Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội

121 553 1
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYÊN TIẾN DUYÊN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƢƠNG MỸ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI-2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYÊN TIẾN DUYÊN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƢƠNG MỸ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số : 601405 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Dƣơng Hoàng Yến HÀ NỘI-2013 MỤC LỤC Lời cảm ơn………………………………………………………………… ….i Danh hiệu viết tắt………………………………………………………… …..ii Mục lục………………………………………………………………… …........... iii Danh mục các bảng……………………………………………………… ………..iv Danh mục các sơ đồ biểu đồ……………………………………………………..….v MỞ ĐẦU………………………………………………………………………..…..1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ…………………………………………….…..5 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu……………………………………………….….5 1.2. Hoạt động dạy học ở trƣờng trung học cơ sở………………………………..….6 1.2.1. Khái niệm hoạt động dạy học………………………………………………...6 1.2.2. Hoạt động dạy học ở trƣờng THCS trong giai đoạn hiện nay…………….….9 1.3. Quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng trung học cơ sở…………………..……..12 1.3.1. Quản lý………………………………………………………………..……..12 1.3.2.Chức năng quản lý……………………………………………………..…….14 1.3.3. Các nguyên tắc quản lý………………………………………………….…..17 1.3.2. Quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng THCS………………………….……..18 1.4. Nội dung quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng trung học cơ sở…………..…...20 1.4.1. Quản lý hoạt động dạy của GV………………………………………..…….20 1.4.2. Quản lý hoạt động học tập của HS……………………………………..…....25 1.4.3. Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị - kĩ thuật phục vụ dạy học………..…..28 1.4.4. Quản lý nguồn kinh phí để duy trì hoạt động dạy học…………………...….28 1.5. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy học trong nhà trƣờng trung học cơ sở…………………………………………………………………………...29 Tiểu kết chƣơng 1………………………………………………………...………..32 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƢƠNG MỸ THÀNH PHỐ HÀ NỘI…………………………………………………..………33 2.1. Vài nét về vị trí địa lý dân số, tình hình kinh tế chính trị, văn hoá xã hội, huyện Chƣơng Mỹ - thành phố Hà Nội………………………….…………………….….33 2.1.1. Vị trí địa lý, dân số huyện Chƣơng Mỹ………………………...……………33 2.1.2. Tình hình kinh tế, chính trị huyện Chƣơng Mỹ…………………..…………33 2.1.3. Hoạt động văn hoá thể thao, y tế và chính sách xã hội…………..…………34 2.2. Một số đặc điểm giáo dục THCS huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội…....35 2.2.1. Một số đặc điểm giáo dục huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội……….....35 2.2.2. Một số đặc điểm giáo dục THCS huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội năm học 2011- 2012…………………………………………………………………....38 2.3. Thực trạng hoạt động dạy học ở các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội………………………………………………..…………….41 2.3.1. Về đội ngũ CBQL………………………………………...…………………41 2.3.2. Về đội ngũ GV…………………………………………………...………….43 2.3.3. Thực trạng hoạt động dạy………………………………………..….…...….46 2.3.4. Thực trạng hoạt động học của HS………………………………………...…52 2.3.5. Thực trạng về điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị day học……………....…….55 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội……………………….………………..57 2.4.1. Thực trạng quản lý thực hiện chƣơng trình dạy học………………...……...58 2.4.2. Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV………....…...60 2.4.3. Thực trạng quản lý việc dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dạy của GV…….....62 2.4.4. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh…..64 2.4.5. Thực trạng quản lý việc sử dung thiết bị và đồ dùng dạy học của giáo viê…66 2.4.6. Thực trạng và việc sử dụng và bồi dƣỡng đội ngũ GV…………………...…68 2.5. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân của thực trạng…………………………..72 2.5.1.Về ƣu điểm…………………………………………………..........................72 2.5.2.Về tồn tại trong quản lý hoạt động dạy học……………………………...….72 2.5.3. Nguyên nhân……………………………………………………………...…74 2.5.4. Một số vấn đề cấp thiết đặt ra cần giải quyết trong quản lý hoạt động dạy học của các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội……………....…75 Tiểu kết chƣơng 2………………………………………………………………….77 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI…………………………………………………………..78 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý………………………………………78 3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý của các biện pháp………………………………….78 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp………………………..…………78 3.1.3. Đảm bảo tính khả thi của biện pháp……………………………..………….79 3.1.4. Đảm bảo tính đồng đội của biện pháp…………………………..…………..79 3.1.5. Đảm bảo tính kế thừa của biện pháp……………………………...…………80 3.2. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội…………………………....................…….80 3.2.1. Biện pháp 1: Bồi dƣỡng năng lực, trình độ chuyên môn đạt chuẩn, vƣợt chuẩn cho đội ngũ CBQL, GV……………………………………………………….…..80 3.2.2. Biện pháp 2: Quản lý việc thực hiện chƣơng trình và nội dung dạy học đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của từng năm học…………………………….………….83 3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cƣờng chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chƣơng trình sách giáo khoa………………………………….……...85 3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cƣờng chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện quy chế chuyên môn………………………………………………………………………………...88 3.2.5. Biện pháp 5:Đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn của GV…...91 3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cƣờng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị tạo điều kiện cho dạy học…………………………………………………………………….…..95 3.2.7. Biện pháp 7: Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giao giục, phát huy các tiềm năng từ xã hội hoá giáo giục cho hoạt động dạy học……………………………………98 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp…………………………………………...101 3.4. Khảo nghiêm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi cua các biện pháp đề xuất…………………………………………………………………………….....101 Tiểu kết chƣơng 3……………………………………………………………..…105 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ……………………………… ………….....106 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………...…….109 PHỤ LỤC…………………………………………………………..……….112 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục với vai trò là yếu tố cơ bản để phát triển con ngƣời. Có thể khẳng định rằng không có giáo dục thì không có bất cứ sự phát triển kinh tế, văn hoá nào. Chính nhờ giáo dục mà các di sản tƣ tƣởng và kỹ thuật của thế hệ trƣớc đƣợc truyền lại cho thế hệ sau, các di sản này đƣợc tích luỹ ngày càng phong phú làm cho xã hội phát triển. Nƣớc ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đòi hỏi ngành giáo dục phải có sự đổi mới, trong đó tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng THCS đảm bảo nâng cao chất lƣợng dạy-học và giáo dục toàn diện. Kết luận hội nghị TW2 – Khoá VIII khẳng định: “Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh mẽ GD & ĐT, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh chóng và bền vững”. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI xác định :” Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục,đào tạo,GD&ĐT có sứ mệnh nâng cao dân trí,phát triển nguồn nhân lực,bồi dưỡng nhân tài,góp phần quan trọng,phát triển đất nước,xây dựng văn hóa con người việt nam.Phát triển GD&ĐT cùng với khoa học là quốc sách hàng đầu;đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư cho phát triển”. Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011-2020 với mục tiêu tổng quát đến năm 2020: “Nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện” Đổi mới giáo dục chất lƣợng và toàn diện, quản lý hoạt động dạy đã đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của thành phố Hà Nội nói chung cũng nhƣ huyện Chƣơng Mỹ nói riêng. Nhìn chung, chất lƣợng giáo dục THCS ở huyện Chƣơng Mỹ đã có tiến bộ, tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế, đáng quan tâm nhất là chất lƣợng, hiệu quả giáo dục trong đó có chất lƣợng dạy học. Mặt khác đội ngũ CBQL còn nhiều hạn chế, công tác quản lý chƣa bài bản vì phần lớn chƣa qua đào tạo nên trong công tác quản lý còn nhiều lúng túng và bất cập mà chất lƣợng dạy học phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý hoạt động dạy học. Do đó, việc đi sâu nghiên cứu và đƣa ra các biện pháp quản lý hoạt động dạy học hữu hiệu, toàn diện và mang tính khả thi nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học của GV là việc làm rất cần thiết. 1 Trong khi đó các nghiên cứu này chƣa đƣợc đề cập tới ở huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” đƣợc lựa chọn nhằm tìm ra các biện pháp hợp lý và khả thi, đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện của sự nghiệp giáo dục Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội, đề xuất hệ thống biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động dạy học, từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện của các nhà trƣờng. 3. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay chất lƣợng hoạt động dạy học của các trƣờng THCS huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, do một số hạn chế nhất định nhƣ trình độ đội ngũ GV chƣa đồng đều, thiếu sự yên tâm, gắn bó với nhà trƣờng, các kỹ năng sử dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực còn hạn chế cũng nhƣ đội ngũ quản lý nhiều kinh nghiệm nhƣng thiếu kỹ năng quản lý do chƣa đƣợc đào tạo cơ bản và một số hạn chế của các chính sách hiện hành...đã làm hạn chế việc nâng cao chất lƣợng dạy học trong các nhà trƣờng. Vì vậy, nếu đề xuất đựơc hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm khắc phục đƣợc những vấn đề trên thì có thể góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học trong nhà trƣờng 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở các trƣờng THCS. 2 - Phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội và xác định nguyên nhân của thực trạng đó. - Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng THCS nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học trong các trƣờng THCS. 6. Gíới hạn và phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của GV trƣờng THCS. - Giới hạn về khách thể điều tra: Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế, giáo dục của huyện Chƣơng Mỹ, đề tài chọn 04 trƣờng đại diện cho 04 cụm của Huyện làm công tác điều tra. - Thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động dạy học của 04 trƣờng THCS trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội trong các năm học 2009-2010, 2010-2011, 2011- 2012 nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học. 7. Ý nghĩa khoa học của đề tài 7.1. Ý nghĩa lý luận Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng THCS, tổng kết những bài học thành công và mặt hạn chế và yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động này. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Biện pháp quản lý đề xuất có thể đƣợc áp dụng cho các trƣờng THCS trong cả nƣớc, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của từng địa phƣơng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn có giá trị tham khảo cho các nhà quản lý giáo dục, các trƣờng sƣ phạm, các trƣờng có đào tạo chuyên ngành quản lý giáo dục,. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau: 8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các văn bản, tài liệu lý luận có liên quan đến quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng THCS. 8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3 - Phƣơng pháp quan sát. - Phƣơng pháp điều tra viết. - Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia. - Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm. 8.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng một số công thức toán học để xử lý số liệu thu đƣợc. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc trình bày trong ba chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng trƣờng trung học cơ sở Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trƣờng trung học cơ sở trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trƣờng trung học cơ sở trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Đã từ lâu việc nâng cao chất lƣợng dạy học trong các nhà trƣờng nhất là nhà trƣờng bậc phổ thông, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội là vấn đề mà Việt Nam cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới quan tâm. Đảng ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu trong chính sách phát triển đất nƣớc trên quan điểm con ngƣời vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Chính vì thế mà kể từ Hội nghị Trung ƣơng 4 khoá VII, Đảng ta đã ra nhiều nghị quyết, chỉ thị về phát triển giáo dục. Nghị quyết Trung ƣơng 2 khoá VIII đã nêu: “GD&ĐT hiện nay phải có một bước chuyển nhanh chóng về chất lượng và hiệu quả đào tạo, về số lượng và qui mô đào tạo, nhất là chất lượng dạy học trong các nhà trường nhằm nhanh chóng đưa GD&ĐT đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước” [3; tr.41] Trong văn kiện Đại hội Đảng IX, Đảng ta thể hiện quan điểm “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học” [4; tr.35]. Muốn làm đƣợc điều này thì trƣớc hết phải nâng cao chất lƣợng quản lý của HT đối với hoạt động dạy học trong nhà trƣờng. Đã có nhiều nhà sƣ phạm nƣớc ta nghiên cứu về lĩnh vực này. Các tác giả đƣa ra các vấn đề về vai trò của ngƣời HT trong công tác quản lý trƣờng học; bản chất và mối quan hệ giữa các hoạt động dạy và mối quan hệ giữa các hoạt động dạy và hoạt động học; vai trò của ngƣời dạy và ngƣời học; biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý của HT (Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Thanh Phong, Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ, Trần Kiều, Trần Kiểm, Nguyễn Phúc Châu, Phan Thế Sủng, Nguyễn Quốc Chí). Trƣớc tình hình nhiệm vụ đổi mới GD&ĐT hiện nay thì việc yêu cầu đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy học là việc làm cần thiết và cấp bách. Các nhà nghiên cứu về giáo dục cũng cho ra đời nhiều công trình trong lĩnh vực này nhƣ: tác giả Trần Viết Vƣợng với vấn đề lấy HS làm trung tâm; tác giả Trần Kiều với vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng THCS; tác giả Trần Hồng Quân đề cập tới một 5 số vấn đề đổi mới trong lĩnh vực GD&ĐT; tác giả Trần Kiểm cũng đề xuất việc đổi mới công tác quản lý giáo dục…Trên một số tạp chí thông tin quản lý giáo dục cũng có các bài viết về đổi mới công tác quản lý của phòng GD&ĐT (Nguyễn Trọng Hậu - số 5/2004); đẩy mạnh phong trào đổi mới phƣơng pháp dạy học tại một số trƣờng, khoa CBQL giáo dục ở địa phƣơng (Đặng Khoa Tuyển - số 5/2004) những định hƣớng đổi mới nội dung và phƣơng thức bồi dƣỡng CBQL giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Phạm Viết Nhụ - số 3/2005). Nhìn chung, các tài liệu trên dù mang tính khái quát hay chỉ đề cập tới một khía cạnh nào đó có liên quan nhƣng đều tập trung thống nhất ở vấn đề làm thế nào để nâng cao chất lƣợng dạy học khi mà ngành giáo dục đang trong thời kỳ đổi mới. Muốn vậy, trƣớc hết phải thấy rõ đƣợc vai trò quan trọng của công tác quản lý hoạt động dạy học của ngƣời HT trong các nhà trƣờng và phải chú ý đổi mới công tác này. Cho đến nay theo tài liệu mà chúng tôi có đƣợc thì ở huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội chƣa có tác giả nào đề cập nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi muốn đi sâu hơn về cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động dạy học, để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động dạy học của HT các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động này nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học trong trƣờng THCS đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới của GD hiện nay. 1.2. Hoạt động dạy học ở trƣờng trung học cơ sở 1.2.1. Khái niệm hoạt động dạy học Cùng với sự phát triển của xã hội loài ngƣời, tri thức của nhân loại cũng dần phong phú và hoàn thiện lên, khái niệm hoạt động dạy học từ đó cũng dần đƣợc mở rộng nội hàm thích ứng với những hoàn cảnh lịch sử khác nhau và phƣơng thức dạy học khác nhau. Các nhà khoa học đã tiếp cận với việc hoạt động dạy học ở các góc độ khác nhau: Dƣới góc độ của giáo dục học: “Hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng cho bất cứ loại hình nhà trường và xét theo quan điểm tổng thể, dạy học chính là con đường giáo dục tiêu biểu nhất” “Với nội dung và tính chất của nó, dạy học luôn được xem là con đường hợp lý, thuận lợi nhất, giúp cho HS với tư cách là chủ 6 thể nhận thức, có thể lĩnh hội được một hệ thống tri thức và kỹ năng hành động chuyển thành phẩm chất, năng lực trí tuệ của bản thân…” [19,172] Theo thuyết hoạt động, dạy học gồm hai hoạt động: Hoạt động dạy của ngƣời dạy và hoạt động học của ngƣời học. Hai hoạt động này luôn luôn gắn bó mật thiết với nhau, diễn ra liên tiếp và thâm nhập vào nhau, tồn tại cho nhau, vì nhau, bổ sung, hỗ trợ để cùng nhau phát triển và đạt đƣợc mục tiêu dạy học. - Hoạt động dạy: là sự tổ chức, điều khiển tối ƣu quá trình HS lĩnh hội tri thức, hình thành và phát triển nhân cách HS. Vai trò chủ đạo của hoạt động dạy chính là tổ chức và điều khiển sự học tập của HS, giúp HS nắm bắt kiến thức đồng thời hình thành kĩ năng, thái độ. Hoạt động dạy có hai chức năng là truyền đạt kiến thức điều khiển quá trình nắm bắt kiến thức theo nội dung chƣơng trình qui định bằng phƣơng pháp phù hợp. - Hoạt động học: là quá trình tự điều khiển tối ƣu sự chiếm lĩnh khái niệm khoa học, qua đó hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân cách. Vai trò tự điều khiển của hoạt động học thể hiện ở sự tự giác, tích cực, tự lực và sáng tạo dƣới sự tổ chức, điều khiển của thầy nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa học. Khi đó trò đồng thời đạt đƣợc ba mục đích: trí dục (nắm vững tri thức khoa học tức là hiểu, nhớ và vận dụng tốt); phát triển (tƣ duy và năng lực hoạt động trí tuệ); giáo dục (thái độ, đạo đức, quan điểm, niềm tin…). Hoạt động học có hai chức năng là lĩnh hội tri thức và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh tri thức một cách tự giác, tích cực, tự lực. Nội dung tri thức là bao gồm hệ thống khái niệm của môn học mà trò phải lĩnh hội bằng phƣơng pháp phù hợp (mô tả, giải thích, vận dụng) để biến tri thức của nhân loại thành học vấn của bản thân [35,37] Dƣới góc độ của lý luận quản lý: để đạt đƣợc mục đích dạy học, ngƣời dạy và ngƣời học đều phải phát huy các yếu tố chủ quan của cá nhân (phẩm, chất và năng lực của ngƣời dạy và ngƣời học) để xác định nội dung, lựa chọn phƣơng pháp tìm kiếm các hình thức, tận dụng các phƣơng tiện, điều khiển và đánh giá kết quả thu đƣợc [36,48] 7 Tri thức nhân loại Yếu tố chủ quan năng Dạy Học Quản lý Tự quản lý lực phẩm chất của ngƣời dạy Yêú tố chủ quan: năng lực, phẩm chất của Truyền Lĩnh hội đạt ngƣời học Chế định Bộ máy TC Nguồn Hệ thống GD -ĐT NLDH TL - VLDH TT QLGD Các yêu tố khách quan do chủ thể quản lý dạy học tạo ra Mục tiêu giáo dục Sơ đồ 1.1: Sơ đồ dạy học dưới góc độ lý luận quản lý [nguồn Lý luận dạy học ở trường THCS, Nguyễn Ngọc Bảo - Trần Kiểm] Các hoạt động trên đƣợc thực hiện tuân theo sự quản lý, tiến hành của HT theo kế hoạch thống nhất, có tổ chức và đƣợc tổ chức kiểm tra đánh giá. Nhƣ vậy, trong quá trình dạy học xuất hiện sự lao động chung của nhóm (ngƣời quản lý, ngƣời dạy và ngƣời học). Tóm lại: Mối quan hệ của hoạt động dạy học là mối quan hệ biện chứng, có sự cộng tác tối ưu giữa người dạy và người học bằng sự phát huy những yếu tố chủ 8 quan của họ và sử dụng có hiệu quả các yếu tố khách quan do các cấp quản lý tạo ra để quản lý truyền đạt và tự quản lý, lĩnh hội tri thức nhân loại nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Với cách tiếp cận này ta thấy vẫn kế thừa và đảm bảo đầy đủ nội hàm của khái niệm dạy học. Ý nghĩa về mặt quản lý trong khái niệm này đƣợc thể hiện ở hai chỗ: hoạt động dạy học luôn đƣợc đặt trong sự điều chỉnh của các yếu tố về môi trƣờng (chỉ định GD&ĐT, bộ máy tổ chức và nhân lực, tài liệu, vật liệu và hệ thống thông tin quản lý dạy học…). Ngƣời quản lý dạy học không những phải phát huy các yếu tổ chủ quan của ngƣời dạy, ngƣời học mà cần có các biện pháp quản lý để ngƣời dạy, ngƣời học sử dụng có hiệu quả các yếu tố khách quan (phƣơng tiện, điều kiện dạy học). 1.2.2. Hoạt động dạy học ở trường THCS trong giai đoạn hiện nay 1.2.2.1. Đặc điểm của HS và hoạt động học của HS THCS Đặc điểm của HS THCS có độ tuổi 11, 12 đến tuổi 14, 15 là lứa tuổi thiếu niên, giai đoạn có nhiều biến đổi mạnh “ tuổi khủng hoảng”, “ tuổi bất trị”… Về mặt tâm lý đây là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ lên tuổi trƣởng thành. Đặc điểm chung lứa tuổi này “vừa trẻ con, vừa có tính ngƣời lớn”, có khuynh hƣớng muốn trở thành ngƣời lớn. Tuy nhiên, xét về điều kiện phát triển tâm lý, ở lứa tuổi này có sự biến đổi mạnh về thể chất nhƣng không đồng đều nhƣ: Trọng lƣợng cơ thể tăng nhanh, hệ cơ – xƣơng phát triển không cân đối, hệ tim mạch phát triển nhanh làm rối loạn hô hấp, tuần hoàn, hoạt động nội tiết gây rối loạn thần kinh; hệ thần kinh chƣa có khả năng chịu đựng kích thích mạnh. Cùng với sự thay đổi về điều kiện sống nhƣ: Trong gia đình địa vị các em đã thay đổi, đƣợc tham gia bàn bạc một số công việc, đƣợc giao một số nhiệm vụ; Trong nhà trƣờng việc học có sự thay đổi về nội dung dạy học, có sự thay đổi về phƣơng pháp dạy học và hình thức học tập; Trong đời sống xã hội các em đƣợc thừa nhận nhƣ một thành viên tích cực và đƣợc giao một số công việc nhất định trên nhiều lĩnh vực. Với những điều kiện phát triển tâm lý không đồng đều nêu trên mà lứa tuổi thiếu niên có nhiều biểu hiện khủng hoảng trong đời sống tâm lý của các em. 9 Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi HS, nhƣng đến HS THCS, hoạt động học tập đƣợc xây dựng lại một cách cơ bản so với lứa tuổi HS tiểu học. Về động cơ học tập: Các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng ở thời kỳ đầu của lứa tuổi HS THCS chƣa có kỹ năng cơ bản để tổ chức tự học (các em chỉ tự học khi có bài tập, nhiệm vụ đƣợc giao) sau chuyển sang mức độ cao hơn (độc lập nắm vững tài liệu mới, những tri thức mới). Bắt đầu ở lứa tuổi này cũng là bắt đầu hình thành mức độ hoạt động học tập cao nhất. Đối với các em ý nghĩa của hoạt động học dần dần đƣợc xem nhƣ hoạt động độc lập hƣớng vào sự thỏa mãn nhu cầu nhận thức. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy động cơ học tập của HS THCS có một cấu trúc phức tạp, trong đó các động cơ xã hội khác nhau đƣợc kết hợp thành một khối (học tập để phục vụ xã hội, để lao động tốt …). Những động cơ nhận thức và những động cơ riêng (ví dụ muốn có uy tín, có địa vị trong lớp …) liên quan với lòng mong muốn tiến bộ và lòng tự trọng. Đôi khi ta lại thấy có sự mâu thuẫn giữa sự mong muốn trao đổi tri thức với thái độ bàng quan và thậm chí thái độ xấu đối với học tập, thái độ: phớt đời” đối với điểm số. Sở dĩ có tình trạng trên, là do các nguyên nhân sau: Do phản ứng độc đáo của lứa tuổi này đối với thất bại trong học tập; do xung đột với GV. Các em thƣờng hay xúc động mạnh khi thất bại trong học tập, nhƣng lòng tự trọng thƣờng làm cho các em che dấu, thơ ơ, lãng đạm đối với thành tích học tập. Nhiều lúc chúng ta thấy các em thƣờng nhắc bài cho nhau. Việc làm này của các em có nhiều động cơ khác nhau; nhƣng các nhà tâm lý học đã xác nhận rằng, đó là động cơ thuộc về mặt nhận thức đạo đức của các em. Các em nhắc bài cho bạn là muốn giúp bạn bằng mọi phƣơng tiện. Có em nhắc bài cho bạn để tỏ rõ sự hiểu biết của mình, muốn khoe khoang sự chăm chỉ học hành của mình. Tóm lại, động cơ học tập của HS THCS rất phong phú đa dạng, nhƣng chƣa bền vững, nhiều khi còn thể hiện sự mâu thuẫn của nó. Về thái độ đối với học tập: HS THCS cũng rất khác nhau. Tất cả các em đều ý thức đƣợc tầm quan trọng và sự cần thiết của học tập, nhƣng thái độ biểu hiện rất khác nhau. Sự khác nhau đó đƣợc thể hiện nhƣ sau: 10 - Trong thái độ học tập: từ thái độ tích cực, có trách nhiệm, đến thái độ lƣời biếng, thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong học tập. - Trong sự hiểu biết chung: từ mức độ phát triển cao và sự ham hiểu biết nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau ở một số em, nhƣng ở một số em khác thì mức độ phát triển rất yếu, tầm hiểu biết rất hạn chế. - Trong phƣơng thức học tập: từ hứng thú biểu hiện rõ rệt đối với một lĩnh vực tri thức nào đó và có những việc làm có nội dung cho đến mức độ hoàn toàn không có hứng thú nhận thức, cho việc học hoàn toàn bị gò ép, bắt buộc. Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, để giúp các em có thái độ đúng đắn với việc học tập thì phải có biện pháp giúp HS nhƣ sau: - Tài liệu học tập phải súc tích về nội dung khoa học; - Tài liệu học tập phải gắn với cuộc sống của các em, làm cho các em hiểu rõ ý nghĩa của tài liệu học; - Tài liệu phải gợi cảm, gây cho HS hứng thú học tập; - Trình bày tài liệu, phải gợi cho HS có nhu cầu tìm hiểu tài liệu đó; - Phải giúp đỡ các em biết cách học, có phƣơng pháp học tập phù hợp. 1.2.2.2. Đặc điểm dạy của GV THCS Do lứa tuổi HS THCS là lứa tuổi bắt đầu phát triển nhân cách và bộc lộ khả năng rất lớn nên hoạt động dạy học ở cấp THCS phải đổi mới về chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp theo hƣớng giao bài tập cụ thể nhằm phát huy khả năng tự học của HS. Mặt khác, ở bậc THCS vai trò của ngƣời GV có đặc điểm cơ bản là GV không chỉ chuyên sâu về từng bộ môn, từng lĩnh vực đƣợc đào tạo mà am hiểu các kiến thức xã hội nên ngƣời GV THPT phải là ngƣời không chỉ am hiểu kiến thức và chuyên sâu về bộ môn của mình mà có kiến thức xã hội sâu rộng. Cụ thể phải có năng lực dạy học, giáo dục; năng lực tổ chức; năng lực tự hoàn thiện bản thân. Thêm vào đó hoạt động dạy học ở bậc THCS trải dài về thời gian (từ khâu soạn bài của GV đến giảng bài rồi kiểm tra đánh giá) và mở rộng về không gian (học trên lớp, ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá …). Qua đó có thể thấy rằng: hoạt động dạy học GV là một quá trình sƣ phạm tổng thể, là sự kết hợp hài hoà và thống nhất giữa dạy học và giáo dục. Thông qua hoạt động này để hoàn thiện hoạt động nhận thức, 11 hoạt động thực tiễn của HS và để hình thành ở họ những phẩm chất, nhân cách mà xã hội đang đòi hỏi. Ngoài việc cung cấp tri thức môn học của HS thì ngƣời GV phải dạy cho HS những kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện nghĩa là phải dạy các em cách học, cách tƣ duy độc lập và bƣớc đầu làm quen với việc tự học, tự nghiên cứu để không ngừng nâng cao kết quả học tập. Nhƣ vậy mới cho các em hành trang vào đời, đó là tri thức và phẩm chất có tính chuẩn mực, tạo điều kiện cho các em có thể học ở bậc cao hơn hoặc ra ngoài cuộc sống đáp ứng nguồn nhân lực cho thị trƣờng lao động của xã hội hiện nay. 1.3. Quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng trung học cơ sở 1.3.1. Quản lý Quản lý là một hiện tƣợng xuất hiện rất sớm là một phạm trù tồn tại khách quan, đƣợc ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia, trong mọi thời đại. Trong thời đại ngày nay, quản lý đã trở thành một nhân tố của sự phát triển xã hội, quản lý trở thành một hoạt động phổ biến, diễn ra trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ và có liên quan đến tất cả mọi ngƣời. Khái niệm quản lý là một khái niệm rất chung và rộng. Nó đƣợc dùng cho cả quá trình quản lý xã hội quản lý giới vô sinh cũng nhƣ quản lý giới sinh vật, có nhiều cách tiếp cận và quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý. Theo quan điểm của điều khiển học: Quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức với bản chất khác nhau (xã hội, kỹ thuật, sinh học) nó bảo toàn cấu trúc các hệ, duy trì chế độ hoạt động. Quản lý là tác động hợp quy luật khách quan, làm cho hệ vận động, vận hành và phát triển. Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống: Quản lý là phƣơng thức tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên hệ thống, bao gồm hệ các quy tắc các ràng buộc về hành vi đối với mọi đối tƣởng các cấp trong hệ thống nhằm duy trì tính trồi hợp lý của cơ cấu và đƣa hệ thống sớm đạt tới mục tiêu. Phrê Dick Ăngghen (Fredrick Êngls 1820 - 1895) – Ngƣời thầy vĩ đại của giai cấp vô sản, ngƣời bạn chiến đấu gần nhất của Các Mác đã phân tíc tính tất yếu khách quan của quyền uy trong tự nhiên, trong kỹ thuật và trong xã hội. Ông viết “Nhƣ thế, chúng ta vừa thấy đƣợc rằng một mặt, một quyền uy nhất định, không kể 12 quyền uy đó đã đƣợc tạo ra bằng cách nào, và mặt khác, một sự phục tùng nhất định, đều là những điều kiện mà bất cứ một tổ chức xã hội nào sũng đều do điều kiện vật chất, trong đó tiến hành sản xuất và lƣu thông sản phẩm, làm cho trở thành tất yếu đối với chúng ta ” (Các Mác và Ph Ăng Ghen: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia – Hà nội, 1995) [18,421]. Trong giáo trình Khoa học quản lý (Tập 1, NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội, 1999) đã ghi rõ: “ Quản lý là các hoạt động đƣợc thực hiện nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của ngƣời khác. Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những cộng sự khác. Quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó…” [23,25]. Theo tác giả Nguyễn Minh Đa ̣o : “Quản lý là tác động liên tục có tổ chức , có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý hay tổ chức quản lý ) lên khách thể (đối tượng) về mặt chính trị, văn hóa xã hội, kinh tế… bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [7; tr.7] Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo – Nguên HT trƣờng CBQL GD&ĐT nay là Học viện quản lý giáo dục thì: “ Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động, chính sự phân công hợp tác lao động nhằm đem đến kết quả nhiều hơn, năng suất cao hơn trong việc đòi hỏi phải có sự chỉ huy phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lý... phải có ngƣời đứng đầu. Đây là hoạt động để ngƣời thủ trƣởng phối hợp nỗ lức với các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng, trong tổ chức đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra”. Nhƣ vậy, có thể khái quát: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển hƣớng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời nhằm đạt tới mục đích đã đề ra. Quản lý là một môn khoa học sử dụng tri thức của nhiều khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn khác nhƣ: toán học, thống kê, kinh tế, tâm lý và xã hội học. Quản lý là một khoa học vì nó là lĩnh vực tri thức đƣợc hệ thống hóa và là đối tƣợng nghiên cứu khách quan đặc biệt. Quản lý là một khoa học phân loại kiến thức, giải thích các mối quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý. 13 Quản lý vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật. Nó mang tính khoa học vì các hoạt động quản lý có tổ chức, có định hƣớng dựa trên những quy luật, những nguyên tắc và những phƣơng pháp hoạt động cụ thể, đồng thời cũng mang tính nghệ thuật vì nó vận dụng một cách sáng tạo trên những điều kiện cụ thể, trong sự kết hợp và tác động nhiều mặt của các yếu tố khác nhau trong đời sống xã hội. Thực chất của hoạt động quản lý là việc xử lý mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý. Chủ thể quản lý luôn là con ngƣời và có cơ cấu tổ chức phụ thuộc vào quy mô, độ phức tạp của khách thể quản lý. Khách thể quản lý là đối tƣợng chịu sự điều khiển, tác động của chủ thể quản lý, bao gồm con ngƣời, các tài nguyên, tƣ liệu sản xuất. Tƣ tƣởng chỉ đạo xuyên suốt lịch sử khoa học quản lý: Con ngƣời là yêu tố quan trọng nhất trong khách thể quản lý. 1.3.2. Chức năng quản lý Quản lý là một hoạt động đặc biệt, lao động sáng tạo, hoạt động QL cũng phát triển không ngừng từ thấp đến cao, gắn liền với quy trình phát triển, đó là sự phân công, chuyên môn hóa lao động QL. Để QL, chủ thể QL phải thực hiện nhiều loại công việc khác nhau. Những loại công việc QL này gọi là chức năng QL, các chức năng QL là những loại công việc QL mang tính độc lập tƣơng đối, đƣợc hình thành trong quá trình chuyên môn hóa hoạt động QL. Theo quan điểm hiện đại quản lý có các chức năng cụ thể sau: Chức năng kế hoạch hóa Chức năng kế hoạch hóa là quá trình xác định các mục tiêu và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó. Kế hoạch hóa bao gồm toàn bộ quá trình từ xác định mục tiêu, các phƣơng pháp, phƣơng tiện để đạt mục tiêu đến tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu. Chức năng tổ chức Khi ngƣời quản lý đã lập xong kế hoạch, họ phải chuyển hóa những ý tƣởng khá trừu tƣợng ấy thành hiện thực. một tổ chức lành mạnh sẽ có ý nghĩa quyết định đối với sự triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch. Xét về mặt chức năng quản lý, tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong tổ chức nhằm làm cho họ thực 14 hiện thành công các kế hoạch và đạt đƣợc các mục tiêu tổng thể của tổ chức. Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, ngƣời quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực). Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của ngƣời quản lý, sử dụng các nguồn lực có hiệu quả. VI.Lênin nói: "Tổ chức là nhân tố sinh thành ra hệ toàn vẹn, biến một tổ hợp các thành tố rời rạc thành một thể thống nhất, người ta gọi là hiệu ứng tổ chức". Chức năng chỉ đạo Sau khi kế hoạch đã đƣợc lập, cơ cấu bộ máy đã hình thành, nhân sự đã đƣợc tuyển dụng thì phải có cá nhân hoặc tổ chức đứng ra lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức, một số học giả gọi đó là quá trình chỉ đạo hoạt động. Lãnh đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với ngƣời khác và động viên hệ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức. Hiển nhiên việc lãnh đạo không chỉ bắt đầu sự lập kế hoạch và thiết kế bộ máy đã hoàn tất và nó thấm vào ảnh hƣởng quyết định tới hai chức năng kia (chức năng kế hoạch hóa và chức năng tổ chức). Chức năng kiểm tra Nhiệm vụ của kiểm tra là nhằm đánh giá trạng thái của hệ, xem mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn bộ kế hoạch đã đạt đƣợc ở mức độ nào. Kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình hoạt động, tìm ra nguyên nhân thành công, thất bại giúp chủ thể QL rút ra bài học kinh nghiệm. Theo lý thuyết hệ thống: Kiểm tra giữ vai trò liên hệ nghịch, là trái tim, mạch máu của hoạt động quản lý. Có kiểm tra mà không có đnahs giá coi nhƣ không có kiểm tra, không có kiểm tra coi nhƣ không có hoạt động quản lý. Kiểm tra là tai mắt của hoạt động quản lý. Vì vậy phải kiểm tra thƣờng xuyên và kết hợp linh hoạt nhiều hình thức kiểm tra. Tóm lại các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra là các chức năng cơ bản đƣợc hình thành trong sự phân công và chuyên môn hóa hoạt động quản lý. Chức năng thông tin Ngoài bốn chức năng cơ bản: Kế hoạch, Tổ chức, Chỉ đạo, Kiểm tra còn có chức năng quan trọng đó là chức năng thông tin. 15 Thông tin quản lý là dữ liệu (tình hình) về việc thực hiện các nhiệm vụ đƣợc xử lý giúp cho ngƣời quản lý hiểu đúng về đối tƣợng quản lý mà họ đang quan tâm để phục vụ cho việc đƣa ra các quyết định quản lý cần thiết trong quá trình quản lý. Do đó thông tin quản lý không những là tiền đề quản lý mà còn là huyết mạch quan trọng để duy trì quá trình quản lý. Thông tin quản lý là cơ sở để ngƣời quản lý đƣa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời và có hiệu quả. Theo hình thức, quá trình quản lý đƣợc diễn ra tuần tự từ chức năng kế hoạch đến các chức năng tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Song trên thực tế các chức năng quản lý đan xen, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện,thì thông tin quản lý là một chức năng trong hoạt động quản lý và nó đƣợc coi nhƣ là một chức năng trung tâm. Nhƣ vậy: Chức năng quản lý tạo thành một hệ thống thống nhất với trình tự nhất định, trong quản lý không đƣợc coi nhẹ bất kỳ chức năng nào. Kế hoạch Kiểm tra Thông tin Tổ chức Chỉ đạo Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý [nguồn Giáo trình khoa học quản lý] Biểu thị mối liên hệ và tác động trực tiếp. Biểu thị mối liên hệ ngƣợc hoặc thông tin phản hồi trong quá trình quản lý. 1.3.3. Các nguyên tắc quản lý Trong việc quản lý các tổ chức (kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục) mà yếu tố chủ yếu là con ngƣời, các nhà lãnh đạo quản lý thƣờng vận dụng các nguyên tắc sau: 16 Nguyên tắc đảm bảo tính Đảng: ĐCSVN là Đảng duy nhất cầm quyền, vì thế trong quản lý phải bám sát đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng trong hoạt động của bộ máy. Nguyên tắc tập chung dân chủ: Đây là nguyên tắc quan trọng tạo khả năng quản lý một cách khoa học, có sự kết hợp chặt chẽ của cơ quan quyền lực với sức mạnh sáng tạo của quảng đại quần chúng trong việc thực hiện mục tiêu quản lý. Tập trung trong quản lý đƣợc hiểu là toàn bộ các hoạt động của hệ thống tập trung vào cơ quan quyền lực cao nhất, cấp này có nhiệm vụ vạch đƣờng lối, chủ trƣơng, phƣơng hƣớng mục tiêu tổng quát và đề xuất các giải pháp cơ bản để thực hiện. Nguyên tắc tập chung đƣợc thực hiện thông qua chế độ một thủ trƣởng. Dân chủ trong quản lý đƣợc hiểu là: Phát huy quyền làm chủ của mọi thành viên trong tổ chức huy động trí lực và sự sáng tạo của họ. Dân chủ đƣợc thể hiện ở chỗ: Các chỉ tiêu, kế hoạch hành động đều đƣợc tập thể tham gia, bàn bạc kiến nghị các biện pháp trƣớc khi quyết định. Trong thực tiễn, ngƣời quản lý phải biết kết hợp hài hòa giữa tập trung và dân chủ, tránh tập trung dẫn đến quan liêu, độc đoán. Song cũng phải biết sử dụng quyền lực tập trung một cách đúng lúc, đúng chỗ, phải dám quyết đoán và dám chịu trách nhiệm. Nguyên tắc pháp chế: Tăng cƣờng pháp chế XHCN là một nguyên tắc quan trọng tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc. Điều 12 Hiến pháp 1992 khẳng định: “ Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cƣờng pháp chế XHCN”. Pháp chế có vai trò quan trọng là đảm bảo và bảo vệ quyền tự do và lợi ích hợp pháp của công dân. Tăng cƣờng pháp chế là một đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp đổi mới KT-XH, bảo đảm dân chủ và ngăn chặn, loại trừ các vi phạm phạm luật, vi phạm kỷ luật lao động. Vì thế để nâng cao hiệu lực quản lý yêu cầu mọi chủ thể quản lý hoạt động trên nguyên tắc pháp chế. Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi công tác tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý, mọi chủ thể quản lý phải thi hành đúng quy định của pháp luật, chống sự lạm dụng, lẩn tránh nghĩa vụ. 17 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và thực tiễn: Nguyên tắc này đòi hỏi ngƣời quản lý phải nắm bắt đƣợc quy luật và phát triển của bộ máy, nắm vững quy luật tâm lý của quá trình quản lý, hiểu rõ thực tế địa phƣơng , thực tiễn ngành mình, đảm bảo hài hòa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân, đảm bảo hiệu quả kinh tế, đảm bảo vai trò quần chúng tham gia quản lý, thực hiện tinh thần: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. 1.3.2. Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Theo tác giả Nguyễn Phúc Châu: “Quản lý hoạt động dạy học là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý dạy học đến chủ thể dạy học bằng các giải pháp phát huy tác dụng của các phương tiện quản lý hoạt động dạy học như: chế định GD&ĐT, bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học, nguồn tài lực và vật lực dạy học và thông tin và môi trường dạy học nhằm đạt được mục tiêu quản lý hoạt dộng dạy học”.[12; tr.15] Dạy học là hoạt động trọng tâm của nhà trƣờng, mọi hoạt động giáo dục khác suy cho cùng đều xoay quanh hoạt động này. Vì vậy, trong nhà trƣờng, quản lý nhà trƣờng thực chất là quản lý hoạt động dạy học. Quản lý hoạt động dạy học chính là tập hợp những động tác tối ƣu (cộng tác, tham gia hỗ trợ phối hợp, huy động, can thiệp) của chủ thể quản lý đến tập thể GV, HS… nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vốn có, tạo động lực đẩy mạnh quá trình dạy học của nhà trƣờng nhằm thực hiện có chất lƣợng, mục tiêu và chất lƣợng đào tạo, đƣa nhà trƣờng tiến lên trạng thái mới quản lý hoạt động dạy học là quản lý sự lao động của nhóm (ngƣời quản lý, ngƣời dạy và ngƣời học). Cụ thể: - Chủ thể quản lý hoạt động dạy học tác động đến ngƣời dạy và ngƣời học thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho dạy học. - Ngƣời dạy cùng một lúc thực hiện kế hoạch hoá hoạt động dạy học, tự tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy của mình và tổ chức, chỉ đạo hoạt động học của ngƣời học, đồng thời tự kiểm tra; đánh giá kết quả dạy của mình và kết quả học của ngƣời học. 18 - Ngƣời học tự xây dựng kế hoạch, tự tổ chức, tự chỉ đạo và tự kiểm tra hoạt động học của mình theo kế hoạch, theo sự chỉ đạo và phƣơng thức kiểm tra đánh giá của chủ thể quản lý và của ngƣời dạy trực tiếp. Nhƣ vậy, trong quản lý hoạt động dạy học đã xuất hiện hoạt động tự quản lý của ngƣời dạy và ngƣời học. Thêm vào đó, dạy học là một trong những hoạt động xã hội cho nên nó có các thành tố cấu trúc hoạt động nhƣ: chủ thể, khách thể, mục đích, phƣơng tiện, kiểm tra, kết quả. Các phƣơng tiện - điều kiện xã hội là những yếu tố khách quan của chủ thể hoạt động. Đó là : - Các chế định GD & ĐT đối với dạy học. - Bộ máy tổ chức nhân lực: cách thức sắp xếp cơ cấu và cơ chế hoạt động của mỗi bộ phận, mỗi thành viên trong tổ chức do chủ thể quản lý ấn định. - Nguồn tài lực- vật lực: là tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị… đƣợc sử dụng cho hoạt động dạy học. - Hệ thống thông tin là những hiểu biết cần thiết của chủ thể quản lý và chủ thể dạy học về mục đích, nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp, hình thức tổ chức, thành tựu khoa học, công nghệ, những yếu tố kinh tế – xã hội, kể cả những phản ánh của ngƣời học, ngƣời dạy, cộng đồng, xã hội về kết quả dạy học để quản lý dạy học; để dạy và để học. - Môi trƣờng dạy học: là môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội tác động tới hoạt động dạy học. Nhƣ vậy, quản lý dạy học về mặt tổng thể là phải quản lý năm lĩnh vực chủ yếu sau: - Lĩnh vực quản lý thực hiện luật pháp, chính sách, điều lệ và qui chế dạy học. - Lĩnh vực quản lý bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học. - Lĩnh vực huy động và sử dụng nguồn tài lực và vật lực dạy học. - Lĩnh vực quản lý môi trƣờng dạy học. - Lĩnh vực quản lý hệ thống thông tin dạy học.[12,11-16] Tóm lại: Quản lý hoạt động dạy học là quản lý quá trình truyền thụ tri thức của đội ngũ GV và quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của HS và quản lý các phương tiện, điều kiện CSVC trang thiết bị phục vụ cho dạy học. 19 1.4. Nội dung quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng trung học cơ sở 1.4.1. Quản lý hoạt động dạy của GV Hoạt động dạy của thầy là hoạt động chủ đạo trong quá trình dạy học. Quản lý hoạt động này bao gồm: quản lý phân công giảng dạy cho GV, quản lý việc thực hiện chƣơng trình dạy học, quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp, quản lý giờ lên lớp của GV, quản lý việc dự giờ và phân tích bài học sƣ phạm, quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS..vv. - Quản lý việc phân công giảng dạy cho GV Phân công giảng dạy cho GV thực chất là công tác tổ chức- cán bộ HT cần quán triệt quan điểm phân công giảng dạy theo chuyên môn đã đƣợc đào tạo theo yêu cầu đảm bảo chất lƣợng và đảm bảo quyền lợi học tập của HS. Trong điều kiện tình hình của đội ngũ GV hiện nay, do chất lƣợng chuyên môn không đồng đều nên việc phân công giảng dạy cho GV phù hợp với các yêu cầu của công việc và nguyện vọng cá nhân không phải là điều dễ dàng. Điều đó đòi hỏi sự phân công phải đảm bảo hài hòa giữa việc cân đối số giờ thực dạy và số giờ làm công tác kiêm nhiệm, đảm bảo tƣơng đối công bằng về khối lƣợng công việc của từng GV. - Quản lý việc thực hiện chương trình. Thực hiện chƣơng trình dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu của nhà trƣờng phổ thông. Chƣơng trình dạy học là văn bản pháp lệnh của nhà nƣớc do Bộ GD&ĐT ban hành. Yêu cầu đối với HT là phải nắm vững chƣơng trình, tổ chức cho GV tuân thủ một cách nghiêm túc, không đƣợc tùy tiện thay đổi, thêm bớt làm sai lệch chƣơng trình dạy học (nếu có thay đổi, bổ sung phải theo hƣớng dẫn của Bộ GD&ĐT tạo, Sở, Phòng GD&ĐT địa phƣơng). Sự nắm vững chƣơng trình dạy học là việc đảm bảo để HT quản lý thực hiện tốt chƣơng trình dạy học. Bao gồm: + Nắm vững nguyên tắc cấu tạo chƣơng trình, nội dung và phạm vi kiến thức của từng môn học, cấp học. + Nắm vững phƣơng pháp dạy học đặc trƣng của môn học và các hình thức dạy học của từng môn học. 20 + Nắm vững kế hoạch dạy học của từng môn học, từng khối lớp trong cấp học. + Không đƣợc giảm nhẹ, nâng cao hoặc mở rộng so với yêu cầu nội dung, phạm vi kiến thức quy định của từng chƣơng trình môn học. + Phƣơng pháp dạy đặc trƣng của môn học, của bài học phải phù hợp với từng loại lớp học, từng loại bài của lớp học. Để việc quản lý thực hiện chƣơng trình dạy học đạt kết quả, bảo đảm thời gian cho việc thực hiện chƣơng trình dạy học, HT phải chủ ý sử dụng thời khóa biểu nhƣ là công cụ để theo dõi, điều khiển và kiểm soát tiến độ thực hiện chƣơng trình dạy học, để thƣờng xuyên, kịp thời điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện chƣơng trình dạy học. - Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp. Soạn bài là khâu quan trọng nhất trong việc chuẩn bị của GV cho giờ lên lớp. Tuy nó chƣa dự kiến hết các tình huống sƣ phạm trong quá trình lên lớp, nhƣng soạn bài thực sự là lao động sáng tạo của từng GV. Nó thể hiện sự suy nghĩ, lựa chọn, quyết định của GV về nội dung, phƣơng pháp giảng dạy, hình thức lên lớp phù hợp với đối tƣợng HS và đúng với yêu cầu của chƣơng trình. Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp phải đảm bảo những yêu cầu cần thiết đó là: + Bảo đảm tính tƣ tƣởng, tính giáo dục thông qua bài giảng. + Thực hiện soạn bài phải đúng quy chế, soạn bài chu đáo trƣớc khi lên lớp, chống việc soạn bài để đối phó với việc kiểm tra. + Bảo đảm nội dung, kiến thức khoa học, chính xác, mang tính giáo dƣỡng. + Đƣa việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp vòa nền nếp, nghiêm túc và đảm bảo chất lƣợng. + Chỉ đạo không dập khuôn, máy móc, bảo đảm và khuyến khích tính tích cực, tự giác và sáng tạo của GV. Để việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp của GV có thể thực hiện theo một kế hoạch đồng bộ và có hiệu quả, HT nhà trƣờng cần phải phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ GV trong trƣờng, tạo mọi điều kiện để họ thực hiện tốt việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp, có kế hoạch thƣờng xuyên kiểm tra, theo dõi để khuyến 21 khích kịp thời đồng thời điều chỉnh những sai lệch nhằm thực hiện đúng những quy định đã đề ra. - Quản lý giờ lên lớp của GV + Thông qua trực ban hàng ngày để quản lý nề nếp trong các buổi học. + Tổ chức hoạt động dự giờ, thăm lớp để nắm bắt thực trạng chất lƣợng các giờ dạy và tổ chức rút kinh nghiệm sƣ phạm. + Thông qua báo cáo của các tổ chuyên môn và của GV chủ nhiệm để nắm thông tin về công tác dạy học của GV. Hoạt động dạy và học trong nhà trƣờng phổ thông hiện nay đƣợc thực hiện chủ yếu bằng hình thức dạy và học trên lớp, với những giờ lên lớp và hệ thống bài học cụ thể. Nói cách khác, giờ lên lớp là hình thức tổ chức cơ bản và chủ yếu nhất của quá trình dạy học trong nhà trƣờng để thực hiện mục tiêu cấp học. Chính vì vậy trong quá trình quản lý dạy và học của mình, HT phải có những biện pháp tác động cụ thể, phong phú và linh hoạt để nâng cao chất lƣợng giờ lên lớp của GV, đó là trách nhiệm của ngƣời quản lý. Quản lý giờ lên lớp của GV phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu là: + Xây dựng đƣợc “chuẩn” giờ lên lớp để quản lý tốt giờ lên lớp của GV. Ngoài những quy định chung của ngành cần thƣờng xuyên đƣợc bổ sung, điều chỉnh để thực hiện đƣợc tiến độ chung của trƣờng và của GV trong trƣờng. + Phải xây dựng nề nếp giờ lên lớp cho thầy và trò nhằm bảo đảm tính nghiêm túc trong mọi hoạt động hết sức nhịp nhàng của nhà trƣờng, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học. + Phải tác động đến giờ lên lớp một cách tích cực và càng trực tiếp càng tốt để mọi giờ lên lớp đều góp phần thực hiện mục tiêu. Để đảm bảo đƣợc những yêu cầu quản lý giờ lên lớp, HT cần xây dựng và quy định rõ chế độ thực hiện và kiểm tra sử dụng thời khóa biểu nhằm kiểm soát các giờ lên lớp, duy trì nề nếp dạy học, điều khiển nhịp điệu dạy học và tạo nên bầu không khí sƣ phạm trong nhà trƣờng. - Quản lý việc dự giờ và phân tích sư phạm bài học. Nét đặc thù cơ bản làm cho quản lý trƣờng học khác với các dạng quản lý khác là trong quản lý nhà trƣờng có hoạt động dự giờ và phân tích sƣ phạm bài 22 học, đây là một chức năng quan trọng của HT để chỉ đạo hoạt động dạy và học và biện pháp quan trọng hàng đầu để quản lý giờ lên lớp. Để công việc dự giờ và phân tích sƣ phạm sau mỗi tiết dạy thực sự trở thành có hiệu quả HT cần phải quán triệt đầy đủ những yêu cầu cơ bản sau: + Nắm vững đƣợc lý luận dạy học và lý thuyết về bài học, nắm vững những quan điểm trong phân tích sƣ phạm bài học + Nắm vững các bƣớc trong dự giờ và phân tích sƣ phạm bài học để chỉ đạo tất cả GV trong nhà trƣờng thực hiện. + Để nâng cao chất lƣợng dự giờ, phân tích sƣ phạm bài học, cần thƣờng xuyên tổ chức các chuyên đề về dự giờ lên lớp, trao đổi nội dung và phƣơng pháp giảng dạy, xây dựng dạy mẫu, tổ chức dạy thử, tổ chức học tập, thao giảng…vv nhằm giúp GV nắm vững lý thuyết, rút kinh nghiệm về phƣơng pháp giảng dạy, về các bƣớc dự giờ và phân tích bài dạy… Trên cơ sở đó khuyến khích sự sáng tạo của GV và đây cũng chính là hoạt động đặc trƣng cho nghề nghiệp của GV. HT nhà trƣờng luôn luôn tạo điều kiện và kích thích khả năng của GV để phát huy hết tiềm năng trong mỗi GV. - Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS Kiểm tra đánh giá là một bộ phận hợp thành, không thể thiếu đƣợc trong quá trình giáo dục ở tất cả các môn học, ở GV chủ nhiệm lớp. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS đƣợc tồn tại đồng thời với quy trình dạy học, đó là quy trình thu nhận và xử lý thông tin về trình độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp phù hợp, giúp HS học tập tiến bộ. Qua việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá HS của GV, ngƣời quản lý sẽ nắm đƣợc chất lƣợng dạy và học ở từng GV một. Nó là cơ sở để đánh giá quá trình và hiệu quả của ngƣời dạy lẫn ngƣời học. Nhất là trong giai đoan hiện nay khi tình trạng dạy thêm học thêm đang lan tràn, khi trình độ của một bộ phận GV còn hạn chế thì việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS là điều quan trọng. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS là việc làm hết sức cần thiết của HT nhằm tác động trực tiếp đến GV thực hiện đầy đủ và chính xác quá trình kiểm tra- đánh giá, thúc đẩy quá trình nâng cao hiệu quả dạy học theo mục 23 tiêu. quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS phải đạt đƣợc những yêu cầu cơ bản sau: + Phải thực hiện nghiêm chỉnh quy chế chuyên môn trong nhà trƣờng thông qua điểm số, đánh giá đƣợc chất lƣợng học tập của HS và giảng dạy của GV. Từ đó rút ra đƣợc những vấn đề cần phải điều chỉnh, uốn nắn và bổ sung giúp cho ngƣời quản lý chỉ đạo hoạt động này một cách đầy đủ, chặt chẽ hơn. + Phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các văn bản hƣớng dẫn đánh giá xếp loại HS theo quy định. + Đánh giá, xếp loại HS một cách công bằng, chính xác, tránh những biểu hiện không đúng trong việc đánh giá kết quả học tập của HS. - Quản lý hồ sơ chuyên môn của GV Việc quản lý hồ sơ chuyên môn của GV là một công việc hết sức quan trọng của ngƣời QL, Hồ sơ chuyên môn của GV là phƣơng tiện phản ánh quá trình quản lý có tính khách quan và cụ thể, giúp ngƣời HT nắm chắc hơn, cụ thể hơn tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của GV. Có thể nói hồ sơ chuyên môn của GV là cơ sở pháp lý để nói lên nội dung công việc mà GV đó được phân công, là cơ sở để đánh giá sự chuẩn bị, đầu tư cho chuyên môn của GV đó. Tuy nhiên không ngƣời quản lý không nên đồng nhất khái niệm hồ sơ chuyên môn của GV đó với năng lực giảng dạy của GV đó trên lớp. Theo điều 25.2 của Điều lệ trƣờng THCS, quy định hồ sơ chuyên môn của GV bao gồm các loại hồ sơ sau: + Giáo án. + Các loại sổ: sổ dự giờ, sổ báo giảng, sổ chủ nhiệm, sổ công tác, sổ tự bồi dƣỡng, sổ sinh hoạt chuyên môn. + Các loại sách: sách giáo khoa, sách hƣớng dẫn, phân phối chƣơng trình, các tài liệu tham khảo. Trong quá trình quản lý, ngƣời HT, chuyên viên phòng GD&ĐT cần hƣớng dẫn cụ thể yêu cầu của từng loại hồ sơ, cùng với hiệu phó phụ trách chuyên môn và tổ trƣởng chuyên môn thƣờng xuyên kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau để kịp thời điều chỉnh những sai lệch trong hoạt động đạy và học. - Quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng GV 24 Đây là một trong những nội dung quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản lý nhà trƣờng của ngƣời HT, việc quản lý sử dụng và bồi dƣỡng GV đƣợc thể hiện chủ yếu ở hai nội dung sau: + Sử dụng đội ngũ GV: Phân công hợp lý trong chuyên môn, điều này đƣợc thể hiện bằng sự phân công hợp lý, đúng khả năng, trình độ của từng GV với các vị trí công việc tƣơng ứng, bên cạnh đó cần chú ý đến điều kiện của từng GV trong nhà trƣờng. + Bồi dƣỡng đội ngũ: Việc sử dụng tiềm năng trong mỗi GV phải đi đôi với công tác bồi dƣỡng thƣờng xuyên chất lƣợng chung của đội ngũ trong nhà trƣờng. Bao gồm việc bồi dƣỡng thƣờng xuyên theo chƣơng trình của Bộ GD-ĐT, bồi dƣỡng thƣờng xuyên trong hè, tham gia các lớp bồi dƣỡng nâng cao trình độ nhằm chuẩn hóa đội ngũ GV, bồi dƣỡng trên chuẩn… Như vậy, quản lý hoạt động dạy là quá trình quản lý một quá trình chủ đạo của người thầy trong quá trình dạy học, đòi hỏi người quản lý phải hiểu hết nội dung, yêu cầu quản lý để đưa ra những quyết định đúng đắn, chính xác đồng thời cũng đảm bảo mềm dẻo, linh hoạt để đưa hoạt động dạy của nhà giáo vào kỷ cương, nề nếp, nhưng vẫn phát huy được khả năng sáng tạo của GV trong việc thực hiện được nhiệm vụ của mình. Hoạt động dạy của ngƣời thầy sẽ hoàn thành trọn vẹn hơn khi mà ngƣời thầy biết tổ chức tốt hoạt động của trò. Đó cũng chính là sự liên tục của hoạt động dạy học, là trách nhiệm và lƣơng tâm của ngƣời thầy đối với “sản phẩm đào tạo” của mình. 1.4.2. Quản lý hoạt động học tập của HS Hoạt động học tập của HS là một hoạt động tồn tại song song với hoạt động dạy của ngƣời thầy. Do vậy quản lý hoạt động học của HS có vai trò hết sức quan trọng trong quy trình quản lý chất lƣợng dạy học. Các nội dung quản lý hoạt động học của HS bao gồm: - Quản lý nề nếp, động cơ, thái độ học tập của HS Nề nếp học tập, kỷ luật học tập của HS là những quy định cụ thể về thái độ, hành vi ứng xử của người HS nhằm làm cho hoạt động học tập diễn ra có hiệu 25 quả. Nề nếp, thái độ học tập của HS sẽ quyết định nhiều đến hiệu quả học tập, vì vậy ngƣời QL và GV cần xây dựng đƣợc những nề nếp học tập sau đây: + Phải xây dựng cho HS có động cơ, thái độ học tập đúng đắn, chuyên cần, chăm chỉ, có nề nếp học bài và làm bài đầy đủ. Ngƣời GV phải là ngƣời giúp các hƣớng tới những ƣớc mơ, hoài bão, sống có lý tƣởng, từ đó các em sẽ xác định cho mình động cơ, thái độ học tập đúng mực. + Giúp HS có những thói quen, nề nếp trong những hoạt động ở nhà trƣờng cũng nhƣ những nơi sinh hoạt văn hóa… + Có ý thức sử dụng, bảo quản và chuẩn bị đồ dùng học tập. + Có ý thức tự phấn đấu rèn luyện, tu dƣỡng đạo đức, tự hoàn thiện mình. - Quản lý việc giáo dục phương pháp học tập cho HS Phƣơng pháp học tập là yếu tố quyết định chất lƣợng học tập của ngƣời học, vì vậy việc quản lý, giáo dục phƣơng pháp học tập cho HS cần phải đạt đƣợc những yêu cầu tối thiểu sau: + Làm cho HS nắm đƣợc phƣơng pháp, kỹ năng chung của hoạt động học tập, kỹ năng học tập phù hợp với từng bộ môn. + Giúp HS có phƣơng pháp học tập ở lớp. + Giúp HS có phƣơng pháp tự học ở nhà. - Quản lý các hoạt động học tập, vui chơi giải trí. Đây là yêu cầu quan trọng đối với ngƣời HT trong việc quản lý các hoạt động học tập của HS. Các hoạt động học tập, vui chơi giải trí phải đƣợc tổ chức một cách hợp lý, phù hợp với sự phát triển tâm lý, sức khỏe của HS. - Quản lý việc phân tích đánh giá kết quả học tập của HS Phân tích, đánh giá kết quả học tập của HS là yêu cầu cần thiết trong quản lý của HT. Điểm số của HS phải đƣợc cập nhật, các bài kiểm tra viết phải đƣợc trả cho HS đúng thời gian quy định của ngành giáo dục, mỗi bài kiểm tra trƣớc khi công bố điểm GV phải xem xét kỹ lƣỡng, có lời nhận xét, phát hiện các lỗi khi HS mắc phải, chữa tại lớp để rút kinh nghiệm. Phát hiện những bài làm có ý tƣởng hay, mới, biểu dƣơng những bài làm có kết quả tốt. Căn cứ vào sổ điểm của lớp, công tác dự giờ thăm lớp, HT, PHT, tổ trƣởng chuyên môn phân tích đánh giá kết quả học tập của HS thƣờng xuyên hàng tuần, 26 hàng tháng từ đó có sự so sánh để thấy đƣợc sự chuyển biến của chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng. Nội dung cần tập trung chủ yếu vào những vấn đề sau: + Tình hình thực hiện nề nếp học tập, tinh thần thái độ học tập, sự chuyên cần và tính kỷ luật trong học tập. + Kết quả học tập các môn học, điểm số, tiến độ kiểm tra của GV theo phân phối chƣơng trình, số lần điểm/môn, nhận xét đánh giá của GV bộ môn phụ trách về mức độ tiến triển kết quả học tập của HS. + Chất lƣợng học tập của HS ở các môn học, các yêu cầu, kỹ năng đạt đƣợc của HS ở các môn học + Những kết quả sau khi phân tích sẽ giúp cho HT thấy rõ thêm hoạt động dạy học, trên cơ sở đó có những quyết định quản lý kịp thời chính xác. - Phối hợp các lực lượng giáo dục khác, trong và ngoài nhà trường quản lý hoạt động học tập của HS. Hoạt động học tập của HS diễn ra trong không gian và thời gian tƣơng đối rộng, bao gồm chủ yếu là học tập trên lớp và ở nhà. Vì vậy HT cần phải tổ chức phối hợp giữa GV chủ nhiệm lớp, tổng phụ trách Đội, bí thƣ Đoàn thanh niên, gia đình HS, nhằm đƣa hoạt động học tập của HS vào nề nếp chặt chẽ ngay từ trong nhà trƣờng, lớp rồi đến gia đình. Sự phối hợp giữa gia đình- nhà trƣờng- xã hội là một hoạt động rất cần thiết. Điều này giúp chúng ta thống nhất đƣợc phƣơng pháp giáo dục, có đƣợc thông tin phản hồi, về tình hình học tập của các em. Quản lý hoạt động học tập của HS là một yêu cầu không thể thiếu và có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý giáo dục. Nếu quản lý tốt đối tượng này sẽ tạo được ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện tu dưỡng, các em sẽ có thái độ học tập, xác định được động cơ học tập đúng đắn, từ đó góp phần vào nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trong nhà trường nói riêng và thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra nói chung. 1.4.3. Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị - kỹ thuật phục vụ dạy học Cơ sở vật chất là điều kiện tiên quyết để nhà trƣờng hình thành và đi vào hoạt động, là điều kiện không thể thiếu đƣợc trong quá trình nâng cao chất lƣợng đào tạo. Cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ dạy và học của nhà trường là hệ thống 27 các phương tiện vật chất,trang thiết bị kỹ thuật được sử dụng để phục vụ cho việc dạy học của nhà trường (trường sở, phòng học, bàn ghế, phòng học bộ môn, thư viện, phòng thí nghiệm,…). Việc quản lý cơ sở vật chất trong nhà trƣờng phải đảm bảo đƣợc các yêu cầu cơ bản là: + Phải đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy và học. + Cơ sở vật chất phải đƣợc sử dụng có hiệu quả trong nhà trƣờng. + Tổ chức quản lý tốt việc sử dụng, bảo quản, đầu tƣ mới cơ sở vật chất trong nhà trƣờng. Nội dung quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trƣờng, bao gồm: - Quản lý trƣờng lớp, phòng học, bàn ghế, bảng. - Quản lý các trang thiết bị phục vụ dạy học, hoạt động của các phòng học bộ môn, phòng chức năng. - Quản lý thƣ viện trƣờng học, sách báo, tài liệu. - Quản lý đồ dùng học tập của HS…vv. 1.4.4. Quản lý nguồn kinh phí để duy trì hoạt động dạy học Trong bất kỳ một tổ chức, cơ quan, đơn vị nào thì nguồn kinh phí đóng một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và phát triển của tổ chức ấy. Đặc biệt trong nhà trƣờng, nguồn kinh phí là yếu tố cơ bản để duy trì hoạt động dạy và học, nhất là trong các nhà trƣờng ngoài công lập. Nó là các khoản ngân sách nhà nƣớc cấp, chi cho các hoạt động dạy học của nhà trƣờng. Trong lúc ngân sách nhà nƣớc chi cho trƣờng học ít so với nhu cầu hoạt động của giáo dục, kinh phí đó dành cho việc chi trả lƣơng lên tới 90% tổng ngân sách đƣợc cấp thì việc bảo đảm các nguồn tài chính ở nhà trƣờng là mối quan tâm chỉ đạo của HT. Việc tạo nguồn kinh phí bằng nhiều cách: Kinh phí ngân sách, kinh phí đƣợc trích lại từ nguồn học phí, qua việc dạy các lớp chuyên đề, qua hoạt động lao động sản xuất gây quỹ của thầy và trò… Nguồn kinh phí này đƣợc chi dùng cho các hoạt động chuyên môn nhƣ: Tổ chức thi đố vui, báo cáo chuyên đề, thao giảng, tham quan phục vụ môn học, thí nghiệm thực hành, bổ sung ngân sách, chi khen thƣởng GV, HS có thành tích, hỗ 28 trợ GV đi học nâng cao trình độ, thăm hỏi các thầy cô giáo, HS khi gặp khó khăn. Nếu nhà trƣờng tạo đƣợc nguồn kinh phí tốt và sử dụng có hiệu quả, thì ngƣời quản lý không những thực hiện tốt phƣơng pháp quản lý kinh tế trong giáo dục mà còn làm tốt công tác tâm lý- xã hội của quản lý nhà trƣờng. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGUỒN KINH DẠY PHÍ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC QL CSVC, TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT Sơ đồ 1.3: Mối liên hệ giữa các nội dung trong quản lý hoạt động dạy học 1.5. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy học trong nhà trƣờng trung học cơ sở - Yếu tố thuộc về chủ thể quản lý Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục các nhân tố chủ quan liên quan trực tiếp đến nhân cách ngƣời HT đó là: phẩm chất và năng lực của ngƣời Hiệu trƣỏng, cụ thể nhƣ sau: a, Về năng lực: - Hiểu biết tất cả các bộ môn trong phạm vi chƣơng trình. - Giảng xuất sắc bộ môn của mình, làm mẫu mực cho các GV - Biết cách giải quyết các vấn đề thuộc về quản trị hành chính. - Biết cách lãnh đạo tập thể, biết cách tổ chức tập thể thực hiện công tác, biết cách đánh giá từng ngƣời, biết yêu cầu chặt chẽ. - Biết cách tổ chức lao động của mình, biết tập trung vào những việc chính. b, Về phẩm chất: - Có giác ngộ chính trị tốt, có nhiệt tình cách mạng. - Có niềm tin vào con ngƣời. 29 - Có lòng chính trực, tính nguyên tắc, có uy tín trong nhà trƣờng và trong nhân dân. - Có tính chu đáo, lòng quý trọng con ngƣời, có thái độ quan tâm đến ngƣời khác, có lòng yêu trẻ và am hiểu trẻ. - Có lƣơng tâm với công việc, say mê công việc của mình. - Có thái độ tích cực trƣớc cái mới, cái tiến bộ. Có kỹ năng khái quát hoá kinh nghiệm. - Yếu tố thuộc về khách thể quản lý. Theo tác giả Trần Kiểm, các nhân tố khách quan nằm ngoài nhân cách của ngƣời HT (chất lƣợng đội ngũ GV, chất lƣợng môi trƣờng giáo dục ngoài nhà trƣờng...). Có thể chia làm 2 nhóm nhỏ: - Nhóm các nhân tố vật chất: trƣờng sở, ngân sách, cơ sở vật chất và trang thiết bị... - Nhóm các nhân tố phi vật chất: các chủ trƣơng của cấp trên, văn hoá sƣ phạm trong trƣờng, chất lƣợng đội ngũ GV, chất lƣợng môi trƣờng giáo dục, chất lƣợng hoạt động hội cha mẹ HS, nền nếp hành chính... 30 Biểu hiện trong kỹ năng lao động quản lý kỹ năng nhận thức, kỹ thuật, nhân sự... Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Nhóm nhân tố chủ quan Phẩm chất của Năng lực của Hiệu trƣỏng Hiệu trƣỏng Hiệu quả công tác quản lý của Hiệu trƣỏng Các nhân tố Các nhân tố vật chất phi vật chất Nhóm nhân tố khách - Trƣờng sở - Ngân sách quan - Chủ trƣơng của cấp trên - Văn hoá sƣ phạm - Cơ sở vật chất - Trang thiết bị GD trong rƣờng Phƣơng tiện tố ảnh hưởng đến - Chất Sơ đồ 1.4: Sơ -đồ các yếu hiệulƣợng quảGV quản lý hoạt động dạy học kỹtố thuật - Yếu thuộc về môi trường quản lý. - Chất lƣợng môi trƣờng GD - ............ - Chất lƣợnggiáo hoạt dục, sở giáo dục Sự hỗ trợ của cấp trên đối với nhà trƣờng nhƣ phòng động hội cha mẹ HS thông qua kiểm tra đánh giá của lãnh đạo các cấp và hỗ trợ về cơ sở vật chất, hỗ - Nề nếp hành chính... trợ chỉ đạo giúp HT hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý hoạt động dạy và học. Thực hiện xã hội hóa giáo dục: HT thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục nhằm phối hợp tích cực có hiệu quả giáo dục nhà trƣờng, gia đình và xã hội, huy động mọi lực lƣợng tham gia và hỗ trợ giáo dục để thực hiện đƣợc các mục tiêu giáo dục. =>Vậy ngoài thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ, ngƣời HT phải biết nắm bắt các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý hoạt động dạy và học, biết vận dụng hợp lý trên cơ sở phối hợp tích cực giữa gia đình nhà trƣờng và xã hội, thực hiện đúng các đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc đƣa hoạt động dạy học đạt kết quả cao nhất. 31 Tiểu kết chƣơng 1 Quản lý hoạt động dạy học là quản lý quá trình truyền thụ tri thức của đội ngũ GV và quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của HS và quản lý các phƣơng tiện, điều kiện CSVC trang thiết bị phục vụ cho dạy học. Nội dung quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng trung học cơ sở gồm: - Quản lý hoạt động dạy của GV - Quản lý hoạt động học tập của HS - Quản lý CSVC trang thiết bị - kỹ thuật phục vụ dạy học - Quản lý nguồn kinh phí để duy trì hoạt động dạy học. Quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng trung học cơ sở chịu ảnh hƣởng của các yếu tố chủ thể quản lý, khách thể quản lý và môi trƣờng quản lý. 32 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƢƠNG MỸ THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Vài nét về vị trí địa lý dân số, tình hình kinh tế chính trị, văn hóa xã hội, huyện Chƣơng Mỹ – thành phố Hà Nội 2.1.1. Vị trí địa lý, dân số huyện Chương Mỹ Huyện Chƣơng Mỹ nằm ở phía Tây Nam thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp huyện Quốc Oai; phía Đông giáp với quận Hà Đông, huyện Thanh Oai; phía Nam giáp huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức; phía Tây giáp với huyện Lƣơng Sơn (tỉnh Hoà Bình), cách trung tâm thành phố Hà Nội 20km. Trên địa bàn huyện có quốc lộ 6A đi các tỉnh phía Tây Bắc dài 18km, đƣờng tỉnh lộ 419, có chuỗi đô thị Xuân Mai Hòa Lạc - Sơn Tây; có tuyến đƣờng Hồ Chí Minh chạy qua huyện với chiều dài 16,5km. Với những ƣu đãi về vị trí địa lý, Chƣơng Mỹ trở thành trung tâm giao thƣơng kinh tế giữa các tỉnh vùng Tây Bắc với vùng Đông Bắc bộ. Địa hình huyện Chƣơng Mỹ khá đa dạng, vừa có đặc trƣng của vùng đồng bằng châu thổ, vừa có đặc trƣng của vùng bán sơn địa với núi, sông, đồng, bãi, hồ, hang động,…nằm xen kẽ lẫn nhau, chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng bãi, vùng đồi gò và vùng chuyên lúa; có các sông Đáy, sông Tích, Sông Bùi chảy qua và các hồ chứa nƣớc lớn nhƣ hồ Đồng Sƣơng, Văn Sơn, hồ Miễu đã đƣợc quy hoạch để phát triển thành các khu du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng. Toàn huyện có 68.000 hộ dân. Có gần 100 cơ quan, đơn vị Nhà nƣớc của trung ƣơng, thành phố đóng trên địa bàn; trên 600 doanh nghiệp, công ty, doanh nghiệp tƣ nhân đang tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh, góp phần chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế trong những năm qua. 2.1.2. Tình hình kinh tế, chính trị huyện Chương Mỹ Tổng giá trị sản xuất (giá cố định năm 1994) năm 2010 đạt 3.966,6 tỷ đồng = 99,8 % so với KH, tăng 13,4% so cùng kỳ. Trong đó: * Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp: Giá trị sản xuất ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp ƣớc đạt 697,6 tỷ đồng = 99,2 % so với KH, tăng 5,5% so với cùng kỳ; trong đó ngành nông nghiệp đạt 651,4 tỷ đồng; ngành lâm nghiệp đạt 14,5 tỷ đồng; ngành 33 thủy sản đạt 31,7 tỉ đồng. Giá trị tăng thêm ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp đạt 378 tỷ đồng đạt 100,5% so với KH tăng 5,9% so với cùng kỳ. * Về sản xuất Công nghiệp - TTCN: Giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCNXDCB đạt 2.359 tỷ đồng =100% so với KH tăng 14,8% so với cùng kỳ; trong đó giá trị Công nghiệp - TTCN đạt 1.269 tỷ đồng; xây dựng cơ bản đạt 1.090 tỉ đồng =101,2% so với KH và bằng 119,9% so với cùng kỳ. Giá trị tăng thêm ngành CN-TTCN đạt 719 tỷ đồng và tăng 14,8% so cùng kỳ. Hiện nay toàn huyện có 160 làng có nghề/ 214 làng trong toàn huyện, đạt 74,77%; Trong đó: Làng nghề Mây tre đan là phổ biến nhất: 27 làng, chiếm 87,09 %; còn lại là các làng nghề chế biến nông, lâm sản, làm nón lá, thêu may xuất khẩu, mộc.... Nghề mây tre giang đan là nghề cổ truyền của huyện, hiện nay có 32/32 xã, thị trấn có nghề này. Đã thu hút trên 50.000 hộ, trên 120.000 lao động; trong 150 doanh nghiệp có 75 doanh nghiệp tƣ nhân, Công ty TNHH sản xuất nghề mây tre giang đan. Hàng mây tre giang đan của huyện Chƣơng Mỹ đã đƣợc phát triển nhiều nơi trong nƣớc và đƣợc xuất khẩu đi nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, các nƣớc EU... huyện đang triển khai thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề kết hợp với du lịch Phú Vinh- Phú Nghĩa đó đƣợc phê duyệt. Đây là một trong ba dự án lớn của Thành Phố về làng nghề nhằm phát triển làng nghề gắn với du lịch làng nghề. 2.1.3 Hoạt động văn hoá thể thao, y tế và chính sách xã hội Hoạt động văn hoá văn nghệ, thông tin phát thanh tuyên truyền đƣợc đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú, công tác xây dựng đời sống văn hóa ở các xã thị trấn, các cơ quan trƣờng học, doanh nghiệp đƣợc đẩy mạnh, 81,5% số hộ trong toàn huyện đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa mới, 12 làng đƣợc công nhận làng văn hóa cấp thành phố, các hoạt động văn nghệ thể dục – thể thao đẩy mạnh, các lễ hội truyền thống đƣợc khôi phục làm cho đời sống tinh thần của nhân dân đƣợc phong phú. Hoạt động thể dục thể thao trong huyện đƣợc duy trì và triển khai sâu rộng trong quần chúng nhân dân thu hút 85.000 lƣợt ngƣời tham gia và thƣờng xuyên đạt đƣợc thành tích nổi trội. Công tác y tế đảm bảo khám chữa bệnh và chăm sóc 34 sức khoả tốt cho nhân dân,100% trạm y tế có bác sĩ và 16 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia .Các chính sách xã hội dều chấp hành thực hiện tốt Mục tiêu đại hội Đảng bộ huyện Chƣơng Mỹ lần thứ 22 (2010– 2015) xác định: “Xây dựng huyện Chương Mỹ trở thành vùng đô thị mới của thủ đô phát triển toàn diện và bền vững. Nâng cao chất lượng cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp, từng bước tạo tiền đề để chuyển sang cơ cấu kinh tế. Dịch vụ - Công nghiệp – nông nghiệp đáp ứng với quá trình đô thị hóa trở thành một trong những trung tâm văn hóa, giao lưu quốc tế, thể thao, khoa học… của thủ đô và cả nước. Làm tốt công tác quản lý đất đai, văn minh đô thị, vệ sinh môi trường. Là một địa phương vững vàng về an ninh chính trị, mạnh về quốc phòng, xây dựng Đảng bộ, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân vững mạnh đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ” [9]. 2.2. Một số đặc điểm giáo dục THCS huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội 2.2.1. Một số đặc điểm giáo dục huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội Từ năm 1997 trở lại đây sự nghiệp GD&ĐT Chƣơng Mỹ đã đạt đƣợc nhiều thành tích to lớn, chất lƣợng và hiệu quả GD&ĐT đƣợc tập trung nâng cao và phát triển toàn diện, củng cố mạng lƣới trƣờng học,phát triển quy mô giáo dục, tạo sự đồng đều về chất lƣợng giữa các vùng, xã hội hoá giáo dục đƣợc đẩy mạnh và có hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội huyện Chƣơng Mỹ. Sự nghiệp GD&ĐT của huyện luôn đƣợc sự quan tâm sâu sát của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phƣơng cùng các cấp quản lý giáo dục mà trực tiếp là huyện ủy, UBND huyện Chƣơng Mỹ, Phòng GD&ĐT Chƣơng Mỹ. Nhằm thực hiện nghị quyết Đảng bộ huyện Chƣơng Mỹ lần thứ 22 về giáo dục đào tạo và đề án phát triển GD&ĐT giai đoạn 2010 – 2015. Đồng thời quan tâm tới vấn đề mà toàn xã hội đã quan tâm, bộ GD&ĐT đã chỉ đạo thực hiện đó là chất lƣợng thực của GD&ĐT thông qua thực hiện cuộc vận động. “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và cho HS ngồi nhầm lớp”. Ngành GD&ĐT huyện Chƣơng Mỹ chỉ đạo các nhà trƣờng học tập, thảo luận. 35 Thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và triển khai cuộc vận động, mỗi cán bộ GV, mỗi cha mẹ HS và các em HS đều cam kết thực hiện, cuộc vận động đã đạt kết quả tốt. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình trƣờng lớp, toàn huyện Chƣơng Mỹ đã có 113 trƣờng mầm non, trung học, THCS, THPT, GDTX, và 26 Trung tâm học tập cộng đồng với đủ các loại hình, công lập, bán công, dân lập và tƣ thục. Với tổng số 65.201 HS, trong đó có 30 trƣờng mầm non chủ yếu là bán công và tƣ thục, tiểu học có 36 trƣờng gồm 33 trƣờng công lập và 3 trƣờng dân lập. Trung học cơ sở có 37 trƣờng gồm 33 trƣờng công lập và 4 trƣờng dân lập với tổng số 16.560 HS. Chất lƣợng và hiệu quả giáo dục ngày càng tăng ở tất cả các ngành học, bậc học, ngành giáo dục đào tạo huyện Chƣơng Mỹ năm 2010 – 2011 đạt 8/10 chỉ tiêu, xếp loại tốt đƣợc UBND thành phố tặng bằng khen. Ngành GD&ĐT đã tham mƣu cho cấp huyện phấn đấu xây dựng và dƣợc công nhận 19 trƣờng đạt chuẩn quốc gia giai đoạn (2001 – 2010) Thành tích về chất lƣợng hiệu quả giáo dục đạt đƣợc là do công sức phấn đấu vƣơn lên của các đơn vị và cá nhân trong các nhà trƣờng ở tất cả các ngành học bậc học. Đặc biệt là sự quan tâm đầu tƣ ƣu tiên cho giáo dục của các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện tới các xã, thị trấn và sự kết hợp chặt chẽ giữa phòng GD&ĐT huyện với các ban ngành, đoàn thể trong huyện. Ngành GD&ĐT huyện Chƣơng Mỹ có đầy đủ điều kiện để duy trì sự ổn định ở các cấp bậc học và đảm bảo nâng cao chất lƣợng giáo dục đó là Ưu điểm Toàn huyện có: 148 CBQL và tổng số 3.061 cán bộ GV, chấm đội ngũ CBQL và GV đủ về số lƣợng và đảm bảo về chất lƣợng, về trình độ chuyên môn và quản lý hầu hết đạt chuẩn và trên chuẩn. Trong đó có kết quả của quá trình bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng của GV đã mang lại kết quả nâng cao trình độ giảng dạy và bắt nhịp với cách dạy hiện đại để nâng cao hiệu suất giờ lên lớp. Đến năm 2010 có 99% cán bộ GV đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. 100% các nhà trƣờng đã chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động bồi dƣỡng chuyên đề về đổi mới phƣơng pháp, cách đánh giá HS đƣợc vận dụng sáng tạo trong tiết 36 dạy, các hoạt động thi đua hai tốt đã nâng cao chất lƣợng giảng dạy, và tạo ra phong trào thi đua trong toàn ngành. Kết quả: 100% các trƣờng đã triển khai các hoạt động nhƣ: hội thi GV dạy giỏi, làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm, soạn và dạy thi bằng giáo án điện tử… Công tác phát triển Đảng đƣợc quan tâm phát triển, kết quả toàn ngành GD&ĐT huyện Chƣơng Mỹ có 551 Đảng viên đây là lực lƣợng tiên phong làm nòng cốt trong các nhà trƣờng. Phong trào đoàn đội trong các nhà trƣờng đƣợc chú trọng, hoạt động đoàn đội góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện trong các nhà trƣờng. Thông qua các chủ đề nhƣ: “Rèn đức – luyện tài – hướng tới tương lai” toàn huyện có 485 cán bộ GV sinh hoạt đoàn, trong đó có các đồng chí làm tổng phục trách chủ tịch hội liên hiệp thanh niên, bí thƣ chi đoàn, là lực lƣợng nòng cốt xây dựng các phong trào về hoạt động đoàn, hội, đội trong các nhà trƣờng. Cơ sở vật chất trong các trƣờng học thƣờng xuyên đƣợc sự quan tâm đầu tƣ của ủy ban nhân dân huyện Chƣơng Mỹ, phòng GD&ĐT huyện Chƣơng Mỹ. Hiện nay toàn huyện đã có 100% các trƣờng có phòng học kiên cố, 75% các trƣờng đủ phòng học thực hiện dạy hai buổi trên ngày. Năm 2010 huyện đã đầu tƣ xây mới phòng học văn hóa, 32 phòng học chức năng và 6 khu hiệu bộ với tổng kinh phí là 48.000.000.000 đ. Tổng kinh phí đầu tƣ mua trang thiết bị dạy học trang bị thêm cho các nhà trƣờng: 15 máy tính; 16 ti vi + đầu, tổng kinh phí là 270.000.000đ. Trang thiết bị cho phòng chức năng của ba trƣờng chuẩn quốc gia THCS Đông Sơn, THCS Thụy Hƣơng, THCS Ngô Sỹ Liên, với tổng kinh phí là 1.200.000.000đ. Hạn chế Hiện nay một số trƣờng GV dạy còn chƣa đồng bộ, nguyên nhân do một số môn thừa GV nhƣ: Toán, Anh Văn, một số môn lại thiếu GV nhƣ: Sinh vật, hóa học, địa lý, công nghệ, thể dục… chính vì vậy đã gây khó khăn cho việc giáo dục toàn diện và hoạt động phong trào chung của các trƣờng. Một số nơi quỹ đất đai hẹp không đủ tiêu chuẩn của trƣờng chuẩn quốc gia, do đó hạn chế nhiều tới việc phấn dấu đạt đƣợc chuẩn, đáp ứng, yêu cầu đổi mới giáo dục ở các ngành học, bậc học. 37 Đánh giá chung - GD&ĐT huyện Chƣơng Mỹ bên cạnh nhiều thuận lợi cũng còn nhiều khó khăn song đã có sự cố gắng vƣơn lên của HT, Phòng GD&ĐT Chƣơng Mỹ đảm bảo về quy mô, chất lƣợng, phát triển trƣờng lớp ở cả ba ngành học, mầm non, tiểu học, trung học đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện, và sự nghiệp đổi mới giáo dục cơ sở. Cơ sở vật chất của các trƣờng học đƣợc sự quan tâm của các ngành các cấp và ủy ban nhân dân huyện Chƣơng Mỹ đã đƣợc đầu tƣ theo hƣớng chuẩn hóa, kiên cố hóa, đầy đủ các điều kiện phục vụ cho dạy và học, đời sống cán bộ giáo dục trên địa bàn. Công tác xã hội hóa giáo dục đƣợc quan tâm và phát triển, công tác tuyên truyền các đƣờng lối chủ trƣơng chính sách của Đảng nhà nƣớc và GD&ĐT cho toàn dân làm tốt công tác phổ cập giáo dục, khuyến học, khuyến tài, xóa mù chữ đƣợc quan tâm thực hiện rộng khắp toàn huyện, các hoạt động của hội đồng giáo dục luôn luôn đƣợc duy trì và đẩy mạnh. 2.2.2. Một số đặc điểm giáo dục THCS huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội năm học 2011 - 2012 - Toàn huyện có 37 trƣờng THCS gồm 34 trƣờng công lập, 3 trƣờng dân lập với 616 lớp tổng số 16.560 HS. Chƣơng Mỹ là một huyện ven nội thành có tốc độ đô thị hóa nhanh, điều kiện phƣơng tiện giáo dục tốt, chất lƣợng và hiệu quả giáo dục so với mặt bằng chung của toàn thành phố xếp loại khá chất lƣợng đại trà của HS THCS năm học 2011 – 2012. - Về đạo đức: - Về văn hóa: Tốt: 12.244 = 74 % Giỏi: 4568 = 27,5 % Khá: 3.784 = 22,7 % Khá: 6246 = 491 = 3,0 % Trung bình: 4701 = 28,3 % 41 = 0,3 % Yếu: 916 = 5,5 % Kém: 129 = 0,9 % Trung bình: Yếu: 37,8% Tỷ lệ HS đƣợc xét công nhận tốt nghiệp là: 98,7%. HS giỏi đạt giải cấp thành phố là: 75 Em HS đạt giải trong đó có 8 em giải nhất, 19 em đạt giải nhì, 34 em đạt giải ba và 14 em đạt giải khuyến khích. 38 Chất lƣợng GV dạy giỏi đƣợc Sở GD&ĐT xếp loại GV dạy giỏi cấp thành phố môn GDCD và Anh văn là: 02 đ/c đạt giải nhất, 03 đ/c đạt giải nhì, 01 đ/c đạt giải ba, 03 đ/c đạt giải khuyến khích. Ưu điểm Tổng số CBQL có 78 ngƣời tất cả đã qua bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý, nhiều đồng chí đã có thâm liên lâu năm về làm quản lý, do đó có bề dầy về kinh nghiệm và vững vàng trong công tác quản lý, có nhiều điều kiện để nâng cao chất lƣợng về giáo dục. Tổng số GV có: 1268 ngƣời trong đó có: 1062 ngƣời là nữ chiếm tỷ lệ: 83,7 % đây là một trong thế mạnh của bậc giáo dục THCS. GV có trình độ đại học là 905 đạt: 71,3 %, trình độ cao đẳng là 363 đạt 28,7 %, trình độ trung cấp không có. Để phấn đấu đội ngũ GV đạt chuẩn và trên chuẩn, hầu hết các trƣờng hiện nay đều có kế hoạch cử GV đi học đại học để nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng cho sự nghiệp đổi mới giáo dục. Chất lƣợng đội ngũ GV đƣợc nâng lên năm học 2011 – 2012 toàn huyện đã có 73 đồng chí đạt GV dạy giỏi cấp huyện trên tổng số 231 đồng chí ở các trƣờng đăng ký dự thi, trong đó có 5 đồng chí đạt GV dạy giỏi cấp thành phố ở hai môn giáo dục công dân và Anh văn, do Bộ GD&ĐT phát động, phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng dạy học tƣơng đối tốt, đã áp dụng vào giảng dạy thu đƣợc nhiều kết quả: 92 sáng kiến kinh nghiệm xếp loại A cấp huyện gửi về thành phố (có 91 sáng kiến kinh nghiệm đƣợc thành phố cấp giấy chứng nhận khen thƣởng) và 65 đồ dùng dạy học đƣợc xếp loại cấp thành phố. Về cơ sở vật chất: có 07 trƣờng: THCS Đông Sơn, THCS Nam Phƣơng Tiến, THCS Phụng Châu, THCS Thụy Hƣơng, THCS Xuân Mai A, THCS Thị trấn Chúc Sơn, THCS Lam Điền đƣợc công nhận trƣờng chuẩn quốc gia, giai đoạn 2011 – 2015 và 6 trƣờng THCS Xuân Mai B, THCS Nam Phƣơng Tiến A, THCS Ngô Sỹ Liên, THCS Tiên Phƣơng, THCS Ngọc Sơn, THCS Thủy Xuân Tiên, phòng GD&ĐT đang đề nghị Sở GD&ĐT Hà Nội về kiểm tra và xét công nhận đạt trƣờng chuẩn quốc gia. 39 Công tác xã hội hóa giáo dục phát triển mạnh, các chi bộ Đảng, đoàn thanh niên hoạt động tốt, có chất lƣợng. Hội khuyến học của các xã hoạt động tốt nâng cao cho chất lƣợng và hiệu quả của giáo dục. Hạn chế Đội ngũ GV tƣơng đối đầy đủ nhƣng chƣa đồng bộ (lại thiếu ở một số môn học, sinh vật, địa lý, GDCD, công nghệ,… nhận thức của GV THCS về đổi mới phƣơng pháp dạy học, đổi mới giáo dục THCS còn chƣa đồng đều ở các trƣờng). Do đó chất lƣợng giáo dục toàn diện còn chƣa đạt kết quả nhƣ mong muốn Việc quản lý hoạt động sử dụng trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất trƣờng học cho GV và HS còn nhiều hạn chế. Một số trƣờng còn thiếu các phòng chức năng nhƣ: phòng thí nghiệm, thƣ viện, chuyên đề, phòng học nhạc, phòng học họa, phòng học tiếng Anh làm ảnh hƣởng về chất lƣợng giáo dục toàn diện. Một số trƣờng đã đƣợc đầu tƣ trang bị đầy đủ thì các phòng chức năng lại khai thác sử dụng đạt hiệu quả chƣa cao. Việc quản lý đánh giá, xếp loại GV thông qua hồ sơ, dự giờ ngày công, hội giảng, sinh hoạt chuyên môn, nhiều nơi còn biểu hiện hình thức, lại chƣa tuyên dƣơng khen thƣởng kịp thời làm hạn chế động lực thúc đẩy sự sáng tạo, nhiệt tình trong quá trình của hoạt động dạy học. Việc đánh giá chất lƣợng học tập văn hóa của HS còn thiếu chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ và trao đổi thƣờng xuyên trong nhóm tổ, do đó cũng chƣa đảm bảo thực chất, chƣa phát huy cao tính tích cực chủ động sáng tạo trong học tập của HS. Những hạn chế trên đã ảnh hƣởng đến nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho HS cấp THCS. Để khắc phục hạn chế trên đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu của HT các trƣờng THCS trong toàn huyện ngày một nâng cao biện pháp quản lý hoạt động dạy để chỉ đạo dạy và học tốt hơn. Ngoài ra đòi hỏi có sự quan tâm, chỉ đạo đồng bộ hơn nữa của các cấp các ngành trong toàn huyện. Nguyên nhân của những hạn chế và yếu kém Đội ngũ CBQL phòng, các trƣờng còn có một số hạn chế trong nhận thức chƣa chuyển biến kịp với sự thay đổi nhanh chóng và những yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển xã hội, kiểm tra, đánh giá chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ còn mang tính hình thức. 40 Ý thức trách nhiệm, lƣơng tâm nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ, GV giảm sút làm nảy sinh các tiêu cực, và có sức ì lớn làm cản trở quá trình đổi mới giáo dục. Cơ sở vật chất trƣờng học chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu, mục tiêu nội dung giáo dục toàn diện cho HS ở các bậc học đặc biệt là với chƣơng trình đổi mới giáo dục phổ thông và phƣơng pháp dạy học hiện nay. Nền kinh tế địa phƣơng còn chƣa thực sự phát triển dẫn đến đời sống của đại bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên việc huy động nguồn lực đóng góp cho giáo dục chƣa đƣợc nhiều. Những tồn tại yếu kém trên đặt ra cho các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý giáo dục phải cần sớm đề ra các giải pháp quản lý hữu hiệu nhằm khắc phục nhanh chóng những hạn chế để có thể đáp ứng đƣợc với yêu cầu nguồn nhân lực của sự phát triển kinh tế – xã hội . 2.3. Thực trạng hoạt động dạy học ở các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội 2.3.1. Về đội ngũ CBQL Bảng 2.1: Số lượng đội ngũ Hiệu trưởng Trƣờng Hiệu THCS trƣởng Nữ Đảng viên Trình độ Trình độ lí luận CM Chính trị Tuổi Thâm niên QL Trên Đ Cao Trung Sơ Dƣới Trên ĐH H cấp cấp cấp 45 45 Lam Điền 1 1 1 Phú Nam An 1 1 1 Thụy Hƣơng 1 1 Nam Phƣơng 1 1 1 1 1 1 1 Dƣới Trên 10 10 năm năm 1 1 1 1 1 1 1 1 1 3 1 Tiến A Cộng 4 4 1 1 3 0 2 2 1 3 (Nguồn: Điều tra từ các trường THCS) Qua bảng 2.1 ta thấy: Nữ: 1 (25%); Tuổi đời trên 45: 3 (75%); Thâm niên quản lý trên 10 năm: 3 (75%); Tất cả các HT đều có trình độ CM đạt chuẩn trở lên và đều đƣợc đào tạo nghiệp vụ QLGD. 41 Bảng 2.2: Số lượng đội ngũ Ban giám hiệu Trình BGH Trƣờng Đảng THCS viên Nam Lam Điền 1 Phú Nam An 2 Thụy Hƣơng 1 Phƣơng Nam Nữ 1 Cộng 8 Cao Trung Sơ Dƣới Trên cấp cấp cấp 45 45 2 1 1 ĐH 2 2 2 1 1 1 1 1 1 2 8 Thâm niên QL Trên 2 2 Tuổi lí luận CT 2 2 2 Tiến A độ CM ĐH 1 độ Trình 1 7 0 2 Dƣới Trên 10 10 năm năm 2 2 1 1 1 1 1 1 2 1 1 1 1 6 3 5 3 5 (Nguồn:Quản lý Phòng GD&ĐT Chương mỹ ) Qua bảng 2.2 ta thấy: Nữ: 2/8 (25%); Trình độ chuyên môn: 1/8 trên đại học; Trình độ lý luận chính trị còn thấp: 6/8 sơ cấp; Tuổi đời trên 45: 5/8; Thâm niên quản lý ít: 3/8 dƣới 10 năm. Mặt mạnh là trình độ CM của đội ngũ BGH đã đƣợc chú trọng tuy nhiên tuổi đời thì cao và thâm niên thì ít dẫn tới sự thiếu năng động, thiếu kinh nghiệm trong quản lý thêm vào đó là trình độ lý luận CT còn thấp, những điểm yếu này sẽ ảnh hƣởng một phần đến chất lƣợng GD nói chung của huyện. Bảng 2.3: Số lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn độ Trình Trƣờng Số tổ THCS trƣởng Nữ Đảng CM viên Trên ĐH ĐH Tuổi đời Thâm niên công tác Dƣới Trên Dƣới Trên 45 45 10 10 Lam Điền 7 1 4 0 7 2 5 0 7 Thụy Hƣơng 6 2 6 0 6 6 0 6 0 Phú Nam An 3 1 3 0 3 2 1 0 3 3 1 2 0 3 3 0 3 0 19 5 15 0 19 13 6 9 10 Nam Tiến A Cộng Phƣơng (Nguồn: Quản lý Phòng GD&ĐT Chương mỹ) Qua bảng 2.3 ta thấy: 100% tổ trƣởng chuyên môn có trình độ chuẩn, chƣa có ai có trình độ trên chuẩn. Ở các trƣờng có bề dạy truyền thống (Chƣơng Mỹ): 32% tổ trƣởng chuyên môn có tuổi đời trên 45 tuổi và có tuổi nghề cao, là đội ngũ có 42 kinh nghiệm nhƣng thiếu năng động nhiệt tình. Còn ở các trƣờng mới thành lập (Nam Phƣơng Tiến A, Thị trấn Chúc Sơn): 100% tổ trƣởng chuyên môn là GV trẻ năng động, nhiệt tình nhƣng lại thiếu kinh nghiệm. 2.3.2. Về đội ngũ GV 2.3.2.1. Số lượng đội ngũ GV Bảng số: 2.4: Bảng thống kê số lượng GV trực tiếp giảng dạy cấp THCS huyện Chương Mỹ – Tp Hà Nội năm học 2011 - 2012 Số Tên trƣờng Tổng số GV TT THCS Giới tính Nam Nữ So với yêu Chia ra Đảng Biên Hợp chế đồng viên cầu Thiếu Thừa 1 Lam Điền 28 5 23 26 2 7 0 0 2 Thụy Hƣơng 28 2 26 21 7 19 0 0 3 Phú Nam An 23 4 19 15 8 12 0 0 4 Nam 24 5 19 20 4 8 0 1 Tổng cộng 103 16 87 82 21 46 0 1 Tỷ lệ % 100% 15,5% 84,5% 80% 20% 45% 0% 0,9% Phƣơng Tiến A (Nguồn: Quản lý Phòng GD&ĐT Chương mỹ) Qua khảo sát đội ngũ GV của các trƣờng THCS huyện Chƣơng Mỹ chúng tôi nhận thấy: Thuận lợi Hầu hết các trƣờng đáp ứng đƣợc đủ GV với tỷ lệ 1,90 GV/lớp (kể cả GV hát nhạc, mỹ thuật). Tất cả các trƣờng đều có số lƣợng Đảng viên tối thiểu là 7 đồng chí, tối đa là 19 đồng chí, tỷ lệ trung bình là 12 đồng chí/trƣờng. Mỗi trƣờng đều có một chi bộ độc lập thuận lợi cho công tác lãnh đạo, đào tạo cán bộ chỉ đạo các đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và nhà nƣớc. Tỷ lệ nữ ở các trƣờng cao 87/103  85%, đây là nét đặc thù của cấp trung học cơ sở, nó khẳng định vài trò của nữ giới trong giảng dạy, nó có nhiều điều kiện thuận lợi khi GV nữ làm công tác chủ nhiệm. Khó khăn 43 Một số trƣờng có GV chƣa đồng bộ, vì thừa GV ở môn dạy này nhƣng thiếu GV ở môn dạy khác, do đó vẫn còn số ít GV dạy trái môn đào tạo. Vẫn còn đội ngũ GV dạy hợp đồng chiếm tỷ lệ là 21/103  20%. Đội ngũ này không có tính ổn định, hay thay đổi thất thƣờng hàng năm. Về chất lƣợng giảng dạy đội ngũ GV hợp đồng thƣờng là trong thời gian học việc, ít tiếp cận với đổi mới phƣơng pháp giảng dạy bản thân họ kinh nghiệm giáo dục còn chƣa có nhiều, chƣa mạnh dạn học tập học hỏi đồng nghiệp trong chuyên môn giảng dạy, do đó ảnh hƣởng không nhỏ tới chất lƣợng giảng dạy bộ môn, ảnh hƣởng tới chất lƣợng giáo dục toàn diện cùng chất lƣợng bồi dƣỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu kém. 2.3.2.2. Về chất lượng đội ngũ GV Bảng 2.5: Thống kê về chất lượng đào tạo, đánh giá xếp loại đội ngũ GV trực tiếp giảng dạy huyện Chương Mỹ năm học 2007 – 2008 Trình độ đào tạo T Tên T trƣờng Tổng số GV THCS CĐ TC loạị trính độ tay nghề chuyên môn ĐH Xếp Xuất sắc Khá TB kém 1 Lam Điền 28 14 14 0 14 13 1 0 2 Thụy Hƣơng 28 23 5 0 22 6 0 0 3 Phú Nam An 23 18 24 13 11 0 14 9 1 0 Tổng hợp 103 68 35 0 70 31 2 0 Tỷ lệ 100% 66% 34% 0% 68% 30% 2% 0% 4 Nam Phƣơng Tiến A 5 0 0 3 0 0 (Nguồn: Quản lý Phòng GD&ĐT Chương mỹ) - Qua khảo sát trình độ đào tạo và xếp loại năng lực trình độ tay nghề của đội ngũ GV cho thấy: Ưu điểm Tỷ lệ GV trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên: 103/103 = 100 % Tỷ lệ GV trình độ đào tạo đạt trên chuẩn: 68/103 = 66% Tổng số GV 103 đồng chí, trong đó có 70 đồng chí GV đƣợc đánh giá là GV giỏi có tỷ lệ 70/103 % = 68%, số GV khá có tỷ lệ 31/103 = 30% 44 Đội ngũ GV trong những năm gần đây đã tích cực học tập, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, sử dụng tốt các phƣơng tiện đồ dùng dạy học hiện đại do đó đã nâng cao một bƣớc về chất lƣợng, về số lƣợng đã đáp ứng đƣợc nhu cầu giảng dạy của các trƣờng, trình độ tay nghề của GV giỏi tƣơng đối cao. Trình độ đào tạo chuyên môn một số trƣờng có nhiều GV có trình độ đại học và trình độ tay nghề có tỷ lệ GV dạy giỏi nhiều năm nhƣ: THCS Thụy Hƣơng, Phú Nam An. Các trƣờng đạt chuẩn quốc gia nhƣ: THCS Thụy Hƣơng, Phú Nam An có đội ngũ GV có trình độ đào tạo chuyên môn vƣợt chuẩn cao và trình độ xếp loại tay nghề xếp loại xuất sắc cao nhất. Hạn chế: - Tỷ lệ GV xếp loại tay nghề TB vẫn còn 2/103 = 2%, cần phải tiếp tục bồi dƣỡng. Một số GV có tuổi đời và tuổi nghề cao tiếp thu cái mới còn chậm, họ ngại khi sử dụng máy móc hiện đại. Do đó dẫn đến họ không đổi mới phƣơng pháp khi dạy học mà vẫn dạy theo phƣơng pháp cũ, theo sách giáo khoa, không đổi mới sáng tạo vì vậy họ vẫn còn kẻ bảng biểu treo lên hoặc kẻ tay. Còn HS thụ động học tập, không phát huy đƣợc tính tích cực chủ động sáng tạo nghe giảng của HS trên lớp, dẫn đến chất lƣợng giảng dạy còn thấp. Không đáp ứng đƣợc với sự đổi mới của giáo dục THCS. Những nguyên nhân trên là nguyên nhân chính làm trở ngại cho việc triển khai đổi mới giáo dục, đổi mới phƣơng pháp dạy học trong hoạt động dạy và học ở các trƣờng THCS. Để thực hiện tốt đổi mới giáo dục THCS đòi hỏi các cấp lãnh đạo quản lý quận huyện, Sở GD&ĐT và đặc biệt là các đồng chí HT cần quan tâm mở các lớp bồi dƣỡng, gia tăng dạy các tiết chuyên đề mẫu để nâng cao kiến thức trình độ nghiệp vụ cho GV, cũng nhƣ điều chỉnh và bổ sung GV kịp thời để mỗi nhà trƣờng có đội ngũ GV đồng bộ, đủ số lƣợng, chất lƣợng hợp lý về sự phân công chuyên môn, tránh dạy trái môn đáp ứng với sự đổi mới sự nghiệp giáo dục. 2.3.3. Thực trạng hoạt động dạy Thực trạng hoạt động dạy của giáo viên đƣợc đề tài tiến hành khảo sát trên hai nhóm khách thể điều tra gồm: 45 - Khảo sát 23 giáo viên, 02 CBQL để đánh giá thực trạng kết quả dạy của GV. - Khảo sát 181 học sinh để tìm hiểu nguyên nhân tác động đến việc nâng cao chất lƣợng học tập. Để tìm hiểu thực trạng hoạt động giảng dạy của giáo viên, ngoài việc phân tích những số liệu thống kê của Nhà trƣờng đã trình bày ở mục 2.1, đề tài tiến hành tổ chức điều tra, lấy ý kiến của 2 cán bộ quản lý (1 Hiệu trƣởng, 1 Hiệu phó), 4 tổ trƣởng chuyên môn và 19 giáo viên của trƣờng THCS Phú Nam An vào tháng 03 năm 2013. Phiếu điều tra đƣợc thể hiện ở phụ lục 1. * Thang đánh giá: Mỗi câu trả lời đƣợc đánh giá ở 3 mức độ: Tốt 3 điểm, Trung bình 2 điểm, Yếu 1 điểm. Điểm tổng hợp đƣợc xếp loại: Tốt X  2,50; Trung bình 1,50  X  2,49; Yếu X  1,49; Kết quả điều tra đƣợc thể hiện ở bảng 2.6: Bảng 2.6: Thực trạng hoạt động giảng dạy của giáo viên trường THCS Phú Nam An TT Mức độ thực hiện T Các nội dung hoạt động Thƣờn hiếm thỉnh g giảng dạy xuyên .1 .2 .3 .1 thoảng khi Mức độ hiệu quả  X Thƣờng xuyên Thỉnh t hoảng  Hiế m k X hi Nội dung việc phân công 64 1 giảng dạy 11 0 587 2,88 65 10 0 566 2,81 1Phân công giảng dạy đúng 25 năng lực, chuyên môn 0 0 206 3,00 25 0 0 206 3,00 9 0 178 2,65 18 7 0 165 2,49 1Đảm bảo cân đối đủ định 23 mức lao động 2 0 203 2,98 22 3 0 195 2,89 Các nội dung chƣơng 74 2 trình giảng dạy 1 0 614 2,99 69 6 0 2Thực hiện đúng kế hoạch 25 chuyên môn đã đƣợc phê 0 0 206 3,00 21 4 0 Lập kế hoạch dạy đội 1tuyển học sinh giỏi, học 16 sinh yếu kém 46 96 93 5 2,92 1 2,84 duyệt .2 2Thực hiện giảng dạy đúng 24 tiến độ năm học 1 0 202 2,96 24 1 0 .3 Đảm bảo nội dung 2 25 kiến thức giảng dạy 0 0 206 3,00 24 1 0 202 2,95 14 0 988 2,89 113 0 991 2,91 2 0 200 2,93 16 9 0 181 2,68 0 0 2 3,00 25 0 0 206 3,00 3 0 1 2,86 25 0 0 206 3,00 2 0 201 2,94 22 3 0 192 2,86 7 0 186 2,73 25 0 0 206 3,00 13 0 119 7 2,90 134 16 0 118 4 2,84 0 0 206 3,00 22 3 0 202 2,85 2 0 193 2,91 25 0 0 205 2,99 0 0 05 2 ,00 3 25 0 0 205 3,00 2 0 201 2,95 22 3 0 200 2,85 01 2 2,96 Thực hiện việc soạn bài 3chuẩn bị giờ lên lớp của 111 giáo viên .1 .2 .3 .4 .5 3Soạn giáo án và ký đúng 23 lịch Cấu trúc và bài soạn 3thống nhất với chƣơng 25 trình dạy Giáo án đảm bảo tính cơ 3bản, hệ thống và nâng 22 95 cao. Thiết kế phƣơng pháp dạy 3học phù hợp với yêu cầu 23 của môn học. Lựa chọn phƣơng pháp, 3phƣơng tiện dạy học phù 18 hợp với từng môn học Các nội dung việc dạy 137 4 trên lớp .1 06 1 2 Thực hiện giờ dạy đúng 4thời lƣợng, thời điểm và 25 địa điểm Hình thành và duy trì nền .2 4nếp dạy học trên lớp và 23 giáo dục học sinh ý thức học tập. .3 Đảm bảo dạy đủ, chính 4xác phù hợp với trình độ 25 học sinh. Sử dụng phƣơng pháp dạy .4 học phù hợp tạo điều kiện 4thuận lợi cho học sinh giải 23 quyết các bài tập từ cơ bản đến nâng cao. 47 .5 4Hƣớng dẫn học sinh tự 24 học. 1 0 204 2,99 22 3 0 194 2,88 .6 4Sử dụng hiệu quả các 17 phƣơng tiện dạy học. 8 0 188 2,68 18 7 0 178 2,62 Các nội dung đổi mới 86 5 phƣơng pháp dạy học 14 0 796 2,82 85 15 0 786 2,75 5 0 195 2,83 18 7 0 189 2,69 4 0 201 2,90 22 3 0 200 2,84 3 0 197 2,86 22 3 0 196 2,83 2 0 203 2,94 23 2 0 201 2,90 0 0 618 3,00 74 1 0 614 2,97 0 0 206 3,00 24 1 0 203 2,93 0 0 206 3,00 25 0 0 206 2,99 0 0 206 3,00 25 0 0 205 3,00 6 0 102 4 2,96 118 7 0 101 6 2,94 0 0 206 3,00 25 0 0 206 3,00 1 0 205 2,98 23 2 0 203 2,93 .1 Thiết kế mục tiêu bài 5giảng đảm bảo tiêu chí 20 SMART. Phối hợp các phƣơng .2 5pháp dạy học truyền 21 thống và hiện đại một cách hợp lý. Sử dụng phƣơng tiện, .3 5thiết bị dạy học nhằm phát 22 huy tính tích cực của học sinh .4 Tăng cƣờng trải nghiệm 5thực tế đối với học sinh 23 chuyên Thực hiện quy định về 6hồ sơ chuyên môn của 75 GV và tổ CM .1 .2 .3 6Hoàn thành hồ sơ đúng 25 thời hạn quy định Đảm bảo chất lƣợng và 6hình thức hồ sơ theo quy 25 định 6Nộp hồ sơ kiểm tra đúng 25 thời gian quy định Các nội dung việc kiểm 7tra, đánh giá kết quả 119 học tập của học sinh Nội dung kiểm tra đƣợc .1 7thiết kế theo từng chuyên 25 đề và tổ hợp các chuyên đề. .2 7Nội dung kiểm tra đƣợc 24 thiết kế theo độ khó tăng 48 dần, phù hợp với từng giai đoạn bồi dƣỡng đội tuyển học sinh giỏi. Mỗi nội dung kiểm tra .3 7phải đảm bảo tạo cơ hội 23 cho ngƣời học nâng cao 2 0 205 2,94 23 2 0 202 2,90 1 0 205 2,99 24 1 0 204 2,96 2 0 203 2,91 23 2 0 201 2,91 Các nội dung sinh hoạt 73 8 tổ chuyên môn 2 0 615 2,95 72 3 0 609 8Tổ chuyên môn xác định 25 chiến lƣợc phát triển 0 0 206 3,00 23 2 0 203 2,93 1 0 204 2,96 24 1 0 201 2,94 1 0 205 2,95 25 0 0 205 2,99 6 0 590 2,91 67 8 0 603 2,87 3 0 201 2,86 22 3 0 201 2,85 3 0 200 2,85 24 1 0 204 2,96 0 0 189 3,00 21 4 0 198 2,80 kiến thức. .4 7Kiểm tra đánh giá phải 24 khách quan, công bằng Đảm bảo chấm trả bài .5 7giúp học sinh khắc phục 23 hạn chế trong kiến thức, kỹ năng học .1 2 ,92 Xây dựng kế hoạch cụ thể .2 8để triển khai những chiến 24 lƣợc phát triển chuyên môn Xây dựng đƣợc mối quan .3 8hệ trao đổi chuyên môn 24 với các trƣờng tiên tiến khác Các nội dung bồi dƣỡng nâng cao trình độ 69 9 chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên Các nội dung bồi dƣỡng .1 9và tự bồi dƣỡng môn 22 chuyên của tổ chuyên môn Thực hiện hội giảng, dự .2 9giờ, trao đổi học tập kinh 22 nghiệm đồng nghiệp trong và ngoài trƣờng .3 9Tham gia các lớp tập 25 huấn, bồi dƣỡng nâng cao 49 trình độ do Phòng, Sở GD&ĐT tổ chức. 2,92 X 2,88 Kết quả bảng 2.6 cho thấy: Việc phân công giảng dạy thực hiện khá tốt với X = 2,88 trong đó việc phân công giảng dạy đúng năng lực dạy chuyên môn đƣợc tất cả cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá làm tốt với X = 3,00. Nhƣ vậy, việc phân công giảng dạy cho giáo viên đảm bảo đúng năng lực chuyên môn và cân đối về định mức lao động. Các nội dung chương trình giảng dạy đƣợc đánh giá thực hiện tốt với X = 2,99 điều này chứng tỏ đã thực hiện nghiêm túc việc chỉ đạo thực hiện chƣơng trình theo phân phối chƣơng trình chung do Phòng Giáo dục quy định, đồng thời chỉ đạo thực hiện giảng dạy đúng tiến độ thời gian, nội dung kiến thức phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và nâng cao. Mức độ hiệu quả đánh giá là tốt với X = 2,92. Thực hiện việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp đƣợc cán bộ quản lý và giáo viên coi trọng mức độ thực hiện X =2,89 đạt khá tốt. Điều này chứng tỏ tính kỷ luật tốt trong lao động. Hiệu quả thực hiện đƣợc đánh giá tốt ở mức X =2,91. Các nội dung nền nếp dạy trên lớp đƣợc đa số đánh giá là thực hiện tốt với X =2,90. Chứng tỏ việc giảng dạy đảm bảo đầy đủ nội dung kiến thức, phƣơng pháp giảng dạy, quản lý nền nếp lớp tốt. Tuy nhiên, việc tạo không khí học tập thân thiện phát triển lòng say mê học môn chuyên chỉ đạt mức X =2,78, vì vậy cần có sự thay đổi phù hợp hơn để đem lại hiệu quả cho công tác dạy học. Mức hiệu quả chỉ dừng ở mức X =2,84. Các nội dung đổi mới phương pháp dạy học đƣợc đa số đánh giá thực hiện tốt với X =2,82, nhƣ vậy chứng tỏ công tác đổi mới phƣơng pháp dạy học đƣợc quan tâm, chỉ một số ít giáo viên cao tuổi, giáo viên trẻ thực hiện chƣa tốt. Chính vì vậy mức độ hiệu quả chỉ đạt X = 2,75. Việc thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn đƣợc đánh giá là nội dung thực hiện tốt nhất với X =3,00. Điều này chứng tỏ việc phổ biến các quy định về hồ sơ chuyên môn đƣợc thực hiện tốt ngay từ đầu năm học, bên cạnh đó việc thanh kiểm tra nội bộ trƣờng học đƣợc quan tâm và thực hiện khá tốt ở nội dung này. Hiệu quả thực hiện đƣợc đánh giá ở mức X =2,97. 50 Các nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng đƣợc đa số phiếu hỏi đánh giá là thực hiện tốt với X = 2,96. Điều này chứng tỏ việc ra đề kiểm tra đảm bảo phù hợp trình độ học sinh, phù hợp với từng giai đoạn bồi dƣỡng học sinh giỏi, hợp lý về mặt thời gian. Việc đánh giá xếp loại đảm bảo đúng quy chế, hiệu quả đƣợc đánh giá ở mức độ tốt với X =2,94. Các nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cũng đƣợc đánh giá ở mức độ tƣơng đối tốt với X = 2,95 điều này chứng tỏ công tác sinh hoạt tổ chuyên môn đƣợc chú trọng và quan tâm, đặc biệt là việc xây dựng nền nếp trong sinh hoạt tổ chuyên môn đạt ở mức X =3,00, do vậy hiệu quả nội dung này đạt ở mức X = 2,92. Việc thực hiện tốt nền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn sẽ giúp cho công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao vì thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn với nền nếp và chất lƣợng tốt sẽ giúp giáo viên thực hiện đúng kế hoạch dạy học, kiểm tra, đánh giá và tháo gỡ khó khăn khi thực hiện hoạt động dạy học, đồng thời hạn chế ở mức thấp nhất những thiếu sót, bất cập. Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về mức độ thực hiện đạt X =2,91, điều này chứng tỏ công tác bồi dƣỡng nâng cao trình độ đội ngũ đƣợc quan tâm và chú trọng, cần quan tâm hơn nữa để tìm ra biện pháp khắc phục nhƣng phù hợp với thực tế của nhà trƣờng, đáp ứng mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Có thể biểu diễn kết quả tổng hợp ở bảng 2.6 ở biểu đồ 2.1: 51 3,05 3 2,95 Mức độ 2,9 2,85 2,8 2,75 2,7 2,65 2,6 ND1 ND2 ND3 ND4 ND5 ND6 ND7 ND8 ND9 Nội dung Thực hiện Hiệu quả Biểu đồ 2.1. Thực trạng mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả việc thực hiện hoạt động dạy của giáo viên trường THCS Phú Nam An Số liệu bảng bảng 2.6 và biểu đồ 2.1 cho thấy: nhìn chung, cả 09 nội dung hoạt động dạy của GV đƣợc đánh giá khá cao, với X mức độ thực hiện là 2.92 và X mức độ hiệu quả là 2,88. Trong 09 nội dung này, nội dung 05 (Đổi mới phương pháp dạy học) đƣợc đánh giá thấp nhất cả về mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả. Còn nội dung 06 (Thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn của GV và tổ CM) đƣợc đánh giá cao nhất. Kết quả này đặt ra cho ngƣời Hiệu trƣởng một vấn đề cần suy nghĩ, đó là phải chăng, việc dạy của giáo viên trƣờng THCS vẫn còn chƣa thực sự đi vào thay đổi tƣ duy, bản chất của việc dạy, vẫn còn tồn tại việc chú trọng hoàn thành về mặt hình thức, và nhƣ vậy, rõ ràng Nhà trƣờng chƣa làm tốt hoạt động quản lý chất lƣợng dạy của giáo viên. Đây là cơ sở thực tiễn để đề tài đề xuất các biện pháp quản lý ở chƣơng 3. 2.3.4. Thực trạng hoạt động học của HS 2.3.4.1. Về chất lượng học tập văn hóa 52 Bảng số 2.7: Bảng xếp loại học lực năm học 2011 – 2012. TT Tên trƣờng TS Giỏi HS SL % 95 30.7 157 50.6 48 15.5 10 3.2 0 0 Khá TB SL % SL % Yếu Kém SL % SL % 1 Lam Điền 310 2 Thụy Hƣơng 342 132 38.6 144 42.2 66 19.2 0 0.0 3 Phú Nam An 254 112 44.1 125 49.2 17 6.7 0 0.0 0 0.0 216 74 34.2 86 39.8 52 24.1 4 1.9 0 0.0 37.0 512 45.4 183 16.3 14 1.3 0 0.0 4 Nam Phƣơng Tiến A Tổng cộng 1122 413 0.0 0 .0 Từ kết quả của bảng số 2.7 về xếp loại học lực năm học 2011 – 2012 cho thấy: Các trƣờng THCS Thụy Hƣơng, Phú Nam An có số HS xếp loại văn hoá giỏi cao nhất. Không có trƣờng nào có HS xếp loại học lực kém. 2.3.4.2. Về chất lượng hạnh kiểm Bảng số 2.8: Bảng xếp loại hạnh kiểm năm học 2011 – 2012 TT Tên trƣờng TS Tốt HS SL % Khá SL Yếu TB % SL % SL % 1 Lam Điền 310 155 50.0 107 34.5 45 14.5 3 1.0 2 Thụy Hƣơng 342 239 70.0 76 22.2 27 7.8 0 0.0 3 Phú Nam An 254 187 73.6 52 20.4 15 6.0 0 0.0 4 Nam Phƣơng 216 150 69.5 42 19.4 24 11.1 0 0.0 65.5 277 24.5 111 9.7 0.3 Tiến A Tổng cộng 1122 731 3 Từ kết quả bảng xếp loại hạnh kiểm năm học 2011 – 2012 cho thấy Có 3/4 = 75% các trƣờng không có HS bị xếp loại hạnh kiểm yếu Có 3/4 = 75% các trƣờng có tỷ lệ HS có hạnh kiểm tốt trên 70%. Có 1/4 = 25% trƣờng vẫn còn có HS xếp loại hạnh kiểm yếu cần phải có kế hoạch giúp đỡ HS cá biệt trở thành HS ngoan. 2.3.4.3. Về chất lượng hạnh kiểm và học lực qua 3 năm 53 Bảng số 2.9: Thống kê chất lượng hạnh kiểm và học lực của HS cấp THCS huyện Chương Mỹ – Hà Nội qua 3 năm. Năm học TS HS 2009- 2010 1086 2010- 2011 1104 2011- 2012 1122 Số Hạnh kiểm lƣợng Học lực Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém SL 741 247 2 391 482 129 13 0 % 68,2 22,8 8,8 0,2 36,8 44,3 17,7 1,2 0,0 SL 728 3 408 503 180 13 0 % 66,0 25,2 8,6 0,2 36,9 45,5 16,4 1,2 0,0 SL 731 413 512 183 14 0 % 65,5 24,5 9,7 37,0 45,4 16,3 1,3 0,0 tỷ lệ 96 278 95 277 111 3 0,3 Qua bảng thống kê số 2.9 về chất lƣợng hạnh kiểm và học lực của HS bậc THCS huyện Chƣơng Mỹ qua 3 năm (2009 – 2012) cho thấy: Tỷ lệ HS có hạnh kiểm khá và tốt qua 3 năm đều đạt từ 90% trở lên. HS có hạnh kiểm yếu của 3 năm vẫn còn, vẫn phải tiếp tục giáo dục HS chậm tiến trở thành HS ngoan. Tỷ lệ HS có học lực khá, giỏi qua 3 năm đều đạt 80% trở lên. Nhƣng tỷ lệ HS xếp loại học lực yếu vẫn chiếm tỷ lệ trên 1%. Điều đó nhắc nhở các trƣờng trong quá trình dạy và học cần quan tâm tới HS yếu kém và có kế hoạch bồi dƣỡng thƣờng xuyên. Bảng số 2.10: Bảng thống kê về số lượng HS được công nhận HS giỏi cấp huyện, cấp tỉnh ở cấp THCS qua 3 năm Số lƣợng HS Số lƣợng HS Tổng TT Năm học đạt HS giỏi đạt HS giỏi cấp HS giỏi các Ghi chú cấp huyện Thành phố cấp 1 2009- 2010 42 11 53 2 2010- 2011 42 15 57 3 2011- 2012 44 14 58 128 40 168 Tổng cộng số 54 Qua bảng thống kê số 2.10 về chất lƣợng HS đƣợc công nhận HS giỏi cấp huyện, cấp thành phố ta nhận thấy: Số lƣợng HS giỏi cấp thành phố so với tổng số HS 4 trƣờng trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ là chƣa cao. Vì vậy trong thời gian tới ngành giáo dục và đào tạo huyện Chƣơng Mỹ và các trƣờng THCS trên địa bàn cần phải tiếp tục quan tâm và có kế hoạch bồi dƣỡng HS giỏi. Bảng số 2.11: Kết quả tốt nghiệp THCS huyện Chương Mỹ qua 3 năm (2009 – 2012) Năm học SL đăng Kết quả đỗ tốt nghiệp THCS Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Đỗ TN 2009- 2010 267 265 99,2 86 32,4 102 38, 4 77 29,2 2010- 2011 275 272 98,9 89 32,7 112 41,1 71 26,2 2011- 2012 280 278 99,2 95 34,1 119 42,8 64 23,1 Cộng tổng 822 815 99,1 270 33,1 333 40,8 212 26 % Giỏi Tỷ lệ ký % Khá % TB % Từ kết quả bảng số 2.11 về kết quả tốt nghiệp THCS huyện Chƣơng Mỹ qua 3 năm (2009 – 2012) cho thấy: Tỷ lệ HS đã tốt nghiệp THCS ổn định, đạt ở mức cao. Đặc biệt từ khi áp dụng quy chế xét công nhận tốt nghiệp THCS, sau đó lấy kết quả này cộng thêm điểm cho HS thi vào lớp 10 thì tỷ lệ tốt nghiệp loại khá giỏi tăng nhiều so với những nhăm học trƣớc, tỷ lệ chiếm tới trên 70%. 2.3.5. Thực trạng về điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học Bảng 2.12: Thống kê quy mô trường lớp, HS và phòng học, các phòng chức năng của các trường THCS huyện Chương Mỹ – Hà Nội. Số phòng học TT Tên trƣờng THCS Số Số lớp HS Tổng Kiên số cố Học 2 Cấp 4 Phòng chức năng buổi / HĐS ngày P BGH Đoà n đội Côn Nhà Phòng g thể truyền đoàn chất thống 1 Lam Điền 12 310 16 16 0 0 1 2 1 0 1 1 2 Thụy Hƣơng 13 342 15 15 0 0 1 2 1 1 1 1 3 Phú Nam An 11 254 14 14 0 0 1 2 1 1 1 1 55 4 Nam Phƣơng 9 216 11 11 0 0 1 2 1 0 1 1 1124 55 55 0 0 4 8 4 2 4 4 Tiến A Tổng cộng 42 Qua thống kê của bảng số 2.12 ta nhận thấy: Quy mô trƣờng lớp của bậc THCS huyện Chƣơng Mỹ – TP Hà Nội đã đƣợc xây dựng quy mô hoá, các nhà trƣờng không còn phòng học cấp 4 tỷ lệ HS trên lớp 1122/42  30 HS, tỷ lệ này hợp lý so với Bộ giáo dục và đào tạo quy định. Có 2 trƣờng ở hạng 1 còn lại chủ yếu ở hạng 2 và 3, thuận lợi cho việc tổ chức và quản lý trƣờng học. Có 4/4 trƣờng đủ điều kiện và đã tổ chức cho HS học 2 buổi trên ngày, 100% các trƣờng đều có đủ điều kiện phòng học, bàn ghế cho việc học 1 ca hoặc 2 ca (xoá bỏ lớp học ca 3). Đặc biệt tỷ lệ số phòng học kiên cố hoá 42/42 = 100%. Đây là sự quan tâm đầu tƣ của UBND huyện Chƣơng Mỹ và các ban ngành trong huyện Tuy nhiên qua bảng thống kê còn một số hạn chế, vẫn còn 03 Không có trƣờng nào phải học 2 ca trên ngày. Tuy nhiên các phòng chức năng cho đoàn thể còn thiếu, còn phải tiếp tục đầu tƣ xây dựng. Bảng 2.13: Bảng thống kê cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học huyện Chương Mỹ – Hà Nội tin Phòng thiết Phòng thực Sơ bộ đồ Phòng học bị hành TT Tên trƣờng Phòng Số máy Phòng Nhân Phòn Nhân viên g lực dùng Phòng Phòng TBDH học bộ thƣ đồng môn viện bộ/khối 1 Lam Điền 1 20 1 1 2 1 3 3 1 2 Thụy Hƣơng 1 20 1 1 2 1 3 2 1 3 Phú Nam An 2 52 1 1 3 2 4 3 1 4 Nam Phƣơng 1 20 1 1 2 1 2 2 1 110 4 4 9 5 12 10 4 Tiến A Tổng cộng 5 Qua bảng số 2.13 về cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng dạy học ta nhận thấy: Về cơ sở vật chất tin học tất cả các trƣờng THCS đều có máy tính, số trƣờng có một phòng tin học là 4/4 trƣờng có. 1/4 trƣờng có 2 phòng tin học. Số máy vi 56 tính có ít nhất là 20 chiếc và trƣờng có nhiều nhất là 52 chiếc. Đó là cơ sở để 100% các trƣờng có điều kiện dạy tin học thực hành máy tính cho HS tiếp cận với công nghệ thông tin hiện đại. 100% các trƣờng thƣ viện và nhân viên thƣ viện đó là cơ sở để tuyên truyền phổ biến sách mới phục vụ bạn đọc, tổ chức thi tìm hiểu sách vào dịp hè góp phần đắc lực cho dạy và học. 100% các trƣờng đều có phòng thiết bị, phòng thực thực hành (ít nhất là 2 phòng) và nhân viên thiết bị đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng thƣờng xuyên cho HS làm thực hành. - Qua bảng thống kế ta thấy rõ vấn còn một số hạn chế: Số lƣợng máy tính trên một trƣờng THCS còn quá mỏng khi HS thực hành chƣa đủ 1 HS/1 máy vẫn còn sử dụng chung nhau 2 em/1 máy. Số bộ đồ dùng thí nghiệm/khối còn quá ít không đủ dùng cho 1 lớp thực hành. Để đảm bảo về lâu dài khai thác tối đa cơ sở vật chất đồ dùng thiết bị dạy học theo các bộ môn một cách tối ƣu và có hiệu quả đòi hỏi phải có sự đầu tƣ xây dựng phòng học bộ môn, phòng thực hành bộ môn độc lập. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin và khoa học công nghệ thông tin, tin học từng bƣớc phải đƣợc trang bị đủ cho các nhà trƣờng. Đây là một bài toán đòi hỏi nhà nƣớc và nhân dân cần tiếp tục quan tâm chăm lo xây dựng. 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học của HT các trƣờng THCS huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động dạy học của HT các trƣờng. Để làm đƣợc việc này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các loại hồ sơ, văn bản của Phòng GD&ĐT Chƣơng Mỹ, của các trƣờng THCS, tiếp xúc trao đổi với các CBQL và GV để tìm hiểu thực trạng về công tác trên. Chúng tôi đã làm phiếu điều tra đến 4 HT, 4 Phó HT, 19 tổ trƣởng và 80 GV có kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy của 4 trƣờng THCS huyện Chƣơng Mỹ đó là trƣờng THCS Lam Điền, Nam Phƣơng Tiến A, Phú Nam An, Thụy Hƣơng. 57 Có 3 nhóm đối tƣợng tham gia đánh giá về thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học của HT theo mẫu phiếu phát ra, đó là: - HT (HT): Tự đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động dạy học. - Phó HT và các tổ trƣởng chuyên môn còn gọi là CBQL cấp dƣới (CBQLCD) đánh giá HT về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động dạy học. - Các GV (GV) đánh giá HT về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động dạy học. Chúng tôi cũng đã đề nghị các mức độ đánh giá nhƣ sau: + Mức tốt : 4 điểm + Mức bình thƣờng: 2 điểm + Mức khá : 3 điểm + Mức chƣa tốt : 1 điểm + Điểm trung bình X (1  X  4) 2.4.1. Thực trạng quản lý thực hiện chương trình dạy học Bảng 2.14: Thực trạng thực hiện các biện pháp quản lý thực hiện chương trình dạy học Nội dung các biện TT 1 pháp Điểm Đối tƣợng đánh giá Yêu cầu GV nắm vững HT chƣơng trình, không CBQLCD đƣợc tùy tiện thay đổi, GV cắt, ghép, hoặc làm sai lệch nội dung chƣơng 2 Mức độ đánh giá T.hợp trung Bình Chƣa thƣờng tốt 0 0 0 4,00 23 0 0 0 4,00 80 0 0 0 4,00 1 0 0 0 4,00 Tốt Khá 4 Xếp thứ bình trình 07 Yêu cầu GV làm kế HT hoạch giảng dạy bộ CBQLCD môn và duyệt kế hoạch GV của GV T.hợp 0 3 1 0 2,75 6 9 4 4 2,74 21 32 9 18 2,70 27 44 14 22 2,71 1 5 58 Theo dõi việc thực HT hiện 3 chƣơng trình CBQLCD thƣờng xuyên có biện GV pháp xử lý kịp thời đối với GV dạy không T. hợp đúng, đủ theo qui định Phối hợp với Phó HT, HT chuyên 4 môn và 0 2 1 1 2,25 4 7 5 7 2,35 10 9 31 30 1,99 14 18 37 38 2,07 3 1 0 0 3,75 1 4 0 0 3,83 tổ CBQLCD trƣởng chuyên môn để 9 quản 62 18 0 0 3,78 84 23 0 0 3,79 2 1 1 0 3,25 1 6 6 0 3,22 lý thực hiện GV chƣơng trình T.hợp Đánh giá việc thực HT hiện chƣơng trình qua CBQLCD 5 dự giờ, giáo án, sổ báo giảng. 1 GV T.hợp Nắm việc thực hiện HT 6 chƣơng trình qua việc CBQLCD kiểm tra vở HS và sổ GV ghi đầu bài hàng tuần T.hợp Kiểm 7 tra việc HT thực hiện chƣơng trình CBQLCD qua biên bản kiểm tra GV của tổ trƣởng chuyên môn và phản ánh của T.hợp các thành viên trong 33 21 26 0 3,09 46 28 33 0 3,12 0 1 1 2 1,75 0 11 9 3 2,35 0 16 42 22 1,93 0 28 52 27 2,00 2 1 1 0 3,25 7 8 8 0 2,96 24 29 12 15 2,78 6 2 3 7 4 33 HĐ 59 38 21 15 2,83 Qua bảng 2.14 ta thấy: cả 3 nhóm đối tƣợng đều có thống nhất trong cách đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp quản lý của HT trong việc thực hiện chƣơng trình của GV qua 7 biện pháp nêu trên. - Tất cả các đối tƣợng tham gia đánh giá đều cho rằng HT đã làm tốt các nội dung sau: + Nội dung 1: Quán triệt GV nắm vững chƣơng trình, không đƣợc tùy tiện thay đổi, cắt, ghép, hoặc làm sai lệch nội dung chƣơng trình, có điểm trung bình tổng hợp X = 4,00 xếp thứ 1 + Nội dung 4: Phối hợp với Phó HT chuyên môn và tổ trƣởng chuyên môn để quản lý thực hiện chƣơng trình, có điểm trung bình tổng hợp X = 3,79 xếp thứ 2 - Các nội dung sau làm chƣa tốt: + Nội dung 3: Theo dõi việc thực hiện chƣơng trình thƣờng xuyên có biện pháp xử lý kịp thời đối với GV dạy không đúng, đủ theo qui định có điểm trung bình tổng hợp X = 2,07 xếp thứ 6 + Nội dung 6: Nắm việc thực hiện chƣơng trình qua việc kiểm tra vở HS và sổ ghi đầu bài hàng tuần có điểm trung bình tổng hợp X = 2,0 xếp thứ 7 Có thể nói các HT đã hiểu đƣợc tầm quan trọng của việc quản lý thực hiện chƣơng trình. Bởi vì đây chính là thể hiện mục tiêu dạy học, là pháp lệnh của Nhà nƣớc do Bộ GD&ĐT ban hành và là một yêu cầu bắt buộc. Bên cạnh đó, HT cũng có các biện pháp để quản lý việc thực hiện chƣơng trình. Tuy nhiên, các biện pháp thực hiện chƣa đều tay nhất là việc kiểm tra thực hiện chƣơng trình qua vở ghi HS và xử lý các trƣờng hợp GV thực hiện chƣa đúng và còn rất hạn chế. 2.4.2. Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV Bảng 2.15: Thực trạng thực hiện các biện pháp quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của của GV T Nội dung các biện Đối tƣợng T 1 đánh giá Mức độ đánh giá Điểm Bình Chƣ trung thƣờng a tốt bình Tốt Khá Bồi dƣỡng nghiệp vụ HT 0 1 2 1 2,00 cho GV về phƣơng CBQLCD 0 4 17 2 2,09 pháp 60 Xếp thứ 5 2 3 pháp tiến hành và cách GV 0 12 54 14 1,98 soạn bài 0 17 73 17 2,00 Qui định cụ thể, thống HT nhất về soạn bài và CBQLCD 4 0 0 0 4,00 20 3 0 0 3,87 chuẩn bị lên lớp của GV GV T.hợp 68 12 0 0 3,85 92 15 0 0 3,86 Có kế hoạch kiểm tra HT thƣờng xuyên hoặc đột CBQLCD xuất việc soạn bài và GV chuẩn bị lên lớp của 2 2 0 0 3,50 17 5 0 0 3,77 63 13 3 0 3,76 T.hợp 82 20 3 0 3,75 HT 0 2 1 1 2,25 0 8 11 4 2,17 GV 0 36 21 23 2,16 T.hợp 0 46 33 28 2,17 HT 2 2 0 0 3,50 soạn bài, việc lựa chọn CBQLCD 14 6 3 0 3,48 và sử dụng các phƣơng GV tiện dạy học T.hợp 35 25 20 0 3,19 51 33 23 0 3,26 GV T.hợp Kiểm tra thƣờng xuyên 4 hoặc đột xuất việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV Góp ý về ND và PP 5 CBQ LCD 1 2 4 3 Qua bảng 2.15 ta thấy: Trong 5 biện pháp để quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV thì 3 nhóm đối tƣợng trên đều đánh giá tƣơng đối tập trung ở mức độ thực hiện các biện pháp. - Biện pháp sau đây đƣợc đánh giá là thực hiện tốt: + Nội dung 2: Qui định cụ thể, thống nhất về soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV, có điểm trung bình tổng hợp X =3,86 xếp thứ 1 - Các biện pháp sau đây làm ở mức bình thƣờng hoặc chƣa đạt: + Nội dung 4: Kiểm tra thƣờng xuyên hoặc đột xuất việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của gv có điểm trung bình tổng hợp X =2,17 xếp thứ 4 61 + Nội dung 1: Bồi dƣỡng nghiệp vụ cho GV về phƣơng pháp tiến hành và cách soạn bài có điểm trung bình tổng hợp X =2,00 xếp thứ 5. Nhƣ vậy, trong việc quản lý này, HT đã chú trọng đƣa ra cách thức mẫu bài soạn và có kế hoạch cụ thể để kiểm tra đồng thời góp ý cho GV những mặt còn thiếu sót. Tuy nhiên, các HT còn chƣa tiến hành hoặc ít tiến hành kiểm tra đột xuất GV, có lẽ là do cả nể, e dè, ngại va chạm. Mặt khác, vấn đề bồi dƣỡng nghiệp vụ cho GV về cách soạn bài cũng chƣa đƣợc coi trọng, họ nghĩ rằng GV đã đƣợc học kỹ ở trong trƣờng cao đẳng, đại học nên không cần bồi dƣỡng lại. Thêm vào đó, việc kiểm tra lại do Hiệu phó chuyên môn hoặc tổ trƣởng chuyên môn đảm nhiệm, HT chỉ nghe báo cáo lại. 2.4.3. Thực trạng quản lý việc dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dạy của GV Bảng 2.16: Thực trạng thực hiện các biện pháp quản lý việc dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dạy của GV TT Nội dung các biện Đối tƣợng đánh giá pháp Thƣờng 1 xuyên tổ HT chức dự giờ và thao CBQLCD giảng để rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn 2 GV GV dƣới hình thức báo trƣơc hoặc đột xuất T.hợp GV tháng, từng học kỳ Khá 2 Chƣa trung thƣờng tốt bình 2 0 0 3,50 10 7 6 0 3,17 45 17 18 0 3,34 Xếp thứ 57 26 24 0 3,31 1 2 1 0 3,00 7 7 9 0 2,91 5 42 33 0 2,65 3 T.hợp Qui định chế độ dự HT giờ từng tuần, từng CBQLCD 3 Tốt Bình Điểm 2 Dự giờ để kiểm tra HT toàn diện và chuyên CBQLCD đề Mức độ đánh giá GV 13 51 43 0 2,72 0 1 2 1 2,00 0 6 15 2 2,17 0 19 39 22 1,96 0 26 56 25 2,01 cho các thành viên và đƣa vào đánh giá T.hợp xếp loại GV 62 4 3 1 0 0 3,75 giỏi cấp cơ sở hàng CBQLCD năm ở tất cả các GV 9 8 6 0 3,13 58 16 6 0 3,65 môn T.hợp 70 25 12 0 3,54 HT 0 1 2 1 2,00 0 5 14 4 2,04 0 19 37 24 1,94 0 25 53 29 1,96 Tổ chức thi GV dạy 4 5 HT Dự giờ khi có đổi CBQLCD mới về phƣơng pháp GV dạy học T.hợp Qua số liệu bảng 2.16 ta thấy đƣợc: Các nhóm đối tƣợng có cách nhìn nhận đánh giá vẫn rất thống nhất, cụ thể nhƣ sau: - Biện pháp HT thực hiện tốt là biện pháp 4, đó là tổ chức thi GV dạy giỏi cấp cơ sở hàng năm ở tất cả các môn có điểm trung bình tổng hợp X =3,54 xếp thứ 1 - Biện pháp thực hiện chƣa tốt là biện pháp 3 và 5 đó là qui định chế độ dự giờ từng tuần, từng tháng, từng học kỳ cho các thành viên và đƣa vào đánh giá xếp loại GV và dự giờ khi có đổi mới về phƣơng pháp dạy học hai nội dung trên đều có điểm trung bình tổng hợp X =2,01 và X =1,96 lần lƣợt xếp thứ 4 và 5 Nhƣ vậy, HT các trƣờng có ƣu điểm đã chú ý tổ chức thi GV dạy giỏi cấp cơ sở hàng năm nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm của GV nhƣng lại không chú ý tới việc dự giờ thƣờng xuyên của HT với GV và giữa GV với nhau. Do vậy, HT không nắm bắt chính xác trình độ, năng lực của GV để bồi dƣỡng, phát huy hay giúp đỡ GV nhất là việc kiểm tra toàn diện GV xƣa nay vẫn còn mang nặng tính hình thức, đánh giá mang tính động viên là chính và hầu nhƣ giao hẳn cho CBQL cấp dƣới. Vì thế, đòi hỏi ngƣời HT cần đƣa ngay việc qui định chế độ dự giờ cho từng thành viên vào nghị quyết hội đồng và đƣa việc thực hiện này vào đánh giá xếp loại thi đua, có nhƣ vậy mới thúc đẩy việc tự bồi dƣỡng để nâng cao năng lực của cá nhân. 2.4.4. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 63 1 5 Bảng 2.17: Thực trạng thực hiện các biện pháp quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh dung T Nội T biện pháp 1 2 các Đối tƣợng trung thƣờng a tốt bình HT 4 0 0 0 4,00 Kiểm tra kết quả CBQLCD 19 4 0 0 3,83 học tập của HS GV 69 9 2 0 3,83 T.hợp 92 13 2 0 3,84 HT 1 2 1 0 3,00 1 5 4 0 3,43 20 18 0 3,30 5 27 23 0 3,32 Kiểm tra bài soạn của GV CBQLCD GV 4 42 7 HT 0 1 2 1 2,00 CBQLCD 1 10 6 6 2,26 GV 12 29 25 14 2,50 T.hợp 13 40 33 21 2,42 HT 0 2 2 0 2,50 CBQLCD 4 8 5 6 2,43 GV 14 50 9 7 2,89 T.hợp 18 60 16 13 2,78 HT 0 1 1 2 1,75 Kiểm tra vở ghi CBQLCD 0 5 11 7 1,91 của HS GV 0 20 45 15 2,06 T.hợp 0 26 57 24 2,02 Kiểm tra qua biên HT 1 1 1 1 2,50 bản sinh hoạt tổ CBQLCD 3 8 6 6 2,35 nhóm 15 30 17 18 2,53 giảng,sổ ghi đầu Kiểm tra giờ dạy của GV qua dự giờ 6 Chƣ Khá bài 5 Bình Tốt Kiểm tra sổ báo 4 Điểm đánh giá T.hợp 3 Mức độ đánh giá chuyên GV 64 Xếp thứ 1 4 7 5 8 6 T.hợp môn 7 8 9 19 39 24 25 2,50 Kiểm tra qua báo HT cáo của Phó HT CBQLCD 2 2 0 0 3,50 16 7 0 0 3,70 và trƣởng GV chuyên môn T.hợp 57 16 7 0 3,63 75 25 7 0 3,64 Tổ chức thƣờng HT xuyên cho GV và CBQLCD 0 0 2 2 1,50 0 1 16 6 1,78 HS học qui chế GV kiểm tra, thi cử T.hợp 0 11 36 33 1,73 0 12 54 41 1,73 Tổ chức thi cử HT dân chủ, chính CBQLCD 2 2 0 0 3,50 16 11 3 0 3,43 xác, công khai và GV công bằng T.hợp 44 25 4 0 3,55 62 38 7 0 3,51 tổ 2 9 3 Qua bảng 2.17 ta thấy các nhóm đối tƣợng đã đánh giá HT về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý việc kiểm tra, thi cử nhƣ sau: - HT đã làm tốt các biện pháp sau: + Biện pháp 1: Kiểm tra kết quả học tập của HS có điểm trung bình tổng hợp X = 3,84 xếp thứ 1 - Các biện pháp sau đây làm chƣa đạt tốt: + Biện pháp 5: Kiểm tra vở ghi của HS có điểm trung bình tổng hợp X = 2,02 xếp thứ 8 + Biện pháp 8: Tổ chức thƣờng xuyên cho GV và HS học tập qui chế kiểm tra, thi cử có điểm trung bình tổng hợp X =1,73 xếp thứ 9 Có thể nói trong nội dung quản lý việc kiểm tra thi cử, HT các trƣờng đã chú trọng tới việc thi cử của HS, cụ thể là kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, qua đó để nắm đƣợc kết quả giảng dạy của GV, nắm đƣợc điểm mạnh, điểm yếu để phát huy bồi dƣỡng hoặc kèm cặp GV ở mỗi khía cạnh, mỗi môn học. Chính vì vậy HT đã chú ý việc phân công ra đề, coi thi, chấm thi nghiêm túc và tổ chức các kỳ thi 65 dân chủ, công khai và công bằng nhằm đánh giá đúng chất lƣợng dạy học của GV và chất lƣợng học của HS. Tuy nhiên, HT còn chƣa làm tốt việc kiểm tra vở ghi của HS, việc này còn mang tính hình thức, không thƣờng xuyên dẫn đến việc đánh giá vẫn chƣa thể thực chất đƣợc. Ngoài ra việc tổ chức cho GV và HS học tập qui chế thi cử chƣa đƣợc chú trọng, việc làm này chỉ mang tính thời vụ vào trƣớc những kỳ thi hoặc kiểm tra chứ không làm thƣờng xuyên. Đây là nội dung cần phải chấn chỉnh ngay trong thời gian tới đây bởi vì từ năm học này, ngành GD&ĐT phát động phong trào “Hai không” một trong hai phong trào này là: Nói không với tiêu cực trong thi cử. Nhƣ vậy, bộ GD&ĐT đã nhận thức vấn đề cần phải đi vào đánh giá thực chất chất lƣợng dạy học nói riêng và chất lƣợng giáo dục nói chung thông qua việc kiểm tra, thi cử để chống bệnh “thành tích” mà lâu nay ngành GD&ĐT đã lâm phải. Muốn vậy, ngay bây giờ phải tiến hành tổ chức kiểm tra, thi cử nghiêm túc mà trách nhiệm là của ngƣời HT. 2.4.5. Thực trạng quản lý việc sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học của giáo viên Bảng2.18: Thực trạng thực hiện biện pháp quản lý việc sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học của GV TT Nội dung Đối tƣợng các biện pháp đánh giá Chƣa trung thƣờng tốt bình tăng HT cƣờng, củng cố, bổ CBQLCD 3 1 0 0 3,75 14 6 3 0 3,48 sung trang thiết bị và GV đồ dùng dạy học T.hợp 49 18 13 0 3,45 66 25 16 0 3,47 HT 0 1 1 2 1,75 CBQLCD 0 3 7 13 1,57 GV 0 10 30 40 1,63 T.hợp 0 14 38 55 1,62 Có kế hoạch sử dụng HT 0 2 2 0 2,50 thiết bị, đô dùng dạy CBQLCD 5 6 12 0 2,70 kế hoạch sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học 3 Bình Khá Có qui định cụ thể việc 2 Điểm Tốt Có 1 Mức độ đánh giá 66 Xếp thứ 1 6 học cho từng chƣơng, GV từng bài (nếu có) của 10 23 20 27 2,20 các tổ, nhóm chuyên T.hợp môn 15 31 34 27 2,32 HT 2 2 0 0 3,50 CBQLCD 7 13 3 0 3,17 GV 21 25 22 12 2,69 T.hợp 30 40 25 12 2,82 HT 3 1 0 0 3,75 CBQLCD 19 4 0 0 3,83 GV 42 22 13 3 3,29 T.hợp 64 27 13 3 3,42 HT 1 2 1 0 3,00 CBQLCD 7 11 5 0 3,09 GV 41 25 9 5 3,28 T.hợp 49 38 15 5 3,22 0 0 0 4 1,00 0 0 16 7 1,70 GV 0 0 44 36 1,55 T.hợp 0 0 60 47 1,56 Bồi dƣỡng GV cách sử 4 dụng các phƣơng tiện hiện đại Tổ chức các cuộc thi 5 làm đồ dùng dạy học trong GV và HS Tổ chức các kỳ thi sử 6 dụng đồ dùng dạy học trong GV Kiểm tra, đánh giá xếp HT 5 4 2 3 loại thi đua trong việc 7 thực hiện kế hoạch sử CBQLCD dụng thiết bị và đồ dùng dạy học của GV mà các nhóm tổ CM đã lập ra Qua bảng 2.18 ta thấy: - HT đã làm khá tốt các biện pháp: + Biện pháp 1: Có kế hoạch củng cố, bổ sung trang thiết bị và đồ dùng dạy học, có điểm trung bình tổng hợp X = 3,47 xếp thứ 1 + Biện pháp 5: Tổ chức các cuộc thi làm đồ dùng dạy học trong GV và HS, có điểm trung bình tổng hợp X =3,42 xếp thứ 2 - Các biện pháp thực hiện chƣa đạt yêu cầu: 67 7 + Biện pháp 2: Có qui định cụ thể việc sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học có điểm trung bình tổng hợp X = 1,62 xếp thứ 6 + Biện pháp 7: Kiểm tra, đánh giá xếp loại thi đua trong việc thực hiện kế hoạch sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học của GV mà các nhóm tổ CM đã lập ra có điểm trung bình 1,56 xếp thứ 7 Nhƣ vậy, trong điều kiện CSVC trang thiết bị còn rất thiếu thốn, HT các trƣờng đã cho GV và HS tự làm đồ dùng dạy học trong điều kiện cho phép để bổ sung vào số đồ dùng dạy học hiện còn rất thiếu. Mặt khác, HT cũng có kế hoạch, bổ sung trang thiết bị, đồ dùng dạy học khi có thể. Có thể nói HT các trƣờng đã hiểu đƣợc tầm quan trọng của phƣơng tiện dạy học trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học phục vụ cho công việc đổi mới giáo dục phổ thông và dạy học phân ban hiện nay. Bên cạnh đó, HT các trƣờng triển khai cho GV đƣợc học cách sử dụng các phƣơng tiện dạy học hiện đại, cách soạn bài trên máy tính để hỗ trợ cho việc dạy học của GV đạt hiệu quả hơn. Tuy nhiên, HT chƣa chú trọng qui định cụ thể việc sử dụng và đồ dùng dạy học cho GV nhất là chƣa chú ý kiểm tra, đánh giá xếp loại thi đua dẫn đến phần lớn GV vẫn không sử dụng đồ dùng dạy học theo kế hoạch mà vẫn dạy “chay” dẫn đến việc đổi mới phƣơng pháp dạy học không đƣợc tiến hành nhƣ mong muốn bởi vì họ ngại chuẩn bị, ngại sử dụng mà không sử dụng cũng không sao cho nên họ không thực hiện. 2.4.6. Thực trạng việc sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ GV Bảng 2.19: Thực trạng thực hiện các biện pháp sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ GV TT Nội dung biện pháp 1 Đối tƣợng đánh giá Mức độ đánh giá Tốt Khá Phân công căn cứ HT 3 vào trình độ đào tạo CBQLCD và năng lực cá nhân GV Bình Điểm Chƣa trung thƣờng tốt bình 1 0 0 3,75 19 4 0 0 3,83 61 19 0 0 3,76 68 Xếp thứ T.hợp 2 83 24 0 0 3,78 Phân công theo trình HT độ đào tạo, năng lực CBQLCD 4 0 0 0 4,00 20 3 0 0 3,87 kết hợp với nguyện GV vọng cá nhân T.hợp 65 15 0 0 3,81 89 18 0 0 3,83 0 2 2 1 2,20 Phân công theo kiểu CBQLCD 3 9 11 0 2,65 chuyên môn hóa GV 17 30 25 8 2,70 T.hợp 20 41 36 9 2,68 HT 00 1 2 1 2,00 CBQLCD 0 10 7 6 2,17 GV 0 20 38 22 1,98 của Phòng GD - ĐT T.hợp tổ chức 0 31 47 39 1,93 Giới thiệu và cung HT cấp đầy đủ tài liệu CBQLCD 0 1 1 2 1,75 0 5 7 11 1,74 0 15 25 40 1,69 thƣờng xuyên của T.hợp GV 0 21 33 53 1,70 Cử và tạo điều kiện HT 0 0 3 1 1,75 cho GV đi học, đào CBQLCD 0 3 6 14 1,52 tạo trên chuẩn theo GV kế hoạch T.hợp 0 12 20 48 1,55 0 15 29 63 1,55 HT 3 Lập kế hoạch bồi dƣỡng GV và yêu 2 1 3 cầu GV tham gia đầy đủ các chuyên 4 đề bồi dƣỡng hàng kỳ, hàng năm theo qui định của trƣờng, 5 6 cho GV và kiểm tra việc bồi dƣỡng GV 4 Qua số liệu bảng 2.19 ta thấy: - HT nhà trƣờng đã thực hiện tốt các biện pháp: 69 5 6 + Biện pháp 2: Phân công theo trình độ đào tạo, năng lực kết hợp với nguyện vọng GV có điểm trung bình tổng hợp X = 3,83 xếp thứ 4 - Các biện pháp thực hiện chƣa tốt: + Biện pháp 5: Giới thiệu và cung cấp đầy đủ tài liệu cho GV và kiểm tra việc bồi dƣỡng thƣờng xuyên của GV có điểm trung bình tổng hợp X = 1,70 xếp thứ 5 + Biện pháp 6: Cử và tạo điều kiện cho GV đi học, đào tạo trên chuẩn theo kế hoạch có điểm trung bình tổng hợp X =1,55 xếp thứ 6 Nhƣ vậy, HT các trƣờng đã phân công lao động căn cứ vào trình độ đào tạo, vào năng lực kếp hợp với nguyện vọng của mỗi thành viên. Đây là ƣu điểm nổi trội của các HT. Các HT làm đƣợc điều này đồng nghĩa với việc phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp của mỗi cá nhân về trí tuệ, tình cảm làm cho họ phấn khởi, hào hứng khiến họ say mê làm việc tự giác và hiệu suất lao động sẽ tăng lên. Tuy nhiên, hầu hết các HT chƣa chú ý tới việc cung cấp đầy đủ tài liệu cho GV để GV tự nghiên cứu học tập mà phần lớn giao cho GV tự sƣu tầm, mặt khác công tác kiểm tra việc bồi dƣỡng thƣờng xuyên của GV chƣa đƣợc các HT lƣu tâm dẫn đến tình trạng GV lƣời biếng trong việc tự bồi dƣỡng bản thân. Bên cạnh đó, việc cử và tạo điều kiện cho GV đi học chƣa đƣợc HT chú trọng, có lẽ tâm lý lo lắng của HT là nếu cử GV đi học thì sẽ gây ra biến động trong bộ máy nhƣ thiếu GV, giảm sút chất lƣợng GV đƣợc cử đi học lại đa phần là GV vững vàng về chuyên môn và chịu trách nhiệm chính trong các khâu của bộ máy. Ta nhận thấy, HT chƣa nhận thức đƣợc sự liên quan giữa các biện pháp nghĩa là muốn nâng cao hiệu quả làm việc của bộ máy cần phải bồi dƣỡng nâng cao năng lực của mỗi thành viên vì thế phải biết phối hợp thực hiện các biện pháp đều tay hơn. Cho nên HT cần phải có kế hoạch cử GV đi học trên chuẩn hàng năm sao cho không gây lên biến động lớn trong bộ máy mà vẫn nâng cao đƣợc trình độ của mỗi cá nhân góp phần phát triển bền vững nhà trƣờng. Tổng hợp kết quản đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học của HT các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ thành phố Hà Nội 70 Dựa theo số liệu thu thập, phân tích ở các nội dung quản lý hoạt động dạy học của HT các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội, chúng tôi tổng hợp lại kết quả khảo sát ở bảng 2.19: Bảng 2.20: Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học của HT các trường THCS huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội Điểm Xếp trung bình thứ Quản lý việc thực hiện chƣơng trình của GV 2,87 2 Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV 3,00 1 2,71 4 TT Nội dung các nhóm biện pháp 1 2 3 Quản lý việc việc dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dạy của GV 4 Quản lý việc kiểm tra, thi cử 2,58 5 5 Quản lý việc sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học 2,63 3 6 Quản lý việc sử dụng và bồi dƣỡng đội ngũ 2,58 5 Điểm trung bình chung 2,73 Nhƣ vậy, dựa trên kết quả tổng hợp ở bảng 2.20, nhận thấy trong 6 nội dung quản lý hoạt động dạy học thì nội dung 2: Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV là đƣợc HT các trƣờng thực hiện tốt nhất, nội dung này có điểm trung bình X = 3,00 xếp thứ 1. Tiếp đó là nội dung 1: Quản lý việc thực hiện chƣơng trình của GV, nội dung này có điểm trung bình = 2,87 xếp thứ 2. Bên cạnh đó nội dung 5: Quản lý việc sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học X =2,63 xếp thứ 3 và nội dung 3: Quản lý việc việc dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dạy của GV X = 2,88 xếp thứ 4 là đƣợc HT làm ở mức độ khá. Tuy nhiên các nội dung 4, 6, là còn làm ở mức trung bình. Trong từng nhóm biện pháp lại có biện pháp thực hiện rất tốt và cũng có biện pháp thực hiện chƣa đạt yêu cầu (nhƣ đã phân tích ở các phần trên). Vì thế HT phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến biện pháp đó chƣa đƣợc thực hiện tốt để tìm cách khắc phục góp phần làm cho nhóm biện pháp đều đƣợc thực hiện có hiệu quả. 71 2.5. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân của thực trạng Qua nghiên cứu thực tế ở các trƣờng THCS Chƣơng Mỹ và qua khảo sát bằng phiếu hỏi có thể đƣa ra kết luận về công tác quản lý hoạt động dạy học của CBQL, GV nói chung và của HT nói riêng có những ƣu điểm và tồn tại nhƣ sau: 2.5.1. Về ưu điểm Tất cả các HT cũng nhƣ CBQL, GV đều nhận thức đƣợc rằng thực chất của công tác quản lý nhà trƣờng xét cho cùng là quản lý hoạt động dạy học và đều khẳng định một điều là chất lƣợng giáo dục toàn diện của nhà trƣờng chủ yếu và căn bản là thể hiện ở chất lƣợng giáo dục. Từ nhận thức đúng đắn đó, HT các trƣờng đã xây dựng một hệ thống các biện pháp quản lý nhằm chỉ đạo các hoạt động dạy học trong nhà trƣờng và đã chỉ đạo thành công ở một số nội dung của từng nhóm biện pháp dựa trên cơ sở điều kiện thực tế của nhà trƣờng bằng năng lực quản lý và kinh nghiệm của mình. Dựa trên hệ thống các chế định về GD&ĐT, HT đã xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp chỉ đạo để quản lý hoạt động dạy học đạt mục tiêu đề ra ở mức độ cao nhất có thể đạt trong điều kiện thực tế của kinh tế – xã hội địa phƣơng và các điều kiện hiện có của nhà trƣờng. Đồng thời, HT luôn chú ý cải tiến các biện pháp sao cho phù hợp với từng thời điểm, làm phong phú thêm nội dung các biện pháp nhằm từng bƣớc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học, từ đó nâng dần chất lƣợng dạy học của nhà trƣờng. 2.5.2. Về tồn tại trong quản lý hoạt động dạy học Trong công tác quản lý hoạt động dạy học, HT đã đề ra các biện pháp cụ thể để chỉ đạo hoạt động này. Có những biện pháp đã thực sự đem lại hiệu quả góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học trong nhà trƣờng, nhƣng cũng có những biện pháp tỏ ra chƣa phù hợp hoặc tính hiệu quả còn thấp. Cụ thể nhƣ sau: Trong công tác quản lý nhà trƣờng nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng của HT ta thấy tính kinh nghiệm đƣợc thể hiện nổi trội hơn tính khoa học; chƣa thấy rõ sự vận dụng lý luận của khoa học quản lý vào công tác của mình. Chủ yếu HT cũng nhƣ các CBQL cấp dƣới đều sử dụng kinh nghiệm đƣợc tích lũy qua năm tháng làm quản lý của mình để tiếp tục áp dụng cho những năm tháng tiếp theo mà ít có sự đổi mới trong phƣơng pháp quản lý mặc dù hoàn cảnh hiện tại đã thay 72 đổi khác với thời gian qua rất nhiều. Cho nên họ sử dụng phƣơng pháp dựa theo kinh nghiệm một cách máy móc, dập khuôn, thiếu tính sáng tạo, khoa học, thực tiễn dẫn đến hiệu quả quản lý nhà trƣờng nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng bị hạn chế. Phần lớn các HT trƣờng THCS Chƣơng Mỹ khi quản lý hoạt động dạy học lại quá sa đà vào sử dụng phƣơng pháp quản lý hành chính. Quản lý hành chính sự vụ có ƣu điểm là nắm đƣợc các đầu việc đầy đủ nhƣng lại có nhƣợc điểm là không sáng tạo, thiếu linh hoạt trong điều tiết công việc ở mỗi thời điểm, thiếu tính chủ động dẫn đến công việc cứ bình bình, đôi khi còn bị lúng túng do sự chồng chéo bởi yêu cầu của thực thực tế. Một vấn đề nữa mà ta thấy nổi cộm trong quản lý hoạt động dạy học của HT, đó là việc phối hợp chỉ đạo giữa HT với các CBQL cấp dƣới (Phó HT, Tổ trƣởng chuyên môn). Trong quá trình chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý, HT đã giao quyền quản lý cho CBQL cấp dƣới trực tiếp tổ chức chỉ đạo thực hiện và đã nảy sinh hai vấn đề thiếu sót sau: Một là một số công việc, HT hầu nhƣ khoán trắng cho CBQL cấp dƣới, điều này dễ dấn đến buông lỏng quản lý, HT không kiểm soát đƣợc thực tế diễn ra nhƣ thế nào trong hoạt động dạy học dần dần dẫn đến quan liêu không nắm đƣợc thực chất chất lƣợng dạy và học. Hai là khi HT giao quyền cho CBQL cấp dƣới lại không định rõ chức năng trách nhiệm, quyền hạn của họ nên dễ dẫn đến ỉ lại, dựa dẫm kết quả là hiệu quả quản lý thấp do sự phối hợp chỉ đạo không chặt chẽ, hài hòa. Cuối cùng là công tác kiểm tra đánh giá xếp loại GV trong công tác giảng dạy là còn nhiều bất cập. Việc đánh giá GV chủ yếu còn dựa vào cảm tính, không có tiêu chí đánh giá rõ ràng nên đánh giá thiếu chính xác dẫn đến việc “cào bằng”, không có tác dụng động viên, khuyến khích GV tích cực trong công việc để huy động hết khả năng của họ. Công tác kiểm tra, đánh giá còn mang tính hình thức, chƣa đƣợc cải tiến và chƣa đƣợc kiểm tra thƣờng xuyên dẫn đến không phát hiện đƣợc kịp thời những thiếu sót trong hoạt động dạy học vì vậy thông tin thu thập đƣợc thƣờng không đầy đủ, thiếu chính xác, dẫn đến việc xử lý thông tin không khách quan, thiếu công bằng. 73 2.5.3. Nguyên nhân 2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân đầu tiên phải nói đến là trình độ nghiệp vụ quản lý của HT. Đội ngũ HT các trƣờng THCS Chƣơng Mỹ đều là những ngƣời đƣợc bổ nhiệm đề bạt từ chức danh Phó HT, mà các Phó HT từ trƣớc đến nay cũng đều đƣợc đề bạt từ đội ngũ GV có năng lực, có phẩm chất, có uy tín. Chính vì vậy mà trong công tác quản lý, họ gặp nhiều khó khăn nhất là việc kiểm tra hoạt động dạy học để đánh giá xếp loại GV. Đại đa số các đồng chí HT có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học và trình độ quản lý tốt nghiệp đại học, nhƣng làm việc còn mang tính sự vụ, bằng chủ nghĩa kinh nghiệm, công tác tham mƣu của một số HT còn bị hạn chế. Cũng xuất phát từ trình độ nghiệp vụ quản lý bị hạn chế trong quản lý hoạt động dạy học, HT thƣờng phải áp dụng kinh nghiệm của mình hoặc đồng nghiệp để chỉ đạo.Việc áp dụng kinh nghiệm, nó sẽ có tác dụng tốt nếu kinh nghiệm đó phù hợp với điều kiện thực tế nhà trƣờng nhƣng cũng có thể thất bại xảy ra nếu kinh nghiệm đó không phù hợp với thực tế nhà trƣờng. Mặt khác cũng từ việc hạn chế nghiệp vụ quản lý mà các HT thƣờng áp dụng phƣơng pháp quản lý hành chính sự vụ tuy đỡ tốn công sức nhƣng dễ dẫn đến hiệu quả quản lý thấp. Ngoài ra HT lại chỉ đƣợc đào tạo chuyên sâu ở một lĩnh vực, một môn học nhất định, mà việc quản lý hoạt động dạy học đòi hỏi HT phải chỉ đạo hoạt động dạy học ở rất nhiều bộ môn khác nhau. Đây là một nguyên nhân chủ quan từ phía HT dẫn đến hiệu quả chỉ đạo hoạt động dạy học bị hạn chế. Muốn chỉ đạo tốt hoạt động dạy học, HT phải là ngƣời am hiểu, tinh thông các bộ môn khác. Riêng bộ môn của mình , ngƣời HT phải là ngƣời có trình độ chuyên môn vững vàng. Mặt khác, HT phải biết phối hợp với CBQL câp dƣới (Phó HT, tổ trƣởng, nhóm trƣởng chuyên môn) cùng tham gia chỉ đạo hoạt động dạy học. Có nhƣ vậy mới nắm bắt kịp thời những thay đổi của nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp dạy học… các môn học để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. 2.5.3.2. Nguyên nhân khách quan Trong quản lý hoạt động dạy học, HT đã biết phối hợp chỉ đạo với các CBQL cấp dƣới (Phó HT, tổ trƣởng, nhóm trƣởng chuyên môn). Tuy nhiên, đội ngũ CBQL 74 cấp dƣới cũng bị hạn chế bởi trình độ nghiệp vụ quản lý. Các Phó HT đều đƣợc đề bạt từ tổ trƣởng chuyên môn, hoặc bí thƣ đoàn trƣờng hoặc GV giỏi chƣa đƣợc đào tạo nghiệp vụ quản lý hoặc số ít Phó HT đƣợc dự lớp bồi dƣỡng ngắn hạn về nghiệp vụ quản lý. Chính vì vậy, đội ngũ này làm việc còn thiếu tính khoa học, không chặt chẽ, không thực hiện đủ các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra), chỉ đạo hoạt động dạy học còn thiên về tình cảm, đôi lúc tùy tiện; đánh giá GV còn cảm tính dẫn đến chất lƣợng dạy của GV và chất lƣợng học của HS còn chƣa cao. Một bộ phận GV do tuổi cao ngại đổi mới, thiếu nhiệt tình, cơ sở vật chất trong thiết bị phục vụ học tập còn thiếu thốn do đó chất lƣợng dạy học hiện nay có nguyên nhân sức ép thừ nhiều phía. Đội ngũ GV mất cân đối về bộ môn, việc vận dụng đổi mới phƣơng pháp dạy học còn lúng túng, tiến bộ đổi mới còn chậm. Một bộ phận HS chƣa có ý thức động cơ học tập đúng đắn, còn ỉ lại, phƣơng pháp tự học còn nhiều lúng túng, vì vậy chất lƣợng học tập còn thấp. Về cơ chế chính sách của nhà nƣớc đối với giáo dục chƣa đƣợc cởi mở. Về quản lý của ngƣời HT: mâu thuẫn giữa ý thức trách nhiệm quản lý của ngƣời HT THCS với vị trí chức năng nhiệm vụ của ngƣời HT trƣớc yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục. Về ý thức nghề nghiệp của GV: ý thức nghề nghiệp của GV chƣa tƣơng xứng với vai trò trách nhiệm của ngƣời làm nghề giáo. 2.5.4. Một số vấn đề cấp thiết đặt ra cần giải quyết trong quản lý hoạt động dạy học của các trường THCS trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội Xuất phát từ đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học của HT các trƣờng THCS huyện Chƣơng Mỹ- thành phố Hà Nội, chúng tôi nhận rằng có 7 vấn đề cần giải quyết là: - Quản lý việc thực hiện chƣơng trình và nội dung dạy học đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của từng năm học. - Tăng cƣờng chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chƣơng trình sách giáo khoa. 75 Bồi dƣỡng năng lực, trình độ chuyên môn đạt chuẩn, vƣợt chuẩn cho đội ngũ CBQL, GV. - Tăng cƣờng chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện quy chế chuyên môn. - Đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn của GV. - Tăng cƣờng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị tạo điều kiện cho dạy và học. - Huy động các nguồn lực của xã hội cho quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng THCS. Để giải quyết vấn đề nêu trên cần đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học của các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội 76 Tiểu kết chƣơng 2 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội đƣợc khảo sát trên 6 nội dung và đƣợc đánh giá là đạt ở mức khá gồm: (1) Quản lý việc thực hiện chƣơng trình của GV; (2) Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV; (3) Quản lý việc việc dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dạy của GV; (4) Quản lý việc kiểm tra, thi cử; (5) Quản lý việc sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học; (6) Quản lý việc sử dụng và bồi dƣỡng đội ngũ. Nội dung Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV là đƣợc HT các trƣờng thực hiện tốt nhất, nội dung Quản lý việc kiểm tra, thi cử và Quản lý việc sử dụng và bồi dƣỡng đội ngũ còn làm ở mức trung bình. Trong từng nhóm biện pháp lại có biện pháp thực hiện rất tốt và cũng có biện pháp thực hiện chƣa đạt yêu cầu. Nguyên nhân đầu tiên phải nói đến là trình độ nghiệp vụ quản lý của HT. Đội ngũ CBQL cấp dƣới cũng bị hạn chế bởi trình độ nghiệp vụ quản lý. Một bộ phận GV do tuổi cao ngại đổi mới, thiếu nhiệt tình. Cơ sở vật chất trong thiết bị phục vụ học tập còn thiếu thốn. Một bộ phận HS chƣa có ý thức động cơ học tập đúng đắn. Về cơ chế chính sách của nhà nƣớc đối với giáo dục chƣa đƣợc cởi mở. Vì thế HT phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến biện pháp đó chƣa đƣợc thực hiện tốt để tìm cách khắc phục góp phần làm cho nhóm biện pháp đều đƣợc thực hiện có hiệu quả. 77 CHƢƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƢƠNG MỸ THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý 3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý của các biện pháp Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trƣờng trung học sơ sở trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội phải thể hiện và cụ thể hóa đƣờng lối, phƣơng châm giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc, phù hợp với chế định giáo dục của ngành. Muốn vậy phải xác định định hƣớng chiến lƣợc giáo dục hiện nay, các biện pháp cụ thể để thực hiện chiến lƣợc giáo dục trong đó việc nâng cao chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng THCS là một trong những yếu tố cấp bách đƣợc tập trung giải quyết. 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp Đây là nguyên tắc về phƣơng pháp luận để nhận thức về quản lý hoạt động dạy học. Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta phải thấy đƣợc những vấn đề hiện tại của quản lý hoạt động dạy học và phải đề xuất đƣợc các biện pháp mới để làm việc quản lý hoạt động dạy học ngày một có hiệu quả hơn, nhằm nâng cao hơn nữa chất lƣợng hoạt động dạy của GV và hoạt động học tập của HS. Những biện pháp đề ra phải xuất phát từ thực tiễn và điều kiện triển khai của địa phƣơng và có ý nghĩa kế thừa những thành quả đã có. Một số biện pháp trong thực tế ở huyện Chƣơng Mỹ đã triển khai và bƣớc đầu phát huy tác dụng; điều này đƣợc nêu rõ trong phần đánh giá thực trạng ở chƣơng 2. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, một số biện pháp cần hoàn thiện và triển khai cho phù hợp với yêu cầu đặt ra. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn cho phép ngƣời nghiên cứu đề xuất các biện pháp phù hợp trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy học các trƣờng THCS huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 3.1.3. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp Các biện pháp đề xuất phải mang tính khả thi, phải đƣợc áp dụng vào thực tiễn trong việc quản lý hoạt động dạy học của các nhà trƣờng một cách thuận lợi, 78 có hiệu quả trong việc thực hiện các chức năng quản lý của HT, phù hợp với đối tƣợng GV và HS từng vùng miền. Tính khả thi còn đƣợc thể hiện ở khâu quản lý từ cấp độ vĩ mô cho đến cấp độ vi mô đều có chung một mục tiêu, nội dung và chƣơng trình giảng dạy. Xuất phát từ nhu cầu của quá trình dạy học - giáo dục mà các mối quan hệ 2 chiều giữa tầng vĩ mô - vi mô từ đó làm nổi bật lên đƣợc tính thực tiễn của đề tài. Tính khả thi của các biện pháp phải đƣợc phát huy hiệu quả khi áp dụng vào tình hình thực tế của huyện Chƣơng Mỹ, phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện Chƣơng Mỹ. Các biện pháp phải đƣợc tổ chức áp dụng một cách rộng rãi, đƣợc điều chỉnh, bổ sung, cải tiến để ngày càng hoàn thiện đáp ứng phạm vi áp dụng rộng lớn hơn. 3.1.4. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp Yêu cầu này đòi hỏi phải xuất phát từ bản chất quản lý hoạt động dạy học của ngƣời HT, trong đó tập trung vào các yếu tố chủ yếu sau: - Điều hành các hoạt động dạy học. - Các hoạt động phục vụ hoạt động dạy học. - Điều hành các mối quan hệ thây- trò; thầy- thầy; trò- trò; quan hệ giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng. - Điều hành các tác động khách quan đối với nhà trƣờng: Chủ trƣơng, chính sách của Bộ GD&ĐT, Sở, Phòng GD&ĐT, chủ chƣơng của các cấp quản lý giáo dục, chính quyền địa phƣơng. Việc quản lý điều hành các hoạt động trên không thể tách rời, bởi hiệu quả hoạt động điều hành nhằm tới việc tạo ra nề nếp, kỷ cƣơng, sự phối hợp nhịp nhàng, đồng thuận, tạo ra không khí thân thiện và tin cậy trong đội ngũ CBGV, cùng thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trƣờng, của sự nghiệp giáo dục nói chung. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp cần phải tính tới các yếu tố tác động tới các biện pháp nhƣ: Đội ngũ nhà giáo, điều kiện phục vụ cho hoạt động giảng dạy, cơ sở vật chất nhà trƣờng, phƣơng tiện dạy học, cùng với sự kiểm tra đánh giá hoạt động của các cấp quản lý giáo dục. Một khi đã đảm bảo đƣợc việc thực hiện đồng bộ các biện pháp tức là chúng ta đã đặt nó trong mối quan hệ 79 biện chứng, không thể tách rời một yếu tố nào trong hoạt động quản lý. Điều đó sẽ tạo điều kiện phát huy thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy học của HT nhà trƣờng. 3.1.5. Đảm bảo tính kế thừa của các biện pháp Việc đề xuất các Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trƣờng trung học sơ sở trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội cần tuân thủ nguyên tắc kế thừa những cái đã có và tiếp thu những cái mới, từ đó đƣa ra giải pháp phù hợp. Nguyên tắc kế thừa là sự thừa nhận những cái mà hoạt động dạy học ở các trƣờng trung học sơ sở trên địa bàn đã làm đƣợc và tiếp tục phát huy. 3.2. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội 3.2.1. Bồi dưỡng năng lực, trình độ chuyên môn đạt chuẩn, vượt chuẩn cho đội ngũ CBQL, GV 3.2.1.1. Mục tiêu của nhóm biện pháp - Xây dựng đội ngũ đội ngũ CBQL có năng lực quản lý cao, đƣợc đào tạo cơ bản về nghiệp vụ quản lý, có trình độ chuyên môn vững, tâm huyết với nhiệm vụ, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, là tấm gƣơng cho tập thể cán bộ GV, HS trong nhà trƣờng. - Xây dựng đội ngũ GV có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, từng bƣớc trên chuẩn, có lòng yêu nghề, lòng nhân ái, lƣơng tâm nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm trong việc đào tạo thế hệ trẻ, làm việc khoa học có kỷ luật. Rèn luyện khả năng sƣ phạm, khả năng lôi cuốn HS, biết truyền thụ kiến thức và kỹ năng sống cho HS, có ý thức và thƣờng xuyên phấn đấu trở thành ngƣời GV giỏi toàn diện. Tay nghề vững vàng đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH- HĐH đất nƣớc. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ ngũ GV theo quy định của Luật giáo dục và nâng tỷ lệ GV THCS có bằng đại học lên 35 % vào năm 2010 và 40% năm 2015 theo kế hoạch của Đề án phát triển Giáo dục - Đào tạo của Huyện ủy Chƣơng Mỹ. 3.2.1.2. Nội dung và cách thức tiến hành Đối với đội ngũ CBQL (BGH, thư ký Hội đồng sư phạm, tổ trưởng chuyên môn, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên, GV chủ nhiệm lớp): 80 Tham mƣu với các cấp quản lý, mở các lớp bồi dƣỡng về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, nhà trƣờng bố trí công việc để cho họ tham gia các lớp bồi dƣỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nƣớc, quản lý giáo dục. Với các CBQL chƣa qua bồi dƣỡng quản lý cần tạo điều kiện để họ tham gia các lớp học chuyên môn và chuyên ngành quản lý do cấp trên tổ chức, tiến tới kiên quyết không để CBQL điều hành các hoạt động của nhà trƣờng mà không qua đào tạo nghiệp vụ quản lý . Ngoài việc tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cần động viên cho họ tình thần để yên tâm , phấn khởi tham gia học để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất. Tạo điều kiện cho CBQL, HT, PHT, tổng phụ trách đội, bí thƣ đoàn thanh niên, chủ tịch công đoàn, tổ trƣờng chuyên môn đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Động viên, khích lệ cả về vật chất và tinh thần cho những CBQL có điều kiện tham gia học nâng cao, học lên đại học, thạc sỹ để họ có trình độ “vƣợt chuẩn”. Có chính sách thu hút, sử dụng cán bộ sau khi học nâng cao trình độ. Phân công đúng nhiệm vụ theo trình độ chuyên môn mà họ đạt đƣợc. Đầu tƣ cơ sở vật chất: Máy vi tính, nối mạng Internet, phòng học bộ môn theo tiêu chuẩn của Bộ GD-ĐT, tăng cƣờng các đầu sách, báo chí, các phƣơng tiện học tập, thƣ viện trƣờng học phải đƣợc sử dụng có hiệu quả và liên tục bổ sung các tài liệu, cập nhật nhƣng thông tin khoa học mới, giúp cho GV có thêm nhiều kênh thông tin trong việc tiếp nhận, bổ sung kiến thức mới ngay trong chính môi trƣờng công tác của họ. Bên cạnh đó, để đạt đƣợc mục tiêu về xây dựng và phát triển đội ngũ. HT phải là ngƣời gƣơng mẫu đi đầu trong các hoạt động tự học tự bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Tích cực đọc thêm, nghiên cứu tài liệu về nghiệp vụ quản lý trƣờng học. Tăng cƣờng tổ chức các hoạt động giao lƣu, học hỏi kinh nghiêm của các đơn vị khác, từ đó bổ sung, vận dụng hợp lý cho đơn vị, tổ chức của mình. Kiến thức luôn luôn thay đổi biến động cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là trong kỷ nguyên thông tin ngày nay, điều đó luôn đặt ra cho đội ngũ CBQL giáo dục, phải thƣờng xuyên cập nhật thông tin, bổ sung kiến 81 thức về nghiệp vụ quản lý, trình độ chuyên môn. Đối với các khu vực trung du miền núi, đặc biệt là các vùng giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí còn thấp. Hơn nữa việc tiếp cận các thông tin đại chúng càng khó khăn hơn. Nhƣ vậy, tăng cƣờng bồi dƣỡng năng lực, trình độ chuyên môn đạt chuẩn, vƣợt chuẩn cho đội ngũ CBQL. Đặc biệt là với thực trạng giáo dục Chƣơng Mỹ là một vấn đề hết sức cần thiết, với mục tiêu nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL, nhằm từng bƣớc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học, khắc phục tình trạng yếu kém về chất lƣợng trong toàn huyện, từng bƣớc xóa dần đội ngũ cán bộ QL có trình độ chƣa đạt chuẩn, yếu về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ quản lý. Đối với đội ngũ GV: Xác định rõ nội dung bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, biện pháp nâng cao trình độ cho GV. Kế hoạch này phải đƣợc triển khai và trở thành một nội dung chính trong sinh hoạt chuyên môn của mỗi GV. Kế hoạch bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn phải đƣợc lập một cách chi tiết, cụ thể về nội dung. Mỗi GV ngoài chƣơng trình bồi dƣỡng chung, có kế hoạch tự bồi dƣỡng, cụ thể : + Nâng cao kiến thức chung, kiến thức chuyên ngành, năng lực sƣ phạm. + Tiếp thu, bổ sung các phƣơng pháp dạy học mới, dạy học tích cực. + Tự rèn luyện, thông qua nghiên cứu tài liệu, sách vở, thăm lớp dự giờ của bạn đồng nghiệp, qua các hội thảo. + Nhà trƣờng tổ chức các lớp bồi dƣỡng, mời các chuyên gia về giảng, nói chuyện chuyên đề. + Có kế hoạch cử GV đi học đại học, thạc sĩ nâng cao trình độ trên chuẩn. - HT tạo ra bầu không khí giáo dục lành mạnh, tạo nên nề nếp giảng dạy nghiêm túc để GV tự giác thực hiện các yêu cầu đề ra. - Thống nhất các tổ chuyên môn trong sinh hoạt chuyên môn. Duy trì chế độ, lịch thăm lớp dự giờ, thao giảng, tổ chức các hội thi giảng dạy. Qua đó rút kinh nghiệm thấy đƣợc các mặt hạn chế của từng GV để cùng góp ý, trao đổi nội dung kiến thức, phƣơng pháp giáo dục, nâng cao năng lực quản lý HS, tổ chức tốt một giờ dạy. - Phát động các phong trào tự làm đồ dùng dạy học, huy động sự sáng tạo, kinh nghiệm trong tập thể GV. 82 Trong quá trình chỉ đạo cần chỉ đạo sát sao việc phân loại GV, đảm bảo sự công bằng, phát huy đƣợc sự cố gắng của GV. Động viên khen thƣởng kịp thời những GV có kết quả nổi trội, đồng thời phê bình nhắc nhở những tồn tại kịp thời uốn nắn sửa chữa. Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của GV là vấn đề hết sức quan trọng cần được quan tâm thích đáng trong các hoạt động chỉ đạo chuyên môn của nhà trường. Chất lượng đội ngũ GV của nhà trường là điều kiện thiết yếu để khẳng định vị thế, “thương hiệu” của nhà trường. Do vậy trước hết bản thân mỗi GV cần cố gắng, có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên. HT nhà trường, các cấp QL giáo dục cần tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho GV, CBQL, những người làm công tác giáo dục không ngừng học tập rèn luyện, nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, đáp ứng những yêu cầu mới trong sự nghiệp giáo dục của đất nước. 3.2.2. Quản lý việc thực hiện chương trình và nội dung dạy học đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của từng năm học 3.2.2.1 Mục tiêu biện pháp - Nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng của nhiệm vụ từng năm học, về bài giảng, từ đó có sự quan tâm đúng mức đến việc nghiên cứu nội dung chƣơng trình, nội dung từng bài giảng theo sách giáo khoa kết hợp tài liệu tham khảo. Có ý thức cao trong việc lựa chọn phƣơng pháp dạy học phù hợp, trong sử dụng trang thiết bị và đồ dùng dạy học cần thiết. - Đảm bảo quản lý chặt chẽ việc thực hiện đúng chƣơng trình dạy học và nội dung kiến thức truyền đạt tới HS của GV, đảm bảo đầy đủ các điều kiện về chuyên môn để GV thực hiện chƣơng trình dạy học đúng tiến độ năm học và đạt đƣợc mục tiêu đề ra. - Tạo cho GV thói quen và khả năng xây dựng kế hoạch dạy học khoa học, sáng tạo có hiệu quả. Tăng cƣờng kỷ cƣơng nề nếp dạy học trong trƣờng, ngăn chặn các hiện tƣợng cắt xén, tự ý thay đổi trong việc thực hiện chƣơng trình, kế hoạch dạy học. - Từng bƣớc nâng cao chất lƣợng học tập của HS, đáp ứng nguyện vọng gia đình HS, đáp ứng yêu cầu của xã hội và mục tiêu đào tạo của trƣờng THCS. 83 3.2.2.2 Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp Mục tiêu đào tạo trƣờng THCS đƣợc thể hiện trong chƣơng trình giảng dạy các bộ môn theo quy định của Bộ GD&ĐT. Việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chƣơng trình là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi GV. HT quản lý chƣơng trình, kế hoạch giảng dạy của GV tức là đƣa ra các biện pháp quản lý, sau khi phân công giảng dạy trong từng năm học, yêu cầu GV căn cứ chƣơng trình dạy học bộ môn tự xây dựng kế hoạch dạy học của mình, nghiêm túc thực hiện kế hoạch dạy học ấy, đƣợc cụ thể hóa bằng nội dung các bài giảng đảm bảo chỉ tiêu chất lƣợng HT yêu cầu. Để QL việc thực hiện chƣơng trình và nội dung giảng dạy bộ môn, thông thƣờng HT nhà trƣờng phải thực hiện các công việc sau: - HT nhà trƣờng tổ chức cho cán bộ, GV học tập nhiệm vụ năm học, triển khai nhiệm vụ tới từng bộ phận trong nhà trƣờng. - Triển khai đầy đủ, kịp thời sự chỉ đạo của Bộ, Sở GD&ĐT; Phòng GD-ĐT về giảng dạy các bộ môn của từng năm học, đặc biệt là những nội dung mới bổ sung hoặc điều chỉnh trong chƣơng trình giảng dạy. Trên cơ sở chƣơng trình bộ môn và hƣớng dẫn của cấp trên hàng năm, từng GV lập kế hoạch giảng dạy của mình một cách chi tiết cho năm học, kế hoạch giảng dạy của GV phải đƣợc thông qua tổ chuyên môn để bàn bạc và kiểm tra trƣớc khi thực hiện. - HT chỉ đạo kịp thời lập thời khóa biểu hợp lý, khoa học, đảm bảo quyền lợi học tập của HS và dùng thời khóa biểu QL giảng dạy hàng ngày qua đó nắm bắt việc thực hiện chƣơng trình giảng dạy của GV. - Căn cứ kế hoạch đƣợc duyệt, GV soạn bài theo phân phối chƣơng trình, bài soạn phải đảm bảo các yêu cầu: Đảm bảo thực hiện đƣợc mục tiêu từng bài học, nội dung kiến thức khoa học chính xác, phù hợp với từng đối tƣợng HS, phƣơng pháp truyền đạt từng nội dung hợp lý, phát huy đƣợc tính tích cực, sáng tạo của ngƣời học, chú ý sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học vào từng tiết dạy. BGH nhà trƣờng có kế hoạch chỉ đạo thƣờng xuyên kiểm tra bài soạn của GV, đảm bảo trƣớc khi lên lớp GV phải có giáo án. Giáo án phải đƣợc tổ trƣởng chuyên môn kiểm tra, duyệt từng tháng, từng tuần. 84 - Tổ chức hoạt động dự giờ thăm lớp của các tổ chuyên môn, bản thân HT và các PHT cũng thƣờng xuyên dự giờ của GV theo quy định của ngành để kiểm tra việc thực hiện chƣơng trình, kế hoạch giảng dạy và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vủa GV. - Hàng tháng, HT quy định các tổ chuyên môn báo cáo việc thực hiện chƣơng trình của các thành viên trong tổ, các GV chủ nhiệm lớp báo cáo tình hình học tập của lớp. Nếu phát hiện có sự sai sót hoặc thực hiện chƣa đúng, hoăc có kiến nghị xác đáng của GV chủ nhiệm lớp và HS, nhà trƣờng thông báo đến GV bộ môn và yêu cầu GV có biện pháp khắc phục. Để thực hiện tốt biện pháp trên, HT nhà trƣờng nên quan tâm đảm bảo các điều kiện thiết yếu sau: - Đảm bảo cho đội ngũ GV, cán bộ nhân viên trong nhà trƣờng nắm chắc nhiệm vụ năm học, mục tiêu môn học. - Phân công giảng dạy hợp lý, ổn định đối với mỗi năm học, tránh làm xáo trộn, thay đổi GV làm ảnh hƣởng tới kế hoạch dạy học bộ môn của GV. - HT cần lƣu ý QL tốt các mặt công tác liên quan nhƣ công tác tổ chức cán bộ, hành chính- quản trị để đảm bảo có đủ GV các bộ môn theo yêu cầu, có đủ điều kiện vật chất phục vụ cho dạy học. 3.2.3. Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa 3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp - Tiếp tục chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học, thực hiện nhiệm vụ trong việc cải tiến chƣơng trình sách giáo khoa, trong mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội . Do đó, cần lựa chọn, cải tiến phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực của HS: Phát huy vai trò chủ đạo của ngƣời thầy; tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS trong việc tiếp nhận kiến thức mới. Vận dụng tri thức, giúp HS nhận thức các vấn đề đa dạng phức tạp của cuộc sống, có kỹ năng thực hành. Tạo cho HS có thói quen tự học, tự nghiên cứu, có phƣơng pháp tƣ duy khoa học, rèn luyện kỹ năng sống. Đảm bảo mục tiêu giáo dục do UNESCO đƣa ra: Học để biết, học để làm, học để làm người, học để cùng chung sống. 85 - Đổi mới mạnh mẽ và cơ bản nội dung dạy học đồng nghĩa với việc thay đổi phƣơng pháp sao cho phù hợp với nội dung. Phƣơng pháp dạy học tích cực thực chất là sự kết hợp nhiều phƣơng pháp một cách hợp lý cho từng bài dạy, từng nội dung kiến thức, sao cho khắc phục lối truyền thụ một chiều, nặng về lý thuyết (thuyết trình), giảm tính hàn lâm, ít khuyến khích tƣ duy sáng tạo, chủ động tích cực của ngƣời học. 3.2.3.2. Nội dung và cách thức tiến hành Theo kế hoạch dạy học trong chƣơng trình đổi mới giáo dục hiện nay, việc đổi mới phƣơng pháp dạy học cần đạt đƣợc các nội dung sau: + Nâng cao về nhận thức về đổi mới phƣơng pháp trong CBQL, GV, HS. + Cải tiến phƣơng pháp dạy, phƣơng pháp học; tăng cƣờng việc sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ quá trình dạy học. + Đổi mới trong việc kiểm tra đánh giá kết quả của HS. Do đó, BGH chỉ đạo cho GV, các tổ chuyên môn cải tiến phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS bằng một số biện pháp sau: - BGH nhà trƣờng thành lập ban chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học, coi đây là cuộc “cách mạng” trong giáo dục. Nhiệm vụ của ban chỉ đạo là xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra sát sao việc thực hiện đổi mới dạy học của các thành viên trong nhà trƣờng. + Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, yêu cầu tất yếu phải đổi mới phƣơng pháp dạy học; phân tích đƣợc ƣu điểm, nhƣợc điểm của từng phƣơng pháp để GV có sự lựa chọn và phối hợp cho phù hợp với từng bài dạy, từng nội dung trong một bài học. Với từng đối tƣợng HS, GV cũng phải lựa chọn phƣơng pháp, mức độ cho phù hợp, từ đó đảm bảo cho HS nắm chắc kiến thức và có khả năng thực hành, vận dụng. + Tổ chức học tập, biên soạn các tài liệu tham khảo, soạn giáo án thể hiện đƣợc phƣơng pháp dạy học mới. + Tổ chức thảo luận, sinh hoạt chuyên môn, nghiên cứu kỹ chƣơng trình, bài dạy, từ đó đề xuất các phƣơng pháp giảng dạy phù hợp cho từng nội dung, từng bài học. 86 + Nghiên cứu một cách có hệ thống các kinh nghiệm thực tiễn, tổng kết và phổ biến rộng rãi đến GV giúp học có ý thức và cách thức đổi mới phƣơng pháp dạy học sao cho đạt đƣợc hiệu quả cao nhất. - Khảo sát đội ngũ GV về nhận thức, nguồn lực chuyên môn và điều kiện đổi mới phƣơng pháp dạy học, phân loại GV để có kế hoạch bồi dƣỡng. - Hƣớng dẫn GV thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học, đổi mới cách soạn bài đảm bảo thực hiện đƣợc các nội dung chính sau: + Đổi mới thiết kế bài giảng theo hƣớng tổ chức tốt các hoạt động của HS + Đổi mới hình thức tổ chức dạy học. + Tăng cƣờng sử dụng đồ dùng dạy học. + Áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng các phần mềm phục vụ tốt quá trình nhận thức của HS. - Tổ chức cho các tổ chuyên môn, nhóm bộ môn xây dựng bài dạy mẫu, sử dụng tốt đổi mới phƣơng pháp dạy học, dạy thử nghiệm, rút kinh nghiệm bài dạy từ đó thống nhất chung trong toàn trƣờng. Tóm lại, đổi mới phƣơng pháp dạy học không phải là cải cách, xóa bỏ hoàn toàn phƣơng pháp dạy học cũ, mỗi phƣơng pháp dạy học chúng ta đã sử dụng trong nhiều năm qua đều có những ƣu điểm, nhƣợc điểm nhất định, không có phƣơng pháp dạy học nào là vạn năng. Trong điều kiện hoàn cảnh mới, chƣơng trình SGK mới, đòi hỏi chúng ta phải vận dụng linh hoạt, phối hợp giữa các phƣơng pháp sao cho phát huy đƣợc các ƣu điểm, khắc phục đƣợc các nhƣợc điểm của từng phƣơng pháp. Phƣơng pháp phải đảm bảo phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Thực hiện đƣợc đích cuối cùng là HS hiểu bài, nắm chắc kiến thức và vận dụng đƣợc kiến thức đó. 3.2.4. Tăng cường chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện quy chế chuyên môn Việc xây dựng và thực hiện qui chế chuyên môn tạo ra nền tảng vững chắc về trật tự, kỷ cƣơng tạo ra môi trƣờng giáo dục lành mạnh, tích cực, tự giác, dân chủ, trách nhiệm trong công việc. Trong chiến lƣợc phát triển giáo dục giai đoạn 2010 – 2020 có nhấn mạnh nhiệm vụ: “Thực hiện các giải pháp cấp bách chấn chỉnh và đổi mới công tác quản 87 lý giáo dục, ngăn chặn và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực, lập lại kỷ cương nề nếp, tạo môi trường giáo dục lành mạnh.” 3.2.4.1. Mục tiêu của nhóm biện pháp - Nhằm thực hiện các qui chế dạy học do Bộ GD&ĐT đề ra - Cụ thể hóa những chức năng, nhiệm vụ trong Điều lệ nhà trƣờng vào đặc điểm cụ thể của mỗi địa phƣơng, mỗi đơn vị. Đó chính là những qui định về nội qui làm việc, qui định nền nếp chuyên môn áp dụng cho đơn vị mình giúp cán bộ GV hoàn thành tốt yêu cầu côngviệc, làm cho trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò, dạy ra dạy và học ra học. Đó là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học nhất là trong giai đoạn triển khai đổi mới dạy học hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu chung đã đề ra. 3.2.4.2. Nội dung và cách thức tiến hành HT phải lập kế hoạch xây dựng nền nếp trong nhà trƣờng vào đầu mỗi năm học. Tùy theo tình hình thực tế của từng tháng, từng kỳ mà đặt ra các nội dung trọng tâm. Muốn xây dựng đƣợc kế hoạch khoa học, hợp lý, hiệu quả thì HT phải chú ý những việc sau: - Sƣu tầm và tổng hợp những văn bản chế định của Bộ GD&ĐT về những qui định, qui chế chung về dạy học (Điều lệ nhà trƣờng, hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở, Bộ GD&ĐT, qui định về khen thƣởng, kỷ luật, các tiêu chí thi đua, các tiêu chí đánh giá xếp loại, . . . ) - Cụ thể hóa những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thành những yêu cầu đối với cán bộ, GV và HS cần phải thực hiện. - Cụ thể hóa các yêu cầu thực hiện qui chế chuyên môn: thực hiện chƣơng trình, nền nếp dạy học, kiểm tra, chấm điểm, chữa bài, sử dụng đồ dùng dạy học, tự bồi dƣỡng thờng xuyên,... - Xây dựng các tiêu chí thi đua cụ thể cho đơn vị mình phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Trƣớc khi thực hiện kế hoạch, HT phải tổ chức cho cán bộ GV học tập, trao đổi, thảo luận về các qui định trên, rút kinh nghiệm việc thực hiện nền nếp ở năm học qua, những mặt đã thực hiện tốt, những mặt còn thực hiện chƣa tốt tìm ra nguyên nhân và hƣớng khắc phục. 88 Để có đƣợc nền nếp ổn định, HT phải thực hiện những việc sau: - Phân công giảng dạy cho GV phù hợp năng lực, trình độ đào tạo và cần chú ý tới quyền lợi của HS và nguyện vọng của GV sao cho cân đối. - Sắp xếp thời khóa biểu khoa học đảm bảo sự tiếp thu kiến thức của HS tạo ra nền nếp dạy và học đƣợc ổn định. - Xây dựng nền nếp sử dụng phƣơng tiện và sử dụng đồ dùng dạy học - Xây dựng các thang điểm đánh giá nội dung giờ dạy trên lớp, đánh giá việc thực hiện giờ giấc ra vào lớp của GV, việc thực hiện chƣơng trình, ghi sổ đầu bài, sổ báo giảng, việc kiểm tra vào điểm,. . . - Xây dựng các qui định, chỉ tiêu thực hiện nền nếp trong học tập sƣ phạm: dạy thay, dạy bù, dự giờ, . . . Sau khi xây dựng các tiêu chí xong, HT cần phải tổ chức theo dõi việc thực hiện nền nếp của GV qua các hoạt động lên lớp và qua hồ sơ chuyên môn của GV. HT cũng phải nêu rõ qui định các loại hồ sơ chuyên môn của GV gồm: Kế hoạch giảng dạy bộ môn, giáo án, sổ báo giảng, sổ công tác, sổ tự bồi dƣỡng, sổ dự giờ; nếu là GV chủ nhiệm có thêm sổ kế hoạch chủ nhiệm, sổ theo dõi HS, sổ liên lạc. Ngoài ra còn một số loại sổ sách liên quan trực tiếp đến hoạt động dạy học: Sổ ghi điểm của lớp, sổ ghi đầu bài, sổ kế hoạch tổ chuyên môn, sổ theo dõi sử dụng đồ dùng dạy học, theo dõi thực hành thí nghiệm; sổ theo dõi ngày công, giờ công; Sổ họp tổ chuyên môn và họp hội đồng giáo dục,sổ ghi chép việc thực hiện nề nếp và kết quả thi đua của cá nhân và tập thể. - Xây dựng nền nếp sinh hoạt trong nhà trƣờng. Bao gồm: + Xây dựng nền nếp sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn để trao đổi, thảo luận các nội dung, các chuyên đề có liên quan, qua đó nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của GV. Tổ chuyên môn là nơi tập hợp những ngƣời có cùng nhiệm vụ, phạm vi chuyên môn, có sự tƣơng đồng về trình độ đào tạo. Ở đó, các thế hệ GV nối tiếp nhau theo thứ bậc chuyên môn, nghiệp vụ. Mỗi ngƣời có thế mạnh và hạn chế riêng. Đây chính là nơi để mỗi GV có điều kiện vƣơn lên, bộc lộ mình về năng lực và nghiệp vụ sƣ phạm. Nếu tổ chuyên môn đƣợc tổ chức sinh hoạt tốt, chú trọng đến 89 hoạt động chuyên môn thì sẽ có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy của GV. + Xây dựng nền nếp sinh hoạt các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên và Hội cha mẹ HS nhằm phát huy sức mạnh của các đoàn thể trong việc chỉ đạo thực hiện qui chế chuyên môn. + Xây dựng nền nếp sinh hoạt cho HS nhằm theo dõi sự chuyên cần, ý thức tự giác của HS. Các buổi sinh hoạt cần có nội dung, chủ đề khác nhau để tránh nhàm chán. Nếu tạo ra đƣợc nền nếp của các buổi sinh hoạt tập thể thì nó sẽ tạo ra không khí phấn khởi, hồ hởi nhƣng nghiêm túc trong HS giúp các em có tâm thế tốt để học tập, các em hiểu nhau, thông cảm với nhau và gắn bó đoàn kết nhau hơn. Tất cả những điều này sẽ có tác dụng rất tốt đến giờ dạy của GV làm cho giờ dạy của GV đạt hiệu quả cao hơn. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện nền nếp, HT cần thành lập ra các ban và phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng ban và từng thành viên. HT là ngƣời điều hành chính, phối hợp cùng các ban làm tốt việc duy trì nền nếp: - Giao cho hiệu phó chuyên môn và các tổ trƣởng chuyên môn quản lý các nền nếp chuyên môn: ngày công, giờ công, tiến độ chƣơng trình, tiến độ cho điểm, tiến độ sử dụng đồ dùng dạy học … - Giao cho hiệu phó phụ trách cơ sở vật chất và điều kiện cùng ban kỷ cƣơng nền nếp quản lý hoạt động nền nếp của các tập thể lớp HS. Hàng tuần, hàng tháng có sơ kết, nhận xét, đánh giá kết quả việc thực hiện nền nếp của GV trong các buổi sinh hoạt chuyên môn hoặc họp hội đồng và của HS vào giờ chào cờ. Việc xây dựng kế hoạch nền nếp dạy học, tổ chức và chỉ đạo thực hiện không thể không có kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó vì vậy HT phải là ngƣời kiểm tra toàn diện tất cả các hoạt động động trên. Kiểm tra để phát hiện kịp những việc thực hiện tốt và chƣa tốt, từ đó có chế độ khuyến khích, động viên hoặc phải uốn nắn, điều chỉnh kịp thời. HT có thể kiểm tra thƣờng xuyên hoặc đột xuất theo từng giai đoạn, tùy từng mức độ thực hiện. Từ đó rút ra biện pháp chỉ đạo sát sao hơn, phù hợp hơn và hiệu quả hơn. 90 3.2.5. Đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn của GV Có thể nói: Quản lý mà không kiểm tra coi nhƣ không quản lý vì nó là một khâu của chu trình quản lý, là một chức năng cơ bản trong quá trình quản lý trƣờng học nói chung và trong quá trình dạy học nói riêng. cho nên kiểm tra hoạt động dạy học của GV đƣợc coi là một biện pháp quan trọng trong quản lý dạy học của HT trƣờng THCS. Vì thế việc thực hiện tốt công tác kiểm tra hoạt động dạy học của GV có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc nâng cao chất lƣợng dạy học của GV. 3.2.5.1. Mục tiêu của nhóm biện pháp Qua kiểm tra, HT nắm đƣợc việc thực hiện chƣơng trình, kế hoạch, tiến độ giảng dạy của GV, đánh giá đƣợc tinh thần thái độ làm việc, chất lƣợng công tác chuyên môn để kịp thời uốn nắn những sai lệch của GV trong việc thực hiện các quy chế chuyên môn giúp GV khắc phục sai sót và nâng cao chất lƣợng giảng dạy. Cụ thể nhƣ sau: - Phát hiện và chỉ ra những thiếu sót mà GV mắc phải cũng nhƣ biện pháp khắc phục những thiếu sót đó để hoạt động chuyên môn đi vào nền nếp, có chất lƣợng. - Phát hiện điểm mạnh, điểm hạn chế để động viên, khích lệ GV hoặc bồi dƣỡng “trúng” kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ cho GV. - Căn cứ vào các tiêu chí đã định để đánh giá chính xác, khách quan, công bằng. 3.2.5.2. Nội dung và cách thức tiến hành Vào đầu năm học, HT phải xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác giảng dạy cho từng kỳ và cả năm học. Kế hoạch kiểm tra phải cụ thể: Danh sách GV đƣợc kiểm tra toàn diện từng học kỳ, danh sách GV đƣợc kiểm tra chuyên đề, tên chuyên đề GV đƣợc kiểm tra; hình thức kiểm tra; ngƣời kiểm tra, thời gian kiểm tra,... Thông báo kế hoạch kiểm tra cho cả hội đồng giáo dục đƣợc biết để theo dõi và thực hiện chu đáo. Thành lập ban kiểm tra: Ban giám hiệu, Ban thanh tra nhân dân, tổ trƣởng, nhóm trƣởng chuyên môn, GV nòng cốt, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng thành viên của ban kiểm tra. 91 Ngoài việc xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ thì tuỳ theo tình hình cụ thể, HT có thể tiến hành kiểm tra đột xuất, kiểm tra xác suất. Trong kế hoạch kiểm tra, HT phải xây dựng chuẩn đánh giá bằng mẫu biểu và thông báo nội dung, yêu cầu kiểm tra để GV nắm đƣợc và chủ động thực hiện. Nội dung kiểm tra bao gồm cơ bản nhƣ sau: - Kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn: Dự giờ dạy trên lớp của GV để đánh giá xếp loại theo 10 tiêu chuẩn mà Bộ GD&ĐT ban hành. - Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn: kiểm tra việc thực hiện chƣơng trình kế hoạch giảng dạy bộ môn, chất lƣợng bài soạn của GV thể hiện rõ nét đổi mới phƣơng pháp dạy học, kiểm tra hồ sơ chuyên môn (ít nhất 2 lần/học kỳ). Kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học và thực hiện các tiết thực hành, việc chấm bài, trả bài và vào điểm kiểm tra của HS theo quy định, việc ghi sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài; sổ điểm chính của lớp. - Kiểm tra việc thực hiện nền nếp chuyên môn theo quy định: Nền nếp ra vào lớp; thực hiện phân phối chƣơng trình đúng, đủ; nền nếp sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn; bồi dƣỡng HS giỏi; dự giờ thăm lớp; đăng ký thao giảng; làm đồ dùng dạy học; viết sáng kiến kinh nghiệm... Trong kiểm tra nền nếp dạy học thì ghi đầu bài là một tài liệu quan trọng phản ánh trung thực, nhanh chóng và cụ thể nhất tình hình dạy học trên lớp của GV và HS, phát hiện đƣợc những vi phạm nhƣ: dạy không đúng chƣơng trình, hoặc dạy hộ không báo cáo, hoặc bỏ tiết dạy, hoặc tổ chức lớp học chƣa tốt. - Kiểm tra kết quả học tập của HS: Đây là một khâu gắn liền với quá trình dạy học. Đi đôi với đổi mới chƣơng trình sách giáo khoa là việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Việc đổi mới này tiến hành theo hƣớng: + Đổi mới cách ra đề kiểm tra bằng cách tăng cƣờng sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp với hình thức tự luận tuỳ theo từng môn học. + Đổi mới cách đánh giá trong quá trình học tập: Ngoài việc GV đánh giá HS nhƣ trƣớc đây thì HS còn đƣợc tự đánh giá. Việc kiểm tra kết quả học tập của HS có thể kiểm tra học tập ngay sau giờ dạy của GV hoặc sau các đợt thi chung. 92 Để đảm bảo việc kiểm tra kết quả học tập của HS đƣợc thực chất, công bằng, chính xác thì HT phải xây dựng quy chế cụ thể cho việc ra đề kiểm tra: đề kiểm tra 15’ do GV dạy trực tiếp ra, đề kiểm tra 45’ trở lên theo phân phối chƣơng trình thi đề phải thông qua tổ chuyên môn, đề thi học kỳ hoặc thi thử hoặc khảo sát phải do HT điều hành. Các bài kiểm tra phải đƣợc chấm, trả và vào điểm đúng tiến độ, đúng quy chế và thống kê kết quả kịp thời đúng quy định. Các đề kiểm tra theo đề chung thì cần tổ chức chấm chéo. Việc kiểm tra kết quả học tập của HS sẽ bổ sung đầy đủ, chính xác những thông tin về kết quả dạy học. Có thể nói kết quả học tập của HS là phản ánh kết quả dạy học của GV. Khi kiểm tra, HT cần lƣu ý: kết quả học tập cuối năm so với kết quả học tập ban đầu, kết quả năm sau so với kết quả năm trƣớc để đánh giá sự vƣơn lên, sự tiến bộ của mỗi GV. Việc kiểm tra phải gắn với công tác thi đua nên khi kiểm tra phải ghi biên bản, tổng hợp; phải có đánh giá xếp loại và đƣợc thông báo kết quả trƣớc hội đồng; phải có động viên, khen thƣởng những ngƣời thực hiện tốt và nhắc nhở, phê bình, rút kinh nghiệm những việc chƣa thực hiện tốt. Kết quả kiểm tra phải đƣợc lƣu lại trong sổ sách để theo dõi hàng năm, tạo điều kiện cho việc đánh giá xếp loại công chức. Cũng qua kiểm tra hoạt động dạy học HT rút ra đƣợc kinh nghiệm chỉ đạo để có phƣơng hƣớng thực hiện cho những năm tiếp theo; giúp HT có những phƣơng thức sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng GV chuẩn xác và đồng thời cũng giúp GV hiểu biết đầy đủ hơn về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm của mình từ đó có ý thức vƣơn lên để tự hoàn thiện, tự khẳng định mình và hoàn thành công việc đƣợc giao. Đánh giá GV qua hoạt động chuyên môn đặc biệt là hoạt động dạy là một việc khó, nhạy cảm đòi hỏi HT cần phải có những thông tin chính xác, trung thực, khoa học làm cứ liệu cho việc đánh giá này và nhất là phải trân trọng những thành quả mà GV đã đạt đƣợc. Qua trên ta thấy công tác kiểm tra đánh giá cần đƣợc chú trọng và duy trì thƣờng xuyên. Đây là sự xác nhận của HT về những năng lực, phẩm chất và sự 93 đóng góp của GV đồng thời giúp HT phát hiện kịp thời những tồn tại, thiếu sót để tìm cách khắc phục, bổ sung tạo điều kiện cho hoạt động dạy học đi vào nền nếp, nâng cao hiệu quả và chất lƣợng dạy học. Tóm lại: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng THCS đƣợc đƣa ra trong đề tài là kết quả nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm thực tế của trƣờng THCS huyện Chƣơng Mỹ và trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trƣớc đó sẽ có tác dụng thiết thực đối với việc nâng cao chất lƣợng dạy học nhất là đối với các trƣờng ở huyện bán sơn địa Chƣơng Mỹ. Bởi vậy, những biện pháp đƣợc đƣa ra có tính thực tế cao chủ yếu là nhằm phát huy nội lực của nhà trƣờng và vai trò lãnh đạo của ngƣời HT. Chúng có ý nghĩa đóng góp, bổ sung cho công tác nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục, đồng thời có giá trị ứng dụng đối với các trƣờng THCS nói chung và các trƣờng THCS huyện Chƣơng Mỹ nói riêng. Vì thế, tuỳ theo đặc điểm tình hình của từng khu vực, từng trƣờng mà ngƣời quản lý giáo dục có thể tham khảo và tìm ra những biện pháp phù hợp cho công tác quản lý của mình. 3.2.6. Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị tạo điều kiện cho dạy và học Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII nêu rõ: “chấm dứt tình trạng lớp học ba ca. Đảm bảo diện tích đất đai và sân chơi, bãi tập cho các trường theo đúng qui định của nhà nước…. Tất cả các trường phổ thông đều có tủ sách, thư viện và các trang thiết bị tối thiểu để thực hiện các thí nghiệm trong chương trình. Sớm chấm dứt tình trạng “dạy chay” ” [3,41] Cơ sở vật chất và các thiết bị phục vụ cho dạy học đƣợc hiểu là toàn bộ những trang bị vật chất, tài sản vật chất của nhà trƣờng phục vụ dạy học gồm phòng, lớp, bàn ghế, bảng, các phòng chức năng (thƣ viện, thí nghiệm, phòng máy vi tính, hội trƣờng), các đồ dùng và phƣơng tiện phục vụ trực tiếp cho dạy học. Chúng là điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình dạy học - giáo dục trong nhà trƣờng. Công cuộc đổi mới hiện nay đặt ra yêu cầu to lớn về sự đổi mới nội dung chƣơng trình sách giáo khoa, phƣơng pháp và hình thức dạy học... Vì thế cần phải tăng cƣờng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới này. Quan điểm xây dựng chƣơng trình và sách giáo khoa mới đƣợc thể hiện trong văn bản hƣớng dẫn cuả Bộ GD&ĐT nêu rõ: “Thực sự coi trọng phương tiện dạy 94 học với tư cách là công cụ của nhận thức, là một bộ phận hữu cơ của phương pháp và nội dung dạy học” [6,10] Tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là cơ sở để đổi mới phƣơng pháp, là điều kiện để GV tiếp cận xu thế dạy học hiện đại, là tăng khả năng vận dụng hệ thống phƣơng pháp dạy học tích cực vào thực tiễn nhà trƣờng, tạo điều kiện đổi mới phƣơng pháp dạy học. Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chính là đầu tƣ cho chất lƣợng dạy học theo hƣớng chuẩn hóa hiện đại hóa. Qua tìm hiểu thực trạng quản lý công tác này ở các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ cho thấy còn nhiều điểm bất cập: Phòng chức năng còn thiếu, tất cả các trƣờng đều phải học 2 ca và còn phải học ở nhà cấp 4 chƣa đủ tiêu chuẩn; thiết bị và đồ dùng dạy học tuy đã đƣợc trang bị nhƣng chƣa đầy đủ và phù hợp nên thƣờng đƣợc cất giữ trong kho chỉ khi nào có hoạt động thao giảng mới đƣợc đem ra sử dụng. Tất cả các trƣờng đều chƣa có nhân viên phòng thí nghiệm, nên chìa khóa kho đồ dùng dạy học thƣờng đƣợc giao cho một GV hoặc bảo vệ nhà trƣờng coi giữ nên GV rất ngại sử dụng đồ dùng vì phải tự chọn, tự dùng, tự cất khi mình muốn sử dụng. Vì vậy trƣớc đòi hỏi của việc đổi mới hiện nay bắt buộc HT các trƣờng phải có biện pháp tăng cƣờng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học. 3.2.6.1. Mục tiêu của nhóm biện pháp - Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động dạy học giúp cho quá trình dạy học đạt hiệu quả nhƣ mong muốn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là một trong những nhân tố quyết định hiệu quả quá trình dạy học. Muốn đạt đƣợc điều này thì cần phải có biện pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả nhân tố điều kiện trên. - Tăng cƣờng quản lý thiết bị dạy học góp phần tích cực vào quan điểm dạy học theo hƣớng tích cực, chủ động của HS, chống “dạy chay”, dạy truyền thụ một chiều. - Giúp cho việc quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học khoa học, hợp lý và sáng tạo hơn, tận dụng tối đa cơ sở vật chất, thiết bị hiện có để phục vụ cho dạy học. 3.2.6.2. Nội dung và cách tiến hành Trƣớc hết, HT phải kiểm tra, rà soát lại toàn bộ thiết bị hiện có, căn cứ vào mẫu thiết bị dạy học tối thiểu đã đƣợc Bộ GD&ĐT ban hành để xây dựng một kế 95 hoạch thực cụ thể, chi tiết về nhu cầu số phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, thƣ viện phục vụ cho hoạt động dạy học; tiếp đến là lập kế hoạch đầu tƣ, mua sắm những trang thiết bị phục vụ cho dạy học trong nhà trƣờng một cách đồng bộ và theo hƣớng hiện đại hóa, chuẩn hóa. Sau đó là chuẩn bị nguồn tài chính bằng nhiều nguồn: Từ nguồn vốn Nhà nƣớc; từ Hội cha mẹ HS; từ đội ngũ cán bộ, GV, HS của nhà trƣờng; từ các tổ chức kinh tế xã hội, các cá nhân, các tổ chức từ thiện đóng trên địa bàn, . . . đồng thời có kế hoạch sử dụng nguồn tài chính sao cho hợp lý, tiết kiệm, có trọng điểm, đúng qui định, đúng mục đích ƣu tiên. Khi huy động nguồn vốn phải lƣu ý là không áp đặt, ép buộc mà phải trên cơ sở tự nguyện, hảo tâm. Hàng năm, HT phải xây dựng kế hoạch trang bị cơ sở vật chất, mua sắm mới thiết bị dạy học. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, HT cần phải có nhiều biện pháp, biện pháp hành chính kết hợp với động viên thi đua. Cụ thể : - Yêu cầu các tổ, nhóm chuyên môn lập kế hoạch và phƣơng án cụ thể để sử dụng phƣơng tiện dạy học đã đƣợc trang bị theo từng đề tài giảng dạy trong từng học kỳ. - Yêu cầu các GV đƣa việc sử dụng phƣơng tiện dạy học vào kế hoạch của mình và đƣợc tổ chuyên môn thông qua. - Cân đối, sắp xếp cán bộ, GV có chuyên môn, kinh nghiệm để phụ trách, bảo quản và chuẩn bị thiết bị cho GV thực hiện thí nghiệm trên lớp đƣợc thuận lợi. - Thƣờng xuyên giáo dục nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết phải sử dụng đồ dùng dạy học. - Thƣờng xuyên phát động thi đua việc sử dụng phƣơng tiện dạy học theo tinh thần đổi mới phƣơng pháp dạy học tiên tiến; động viên, theo dõi, nhắc nhở việc sử dụng phƣơng tiện dạy học thƣờng xuyên và có hiệu quả. - Nghiên cứu và sắp xếp thời khóa biểu khoa học tăng số lƣợt sử dụng đồ dùng dạy học và không bị trùng nhau. - Vừa động viên, khuyến khích GV tích cực sử dụng phƣơng tiện dạy học nhƣng đồng thời phải bắt buộc GV sử dụng đồ dùng dạy học theo yêu cầu của 96 chƣơng trình và coi đây là một tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng dạy học và là kỷ luật chuyên môn của GV. - Thƣờng xuyên phát động trong GV và HS phong trào làm đồ dùng dạy học và tổ chức các cuộc thi sử dụng đồ dùng dạy học trong GV. - Cần phải định hƣớng rõ nét trong công tác bồi dƣỡng GV và chuyên đề đổi mới dạy học về vấn đề sử dụng đồ dùng dạy học và phƣơng tiện dạy học - Thƣờng xuyên tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ thuật sử dụng các phƣơng tiện dạy học cho GV bằng cách: cho đi tập huấn theo các lớp mà cấp trên tổ chức, mở lớp tập huấn cho GV tại trƣờng nhất là hƣớng dẫn sử dụng máy vi tính. - Tuyển chọn và bồi dƣỡng nghiệp vụ cho nhân viên phụ trách phòng thí nghiệm, thƣ viện và các phòng chức năng của nhà trƣờng. Cần làm tốt công tác bảo quản duy trì, bảo dƣỡng thƣờng xuyên các trang thiết bị đồ dùng dạy học. Sắp xếp phòng thƣ viện, thí nghiệm thật khoa học tạo điều kiện cho GV có nhu cầu sử dụng đồ dùng dạy học và thí nghiệm đƣợc thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng và đồ dùng dạy học luôn ở trong tình trạng tốt. - Xây dựng những qui trình sử dụng trang thiết bị dạy học và yêu cầu mọi ngƣời thực hiện. Trong công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, HT cần có biện pháp kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Kiểm tra bằng cách: - Qua báo cáo định kỳ hoặc đột xuất của nhân viên phụ trách phòng đồ dùng và thiết bị dạy học. - Qua kiểm tra sổ sách đăng ký sử dụng và sổ bảo quản trang thiết bị kỹ thuật. - Qua dự giờ lên lớp của GV và các hoạt động ngoài giờ lên lớp - Qua phỏng vấn HS và GV - Trực tiếp thị sát thƣờng xuyên, giám sát việc kiểm kê tài sản định kỳ. Qua việc kiểm tra, HT cần có sự khen thƣởng để động viên kịp thời những cá nhân hoặc tổ chức làm tốt công tác này. Bên cạnh đó cần nghiêm khắc kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy học trong nhà trƣờng xem có phù hợp với những điều kiện và trang thiết bị đã đƣợc đầu tƣ, mua sắm, sửa chữa hay không, từ đó phát hiện sai lệch để kịp thời điều chỉnh đảm bảo cho các hoạt động dạy học có chất lƣợng. 97 3.2.7. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, phát huy các tiềm năng từ xã hội hóa giáo dục cho hoạt động dạy học 3.2.7.1. Mục tiêu của nhóm biện pháp - Phát huy đƣợc sức mạnh tập thể trong nhân dân, gia đình HS, các đoàn thể, tổ chức xã hội, từ đó có cái nhìn đúng đắn hơn về nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ, sự liên quan mật thiết giữa gia đình- nhà trƣờng- xã hội trong nhiệm vụ giáo dục nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ, từ đó có sự phối hợp nhịp nhàng của gia đình- nhà trƣờng- xã hội nhằm đạt tới mục tiêu chung của sự nghiệp giáo dục. - Phát huy sức mạnh, tiềm năng trí tuệ, sức lực vật chất trong nhân dân, huy động các lực lƣợng xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục nói chung công tác dạy học trong nhà trƣờng nói riêng. - Phát huy nội lực của lực lƣợng GV, HS, các tổ chức chính trị- xã hội, đoàn thể trong nhà trƣờng để tạo ra tài lực, vật lực giáo dục nói chung và đồ dùng dạy học nói riêng. - Phấn đấu đến năm 2015 các trƣờng THCS trong toàn huyện đƣợc trang bị cơ bản đủ về cơ sở vật chất, 80% số trƣờng đạt tiêu chuẩn trƣờng chuẩn Quốc gia, có đủ phƣơng tiện kỹ thuật dạy học hiện đại để thực hiện hoạt động dạy học một cách tốt nhất, đáp ứng đƣợc các yêu cầu của chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa giáo dục. 3.2.7.2 Nội dung và cách thức tiến hành Lập kế hoạch - Đánh giá khả năng nội lực, tìm hiểu các khả năng của các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng. Xem xét mối quan hệ gia đình- nhà trƣờng- xã hội, từ đó vạch ra mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp vận động các bên cùng tham gia đóng góp sức ngƣời, của cải vật chất phục vụ công tác dạy học. - Xem xét thực trạng nguồn ngân sách nhà nƣớc, kinh phí của nhà trƣờng, sử dụng hợp lý, ƣu tiên đầu tƣ thiết bị dạy học, thiết bị công nghệ thông tin, cơ sở vật chất khác. - Tìm hiểu thực trạng các tổ chức kinh tế địa phƣơng để có kế hoạch liên hệ hợp tác với họ. - Dự kiến sử dụng nguồn ngân sách nhà nƣớc sao cho có hiệu quả nhất, dự kiến mục tiêu vận động, liên kết giữa các tổ chức và cá nhân trong trƣờng và ngoài nhà 98 trƣờng để huy động nguồn tài lực, vật lực. Dự kiến nhu cầu sử dụng và khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, đối chiếu giữa nhu cầu và khả năng nói trên để xây dựng kế hoạch trang bị, sử dụng hợp lý và tiết kiệm. Tổ chức chỉ đạo triển khai kế hoạch - Tuyên truyền trong nhân dân, các tổ chức xã hội trên điạ bàn nhằm thay đổi nhận thức về nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ, để có đƣợc sự chung sức, phối hợp với nhà trƣờng trong nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. - Tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch bàn về việc tăng cƣờng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, đại biểu hội nghị là các cấp giáo dục ở địa phƣơng, đại diện phụ huynh HS, các cơ sở sản xuất, các tổ chức kinh tế đóng trên địa phƣơng. Hội nghị phải nêu lên đƣợc thực trạng và nhu cầu cần thiết về nguồn tài lực, vật lực. Đồng thời kêu gọi sự ủng hộ giúp đỡ của cộng đồng và các lực lƣợng tham gia giáo dục khác. - Phân công trách nhiệm và vận động tìm nguồn tài chính tiến hành khảo sát, mua sắm vật tƣ thiết bị. Tạo ra các điều kiện bổ trợ cho việc quản lý và sử dụng thiết bị nhƣ phòng thí nghiệm, sân bãi, ngƣời quản lý…Tổ chức cho GV và HS làm đồ dùng dạy học. Vận động các tổ chức, cá nhân trong nhà trƣờng chủ động và tự chịu trách nhiệm về huy động, quản lý cơ sở vật chất trong nhà trƣờng. - Phân công BGH nhà trƣờng theo dõi, giúp đỡ và thiết lập các thủ tục hành chính để huy động nguồn tài lực vật lực. Xây dựng quy định về cho mƣợn và QL thiết bị dạy học nhằm sử dụng tối đa công suất của các thiết bị. Chấn chỉnh bộ máy quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các nhân viên trực tiếp quản lý, bảo quản cơ sở vật chất trong nhà trƣờng. - Tổ chức gặp mặt, hội thảo giữa Hội đồng sƣ phạm nhà trƣờng với các đơn vị kinh tế địa phƣơng để gắn kết, tạo mối quan hệ thân mật, tranh thủ sự giúp đỡ của họ. Đồng thời kêu gọi tài trợ các đơn vị kinh tế địa phƣơng dành cho một số HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn những xuất học bổng để các em có điều kiện học tập tốt. - Tổ chức mua sắm và từng bƣớc trang bị thiết bị dạy học theo kế hoạch, tu bổ, sửa chữa, xây dựng thêm các phòng chức năng, phòng thực hành để tạo điều kiện 99 cho GV và HS có địa điểm khai thác, đọc tƣ liệu, sử dụng các thiết bị. Sử dụng triệt để nguồn ngân sách nhà nƣớc chi cho những công việc trên. - Triển khai mở rộng quan hệ liên kết với các cơ quan tổ chức và tổ chức có khả năng tài trợ hoặc cấp kinh phí cho trƣờng, làm các thủ tục hành chính cần thiết để xin cấp phát hoặc xin tài trợ về tài lực, vật lực. - Theo dõi tiến trình huy động. Động viên khuyến khích quyền lợi cho các tổ chức và cá nhân trong trƣờng có thành tích huy động nguồn kinh phí, tài lực, vật lực về cho nhà trƣờng. - Hƣớng dẫn mọi thành viên trong nhà trƣờng thực hiện đúng quy định quản lý tài lực, vật lực. - Phát huy tác dụng của ban thanh tra nhân dân và đội ngũ CBQL trong việc giám sát các khoản thu, chi trong nhà trƣờng cũng nhƣ việc tận dụng công suất CSVC&TBDH. Để thực hiện thành công biện pháp trên, HT nhà trƣờng nên lƣu ý tạo dựng tốt các yêu cầu sau: - HT nhà trƣờng cân đối chi tiêu nguồn kinh phí nhà nƣớc cấp và các nguồn đóng góp từ cộng đồng, để tạo ra một khoản tài chính cho việc mua sắm trang thiết bị giáo dục. - Thƣờng xuyên kiểm tra tài chính, thực hiện công khai tài chính, kiểm kê và công khai thanh lý tài sản. 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp Tất cả 7 biện trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, không trùng chéo và mâu thuẫn với nhau, biện pháp này là tiền đề là cơ sở cho biện pháp kia. Trong mỗi biện pháp đều có cơ sở đề xuất và ý nghĩa riêng để tƣơng ứng với cách thức triển khai nhằm đem lại hiệu quả thiết thực trong quản lý dạy và học. Mỗi biện pháp là một thành tố không thể thiếu đƣợc , logic, biện chứng với nhau, biện pháp này tốt là tiền đề cho biện pháp kia, chúng bổ sung tƣơng tác với nhau trong hệ thống biện pháp quản lý dạy và học để tạo nên chất lƣợng dạy và học góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục nói chung. Khi triển khai thực hiện các biện pháp này đòi hỏi ngƣời quản lý cần phải nghiên cứu bản chất và mối quan hệ tổng thể trên cơ sở vận dụng, khai thác thế 100 mạnh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng mình. Các biện pháp này sẽ góp phần khai thông khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý của CBQL các trƣờng THCS hiện nay. Khi thực hiện vận dụng và quản lý hoạt động dạy học mức độ và hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, trình độ của ngƣời quản lý. 3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của HT các trƣờng THCS huyện Chƣơng Mỹ – TP. Hà Nội. Dựa trên cơ sở lý luận của vấn đề cần nghiên cứu, cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý dạy học của HT các trƣờng THCS huyện Chƣơng Mỹ. Để tiến hành xác định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy và học, tác giả luận văn tiến hành khảo sát thực tế bằng điều tra thông qua phiếu xin ý kiến dành cho 10 đồng chí cán bộ chuyên viên, PGD huyện Chƣơng Mỹ. 40 HT, phó HT, 60 đồng chí tổ trƣởng, GV có kinh nghiệm giảng dạy ở các trƣờng THCS huyện Chƣơng Mỹ Nội dung phiếu hỏi: Để nâng cao chất lƣợng quản lý hoạt động dạy học trong các trƣờng THCS huyện Chƣơng Mỹ TP Hà Nội đáp ứng tình hình đổi mới hoạt động dạy và học. Xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp đƣợc đề xuất. Tổng số CBQL, GV đƣợc hỏi là 110 đồng chí, số trả lời đúng yêu cầu đặt ra là 110 đồng chí đạt 100%. Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất Tính cần thiết TT Các biện pháp Rất cần thiết SL % Tính khả thi Không khả Cần thiết Khả thi SL % SL % SL % 0% 0% 110 100% 0 0% 7 6% 102 93% 8 7% thi Bồi dưỡng năng lực, 1 trình độ chuyên môn đạt chuẩn, vượt chuẩn cho 110 100 % đội ngũ CBQL, GV Quản lý việc thực hiện 2 chương trình và nội dung 103 94% dạy học đáp ứng mục 101 tiêu, nhiệm vụ của từng năm học. Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học 3 đáp ứng yêu cầu đổi mới 108 98% 2 2% 7 105 95,5% 5 4,5% 6,5% 101 92% 9 8% 7 6,5% 101 92% 9 8% 98% 2 2% 107 97% 3 3% 90% 9 10% 100 91% 10 9% chương trình sách giáo khoa. Tăng cường chỉ đạo việc 4 xây dựng và thực hiện quy 103 chế chuyên môn 93,5 % Đổi mới kiểm tra đánh giá 5 hoạt động chuyên môn 103 của GV 93,5 % Tăng cường quản lý cơ sở 6 vật chất, trang thiết bị tạo 108 điều kiện cho dạy và học Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, phát huy 7 các tiềm năng từ xã hội 99 hóa giáo dục cho hoạt động dạy học. Qua bảng kết quả khảo sát về tính ần thiết và tính khả thi của 7 biện pháp quản lý hoạt động dạy học của HT các trƣờng THCS huyện Chƣơng Mỹ – TP Hà Nội, chúng ta thấy rằng: đội ngũ cán bộ GV các nhà trƣờng đã đánh giá ở mức độ rất cần thiết tỷ lệ % trung bình là: 95,3% tính khả thi tỷ lệ % trung bình là: 94,3%,và đã thống nhất không có biện pháp nào không khả thi, cả 7 biện pháp đã có tính khả thi cao. Trong đó: Biện pháp 1: Bồi dƣỡng năng lực, trình độ chuyên môn đạt chuẩn, vƣợt chuẩn cho đội ngũ CBQL, GV Có số phiếu tán thành tính rất cần thiết và khả thi là 100%. Xếp thứ 1 102 Biện pháp 6: Tăng cƣờng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị tạo điều kiện cho dạy và học Có số phiếu khẳng định tính rất cần thiết là 98% khả thi là 97% Xếp thứ 2 Biện pháp 3: Tăng cƣờng chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chƣơng trình sách giáo khoa. Có số phiếu khẳng định tính rất cần thiết là 98% xếp thứ 2 và tính khả thi là 95% Xếp thứ 3 Biện pháp 2: Quản lý việc thực hiện chƣơng trình và nội dung dạy học đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của từng năm học Có số phiếu khẳng định tính rất cần thiết là 94% khả thi là 93% Xếp thứ 4 Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn của GV Có số phiều khẳng định tính rất cần thiết là 93,5% xếp thứ 5, khả thi là 92% Xếp thứ 5 Biện pháp 4: Tăng cƣờng chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện quy chế chuyên môn. Có số phiếu khẳng định tính rất cần thiết là 91,5 xếp thứ 6 , khả thi là 92% Xếp thứ 5 Biện pháp 7: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, phát huy các tiềm năng từ xã hội hóa giáo dục cho hoạt động dạy học. Có số phiếu khẳng định tính rất cần thiết là 90% và khả thi là 91% Xếp thứ 7 Vậy 7 biện pháp trên đều rất cần thiết và có tính khả thi nhƣng ở mức độ số phiếu khẳng định khác nhau. Tuy nhiên trong thực tế vận dụng đòi hỏi ngƣời CBQL giáo dục phải vận dụng linh hoạt từng biện pháp, phải tinh thông về lý luận đồng thời phải rất am hiểu thực tiễn của trƣờng mình để vận dụng, phải lên kế hoạch thực hiện và thấy đƣợc khó khăn của trƣờng mình thì việc triển khai mới đạt kết quả. 103 Tiểu kết chƣơng 3 Dựa trên những sơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, dựa trên thực trạng của giáo dục, thực trạng của dạy và học và nhất là thực trạng quản lý hoạt động dạy học trong các trƣờng THCS huyện Chƣơng Mỹ, TP. Hà Nội, đề tài đã đề ra 7 biện pháp quản lý hoạt động dạy học gồm: Biện pháp 1: Bồi dƣỡng năng lực, trình độ chuyên môn đạt chuẩn, vƣợt chuẩn cho đội ngũ CBQL, GV; Biện pháp 2: Quản lý việc thực hiện chƣơng trình và nội dung dạy học đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của từng năm học; Biện pháp 3: Tăng cƣờng chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chƣơng trình sách giáo khoa; Biện pháp 4: Tăng cƣờng chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện quy chế chuyên môn; Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn của GV; Biện pháp 6: Tăng cƣờng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị tạo điều kiện cho dạy và học Biện pháp 7: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, phát huy các tiềm năng từ xã hội hóa giáo dục cho hoạt động dạy học. Các biện pháp đã đƣợc khẳng định về tính cần thiết và tính khả thi qua khảo nghiệm nhận thức của CBQL, GV. 104 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.Quản lý hoạt động dạy học là quản lý quá trình truyền thụ tri thức của đội ngũ GV và quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của HS và quản lý các phƣơng tiện, điều kiện CSVC trang thiết bị phục vụ cho dạy học. 2.Nội dung quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng trung học cơ sở gồm: (1) Quản lý hoạt động dạy của GV; (2) Quản lý hoạt động học tập của HS; (3) Quản lý CSVC trang thiết bị - kỹ thuật phục vụ dạy học; (4) Quản lý nguồn kinh phí để duy trì hoạt động dạy học. Quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng trung học cơ sở chịu ảnh hƣởng của các yếu tố chủ thể quản lý, khách thể quản lý và môi trƣờng quản lý. 3.Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội đƣợc khảo sát trên 6 nội dung và đƣợc đánh giá là đạt ở mức khá gồm: (1) Quản lý việc thực hiện chƣơng trình của GV; (2) Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV; (3) Quản lý việc việc dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dạy của GV; (4) Quản lý việc kiểm tra, thi cử; (5) Quản lý việc sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học; (6) Quản lý việc sử dụng và bồi dƣỡng đội ngũ. Nguyên nhân đầu tiên phải nói đến là trình độ nghiệp vụ quản lý của HT. Đội ngũ CBQL cấp dƣới cũng bị hạn chế bởi trình độ nghiệp vụ quản lý. Một bộ phận GV do tuổi cao ngại đổi mới, thiếu nhiệt tình. Cơ sở vật chất trong thiết bị phục vụ học tập còn thiếu thốn. Một bộ phận HS chƣa có ý thức động cơ học tập đúng đắn. Về cơ chế chính sách của nhà nƣớc đối với giáo dục chƣa đƣợc cởi mở. Vì thế HT phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến biện pháp đó chƣa đƣợc thực hiện tốt để tìm cách khắc phục góp phần làm cho nhóm biện pháp đều đƣợc thực hiện có hiệu quả. 4. Đề xuất 7 biện pháp quản lý hoạt động dạy học gồm: Biện pháp 1: Bồi dƣỡng năng lực, trình độ chuyên môn đạt chuẩn, vƣợt chuẩn cho đội ngũ CBQL, GV; Biện pháp 2: Quản lý việc thực hiện chƣơng trình và nội dung dạy học đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của từng năm học; 105 Biện pháp 3: Tăng cƣờng chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chƣơng trình sách giáo khoa; Biện pháp 4: Tăng cƣờng chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện quy chế chuyên môn; Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn của GV; Biện pháp 6: Tăng cƣờng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị tạo điều kiện cho dạy và học Biện pháp 7: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, phát huy các tiềm năng từ xã hội hóa giáo dục cho hoạt động dạy học. Các biện pháp đã đƣợc khẳng định về tính cần thiết và tính khả thi qua khảo nghiệm nhận thức của CBQL, GV. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Bộ GD&ĐT Bộ GD&ĐTcó chiến lƣợc đào tạo CBQL nhà trƣờng một cách hệ thống ở các cấp học bậc học, trên cơ sở chỉ đạo làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, cán bộ kế cận. Tiếp tục chỉ đạo và có giải pháp tích cực để thực hiện quyết liệt hơn, có hiệu quả hơn cuộc vận động “Hai không” của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT. Bộ GD&ĐT cần tham mƣu chính phủ chỉ đạo các bộ ngành có liên quan, ban hành chế độ chính sách về tài chính, quỹ đất, cơ sở vật chất cho nhà trƣờng để có nhiều trƣờng đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia. 2.2. Đối với Sở GD&ĐT Hà Nội Cần quan tâm chỉ đạo giáo dục cơ sở, nhất là chƣơng trình thanh tra, kiểm tra cuộc vận động “Hai không” của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT. Nắm bắt kịp thời tình hình chất lƣợng hoạt động dạy học để điều chỉnh uốn nắn kịp thời. Cần tiếp tục nghiên cứu và ra văn bản hƣớng dẫn về việc trao quyền tự chủ cho CBQL các trƣờng phổ thông phù hợp điều lệ nhà trƣờng. 2.3. Đối với phòng GD&ĐT Tăng cƣờng tổ chức các chuyên đề, hội thảo về chuyên môn hội thảo về đổi mới phƣơng pháp dạy học về quản lý dạy học trong các nhà trƣờng. 106 Làm tốt công tác tham mƣu với cấp trên thực hiện luật giáo dục, điều lệ nhà trƣờng về luân chuyển CBQL, điều tiết cân đói GV, hợp lý ở các trƣờng THCS trên địa bàn huyện. 2.4. Đối với HT các nhà trường Thƣờng xuyên học tập về lý luận chính trị, khoa học quản lý trình độ chuyên môn và các biện pháp quản lý và thƣờng xuyên bám sát thực tế nhà trƣờng để ra các quyết định quản lý dạy và học hợp lý nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học. Tham mƣu với cấp trên các cấp các ngành tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học để phục vụ dạy và học cho các trƣờng THCS. Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực sự có hiệu quả, nghiêm túc thực hiện cuộc vận động “Hai không” với các đối tƣợng CBQL, GV và HS để nâng cao chất lƣợng dạy và học. 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Quốc Bảo cùng tập thể tác giả (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nhà xuất bản thống kê - Hà Nội 2. Đặng Quốc Bảo (2002), Lời bàn về giáo dục và học tập - Bài giảng cho học viên lớp cao học trƣờng CBQL GD. 3. Nguyễn Ngọc Bảo - Trần Kiểm (2005), Lý luận dạy học ở trường THCS. Nhà xuất bản Đại học sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội. 4. Hoàng Thị Bình (2005), Một số biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học ở trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên - Luận văn thạc sĩ. 5. Nguyễn Phúc Châu (2005), Đề cương bài giảng học phần quản lý nhà trường Trƣờng CBQL GD&ĐT Hà Nội. 6. Nguyễn Hữu Chí (2006), Đổi mới chương trình THCS và những yêu cầu đối với công tác quản lý của HT - Đề tài khoa học - công nghệ - Mã số: 2004 - CTGD - 08. 7. Nguyễn Quốc Chí (2003), Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục - Bài giảng cho học viên lớp cao học trƣờng CBQL GD. 8. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, Nhà xuất bản giáo dục - Hà Nội 9. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai khoá VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 10. Đảng cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Đảng bộ huyện Chƣơng Mỹ (2010), Báo cáo chính trị trình tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Chương Mỹ nhiệm kỳ 2010- 2015. 12. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục- Nhà xuất bản giáo dục - Hà Nội 13. Nguyễn Sinh Huy - Nguyễn Văn Lê (1999), Giáo dục học đại cương - Nhà xuất bản giáo dục - Hà Nội. 14. Nguyễn Tấn Khiêm (2007), Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học của trường THCS ở huyện Hóc Môn - Luận văn thạc sĩ - Thành phố Hồ Chí Minh. 15. Trần Kiểm (1997), Giáo trình quản lý giáo dục và trường học - Giáo trình dùng cho học viên cao học giáo dục - Viện khoa học giáo dục - Hà Nội. 108 16. Đặng Bá Lãm – 2005 : Quản lý Nhà nƣớc về giáo dục , lý luận và thực tiễn Nhà xuất bản chính trị quốc gia – Hà Nội 17. Nguyễn Văn Lê - Nguyễn Thanh Phong (1997), Người HT trường THCS Nhà xuất bản giáo dục 18. Lê Thị Loan - Nguyễn Minh Đức (2002), Hình thành và phát triển nhân cách với việc thực hiện các mục tiêu phát triển nguồn nhân lực - Đề cƣơng bài giảng Trƣờng CBQL Giáo dục & đào tạo Hà Nội 19. Luật giáo dục, 2005, Nhà xuất bản Lao động xã hội . 20. Phạm Thanh Mi - Lê Đoàn Tuệ Cát (1995), Thanh niên học đường và các vấn đề giới tính - Đại học mở bán công thành phố Hồ Chí Minh 21. Lƣu Xuân Mới (2006), Kiểm tra, thanh tra trong giáo dục - Tập bài giảng cho lớp cao học đào tạo thạc sĩ Hà Nội. 22. Lƣu Xuân Mới (2003) - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - NXB Đại học Sƣ phạm - Hà Nội. 23. Phan Trọng Ngọ (2005). Dạy học và phƣơng pháp dạy học trong nhà trƣờng .NXB ĐHSP. Hà Nội . 24. Nguyễn Ngọc Quang - Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục- Trƣờng CBQL giáo dục Trung ƣơng. 25. Phạm Đức Thành - Chủ biên (1995), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Giáo dục, Hà Nội. 26. Vũ Văn Tảo (1999), Chính sách và định hướng phát triển giáo dục và đào tạo ở Việt Nam, Trƣờng Cán bộ quản lý GD&ĐT, Hà Nội. 27. Trần Quốc Thành (1995), Chủ tịch Hồ Chí Minh - Về năng lực tổ chức cán bộ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 28. Trần Quốc Thành (2003), Khoa học quản lý đại cương, Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội. 29. Phạm Đỗ Nhật Tiến (2007), “ Hội nhập quốc tế về giáo dục - Cơ hội và thách thức”. Tài liệu bồi dƣỡng kiến thức cơ bản về Hội nhập quốc tế (Bộ GD&ĐT- Học viện QLGD. Hà Nội . 30. Từ điển tiếng Việt (1992) - Nhà xuất bản khoa học xã hội. 31. Từ điển Tiếng Việt (1997), NXB Đà Nẵng . 109 32. Từ điển Giáo dục học (2001), Viện nghiên cứu và phổ biến kiến thức Bách Khoa - NXB Từ Điển Bách Khoa Hà Nội. 110 PHỤ LỤC PHIẾU XIN Ý KIẾN HIỆU TRƢỞNG, HIỆU PHÓ, TỔ TRƢỞNG CHUYÊN MÔN TRƢỜNG THCS Để tìm hiểu một số biện pháp cải tiến công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trƣờng THCS, xin các đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau: Câu 1. Theo đồng chí, trong điều kiện chi phí cho hoạt động dạy học hiện nay, tập trung ưu tiên cho vấn đề nào dưới đây. (Xin đồng chí vui lòng đánh số 1,2,3... theo thứ tự ưu tiên) 1. Công tác bồi dƣỡng, nâng cao trình độ giáo viên.  2. Mua sắm trang thiết bị dạy học.  3. Nâng cao đời sống giáo viên.  4. Nâng cấp cơ sở vật chất trƣờng học.  5. Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết và áp dụng SKKN  6. Có chế độ ƣu đãi ngộ xứng đáng cho ngƣời dạy, ngƣời học.  7. Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp hỗ trợ cho hoạt động dạy học  8. Tổ chức các hội thảo về phƣơng pháp học tập cho học sinh 9. Những vấn đề khác (Xin đ/c ghi  cụ thể) ……………………………………………………………………… Câu 2. Xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau: 2.1. Đặc điểm quản lý dạy học ở trường THCS của đồng chí: ......................................................................................................................... 2.2. Thực trạng quản lý dạy học của hiệu trưởng ở trường THCS hiện nay ra sao? ......................................................................................................................... 2.3. Những vấn đề gì cần tháo gỡ trong thực trạng quản lý giáo dục của Hiệu trưởng THCS hiện nay ? .............................................................................................................................. 2.4. Các biện pháp các cấp quản lý đã thực hiện để tăng cường công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Chương Mỹ - Hà Nội: ......................................................................................................................... 2.5. Những đề nghị, đề xuất của đồng chí nhằm tăng cường quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS: 111 ......................................................................................................................... Rất chân thành cảm ơn sự đóng góp quý báu của đồng chí. PHIẾU XIN Ý KIẾN GIÁO VIÊN TRƢỜNG THCS Để tìm hiểu một số biện pháp cải tiến công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trƣờng THCS, xin các thày cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau: Câu 1. Cải tiến về phương pháp dạy học trong những nhiệm vụ chủ yếu của ngành giáo dục hiện nay. Xin đồng chí cho biết quan điểm của mình về những vấn đề này. (Xin vui lòng xếp theo thứ tự ưu tiên 1,2,3...vào ô vuông) 1. Cần nắm vững đối tƣợng học sinh có tác động đúng hƣớng.  2. Trong giờ lên lớp, giáo viên vần vận dụng tốt các phƣơng pháp, nhất là các phƣơng pháp đặc trƣng bộ môn.  3. Cần sáng tạo trong việc áp dụng các thành tựu mới, hiện đại về cải tiến công tác giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả giờ lên lớp.  4. Trong giảng dạy, thƣờng xuyên chú ý phát huy tính độc lập, tự chủ, tự học, sáng tạo của học sinh.  5. Tri thức nói chung, tri thức dạy học nói riêng luôn phát triển không ngừng. Vì vậy mỗi giáo viên cần phấn đấu tự học để đáp ứng yêu cầu giảng dạy trong giai đoạn mới.  6. Các vấn đề khác (Xin đ/c ghi cụ thể) ……………………………………. Câu 2. Có ý kiến cho rằng, chất lượng dạy học ở trường THCS hiện nay chưa đáp ứng đủ mục tiêu đào tạo là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây: (Xin vui lòng xếp theo thứ tự 1 ,2,3...vào ô vuông). 1. Trật tự, kỷ cƣơng trong giảng dạy chƣa đƣợc giáo viên thực hiện nghiêm túc chặt chẽ.  2. Các phƣơng tiện dạy học: các mô hình trực quan, hình vẽ, bản đồ, dụng cụ thí nghiệm chƣa đƣợc chuẩn bị chu đáo.  3. Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh còn sơ sài, thiếu tập trung.  4. Giáo viên chƣa xác định đƣợc trọng tâm bài dạy nên trình bầy nan mam, dàn trải.  112 5. Phƣơng pháp giảng dạy chƣa đƣợc đổi mới theo hƣớng phát huy tính tích cực, độc lập, tự giác của học sinh.  6. Học sinh chƣa có đƣợc phƣơng pháp học tập đúng đắn  7. Nội dung dạy học ít đƣợc đổi mới, còn nặng nề, chƣơng trình giảm tải thực chất là không giảm tải đƣợc vì thời gian trên lớp và vì nhiều nguyên nhân khác.  8. Giáo viên quan tâm chƣa đúng mức đến chất lƣợng dạy học.  9. Một phần do việc dạy thêm, học thêm tràn lan.  10. Việc quan tâm giáo dục và phƣơng pháp kết hợp của gia đình học sinh còn nhiều hạn chế.  11. Nguồn kinh phí đầu tƣ cho hoạt động dạy học còn thấp.  13. Các lý do khác (Xin đ/c ghi cụ thể)…………………………………….. Rất chân thành cảm ơn những ý kiến quý báu của các đồng chí! PHIẾU XIN Ý KIẾN HIỆU TRƢỞNG, HIỆU PHÓ, TỔ TRƢỞNG CM VÀ GIÁO VIÊN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƢỜNG THCS Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng THCS, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số nội dung dƣới đây bằng cách đánh dấu x vào ô tƣơng ứng vào những ô, hàng phù hợp hệ thống các câu hỏi sau: Câu 1: Đồng chí cho biết mức độ thực hiện các biện pháp quản lý chương trình dạy học của hiệu trưởng ở trường đồng chí? (Xin đánh dấu x vào ô tƣơng ứng) T CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THỰC ĐÁNH GIÁ THEO MỨC ĐỘ T HIỆN CHƢƠNG TRÌNH TỐT KHÁ BÌNH THƢỜNG Yêu 1 cầu GV nắm vững chƣơng trình, không đƣợc tuỳ tiện thay đổi, cắt xén hoặc làm sai lệnh nội dung chƣơng trình Yêu 2 cầu GV làm kế hoạch giảng dạy môn học và duyệt kế hoạch của GV 113 CHƢA TỐT Thƣờng 3 xuyên theo dõi việc thực hiện chƣơng trình giảng dạy, có biện pháp xử lý đối với GV dạy không đúng, không đủ theo quy định của Bộ GD&ĐT Phối 4 hợp với phó hiệu trƣởng chuyên môn để quản lý chƣơng trình Đánh 5 giá việc thực hiện chƣơng trình qua dự giờ, giáo án và qua việc thực hiện thời khóa biểu, sổ báo giảng Nắm 6 việc thực hiện chƣơng trình qua kiểm tra vở học sinh, sổ ghi đầu bài Kiểm 7 tra việc thực hiện chƣơng trình qua biên bản của tổ chuyên môn và qua phản ánh của các thành viên trong hội đồng Câu 2. Trong quản lý hoạt động dạy học, theo đồng chí, vấn đề còn hạn chế, bất cập chủ yếu hiện nay là gì ? (Xin đồng chí xác định mức độ bất cập hơn theo thứ tự từ 1 đến hết) 1. Kỷ cƣơng, nề nếp dạy h ọc còn yếu.  2. Năng lực sƣ phạm của giáo viên còn hạn chế.  3. Năng lực cán bộ quản lý chƣa đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ.  4. Đầu tƣ nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) còn thấp  5. Dạy thêm, học thêm tràn lan.  6. Việc kết hợp giáo dục giữa nhà trƣờng - gia đình - xã hội còn yếu  7. Chậm cải tiến nội dung, phƣơng pháp dạy học.  8. Cơ chế quản lý trói buộc.  9. Thầy thiếu nhiệt tình, trò thiếu chăm học.  10. Ý kiến khác (xin đ/c ghi cụ thể)…………………………………….. Câu 3. Hiện nay, để nâng cao chất lượng dạy học, theo đồng chí cần tập trung vào những vần đề gì ?. (Xin vui lòng xếp theo thứ tự ưu tiên 1,2,3...vào ô vuông) 1. Tăng cƣờng quản lý hành chính nhà nƣớc trong hoạt động dạy học.  114 2. Cải tiến nội dung theo hƣớng giảm tải và đổi mới phƣơng pháp đầu tƣ đúng mức các phƣơng tiện dạy học.  3. Cải tiến công tác quản lý dạy học của Hiệu trƣởng.  4. Tăng cƣờng đầu tƣ nguồn lực cho dạy học.  5. Nâng cao hiệu quả giờ lên lớp.  6. Chất lƣợng sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn và sinh hoạt chuyên đề.  7. Nâng cao chất lƣợng đào tạo giáo viên của trƣờng CĐSP và ĐHSP  8. Phát huy tốt vai trò giáo dục gia đình.  9. Tổ chức có hiệu quả lao động sƣ phạm của thày, cô giáo.  10. Cải tiến công tác tổ chức thi cử đánh giá chất lƣợng học sinh.  11. Phát huy vai trò tự học của học sinh.  12. Các ý kiến khác (Xin đ/c ghi cụ thể)……………………………………. Câu 5. Để nâng cao hiệu quả quản lý dạy học hiện nay ở trường THCS, ý kiến của đồng chí về tính khả thi thực hiện các nội dung đề ra dưới đây như thế nào? (Xin đánh dấu x vào ô tƣơng ứng) Mức độ khả thi Rất TT Nội dung vấn đề khả thi Bồi dƣỡng, nâng cao nhận thức của giáo viên 1 và cán bộ quản lý về yêu cầu và tính cần thiết của đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông. 2 3 4 5 Quản lý công tác bồi dƣỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu thay sách giáo khoa và phân ban. Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện qui chế chuyên môn. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị tạo điều kiện cho dạy và học. Đổi mới việc kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn của giáo viên. 115 Khả thi Ít khả thi Chƣa khả thi Câu 6: Để nâng cao hiệu quả quản lý dạy học hiện nay ở trường THCS, ý kiến của đồng chí về tính hiệu quả thực hiện các nội dung đề ra dưới đây như thế nào? (Xin đánh dấu x vào ô tƣơng ứng) Mức độ hiệu quả TT Nội dung các nhóm biện pháp Rất Tƣơng hiệu đối hiệu hiệu quả quả quả Bồi dƣỡng, nâng cao nhận thức của giáo 1 viên và cán bộ quản lý về yêu cầu và tính cần thiết của đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông. Quản lý công tác bồi dƣỡng giáo viên 2 đáp ứng yêu cầu thay sách giáo khoa và phân ban. 3 4 5 Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện qui chế chuyên môn. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị tạo điều kiện cho dạy và học. Đổi mới việc kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn của giáo viên. Rất chân thành cảm ơn những ý kiến quý báu của các đồng chí! 116 Ít [...]... quản lý các phương tiện, điều kiện CSVC trang thiết bị phục vụ cho dạy học 19 1.4 Nội dung quản lý hoạt động dạy học ở trƣờng trung học cơ sở 1.4.1 Quản lý hoạt động dạy của GV Hoạt động dạy của thầy là hoạt động chủ đạo trong quá trình dạy học Quản lý hoạt động này bao gồm: quản lý phân công giảng dạy cho GV, quản lý việc thực hiện chƣơng trình dạy học, quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp, quản. .. tôi có đƣợc thì ở huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội chƣa có tác giả nào đề cập nghiên cứu về vấn đề này Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi muốn đi sâu hơn về cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động dạy học, để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động dạy học của HT các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động này nhằm nâng... lý hoạt động dạy học ở trường THCS Theo tác giả Nguyễn Phúc Châu: Quản lý hoạt động dạy học là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý dạy học đến chủ thể dạy học bằng các giải pháp phát huy tác dụng của các phương tiện quản lý hoạt động dạy học như: chế định GD&ĐT, bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học, nguồn tài lực và vật lực dạy học và thông tin và môi trường dạy học nhằm đạt được mục tiêu quản. .. mục tiêu quản lý hoạt dộng dạy học .[12; tr.15] Dạy học là hoạt động trọng tâm của nhà trƣờng, mọi hoạt động giáo dục khác suy cho cùng đều xoay quanh hoạt động này Vì vậy, trong nhà trƣờng, quản lý nhà trƣờng thực chất là quản lý hoạt động dạy học Quản lý hoạt động dạy học chính là tập hợp những động tác tối ƣu (cộng tác, tham gia hỗ trợ phối hợp, huy động, can thiệp) của chủ thể quản lý đến tập thể... NGUỒN KINH DẠY PHÍ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC QL CSVC, TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT Sơ đồ 1.3: Mối liên hệ giữa các nội dung trong quản lý hoạt động dạy học 1.5 Một số yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy học trong nhà trƣờng trung học cơ sở - Yếu tố thuộc về chủ thể quản lý Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục các nhân tố chủ quan liên quan trực tiếp đến nhân cách ngƣời HT đó là: phẩm... thể quản lý và chủ thể dạy học về mục đích, nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp, hình thức tổ chức, thành tựu khoa học, công nghệ, những yếu tố kinh tế – xã hội, kể cả những phản ánh của ngƣời học, ngƣời dạy, cộng đồng, xã hội về kết quả dạy học để quản lý dạy học; để dạy và để học - Môi trƣờng dạy học: là môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội tác động tới hoạt động dạy học Nhƣ vậy, quản lý dạy học. .. trong nhà trƣờng phải đảm bảo đƣợc các yêu cầu cơ bản là: + Phải đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy và học + Cơ sở vật chất phải đƣợc sử dụng có hiệu quả trong nhà trƣờng + Tổ chức quản lý tốt việc sử dụng, bảo quản, đầu tƣ mới cơ sở vật chất trong nhà trƣờng Nội dung quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trƣờng, bao gồm: - Quản lý trƣờng lớp, phòng học, bàn. .. tổng thể là phải quản lý năm lĩnh vực chủ yếu sau: - Lĩnh vực quản lý thực hiện luật pháp, chính sách, điều lệ và qui chế dạy học - Lĩnh vực quản lý bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học - Lĩnh vực huy động và sử dụng nguồn tài lực và vật lực dạy học - Lĩnh vực quản lý môi trƣờng dạy học - Lĩnh vực quản lý hệ thống thông tin dạy học. [12,11-16] Tóm lại: Quản lý hoạt động dạy học là quản lý quá trình truyền... HS… nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vốn có, tạo động lực đẩy mạnh quá trình dạy học của nhà trƣờng nhằm thực hiện có chất lƣợng, mục tiêu và chất lƣợng đào tạo, đƣa nhà trƣờng tiến lên trạng thái mới quản lý hoạt động dạy học là quản lý sự lao động của nhóm (ngƣời quản lý, ngƣời dạy và ngƣời học) Cụ thể: - Chủ thể quản lý hoạt động dạy học tác động đến ngƣời dạy và ngƣời học thông qua... kỹ năng học tập phù hợp với từng bộ môn + Giúp HS có phƣơng pháp học tập ở lớp + Giúp HS có phƣơng pháp tự học ở nhà - Quản lý các hoạt động học tập, vui chơi giải trí Đây là yêu cầu quan trọng đối với ngƣời HT trong việc quản lý các hoạt động học tập của HS Các hoạt động học tập, vui chơi giải trí phải đƣợc tổ chức một cách hợp lý, phù hợp với sự phát triển tâm lý, sức khỏe của HS - Quản lý việc phân ... Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học trƣờng trung học sở địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội CHƢƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Tổng quan... 1: Cơ sở lý luận quản lý hoạt động dạy học trƣờng trƣờng trung học sở Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học trƣờng trung học sở địa bàn huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội Chƣơng 3: Biện. .. thành phố Hà Nội ………… …75 Tiểu kết chƣơng 2………………………………………………………………….77 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI…………………………………………………………

Ngày đăng: 10/10/2015, 17:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trang Bìa

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

  • 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

  • 1.2. Hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở

  • 1.3. Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở

  • 1.4. Nội dung quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở

  • 1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường trung học cơ sở

  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯƠNG MỸ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

  • 2.1. Vài nét về vị trí địa lý dân số, tình hình kinh tế chính trị, văn hóa xã hội, huyện Chương Mỹ – thành phố Hà Nội

  • 2.2. Một số đặc điểm giáo dục THCS huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

  • 2.3. Thực trạng hoạt động dạy học ở các trường THCS trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

  • 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

  • 2.5. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân của thực trạng

  • CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯƠNG MỸTHÀNH PHỐ HÀ NỘI

  • 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý

  • 3.2. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

  • 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

  • 3.4 . Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan