Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thị trấn đông khê, huyện thạch an, tỉnh cao bằng luận văn ths 2015

105 518 2
Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại thị trấn đông khê, huyện thạch an, tỉnh cao bằng  luận văn ths 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------------- ĐINH THỊ BÍCH HẠNH “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THỊ TRẤN ĐÔNG KHÊ, HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG” LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội - Năm 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------------ĐINH THỊ BÍCH HẠNH “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THỊ TRẤN ĐÔNG KHÊ, HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG” Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ HÙNG SƠN Hà Nội - Năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích dẫn và tham khảo từ các tài liệu, giáo trình và các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố. Những quan điểm đƣợc trình bày trong luận văn là quan điểm cá nhân. Các giải pháp nêu trong luận văn đƣợc rút ra từ những cơ sở lý luận và quá trình nghiên cứu thực tiễn. Tác giả luận văn Đinh Thị Bích Hạnh LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Hùng Sơn hiện tại đang công tác tại Kho bạc nhà nƣớc Việt Nam, giáo viên hƣớng dẫn đã tận tình chỉ bảo, theo sát và giúp đỡ cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu, số liệu, và thực hiện luận văn, đồng thời có những ý kiến đóng góp quý báu để luận văn đƣợc hoàn thành tốt hơn. Bên cạnh đó, tác giả luận văn xin trân trọng gửi lời cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình trong quá trình thu thập số liệu của các cán bộ công tác tại Ủy ban nhân dân thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Đặc biệt là các cán bộ kế toán tại phòng Tài chính – kế toán thị trấn. Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình đã động viên và giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu cũng nhƣ hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Đinh Thị Bích Hạnh MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục các từ viết tắt..................................................................................... i Danh mục các bảng ........................................................................................... ii Danh mục các biểu đồ ...................................................................................... iii Danh mục sơ đồ................................................................................................ iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ........................................ 5 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................. 5 1.1.1. Những nghiên cứu đã có ..................................................................... 5 1.1.2. Sự khác biệt với đề tài đang nghiên cứu ............................................. 8 1.2.Tổng quan về ngân sách nhà nƣớc .............................................................. 9 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của ngân sách nhà nƣớc ................................ 9 1.2.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nƣớc .................................................... 9 1.2.1.2. Đặc điểm ngân sách nhà nƣớc.................................................... 11 1.2.2. Vai trò của ngân sách nhà nƣớc ........................................................ 13 1.2.3. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc .............................................. 16 1.2.3.1. Hệ thống ngân sách nhà nƣớc .................................................... 16 1.2.3.2. Nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc .................... 17 1.2.3.3. Nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc........................ 18 1.3.Ngân sách xã ............................................................................................. 19 1.3.1. Khái niệm và đặc điểm ngân sách xã ................................................ 19 1.3.1.1. Khái niệm ngân sách xã ............................................................. 19 1.3.1.2. Đặc điểm ngân sách xã............................................................... 20 1.3.2. Quản lý ngân sách xã ........................................................................ 20 1.3.2.1. Khái niệm quản lý ngân sách xã ................................................. 20 1.3.2.2. Chu trình quản lý ngân sách xã .................................................. 21 1.3.2.3. Đánh giá quản lý ngân sách xã ................................................... 23 1.3.3. Quản lý thu ngân sách xã .................................................................. 24 1.3.3.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò thu ngân sách xã ....................... 24 1.3.3.2. Các nguồn thu ngân sách xã ....................................................... 25 1.3.4. Quản lý chi ngân sách xã .................................................................. 27 1.3.4.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò chi ngân sách xã ....................... 27 1.3.4.2. Nhiệm vụ chi ngân sách xã ......................................................... 28 1.3.5. Cân đối ngân sách xã ........................................................................ 29 1.3.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý ngân sách xã ............................ 30 1.3.6.1. Nhân tố khách quan .................................................................... 30 1.3.6.2. Nhân tố chủ quan ....................................................................... 31 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 33 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 33 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 33 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin, dữ liệu ........................................... 34 2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận ...................................................... 35 2.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu................................................................. 35 2.2.4. Tác động của phƣơng pháp nghiên cứu ............................................ 37 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THỊ TRẤN ĐÔNG KHÊ, HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 ................................................................... 39 3.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu – Thị trấn Đông Khê ................................. 39 3.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý – tự nhiên ....................................................... 39 3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội .................................................................. 40 3.1.2.1. Về kinh tế .................................................................................... 40 3.1.2.2. Về xã hội ..................................................................................... 41 3.2.Thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc tại Thị trấn Đông Khê giai đoạn 2010 - 2014 ...................................................................................... 42 3.2.1. Quản lý thu ngân sách thị trấn .......................................................... 42 3.2.1.1. Dự toán thu ................................................................................. 42 3.2.1.2. Quyết toán thu............................................................................. 49 3.2.1.3. So sánh quyết toán trên dự toán theo tỷ lệ % ............................. 55 3.2.1.4. Tỷ trọng các khoản thu so với tổng thu ...................................... 57 3.2.2 . Quản lý chi và nhiệm vụ chi ngân sách thị trấn ............................... 60 3.2.2.1. Dự toán chi ................................................................................. 60 3.2.2.2. Quyết toán chi ............................................................................. 65 3.2.2.3. So sánh quyết toán trên dự toán theo tỷ lệ % ............................. 69 3.2.2.4. Tỷ trọng các khoản chi so với tổng chi ...................................... 71 3.2.3. Cân đối thu – chi ngân sách thị trấn .................................................. 73 3.3.Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................... 74 3.3.1. Hạn chế.............................................................................................. 74 3.3.1.1. Hạn chế về thu ngân sách ........................................................... 74 3.3.1.2. Hạn chế về chi ngân sách ........................................................... 76 3.3.1.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ........................................ 77 3.3.2. Nguyên nhân ..................................................................................... 78 3.3.2.1. Nguyên nhân khách quan ........................................................... 78 3.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan ............................................................... 79 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THỊ TRẤN ĐÔNG KHÊ, HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG .................................................................................. 81 4.1. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thị trấn Đông Khê giai đoạn 2015 – 2020. .................................................................................................... 81 4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý NSNN tại thị trấn Đông Khê ...... 82 4.2.1. Quản lý nguồn thu tập trung và khuyến khích tăng thu .................... 82 4.2.2. Quản lý và sử dụng các khoản chi ngân sách có hiệu quả ................ 84 4.2.3. Tăng cƣờng kiểm tra, xử lý vi phạm quản lý NSNN ........................ 85 4.2.4. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý NSNN ......................................... 86 4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 87 4.3.1. Đối với HĐND, UBND tỉnh Cao Bằng ............................................ 87 4.3.2. Đối với HĐND, UBND huyện Thạch An ......................................... 88 4.3.3. Đối với Phòng Tài chính huyện Thạch An ....................................... 89 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 93 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 GTGT Giá trị gia tăng 2 HĐND Hội đồng nhân dân 3 KBNN Kho bạc nhà nƣớc 4 NS Ngân sách 5 NSĐP Ngân sách địa phƣơng 6 NSNN Ngân sách nhà nƣớc 7 NSTƢ Ngân sách trung ƣơng 8 NSX Ngân sách xã 9 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 10 TNCN Thu nhập cá nhân 11 UBND Ủy ban nhân dân i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Tình hình lập dự toán thu từ 2010 đến 2014 46 2 Bảng 3.2 So sánh Dự toán thu NS giữa các năm (năm sau 48 so với năm trƣớc) 3 Bảng 3.3 Tình hình quyết toán thu NS từ 2010 đến 2014 49 4 Bảng 3.4 So sánh quyết toán thu NS giữa các năm (năm 51 sau so với năm trƣớc) 5 Bảng 3.5 So sánh quyết toán trên dự toán thu NS theo % 55 từ 2010 đến 2014 6 Bảng 3.6 Tình hình dự toán chi NS từ năm 2010 đến 2014 60 7 Bảng 3.7 So sánh dự toán chi NS giữa các năm (năm sau 62 so với năm trƣớc) 8 Bảng 3.8 Tình hình quyết toán chi NS từ năm 2010 đến 65 2014 9 Bảng 3.9 So sánh quyết toán chi NS giữa các năm (năm 67 sau so với năm trƣớc) 10 Bảng 3.10 So sánh quyết toán trên dự toán chi NS theo tỷ 69 lệ % từ 2010 đến 2014 11 Bảng 3.11 Tỷ trọng các khoản chi so với tổng chi NS từ 71 2010 đến 2014 12 Bảng 3.12 Tình hình cân đối thu – chi ngân sách thị trấn (2010 – 2014) ii 73 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT 1 Biểu đồ Nội dung Biểu đồ 3.1 Tỷ trọng các khoản thu so với tổng thu theo dự Trang 57 toán 2 Biểu đồ 3.2 Tỷ trọng các khoản thu so với tổng thu theo quyết toán 58 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Sơ đồ Nội dung Trang 1 Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hệ thống ngân sách nhà nƣớc 17 2 Sơ đồ 1.2 Sơ đồ quy trình lập dự toán ngân sách xã 21 iii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bất cứ một quốc gia nào cũng đều phải có quỹ tiền tệ để quốc gia đó có thể tồn tại và phát triển cùng với các hoạt động trên mọi lĩnh vực của quốc gia đó. Ngân sách nhà nƣớc là một chủ thể tài chính quan trọng trong hệ thống tài chính của một quốc gia, đồng thời nó cũng là công cụ tài chính chủ yếu giúp Nhà nƣớc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Hệ thống NSNN đƣợc hình thành từ các cấp NSNN vì quỹ NSNN không chỉ có ở cấp Nhà nƣớc mà còn có ở các cấp địa phƣơng bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có HĐND và UBND. Hệ thống NSNN đƣợc phân cấp quản lý cũng nhƣ sự phân cấp quản lý kinh tế và hành chính. Phân cấp quản lý NSNN sẽ giúp cho việc sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn của quốc gia, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng của đất nƣớc. Việc quản lý tốt NSNN sẽ góp phần ổn định và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo cũng nhƣ đảm bảo các nhiệm vụ an ninh – quốc phòng. Có thể nhận thấy đƣợc sự quan trọng và cần thiết của việc quản lý NSNN ở các cấp. Phân cấp quản lý NSNN đƣợc cụ thể hóa và ban hành thành Luật Ngân sách nhà nƣớc năm 1996, sau đó đƣợc sửa đổi và bổ sung năm 2002, có hiệu lực từ năm 2004. Hiện Luật Ngân sách nhà nƣớc đã đƣợc sửa đổi năm 2015 để phù hợp hơn với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Việc sửa đổi, bổ sung Luật NSNN về công tác quản lý điều hành NSNN ở các cấp, cải cách hành chính và công khai ngân sách đƣợc chú trọng hơn đã góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý NSNN. Hệ thống NSNN ở nƣớc ta bao gồm Ngân sách trung ƣơng và Ngân sách địa phƣơng (NSĐP). Trong cấp NSĐP thì ngân sách xã (NSX) là cấp 1 ngân sách nhỏ nhất, NSX có thể là ngân sách cấp xã, phƣờng hay thị trấn. Nguồn NSĐP này đƣợc coi là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, vì là một bộ phận của NSNN nên nó cũng mang những đặc trƣng chung của NSNN: vừa là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nƣớc với các chủ thể khác và vừa bao gồm cả quá trình thu – chi ngân sách. Tuy nhiên, NSX không chỉ là một đơn vị trong hệ thống ngân sách mà nó còn đóng vai trò là đơn vị sử dụng ngân sách. Việc nắm giữ đồng thời cả hai vai trò khiến cho việc quản lý NSX còn gặp nhiều khó khăn. Việc quản lý NSĐP, đặc biệt là NSX đóng vai trò quan trọng trong quản lý NSNN. Quản lý tốt cấp NSĐP sẽ giúp làm tăng hiệu quả quản lý cấp NSNN. Mỗi địa phƣơng có tình hình kinh tế - xã hội riêng, vì vậy sự quản lý ngân sách ở các địa phƣơng khác nhau cũng khác nhau, nhất là ở cấp ngân sách xã lại càng có sự khác biệt bởi xã là cấp cơ sở trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nƣớc. Nguồn thu của ngân sách xã thƣờng nhỏ lẻ, không tập trung mà nguồn lực tài chính cấp trên cũng có hạn dẫn đến ngân sách hạn hẹp. Quản lý chi ở cấp ngân sách này còn gặp nhiều khó khăn do các lĩnh vực chi thì nhiều mà các khoản chi cũng không đồng đều, đôi khi còn nhỏ giọt. Bên cạnh đó, trình độ cán bộ quản lý ngân sách cấp xã còn hạn chế, nên chƣa bao quát đƣợc đầy đủ nhiệm vụ, triển khai công việc chƣa hiệu quả. Sinh sống tại thị trấn Đông Khê thuộc tỉnh Cao Bằng là một nơi vốn còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế và đang theo học chuyên ngành tài chính, nhận thấy đây là một vấn đề quan trọng nên tôi quan tâm và muốn nghiên cứu về vấn đề quản lý ngân sách tại địa phƣơng. Tôi mong muốn có thể đóng góp cho địa phƣơng mình phần nào thông qua việc nghiên cứu đề tài này. Vì lý do đó, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại Thị trấn Đông Khê, Huyện Thạch An, Tỉnh Cao Bằng” làm đối tƣợng nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. 2 2. Mục đích nghiên cứu - Mục đích Nghiên cứu và tìm hiểu về thực trạng thu - chi NSNN tại thị trấn Đông Khê nhằm đƣa ra những hạn chế và nguyên nhân gây ra những hạn chế đó, đồng thời có những giải pháp và kiến nghị để góp phần hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại địa phƣơng. - Nhiệm vụ + Tổng hợp các vấn đề lý luận chung về ngân sách nhà nƣớc nói chung và cụ thể về ngân sách xã (thị trấn). + Tổng hợp số liệu và phân tích thực trạng quản lý ngân sách nhà nƣớc tại thị trấn Đông Khê. + Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc tại thị trấn Đông Khê. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về Ngân sách xã. Các lý luận chung về ngân sách nhà nƣớc cũng nhƣ về ngân sách xã. Trong đó, đề cập đến các hoạt động chính của quản lý ngân sách xã nhƣ quản lý thu NSX, các khoản mục thuộc nguồn thu NSX; quản lý chi NSX, nhiệm vụ chi ngân sách tại địa phƣơng; sự cân đối ngân sách giữa thu – chi cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng đến việc quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp xã. - Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý ngân sách nhà nƣớc tại (xã) thị trấn Đông Khê (huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng) trong giai đoạn 2010 - 2014. Cụ thể, các vấn đề liên quan đến ngân sách xã tại thị trấn Đông Khê về các hoạt động thu ngân sách, nhiệm vụ chi ngân sách cũng nhƣ công tác thực hiện quản lý ngân sách tại địa phƣơng. 3 4. Câu hỏi nghiên cứu - Công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc tại thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng có những hạn chế nào còn tồn tại? - Làm thế nào để khắc phục những hạn chế và hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc tại thị trấn Đông Khê? 5. Bố cục luận văn Ngoài danh sách các từ viết tắt, danh sách các bảng, biểu đồ, mở đầu và kết luận thì bố cục luận văn gồm có 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về ngân sách nhà nƣớc. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc tại Thị trấn Đông Khê, Huyện Thạch An, Tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010 – 2014. Chƣơng 4: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại Thị trấn Đông Khê, Huyện Thạch An, Tỉnh Cao Bằng. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1 . Những nghiên cứu đã có Ngân sách nhà nƣớc là chủ thể tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, vì vậy, có nhiều nghiên cứu đã đề cập đến chủ thể này trên các góc độ khác nhau cũng nhƣ tại các địa phƣơng khác nhau. Hệ thống NSNN bao gồm nhiều cấp ngân sách, các nghiên cứu có thể đƣợc tiến hành ở các cấp ngân sách khác nhau, thêm vào đó mỗi địa phƣơng có các đặc điểm về tình hình kinh tế, xã hội là mang tính chất riêng dẫn đến sự đa dạng về quy mô cũng nhƣ hƣớng nghiên cứu giữa các nghiên cứu là không giống nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều có chung chủ thể nghiên cứu là NSNN nên qua tìm hiểu tôi đã lựa chọn một vài nghiên cứu đã có để tham khảo nhƣ: Luận án tiến sĩ kinh tế của TS.Ngô Thiện Hiền (2012) với đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2020”. Nghiên cứu đã đƣa ra những lý luận tổng quan về NSNN nói chung, các khái niệm cũng nhƣ quản lý quy trình NSNN. Bên cạnh đó, các lý luận về hiệu quả quản lý NSNN và các nhân tố ảnh hƣởng cũng đã đƣợc tác giả đƣa ra nhằm làm cơ sở để đánh giá hiệu quả quản lý NSNN cấp tỉnh tại tỉnh An Giang. Nghiên cứu còn đƣa ra những kinh nghiệm về quản lý NSNN tại một số nƣớc trên thế giới và cả các tỉnh trong cùng khu vực ở trong nƣớc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm dành cho Việt Nam nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Thực trạng về hiệu quả quản lý NSNN ở tỉnh An Giang đƣợc tác giả trình bày một cách khá đầy đủ từ NS cấp tỉnh đến các cấp địa phƣơng và tập trung chủ yếu vào sự quản lý NS của cấp tỉnh. Từ 5 những kết quả phân tích thực trạng có đƣợc, tác giả chỉ ra những hạn chế chủ yếu cần khắc phục và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó để đƣa ra những giải pháp khắc phục cũng nhƣ biện pháp để thực hiện các giải pháp đó nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc tại tỉnh An Giang. Có thể thấy, luận án của tiến sĩ Ngô Thiện Hiền đã có những lý luận chung về NSNN cũng nhƣ những đánh giá về thực trạng và các giải pháp đƣa ra nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tại tỉnh An Giang rất chi tiết và đầy đủ, tuy nhiên, tác giả nghiên cứu tập trung chủ yếu vào NSNN ở cấp tỉnh. Các lý luận về NSNN đƣa ra là các lý luận về NSNN nói chung mang tính tổng quan và thực trạng tác giả phân tích là ở NSNN cấp tỉnh với con số đƣợc tổng hợp từ rất nhiều huyện, xã trong địa bàn tỉnh nên quy mô cũng nhƣ phạm vi nghiên cứu của tác giả mang tính tổng quan cao. Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Huỳnh Thị Cẩm Liêm (2011) với đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Đức Phổ”. Cũng giống nhƣ bất cứ đề tài nào về NSNN thì tác giả cũng đã đƣa ra những lý luận cơ bản về NSNN nói chung, thêm vào đó tác giả có đƣa ra các vấn đề liên quan đến quản lý NSNN cấp huyện nhƣ các vấn đề về khái niệm, đặc điểm, vai trò của NS huyện cũng nhƣ các hoạt động thu – chi NS cấp huyện. Phạm vi nghiên cứu ở bài nghiên cứu này đã đƣợc thu xuống ở cấp huyện. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã phân tích thực trạng quản lý NSNN tại địa bàn nghiên cứu và đƣa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN tại huyện Đức Phổ trong thời gian tới. Luận văn của tác giả Huỳnh Thị Cẩm Liên đã nghiên cứu về NSNN với cách tiếp cận khác so với luận án của tiến sĩ Ngô Thiện Hiền. Bên cạnh lý luận về NSNN nói chung thì tác giả cũng đã đƣa ra những lý luận về NSNN cấp huyện, về vai trò, đặc điểm của NS cấp huyện. Những đánh giá về thực trạng của địa bàn nghiên cứu là ở cấp địa phƣơng, tuy nhiên nó vẫn mang tính khá tổng quan vì một 6 huyện có nhiều xã thành viên và mỗi xã sẽ có sự khác biệt trong việc sử dụng NSNN. Ngoài ra, có thể kể đến đề tài luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Ngô Thanh Huyền. Luận văn không đƣa ra các lý luận về NSNN nói chung mà đƣa ra các lý luận cụ thể về ngân sách xã, các khái niệm, đặc điểm, cai trò cũng nhƣ quản lý thu – chi ngân sách xã. Luận văn cũng đã chỉ ra thực trạng về công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện nghiên cứu để từ đó có đƣợc nhận xét về sự thuận lợi và khó khăn trong quản lý NSX, đồng thời đƣa ra các biện pháp để nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện. Đây là luận văn có phạm vi nghiên cứu thu hẹp hơn so với hai luận văn trên, tức là luận văn tiến hành nghiên cứu về công tác quản lý NSX nói chung trên địa bàn huyện. Bên cạnh lý luận về NSX thì luận văn không đƣa ra những lý luận chung về NSNN và hệ thống phân cấp quản lý của NSNN để từ đó thấy đƣợc mối liên hệ và sự tƣơng quan giữa ngân sách cấp xã và các cấp ngân sách cấp trên. Tác giả tiến hành nghiên cứu về công tác quản lý NSX tổng thể trên địa bàn huyện chứ không phải tiến hành nghiên cứu về một xã cụ thể. Bên cạnh các nghiên cứu mang tính cá nhân về NSNN thì tài liệu “Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức tài chính – kế toán xã vùng trung du, miền núi và dân tộc” (Kèm theo Quyết định số 3095/QĐ-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính) là một tài liệu rất đáng tin cậy về lý luận NSNN nói chung và chi tiết về NSX do Bộ tài chính tiến hành soạn thảo. Tuy nhiên, tài liệu chỉ mang tính lý luận, cung cấp những kiến thức về mặt lý thuyết và chủ yếu nhằm hƣớng dẫn, đào tạo cho các cán bộ cấp xã chứ không mang tính chất nghiên cứu về thực trạng tại một địa phƣơng cụ thể. 7 1.1.2 . Sự khác biệt với đề tài đang nghiên cứu Qua tổng quan về các nghiên cứu đã có đã giúp cho tác giả có đƣợc định hƣớng căn bản để xây dựng đề cƣơng nghiên cứu luận văn của mình. Nhìn chung, các đề tài và tài liệu nêu trên đều đƣa ra những lý luận căn bản về NSNN nói chung và ngân sách từng cấp địa phƣơng nói riêng, thực trạng tại từng địa phƣơng mà các tác giả nghiên cứu cũng nhƣ những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý NSNN. Tuy nhiên, theo sự tìm hiểu của tác giả thì hiện chƣa có nghiên cứu nào về NSNN đƣợc tiến hành tại địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Đề tài luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại Thị trấn Đông Khê, Huyện Thạch An, Tỉnh Cao Bằng” mà tác giả thực hiện là nghiên cứu đầu tiên về thực trạng quản lý NSX tại địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng cụ thể là về thị trấn Đông Khê – một đơn vị cấp xã thuộc huyện Thạch An. Ngoài phần cơ sở lý luận chung về NSNN thì không giống nhƣ các nghiên cứu trên, luận văn tiến hành nghiên cứu về một xã cụ thể trong địa bàn huyện chứ không phải nghiên cứu về công tác quản lý NSX nói chung của toàn huyện hay công tác quản lý NSNN ở các cấp cao hơn là cấp huyện và cấp tỉnh. Bên cạnh đó, mỗi một địa phƣơng có đặc thù riêng về tình hình kinh tế - xã hội cũng nhƣ sự phát triển của địa phƣơng chịu ảnh hƣởng của phong tục tập quán của ngƣời dân và vị trí địa lý của địa phƣơng đó. Do đó, những thực trạng về công tác quản lý NSX tại thị trấn Đông Khê cũng có sự khác biệt. Các giải pháp mà nghiên cứu đƣa ra cũng phù hợp với thực trạng tại địa phƣơng. 8 1.2.Tổng quan về ngân sách nhà nƣớc 1.2.1 . Khái niệm và đặc điểm của ngân sách nhà nƣớc 1.2.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nƣớc Ngân sách nhà nƣớc đƣợc sinh ra, tồn tại và phát triển gắn với lịch sử hình thành và phát triển của một đất nƣớc, và theo đó là các mối quan hệ kinh tế về hàng hóa, tiền tệ. NSNN cho thấy đƣợc các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong một đất nƣớc, và nó cũng đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ hữu hiệu thể hiện các chức năng và quyền lực của Nhà nƣớc. Hình thái của NSNN tùy thuộc vào chế độ của đất nƣớc đó, vì vậy sự quản lý phân cấp NSNN cũng khác nhau tùy theo từng chế độ, từng thời kỳ. Nó thay đổi theo sự thay đổi của từng quốc gia tại từng thời điểm khác nhau. Các quan điểm, khái niệm về NSNN ở các quốc gia khác nhau cũng sẽ khác nhau tùy thuộc theo nhận định của quốc gia đó về NSNN. Có thể lấy ví dụ nhƣ, theo quan điểm của ngƣời Nga thì NSNN là “Bảng liệt kê các khoản thu chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của nhà nƣớc”, còn theo cuốn tƣ liệu Xanh của Pháp đƣợc ấn hành nhằm hƣớng dẫn một số luật định tài chính và thuế, trong đó ngân sách đƣợc hiểu là: “Chứng từ dự kiến cho phép các khoản thu chi hàng năm của nhà nƣớc; Toàn bộ tài liệu kế toán mô tả, trình bày các khoản chi phí của nhà nƣớc trong một năm”. Theo Luật Ngân sách Nhà nƣớc năm 2015 thì khái niệm ngân sách nhà nƣớc là: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. 9 Tuy có nhiều khái niệm cũng nhƣ quan điểm về NSNN nhƣng nói chung NSNN đƣợc hiểu là quỹ tiền tệ của Nhà nƣớc, đƣợc thu - chi có kế hoạch và đƣợc Nhà nƣớc sử dụng để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình trong một năm. Việc thu – chi NSNN không đơn thuần chỉ là thể hiện trên các con số trong việc thu đƣợc bao nhiêu và chi ra bao nhiêu, mà nó còn thể hiện sự phân cấp quản lý NSNN cùng với hiệu quả sử dụng ngân sách của Nhà nƣớc. Đặc trƣng của NSNN đƣợc thể hiện qua các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nƣớc với các chủ thể trong nền kinh tế và quá trình thu – chi ngân sách. Không giống nhƣ việc thu – chi trong các doanh nghiệp hay tổ chức, cá thể, việc thu – chi NSNN diễn ra liên tục trên phạm vi rộng của một quốc gia và các mối quan hệ của quốc gia đó với các khoản mục thu – chi rất đa dạng và phong phú. Có thể nói, hoạt động thu – chi NSNN là rất phức tạp, vì nó không chỉ diễn ra ở một cấp Nhà nƣớc mà nó còn diễn ra ở các cấp địa phƣơng. Phần lớn các khoản thu của NSNN đều mang tính bắt buộc và không hoàn trả trực tiếp, còn các khoản chi của NSNN thì mang tính cấp phát không hoàn trả trực tiếp. Việc huy động và sử dụng NSNN gắn với các mối quan hệ kinh tế của Nhà nƣớc đã cho thấy đƣợc bản chất của NSNN là “hệ thống các mối quan hệ kinh tế - tài chính giữa Nhà nước với các chủ thể khác nhau trong xã hội, phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước dựa trên nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế - xã hội của Nhà nước theo luật pháp” (theo “Giáo trình Ngân sách nhà nƣớc” – ĐH Kinh doanh và Công nghệ). 10 1.2.1.2. Đặc điểm ngân sách nhà nƣớc Ngân sách nhà nƣớc đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia. Ngân sách nhà nƣớc bao gồm những quan hệ tài chính nhất định trong tổng thể các quan hệ tài chính quốc gia, đó là quan hệ tài chính giữa Nhà nƣớc với từng chủ thể công dân, các doanh nghiệp – nhất là doanh nghiệp Nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội, các quốc gia và các tổ chức quốc tế. NSNN có các đặc điểm sau: 1. NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của một quốc gia vì nó gắn với quyền lực của Nhà nƣớc, quy mô quỹ NSNN và hình thức thu – chi NSNN đƣợc quyết định bởi sự phát triển kinh tế - xã hội. Tất cả các nguồn thu của quốc gia đều tập trung ở NSNN mà quy mô NSNN có đƣợc do thu ngân sách tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế của đất nƣớc đó. Vì NSNN là quỹ tiền tệ lớn nhất của Nhà nƣớc nên mọi khoản chi tiêu của Nhà nƣớc đều từ quỹ NSNN, sự phát triển về mặt xã hội của một quốc gia cũng sẽ ảnh hƣởng đến nhu cầu chi của quốc gia đó. Hoạt động thu - chi của NSNN luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị của Nhà nƣớc, và các chức năng của Nhà nƣớc đƣợc tiến hành dựa trên cơ sở những luật lệ nhất định. 2. Các khoản thu - chi của NSNN chủ yếu dựa trên nguyên tắc không hoàn trả một cách trực tiếp. Đây là một trong những đặc trƣng cơ bản của NSNN. Các khoản thu NSNN đều có tính bắt buộc thông qua các hình thức nhƣ thu thuế, phí và lệ phí. Các chủ thể đóng góp cho NSNN đƣợc Nhà nƣớc hoàn trả gián tiếp một phần dƣới các hình thức sử dụng các công trình công cộng, cải tạo môi trƣờng, ổn định nền kinh tế…Các khoản chi cho các đối tƣợng đƣợc thực hiện dƣới hình thức cấp phát hay đầu tƣ, họ đƣợc Nhà nƣớc hoàn trả gián tiếp tùy thuộc vào sự đóng góp của họ vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội hay các đóng góp vào các lĩnh vực khác về chính trị, y tế, môi 11 trƣờng… Đặc điểm này cần phải đƣợc nhận thức rõ để có sự phân phối, quản lý thu – chi ngân sách hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội tại thời điểm cụ thể. 3. Ngân sách nhà nƣớc luôn gắn bó mật thiết với quyền sở hữu của Nhà nƣớc và chứa đựng lợi ích chung của cộng đồng. Sự vận động và phát triển của NSNN phải đƣợc thực hiện theo kế hoạch đề ra, cụ thể về chu trình quản lý NSNN phải đƣợc tiến hành theo 3 khâu lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách. Việc quản lý NSNN dựa trên các kế hoạch, các mục tiêu về kinh tế, xã hội mà nhà nƣớc đề ra trong các khoảng thời gian từ ngắn hạn đến trung và dài hạn. Các nguyên tắc về chu trình quản lý NSNN trong các khâu phải đảm bảo công bằng và hợp lý, phù hợp với mục tiêu phát triển của đất nƣớc nói chung và theo từng địa phƣơng nói riêng. Trong đó, lợi ích chung của cộng đồng cũng nhƣ lợi ích của quốc gia phải đƣợc đảm bảo về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh – quốc phòng… 4. Quá trình quản lý NSNN luôn đòi hỏi sự công khai, minh bạch. Vì việc quản lý NSNN liên quan đến nhiều chủ thể trong nền kinh tế và liên quan đến sự phát triển của đất nƣớc cho nên NSNN đƣợc quản lý một cách công khai, minh bạch sẽ giúp cho việc quản lý đƣợc hiệu quả hơn, đồng thời giảm đƣợc sự tiêu cực trong quản lý NSNN. Nếu làm tốt đƣợc công tác công khai và minh bạch trong quản lý NSNN thì thu sẽ đạt hiệu quả, chi đúng đối tƣợng, tránh lãng phí, thất thoát nguồn ngân sách. Ngoài những đặc điểm chính trên thì NSNN cũng có những đặc điểm nhƣ các quỹ tiền tệ khác, nhƣng sự khác biệt của NSNN với tƣ cách là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nƣớc là nó đƣợc chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới đƣợc chi dùng cho những mục đích đã định. 12 1.2.2 . Vai trò của ngân sách nhà nƣớc Từ khái niệm cũng nhƣ các đặc điểm của NSNN, có thể nhận thấy NSNN giữ một vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống tài chính của một quốc gia, nó không chỉ giúp Nhà nƣớc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình mà còn là công cụ giúp điều tiết sự phát triển của nền kinh tế. Vai trò của NSNN đƣợc thể hiện: – Ngân sách nhà nƣớc đóng vai trò chính trong hệ thống tài chính của một quốc gia. NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất và do Nhà nƣớc quản lý vì thế nó cũng chính là nguồn tài chính chủ yếu của Nhà nƣớc trong việc thực hiện các chức năng cũng nhƣ nhiệm vụ của mình trong từng thời gian cụ thể theo quy định của pháp luật. Quy mô quỹ NSNN đƣợc quyết định bởi thu NSNN từ đó ảnh hƣởng đến quyết định của Nhà nƣớc trong việc đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc. Thu NSNN chủ yếu là thu các loại thuế. Để có đƣợc nguồn thu NSNN ổn định thì các chính sách liên quan đến thuế nhƣ các loại thuế, mức thuế phải thu cũng nhƣ các quy định về miễn giảm thuế, các đối tƣợng chịu thuế… phải đƣợc xem xét và đƣa ra một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với quy định của pháp luật, giúp Nhà nƣớc tăng thu có hiệu quả. Các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc đƣợc hoàn thành một phần thông qua việc chi NSNN. Chi NSNN có hai khoản mục chính là chi thƣờng xuyên và chi cho đầu tƣ phát triển. Cả hai khoản mục này đều nhằm mục đích phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu của Nhà nƣớc về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh – quốc phòng… và giúp cho bộ máy của Nhà nƣớc hoạt động. Cũng giống nhƣ thu NSNN thì các chính sách, quy định liên quan đến việc chi NSNN cũng phải 13 đƣợc nghiên cứu đƣa ra một cách hợp lý và khoa học, giúp cho việc chi đạt hiệu quả, chống thất thoát hay lãng phí NSNN. – Ngân sách nhà nƣớc là công cụ giúp Nhà nƣớc điều tiết sự phát triển của nền kinh tế. Điều này đƣợc thể hiện qua hai hoạt động chính là thu và chi của NSNN, hai hoạt động này bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong việc điều tiết sự phát triển của nền kinh tế. Thu NS tạo ra nguồn lực để đáp ứng nhu cầu chi NS, mặt khác, chi NS tạo điều kiện và hỗ trợ cho việc thu NS đƣợc ổn định và lâu dài. Có thể nhận thấy, sự cân bằng giữa cung – cầu hàng hóa, cung – cầu tiền tệ giúp phát triển và cân bằng nền kinh tế, do nó phản ánh sự phân bổ kinh tế của nhà nƣớc. Hoạt động thu của NS biểu hiện chủ yếu qua các loại thuế và các chính sách thuế liên quan, nó tác động lên cung – cầu trên thị trƣờng hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ và góp phần điều tiết cơ cấu của nền kinh tế. Các chính sách ƣu đãi về thuế có thể giúp thu hút sự đầu tƣ của các doanh nghiệp về những khu vực mà Nhà nƣớc muốn đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, hay góp phần khuyến khích và tác động tới sự lựa chọn các phƣơng án kinh doanh, sản xuất, các loại hình dịch vụ của các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp đối với các loại hình kinh tế chƣa phát triển ở nƣớc ta. Góp phần cân bằng cung – cầu trên thị trƣờng cũng nhƣ dịch chuyển cơ cấu của nền kinh tế theo hƣớng phát triển có lợi hơn. Hoạt động chi NS của Nhà nƣớc diễn ra trên nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, ngoài duy trì cho hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc thì chi NS cũng đƣợc thực hiện trên các ngành, lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế. Việc chi cho xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng giúp Nhà nƣớc phát triển cơ sở hạ tầng đã tạo điều kiện cho việc kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp đƣợc diễn ra thuận lợi hơn, tăng nhanh tốc độ lƣu chuyển hàng hóa, dịch vụ. 14 Từ đó cũng ảnh hƣởng tới quyết định của các nhà đầu tƣ hay các doanh nghiệp trong việc lựa chọn địa điểm để đầu tƣ sản xuất kinh doanh, góp phần điều tiết sự phát triển kinh tế giữa các địa phƣơng, ảnh hƣởng tới “cung” của nền kinh tế. Hay thông qua việc tác động tới lƣơng của ngƣời dân cũng sẽ ảnh hƣởng đến “cầu” của nền kinh tế. – Ngân sách nhà nƣớc góp phần điều tiết sự cân bằng trong thu nhập giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Một xã hội luôn tồn tại sự không cân bằng trong thu nhập giữa các chủ thể trong nền kinh tế, NSNN góp phần điều tiết sự thiếu cân bằng này và giảm bớt khoảng cách thu nhập giữa các đối tƣợng trong nền kinh tế thông qua thu – chi NS. Nhà nƣớc sử dụng thu NS để điều tiết thông qua công cụ chủ yếu là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Thông qua hai loại thuế này cùng với mức thuế phải nộp giữa các đối tƣợng chịu thuế, tùy theo từng loại đối tƣợng sẽ góp phần giảm bớt khoảng cách thu nhập cũng nhƣ tăng thu NS cho NSNN. Bên cạnh đó, việc chi NS vào đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội cũng nhƣ các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa… cũng giúp đảm bảo sự công bằng hơn cho ngƣời dân trong việc sử dụng các dịch vụ công cộng, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa ngƣời dân. Các chính sách về tiền lƣơng cũng đƣợc Nhà nƣớc chú trọng và quan tâm nhằm đảm bảo cuộc sống ổn định hơn cho ngƣời lao động. – Ngân sách nhà nƣớc góp phần đảm bảo và tăng cƣờng an ninh – quốc phòng. Bất cứ một quốc gia nào thì việc xây dựng lực lƣợng vũ trang vững mạnh để bảo vệ Tổ quốc là một điều rất quan trọng. An ninh – quốc phòng đƣợc đảm bảo thì mới có thể có sự phát triển ổn định của nền kinh tế giúp đất nƣớc ngày càng đi lên. Tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh – quốc phòng là việc không thể phủ nhận, vì vậy việc chi ngân sách nhà nƣớc cho an 15 ninh – quốc phòng là điều rất cần thiết và là vai trò quan trọng của ngân sách nhà nƣớc. – Ngân sách nhà nƣớc là công cụ giúp phát triển mối quan hệ với các nƣớc, tổ chức trên thế giới. Vai trò này đƣợc thể hiện thông qua việc thu – chi NS. Việc thu NS liên quan đến các khoản viện trợ, đầu tƣ trực tiếp, gián tiếp hay các khoản vay của nƣớc ngoài, các tổ chức quốc tế cho đất nƣớc. Chi NS đƣợc sử dụng cho việc phục vụ công tác đối ngoại của Nhà nƣớc, góp phần mở rộng và phát triển các mối quan hệ quốc tế. 1.2.3 . Phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc 1.2.3.1 . Hệ thống ngân sách nhà nƣớc “Hệ thống NSNN được hiểu là tổng thể các cấp ngân sách có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu chi của mỗi cấp ngân sách”. (Theo “Giáo trình Ngân sách nhà nƣớc” – ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội) Hệ thống NSNN ở nƣớc ta bao gồm: ngân sách trung ƣơng (NSTƢ) và ngân sách địa phƣơng (NSĐP). NSĐP bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có HĐND và UBND. Nhằm phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền ở Nhà nƣớc ta hiện nay thì NSĐP bao gồm: ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh); ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp huyện); và ngân sách cấp xã, phƣờng, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã). Cơ cấu tổ chức của hệ thống NSNN nƣớc ta có thể mô tả theo sơ đồ sau: 16 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hệ thống Ngân sách nhà nƣớc NSNN NSĐP NS Cấp tỉnh NS của các Sở, Ban ngành thuộc tỉnh NSTƢ NS Huyện NS cấp huyện NS các Phòng, Ban cấp huyện NS các Bộ, cơ quan TƢ NS Xã NS các đơn vị thuộc xã (Theo “Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức tài chính - kế toán xã vùng trung du, miền núi và dân tộc” của Bộ Tài chính (2011)) 1.2.3.2 . Nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc Phân cấp quản lý NSNN là quá trình Nhà nƣớc phân giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định cho chính quyền địa phƣơng trong hoạt động quản lý ngân sách. Phân cấp quản lý NSNN không chỉ là việc phân giao nhiệm vụ giữa các cấp mà nó còn giải quyết các mối quan hệ giữa chính quyền trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động của NSNN bao gồm 3 nội dung: Quan hệ về mặt chính sách, chế độ; Quan hệ vật chất về nguồn thu, nhiệm vụ chi; Quan hệ về quản lý theo chu trình NSNN. Sự phân cấp quản lý NSNN là cần thiết vì nếu chỉ tập trung quản lý NSNN ở cấp trung ƣơng thì sẽ dẫn đến việc sử dụng ngân sách không hiệu quả và tƣ tƣởng ỷ lại của chính quyền địa phƣơng. Bên cạnh đó, mỗi địa 17 phƣơng có đặc thù về cuộc sống cũng nhƣ tình hình kinh tế - xã hội không giống nhau, nên việc phân cấp quyền quản lý cho địa phƣơng là hợp lý, giúp cho việc sử dụng ngân sách đƣợc hiệu quả hơn. Sự phân cấp này phải đảm bảo phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phƣơng cũng nhƣ đảm bảo đƣợc sự công bằng trong việc sử dụng ngân sách. Để việc phân cấp quản lý NSNN đƣợc hiệu quả, thì phải tuân theo các nguyên tắc: - Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, cũng nhƣ an ninh – quốc phòng của Nhà nƣớc. - Phù hợp với năng lực quản lý của các cấp trên địa bàn. - Đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW và sự độc lập của NSĐP trong hệ thống NSNN. - Đảm bảo sự công bằng trong phân cấp NSNN. 1.2.3.3 . Nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc – Quan hệ giữa các cấp chính quyền về chính sách, chế độ Các loại thu nhƣ thuế, phí, lệ phí, vay nợ và các chế độ tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thực hiện thống nhất trong cả nƣớc là do Nhà nƣớc trung ƣơng giữ vai trò quyết định. Ngoài ra thì HĐND cấp tỉnh cũng đƣợc quyết định một số chế độ thu, chi NS phù hợp với đặc điểm thực tế ở địa phƣơng theo quy định của Nhà nƣớc và pháp luật, đồng thời khi quyết định một số chế độ, chính sách thì phải có ý kiến của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực liên quan. – Quan hệ giữa các cấp về nguồn thu, nhiệm vụ chi Theo luật NSNN đã quy định cụ thể về nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NSTƢ và NSĐP đƣợc ổn định từ 3 – 5 năm bao gồm các khoản thu mà từng cấp đƣợc hƣởng 100%, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % và các nhiệm vụ chi của từng cấp trên cơ sở quán triệt các nguyên tắc phân cấp đã nêu trên. Do 18 đặc điểm của từng địa phƣơng và nhằm giúp cho địa phƣơng có thể chủ động trong việc thực hiện những nhiệm vụ đƣợc giao gắn với công tác quản lý tại địa phƣơng thì NSĐP đƣợc phân cấp các khoản thu đƣợc hƣởng nhƣ các loại thuế nhà, thuế môn bài, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên… Công tác chi NS cũng tƣơng tự nhƣ vậy, tuy nhiên, chi địa phƣơng chủ yếu là chi quản lý các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng ở địa phƣơng, giúp địa phƣơng có thể kịp thời xử lý các nhiệm vụ của Nhà nƣớc trên địa phƣơng mình. Ngoài ra, NSĐP còn đƣợc NS cấp trên bổ sung NS theo hai hình thức: Bổ sung cân đối và Bổ sung có mục tiêu. – Quan hệ giữa các cấp về quản lý chu trình NSNN Ngân sách địa phƣơng có quyền lập dự toán NS, phân bổ dự toán chi NS theo từng lĩnh vực, với các cấp NSĐP có NS cấp dƣới thì có thể quyết định số bổ sung từ NS mình cho từng NS cấp dƣới và trực tiếp phê chuẩn dự toán NS. Đối với NSĐP cấp tỉnh còn có nhiệm vụ: + Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp NSĐP. + Quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa các cấp NSĐP. 1.3. Ngân sách xã 1.3.1 . Khái niệm và đặc điểm ngân sách xã 1.3.1.1 . Khái niệm ngân sách xã Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN. Cho nên có thể hiểu, ngân sách xã cũng là NSNN đƣợc thể hiện thông qua hoạt động thu – chi ngân sách để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc ở cấp xã. 19 1.3.1.2 . Đặc điểm ngân sách xã Vì là một bộ phận trong hệ thống NSNN nên ngân sách xã cũng mang những đặc điểm của NSNN nhƣ: - Ngân sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nƣớc với các chủ thể khác phát sinh trong quá trình sử dụng ngân sách cấp xã để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc cấp cơ sở. - Sự vận động của quỹ tiền tệ cấp cơ sở này cũng dựa trên hai hoạt động chính là hoạt động thu ngân sách và hoạt động chi ngân sách. - Tuy nhiên, ngân sách xã không chỉ là một đơn vị trong hệ thống NSNN mà nó còn đóng vai trò là đơn vị sử dụng ngân sách. Ngân sách xã còn đóng vai trò là đơn vị sử dụng NS vì xã cũng có nhiệm vụ trực tiếp chi tiêu các nguồn kinh phí theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định. Chính sự khác biệt này làm cho công tác quản lý ngân sách xã còn gặp nhiều khó khăn. 1.3.2 . Quản lý ngân sách xã 1.3.2.1 Khái niệm quản lý ngân sách xã Quá trình quản lý NSX đƣợc diễn ra liên tục, kế tiếp nhau nên thƣờng gọi là chu trình NSX. Theo “Tài liệu đào tạo, bồi dƣỡng công chức tài chính - kế toán xã vùng trung du, miền núi và dân tộc” của Bộ Tài chính năm 2011 thì: “Chu trình ngân sách hay còn gọi là quy trình ngân sách dùng để chỉ toàn bộ hoạt động của một ngân sách kể từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi kết thúc chuyển sang ngân sách mới”. Một chu trình ngân sách gồm 3 khâu nối tiếp nhau, đó là: 20 – Lập dự toán ngân sách (bao gồm chuẩn bị và quyết định dự toán ngân sách). – Chấp hành ngân sách. – Quyết toán ngân sách. 1.3.2.2 – Chu trình quản lý ngân sách xã Lập dự toán ngân sách xã Lập dự toán NSX là khâu đầu tiên cũng là khâu có ý nghĩa quan trọng ảnh hƣởng đến các khâu còn lại trong chu trình quản lý NSX. Ngân sách xã đƣợc lập với các mục tiêu:  Huy động nguồn lực tài chính theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nƣớc và bảo đảm kiểm soát chi tiêu tổng thể.  Phân bổ NS phù hợp với ƣu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chính sách, chế độ của Nhà nƣớc.  Là cơ sở cho việc quản lý thu – chi trong khâu chấp hành ngân sách cũng nhƣ việc đánh giá, quyết toán NSX đƣợc công khai, minh bạch và bảo đảm trách nhiệm giải trình. Sơ đồ 1.2: Quy trình lập dự toán ngân sách xã 1 6 7 8 5 2 9 3 4 10 21 Bƣớc 1: UBND huyện hƣớng dẫn và giao quyết số kiểm tra dự toán NS cho các xã. Bƣớc 2: UBND xã tổ chức hội nghị triển khai xây dựng dự toán NSX và giao số kiểm tra cho các ban ngành, đoàn thể. Bƣớc 3: Các ban ngành, đoàn thể, kế toán xã lập dự toán NSX. Bƣớc 4: UBND xã làm việc với các ban ngành, đoàn thể về dự toán NSX; kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán xã. Bƣớc 5: UBND xã trình Thƣờng trực HĐND xã xem xét cho ý kiến về dự toán NSX. Bƣớc 6: Căn cứ vào ý kiến của HĐND xã, UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán NSX và gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện. Bƣớc 7: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện tổ chức làm việc về dự toán NS với các xã; tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán NS huyện báo cáo UBND huyện. Bƣớc 8: UBND huyện giao dự toán ngân sách chính thức cho các xã. Bƣớc 9: UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán NSX gửi đại biểu HĐND xã trƣớc phiên họp của HĐND xã về dự toán NSX; HĐND xã thảo luận và quyết định dự toán NS. Bƣớc 10: UBND xã giao dự toán cho ban ngành, đoàn thể, đồng thời gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, KBNN huyện; thực hiện công khai dự toán NSX trƣớc ngày 31/12. – Tổ chức chấp hành ngân sách xã Chấp hành NSX là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu – chi ghi trong kế hoạch NS năm trở thành hiện thực. Đây là khâu có ý nghĩa quyết định đối với một chu trình quản lý NSNN vì đây là khâu biến những con số, kế hoạch trên giấy trở thành những con số phản ảnh tình hình thực tế tại địa phƣơng. Làm tốt công tác này sẽ có ảnh hƣởng tích cực trong việc quyết toán NSNN. 22 – Quyết toán ngân sách xã Đây là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý NSNN cấp xã. Quyết toán NSX là việc tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện thu, chi ngân sách trong năm theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền, cũng nhƣ xem xét trách nhiệm pháp lý của chính quyền cấp xã trong việc huy động và sử dụng ngân sách. Quyết toán NSX dựa trên nguyên tắc:  Về số liệu: chính xác, trung thực và đầy đủ.  Về nội dung: đúng theo các dự toán đƣợc giao và theo Mục lục NSNN.  Về trách nhiệm: Do thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật. KBNN các cấp có trách nhiệm tổng hợp số liệu quyết toán gửi cơ quan Tài chính cùng cấp để lập báo cáo quyết toán, xác nhận số thu – chi ngân sách trên báo cáo quyết toán của NS các cấp, đơn vị sử dụng NS. Kiểm toán nhà nƣớc có trách nhiệm kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN các cấp trƣớc khi Quốc hội, HĐND phê chuẩn quyết toán NS. 1.3.2.3 Đánh giá quản lý ngân sách xã Theo khoản 1, Điều 8 về “Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nƣớc”, Luật NSNN năm 2015 thì “Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước các cấp”. Điều này đƣợc thể hiện qua việc đánh giá từng khâu trong chu trình quản lý NSNN nói chung và NSX nói riêng. Trong khâu lập dự toán NSX: Cần rà soát lại từng chỉ tiêu thu – chi qua sự biến động của đối tƣợng và mức thu – chi qua các năm, tránh dự báo quá thấp hoặc quá cao. Bản dự toán cần thuyết minh rõ ràng các cơ sở tính toán số 23 thu – chi ngân sách và công khai dự toán NS để đảm bảo tính minh bạch của công tác lập dự toán cũng nhƣ sử dụng NSNN. Trong tổ chức chấp hành NSX: UBND xã phối hợp với cơ quan thuế đảm bảo thu đúng, đủ và kịp thời. Chi đúng dự toán đƣợc giao, chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng mục đích, đối tƣợng và tiết kiệm, có hiệu quả. Thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các đơn vị. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi NS, sử dụng tài sản đúng mục đích của các bộ phận. Trong khâu quyết toán NSX: Báo cáo quyết toán NSX cần đánh giá tình hình thực hiện dự toán NSX và tiến hành so sánh giữa các kỳ trong năm cũng nhƣ giữa năm ngân sách để từ đó góp phần xây dựng dự toán năm sau phù hợp với thực tiễn tình hình của địa phƣơng. 1.3.3 . Quản lý thu ngân sách xã 1.3.3.1 – Khái niệm, đặc điểm và vai trò thu ngân sách xã Khái niệm: “Thu ngân sách xã bao gồm các khoản thu của ngân sách nhà nước phân cấp cho ngân sách xã và các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân trên nguyên tắc tự nguyện để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý”. (Theo “Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức tài chính - kế toán xã vùng trung du, miền núi và dân tộc” của Bộ Tài chính (2011)). Thu ngân sách xã bao gồm các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí mà cấp xã đƣợc hƣởng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nƣớc; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, trong đó thuế, phí và lệ phí là những nguồn thu quan trọng. – Đặc điểm: 24 + Theo quy định của Luật NSNN. + Quy mô và phạm vi thu NSX không giống nhau giữa các xã (kể cả các xã trong cùng một khu vực, một huyện). + Chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố nhƣ phong tục, mức thu nhập của ngƣời dân, trình độ và đạo đức của các cán bộ cấp xã… – Vai trò: + Thu NSX đảm bảo cho chính quyền cấp xã thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật. + Tạo điều kiện cho các hoạt động trong lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao…của xã đƣợc duy trì, đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân. 1.3.3.2 Các nguồn thu ngân sách xã Thu ngân sách xã đƣợc hình thành từ 3 nguồn chủ yếu sau: - Các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100%: Là các khoản thu phát sinh trên địa bàn xã, do xã tổ chức huy động và dành cho NSX đƣợc hƣởng 100% số thu từ các khoản này. Cở sở để hình thành các khoản thu và cho phép xã đƣợc hƣởng 100% xuất phát bởi: cơ sở kinh tế của nguồn thu và yêu cầu tập trung quản lý nguồn thu. Các khoản thu này bao gồm: + Các khoản phí, lệ phí nộp vào NSX theo quy định. + Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã. + Thu đấu thầu, thu khoán từ đất công do xã trực tiếp quản lý. + Các khoản huy động, đóng góp trực tiếp cho NSX. + Các khoản viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho NSX. + Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. - Các khoản thu ngân sách xã được hưởng theo tỷ lệ điều tiết: Cơ sở để hình thành các khoản thu này cũng dựa vào cơ sở kinh tế và yêu cầu tập trung quản lý nguồn thu. Khi dựa trên cơ sở kinh tế, những lợi ích gì thuộc về 25 quyền sở hữu của chính quyền nhà nƣớc cấp trên phát sinh trên địa bàn xã, thì chính quyền nhà nƣớc cấp trên đƣợc hƣởng; song nên có phân chia cho cấp xã một phần để tạo sự phối hợp quản lý có hiệu quả. Khi dựa trên yêu cầu tập trung quản lý nguồn thu, những khoản thu lớn và tƣơng đối ổn định thƣờng dành cho ngân sách cấp trên. Các khoản thu này bao gồm: + Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. + Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình. + Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ gia đình. + Lệ phí trƣớc bạ nhà, đất. - Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: Trong hệ thống tổ chức NSNN, các cấp NS có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, và mỗi cấp đều phải đảm bảo cân đối thu – chi của mình. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh cụ thể nếu cấp NS (hay một bộ phận của cấp NS) nào không tự cân đối đƣợc, thì NS cấp trên có trách nhiệm cấp bổ sung nguồn thu cho cấp NS (hay bộ phận của cấp NS) đó để đảm bảo cân đối thu – chi ngay từ khâu dự toán. Từ đó hình thành khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dƣới. Gồm thu bổ sung cân đối và thu bổ sung có mục tiêu từ NS cấp trên. + Thu bổ sung cân đối là khoản tiền chuyển nguồn cân đối từ NS cấp trên hoặc điều hòa NS cho NSX trong trƣờng hợp thu NSX bị thiếu hụt so với nhu cầu cân đối chi các nhiệm vụ chi đã phân cấp cho xã. + Thu bổ sung có mục tiêu là khoản tiền của NSNN cấp trên hỗ trợ cho NSX để thực hiện một số nhiệm vụ mục tiêu cụ thể. Số thu bổ sung theo mục tiêu đƣợc xác định hàng năm và có sự thay đổi trên cơ sở nhu cầu bổ sung thêm các nhiệm vụ mục tiêu, dựa vào kết quả thực hiện các chƣơng trình và khả năng bố trí của NS cấp trên. 26 1.3.4 . Quản lý chi ngân sách xã 1.3.4.1 - Khái niệm, đặc điểm và vai trò chi ngân sách xã Khái niệm: “Chi ngân sách xã là việc UBND xã sử dụng ngân sách được HĐND xã quyết định hàng năm nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã theo quy định của pháp luật”. (Theo “Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức tài chính - kế toán xã vùng trung du, miền núi và dân tộc” của Bộ Tài chính (2011)). - Đặc điểm: + Quy mô chi NSX không lớn nhƣng nhiệm vụ chi vừa rộng vừa phức tạp. Điều này là do NSX không chỉ đảm bảo sự hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã mà còn phải cung cấp tài chính để đầu tƣ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh – quốc phòng. + Quản lý chi NSX vừa mang tính chất quản lý một cấp NS, vừa mang tính chất quản lý đơn vị sử dụng NS do xã đồng thời là cấp NS mà cũng là đơn vị sử dụng NS. - Vai trò: NSX là công cụ của chính quyền cấp xã, vì vậy NSX cũng có vai trò quan trọng về nhiều mặt nhƣ NSNN nhƣng chỉ phát huy trong phạm vi địa bàn của xã. + Chi ngân sách xã là điều kiện quan trọng để đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn xã. Thông qua chi ngân sách xã, chính quyền xã thực hiện các chức năng quản lý nhà nƣớc đƣợc giao, bao gồm cả việc duy trì trật tự ổn định xã hội, phát triển các sự nghiệp kinh tế, văn hóa – xã hội theo phân cấp trên địa bàn. 27 + Đồng thời giúp chính quyền xã kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tăng cƣờng hiệu quả các hoạt động quản lý pháp luật, giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn xã. 1.3.4.2 Nhiệm vụ chi ngân sách xã Chi ngân sách xã bao gồm 2 khoản mục chi chính là: Chi thƣờng xuyên của ngân sách xã và chi đầu tƣ phát triển. - Chi thƣờng xuyên của ngân sách xã: Chi thƣờng xuyên của NSX là các khoản chi nhằm đảm bảo cho sự hoạt động của chính quyền cấp xã, đƣợc xác định bởi chính sách, chế độ hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc, Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã đƣợc phân cấp quản lý. Chi thƣờng xuyên ở cấp NSX gồm các khoản mục chi nhƣ sau: Chi thƣờng xuyên Chi xã hội, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao Chi hoạt động các đơn vị Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng Chi sự nghiệp giáo dục Kinh phí của các tổ chức chính trị xã hội Sửa chữa, cải tạo công trình phúc lợi xã hội Chi Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế Hỗ trợ khuyến khích sự nghiệp kinh tế Chi dân quân tự vệ và an toàn xã hội Trợ cấp cán bộ và các khoản khác Căn cứ vào định mức, chế độ, tiêu chuẩn của nhà nƣớc, HĐND tỉnh quy định cụ thể mức chi thƣờng xuyên cho từng công việc phù hợp với tình hình đặc điểm và khả năng ngân sách địa phƣơng. - Chi đầu tƣ phát triển: 28 Tập hợp các nội dung chi có liên quan đến cải tạo, nâng cấp, làm mới các công trình thuộc hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật của xã, nhƣ: đƣờng giao thông; kênh mƣơng tƣới tiêu nƣớc; trƣờng học; trạm xá; các trạm thu, phát sóng phát thanh, truyền hình; … đƣợc gọi là chi đầu tƣ phát triển của NSX. Thông qua chi đầu tƣ phát triển của NSX mà từng bƣớc tạo dựng cơ sở vật chất cần thiết cho quá trình xây dựng, phát triển kinh tế địa phƣơng ngay từ cấp cơ sở. Trong điều kiện hiện nay, phạm vi chi đầu tƣ phát triển của NSX, bao gồm:  Chi đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội của xã không có khả năng thu hồi vốn, theo phân cấp của tỉnh.  Chi đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội của xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định theo quy định của pháp luật, do HĐND xã quyết định đƣa vào ngân sách xã quản lý.  Các khoản chi đầu tƣ phát triển khác theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào nguồn đầu tƣ, chi đầu tƣ phát triển chia làm 2 nguồn chính:  Nguồn đầu tƣ từ nguồn thu thuế, phí và thu khác phân cấp cho xã và thu bổ sung từ NS cấp trên theo quy định (tùy thuộc vào phân cấp của HĐND cấp tỉnh).  Nguồn đầu tƣ từ việc huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân theo quy định do HĐND xã quyết định đƣa vào NSX quản lý. 1.3.5 . Cân đối ngân sách xã Tại khoản 3, Điều 8 của Luật NSNN 2002 quy định “Về nguyên tắc, ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không được vượt quá tổng số thu”. Nhƣ vậy, ngân sách xã hàng năm đƣợc cân đối theo nguyên tắc tổng 29 số chi (chi đầu tƣ phát triển, công tác xã hội, quốc phòng an ninh, hoạt động Nhà nƣớc và đoàn thể, các sự nghiệp và các khoản chi khác theo quy định phân cấp của HĐND cấp tỉnh) không đƣợc vƣợt tổng số thu các khoản thu đƣợc hƣởng (gồm các khoản thuế, phí, lệ phí, thu từ kết quả hoạt động tài chính khác của xã, thu viện trợ, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên (nếu có), và các khoản thu khác đã đƣợc pháp luật quy định và sự phân cấp của HĐND cấp tỉnh). Nghĩa là tổng số dự toán chi cả năm không đƣợc vƣợt quá tổng số dự toán thu cả năm; và tổng số quyết toán chi của không đƣợc vƣợt tổng số quyết toán thu cả năm. Để chủ động cân đối NS thì trong khâu lập dự toán NSNN, dự toán chi NSX phải bố trí khoản dự phòng từ 2% - 4% tổng số chi nhằm đáp ứng các nhu cầu chi phát sinh đột xuất trong năm NS. 1.3.6 . Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý ngân sách xã 1.3.6.1 Nhân tố khách quan - Điều kiện kinh tế - xã hội: Các điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phƣơng đều có sự khác biệt. Sự phát triển về mặt kinh tế ở địa phƣơng giúp cho cuộc sống ngƣời dân trở nên tốt đẹp hơn, ngƣời dân có nguồn thu nhập ổn định từ đó giúp ổn định tài chính địa phƣơng. NSNN đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính, do đó nguồn lực tài chính của địa phƣơng có ảnh hƣởng tới việc quản lý NSNN. Kinh tế địa phƣơng phát triển ổn định thì việc quản lý NSNN cấp địa phƣơng cũng đạt hiệu quả hơn. Bên cạnh sự phát triển về kinh tế, thì sự ổn định về mặt xã hội cũng có tác động đến việc quản lý NSĐP. Một xã hội trật tự, ổn định sẽ giúp cho việc quản lý NSĐP đƣợc thuận lợi, công tác thu – chi ngân sách cũng từ đó đạt đƣợc hiệu quả tốt hơn. - Các chính sách kinh tế của nhà nƣớc: 30 Cấp xã là cấp cơ sở trong hệ thống quản lý của nhà nƣớc, vì vậy nó cũng chịu tác động từ các chính sách kinh tế của nhà nƣớc, thậm chí, cấp xã còn là cấp trực tiếp thực hiện các chính sách đó. Liên quan đến kinh tế địa phƣơng tức là liên quan đến nguồn ngân sách của địa phƣơng đó. Vì thế, tùy theo định hƣớng của chính sách kinh tế mà nhà nƣớc đƣa ra mà có sự tác động đến ngân sách xã, có thể là quy mô ngân sách hay các khoản mục thu – chi cần điều chỉnh. - Cơ chế quản lý NSNN: Cơ chế quản lý NSNN cũng có ảnh hƣởng tới ngân sách xã. Điều này có thể nhận thấy thông qua việc phân cấp quản lý NSNN giữa các cấp trên với cấp cơ sở - cấp xã. Việc đổi mới cơ chế quản lý giúp cho việc quản lý ngân sách cấp xã đƣợc thuận lợi và hiệu quả hơn. 1.3.6.2 Nhân tố chủ quan - Nhân tố chủ quan ảnh hƣởng chủ yếu đến việc quản lý NSX chính là các cán bộ, nhân viên thực hiện các công tác liên quan đến quản lý NSX nhƣ công tác thu các loại thuế - nguồn thu chính của NS cấp xã hay công tác thực hiện chi NS. Trình độ của cán bộ quản lý NS sẽ ảnh hƣởng đến việc quản lý NS đó. Trình độ cũng nhƣ thái độ của các cán bộ thực hiện công tác thu ngân sách sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng cũng nhƣ số lƣợng thu, liệu việc thu ngân sách có đúng theo quy định hay không? Có bỏ sót khoản thu nào hay không? Thu có đầy đủ không? …Là những câu hỏi mà cán bộ thu phải trả lời đƣợc. Bên cạnh đó, việc thực hiện công tác chi cũng vậy. Liệu cán bộ, nhân viên thực hiện nhiệm vụ chi đã tiến hành các thủ tục, công đoạn chi theo đúng quy định hay chƣa? Việc chi có đúng đối tƣợng không? Chi có hiệu quả không? 31 Những vấn đề này phản ảnh hiệu quả của việc quản lý NSX, vì vậy nhân tố chủ quan có ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác quản lý ngân sách ở cấp xã. - Bên cạnh nhân tố về con ngƣời thì tổ chức bộ máy cấp xã cũng có ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác quản lý NSX. Một bộ máy hoạt động tốt không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các quy trình liên quan đến thu – chi NSX đƣợc hiệu quả và nhanh chóng, nó còn giúp cho việc quản lý NSX đƣợc công khai, minh bạch và rõ ràng hơn. Ngƣợc lại, nếu tổ chức bộ máy cấp xã hoạt động không hiệu quả sẽ dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý và thực hiện thu – chi NSX. Mỗi một bộ phận trong tổ chức thực hiện các chức năng và nhiệm vụ khác nhau, tuy nhiên vẫn có sự liên quan và tƣơng tác lẫn nhau trong công việc. Nếu chỉ có một vài bộ phận làm tốt công việc của mình thì vẫn chƣa đủ cho một bộ máy hoạt động tốt. Các bộ phận trong tổ chức nếu không có sự liên kết cũng nhƣ giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành công việc sẽ dẫn đến sự trì trệ, không linh hoạt và hiệu quả công việc không cao của cả bộ máy quản lý nói chung và bộ phận quản lý NSX nói riêng. Có thể thấy ngay trong việc thực hiện chi ngân sách, mỗi bộ phận trong tổ chức có mức chi khác nhau do tính chất của công việc cũng nhƣ số cán bộ của bộ phận đó. Việc một bộ phận có thực hiện chi đúng với định mức của bộ phận mình hay không, có chi vƣợt quá hay chi không đúng mục đích hay không cần sự kết hợp quản lý của cả bộ phận đó và bộ phận tài chính xã. Từ đó có thể thấy về tổng thể tổ chức bộ máy cấp xã cũng có ảnh hƣởng không nhỏ tới công tác quản lý NSX. 32 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 . Câu hỏi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng quản lý NSNN tại thị trấn Đông Khê, đồng thời đƣa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại địa phƣơng. Đối tượng nghiên cứu chính là về Ngân sách xã. Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý NSNN tại thị trấn Đông Khê (huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng) giai đoạn 2010 – 2014. Một số câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra để thực hiện nghiên cứu đề tài này nhƣ sau: - Ngân sách xã là gì? - Các hoạt động chính trong quản lý ngân sách xã bao gồm những nội dung gì? - Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến công tác quản lý NSNN cấp xã? - Thực trạng quản lý NSNN ở thị trấn Đông Khê giai đoạn 2010 – 2014 nhƣ thế nào? - Những hạn chế nào còn tồn tại trong công tác quản lý NSNN tại thị trấn Đông Khê giai đoạn 2010 – 2014? - Làm thế nào để khắc phục những hạn chế và hoàn thiện công tác quản lý NSNN tại thị trấn Đông Khê? 2.2 . Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu có ý nghĩa và đóng vai trò quan trọng trong việc tiến hành nghiên cứu, ảnh hƣởng đến kết quả nghiên cứu và sự thành công của luận văn. Để thực hiện nghiên cứu các nội dung và mục đích nghiên cứu của đề tài, luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: 33 2.2.1 . Phƣơng pháp thu thập thông tin, dữ liệu Thu thập thông tin, dữ liệu là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đầu tiên trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Lƣợng thông tin, dữ liệu thu thập đƣợc đƣợc dùng để thực hiện nghiên cứu vì vậy chất lƣợng bài nghiên cứu phụ thuộc khá nhiều vào chất lƣợng và số lƣợng thông tin thu thập đƣợc. Với mỗi đề tài khác nhau thì lƣợng thông tin cũng nhƣ dữ liệu thu thập dùng cho nghiên cứu cũng sẽ khác nhau. Đối tƣợng thu thập khác nhau sẽ dẫn đến các cách thu thập thông tin, dữ liệu không nhƣ nhau đối với từng bài nghiên cứu cụ thể. Đối với đề tài nghiên cứu, tác giả chủ yếu thu thập thông tin, dữ liệu dựa trên hai hƣớng: đối tƣợng thông tin, dữ liệu đƣợc sử dụng để làm cơ sở lý luận cho đề tài và đối tƣợng thông tin, dữ liệu đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng tại địa bàn nghiên cứu. Đối với đối tƣợng đƣợc sử dụng là cơ sở lý luận thì các tài liệu đƣợc thu thập từ luật, các quy định, giáo trình và các tài liệu về đào tạo liên quan đến chủ thể nghiên cứu. Cụ thể là Luật NSNN năm 2002 và Luật NSNN mới nhất năm 2015 (bắt đầu có hiệu lực từ năm 2017), các quy định về NSX nhƣ việc quy định về quản lý NSX của Thông tƣ số 60/2003/TT-BT. Bên cạnh đó, các tài liệu về giảng dạy liên quan đến NSNN nhƣ giáo trình “Ngân sách nhà nƣớc” của trƣờng Đại học Kinh doanh và công nghệ và tài liệu đào tạo dành cho cán bộ cấp xã do Bộ Tài chính soạn thảo năm 2011: Tài liệu bồi dƣỡng công chức tài chính kế toán xá cho vùng trung du, miền núi và dân tộc. Đây là tài liệu có những cơ sở lý luận rất cụ thể, chi tiết và phù hợp với đề tài đang nghiên cứu, vì địa phƣơng mà nghiên cứu đƣợc thực hiện nằm ở miền núi với đa phần ngƣời dân là dân tộc thiểu số. Đối với đối tƣợng đƣợc sử dụng để phân tích thì tác giả chủ yếu thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính năm cũng nhƣ từ lịch sử của địa bàn 34 nghiên cứu. Lịch sử địa bàn nghiên cứu sẽ giúp làm rõ đƣợc phần nào vị trí của địa bàn từ đó có thể đánh giá đƣợc một phần thuận lợi cũng nhƣ khó khăn mà địa phƣơng nghiên cứu đang gặp phải và còn tồn tại. Các tài liệu về báo cáo tài chính năm chính là những số liệu thứ cấp quan trọng để phân tích thực trạng quản lý ngân sách tại địa phƣơng – là phần chính mà luận văn hƣớng tới, để từ đó có thể đƣa ra những giải pháp và kiến nghị thiết thực và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng. 2.2.2 . Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận Phƣơng pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập đƣợc từ những giáo trình, tài liệu nghiên cứu đã có cùng với những điều luật, quy định có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Từ những tài liệu đã thu thập đƣợc, tiến hành nghiên cứu và lựa chọn những lý luận cần thiết cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Từ đó tổng hợp và sắp xếp lại những cơ sở lý luận phù hợp theo hệ thống tƣơng ứng với cơ cấu, bố cục của luận văn định nghiên cứu để các kết quả nghiên cứu từ thực tiễn đều đƣợc khẳng định dựa trên cơ sở lý luận tƣơng ứng phù hợp. 2.2.3 . Phƣơng pháp xử lý số liệu Luận văn chủ yếu dùng phƣơng pháp thống kê (sử dụng phần mềm Excel) để xử lý các số liệu, thông tin đã thu thập đƣợc, biểu đồ hóa các số liệu đó. Nguồn thông tin thứ cấp đƣợc thu thập và sử dụng trong luận văn chủ yếu từ các báo cáo tài chính của thị trấn. Các bƣớc xử lí số liệu: Bƣớc 1: Tập hợp số liệu từ các báo cáo tài chính và tổng hợp trên phần mềm Excel. Bƣớc 2: Phân loại và sắp xếp các số liệu theo mục tiêu cần so sánh. 35 Bƣớc 3: Sử dụng phần mềm Excel để tính toán các số liệu theo hƣớng cần so sánh. Bƣớc 4: Tổng hợp thành bảng hay biểu đồ hóa các số liệu đã đƣợc tính toán theo hƣớng cần phân tích hay so sánh. Bƣớc 5: Phân tích, so sánh các bảng và biểu đồ. Bƣớc 6: Đƣa ra nhận xét về các kết quả phân tích đƣợc.  Cụ thể về phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn: Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để thấy đƣợc mức độ biến động của các nội dung so sánh qua các năm, các đối tƣợng đƣợc so sánh phải thống nhất về nội dung và đơn vị tính. Luận văn chủ yếu sử dụng phƣơng pháp so sánh bằng số tƣơng đối là phƣơng pháp so sánh đƣợc tính theo tỷ lệ phần trăm (%). Hai loại số tƣơng đối đƣợc sử dụng khi phân tích là số tƣơng đối động thái và số tƣơng đối kết cấu. - Số tƣơng đối động thái là kết quả của phép chia giữa số tuyệt đối của năm phân tích so với năm đƣợc so sánh, đƣợc dùng để so sánh giữa hai mức độ của cùng một nội dung so sánh ở hai thời điểm khác nhau, đƣợc thể hiện dƣới dạng công thức nhƣ sau: Số tƣơng đối động thái = Số tuyệt đối năm phân tích Số tuyệt đối năm so sánh x 100% - Số tƣơng đối kết cấu dùng để xác định tỷ trọng của từng bộ phận cấu thành nên tổng thể, là kết quả của phép chia giữa số tuyệt đối bộ phận cho số tuyệt đối tổng thể trong cùng một thời điểm, đƣợc thể hiện dƣới dạng công thức: Số tƣơng đối kết cấu = Số tuyệt đối bộ phận Số tuyệt đối tổng thể 36 x 100% 2.2.4 . Tác động của phƣơng pháp nghiên cứu Nhƣ đã nêu trên, phƣơng pháp nghiên cứu đóng vai trò hết sức quan trọng ảnh hƣởng đến kết quả nghiên cứu của luận văn. Với mỗi nghiên cứu, tùy vào tác giả và mục đích, định hƣớng của đề tài nghiên cứu mà các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng cũng khác nhau. Việc sử dụng đúng phƣơng pháp nghiên cứu sẽ giúp tác giả đi đúng theo hƣớng nghiên cứu của đề tài mà mình đang làm cũng nhƣ phản ánh đƣợc kết quả nghiên cứu một cách hiệu quả. Ngƣợc lại, nếu không sử dụng đúng phƣơng pháp nghiên cứu hay sử dụng không hiệu quả phƣơng pháp nghiên cứu có thể dẫn đến quá trình nghiên cứu không hiệu quả hay kết quả nghiên cứu không phù hợp với đề tài nghiên cứu. Với đề tài này, tác giả chủ yếu sử dụng hai phƣơng pháp là phƣơng pháp nghiên cứu lý luận và phƣơng pháp xử lý số liệu. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận giúp xây dựng khung cơ sở lý luận cho luận văn, từ đó có đƣợc những cơ sở lý luận phù hợp với đề tài đang nghiên cứu và giúp định hƣớng cho việc xử lý các số liệu thu thập đƣợc. Việc xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu là hết sức quan trọng. Không phải mọi lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu đều đƣợc sử dụng để đƣa vào luận văn mà những lý luận thu thập đƣợc phải đƣợc chọn lọc và chỉ những lý luận phù hợp với định hƣớng và mục đích nghiên cứu của đề tài mới đƣợc sử dụng. Việc sắp xếp những lý luận phù hợp theo hệ thống một cách khoa học sẽ giúp cho luận văn có đƣợc một khung cơ sở lý luận rõ ràng, mạch lạc cũng giúp cho ngƣời đọc có thể nắm đƣợc tổng quan cơ bản lý luận một cách dễ dàng hơn. Nếu phƣơng pháp nghiên cứu lý luận đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho luận văn có đƣợc khung cơ sở lý luận khoa học và hợp lý thì phƣơng pháp xử lý số liệu lại đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý những số liệu 37 thu thập đƣợc. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trƣớc hết với việc tổng hợp những số liệu có đƣợc cũng nhƣ tiến hành sắp xếp các số liệu theo hƣớng tiến hành nghiên cứu. Các số liệu sau khi đƣợc sắp xếp sẽ đƣợc tính toán và phân tích dựa trên lý luận đã nghiên cứu trƣớc đó. Ngoài ra, phƣơng pháp này sẽ giúp kiểm chứng cũng nhƣ chứng minh những gì đƣợc đƣa ra trong cơ sở lý luận của đề tài. Có thể thấy, hai phƣơng pháp này có sự tƣơng quan, bổ sung cũng nhƣ hỗ trợ lẫn nhau trong việc nghiên cứu, dựa trên lý luận ta có cơ sở để từ đó biết đƣợc thực trạng cần phải làm những gì, cần phải phân tích những gì và từ số liệu ta kiểm chứng ngƣợc lại cũng nhƣ phản ánh lại đƣợc lý luận đã đƣa ra. Tuy nhiên, cơ sở lý luận thƣờng là lý thuyết chung đƣợc đƣa ra cho một vấn đề, còn với mỗi địa bàn tiến hành nghiên cứu lại có sự đa dạng về số liệu cũng nhƣ các tình huống phát sinh quanh vấn đề cần nghiên cứu do mỗi địa phƣơng có sự khác biệt không chỉ về điều kiện kinh tế, xã hội mà còn về đặc điểm vị trí địa lý cũng nhƣ phong tục tập quán của ngƣời dân. Vì vậy, việc xử lí số liệu tuy dựa trên những lý luận đã đƣa ra nhƣng cũng phải phù hợp với tình hình cụ thể tại từng địa phƣơng tiến hành lấy số liệu để tiến hành phân tích cũng nhƣ đƣa ra nhận xét, đánh giá. 38 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THỊ TRẤN ĐÔNG KHÊ, HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu – Thị trấn Đông Khê 3.1.1 . Đặc điểm vị trí địa lý – tự nhiên Cao Bằng là một tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc nƣớc ta với địa hình chủ yếu là đồi núi, tiếp giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn và Hà Giang và có đƣờng biên giới với Trung Quốc. Huyện Thạch An là 1 trong 13 huyện thị của tỉnh Cao Bằng, tiếp giáp với huyện Tràng Định của tỉnh Lạng Sơn. Thị trấn Đông Khê là trung tâm của huyện Thạch An, giáp với các xã khác trong huyện nhƣ xã Trọng Con, xã Lê Lai, xã Đức Xuân, xã Đức Long… Thị trấn nằm ở vùng thung lũng của huyện, đây là vùng có những cánh đồng nhỏ hẹp nằm xen kẽ những giữa nếp gấp của núi đá, núi đất với dòng nƣớc chảy quanh năm, mùa khô ít nƣớc, mùa mƣa nƣớc lũ dâng cao, chảy xiết. Ở đây chịu ảnh hƣởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 20oC, độ ẩm trung bình trên 80%, lƣợng mƣa trung bình hàng năm 1.300mm. Khí hậu hình thành hai mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm. Thời tiết nóng nực, nhiệt độ trung bình trên 20oC, cao nhất là 35oC. Mƣa nhiều, lƣợng mƣa đo đƣợc từ 1.700mm đến 1.800mm, thƣờng mƣa to, gây ra lũ lụt, sạt lở đồi núi, ách tắc các tuyến đƣờng giao thông, nhất là giao thông nông thôn. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Mùa khô ít mƣa, chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình từ 12oC đến 15oC, có năm rét nhất dƣới 0oC. Độ ẩm thấp nhất (từ tháng 12 năm trƣớc đến tháng 2 năm sau) 39 khoảng từ 20% đến 30%, thƣờng có sƣơng mù kéo dài từ đêm đến 8 giờ sáng, vùng núi cao có thể kéo dài hơn. Vào những tháng chuyển tiếp từ mùa lạnh sang mùa nóng (cuối tháng 2 đầu tháng 3 âm lịch) thƣờng xảy ra mƣa đá làm thiệt hại hoa màu và nhà cửa, tài sản của nhân dân. Thị trấn Đông Khê là thị trấn vùng cao có 15 khu dân cƣ hành chính (10 xóm, 5 tổ dân phố) với tổng diện tích trên 1.622ha, dân số toàn thị trấn có gần 3700 ngƣời với khoảng 1127 hộ, gồm các dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mông, Hoa và một số dân tộc khác cùng nhau sinh sống. Thị trấn là trung tâm huyện có đƣờng quốc lộ 4A đi qua, ở đây có chợ Đông Khê là trung tâm giao dịch, lƣu thông hàng hóa của huyện, nhất là các ngày chợ phiên. 3.1.2 . Tình hình kinh tế - xã hội 3.1.2.1 Về kinh tế Huyện Thạch An là một huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn cả về kinh tế lẫn đời sống xã hội. Trong các xã thuộc huyện thì thị trấn Đông Khê giữ vai trò nhƣ là trung tâm giao dịch, buôn bán của huyện nên kinh tế của thị trấn cũng có sự phát triển hơn so với các xã khác. Là thị trấn vùng cao, sản xuất nông nghiệp chiếm trên 60% và sản xuất tự cung tự cấp là chủ yếu. Đất sản xuất nông nghiệp tính đến năm 2013 có khoảng 314ha với tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt cả năm đạt 1251,1 tấn. Trong sản xuất nông nghiệp, ngoài các loại cây lƣơng thực, hoa màu, nhân dân địa phƣơng còn có truyền thống chăn nuôi các loại gia súc chủ yếu là trâu bò dùng để cày cấy, lấy phân bón ruộng vƣờn, nƣơng rẫy; các loại gia cầm nhƣ lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng cũng đƣợc nuôi để tăng thêm thu nhập. Bên cạnh đó, còn có các ngành nghề thủ công nhƣ: rèn đúc nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp (dao, liềm, búa, lƣỡi cày…), nghề đan lát (dậu, 40 cót) giúp cải thiện thu nhập ngƣời dân địa phƣơng. Ngoài phần đa số ngƣời dân là nông dân do sản xuất nông nghiệp là chủ yếu thì còn có các hộ tiểu thƣơng, buôn bán dịch vụ nhỏ sinh sống chủ yếu tại khu vực gần chợ Đông Khê. Đời sống của những ngƣời dân này có phần đƣợc cải thiện hơn so với hộ dân nông thôn. Số dân của thị trấn là không nhiều nên thị trấn không có họp chợ hàng ngày mà tiến hành họp chợ theo phiên, cứ cách 5 ngày sẽ có 1 phiên chợ. Đây là thời điểm kinh doanh buôn bán diễn ra tấp nập nhất do không chỉ có sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng mà còn có sự tham gia của các tiểu thƣơng kinh doanh hay ngƣời dân khu vực khác tham gia buôn bán từ các sản phẩm nông nghiệp đến các loại hàng hóa khác. Các đối tƣợng này đóng góp một phần vào thu NS địa phƣơng. 3.1.2.2 Về xã hội Là một huyện còn nghèo nên cuộc sống ngƣời dân huyện nói chung và ngƣời dân thị trấn nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Thị trấn vẫn còn nhiều hộ gia đình nghèo hay cận nghèo cần có sự hỗ trợ của nhà nƣớc. Cơ sở vật chất cũng nhƣ đời sống tinh thần ngƣời dân khá nghèo nàn. Tuy phong trào văn hóa, văn nghệ ở thị trấn cũng khá phát triển nhƣng các hoạt động tổ chức giao lƣu văn nghệ - thể thao giữa các tổ dân phố, xóm thƣờng chỉ diễn ra vào các dịp lễ, Tết, hội truyền thống ngoài ra không có hình thức giải trí nào khác. Toàn thị trấn có 03 trƣờng học từ cấp mầm non đến trung học cơ sở với tỷ lệ huy động học sinh đến trƣờng ở các bậc học đều cao, phổ cập trung học cơ sở chiếm 100%. Chất lƣợng giáo dục ngày càng đƣợc cải thiện, các cán bộ cũng nhƣ giáo viên đƣợc cử đi học và đào tạo để nâng cao trình độ và chất lƣợng giảng dạy. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác giáo dục ở địa phƣơng, cơ sở vật chất sử dụng cho giáo dục còn chƣa đƣợc đảm 41 bảo. Bên cạnh đó, do trình độ nhận thức hoặc do điều kiện kinh tế của ngƣời dân vẫn còn nhiều hạn chế nên vẫn có tình trạng bỏ học giữa chừng của nhiều học sinh. Trình độ của các cán bộ cũng còn nhiều hạn chế về mặt chuyên môn và nhận thức, các cán bộ không thƣờng xuyên đƣợc cử đi đạo tạo nâng cao trình độ nên có thể gây ảnh hƣởng đến sự phát triển của địa phƣơng. Thị trấn cũng thƣờng xuyên tiến hành tuyên truyền các thông tin cần thiết về luật pháp, y tế cũng nhƣ an toàn thực phẩm cho ngƣời dân. Các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân cũng đƣợc thực hiện khá thƣờng xuyên và đầy đủ nhƣ công tác khám chữa bệnh hay tiêm chủng cho trẻ em. Số gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” chiếm tới hơn 82% tổng số hộ gia đình của thị trấn. Tuy nhiên, tình hình tệ nạn xã hội nhƣ trộm cắp hay tiêm chích ma túy vẫn còn xảy ra. 3.2. Thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc tại Thị trấn Đông Khê giai đoạn 2010 - 2014 3.2.1. Quản lý thu ngân sách thị trấn 3.2.1.1 Dự toán thu Dựa vào hai bảng số liệu dƣới đây, ta có thể đƣa ra một số nhận xét về dự toán thu NSX nhƣ sau: – Tất cả các nguồn thu dự toán của NS thị trấn đều thông qua Kho bạc, không có khoản thu NS ngoài Kho bạc. – So với năm 2010 thì tổng thu NSX qua các năm đều tăng. Tỷ lệ tăng lần lƣợt là 150,02%, 201,23% , 259,31% và 268,13% tƣơng ứng với các năm từ 2011 đến 2014. Tuy nhiên, nếu so sánh tỷ lệ phần trăm tăng trong dự toán giữa năm sau so với năm trƣớc thì mức độ tăng giữa các năm cũng không quá 42 mức chênh lệch. Năm 2010 tăng 125,62% so với năm 2009, trong khi năm 2011 tăng 150,02% so với năm 2010, năm 2012 tăng 134,14% so với năm 2011, năm 2013 tăng 128,86% so với năm 2012, năm 2014 cũng chỉ tăng có 103,4% so với năm 2013 (đây là năm có mức tăng thấp nhất trong 5 năm nghiên cứu). – Nhƣ trong phần lý luận, có 3 khoản mục thu lớn cấu thành nên tổng thu NSX đó là các khoản thu NSX hƣởng 100%, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % và thu bổ sung ngân sách từ cấp trên. – Đối với các khoản thu NSX đƣợc hƣởng 100%:  Tổng thu NSX năm 2011 so với năm 2010 tăng nhƣng các khoản thu 100% mà NS thị trấn đƣợc hƣởng trong năm này so với năm 2010 lại giảm, năm 2012 và 2013 tăng so với năm 2010. Tuy tỷ lệ giảm là rất ít, năm 2011 giảm còn 99,86% so với năm 2010. Năm 2012 và 2013 thì tăng so với năm 2010 đều là 115,14%.  Khi so sánh giữa năm 2011 với năm 2010 thì có thể thấy nguyên nhân dự toán của năm 2011 giảm do với năm 2010 là do sự thay đổi trong dự toán chi tiết các khoản mục của các khoản thu NSX hƣởng 100%. Năm 2010 có khoản Thu chuyển nguồn từ năm trƣớc là 44.500.000 đồng trong khi năm 2011 không có khoản thu này, nhƣng bù lại năm 2011 lại có sự tăng lên trong dự toán thuế TNCN (mức tăng là 200% tƣơng đƣơng với con số tuyệt đối là 40 triệu đồng) cũng nhƣ trong năm này còn có khoản Thu kết dƣ NS năm trƣớc đƣợc gần 2.500.000 đồng mà năm 2010 không có. Còn các khoản thu còn lại giữa năm 2011 so với năm 2010 cũng không có sự chênh lệch nào đáng kể.  Hầu hết các khoản mục tạo nên khoản thu NSX hƣởng 100% của năm 2012 đều tăng mạnh so với 2 năm trƣớc đó. Chỉ xét đến tỷ lệ thì khoản mục thuế tài nguyên và thu khác là 2 khoản mục có tỷ lệ tăng mạnh nhất, so với 43 năm 2010 thì năm 2012 tăng gấp 10 lần nhƣng xét về con số tuyệt đối thì số tăng lên chỉ khoảng 20 triệu đồng. Trong khi khoản mục thuế thu nhập cá nhân chỉ tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2010 nhƣng mức tăng về số tuyệt đối lên đến hơn 100 triệu đồng. Dự toán thu năm 2012 so với năm 2011 cũng tƣơng tự, các khoản mục thu đều đƣợc dự toán tăng. Mặc dù trong năm này không có dự toán cho các khoản mục thu thuế TNDN, thuế nhà đất và thu chuyển nguồn từ năm trƣớc nhƣ 2 năm trƣớc đó nhƣng do các khoản mục thu còn lại đều đƣợc dự toán tăng mạnh nên xét về tổng thu các khoản thu NSX hƣởng 100% của năm 2012 vẫn tăng.  Năm 2013 do có dự toán khoản mục thu thuế GTGT và thuế TNCN tăng mạnh nên mặc dù không có dự toán cho các khoản mục khác nhƣ thuế TNDN, thuế tài nguyên và thu khác, dự toán tổng các khoản thu NSX hƣởng 100% vẫn tăng so với các năm trƣớc (năm 2012 và 2013 có mức dự toán các khoản thu NSX hƣởng 100% là nhƣ nhau).  Năm 2014 là năm có mức tăng các khoản thu NSX hƣởng 100% so với năm 2010 lớn nhất, gần 146%. Nguyên nhân tăng có thể do sự tăng khá mạnh của khoản mục thu thuế TNCN, tăng tới hơn 600%. Khi so với năm trƣớc đó là năm 2013 thì hầu hết các khoản mục chi tiết trong khoản mục thu NSX hƣởng 100% đều tăng. Nếu xét về con số tuyệt đối thì năm 2014 là năm có dự toán thu NSX chi tiết khoản mục thu NSX hƣởng 100% lớn nhất trong các năm nghiên cứu. Hai khoản mục thu thuế GTGT và thuế TNCN là nguyên nhân chính cho sự tăng lên trong dự toán của năm 2014. So với năm 2010 hay so với năm 2013 thì mức tăng của hai khoản mục này đều lớn hơn hẳn so với mức tăng của các năm nghiên cứu khác. 44 – Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % chỉ có một khoản mục thu duy nhất là Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh và khoản thu này các năm so với năm 2010 đều tăng lên. Từ năm 2012 đến 2014 thì dự toán khoản mục thuế này là nhƣ nhau (đều là 50 triệu đồng). – Thu bổ sung từ ngân sách từ cấp trên đều tăng dần qua các năm (trừ năm 2014).  Khoản mục thu này có hai mục nhỏ là thu bổ sung cân đối ngân sách từ cấp trên và thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên. Riêng năm 2010 toàn bộ khoản thu bổ sung ngân sách từ cấp trên đều là thu bổ sung cân đối ngân sách từ cấp trên, không có khoản Thu bổ sung có mục tiêu từ NS cấp trên, các năm còn lại đều có cả hai khoản mục nhỏ.  Năm 2014 là năm duy nhất trong 5 năm mà Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên giảm so với năm trƣớc đó là năm 2013, ngay cả hai khoản mục chi tiết của Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cũng giảm hẳn. Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên năm 2014 thậm chỉ chỉ hơn 65% so với năm 2013. Mức tăng hay giảm dự toán tổng thu NSX của thị trấn đƣợc tổng hợp trên mức dự toán tăng hay giảm của các khoản mục thu bộ phận. Khi so sánh dự toán thu giữa các năm, các khoản mục thu bộ phận có thể có sự tăng hay giảm khác nhau nhƣng về tổng thể thì các mức tăng, giảm đó sẽ đƣợc tổng hợp lại và phản ánh chung ở dự toán tổng thu NSX. 45 Bảng 3.1 Tình hình lập dự toán thu từ 2010 đến 2014 Đơn vị: Nghìn đồng Năm Chỉ tiêu 2010 Số tuyệt đối 2011 2012 2013 Tỷ lệ % (2010/2010) Số tuyệt đối Tỷ lệ % (2011/2010) Số tuyệt đối Tỷ lệ % (2012/2010) 1,229,195 100.00% 1,844,009 150.02% 2,473,561 201.23% 3,187,421 259.31% 3,295,850 268.13% 1,229,195 100.00% 1,844,009 150.02% 2,473,561 201.23% 3,187,421 259.31% 3,295,850 268.13% 651,400 100.00% 650,490 99.86% 750,000 115.14% 750,000 115.14% 950,000 145.84% 13,000 100.00% 13,000 100.00% 20,000 153.85% 21,000 161.54% 24,303 186.95% 2. Thuế giá trị gia tăng 197,600 100.00% 192,500 97.42% 500,000 253.04% 530,000 268.22% 622,246 314.90% 3. Thuế thu nhập doanh nghiệp 197,600 100.00% 192,500 97.42% 40,000 100.00% 80,000 200.00% 150,000 375.00% 170,000 425.00% 250,000 625.00% 5. Thuế nhà đất 115,000 100.00% 128,000 111.30% 0.00% 4,000 3.48% 13,851 12.04% 6. Thuế môn bài 39,500 100.00% 35,000 88.61% 35,000 88.61% 25,000 63.29% 24,600 62.28% 9. Thuế tài nguyên 2,000 100.00% 5,000 250.00% 20,000 1000.00% 13,000 650.00% 10. Thu khác 2,200 100.00% 2,000 90.91% 25,000 1136.36% 2,000 90.91% 44,500 100.00% Tổng thu ngân sách xã A/ Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc I/ Các khoản thu NSX hƣởng 100% 1. Phí, lệ phí 4. Thuế thu nhập cá nhân Số tuyệt đối 2014 Tỷ lệ % (2013/2010) Số tuyệt đối Tỷ lệ % (2014/2010) 7. Lệ phí trƣớc bạ 8. Thuế chuyển quyền sử dụng đất 11. Thu chuyển nguồn năm trƣớc 46 12. Thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc II/ Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % 2,490 15,500 100.00% 20,000 129.03% 50,000 322.58% 50,000 322.58% 50,000 322.58% 15,500 100.00% 20,000 129.03% 50,000 322.58% 50,000 322.58% 50,000 322.58% 562,295 100.00% 1,173,519 208.70% 1,673,561 297.63% 2,387,421 424.58% 2,295,850 408.30% 562,295 100.00% 971,570 172.79% 1,180,304 209.91% 2,019,648 359.18% 1,895,850 337.16% 1. Thuế chuyển quyền sử dụng đất 2. Thuế nhà đất 3. Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh 4. Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình 5. Lệ phí trƣớc bạ nhà, đất 6. Các khoản thu phân chia khác do tỉnh quy định III/ Thu bổ sung ngân sách từ cấp trên Thu bổ sung ngân sách từ cấp trên Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên IV/ Viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho xã (nếu có) B/ Thu ngân sách xã chƣa qua Kho bạc 201,949 493,257 367,773 240,000 (Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tổng hợp thu ngân sách năm 2010 – 2014 – Phòng KT-TC Thị trấn Đông Khê) 47 Bảng 3.2: So sánh Dự toán thu NS giữa các năm theo tỷ lệ % % So sánh giữa năm sau so năm trƣớc Chỉ tiêu 2010/2009 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013 Tổng thu ngân sách xã A/ Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc I/ Các khoản thu NSX hƣởng 100% 1. Phí, lệ phí 2. Thuế giá trị gia tăng 125.62% 125.62% 150.02% 150.02% 134.14% 134.14% 128.86% 128.86% 103.40% 103.40% 125.62% 112.41% 150.02% 99.86% 134.14% 115.30% 128.86% 100.00% 103.40% 126.67% 65.00% 100.00% 153.85% 105.00% 115.73% 3. Thuế thu nhập doanh nghiệp 100.76% 97.42% 259.74% 106.00% 117.40% 4. Thuế thu nhập cá nhân 100.76% 97.42% 187.50% 113.33% 147.06% 5. Thuế nhà đất 200.00% 6. Thuế môn bài 102.54% 111.30% 7. Lệ phí trƣớc bạ 118.80% 88.61% 100.00% 83.33% 250.00% 400.00% 110.00% 90.91% 1250.00% 71.26% 129.03% 71.26% 346.28% 71.43% 98.40% 250.00% 100.00% 100.00% 129.03% 250.00% 100.00% 100.00% 149.04% 208.70% 142.61% 142.66% 96.16% 149.04% 172.79% 121.48% 171.11% 93.87% 244.25% 74.56% 65.26% 8. Thuế chuyển quyền sử dụng đất 9. Thuế tài nguyên 10. Thu khác 11. Thu chuyển nguồn năm trƣớc 12. Thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc II/ Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % 1. Thuế chuyển quyền sử dụng đất 2. Thuế nhà đất 3. Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh 4. Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình 5. Lệ phí trƣớc bạ nhà, đất 6. Các khoản thu phân chia khác do tỉnh quy định III/ Thu bổ sung ngân sách từ cấp trên Thu bổ sung cân đối ngân sách từ cấp trên Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên IV/ Viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho xã (nếu có) B/ Thu ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Báo cáo tổng hợp thu NS thị trấn năm 2010-2014) 48 3.2.1.2 Quyết toán thu Bảng 3.3 Tình hình quyết toán thu NS từ 2010 đến 2014 Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Số tuyệt Tỷ lệ % đối 2011 Số tuyệt Tỷ lệ % đối 1,228,329 100.00% 1,888,652 153.76% 2,517,817 204.98% 3,361,218 273.64% 4,143,614 337.34% 1,228,329 100.00% 1,888,652 153.76% 2,517,817 204.98% 3,361,218 273.64% 4,143,614 337.34% 645,033 100.00% 667,383 103.46% 804,506 124.72% 924,672 143.35% 1,463,764 226.93% 1. Phí, lệ phí 13,304, 100.00% 13,4634 101.20% 22,850 171.75% 22,303 167.63% 28,406 213.50% 2. Thuế giá trị gia tăng 263,968 100.00% 376,268 142.54% 412,366 156.22% 537,849 203.76% 594,096 225.06% 68,210 100.00% 3,240 4.75% 5,400 7.92% 4. Thuế thu nhập cá nhân 100,175 100.00% 111,394 111.20% 168,897 168.60% 201,276 200.92% 282,502 282.01% 5. Thuế nhà đất 115,924 100.00% 117,986 101.78% 39,001 33.64% 5,333 4.60% 6,525 5.63% 6. Thuế môn bài 27,225 100.00% 27 98.35% 43,500 159.78% 43,550 159.96% 43,250 158.86% 7. Lệ phí trƣớc bạ 0.00% 3,720 0.00% 6,379 0.00% 856 8. Thuế chuyển quyền sử dụng đất 0.00% 0.00% 28,995 0.00% 2,809 11.47% 11,138 95.16% 25,045 Tổng thu ngân sách xã A/ Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc I/ Các khoản thu NSX hƣởng 100% 3. Thuế thu nhập doanh nghiệp 9. Thuế tài nguyên 11,705 100.00% 14,503 123.90% 49 2012 Số tuyệt Tỷ lệ % đối 1,343 2013 Số tuyệt Tỷ lệ % đối 2014 Số tuyệt đối Tỷ lệ % 213.96% 10. Thu khác 11. Thu chuyển nguồn năm trƣớc 12. Thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc II/ Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % 20 100.00% 44,500 100.00% 11,849 58341.93% 4,502, 10.12% 112,828 253.55% 64,60 145.19% 463,024 1040.50% 2,490 21,000 100.00% 47,750 227.38% 39,750 189.29% 49,125 233.93% 44,000 209.52% 21,000 100.00% 47,750 227.38% 39,750 189.29% 49,000 233.33% 44,000 209.52% 1. Thuế chuyển quyền sử dụng đất 2. Thuế nhà đất 3. Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh 4. Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình 5. Lệ phí trƣớc bạ nhà, đất 6. Các khoản thu phân chia khác do tỉnh quy định III/ Thu bổ sung ngân sách từ cấp trên Thu bổ sung ngân sách từ cấp trên Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên IV/ Viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho xã (nếu có) B/ Thu ngân sách xã chƣa qua Kho bạc 125 562,295 100.00% 1,173,519 208.70% 1,673,561 297.63% 2,387,421 424.58% 2,135,850 379.84% 402,867 100.00% 971,570 241.16% 1,180,304 292.98% 2,019,648 501.32% 1,895,850 470.59% 159,428 100.00% 201,949 126.67% 309.39% 230.68% 150.54% 493,257 367,773 240,000 500,000 (Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tổng hợp thu ngân sách năm 2010 – 2014 – Phòng KT-TC Thị trấn Đông Khê) 50 Bảng 3.4: So sánh quyết toán thu NS giữa các năm theo tỷ lệ % Chỉ tiêu So sánh năm sau với năm trƣớc 2010/2009 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013 Tổng thu ngân sách xã 127.33% 153.76% 133.31% 133.50% 123.28% A/ Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc 127.33% 153.76% 133.31% 133.50% 123.28% I/ Các khoản thu NSX hƣởng 100% 115.92% 103.46% 120.55% 114.94% 158.30% 1. Phí, lệ phí 106.96% 101.20% 169.72% 97.61% 127.36% 2. Thuế giá trị gia tăng 94.88% 142.54% 109.59% 130.43% 110.46% 3. Thuế thu nhập doanh nghiệp 133.05% 166.67% 4. Thuế thu nhập cá nhân 122.53% 111.20% 151.62% 119.17% 140.36% 5. Thuế nhà đất 113.25% 101.78% 33.06% 13.67% 122.34% 6. Thuế môn bài 95.95% 98.35% 162.46% 100.11% 99.31% 7. Lệ phí trƣớc bạ 171.49% 13.43% 8. Thuế chuyển quyền sử dụng đất 9.69% 9. Thuế tài nguyên 123.90% 9.26% 829.36% 224.86% 10. Thu khác 11. Thu chuyển nguồn năm trƣớc 10.12% 2505.91% 57.26% 716.67% 12. Thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc II/ Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ 123.53% 227.38% 83.25% 123.58% 89.57% % 1. Thuế chuyển quyền sử dụng đất 2. Thuế nhà đất 3. Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh 123.53% 227.38% 83.25% 123.27% 89.80% doanh 4. Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình 5. Lệ phí trƣớc bạ nhà, đất 6. Các khoản thu phân chia khác do tỉnh quy định III/ Thu bổ sung ngân sách từ cấp trên 143.71% 208.70% 142.61% 142.66% 89.46% Thu bổ sung cân đối ngân sách từ cấp 128.93% 241.16% 121.48% 171.11% 93.87% trên Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách 202.31% 126.67% 244.25% 74.56% 65.26% cấp trên IV/ Viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho xã (nếu có) B/ Thu ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Báo cáo tổng hợp thu NS thị trấn năm 2010-2014) 51 Từ các bảng trên, ta có thể đƣa ra một số nhận xét nhƣ sau: – Các khoản thu quyết toán NS của thị trấn toàn bộ đều thông qua Kho bạc, không có khoản thu nào chƣa qua Kho bạc. – Tổng thu NS theo quyết toán qua các năm đều tăng. So với năm 2010 thì tỷ lệ tăng của các năm 2011, 2012 và 2013 lần lƣợt là: 153, 76%, 204,98%, 273,64% và 337,34%. Tuy nhiên nếu so sánh tốc độ tăng giữa các năm thì năm 2012 và 2013 có cùng mức tăng khoảng 133% so với năm trƣớc nó, năm 2010 có mức tăng là 127,33% so với năm 2009 và năm 2011 có mức tăng lớn nhất 153,76% so với năm 2010. Mặc dù năm 2014 có mức tăng lớn nhất khi so với năm 2010 nhƣng so với năm 2013, nó chỉ tăng 123,28% (thấp hơn mức tăng của 2 năm trƣớc đó). – Các khoản thu NSX đƣợc hƣởng 100% nói chung đều tăng qua các năm. Năm 2011 chỉ tăng hơn 3% so với năm 2010. Nếu so sánh giữa các năm thì mức tăng khoảng 120% thậm chí thấp hơn chỉ khoảng 114% - 115% so với năm trƣớc đó. Năm 2011 tăng ít so với năm 2010 là do các khoản mục thu trong khoản thu này cũng có mức tăng không đáng kể, khoản mục thu chuyển nguồn từ năm trƣớc chỉ bằng 1/10 so với năm 2010. Tuy xét về tổng thu NSX năm 2014 tăng không nhiều so với năm 2013 nhƣng các khoản mục thu NSX hƣởng 100% trong năm này lại có mức tăng lớn hơn khá nhiều, so với năm 2013 tăng 158,30%.  Tuy nhiên, xét về số tuyệt đối thì khoản khác biệt này đƣợc bù trừ bởi sự tăng lên của các khoản mục thu khác tuy tăng ít về tỷ lệ nhƣng con số tuyệt đối tăng lên là không nhỏ. Năm 2012 và 2013 có tỷ lệ tăng nhiều hơn do có sự gia tăng các khoản mục thu có số tuyệt đối lớn một cách đáng kể hơn. Mặc dù vẫn có một số khoản mục thu giảm, thậm chí đạt tỷ lệ rất nhỏ song về số tuyệt đối lại không phải là lớn nên không ảnh hƣởng nhiều. Ví dụ nhƣ khoản mục Thuế tài nguyên của năm 2012 chỉ bằng khoảng 11% so 52 với năm 2010 nhƣng số giảm tuyệt đối chỉ khoảng 10 triệu đồng, hay khoản mục Thuế nhà đất và Thuế TNDN năm 2013 chỉ đạt khoảng hơn 4% so với năm 2010 nhƣng lại đƣợc các khoản tăng khác nhƣ Thuế GTGT hay Thuế TNCN bù lại. Bên cạnh đó, năm 2012 và 2013 còn có thêm khoản Lệ phí trƣớc bạ và Thuế chuyển quyền sử dụng đất mà năm 2010 và 2011 không có.  Nếu so sánh giữa các năm thì sự biến động về tỷ lệ có thể nhắc đến đó là 3 loại khoản mục thu: Thuế nhà đất, Thuế tài nguyên và Thu chuyển nguồn từ năm trƣớc. Thuế nhà đất chỉ có năm 2011 là tăng so với năm 2010 còn các năm sau chỉ bằng 1/3 so với năm trƣớc đó. Thuế tài nguyên giảm mạnh vào năm 2012 chỉ bằng 9,26% so với năm 2011 dẫn đến tỷ lệ cao đột ngột là 829,36% khi so sánh giữa năm 2013 với năm 2012 trong khi nếu so với năm 2010 thì Thuế tài nguyên 2013 chỉ bằng 95, 16%. Sự biến động lớn nhất về tỷ lệ thuộc về Thu chuyển nguồn từ năm trƣớc. Năm 2012 có sự tăng gấp hơn 20 lần so với năm 2011, trong khi năm 2013 chỉ đạt gần 60% so với năm 2012. Điều này là do sự giảm mạnh của năm 2011 đã nói ở trên, trong khi năm 2012 lại tăng rất nhiều nên dẫn đến sự chênh lệch rất lớn nhƣ vậy. Nếu so với năm 2010 thì năm 2012 chỉ tăng lên hơn 112% mà thôi. Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến quyết toán các khoản thu NSX hƣởng 100% của năm 2014 tăng hơn hẳn các năm còn lại là do năm 2014 có khoản thu chuyển nguồn từ năm trƣớc khá lớn, tăng gấp 7 lần so với năm 2013 và 10 lần so với năm 2010. – Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % vẫn chủ yếu là Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh và các năm đều tăng so với năm 2010. Có khác biệt duy nhất là một khoản nhỏ từ Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình năm 2013. Mặc dù so với năm 2010 thì khoản thu này các năm sau đều tăng nhƣng năm 2012 và năm 2014 lại giảm so với năm trƣớc nó. Năm 2012 53 chỉ bằng 83,25% so với năm 2011 và năm 2014 chỉ bằng 89,57% so với năm 2013 và có thể nhận thấy điểm chung ở cả 2 năm này đó là khoản mục thu chuyển nguồn từ năm trƣớc đều lớn hơn hẳn so với năm trƣớc đó hay so với năm 2010. – Các khoản thu bổ sung từ NS cấp trên đều tăng mạnh so với năm 2010 khi tiến hành quyết toán thu NS thị trấn. Năm 2010, Thu bổ sung từ NS cấp trên theo dự toán đều là Thu bổ sung cân đối NS từ cấp trên nhƣng khi quyết toán thì có cả hai khoản mục thu nhỏ. – Không giống nhƣ các năm còn lại, năm 2014 có phát sinh khoản mục thu Viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho xã lên tới 500 triệu (đây là do NSX đang đƣợc hƣởng nguồn kinh phí đƣợc tài trợ từ dự án của nƣớc ngoài đầu tƣ vào huyện và trên huyện giao cho thị trấn để tiến hành làm các con đƣờng liên thôn, liên xóm góp phần phát triển cơ sở hạ tầng của địa phƣơng). – Năm 2014 là năm duy nhất có khoản thu bổ sung từ NS cấp trên giảm so với năm trƣớc đó, chỉ bằng 89,46% so với năm 2013. Kéo theo là cả hai khoản mục chi tiết trong khoản thu này cũng giảm so với năm 2013. Tuy khoản thu bổ sung từ NS cấp trên giảm so với năm 2013 nhƣng nó không thể hiện rằng NS đã giảm sự phụ thuộc vào NS cấp trên so với năm trƣớc đó mà nguyên nhân là do năm 2014 có khoản thu Viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho xã nhƣ đã nhận xét ở trên. 54 3.2.1.3 So sánh quyết toán trên dự toán theo tỷ lệ % Bảng 3.5: So sánh quyết toán trên dự toán thu NS theo tỷ lệ % từ 2010 đến 2014 Chỉ tiêu 2010 2011 99.93% 102.42% 99.93% 102.42% 99.02% 102.60% 102.34% 103.57% 133.59% 195.46% 34.52% 250.44% 139.24% 100.80% 92.18% 68.92% 76.50% Năm 2012 2013 2014 101.79% 105.45% 125.72% 101.79% 105.45% 125.72% 107.27% 123.29% 154.08% 114.25% 106.20% 116.88% 82.47% 101.48% 95.48% Tổng thu ngân sách xã A/ Thu ngân sách xã đã qua Kho bạc I/ Các khoản thu NSX hƣởng 100% 1. Phí, lệ phí 2. Thuế giá trị gia tăng 3. Thuế thu nhập doanh nghiệp 4. Thuế thu nhập cá nhân 112.60% 118.40% 113.00% 5. Thuế nhà đất 133.33% 47.11% 6. Thuế môn bài 124.29% 174.20% 175.81% 7. Lệ phí trƣớc bạ 8. Thuế chuyển quyền sử dụng đất 9. Thuế tài nguyên 585.27% 290.06% 6.72% 192.66% 10. Thu khác 0.92% 592.46% 11. Thu chuyển nguồn năm trƣớc 100.00% 12. Thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc 100.00% II/ Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % 135.48% 238.75% 79.50% 98.25% 88.00% 1. Thuế chuyển quyền sử dụng đất 2. Thuế nhà đất 3. Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh 135.48% 238.75% 79.50% 98.00% 88.00% 4. Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình 5. Lệ phí trƣớc bạ nhà, đất 6. Các khoản thu phân chia khác do tỉnh quy định III/ Thu bổ sung ngân sách từ cấp trên 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 114.81% Thu bổ sung ngân sách từ cấp trên 71.65% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% IV/ Viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho xã (nếu có) B/ Thu ngân sách xã chƣa qua Kho bạc (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Báo cáo tổng hợp thu NS thị trấn năm 2010-2014) 55 Từ bảng trên có thể thấy: nhìn chung quyết toán thu NS các năm đều lớn hơn dự toán thu NS, chỉ có năm 2010 là quyết toán thấp hơn mức dự toán, nguyên nhân có thể do mức quyết toán của các khoản thu nhƣ thuế TNDN, thuế môn bài và thu khác thấp hơn rất nhiều so với mức dự toán. Các năm 2011, 2012 và 2013 có mức quyết toán thu ngân sách tăng nhƣng mức tăng không lớn, chỉ tăng khoảng 2% đến 5%. Năm 2014 là năm có mức tăng lớn nhất, quyết toán tăng tới 25% so với dự toán, nguyên nhân là do quyết toán có khoản mục Viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho xã lên tới 500triệu đồng. Nếu chỉ xét về tỷ lệ % thì có thể thấy nhiều khoản thu có mức tăng hay giảm quyết toán so với dự toán khá lớn, nhƣng nếu xét về con số tuyệt đối thì có thể mức tăng lớn về tỷ lệ lại chỉ là mức tăng nhỏ về con số tuyệt đối và ngƣợc lại, các mức tăng/giảm về con số tuyệt đối bù trừ lẫn nhau làm cho mức tăng/giảm về tỷ lệ tổng số thu NS quyết toán so với mức thu NS dự toán là không nhiều. Bên cạnh đó, cũng có thể do nhiều khoản mục thu khi dự toán thì có nhƣng khi quyết toán lại không có và ngƣợc lại, nhiều khoản dự toán không đƣa ra nhƣng khi trong năm lại phát sinh khoản thu đó nên quyết toán lại có số thu. Nhƣ năm 2010, thu khác là khoản thu có mức thu quyết toán giảm nhiều nhất về tỷ lệ % (giảm tới 99%) so với các khoản thu còn lại nhƣng xét về con số tuyệt đối thì số giảm lại không đáng kể, chỉ hơn 2 triệu đồng, nếu so với thuế TNDN thì đây là khoản thu có mức quyết toán so với dự toán giảm mạnh nhất (giảm gần 130 triệu đồng trong khi xét về tỷ lệ % thì giảm khoảng 65%). Hay nhƣ năm 2011, dự toán thuế TNDN lên tới hơn 190 triệu đồng nhƣng quyết toán lại không có phát sinh, bù lại thuế GTGT lại tăng gần gấp 56 đôi. Năm 2012, dự toán cho khoản mục thu khác là 25 triệu đồng nhƣng khi quyết toán lại không phát sinh khoản mục này. Năm 2013 là năm có khá nhiều khoản thu phát sinh khi quyết toán mà trong dự toán lại không hề có nhƣ các khoản mục thuế TNDN, lệ phí trƣớc bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế tài nguyên… Điển hình trong năm 2014 là quyết toán có hai khoản mục thu rất lớn, tổng hai khoản mục lên tới gần 1tỷ đồng. Bên cạnh đó cũng có một vài khoản mục thu nhƣ lệ phí trƣớc bạ hay thuế chuyển quyền sử dụng đất không có dự toán nhƣng khi quyết toán cuối năm lại có số phát sinh. 3.2.1.4 Tỷ trọng các khoản thu so với tổng thu - Về dự toán: Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng các khoản thu so với tổng thu theo dự toán 57 Có thể thấy các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % trong dự toán thu chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng số dự toán thu qua các năm, chỉ khoảng từ 1% - 2%. Hai khoản mục thu còn lại chiếm tỷ lệ phần lớn trong dự toán thu NS các năm, đặc biệt là sự dịch chuyển tỷ lệ giữa hai khoản mục thu này. Các khoản thu bổ sung từ NS cấp trên ngày càng tăng lên, từ chỉ chiếm chƣa tới một nửa tổng thu NSX năm 2010 thì ngay từ năm 2011 khoản thu này đã tăng lên đến hơn 63%, và đến năm 2013 đã tăng lên đến 74,9%. Còn khoản mục thu NSX đƣợc hƣởng 100% thì giảm từ 52,99% năm 2010 xuống còn 23,53% năm 2013. Tuy năm 2014 thì các khoản mục NSX hƣởng 100% có tăng lên so với năm 2013 cũng nhƣ khoản mục thu bổ sung từ NS cấp trên có giảm, chiếm gần 70% nhƣng tỷ lệ này vẫn là lớn. Điều này cho thấy sự phụ thuộc ngày càng lớn vào thu bổ sung ngân sách từ cấp trên của NSX, đặc biệt, phần lớn khoản thu bổ sung này là thu bổ sung cân đối ngân sách từ cấp trên. - Về quyết toán Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng các khoản thu so với tổng thu theo quyết toán 58 Tƣơng tự nhƣ các tỷ lệ trong thu NS dự toán, thì thu NS quyết toán cũng không có sự khác biệt nhiều, vẫn là hai khoản mục thu Các khoản thu NSX hƣởng 100% và Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NS thị trấn. Và khoản mục thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng thu NSX cũng giống nhƣ trong dự toán thu NSX, tuy nhiên, sự chuyển dịch giữa các tỷ lệ thì có hơi khác một chút so với dự toán thu NS, mức tăng tỷ trọng của khoản mục Thu bổ sung từ NS cấp trên thấp hơn một chút so với mức dự toán thu NS. Năm 2013 chiếm tỷ trọng là 71,03% chứ không tới 74,9% nhƣ dự toán. Năm 2012 theo dự toán thì tỷ trọng khoản thu này chiếm tới hơn 70% nhƣng khi quyết toán lại chỉ chiếm hơn 66%. Năm 2014 là năm có tỷ trọng các khoản thu quyết toán khác biệt nhất so với các năm còn lại. Đầu tiên, năm 2014 có thêm tỷ trọng của khoản mục Viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho xã chiếm tới hơn 12%. Thêm vào đó khoản mục các khoản thu NSX hƣởng 100% cũng chiếm tỷ trọng cao hơn so với 2 năm trƣớc đó, hơn 35%. Hai khoản mục này đã làm giảm tỷ trọng của khoản mục thu bổ sung ngân sách từ cấp trên và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % so với dự toán năm 2014 cũng nhƣ so với năm trƣớc đó. So với dự toán chiếm gần 70% thì khoản mục thu bổ sung ngân sách từ cấp trên chỉ chiếm 63,61% trong quyết toán, và so với năm 2013 thì tỷ trọng giảm gần 8%. Đây cũng là năm có khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm chiểm tỷ trọng thấp nhất, chỉ hơn 1% một chút. Nếu nói các năm trƣớc đó có sự dịch chuyển theo quy luật thì năm 2014 là một năm có sự khác biệt so với các năm còn lại về tỷ trọng các khoản thu quyết toán. 59 3.2.2. Quản lý chi và nhiệm vụ chi ngân sách thị trấn 3.2.2.1 Dự toán chi Bảng 3.6: Tình hình dự toán chi NS từ năm 2010 đến 2014 Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu Tổng chi ngân sách xã A/ Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc I/ Chi đầu tƣ phát triển II/ Chi thƣờng xuyên 1. Chi dân quân tự vê, an ninh trật tự - Chi dân quân tự vệ - Chi an ninh trật tự 2. Sự nghiệp giáo dục 3. Sự nghiệp y tế 4. Sự nghiệp văn hóa thông tin 5. Sự nghiệp thể dục, thể thao 6. Sự nghiệp kinh kế - Sự nghiệp giao thông - Sự nghiệp nông - lâm - thủy lợi - hải sản 2010 Số tuyệt Tỷ lệ % đối (2010/2010) 1,213,695 100.00% 2011 Số tuyệt Tỷ lệ % đối (2011/2010) 1,828,512 150.66% Năm 2012 Số tuyệt Tỷ lệ % đối (2012/2010) 2,455,789 202.34% 2013 2014 Số tuyệt Tỷ lệ % Số tuyệt Tỷ lệ % đối (2013/2010) đối (2014/2010) 3,132,029 258.06% 3,248,875 267.68% 1,213,695 100.00% 1,828,512 150.66% 2,455,789 202.34% 3,132,029 258.06% 3,248,875 267.68% 1,213,695 100.00% 1,828,512 150.66% 2,455,789 202.34% 3,126,029 257.56% 3,248,875 267.68% 20,553 100.00% 26,105 127.01% 25,000 121.64% 32,400 157.64% 36,000 175.16% 12,203 8,350 100.00% 100.00% 16,000 10,105 131.12% 121.02% 16,000 9,000 34 131.12% 107.78% 22,500 9,900 184.38% 118.56% 25,000 11,000, 37,420 204.87% 131.74% 36,340 4,950 100.00% 9,000 181.82% 9,000 181.82% 9,000 181.82% 10,000 202.02% 2,700 100.00% 3,600 133.33% 3,600 133.33% 3,600 133.33% 4,000 148.15% 180,000 180,000 60 377,000 377,000 - Sự nghiệp thị chính - Thƣơng mại, dịch vụ - Các sự nghiệp khác 7. Sự nghiệp xã hội - Hƣu xã, thôi việc và trợ cấp khác - Già trẻ cô đơn, thôi việc và trợ cấp khác - Chi xã hội khác 8. Chi quản lý Nhà nƣớc, Đảng, Đoàn thể Trong đó: Quỹ lƣơng 8.1 Quản lý Nhà nƣớc 8.2 Đoàn Thanh niên CSHCM 8.3 Hội Phụ nữ Việt Nam 8.4 Hội nông dân Việt Nam 8.5 Hội cựu chiến binh Việt Nam 8.6 Đảng cộng sản Việt Nam 8.7 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 9. Chi khác III/ Dự phòng IV/Chi chuyển nguồn sang năm sau (nếu có) B/ Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc 89,712 100.00% 106,748 118.99% 156,626 174.59% 188,686 210.32% 294,652 328.44% 89,712 100.00% 105,468 117.56% 121,934 135.92% 127,786 142.44% 145,972 162.71% 34,692 0.00% 60,900 0.00% 148,680 1,280 1,094,618 100.00% 1,610,259 147.11% 1,982,879 181.15% 2,479,003 226.47% 2,866,802 261.90% 793,920 100.00% 1,159,311 146.02% 1,467,344 184.82% 1,697,975 213.87% 1,892,274 238.35% 30,899 100.00% 44,056 142.58% 66,000 213.60% 85,357 276.24% 96,127 311.10% 26,314 100.00% 37,147 141.17% 53,000 201.41% 76,469 290.60% 83,537 317.46% 28,392 100.00% 15,947 56.17% 51,500 181.39% 61,543 216.77% 73,888 260.25% 24,128 100.00% 34,380 142.49% 50,000 207.23% 59,000 244.53% 76,002 315.00% 149,401 100.00% 236,664 158.41% 200,035 133.89% 395,418 264.67% 490,025 327.99% 41,563 100.00% 82,752 199.10% 95,000 228.57% 103,240 248.39% 154,948 372.80% 1,162 100.00% 72,800 6262.37% 64,720 5567.31% 6,000 (Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tổng hợp chi ngân sách năm 2010 – 2014 – Phòng KT-TC Thị trấn Đông Khê) 61 Bảng 3.7: So sánh dự toán chi NS giữa các năm theo tỷ lệ % Chỉ tiêu Tổng chi ngân sách xã A/ Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc I/ Chi đầu tƣ phát triển II/ Chi thƣờng xuyên 1. Chi dân quân tự vệ, an ninh trật tự - Chi dân quân tự vệ - Chi an ninh trật tự 2. Sự nghiệp giáo dục 3. Sự nghiệp y tế 4. Sự ngiệp văn hóa thông tin 5. Sự nghiệp thể dục, thể thao 6. Sự nghiệp kinh kế 7. Sự nghiệp xã hội - Hƣu xã, thôi việc và trợ cấp khác - Già trẻ cô đơn, thôi việc và trợ cấp khác - Chi xã hội khác 8. Chi quản lý Nhà nƣớc, Đảng, Đoàn thể 8.1 Quản lý Nhà nƣớc 8.2 Đoàn Thanh niên CSHCM 8.3 Hội Phụ nữ Việt Nam 8.4 Hội nông dân Việt Nam 8.5 Hội cựu chiến binh Việt Nam 8.6 Đảng cộng sản Việt Nam 8.7 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 9. Chi khác III/ Dự phòng IV/ Chi chuyển nguồn sang năm sau (nếu có) B/ Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc Tạm ứng XDCB Tạm chi So sánh năm sau với năm trƣớc 2010/2009 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013 139.75% 150.66% 134.31% 127.29% 103.73% 139.75% 150.66% 134.31% 127.29% 103.73% 139.75% 150.66% 134.31% 127.29% 103.73% 84.41% 127.01% 95.77% 129.60% 111.11% 76.27% 100.00% 131.12% 121.02% 100.00% 89.06% 140.63% 110.00% 111.11% 111.11% 100.00% 100.00% 181.82% 133.33% 100.00% 100.00% 111.11% 111.11% 113.79% 118.99% 146.72% 100.00% 100.00% 209.44% 120.47% 113.79% 117.56% 115.61% 104.80% 114.23% 2710.31% 175.54% 244.14% 115.64% 156.16% 151.72% 147.11% 123.14% 125.02% 162.65% 135.77% 127.92% 124.75% 146.02% 142.58% 141.17% 56.17% 126.57% 149.81% 142.68% 322.93% 115.72% 129.33% 144.28% 119.50% 111.44% 117.30% 142.49% 145.43% 118.00% 128.82% 136.15% 112.45% 100.22% 158.41% 199.10% 6262.37% 84.52% 114.80% 88.90% 197.67% 108.67% 0.00% 123.93% 150.08% 112.62% 109.24% 120.06% (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Báo cáo tổng hợp chi NS thị trấn năm 2010-2014) 62 Từ hai bảng trên, ta có một số nhận xét về dự toán chi NS thị trấn qua các năm nhƣ sau: – Tất cả các khoản mục chi của NS thị trấn đều qua Kho bạc, không có khoản chi nào chƣa qua Kho bạc. Không có chi NS cho khoản mục Chi đầu tƣ phát triển. Nguyên nhân không có chi đầu tƣ phát triển là do thị trấn là trung tâm của huyện, khi đầu tƣ phát triển cho thị trấn thì cũng là năm trong đầu tƣ phát triển chung của huyện nên các khoản mục đầu tƣ phát triển cho thị trấn thì đều do cấp huyện làm chủ đầu tƣ, không do thị trấn quản lý. Tất cả các khoản chi dự toán của NS thị trấn từ năm 2010 đến 2014 đều là Chi thƣờng xuyên. Chỉ có năm 2013 là có một khoản chi Dự phòng. – Khi so sánh dự toán chi giữa các năm với năm 2010 và giữa năm sau với năm trƣớc thì nhận thấy dự toán chi các năm sau đều tăng. Trong các khoản mục chi chi tiết thì chỉ có duy nhất khoản chi cho Hội nông dân trong khoản mục Chi quản lý Nhà nƣớc, Đảng, Đoàn thể năm 2011 là giảm còn một nửa so với năm 2010, còn lại tất cả các khoản mục chi đều tăng. Mức tăng lớn nhất thuộc về khoản mục Chi khác, năm 2011 và 2012 tăng gấp 50 – 60 lần so với năm 2010 nhƣng năm 2013 và 2014 lại không phát sinh chi cho khoản mục chi này. – Khoản mục chi cho sự nghiệp y tế, giáo dục cũng không phát sinh thƣờng xuyên. Trong 4 năm thì chỉ có năm 2012 và 2014 là có phát sinh khoản chi cho sự nghiệp giáo dục và năm 2013 thì phát sinh khoản chi cho sự ngiệp y tế. Chi cho Sự nghiệp kinh tế cũng chỉ phát sinh trong hai năm 2012 và 2013, cụ thể là chi cho sự nghiệp giao thông. Con số chi cũng khá lớn, năm 2012 là 180 triệu đồng và năm 2013 là 377 triệu đồng (đây là do địa phƣơng nhận đƣợc tài trợ từ dự án của nƣớc ngoài). – Năm 2010 không phát sinh khoản chi cho Chi xã hội khác trong khoản mục chi Sự nghiệp xã hội, nhƣng từ năm 2011 trở đi đều có phát sinh khoản 63 chi này, hơn nữa năm 2011 chỉ là 1,28 triệu đồng thì năm 2012 đã lên tới hơn 34 triệu đồng. Mức tăng này có sự chênh lệch quá lớn, nếu xét về tỷ lệ thì mức chi năm 2012 gấp gần 27 lần so với mức chi xã hội khác năm 2011. Năm 2013, mức chi này cũng gần gấp đôi con số năm 2012. Lớn nhất là năm 2014, con số này lên tới hơn 148 triệu đồng. – Nếu so sánh về tỷ lệ % giữa năm sau so với năm trƣớc thì có thể thấy tổng chi dự toán năm sau so với năm trƣớc đều tăng: năm 2010 tăng 139,75% so với năm 2009, năm 2011 tăng 150,66% so với năm 2010 nhƣng từ năm 2012 thì mức tăng lại giảm, chỉ tăng 134,31% so với năm 2011 và năm 2013 thì mức tăng chỉ là 127,29% so với năm 2012. Năm 2014 có mức tăng thấp nhất, chỉ 103,73% so với năm 2013. – Năm 2011, 2013 và 2014 thì hầu nhƣ các khoản mục chi đều tăng so với năm trƣớc đó. Năm 2010 và năm 2012, một số khoản mục chi lại giảm so với năm trƣớc đó nhƣ: Chi dân quân tự vệ, an ninh trật tự giảm xuống còn 84,41% năm 2010 và 95, 77% năm 2012. Năm 2012, chi tiết chi cho Đảng cộng sản Việt Nam trong khoản mục Chi quản lý Nhà nƣớc, Đảng, Đoàn thể giảm còn 84,52% và khoản mục Chi khác giảm còn 88,9%. Tóm lại, chi NSX thƣờng đƣợc cấu thành bởi Chi đầu tƣ phát triển và Chi thƣờng xuyên nhƣng đối với địa bàn nghiên cứu thì dự toán NSX chỉ có Chi thƣờng xuyên, không có dự toán cho Chi đầu tƣ phát triển và một khoản chi Dự phòng năm 2013. Nhìn chung, có thể thấy mức tăng khá đồng đều giữa các năm phân tích. Bên cạnh đó vẫn còn một vài khoản mục chi có mức dự toán tăng hay giảm đột biến hay mức dự toán không đồng đều giữa các năm. Mặc dù sự tăng giảm đột biến của một vài khoản mục chi đó không tác động quá nhiều đến mức tăng giảm của dự toán tổng chi NSX nhƣng nó phản ánh phần nào về hoạt động chi ngân sách trong năm phát sinh sự đột biến. 64 3.2.2.2 Quyết toán chi Bảng 3.8: Tình hình quyết toán chi NS từ năm 2010 đến 2014 Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu Tổng chi ngân sách xã A/ Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc I/ Chi đầu tƣ phát triển II/ Chi thƣờng xuyên 1. Chi dân quân tự vê, an ninh trật tự - Chi dân quân tự vệ - Chi an ninh trật tự 2. Sự nghiệp giáo dục 3. Sự nghiệp y tế 4. Sự nghiệp văn hóa thông tin 5. Sự nghiệp thể dục, thể thao 6. Sự nghiệp kinh kế - Sự nghiệp giao thông - Sự nghiệp nông - lâm thủy lợi - hải sản - Sự nghiệp thị chính - Thƣơng mại, dịch vụ 2010 Số tuyệt Tỷ lệ % đối (2010/2010) 1,204,838 100.00% 2011 Số tuyệt Tỷ lệ % đối (2011/2010) 1,840,902 152.79% Năm 2012 Số tuyệt Tỷ lệ % đối (2012/2010) 2,478,067 205.68% 2013 Số tuyệt Tỷ lệ % đối (2013/2010) 3,312,093 274.90% 2014 Số tuyệt Tỷ lệ % đối (2014/2010) 4,099,614 340.26% 1,204,838 100.00% 1,840,902 152.79% 2,478,067 205.68% 3,312,093 274.90% 4,099,614 340.26% 1,204,838 100.00% 1,728,073 143.43% 2,413,459 200.31% 2,849,069 236.47% 3,635,821 301.77% 20,553 100.00% 26,105 127.01% 25,000 121.64% 32,400 157.64% 36,000 175.16% 12,203 8,350 100.00% 100.00% 16,000 10,105 16,000 9,000 33,964 9,000 3,600 22,500 9,900 36,880 36,340 9,000 3,600 377,000 377,000 184.38% 118.56% 0.00% 0.00% 181.82% 133.33% 204.87% 131.74% 100.00% 100.00% 131.12% 107.78% 0.00% 0.00% 181.82% 133.33% 25,000 11,000 37,420 4,950 2,700 131.12% 121.02% 0.00% 0.00% 181.82% 133.33% 10,000 4,000 500,000 202.02% 148.15% 65 9,000 3,600 180,000 180,000 - Các sự nghiệp khác 7. Sự nghiệp xã hội - Hƣu xã, thôi việc và trợ cấp khác - Già trẻ cô đơn, thôi việc và trợ cấp khác - Chi xã hội khác 8. Chi quản lý Nhà nƣớc, Đảng, Đoàn thể 8.1 Quản lý Nhà nƣớc 8.2 Đoàn Thanh niên CSHCM 8.3 Hội Phụ nữ Việt Nam 8.4 Hội nông dân Việt Nam 8.5 Hội cựu chiến binh Việt Nam 8.6 Đảng cộng sản Việt Nam 8.7 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 9. Chi khác III/ Dự phòng IV/ Chi chuyển nguồn sang năm sau (nếu có) B/ Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc Tạm ứng XDCB Tạm chi 89,712 100.00% 106,748 118.99% 156,626 174.59% 184,106 205.22% 500,000 277,010 89,712 100.00% 105,468 117.56% 121,934 135.92% 120,166 133.95% 145,972 0.00% 0.00% 308.78% 162.71% 0.00% 1,280 0.00% 34,692 0.00% 63,940 0.00% 131,038 1,081,261 100.00% 1,509,820 139.64% 1,940,549 179.47% 2,206,082 204.03% 2,771,391 256.31% 785,271 30,899 25,681 27,886 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 1,125,127 39,256 37,147 14,977 143.28% 127.05% 144.65% 53.71% 1,425,014 79,199 55,829 57,445 181.47% 256.31% 217.40% 206.00% 1,433,080 85,229 76,122 63,900 182.49% 275.83% 296.41% 229.15% 1,826,086 89,153 79,986 66,444 232.54% 288.52% 311.46% 238.27% 23,495 100.00% 33,930 144.42% 36,073 153.54% 57,349 244.10% 72,079 306.79% 147,153 100.00% 180,430 122.61% 201,395 136.86% 394,111 267.82% 489,477 332.63% 40,876 100.00% 78,952 193.15% 85,593 209.40% 96,291 235.57% 148,166 362.48% 5,662 100.00% 72,800 1285.65% 64,720 1142.96% 112,828 64,607 0.00% 463,025 463,793 (Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tổng hợp chi ngân sách năm 2010 – 2014 – Phòng KT-TC Thị trấn Đông Khê) 66 Bảng 3.9: So sánh quyết toán chi NS giữa các năm theo tỷ lệ % Chỉ tiêu So sánh năm sau với năm trƣớc 2010/2009 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013 136.60% 152.79% 134.61% 133.66% 123.78% Tổng chi ngân sách xã A/ Chi ngân sách xã đã qua 136.60% 152.79% 134.61% 133.66% 123.78% Kho bạc I/ Chi đầu tƣ phát triển II/ Chi thƣờng xuyên 136.60% 143.43% 139.66% 118.05% 127.61% 1. Chi dân quân tự vê, an ninh 147.60% 127.01% 95.77% 129.60% 111.11% trật tự - Chi dân quân tự vệ 109.74% 131.12% 100.00% 140.63% 111.11% - Chi an ninh trật tự 297.68% 121.02% 89.06% 110.00% 111.11% 2. Sự nghiệp giáo dục 108.59% 101.46% 3. Sự nghiệp y tế 4. Sự nghiệp văn hóa thông 100.00% 181.82% 100.00% 100.00% 111.11% tin 5. Sự nghiệp thể dục, thể thao 134.33% 133.33% 100.00% 100.00% 111.11% 6. Sự nghiệp kinh kế 209.44% 132.63% - Sự nghiệp giao thông 209.44% 7. Sự nghiệp xã hội 110.00% 118.99% 146.72% 117.55% 150.46% - Hƣu xã, thôi việc và trợ cấp 110.00% 117.56% 115.61% 98.55% 121.48% khác - Già trẻ cô đơn, thôi việc và trợ cấp khác - Chi xã hội khác 2710.31% 184.31% 204.94% 8. Chi quản lý Nhà nƣớc, 138.91% 139.64% 128.53% 113.68% 125.62% Đảng, Đoàn thể 8.1 Quản lý Nhà nƣớc 146.33% 143.28% 126.65% 100.57% 127.42% 8.2 Đoàn Thanh niên CSHCM 137.29% 127.05% 201.75% 107.61% 104.60% 8.3 Hội Phụ nữ Việt Nam 113.72% 144.65% 150.29% 136.35% 105.08% 8.4 Hội nông dân Việt Nam 113.91% 53.71% 383.54% 111.24% 103.98% 8.5 Hội cựu chiến binh Việt 118.52% 144.42% 106.32% 158.98% 125.69% Nam 8.6 Đảng cộng sản Việt Nam 127.86% 122.61% 111.62% 195.69% 124.20% 8.7 Mặt trận Tổ quốc Việt 109.68% 193.15% 108.41% 112.50% 153.87% Nam 488.15% 1285.65% 88.90% 0.00% 9. Chi khác III/ Dự phòng IV/ Chi chuyển nguồn sang 57.26% 716.67% 100.17% năm sau (nếu có) B/ Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc Tạm ứng XDCB Tạm chi (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Báo cáo tổng hợp chi NS thị trấn năm 2010-2014) 67 Cũng tƣơng tự nhƣ dự toán chi NS thì quyết toán chi NS từ năm 2010 đến năm 2014 cũng không có sự khác biệt nhiều. Các khoản mục chi hầu hết đều tăng khi so với năm 2010 hay so giữa năm sau với năm trƣớc. Năm 2013 có phát sinh khoản chi cho Sự nghiệp giáo dục là gần 37 triệu đồng trong khi dự toán chi NS không có chi cho khoản mục này. Quyết toán chi NS từ năm 2011 đến 2014 thì khoản mục Chi chuyển nguồn sang năm sau đều có phát sinh, mức chi chuyển nguồn giữa các năm cũng không giống nhau mà có sự khác biệt lớn do các con số phát sinh trong tình hình chi của riêng từng năm là không giống nhau. Năm 2011, mức Chi chuyển nguồn là gần 113 triệu đồng nhƣng đến năm 2012 thì lại chỉ còn khoảng 64,6 triệu đồng, đến năm 2013 vàn năm 2014 thì con số này lại tăng lên tới 463 triệu đồng. Bên cạnh đó, mức tăng của khoản mục Chi khác khi quyết toán không quá lớn nhƣ khi dự toán, năm 2011 và năm 2012 tăng hơn 10 lần so với năm 2010. Nhƣng khi so sánh giữa các năm thì có thể thấy rõ sự khác biệt trong mức thay đổi khoản mục Chi khác. Nếu chỉ xét về tỷ lệ thì năm 2010 tăng hơn 480% so với 2009, năm 2012 lại giảm chỉ còn 88% so với năm 2011, đặc biệt nhƣ trên đã nhận xét, năm 2011 tăng tới 1285% so với năm 2010. Năm 2012, ngoài khoản mục chi khác giảm so với năm 2011 thì chi dân quan tự vệ, an ninh trật tự cũng giảm chỉ còn 95,77%. Năm 2013 và 2014 đều không có khoản mục Chi khác. Tất cả các khoản mục chi trong quyết toán chi năm 2014 đều tăng dù so với năm 2010 hay năm 2013. Nói chung, quyết toán chi NSX không có nhiều sự biến động ngoài hai khoản mục chi khác và chi chuyển nguồn sang năm sau. Hai khoản mục chi này có sự biến động giữa các năm khá lớn phản ánh tình hình chi không đồng đều giữa các năm, mức chi khi quyết toán còn khá thất thƣờng. 68 3.2.2.3 So sánh quyết toán trên dự toán theo tỷ lệ % Bảng 3.10: So sánh quyết toán trên dự toán chi NS theo tỷ lệ % từ 2010 đến 2014 2011 Năm 2012 Tổng chi ngân sách xã A/ Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc 99.27% 99.27% 100.68% 100.68% 100.91% 100.91% 105.75% 126.19% 105.75% 126.19% I/ Chi đầu tƣ phát triển II/ Chi thƣờng xuyên 99.27% 94.51% 98.28% 91.14% 111.91% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% - Chi dân quân tự vệ 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% - Chi an ninh trật tự 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% Chỉ tiêu 1. Chi dân quân tự vệ, an ninh trật tự 2010 2. Sự nghiệp giáo dục 2013 100.00% 3. Sự nghiệp y tế 2014 100.00% 100.00% 4. Sự ngiệp văn hóa thông tin 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 5. Sự nghiệp thể dục, thể thao 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 6. Sự nghiệp kinh kế 7. Sự nghiệp xã hội - Hƣu xã, thôi việc và trợ cấp khác 100.00% 100.00% 100.00% 97.57% 94.01% 100.00% 100.00% 100.00% 94.04% 100.00% 100.00% 100.00% 104.99% 88.13% - Già trẻ cô đơn, thôi việc và trợ cấp khác - Chi xã hội khác 8. Chi quản lý Nhà nƣớc, Đảng, Đoàn thể 98.78% 93.76% 97.87% 88.99% 96.67% 8.1 Quản lý Nhà nƣớc 98.91% 97.05% 97.12% 84.40% 96.50% 8.2 Đoàn Thanh niên CSHCM 100.00% 89.10% 120.00% 99.85% 92.74% 8.3 Hội Phụ nữ Việt Nam 97.59% 100.00% 105.34% 99.55% 95.75% 8.4 Hội nông dân Việt Nam 98.22% 93.92% 111.54% 103.83% 89.93% 8.5 Hội cựu chiến binh Việt Nam 97.38% 98.69% 72.15% 97.20% 94.84% 8.6 Đảng cộng sản Việt Nam 98.50% 76.24% 100.68% 99.67% 99.89% 8.7 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 98.35% 95.41% 90.10% 93.27% 95.62% 487.10% 100.00% 100.00% 9. Chi khác III/ Dự phòng IV/ Chi chuyển nguồn sang năm sau (nếu có) B/Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc Tạm ứng XDCB Tạm chi (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Báo cáo tổng hợp chi NS thị trấn năm 2010-2014) 69 Nhìn chung, mức quyết toán chi các khoản mục chi NS thị trấn các năm đều đạt 100% mức dự toán chi NS đã đề ra. Vẫn có sự tăng lên trong quyết toán tổng chi NS so với dự toán nhƣng mức tăng này là không nhiều từ năm 2010 đến năm 2013, chƣa đến 1% trong các năm 2011 và 2012, cao nhất là năm 2013 cũng chỉ hơn 5%, thậm chí năm 2010 mức quyết toán chi còn giảm so với dự toán chi NS ban đầu chỉ đạt 99, 27%. Duy chỉ có năm 2014 là có mức quyết toán chi so với dự toán chi tăng lớn nhất so với các năm còn lại, 126.19%. Có thể thấy, mức quyết toán Chi thƣờng xuyên đều thấp hơn so với dự toán chi khoản mục này trong cả 4 năm, chỉ có năm 2014 là cao hơn khoảng 11%. Năm 2010 có mức Chi thƣờng xuyên quyết toán gần với mức dự toán đề ra nhất, đạt 99,27%, tuy nhiên điều này có thể là do sự tăng đột biến của khoản mục Chi khác khi quyết toán so với dự toán, tăng tới hơn 400%. Các năm còn lại, các khoản mục chi đều giảm so với dự toán nhƣng xét về tổng thể quyết toán vẫn tăng là do có con số phát sinh trong khoản mục Chi chuyển nguồn sang năm sau. Năm 2013 có mức giảm các khoản mục chi quyết toán so với dự toán là lớn nhất nhƣng con số Chi chuyển nguồn cũng lớn, lên tới 463 triệu đồng nên đã làm tăng tổng chi quyết toán lên hơn 5% so với dự toán chi NS trong năm. Năm 2014 cũng tƣơng tự khi có khoản mục Chi chuyển nguồn cũng là hơn 463 triệu đồng. Trong chi tiết các khoản mục chi thƣờng xuyên thì chi quản lý Nhà nƣớc, Đảng, Đoàn thể là khoản mục chi có mức giảm nhiều nhất khi quyết toán so với dự toán. Năm 2013 thậm chí mức quyết toán chỉ đạt 88% so với dự toán. Các khoản mục chi còn lại hầu hết đều đạt 100% hay thấp hơn so với dự toán. Khoản mục chi dự phòng chỉ phát sinh trong dự toán năm 2013, còn khoản mục chi chuyển nguồn sang năm sau chỉ phát sinh khi quyết toán từ 70 năm 2011 đến năm 2014 mà không có dự toán. Năm 2013, khoản mục chi sự nghiệp giáo dục cũng chỉ phát sinh khi quyết toán mà không có dự toán. Khi so quyết toán với dự toán các khoản mục chi chi tiết tăng giảm ảnh hƣởng tới sự tăng giảm của tổng chi NSX thì phải tính đến cả những khoản mục chỉ phát sinh ở dự toán hoặc quyết toán. 3.2.2.4 Tỷ trọng các khoản chi so với tổng chi Bảng 3.11: Tỷ trọng các khoản chi so với tổng chi ngân sách từ 2010 đến 2014 Nội dung A/ Chi ngân sách xã đã qua Kho bạc I/ Chi đầu tƣ phát triển II/ Chi thƣờng xuyên 1. Chi dân quân tự vê, an ninh trật tự 2. Sự nghiệp giáo dục 3. Sự nghiệp y tế 4. Sự ngiệp văn hóa thông tin 5. Sự nghiệp thể dục, thể thao 2010 Dự Quyết toán toán 2011 Dự Quyết toán toán Năm 2012 Dự Quyết toán toán 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 93.87% 100% 97.39% 99.81% 86.02% 100% 88.69% 1.69% 1.71% 1.43% 1.02% 1.01% 0.98% 1.01% 0.88% 1.38% 1.37% 1.11% 1.05% 0.91% 100% 1.42% 100% 2013 Dự Quyết toán toán 2014 Dự Quyết toán toán 100% 100% 1.03% 100% 1.16% 1.10% 100% 0.41% 0.41% 0.49% 0.49% 0.37% 0.36% 0.29% 0.27% 0.28% 0.24% 0.22% 0.22% 0.20% 0.20% 0.15% 0.15% 0.11% 0.11% 0.11% 0.10% 7.33% 7.26% 12.04% 11.38% 6. Sự nghiệp kinh kế 12.20% 7.39% 7.45% 5.84% 5.80% 6.38% 6.32% 6.02% 5.56% 8.30% 6.76% 7. Sự nghiệp xã hội 8. Chi quản lý Nhà nƣớc, Đảng, Đoàn 90.19% 89.74% 88.06% 82.02% 80.74% 78.31% 79.15% 66.61% 96.67% 67.60% thể 0.10% 0.47% 3.98% 3.95% 2.64% 2.61% 9. Chi khác III/ Dự phòng IV/ Chi chuyển nguồn sang năm sau (nếu có) B/ Chi ngân sách xã chƣa qua Kho bạc 0.19% 6.13% 2.61% 13.98% (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Báo cáo tổng hợp chi NS thị trấn năm 2010-2014) 71 11.31% Từ bảng trên có thể nhận thấy: – Vì tất cả các khoản mục chi của ngân sách đều qua Kho bạc, không có khoản chi nào ngoài Kho bạc, nên tỷ trọng các khoản chi so với tổng chi cũng chính bằng tỷ trọng các khoản chi chi tiết so với chi NSX đã qua Kho bạc. – Khoản mục Chi thƣờng xuyên là khoản chi chính của NS thị trấn, chiếm gần nhƣ toàn bộ tỷ trọng các khoản chi NS, đa số là chiếm tới 100% cả trong dự toán và quyết toán chi. – Chi thƣờng xuyên không chiếm toàn bộ khoản chi trong quyết toán chi NS từ năm 2011 đến năm 2013 là do có khoản Chi chuyển nguồn cho năm sau, chiếm tới 6,13%, 2,61% và 13,98% tổng quyết toán chi NS lần lƣợt trong các năm 2011, 2012 và 2013. Dự toán chi năm 2013 thì khoản mục chi này cũng không chiếm 100% do có khoản chi Dự phòng, tuy chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ là 0,19%. – Về chi tiết các khoản mục chi trong chi thƣờng xuyên thì chi quản lý nhà nƣớc, Đảng, Đoàn thể chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2010 và 2014 dự toán khoản mục chi này chiếm tới hơn 90% trong tổng chi thƣờng xuyên cũng nhƣ tổng chi NSX (do dự toán năm này thì chi thƣờng xuyên chiếm 100% tổng chi NSX). Có thể nhận thấy tỷ trọng của khoản mục chi quản lý Nhà nƣớc, Đảng, Đoàn thể giảm dần qua các năm trong cả dự toán và quyết toán. Năm 2012 và 2013, tuy chi quản lý nhà nƣớc, Đảng, Đoàn thể vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhƣng đã giảm nhiều so với các năm 2010 và 2011. Năm 2012, khoản chi này chỉ chiếm khoảng 80% trong cả dự toán và quyết toán. Năm 2013 thì quyết toán chi khoản mục chi này chỉ chiếm khoảng 66% dù mức dự toán vẫn chiếm tỷ trọng khá cao, hơn 79%. Nguyên nhân làm giảm tỷ trọng của khoản chi này là do trong 2 năm này tỷ trọng của các khoản mục chi sự nghiệp giáo dục, y tế và chi sự nghiệp kinh tế tăng lên, năm 2013 chi sự nghiệp kinh tế thậm chí chiếm tới hơn 11% tổng chi NS của thị trấn. Bên cạnh 72 đó, quyết toán năm 2013 thì khoản mục chi quản lý này chỉ chiếm hơn 66% chủ yếu là do xuất hiện chi chuyển nguồn sang năm sau, chiếm tới hơn 13%. Còn lại, đa phần các khoản mục chi chỉ chiếm dƣới 1%, một vài khoản mục chiếm 3% đến 7%. 3.2.3 . Cân đối thu – chi ngân sách thị trấn Bảng 3.12: Tình hình cân đối thu – chi ngân sách thị trấn (2010 – 2014) Đơn vị: Nghìn đồng Năm Tổng thu Tổng chi Chênh lệch (Thu Chi) Tăng thu (năm sau - năm trƣớc) % Tăng thu (năm sau - năm trƣớc)/ năm trƣớc Tăng chi (năm sau - năm trƣớc) % Tăng chi (năm sau - năm trƣớc)/năm trƣớc Dự toán 1,229,195 2010 1,213,695 15,500 2011 1,844,009 1,828,512 15,497 614,814 50.02% 614,817 50.66% 2012 2,473,561 2,455,789 17,772 629,552 34.14% 627,277 34.31% 2013 2014 3,187,421 3,295,850 3,132,028 3,248,875 55,393 46,975 813,860 108,429 34.29% 3.40% 676,239 116,847 27.54% 3.73% Quyết toán 1,228,329 2010 1,204,838 23,491 2011 1,888,652 1,840,902 47,750 660,323 53.76% 636,064 52.79% 2012 2,517,817 2,478,067 39,750 629,165 33.31% 637,165 34.61% 2013 3,361,218 3,312,093 49,125 843,401 33.50% 834,026 33.66% 2014 4,143,614 4,099,614 44,000 782,396 23.28% 787,521 23.78% Nhìn chung, công tác quản lý NSNN tại thị trấn Đông Khê đều đảm bảo theo nguyên tắc cân đối NSX trong cả dự toán và quyết toán NS: tổng số chi không vƣợt quá tổng số thu. Trong dự toán năm 2011, cả thu và chi NS đều tăng trên 50% so với năm 2010. Tuy mức tăng dự toán của chi NS lớn hơn thu NS nhƣng chênh lệch này là không đáng kể, chỉ là 0,64% nên vẫn đạt đƣợc sự cân đối NSX theo nguyên tắc. Năm 2012 thì mức tăng trong dự toán thu và chi đã giảm so với mức tăng năm 2011, chỉ tăng hơn 34% và nguyên tắc cân đối NSX vẫn 73 đạt đƣợc tuy dự toán chi có mức tăng lớn hơn dự toán thu nhƣng sự chênh lệch là không đáng kể, 0,16%). Năm 2013 thì ngƣợc lại so với năm 2012, mức tăng chi so với năm 2012 là 27,54% trong khi mức tăng thu là 34,29% nên sự cân đối NS vẫn đƣợc đảm bảo. Năm 2014 là năm có mức tăng thu dự toán và chi dự toán thấp nhất trong các năm, chỉ khoảng 3%. Và mặc dù mức tăng chi dự toán trong năm này cao hơn so với mức tăng thu dự toán, nhƣng khoảng cách là rất nhỏ nên không ảnh hƣởng đến đảm bảo nguyên tắc cân đối ngân sách. Quyết toán NS thị trấn cũng đảm bảo tuân theo nguyên tắc tổng thu lớn hơn tổng chi trong cả 4 năm. Phần trăm tăng thu và tăng chi so với năm trƣớc đó của mỗi năm có sự chênh lệch nhƣng rất nhỏ. Tuy mức tăng chi của năm 2012 và 2013 đều lớn hơn một chút so với mức tăng thu, nhƣng sự khác biệt này là không nhiều xét cả về tỷ lệ và con số tuyệt đối nên nguyên tắc cân đối thu – chi NSX vẫn đƣợc đảm bảo. 3.3. Hạn chế và nguyên nhân 3.3.1. Hạn chế Từ những phân tích dựa trên các bảng tổng hợp số liệu có đƣợc và tìm hiểu về tình hình thực tế, có thể đƣa ra một số hạn chế về công tác quản lý NS trên địa bàn thị trấn Đông Khê nhƣ sau: 3.3.1.1 Hạn chế về thu ngân sách Trong quản lý thu NSX thì quyền tự chủ của cấp xã còn hạn chế, phần lớn phụ thuộc vào cấp trên dẫn đến nguồn thu còn hạn hẹp và thụ động. Điều này cũng đƣợc thể hiện qua cơ cấu thu của NSX. 74 Trong cơ cấu nguồn thu NS thì tỷ trọng các khoản thu trên tổng thu còn có sự chênh lệch quá lớn giữa các khoản thu. Nguồn thu chủ yếu của NS thị trấn là dựa vào các khoản thu hƣởng 100% và thu bổ sung từ NS cấp trên. Thêm vào đó, càng về những năm về sau thì tỷ trọng của thu bổ sung từ NS cấp trên càng lớn, chiếm tới hơn 70% trên tổng thu mà NS thị trấn thu đƣợc trong khi năm 2010 chỉ chiếm khoảng 45% tổng thu. Khoản mục Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên bao gồm Thu bổ sung cân đối ngân sách từ cấp trên và Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên thì phần lớn đều là Thu bổ sung cân đối từ NS cấp trên chứ không phải là Thu bổ sung có mục tiêu từ NS cấp trên. Điều này cho thấy một sự lệ thuộc ngày càng lớn vào sự bổ sung của NS cấp trên dành cho NS thị trấn mà bản thân thị trấn lại không tích cực chủ động tăng các khoản thu mà thị trấn có thể tự thu đƣợc. Hiệu quả thu NS không đƣợc thực hiện tốt. Bên cạnh đó, việc lập dự toán thu NSX còn nặng về hình thức và phụ thuộc vào phân bổ dự toán từ cấp trên xuống, chƣa thực sự dựa trên tình hình phát triển của địa phƣơng để tiến hành dự toán thu dẫn đến chƣa phản ánh đƣợc các khoản thu trong năm của thị trấn. Việc lập dự thu sát với quyết toán thu sẽ giúp cho NS thị trấn đƣợc chủ động hơn, công tác thu cũng đạt hiệu quả tốt hơn. Công tác dự toán thu NS còn máy móc, chỉ dựa vào thu NS năm trƣớc để lập, chƣa tính đến tình hình phát triển thực tế ở địa phƣơng. Có nhiều khoản mục thu không lập dự toán nhƣng trong năm lại phát sinh khoản thu hay có khoản thu đƣợc lập dự toán thu nhƣng trong năm lại không phát sinh khoản thu đó. Cho thấy sự không linh hoạt trong công tác lập dự toán thu NS thị trấn năm. Điều này cũng cho thấy hạn chế trong trình độ và khả năng của cán bộ phụ trách quản lý NSX do các khoản mục thu trong cả khi lập dự toán và khi 75 quyết toán phần lớn đều theo phân bổ từ cấp trên, dẫn đến sự thụ động trong công tác thu. Các thủ tục thu phí, lệ phí và các loại thuế còn nhiều bất cập và đôi khi quá rƣờm rà, gây khó khăn cho ngƣời dân khi đến nộp thuế tại cơ quan thuế hay Kho bạc. 3.3.1.2 Hạn chế về chi ngân sách Công tác chi ngân sách thị trấn qua các năm cũng còn nhiều hạn chế, cụ thể nhƣ sau: Quản lý chi NSX cũng thiếu sự tự chủ và hầu nhƣ đều theo phân bổ từ cấp trên đẫn đến việc chƣa phát huy đƣợc tính sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của cấp NSX để có thể nâng cao hiệu quả chi NS. Hầu nhƣ toàn bộ khoản chi của NS thị trấn là dành cho Chi thƣờng xuyên, tức là chỉ chi nhằm đảm bảo hoạt động của chính quyền cấp xã chứ không có Chi đầu tƣ phát triển. Chi đầu tƣ phát triển sẽ giúp cho đời sống của ngƣời dân thị trấn đƣợc cải thiện cũng nhƣ tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nhƣng việc không đầu tƣ vào sự phát triển của thị trấn bằng chính nguồn lực tài chính của mình dẫn đến sự ỷ lại vào sự đầu tƣ của cấp trên, thụ động trong sự phát triển chính địa bàn của mình. Ngân sách thị trấn hầu nhƣ không lập Dự phòng chi cho công tác chi NS trong năm, chỉ có duy nhất năm 2013 là có lập dự phòng chi nhƣng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ là 0,19% trong khi theo nguyên tắc cân đối NSX thì dự toán chi NSX phải lập dự phòng từ 2% đến 5% tổng số chi nhằm đáp ứng các nhu cầu chi phát sinh đột xuất trong năm ngân sách. Việc không lập dự phòng chi sẽ có thể gây khó khăn và lung túng cho cán bộ quản lý NSX khi có khoản chi đột xuất phát sinh. 76 Các khoản mục chi cũng chƣa đƣợc phân bổ một cách hợp lý khi có sự tập trung quá nhiều vào chi cho một khoản mục là chi quản lý Nhà nƣớc, Đảng, Đoàn thể ở thị trấn. Cần có sự phân bổ chi đồng đều hơn nữa vào các khoản mục chi khác nhƣ các khoản chi Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, kinh tế, xã hội… để đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần của ngƣời dân trọng địa bàn đƣợc cải thiện hơn. Chi cho sự nghiệp giáo dục, y tế hay kinh tế (chủ yếu là giao thông) không đều đặn giữa các năm mà phát sinh thƣờng là trong năm quyết toán, ít khi đƣợc lập từ dự toán NS. Đôi khi có nhƣng khoản chi tăng đột biến trong năm thì khi quyết toán thƣờng đƣợc đƣa vào khoản Chi khác hay Chi xã hội khác. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu minh bạch trong công tác quản lý và sử dụng quỹ NSNN ở thị trấn của các cán bộ địa phƣơng. Các tiêu chuẩn, định mức về chi NS qua các năm hầu nhƣ không có sự thay đổi nhiều có thấy sự không linh hoạt và không gắn với thực tế khi thực hiện chi NS, cũng nhƣ sự thiếu quan tâm của các cơ quan quản lý cấp trên dẫn đến ko đảm bảo đƣợc việc chi đúng mục tiêu hay không cũng nhƣ không đảm bảo đƣợc hiệu quả công tác chi NS. Trình độ chuyên môn của các cán bộ liên quan quản lý NSX vẫn còn hạn chế và ít đƣợc đào tạo cũng nhƣ tập huấn để nâng cao khả năng và chuyên môn của mình. Việc thiếu hiểu biết về các quy định, nguyên tắc trong quá trình quản lý NSNN đã dẫn đến việc cân đối NS sai nguyên tắc trong việc lập dự toán thu và chi NSX năm 2012. 3.3.1.3 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Công tác thanh tra, kiểm tra không diễn ra thƣờng xuyên và còn mang tính hình thức dựa trên sự phân bổ có sẵn từ cấp trên, không quan tâm đến liệu chi NSX có hiệu quả không, chi có đúng mục tiêu, đúng đối tƣợng chi 77 không…hay việc thu NSX có hiệu quả không, còn có những nguồn thu nào có thể khai thác mà cấp xã đã bỏ qua… Việc xử lý vi phạm khi có sai sót đôi khi còn qua loa và chƣa thực sự giải quyết đƣợc vấn đề. 3.3.2. Nguyên nhân 3.3.2.1 Nguyên nhân khách quan Điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phƣơng có ảnh hƣởng không nhỏ đến cả công tác thu và chi NS trên địa bàn thị trấn. Kinh tế địa phƣơng chủ yếu là nông nghiệp, các hộ kinh doanh tiểu thƣơng và tiểu thủ công nghiệp chỉ chiếm phần nhỏ dẫn đến các khoản phí, lệ phí hay thuế NS thị trấn thu đƣợc là không nhiều. Các khoản thu đƣợc hƣởng theo tỷ lệ % lại càng ít có đối tƣợng thu nên chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu thu NS thị trấn. Thu – chi NSX phần lớn vẫn phải có sự hỗ trợ của NS cấp trên thì mới hoàn thành đƣợc các mục tiêu, định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Số tiền thu mà NS thu đƣợc dựa vào hai yếu tố là đối tƣợng thu và mức thu. Nếu một trong hai yếu tố hay cả hai yếu tố cùng thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi trong con số thu đƣợc của NS. Đối tƣợng chịu thuế hay lệ phí này năm nay có thể sang năm sau sẽ trở thành đối tƣợng của loại thuế, phí khác do đối tƣợng thay đổi phƣơng thức kinh doanh hay không còn kinh doanh nữa…hoặc mức thuế đối tƣợng nộp thuế phải chịu có sự thay đổi, có thể là tăng hay giảm mức nộp thuế do thu nhập của đối tƣợng chịu thuế thay đổi. Quá trình thực hiện chi NS trong năm có thể phát sinh những khoản chi đột xuất dẫn đến tăng chi trong năm. Các chính sách của cấp trên cũng có thể chính là nguyên nhân dẫn đến việc thị trấn ít đầu tƣ vào các chƣơng trình sự nghiệp hay chi đầu tƣ phát triển của địa phƣơng mình, có thể do các khoản đầu tƣ, chi đó đã đƣợc cấp trên tiến hành nhằm mục tiêu phát triển của cả 78 huyện nói chung và xét vào chi của cả huyện nên NS thị trấn sẽ không phải chi nữa. 3.3.2.2 Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân chủ quan dẫn đến những hạn chế trong công tác thu – chi NS ở thị trấn Đông Khê là do trình độ cũng nhƣ thái độ của các cán bộ chịu trách nhiệm tại địa phƣơng. Do các khoản thu – chi của thị trấn đều thông qua Kho bạc Nhà nƣớc và các khoản mục thu – chi cũng không quá phức tạp nên chỉ có 01 cán bộ chịu trách nhiệm trong công tác tài chính – kế toán của địa phƣơng. Trình độ của cán bộ thị trấn nói chung còn thấp, trình độ chuyên môn cao nhất là Đại học nhƣng cả thị trấn cũng chỉ có một ngƣời làm công tác Văn hóa – xã hội, còn lại đa số là Đại học tại chức, trung cấp và nhiều cán bộ mới đang đi học trung cấp. Riêng cán bộ kế toán – tài chính thì trình độ là Đại học tại chức. Điều này có thể giải thích cho những yếu kém trong công tác lập dự toán thu – chi NS hay việc không trích lập dự phòng các khoản chi do chƣa hoàn toàn hiểu rõ đƣợc nguyên tắc cũng nhƣ quy trình của việc quản lý NSNN cấp xã. Bên cạnh đó, trình độ của cán bộ chịu trách nhiệm đối với các khoản thu – chi NSX cũng góp phần gây nên những hạn chế trong công tác quản lý NSX. Ngoài cán bộ phụ trách về kế toán, tài chính xã thì các cán bộ khác trong xã hầu nhƣ ít có sự hiểu biết thật sự về các quy trình liên quan đến quản lý thu – chi NSX mà chỉ biết thông qua các quy định hay các văn bản hƣớng dẫn đến việc sử dụng ngân sách. Ngay cả trình độ các cán bộ tài chính cấp trên vẫn còn có nhiều hạn chế. Sự thụ động và thiếu trình độ trong việc quản lý NSX của các cán bộ quản lý dẫn đến việc quản lý NSX còn nhiều hạn chế và chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao. Công tác đào tạo và tập huấn để nâng cao trình độ của các cán bộ cấp xã, thậm chí cấp huyện vẫn còn rất ít đƣợc tổ 79 chức, dẫn đến những sai sót nhiều khi không đáng có trong cả công tác lập dự toán hay khi quyết toán NSX. Không chỉ vậy, bộ máy quản lý nhà nƣớc hoạt động không hiệu quả cũng là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản lý thu – chi NSX. Phòng tài chính – kế toán là một bộ phận trong bộ máy quản lý nhà nƣớc của thị trấn nhƣng lại là bộ phận có mối quan hệ với hầu hết tất cả các bộ phận còn lại do bất cứ bộ phận nào cũng sẽ phải cần đến ngân sách để tiến hành các hoạt động cần thiết. Vì vậy, nếu giữa các bộ phận không có sự phối hợp tốt sẽ dẫn đến việc quản lý NS đối với từng bộ phận nói riêng và đối với toàn bộ NSX nói chung sẽ không đạt đƣợc hiệu quả cao. Ngƣợc lại, có thể làm chậm hay gây cản trở cho công tác quản lý thu – chi NS thị trấn. 80 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THỊ TRẤN ĐÔNG KHÊ, HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG 4.1 . Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thị trấn Đông Khê giai đoạn 2015 – 2020. Dựa vào phƣơng hƣớng phát triển, các nhiệm vụ, mục tiêu nhiệm kỳ 2015 – 2020 mà Thị trấn đã đề ra trong Đại hội đại biểu Đảng bộ Thị trấn nhiệm kỳ 2015 – 2020 ta có một số mục tiêu cơ bản về kinh tế - xã hội mà Thị trấn hƣớng tới đến năm 2020 nhƣ sau: – Thu Ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tăng bình quân hàng năm từ 8 – 10% (phấn đấu hàng năm thu ngân sách trên địa bàn đạt và vƣợt chỉ tiêu giao). – Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp: 60%; dịch vụ thƣơng mại: 25%; các thành phần kinh tế khác: 15%. – Bình quân lƣơng thực đầu ngƣời hộ sản xuất nông nghiệp 458 kg/ngƣời/năm. – Sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt khoảng 1.347 tấn. – Diện tích trồng rừng đạt theo chỉ tiêu kế hoạch huyện giao hàng năm. Độ che phủ rừng từ 62 – 67%. – Tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2 – 4% theo tiêu chí mới. – Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm dƣới 1%o /năm. – Tỉ lệ số hộ dân đƣợc sử dụng nƣớc sạch, hợp vệ sinh đạt 95%. – Duy trì kết quả phổ cập giáo dục và giữ vững 02 trƣờng chuẩn quốc gia mức độ I (THCS và TH), phấn đấu đến năm 2020 đạt chuẩn mức độ II. – Giảm tỉ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng đến năm 2020 còn dƣới 10%. 81 – 70% số xóm, tổ dân phố có đƣờng bê tông nội đồng liên xóm. – Tăng cƣờng củng cố quốc phòng, an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội. – Số cơ quan, đơn vị tổ dân phố, xóm đạt khu văn hóa hàng năm đạt 80% trở lên, số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa đạt 83% trở lên. – Số tổ chức cơ sở Đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh 75% trở lên. – Bình quân hàng năm kết nạp 12 Đảng viên mới trở lên. – 100% Đảng viên đủ tƣ cách hoàn thành nhiệm vụ trong đó 80% trở lên Đảng viên đƣợc giao nhiệm vụ đủ tƣ cách hoàn thành tốt nhiệm vụ. 4.2 . Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý NSNN tại thị trấn Đông Khê 4.2.1 . Quản lý nguồn thu tập trung và khuyến khích tăng thu Các nguồn thu NS thị trấn cần đƣợc quản lý một cách tập trung, có thể thông qua cơ quan thuế và cả KBNN. Các đối tƣợng nộp thuế hay các khoản phí, lệ phí chỉ tập trung nộp vào cơ quan thuế hay KBNN sẽ giúp cho việc quản lý nguồn thu NS của thị trấn đƣợc thuận tiện và dễ theo dõi hơn. Các công đoạn, thủ tục nộp thuế cũng cần đƣợc xem xét và cải thiện sao cho thuận tiện, nhanh chóng và dễ hiểu với ngƣời nộp thuế nhƣng vẫn tuân theo các quy định của Nhà nƣớc về kê khai và nộp thuế. Đảm bảo cho việc nộp thuế đƣợc công khai và minh bạch với ngƣời dân. Bên cạnh các khoản thu vốn có từ trƣớc thì các cán bộ thu NS cũng nên chú ý đến những khoản thu có khả năng thu đƣợc và tiến hành rà soát, khuyến khích các đối tƣợng nộp các loại thuế và phí một cách đúng thời hạn và đúng số lƣợng phải nộp. Các khoản thu tiềm ẩn có thể tăng thu nhƣ khoản thu về Thuế thu nhập thƣờng xuyên do ngƣời Việt Nam đi lao động ở nƣớc ngoài 82 đóng, hoặc có thể huy động sự đóng góp của ngƣời dân vào các dự án, đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Việc khai thác nguồn thu có thể thực hiện dựa ngay trên sự hiểu biết của các cán bộ làm việc tại xã về địa phƣơng nơi mình sinh sống. Có thể tiến hành lấy ý kiến của ngay các cán bộ này vì giữa các bộ phận có sự liên quan và họ là những ngƣời hiểu rõ nhất những hoạt động phát sinh trong địa phƣơng. Từ đó có thể phân tích và nhận ra các nguồn thu tiềm ẩn có thể thu đƣợc để bổ sung vào các nguồn thu mà NSX có thể đƣợc hƣởng. Cũng có thể tìm kiếm nguồn thu tiềm ẩn từ việc tham khảo các nguồn thu của các cấp xã khác để có thêm nguồn thu nhập cho NSNN thị trấn. Bên cạnh đó, ngoài việc khai thác các nguồn thu mới có khả năng thì cũng cần phải bồi dƣỡng các nguồn thu sẵn có nhƣ các loại phí, lệ phí hay thuế có đƣợc từ sự đóng góp của ngƣời dân. Bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh để tăng thu nhập từ đó tăng thuế thu đƣợc, hay khuyến khích các hình thức phát triển kinh tế khác cho ngƣời dân nhƣ việc giúp ngƣời dân tăng năng suất trong sản xuất nông nghiệp bằng cách phổ biến các kiến thức liên quan đến nuôi trồng các loại vật nuôi, cây lƣơng thực, cây công nghiệp…Giúp ngƣời dân phát triển kinh tế cũng chính là giúp địa phƣơng phát triển kinh tế để có thể tăng thu và từ đó quay ngƣợc lại đầu tƣ phát triển địa phƣơng. Tăng tỷ trọng thu mà địa phƣơng tự có đƣợc sẽ giúp nâng cao khả năng tự chủ trong quản lý thu – chi NS ở địa phƣơng, cũng nâng cao trách nhiệm của địa phƣơng để việc thu cũng nhƣ chi NS đƣợc hiệu quả hơn vì sự phát triển của chính địa phƣơng mình. 83 4.2.2 . Quản lý và sử dụng các khoản chi ngân sách có hiệu quả Các khoản chi NS của thị trấn trƣớc hết phải đƣợc công khai và minh bạch đối với ngƣời dân, điều này thì trong các báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ thu – chi ngân sách theo từng năm đều đƣợc công khai, tuy nhiên hầu nhƣ chỉ có các cán bộ chính quyền mới biết đƣợc thông tin, còn phần lớn ngƣời dân là không có thông tin. Cơ cấu chi và phân bổ nguồn lực tài chính của địa phƣơng cần đƣợc cân đối để nâng cao hiệu quả chi NS và có thể tiết kiệm cho NS thị trấn. Tỷ trọng các khoản chi cần đƣợc cơ cấu một cách phù hợp với sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội ở địa bàn. Các khoản mục chi nhƣ chi đầu tƣ phát triển và chi dự phòng cần có khoản phân bổ phù hợp để có những sự đầu tƣ hợp lý cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng cũng nhƣ có khoản dự phòng hợp lý nhằm đề phòng những tình huống chi đột xuất phát sinh trong năm ngân sách. Nhất là khoản mục chi đầu tƣ phát triển, trong cả 4 năm nghiên cứu thì NSX đều không có chi cho khoản mục này, sự phát triển về cơ sở vật chất ở địa bàn thị trấn đều do huyện đứng ra đầu tƣ, đây là điều cần đƣợc điều chỉnh vì hiện nay đang tiến hành nâng cao khả năng tự chủ ở các cấp địa phƣơng, cần có những dự án đầu tƣ do thị trấn làm chủ đầu tƣ để tự thị trấn có thể chịu trách nhiệm cao hơn với sự phát triển của chính địa bàn mình. Công tác cải cách thủ tục hành chính cần đƣợc tiến hành nhanh chóng theo những quy định mà cấp trên đã đề ra, đồng thời cập nhật cũng nhƣ áp dụng kịp thời các quy định mới về chi NSĐP. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát các khoản chi đối với các đơn vị đƣợc sử dụng kinh phí từ NSNN nhằm đánh giá sự hợp lý cũng nhƣ mục đích các khoản chi mà đơn vị đƣợc sử dụng xem các khoản chi đó có hợp lý không, có đƣợc sử dụng đúng mục đích đã đƣa ra hay không và cần đánh giá hiệu quả sử 84 dụng các khoản chi đó. Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí NS khi sử dụng các khoản chi NS, đồng thời nâng cao trách nhiệm chi của NS thị trấn với những khoản mục chi mà NS thị trấn tiến hành chi. 4.2.3 . Tăng cƣờng kiểm tra, xử lý vi phạm quản lý NSNN Dù cẩn thận đến đâu thì đôi khi trong quá trình quản lý NSNN ở địa phƣơng vẫn có thể có những sai sót hay sai phạm, dù cố ý hay vô ý thì những sai phạm đó cũng gây những hậu quả không tốt tới công tác quản lý NSNN ở thị trấn. Nếu những sai phạm đó là do vô ý gây nên thì vẫn phải tiến hành khiển trách, nếu gây ra hậu quả nặng nề có thể sẽ phải kỷ luật. Nếu những sai phạm là cố ý gây ra nhƣ chi không đúng mục đích chi, cố tình chi sai, thu không đúng nguyên tắc NS của Nhà nƣớc, thu không đúng, không đủ số thu nhƣng lại cố ý che giấu thì phải có những biện pháp xử lý kịp thời để tránh những sai phạm có thể xảy ra sau này. Tăng cƣờng công tác thanh, kiểm tra đối với cán bộ thực hiện công tác quản lý NSNN ở thị trấn cũng nhƣ các bản báo cáo thu – chi NS của thị trấn theo định kỳ hoặc tiến hành kiểm tra đột xuất nhằm phát hiện những sai sót để kịp thời sửa chữa. Các cán bộ cấp trên cũng nên tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm quản lý NSNN một cách thƣờng xuyên hơn để có thể nắm đƣợc công tác quản lý NSNN tại địa phƣơng mình là nhƣ thế nào, đồng thời kịp thời sửa chữa sai sót, xử lý vi phạm nhằm tránh các sai sót tƣơng tự có thể xảy ra trong tƣơng lai, đồng thời giúp nâng cao ý thức, thái độ làm việc của các cán bộ cấp dƣới. Cần đề cao trách nhiệm của mỗi cá nhân đặc biệt là lãnh đạo của thị trấn để nâng cao chất lƣợng các bản báo cáo NS cũng nhƣ hiệu quả quản lý NSNN ở thị trấn. Sự thanh tra, kiểm tra đối với NSĐP không chỉ do cán bộ NS cấp huyện tiến hành mà cần có sự phối kết hợp với các cơ quan khác nhƣ cơ quan 85 thuế hay KBNN để đảm bảo tính công khai, minh bạch trong khi kiểm tra và xử lý vi phạm. 4.2.4 . Nâng cao trình độ cán bộ quản lý NSNN Từ nguyên nhân đƣa ra ở trên có thể thấy rằng trình độ cán bộ quản lý NSNN cần phải đƣợc cải thiện và đào tạo chuyên sâu hơn nữa về chuyên môn cũng nhƣ thái độ khi tham gia quản lý NSNN. Không chỉ đối với cán bộ trực tiếp quản lý NS cấp xã mà còn đối với các cán bộ tài chính cấp trên cũng nhƣ các cán bộ liên quan nhƣ cán bộ làm việc tại Kho bạc, cơ quan thuế …Cần cử cán bộ đi tham gia học tập tại các lớp tập huấn và đạo tạo nâng cao nghiệp vụ để các cán bộ có thể nắm bắt đƣợc những yêu cầu cụ thể trong công tác quản lý NSNN cũng nhƣ cập nhật những thay đổi trong quy định, quy trình và nguyên tắc liên quan đến công tác quản lý NSNN. Không chỉ cần đến sự chuyên sâu về chuyên môn của cán bộ trực tiếp tham gia công tác thu – chi NSNN nhƣ các cán bộ làm việc trong phòng Tài chính – kế toán của thị trấn, các cán bộ tại phòng thuế cũng nhƣ cán bộ Kho bạc Nhà nƣớc – nơi trực tiếp thu các khoản thu cho NS thị trấn. Việc thống nhất đƣợc quy trình cũng nhƣ cách quản lý NSX sẽ giúp cho cán bộ kế toán xã thuận lợi hơn trong công tác lập dự toán, thu – chi NS trong năm và quyết toán NS cuối năm, tiết kiệm đƣợc thời gian cũng nhƣ công sức và tiền bạc trong việc quản lý NSX. Bên cạnh đó, cũng cần có sự hiểu biết nhất định về công tác quản lý NS của các cán bộ trong HĐND, UBND thị trấn. Phần lớn trình độ của các cán bộ trong thị trấn là trung cấp mà cũng không có chuyên môn về lĩnh vực tài chính nhƣng các cán bộ lãnh đạo trong thị trấn lại tham gia công tác quyết định việc thu – chi NS trong cả lập dự toán và quyết toán NS của thị trấn. Nếu 86 không có sự hiểu biết nhất định về quản lý NSNN thì sẽ có thể đƣa ra những nhận định, ý kiến thiếu chính xác về việc phê duyệt thu – chi NS trong năm. Các cán bộ của thị trấn cũng nhƣ các cán bộ có liên quan đến công tác quản lý NSNN ở địa phƣơng cũng cần phải có đạo đức, thái độ làm việc đúng đắn, minh bạch, nhƣ vậy sẽ giúp cho việc quản lý NSX đƣợc minh bạch từ đó gia tăng lòng tin của ngƣời dân vào sự lãnh đạo của chính quyền. 4.3 . Kiến nghị Từ thực tế nghiên cứu và từ những giải pháp đƣa ra nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN tại thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng thì tác giả có một số kiến nghị nhƣ sau: 4.3.1. Đối với HĐND, UBND tỉnh Cao Bằng Nói chung, HĐND cấp tỉnh đƣợc quyết định chế độ chi ngân sách phù hợp với đặc điểm thực tế ở địa phƣơng còn UBND cấp tỉnh tiến hành báo cáo Bộ tài chính việc ban hành các chế độ chi ngân sách ở địa phƣơng để tổng hợp và giám sát thực hiện. HĐND cấp tỉnh còn quyết định một số chế độ thu phí đối với quản lý đất đai, tài nguyên thiên nhiên, gắn với chức năng quản lý hành chính của chính quyền nhà nƣớc cấp địa phƣơng và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật. Có thể nói, HĐND và UBND tỉnh Cao Bằng sẽ có các quyết định cụ thể đối với các cấp địa phƣơng (cụ thể là các cấp huyện trong đó có huyện Thạch An) trong cả thu và chi NS địa phƣơng. Các quyết định của HĐND, UBND tỉnh là chung cho các cấp địa phƣơng nhƣng bên cạnh việc đƣa ra các quyết định chung cho tất cả các cấp địa phƣơng là nhƣ nhau thì tùy thuộc và tình hình kinh tế, xã hội tại mỗi địa phƣơng mà có sự phân bổ thích hợp hơn. Nhƣ đối với huyện Thạch An và thị trấn Đông Khê, vì đây là một địa phƣơng còn nghèo nên rất cần sự quan tâm đầu tƣ của tỉnh để địa phƣơng có thể phát triển xứng với tiềm năng của mình. 87 Các nhu cầu về chi NS đối với địa phƣơng cần đƣợc lƣu ý quan tâm hơn vì cơ sở vật chất ở đây còn nghèo nàn, vẫn còn nhiều hộ nghèo, trình độ dân trí vẫn còn khá thấp. Bên cạnh đó, địa phƣơng cũng có một số ngành nghề thủ công có thể phát triển để đem về thu nhập cho ngƣời dân nhƣ nghành nghề đan lát đồ thủ công hay ở địa phƣơng có địa hình và khí hậu hợp với trồng cây thạch cũng có thể là hƣớng phát triển cho kinh tế của địa bàn cần có sự đầu tƣ để phát triển. Vì vậy cần đƣợc sự quan tâm, đầu tƣ hơn nữa của cấp tỉnh đối với sự phát triển của huyện Thạch An nói chung và thị trấn Đông Khê nói riêng. Do trình độ của các cán bộ tài chính cấp huyện và cấp xã nói chung còn nhiều hạn chế. Cấp tỉnh cần tổ chức những buổi tập huấn, đào tạo cho các cán bộ cấp địa phƣơng để cải thiện khả năng làm việc cũng nhƣ nâng cao hiểu biết của các cán bộ làm công tác tài chính. Việc tổ chức tập huấn có thể tiến hành theo định kỳ hay tùy thuộc vào nhu cầu của các cán bộ để tiến hành. Cấp tỉnh cũng nên cử cán bộ thanh tra, giám sát xuống các địa phƣơng để tiến hành thanh tra, kiểm tra những sai phạm cũng nhƣ xử lý những vi phạm mà các cấp địa phƣơng có thể gặp phải. Đồng thời có sự hỗ trợ đối với các cấp địa phƣơng để kịp thời sửa chữa những sai sót không đáng có có thể xảy ra trong quá trình quản lý NS địa phƣơng. 4.3.2. Đối với HĐND, UBND huyện Thạch An HĐND và UBND cấp huyện có nhiệm vụ tƣơng tự nhƣ HĐND và UBND cấp xã trong việc quản lý NS cấp huyện nhƣng bên cạnh đó thì HĐND, UBND cấp huyện cũng có vai trò trong việc quản lý NS cấp xã. UBND cấp huyện sẽ hƣớng dẫn, giao số kiểm tra dự toán ngân sách cho cấp xã và giao dự toán ngân sách chính thức cho các xã trong quy trình lập dự toán NSX. Có thể thấy, UBND có sự tham gia vào công tác quản lý NSNN cấp xã nhiều hơn là HĐND huyện. Ngân sách huyện đƣợc quyết định có bổ 88 sung NS cho NSX hay không và điều này do HĐND và UBND huyện quyết định. Đối với HĐND và UBND huyện Thạch An thì nên giao phần nào quyền tự chủ trong công tác quản lý NSNN cho thị trấn. Tuy việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp NSĐP và quyết định tỷ lệ % phân chia giữa các cấp NSĐP là do NS cấp tỉnh quyết định. Nhƣng UBND huyện mới là cấp duyệt dự toán NS cho NS cấp xã nên huyện Thạch An vẫn phần nào có thể giao quyền tự chủ nhiều hơn cho NS thị trấn. Bên cạnh đó, qua tìm hiểu thì các cán bộ cấp huyện ở huyện Thạch An cũng ít khi đƣợc tập huấn hay tham gia đào tạo cán bộ nên đề nghị cấp huyện cho các cán bộ đƣợc tham gia nâng cao trình độ cũng nhƣ nghiệp vụ để có thể không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý NS cấp huyện mà còn có thể giúp đỡ các cán bộ địa phƣơng cấp dƣới. Vì thị trấn chịu sự quản lý trƣớc hết là huyện nên việc cấp huyện có đƣợc sự cải thiện về trình độ cũng sẽ phần nào giúp đƣợc cấp xã có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình trong việc quản lý NSX. Không chỉ vậy, thị trấn Đông Khê là trung tâm của huyện Thạch An, sự phát triển của thị trấn có đóng góp khá lớn vào sự phát triển của huyện. Đây là nguyên nhân mà HĐND cũng nhƣ UBND huyện Thạch An cần để ý hơn đến sự phát triển của thị trấn Đông Khê. 4.3.3. Đối với Phòng Tài chính huyện Thạch An Trƣớc khi HĐND, UBND cấp huyện có những quyết định về NS đối với cấp xã thì phải qua Phòng Tài chính của huyện. Đây chính là nơi chịu trách nhiệm không chỉ làm công tác quản lý NS huyện nói chung mà còn cả NS các xã trực thuộc huyện, là bộ phận trực tiếp làm việc với NS các xã. Đối với Phòng Tài chính huyện Thạch An thì trƣớc hết cần nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình để có thể năm bắt đƣợc cả việc quản lý NSNN 89 cấp xã. Bên cạnh đó cũng cần sự chăm chỉ và cẩn thận vì họ không chỉ chịu trách nhiệm về các con số trong NS huyện mà cả các NSX thành viên. Nếu có sự nhầm lẫn giữa các xã có thể gây nên những vi phạm trong công tác quản lý NSNN. Phòng tài chính huyện cần cẩn thận hơn nữa trong công tác lập dự toán NS của các xã để tránh tình trạng mất cân đối trong dự toán và quyết toán thu – chi NSX. Thêm vào đó, cũng cần có sự trao đổi thƣờng xuyên giữa các cán bộ Phòng Tài chính huyện với các cán bộ tài chính xã để nhận thấy đƣợc những gì mà hai cấp có thể hỗ trợ lẫn nhau để có đƣợc hiệu quả công việc cao hơn. 90 91 KẾT LUẬN Ngân sách nhà nƣớc là một chủ thể vô cùng quan trọng trong hệ thống tài chính của một quốc gia. Việc quản lý một cách có hiệu quả các hoạt động thu – chi NS đóng vai trò rất lớn trong việc sử dụng quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất này. Ngân sách nhà nƣớc không chỉ phải đƣợc quản lý tốt ở các cấp trên mà ngay cả các cấp địa phƣơng – đặc biệt là đối với NS cấp xã, cấp cơ sở trong hệ thống NSNN càng cần phải đƣợc quan tâm và quản lý có hiệu quả. Luận văn đã đƣa ra những vấn đề lý luận cơ bản về NSNN nói chung và NSX nói riêng để từ đó có đƣợc cái nhìn tổng quan về hệ thống NSNN cũng nhƣ quản lý NSNN tại cấp cơ sở - cấp xã, thị trấn. Đồng thời phân tích về thực trạng thu, chi cũng nhƣ cân đối NSX trên địa bàn thị trấn từ năm 2010 đến năm 2014 để từ đó nhận thấy đƣợc những hạn chế mà hoạt động thu – chi NSX còn gặp phải cũng nhƣ nguyên nhân gây ra những hạn chế đó. Nghiên cứu cũng đã đƣa ra các giải pháp nhằm cải thiện hoạt động thu – chi NS ở thị trấn giúp cho các hoạt động này đƣợc tiến hành hiệu quả hơn, phù hợp hơn với những quy định của Nhà nƣớc về quản lý NSNN cấp địa phƣơng, góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của NSNN đối với các cán bộ cũng nhƣ ngƣời dân trong địa bàn thị trấn. 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. BCH Đảng bộ Huyện Thạch An, 2013. Lịch sử Huyện Thạch An (1930 – 2010). Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia – sự thật. 2. Bộ Tài chính, 2003. Thông tư số 60/2003/TT-BT về Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn. Hà Nội, năm 2003. 3. Bộ Tài chính, 2008. Thông tư số 75/2008/TT-BTC về Hướng dẫn quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn. Hà Nội, năm 2008. 4. Bộ Tài chính, 2011. Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức tài chính kế toán xã vùng trung du, miền núi và dân tộc. Hà Nội, năm 2011. 5. Tô Thiện Hiền, 2012. Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2020. Luận án tiến sĩ, Trƣờng Đại học ngân hàng TP Hồ Chí Minh. 6. Lê Văn Hƣng và Lê Hùng Sơn, 2013. Giáo trình Ngân sách nhà nước. Hà Nội, Trƣờng Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội. 7. Huỳnh Thị Cẩm Liên, 2011. Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Đức Phổ. Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Đà Nẵng. 8. Quốc hội, Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002. Hà Nội, năm 2002. 9. Quốc hội, Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 15 tháng 7 năm 2015. Hà Nội, năm 2015. 10.UBND Thị trấn Đông Khê, 2010. Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách thị trấn theo nội dung kinh tế năm 2010. Cao Bằng, năm 2010. 11.UBND Thị trấn Đông Khê, 2010. Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách thị trấn theo nội dung kinh tế năm 2010. Cao Bằng, năm 2010. 93 12.UBND Thị trấn Đông Khê, 2011. Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách thị trấn theo nội dung kinh tế năm 2011. Cao Bằng, năm 2011. 13.UBND Thị trấn Đông Khê, 2011. Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách thị trấn theo nội dung kinh tế năm 2011. Cao Bằng, năm 2011. 14. UBND Thị trấn Đông Khê, 2012. Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách thị trấn theo nội dung kinh tế năm 2012. Cao Bằng, năm 2012. 15. UBND Thị trấn Đông Khê, 2012. Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách thị trấn theo nội dung kinh tế năm 2012. Cao Bằng, năm 2012. 16. UBND Thị trấn Đông Khê, 2013. Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách thị trấn theo nội dung kinh tế năm 2013. Cao Bằng, năm 2013. 17. UBND Thị trấn Đông Khê, 2013. Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách thị trấn theo nội dung kinh tế năm 2013. Cao Bằng, năm 2013. 18.UBND Thị trấn Đông Khê, 2014. Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách thị trấn theo nội dung kinh tế năm 2014. Cao Bằng, năm 2014. 19. UBND Thị trấn Đông Khê, 2014. Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách thị trấn theo nội dung kinh tế năm 2014. Cao Bằng, năm 2014. 94 [...]... luận về ngân sách nhà nƣớc Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc tại Thị trấn Đông Khê, Huyện Thạch An, Tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010 – 2014 Chƣơng 4: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại Thị trấn Đông Khê, Huyện Thạch An, Tỉnh Cao Bằng 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1 Tổng... tiến hành tại địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng Đề tài luận văn Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại Thị trấn Đông Khê, Huyện Thạch An, Tỉnh Cao Bằng mà tác giả thực hiện là nghiên cứu đầu tiên về thực trạng quản lý NSX tại địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng cụ thể là về thị trấn Đông Khê – một đơn vị cấp xã thuộc huyện Thạch An Ngoài phần cơ sở lý luận chung về NSNN thì không... Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý ngân sách nhà nƣớc tại (xã) thị trấn Đông Khê (huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng) trong giai đoạn 2010 - 2014 Cụ thể, các vấn đề liên quan đến ngân sách xã tại thị trấn Đông Khê về các hoạt động thu ngân sách, nhiệm vụ chi ngân sách cũng nhƣ công tác thực hiện quản lý ngân sách tại địa phƣơng 3 4 Câu hỏi nghiên cứu - Công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc tại. .. nghị để góp phần hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại địa phƣơng - Nhiệm vụ + Tổng hợp các vấn đề lý luận chung về ngân sách nhà nƣớc nói chung và cụ thể về ngân sách xã (thị trấn) + Tổng hợp số liệu và phân tích thực trạng quản lý ngân sách nhà nƣớc tại thị trấn Đông Khê + Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc tại thị trấn Đông Khê 3 Đối tƣợng... tại thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng có những hạn chế nào còn tồn tại? - Làm thế nào để khắc phục những hạn chế và hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc tại thị trấn Đông Khê? 5 Bố cục luận văn Ngoài danh sách các từ viết tắt, danh sách các bảng, biểu đồ, mở đầu và kết luận thì bố cục luận văn gồm có 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về ngân sách. .. pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Ngô Thanh Huyền Luận văn không đƣa ra các lý luận về NSNN nói chung mà đƣa ra các lý luận cụ thể về ngân sách xã, các khái niệm, đặc điểm, cai trò cũng nhƣ quản lý thu – chi ngân sách xã Luận văn cũng đã chỉ ra thực trạng về công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện nghiên... nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về Ngân sách xã Các lý luận chung về ngân sách nhà nƣớc cũng nhƣ về ngân sách xã Trong đó, đề cập đến các hoạt động chính của quản lý ngân sách xã nhƣ quản lý thu NSX, các khoản mục thuộc nguồn thu NSX; quản lý chi NSX, nhiệm vụ chi ngân sách tại địa phƣơng; sự cân đối ngân sách giữa thu – chi cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng đến việc quản lý ngân sách nhà nƣớc... khó khăn trong quản lý NSX, đồng thời đƣa ra các biện pháp để nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện Đây là luận văn có phạm vi nghiên cứu thu hẹp hơn so với hai luận văn trên, tức là luận văn tiến hành nghiên cứu về công tác quản lý NSX nói chung trên địa bàn huyện Bên cạnh lý luận về NSX thì luận văn không đƣa ra những lý luận chung về NSNN và hệ thống phân cấp quản lý của NSNN để... phƣơng mình phần nào thông qua việc nghiên cứu đề tài này Vì lý do đó, tôi chọn đề tài Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại Thị trấn Đông Khê, Huyện Thạch An, Tỉnh Cao Bằng làm đối tƣợng nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình 2 2 Mục đích nghiên cứu - Mục đích Nghiên cứu và tìm hiểu về thực trạng thu - chi NSNN tại thị trấn Đông Khê nhằm đƣa ra những hạn chế và nguyên nhân gây ra những... tổng quan cao Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Huỳnh Thị Cẩm Liêm (2011) với đề tài Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Đức Phổ” Cũng giống nhƣ bất cứ đề tài nào về NSNN thì tác giả cũng đã đƣa ra những lý luận cơ bản về NSNN nói chung, thêm vào đó tác giả có đƣa ra các vấn đề liên quan đến quản lý NSNN cấp huyện nhƣ các vấn đề về khái niệm, đặc điểm, vai trò của NS huyện cũng ... vụ chi ngân sách nhƣ công tác thực quản lý ngân sách địa phƣơng Câu hỏi nghiên cứu - Công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng có hạn chế tồn tại? -... tác quản lý ngân sách nhà nước Thị trấn Đông Khê, Huyện Thạch An, Tỉnh Cao Bằng mà tác giả thực nghiên cứu thực trạng quản lý NSX địa bàn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng cụ thể thị trấn Đông Khê... Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách Thị trấn Đông Khê, Huyện Thạch An, Tỉnh Cao Bằng CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1

Ngày đăng: 13/10/2015, 19:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan