Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông lại giang

186 996 4
Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông lại giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN THỊ HUYỀN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ LÃNH THỔ LƢU VỰC SÔNG LẠI GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN THỊ HUYỀN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ LÃNH THỔ LƢU VỰC SÔNG LẠI GIANG Chuyên ngành: Địa lý tự nhiên Mã số : 62 44 02 17 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. GS.TS. Trƣơng Quang Hải 2. TS. Lƣơng Thị Vân GS.TS. Nguyễn Cao Huần Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Huyền LỜI CẢM ƠN Luận án được hoàn thành tại Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của GS.TS. Trương Quang Hải và TS. Lương Thị Vân. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy, cô - những người đã thường xuyên giúp đỡ, động viên, cố vấn khoa học cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận án. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn nhận được những chỉ bảo tận tình và góp ý quý báu của quý thầy cô giáo ở trong và ngoài trường: GS.TS. Nguyễn Cao Huần, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chương, GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải, PGS.TS. Phạm Quang Tuấn, PGS.TS. Đặng Văn Bào, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Khánh, PGS.TS. Nguyễn Khanh Vân, PGS.TS.Vũ Văn Phái, PGS.TS. Trần Văn Tuấn, TS. Phạm Quang Anh, PGS.TS. Nguyễn Hiệu, PGS. TS. Trần Anh Tuấn, TS. Nguyễn An Thịnh, PGS.TS. Lại Vĩnh Cẩm, PGS.TS. Nguyễn Trần Cầu, TS. Phạm Thế Vĩnh, TS. Uông Đình Khanh, Thầy Nguyễn Thành Long,…Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Quý Thầy, Cô! Tác giảxin cảm ơn Đề tài KC09.12/11-15 do GS.TS. Nguyễn Cao Huần chủ trì, đã tạo điều kiện cho NCS tham gia thực hiện và sử dụng các tư liệu của đề tài. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo, các cán bộ ở Khoa Địa lý và Phòng Sau Đại học - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận án. Xin cảm ơn các anh, chị và cán bộ ở Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bình Định; Phòng Nông nghiệp các huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn, An Lão; Ban Quản lý dự án rừng phòng hộ đầu nguồn huyện An Lão và huyện Hoài Ân, các cơ quan đã giúp đỡ, cho phép tác giả thu thập số liệu, tài liệu và khảo sát thực địa tại địa phương. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, các cán bộ, thầy cô giáo và đồng nghiệp Khoa Địa lí- Địa chính, Trường Đại học Quy Nhơn, bạn bè và gia đình đã khuyến khích, động viên tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận án. Hà Nội, ngày tháng Tác giả Nguyễn Thị Huyền năm2015 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 8 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 9 2.1. Mục tiêu ................................................................................................................ 9 2.2. Nhiệm vụ............................................................................................................... 9 3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 9 3.1.Phạm vi lãnh thổ .................................................................................................... 9 3.2. Phạm vi nội dung ................................................................................................ 10 4. Những điểm mới của luận án ....................................................................................... 10 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...................................................................................... 10 5.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 10 5.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................. 10 6. Luận điểm bảo vệ ........................................................................................................... 11 7. Cơ sở tài liệu ................................................................................................................... 11 8. Cấu trúc của luận án ..................................................................................................... 12 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan ..................................................... 13 1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu cảnh quan cho sử dụng hợp lý lãnh thổ ................. 13 1.1.2. Tổng quan về phân cấp phòng hộ đầu nguồn trong sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông ........................................................................................................................ 24 1.1.3. Tổng quan các nghiên cứu ởBình Định và lưu vực sông Lại Giang........................ 30 1.2. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ định hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ lƣu vực sông Lại Giang ...................................... 35 1.2.1. Các quan niệm và khái niệm ............................................................................. 35 1.2.2. Lý luận chung về nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Lại Giang ..................................................................... 39 1.3. Quan điểm, hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................... 46 1.3.1. Quan điểm nghiên cứu ...................................................................................... 46 1.3.2. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 48 Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................................. 55 Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN LƢU VỰC SÔNG LẠI GIANG 2.1. Các nhân tố thành tạo cảnh quan ............................................................................ 57 2.1.1. Ví trí địa lý ........................................................................................................ 57 1 2.1.2. Địa chất ............................................................................................................ 58 2.1.3. Địa mạo ............................................................................................................ 61 2.1.4. Khí hậu .............................................................................................................. 65 2.1.5. Thủy văn ........................................................................................................... 73 2.1.6. Thổ nhưỡng ....................................................................................................... 75 2.1.7. Lớp phủ thực vật .............................................................................................. 79 2.1.8. Hoạt động của con người .............................................................................. 82 2.1.9. Tai biến thiên nhiên .......................................................................................... 87 2.2. Phân tích cấu trúc cảnh quan lƣu vực sông Lại Giang ..................................................90 2.2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan ..................................................................................90 2.2.2. Phân tích đặc điểm, chức năng các đơn vị cảnh quan lưu vực sông Lại Giang....... 92 2.2.3. Phân tích động lực và biến đổi cảnh quan ...................................................... 102 2.2.4.Sự phân hóa cảnh quan và lát cắt cảnh quan lưu vực sông Lại Giang ............. 104 2.3.Phân vùng cảnh quan lƣu vực sông Lại Giang ........................................................ 108 2.3.1. Nguyên tắc và phương pháp phân vùng .......................................................... 108 2.3.2. Chỉ tiêu phân vùng cảnh quan ......................................................................... 110 2.3.3. Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan lãnh thổ lưu vực sông Lại Giang ............. 112 Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................................. 114 Chƣơng 3:ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN VÀ PHÂN TÍCH LƢU VỰC PHỤC VỤ ỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP LƢU VỰC SÔNG LẠI GIANG 3.1. Phân cấp phòng hộ đầu nguồn lƣu vực sông Lại Giang ................................................... 116 3.1.1. Phân tích xói mòn tiềm năng đất ở lưu vực sông Lại Giang ........................... 116 3.1.2. Phân cấp phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Lại Giang .................................. 122 3.2. Đánh giá cảnh quan phụcvụ định hƣớng sử dụng hợp lýlãnh thổ lƣu vực sông LạiGiang ............................................................................................................................ 127 3.2.1. Đánh giá cảnh quan về khả năng sử dụng đất phục vụ định hướng phátriển nông, lâm nghiệp lưu vực sông Lại Giang ......................................................................... 127 3.2.2. Đánh giá cảnh quan và phân hạng mức độ thích hợp các loại cây trồng phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Lại Giang .............................. 132 3.2.3 Kiểm tra kết quả đánh giá cảnh quan với hiện trạng phân bố, sử dụng............ 140 3.3. Đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ cho phát triển nông - lâm nghiệp ở lƣu vực sông Lại Giang ................................................................................................. 143 3.3.1. Đề xuất định hướng sử dụng lãnh thổ theo chức năng của các loại cảnh quan......... 143 2 3.3.2. Đề xuất định hướng không gian sử dụng lãnh thổ cho phát triển nông lâm nghiệp theo tiểu vùng cảnh quan ........................................................................................ 154 Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................................. 165 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 168 1. Kết luận ................................................................................................................. 168 2. Kiến nghị ............................................................................................................... 169 Danh mục các công trình khoa học ................................................................................. 170 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 171 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường CQ : Cảnh quan DTTN : Diện tích tự nhiên CQH : Cảnh quan học ĐGCQ : Đánh giá cảnh quan KHCQ : Khoa học cảnh quan KNSDĐ : Khả năng sử dụng đất KT – XH : Kinh tế - xã hội LHSDĐ : Loại hình sử dụng đất LNKH : Lâm - nông kết hợp LNSX : Lâm nghiệp sản xuất LVS : Lưu vực sông NCCQ : Nghiên cứu cảnh quan NLKH : Nông - lâm kết hợp NNVC : Nông nghiệp vùng cao NNVT : Nông nghiệp vùng thấp PHĐN : Phòng hộ đầu nguồn PTBV : Phát triển bền vững PHXY : Phòng hộ xung yếu PHRXY : Phòng hộ rất xung yếu PVCQ : Phân vùng cảnh quan RKTX : Rừng kín thường xanh SDHL : Sử dụng hợp lý SKH : Sinh khí hậu TNTN : Tài nguyên thiên nhiên TVCQ : Tiểu vùng cảnh quan XMTN : Xói mòn tiềm năng 4 DANH MỤC CÁC BẢNG STT BẢNG TIÊU ĐỀ 1 Bảng 2.1 Diện tích các kiểu địa hình LVS Lại Giang 62 2 Bảng 2.2 Diện tích và phân bố các dạng địa hình ở LVS Lại Giang 63 3 Bảng 2.3 Nhiệt độ trung bình nhiều năm tại các trạm Hoài Nhơn, An Hòa 66 4 Bảng 2.4 Lượng mưa trung bình nhiều năm (1978 - 2008) trên LVS Lại Giang 68 5 Bảng 2.5 Hệ thống chỉ tiêu phân loại SKH ở LVS Lại Giang 71 6 Bảng 2.6 Đặc trưng hình thái một số sông chính ở lưu vực Lại Giang 74 7 Bảng 2.7 Diện tích các nhómđất chính ở LVS Lại Giang 76 8 Bảng 2.8 Hiện trạng sử dụng đất ở lưu vực Lại Giang năm 2010 83 9 Bảng 2.9 Diện tích và tỷ lệ % các loại đất sử dụng trong nông nghiệp ở LVS Lại Giang 84 10 Bảng 2.10 Diện tích đất rừng ở LVS Lại Giang 85 11 Bảng 2.11 Hệ thống phân loại cảnh quan LVS Lại Giang 92 12 Bảng 2.12 Diện tích lớp và phụ lớp cảnh quanLVS Lại Giang 96 13 Bảng 2.13 Phân vùng CQ lãnh thổ Việt Nam (tỷ lệ 1: 1.000.000) 111 14 Bảng 2.14 Diện tích các TVCQ lưu vực sông Lại Giang 112 15 Bảng 3.1 Hệ số xói mòn của các loại đất ở LVS Lại Giang 119 16 Bảng 3.2 Diện tích các cấp XMTN đất LVS Lại Giang 121 17 Bảng 3.3 Thống kê diện tích các cấp XMTN theoTVCQ 122 18 Bảng 3.4 Diện tích quy hoạch ba loại rừng LVSLại Giang năm 2010 theo TVCQ 123 19 Bảng 3.5 Phân bổ diện tích phân cấp phòng hộ theo TVCQ 125 20 Bảng 3.6 Ngưỡng phân cấp diện tích phòng hộ theo TVCQ 126 21 Bảng 3.7 Kết quả ĐGCQ về khả năng sử dụng đất cho các LHSDĐ chính trên LVS Lại Giang 130 22 Bảng 3.8 Bảng đánh giá riêng các chỉ tiêu một số nhóm, loại cây trồng 137 23 Bảng 3.9 Bậc thang điểm trong đánh giá cảnh quan 138 24 Bảng 3.10 Tổng hợp diện tích phân hạngthích nghi các CQ đối với cây trồng ở LVS Lại Giang 139 25 Bảng 3.11 Diện tích các loại CQ có phân hạng S1 và S2 theo TVCQ 5 Trang 140 26 Bảng 3.12 So sánh hiện trạng và kết quả đánh giá thích nghi sinh thái CQ một số cây trồng ở LVS Lại Giang 142 27 Bảng 3.13 Định hướng sử dụng đất đến năm 2020 ở LVS Lại Giang thuộc tỉnh Bình Định 144 28 Bảng 3.14 Biến động diện tích các LHSDĐ ở LVS Lại Giang (2000, 2010) 147 29 Bảng 3.15 Biến động tổng diện tích các loại rừng trong LVS 147 30 Bảng 3.16 Đề xuất định hướng SDHL lãnh thổ cho phát triển nông, lâm nghiệp trên LVS Lại Giang 150 31 Bảng 3.17 Diện tích KNSDĐ đất cho các LHSDĐ chính trên các TVCQ 164 DANH MỤC CÁC HÌNH STT HÌNH TIÊU ĐỀ Trang 1 Hình 1.1 Quy trình đánh giá thích nghi sinh thái các CQ 43 2 Hình 1.2 Sơ đồ quy trình các bước thực hiện luận án 51 3 Hình 1.3 Sơ đồ các tuyến thực địa chính 53 4 Hình 2.1 Bản đồ vị trí nghiên cứu lưu vực sông Lại Giang 58 5 Hình 2.2 Bản đồ địa chất lưu vực sông Lại Giang 59 6 Hình 2.3 Bản đồ phân tầng độ cao địa hình lưu vực sông Lại Giang 62 7 Hình 2.4 Bản đồ địa mạo lưu vực sông Lại Giang 65 8 Hình 2.5 68 8 Hình 2.6 Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng tại các trạm trên LVS Lại Giang Bản đồ các loại sinh khí hậu lưu vực sông Lại Giang 9 Hình 2.7 74 10 Hình 2.8 Biểu đồ quy mô diện tích LVS sông An Lão, Kim Sơn và Lại Giang - dòng chính Bản đồ thổ nhưỡng lưu vực sông Lại Giang 11 Hình 2.9 Bản đồ lớp phủ thực vật LVS Lại Giang năm 2010 81 12 Hình 2.10 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất LVS Lại Giangnăm 2010 87 13 Hình 2.11 Bản đồ cảnh quan lưu vực sông Lại Giang 94 14 Hình 2.12 Biểu đồ quy mô diện tích các phụ lớp cảnh quan của LVS Lại Giang 96 15 Hình 2.13 Lát cắt cảnh quan lưu vực sông Lại Giang 108 16 Hình 2.14 Bản đồ phân vùng cảnh quan lưu vực sông Lại Giang 113 17 Hình 3.1 Mô hình số độ cao (DEM) lưu vực sông Lại Giang 117 6 73 77 18 Hình 3.2 Mô hình độ dốc của lưu vực sông Lại Giang 117 19 Hình 3.3 Mô hình chiều dài sườn lưu vực sông Lại Giang 118 20 Hình 3.4 Mô hình lượng mưa lưu vực sông Lại Giang 118 21 Hình 3.5 Mô hình đại lượng năng lượng dòng chảy mặt Y2 119 22 Hình 3.6 Mô hình đại lượng năng lượng XMTN đất Y3 120 23 Hình 3.7 Sơ đồ phân cấp xói mòn tiềm năng LVS Lại Giang 122 24 Hình 3.8 Biểu đồ quy mô diện tích các cấp XMTN đất lưu vực sông Lại Giang 122 25 Hình 3.9 Biểu đồ cơ cấu các cấp XMTN đất LVS Lại Giang 122 26 Hình 3.10 Bản đồ quy hoạch ba loại rừng LVS Lại Giangnăm 2010 124 23 Hình 3.11 Bản đồ phân cấp phòng hộ lưu vực sông Lại Giang 127 24 Hình 3.12 Sơ đồ quy trình đánh giá KNSDĐ cho các LHSDĐ chính 128 25 Hình 3.13 Bản đồ khả năng sử dụng đất trong phát triển nông – lâm nghiệp lưu vực sông Lại Giang 132 26 Hình 3.14 Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp nhóm cây ăn quả trên lưu vực sông Lại Giang 139 27 Hình 3.15 Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp cây hồ tiêu trên lưu vực sông Lại Giang 139 28 Hình 3.16 Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp nhóm cây hàng năm trên lưu vực sông Lại Giang 139 29 Hình 3.17 Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp cây lúa nước trên LVS Lại Giang 139 30 Hình 3.18 Bản đồ đề xuất định hướng sử dụng hợp lý cảnh quan cho phát triển nông – lâm nghiệp ở lưu vực sông Lại Giang 152 31 Hình 3.19 Biểu đồ tổng hàm lượng Fe trong nước sông theo chiều dòng chính Lại Giang 161 32 Hình 3.20 Biểu đồ biến đổi Coliform trong nước sông theo chiều dòng chính sông Lại Giang 161 Hình 3.21 Bản đồ định hướng không gian sử dụng lãnh thổ trong phát triển nông – lâm nghiệp ở lưu vực sông Lại Giang theo TVCQ 165 33 7 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sử dụng hợp lý (SDHL) lãnh thổ trên cơ sở quản lý lưu vực sông (LVS) là một hướng tiếp cận, được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới từ nửa cuối thế kỷ XX và phát triển mạnh trong vài thập niên gần đây. Đến nay, hàng trăm tổ chức quốc tế được thành lập, phục vụ công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên(TNTN) trên các LVS, nhằm tối đa hoá lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội nhưng không tổn hại đến tính bền vững của hệ thống môi trường, duy trì các điều kiện sống lâu bền cho con người. Việc SDHL một lãnh thổ còn đòi hỏi phải có những hiểu biết sâu sắc về cảnh quan thiên nhiên khu vực, nhằm xác định cơ sở khoa học về mối quan hệ giữa cảnh quan (CQ) với bảo vệ, sử dụng và tái tạo TNTN. Do vậy, nghiên cứu cảnh quan LVS phục vụ quản lý, khai thác, SDHL các nguồn TNTN ngày càng được chú trọng và được xem là công cụ đắc lực để nâng cao hiệu quả sử dụng, điều phối và giải quyết các mâu thuẫn trong khai thác tài nguyên giữa các vùng, các khu vực thượng, trung, hạ lưu của LVS cũng như với các vùng lãnh thổ khác. Lại Giang là LVS lớn thứ hai của tỉnh Bình Định - một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Diện tích toàn lưu vực khoảng 1683,27 km2 (bao gồm 3 huyện phía Bắc Bình Định và một phần xã Ba Trang thuộc huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, dân số năm 2010 khoảng 325.748 người. Đây là nơi tập trung nhiều tiềm lực phát triển kinh tế của tỉnh Bình Định. Hệ thống sông Lại Giang là nguồn cung cấp nước quan trọng cho hầu hết các ngành kinh tế, hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân ở đây. Địa hình núi, đồi chiếm đến 80% diện tích toàn lưu vực, nhiều nơi có sự hạ thấp đột ngột của địa hình tạo nên các thung lũng với các dải đất phù sa nhỏ hẹp ven sông. Do vậy vùng thượng, trung lưu có nhiều tiềm năng phát triển các ngành nông nghiệp như trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, trồng rừng và kinh tế vườn đồi. Vùng đồng bằng ven biển nhỏ hẹp nhưng đa dạng về hình thái, vùng hạ lưu sông được nối với các hồ, đầm ven biển, có nhiều tiềm năng trong phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản... Tuy có tiềm năng lớn, nhưng việc phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế, đời sống dân cư ở vùng sâu còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ nghèo đói cao, phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) không cân đối giữa các vùng trong lưu vực. Thời gian gần đây, điều kiện môi trường, sinh thái, CQ trên LVS Lại Giang có những diễn biến bất lợi như lũ lụt với tần suất cao, cường độ lớn, tình trạng cạn kiệt dòng 8 chảy, chất lượng nguồn nước có dấu hiệu suy giảm, xói mòn, sạt lở bờ sông xảy ra trên diện rộng, ... Điều đó đã tác động bất lợi đến sự phát triển các ngành kinh tế, gây ra nhiều tổn thất về người, tài sản và các công trình kinh tế - kỹ thuật không chỉ trong LVS mà còn của cả tỉnh Bình Định. Do vậy, đề tài “Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ định hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ lƣu vực sông Lại Giang” là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn, nhằm khai thác, SDHL tài nguyên thiên nhiên, góp phần phát triển bền vững (PTBV) lãnh thổ. 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu Xác lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất các định hướng không gian khai thác, SDHL lãnh thổ LVS Lại Giang trong phát triển nông, lâm nghiệp trên cơ sở nghiên cứu đánh giá cảnh quan (ĐGCQ) kết hợp với phân tích LVS thông qua phân cấp phòng hộ đầu nguồn. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu đề ra, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổng quan, hệ thống hóa có chọn lọc các công trình nghiên cứu liên quan. Từ đó, xác định cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu phù hợp. - Phân tích các yếu tố thành tạo và đặc điểm, cấu trúc CQ trên bản đồ tỷ lệ 1:50.000 nhằm phản ánh quy luật phân hoá tự nhiên, phục vụ định hướng SDHL lãnh thổ. - Phân cấp phòng hộ đầu nguồn (PHĐN) trên cơ sở phân cấp xói mòn tiềm năng (XMTN) đất đai, kết hợp với phân tích và ĐGCQ. - Từ kết quả phân cấp PHĐN vàĐGCQ, đề xuất các định hướngSDHL lãnh thổ cho phát triển nông, lâm nghiệp theo đơn vị CQ và các tiểu vùng cảnh quan (TVCQ) ở LVS Lại Giang. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1.Phạm vi lãnh thổ Toàn bộ diện tích phần đất liền thuộc LVS Lại Giang với tổng diện tích 1683,27 km2,được xác định theo bản đồ tỷ lệ 1:50.000, gồm 3 huyện thuộc tỉnh Bình Định: huyện Hoài Ân, huyện An Lão (trừ xã An Toàn thuộc LVS Kôn), huyện Hoài Nhơn và xã Ba 9 Trang, thuộc huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Đề tài luận án không nghiên cứu khu vực biển ven bờ. 3.2. Phạm vi nội dung -Với đặc điểm địa hình núi, đồi chiếm 80% diện tích, việc phát triển KT- XH ởLVSLại Giang chủ yếu là nông, lâm nghiệp. Do vậy, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích cấu trúc, ĐGCQ kết hợp với phân tích LVStheo hướng phân cấp PHĐN và đề xuất các định hướng khai thác, SDHL lãnh thổ cho phát triển nông - lâm nghiệp trong lưu vực. - Trong đề xuất định hướng sử dụng không gian cho phát triển nông, lâm nghiệp của lưu vực, luận án chỉ dừng lại ở việc đề xuất cho các loại hình sử dụng đất chính trên các loại CQ và TVCQ, gồm: Đất rừng phòng hộ (rất xung yếu và xung yếu); đất rừng đặc dụng; đất rừng sản xuất (lâm nghiệp sản xuất, lâm - nông kết hợp, nông – lâm nông kết hợp); đất nông nghiệp và đất khác. 4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN - Xác định được cấu trúc, sự phân hóa không gian và thành lập được bản đồ cảnh quan LVS Lại Giang tỷ lệ 1:50.000. -Đã ứng dụng thành công và mang tính khoa học hướng liên kết phân tích lưu vực (thông qua phân cấp PHĐN) với phân tích và ĐGCQ, phục vụ định hướng SDHL lãnh thổ LVS Lại Giang. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận án thể hiện đặc trưng tự nhiên và sự phân hóa CQ của lãnh thổ LVS Lại Giang, góp phần làm phong phú thêm phương pháp luậnvà phươngpháp nghiên cứu, ĐGCQ kết hợp với phân tích lưu vực, phục vụđịnh hướng tổ chức không gian SDHL lãnh thổ LVS. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả nghiên cứu,đề xuất, giải pháp được trình bày trong luận án sẽ đóng góp những luận cứ khoa học cho công tác quy hoạch, tổ chức lãnh thổ và hỗ trợ cho các cấp chính quyền địa phương trong định hướng chiến lược, lập kế hoạch, quy hoạch khai thác hợp lý TNTN gắn với bảo vệ môi trường (BVMT), nâng cao chất lượng đời sốngcho người dân ở các huyện thuộc LVS Lại Giang. 10 6. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ Luận điểm 1: Sự tương tác giữa các yếu tố tự nhiên kết hợp với tác động của con người đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của CQ ở LVS Lại Giang. Nằm trong phụ hệ thống thống CQ nhiệt đới ẩm gió mùa không có mùa đông lạnh, LVS Lại Giang bao gồm 1 kiểu CQ rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm mưa mùa, 3 lớp CQ, 6 phụ lớp CQ, 13 hạng CQ và 111 loại CQ, phân thành 6 TVCQ. Luận điểm 2: Kết hợp phân tích LVS (theo hướng phân cấp PHĐN) với đánh giá CQ là cơ sở khoa học tin cậy cho định hướng không gian sử dụng hợp lý lãnh thổ trong phát triển nông lâm nghiệp từ tổng thể đến các TVCQ ở LVS Lại Giang. 7. CƠ SỞ TÀI LIỆU Luận án đã thu thập, tham khảo nhiều nguồn tư liệu, dữ liệu và thông tin khác nhau của tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi, gồm: * Hệ thống các bản đồ, sơ đồ - Bản đồ địa chất - thủy văn tỉnh Bình Định tỷ lệ 1:50.000 do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định chủ trì thành lập năm 2000; - Bản đồ địa chất, địa mạo (tờ An Lão - Tam Quan, tờ Tăng Bạt Hổ - Bồng Sơn) tỷ lệ 1:50.000 lưu trữ tại Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; - Bản đồ địa hình tỉnh Bình Định, tỉnh Quảng Ngãi tỷ lệ 1/50.000; - Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi tỷ lệ 1:100000 và 1:50.000, Viện Nông hóa thổ nhưỡng Việt Nam thành lập năm 2000; - Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi; - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 do Sở Tài nguyên và Môi trườngtỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi thành lập; - Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi năm 2010; - Bản đồ rừng tỉnh Bình Định tỷ lệ 1/50.000, Đội Điều tra quy hoạch rừng tỉnh Bình Định thành lập năm 2010; - Sơ đồ phân vùng đầu nguồn LVS Lại Giang, Viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Trung bộ và Tây Nguyên thành lập 1986. * Các tƣ liệu liên quan khác - Chuỗi số liệu khí hậu, thủy văn các trạm An Hòa, Bồng Sơn giai đoạn 1978 đến năm 2010; 11 - Các báo cáo và đề án Quy hoạch tổng thể các ngành Nông -Lâm - Ngư nghiệp tỉnh Bình Định: 1991-2000, 1995-2000, 2000-2005, 2005- 2010; -Báo cáo và đề án quy hoạch tổng thể các ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp của tỉnh Bình Định đến năm 2020; -Báo cáo đánh giá đất đai tỉnh Bình Định năm 1997 và Tập hồ sơ phẫu diện đất (mô tả và phân tích 1210 phẫu diện do Hội Khoa học Đất Việt Nam thực hiện; - Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giai đoạn 2011 – 2020 tỉnh Bình Định; - Số liệu thống kê, tổng kiểm kê đất đai năm 2000, 2005, 2010 của UBND tỉnh Bình Định; - Các số liệu về dân cư, kinh tế, xã hội qua các năm và niên giám thống kê từ năm 2005 - 2012 của các huyện thuộc LVS Lại Giang; - Các tư liệu, số liệu nghiên cứu từ các đề tài cấp trường, cấp cơ sở mà tác giả chủ trì. Tư liệu, số liệu từ đề tài nhà nước KC09.12/11-15 mà tác giả tham gia. - Các tư liệu ghi chép, quan sát, phân tích, các ảnh chụp của tác giả qua các đợt khảo sát thực địa từ năm 2009 đến nay. 8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu (5 trang), kết luận và kiến nghị (2 trang), tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án được trình bàytrong155 trang với 31 bảng biểu, 33 hình ảnh về bản đồ, sơ đồ, biều đồ và được bố cục thành 3 chương: Chương 1:Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Đặc điểm cảnh quan lưu vực sông Lại Giang Chương 3: Đánh giá cảnh quan và phân tích lưu vực phục vụ định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp lưu vực sông Lại Giang 12 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu cảnh quan cho sử dụng hợp lý lãnh thổ Là một đối tượng nghiên cứu cơ bản của các đơn vị lãnh thổ tự nhiên, CQ học ngày càng trở thành một hướng nghiên cứu quan trọng, một phương pháp tiếp cận hiệu quả của Địa lý ứng dụng[152]. Ra đời từ rất sớm (cuối thế kỷ XIX), đến nay Khoa học Cảnh quan (KHCQ) đã có những bước phát triển mạnh mẽ, ngày càng hoàn thiện hơn về cả lý luận, phương pháp và hướng tiếp cận nghiên cứu. Theo đó,CQ không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu lý thuyết cơ bản, nghiên cứu cấu trúc không gian lãnh thổ mà còn nghiên cứu cả cấu trúc chức năng, động lực, đánh giá cho các mục đích phát triển kinh tế, sử dụng tài nguyên và BVMT, phục vụ định hướng SDHL lãnh thổ. Đặc biệt với xu thế hiện nay, cùng với các vấn đề cấp bách về môi trường, các NCCQ không chỉ dừng lại ở các hợp phần, lãnh thổ riêng lẻ mà đòi hỏi phải NCCQ một cách toàn diện, trên cơ sở tiếp cận liên ngành, liên vùng và liên quốc gia. Trong đó, NCCQlưu vực sông là mộthướng tiếp cận có hiệu quả cao. Có thể nói, NCCQ phục vụ định hướng SDHL lãnh thổ đã trải qua một thời gian dài, nội dung nghiên cứu đa dạng, gắn với nhiều công trình của các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới cũng như trong nước. 1.1.1.1. Nghiên cứu cảnh quan trên thế giới a. Khái quát về phát triển nghiên cứu cảnh quan cho sử dụng hợp lý lãnh thổ Nhiều nghiên cứucho rằng, KHCQ bắt đầu được định hình từ những mô tả đầu tiên về thiên nhiên của Hans Sachs (1537), Frankfurt (1556) [152] và trở thành học thuyết CQ vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trên cơ sở nhận định của V.V.Docusaev về tính toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất nội tại của mối quan hệ nhân quả giữa các hợp phần tự nhiên. Trong đó, công trình kinh điển của ông là Học thuyết về các đới thiên nhiên (còn gọi là đới lịch sử - tự nhiên). - Vào những năm 1920 - 1930, NCCQ được đặc trưng chủ yếu bởi các quá trình khảo sát, điều tra, khai thác lãnh thổ, tập trung ở các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ) [65], với 2 hướng nghiên cứu chủ yếu, gồm: Hướng mô tả, lập bản đồ các yếu tố thành 13 tạo và bản đồ CQ, tiêu biểu B.B Polunov, I.V. Larin [83]; Hướng chú trọng về nghiên cứu sinh thái các quần xã (chủ yếu ở các nước Tây Âu)[122, 123, 125, 133, 138]. - Từ những năm 1930 - 1960, NCCQ bắt đầu phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sau Thế chiến thứ II (1945). Các vấn đề lý thuyết của CQ được quan tâm, bàn luận sôi nổi ở Nga và một số nước Đông Âu. Nhiều công trình đi vào nghiên cứu phân hoá cấu trúc và hình thái học của CQ (F. N. Milkov, N. A Xolxev, A. G. Ixatsenko, G. P Miller) [83]. Điểm nhấn quan trọng của NCCQ thời kỳ này là sự phát triển các hệ thống phân vùng CQ (theo cá thể) và hệ thống phân loại CQ (theo kiểu loại) được áp dụng trên các quy mô lãnh thổ khác nhau. Đồngthời, các công trình bắt đầu chuyển từ nghiên cứu định tính sang định lượng. Thời kì này còn được đánh dấu bởi quan niệm của C.Troll (1939) về sinh thái cảnh quan (STCQ) với hai trường phái nghiên cứu: Trường phái Bắc Mỹ tập trung vào hướng sinh thái của CQ, trường phái Châu Âu tập trung vào tính ứng dụng của CQ trong phân vùng lãnh thổ, quy hoạch, bảo tồn, đánh giá đất đai. Trong đó, nhân tố con người được xem là yếu tố thống nhất trong CQ [125, 133, 151]. - Vào những thập niên cuối TK XX, một bước ngoặt quan trọng của NCCQ là chuyển từ nghiên cứu cấu trúc sang nghiên cứu chức năng, động lực CQ với công trình điển hình của V.B. Xotsava (1905 - 1978) [83]. Hướng nghiên cứu này thể hiện sự xâm nhập rộng rãi của quan điểm hệ thống vào khoa học, làm giàu thêm các khái niệm về CQ như tính hoàn chỉnh, tính thang bậc, tính tổ chức, tính hệ thống, tính vận động và biến đổi của CQ. Trong giai đoạn này, KHCQ đã đạt được nhiều thành công vượt bậc cả về lý luận và thực tiễn ứng dụng. Với một số lượng khổng lồ các công trình nghiên cứu, nội dung, phương pháp và hướng tiếp cận đa dạng ở cả Châu Âu, Bắc Mỹ [121, 122, 153], KHCQ đã mang lại hiệu quả to lớn cho việc khai thác, sử dụng TNTN lãnh thổ gắn với BVMT. Sự phát triển về phương pháp nghiên cứu gắn với khả năng tiếp cận dữ liệu và thông tin không gian nhờ công nghệ viễn thám, hệ thông tin địa lí (GIS), đã chuyển các NCCQ thiên về định tính (mô tả) sang định lượng và mô hình hóa. Nội dung NCCQ được mở rộng, ngoài những nghiên cứu CQ tự nhiên, còn NCCQ văn hóa, CQ nhân sinh,.., và mở rộng các ứng dụng CQ cho nhiều lĩnh vực quy hoạch hóa lãnh thổ, quốc tế hóa NCCQ. Điều này khẳng định, NCCQ luôn là một lựa chọn hiệu quả cho các nghiên cứu định hướng khai thác TNTN, tổ chức không gian SDHL lãnh thổ. 14 - Những năm đầu thế kỷ XXI: Các NCCQ trong thời gian này đã chứng tỏ sức mạnh to lớn của mình trong việc hoạch định không gian sử dụng lãnh thổ, phù hợp với đặc trưng và tiềm năng vốn có của nó, giải quyết hàng loạt vấn đề cấp bách trên toàn cầu về môi trường, cũng như KT - XH. Đặc biệt, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, với nhiều công cụ hiện đại (GPS, viễn thám,.....), vai trò của NCCQ càng được tăng cường. Các NCCQ mở rộng ra nhiều hướng nghiên cứu, ứng dụng, thực hiện với nhiều quy mô lãnh thổ lớn, các nghiên cứu định lượng, tính toán, đo đạc thể hiện tính chính xác, khách quan, mang lại hiệu quả cao trong kết quả nghiên cứu. Một vấn đề đáng chú ý ở đây là các NCCQ bắt đầuphát triển mạnh ở các quốc gia Châu Á, đặc biệt là Đông Á [131, 135, 137, 154, 161, 163]. Có thể nhận thấy, ngay từ khi mới hình thành, NCCQ đã luôn thể hiện mục tiêu cao nhất của mình trong tối ưu hóa việc sử dụng lãnh thổ. Việc tiếp cận theo nhiều hướng nghiên cứu, nhiều phương pháp, trên các quy mô lãnh thổ khác nhau của NCCQ đều không nằm ngoài mục đích trên. b. Một số hướng nghiên cứu cảnh quan liên quan đến luận án - Hướng phân tích cấu trúc, chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ Cácđơn vị CQ trên Trái đất rất khác nhau về quy mô, cấu trúc hình thái và biểu hiện. Do đó, phân tích cấu trúc, chức năng của CQ luôn là một nhiệm vụ quan trọng trong NCCQ. Từ đầu thế kỷ XX, các nhà CQ Đức đã quan tâm đến“gestalt - cấu hình” để chỉ ra những đặc trưng không gian địa lý của CQ [152], xác định mục tiêu NCCQ cho các định hướng sử dụng lãnh thổ. C. Troll (1939) cũng đã khẳng định ―Bởi vì tất cả các yếu tố CQ, yếu tố địa lý động và tĩnh, các chức năng của nền kinh tế và văn hóa của con người được kết nối với nhau, phụ thuộc lẫn nhau một cách chặt chẽ, nên cần tiếp cận nghiên cứu theo các chức năng của CQ‖ [152]. Rất nhiều các NCCQ gần đây cũng đều khẳng định điều đó. O. Banstian (2000, 2001) cho rằng, việc tiến hành phân loại CQ, xác định lợi thế và đánh giá chức năng của CQ sẽ biến CQ trở thành một công cụ toàn diện cho việc hoạch định không gian sử dụng lãnh thổ [124, 125]. R. Schlaepfer, I. Iorgulescu và C. Glenz. (2002) khẳng định, để đưa ra những quyết định phù hợp cho quản lý và sử dụng được tài nguyên một lãnh thổ, cần phải dựa trên việc phân tích cấu trúc CQ [147]. 15 S.Tomasz và cộng sự (2003) cho rằng, nghiên cứu cấu trúc, chức năng của CQ sẽ xác định được tính năng độc đáo về điều kiện tự nhiên (ĐKTN) và tiềm năng của CQ; là một việc làm rất hữu ích và cần thiết trong phân loại lãnh thổ, phục vụ cho xây dựng chính sách phát triển KT – XH của khu vực, với các chiến lược về môi trường [149]. S. Zang, H.Yuan, J. Ning (2002) đã đề xuất xử lý tối ưu hóa không gian cho các loại rừng với các khu vực chức năng CQ khác nhau khi nghiên cứu cấu trúc CQ lưu vực hồ trên núi Erlong, tỉnh Hắc Long Giang. Ông cho rằng, đây là cơ sở khoa học cho việc phục hồi sinh thái của toàn bộ thung lũng và PTBV cảnh quan vùng hồ [163]. M. Fujihara và nnk (2005) trên cơ sở nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc cảnh quan LVS Nagara (Nhật) cho thấy, những thay đổi cấu trúc CQ có liên quan đến các mô hình sử dụng đất [135]. X. Dong và cộng sự (2009) quan tâm đến sự thay đổi cấu trúc CQ trong LVS Weigou (Trung Quốc) và khẳng định, cấu trúc CQ chịu ảnh hưởng sự tương tác phức tạp của các yếu tố tự nhiên và các hoạt động của con người, quyết định đến chức năng sinh thái của nó trong lưu vực [131]. Như vậy, việc phân tích cấu trúc, chức năng của CQ cho phép xác định được những tính năng đặc trưng, tiềm năng vốn có của tự nhiên và các nguyên nhân, chiều hướng biến đổi của nó, sẽ là cơ sở quan trọng để đưa ra định hướng sử dụng lãnh thổ một cách hiệu quả. - Nghiên cứu sự biến đổi cảnh quan theo thời gian phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ CQ là một thể tổng hợp địa lý luôn nằm trong sự vận động và chịu sự thay đổi theo thời gian. Mặc dù CQ thiên nhiên thường chỉ thay đổi theo niên đại địa chất, nhưng CQ nhân sinh trải qua một sự thay đổi rất nhanh từ thế hệ này sang thế hệ khác, ngay cả trước mắt của một người quan sát. Do vậy. ―cảnh quan‖ trong các thuật ngữ khoa học là một khái niệm về địa lý khu vực và có tính so sánh [152]. Việc NCCQ, so sánhsự biến đổi của nó theo thời gian là một cơ sở rất quan trọng cho các đề xuất định hướng sử dụng lãnh thổ. Theo C.Troll (1939), một nhiệm vụ khác rất quan trọng của NCCQ là phân tích về căn nguyên của CQ hiện nay. Nhiệm vụ này đòi hỏi phải chú trọng xây dựng lại các trạng thái CQ trước đó để hiểu các quá trình chuyển đổi,dẫn đến diện mạo và thành phần của CQ hiện tại (vi khí hậu, đất, quần thể sinh vật, nước,…) theo thời gian. Việc làm này mang lại một kiến thức khá chính xác về sự biến đổi trạng thái CQ hiện tại so với CQ nguyên thủy, thể hiện vận động của CQ và sự can thiệp của con người (sự biến 16 đổi của CQ nông nghiệp gây ra bởi phát triển kinh tế, sự thay đổi không gian của tài nguyên và nhu cầu thị trường). Phân tích được căn nguyên này, sẽ là một nền tảng cho việc phát huy tiềm năng của của khu vực [152]. N.A. Xolsev (1948) cho rằng, mỗi CQ địa lý cụ thể có mô hình đặc trưng của nó về quá trình địa vật lý, nên cách phát huy tiềm năng tự nhiên cho mỗi CQ chỉ khả thi trong từng bối cảnh được nghiên cứu chi tiết. Tuy nhiên, tiềm năng của nó cũng thay đổi liên tục bởi sự phức hợp liên kết nội bộ của những tiềm năng cụ thể. Vì vậy, cần lưu tâm đặc biệt tới sự vận động của CQ và xác định con đường phát triển cho nó thật chính xác [148]. J. W. Simpson và các cộng sự (1994) qua nghiên cứu sự biến đổi của các CQ ở Ohio, Hoa Kỳ đã khẳng định, muốn thấy được sự phát triển hợp lý phía trước của CQ, nhất thiết phải nghiên cứu lịch sử phát triển của nó. Bởi sự thay đổi liên tục các trạng thái của CQ có liên hệ mật thiết với các yếu tố vật lý và sự chi phối của con người theo thời gian. Để hoạch định phương án sử dụng CQ, cần phải nắm được bối cảnh không gian và thời gian đó [140]. M. Antrop (1997, 2000, 2005, 2013) trong nhiều nghiên cứu của mình đã cho rằng, CQ nguyên thủy đang có sự thay đổi một cách mạnh mẽ với một tốc độ nhanh chóng. Cần nghiên cứu nguyên nhân, cơ chế và trạng thái thay đổi (thông qua các chỉ số hình thái, cấu trúc, …) của nó để đưa ra các hướng giải quyết tối ưu [120 - 123]. Xiu-qin Wu, Yun-long Cai (2004)khi điều tra biến động cảnh quan LVS Tarim (Trung Quốc) thông qua biến động lớp phủ thực vật từ năm 1988 - 2000, xác định được động thái biến đổi CQ lưu vực theo thời gian. Các tác giả đã khẳng định rằng: Ghi nhận các động thái biến đổi CQ sẽ là một cơ sở vững chắc cho một tầm nhìn trong cải tạo, sử dụng một khu vực vốn dĩ khô cằn điển hình của Trung Quốc [160]. G. Liang, S. Ding (2006) khi xây dựng lại cấu trúc CQ trước đây, làm sáng tỏ sự thay đổi CQ rừng của sông Yiluo, Trung Quốc đã thừa nhận, việc nghiên cứu lịch sử biến đổi của CQ, xác định được động lực chính của sự biến đổi là rất quan trọng đối với các chính sách sử dụng chúng[137]. N. Levin & nnk (2007) khẳng định, cần phải phân tích tính liên tục trong CQ, bởi đây là một yếu tố quan trọng cho đánh giá CQ nhạy cảm và xem đó là cơ sở để lập kế hoạch sử dụng lãnh thổ[141]. W. Gregory Hood (2007) trong nghiên cứu sinh thái cảnh quan (STCQ) vùng cửa sông đã nhận định: Sự thay đổi địa hình và các quá trình vật lý liên quan đếnCQ vùng 17 cửa sông, có mối tương quan mật thiết giữa các trạng thái hiện tại, quá khứ và lịch sử tác động của con người. Việc nghiên cứu các mối tương quan đó, sẽ dự đoánđược quy mô, trạng thái và quá trình sinh thái của CQ, phục vụ đề xuất giải pháp hoạch định sử dụng lãnh thổ và có thể nhân rộng giải pháp cho các mô hình CQ biến đối tương tự (cảnh quan tương đồng)[136]. Yixing Feng, Geping Luo& nnk (2011) qua nghiên cứu sự biến đổi mô hình cảnh quan LVS Manas ở Tân Cương, Trung Quốcdo các hoạt động sử dụng đất trên lưu vực (từ 1976 đến 2008), xác định được xu hướng biến đổi và thấy rõ sự phân mảnh của CQ trên lưu vực. Các tác giả đã khẳng định kết quả nghiên cứu biến đổi CQ theo thời gian dưới động lực nhân sinh là có ý nghĩa quan trọng trong đề xuất chiến lược sử dụng tài nguyên, PTBV lãnh thổ [161]. - Hướng tiếp cận nghiên cứu cảnh quan liên ngành, liên vùng Trong xu hướng NCCQ hiện đại, với nhiều vấn đề kinh tế, môi trường cấp bách, CQ được nhận định như một hệ thống ―sinh thái - xã hội phức tạp‖ [121], đòi hỏi có sự tiếp cận liên ngành, liên vùng và đa quy mô. Điều này đã được rất nhiều nhà NCCQ quan tâm. M. Antrop (1997, 2000) cho rằng, sự tương tác giữa tự nhiên và nhân văn được xem là một thuộc tính quan trọng của CQ. Với tiếp cận liên ngành, CQ sẽ phát huy hết vai trò của nó và hình thành nên đặc tính bền vững của CQ [121,122]. Z. Naveh (2001) trên cơ sở quan niệm về tính toàn diện, đa chức năng của CQ (multifunctional landscape), đã nhấn mạnh tới sự cần thiết của tính liên ngành trong các NCCQ [143]. B. Tress B, G.Tress, A. Van der Valk. (2003) đã đề xuất kết nối khoa học nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và các tổ chức, cá nhân có cùng chung lợi ích trong tiếp cận liên ngành [150]. Bên cạnh tiếp cận liên ngành, tiếp cận liên vùng, liên quốc gia cũng là mục tiêu đặt ra cho các NCCQ giai đoạn gần đây. B.J. Fu và nnk (2007) cho rằng, các tác động đến CQ của các hoạt động nhân sinh là lâu dài và diễn ra trên phạm vi rộng, do vậy cần có những nghiên cứu điểm ở một vùng cụ thể với quy mô nhỏ sau đó được thảo luận cho các khu vực tương tự. Việc thiết lập một mạng lưới nghiên cứu và một cơ sở dữ liệu liên vùng sẽ đem lại hiệu quả ứng dụng CQ để giải quyết tốt hơn các vấn đề thực tiễn mang tính khu vực, tiến tới PTBV lãnh thổ và mở ra nhiều hướng đi mới cho NCCQ ở tương lai [134]. 18 Bloemers (2010), Angelstam (2013), cho rằng kết quả NCCQ của quốc gia này là một bài học kinh nghiệm lớn cho các quốc gia khác trong định hướng sử dụng lãnh thổ. Sự chia sẻ các kinh nghiệm và thách thức liên quan đến sử dụng lãnh thổ của các quốc gia là những thử nghiệm hiệu quả cho các nghiên cứu ở lãnh thổ khác [119] Ngoài ra, tiếp cận liên ngành, liên vùng, liên quốc gia còn được thể hiện trong nhiều nghiên cứu liên quan đến cảnh quan LVS và quản lý tổng hợp lưu vực sông. - Các hướng nghiên cứu cảnh quan làm cơ sở cho sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ Trước sự suy giảm TNTN một cách nhanh chóng do tác động mạnh mẽ của các hoạt động nhân sinh, nhiều nhà Cảnh quan học (CQH) nhắm đến mục tiêu NCCQ làm cơ sởcho sử dụng hợp lý TNTNnhư tài nguyên đất, nước, rừng, sinh vật, đa dạng sinh học và các hệ thủy sinh. Điển hình ở châu Âu và Bắc Mỹ là các nghiên cứu của Dagerman (2004) về bảo tồn các HST thủy sinh; Angelstam (2010b) về nghiên cứu phục hồi đa dạng sinh học ở Thụy Điển; Rodolphe Schlaepfer và Chris Elliott (2000) về phát triển tài nguyên rừng [147]; K.Bruce Jones và nnk (2000) trong NCCQ cho tài nguyên nước phía Tây Hoa Kì [129]; Brrow W.P, Schutel. A. L.(2011) [128] nghiên cứu sự thay đổi CQ nông nghiệp và cả những NCCQ cho tài nguyên trầm tích (Philip N. Owens - 2009) [145]. Ở Châu Á, các nhà CQH Nhật, Trung Quốc cũng tập trung NCCQ cho SDHL tài nguyên đất, rừng; tiêu biểu như nghiên cứu của Uea Hirofumi (2012) [154]. Hầu hết các nghiên cứu này đều cho rằng kết quả NCCQ là một cơ sở khoa học tin cậy trong định hướng sử dụng TNTN phù hợp cho từng lãnh thổ. Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, KHCQ trên thế giới đã để lại một khối lượng các công trình nghiên cứu khổng lồ, ngày càng phát triển mở rộng không chỉ ở các quốc gia thuộc châu Âu, Bắc Mỹ mà còn đang phát triển mạnh ở một số quốc gia khu vực châu Á. Dù xuất phát điểm và hướng tiếp cận khác nhau, đến nay các xu hướng nghiên cứu CQ trên thế giới đã đạt được những điểm giao thoa nhất định về mặt phương pháp và ứng dụng, nhằm đạt được mục tiêu cao nhất cho các định hướng, quy hoạch, SDHL lãnh thổ. Điều này cho thấy, tiếp cận NCCQ trong SDHL lãnh thổ luôn là một hướng nghiên cứu quan trọng và hợp lý. 1.1.1.2. Nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam Trên cơ sở tham khảo những thành tựu NCCQ trên thế giới, đặc biệt là tiếp nhận cơ sở lý luận, phương pháp NCCQ theo trường phái của Nga (Liên Xô cũ) và các nước 19 Đông Âu, KHCQ nước ta tuy chỉ mới hình thành và phát triển trong một giai đoạn ngắn, song đã đạt được nhiều thành công to lớn với nhiều công trình nghiên cứu kể cả lý thuyết cơ bản lẫn nghiên cứu ứng dụng cụ thể. Có thể khái quát một số hướng NCCQ chủ yếu ở nước ta như sau: a. Hướng nghiên cứu lý thuyết cơ bản Bắt đầu phát triển từ những năm 50 của thế kỷ XX dưới sự hỗ trợ của các nhà Địa lý Xô Viết, đến những năm 60, Việt Nam đã có các công trình NCCQ cơ bản. Các công trình này chủ yếu theo hướng phân vùng và phân loại CQ, dựa trên quan điểm CQ là một cá thể địa lý và CQ là một đơn vị mang tính kiểu loại. -Các công trình nghiên cứu cảnh quantheo hướng phân vùng Kế thừa và vận dụng các hệ thống phân vùng CQ từ Đông Âu và Liên Xô (cũ), cùng với việc nghiên cứu đặc trưng riêng của lãnh thổ, các nhà CQHnước ta đã nghiên cứu, xây dựng hệ thống phân vùngcho các lãnh thổ có quy mô khác nhau và thành lập bản đồ CQ gắn với SDHL tài nguyên, quản lý môi trường; thể hiện qua một sô công trình nghiên cứu điển hình: Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập (1963) đã tiến hành phân vùng lãnh thổ với hệ thống phân vị địa lý tự nhiên Việt Nam gồm 6 cấp. Tiếp đến Tổ phân vùng thuộc UBKH&KT Nhà nước (1970) đã có công trình nghiên cứu ―Phân vùng địa lý tự nhiên - phần miền Bắc‖[7], [59, tr 103]. Trương Quang Hải (1991) với công trình ―Phân vùng cảnh quan miền Nam Việt Nam‖ sau khi phân kiểu CQ, đã thành lập bản đồ phân vùng CQ miền Nam Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000. Trong đó, toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam được phân chia thành 55 vùng CQ [30]. Nhóm các tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997) trong ―Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lýtài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam‖ đề cập về những biến đổi tự nhiên của các CQ dưới tác động của con người, đã phân chia lãnh thổ Việt Nam thành 8 miền với 66 vùng CQ [27]. -Các công trình nghiên cứutheo hướng phân loại cảnh quan Vũ Tự Lập (1976), trên cơ sở phát triển, vận dụng những lý luận và phương pháp Địa cảnh học vào nghiên cứu các cảnh địa lý ở miền Bắc Việt Nam theo quan niệm cảnh quan là đơn vị cá thể, đã đưa ra một hệ thống phân loại CQ gồm 8 cấp: Hệ  Lớp  Phụ lớp  Nhóm  Kiểu  Chủng  Loại  Thứ [57]. 20 Phạm Quang Anh và tập thể tác giả Phòng Địa lý tự nhiên tổng hợp thuộc Viện Khoa học Việt Nam (1983) đã xây dựng bản đồ ―Cảnh quan Việt Nam‖ tỷ lệ 1/2.000.000 và đưa ra hệ thống phân loại gồm 7 cấp (dựa trên hệ thống phân loại của Nhicolaev 1979):Khối CQ  Hệ CQ  Phụ hệ CQ  Lớp CQ  Phụ lớp CQ  Nhóm CQ  Kiểu CQ. Trong đó kiểu CQ là cấp cơ sở [59, tr 49]. Tiếp đó, tập thể tác giả này trong quá trình xây dựng bản đồ ―Cảnh quan Tây Nguyên‖ tỷ lệ 1/250.000 đã đưa ra hệ thống phân loại CQ gồm 6 bậc, sau đó bổ sung cho nghiên cứu toàn lãnh thổ Việt Nam thành 8 bậc[59, tr. 51]. Trương Quang Hải (1991) trong công trình ―Phân vùng cảnh quan miền Nam Việt Nam‖ đã xây dựng hệ thống phân loại cho CQ miền Nam Việt Nam với tỷ lệ 1:1.000.000 trên cơ sở phân tích tổng hợp các hợp phần thành tạo CQ, gồm 6 cấp: Hệ CQ  Lớp CQ  Nhóm CQ  Kiểu CQ  Hạng CQ  Loại CQ [30] Nguyễn Thành Long & nnk (1993) trong các NCCQ dựa trên quan điểm CQ là đơn vị kiểu loại đã đưa ra hệ thống phân loại CQ gồm 8 cấp: Hệ CQ  Phụ hệ CQ Lớp  Phụ lớp  Kiểu CQ  Phụ kiểu  Hạng CQ  Loại CQ và 2 cấp bổ trợ gồm: nhóm diện, diện và nhóm dạng, dạng [59]. Nhóm các tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997) trên cơ sở phát triển các vấn đề lý luận, nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu CQ cũng trên quan điểm kiểu loại đã xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan gồm 7 cấp: Hệ thống CQ  Phụ hệ thống CQ  Lớp CQ  Phụ lớp CQ  Kiểu CQ  Phụ kiểu CQ  Loại CQ [27,tr. 64]. Ngoài ra,các công trình của Phạm Quang Anh (1996)[4]; Nguyễn Cao Huần (2000, 2002, 2003)[41, 42, 44], Lê Văn Thăng (1995)[81]; Phạm Thế Vĩnh&nnk (2007) [107, 108]; Hà Văn Hành (2002)[35], Phạm Quang Tuấn (2003)[96], Nguyễn An Thịnh (2004, 2007) [84] đã phân loại CQ với các cấp lãnh thổ khác nhau. b. Nghiên cứu cảnh quan theo hướng ứng dụng Có thể nói, ngay từ khi phát triển, các NCCQ Việt Nam cho dù là nghiên cứu lý thuyết cũng đã gắn lên mình một vai trò nhất định trong ứng dụng cho các mục tiêu phát triển, sử dụng lãnh thổ. Ngày nay, trước những biến đổi mạnh mẽ của môi trường, TNTN và sự bất hợp lí trong khai thác, sử dụng lãnh thổ, các công trình NCCQ đã tiếp tục phát triển, nâng cao tầm quan trọng và kết quả NCCQ theo hướng ứng dụng. Trong đó, các hướng nghiên cứu tiếp cận liên ngành, gắn kết giữa NCCQ cơ bản và ứng 21 dụngnhằm đạt được mục tiêu cao nhất trong SDHL lãnh thổ và BVMT. Thể hiện qua sự chú trọng trong một số nội dung nghiên cứu cụ thể sau: - Phân tích đặc trưng, tiềm năng cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ Mặc dù không đi sâu vào NCCQ, nhưng công trình được cho là có giá trị và ảnh hưởng lớn đến các NCCQ trong phân tích đặc trưng, tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ là ―Thiên nhiên Việt Nam‖ của Lê Bá Thảo (1977) [80]. Tác giả đã phân tích đặc trưng, tiềm năng tự nhiên quan trọng nhất của mỗi vùng trong lãnh thổ Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa ra các định hướng vừa khai thác các thế mạnh của vùng, vừa gắn với vấn đề bảo vệ các TNTN và BVMT sống. Hầu hết các NCCQ theo hướng trênđều tập trung phân tích cấu trúc, cấu trúc STCQ và chức năng của CQ, nhằm định hướng SDHL lãnh thổ. Điển hình: công trình của Phạm Quang Anh (1996) với sơ đồ cấu trúc STCQ [3, 4], Nguyễn Thế Thôn (1993 - 2004) với mô hình cấu trúc STCQ và ứng dụng nó trong nghiên cứu quản lý tài nguyên, quy hoạch môi trường, Trương Quang Hải & nnk (2008) [31], đã đi sâu phân tích cấu trúc, chức năng và ĐGCQ khối karst Tràng An - Bích Động [32]. Ngoài ra, còn có nhiều NCCQ xác định cấu trúc, đặc điểm phân hóa CQ như Trương Quang Hải (1991, 2000) [30], Phạm Hoàng Hải (1997, 2010); Nguyễn Thành Long (1993) [59], Nguyễn Cao Huần và Trần Anh Tuấn (2002) [44]; Phạm Quang Tuấn (2003) [96]; Nguyễn Xuân Độ (2003) [22]; Nguyễn An Thịnh (2007) [84]. Có thể nhận thấy, mặc dù các nghiên cứu phân tích cấu trúc không gian của CQ ở nước ta ngày càng được chú trọng, nhưng nghiên cứu cấu trúc động lực của CQ chưa được đề cập nhiều. - Nghiên cứu cảnh quan gắn với đánh giá cảnh quan trong định hướng sử dụng lãnh thổ Một trong những hướng NCCQ gắn ĐGCQ được cho là rất quan trọng trong định hướng SDHL lãnh thổ là xây dựngphương pháp luận, phương pháp ĐGCQ trong SDHL lãnh thổ. Có thể nhận thấy qua một số công trình nghiên cứu tiêu biểu: Vũ Tự Lập (1982) với ―Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu, đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ quy hoạch lãnh thổ‖, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997) trong ―Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý TNTN, BVMT lãnh thổ Việt Nam‖ [27], Nguyễn Cao Huần với công trình ―ĐGCQ theo hướng tiếp cận kinh tế sinh thái‖ [43 ],... Bên cạnh việc xây dựng phương pháp và phương pháp luận, hướng NCCQ gắn ĐGCQtrên những đơn vị lãnh thổ cụ thể cũng được thực hiện một cách phổ biến. Các 22 công trình này được triển khai thực hiện trên nhiều cấp quy mô lãnh thổ từ lớn (vùng, miền) cho đến cấp nhỏ (tỉnh, huyện, xã,...), ứng dụng cho nhiều lĩnh vực (nông, lâm, ngư nghiệp, du lịch, bảo tồn đa dạng sinh học, ....) nhưng chủ yếu tập trung theo hướng đánh giá kinh tế sinh thái với các khía cạnh sau: -Đánh giá thích nghi sinh thái, thể hiện trong các công trình của Phạm Quang Anh (1985) với quy hoạch phát triển cây công nghiệp dài ngày ở Tây Nguyên, Trần An Phong (1995) [67] trong nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất ở Việt Nam, Nguyễn Xuân Độ (2003)[22], Nguyễn An Thịnh, Nguyễn Cao Huần và nnk (2004) [45] đã ứng dụng mô hình tích hợp ALES - GIS trong ĐGCQ phục vụ phát triển cây trồng nông lâm nghiệp huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Gần đây, còn có một số nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hằng (2008), Trương Thị Tư, Nguyễn Quang Tuấn (2013). -Đánh giá hiệu quả kinh tế của sử dụng CQ, được tiến hành theo nhiều cách nhưng chủ yếu là kiểu đánh giá hiệu quả kinh tế bằng phương pháp phân tích chi phí lợi ích. Điển hình là các nghiên cứu Đặng Như Toàn (1996), Trương Quang Hải (1996) [39] đã đánh giá hiệu quả các dự án phát triển thủy điện qua phân tích chi phí – lợi ích, Trần Văn Trường và Nguyễn An Thịnh trong nghiên cứu ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, Hà Văn Hành [35], Nguyễn Thị Thúy Hằng[36],… -Đánh giá ảnh hưởng môi trường, xác định và dự báo mức độ ảnh hưởng của các hoạt động sử dụng CQ tới môi trường; xác định độ bền vững, khả năng mang nhận của CQ đối với những hoạt độngđó. Điển hình là nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cao Huần và nnk (2004)[43]. - Bên cạnh đó, hướng nghiên cứu đánh giá toàn diện tổng thể tự nhiên đến kinh tế, môi trường và xã hội cũng được nhiều tác giả và tập thể tác giả quan tâm như: Nguyễn Văn Trương (1992), Nguyễn Cao Huần (2001); Lê Thị Ngọc Khanh (2003); Phạm Quang Tuấn (2006); Trương Quang Hải và nnk (2008); Trần Anh Tuấn (2010); Nguyễn An Thịnh; Đỗ Văn Thanh (2011) [32, 41, 55, 77, 94, 96],... - Tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu cảnh quan Tiếp cận liên ngành trong NCCQ Việt Nam được thể hiện qua nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâuvề các hợp phần tự nhiên của CQ,với mối liên hệ với các khoa học liên ngành như Địa vật lí CQ, Địa hóa CQ,… Tuy nhiên, tập trung nhiều nhất vẫn là xu hướng ―tiếp cận sinh thái‖ trong NCCQ. Tiêu biểu là công trình của: Phạm Hoàng Hải (1992) với ―Tiếp cận sinh thái trong NCCQ nhiệt đới, gió mùa Việt Nam‖, Nguyễn Thượng Hùng & nnk (1993) trong ―NCCQ sinh thái nhiệt đới gió mùa Việt 23 Nam cho mục đích sử dụng hợp lý lãnh thổ và Bảo vệ môi trường‖, Phạm Quang Anh (1996), đã đưa ra sơ đồ cấu trúc sinh thái cảnh quan (STCQ), trong đó mô hình hệ kinh tế - sinh thái với ba phân hệ tự nhiên - xã hội - sản xuất lấy đơn vị CQ làm cơ sở,Nguyễn Văn Vinh cũng đề cập đến các quan điểm về STCQ (1995). Đến đầu thế kỷ XXI, có hàng loạt các công bố về STCQ ứng dụng tập trung vào hướng đánh giá STCQ và phân tích cấu trúc hệ kinh tế sinh thái phục vụ phát triển kinh tế và BVMT ở các vùng địa lý Việt Nam: như nghiên cứu của Phạm Thế Vĩnh (2002) [107, 108], Nguyễn Cao Huần (2000, 2001, 2004, 2005) [41, 44, 45], Phạm Hoàng Hải (2006); Phạm Quang Tuấn (2003) [96]; Nguyễn Xuân Độ (2003) [22]; Trương Quang Hải, Nguyễn An Thịnh (2005-2006); Lại Vĩnh Cẩm (2008) [14],... Ngoài ra, dưới sự phát triển của khoa học công nghệ, các NCCQ càng được tiếp thêm sức mạnh và đã trở thành một hướng nghiên cứu ứng dụng mới được quan tâm và phát triển rông rãi - hướng ứng dụng Địa tin học (Geomatic), viễn thám và hệ thông tin địa lý. Đến nay, đã có rất nhiều đề tài về ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu đánh giá thích nghi cây trồng [42, 45, 77], đánh giá tiềm năng địa sinh thái-nông nghiệp, đánh giá xói mòn, phân loại đầu nguồn [78, 92, 99 - 102],... Như vậy, với một khối lượng lớn các công trình và kết quả nghiên cứu, KHCQ Việt Nam đã có bước phát triển đáng ghi nhận với những thành tựu to lớn cả về nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng, hầu hết đều thể hiện mục đích cao nhất là phục vụ cho việc định hướng sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong lãnh thổ. Có thể nói, từ những tiếp thu có chọn lọc các nghiên cứu trên thế giới, NCCQ nước ta phát triển theo nhiều hướng tiếp cận, nhiều phương pháp thực hiện và ứng dụng cho nhiều mục đích sử dụng lãnh thổ khác nhau.Tuy nhiên, có thể nhận thấy, hầu hết các công trình NCCQ lý thuyết đều vận dụng quan niệm CQ là một đơn vị cá thể, và là đơn vị kiểu loại. Mặt khác, nhiều công trình NCCQ tập trung vào hướng nghiên cứu cấu trúc CQ gắn với ĐGCQ phục vụ cho các vấn đề thực tiễn lãnh thổ. Trong đó, nhiều nhất vẫn là ứng dụng cho sử dụng hợp lý TNTN và BVMT lãnh thổ. Đó cũng là những quan điểm được luận án vận dụng trong phân vùng và phân loại CQ và là nội dung nghiên cứu chính của luận án thông qua phân tích và ĐGCQ nhằm định hướng SDHL tài nguyên thiên nhiên và BVMT lãnh thổ LVS Lại Giang. 1.1.2. Tổng quan về phân cấp phòng hộ đầu nguồn trong sử dụng hợp lý lãnh thổ lƣu vực sông Từ những năm nửa sau thế kỷ XX, trước sự biến đổi mạnh mẽ của ĐKTN, TNTN theo chiều hướng bất lợi do tác động từ các hoạt động dân sinh và các tai biến thiên 24 nhiên trên các LVS, một yêu cầu bức thiết được đặt ra cho công tác quản lý và SDHL nguồn tài nguyên nước trên các LVS. Yêu cầu đó, sau này được mở rộng cho các loại tài nguyên khác liên quan như đất, rừng, khoáng sản, đa dạng sinh học trên LVS. Đây chính là cơ sở hình thành quan điểm quản lý tổng hợp LVS và SDHL lãnh thổ LVS. Có nhiều phương thức tiếp cận khác nhau, nhưng quản lý vùng đầu nguồn trên cơ sở phân cấp PHĐN được xem là một phương thức “khôn ngoan” và quan trọng hàng đầu trong quản lý, SDHL lãnh thổ LVS [82]. Bởi mọi hiện tượng, mọi quá trình xảy ra ở vùng đầu nguồn đều ảnh hưởng tới các vùng thấp, các bộ phận khác của lưu vực thông qua tác động của dòng chảy, hiện tượng lắng đọng và vật chất bị cuốn trôi theo dòng nước thuộc hệ thống LVS. Vai trò của quản lý vùng đầu nguồn trên cơ sở phân cấp phòng hộ ngày càng được khẳng định qua rất nhiều nhận định và quyết định của các quốc gia trên thế giới [146]. Gần đây nhất, một số công trình nghiên cứu về LVS cũng đã khẳng định điều này: H.M. Gregersen, K.N. Brooks và cộng sự (1987) trong chương trình đào tạo môi trường ở Phnom Penh (Campuchia) cho rằng, vùng đầu nguồn là một đơn vị để kế hoạch hoá, bởi nó buộc chúng ta phải nhận thức rằng: Muốn phát triển kinh tế bền vững dựa trên tài nguyên và đất đai, phải xem xét các mối tương quan của tất cả các yếu tố tự nhiên và hoạt động của chúng xảy ra trên toàn vùng. Đất vùng cao (thượng nguồn) và đất vùng thấp (hạ nguồn) đều gắn bó với nhau thông qua sự tác động của vùng đầu nguồn trong một chu trình thuỷ văn [112]. Adam G.Yates, Robert C. Bailey(2006) trong công trình nghiên cứu ―Dòng chảy và sự biến đổi thung lũng của nó‖ đã nhận định: Ít ai nhận ra rằng CQ và đất che phủ đầu nguồn có vai trò và tầm quan trọng như thế nào đến nâng cao, bảo tồn và thành công trong những kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp [117]. G. K. William, H. Mariano, S. Darius, C.G. David (2007) trong nghiên cứu về sự thay đổi CQvùng đầu nguồn theo thời gian đã nhận định:Sự thay đổi độ che phủ đất ở các vùng đầu nguồn sẽ liên quan đến chất lượng, tiềm năng nước và đến bảo tồn, quy hoạch, phát triển nông nghiệp [156]. J. Yongjun& nnk (2008) phân tích sự thay đổi tính chất đất ở LVS của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã khẳng định, sự thay đổi sử dụng đất đầu nguồn có tác động rất lớn đến tính chất đất ở các vùng thượng, trung và hạ lưu của LVS[162]. M.H. Ali (2011) trong công trình nghiên cứu ―Đất đai và quản lý lưu vực sông‖ cho rằng, hoạt động quản lý rừng đầu nguồn là điều kiện tiênquyết trong cải thiện, bảo vệ và phục hồi, nguồn nước và hệ thống nông nghiệp [118]. 25 Ở Việt Nam, trong các hội nghị về quản lý LVS và quản lý rừng đầu nguồn, nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá về vai trò của rừng phòng hộ đầu nguồn đối với việc sử dụng lãnh thổ, điển hình là tác giả Dương Ngọc Hải, Vũ Ngọc Long đã khẳng định: Rừng đầu nguồn suy thoái không chỉ tác động bất lợi đến đa dạng sinh học, các chức năng sinh thái, điều kiện tự nhiên khác trong tổng thể lưu vực mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống, đặc biệt với cộng đồng đang sống ở những LVS. Trong Cẩm nang ngành Lâm nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (chương Quản lý rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ ven biển) cho rằng, rừng phòng hộ đầu nguồn được xây dựng và phát triển cho mục đích bảo vệ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn đất, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh môi trường cho toàn lưu vực [11]. Võ Đại Hải, Phạm Văn Điển trong các nghiên cứu về quản lý vùng đầu nguồn đã đưa ra nhận định, mọi sự việc xảy ra ở vùng đầu nguồn đều ảnh hưởng tới việc kinh doanh và các vấn đề tại vùng thấp, qua tác động của dòng chảy, hiện tượng lắng đọng và vật chất bị cuốn trôi theo dòng nước thuộc hệ thống. Nhiều bằng chứng thực tế cho thấy các phương thức sử dụng đất không thích hợp tại vùng cao đã gây nên tai hoạ cho vùng thấp [34]. Như vậy, có thể nhận định phân cấp PHĐN là một trong những công cụ quy hoạch sử dụng đất vĩ mô, phục vụ định hướng không gian cho SDHL lãnh thổ toàn lưu vực. Trên thế giới, lịch sử nghiên cứu về phân cấp PHĐN được gắn liền với nghiên cứu xói mòn – XMTN, thủy văn và thủy văn - rừng. a. Nghiên cứu về xói mòn và xói mòn tiềm năng - Trên thế giới Có thể tổng kết một số công trình điển hình về nghiên cứu xói mòn, XMTN qua các mô hình nghiên cứu sau: + Nghiên cứu thực nghiệm xác định lượng đất mất: Những công trình đầu tiên nghiên cứu về xói mòn và dòng chảy được Volni - nhà khoa học Đức tiến hành từ 1877 đến 1895 bằng việc nghiên cứu hàng loạt các ô thí nghiệm nhỏ. Sau đó, được triển khai mạnh mẽ ở Mỹ và Liên Xô (cũ), các nước ở châu Phi, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc và châu Á. Điển hình là các công trình của Miler (1917) ở bang Missouri; Bennet Borot, Laws và Haillet (1938 - 1943); mô hình toán học của A. Sing (1940); Browing (1947), Musgarave và Ellison (1944) người đầu tiên đưa ra công thức:Xói mòn F = (tính xói mòn của mưa) x (tính xói mòn của đất). Tiếp đó, W.H. Wischmeier 26 và D.D.Smith hoàn thiện và đưa ra mô hình toán học có tên là "Phương trình mất đất phổ dụng - USLE", được Cục Bảo vệ đất của Mỹ ứng dụng trong phạm vi cả nước và được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước khác nhau trên thế giới [157 - 159]. Vào những năm 1970, một số tác giả đã cải tiến các hạn chế trong phương trình USLE để áp dụng cho đất lâm nghiệp và một số loại đất phi nông nghiệp khác, được gọi là ―Phương trình mất đất biến đổi‖. Trên cơ sở đó, một số nhà khoa học đã đưa ra những mô hình tương tự đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ và xói mòn đối với ĐKTN của vùng nghiên cứu. Ở vùng Địa Trung Hải, có mô hình Weep (Nearing, 1989), Euro Sem (Morgan, 1991), Answers (De Roo, 1993). Ở Tiệp Khắc, có mô hình của Sterlik (1975); ở Liên Xô (cũ), có mô hình của A.D.Ivanovski và I.A.Kornev (1950) [17 - 19, 46, 126]. + Phương trình phân cấp đầu nguồn (Watershed-Classification): Một trong những công trình được thế giới quan tâm và áp dụng phổ biến là công trình của GS.TS. David Woolridge (Mỹ) tiến hành từ những năm 80. Ông đã số hóa các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình dòng chảy và xói mòn như: địa hình, đá mẹ, dạng đất,...., để xây dựng phương trình hồi quy về mối quan hệ giữa chúng với trị số đầu nguồn. Trên cơ sở đó, lượng hóa các khoảng giá trị đầu nguồn theo các mục đích sử dụng. Phương trình hồi quy phân cấp đầu nguồn còn được gọi là phương trình phân cấp đầu nguồn và có dạng: Y = a + bX1 + cX2 + dX3 + eX4 + fX5 Trong đó, Y: Cấp đầu nguồn; X1: Độ cao; X2: Độ dốc; X3: Đá mẹ; X4: Địa thế (chân, sườn, đỉnh); X5: Dạng đất; a, b, c, d, e, f: Các hệ số Phương pháp này đã được Ủy ban Sông Mêkông và tiến sĩ Kasem Chun Cao vận dụng thành công ở Thái Lan (1985-1993), đang được áp dụng tại Canada, Việt Nam và một số nước châu Á khác [8, 112]. - Ở Việt Nam Nghiên cứu xói mòn, XMTN đất ở Việt Nam được nhiều ngành, nhiều cơ quan trong nước nghiên cứu với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Trong đó, có hai hướng tiếp cận chính là hướng tiếp cận từ lĩnh vực Địa lý – Địa mạo và Địa lý – Thủy văn Những công trình đầu tiên nghiên cứu xói mòn ở Việt Nam đáng ghi nhận là của các tác giả Nguyễn Quí Khải (1962), Nguyễn Xuân Khoát (1963), Tôn Gia Huyên (1963, 1964), Bùi Quang Toản (1965), Trần An Phong (1967) [67]. Từ năm 1977 đến nay, các đề tài nghiên cứu xói mòn bắt đầu được triển khai 27 trong nhiều chương trình khoa học cấp Nhà nước như chương trình Tây Nguyên, Tây Bắc,...Những công trình này đã bắt đầu đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên đến xói mòn; phương pháp nghiên cứu định lượng và có sức thuyết phục hơn, do quan trắc, cân đo chính xác. Điển hình là một số công trình của Vũ Văn Mễ (1972), Bùi Quang Toản (1985), Đỗ Hưng Thành (1982), Nguyễn Quang Mỹ và nnk (1985, 1987), Nguyễn Văn Nhưng (1997), Nguyễn Ngọc Lung, Võ Đại Hải (1992, 1997, 1998) [61, 62, 64, 65, 79].Đáng chú ý là mô hình được vận dụng và cải tiến công thức tính lượng đất mất của I.A. Kornev của các tác giả Đỗ Hưng Thành và Nguyễn Thị Kim Chương, đã xây dựng được sơ đồ phân bố tiềm năng xói mòn gia tốc Tây Bắc Việt Namvới công thức đưa ra để tính mức độ xói mòn đất và mối quan hệ giữa các yếu tố tham gia vào quá trình xói mòn như sau: M = A. I.0,75.L0,5.X1,5t.t Trong đó, M: Lượng đất mất; I: Độ sườn dốc tính bình quân cho từng 4km2; L: Độ dài sườn tính trung bình cho từng ô vuông; X: Cường độ mưa gây xói mòn; t: Thời gian tương ứng với cường độ mưa gây xói mòn; A: Hệ số thể hiện khả năng chống xói của đất. Đồng thời, phương pháp nghiên cứu xói mòn và phân cấp PHĐN còn do các nhà khoa học của Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ứng dụng để xây dựng lâm phận phòng hộ quốc gia và bổ sung các dự án thuộc chương trình 327.Phương pháp này dựa trên kết quả đánh giá tổng hợp các yếu tố quan trọng quyết định đến mức xung yếu bằng mô hình năng lượng dòng chảy mặt. Đây cũng là mô hình được tác giả Lương Thị Vân vận dụng trong phân cấp PHĐN cho các sông suối vùng đồi núi tỉnh Bình Định [99]: Y = DOC0,75 * ∆H0,5 * MUA1,5 Trong đó, các biến số DOC là độ dốc trung bình của bề mặt địa hình tại điểm đang xét; ∆H là độ chênh cao địa hình trong mỗi LVS cấp 3, được tính bằng hiệu số giữa độ cao tại điểm đang xét với độ cao thấp nhất trong LVS; MUA là lượng mưa trung bình năm. Đây là mô hình định lượng được xây dựng cho toàn bộ khu vực nghiên cứu theo lưới ô vuông (pixel). Mỗi ô vuông có kích thước 50m*50m, tương ứng 0,25 ha ngoài thực địa đều có một giá trị Y. b. Nghiên cứu thủy văn - rừng Để phân cấp PHĐN, các nhà Địa lý - Thủy văn đã nghiên cứu đánh giá mức độ xói mòn hiện tại dựa trên đại lượng modul dòng chảy rắn của các LVS(dòng chảy cát 28 bùn) theo quan điểm dòng chảy cát bùn trong sông là hàm số của mưa, địa hình và diện thu nước. -Trên thế giới Trước đây, các công trình nghiên cứu thủy văn - rừng về xói mòn và dòng chảy mặt chủ yếu tiến hành ở Mỹ và Liên Xô (cũ) như công trình của A.A. Moltranov (1960); P.N Matveev (1973); L.S. Regina (1989), A. Giacomin (1992),... Trong đó, Moltranov đã nghiên cứu rất chi tiết ảnh hưởng của lượng nước mưa đến xói mòn và hình thành dòng chảy qua tác động trung gian của lớp phủ rừng. Sau đó, nghiên cứu thủy văn - rừng được áp dụng với thiết bị gây mưa nhân tạo đạt kết quả cao như nghiên cứu của Meyer (1960). Tuy nhiên, theo Hudson, kết quả nghiên cứu phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan (trình độ, kinh nghiệm...) của nhà nghiên cứu. Ở Úc có công trình của Khanbecov, Lima và Oloughlin khi nghiên cứu thủy văn rừng bạch đàn tự nhiên. Ở Trung Quốc, có công trình của Trần Huệ Tuyền với việc phân tích chức năng giữ nước của rừng, bảo vệ nguồn nước tại đập Tùng Hoa (Côn Minh). Một số các công trình khác theo quan điểm nghiên cứu dòng cát bùn trong sông, đã phân tích tương quan giữa dòng chảy rắn và lượng mưa trung bình năm để tính lượng phù sa hình thành trên các LVS lớn của thế giới như F. Fouvnier, W. Langbien, S. Schumm (Mỹ) và S.M White (1989) [118, 1126, 130]. Ngày nay, khi vấn đề phòng hộ, đặc biệt là PHĐN đang được đặt ra với hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới, cùng với nghiên cứu tổng hợp về xói mòn đất, nghiên cứu thủy văn đang được quan tâm phát triển nhanh chóng, từ định tính đến định lượng nhằm đánh giá đúng mức nhu cầu phòng hộ, bảo vệ nguồn nước, điều hòa dòng chảy và bảo vệ đất. -Ở Việt Nam Những năm gần đây, các nhà Địa lý - Thuỷ văn đã quan tâm đến nghiên cứu xói mòndựa trên đại lượng modul dòng chảy rắn của các lưu vực. Viện Khí tượng -Thủy văn (1977) đã tiến hành xây dựng sơ đồ phân vùng xói mòn hiện tại miền Bắc dựa trên modul dòng chảy cát bùn. Kết quả là toàn miền Bắc được phân làm 6 vùng với 6 cấp modul dòng chảy. Tiếp đó, là công trình nghiên cứu của tác giảVi Văn Vị, Trần Bích Nga [104 - 106] trong đánh giá dòng chảy cát bùn sông Hồng. Gần đây, còn có công trình nghiên cứu xác định quan hệ định lượng giữa xói mòn bề mặt LVSvà lượng bùn cát vào hồ Hoà Bình của nhóm tác giảNguyễn Lập Dân, Nguyễn Băng Thanh, Vũ Thị Thu Lan cũng đi theo hướng này. 29 1.1.3. Tổng quan các nghiên cứu ởBình Định và lƣu vực sôngLại Giang Từ lâu, tỉnh Bình Định đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, kinh tế, quân sự trong và ngoài nước.Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục đích mà các công trình nghiên cứu ở góc độ và mức độ hoàn toàn khác nhau. Trước đây, Bình Định chỉ được đề cập sơ lược trong một số tài liệu nghiên cứu, chủ yếu là khẳng định tầm quan trọng trong địa thế kinh tế, quân sự của Bình Định đối với khu vực miền Trung và Tây Nguyên như “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú, trong “Đại Nam nhất thống chí”, “Bình Định và cao nguyên An Khê” của Trinquyet đầu TK XX. Sau đó, việc nghiên cứu tự nhiên Bình Định được tiến hành, nhưng cũng chỉ là sự mô tả về địa thế, phong tục, tập quán, cảnh đẹp trong “Nước non Bình Định” của Quách Tấn, “An Nhơn – tiềm năng thức dậy” của Đinh Công Khoách. Vài công trình mang tính chuyên khảo về các thành phần tự nhiên của tỉnh do các tác giả nước ngoài nghiên cứu như địa hình Bình Định trong “Địa thế Nam Trung bộ và Tây Nguyên” của Lanchar, về địa chất khu vực của Fromaget. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này rất khái quát và tản mạn, không nhất quán, thể hiện mối quan hệ lãnh thổ chưa cao. Sau 1975, việc nghiên cứu đặc điểm Địa lý tự nhiên của tỉnh đã được quan tâm hơn. Một số tác phẩm đã giới thiệu tương đối cụ thể về địa lý kinh tế - nhân văn của khu vực như“Nghĩa Bình trong nước Việt Nam thống nhất",“Bình Định sử lược và du lịch, địa lý nhân sinh – hành chính” do Tỉnh ủy Nghĩa Bình biên soạn, ―Bình Định tiềm năng triển vọng‖ (1994), giới thiệu tiềm năng chủ yếu của vùng đất ―địa linh nhân kiệt‖. Đặc biệt, do yêu cầu đổi mới, xóa bỏ quan liêu bao cấp - phát triển KT – XH theo cơ chế thị trường, số lượng các công trình nghiên cứu của địa phương, điều tra cơ bản, nghiên cứu các nguồn TNTN như khoáng sản, đất đai, rừng, khí hậu, thủy văn, nguồn lợi thủy sản,…. nhằm phục vụ phát triển các ngành kinh tế và các dự án sản xuất trọng điểm trên địa bàn tỉnh Bình Định ngày càng nhiều. Các công trình này đã cung cấp nhiều luận cứ khoa học cho việc quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển KT- XH của vùng cũng như một số khu vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh. 1.1.3.1. Hƣớng nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội a. Về điều kiện tự nhiên - Địa chất, địa hình:Là một bộ phận của khối KonTum thuộc khối nền Inđôsini, đặc điểm địa chất Bình Định đã được chú trọng trong một số công trình nghiên cứu. Ngoài các nghiên cứu chung trên phạm vi khu vực và toàn quốc, công trình được cho là nghiên cứu mang tính chuyên đề đầu tiên về địa chất trên địa bàn tỉnh Bình 30 Định là ―Một vài nét về địa chất và khoáng sản Bình Định” (năm 1997) của Giả Tấn Đỉnh[21], với những nghiên cứu tập trung về các trầm tích kỷ Đệ tứ, các loại khoáng sản trên địa bàn phục vụ cho việc khai thác TNTN. Tiếp đến, địa chất, khoáng sản Bình Định được nghiên cứu trong các dự án điều tra về tài nguyên khoáng sản như đá granit, vàng, fenspat, sa khoáng titan, nước ngầm nước khoáng, than bùn với các đề tài “Đánh giá tiềm năng đá ốp lát granite và vấn đề khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”, công trình ―Khảo sát,tìm kiếm,đánh giá nguồn nước khoáng Phước Mỹ - Tuy Phước‖. Vào năm 2002, địa chất, địa mạo Bình Định được nghiên cứu khá chi tiết trong các công trình nghiên cứu thuyết minh các bản đồ địa chất công trình, các nhóm tờ của các tỉnh giáp biển miền Trung, gồm nhóm tờ An Lão – Tam Quan, nhóm tờ Tăng Bạt Hổ - Bồng Sơn, nhóm tờ Măng Đen – Nghĩa Điền, ...và trong một số công trình chỉnh trị sông ngòi trên địa bàn tỉnh như chỉnh trị cửa Hà Ra, An Dũ,... [37]. Hầu hết các công trình này đã xác định, tỉnh Bình Định có cấu trúc địa chất không đồng nhất, chế độ hoạt động kiến tạo lâu dài và thay đổi phức tạp từ Tiền Cambri đến Đệ tứ. Năm 2004, địa chất Bình Định tiếp tục được nghiên cứu chi tiết trong công trình ―Điề u tra thành lập loạt bản đồ đi ̣a chấ t môi trường tỉnh Bình Định” và đã thành lập được bản đồ địa chất - thủy văn tỷ lệ 1:50.000 do Liên đoàn Địa chất thủy văn - Địa chất công trình chủ trì. Đây là công trình nghiên cứu công phu, chi tiết về địa chất Bình Định với sự biên hô ̣i trên cơ sở tổ ng hơ ̣p , kết nố i các bản đồ điạ chấ t tỷ lệ 1/200.000,1/50.000 và 1/25.000 đã có trước đó trên địa bàn, nhằm chính xác hóa khung phân chia điạ tầ ng , magma xâm nhâ ̣p và ranh giới điạ c hấ t, bổ trơ ̣ những phân chia, phát hiện mới về địa chất . Gầnđây nhất, đề tài ―Điều tra đánh giá tai biến sạt lở trên địa bàn tỉnh Bình Định (trừ huyện Vân Canh) và đề xuất giải pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế - xã hội‖ do tác giả Đỗ Minh Đức chủ trì [23], đã tập trung nghiên cứu về đặc điểm địa chất công trình và ảnh hưởng của nó đến tai biến sạt lở ở những khu vực đất dốc của tỉnh Bình Định, nhằm đề xuất giảm thiểu các tai biến địa chất của tỉnh. Bên cạnh các đặc điểm chi tiết về địa chất, dựa vào các yếu tố như độ cao, hướng núi, hình dáng sườn và nền nham cấu tạo, địa hình Bình Định cũng được xác định trong các nghiên cứu trên với đặc trưng là: nằm gọn bên sườn Đông của dãy Trường Sơn, có địa hình dốc và phức tạp. Hướng dốc chủ yếu từ Tây sang Đông và các thung lũng sông xen kẽ, tạo thành các lưu vực sông riêng biệt. Phía Tây là núi trung bình và núi thấp, kế đến là địa hình đồi gò, bát úp trung du, địa hình đồng bằng và cồn cát ven biển [23, 37]. -Về khí hậu, thủy văn: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình (thuộc phía Nam dãy Bạch Mã), quanh năm nóng, khí hậu Bình Định đã được nghiên cứu trong nhiều công trình, tiêu biểu là:“Đặc điểm khí hậu Nghĩa Bình” của tác 31 giảNguyễn Năng Nhượng, “Khái quát khí hậu Bình Định” do Đài Khí tượng -Thủy văn liên tỉnh Quảng Ngãi – Bình Định thực hiện và các công trình mang tính chuyên đề khác. Hầu hết các nghiên cứu này đều cho thấy, Bình Định thuộc kiểu khí hậu duyên hải Trung Bộ - miền khí hậu Đông Trường Sơn với đặc trưng có 2 mùa mưa, khô rõ rệt. Gần đây, các công trình“Đặc điểm khí hậu - thủy văn Bình Định‖ (năm 2006) [75] do Đài Khí tượng - Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ chủ trì và ―Báo cáo đặc điểm khí tượng, thủy văn Bình Định‖của Trung tâm Khí tượng - Thủy văn Bình Định, đã đi sâu nghiên cứu, phân tích chi tiết từ các yếu tố hình thành, đặc trưng xu thế biến đổi và những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu cùng với tích đặc điểm thủy văn tỉnh Bình Định, từ đó tiến hành phân vùng khí hậu - thủy văn, dự báo xu thế biến đổi khí hậu, thủy văn của Bình Định trong hai thập kỷ tới. Vì vậy, đây được cho là công trình được có ý nghĩa lớn trong nghiên cứu đặc điểm tài nguyên khí hậu phục vụ đời sống và sản xuất của dân cư trong tỉnh. Về thủy văn, theo bản đồ Phân cấp mật độ sông suối lãnh thổ Việt Nam, Bình Định là tỉnh có mật độ sông suối khá dày, với 4 hệ thống sông chính: sông Kôn, Lại Giang, La Tinh và Hà Thanh, đặc trưng thủy chế có sự phân hóa rõ nét theo mùa. Bên cạnh những công trình nghiên cứu cùng với đặc điểm khí hậu, đặc điểm thủy văn Bình Định còn được nghiên cứu qua một số các công trình như “Tổng quan về sông suối miền Trung” của Dương Văn Bướm [13], “Đặc điểm thủy văn vùng đồi núi Bình Định” của Lương Thị Vân, “Đặc điểm thủy văn các tỉnh giáp biển miền Trung” (Tổng cục Khí tượng - Thủy văn -1991); “Đặc điểm thủy chế hạ lưu các con sông của tỉnh Bình Định”, ―Đánh giá hậu quả lũ lụt ở vùng hạ lưu của tỉnh Bình Định”. Đặc biệt gần đây, công trình “Xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt tỉnh Bình Định”[76] do Sở Khoa học công nghệ và Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung bộ thực hiện năm 2010, đã nghiên cứu khá cụ thể về đặc trưng sông suối, lưu lượng dòng chảy, chế độ thủy văn của tỉnh Bình Định, đồng thời phân tích được các đặc trưng, các loại hình thế thời tiết gây mưa sinh lũ, điều tra mức lũ trên các sông suối, từ đó xây dựng được bản đồ nguy cơ ngập lụt, dự báo mức ngập và đề xuất các phương án ứng phó, tiêu thoát lũ trên địa bàn tỉnh Bình Định. Ngoài ra, thông qua các công trình nghiên cứu tài nguyên thủy hải sản trong ―Điều tra tổng quan đầm Châu Trúc, khôi phục và phát triển nguồn lợi chình mun”,“Điều tra bổ sung quy hoạch tổng thể đầm Thị Nại”, đặc điểm thủy chế và tính chất của nguồn nước ở các khu vực đầm hồ trên địa bàn tỉnh cũng đã được nghiên cứu, nhằm xây dựng các luận cứ khoa học, tham mưu cho tỉnh Bình Định trong 32 việc phát huy cao nhất tiềm năng mặt nước, kinh tế vùng đầm hồ, việc xử lý tiêu úng và thoát lũ cho địa phương. - Về nghiên cứu thổ nhưỡng: Để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của các tỉnh duyên hải miềnTrung nói chung và duyên hải Bình Định nói riêng, việc nghiên cứu định hướng khai thác sử dụng đất đai và cải tạo đất đã được nhiều nhà khoa học quan tâm. Các công trình liên quan đến vấn đề này như: “Đất cát biển Việt Nam của Phan Liêu” (1981), “Đất và vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm‖ của V.M.Fridland [24], ―Các loại đất chính của nước ta”củaNguyễn Vy – Đỗ Đình Thuận [116], ―Một số kết quả nghiên cứu về đất cát biển Trung bộ― (1968). Đặc biệt trong đó là các công trình điều tra đánh giá đất toàn diện theo FAO – UNESCO, thuyết minh bản đồ tài nguyên đất các tỉnh giáp biển miền Trung do Ủy ban Khoa học Nhà nước tiến hành, Hội Khoa học Đất nghiên cứu. Riêng đối với Bình Định, từ sau năm 1975, thổ nhưỡng đã được nghiên cứu trong một số đợt điều tra, xây dựng bản đồ đất cho tỉnh Nghĩa Bình cũ như đợt điều tra vào năm 1976, 1978, 1980 và một số nghiên cứu về nông hóa phục vụ bón phân và thâm canh lúa được tiến hành. Tuy nhiên, hầu hết các công trình này chỉ mang tính nghiên cứu sơ bộ, khái quát về tài nguyên đất. Đến năm 1997, thổ nhưỡng Bình Định được nghiên cứu chi tiết hơn trong công trình nghiên cứu gồm Báo cáo có kèm theo bản đồ đất và đánh giá đất đai tỉnh Bình Định tỷ lệ 1/100.000 năm 1997; Tập hồ sơ phẩu diện đất tỉnh Bình Định do Hội Khoa học Đất Việt Nam thành lập, với 1210 phẫu diệnđất được nghiên cứu [39, 40]. Công trình này đã xác định, Bình Định có 11 nhóm đất với 30 loại đất khác nhau theo tiêu chuẩn phân loại của FAO/UNESCO, trong đó, đất đồi núi chiếm 62,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu cụ thể, chi tiết nhất từ trước đến nay về phân loại đất của tỉnh Bình Định. Tiếp đó, thổ nhưỡng còn được nghiên cứu trong báo cáo tổng hợp quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 1998 – 2010 do UBND tỉnh tiến hành, các công trình nghiên cứu, thành lập bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1:100.000và tỷ lệ 1:50.000 cho một số huyện do Viện Nông hóa Thổ nhưỡng thực hiện năm 2000. Đây là các công trình có giá trị trong nghiên cứu và cung cấp các thông tin đáng tin cậy, có cơ sở khoa học về phân loại đất, định hướng SDHL và bền vững TNTN của tỉnh. b.Nghiên cứu về phát triển kinh tế - xã hội Bên cạnh các công trình có tính chuyên đề trong nghiên cứu đặc điểm điều kiện tự nhiên, các công trình có ý nghĩa trong nghiên cứu KT- XH của tỉnh Bình Định là các chương trình:“Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tài nguyên 33 các tỉnh giáp biển miền Trung”(Chương trình 52E của Ủy ban Khoa học Nhà nước), báo cáo “Nghiên cứu con đường phục hồi hệ sinh thái vùng gò đồi các tỉnh miền Trung” của Ủy ban Khoa học Nhà nước, chương trình ―Địa lý địa phương tỉnh Bình Định‖ của GS Vũ Tự Lập. Một số công trình, báo cáo, chiến lược, đề án được xây dựng về phát triển KT- XH như: “Bình Định đến năm 2000” do tập thể chuyên gia trong và ngoài tỉnh biên soạn năm 1994, “Các báo cáo chiến lược phát triển KT – XH đến năm 2010 và năm 2020”,“Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giai đoạn 2011 – 2020 tỉnh Bình Định”do Tỉnh ủy Bình Định chủ trì biên soạn, đề án “Quy hoạch tổng thể nông - lâm - ngư đến năm 2020”, đề án“Xây dựng, phát triển kinh tế biển và hải đảo tỉnh Bình Định theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đến năm 2010” do Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định, Ban chỉ đạo Chương trình biển và hải đảo thực hiện [109 - 111] và công trình “Đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Bình Định” năm 2000 cũng đã được công bố. Nhìn chung, các công trình này đều có ý nghĩa khoa học và thực tiễn ở góc độ điều tra cơ bản, đánh giá tổng hợp, tập hợp số liệu, mô tả định tính các thành phần tự nhiên, phát hiện ra một số vấn đề KT - XH cần quan tâm của các tỉnh giáp biển miền Trung nói chung, trong đó có cả tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, trong các công trình này, các hợp phần tự nhiên được nghiên cứu một cách đơn lẻ, rời rạc, mối quan hệ tác động tương hỗ giữa các thành phần ít được chú ý. 1.1.3.2. Hƣớng nghiên cứu lƣu vực sông và cảnh quan lƣu vực sông Đối với Bình Định, chưa có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến LVS, ngoại trừ một số nghiên cứu tập trung ở LVS Kôn như: ―Kế hoạch quản lý lưu vực tổng hợp cho lưu vực sông Kôn‖ (tổ chức JICA - 7/2003) [88], ―Nghiên cứu giải pháp tổng thể sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường LVS Ba và sông Kôn” do tác giả Nguyễn Văn Cư, Viện Địa lý chủ trì [20], cùng với các chuyên đề nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau như chuyên đề ―Đánh giá tác nhân do con người trên bề mặt LVSvà nguyên nhân chính gây suy thoái tài nguyên và môi trường LVS Ba, sông Kôn” do tác giả Nguyễn Viết Thịnh chủ trì; Phạm Thế Vĩnh, Võ Thịnh (2005) đã ―Xây dựng bản đồ cảnh quan sinh thái lưu vực sông Ba – sông Kôn tỷ lệ 1/250.000” ,.... Hầu hếtcác công trình này tập trung chủ yếu vào việc làm sáng tỏ hiện trạng và diễn biến TNTN, môi trường LVS Ba và sông Kôn, xác định nguyên nhân, dự báo mức độ ảnh hưởng của quá trình suy thoái tài nguyên,môi trường, các tai biến thiên nhiên thuộc LVS Ba và sông Kôn. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp tổng thể cho SDHL tài nguyên thiên nhiên, BVMT, quản lý tổng hợp LVS Ba và sông Kôn. 34 1.1.3.3. Đối với lƣu vực sông Lại Giang Ngoài những công trình nghiên cứu liên quan trong phạm vi của toàn tỉnh, LVS Lại Giang còn được nghiên cứu trong dự án “Xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực Lại Giang” của Viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Trung bộ và Tây Nguyên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện (1996) [12] với các hợp phần: “Báo cáo tình hình dân sinh KT - XH lưu vực sông Lại Giang”,“Báo cáo hiện trạng thảm che vùng đầu nguồn sông Lại Giang” của Ngô Văn Trai (1996); ―Phân cấp phòng hộ đầu nguồn sông Lại Giang‖ của Nguyễn Hồng Quân (1996); “Báo cáo thuyết minh bản đồ thích nghi sử dụng đất và tập đoàn cây trồng vùng đầu nguồn sông Lại Giang‖ của Triệu Chí Trường (1997), “Báo cáo tình hình thủy điện thủy văn và xây dựng bản đồ xâm thực vùng đầu nguồn sông Lại Giang” của Phòng Dự báo – Đài Khí tượng Thủy văn Bình Định năm 1997 và công trình ―Xử lí hậu quả môi trường và tăng cường năng lực ứng phó sự cố môi trường do lũ lụt gây ra theo nội dung chỉnh trị sông và cửa sông Lại Giang, tiêu thoát lũ hệ thống sông Lại Giang và chỉnh trị các cửa biển An Dũ, Hà Ra và Đề Gi tỉnh Bình Định” doSở Khoa học - Công nghệ tỉnh Bình Định phối hợp với Phân viện Vật lí tại Thành phố Hồ Chí Minh (2002) thực hiện [37]. Nhận thấy rằng, hầu hết các đề tài dự án kể trên chỉ tập trung nghiên cứu một số thành phần, khía cạnh liên quan đến LVS Lại Giang, chưa có một công trình nào nghiên cứu tổng thể về CQ lưu vực sông Lại Giang hoặc phân tích, ĐGCQ trên một tổng thể LVS nhằm đưa ra những định hướng cho việc SDHL tài nguyên lãnh thổ. Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu như trên, đề tài luận án ―Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Lại Giang‖ đã xác định phương pháp luận, tiếp cận phân tích, ĐGCQ nhằm định hướng SDHL lãnh thổ LVS Lại Giang. 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG SDHL LÃNH THỔ LVS LẠI GIANG 1.2.1. Các quan niệm và khái niệm 1.2.1.1. Cảnh quan Thuật ngữ ―Cảnh quan” lần đầu tiên được sử dụng như là một khái niệm khoa học vào cuối TK XIX, bắt nguồn từ tiếng Đức (Die Landschaft) nghĩa là ―quang cảnh‖. Sau đó được L.S. Berg hoàn thiện và đưa ra vào năm 1913:“Cảnh quan địa lý là một tập hợp hay một nhóm các sự vật, các hiện tượng, trong đó đặc biệt là địa hình, 35 khí hậu, nước, đất, lớp phủ thực vật và giới động vật cũng như hoạt động của con người hòa trộn với nhau vào một thể thống nhất hòa hợp, lặp lại một cách điển hình trên một đới nhất định nào đó của Trái Đất”[127]. Sau L.S. Berg, rất nhiều nhà CQ trên thế giới đã đưa ra khái niệm, quan niệm khác về CQ như: khái niệm của X.V.Kalexnik (1959, 1971), N.A.Xolsev (1962), A.G.Ixatsenko (1965), N.A.Gvozdexky, A.I. Perelman (1964), D.L.Armand (1975, 1988), Meinig (1979), A.Jones (1991) [5, 51 - 53]. Gần đây, còn có các quan niệm về CQ của Grodzynsky (2005), Wu (2006), Naveh (2007), Bloemer (2010), Angelstam và nnk (2013),... Các nghiên cứu này cho thấy, CQ là một khái niệm đa dạng, là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực với nhiều hướng khác nhau ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định (Angelstam - 2013) [119]. Đối với các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, CQ được xem như một hệ thống ―sinh thái - xã hội‖ phức tạp. Riêng KHCQ Nga, khái niệm CQ vẫn được xây dựng trên quan điểm địa lí và được hiểu theo 3 khía cạnh: CQ là tất cả các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên ở bất kỳ các cấp khác nhau (địa tổng thể),CQ là đơn vị cá thể (vùng, miền,...), và CQ là đơn vị mang tính kiểu loại. Trong đó, quan niệm CQ là đơn vị cá thểnghĩa là thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiênchứa đựng trong nó các đặc tính phản ánh tính chất chung và tính chất riêng biệt của tổ hợp các thành phần cấu tạo nên chúng. Nhờ đó, có thể phát hiện các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, bằng con đường phân loại CQ theo các hệ thống phân loại. Đây cũng là quan điểm được tiếp cận của luận án. 1.2.1.2. Sinh thái cảnh quan Theo quan niệm của nhà Địa lý Sinh vật Carl Troll (1939): ―Sinh thái cảnh quan là khoa học nghiên cứu quan hệ hệ thống phức tạp giữa các quần xã sinh vật với điều kiện môi trường, được thể hiện trong một cấu trúc cảnh quan đặc thù hoặc là một hệ thống phân loại không gian tự nhiên có thứ bậc" [152]. Như vậy, sinh thái cảnh quan là khoa học được hình thành từ sự kết hợp giữa cách tiếp cận cấu trúc của các nhà Địa lý với cách tiếp cận chức năng của nhà Sinh thái học, trong đó thực vật là nhân tố chỉ thị của CQ. Mục tiêu của nghiên cứu sinh thái cảnh quan là những vấn đề về sinh thái môi trường, TNTN và về SDHL, tối ưu hóa CQ.Sinh thái cảnh quan còn được cho là phản ánh xu thế ―sinh thái hóa‖ của các địa tổng thể. 1.2.1.3. Sử dụng hợp lý lãnh thổ Mọi hoạt động sản xuất đều diễn ra trên một không gian lãnh thổ nhất định - nơi chứa đựng và cung cấp các loại tài nguyên cần thiết, đáp ứng nhu cầu sống, nhu cầu 36 sản xuất cho con người. Vì vậy, muốn SDHL các loại tài nguyên không thể không xem xét đến việc bố trí hợp lý các hoạt động sản xuất đó trong một phạm vi lãnh thổ nhất định. Như vậy, SDHL lãnh thổ được hiểu là trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và tìm ra các mối liên hệ không gian giữa các vùng lãnh thổ, từ đó đề xuất định hướng, quy hoạch và bố trí không gian các hoạt động KT- XH một cách hợp lý nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực tự nhiên của lãnh thổ kết hợp với BVMT. SDHL phải đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường trong một lãnh thổ nhất định. Do vậy, SDHL lãnh thổ được xem là con đường tiến tới PTBV tức là ―sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu và khát vọng của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu và khát vọng của tương lai”. SDHL lãnh thổ dựa trên quan điểm PTBV phải đảm bảo một cách thống nhất và đồng thời trên cả 5 lĩnh vực: xã hội, kinh tế, sinh thái, không gian, văn hoá [ 38]. 1.2.1.4. Lưu vực sông Theo Luật Tài nguyên nướcViệt Nam (2012): "Lưu vực sông là vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển”[73]. Hiểu đầy đủ, LVS là một vùng địa lý được giới hạn bởi đường chia nước (đường phân thủy)trên mặt và dưới đất. Đường chia nước trên mặt là đường nối các đỉnh cao của địa hình. Nước từ đỉnh cao chuyển động theo hướng dốc của địa hình xuống chân dốc là các suối nhỏ rồi tập trung đến các nhánh sông lớn hơn chảy về biển, tạo thành mạng lưới sông.Trên LVS, ngoài các diện tích đất trên cạn còn có các phần chứa nước trong lòng sông, hồ và các vùng đất ngập nước theo từng thời kỳ. Tất cả phần bề mặt LVScả trên cạn và dưới nước là môi trường cho các loài sinh sống [82]. Về hình thái, một LVSthường được chia thành các vùng thượng, trung và hạ lưu [82]: - Vùng thượng lưu:Là các vùng cao với địa hình dốc, chia cắt phức tạp. Đây là nơi khởi nguồn của các dòng sông, bề mặt thường được bao phủ bằng những diện tích rừng, có vai trò điều hòa dòng chảy, làm giảm dòng chảy lũ và tăng lượng dòng chảy mùa cạn cho LVS, nhất là cho vùng hạ lưu. - Vùng trung lưu: Là vùng đồi núi hoặc cao nguyên có địa hình thấp, thoải hơn và là vùng trung gian chuyển nước xuống vùng hạ lưu.Tại đây, các con sông thường có độ dốc nhỏ hơn, lòng sông bắt đầu mở rộng và bắt đầu có bãi, đáy sông có nhiều cát mịn. 37 - Vùng hạ lưu: Là vùng thấp nhất của LVS, phần lớn là đất bồi tụ lâu năm có thể tạo nên các đồng bằng. Nhìn chung,khi các sông chảy đến hạ lưu, mặt cắt sông mở rộng, phân thành nhiều nhánh đổ ra biển. Ở hạ lưu, sông thườngcó độ dốc nhỏ, dòng bùn cát chủ yếu ở đáy sông gồm cát mịn và bùn. Do mặt cắt sông mở rộng nên tốc độ dòng nước giảm, khiến cho quá trình bồi lắng là chủ yếu, còn xói lở chỉ xảy ra trong mùa mưa lũ tại một số điểm nhất định. Ra sát biển, sông thường dễ bị phân nhánh, lòng sông biến dạng uốn khúc và thường có sự biến đổi về hình thái dưới tác động của quá trình bồi, xói liên tục. Như vậy, LVS là một hệ thống động lực gồm nhiều thành phần khác nhau, như đất, nước, sinh vật,... Chúng song song tồn tại, phát triển trong mối quan hệ biện chứng lẫn nhau và tương tác với hoạt động của hoàn lưu khí quyển, chu trình thuỷ văn, trong đó nước đóng vai trò động lực chủ đạo. 1.2.1.5. Vùng đầu nguồn và phân cấp phòng hộ đầu nguồn - Vùng đầu nguồn (upper watershed): Là một đơn vị thuỷ văn được sử dụng như một ―đơn vị tự nhiên - sinh vật”, bao gồm các yếu tố tự nhiên như địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, và các yếu tố sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật và con người) [61, 82]. Đây được xem là một hệ sinh thái hoàn chỉnh với sự tham gia của nhiều hệ sinh thái nhỏ khác. - Phân cấp PHĐN: Cấp đầu nguồn là tập hợp cácđơn vị CQ có những đặc trưng nhất định về địa lý, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng và KT- XH. Mỗi cấp đầu nguồn thích hợp cho một hoặc một số kiểu sử dụng đất đặc trưng. Do vậy, ―Phân cấp PHĐN chính là việc phân chia CQ (hoặc diện tích đầu nguồn) thành các cấp khác nhau về nguy cơ xói mòn đất theo đặc điểm địa hình, dựa vào các đặc trưng địa lý và môi trường của chúng‖ [82]. Phân cấp PHĐN tập trung nghiên cứu quá trình thay đổi nguồn nước và suy thoái đất, cho phép xác định vị trí những vùng rủi ro có liên quan đến sự thay đổi dòng chảy và tình hình sử dụng đất. Đồng thời, đưa ra các biện pháp ngăn chặn chúng thông qua việc SDHL tài nguyên trong LVS. 1.2.1.6. Loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất (LHSDĐ) là bức tranh mô tả sử dụng đất đai của một vùng với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện KT- XH và kỹ thuật xác định. Mỗi LHSDĐ đều có những yêu cầu sử dụng đất đai khác nhau. Đó là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất của đất đai, đảm bảo cho mỗi LHSDĐ dự kiến phát triển một cách bền vững. Yêu cầu sử dụng đất đai được thể hiện trực tiếp qua các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp trong xác định đơn vị sử dụng đất đai [130,132]. 38 1.2.2. Lý luận chung về nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ định hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ lƣu vực sông Lại Giang 1.2.2.1. Nghiên cứu cảnh quan NCCQ là một hướng lựa chọntối ưu, là cơ sở khoa học quan trọng trong tổ chức lãnh thổ, SDHL tài nguyên thiên nhiên và BVMT. Bởi mỗi CQ là một đơn vị hoàn chỉnh của bề mặt Trái đất, với đặc trưng đồng nhất về tính chất lãnh thổ theo nguồn gốc phát sinh, cấu trúc và mối liên hệ giữa các thành phần thông qua sự trao đổi vật chất và năng lượng. CQ còn là nơi ―chứa đựng‖ các loại TNTN (như đất, nước, sinh vật,…), là sự tổng hợp các điều kiện sinh thái, tạo nên tiềm năng cho phát triển lãnh thổ. Do vậy, việc xác định được tiềm năng tự nhiên của một đơn vị CQ có vai trò vô cùng quan trọng, giúp cho việc sử dụng lãnh thổ phù hợp với trạng thái, chức năng CQ và với nhu cầu phát triển của con người. Bên cạnh đó, CQ còn là không gian sống và phân bố sản xuất của con người, là đối tượng chính trong khai thác tài nguyên và nơi diễn ra các hoạt động sử dụng lãnh thổ. Do vậy, NCCQ chính là nghiên cứu sự hình thành, phát triển, sự vận động biến đổi và mối quan hệ biện chứng lẫn nhau của các hợp phần tự nhiên cấu thành nên các đơn vị CQ. Đây là cơ sở cho việc ĐGCQ, phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau của con người như SDHL tài nguyên, tổ chức lãnh thổ, bố trí không gian sản xuất và BVMT,... Trong NCCQ, cần xác định đối tượng nghiên cứu, nguyên tắc và các bước nghiên cứu cụ thể nhằm đạt được các nhiệm vụ và mục tiêu đề ra. - Đối tượng NCCQ: Là các đơn vị CQ ở các cấp khác nhau, gồm đơn vị phân loại CQ (hệ CQ, lớp CQ, kiểu CQ, hạng CQ, loại CQ,..) hoặc đơn vị phân vùng (miền, vùng, xứ,….). Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, tỷ lệ bản đồ mà lựa chọn, sử dụng đối tượng nghiên cứu phù hợp. - Nguyên tắc nghiên cứu: Thường áp dụng một số nguyên tắc trong NCCQ là nguyên tắc phát sinh, nguyên tắc đồng nhất tương đối, nguyên tắc phân tích tổng hợp và nguyên tắc khách quan + Nguyên tắc phát sinh: Áp dụngnguyên tắc này cho phép giải thích được nguồn gốc phát sinh của các thành phần và yếu tố thành tạo CQ, các mối liên quan tác động giữa chúng trong tự nhiên. Xác định được những đặc trưng cơ bản về cấu trúc, chức năng cũng như xu hướng biến đổi CQ. Đây là nguyên tắc rất quan trọng trong nghiên cứu phân vùng, phân loại CQ cho các đơn vị lãnh thổ [43]. 39 + Nguyên tắc đồng nhất tương đối: Nguyên tắc này sử dụng trong những trường hợp để đồng nhất những đơn vị CQ có diện tích quá nhỏ vào các đơn vị lớn hơn bên cạnh. Sự đồng nhất này không chỉ đồng nhất về mặt lãnh thổ mà đồng nhất về chức năng chủ đạo của các đơn vị tự nhiên cấp cao hơn. Nguyên tắc này cho thấy các đơn vị CQ vừa thống nhất lại vừa có sự phân hoá phức tạp: thống nhất trên cơ sở một số chỉ tiêu nhất định đặc trưng cho các mối quan hệ hữu cơ giữa các thành phần cấu tạo nên địa tổng thể, nhưng đồng thời vẫn có sự phân hoá nội bộ khiến cho mỗi đơn vị địa tổng thể lại có thể phân chia ra những địa tổng thể cấp thấp hơn. + Nguyên tắc phân tích tổng hợp: Nguyên tắc này đòi hỏi phải tính toán đến tất cả mọi thành phần cấu tạo nên một địa tổng thể không trừ một thành phần nào. Điều này sẽ giúp cho NCCQ dù có theo một nhân tố chủ đạo nào (quy luật nhân tố chủ đạo) cũng không biến thành đơn vị CQ riêng cho nhân tố đó [43]. + Nguyên tắc khách quan: Là nhận thức sự tồn tại khách quan của các đơn vị CQ không phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của con người. Áp dụng nguyên tắc này đã làm đơn giản hóa các bước xây dựng bản đồ, nhưng quan trọng hơn việc nhóm gộp các đơn vị CQ có cùng nguồn gốc thành tạo và quy luật phát triển, cũng như sự đồng nhất trong cấu trúc, chức năng đã được xác định sẽ làm rõ hơn các đặc trưng có quy luật của mỗi đơn vị CQ được thành tạo nên. Do đó cũng làm đơn giản hóa các bước tiếp theo trong nghiên cứu quy luật phân hóa của các CQ và nhất là ở bước đánh giá tổng hợp CQ cho các mục đích thực tiễn phát triển sản xuất. 1.2.2.2. Phân tích cảnh quan Phân tích CQ được xem là một hướng cơ bản làm sáng tỏ quá trình phát sinh, phát triển, mối liên kết không gian giữa các thành phần cấu thành, mối liên kết thứ bậc giữa các cấp trong hệ thống phân loại và sự phân hóa không gian giữa các đơn vị CQ. Bản chất của phân tích CQ là phân tích các nhân tố thành tạo CQ, xác định được cấu trúc CQ, nghiên cứu tính chất, dấu hiệu, động lực và trạng thái của CQ nhằm tìm ra được quy luật phân hóa tự nhiên của lãnh thổ. - Các yếu tố thành tạo cảnh quan: CQ được thành tạo bởi sự tham gia của cáchợp phần tự nhiên (nền nham, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật,...) và các quá trình tự nhiên (địa mạo, thủy văn, sinh thái,…). Việc phân tích đặc điểm các yếu tố thành tạo CQ và mối quan hệ giữa chúng sẽ làm rõ được các đặc điểm phân hóa của CQ, bởi sự phân hóa CQ phụ thuộc rất lớn vào sự phân hóa của các yếu tố thành tạo. NCCQ còn cần phải xem xét đến sự vận động, biến đổi và phát triển của 40 từng hợp phần thành tạo CQ. Đây là cơ sở để định hướng khai thác, cải tạo, sử dụng CQ phục vụ cho đời sống của con người. - Cấu trúc CQ: Cấu trúc CQ phản ánh rõ nhất chức năng và đặc trưng của nó, bao gồm cấu trúc đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc thời gian. + Cấu trúc đứng của CQgồm tập hợp một cách có quy luật các hợp phần của tự nhiên với mối quan hệ biện chứng lẫn nhau của chúng trong môi trường địa lý, gồm: địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và sinh vật. Sự thay đổi cấu trúc đứng do các nguyên nhân khác nhau sẽ tạo ra các chức năng khác nhau của CQ, khác với chức năng nguyên thủy của nó. Việc phân tích cấu trúc đứng của CQ được luận án sử dụng thông qua việc phân tích đặc điểm và mối quan hệ phát sinh giữa các hợp phần CQ ở LVS Lại Giang. + Cấu trúc ngang của CQ phản ánh sự liên kết không gian của các đơn vị CQ từ bậc thấp đến bậc cao. Sự biến động của bậc CQ này sẽ ảnh hưởng đến trạng thái, đặc trưng và chất lượng các cấp bậc CQ khác thông qua sự trao đổi vật chất và năng lượng trong nội tại của hệ thống và với hệ thống xung quanh, tạo nên động lực biến đổi, phát triển của hệ thống tự nhiên trong lãnh thổ. Do vậy trong nghiên cứu cấu trúc ngang của CQ, việc xác định hệ thống phân vị CQ, trong đó xác định hệ thống phân loại, phân vùng và thành lập bản đồ CQ được xem là những nội dung nghiên cứu quan trọng. + Cấu trúc thời gian: Được thể hiện bởi sự biến đổi của các trạng thái CQ theo thời gian. Nghiên cứu sự thay đổi này là cơ sở rất quan trọng trọng để dự báo, đề xuất định hướng SDHL lãnh thổ. Tuy nhiên, việc thay đổi các trạng thái CQ diễn ra rất lâu dài và phức tạp trong tự nhiên, khó có thể đạt được một kết quả chính xác cho việc nghiên cứu các trạng thái biến đổi CQ này. Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu, đề tài luận án chỉ phân tích một cách khái quát biến đổi trạng thái của CQ theo mùa và biến đổi CQ do hoạt động nhân sinh. - Chức năng CQ: Chức năng của CQ được hình thành bởi các quá trình trao đổi, biến đổi vật chất và năng lượng trong CQ. Sự phân hóa theo không gian và thành phần cấu tạo của CQ với các mối quan hệ biện chứng của chúng tạo nên đặc trưng và chức năng riêng biệt của từng loại CQ. Mỗi một chức năng riêng biệt đó phù hợp cho một hoặc một số mục đích sử dụng khác nhau. Nếu lãnh thổ có thiên nhiên phân hóa càng đa dạng thì chức năng tự nhiên của CQ càng phong phú. Mặt khác, trong quá trình khai thác, sử dụng và cải tạo tự nhiên, con người còn có thể làm cho CQ có thêm một số chức năng mới: Chức năng KT – XH (Vũ Tự Lập - 1976, Trương Quang Hải 2008). Do đó, kết quả phân tích chức năng CQ là cơ sở khoa học vững chắc để đưa ra các phương án khai thác, SDHL lãnh thổ và BVMT. 41 Tuy vậy, hiện vẫn còn nhiều vướng mắc trong nghiên cứu chức năng CQ như xác định đúng các mối quan hệ tương hỗ của các hợp phần cấu thành CQ, tính chất đa dạng và phức tạp của CQ,…Do vậy, để việc nghiên cứu đạt kết quả cao, cần nắm vững các cặp thuộc tính cơ bản của CQ, đó là: Tính liên tục (bắt nguồn từ sự di động của vật chất, mối quan hệ qua lại giữa các thành phần cấu thành nên CQ) và tính không liên tục (bắt nguồn từ tính chất riêng biệt, từng dạng vận động của vật chất); tính đồng nhất (thống nhất nội tại trong một địa tổng thể) và tính không đồng nhất (tính phức tạp của CQ); tính độc lập và tính phụ thuộc; tính bình đẳng và tính trội; tính cá thể và tính kiểu loại. 1.2.2.3. Đánh giá cảnh quan ĐGCQlà một khâu quan trọng trong nghiên cứu Địa lý ứng dụng. Nó có vị trí trung gian giữa những nghiên cứu cơ bản với quy hoạch SDHLtài nguyên, BVMT [43]. Thực chất, ĐGCQ là đánh giá tổng hợp các tổng thểtự nhiên cho một mục đích cụ thể nào đó, dựa trên nguyên tắc sử dụng tối ưu các đặc điểm của các thể tổng hợp tự nhiên đó (Nguyễn Cao Huần – 2005). Như vậy, ĐGCQ chính là xác định mức độ thuận lợi của đơn vị CQ cho các mục đích sử dụng khác nhau. Mỗi loại hình sử dụng có một yêu cầu nhất định đối với CQ và bản thân mỗi một đơn vị CQ cũng chỉ phù hợp với một hoặc một số loại hình sử dụng nhất định. ĐGCQ cho phép xác định được tiềm năng tự nhiên của các đơn vị CQ, đối chiếu, so sánh mức độ thuận lợi của CQ với từng loại hình sử dụng như nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, du lịch,...[43]. Từ đó, đề xuất định hướng sử dụng phù hợp với tính chất của nó nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong phát triển kinh tế và SDHL lãnh thổ. Khi ĐGCQ cần phải xác định rõ đối tượng, mục đích, nội dung, phương pháp đánh giá.Việc lựa chọn đối tượng đánh giá phải dựa trên mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa tự nhiên-xã hội. Tuỳ thuộc mục đích, đối tượng và yêu cầu mức độ chi tiết mà có thể đánh giá theo các cách khác nhau: Đánh giá chung, đánh giá mức độ thích nghi, đánh giá hiệu quả kinh tế – môi trường,... Hiện nay trong NCCQ ứng dụng, đặc biệt là ĐGCQ theo hướng tiếp cận kinh tế sinh thái, đánh giá thích nghi sinh thái các CQ là một cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả về mặt KT- XH - MT và là tiền đề cho định hướng SDHL lãnh thổ. - Đánh giá thích nghi sinh thái còn được gọi là đánh giá mức độ thuận lợi, đánh giá kĩ thuật (Mukhina L.I., 1973), đánh giá mức độ thích nghi (FAO, 1986)… Đây là hình thức đánh giá nhằm xác định mức độ thích hợp (hay thuận lợi) theo khía cạnh tự nhiên của các CQ và các hợp phần của chúng đối với dạng hoạt động kinh tế, sản xuất nào đó. Như vậy, việc đánh giá này chính là phân loại CQ theo mức độ thích hợp của chúng đối với một hay nhiều dạng sử dụng lãnh thổ, hay một số loại hình khai thác sử 42 dụng chính. Qua nghiên cứu về phương pháp ĐGCQ của các tác giả trong và ngoài nước, với mục tiêu nghiên cứu của luận án, tác giảđã vận dụng phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái các CQ cho phát triển nông, lâm nghiệp ở LVS Lại Giang theo quy trình của Nguyễn Cao Huần đưa ra năm 2005 như sau: Hình 1.1: Quy trình đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan [43] Theo quan niệm trên, đơn vị CQ là đối tượng nghiên cứu trung tâm cho mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng SDHL lãnh thổdựa vào chức năng tự nhiên và KT - XH của từng đơn vị CQ. Với đặc thù phân hoá của lãnh thổ, để phục vụ cho việc phát triển nông, lâm nghiêp, đơn vị CQ được lựa chọn để đánh giá trong đề tài luận án là loại CQ - Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá: Việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá tuân thủ các nguyên tắc: + Các chỉ tiêu lựa chọn đánh giá phải có sự phân hoá rõ rệt trong lãnh thổ ở tỷ lệ nghiên cứu. Đây là nguyên tắc rất cần thiết, bởi nếu có nhiều yếu tố quan trọng nhưng không phân hoá theo lãnh thổ thì việc lựa chọn yếu tố này cho tất cả các đơn vị sẽ không có ý nghĩa, không đánh giá được mức độ thuận lợi của từng đơn vị lãnh thổ. + Các chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá phải ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại hình sản xuất, ở đây là các LHSDĐ cho nông lâm nghiệp. + Số lượng các chỉ tiêu được lựa chọn và phân cấp đánh giá có thể nhiều hoặc ít khác nhau giữa các loại hình sản xuất và nhu cầu sinh thái cụ thể của từng LHSDĐ, ngoài ra còn tuỳ thuộc vào đặc điểm phân hoá của lãnh thổ và mục tiêu nghiên cứu để lựa chọn. 43 1.2.2.4. Quản lý vùng đầu nguồn phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ Hiện nay, quản lý vùng đầu nguồn trên cơ sở phân cấp PHĐN được xem là một phương thức hiệu quả hàng đầu trong quản lý LVS. Thông qua nghiên cứu phân cấp PHĐN, có thể xác định các vùng trọng yếu bảo vệ đất và nước, góp phần quy hoạch, quản lý và SDHL nguồn tài nguyên ở các cấp khác nhau (cấp quốc gia, cấp vùng, tỉnh, huyện,…) bằng cách xác định trình tự ưu tiên về mặt địa lý để triển khai các hoạt động trong các vùng trọng yếu. Phân cấp PHĐN còn cho phép thu thập những số liệu thống kê địa hình, xây dựng mô hình cơ bản và phân chia đầu nguồn thành những vùng có mức độ xung yếu khác nhau, từ đó có các biện pháp tác động phù hợp vào các vùng nhằm đạt được hiệu quả quản lý đầu nguồn cao nhất. Đây là cơ sở khoa học cho việc quy hoạch sử dụng tài nguyên, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất, như quy hoạch bố trí diện tích đầu nguồn phù hợpvới các đặc điểm của tự nhiên,gồm các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp hoặc bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng phòng hộ. Về bản chất, phân cấp PHĐN chính là phân tích LVS các hệ thống sông (bao gồm cả phần thượng lưu, trung lưu và hạ lưu), bởi các hoạt động của con người trong vùng thượng, trung lưu của nguồn nước sẽ tác động đến vùng hạ lưu và ngược lại. Phân cấp PHĐN được triển khai trên toàn bộ diện tích LVS, trong đó, tập trung chủ yếu vào vùng đầu nguồn - vùng chi phối và ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình xói mòn và dòng chảy [82, 99]. Trong phân cấp PHĐN có các khái niệm về cấp xung yếu và mức xung yếu [82]: a. Cấp xung yếu: Gồm khái niệm về cấp xung yếu tự nhiên và cấp xung yếu hiện thời: - Cấp xung yếu tự nhiên (xung yếu khách quan): Do ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố tự nhiên (loại trừ thảm thực vật) tới các đơn vị diện tích đầu nguồn. Tuỳ theo địa hình, khí hậu, đất đai,… mà sự đóng góp vào nguy cơ xói mòn, rửa trôi và điều tiết nước của từng nhân tố được biểu thị. Mức xung yếu tự nhiên là khách quan và ít thay đổi. - Cấp xung yếu hiện thời (xung yếu thực tế): Là ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố tự nhiên, thảm thực vật và các nhân tố xã hội. Dưới sự tác động tích cực hoặc tiêu cực của con người vào thảm thực vật và các yếu tố khác sẽ làm cho mức xung yếu hiện thời có thể thay đổi theo hình thức tác động. b. Mức xung yếu: Có 3 mức độ xung yếu trên các vùng được phân chia trong phân cấp PHĐN: - Vùng rất xung yếu: Bao gồm những nơi đầu nguồn nước, có độ dốc lớn, gần sông, hồ, có nguy cơ bị xói mòn mạnh, có yêu cầu cao nhất về điều tiết nước. Ở những vùng này, rừng được phát triển chủ yếu nhằm mục đích phòng hộ. 44 - Vùng xung yếu: Bao gồm những nơi có độ dốc, mức độ xói mòn và điều tiết nguồn nước trung bình, nơi có điều kiện kết hợp phát triển sản xuất lâm nghiệp, có yêu cầu cao về bảo vệ và sử dụng đất. Ở những vùng này, rừng được phát triển với mục đích PHĐN hoặc phòng hộ kết hợp với sản xuất. - Vùng ít xung yếu: Bao gồm những nơi có độ dốc thấp, ít có nguy cơ xảy ra xói mòn, dòng chảy và các sự cố khác về môi trường. Những vùng này thường được quy hoạch dành cho sản xuất nông nghiệp, hoặc cho rừng sản xuất. Tuy nhiên, tiêu chí cụ thể và phương pháp xác định các vùng này cho tới nay ở Việt Nam vẫn chưa có những quy định cụ thể bằng các văn bản pháp lý, mặc dù trong thực tiễn đã có một số phương pháp được thử nghiệm và áp dụng. 1.2.2.5. Định hướng không gian sử dụng hợp lý lãnh thổ Định hướng tổ chức không gian (Spatial organisation)cho sử dụng, khai thác TNTN và BVMT là một vấn đề được thế giới quan tâm, thực hiện từ đầu thế kỷ XIX đến nay, bắt nguồn từ các công trình nghiên cứu của G.Thunen (1826), Weber (1909), W.Christaller…. Đây được xem là hướng phát triển có chú ý đến sự cân bằngvề không gian giữa trung tâm lãnh thổ, các khu vực ngoạivi và các không gian ảnh hưởng khác, nhằm cân đối giữa tiềm năng tự nhiên với các hoạt động sản xuất của con người. Do vậy, tổ chức không gian cho SDHL tài nguyên và BVMT được xem là một công cụ tư duy tổng hợp, phục vụ định hướng SDHL lãnh thổ, gắn vớiBVMT[139]. Theo Xauskin (1981), định hướng tổ chức không gian chính là sự thiết kế, sắp xếp, bố trí không gian và phối hợp các đối tượng có tương tác lẫn nhau, có mối liên hệ đa ngành, đa lĩnh vực trong một vùng, nhằm SDHL các tiềm năng tự nhiên và lao động, để đạt hiệu quả cao trong phát triển KT – XH, nâng cao mức sống của dân cư lãnh thổ đó. Cơ sở của định hướng tổ chức không gian SDHL lãnh thổ chính là các kết quả nghiên cứu tổng hợp các thành phần tự nhiên, CQ, các yếu tố KT – XH, hiện trạng, xu hướng sử dụng, khai thác TNTN, môi trường, cấu trúc chức năng của các vùng CQ, nhằm tiến hành tổ chức không gian phù hợp, mang lại hiệu quả cao trong sử dụng lãnh thổ. Để đạt được điều đó, tổ chức không gian SDHL lãnh thổ cần đảm bảo các nguyên tắc: Đáp ứngnhu cầu về khả năng tài nguyên và nhu cầu xã hội; đảm bảo lợi ích cho dân cư, đạt hiệu quả cao về phát triển KT – XH và PTBV; đảm bảo tính phù hợp với trình độ nguồn nhân lực và trình độ khoa học công nghệ. 45 Ngoài ra, trong tổ chức không gian cho SDHL lãnh thổ, việc phân tích hiện trạng quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường lãnh thổ là một việc làm cần thiết. Bởi kết quả phân tích hiện trạng là một cơ sở thực tiễn rất quan trọng để so sánh với tiềm năng của CQ, rút ra được những vấn đề cần điều chỉnh, các kiến nghị và giải pháp trong định hướng không gian sử dụng lãnh thổ phù hợp, sát thực tế. Trong luận án này, theo định hướng không gian SDHL lãnh thổ thì LVS Lại Giang được xác định là một đối tượng của tổ chức không gian, SDHL lãnh thổ. Đây là một hệ thống tự nhiên, KT- XH, có ranh giới xác định với các đặc điểm đặc trưng về tự nhiên, KT –XH, là nơi dân cư tập trung khá dông đúc, cùng với những tác động liên tục và mạnh mẽ vào tự nhiên, thực hiện các hoạt động KT – XH phù hợp với định hướng phát triển KT- XH của đất nước. Đơn vị để tổ chức không gian SDHL lãnh thổ LVS Lại Gianglà các TVCQ. Việc phân chia các TVCQ nhằm bố trí phát triển nông, lâm nghiệp phù hợp với tiềm năng tự nhiên vốn có của nó và đảm bảo được các nguyên tắc ĐGCQ và quản lý LVS. 1.3. QUAN ĐIỂM, HƢỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.3.1. Quan điểm nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã vận dụng những quan điểm nghiên cứu đặc thù của Địa lý gồm: Quan điểm hệ thống - tổng hợp; quan điểm lãnh thổ; quan điểm lịch sử; quan điểm phát triển bền vững. 1.3.1.1. Quan điểm hệ thống và tổng hợp Cơ sở của quan điểm này là các yếu tố tự nhiên trong một lãnh thổ luôn đa dạng và có mối quan hệ tương tác, biện chứng lẫn nhau, tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh về cấu trúc, thành phần, động lực và mối quan hệ với môi trường xung quanh. Theo đó, bất kỳ sự thay đổi hay sự tác động quá ngưỡng nào từ bên trong hoặc bên ngoài hệ thống đều có thể gây ra những biến đổi hàng loạt của các yếu tố và của cả tổng thể. Do vậy, quan điểm này ngày càng được xem như một công cụ đắc lực, phục vụ cho quy hoạch, sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường của một lãnh thổ. Quan điểm tổng hợp được luận án vận dụng trong nghiên cứu tổng thể, toàn diện cảnh quan LVS Lại Giang, từ các hợp phần thành tạo (địa chất, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật), TNTN, các hoạt động của con người đến quy luật phân hóa, mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các hợp phần. Kết quả phân tích trên giúp xác định vai trò của mỗi nhân tố thành tạo CQ, mối quan hệ giữa nhân tố, làm sáng tỏ đặc điểm phân hóa tự nhiên lãnh thổ nghiên cứu qua hệ thống phân loại CQ và bản đồ CQ. 46 Quan điểm hệ thống cho phép luận án không chỉ nghiên cứu tổng hợp các yếu tố tự nhiên mà còn xem xét bản chất, mối tương quan chặt chẽ giữa các yếu tố đó. Tiếp cận hệ thống còn giúp nhìn nhận vấn đề một cách tổng hợp,xác định được sự liên kết không gian, mối liên hệ liên ngành, liên vùng trong đề xuất kế hoạch và quy hoạch phát triển KT- XH của một vùng lãnh thổ.Nghiên cứu LVS Lại Giang trên quan điểm hệ thống được thể hiện ở sự phân tích cấu trúc theo không gian (cấu trúc đứng, cấu trúc ngang) và cấu trúcthời gian (động lực) trên từng đơn vị CQ, nhằm xác định mối quan hệ tác động qua lại giữa các hợp phần và các cấp đơn vị lãnh thổ. Điều này cho phép đánh giá đúng vai trò, chức năng và giá trị của các đơn vị CQ cho từng mục đích nghiên cứu cụ thể. Đồng thời quan điểm này còn được luận án vận dụng trong việc liên kết phân tích LVS với phân loại CQ và đánh giá thích nghi CQ, được tiến hành từ tổng thể đến từng bộ phận của lãnh thổ LVS, từ cấp vĩ mô đến cấp vi mô theo yêu cầu của quy hoạch, SDHL lãnh thổ. Như vậy, tiếp cận hệ thống và tổng hợp trong nghiên cứu cảnh quan LVS Lại Giang giúp đề tài luận án đánh giá đầy đủ các nhân tố thành tạo CQ, mối quan hệ cấu trúc của các CQ, dự báo hệ quả của các mối quan hệ tác động. Đây là cơ sở đề xuất không gian, khai thác và sử dụng tài nguyên, BVMT theo các đơn vị CQ, phục vụ định hướng SDHL lãnh thổ LVS Lại Giang. 1.3.1.2. Quan điểm lãnh thổ Là quan điểm truyền thống của Khoa học Địa lý,bởi mỗi đối tượng địa lý đều gắn với một không gian cụ thể, đều có các quy luật hoạt động riêng và phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của lãnh thổ đó. Đồng thời, trong mỗi một lãnh thổ luôn có sự phân hóa nội tại và có mối quan hệ chặt chẽ với những lãnh thổ xung quanh. Vận dụng quan điểm lãnh thổ sẽ giúp chúng ta giải quyết một cách cụ thể các vấn đề trong thực tiễn khai thác, quản lý và sử dụng TNTN của một đơn vị tự nhiên. Do vậy, các nghiên cứu địa lý đều được gắn với một lãnh thổ cụ thể. Vận dụng quan điểm lãnh thổ giúp luận án xác định không gian nghiên cứu, phạm vi từng đơn vị CQ lãnh thổ LVS Lại Giang, xác định mối quan hệ của các CQ với lãnh thổ xung quanh, nhằm đưa ra định hướng mang tính tổng hợp, sát với thực tiễn địa phương, phát huy lợi thế của toàn lãnh thổ nghiên cứu. 1.3.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Mỗi một đơn vị CQ đều có nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển và biến đổi không ngừng theo thời gian. Trong quá trình phát triển, các đặc trưng riêng của từng CQ đều bị thay đổi. Do vậy, các số liệu thống kê, ghi nhận đặc điểm CQ đều gắn 47 với mỗi một giai đoạn phát triển nhất định. Vận dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh cho phép luận án xác định được nguồn gốc phát sinh, động lực phát triển, mức độ nhân tác theo thời gian, nguyên nhân biến đổi CQ và hiện trạng sử dụng; đồng thời, dự báo xu thế phát triển của các đơn vị CQ trong tương lai theo các giai đọan nhất định.Đây cũng là cơ sở để định hướng tổ chức không gian SDHL lãnh thổ cho LVS Lại Giang. 1.3.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Là quan điểm chủ đạo trong nghiên cứu SDHL lãnh thổ và BVMT. PTBV được hiểu là mỗi hoạt động phát triển kinh tế của con người, tác động vào môi trường tự nhiên, không thể chỉchú ý đến lợi ích kinh tế mà còn cần đảm bảo sự phù hợp với tự nhiên và sự bền vững của môi trường, đáp ứng được những nhu cầu của hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của các thế hệ tương lai. Đây cũng chính là mục tiêu cao nhất trong việc khai thác, sử dụng, quản lý và BVMT lãnh thổ của mỗi quốc gia. Với quan điểm PTBV, luận án đã xác định rõ các yếu tố cơ bản để đánh giá, phát hiện và đề xuất các vấn đề về sử dụng tài nguyên cho mỗi khu vực trong quá trình khai thác, sử dụng lãnh thổ LVS Lại Giang. Đây cũng là cơ sở quan trọng khi lựa chọn các phương án tổ chức để SDHL lãnh thổ gắn với BVMT. Việc phân cấp PHĐN trên cơ sở phân cấp XMTN kết hợp với phân tích, đánh giá thích nghi sinh thái CQ, phục vụ cho định hướng không gian SDHL lãnh thổ mà luận án thực hiện là sự minh hoạ cho quan điểm trên. 1.3.2. Hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 1.3.2.1. Hướng tiếp cận của luận án Đối với bất kỳ một công trình nghiên cứu khoa học nào, hướng tiếp cận luôn giữ vai trò hết sức quan trọng. Nó được xem là kim chỉ nam, đảm bảo đạt được mục tiêu đặt ra và mang và lại hiệu quả cao trong nghiên cứu. Trên quan điểm xem LVS Lại Giang là một tổng hợp thể lãnh thổ hoàn chỉnh (trong đó các yếu tố địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng và lớp phủ thực vật tác động qua lại lẫn nhau bởi chu trình vật chất và năng lượng, tạo thành một thể thống nhất từ thượng lưu đến cửa sông ven biển), mọi hoạt động KT - XH của con người trên bề mặt LVS đều có mối quan hệ mật thiết với nhau theo không gian và thời gian từ thượng, trung đến hạ lưu của lưu vực. Từ kết quả tổng quan các hướng, các công trình nghiên cứu, lý luận chung về ĐGCQ và SDHL lãnh thổ LVS, hướng tiếp cận nghiên cứu của đề tài được xác định: Liên kết phân tích lưu vực với nghiên cứu, ĐGCQ làm cơ sở định hướng không gian 48 SDHL lãnh thổ LVS Lại Giang (hình 1.2). Đây là hướng nghiên cứu địa lý ứng dụng cho kết quả tối ưu, huy động được nhiều tiềm năng tự nhiên trong khai thác SDHL lãnh thổ LVS theo quan điểm PTBV. - Phân tích lưu vực: Mỗi lưu vực sông là một hệ thống tự nhiên, trong đó mối liên kết giữa các bộ phận thượng, trung và hạ lưu được thực hiện bởi quá trình động lực dòng chảy. Sự phân hóa trong lưu vực và sự khác nhau giữa các bộ phận được thể hiện ở năng lượng địa hình, năng lượng dòng chảy mặt và XMTN đất. Đại lượng XMTN được đề tài luận án sử dụng làm độ đo phân cấp phòng hộ đầu nguồn trong LVS Lại Giang. Cách tiếp cận này đảm bảo xác định được diện tích phòng hộ đầu nguồn nhất định cho lưu vực, đáp ứng yêu cầu BVMT sinh thái. Tuy vậy, đại lượng XMTN chỉ mới liên kết các yếu tố tự nhiên đơn thuần, thể hiện khả năng đất đai và đáp ứng yêu cầu tổ chức không gian sử dụng lãnh thổ ở cấp vĩ mô (quy hoạch tổng thể), nhất là đối với phát triển lâm nghiệp. Do vậy, để có thể phát huy tối đa tiềm năng lãnh thổ, cần thiết phải có những nghiên cứu một cách chi tiết về đặc trưng của lãnh thổ (nghiên cứu, đánh giá cảnh quan). - Phân tích, đánh giá cảnh quan: Phân tích cấu trúc ngang với cấu trúc đứng của CQ, nhằm xác định đặc trưng, tiềm năng vốn có và các mối liên kết tự nhiên của từng đơn vị CQ, phục vụ định hướng sử dụng lãnh thổ trong phát triển nông lâm nghiệp (phòng hộ rất xung yếu, phòng hộ xung yếu, đặc dụng, lâm nghiệp sản xuất, lâm nông kết hợp, nông - lâm kết hợp, nông nghiệp và đất khác). Đây là cơ sở phục vụ định hướng tổ chức không gian sử dụng lãnh thổ ở cấp vi mô cho từng đơn vị CQ, phát huy tối đa các lợi thế của lãnh thổ (quy hoạch chi tiết). Do vậy, để SDHL lãnh thổ từ tổng thể đến chi tiết, cần thiết phải liên kết phân tích lưu vực với phân tích, ĐGCQ. - Liên kết phân tích lưu vực với phân tích, đánh giá cảnh quan: Bản chất của việc liên kết phân tích lưu vực với phân tích, ĐGCQchính là cách tiến hành liên kết giữa cấu trúc ngang của lưu vực (thượng - trung - hạ lưu) với cấu trúc ngang và cấu trúc đứng của CQ. Cách liên kết này thể hiện hướng quy hoạch từ trên xuống: phân hoá tổng thể lưu vực bằng phân cấp PHĐN và quy hoạch từ dưới lên: gộp nhóm các CQ có cùng định hướng sử dụng trong mỗi loại hình sử dụng đất, nhằm phát huy tối đa tiềm năng vốn có của mỗi đơn vị CQ, đồng thời vẫn đảm bảo theo đúng định hướng quy hoạch tổng thể lãnh thổ gắn với công tác BVMT. Phân tích tích hợp kết quả phân tích lưu vực thông qua cấp PHĐN với phân tích ĐGCQ ở LVS Lại Giang được thực hiện trên cơ sở phân chia các TVCQ thành các cấp 49 khác nhau về XMTN theo đặc điểm địa hình, các đặc trưng địa lý và môi trường của chúng. Từ đó, xác định được diện tích và khoanh vi yêu cầu phòng hộ đất đai của LVS Lại Giang. Dựa trên kết quả này, tiến hành đánh giá khả năng sử dụng đất đai làm cơ sở định hướng phân bổ kế hoạch sử dụng tổng thể lãnh thổ trên từng TVCQ phù hợp với khả năng sử dụng của tiểu vùng. Tích hợp với kết quả đánh giá TNST cảnh quan để đề xuất định hướng SDHL chi tiết, phù hợp với quy hoạch tổng thể, phát huy được tối đa tiềm năng lãnh thổ và đạt hiệu quả cao trong sản xuất gắn với mục tiêu PTBV. 1.3.2.2.Các phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu: Việc thu thập, tổng quan, kế thừa các nguồn tài liệu, tư liệu và những kết quả đã có liên quan đến nội dung yêu cầu và mục tiêu của luận án, kể cả tiếp cận, cập nhật những thông tin, tài liệu mới ở trong và ngoài nước. Các tài liệu được thu thập một cách chọn lọc, hệ thống hóa, phân loại theo nội dung nghiên cứu của đề tài, bao gồm: Hệ thống các bản đồ, các số liệu thống kê, các công trình nghiên cứu, các báo cáo liên quan đến tỉnh Bình Định, tỉnh Quảng Ngãi, tài liệu về LVS Lại Giang và các tư liệu điều tra, khảo sát. Các dữ liệu trên được chuẩn hóa, sắp xếp xử lý, phân tích, làm cơ sở để định hướng khai thác thực hiện nghiên cứu đề tài luận án. b. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Điều tra, khảo sát thực địa là một phương pháp truyền thống không thể thiếu được trong nghiên cứu địa lý. Đối với luận án, việc nghiên cứu thực địa nhằm mục đích thu thập tư liệu, tìm hiểu thực tế địa bàn, kiểm tra, đối chiếu tư liệu và một số kết quả nghiên cứu của đề tài. Đề tài đã tiến hành 5 đợt khảo sát thực địa vào năm 2009, 2010, 2011, 2012 và 2013 tại các huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn, An Lão thuộc LVS Lại Giang, với các công việc cụ thể: Nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm, sự phân bố và phân hoác các hợp phần tự nhiên, các kiểu, dạng địa hình, các loại đất, thảm thực vật. …Đồng thời, tìm hiểu tìnhhình phát triển KT- XH của dân cư trong LVS, khảo sát các LHSDĐ, các mô hình canh tác, vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở địa phương, đặc biệt là việc trồng, tiêu thụ một số sản phẩm cây trồng có hiệu quả kinh tế cao trên LVS.Kết hợp trao đổi, phỏng vấn trực tiếp các cán bộ chính quyền địa phương, cán bộ quản lý, người dân trong lưu vực, đề tài đã có thêm nhiều thông tin có ý nghĩa liên quan đến tình hình quản lý, sản xuất, quản lý đất đai, các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương. 50 2. NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN 1. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Các hợp phần và các quá trình TN Phân tích yếu tố thành tạo CQ Các hoạt động KT-XH Thành lập bản đồ cảnh quan Quan điểm và phương pháp nghiên cứu của luận án BĐTVCQ LVS Lại Giang - HIÊN TRẠNG SỬ DỤNG LÃNH THỔ BĐ phân loại CQ LVS Lại Giang 3. PHÂN CẤP PHĐN LVS LẠI GIANG Phân tích cảnh quan CÁC ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KT - XH Phân tích cấu trúc Phân tích chức năng Phân tích động lực 5. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG SDHL LÃNH THỔ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP Định hướng QHSDĐ Bản đồ 3 loại rừng Các đại lượng phân cấp XMTN 4. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá Phân cấp XMTN Xác định diện tích PHĐN Đánh giá thích nghi sinh thái CQ cho 4 nhóm, loại cây trồng Đánh giá khả năng đất đai cho 7 LHSDĐ chính BĐ thích nghi sinh thái các nhóm, loại cây trồng BĐ khả năng sử dụng đất Định hướng không gian sử dụng lãnh thổ các TVCQ theo KNSDĐ Bản đồ định hướng sử dụng lãnh thổ theo TVCQ Định hướng không gian sử dụng lãnh thổ theo các đơn vị CQ Bản đồ định hướng sử dụng lãnh thổ theo đơn vị CQ Các vấn đề môi trường cần quan tâm trong TVCQ Phân cấp PHĐN YÊU CẦU THỰC TIỄN Hình 1.2. Sơ đồ quy trình các bước thực hiện luận án 51 Ngoài ra, đề tài luận án còn khảo sát tình hình sạt lở bờ sông, ô nhiễm môi trường và một số vấn đề liên quan đến tai biến thiên nhiên khác. Kết quả của các chuyến khảo sát thực địa là những nguồn thông tin quan trọng để phân tích, lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp PHĐN, đánh giá thích nghi sinh thái CQ và đề xuất các giải pháp SDHL lãnh thổ LVS. Các tuyến khảo sát thực địa được tác giả tiến hành gồm: - Thị trấn Bồng Sơn - Ân Mỹ - Ân Hảo Đông - An Hòa - An Lão - An Trung. - TT Bồng Sơn - TT Tăng Bạt Hổ - Ân Tường Tây - Bok Tới - TT Bồng Sơn - TT Tăng Bạt Hổ - Ngã ba Gò Loi - Ân Tường Đông - TT Bồng Sơn – Hoài Xuân – Hoài Hương c. Phương pháp nghiên cứu, đánh giá cảnh quan - Phương pháp phân tích liên hợp các thành phần: Mỗi hợp phần thành tạo CQ đều có quy luật phát triển riêng, song giữa chúng có mối quan hệ mật thiết, quy định lẫn nhau. Vận dụng phương pháp này giúp phân tích, hệ thống hóa các số liệu, dữ liệu, xác định mối quan hệ và sự phân hóa tự nhiên trong lưu vực. Mặt khác, dựa trên việc phân tích liên hợp các bản đồ thành phần khác nhau ở cùng tỷ lệ như bản đồi địa chất, địa mạo, thổ nhưỡng, khí hậu, sinh vật,.... NCS đã thành lập bản đồ cảnh quan LVS Lại Giang - Phương pháp xây dựng lát cắt cảnh quan: Đề tài đã tiến hành các đợt điều tra khảo sát theo một số tuyến điển hình, thể hiện đặc điểm phân hóa địa hình, thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật, đặc biệt là các LHSDĐ. Kết hợp với việc phân tích các bản đồ thành phần và mô hình số độ cao (DEM), đề tài tiến hành xây dựng 2 lát cắt CQ. Kết quả phân tích lát cắt CQ cho thấy rõ hơn sự phân hóa cảnh quan trên LVS Lại Giang rất đa dạng và phức tạp. Đây được xem là cơ sở cho việc phân vùng CQ và TVCQ để ĐGCQ, định hướng quy hoạch, SDHL cảnh quan LVS Lại Giang. - Phương pháp phân tích nhân tố trội:Khi chồng xếp các lớp hợp phần CQ, phải xác định các yếu tố có vai trò quan trọng nhất của hợp phần đối với CQ. Ví dụ, khí hậcó rất nhiều chỉ số như: chỉ số về lượng mưa, độ ẩm, số ngày nắng nóng... nhưng khi phân chia đặc điểm sinh khí hậu của khu vực chỉ xét tới 4 yếu tố chính: nhiệt độ trung bình năm, tổng lượng mưa năm, độ dài mùa lạnh, độ dài mùa khô. - Phương pháp thành lập bản đồ cảnh quan: Bản đồ CQ là một bản đồ tổng hợp, phản ánh được kết quả nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên, TNTN theo đơn vị lãnh thổ. Do vậy, bản đồ CQ được xem là cơ sở cho ĐGCQ, đề xuất định hướng bố trí 52 hợp lý không gian phát triển kinh tế của một lãnh thổ, đặc biệt là phát triển các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp. Bản đồ cảnh quan LVS được xây dựng trên cơ sở tích hợp các bản đồ thành phần cùng tỷ lệ (địa chất, địa mạo, thổ nhưỡng, sinh khí hậu, thảm thực vật), lát cắt CQ và phân tích nhân tố trội. Các lớp bản đồ thành phần được biên tập, khái quát hóa theo yêu cầu của đề tài luận án, đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc thành lập bản đồ. Sau khi biên tập, thành lập các bản đồ thành phần, luận án đã tích hợp các lớp thông tin để thành lập bản đồ CQ. + Đánh giá cảnh quan: ĐGCQ được luận án thực hiện nhằm xác định tiềm năng và hướng sử dụng các đơn vị CQ cho các LHSDĐ chính (phòng hộ rất xung yếu, phòng hộ xung yếu, đặc dụng, lâm nghiệp sản xuất, lâm - nông kết hợp, nông - lâm kết hợp, nông nghiệp và phi nông nghiệp). Đồng thời luận án cũng tiến hành đánh giá thích nghi sinh thái các CQ cho mục đích phát triển các loại cây trồng.Quá trình đánh giá được thực hiện qua việc xác định yêu cầu sinh thái của loại cây trồng với đặc điểm tự nhiên của các loại CQ. Kết quả đánh giá là sự gộp nhóm các loại CQ theo mức độ thích nghi các loại cây trồng để đề xuất định hướng sử dụng. d. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lí (GIS): Hệ thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS ) là công nghệ để lưu trữ, xử lý thông tin và thành lập bản đồ trên máy tính. GIS được sử dụng nhằm xử lý đồng bộ các lớp thông tin không gian (bản đồ) gắn với các thông tin thuộc tính, phục vụ nghiên cứu, quy hoạch và quản lý các hoạt động phát triển theo lãnh thổ. Trong nghiên cứu, luận án đã ứng dụng GIS thông qua phần mềm MapInfo, ArGIS để lưu trữ, biên tập, chuẩn hóa, phân loại, tích hợp các lớp dữ liệu hợp phần CQ, chồng xếp các lớp dữ liệu, thực hiện các phép toán phân tích không gian, xây dựng các bản đồ chuyên đề, giải các bài toán phân tích không gian trong nghiên cứu lãnh thổ LVS Lại Giang. Cụ thể, dựa trên các bản đồ đơn tính về các hợp phần tự nhiên thu thập được như: Bản đồ địa chất, địa mạo, thổ nhưỡng, thảm thực vật,... , của tỉnh Bình Định, tỉnh Quảng Ngãi, luận án đã xây dựng, biên tập hệ thống các bản đồ thành phần và bản đồ chuyên đề LVS Lại Giang, gồm: Bản đồ hành chính, bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ phân tầng địa hình, bản đồ sinh khí hậu, bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010, bản đồ CQ, bản đồ phân cấp PHĐN, bản đồ đề xuất các loại hình sử dụng đất chính, bản đồ thích nghi sinh thái CQ đối với các loại cây trồng được chọn lựa đánh giá, bản đồ đề xuất SDHL lãnh thổ LVS Lại Giang,… 53 e. Phương pháp tham vấn: Trong quá trình thực hiện đề tài luận án, NCS đã tham khảo và xin ý kiến các nhà khoa học ở các trường đại học và các viện nghiên cứu trong nước, các cán bộ thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định; Trung tâm Khuyến nông các huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn, An Lão,..…về các nội dung liên quan đến quá trình địa mạo và thể hiện các đơn vị địa mạo trên bản đồ; đặc điểm phân hóa khí hậu của LVS Lại Giang; sự phân hóa của thảm thực vật và thành lập bản đồ lớp phủ thực vật LVS Lại Giang; đặc điểm đất và cách nhóm gộp các loại đất để thành lập bản đồ CQ; việc phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với hoạt động sản xuất, lựa chọn các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá, các đối tượng cây trồng đưa vào đánh giá,... Đồng thời trong quá trình khảo sát thực địa, tác giả luận án đã tiếp xúc và trao đổi với các cán bộ quản lý, người dân địa phương, những cá nhân điển hình trong sản xuất phát triển nông nghiệp để thu thập thông tin về tình hình sử dụng tài nguyên, tình hình sản xuất, hoạt động KT - XH địa phương. Các thông tin được thu thập, chọn lọc, phù hợp với mục đích và nội dung nghiên cứu, bổ sung các cơ sở thực tiễn quan trọng cho luận án. f. Phương pháp phân cấp phòng hộ đầu nguồn: Theo sự phân hóa không gian từ vùng đồi núi đến đồng bằng, LVS Lại Giang được phân thành 6 TVCQ. Phương pháp được chọn lựa nghiên cứu trong phân cấp PHĐN ở LVS Lại Giang là đánh giá XMTN đất theo TVCQ và xác định tiềm năng sử dụng đất thông qua các LHSDĐ chính: đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất, đất nông nghiệp và đất khác. Mô hình áp dụng nghiên cứu: Mô hình được sử dụng là mô hình kết hợp có sự vận dụng và cải tiến công thức tính lượng đất mất của I.A. Kornev của các tác giả Đỗ Hưng Thành và Nguyễn Thị Kim Chương khi xây dựng sơ đồ phân bố XMTN gia tốc Tây Bắc Việt Nam. Đây cũng là mô hình được tác giả Lương Thị Vân vận dụng trong phân cấp PHĐN cho các sông suối vùng đồi núi tỉnh Bình Định, tác giảĐỗ Văn Thanh vận dụng thành công trong phân cấp PHĐN cho các lưu vực sông ở Bắc Giang [17, 70,76, 99], với các đại lượng sau: + Đại lượng năng lượng địa hình được tính bằng phương trình:Y 1= S0,75*L0,5 + Đại lượng năng lượng dòng chảy mặt:Y2=Y1*R1,5 + Đại lượng tiềm năng xói mòn đất: Y3=K*Y2 Trong đó: S: Độ dốc (độ); L: Chiều dài sườn dốc (m); R: Lượng mưa (m); K: Hệ số xói mòn đất. 54 Mô hình trên được tính toán trên dữ liệu không gian số, dạng raster với độ phân giải không gian 10 m. Giá trị Y3 được tính cho từng pixel (100 m2). TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 1. Cảnh quan học là một hướng nghiên cứu tổng hợp, mang tính ứng dụng cao của Địa lý hiện đại - Địa lý kiến thiếtvà ngày càng trở thành cơ sở khoa học quan trọng trong định hướngkhai thác, sử dụng và giải quyết các vấn đề thực tiễn của lãnh thổ. Hiện nay, với hỗ trợ của công nghệ thông tin và các khoa học liên ngành, KHCQ trở thành một hướng ứng dụng mạnh mẽ trong việc hoạch định không gian sử dụng TNTN, BVMT nhằm SDHL các lãnh thổ cụ thể. Kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã minh chứng cho điều đó.KHCQ không chỉ được ứng dụng chonhiều chương trình phát triển lớn của các quốc gia như phân vùng CQ, phân vùng sinh thái, hỗ trợ phát triển các ngành kinh tếnông - lâm- ngư nghiệp, du lịch, môi trường, quy hoạch đô thị, bảo tồn thiên nhiên…,mà còn ứng dụng vào các lãnh thổ có quy mô nghiên cứu nhỏ hơn như ĐGCQ phục vụ đề xuất phát triển các loại cây trồng, các mô hình kinh tế sinh thái, chuyên canh cây trồng,…. Do vậy, tiếp cận nghiên cứu, ĐGCQ trong định hướng tổ chức không gian SDHL lãnh thổ LVS Lại Giang là một hướng tiếp cận hợp lý và có cơ sở khoa học. 2. Phân cấp PHĐN trên cơ sở phân cấp XMTN là một cách tiếp cận mang lại hiệu quả cao trong đánh giá nhu cầu phòng hộ, bảo vệ nguồn nước, điều hòa dòng chảy và bảo vệ đất của một LVS. Qua nhiều công trình nghiên cứu, thực nghiệm, PHĐN còn là một trong những công cụ quan trọng trong quy hoạch sử dụng đất vĩ mô, phân bổ không gian ưu tiên phát triển các LHSDĐ lâm nghiệp (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất), phục vụ định hướng SDHL lãnh thổ một LVS. Việc kết hợp nghiên cứu, ĐGCQ và phân cấp PHĐN là cơ sở khoa học đúng đắn cho đề xuất định hướng SDHL lãnh thổ trong mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa các khu vực thượng, trung và hạ lưu của một LVS như một hệ thống động lực dòng chảy. 3. LVS Lại Giang chiếm DTTN không lớn nhưng thiên nhiên có phân hóa đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên, hiện nay các công trình nghiên cứu về LVS Lại Giang chỉ mới dừng lại ở mức độ khái quát trong những nghiên cứu chung của cả tỉnh Bình Định, hoặc chỉ dừng lại ở phân tích các hợp phần riêng lẻ. Với diện tích núi, đồi chiếm tỷ lệ lớn, nhưng việc nghiên cứu xây dựng rừng PHĐN cho LVS Lại Giang chỉ mới dựa trên những nghiên cứu mang tính định tính. Chưa có công trình nghiên cứu nào phân tích một cách tổng hợp các hợp phần thành tạo CQ và mối quan hệ chặt chẽ giữa 55 các hợp phần, thể hiện được đặc trưng phân hóa tự nhiên của lãnh thổ LVS. Do vậy, việc nghiên cứu mang tính địa lý tổng hợp (NCCQ) của đề tài luận án sẽ làm rõ được sự phân hóa đặc trưng của thiên nhiên, kết hợp với phân cấp PHĐN dựa trên phân cấp XMTN, làm cơ sở định hướng tổ chức không gian SDHL lãnh thổ là việc làm cần thiết và có đủ cơ sở khoa học để triển khai. 4. Trên cơ sở tiếp cận, vận dụng các quan điểm hệ thống - tổng hợp, quan điểm lãnh thổ, quan điểm PTBV và hệ thống các phương pháp nghiên cứu trong địa lý, các mô hình được tổng kết, đã cho phép đề tài luận án chọn lựa, định hướng nghiên cứu bằng việc sử dụng tổ hợp 6 phương pháp nghiên cứu nhằm giải quyết các nhiệm vụ và mục tiêu đề xuất định hướng SDHL lãnh thổ LVS Lại Giang. 56 CHƢƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN LƢU VỰC SÔNG LẠI GIANG 2.1. CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN 2.1.1. Ví trí địa lý Vị trí địa lý có ảnh hưởng rất lớn đến các đặc trưng thời tiết, khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và sinh vật cũng như hoạt động nhân sinh trên LVS Lại Giang. Bắt nguồn từ vùng núi phía Đông của dãy Trường Sơn có đỉnh cao 900 – 1000m, LVS Lại Giang có diện tích khoảng 1683,27 km2, được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 14010’ đến 14045’ vĩ Bắc và 108044’ đến 109010’ kinh Đông. Phía Nam giáp với LVS La Tinh (huyện Phù Mỹ), phía Bắc giáp với LVS Vệ (tỉnh Quảng Ngãi), phía Tây giáp LVS Kôn (huyện Vĩnh Thạnh) và phía Đông giáp biển Đông. LVS bao gồm 3 huyện An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn thuộc tỉnh Bình Định và một phần diện tích thuộc xã Ba Trang (huyện Ba Tơ) thuộc tỉnh Quảng Ngãi (hình 2.1). Đặc điểm vị trí nêu trên đã quyết định tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của cảnh quan LVS Lại Giang, với nền nhiệt cao, cường độ bức xạ lớn, sự phong phú về dạng địa hình, thổ nhưỡng và sự phát triển mạnh mẽ của sinh vật. Đồng thời, nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa dãy Trường Sơn ra biển, LVS Lại Giang chịu tác động rất rõ rệt của sự tương tác giữa lục địa và đại dương, nên đặc thù CQ có sự phân hóa hết sức đa dạng và phức tạp theo hướng Đông - Tây. Hệ thống sông Lại Giang với cửa sông An Dũ, không chỉ là tuyến thoát lũ duy nhất của LVS, mà còn là nguồn cung cấp nước ngọt cho phát triển nông nghiệp và là tuyến cung cấp, khai thác cát cho xây dựng với khối lượng lên đến hàng trăm nghìn khối/năm. Hạ lưu LVS Lại Giang với thị trấn Bồng Sơn, nơi từng được mệnh danh là ―thủ đô‖ trù phú, sầm uất và tươi đẹp của Liên khu V thời kháng chiến chống Pháp. Cộng với những lợi thế về vị trí như giáp biển (25 km đường bờ biển), có đường sắt quốc gia, đường quốc lộ 1A chạy qua, là cửa ngõ giao lưu quan trọng của khu vực, là trung tâm phát triển KT - XH của 3 huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn và An Lão. Với vị trí như vậy, LVS Lại Giang có nhiều thuận lợi nối kết về không gian lãnh thổ và không gian kinh tế trong toàn bộ khu vực phía Bắc tỉnh Bình Định với các vùng phụ cận, tạo cho nơi đây trở thành một vùng năng động và đầy hứa hẹn cho phát triển. Tuy nhiên, vị trí địa lý này cũng khiến cho LVS Lại Giang gặp không ít khó khăn, do thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão tố, lũ lụt,..., gây tác động lớn đến đời sống của dân cư và khó khăn cho quá trình phát triển. 57 2.1.2. Địa chất Đặc trưng cấu trúc, kiến tạo và thành phần vật chất đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thành tạo cảnh quan LVS Lại Giang. Dựa vào kết quả các công trình nghiên cứu [21, 23, 89] và bản đồ địa chất tỉ lệ 1:50.000 (hình 2.2), đặc điểm địa chất LVS Lại Giang được xác định như sau: 2.1.2.1. Đặc trưng cấu trúc, kiến tạo và thành phần vật chất a. Đặc trưng cấu trúc, kiến tạo Là một bộ phận thuộc rìa phía Đông trong phần nâng của địa khối KonTum, LVS Lại Giang có cấu trúc địa chất không đồng nhất, chế độ hoạt động kiến tạo lâu dài và thay đổi phức tạp từ Tiền Cambri đến Đệ tứ. Qua phân tích thành hệ biến chất, uốn nếp, đứt gãy và sự bất chỉnh hợp của các phân vị địa tầng cho thấy, LVS Lại Giang có hai đơn vị cấu trúc cơ bản: Cấu trúc Arkeiozoi, gồm các thành hệ cấu trúc của hệ tầng Kongro và hệ tầng Bồng Sơn; cấu trúc tạo núi Mezozoi - Kainozoi, gồm các thành hệ trầm tích lục nguyên, lục nguyên phun trào axit, lục nguyên phun trào andezit, lục nguyên phun trào bazan và các trầm tích bở rời. Trên diện tích LVS, có nhiều hệ thống đứt gãy được hình thành, hoạt động mạnh mẽ và kéo dài theo các phương khác nhau, quy định đến phương cấu trúc của địa hình (núi, đồi, thung lũng, bờ biển) và hướng dòng chảy sông ngòi của LVS, điển hình: Đới đứt gãy Tông Dinh - Trường Xuân (phương Đông Bắc - Tây Nam); đứt gãy Hoài Sơn Ân Mỹ (phương Tây Bắc - Đông Nam), đứt gãy An Vinh - Ân Hữu (phương kinh tuyến - á kinh tuyến), đứt gãy Tăng Bạt Hổ - Hoài Hải (phương Đông Bắc - Tây Nam), đứt gãy sông An Lão (phương kinh tuyến) và các đứt gãy mang tính địa phương khác. Dọc các đứt gãy, phổ biến là các đới đá bị cà nát, có độ sâu đến vỏ granit, tạo thuận lợi cho sự phát triển các macma xâm nhập tuổi Paleozoi muộn, các phức hệ xâm nhập Mezozoi cùng với các phun trào tương ứng trong Mezozoi giữa và Neogen - Đệ Tứ. b. Thành phần vật chất Lãnh thổ LVS Lại Giang được cấu thành chủ yếu bởi các đá macma, trầm tích và biến chất có tuổiPaleozoi- Mezozoi. - Đá macma trên LVS Lại Giang có tuổi từ Arkcozoiđến Mezozoi, chủ yếu thuộc phức hệ Bến Giằng – Quế Sơn và phức hệ Đèo Cả. + Phức hệ Bến Giằng – Quế Sơn:Gồm các đá macma có thành phần từ bazơ đến axit như gabro, gabro - điorit, granit biotit, garnitoit, granitapilit, granit giàu fensfatkali. 58 Phân bố tập trung ở phía Bắc và Đông Bắc của LVS, nhiều nhất là ở các xã Hoài Châu, Hoài Phú, Hoài Châu Bắc thuộc huyện Hoài Nhơn. +Phức hệ Đèo Cả:Gồm các đá có thành phần granomozonit, granodionit, granitbiotit có horblen hạt trung thô giàu fensfatkali màu xám, màu hồng thịt. Phân bố tập trung ở An Trung (huyện An Lão) và rải rác ở Hoài Ân, Hoài Nhơn. Đây là một loại hình khoáng sản có giá trị, được dùng làm đá ốp lát. Ngoài ra, phía Bắc của LVS còn có các đá macma thuộc phức hệ Hải Vân, chủ yếu là granit, biotit hạt vừa và nhỏ. - Đá biến chất trên LVS Lại Giang chủ yếu thuộc phức hệ Kanazk (còn gọi là phức hệ Kongro – ARkn), được xếp vào 3 hệ tầng: + Hệ tầng Xa Lam Cô (Arxlc): Đặc trưng là các đá biến chất thuộc leptynit (gneis biotit - granat - cordierit) và granulit có màu từ xám sẫm đến xám sáng. Phân bố chủ yếu phía Tây Bắc của LVS, thành phần khoáng gồm thạch anh, plagioclas biotit, muscovit, horblen, silimanit, pyroxen,.... + Hệ tầng Đak Lô(Ardl):Thành phần của hệ tầng là các đá metapelit, có xen ít lớp metacarbonat với một lượng nhỏ metamafic. Thường thấy nhất là các đá gneis biotit có màu xám sáng, đá phiến thạch anh - diopsid - tremolit - calcid; đá phiến thạch anh -biotit - silimanit, đá phiến thạch anh - biotit - silimanit - granat - cordierit. Phân bố ở khu vực suối Nước Lương, Nước Trong, Nước Xang, khu vực núi Đầu Ngựa, tập trung nhiều nhất ở xã An Vinh, huyện An Lão. + Hệ tầng Kim Sơn(Arks): Các thành tạo biến chất thuộc hệ tầng Kim Sơn phân bố rộng rãi ở Ân Phong, Ân Tín, Ân Nghĩa, Ân Mỹ và Lại Khánh. Thành phần thạch học là các đá metapelit cao nhôm, điển hình gồm plagiogneis biotit có granat, đá phiến thạch anh-biotit-silimanit chứa graphit, phiến thạch anh - fensfat - biotit, phiến thạch anh, phiến thạch anh 2 mica - silimanit,…, và đá phiến graphit, quarzit giàu graphit. Đá thuộc hệ tầng này phổ biến hiện tượng biến chất chồng, các đá amphibolit bị chồng bởi tướng epidot - amphibolit và đá phiến lục. Các đá biến chất thuộc hệ tầng Kim Sơn, đặc biệt vùng thượng nguồn lộ ra khá phổ biến, chúng có thế nằm cắm chủ yếu về Tây Nam ở khu vực Ân Sơn, Đak Mang. - Các thành tạo trầm tích bở rời Đệ Tứ: Phổ biến là các sản phẩm trầm tích bở rời Đệ Tứ có nguồn gốc tuổi từ Pleistocen đến Holocen. + Trầm tích Pleistocen *Trầm tích Pleistocen, phụ thống giữa- trên: Phân bố tập trung ở thung lũng sông An Lão, Kim Sơn và một phần thuộc đồng bằng Tam Quan, bao gồm các trầm tích có 59 nguồn gốc sông (aQ12-3), trầm tích hỗn hợp sông - biển (amQ12-3) tạo nên ở các bậc thềm cao khác nhau và trầm tích biển (mQ12-3). Thành phần chủ yếu là bột sét, cát cuội, sạn sỏi và cát bột sét. *Trầm tích Pleistocen, phụ thống trên: Gồm trầm tích sông (aQ13) lộ ra trên các bậc thềm cao 10 – 15m, phân bố khá liên tục dọc sông An Lão, Kim Sơn và một số con suối khác. Thành phần chủ yếu là cát sét bột màu vàng nâu, xám xanh, xám tro ở lớp trên và cuội, sạn, sỏi đa khoáng ở lớp dưới; trầm tích sông – biển (amQ13) phân bố rộng rãi ở đồng bằng Bồng Sơn tạo thành bề mặt nghiêng thoải từ ven rìa đồng bằng đến sông Kim Sơn và Lại Giang. Thành phần vật chất chủ yếu là cát thô, cuội, sạn sỏi, bột sét màu xanh thẫm và xanh lục; trầm tích biển (mQ13) tạo thành bề mặt tích tụ biển phân bố chủ yếu ven rìa của đồng bằng Tam Quan. Thành phần vật chất được phân thành 3 lớp, lớp dưới chủ yếu là cát thô lẫn bột sét, lớp giữa là cát, bột sét chứa sạn sỏi màu nâu đỏ đến loang lổ đỏ sẫm, lớp trên chủ yếu là bột sét cát mịn màu xám xanh, xám đen. +Trầm tích Holocen: Các trầm tích Holocen thuộc LVS chủ yếu là các cồn cát, dải cát có nguồn gốc biển, gió được hình thành vào giai đoạn địa hình lục địa đang được củng cố. Đến nay, địa hình các cồn cát, dải cát vẫn còn bị biến dạng do tác dụng của gió, sóng biển. *Trầm tích Holocen, phụ thống dưới – giữa: Được thành tạo bởi các trầm tích có nguồn gốc: nguồn gốc sông (aQ21-2) phân bố rải rác dọc thung lũng sông An Lão và các con suối khác dưới dạng bãi bồi cao; nguồn gốc hỗn hợp sông-biển (amQ21-2) ở đồng bằng Bồng Sơn, trầm tích biển (mQ21-2) ở đồng bằng Tam Quan và trầm tích biển gió (mvQ21-2). Thành phần chủ yếu là trầm tích hạt mịn như sét, sét cát màu xám đen, có nhiều vỏ sò màu trắng xen lẫn nhiều chất hữu cơ đã phân hủy thành bùn đen. *Trầm tích Holocen, phụ thống giữa - trên:Là thành tạo mới nhất so với các phần khác trong lãnh thổ nghiên cứu, tạo thành những dải kéo dài dọc theo bờ biển, phân bố dưới dạng các bãi cát, cồn cát, dải cát ven bờ biển hiện tại hoặc dọc các bãi bồi trong đồng bằng của LVS. Bao gồm các loại trầm tích là trầm tích sông (aQ22-3) và trầm tích có nguồn gốc biển gió (mvQ22-3). 2.1.2.2. Vai trò của địa chất trong thành tạo cảnh quan Kết quả của hoạt động kiến tạo địa chất là nguồn gốc hình thành, phát triển nhiều dạng địa hình, ảnh hưởng đến thành tạo nền móng của cảnh quan LVS Lại Giang. Trải qua nhiều chu kì kiến tạo địa chất với sự lặp đi lặp lại của các pha nâng lên, sụt lún, đứt gãy kết hợp với bào mòn, xâm thực, san bằng và bồi tụ, đã hình thành nên cảnh quan LVS Lại Giang với sự phân hóa đa dạng về nền rắn. Phía Tây LVS được nâng lên 60 mạnh mẽ trong giai đoạn tạo núi Kainozoi là nền móng của CQ đồi, núi. Phía Đông, có sự hạ thấp đột ngột của địa hình kết hợp hoạt động trầm tích Đệ Tứ từ nguồn gốc sông, biển là nền móng của CQ đồng bằng với nhiều dạng địa hình như đồng bằng phù sa, bãi bồi ven sông, đầm lầy ven biển, cửa sông và các dải cát ven biển,... Ngoài ra cho đến Đệ tứ, lãnh thổ LVS Lại Giang vẫn chịu ảnh hưởng của các pha chuyển động trẻ nên địa hình bị phân cắt mạnh mẽ, tạo thành các bậc thềm bào mòn và tích tụ. Bên cạnh đó, sự phong phú về thành phần vật chất, kết hợp với khí hậu, địa hình và lớp phủ thực vật đã tạo nên sự đa dạng về lớp phủ thổ nhưỡng, là cơ sở cho sự phân hóa nhiều loại CQ ở LVS Lại Giang. Do vậy, đây là một trong những nhân tố nền tảng rắn, quyết định diện mạo CQ lãnh thổ LVS Lại Giang. 2.1.3. Địa mạo 2.1.3.1. Đặc điểm a. Khái quát: Qua tham khảo tài liệucủa một số tác giả trong và ngoài nước như: I.X.Sukin, N.V.Basennica (1967) và P.N.Mencov (1978), Đào Đình Bắc, Vũ Tự Lập(phụ lục 1),việc phân chia các kiểu địa hình được đề tài luận án đã xác định các đặc trưng về độ dốc, độ cao tuyệt đối, độ cao tương đối phù hợp với sự phân hóa đặc trưng địa hình của một LVS thuộc miền Trung Việt Nam. Đặc điểm các kiểu địa hình của LVS Lại Giang được xác định: Nằm ở rìaĐông của dãy Trường Sơn với các nhánh núi đâm ngang ra biển,LVS Lại Giang có địa hình tương đối dốc và phức tạp. Núi, đồi chiếm 80% diện tích LVS. Lãnh thổ kéo dài chủ yếu theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có hướng nghiêng và thấp dần từ Tây sang Đông. Địa hình phân hóa rất đa dạng, với các nhóm kiểu địa hình đặc trưng: - Địa hình núi: Gồm các dãy núi phía Đông Trường Sơn dọc theo các con sông ra biển. Là nơi bắt nguồn của sông An Lão, Kim Sơn và các nhánh sông, suối nhỏ trong LVS. Địa hình núi chiếm 37,7% diện tích tự nhiên (DTTN) toàn lưu vực, độ cao biến đổi từ 300 đến >1.000m,được phân chia thành núi trung bình và núi thấp. Trong đó, núi trung bình chiếm diện tích rất nhỏ, phân bố ở độ cao ≥ 800 m phía Tây của lưu vực. Núi thấp chiếm diện tích lớn nhất trong các kiểu địa hình, phân bố ở độ cao từ 300 - < 800 mcủa huyện An Lão, Hoài Ân và xã Ba Trang (huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi). Phía Tây và Tây Bắc sông An Lão có các nhóm núi cánh cung ở độ cao từ 500 – 1.000 m với các đỉnh cao như Nước Trong (935 m), Nước Tiên (962 m), Làng Đôi (1.012 m), chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Sườn của các cánh cung này đón các hướng gió chính là Đông Bắc, Tây Nam, gió Bắc và gió Nam, nên hầu như quanh năm ở khu vực này đều có lượng mưa vượt trội so với các khu vực khác trong tỉnh 61 Bình Định. Độ dốc trung bình khoảng 15 - 250, nhiều nơi lên đến >250, địa hình bị phân cắt mạnh. Sự chia cắt đó đã hình thành nên các đồng bằng nhỏ hẹp ven sông. Mức độ xâm thực, bào mòn ở đây phát triển, tạo điều kiện cho quá trình xói mòn, rửa trôi tầng đất mặt xảy ra vào mùa mưa. - Địa hình đồi: Là vùng chuyển tiếp giữa địa hình núi và đồng bằng, chiếm khoảng 47,2% (DTTN) của LVS, phân bố ở độ cao từ 20 - 25 0C, xuất hiện ở những ở vùng đồng bằng ven biển và khu vực đồi thấp < 150m. + Đai khí hậu hơi nóng(II): Nhiệt độ từ 220C - 250C, xuất hiện ở khu vực đồi và núi thấp, độ cao khoảng 150 - 800m. + Đai khí hậu ấm (III): T< 220C, xuất hiện ở khu vực núi trung bình có độ cao≥800m. Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình (thuộc phía Nam dãy Bạch Mã), quanh năm nóng. Ở những vùng thấp của LVS Lại Giang, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất cũng đạt 21 - 220C. Nhưng ở khu vực núi phía Tây, những nơi có độ cao > 800m, trong năm cũng có thể xuất hiện 1 tháng có nhiệt độ ≤180C. Để mô tả đặc điểm này của nền nhiệt ở LVS Lại Giang, NCS đã sử dụng thêm chỉ tiêu độ dài mùa lạnh để xác định vùng nghiên cứu có 2 cấp độ dài mùa lạnh: + Không có tháng lạnh (0): Phần lớn lãnh thổ LVS Lại Giang, những nơi có độ cao 800 m, thuộc đai khí hậu III. Đặc điểm SKH của đai này tương ứng với kiều rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới. - Sự phân hóa tổng lượng mưa năm và chỉ tiêu mưa: LVS Lại Giang có lượng mưa năm rất lớn, đặc biệt huyện An Lão được xem là tâm mưa của tỉnh Bình Định với lượng mưa trung bình năm >3.000mm, đôi khi lên đến 4.000mm/năm, những nơi ít mưanhư vùng đồng bằng và thung lũng khuất gió, cũng có lượng mưa từ 2.000mm/năm trở lên. Theo Thái Văn Trừng trong nghiên cứu hệ sinh thái rừng Việt Nam [90, 91], lượng mưa 70 năm từ 2.000mm trở lên là điều kiện cần và đủ để tồn tại thảm thực vật rừng kín thường xanh tồn tại trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Vì vậy, nền ẩm được phân thành thành hai cấp: + A (mưa rất nhiều): Lượng mưa năm R > 2.500mm (thừa ẩm). + B (mưa nhiều): Lượng mưa năm R: từ 2.000 - 2.500mm (đủ ẩm, thực vật và cây trồng nhiệt đới phát triển bình thường). - Sự phân hóa độ dài mùa khô và chỉ tiêu mùa hạn chế đối với sinh trưởng của thực vật: Độ dài mùa khô là một trong những yếu tố hạn chế sự phát triển của thực vật. Trên cơ sở tham khảo, phân tích các số liệu về phân bố lượng mưa theo các tháng trong năm, chỉ tiêu tháng khô được xác định theo công thức của Gaussen R ≤ 2T, được Thái Văn Trừng, Vũ Tự Lập vận dụng trong nghiên cứu thảm thực vật rừng, trong các CQ địa lý Miền Bắc Việt Nam [57, 90, 91]. Độ dài mùa khô ở LVS Lại Giang được phân chia thành các cấp: a. Mùa khô ngắn (≤ 2 tháng); b. Mùa khô trung bình (từ 3 - 4 tháng). Bảng 2.5: Hệ thống chỉ tiêu phân loại SKH ở LVS Lại Giang ẨM Tổng lƣợng mƣa TB năm Số tháng khô NHIỆT Nhiệt độ trung bình năm (0C)Số tháng lạnh I. Khí hậu nóng 0: Không có tháng lạnh (h < 150m): T > 250C II. Khí hậu hơi nóng (h:150- 800m): 25 > T 0: Không có tháng lạnh ≥ 220C III. Khí hậu ấm 1: 1 tháng lạnh (h > 800m): T < 220C A: Mƣa rất nhiều (>2.500mm) B: Mƣa nhiều (2.000 - 2.500mm) a: ≤ 2 tháng b: 3-4 tháng b: 3 - 4 tháng I.A.0.a I.A.0.b I.B.0.b II.A.0.a III.A.1.a b. Thành lập bản đồ sinh khí hậu lưu vực sông Lại Giang Việc thành lập bản đồ sinh khí hậu LVS Lại Giang được tiến hành bằng cách chồng ghép có phân tích và chỉnh hợp các bản đồ thành phần về phân bố nền nhiệt (nhiệt độ trung bình năm), nền ẩm (lượng mưa năm) và phân bố mùa hạn chế (độ dài mùa khô). Qua phân tích bản đồ(hình 2.6), LVS Lại Giang phân hóa thành 5 loại SKH như sau: - I.B.0.b: Loại SKH nóng, mưa nhiều và có độ dài mùa khô trung bình từ 3-4 tháng, phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển và các thung lũng thấp của lưu vực. Chủ yếu là ở huyện Hoài Nhơn và huyện Hoài Ân. - I.A.0.b: Loại SKH nóng, mưa rất nhiều và có độ dài mùa khô trung bình từ 3-4 tháng phân bố ở chủ yếu ở phần thấp của huyện An Lão. 71 - I.A.0.a: Loại SKH nóng, mưa rất nhiều, có độ dài mùa khô không đáng kể (≤ 2 tháng), phân bố chủ yếu ở khu vực thung lũng của huyện An Lão. - II.A.0.a: Loại SKH hơi nóng, mưa rất nhiều, có độ dài mùa khô không đáng kể (≤ 2 tháng) phân bố ở vùng đồi cao và núi thấp thuộc cả 3 huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn, An Lão và xã Ba Trang thuộc huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi. - III.A.1.a: Loại SKH ấm, mưa rất nhiều, có độ dài mùa khô không đáng kể (≤ 2 tháng), mùa lạnh rất ngắn (1 tháng) phân bố ở vùng núi trung bình với độ cao ≥ 800m phía Tây LVS, thuộc huyện An Lão và Hoài Ân. 2.1.4.3. Vai trò của khí hậu trong hình thành cảnh quan Khí hậu có vai trò rất quan trọng trong hình thành và phân hóacảnh quan LVS Lại Giang. Ảnh hưởng của khí hậu đến lớp vỏ phong hóa, quá trình hình thành thổ nhưỡng, chế độ thủy văn, sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật,…, đã tạo nên sự đa dạng CQ trong LVS. Trong đó, sự phân hóa nhiệt - ẩm giữa các vùng trong lãnh thổ là căn cứ để phân chia các cấp CQ. Các yếu tố khí hậu (cường độ bức xạ, nhiệt - ẩm,..) ở LVS Lại Giang đáp ứng chỉ tiêu chung của khí hậu nhiệt đới, quy định cảnh quan LVS Lại Giang thuộc hệ thống CQ nhiệt đới gió mùa của toàn lãnh thổ Việt Nam và phụ hệ thống CQ nhiệt đới ẩm gió mùa không có mùa đông lạnh. Nền nhiệt - ẩm dồi dào, biên độ dao động nhiệt năm không lớn, rất thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật nhiệt đới, tạo cho LVS Lại Giang một kiểu CQ là rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm, mưa mùa. Tính phân mùa trong khí hậu đã quy định đến tính mùa vụ trong sản xuất và biến đổi mùa của cảnh quan LVS Lại Giang. Mặc dù tổng lượng mưa năm trong LVS lớn, nhưng do sựphân hóa theo mùa, nên có hiện tượng thừa nước vào mùa mưa, thiếu nước gây hạn hán vào mùa khô. Gần đây, sự phân mùa của khí hậu ngày càng khắc nghiệt, những đợt mưa lớn trên diện rộng ngày càng gia tăng về cường độ và tần suất, thậm chí còn xuất hiện lượng mưa ngày lịch sử,… gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng cho vùng hạ lưu. Mùa ít mưa mưa trùng vào thời kỳ khô nóng, bốc hơi nhiều gây nên tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất. Khí hậu còn phân hóa theo không gian. Ở khu vực đồi núi phía Tây, nhiệt độ có xu hướng giảm theo độ cao địa hình, lượng mưa có xu hướng tăng, do đó tiềm năng nguồn nước đến rất dồi dào. Vùng đồng bằng ven biển có nhiệt độ cao, độ ẩm và lượng mưa ít hơn, lượng bốc hơi lớn nên thường xảy ra tình trạng khô hạn 72 thiếu nước. Các điều kiện khí hậu cực đoan cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của dân cư. Như vậy, khí hậu là yếu tố động lực của CQ, chi phối nhất định các hoạt động sản xuất và khai thác TNTN của LVS. Mặt khác, sự phân hóa thành 5 loại SKH với các đặc điểm, đặc trưng khác nhau, cho thấy LVS Lại Giang có khí hậu phân hóa khá đa dạng. Đây là điều kiện thuận lợi để hình thành, phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, là tiền đề tạo nên sự phong phú các đơn vị CQ trong LVS. 2.1.5. Thủy văn 2.1.5.1. Đặc điểm - Mạng lưới sông suối: Sông Lại Giang bắt nguồn từ các dãy núi phía Tây có đỉnh cao từ 900 - 1000m, đổ vào biển Đông qua cửa biển chính An Dũ; Được hợp từ hai nhánh sông An Lão và Kim Sơn, tạo thành dòng chính Lại Giang. Sông suối trong LVS ngắn, quanh co uốn khúc, lòng sông hẹp và dốc, nước chảy xiết. Có rất nhiều nhánh sông nhỏ và suối theo các khe núi hẹp đổ nước vào sông, tạo nên một mạng lưới dạng cành cây, nên LVS Lại Giang có nguồn nước rất dồi dào. Tuy nhiên, ở đây có diện tích núi, đồi lớn (chiếm 80% diện tích lưu vực), độ dốc dọc các triền núi 60 - 80%, đã tác động tới quá trình sinh dòng chảy,đặc biệt là dòng chảy lũ, gây ngập lụt nghiêm trọng cho vùng đồng bằng. + Sông An Lão: Là phụ lưu lớn nhất của LVS Lại Giang với chiều dài khoảng 75 km, diện tích LVS là 689,03 km2 (chiếm khoảng 40,9% diện tích toàn LVS). Bắt nguồn từ vùng núi phía Tây và Tây Bắc, nơi có địa hình tương đối cao, độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh. Sông An Lão được nhiều con sông nhỏ và suối từ hai bên khe núi hẹp đổ vào (sông Nước Dinh, sông Nước Giáp, sông Vố, sông Nước Song, sông Nước Đổ, sông Cẩm Đức, sông Nước Trép,…), nên sông An Lão có khả năng tập trung nước lớn trong mùa mưa. Bảng 2.6: Đặc trưng hình thái một số sông chính ở LVS Lại Giang Tên sông An Lão Kim Sơn Lại Giang - dòng chính Chiều dài sông (km) 75 64 Độ dốc bình quân LVS (%) 13,7 14,5 Chiều rộng bình quân LVS (km) 16,11 12,83 18 10,1 22,14 Diện tích LVS Tỷ lệ (km2) % 689,03 40,9 598,07 35,6 396,17 23,5 Mật độ lƣới sông (km/km2) 0,72 0,45 0,32 Nguồn:[37, 75,76] 73 80000 ha 68902.81 70000 60000 50000 40000 30000 20000 10000 0 59807.11 39617.08 LVS An Lão LVS Kim Sơn LVS Lại Giang - dòng chính Hình 2.7: Biểu đồ quy mô diện tích LVS An Lão, Kim Sơn, Lại Giang - dòng chính + Sông Kim Sơn: Dài khoảng 64 km, diện tích LVS 598,07km2(chiếm 35,6% DTTN) bắt nguồn từ vùng núi phía Tây Nam thuộc huyện Hoài Ân, chảy theo hướng Tây Nam -Đông Bắc. Sông Kim Sơn có một số phụ lưu như sông Lớn, sông Nước Lương, sông Nước Láng, sông Ben Vách, sông Du Tự, …. Sông có khả năng tập trung nước nhanh nhưng điều tiết lũ nhanh hơn sông An Lão. + Sông Lại Giang - dòng chính: Dài khoảng 18 km tính từ ngã ba hợp lưu An Lão – Kim Sơn đến cửa sông An Dũ, diện tích LVS 396,17km2, chỉ chiếm khoảng 23,5% diện tích tự nhiên (DTTN) của lưu vực. Đây là đoạn sông nằm ở hạ lưu của LVS nên phía đầu của sông (nơi hợp lưu của hai nhánh An Lão và Kim Sơn) chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện của vùng thượng lưu, phía cuối sông chịu ảnh hưởng mạnh của biển. Đặc biệt, cửa biển An Dũ có dạng đặc trưng của các cửa biển miền Trung, nước sông không đổ trực tiếp ra biển mà bị chặn lại bởi một doi cát, hình thành các dạng như đầm phá.Vào mùa lũ, nước ở thượng nguồn dồn về, nước dâng nhanh, gây xói, bồi, sạt lở dọc ven sông và ngập úng trên diện rộng cho toàn vùng đồng bằng. Mùa cạn, nước biển xâm nhập mạnh ngược vào, gây nhiễm mặn trên một vùng rộng lớn ở cửa sông. Đặc điểm này thể hiện mối quan hệ mật thiết của chế độ tương tác sông - biển, tạo nên nét đặc thù trong động lực biến đổi CQ ở LVS Lại Giang. Bên cạnh đó, LVS Lại Giang có một hệ thống hồ đập khá phong phú như: hồ Hưng Long, hồ Mỹ Đức, hồ Vạn Hội, hồ Suối Rùn, hồ Thạch Khê, hồ Phú Thuận,….bổ sung, cung cấp nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong vùng. - Chế độ dòng chảy: Dòng chảy trong năm của LVS sông Lại Giang chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa lũ và mùa kiệt. + Mùa lũ: Kéo dài 3 tháng (X –XII), lưu lượng dòng chảy vào mùa lũ chiếm 70 – 75% dòng chảy năm . Lũ ở LVS Lại Giang thường phản ứng rất nhanh với mưa và thường dữ dội . Tại trạm An Hoà trên sông An Lão , lưu lươ ̣ng lũ lớn nhấ t trung bin ̀ h nhiề u năm là 1.832 m3/s, tương ứng với m odul dòng chảy lũ là 4,78 m3/s.km2. Lũ lớn nhấ t đo đươ ̣c trong thời kỳ từ 1982 - 2001 với Q max = 5.880 m3/s (ngày 19/XI/1987), 74 tương ứng với modul đỉnh lũ là 15,4 m3/s.km2 [76]. Đỉnh lũ lớn nhất trong năm thường xuất hiện vào tháng XI (chiếm 57%). Ngoài ra, vào tháng V và VI, thường xảy lũ tiểu mãn do mưa đầu mùa hè gây ra, lượng mưa từ 190 - 210mm. Lũ tiểu mãn thường là lũ nhỏ và đây là nguồn nước bổ sung ẩm rất quan trong cho LVS trong thời kì khô hạn. + Mùa kiệt: Mùa kiệt của LVS Lại Giang kéo dài 8 tháng (từ I – IX), trong đó kiệt nhất là tháng VII, VIII. Dòng chảy trong mùa kiệt chủ yếu do nước ngầm của LVS cung cấp. Lưu lượng các tháng mùa kiệt chỉ chiếm 37% lưu lượng cả năm. Lưu tốc mùa kiệt rất nhỏ, có thời kỳ V = 0 - 0,01m/s, lưu lượng 0,55m3/s. Thời kì kiệt nhất xuất hiện vào tháng VIII chiếm 1,7% lưu lượng cả năm. 2.1.5.2. Vai trò của thủy văn trong thành tạo cảnh quan lưu vực sông Lại Giang Dòng chảy sông có vai trò rất quan trọng trong vận chuyển và phân bố lại vật chất, tạo nên tính liên tục và hệ thống trong lãnh thổ. Do vây, cùng với yếu tố khí hậu, thủy văn cũng có vai trò tạo ra động lực phát triển CQ, làm tăng cường mối quan hệ giữa các hợp phần trong CQ lưu vực. Đồng thời, dòng chảy sông ngòi còn là tác nhân chính của các quá trình ngoại lực (xói mòn, xâm thực, sạt lở, rửa trôi, bồi tụ, ….) tham gia hình thành nên các dạng địa hình trong LVS. LVS Lại Giang có mạng lưới sông suối khá phát triển, kết hợp với hướng nghiêng Tây - Đông của địa hình và đặc trưng hình thái hai sông An Lão và Kim Sơn nên hàng năm, dòng chảy sông ngòi mang một lượng lớn phù sa từ núi, đồi xuống bồi đắp mạnh ở hạ lưu và cửa sông ven biển, hình thành nên CQ đồng bằng ở LVS Lại Giang và các bãi bồi ven sông ở vùng thấp của đồi, núi (modul dòng chảy rắn trung bình ở LVS Lại Giang: 75 -80 tấn/km2/năm) [37]. Chế độ thủy văn cũng chi phối tính chu kì của CQ, vào mùa lũ, các sông ở LVS Lại Giang (đặc biệt là sông An Lão) có lưu lưu dòng chảy lớn, nước sông lên nhanh khi có mưa, gây ngập lụt trên diện rộng, xói mòn, sạt lở mạnh ở vùng đồi, núi và hai bên bờ sông,…., làm thay đổi mạnh mẽ các CQ trong LVS. Ngoài ra, tương tác giữa dòng chảy sông - biển ở vùng cửa sông cũng có tác động rất mạnh mẽ đến CQ đồng bằng ven biển. Sự xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng đã làm thay đổi tính chất, hình thái và ảnh hưởng đến chất lượng của CQ ở các vùng đất thấp gần cửa sông. 2.1.6. Thổ nhƣỡng 2.1.6.1. Đặc điểm Theo các tài liệu nghiên cứu [39, 40] và kết quả khảo sát thực địa cho thấy, do được hình thành trên nhiều loại đá và nhiều dạng địa hình khác nhau nên lớp phủ thổ 75 nhưỡng LVS Lại Giang khá đa dạng với đặc điểm và tính chất khá phức tạp. Trong LVS có 8 nhóm đất chính với 19 loại đất khác nhau (hình 2.8) TT 01 02 Bảng 2.7: Diện tích các nhómđất chính ở LVS Lại Giang Tỷ lệ % so với Nhóm loại đất Diện tích (ha) tổng DT TN Đất cát 1.718,5 1,1 Đất mặn 2.040,2 1,2 03 04 05 06 07 08 Đất phù sa 28.599, 2 16,9 Đất đỏ vàng 123.898,8 73,6 Đất xám 4.376,5 2,6 Đất mùn 1.012,5 0,6 Đất dốc tụ 4.301,1 2,6 Đất xói mòn trơ sỏi đá 2.375,2 1,4 Tổng 168.327 100 - Nhóm đất cát (C):Phân bố tập trung ở huyện Hoài Nhơn, diện tích khoảng 1.718,5 ha (chiếm 1,1% DTTN toàn LVS),gồm các loại đất: Đất cát biển (Cb), phân bố ở ven đồng bằng, phía trong dải cồn cát, có thành phần cơ giới nhẹ (tỉ lệ cát 85 95%);Đất cồn cát (Cc) là dải hẹp nằm sát bờ biển, trên địa hình cao, phân bố chủ yếu ở xã Hoài Hương, Hoài Châu Bắc. Quá trình thành tạo vẫn tiếp diễn dưới tác động không ngừng của gió, biển và sông, các cồn cát này thường không cố định; Đất cát (C)phânbố chủ yếu ở xã Tam Quan Nam, Hoài Hải. Nhìn chung, nhóm đất cát nghèo dinh dưỡng (mùn, đạm, lân và kali,…), nhất là các dạng đất cát mới hình thành. Khi có thực vật phát triển hoặc có tác động sản xuất của con người, chất dinh dưỡng trong đất có chiều hướng tăng lên. Ở những nơi không có rừng phòng hộ, cát thường lấn lấp đất phù sa và đất canh tác. Tuy nghèo dưỡng nhưng ở LVS Lại Giang một phần đất cát cũng được sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp như trồng rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày, vườn tạp và trồng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ ven biển. - Nhóm đất mặn (M):Có khoảng 2.040,2 ha (chiếm 1,2% DTTN toàn LVS) gồm hai loại đất là đất mặn trung bình (M) và đất mặn sú vẹt (Mm). Nhóm đất mặn ở LVS Lại Giang phân bố ở chủ yếu vùng thấp trũng, ven biển thuộc huyện Hoài Nhơn. Đất mặn có độ phì thấp, hàm lượng mùn nghèo, thường xuyên bị úng ngập. Tuy nhiên, ở LVS Lại Giang đất mặn cũng được sử dụng trong nông nghiệpnhư nuôi tôm chuyên canh ở vùng có rừng ngập mặn (mô hình ngư – lâm kết hợp), những vùngnhiễm mặn ít, trồng lúa rất có hiệu quả. Ngoài ra, đất mặn có vai trò trong bảo vệvùng biển, chắn sóng, chắn gió,... Hiện nay, LVS Lại Giang còn có một diện tích (gần 300 ha) đất mặn chưa được sử dụng, bỏ hoang hóa hoặc chưa sử dụng đúng mục đích, đây là một hạn chế lớn cho việc phát triển nông - lâm - ngư kết hợp của vùng. 76 - Nhóm đất phù sa (P):Có diện tích khoảng 28.599,2 ha, chiếm diện tích lớn thứ hai sau nhóm đất đỏ vàng (khoảng 16,9% DTTN toàn LVS), gồm 5 loại đất: Đất phù sa không được bồi (P) chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các loại đất phù sa (khoảng 12.481,82 ha, chiếm 7,4% DTTN toàn lưu vực); Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb) khoảng 5.899,24 ha (chiếm 3,5 % DTTN toàn lưu vực); Đất phù sa glây (Pg) ; đất phù sa có tầng loang lổ (Pf) và đất phù sa ngòi suối (Py). Hầu hết đất phù sa của LVS nằm ở vùng đồng bằng (đồng bằng Hoài Nhơn và Hoài Ân) và ven các con sông do sự bồi lắng phù sa sông suối. Ở vùng thượng lưu, đất phù sa chiếm diện tích rất nhỏ, chủ yếu là loại phù sa ngòi suối (Py) và phù sa glây (Pg). Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ, độ phì nhiêu chỉ đạt mức trung bình, nhưng phân hoá không đều. Hiện nay, đất phù sa là quỹ đất được sử dụng gần như triệt để trong mục đích sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là phát triển cây lương thực - thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả, trong đó lúa 2 - 3 vụ là phổ biến nhất. Tuy nhiên, do canh tác quá mức và sự biến đổi của khí hậu (lũ lụt, hạn hán thất thường), hiện nay đất canh tác có xu hướng bạc màu, thoái hoá. Đồng thời do hạn hán kéo dài, nước biển xâm nhập, gây nên hiện tượng mặn hoá đồng ruộng. Đây là một vấn đề cần được quan tâm và khắc phục để việc canh tác có hiệu quả hơn. - Nhóm đất đỏ vàng (F):Nhóm đất này chiếm ưu thế nhất trong LVS, phân bố chủ yếu ở vùng đồi, núi. Diện tích khoảng 123.898,8 ha (chiếm 73,6% DTTN toàn LVS), gồm: Đất nâu đỏ trên bazan (Fk) là đất có tầng dày, hàm lượng mùn và đạm giàu. Đất có thành phần cơ giới là thịt nặng, cấu trúc tốt, độ trữ ẩm lớn hơn các đất khác, rất thích hợp với cây công nghiệp dài ngày: chè, hồ tiêu, song do canh tác không hợp lý nhiều nơi đã bị thoái hoá; Đất vàng đỏ trên đá granit (Fa) chiếm diện tích lớn nhất trong nhóm đất đỏ vàng (84.666,6 ha, chiếm 50,3% DTTN toàn lưu vực). Đất có hàm lượng mùn từ nghèo đến trung bình, các chất dinh dưỡng khác có hàm lượng thấp. Hạn chế lớn nhất đối với loại đất này là tầng đất mịn mỏng và địa hình dốc nên độ trữ ẩm không cao, tiềm năng xói mòn, thoái hoá lớn, đất có hiện tượng kết vón; Đất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất (Fs) với 29.797,1ha, chiếm khoảng 17,7% DTTN toàn lưu vực. Đây là loại đất có độ dày tầng đất tương đối khá loại đất dao động từ 50 - 100 cm, trừ một số nơi khai thác không hợp lý (chặt phá rừng, trồng cây nông nghiệp ngắn ngày liên tục trên đất dốc...). Thành phần cơ giới dao động từ thịt trung đến thịt nặng hơi pha sét và có phản ứng chua. Hàm lượng chất hữu cơ ở tầng đất mặt phần lớn ở mức trung bình cho đến khá. Hàm lượng các chất tổng số hầu như đều ở mức nghèo đến trung bình, trừ kali tổng số ở mức giàu, nên đây loại đất có tiềm năng 77 lớn trong sản xuất nông, lâm nghiệp của LVS. Ngoài ra, trong LVS còn có loại đất vàng nhạt trên đá cát (Fq). Địa hình thành tạo đất chủ yếu là các đồi thấp thoải, lượn sóng, độ dốc trung bình hoặc được san thành ruộng bậc thang trồng lúa. Đặc tính chung là đất chua, nghèo mùn và các chất dinh dưỡng, độ phì không cao. Đất đã bị biến đổi nhiều do khai thác trong nông nghiệp. - Nhóm đất xám: Ở LVS Lại Giang chủ yếu có hai loại đất xám là đất xám trên đá macma axit (Xa) và đất xám bạc màu trên đá macma axit (Ba). Nhóm đất này chiếm diện tích không lớn khoảng 4.376,5 ha (chiếm 2,6% diện tích LVS). Thành phần cơ giới của đất nhẹ, dễ bị xói mòn, rửa trôi và thường phân bố ở khu vực đồi gò chuyển tiếp lên khu vực núi. Hiện nay, ở các khu vực có đất xám hầu hết đất còn trống hoặc đồi trọc với trảng cỏ tự nhiên xen cây bụi, một phần được khai thác trồng cây lương thực và hoa màu, nhưng cho năng suất thấp. - Nhóm đất mùn đỏ vàng (H):Chủ yếu là loại đất mùn vàng nhạt trên đá macma axit (Ha). Đây là nhóm đất chiếm diện tích rất nhỏ trong LVS (1.012,5 ha, chiếm 0,6% DTTN của LVS). Nhóm đất này xuất hiện ở địa hình núi có độ cao > 800m. Đặc tính chung có tầng mùn dày, tầng đất mịn và vỏ phong hoá mỏng, hình thành trên phần đỉnh núi thuộc khu vực phân thuỷ đầu nguồn của sông suối. Đất dốc, chia cắt mạnh, cấu trúc đất không bền. Vì vậy, nếu lớp phủ rừng bị phá huỷ, đất nhanh chóng biến thành đất xói mòn trơ sỏi đá, khó phục hồi. - Đất dốc tụ (D): Được hình thành trên sản phẩm dốc tụ, dọc các thung lũng ven chân đồi và núi thấp với 4.301,1 ha (chiếm 2,6% DTTN của LVS). Nhóm đất này có độ dốc nhỏ, từ 0 - 30 với tầng dày tập trung chủ yếu từ 50 - 100 cm. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, độ phì dao động từ nghèo đến trung bình khá. Tuy chiếm diện tích không lớn, nhưng nhóm đất này hiện cũng đang được sử dụng vào mục đích phát triển nông nghiệp trong LVS. - Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E):Chiếm ha 2.375,2(1,4% DTTN của LVS). Đây là nhóm đất thoái hoá nghèo kiệt do quá trình khai thác không hợp lý. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, chua, nghèo các chất dinh dưỡng.Hiện trạng lớp phủ trên loại đất này chủ yếu là cỏ dại hoặc cây lùm bụi, một số ít diện tích được trồng rừng theo cácdự án đầu tư, một số khác được người dân cải tạo để trồng cây hàng năm, nhưng sản lượng rất thấp. Như vậy, lớp phủ thổ nhưỡng LVS Lại Giang khá đa dạng với nhiều nhóm đất có mặt ở Việt Nam. Chính lớp phủ thổ nhưỡng đa dạng là nhân tố chủ đạo hình thành nên đa dạng CQ ở lưu vực. 78 2.1.6.2. Vai trò của thổ nhưỡng trong thành tạo cảnh quan Thổ nhưỡng là nhân tố quan trọng tham gia thành tạo và phân hóa CQ. Là nơi thường xuyên diễn ra sự trao đổi vật chất trong CQ, nơi hợp thành môi trường tự nhiên và trong nhiều trường hợp, chi phối lại sự phát triển các nhân tố khác của môi trường. Do vậy, thổ nhưỡng được xem nhân tố “chứa đựng”và phản ánh các mối quan hệ tác động tương hỗ giữa thành phần vô cơ và hữu cơ trong tự nhiên. Với cấu trúc địa chất, địa hình đa dạng và các đặc trưng khí hậu, thủy văn nhiệt đới ẩm, tạo cho LVS Lại Giang một hệ thống các loại đất phong phú về kiểu loại. Chính sự phong phú và đa dạng các loại đất, kết hợp với sinh vật là cơ sở cho sự phân hóa đa dạng của CQ trong LVS và là một trong những chỉ số quan trọng xác định cấp loại CQ. Thực tế đã khẳng định, đất là ―tư liệu sản xuất không gì thay thế được đối với nông, lâm nghiệp‖ để tạo ra lương thực và thực phẩm với giá thành thấp nhất [16]. Tài nguyên đất có những tính chất đặc trưng khiến nó không giống bất kỳ một tư liệu sản xuất nào. Mỗi loại CQ hình thành trên mỗi loại đất khác nhau, nên phương thức khai thác và sử dụng tài nguyên đất không giống nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu CQ để SDHL tài nguyên đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chiến lược PTBV của tất cả các nước trên thế giới cũng như ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 2.1.7. Lớp phủ thực vật 2.1.7.1. Đặc điểm Dưới ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và sự phân hóa phức tạp của địa hình, thảm thực vật trên LVS Lại Giang khá phong phú về kiểu loại. Căn cứ vào đặc điểm sinh thái phát sinh và hiện trạng thảm thực vật, đề tài luận án chia thảm thực vật ở LVS Lại Giang thành các nhóm: Lớp phủ thực vật tự nhiên và lớp phủ thực vật nhân tác. a. Lớp phủ thực vật tự nhiên Hiện nay lớp phủ thực vật tự nhiên ở LVS Lại Giang còn rất ít, phân bố tập trung trên vùng núi trung bình và một phần núi thấp của LVS. Có các kiểu hệ sinh thái chính như sau: - Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới: Phân bố chủ yếu ở độ cao trên 800m ở phía Tây LVS thuộc huyện An Lão và Hoài Ân, lượng mưa >3.000mm, chiếm gần 10% diện tích rừng tự nhiên. Rừng có cấu trúc nhiều tầng (3- 4 tầng), nhiều loài cây, thành phần loài khá phong phú và đa dạng, nhiều loài có chiều cao trên 20m,có đường kính lớn. Đây là rừng giàu, hệ sinh thái rừng có giá trị lớn nhất trong LVS cả về 79 nguồn gen quí hiếm và khả năng điều tiết nước tốt, giảm được độ xói mòn đất, giảm được dòng chảy mặt và phòng chống được thiên tai. Một số loại chủ yếu như: Thông nàng, Hoàng đàn, Giổi, Hoa khế, Sến đất,... - Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: Phân bố khá rộng rãi trong LVS, chiếm hơn 50% rừng tự nhiên ở vùng thượng lưu thuộc các huyện Hoài Ân, An Lão và xã Ba Trang, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi. Phân bố phổ biến ở độ cao từ 300 - 700 m, với lượng mưa từ 2.500m trở lên. Cấu trúc rừng gồm 3- 4 tầng. Ở đây có rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao như các loại Chò chai, Chò chỉ, Kiền kiền, Săng đào, Trắc, Cẩm lai, Giáng hương, Gỗ đỏ, Gụ mật, Gió, Xoay, Trâm, Re, Vối, Giổi, Bời lời... Đây là những loài thực vật quý và có giá trị cao. Rừng ở đây cũng có khả năng phòng hộ, chống xói mòn, giảm được dòng chảy mặt khá tốt, nên cần thiết phải bảo vệ. Ngoài ra, vùng ven biển còn có một diện tích nhỏ rừng ngập mặn,gồm các loài chủ yếu là Sú,Vẹt, Đước, đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng hộ ven biển.Hiện nay, rừng ngập mặn đang bị thu hẹp do khai thác mặt nước để nuôi trồng thủy sản. - Trảng cỏ và cây bụi thứ sinh: Trảng cỏ và cây bụi thứ sinh ở LVS phân bố chủ yếu ở trên các đỉnh, sườn núi, đồi với tầng đất khá mỏng, mức độ bào mòn rửa trôi mạnh. Trảng cây bụi ở đây được phân ra nhiều trạng thái như đất trống có cây gỗ rải rác, đất trống có cây bụi rải rác, ... Thành phần loài khá phưc tạp, các cây bụi hay gỗ nhỏ thuộc họ Sim, họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Cỏ roi ngựa,... - Sinh vật thủy sinh: Các loại rong và thực vật bậc cao của vùng có trên 136 loài, 36 họ và 59 giống. Đáng chú ý có ba loài: Rau câu chỉ vàng, Tảo bùn, Tảo hẹ có ý nghĩa lớn trong việc phát triển kinh tế cũng như trong chăn nuôi, làm thức ăn cho gia súc. Đặc biệt, tảo của LVS Lại Giang mang tính chất của khu hệ tảo của miền nhiệt đới, có nhiều loài có ý nghĩa cao cho xuất khẩu, chăn nuôi và chế biến. Ngoài ra thực vật thủy sinh còn bao gồm tảo đa bào các loài thuộc dương xỉ (Bèo ong, Bèo tấm), Rong lá, Rong chân chó, Rong đuôi chồn, Rong nhám, Tảo vàng. Chúng mọc xen nhau dày đặc cùng với Tảo hẹ có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế. b. Lớp phủ thực vật nhân tác - Rừng trồng: Trong những năm gần đây, LVS Lại Giang có diện tích rừng trồng tăng lên nhanh chóng. Theo số liệu theo dõi diễn biến rừng tại tỉnh Bình Định năm 2001, tỷ che phủ trung bình ở LVS Lại Giang khoảng 31,3 %, thấp hơn bình quân của toàn tỉnh (32,1%) và toàn quốc (33,2%). Nhưng từ năm 2008 đến nay, tỷ lệ rừng trồng 80 tăng lên rõ rệt (tỉ lệ che phủ bình quân đã lên đến 43%). Thành phần loài cây trồng trong LVS chủ yếu là Bạch đàn, Phi lao, Keo, Sao đen, Thông nhựa, Muồng đen với độ tuổi từ 1 - 7 năm hoặc phi lao ven biển chống gió bão, xói mòn. - Các quần xã cây trồng khác:Quần xã cây trồng khác ở LVS Lại Giang tương đối đa dạng. Trên các loại đất đỏ vàng thuộc vùng đồi, núi thường được trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và một số cây công nghiệp dài ngày khác. Ở những vùng đồi thấp và đồng bằng chủ yếu là trồng cây lương thực và các loại cây công nghiệp hàng năm khác. + Cây công nghiệp lâu năm ở LVS Lại Giangphần lớn là cây công nghiệp dài ngày (điều, dừa, hồ tiêu,..). Tuy nhiên, hiện nay diện tích cây điều có xu hướng thu hẹp dần. Gần đây,trên lưu vực đang triển khai trồng và mở rộng diện tích cây hồ tiêu trên các vùng đồi. Cây ăn quả thường được trồng trong vườn ở khu dân cư, phân bố phức tạp. Các loại cây ăn quả được trồng nhiều ở đây gồm xoài, cam, chanh, bưởi, dừa, chuối mít,..... + Cây lương thực chủ yếu là lúa nước được trồng trên các loại đất phù sa ở vùng đồng bằng và dọc thung lũng sông An Lão, Kim Sơn. Những nơi nguồn nước ít đảm bảo, người dân thường trồng hoa màu gồm khoai lang, sắn, ngô, các loại rau, đậu, dưa hấu, hoặc cây công nghiệp ngắn ngày: mía, lạc, vừng, bông vải, đậu tương, dâu tằm, cói... 2.1.7.2. Vai trò của thảm thực vật trong thành tạo cảnh quan Mặc dù chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố (địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng...) nhưng các kiểu CQ trên LVS Lại Giang còn chịu sự chi phối rất lớn từ các thảm thực vật. Vai trò thành tạo của lớp phủ thực vật đối với CQ được đánh giá không phải một cách ngẫu nhiên mà có cơ sở, bởi mỗi kiểu thảm chỉ phù hợp và phát triển tốt nhất trên một loại đất, một dạng địa hình, một kiểu khí hậu và một kiểu thuỷ văn nhất định. Nói cách khác, cùng với các nhóm nhân tố khác, sinh vật cũng là một nhân tố đóng một vai trò rất quan trọng trong thành tạo CQ, thể hiện qua đặc điểm cấu trúc, thành phần loài, kiểu thảm và hiện trạng lớp phủ thực vật trên một đơn vị lãnh thổ. Sinh vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi vật chất và chuyển hóa năng lượng trong CQ, là nhân tố điều tiết, phục hồi và kết nối các yếu tố thành tạo CQ. Thảm thực vật và lớp phủ thổ nhưỡng có khả năng giữ được một lượng nước khá lớn, góp phần điều tiết dòng chảy, hạn chế quá trình rửa trôi, điều hòa lượng vật 81 chất trong LVS. Trong quá trình khảo sát thực địa thực hiện đề tài luận án cho thấy, trong thời kỳ mùa mưa, vùng thượng nguồn của LVS Lại Giang bị xói lở mạnh ở những nơi có hiện trạng là cây bụi, trảng cỏ hoặc đất trống, đồi trọc; Ở những nơi có lớp phủ rừng, quá trình trượt lở đất, xói mòn rửa trôi được hạn chế rất rõ rệt. Sinh vật còn là một thành phần tự nhiên đa dạng, phức tạp, rất “nhạy cảm” với sự biến đổi của thiên nhiên, là nhân tố phản ánh sự đa dạng của CQ. Trên LVS Lại Giang, tồn tại nhiều hệ sinh thái như: Rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm mưa mùa và rừng kín thường xanh á nhiệt đới nguyên sinh, phân bố ở vùng núi phía Tây; Ở vùng đồi và thung lũng có rừng thứ sinh, rừng trồng, trảng cỏ cây bụi và thảm thực vật nông nghiệp như lúa, hoa màu, cây ngắn ngày ở vùng đồng bằng; Ở các dải cồn cát ven biển là rừng phi lao chắn cát. Các kiểu thảm thực vật trên kết hợp với thổ nhưỡng tạo nên nhiều loại CQ, góp phần làm đa dạng CQ cho LVS Lại Giang. Ngoài ra, dưới sự tác động mạnh mẽ của con người, lớp phủ thực vật ở LVS Lại Giang có sự thay đổi lớn. Do vậy, có thể nói, hoạt động dân sinh là tác nhân quan trọng làm biến đổi CQ tự nhiên của LVS. 2.1.8. Hoạt động của con ngƣời Bên cạnh việc phụ thuộc vào các nhân tố thành tạo tự nhiên, sự biến đổi, phân hóa CQ ở LVS Lại Giang còn chịu sự chi phối mạnh mẽ từ các hoạt động phát triển KT- XH của con người. Đặc biệt, do LVS Lại Giang có đến 80% DTTN là đồi, núi, nên các hoạt động nhân sinh có liên quan đến việc thành tạo và biến đổi CQ trên lưu vực hầu hết đều có liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên đất, nước, rừng trong phát triển nông, lâm ngư nghiệp. 2.1.8.1.Tác động của hoạt động phát triển nông, lâm, ngư nghiệp Hoạt động phát triển nông, lâm, ngư nghiệp trên LVS Lại Giang như trồng rừng, tái sinh, khoanh nuôi, phục hồi rừng, khai thác lâm sản, trồng cây công nghiệp, nông nghiệp, cây lương thực và nuôi trồng thủy hải sản, đã hình thành các CQ mang đậm dấu ấn nhân sinh, với các hệ sinh thái lâm nghiệp, nông - lâm nghiệp, nông nghiệp và hệ sinh thái thủy sinh. - Nông - lâm nghiệp: Cùng với quá trình phát triển lãnh thổ, dân cư trên LVS Lại Giang đã sử dụng phần lớn diện tích lãnh thổ cho các hoạt động phát triển nông lâm nghiệp. Kết quả thảm thực vật tự nhiên ngày càng thu hẹp diện tích, trong khi thảm thực vật nhân tác ngày càng mở rộng. Điều này tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi của cảnh quan tự nhiên. 82 Bảng 2.8: Hiện trạng sử dụng đất ở LVS Lại Giang năm 2010 Các loại đất Tổng diện tích tự nhiên 1. Đất lâm nghiệp Diện tích (ha) 168.327,0 107.395,8 55.466,4 8.502,1 43.427,3 25.249,5 - Đất rừng phòng hộ - Đất rừng đặc dụng - Đất rừng sản xuất 2. Đất sản xuất nông nghiệp 3. Đất thổ cư 4. Đất khác % so với tổng DT lƣu vực 100 63,8 32,9 5,1 25,8 15,0 1.951,6 1,2 33.709,1 20,1 Nguồn: [111, 114] Trong nông nghiệp, người dân trong lưu vực đã tận dụng lớp đất màu mỡ ở vùng đồng bằng, thung lũng, vùng đồi kết hợp với nguồn nước tưới từ các dòng sông, ao hồ phục vụ phát triển nông nghiệp như trồng cây lương thực, hoa màu, cây công nghiệp lâu năm và cây hàng năm. Có thể thấy, diện tích đất sử dụng cho phát triển nông nghiệpchiếm tỷ lệ khá cao so với diện tích của toàn LVS. Theo thống kê, quỹ đất sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ở LVS Lại Giang năm 2010 là 25.249,9ha, chiếm 15,0% tổng diện tích đất của lưu vực. Trong đó diện tích cây trồng hàng năm chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 17.249,5 ha (chiếm 68,3 % tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp). Ngoài ra, còn có đất trồng cây lâu năm và đất vườn tạp, đồng cỏ cải tạo dùng vào chăn nuôi và đất có mặt nước chuyên dùng. Bảng 2.9: Diện tích và tỷ lệ % các loại đất sử dụng trong nông nghiệp ở LVS Lại Giang Toàn lƣu vực Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp 1. Đất trồng cây hàng năm - Đất trồng lúa, màu - Đất nương rẫy - Đất trồng cây hàng năm khác 2. Đất vườn tạp 3. Đất trồng cây lâu năm 4. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 5. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản H. An Lão H. Hoài Ân H. Hoài Nhơn Xã Ba Trang (H. Ba Tơ, Quảng Ngãi) Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % 25249,5 100 4011,4 100 8831,5 100 11310,1 100 1096,2 100 17.249,5 68,3 2.753,9 68,7 6.312,1 71,5 7.652,9 67,7 530,6 48,4 10.639,8 42,1 1.458,4 36,4 3.782,8 42,8 5.239,4 46,3 159,2 30,0 1.521,9 6,0 626,8 15,6 624,5 7,1 0,0 0,0 270,6 51,0 5.088,0 20,2 668,6 16,7 1904,9 21,6 2.413,7 21,3 100,8 19,0 4.296,1 17,0 488,0 12,2 912,6 10,3 2.708,1 23,9 187,4 17,1 3.451,6 13,7 764,2 19,1 1.596,0 18,1 717,3 6,3 374,1 34,1 3,6 0 0 0 3,6 0 0 0 0 0 246,7 1,0 5,3 0,1 5,7 0,1 231,6 2,0 4,1 0,4 Nguồn: [111] 83 Quá trình canh tác nông nghiệp của dân cư trong lưu vực đã làm thay đổi tính chất của các yếu tố tự nhiên, trong đó, biến đổi mạnh nhất là đất, chế độ nước, điều kiện vi khí hậu, làm thay đổi sâu sắc các CQ tự nhiên. Để bảo vệ mùa màng, nâng cao năng suất cây trồng, người dân đã sử dụng phân bón hóa học, làm tăng độ phì nhiêu cho đất. Tuy nhiên việc sử dụng chất bảo vệ thực vật một cách liên tục, quá mức cần thiết và không đúng quy cách nên đất canh tác ngày càng xấu đi, dư lượng các phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, diệt cỏ ngấm xuống tầng nước ngầm làm ô nhiễm các nguồn nước. Đồng thời ở các khu vực có độ dốc lớn kết hợp với phương thức canh tác du canh, du cư, khả năng xói mòn và rửa trôi đất xảy ra mạnh và nhanh khi có mưa lớn, làm thay đổi chất lượngcủa CQ tự nhiên trong lưu vực. Đồng thời, việc sử dụng tài nguyên nước phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp trong lưu vực ngày càng gia tăng, trên LVS hiện nay đã xây dựng được nhiều khá nhiều công trình thủy lợi (98 công trình, trong đó có 40 hồ chứa, 25 đập dâng) đã tham gia vào quá trình điều hòa dòng chảy, giảm xói mòn, điều tiết nước cho hoạt động nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, cải thiện chất lượng của CQ. Tuy nhiên, việc hình thành các hồ chứa nhân tạo đi kèm các hoạt động thứ sinh như tôn tạo bờ hồ, nâng cao mực nước ngầm, thay đổi khí hậu địa phương,..... dẫn đến sự thay đổi CQ ở các khu vực xung quanh. Đối với lâm nghiệp, diện tích sử dụng lãnh thổ cho phát triển lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất (khoảng 63,8% diện tích toàn lưu vực) và có xu hướng tăng diện tích rừng trồng. Bảng 2.10: Diện tích đất rừng ở LVS Lại Giang Diện tích(ha) Tổng diện tích đất lâm nghiệp 1. Tổng đất có rừng 1.1.Rừng tự nhiên - Rừng giàu - Rừng trung bình - Rừng nghèo - Rừng phục hồi 1.2. Rừng trồng 2. Đất chưa có rừng 107.395,8 66.478,0 37.826,0 4.155,1 10.313,0 4.300,3 1.9057,4 28.652,0 40.917,8 % so với tổng diện tích đất lâm nghiệp 100,0 61,9 35,2 3,9 9,6 4,0 17,7 26,7 38,1 Nguồn: [110] Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc quy hoạch, khai thác rừng trong LVS Lại Giang chưa thật sự hợp lý, đã ảnh hưởng đến cả diện tích, trạng thái và chất lượng rừng. Theo kết quả theo dõi diễn biến rừng năm 2010 cho thấy, rừng giàu trong lưu 84 vực còn lại một diện tích nhỏ, khoảng 4.155,1 ha (chiếm 3,9% diện tích đất lâm nghiệp). Trong khi đó, rừng phục hồi và rừng trồng chiếm tỷ lệ lớn (rừng phục hồi khoảng 17,7% và rừng trồng chiếm 26,7% diện tích đất lâm nghiệp). Ngoài ra, hiện nay việc phá rừng làm nương rẫy diễn ra khá mạnh mẽ trong lưu vực, đặc biệt là vùng đồi, núi. Khi đã khai thác hết tiềm năng, đất ở đây thường bị bỏ hoang hoá, rừng trở thành những khoảng đất trống, cỏ, cây bụi, cây gỗ mọc rải rác, kèm theo đó là sự nghèo đi của hệ sinh thái rừng về thành phần loài, số lượng động, thực vật, nguồn gen và kiểu hệ sinh thái. Lớp phủ rừng nhiều tầng được thay thế bằng cây bụi, rừng thưa rụng lá làm giảm khả năng chống đỡ của tán rừng đối với mưa có cường độ lớn, giảm lượng nước thấm xuống đất, tăng dòng chảy mặt và lực xói mòn, rửa trôi đất và ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng điều tiết dòng chảy. Trong khi đó, vị trí LVS Lại Giang gần như bao trọn vùng núi phía Tây Bắc của tỉnh Bình Định, nênrừng ở LVS Lại Giang có ý nghĩa rất lớn trong phòng hộ nguồn nước, bảo vệ đất và môi trường sinh thái chung của cả tỉnh Bình Định. Vì vậy, cần có các giải pháp hiệu quả để đảm bảo và tăng cường diện tích rừng, đáp ứng chức năng phòng hộ và điều tiết dòng chảy trên LVS Lại Giang. - Ngư nghiệp: Ngư nghiệp cũng là một thế mạnh phát triển kinh tế cho dân cư vùng ven biển của LVS Lại Giang. Ngư nghiệp trên lưu vực phát triển mạnh cả về khai thác, nuôi trồng và dịch vụ nghề cá. Năm 2010, giá trị sản xuất ngư nghiệp chiếm từ 46-50% giá trị sản xuất ngành nông - lâm - ngư nghiệp mà chủ yếu là khai thác thuỷ sản nước mặn, lợ. Toàn LVS có 1.901 tàu đánh cá với sản lượng khai thác hải sản đạt 28.240 tấn, tăng 1.749 tấn so với năm 2009. Trong đó, khai thác cá ngừ đại dương đạt 2.930 tấn, tăng 410 tấn so với năm 2009. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 217,7 ha trong đó diện tích nuôi tôm đạt 198 ha, năng suất bình quân 2,69 tấn/ha. Các xã ven biển phát triển nuôi tôm hiệu quả kinh tế cao. Các xã dọc các tuyến sông, ven hồ đập phát triển nuôi cá nước ngọt đã góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong vùng. Giá trị sản xuất ngư nghiệp tăng bình quân 8,06%/năm, chiếm gần 50% giá trị sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp. Việc phát triển các ngành ngư nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra nhiều việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều người dân trong LVS, nhưng đã lãm thay đổi đáng kể đến CQ vùng đất thấp, vùng ven biển và cửa sông. Đồng thời trong quá trình nuôi trồng, việc sử dụng các loại thức ăn, các loại hoá chất xử lý môi trường nước hoặc thuốc phòng trừ các loại bệnh cho vật nuôi hoặc diệt các loại sinh vật thủy sinh không mong muốn và tôm cá bị bệnh chết... đã gây những tác động xấu tới môi trường, cảnh quan LVS Lại Giang. 85 2.1.8.2. Tác động do hoạt động sản xuất công nghiệp, quá trình đô thị hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng - Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ ở các huyện trong LVS có phát triển, song không mạnh, chủ yếu là công nghiệp ngoài quốc doanh, toàn LVS có khoảng4.210 cơ sở sản xuất công nghiệp. Giá trị sản xuất năm 2010 đạt khoảng 238 tỷ đồng tăng 10,09 tỷ đồng so với năm 2008. Các ngành công nghiệp chính trong khu vực chủ yếu là chế biến thực phẩm, chế lâm sản. Các ngành nghề tiểu thủ công chủ yếu là các nghề truyền thống như chế biến thực phẩm, sản xuất công cụ, gạch ngói... Hiện nay, một số ngành công nghiệp đang được chú trọng phát triển phù hợp với lợi thế của khu vực như chế biến lâm sản, thủy hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng và đóng tàu. Tuy phát triển không mạnh, nhưng hoạt động công nghiệp trên LVS Lại Giang đã làm thay đổi mạnh mẽ CQ tự nhiên, thay vào đó là các CQ nhân tạo, thậm chí làm biến mất một số loại CQ. Đồng thời, qua quá trình khảo sát, hầu hết các khu công nghiệp từ nhỏ đến lớn, đang hoạt động hay đang đầu tư xây dựng trên địa bàn LVS Lại Giang, đều không hoặc chưa có hệ thống xử lý nước thải. Ngay cả khu công nghiệp mới xây dựng như khu công nghiệp Gò Cây Chuối (Hoài Ân) thì hệ thống xử lý nước thải cũng rất thô sơ, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và CQ. Do vậy, việc đánh giá và kiểm soát chặt chẽ sự xả thải của các cơ sở công nghiệp nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm trên LVS Lại Giang là một vấn đề cần phải có sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản lý môi trường. - Đô thị hóa và cơ sở hạ tầng: So với các vùng khác trong tỉnh Bình Định, đô thị hóa ở LVS Lại Giang có sự chuyển biến rất tích cực, song chỉ tập trung mạnh ở vùng hạ lưu của LVS thuộc huyện Hoài Nhơn. Cơ sở hạ tầngở LVS Lại Giang cũng tương đối phát triển, với các tuyến giao thông quan trọng chạy qua gồm cả đường bộ và đường sắt, thuận lợi cho giao lưu hàng hoá với các vùng xung quanh. Quốc lộ IA chạy qua dài 23,6 km nối liền các huyện, tỉnh trên trục đường này; tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua dài 23 km, có hai ga là Bồng Sơn và Tam Quan. Đường giao thông liên huyện, liên xã cũng khá phát triển như đường 639 (đường ven biển Nhơn Hội – Tam Quan), đường 629 (đường Bồng Sơn - An Lão) là tuyến giao thông quan trọng nối liền huyện An Lão với Hoài Nhơn và các nơi khác. Đối với đường thuỷ, ở huyện Hoài Nhơn có cảng Tam Quan nằm trong đầm Tam Quan với diện tích khoảng 60 ha, điều kiện địa chất thuỷ văn đảm bảo để xây dựng cảng và khu đóng tàu thuỷ. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ khai thác làm bến cho tàu cá địa phương. 86 Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, đã dẫn đến việc mở rộng các khu đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, kéo theo sự gia tăng diện tích đất ở và đất chuyên dùng, thảm thực vật trong khu dân cư cũng gia tăng, …làm biến đổi hoàn toàn CQ tự nhiên ở LVS Lại Giang. Bên cạnh đó, quá trình mở rộng đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng cũng gây sức ép lớn đối các loại tài nguyên, gia tăng lượng rác thải trong môi trường, ảnh hưởng đến tính chất của CQ. Do vậy, vấn đề xây dựng hạ tầng cơ sở, quản lý việc sử dụng tài nguyên đất và nước, kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí là những điều cần xem xét trong việc quản lý LVS. Như vậy, qua phân tích cho thấy, hoạt động sử dụng lãnh thổ của con người đã làm biến đổi CQ tự nhiên một cách sâu sắc. Trong đó thay đổi mạnh mẽ nhất là lớp phủ thực vật. Những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, tích cực hoặc tiêu cực của con người đã làm biến đổi CQ ở các mức độ khác nhau, thậm chí có thể làm biến mất hoặc hình thành các CQ mới. Do vậy, NCCQ cần phải xem xét quá trình hình thành và phát triển cảnh quan trong mối liên hệ mật thiết với các hoạt động sử dụng lãnh thổ của con người. 2.1.9. Tai biến thiên nhiên Tai biến thiên nhiên là một nhân tố có tác động rất lớn đến sự biến đổi đột biến các CQ trong tự nhiên. Các hiện tượng địa chất động lực, các quá trình địa mạo, cùng với ảnh hưởng của khí hậu, thủy văn, hoạt động nhân sinh,…, đã hình thành nên các loại tai biến thiên nhiên ở LVS Lại Giang. Điển hình là trượt lở đất đá; xói lở bờ sông, bờ biển; lũ lụt, hạn hán, rửa trôi, xói mòn bề mặt,.. - Trượt lở đất đá: Trượt lở đất đá xảy ra ở LVS Lại Giang chủ yếu do hoạt động nhân sinh, nhất là việc khai đào mái dốc để làm đường giao thông và khai thác khoáng sản. Việc khai đào mái dốc đã làm tăng cục bộ góc dốc địa hình, là nguyên nhân chính gây trượt lở đất đá ở LVS. Điển hình trên tuyến tỉnh lộ đi An Nghĩa (huyện An Lão), đi Đăk Mang (huyện Hoài Ân) và ven biển huyện Hoài Nhơn có đến hàng chục điểm sạt lở nghiêm trọng. Trong đó, một số khối trượt có quy mô lớn (từ 1000 – trên 10000 m3), lẫn những tảng đá lăn rất nguy hiểm (ở Lộ Diêu, Hoài Nhơn có đến 2 điểm sạt lở với quy mô > 10000m3) [23]. Hiện tượng trượt lở đất thường xuyên xảy ra vào mùa mưa ở những mái dốc kém ổn định, đặc biệt là ở các vách taluy đường (kể cả taluy dương và taluy âm) làm san lấp khu vực hai bên dưới chân đường, gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người dân trong LVS. Trượt lở đất đá ở LVS Lại Giang xảy ra còn do hoạt động khai thác khoáng sản, chủ yếu là khai thác đá xây dựng. Điển hình là khu vực khai thác núi Cà Lang (xã An 87 Hảo), mỏ khai thác An Hòa, khu vực Núi Đền (xã Hoài Hảo), với công nghệ khai thác thủ công, lạc hậu, thiếu chuyên nghiệp, công tác hoàn thổ và khôi phục môi trường kém, làm mất chân dốc, gây trượt, đổ lở đất đá, để lại hậu quả nghiêm trọng trong các khu vực khai thác. - Xói lở bờ sông, bờ biển: Xói lở bờ sông, bờ biển đang là một mối đe dọa rất lớn đến đời sống của người dân trong LVS. Đến nay, trên LVS Lại Giang có khoảng 58 điểm xói lở bờ sông được ghi nhận, với tổng chiều dài xói lở lên đến 19,7 km [37, 48]. Như vậy, trung bình cứ 2,7 km chiều dài các con sông thì có 1 điểm xói lở và tổng chiều dài các đoạn xói lở chiếm 20% tổng chiều dài các con sông. Hiện tượng xói lở bờ sông đã làm sụt đổ nhiều ruộng vườn, hoa màu, đất đai sản xuất và bất ổn định khu dân cư. Điển hình vào năm 2000, thôn Ca Công và Trường Lâm (huyện Hoài Nhơn) xói lở hơn 2,5 km làm mất 179.300m2 đất, hàng chục ngôi nhà bị sụp đổ, buộc phần lớn dân cư trong hai thôn phải di dời đi nơi khác. Xói lở tại Công Lương uy hiếp 36 hộ dân. Tại thôn Phước Bình (huyện An Lão) bị xói lở với chiều dài 1,5 km và lở sâu vào đồng ruộng 15m, khiến 52 hộ dân bị uy hiếp vào năm 2008[37,48]. Hiện tượng xói lở bờ sông không những làm mất đất canh tác, gây mất ổn định khu dân cư mà còn lấn đến tận chân các tuyến đường bộ, tạo nên sự mất ổn định tiềm ẩn nguy hiểm cho các tuyến đường, như các khu vực: Cẩm Đức, Vĩnh Đức, thượng lưu cầu sông Vố, đầu cầu Vạn Trung (sông An Lão), khu vực thượng lưu cầu Mục Kiến, khu vực Thế Thạnh, khu vực Lại Khánh (sông Kim Sơn), khu vực Bồng Sơn, khu vực Định Trị (xã Hoài Mỹ),…. Hiện tượng xói lở cửa biển ở đây cũng diễn ra khá mạnh mẽ. Theo nghiên cứu, dấu hiệu xói lở cửa biển An Dũ đã xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ trước, càng về sau, tốc độ xói lở càng mạnh. Từ 1960 trở lại đây, cửa biển đã mở rộng ra khoảng 300m; từ 1980 đến nay, bờ biển đã lấn sâu vào đất liền hơn 100m [37]. Đặc biệt, hình dạng của cửa biển An Dũ luôn biến đổi, có xu hướng chuyển dần từ phía Nam sang phía Bắc. Trước diễn biến của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, tốc độ, tần suất xói lở sẽ có thể diễn ra mạnh mẽ và khó lường hơn. Tuy nhiên cho đến nay, vấn đề ―trị thủy‖ để bảo vệ bờ sông chống xói lở, giữ ổn định cho cửa sông mới; phòng chống lũ và tiêu thoát lũ tốt cho LVS Lại Giang, chống ngập úng kéo dài cho các khu dân cư trong LVS vẫn còn thiếu những công trình mang tính dài hơi và bền vững. - Lũ lụt:Hàng năm, trung bình LVS Lại Giang có 2- 4 trận lũ, có năm, đến 6 - 7 trận với 3 - 4 đỉnh lũ liên tiếp vượt báo động III, cường suất lũ khá lớn. Từ 1999 đến nay, trên LVS Lại Giang đã xuất hiện những trận lũ lịch sử lớn nhất từ thập niên 80 trở lại đây. 88 Cường suất lũ lên nhanh, đỉnh nhọn, mực nước vượt báo động III từ 0,5m – 1,5m và duy trì trong vài ngày, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của dân cư trong lưu vực. Điển hình năm 1999, lũ ở LVS Lại Giang làm một số đoạn giao thông tỉnh lộ ở huyện An Lão bị ngập sâu hơn 2,5m, các xã An Hòa, An Tân (huyện An Lão), các xã ven hai bên triền sông Kim Sơn (Ân Hảo, Ân Nghĩa, Ân Tín, Ân Mỹ) đều bị ngập lụt nghiêm trọng, gây ách tắc giao thông trong nhiều giờ. Năm 2009, toàn xã Hoài Đức bị mất trắng khoảng 300ha lúa, 1.600 nhà dân bị ngập, 70.000 m3 hồ nuôi tôm bị phá hủy, thiệt hại ước tính 1.830 triệu đồng [48]. Những năm gần đây, trên lưu vực còn xuất hiện lũ quét, lũ bùn ở vùng thượng lưu, gây thiệt hại rất lớn về người và của. Lũ quét thường xảy ra vào các tháng X, XI, XII hàng năm, đôi khi xảy ra vào tiết tiểu mãn (tháng V, VI). Hiện tượng các dòng lũ bùn đá, trôi lấp đất đai cũng diễn ra mạnh mẽ. Điển hình là ở khu vực Lộ Diêu, huyện Hoài Nhơn và các tuyến đường đi An Lão, Hoài Ân (thôn Vạn Xuân, Long Khánh, Xuân Phong, Thuận An thôn 7,9 ở An Trung). Do việc khai đào các mái dốc làm đường, san gạt đất đá thải về phía taluy âm, khi có mưa lớn, tạo thành dòng lũ bùn gây bồi lấp ruộng vườn ở phần chân núi, làm mất đất nông nghiệp, gây bồi lắng và tắc nghẽn lòng sông, suối. - Hạn hán: Theo Báo cáo Điều chỉnh bổ sung quy hoạch cấp nước tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn 2020,các huyện thuộc LVS Lại Giang là những địa phương thường xuyên phải phải hứng chịu tình trạng hạn hán gay gắt trong mùa khô. Do khí hậu ở LVS Lại Giang có sự phân hóa theo mùa rõ rệt, mùa khô kéo dài 8 tháng (từ tháng I - VIII), trong đó có 3 tháng (từ tháng II - IV) lượng mưa rất nhỏ, chỉ chiếm từ 2,5 - 5,0% tổng lượng mưa năm, cộng với hoạt động của gió mùa Tây Nam kết hợp hiệu ứng phơn, làm cho dòng chảy sông ngòi cạn kiệt. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra hạn hán nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất của người dân trong vùng. Từ năm 1980 đến nay, mỗi năm đều có ít nhất một đợt hạn xảy ra trong lưu vực. Trong quá khứ có những đợt hạn nặng như 1983, 1991 - 1992, 1996, 1998, 2005, 2011 trên toàn lưu vực. Đợt hạn vào năm 2005, do nắng nóng kéo dài, nguồn nước các sông suối trên LVS Lại Giang trở nên khô cạn, lưu lượng nước trên sông An Lão chỉ khoảng 2,5 m3/s (ngày 24/8/2005),chỉ đạt 20% so với trung bình nhiều năm. Các hồ chứa nước khô cạn (hồ Vạn Hội còn 1,7 triệu m3), tình trạng hạn hán xảy ra trên diện rộng trong toàn lưu vực. Tính đến tháng 8/2005, huyện Hoài Nhơn có khoảng820 ha lúa, huyện Hoài Ân có khoảng 1031 ha và An Lão có khoảng 120 ha bị hạn [75, 115]. 89 Đồng thờido nắng hạn, các sông suối nhỏ bị cạn kiệt, không có nguồn nước bổ sung từ các hồ chứa nên mực nước ngầm nhiều vùng hạ thấp, một số giếng đào, giếng khoan bị khô, dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho người dân và cho chăn nuôi trên toàn lưu vực. Năm 2005, trên 60% số xã, thị trấn thiếu nước sinh hoạt, nước uống nghiêm trọng, tập trung chủ yếu ở các xã như Tam Quan Bắc, Hoài Hải, Hoài Thanh, Hoài Hương, Hoài Mỹ Tam Quan Bắc, Hoài Hải, Hoài Thanh, Hoài Hương, Hoài Mỹ (huyện Hoài Nhơn) với khoảng 51.820 người thiếu nước sinh hoạt; Ân Tường, Ân Hảo và Ân Nghĩa (huyện Hoài Ân) với khoảng 2.069 người; khoảng 1.103 người thiếu nước ở huyện An Lão, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bào dân tộc [115]. Ngoài ra, hạn hán còn tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển ở người và gia súc, ở các vùng ven biển vào mùa khô thường bị nhiễm mặn, gây khó khăn rất lớn cho sản xuất nông nghiệp. 2.2. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CẢNH QUAN LƢU VỰC SÔNG LẠI GIANG Việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá cảnh quanLVS Lại Giang phục vụ cho SDHL lãnh thổ trong phát triển nông - lâm nghiệp được thực hiện từ kết quả phân tích cấu trúc đứng của CQ qua nghiên cứu các hợp phần cấu tạo (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật) và cấu trúc ngang của CQ qua các đơn vị CQ cụ thể trong hệ thống phân loại. 2.2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan 2.2.1.1. Hệ thống chỉ tiêu phân loại Xây dựng hệ thống phân loại CQ nhằmđưa ra các chỉ tiêu, đảm bảo các nguyên tắc,khách quan, phù hợp với quá trình phát sinh, phát triển là một trong những bước quan trọng trong nghiên cứu và thành lập bản đồ CQ. Trên cơ sở tham khảo, phân tích và so sánh các chỉ tiêu phân cấp của các hệ thống phân loại CQ trên thế giới cũng như trong nước, dựa vào đặc điểm thành tạo cảnh quan LVS Lại Giang, đề tài luận án vận dụng hệ thống phân loại của Nguyễn Thành Long và nnk [59] để xây dựng hệ thống phân loại CQ cho LVS Lại Giang, bao gồm các cấp: Hệ CQ ->Phụ hệ CQ -> Kiểu CQ ->Lớp CQ -> Phụ lớp CQ -> Hạng CQ -> Loại CQ. Trong đó, trên toàn lãnh thổ LVS Lại Giang bao trùm bởi một kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh nhiệt đới mưa ẩm mùa nên cấp kiểu CQ được đặt trước cấp lớp CQ.Hệ thống phân loại này thể hiện rõ sự phân bố không gian và quy luật hình thành các đơn vị CQ trong lưu vực. Với mục đích ứng dụng phân loại CQ cho đánh giá thích nghi sinh thái và quy hoạch sử dụng đất thì việc phân chia các đơn vị CQ cần đáp ứng tối đa cho mục đích sử dụng lãnh thổ. Do vậy, những đơn vị CQ không đáp ứng nhiều cho mục đích SDHL lãnh thổ sẽ không đưa vào nghiên cứu trong hệ thống phân loại CQ. 90 Trong hệ thống phân loại CQ ở LVS Lại Giang, cấp loại CQ thể hiện được sự kết hợp giữa các đặc điểm hình thái, trắc lượng hình thái địa hình, các quá trình tự nhiên ưu thế, mối quan hệ tương hỗ giữa các hệ sinh thái đặc trưng và các loại đất cùng đặc điểm hiện trạng sử dụng lãnh thổ. Do vậy, cấp loại CQ được lựa chọn làm cơ sở cho việc ĐGCQ cho phát triển nông, lâm nghiệp ở lãnh thổ nghiên cứu. Các đơn vị phân loại này được phân chia theo các chỉ tiêu sau: Bảng 2.11: Hệ thống phân loại cảnh quan LVS Lại Giang TT 1 2 3 4 5 6 7 Đơn vị phân loại Chỉ tiêu phân chia ranh giới Theo quy mô đới tự nhiên, quy định bởi nền bức xạ Mặt trời vùng nội chí tuyến. Chế độ nhiệt ẩm Hệ quyết định cường độ của các chu trình vật chất và CQ năng lượng. Ảnh hưởng của của gió mùa khi đến lãnh thổ đã Phụ hệ quyết định sự phân bố nhiệt ẩm, gây ảnh hưởng tới các chu trình vật chất, cũng như sự tồn tại và CQ phát triển của các quần thể thực vật trong LVS Những đặc điểm về nền tảng nhiệt và tương quan nhiệt ẩm quyết định sự thành tạo các kiểu thảm Kiểu thực vật, tính chất thích ứng của đặc điểm phát CQ sinh quần thể thực vật theo biến động của cân bằng nhiệt ẩm. Đặc trưng hình thái phát sinh của đại địa hình lãnh thổ: núi, đồi và đồng bằng, quyết định các quá trình thành tạo và thành phần vật chất mang tính chất phi Lớp địa đới biểu hiện bằng các đặc trưng định lượng của CQ cân bằng vật chất, quá trình di chuyển vật chất, lượng sinh khối, cường độ tuần hoàn sinh vật của các quần thể phù hợp với điều kiện sinh thái được quy định bởi sự kết hợp giữa yếu tố địa hình và khí hậu. Đặc trưng trắc lượng hình thái địa hình trong khuôn khổ lớp CQ (kiểu địa hình) thông qua quy luật đai cao. Thể hiện cân bằng vật chất giữa các Phụ lớp đặc trưng trắc lượng hình thái địa hình, các đặc CQ điểm khí hậu và đặc trưng của quần thể thực vật: sinh khối, mức tăng trưởng, tuần hoàn sinh vật theo các ngưỡng độ cao. Hạng CQ Đặc trưng bởi các dấu hiệu địa mạo, các kiểu địa hình phát sinh cùng với đặc điểm nền nham là chỉ tiêu cơ bản để phân chia hạng CQ. Loại CQ Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa các nhóm quần xã thực vật và các loại đất trong chu trình sinh học quyết định mối cân bằng vật chất của CQ qua các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng. 91 Tên gọi các cấp đơn vị trong hệ thống phân loại CQ Hệ CQ nhiệt đới gió mùa Phụ hệ CQ nhiệt đới gió mùa không có mùa đông lạnh Kiểu CQ rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm mưa mùa - Lớp CQ núi (có độ cao ≥ 300m) - Lớp CQ đồi (độ cao từ 20 250C với số tháng khô 3-4 98 tháng. Được phân thành 14 loại CQ phát triển trên các loại đất khác nhau như đất P, Pb, Py, Pf, C và đất M. Tuy diện tích không lớn, khoảng 10672,64 ha (chiếm 6,34% DT lưu vực) nhưng hạng CQ này giữ chức năng kinh tế trong sản xuất nông nghiệp (với các loại cây trồng ngắn ngày như lúa nước, hoa màu, sản xuất muối) và ngư nghiệp (nuôi trồng thủy sản). Đồng thời, các loại CQ rừng trồng ven biển còn có chức năng chính trong phòng hộ ven biển. f. Loại CQ: Loại CQ là đơn vị phân loại cơ sở của bản đồ cảnh quan LVS Lại Giang, tỷ lệ 1:50.000. Ngoài sự đồng nhất về điều kiện tự nhiên phát sinh, loại CQ còn thể hiện sự đồng nhất về thổ nhưỡng và lớp phủ thực vật. Lớp phủ thực vật nhân tác có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành các đơn vị CQ hiện tại trên LVS.Với sự đa dạng của các nhân tố hình thành, LVS Lại Giang phân hóa thành 111 loại CQ (trong đó loại CQ không phân theo các lớp và phụ lớplà CQ mặt nước). Cấp loại CQ được luận án lựa chọn làm cấp cơ sở trong việc đề xuất các LHSDĐ phục vụ định hướng quy hoạch, sử dụng lãnh thổ. 2.2.2.2. Phân tích chức năng cảnh quan lưu vực sông Lại Giang LVS Lại Giang có sự phân hóa CQ đa dạng. Với các tính chất và đặc trưng riêng, mỗi loại CQ tạo cho mình một giá trị sử dụng, gắn liền với các chức năng khác nhau của chúng trong tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người như chức năng bảo tồn, phục hồi, phòng hộ, chức năng phát triển kinh tế,…. Tuy nhiên, giữa các chức năng rất khó phân biệt rõ ràng, bởi tùy thuộc mục đích khai thác và sử dụng mà chức năng CQ mới được xác định. Một loại CQ có thể có nhiều chức năng khác nhau và một chức năng có thể bao gồm nhiều loại CQ. Trong các đơn vị cảnh quan LVS Lại Giang, các nhóm chức năng CQ được xác định như sau: a. Chức năng phòng hộ - Các loại CQ số 1, 3, 4, 6, 8, 10, 13, 15,17, 20, 24, 28, là các loại CQ nằm ở vùng núi phía Tây của LVS, thuộc vùng đầu nguồn của sông An Lão và Kim Sơn, với các thảm thực vật rừng tự nhiên và rừng trồng phát triển trên các loại feralit đỏ vàng. Phân bố trên các dạng địa hình cao, có quá trình xói mòn, xâm thực mạnh, độ dốc và mức độ chia cắt lớn (độ dốc từ 15- >250). Đây là các loại CQ có chức năng phòng hộ không chỉ đầu nguồn cho LVS cả còn bảo vệ vùng đồng bằng ở phía đông LVS. Nhờ có chức năng điều tiết dòng chảy của lớp phủ rừng, giúp bảo vệ lớp đất, hạn chế lũ lụt, chống xói mòn, rửa trôi. Tuy nhiên trong lớp CQ núi, vẫn có nhiều CQ bị tác động mạnh, hiện trạng thảm thực vật lớp phủ là trảng cỏ cây bụi (CQ 2, 7,11, 21, 25), chức năng phòng hộ 99 của những CQ này kém hơn. Do đó, cần có biện pháp phục hồi lớp phủ rừng để tăng cường chức năng phòng hộ, điều tiết dòng chảy. - Các loại CQ trên lớp CQ đồi cao bao gồm CQ số 31, 33, 36, 38, 40, 42, tuycó độ cao và độ dốc địa hình nhỏ hơn vùng núi, nhưng trên các dạng địa hình sườn, chịu ảnh tác động mạnh của quá trình ngoại sinh, các CQ này với lớp phủ là rừng tự nhiên hoặc rừng trồng đều có thể giữ vai trò phòng hộ sản xuất nông nghiệp. CQ số 106 là loại CQ được bao phủ bởi rừng trồng ở ven biển trên đất cát sẽ giữ vai trò bảo vệ vùng đất bên trong, chống xói lở bờ biển, chống cát bay, di động của cồn cát, hạn chế xâm nhập mặn, ổn định đất sản xuất nông nghiệp cho đồng bằng và dải cồn cát ven biển thuộc Hoài Nhơn. b. Chức năng phục hồi, bảo tồn Một phần diện tích CQ số 1, 4, 5, 19 (khoảng 8.502,1 ha) là các loại CQ rừng tự nhiên thuộc thảm thực vật rừng đặc dụng, phát triển chủ yếu trên đất feralit đỏ vàng trên đá macma axit và đá phiến sét. Đây là loại CQ có giá trị đa dang sinh học cao với nhiều loài thực vật quý như: Hoàng đàn, Giổi, Sến đất, Chò chai, Chò chỉ, Kiền kiền, Cẩm lai, Giáng hương, ...,và một số cây dược liệu quý. Đặc biệt ở đây còn phát hiện được một vài cá thể Dương xỉ thân gỗ (một loài đặc hữu của thực vật nhiệt đới). Thú cũng có nhiều loài quý hiếm như khỉ vàng, khỉ mặt đỏ, gấu, sơn dương, nai, hoẵng, chồn, cheo cheo, hổ báo, lợn rừng, tê tê, kỳ đà, thỏ, nhím, tắc kè, cầy bay, sóc bay, trăn... Đặc biệt, tháng 8/1999 phát hiện loài Voọc ngũ sắc - một loài thú quý hiếm tại huyện An Lão (đây còn là loài thú đặc hữu của Việt Nam, Lào). Nó còn là loài động vật hoang dã cấm xuất khẩu có trong phụ lục I Cites quốc tế). Các loại CQ này vừa có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học vừa có chức năng PHĐN cho LVS Lại Giang. c. Chức năng phát triển kinh tế CQ có nhiều chức năng trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH của con người. Với đặc trưng cấu trúc lãnh thổ và tình hình thực tiễn sản xuất của địa phương, chức năng chính của một số các đơn vị cảnh quan LVS Lại Giang trong phát triển kinh tế được xác định: chức năng khai thác kinh tế và phục hồi tự nhiên, chức năng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và quần cư. - Các loại CQ số 8, 10, 13, 15, 17, 18, 22, 33, 38, 42, 48, phân bố chủ yếu trên các dạng địa hình núi thấp và đồi cao, độ dốc 15 - 25, trên nhiều loại đất như Fa, Fs, có hiện trạng đất rừng tự nhiên và rừng trồng, vừa có chức năng vừa phòng hộ, bảo tồn vừa 100 có chức năng phát triển lâm nghiệp sản xuất. Đặc biệt một số loại CQ như CQ số 7, 11, 14, có một diện tích khá lớn đất trảng cỏ cây bụi cần phải trồng rừng. Đây cũng là quỹ đất dự phòng cho các chương trình phát triển lâm nghiệp của LVS Lại Giang nhằm nâng cao độ che phủ, tăng hiệu quả kinh tế lâm nghiệp và BVMT. - Các loại CQ, 12, 16, 34, 38, 43, 55, 58, phân bố chủ yếu trên các khu vực địa hình tương đối dốc (khoảng 150), thảm thực vật là rừng trồng, cây công nghiệp lâu năm. Đây là các loại CQ vừa có chức năng vừa phòng hộ vừa phát triển lâm - nông kết hợp. - Các loại CQ số 42 - 45, 49, 52, 53, 58 - 60, 63, 64, 67, hình thành ở những CQ vùng đồi cao, và các thung lũng giữa núi, đồi, có độ dốc từ 8-15. Là các CQ rừng trồng hoặc cây trồng công nghiệp lâu năm, hàng năm trên nhiều loại đất khác nhau. Đây là nhóm các loại CQ có chức năng phát triển nông – lâm kết hợp, hoặc thực hiện các mô hình canh tác trên đất dốc. - Các CQ số 53, 59, 60, 64, 67, 70, 72 ,74 , 76, 78, 80, 81, 83, 86, 89, phát triển ở vùng đồi thấp và các đồi sót của vùng đồng bằng, là các loại CQ cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và cây hàng năm có chức năng chính là phát triển nông nghiệp vùng cao. Tuy nhiên, trong nhóm các loại CQ này, một phần diện tích đang bị biến đổi mạnh do canh tác không hợp lý, đất hoang hóa. Chúng cần được phục hồi tự nhiên hoặc cải tạo đưa vào sản xuất (loại CQ số 72, 76) góp phần mở rộng diện tích canh tác cho LVS. Ngoài trồng cây hàng năm và lúa nương, có thể kết hợp làm ruộng bậc thang, trồng cỏ chăn nuôi gia súc. Các CQ trong nhóm này còn thực hiện chức năng định cư, với nhiều điểm quần cư nhỏ lẻ. - Các CQ số 90, 92, 94, 95, 99, 100, 103, 104, 105, 106, 107, là nhóm CQ trồng cây hàng năm và trồng lúa ở vùng đồng bằng và các vùng đất thấp ở thung lũng ven sông, phát triển chủ yếu trên các loại đất phù sa ngòi suối, phù sa được bồi và không được bồi,… , đất có chất lượng tốt, độ dốc nhỏ (3- 8) và ở độ cao thấp, thuận lợi cho canh tác. Việc trồng cây hàng năm vừa đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ, vừa sử dụng tốt tài nguyên đất. Đây là các loại CQ có chức năng phát triển nông nghiệp. Loại CQ 106 là loại CQ rừng trồng phát triển trên đất cát ven biển phân bố thành dải dọc ven biển có chức năng phòng hộ ven biển. CQ 111 có chức năng nuôi trồng thuỷ hải sản, được hình thành trên vùng đồng bằng trũng thấp ven sông và ven biển, có độ dốc nhỏ 1- 2º, ngập nước thường xuyên, khá ổn 101 định và thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Các khoanh vi này phân bố rải rác trên nhiều vùng trong LVS từ thượng nguồn đến hạ lưu. Tiềm năng lớn nhất của loại CQ này thuộc về các khoanh vi CQ ngập nước cửa sông - ven biển, các đầm phá gần cửa sông. Ngoài ra, ở những vùng đồi thấp và đồng bằng, địa hình khá bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho cư trú của con người. Những CQ này chịu tác động của con người từ rất sớm, mang đậm nét CQ nhân văn. Mức độ khai thác của con người trên từng CQ phụ thuộc vào đặc điểm riêng của chúng. Đây còn là CQ có chức năng quần cư điển hình. 2.2.3. Phân tích động lực và biến đổi cảnh quan Bên cạnh cấu trúc không gian và cấu trúc chức năng, thì cấu trúc động lực CQ (cấu trúc thời gian) cũng có một vai trò rất quan trọng, quyết định đến chiều hướng phát triển của cảnh quan LVS Lại Giang. Động lực CQ là sự biển đổi CQ theo thời gian dưới tác động của các quy luật tự nhiên và hoạt động khai thác lãnh thổ của con người. Bản chất của nó chính là quá trình giải quyết các mâu thuẫn nội tại, để từ một trạng thái vật chất trước đó đạt đến trạng thái vật chất mới – hướng phát triển CQ theo thời gian. Mỗi một đơn vị CQ trong quá trình hình thành và phát triển, luôn chịu sự tác động của các nguồn năng lượng nội tại (bên trong CQ) và bên ngoài (năng lượng bức xạ Mặt trời). Đây là cơ sở cho các hoạt động diễn ra trong CQ, là nền tảng cho các vận động, biến đổi vật chất,tạo nên nhịp điệu và xu hướng biến đổi của tự nhiên nói chung và LVS Lại Giang nói riêng. a. Sự biến đổi trạng thái cảnh quan theo mùa Sự biến đổi CQ theo mùa (nhịp điệu mùa), thể hiện ở sự thay đổi trong nămcủa các yếu tố tự nhiên là biểu hiện rõ rệt nhất của động lực CQ ở LVS Lại Giang. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, các đặc trưng khí hậu của LVS Lại Giang có sự thay đổi theo hai mùa mưa và khô khá rõ. Mùa mưa, các CQ ở vùng thấp như các CQ đồng bằng, thung lũng thường chịu ảnh hưởng rất lớn bởi dòng chảy từ vùng thượng lưu xuống, đặc biệt là dòng chảy sinh lũ, mang theo một lượng lớn nước và vật chất rắn gây hiện tượng xói mòn, sạt lở ở các CQ vùng thượng lưu và sa bồi, thủy phá, ngập úng cho các CQ vùng lũng thấp, hình thành nên các trạng thái biến đổi các CQ theo chu kìmùa trong năm. Đồng thời do chế độ tương tác sông - biển, vùng cửa sông của lưu vực (cửa sông An Dũ) có dạng đặc trưng của các cửa sông miền Trung, nước sông không đổ trực tiếp ra biển mà bị chặn lại bởi một doi cát, hình thành các dạng 102 như đầm phá, nước chảy về hai phía song song với bờ biển và thoát ra biển ở khoảng cách 5-7 km, tạo nên trạng thái ứ ngập cho các CQ ven biển vào mùa lũ. Chỉ khi lũ cực lớn, nước bị ứ mạnh, mới có hiện tượng phá thẳng cửa doi cát ven bờ. Ngoài sự biến đổi theo chu kì như trên, vùng cửa sông ven biển còn chịu sự tác động mạnh mẽ bởi thủy triều, gây nên sự thay đổi trạng thái CQ ngập nước theo ngày. Mùa khô, đặc biệt là thời kì gió ―phơn‖ Tây Nam hoạt động mạnh, độ ẩm giảm thấp, CQ các dải cồn cát ven biển có hiện tượng cát bay, cát nhảy bồi lấp đồng ruộng, làm biến đổi mạnh trạng tháitích tụ vật chấtcủa các CQ ở đây. Ngoài ra, vào thời kì này nước ngầm hạ thấp, ít mưa, mực nước sông cạn, gây hiện tượng hạn hán cục bộ, làm suy giảm mạnhchất lượng và sinh khối của các CQ vùng thấp. Thuỷ triều còn lấn sâu vào nội đồng, gây mặn hóa các CQvùng cửa sông, nhất là vùng cửa sông An Dũ. Ở vùng núi, do là tâm mưa của tỉnh, lượng mưa lớn, số ngày mưa nhiều, khả năng bốc hơi yếu hơn nên độ ẩm cao hơn đồng bằng. Nhờ vậy, lớp phủ thực vật phát triển mạnh, tạo ra sinh khối CQ lớn hơn ở các CQ vùng đồng bằng. b. Biến đổi cấu trúc và trạng thái cảnh quan dưới tác động của con người Nếu các động lực tự nhiên tạo nên sự biến đổi theo quy luật và chu kì của CQ, thì các hoạt động nhân sinh lại có tác động rất lớn đến cường độ biến đổi và phát triển của CQ. Tác động của con người làm thay đổi sâu sắc cả về lượng và chất của CQ tự nhiên theo một chiều hướng nhất định (tích cực hoặc tiêu cực), hình thành nên các trạng thái, chất lượng CQ khác xa so với trạng thái ban đầu. Do đó, có thể nhận định rằng hoạt động nhân sinh là một nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi CQ tự nhiên của LVS Lại Giang. Các tác động tích cực của con người trên lưu vực như khoanh nuôi, bảo vệ, phục hồi, trồng rừng phòng hộ vùng đồi núi và ven biển, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế rửa trôi, xói mòn, hiện tượng cát bay, cát nhảy, hạn chế sạt lở vùng ven biển, xói lở vùng cửa sông,…., đã tăng cường chức năng phòng hộ,cải thiện đáng kể chức năng sản xuất của các CQ tự nhiên. CQ số 3, 8, 22 là trảng cỏ cây bụi so với hiện trạng sử dụng đất (HTSDĐ) năm 2000, đến năm 2010 với hiện trạng rừng trồng, đã cải thiện rất lớn chất lượng phòng hộ của các CQ trên. Việc bón phân, cải tạo đất, hạn chế xâm nhập mặn ven biển, biến những vùng đất có nhiều hạn chế thành các các vùng sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao là những tác động làm cải thiện chất lượng sản xuấtvà thay đổi một cách tích cực diện mạo của một số loại CQ tự nhiên bởi con người. 103 Bên cạnh những tác động tích cực nói trên, việc khai thác, sử dụng lãnh thổ chưa chú trọng đến bảo vệ, phục hồi tài nguyên, tận dụng tối đa tiềm năng vốn có của thiên nhiên đã làm biến đổi, suy thoái chất lượng nhiều loại CQ trong LVS Lại Giang. Như việc phá rừng làm nương rẫy ở những CQ có độ nhạy cảm cao(CQ 2, 7, 11, 21….,) làm hạn chế chức năng phòng hộ và sản xuất của các CQ này. Đặc biệt,phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, việc mở rộng các khu công nghiệp, đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, ….đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo, thậm chí sự biến mất một số loại CQ tự nhiên, thay vào đó là nhiều CQ nhân sinh được hình thành và phát triển (CQ quần cư, đô thị,…). Có thể nói, trong quá trình phát triển, CQ lãnh thổ LVS Lại Giang đã chịu tác động tương hỗ của cả nhân tố tự nhiên và con người. Đó chính là nguyên nhân làm biến đổi mạnh mẽ các CQ theo thời gian. Do vậy, rất cần phải nghiên cứu động lực CQ, làm sáng tỏ trạng thái, xu thế biến đổi của chúng, từ đó đưa ra đưa ra các định hướng, phương án khai thác tối ưu, phù hợp với đặc điểm, đặc trưng tự nhiên lãnh thổ, phát huy được tối đa tiềm năng của CQ, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất các biến đổi bất lợi của CQ. 2.2.4.Sự phân hóa cảnh quan và lát cắt cảnh quan lưu vực sông Lại Giang 2.2.4.1. Sự phân hóa cảnh quan Do các mối quan hệ và tác động đồng thời, tương hỗ giữa các yếu tố địa đới và phi địa đới, đã làm cho cảnh quan tự nhiên nhiệt đới gió mùa của LVS Lại Giang có sự phân hóa rõ nét theo độ cao và theo chiều Đông - Tây. - Sự phân hóa CQ theo đai cao: Với 80% diện tích trên lưu vực là đồi núi nên quy luật đai cao đã phát huy tác dụng, thể hiện rất rõ trong sự phân hóa đặc điểm CQ theo độ cao trên toàn LVS Lại Giang. + Các loại CQ thuộc bậc độ cao < 150m: Tập trung phần lớn ở huyện Hoài Nhơn và các thung lũng thuộc huyện Hoài Ân, An Lão tỉnh Bình Định và xã Ba Trang thuộc huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, các đơn vị CQ này hầu hết phát triển trong điều kiện có nền nhiệt độ trung bình năm cao (> 250C), mưa nhiều (lượng mưa trung bình năm từ 2000 – 2500mm), có mùa khô trung bình (từ 3- 4 tháng khô). Các dạng địa hình chủ yếu được đặc trưng bởi quá trình xâm thực, bồi tụ vật liệu do dòng chảy với các quá trình hình thành đất thủy thành. Phần lớn các CQ được hình thành trên các loại đất phù sa không được bồi, phù sa được bồi hàng năm, đặt mặn và đất cát. Ở những khu vực gò, đồi cao có thêm các loại đất feralit đỏ vàng trên đá macma axit và đá phiến sét. 104 Hiện trạng thảm thực vật tự nhiên bị biến đổi mạnh mẽ dưới hoạt động khai thác của con người, thay vào đó là các thảm thực vật thuộc hệ sinh thái nông nghiệp gồm lúa, hoa màu, cây hàng năm, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, rừng trồng,…). - Các loại CQ ở bậc độ cao từ 150m - < 800m: Các loại CQ này thể hiện khá rõ sự thay đổi về đặc điểm. Nền nhiệt bắt đầu có sự hạ thấp, nhiệt độ trung bình năm từ 22 - 250C, lượng mưa trung bình năm > 2500mm, độ dài mùa khô cũng giảm dần (< 2 tháng). Thổ nhưỡng giảm dần sự xuất hiện của của các loại đất ở vùng thấp như đất phù sa, đất mặn, thay vào đó là ưu thế của các đất như đất feralit đỏ vàng trên đa macma axit và đá phiến sét. Thảm thực vật nhân tác cũng có khuynh hướng thu hẹp dần về diện tích, thảm thực vật RKTX nhiệt đới mưa mùa đã xuất hiện ở những khu vực có độ cao từ 150m trở lên. - Các loại CQ thuộc bậc độ cao ≥ 800m: Tập trung phía Tây của lưu vực thuộc huyện Hoài Ân và An Lão. Đặc điểm các loại CQ thuộc bậc độ cao địa hình này có sự chuyển biến rõ nét. Nhiệt trung bình năm giảm xuống < 220C, xuất hiện mùa lạnh rất ngắn (1 tháng) lượng mưa tăng rõ rệt (lương mưa trung bình năm > 3000mm). Ngoài thảm thực vật RKTX nhiệt đới ẩm mưa mùa, còn có sự xuất hiện của thảm thực vật RKTX mưa ẩm á nhiệt đới. Thổ nhưỡng có sự xuất hiện của đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit và đá phiến. - Phân hóa CQ theo chiều Đông - Tây: Do đặc điểm của vị trí địa lý và sự phân bố của các thành tạo địa chất - địa hình cũng như sự tương tác giữa biển và lục địa, đã tạo nên sự phân hóa của cảnh quan LVS Lại Giang theo chiều Đông - Tây: Ở khu vực núi phía Tây và Tây Bắc củalưu vực gồm các dãy núi có độ cao từ 500 - >1000m, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, sườn của các núi này đã đón các hướng gió chính: Đông Bắc, Tây Nam, gió Bắc và gió Nam, làm cho khu vực này có lượng mưa trong năm vượt trội so với các khu vực khác trong tỉnh và trở thành tâm mưa của tỉnh, lượng mưa trung bình năm lớn (> 3000mm). Ở đây CQ điển hình là loại CQ rừng kín thường xanh phát triển trên đất feralit đỏ vàng trên đá macma axit như CQ số 1, 4, 5, 6, 10, 13, 17. Ở khu vực trung tâm của lưu vực là các dạng địa hình thung lũng ven sông An Lão và Kim Sơn. Địa hình ở đây thấp, trũng và bị kẹp giữa các dạng địa hình cao. Do khuất gió, mưa ít hơn nên khí hậu khô hơn các khu vực lân cận. Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa của khu vực khiến cho các CQ cũng thay đổi theo. Thảm thực vật chủ yếu ở đây là các loại cây trồng nông nghiệp như cây công nghiệp lâu năm, cây hàng năm lúa và hoa màu như CQ 69 - 72, 74 -76, 78 - 87. 105 Tác động của biển thể hiện rất rõ qua thành tạo địa hình có nguồn gốc biển, sông biển với các dạng địa hình đồng bằng dạng gò, đụn, đồng bằng tích tụ trên cát biển. Dọc bờ biển là các là đê cát tích tụ biển gió, phân bố chủ yếu ở xã Hoài Hương, Hoài Hải thuộc huyện Hoài Nhơn. Thổ nhưỡng ở đây là đất cồn cát trắng vàng, có phản ứng chua, nghèo dinh dưỡng. Thảm thực vật thưa thớt, chủ yếu là phi lao và cây bụi. Đi sâu vào lãnh thổ là các dạng địa hình đồng bằng có nguồn gốc trầm tích sông biển. Ảnh hưởng của biển yếu hơn, địa hình tương đối bằng phẳng, thi thoảng gặp một số đụn cát nhỏ nằm sâu trong nội đồng. Đất ở đây phần lớn là đất phù sa nên thảm thực vật khá phong phú. Thảm thực vật chính là lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Đây còn là khu vực tập trung đông dân cư của lưu vực. Ngoài ra, dãy núi phía thuộc phía Đông Bắc của LVS Lại Giang có địa hình kiểu địa hình núi thấp dạng sót do bóc mòn. Dù độ cao không lớn (từ 300 - 500m), song đây được xem là một bức chắn địa hình ảnh hưởng đến điều kiện khí hậu của một số vùng trong lưu vực. Lượng mưa ở khu vực bị khuất gió giảm đi đáng kể so với khu vực xung quanh và tăng lên ở các sườn đón gió như vùng đồi Tam Quan. 2.2.4.2. Lát cắt cảnh quan Do LVS Lại Giang có diện tích nhỏ và chênh lệch độ cao giữa khu vực núi - đồi đồng bằng khá rõ, nên cứ sau sự thay đổi mộtdạng địa hình ví dụ như một quả đồi, thung lũng, thì chế độ thủy văn và điều kiện thổ nhưỡngđã có sự thay đổi đáng kể, dẫn tới hệ thực vật và các đơn vị CQ cũng thay đổi theo. Trên cơ sở nhận xét, phân tích hoạt động của các quy luật trên toàn lưu vực và trên cơ sở các bản đồ thành phần kết hợp với mô hình số độ cao (DEM) của LVS Lại Giang, đề tài luận án đã xây dựng hai lát cắt nhằm mô tả và minh họa sự phân hóa CQ lãnh thổ theo chiều Đông – Tây và độ cao như sau: - Lát cắt A –B (từ An Vinh – Hoài Hải): Lát cắt này thể hiện khá rõ sự phân hóa CQ theo chiều Đông -Tây và theo độ cao địa hình của cảnh quan LVS Lại Giang. Bắt đầu từ phía Tây xã An Vinh, huyện An Lão đến phía Đông của xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, lát cắt A –B kéo dài khoảng gần 45 km, theo hướng nghiêng chung của địa hình toàn lưu vực là hướng Tây Bắc – Đông Nam, đi qua các kiểu địa hình tiêu biểu của lưu vực gồm: Sau địa hình núi, đồi, thung lũng hẹp ở thượng nguồn sông An Lão là vùng núi, đồi thuộc xã An Vinh, được cấu tạo bởi đá macma axit với thành phần chủ yếu là biotid, thạch anh, quaczit và đá phiến, hình thành nên đất feralit đỏ 106 vàng ở núi thấp và đất mùn vàng đỏ ở núi trung trung bình với độ cao >800m, thảm thực vật chiếm tỷ lệ lớn trên kiểu địa này là RKTX. Tiếp đến là một dải thung lũng được mở rộng hơn ở sông An Lão với những đặc trưng CQ khác biệt, thổ nhưỡng ở đây được hình thành chủ yếu là các sản phẩm xâm thực, tích tụ do quá trình rửa trôi từ các dạng địa hình cao, hình thành nên đất thung lũng dốc tụ, đất phù sa, thuận lợi cho phát triển cây trồng nông nghiệp gồm cây lâu năm, cây ăn quả và cây hàng năm. Nối tiếp với CQ thung lũng là CQ núi, đồi xen giữa thung lũng và đồng bằng với đặc trưng thổ nhưỡng là feralit đỏ vàng phát triển trên đá macma axit và đá phiến sét, thảm thực vật chủ yếu là rừng tự nhiên và rừng trồng và cây công nghiệp, hoa màu. Tiếp đến là khu vực đồng bằng thuộc huyện Hoài Nhơn với những dải đất phù sa được hình thành từ các sản phẩm trầm tích sông, biển, chuyên được sử dụng để trồng lúa, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày và là nơi cư trú phổ biến của dân cư.Địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông suối và đê điều và rải rác có một vài khối núi hay đồi nổi lên trên đó. Phía Đông của đồng bằng là địa hình núi ăn lan ra biển với đặc trưng chủ yếu có đất feralit đỏ vàng trên đá phiến sét. Phía cuối lát cắt là địa hình tích tụ ven biển với thảm thực rừng rừng ngập mặn. - Lát cắt C - D (Đăk Mang - Ân Phong): Lát cắt cảnh quan C - D kéo dài khoảng gần 30km bắt đầu từ phía Tây của xã Đăk Mang đến phía Đông của xã Ân Phong, huyện Hoài Ân. Mặc dù sự chênh lệch độ cao không quá lớn, nhưng lát cát CQ này cũng thể hiện sự phân hóa CQ khá rõ. Sau khu vực đồi, núi thấp ở Đăk Mang với thảm thực vật rừng tự nhiên, rừng trồng phát triển trên đất feralit đỏ vàng trên đá macma axit, là dải CQ thung lũng ven sông Kim Sơn. Thung lũng ở đây được mở rộng hơn so với thung lũng sông An Lão, địa hình khá bằng phẳng, phổ biến trên địa hình này dải đất phù sa được bồi và không được bồi, thuận lợi cho phát triển cây trồng nông nghiệpvà cư trú của dân cư. Qua khu vực này là khối núi sót thuộc xã Ân Phong, chiếm diện tích khá lớn với thảm thực vật rừng là phổ biến. Như vậy, qua phân tích hai lát cắt CQcho thấy,CQ có lớp phủ rừng tự nhiên chỉ còn lại chủ yếu trên các địa hình núi, nhiều nhất là núi trung bình, còn lại là rừng trồng, cây lâu năm và cây hàng năm ở những khu vực đồi, núi thấp, thung lũng và đồng bằng. Có thể nói, lãnh thổ LVS Lại Giang có CQ phân hóa đa dạng theo địa hình tự nhiên. Sự đa dạng này không chỉ là kết quả của sự phân hóa của các hợp phần tự nhiên mà còn các hoạt động nhân sinh đa dạng của con người làm gia tăng thêm sự đa dạng đó. 107 2.3. PHÂN VÙNG CẢNH QUAN LƢU VỰC SÔNG LẠI GIANG 2.3.1. Nguyên tắc và phƣơng pháp phân vùng Phân vùng cảnh quan (PVCQ) được xem là kết quả tổng hợp NCCQ, phản ánh một cách có hệ thống, có quy luật đặc điểm đặc trưng các điều kiện tự nhiên, TNTN của mỗi vùng được phân chia. “Mỗi vùng CQ có đặc tính thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất nội tại được hình thành từ kết quả tương tác giữa vị trí địa lý và lịch sử phát triển, bởi sự thống nhất của các quá trình địa lý cũng như các hợp phần cấu tạo các CQ‖ [27,tr.101]. Do vậy, PVCQ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của địa lý tự nhiên, là khâu kết nối giữa NCCQ và khả năng ứng dụng cho các mục đích khác nhau trong mỗi vùng lãnh thổ. Có thể xem PVCQ là một phương pháp, một dạng hệ thống hoá đặc biệt nhằm sắp xếp và hệ thống các CQ. Nó gần giống như phân loại CQ ở chỗ đều nhóm gộp các CQ trên cùng một lãnh thổ. Tuy nhiên, việc phân loại CQ chỉ xem xét đến tính tương đồng về đặc trưng CQ mà bỏ qua tương quan phân bố và các mối quan hệ lãnh thổ của chúng. Đồng thời, kết quả đánh giá các đơn vị CQ, định hướng cho các mục đích sử dụng (nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ, du lịch,..) chỉ là các kết quả mang tính đơn lẻ, không thể hiện được các mối liên hệ khi sử dụng đơn vị CQ đó với các đơn vị CQ khác trên cùng lãnh thổ. Trong khi đó, PVCQ chủ yếu dựa trên đặc điểm toàn vẹn phát sinh của lãnh thổ (cùng một lịch sử phát triển lãnh thổ), trong đó những mức độ tương đồng về chất của các CQ có ý nghĩa thứ yếu. Các vùng CQ nói chung còn là các đơn vị lãnh thổ thống nhất thể hiện trên bản đồ bằng khoanh vi và có một tên gọi riêng; trong khi đó, các loại CQ nằm rải rác với các khoanh vi khác nhau, trên các lãnh thổ khác nhau [33]. Việc PVCQ được tiến hành từ dưới lên qua tập hợp các CQ trên cùng một lãnh thổ. Điều đó chỉ ra được cấu trúc phức tạp của địa tổng thể, cho phép nghiên cứu các tác động của quá trình tự nhiên một cách tổng thể và đầy đủ hơn. Do vậy, PVCQ có vai trò ứng dụng to lớn trong kiểm kê, đánh giá TNTN, xác định mối quan hệ của các hệ thống tự nhiên và xã hội, phục vụ khai thác và sử dụng hợp lý TNTN và hợp lý lãnh thổ. Dựa vào cơ sở phân vùng trên, luận án đề xuất định hướng theo các TVCQ nhằm thể hiện chi tiết các kết quả ĐGCQ cho từng mục đích sử dụng trong mối liên hệ chặt chẽ giữa các yếu tố thành phần và cấu trúc không gian của lãnh thổ, phục vụ định hướng sử dụng hợp lý LVS Lại Giang. 108 2.3.1.1.Nguyên tắc Kế thừa kết quả nghiên cứu lý luận về CQ và PVCQ trên thế giới và Việt Nam [33], kết hợp với phân tích các nhân tố thành tạo CQ của lãnh thổ LVS Lại Giang, việc PVCQ lãnh thổ LVS Lại Giang được tiến hành dựa trên các nguyên tắc: - Nguyên tắc phát sinh: Cho phép nhận biết và giải thích nguồn gốc hình thành, quy luật phân hóa và xu hướng biến đổi các đơn vị CQ trong tự nhiên. Đây là cơ sở để sắp xếp các đơn vị CQ có cùng nguồn gốc phát sinh vào một vùng. Nguyên tắc này được vận dụng cho tất cả các cấp phân vị trong CQ nhằm thể hiện quá trình hình thành và phát triển những đặc trưng cơ bản nhất của vùng CQ trong LVS - Nguyên tắc đồng nhất tương đối: Được sử dụng trong những trường hợp để hợp nhất hoá những đơn vị chức năng có diện tích quá nhỏ vào các đơn vị lớn hơn bên cạnh. Sự đồng nhất này không chỉ đồng nhất về mặt lãnh thổ mà đồng nhất về chức năng chủ đạo của các đơn vị tự nhiên cấp cao hơn. Nguyên tắc này cho thấy các vùng CQ vừa thống nhất lại vừa có sự phân hoá phức tạp và biến đổi không ngừng theo không gian, thời gian. Do vậy, ranh giới các lãnh thổ trong vùng cũng chỉ mang tính chất tương đối. - Nguyên tắc phân tích tổng hợp: Nguyên tắc này đòi hỏi phải nghiên cứu tổng thể các thành phần cấu tạo CQ và tất cả các mối liên hệ nhân quả của chúng. Tạo cho việc PVCQ dù có theo một nhân tố chủ đạo nào (quy luật phân bố chủ đạo) cũng không biến thành phân vùng riêng cho nhân tố đó [27]. Việc phân vùng cảnh quan LVS Lại Giang theo nguyên tắc tổng hợp, cho phép nghiên cứu và phân tích được những đặc điểm đặc trưng chung nhất của vùng, là cơ sở xác định các vùng CQ có cùng các chức năng, đặc điểm phát triển kinh tế, phục vụ định hướng quy hoạch SDHL lãnh thổ. - Nguyên tắc khách quan: Là nguyên tắc dựa trên quy luật phân hóa tự nhiên của các đơn vị CQ, được hình thành do sự phân dị vật chất trong lãnh thổ. Theo nguyên tắc này, PVCQ là phát hiện và vạch ra hệ thống các vùng CQ, phản ánh được các quy luật phân hoá khách quan của tự nhiên, không phụ thuộc vào mục đích và nhiệm vụ của việc phân vùng ứng dụng [27]. Như vậy, sẽ đảm bảo tính chính xác, tính khoa học trong việc lựa chọn chỉ tiêu các cấp phân vị trong việc phát hiện và khoanh ranh giới các vùng, tránh được tính chủ quan, sự tùy tiện trong PVCQ. 109 - Nguyên tắc cùng chung lãnh thổ: Nguyên tắc này đảm bảo cho vùng CQ được phân chia có khoanh vi khép kín, có ranh giới xác định, thể hiện tính thống nhất toàn vẹn về mặt lãnh thổ của các đơn vị CQ khác nhau ở bậc thấp hơn. Điều này vừa biểu hiện tính thống nhất vừa biểu hiện tính cá thể của mỗi đơn vị phân vùng. Như vậy, nguyên tắc cùng chung một lãnh thổ là dấu hiệu quan trọng nhất nói lên sự khác nhau cơ bản giữa các đơn vị phân vùng và các đơn vị phân kiểu của bất kì một khu vực lãnh thổ nào. 2.3.1.2. Phương pháp phân vùng cảnh quan Trong PVCQ thường áp dụng các phương pháp: Phương pháp phân tích ảnh hàng không, phương pháp phân tích và so sánh các bản đồ phân vùng bộ phận, các thành phần CQ, phương pháp phân tích nhân tố trội, phân tích tổng hợp các thành phần tự nhiên, phương pháp điều tra, thực địa,... Trong đó, phương pháp phân tích nhân tố trội và phương pháp pháp phân tích các yếu tố thành phần của các tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ có vai trò quan trọng; Còn các phương pháp khác phần nhiều mang tính kỹ thuật bổ trợ. Trong PVCQ lãnh thổ LVS Lại Giang, việc phân chia các TVCQ chủ yếu được thực hiện từ dưới lên. Yếu tố chủ đạo để xác định sự phân hóa tự nhiên là sự kết hợp giữa nền địa chất và địa hình của lãnh thổ. 2.3.2.Chỉ tiêu phân vùng cảnh quan Các chỉ tiêu PVCQ thường được lựa chọn từ các dấu hiệu đặc trưng của các thành phần và yếu tố tự nhiên; mối tương quan và tác động tương hỗ giữa các thành phần cũng như các mâu thuẫn nội tại của chúng. Qua tham khảo chỉ tiêu một số hệ thống phân vùng liên quan đến khu vực nghiên cứu, nhận thấy: Các hệ thống phân vùng đều được xây dựng theo trình tự các cấp từ lớn đến nhỏ; chỉ tiêu xác định cho mỗi cấp rõ ràng, đảm bảo tính logic cho hệ thống. Rõ nhất là các đơn vị bậc cao như cấp đới, á đới, được xác định khá thống nhất. Tuy nhiên, tuy thuộc vào mục đích sử dụng, quy mô và sự phân hóa của lãnh thổ nghiên cứu mà các cấp phân vị trong hệ thống chưa có sự thống nhất về số lượng. PVCQ một lãnh thổ có thể tiến hành từ trên xuống (xác định các địa tổng thể bậc cao trước rồi đến các đơn vị nhỏ hơn trong địa tổng thể) và ngược lại. Việc xác định các đơn vị bậc thấp rất phức tạp, nhưng lại rất cần thiết của phân vùng, bởi cấp phân vùng càng thấp, ý nghĩa khoa học và thực tiễn càng cao.Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây cho thấy xu hướng PVCQ theo hướng CQ ứng dụng cho một lãnh thổ cụ thể, quy mô nhỏ, tỷ lệ bản đồ lớn thường đi vào xác định các TVCQ. 110 Với mục tiêu NCCQ cho mục đích SDHL lãnh thổ, luận án đã kế thừa kết quả phân vùng của Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh [27] với các chỉ tiêu và các cấp phân vùng (gồm Đới -> Á đới -> Miền -> Vùng), để xây dựng hệ thống phân vùng của lãnh thổ LVS Lại Giang. Bảng 2.13: Phân vùng CQ lãnh thổ Việt Nam (tỷ lệ 1: 1.000.000) T T Cấp phân vùng Dấu hiệu đặc trƣng Các đơn vị phân vùng CQ 1 Đới CQ - Các chỉ tiêu nhiệt - ẩm, cụ thể: + Các chỉ tiêu về sự đồng nhất của khí hậu trên lãnh thổ Việt Nam được quy định bởi nền nhiệt cao. + Sự khác biệt của khí hậu theo mùa được quy định bởi nền nhiệt cao Việt Nam thuộc đới CQ nhiệt đới gió mùa bắc bán cầu Á 2 CQ Chỉ tiêu sinh - khí hậu, tức là tổng hòa của hoàn lưu, của địa hình và lịch sử phát triển của giới sinh vật (chủ yếu là thảm thực vật) Á đới rừng nhiệt đới gió mùa phía bắc và Á đới rừng gió mùa á xích đạo phía nam vĩ tuyến 16VB 3 Miền CQ Cơ sở để phân chia miền CQ dựa vào đặc điểm tác động phi địa đới và dựa trên cơ sở nhóm gộp các vùng CQ, cụ thể: - Tập hợp các vùng CQ tương đồng về mặt phát sinh - Có cùng cấu trúc địa chất – địa mạo, cùng một lịch sử phát triển và cấu trúc của các quần hệ thực vật. - Có cùng đặc điểm chung về cộng đồng dân tộc tạo nên mức độ tương đồng về tác động kỹ thuật vào tự nhiên Lãnh thổ Việt Nam chia thành 8 miền CQ 4 Vùng CQ Là một bộ phận cấu thành của miền CQ, được phân chia trên cơ sở kết hợp các nhóm loại CQ theo các chỉ tiêu đặc trưng sau: - Trên cùng một lãnh thổ đồng nhất về mặt phát sinh, phát triển tạo nên sự đồng nhất về vật chất và hướng tác động của các quá trình tự nhiên. - Khá đồng nhất về chế độ nhiệt - ẩm được tạo nên bỡi sự thống nhất tác động của hoàn lưu theo không gian và thời gian, - Có nhịp điệu tuần hoàn khá đồng nhất, tạo nên sự thống nhất tương đối của động lực phát triển vùng. - Mức độ khai thác, sử dụng lãnh thổ đồng nhất - Cộng đồng dân tộc xã hội đồng nhất - Hướng sử dụng lãnh thổ khá đồng nhất Lãnh thổ Việt Nam có 66 vùng CQ đới Nguồn: [27] Đồng thời, để phục vụ cho cho các mục đích sử dụng cụ thể, căn cứ vào nền tảng nhiệt - ẩm theo các dạng địa hình, với bản đồ tỷ lệ 1:50.000, luận án đã phân chia LVS Lại Giang thành các TVCQ. Việc phân chia các TVCQ chủ yếu thực hiện từ dưới lên, các loại CQ được gộp nhóm theo các đặc trưng chung về địa chất, địa hình, gồm có: TVCQ núi Ba Trang – Bok Tới (I); TVCQ núi đồi Hoài Sơn – Ân Mỹ (II); TVCQ núi đồi Hoài Mỹ - Ân Nghĩa (III); TVCQ đồi và thung lũng An Lão (IV); TVCQ đồi và thung lũng sông Lớn (V); TVCQ đồng bằng Tam Quan – Hoài Sơn (VI)(hình 2.14) 111 2.3.3. Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quanlưu vực sông Lại Giang Mỗi TVCQ có những đặc trưng riêng về nguồn gốc, hình thái, đặc điểm cấu trúc địa chất, địa hình,thổ nhưỡng, thực vật, hiện trạng sử dụng và mức độ nhân tác... Việc phân tích các đặc điểm TVCQ là cơ sở khoa học cho định hướng SDHL lãnh thổ trong phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp của LVS. Bảng 2.14: Diện tích các TVCQ lưu vực sông Lại Giang ST T TVCQ 1 2 3 4 5 6 TVCQ núi Ba Trang – Bok Tới (I); TVCQ núi đồi Hoài Sơn – Ân Mỹ (II) TVCQ núi đồi Hoài Mỹ - Ân Nghĩa (III) TVCQ đồi và thung lũng An Lão (IV) TVCQ đồi và thung lũng sông Lớn (V) TVCQ đồng bằng Tam Quan – Hoài Sơn (VI) Ha Diện tích Tỷ lệ % so với DT toàn LVS 52.859,8 25.844,8 29.881,9 21.302,5 20.222,2 18.215,8 31,4 15,4 17,8 12,6 12,0 10,8 Số loại CQ 35 25 56 26 32 33 2.3.3.1. Tiểu vùng cảnh quan núi Ba Trang – Bok Tới (I): Là TVCQ phân bố gần như ôm trọn vùng núi phía Tây của LVS Lại Giang, thuộc hai huyện An Lão và Hoài Ân, có diện tích khoảng 52.859,8 ha (chiếm 31,4% DTTN toàn lưu vực). TVCQ này được thành tạo chủ yếu trên các đá biến chất thuộc hệ tầng Đăk Lô, hệ tầng Kim Sơn của phức hệ Kannazk và đá macma xâm nhập thuộc phức hệ Bến Giằng – Quế Sơn. Khí hậu có sự phân hóa theo khá rõ theo độ cao địa hình, phần diện tích thuộc kiểu địa hình núi thấp được đặc trưng bởi loại SKH hơi nóng, có mùa khô ngắn (≤ 2 tháng); phần diện tích thuộc địa hình núi trung bình (ở độ cao > 800m) được đặc trưng bởi loại SKH mát (T0TB năm < 220C), có mùa lạnh rất ngắn (1 tháng), lượng mưa trung bình năm lớn (≥ 3000mm). Đặc điểm địa mạo chủ yếu của TVCQ này là các dạng địa hình sườn bóc mòn với độ dốc lớn (từ 15- 250) và các bề mặt san bằng ở độ cao từ 400 - 800m. Thổ nhưỡng trong TVCQ I có sự phân hóa khá đa dạng, gồm các loại đất Fa, Fs, Fk, D, Ha, trong đó, đất Fa chiếm tỷ lệ lớn nhất. Thảm thực vật chủ yếu là rừng thường xanh. Chức năng chính được xác định đối với tiểu vùng này là chức năng phòng hộ, bảo tồn và phát triển lâm nghiệp. 2.3.3.2.Tiểu vùng cảnh quan núi, đồi Hoài Sơn – Ân Mỹ (II): Là tiểu vùng núi, đồi nằm xen giữa đồng bằng và thung lũng sông An Lão, phân bố chủ yếu ở huyện Hoài Nhơn và huyện An Lão, với diện tích khoảng 25.844,8 ha (chiếm 15,4% DTTN của lưu vực). TVCQ II có nền địa chất khá phức tạp, bao gồm các đá biến chất thuộc hệ tầng Đăk Lô và Xa Lam Cô, các đá xâm nhập thuộc phức hệ Định Quán, Bến Giằng – Quế Sơn và cả các đá macma phun trào thuộc hệ tầng Đại Nga. Đặc trưng địa mạo 112 của tiểu vùng này là các quá trình bóc mòn, xâm thực trên sườn với độ dốc > 150. Bao trùm toàn bộ tiểu vùng là loại SKH hơi nóng, nhiệt độ trung bình năm từ 22 - 250C, có mùa khô ngắn (< 2 tháng khô), lượng mưa trung bình năm > 2.500mm/năm. Chiếm tỷ lệ rất lớn diện tích trong tiểu vùng là loại đất Fa và đất Fk, thảm thực vật chủ yếu là rừng trồng và trảng cỏ cây bụi, thứ sinh. Chức năng chính được xác định là phòng hộ và sản xuất lâm nghiệp. 2.3.3.3. Tiểu vùng cảnh quan núi, đồi Hoài Mỹ - Ân Nghĩa (III): Phân bố kéo dài thành dải phía Nam và Đông Nam của LVS Lại Giang, TVCQ III có 29881,9 ha diện tích (chiếm 17,8% DTTN toàn lưu vực). Phát triển trên nền địa chất tương đối đồng nhất với các đá biến chất thuộc hệ tầng Kim Sơn và các đá xâm nhập thuộc phức hệ Đèo Cả. TVCQ (III) có các dạng địa hình chủ yếu là địa hình bóc mòn, xâm thực và tích tụ, khí hậu có sự phân hóa theo độ cao, phần diện tích thuộc kiểu đồi thấp, có loại SKH nóng, mùa khô trung bình (từ 3 - 4 tháng) và loại SKH hơi nóng, có mùa khô ngắn (< 2 tháng) ở vùng núi thấp và đồi cao. Thổ nhưỡng trong TVCQ này khá đa dạng, song chiếm tỷ lệ lớn nhất vẫn là đất Fs. Thảm thực vật tự nhiên bị biến đổi mạnh thay vào đó là rừng thứ sinh, rừng trồng và trảng cỏ cây bụi. Chức năng chính được xác định là phòng hộ và phát triển lâm, nông kết hợp. 2.3.3.4. Tiểu vùng cảnh quan đồi và thung lũng sông An Lão (IV):Phân bốchạy dọc theo thung lũng sông An Lão, kẹp giữa tiểu vùng I và II, với diện tích khoảng 21.302,5 ha (chiếm 12,6% diên tích toàn lưu vực). TVCQ IV được phát triển trên các đá xâm nhập thuộc phức hệ Bến Giằng – Quế Sơn, đá biến chất thuộc phức hệ Kannazk và trầm tích Holocen nguồn gốc sông, sông - biển. Các dạng địa hình chủ yếu là địa hình bào mòn, xâm thực mạnh trên sườn và tích tụ ở những khu vực trũng thấp, chân đồi. Khí hậu đặc trưng là khí hậu nóng với nền nhiệt cao (T0TB năm > 250C), lượng mưa có sự phân hóa rõ rệt theo không gian. Ở những vùng lũng thấp, khuất gió, lượng mưa thấp (khoảng 2.000mm/ năm), thổ nhưỡng có sự phân hóa khá đa dạng với nhiều loại đất như Fa, Fs, D và các loại thuộc nhóm đất phù sa (P, Pb, Pg), trong đó chiếm diện tích lớn vẫn là đất phù sa được bồi ven sông suối. Thảm thực vật chủ yếu là thảm thực vật nhân tác gồm rừng trồng trên sườn đồi, cây hàng năm và cây ăn quả. Chức năng chính được xác định là phát triển nông, lâm kết hợp và trồng rừng phòng hộ. 2.3.3.5. Tiểu vùng cảnh quan đồi và thung lũng sông Lớn (V):Là TVCQ dọc theo thung lũng của sông Kim Sơn, kẹp giữa tiểu vùng I và III, có khoảng 20.222,2 ha diện tích (chiếm 12,0% DTTN toàn lưu vực). Đây là TVCQ phát triển trên nền địa chất khá đa dạng, gồm các đá biến chất thuộc các hệ tầng Kim Sơn, đá xâm nhập thuộc 113 phức hệ Bến Giằng – Quế Sơn, và các trầm tích Holocen phụ thống giữa - trên và giữa - dưới, thuộc loại SKH nóng có mùa khô từ 3- 4 tháng. Địa hình chủ yếu là dạng bóc mòn tổng hợp trên sườn dốc, xâm thực và tích tụ ở khu vực thấp trũng. Đặc trưng của tiểu vùng này là có hệ thống hồ, đập khá phát triển. Thổ nhưỡng chủ yếu đất đât Fa, Fs và những dải đất phù sa được bồi đắp từ sông Kim Sơn. Ở đây thảm thực vật hoàn toàn bị biến đổi do hoạt động nhân tác. Chức năng chính được xác định là phát triển nông, lâm kết hợp. 2.3.3.6. Tiểu vùng cảnh quanđồng bằng Tam Quan – Hoài Sơn (VI): Phân bố vùng địa hình thấp phía Đông của LVS, thuộc huyện Hoài Nhơn, chiếm 18.215,8 ha diện tích (khoảng 10,8% DTTN toàn lưu vực). TVCQ VI phát triển chủ yếu trên các dạng địa hình đồng bằng tích tụ sông, biển, đầm lầy với các trầm tích Holocen và Pleistocen. Khí hậu mang đầy đủ đặc trưng của đồng bằng ven biển với loại SKH nóng, mưa nhiều (từ 2.000 – 2.500mm) có mùa khô trung bình (3 - 4 tháng) nên tương đối thuận lợi cho phát triển các loài cây trồng nhiệt đới. Thổ nhưỡng trong tiểu vùng chủ yếu là các loại đất thuộc nhóm đất phù sa, song chiếm ưu thế nhất là đất phù sa không được bồi hàng năm (P), độ dốc tương đối nhỏ ( Phụ hệ CQ -> Kiểu CQ -> Lớp CQ -> Phụ lớp CQ -> Hạng CQ -> Loại CQ, làphù hợp với quá trình phát sinh, phát triển của lãnh thổLVS Lại Giang. Với tỷ lệ 114 bản đồ CQ được thành lập 1:50.000, cho thấy cấu trúc ngang của CQ LVS Lại Giang phân hóa đa dạng thể hiện: toàn bộ CQ lưu vực thuộc hệ CQ nhiệt đới ẩm gió mùa, phụ hệ CQ nhiệt đới ẩm gió mùa không có mùa đông lạnh, một kiểu CQ rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm mưa mùa với 3 lớp CQ, 6 phụ lớp, 13 hạng, 111 loại CQ . Trong đó, đơn vị sử dụng phân tích cấu trúc CQ là loại CQ. 3. Các CQ luôn có những chức năng nhất định, việc xác định các chức năng chính của LVS Lại Giang là chức năng phòng hộ, chức năng phục hồi, bảo tồn và chức năng phát triển kinh tế, góp phần xác lập cơ sở khoa họccho các định hướng quy hoạch sử dụng lãnh thổ LVS Lại Giang Đồng thời,LVS Lại Giangvới nhịp điệu mùa ảnh hưởng đến biến đổi CQ theo mùa,quyết định tính mùa vụ trong hoạt động sản xuất, chi phối hình thức khai thác tài nguyên ở mỗi khu vực. Do vậy,nghiên cứu động lực mùa, xác định các trạng thái biến đổi CQ theo thời gian, nhằm điều chỉnh, định hướng sử dụng CQ phù hợp với sự biến đổi theo quy luật tự nhiên đó. 4. PVCQ lãnh thổ LVS Lại Giang được tiến hành trên cơ phân chia lãnh thổ thành các đơn vị có sự đồng nhất tương đối về thành phần, tính chất và mối quan hệ giữa các nhân tố thành tạo cũng như phân hóa cấu trúc không gian của CQ. Trên cơ sở gộp nhóm các CQ theo phương pháp từ dưới lên, đã phân chia LVS Lại Giang thành 6 TVCQ phù hợp với các đặc điểm tự nhiên và sự phân hóa khác biệt giữa các khu vực của lãnh thổ. Đây cũng là cơ sở cho định hướng không gian, SDHL lãnh thổ trong LVS. 115 CHƢƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN VÀ PHÂN TÍCH LƢU VỰC PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP LƢU VỰC SÔNG LẠI GIANG Để tiến hành định hướng không gian SDHL lãnh thổ cho phát triển nông, lâm nghiệp trên LVS Lại Giang - một LVS có đến 80% diện tích đồi, núi, cần thiết phải nghiên cứu XMTN đất. Đây chính là cơ sở khoa học tin cậy cho việc xác định không gian ưu tiên phòng hộ đất đai, nguồn nước, nhằm phát huy tối đa chức năng của các đơn vị tự nhiên và BVMT trong LVS. Đồng thời, tiến hành định hướng không gian sử dụng lãnh thổ LVS Lại Giang còn dựa trên những phân tích đặc điểm và phân hóa tự nhiên, hiện trạng phát triển KT - XH và các định hướng phát triển lãnh thổ của địa phương, phân tích ảnh hưởng của hoạt động phát triển KT- XH đến tài nguyên, môi trường, nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển phù hợp với đặc trưng của lưu vực, đáp ứng mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế của các vùng trong toàn lãnh thổ. 3.1. PHÂN CẤP PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN LƢU VỰC SÔNG LẠI GIANG 3.1.1. Phân tích xói mòn tiềm năng đất ở lƣu vực sông Lại Giang Phân tích, đánh giá XMTN đất và phân cấp PHĐN thực chất là phân tích tổng hợp các ĐKTN trong lãnh thổ, tìm ra những khu vực xung yếu nhất về yêu cầu phòng hộ nguồn nước, bảo vệ đất và chống xói mòn, phục vụ cho định hướng SDHL lãnh thổ trong phát triển KT – XH và BVMT, đặc biệt là phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Đơn vị cơ sở để đánh giá XMTN của LVS Lại Giang là TVCQ. 3.1.1.1. Các dữ liệu thành phần trong phân tích xói mòn tiềm năng đất lưu vực sông Lại Giang a .Mô hình số độ cao (DEM -Digital Elevation Model): Là loại dữ liệu không gian dùng để biểu diễn bằng số cho sự biến thiên liên tục của độ cao địa hình trên một vùng không gian, thông qua bề mặt mô phỏng từ một hàm số xác định. Cơ sở dữ liệu để xây dựng gồm: bản đồ địa hình đã được số hoá tỷ lệ Bản đồ địa hình đã được số hoá 1:50.000, với 3 lớp thông tin đường đồng mức, thuỷ hệ và các điểm độ cao. Từ mô hình DEM có thể tính ra các mô hình độ dốc Nội suy từ đường đồng mức (Slope), mô hình chiều dài sườn. Xây dựng mô hình DEM và điểm độ cao cho LVS Lại Giang được nội suy từ dữ liệu đường bình độ Mô hình số độ cao DEM và điểm độ cao, với khoảng cao đều là 20m bằng phần mềm Sơ đồ 3.1: Các bước tính toán mô hình DEM 116 ArcGIS. Độ phân giải không gian (pixel) là 10 m. Quy trình thành lập được thực hiện theo sơ đồ 3.1 và kết quả thể hiện trong hình 3.1. Hình 3.1: Mô hình số độ cao (DEM) LVS Lại Giang b. Mô hình độ dốc (Slope): Dữ liệu cơ sở để tính độ dốc ở LVS Lại Giang là mô hình DEM của LVS, thông qua chức năng phân tích không gian (Spatial Analys Tool) của phần mềm ArcGIS. Độ dốc là sự thay đổi theo góc nghiêng của địa hình tại điểm quan sát so với bề mặt nằm ngang. Trên mô hình số độ cao thì điểm quan sát ước tính là một pixel của nó và độ dốc chính là tỷ lệ thay đổi giá trị của pixel (độ cao) so với các pixel lân cận. Hình 3.2: Mô hình độ dốc của LVS Lại Giang Mỗi giá đầu ra của pixel tương ứng với một giá trị độ dốc. Trên LVS Lại Giang, những khu vực có độ dốc cao phân bố chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc, cũng là nơi có địa hình cao nhất của LVS. Phía Đông, nơi có địa hình khá bằng phẳng cũng là nơi có độ dốc nhỏ nhất trong LVS. 117 c. Mô hình chiều dài sườn (L): Mô hình chiều dài sườn của LVS Lại Giang được tính từ mô hình số độ cao DEM và độ dốc thông qua phần mềm ArcWork Station, qua ứng dụng Lsfactor.aml của tác giả Jacek Blaszczynski, Physical Scientist, National Applied Resource Sciences Center (NARSC) [77], được thể hiện qua hình 3.3 d. Mô hình lượng mưa (R): Với chuỗi số liệu trung bình về lượng mưa của 4 trạm đo mưa (Hoài Ân, An Hòa, Hoài Nhơn và Bồng Sơn) và một số vùng lân cận từ năm 1981 đến năm 2010, mô hình lương mưa (R) ở LVS Lại Giang được tính toán từ việc nội Hình 3.3. Mô hình chiều dài sườn LVS Lại Giang suy bản đồ lượng mưa trung bình bằng phần mềm ArcGIS. Trong đó lượng mưa lớn nhất là ở vùng núi phía Tây Bắc của LVS với lượng mưa trung bình năm >3.000mm (hình 3.4) e. Hệ số xói mòn do đất: Dựa vào bản thổ nhưỡng tỷ lệ 1:50.000, kết hợp với kết quả tra cứu chỉ số xói mòn do đất đã được công bố trong các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước [70, 71,77], hệ số K được xác định trong toàn LVS thay đổi từ 0,01 trên nhóm đất mặn đến 0,39 đối với đất feralit vàng nhạt trên đá cát (bảng 3.1). Hình 3.4. Mô hình lượng mưa LVS Lại Giang 118 Bảng 3.1: Hệ số xói mòn của các loại đất ở LVS Lại Giang TT Tên đất Việt Nam Hệ số K 1 Đất phù sa được bồi của các sông 0,20 2 Đất phù sa không được bồi 0,14 3 Đất đỏ vàng trên đá macma axit (Fa) 0,27 4 Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ (Fk) 0,27 5 Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs) 0,23 6 Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) 0,39 7 Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (Ha) 0,25 8 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D) 0,01 9 Đất xám bạc màu trên đá macma axit (Ba) 0,22 10 Đất xám trên đá macma axit (Xa) 0,21 11 Đất xói mòn trơ sỏi đá (E) 1,00 12 Đất mặn (M) 0,035 13 Đất cát (C) 0,34 Nguồn: [70, 71,77] 3.1.1.2. Các mô hình thể hiện năng lượng của các đại lượng trong tính toán xói mòn tiềm năng a. Mô hình thể hiện đại lượng năng lượng địa hình (Y1): Trị số năng lượng địa hình Y1 là điều kiện để đánh giá các nguy cơ tai biến trượt lở, lũ quét, xói mòn đất… Mô hình thể hiện năng lượng địa hình Y1 của LVS Lại Giang được tính từ các bản đồ độ dốc và bản đồ chiều dài sườn bằng phương trình: Y1= S0,75*L0,5 Trị số Y1 ở LVS Lại Giang cao nhất là 78 và trị số Y1 thấp nhất là 0 phần lớn trị số của Y1 tập trung trong khoảng từ 0 đến 24. b. Mô hình thể hiện đại lượng năng lượng dòng chảy mặt (Y2): Trị số đại lượng năng lượng dòng chảy mặt Y2 là trị số phản ánh mức độ yêu cầu phòng hộ bảo vệ nguồn nước trong LVS. Mô hình thể hiện đại lượng 119 Hình 3.5. Mô hình đại lượng năng lượng dòng chảy mặt Y2 năng lượng dòng chảy mặt Y2 được tính trên cơ sở mô hình Y1 với sự tham gia của lượng mưa trung bình năm theo công thức: Y2 = Y1*R1,5 Đại lượng Y2 có trị số cao nhất là 439 và trị số thấp nhất là 0. Tuy nhiên, trị số Y2 được tính ở LVS Lại Giang chủ yếu phân bố trong khoảng từ 0 đến 168. Mô hình được thể hiện ở hình 3.5. c. Mô hình thể hiện đại lượng năng lượng XMTN đất(Y3):Là mô hình thể hiện XMTN đất ở LVS Lại Giang, được tính từ các bản đồ độ dốc, bản đồ chiều dài sườn, bản đồ lượng mưa và hệ số xói mòn đất theo công thức theo Hình 3.6: Mô hình đại lượng năng lượng XMTN đất Y3 công thức: Y3 = K*Y2 Đại lượng XMTN đất Y3 là căn cứ để đề xuất yêu cầu phòng hộ bảo vệ nguồn nước và bảo vệ đất (hình 3.6) 3.1.1.3. Phân cấp xói mòn tiềm năng đất LVS Lại Giang a. Cơ sở phân cấp xói mòn tiềm năng đất ở LVS Lại Giang: + Tổng hợp các kết quả bước nhảy dị thường của chuỗi giá trị XMTN từ đại lượng năng lượng Y3 và sự phân hoá của các yếu tố gây xói mòn. + Tham khảo các công trình phân cấp xói mòn trên cả nước và các LVS đã công bố [77, 79, 92, 93]. b. Kết quả phân cấp xói mòn tiềm năng Luận án thực hiện phân loại lãnh thổ dựa vào phân cấp mức độ XMTN trên cơ sở chỉ số XMTN Y3. Kết quả khảo sát giá trị của đại lượng Y3 cho thấy: trị số Y3 cao nhất là 161 và Y3 thấp nhất là 0, tuy nhiên trị số Y3 tập trung chủ yếu trong khoảng từ 0 – 40, luận án chia khoảng cách đều các trị số Y3 thành các cấp XMTN theo 4 khoảng giá trị, tương ứng với 4 cấp XMTN: thấp, trung bình, cao và rất cao. Các cấp XMTN được chia như sau: Cấp 1: có độ XMTN thấp, trị số Y3< 10. Cấp 2: có độ XMTN trung bình, trị số Y3 từ 11 - 20. 120 Cấp 3: có độ XMTN cao, trị số Y3 từ 21 - 30. Cấp 4: có độ XMTN rất cao, trị số Y3> 30 . Sau khi phân chia các cấp XMTN, thực hiện thống kê diện tích bản đồ các cấp XMTN trên toàn phạm vi LVS (không tính diện tích lòng sông, suối ao hồ, các bãi bồi, vùng trũng – chiếm khoảng 18% DTTN toàn lưu vực), kết quả đạt được thể hiện ở bảng 3.2, hình 3.7 Bảng 3.2: Diện tích các cấp XMTN đất LVS Lại Giang STT 1 2 3 4 Cấp XMTN Cấp có XMTN thấp Cấp có XMTN trung bình Cấp có XMTN cao Cấp có XMTN rất cao Diện tích (ha) 79.765,9 37.487,1 15.473,9 5.362,1 (%) so với diện tích phân cấp 57,8 27,1 11,2 3,9 (%) so với DT toàn LVS 47,4 22,3 9,1 3,2 + Cấp 1 (XMTN thấp): Chiếm diện tích lớn 79.765,9 ha (47,4% DTTN của toàn lưu vực và 57,8% diện tích được phân cấp xói mòn), xuất hiện hầu hết ở vùng đồng bằng, đồi thấp và thung lũng có độ dốc < 8º, trong đó chiếm tỷ lệ lớn là TVCQ núi đồi Hoài Mỹ - Ân Nghĩa (khoảng 19.899,8 ha - chiếm 66,6% DTTN của tiểu vùng và 11,8% DTTN của toàn lưu vực) và TVCQ đồng bằng Tam Quan - Hoài Sơn chiếm 10969,5 ha (khoảng 60,2% DTTN của tiểu vùng và 6,5% DTTN toàn lưu vực) + Cấp 2 (XMTN trung bình):Khoảng 37.487,1ha (chiếm 22,3% DTTN toàn LVS), xuất hiện trên vùng đồi thấp 20 -150m, các bề mặt san bằng với độ dốc từ 80 đến < 15º. Trong đó, TVCQ núi Ba Trang – Bok Tới có đến 16112,7 ha diện tích (chiếm khoảng 30,5% so với diện tích của tiểu vùng và 9,5% DTTN của lưu vực). + Cấp 3 (XMTN cao): Có khoảng 15.473,97 ha (chiếm 9,1% DTTN toàn LVS), xuất hiện nhiều trên độ dốc từ 15º trở lên, địa hình đồi cao (150 - 300 m) và núi >300m ở thượng nguồn sông An Lão và Kim Sơn, chiếm tỷ lệ lớn nhất là TVCQ (I) với 9.287,6 ha (chiếm 17,6% diện tích của tiểu vùng); sau đó là TVCQ (II) với 2774,3 ha (chiếm 10,7% diện tích của tiểu vùng). + Cấp 4 (XMTN rất cao):Khoảng 5.362,1 ha (chiếm tỉ lệ 3,2% diện tích toàn LVS và 3,9% diện tích được phân cấp xói mòn), xuất hiện hầu hết trên địa hình vùng núi, có độ cao ≥ 500m và độ dốc > 25º. Xói mòn tuyệt đối có trị số rất cao, ở những nơi địa hình chia cắt mạnh, nhiều khe rãnh, cao > 800m, độ dốc > 35º. Trong đó, chiếm tỷ lệ lớn nhất là TVCQ I, với 3.467,9 ha (chiếm 6,6% DTTN của tiểu vùng và chiếm 2,0% DTTN toàn lưu vực) 121 Bảng 3.3: Thống kê diện tích các cấp XMTN theo TVCQ S T T 1 2 3 4 5 6 Tiểu vùng cảnh quan TVCQ núi Ba Trang – Bok Tới (I) TVCQ núi đồi Hoài Sơn – Ân Mỹ (II) TVCQ núi đồi Hoài Mỹ - Ân Nghĩa (III) TVCQ đồi và thung lũng An Lão (IV) TVCQ đồi và thung lũng sông Lớn (V) TVCQ ĐB Tam Quan – Hoài Sơn (VI) Tổng Cấp 1 Cấp 2 Diện tích (ha) % so với DT TVCQ 15.176,1 Cấp 3 Diện tích (ha) % so với DT TVCQ 28,7 16.112,7 14.143,6 54,7 19.899,8 Cấp 4 Diện tích (ha) % so với DT TVCQ Diện tích (ha) % so với DT TVCQ 30,5 9.287,6 17,6 3.467,9 6,6 6.902,8 26,7 2.774,3 10,7 443,2 1,7 66,6 6.199,1 20,7 260,1 0,9 255,0 0,9 8.962,7 42,1 3.638,0 17,1 2.382,2 11,2 693,2 3,3 10.614,2 52,5 4.270,2 21,1 679,6 3,4 411,6 2,0 10.969,5 60,2 364,3 2,0 90,1 0,5 91,2 0,5 79.765,9 37.487,1 15473,9 5362,1 Nhìn chung, LVS Lại Giang có giá trị XMTN đất cao. Tổng diện tích các cấp XMTN từ trung bình đến rất cao trên toàn LVS khoảng 58.323,2 ha, chiếm 34,6 % diện tích LVS. Riêng cấp XMTN từ cao đến rất cao chiếm 20.836,0 ha (khoảng 12,4% DTTN toàn lưu vực). Mặt khác, phân tích XMTN theo các TVCQ, có thể thấy được sự phân hóa giữa các TVCQ về khả năng điều tiết dòng chảy và tiềm năng xói mòn đất. Các TVCQ I, II và IV có diện tích cấp XMTN từ trung bình đến rất cao chiếm tỉ lệ lớn nhất, tập trung nhiều ở phần thượng và trung lưu của sông An Lão, Kim Sơn, nên có yêu cầu cao nhất về phòng hộ giữ nguồn nước và bảo vệ đất; thấp nhất là TVCQ VI với các cấp XMTN từ trung bình đến cao chỉ khoảng 3,0% diện tích của tiểu vùng (khoảng 0,3% DTTN toàn lưu vực). Ngoài ra, ngay trong từng TVCQ cũng có sự phân hóa và nhu cầu phòng hộ khác nhau. Đây cũng chính là cơ sở cho đề xuất phân cấp phòng hộ cho từng TVCQ trên toàn lưu vực. 3.1.2. Phân cấp phòng hộ đầu nguồn lƣu vực sông Lại Giang 3.1.2.1. Cơ sở, nguyên tắc phân cấp phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Lại Giang a. Cơ sở phân cấp phòng hộ đầu nguồn cho lưu vực sông Lại Giang Luận án dựa trên một số cơ sở để phân cấp và đề xuất diện tích các cấp phòng hộ ở LVS Lại phục vụ định hướngSDHL lãnh thổ cho phát triển nông, lâm nghiệp: - Căn cứ vào kết quả phân cấp XMTN đất ở LVS Lại Giang: Thực chất, việc phân cấp PHĐN cho LVS là xác định những vùng có nguy cơ rủi ro do động lực dòng chảy gây suy thoái đất dựa trên sự phân hoá lãnh thổ về XMTN gia tốc. Vì vậy, kết quả phân cấp XMTN là một căn cứ hợp lý để phân cấp PHĐN. 122 Theo kết quả phân cấp XMTN, tổng diện tích các cấp XMTN từ trung bình (cấp 2), đến cao (cấp 3) và rất cao (cấp 4) ở LVS Lại Giang là 58.323,1 ha (khoảng 34,6% tổng DTTN của LVS), gần tương ứng với diện tích đất quy hoạch phòng hộ cho 3 huyện Hoài Nhơn, Hoài Ân và An Lão và một phần diện tích xã Ba Trang thuộc LVS Lại Giang. - Căn cứ vào kết quả thống kê HTSDĐ 2010: Tổng diện tích đất lâm nghiệp trên LVS Lại Giang là 10.7395,8ha. Trong đó, diện tích đất rừng phòng hộ là 55.466,4 ha (chiếm 51,6%diện tích đất lâm nghiệp và bằng 32,9% diện tích toàn LVS); diện tích đất rừng sản xuất là 43.427,3ha chiếm25,8% DTTN toàn LVS và đất rừng đặc dụng là8502,1ha chiếm 5,1% DTTN toàn LVS. - Căn cứ vào bản đồ quy hoạch ba loại rừng (phòng hộ, sản xuất, đặc dụng), do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của tỉnh Bình Định và của tỉnh Quảng Ngãi xây dựng năm 2010 theo quyết định về việc ban hành bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(hình 3.10).Việc xác định yêu cầu diện tích ba loại rừng theo từng TVCQ được thực hiện bằng phương pháp chồng xếp bản đồ quy hoạch 3 loại rừng với bản đồ các TVCQ. Sau đó thống kê diện tích các loại đất rừng theo từng TVCQ (bảng 3.4). Bảng 3.4:Diện tích quy hoạch ba loại rừng LVS Lại Giang năm 2010 theo TVCQ S T T Đất rừng phòng hộ (ha) TVCQ 1 TVCQ núi Ba Trang – Bok Tới (I) 2 Đất rừng SX (ha) Đất rừng đặc dụng (ha) Đất SXNN, đất khác (ha) 9.829,3 5.530,1 28.008,6 9.491,9 TVCQ núi đồi Hoài Sơn – Ân Mỹ (II) 9.940,8 11.863,6 4.040,4 3 TVCQ núi đồi Hoài Mỹ - Ân Nghĩa (III) 6.427,5 10.582,9 12.871,5 4 TVCQ đồi và thung lũng An Lão (IV) 6.477,4 9.576,5 5.248,6 5 TVCQ đồi và thung lũng sông Lớn (V) 5.190,7 7.414,7 7.616,8 6 TVCQ ĐB Tam Quan – Hoài Sơn (VI) 501,5 1.041,2 16.673,1 56.546,5 49.970,7 Toàn lƣu vực 9.829,3 51.980,5 Tổng diện tích lâm nghiệp được xác định trong lưu vực là 116.346,5 ha. Trong đó, đất rừng phòng hộ là 56.546,5 ha (chiếm 48,6% diện tích đất lâm nghiệp). Diện tích đất rừng phòng hộ nhiều nhất ở TVCQ (I) là 28.008,6 ha, chiếm 49,5% diện tích rừng phòng hộ và 24,1% diện tích đất lâm nghiệp). Đất rừng sản xuất là 4.997,7 ha (chiếm 42,9% diện tích đất lâm nghiệp), chiếm tỉ lệ lớn và phân bố tương đối đồng đều ở 4 TVCQ I, II, III và IV. Diện tích đất rừng đặc dụng là 9.829,3 ha (chiếm 8,4% diện tích đất lâm nghiệp), chỉ có ở TVCQ I. 123 Ngoài ra, để phục vụ cho phân cấp PHĐN cho LVS Lại Giang, đề tài luận án còn tham khảo số liệu từ các nguồn thông tin khác như:Báo cáo ―Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giai đoạn 2011- 2020 tỉnh Bình Định‖; Báo cáo thuyết minh tổng hợp ―Quy hoạch sử dụng đất 2011 – 2020 và kế hoạch dụng đất kỳ đầu 2011 - 2015‖ của UBND tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi [109 -111, 113].Theo đó, đến năm 2020 diện tích đất lâm nghiệp của LVS Lại Giang đạt 11.9015,5 ha (tăng so với quy hoạch năm 2010 là 1.669,0 ha). Trong đó, diện tích đất rừng phòng hộ là 57.642,0 ha, đất rừng sản xuất là 50.544,2 ha, đất rừng đặc dụng 10.829,3 ha và đất nông nghiệp và đất khác 49.311,5 ha. Những số liệu trên là căn cứ để phân cấp phòng hộ cho LVS Lại Giang theo hướng từ trên xuống, là cơ sở để đề xuất diện tích các cấp phòng hộ cho từng TVCQ theo tổng thể diện tích đất phòng hộ và yêu cầu phòng hộ nguồn nước, bảo vệ đất cho lưu vực. b. Nguyên tắc phân cấp phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Lại Giang Mục đích phân cấp PHĐN ở LVS Lại Giang là xác định sự phân bố 4 loại hình quản lý sử dụng đất (rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng, đất nông nghiệp và đất khác) phù hợp không chỉ về đặc điểm tự nhiên, mà còn đáp ứng yêu cầu sử dụng đất của mỗi TVCQ. Vì vậy, việc phân cấp PHĐN ở LVS Lại Giang dựa trên các nguyên tắc: - Quy hoạch theo hai hướng: Từ trên xuống dưới (theo cấu trúc ngang thượngtrung- hạ lưu của LVS) và quy hoạch từ dưới lên (dựa trên chỉ tiêu diện tích các cấp, thực hiện phân cấp phòng hộ cho từng TVCQ). - Giữ nguyên phân bố và diện tích đất rừng đặc dụng theo quy hoạch bởi vai trò rừng đặc dụng, ngoài bảo vệ đa dạng sinh học còn đảm bảo chức năng phòng hộ LVS. - Diện tích các cấp phòng hộ sẽ được đề xuất theo từng TVCQ. Bởi bên cạnh mối liên hệ mật thiết với các lãnh thổ xung quanh, mỗi TVCQ đều có đặc trưng riêng về điều kiện tự nhiên lãnh thổ. Tùy thuộc vào đặc điểm CQ mỗi một tiểu vùng, có thể đề xuất diện tích đất rừng phòng hộ, diện tích đất rừng sản xuất và diện tích đất nông nghiệp thích hợp, đảm bảo chức năng phòng hộ cho chính cho tiểu vùng mình, cũng như diện tích rừng sản xuất, đất nông nghiệp để đáp ứng mục tiêu phát triển KT - XH gắn với BVMT. - Diện tích các cấp phòng hộ phân bổ cho các TVCQ phải căn cứ vào kết quả phân cấp XMTN của LVS và các quy hoạch diện tích đất rừng phòng hộ của của tỉnh. Phương pháp đánh giá mức độ XMTN để xác định phạm vi các LHSDĐ được áp dụng theo nguyên tắc: Theo mức độ XMTN giảm dần là diện tích phân bổ cho đất rừng phòng hộ (rất xung yếu, xung yếu), rừng sản xuất và đất sản xuất nông nghiệp. Diện 124 tích rừng sản xuất được phân bố tại những nơi ít xung yếu hơn, nhưng phải thuận lợi cho khai thác, vận chuyển và phát triển công nghiệp chế biến lâm sản. 3.1.2.2. Kết quả phân cấp phòng hộ lưu vực sông Lại Giang a. Xác định diện tích phòng hộ cho các TVCQ: Căn cứ kết quả phân cấp XMTN đất, diện tích quy hoạch ba loại rừng LVS Lại Giang năm 2010, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020, định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, luận án xác định tổng diện tích đất lâm nghiệp của toàn LVS Lại Giang là 119.015,5 ha, giữ nguyên diện tích đất rừng đặc dụng là 10.829,3 ha. Trên cơ sở các cấp XMTN đất đai đã nghiên cứu (cấp XMTN đất từ trung bình đến rất cao chiếm 58.323,1 ha, trong đó cấp XMTN từ cao đến rất cao chiếm 20.836,0 ha), diện tích đất rừng phòng hộ xác định cho LVS Lại Giang là 58.000 ha (tăng 1.453,5 ha so với quy hoạch), trong đó diện tích rừng phòng hộ rất xung yếu (PHRXY) là 20.800 ha (chiếm 35,9% diện tích đất phòng hộ), phòng hộ xung yếu (PHXY) là 37.200 ha), đất rừng sản xuất là ha50.186,2 ha (tăng 215,6 ha so với quy hoạch năm 2010), đất nông nghiệp và đất khác 49.311,5ha (giảm 1.669,0 ha so với quy hoạch năm 2010). Kết quả phân bổ theo từng TVCQ thể hiện ở bảng 3.5. Bảng 3.5: Phân bổ diện tíchphân cấp phòng hộ theo TVCQ Đất rừng phòng hộ Tổng ST T TVCQ DTTN của TVCQ Diện tích ha % Rất xung Xung yếu yếu ha ha Đất rừng SX ha % Đất rừng Đất NN, đặc dụng đất khác ha % % 1 TVCQ I 52.859,8 28.748,2 54,4 12.719,5 16.028,7 10.221,4 19,3 10.829,3 3.060,9 5,8 2 TVCQ II 25.844,8 10.069,6 39,0 3.217,5 6.852,1 11.836,2 45,8 3939 15,2 3 TVCQ III 29.881,9 6.653,5 22,3 505,1 6.148,3 11.918 39,9 11.310,5 37,9 4 TVCQ IV 21.302,5 6.671,6 31,3 3.084,4 3.587,2 6.380,8 30,0 8.250,1 38,7 5 TVCQ V 20.222,2 5.310,7 26,3 1.091,3 4.219,4 8.419,4 41,6 6.492,1 32,1 6 TVCQ VI 18.215,8 546,5 3,0 182,2 364,3 1.410,4 7,7 16.258,9 89,3 Toàn lƣu vực 168.327 58.000 34,5 20.800 6,4 49.311,5 29,3 37.200 50.186,2 29,8 10.829,3 20,1 ha Trên cơ sở diện tích phòng hộ được phân bổ nêu trên (có thể coi đây là diện tích khống chế của các cấp phòng hộ), luận án thực hiện phân cấp phòng hộ cho các TVCQ theo mức độ xung yếu dựa trên các đặc điểm về địa hình (độ dốc, chiều dài sườn), lượng mưa và đặc điểm thổ nhưỡng. Đây là quá trình phân cấp phòng hộ theo hướng từ dưới lên và được thực hiện trong từng TVCQ. Với hướng này, việc nghiên cứu lãnh thổ ở mức độ chi tiết sẽ cho phép đánh giá một cách chính xác, cụ thể hơn về nhu cầu phòng hộ nguồn nước, về phân bố các cấp phòng hộ, đồng thời cũng liên quan chặt chẽ với HTSDĐ và quản lý đất đai trong lãnh thổ. 125 b. Phân cấp phòng hộ cho lưu vực sông Lại Giang: Việc phân cấp phòng hộ LVS Lại Giang được thực hiện như sau: - Tách mô hình đại lượng xói mòn tiềm năng Y3 theo từng TVCQ: Từ mô hình đại lượng XMTN Y3 đã được xây dựng, tách mô hình Y3 cho các TVCQ. Đây là căn cứ và là dữ liệu không gian để phân cấp phòng hộ cho các TVCQ. - Phân cấp Y3 thành 40 tổ diện tích: Qua khảo sát thống kê chuỗi giá trị của mô hình đại lượng Y3 cho thấy: giá trị của mô hình Y3thường tập trung trong khoảng từ 0 – 40 nên các mô hình Y3 của từng TVCQ được phân chia thành 40 tổ giá trị từ cao đến thấp. Các tổ giá trị Y3 là đặc trưng cho trị số XMTN của các TVCQ và là đơn vị cơ sở để khảo sát và phân cấp phòng hộ. Sắp xếp các tổ giá trị Y3 giảm dần từ tổ 40 cho đến tổ 0, sau đó đó thống kê tích lũy diện tích cho các TVCQ và tính % diện tích (so với tổng diện tích TVCQ) - Phân cấp phòng hộ: Căn cứ vào diện tích đất rừng phòng hộ đã được xác định phân bổ cho từng TVCQ (bảng 3.5) và cột lũy tích diện tích của các tổ Y3 (lũy tích các giá trị cho đến số diện tích phân bổ), xác định ngưỡng phân cấp phòng hộ cho các cấp RXY, XY cho từng TVCQ. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.6. Dựa vào ngưỡng giá trị ngưỡng phân cấp diện tích phòng hộ cho các TVCQ, thực hiện phân chia bản đồ tổ giá trị Y3 thành các cấp PHRXY và PHXY. Đối với đất rừng sản xuất cũng thực hiện tương tự như trên cho những tổ giá trị Y3 còn lại Bảng 3.6: Ngưỡng phân cấp diện tích phòng hộ theo TVCQ(đơn vị: ha) S T T Đất rừng phòng hộ RXY TVCQ XY Tổ Y3 Diện tích %XMT N Tổ Y3 Diện tích 1 TVCQ núi Ba Trang – Bok Tới 40 - 26 12.719,5 87,1 26 - 20 16.028,7 77,8 2 TVCQ núi đồi Hoài Sơn – Ân Mỹ 40 - 32 3.217,5 82,4 32 - 25 6.852,1 71,2 3 TVCQ núi đồi Hoài Mỹ - Ân Nghĩa 40 - 36 505,1 84,2 36 - 27 6.148,3 78,1 4 TVCQ đồi và thung lũng An Lão 40 - 27 3.084,4 85,1 27 - 23 3.587,2 76,3 5 TVCQ đồi và thung lũng sông Lớn 40 - 30 1.091,3 83,4 30 - 21 4.219,4 69,2 6 TVCQ ĐB Tam Quan – Hoài Sơn 40 - 37 182,2 80,2 37 - 35 364,3 72,1 Tổng 20.800 %XMT N 37.200 Bổ sung diện tích đất rừng đặc dụng (diện tích và các khoanh vi đất rừng đặc dụng được kế thừa từ bản đồ ba loại rừng của tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi. Kết quả đạt được là bản đồ phân cấp PHĐN cho LVS(hình 3.11),với các LHSDĐ sau: PHRXY; PHXY; đất rừng sản xuất; đất rừng đặc dụng; đất nông nghiệp và đất khác. 126 3.2. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ LÃNH THỔ LƢU VỰC SÔNG LẠI GIANG 3.2.1. Đánh giá cảnh quan về khả năng sử dụng đất phục vụ định hƣớng phát triển nông, lâm nghiệp lƣu vực sông Lại Giang Khả năng sử dụng đất (KNSDĐ) chính là tiềm năng đất đai phù hợp cho một LHSDĐ mà trong đó chủ yếu xét đến các yếu tố thuần túy tự nhiên. Do vậy, thực chất việc đánh giá CQ về KNSDĐ cho các LHSDĐ chính là so sánh đặc điểm tự nhiên của các loại CQ với yêu cầu của các LHSDĐ, từ đó xác định được các đơn vị CQ phù hợp cho các LHSDĐ đó. Để cụ thể hơn cho định hướng không gian sử dụng lãnh thổ LVS Lại Giang trong phát triển nông lâm nghiệp, luận án tiến hành đánh giá chi tiết tiết về khả năng đất đai cho các LHSDĐ. Đối với đất rừng sản xuất gồm: Lâm nghiệp sản xuất, lâm nông kết hợp và nông - lâm kết hợp; đất nông nghiệp gồm: đất nông nghiệp vùng cao và nông nghiệp vùng thấp. 3.2.1.1. Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá a. Chỉ tiêu đánh giá KNSDĐ được xác định dựa trên các yếu tố tự nhiên hạn chế lâu dài, khó khắc phục như: kiểu địa hình, độ cao, độ dốc, chiều dài sườn địa hình; lượng mưa, loại đất… Các yếu tố này đã được liên kết trong mô hình tính đại lượng XMTN - Y3 và được thể hiện trong đặc điểm tự nhiên của các loại CQ. Từ các loại hình quản lý sử dụng đất theo phân cấp PHĐN, luận án xác định về KNSDĐ cho các LHSDĐ sau: - Đất rừng phòng hộ, được đánh giá cho hai loại: + PHRXY: Là loại hình sử dụng đòi hỏi yêu cầu cao về điều tiết nước và có nhu cầu rất cao về phòng hộ nguồn nước, thường xảy ra ở những khu vực rất nhạy cảm như đầu nguồn nước, khu vực có độ dốc cao, gần sông, hồ, có nguy cơ đất bị xói mòn mạnh và rất mạnh, khả năng xảy ra lũ quét lớn [11] + PHXY: Là loại hình sử dụng cho những nơi có độ dốc, mức độ xói mòn và điều tiết nước trung bình, yêu cầu cao về bảo vệ và sử dụng đất [11] - Đất rừng đặc dụng: Gồm các vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn CQ, văn hóa và BVMT sinh thái. Loại đất này thường được quy hoạch ổn định cả diện tích và phân bố theo quyết định của các cơ quan quản lý đất đai. - Đất rừng sản xuất và đất nông nghiệp được đánh giá cho loại hình sử dụng chính sau: 127 + Lâm nghiệp sản xuất (LNSX): Đất cho LNSX được phân bố ở những nơi có địa hình khá dốc vùng đồi núi, thường có độ dốc từ 150-250 và cả >250. Mục đích chính là trồng rừng sản xuẩt, và có khả năng kinh doanh khai thác gỗ và lâm sản khác đồng thời giữ vai trò BVMT. + Lâm - nông kết hợp (LNKH):Được phân bổ ở những khu vực có độ dốc 8-15º, trên vùng đồi cao và trung du. Cây rừng ở đây được trồng xen hoặc theo băng với cây nông nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn quả. + Nông - lâm kết hợp (NLKH): Yêu cầu cho đất nông - lâm kết hợp có độ dốc, độ cao địa hình thấp hơn so với đất LNKH. Thường phân bổ trên vùng đồi thấp - chuyển tiếp giữa đồng bằng hạ du với trung du miền núi, độ dốc 8 - 15º có nơi < 8º. Mục đích cơ bản của LHSDĐ này là sản xuất nông nghiệp (trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả). Việc trồng xen các loại cây gỗ lâu năm (LNSX) chủ yếu nhằm mục đích phòng hộ cho nông nghiệp. NLKH cũng được coi là phương thức sử dụng đất có hiệu quả kinh tế, môi trường và văn hóa - xã hội trong phát triển lâm nghiệp cộng đồng và phát triển kinh tế nông thôn miền núi [67, 77, 78]. + Nông nghiệp vùng cao: Phân bổ ở các khu vực vùng trũng, thung lũng, địa hình bằng phẳng ở vùng đồi, núi. Hiện trạng cây trồng chủ yếu là cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp và cây ăn quả. + Nông nghiệp vùng thấp: Đất trồng lúa, màu, cây công nghiệp, cây ăn quả ở vùng đồng bằng. b. Phương pháp đánh giá Trên cơ sở phân tích XMTN và phân cấp PHĐN của LVS, xác định yêu cầu phòng hộ nguồn nước và bảo vệ đất. Phân tích cấu trúc dựa trên các đặc điểm tự nhiên của các đơn vị CQ, xây dựng các đơn vị CQ có những đặc điểm tương đối đồng nhất (loại CQ). Tổng hợp kết quả đánh giá bằng cách sử dụng kết quả phân cấp PHĐN, kết hợp phân tích, so sánh đặc điểm tự nhiên của các loại CQ, TNXM đất với các chỉ tiêu về KNSDĐ, xác định diện tích và phân bố KNSDĐ cho các LHSDĐ đó. Các bước đánh giá được thể hiện qua hình 3.12 Phân tích lưu vực Phân tích cảnh quan Đặc điểm TN, các đơn vị CQ, các TVCQ Phân cấp XMTN Chỉ tiêu về KNSDĐ Phân cấp PHĐN Hiện trạng sử dụng đất KNSDĐ theo LHSDĐ Hình 3.12. Sơ đồ quy trình đánh giá KNSDĐ cho các LHSDĐ chính 128 3.2.1.2. Kết quả đánh giá Kết quả ĐGCQ về KNSDĐcho các loại hình sử dụng đất chính trong LVS Lại Giang thể hiện trong bảng 3.7, hình 3.13: - Đất rừng PHRXY: Được xác định theo bản đồ phân cấp PHĐN;Phân bố trên các vùng núi, đồi có độ dốc cao, phổ biến nhất là ở độ cao khoảng ≥500m, sườn bóc mòn, xâm thực với độ dốc độ dốc phổ biến ≥ 25, lượng mưa trung bình năm cao (>2500mm), thổ nhưỡng chủ yếu là đất Fa, Fs, thành phần cớ giới nhẹ. Theo bản đồ phân cấp PHĐN, đất rừng PHRXY chiếm 20.800 ha (khoảng 12,5% DTTN toàn lưu vực), trong đó chiếm diện tích vượt trội là TVCQ I (12.719,5 ha). - Đất rừng PHXY:Được xác định trong phạm vi còn lại của đất rừng phòng hộ trên bản đồ phân cấp PHĐN, phân bố trên các loại CQ ở độ cao từ > 300m, chủ yếu trên các vùng núi thấp, đồi cao với độ dốc ưu thế của các loại CQ từ 15- 25º một vài nơi trên 25º, lượng mưa trung bình > 2500mm/năm, thổ nhưỡng chủ yếu là là đất feralit hình thành trên đá macma axit. Đất rừng PHXY có 37.200 ha diện tích (chiếm 22,1 % diện tích lưu vực). Trong đó, chiếm tỉ lệ nhiều nhất là các TVCQ I, II, IV thuộc LVS Lại Giang. -Đất LNSX: Xác định trong phạm vi đất rừng sản xuất trên bản đồ phân cấp PHĐN, chủ yếu là các loại CQ thuộc lớp CQ núi thấp, đồi cao, đồi thấp của LVS Lại Giang. Độ dốc ưu thế khoảng > 15º, lượng mưa> 2500mm/năm, thổ nhưỡng là đất đỏ vàng trên đá macma axit (Fa), đất vàng nhạt trên đá cát (Fk), đất nâu đỏ trên đá phiến sét (Fs). Diện tích được xác định cho đất LNSX là khoảng 32198,3 ha (chiếm19,1% diện tích toàn lưu vực). - Đất LNKH: Xác địnhtrên phạm vi đất rừng sản xuất của bản đồ phân cấp PHĐN và những diện tích đất rừng sản xuất ở vùng núi thấp, đồi cao, đồi thấp có độ dốc ưu thế trong bản đồ loại CQ từ 80 - 150. Gồm các loại CQ nằm rải rác trên vùng đồi cao 150-2500m,trên đất Fa, Fs. Lâm nghiệp sản xuất Chủ yếu thuộc lớp CQ núi thấp, đồi cao và đồi thấp. Có độ cao ≥ 150m (phổ biến ở độ cao từ 300m), bóc mòn tổng hợp trên sườn dốc mạnh và trung bình là chủ yếu (15-25º và >25º) trên đá macma axít và đá cát, sét và biến chất; macma bazo; từ 22- 25°C, P: > 2500mm trên đất Fa, Fs,. Đất lâm nông kết hợp Địa hình chủ yếu là núi thấp, đồi cao, đồi thấp và sườn đồi, núi có độ cao từ 150-300m, BMTH trên sườn dốc trung 22, 23, 25, 27, 34, 36, 42 12.004,2 bình, có nơi thoải 8-15 hoặc trên các bề - 44, 46 - 48, 51, 53, 55, mặt san bằng, thung lũng dốc tụ. Phát 59, 60, 66 -70, 72, 77. triển trên đá macma axít và đá cát, sét Đất rừng sản xuất 4, 5, 8, 11, 18- 20, 33, 36 - 38, 41, 42, 47- 50, 52, 54, 55, 58, 62, 63 130 32.198,3 và biến chất; T:22 - 25°C, P >2500mm; trên đất Fa, Fs, Fk, Chủ yếu là các CQ thuộc lớp CQ đồi 3,6 Dọc theo thung lũng của LVS và các địa hình đồi thấp, bề mặt san bằng của đồi cao. Chiếm tỷ lệ nhiều nhất ở các TVCQ (II), (V), (VI). Gồm các xã Ân Phong, Ân Hảo, Ân Nghĩa, Ân Quang, Ân Tường Tây, Ân Tường Đông (LVS Kim Sơn), An An Tân, An Trung, An Dũng, TT An Lão và Hoài Tân, Hoài Sơn, Hoài Hảo, , Hoài Đức, Hoài Mỹ, Hoài Sơn,.. 7,2 Chiếm DT nhiều nhất là ở TVCQ (III) và (IV), chủ yếu gồm các xã An Vinh. An Quang, TT An Lão, An Hòa, Ân Hảo, Ân Sơn, Ân Tường Đông, Ân Thạnh, Ân Tường Tây Hoài Châu, Hoài Thanh Tây, Hoài Sơn 9,5 Phân bố chủ yếu ở vùng hạ lưu LVS Lại Giang. Chiếm diện tích lớn nhất là TVCQ (VI) và chủ yếu tập trung ở các xã Hoài Hương, Hoài Thanh, Hoài Châu Bắc, Hoài, thị trấn Tam Quan. thấp, đồi cao và các vùng thung lũng Đất nông lâm kết hợp giữa đồi. Độ cao từ 20-150m, BMTH 9, 12, 16, 23, 26, 32, 33, trên sườn thoải 8-15º trên đá macma 35, 37, 40, 48, 50, 51, 55, axít và đá cát, sét và biến chất; nhiệt độ 59, 60, 63, 65, 67, 68, 69, từ 22- 250C, mùa khô trung bình từ 3- 4 71-74, 78, 88, 89 5.983,7 tháng; trên đất Fa, Fs, D Gồm chủ yếu các CQ có địa hình trũng, thung lũng dốc tụ ở vùng đồi, núi; các bề mặt san bằng trên núi thấp, đồi cao. 0 Độ dốc phổ biến 2500mm, phát triển trên đất D, Fa, Fs, Fk , P, Py, Pb Chủ yếu là địa hình đồng bằng với độ Đất nông nghiệp vùng thấp cao địa hình < 20m, độ dốc =25°C, P: 2.500 Tốt C, Pb 0- 30 > 70 Cát pha, thịt nhẹ 22 - 25 > 650 Fa, Fq, Ha, Xa 8 - 25 2.000 – 2.500 Trung bình P,Py, Pg, D, Xa 3 - 80 50 -70 Thịt trung bình >25 450 - 650 D, Py 15- 250 30 - 70 cm Thịt nhẹ > 25 2.000 – 2.500 Kém Trung bình Pb, Pf,Py 3 - 80 50 – 70 Thịt nhẹ 22 - 25 >2.500 Trung bình Kém C, Ba, Xa, M, D 8- 150 30 - 2500mm/ năm), tầng đất mỏng, với các cấp PHĐN là PHRXY, PHXY và rừng đặc dụng. Các CQ có chức năng phòng hộ chiếm diện tích 58.000 ha (34,6% DTTN của lưu vực). Đối với các CQ này, ngoài việc phải bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng PHRXY, PHXY, còn cần phải khoanh nuôi, phục hồi rừng và trồng rừng phòng hộ mới. Cụ thể (bảng 3.16): - Đối với rừng PHRXY và PHXY, có hiện trạng rừng tự nhiên:Hướng sử dụng chủ yếu là khoanh nuôi, phục hồi diện tích rừng hiện có với diện tích khoảng 23766,9 ha, trên các loại cảnh quan 1, 4, 6, 13, 10, 17, 19, 31, 40, 46, chiếm 11,6% DTTN toàn lưu vực. 149 Bảng 3.16: Đề xuất định hướng SDHL lãnh thổ cho phát triển nông, lâm nghiệp trên LVS Lại Giang Loại hình sử dụng đất Đất rừng phòng hộ RXY và XY Chức năng CQ Chức năng phòng hộ và bảo tồn tự nhiên Lâm – nông kết hợp Khai % Loại CQ 23.766,9 14,1 1, 6, 10, 13, 17, 19, 31, 40, 56, 61, 106, 109 Rừng trồng Khoanh nuôi, bảo vệ rừng hiện tại, trồng mới ở những phạm vi cần thiết. Trồng rừng phòng hộ ở các khu vực ven biển nhằm hạn 28.783,9 chế hiện tượng cát bay, cát chảy, cát nhảy và xói lở bờ biển. 17,1 3, 8, 10, 32, 47, 62, 106 Trảng cỏ, cây bụi Trồng rừng mới 5.449,2 3,2 2, 7, 11, 14 10.829,3 6,4 1,5, 10, 17, 24, 27 Khoanh nuôi, bảo vệ, phục hồi và trồng rừng mới Chức năng phát triển kinh tế kết hợp với phòng hộ ha Khoanh nuôi, phục hồi và bảo vệ diện tích rừng hiện có. Rừng tự nhiên Khoanh nuôi, bảo vệ, phục hồi diện tích rừng. 6.712,95 3,9 4, 5, 19, 20, 36, 50, 54 Rừng trồng Khoanh nuôi, bảo vệ rừng hiện tại, trồng rừng mới. 19.791,6 11,8 8, 18, 33, 38, 42, 48, 52, 55, 58, 63 Trảng cỏ cây bụi Trồng rừng mới, cây công nghiệp lâu năm 5.693,75 3,3 11, 32, 37, 41, 47, 62 Rừng tự nhiên Khoanh nuôi, bảo vệ, phục hồi diện tích rừng. 2.852,4 1,7 27, 36, 46, 54 6.542,7 3,9 22, 42, 48, 67, 69 856,9 0,5 25, 55, 47, 51 1.502,1 0,9 23, 34, 43, 53, 59, 70 250,1 2.856,5 0,14 1,7 34, 43 40, 50, 68 Rừng trồng Trảng cỏ cây bụi Cây trồng nông nghiệp Nông – lâm Hƣớng sử dụng Rừng tự nhiên Rừng đặc dụng Lâm nghiệp sản xuất Diện tích Hiện trạng sử dụng Rừng tự nhiên - Khoanh nuôi, bảo vệ rừng hiện tại, trồng rừng mới, kết hợp với cây ăn quả, cây công nghiệp . - Trồng rừng kết hợp với phát triển cây ăn quả (cam, chanh, bưởi) Trồng rừng mới, phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa màu xen canh, trồng rừng Phát triển cây hồ tiêu, trồng rừng vành đai xung quanh Khoanh nuôi, phục hồi rừng 150 kết hợp thác kinh tế và phục hồi tự nhiên Rừng trồng Trảng cỏ cây bụi Cây trồng nông nghiệp Rừng trồng Nông nghiệp vùng cao Chức năng phát triển kinh tế Trảng cỏ cây bụi Cây trồng nông nghiệp Khoanh nuôi, bảo vệ, trồng rừng mới Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm Giữ nguyên diện tích đất trồng lúa, cây hàng năm (lạc đậu, vừng), và cây công nghiệp lâu năm Giữ nguyên diện tích hồ tiêu đã trồng, chuyển đổi một số cây trồng lâu năm khác sang hồ tiêu Khoanh nuôi, bảo vệ rừng, trồng rừng mới, cải tạo đất, chuyển một phần diện tích sang trồng cây quả, cây lâu năm. Trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm (cam, chanh, bưởi) - Phát triển cây công nghiệp và cây hàng năm (lạc, đậu, vừng..) Phát triển cây ăn quả (cam, chanh, bưởi) Giữ nguyên diện tích đã trồng và mở rộng diện tích đất lúa Phát triển mở rộng cây hồ tiêu Rừng trồng Nông nghiệp vùng thấp Chức năng phát triển kinh tế Cây trồng nông nghiệp Mặt nước - Cải tạo đất, chuyển đồi mục đích sang trồng cây ăn quả, cây hàng năm (lạc đậu, vừng). - Bảo vệ rừng ngập mặn ven biển và trồng mới - Phát triển cây hàng năm (lạc, đậu, vừng), xen canh cây hàng năm khác. - Phát triển cây ăn quả Đảm bảo và mở rộng diện tích đất trồng lúa Nuôi trồng thủy hải sản đối với các CQ mặt nước ven biển theo quy hoạch. 151 6.766,4 1.401,1 4,0 0,8 33, 48, 55, 63, 67, 69, 73 32, 37, 51, 65 980,2 0,6 59, 71, 72, 74, 78 503,7 0,3 12, 23, 26 2.119,6 1,3 77, 88, 91, 93 1.151,4 0,7 57, 65 3.791,6 2,3 2.731,2 1,6 35, 39, 44, 45, 49, 60, 64, 66, 76, 83 59, 81, 84 1.778,5 1,1 75, 79, 82, 86,87 600,8 0,4 70, 74 2.395,0 1,4 97, 101, 109 5.531,3 3,3 8.044,4 4,8 96, 98, 100, 102, 107, 108, 99, 103 - 105, 110 111 - Đối với rừng PHRXY và PHXY, có hiện trạng là rừng trồng: Cần chú ý đến các biện pháp khoanh nuôi và bảo vệ rừng hiện tại, trồng mới ở những phạm vi cần thiết. Tăng cường trồng rừng ven biển, hạn chế hiện tượng sạt lở bở biển, chống cát bay, cát chảy, cát nhảy trên các đơn vị CQ 3, 8,10, 32, 47, 57, 62, 106. - Đối với rừng PHRXY và PHXY, có hiện trạng là trảng cỏ cây bụi: Yêu cầu cần thiết trồng rừng mới, nhằm tăng cường độ che phủ, cùng với các biện pháp chống xói mòn, giảm thiểu xói mòn đất, bảo vệ đất với diện tích 5.449,2 ha trên các loại CQ số 2, 7, 11, 14, 47. - Đối với rừng đặc dụng: Cần khoanh nuôi, bảo vệ, phục hồi và trồng rừng mới theo quy hoạch của tỉnh, nhằm bảo tồn, lưu trữ các nguồn gen động thực vật trên một phần diên tích các loại CQ 1,5, 10, 17, 24, 27. b. Khai thác kinh tế kết hợp phòng hộ:Được xác định trên cơ sở các loại CQ có TNXM trung bình với kết quả phân cấp PHĐN là đất rừng sản xuất. Chức năng chính của các CQ này là khai thác kinh tế nhưng có thể kết hợp với phòng hộ đất đai. Đây là các loại CQ chủ yếu thuộc núi thấp, đồi cao, đồi thấp, có độ dốc tương đối lớn, từ 15250. Các LHSDĐ chính cho các loại CQ này là LNSX (khoảng 32.198,3 ha chiếm 19,1% DTTN toàn lưu vực) và LNKH (khoảng 12.004,2 ha, chiếm 7,1% DTTN toàn lưu vực). Đối với các LHSDĐ này, các hướng đề xuất sử dụng cụ thể: - Đất LNXS, LNKH có hiện trạng là rừng tự nhiên: Cần khoanh nuôi, phục hồi trữ lượng và chất lượng rừng trên diện tích khoảng 6.712,9 ha chiếm 3,9% DTTN của lưu vực với các loại CQ số 4, 5, 19, 20, 36, 50, 54 thuộc đất LNSX và diện tích 2852,4 ha trên các loại CQ 27, 36, 46, 54 thuộc đất NLKH. - Đất LNXS và LNKH có hiện trạng rừng trồng: Cần khoanh nuôi, bảo vệ rừng hiện tại và trồng rừng mới trên các loại CQ 8, 18, 33, 38, 42, 48, 52, 55, 58 đối với đất LNSX và trồng rừng kết hợp với phát triển cây ăn quả (cam, chanh, bưởi) trên các loại CQ 22, 42, 48, 67, 69 đối với đất LNKH. - Đất LNSX và LNKHcó hiện trạngtrảng cỏ cây bụi, hướng sử dụng là trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm 11, 25, 32, 37, 47, 41, 55, 62. - Đất LNKH có hiện trạng phát triển nông nghiệp, hướng sử dụng là trồng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, cây hoa màu xen canh và trồng rừng trên các loại CQ 23, 34, 43, 53, 59, 70. Phát triển mở rộng khoảng khoảng 250,1 ha diện tích cây hồ tiêu kết hợp với trồng rừng vành đai xung quanh trên các loại CQ 34, 43. c. Khai thác kinh tế và phục hồi tự nhiên: Được xác định trên các CQ có XMTN thấp trên các LHSDĐ là NLKH. Đối với các loại CQ trên các hiện trạng đất rừng tự 152 nhiên và rừng trồng, cần phải duy trì các biện pháp khoanh nuôi, phục hồi nâng cao chất lượng và trữ lượng rừng trên các loại CQ số 33, 40, 48, 50, 63, 67, 68; Đối với các khu vực có lớp thảm thực vật bị khai thác mạnh và trảng cỏ cây bụi, cần phải thực hiện tốt khoanh nuôi, tái sinh rừng kết hợp trồng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm trên các loại CQ 37, 51, 65. Đặc biệt đối với đất NLKH có hiện trạng là cây trồng nông nghiệp, cần giữ nguyên diện tích đất trồng lúa, cây hàng năm (lạc đậu, vừng), và cây công nghiệp lâu năm trên diện tích của 59, 71, 72, 74, 78 với diện tích khoảng 980,2 ha. Giữ nguyên diện tích hồ tiêu đã trồng, chuyển đổi một số cây trồng lâu năm khác sang hồ tiêu với diện tích khoản 503,7 ha trên các loại CQ 12, 23, 26. Ngoài ra, trong loại hình sử dụng đất LNKH và NLKH có một diện tích khá lớn đất trống cần phải trồng rừng và cải tạo đất cho phát triển cây ăn quả. Đây cũng là quỹ đất dự phòng cho các chương trình phát triển lâm nghiệp của LVS Lại Giang nhằm nâng cao độ che phủ, tăng hiệu quả kinh tế lâm nghiệp, BVMT d. Chức năng phát triển kinh tế: Được xác định cho các CQ có XMTN thấp ở vùng đồng bằng, đồi, thung lũng giữa núi và đồi, độ dốc < 80. Có 2 LHSDĐ chính là NNVC và NNVT, với các định hướng cụ thể sau: - Đất nông nghiệp vùng cao: Hình thành ở những CQ vùng đồi thấp, và các thung lũng giữa núi, đồi, có XMTN thấp. Các loại CQ thuộc LHSDĐ này cần được sử dụng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, trồng lúa, ngô, hoa màu ,… Một phần diện tích có thể chuyển đổi sang mục đích lâm nghiệp. Cụ thể: + Đối với đất NNVC có hiện trạng rừng trồng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng, trồng rừng mới, cải tạo đất, chuyển một phần diện tích sang trồng cây quả, cây lâu năm trên các loại CQ 77, 88, 91, 93. + Đối với đất NNVC có hiện trạng trảng cỏ cây bụi, cần trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm (cam, chanh, bưởi) với diện tích khoảng 1151,4 ha trên các loại CQ số 57, 65. + Đối với đất NNVC có hiện trạng cây trồng nông nghiệp, có các định hướng cụ thể: Phát triển cây công nghiệp và cây hàng năm (lạc, đậu, vừng..), lúa với diện tích khoảng 3791,6 ha trên các loại CQ 35, 39, 44, 45, 49, 60, 64, 66, 76, 83; Phát triển, mở rộng diện tích cây ăn quả (cam, chanh, bưởi) trên diện tích các loại CQ 59, 81, 84; Giữ nguyên diện tích đã trồng và mở rộng diện tích đất lúa với khoảng 1778,5 ha trên diện tích các loại CQ 75, 79, 82, 86, 87; 153 Phát triển mở rộng cây hồ tiêu với diện tích khoảng 600,8 ha trên diện tích của các loại CQ 70, 74. - Đất nông nghiệp vùng thấp:Có diện tích khoảng 15970,7 ha, chiếm 9,5% diện tích tự nhiên toàn lưu vực với các biện pháp canh tác thuần nông, trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả. Trong đó, cây lúa đã được trồng từ lâu trên LVS Lại Giang. Tuy không hình thành vùng chuyên canh có năng suất cao, nhưng qua đánh giá thích nghi sinh thái CQ cho thấy, lúa nước rất thích nghi với các CQ thuộc LHSDĐ nông nghiệp vùng thấp và đây cũng là loại cây trồng phổ biến trong LHSDĐ này. Một số định hướng sử dụng cụ thể: + Đối với hiện trạng rừng trồng, cải tạo đất, chuyển đồi mục đích sang trồng cây ăn quả, cây hàng năm (lạc đậu, vừng), bảo vệ rừng ngập mặn ven biển và trồng mới trên các loại CQ 97, 101, 109; + Đối với hiện trạng cây trồng nông nghiệp, phát triển cây hàng năm (lạc, đậu, vừng), xen canh cây hàng năm khác và phát triển cây ăn quả trên các loại CQ 96, 98, 100, 102, 107, 108; đảm bảo và mở rộng diện tích đất trồng lúa trên các loại CQ 99, 103 - 105, 110; Tuy nhiên, hiện nay, có những diện tích trong phạm vi đất nông nghiệp, trong đó có đất trồng lúa nước đang được chuyển đổi sang đất ở và đất chuyên dùng, đặc biệt là những khu vực giáp các thị trấn, thị tứ thuộc các huyện và các khu công nghiệp trong tỉnh. Mặt khác, đất đai có xu hướng bị nhiễm mặn, chai hóa. Do vậy, việc khai thác lãnh thổ cho LHSDĐ này, cần phải đầu tư nhiều về phân bón, hệ thống thủy lợi nhằm đáp ứng yêu cầu cải tạo và mở rộng diện tích đất trồng lúa nước, đảm bảo chức năng cung cấp lương thực cho người dân trong điều kiện dân số tăng nhanh và quá trình đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ. Đối với loại CQ mặt nước ven biển, thực hiện theo quy hoạch của huyện Hoài Nhơn về phát triển đất mặt nước chuyên dùng ven biển. 3.3.2. Đề xuất định hƣớng không gian sử dụng lãnh thổ cho phát triển nông lâm nghiệp theo tiểu vùng cảnh quan 3.3.2.1. Cơ sở đề xuất định hướng không gian sử dụng lãnh thổ cho phát triển nông, lâm nghiệp theo tiểu vùng cảnh quan a. Định hướng quy hoạch phát triển theo vùng lãnh thổ của tỉnh Tỉnh Bình Địnhxác định phát triển kinh tế cho các huyện thuộc LVS Lại Giang theo 3 vùng lãnh thổ: Vùng ven biển và biển, vùng đồng bằng và vùng đồi, núi 154 + Vùng ven biển và biển: Tập trung phát triển nuôi trồng, đánh bắt hải sản xa bờ và chế biến thuỷ hải sản; phát triển công nghiệp chế xuất, dịch vụ cảng biển và du lịch; bảo vệ nguồn lợi thuỷ hải sản và môi trường sinh thái; Tập trung xây dựng, phát triển các cửa biển An Dũ và Tam Quan. + Vùng đồng bằng: Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, phát triển kinh doanh xuất khẩu. Xây dựng trung tâm thương mại tại các thị trấn Bồng Sơn và các thị trấn khác có điều kiện thành những trung tâm có tác động tích cực vào quá trình đô thị hoá và phát triển nông thôn. Ưu tiên phát triển các ngành có lợi thế về nguyên liệu. Tập trung phát triển theo công nghệ các ngành như chế biến lương thực, thực phẩm. Hình thành các khu, cụm công nghiệp đủ sức thu hút các vùng nguyên liệu từ các khu vực lân cận. Hoàn thiện hệ thống giao thông nội thị, nâng cấp hệ thống giao thông đối ngoại và liên huyện, nâng cấp hệ thống cấp, thoát nước cho các trung tâm công nghiệp và đô thị. + Vùng đồi, núi: Hướng phát triển chính của vùng là sử dụng hầu hết diện tích đất đai hiện có bằng trồng rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, nên cần kết hợp chặt chẽ với việc đầu tư hạ tầng để nâng gía trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Phát triển kinh tế nông hộ lớn sản xuất hàng hoá, kinh tế trang trại. Bảo vệ và phát triển vốn rừng. b. Phân tích hiện trạng sử dụng và các vấn đề môi trường tại các tiểu vùng cảnh quan Mỗi TVCQ đều các đặc trưng về tiềm năng tự nhiên và có chức năng riêng với quy mô khác nhau. Trong quá trình khai thác lãnh thổ, con người đã làm thay đổi không chỉ thành phần, tính chất mà cả cấu trúc CQ, đồng thời cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường trong các tiểu vùng. Do vậy, phân tích hiện trạng sử dụng lãnh thổ, phát hiện các vấn đề về môi trường liên quan và so sánh với tiềm năng vốn có của nó, sẽ là một cơ sở quan trọng cho việc phát huy tiềm năng của lãnh thổ và cảnh báo các hoạt dộng phát triển KT – XH cần hạn chế nhằm BVMT lãnh thổ. Ngoài ra, phân tích hiện trạng sử dụng TVCQ trong mối quan hệ tổng thể với các tiểu vùng khác trên lưu vực, sẽ cung cấp một cách nhìn hệ thống cho sử dụng lãnh thổ một cách hợp lý. - TVCQ Ba Trang – Bok Tới (I): Có 52.859,8 ha diện tích (chiếm 31,4% DTTN toàn lưu vực). Tuy chiếm diện tích lớn nhất trong các TVCQ thuộc LVS Lại Giang nhưng đây là nơi có rất ít dân cư sinh sống và các hoạt động kinh tế ít phát triển. + Hiện trạng sử dụng lãnh thổ: Đây là TVCQ có diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất lưu vực, với diện tích đất rừng khoảng 37.636,18 ha (chiếm 71,2% diện tích toàn tiểu vùng), trong đó diện tích rừng tự nhiên có tỷ lệ lớn với nhiều loài sinh vật rừng quý 155 hiếm (như Chò chai, Chò chỉ, Kiền kiền, Săng đào, Trắc, Cẩm Lai, Gỗ đỏ, Gụ mật, Gió, Xoay, Trâm, Re, Vối, Giổi,..) và là vùng duy nhất trong lưu vực có rừng đặc dụng. Đất rừng của TVCQ I phân bố chủ yếu trong các loại CQ 1, 3, 4 - 6, 8, 10, 13, 15, 17 - 20, 24, 27, 28, phần lớn diện tích là rừng trung bình và phục hồi, rừng giàu ở đây chiếm tỷ lệ thấp. Hiện nay, tình trạng khai thác, chặt phá rừng trái phép ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến chất lượng rừng, đe dọa đến môi trường sống của các loài sinh vật và làm suy giảm diện tích rừng tự nhiên của lưu vực. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chức năng điều tiết nước từ vùng thượng nguồn đến hạ lưu, tăng nguy cơ sạt lở đất đai, ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của TVCQ. Ở các vùng trũng, thấp, các đỉnh bằng trong tiểu vùng, được sử dụng để trồng cây ăn quả, cây công nghiệp hoặc chăn nuôi gia súc, phát triển kinh tế trang trại. Đồng thời, TVCQ I là vùng thu nước từ các đỉnh núi cao trong lưu vực, với mạng lưới sông suối dày đặc, nên có nguồn tài nguyên nước dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp trong tiểu vùng. Ngoài ra, trong TVCQ này còn có một diện tích lớn đất chưa sử dụng (9605,9 ha), đây được xem là qũy đất dành cho phát triển lâm nghiệp và phòng hộ trong lưu vực của lưu vực. + Hiện trạng môi trường và tai biến thiên nhiên: Việc khai thác tài nguyên cho phát triển phát triển KT- XH trong TVCQ I chủ yếu là phát triển nông lâm nghiệp, nên nhìn chung chất lượng môi trường nước, không khí và đất trong TVCQ I vẫn đạt tiêu chuẩn cho phép. Theo các đánh giá về chất lượng nguồn nước của tỉnh Bình Định cũng như ở LVS Lại Giang, chất lượng nước của TVCQ này được xếp vào nguồn nước loại I trong lưu vực (là nguồnnước còn sạch, có ô nhiễm hữu cơ rất nhẹ BOD, NO2-), tập trung chủ yếu ởcác suối, sông nhánh nằm ở phía thượng nguồn sông An Lão và Kim Sơn. Nguồn nước này chưa bị ảnh hưởng rõ rệt do hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, do có độ dốc lớn, đất có hệ số kháng xói thấp, lớp phủ rừng đang có suy giảm về chất lượng, hệ số XMTN đất rất cao. Mặt khác, đây là nơi có mức độ tập trung nước cao và nhanh, đặc biệt là vào mùa lũ nên đây là TVCQ có quá trình xói lở bờ sông diễn ra khá mạnh và có nguy cơ xảy ra lũ ống và lũ quét cao nhất trong toàn lưu vực. - TVCQ núi, đồi Hoài Sơn - Ân Mỹ (II):Có 25.844,8 ha diện tích (chiếm 15,4% DTTN lưu vực), dân cư không nhiều nhưng là vùng có CQ tự nhiên bị tác động khá mạnh. + Hiện trạng sử dụng: Diện tích đất lâm nghiệp ở TVCQ (II) tương đối lớn trong cơ cấu sử dụng đất của TVCQ và trên toàn lưu vực. Diện tích rừng khoảng 19538,67 ha (chiếm 75,6% diện tích toàn tiểu vùng), trong đó, rừng sản xuất chiếm tỷ lệ lớn, tập trung trên các loại CQ 17, 18, 20, 22, 24, 28, 31, 33, 40, 42. Đất sản xuất nông nghiệp 156 tiểu vùng chiếm diện tích không lớn, chủ yếu được sử dụng để trồng cây ăn quả, cây lâu năm và cây hàng năm (2.791,9 ha), lúa chiếm diện tích rất nhỏ (538,0 ha). Hiện nay trong TVCQ này đang có xu hướng chuyển đổi một số diện tích rừng nghèo sang cây lâu năm, cây ăn quả hoặc đang thực hiện mô hình NLKH. Diện tích đất chưa sử dụng của TVCQ II vẫn còn khoảng 1451,2 ha thuộc loại CQ 25, 29, 32. Các ngành công nghiệp ít phát triển. + Hiện trạng môi trường và tai biến thiên nhiên: Các hoạt động phát triển kinh tế trong khu vực chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Chất lượng môi trường nước, không khí, đất nhìn chung còn ở mức đạt tiêu chuẩn cho phép, Tuy nhiên, ở những vùng có hoạt động sản xuất nông nghiệp thì nước có dấu hiệu ô nhiễm nhưng mức độ ô nhiễm thấp. Nguồn nước mặt thuộc TVCQ II được xếp vào nguồn nước loại II (nguồn nước ô nhiễm nhẹ) chủ yếu xảy ra ở các diện tích đất sản xuất nông nghiệp (cây ăn quả, cây công nghiệp). Việc chặt phá rừng làm nương rẫy, sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu làm cho đất bắt đầu có dấu hiệu suy thoái chất lượng. Đây là vùng có giá trị MXTN đất khá cao, cộng với việc canh tác của con người trên đất dốc là một trong những nguyên nhân gây ra xói mòn đất lớn ở các sườn núi, đồi. Một vấn đề đáng chú trọng TVCQ này là mặc dù lượng mưa trung bình năm tương đối lớn nhưng vào mùa khô, lượng mưa giảm rõ rệt, đặc biệt là sườn khuất gió phía thung lũng sông An Lão, do vậy cần quan tâm đến lượng nước tưới trong mùa khô trong quá trình phát triển nông nghiệp. - TVCQ núi, đồi Hoài Mỹ - Ân Nghĩa (III): Nằm ở phía Nam và Đông Nam của lưu vực, TVCQ III có diện tích lớn thứ hai sau TVCQ I với 29.881,9 ha, chiếm 17,8% DTTN toàn lưu vực. Dân cư tập trung khá đông. CQ tự nhiên bị thay đổi rõ rệt. + Hiện trạng sử dụng: Cũng giống như TVCQ II, đây là tiểu vùng có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu sử dụng đất của tiểu vùng với 1.7583,5 ha (chiếm 58,8% diện tích toàn tiểu vùng), chủ yếu là rừng trồng phát triển trên các loại CQ 6, 10, 13, 26, 28, 33, 36, 40, 45, 48, 58. Trong đó, diện tích đất rừng dành cho phòng hộ chiếm 564,5 ha. Tuy là TVCQ có lượng mưa thấp so với các tiểu vùng khác trong lưu vực (trung bình < 2.000mm/năm), song trong vùng có một số hồ, đập thủy lợi như Hồ Thạch Khê, Hóc Hảo, An Đôn, Cây Khế, Hồ Khánh Đức nên có thể điều tiết một phần nước tưới vào mùa khô cho phát triển nông nghiệp. Đất sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 94313,1 ha và phát triển tương đối đồng đều các loại cây trồng như cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây hàng năm và cả lúa. Trong đó, diện tích cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả tăng lên nhanh chóng, phát triển trên các CQ 45, 49, 64 157 do có sự chuyển đổi cây trồng trên các vùng đất dốc. Kinh tế trang trang trại nông lâm kết hợp khá phát triển, nhưng chủ yếu là khoanh nuôi rừng, trồng cây ăn quả, cây lâu năm và chăn nuôi. Công nghiệp và đô thị ở đây có phát triển nhưng chưa nhiều. + Hiện trạng môi trường và tai biến thiên nhiên: Nhìnchung,chất lượng môi trường đất, nước, không khí của TVCQ III còn nằm ở mức cho phép. Theo các báo cáo về môi trường thì hầu hết chất lượng nước trong TVCQ này tương đối tốt. Tuy nhiên, cùng với quá trình khai thác lãnh thổ cho phát triển nông lâm nghiệp, việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu không đúng liều lượng, quy trình đã làm cho môi trường đất, nước có nguy cơ ô nhiễm chất hữu cơ và phân bón hóa học. Đáng chú ý là các chất độc hại này theo dòng nước làm ô nhiễm tài nguyên của các CQ ở thung lũng và đồng bằng. Một số khu vực ở vùng thấp, nơi có hoạt động nông nghiệp phát triển, chất lượng nước được xếp vào nguồn nước loại III (nước ô nhiễm ở mức trung bình). Đồng thời, hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của cư dân trong TVCQ này nhằm giải quyết nhu cầu lương thực tại chỗ cũng như TVCQ I, II còn mang tính cá thể, nhỏ lẻ, đã tác động gây suy thoái tài nguyên và môi trường TVCQ. Một vấn đề khác đáng chú ý cho TVCQ này là vào mùa khô, lượng nước bị thiếu hụt trầm trọng. Đôi khi, hiện tượng khô hạn diễn ra trong TVCQ này rất cực đoan, thậm chí hạn hán đến mức “khát đắng”. - TVCQ đồi, thung lũng sông An Lão (IV): Đây là TVCQ nằm giữa TVCQ I và II, với diện tích 21302,5 ha, có quá trình khai thác lãnh thổ sớm, dân cư tập trung tương đối đông dọc ven các thung lũng và vùng đất thấp. CQ tự nhiên của TVCQ này đang bị biến đổi mạnh mẽ. + Hiện trạng sử dụng: Trong cơ cấu sử dụng đất, diện tích đất lâm nghiệp khá lớn (khoảng 12713,1 ha), chủ yếu là rừng trồng sản xuất và rừng trồng phòng hộ, phát triển trên các loại CQ 55, 58, 63, 69, 73, 77. Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỷ lệ không cao (3681ha), phát triển trên các loại CQ số 54, 56, 61. TVCQ IV được xem là ―kênh‖ dẫn nước từ thượng nguồn sông An Lão về đến hạ lưu, do vậy có lượng nước mặt tương đối dồi dào, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 6430,3 ha và cây trồng tương đối da dạng, cả cây lâu năm (2324,2 ha) trên các loại CQ 59, 70, 74, 78, 81, 88, cây hàng năm (2052,4 ha) trên các loại CQ 60, 64, 72, 76, 80, 83 và lúa (855,3 ha). Tuy nhiên, do là kênh truyền nước từ thượng lưu và với những đặc điểm tự nhiên trong vùng, nên vào mùa mưa lũ gây thường gây ra hiện tượng xói, bồi, xâm thực bào mòn mạnh trong TVCQ. Đất chưa sử dụng vẫn còn tương đối lớn (856,4 ha). 158 + Hiện trạng môi trường và tai biến thiên nhiên: Việc khai thác tài nguyên trong TVCQ phát triển nông lâm nghiệp tương đối thuận lợi, đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Tuy nhiên việc lạm dụng các loại phân bón, hóa chất đã làm chất lượng môi trường đất và nước trong TVCQ có nguy cơ cao về ô nhiễm. Hiện nay, theo số liệu quan trắc, chất lượng nước ở TVCQ IV được đánh giá thuộc nhóm loại III (ô nhiễm trung bình), chủ yếu ở xảy ra ở các diện tích đất thường xuyên sử dụng nước sông phục vụ sản xuất nông nghiệp và ở các đoạn sông nhận nước thải sản xuất và sinh hoạt của các thị trấn, các khu đông dân cư. Theo quan trắc, nước ở một số đoạn sông trong TVCQ IV đã bị ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn quy định đối với nguồn nước loại B1, do nước thải từ các cơ sở sản xuất nằm rải rác dọc hai bờ sông, đặc biệt là ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng. Do vậy, cần quản lý và xử lý tốt chất thải trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, vào mùa lũ, TVCQ đồi và thung lũng sông An Lão là nơi thu nước từ các suối nhánh của sông An Lão đổ về, kết hợp nước nước từ dòng chính đã làm cho mức lũ trong TVCQ IV lớn. Trên đường di chuyển, lũ gặp khá nhiều vật cản như hệ thống công trình giao thông, nhà cửa, cây trồng, gây nên hiện tượng ứ ngập trong nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày. Trong thời kì lũ lớn, với sức công phá mạnh, lũ đã mang đi phần lớn lớp đất canh tác của TVCQ này, quá trình xói mòn, rửa trôi cũng diễn ra mạnh mẽ trong mùa mưa. - TVCQ đồi, thung lũng sông Lớn (V): Đây là TVCQ nằm ở vùng thung lũng sông Kim Sơn, phía Nam, Tây Nam của lưu vực, với diện tích 20.222,2 ha, dân cư tập trung tương đối đông dọc ven các thung lũng và vùng đất thấp của tiểu vùng. CQ tự nhiên cũng đang bị biến đổi mạnh mẽ. + Hiện trạng sử dung: Tương tự như TVCQ IV, trong cơ cấu sử dụng đất, diện tích đất lâm nghiệp thuộc tiểu vùng chiếm tỉ lệ khá lớn, khoảng 12113,4 ha, phần lớn là rừng trồng sản xuất, phát triển trên các loại CQ 58, 63, 69, 73, 77. So với các TVCQ khác, tiểu vùng này có lượng mưa thấp (khoảng 2000mm/năm), nhưng đây là khu vực có mật độ hồ thủy lợi khá dày như hồ Hóc Mỹ, Hóc Của, Suối Rùn, Kim Sơn, Phú Thuận, đảm bảo lượng nước tưới cho mùa khô, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 4367,4 ha và cây trồng cũng tương đối da dạng, cả cây lâu năm trên các loại CQ 59, 70, 74, 78, 81, 88; cây hàng năm trên các loại CQ 60, 64, 72, 76, 80, 83 và trên các loại CQ 82, 85, 87. Tuy nhiên, vào mùa khô, đôi khi hiện tượng hạn cực đoan vẫn xảy ra khá mạnh mẽ. Đất chưa sử dụng vẫn còn tương đối lớn (486,7 ha). + Hiện trạng môi trường và tai biến thiên nhiên: Việc khai thác tài nguyên trong TVCQ phát triển nông lâm nghiệp cũng tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, việc sử dụng 159 quá mức các loại phân bón, hóa chất trong nông nghiệp là nguyên nhân chính làm cho TVCQ này có nguy cơ cao về ô nhiễm nước và đất. Tương tự như TVCQ IV, chất lượng nước ở TVCQ V được đánh giá thuộc nhóm loại III (ô nhiễm trung bình), xảy ra ở các diện tích đất sử dụng nước sông nhất là các đoạn sông nhận nước thải sản xuất và sinh hoạt và chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, do vậy cần quản lý và xử lý tốt chất thải trong sử dụng. Ngoài ra, TVCQ này cũng là nơi thu nước từ các suối nhánh của sông sông Kim Sơn đổ về, kết hợp nước nước từ dòng chính đã làm cho mức lũ trong TVCQ V lớn, gây hiện tương rửa trôi, xâm thực mạnh vào mùa mưa; vào mùa khô, lượng mưa giảm mạnh, gây nên hiện tượng hạn hán cục bộ trong TVCQ này. - TVCQ đồng bằng Tam Quan – Hoài Sơn (VI): Đây là TVCQ có quá trình khai thác của con người sớm hơn các TVCQ khác trong lưu vực. Hầu hết các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của vùng phía Bắc tỉnh Bình Định đều tập trung tại TVCQ này. Tuy diện tích nhỏ (khoảng 18.215,8 ha), nhưng dân cư trong TVCQ VI tập trung đông đúc, nên quy mô sử dụng lãnh thổ ngày càng tăng, CQ tự nhiên bị biến dổi hoàn toàn và sâu sắc, các vấn đề môi trường trong TVCQ này cũng ngày càng gia tăng. + Hiện trạng sử dung: Phần lớn diện tích đất trong TVCQ này được sử dụng cho phát triển nông nghiệp, xây dựng khu dân cư và cơ sở hạ tầng. Diện tích đất phi nông nghiệp cao hơn hẳn so với các TVCQ khác và đang có chiều hướng tăng lên do việc mở mang đô thị và các khu công nghiệp, điều này đang đe dọa đến diện tích đất nông nghiệp trong tiểu vùng. Đất nông nghiệp của tiểu vùng chủ yếu được sử dụng cho trồng cây hàng năm, lúa, hoa màu và cây ăn quả. Đất lâm nghiệp chiếm diện tích rất nhỏ (chỉ khoảng 532,1 ha) chủ yếu trên các vùng đồi, núi sót và rừng phi lao ven biển. Đây là TVCQ có hệ số sử dụng đất cao nhất trong toàn lưu vực, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá phát triển. Tuy nhiên, mức độ tập trung các cơ sở công nghiệp và dân đô thị không cao so với các vùng đồng bằng khác. Các ngành công nghiệp chính trên địa bàn chủ yếu là công nghiệp thực phẩm, chế biến nông lâm sản.... Do vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường tự nhiên do hoạt động công nghiệp diễn ra không nhiều, nhưng với đặc điểm quá trình phát triển công nghiệp và đô thị hoá mang tính tự phát, thiếu sự đồng bộ về cở sở hạ tầng, nên khó có thể kiểm soát, phòng ngừa được tình trạng ô nhiễm xảy ra.. + Hiện trang môi trường và tai biến thiên nhiên: Theo đánh giá của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Bình Định, đã có tình trạng ô nhiễm môi trường ở TVCQ này nhưng chất lượng môi trường đất, nước, không khí chưa đáng mức báo động. Tuy nhiên, tại một số điểm quan trắc, vẫn cho thấy chất lượng nước mặt có dấu hiệu ô nhiễm các kim loại nặng và hợp chất hữu cơ. Nồng độ các chất hữu cơ, vi sinh tại trạm Bồng Sơn cao hơn những nơi khác. 160 4 3.5 3 2.5 2 1.5 1 0.5 0 Tổng Fe (mg/l) TT An Lão Đập Lại Giang Năm 2008 Lại Khánh TCVN 5942A TT Bồng Sơn An Dũ TCVN 5942B Hình 3.19: Biểu đồ tổng hàm lượng Fe trong nước sông theo chiều dòng chính sông Lại Giang 120000 100000 80000 60000 40000 20000 0 Coliform (MNP/100ml) TT An Lão Đập Lại Giang Lại Khánh Năm 2008 TT Bồng Sơn TCVN 5942A An Dũ TCVN 5942B Hình 3.20: Biểu đồ biến đổi Coliform trong nước sông theo chiều dòng chính sông Lại Giang Ngoài ra, nước ở vùng ven biển và cửa sông thường bị nhiễm mặn vào mùa khô. Do đặc điểm địa hình vùng đồng bằng LVS Lại Giang khá dốc, hiện tượng phân dòng ở vùng hạ lưu và bồi lắng cửa sông phổ biến hơn so với các sông khác. Vùng biển thuộc TVCQ VI có chế độ nhật triều không đều (biên độ triều trung bình nhiều năm tại Hoài Nhơn khoảng 2,1 – 2,2m, lớn nhất đạt 2,5m), mực triều cao, bề mặt đồng bằng thấp, xen đầm hồ làm cho diện tích đất bị ngập mặn lớn. Bên cạnh đó, để phục vụ cho hoạt động nuôi trồng thủy hải sản, người dân dẫn nước mặn vào các đầm hồ làm cho diện tích đất bị nhiễm mặn càng gia tăng. Vào mùa khô khoảng 3700 ha bị mặn hóa (chiếm 26% trong tổng diện tích đất mặn của tỉnh). Còn vào mùa mưa, lũ lụt thường xuyên xảy ra ở vùng hạ lưu sông Lại Giang thuộc TVCQ VI. Trung bình cứ 2 - 3 năm lại có lũ lớn một lần, nhấn chìm tới 50% diện tích đất canh tác ở phần hạ lưu, nước ngập tới 1-3m làm ảnh hưởng đến hàng trăm ngôi nhà với gần 20.000 người. Như vậy, qua phân tích về hiện trạng sử dụng và các vấn đề môi trường tại các TVCQ cho thấy, hoạt động nông - lâm - ngư nghiệp gắn liền với việc sử dụng đất, nguồn nước là hoạt động chủ yếu gây tác động mạnh đến tài nguyên và môi trường trên các TVCQ thuộc LVS Lại Giang. Hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp của cư dân trong các tiểu vùng, đặc biệt là vùng đồi núi còn mang tính cá thể, nhỏ lẻ và thiếu quy hoạch là tác nhân chủ yếu gây 161 suy thoái tài nguyên và môi trường LVS. Đối tượng tài nguyên bị biến đổi mạnh nhất là rừng, đất và nguồn nước. Sự suy giảm tài nguyên rừng cả về mặt số lượng (thu hẹp diện tích rừng tự nhiên) lẫn chất lượng, làm nghèo trữ lượng rừng giàu, các hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học. Sự suy thoái tài nguyên đất và tình trạng xói mòn, sạt lở đất ở vùng thượng lưu, ngập lụt vùng hạ lưu là những vấn đề nổi cộm cần giải quyết trong việc quản lý LVS. Hoạt động công nghiệp và đô thị hoá tuy có phát triển ở vùng hạ lưu, nhưng còn thấp. Tuy nhiên, tác động gây ảnh hưởng đến tài nguyên - môi trường do hoạt động công nghiệp và đô thị hóa trong lưu vực đã bắt đầu xảy ra như ô nhiễm nguồn nước nhưng chỉ biểu hiện ở phạm vi hẹp, chưa phải là vấn đề nghiêm trọng. Đáng đặt ra trong công tác quản lý môi trường LVS Lại Giang là vấn đề kiểm soát các nguồn nước thải và cải thiện chất lượng nguồn nước sông do xâm nhập mặn ở vùng hạ lưu, nhất là vào thời kỳ mùa khô. 3.3.2.2. Đề xuất định hướng không gian sử dụng hợp lý lãnh thổ trong phát triển nông lâm nghiệp tại các tiểu vùng cảnh quan Dựa vào kết quả chồng xếp bản đồ KNSDĐ cho các LHSDĐ chính, bản đồ phân vùng CQ, kết quả phân cấp PHĐN, đề xuất định hướng sử dụng lãnh thổ theo chức năng các loại CQ, luận án đã đề xuất định hướng không gian SDHL lãnh thổ theo KNSDĐ cho phát triển nông, lâm nghiệp trong các TVCQ. Mặt khác, dựa vào kết quả phân tích ảnh hưởng của các hoạt động phát triển đến TNTN, môi trường, luận án cũng đã xác định được một số vấn đề môi trường cần quan tâm trong quá trình sử dụng lãnh thổ trên mỗi TVCQ (bảng 3.17, hình 3.21) a. TVCQ núi Ba Trang – Bok Tới (I): Nằm trọn vẹn trên vùng núi phía Tây, nơi bắt nguồn của các con sông trong lưu vực, TVCQ I tuy có diện tích đất rừng lớn nhất, nhưng hiện nay tình trạng khai thác rừng ở đây ngày càng gia tăng, ảnh hưởng lớn đến khả năng phòng hộ không chỉ của khu vực mà còn của toàn LVS Lại Giang. Đây cũng là tiểu vùng có nguy cơ cao về xói mòn sạt lở và lũ quét, diện tích XMTN đất đai cao nhất trong toàn lưu vực (cấp XMTN từ trung bình đến rất cao là 28868,2 ha diện tích chiếm gần 17,2% DTTN toàn lưu vực). Hoạt động sản xuất trong LVS Lại Giang mang tính cá thể, lối sống du canh phổ biến. Do vậy, trong sử dụng lãnh thổ, cần phải ưu tiên bảo vệ, khoanh nuôi, phục hồi đất rừng phòng hộ, đặc biệt đất rừng có hiện trạng rừng tự nhiên và rừng trồng phòng hộ (trên các loại CQ số1- 3, 6 - 8, 10,11, 13, 14, 17, 19 ). Thực hiện trồng rừng mới trên các loại CQ số 2, 7, 11, 21 nhằm đảm bảo đủ diện tích phòng hộ cho tiểu vùng (đạt 28.748,2 ha diện tích rừng phòng hộ theo yêu cầu). Nghiêm ngặt bảo vệ và phát triển diện tích rừng đặc dụng trên các CQ 1, 5, 10, 17, 24, 27 với diện tích 10.829,3 ha theo quy hoạch. Phát triển lâm nghiệp sản xuất với diện tích xác định 162 6.726,2 ha; lâm nông kết hợp là 2.683,0 ha; nông lâm kết hợp là 1.033,9 ha; nông nghiệp vùng cao là 1.022,4 ha. Cần ngăn chặn lối sống du canh đồng thời với việc thực hiện tốt công tác định canh, hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, phòng ngừa cháy rừng. b. TVCQ núi, đồi Hoài Sơn - Ân Mỹ (II):Nằm xen giữa vùng đồng bằng và thung lũng sông An Lão, TVCQ III có nhiều lợi thế trong trong phát triển LNSX và NLKH. Đối với lâm nghiệp, phát triển theo hướng khai thác tối đa lợi thế về rừng trên các CQ 20, 22, 33, 42, 47, 55, 63.Chú trọng bảo vệ, phục hồi và trồng rừng phòng hộ trên các CQ 13, 17, 19, 40, 25, 56;Cải tạo rừng để hình thành vùng nguyên liệu gỗ; Phát triển cây công nghiệp lâu năm xen với trồng rừng vành đai trên các CQ34, 43, 44, 54, 57, 65; Phát triển cây hồ tiêu trên các CQ 12, 23, 26. Tuy nhiên, để đảm bảo tốt trong phát triển nông nghiệp, TVCQ này cần quan tâm đến nguồn nước tưới vào mùa khô. c. TVCQ núi - đồi Hoài Mỹ - Ân Nghĩa (III): Phát triển LNSX theo hướng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường trên các loại CQ 18- 20, 33, 36 - 38, 41, 42, 47- 50, 52, 54, 55, 58. Khoanh nuôi, bảo vệ diện tích rừng phòng hộ vốn chiếm tỉ lệ tương đối lớn trong tiểu vùng ở các CQ số 19, 31, 40, 47, 56, 61. Đối với phát triển nông nghiệp, cần giữ nguyên diện tích đất trồng lúa ở các CQ số 77, 79, 82, 85. Mở rộng diện tích đất trồng cây lâu năm trên các vùng đồi. Phát triển cây ăn quả (cam, chanh , bưởi) trên các CQ 22, 42, 48, 57, 65, 67. Mặc dù đây là tiểu vùng có khí hậu khô hơn so với các vùng khác, nhưng nhờ có hệ thống hồ, đập khá phong phú nên vẫn đảm bảo được nước tưới trong sản xuất. Tuy nhiên, ở đây cũng thường xảy ra hạn hán trong thời kỳ khô hạn. Do vậy, trong quá trình sử dụng lãnh thổ, cần chú ý nguồn nước vào mùa cạn. Đồng thời cần kiểm soát việc xây dựng các hồ chứa, đề phòng hiện tượng tích nước gây ngập lụt, sạt lở đất trong mùa mưa. d. TVCQ đồi và thung lũng An Lão (IV): Chạy dọc theo thung lũng sông An Lão, kẹp giữa TV (I) và (II), có nhiều ao hồ, bãi bồi ven lòng sông, nên TVCQ (IV) có nhiều lợi thế trong phát triển nông nghiệp và LNKH. Có thể phát triển, hình thành các vùngchuyên canh cây công nghiệp có quy mô lớn, đặc biệt phát triển cây hồ tiêu trên các CQ 23, 26, 34, 43, 70, 74. Ổn định diện tích trồng lúa theo hiện trạng. Tuy nhiên, trong tiểu vùng có quá trình bào mòn, xâm thực, xói lở bờ sông (có đến 18 điểm xói lở bờ sông được ghi nhận trong tiểu vùng) và lũ quét thường xuyên diễn ra, nên cần bảo vệ một diện tích rừng phòng hộ nhất định (6.671,6 ha theo đề xuất). Cần quan tâm đặc biệt đến các vấn đề canh tác trên đất dốc, chú ý tình trạng úng ngập ở các vùng đất thấp, đến lượng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, …, tránh nguy cơ gây ô nhiễm đất, nước không chỉ trong tiểu vùng mà còn sang các tiểu vùng khác. 163 Bảng 3.17: Diện tích khả năng sử dụng đất cho các LHSDĐ chính trên các TVCQ Đất rừng phòng hộ RXY và XY Tiểu vùng cảnh quan Tổng DTTN TVCQ núi Ba Trang – Bok Tới Đất rừng đặc dụng Lâm nghiệp sản xuât Lâm nông kết hợp Nông lâm kết hợp Nông nghiệp vùng cao Nông nghiệp vùng thấp Dân cƣ và đất khác Diện tích (ha) % so với DT Diện tích (ha) % so với DT Diện tích (ha) % so với DT Diện tích (ha) % so với DT Diện tích (ha) % so với DT Diện tích (ha) % so với DT Diện tích (ha) % so với DT Diện tích (ha) % so với DT 52859,8 28748,2 54,4 10829,3 20,5 6726,2 12,7 2683,0 5,1 1033,9 2,0 1022,4 1,9 0,0 0,0 1816,8 6,3 TVCQ núi đồi Hoài Sơn – Ân Mỹ 25844.8 10069,5 39,0 7573,5 29,3 3186,9 12,3 1106,0 4,3 568,8 2,2 855,8 3,3 2484,3 24,7 TVCQ núi đồi Hoài Mỹ - Ân Nghĩa 29881.9 6653,5 22,3 9533,7 31,9 1199,0 4,0 1215.5 4.1 3953.3 13,2 2450,9 8,2 4876,0 73,3 TVCQ đồi và thung lũng An Lão 21302,5 6671,6 31,3 4169,7 19,6 1319,6 6,2 921,7 4,3 4243,1 19,9 1205,8 5,7 2771,0 41,5 TVCQ đồi và thung lũng sông Lớn 20222,2 5310,7 26,3 3938,8 19,5 3117,6 15,4 1212,0 6,0 1711,5 8,5 1939,7 9,6 2991,9 56,3 TVCQ ĐB Tam Quan – Hoài Sơn 18215,8 546,5 3,0 256,2 1,4 498,1 2,7 494,7 2,7 674,0 3,7 9518,4 52,3 6227,8 34,2 Toàn lƣu vực 168327 58.000 34,5 32198,3 19,1 12004,2 7,1 5983,7 3,6 12173,0 7,2 15970,7 9,5 21167,8 12,6 6,4 164 e. TVCQ đồi và thung lũng sông Lớn (V): Cũng như TVCQ IV, tiểu vùng này cũng có nhiều điều kiện mở rộng diện tích trồng cây lâu năm theo hướng sản xuất hàng hoá. Hình thành chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả trên các CQ 25, 47, 51, 55, 59, 81, 84; phát triển cây hồ tiêu thay cho diện tích một số cây công nghiệp không hiệu quả trên các CQ 43, 70, 74; giữ nguyên diện tích trồng lúa, có thể mở rộng diện tích cây hàng năm trên các CQ 35, 39, 44, 45, 49, 60, 64, 66, 76, 83. Đồng thời, đây cũng là một TVCQ chịu nhiều tác động của các tai biến tự nhiên như thường xuyên xảy ra sạt lở đất, xói lở bờ sông trong mùa mưa (có 13 điểm sạt lở trong tổng 58 điểm xói lở được ghi nhận của toàn LVS), hạn hán trong mùa khô, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, do vậy cũng cần chú trọng bảo vệ, khôi phục và trồng rừng phòng hộ với diện tích xác định 5.310,7 ha. f. TVCQ đồng bằng Tam Quan – Hoài Sơn (VI): Đây được xem là vùng có diện tích trồng lúa cao nhất trong LVS. Cần giữ nguyên hiện trạng các CQ trồng lúa 82, 85, 87, 92, 95, 99, 103 - 105, nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho vùng. Có thể mở rộng diện tích trồng cây hàng năm (lạc, đậu, ..) ở các CQ 96 - 98, 100, 101, 102, 107, 108. Trồng rừng trên các đồi, núi sót, hạn chế hiện tượng sạt lở đất. Có thể chuyển đổi các diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm ở các loại CQ 75, 79, 82. Nuôi trồng thủy hải sản vùng ven biển phù hợp với quy hoạch của tỉnh Bình Định. Ngoài ra, TVCQ VI là vùng hạ lưu của các con sông ra biển, nơi có sự tương tác mạnh mẽ giữa lục địa và biển, hiện tượng xâm thực, sạt lở bờ biển, xâm nhập mặn vùng ven biển, lũ lụt, ngập úng, hiện tượng cát bay, cát nhảy lấn sâu vào nội đồng thường xuyên xảy ra. Cần bảo vệ và trồng rừng phòng hộ ven biển trên CQ 106, 109. Đồng thời đây là vùng có phát triển kinh tế công nghiệp , đô thị cao nên cần chú ý các vấn đề môi trường từ các nguồn thải của các nhá máy xí nghiệp và nước thải sinh hoạt. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 1. Kết quả phân cấp XMTN đất đai đã xác định LVS Lại Giang có diện tích XMTN đất rất lớn. Tổng diện tích các cấp xói mòn từ trung bình đến rất cao khoảng 58323,2 ha (chiếm34,6% diện tích của LVS), trong đó TVCQ núi Ba Trang - Bok Tới chiếm diện tích lớn nhất (28868,2 ha). Kết quả phân cấp này là cơ sở khoa học cho việc hoạch định không gian ưu tiênphòng hộ đất đai, nguồn nước trên từng TVCQ và trên toàn lưu vực, nhằm phát huy tối đa chức năng của các đơn vị tự nhiên, gắn với BVMT. 165 2. Phân cấp PHĐN cho LVS Lại Giang dựa trên các kết quả phân tích XMTN đất, thống kê HTSDĐ 2010, quy hoạch ba loại rừng và định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Luận án đã phân loại, xác định được diện tích các loại hình quản lý, sử dụng theo tiềm năng đất đai, bao gồm: đất rừng phòng hộ (58.000 ha); đất rừng đặc dụng (10.829,3ha); đất rừng sản xuất (50186,2 ha); đất nông nghiệp và đất khác (49311,5 ha). Kết quả này thể hiện sự phân hóa tổng thể lãnh thổ LVS Lại Giang từ cao xuống thấp và từ dưới lên, cho phép đề xuất định hướng không gian SDHL lãnh thổ từ tổng thể đến chi tiết, mang lại hiệu quả cao cho công tác quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp ở LVS sông Lại Giang. 3. Kết quả ĐGCQ về khả năng đất đai cho các LHSDĐ chính được luận án thực hiện trên bản đồ tỉ lệ 1:50000, gồm đất rừng PHRXY và PHXY (58.000 ha - chiếm 34,6% diện tích lưu vực), LNXS (32198,3 ha - chiếm 19,1% diện tích lưu vực), LNKH (12004,2 ha - chiếm 7,1 diện tích lưu vực), NLKH (5983,7 ha - chiếm 3,6% diện tích lưu vực), NNVC (12173,0 ha - chiếm 7,2% diện tích lưu vực), NNVT (15970,7 ha – chiếm 9,5% diện tích lưu vực), chứng tỏ LVS Lại Giang có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tếnông, lâm nghiệp toàn diện. Trong đó, ngành lâm nghiệp có thế mạnh vượt trội, ngành nông nghiệp có rất nhiều tiềm năng. Kết hợp với đánh giá thích nghi sinh thái CQ, xác định được các mức độ, vị trí phân bố thuận lợi của từng loại CQ đối với các nhóm, loại cây trồng (nhóm cây ăn quả, cây hồ tiêu, nhóm cây hàng năm, cây lúa); xem xét hiện trạng, định hướng sử dụng đất của tỉnh, việc đề xuất định hướng sử dụng lãnh thổ LVS Lại Giang theo 4 chức năng cho từng loại CQ: Chức năng phòng hộ, bảo tồn thiên nhiên; chức năng phát triển kinh tế kết hợp với phòng hộ; chức năng khai thác kinh tế, phục hồi tự nhiên; chức năng khai thác kinh tế) và kiến nghị mở rộng diện tích, cây ăn quả, cây hồ tiêu, để phát huy hết tiềm năng tài nguyên trên từng đơn vị CQ, phục vụ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, đồng thời giảm thiểu đến mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi đến môi trường. 4.Các kết quảĐGCQ, kết hợp với phân tích đặc điểm, sự phân hóa CQ, phân tích ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế đến tài nguyên và môi trường, là cơ sở tin cậy cho định hướng không gian SDHL lãnh thổ, xác định diện tích ưu tiên cho các LHSDĐ chính, phù hợp với đặc trưng của các TVCQ và các vấn đề môi trường cần quan tâm trong quá trình sử dụng lãnh thổ. Trong đó: TVCQ I có chức năng chính trong phòng hộ vấn đề môi trường cần chú ý là sạt lở đất và lũ quét (diện tích đất rừng phòng hộ xác định khoảng 28748,2ha - chiếm 54,4% diện tích của tiểu vùng); TVCQ VI có chức 166 năng chính cho phát triển nông nghiệp (diện tích đất nông nghiệp xác định 10192,4ha chiếm 56,0%) và phòng hộ ven biển, chú ý đến ngập lụt, xói lở bờ biển vào mùa mưa, hạn hán, xâm nhập nhập mặn vào mùa khô; TVCQ II, TVCQ IIIcần chú trọng phát triển cácLHSDĐ chính là LNSX, LNKH kết hợp với phòng hộ và quan tâm đến sạt lở đất, thiếu nước tưới trong mùa khô; TVCQ IV, TVCQ V cần chú trọng phát triển các LHSDĐ chính là LNKH, NLKH, NNVC và đề phòng sạt lở đất, xói lở bờ sông. 167 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Nghiên cứu, ĐGCQ kết hợp với phân tích LVS thông qua phân cấp PHĐN đã tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho định hướng không gian SDHL lãnh thổ LVS, tiến tới mục tiêu phát triển bền vững. Từ kết quả nghiên cứu tại LVS Lại Giang, tác giả luận án đã rút ra một số kết luận và kiến nghị sau: 1. KẾT LUẬN 1. Việc phân tích và ĐGCQ là tiếp cận địa lý mang tính tổng hợp, cho phép xác định được tiềm năng vốn có của lãnh thổ trong phát triển kinh tế và bảo vệ thiên nhiên. Phân cấp PHĐN trên cơ sở đánh giá, phân cấp XMTN để hoạch định không gian ưu tiên phát triển các LHSDĐ lâm nghiệp (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất). Việc kết hợp hai cách tiếp cận nêu trên sẽ xác lập được cơ sở khoa học đúng đắn cho đề xuất định hướng SDHL lãnh thổ trong mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa các khu vực thượng, trung và hạ lưu của một LVS như một hệ thống động lực dòng chảy. 2. LVS Lại Giang tuy không lớn, nhưng các hợp phần tự nhiên và CQ có sự phân hóa rõ rệt theo các quy luật tự nhiên từ Đông sang Tây, từ thấp đến cao, từ thượng nguồn đến hạ lưu, thể hiện rõ đặc thù của một LVS miền Trung Việt Nam. LVS Lại Giang thuộc kiểu CQ rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm mưa mùa, gồm 3 lớp CQ, 6 phụ lớp, 13 hạng CQ và 111 loại CQ được tổng hợp trong 6 TVCQ. Trong đó cấp loại CQđược lựa chọn làm đơn vị cơ sở trong đánh giá CQ về KNSDĐ cho các LHSDĐ chính và đánh giáthích nghi sinh thái CQ. Kết quả đánh giá đã đưa ra 7 loại hình sử dụng đất chính trên các đơn vị CQ cụ thể. Đây là căn cứ khoa học cho đề xuất định hướng quy hoạch, sử dụng lãnh thổ theo hướngtừ tổng thể đến chi tiết. 3. Đánh giá XMTN lưu vực sông Lại Giang được thực hiện trên cơ sở phân tích tích hợp mô hình năng lượng địa hình, năng lượng dòng chảy và năng lượng xói mòn thông qua các yếu tố: độ dốc, chiều dài sườn, lượng mưa và hệ số xói mòn đất. LVS Lại Giang có XMTN lớn, trong đó cấp XMTN từ trung bình đến rất cao khoảng 58323,2 ha (chiếm 34,6% DTTN toàn lưu vực). Đây là một căn cứ quan trọng cho việc xác định yêu cầu không gian và diện tích phòng hộ đất đai trên lưu vực (diện tích phòng hộ là 58,000 ha). 4. Kết quả ĐGCQ về KNSD đất và đánh giá thích nghi sinh thái CQ cho hai nhóm loại cây trồng, kết hợp với phân tích HTSD lãnh thổ là cơ sở khoa học tin cậy cho đề xuất định hướng SDHL lãnh thổ trong phát triển nông lâm nghiệp ở LVS Lại Giang theo 4 chức năng (phòng hộ và bảo tồn thiên nhiên, khai thác kinh tế kết hợp với phòng hộ, khai thác kinh tế và phục hồi tự nhiên, phát triển kinh tế ) với 7 loại hình sử dụng đất (PHRXY, PHXY, LNSX, LNKH, NLKH, NNVC, NNVT). 168 5. Định hướng không gian sử dụng lãnh thổ LVS Lại Giang trên 6 tiểu vùng CQ đã được đề xuất phù hợp với các chức năng chính của mỗi tiểu vùng, kết hợp với khuyến nghị các vấn đề môi trường cần quan tâm, cho phép phát huy được tối đa tiềm năng tự nhiên và hạn chế các tác động đến môi trường ở từng TVCQ và trong tổng thể lưu vực. 2. KIẾN NGHỊ - Về mặt lý luận Cách tiếp cận nghiên cứu, ĐGCQ kết hợp với phân tích LVS thông qua phân cấp PHĐN trong nghiên cứu SDHL lãnh thổ có thể được tiếp tục triển khai áp dụng cho các LVS khác có điều kiện địa lý tương đồng với LVS Lại Giang, nhằm bổ sung và hoàn thiện về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, đánh giá cảnh quan. - Về mặt thực tiễn địa phương + Ngoài mục đích định hướng không gian cho phát triển nông - lâm nghiệp, kết quả phân cấp PHĐN dựa trên phân cấp XMTN có thể được sử dụng cho các mục đích khác trong yêu cầu quy hoạch sử dụng lãnh thổ với mục tiêu phát triển bền vững. + Cần có phương thức quản lý tổng hợp các nguồn tài nguyên nước, đất, rừng nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do tai biến thiên thiên gây ra. 169 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Minh Nguyệt (2010), ―Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành lũ lưu vực sông Lại Giang‖, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Quy Nhơn T4 (1), tr.109 -119. 2. Nguyễn Thị Huyền (2010), ―Hiện trạng và một số biện pháp phòng tránh tai biến lũ lụt, sạt lở đất trên lưu vực sông Lại Giang‖, Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 5, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tr. 859 -866. 3. Phan Thái Lê, Lương Thị Vân, Nguyễn Thị Huyền (2010), ―Vấn đề tài nguyên nước ở Bình Định‖, Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 5, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tr. 545 - 554 4. Nguyễn Thị Huyền, (2010), ―Đánh giá tác động một số hoạt động kinh tế xã hội của dân cư gây suy thoái tài nguyên môi trường ở lưu vực sông Lại Giang‖, Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học Địa lí - Địa chính, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.160- 168. 5. Nguyễn Thị Huyền (2011), “Nghiên cứu hiện trạng phòng hộ đầu nguồn ở lưu vực Lại Giang và một số giải pháp bảo vệ‖ ,Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ T 27 (4S), tr 83- 89. 6. Lương Thị Vân, Nguyễn Thị Huyền (2012), ―Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Lại Giang‖,Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 6, Huế, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tr. 441 - 448. 7. Nguyễn Thị Huyền (2013), “Phân tích đa dạng cảnh quan phục vụ định hướng phát triển nông, lâm nghiệp ở lưu vực sông Lại Giang‖,Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VII, Thái Nguyên, tr. 299 - 305. 170 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Tác An, Phan Minh Thụ (2005), Đánh giá chất lượng môi trường nước phục vụ quản lý tổng hợp đới ven bờ tỉnh Bình Định, Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ 2, Hà Nội. 2. Lại Huy Anh (1999), Địa mạo - thổ nhưỡng, Tài liệu lưu trữ Viện Địa lí, Viện KHCN Việt Nam. 3. Phạm Quang Anh và nnk (1985), Hệ sinh thái cà phê Đắc Lắc, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội. 4. Phạm Quang Anh (1996), Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan ứng dụng định hướng tổ chức du lịch xanh ở Việt Nam (Lấy một số địa phương ở Đắc Lắc, Thanh Hóa, Ninh Bình làm ví dụ), Luận án PTS, Hà Nội. 5. Armand. D.L. (1993), Khoa học về cảnh quan, NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. 6. Đào Đình Bắc (2000), Địa mạo đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Ban phân vùng địa lý tự nhiên, Ủy ban Kế hoạch và kỹ thuật nhà nước (1971), Phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam, Hà Nội. 8. Ban Thư kí Uỷ hội sông Mê Công (1997), Phân cấp đầu nguồn sông Mê công. Hướng dẫn lập và sử dụng bản đồ phân cấp đầu nguồn, Băng Cốc, Thái Lan. 9. Bộ Lâm nghiệp (cũ) (1991), Quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn (QPN -13-91), (Ban hành kèm theo QĐ số 134-QĐ/KT-XH ngày 4/4/1991), Hà Nội. 10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2008), Cẩm nang sử dụng đất (tập 2) Phân hạng đánh giá đất đai, NXB Khoa học & Kỹ thuật. 11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn(2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp – Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng phòng hộ ven biển, Chương trình Hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác, Hà Nội. 12. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (1996), Xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Lại Giang, Báo cáo Tổng kết dự án, Bình Định – Quảng Ngãi. 13. Dương Văn Bướm (1999), ―Tổng quan các sông suối miền Trung‖, Báo cáo khoa học, Tuyển tập các công trình khoa học, ĐH Thuỷ lợi, tr. 290 - 297. 14. Lại Vĩnh Cẩm (2008),“Tiếp cận sinh thái cảnh quan nghiên cứu, đề xuất định hướng SDHL các dải cát ven biển miền Trung Việt Nam‖, Tuyển tập Hội Nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ III, NXB Khoa học &Kỹ thuật, Hà Nội,tr.377 – 386 15. Lê Trần Chấn (chủ biên) và nnk (2006), Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam, NXB Khoa học &Kỹ thuât. 171 16. Tôn Thất Chiểu (1984), Những lý luận cơ bản về hệ thống phân loại đất đai của FAO - UNESCO, Bộ môn Thổ nhưỡng, Viện QHTKNN, Hà Nội. 17. Nguyễn Thị Kim Chương, Đỗ Hưng Thành (1983), “Vận dụng mô hình phân loại nhiều chiều đề thử phân loại các lưu vực Tây Bắc về điều kiện tự nhiên gây xói mòn gia tốc‖, Tạp chí các khoa về Trái đất (3), tr.97 - 102. 18. Nguyễn Thị Kim Chương (1985), Vận dụng các phương pháp định lượng trong phân loại lãnh thổ Tây Bắc về mặt tiềm năng xói mòn gia tốc, Luận án PTS Địa lý, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội. 19. Nguyễn Thị Kim Chương, “Về phương pháp đánh giá tổng hợp điều kiện địa lý tự nhiên phục vụ quy hoạch rừng phòng hộ đầu nguồn tại các lưu vực thuỷ điện‖, Thông báo khoa học của các trường đại học (2), tr. 7 - 14. 20. Nguyễn Văn Cư và nnk (2005), Nghiên cứu giải pháp tổng thể sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường lưu vực sông Ba và sông Kôn, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và kỹ thuật, Bình Định. 21. Giả Tấn Đỉnh (1997), Một vài nét về địa chất khoáng sản Bình Định, bản in roneo 22. Nguyễn Xuân Độ (2003), Nghiên cứu, đánh giá các điều kiện địa lý phục vụ phát triển cây công nghiệp dài ngày tỉnh Đắk Lắk, Luận án Tiến sĩ Địa lí, Trung tâm KHTN và CNQG, Hà Nội. 23. Đỗ Minh Đức (2010), Điều tra đánh giá tai biến sạt lở trên địa bàn tỉnh Bình Định (trừ huyện Vân Canh) và đề xuất giải pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế - xã hội, Báo cáo tổng kết đề tài, Bình Định. 24. Fridland V. M. (1964), Đất và vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm (Người dịch: Lê Huy Bá), NXB Khoa học & Kỹ Thuật, Hà Nội. 25. Phạm Hoàng Hải và nnk (1990), Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên sinh thái và tài nguyên thiên nhiên NĐGM ẩm dải ven biển Việt Nam phục vụ mục đích phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và bảo vệ môi trường, Đề tài 48B.05.01, Tài liệu lưu trữ viện Địa lý, Viện KHCN Việt Nam, Hà Nội. 26. Phạm Hoàng Hải (2000), “Phân vùng cảnh quan Việt Nam - nguyên tắc và hệ thống các đơn vị‖, Tuyển tập các công trình khoa học Hội nghị Địa lý - Địa chính, Hà Nội. 27. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997), Cơ sở cảnh quan học việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 28. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Khánh (1998), “Quy hoạch và tổ chức lãnh thổ, trên cơ sở nghiên cứu đánh giá, cảnh quan‖, Tạp chí các Khoa học về Trái đất T.20(2), Hà Nội, tr.81- 85. 172 29. Phạm Hoàng Hải (2006), Đánh giá cảnh quan trong địa lý (Phương pháp đánh giá thích nghi của các đối tượng địa lý), Bài giảng cao học, Hà Nội 30. Trương Quang Hải (1991), Phân vùng cảnh quan miền Nam Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Địa lý. 31. Trương Quang Hải, Nguyễn An Thịnh, Nguyễn Thị Thúy Hằng (2008), “Mô hình STCQ nhiệt đới gió mùa Việt Nam và ứng dụng nghiên cứu đa dạng CQ‖, Tạp chí các khoa học Trái Đất T.30 (4), tr.545 -555. 32. Trương Quang Hải (2008), Nghiên cứu và xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững vùng núi đá vôi Ninh Bình, Đề tài trọng điểm cấp ĐHQG Hà Nội, mã số QGTĐ.04.11, Hà Nội 33. Trương Quang Hải (1996), ―Phân tích chi phí lợi ích các dự án phát triển thủy điện‖, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.57-64. 34. Võ Đại Hải, Phạm Văn Điển, Vương Văn Quỳnh (2011),Thủy văn rừng, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 35. Hà Văn Hành (2002), Nghiên cứu và đánh giá tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững ở huyện vùng cao A Lưới, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận án Tiến sĩ Địa lý, Trường ĐHKHTN Hà Nội. 36. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2005), Nghiên cứu cấu trúc sinh thái cảnh quan phục vụ tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Ninh Bình với sự trợ giúp của công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý,Luận án Tiến sĩ Địa lý, Trường ĐHKHTN Hà Nội. 37. Trương Đình Hiển và nnk, 2002, Khảo sát lập báo cáo nghiên cứu quy hoạch chỉnh trị sông vùng xói lở trọng điểm của sông Lại Giang, Báo cáo tổng kết đề tài, Sở Khoa học công nghệ Bình Định. 38. Nguyễn Đình Hòe (2009), Môi trường và Phát triển bền vững, NXB Giáo dục, Hà Nội. 39. Hội Khoa học Đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 40. Hội khoa học đất Việt Nam.(1997), Báo cáo kèm theo bản đồ đất và đánh giá đất đai tỉnh Bình Định tỉ lệ 1/100.000, Hà Nội 41. Nguyễn Cao Huần và nnk (2000), ―Tiếp cận kinh tế sinh thái đánh giá và quy hoạch cảnh quan cây công nghiệp dài ngày‖, Tuyển tập báo cáo khoa học Địa lý – Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. 42. Nguyễn Cao Huần, Nguyễn An Thịnh, Nguyễn Thơ Các (2003), ―Ứng dụng mô hình phân tích nhân tố trong đánh giá thích nghi sinh thái của đất đai đối với cây bông (vùng Cư Jut - tỉnh Đăk Lăk)‖, Tạp chí Địa chính (3), tr.106-114 173 43. Nguyễn Cao Huần (2005), Đánh giá cảnh quan (theo tiếp cận kinh tế sinh thái), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 44. Nguyễn Cao Huần, Trần Anh Tuấn (2002), ―Nghiên cứu phân loại cảnh quan nhân sinh Việt Nam‖, Thông báo Khoa học của các trường đại học, Hà Nội. 45. Nguyễn Cao Huần, Nguyễn An Thịnh, Phạm Quang Tuấn (2004), ―Mô hình tích hợp ALES-GIS trong đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển cây trồng nông – lâm nghiệp huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai‖, Tạp chí khoa học (4), Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 46. Phạm Hùng (2001), Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mô hình toán trong tính toán xói mòn lưu vực ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật trường ĐH Thủy lợi, Hà Nội. 47. Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Minh Nguyệt (2010), ―Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành lũ lưu vực sông Lại Giang‖, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Quy NhơnT.4 (1),tr.109 - 119. 48. Nguyễn Thị Huyền (2010), ―Hiện trạng và một số biện pháp phòng tránh tai biến lũ lụt, sạt lở đất trên lưu vực sông Lại Giang‖, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học Địa lí lần thứ 5, Hà Nội, tr.859 – 866. 49. Nguyễn Thị Huyền (2010), ―Đánh giá tác động một số hoạt động kinh tế - xã hội của dân cư gây suy thoái tài nguyên môi trường ở lưu vực sông Lại Giang‖,Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học Địa lí - Địa chính, Trường ĐHKHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.160 – 168. 50. Nguyễn Thị Huyền (2011), ―Nghiên cứu hiện trạng phòng hộ đầu nguồn ở lưu vực Lại Giang và một số giải pháp bảo vệ‖, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ T.27 (4S), tr. 83-89. 51. Ixatsenko. A. G. (1985), Cảnh quan học ứng dụng, NXB Khoa học & Kỹ Thuật, Hà Nội. 52. Ixatsenko A.G. (1976), Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên (người dịch: Vũ Tự Lập), NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. 53. Kalexnik. X.V. (1978), Những quy luật địa lí chung của Trái Đất, NXB Khoa học & Kỹ thụât, Hà Nội. 54. Đào Khang (1998), Đánh giá đất đai đồi núi Nghệ An và đề xuất các mô hình sử dụng đất đai cho Lâm – Nông nghiệp (10 huyện miền núi), Luận án Tiến sĩ Địa lý – Địa chất, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội. 55. Lê Thị Ngọc Khanh (2003), Đánh giá tổng hợp môi trường tự nhiên phục vụ quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp tỉnh Lai Châu, Luận án Tiến sĩĐịa lý, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội. 174 56. Vũ Tự Lập 1996), Giới thiệu bản đồ địa lý địa phương, Tập bản đồ Việt Nam, phần tỉnh Bình Định, NXB Khoa học xã hội. 57. Vũ Tự Lập (1976), Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. 58. Vũ Tự Lập (2002), Địa lí tự nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 59. Nguyễn Thành Long và nnk (1993), Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan các tỷ lệ trên lãnh thổ Việt Nam, Trung tâm Địa lý Tài nguyên, Viện Khoa học Việt Nam, Hà Nội. 60. Nguyễn Thành Long và nnk (2010), ―Cảnh quan học, sinh thái học cảnh quan quan niệm và ứng dụng‖, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học Địa lí lần thứ 5, Hà Nội tr.505-509. 61. Nguyễn Ngọc Lung (1992), Phương pháp phân cấp xung yếu đầu nguồn, Báo cáo khoa học, Viện Khoa học Lâm nghiệp. 62. Nguyễn Ngọc Lung, Võ Đại Hải (1997), Kết quả bước đầu nghiên cứu tác dụng phòng hộ nguồn nước của một số thảm thực vật chính và các nguyên tắc xây dựng rừng phòng hộ nguồn nước, NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. 63. Bùi Thị Mai (2010), Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Ba, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Viện Địa lý, Hà Nội. 64. Nguyễn Quang Mỹ (2005), Xói mòn đất hiện đại và các biện pháp chống xói mòn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 65. Nguyễn Văn Nhưng và nnk (1997), Bản đồ xói mòn tiềm năng Việt Nam, Viện Địa lý – Trung tâm KHTN và CN Quốc gia, Hà Nội. 66. Đỗ Hồng Phấn, Lê Thạc Cán (2006), ―Quản lí tổng hợp lưu vực sông nhằm phát triển bền vững‖, Tập san Tài nguyên và môi trường, tr 47 -50. 67. Trần An Phong (1996), ―Đánh giá và các giải pháp cải tạo, sử dụng đất trống đồi núi trọc ở nước ta‖. Kết quả nghiên cứu thời kỳ 1986-1996, NXB Nông nghiệp, Hà nội, tr.303-307. 68. Phòng Địa lý - Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (1971), Những cơ sở phương pháp phân vùng địa lý tự nhiên, NXB Khoa học & Kỹ thuật Hà Nội. 69. Phedina.A.I. (1973), Phân vùng địa lí tự nhiên(Người dịch: Trịnh Sanh, Nguyễn Phi Hạnh, Đào Trọng Năng), NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội 70. Lại Huy Phương (1991), ―Ứng dụng máy tính trong công tác phân loại đầu nguồn‖, Báo cáo hội thảo phân loại đầu nguồn sông Mê Kông Việt Nam, Bộ Lâm nghiệp, tr.27-32. 175 71. Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương, Hoàng Việt Anh (2011), ―Tiêu chí phân chia rừng phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái nghiêm trọng ở Việt Nam‖, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1), tr 73 – 78. 72. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 11 (2004), Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật số 29/2004/QH11, Hà Nội. 73. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 13 (2012), Luật Tài nguyên nước, Luật số 17/2012/QH13, Hà Nội. 74. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định, Rà soát quy hoạch nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bình Định đến năm 2010, Bình Định. 75. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định (2006), Đặc điểm khí hậu – thủy văn Bình Định, Báo cáo tổng kết đề tài, Bình Định. 76. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định (2009), Xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt tỉnh Bình Định, Báo cáo tổng kết đề tài, Bình Định. 77. Đỗ Văn Thanh (2011), Ứng dụng công nghệ hệ thông tin địa lý (GIS) và viễn thám trong đánh giá kinh tế sinh thái cảnh quan tỉnh Bắc Giang phục vụ quy hoạch sử dụng đất, đề tài cấp Bộ, Mã số: B 2008-17-143 78. Đỗ Văn Thanh (2011), Đánh giá tổng hợp môi trường sinh thái phục vụ quy hoạch sử dụng đất theo hướng phát triển bền vững tỉnh Bắc Giang, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội. 79. Đỗ Hưng Thành (1982), ―Phân bố tiềm năng xói mòn gia tốc Tây Bắc‖, Tạp chí Các khoa học về Trái đất (4). 80. Lê Bá Thảo (1997), Thiên nhiên Việt Nam, NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. 81. Lê Văn Thăng (1995), Đánh giá, phân hạng điều kiện sinh thái tự nhiên lãnh thổ trung du Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế cho nhóm cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày, Luận án PTS Khoa học Địa lý – Địa chất, Hà Nội 82. Nguyễn Văn Thắng, Phạm Thị Ngọc Lan (2005),Giáo trình quản lý tổng hợp lưu vực sông, NXB Nông nghiệp. 83. Nguyễn Thế Thôn (1993), Nghiên cứu và đánh giá cảnh quan cho việc quy hoạch và phát triển kinh tế (tổng luận phân tích), Hà Nội. 84. Nguyễn An Thịnh (2007), Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông – lâm – du lịch huyện Sa Pa, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Trường ĐHKHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 85. Đặng Trung Thuận, Trương Quang Hải (1999), Mô hình hệ kinh tế - sinh thái phục vụ phát triển nông thôn bền vững, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 176 86. Nguyễn Hồng Toàn (1998), ―Quản lí tổng hợp lưu vực sông Mê Kông của Việt Nam‖, Hội thảo Quốc gia về quản lý và công tác vì nước, Hà Nội. 87. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1993), Khí hậu Việt Nam, NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. 88. Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JAICA) (7/2003), Kế hoạch quản lí lưu vực tổng hợp cho lưu vực sông Kôn,Báo cáo nghiên cứu về phát triển và quản lí tài nguyên nước trên toàn quốc tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 89. Cao Đình Triểu, Phạm Huy Long (2002), Kiến tạo đứt gãy lãnh thổ Việt Nam, NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. 90. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. 91. Thái Văn Trừng (1999), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp khu vực: Thảm thực vật rừng Việt Nam), NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. 92. Tổng Cục Khí tượng Thủy Văn - Viện Khí tượng và Thủy văn (2001), Nghiên cứu xây dựng bản đồ chỉ số xói mòn do mưa trong lãnh thổ Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng cục, Hà Nội. 93. Trung tâm Tư vấn Thông tin Lâm nghiệp (CFIC) (1998), Báo cáo đề tài Quy hoạch lâm phận phòng hộ đầu nguồn Việt Nam, Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hà Nội. 94. Trần Anh Tuấn và nnk (2010), Xác lập cơ sở khoa học Địa lý cho việc xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái hộ gia đình phục vụ phát triển bề vững ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, (chủ nhiệm), đề tài cấp Cơ sở, Mã số: QT.09.43, Hà Nội 95. Lê Trung Tuân (2005), ―Quản lý tổng hợp lưu vực sông trên thế giới và những vẫn đề cần nghiên cứu khi đề xuất mô hình quản lý lưu vực sông ở Việt Nam‖, Tập san Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ 2 (3) 96. Phạm Quang Tuấn (2003), Nghiên cứu đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Trường ĐHKHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 97. Nguyễn Khanh Vân và nnk (2000), Các biểu đồ sinh khí hậu Việt Nam, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội. 98. Nguyễn Khanh Vân (2006), Cơ sở sinh khí hậu (giáo trình Cao học),NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội. 177 99. Lương Thị Vân (2001), Đánh giá yêu cầu phòng hộ đầu nguồn và bảo vệ đất vùng đồi núi tỉnh Bình Định, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội. 100. Lương Thị Vân (2001), ―Vận dụng phương pháp xác định năng lượng dòng chảy và chỉ số xói mòn trong phân cấp xói mòn tiềm năng tỉnh Bình Định‖, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học CN&MT lần thứ 6 các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên, Đà Nẵng. 101. Lương Thị Vân (2001), ―Khả năng điều tiết dòng chảy sông ngòi của các lưu vực sông ở Bình Định, Tạp chí Khí tượng – Thủy văn, Hà Nội. 102. Lương Thị Vân, ―Phân cấp xói mòn tiềm năng tỉnh Bình Định‖, Tạp chí Đại học Khoa học Huế, Huế. 103. Lương Thị Vân, Nguyễn Thị Huyền (2008),―Mưa lũ và ảnh hưởng của mưa lũ đến các hồ chứa nước và sản xuất ở Bình Định‖, Kỷ yếu Hội thảo Tác động của biến đổi khí hậu và kế hoạch hành động cho địa phương, Hội dồng chính sách Khoa học và Công nghệ quốc gia. 104. Vi Văn Vị (1981), Dòng chảy cát bùn sông Hồng, Viện Khí tượng và Thủy văn. 105. Vi Văn Vị (1986), Xói mòn với cát bùn trong sông miền Bắc Việt Nam, Luận án PTS, Viện Khí tượng và Thủy văn. 106. Vi Văn Vị, Trần Thị Bích Nga (1997), ―Xói mòn bề mặt lưu vực sông Đà và khả năng bồi lấp hồ chứa Hòa Bình‖, Tuyển tập các báo cáo Khoahọc, Hội nghị Khí tượng Thủy văn lần thứ I. 107. Phạm Thế Vĩnh, Đặng Văn Thẩm, Nguyễn Thanh Tuấn, Võ Thịnh (2007),―Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan góp phần định hướng sử dụng bền vững lãnh thổ lưu vực sông Thạch Hãn‖,Tạp chí khoa họcT.52 (4), tr. 149-160. 108. Phạm Thế Vĩnh (2003), Nghiên cứu cảnh quan sinh thái dải ven biển đồng bằng sông Hồng phục vụ cho việc sử dụng hợp lý lãnh thổ, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Trung tâm KHTN và CNQG, Hà Nội. 109. UBND tỉnh Bình Định (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2015, Bình Định. 110. UBND tỉnh Bình Định (2010), Kết quả theo dõi diễn biến rừng năm 2000 2010, Bình Định. 111. UBND huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn, An Lão, Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 và đinh hướng sử dụng đến năm 2020 các huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn, An Lão 112. Ủy hội sông Mê Công (2001), Quản lí tổng hợp tài nguyên nước và môi trường, Chương trình đào tạo môi trường, Phnom Penh. 178 113. UBND tỉnh Bình Định (2010), Quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng, giai đoạn 2011 – 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011 – 2015 tỉnh Bình Định, Bình Định. 114. UBND tỉnh Bình Định (2010),Báo cáo tuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất thời kì 2010 – 2020, Bình Định. 115. UBND tỉnh Bình Định (2006), Báo cáo Điều chỉnh bổ sung quy hoạch cấp nước tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Bình Định 116. Nguyễn Vy, Đỗ Đình Thuận (1976), Các loại đất chính ở nước ta, NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. Tài liệu tiếng anh 117. Adam G. Yates, Robert C. Bailey(2006)―The Stream and Its Altered Valley‖,Integrating Landscape Ecology into Environmental Assessments of Agro-Ecosystems. V 114 (1-3), pp. 257-271. 118. Ali M. H (2011), ―Land and Watershed Management‖, Practices of Irrigation & On-farm Water Management. V2, pp. 193-240. 119. Angelstam.P & nnk (2013), ―Learning About the History of Landscape Use for the Future: Consequences for Ecological and Social Systems in Swedish Bergslagen‖, Ambio, V42 (2), pp. 146-159. 120. Antrop.M&nnk (2013), ―How landscape ecology can promote the development of sustainable landscapes in Europe: the role of the European Association for Landscape Ecology (IALE-Europe) in the twenty-first century‖, Landscape Ecology, V28 (9), pp. 1641-1647. 121. Antrop M. (1997), ―The concept of traditional landscapes as a base for landscape evaluation and planning. The example of Flander Region‖, Landscape and Urban Planning, V.38, pp.105-117. 122. Antrop M.(2000), ―Geography and landscape science‖, BELGEO 2000 1-2-3-4: Special Issue: 29th International Geographical Congress, pp.9-36. 123. Antrop M.(2005), ―From holistic landscape synthesis to transdisciplinary landscape management‖, From landscape research to landscape planning: aspects of integration, education and application, pp. 27-50. 124. Bastian O. (2000), ―Landscape classification in Saxony (Germany) — a tool for holistic regional planning‖,Landscape and Urban Planning, V50 (1–3), pp.145-155. 125. Bastian O.(2001), ―Landscape Ecology- towards a unified discipline?‖, Landscape Ecology, V 16, pp.757-766. 126. Bennett, H.H (1993), Soil Conservation, Mc Graw, M.P-Hill, New York. 179 127. Berg L.S (1931), ―The objectives and tasks of geography‖, Proceedings of the RusianGeograpghcial Society, V15 (9), pp. 463-475. 128. Brown W. P., Schulte A. L.(2011), ―Agricultural landscape change (1937–2002) in three townships in Iowa, USA‖, Landscape and Urban Planning, V100 (3), pp. 202-212. 129. Bruce Jones. K &nnk (2000), Assessing Landscape Condition Relative to Water Resources in the Western United States: A Strategic Approach, Environmental Monitoring and Assessment, V64 (1), pp. 227-245. 130. Dent D. and Young A. (1981), Soil Survey and Land Evaluation, Allen and Unwin, London, 278p. 131. Dong Xiaofeng, Liu Lichen, Wang Jianhua, Shi Jin, Pan Jinghu (2009), ―Analysis of the landscape change at River Basin scale based on SPOT and TM fusion remote sensing images: a case study of the Weigou River Basin on the Chinese Loess Plateau‖, International Journal of Earth Sciences, V 98 (3), pp. 651-664. 132. FAO (1988), Guidelines for Landuse Planning, FAO - Rome. 133. FarinaA.(1993), ―Editoral comment - from global to regional landscape ecology‖, Landscape Ecology, V 8 (3), 153-154. 134. Fu .B.J &nnk (2007), ―Application of Landscape Ecology in Long Term Ecological Research‖, Landscape Ecological Applications in Man-Influenced Areas, pp. 33-56. 135. Fujihara M., Kikuchi T. (2005), ―Changes in the landscape structure of the Nagara River Basin, central Japan‖, Landscape and Urban Planning, V 70 (3-4), pp. 271-281. 136. Gregory W. Hood (2007), ―Landscape allometry and prediction in estuarine ecology: Linking landform scaling to ecological patterns and processes‖, Estuaries and CoastsV 30 (5) , pp. 895-900. 137. Guofu Liang, Shengyan Ding, (2006) ―Driving factors of forest landscape change in Yiluo River basin‖, Journal of Geographical Sciences, V16 (4), pp. 415-422. 138. Haines-Young R., Green D.R., Cousins S.H. (1993), Landscape ecology and geographic information systems, Taylor & Francis, London. 139. Truong Quang Hai (1991), ―Landscape typology of South Vietnam, Problem of Geography‖, Bulgarian Academy of Sciences, No2, 1991, pp. 65 -70. 140. John W. Simpson,Ralph E.J. Boerner, Michael N.DeMers, Leslie A. Berns, Francisco J. Artigas,Alejandra Silva (1994), ―Forty-eight years of landscape change on two contiguous Ohio landscapes‖, Landscape ecologyV9 (4), pp. 261-270. 180 141. Levin N., Lahav H., Ramon U., Heller A., Nizry G., Tsoar A., Sagi Y.(2007), ―Landscape continuity analysis: A new approach to conservation planning in Israel‖,Landscape and Urban PlanningV79 (1), pp. 53-64. 142. Li H., Wu J. (2004), ―Use and misuse of landscape indices‖, Landscape Ecology (19), pp. 389-399. 143. Naveh Z., Lieberman A.S. (1984), ―Landscape ecology – theory and application‖, Springer Verlag, New York, Berlin, Heidelberg, London, Paris, Tokyo, Hong Kong, Barcelona, Budapest. 144. Ostaszewska K. (2004), ―Four fundamental methodological problems of landscape geography‖, Miscellanea Geographica (11), pp. 13-17. 145. Philip N. Owens (2009), ―Adaptive management frameworks for natural resource management at the landscape scale, Implications and applications for sediment resources‖, Journal of Soils and Sediments, V9 (6), pp. 578-593. rd 146. Ramsar handbooks for the wise use of wetlands 3 edition (2007),River basin management. 147. Schlaepfer R., Iorgulescu I, Glenz C. (2002), ―Management of forested landscape in mountain areas: an ecosystem-based approach‖,Forest Policy and EconomicsV. 4 ( 2), pp. 89-99. 148. Solnetsev N.A. (1948), ―The natural Geographic Landscape and some of its generalruler (translater by Alexander V. Khoroshev and Segier Andronikv)‖ Foundation paper in landscape ecology, pp. 19 -27. 149. Tomasz. S, Jan. K, Krystyna. F(2003), ―The Structure of Landscapes in Poland as a Function of gricultural Land Quality‖, Sustainable Development of Multifunctional Landscapes, pp. 143-156. 150. Tress B., Tress G., van der Valk A. (2003), ―Interdisciplinary and transdisciplinary landscape studies - the Wageningen DELTA approach, Interdisciplinary and transdisciplinary landscape studies‖, Potential and limitations, DELTA S 2, pp. 8-15. 151. Tress B, Tress G (2001), ―Capitalising on multiplicity: a transdisciplinary systems approach to landscape research‖, Landscape and Urban Planning, V 57 (3–4), pp. 143-157. 152. Troll C (1939), ―The geographic landscape and it investigations‖, Studium Generale, 3 (4/5), pp. 163- 181. 153. Turner M.G., Crow T.R., Liu J., Rabe D., Rabeni C.F., Soranno P.A., Taylor W.W., Vogt K.A., Wiens J.A. (2002), ―Bridging the gap between landscape ecology and natural resource management‖, Integrating landscape ecology into natural resource management, pp. 433-460. 181 154. Ueda Hirofumi & nnk (2012), ―Landscape image sketches of forest in Japan and Russia‖, Forest policy and Economics V 19, pp. 20-30. 155. Van E. V, Antrop M. (2007), ―Landscape character beyond landscape typology, Methodological issues in trans-regional integration in Belgium", Landscape and Urban PlanningV67 ( 1–4), pp. 79-95. 156. William G. K, Mariano H, Darius .S, David C. G (2007), ―The use of scenario analysis to assess future landscape change on watershed condition in the pacific northwest (USA)‖, NATO Science for Peace and Security SeriesC: Environmental Security, pp. 237-261. 157. WischmeierW.H (1978), ―Use and Misuse of the Universal Soil Loss Equation‖, Journal Soil and Water Conservation (31), pp. 5-9. 158. Wischmeier W.H and Smith D.D (1960), ―Soil Loss Estimation as A Tool in Soil and Water Management Planning”, Int. Assoc. Scient. Hydrol P59, pp.148- 162. 159. Wischmeier W.H and Smith D.D (1962), ―Rainfall Energy and its Relation to Soil loss‖,Tran, Amer, Geophys, Union(39), pp. 285-291. 160. Xiu-qin Wu, Yun-long Cai (2004), ―Land cover changes and landscape dynamics assessment in lower reaches of Tarim River in China‖, Chinese Geographical ScienceV14 (1), pp. 28-33. 161. Feng Yixing,Luo Geping, Lu Lei, Zhou Decheng, Han Qifei, Xu, Changyin Wenqiang Yin, Zhu Lei,Dai Li, Yan Li (2011), ―Effects of land use change on landscape pattern of the Manas River watershed in Xinjiang‖, China V64 (8), pp. 2067-2077. 162. Yongjun J (2006), ―Groundwater quality and land use change in a typical karst agricultural region: a case study of Xiaojiang watershed, Yunnan‖, Journal of Geographical SciencesV16 ( 4), pp. 405-414. 163. Zang. S, Yuan. H, Ning . J (2002), ―The landscape ecological assessment and planning in the control watershed by reservoir of Erlong mountain‖, Chinese Geographical ScienceV12 (2), pp. 176-181 182 [...]... Đặc điểm cảnh quan lưu vực sông Lại Giang Chương 3: Đánh giá cảnh quan và phân tích lưu vực phục vụ định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp lưu vực sông Lại Giang 12 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu cảnh quan cho sử dụng hợp lý lãnh thổ Là một đối tượng nghiên cứu cơ bản của các đơn vị lãnh thổ tự... định hướng sử dụng lãnh thổ Sự chia sẻ các kinh nghiệm và thách thức liên quan đến sử dụng lãnh thổ của các quốc gia là những thử nghiệm hiệu quả cho các nghiên cứu ở lãnh thổ khác [119] Ngoài ra, tiếp cận liên ngành, liên vùng, liên quốc gia còn được thể hiện trong nhiều nghiên cứu liên quan đến cảnh quan LVS và quản lý tổng hợp lưu vực sông - Các hướng nghiên cứu cảnh quan làm cơ sở cho sử dụng hợp. .. Nghiên cứu cảnh quan gắn với đánh giá cảnh quan trong định hướng sử dụng lãnh thổ Một trong những hướng NCCQ gắn ĐGCQ được cho là rất quan trọng trong định hướng SDHL lãnh thổ là xây dựngphương pháp luận, phương pháp ĐGCQ trong SDHL lãnh thổ Có thể nhận thấy qua một số công trình nghiên cứu tiêu biểu: Vũ Tự Lập (1982) với ―Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu, đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ quy... trong nước sông theo chiều dòng chính Lại Giang 161 32 Hình 3.20 Biểu đồ biến đổi Coliform trong nước sông theo chiều dòng chính sông Lại Giang 161 Hình 3.21 Bản đồ định hướng không gian sử dụng lãnh thổ trong phát triển nông – lâm nghiệp ở lưu vực sông Lại Giang theo TVCQ 165 33 7 MỞ ĐẦU 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sử dụng hợp lý (SDHL) lãnh thổ trên cơ sở quản lý lưu vực sông (LVS) là một hướng tiếp... Lại Giang 139 27 Hình 3.15 Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp cây hồ tiêu trên lưu vực sông Lại Giang 139 28 Hình 3.16 Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp nhóm cây hàng năm trên lưu vực sông Lại Giang 139 29 Hình 3.17 Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp cây lúa nước trên LVS Lại Giang 139 30 Hình 3.18 Bản đồ đề xuất định hướng sử dụng hợp lý cảnh quan cho phát triển nông – lâm nghiệp ở lưu vực sông Lại Giang. .. hiệu quả cao Có thể nói, NCCQ phục vụ định hướng SDHL lãnh thổ đã trải qua một thời gian dài, nội dung nghiên cứu đa dạng, gắn với nhiều công trình của các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới cũng như trong nước 1.1.1.1 Nghiên cứu cảnh quan trên thế giới a Khái quát về phát triển nghiên cứu cảnh quan cho sử dụng hợp lý lãnh thổ Nhiều nghiên cứucho rằng, KHCQ bắt đầu được định hình từ những mô tả đầu... của mình trong tối ưu hóa việc sử dụng lãnh thổ Việc tiếp cận theo nhiều hướng nghiên cứu, nhiều phương pháp, trên các quy mô lãnh thổ khác nhau của NCCQ đều không nằm ngoài mục đích trên b Một số hướng nghiên cứu cảnh quan liên quan đến luận án - Hướng phân tích cấu trúc, chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ Cácđơn vị CQ trên Trái đất rất khác nhau về quy mô, cấu trúc hình thái... trung vào hướng nghiên cứu cấu trúc CQ gắn với ĐGCQ phục vụ cho các vấn đề thực tiễn lãnh thổ Trong đó, nhiều nhất vẫn là ứng dụng cho sử dụng hợp lý TNTN và BVMT lãnh thổ Đó cũng là những quan điểm được luận án vận dụng trong phân vùng và phân loại CQ và là nội dung nghiên cứu chính của luận án thông qua phân tích và ĐGCQ nhằm định hướng SDHL tài nguyên thiên nhiên và BVMT lãnh thổ LVS Lại Giang 1.1.2... Lại Giang 122 26 Hình 3.10 Bản đồ quy hoạch ba loại rừng LVS Lại Giangnăm 2010 124 23 Hình 3.11 Bản đồ phân cấp phòng hộ lưu vực sông Lại Giang 127 24 Hình 3.12 Sơ đồ quy trình đánh giá KNSDĐ cho các LHSDĐ chính 128 25 Hình 3.13 Bản đồ khả năng sử dụng đất trong phát triển nông – lâm nghiệp lưu vực sông Lại Giang 132 26 Hình 3.14 Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp nhóm cây ăn quả trên lưu vực sông Lại. .. gia khu vực châu Á Dù xuất phát điểm và hướng tiếp cận khác nhau, đến nay các xu hướng nghiên cứu CQ trên thế giới đã đạt được những điểm giao thoa nhất định về mặt phương pháp và ứng dụng, nhằm đạt được mục tiêu cao nhất cho các định hướng, quy hoạch, SDHL lãnh thổ Điều này cho thấy, tiếp cận NCCQ trong SDHL lãnh thổ luôn là một hướng nghiên cứu quan trọng và hợp lý 1.1.1.2 Nghiên cứu cảnh quan ở Việt ... vực sông Lại Giang 122 3.2 Đánh giá cảnh quan phụcvụ định hƣớng sử dụng hợp l lãnh thổ lƣu vực sông LạiGiang 127 3.2.1 Đánh giá cảnh quan khả sử dụng đất phục vụ định hướng. .. phục vụ định hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ lƣu vực sông Lại Giang 35 1.2.1 Các quan niệm khái niệm 35 1.2.2 Lý luận chung nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng. .. tài nguyên lãnh thổ Trên sở tổng quan tình hình nghiên cứu trên, đề tài luận án Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Lại Giang xác định phương

Ngày đăng: 12/10/2015, 22:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan