Thưc trang tác động của năng suất yếu tố tổng hợp tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

9 915 18
Thưc trang tác động của năng suất yếu tố tổng hợp tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu về sự đóng góp của các yếu tố đối với tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa về nhiều mặt, không những xác định vị trí của từng yếu tố để có kế hoạch khai thác, mà còn có ý nghĩa xác định được yếu tố tiềm ẩn gia tăng lạm phát.

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………….……2 I. Tổng quan về lý thuyết…………………………………………… .3 1. Một số khái niệm chung về tăng trưởng kinh tế……………………… 3 1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế……………………………………….3 1.2 Nội hàm của tăng trưởng kinh tế…………………………………….3 1.3 Bản chất của tăng trưởng kinh tế…………………………………….5 2. Năng suất các yếu tố tổng hợp trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế…………………………………………………………………6 2.1 Khái niệm năng suất các yếu tố tổng hợp………………………… .6 2.2 Bản chất…………………………………………………………… 6 2.3 Ảnh hưởng của yếu tố năng suất yếu tố tổng hợp đến tăng trưởng kinh tế………………………………………………………………………7 II. Thưc trang tác động của năng suất yếu tố tổng hợp tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam………………………………………………….8 1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam……………………… 8 2. Đóng góp của TFP đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam………… .15 3. Đánh giá chung về tác động của TFP đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam………………………………………………………………… .18 3.1 Vai trò……………………………………………………………….18 3.2 Nguyên nhân……………………………………………………… .19 III. Một số kiến nghị, kết luận…………………………………………… 21 KẾT LUẬN……………………………………………………………… 24 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU Nghiên cứu về sự đóng góp của các yếu tố đối với tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa về nhiều mặt, không những xác định vị trí của từng yếu tố để có kế hoạch khai thác, mà còn có ý nghĩa xác định được yếu tố tiềm ẩn gia tăng lạm phát. Tăng trưởng kinh tế xét đầu vào, có ba yếu tố đóng góp. Đó là sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư, sự đóng góp của số lượng lao động và sự đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP). Theo tính toán ban đầu, yếu tố số lượng vốn đầu tư đã đóng góp khoảng 57%, yếu tố số lượng lao động đóng góp khoảng 20%, yếu tố TFP đóng góp 23%. Điều đó chứng tỏ, sự đóng góp của yếu tố TFP đối với tổng tốc độ tăng trưởng kinh tế còn nhỏ, chưa được một phần tư, thấp chỉ bằng hai phần ba tỷ trọng đóng góp của yếu tố này của các nước trong khu vực hiện nay. Điều đó cũng chứng tỏ, nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn đi theo hướng tăng trưởng về số lượng, chưa chuyển sang tăng trưởng về chất lượng, vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chưa chuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu. Để thấy được tầm quan trọng của năng suất yếu tố tổng hợp đến tăng trưởng kinh tế ngoài những yếu tố cố hữu vốn và lao động và từ đó tìm hướng đi cho nền kinh tế theo chiều sâu ta sẽ nghiên cứu các nội dung sau: 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 I. Tổng quan về lý thuyết. 1. Một số khái niệm chung về tăng trưởng kinh tế 1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của các quốc gia. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển trong quá trình theo đuổi mục tiêu tiến kịp và hội nhập với các nước phát triển. Tăng trưởng kinh tế được xem là một trong những vấn đề hấp dẫn nhất trong nghiên cứu kinh tế phát triển và cùng với thời gian, quan niệm về vấn đề này cũng ngày càng hoàn thiện hơn. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm). Sự gia tăng được thể hiện quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít,còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP, GNI và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người. 1.2 Nội hàm của tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định( thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện quy mô và tốc độ. - Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít: ∆Yt = Yt - Yt-1 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 - Tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì: g = (∆Yt /Yt-1)*100 * Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố,  Tăng trưởng kinh tế xét đầu vào, có ba yếu tố đóng góp. Đó là sự đóng góp của yếu tố số lượng vốn đầu tư, sự đóng góp của số lượng lao động và sự đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP)  Vốn: Là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra được tích luỹ lại cộng với tài nguyên thiên nhiên.Vốn được thể hiện dưới hai hình thức: Hiện vật và tiền tệ. Vốn bằng hiện vật được thể hiện lượng lương thực bình quân trên một đầu người Việt Nam. Vốn bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP, GNI và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người Mối quan hệ giữa tăng GDP với tăng vốn đầu tư gọi là hiệu suất sử dụng vốn sản phẩm gia tăng ICOR. Những nền kinh tế thành công thường là: Tăng 3% vốn đầu tư thì tăng 1% GDP.Vai trò của nhân tố vốn đối với tăng trưởng kinh tế không chỉ thể hiện mức vốn đầu tư mà còn hiệu suất sử dụng vốn.  Lao động Là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững. Đó là con người có sức khỏe, có trí tuệ, kỹ năng cao, ý chí và nhiệt tình lao động, được tổ chức hợp lý. Con người là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững vì: Con người sáng tạo ra kỹ thuật công nghệ, và sử dụng chúng để sản xuất. 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Nếu không có con người các yếu tố này không thể tự phát sinh tác dụng.Vì vậy, phát triển giáo dục - đào tạo, y tế . là để phát huy nhân tố con người  Năng suất các nhân tố tổng hợp: TFP là tổng hợp của các nhân tố hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và năng suất lao động. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được thể hiện nhiều chỉ tiêu. Gần đây, trên các diễn đàn hội thảo và trên một số phương tiện thông tin đại chúng, khi đề cập đến hiệu quả đầu tư các chuyên gia thường dùng hệ số ICOR. Chỉ tiêu này được tính bằng nhiều cách, song theo cách tính đơn giản mà các chuyên gia đề cập là lấy tỷ lệ vốn đầu tư/GDP chia cho tốc độ tăng trưởng GDP. Hệ số ICOR càng lớn thì hiệu quả đầu tư càng thấp và ngược lại.  Tăng trưởng kinh tế xét yếu tố đầu ra có ba yếu tố đóng góp. Đó là sự đóng góp của tiêu dùng cuối cùng, của tích luỹ tài sản, của xuất khẩu ròng (xuất khẩu ròng được tính bằng xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Trong phạm vi của bài viết chúng ta sẽ chỉ đề cập đến tăng trưởng kinh tế khi xét đến các yếu tố đầu vào mà cụ thể là yếu tố TFP và mối quan hệ của yếu tố này vớ các nhân tố đầu vào khác. 1.3 Bản chất của tăng trưởng kinh tế Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Ta thấy tăng trưởng kinh tế chưa phải là phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế mặc dù rất quan trọng nhưng chỉ mới là điều kiện cần của phát triển kinh tế. Điều kiện đủ của phát triển kinh tế là trong quá trình tăng trưởng kinh tế phải đảm bảo được tính cân đối, tính hiệu quả, tính mục 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 tiêu và tăng trưởng kinh tế trước mắt phải bảo đảm tăng trưởng kinh tế trong tương lai 2. Năng suất các yếu tố tổng hợp trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế 2.1 Khái niệm năng suất các yếu tố tổng hợp Năng suất các nhân tố tổng hợp (viết tắt tiếng Anh là TFP - Total Factor Produc-tivity) là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động (các nhân tố hữu hình), nhờ vào tác động của các nhân tố vô hình như đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động của công nhân,v.v . (gọi chung là các nhân tố tổng hợp). 2.2 Bản chất  TFP là tổng hợp của các nhân tố hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và năng suất lao động. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được thể hiện nhiều chỉ tiêu Khi đề cập đến hiệu quả đầu tư các chuyên gia thường dùng hệ số ICOR. Hệ số ICOR càng lớn thì hiệu quả đầu tư càng thấp và ngược lại  Từ hàm sản suất Cobb-Douglass: βα = L.K.AY Ngoài hai yếu tố cố hữu vốn và lao động được đại diện bởi K và L thì năng suất các yếu tố tổng hợp đước thể hiện trong A. Việc tính toán hệ số A trong mô hình có thể sử dụng các phần mềm như: MFIT3, Eview, Stata, Excel,… Vốn và lao động được xem như là các yếu tố vật chất có thể lượng hóa được mức đọ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế và được coi là những nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng. Năng suất nhân tố tổng hợp là thể hiện hiệu quả của yếu tố công nghệ kỹ thuật hay cách đánh giá tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật đến tăng trưởng kinh tế được xác định bằng phần dư còn 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 lại của tăng trưởng sau khi đã loại trừ đi tác động của các yếu tố vốn và lao động. TFP được coi là yếu tố chất lượng của tăng trưởng hay tăng trưởng theo chiều sâu. Ngày nay, tác động của thể chế, của chính sách mở cửa, hội nhập hay phát triển của vốn nhân lực đã giúp cho các nước đang phát triển tiếp cận được nhanh chóng những công nghệ hàng đầu thế giới đã tạo nên “sự dượt đuổi dựa trên năng suất’’ và sự đóng góp của TFP ngày càng cao trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh các nước trên thế giới. Nhiều nước phát triển như Mỹ, Canada, Đức, Nhật Bản đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế chiếm từ 50 đến 75%; trong khi đó các nước Đông Nam Á nhân tố TFP đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chỉ là 1/3. 2.3 Ảnh hưởng của yếu tố năng suất yếu tố tổng hợp đến tăng trưởng kinh tế. Như trên ta đã biết TFP chính là một trong những nhân tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế (xét trên các yếu tố đầu vào). Sự đóng góp của TFP đến tăng trưởng kinh tế sẽ thể hiện nền kinh tế đó tăng trưởng theo chiều rộng hay chiều sâu. Bởi TFP là yếu tố biểu hiện tăng trưởng theo chiều sâu. TFP rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các quốc gia nhận thấy rằng tỉ lệ tăng trưởng dân số và lực lượng lao động chậm lại sau một thời gian, và có giới hạn đối với lượng vốn có thể đầu tư mà không phải vay mượn nhiều khi có hại. Việc tái phân bổ lao động cho những công việc có năng suất thấp có thể tiếp diễn trong một thời gian, nhưng ngay cả điều ấy cũng kết thúc sau một vài thập niên. Vì vậy, nếu một nền kinh tế biết cách khai thác được ngày càng nhiều hơn từ mỗi chiếc máy hay mỗi công nhân tăng thêm thông qua công nghệ tốt hơn hay những phương tiện khác, thì sản lượng và thu nhập sẽ cao hơn mà không cần phải đầu tư nhiều hơn về vốn. Có thể đã có nhận định rằng vốn con người cũng có lợi tức giảm dần, nhưng đối với một nước như Việt Nam, dường như có một giai đoạn trong đó TFP 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 có thể tăng 2-4% / năm với chính sách tốt và tiếp tục mở rộng và cải tiến giáo dục, cùng với việc tiếp tục nâng cấp vốn Đánh giá vai trò của TFP trong tăng trưởng kinh tế dựa vào: (i) Tỷ trọng đóng góp của yếu tố này trong kết quả tăng trưởng; (ii) Các điều kiện cần thiết cho vận hành yếu tố công nghệ mới vào hoạt động kinh tế như: trình độ công nghệ trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, quy mô đầu tư vốn cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển, sự phát triển hoạt động giáo dục đào tạo và kết quả là sự gia tăng quy mô của nguồn vốn nhân lực, thể chế chính sách phù hợp để tạo ra các nhân tố cần thiết cho quá trình tích tụ công nghệ. II. Thưc trang tác động của năng suất yếu tố tổng hợp tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam 1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.  Tốc độ tăng trưởng chung: Tốc độ tăng trưởng là chỉ tiêu hết sức quan trọng trong phân tích, đánh giá tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng phản ánh mối liên hệ so sánh giữa các thời kỳ giúp có cái nhìn rõ nét về tình hình tăng trưởng của nền kinh tế. Dưới đây là những phân tích tốc độ tăng trưởng thông qua việc phân tích biến động chỉ tiêu GDP của nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 1991 – 2009. Theo số liệu thống kê và niên giám thống kê tóm tắt 2009 của tổng cục thống kê, có thể lập biểu tổng hợp và tính toán tốc độ tăng của chỉ tiêu GDP (theo giá so sánh năm 1994) qua các năm xem bảng 1: Bảng 1: Tốc độ tăng GDP giai đoạn 1990 – 2009 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Năm Tốc độ tăng trưởng GDP(%) Năm Tốc độ tăng trưởng GDP(%) 1990 5.09 2000 6.79 1991 5.81 2001 6.89 1992 8.70 2002 7.08 1993 8.08 2003 7.34 1994 8.83 2004 7.79 1995 9.54 2005 8.44 1996 9.34 2006 8.23 1997 8.15 2007 8.46 1998 5.76 2008 6.18 1999 4.77 2009 5.32 Nguồn: Tổng cục thống kê Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được thành tích ấn tượng về tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong thời kỳ 1991-2009 là 6.65%. So với các nước trên thế giới, VN là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất chỉ đứng sau TQ. Qua việc phân tích biểu đồ cho thấy, từ năm 1991 đến nay, nền kinh tế VN đã trải qua bốn thời kỳ khác nhau. Từ năm 1991-1996 nền kinh tế tăng trưởng cao( bình quân đạt 8,77%) do tác động của nhiều cải cách trong nước cũng như do sự gia tăng mạnh mẽ của thương mại và đầu tư nước ngoài từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đến thời kỳ 1997-1999 chịu ảnh hưởng khá nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu á (1997) đã làm sụt giảm đột ngột về thương mại và đâu tư làm tốc độ tăng GDP trong các năm thời kỳ này giảm liên tục (từ 9,34% năm 1996 xuống 8,15% năm 1997 rồi 5,76% năm 1998 và 4,77% năm 1999). Thời kỳ Năm 2000-2007 tốc độ tăng đã bắt đầu nhích lên, nền kinh tế được phục hồi và trở lại nhờ những cải cách sâu rộng hơn trong nước và hội nhập tích cực hơn vào nền kinh tế thế giới. Đặc biệt 2 9

Ngày đăng: 18/04/2013, 16:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan