Bài tiểu luận trái phiếu quốc tế của chính phủ việt nam thực trạng và giải pháp

40 843 2
Bài tiểu luận trái phiếu quốc tế của chính phủ việt nam thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tiểu luận trái phiếu quốc tế của chính phủ việt nam thực trạng và giải pháp

Bài Tiểu Luận Trái Phiếu Quốc Tế Của Chính Phủ Việt Nam Thực Trạng và Giải Pháp Lớp: CQ50/02.01 – 02.2-LT1 Hà Nội – Năm 2015 1 MỤC LỤC: Chương 1: Khái quát chung về trái phiếu quốc tế 1. Khái niệm 2. Phân loại 3.Đặc điểm của trái phiếu quốc tế 4. Mục tiêu của phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế Chương 2: Tác động của phương thức phát hành trái phiếu quốc tế: 2.1 Tác động của phương thức phát hành trái phiếu quốc tế 2.1.1 Cân bằng bên trong và bên ngoài đối với nền kinh tế của một nước 2.1.2 Cung cầu ngoại tệ 2.1.3 Ngưỡng an toàn của các khoản vay nợ nước ngoài 2.2 Ưu và nhược điểm của phương thức phát hành trái phiếu quốc tế: 2.2.1 Ưu điểm của việc phát hành trái phiếu 2.2.2 Nhược điểm của việc phát hành trái phiếu Chương 3: Thực trạng của việc phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam ra thị trường quốc tế. Căn cứ pháp lí Khái quát chung về tình hình kinh tế Việt Nam 2.1 Tốc độ tăng trưởng 2.2 Cán cân thương mại – dự trữ ngoại hối 2.3 Hệ số tín nhiệm 3.1 Phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ: 3.1.1 Phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu tiên 2005 1. 2. 2 3.1.2 3.1.3 3.1.4 3.1.5 Phát hành trái phiếu quốc tế năm 2010 Phát hành trái phiếu quốc tế năm 2014 Nhận xét về ba đợt phát hành Đánh giá về việc sử dụng vốn vay Chương 4: Giải pháp cho vấn đề phát hành trái phiếu quốc trong giai đoạn hiện nay 4.1 Phát hành trái phiếu quốc tế dưới gốc độ so sánh với các phương thức huy động vốn khác 4.1.1. Huy động vốn qua phát hành cổ phiếu trên thị trường quốc tế 4.1.2 Huy động vốn bằng cách tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức 4.13 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 4.2 Giải pháp cho vấn đề phát hành trái phiếu quốc tế trong giai đoạn hiện nay KẾT LUẬN. LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay nền kinh tế thế giới đang phát triển không ngừng, vị thế của các nước dần thay đổi bởi tốc độ phát triển của các quốc gia mới nổi, nơi mà nền kinh tế hứa hẹn những cơ hội đầu tư tiềm năng. Với những lợi thế chưa được khai thác 3 như nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động dồi dào đang được đào tạo chuyên nghiệp và hoàn thiện hơn và nhu cầu về vốn đang được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, các quốc gia đang phát triển luôn luôn tìm mọi cách để thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn huy động được. Ngoài nguồn vốn huy động trong nước, các quốc gia tìm mọi cách để thú hút nguồn vốn bên ngoài. Trong khi đó, thị trường cổ phiếu quốc tế thời gian qua đang chao đảo trước sự sụt giảm liên tục của hàng loạt các chỉ số lớn và việc giảm điểm liên tục trong các phiên giao dịch tại các trung tâm giao dịch lớn như New York, Tokyo, Hồng Kông. Bên cạnh đó, cơn bão khủng hoảng tài chính do các biến động trong thị trường tài chính thứ cấp bắt đầu từ Mỹ đã lan ra một số nền kinh tế khác kéo theo chỉ số niềm tin vào thị trường chứng khoán thế giới nói chung sụt giảm nghiêm trọng. Thị trường chứng khoán xuống dốc là một khó khăn cực kỳ to lớn đối với những công ty, những tổ chức tài chính muốn thông qua thị trường này để huy động vốn cho các dự án đầu tư của mình. Phát hành cổ phiếu lúc này trở nên một quyết định nhiều rủi ro khiến các công ty đau đầu. Chính lúc này thì thị trường trái phiếu tỏ ra là một lựa chọn thích hợp, đặc biệt là thị trường trái phiếu quốc tế do những ưu điểm của thị trường này đem lại cho nhà đầu tư và những tồ chức muốn huy động vốn. Việt nam là một nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu về vốn để đầu tư phát triển là rất cao. Trong bối cảnh này, phát hành trái phiếu quốc tế là một kênh huy động vốn hiệu quả mà Chính phủ và các doanh nghiệp nên tìm hiểu và tận dụng để phục vụ cho nhu cầu phát triển, nhưng nhìn chung thì loại hình này còn khá mới mẻ do đó thông qua đề tài này hướng mọi người có cái nhìn cận cảnh hơn về các lần phát hành trái phiếu quốc tế của Việt nam và hướng phát triển trong tương lai. 4 Chương 1: Khái quát chung về trái phiếu quốc tế 1. Khái niệm: Theo điều 16 nghị định 53/2009 NĐ-CP : Trái phiếu quốc tế: là chứng chỉ vay nợ có mệnh giá, có thời hạn, có lãi, do Chính phủ hoặc các doanh nghiệp của Việt Nam phát hành để vay vốn trên thị trường tài chính quốc tế phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế. Trái phiếu quốc tế được điều chỉnh trong Nghị định này gồm: a) Trái phiếu Chính phủ: là trái phiếu quốc tế do Chính phủ ủy quyền cho Bộ Tài chính phát hành. b) Trái phiếu doanh nghiệp: là trái phiếu quốc tế do các doanh nghiệp Việt Nam tự phát hành có hoặc không có bảo lãnh Chính phủ. 2.Phân loại: *) Phân loại theo nhà phát hành: - Trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu ngân hàng -Trái phiếu của các tổ chức quốc tế *) Phân loại theo thị trường phát hành: -Trái phiếu nước ngoài - Trái phiếu châu âu *) Phân loại theo lãi suất: - Trái Phiếu có lãi suất cố định - Trái phiếu có lãi suất biến đổi 5 - Trái phiếu có lãi suất chiết khấu 3.Đặc điểm của trái phiếu quốc tê: + có đầy đủ tính chất một trái phiếu : mệnh giá, lãi suất định kì và thời hạn + Trái phiếu quốc tế không trực tiếp phụ thuộc vào thị trường vốn trong nước. Giá cả của nó được xác định trên cơ sở điều kiện của thị trường vốn quốc tế và hệ số tín nhiệm của chủ thể phát hành. Đặc điểm này phản ánh đúng mối quan hệ về giá vốn theo lý thuyết về nền kinh tế mở. + Trái phiếu được mua bán trao đổi bằng nhiều loại ngoại tệ khác nhau. điều này đi đôi với một số rủi ro mà trái phiếu nội địa không có, như rủi ro tỷ giá, rủi ro quốc gia… + Trái phiếu quốc tế được giao dịch ở nhiều trung tâm tài chính khác nhau trên thế giới, nên việc mua bán trao đổi diễn ra không ngừng không nghỉ, kể cả việc mua bán trên trên thị trường thứ cấp, hoặc thị trường OTC… Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu quốc tế: 1. Lãi suất thị trường: Giá của trái phiếu quốc tế thay đổi ngược chiều với lãi suất.Do giá trái phiếu là giá trị Lãi suất của thị trường của tài chính quốc tế luôn biến động, được quyết định thị trường quốc tế, phản ánh mức chi phí vốn thực tế so với các nước khác. Đồ thị 1: quan hệ giữa lãi suất thị trường và giá trái phiếu - Khi lãi suất thị trường bằng lãi suất trái phiếu thì giá trái phiếu bằng mệnh giá 6 - Khi lãi suất thị trường lớn hơn lãi suất trái phiếu thì giá trái phiếu thấp hơn - mệnh giá Khi lãi suất thị trường nhỏ hơn lãi suất trái phiếu thì giá trái phiếu cao hơn 2. mệnh giá Lạm Phát Nếu lạm phát dự kiến tăng làm cho lãi suất thị trường tăng cao và khi đó giá trái phiếu thấp hơn giá trái phiếu với lãi suất cố định. Tác động của lạm phát và lãi suất nghịch chiều nhau lên dòng tiền hằng năm của trái 3. phiếu Tỷ giá hối đoái Đây là yếu tố đặc trưng chỉ ảnh hưởng đến trái phiếu có đơn vị tiền tệ là đồng ngoại tệ. Giả sử trên thị trường đồng đô la mỹ có giá trị cao hơn đồng bản anh điều này sẽ làm tăng giá trị thanh toán của các trái phiếu được thanh toán bằng đồng đô la mỹ. 4. Mục tiêu của phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế: • Góp phần bổ sung nguồn lực tài chính trung và dài hạn, góp phần thúc đẩy • sự tăng trưởng và ổn định kinh tế của các nước Đáp ứng khả năng thanh toán của các chủ thể khác nhau khi tham gia vào • • các hoạt động tài chính quốc tế Góp phần hình thành và phát triển hệ thống thị trường tài chính quốc tế Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung • • ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ Chính phủ; Cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa phương • vay lại theo quy định của pháp luật; Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh được phát hành để đầu tư cho các chương trình, dự án: Chương trình, dự án đầu tư được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm cả phương án tái cơ cấu nợ của các chương trình dự án này; Chương trình, dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án trong lĩnh vực năng lượng khai thác, chế biến khoáng sản hoặc sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ xuất khẩu do Thủ 7 tướng Chính phủ quyết định phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước; Chương trình, dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn được nhà nước khuyến khích đầu tư theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình tín dụng có mục tiêu của nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chương 2: Tác động của phương thức phát hành trái phiếu quốc tế: 2.1. Tác động của phương thức phát hành trái phiếu quốc tế: 2.1.1. Cân bằng bên trong và bên ngoài đối với nền kinh tế của một nước: 2.1.1.1. Cân bằng bên trong (cân bằng giữa thị trường hàng hóa và tiền tệ): Khoản vay tiền từ trái phiếu sẽ được chính phủ chi tiêu vào nền kinh tế. Khi chi tiêu của chính phủ tăng lên thì làm cho thu nhập của toàn bộ nền kinh tế tăng lên vì khi đó năng lực sản xuất của nền kinh tế tăng lên (nếu việc sử dụng vốn vay là có hiệu quả). Hay nói một cách khác, nền kinh tế đã tăng trưởng lên một mức mới. Khi đó, để đáp ứng với nhu cầu giao dịch hàng hóa trong nền kinh tế thì lượng tiền trong lưu thông sẽ tăng lên. Và với một mức lãi suất đã định, thị trường tiền tệ và thị trường hàng hoá trong nền kinh tế gặp nhau tại một vị trí cân bằng mới. Điểm cân bằng mới này nói lên sự tăng trưởng của nền kinh tế khi huy động nguồn vốn từ bên ngoài thông qua hình thức phát hành trái phiếu quốc tế. 2.1.1.2. Cân bằng bên ngoài: Khi chính phủ vay nợ bên ngoài bằng hình thức phát hành trái phiếu quốc tế, thì luồng vốn vay này chảy vào nền kinh tế làm cho cán cân vốn thặng dư. Để cán cân thanh toán cân bằng thì cán cân vốn và cán cân vãng lai có mối quan hệ bù trừ cho nhau. Như chúng ta đã biết, khi có một lượng vốn đổ vào nền kinh tế thì thu nhập của nền kinh tế sẽ tăng lên (nếu như việc sử dụng vốn đó 8 là có hiệu quả). Khoảng tăng thu nhập này là lượng thu nhập cần thiết để cán cân vãng lai thâm hụt một lượng chính bằng luồng vốn chảy vào nền kinh tế, và khi đó cán cân thanh toán sẽ cân bằng. Hay nói cách khác, luồng vốn quốc tế đổ vào nền kinh tế bằng hình thức phát hành trái phiếu quốc tế sẽ đưa cán cân thanh toán đến một vị trí cân bằng mới cao hơn so với điểm cân bằng cũ. Đây là vị trí nói lên sự tăng trưởng của nền kinh tế. Cả hai vị trí cân bằng mới đối với cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài chỉ đạt được khi việc sử dụng vốn mang lại hiệu quả. Nếu như việc sử dụng nguồn vốn vay này là không có hiệu quả thì khi đó áp lực trả nợ gia tăng, làm cho chính phủ phải cắt giảm chi tiêu cho đầu tư. Sự cắt giảm này sẽ làm cho nền kinh tế trở nên trì trệ hơn. Hơn nữa, việc trả lãi sẽ làm cho cán cân vãng lai thâm hụt và việc trả vốn làm cho cán cân vốn thâm hụt. Do đó, cán cân thanh toán sẽ thâm hụt nhiều hơn mức thặng như ban đầu đạt được. Hay nói cách khác, trong trường hợp này, nếu như điểm cân bằng mới đạt được, thì vị trí cân bằng này sẽ thấp hơn vị trí cân bằng cũ. Và vì vậy, nền kinh tế đã thụt lùi so với trước khi vay vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu quốc tế. 2.1.2. Cung cầu ngoại tệ: Trái phiếu khác với vay nợ. Trái phiếu đưa lên giao dịch thì luân chuyển trong thị trường. Ông nào bỏ tiền ra mua trái phiếu ngày hôm nay, ngày mai cần tiền thì bán đi. Chứ không phải cho vay. Cho vay thì làm sao sang nợ được? Còn đây mua trái phiếu, ngày mai nếu bí tiền thì bán đi, có người mua ngay lập tức. Bởi vì người đó đang có nhu cầu đầu tư mà thấy lãi suất (trái phiếu) này hấp dẫn hơn lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ. Hoặc giả sử muốn đa dạng hoá danh mục đầu tư, mua trái phiếu vào... Trái phiếu không phải là nợ mà là công cụ nợ, có thể mua bán, sang nhượng. Tính thanh khoản khi niêm yết cao hơn hẳn việc vay nợ. 2.1.3. Ngưỡng an toàn của các khoản vay nợ nước ngoài: 9 Lấy ví dụ như nước ta thì giá trị trái phiếu phát hành quá bé. Nước ta vay hàng tỷ đôla, trái phiếu chỉ có mấy trăm triệu. Hơn nữa, vay nợ để phục vụ kinh tế nói chung, còn trường hợp này là phát hành trái phiếu phục vụ cho những dự án cụ thể có thu nhập bằng đôla. Nên việc phát hành trái phiếu theo một vài chuyên gia thì không ảnh hưởng đến ngưỡng an toàn của các khoản vay nước ngoài. Tuy nhiên, huy động trái phiếu có nghĩa là chính phủ đi vay ở nước ngoài. Đã đi vay thì phải trả mà còn phải trả với lãi suất cao. Một khoản đi vay chỉ có thể trả được khi suất sinh lợi mà nó làm ra tối thiểu phải bằng lãi suất đi vay. Vấn đề đặt ra đầu tiên đối với khoản vay này là phải sử dụng một cách hiệu quả. Có nghĩa là, việc sử dụng khoản vốn này không được rơi vào vết xe đổ của các khoản vốn vay ODA khi đi vay chỉ lãi suất tượng trưng một vài phần trăm năm, nhưng ta phải chịu những ràng buộc để lãi suất thực phải trả cao hơn gấp nhiều lần. Hoặc rơi tình trạng đầu tư lãng phí ngân sách hiện nay với một tỷ lệ thất thoát không thể tính toán được . Thế hệ này đi vay, thế hệ sau sẽ phải trả . Các khoản nợ chỉ có thể trả được khi mà một nền tảng vững chắc được để lại. Nếu không gánh nặng nợ nần cho thế hệ sau là rất khủng khiếp. 10 Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy rằng, thị trường trái phiếu đóng vai trò rất quan trọng. Điều này cho thấy, các nước trên thế giới đều tận dụng tối đa nguồn vốn bên ngoài để đẩy mạnh việc phát triển nền kinh tế nội địa. Lý do chủ yếu tại sao các nước này lại tranh thủ nguồn vốn bên ngoài để đẩy mạnh đầu tư phát triển nền kinh tế nội địa của mình ? 2.2. Ưu và nhược điểm của phương thức phát hành trái phiếu quốc tế: 2.2.1. Ưu điểm của việc phát hành trái phiếu : 2.2.1.1. Đối với tổ chức phát hành : • Huy động vốn đồng thời quảng bá được thương hiệu trên thị trường quốc tế : Phát hành trái phiếu quốc tế có thể giúp doanh nghiệp huy động được lượng vốn lớn với kỳ hạn dài để tài trợ cho các nhu cầu kinh doanh của mình. Ngoài ra, thông qua đó, doanh nghiệp có thể quảng bá thương hiệu. ra thế giới. Bản thân doanh nghiệp cũng trưởng thành và trở nên hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nhờ việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế. Có thể nói, một doanh nghiệp được các nhà đầu tư quốc tế quan tâm sẽ dễ dàng thu hút sự quan tâm của cộng đồng đầu tư. Quyền sử dụng vốn: Tổ chức phát hành trái phiếu có toàn quyền trong việc sử dụng vốn vay và không chịu sự ràng buộc nào từ phía các nhà đầu tư. Đây là một ưu điểm vượt trội hơn so với việc phát hành cổ phiếu. Nếu như các cổ đông có quyền tham gia vào các 11 quyết định định đầu tư cũng như cách thức sử dụng vốn, và đôi khi vì mâu thuẫn trong lợi ích nhận được từ các quyết định đầu tư mà các cổ đông sẽ ngăn cản, thậm chí bác bỏ các dự án đầu tư mặc dù chúng sẽ đem lại lợi nhuận cho công ty; thì ngược lại, các trái chủ hoàn toàn đứng ngoài các quyết định này. • Quyền quyết định khối lượng và thời hạn của trái phiếu: Khối lượng vốn huy động và thời hạn của trái phiếu đều do tổ chức phát hành quyết định. Điều này tỏ ra có hiệu quả tốt, nhất là trong các trường hợp phát hành trái phiếu trung và dài hạn. • Chi phí: Chi phí có thể thấp hơn nếu xét về lâu dài, khi đã có được sự tin tưởng của thị trường thì càng về sau lãi suất huy động có thể giảm. Phát hành trái phiếu quốc tế không chỉ là một phương thức huy động vốn đơn thuần mà nó còn là một cách khẳng định uy tín của tổ chức phát hành trên thị trường vốn quốc tế. Quan trọng hơn nữa, nếu như các khoản nợ và lãi vay được thanh toán đúng hạn, cũng như vốn vay được sử dụng hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao cho công ty thì sẽ làm gia tăng uy tín và kéo theo việc nâng bậc hệ số tín nhiệm, một chỉ số rất quan trọng mà các nhà đầu tư thường tham khảo khi muốn đầu tư vào một công ty. Một khi công ty được đánh giá cao thì lãi suất vay cho những lần phát hành sau sẽ giảm hơn lần trước. • Không cần thế chấp : Phát hành trái phiếu không đòi hỏi phải có tài sản bảo đảm hay thế chấp. Điều đó giúp các công ty chủ động hơn trong việc sử dụng tài sản của mình trong kinh doanh. • Công cụ quản lý nợ quốc gia : 12 Đối với những nước có thị trường tài chính phát triển, ngân sách nhà nước thặng dư, trái phiếu quốc tế còn đóng vai trò là công cụ để thực hiện chính sách quản lý nợ quốc gia. Thông qua việc phát hành mới trái phiếu ra thị trường quốc tế, chính phủ có thể chủ động điều tiết danh mục tài sản nợ chính phủ để thực hiện các chính sách tài chính tiền tệ. 2.2.1.2. Đối với nhà đầu tư : Về phía các nhà đầu tư, khi mua các trái phiếu quốc tế họ cũng thường tham khảo thêm chỉ số tín nhiệm của tổ chức phát hành do các tổ chức có uy tín lâu năm xếp hạng. Để có thể đưa ra các chỉ số này thì các tổ chức xếp hạng đã phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố quan trọng như tình hình tài chính, doanh số, các dự án… của công ty. Điều đó có nghĩa là các tổ chức xếp hạng đã đảm bảo một phần cho sự an toàn khi đầu tư vào trái phiếu của các tổ chức đó. 2.2.2. Nhược điểm của việc phát hành trái phiếu quốc tế : Bên cạnh những ưu điểm, thì việc phát hành trái phiếu quốc tế vẫn có những nhược điểm sau đây : Đối với tổ chức phát hành: Các doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu quốc tế là chi phí tư vấn, 2.2.2.1. - minh bạch hóa thông tin và đáp ứng các yêu cầu thủ tục là không nhỏ. Ngoài ra, doanh nghiệp còn chịu rủi ro ngoại hối do vay vốn bằng ngoại tệ trong khi tiền đồng có xu hướng giảm giá. Nếu không có nguồn thu trong tương lai bằng ngoại tệ hoặc thực hiện các công cụ bảo hiểm, doanh - nghiệp có thể sẽ bị thua lỗ do biến động tỉ giá. Phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế hoàn toàn không phải là chuyện đơn giản chút nào. Các tổ chức phát hành phải tuân thủ chặt chẽ các thông lệ quốc tế về trình tự, thủ tục phát hành và cách thức thanh toán trái phiếu. Những thủ tục này tương đối phức tạp, đòi hỏi phải được chuẩn bị chu đáo về cơ sở pháp lý, kinh tế, các kỹ thuật nghiệp vụ phức tạp như 13 lựa chọn thị trường, loại tiền tệ, hình thức phát hành, lựa chọn người bảo lãnh, đại lý thanh toán, tư vấn pháp lý. Tất cả các nghiệp vụ này đều yêu - cầu phải được tiến hành thận trọng bởi những chuyên gia có kinh nghiệm. Trái phiếu quốc tế thường trung hoặc dài hạn mà những trái phiếu càng dài hạn thì rủi ro tiềm ẩn càng cao. Khi đầu tư vào các trái phiếu này các nhà đầu tư đứng trước nguy cơ đối mặt với các rủi ro về khủng hoảng kinh tế, thay đổi lãi suất, tỷ giá hay khả năng thanh toán của tổ chức phát hành. Điều đó buộc các tổ chức phát hành phải có những cam kết vay chặt chẽ - với những điều khoản khắt khe hơn để tạo lòng tin nơi các nhà đầu tư. Để phát hành trái phiếu quốc tế buộc phải có sự xếp hạng tín nhiệm của một công ty xếp hạng uy tín mà chi phí cho việc mời công ty đó thường không rẻ và việc mời các công ty xếp hạng thường là công ty nước ngoài - sẽ cần nhiều thời gian để đưa ra xếp hạng. Nguy cơ là chính phủ và các công ty trong nước sẽ trở nên phụ thuộc quá nhiều vào các khoản vay nước ngoài, để né tránh những quyết định khó khăn hơn nhưng cần thiết để củng cố hệ thống tài chính trong nước. Nếu sử dụng các khoản vay này không hiệu quả thì các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường vốn quốc tế thì rủi ro phải trả một cái giá khá đắt cho những khoản vay không mang lại mấy giá trị. Bên cạnh đó, ngay cả trong giai đoạn thị trường thuận lợi thì nhà nước vẫn phải thận trọng trong việc giữ nợ ở mức kiểm soát được để tránh những cú sốc chắc chắn sẽ xảy ra trong - tương lai. Lãi suất trên thị trường tài chính quốc tế sẽ được quyết định theo thị trường quốc tế và sẽ phản ánh mức chi phí vốn thực tế so với các nước khác. Với chính sách kinh tế mở, hội nhập kinh tế quốc tế sản phẩm hàng hóa quốc gia cần phải cạnh tranh trên thị trường thế giới. Lãi suất trái phiếu quốc tế sẽ phản ánh chi phí vốn thực tế của quốc gia trên thị trường và sẽ giúp cho chính phủ cũng như các công ty tính toán đầu tư vào các dự án có hiệu quả, đảm bảo sản phẩm có thể cạnh tranh được trên thị trường. 14 Đây là một bước đi chiến lược đảm bảo tính hiệu quả và cạnh tranh của - nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập. Lãi suất có thể cao hơn lãi suất danh nghĩa của các khoản vay ưu đãi, tín dụng xuất nhập khẩu và vay qua ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên theo dự đoán nguồn ODA sẽ giảm trong tương lai tín dụng xuất nhập khẩu thường kèm theo các ràng buộc đẩy phí vay lên cao, trong khi hệ thống ngân hàng không đủ đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn. Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu quốc tế sẽ đa dạng hóa các nguồn vốn vay, tạo kênh huy động vốn trung dài hạn, nếu được quản lý thận trọng, hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh tài chính quốc gia, hình thức huy động mới này sẽ tạo động lực thúc đẩy tiến trình tự do hóa, hội nhập kinh tế - quốc tế. Phải xây dựng kế hoạch sử dụng có hiệu quả ngay tiền thu được từ phát hành trái phiếu quốc tế: Với hình thức huy động vốn qua thị trường trái phiếu quốc tế, một lượng vốn lớn sẽ được thu về trong một thời gian ngắn, cho nên, cần có kế hoạch cụ thể để giải ngân ngay cho đầu tư, tránh ứ - động vốn sẽ làm tăng chi phí, gây nên lãng phí trong đầu tư. Có kế hoạch cụ thể trong thanh toán nợ gốc và lãi trái phiếu khi đáo hạn: Chính phủ cần phải có kế hoạch cân đối nguồn thu và chuẩn bị nguồn ngoại tệ đủ để thanh toán lãi và vốn gốc khi đáo hạn. Nếu việc thanh toán không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, và đến các đợt phát hành tiếp sau. 2.2.2.2. Đối với nhà đầu tư : Trái phiếu quốc tế thường trung hoặc dài hạn mà những trái phiếu càng dài hạn thì rủi ro tiềm ẩn càng cao. Khi đầu tư vào các trái phiếu này các nhà đầu tư đứng trước nguy cơ đối mặt với các rủi ro về khủng hoảng kinh tế, thay đổi lãi suất, tỷ giá hay khả năng thanh toán của tổ chức phát hành. Từ những phân tich trên ta có thấy rằng phát hành trái phiếu quốc tế có những khó khăn và thuận lợi nhất định, nếu như có phương án phát hành và sử dụng 15 vốn vay hợp lý thì việc làm này sẽ mang lại hiệu quả cho toàn bộ nền kinh tế, kích thích nền kinh tế phát triển mạnh hơn; nếu sử dụng nguồn vốn này không hiệu quả, nó sẽ tác động tiêu cực đến đến nền kinh tế, kìm hãm sự phát triển kinh tế của quốc gia. Do đó, phát hành trái phiếu quốc tế là việc làm cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng dựa vào các yếu tố khách quan như điều kiện thị trường tại thời điểm phát hành cũng như các điều kiện chủ quan như tính hấp dẫn của trái phiếu, sự chuẩn bị của doanh nghiệp trong việc đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư quốc tế…. Chương 3: Thực trạng của việc phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam ra thị trường quốc tế: 1. Căn cứ pháp lí: + Căn cứ NĐ 53/2009 NĐ-CP về phát hành trái phiếu quốc tế + Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối ban hành ngày 21 tháng 12 năm 2005 + Số 01/2011 NĐ-CP về phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền đia phương + tư số 17/2013/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo 2. lãnh. Khái quát chung về tình hình kinh tế Việt Nam 2.1 Tốc độ tăng trưởng: Từ năm 2004 đên nay tốc độ tăng trưởng việt nam nhanh so với khu vực và thế giới giai đoạn 2004- 2007 luôn ở mức trên 7% từ năm 2008-2014 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoang thế giới thì tốc độ tương trưởng có phần giảm nhưng vẫn giữ được trên mức 5.5%/ năm. Nền kinh tế việt nam có tiềm năng phát triển. 16 Tỉ lệ lạm phát được giữ khá ổn định trong thời gian qua, việc thi hành các công cụ chính sách tiền tệ nhằm duy trì sự ổn đinh nền kinh tế khá tốt, trong thời gian diễn ra khủng hoảng chỉ số lạm phát khá cao sau đó lại được ổn định dần trong thời gian gần đây 17 2.2 Cán cân thương mại – dự trữ ngoại hối Qua biểu đồ ta thấy việt nam là 1 nước nhập siêu vì vậy cán cân thương mại có xu hướng âm. Nhưng trong mấy năm vừa qua càng được cải thiện dần kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh. + Về dự trự ngoại hối năm 2015: từ giai đoạn 2010 -2015 dự trữ ngoại hối tăng mạnh từ 12.5 tỉ USD năm 2010 đến 36 tỷ năm 2014 ( tăng gần 3 lần ) giúp nhà nước ổn định thị trường ngoại hối. 18 2.3 Hệ số tín nhiệm : Trong thời gian vừa qua hệ số tín nhiệm của việt nam được cải thiện đáng kể từ đó giúp việc phát hành trái phiếu giảm chi phí hơn và nâng cao được vị thế uy tín của việt nam trên tầm quốc tế 19 Chương 3: Thực trạng của việc phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam ra thị trường quốc tế: 3.1. - Phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ: 3.1.1. Phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu tiên 2005: 3.1.1.1. Thực trạng phát hành: Ngày 27-10-2005, Chính phủ Việt Nam lần đầu tiên chính thức phát hành ra thị trường vốn quốc tế trái phiếu quốc tế kỳ hạn 10 năm tại New York. Theo dự định ban đầu, Việt Nam sẽ phát hành ở mức 500 triệu USD với lãi suất 7,5%/năm nhưng do nhà đầu tư đăng ký lên đến 4,5 tỷ USD, Việt Nam đã quyết định phát hành 750 triệu USD, giá bán 98,223% so với mệnh giá với mức lãi suất 7,125% tuy nằm dưới mức định hướng 7,25% lúc đầu nhưng thấp hơn trái phiếu các nước tương đương như Philippines (8,09%) và Indonesia (7,75%) là 90 và 60 điểm và được niêm yết tại thị trường Singapore. Trong số các trái phiếu được phát hành, các quỹ đầu tư tài chính nắm 51%, ngân hàng nắm 25%, các công ty bảo hiểm nắm 17,5% và các tổ chức khác nắm 7% còn lại. Đặc biệt là số trái phiếu 20 này các châu lục bao gồm châu Á nắm giữ 38%, châu Âu nắm giữ 32% và châu Mỹ nắm 30% còn lại ). Điều quan trọng nhất là việc một trái phiếu phát hành từ châu Á có mức lãi suất thấp đã thực sự được phân bổ toàn - cầu mà không bị dồn vào các nhà đầu tư châu Á. Mức lãi suất 7,125%/năm cho trái phiếu thời hạn 10 năm là một mức lãi suất rất có lợi cho Việt Nam bởi nó thấp hơn mức lãi suất trái phiếu của các nước có cùng, thậm chí cao hơn mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam như Philippines, Indonesia – những nước có mặt trên thị trường trái phiếu quốc tế từ lâu (Việt Nam có hệ số tín nhiệm lần lượt là B1/BB-/BBtheo Moody’s/Standard & Poors/Fitch; hệ số tín nhiệm của Indonesia là B2/B+/BB- nhưng lãi suất trái phiếu là 7,7%/năm. - Nguyên nhân của sự phát hành thành công là do : Thứ nhất, các nhà đầu tư quốc tế tin tưởng vào tương lai sáng sủa của nền - kinh tế Việt Nam sau khi chứng kiến hơn 10 năm đổi mới trước đó. Thứ hai, các nhà đầu tư tỏ ra lạc quan với việc Việt Nam được coi là nền 3.1.1.2. kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định thứ hai châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Bên cạnh đó, phải kể đến việc sụt giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với trái phiếu cùng loại của Indonesia và Phillipines do tình hình kinh tế - chính trị các nước này trong khoảng thời gian đó không ổn định lắm. Thứ ba, đến thời điểm năm 2005, cơ hội phát hành trái phiếu Chính phủ lần đầu tiên ra thị trường vốn quốc tế đã thực sự tốt. Trước hết, các khoản nợ thương mại và Chính phủ quá hạn do yếu tố lịch sử trước đây đã được xử lý dứt điểm thành công thông qua Câu lạc bộ London và Paris. Nợ quốc gia đang ở mức 32% GDP, được đánh giá là an toàn (Phillipines là - 72%, Indonesia 80%) 3.1.1.3. Kết quả phát hành: Nếu so với mức lãi suất cho vay ngoại tệ trong nước với thời hạn cho vay ngắn, khối lượng cho vay rất hạn chế, thì việc huy động phát hành trái phiếu quốc tế này là có hiệu quả. 21 - Sau 1 năm phát hành, trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt Nam đã được Tạp chí Tài chính quốc tế và các nhà đầu tư khu vực châu Á đánh giá là trái phiếu phát hành thành công nhất của năm 2005. Bên cạnh đó, Ông Jon Pratt – lãnh đạo Thị trường vốn châu Á của Ngân hàng Credit Suisse First Boston (CSFB) nhận định rằng đây là một đợt phát hành trái phiếu quốc tế tạo bước ngoặt đặc biệt và tạo nền tảng quan trọng cho các đợt phát hành sau vì sự thành công của đợt phát hành này đã có ý nghĩa tác động đến các nhà đầu tư quốc tế để họ xây dựng các hạn mức tín dụng đầu - tư vào Việt Nam trong tương lai. 3.1.2. Phát hành trái phiếu quốc tế năm 2010: 3.1.2.1. Thực trạng phát hành: Ngày 26-01-2010, Việt Nam đã đánh dấu sự trở lại thị trường trái phiếu quốc tế với đợt phát hành 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm với lãi suất danh nghĩa 6,75%/năm và lợi tức phát hành là 6,95%/năm dưới sự phối hợp của tổ hợp bảo lãnh bao gồm Barclays Capital, Citi, - Deutsche Bank. Trái phiếu này được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore và đáo hạn vào ngày 29/1/2020. Mặc dù định mức tín nhiệm của Việt Nam cao hơn cả Indonesia và Phillippines một bậc, thế nhưng mức lợi tức của trái phiếu chính phủ Việt Nam (6,95%/năm) cao hơn mức lợi tức của Indonesia và Phillippines phát hành trong tháng 1-2010 đến 1%/năm. Cụ thể là Philippines phát hành 1 tỉ USD trái phiếu ngày 7/1/2010 và đã vay được với lãi suất 5,67%, Indonesia phát hành 2 tỉ USD ngày 13/1/2010, lãi suất cũng chỉ 6%. Năm 2009, tổ chức xếp hạng Moody’s đã xếp hạng tín nhiệm Việt Nam ở mức Ba3 như hai năm trước đó. Mức xếp hạng này tương đương với Philippines và thấp hơn 1 bậc so với Indonesia, nhưng thấp hơn 3 bậc so với mức chuẩn của đầu tư trái phiếu. Theo Standard&Poors, Việt Nam được xếp hạng BB, cao hơn mức BB- của Indonesia và Philippines. 22 Nguyên nhân của mức lãi suất cao: Thứ nhất, trong quá trình triển khai đợt phát hành này, Việt Nam phải đối 3.1.2.2. - mặt với không ít diễn biễn bất lợi từ tình hình kinh tế thế giới. Do nhu cầu kích thích kinh tế sau khủng hoảng, hàng loạt các quốc gia như: Indonesia, Phillippines, Hy Lạp, Mehico, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Slovakia.... đã tung ra thị trường quốc tế hàng chục tỉ USD trái phiếu. Trong khi đó, đối mặt với sự sụp đổ hàng loạt các ngân hàng và tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ, Tổng thống Obama đã đề xuất đưa ra một số quy định hạn chế các định chế tài chính nắm giữ các khoản đầu tư rủi ro: Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ được quyền kiểm tra bất cứ tập đoàn ngân hàng và tài chính nào có tài sản lớn hơn 50 tỷ USD; đồng thời có quyền buộc các ngân hàng phải cắt giảm hoặc đình chỉ các hoạt động giao dịch nhiều rủi ro; các tập đoàn tài chính lớn phải ký quỹ 50 tỷ USD dự phòng nhằm giải cứu chính nó khi bị thua lỗ,…Ngoài ra thị trường tài chính quốc - tế cũng đang lo ngại về các biện pháp thắt chặt kinh tế của Trung Quốc. Thứ hai, về phía Việt Nam, dù hơn Indonesia và Philippines một bậc ở Bảng xếp hạng tín nhiệm của S&P, nhưng không được đánh giá cao bằng hai nước này, vì chưa có đà lên hạng: Việt Nam phát hành trái phiếu, khi tình hình lạm phát và sự định giá thấp đồng tiền, khủng hoảng cán cân thanh toán và dự trữ của Việt Nam sụt giảm, ảnh hưởng tới lòng tin của nhà đầu tư trong đợt phát hành lần này. Tóm lại, đó là sự lo ngại của các nhà đầu tư quốc tế về sự ổn định kinh tế vĩ mô trong tương lai của Việt - Nam. Thứ ba, sở dĩ Việt Nam sẵn sàng trả lãi suất cao để vay mượn, đó là vì Việt Nam đang rất cần ngoại tệ vào lúc cán cân thanh toán bị thiếu hụt, thâm thủng mậu dịch tiếp tục đáng ngại. Cụ thể trong năm khủng hoảng kinh tế thế giới, thâm hụt cán cân thương mại 18 tỷ đô la, năm 2009 khoảng 13 tỷ đô la, thời điểm đó chưa thấy có một sự biển chuyển kinh tế để tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu, cho nên nhập siêu vẫn là lớn. 23 - Thứ tư, lợi tức trái phiếu của Việt Nam trong đợt phát hành này còn được căn cứ vào tình hình giao dịch của trái phiếu Việt Nam đáo hạn vào năm 2016 (VN2016), tính thanh khoản của trái phiếu Việt nam ngoài việc phụ thuộc vào tình hình thị trường vốn quốc tế tại thời điểm phát hành, hệ số tín nhiệm quốc gia. Theo đó, lợi tức của VN2016 so với lợi tức TP của Indonesia và Philippines có cùng thời gian đáo hạn (năm 2016) cao hơn từ 1,25 - 1,5%. TP có kỳ hạn còn lại 6 năm có mức chênh lợi tức khá lớn như vậy, nếu tính theo kỳ hạn 10 năm thì khả năng chênh lệch còn lớn hơn. Có hai điều mà bất kỳ một NĐT nào bỏ tiền ra mua TP cũng đặc biệt quan tâm là lợi tức và tính thanh khoản. Trong khi đó, do khối lượng TP Việt Nam giao dịch trên thị trường quốc tế còn mỏng, nên tính thanh khoản còn hạn chế. Do vậy, để có thể thu hút các NĐT, không có sự lựa chọn nào khác là phải dựa vào tỷ lệ lợi tức. Đây là một trong những lý do giải thích tại sao mức lợi tức TP của đợt phát hành lần này cao hơn một số nước có - điều kiện phát hành tương đương. 3.1.2.3. Kết quả phát hành: Từ những nguyên nhân trên, ta thấy sức cạnh tranh của Trái phiếu quốc tế Việt Nam khó sánh được với TP của các nền kinh tế tương đương trong - khu vực. Tuy nhiên, với nhiều nỗ lực nhằm củng cố uy tín trước khi phát hành trái phiếu trong bối cảnh lạm phát ở Việt Nam có thể ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư như: tổ chức quảng bá tại các thị trường châu Á (Hồng Kông), châu Âu (London) và châu Mỹ (Boston, New York),…Trái phiểu Chính phủ Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm từ những luồng vốn chất lượng. Cụ thể là, 56% giao dịch thuộc về các nhà đầu tư Mỹ, 16% là các nhà đầu tư châu Âu và 28% là châu Á. Có thể nói, đây cũng là một đợt - phát hành thành công của TP Việt Nam. 3.1.3 phát hành trái phiếu 1 tỷ USD năm 2014: 24 - Với điều kiện thị trường vốn quốc tế diễn biến thuận lợi và nhu cầu nắm giữ trái phiếu Chính phủ Việt Nam của các nhà đầu tư quốc tế đạt mức kỷ lục so với khối lượng phát hành, trái phiếu quốc tế của Chính phủ đạt mức lãi suất cố định 4,8%/năm, thấp hơn mức dự kiến là 5,125%/năm, đây là mức lãi suất thấp nhất trong các đợt phát hành từ trước đến nay (lần lượt là 6,875%/năm và 6,755/năm đối với trái phiếu phát hành năm 2005 - và 2010). Cùng với việc Fitch nâng hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên một bậc (từ B+ lên BB-) và Moody (từ B2 lên B1), thành công của đợt phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế lần này đã giúp thiết lập mức lãi suất chuẩn thấp hơn nhiều so với trước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam huy động vốn trên thị trường quốc tế với lãi suất hợp lý hơn so với trước đây. Đồng thời, đợt phát hành trái phiếu lần này cũng giúp giảm rủi ro tái cấp vốn và rủi ro lãi suất đối với danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ. Đây là việc chủ động thực hiện nghiệp vụ quản lý rủi ro đối với danh mục nợ công, tiếp cận với thông lệ quản lý - nợ công của quốc tế. Tổng trị giá đăng ký mua trái phiếu của Chính phủ từ 437 nhà đầu tư quốc tế là trên [10,6] tỷ Đô la Mỹ, gấp hơn 10 lần so với lượng chào bán ra là 1 tỷ Đô la Mỹ, trong đó có [17%] nhà đầu tư ở Châu Á, [28%] nhà đầu tư ở Châu Âu và [55%] nhà đầu tư ở Mỹ. Nếu phân loại theo loại hình nhà đầu tư, có [84%] nhà đầu tư là các công ty quản lý quỹ đầu tư, [12%] nhà đầu tư là các ngân hàng và [4%] nhà đầu tư là các công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí. Tổng mệnh giá đăng ký hoán đổi lại trái phiếu đã phát hành được chấp nhận mua lại là 726.626.000 Đô la Mỹ, trong đó mua lại 436.452.000 Đô la Mỹ trái phiếu phát hành năm 2005 và 290.174.000 Đô la Mỹ trái - phiếu phát hành năm 2010. Các ngân hàng là Deutsche Bank, HSBC, và Standard Chartered Bank đóng vai trò là Tổ hợp quản lý cho đợt phát hành trái phiếu và giao dịch 25 hoán đổi/mua lại các trái phiếu cũ. HSBC là ngân hàng thanh toán và phân - phối trái phiếu. Thành công của đợt phát hành trái phiếu 2014 được thể hiện ở một số mặt - sau: Lãi suất phát hành thấp (4,8%/năm so với mức lãi suất dự kiến ban đầu khi chào bán là 5,125%/năm), tiết kiệm được khoảng 32,5 triệu USD tiền - thanh toán lãi trái phiếu Chính phủ (trong 10 năm); Hoán đổi được 54,4% giá trị gốc của trái phiếu quốc tế 2005 và 25,4% giá trị gốc của trái phiếu quốc tế 2010 với tổng lợi ích sau khi hoán đổi là 13,9 triệu USD; góp phần cơ cấu lại nợ công theo hướng kéo dài thời hạn vay và giảm áp lực về nghĩa vụ trả nợ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính - phủ. Với thành công vượt mức mong đợi về lãi suất đối với trái phiếu mới phát hành lần này, đồng thời tận dụng thị trường vốn quốc tế đang diễn biến rất thuận lợi, Bộ Tài chính đang nghiên cứu và báo cáo Chính phủ khả năng phát hành trong thời gian tới để tiếp tục chủ động tái cơ cấu danh mục nợ công hiện hành. - Nhận xét về ba đợt phát hành: 1.Tác động tích cực: Phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường quốc tế là một trong ba 3.1.4 - cách vay nợ nước ngoài để bù đắp thâm hụt Ngân sách Nhà nước. Việc phát hành thành công trong 2 lần đầu bước đầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tiếp cận thị trường vốn quốc tế và tham gia trực tiếp vào thị - trường này trong tương lai. 1 tỷ USD thu về trong lần hai sẽ là một nguồn thu ngoại tệ bổ sung khi nguồn cung ngoại tệ trong nước đang tương đối căng thẳng do khủng hoảng kinh tế trong và ngoài nước tác động đến xuất khẩu, kiều hối cũng như thu ngoại tệ từ du lịch. Có thể nói sự thành công của đợt phát hành 1 tỷ đô la trái phiếu quốc tế là đã đạt được mục tiêu mà chính phủ đề ra. Đó 26 là có thêm nguồn vốn vay nước ngoài để trang trải cho thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân thanh toán do nhập siêu. 2.Tác động tiêu cực: - Hiện tại Việt Nam đã phải mượn với lãi suất cao hơn thị trường. Hơn thế nữa, chính cách dùng số tiền vay được là mối quan tâm của giới phân tích, lo ngại rằng việc sử dụng không hợp lý sẽ đè nặng thêm trên nền tài chính Việt Nam vốn đang gặp khó khăn. Nếu như việc sử dụng nguồn vốn vay này là không có hiệu quả thì khi đó áp lực trả nợ gia tăng, làm cho chính phủ phải cắt giảm chi tiêu cho đầu tư. Sự cắt giảm này sẽ làm cho nền kinh tế trở nên trì trệ hơn. - Nợ Chính phủ gia tăng và rủi ro tài chính cao: Bội chi ngân sách trong những năm gần đây luôn duy trì ở mức cao. Mức bội chi trong năm 2009 lên tới 7% GDP, trong đó chưa bao gồm các khoản chi từ nguồn trái phiếu Chính phủ và các khoản Chính phủ vay về cho doanh nghiệp vay lại. Do thường xuyên ở trong tình trạng bội chi ngân sách nên nợ công (mà chủ yếu là nợ Chính phủ) tăng mạnh trong những năm gần đây. Năm 2008, nợ Chính phủ chiếm khoảng 36,5% GDP, năm 2009 ước lên đến 40% GDP và năm 2010 dự kiến khoảng 44% GDP. Nếu không có các biện pháp để giảm bội chi ngân sách thì nợ Chính phủ sẽ tiến dần đến mức giới hạn an toàn là 50% GDP. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh tài chính quốc gia và làm giảm mức độ tín nhiệm của Việt Nam trên thị trường tài chính thế giới. Việc vay thêm 1 tỷ USD bằng ngoại tệ (tương đương 18.000 tỷ VND, ở thời điểm 2010) sẽ làm cho gánh nặng nợ nần càng thêm chồng chất, rủi ro gặp phải sẽ là rủi ro thanh toán và rủi ro tỷ giá. Rủi ro thanh toán là việc khi trái phiếu đáo hạn, Nhà nước sẽ phải dành ra một số lượng tiền tương ứng để thanh toán số tiền gốc đã vay, hơn nữa, hàng năm Việt Nam cũng sẽ phải chi trả lãi coupon tương ứng. Rủi ro tỷ giá do trong thời gian 10 năm cho tới ngày đáo hạn, diễn biến đồng USD cũng như VNĐ rất 27 khó lường đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi phục hồi kinh tế thế giới cũng như sự phát triển của Việt Nam còn nhiều câu hỏi vẫn được bỏ ngỏ. 3.1.5 - Đánh giá về việc sử dụng vốn vay: Phát hành trái phiếu Chính Phủ ra thị trường quốc tế là một kênh huy động vốn hữu hiệu với nền kinh tế các nước đang phát triển. Nguồn vốn huy động được sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển, đầu tư của Chính Phủ. Tuy nhiên, nếu không quản lý và sử dụng hiệu quả sẽ gây ra những tác động đảo ngược, tiêu cực và ảnh hưởng tới an ninh tài chính quốc gia cả theo lý thuyết lẫn thực tế Việt Nam hiện nay. - Trước hết, về đợt phát hành 2005, mục đích của đợt phát hành trái phiếu quốc tế này là nhằm cho vay lại đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt nam Vinashin. Toàn bộ 750 triệu USD từ đợt phát hành này, chính phủ cho Vinashin vay lại, thế nhưng tập đòan này đã đầu tư giàn trải và không hiệu quả, cách làm ăn tùy tiện không những thế mà còn dẫn đến nợ nần chồng chất. Đây là kết quả tất yếu từ yếu kém trong thanh tra, giám sát nguồn vốn vay từ việc phát hành trái phiếu. - Còn về đợt phát hành 2010, số tiền này ban đầu dự kiến cho một số dự án lớn, trong đó có Nhà máy lọc dầu Dung Quất vay lại, nhưng sau đó đã điều chuyển và Vinashin được vay 300 triệu USD để trả nợ cho ngân hàng Pháp. - Có thể nói vụ Vinashin sẽ có ảnh hưởng lâu dài và lan rộng, nó làm ảnh hệ số tín nhiệm của Vịệt Nam giảm, điều này khiến cho việc tiếp cận nguồn vốn quốc tế đối với các doanh nghiệp Việt Nam càng khó khăn hơn ( phải trả lãi suất cao hơn so với các công ty, doang nghiệp các nước trong cùng khu vực). Công ty Moody's đặc biệt nhấn mạnh đến nhu cầu vay nợ của Việt Nam trong những thập niên sắp tới. Một nước đang bắt đầu phát triển cần phải xây dựng hạ tầng cơ sở như đường sá, cầu, sân bay, bến cảng, 28 không thể thiếu và không thể chậm được. Muốn vậy, phải vay nợ trên thị trường quốc tế. Ấy vậy, vì vụ Vinashin, nếu như Việt Nam muốn đi vay cho việc xây dựng hạ tầng cơ sở sẽ khó khăn hơn, và tất nhiên khi vay sẽ phải trả lãi suất cao hơn. Vì thế đối diện với vấn đề này, phải chăng Việt Nam có lẽ sẽ chậm trễ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng ? Hậu quả là cả nền kinh tế sẽ chạy chậm lại, trong khi nhà nước tiếp tục lo trả nợ cho công ty Vinashin. Chương 4: Giải pháp cho vấn đề phát hành trái phiếu quốc trong giai đoạn hiện nay: 4.1 Phát hành trái phiếu quốc tế dưới gốc độ so sánh với các phương thức huy động vốn khác: 4.1.1. Huy động vốn qua phát hành cổ phiếu trên thị trường quốc tế: Đây là kênh huy động vốn cũng rất có tiềm năng, nhưng nhìn chung thì vẫn chưa phù hợp với việt nam trong giai đoạn hiện nay khi mà quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ, chưa đáp ứng những điều kiện được niêm yết trên sàn chứng khoán ở các nước( hiện nay chỉ có một số ít công ty được niêm yết trên Bên cạnh đó, theo hành trình cam kết gia nhập WTO thì các nhà đầu tư nước ngoài còn bị hạn chế về tỷ lệ vốn ([...]... của việt nam được cải thiện đáng kể từ đó giúp việc phát hành trái phiếu giảm chi phí hơn và nâng cao được vị thế uy tín của việt nam trên tầm quốc tế 19 Chương 3: Thực trạng của việc phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam ra thị trường quốc tế: 3.1 - Phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ: 3.1.1 Phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu tiên 2005: 3.1.1.1 Thực trạng phát hành: Ngày 27-10-2005, Chính. .. vào các yếu tố khách quan như điều kiện thị trường tại thời điểm phát hành cũng như các điều kiện chủ quan như tính hấp dẫn của trái phiếu, sự chuẩn bị của doanh nghiệp trong việc đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư quốc tế Chương 3: Thực trạng của việc phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam ra thị trường quốc tế: 1 Căn cứ pháp lí: + Căn cứ NĐ 53/2009 NĐ-CP về phát hành trái phiếu quốc tế + Căn cứ Pháp. .. tài chính quốc tế sẽ được quyết định theo thị trường quốc tế và sẽ phản ánh mức chi phí vốn thực tế so với các nước khác Với chính sách kinh tế mở, hội nhập kinh tế quốc tế sản phẩm hàng hóa quốc gia cần phải cạnh tranh trên thị trường thế giới Lãi suất trái phiếu quốc tế sẽ phản ánh chi phí vốn thực tế của quốc gia trên thị trường và sẽ giúp cho chính phủ cũng như các công ty tính toán đầu tư vào... về phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền đia phương + tư số 17/2013/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo 2 lãnh Khái quát chung về tình hình kinh tế Việt Nam 2.1 Tốc độ tăng trưởng: Từ năm 2004 đên nay tốc độ tăng trưởng việt nam nhanh so với khu vực và thế giới... hành trái phiếu quốc tế này là có hiệu quả 21 - Sau 1 năm phát hành, trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt Nam đã được Tạp chí Tài chính quốc tế và các nhà đầu tư khu vực châu Á đánh giá là trái phiếu phát hành thành công nhất của năm 2005 Bên cạnh đó, Ông Jon Pratt – lãnh đạo Thị trường vốn châu Á của Ngân hàng Credit Suisse First Boston (CSFB) nhận định rằng đây là một đợt phát hành trái phiếu quốc tế. .. là châu Á Có thể nói, đây cũng là một đợt - phát hành thành công của TP Việt Nam 3.1.3 phát hành trái phiếu 1 tỷ USD năm 2014: 24 - Với điều kiện thị trường vốn quốc tế diễn biến thuận lợi và nhu cầu nắm giữ trái phiếu Chính phủ Việt Nam của các nhà đầu tư quốc tế đạt mức kỷ lục so với khối lượng phát hành, trái phiếu quốc tế của Chính phủ đạt mức lãi suất cố định 4,8%/năm, thấp hơn mức dự kiến là 5,125%/năm,... tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu, cho nên nhập siêu vẫn là lớn 23 - Thứ tư, lợi tức trái phiếu của Việt Nam trong đợt phát hành này còn được căn cứ vào tình hình giao dịch của trái phiếu Việt Nam đáo hạn vào năm 2016 (VN2016), tính thanh khoản của trái phiếu Việt nam ngoài việc phụ thuộc vào tình hình thị trường vốn quốc tế tại thời điểm phát hành, hệ số tín nhiệm quốc gia Theo đó, lợi tức của VN2016 so... lãi trái phiếu Chính phủ (trong 10 năm); Hoán đổi được 54,4% giá trị gốc của trái phiếu quốc tế 2005 và 25,4% giá trị gốc của trái phiếu quốc tế 2010 với tổng lợi ích sau khi hoán đổi là 13,9 triệu USD; góp phần cơ cấu lại nợ công theo hướng kéo dài thời hạn vay và giảm áp lực về nghĩa vụ trả nợ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính - phủ Với thành công vượt mức mong đợi về lãi suất đối với trái phiếu. .. biệt và tạo nền tảng quan trọng cho các đợt phát hành sau vì sự thành công của đợt phát hành này đã có ý nghĩa tác động đến các nhà đầu tư quốc tế để họ xây dựng các hạn mức tín dụng đầu - tư vào Việt Nam trong tương lai 3.1.2 Phát hành trái phiếu quốc tế năm 2010: 3.1.2.1 Thực trạng phát hành: Ngày 26-01-2010, Việt Nam đã đánh dấu sự trở lại thị trường trái phiếu quốc tế với đợt phát hành 1 tỷ USD trái. .. trường quốc tế với lãi suất hợp lý hơn so với trước đây Đồng thời, đợt phát hành trái phiếu lần này cũng giúp giảm rủi ro tái cấp vốn và rủi ro lãi suất đối với danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ Đây là việc chủ động thực hiện nghiệp vụ quản lý rủi ro đối với danh mục nợ công, tiếp cận với thông lệ quản lý - nợ công của quốc tế Tổng trị giá đăng ký mua trái phiếu của Chính phủ từ 437 nhà đầu tư quốc tế ... hành trái phiếu 2.2.2 Nhược điểm việc phát hành trái phiếu Chương 3: Thực trạng việc phát hành trái phiếu quốc tế Việt Nam thị trường quốc tế Căn pháp lí Khái quát chung tình hình kinh tế Việt Nam. .. 3.1 Phát hành trái phiếu quốc tế Chính phủ: 3.1.1 Phát hành trái phiếu quốc tế lần 2005 2 3.1.2 3.1.3 3.1.4 3.1.5 Phát hành trái phiếu quốc tế năm 2010 Phát hành trái phiếu quốc tế năm 2014 Nhận... Nam thị trường quốc tế: 3.1 - Phát hành trái phiếu quốc tế Chính phủ: 3.1.1 Phát hành trái phiếu quốc tế lần 2005: 3.1.1.1 Thực trạng phát hành: Ngày 27-10-2005, Chính phủ Việt Nam lần thức phát

Ngày đăng: 11/10/2015, 17:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan