giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển chi nhánh sóc trăng

43 249 0
giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển chi nhánh sóc trăng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH --------------------------------------- LÊ THỊ HẠNH GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 11 năm 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH --------------------------------------- LÊ THỊ HẠNH MSSV: 4104511 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN NGUYỄN HỒ ANH KHOA Tháng 11 năm 2013 LỜI CẢM TẠ Sau khoảng thời gian học tập tại trƣờng, đƣợc sự chỉ dẫn cũng nhƣ sự giúp đỡ của quý thầy cô trƣờng Đại học Cần Thơ, đặc biệt là thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, cùng với thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát Triển chi nhánh Sóc Trăng, em đã học đƣợc những bài học kinh nghiệm quý giá từ thực tiễn giúp ích cho bản thân mình cũng nhƣ hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn: Quý thầy cô của Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh cũng nhƣ quý thầy cô trƣờng Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức lẫn phƣơng pháp cho em trong suốt thời gian học ở trƣờng. Đây là niềm tin và là cơ sở vững chắc nhất để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Trân trọng cảm ơn thầy Nguyễn Hồ Anh Khoa đã hƣớng dẫn nhiệt tình và bổ sung cho em những kiến thức còn khiếm khuyết để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này trong thời gian nhanh nhất và hiệu quả nhất. Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển chi nhánh Sóc Trăng cùng các cô, chú, anh, chị trong ngân hàng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập, đặc biệt là các cô, chú, anh, chị phòng Kế hoạch- Tổng hợp và phòng khách hàng cá nhân đã nhiệt tình chỉ dẫn, cũng nhƣ hổ trợ và cung cấp kiến thức cho em để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Cuối cùng em xin gửi lời chúc chân thành đến quý thầy cô trƣờng Đại học Cần Thơ và ban lãnh đạo cùng các cô, chú, anh, chị tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển chi nhánh Sóc Trăng đƣợc dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn! Cần thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Lê Thị Hạnh TRANG CAM KẾT Tôi cam kết luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Lê Thị Hạnh NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Sóc Trăng, ngày 25 tháng 11 năm 2013 Thủ trƣởng đơn vị MỤC LỤC CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................................. 1 1.1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................... 1 1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2 1.2.1.Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 1.2.2.Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................ 2 1.3.1.Giới hạn không gian ................................................................................ 2 1.3.2.Giới hạn thời gian.................................................................................... 2 1.3.3.Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................. 2 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 3 2.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................ 3 2.1.1.Khái niệm cho vay tiêu dùng .................................................................. 3 2.1.2.Đặc điểm cho vay tiêu dùng .................................................................... 3 2.1.3.Vai trò của cho vay tiêu dùng ................................................................. 4 2.1.4.Phân loại cho vay tiêu dùng .................................................................... 5 2.1.5.Nội dung cơ bản về cho vay tiêu dùng .................................................... 6 2.1.6.Một số chỉ số đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng .............................. 8 2.2.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 8 2.2.1.Phƣơng pháp thu thập số liệu .................................................................. 8 2.2.2.Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................ 9 CHƢƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG ............................... 10 3.1.SƠ LƢỢC NGÂN HÀNG TMCP BIDV CHI NHÁNH SÓC TRĂNG ........ 10 3.1.1.Lịch sử hình thành ................................................................................. 10 3.1.2.Các sản phẩm của ngân hàng ................................................................ 11 3.2.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV CHI NHÁNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ....... 12 3.2.1.Thu nhập ................................................................................................ 14 3.2.2.Chi phí ................................................................................................... 14 3.3.3.Lợi nhuận .............................................................................................. 14 CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2010 -2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ............... 16 4.1.TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013................................................................. 16 4.2.TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2010 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013................................................................. 18 4.3.THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 .......................................... 21 4.3.1.Cho vay tiêu dùng theo thời hạn ........................................................... 21 4.3.2.Cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo........................................... 24 4.3.3.Cho vay tiêu dùng theo mục đích .......................................................... 27 4.4.ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI BIDV SÓC TRĂNG ................................................................................................................. 29 4.4.1.Hệ số thu nợ ................................................................................................. 30 4.4.2.Vòng quay vốn tín dụng .............................................................................. 30 4.4.3.Nợ quá hạn CVTD/ Dƣ nợ CVTD ............................................................... 31 4.4.4.Dƣ nợ CVTD/ Tổng VHĐ ........................................................................... 31 CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH SÓC TRĂNG ....................................................................................... 32 5.1. NHỮNG TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA BIDV SÓC TRĂNG TRONG THỜI GIAN QUA ..................................... 32 5.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA BIDV SÓC TRĂNG TRONG THỜI GIAN TỚI ........................... 32 CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 34 6.1.KẾT LUẬN..................................................................................................... 34 6.2.KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 34 6.2.1.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc ............................................... 34 6.2.2.Kiến nghị đối với chính quyền Thành phố Sóc Trăng .......................... 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 36 DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 của ngân hàng ..................................................................................... 13 Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 2010 -2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................................................. 17 Bảng 4.2: Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................................................. 19 Bảng 4.3: Tỷ lệ cho vay tiêu dùng của ngân hàng qua 3 năm 2010 -2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................................................. 21 Bảng 4.3.1: Cho vay tiêu dùng theo thời hạn của ngân hàng qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................................................. 22 Bảng 4.3.2: Cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo của ngân hàng qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................................. 25 Bảng 4.3.3: Cho vay tiêu dùng theo mục đích của ngân hàng qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................................................. 28 Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động CVTD của ngân hàng ................. 30 DANH MỤC VIẾT TẮT BIDV: Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam CVTD: Cho vay tiêu dùng DSCV: Doanh số cho vay DSTN: Doanh số thu nợ DNCV: Dƣ nợ cho vay NHTM: Ngân hàng thƣơng mại NHNN: Ngân hàng nhà nƣớc TMCP: Thƣơng mại cổ phần TCTD: Tổ chức tín dụng CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Vài năm trở lại đây, do tình hình khó khăn nên việc tăng trƣởng tín dụng ở khối doanh nghiệp không dễ dàng, vì vậy đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng ở khối khách hàng cá nhân, vay tiêu dùng với lãi suất thấp là lựa chọn của nhiều ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Theo thống kê, trong năm 2012, tình hình cho vay tiêu dùng trong lĩnh vực bất động sản chiếm 83%, vay mua ôtô 13%, mua xe máy chiếm 2%, tiêu dùng 1% và thẻ tín dụng 1%. Dự đoán trong vòng 3 năm nữa, mức tăng trƣởng của cho vay tiêu dùng sẽ tăng 15% - 17%. Kết quả này bắt nguồn từ hàng loạt các động thái tích cực của Ngân hàng nhà nƣớc (NHNN) và từ việc các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) đẩy mạnh việc cho vay tiêu dùng. Tuy cho vay tiêu dùng đã thu hút đƣợc một số lƣợng lớn khách hàng nhƣng tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong hoạt động cho vay còn thấp cả về doanh số cho vay lẫn dƣ nợ. Theo số liệu của NHNN, tổng số dƣ nợ cho vay tiêu dùng ở Việt Nam năm 2012 ở mức 3,2% tổng dƣ nợ toàn hệ thống ngân hàng và chỉ chiếm 3,7% GDP. Chính vì vậy, hoạt động cho vay tiêu dùng cần đƣợc các ngân hàng thƣơng mại đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới, trở thành kênh kết nối hiệu quả giữa nguồn vốn huy động đƣợc với nhu cầu bị giới hạn bởi khả năng thanh toán của ngƣời tiêu dùng, từ đó tạo lợi nhuận cho chính ngân hàng và đóng góp cho sự phát triển chung của toàn xã hội. Nhận thấy đƣợc nhu cầu tiêu dùng cần thiết của ngƣời dân và cho vay tiêu dùng là phân khúc thị trƣờng có nhiều tiềm năng trong tƣơng lai, ngân hàng thƣơng mại cổ phần (TMCP) Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Sóc Trăng đã triển khai mạnh mẽ hoạt động cho vay tiêu dùng trong những năm gần đây nhƣng hoạt động này thật sự vẫn chƣa trở thành hoạt động lớn của ngân hàng. Cuối tháng 6/2013, số lƣợng khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng là 1.896 ngƣời, doanh số cho vay tiêu dùng chiếm 37,13% trong tổng doanh số cho vay cá nhân và chỉ chiếm 5,76% trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Chính vì vậy, với hy vọng góp phần mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung, em đã chọn đề tài “ Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển chi nhánh Sóc Trăng” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Định hƣớng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP BIDV chi nhánh Sóc Trăng nhằm giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận và trở thành một trong những ngân hàng có hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển nhất trên địa bàn. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt đƣợc mục tiêu chung trên, cần đạt đƣợc các mục tiêu cụ thể nhƣ sau:  Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Sóc Trăng qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013  Phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng và đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Sóc Trăng qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013.  Đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Sóc Trăng. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Giới hạn không gian Đề tài nghiên cứu về giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng đƣợc thực hiện tại Ngân hàng TMCP BIDV chi nhánh Sóc Trăng. 1.3.2. Giới hạn thời gian Đề tài đƣợc thực hiện trong 3 tháng từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013 với số liệu đƣợc thu thập tại ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu Tình hình hoạt động kinh doanh, doanh số thu nợ, doanh số cho vay, dƣ nợ cho vay , nợ quá hạn và các vấn đề liên quan đến cho vay tiêu dùng tại ngân hàng. 2 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng là loại cho vay đáp ứng nhu cầu chi tiêu và mua sắm tiện nghi sinh hoạt gia đình nhằm nâng cao đời sống dân cƣ khi ngƣời tiêu dùng chƣa có khả năng thanh toán trên nguyên tắc ngƣời tiêu dùng sẽ hoàn trả cả gốc và lãi tại một thời điểm xác định trong tƣơng lai và khách hàng vay là những ngƣời có thu nhập không cao nhƣng có việc làm ổn định (Nguyễn Minh Kiều, 2007, trang 1310). 2.1.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng Trong những năm gần đây, cho vay tiêu dùng có xu hƣớng tăng lên mang lại lợi nhuận khá lớn cho nhiều ngân hàng, tuy nhiên không phải ngân hàng nào cũng tích cực mở rộng hình thức cho vay này, điều này đƣợc lý giải thông qua các đặc điểm của cho vay tiêu dùng (Peter S.Rose, 2001, trang 174): Quy mô hợp đồng vay nhỏ nhưng số lượng vay lớn Các khoản cho vay tiêu dùng thƣờng có quy mô nhỏ so với tài sản của ngân hàng vì nhu cầu về vốn không lớn lắm, nhƣng số lƣợng khoản vay lại rất lớn do số lƣợng hộ gia đình lớn, nhu cầu chi tiêu đa dạng và đối tƣợng của cho vay tiêu dùng là mọi tầng lớp dân cƣ trong xã hội Rủi ro tín dụng cao Đối với cá nhân, hộ gia đình thông tin làm cơ sở phân tích để ngân hàng quyết định cho vay hay không, đó là những thông tin về nghề nghiệp, thu nhập, độ tuổi, tình trạng sức khỏe, nơi cƣ trú. Những thông tin này do chính khách hàng cung cấp do vậy mang tính chủ quan, một chiều, không đƣợc kiểm toán, kiểm soát nhƣ đối với khách hàng doanh nghiệp, và do đó có thể không chính xác, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng. Nhu cầu vay tiêu dùng có tính nhạy cảm và phụ thuộc vào kinh tế Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kỳ, nó tăng lên trong thời kỳ nền kinh tế mở rộng, khi mà mọi ngƣời dân cảm thấy lạc quan về tƣơng lai. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, rất nhiều cá nhân và hộ gia đình cảm thấy không tin tƣởng nhất là khi họ thấy tình trạng thất nghiệp tăng lên và họ sẽ hạn chế việc vay mƣợn từ ngân hàng. Người tiêu dùng kém nhạy cảm với lãi suất 3 Khách hàng vay tiêu dùng thƣờng quan tâm đến những tiện ích và giá trị mà vay tiêu dùng đem lại nhằm thõa mãn cho nhu cầu tiêu dùng hơn là chi phí phải trả để có khoản vay đó. Mặt khác, số lƣợng khoản vay nhỏ, số tiền thanh toán theo định kỳ, vì vậy số tiền trả định kỳ không quá lớn, không gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến thu nhập của khách hàng. Nguồn trả nợ không ổn định, phụ thuộc vào nhiều yếu tố Nguồn trả nợ của khách hàng đƣợc trích từ thu nhập, thu nhập này có thể thay đổi tùy vào tình trạng sức khỏe, công việc cũng nhƣ cơ cấu, chu kỳ của nền kinh tế. Những khách hàng có việc làm, mức thu nhập ổn định, có trình độ học vấn là tiêu chí quan trọng để các ngân hàng thƣơng mại quyết định việc cho vay. Lãi suất của các khoản vay tiêu dùng khá cao Do quy mô các khoản vay thƣờng nhỏ nhƣng số lƣợng vay lớn nên dẫn đến chi phí cho vay cao. Đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hƣởng tới sự an toàn của ngân hàng. Vì vậy, khách hàng vay tiêu dùng phải chịu mức lãi suất khá cao. Mức lãi suất này giúp đảm bảo cho ngân hàng có thể hạn chế đƣợc rủi ro và ổn định thu nhập trong những trƣờng hợp có sự cố ngoài ý muốn xảy ra. 2.1.3. Vai trò của cho vay tiêu dùng Đối với người tiêu dùng Cho vay tiêu dùng cung cấp nguồn tài chính lớn cho ngƣời tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của họ trong khi thu nhập thì hạn chế. Cho vay tiêu dùng còn làm tăng sự cạnh tranh giữa những ngƣời sản xuất với nhau, làm cho họ phải chú trọng hơn tới những chủng loại, mẫu mã, chất lƣợng và giá cả hàng hóa. Điều này mang đến lợi ích cho ngƣời tiêu dùng khi đƣợc sử dụng các sản phẩm có chất lƣợng tốt và mẫu mã đẹp. Đối với nhà sản xuất Cho vay tiêu dùng của ngân hàng giải quyết đƣợc sự ùn tắc trong việc tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất khi khách hàng không có đủ nguồn tài chính . Cho vay tiêu dùng cũng giúp cho doanh nghiệp có điều kiện tăng cƣờng sản xuất, mở rộng qui mô, mở rộng thị trƣờng. Đối với các NHTM 4 Cho vay tiêu dùng giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó tăng khả năng huy động các loại tiền gửi hay các sản phẩm đi kèm khác cho ngân hàng. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng rất đa dạng và phong phú, vì vậy mở rộng cho vay tiêu dùng tạo điều kiện cho ngân hàng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, từ đó làm tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro cho ngân hàng. Cho vay tiêu dùng còn giúp cho đội ngũ nhân viên ngân hàng hoàn thiện kiến thức nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp với khách hàng. Có thể làm tăng uy tín của ngân hàng. Đối với nền kinh tế - xã hội Cho vay tiêu dùng kích cầu, làm tăng nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ trong dân cƣ. Đồng thời, với sản phẩm cho vay tiêu dùng, chất lƣợng cuộc sống của dân cƣ cũng đƣợc cải thiện và dần nâng cao. Cho vay tiêu dùng góp phần làm tăng tốc độ luân chuyển hàng hóa, dịch vụ, giúp cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện, từ đó thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc. 2.1.4. Phân loại cho vay tiêu dùng Cho vay theo thời hạn Theo (Thái Văn Đại, 2012, trang 42), cho vay theo thời hạn là khoảng thời gian mà ngƣời vay đƣợc quyền sử dụng vốn vay và thời gian đƣợc tính từ khi ngƣời vay rút khoản tiền vay đầu tiên đến khi trả hết nợ. Các loại cho vay theo thời hạn: Cho vay ngắn hạn: Là những khoản vay có thời hạn cho vay đến một năm và thƣờng đƣợc sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lƣu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân. Cho vay trung hạn và dài hạn: Là những khoản vay có thời hạn cho vay từ 1-5 năm và trên 5 năm đối với cho vay dài hạn. Loại cho vay này đƣợc cung cấp để mua sắm tài sản cố định hoặc cải tiến đổi mới kỹ thuật và mở rộng sản xuất có qui mô lớn. Cho vay theo mục đích Là hình thức cho vay cho cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng theo từng mục đích sử dụng số tiền vay khác nhau của ngƣời tiêu dùng nhƣ mua ô tô, mua nhà, cho con đi du học hoặc vay sản xuất kinh doanh (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010, trang 33). Cho vay theo hình thức đảm bảo 5 Cho vay có đảm bảo (thế chấp): là những khoản cho vay mà bên cạnh việc cho khách hàng vay vốn, ngân hàng còn nắm giữ tài sản của ngƣời vay với mục đích xử lý tài sản đó để thu hồi vốn vay hoặc tạo ra nguồn thu nợ thứ hai khi ngƣời đi vay vi phạm hợp đồng tín dụng (Thái Văn Đại, 2012, trang 50). Cho vay không có đảm bảo (tín chấp): Là khoản cho vay mà Ngân hàng không nắm giữ tài sản của ngƣời đi vay để xử lý nhằm thu hồi nợ mà thay vào đó là điều kiện ràng buộc khác khi ký hợp đồng tín dụng. Thông thƣờng chỉ có những khách hàng có quan hệ lâu năm với ngân hàng hoặc những khách hàng có uy tín, có tham gia góp vốn vào thì mới đƣợc cho vay tín chấp (Thái Văn Đại, 2012, trang 58). 2.1.5. Nội dung cơ bản về mở rộng cho vay tiêu dùng Quan niệm về mở rộng cho vay tiêu dùng Trong nền kinh tế thị trƣờng có sự cạnh tranh gay gắt, bất cứ một doanh nghiệp nào muốn đứng vững và phát triển trong hoạt động sản xuất – kinh doanh, đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng mở rộng và cải thiện chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đặt ra của nền kinh tế. Các doanh nghiệp luôn tự đổi mới về mọi mặt nhƣ thay đổi mẫu mã sản phẩm, công nghệ, đảm bảo chất lƣợng để tạo lòng tin cho khách hàng. Đối với ngân hàng cũng vậy, muốn giành đƣợc thị phần lớn, giữ vững và không ngừng nâng cao vị thế của mình thì phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Trong đó có việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng. Mở rộng cho vay tiêu dùng là sự tăng lên về số lƣợng, khối lƣợng hay chính là sự tăng lên theo chiều rộng nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng về quy mô cho vay tiêu dùng. Hay nói cách khác là làm tăng tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tài sản có của NHTM. Mở rộng cho vay tiêu dùng được thể hiện: Đối với khách hàng: Việc mở rộng cho vay tiêu dùng có nghĩa là sự thõa mãn tối đa nhu cầu hợp lý của khách hàng về khối lƣợng cung cấp, sự đa dạng về các hình thức cho vay tiêu dùng cùng nhiều dịch vụ kèm theo. Đối với sự phát triển của kinh tế xã hội: Mở rộng cho vay tiêu dùng nhằm đáp ứng đƣợc các yêu cầu bức xúc về vốn của ngƣời tiêu dùng, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân và sự phát triển của xã hội. Đối với ngân hàng thương mại: Mở rộng, đa dạng hóa các sản phẩm cho vay tiêu dùng góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh và vị thế của ngân hàng. 6 Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay tiêu dùng  Doanh số cho vay (DSCV) Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định, không kể đến món vay đó thu hồi về đƣợc hay chƣa. Doanh số cho vay thƣờng xác định theo tháng, quí, năm.  Doanh số thu nợ (DSTN) Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay đã đến đáo hạn vào một thời điểm nhất định.  Dư nợ cho vay (DNCV) Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chƣa thu hồi về đƣợc tính đến thời điểm cụ thể. Để xác định đƣợc dƣ nợ, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ  Nợ quá hạn Theo quyết định số 324/1998/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 09 năm 1998 về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng: “Nợ quá hạn trong kinh doanh của ngân hàng là hiện tƣơng khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nhƣ đã cam kết trong khế ƣớc vay trƣớc đây. Nếu không đƣợc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn thì số nợ đến hạn phải chuyển sang nợ quá hạn và khách hàng phải chịu lãi suất nợ quá hạn đối với số tiền trả chậm” Nợ quá hạn là các khoản nợ thuộc nhóm 1, 2, 3, 4 và 5 theo quy định tại Điều 10, Mục 1, Chƣơng II của Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 quy định về phân lọai nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. 2.1.6. Một số chỉ số đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng Theo (Thái văn Đại, 2012, trang 138), tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng, trong đó có cho vay tiêu dùng. Do đó phân tích hoạt động tín dụng là một nội dung rất quan trọng để ngân hàng có thể đánh giá đƣợc chất lƣợng tín dụng. Các chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng bao gồm: Tỉ lệ nợ quá hạn (%) Tỉ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn CVTD/ Dƣ nợ CVTD 7 Chỉ số này đo lƣờng chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp nghĩa là chất lƣợng tín dụng của ngân hàng này cao. Vòng quay vốn tín dụng (vòng) Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ CVTD/ Dƣ nợ bình quân CVTD (vòng): Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tƣ đƣợc quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao. Hệ số thu nợ (%) Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ CVTD/ Doanh số cho vay CVTD (%): Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, ngân hàng sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng vốn. Nếu hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng tốt. Dư nợ trên tổng vốn huy động (%) Dƣ nợ CVTD trên vốn huy động = Tổng dƣ nợ/ Vốn huy động Chỉ số này xác đinh khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay. Nó giúp so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động đƣợc. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, bởi vì nếu quá lớn thì cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngƣợc lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ thể hiện rằng ngân hàng đã sử dụng vốn huy động ngày càng không có hiệu quả. 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu Số liệu phục vụ cho đề tài là số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 do phòng Kế Toán – Tổng hợp của Ngân hàng TMCP BIDV chi nhánh Sóc Trăng cung cấp và một số tài liệu khác nhƣ: tạp chí ngân hàng, tạp chí kinh tế, các thông tin thị trƣờng và các tài liệu liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng của ngân hàng TMCP BIDV chi nhánh Sóc Trăng. 2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu 8 Mục tiêu 1 - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh: Sử dụng phƣơng pháp phân tích cơ cấu, phƣơng pháp thống kê mô tả; bằng phƣơng pháp này có thể giúp ta có cái nhìn tổng quát hơn về kết quả kinh doanh của ngân hàng qua các năm. Mục tiêu 2 - Phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng và đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng: Dùng phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp phân tích cơ cấu số liệu hiện tại và quá khứ để thấy đƣợc hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng và diễn biến của nó qua các năm. Sử dụng phƣơng pháp tỷ số tài chính để đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Phương pháp phân tích cơ cấu  Phân tích cơ cấu ngang Là phân tích mức độ biến động về quy mô, khối lƣợng của hiện tƣợng nghiên cứu để thấy đƣợc khuynh hƣớng thay đổi của từng khoản mục qua các năm, từ đó dự đoán xu hƣớng biến động của các yếu tố trong thời gian tới. Cơ cấu ngang = Chi tiêu cụ thể - Chi tiêu kế hoạch  Phân tích cơ cấu dọc Phƣơng pháp này thƣờng dùng để phản ánh tỷ trọng mỗi bộ phận chiếm trong tổng thể đƣợc thể hiện bằng số phần trăm và đƣợc tính bằng cách so sánh mức độ tuyệt đối của từng bộ phận với mức độ của toàn bộ tổng thể để thấy đƣợc mức độ ảnh hƣởng đến tổng thể của từng yếu tố. Cơ cấu dọc = (Mức độ của bộ phận/ Mức độ của tổng thể) x 100% Phương pháp thống kê mô tả: là phƣơng pháp có liên quan đến thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu (Mai Văn Nam, 2008, trang 12). Phương pháp tỷ số tài chính: Sử dụng các chỉ số tài chính nhƣ: Tỷ lệ nợ quá hạn, vòng quay vốn tín dụng, hệ số thu nợ (mục 2.1.6, trang 8). Từ đó so sánh tỷ số giữa các năm với nhau để thấy đƣợc xu hƣớng biến động của các tỷ số nhằm giúp đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng tốt hay xấu. Mục tiêu 3 - Đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng: Dựa vào kết quả phân tích ở mục tiêu 1, mục tiêu 2 và phƣơng pháp tổng hợp để đề xuất giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng trong thời gian tới. 9 CHƢƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG 3.1. SƠ LƢỢC NGÂN HÀNG TMCP BIDV CHI NHÁNH SÓC TRĂNG 3.1.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Hậu Giang đƣợc thành lập năm 1977, theo quyết định số 32/CP của Chính Phủ. Khi đó, Ngân hàng Kiến thiết Hậu Giang có nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát vốn đầu tƣ cơ bản đƣợc bố trí theo kế hoạch của nhà nƣớc. Ngày 14/11/1990, Hội đồng Bộ trƣởng ra quyết định số 401/HĐBT thành lập Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển tỉnh Hậu Giang. Hoạt động của Ngân hàng đã chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chũ nghĩa. Trong giai đoạn này, hệ thống kho bạc đƣợc thành lập, do đó Ngân hàng chỉ nhận cấp phát vốn cho các công trình Trung ƣơng quản lý, chuyển toàn bộ vốn cấp phát đầu tƣ cơ bản thuộc địa phƣơng cho kho bạc quản lý. Đầu năm 1992, tỉnh Hậu Giang đƣợc tách thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Cùng với việc hình thành tỉnh Sóc Trăng, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng cũng đƣợc thành lập ngày 01/04/1992 và chính thức đi vào hoạt động theo tinh thần của Nghị quyết số 29/QT-NH ngày 29 tháng 01 năm 1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc, giải thể chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Hậu Giang. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sóc Trăng (Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam, Soc Trang branch; Tên gọi tắt: BIDV Sóc Trăng) đƣợc thành lập vào ngày 01 tháng 05 năm 2012 theo Quyết định số 30/QĐHĐQT của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh số 0100150119056, đăng ký thay đổi lần thứ 5 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Sóc Trăng cấp vào ngày ngày 10 tháng 08 năm 2012. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sóc Trăng có trụ sở chính tại số 05 Trần Hƣng Đạo, Phƣờng 3, Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng. 3.1.2. Các sản phẩm của ngân hàng Cho vay tiêu dùng tín chấp: - Mức cho vay tối đa bằng 10 tháng thu nhập và có thể lên tới 500 triệu đồng. - Thời hạn cho vay lên đến 60 tháng. 10 Cho vay mua nhà: - Mức cho vay lên đến 100% giá trị tài sản đảm bảo. - Thời hạn cho vay tối đa là 20 năm. Cho vay mua ô tô: - Mức cho vay lớn, tối đa 95% giá trị xe mua. - Thờ hạn vay tối đa: 5 năm Sản phẩm thấu chi tín chấp: - Hạn mức thấu chi: bằng 5 tháng thu nhập bình quân của khách hàng, tối đa lên đến 100 triệu. - Thời hạn hạn mức: Tối đa 12 tháng đối với khách hàng đƣợc cấp hạn mức lần đầu; tối đa 36 tháng đối với khách hàng có đủ điều kiện đƣợc ngân hàng gia hạn. Cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh: - Lãi suất cạnh tranh, lãi tính trên dƣ nợ giảm dần - Thời hạn cho vay: 5 năm 3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV CHI NHÁNH SÓC TRĂNG QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Từ bảng 3.2 bên dƣới cho thấy qua ba năm hoạt động, kết quả kinh doanh của chi nhánh có sự biến động đáng kể. Thu nhập và chi phí đều tăng so với những năm trƣớc đó, riêng năm 2012 lợi nhuận có phần giảm nhẹ. Đối với 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận tăng nhƣng thu nhập và chi phí lại có chiều hƣớng giảm so với cùng kỳ năm trƣớc. Cụ thể: 3.2.1. Thu nhập Thu nhập của ngân hàng đều tăng liên tục qua các năm và tăng mạnh vào năm 2011. Nguyên nhân do Chính phủ ban hành Nghị quyết 11 (24/02/2011) về việc thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tƣ công, kiềm chế nhập siêu và đảm bảo an sinh xã hội nhằm tổng rà soát và tái cơ cấu lại hoạt động của nền kinh tế, ổn định vĩ mô đã giúp cho nền kinh tế có những dấu hiệu cải thiện rõ rệt so với năm trƣớc. Vì vậy hoạt động của Ngân hàng có nhiều thuận lợi và thu nhập tăng cao hơn. Sang năm 2012, đây là năm có tăng trƣởng tín dụng thấp nhất của toàn hệ thống ngân hàng trong 20 năm qua, Ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu, vì vậy thu nhập của ngân hàng chỉ tăng nhẹ 8,18% thay vì phát triển mạnh nhƣ năm 2011. 11 3.2.2. Chi phí Đi đôi với sức tăng thu nhập của Ngân hàng thì chi phí cũng tăng theo đáng kể. Trong đó năm 2011 là năm chi phí tăng mạnh nhất. Nguyên nhân do ngân hàng tăng cƣờng huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng. Mặt khác, trên địa bàn ngày càng có nhiều ngân hàng đƣợc hình thành và hoạt động mạnh mẽ khiến cho môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt, dẫn đến ngân hàng phải đẩy mạnh việc đầu tƣ nâng cấp cơ sở hạ tầng, quảng bá hình ảnh, thƣơng hiệu, triển khai nhiều hoạt động, chƣơng trình khuyến mãi và tăng lãi suất huy động nhằm thu hút khách hàng làm cho chi phí tăng lên. Nếu so sánh 6th2012 và 6th2013, ta thấy thu nhập và chi phí đều giảm dần. Nguyên nhân do thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP, từ đầu năm 2013 đến nay, Ngân hàng nhà nƣớc tiếp tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành nhằm kềm chế lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động doanh nghiệp, theo đó cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều giảm nên cả thu nhập và chi phí cũng giảm theo. 3.2.3. Lợi nhuận Trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay, các tổ chức kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng muốn tồn tại, phát triển và đứng vững trên thị trƣờng thì hoạt động phải có hiệu quả và lợi nhuận chính là một trong những mục tiêu hàng đầu. Tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro là tiêu chí mà ngân hàng nào cũng muốn hƣớng đến, trong đó bao gồm có BIDV Sóc Trăng. Từ bảng số liệu cho thấy lợi nhuận của ngân hàng tăng trƣởng không đều qua các năm. Trong năm 2011, lợi nhuận chỉ tăng nhẹ so với năm trƣớc do trong năm này mặc dù chi phí tăng cao nhƣng tốc độ tăng trƣởng của chi phí tăng chậm hơn tốc độ tăng trƣởng của thu nhập nên dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng tăng. Đến 6/2013 lợi nhuận lại tăng hơn 6/2012. Đều đó là do tổng thu cao hơn so với tổng chi mặc dù cả hai đều giảm nhƣng thu nhập lại giảm chậm hơn chi phí nên lợi nhuận vẫn tăng. Nhìn chung qua ba năm và 6 tháng đầu năm 2013, tình hoạt động kinh doanh của ngân hàng có những biểu hiện tốt .Đây là kết quả từ sự chỉ đạo kịp thời, đúng đắn của ban lãnh đạo cùng với tinh thần làm việc và sự nỗ lực cao của toàn thể cán bộ nhân viên của ngân hàng. 12 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 của ngân hàng ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6th2012 6th2013 2011/2010 2012/2011 6th2013/6th2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Thu nhập 233.778 357.742 387.000 216.230 161.283 123.964 53,01 29.258 8,18 -54.947 -25,41 Chi phí 203.031 325.477 365.904 205.617 143.228 122.446 60,31 40.427 12,42 -62.389 -30,34 Lợi nhuận 30.747 32.265 21.096 10.613 18.055 1.518 4,94 -11.169 -34,62 7.442 70,12 (Nguồn: Phòng kế hoạch – tổng hợp của BIDV Sóc Trăng, 2010 – 6th2013) 13 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.1. TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Nguồn vốn là một trong những yếu tố đƣợc ngân hàng quan tâm hàng đầu. Trong quá trình hoạt động, nguồn vốn không những đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn để thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà còn mang tính quyết định đối với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Vốn vừa là phƣơng tiện, vừa là mục đích kinh doanh và đồng thời cũng là đối tƣợng kinh doanh của ngân hàng. Việc phân tích nguồn vốn và các khoản mục trong nguồn vốn sẽ cho ta thấy đƣợc một cách tổng quát tình hình nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng và xu hƣớng biến động của nó để kịp thời có những chiến lƣợc huy động tốt nhất cho ngân hàng. Giai đoạn 2010 - 2012 Từ bảng 4.1 bên dƣới ta thấy nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm có sự tăng giảm không đồng đều, so với sự gia tăng thì nguồn vốn giảm xuống không đáng kể. Điều đó thể hiện quy mô nguồn vốn của ngân hàng ngày càng đƣợc mở rộng mặc dù chƣa thực sự lớn mạnh. Để thấy rõ hợn sự biến động của từng khoản mục trong tổng nguồn vốn và nguyên nhân tăng giảm là nhƣ thế nào ta tiến hành xem xét và phân tích từng khoản mục hình thành nên nguồn vốn của ngân hàng.  Vốn huy động Qua 3 năm, vốn huy động có tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối đều và ổn định. Điều này chứng tỏ, dù kinh tế gặp khó nhăn trong những năm gần đây ngân hàng vẫn có những chiến lƣợc huy động vốn khá nhạy bén và linh hoạt. Mặc dù vậy nhƣng tốc độ tăng trƣởng của vốn huy động so với tốc độ tăng trƣởng của tổng nguồn vốn vẫn còn khá chậm và chƣa thể bắt kịp. Tuy vốn huy động có xu hƣớng tăng nhƣng tỷ trọng lại giảm dần. Do đó, ngân hàng cần lƣợng vốn từ nguồn khác để đáp ứng nhu cầu cho vay cũng nhƣ các hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Chính vì thế, nguồn vốn điều chuyển lại đóng vai trò không thể thiếu đối với chi nhánh. 14 Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Nguồn vốn Năm 2010 2011/2010 Năm 2011 Năm 2012 6th2012 6th2013 2012/2011 6th2013/6th2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % - Vốn huy động 816.306 1.013.442 1.300.887 1.165.664 1.308.237 197.136 24,15 287.445 28,36 142.573 12,23 -Vốn điều chuyển 323.336 541.836 477.998 603.790 714.420 218.500 67,57 -63.838 -11,78 110.630 18,32 - Vốn khác 36.333 576.652 314.059 94.565 53.434 540.319 1.487,13 -262.593 -45,54 -41.131 -43,49 Tổng cộng 1.175.975 2.131.930 2.092.944 1.864.019 2.076.091 955.955 -1,83 212.072 11,38 81,29 -38.986 (Nguồn: Phòng kế hoạch – tổng hợp BIDV Sóc Trăng, 2010 – 6th2013) 15  Vốn điều chuyển Ngƣợc lại với vốn huy động thì vốn điều chuyển lại có sự tăng giảm qua các năm. Do nguồn vốn này chỉ cần thiết khi ngân hàng thực sự thiếu vốn, bên cạnh đó nó có hạn mức quy định và chi phí cao nên vốn huy động vẫn là nguồn vốn tối ƣu của ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần đẩy mạnh công tác huy động vốn trên địa bàn và khai thác thêm nhiều nguồn vốn từ dân cƣ để ngày càng mở rộng quy mô nguồn vốn.  Vốn khác Năm 2011, nguồn vốn này tăng dột biến so với năm trƣớc đó do trong năm này, BIDV hội sở đã 2 lần nhận nguồn tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á và Ngân hàng phát triển Trung Quốc nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất thời kì khủng hoảng và hội sở đã phân bổ vốn vay này đến chi nhánh để cho vay với lãi suất thấp các dự án đầu tƣ khắc phục khó khăn tại tỉnh. Mặt khác, khoản vay đã góp phần bổ sung đáng kể nguồn vốn trung, dài hạn và cải thiện cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn của chi nhánh. Bên cạnh đó, chính sự tăng vọt của vốn khác đã góp phần giúp cho tổng nguồn vốn của ngân hàng năm 2011 cũng tăng theo. Giai đoạn 6/2012-6/2013 Qua bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với cùng kỳ năm 2012. Mặc dù vốn khác giảm hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 nhƣng ngƣợc lại vốn huy động và vốn điều chuyển lại đồng loạt tăng. Do trong 6 tháng đầu năm này, NHNN đã điều hành linh hoạt của trần lãi suất huy động nhằm ổn định lãi suất vì vậy vốn huy động của ngân hàng có chiều hƣớng tăng hơn so với cùng kỳ năm trƣớc kéo theo tổng nguồn vốn cũng tăng lên. Tóm lại, trong tình trạng cơ cấu vốn nhƣ hiện tại có thể thấy hoạt động của ngân hàng vẫn diễn ra thuận lợi nhƣng trong thời gian tới, ngân hàng phải có những kế hoạch và chính sách huy động vốn thích hợp để tăng vốn huy động và ổn định lại cơ cấu vốn vì sử dụng lƣợng lớn vốn điều chuyển sẽ có những hạn chế nhƣ chi phí cao và phụ thuộc vào ngân hàng Hội sở. 4.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Từ bảng 4.2 bên dƣới, ta thấy tình hình sử dụng vốn của ngân hàng có sự biến động qua các năm, cả doanh số cho vay, doanh số thu và dƣ nợ cho vay qua 3 năm đều tăng, chỉ riêng nợ quá hạn có sự tăng giảm không đều. 16 Bảng 4.2: Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6th2012 6th2013 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền 6th2013/6th2012 % Số tiền % DSCV 3.502.804 4.430.581 5.291.190 2.748.731 2.626.210 927.777 26,49 860.609 19,42 -122.521 -4.46 DSTN 3.150.432 3.997.143 5.212.081 2.658.049 2.390.786 846.711 26,88 1.214.938 30,4 -267.263 -10,05 DNCV 1.142.062 1.575.500 1.654.609 1.666.181 1.890.033 433.438 37,95 79.109 5,02 223.852 13,44 72.393 74.972 -8.878 -13,43 9.617 16,81 2.579 3,56 Nợ quá hạn 66.099 57.221 66.838 (Nguồn: Phòng kế hoạch – tổng hợp BIDV Sóc Trăng, 2010 – 6th2013) 17 Doanh số cho vay Doanh số cho vay của ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Kết quả này có đƣợc là do trong những năm qua, ngân hàng đã có chính sách mở rộng tín dụng thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, theo sự điều hành của NHNN thì lãi suất cho vay của toàn hệ thống ngân hàng đều giảm. Đặc biệt trong năm 2012, NHNN đã có 6 lần giảm các lãi suất điều hành. Lãi suất cơ bản giảm 5% so với năm 2011, trong đó lãi suất cho vay giảm mạnh từ 3-8%/năm. Nếu xét riêng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số cho vay của ngân hàng có xu hƣớng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trƣớc. Theo kế hoạch trong chính sách điều hành của NHNN thì trong thời gian tới, lãi suất cho vay sẽ còn tiếp tục giảm vì thế doanh số cho vay của hệ thống ngân hàng nói chung và BIDV Sóc Trăng nói riêng có thể sẽ còn tăng lên. Doanh số thu nợ Nếu chỉ có doanh số cho vay tăng lên mà ngân hàng không thu hồi đƣợc nợ thì hoạt động cho vay cũng không đạt hiệu quả. Vì vậy đối với chi nhánh thì việc song song thực hiện tốt công tác cho vay và quản lý thu hồi nợ là việc rất quan trọng để thể hiện khả năng của ngân hàng trong hoạt động cho vay có đạt hiệu quả hay không và ngân hàng đã làm đƣợc điều đó thông qua việc doanh số thu nợ từng bƣớc đƣợc tăng lên qua các năm. Từ bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ của ngân hàng tỷ lệ thuận với doanh số cho vay, khi doanh số cho vay tăng lên thì doanh số thu nợ cũng tăng theo thậm chí còn tăng vƣợt cả doanh số cho vay và cũng chỉ giảm nhẹ ở 6 tháng đầu năm 2013. Nếu doanh số cho vay vẫn còn tiếp tục tăng trong thời gian tới thì doanh số thu nợ có khả năng sẽ bám sát theo tốc độ tăng của doanh số cho vay. Dƣ nợ cho vay Dƣ nợ là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá qui mô và chất lƣợng tín dụng của một ngân hàng. Dƣ nợ tăng thể hiện qui mô của ngân hàng tăng lên nhƣng cũng đồng nghĩa với việc những khoản nợ chƣa thu hồi đƣợc vẫn còn nhiều. Dƣ nợ của ngân hàng tăng mạnh ở giai đoạn 2010 -2011. Đây là biểu hiện tích cực của ngân hàng vì trong giai đoạn này doanh số cho vay cũng tăng trong khi nợ quá hạn lại giảm xuống. Điều này chính là mặt tốt về sự gia tăng của dƣ nợ. Đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 dƣ nợ tiếp tục tăng nhƣng hoạt động cho vay của ngân hàng không đạt nhiều hiệu quả nhƣ năm 2011 do doanh số cho vay có chiều hƣớng giảm mà nợ quá hạn lại tăng, điều đó chứng tỏ ngân hàng vẫn còn nhiều những khoản nợ chƣa thể thu hồi đƣợc. 18 Nợ quá hạn Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng qua 3 năm có sự biến động nhƣng không đáng kể. Do ngân hàng đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, thực hiện nhiều chính sách nhằm theo dõi và kịp thời xử lý các khoản nợ đến hạn, thông báo và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn nên nợ quá hạn năm 2011 giảm. Tuy nhiên, sang năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, đội ngũ cán bộ theo dõi nợ vẫn không tăng nhiều nên công tác kiểm soát và xử lý nợ gặp nhiều khó khăn khiến cho nợ quá hạn của ngân hàng tăng lên so với năm trƣớc. 4.3. THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Bảng 4.3: Tỷ lệ CVTD của ngân hàng qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: % Chỉ tiêu 6th2012 6th2013 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 SXKD 60,11 58,57 56,9 54,86 62,87 CVTD 39,89 41,43 43,1 45,14 37,13 100 100 100 100 100 Tổng DSCV Cá nhân th (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân BIDV Sóc Trăng, 2010 - 6 2013) Qua 3 năm, tỷ trọng cho vay tiêu dùng của chi nhánh có chiều hƣớng tăng dần mặc dù không đáng kể. Do vài năm trở lại đây, việc cho vay ở khối doanh nghiệp không dễ dàng, vì vậy ngân hàng đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng ở khối khách hàng cá nhân, trong đó có cho vay tiêu dùng nên tỷ trọng của khoản mục này tăng. Tuy nhiên, vì tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn nên thời gian gần đây, ngƣời dân có xu hƣớng tiết kiệm hơn vì vậy tỷ trọng CVTD 6 tháng đầu năm 2013 có phần giảm hơn so với cùng kỳ năm trƣớc. Nhìn chung, CVTD hiện vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu cho vay cá nhân của ngân hàng do điều kiện vay hoàn toàn không dễ dàng, khách hàng vay vốn phải có thu nhập ổn định hoặc có tài sản thế chấp mới có thể đƣợc xem xét vay vốn. Bên cạnh đó, nhu cầu vốn vay sản xuất kinh doanh rất lớn và có thể gấp hàng trăm lần so với vốn vay cho mục đích tiêu dùng .Nhƣng đây là sản phẩm có rất nhiều tiềm năng nên vì vậy ngân hàng cần có những giải pháp để tăng doanh số cho vay và đƣa sản phẩm đến gần công chúng hơn trong thời gian tới. 4.3.1. Cho vay tiêu dùng theo thời hạn Qua bảng 4.3.1 bên dƣới ta thấy, các khoản mục cho vay theo thời hạn có sự biến động đáng kể và tăng giảm không đều qua 3 năm và 6 tháng đầu 2013. 19 Doanh số cho vay  Cho vay ngắn hạn: Từ bảng số liệu ta thấy, doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm đều tăng, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2012. Hơn nữa, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn doanh số cho vay trung và dài hạn vì nguồn vốn huy động chủ yếu của ngân hàng là ngắn hạn nên ngân hàng ƣu tiên cho vay ngắn hạn để đảm bảo an toàn trong việc thu hồi vốn và hạn chế rủi ro, thuận tiện trong việc theo dõi các khoản vay của khách hàng. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số cho vay lại giảm so với cùng kỳ năm 2012. Do kinh tế ngƣời dân trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, nên đa số khách hàng không dám vay vốn ngắn hạn vì sợ không có khả năng thanh toán cho ngân hàng trong thời gian ngắn để có thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.  Cho vay trung và dài hạn: Qua 3 năm, doanh số cho vay trung và dài hạn có sự biến động không đáng kể. Năm 2011, doanh số của khoản mục này giảm nhƣng đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 lại tăng lên. Nguyên nhân làm doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2011 giảm xuống là do NHNN thi hành chính sách tập trung cho vay ngắn hạn đồng thời giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn theo Thông tƣ số 15/2009/TT-NHNN. Sang năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay trung và dài hạn tăng lên nhƣng không nhiều, do lãi suất cho vay có phần giảm mạnh, bên cạnh đó thanh khoản của ngân hàng đƣợc đảm bảo nên cho vay trung và dài hạn có xu hƣớng tăng nhẹ. Doanh số thu nợ  Doanh số thu nợ ngắn hạn: Doanh số thu nợ ngắn hạn ngày một tăng và tăng mạnh vào năm 2012. Nguyên nhân của sự gia tăng liên tục này là do ngân hàng thực hiện tốt công tác quản lý và thu hồi nợ đồng thời nhân viên chấp hành đúng qui trình cho vay đối với khách hàng nên việc theo dõi các khoản nợ đến hạn cũng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó khách hàng vay vốn của ngân hàng đa số là những khách hàng quen thuộc, có thu nhập ổn định và uy tín lâu năm nên họ luôn có ý thức trong việc trả lãi và gốc đúng hạn.  Doanh số thu nợ trung và dài hạn: So với doanh số thu nợ ngắn hạn thì trung và dài hạn ít biến động qua các năm mặc dù khoản mục này cũng tăng nhƣng không nhiều và có chiều hƣớng giảm nhẹ trong 6 tháng đầu năm 2013. Sỡ dĩ doanh số thu nợ trung và dài hạn ít biến động và ổn định là vì trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, ngân hàng đã gia tăng việc thu hồi nhanh các khoản nợ này vì nếu ngân hàng càng cho vay dài hạn thì rủi ro của ngân hàng ngày càng cao. 20 Bảng 4.3.1: Cho vay tiêu dùng theo thời hạn của ngân hàng qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 2013 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % 6th2013/6th2012 Số tiền % 487.443 208.841 130.884 40,52 274.449 60,46 -278.602 -57,16 713.441 483.452 197.706 132.813 43,1 271.509 61,58 -285.746 -59,11 12.988 14.927 3.992 11.135 -1.928 -12,93 1.939 14,93 7.143 178,93 295.949 425.225 742.754 501.938 215.332 129.276 43,68 317.529 74,67 -286.606 -57,1 286.344 414.722 728.650 494.416 209.172 128.378 44,83 313.928 75,7 -285.244 -57,69 9.605 10.503 14.104 7.522 6.160 898 9,35 3.601 34,29 -1.362 -18,11 DNCV 86.204 114.898 100.512 100.404 94.022 28.694 33,27 -14.386 -12,52 -6.382 -6,36 - Ngắn hạn 64.769 90.979 75.770 80.015 64.305 26.210 40,47 -15.209 -16,72 -15.710 -19,63 - Trung và dài hạn 21.435 23.919 24.742 20.389 29.718 2.484 11,59 823 3,44 9.329 45,76 1.140 1.523 1.010 1.715 909 383 33,6 -513 -33,68 -806 -47 33 14 4 4 909 -19 -57,58 -10 -71,43 905 2262,5 1.107 1.509 1.006 1.711 0 402 36,31 -504 -33,4 -1.711 -100 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 2012 DSCV 323.035 453.919 728.368 - Ngắn hạn 308.119 440.932 14.916 DSTN - Ngắn hạn Chỉ tiêu - Trung và dài hạn - Trung và dài hạn Nợ quá hạn - Ngắn hạn - Trung và dài hạn th th (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân BIDV Sóc Trăng 2010 – 6th2013) 21 Dƣ nợ cho vay  Dư nợ ngắn hạn: Qua bảng số liệu ta thấy, dƣ nợ cho vay ngắn hạn có sự biến động tăng giảm qua các năm. Do sự chuyển dịch trong cơ cấu cho vay của NHNN nên cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay và doanh số thu nợ thì dƣ nợ ngắn hạn cũng tăng theo. Sang 6 tháng đầu 2013, dƣ nợ ngắn hạn có chiều hƣớng giảm nhẹ do trong thời gian này thu nhập lao động của cá nhân không tăng nên không dám vay vốn cũng nhƣ ngân hàng không mở rộng qui mô cho vay nên dƣ nợ giảm.  Dư nợ cho vay trung và dài hạn: Tại khoản mục này dƣ nợ cho vay tăng dần qua các năm và tiếp tục tăng ở 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm trƣớc. Do càng trở về thời gian gần đây, ngân hàng mở rộng qui mô đối với trung và dài hạn cùng với chính sách hạ sàn lãi suất cho vay ở mức thấp để hỗ trợ cho cá nhân và hộ gia đình có thể vay vốn đã làm cho doanh số cho vay tăng, kéo theo dƣ nợ cũng tăng lên. Nợ quá hạn  Nợ quá hạn ngắn hạn: Nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng giảm dần qua 3 năm. Đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy là do trong thời gian này ngân hàng đã nổ lực và cố gắng thu hồi các khoản nợ đến hạn đồng thời xử lý kịp thời những khoản nợ quá thời hạn nhằm tránh tổn thất cho ngân hàng. Nhƣng riêng 6 tháng đầu năm 2013, nợ quá hạn có xu hƣớng tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2012, do thời hạn trả nợ ngắn nhƣng kinh tế lại có khó khăn dẫn đến thu nhập giảm nên khách hàng không kịp trả nợ đúng hạn cho ngân hàng vì vậy nợ quá hạn tăng.  Nợ quá hạn trung và dài hạn: Năm 2010, nợ quá hạn trung và dài hạn tăng lên so với năm 2011. Do trong năm này, thị trƣờng BĐS đóng băng khiến các khoản vay dài hạn của ngƣời dân đến hạn trả đều không có khả năng thanh toán nên số nợ quá hạn tăng lên. Đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, trƣớc tình hình đóng băng của thị trƣờng BĐS năm 2011, chính phủ Việt nam đã ra hàng loạt quyết định giải cứu thị trƣờng bất động sản vào năm 2012, tái cơ cấu lại thị trƣờng, giảm lãi suất cho vay mua nhà, ƣu đãi dự án nhà xã hội vì vậy nợ quá hạn đƣợc cải thiện và giảm xuống. 4.3.2. Cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo Từ bảng 4.3.2 bên dƣới ta thấy đƣợc cả doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ đều tăng qua 3 năm ở khoản mục cho vay tín chấp, riêng nợ quá hạn lại tăng giảm không đều ở khoản mục cho vay thế chấp. Cụ thể: 22 Bảng 4.3.2: Cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo của ngân hàng qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 2012 6 2013 DSCV 323.035 453.919 728.368 487.443 - Tín chấp 259.237 371.953 669.307 - Thế chấp 63.798 81.966 DSTN 295.949 - Tín chấp - Thế chấp Chỉ tiêu th 2011/2010 th 2012/2011 6th2013/6th2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 208.841 130.884 40,52 274.449 60,46 -278.602 -57,16 429.484 158.135 112.716 43,48 297.354 79,94 -271.349 -63,18 59.061 57.959 50.706 18.168 28,48 -22.905 -27,94 -7.253 -12,51 425.225 742.754 555.905 215.331 129.276 43,68 317.529 74,67 -286.606 -57,1 289.733 366.986 660.085 477.522 162.814 77.253 26,67 293.099 79,87 -314.708 -65,90 6.216 58.239 82.669 78.383 52.517 52.023 836,92 24.430 41,95 -25.866 -33 DNCV 86.204 114.898 100.512 100.404 94.022 28.694 33,27 -14.386 -12,52 -6.382 -6,36 - Tín chấp 20.984 25.951 35.173 31.881 30.495 4.967 23,67 9.222 35,54 -1.386 -4,35 - Thế chấp 65.221 88.948 65.339 68.523 63.527 23.727 36,38 -23.609 -26,54 -4.996 -7,29 1.140 1.523 1.010 1.715 909 383 33,6 -513 -33,68 -806 -47 - Tín chấp 390 320 0 320 157 -70 -17,95 -320 -100 -163 -50,94 - Thế chấp 750 1.203 1.010 1.395 752 453 60,4 -193 -16,04 -643 -46,1 Nợ quá hạn (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân BIDV Sóc Trăng 2010 – 6th2013) 23 Doanh số cho vay  Doanh số cho vay tín chấp: Qua 3 năm, doanh số cho vay tín chấp có nhiều biến động và tăng liên tục. Đây là một dấu hiệu tốt đối với ngân hàng trong công tác cho vay theo hình thức này. Doanh số cho vay tín chấp tăng là do trong những năm trở lại đây, ngân hàng ngày càng đẩy mạnh chiến lƣợc kinh doanh, mở rộng qui mô và thƣơng hiệu của mình. Mặc dù doanh số cho vay tín chấp ngày càng tăng là điều đáng mừng nhƣng cũng chính vì thế mà rủi ro đối với ngân hàng cũng đồng thời tăng lên. Do đó, ngoài việc đẩy mạnh công tác cho vay thì ngân hàng cũng cần phải hạn chế tối đa mọi rủi ro và có biện pháp xử lý kịp thời nếu rủi ro xảy ra để không bị tổn thất.  Doanh số cho vay thế chấp: So với cho vay tín chấp thì doanh số cho vay thế chấp biến động không nhiều. Năm 2011, doanh số của khoản mục này tăng nhƣng sau đó lại giảm vào năm 2012. Trong năm này do tình hình kinh tế chung của cả nƣớc gặp khó khăn hơn so với năm trƣớc đó nên phần nào cũng tác động tới tình hình kinh tế trên địa bàn, khiến cho dân cƣ gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình, vì vậy nhu cầu tiêu dùng của họ cũng giảm đi phần nào và làm cho doanh số cho vay thế chấp cũng giảm theo. Doanh số thu nợ  Doanh số thu nợ tín chấp: Nếu doanh số cho vay tín chấp tăng dần qua 3 năm thì doanh số thu nợ tín chấp cũng đồng thời tăng theo và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ. Nguyên nhân do khách hàng vay tín chấp của ngân hàng đều là những khách hàng quen thuộc, uy tín và điều kiện kinh tế ổn định nên việc thu hồi nợ của ngân hàng không gặp nhiều khó khăn.  Doanh số thu nợ thế chấp: So với thu nợ tín chấp thì doanh số thu nợ thế chấp lại có tốc độ tăng nhanh hơn. Năm 2011, doanh số thu nợ của khoản mục này tăng vƣợt bậc so với năm 2010 và tiếp tục tăng vào năm 2012. Trong năm 2011, dƣới sự chỉ đạo của đảng bộ, chính quyền trong công cuộc chuyển dich cơ cấu kinh tế phát huy lợi thế tiềm năng của tỉnh đã mang lại nhiều kết quả đáng kể, đời sống kinh tế của ngƣời dân đƣợc nâng cao hơn, do đó việc giải quyết những khoản vay thế chấp đối với ngân hàng cũng đƣợc đảm bảo và khiến cho doanh số thu nợ của ngân hàng tăng nhanh hơn. Dƣ nợ cho vay  Dư nợ cho vay tín chấp: Khác với doanh số cho vay và doanh số thu nợ tín chấp thì dƣ nợ tín chấp lại chiếm tỷ trọng thấp hơn thế chấp. Mặc dù cho vay tín chấp chiếm phần lớn nhƣng do khách hàng vay tín chấp đều là những khách hàng có uy tín lâu năm đối với ngân hàng nên dƣ nợ cho vay ở khoản mục này không cao nhƣng vẫn tăng dần qua 3 năm. Nguyên nhân do 24 ngân hàng ngày càng mở rộng hoạt động cho vay tín chấp trong thời gian gần đây nên dƣ nợ vì thế cũng tăng theo.  Dư nợ cho vay thế chấp: Qua 3 năm, khoản mục này biến động không đều và có xu hƣớng tăng giảm giữa các năm. Trong năm 2011, điều kiện kinh tế trên địa bàn phát triển so với những năm trƣớc đây nên dựa trên cơ sở đó, ngân hàng đồng thời với việc mở rộng cho vay tín chấp thì cũng mở rộng cho vay thế chấp. Vì vậy, làm cho dƣ nợ cho vay thế chấp tăng lên. Sang năm 2012, dƣ nợ giảm so với năm trƣớc vì doanh số cho vay thế chấp trong năm này giảm nhƣng doanh số thu nợ lại tăng nên dƣ nợ cho vay thế chấp giảm xuống. Nợ quá hạn  Nợ quá hạn tín chấp: Giai đoạn 2010-2012, nợ quá hạn tín chấp giảm dần và chạm mốc 0 vào năm 2012. Đây là một trong những thành quả to lớn mà ngân hàng đã nổ lực hết sức mới có thể đạt đƣợc vì khách hàng vay tín chấp của ngân hàng luôn có ý thức trong việc trả nợ đúng kỳ hạn nên khả năng xảy ra nợ quá hạn là rất thấp.  Nợ quá hạn thế chấp: Khoản mục này qua các năm có sự tăng giảm không đều. năm 2011 tăng so với năm trƣớc đó nhƣng lại giảm xuống vào năm 2012. Ta thấy rằng, trong năm 2011, cả doanh số cho vay thế chấp và dƣ nợ cho vay thế chấp đều tăng vì thế nợ quá hạn cũng tăng. Nhƣng đến năm 2012, mặc dù doanh số thu nợ tăng nhƣng do doanh số cho vay và dƣ nợ cho vay giảm nên nợ quá hạn cũng giảm theo. Kết quả này phản ánh đƣợc phần nào hoạt động của ngân hàng ngày càng đạt hiệu quả. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, cả 4 chỉ tiêu về khoản mục cho vay tín chấp và thế chấp đều giảm so với cùng kỳ năm trƣớc. Do tình hình tiêu thụ lúa chƣa thực sự ổn định, giá đầu ra của lúa cũng nhƣ các mặt hàng khác đều giảm nhƣng chi phí đầu vào lại tăng lên nên thu nhập của đa phần ngƣời dân trên địa bàn không đƣợc cao, nhu cầu mua sắm những tài sản có giá trị trong gia đình cũng hạn chế. Vì thế những khách hàng bắt buộc phải có tài sản thế chấp khi vay vốn giảm xuống trong khi số khách hàng đƣợc vay tín chấp thì không có nhu cầu vay nên doanh số cho vay giảm dẫn đến các chỉ tiêu còn lại cũng giảm theo. 4.3.3. Cho vay tiêu dùng theo mục đích Bảng 4.3.3 cho thấy, đối với cho vay tiêu dùng theo mục đích thì khoản mục cho vay CBCNV chiếm tỷ trọng cao nhất và cho vay mua ô tô thì chiếm tỷ trọng thấp nhất. Cụ thể: 25  Cho vay CBCNVC: Phần lớn khách hàng vay tiêu dùng của ngân hàng đều là CBCNV nên cho vay ở khoản mục này chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần qua 3 năm ở cả doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Do đây là nhóm khách hàng có thu nhập cao và ổn định nên họ đều có thể trả nợ kịp thời khi đến hạn, công tác thu nợ của ngân hàng không gặp phải khó khăn, chính vì thế không có nợ quá hạn phát sinh ở nhóm khách hàng này.  Cho vay mua ô tô: Qua 3 năm, cả doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ cho vay của khỏan mục này đều tăng, chỉ có nợ quá hạn giảm xuống trong năm 2012. Do trong thời gian trở lại đây, xuất hiện nhiều chủng loại xe khác nhau đáp ứng nhu cầu thị hiếu của ngƣời tiêu dùng cùng với những gói lãi suất ƣu đãi và khuyến mãi của các doanh nghiệp kinh doanh xe nên thu hút nhiều ngƣời có nhu cầu vay vốn mua xe. Tiếp đến, trong 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay và dƣ nợ cho vay lại tăng hơn 6 tháng đầu năm trƣớc nhƣng doanh số thu nợ thì giảm xuống và nợ quá hạn thì không có. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã nổ lực hết mình và hoạt động có hiệu quả trong công tác xử lý nợ quá hạn khi doanh số cho vay vẫn tăng mặc dù dƣ nợ cũng tăng nhƣng hạn chế tối đa đƣợc nợ quá hạn là điều mà ngân hàng nào cũng muốn đạt đƣợc và chi nhánh đã làm đƣợc điều đó đối với sản phẩm này.  Cho vay mua nhà: Đối với khoản mục này thì doanh số thu nợ và dƣ nợ cho vay qua 3 năm đều tăng nhƣng doanh số cho vay và nợ quá hạn lại biến động không đều. Năm 2011, doanh số cho vay giảm nhƣng nợ quá hạn tăng. Do trong năm này, sự sụt giảm mạnh của thị trƣờng bất động sản dẫn đến nguy cơ rủi ro cao làm cho ngân hàng thận trọng trong việc quyết định cấp vốn vay. Năm 2012, lạm phát đã đƣợc cải thiện, thị trƣờng bất động sản đi vào ổn định, giá vàng giảm nên ngƣời dân vay nhà bằng vàng tăng cao do đó doanh số cho vay tăng. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì chỉ có dƣ nợ tăng và các chỉ tiêu còn lại đều giảm vì số doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể nhiều do hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn dẫn đến những thu nhập của cá nhân làm việc trong các doanh nghiệp không ổn định vì vậy họ không dám vay mua nhà vì sợ không có khả năng trả nợ ngân hàng. 26 Bảng 4.3.3: Cho vay tiêu dùng theo mục đích của ngân hàng qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 2012 6 2013 323.035 453.919 728.368 487.443 - Mua ô tô 830 2.424 2.698 - Mua nhà 14.516 11.014 - Cho vay CBCNVC 307.689 DSTN Chỉ tiêu th th 2011/2010 2012/2011 6th2013/6th2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 208.841 130.884 40,52 274.449 60,46 -278.602 -57,16 0 7.579 1.594 192,05 274 11,30 7.579 7.579 12.289 3.992 3.556 -3.502 -24,13 1.275 11,58 -436 -10,92 440.482 713.381 483.452 197.706 132.793 43,16 272.899 61,95 -285.746 -59,11 295.949 425.226 742.754 501.938 215.331 129.276 43,68 317.529 74,67 -286.606 -57,1 - Mua ô tô 463 649 2.430 1.332 1.141 186 40,17 1.781 274,42 -191 -14,33 - Mua nhà 9.202 10.439 11.994 6.265 5.023 1.237 13,44 1.555 14,9 -1.242 -19,82 286.284 414.138 728.330 494.341 209.167 127.854 44,66 314.192 75,87 -285.174 -57,68 86.204 114.898 100.512 100.404 94.022 28.694 33,27 -14.386 -12,52 -6.382 -6,36 - Mua ô tô 902 2.677 2.946 1.346 9.384 1.775 196,8 269 10.05 - Mua nhà 20.996 21.571 21.866 19.298 20.399 575 2,74 295 1,37 1.101 5,71 - Cho vay CBCNVC 64.306 90.650 75.701 79.760 64.240 26.344 40,97 -14.949 -16,49 -15.520 -19,46 1.140 1.523 1.010 1.715 909 383 33,6 -513 -33,68 -806 -47 - Mua ô tô 415 441 49 371 0 26 6,27 -392 -88,89 -371 -100 - Mua nhà 725 1.082 961 1.344 909 357 49,24 -121 -11,18 -435 -32,37 DSCV - Cho vay CBCNVC DNCV Nợ quá hạn (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân BIDV Sóc Trăng 2010 – 6th2013) 27 8.038 597,18 4.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI BIDV SÓC TRĂNG Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động CVTD của ngân hàng ĐVT 2010 2011 2012 6th2012 6th2013 Tổng VHĐ Triệu đồng 816.306 1.013.442 1.300.887 1.165.664 1.308.237 DSCV tiêu dùng Triệu đồng 323.035 453.919 728.368 487.443 208.841 DSTN tiêu dùng Triệu đồng 295.949 425.225 742.754 501.938 215.332 Dƣ nợ tiêu dùng Triệu đồng 86.204 114.898 100.512 100.404 94.022 Nợ quá hạn tiêu dùng Triệu đồng 1.140 1.523 1.010 1.715 909 Dƣ nợ bình quân CVTD Triệu đồng 80.186 83.283 94.479 94.966 121.787 % 92,62 93,68 101,98 114,05 103,11 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,48 2,04 3,14 2,11 0,71 Nợ quá hạn TD / Dƣ nợ TD % 1,32 1,33 1,00 1,71 0,97 Lần 0,106 0,113 0,077 0.606 0.072 Chỉ tiêu Hệ số thu nợ Dƣ nợ CVTD/ Tổng VHĐ (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân BIDV Sóc Trăng, 2010 – 6th2013) 4.4.1. Hệ số thu nợ Nhìn chung, hệ số thu nợ của chi nhánh qua 3 năm có chiều hƣớng tăng lên và ở mức khá cao, đến năm 2012 hệ số thu nợ đạt mức trên 100%. Do thời hạn cho vay của ngân hàng đối với các sản phẩm vay tiêu dùng chủ yếu là ngắn hạn và cho vay CBCNV là phần lớn nên công tác thu hồi nợ tƣơng đối nhanh và đạt hiệu quả. Đến 6 tháng đầu năm 2013, trong khi vay ngắn hạn có chiều hƣớng giảm thì các món vay trung và dài hạn tăng lên và đa phần đều chƣa đến hạn thu hồi nên doanh số thu nợ giảm dẫn đến hệ số thu nợ giảm theo. Tuy nhiên, ta không thể dựa vào chỉ tiêu này để đánh giá một cách chủ quan về hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng, bởi vì chỉ tiêu này chỉ phản ánh khả năng thu nợ của ngân hàng đối với doanh số cho vay hằng năm mà thôi. 4.4.2. Vòng quay vốn tín dụng 28 Đây là chỉ tiêu đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời hạn thu hồi nợ nhanh hay chậm của NHTM. Chỉ tiêu này có mối liên hệ với mục tiêu kinh doanh của ngân hàng, tùy thuộc vào ngân hàng cho vay ngắn hạn, trung dài hạn nhƣ thế nào thì thời gian thu hồi vốn sẽ không giống nhau. Đối với chi nhánh, tỷ trọng cho vay tiêu dùng ngắn hạn chiếm trên 90% trong cơ cấu cho vay nên vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh tƣơng đối cao. Có thể thấy đƣợc qua 3 năm, vòng vay vốn tín dụng của chi nhánh có chiều hƣớng tăng dần. Năm 2012, chi nhánh có thể luân chuyển và sử dụng gần 3 lần lƣợng vốn cho vay và thu hồi. Do ngân hàng mở rộng cho vay ngắn hạn nên vòng luân chuyển vốn nhanh, độ rủi ro thấp hơn và thời gian thu hồi vốn nhanh nhƣng mức độ ổn định khi cho vay không cao. Nếu xét riêng 6 tháng đầu năm 2013 thì vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh có xu hƣớng giảm so với cùng kỳ năm trƣớc. Do trong thời gian này, ngân hàng mở rộng cho vay trung và dài hạn đồng thời cho vay ngắn hạn giảm xuống nên làm ảnh hƣởng đến vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng. 4.4.3. Nợ quá hạn CVTD/ Dƣ nợ CVTD Chỉ tiêu này phản ánh chất lƣợng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng một cách rõ rệt. Ta nhận thấy tỷ lệ nợ quá hạn CVTD của ngân hàng trong những năm qua có sự biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự tăng sau đó lại giảm. Năm 2011, tỷ lệ nợ quá hạn tăng so với năm 2010 và giảm vào năm 2012. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ này giảm 0,74% so với 6 tháng 2012. Do dƣ nợ lẫn nợ quá hạn CVTD qua các năm đều tăng giảm không đồng đều nên dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn cũng biến động không ổn định theo. Mặc dù có giai đoạn tỷ lệ nợ quá hạn tăng nhẹ nhƣng càng trở về sau tỷ lệ này càng giảm dần. Có đƣợc kết quả nhƣ vậy là do ngân hàng đã kiểm soát và thẩm định chặt chẽ hơn các hồ sơ vay vốn đồng thời đề ra các giải pháp hữu hiệu và triệt để thực hiện các giải pháp này nên tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm xuống còn dƣới 1% vào nửa đầu năm 2013. 4.4.4. Dƣ nợ CVTD/ Tổng VHĐ Từ bảng 4.4 ta thấy, vốn huy động của ngân hàng dành cho cho vay tiêu dùng còn rất thấp mặc dù lĩnh vực này đƣợc sự quan tâm từ ngân hàng nhƣng do các món vay tiêu dùng có giá trị thấp và chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với vay sản xuất kinh doanh nên dƣ nợ CVTD trên vốn huy động vẫn còn thấp. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân ngày càng cao và đa dạng nên ngân hàng cần đầu tƣ phát triển hơn nữa loại hình này và đẩy mạnh dƣ nợ cho vay tiêu dùng hơn. 29 CHƢƠNG 5 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG 5.1. NHỮNG TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA BIDV SÓC TRĂNG TRONG THỜI GIAN QUA Tồn tại 1: Quy mô hoạt động cho vay tiêu dùng còn thấp, chiếm tỷ trọng quá nhỏ bé trong hoạt động cho vay của ngân hàng (mục 4.3, trang 21). Vì vậy ngân hàng cần mở rộng CVTD hơn nữa nhằm khẳng định vị trí CVTD trong hoạt động cho vay của ngân hàng và tạo nên sự cân đối trong cơ cấu cho vay của ngân hàng. Tồn tại 2: Ngân hàng chỉ tập trung vào những khách hàng truyền thống, sử dụng nhiều dịch vụ của chi nhánh mà vẫn chƣa chú trọng tới những khách hàng mới trên địa bàn. Tồn tại 3: Các sản phẩm CVTD còn ít và chỉ tập trung vào một vài sản phẩm chính nhƣ cho vay mua ô tô và mua nhà (Mục 4.3.3) trong khi nhu cầu vay tiêu dùng của ngƣời dân rất đa dạng và phong phú. Tồn tại 4: CVTD tín chấp vẫn chiếm tỷ trọng khá cao so với cho vay thế chấp. Điều đó sẽ khiến ngân hàng dễ gặp rủi ro trong công tác thu hồi nợ và không có tài sản đảm bảo khi khách hàng chƣa có khả năng trả nợ. (Mục 4.3.2, trang 26) Tồn tại 5: Chi nhánh có lực lƣợng lao động với trình độ cao nhƣng số lƣợng nhân viên lại ít, đặc biệt là cán bộ làm việc trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Mặt khác, do đặc điểm của các khoản cho vay tiêu dùng thƣờng có quy mô nhỏ nhƣng số lƣợng khoản vay lại rất lớn nên với số cán bộ tín dụng ít sẽ không thể quản lý kịp thời và làm phát sinh nhiều chi phí quản lý hơn. 5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA BIDV SÓC TRĂNG TRONG THỜI GIAN TỚI Giải pháp 1: Mở rộng mạng lƣới cho vay tiêu dùng Mở rộng mạng lƣới chi nhánh để đƣa dịch vụ cho vay đến sát địa bàn dân cƣ: Đây là điều mà NHTM nào cũng nghĩ đến, nhƣng không may là việc này không phải ngân hàng nào cũng làm đƣợc vì mở rộng mạng lƣới chi nhánh rất tốn kém. Bù lại, mở rộng mạng lƣới chi nhánh mang đến cho ngân hàng nhiều lợi ích khác nữa bên cạnh hỗ trợ cho việc cho vay tiêu dùng. Vì 30 vậy, trong thời gian tới, chi nhánh nên xây dựng thêm nhiều phòng giao dịch để tiện lợi hơn trong việc tiếp xúc và thu hút khách hàng. Giải pháp 2: Mở rộng đối tƣợng CVTD Tại địa bàn Sóc Trăng những ngƣời có nhu cầu vay tiêu dùng nhƣ buôn bán nhỏ, công nhân làm việc tại các xí nghiệp và làm việc tại các công ty tƣ nhân, công ty cổ phần, công ty nƣớc ngoài rất đông đảo. Trong số đó, rất nhiều ngƣời có thu nhập ổn định và khá cao. Không những riêng BIDV Sóc Trăng mà hầu hết các ngân hàng nếu CVTD đều nhằm vào những khách hàng có thu nhập ổn định và có khả năng thanh toán. Vì vậy, đây chính là nguồn khách hàng có tiềm năng rất lớn mà chi nhánh cần phải có những chính sách để khai thác và thu hút họ nhằm mở rộng CVTD. Giải pháp 3: Đa dạng hóa các sản phẩm CVTD theo mục đích vay vốn Hiện tại, chi nhánh chỉ tập trung cho vay mua ô tô, mua nhà và cho vay CBCNVC là chủ yếu nên những nhu cầu vay học hành, khám bệnh, cƣới hỏi, du lịch của khách hàng ngân hàng vẫn chƣa đáp ứng tốt. Chính vì thế, chi nhánh cần phải chú trọng mở rộng đối tƣợng cho vay các mục đích này hơn nữa không những thu hút thêm khách hàng, mở rộng thị phần mà còn tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn. Giải pháp 4: Đối với đảm bảo bằng thế chấp, ngân hàng phải xác định chính xác đƣợc quyền sở hữu, quyền sử dụng, tính lƣu thông và sự tồn tại thực tế của tài sản đó đối với ngƣời vay tiền. Bên cạnh đó cũng cần lƣu ý đến thời hạn sử dụng của tài sản đảm bảo phải lớn hơn thời hạn vay tiền. Đối với đảm bảo tín chấp : Ngân hàng cần đánh giá chính xác năng lực pháp lý, năng lực tài chính, uy tín và trách nhiệm của ngƣời vay tín chấp. Giải pháp 5: Nâng cao số lƣợng nhân viên ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng thông qua các cuộc thi tuyển nhân viên. Bên cạnh đó, lựa chọn trong số cán bộ ngân hàng có đủ kiến thức và đạo đức nghề nghiệp làm công tác tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng, 31 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Mặc dù hoạt động CVTD mới chỉ đƣợc phát triển một vài năm gần đây ở Việt Nam nhƣng nó đã mang lại những hiệu quả kinh tế, xã hội thiết thực không những đối với các NHTM mà còn đối với nền kinh tế nói chung. CVTD một mặt trở thành một biện pháp kích cầu hiệu quả, mặt khác nó khơi thông nguồn vốn, mở rộng đầu ra cho nguồn vốn tại các NHTM. Nhận thấy đƣợc vai trò quan trọng của CVTD, BIDV Sóc Trăng mấy năm gần đây đã triển khai loại hình cho vay này và cũng đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Song song với những kết quả đạt đƣợc thì chi nhánh vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, những khó khăn đó do cả các nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra làm ảnh hƣởng rất lớn đến việc phát triển hoạt động này . Chi nhánh nên có những biện pháp khắc phục đƣợc những vƣớng mắc đang tồn tại thì chắc chắn BIDV Sóc Trăng sẽ thành công hơn nữa trong lĩnh vực kinh doanh mới của mình. Bƣớc sang 6 tháng cuối năm 2013 và trong thời gian tới, tín dụng tiêu dùng của Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển mạnh mẽ trong tƣơng lai với sự tham gia đông đảo của hầu hết các NHTM và các tổ chức phi ngân hàng. Vì thế, lãnh đạo và nhân viên của chi nhánh cần nỗ lực hơn nữa đồng thời có những chính sách mới mẻ nhằm gia tăng thị phần CVTD để BIDV Sóc Trăng có sản phẩm và số lƣợng khách hàng nhiều nhất trên địa bàn. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Hoàn thiện các văn bản pháp quy về hoạt động CVTD nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy sẽ tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho hoạt động CVTD phát triển, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thông thoáng cho hoạt động này. NHNN nên linh hoạt hơn nữa trong việc điều hành và quản lý các công cụ của chính sách tiền tệ nhƣ: công cụ lãi suất, công cụ tỷ giá, công cụ dự trữ bắt buộc để hoạt động của ngân hàng thay đổi kịp với thị trƣờng. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các NHTM phát triển hoạt động của mình thông qua các biện pháp nhƣ: tăng khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh cho các NHTM. Thƣờng xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, những khóa học, những buổi nghe ý kiến của các NHTM về những văn bản chính sách mà NHNN đƣa ra 32 nhằm phổ biến những chủ trƣơng mới của NHNN tới các NHTM và hoàn thiện những chủ trƣơng này. 6.2.2. Kiến nghị đối với chính quyền Thành phố Sóc Trăng Đƣa ra các chƣơng trình ƣu đãi, hỗ trợ lãi suất đến đúng đối tƣợng có nhu cầu hỗ trợ để góp phần vào sự tăng trƣởng kinh tế của từng địa phƣơng. Nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đặc biệt ở những khu dân cƣ mới để ngƣời dân có thể vay vốn ngân hàng. Áp dụng công nghệ hiện đại, tin học hóa trong việc giải quyết các thủ tục hành chính nhƣ việc đăng ký, công chứng các giấy tờ để giúp khách hàng nhanh chóng nhận đƣợc vốn vay kịp thời cho sinh hoạt tiêu dùng. Điều này cũng giúp ngân hàng tiết kiệm đƣợc thời gian, chi phí và nguồn nhân lực. 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền tệ ngân hàng. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ. 2. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ. 3. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thƣơng mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ. 4. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê. 5. Mai Văn Nam, 2008. Phân tích hoạt động kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê. 6. Peter S.Rose, 2001. Quản trị ngân hàng thương mại. Xuất bản lần thứ 4.Nhà xuất bản Tài Chính. 7. Trần Ngọc Minh, 2011. Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1. Luận văn Thạc sĩ. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Lê Minh Sơn, 2009. Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 9. Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. 10. Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính Phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạp phát, ổn định kinh tế vi mô, đảm bảo an sinh xã hội. 11. Thông tƣ 15/2009/TT-NHNN quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung và dài hạn đối với tổ chức tín dụng. 1. 34 [...]... chi nhánh Sóc Trăng qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013  Phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng và đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Sóc Trăng qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013  Đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Sóc Trăng 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Giới hạn không gian Đề tài nghiên cứu về giải pháp mở rộng hoạt động cho. .. Thơ và tỉnh Sóc Trăng Cùng với việc hình thành tỉnh Sóc Trăng, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng cũng đƣợc thành lập ngày 01/04/1992 và chính thức đi vào hoạt động theo tinh thần của Nghị quyết số 29/QT-NH ngày 29 tháng 01 năm 1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc, giải thể chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Hậu Giang Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh. .. biến động của các tỷ số nhằm giúp đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng tốt hay xấu Mục tiêu 3 - Đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng: Dựa vào kết quả phân tích ở mục tiêu 1, mục tiêu 2 và phƣơng pháp tổng hợp để đề xuất giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng trong thời gian tới 9 CHƢƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN...1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Định hƣớng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP BIDV chi nhánh Sóc Trăng nhằm giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận và trở thành một trong những ngân hàng có hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển nhất trên địa bàn 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt đƣợc mục tiêu chung trên, cần đạt đƣợc các mục tiêu cụ thể nhƣ sau:  Phân tích kết quả hoạt động kinh... Mục tiêu 2 - Phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng và đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng: Dùng phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp phân tích cơ cấu số liệu hiện tại và quá khứ để thấy đƣợc hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng và diễn biến của nó qua các năm Sử dụng phƣơng pháp tỷ số tài chính để đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng Phương pháp phân tích cơ cấu  Phân tích... kèm khác cho ngân hàng Các sản phẩm cho vay tiêu dùng rất đa dạng và phong phú, vì vậy mở rộng cho vay tiêu dùng tạo điều kiện cho ngân hàng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, từ đó làm tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro cho ngân hàng Cho vay tiêu dùng còn giúp cho đội ngũ nhân viên ngân hàng hoàn thiện kiến thức nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp với khách hàng Có thể làm tăng uy tín của ngân hàng Đối với... hoạch và Đầu tƣ tỉnh Sóc Trăng cấp vào ngày ngày 10 tháng 08 năm 2012 Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sóc Trăng có trụ sở chính tại số 05 Trần Hƣng Đạo, Phƣờng 3, Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng 3.1.2 Các sản phẩm của ngân hàng Cho vay tiêu dùng tín chấp: - Mức cho vay tối đa bằng 10 tháng thu nhập và có thể lên tới 500 triệu đồng - Thời hạn cho vay lên đến 60 tháng 10 Cho vay. .. rộng cho vay tiêu dùng nhằm đáp ứng đƣợc các yêu cầu bức xúc về vốn của ngƣời tiêu dùng, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân và sự phát triển của xã hội Đối với ngân hàng thương mại: Mở rộng, đa dạng hóa các sản phẩm cho vay tiêu dùng góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh và vị thế của ngân hàng 6 Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay tiêu dùng  Doanh số cho vay (DSCV)... mô cho vay tiêu dùng Hay nói cách khác là làm tăng tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tài sản có của NHTM Mở rộng cho vay tiêu dùng được thể hiện: Đối với khách hàng: Việc mở rộng cho vay tiêu dùng có nghĩa là sự thõa mãn tối đa nhu cầu hợp lý của khách hàng về khối lƣợng cung cấp, sự đa dạng về các hình thức cho vay tiêu dùng cùng nhiều dịch vụ kèm theo Đối với sự phát triển của kinh tế xã hội: Mở rộng. .. hoạch – tổng hợp của BIDV Sóc Trăng, 2010 – 6th2013) 13 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.1 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Nguồn vốn là một trong những yếu tố đƣợc ngân hàng quan tâm hàng đầu Trong quá trình hoạt động, nguồn vốn không

Ngày đăng: 12/10/2015, 11:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan