ml - 14,5ml) x 1000 = 5.555l/phút. Câu 15: Ở một người khỏe mạnh, thể tích tâm thu là 70 ml, nhịp tim là 75 lần/phút. Cứ 100 ml máu thì vận chuyển được 20 ml oxi. Khi nghỉ ngơi, tim của người này sẽ bơm được bao nhiêu lít oxi đi cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể trong vòng 5 phút? Gợi ý trả lời: Lượng oxi bơm được trong 5 phút = [(70 x 75 x 20)/100] x 5 = 5,25 lít. 2.3. Cấu tạo và hoạt động của hệ mạch. * Các vấn đề học sinh cần đạt được - Học sinh lập được sơ đồ mô tả các thành phần cấu tạo hệ mạch và chức năng tương ứng. - Vẽ sơ lược và chú thích các loại mạch máu, nêu đặc điểm riêng biệt điển hình của mỗi loại. - Nêu được đặc điểm cấu tạo của mỗi loại mạch máu phù hợp chức năng hoạt động dẫn máu tới cơ quan đích. - Phân tích được sự hoạt động của hệ mạch và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của hệ mạch, liên hệ giải thích các hiện tượng thực tiễn. - Nêu được vai trò của chế độ dinh dưỡng, phương pháp tập luyện để tránh các hiện tượng xơ vữa động mạch và một số bệnh tim mạch khác. - Phân tích được các chỉ số huyết áp  sự thay đổi huyết áp của cơ thể trong các trạng thái sức khỏa và luyện tập khác nhau  liên hệ giải thích các hiện tượng xấy ra do rối loan điều hòa tim-mạch. - Tạo hệ thống tư liệu học tập khoa học. page 31 * Hướng dẫn học sinh thực hiện. - Học sinh sưu tầm các hình ảnh, tư liệu về cấu tạo và hoạt động của hệ mạch. - Nghiên cứu tài liệu, quan sát hình, vẽ mô phỏng cấu tạo các loại mạch. - Tìm hiểu những đối tượng nào có đủ cả 3 loại mạch. - Tìm hiểu các thông tin liên quan tới từng yếu tố cấu tạo của mạch máu: các lớp tế bào, kích thước lòng mạch, tổng tiết diện, các van... - Phân tích để tìm điểm giống và khác nhau, các mối quan hệ giữa các yếu tố cần nghiên cứu: mối quan hệ thứ bậc, quan hệ ngang hàng, quan hệ phụ thuộc hay quan hệ song song... - Mô tả, phân tích con đường dẫn máu và đích tới của mỗi loại mạch  cấu tạo như thế nào để có thể thực hiện chức năng... ảnh hưởng tới sự phân phối máu ở các tổ chức khác trong trong cơ thể như thế nào. - Tạo tư liệu học tập thông qua sự chọn lọc và thiết lập sơ đồ về mối liên quan giữa các thông tin học tập. - Xây dựng câu hỏi, bài tập. Tự kiểm tra, đánh giá. * Một số ví dụ về sản phẩm tư liệu học tập Hình 12: Cấu tạo hệ mạch máu (St) Hệ mạch máu Động mạch page 32 Mao mạch Tĩnh mạch Thành có 3 lớp - Lớp trong là lớp tế bào nội mạc tiếp xúc với máu. - Lớp giữa là lớp dày nhất, chứa các tế bào cơ trơn và các sợi đàn hồi. - Lớp ngoài chủ yếu là những sợi collagen và sợi đàn hồi. Thành mao mạch là lớp tế bào nội mô, bên ngoài là màng đáy. đưa máu từ tim đến các mao mạch toàn cơ thể. Thành có 3 lớp, mỏng và dễ giãn rộng. - lớp trong: gồm tế bào nội mạc, tạo thành những nếp gấp hình bán nguyệt đối diện nhau  van tĩnh mạch (có ở các tĩnh mạch chi, không có van ở các tĩnh mạch nhỏ, tĩnh mạch từ não hoặc từ các tạng). hướng cho máu chảy một chiều về tim. - Lớp giữa gồm những sợi liên kết và sợi cơ. - Lớp ngoài mỏng gồm những sợi liên kết chun giãn. nơi xảy ra sự trao đổi O2, CO2, chất dinh dưỡng giữa máu và tổ chức cơ thể. đưa máu từ các cơ quan trở về tim. Sơ đồ 20: Cấu tạo và chức năng hệ mạch máu - Ngoài những mao mạch thực sự, còn có những đường nối thông trực tiếp giữa tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch, đường này rộng và ngắn, không phân chia thành mạng mao mạch dài và hẹp như mao mạch thực sư, luôn luôn mở gọi là mạch thẳng (ở phía mao động mạch) và kênh rộng (ở phía mao tĩnh mạch). Đặc tính sinh lí của động mạch giúp nó thực hiện chức năng Tính đàn hồi Tính co thắt - Mạch co → lòng mạch - Khi tim co  máu được tống vào hẹp  giảm lượng máu đi động mạch làm cho nó giãn ra, lúc này qua. nó nhận được một thế năng. - Động mạch nhỏ có nhiều - Khi tim dãn  thế năng động mạch sợi cơ trơn ở thành mạch chuyển thành động năng  đẩy máu Hình 13: Sơ đồ vi tuần hoàn nên(St) có tính co thắt cao. chảy tiếp trong động mạch. tim đập ngắt quãng, nhưng máu vẫn chảy liên tục. page 33 - Lớp cơ trơn của thành mạch được chi phối bởi thần kinh  có thể chủ động thay đổi đường kính (nhất là ở các tiểu động mạch)  lượng máu được phân phối đến cơ quan tùy theo nhu cầu, lúc hoạt động hay khi nghỉ ngơi. Sơ đồ 21: Đặc tính sinh lí của động mạch Hình 14: Hiện tượng tắc nghẽn lòng mạch Yếu tố tim Các *Các yếu tố giúp máu trởyếu vềtốtim giúp máu trở về tim page Van tĩnh mạch Sức co cơ vân 34 Cử động hô hấp Yếu tố tim - Tim bơm máu vào đại tuần hoàn, tạo nên huyết áp. Huyết áp giảm dần từ động mạch qua mao mạch đến tĩnh mạch huyết áp giảm rất nhiều, nhưng cũng đủ đưa máu trở về tim. - Trong thời kỳ tâm thất thu, áp suất tâm nhĩ giảm xuống đột ngột do van nhĩ-thất bị hạ xuống về phía mỏm tim làm buồng nhĩ giãn rộng, tác dụng này làm hút máu từ tĩnh mạch trở về tâm nhĩ. Van tĩnh mạch - Một số tĩnh mạch có chứa các van, có chức năng giống van tim. Van là những nếp lớn trong thành tĩnh mạch, chỉ cho phép máu chảy một chiều về tim. - Các van chủ yếu ở trong các tĩnh mạch chi. Sức co cơ vân - Khi cử động, sự co của các cơ xung quanh, ép vào tĩnh mạch, phối hợp với các van khiến cho máu chảy về tim. Do đó sự vận cơ giúp máu về tim tốt hơn. - Khi các van suy yếu, sẽ ứ máu ở tĩnh mạch gây phù. Cử động hô hấp - Khi hít vào, cơ hoành hạ thấp xuống, các tạng trong bụng bị ép, áp suất trong bụng tăng lên và ép máu về tim. - Đồng thời, khi hít vào, áp suất trong lồng ngực càng âm hơn ( từ -2,5mmHg đến -6mmHg), áp suất âm này khiến cho áp suất tĩnh mạch trung ương dao động từ 6mmHg thì thở ra đến gần 2mmHg khi hít vào. - Sự giảm áp suất này làm tăng lượng máu trở về tim phải. Hình 15: Vận tốc máu và thiết đồ cắt ngang trong hệ mạch. Sự thay đổi áp lực máu trong hệ mạch. * Câu hỏi, bài tập Câu 1: Một loài cá thuộc họ Channichthyidae sống ở vùng cực Trái Đất, nhiệt độ nước quanh năm là -1,9oC và nước giàu oxi. Loài cá này không có hemoglobin và mioglobin (vì vậy chúng page 35 còn được gọi là cá máu trắng) nên đã có một số điều chỉnh cốt lõi giúp chúng thích nghi với điều kiện sống trong nước lạnh. a. Hãy dự đoán có những điều chỉnh nào về lượng máu tuần hoàn, đường kính các mạch máu nhỏ và kích thước tim so với các loài cá có cùng kích cỡ khác không sống ở vùng cực Trái Đất. Những điều chỉnh đó có tác dụng gì? b. Tại sao loài cá này có tốc độ chuyển hóa thấp và máu hòa tan nhiều oxi? Gợi ý trả lời - Lượng máu tuần hoàn lớn giúp hòa tan được nhiều ôxi. - Đường kính các mạch máu nhỏ là khá lớn có tác dụng giảm sức cản đối với dòng máu chảy, nhờ vậy giúp máu chảy nhanh đến các mô. - Kích thước tim lớn giúp tăng được lưu lượng máu, cung cấp được nhiều máu cho các mô. - Do cá là động vật biến nhiệt, nước lạnh làm giảm tốc độ chuyển hóa và máu cá lạnh hòa tan được nhiều O2. Câu 2: a. Một bệnh nhân bị đau ngực đi khám bệnh, kết quả đo hoạt động tim mạch cho thấy lúc tim co đẩy máu lên động mạch chủ, có sự giãn rộng độ cách biệt của huyết áp: huyết áp tâm trương giảm rõ, huyết áp tâm thu tăng. Khả năng người này bị bệnh gì ở tim? Giải thích. b. Thực hiện thí nghiệm sau: Bước 1: Tách một đoạn mạch máu nhỏ từ động vật và đưa vào dung dịch có axetincolin, kết quả cho thấy mạch máu đó giãn rộng ra. Bước 1: Loại bỏ lớp tế bào lót mạch máu (lớp nội mạc), rồi cho đoạn mạch đó vào dung dịch có axetincolin thì thấy mạch máu không giãn rộng ra nữa. Tại sao? Gợi ý trả lời a. Người này có khả năng bị bệnh hẹp van tổ chim ở động mạch chủ. hẹp van tổ chim ở động mạch chủ  tăng sức cản ngoại vi với sự co bóp của tâm thất trái. Để duy trì lưu lượng tim, thất trái phải bóp với sức bóp tâm thu cao hơn, làm tăng áp lực lên thành tim  dẫn đến phì đại đồng tâm để bình thường sức ép lên thành tim (theo định luật Laplace: sức ép lên thành tim = áp lực x đường kính + 2 x độ dày tim) nhưng lại làm giảm độ giãn nở của thất trái. Thất trái giãn kém  giảm quá trình đổ đầy thất trái thụ động trong giai đoạn đầu của thời kỳ tâm trương. khối lượng máu trở về tâm thất trái phụ thuộc rất nhiều vào co bóp nhĩ trái. Thất trái càng dầy  lực bóp càng gia tăng  thời gian tâm thu kéo dài  tăng mức độ tiêu thụ ôxi cơ tim  gây biểu hiện đau ngực - Mức độ hẹp van động mạch chủ được phân loại dựa vào chênh áp qua van động mạch chủ: + Hẹp van động mạch chủ nhẹ: chênh áp tối đa < 40 mmHg hoặc chênh áp trung bình < 20 mmHg. + Hẹp van động mạch chủ vừa: chênh áp tối đa: 40-70 mmHg hoặc chênh áp trung bình: 20-40 mmHg. + Hẹp van động mạch chủ nặng: chênh áp tối đa > 70 mmHg hoặc chênh áp trung bình > 40 mmHg. b. Axetincolin gây ra giãn mạch do kích thích lớp nội mạc giải phóng NO, chất này gây giãn mạch. page 36 Câu 3: Nêu đặc điểm của mao mạch phù hợp với chức năng của chúng. Giải thích tại sao bình thường ở người chỉ có chừng 5% tổng số mao mạch là luôn có máu chảy qua. Gợi ý trả lời - Mao mạch có đường kính rất nhỏ đủ chỉ để cho các tế bào hồng cầu di chuyển theo một hàng nhằm tối đa hoá việc trao đổi các chất với dịch mô . - Mao mạch chỉ được cấu tạo từ một lớp tế bào không xếp sít với nhau nhằm giúp cho một số chất cần thiết và bạch cầu có thể dễ ra vào mao mạch nhằm thực hiện chức năng vận chuyển các chất và bảo vệ cơ thể. - Số lượng mao mạch trong các cơ quan là rất lớn, chỉ cần khoảng 5% số mao mạch có máu lưu thông là đủ, số còn lại có tácdụng điều tiết lượng máu đến các cơ quan khác nhau theo các nhu cầu sinh lý của cơ thể. - Lượng máu tới các mao mạch được điều tiết bởi các cơ vòng ở đầu các động mạch máu nhỏ trước khi tới lưới mao mạch. Câu 4: Một người đàn ông bị bệnh cao huyết áp là do nồng độ aldosteron cao. Huyết áp của ông ta là 164/102. Nồng độ aldosteron cao trong máu còn gây ra những thay đổi nào đối với pH máu, nồng độ K+ trong máu, thể tích dịch ngoại bào và tiết renin? Tại sao? Gợi ý trả lời - Những thay đổi do nồng độ aldosteron cao: pH máu tăng, nồng độ K + giảm, thể tích dịch ngoại bào tăng và không tiết renin. - Aldosteron kích thích ống thận tăng tái hấp thu Na + tăng thải K+ và H+ vào nước tiểu. Tăng Na+ và tăng thải H+ làm pH máu tăng, tăng thải K+ vào nước tiểu làm K+ trong máu giảm. - Aldosteron kích thích ống thận tăng tái hấp thu Na + kèm theo nước dẫn đến tăng huyết áp và tăng thể tích dịch ngoại bào. - Huyết áp cao không gây tiết renin. Câu 5: Một người bị tai nạn giao thông mất đi 20% lượng máu dẫn đến huyết áp giảm. Hãy cho biết cơ chế sinh lí chủ yếu làm tăng huyết áp trở lại. Gợi ý trả lời - Khi huyết áp giảm, thụ thể ở mạch máu báo tin về làm tăng cường hoạt động thần kinh giao cảm. - Thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim, co mạch ngoại vi, co mạch dồn máu từ các nơi dự trữ máu (gan, lách, mạch máu dưới da). - Thần kinh giao cảm còn làm co mạch máu đến thận, giảm lượng máu qua thận, giảm lọc ở cầu thận. - Huyết áp giảm còn gây tăng renin, angiotensin II, Angiotensin II gây tăng aldosteron kích thích ống thận tăng tái hấp thu Na + và nước đồng thời gây co mạch làm giảm lượng máu qua thận, giảm lọc ở cầu thận. Ngoài ra phản ứng đông máu làm giảm mất máu. page 37 Câu 6: Khi nghiên cứu sự vận chuyển máu trong hệ mạch, người ta vẽ được đồ thị về mối quan hệ giữa huyết áp, vận tốc máu và đường kính chung của hệ mạch như sau: A B C a b c Xác định các đường cong A,B,C trên đồ thị và các đoạn a,b,c trên trục hoành biểu thị gì? Giải thích sự thay đổi trong các đường cong đó. Gợi ý trả lời - Xác định các đường cong: A: đồ thị biểu diễn huyết áp B: đồ thị biểu diễn vận tốc máu C: tương quan nghịch với tiết diện các mạch a: động mạch b: mao mạch c: tĩnh mạch - Giải thích - Huyết áp giảm dần từ động mạch  mao mạch tĩnh mạch do ma sát: + Giữa máu với thành mạch + Giữa các phân tử máu với nhau - Vận tốc máu + Nhanh nhất ở động mạch . Tác dụng : đưa máu kịp thời đến các cơ quan , chuyển nhanh các sản phẩm của hoạt động tế bào đến các nơi cần hoặc đến cơ quan bài tiết. + Chậm nhất ở mao mạch. Tác dụng: tạo điều kiện cho máu kịp trao đổi chất với tế bào. - Vận tốc máu phụ thuộc: +Tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.(tiết diện nhỏ và chênh lệch huyết áp lớn → máu chảy nhanh và ngược lại.) + Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch Câu 7: a. Ở người huyết áp cao, nếu sử dụng thuốc ức chế đặc hiệu enzym xúc tác biến đổi angiotensinogen thành angiotensin II thì huyết áp giảm trở lại bình thường. Tại sao? b. Khi truyền một lượng lớn dung dịch sinh lí theo đường tĩnh mạch ở người thì mạch đập mạnh lên. Tại sao? Gợi ý trả lời page 38 a. Thuốc ức chế làm giảm hình thành angiotensin II trong máu. Nồng độ thấp angiotensin II sẽ giảm kích thích lên phần vỏ tuyến trên thận làm giảm tiết aldosteron. - Aldosteron giảm làm giảm tái hấp thu Na + ở ống lượn xa, tăng thải Na + và nước theo nước tiểu, dẫn đến thể tích máu giảm, huyết áp giảm. b. Tiếp dịch sinh lí theo đường tĩnh mạch làm tăng lượng máu về tim, gây tăng áp lực ở tâm nhĩ phải. - Thụ thể áp lực ở tâm nhĩ phải gửi thông tin về trung khu điều hòa tim mạch. Từ đây xung thần kinh theo dây giao cảm đến tim làm tim đập nhanh và mạnh lên dẫn đến mạch đập mạnh lên. Câu 8: Trình bày sự vận chuyển và màu của máu trong động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Gợi ý trả lời: - Động mạch : Máu chảy giữa dòng và ở cạnh thành mạch máu, hồng cầu di chuyển nhanh. Chiều máu chảy theo chiều phân nhánh và máu có màu đỏ tươi. - Tĩnh mạch : Hồng cầu di chuyển chậm và ở cạnh thành mạch không thấy. Chiều máu chảy theo hướng tập trung và máu có màu nhạt hơn (ngả về màu da cam). - Mao mạch : Hồng cầu di chuyển theo hàng một, tế bào hồng cầu có màu rất nhạt, một vài mao mạch nằm giữa 2 đầu thông với mao mạch khác nên có lúc hồng cầu dừng lại hoặc đổi chiều một quãng rồi mới chảy xuôi chiều. Câu 9: Các động lực gây nên sự chuyển động của máu trong vòng tuần hoàn? Động lực này của người tập luyện thể thao thường xuyên khác với người bình thường như thế nào? Gợi ý trả lời: - Các động lực gây nên sự chuyển động của máu trong vòng tuần hoàn gồm 2 nhóm: * Động lực tim mạch: là động lực tạo ra bởi tim và mạch máu gồm: + Sự chênh lệch về áp suất giữa đầu và cuối vòng tuần hoàn, yếu tố quyết định độ lớn của lượng máu được tống vào động mạch được xác định qua thể tích tâm thu và bị chi phối bởi buồng tim và độ dày thành tim, độ dày càng lớn thì lực bóp càng lớn.Thể tích buồng tim lớn, áp lực tạo ra khi tim co càng mạnh, được đo bằng áp suất phun, bằng kết quả siêu âm tim. + Nhu động thành mạch là hoạt động cơ phối hợp đồng thời 3 lớp cơ: lớp ngoài chạy dọc; lớp giữa chạy vòng; lớp trong chạy chéo. Sự chuyển động đó thúc đẩy lượng máu trong mạch. Nhu động thành mạch phụ thuộc vào trương lực của thành mạch và sự phát triển của các cơ ở thành mạch (trương lực giảm, lớp cơ phát triển tạo tính đàn hồi cao thì nhu động thành mạch tốt và vận chuyển máu tốt). * Động lực ngoài tim: Những yếu tố tác động không phải do thành mạch mà chỉ xuất hiện khi có hoạt động vận động bao gồm 4 động lực: + Sự co và duỗi của cơ khi vận động ép lên tĩnh mạch dồn máu chuyển động, đặc biệt tĩnh mạch nửa dưới của cơ thể, khi cơ co và duỗi gây chèn ép lên tĩnh mạch và tác dụng đẩy máu hồi tim. page 39 + Lực hút do áp suất âm trong lồng ngực tạo nên áp lực hạ thấp. Khi áp lực âm hạ thấp thành động lực hút máu hồi tim tạo nên mức chênh lệch huyết áp. + Hiện tượng tăng áp lực khoang bụng trong vận động dẫn đến sự chèn ép tĩnh mạch cửa gan đẩy máu hồi tim. + Do hoạt động gấp duỗi của khớp gây chèn ép tĩnh mạch để thúc đẩy máu hồi tim. Vậy từ các động lực cho thấy hoạt động tập luyện thể thao thường xuyên sẽ góp phần làm tăng lực lưu thông máu. Câu 10: Khi huyết áp thấp thì quá trình lọc ở cấu thận của cơ quan bài tiết nước tiểu bị trở ngại, thận đã tự điều chỉnh huyết áp bằng cách nào để quá trình lọc trở lại bình thường? Gợi ý trả lời: Cầu thận chỉ lọc được dễ dàng khi có áp suất lọc. Áp suất lọc = huyết áp – (áp suất keo + áp suất thủy tĩnh của dịch lọc trong nang Bao man) Huyết áp thấp  áp suất lọc thấp  trở ngại quá trình lọc máu tạo nước tiểu đầu. Thận đáp ứng lại bằng cách tiết renin điều chỉnh huyết áp qua hệ thống renin-angiotensin-aldosteron (RAAS) để tạo Angiotensin II. Chất này làm co mạch máu  tăng huyết áp. Angiotensin II cũng kích thích tuyến thượng thận tăng tiết hoocmon aldosteron và hoocmon này tác động lên ống lượn xa làm tăng tái hấp thu Na + và nước ở ống lượn xa  tăng thể tích máu  tăng huyết áp. 2.3. Tiến hóa hệ tuần hoàn Các dạng hệ tuần hoàn Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn hở Hệ mạch: ĐM-khoang cơ thể-TM Hình 16: HệSự tuần hoàn trao đổi hở Hệ tuần hoàn kín Hệ tuần hoàn kép Hệ mạch: ĐM-MM-TM Hệ tuần Sự hoàn đơn trao đổi khí và dinh dưỡng tại khoang cơ thể. khí và dinh dưỡng qua thành mao mạch. Phân phối máu tới các cơ quan p a g e 40chậm Phân phối máu tới các cơ quan nhanh Hệ tuần hoàn kép Sơ đồ 22: Các dạng hệ tuần hoàn * Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở: Trong hệ tuần hoàn kín: - Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao - Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa -Điều hoà phân phối máu đến các cơ quan nhanh - Đáp ứng được nhu cầu TĐK & TĐC cao 2.4. Tuần hoàn máu ở thai nhi. 2.4. Tuần hoàn máu ở thai nhi. page 41 - Máu của thai nhi chứa HbF kết hợp với oxi chặt chẽ và dễ dàng hơn HbA  thai nhi dễ lấy được oxi từ máu mẹ. - Phổi thai nhi chưa hoạt động  chưa có vòng tuần hoàn phổi. - Hai biến đổi cơ bản nhất ở tim và động mạch (động mạch chủ và động mạch phổi) của thai nhi so với người trưởng thành. - Lỗ oval giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái không còn và được bịt kín lại. - Lỗ botal giữa động mạch chủ và động mạch phổi không còn và cũng được bịt kín. Nếu sau khi sinh hai biến đổi trên không xảy ra thì gây hậu quả lớn đó là: máu đi nuôi cơ thể là máu pha, thể tích tâm thu giảm. Hình 17: Tuần hoàn máu ở thai nhi Nuôi các tế bào phổi Động mạch phổi Tĩnh mạch chủ dưới Nhĩ phải gan Thất phải Lỗ bầu dục ống Bôtan Nhĩ trái Thất trái Tĩnh mạch rốn Động mạch chủ Trao đổi chất với các tế bào cơ thể Tĩnh mạch Động mạch rốn Mao mạch thai nhúng trong hố máu mẹ ở nhau thai để trao đổi chất Sơ đồ 23: Tuần hoàn máu ở thai nhi Câu 1: Ở người, tim của một thai nhi có một lỗ giữa tâm thất trái và tâm thất phải. Trong một số trường hợp lỗ này không khép kín hoàn toàn trước khi sinh. Nếu lỗ này đã không được phẫu page 42 thuật sửa lại thì nó ảnh hưởng tới nồng độ O 2 máu đi vào tuần hoàn hệ thống của tim như thế nào? Gợi ý trả lời: Nếu không được phẫu thuật sửa lại thì tim của em bé có lỗ giữa tâm thất trái và tâm thất phải dẫn đến nồng độ O2 trong máu đi vào tuần hoàn hệ thống có thể thấp hơn bình thường vì một số máu thiếu O2 qua tĩnh mạch trở về tâm thất phải đã pha trộn với máu giàu O 2 ở tâm thất trái. Câu 2: Đặc điểm tuần hoàn máu của thai nhi có gì khác với trẻ em bình thường sau khi được sinh ra? Gợi ý trả lời: Thai nhi - Tim có 4 ngăn nhưng 2 tâm nhĩ có lỗ bầu dục thông nhau. - Có ống nối động mạch chủ với động mạch phổi nên máu từ tim chỉ chảy vào động mạch chủ đi nuôi cơ thể → tuần hoàn 1 vòng. - Có hệ mạch trao đổi chất với máu của mẹ tại nhau thai qua dây rốn. - Trong máu có loại Hb ái lực với oxy cao. Trẻ em bình thường - Lỗ bầu dục được bít kín, 2 tâm nhĩ có vách ngăn hoàn toàn. - Không có ống nối động mạch phổi và động mạch chủ, máu từ tâm thất phải sẽ lên phổi, máu từ tâm thất trái đi nuôi cơ thể → tuần hoàn 2 vòng. - Không có hệ mạch qua dây rốn, cắt đứt quan hệ với máu mẹ. - Máu có loại Hb ái lực với oxy thấp hơn. 2.5. Tuần hoàn bạch huyết Hình 18: Tuần hoàn bạch huyết page 43 Thu nhận và chuyển đi các yếu tố từ mao mạch thấm ra và các chất mà tế bào không dùng đến. Vai trò của tuần hoàn bạch huyết Bảo vệ cơ thể: hệ bạch huyết thu vét các vật lạ như vi khuẩn trong các tổ chức đưa vào hạch bạch huyết, làm nhiệm vụ gạn lọc cho máu. Đảm bảo tổ chức sống hoạt động tốt. Sơ đồ 24: Tuần hoàn bạch huyết C. KẾT LUẬN Từ kết quả dạy học, tôi xin nêu một số kết luận sau: 1. Kiến thức về sinh lí động vật rất phong phú, phức tạp, có mối liên quan chặt chẽ giữa giải phẫu và sinh lí với thực tiễn sức khỏe con người. Do vậy học sinh gặp khó khăn trong việc tự lĩnh hội nội dung cơ bản và vận dụng để giải thích các hiện tượng thực tiễn. 2. Sách giáo khoa chỉ nêu các kiến thức cơ bản, nên cần hướng dẫn học sinh phương pháp sưu tầm thêm các loại tài liệu liên quan tới nội dung chuyên đề nghiên cứu. 3. Các tư liệu sưu tầm cần được chọn lọc, biến đổi cách thức trình bày cho phù hợp, sắp xếp khoa học để thuận tiện cho việc học tập. 4. Trên đây là một số tư liệu minh họa cho cách thức hướng dẫn học sinh ra được sản phẩm, đã thu hút được sự quan tâm của một số nhóm học sinh chuyên và phát huy khả năng tự học hiệu quả. Tuy nhiên đây mới là bước đầu trong quá trình nghiên cứu nên còn thiếu sót, cần được tiếp tục hoàn thiện tiếp. D. ĐỀ NGHỊ 1. Hướng dẫn học sinh phân tích nội dung, xây dựng tư liệu học tập là việc cần thiết trong quá trình dạy học, những kết quả trong chuyên đề này mới chỉ là bước đầu, cần được hoàn thiện bằng các nghiên cứu khác. 2. Trong khoảng thời gian ngắn, tôi chưa thực nghiệm kiểm chứng hiệu quả nghiên cứu ở mức rộng, nên hướng nghiên cứu này cần được mở rộng với các phần khác trong môn Sinh học để giúp học sinh chuyên có khả năng tự chiếm lĩnh kiến thức, phát huy nội lực và rèn luyện phương pháp nghiên cứu khoa học, từ đó nâng cao chất lượng dạy học. page 44 3. Đề tài tuy thể hiện niềm đam mê của tác giả nhưng vẫn mang sắc thái chủ quan. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chia sẻ của các thầy cô và đồng nghiệp để có thể hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Đình Tuấn; “Tài liệu giáo khoa chuyên Sinh học trung học phổ thông – Sinh lí học động vật”; NXB Giáo dục, 2009. 2. Nguyễn Quang Vinh; “Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học trung học phổ thông – Sinh lí học động vật”; NXB Giáo dục, 2011. 3. Campbell – Reece; “Sinh học”; NXB Giáo dục, 2012. 4. Một số đề thi học sinh giỏi thành phố; cấp quốc gia môn Sinh học. 5. Một số trang web (đã ghi nguồn). page 45 [...]... phương pháp tập luyện để tránh các hiện tư ng xơ vữa động mạch và một số bệnh tim mạch khác - Phân tích được các chỉ số huyết áp  sự thay đổi huyết áp của cơ thể trong các trạng thái sức khỏa và luyện tập khác nhau  liên hệ giải thích các hiện tư ng xấy ra do rối loan điều hòa tim-mạch - Tạo hệ thống tư liệu học tập khoa học page 31 * Hướng dẫn học sinh thực hiện - Học sinh sưu tầm các hình ảnh, tư liệu. .. quan hệ song song - Mô tả, phân tích đường đi của máu, sự phân phối máu ở các tổ chức khác trong trong cơ thể - Tạo tư liệu học tập thông qua sự thiết lập sơ đồ về mối liên quan giữa các thông tin học tập - Xây dựng câu hỏi, bài tập Tự kiểm tra, đánh giá * Một số ví dụ về sản phẩm tư liệu học tập Hình 7: Hình dạng, cấu tạo của tim và đường đi của máu (St) Tim Nằm Nằm trong trong trung trung thất, thất,... - Mô tả, phân tích con đường dẫn máu và đích tới của mỗi loại mạch  cấu tạo như thế nào để có thể thực hiện chức năng ảnh hưởng tới sự phân phối máu ở các tổ chức khác trong trong cơ thể như thế nào - Tạo tư liệu học tập thông qua sự chọn lọc và thiết lập sơ đồ về mối liên quan giữa các thông tin học tập - Xây dựng câu hỏi, bài tập Tự kiểm tra, đánh giá * Một số ví dụ về sản phẩm tư liệu học tập Hình... 36% tổng lượng oxi trong cơ thể, lượng oxi trong máu chiếm 51% và ở các cơ là 13% Trong khi đó, ở một loài động vật có vú, lượng oxi ở phổi, trong máu và các cơ tư ng ứng là 5%, 70% và 25% Đặc điểm phân bố oxi trong cơ thể như vậy cho biết loài động vật này sống trong môi trường như thế nào ? tại sao chúng cần có đặc điểm phân bố oxi như vậy? Gợi ý trả lời: -Do đặc điểm phân bố oxi trong cơ thể ở loài... tâm nhĩ Câu 13: Trong cơ thể người, lượng oxi trong phổi chiếm 36% tổng lượng oxi trong cơ thể, lượng oxi trong máu chiếm 51% và ở các cơ là 13% Trong khi đó, ở một loài động vật có vú, lượng oxi ở phổi, trong máu và các cơ tư ng ứng là 5%, 70% và 25% Đặc điểm phân bố oxi trong cơ thể như vậy cho biết loài động vật này sống trong môi trường như thế nào ? tại sao chúng cần có đặc điểm phân bố oxi như... của nam giới 25% Phụ thuộc vào tư thế, máu tĩnh mạch trở về tim ở tư thế đứng ít hơn tư thế nằm Bởi vậy thể tích tâm thu của người khi ở tư thế nằm cao hơn tư thế đứng 30-40 % + Thể tích tâm thu còn phụ thuộc vào lượng máu tuần hoàn chung, giữa hai đại lượng này có mối tư ng quan dương tính rất cao Những người có lượng máu tuần hoàn chung cao thì thể tích tâm thu cao + Thể tích tâm thu ở người già thấp... người - Phân tích được chu kì hoạt động của tim và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của tim, liên hệ giải thích các hiện tư ng thực tiễn - Nêu được vai trò của việc dinh dưỡng, phương pháp tập luyện để có tim khỏe mạnh - Sơ lược vấn đề điện tim page 16 * Hướng dẫn học sinh thực hiện - Học sinh sưu tầm các tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau dưới dạng kênh hình, kênh chữ - Nghiên cứu tài liệu, ... 22 - Thể tích tâm thu phụ thuộc vào: + Lượng máu tĩnh mạch trở về tim + Tốc độ dòng máu tĩnh mạch trở về tim trong một đơn vị thời gian Thời gian dòng máu tĩnh mạch trở về tim càng nhỏ thì tần số nhịp tim càng cao + Tần số nhịp tim + Kích thước buồng tâm thất (tỷ lệ thuận với thể tích tâm thu) + Lực bóp của cơ tim, thể tích máu đọng trong tim, vào tư thế của cơ thể ở người bình thường, thể tích tâm... thu khoảng 60-70ml ở tư thế nằm ngang, các điều kiện cơ học đảm bảo cho máu về tim dễ dàng, thể tích tâm thu của người không tập luyện là 100ml Hoạt động cơ bắp vẫn trong tư thế nằm, thể tích tâm thu khoảng 100-120ml Thể tích tâm thu tối đa còn phụ thuộc vào giới tính: ở phụ nữ trẻ, trong tư thế nằm tĩnh là 70ml, hoạt động cơ bắp là 100ml Do kích thước buồng tim của nữ nhỏ hơn, thể tích tâm thu của nữ... thể tích tâm thu và tần số nhịp tim Công thức tính thể tích phút theo quy ước quốc tế như sau: CO = SV x HR hoặc Q = Qs x fc Q - CO: lưu lượng tim; Qs - SV: thể tích tâm thu; fc - HR: tần số co bóp của tim Từ công thức trên, lưu lượng tim có thể thay đổi khi thay đổi một trong hai đại lượng Ví dụ: trong điều kiện nghỉ ngơi yên tĩnh, nhịp tim bình thường của người trưởng thành là 70l/phút, thể tích ... dạng tư liệu tổng hợp sáng tạo Thảo luận hoàn chỉnh sản phẩm tư liệu Xây dựng câu hỏi, tập Tự kiểm tra, đánh giá page II Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu học tập phần “Tuần hoàn máu” Nghiên... số nhóm học sinh chuyên phát huy khả tự học hiệu Tuy nhiên bước đầu trình nghiên cứu nên thiếu sót, cần tiếp tục hoàn thiện tiếp D ĐỀ NGHỊ Hướng dẫn học sinh phân tích nội dung, xây dựng tư liệu. .. lạc, rõ ràng, dễ nhớ, dễ hiểu  Tư liệu học tập - Học sinh thảo luận bạn thầy cô, điều chỉnh sản phẩm tư liệu cho phù hợp - Trong trình xây dựng tư liệu, học sinh thường xuyên suy nghĩ, phát

Ngày đăng: 14/10/2015, 09:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • *Đặc điểm sinh lí của cơ tim

  • - Tính hưng phấn: khả năng đáp ứng của cơ tim khi kích thích.

  • + Nhờ tính trơ mà cơ tim không co cứng khi có những khích thích liên tiếp.

  • - Tính dẫn truyền: Cơ tim và hệ thống nút có khả năng dẫn truyền xung động: tốc độ dẫn truyền ở nút xoang, bó His là 0,05m/s; cơ nhĩ thất và mạng purkinje là 1m/s, cơ tâm thất 4m/s.

  • - Tính nhịp điệu: khả năng phát xung động nhịp nhàng của hệ thống nút: nút xoang phát từ 120 – 150 xung động/phút, gọi là nút dẫn nhịp (Keith – Flack, pace maker). Nút nhĩ thất: 50 – 60 xung động/phút, bó His 30 – 40 xung động/phút.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan