một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường trung đông của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex)

86 516 0
một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường trung đông của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH KHƯU HÁN VĂN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ (CASEAMEX) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh tế Ngoại Thương Mã số ngành: 52340120 Tháng 08 - 2013 LỜI CẢM TẠ  Trong thời gian học tập tại trường, em được BGH trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ và quí thầy, cô tận tình truyền đạt kiến thức cũng như giúp đỡ em hoàn thành chương trình học của mình. Và khi đến công ty, được sự đồng ý của Ban lãnh đạo cùng sự giúp đỡ tận tình của anh chị trong công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (Caseamex) đã giúp em hoàn thành khóa thực tập tốt nghiệp. Từ lý thuyết tại trường, qua quá trình thực tập tại công ty đã giúp em có được những kiến thức thực tế cơ bản. Đây là những vốn kiến thức rất quý báu cho công việc tương lai sau này. Đạt được kết quả này, em xin chân thành cảm ơn: - Ban Giám hiệu trường Đại học Cần Thơ, thầy cô trong Khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh, đặc biệt là cô hướng dẫn: Trương Khánh Vĩnh Xuyên. - Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (Caseamex), các anh chị đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực tập tại Phòng Xuất nhập khẩu. Em xin chúc thầy cô, quý công ty được nhiều sức khỏe và thành công. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2013. Sinh viên thực hiện Khưu Hán Văn Trang ii TRANG CAM KẾT  Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Khưu Hán Văn Trang iii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP —————————————————————————— .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Cần Thơ, Ngày ..... Tháng ..... Năm 2013 Thủ trưởng đơn vị Trang iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ————————————————————————  Cán bộ hướng dẫn: Trương Khánh Vĩnh Xuyên  Học vị: Thạc sĩ  Chuyên ngành: Kinh Tế  Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh  Sinh viên làm đề tài: Khưu Hán Văn  Mã số sinh viên: 4107387  Chuyên ngành: Kinh Tế Ngoại Thương  Tên đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Đông của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (Caseamex). NỘI DUNG NHẬN XÉT  1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: …………………………………………………………………………………… ……........................................................................................................................ …………………………………………………………………………………… ……......................................................................................................................... 2. Hình thức trình bày: …………………………………………………………………………………… ……........................................................................................................................ …………………………………………………………………………………… ……........................................................................................................................ 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: …………………………………………………………………………………… ……........................................................................................................................ …………………………………………………………………………………… ……........................................................................................................................ 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: …………………………………………………………………………………… ……........................................................................................................................ Trang v …………………………………………………………………………………… ……........................................................................................................................ 5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu) …………………………………………………………………………………… ……........................................................................................................................ …………………………………………………………………………………… ……........................................................................................................................ 6. Các nhận xét khác: …………………………………………………………………………………… ……....................................................................................................................... …………………………………………………………………………………… ……........................................................................................................................ 7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) …………………………………………………………………………………… ……........................................................................................................................ …………………………………………………………………………………… ……......................................................................................................................... Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN TRƯƠNG KHÁNH VĨNH XUYÊN Trang vi MỤC LỤC  Trang Chương 1: GIỚI THIỆU.................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung......................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.3.1 Phạm vi không gian .................................................................................. 2 1.3.2 Phạm vi thời gian...................................................................................... 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...... 3 2.1 Phương pháp luận........................................................................................ 3 2.1.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu ............................................................. 3 2.1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu ............................................................. 5 2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu .................................. 6 2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu ...................................... 8 2.1.5 Cơ sở khoa học và thực tiễn...................................................................... 11 2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 14 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................... 14 2.2.2 Phương pháp phân tích ............................................................................. 15 Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ (CASEAMEX) ........................................................... 16 3.1 Tổng quan về công ty Caseamex ................................................................ 16 3.1.1 Giới thiệu chung về công ty ...................................................................... 16 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển............................................................. 17 3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty ......................................................... 18 3.1.4 Vai trò và phạm vi hoạt động của công ty ................................................. 19 3.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty .............................................. 19 3.2. Một số mặt hàng xuất khẩu của công ty ...................................................... 22 3.3 Quy trình chế biến sản phẩm và quy trình xuất khẩu của công ty................. 23 Trang vii 3.3.1 Quy trình chế biến sản phẩm..................................................................... 23 3.3.2 Quy trình xuất khẩu thủy sản của công ty ................................................. 24 3.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty .................................. 25 Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ (CASEAMEX) .................................... 31 4.1 Tổng quan tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Caseamex giai đoạn 2010-6T2013..................................................................................................... 31 4.2 Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty Caseamex sang thị trường Trung Đông giai đoạn 2010-6T2013 ................................................. 35 4.2.1 Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo sản lượng và kim ngạch ... 35 4.2.2 Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo cơ cấu mặt hàng .............. 37 4.2.3 Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo thị trường xuất khẩu......... 39 4.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty tại thị trường Trung Đông trong giai đoạn 2010-6T2013 ............................................................................ 42 4.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty Caseamex ...................................................................................................... 46 4.4.1 Nhân tố môi trường vi mô......................................................................... 46 4.4.2 Nhân tố môi trường vĩ mô......................................................................... 50 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CASEAMEX SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG ............................................................................... 57 5.1 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty trong giai đoạn 2010-6T2013 ............................................................................................ 57 5.1.1 Điểm mạnh ............................................................................................... 57 5.1.2 Điểm yếu .................................................................................................. 58 5.1.3 Cơ hội....................................................................................................... 59 5.1.4 Thách thức................................................................................................ 60 5.2 Ma trận SWOT ............................................................................................ 61 5.3 Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty Caseamex........... 64 5.3.1 Giải pháp về nguồn nhân lực .................................................................... 64 5.3.2 Giải pháp vốn và thị trường nguyên liệu ................................................... 65 5.3.3 Giải pháp về phát triển chất lượng và chủng loại sản phẩm....................... 65 5.3.4 Giải pháp đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, thương hiệu và kênh phân phối . 66 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 67 6.1 Kết luận....................................................................................................... 67 Trang viii 6.2 Kiến nghị..................................................................................................... 68 6.2.1 Kiến nghị với Công ty .............................................................................. 68 6.2.2 Kiến nghị đối với Nhà nước, các Bộ, Ngành, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam................................................................................... 69 Tài liệu tham khảo............................................................................................. 71 Phụ lục .............................................................................................................. 72 Trang ix DANH SÁCH BẢNG  Trang Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Caseamex giai đoạn 2010 – 2012 ...................................................................................................... 26 Bảng 3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Caseamex 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................ 26 Bảng 4.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu theo kim ngạch và sản lượng của công ty Caseamex giai đoạn 2010 - 6T2013................................................................... 32 Bảng 4.2: Cơ cấu mặt hàng cá tra xuất khẩu sang Trung Đông của công ty Caseamex giai đoạn 2010 - 6T2013................................................................... 38 Bảng 4.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty Caseamex tại Trung Đông giai đoạn 2010-6T2013...................................................................................... 40 Bảng 4.4: Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu tại thị trường Trung Đông trên tổng doanh thu xuất khẩu toàn bộ thị trường của công ty giai đoạn 2010-6T2013 ..... 42 Bảng 4.5: Tỷ trọng chi phí xuất khẩu tại thị trường Trung Đông trên tổng chi phí xuất khẩu toàn bộ thị trường của công ty giai đoạn 2010-6T2013...................... 43 Bảng 4.6: Tỷ trọng lợi nhuận xuất khẩu tại thị trường Trung Đông trên tổng lợi nhuận của công ty giai đoạn 2010-6T2013 ........................................................ 44 Bảng 4.7: Tình hình nhân sự của công ty Caseamex năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .......................................................................................................... 46 Bảng 5.1: Ma trận SWOT.................................................................................. 61 Trang x DANH SÁCH HÌNH  Trang Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2009-6/2013 ........ 13 Hình 3.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Caseamex................................... 20 Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất tại công ty Caseamex ................................... 21 Hình 3.3: Quy trình chế biến cá tra fillet đông lạnh ........................................... 23 Hình 3.4: Quy trình xuất khẩu cá tra của công ty ............................................... 24 Hình 4.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty Caseamex sang thị trường Trung Đông giai đoạn 2010 - 2012 .......................................... 35 Hình 4.2: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty Caseamex sang thị trường Trung Đông giai đoạn 6T2012 - 6T2013................................... 37 Trang xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT An toàn vệ sinh thực phẩm. British Retail Consortium (Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu). Đồng bằng sông Cửu Long. European Union (Liên minh Châu Âu). Good Manufacturing Pratice (Tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất). Global Gap Tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu. HACCP Hazard Analysis and Critical Control Points (Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn). HALAL Thực phẩm đạt yêu cầu về thành phần và điều kiện sản xuất của người Hồi giáo. IFS International Food Standard (Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế). IQF Individual Quick Fozen (Hệ thống cấp đông nhanh từng cá thể). ISO 9001 The International Organization for Standardization (Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa). SQF Safe quality food (Tiêu chuẩn an toàn chất lượng thực phẩm). SSOP Sanitation Standard Operating Procedures (Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh). UAE United Arab Emirates (Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất). VASEP Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam. VietGAP Vietnamese Good Agricultural Practices (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam). WTO World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế Giới). WWF World Wide Fund For Nature (Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới). ATVSTP BRC ĐBSCL EU GMP Trang xii Trang xiii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đang là xu thế chung của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng là một trong những quốc gia ấy. Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn đưa ra các định hướng nhằm phát triển nền kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh và từng bước khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế; Trong đó, xuất khẩu luôn được xem là tiền đề cho sự thực hiện và phát triển đất nước hướng theo định hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn, không thể không kể đến thủy sản, một mặt hàng đã gắn bó và mang lại nguồn ngoại tệ không nhỏ cho đất nước ta. Với những lợi thế mà thiên nhiên đã ưu ái, cùng các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, xuất khẩu thủy sản luôn một trong những ngành chiếm tỉ trọng xuất khẩu cao, đến hết 6 tháng đầu năm 2013 thủy sản đã đem lại kim ngạch đáng kể cho đất nước (ước tính đạt 2,9 tỷ USD) (Nguồn: http://www.customs.gov.vn). Đặc biệt, ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11/1/2007, các công ty, doanh nghiệp Việt Nam đã có điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi có được từ hội nhập thì chính nó cũng mạng lại không ít khó khăn trong vấn đề về tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm, các rào cản quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, thuế,... Trong đó, việc phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước là một thử thách vô cùng to lớn đối với các công ty, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Vấn đề đặt ra là làm sao để các doanh nghiệp có thể giữ vững và phát huy thế mạnh để nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản sang các thị trường quốc tế như thị trường Mỹ, EU, Trung Đông,... Xuất phát từ những nhận định trên và từ tìm hiểu thực tiễn tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX), tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Đông của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX)” để trình bày thực trạng xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp trong ba năm và số liệu sáu tháng đầu năm từ 2010 đến tháng 6 năm 2013. Từ đó tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng để tập trung đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty trong thời gian tới sang các thị trường nước ngoài đặc biệt là thị trường Trung Đông. Trang 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (Caseamex) tại thị trường Trung Đông trong giai đoạn 2010-6/2013. Từ đó, đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường Trung Đông. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (Caseamex) tại thị trường Trung Đông trong giai đoạn 2010-6T2013. Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty tại thị trường Trung Đông trong giai đoạn 2010-6T2013 Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (Caseamex) giai đoạn 2010-6T2013. Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (Caseamex) tại thị trường Trung Đông. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (Caseamex). 1.3.2 Phạm vi thời gian Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 12/8 đến 18/11/2013. Số liệu được thu thập thập từ năm 2010 đến tháng 6/2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (Caseamex) kinh doanh trên nhiều lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất chế biến, nuôi trồng thủy sản,…Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (Caseamex) sang thị trường Trung Đông. Trang 2 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu 2.1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu Xuất khẩu là một quá trình thu doanh lợi bằng cách đưa sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài hay thị trường khác với thị trường trong nước. Khi nói đến xuất khẩu là đem hàng hóa của mình ra bán cho một nước khác. Xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm, dịch vụ ấy phải di chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương thức thanh toán. Tiền tệ có thể là tiền của một trong hai nước hoặc là tiền của một nước thứ ba (đồng tiền thanh toán quốc tế). 2.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu Ngày nay hoạt động xuất khẩu có vai trò quan trọng không chỉ đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các công ty xuất nhập khẩu cũng như các công ty đa quốc gia. Sau đây là một số vai trò chủ yếu của xuất khẩu đối với quốc gia và các doanh nghiệp trong nước. Đối với một nền kinh tế  Xuất khẩu đã tạo nguồn vốn chính cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá đất nước. Tuy nhiên, công nghiệp hoá đòi hỏi phải có số lượng lớn vốn để nhập khẩu những máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn quan trọng cho nhập khẩu phần lớn trông chờ vào xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu.  Xuất khẩu đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới là tất yếu đối với tất cả các nước kém phát triển.  Xuất khẩu tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Tác động của xuất khẩu ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Sản xuất hàng hoá xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao động vào làm việc, tạo ra thu nhập ổn định, đồng thời tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của nhân dân.  Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta trên cơ sở vì lợi ích của các bên, đồng thời gắn liền sản xuất trong nước với quá Trang 3 trình phân công lao động quốc tế. Xuất khẩu là một trong những nội dung chính trong chính sách kinh tế đối ngoại của nước ta với các nước trên thế giới vì mục tiêu dân giàu nước mạnh. Đối với một doanh nghiệp  Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia và tiếp cận vào thị trường thế giới. Nếu thành công đây sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp mở rộng thị trường và khả năng sản xuất của mình.  Xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần sẽ góp phần đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước một cách tự giác, mở rộng quan hệ kinh doanh, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.  Sản xuất hàng hoá xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động vào làm việc, tạo ra thu nhập ổn định, tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng hoá, đáp ứng nhu cầu thị trường.  Khi tham gia vào kinh doanh quốc tế tất yếu sẽ đặt các doanh nghiệp vào một môi trường cạnh tranh khốc liệt mà ở đó nếu muốn tồn tại và phát triển được thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm. 2.1.1.3 Ý nghĩa của xuất khẩu Ý nghĩa lý luận  Xuất khẩu khai thác hiệu quả lợi thế tuyệt đối, lợi thế tương đối của đất nước, kích thích các ngành kinh tế phát triển, góp phần tăng tích lũy vốn, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế, cải thiện từng bước đời sống nhân dân.  Xuất khẩu tập trung năng lực sản xuất cho mặt hàng truyền thống được thế giới ưa chuộng hay những mặt hàng tận dụng được những nguyên liệu có sẵn trong nước hay nước khác không làm được hoặc làm được nhưng giá thành cao.  Thông qua hoạt động xuất khẩu đã thúc đẩy phát triển quan hệ đối ngoại với tất cả các nước, nhất là đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á, nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường Quốc tế.  Thông qua hoạt động xuất khẩu, bạn bè trên thế giới biết đến hàng hóa của Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn  Xuất khẩu góp phần không nhỏ vào giải quyết công ăn việc làm cho người lao động đồng thời tác động tích cực đến trình độ tay nghề cũng như nhận Trang 4 thức về công việc của công nhân làm hàng xuất khẩu.  Xuất khẩu thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển nhất là các ngành có tiềm năng về xuất khẩu.  Xuất khẩu làm tăng dự trữ ngoại tệ cho Quốc gia, làm tăng tổng thu nhập Quốc dân.  Xuất khẩu cũng có thể cho các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được kinh nghiệm của quốc tế trong kinh doanh. 2.1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 2.1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp Là hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản phẩm của mình ra nước ngoài. Với hình thức này doanh nghiệp tự mình kí hợp đồng và trực tiếp phân phối hàng hóa tới bạn hàng, khách hàng mà không qua trung gian. Xuất khẩu trực tiếp khi doanh nghiệp có trình độ và quy mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có kinh nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp từng có mặt trên thị trường thế giới. - Ưu điểm: + Đem lại cho công ty lợi nhuận cao khi công ty nắm bắt kịp thời và xử lý hiệu quả các thông tin thị trường. + Lợi nhuận không phải chia sẻ, giảm được chi phí trung gian. + Công ty chủ động trong công việc tìm kiếm đối tác, quảng bá sản phẩm. + Chủ động trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa khi thị trường biến động. + Có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thuận lợi cho việc giao kết hợp đồng, kịp thời tiếp thu ý kiến từ khách hàng, khắc phục sai sót. + Nâng cao vị thế của công ty trên thương trường. - Nhược điểm: + Chỉ phù hợp với những công ty đã có thế mạnh và vốn kinh nghiệm. + Rủi ro cao nếu chưa am hiểu rõ về thị trường và đối tác làm ăn. + Chi phí cho bộ phận Marketing tương đối cao. + Sẽ gặp cạnh tranh gay gắt trực tiếp từ nhiều đối thủ. 2.1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp Là hình thức xuất khẩu không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua nước ngoài và người sản xuất trong nước. Để bán được sản phẩm của mình ra nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người hoặc tổ chức trung gian có năng lực xuất khẩu trực tiếp. Các trung gian mua bán chủ yếu trong kinh doanh Trang 5 xuất khẩu gồm: Công ty quản lý xuất nhập khẩu (EMC), người mua nước ngoài, nhà môi giới và hãng buôn xuất khẩu. Các trung gian mua bán này không chiếm hữu hàng hóa công ty nhưng trợ giúp công ty xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài. Xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng đối với các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường, khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. -Ưu điểm: + Công ty có thể hạn chế rủi ro khi xuất khẩu hàng hóa thông qua nhà trung gian vì họ thường có đủ cơ sở vật chất, am hiểu thị trường cũng như thông thạo các nghiệp vụ ngoại thương. + Công ty có thể tiết kiệm nhiều chi phí hơn so với xuất khẩu trực tiếp nếu sản xuất với quy mô nhỏ, chưa quen biết thị trường. Có thể thông qua hệ thống mạng lưới phân phối của nhà trung gian để tiết kiệm chi phí xây dựng kênh phân phối, mở rộng thị trường, nhất là ở thị trường mới. - Nhược điểm: + Lợi nhuận của công ty bị chia sẻ. + Công ty sẽ phụ thuộc nhiều vào năng lực của nhà trung gian. + Do không liên hệ trực tiếp với khách hàng nên sẽ chậm trễ trong khâu giải quyết những sự cố phát sinh. 2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu 2.1.3.1 Chỉ tiêu định tính Các tiêu chuẩn định tính là các tiêu chuẩn không thể hiện được dưới dạng các số đo vật lý hoặc tiền tệ. Các tiêu chuẩn định tính là các tiêu chuẩn không thể hiện được dưới dạng các số đo vật lý hoặc tiền tệ. Các chỉ tiêu định tính doanh nghiệp thường sử dụng để đánh giá hiệu quả xuất khẩu là:  Khả năng thâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường: Kết quả của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu của mình trên thị trường xuất khẩu, khả năng mở rộng sang các thị trường khác, mối quan hệ với khách hàng nước ngoài, khả năng khai thác nguồn hàng cho xuất…  Kết quả về mặt xã hội: Những lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang lại khi thực hiện các hoạt động xuất khẩu nào đó thì cũng phải đem lại lợi ích cho đất nước. Do vậy, doanh nghiệp phải quan tâm đến lợi ích xã hội khi thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, kinh doanh những mặt hàng Nhà nước khuyến khích xuất khẩu và không xuất khẩu những mặt hàng mà Nhà nước cấm. Trang 6 2.1.3.2 Chỉ tiêu định lượng a. Chỉ tiêu lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả có tính tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó là tiền đề để duy trì và tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp, để cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động. Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp tính bằng công thức: TR = P × Q Trong đó: TR: Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu P: Giá cả hàng xuất khẩu Q: Số lượng hàng xuất khẩu Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu là lượng dôi ra của doanh thu xuất khẩu so với chi phí xuất khẩu, được tính bằng công thức: Lợi nhuận xuất khẩu = TR − TC b. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của xuất khẩu Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu là chỉ tiêu hiệu quả tương đối, có thể tính theo 2 cách:  Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: P=  P × 100% TR Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí P= P × 100% TC Trong đó: p : Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu P : Lợi nhuận xuất khẩu TR : Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu TC : Tổng chi phí từ hoạt động xuất khẩu Nếu: p > 1: doanh nghiệp đạt hiệu quả trong xuất khẩu p < 1: doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả trong xuất khẩu Trang 7 c. Chỉ tiêu doanh lợi xuất khẩu Công thức tính: Dx = Tx × 100% Cx Trong đó: Dx: Doanh lợi xuất khẩu Tx: Thu nhập bán hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ được chuyển đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá công bố của ngân hàng Ngoại thương (sau khi trừ mọi chi phí bằng ngoại tệ) Cx: Tổng chi phí cho việc xuất khẩu 2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 2.1.4.1 Các nhân tố bên trong công ty  Nhân tố con người. Trình độ chuyên môn và năng lực làm việc của mỗi thành viên trong công ty là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công trong kinh doanh. Các nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu nếu được các cán bộ có trình độ chuyên môn cao, năng động , sáng tạo trong công việc và có kinh nghiệm sẽ mang lại hiệu quả cao.  Nhân tố về vốn và trang bị vật chất kỹ thuật của công ty. Vốn là yếu tố không thể thiếu trong kinh doanh, Công ty có vốn kinh doanh càng lớn thì cơ hội dành được những hợp đồng hấp dẫn trong kinh doanh sẽ trở nên dễ dàng hơn. Vốn của công ty ngoài nguồn vốn tự có thì nguồn vốn huy động cũng có vai trò rất lớn trong hoạt động kinh doanh. Thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật thực chất cũng là nguồn vốn của công ty (vốn bằng hiện vật). Nếu trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, hợp lý sẽ góp phần làm tăng tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty.  Nhà cung ứng Nhà cung ứng là những cá nhân hay tổ chức có khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp như: máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, bán thành phẩm hay dịch vụ cho doanh nghiệp, vốn, lao động, thông tin, phương tiện vận chuyển. Các nhà cung ứng có thể gây khó khăn là cho khả năng của doanh nghiệp bị giảm trong trường hợp: + Nguồn cung ứng mà doanh nghiệp chỉ có một hoặc một vài nhà cung ứng có khả năng cung ứng. Trang 8 + Loại vật liệu mà nhà cung ứng bán cho doanh nghiệp là đầu vào quan trọng nhất của doanh nghiệp. Từ các yếu tố trên thì có thể doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc mua nguyên liệu với giá cao vì nhà cung ứng có thể tăng giá bán nguyên liệu, dẫn đến lợi nhuận giảm, để giảm bớt các ảnh hưởng xấu các doanh nghiệp cần tăng cường mối quan hệ tốt với nhà cung ứng, tìm và lựa chọn nguồn cung ứng chính, có uy tín cao đồng thời nghiên cứu để tìm ra nguồn nguyên vật liệu thay thế.  Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm của một doanh nghiệp luôn được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trên thương trường. Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những chỉ tiêu, những đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức thỏa mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định. Đây là một trong những nhân tố hàng đầu trong kinh doanh, bởi lẽ chỉ những doanh nghiệp cho ra đời những sản phẩm có chất lượng thì mới có thể giữ vững uy tín và có thể cạnh tranh trên thương trường vì thế, việc nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, đây cũng là tiêu chuẩn để tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.  Nghiên cứu và phát triển Các nổ lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp có thể giúp doanh nghiệp giữ vững vị trí đi đầu trong ngành hoặc ngược lại, làm cho doanh nghiệp tụt hậu so với các doanh nghiệp khác trong ngành như phát triển sản phẩm mới, chất lượng sản phẩm, kiểm soát giá thành và công nghệ sản xuất. 2.1.4.2 Các nhân tố bên ngoài công ty  Thị trường tiêu thụ Thị trường là nơi diễn ra hoạt động mua hay bán một hàng hóa – dịch vụ nhất định, tại một địa điểm nhất định. Hàng hóa – dịch vụ ở đây có thể được hiểu là bất cứ một loại hàng hóa – dịch vụ nào. Đối với một doanh nghiệp xuất khẩu thì việc xác định thị trường tiêu thụ là khâu vô cùng quan trọng, sự tồn tại của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc hàng hoá của doanh nghiệp có bán được không hay nói các khác là phụ thuộc vào công tác chọn thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đó.  Đối thủ cạnh tranh Cạnh tranh là đặc điểm cơ bản của một hoạt động kinh doanh trên thị trường, nhờ có cạnh tranh mà công ty hoạt động tốt hơn để phục vụ khách hàng tốt hơn. Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với Trang 9 hoạt động marketing của doanh nghiệp. Muốn kinh doanh thành công thì không chỉ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mà còn phải làm thế nào để thỏa mãn tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp cần cân nhắc vị thế của mình trong ngành so với đối thủ để có được các giải pháp kinh doanh phù hợp.  Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa giá đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu trong hoạt động xuất khẩu. Do vậy doanh nghiệp cần quan tâm đến yếu tố tỷ giá vì nó liên quan đến việc thu đổi ngoại tệ sang nội tệ, từ đó ảnh hướng đến hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Để biết được tỷ giá hối đoái, doanh nghiệp phải hiểu được cơ chế điều hành tỷ giá hiện hành của nhà nước, theo dõi biến động của nó từng ngày. Doanh nghiệp phải lưu ý tỷ giá hối đoái được điều chỉnh là tỷ giá chính thức được điều chỉnh theo quá trình lạm phát.  Sản phẩm thay thế Sức ép do sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành, do mức giá cao nhất bị khống chế. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ, nhận biết các mặt hàng thay thế tiềm ẩn để có biện pháp phù hợp cho hoạt động kinh doanh.  Môi trường chính trị và pháp luật Sự ổn định chính trị tạo ra môi trường thuận lợi đối với các hoạt động kinh doanh. Sự can thiệp nhiều hay ít của Chính phủ vào nền kinh tế cũng tạo những thuận lợi hoặc khó khăn và cơ hội kinh doanh khác nhau cho từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thương mại quốc tế có liên quan đến nhiều quốc gia trên thế giới, do vậy tình hình chính trị xã hội của mỗi quốc gia hay của khu vực đều có ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm rõ tình hình chính trị xã hội của các nước liên quan, từ đó đề ra những giải pháp kịp thời để đối phó với những bất ổn do chính trị gây ra. Hệ thống pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp bao gồm: + Hệ thống luật thương mại quốc gia: Hệ thống pháp luật của một quốc gia có tác dụng khuyến khích hoặc hạn chế công tác xuất khẩu thông qua luật thuế, các mức thuế, quy định về phân bổ hạn ngạch, các thủ tục hải quan,… + Luật quốc tế và các tập quán thương mại quốc tế: Các công ty kinh doanh xuất khẩu đều phải tuân thủ các qui định mà chính phủ tham gia vào các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới, cũng như thông lệ quốc tế. Trang 10 2.1.5 Cơ sở khoa học và thực tiễn 2.1.5.1 Cơ sở khoa học Khu công nghiệp Trà Nóc có vị thế và tầm trọng đối với nền kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung, có tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng và phong phú. Vì khu công nghiệp Trà Nóc nằm cạnh nhánh sông Hậu, được xem là một trong hai cửa sông quan trọng trong việc thông thương ĐBSCL với biển Đông nối cả nước và quốc tế nên giao thông đường thủy có điều kiện phát triển. Là tỉnh giàu tiềm năng về nông nghiệp, thế mạnh về nuôi trồng và khai thác thủy hải sản, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu…Đây chính là tiềm năng thúc đẩy các công ty xuất khẩu ở tỉnh ta phát triển. Nắm bắt được tình hình đó, Caseamex – một trong những công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực ĐBSCL đã biết nắm bắt cơ hội để kinh doanh tạo công ăn, việc làm cho người dân trong khu vực, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cho cả nước, đưa nền kinh tế tỉnh nhà phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, bất cứ doanh nghiệp nào khi muốn mở rộng phát triển và có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường đều phải có những hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp của mình và Caseamex cũng thế, cũng cần có những phân tích, báo cáo tình hình xuất khẩu và đưa ra những giáp pháp kịp thời. Vì thế, đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Đông của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX)” là thực sự cần thiết. Đề tài được thực hiện dựa trên phần lược khảo của một số đề tài đã thực hiện như: Đỗ Ngô Loan Đài (2013), Lớp Ngoại thương K35, Trường Đại học Cần Thơ, “Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ Caseamex giai đoạn 2010 - 2012”. Đề tài đã khái quát được tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty giai đoạn 2010 – 2012, phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu thủy sản, trên cơ sở đó đề ra giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản cho công ty. Phan Thị Thanh Thúy (2013), Lớp Ngoại thương K36, Trường Đại học Cần Thơ, “Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu cá tra tại thị trường Trung Đông của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ Caseamex”. Đề tài đã phân tích khái quát được tình hình xuất khẩu và các chiến lượt marketing mà công ty đã áp dụng khi xuất khẩu sang thị trường Trung Đông trong giai đoạn 2010 – 2012, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp marketing phù hợp hơn để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường này. Lâm Thị Bạch Tuyết (2011), Lớp Ngoại thương K34, Trường Đại học Cần Thơ, “Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ Caseamex”. Đề tài đã giới thiệu tổng quan về Trang 11 công ty Caseamex, phân tích sâu tình hình hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty giai đoạn 2008 – 2010 và nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sản lượng và kim ngạch xuất khẩu, từ đó đề ra những giải pháp cụ thể và thiết thực để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty. 2.1.5.2 Thực tiễn ngành thủy sản Việt Nam giai đoạn 2010-6T2013 a. Tổng quan về ngành thủy sản ở Việt Nam Với lợi thế là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tổng chiều dài đường bờ biển là 3.670 km với vùng đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km2 cùng hàng nghìn đảo lớn nhỏ đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ở Việt Nam. Nhờ những ưu ái mà thiên nhiên ban tặng cùng những tố chất cần cù, siêng năng của con người Việt Nam, ngành thủy sản đã trở thành một trong những ngành truyền thống và gắn bó lâu đời đối với người dân đất Việt. Hiện nay, Nhà nước ta vẫn xem thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Quy mô của ngành thủy sản ngày càng mở rộng và vai trò của ngành thủy sản cũng được tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân. Từ cuối thập kỷ 80, tốc độ tăng trưởng GDP của ngành thủy sản cao hơn các ngành kinh tế khác cả về trị số tuyệt đối lẫn tương đối. Bên cạnh việc đóng góp vào GDP cho đất nước, ngành thủy sản còn góp phần tạo công ăn, việc làm cho người lao động. Công nghiệp đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đảm bảo việc làm thường xuyên cho khoảng 3 triệu lao động, đặc biệt là từ năm 1995, số lao động thủy sản là 3,03 triệu người. Khoảng 3,8 triệu người sống trong các hộ gia đình làm nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Như vậy, khoảng 6,8 triệu người chiếm 8,7% dân số sống phụ thuộc vào ngành thủy sản như một nguồn sinh sống. Tổng số lao động có thu nhập từ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cũng như từ các ngành và các hoạt động hỗ trợ thủy sản ước tính lên tới 8 triệu người. Ngoài ra, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản còn đảm bảo việc làm không thường xuyên và thu nhập phụ cho hơn 20 triệu người. Bên cạnh những thuận lợi của ngành thủy sản, vẫn còn tồn tại không ít khó khăn và thử thách cho ngành. Đặc biệt là những ảnh hưởng về địa hình và thủy vực phức tạp, hàng năm có nhiều mưa bão, lũ lụt,…gây ra nhiều khó khăn cho ngành thủy sản. Do đó, Nhà nước cần có thêm những chính sách hỗ trợ phù hợp và kịp thời khi có sự cố xảy ra. Trang 12 b. Tình hình thực tiễn thủy sản Việt Nam giai đoạn 2010-6/2013 Trong những năm gần đây, tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam biến động liên tục, đặc biệt kể từ sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam luôn có xu hướng tăng. Tuy nhiên, năm 2009 do tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới nên kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam chỉ đạt 4,25 tỷ USD giảm 5,7% so với năm 2008. 6,11 7 6 5 6,09 5,02 4,25 2,9 4 3 2 1 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2013 Kim ngạch (Tỷ USD) Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2009-6/2013 Nguồn: Tổng cục Hải quan. Trong năm 2010, nền kinh tế tại những thị trường nhập khẩu thủy sản chính của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản,…đang dần được phục hồi; thêm vào đó, cuối năm 2009, Bộ Y tế và tiêu dùng Tây Ban Nha đã công nhận cá tra, cá basa xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu. Ngoài ra, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật bản (JVEPA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1-10-2009, theo đó, các mặt hàng thủy sản Việt Nam được hưởng ưu đãi rất lớn về thuế. Do đó trong năm 2010, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã tăng đáng kể so với năm 2009, đạt mức 5,02 tỷ USD tăng 18% so với năm 2009, đây là một kết quả khả quan cho ngành thủy sản tại Việt Nam. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 6,11 tỷ USD, tăng 21,8% so với năm 2010, sở dĩ có sự tăng cao đột ngột như thế cũng là do một số nguyên nhân khách quan, đặt biệt là Thái Lan - một trong những đối thủ cạnh tranh lớn của ngành thủy sản Việt Nam phải chịu những thiệt hại do thiên tai, lũ lụt kéo dài hơn 3 tháng nên đã thúc đẩy giá cả các loại thủy sản của Việt Nam như: cá tra, cá basa, tôm sú,…được tăng cao, bình quân giá tôm sú Trang 13 nguyên liệu tăng 40.000-60.000/kg so với năm 2010, giá tôm sú xuất khẩu đạt ngưỡng 11-12 USD/kg. Đến cuối năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm nhẹ so với năm 2011, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn ở mức cao, đạt 6,09 tỷ USD; việc giảm kim ngạch xuất khẩu thủy sản bất ngờ trong năm 2012 chủ yếu là do giá cả các loại thủy sản có sự biến động và giảm nhẹ so với năm 2011, ngoài ra, tôm – mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vấp phải vấn đề bị kiểm tra nghiêm ngặt về hàm lượng Ethoxyquin trong thủy sản khi nhập khẩu vào Nhật Bản (một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam), ngoài ra, các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt với các thương lái Trung Quốc trong khâu thu mua tôm nguyên liệu, đồng thời phải cạnh tranh khóc liệt với những doanh nghiệp đến từ Thái Lan và Philippin, từ những khó khăn và thách thức ấy đã dẫn đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2012 giảm 0,4% so với năm 2011. Từ đầu năm 2013, xuất khẩu thủy sản Việt Nam không thực sự được như mong đợi, kim ngạch thủy sản liên tục giảm trong 3 tháng đầu. Các chính sách thuế, hàng rào kỹ thuật tại nước sở tại là những nguyên chính dẫn đến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong những tháng đầu năm (Nhật Bản, Hàn Quốc áp dụng chế độ kiểm tra Ethoxyquin, Ucraina tạm đình chỉ nhập khẩu từ Việt Nam do dư lượng một số loại vi sinh vượt quá tiêu chuẩn, Mexico tạm ngừng nhập khẩu tôm của 4 nước, trong đó có Việt Nam,…), bên cạnh đó, sự thiếu hụt nguyên liệu đầu vào vẫn đang là mối trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, trong hai tháng 4 và 5/2013 xuất khẩu thủy sản có dấu hiệu phục hồi và tăng mạnh trong tháng 6/2013. Có được kết quả khả quan cũng nhờ Nhật Bản đã dỡ bỏ quy định kiểm tra Trifuralin đối với tôm Việt Nam nên đã thúc đẩy rất nhiều các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt 2,9 tỷ USD, tăng 2,42% so với cùng kỳ năm 2012. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp từ các bảng báo cáo và tài liệu có liên quan đến tình hình xuất khẩu và hoạt động kinh doanh được cung cấp từ Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ – Caseamex từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013. Ngoài ra đề tài còn sử dụng các số liệu và thông tin thu thập được từ sách báo, tạp chí và Internet. Trang 14 2.2.2 Phương pháp phân tích 2.2.2.1 Phương pháp thông kê mô tả Thống kê mô tả là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. 2.2.2.2 Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế nhằm rút ra những kết luận đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Trong những trường hợp đặc biệt có thể so sánh những chỉ tiêu phản ánh những hiện tượng kinh tế khác loại nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình phân tích.   Phương pháp so sánh tuyệt đối: Là hiệu số giữa hai chỉ tiêu là chỉ tiêu kì phân tích và chỉ tiêu kì gốc. Ví dụ như so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch, hoặc giữa kết quả kì này và kết quả kì trước.  y = y 1 – y2 Trong đó: y0 là chỉ tiêu kì gốc y1 là chỉ tiêu kì phân tích ∆y là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế  Phương pháp so sánh tương đối : Là tỷ lệ phần trăm của chi tiêu cần phân tích với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch của một công ty, hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kì gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. t= y y 1 × 100% 0 Trong đó: t là tốc độ tăng trưởng y1 là mức độ tuyệt đối của kì nghiên cứu yo là mức độ tuyệt đối của kì gốc Kì gốc y0 có thể cố định hoặc liên hoàn  Phương pháp phân tích hệ thống chỉ số liên hoàn: Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích với giả thiết các nhân tố còn lại không đổi trong mỗi lần phân tích. Trang 15 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ (CASEAMEX) 3.1 TỐNG QUAN VỀ CÔNG TY CASEMEX 3.1.1 Giới thiệu chung về công ty - Tên công ty: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ. - Tên giao dịch: Caseamex (CANTHO IMPORT – EXPORT SEAFOOD JOIN STOCK COMPANY). - Logo công ty: - Trụ sở chính: Lô 2.12,KCN Trà Nóc 2, Quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ. - Công ty con: Công ty TNHH XNK thủy sản Cần Thơ, Lô 4 KCN Trà Nóc 1, Quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ. - Điện thoại: 07103. 841.819 – Fax: 07103.841116 - Văn phòng đại diện: 718A, đường Hùng Vương, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh. - Website: www.caseamex.com.vn - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 1800632306 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ cấp lần 1 vào ngày 23/06/2006 và thay đổi lần 3 ngày 06/08/2010. - Code EU: DL 369 - DL 325. - Ngân hàng mở tài khoản: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Trà Nóc. Số hiệu tài khoản 0391000909909. - Mã số thuế: 1800632306. - Thời điểm 31/12/2012, vốn điều lệ: 80.000.000.000 đồng. - Tổng số cổ phiếu đang lưu hành: + Số lượng: 8.000.000 cổ phần. + Mệnh giá: 10.000/cổ phần. + Loại cổ phần: Cổ phần phổ thông. Lĩnh vực kinh doanh: - Chế biến các mặt hàng thủy sản, gia súc gia cầm đông lạnh xuất khẩu, các loại thực phẩm cao cấp và các loại thực phẩm khác từ các loại nguyên liệu: nông sản, thủy sản phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Trang 16 - Sản xuất, kinh doanh giống và thức ăn chăn nuôi: thủy sản, gia súc, gia cầm. Chế biến và kinh doanh phụ phế phẩm thủy sản, gia súc, gia cầm... kinh doanh thuốc thú y thủy sản, vật tư, thiết bị, công cụ phục vụ ngành chăn nuôi. - Nuôi trồng thủy sản nội địa, buôn bán thực phẩm. - Buôn bán nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống. 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX) tiền thân là Xí nghiệp Chế biến thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ, một tổ chức kinh tế Nhà Nước thuộc Công ty Nông Súc Sản Xuất Xuất nhập khẩu Cần Thơ (CATACO). Trong 20 xí nghiệp đó thì Xí nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ là đơn vị sản xuất kinh doanh chủ lực của công ty CATACO được thành lập vào ngày 05/03/1989. Hoạt động dưới hình thức báo cáo sổ với khoảng 80 cán bộ công nhân viên, trong thời gian mới thành lập xí nghiệp chỉ chế biến các sản phẩm chủ yếu là tiêu thụ trong thị trường nội địa. Những năm 1990 - 1991, xí nghiệp bắt đầu gia công thịt heo xuất khẩu theo Nghị định của Chính Phủ. Và trong những năm tiếp theo đó xí nghiệp tiến hành cải tạo và xây dựng nhà máy chế biến hàng đông lạnh xuất khẩu với công suất 800 tấn/năm. Do thiết bị cũ, lạc hậu nên xí nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy xí nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu đầu tư, cung cấp vốn để chuyển sang hoạt động kinh doanh và quyết định dời về khu chế xuất Trà Nóc Cần Thơ từ ngày 27/04/1992. Đến năm 1996 – 1997, xí nghiệp đã mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ mới hiện đại của Mỹ với công suất 2000 tấn/ năm. Sau đó xí nghiệp đã nghiên cứu nâng cao công suất dây chuyền sản xuất lên 4500 tấn/ năm. Nhờ đó đã mở rộng sản xuất và chế biến các mặt hàng thủy hải sản đông lạnh như: tôm, cá các loại, lươn, ếch, mực… và một số mặt hàng thủy hải sản cao cấp khác. Để nâng cao năng lực sản xuất, xí nghiệp đã xây dựng thêm một phân xưởng chuyên sản xuất các mặt hàng cao cấp, sản phẩm ăn liền với tổng số vốn đầu tư trên 1 triệu USD. Nhờ đầu tư thiết bị công nghệ mới, trang bị cơ sở vật chất tương đối đồng bộ và tiên tiến cùng đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ quản lý kinh doanh có trình độ, nhiều kinh nghiệm,... nên uy tín công ty ngày càng được nâng cao trên thị trường quốc tế. Xí nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu CATACO đã thực sự đứng vững trên thị trường và có thể tự hạch toán, được Ủy Ban Nhân Dân TP. Cần Thơ cho phép tách ra khỏi công ty CATACO và được phép cổ phần hóa với tên mới là Trang 17 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ gọi tắt là CASEAMEX kể từ ngày 01/07/2006 với vốn điều lệ ban đầu là 28.000.000.000 đồng. Từ đó, công ty ngày càng phát triển và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế trong ngành hàng thủy sản đông lạnh. 3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 3.1.3.1 Chức năng  Nuôi trồng, thu mua các loại thủy sản.  Chế biến thực phẩm động lạnh xuất khẩu.  Làm cầu nối giữa sản phẩm và tiêu dùng.  Thực hiện các dịch vụ gia công chế biến cho các đơn vị bạn.  Công ty dùng ngoại tệ thu được từ xuất khẩu để nhập những mặt hàng tiêu dùng, hóa chất, thiết bị, vật tư phục vụ cho việc chế biến thủy sản. 3.1.3.2 Nhiệm vụ  Kinh doanh, chế biến thực phẩm xuất khẩu, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và dịch vụ, kể cả kế hoạch xuất nhập khẩu trực tiếp và các kế hoạch có liên quan đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh dịch vụ của công ty.  Tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ của công ty. Quản lý khai thác và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, đảm bảo mở rộng đầu tư sản xuất, đổi mới trang thiết bị, cân đối giữa nguồn vốn công ty với xuất khẩu, nhập khẩu.  Thực hiện đầy đủ các trách nhiệm và nhiệm vụ đối với Nhà nước, các chính sách chế độ quản lý tài sản, lao động, tiền lương… đảm bảo công bằng xã hội và đời sống các thành viên trong công ty.  Nghiên cứu các biện pháp để khuyến khích phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.  Làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, bảo vệ tài sản xã hội, môi trường và môi sinh. Tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho nhân viên. 3.1.3.3 Mục tiêu  Tăng cường hoạt động chế biến xuất khẩu thủy sản, đạt mức độ tăng trưởng 5%/năm, thu lợi nhuận tối đa, chia cổ tức cho cổ đông, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, đảm bảo hài hòa cho Nhà nước, công ty và các cổ đông.  Tạo việc làm ổn định cho người lao động. Trang 18 3.1.3.4 Quyền hạn  Được quyền quy định một cách độc lập các hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản riêng của công ty.  Được quyền ký kết hợp đồng trực tiếp với các công ty quốc doanh, tư nhân trong và ngoài nước.  Được quyền mở rộng, phát triển quy mô xuất khẩu hay thu hẹp.  Được quyền giới thiệu các mặt hàng và sản phẩm của mình trong và ngoài nước theo quy định.  Được vay vốn tại các ngân hàng để phục vụ nhu cầu sản xuất. 3.1.4 Vai trò và phạm vi hoạt động của công ty 3.1.4.1 Vai trò Do nhu cầu thị trường trong nước và trên thế giới ngày càng tăng nên công ty đã sản xuất ra một khối lượng hàng hóa tương đối lớn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường với sản lượng xuất khẩu cơ bản năm 2009 là 13.946 tấn. Vì vậy công ty đã góp phần thúc đẩy cho ngành chế biến, nuôi trồng, khai thác thủy sản, dịch vụ vận tải cũng phát triển theo, góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho 1.415 cán bộ, công nhân viên trong công ty. Qua những yếu tố trên có thể thấy vai trò, vị trí của công ty rất quan trọng đối với nền kinh tế của khu vực ĐBSCL nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung. 3.1.4.2 Phạm vi hoạt động của công ty  Tổ chức mạng lưới kinh doanh và chế biến các mặt hàng thủy hải sản xuất khẩu. Về ngành hàng kinh doanh, chủ yếu công ty kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp.  Xuất khẩu: chế biến nông, thủy hải sản xuất khẩu.  Nhập khẩu: vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất. Nhận ủy thác xuất khẩu với lãi suất ưu đãi. 3.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 3.1.5.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Công ty đã thành lập hơn 20 năm, với đội ngũ cán bộ lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm trong kinh doanh và đội ngũ cán bộ quản lý điều hành đều là những người có trình độ cao, có khả năng tiếp thu và thực hiện các công việc nhanh chóng, đảm bảo hoạt động của công ty luôn trôi chảy trên tinh thần xây dựng bộ máy tổ chức gọn nhẹ theo sơ đồ trực tuyến sau: Trang 19 Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị CTCP Thủy Sản Đông Nam (công ty liên kết) Công ty TNHH CAFISH (công ty con) Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh doanh XNK Phòng kế toán tài vụ Phòng kỹ thuật vi sinh Phòng cung ứng Phòng cơ điện lạnh Ban quản đốc phân Hình 3.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Caseamex Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty Caseamex 3.1.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban Ban giám đốc Tổng giám đốc có quyền điều hành cao nhất, quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty, đề ra các quyết định phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn được giao, đồng thời tổng giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Nhà nước. Ban giám đốc có chức năng điều hành, quản lý mọi hoạt động của công ty, thực hiện hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty cho phù hợp với Trang 20 kế hoạch sản xuất kinh doanh chung của công ty, chịu trách nhiệm trước công ty Caseamex và Nhà nước về quản lý kinh tế tại đơn vị. Các bộ phận chức năng: + Phòng kế toán – Tài vụ. + Phòng tổ chức hành chính. + Phòng kinh doanh tổng hợp. + Phòng quản đốc – kỹ sư trưởng. + Văn phòng đại diện. 3.1.5.3 Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty Công ty Caseamex chuyên sản xuất, gia công và xuất khẩu các mặt hàng thủy sản ở dạng sơ chế với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chế biến thủy sản được tổ chức được thực hiện như sau: Cơ cấu sản xuất Bộ phận sản xuất phụ trợ Phân xưởng cơ điện Bộ phận sản xuất chính Phân xưởng nước đá Phân xưởng chế biến Bộ phận sản xuất phục vụ Đội bảo vệ sữa chữa Hệ thống kho chứa Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất tại công ty Caseamex Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty Caseamex  Bộ phận sản xuất chính: đây là bộ phận tạo ra lợi nhuận cao nhất trong toàn công ty. Phân xưởng chế biến có nhiệm vụ chế biến thủy sản tươi thành sản phẩm đông lạnh phục vụ cho sản xuất. Đây là phân xưởng lớn nhất của công ty. Trang 21  Bộ phận sản xuất phụ trợ: Phân xưởng cơ điện: đảm nhận lắp đặt, quản lý và vận hành các loại máy móc, thiết bị cấp đông, bảo quản sản phẩm sau khi đông lạnh. Chủ động nguồn điện và điện lạnh cho quá trình sản xuất. Phân xưởng nước đá: có nhiệm vụ sản xuất nước đá cung cấp cho phân xưởng chế biến của công ty.  Bộ phận sản xuất phục vụ: có nhiệm vụ phục vụ cho quá trình sản xuất tại phân xưởng như: sửa chữa máy móc thiết bị và hệ thống kho chứa hàng hoặc nguyên liệu sau khi mua về nhằm bảo đảm cung ứng cho tiêu thụ, sản xuất. 3.2. MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty Caseamex hiện nay là chế biến xuất khẩu các sản phẩm từ cá tra (cá tra fillet, sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra…) và một số sản phẩm từ các loại thủy sản khác. Cụ thể:  Các sản phẩm từ cá tra như: cá tra nguyên con; cá tra fillet không chỉnh sửa; cá tra fillet, thịt trắng vanh sạch; cá tra fillet cuộn; cá tra fillet cắt dọc; cá tra nguyên con, bỏ đầu bỏ da; cá tra cắt khúc còn da; cá tra xiên que; block công nghiệp… Sản phẩm cá tra được phân loại theo các tiêu chuẩn khác nhau:  Theo màu sắc của cá.  Theo loại sản phẩm.  Theo kích cỡ và cách đóng gói.  Các sản phẩm giá trị gia tăng từ cá: cá tra fillet tẩm bột vàng nhạt; cá tra fillet cắt khúc tẩm bột; fillet tẩm bột… Không chỉ đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) mà sản phẩm còn đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng các nước, Caseamex đã và đang dần chuyển hướng sang các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, đồng thời nỗ lực tìm kiếm khách hàng ở phân khúc này. Khi Caseamex chuyển dần cơ cấu sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng đã giúp giá trị xuất khẩu tăng thêm 50%.  Một số sản phẩm từ các loại thủy sản khác như:  Tôm: tôm càng, tôm sú nguyên con; tôm sú HLSO, tôm càng xanh HOSO; tôm sú tẩm bột PTO, tôm sú Sushi, tôm sú Nobashi, tôm sú Tempura,…  Một số phụ phẩm như: da cá tra, vay cá tra, ức cá tra, bong bóng cá, bao tử cá tra,…  Các sản phẩm khác: mực miếng, mực, mực ống, đùi ếch đông lạnh... Các sản phẩm của công ty được đánh giá là đạt chất lượng cao. Công ty là một trong các đơn vị chế biến cá đầu tiên đã đạt được những tiêu chuẩn về chất lượng phù hợp với các quy định nghiêm ngặt về VSATTP như: các chứng nhận Trang 22 HACCP, ISO 9001, BRC, IFS... theo tiêu chuẩn tốt nhất để cung cấp các sản phẩm đảm bảo chất lượng cao đến người tiêu dùng. 3.3 QUY TRÌNH CHẾ BIẾN SẢN PHẨM VÀ QUY TRÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY 3.3.1 Quy trình chế biến sản phẩm Tiếp nhận nguyên liệu Lạng da Cắt hầu/ rửa lần 1 Vanh chỉnh hình Phi lê Kiểm tra ký sinh trùng Rửa lần 2 Phân loại, phân cỡ Rửa lần 3 Ngâm phụ gia Cân, xếp khuôn Cấp đông IQF Chở đông Cấp đông Block Cân, vô túi PE Tách khuôn Đóng thùng/ ghi nhãn Vô túi PE Bảo quản Đóng thùng/ ghi nhãn Xuất hàng Bảo quản Xuất hàng Hình 3.3: Quy trình chế biến cá tra fillet đông lạnh Nguồn: Phòng kỹ thuật của công ty Caseamex Trang 23 3.3.2 Quy trình xuất khẩu thủy sản của công ty Nghiên cứu thị trường khách hàng Trả lời thư hỏi hàng Ký hợp đồng Tiến hành các thủ tục, điều kiên xuất khẩu hàng Chế biến Thu mua Hình 3.4: Quy trình xuất khẩu cá tra của công ty Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Caseamex Nghiên cứu thị trường xuất khẩu:  Phân tích tình hình ở nước có thể nhập hàng.  Nghiên cứu nhu cầu thị trường.  Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.  Nghiên cứu giá cả hàng hóa. Trả lời thư hỏi hàng: Thông qua việc nghiên cứu thị trường xuất khẩu, công ty xác định đơn vị hay nước nào có nhu cầu đặt hàng của công ty, công ty sẽ viết thư chào hàng. Nếu đơn vị khách hàng đồng ý nhập khẩu, họ sẽ gửi thư hỏi hàng đến công ty hoặc liên hệ trực tiếp để đặt hàng. Ký hợp đồng: Sau khi thỏa thuận thống nhất với nhau thì các bên tiến hành ký kết hợp đồng. Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu, công ty phải tiến hành các khâu sau đây: xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hóa, thuê tàu hoặc lưu cước, kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hóa, làm thủ tục hải quan, giao hàng lên tàu, mua bảo hiểm, làm thủ tục thanh toán và giải quyết khiếu nại (nếu có). Thu mua, chế biến: Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu là công việc bao gồm 3 khâu chủ yếu: thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu, đóng gói bao bì và kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu. Các thủ tục, điều kiện xuất khẩu hàng - Xin giấy phép xuất khẩu. - Đôn đốc người mua mở thư tín dụng L/C. - Giám định chất lượng, số lượng. - Thuê phương tiện vận tải. - Mua bảo hiểm. - Làm thủ tục hải quan. Trang 24 - Giao hàng xuất khẩu lên phương tiện vận tải hoặc người vận tải. - Lập chứng từ thanh toán. Nhìn chung, việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty thường tiến hành nhanh chóng, chính xác, đơn giản hơn so với lý thuyết. Vì đây là bạn hàng quen thuộc nên thường dựa vào uy tín. 3.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 20106/2013 Với tình hình kinh tế trong và ngoài nước luôn biến đổi liên tục đã góp phần ảnh hưởng sâu sắc đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong suốt thời gian qua. Do đó, để có được cái nhìn toàn diện về vấn đề này ta cần phân tích sâu vào các khoản doanh thu, chi phí, lợi nhuận để qua đó đề xuất giải pháp giúp công ty phát triển tốt hơn trong thời gian tới thông qua 2 bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2010-2012 và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 6/2012-6/2013. Trang 25 Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Caseamex giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Tổng doanh thu Tổng chi phí Tổng lợi nhuận trước thuế 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011 so với 2010 Giá trị Tỷ lệ (%) 645.110 943.647 721.978 629.924 896.153 720.314 15.186 47.494 1.664 298.537 266.229 32.308 Chênh lệch 2012 so với 2011 Giá trị Tỷ lệ (%) 46,28 (221.669) 42,26 (175.839) 212,75 (45.830) (23,49) (19,62) (96,50) Nguồn: Phòng kế toán công ty Caseamex Bảng 3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Caseamex 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 Tổng doanh thu Tổng chi phí Tổng lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2013 294.461 289.765 4.696 Nguồn: Phòng kế toán công ty Caseamex Trang 26 280.694 274.230 6.464 Chênh lệch 6T2013 so với 6T2012 Giá trị Tỉ lệ (%) (13.767) (15.536) 1.769 (4,68) (5,36) 37,68 Qua 2 bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty có thể thấy trong thời gian qua công ty liên tục có nhiều biến động, trước tiên là tổng doanh thu của công ty trong giai đoạn 2010-6/2013 có nhiều sự biến động rõ nét. Trong năm 2010, tình hình kinh doanh của công ty được đánh giá có hiệu quả hơn so với năm trước với tổng doanh thu đạt 645.110 triệu đồng. Đến năm 2011, nền kinh tế thế giới đã có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn chưa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn rất nhiều sóng gió đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, bên cạnh đó ngày 1/12/2010, ngành thủy sản Việt Nam phải đối mặt với một trở ngại lớn khi Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) đưa tên cá tra vào "danh sách đỏ" trong Cẩm nang Hướng dẫn tiêu dùng thủy sản tại một số quốc gia châu Âu [Nguồn: www.vasep.com.vn]; Ngoài ra, còn phải đối mặt với những thách thức đến từ nền kinh tế trong như tác động lãi vay ngân hàng, biến động tỷ giá, nguồn cung nguyên liệu không đáp ứng đủ nhu cầu,... Bên cạnh những khó khăn, ngành thủy sản Việt Nam trong năm 2011 cũng đã gặp được một số điều kiện thuận lợi như giá các loại thủy sản tăng đến mức kỷ lục và tình hình thiên tai, lũ lụt tại các thị trường cạnh tranh như Thái Lan, Philippin,... đã làm cho nhu cầu tiêu dùng từ các thị trường nhập khẩu cầu vượt quá cung...Ngoài ra, vào cuối năm 2010, cá tra Việt Nam được liệt vào danh mục phát triển bền vững sau vụ cá tra Việt Nam bị liệt vào danh sách đỏ. Tận dụng cơ hội này, công ty Caseamex đã thể hiện sự bức phá, năng động và quyết liệt của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể là trong năm 2011, tổng doanh thu của công ty đạt ngưỡng 943.647 triệu đồng, tăng 46,28% so với năm 2010, đây là cột mốc quan trọng đánh dấu sự thành công trong con đường phát triển của công ty Caseamex và đây cũng chính là một yếu tố góp phần thành công cho chiến lược xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong chặn đường 2011-2020. Năm 2012, toàn bộ cán bộ quản lý và công nhân viên công ty đã nổ lực không ngừng trong tình trạng phải đối mặt với những khó khăn và đầy thử thách mà công ty gặp phải đó là dịch bệnh, khí hậu không thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, cùng sự cạnh tranh gay gắt ở thị trường nhập khẩu truyền thống, đồng thời các rào cảng thương mại ngày càng gia tăng đã dẫn đến tình trạng hàng loạt các công ty xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải đối đầu với nguy cơ phá sản và điều này cũng đã tác động không nhỏ đến tình hình hoạt động của công ty, cụ thể tổng doanh thu của công ty Caseamex năm 2012 chỉ đạt 721.978 triệu đồng giảm đáng kể so với năm 2011 (giảm 23,49% so với năm 2011). Năm 2013 được dự báo là một năm đầy thách thức đối với ngành thủy sản Việt Nam nói chung và xuất khẩu thủy sản của công ty nói riêng, thực tế cũng đã cho thấy điều đó khi 6 tháng đầu năm 2013, tổng doanh thu Trang 27 của công ty chỉ đạt 280.694 triệu đồng, giảm 4,68% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm ấy đó là các rào cản kỹ thuật và thuế quan tại thị trường nhập khẩu chủ lực như thuế chống bán phá giá cá tra, thuế chống trợ cấp tôm tại Hoa Kỳ đã khiến cho Caseamex gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh việc phân tích tổng doanh thu xuất khẩu của công ty thì chi phí là yếu tố không kém phần quan trọng trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Năm 2010, các hoạt động tài đầu tư tài chính của công ty bị cắt giảm làm cho doanh thu tài chính giảm đáng kể, mặc khác các khoản chi phí lại đều tăng cao. Cụ thể, chi phí tài chính lên đến 41.429 triệu đồng, đây là chi phí cao nhất trong 3 năm, chi phí quản lý doanh nghiệp là 10.012 triệu đồng và chi phí bán hàng là 55.730 triệu đồng năm 2010. Điều này đã dẫn đến tổng chi phí trong năm của công ty lên đến 629.924 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng các chi phí tăng lên đột biến chủ yếu là do các khoản phát sinh thêm về giá nguyên liệu đầu vào, tình hình biến động từ lãi vay ngân hàng. Bên cạnh đó, các chi phí đóng gói, vận chuyển, quảng cáo sản phẩm đều tăng cao do hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu sang Trung Đông, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho các khoản chi phí của công ty tăng đáng kể trong năm 2010. Năm 2011, các khoản doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng đáng kể, cũng chính điều này đã dẫn đến chi phí cũng đội lên theo. Cụ thể, chi phí bán hàng lên đến 72.492 triệu đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp lên đến 15.615 triệu đồng tăng lần lượt là 30,08% và 55,96% so với năm 2010. Mặc dù trong năm 2011 được đánh giá là năm khá thành công của ngành thủy sản Việt Nam nói chung và công ty Caseamex nói riêng, nhưng bên cạnh những thành công ấy vẫn tồn tại những vấn đề nan giải như thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào do diện tích nuôi cá tra, cá basa của các hộ nông dân giảm, mặt khác lại phải chịu tác động từ việc mở rộng thị trường. Ngoài ra, công ty còn phải đối mặt với những thử thách đến từ các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, đây cũng chính là những nguyên dẫn đến chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao. Cũng trong năm 2011, các khoản lãi vay có sự giảm nhẹ so với năm 2010, chính điều này đã kéo theo chi phí tài chính của công ty giảm 11,60% so với năm 2010 với giá trị 36.623 triệu đồng. Điều này đã dẫn đến, tổng chi phí của công ty trong năm 2011 lên đến 869.153 triệu đồng, tăng 42,26% so với năm 2010. Năm 2012 thực sự là năm hết sức khó khăn đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Caseamex vì thế không chỉ riêng với Caseamex, hầu hết các công ty xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đa số đều thu hẹp quy mô sản xuất, do đó các chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm Trang 28 lần lượt là 26,50%, 9,13% và 62,4% so với năm 2011, cụ thể chi phí tài chính là 26.918 triệu đồng, chi phí bán hàng là 65.873 triệu đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ vào khoảng 5.872 triệu đồng. Điều này đã dẫn đến tổng chi phí trong năm 2012 của công ty chỉ ở mức 720.314 triệu đồng, giảm 19,62% so với năm 2011. Với các dự báo trước từ các chuyên gia trong năm 2013, xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn trong tình trạng khó khăn về nhiều mặt đối với các công ty xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Vì thế tình trạng cắt giảm các chi phí của Caseamex vẫn tiếp tục tái diễn, dẫn đến tình trạng trong 6 tháng đầu năm 2013, các loại chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều đồng loạt giảm lần lượt 36,83%, 19,74%, 19,83% so với cùng kỳ năm trước, theo đó chi phi tài chính chỉ vào khoảng 8.522 triệu đồng, chi phí bán hàng là 21.583 triệu đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ còn 2.495 triệu đồng. Điều này đã dẫn đến tổng chi phí trong 6 tháng đầu năm 2013 chỉ ở mức 274.230 triệu đồng, giảm 5,36% so với cùng kỳ năm 2012. Có thể thấy doanh thu và chi phí là 2 yếu tố quan trọng góp phần quyết định làm tăng lợi nhuận và đem sự thành công hay thất bại của công ty. Do tình hình kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn cùng những chính sách bảo hộ của thị trường nước ngoài, hoạt động kinh doanh của công ty cũng bị nhiều ảnh hưởng. Vì thế trong năm 2010, tổng lợi nhuận trước thuế của công ty có phần giảm sút, cụ thể, tổng lợi nhuận trước thuế của công ty chỉ đạt 15.186 triệu đồng. Năm 2011 ghi nhận dấu ấn tăng trưởng khá rõ nét của Caseamex trên chặng đường phát triển, thể hiện sự năng động, sáng tạo và quyết liệt của toàn bộ nhân viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2011, tổng lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 47.494 triệu đồng, tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2010, Caseamex đạt được kết quả khả quan như vầy là do trong năm 2011 thị trường nhập khẩu của Caseamex được mở rộng, doanh thu bán hàng của công ty tăng cao. Trong năm 2012 là năm có khá nhiều sự kiện bất lợi cho Caseamex trong bối cảnh rào cản thương mại được dựng lên tại nhiều thị trường nhập khẩu, khủng hoảng kinh tế khu vực EU và các khó khăn trong nước tác động như giá vật tư tăng cao, giá nguyên liệu không ổn định, tình trạng thiếu vốn vẫn thường xuyên xảy ra, lãi suất vốn vay vẫn còn ở mức cao và sự cạnh tranh thiếu lành mạnh ở một số doanh nghiệp,...đã làm cho tổng lợi nhuận trước thuế của công ty Caseamex trong năm 2012 giảm trầm trọng, chỉ ở mức 1.664 triệu đồng, giảm đến 96,50% so với năm 2011. Tuy nhiên, khi đối mặt với những khó khăn trên, đã có nhiều doanh nghiệp thua lỗ, phá sản nhưng Caseamex vẫn có thể duy trì mức lợi nhuận dương, đây cũng là một kết quả khả quan và đáng khích lệ cho Caseamex. Với sự không Trang 29 ngừng nổ lực của toàn thể nhân viên, Caseamex đã từng bước chủ động tự tìm kiếm thị trường, quảng bá thương hiệu, nâng cao công nghệ chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đến hết 6 tháng năm 2013, dù doanh thu có phần giảm hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng do có kinh nghiệm trong việc cắt giảm chi phí cho những khâu không cần thiết mà tổng lợi nhuận trước thuế của công ty dần dần có bước khả quan khi đạt 6.464 triệu đồng, tăng 37,68% so với cùng kỳ năm 2012. Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Caseamex từ năm 2010-6/2013, ta thấy mặc dù Caseamex có nhiều sự thăng trầm nhưng nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của công ty hàng năm đều có lợi nhuận, đặc biệt là sự gia tăng vượt bậc trong năm 2011. Đạt được những thành tích nêu trên là do công ty đã xác định và giải quyết kịp thời những khó khăn đảm bảo cho bước phát triển trước mắt cũng như lâu dài. Ngoài ra, ban lãnh đạo công ty đã xây dựng được sự đoàn kết, nhất trí của các nhân viên trong công ty; đổi mới công tác quản lý từ văn phòng công ty cho đến các tổ sản xuất với mục tiêu nhanh gọn, đảm bảo chất lượng, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao; quan tâm đúng mức công tác đào tạo và đào tạo lại cho tất cả từ cán bộ lãnh đạo, quản lý và đội ngũ công nhân lành nghề, quan tâm việc tuyển dụng công nhân đầu vào có trình độ và chất lượng cao trong làm việc. Mặt khác, công ty đã xác định cạnh tranh để tồn tại và trưởng thành, công ty luôn tạo uy tín và giữ chữ tín với khách hàng nên lượng khách hàng luôn ổn định và phối hợp tốt trong quan hệ cung cấp và tiêu thụ, đó là cơ sở để công ty sản xuất ổn định và phát triển. Với kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua đã thể hiện sự nổ lực của công ty trong việc tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường nhằm đưa công ty Caseamex trở thành một trong những công ty phát triển vững mạnh trên thị trường theo hướng phát triển chiều sâu và rộng. Trang 30 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ (CASEAMEX) 4.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CASEAMEX GIAI ĐOẠN 2010-6T2013 Trong suốt giai đoạn từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch và sản lượng xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới của Caseamex biến động liên tục. Đặc biệt, là thị trường Trung Đông - một trong những thị trường còn khá mới mẽ và ẩn chứa nhiều tiềm năng cho công ty. Những biến động về thị trường, cũng như kim ngạch và sản lượng xuất khẩu được thể hiện khá rõ qua bảng sau: Trang 31 Bảng 4.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu theo kim ngạch và sản lượng của công ty Caseamex giai đoạn 2010-6T2013 Năm 2010 Thị trường Sản lượng (Tấn) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (Nghìn USD) Năm 2011 Tỷ trọng (%) Sản lượng (Tấn) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (Nghìn USD) Tỷ trọng (%) Trung Đông 1.441,1 10,8 2.562,7 8,5 1.235,5 7,7 2.681,7 6,5 Khác 11.928,2 89,2 27.654,8 91,5 14.821,8 92,3 38.265,9 Tổng 13.369,3 100 30.217,5 100 16.057,3 100 40.947,6 Sản lượng (Tấn) 304,1 Tỷ trọng (%) Kim ngạch (Nghìn USD) Tỷ trọng (%) Sản lượng (Tấn) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (Nghìn USD) Tỷ trọng (%) 0,6 80,9 0,4 2,5 627,2 2,0 50,0 93,5 11.830,3 97,5 30.165,0 98,0 7.858,9 99,4 22.074,5 99,6 100 12.134,4 30.792,2 100 7.908,9 100 100 100 Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu công ty Caseamex Trang 32 6T/2013 Năm 2012 22.155,4 Thị trường Trung Đông Trong những năm gần đây, Trung Đông nổi lên như một thị trường mới đầy tiềm năng đối với sản phẩm thủy sản Việt Nam bởi nhu cầu và khả năng thanh toán của họ rất cao. Khối lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào nhiều nước trong khu vực này đều tăng trưởng trong mỗi năm. Nắm bắt thời cơ và cơ hội hội trước mắt, năm 2010, Caseamex đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang Trung Đông để tìm hướng đi mới cho mình. Cụ thể trong năm 2010, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường này đạt kết quả khá ấn tượng với sản lượng xuất khẩu đạt 1.441,1 tấn, chiếm tỷ trọng 10,8% và kim ngạch xuất khẩu đạt 2.562,7 nghìn USD, chiếm tỷ trọng 8,5%. Có sự chênh lệch về tỷ trọng sản lượng xuất khẩu và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tại thị trường này là do giá xuất khẩu tại thị trường này rẽ hơn từ 0,1 đến 0,3 USD/kg so với giá xuất khẩu tại các thị trường châu Âu và châu Mỹ. Đến năm 2011, chịu các tác động xấu về chính trị khu vực đã làm giảm rõ rệt tỷ trọng về sản lượng, cũng như kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường này. Tuy nhiên, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường này vẫn đạt kết quả khả quan trong năm 2011, cụ thể, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường này lần lượt đạt 1.235,5 tấn và 2.681,7 nghìn USD. Đến năm 2012, đây là năm ẩn chứa nhiều khó khăn và thách thức cho công ty, vì thế, công ty đã chọn giải pháp an toàn là tập trung xuất khẩu chủ yếu vào các thị trường chủ lực như châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Còn đối với Trung Đông, công ty chỉ tập trung xuất khẩu vào 3 thị trường chính là UAE, Ba-ranh và Li-băng. Điều này đã dẫn đến trong năm 2012, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty sang thị trường này lần lượt chỉ đạt 304,1 tấn và 627,2 nghìn USD, chiếm tỷ trọng chưa đến 3% trong tổng số các thị trường xuất khẩu của công ty. Đến hết 6 tháng đầu năm 2013, tình hình khó khăn vẫn tiếp tục bắt buộc công ty phải đề ra những chính sách hài hòa hơn trong việc chọn lựa thị trường xuất khẩu, vì thế sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty chỉ lần lượt đạt 50,0 tấn và 80,9 nghìn USD, chiếm tỷ trọng chưa đến 1% trong tổng số các thị trường xuất khẩu của công ty. Điều này cho thấy, trong thời gian tới, công ty cần đề ra những giải pháp cân bằng hài hòa hơn trong việc mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu, đặc biệt là đối với thị trường Trung Đông. Thị trường khác Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ là những thị trường xuất khẩu truyền thống của công ty, luôn chiếm tỷ trọng cao về sản lượng, cũng như kim ngạch xuất khẩu của công ty. Ngoài ra, công ty còn một số thị trường nhỏ lẻ như Australia và một Trang 33 số nước châu Phi. Năm 2010, do ảnh hưởng xấu từ các tác động khủng hoảng kinh thế giới nên hoạt động xuất khẩu vào những thị trường này gặp nhiều khó khăn, thay vào đó, công ty đã chọn hướng giải quyết là mở rộng thị trường xuất khẩu sang Trung Đông, tìm một hướng đi mới cho công ty. Do đó, sản lượng thủy sản xuất khẩu vào các thị trường này đạt 11.928,2 tấn, chiếm tỷ trọng 89,2% và kim ngach xuất khẩu đạt 27.654,8 nghìn USD, chiếm tỷ trọng 91,5% trong tổng thị trường xuất khẩu của công ty trong năm 2010. Đến năm 2011, với một số thuận lợi khách quan về giá xuất khẩu, cũng như nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường này tăng cao đã giúp cho ngành thủy sản Việt Nam nói chung và thủy sản Caseamex nói riêng gặt hái được nhiều thành công. Không bỏ qua cơ hội, trong năm 2011, sản lượng xuất khẩu sang các thị trường này đạt mức 14.821,8 tấn, tăng 24,26% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng lên đến 92,3%. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu của công ty sang các thị trường này cũng tăng theo, cụ thể trong năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của công ty sang các thị trường này đạt mức 38.265,9 nghìn USD, tăng 38,37% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng lên đến 93,5%. Năm 2012 được xem là một năm vận hạn đối với ngành thủy sản cả nước nói chung và Caseamex nói riêng, vì thế công ty đã cắt giảm đáng kể các chi phí không cần thiết và thu hẹp quy mô công ty nhằm có thể vượt qua được giai đoạn khó khăn này. Vì thế, trong năm 2012, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty sang các thị trường này chỉ lần lượt đạt 11.830,3 tấn và 30.165 nghìn USD, giảm lần lượt 20,18% và 21,17% so với năm 2011. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu theo kim ngạch và sản lượng xuất khẩu tại các thị trường này vẫn ở mức cao (trên 97%). Đến hết 6 tháng đầu năm 2013, tình hình khó khăn của ngành thủy sản Việt Nam vẫn chưa được cải thiện. Tuy nhiên, với những nổ lực không ngừng của toàn bộ nhân viên và lãnh đạo Caseamex đã đề ra những chính sách, đường lối đúng đắn đã giúp cho công ty có nhiều cải thiện rõ rệt việc xuất khẩu. Cụ thể, tính đến hết 6 tháng đầu năm 2013, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty tại các thị trường này đạt lần lượt là 7.858,9 tấn và 22.074,5 nghìn USD, chiếm tỷ trọng lần lượt là 99,4% và 99,6%. Điều này đã cho thấy, công ty đã chọn bước đi an toàn trong việc chọn lựa thị trường xuất khẩu là những thị trường truyền thống thay vì tiếp tục mở rộng sang thị trường Trung Đông. Trang 34 4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CASEAMEX SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2010-6T2013 4.2.1 Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo sản lượng và kim ngạch Trong giai đoạn từ 2010-2012, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty Caseamex sang thị trường Trung Đông có sự biến động khá rõ qua biểu đồ hình 4.1: Tấn 1600,00 1400,00 Nghìn USD 2.562,66 3000,00 2.681,73 2500,00 1200,00 2000,00 1000,00 800,00 600,00 1500,00 1.441,10 1.235,47 627,24 400,00 1000,00 500,00 200,00 304,11 0,00 0,00 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Sản lượng (tấn) Kim ngạch (nghìn USD) Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu công ty Caseamex Hình 4.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty Caseamex sang thị trường Trung Đông giai đoạn 2010 - 2012 Năm 2010, công ty khởi động chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu sang Trung Đông với kết quả khá khả quan, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường này đạt hơn 2.562 nghìn USD và sản lượng đạt hơn 1.440 tấn, đây đươc xem là bước khởi đầu khá thuận lợi của công ty trong việc mở rộng thị trường. Có được sự thuận lợi trong bước mở đầu chủ yếu là do một số nước trong khu vực Trung Đông có những chính sách ưu đãi về thuế quan như: UAE ban hành chính sách miễn phí hoàn toàn tiền thuế quan đối với 3 loại mặt hàng hải sản, tôm và cua đông lạnh,....Ngoài ra, công ty cũng đã rất nỗ lực trong việc quảng bá thương hiệu và tích cực tham gia các hội chợ, hội thảo, giao lưu gặp mặt giữa các nhà nhập khẩu trong khu vực. Với những cố gắng không ngừng của toàn thể nhân viên công ty trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang Trung Đông Trang 35 đã mang lại nhiều thành công cho công ty trong năm 2011, cụ thể kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường này đạt hơn 2.681 nghìn USD (tăng 4,64% so với năm 2010). Tuy nhiên, cũng trong năm 2011, sản lượng xuất khẩu sang thị trường này lại giảm đột ngột xuống còn 1.235 tấn (giảm 14,27% so với năm 2010). Có sự diễn biến nghịch lý như thế chủ yếu là do tình hình chính trị của khu vực Trung Đông diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt là Xy-ri - một thị trường nhập khẩu lớn của công ty lại xảy ra nội chiến trong năm 2011 đã dẫn đến tình trạng Xy-ri hoàn toàn không nhập khẩu thủy sản của công ty trong thời gian này; Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn trong khâu nguyên liệu đầu vào mà đối với công ty đây vẫn là vấn đề quan trọng hàng đầu cần giải quyết. Ngoài ra, do một số yếu tố khách quan như lũ lụt tại Thái Lan - một trong những thị trường xuất khẩu thủy sản lớn đã làm cho khan hiếm nguồn cung và dẫn đến giá thủy sản trong năm 2011 tăng cao đột ngột. Năm 2012, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Trung Đông giảm đáng kể, cụ thể sản lượng xuất khẩu sang thị trường này chỉ đạt 304 tấn và kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 627 nghìn USD giảm lần lượt là 75,38% và 76,61% so với năm 2011. Năm 2012 có thể xem là một năm vận hạn đối với ngành thủy sản nói chung và công ty nói riêng khi phải đối mặt với nhiều vấn đề về nguồn nguyên liệu đầu vào như: dịch bệnh, khí hậu bất thường... làm nguồn cung nguyên liệu bị giảm đáng kể, không những thế công ty cũng đã đề ra một số chính sách cắt giảm chi phí, thu hẹp quy mô trong giai đoạn khó khăn để có thể vượt qua tình trạng khó khăn. Mặt khác, trong năm 2012, tình hình kinh tế, chính trị - xã hội tại khu vực Trung Đông liên tục có nhiều biến động. Nội chiến tiếp diễn tại Xy-ri, các vụ tấn công bạo lực tiếp tục xảy ra tại I-rắc, I-ran tiếp tục bị cấm vận,...Tại một số nước trong khi vực như Giooc-đa-ni, Li-băng, Y-ê-men gặp nhiều khó khăn về kinh tế, tài chính,... do đó đã dẫn đến tình trạng kim ngạch và sản lượng xuất khẩu của công ty giảm thê thảm. Trang 36 Tấn Nghìn USD 250,00 600,00 485,43 500,00 200,00 400,00 150,00 300,00 229,11 100,00 200,00 80,95 50,00 50,00 0,00 6T2012 6T2013 Sản lượng (tấn) Kim ngạch (nghìn USD) Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu công ty Caseamex Hình 4.2: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty Caseamex sang thị trường Trung Đông giai đoạn 6T2012 - 6T2013 Năm 2013 được các chuyên gia dự báo là năm ẩn chứa đầy những thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, cũng vì lẽ đó, nhiều khó khăn mà công ty gặp phải đã buộc công ty phải cắt giảm thêm nhiều chi phí và hướng đến một biện pháp an toàn đó là tập trung vào những thị trường truyền thống như EU, Mỹ,...thay vì là Trung Đông. Qua hình 4.2, có thể thấy trong 6 tháng 2013, kim ngạch xuất khẩu của công ty chỉ đạt 80,95 nghìn USD, giảm đến 83,32% so với cùng kỳ năm 2012 và sản lượng xuất khẩu sang thị trường này cũng giảm theo, chỉ đạt 50 tấn (giảm 78,18% so với cùng kỳ năm 2012). Tóm lại, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty có nhiều biến động trong suốt giai đoạn từ 2010 - 6T2013, điều này đã nhắc nhở Caseamex cần có những nhìn nhận đúng đắn và sâu sắc về thị trường Trung Đông trong giai đoạn sắp tới để có thể đạt được những bước tiến xa hơn ở thị trường này. 4.2.2 Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo cơ cấu mặt hàng Hiện nay, công ty Caseamex có tổng số 40 mặt hàng được chế biến, sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên tại thị trường Trung Đông, công ty chỉ tập trung xuất khẩu 16 loại mặt hàng được chế biến từ cá tra và được chia làm 4 nhóm chính: cá tra fillet loại 1, cá tra fillet loại 2, cá tra nguyên con và các mặt hàng khác (Nguồn: www.caseamex.com). Trang 37 100,00 0,00 Bảng 4.2: Cơ cấu mặt hàng cá tra xuất khẩu sang Trung Đông của công ty Caseamex giai đoạn 2010 - 6T2013 Mặt hàng Cá tra fillet loại 1 Cá tra fillet loại 2 Cá tra nguyên con Các mặt hàng khác Tổng cộng Năm 2010 GTXK Tỷ (nghìn trọng USD) (%) 969,50 37,83 751,37 29,32 627,53 24,49 214,26 8,36 2562,66 100,00 Năm 2011 Năm 2012 GTXK Tỷ GTXK Tỷ (nghìn trọng (nghìn trọng USD) (%) USD) (%) 1009,75 37,65 306,92 48,93 802,32 29,92 182,05 29,02 652,13 24,32 98,73 15,74 217,53 8,11 39,54 6,31 2681,73 100,00 627,24 100,00 6T2013 GTXK Tỷ (nghìn trọng USD) (%) 46,79 57,80 24,81 30,65 9,35 11,55 80,95 100,00 Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu công ty Caseamex Nhìn chung, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Trung Đông có sự biến động khác rõ nét trong suốt giai đoạn 2010 - 6T2013. Do một số đặt điểm từ thị trường nên các mặt hàng cá tra fillet luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu của công ty, cụ thể trong năm 2010 mặt hàng cá tra fillet loại 1 và mặt hàng cá tra fillet loại 2 chiếm tỷ trọng lần lượt là 37,83% và 29,32% trong tổng giá trị xuất khẩu tại thị trường này. Bên cạnh đó, cá tra nguyên con là mặt hàng không kém phần hấp dẫn tại thị trường này trong năm 2010, chiếm tỷ trọng 24,49% trong tổng giá trị xuất khẩu. Ngoài ra, một số mặt hàng khác như cá tra cắt khoanh, cá tra xiên que, cá tra fillet cuộn, cá tra cắt khúc... vẫn chiếm một tỷ lệ nhất định (8,36%) trong tổng giá trị xuất khẩu tại thị trường này. Đến năm 2011, nhờ có một số yếu tố thuận lợi về giá cả nên giá trị xuất khẩu của công ty tại thị trường này tăng đáng kể, tuy nhiên về mặt tỷ trọng giá trị xuất khẩu của các loại mặt hàng cũng có biến động nhưng không nhiều. Cụ thể trong năm 2011, mặt hàng cá tra fillet loại 1, cá tra nguyên con và các mặt hàng khác lần lượt chiếm 37,65%, 24,32%, 8,11% tỷ trọng giá trị xuất khẩu và lần lượt giảm giảm 0,18%, 0,17%, 0,25% so với năm 2010. Bên cạnh đó, mặt hàng cá fillet loại 2 lại có xu hướng tăng, cụ thể mặt hàng cá tra fillet loại 2 chiếm 29,92% tỷ trọng giá trị xuất khẩu trong năm 2011, tăng 0,60% so với năm 2010. Năm 2012, ngành thủy sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức, cùng với sự tác động ít nhiều từ cuộc khủng hoảng kinh tế EU lên các nước Trung Đông, điều này đã tạo ra một bất lợi lớn cho công ty và buộc công ty phải thu hẹp quy mô thị trường (giảm hơn một nữa thị trường so với năm 2011). Theo đó, công ty chỉ chủ yếu xuất khẩu trực tiếp sang 3 thị trường là UAE, Li-băng, Baranh và chính điều này đã tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Trang 38 trong năm 2012, cụ thể mặt hàng cá tra fillet loại 1 đã tăng đột biến lên 48,93% tỷ trọng giá trị xuất khẩu, tăng đến 11,28% so với năm 2011. Ngược lại hoàn toàn với cá tra fillet loại 1, mặt hàng cá tra nguyên con và các mặt hàng khác lại có xu hướng giảm, cụ thể cá tra nguyên con và các mặt hàng khác lần lượt chiếm 15,74% và 6,31% tỷ trọng giá trị xuất khẩu của công ty, theo đó trong năm 2012 cá tra nguyên con và các mặt hàng khác lần lượt giảm 8,58% và 1,8% so với năm 2011. Bên cạnh đó, cá tra fillet loại 2 là mặt hàng ít có sự dao động nhẹ với biên độ chưa đến 1% và trong năm 2012 mặt hàng này chiếm tỷ trọng 29,02% trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty. Năm 2013 là một năm được dự báo là năm đầy sóng gió từ khâu nguyên liệu đến xuất khẩu, hơn thế nữa 6 tháng đầu năm 2013 thị trường xuất khẩu của công ty tại Trung Đông tiếp tục bị thu hẹp vì thế chính thói quen tiêu dùng của người dân tại thị trường này là yếu tố quyết định then chốt về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty. Theo đó, công ty chỉ tập trung vào 3 mặt hàng chính là cá tra fillet loại 1, cá tra fillet loại 2 và cá tra nguyên con, cụ thể cá tra fillet loại 1 chiếm đến 57,80% tỷ trọng giá trị xuất khẩu, tăng 8,87% so với năm 2012; mặt hàng cá tra fillet loại 2 chiếm 30,65% trong tổng số 100% giá trị xuất khẩu của công ty từ thị trường này, tăng 1,63% so với năm 2012. Bên cạnh đó, mặt hàng cá tra nguyên con lại giảm 4,19% so với năm 2012 và chỉ chiếm 11,55% tỷ trọng giá trị xuất khẩu của công ty từ thị trường này. Tóm lại, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty Caseamex tại thị trường Trung Đông trong giai đoạn từ 2010 - 6T2013 luôn có sự biến đổi liên tục và có xu hướng tăng tỷ trọng 2 loại mặt hàng cá tra fillet loại 1 và cá tra fillet loại 2, đồng thời giảm tỷ trọng 2 loại mặt hàng cá tra nguyên con và các mặt hàng khác trong cơ cấu giá trị xuất khẩu của công ty. Tuy Trung Đông là một thị trường khá mới mẽ và tràn đầy tiềm năng cho công ty, nhưng để có được thị trường ổn định và lâu dài, Caseamex cần đề ra những chiến lược nhằm tăng sản lượng xuất khẩu sang Trung Đông như tìm kiếm đối tác mới, tăng cường hoạt động quảng bá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm,... 4.2.3 Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo thị trường xuất khẩu Từ trước đến nay, Trung Đông được biết đến là một trong những khu vực phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp dầu khí nên các ngành khác thường kém phát triển, trong đó có ngành thủy sản. Theo các chuyên gia cho biết ngành thủy sản của các nước Trung Đông thường kém phát triển, sản xuất chỉ đủ cung cấp Trang 39 khoảng 25% cho đất nước mình. Nhận thấy được nhiều cơ hội từ thị trường này, Caseamex đã không bỏ qua thời cơ và mở rộng thị trường xuất khẩu của mình sang Trung Đông. Bảng 4.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty Caseamex tại Trung Đông giai đoạn 2010-6T2013 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T2013 Quốc gia Sản Kim Sản Kim Sản Kim Sản Kim lượng ngạch lượng ngạch lượng ngạch lượng ngạch (Tấn) (Nghìn (Tấn) (Nghìn (Tấn) (Nghìn (Tấn) (Nghìn USD) USD) USD) USD) I-xra-en Cô-oét UAE Ả-rập Xê-út Xy-ri Ba-ranh Thổ Nhĩ Kỳ Ô-man Li-băng Tổng 24,00 68,16 25,00 47,05 700,91 1.255,52 890,27 1.915,03 200,92 432,65 222,55 399,00 444,65 789,07 72,99 119,07 75,00 146,85 100,00 185,71 96,34 255,04 25,50 23,68 99,36 225,92 3,19 8,88 1.441,10 2.562,66 1.235,47 2.681,73 304,11 627,24 Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu công ty Caseamex 50,00 50,00 Năm 2010 đánh dấu sự mở đầu đầy thuận lợi của chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty sang Trung Đông, với 4 thị trường: Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), Ả-rập Xê-út, Xy-ri và Ba-ranh. Trong đó, UAE là thị trường nhập khẩu lớn nhất với tổng kim ngạch lên đến 1.255 nghìn USD, kế đến là Xy-ri và A-rập Xê-út với kim ngạch lần lượt là 789,07 nghìn USD và 399,00 nghìn USD; cuối cùng là Ba-ranh với tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này là 119,07 nghìn USD. Đến năm 2011, với những sự nổ lực của toàn thể công ty trong việc mở rộng thị trường tại Trung Đông, Caseamex đã mở rộng thị trường xuất khẩu của mình lên đến 7 quốc gia trong khu vực 15 quốc gia Trung Đông. Cụ thể, trong năm 2011, Caseamex đã xuất khẩu sang: I-xra-en, Côoét, UAE, Ba-ranh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ô-man và Li-Băng. Trong đó, UAE vẫn là quốc gia dẫn đầu về sản lượng cũng như kim ngạch nhập khẩu của công ty với tổng sản lượng nhập khẩu lên đến 890,27 tấn, tương đương với 1.915 nghìn USD về kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, I-xra-en là quốc gia có sản lượng nhập khẩu thấp nhất, chỉ với khoảng 24,00 tấn nhưng trái lại, Ô-man lại là quốc gia có kim ngạch nhập khẩu thấp nhất, chỉ với 23,68 nghìn USD trong năm 2011. Có sự chênh lệch Trang 40 80,95 80,95 về kim ngạch và sản lượng nhập khẩu giữa Ô-man và I-xra-en là do Ô-man chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng giá rẻ, còn I-xra-en nhập khẩu các mặt hàng có giá trị cao như cá tra tẩm bột, cá tra fillet cuộn, cá tra xiên que,...Tuy trong năm 2011, Caseamex đã mở rộng được thêm nhiều thị trường tại khu vực Trung Đông, nhưng do tình hình chính trị diễn biến phức tạp tại Xy-ri và Ả-rập Xê-út đã làm cho công ty hạn chế và không xuất khẩu sang 2 thị trường này. Năm 2012, tình hình chính trị khu vực Trung Đông vẫn chưa lắng động dẫn đến các thị trường bị giảm trong năm 2011 vẫn chưa được phục hồi. Bên cạnh đó, các khó khăn từ trong nước như dịch bệnh, giá đầu vào chưa thật sự ổn định, nguồn nguyên liệu thiếu thốn,... đã dẫn đến tình trạng công ty phải thu hẹp quy mô hoạt động. Ngoài ra, công ty chọn biện pháp an toàn là xuất khẩu đến những thị trường truyền thống như EU, Châu Á và Mỹ thay vì chọn biện pháp tiếp tục mở rộng quy mô sang Trung Đông. Điều này đã dẫn đến kết quả trong năm 2012, công ty chỉ xuất khẩu sang 3 quốc gia trong tổng số 15 quốc gia thuộc khu vực Trung Đông: UAE, Ba-ranh và Li-băng. Trong đó, mặc dù có giảm về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tại khu vực Trung Đông nhưng UAE vẫn là quốc gia dẫn đầu về kim ngạch, cũng như là sản lượng nhập khẩu từ Caseamex với tổng sản lượng nhập khẩu là 200,92 tấn, đạt 432,65 nghìn USD về kim ngạch; Ngoài ra, Li-băng là quốc gia có sản lượng và kim ngạch nhập khẩu thấp nhất trong năm 2012, đây cũng chính là năm có kim ngạch và sản lượng xuất khẩu thấp nhất của Caseamex trong suốt giai đoạn 2010-2012. Đến hết tháng 6 năm 2013, tình hình nắng nóng và hay thay đổi bất thường đã dẫn đến dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngoài ra diện tích nuôi trồng thủy sản của người dân đã bị thu hẹp khá nhiều do thiếu vốn và đầu ra không ổn định, bấp bênh về giá cả. Những thách thức ấy không chỉ riêng Caseamex mà còn gây áp lực với tất cả doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, do đó Caseamex đã cắt giảm một số chi phí không cần thiết, thu hep quy mô và điều này đã dẫn đến trong 6 tháng năm 2013, công ty chỉ xuất khẩu sang một thị trường duy nhất tại khu vực Trung Đông, đó là Ba-ranh với kim ngạch và sản lượng xuất khẩu lần lượt là 80,95 nghìn USD và 50,00 tấn. Nhìn chung trong suốt giai đoạn từ 2010 - 6T2013, kim ngạch xuất khẩu của công ty sang các thị trường biến động liên tục qua các năm và hiện đang có xu hướng tụt hậu so với năm 2011. Chính vì thế công ty cần có những chiến lược, biện pháp cụ thể để tiếp tục duy trì và phát triển tốc độ xuất khẩu sang thị trường Trung Đông trong thời gian tới, đồng thời cần tìm hiểu thông tin sâu sắc hơn về thị trường này và mở rộng xuất khẩu trong khu vực Trung Đông với nhiều đối tác mới đến từ các quốc gia khác nhau trong khu vực. Trang 41 4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TẠI THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG TRONG GIAI ĐOẠN 2010-6T2013 Doanh thu, chi phí và lợi nhuận là ba yếu tố cốt lõi của sự tồn tại và phát triển của bất cứ một doanh nghiệp nào, và Caseamex cũng thế. Hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty tại thị trường Trung Đông sẽ được thể hiện rõ hơn thông qua việc so sánh tỷ trọng doanh thu, chi phí và lợi nhuận xuất khẩu tại thị trường này trên toàn bộ doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty. Bảng 4.4: Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu tại thị trường Trung Đông trên tổng doanh thu xuất khẩu toàn bộ thị trường của công ty giai đoạn 2010-6T2013 Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu DT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T2013 DTXK 49.939 56.311 13.053 1.724 Tổng DT 645.110 943.647 721.978 280.964 DTXK/Tổng DT 7,74% 5,97% 1,81% 0,61% Nguồn: Số liệu ước tính dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh Qua bảng 4.4, ta thấy tỷ trọng doanh thu xuất khẩu tại thị trường Trung Đông trên doanh thu toàn bộ thị trường của công ty liên tục biến động qua các năm. Vào năm 2011, doanh thu xuất khẩu tại thị trường Trung Đông đạt 56.311 triệu đồng, tăng 3.772 triệu đồng so với năm 2010. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh thu xuất khẩu tại thị trường Trung Đông trên doanh thu toàn bộ thị trường lại có phần giảm sút, giảm từ 7,74% trong năm 2010 xuống còn 5,79% trong năm 2011, giảm đến 1,77%. Có thay đổi bất hợp lý này là do trong năm 2011, với một số thuận lợi cho việc xuất khẩu như giá tôm tăng vọt, nhu cầu người tiêu dùng cũng tăng đột biến, do tình hình thiên tai, lũ lụt khiến cho một số quốc gia có sản lượng thủy sản xuất lớn như Thái Lan bị thiệt hại nặng nề và không thể cung ứng cho thị trường. Lợi dụng cơ hội này, công ty đã đẩy mạnh xuất khẩu cá tra, basa sang các thị trường lớn trên thế giới, và chính điều này đã dẫn đến tình trạng doanh thu xuất khẩu của toàn bộ thị trường tăng đáng kể, tăng từ 645.110 triệu đồng lên 943.647 triệu đồng, tăng 298.537 triệu đồng. Do doanh thu của toàn bộ thị trường thị trường tăng mạnh hơn nhiều so với doanh thu xuất khẩu tại thị trường Trung Đông nên đã dẫn đến tình trạng doanh thu xuất khẩu tại thị trường Trung Đông tăng, nhưng tỷ trọng tại thị trường này lại giảm. Năm 2012 thật sự là năm khủng hoảng của ngành thủy sản Việt Nam nói chung, và Caseamex nói riêng. Không nằm trong trường hợp ngoại lệ, các yếu tố khó khăn như sự ép giá, yêu cầu tăng dịch vụ hậu mãi và hoa hồng từ đối tác đã Trang 42 khiến cho tổng doanh thu của công ty sụt giảm nghiêm trọng, giảm từ 943.647 triệu đồng xuống chỉ còn 721.978 triệu đồng, giảm 221.669 triệu đồng. Bên cạnh đó, tại thị trường Trung Đông, do một số bất ổn chính trị cộng thêm các chính sách cắt giảm chi phí mở rộng thị trường nên doanh thu tại thị trường này giảm nghiêm trọng, từ 56.311 triệu đồng xuống còn 13.053 triệu đồng, giảm đến 43.258 triệu đồng. Điều này đã dẫn đến tình trạng tỷ trọng doanh thu xuất khẩu tại thị trường Trung Đông trên doanh thu toàn bộ thị trường của công ty chỉ ở mức 1,81%, giảm 4,16% so với năm 2011. Đến hết 6 tháng đầu năm 2013, tình hình khó khăn chung cho ngành thủy sản Việt Nam vẫn tiếp tục nên công ty đã theo đuổi các chính sách chậm mà chắt, theo đó công ty không tập trung cho việc phát triển và mở rộng thị trường tại Trung Đông mà công ty tập trung vào các thị trường lớn và truyền thống như EU, Mỹ,...Điều này đã dẫn đến, tỷ trọng doanh thu xuất khẩu tại thị trường Trung Đông trên doanh thu toàn bộ thị trường của công ty tính đến thời điểm này chỉ ở mức 0,61%, giảm 1,2% so với năm 2012. Bảng 4.5: Tỷ trọng chi phí xuất khẩu tại thị trường Trung Đông trên tổng chi phí xuất khẩu toàn bộ thị trường của công ty giai đoạn 2010-6T2013 Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu CP Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T2013 CPXK 49.075 53.452 12.990 1.637 Tổng CP 629.924 896.153 720.314 274.230 CPXK/Tổng CP 7,79% 5,96% 1,80% 0,6% Nguồn: Số liệu ước tính dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh Nhìn chung, trong suốt giai đoạn từ năm 2010-6T2013, tỷ trọng chi phí xuất khẩu tại thị trường Trung Đông trên tổng chi phí xuất khẩu toàn bộ thị trường của công ty thay đổi liên tục và có xu hướng giảm. Năm 2010, với chính sách mở rộng thị trường xuất khẩu sang Trung Đông nên công ty đã có phần đầu tư khá lớn tại thị trường này, dẫn đến tỷ trọng chi phí xuất khẩu tại thị trường Trung Đông trên chi phí xuất khẩu toàn bộ thị trường của công ty lên đến 7,79%. Trong năm 2011, với thuận lợi về giá thành sản phẩm của công ty tăng vượt bậc và việc mở rộng thị trường gặp nhiều thuận lợi nên công ty đã mở rộng từ 4 thị trường lên 7 thị trường tại khu vực Trung Đông. Điều này đã làm cho chi phí xuất khẩu tại thị trường Trung Đông tăng từ 49.075 triệu đồng lên 53.452 triệu đồng trong năm 2011, tăng 4.377 triệu đồng so với năm 2010. Bên cạnh đó, việc mở rộng quy mô và thị trường của công ty trong năm 2011 không chỉ được áp dụng Trang 43 riêng cho thị trường Trung Đông mà còn áp dụng với tất cả các thị trường khác của công ty. Chính vì lẽ đó, tổng chi phí xuất khẩu của công ty trong năm 2011 đã tăng đột biến từ 629.924 triệu đồng lên đến 896.153 triệu đồng, tăng 266.229 triệu đồng so với năm 2010. Biên độ tăng của tổng chi phí xuất khẩu của công ty lớn hơn nhiều so với biên độ tăng của tổng chi phí xuất khẩu tại thị trường Trung Đông trong năm 2011, vì thế đã dẫn đến tình trạnh chi phí tại thị trường Trung Đông vẫn tăng nhưng tỷ trọng chi phí xuất khẩu tại thị trường Trung Đông trên chi phí xuất khẩu toàn bộ thị trường của công ty lại giảm. Năm 2012, công ty liên tiếp gặp nhiều khó khăn từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đầu ra nên đã dẫn đến tình trạng công ty phải đưa ra giải pháp kịp thời để giúp công ty vượt qua tình trạng khó khăn này. Theo đó, công ty đã cắt giảm một lượng đáng kể từ chi phí xuất khẩu sang thị trường Trung Đông, cũng như chi phí xuất khẩu toàn bộ thị trường của công ty. Mặt khác, công ty cũng tập trung vào các thị trường lớn và truyền thống để chọn bước đi vững chắt cho mình, hơn là việc tiếp tục mở rộng thị trường tại Trung Đông trong tình trạng khó khăn đang xảy ra. Điều này đã dẫn đến chi phí xuất khẩu sang thị trường Trung Đông chỉ chiếm 1,80% của chi phí xuất khẩu toàn bộ thị trường của công ty. Đến hết 6 tháng đầu năm 2013, tình trạng khó khăn mà công ty gặp phải vẫn còn tiếp tục diễn biến phức tạp, vì thế công ty vẫn tiếp tục giải pháp tiến chậm mà chắt của mình đưa ra trong năm 2012. Theo đó, công ty tiếp tục cắt giảm các chi phí không cần thiết, tập trung vốn đầu tư vào các thị trường chính mang lại hiệu quả cao. Điều này đã dẫn đến, trong 6 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng chi phí xuất khẩu tại thị trường Trung Đông trên chi phí xuất khẩu toàn bộ thị trường của công ty giảm từ 1,80% xuống còn 0,60% , giảm 1,2% so với năm 2012. Bảng 4.6: Tỷ trọng lợi nhuận xuất khẩu tại thị trường Trung Đông trên tổng lợi nhuận của công ty giai đoạn 2010-6T2013 Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu LN Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T2013 LNXK 864 2.859 63 87 Tổng LN 15.186 47.494 1.664 6.464 LNXK/Tổng LN 5,69% 6,02% 3,79% 1,35% Nguồn: Số liệu ước tính dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh Qua bảng số liệu ta thấy, mặc dù Trung Đông là một thị trường mới nhưng trong năm 2010, tỷ trọng lợi nhuận xuất khẩu tại thị trường Trung Đông trên tổng Trang 44 lợi nhuận của công ty chiếm đến 5,69%, đây là một con số khá ấn tượng và đây cũng là bước mở đầu khá thuận lợi cho công ty. Với kết quả đạt được từ việc mở rộng thị trường cùng thuận lợi trong việc giá thành đạt mức kỷ lục trong năm 2011 đã giúp cho lợi nhuận xuất khẩu sang thị trường Trung Đông của công ty tăng từ 864 triệu đồng lên mức 2.859 triệu đồng, tăng 1.995 triệu đồng so với năm 2010. Đây cũng là một dấu ấn đánh dấu sự thành công của công ty trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang Trung Đông. Theo đó, tỷ trọng lợi nhuận xuất khẩu tại thị trường Trung Đông trên tổng lợi nhuận của công ty lên đến 6,02%, tăng 0,33% so với năm 2010. Năm 2012, với nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài liên tục tạo nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty, đã làm giảm trầm trọng tổng lợi nhuận của công ty, lẫn lợi nhuận từ việc xuất khẩu sang thị trường Trung Đông. Cụ thể, tổng lợi nhuận của công ty giảm từ 47.494 triệu đồng xuống chỉ còn 1.664 triệu đồng, giảm đến 45.830 triệu đồng so với năm 2011 và lợi nhuận xuất khẩu sang thị trường Trung Đông của công ty cũng giảm từ 2.859 triệu đồng xuống chỉ còn 63 triệu đồng. Theo đó, tỷ trọng lợi nhuận xuất khẩu tại thị trường Trung Đông trên tổng lợi nhuận của công ty chỉ đạt 3,79%, giảm 2,23% so với năm 2011. Đến hết 6 tháng đầu năm 2013, tình hình vẫn không khả quan lắm, làm doanh thu của công ty giảm đáng kể, tuy nhiên với kinh nghiệm lâu năm của các cán bộ quản lý cùng sự nổ lực không ngừng của toàn bộ nhân viên trong công ty đã giúp cho lợi nhuận xuất khẩu sang thị trường Trung Đông và tổng lợi nhuận lợi nhuận của công ty đáng kể. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này vẫn còn tồn tại không ít khó khăn, buộc công ty phải tập trung hơn cho những thị trường chính thay vì là Trung Đông. Điều này đã dẫn đến, tỷ trọng lợi nhuận xuất khẩu tại thị trường Trung Đông trên tổng lợi nhuận của công ty trong giai đoạn này chỉ đạt 1,35%, giảm 2,44% so với năm 2012. Tóm lại, trong suốt giai đoạn từ 2010-6T2013, tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Caseamex sang thị trường Trung Đông có nhiều thăng trầm và biến động liên tục. Nhưng nhìn chung trong suốt giai đoạn này, công ty đều có lợi nhuận và đạt được một số hiệu quả nhất định, nhưng chưa cao. Trong thời gian tới, với những chuyển biến tích cực từ thị trường, công ty cần đề ra những giải pháp cụ thể hơn để đạt được hiệu quả cao hơn nữa khi xuất khẩu sang thị trường này. Trang 45 4.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CASEAMEX 4.4.1 Nhân tố môi trường vi mô 4.4.1.1 Nguồn nhân lực Đối với các doanh nghiệp, lao động là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp trong quá quá trình hình thành và phát triển. Vì vậy, các doanh nghiệp đều có những chính sách đãi ngộ, quan tâm và thu hút nhân tài về doanh nghiệp mình. Và Caseamex cũng thế, đối với công ty việc thu hút và giữ vững nhân tài luôn là chính sách hàng đầu công ty. Vì lẽ đó, công ty rất chú trọng trong việc tuyển dụng cũng như nâng cao trình độ chuyên từ cấp quản lý đến công nhân trực tiếp sản xuất. Nhờ những chính sách ưu ái đối với từng cán bộ, từng nhân viên trong mỗi bộ phận của công ty, tính đến thời điểm tháng 6 năm 2013, công ty đã thu hút hơn 1.270 lao động từ cấp quản lý đến lao động trực tiếp với nhiều trình độ khác nhau. Bảng 4.7: Tình hình nhân sự của công ty Caseamex năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu Năm 2012 Tháng 06/2013 Số lượng (người) 134 Tỷ lệ (%) 9,90 Số lượng (người) 150 121 8,93 142 11,16 Trình độ sơ cấp Và công nhân kỹ thuật 1.099 81,17 981 77,06 Tổng 1.354 100,00 1.273 100,00 Trình độ đại học Trình độ trung cấp Và cao đẳng Tỷ lệ (%) 11,78 Nguồn: Phòng nhân sự công ty Caseamex, năm 2012-6T/2013 Có thể thấy công ty có nguồn nhân lực dồi giàu với đội ngũ lao động chuyên môn cao và có tay nghề, điều này đã đã góp phần tạo ra lợi thế của công ty trong việc mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đây cũng là một điểm mạnh để có thể đứng vững và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thương trường. Qua bảng số liệu về tình hình nhân sự của công ty, có thể thấy trong 6 tháng đầu năm 2013 mặc dù công ty gặp nhiều khó khăn trong kinh Trang 46 doanh do nhiều yếu tố tác động và phải cắt giảm nguồn nhân lực từ 1.354 người năm 2012 xuống còn 1.273 người trong 6 tháng đầu năm 2013, giảm 82 người, nhưng công ty vẫn chú trọng và bồi dưỡng những nhân viên có tay nghề cao thông qua sự chuyển đổi cơ cấu lao động theo trình độ. Cụ thể, trong năm 2012 nhân viên có trình độ đại học, trình độ trung cấp và cao đẳng lần lượt chiếm 9,90% và 8,93% trong tổng cơ cấu lao động, nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ này đã tăng lên lần lượt là 11,78% và 11,16%. Theo đó, nhân viên có trình độ đại học, nhân viên có trình độ trung cấp và cao đẳng trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng lần lượt 1,88% và 2,23% so với năm 2012; Ngược lại với nhân viên có trình độ cao, công ty đã cắt giảm một lượng nhân sự khá rõ nét, trong khi năm 2012 tỷ lệ nhân viên có trình độ sơ cấp và công nhân chiếm đến 81,17% thì trong 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ này chỉ còn 77,06%, giảm 4,11% so với năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm 2013, nếu phân theo trình độ chuyên môn thì nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chiếm gần 23%, đây là thành phần công nhân viên văn phòng, là bộ phận đầu não, điều hành công ty, có những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của công ty trong tương lai. Đây là lực lượng tiên phong trong mọi phong trào thi đua sản xuất, lực lượng nồng cốt trong ban lãnh đạo của công ty, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Số còn lại là các nhân viên có trình độ sơ cấp nghề (công nhân kỹ thuật) và công nhân, tuy hiện nay tỷ lệ này đã giảm so với năm 2012 nhưng vẫn còn chiếm một tỷ lệ khá cao (77,06%), chủ yếu là lao động phổ thông, lao động nữ làm theo hợp đồng ngắn hạn hoặc thời vụ và hưởng lương theo sản phẩm. Từ những phân tích trên cho thấy, Caseamex là công ty luôn chú trọng và quan tâm đặc biệt với đội ngũ nhân sự trong công ty, chính vì lẽ đó công ty luôn đặt ra chỉ tiêu là những nhân viên làm ở các phòng ban phải có trình độ thấp nhất là hệ trung cấp và cao đẳng trở lên, còn những công nhân trực tiếp làm ra sản phẩm thì phải được qua quá trình đào tạo và huấn luyện kỹ càng để có thể đáp ứng nhu cầu công việc nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. 4.4.1.2 Vốn, cơ sở vật chất và công nghệ Trong suốt giai đoạn từ 2010-6T2013, tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn nhiều biến động và khủng hoảng, điều này đã tác động không nhỏ đến việc kinh doanh của công ty. Mặc dù đã được cổ phần hóa từ năm 2006 nhưng đến nay công ty vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Do công ty phải thường xuyên thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nên hầu hết các Trang 47 khoản vay là ngắn hạn. Trong khi đó, tình hình lãi vay ngân hàng trong những năm gần đây tăng giảm không ổn định đã tạo ra gánh nặng về chi lãi vay, giảm lợi nhuận của công ty và hạn chế khả năng mở rộng quy mô do không đủ vốn. Mặc dù từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 09/2013/TT-NHNN (ngày 25 tháng 3 năm 2013): "Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tối đa là 11%/năm" nhưng các doanh nghiệp lại khó tiếp cận được nguồn vốn này do các yêu cầu khắt khe của các ngân hàng. Hơn nữa sau vụ vỡ nợ công của Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An-Bianfishco trong năm 2012 làm cho các ngân hàng lại càng dè dặt và quy định nghiêm ngặt hơn khi cho các doanh nghiệp đi vay. Tuy nhiên, công ty vẫn cố gắng đảm bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất bằng cách ký kết các hợp đồng vay theo hạn mức với các ngân hàng, lãi suất theo thỏa thuận. Bên cạnh đó công ty cũng tăng cường huy động vốn thông qua phát hành thêm cổ phiếu mới, gần đây nhất là vào 25 tháng 8 năm 2012 và trong những tháng cuối năm 2013 công ty cũng đang có kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu, nhằm đảm bảo cho quá trình phát triển của công ty. Ngoài yếu tố về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ cũng đóng vai trò quan trọng, quy mô kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào yếu tố như: kho, mặt bằng kinh doanh, trang bị máy móc, kỹ thuật công nghệ, phương tiện vận chuyển, chuyên chở…Với cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ hiện đại, công ty có thể tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng cao giá thành tương đối thấp; đảm bảo ổn định về tính năng, công suất trong quá trình sản xuất lâu dài. Để có thể phục vụ tốt cho việc sản xuất sản phẩm, ngay từ những ngày đầu mới thành lập, công ty đã tập trung đầu tư máy móc, trang thiết bị phù hợp. Hiện nay công ty đang sử hữu hệ thống máy móc sản xuất đồng bộ với số lượng dây chuyền, hệ thống làm lạnh hiện đại và có công suất cao. Cụ thể trong năm 2010, công ty đã đầu tư mở rộng quy trình công nghệ sản xuất mới hoàn toàn với ba quy trình chế biến cá fillet đông lạnh, quy trình sản xuất fillet tẩm bột, quy trình chế biến tôm tẩm bột nâng công suất hoạt động của nhà máy lên 37.300 tấn sản phẩm/năm. 4.4.1.3 Chất lượng sản phẩm Với tiêu chí xây dựng hình ảnh thương hiệu và uy tín tại thị trường Trung Đông, Caseamex ngày càng quan tâm trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu tại thị trường này. Mặc dù Caseamex là một trong những doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu đạt tiêu chuẩn BRC 2005 trong lĩnh vực chế biến cá da trơn ở cấp độ A, IFS, HACCP, GMP, ISO 9001:2000, SQF 2000 (tiêu chuẩn về VSATTP cần thiết để xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Mỹ, EU, Úc, Nga...) Trang 48 nhưng hàng năm Caseamex vẫn phấn đấu đạt được các điểm đánh giá cao trong các kỳ kiểm tra điều kiện sản xuất của các hệ thống phân phối như Cysco (Mỹ), Youngs (Anh). Đặc biệt là tiêu chuẩn HALAL chứng nhận thực phẩm dành cho người hồi giáo, do đó, công ty có thể đáp ứng được các đơn hàng với số lượng lớn, đảm bảo về mặt chất lượng theo yêu cầu tại thị trường Trung Đông. Để quản lý tốt chất lượng, công ty đã tổ chức kiểm tra quản lý từ khâu thu mua nguyên liệu, sản xuất đến khi sản phẩm được xuất khẩu, thực hiện mô hình sản xuất khép kín từ con giống, thức ăn, nuôi trồng và chế biến sản phẩm. Công ty luôn đặt ra các yêu cầu về thiết kế nhà xưởng, thiết bị, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà xưởng, khử trùng, kiểm soát côn trùng, kho lạnh… nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho nhà xưởng, quản lý và kiểm soát VSATTP, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường Trung Đông, cũng như các thị trường khác. Nhìn chung những năm qua công ty luôn đầu tư mới trang thiết bị, luôn luôn tuân thủ và duy trì hệ thống quản lý chất lượng GMP, SSOP, BRC, HACCP, ISO 9001:2000, SQF 1000 và SQF 2000,... đây là những điều kiện thuận lợi để công ty đáp ứng các đơn đặt hàng với số lượng lớn và đảm bảo theo yêu cầu của khách hàng về tiêu chuẩn chất lượng và đa dạng hóa về sản phẩm để thỏa mãn người tiêu dùng, mặt khác với công nghệ hiện đại còn giúp cho công ty giảm thiểu được các khoản chi phí không cần thiết. 4.4.1.4 Hoạt động marketing, tiếp cận và mở rộng thị trường Đối với bất kỳ một công ty xuất khẩu nào thì việc marketing, tiếp cận và mở rộng thị trường luôn đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi công ty. Đối với Caseamex cũng thế, công ty luôn xem việc xúc tiến thương mại là đối sách hàng đầu của công ty mình. Chính vì thế, khi nhận thấy tiềm năng từ thị trường Trung Đông, công ty đã không ngừng tăng cường xúc tiến thương mại với các quốc gia tại thị trường này thông qua việc tìm, xác định đối tác nước ngoài qua mạng internet và tham gia vào các kỳ hội chợ trong và ngoài nước. Thông qua các kỳ hội chợ thủy sản quốc tế, công ty có thể giới thiệu hình ảnh, cũng như sản phẩm của mình đến đối tác và người tiêu dùng nước ngoài. Đặc biệt, trong tương lai Caseamex sẽ được tham gia vào Hội chợ Thủy Sản Seafex 2013 được diễn ra tại Trung tâm Thương mại Thế giới Dubai, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, trong khoản thời gian từ 17-20/11/2013; Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây Cục xúc tiến thương mại Việt Nam đã và đang nổ lực đẩy mạnh hợp tác xúc tiến và đầu tư Việt Nam - Trung Đông. Những tác động tích cực từ phía Chính phủ và việc tham gia các hội chợ thủy sản quốc tế tại Trung Đông đã và đang tạo Trang 49 ra nhiều cơ hội cho công ty trong việc quảng bá sản phẩm, hình ảnh công ty và xâm nhập sâu vào thị trường này một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, hiện nay Caseamex cũng đã xây dựng hình ảnh công ty mình thông qua website: www.caseamex.com, từ đây có thể dễ dàng quảng bá sản phẩm và tìm kiếm khách hàng mới cho mình. Đối với các khách hàng quen thuộc, công ty thường gửi fax, email chào hàng, còn trong các buổi tiếp xúc với đối tác mới hay trong các hội chợ quốc tế, công ty thường sử dụng catalogue của công ty để giới thiệu về sản phẩm, quy trình sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, các chiến lược marketing của công ty tại thị trường này còn khá đơn giản, chỉ thông qua bao bì, nhãn hiệu để xuất khẩu đến các nhà phân phối trung gian. 4.4.2 Nhân tố môi trường vĩ mô 4.4.2.1. Các yếu tố về kinh tế, văn hóa, xã hội và pháp luật tại thị trường Trung Đông a. Kinh tế Với lợi thế về trữ lượng dầu mỏ, các quốc gia thuộc khu vực Trung Đông đã và đang tích cực xây dựng nền kinh tế của mình ngày càng phát triển. Hiện nay, mức sống người dân tại khu vực này được đánh giá ở mức cao so với thế giới. Tuy nhiên, tại khu vực Trung Đông, các quốc gia đa phần tập trung phát triển ngành công nghiệp dầu mỏ nên việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mặt hàng thủy sản trong khu vực là rất hạn chế (chưa đến 25% tổng nhu cầu tiêu dùng tại thị trường này). Ngoài ra, theo báo cáo của Ngân hàng Thế Giới World Bank, trong suốt thời gian qua, Trung Đông luôn giữ vững tốc độ tăng trung bình trên 3%/năm, với tốc độ tăng trường này, nền kinh tế Trung Đông đã và đang thật sự phát triển. Bên cạnh đó, với vị trí thuận lợi, tiếp giáp với châu Á, châu Âu và các nước châu Phi đã giúp cho sự giao thương hàng hóa tại khu vực này trở nên nhanh chóng và dễ dàng. Nhận định đây là thị trường đầy tiềm năng trong tương lai, Caseamex đã mạnh dạn đầu tư và xuất khẩu sang thị trường này. Với mức sống tương đối và nhu cầu tiêu dùng của người dân tại khu vực Trung Đông đã tạo được cho công ty chuyển biến tích cực trong việc xuất khẩu, đặt biệt là khâu thanh toán. b) Chính trị và pháp luật Hiện nay, Trung Đông là nơi tiềm ẩn nhiều bất ổn về chính trị và pháp luật chưa có hệ thống rõ ràng. Điều này đã tác động không nhỏ đến hiệu quả xuất khẩu của công ty sang thị trường này. Đặt biệt, công ty sẽ phải chịu thiệt thòi lớn khi có những phát sinh về pháp luật. Ngoài ra, những diễn biến xấu về chính trị Trang 50 tại Trung Đông sẽ tạo áp lực rất lớn cho công ty trong quá trình vận chuyển xuất khẩu tại khu vực bất ổn về chính trị. Khi đó, tạo ra sự chậm trễ trong việc giao hàng cho đối tác, dẫn đến nguy cơ giảm uy tín công ty... Bên cạnh đó, Trung Đông được coi là một vùng cộng đồng đa số là Hồi giáo Ả Rập, là nơi sinh ra và là trung tâm tôn giáo của đạo Do Thái, đạo Ki-tô và đạo Hồi. Do sự giao thoa của nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác nhau khiến xung đột sắc tộc trở nên quyết liệt. Vấn đề về xung đột có thể xem là một thách thức cho các ông ty muốn hợp tác buôn bán với Trung Đông vì khi xảy ra giao tranh, xung đột nội bộ quốc gia có thể ảnh hưởng đến vấn đề về hợp đồng không được thực hiện hoặc không đảm bảo trong thanh toán quốc tế với công ty. c) Văn hóa và xã hội Do phần lớn người dân ở các nước Trung Đông đều theo đạo Hồi, Do Thái hay Ki-tô nên nền văn hóa trong ứng xử, giao tiếp hay buôn bán, hợp tác rất phức tạp. Chỉ cần một hành động không đúng với cách ứng xử cũng có thể gây ra bất đồng hay không hài lòng của đối tác khó tính này. Chính vì thế một khi đã bắt đầu đặt quan hệ giao thương thì trước đó cần phải tìm hiểu nền văn hóa và nghiên cứu thị trường này thật kỹ càng. Vì thế, đây là khó khăn đầu tiên, cũng như là khó khăn lớn nhất của Caseamex khi đặt chân vào thị trường Trung Đông. Tuy nhiên, do theo đạo nên phần lớn người dân của các quốc gia thuộc Trung Đông không được ăn thịt lợn nên các sản phẩm thủy sản như cá tra, cá basa của công ty khi xuất khẩu vào thị trường này là một lợi thế, các sản phẩm của công ty có thể được thay thế để dùng cho nhu cầu bữa ăn hằng ngày của người dân các quốc gia này. Chính vì thế, Trung Đông được xem là một trong những thị trường đầy tiềm năng trong tương lai của công ty. Vì thế công ty cần nắm bắt cơ hội và định hướng phát triển lâu dài đối với thị trường này. 4.4.2.2 Môi trường cạnh tranh ngành tại Trung Đông a. Đối thủ cạnh tranh * Đối thủ cạnh tranh ngoài nước Malaysia: Hiện nay, tuy việc mở rộng nuôi trồng thủy sản của Malaysia vẫn chưa mấy khả quan do nhu cầu về đất sản xuất dầu cọ và cao su khá cao nhưng với lệ thế Malaysia đã liên kết vững chắc với Dubai và những thị trường Trung Đông khác, Malaysia đã và đang định hướng phát triển mạnh ngành xuất khẩu thủy sản của mình thông qua việc nâng cao giá trị sản phẩm của mình trong việc nhập khẩu nguyên liệu từ các quốc gia có nguyên liệu rẻ như Trung Quốc. Bên cạnh đó, Malaysia là một quốc gia có đa số là người hồi giáo, nên việc tìm hiểu về phong tục tập quán tại thị trường Trung Đông có thể được thực hiện một Trang 51 cách dễ dàng. Chính vì thế, Malaysia được xem là một đối thủ khá nặng ký trong tương lai đối với Caseamex khi xuất khẩu sang thị trường Trung Đông. Ngoài Malaysia còn có những quốc gia có ngành thủy sản phát triển vượt bậc và thị trường xuất khẩu đa dạng như: Thái Lan, Indonesia, Philippines và Trung Quốc. Tuy những quốc gia này chưa thực sự nhắm đến thị trường Trung Đông nhưng trong tương lai các quốc gia này luôn được xem những đối thủ tiềm ẩn lớn cho Caseamex. *Đối thủ cạnh tranh trong nước: Hiện nay, tại khu vực ĐBSCL hiện đang có rất nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản lớn như Nam Việt (An Giang), Agifish (An Giang), Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp)…và sự ra đời của nhiều doanh nghiệp mới, chính sự hình thành và phát triển của các công ty trong lĩnh vực thủy sản phát triển quá nhanh đã dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Việt (Navico) Hiện tại, Nam Việt là một trong những công ty chế biến và xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam. Nam Việt có lợi thế tuyệt đối khi nằm ngay giữa vùng nguyên liệu cá tra của ĐBSCL, chi phí vận chuyển thấp, nhờ đó nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Công ty đã chủ động phát triển vùng nguyên liệu với hơn 270 ha diện tích mặt nước. Qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, Nam Việt hiện sở hữu 4 nhà máy chế biến cá tra với tổng công suất thiết kế 2.000 tấn nguyên liệu/ngày; 1 nhà máy sản xuất bao bì; 2 nhà máy chế biến dầu cá, bột cá, và một hệ thống kho lạnh tổng công suất 35.000 tấn. Toàn bộ các nhà máy chế biến của Nam Việt đều trang bị hệ thống thiết bị hiện đại, đồng bộ từ các nhà sản xuất danh tiếng, trình độ công nghệ cao ở Nhật, Italy… Việc vận hành và quản lý được thực hiện xuyên suốt từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm xuất khẩu, tuân thủ chặt chẽ các chương trình kiểm soát VSATTP. Đây là thế mạnh để NAVICO có thể giao hàng cho đối tác với số lượng lớn trong thời gian ngắn, chất lượng luôn đảm bảo và giá cả cạnh tranh. Ngoài ra, Nam Việt còn đạt nhiều tiêu chuẩn trong và nước như HACCP, SSOP, GMP, SQF 2000QM, ISO: 9001-2000, HALAL, Global GAP, BRC, IFS… Công ty cổ phần thủy sản Vĩnh Hoàn (VHC) Vĩnh Hoàn là một trong những doanh nghiệp cá tra có quy mô hàng đầu Việt Nam với tổng công suất hiện tại có thể lên tới 250 tấn cá nguyên liệu/ngày, là doanh nghiệp tiên phong tại ĐBSCL đã áp dụng chương trình Green Farm trong sản xuất. Năm 2009, Vĩnh Hoàn đạt được chứng nhận nuôi trồng theo Trang 52 chuẩn quốc tế Aquagap và tiếp tục được chứng nhận đạt chuẩn Global GAP (thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu), BAP (thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất) trong năm 2010 và năm 2011. Năm 2012 Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp thủy sản đầu tiên ở Việt Nam nhận được chứng nhận nuôi trồng đạt tiêu chuẩn ASC (bảo vệ môi trường, bảo vệ xã hội, bảo đảm an sinh động vật và an toàn thực phẩm). Hiện nước thải từ các nhà máy chế biến của Vĩnh Hoàn đã đạt tiêu chuẩn ISO 14001. Sản phẩm cá tra của Vĩnh Hoàn cũng được xuất sang những thị trường khó tính như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản.  Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (Agifish) Từ khi thành lập đến nay, Agifish đã thực sự hội nhập với sản phẩm cá tra chế biến, đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của các nước EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Không chỉ vậy, Công ty còn được cấp chứng chỉ HALAL để xuất khẩu sản phẩm phục vụ cộng đồng hồi giáo thế giới. Ngoài ra, Công ty đã liên kết với các nhà sản xuất cá giống, thức ăn nuôi cá, thuốc thú y làm ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế; hướng dẫn cho người nuôi cá tra tại An Giang nuôi cá sạch đạt tiêu chuẩn SQF 1.000, SQF 2000 với năng suất bình quân mỗi hộ sản xuất từ 500 tấn/năm trở lên; Đặc biệt, Agifish đang phấn đấu thực hiện quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế khác như SA 8000 (quản trị trách nhiệm xã hội), OHSAS 18001 (tiêu chuẩn cho hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn); đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, minh bạch hóa về chất lượng sản phẩm, tuân thủ nghiêm quy định về bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình nuôi. b. Sản phẩm thay thế Hiện nay, dù mặt hàng cá tra của công ty đã được chế biến khá đa dạng, công phu và liên tục nghiên cứu cho ra đời những sản phẩm mới, đa dạng nhưng vẫn sẽ không tránh sự cạnh tranh từ sự phát triển của các sản phẩm thay thế. Vì lẽ đó, công ty luôn tìm hiểu, phân tích thị trường liên tục để có thể đưa ra những chiến lược cạnh tranh kip thời với những sản phấm ấy. Nhưng sản phẩm từ cá tra, basa của công ty hiện nay đang có nguy cơ bị thay thế bởi các sản phẩm xuất khẩu khác từ của các doanh nghiệp trong nước như: cá ngừ, cá diêu hồng, cá hồi, tôm, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể,… Đây là các sản phẩm đang rất được ưa chuộng tại các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông…đặc biệt là thị trường Trung Đông - một thị trường đầy tiềm năng mà công ty đang hướng đến. Trong những năm gần đây, xuất khẩu các mặt hàng trên đang có xu hướng phát triển với giá tương đối thấp hơn so với cả tra, cá basa và ít bị ràng buộc bởi các tiêu chuẩn chất lượng và ATVSTP. Điều này sẽ là một Trang 53 trở ngại lớn trong tương lai đối với những công ty khi xuất khẩu cá tra, basa nếu như không có chiến lược, biện pháp cụ thể cho việc đa dạng hóa mặt hàng và mở rộng thị trường xuất khẩu. c. Nguồn nguyên liệu và sự mặc cả của nhà cung cấp Đối với tất cả các ngành hàng thì nguyên liệu là yếu tố hàng đầu trong việc sản xuất, tạo ra sản phẩm. Và ngành thủy sản của Caseamex cũng thế, nguyên liệu đóng vai trò rất quan trọng trong khâu chế biến và xuất khẩu thủy sản. Đa phần Caseamex có thể chủ động trong khâu nguyên liệu thông qua khâu đầu tư cho vùng nuôi chuyên biệt. Tuy nhiên, vào những thời điểm hút hàng thì công ty vẫn phải thu mua từ bên ngoài, đặc biệt là thu mua từ các tỉnh nằm trong vùng ĐBSCL. Mặc dù vị trí công ty thuận lợi nằm trong vùng ĐBSCL nhưng công ty vẫn phải đối mặt với thực trạng nguồn nguyên liệu không ổn định, do nguồn lợi thủy sản cung cấp thông qua đánh hình thức đánh bắt còn nhiều hạn chế nên nguồn cung kém hiệu quả; còn đối với các hộ nuôi trồng thì lại theo tính chất mùa vụ không diễn ra liên tục. Một vấn đề không kém phần quan trọng khi công ty thiếu hụt nguyên liệu, công ty thường phải thu gom từ nhiều nguồn khác nhau, đôi khi không đảm bảo nguồn gốc và chất lượng của nguyên liệu đầu vào. Điều này đã gây tác động tiêu cực đến tình hình hoạt động của công ty dẫn đến tình trạng trễ hợp đồng, gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Chi phí nguyên liệu là tác nhân chính quyết định giá thành sản phẩm, có ảnh hưởng tích cực đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Trong trường hợp giá bán không đổi, chi phí nguyên liệu đầu vào giảm thì lợi nhuận sẽ tăng và ngược lại. Mặc khác, ngày càng có nhiều doanh nghiệp thủy sản ra đời và tham gia vào thị trường nguyên liệu làm dẫn đến tình trạng khan hiếm, giá nguyên liệu tăng cao. Đối mặt với những khó khăn này, công ty đã giải quyết bằng cách ký hợp đồng lâu dài với những nơi cung cấp nguyên liệu ở các tỉnh ĐBSCL. Bên cạnh đó, công ty còn có những biện pháp tích cực cho từng thời điểm: kế hoạch dữ trữ nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm, mua nguyên liệu trực tiếp trên biển, chỉ thu mua nguyên liệu từ những nhà cung cấp có uy tín, đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, công ty đã đầu tư Trung tâm giống và kỹ thuật thủy sản với tổng diện tích trên 15 ha tại xã Phú Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long và liên kết đầu tư vùng nuôi nguyên liệu khoảng 150 ha tại Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Hậu Giang, có khả năng tự cung cấp trên 80% sản lượng nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất của nhà máy. Vùng nuôi nguyên liệu này cung cấp khoảng từ 45.000 – 50.000 tấn nguyên liệu/năm, quy trình chăn nuôi khép kín, đảm bảo đạt chất Trang 54 lượng cá tốt nhất cho xuất khẩu, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về cỡ size và phần lớn sản lượng của công ty, giúp tạo ra thị trường nguyên liệu đầu vào ổn định và đa dạng. d. Thị trường tiêu thụ và sự mặc cả của người mua Thị trường tiêu thụ đóng một vai trò không kém phần quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của công ty. Hiện nay, tại thị trường Trung Đông, công ty xuất khẩu chủ yếu qua 3 quốc gia chính đó là: Ba-ranh, UAE và Li-băng. Do phải xuất khẩu khẩu thông qua nhà phân phối, trung gian nên sản phẩm của công ty tại thị trường hầu như mang nhãn hiệu của nhà phân phối vì thế mà thương hiệu Caseamex đa số người tiêu dùng đều chưa được biết đến. Mặt khác, sản phẩm chính của công ty tại Trung Đông đa phần là cá tra fillet đông lạnh, vì thế có khá nhiều doanh nghiệp cùng ngành cạnh tranh, dẫn đến các nhà phân phối gây sức ép về giá, yêu cầu giảm giá hoặc đòi những ưu đãi, cung cấp thêm nhiều dịch vụ hậu mãi; lợi thế thuộc về phía các nhà nhập khẩu khi họ nắm bắt được đầy đủ thông tin về thị trường. Chính vì vậy, công ty cần phải tăng cường tìm kiếm thêm nhiều đối tác mới đến từ các quốc gia Trung Đông, đồng thời tìm cách đưa sản phẩm vào các hệ thống siêu thị lớn ở các thị trường, không lệ thuộc nhiều vào những nhà phân phối trước đây. Đặc biệt cần quan tâm nhiều đến các nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng phân phối tiêu dùng… nơi tiêu thụ cuối cùng của các sản phẩm thủy sản, nhằm gia tăng thị phần của công ty. Theo VASEP, tình hình xuất khẩu thủy sản sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới tại thị trường này do nhiều nguyên nhân, trong đó, sức mua giảm do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, điều này dẫn đến khó Caseamex sẽ phải gặp khó khăn lớn trong tương lai tại thị trường này. Tóm lại, thi trường là một yếu tố vô cùng quan trọng cũng như tìm kiếm đối tác và giữ chân khách hàng vô cùng khó khăn nên công ty cần xác định thị trường trọng điểm, thị trường mới. Từ đó, phải tìm hiểu, nghiên cứu thật kỹ để có thể đưa ra những sản phẩm phù hợp nhu cầu người tiêu dùng với mức giá hợp lý. Đồng thời, đề có thể hạn chế đến mức tối đa sự tác động từ các nhà phân phối trung gian, công ty cần ra chiến lược kinh doanh phù hợp, hướng các sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua ký kết hợp đồng với hệ thống siêu thị, nhà hàng, quán ăn,... 4.4.2.3 Tỷ giá hối đoái Trong nền kinh tế ổn định, ít có biến động thì thương mại sẽ diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu. Ngoài các Trang 55 vấn đề kim ngạch, rào cản, thủ tục thuế quan thì tỷ giá hối đoái được xem là một nhân tố quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Sự tăng giảm liên tục của tỷ giá luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu và Caseamex cũng thế, vì tỷ giá cũng là một yếu tố tạo ra sự thành công hay thất bại của công ty, đặc biệt là hiện nay, hình thức thanh toán xuất khẩu của công ty Caseamex chủ yếu bằng USD nên việc tăng giảm tỷ giá USD/VND sẽ tạo ra sự chênh lệch về doanh thu và lợi nhuận không hề nhỏ cho công ty. Ngoài ra, nếu tỷ giá giảm thì sẽ tạo ra sự thiệt thòi lớn cho công ty, khi đó công ty xuất khẩu lô hàng càng lớn sẽ phải chịu thiệt thòi do giá đầu vào cao trong khi tỷ giá lại xuống thấp. Mặt khác, nếu công ty sau khi ký hợp đồng mà giá USD giảm, công ty vẫn phải xuất khẩu để đảm bảo uy tính nhưng đổi lại công ty sẽ bị thiệt thòi lớn do lỗ về tỷ giá và kéo theo công ty sẽ mất một khoảng thời gian dài để hồi phục. 4.4.2.4 Các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm Lâu nay việc kiểm soát chất lượng sản phẩm tại thị trường Trung Đông tương đối dễ chịu và không phức tạp, rườm rà như những thị trường khó tính: EU hay Mỹ, Nhật Bản,...Do đó, đây là một thuận lợi lớn cho Caseamex nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, không vì thế mà Caseamex lơ là trong chất lượng sản phẩm xuất khẩu của mình. Tính đến thời điểm 6 tháng năm 2013, công ty Caseamex đã đạt được nhiều chứng chỉ trong và ngoài nước về tiêu chuẩn chất lượng, cũng như VSATTP: SQF 1000 (thực phẩm An toàn và Chất lượng), SA 8000 (đánh giá các vấn đề trách nhiệm xã hội), ISO 9001: 2008... cho nghề nuôi trồng; SQF 2000, HACCP (phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), BRC (cung cấp đánh giá cơ bản về các công ty cung cấp thực phẩm cho các nhà bán lẻ), IFS (tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế cho các nhà nhập khẩu, phân phối, bán lẻ)...đặc biệt là HALAL (thực phẩm đạt yêu cầu về thành phần và điều kiện sản xuất của người Hồi giáo). Chính vì thế, trong giai đoạn này Caseamex có thể tận dụng lợi thế về chất lượng sản phẩm của mình để dễ dàng xuất khẩu vào thị trường Trung Đông. Tuy nhiên, công ty vẫn cần phải tiếp tục giữ vững và phát huy chất lượng sản phẩm của mình theo các tiêu chuẩn quốc tế. Trang 56 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CASEAMEX SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG 5.1 NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2010-6T2013 5.1.1 Điểm mạnh Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Caseamex được cổ phần hóa từ năm 2006, sau quá trình chuyển đổi cơ cấu bộ máy tổ chức đã có khá nhiều kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu thủy sản. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển công ty đã có được những ưu thế cho mình như sau: Bản thân là một công ty lớn nên Caseamex có khá nhiều thị trường như: châu Á, châu Âu, châu Mỹ,...Vì thế, công ty thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, công ty đã nhanh chóng bắt kịp nhu cầu của thị trường về chất lượng. Chính vì lẽ này, công ty đã trang bị cho mình những tài sản, cơ sở vật chất tốt nhất cho mình, điều này đã giúp công ty đạt được những thành công về các tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm mang tính quốc tế khi xâm nhập vào thị trường Trung Đông như: ISO 9001 : 2000 (tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm), GMP (thực hành sản xuất tốt), HACCP (hệ thống phân tích mối nguy tại điểm kiểm soát giới hạn) hoặc SSOP (tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm),….và là một trong các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản của Việt Nam đạt tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong đó, có tiêu chuẩn HALAL (thực phẩm đạt yêu cầu về thành phần và điều kiện sản xuất của người Hồi giáo). Do đó, khi công ty mở rộng và phát triển thị trường sang Trung Đông gặp khá thuận lợi trong việc đòi hỏi về tiêu chuẩn chất lượng và VSATTP và đây cũng chính là điểm mạnh của công ty. Ngoài ra, với công nghệ hiện đại, tiên tiến trên thế giới (với hệ thống cấp đông IQF của Anh Quốc), Caseamex không những tạ ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn mà còn tiết kiệm được chi phí và thời gian, tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống cho cán bộ, công nhân viên của công ty. Bên cạnh đó, công ty còn có đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm, cùng lực lượng công nhân lành nghề đã được đào tạo bài bản, nên công ty có thể ngăn ngừa và xử lý kịp thời những rủi ro, cũng như khó khăn trong việc thâm nhập và mở rộng tại thị trường Trung Đông. Đây cũng là cơ sở để duy trì uy tín sản phẩm cho công ty, làm cho sản phẩm của công ty có thể đáp ứng nhu cầu Trang 57 ngày càng cao tại thị trường này. Ngoài ra, công ty cũng đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu trong trong việc xuất khẩu thủy sản, trong khi tình hình ngành thủy sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua. Công ty là đơn vị kinh doanh các mặt hàng thủy sản xuất khẩu, luôn tuân thủ các quy định của Hải quan, do vậy được đánh giá là đơn vị có uy tín trong việc thực hiện luật Hải quan. Từ đó, việc thông quan cho hàng hóa xuất khẩu của công ty đa phần (chiếm trên 80%) đều được phân luồng xanh, miễn kiểm tra hàng hóa thực tế, tạo uy tín lớn đối với các đối tác. 5.1.2 Điểm yếu Bên cạnh những mặt mạnh của công ty thì vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế sau: Mặc dù Caseamex đã cổ phần hóa sau khi tách khỏi Cataco (năm 2006), nhưng đến nay công ty vẫn luôn trong tình trạng thiếu vốn lưu động, vì thế, công ty đã gặp nhiều khó khăn trong việc dự trữ nguyên liệu, đầu tư phát triển hệ thống tiêu thụ, kênh phân phối phục vụ xuất khẩu,... Do đó, khi công ty huy động vốn bằng cách vay ngân hàng thì phải chịu một khoản chi phí lãi vay khá lớn. Trong suốt giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, công ty đã chủ động được trên 80% nguồn nguyên liệu, nhưng vào những tháng hút hàng như những tháng gần tết dương lịch, nhu cầu thủy sản từ khắp các thị trường của công ty đều tăng dẫn đến công ty phải thu mua nguyên liệu để đáp ứng kịp thời những lô hàng lớn. Công ty cũng gặp phải nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp cùng ngành trên địa bàn trong thời điểm này, tạo sự biến động liên tục của giá nguyên liệu đầu vào. Do đặc trưng của ngành nên đòi hỏi kho bãi và phương tiện chuyên dụng, nên công ty đã không ngừng xây dựng và phát triển kho bãi của công ty. Tuy nhiên, mỗi khi đến mùa vụ hoặc có lượng đặt hàng lớn thì công ty phải đi thuê các kho bảo quản, phương tiện vận chuyển bên ngoài dẫn đến chi phí tăng cao. Ngoài ra, do thị trường xuất khẩu là Trung Đông, nên việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ Việt Nam đến Trung Đông là quảng đường khá xa, chi phí cao. Đặc biệt, do tình hình chính trị bất ổn tại khu vực Trung Đông làm cho các nhà nhập khẩu buộc công ty phải mua thêm một số bảo hiểm cho hàng thủy sản xuất khẩu. Do đó, công ty phải bỏ ra một số tiền khá lớn cho những chi phí này dẫn đến kém cạnh tranh so với các nước xuất khẩu thủy sản khác. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành trong và ngoài nước ngày càng gay gắt làm cho khâu tiêu thụ mở rộng thị trường tại khu vực Trung Đông gặp nhiều trở ngại. Mặt khác, Trung Đông là một thị trường còn khá mới Trang 58 nên công tác nghiên cứu thông tin thị trường còn nhiều thiếu sót và hạn chế, chưa thật am hiểu thị trường, cũng như chưa nắm được nhu cầu thật sự của khách hàng nên chưa thật sự phản ứng kịp thời trước biến động từ thị trường. Thực hiện các chiến lược marketing còn quá sơ sài, chưa hiệu quả, chưa được đầu tư thỏa đáng và vẫn chưa có văn phòng đại diện chính thức tại thị trường Trung Đông để kịp thời nắm bắt thông tin, tìm kiếm đối tác mở rộng thị trường và giải quyết kịp thời những khó khăn khi cần thiết. Ngoài ra, đến thời điểm này, mặc dù công ty đã xuất khẩu sang Trung Đông một thời gian nhưng các sản phẩm của công ty đến người tiêu dùng phải qua nhiều trung gian và phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau, dẫn đến thương hiệu của công ty đa phần người tiêu dùng không hề biết đến. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh và xuất khẩu trực tiếp không qua trung gian tại thị trường này. Tại thị trường Trung Đông, đa phần công ty xuất khẩu dưới dạng sản phẩm sơ chế (cá tra fillet và cá tra nguyên con), trong khi nhu cầu thị trường ngày càng cao và đa dạng, công ty chưa thể đáp ứng kịp nhu cầu của người tiêu dùng, gây ra nhiều rủi ro do biến động thị trường và nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm của công ty. 5.1.3 Cơ hội Nền kinh tế thị trường ở nước ta đang trong giai đoạn đổi mới và phát triển hội nhập với nền kinh tế thế giới, điều này tạo ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp có thể phát huy tiềm năng một cách tối đa. Đặc biệt, công ty Caseamex cũng là một trong số các đơn vị có nhiều tâm huyết trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu càng có nhiều cơ hội để khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế, thế hiện qua các điểm sau: Việt Nam là một trong những quốc gia có nền chính trị hòa bình và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty sản xuất và xuất khẩu. Ngoài ra, khi gia nhập vào tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã tạo ra nhiều cơ hội giao thương cho hàng hóa Việt Nam ra thị trường thế giới, tăng lợi nhuận cho công ty, đồng thời làm tăng lượng ngoại tệ thu về và làm tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia thông qua hoạt động nộp thuế. Công ty có nhiều cơ hội thâm nhập, mở rộng thị trường thông qua các hợp tác song phương và đa phương giữa Việt Nam-Trung Đông. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã thành lập Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), điều này giúp đỡ công ty rất nhiều trong việc cập nhật thông tin thị Trang 59 trường, cũng như tiếp cận thị trường thông qua các buổi hội thảo, hội chợ thương mại quốc tế,...Mặt khác, các quốc gia thuộc Trung Đông đa số là phát triển dựa vào ngành công nghiệp và dầu khí, nên sản lượng thủy sản cung cấp cho toàn khu vực chưa tới 25% nhu cầu tiêu thụ, vì thế đây là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Caseamex nói riêng. Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản lâu đời, do đó, nguồn nguyên liệu thủy sản thường xuyên có sẵn, không cần thông qua nhập khẩu nguyên liệu, nhờ vậy tiết kiệm được một phần chi phí cho công ty. Mặt khác, Chính phủ đã có các gói hỗ trợ về lại suất vay cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu. Các chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu tại các thị trường Trung Đông như UAE, Ba-ranh,...áp dụng cho một số mặt hàng thủy sản với thuế suất trung bình là 5%, trong đó có mặt hàng cá tra,cá basa. Đây có thể nói là một thuận lợi lớn cho Caseamex trong việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu khi mở rộng thị trường tại Trung Đông. Bên cạnh đó, so với các quốc gia khác có quy mô xuất khẩu thủy sản thì Việt Nam có lợi thế hơn vì có nguồn lao động giá rẻ nên tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và từ đó tạo ra được nhiều ưu thế cạnh tranh với các đối thủ quốc tế. 5.1.4 Thách thức Bên cạnh việc hội nhập và mở cửa đã tạo ra nhiều cơ hội mở rộng và phát triển cho công ty thì vẫn còn không ít khó khăn và thách thức luôn tồn tại. Các nhà đầu tư nước ngoài liên tục đổ vốn vào Việt Nam, mở ra nhiều công ty cạnh tranh thiếu lành mạnh trong ngành. Thuê mướn lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề với mức lương cao hơn so với mặt bằng chung trong trong nước. Bên cạnh đó, việc hội nhập cũng đã buộc công ty phải đối mặt với những đối thủ nặng ký đến từ các quốc gia có nhiều tiềm lực thủy sản như Thái Lan, Trung Quốc, In-đô-nê-sia,... Trong khi đó, yêu cầu về chất lượng thủy sản nhập khẩu tại thị trường Trung Đông ngày càng cao, đòi hỏi công ty luôn phải cải tiến trang thiết bị sản xuất để đảm bảo được nhu cầu, cũng như chất lượng mà thị trường đòi hỏi. Điều này làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận đáng kể cho công ty. Mặt khác, trong những thời điểm hút hàng, công ty phải mua nguyên liệu tại các hộ nuôi trồng nhỏ lẻ, trong khi đó, những hộ nuôi trồng này chưa hẳn đã đảm bảo được chất lượng mà công ty quy định và đây cũng chính là một đe dọa lớn trong việc giữ vững chất lượng của công ty. Ngoài ra, các truyền thống phức tạp của người tiêu dùng là trở ngại lớn nhất đối với công ty khi thâm nhập vào thị trường. Trang 60 5.2 MA TRẬN SWOT Bảng 5.1: Ma trận SWOT S W O T Cơ hội (Opportunities) 1. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam-Trung Đông ngày càng phát triển. 2. Nhu cầu thủy sản tại thị trường này càng ngày càng tăng cao. 3. Chính sách ưu đãi nhập khẩu từ thị trường. 4. Chính sách hổ trợ từ Chính phủ. 5. Nhân công giá rẽ và lành nghề. Thách thức (Threats) 1. Đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều. 2. Yêu cần từ thị trường ngày càng khắc khe. 3. Tính thời vụ của nguyên liệu đầu vào. 4. Phong tục phức tạp từ thị trường. Điểm mạnh (Strengths) 1. Ban quản lý giàu kinh nghiệm, cùng đội ngũ nhân viên lành nghề. 2. Sản phẩm chất lượng cao, đạt nhiều tiêu chuẩn quốc tế. 3. Công ty đặt trong vùng trung tâm của ĐBSCL. 4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại. 5. Công ty có độ tin cậy cao. Điểm yếu (Weaknesses) 1. Chưa thật sự chủ động hoàn toàn nguồn nguyên liệu. 2. Chưa xây dựng được thương hiệu tại Trung Đông 3. Hoạt động marketing còn sơ sài, kém hiệu quả. 4. Chưa chủ động được các nguồn vốn lưu động. 5. Công tác nghiên cứu thị trường còn hạn chế. 6. Sản phẩm thiếu đa dạng. Giải pháp SO Giải pháp WO (S1,S3,S4+O2,O4) (W2,W3+O1,O2,O3) => Giải pháp cải tiến sản => Giải pháp xây dựng thương hiệu phẩm. sản phẩm. (S2,S5+O1,O3) (W4+O4,O6) => Giải pháp phát triển thị => Giải pháp sử dụng nguồn vốn. trường. (W5,W6 +O4) => Giải pháp nghiên cứu thị trường và đa dạng hóa sản phẩm. Giải pháp ST (S2,S5+T1) => Giải pháp giữ chân khách hàng cũ, mở rộng khách hàng mới. (S2,S4+T2) => Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. (S1,S3,S4+T3) => Ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào (S1+T4) => Giải pháp nghiên cứu thị trường. Trang 61 Giải pháp WT (W2,W3+T1) => Giải pháp markeing xây dựng thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh. (W1,W4+T2,T3) => Giải pháp liên kết công ty với hộ nuôi trồng. (W5,W6+T4) => Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm. Qua bảng ma trận SWOT, dựa vào việc tận dụng những cơ hội cùng với các điểm mạnh của công ty để khắc phục những điểm yếu và giảm khả năng bị chi phối từ các yếu tố tố bên ngoài... Giải pháp SO nhằm theo đuổi những cơ hội phù hợp với các điểm mạnh của công ty: Với đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm, cùng đội ngũ nhân viên lành nghề có tinh thần trách nhiệm cao, cùng cơ sở vật chất hiện đại, lại nằm trong khu vực trung tâm của ĐBSCL, kết hợp với các cơ hội được ưu đãi từ thị trường Trung Đông và nhu cầu thủy sản tại thị trường này ngày càng tăng cao thì công ty cần có chiến lược cải tiến sản phẩm nhằm đa dạng hóa sản phẩm theo hướng tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao để tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty, mặt khác cũng tạo cho người tiêu dùng cảm giác thoải mái khi có nhiều sự lựa chọn mặt hàng. Bên cạnh đó, cùng thế mạnh về sản phẩm đạt nhiều tiêu chuẩn quốc tế và chất lượng cao (HACCP, ISO 9001 : 2000, HALAL,...) và có đã tạo dựng được uy tín trên trường quốc tế, công ty cần tận dụng cơ hội mở rộng và phát triển thị trường trong thời điểm quan hệ hợp tác giữa Việt Nam-Trung Đông ngày càng phát triển. Ngoài ra, với các chính sách hỗ trợ từ chính phủ, công ty nên tích cực tham gia các kỳ hội chợ, tìm kiếm thêm đối tác mới tại khu vực Trung Đông. Giải pháp ST nhằm xác định những điểm mạnh của công ty để hạn chế những thách thức từ các nguy cơ bên ngoài của công ty: Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp, công ty xuất khẩu trong và ngoài nước, công ty cần tận dụng các ưu điểm về cơ sở vật chất hiện đại, cùng uy tín của mình trên trường quốc tế để giữ chân khách hàng cũ nhằm ổn định thị phần và doanh số của công ty, ngoài ra cần phải mở rộng thị trường ra toàn khu vực Trung Đông, tìm kiếm thêm khách hàng mới để giảm thiểu rủi ro và tăng thêm doanh thu, cũng như lợi nhuận cho công ty. Bên cạnh đó, mặc dù sản phẩm của công ty đã có nhiều chứng nhận về chất lượng, cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng công ty vẫn phải luôn giữ vững uy tín cũng như chất lượng sản phẩm của công ty mình để có thể đáp ứng những yêu cầu về chất lượng do thị trường xuất khẩu đưa ra. Công ty cần đầu tư, cải tiến máy móc liên tục để sản phẩm xuất khẩu có thể đạt tiêu chuẩn tuyệt đối trong xu hướng thị trường ngày càng khắc khe về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nhập khẩu. Mặt khác, vào những thời điểm hút hàng như giai đoạn gần tết dương lịch, công ty phải thu mua nguyên liệu bên ngoài, do đó, công ty cần phải tận dụng ưu Trang 62 thế của mình như: công ty đặt tại trung tâm của ĐBSCL dồi dào mặt hàng thủy sản, bản quản lý có kinh nghiệm, cùng cơ sở vật chất hiện đại để công ty có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm một cách tuyệt đối và có biện pháp ổn định nguồn nguyên liệu của công ty, phục vụ tốt cho sản xuất trong giai đoạn này. Ngoài ra, với các kinh nghiệm dày dặn trên thương trường, công ty cần thành lập các nhóm nghiên cứu thị trường, nhằm giúp sản phẩm của công ty dễ dàng thích ứng với các phong tục phức tạp tại thị trường Trung Đông. Giải pháp WO nhằm khắc phục các điểm yếu để theo đuổi và nắm bắt cơ hội: Công ty cần tận dụng nhiều hơn những cơ hội của mình từ các cuộc hội thảo, kỳ hội chợ thủy sản Việt Nam-Trung Đông, để có thể cải thiện hiệu quả marketing và xây dựng hình ảnh của công ty mình, ngoài ra công ty cần xem xét xây dựng thương hiệu cho mình tại Trung Đông thông qua hợp tác với các hệ thống siêu thị, nhà hàng, quán ăn,...để nâng cao khả năng cạnh tranh và khẳng định vị thế sản phẩm của công ty tại thị trường này. Ngoài ra, công ty cần tận dụng các cơ hội hỗ trợ nguồn vốn từ Chính phủ, từ đó đề ra các biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay thông qua việc thường xuyên phân tích tình hình hoạt động của công ty, cắt giảm các chi phí không cần thiết,... Bên cạnh đó, hiện nay, Việt Nam đã thành lập Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), vì thế công ty cần tận dụng tối đa cơ hội này thông qua sự phân tích, tư vấn từ tổ chức này để khắc phục những yếu kém trong việc nghiên cứu thị trường của công ty tại Trung Đông. Qua đó, đề ra các chính sách hiệu quả hơn để đa dạng hóa sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh cho công ty. Giải pháp WT nhằm đề ra những chiến lược ngăn ngừa không cho chính điểm yếu của công ty làm công ty thiệt hại trước những thách thức từ bên ngoài: Trong thời buổi ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, công ty không thể tiếp tục những chính sách marketing đơn giản thông qua bao bì, đóng gói. Thay vào đó, công ty cần phải điều chỉnh các chiến lược hiện thời của công ty thông qua việc chuyển đổi phương thức marketing, phải kết hợp hài hòa giữa marketing truyền thống thông qua các kỳ hội chợ quốc tế, lẫn marketing trực tuyến thông qua internet. Vì hiện nay, tính bình quân Trung Đông có hơn 30% dân số sử dụng internet và marketing trực tuyến có thể giúp công ty tiết kiệm được chi phí, ngoài ra còn khắc phục được khoảng cách địa lý giữa công ty và thị trường xuất khẩu. Trang 63 Hiện nay, công ty vẫn chưa thể chủ động trong khâu nguyên liệu vào những thời điểm hút hàng, thay vào đó là tình trạng thiếu vốn lưu động vẫn tiếp diễn nên nguy cơ không đảm bảo chất lượng và số lượng sản phẩm trong tình trạng yêu cầu ngày càng khắc khe của thị trường là rất cao. Công ty cần có chiến lược liên kết với các hộ nuôi trồng thông qua việc bán cổ phiếu và ký các hợp đồng dài hạn với họ. Công ty sẽ cử người hướng dẫn cho các hộ nuôi trồng về quy định, cũng như tiêu chuẩn nuôi. Khi đó, công ty sẽ có thêm nguồn vốn để mở rộng quy mô, còn những hộ nuôi trồng thì đảm bảo được đầu ra, yên tâm sản xuất. Ngoài ra, đa số người dân tại Trung Đông theo đạo Hồi, nên các phong tục, tập quán phức tạp làm cho công tác nghiên cứu gặp nhiều khó khăn. Vì thế công ty cần có chiến lược thích ứng trong hoàn cảnh này thông qua việc mở một số văn phòng đại diện tại Trung Đông, thứ nhất có thể dể dàng rà soát, tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng tại Trung Đông và có thể giải quyết kịp thời những tình huống bất ngờ mà công ty gặp phải, qua đây tạo ra nhiều sản phẩm với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau phù hợp với thị hiếu tiêu dùng tại thị trường này. 5.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CASEAMEX 5.3.1 Giải pháp về nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là yếu tố khá quan trọng để duy trì và phát triển công ty. Vì thể công ty cần chú trọng củng cố bộ phận nhân sự đủ mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, phát triển nguồn nhân lực của công ty, phát huy khả năng sáng tạo của nhân viên. Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ và hiểu biết về luật pháp quốc tế cho cán bộ nhân viên để có thể giúp công ty có những phản ứng kịp thời trước sự biến động của thị trường. Đồng thời, nâng cao kỹ năng thương thuyết trong việc tìm kiếm đối tác mới và đám phán ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, đối với các lao động trực tiếp, cần đào tạo một cách bài bản, nâng cao tay nghề cho nhân công, sắp xết bậc thợ, bậc lương phù hợp. Ngoài ra, cần có chính sách lương, thưởng hợp lý, thực hiện các chính sách đãi ngộ và phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động. Khuyến khích phát huy năng lực bằng các khoản khen thưởng, tăng lương hoặc thăng chức khi đạt thành tích xuất sắc về tìm kiếm khách hàng, ký được nhiều hợp đồng, sản xuất và thu mua nguyên liệu đầu vào chất lượng với chi phí thấp… Trang 64 Bên cạnh đó, công ty cần có chính sách tuyển dụng và giữ chân người tài giỏi bằng cách cải thiện hình ảnh tốt đẹp của công ty, chỉ tuyển đúng người cho đúng việc, tránh lãng phí, dư thừa nguồn lực không hiệu quả. 5.3.2 Giải pháp vốn và thị trường nguyên liệu Vốn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình hình thành và phát triển của công ty. Vì thế, công ty cần thường xuyên phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, phân tích tài chính để xác định điểm mạnh, điểm yếu của công ty qua đó đưa ra các chiến lược phù hợp để có thể sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Ngoài ra, cần tận dụng tối đa vốn công ty hiện có, khi cần thiết có thể phát hành thêm cổ phiếu hoặc huy động vốn từ nhân viên, cổ đông, ...để có thể giảm bớt chi phí lãi vay cho công ty. Nguyên liệu là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất và tạo ra sản phẩm, vì vậy công ty cần phải đảm bảo được nguồn nguyên liệu đầu vào thì mới có thể đảm bảo được quá trình sản xuất được diễn ra liên tục. Vì thế, công ty cần chú trọng tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định để phục vụ việc xuất khẩu được diễn ra liên tục. Xây dựng mối qua hệ tốt, uy tín với các thương lái, đại lý thu mua nguyên liệu thủy sản. Liên kết với các hộ nuôi nhỏ lẻ, bao tiêu sản phẩm. Đặc biệt, ký hợp đồng với người nuôi, mua sản phẩm theo giá bảo đảm cho người nuôi có lãi; hay bán cổ phần cho những người nuôi. Nhờ đó, mâu thuẫn giữa người nuôi và công ty trong những thời điểm khan hàng, thừa hàng đều được giải quyết tốt theo nguyên tắc hai bên đều có lợi, đây cũng có thể xem là biện pháp huy động vốn hiệu quả cho công ty trong thời điểm khó khăn. Ngoài ra, hỗ trợ người nuôi về vốn, kỹ thuật để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, lâu dài. Đầu tư mở rộng diện tích nuôi trồng mà công ty đang có, đảm bảo các tiêu chuẩn ATVSTP, mở rộng quy mô xuất khẩu của công ty. 5.3.3 Giải pháp về phát triển chất lượng và chủng loại sản phẩm Ngoài các tiêu chuẩn mà Caseamex đã đạt được trong thời gian qua, công ty cần phải giữ vững và phát huy hơn nữa các tiêu chuẩn ATVSTP, cũng như chất lượng sản phẩm để có thể đáp ứng mọi yêu cầu từ thị trường đưa ra. Kiểm soát chặt chẽ khâu nguyên liệu đầu vào, tuân thủ các nguyên tắc kiểm soát an toàn chất lượng trong suốt quá trình thu mua, chế biến, đặc biệt đối với những lô hàng mua từ những người nuôi nhỏ lẻ. Ngoài ra, cần thành lập nhóm nghiên cứu thị trường, cập nhật liên tục các thông tin, tiêu chuẩn và quy định mới về chất lượng sản phẩm của thị trường. Tăng cường kiểm tra, xử lý các lô hàng nhằm hạn chế tối đa dư lượng kháng sinh trong quá trình chế biến và xuất khẩu. Trang 65 Ngoài ra, cần nghiên cứu đặc điểm, phong tục tập quán về màu sắc, sở thích của người tiêu dùng tại Trung Đông, từ đó thiết kế những bao bì, nhãn mác của sản phẩm - vừa thân thiện với môi trường, vừa tạo cảm giác thích thú cho người tiêu dùng, vừa thể hiện được thương hiệu của công ty, cũng như thông tin về sản phẩm. Sản phẩm mang thông điệp bảo vệ môi trường là hướng đi mới cho các doanh nghiệp muốn cải tiến sản phẩm. Do đó muốn đẩy mạnh xuất khẩu, công ty phải luôn tuân thủ các quy định về bao bì và phế thải bao bì ở thị trường nhập khẩu. Bên cạnh đó, công ty còn phải đẩy mạnh việc đa dạng hóa chủng loại sản phẩm của công ty để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của người tiêu dùng các tại thị trường này, đây cũng là một biện pháp công ty giảm bớt rủi ro trong xuất khẩu cá tra còn nhiều bấp bênh và tăng tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác trong ngành. 5.3.4 Giải pháp đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, thương hiệu và kênh phân phối Tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm nhằm quảng bá thương hiệu cho công ty, đồng thời tìm kiếm và tiếp cận các nhà nhập khẩu, phân phối lớn của thị trường để thỏa thuận, ký kết hợp tác lâu dài. Phát triển và đa dạng hóa các kênh phân phối tại thị trường Trung Đông, từng bước chuyển dần từ xuất khẩu gián tiếp thông qua trung gian sang xuất khẩu trực tiếp vào các trung tâm thương mại, siêu thị. Ngoài ra, tiếp cận và mở rộng hợp tác với các nhà hàng, quán ăn lớn nhỏ tại thị trường này theo mô hình đa cấp, theo hướng đôi bên cùng có lợi. Chuyển dần cơ cấu marketing, từ marketing truyền thống sang e-marketing thông qua website hay các mạng xã hội: Facebook, Twitter, Yahoo...vì emarketing có nhiều ưu điểm hơn so với marketing truyền thống, giúp việc thông tin được cập nhật hơn, hạn chế được nhiều chi phí. Đặc biệt, có thể quảng bá hình ảnh, thương hiệu đến hầu hết người tiêu dùng có sử dụng mạng xã hội. Việc mở rộng thị trường ra tất cả các nước Trung Đông là một quá trình lâu dài. Tuy nhiên việc trước mắt, công ty cần tập trung đưa hàng hóa vào thị trường Dubai, bởi đây là cửa ngõ để thâm nhập vào khu vực Trung Đông. Dubai là thị trường có độ minh bạch rất cao, do vậy, để có thể kinh doanh thành công tại Dubai, công ty cần phải có văn phòng đại diện thương mại tại đó. Trang 66 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Thuỷ sản là ngành kinh tế mang lại hiệu quả xuất khẩu cao góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu và phát triển nền kinh tế nước nhà trong thời hội nhập. Việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ giữa Nhà nước và các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chủ động trong việc thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu để đảm bảo sự phát triển bền vững. Do đó, trong những năm gần đây, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ – Caseamex đã không ngừng phấn đấu, nỗ lực, mở rộng thị trường sang Trung Đông - một thị trường được đánh giá là đầy tiềm năng cho ngành thủy sản Việt Nam trong thời gian tới. Qua quá trình mở rộng thị trường, công ty liên tục phấn đấu tự làm mới mình, tạo thế vững mạnh cũng như tăng cường sức cạnh tranh của mình tại Trung Đông. Trung Đông mặc dù là một thị trường khá mới đối với các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nói chung và công ty nói riêng. Tuy nhiên nhu cầu của thị trường này lại rất lớn, các yêu cầu kỹ thuật lại không cao, khó khăn chủ yếu đến từ văn hóa trong kinh doanh và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Trong khi các thị trường truyền thống đang sụt giảm về nhu cầu, cũng như gây nhiều trở ngại cho xuất khẩu thủy sản đặc biệt là mặt hàng cá tra (Mỹ với thuế Chống bán phá giá, Chống trợ giá xuất khẩu, EU với các hàng rào kỹ thuật). Nên việc đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Đông được xem là một hướng đi mới nhằm tháo gỡ khó khăn trước mắt và đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của công ty. Qua việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản của công ty ở thị trường Trung Đông cho thấy hoạt động kinh doanh ở Trung Đông trong giai đoạn đầu cơ bản là có hiệu quả nhưng không cao (trong suốt giai đoạn từ 2010-6T2013 công ty kinh doanh đều có lợi nhuận nhưng vẫn còn ở mức rất thấp do đang trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trường, đặc biệt là năm 2012 các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu ở mức thấp nhất). Từ khi mở rộng thị trường xuất khẩu sang Trung Đông đến nay, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty là cá tra fillet đông lạnh và cá tra nguyên con, tỷ lệ mặt hàng cá tra giá trị gia tăng cao mặc dù có sự tăng trưởng qua các năm nhưng vẫn còn rất thấp nên doanh thu xuất khẩu chưa cao. Hệ thống phân phối vẫn chưa hoàn thiện, xuất khẩu thông qua nhà nhập khẩu Trung Đông là gây khó khăn trong việc nắm bắt thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng, ngoài ra công ty vẫn chưa xây dựng cho mình một Trang 67 văn phòng đại diện ở Trung Đông. Hơn nữa chính sách xúc tiến thương mại vẫn còn đơn giản: chủ yếu là bán hàng cá nhân, tham gia hội chợ triễn lãm. Bên cạnh đó, Công ty còn gặp phải một số khó khăn trong sự cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài về giá cả và chất lượng, hoạt động marketing còn yếu, chất lượng nguồn nguyên liệu chưa tốt trong khi giá thành sản phẩm còn cao. Nâng cao chất lượng, đẩy mạnh hoạt động marketing là biện pháp trước mắt nhằm làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty. Tóm lại, tại thị trường Trung Đông mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng công ty đã và đang từng bước xâm nhập vào thị trường này, từng bước khẳng định mình, trở thành thương hiệu nổi tiếng tại thị trường này. Trong thời gian tới bằng những thuận lợi vốn có, với những khó khăn từng bước được khắc phục, chắc chắn Công ty sẽ có những bước phát triển vượt bậc trong tương lai, nhất là hoạt động xuất khẩu tại thị trường Trung Đông. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Kiến nghị với Công ty  Công ty nên tìm thêm nhiều nguồn cung cấp thủy sản nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp cho công ty. Có chính sách sử dụng và dự trữ nguyên nhiên liệu hợp lý vì dịch bệnh thường rơi vào thời điểm đầu năm.  Tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh công tác quảng bá, phát triển thị trường. Tăng cường tham gia các hội chợ thủy sản quốc tế để tìm thêm nhiều đối tác khách hàng mới.  Thực hiện mở rộng thị trường sang tất cả các quốc gia Trung Đông và đa dạng hoá sản phẩm.  Bên cạnh đó công ty cũng cần đầu tư để ngày hoàn thiện hoạt động của công ty trong việc xây dựng các tiêu chuẩn quản lý, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh môi trường cho hàng hóa của công ty để phù hợp với xu hướng quản lý việc nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm và tiêu dùng tại các thị trường nhập khẩu thủy sản và thị trường quốc tế.  Thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường xuất khẩu để có những biện pháp và kế hoạch xuất khẩu hợp lý.  Thực hiện việc nghiên cứu tiếp cận thị trường kỹ càng nhằm nắm bắt được xu hướng tiêu dùng mới, thói quen tiêu dùng và các hệ thống phân phối hàng hóa, hệ thống pháp luật, chính sách thuế quan, các chính sách quản lý hàng thủy sản nhập khẩu tại thị trường nhập khẩu nhằm hạn chế những thiệt hại phát sinh khi xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường này. Trang 68  Duy trì tốc độ phát triển xuất khẩu vào các thị trường chủ lực như UAE, Ba-ranh,...  Có chính sách đào tạo, nâng cao trình độ của nhân viên trong công ty nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý, năng động và linh hoạt với những thay đổi của môi trường. Bên cạnh đó, công ty nên có chính sách như khuyến khích, khen thưởng để thúc đẩy nhân viên làm việc tích cực, tạo điều kiện để nhân viên phát huy sở trường và cống hiến nhiều hơn cho công ty.  Công ty nên phát hành các bản cáo minh bạch về tình hình tài chính của công ty để kêu gọi thêm nhà đầu tư, bổ sung thêm nguồn vốn.  Hạn chế việc ký kết các hợp đồng trả chậm nhằm giảm thời gian giam vốn và sự thất thoát do chênh lệch tỷ giá vào thời điểm giao hàng và thời điểm thanh toán. 6.2.2 Kiến nghị đối với Nhà nước, các Bộ, Ngành, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam Để hoạt động xuất khẩu của công ty ngày càng có hiệu quả và thương hiệu đến được với thị trường thế giới thì ngoài những nỗ lực của bản thân công ty thì sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và các ban ngành có liên quan là vô cùng cần thiết. Và một số kiến nghị cụ thể sau đây là nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản của Caseamex nói riêng và ngành thủy sản cả nước nói chung:  Xây dựng một hệ thống pháp lý rõ ràng, giảm bớt những thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà trong công tác làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa cũng như cung cấp những thông tin cần thiết về thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh hoạt động ngoại giao, xúc tiến thương mại giữa các quốc gia giúp việc xuất khẩu diễn ra dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, Nhà nước nên có giải pháp để liên kết ngân hàng Việt Nam với nhiều ngân hàng trên thế giới để thuận tiện trong việc giao dịch, thanh toán; tăng tính thanh khoản trong quá trình giao dịch. Đồng thời, cần có những chính sách ưu tiên hỗ trợ vốn vay cho doanh nghiệp xuất khẩu, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn và mở rộng quy mô.  Nhanh chóng triển khai cập nhật, điều chỉnh bổ sung các tiêu chuẩn hiện có, sớm ban hành các tiêu chuẩn cơ bản bắt buộc áp dụng. Thường xuyên tổ chức các cuộc gặp mặt giữa các doanh nghiệp với các đối tác nước ngoài thông qua các cuộc gặp gỡ giữa các nguyên thủ quốc gia. Nổ lực đàm phán thuyết phục các nước giảm bớt các hàng rào bảo hộ mậu dịch tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu thủy sản. Tổ chức các tuần lễ hàng Việt Nam tại một số thị trường xuất khẩu Trang 69 chủ yếu nhằm quảng bá rộng rãi các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong đó có mặt hàng thủy sản.  Hợp tác chặt chẽ với nước nhập khẩu để kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng thủy sản xuất khẩu như ký với các cục quản lý thủy sản các nước hiệp định thừa nhận lẫn nhau về sự tương đương của các hệ thống kiểm soát, thanh tra thủy sản ở các khâu đánh bắt, nuôi trồng, chế biến đóng hộp. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ việc kiểm tra chất lượng sản phẩm của mình ngay tại trong nước, làm giảm chi phí kiểm định và thời gian của doanh nghiệp xuất khẩu.  Có biện pháp hướng dẫn người nuôi sử dụng kháng sinh hoá chất, phương pháp chăm sóc và nhận biết các chất bị hạn chế và cấm sử dụng, kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng thủy sản xuất khẩu, thanh tra thủy sản ở các khâu đánh bắt, nuôi trồng, chế biến đóng hộp. Đặc biệt, Chính phủ cần áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm khuyến khích và giúp đỡ doanh nghiệp khi bị nước ngoài kiện.  Xây dựng các chợ đầu mối thu mua thủy sản hiệu quả nhằm giảm chi phí tìm kiếm thông tin hàng hóa, giảm chi phí vận tải hàng hóa đảm bảo lợi ích cả người nông dân và cả xí nghiệp thu mua chế biến.  Xây dựng kế hoạch ký hiệp định song phương với chính phủ các thị trường chủ lực và các thị trường khác nhằm đạt được sự thỏa thuận lâu dài và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty xuất khẩu. Trang 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách và giáo trình: 1. Trương Khánh Vĩnh Xuyên (2012). Bài giảng Kinh doanh quốc tế. Khoa kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ. 2. Đinh Thị Lệ Trinh (2011). Bài giảng Kinh doanh quốc tế. Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ. 3. Quan Minh Nhật, Lê Trần Thiên Ý (2011). Bài giảng Nghiệp vụ ngoại thương. Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ. Website tham khảo: 1. Công ty CP XNK thủy sản Cần Thơ: http://www.caseamex.com.vn/ 2. Bộ công thương Việt Nam: http://www.moit.gov.vn/ 3. Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản VN: http://www.vasep.com.vn/ 4. Thủy sản Việt Nam: http://www.thuysanvietnam.com.vn 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: http://www.agroviet.gov.vn 6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: http://sbv.gov.vn/ 7. Tạp chí Thương mại thủy sản: http://vietfish.org/home.htm 8. Tin tức thương mại Việt Nam: http://thuongmai.vn/ 9. Tổng cục Thống kê: http://www.gso.gov.vn/ 10. Tổng cục Hải quan: www.customs.gov.vn/ 11. Tổng cục Thủy sản: http://www.fistenet.gov.vn 12. Thời báo Kinh tế Sài Gòn: http://www.thesaigontimes.vn/ 13. Đại học Kinh tế Quốc dân, 2010. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu. . 14. Lê Ngọc Hải, 2011. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu. < http://old.voer.edu.vn/module/khoa-hoc-xa-hoi/cac-hinh-thuc-xuat-khauchu-yeu.html>. 15. Đại học Thương mại, 2011. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. < http://old.voer.edu.vn/module/khoa-hoc-xa-hoi/cac-nhan-to-anhhuong-den-hoat-dong-xuat-khau.html>. 16. Đại học Kinh tế Quốc dân, 2011. Đánh giá hiệu quả xuất khẩu. < http://www.voer.edu.vn/module/danh-gia-hieu-qua-xuat-khau>. Trang 71 PHỤ LỤC BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CASEAMEX GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG NĂM 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV Năm 2010 634.633 5.360 629.273 522.303 106.970 Năm 2011 937.222 8.291 928.931 771.249 157.682 Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lí doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Chi phí thu nhập doanh nghiệp hiện hành Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 15.655 41.429 55.730 10.012 15.454 182 450 (268) 15.186 1.139 14.047 14.542 36.623 72.492 15.615 47.494 174 174 − 47.494 2.253 45.241 Năm 6T/2012 6T/2013 2012 714.835 291.193 281.803 1.143 1.143 2.187 713.692 290.050 279.616 621.139 246.269 241.630 92.553 43.781 37.986 5.046 26.918 65.873 5.872 (1.064) 3.240 512 2.728 1.664 67 1.597 Trang 72 4.411 13.491 26.893 3.112 4.695 − − − 4.696 377 4.319 1.078 8.522 21.583 2.495 6.464 − − − 6.464 485 5.979 Chênh lệch 2011 so với 2010 Chênh lệch 2012 so với 2011 Giá trị Giá trị (%) (%) Chênh lệch 6T/2013 so với 6T/2012 Giá trị (%) 302.589 2.931 299.658 248.946 50.712 47,68 54,68 47,62 47,66 47,41 (222.387) (7.148) (215.239) (150.110) (65.129) (23,73) (86,21) (23,17) (19,46) (41,30) (9.390) 1.04 (10.434) (4.639) (5.794) (3,22) 91,34 (3,60) (1,88) (13,23) (1.113) (4.806) 16.762 5.603 32.040 (8) (276) − 32.308 1.114 31.194 (7,11) (11,60) 30,08 55,96 207,32 (4,40) (61,33) − 212,75 97,81 222,07 (9.496) (9.705) (6.619) (9.743) (46.430) 3.066 338 − (45.830) (2.186) (43.644) (65,30) (26,50) (9,13) (62,40) (97,76) 1762,07 194,25 − (96,50) (97,03) (96,47) (3.333) (4.969) (5.310) (617) 1.769 − − − 1.769 108 1.660 (75,56) (36,83) (19,74) (19,83) 37,68 − − − 37,68 28,65 38,43 Trang 73 [...]... sản của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (Caseamex) giai đoạn 2010-6T2013 Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (Caseamex) tại thị trường Trung Đông 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (Caseamex) 1.3.2... thủy sản của công ty trong thời gian tới sang các thị trường nước ngoài đặc biệt là thị trường Trung Đông Trang 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (Caseamex) tại thị trường Trung Đông trong giai đoạn 2010-6/2013 Từ đó, đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường. .. tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Đông của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX) để trình bày thực trạng xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp trong ba năm và số liệu sáu tháng đầu năm từ 2010 đến tháng 6 năm 2013 Từ đó tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng để tập trung đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu. .. ra giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản cho công ty Phan Thị Thanh Thúy (2013), Lớp Ngoại thương K36, Trường Đại học Cần Thơ, Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu cá tra tại thị trường Trung Đông của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ Caseamex” Đề tài đã phân tích khái quát được tình hình xuất khẩu và các chiến lượt marketing mà công ty. .. trường Trung Đông 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (Caseamex) tại thị trường Trung Đông trong giai đoạn 2010-6T2013 Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty tại thị trường Trung Đông trong giai đoạn 2010-6T2013 Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công. .. 18/11/2013 Số liệu được thu thập thập từ năm 2010 đến tháng 6/2013 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (Caseamex) kinh doanh trên nhiều lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất chế biến, nuôi trồng thủy sản, …Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (Caseamex) sang thị trường. .. VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ (CASEAMEX) 3.1 TỐNG QUAN VỀ CÔNG TY CASEMEX 3.1.1 Giới thiệu chung về công ty - Tên công ty: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ - Tên giao dịch: Caseamex (CANTHO IMPORT – EXPORT SEAFOOD JOIN STOCK COMPANY) - Logo công ty: - Trụ sở chính: Lô 2.12,KCN Trà Nóc 2, Quận Bình Thủy, TP .Cần Thơ - Công ty con: Công ty TNHH XNK thủy sản Cần Thơ, ... áp dụng khi xuất khẩu sang thị trường Trung Đông trong giai đoạn 2010 – 2012, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp marketing phù hợp hơn để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường này Lâm Thị Bạch Tuyết (2011), Lớp Ngoại thương K34, Trường Đại học Cần Thơ, “Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ Caseamex” Đề tài đã giới thiệu tổng quan... nghiệp khác trên thị trường đều phải có những hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp của mình và Caseamex cũng thế, cũng cần có những phân tích, báo cáo tình hình xuất khẩu và đưa ra những giáp pháp kịp thời Vì thế, đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Đông của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX) là thực sự cần thiết Đề tài... phát triển Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX) tiền thân là Xí nghiệp Chế biến thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ, một tổ chức kinh tế Nhà Nước thuộc Công ty Nông Súc Sản Xuất Xuất nhập khẩu Cần Thơ (CATACO) Trong 20 xí nghiệp đó thì Xí nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ là đơn vị sản xuất kinh doanh chủ lực của công ty CATACO được thành lập vào ngày 05/03/1989 Hoạt động dưới ... động xuất thủy sản Công ty Cổ phần Xuất nhập Thủy sản Cần Thơ (Caseamex) giai đoạn 2010-6T2013 Mục tiêu 4: Đề xuất số giải pháp nhằm nâng cao hiệu hoạt động xuất thủy sản Công ty Cổ phần Xuất nhập. .. chọn đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu hoạt động xuất thủy sản sang thị trường Trung Đông công ty Cổ phần Xuất nhập Thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX) để trình bày thực trạng xuất thủy sản doanh... đề số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động xuất công ty sang thị trường Trung Đông 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng xuất thủy sản Công ty Cổ phần Xuất nhập Thủy sản Cần Thơ (Caseamex)

Ngày đăng: 11/10/2015, 08:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan