phân tích hoạt động cho vay cá nhân và các yếu tố tác động đến quyết định cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh tây đô

85 547 0
phân tích hoạt động cho vay cá nhân và các yếu tố tác động đến quyết định cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh tây đô

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH -------------------------------- TRẦN VŨ ANH THƢ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Ngành: Tài chính ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 12 – 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------------------------------------- TRẦN VŨ ANH THƢ MSSV: 4104639 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Ngành: Tài chính ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN NGUYỄN THỊ HIẾU Tháng 12 - 2013 LỜI CẢM TẠ Qua quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ, em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã tận tình truyền đạt lại những kiến thức quý báu trong suốt những năm Đại học. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Hiếu đã trực tiếp hướng dẫn, sửa chữa những thiếu sót cho em trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Tây Đô, em cũng đã nhận được sự giúp đỡ, những sự chia sẻ, hỗ trợ tận tình về kiến thức cũng như kỹ năng thực nghiệm từ các anh chị thuộc phòng Khách hàng cá nhân. Em xin chân thành cảm ơn. Tuy nhiên do hạn chế về kiến thức nên luận văn không tránh khỏi những sai sót. Đồng thời trình độ lý luận cùng kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, vì vậy em kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để luận văn có thể hoàn thiện hơn Lời cuối cùng, em xin chúc quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Cô Nguyễn Thị Hiếu, Ban Giám đốc Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Tây Đô và các anh chị phòng Khách hàng cá nhân luôn dồi dào sức khỏe, công tác tốt và gặt hái được nhiều thành công Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013 Ngƣời thực hiện TRẦN VŨ ANH THƢ i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Ngƣời thực hiện TRẦN VŨ ANH THƢ ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. Ngày... tháng... năm 2013 Thủ trƣởng đơn vị (ký tên và đóng dấu) iii MỤC LỤC Trang Chƣơng 1: GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................... 1 1.1 Sự cần thiết của đề tài ................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 3 1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3 1.4.1 Không gian .............................................................................................. 3 1.4.2 Thời gian ............................................................................................... 3 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 3 1.5 Lược khảo tài liệu ...................................................................................... 3 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................................................... 5 2.1 Phương pháp luận ...................................................................................... 5 2.1.1 Tín dụng ngân hàng ................................................................................ 5 2.1.2 Tín dụng dành cho khách hàng cá nhân.................................................. 9 2.1.3 Rủi ro tín dụng ........................................................................................ 10 2.1.4 Điều tra tín dụng ..................................................................................... 11 2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ............................................... 13 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 14 2.2.1 Cơ sở chọn biến ...................................................................................... 14 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 16 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 16 Chƣơng 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ ...................... 20 3.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ................... 20 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................. 20 iv 3.1.2 Lĩnh vực hoạt động ................................................................................. 21 3.2 Giới thiệu ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Tây Đô .......................................................................................................................... 21 3.2.1 Lịch sử hình thành .................................................................................. 21 3.2.2 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 22 3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ........................................... 24 3.2.4 Thành tựu của chi nhánh trong những năm gần đây .............................. 26 3.3 Tình hình hoạt động kinh doanh ................................................................ 26 3.3.1 Về thu nhập ............................................................................................. 28 3.3.2 Về chi phí ............................................................................................... 28 3.3.3 Về lợi nhuận ............................................................................................ 29 3.4 Thuận lợi và khó khăn ............................................................................... 30 3.4.1 Thuận lợi ................................................................................................. 30 3.4.2 Khó khăn ................................................................................................. 30 3.5 Phương hướng phát triển trong thời gian tới ............................................. 31 Chƣơng 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ ............................................................ 32 4.1 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng chung tại Eximbank Tây Đô giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ...................................................... 32 4.2 Phân tích tình hình hoạt động cho vay cá nhân tại Eximbank Tây Đô giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ...................................................... 38 4.2.1 Phân tích hoạt động cho vay cá nhân tại Eximbank Tây Đô giai đoạn 2010-2012 ........................................................................................................ 38 4.2.2 Phân tích hoạt động cho vay cá nhân tại Eximbank Tây Đô 6 tháng đầu năm 2013.......................................................................................................... 42 4.3 Đánh giá hoạt động cho vay cá nhân thông qua một số chỉ tiêu tài chính .......................................................................................................................... 44 4.4 Phân tích các yếu tố tác động đến cho vay cá nhân tại Eximbank Tây Đô .......................................................................................................................... 46 v 4.4.1 Một số thông tin từ mẫu điều tra............................................................. 46 4.4.2 Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định cho khách hàng cá nhân vay vốn tại Eximbank Tây Đô ......................................................................... 50 Chƣơng 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU CHI NHÁNH TÂY ĐÔ .................................................................... 58 5.1 Những kết quả đã đạt được ........................................................................ 58 5.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay cũng như giảm thiểu rủi ro tín dụng cá nhân của ngân hàng .................................... 59 Chƣơng 6: KẾT LUẬN ................................................................................. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 67 PHỤ LỤC........................................................................................................ 68 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1: Các yếu tố tác động đến quyết định cho vay cá nhân ..................... 14 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank Tây Đô giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu 2013 ....................................................................... 27 Bảng 4.1: Tình hình cho vay theo thành phân kinh tế của Eximbank Tây Đô giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu 2013 ....................................................... 23 Bảng 4.2a: Tình hình hoạt động cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của Eximbank Tây Đô giai đoạn 2010-2012 ................................................... 39 Bảng 4.2b: Tình hình hoạt động cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng của Eximbank Tây Đô vào 6 tháng đầu 2013 ........................................................ 42 Bảng 4.3: Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cá nhân tại Eximbank Tây Đô ............................................................................................................. 44 Bảng 4.4: Độ tuổi của KHCN vay vốn tại chi Eximbank Tây Đô .................. 46 Bảng 4.5: Tình trạng hôn nhân của KHCN vay vốn tại Eximbank Tây Đô .... 47 Bảng 4.6: Trình độ học vấn của KHCN vay vốn tại Eximbank Tây Đô ......... 47 Bảng 4.7: Nguồn trả nợ của KHCN đến vay tại Eximbank Tây Đô ............... 47 Bảng 4.8: Nghề nghiệp và số năm kinh nghiệm của KHCN vay vốn tại Eximbank Tây Đô ............................................................................................ 48 Bảng 4.9: Thu nhập ròng của KHCN vay vốn tại Eximbank Tây Đô ............. 48 Bảng 4.10: Mục đích vay vốn của KHCN tại Eximbank Tây Đô ................... 49 Bảng 4.11: Số tiền vay của KHCN tại Eximbank Tây Đô .............................. 49 Bảng 4.12: Hình thức đảm bảo tiền vay của KHCN tại Eximbank Tây Đô .... 49 Bảng 4.13: Tình hình sử dụng dịch vụ khác tại Eximbank Tây Đô của khách hàng vay vốn .................................................................................................... 49 Bảng 4.14: Kết quả phân tích các yếu tố tác động đến quyết định cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Eximbank chi nhánh Tây Đô .................... 51 Bảng 4.15: Mức độ dự báo chính xác của mô hình ......................................... 52 Bảng 5.1: So sánh sản phẩm cho vay KHCN của Eximbank Tây Đô với một số ngân hàng TMCP khác trên địa bàn thành phố................................................ 63 vii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1: Vấn đề trong phân tích tín dụng ...................................................... 10 Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Eximbank Tây Đô .................................. 23 Hình 4.1: Tỷ trọng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Eximbank Tây Đô 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ........................................................... 34 Hình 4.2: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế của Eximbank Tây Đô 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ........................................................................... 37 viii DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐS : Bất động sản ĐGSP : Đóng gói sản phẩm GTCG : Giấy tờ có giá KHCN : Khách hàng cá nhân KHDN : Khách hàng doanh nghiệp NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại PGD : Phòng giao dịch SXKD : Sản xuất kinh doanh TCTD : Tổ chức tín dụng TMCP : Thương mại cổ phần ANN : Artificial Neural Network (Mạng thần kinh nơtron nhân tạo CIC : The Credit Information Centre (Trung tâm thông tin tín dụng) SM : Social Media (Phương tiện truyền thông cộng đồng) ix CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cần Thơ là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam hiện nay. Tính đến năm 2013, quy mô dân số của thành phố đạt mốc trên 1,5 triệu người, thu nhập bình quân đầu người là 2.514 USD. Theo định hướng phát triển của Ban chỉ đạo Thành phố, đến năm 2015, chỉ số GDP bình quân đầu người được cải thiện lên mức 4.000 USD, với tốc độ phát triển kinh tế từ 18% - 19,5%. Với một thị trường đang phát triển, thu nhập của người dân được nâng cao, nhu cầu giao dịch với ngân hàng của người dân ngày càng gia tăng như vậy thì nhóm khách hàng cá nhân (KHCN) có thu nhập từ trung bình ổn định trở lên được xem là một thị trường rất rộng mở và tiềm năng để các ngân hàng thương mại (NHTM) khai thác, phù hợp với xu hướng phát triển kinh doanh ngân hàng bán lẻ hiện nay. Trước đây những nhà quản trị ngân hàng thường chú tâm chủ yếu vào nhóm khách hàng lớn (thường là các doanh nghiệp) thì nay, họ cần quan tâm đúng mức đến vấn đề chất lượng nghiệp vụ ngân hàng dành cho nhóm KHCN – đối tượng có vai trò không kém phần quan trọng so với nhóm khách hàng doanh nghiệp (KHDN). Trong các nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ ngân hàng dành cho KHCN nói riêng, hoạt động cho vay luôn được quan tâm đặc biệt hơn cả bởi vì đây là hoạt động mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng cũng như luôn gánh chịu nhiều rủi ro tiềm ẩn nhất. Với hơn 20 năm có mặt trên thị trường tài chính, Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đầu tiên của Việt Nam và hiện là một trong những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối ngân hàng TMCP. Cùng với các ngân hàng bán lẻ khác, Eximbank đã tập trung vốn hỗ trợ cho KHCN khi có nhu cầu về vốn bằng cách tung ra thị trường nhiều sản phẩm cho vay hấp dẫn với lãi suất ưu đãi nhất, nhằm thu hút đối tượng KHCN như gói vốn 5.000 tỷ đồng vào cuối 2012 dành cho cán bộ công nhân viên có thu nhập ổn định; hay mới đây nhất là gói vốn 3.000 tỷ đồng dành cho các cá nhân có nhu cầu vay sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, lãi suất áp dụng chỉ ở mức 9%/năm trong 3 tháng đầu… được xem là cạnh tranh nhất hiện nay. Thực tế, Eximbank là một ngân hàng quy mô và có thế mạnh về lĩnh vực xuất nhập khẩu, nhưng chủ trương của Ngân hàng là sẽ đẩy mạnh tín dụng cá nhân so với hiện nay, trong đó tập trung chủ yếu cho cá nhân vay mua nhà ở với tín dụng tiêu dùng, bất động sản (BĐS) 1 Nhìn chung, trong suốt thời gian qua trên các phương tiện truyền thông như báo chí, đài phát thanh, vô tuyến,… cũng như ngoài thực tế đều cho chúng ta thấy được một thực trạng rằng các doanh nghiệp đang hoạt động yếu kém dần do nền kinh tế khó khăn và năng lực bản thân doanh nghiệp còn hạn chế, tình hình nợ xấu của doanh nghiệp tại các ngân hàng ngày càng tăng kéo theo hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng không đạt hiệu quả, khó tăng trưởng. Do đó, việc các ngân hàng đang tháo gỡ bằng cách tập trung vốn vào phân khúc KHCN là hoàn toàn hợp lý, nhằm phân tán rủi ro cũng như khơi thông dòng vốn tín dụng. Tuy nhiên, không phải vì mục tiêu tăng trưởng tín dụng mà ngân hàng có thể xem nhẹ khâu xét duyệt khách hàng, cấp tín dụng ồ ạt hoặc bỏ qua một số điều khoản yêu cầu. Nếu vậy có thể dẫn đến tình trạng nợ xấu của ngân hàng tăng gấp bội, đi ngược lại với những gì ngân hàng trông đợi trước đó. Chính vì những điều phân tích ở trên, em chọn đề tài với tên gọi: “Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Tây Đô” để làm đề tài tốt nghiệp. Thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động cho vay cá nhân, tìm hiểu, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho KHCN vay vốn, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần mở rộng thị phần KHCN đồng thời hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân cho ngân hàng. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Eximbank chi nhánh Tây Đô thông qua xem xét các chỉ số (dư nợ, hệ số thu nợ, nợ xấu…) để làm cơ sở đánh giá quy mô, chất lượng tín dụng cá nhân; bên cạnh đó tìm ra những yếu tố tác động đến quyết định cho KHCN vay vốn tại Eximbank chi nhánh Tây Đô. Từ đó đề ra giải pháp mở rộng quy mô cho vay KHCN và hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân cho chi nhánh 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank chi nhánh Tây Đô từ năm 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 - Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng tình hình vay vốn của đối tượng KHCN tại Eximbank chi nhánh Tây Đô từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 - Mục tiêu 3: Phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định cho KHCN vay vốn tại Eximbank chi nhánh Tây Đô 2 - Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng quy mô cho vay đối với KHCN và giảm thiểu rủi ro tín dụng cá nhân cho ngân hàng. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Thực trạng hoạt động cho vay đối với KHCN tại chi nhánh Eximbank Tây Đô như thế nào? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định cho KHCN vay vốn tại chi nhánh Eximbank Tây Đô? - Những giải pháp nào giúp mở rộng thị phần KHCN tại ngân hàng và hạn chế được rủi ro tín dụng cá nhân cho ngân hàng. 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Eximbank chi nhánh Tây Đô, Thành phố Cần Thơ 1.4.2 Thời gian - Đề tài được thực hiện từ ngày 12/08/2013 đến 18/11/2013 - Số liệu trong đề tài được thu thập từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài tập trung vào phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay cá nhân tại chi nhánh Eximbank Tây Đô, đồng thời nhằm xác định các yếu tố có tác động đến quyết định cho một thể nhân vay vốn. Từ đó làm cơ sở để đề ra giải pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động cho vay cá nhân, mở rộng quy mô cũng như hạn chế xảy ra rủi ro tín dụng cá nhân tại chi nhánh. 1.5 LƢỢC KHÀO TÀI LIỆU - Md Al-Mamun. et al (2012), “A Logit Analysis of Loan Decision in Bangladeshi Banks”, International Journal of Applied Research in Business Administration and Economics. Tác giả cùng đồng sự đã dựa trên 135 mẫu quan sát được thu thập từ 15 NHTM tại Bangladesh nhằm tìm ra những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng tại đây. Qua xây dựng và phân tích mô hình Binary Logistic với 18 biến độc lập, tác giả cùng đồng sự đã kết luận có 3 biến là loại hình đầu tư, xếp hạng rủi ro đầu tư, giao dịch trước đó của khách hàng vay là có sự ảnh hưởng nhất đến quyết định cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên tác giả chưa phân tích thực trạng hoạt động tín dụng 3 chung của các ngân hàng được khảo sát tại Bangledesh, làm người đọc chưa bao quát được tình hình chung của các ngân hàng được tác giả khảo sát - Nguyễn Hữu Thiện (2011), “Phân tích những yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Vĩnh Long”, luận văn thạc sĩ, Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Cần Thơ. Tác giả đã dựa trên số liệu sơ cấp, thứ cấp và ý kiến của cán bộ tín dụng ngân hàng để tập trung phân tích những yếu tố tác động đến xác xuất xảy ra rủi ro tín dụng cá nhân. Trên cơ sở chọn ra 11 biến gồm các yếu tố thuộc bản thân người đi vay và các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô để chạy mô hình hồi quy Binary Logistic, qua đó kết luận biến mục đích vay vốn và mức độ ổn định của thị trường làm giảm khả năng xảy ra rủi ro đối với phương án vay vốn của KHCN tại ngân hàng, trong khi đó, biến hình thức tài sản đảm bảo làm tăng khả năng xảy ra rủi ro đối với phương án vay và cuối cùng dựa trên các cơ sở trên để đưa ra giải pháp góp phần hạn chế rủi ro cho các NHTM trên địa bàn Vĩnh Long. Tuy nhiên việc chọn cỡ mẫu và chọn lựa biến chưa có cơ sở và cách lấy mẫu còn hạn chế đối với một địa bàn rộng như tỉnh Vĩnh Long, dẫn đến việc độ tin cậy của mẫu để suy ra tổng thể không cao. 4 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Tín dụng ngân hàng 2.1.1.1 Khái niệm Theo luật các tổ chức tín dụng (TCTD), cấp tín dụng là việc các TCTD thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau từ đơn giản cho đến phức tạp về khái niệm tín dụng ngân hàng, nhưng đều chứa đựng ba nội dung cơ bản: - Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng. Sự chuyển nhượng vốn này xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, ngân hàng khi chuyển giao vốn cho khách hàng sử dụng phải có cơ sở để tin rằng khách hàng sẽ hoàn trả đúng hạn dựa trên việc đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng. - Sự chuyển nhượng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng có thời hạn, thời hạn tín dụng được xác định do thỏa thuận giữa ngân hàng và người đi vay. - Sau khi hết thời hạn sử dụng theo thỏa thuận, người sử dụng phải hoàn trả lượng giá trị đã được chuyển giao cho ngân hàng và kèm theo một lượng giá trị dôi thêm, lượng giá trị dôi thêm được gọi là lợi tức. Sự hoàn trả của tín dụng là đặc trưng của sự vận động của tín dụng, là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng và phạm trù kinh tế khác. Do hạn chế về khả năng và thời gian, đề tài này chỉ đi vào nghiên cứu tín dụng dưới hình thức cho vay của các NHTM. 2.1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo những tiêu thức phân loại khác nhau  Căn cứ vào thời hạn tín dụng: - Tín dụng ngắn hạn: loại tín dụng có thời hạn đến 1 năm, giúp khách hàng bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. 5 - Tín dụng trung hạn: có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm, nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh… - Tín dụng dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm, nhằm tài trợ cho dự án đầu tư, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.  Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng - Tín dụng không có tài sản đảm bảo (tín chấp): là loại tín dụng không có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng để quyết định cho vay. Loại hình này thường được áp dụng với khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài và sòng phẳng với ngân hàng, khách hàng này phải có tình hình tài chính lành mạnh và có uy tín đối với ngân hàng như trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có dự án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả nợ. - Tín dụng có tài sản đảm bảo: là loại tín dụng dựa trên cơ sở có các tài sản để thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba.  Căn cứ vào đối tượng khách hàng: - Tín dụng doanh nghiệp: là hình thức cấp tín dụng nhằm mục đích hỗ trợ cho việc đầu tư, sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhóm khách hàng này thường có nhu cầu vốn lớn, do đó ngân hàng luôn phải thận trọng trong công tác xét duyệt. - Tín dụng cá nhân: là hình thức cấp tín dụng nhằm mục đích đáp ứng các yêu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền và các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống. Nhóm đối tượng này có số lượng rất lớn và thường có nhu cầu vay các khoản nhỏ lẻ Trong nền kinh tế thị trường việc phân loại tín dụng ngân hàng theo các tiêu thức trên chỉ có ý nghĩa tương đối. Khi các hình thức tín dụng càng đa dạng thì cách phân loại càng chi tiết. Phân loại tín dụng giúp cho việc nghiên cứu sự vận động của vốn tín dụng trong từng loại hình cho vay và là cơ sở để so sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế của chúng. 2.1.1.3 Nguyên tắc tín dụng Hiện nay ở Việt Nam ngân hàng đặt ra các nguyên tắc sau: - Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. - Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. 6 2.1.1.4 Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng mô tả công việc các bước tiến hành xử lý một khoản tín dụng. Về mặt hiệu quả công việc, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản trị tín dụng, quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận liên quan; quản lý tín dụng về mặt hành chính; chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng; đồng thời thực hiện kiểm soát tiến trình cấp tín dụng và điều chỉnh chính sách tín dụng cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của ngân hàng. Quy trình tín dụng là một yếu tố cơ bản và cần thiết trong việc tổ chức thực hiện hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Một quy trình tín dụng tổng quát bao gồm 7 bước: - Khách hàng lập đề nghị và hồ sơ vay vốn - Phân tích và thẩm định khách hàng để ra quyết định cho vay - Ngân hàng thỏa thuận và ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng - Giải ngân - Kiểm tra giám sát - Thu nợ gốc và lãi - Thanh lý hợp đồng tín dụng 2.1.1.5 Đảm bảo tín dụng Đảm bảo tín dụng được xem như là một phương tiện tạo cho chủ ngân hàng có sự đảm bảo rằng sẽ có một nguồn tiền khác (từ phát mãi đảm bảo tín dụng) để hoàn trả nợ vay khi người đi vay không có khả năng hoặc không trả nợ cho ngân hàng. Đảm bảo tín dụng có thể thực hiện thông qua đảm bảo bằng đối vật hoặc đảm bảo đối nhân - Đảm bảo đối vật: là hình thức đảm bảo tiền vay bằng cách cầm cố hoặc thế chấp tài sản là vật chất như động sản hoặc bất động sản của người vay nhằm xác định những cơ sở pháp lý để ngân hàng có được những quyền hạn nhất định đối với tài sản của người vay, nhằm tạo ra nguồn thu nợ thứ hai khi người mắc nợ không trả hay không còn đủ khả năng trả nợ - Đảm bảo đối nhân (bảo lãnh vay vốn ngân hàng): là một hợp đồng, qua đó bên thứ 3 – người bảo lãnh, cam kết với ngân hàng rằng sẽ thực hiện nghĩa 7 vụ trả nợ thay cho người đi vay trong trường hợp người đi vay không có khả năng trả nợ cho ngân hàng Theo Nghị định số 163/2006/NĐ-CP (hết hiệu lực một phần) về giao dịch bảo đảm và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ có đề cập đến 7 loại bảo đảm: - Thế chấp tài sản: là việc một bên dùng tài sản thuộc sỡ hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp - Cầm cố tài sản: là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự; có các hình thức như: cầm cố giấy tờ có giá (GTCG), cầm cố bằng tiền gửi,... - Đặt cọc: là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm ký kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự - Ký cược: là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên thuê một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê - Ký quỹ: là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. - Bảo lãnh: là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ. - Tín chấp: người cho vay dựa vào uy tín, quan hệ quá khứ,... của người đi vay để làm cơ sở cho vay. Tuy nhiên, trong đó, hình thức Đặt cọc, ký cược chủ yếu được sử dụng trong quan hệ tín dụng thương mại, đối với quan hệ tín dụng ngân hàng, hình thức phổ biến nhất bao đời nay là thế chấp/cầm cồ tài sản (tài sản hiện có hoặc được hình thành trong tương lai và được phép giao dịch), và các hình thức khác hiện nay như ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp 2.1.1.6 Vai trò của tín dụng Tín dụng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, cụ thể như sau: - Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục đồng thời đầu tư và phát triển kinh tế. 8 - Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. - Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn. - Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp - Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài. 2.1.2 Tín dụng dành cho khách hàng cá nhân 2.1.2.1 Khái niệm Tín dụng cá nhân là mảng tín dụng tập trung vào đối tượng khách hàng là những cá nhân, hộ gia đình có đủ năng lực pháp lý thuộc nhiều thành phần khác nhau: các công chức nhà nước, viên chức các đơn vị không phải nhà nước, những người lao động tự do... Mục đích khoản vay thường chủ yếu phục vụ cho nhu cầu chi tiêu cá nhân như mua sắm các vật dụng cần thiết trong sinh hoạt, mua, sửa chữa cải tạo, nâng cấp nhà cửa; các chi phí hôn lễ, du học, học tập của sinh viên v.v..., hay phục vụ cho việc kinh doanh nhỏ lẻ của các hộ gia đình. 2.1.2.2 Đặc điểm - Các khoản vay chủ yếu là các khoản vay nhỏ từ vài chục đến vài trăm triệu - Thời hạn trả nợ linh hoạt, chủ yếu là các khoản vay ngắn và trung hạn, trừ một số trường hợp vay mua nhà hay mua xe trả góp thì thời hạn có thể kéo dài hơn. - Lãi suất vay linh động tùy thuộc từng đối tượng khách hàng và được điều chỉnh định kỳ theo quy định của ngân hàng. - Hình thức vay chủ yếu là vay theo món và vay từng lần 2.1.2.3 Vai trò của tín dụng cá nhân đối với NHTM - Tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường lợi nhuận cho ngân hàng thông qua hoạt động cho vay. Đối với cho vay từ nguồn vốn tự có, ngân hàng thu được lợi nhuận dựa trên lãi suất của từng khoản vay, đối với cho vay từ nguồn vốn huy động, ngân hàng thu lợi nhuận từ sự chênh lệch lãi suất giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. Có thể nói lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng là từ hoạt động cho vay vì chức năng chính của NHTM là chức năng trung gian tài chính. Song song với mảng tín dụng doanh nghiệp thì tín dụng cá nhân đóng một vai trò hết sức quan trọng vì các sản phẩm tín dụng cá 9 nhân phong phú, đa dạng, là một thị trường đầy tiềm năng. Vì vậy có thể nói tín dụng là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của NHTM. - Hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo tiền của ngân hàng hay còn gọi là bút tệ, nhờ phương thức này mà ngân hàng có thể mở rộng việc cho vay và từ đó mở rộng nguồn tiền ngân hàng lên gấp nhiều lần. - Hoạt động tín dụng mang lợi lợi ích không những cho NHTM mà nó còn đóng góp tích cực nâng cao đời sống người dân, đặc biệt là những trường hợp khách hàng có thu nhập trung bình khá có đời sống vật chất đầy đủ hơn  Đối với ngân hàng, có hai vấn đề cần quan tâm trong hoạt động tín dụng dành cho KHCN, đó là vấn đề rủi ro và chi phí. - Tín dụng dành cho KHCN có rủi ro cao là vì trong quá trình thẩm định cho vay, ngân hàng có ít thông tin mang tính định lượng để làm cơ sở ra quyết định. Những yếu tố quan trọng có tính quyết định đến khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng trong tín dụng dành cho KHCN phần nào mang tính định tính và khó xác định, ví dụ như tư cách của khách hàng, chất lượng của thông tin tài chính… - Tín dụng dành cho KHCN có chi phí cao là vì quy mô của từng khoản vay không lớn, số tiền cho vay nhỏ; trong khi số lượng các khoản vay lại nhiều khiến cho chi phí hành chính, quản lý tín dụng lớn. Như vậy, đối tượng của tín dụng dành cho KHCN là thể nhân. Mục đích tài trợ là để tiêu dùng hoặc hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng dành cho khách hàng cá nhân, ngân hàng cấp tín dụng cần lưu ý quản trị vấn đề rủi ro và chi phí quản lý tín dụng do tín dụng dành cho khách hàng cá nhân thường có đặc điểm rủi ro cao và chi phí quản lý danh mục khoản vay lớn. 2.1.3 Rủi ro tín dụng Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: “Rủi ro tín dụng (RRTD) trong hoạt động ngân hàng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết” Nói một cách dễ hiểu, RRTD là rủi ro khi khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng. Đây là rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây thiệt hại nhiều nhất cho các NHTM. 10 2.1.4 Điều tra tín dụng Để hạn chế tối đa rủi ro tín dụng, việc đầu tiên bất cứ ngân hàng nào (chủ thể cho vay) cũng phải làm đó là tiến hành điều tra tín dụng để lượng hóa khả năng trả nợ của người đến vay vốn, từ đó mới đưa ra quyết định chính xác có nên hay không nên cấp tín dụng cho đối tượng ấy. Trong khi các quyết định tín dụng là tương đối đơn giản về nguyên tắc: một người cho vay phải quyết định cung cấp tín dụng hoặc từ chối tín dụng cho một khách hàng tiềm năng, trong thực tế, nó liên quan đến kinh nghiệm, đánh giá và một loạt các kỹ thuật phân tích và lượng hóa được thiết kế để xác định khả năng tiền sẽ được hoàn trả hay, rằng tiền sẽ bị mất đi do người sử dụng tiền vay không có khả năng trả nợ. Mục đích chủ yếu của điều tra tín dụng là xem xét thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng thông qua một số yếu tố định lượng và định tính như: tình hình tài chính của khách hàng, phẩm chất người vay, sự khả thi của phương án vay, hay thậm chí dự báo các mối đe dọa, rủi ro từ môi trường kinh tế trên địa bàn có ảnh hưởng đến nguồn tài chính trả nợ cũng như sự khả thi của phương án vay vốn trong tương lai hay không (Thái Văn Đại, 2012) Có 2 loại sai lầm mà nhà phân tích tín dụng thường mắc phải khi ra một quyết định cấp tín dụng. Sai lầm loại I là nhà phân tích tín dụng đã thúc đẩy 1 khoản tín dụng chất lượng thấp do chủ quan hay khách quan, từ đó phải gánh chịu những tổn thất không lường trước. Sai lầm loại II phát sinh từ phân loại sai một khoản cấp tín dụng tốt là không có hiệu quả, do đó người cho vay sẽ đánh mất đi cơ hội nhận được một khoản lợi nhuận trong tương lai. (Xem Hình 2.1) Trong thực tế các nhà phân tích tín dụng thường tránh mắc phải sai lầm loại I, đó là nhận định những khoản vay không tốt là tốt. Chi phí tài chính từ việc mắc sai lầm loại I thì thường lớn hơn so với cơ hội lợi nhuận mất đi trong một số tình huống tốt bị từ chối do nhầm lẫn (sai lầm loại II). Vì vậy khả năng thất bại trong bất kì một khoản cấp tín dụng điển hình nào cũng cần được quan tâm cẩn thận, xem xét một cách khách quan trong mọi khuôn khổ phân tích. 11 THỰC TẾ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TỐT PHÂN TÍCH CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TỐT XẤU XẤU Chấp nhận khoản vay tốt Đánh giá khoản vay xấu là tốt dẫn đến xảy ra rủi ro không mong đợi (Sai lầm loại I) Cơ hội bị đánh mất từ việc từ chối khoản phát vay tốt là xấu (Sai lầm loại II) Từ chối khoản vay xấu Nguồn: Edinburgh Business School, Heriot-Watt University, 2012 Hình 2.1: Các loại sai lầm trong phân tích tín dụng  Mô hình CAMPARI Trong nội dung điều tra tín dụng có nhiều yếu tố mà cán bộ tín dụng cần điều tra một yêu cầu vay vốn của khách hàng. Có nhiều nhóm nội dung mà ngân hàng có thể áp dụng điều tra tín dụng như: “5C”, “6C” hay “CAMPARI”. Trong đó, mô hình 5C và 6C thường được dùng để đánh giá khách hàng doanh nghiệp, và đối với KHCN thì mô hình CAMPARI được ứng dụng nhiều hơn. Do phạm vi đề tài nghiên cứu về mảng cho vay cá nhân nên chỉ giới thiệu về nhóm nội dung trong mô hình “CAMPARI” CAMPARI là tập hợp các chữ cái đầu của một nhóm các yếu tố gồm : - Chacracter (tư cách người vay): đánh giá uy tín và sự trung thực của người vay thông qua quá trình tiếp xúc, thu thập thông tin từ hồ sơ quá khứ, phỏng vấn người vay, hay qua việc hợp tác cung cấp thông tin về bản thân của khách hàng cho phía ngân hàng - Ability (năng lực của người vay): khách hàng giao dịch phải có đầy đủ tư cách và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng - Means (phương diện tài chính): đề cập đến khả năng tài chính và quản lý nguồn tài chính của người vay - Purpose (mục đích vay): lý do để cấp tín dụng, mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng cần phải rõ ràng và hợp lý. 12 - Amount (số tiền vay): số tiền khách hàng đề nghị vay, phải phù hợp với mục đích vay - Repayment (khả năng hoàn trả): đề cập đến khả năng trả nợ của người đi vay, bằng cách xem xét đến nguồn trả nợ của khách hàng. Đây là yếu tố rất quan trọng và cần được xác thực thông qua sự ổn định dòng tiền hiện tại và trong tương lai của khách hàng để ngân hàng ra quyết định cấp tín dụng, hay xem xét kỳ trả nợ nào là thích hợp cho khách hàng. - Insurance (bảo đảm tín dụng): đây là tuyến phòng thủ của ngân hàng nếu các khoản vay xảy ra rủi ro khó đòi. Khách hàng có thể dùng tài sản thế chấp hoặc cầm cố, mua bảo hiểm cho khoản vay hoặc có bên thứ ba bảo lãnh trả nợ. Những khách hàng sử dụng uy tín uy tín của bản thân để làm phương tiện đảm bảo tín dụng thường là khách hàng đã có nhiều giao dịch với ngân hàng (VIP). 2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng 2.1.4.1 Một số khái niệm sử dụng trong đánh giá tín dụng - Doanh số cho vay (DSCV): tổng số tiền mà một ngân hàng đã cho khách hàng vay trong một thời kỳ nhất định. - Doanh số thu nợ (DSTN): tổng số tiền mà một ngân hàng thu hồi được từ các khoản đã cho vay trước đó trong một thời kỳ nhất định. - Dư nợ cho vay (DNCV): số tiền mà khách hàng vay đang còn nợ chưa trả tại một thời điểm, hay nói cách khác, dư nợ cho vay là số tiền đã phát vay cho khách hàng nhưng chưa thu hồi. - Nợ xấu: là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), 4 (nợ nghi ngờ mất vốn), 5 (nợ có khả năng mất vốn) theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN 2.1.4.2 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng  Hệ số thu nợ (%) (2.1) Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng. Nếu hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng cao  Vòng quay vốn tín dụng (vòng): thể hiện tần suất dư nợ bình quân được thu hồi bao nhiêu lần trong một thời kỳ (thường là một năm) 13 (2.2)  Nợ xấu trên Tổng dư nợ (%) (2.3) Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu càng cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong quản lý chất lượng các khoản vay 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Cơ sở chọn biến Để xác định các yếu tố (biến số) có khả năng tác động đến quyết định cho KHCN vay vốn của ngân hàng, em đã tham khảo một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây về vấn đề tương tự, được trình bày tóm tắt trong Bảng 2.1 Tóm lại, các nghiên cứu thực nghiệm đều có mục tiêu nghiên cứu riêng, vì thế tập trung vào các biến số độc lập khác nhau. Tuy nhiên ta có thể thấy hầu hết các biến số về đặc điểm khách hàng vay vốn: Tuổi, mục đích vay vốn, tình trạng hôn nhân, hình thức đảm bảo tiền vay... có mối quan hệ trong việc tác động đến quyết định cấp tín dụng (ở đây là quyết định cho vay) của ngân hàng Ngoài ra, thông qua việc tham khảo mẫu chấm điểm “Xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân” (Tài liệu lưu hành nội bộ) dành cho cán bộ tín dụng tại chi nhánh Eximbank Tây Đô; mẫu đơn “Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ vay” (Phụ lục 2) và trao đổi trực tiếp, tham khảo ý kiến từ các anh, chị cán bộ tín dụng phòng Khách hàng cá nhân của chi nhánh để làm cơ sở hình thành nên mô hình gồm 11 yếu tố (các đặc trưng thuộc về bản thân khách hàng) gồm các yếu tố đã được các nghiên cứu thực nghiệm trước đây khảo sát và đề suất thêm một số biến sẽ được trình bày ở phần tiếp theo, được kỳ vọng có tác động đến việc ra quyết định cho vay của chi nhánh. 14 Bảng 2.1: Cơ sở chọn biến từ các nghiên cứu thực nghiệm Tên tác giả Md. AlMamun và đồng sự (2012) Tên đề tài nghiên cứu A logit Analaysis of Loan Decision in Bangladeshi Banks Nguyễn Phân tích Hữu những yếu tố Thiện tác động đến (2011) RRTD cá nhân tại các NHTM trên địa bàn Vĩnh Long Shorouq Neuro-Based Fathi và Artificial đồng sự Intelligence (2010) Model (ANN) for Loan Decisions Địa bàn nghiên cứu và số mẫu Phƣơng pháp nghiên cứu Số biến Biến Bangladesh – 135 mẫu Sử dụng phân tích hồi quy Binary Logistic 18 Tỉnh Vĩnh Long – 225 mẫu Sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic 11 Hình thức ĐBTS Jordan – 140 mẫu Sử dụng mô hình mạng nơtron nhân tạo 11 Tuổi, loại tài khoản, thu nhập, quốc tịch, nhà ở, loại hình công ty, bảo lãnh, kinh nghiệm nghề nghiệm, tỉ số cân bằng nợ, số tiền vay, bảo hiểm Biến thuận Loại hình đầu tư, xếp hạng rủi ro đầu tư, giao dịch trước Kết quả đạt đƣợc Biến nghịch - Mục đích vay vốn, mức độ ổn định của thị trường Kết luận yếu tố: loại hình đầu tư, xếp hạng rủi ro đầu tư, giao dịch trước đó của khách vay là các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng Xác định được 3 yếu tố có ảnh hưởng đến RRTD cá nhân: mục đích vay vốn, hình thức ĐBTS, mức độ ổn định của thị trường; từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp ngăn ngừa RRTD cá nhân cho ngân hàng Đề tài đã thiết lập được một công cụ nhằm hỗ trợ việc phân loại ra các khoản tín dụng tốt và xấu thông qua các thông tin từ các đơn vay vốn của cá nhân tại các ngân hàng ở Jordan Nguồn: tổng hợp từ các nghiên cứu thực nghiệm,2013 15 Hạn chế Chưa bao quát được tình hình tín dụng tại địa bàn nghiên cứu Việc chọn cỡ mẫu và lấy mẫu còn hạn chế Mô hình ANN còn khá mới và phức tạp, cần được nghiên cứu sâu rộng hơn để ứng dụng thực tiễn 2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu  Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: từ báo cáo tài chính và các số liệu có liên quan được cung cấp từ phòng KHCN, phòng kế toán của chi nhánh Eximbank Tây Đô. Ngoài ra, số liệu còn được thu thập từ việc tham khảo tài liệu, thông tin từ internet, sách báo, tạp chí có liên quan…  Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Hsieh et al. (1998) là người đầu tiên đưa ra công thức tính kích thước mẫu đối với hàm Logistic đơn biến với công thức là: n ( Z1 / 2  Z1  ) 2 P1 (1  P1 )  (2.4) *2 Còn đối với hàm Logistics đa biến, Peduzzi, Concato, Kemper, Holford & Feinstein đã triển khai một công thức đơn giản để tìm ra số mẫu yêu cầu nhỏ nhất để thực hiện hàm Logistics đó là N= 10*k (2.5) (k: số biến chọn vào mô hình) Do đó, với cách lựa chọn mẫu thuận tiện, số mẫu cần là N=10*11 = 110 mẫu là tối thiểu. Phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi với cỡ mẫu là 120 KHCN có đến ngân hàng đề nghị vay vốn hoặc có làm hồ sơ vay vốn tại ngân hàng Eximbank Tây Đô theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và phỏng vấn trực tiếp. - Ngoài ra, một số thông tin, ý kiến trong bài được tham khảo, trình bày lại do quá trình trao đổi ý kiến với một số cán bộ tín dụng tại ngân hàng 2.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu Các phương pháp phân tích số liệu bao gồm:  Phƣơng pháp thống kê mô tả (Descriptive statistics) Là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp so sánh số tuyệt đối Là phương pháp so sánh sự biến động theo thời gian về mức độ tuyệt đối của các chỉ tiêu kinh tế ở kỳ báo cáo so với kỳ gốc. Công thức: y  y1  y0 (2.6) Trong đó: y : chênh lệch của kỳ báo cáo so với kỳ gốc. 16 y1 : số liệu kỳ báo cáo. y 0 : số liệu kỳ gốc. - Phương pháp so sánh số tương đối Là phương pháp so sánh sự biến động theo thời gian về mức độ tương đối của các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế. Công thức: y  y1  y o  100% y0 (2.7) Trong đó: y : tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu năm phân tích so với năm gốc. y1 : số liệu của kỳ phân tích y 0 : số liệu của kỳ gốc.  Phƣơng pháp suy luận Là việc đưa ra những kết luận, những nhận xét, đánh giá từ những mô tả, so sánh và phân tích về các đối tượng kinh tế được nghiên cứu trước đó.  Mô hình hồi quy Binary Logistic Hồi quy Binary Logistic sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thông tin của biến độc lập mà ta có được. Khi biến phụ thuộc ở dạng nhị phân (hai biểu hiện 0 và 1), các biến độc lập vừa ở dạng định tính và định lượng thì không thể phân tích với dạng hồi quy thông thường mà phải sử dụng hồi quy Binary Logistic Với hồi qui Binary Logistic, thông tin chúng ta cần thu thập về biến phụ thuộc là một sự kiện nào đó có xảy ra hay không, biến phụ thuộc Y lúc này có hai giá trị 0 và 1, với 0 là không xảy ra sự kiện ta quan tâm và 1 là có xảy ra, và tất nhiên là cả thông tin về các biến độc lập X. Từ biến phụ thuộc nhị phân này, một thủ tục sẽ được dùng để dự đoán, lớn hơn 0.5 thì kết quả dự đoán sẽ cho là “Có” xảy ra sự kiện, ngược lại thì kết quả dự đoán sẽ là “Không”. (Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) Mô hình hồi quy Logistic nhị nguyên: P Loge [ i ]  B0  B1 X (i = 1, n) 1  Pi (2.8) Y: Biến phụ thuộc là biến nhị nguyên có giá trị như sau: 17 Y= 1: Cho vay 0: Không cho vay Bi: hệ số ước lượng, đo lường sự thay đổi trong tỷ lệ của khả năng xảy ra sự kiện, với 1 đơn vị thay đổi trong biến Xi Xi: là các biến độc lập (định lượng và dummy) chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của đối tượng cá nhân. Bảng 2.1: Các yếu tố tác động đến cho vay cá nhân Biến Tên biến Kì vọng X1 Độ tuổi + X2 Tình trạng hôn nhân X3 Trình độ học vấn + X4 Nghề nghiệp của khách hàng X5 Số năm kinh nghiệm trong công việc + X6 Thu nhập ròng hàng tháng + X7 Nguồn thu nhập trả nợ + X8 Mục đích vay vốn + X9 Số tiền vay X10 Hình thức đảm bảo tiền vay + X11 Sử dụng dịch vụ khác của ngân hàng + Diễn giải - X1: Độ tuổi: những khách hàng có tuổi đời cao càng được kì vọng có uy tín hơn những khách hàng ở độ tuổi thấp hơn - X2: Tình trạng hôn nhân: được chia thành 2 nhóm: đã kết hôn và các trường hợp còn lại - X3: Trình độ học vấn: Trình độ của khách hàng được phân thành 2 cấp: dưới đại học và từ đại học trở lên. Trình độ của khách hàng càng cao thì khả năng được vay vốn càng cao. - X4: Nghề nghiệp của khách hàng, được tập hợp lại từ những ngành nghề riêng lẻ của các khách hàng thành 3 nhóm chính, gồm: + Nhóm 1: tự kinh doanh. Nhóm này gồm những cá nhân không làm việc cho bất kì cơ quan, hay công ty nào; chủ yếu tự sản xuất, buôn bán nhỏ lẻ tại gia hoặc tự làm chủ. + Nhóm 2: Công chức viên chức (CCVC). Theo Nghị định số 06/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quy định những người là công chức bao gồm những người làm việc tại các cơ quan trực thuộc Nhà nước, hành chính sự nghiệp; được hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước (NSNN) + Nhóm 3: gồm các trường hợp còn lại 18 - X5: Số năm kinh nghiệm trong công việc: số năm khách hàng đã làm việc trong nghề hiện tại. Số năm kinh nghiệm càng cao, khả năng được vay vốn càng cao - X6: Thu nhập ròng hàng tháng: Thu nhập ròng ổn định hàng tháng càng cao thì khả năng chi trả khoản nợ hàng tháng càng cao - X7: Nguồn thu nhập trả nợ: được phân thành 3 nguồn chính: từ hoạt động SXKD; từ tiền lương, và các trường hợp còn lại. Tùy vào sự ổn định của nguồn thu nhập mà ngân hàng quyết định cho khách hàng vay vốn hay không. - X8: Mục đích vay vốn: khách hàng sử dụng tiền vay vào mục đích gì. Tùy theo mục đích vay và chính sách hiện tại của ngân hàng mà mục đích vay nào được ưu tiên hơn. - X9: Số tiền vay: số tiền khách hàng cần vay. - X10: Hình thức đảm bảo tiền vay: Hình thức đảm bảo tiền vay được chia làm 3 loại: cầm cố/thế chấp tài sản, tín chấp, và các trường hợp còn lại (ký quỹ, bảo lãnh) - X11: Sử dụng dịch vụ khác của ngân hàng: là việc khách hàng có từng sử dụng bất kì dịch vụ hay sản phẩm nào tại ngân hàng hay chưa. Khách hàng có nhiều quan hệ với ngân hàng, khả năng được vay vốn càng cao Các phương pháp phân tích ứng với từng mục tiêu cụ thể - Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh (tuyệt đối và tương đối) để phân tích sự tăng giảm doanh thu, chi phí và lợi nhuận của chi nhánh Eximbank Tây Đô trong giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 - Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh (tuyệt đối và tương đối) để phân tích tình hình hoạt động cho vay cá nhân trong từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 - Đối với mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Logistic nhị nguyên để phân tích các yếu tố có tác động đến quyết định KHCN vay vốn tại ngân hàng Eximbank chi nhánh Tây Đô - Đối với mục tiêu 4: Sử dụng phương pháp suy luận để rút ra nhận xét, đánh giá thông qua việc phân tích các yếu tố và từ đó đưa ra giải pháp thiết thực nhằm giúp chi nhánh giải thiểu RRTD cá nhân và thị phần KHCN 19 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ 3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập tại Việt Nam vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank) Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng Việt Nam tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank. Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.355 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 14.491 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 124 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đắc Lắc, Lâm Đồng và TP.HCM. Đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 750 Ngân hàng ở tại 72 quốc gia trên thế giới. Trong thời gian qua, Eximbank đã đạt được một số thành tựu nổi trội có thể kể đến như: - 4/2013 The Asian Banker Trao giải thưởng “Eximbank là ngân hàng được quản trị tốt nhất tại Việt Nam năm 2013” - 7/2013 Eximbank nhận giải “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2013” do tạp chí Euromoney trao tặng 20 - 7/2013 Eximbank vinh dự nhận giải thưởng Báo cáo Thường Niên Tốt Nhất do Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và báo Đầu Tư trao tặng 3.1.2 Lĩnh vực hoạt động - Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước. - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản. - Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option). - Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque. - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB...thanh toán qua mạng bằng Thẻ. - Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước. Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước...) - Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ. Dịch vụ đa dạng về Địa ốc; Home-Banking; Telephone-Banking. Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Thomas Cook Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch vụ và tiện ích Ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của quý khách. 3.2 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ 3.2.1 Lịch sử hình thành Ngày 28/03/1995 Eximbank Việt Nam đã quyết định đặt một chi nhánh mới là Eximbank Cần Thơ theo “Giấy chấp nhận mở chi nhánh ở trong nước thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần” số 0024/GCT của Vụ trưởng Vụ các định chế tài chính Đặng Thanh Bình, với tên gọi là Ngân hàng Thương mại cổ 21 phần xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, gọi tắt là Eximbank Cần Thơ. Đây là chi nhánh cấp 1 thứ 3 sau chi nhánh Hà Nội và Đà Nẵng. Trụ sở của Eximbank Cần Thơ đặt tại số 08 Phan Đình Phùng, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ và tiếp tục hoạt động tại địa điểm đó cho đến nay. Năm 2003, chi nhánh cấp 2 Eximbank Cái Khế trực thuộc Eximbank Cần Thơ được thành lập. Ngày 01/04/2006 Eximbank Cái Khế đã được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1 và hoạt động riêng biệt với Eximbank Cần Thơ với trụ sở chính đặt tại 22 Trần Văn Khéo, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Nhằm tạo điều kiện dễ dàng nhanh chóng cho việc hoạt động kinh doanh cũng như thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch, Eximbank Cái Khế có các phòng giao dịch: phòng giao dịch An Nghiệp (tại 174 Trần Hưng Đạo, P.An Nghiệp, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ); phòng giao dịch Bình Thủy (tại 308 Cách mạng tháng Tám, P.An Thới, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ); phòng giao dịch Hưng Lợi (đặt tại 221A Ba Tháng Hai, P.Hưng Lợi, TP.Cần Thơ); phòng giao dịch Thốt Nốt (tại 568 quốc lộ 91, Q.Thốt Nốt, Tp.Cần Thơ) Đến ngày 04/12/2009 Eximbank Cái Khế đổi tên thành Eximbank Tây Đô và dời sang trụ sở mới hoạt động tại lô P+R Trần Văn Khéo, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ. 3.2.2 Cơ cấu tổ chức Hoạt động của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào bộ máy cơ cấu tổ chức. Nó quyết định đến hiệu suất làm việc của từng thành viên trong bộ máy cũng như hiệu quả kinh doanh của chính tổ chức đó. Một tổ chức hoạt động tốt khi có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các cấp quản lý, giữa các phòng ban và bộ phận trực thuộc; tạo ra mối quan hệ ngang dọc trong nội bộ tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược của tổ chức một cách hiệu quả. Eximbank Tây Đô có cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ bao gồm: Ban giám đốc và một số phòng ban chức năng, tất cả chịu sự lãnh đạo thống nhất của Giám đốc chi nhánh (Hình 3.1). Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban cũng như quyền hạn và trách nhiệm của Ban giám đốc được ban hành theo quyết định số 45/EIB-QĐ ngày 1/3/1995 của Tổng Giám đốc Eximbank Việt Nam. 22 BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG GIAO DỊCH TRỰC THUỘC CÁC PHÒNG BAN TẠI CHI NHÁNH PHÒNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CÁC BỘ PHẬN TRỰC THUỘC NHƯ BỘ PHẬN FO, MO, BO, BỘ PHẬN THẺ PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CÁC BỘ PHẬN TRỰC THUỘC NHƯ BỘ PHẬN FO, MO, BO, THANH TOÁN QUỐC TẾ PHÒNG NGÂN QUỸ PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG PHÒNG HÀNH CHÍNH - NHÂN SỰ AN NGHIỆP BÌNH THỦY CÁC BỘ PHẬN TRỰC THUỘC NHƯ BỘ PHẬN KẾ TOÁN GIAO DỊCH, KẾ TOÁN TỔNG HỢP Nguồn: Phòng hành chánh – nhân sự Eximbank Tây Đô, 2013 Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Eximbank chi nhánh Tây Đô 23 THỐT NỐT HƯNG LỢI 3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban  Giám đốc: là đại diện pháp nhân của ngân hàng. - Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của chi nhánh và việc chi tiêu tài chính, trích lập quỹ theo quy định của Nhà nước, của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. - Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh. - Chịu trách nhiệm toàn diện về tài sản, vốn, tổ chức, và điều hành cán bộ của chi nhánh. - Quyết định chương trình, kế hoạch hoạt động và công tác của chi nhánh. - Quyết định đầu tư cho vay, bảo lãnh trong giới hạn được Tổng giám đốc ủy quyền. - Ký kết các văn bản tín dụng, tiền tệ trong phạm vi hoạt động của chi nhánh - Xây dựng các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh cho chi nhánh. - Tổ chức nghiên cứu, học tập và hướng dẫn thi hành các chế độ, thể lệ nhiệm vụ của ngân hàng.  Phó Giám đốc: - Giúp giám đốc chỉ đạo và điều hành một số lĩnh vực công tác. - Tham gia với Giám đốc trong việc chuẩn bị, xây dựng và quyết định về chương trình công tác, kế hoạch kinh doanh và các phương hướng hoạt động. - Thay mặt Giám đốc giải quyết và ký các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công. - Điều hành mọi công tác của chi nhánh lúc vắng mặt Giám đốc và có sự ủy quyền chính thức của Giám đốc.  Phòng khách hàng cá nhân - Thực hiện công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh đối với khách hàng cá nhân trong toàn hệ thống. - Chịu trách nhiệm liên quan đến mảng tín dụng cá nhân, tổ chức tiếp thị, trực tiếp giao dịch khách hàng, thực hiện các dịch vụ thanh toán chuyển tiền,... 24 - Thực hiện các nghiệp vụ phát hành và thanh toán các loại thẻ quốc tế, thẻ nội địa, mở các đơn vị chấp nhận thẻ tư vấn du học trọn gói và quản lý hệ thống ATM thuộc chi nhánh. Kinh doanh vàng theo quy định của NHNN - Tổ chức xét duyệt đơn xin cấp thẻ từ các khách hàng, khuyến dụng và duy trì mối quan hệ với khách hàng. - Để đảm bảo việc phát hành và thanh toán được an toàn, hiệu quả hơn, tổ thẻ thường xuyên thực hiện kiểm tra tín dụng, kiểm soát gian lận và thu hồi nợ  Phòng khách hàng doanh nghiệp - Tổ chức đánh giá, phân loại khách hàng doanh nghiệp nhằm có chính sách kinh doanh, quan hệ khách hàng phù hợp. - Tổ chức nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tín dụng, tiền gửi, dịch vụ thanh toán, các chương trình chăm sóc khách hàng, các sản phẩm liên kết với đối tác, chiến lược cho khách hàng doanh nghiệp. - Thực hiện chức năng kinh doanh ngoại tệ và vàng với khách hàng doanh nghiệp theo quy định quản lý ngoại hối. - Phối hợp các phòng ban, Hội sở trong việc xây dựng, đề xuất về chiến lược mở rộng, đa dạng hóa các dịch vụ  Phòng ngân quỹ - Thực hiện các nhiệm vụ thu chi Việt Nam đồng (VNĐ) và ngoại tệ, công tác tiết kiệm, công tác chuyển ngân và lưu kho,… - Thanh toán tiền cho khách hàng (rút tiền gửi, giải ngân, thanh toán séc du lịch, thanh toán các khoản chi phí...) theo chứng từ đã được phòng nghiệp vụ kiểm tra, Giám đốc phê duyệt và các khoản chi phí khác. - Thực hiện lưu giữ giấy tờ có giá do khách hàng cầm cố, thế chấp.  Phòng dịch vụ khách hàng Thực hiện các chức năng, công tác kế toán giao dịch, kế toán tài vụ và kế toán tập trung, thống kê kế hoạch,…  Phòng hành chính: có chức năng, nhiệm vụ như sau: - Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động liên quan đến tổ chức, bố trí, sắp xếp nhân sự giữa các phòng ban cho phù hợp. - Quản lý tiền lương và thực hiện nộp các khoản bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên. 25 - Bố trí lịch công tác, sắp xếp trực nhật, công tác hậu cần thực hiện việc tuần tra canh gác bảo đảm an toàn cho tài sản của ngân hàng và của khách hàng đến giao dịch. - Thực hiện mua sắm tài sản, công cụ lao động, trang thiết bị và phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.  Các phòng giao dịch trực thuộc Có nhiệm vụ huy động vốn, cho vay, cầm cố, thanh toán theo ủy quyền của giám đốc chi nhánh. 3.2.4 Thành tựu của chi nhánh trong những năm gần đây - Trong những năm vừa qua, hoạt động của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Tây Đô đã phát triển mạnh. Chi nhánh luôn hoàn thành mọi chỉ tiêu kế hoạch do cấp trên đề ra, góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công nhân viên ngân hàng. - Chi nhánh đi vào hoạt động, có nhiều PGD và máy ATM trên khắp địa bàn thành phố Cần Thơ, tăng cường các dịch vụ đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng trên địa bàn. - Kinh nghiệm quản lý và trình độ nhân lực của Chi nhánh không ngừng được nâng cao. Trong những năm vừa qua, Eximbank Tây Đô đã được nhiều khách hàng và đối tác tin tưởng hợp tác. Điều đó thể hiện chất lượng và uy tín của dịch vụ mà Chi nhánh có thể đáp ứng cho khách hàng. Đây được xem là một vũ khí cạnh tranh hữu hiệu của ngân hàng. 3.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Cũng như doanh nghiệp thông thường, mục đích cuối cùng của NHTM vẫn là làm tăng doanh thu và lợi nhuận.Mặc dù ngân hàng không thể thay đổi kết quả hoạt động đã qua, nhưng qua đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh là bước đầu tiên cần thiết cho việc lập kế hoạch hoạt động trong tương lai. Tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank chi nhánh Tây Đô giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 được thể hiện qua Bảng 3.1 26 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank Tây Đô giai đoạn 2010-1012 và 6 tháng đầu 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T đầu 2012 6T đầu 2013 Chênh lệch 2012/2011 2011/2010 6T 2012/ 6T 2013 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) I. Tổng thu nhập 123.487 209.886 293.440 146.720 131.093 86.399 69,97 83.554 39,81 (15.627) (10.65) 1. Thu từ lãi 2. Thu ngoài lãi 118.683 201.392 278.768 139.384 122.569 4.804 8.494 14.672 7.336 8.524 82.709 3.690 69,69 76,81 77.376 6.178 38,42 72,73 (16.815) 1.188 (12.06) 16.19 II. Tổng chi phí 81.923 140.237 189.636 94.818 82.259 58.314 71,18 49.399 35,23 (12.559) (13.25) 1. Chi lãi 2. Chi ngoài lãi 66.819 120.361 166.859 15.104 19.876 22.777 87.286 7.532 77.968 4.291 53.542 4.772 80,13 31,59 46.498 2.901 38,63 14,60 (9.318) (3.241) (10.68) (43.03) 41.564 51.902 48.834 28.085 67,57 34.155 49,04 (3.068) (5.91) Tổng lợi nhuận 69.649 103.804 Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Eximbank chi nhánh Tây Đô, 2013 27 3.3.1 Về thu nhập Qua Bảng số liệu 3.1, tổng thu nhập của Eximbank Tây Đô tăng nhanh và liên tục qua các năm. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã hoạt động khá tốt trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động lúc bấy giờ. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng thu nhập không đồng đều qua các năm, năm 2011 tăng 69,97% so với năm 2010 và giảm còn 39,81% của năm 2012 so với 2011. Trong đó, thu nhập từ lãi chiếm tỷ trọng cao nhất, luôn chiếm trên 90% tổng thu nhập của ngân hàng. Tình hình khó khăn vẫn tiếp tục kéo dài sang những tháng đầu năm 2013. Tổng thu nhập 6 tháng đầu năm 2013 đạt được 131.093 triệu đồng, có phần giảm nhẹ so với cùng kì năm trước (tương đương giảm 10,65%). Sự sụt giảm của khoản thu từ lãi đã kéo theo sự sụt giảm của tổng thu nhập 6 tháng đầu năm 2013. Trong 6 tháng đầu năm 2013, ngân hàng chỉ thu được 122.569 triệu đồng từ hoạt động tín dụng, giảm 12,06% so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân là do trong khoản thời gian này, nợ xấu vẫn là mối đe dọa tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng nói chung và Eximbank Tây Đô nói riêng, dẫn đến nguồn thu từ hoạt động tín dụng giảm sút, trong khi chi phí đầu vào khó có thể cắt giảm hơn nữa. Bên cạnh đó thì nguồn thu ngoài lãi vẫn tiếp tăng đều như những năm trước, thực tế là ngân hàng ngân hàng đã thu về 8.524 triệu đồng, tăng 16,19% từ hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán, chuyển tiền,… Các hoạt động ngoài tín dụng này không những mang lại nguồn thu ổn định cho ngân hàng mà còn có độ an toàn khá cao. 3.3.2 Về chi phí Cùng với sự tăng lên của thu nhập, chi phí của ngân hàng cũng liên tục tăng lên qua các năm. Trong đó, chi phí lãi luôn chiếm tỉ trọng cao nhất. Năm 2012, tổng chi phí ngân hàng bỏ ra là 189.636 triệu đồng, tăng với tốc độ chậm hơn so với tốc độ tăng chi phí của năm 2011, đạt 35,23 %. Có sự biến động trên là do năm 2011 là năm có tỉ lệ lạm phát cao, đạt ngưỡng 2 con số (18,58%), đã làm cho việc huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang ngân hàng khác, dẫn đến ngân hàng phải điều chỉnh lãi suất huy động sát với diễn biến thị trường vốn. Từ đầu tháng 5/2011, lãi suất bắt đầu leo thang, có thời điểm huy động VNĐ lên đến 18%-19%/năm để hấp dẫn người gửi tiền. Chính vì vậy làm chi phí lãi của ngân hàng tăng mạnh, do ngân hàng phải trả lãi nhiều hơn cho các khoản huy động với lãi suất cao, đồng thời phải luôn tổ chức các chương trình trúng thưởng, khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Song song đó, chi phí cho tiền lương, quảng 28 cáo, vận hành thiết bị… cũng tăng do giá cả các mặt hàng nói chung đều tăng lên bởi ảnh hưởng của lạm phát, dẫn đến ngân hàng cũng phải chi trả nhiều hơn cho chi phí ngoài lãi. Qua đến năm 2012, thông qua chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ, lạm phát đã được kiểm soát ở mức dưới 2 con số (6,81%), góp phần làm giảm tốc độ tăng chi phí của ngân hàng trong năm 2012 Khác với tình hình chung 2010-2012, tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2013 giảm 13,25% so với tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2012. Trong đó tốc độ tăng trưởng chi phí ngoài lãi có phần giảm mạnh hơn so với chi phí lãi. Do tình hình ì ạch của tín dụng và nợ xấu đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, buộc ngân hàng phải cắt giảm nguồn nhân lực hoặc giảm lương bổng của nhân viên (cắt giảm 20-30% lương) đồng thời hạ lãi suất huy động (còn tầm 7%-8,5%/năm cho kì hạn từ 12 tháng trở lên) nhằm làm giảm lãi suất cho vay, kích cầu tín dụng, vì huy động mà không cho vay được thì chỉ có thiệt vì lãi chồng lãi. Bởi những lí do trên làm cho chi phí lãi của ngân hàng giảm 10,68%, cũng như chi phí ngoài lãi giảm mạnh đến 43,03% so với cùng kì năm ngoái. 3.3.3 Về lợi nhuận Trong giai đoạn 2010-2012, lợi nhuận của chi nhánh không ngừng tăng lên. Cụ thể, năm 2011 lợi nhuận tăng 67,57% so với 2010 và tiếp tục tăng lên trong năm 2012 với lợi nhuận là 103.804 triệu đồng, tức tăng 49,04% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng không đồng đều của chi phí và lợi nhuận. Mặc dù tốc độ tăng trưởng một số chỉ tiêu kinh doanh chững lại so với năm trước nhưng Eximbank vẫn giữ vững và duy trì được hoạt động kinh doanh ổn định, đảm bảo thanh khoản, an toàn hoạt động và đạt được kết quả lợi nhuận có thể chấp nhận được so với tình hình chung, điều này phải kể đến sự điều hành, quản trị tốt các mặt của Ban Quản trị cùng sự phối hợp nhịp nhàng, nỗ lực trong công việc của toàn bộ cán bộ, công nhân viên trong chi nhánh Nhìn chung, lợi nhuận ở 6 tháng đầu năm 2013 có phần giảm nhẹ so với lợi nhuận đạt được vào cùng kì năm trước. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của chi phí của chi nhánh tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu nên đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận. Bên cạnh đó, lạm phát tính đến tháng 6/2013 đã được kiềm chế ở mức 6,7% nhưng nhận định chung vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường. Vì vậy lợi nhuận như trên cũng có thể chấp nhận được. Theo dự báo chung, tín dụng cũng có yếu tố thời vụ. Thông thường, 6 tháng cuối năm khách hàng có xu hướng sẽ vay vốn sản xuất kinh 29 doanh nhiều hơn, đó là thời cơ để ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, qua đó cải thiện tình hình lợi nhuận của ngân hàng 3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 3.4.1 Thuận lợi Nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ trở thành đô thị loại I và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam. Lợi thế của thành phố Cần Thơ không chỉ ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản mà còn ở vị trí địa lý, cho phép phát triển các dự án trong các lĩnh vực: hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông, công nghiệp chế biến nông, thủy sản; du lịch và hạ tầng phục vụ du lịch, các ngành công nghiệp phụ trợ… Đây đều là những lĩnh vực cần đến nguồn vốn lớn và thường xuyên để hoạt động, đồng thời cũng chính là thị trường tiềm năng để ngân hàng mở rộng quy mô - - Thành phố Cần Thơ có mức tăng trưởng khá cao. Bình quân tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011 - 2012 là 12,83%, thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 17%, năm 2012 đạt 53,7 triệu đồng/người. Đây là điều kiện thuận lợi để ngân hàng giới thiệu các sản phẩm cho vay, các dịch vụ bán lẻ nhằm phục đối tượng cá nhân có thu nhập ổn định. - Cơ sở hạ tầng của thành phố dần được cải thiện, khoa học – công nghệ được ứng dụng và phát triển trên hầu hết các lĩnh vực, trình độ của người dân cũng được nâng cao. Ngân hàng có thể dễ dàng phát triển các tiện ích công nghệ cao như E-banking, hệ thống máy ATM, máy Pos, dịch vụ thẻ đa năng, v.v… giúp tiết kiệm chi phí, thời gian xử lý và nhân lực 3.4.2 Khó khăn - Trên địa bàn Cần Thơ, ngày càng có nhiều chi nhánh, phòng giao dịch (PGD) của các ngân hàng khác mọc lên. Đặc biệt là nhóm ngân hàng chi nhánh nước ngoài, ngân hàng liên doanh,… với nhiều ưu thế về công nghệ, chất lượng dịch vụ, thương hiệu,… đang dần khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng bán lẻ. - Ý thức một số người dân chưa cao do vậy ngân hàng luôn phải bảo trì máy móc, thiết bị (máy ATM, máy quẹt thẻ,…) nhằm bảo đảm vận hành cơ sở vật chất, tài sản của ngân hàng - Do tình hình kinh tế khó khăn trong thời gian qua đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực BĐS, thủy sản,...) dẫn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng sụt giảm. 30 3.5 PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI Với mục tiêu đổi mới toàn diện, toàn hệ thống Eximbank Việt Nam cũng như Eximbank Tây Đô đang dần khẳng định vị thế cũng như thương hiệu của mình trong lòng khách hàng bằng cách triển khai mô hình 4P: - Places (Địa điểm): Thay đổi thiết kế chi nhánh, phòng/điểm giao dịch mang tính đặc trưng là một trong những yêu cầu đòi hỏi trong quá trình trở thành ngân hàng bán lẻ được khách hàng tin cậy, do đó quá trình nâng cấp, chuẩn hóa các PGD với đột phá về thiết kế không gian và nhận diện thương hiệu không chỉ là 1 chiến lược của Eximbank Tây Đô mà còn làm đổi mới hình ảnh thương hiệu của mình nhằm tạo cho khách hàng có thể nhận thấy sự thay đổi bố trí logo, không gian giao dịch cũng không quá khác lạ, thấp thoáng hình ảnh cũ ẩn trong hình ảnh mới, song đều cảm nhận được sự hoàn thiện hơn. - Products (Sản phẩm): Giới thiệu nhiều sản phẩm bán lẻ, từng bước hoàn thiện bộ sản phẩm bán lẻ theo phân khúc thị trường vì đây là yếu tố tiên quyết, tạo nên sự cạnh tranh, khác biệt giữa Eximbank và thị trường, theo đó các gói sản phẩm, dịch vụ thu hút nhiều sự quan tâm hưởng ứng tích cực của khách hàng như: Cho vay mua nhà, tiết kiệm Trường Phát Lộc, ưu đãi đặc biệt dành cho chủ thẻ Eximbank Visa tại Pizza Hut,… đã đưa hình ảnh của ngân hàng trở nên gần gũi với người dân hơn - Processes (Quy trình): Thay đổi các quy trình sản phẩm bán lẻ, hướng vào sự đơn giản và tốc độ phục vụ. Để tạo sự tiện ích cho khách hàng, Eximbank Việt Nam nói chung và Eximbank Tây Đô nói riêng đã mạnh dạn tập trung nguồn lực thực hiện các mục tiêu như: đa dạng hóa kênh phân phối bằng việc thêm các kênh phân phối hiện đại như: đầu tư hệ thống ATM, phát triển loại hình giao dịch tại nhà, qua điện thoại, internet,…nâng cao chất lượng và tốc độ xử lý giao dịch, tăng năng suất lao động của đội ngũ nhân viên, phát triển các sản phẩm, dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm, dịch vụ thanh toán phi tiền mặt. - People (Con người): Tuyển dụng, đào tạo nhân sự có chất lượng thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn từ Trung tâm của Eximbank phối hợp với Trung tâm bán lẻ. 31 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY ĐÔ 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CHUNG TẠI EXIMBANK TÂY ĐÔ GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013  Doanh số cho vay Việc phân tích doanh số cho vay là đánh giá xem khả năng, quy mô cho vay của ngân hàng Trong giai đoạn 2010-2012, doanh số cho vay của ngân hàng tăng trưởng thất thường, đây là xu hướng chung của hầu hết các ngân hàng trước nền kinh tế như hiện nay. Điển hình, trong năm 2011, doanh số cho vay của ngân hàng tăng 5,18% so với năm 2010. Sang năm 2012, doanh số cho vay đã sụt giảm đến 19,95% so với 2011. Sở dĩ có sự biến động này là do tác động mạnh từ doanh số cho vay của cả nhóm khách hàng doanh nghiệp và cá nhân đã kéo theo sự sụt giảm về doanh số cho vay vào năm 2012 (Bảng 4.1) Do trong năm 2012, hầu hết các ngân hàng đều trong tình trạng ứ đọng vốn, tức ngân hàng không tìm được nhiều khách hàng có đủ điều kiện cho vay. Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tính đến ngày 20/08/2012, tổng số dư tiền gửi tại các ngân hàng tăng 11,23%, trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 1,4%. Như vậy có thể nói là cả ngành ngân hàng huy động được 11,23 đồng, nhưng chỉ cho vay được 1,4 đồng. Eximbank Tây Đô cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Nguyên nhân là do trong năm này, sức cầu của thị trường yếu, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu dẫn đến hàng tồn kho của các doanh nghiệp tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, một số doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, giảm bớt nhân công,… trầm trọng hơn là có nguy cơ giải thể. Chính vì vậy, doanh nghiệp chưa thiết tha lắm với việc vay vốn để đầu tư hay sản xuất - kinh doanh (SXKD) thêm mà tập trung vào giải quyết hàng tồn kho, khiến cho nhu cầu về vốn khó tăng, còn phía ngân hàng cũng thận trọng trong việc cung ứng tín dụng, mặc dù lãi suất cho vay trong giai đoạn này đã giảm chỉ còn dao động trong khoảng từ 12%-14%/năm 32 Bảng 4.1: Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế của Eximbank Tây Đô giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T 2012 Chênh lệch 6T 2013 2011/2010 Số tiền 1 Doanh số cho vay Cá nhân Doanh nghiệp 2. Doanh số thu nợ Cá nhân Doanh nghiệp 2. Dƣ nợ Cá nhân Doanh nghiệp 4. Nợ xấu Cá nhân Doanh nghiệp 3.039.924 749.392 2.290.532 2.756.906 681.781 2.075.125 1.095.900 229.531 866.369 9.276 2.562 3.197.436 789.891 2.407.545 3.160.639 849.142 2.311.497 1.132.697 170.280 962.417 15.475 4.339 6.714 11.136 2.559.684 648.883 638.538 201.824 1.921.146 447.059 2.697.158 1.107.643 616.157 289.125 2.081.001 818.518 995.223 673.937 192.661 82.979 802.562 590.958 18.222 8.915 5.880 2.044 12.342 776.934 157.512 278.390 40.499 498.544 117.013 1.288.203 403.773 390.009 167.361 898.194 236.372 483.954 36.797 81.042 (59.251) 402.912 96.048 9.562 6.199 2.185 1.777 6.871 7.377 4.422 % 2012/2011 Số tiền Số tiền % % 5,18 5,40 5,11 14,64 24,55 11,39 3,36 (25,81) 11,09 66,83 69,36 (637.752) (151.353) (486.399) (463.481) (232.985) (230.496) (137.474) 22.381 (159.855) 2.747 1.541 (19,95) (19,16) (20,20) (14,66) (27,44) (9,97) (12,14) 13,14 (16,61) 17,75 35,52 128.051 76.566 51.485 180.560 100.884 79.676 (189.983) (1.937) (188.046) 0.647 0.141 19,73 37,94 11,52 16,30 34,89 9,73 (28,19) (2,33) (31,82) 7,26 6,90 65,86 1.206 10,83 0.506 7,36 Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Eximbank chi nhánh Tây Đô, 2013 33 6T 2013/6T 2012 Trong 6 tháng đầu năm 2013, hoạt động cho vay đã có sự tăng trưởng nhẹ so với cùng kì năm ngoái, thể hiện qua việc tăng lên 19,73% ở doanh số cho vay. Có sự tăng lên ấy là do tác động chủ yếu từ công tác tăng doanh số cho vay đối với nhóm KHCN, tỷ trọng doanh số cho vay cá nhân cũng tăng lên trong cơ cấu cho vay của ngân hàng, chiếm 35,60% (Hình 4.1) . Doanh số cho vay KHCN đạt 278.390 triệu đồng trong 2 quý đầu năm 2013, tăng 37,94% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân có sự tăng lên là do chi nhánh tập trung đẩy vốn tín dụng vào đối tượng là cá nhân thay vì là doanh nghiệp như trước kia. Tiêu biểu là gói cho vay tiêu dùng, sửa chữa nhà ở… với lãi suất ổn định trong 1 năm đầu vay vốn: 9%/năm trong 3 tháng đầu, 12%14%/năm trong 9 tháng tiếp theo (tùy theo tài sản), hạn mức vốn hỗ trợ cho khách hàng tối đa là 70% giá trị tài sản đảm bảo… Hành động này của ngân hàng không những hưởng ứng chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về việc “phá băng” thị trường BĐS mà còn góp phần làm tăng thị phần KHCN của ngân hàng. Do các gói tín dụng cá nhân của Eximbank luôn được đánh giá cao nhờ lãi suất ưu đãi và thời hạn cho vay hợp lý nên đã thu hút được một lượng KHCN mới và cũ đến vay, làm doanh số cho vay khoản mục này của chi nhánh tăng lên Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Phòng KHCN, 2012, 2013 Hình 4.1: Tỷ trọng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Eximbank Tây Đô 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Bên cạnh đó, doanh số cho vay của doanh nghiệp cũng tăng lên 11,52% so với cùng kì năm ngoái. Có thể giải thích cho sự tăng lên này là do tính đến cuối quý II/2013, Cần Thơ đã cấp mới đăng kí kinh doanh cho 607 doanh nghiệp với tổng vốn đăng kí là 1.499 tỷ đồng và 156 lượt doanh nghiệp đăng kí tăng vốn với số vốn tăng 1.198,7 tỷ đồng, điều này cho thấy một khối lượng đáng kể doanh nghiệp đang có nhu cầu về vốn để điều hành cũng như tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh trong thời gian sắp tới, đây chính là những khách hàng tiềm năng mới để ngân hàng mở rộng quy mô cho vay. 34  Doanh số thu nợ Doanh số cho vay phải được đặt trong mối quan hệ với doanh số thu nợ thì mới có khả năng đánh giá khoản phát vay của ngân hàng tốt hay xấu. Nếu doanh số cho vay tăng nhanh nhưng doanh số thu nợ lại giảm thì việc tăng trưởng trong doanh số cho vay chưa thật sự là tốt, và khi đó sẽ làm tăng tình trạng nợ quá hạn, hay các khoản nợ xấu làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Từ Bảng 4.1, cho ta thấy tình hình doanh số thu nợ qua ba năm 2010, 2011, 2012 của ngân hàng. Trong năm 2011 doanh số thu nợ tăng 14,64% so với năm trước và giảm 14.66% vào năm 2012. Có thể giải thích điều này là do trong năm 2012 trên địa bàn thành phố, theo thống kê đã có 130 doanh nghiệp giải thể với tổng số vốn là 250 tỉ đồng. Trước những khó khăn chung của nền kinh tế, lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng nhanh, lãi suất vay lại ở mức cao trong những tháng đầu năm 2012, chi phí sản xuất tăng lên làm cho hiệu quả kinh doanh giảm, tác động trực tiếp đến nguồn trả nợ của khách hàng cho chi nhánh. Thị trường bất BĐS khá trầm lắng trong thời gian dài dẫn đến các ngành, lĩnh vực có liên quan gặp khó khăn như xây dựng, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất… Hơn nữa, cũng có thể thấy trong năm 2012, doanh số cho vay giảm, tăng trưởng tín dụng bị hạn chế nên việc cho vay ít dẫn đến doanh số thu nợ cũng có phần sụt giảm. Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp giải thể đã khiến 1 bộ phận không nhỏ công nhân, người lao động thất nghiệp, nguồn thu nhập chính của họ bị sụt giảm đáng để hoặc mất đi. Do đó, việc tích góp và chi tiêu ít đi, chỉ sử dụng cho những nhu cầu thật sự thiết yếu là điều hiển nhiên. Nguồn thu nhập không còn ổn định như trước, một số khách hàng là thể nhân đã chậm trễ trong việc trả nợ ngân hàng, làm cho doanh số thu nợ cá nhân cũng giảm theo (giảm 27,44% trong nãm 2012) 6 tháng đầu năm 2013, tình hình thu nợ của ngân hàng có khả quan hơn so với cùng kì năm trước, tăng 16,30%. Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ, tình hình kinh tế - xã hội thực hiện 6 tháng đầu năm 2013 của địa phương đã có những chuyển biến tích cực. Thành phố đã tập trung có trọng tâm, trọng điểm các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, đẩy mạnh SXKD, tiêu thụ hàng hóa. Bằng chứng là GDP 6 tháng đầu năm của Cần Thơ ước tính đạt 9.339 tỷ đồng (theo giá so sánh 94), tăng 8,38% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó: khu vực nông nghiệp - thủy sản đạt 684 tỷ đồng, giảm 3,37%; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 3.803 tỷ đồng, tăng 10,01% và khu vực thương mại - dịch vụ đạt 4.852 tỷ đồng, tăng 8,99% so 35 cùng kỳ. Tình hình công việc của cá nhân cũng như sức khỏe doanh nghiệp đã có bước đầu được cải thiện, nguồn thu của khách hàng đã dần ổn định, khách hàng chủ động đến thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng  Dƣ nợ Dư nợ sẽ cho ta biết lượng tiền mà chi nhánh cần phải thu hồi từ khách hàng vay vốn là bao nhiêu. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế từ năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ chi nhánh hoạt động yếu kém không có khả năng mở rộng tín dụng nhưng không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụng cáng tốt vì đằng sau đó còn là những rủi ro mà chi nhánh phải gánh chịu Trong giai đoạn 2010 - 2012, dư nợ của ngân hàng biến động thất thường. Năm 2011, dư nợ tăng 3,36% so với 2010. Đến năm 2012, dư nợ lại giảm 12,14% so với 2011, điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng của chi nhánh giai đoạn này kém tăng trưởng. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do sự sụt giảm dư nợ của nhóm KHDN - Đối với KHDN, dư nợ giảm liên tục qua các năm. Do trong giai đoạn này, mặc dù ngân hàng liên tục đưa ra các gói lãi suất vay hỗ trợ doanh nghiệp (12%-15%/năm) thực hiện theo Thông tư số 14/2012/TT-NHNN về lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn trong các lĩnh vực, ngành kinh tế như: nông nghiệp, nông thôn, các dự án hàng xuất khẩu, ngành công nghiệp phụ trợ và đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ SXKD, giúp doanh nghiệp khôi phục tình hình sản xuất kinh doanh, nhưng nhìn chung, số doanh nghiệp muốn vay thêm là không nhiều, còn những doanh nghiệp cần vay thì dường như không đủ tiêu chuẩn, hoặc đang trong trạng thái nhiều rủi ro khiến ngân hàng cũng e dè. Cầu và cung tín dụng không giao nhau, thêm việc khách hàng đến để trả nợ nhưng không vay mới, dẫn đến việc giải ngân cho doanh nghiệp cũng sụt giảm, làm cho dư nợ không tăng. - Đối với KHCN, dư nợ 2012 tăng 13,14% so với 2011, cho thấy các gói sản phẩm tín dụng cá nhân của ngân hàng đang có sức hút nhất định, đã thu hút được 1 lượng khách hàng mới đến vay vốn, ngoài ra 1 phần là trong năm này doanh số thu nợ của KHCN sụt giảm mạnh hơn doanh số cho vay Vào 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ của cả cá nhân và doanh nghiệp đều giảm so với cùng kì năm trước. Trong đó, dư nợ của cá nhân giảm 2,33% và dư nợ doanh nghiệp giảm 31,82% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do sự tăng lên của doanh số thu nợ của cả 2 nhóm khách hàng này, nhiều khoản vay đến hạn thanh toán, khách hàng đến tất toán hợp đồng làm cho dư 36 nợ sụt giảm. Tuy nhiên xét về tỷ trọng, dư nợ cho vay KHCN tăng lên trong cơ cấu dư nợ cho vay của ngân hàng, chiếm 16,75% (Hình 4.2) Nguồn: tổng hợp số liệu từ Phòng KHCN, 2012, 2013 Hình 4.2: Tỷ trọng dư nợ theo thành phần kinh tế của Eximbank Tây Đô 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Như đã đề cập ở trên, tín dụng cũng có tính chất thời vụ, khách hàng thường có xu hướng chi tiêu nhiều hơn vào những tháng cuối năm. Do 2 quý cuối năm là thời gian gần Tết, các dịp lễ hội, nhóm KHCN có nhu cầu sắm sửa, trang bị vật dụng nhiều hơn. Đồng thời đó, doanh nghiệp có thể nhân cơ hội này để cung ứng hàng hóa, sản phẩm ra thị trường cũng như giải quyết hàng tồn đọng trong kho, làm gia tăng nhu cầu về vốn để đầu tư, sản xuất của doanh nghiệp. Do đó, ngân hàng có thể kỳ vọng tăng trưởng dư nợ vào 2 quý cuối năm hơn so với đầu năm.  Nợ xấu Nợ xấu có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Do đó nếu nhìn nhận đúng về nợ xấu, ngân hàng có thể biết được điểm đứng, điểm xuất phát thực tế để tìm ra thuận lợi cũng như khó khăn, từ đó đưa ra giải pháp, cơ cấu lại nợ một cách hiệu quả. Nợ xấu của doanh nghiệp có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2011 nợ xấu là 11.136 triệu đồng tăng 65,86% so với 2010. Năm 2012, nợ xấu tiếp tục tăng lên 1.206 triệu đồng, tương đương tăng 10,83% so với 2011. Trong cơ cấu tổng nợ xấu, nợ xấu của doanh nghiệp luôn chiếm tỉ trọng cao hơn hẳn, điều này cho thấy đây là lĩnh vực đang khá nhạy cảm, chi nhánh cần kiểm soát chặt chẽ trước, trong và sau khi cho vay với đối tượng doanh nghiệp hơn; 37 không nên chỉ tập trung xét duyệt, thẩm định trước cho vay mà lơ là quá trình kiểm soát tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp sau khi giải ngân. Vì một số doanh nghiệp sẽ lợi dụng sơ hở này của ngân hàng để đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro hơn, sử dụng vốn sai mục đích đã ký kết với ngân hàng. Nợ xấu của KHCN cũng tăng lên qua các năm và luôn chiếm tỉ trọng thấp hơn nợ xấu của KHDN trong tổng cơ cấu nợ xấu của ngân hàng (khoảng dưới 35%). Điều này cho thấy các khoản phát vay cho KHCN ít có rủi ro tín dụng hơn bởi vì các khoản vay này thường nhỏ lẻ, phân tán. Nếu xảy ra rủi ro tín dụng thì cũng chỉ với khối lượng nhỏ, không đồng loạt và với quy mô lớn như doanh nghiệp, qua đó cho thấy ngân hàng đang thực hiện phương châm “không bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ”. Nhưng không phải vì vậy mà sơ sài trong khâu xét duyệt hồ sơ. Theo những cảnh báo gần đây của các chuyên gia kinh tế, nợ xấu đang tiềm ẩn trong những chiếc thẻ tín dụng được ồ ạt cấp ra. Đứng trước chỉ tiêu tăng doanh số, có không ít điều kiện ràng buộc về khả năng tài chính đã bị xem nhẹ và một số trường hợp khách hàng không hiểu rõ về chức năng của thẻ tín dụng đã dẫn đến việc tiêu xài quá tay, khách hàng phá sản, còn ngân hàng lại tăng nợ Sang 2 quý đầu năm 2013, nợ xấu của cả 2 nhóm khách hàng có tăng so với cùng kì năm trước nhưng không đáng kể. Qua đó cho thấy, chi nhánh đã và đang thực hiện tốt bước đầu trong việc kiểm soát nợ xấu, nâng cao chất lượng món vay. Ngoài ra, ngân hàng đã thực hiện biện pháp cơ cấu lại thời gian trả nợ, một khối lượng lớn dư nợ tín dụng được giữ nguyên nhóm. Nhờ vậy doanh nghiệp và cá nhân đã được hỗ trợ, giảm bớt khó khăn tài chính do không phải trả lãi phạt và đảm bảo điều kiện có thể tiếp tục vay vốn ngân hàng. 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN TẠI EXIMBANK TÂY ĐÔ GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Để có cái nhìn rõ hơn về hoạt động cho vay cá nhân tại Eximbank Tây Đô, phần tiếp theo sẽ phân tích những vấn đề liên quan đến tình hình cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn trong giai đoạn 2010-2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 thông qua các khoản mục: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu 4.2.1 Phân tích hoạt động cho vay cá nhân của Eximbank Tây Đô giai đoạn 2010-2012 Cho vay cá nhân giúp ngân hàng phân tán rủi ro từ hoạt động cho vay doanh nghiệp, tăng số lượng khách hàng. Hiện nay, cho vay cá nhân đang là 38 lĩnh vực được hầu hết các ngân hàng khai thác triệt để. Bảng 4.2a đã tổng hợp lại cụ thể tình hình cho vay theo mục đích sử dụng vốn của cá nhân Bảng 4.2a: Tình hình hoạt động cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của Eximbank Tây Đô giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 1. DSCV 749.392 789.891 638.538 40.499 5,04 (151.353) (19,16) Tiêu dùng 518.720 570.965 520.300 52.245 10,07 (50.665) (8,87) SXKD 230.672 218.926 118.283 (11.746) (5,09) (10.688) (45,99) 2. DSTN 681.781 849.142 616.157 167.361 24,55 (232.985) (27,44) Tiêu dùng 491.966 610.890 501.392 118.924 24,17 (109.498) (17,92) SXKD 189.815 238.252 114.765 48.437 25,52 (123.487) (51,83) 3. Dƣ nợ 229.531 170.280 192.661 (59.251) (25,81) 22.381 13,14 Tiêu dùng 169.931 130.006 148.914 (39.925) (23,49) 18.908 14,54 SXKD 59.600 40.274 43.747 (19.326) (32,43) 3.473 8,62 4. Nợ xấu 2.562 4.339 5.880 1.777 69,36 1.541 35,52 Tiêu dùng 0.956 1.671 1.890 0.715 47,81 0.220 13,16 SXKD 1.606 2.668 3.990 1.062 66,12 1.321 49,51 Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Eximbank Tây Đô  Doanh số cho vay Đối với KHCN, doanh số cho vay của Eximbank Tây Đô được chia theo 2 mục đích vay chính: tiêu dùng và sản xuất kinh doanh - Vay tiêu dùng: là các khoản vay nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt của khách hàng như: vay du học, mua nhà, mua xe, sắm sửa vật dụng gia đình,… - Vay SXKD: bao gồm các khoản vay quy mô nhỏ lẻ, đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tiểu thương, sạp chợ,… Xét về tỉ trọng, các khoản vay có mục đích vay tiêu dùng luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất (trên 60% cơ cấu cho vay cá nhân). Điều này cho thấy chính sách ưu đãi của ngân hàng dành cho cá nhân có nhu cầu sắm sửa tiêu dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, thủ tục xét duyệt cho vay tiêu dùng khá đơn giản, không đòi hỏi nhiều thủ tục, hay qua nhiều khâu như các món vay SXKD của cá nhân và doanh nghiệp. - Năm 2011, doanh số cho vay cá nhân cho tiêu dùng là 570.965 triệu đồng, tăng 10,07% so với năm 2010, đến 2012 doanh số cho vay tiêu dùng giảm 8,87%, tương đương giảm 50.665 triệu đồng so với 2011. Nguyên nhân 39 là do sự bất ổn của nền kinh tế, người dân thắt chặt chi tiêu hơn, do vậy họ cũng hạn chế các nhu cầu vay vốn ngân hàng để sắm sửa thêm. - Đối với các khoản vay với mục đích SXKD, doanh số cho vay giảm dần trong giai đoạn 2010 - 2012. Trong đó, năm 2011 doanh số cho vay đã giảm 11,746 triệu đồng, tương đương giảm 5,09% so với 2010. Sang đến 2012, doanh số cho vay đối với nhóm này tiếp tục giảm còn 118.283 triệu đồng, tương đương giảm 45,99% so với 2011. Nguyên nhân là do sức cầu của nền kinh tế yếu, mặc dù Chính phủ đã ra Nghị quyết 11 nhằm hỗ trợ cho vay vào các lĩnh vực SXKD nhưng tâm lý e dè vì không tìm được đầu ra đã khiến các cá nhân, hộ gia đình thu hẹp quy mô buôn bán, kinh doanh, hạn chế vay vốn để sản xuất thêm, thay vào đó là tích cực khuyến mãi, bán tháo các mặt hàng tồn kho nhằm giảm bớt gánh nặng hàng tồn đọng, thu hồi lại vốn.  Doanh số thu nợ Nhìn chung, doanh số thu nợ cá nhân với mục đích tiêu dùng hay sản xuất kinh doanh đều có xu hướng tăng nhẹ vào năm 2011 và giảm xuống vào năm 2012. - Đối với cá nhân vay tiêu dùng: doanh số thu nợ năm 2011 tăng 118.924 triệu đồng (tương đương 24,17%) so với năm 2010 và đến năm 2012, doanh số này là 501.392 triệu đồng, tức giảm 17,92% so với 2011. Có thể lý giải điều này là do trong năm 2012, giá cả hầu các mặt hàng tiêu dùng và thiết yếu đều leo thang, điển hình như giá xăng với 6 lần tăng giá với tổng cộng 6.050 đồng/lít và cũng tương ứng với 6 lần giảm giá với mức giảm chung thấp hơn nhiều, chỉ 3.700 đồng/lít hay như mặt hàng khác là gas đã tăng giá khoảng 20%, tương đương khoảng 120.000 đồng/bình 12kg, trong khi đó mức điều chỉnh giảm không đáng là bao; các mặt hàng nông sản, rau củ… cũng đồng loạt tăng giá trong khi mặt bằng lương, thu nhập của cán bộ công nhân viên, người lao động v.v… tăng không nhiều. Tình trạng này dẫn đến nhiều khách hàng đã chậm trễ thanh toán nợ hoặc đề nghị ngân hàng gia hạn lại thời gian trả nợ, làm doanh số thu nợ tại khoản mục này giảm xuống - Đối với mục đích SXKD: doanh số thu nợ năm 2011 là 238.252 triệu đồng, tăng lên 25,52% so với 2010 và sang 2012 thì lại giảm đến 51,83%. Có sự biến động này là do sự biến động của doanh số cho vay SXKD năm 2012 giảm đáng kể, sự xuất hiện với quy mô hiện đại của các siêu thị trên địa bàn thành phố như Big C, Metro, Coop Mark… đã thu hút 1 lượng lớn khách hàng trước kia vốn quen mua sắm ở các kios, sạp chợ truyền thống, hay các cửa hàng buôn bán sỉ lẻ của tiểu thương bởi sự thuận tiện, nhanh chóng, giá cả và nhiều tiện ích, giá trị khác được mang đến cho khách hàng thông qua các kênh 40 mua sắm của siêu thị. Chính vì lí do đó, nhiều cửa hàng kinh doanh của cá nhân bị mất khách, giảm đáng kể doanh thu và làm mất sự ổn định đầu ra của cửa hàng, nhiều hộ kinh doanh không có lời, làm việc thanh toán nợ cho ngân hàng cũng trì trệ.  Dƣ nợ Nhìn vào bảng 4.2a, dư nợ của cả khoản vay tiêu dùng và sản xuất – kinh doanh đều có sự biến động qua các năm. Cụ thể: - Vay tiêu dùng: đây là lĩnh vực chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu dư nợ của khách hàng cá nhân. Dư nợ tiêu dùng năm 2011 giảm 39.925 triệu đồng, tức giảm 23,49% so với 2011; năm 2012, dư nợ bắt đầu tăng nhẹ, đạt mức 148.914 triệu đồng, tăng 14,54% so với năm 2011. - Vay SXKD: dư nợ năm 2011 là 40.274 triệu đồng, giảm tương ứng 32,43% so với năm 2010; đến năm 2012, có số dư nợ này đã tăng lên 8,62% so với 2011. Do tình hình kinh tế tại Cần Thơ giai đoạn này không mấy khởi sắc, cầu tiêu dùng cũng như sức mua của người dân đều sụt giảm, khách hàng không có nhu cầu mở rộng thêm kinh doanh hay sản xuất mà chủ yếu gom góp để trả nợ ngân hàng, chính vì vậy đã làm cho tốc độ doanh số thu nợ tăng nhanh hơn tốc độ doanh số cho vay của khoản mục này. Ngoài ra, các hộ kinh doanh, tiểu thương chủ yếu vay các khoản nhỏ để kinh doanh theo mùa vụ, thời gian vay ngắn (tập trung chủ yếu là dưới 1 năm), nên dư nợ còn lại qua các năm cũng có sụt giảm  Nợ xấu - Cho vay tiêu dùng: tuy chi nhánh tập trung cho vay cá nhân với mục đích tiêu dùng nhiều, doanh số cho vay đối với nhóm đối tượng này cao hơn hẳn nhóm có nhu cầu sản xuất - kinh doanh nhưng nợ xấu từ tiêu dùng lại chiếm tỉ trọng thấp hơn, điều này nói lên chất lượng tốt và độ an toàn của các khoản vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian này, các món vay của cá nhân chủ yếu với số lượng nhỏ, từ vài chục đến vài trăm triệu nhằm mua sắm thêm vật dụng trong gia đình là chủ yếu, ít có các khoản vay mua BĐS, do đó từ 2010 đến 2012, tỉ lệ nợ xấu của nhóm tiêu dùng có tăng, nhưng chỉ tăng với mức độ khá chậm, năm 2012, tốc độ tăng trưởng nợ xấu là 13,16% so với 2011. - Cho vay SXKD: ta thấy hoạt động sản xuất – kinh doanh là hoạt động phát sinh nhiều nợ xấu trong cơ cấu nợ xấu theo mục đích sử dụng của KHCN giai đoạn 2010-2012. Năm 2011, nợ xấu từ hoạt động này là 2.668 triệu đồng, tăng 66,12% so với 2010, và tăng thêm 1.321 triệu đồng vào năm 2012, làm 41 nợ xấu năm 2012 tăng lên 49,51% so với 2011. Sở dĩ nợ xấu của hoạt động sản xuất-kinh doanh luôn chiếm tỉ trọng cao là do hoạt động này luôn phụ thuộc vào sự biến động của nền kinh tế, sức mua của thị trường…Như tình hình chung đã đề cập ở trên, 2010-2012 là giai đoạn nền kinh tế bị tổn thương trầm trọng nhất, kéo theo hệ lụy là gây khó khăn cho tình hình kinh doanh nói chung, các cá nhân cũng như doanh nghiệp không dám mạnh tay đầu tư thêm cho sản xuất, tâm lý cầm chừng cho qua giai đoạn nền kinh tế phục hồi. Do vậy, cũng không thể thu được lợi nhuận nhiều, ảnh hưởng đến việc trả nợ vay ngân hàng, làm khối lượng nợ xấu cũng tăng lên. 4.2.2 Phân tích hoạt động cho vay cá nhân 6 tháng đầu năm 2013 Hoạt động cho vay cá nhân 6 tháng đầu năm 2013 của chi nhánh được thể hiện qua bảng 4.2b sau: Bảng 4.2b: Tình hình hoạt động cho vay cá nhân phân theo mục đích sử dụng của Eximbank Tây Đô vào 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Chênh lệch 6T 2012 6T 2013 6T 2013/6T 2012 Số tiền % 1. DSCV 201.824 278.390 76.566 37,94 Tiêu dùng 175.304 223.608 48.304 27,55 SXKD 26.520 54.782 28.262 106,57 2. DSTN 289.125 390.009 100.884 34,89 Tiêu dùng 239.222 313.171 73.949 30,91 SXKD 49.903 76.838 26.935 53,97 3. Dƣ nợ 82.979 81.042 (1.937) (2,33) Tiêu dùng 66.088 59.351 (6.737) (10,19) SXKD 16.891 21.690 4.799 28,41 4. Nợ xấu 2.044 2.185 0.141 6,90 Tiêu dùng 1.120 0.922 (0.198) (17,71) SXKD 0.924 1.263 0.339 36,74 Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Eximbank Tây Đô, 2012, 2013  Doanh số cho vay Những tháng đầu năm 2013, kinh kế có dấu hiệu phục hồi nhẹ, nhưng vẫn chưa bền vững. Doanh số cho vay của ngân hàng đối với nhóm tiêu dùng và SXKD vào 6 tháng đầu năm 2013 cũng có xu hướng tăng lên so với cùng kì năm trước. Trong đó, doanh số cho vay đối với khách hàng có mục đích tiêu dùng tăng lên 27,55% và với mục đích SXKD tăng 106,57% so với cùng kì năm ngoái, làm doanh số cho vay cá nhân tăng lên 37,94%. Bởi vì, trong khoảng thời gian này, ngân hàng tập trung hơn vào đối tượng khách hàng cá nhân nhằm bù đắp, làm giảm áp lực từ các khoản cho vay doanh nghiệp đang trì trệ, hoặc chưa có dấu hiệu phục hồi nhiều. Bên cạnh đó, trong năm 2013, 42 Eximbank tiếp tục chú trọng phát triển các sản phẩm cho cá nhân phục vụ hầu hết các đối tượng khách hàng, đặc biệt là cán bộ nhân viên, người lao động; thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.  Doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ của cả khoản tiêu dùng và SXKD đều tăng so với cùng kì năm trước. Cụ thể, doanh số thu nợ của nhóm cá nhân vay với mục đích tiêu dùng đạt 313.171 triệu đồng, tăng 30,91%; còn nhóm SXKD là 76.838 triệu đồng, tức tăng 53,97% so với 6 tháng đầu năm 2012. Do trong thời gian này, tình hình giá cả thị trường trên địa bàn thành phố tương đối ổn định, nguồn hàng đảm bảo cung ứng dồi dào, không có tình trạng hết hàng hay tăng giá đột biến, chỉ số tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng 3,56% so với cùng kì, nguồn thu nhập của khách hàng vì vậy cũng được cải thiện. Ngoài ra, về phía ngân hàng, nhân lúc nền kinh tế được dự báo có sự phục hồi nhẹ, lạm phát cũng đang được kiềm chế ở con số có thể chấp nhận được, ngân hàng chú trọng vào công tác thu hồi nợ, theo dõi sát sao các khoản vay để đảm bảo khả năng thu hồi nhằm hạn chế tối thiểu tình trạng nợ xấu đang rình rập. Vì 2 lý do trên mà doanh số thu nợ của cá 2 nhóm mục đích tiêu dùng và SXKD đều tăng lên.  Dư nợ Đến 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ của lĩnh vực SXKD đã có sự tăng trưởng, tăng 28,42% so với cùng kì năm trước do tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay trong lĩnh vực này tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ. Điều này cho thấy ngân hàng đang có nhiều khoản vay mới từ cá nhân vay để kinh doanh, đây là một dấu hiệu đáng khen ngợi. Bên cạnh đó, thì dư nợ của nhóm khách hàng vay tiêu dùng lại sụt giảm (giảm 10,19% so với cùng kì năm trước). Sự sụt giảm này chủ yếu là do tâm lý của khách hàng, đặc biệt là từ những khách hàng có vay cho nhu cầu bất động sản. Mặc dù ngân hàng đã có gói sản phẩm 9%/năm trong 3 tháng đầu, 12%14%/năm trong 9 tháng thiếp theo dành cho các khách hàng có nhu cầu mua nhà, đất, tuy nhiên các hợp đồng vay mua nhà thường có thời hạn từ 10-15 năm trong khi lãi suất ưu đãi chỉ tính cho vài tháng hoặc vài năm đầu, sau thời gian đó, lãi suất vay được tính theo lãi suất huy động 12 tháng cộng với biên độ 4%, với một thị trường không ổn định và lãi suất huy động bị thả nổi Đây là rào cản lớn giữa ngân hàng và nhiều khách hàng có nhu cầu vay mua bất động sản. Vì vậy, dư nợ tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm vẫn còn ì ạch. 43  Nợ xấu Sang 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu của khoản mục SXKD tăng 36,74% so với cùng kì năm ngoái. Sở dĩ có sự tăng lên là do các tiểu thương kinh doanh không thuận lợi làm việc trả nợ của các cá nhân này cũng trì trệ theo. Nhìn chung, lĩnh vực SXKD là lĩnh vực mang nhiều rủi ro, bởi chịu nhiều tác động từ các yếu tố kinh tế xã hội, vĩ mô (tỉ lệ lạm phát, sức mua…) nên dễ xảy ra tình trạng nợ xấu. Do đó ngân hàng cần chú trọng thẩm định, giám sát chặt chẽ các món vay này để giảm thiểu rủi ro Và dấu hiệu tích cực cho công tác xử lí nợ xấu của chi nhánh là sang 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu của nhóm tiêu dùng đã giảm 0,198 triệu đồng, tương đương giảm 17,71% so với cùng kì năm ngoái. Các khoản vay tiêu dùng chủ yếu thuộc nhóm khách hàng là cán bộ công nhân viên, nhóm đối tượng này thường có xu hướng ít sử dụng vốn tích góp của mình để sắm sửa các món hàng tiêu dùng, mà họ thường vay đi ngân hàng thêm bổ sung thêm. Do đó, việc vỡ nợ hoặc chậm trễ trả nợ là ít xảy ra, do họ đã có một khoản tiền dự trù trước. 4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN THÔNG QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH Đánh giá tín dụng là một công việc cần thiết và quan trọng sau khi phân tích tình hình tín dụng của ngân hàng qua đó thấy được những mặt còn yếu kém cũng những những mạnh của ngân hàng trong hoạt động tín dụng, cụ thể ở đây là hoạt động tín dụng cá nhân được thể hiện qua 3 chỉ số là vòng quay vốn tín dụng cá nhân, hệ số thu nợ cá nhân và tỉ lệ nợ xấu (Bảng 4.3) Bảng 4.3: Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay cá nhân tại Eximbank Tây Đô Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 Triệu Doanh số cho vay 749.392 789.891 638.538 201.824 278.390 đồng Triệu Doanh số thu nợ 681.781 849.142 616.157 289.125 390.009 đồng Triệu Dư nợ 229.531 170.280 192.661 82.979 81.042 đồng Triệu Dư nợ bình quân 196.362 199.906 181.471 126.630 136.851 đồng Hệ số thu nợ % 90,98 107,50 96,49 143,26 140,09 Vòng quay vốn Vòng 3,47 4,25 3,40 2,28 2,84 tín dụng Nợ xấu/Dƣ nợ % 1,11 2,55 3,05 2,46 2,69 Nguồn: Tự tổng hợp từ Phòng khách hàng cá nhân Eximbank Tây Đô 44  Hệ số thu nợ Hệ số thu nợ đánh giá công tác thu hồi vốn của ngân hàng, hệ số này càng cao thể hiện việc thu hồi nợ của ngân hàng càng hiệu quả. Qua Bảng 4.3, hệ số thu nợ cá nhân của ngân hàng qua các năm đều trên 90%. Có được kết quả như vậy có thể kể đến 3 lí đo chính. Thứ nhất, mặc dù đứng trước nhiều áp lực về tăng trưởng tín dụng cũng như điều kiện nền kinh tế không mấy thuận lợi cho hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và Eximbank Tây Đô nói riêng, tuy nhiên, chi nhánh vẫn theo đuổi mục tiêu chọn lọc kĩ càng, chỉ cấp những khoan vay chất lượng thay vì mục tiêu tăng trưởng và số lượng giải ngân mà sơ sài, qua loa trong xét duyệt khách hàng vay. Thứ hai, các khoản vay của khách hàng cá nhân chiếm phần lớn là các khoản vay ngắn hạn, do đó việc giải ngân và thu nợ thường diễn ra trong năm. Thứ ba, công tác thu hồi nợ của chi nhánh luôn được chú trọng, nhân viên tín dụng luôn chủ động đôn đốc khách hàng vay trả nợ đúng hạn như gọi điện thăm hỏi khách hàng để biết tình hình thanh toán nợ, giữ liên lạc với khách hàng thường xuyên, gọi điện thoại nhắc nhở khách hàng trước 7 ngày khi đến hạn thanh toán lãi hàng tháng… Tiêu biểu trong giai đoạn qua là hệ số thu nợ năm 2011 đạt đến 107,50%. Một phần là do trong năm có doanh số thu nợ cao hơn doanh số cho vay, các khoản vay trong năm cũ được tất toán. Ngoài ra, do ảnh hưởng của lạm phát, đồng tiền bị mất giá khiến ngân hàng cũng hạn chế cho vay.  Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng càng cao nói lên chính sách tín dụng của ngân hàng thiên về cho vay ngắn hạn, còn ngược lại, vòng quay tín dụng thấp nói lên một điều là chính sách tìn dụng của ngân hàng là cho vay trung và dài hạn Nhìn qua Bảng 4.3, vòng quay vốn đối với các khoản phát vay cho KHCN có sự biến động qua các năm nhưng nhìn chung đều dao động trong khoảng từ 2 đến 4 vòng/năm, tương đương với độ dài một vòng quay cũng dao động quanh con số 100 ngày (tương đương 3-6 tháng/vòng). Điều này nói lên rằng chi nhánh cho vay thu nợ hàng quý, đồng thời chúng ta cũng có thể hiểu chính sách tín dụng của ngân hàng đối với KHCN thiên về cho vay ngắn hạn. Vì thực tế, các khoản vay của KHCN thường là nhỏ lẻ, nhằm bù đắp hoặc bổ sung thiếu hụt vốn tạm thời, nên các hợp đồng tín dụng cá nhân thường tất toán sớm hơn so với thời hạn trên hồ sơ tín dụng được kí kết. Đồng thời, việc chi nhánh chủ trương cho vay ngắn hạn trong giai đoạn này cũng là hợp lý vì với tình hình hình kinh tế đang biến động như hiện nay, chính sách tín dụng ngắn hạn sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, thời gian luân chuyển vốn ngắn, mỗi đồng vốn bỏ ra mau được thu hồi lại. Nhưng nhược điểm của vòng quay vốn tín 45 dụng khá cao là việc chi nhánh phải ký nhiều hợp đồng tín dụng trong 1 thời kỳ, điều này có thể dẫn đến làm tăng chi phí cho chi nhánh  Tỷ lệ nợ xấu Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu của KHCN tại Eximbank Tây Đô đang trên bờ vượt ngưỡng an toàn. Theo thông lệ quốc tế và Việt Nam thì mức 3% được xem là giới hạn chấp nhận được trong kiểm soát nợ xấu. Tuy nhiên, nhìn vào Bảng 4.4, năm 2012 tỉ lệ nợ xấu của nhóm KHCN đã là 3,05% và 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ nợ xấu đã ở mức 2,69%. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ 2 phía - Từ phía khách hàng: do trong những năm qua, một số khoản vay cá nhân, chủ yếu là từ các cá nhân có khoản vay nhằm mục đích sản xuất – kinh doanh, đã không được sử dụng đúng mục đích, đầu tư vào những lĩnh vực có rủi ro cao, dẫn đến mất khả năng chi trả. - Từ phía ngân hàng: hiệu quả công tác thanh tra, giám sát còn hạn chế, nhất là không kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm hợp đồng tín dụng đã kí kết. Bên cạnh đó, hình thức đẩy tăng trưởng tín dụng thông qua cho vay tiêu dùng bằng thẻ tín dụng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro nợ xấu. Vì với chính sách “chi trước, trả sau”, khách hàng dễ rơi vào tình trạng chi tiêu vượt quá khả năng chi trả. Do không thể kỳ vọng tăng trưởng tín dụng từ khối khách hàng doanh nghiệp nên mảng tín dụng cá nhân đã được ngân hàng đẩy mạnh khai thác. Tuy nhiên, vì mục tiêu tăng trưởng tín dụng mà ồ ạt đẩy vốn vào các món vay tiêu dùng của cá nhân sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ nợ xấu cho ngân hàng. 4.4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY CÁ NHÂN TẠI EXIMBANK TÂY ĐÔ 4.4.1 Một số thông tin từ mẫu điều tra  Độ tuổi Trong 120 mẫu thu thập được, độ tuổi của khách hàng đến vay vốn tại Eximbank Tây Đô được chia thành 4 nhóm. Tỷ trọng mỗi nhóm được thể hiện qua bảng 4.4 sau. Trong đó có thể thấy khách hàng tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 31 đến 45 tuổi có nhu cầu vay vốn nhiều nhất, chiếm đến 55% trong tổng số khách hàng được điều tra, ngược lại, nhóm từ độ tuổi 61-80 là nhóm ngân hàng cần xem xét kĩ lưỡng hơn cả vì những khách hàng này đã ngoài độ tuổi lao động cũng như thu nhập đã giảm hoặc bị hạn chế phần nào. 46 Bảng 4.4: Độ tuổi của KHCN vay vốn tại chi Eximbank Tây Đô Độ tuổi Tần số Từ 18 – 30 tuổi 22 Từ 31 – 45 tuổi 66 Từ 46 – 60 tuổi 24 Từ 61 – 80 tuổi 8 120 Tổng Tỉ lệ (%) 18,3 55,0 20,0 6,7 100 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013 Tình trạng hôn nhân Những khách hàng đã kết hôn được kỳ vọng có khả năng trả nợ cao hơn các trường hợp còn lại (độc thân, li dị/góa, đang li thân). Các trường hợp đã kết hôn, chi phí sinh hoạt cũng như số tiền vay phải trả sẽ được trang trải, chia sẻ cho cả 2 người, khi ấy sẽ làm giảm bớt gánh nặng về số nợ phải trả hằng kỳ. Bảng 4.5: Tình trạng hôn nhân của KHCN vay vốn tại Eximbank Tây Đô Tình trạng hôn nhân Tần số Tỉ lệ (%) Kết hôn 81 67,5 Khác 39 32,5 120 100 Tổng Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013 Trình độ học vấn Trình độ học vấn của khách hàng được chia làm 2 nhóm dưới đại học (bao gồm các trình độ từ cao đẳng, trung cấp và từ phổ thông trung học trở xuống); nhóm 2 là trình độ đại học trở lên (đại học, thạc sĩ, tiến sĩ…). Những người có trình độ học vấn cao được kì vọng là khách hàng có sự hiểu biết nhất định, thuận tiện cho ngân hàng ở các khâu giao dịch hoặc làm hồ sơ, thái độ ứng xử của khách hàng khá tốt, uy tín cao và khả năng trả nợ cao Bảng 4.6: Trình độ học vấn của KHCN vay vốn tại Eximbank Tây Đô Trình độ học vấn Tần số Tỉ lệ (%) Dưới đại học 55 45,8 Đại học trở lên 65 54,2 120 100 Tổng Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013  Nguồn trả nợ của khách hàng Mỗi khách hàng có nguồn thu nhập trả nợ khác nhau: từ lương, từ cho thuê tài sản, thuê mặt bằng, từ chứng khoán,… Qua quá trình tổng hợp, nguồn trả nợ được chia thành 3 loại: từ lương, từ SKKD và các trường hợp còn lại 47 Bảng 4.7: Nguồn trả nợ của KHCN đến vay tại Eximbank Tây Đô Nguồn trả nợ Tần số Từ lương 61 Từ SXKD 31 Khác 28 120 Tổng Tỉ lệ (%) 50,8 25,8 23,3 100 Nguồn: Số liệu điều tra 2013  Nghề nghiệp và số năm kinh nghiệm trong công việc hiện tại Để đánh giá về kinh nghiệm cũng như sự ổn định công việc hiện tại của khách hàng đến vay vốn, ngân hàng cũng quan tâm đến thời gian khách hàng đã làm trong nghề nghiệp hiện tại là bao lâu. Biến số năm kinh nghiệm là biến định lượng. Bảng 4.8: Nghề nghiệp và số năm kinh nghiệm của KHCN vay vốn tại Eximbank Tây Đô Nghề nghiệp Tần số Tỉ lệ (%) CCVC 32 26,7 Tự kinh doanh 30 25,0 Khác 58 48,3 Tổng 120 100 Số năm kinh Độ lệch Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình nghiệm chuẩn 2 35 13,36 8,18 Nguồn: Số liệu điều tra 2013  Thu nhập ròng hàng tháng Một trong những yếu tố quan trọng, có tính chất quyết định đến khả năng vay vốn cũng như trả nợ của khách hàng đó là thu nhập ròng hàng tháng của khách hàng. Khoản thu nhập hàng tháng của khách hàng sau khi đã trừ đi các chi phí sinh hoạt, các chi phí dự tính phát sinh… thu nhập ròng còn lại cũng là yếu tố ngân hàng cần quan tâm đến, vì nó chính là một sự đảm bảo rằng khách hàng có năng lực tài chính đủ mạnh để trả nợ hàng kỳ hoặc tất toán khoản nợ khi đến hạn. Các khách hàng của chi nhánh chủ yếu đều có thu nhập từ trung bình khá trở lên Bảng 4.9: Thu nhập ròng của KHCN vay vốn tại Eximbank Tây Đô Thu nhập ròng Tần số Tỉ lệ (%) < 5 triệu đồng 37 30,8 5 – 10 triệu đồng 59 49,2 >10 triệu đồng 24 20,0 120 100 Tổng Nguồn: Số liệu điều tra 2013 48  Mục đích vay vốn Đối với KHCN, họ vay vốn với nhiều mục đích khác nhau như: vay sửa chữa, xây nhà; vay du học, mua ô tô; vay bổ sung vốn kinh doanh của tiểu thương, hộ gia đình… Tuy nhiên, các mục đích vay riêng lẻ của cá nhân được tập trung thành 2 loại chính: mục đích tiêu dùng và mục đích SXKD Bảng 4.10: Mục đích vay vốn của KHCN tại Eximbank Tây Đô Mục đích vay vốn Tần số Tỉ lệ (%) SXKD 38 31,7 Tiêu dùng 82 68,3 120 100 Tổng Nguồn: Số liệu điều tra 2013  Số tiền vay vốn Khách hàng cá nhân được điều tra có nhiều mức vay khác nhau, được chia thành 3 mức độ khác nhau: 500 triệu đồng. Kết quả điều tra được trình bày trong bảng sau: Bảng 4.11: Số tiền vay của KHCN tại Eximbank Tây Đô Số tiền vay Tần số Tỉ lệ (%) < 100 triệu đồng 48 40,0 100-500 triệu 45 37,5 > 500 triệu 27 22,5 120 100 Tổng Nguồn: Số liệu điều tra 2013  Hình thức đảm bảo tiền vay Hình thức đảm bảo tiền vay phổ biến nhất là cầm cố/thế chấp tài sản (BĐS, xe cộ, máy móc, vàng, hàng tồn kho…). Các hình thức còn lại có thể là tín chấp (dựa vào uy tín của khách hàng) hoặc được bảo lãnh từ phía thứ 3. Bảng 4.12: Hình thức đảm bảo tiền vay của KHCN tại Eximbank Tây Đô Đảm bảo tiền vay Tần số Tỉ lệ (%) Cầm cố/ thế chấp 71 59,2 Tín chấp 35 29,2 Bảo lãnh 14 11,6 120 100 Tổng Nguồn: Số liệu điều tra 2013  Sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng Khách hàng đến vay vốn cũng được khảo sát xem có từng sử dụng bất kì dịch vụ nào ở Eximbank Tây Đô (mở số tiết kiệm, sử dụng dịch vụ thẻ, thanh toán…) hay không. Việc khách hàng từng có bất kì một giao dịch nào với 49 Eximbank sẽ thúc đẩy việc vay vốn được dễ dàng hơn. Kết quả được thể hiện qua Bảng 4.13 Bảng 4.13: Tình hình sử dụng dịch vụ khác tại Eximbank Tây Đô của KHCN vay vốn Sử dụng dịch vụ Tần số Tỉ lệ (%) Không sử dụng 56 46,7 Có sử dụng 64 53,3 120 100 Tổng Nguồn: Số liệu điều tra 2013 4.4.2 Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định cho khách hàng cá nhân vay vốn Quyết định cho vay của một ngân hàng là một quyết định rất quan trọng vì nó gián tiếp xác định lợi nhuận cũng như hiệu suất kinh doanh của ngân hàng trong tương lai. Trong thời gian gần đây, các NHTM càng cẩn trọng hơn trong việc ra quyết định cấp tín dụng của mình để hạn chế tối đa ảnh hưởng từ những khoản vay không chất lượng, có nguy cơ làm phát sinh nợ xấu của ngân hàng. Bởi vì, vấn đề nợ xấu đã và đang trở thành đề tài nóng được quan tâm trên hầu hết các phương tiện truyền thông trong vài năm trở lại đây, điều này phần nào ảnh hưởng đến hình ảnh cũng như uy tín của hệ thống ngân hàng. Nhìn chung, nợ xấu đang tăng lên ở mức đáng báo động không chỉ ở những nước đang phát triển và kém phát triển mà cả những nước đã phát triển cũng không tránh khỏi. Hậu quả của nợ xấu trong hệ thống ngân hàng là sự sụp đổ của một số ngân hàng cũng như tình trạng trì trệ của nền kinh tế nước ta. Nguyên nhân gây ra tình trạng nợ xấu lớn nhất là do các ngân hàng không có đủ thông tin từ phía khách hàng mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác thẩm định. Thực tế, khách hàng có thể đến với ngân hàng do ý định vay vốn nảy sinh từ bản thân nhu cầu của họ hoặc do trong quá trình tiếp xúc, hay các cán bộ tín dụng đã thuyết phục được khách hàng nộp hồ sơ xin vay. Nhưng cho dù là khách hàng mà ngân hàng lần đầu biết đến hay là do cán bộ tín dụng tìm hiểu, thì việc lựa chọn khách hàng vẫn là khâu không thể thiếu. Ngân hàng có thể đưa ra các tiêu chí để lựa chọn khách hàng (kể cả năng lực tài chính và phi tài chính), phương án sử dụng vốn vay, nguồn tài trợ và mức độ sẵn sàng bảo đảm cho các khoản vay (cả bằng tài sản và bằng dòng tiền trong tương lai). Do đó, trở ngại đối với các NHTM hiện nay là khả năng “thấu hiểu” một khối lượng lớn thông tin và lọc lại những thông tin thật sự hữu ích cho việc ra quyết định. Sự tồn tại của mỗi ngân hàng phụ thuộc vào khả năng sàng lọc lượng thông tin ấy của chính Ban quản lý cũng như cán bộ thẩm định của ngân hàng đó. Nếu ngay từ lúc bắt đầu ra quyết định, việc ngân 50 hàng xác định đúng hướng, lựa chọn đối tượng cho vay thích hợp có thể giúp nhà kinh doanh hạn chế đến mức tối đa rủi ro có thể phát sinh (giảm xác suất xảy ra sai lầm loại I). Và theo đó, khi có bất trắc xảy ra ngoài dự kiến thì họ vẫn có thể chủ động đối phó với tình huống mới chứ không phải quan tâm đến việc sửa chữa sai lầm Với lý do trên, mô hình Logistic nhị phân đã được sử dụng để xác định xác suất sự chấp nhận của một đơn xin vay vốn của cá nhân và dự đoán sự tác động của các yếu tố độc lập đến biến quyết định cho vay cuối cùng. Qua quá trình khảo sát 120 đối tượng KHCN và xử lý số liệu qua SPSS 16, kết quả xử lý được tổng hợp qua Bảng 4.14 sau: Bảng 4.14: Kết quả phân tích các yếu tố tác động đến quyết định cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Eximbank chi nhánh Tây Đô Biến Hệ số Bêta Mức ý nghĩa Hệ số Exp(B) Sig. -0,518 0,679 0,596 X1 (TUOI) -2,844 0,119 0,058 X2 (HONNHAN) 3,552 0,077 34,885 X3 (HOCVAN) 0,101 0,062 1,106 X4 (NGHENGHIEP) 0,080 0,498 1,083 X5 (KINHNGHIEM) 2,399*** 0,013 11,007 X6 (THUNHAP) -0,628** 0,042 0,534 X7 (NGUONTRANO) 1,240 0,478 3,456 X8 (MUCDICHVAY) -1,465 0,078 0,231 X9 (SOTIENVAY) -0,240** 0.001 0,786 X10 (ĐBTS) 1,335 0,172 3,799 X11 (DICHVUKHAC) 0,390 0,025 1,477 Hằng số Số quan sát 120 -2LL 20,984 2 Hệ số R 42,1% Hệ số R2 điều chỉnh 73,7% Xác xuất dự báo trúng 89,17% Ghi chú: *,**,*** lần lượt có ý nghĩa ở mức 1%, 5%, 10% Nguồn: Số liệu xử lý bằng SPSS 16, 2013 Sử dụng phần mềm SPSS để chạy mô hình hồi quy Binary Logistic với độ tin cậy 95%; kết quả hiển thị được diễn giải cụ thể như sau: Ý nghĩa thống kê của mô hình hồi quy - Trị số -2 Log likelihood (-2LL) là giá trị thể hiện mức độ phù hợp của mô hình. Trị số này càng nhỏ thì thể hiện mức độ sai số của mô hình càng ít. Trong mô hình này với -2LL = 20,984 là không cao lắm, như vậy có độ phù hợp khá tốt với mô hình tổng thể. Đồng thời hệ số R2 điều chỉnh = 73,7% có nghĩa là 73,7% quyết định cho vay của ngân hàng được giải thích bởi các biến 51 trong mô hình nghiên cứu. Còn 26,3% sự biến động còn lại do các yếu tố khác mà bài viết chưa nghiên cứu và đưa vào mô hình. Mức độ dự báo chính xác của mô hình là 89,17% - Dựa vào Bảng 4.14 cho kết quả kiểm định Wald có 3 nhân tố có ảnh hưởng mạnh đến quyết định cho vay của ngân hàng, trong đó các yếu tố: X5 (Thu nhập hàng tháng), X6 (Nguồn trả nợ), X9 (Hình thức đảm bảo tài sản) lần lượt có ý nghĩa ở mức 5% và 10% Từ kết quả phân tích trên, phương trình hồi quy logistic nhị phân được viết lại như sau: Log e [ P(Y  1) ]  0,390  2,399 X 6  0,628 X 7  0,240 X 10 P(Y  0) Bảng 4.15 cho ta thấy trong 14 trường hợp thực tế ngân hàng đã quyết định Không cho vay, mô hình dự đoán đúng 12 trường hợp tương ứng với tỉ lệ trúng là 85,71%, còn lại 2 trường hợp mô hình đã dự báo sai là Cho vay. Tương tự, trong 106 trường hợp KHCN theo thực tế chi nhánh đã quyết định cấp tín dụng (Cho vay), mô hình đã dự đoán đúng 95 trường hợp, ứng với tỉ lệ trúng là 89,62%. Từ điều này, ta tính được tỉ lệ dự đoán chính xác của toàn mô hình là 89,17% Bảng 4.15: Mức độ dự báo chính xác của mô hình Bảng phân loại Dự báo Tần số quan sát Quyết định của ngân hàng Tỷ lệ % đúng Không cho vay Cho vay Không Quyết định 12 2 85,71 cho vay thực tế của ngân hàng 11 95 89,62 Cho vay 89,17 Tỷ lệ phần trăm tổng thể Nguồn: Số liệu xử lý bằng SPSS 16, 2013  Giải thích ý nghĩa các hệ số trong mô hình - X1 (Tuổi): Kết quả phân tích hồi quy Logistic nhị phân cho thấy độ tuổi của KHCN có tương quan tỉ lệ nghịch với quyết định cho vay của ngân hàng, tuy nhiên biến này không có ý nghĩa thống kê (tức Sig > 0,05) và ngược lại với kỳ vọng ban đầu. Sở dĩ như vậy là do đối tượng khách hàng đến vay vốn tại ngân hàng chủ yếu thuộc nhóm từ 40 tuổi trở xuống. Tuy nhiên, việc nói những khách hàng càng trẻ hoặc càng lớn tuổi thì khả năng trả nợ càng cao, dẫn đến khả năng cho vay càng cao có phần không hợp lý. Theo ý kiến chủ quan của người viết, những khách hàng ở khung tuổi từ 35 đến 45 tuổi là những khách hàng có nguồn thu nhập tương đối ổn định, sức khỏe và hiệu suất 52 làm việc đang ở giai đoạn tốt nhất, hăng say nhất cũng như còn đủ năng lực làm tăng thêm thu nhập cá nhân. Tuy đây không phải là điều kiện tiên quyết nhưng việc xét đến tuổi tác của khách hàng cũng phần nào giúp ngân hàng có một cái nhìn bao quát nhất về đối tượng đang giao dịch với mình. - X2 (Tình trạng hôn nhân): Theo kết quả phân tích, những khách hàng đã kết hôn có khả năng được vay vốn cao hơn những khách hàng độc thân, do khi ấy, đồng nghĩa với việc thanh toán nợ (gốc và lãi) hàng kỳ cho ngân hàng của khách hàng sẽ được san sẻ. Tuy nhiên biến này chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, không có ý nghĩa về mặt thống kê trong mô hình (mức ý nghĩa Sig. > 0,05) - X3 (Trình độ học vấn): tương tự biến X2, biến này cũng chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế. Khi một khách hàng có trình độ càng cao thì uy tín đối với nơi khách hàng đang làm việc cũng như đối với ngân hàng càng cao, kỳ vọng khách hàng thực hiện đúng, đủ những điều khoản đã thỏa thuận với ngân hàng, do đó khả năng được cấp vốn càng cao. - X4 (Nghề nghiệp): với mức ý nghĩa Sig. > 0,05, biến nghề nghiệp không có ý nghĩa trong mô hình. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, chiến lược của ngân hàng là tập trung vào những khách hàng có nguồn thu nhập ổn định, được đảm bảo. Những khách hàng này thường là các cán bộ công chức, viên chức có nguồn thu nhập chính từ lương, và chủ yếu là làm tại các cơ quan trực thuộc Nhà nước như giáo viên, nhân viên văn phòng, v.v... Những đối tượng mà nghề nghiệp là buôn bán kinh doanh hoặc làm việc tại các công ty, doanh nghiệp ngoài Nhà nước, của tư nhân hoặc nước ngoài thường có thu nhập cao hơn, nhưng bên cạnh đó, nguy cơ mất việc và rủi ro ngành nghề lại luôn tiềm ẩn hơn nhóm khách hàng là CCVC. - X5 (Số năm kinh nghiệm): độ ổn định công việc hiện tại của khách hàng cũng được thể hiện qua số năm kinh nghiệm mà khách hàng đã và đang làm trong ngành/nghề/công việc đó, qua đó cũng thể hiện được sự tăng trưởng về thu nhập của khách hàng. Một khách hàng có số năm kinh nghiệm trong công việc càng cao được kỳ vọng sẽ có thu nhập cao hơn những cá nhân có số năm ít hơn; ngoài ra, người có nhiều năm kinh nghiệm được đánh giá là đã có 1 sự thành thạo, kĩ năng nhất định trong công việc họ đang làm, do đó khả năng mất việc, hoặc xảy ra rủi ro nghề nghiệp là thấp hơn so với những người chỉ với vài năm kinh nghiệm. Do mức ý nghĩa Sig. của biến này không có ý nghĩa thống kê, biến X5 bị loại khỏi mô hình. - X6 (Thu nhập ròng hàng tháng) Theo kết quả hồi quy Logistic cho thấy, biến thu nhập của khách hàng và quyết định cho vay của ngân hàng tỉ lệ thuận với nhau, kết quả phản ánh đúng 53 như kì vọng ban đầu. Hệ số ExpB của biến thu nhập là 11,007. Có thể diễn giải ý nghĩa của hệ số này là khi thu nhập ròng của khách hàng tăng lên 1 triệu đồng thì sẽ làm tăng quyết định cho vay của ngân hàng lên 11,007 lần, điều này cho thấy một thực tế khách hàng có thu nhập càng cao thì khả năng được vay vốn càng cao. Bởi lẽ, khi thu nhập khách hàng tăng dần đồng nghĩa với việc khách hàng có đủ năng lực tài chính để vay vốn, đủ khả năng chi trả các khoản tiền lãi và gốc hàng tháng mà vẫn đảm bảo được chi phí sinh hoạt, chi tiêu của chính khách hàng cũng như trang trải chi tiêu cho những người phụ thuộc, gia đình. Ngoài ra, Theo Nghị định số 65 /2013/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 01/07/2013, cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh được giảm trừ gia cảnh vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế là 9 triệu đồng/tháng đối với người nộp thuế. Điều này đồng nghĩa với việc thu nhập thực tế của người lao động tăng lên. Mức vay phụ thuộc vào thu nhập rất nhiều vì đây là nguồn đảm bảo trả gốc và lãi hàng tháng. Khách hàng có thể cân nhắc nên chứng minh thêm nguồn thu nhập (nếu khách hàng đã kết hôn) để có thể được vay vốn số tiền cao hơn hay có phương án trả nợ dài hoặc ngắn hơn. Bên cạnh đó, các nhân viên tín dụng sẽ tính toán mức vay, và thời gian trả nợ hợp lý để tránh áp lực trả nợ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của khách hàng. Khách hàng cũng nên chú ư tiết kiệm ít nhất 10% thu nhập sau khi trừ chi phí sinh hoạt và trả nợ vay ngân hàng để phòng trong một số trường hợp bất khả dĩ xảy ra. Theo quan sát, khách hàng cá nhân đến vay vốn ít quan tâm đến lãi suất, tức là khách hàng quan tâm đến số tiền lãi, gốc phải thanh toán mỗi kỳ nhiều hơn lãi suất phải trả cho khoản vay. Do đó dẫn đến tình trạng, một số khách hàng vay các gói ưu đãi ngỡ ngàng khi số tiền phải trả mỗi kỳ bỗng tăng hơn ban đầu khi thời hạn ưu đãi đã hết. Mặc dù ngân hàng thỏa thuận làm hợp đồng kéo dài thời gian trả nợ nhưng tâm lý đa số khách hàng tranh thủ tất toán hợp đồng sớm hơn dự kiến, điều này có thể thấy qua chỉ số vòng quay vốn tín dụng cá nhân đã phân tích ở trên - X7 (Nguồn thu nhập trả nợ) Dựa vào kết quả bảng 4.14, chúng ta cũng có thể thấy đây là biến có ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng cũng như quyết định khả năng trả nợ của khách hàng. Điều này cũng có ý nghĩa trong thực tế. Khi thẩm định khách hàng, cán bộ tín dụng cũng như ngân hàng đều quan tâm nguồn trả nợ chính của khách hàng xuất phát từ nguồn nào và mức độ ổn định, tăng trưởng của nguồn trả nợ. Thông thường khách hàng đến vay có các nguồn trả nợ chính như: từ lương (đối với cán bộ, công nhân viên văn phòng,...); từ hoạt 54 động sản xuất kinh doanh (đối với tiểu thương, hộ sản xuất…), cho thuê tài sản (cho thuê nhà trọ, mặt bằng, xe…). Đối với nguồn thu nhập từ lương được kì vọng là nguồn có mức độ ổn định cao, nhưng còn phải xem xét đến việc tình hình kinh doanh của công ty nơi khách hàng làm việc có tăng trưởng hay đang trì trệ không, có ổn định hay công ty đang gặp rủi ro gì hay không nên ngân hàng thường yêu cầu những khách hàng này sao kê bản lương nhằm để theo dõi lịch sử nguồn thu nhập. Những khách hàng là cán bộ, công nhân viên làm trong các cơ quan Nhà nước thường được đánh giá là có độ tín nhiệm cao và uy tín, những khách hàng này có thể được cho vay tín chấp thông qua nguồn lương ổn định hàng tháng. Đối với nguồn trả nợ từ sản xuất kinh doanh và nguồn khác, để xác định được khả năng trả nợ của khách hàng đó, ngân hàng cũng thu thập thông tin để đánh giá sự ổn định đầu ra, đầu vào trong suốt quá trình sản xuất – kinh doanh của cá nhân đó thông qua tổng hợp các hóa đơn phát sinh ở khâu nhập nguyên vật liệu, hàng hóa về đến khâu bán lại thành phẩm. Công việc này cũng nhằm củng cố quyết định cho vay của ngân hàng. - X8 (Mục đích vay vốn): Trong quá trình thu thập số liệu cũng như tham khảo ý kiến của các cán bộ tín dụng, các khoản vay của cá nhân tại chi nhánh chủ yếu là vay để tiêu dùng. Các khoản vay tiêu dùng thường nhỏ lẻ, không tốn thời gian xét duyệt hồ sơ như các khoản vay SXKD, tuy nhiên lại làm tăng chi phí cho ngân hàng khi phải xử lý nhiều gói nhỏ, lẻ tẻ của các cá nhân khác nhau thay vì 1 món vay lớn như món vay SXKD. Trong mô hình, biến này không có ý nghĩa. - X9 (Số tiền vay): Qua bảng 4.14 cho ta thấy, số tiền vay và quyết định cho vay của ngân hàng tỉ lệ nghịch với nhau, điều này đúng với kì vọng ban đầu. Khi một khách hàng vay 1 món vay lớn đồng nghĩa với việc ngân hàng phải xét duyệt kĩ càng hơn vì nếu không rủi ro sẽ cao hơn. Qua điều tra, KHCN chủ yếu vay các khoản nhỏ lẻ để mua vật dụng trong gia đình, xây hoặc sửa nhà. Các khoản vay lớn hơn mức 500 triệu thường là các khoảng thanh toán tiền hàng, xây nhà trọ, mở cửa hàng, quán cà phê... số lượng các khoản vay này chỉ chiếm 22,5% - X10 (Hình thức đảm bảo tài sản): với mức ý nghĩa 5%, hình thức đảm bảo tải sản có tương quan tỉ lệ nghịch với quyết định cho vay của ngân hàng Qua quá trình thu thập thông tin khách hàng, trong 120 mẫu, có đến 71 trường hợp trên tổng số đảm bảo tiền vay bằng hình thức đối vật (chiếm 59,2%), tức cầm cố/thế chấp tài sản thuộc sở hữu khách hàng hay được hình 55 thành từ vốn vay (nhà cửa, máy móc, thiết bị, xe…). Theo đó, tài sản đảm bảo cũng là một trong các yếu tố góp phần nên quyết định cho vay Trên cơ sở, tài sản đảm bảo chỉ là điều kiện bổ sung sau khi ngân hàng đã xét duyệt các điều kiện tiên quyết (năng lực tài chính của khách hàng, khả năng trả nợ, dòng tiền, tính khả thi của phương án vay..) để xét duyệt món vay. Nhưng có không ít trường hợp, ngân hàng đã để vấn đề tài sản đảm bảo trở thành chướng ngại giữa người vay và ngân hàng. Thực tế tại chi nhánh, theo ý kiến từ một số cán bộ tín dụng, có những khoản vay chỉ vài trăm triệu nhưng giá trị tài sản thế chấp có khi có giá trị đến vài tỉ, gấp 4 đến 5 lần giá trị món vay. Mặc dù vậy, đó không phải là điều đáng mừng vì với những khoản vay như vậy, khách hàng thường dùng bất động sản để thế chấp. Nhưng với tình hình thị trường bất động sản đang đóng băng dài hạn như hiện nay, dù Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách nhằm hâm nóng lại thị trường này nhưng vẫn không mấy lạc quan, dẫn đến những dạng tài sản đảm bảo như vậy có tính thanh khoản rất thấp, khó phát mãi khi xảy ra rủi ro tín dụng cá nhân, chi phí xử lý ngày càng lớn, chịu thiệt hại đầu tiên sẽ chính là ngân hàng. Ngoài ra, theo khung pháp lý hiện nay, hệ thống văn bản quy định về xử lý tài sản thế chấp chưa thật sự chặt chẽ, thủ tục hành chính còn rườm rà, qua nhiều cơ quan thẩm quyền và mất nhiều thời gian mới xử lý mới phát mại được tài sản. Trong thời gian sắp tới, ngân hàng đang đẩy mạnh việc cho vay tín chấp đối với các cán bộ công nhân viên Nhà nước. Bằng chứng là ngân hàng đã có một số buổi tiếp xúc với cán bộ nhân viên tại một số trường học nhằm quảng bá sản phẩm cho vay, mở thẻ tín dụng. Đây là một hướng đi mới và an toàn cho ngân hàng, phù hợp với các chủ trương, chính sách hiện tại của Nhà nước. - X11 (Sử dụng dịch vụ của ngân hàng): Theo kết quả phân tích, biến X11 tỉ lệ thuận với quyết định cho vay của ngân hàng, đúng với kỳ vọng ban đầu; tuy nhiên biến này không có ý nghĩa thống kê. Qua kết quả điều tra, khách hàng đến vay vốn tại chi nhánh Eximbank Tây Đô, có đến 46,7% trong tổng số mẫu chưa từng có giao dịch nào với Eximbank Tây Đô, số còn lại được hỏi có mở tài khoản tiền gửi, sử dụng thẻ và các dịch vụ thanh toán hoặc được chi trả lương qua tài khoản tại ngân hàng. Việc khách hàng có bất kỳ quan hệ giao dịch nào với ngân hàng có thể giúp việc xử lý hồ sơ vay vốn được dễ dàng và nhanh chóng hơn, ngoài ra, về phía ngân hàng cũng tiết kiệm được chi phí, thời gian tìm hiểu về khách hàng. Kết luận: 3 yếu tố Nguồn trả nợ, Thu nhập ròng và Tài sản đảm bảo có ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng đối với KHCN, đồng thời 56 cũng chính là 3 yếu tố có mặt trong mô hình CAMPARI đó là: phương diện tài chính (Means), khả năng hoàn trả (Repayment) và bảo đảm tín dụng (Insurance).  Vận dụng mô hình cho mục đích dự báo Giả sử một KHCN đến chi nhánh với nhu cầu vay vốn tiêu dùng, trong đó có 3 thông tin cơ bản về Tài sản đảm bảo, Nguồn thu nhập trả nợ, và Thu nhập ròng, cụ thể: - Tài sản đảm bảo: cầm cố BĐS - Nguồn trả nợ: từ lương - Thu nhập ròng hàng tháng là 4,5 triệu đồng Các thông tin trên sẽ được lượng hóa và đưa vào mô hình xử lý, với biến Tài sản đảm bảo với hình thức cầm cố được lượng hóa là “1”, Nguồn trả nợ được đánh giá là “1” nếu khách hàng trả qua lương; tương tự với thu nhập ròng, khi thu nhập đã được trừ đi các khoản chi phí dự trù hàng tháng còn lại nhỏ hơn 5 triệu đồng, thì biến thu nhập được lượng hóa là “1”. Thế các giá trị này vào mô hình của hàm Binary Logistic để xem xác xuất được chấp nhận khoản vay của KHCN lớn hơn hay nhỏ hơn 0,5 mà ngân hàng quyết định cho vay hay không. Kết luận: Mô hình Binary Logistic cho biết quyết định của chi nhánh đối với nhu cầu vay vốn khách hàng có các thông tin trên là 87,22%. Nhưng đây chỉ là dự đoán, và dự đoán này có xác suất đúng là 89,17%. 57 CHƢƠNG 5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU CHI NHÁNH TÂY ĐÔ 5.1 Những kết quả đã đạt đƣợc Giai đoạn từ năm 2009 trở về trước được xem là thời kì hoàng kim của ngành ngân hàng thì từ năm 2010 đến nay, ngành ngân hàng nói chung đã trải qua không ít thăng trầm: nhiều vụ đổ bể do xảy ra các tiêu cực trong nội bộ ngân hàng, tái cấu trúc, mua bán sáp nhập, thay đổi bộ máy nhân sự từ cấp cao đến thấp, lợi nhuận toàn ngành sụt giảm, nợ xấu gia tăng không phanh v.v… Để trụ vững trước những sóng gió từ nền kinh tế đang khủng hoảng như vậy, Ngân hàng Eximbank nói chung và chi nhánh Eximbank Tây Đô nói riêng đã phải rất nỗ lực về mọi mặt từ việc ra các chính sách quản trị ngân hàng phù hợp với từng thời kì khác nhau tùy thuộc vào sự thay đổi của thị trường mục tiêu, triển khai hệ thống ngân hàng bán lẻ, kiểm soát chặt chẽ nội bộ, bên cạnh đó cũng phải kể đến sự đồng lòng cũng như nhiệt huyết của từng cán bộ công nhân viên với công việc trong ngân hàng. Qua quá trình thực tập cũng như phân tích các số liệu thu thập được, chúng ta có thể điểm lại những mặt mạnh cũng như những thành tựu mà chi nhánh Eximbank Tây Đô đã đạt được trong thời gian qua như sau: - Trong bối cảnh môi trường hoạt động còn nhiều khó khăn, chi nhánh vẫn duy trì hoạt động kinh doanh ổn định, đảm bảo thanh khoản và an toàn hoạt động, minh chứng là kết quả hoạt động qua các năm đều ở mức khá tốt so với mặt bằng chung của các ngân hàng trên địa bàn, lợi nhuận đều tăng trưởng qua các năm, mặc dù 6 tháng đầu năm lợi nhuận có giảm 5,91% so với cùng kì năm ngoái nhưng không đáng kể. - Quy mô tín dụng cá nhân đang dần được đẩy mạnh và mở rộng thông qua các chỉ số doanh số cho vay cá nhân, dư nợ cho vay cá nhân, tỉ trọng khách hàng cá nhân tăng dần qua các năm trong cơ cấu khách hàng của Eximbank Tây Đô. - Dù chỉ mới được thành lập 10 năm trở lại đây, Eximbank Tây Đô đã có 4 PGD trực thuộc là PGD An Nghiệp, Bình Thủy, Hưng Lợi và Thốt Nốt nằm ở ba quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Thốt Nốt thuộc Thành phố Cần Thơ và trên 10 trụ ATM. Địa điểm đặt PGD cũng như các trụ ATM đều có địa thế thuận lợi, gần khu làm việc, sinh hoạt của người dân thành thị như: siêu thị, sân bay, khu công nghiệp, trường học, bệnh viện… Điều này cho thấy, chi nhánh đã và 58 đang làm rất tốt kế hoạch mở rộng mạng lưới hoạt động của mình, mang hình ảnh của Eximbank trở nên gần gũi với khách hàng hơn. - Công tác quản lý tín dụng được hiện đại hóa và dần hoàn thiện trên toàn hệ thống phần mềm cải tiến dần thay thế phần mềm Kore Bank, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như sức người. Việc chấm điểm tín dụng khách hàng cũng được thực hiện nhanh chóng và minh bạch hơn khi nhân viên tín dụng chỉ cần nhập các thông tin liên quan đến khách hàng và phần mềm sẽ tính toán cũng như xếp hạng tín dụng cho khách hàng. - Đội ngũ cán bộ nhân viên của chi nhánh phần lớn ở độ tuổi trẻ, được đào tạo nghiệp vụ đầy đủ, năng động và sáng tạo trong công việc. Ngân hàng cũng đã áp dụng các chính sách đãi ngộ để quản lý và phát triển nguồn nhân lực, cụ thể như: thực hiện chính sách trả lương theo đúng trình độ và năng lực, gắn kết quả kinh doanh với chế độ về tiền thưởng, xe… nhằm giúp cán bộ nhân viên an tâm công tác. 5.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động cho vay cũng nhƣ giảm thiểu rủi ro tín dụng cá nhân cho ngân hàng.  Cải tiến quy trình xử lý tín dụng tại ngân hàng theo hƣớng ngày càng chuyên môn hóa Hiện tại, chi nhánh vẫn áp dụng mô hình quy trình xử lý khoản vay mà trong đó một nhân viên tín dụng sẽ xử lý hầu hết mọi vấn đề phát sinh có liên quan đối với một khoản vay nhất định của khách hàng (từ giới thiệu sản phẩm tín dụng, tư vấn, thẩm định đến chịu trách nhiệm xử lý nợ quá hạn khi khách hàng chậm trễ trong việc thanh toán…). Với mô hình quản lý công việc như vậy có ưu điểm là nhân viên có thể hiểu rõ cũng như quán triệt về tình hình của khách hàng do mình quản lý, tuy nhiên mô hình này có hạn chế là: - Đây là điều kiện dễ làm phát sinh tiêu cực (nhân viên có thể thông đồng với khách hàng, làm giả hồ sơ…) - Mỗi nhân viên đòi hỏi phải am hểu và có năng lực quản lý về nhiều công việc chuyên môn cùng một lúc (tìm kiếm khách hàng mới, tư vấn khách hàng, nghiệp vụ thẩm định, phân tích khách hàng, xử lý hồ sơ có liên quan, quản lý khoản vay sau giải ngân đến khi tất toán hợp đồng…) - Với nhịp độ xử lý công việc liên tục để kịp tiến độ vay vốn của các khách hàng, cũng như chạy chỉ tiêu doanh số hàng tuần, hàng tháng do cấp trên đề ra, điều này dẫn đến áp lực cho nhiều cán bộ ngân hàng, làm giảm hiệu quả công việc. 59 Trong quá trình thực tập, thu thập ý kiến từ một số cán bộ tín dụng, những cán bộ này cũng cho rằng họ đã quen dần với áp lực từ mô hình tổ chức công việc hiện tại. Tuy nhiên, trong thời đại “khách hàng chỉ là thượng đế khi nhân viên là thượng đế” thì bất kì tổ chức kinh doanh nào cũng nên xem xét. Thiết nghĩ việc đầu tiên là nên tạo một môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn.  Giải pháp: Quy trình xử lý công việc được chuyên môn hóa thành 3 bộ phận trong hoạt động tín dụng: hoạt động quan hệ khách hàng, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng, hoạt động xử lý nợ. Với mô hình xử lý công việc theo dây chuyền sẽ khắc phục được những điểm còn hạn chế hiện có của mô hình tổ chức hoạt động hiện tại. Từng nhân viên sẽ tập trung chuyên môn hơn vào bộ phận mình đang phụ trách, không còn tình trạng 1 nhân viên vừa phải gọi điện đòi nợ khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới cùng một lúc.  Tăng cƣờng công tác tiếp thị, quảng bá hình ảnh của ngân hàng Qua quá trình điều tra, kết quả cho thấy Eximbank Tây Đô vẫn được nhiều người dân biết đến với mác là ngân hàng dành cho doanh nghiệp. Cũng như qua việc phân tích hoạt động cho vay cá nhân, chúng ta có thể thấy doanh số cho vay khách hàng cá nhân qua các năm nhìn chung chỉ gần 40% trong cơ cấu cho vay, cũng như dư nợ KHCN của chi nhánh tăng trưởng vẫn chưa đồng đều qua các năm. Do từ khi thành lập đến nay, Eximbank Việt Nam có thể được xem ngân hàng bán buôn, chủ yếu phục vụ đối tượng là doanh nghiệp, các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu, bên cạnh đó, Eximbank Tây Đô chỉ mới thành lập vài năm trở lại đây, vì vậy chưa dễ dàng xây dựng được hình ảnh một ngân hàng bán lẻ gần gũi với người dân thành phố  Giải pháp: - Tổ chức các hoạt động cộng đồng nhằm quảng bá hình ảnh. Điển hình như Sacombank với hoạt động thường niên “Cùng Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng” được tổ chức ở nhiều địa phương, thành phố. Các hoạt động thường niên này sẽ đưa hình ảnh ngân hàng đến với cộng đồng gần hơn, thân thiện hơn. - Tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi với học sinh, sinh viên, cán bộ trường học. Có thể nói, đây là nhóm đối tượng tiềm năng mà ngân hàng nên hướng tới, cũng như qua có thể tìm kiếm nguồn nhân lực mới cho ngân hàng. - Có các bài tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng được đưa lên trang web của ngân hàng (điển hình như Viettin, VIB). Vì trong thực tế vẫn tồn tại 60 một bộ phận khách hàng còn e ngại việc vay vốn ngân hàng, không rõ các yêu cầu cũng như cách thức vay vốn. Do đó, thông qua phương tiện truyền thông chính thức, khách hàng có thể tìm hiểu sơ lược về những vấn đề này trước khi đến giao dịch tại ngân hàng. Theo tìm hiểu, khách hàng mới thường có xu hướng sẽ tìm kiếm những trường hợp khác đã từng có thắc mắc hoặc vấn đề chưa rõ, nhu cầu phát sinh tương tự mình để rút ra kinh nghiệm và đưa ra quyết định, cũng như thông qua các bài viết, khách hàng sẽ định hình về hình ảnh, ấn tượng đối với của ngân hàng. - Với thế mạnh là có diện ảnh hưởng rộng, độ lan truyền nhanh, Social Media (SM) là một công cụ hữu hiệu trong quá trình tiếp cận khách hàng. SM là một phương thức truyền thông đại chúng trên nền tảng các dịch vụ trực tuyến, trong đó phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến là Social Network (mạng xã hội) như Facebook, Twitter, Wordpress, Linkedin… Mỗi khi NHTM có chương trình khuyến mại hoặc muốn truyền tải một thông tin nào đó, chỉ cần chèn nội dung trên tường (wall), ngay lập tức các thông tin đó sẽ được xuất hiện tại trang chủ của các khách hàng mục tiêu. Tất cả những cách thức tiếp cận này đều hướng tới mục tiêu cao nhất là đưa hình ảnh của ngân hàng tới khách hàng gần hơn nữa, sản phẩm dịch vụ của ngân hàng được nhiều khách hàng tiềm năng biết đến hơn nữa. Theo Phương Ngọc (2013) “Trang social media của NHTM có thể truyền tải đến cộng đồng mạng theo 3 chủ đề chính: Kết nối bạn bè - Chia sẻ cuộc sống – Phục vụ khách hàng. Trong đó, chủ đề “Kết nối bạn bè” có thể bao gồm các chương trình giao lưu, cuộc thi hấp dẫn với mục đích xây dựng cộng đồng mạng yêu thích ngân hàng, trở thành điểm hẹn của những hoạt động bổ ích với số lượng người tham gia đông đảo nhất. Nhóm chủ đề “Chia sẻ cuộc sống” sẽ giới thiệu các hoạt động từ thiện - xã hội, đóng góp cho cộng đồng, giới thiệu về con người ngân hàng, văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc,… nhằm làm cho cộng đồng mạng hiểu rõ hơn về chân dung của doanh nghiệp, về hình ảnh một Ngân hàng năng động và đóng góp nhiều cho xã hội. Chủ đề “Phục vụ khách hàng” tập trung vào các thông tin về sản phẩm, dịch vụ, quảng cáo vả thúc đẩy việc bán hàng qua mạng.” Ngân hàng có thể sử dụng các tính năng mạng xã hội cung cấp như lượt ghé thăm (view), phản hồi (feedback), bình luận (comment) hoặc lượt xếp hạng, đánh giá chất lượng trang chủ, một sản phẩm cụ thể của ngân hàng từ khách hàng (rating)… để có một cái nhìn tổng quát về sản phẩm mình đang phục vụ có đang còn phù hợp hay không hoặc cần thiết phải đề ra chiến lược mới nhằm đón đầu xu hướng sắp tới. 61  Đa dạng hóa sản phẩm cho vay cá nhân và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm Về bản chất, tín dụng ngân hàng là một dạng sản phẩm dịch vụ. Cũng như tất cả các loại hình kinh doanh cung cấp sản phẩm khác, tín dụng ngân hàng cần phải thỏa mãn được nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách hàng. Ngoài ra, các sản phẩm này phải tạo cho khách hàng sự hài lòng nhất thì sản phẩm, dịch vụ đấy mới được đánh giá là có chất lượng. Để cụ thể hơn, Bảng 5.1 sau đây sẽ so sánh danh mục sản phẩm cho vay KHCN hiện có trên thị trường của Eximbank Tây Đô và 2 ngân hàng TMCP khác trên địa bàn thành phố:  Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB): là một trong những ngân hàng lâu năm và có thế mạnh trên địa bàn Cần Thơ về thị phần khách hàng cá nhân. Ngoài ra, ACB còn được biết đến như “Ngân hàng của mọi nhà”, từ chính khẩu hiệu của mình, ACB đã ngầm khẳng định sứ mệnh mà ngân hàng mình đang hướng tới mọi đối tượng khách hàng cũng như cộng đồng nói chung.  Ngân hàng TMCP Đại Dƣơng (Ocean Bank): được thành lập năm 1993, ngân hàng đang dần khẳng định vị thế của mình trên địa bàn thành phố khi vài năm trở lại đây đã gặt hái được một số thành tựu đáng ghi nhận như: giải thưởng “Ngân hàng có sản phẩm dịch vụ sáng tạo nhất Việt Nam 2013”, “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất 2013” Qua bảng so sánh, sản phẩm cho vay dành cho KHCN của Eximbank Tây Đô còn khá đơn giản và cơ bản, chưa có các sản phẩm đặc thù đánh vào từng phân khúc khách hàng cá nhân cụ thể (sinh viên, phụ nữ…), ngoài ra sản phẩm cho vay chưa có sự liên kết với các sản phẩm ngoài tín dụng, các loại hình dịch vụ khác của ngân hàng nhằm làm tăng sự thỏa mãn cho người sử dụng. OceanBank cũng như ACB hiện sở hữu một danh mục sản phẩm tín dụng dành cho KHCN khá phong phú và có nhiều điểm khác biệt vượt trội, được đông đảo khách hàng đón nhận. Có thể kể đến những sản phẩm khác biệt của OceanBank như: Sản phẩm Tiết kiệm gửi góp mua nhà Tích lũy an cư lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam cung cấp giải pháp “mua nhà tiền tỉ chỉ từ 1 triệu VNĐ gửi góp hàng tháng”. Sản phẩm Vay công chức siêu tốc với ưu đãi vượt trội cho các công chức, viên chức với thời gian phê duyệt nhanh và kiểm tra hồ sơ trực tuyến. Một số sản phẩm cho vay của cả ACB và OceanBank không đơn thuần chỉ là những khoản cho vay riêng lẻ, mà ngân hàng đã tích hợp thành một gói gồm những tiện ích và quyền lợi đi kèm khác cho khách hàng, gia tăng giá trị cảm nhận về sản phẩm mà khách hàng đang sử dụng. 62 Bảng 5.1: So sánh sản phẩm cho vay KHCN của Eximbank Tây Đô với một số ngân hàng TMCP khác trên địa bàn thành phố SẢN PHẨM TÍN DỤNG DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN EIB - Cho vay VNĐ lãi suất 9%/năm - Cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà - Cho vay hỗ trợ tiểu thương - Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, GTCG - Cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán - Cho vay chứng khoán ngày T - Cho vay du học - Cho vay mua ô tô - Cho vay cán bộ/ nhân viên không TSĐB - Cấp hạn mức thấu chi ACB - Vay bổ sung vốn lưu động - Vay đầu tư tài sản cố định - Vay bổ sung vốn lưu động theo phương thức thấu chi thế chấp bất động sản - Vay bổ sung vốn lưu động phục vụ trồng lúa - Vay mua nhà-đất - Vay xây dựng, sửa chữa nhà - Vay mua căn hộ các dự án BĐS có liên kết với ACB - Vay tiêu dùng có TSĐB - Hỗ trợ nhà nông vay sinh hoạt tiêu dùng - Dịch vụ hỗ trợ tài chính du học - Vay mua xe ô tô - Vay đầu tư kinh doanh chứng khoán thế chấp bằng BĐS, bằng chứng khoán hoặc thế chấp bằng tiền bán chứng khoán ngày T - Đặt mua chứng khoán đảm bảo bằng thể tiết kiệm ACB - Vay cầm cố thẻ tiết kiệm, GTCG, vàng… - Vay thẻ tín dụng (nội địa, quốc tế) - Phát hành thư bảo lãnh trong nước - Hỗ trợ tiêu dùng dành cho nhân viên công ty - Thấu chi tài khoản Oceanbank - Cho vay trả góp mua điện thoại di động - Cho vay thấu chi tài khoản thanh toán có TSĐB hoặc không có TSĐB - Cho vay tiêu dùng chung không có TSĐB - Cho vay thấu chi siêu tốc Lady Money - Cho vay mua nhà tích lũy an cư - Cho vay mua nhà dự án Easy Home 1 tỷ - Cho vay công chức, viên chức và lực lượng vũ trang nhân dân - Cho vay mua ô tô mới - Cho vay mua xe máy đối với sinh viên - Cho vay cầm cố GTCG do tổ chức khác phát hành hoặc do Oceanbank phát hành - Cho vay chứng minh năng lực tài chính và du học - Cho vay tiêu dùng đối với phụ nữ - Cho vay tiêu dùng đối với nhân viên của Oceanbank Nguồn: eximbank.com.vn, acb.com.vn, oceanbank.vn, 2013 63  Giải pháp: - Thường xuyên đánh giá và cải tiến sản phẩm trên nền tảng các sản phẩm truyền thống đã có bằng cách định kì phân tích lại các sản phẩm tín dụng của ngân hàng mình và so sánh với các sản phẩm tín dụng cùng loại của các ngân hàng khác trên địa bàn, nghiên cứu thị hiếu của khách hàng để làm cơ sở đưa ra những sản phẩm mới, kịp thời, mang tính cạnh tranh cao và phù hợp với nhu cầu của thị trường. Ngân hàng có thể nghiên cứu độc lập hoặc thông qua các tổ chức chuyên nghiên cứu thị trường để có sự đánh giá khách quan về nhu cầu cũng như những mong muốn của khách hàng - Xác định khách hàng tiềm năng, phân khúc thị trường mục tiêu để đưa ra các gói sản phẩm phù hợp, kênh phân phối sản phẩm và hình thức tiếp thị sản phẩm đến từng nhóm đối tượng khách hàng một cách hiệu quả nhất - Vận dụng chiến lược “Đóng gói sản phẩm” (ĐGSP): ngân hàng có thể cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ trong một gói chung (bao gồm chính sản phẩm của ngân hàng, hoặc liên kết với ngân hàng khác) đây là phương tiện thích hợp để bán chéo sản phẩm, cũng như thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Phương pháp này cũng giúp ngân hàng tăng lợi nhuận và doanh số của những sản phẩm có ít khách hàng, kiếm thêm thu nhập từ phí dịch vụ thu của khách hàng hay từ đối tác kinh doanh, tăng lợi ích cho khách hàng, khách hàng phải thực hiện ít giao dịch hơn cho một loạt nhu cầu, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cả đôi bên.  Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu khách hàng, ứng dụng công nghệ thông tin váo quá trình tín dụng. The Credit Information Centre (CIC) là tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có chức năng thu nhận, xử lý, lưu trữ, phân tích, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quả lý nhà nước của NHNN, thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng cho các TCTD, tổ chức và cá nhân. Hiện tại, CIC có 4 nhóm sản phẩm chính: sản phẩm Thông tin tín dụng cho doanh nghiệp và cá nhân trong nước; sản phẩm Xếp hạng tín dụng, chấm điểm tín dụng; sản phẩm Cảnh báo tín dụng; Thông tin tín dụng ngoài nước. Hiện tại, ngân hàng thường xuyên sử dụng nguồn thông tin truy xuất về một khách hàng nhất định, khai thác lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng đó trong vòng 5 năm trở lại tại các TCTD khác từ CIC để đưa ra quyết định cho vay. Theo Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam 2013 và Phòng thương mại châu Âu (EuroCham), các TCTD chỉ nên tham khảo kết quả truy xuất từ CIC 64 do CIC còn các nhược điểm như: thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật, các TCTD có những nguồn thông tin cập nhật và chính xác hơn  Giải pháp: Xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu khách hàng từ bây giờ để có bộ cơ sở dữ liệu thực tế, lưu trữ hồ sơ cần thiết hỗ trợ cho những quá trình sàng lọc hồ sơ vay về sau gồm: nghề nghiệp, tuổi tác, nguồn thu nhập, năng lực tài chính…của khách hàng - Qua kết quả phân tích các yếu tố tác động đến quyết định cho vay tại chương 4, chi nhánh nên thu thập thông tin các thông tin của khách hàng từ các nguồn khác ngoài CIC như gia đình, bạn bè, người thân, đối tác của khách hàng, thông tin ngoài lề.... đây là những nguồn phản ánh gần nhất tình trạng hiện tại của khách hàng 65 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN Trong thời gian qua, điều kiện nền kinh tế nói chung và trên địa bàn thành phố Cần Thơ nói riêng đều gặp phải những khó khăn nhất định, đã tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng và ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh Eximbank Tây Đô. Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp thích hợp để hỗ trợ, đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó khăn, đồng thời kiểm soát chặt chẽ chất lượng danh mục tín dụng. Một số điểm nổi bật đáng chú ý mà chi nhánh đã đạt được trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013: lợi nhuận qua các năm đều tăng trưởng tốt, hoạt động cho vay doanh nghiệp tuy có chững lại hơn so với giai đoạn trước nhưng thay vào đó hoạt động cho vay cá nhân đang có xu hướng được mở rộng và đẩy mạnh để phù hợp với tiến độ trở thành ngân hàng bán lẻ của toàn hệ thống Eximbank Việt Nam, được thể hiện qua các chỉ số như doanh số cho vay, dư nợ cá nhân, hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng cá nhân đều khá khả quan. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động cho vay cá nhân của chi nhánh vẫn còn điểm hạn chế cần phải có biện pháp khắc phục kịp thời đó là tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cá nhân của chi nhánh đang ở ngưỡng khá cao (xấp xỉ 3%) Đề tài tuy được thực hiện trong khoảng thời gian không dài cũng như không gian nghiên cứu nhỏ nhưng phần nào đã khái quát được hiệu quả hoạt động kinh doanh, chất lượng các khoản tín dụng nói chung và cụ thể là tập trung phân tích hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng Eximbank Tây Đô. Ngoài ra, đề tài cũng đã tìm ra 3 yếu tố có ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho vay của ngân hàng đối với thể nhân đó là nguồn trả nợ, thu nhập ròng và tài sản đảm bảo; thông qua việc thu thập số liệu sơ cấp từ các KHCN có đến giao dịch vay vốn tại chi nhánh được xử lí dữ liệu trên phần mềm SPSS 16. Trên cơ sở những điều đã phân tích, đề tài cũng đã đưa ra được những mặt làm được và hạn chế còn tồn tại, từ đó làm cơ sở để đề ra các giải pháp góp phần giúp chi nhánh hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân và mở rộng thị phần KHCN trong thời gian sắp tới 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục tài liệu tiếng Việt 1. Hồ Thiên Thanh, TS.Nguyễn Chí Đức, 2012. Vấn đề tài sản đảm bảo tại các ngân hàng thương mại hiện nay. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 6 (16), trang 47-49. 2. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuât bản Hồng Đức. 3. Khánh Linh, 2013. EuroCham “chê” kết quả đánh giá rủi ro tín dụng của CIC. < http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/eurocham-che-ket-qua-danh-gia-ruiro-tin-dung-cua-cic-2013111122023560715ca34.chn> [Ngày truy cập: 02 tháng 11 năm 2013]. 4. Nguyễn Anh Tuấn, 2011. Bàn về đóng gói sản phẩm ngân hàng bán lẻ. . [Ngày truy cập: 28 tháng 8 năm 2013]. 5. Nguyễn Hữu Thiện, 2011. Phân tích những yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Vĩnh Long. Luận văn thạc sĩ. Đại học Cần Thơ. 6. Phương Ngọc, 2013. Bàn về một xu hướng tiếp cận khách hàng hiện nay. . [Ngày truy cập: 10 tháng 10 năm 2013]. 7. Thái Văn Đại – Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 8. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại. Tủ sách Đại học Cần Thơ. 9. Thùy Vinh, 2013. Eximbank đẩy mạnh hỗ trợ vốn giá rẻ cho khách hàng cá nhân. Bản tin Eximbank, số 001/Quý II-2013, trang 18-19. 10. Trang Nhung, 2013. Tăng trưởng tín dụng vẫn khó. Tạp chí Thế giới Vàng và Tiền, số 20, 7/2013, trang 30-31.  Danh mục tài liệu tiếng Anh 1. Al-Mamun Md. et al, 2012. A Logit Analysis of Loan Decision in Bangladeshi Banks, International Journal of Applied Research in Business Administration and Economics. 2. F.Y.Hsieh. et al, 1998. A simple method of sample size calculation for linear and logistic regresstion, Statistics in medicine [pdf] Available at: [Accessed 10 September 2013]. 3. Ken Brown, Peter Moles, 2008. Credit Risk Management, Edinburgh Bussiness School, Heriot-Watt University. 4. Shorouq Fathi Eletter. et al, 2010. Neuro-Based Artificial Intelligence Model for Loan Decisions, American Journal of Economics and Business Administration (1): 27-34, [pdf] Available at [Accessed 25 August 2013]. 67 PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU CHI NHÁNH TÂY ĐÔ Xin chào anh/chị Tôi là Trần Vũ Anh Thư, hiện là sinh viên ngành Tài chính ngân hàng, Khoa Kinh Tế, Trường Đại học Cần Thơ. Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định cho khách hàng cá nhân vay vốn tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu chi nhánh Tây Đô. Rất mong anh/chị dành chút thời gian để trả lời các câu hỏi có liên quan dưới đây. Các ý kiến của anh chị là nguồn dữ liệu quý giá giúp tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình. Tôi đảm bảo các thông tin anh/chị cung cấp sẽ được giữ bí mật tuyệt đối. Xin chân thành cảm ơn. I. PHẦN QUẢN LÝ Số thứ tự mẫu: Giới tính: Tên đáp viên: Tuổi: Địa chỉ Số điện thoại: I. PHẦN PHÂN LOẠI Q1. Xin vui lòng cho biết nghề nghiệp chính hiện tại của anh/chị là gì? A. Công chức B. Buôn bán nhỏ C. Học sinh – Sinh viên D. Nghề chuyên môn (bác sĩ, kiến trúc sư, luật sư, nhạc sĩ, nghệ sĩ…) E. Giáo viên F. Công nhân có tay nghề H. Nhân viên văn phòng I. Về hưu J. Nghề khác___________________________ Q2. Xin vui lòng cho biết số năm kinh nghiệm trong công việc hiện tại của anh/ chị ___________ Q3. Xin vui lòng cho viết nguồn thu nhập chủ yếu của anh/ chị là từ? A. Từ lương B. Từ hoạt động sản xuất kinh doanh C. Từ cho thuê tài sản (nhà trọ, mặt bằng, máy móc, thiết bị, v.v...) D. Khác. Q4. Xin vui lòng cho biết mức thu nhập ổn định hàng tháng của anh chị là bao nhiêu? A. 1-3 triệu đồng/tháng B. 3-5 triệu đồng/tháng C. 5-10 triệu đồng/tháng D. >10 triệu đồng/tháng Q5. Xin vui lòng cho biết trình độ học vấn của anh/chị A. Dưới trung cấp D. Đại học B. Trung cấp/ cao đẳng E. Sau đại học 68 Q6. Xin vui lòng cho biết tình trạng nhà ở hiện tại của anh/chị A. Nhà ở sở hữu riêng C. Ở cùng bố mẹ (bố mẹ sở hữu nhà) B. Ở thuê D. Khác Q7. Xin vui lòng cho biết số người phụ thuộc vào thu nhập hiện tại của anh/ chị __________ Q8. Xin vui lòng cho biết tình trạng hôn nhân của anh/chị A. Độc thân B. Đã có gia đình C. Ly dị/ góa. III. PHẦN CHÍNH Q9. Xin vui lòng cho biết anh/chị sử dụng vốn vay vào mục đích nào? A. Thương mại, dịch vụ D. Tiêu dùng B. Sản xuất E. Khác C. Nông nghiệp Q10. Xin vui lòng cho biết khoản vay mà anh/chị vay thuộc khoản nào? A. 1 tỉ đồng Q11. Xin anh/chị vui lòng cho biết hình thức đảm bảo ngân hàng của anh/chị thuộc hình thức sỡ hữu nào? A. Của anh/chị B. Phần lớn của anh chị; phần còn lại của người thân, gia đình C. Phần lớn của người thân, gia đình; phần còn lại của anh/chị D. Của người thân E. Không có tài sản thế chấp Q12. Xin anh/chị vui lòng cho biết giá trị tài sản đảm bảo (giá thị trường) hoặc đã qua thẩm định của ngân hàng là bao nhiêu? Q13. Khả năng tham gia của vốn tự có vào phương án kinh doanh của anh chị là bao nhiêu? …….% Q14. Xin vui lòng cho biết anh/chị có sử dụng dịch vụ nào khác tại EIB Tây Đô không? A. Không B. Có mở tài khoản tiền gửi C. Có sử dụng dịch vụ thanh toán, thẻ của EIB D. Khác Q15. Xin vui lòng cho biết loại tài sản anh chị dùng để thế chấp/ cầm cố để vay vốn? A. Bất động sản B. Động sản C. Giấy tờ có giá (trái phiếu, tín phiếu, sổ tiết kiệm…) D. Hàng tồn kho E. Vàng F. Khác____________________________ XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỖ TRỢ CỦA ANH/CHỊ! 69 PHỤ LỤC 2 GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐN KIÊM PHƢƠNG ÁN TRẢ NỢ VAY ………………, ngày……… tháng………năm 201……… Kính gởi: NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM Chi nhánh ………………… I. GIỚI THIỆU NGƢỜI ĐỀ NGHỊ VAY VỐN * Họ và tên người đề nghị vay: * CMND số:...............................ngày cấp................................. Nơi cấp: * Địa chỉ thường trú: * Địa chỉ liên hệ:…………..Nghề nghiệp: * Điện thoại: Di động……………………Cố định: * Nơi làm việc hoặc kinh doanh * Thời gian làm việc hoặc kinh doanh: từ.............................. đến nay. * Tình trạng hôn nhân:  Lập gia đình  Độc thân II. NHU CẦU VAY VỐN CỦA NGƢỜI ĐỀ NGHỊ VAY * Tổng nhu cầu vốn: * Vốn tự có: * Vốn xin vay của Eximbank: (Bằng chữ: ............................................................................... ) * Mục đích vay:  Mua nhà và QSDĐ  Chuyển nhượng QSDĐ  Xây dựng nhà  Sửa nhà  Mua xe  Kinh doanh  Khác (ghi rõ mục đích): * Thời hạn vay: ............. tháng. Lãi suất vay đề nghị: ................ % /năm; III. NGUỒN THU NHẬP VÀ PHƢƠNG ÁN TRẢ NỢ VAY 1. Thu nhập trả nợ vay Nguồn thu nhập Ngƣời có thu nhập Mức thu nhập (VNĐ) Lương Cho thuê nhà Cho thuê xe Kinh doanh Bán tài sản Khác Tổng cộng 2. Chi phí hàng tháng Loại chi phí Mức chi Chi sinh họat gia đình Chi phí phát sinh khác Tổng chi 3. Phƣơng án trả nợ vay 3.1 Nợ gốc Đề nghị ngân hàng cho tôi trả nợ gốc theo phƣơng thức:  trả góp hàng tháng  trả góp hàng quý  trả góp mỗi 06 tháng  trả gốc 1 lần vào cuối kỳ 70  khác (ghi rõ đề xuất) 3.2. Lãi vay Đề nghị ngân hàng cho tôi trả lãi:  hàng tháng  hàng quý  mỗi 06 tháng  khác ……………. - Số tiền phải trả theo phân kỳ trả nợ là - Số tiền trả vào cuối kỳ: IV. TÀI SẢN ĐẢM BẢO CHO KHOẢN VAY Để đảm bảo cho khoản vay nói trên xin thế chấp/cầm cố/ký quỹ cho Eximbank tài sản sau: * Loại tài sản:  Nhà và QSDĐ  QSDĐ  Căn hộ chung cư  Quyền sử dụng sạp chợ  Phương tiện vận tải  khác (ghi rõ) * Chủ sở hữu tài sản V. THÔNG TIN KHÁC * Quan hệ giao dịch khác với Eximbank:  Có. Loại hình giao dịch:  Vay vốn  Tiền gởi  Khác  Chưa. * Quan hệ tín dụng với ngân hàng khác:  Có: Tên ngân hàng Số tiền vay: Dư nợ hiện tại:  Không. * Tôi xin cam kết: - Chịu trách nhiệm về tính chính xác các thông tin , tài liệu cung cấp cho Eximbank - Sử dụng tiền vay đúng mục đích và hợp pháp. - Trả nợ gốc, lãi tiền vay và các chi phí có liên quan đầy đủ đúng hạn. - Thực hiện đầy đủ quy chế cho vay hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Eximbank. NGƢỜI VAY (Ký, ghi rõ họ tên) 71 PHỤ LỤC 3 DO TUOI Frequency Valid Percent Valid Percent Cumulative Percent 17-30 22 18.3 18.3 18.3 31-45 66 55.0 55.0 73.3 46-60 24 20.0 20.0 93.3 61-80 8 6.7 6.7 100.0 120 100.0 100.0 Total TINH TRANG HON NHAN Frequency Valid Percent Valid Percent Cumulative Percent ket hon 81 67.5 67.5 67.5 khac 39 32.5 32.5 100.0 Total 120 100.0 100.0 TRINH DO HOC VAN Frequency Valid Percent Valid Percent Cumulative Percent duoi dai hoc 55 45.8 45.8 45.8 dai hoc tro len 65 54.2 54.2 100.0 120 100.0 100.0 Total THU NHAP RONG HANG THANG Frequency Valid Percent Valid Percent Cumulative Percent < 5 trieu dong 24 20.0 20.0 20.0 5 -10 trieu dong 59 49.2 49.2 69.2 > 10 trieu dong 37 30.8 30.8 100.0 120 100.0 100.0 Total NGUON THU NHAP TRA NO Frequency Valid Percent Valid Percent Cumulative Percent tu luong 61 50.8 50.8 50.8 tu san xuat kinh doanh 31 25.8 25.8 76.7 khac 28 23.3 23.3 100.0 Total 120 100.0 100.0 MUC DICH VAY VON Frequency Valid Percent Valid Percent Cumulative Percent San xuat kinh doanh 38 31.7 31.7 31.7 tieu dung 82 68.3 68.3 100.0 120 100.0 100.0 Total 72 NGHE NGHIEP Frequency Valid Percent Cumulative Percent Valid Percent CCVC 32 26.7 26.7 26.7 tu kinh doanh 30 25.0 25.0 51.7 khac 58 48.3 48.3 100.0 Total 120 100.0 100.0 Descriptive Statistics N SO NAM KINH NGHIEM TRONG CONG VIEC Valid N (listwise) Minimum 120 Maximum 2 Mean 35 Std. Deviation 13.36 8.178 120 SO TIEN VAY Frequency Valid Percent Cumulative Percent Valid Percent < 100 trieu dong 48 40.0 40.0 40.0 100 - 500 trieu dong 45 37.5 37.5 77.5 > 500 trieu dong 27 22.5 22.5 100.0 120 100.0 100.0 Total HINH THUC DAM BAO TIEN VAY Frequency Valid Percent Valid Percent Cumulative Percent Cam co/the chap 71 59.2 59.2 59.2 Tin chap 35 29.2 29.2 88.4 Bao lanh 14 11.6 11.6 100.0 120 100.0 100.0 Total SU DUNG DV KHAC CUA NGAN HANG Frequency Valid Percent Valid Percent Cumulative Percent khong su dung 56 46.7 46.7 46.7 co su dung 64 53.3 53.3 100.0 120 100.0 100.0 Total Block 1: Method = Enter Omnibus Tests of Model Coefficients Chi-square Step 1 df Sig. Step 65.472 11 .000 Block 65.472 11 .000 Model 65.472 11 .000 73 Model Summary Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square 20.984a 1 Nagelkerke R Square .421 .737 a. Estimation terminated at iteration number 9 because parameter estimates changed by less than .001. Classification Tablea Predicted Y Observed Step 1 Y khong cho vay cho vay Percentage Correct khong cho vay 12 2 85.7 cho vay 11 95 89,6 Overall Percentage 89,1 a. The cut value is .500 Variables in the Equation B Step 1 a S.E. Wald df Sig. Exp(B) X1 -.518 1.253 .171 1 .679 .596 X2 -2.844 1.823 2.435 1 .119 .058 X3 3.552 2.008 3.128 1 .077 34.885 X4 .101 .054 3.486 1 .062 1.106 X5 .080 .117 .459 1 .498 1.083 X6 2.399 .962 6.215 1 .013 11.007 X7 -.628 .308 4.153 1 .042 .534 X8 1.240 1.749 .502 1 .478 3.456 X9 -1.465 .831 6.628 1 .078 .231 X10 -.240 .069 12.042 1 .001 .786 X11 1.335 .561 8.206 1 .172 3.799 .390 1.734 .051 1 .025 1.477 Constant a. Variable(s) entered on step 1: X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9, X10,X11 74 [...]... dẫn đến tình trạng nợ xấu của ngân hàng tăng gấp bội, đi ngược lại với những gì ngân hàng trông đợi trước đó Chính vì những điều phân tích ở trên, em chọn đề tài với tên gọi: Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Tây Đô để làm đề tài tốt nghiệp Thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động cho vay cá. .. tình hình vay vốn của đối tượng KHCN tại Eximbank chi nhánh Tây Đô từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 - Mục tiêu 3: Phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định cho KHCN vay vốn tại Eximbank chi nhánh Tây Đô 2 - Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng quy mô cho vay đối với KHCN và giảm thiểu rủi ro tín dụng cá nhân cho ngân hàng 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Thực trạng hoạt động cho vay đối... vay vốn tại ngân hàng Eximbank chi nhánh Tây Đô - Đối với mục tiêu 4: Sử dụng phương pháp suy luận để rút ra nhận xét, đánh giá thông qua việc phân tích các yếu tố và từ đó đưa ra giải pháp thiết thực nhằm giúp chi nhánh giải thiểu RRTD cá nhân và thị phần KHCN 19 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ 3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT... TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập tại Việt Nam vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank) Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày... giá quy mô, chất lượng tín dụng cá nhân; bên cạnh đó tìm ra những yếu tố tác động đến quyết định cho KHCN vay vốn tại Eximbank chi nhánh Tây Đô Từ đó đề ra giải pháp mở rộng quy mô cho vay KHCN và hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân cho chi nhánh 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank chi nhánh Tây Đô từ năm 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 - Mục tiêu... cho vay cá nhân, tìm hiểu, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho KHCN vay vốn, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần mở rộng thị phần KHCN đồng thời hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân cho ngân hàng 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Eximbank chi nhánh Tây Đô thông qua xem xét các chỉ số (dư... tài chính, Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đầu tiên của Việt Nam và hiện là một trong những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối ngân hàng TMCP Cùng với các ngân hàng bán lẻ khác, Eximbank đã tập trung vốn hỗ trợ cho KHCN khi có nhu cầu về vốn bằng cách tung ra thị trường nhiều sản phẩm cho vay hấp dẫn... 12/08/2013 đến 18/11/2013 - Số liệu trong đề tài được thu thập từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài tập trung vào phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay cá nhân tại chi nhánh Eximbank Tây Đô, đồng thời nhằm xác định các yếu tố có tác động đến quyết định cho một thể nhân vay vốn Từ đó làm cơ sở để đề ra giải pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động. .. động cho vay đối với KHCN tại chi nhánh Eximbank Tây Đô như thế nào? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định cho KHCN vay vốn tại chi nhánh Eximbank Tây Đô? - Những giải pháp nào giúp mở rộng thị phần KHCN tại ngân hàng và hạn chế được rủi ro tín dụng cá nhân cho ngân hàng 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Eximbank chi nhánh Tây Đô, Thành phố Cần Thơ 1.4.2... khách hàng cá nhân (Tài liệu lưu hành nội bộ) dành cho cán bộ tín dụng tại chi nhánh Eximbank Tây Đô; mẫu đơn “Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ vay (Phụ lục 2) và trao đổi trực tiếp, tham khảo ý kiến từ các anh, chị cán bộ tín dụng phòng Khách hàng cá nhân của chi nhánh để làm cơ sở hình thành nên mô hình gồm 11 yếu tố (các đặc trưng thuộc về bản thân khách hàng) gồm các yếu tố đã được các

Ngày đăng: 12/10/2015, 17:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan