Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của trường đại học nội vụ hà nội

123 1K 0
Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của trường đại học nội vụ hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LƢƠNG THỊ HUYỀN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 05 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc Hà Nội - 2013 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên viế t tắ t Tên đầ y đủ BGD Bô ̣ Giáo du ̣c CBCNV Cán bộ công nhân viên CĐ-ĐH Cao đẳ ng, đa ̣i ho ̣c CNH-HĐH Công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa ĐTTC&BD Đào ta ̣o ta ̣i chức và bồ i dưỡng GD Giáo dục GDTX Giáo dục thường xuyên HĐTS Hội đồng tuyển sinh LKĐT Liên kế t đào ta ̣o NT Nhà trường NCKH Nghiên cứu khoa ho ̣c PGS.TS Phó Giáo sư, Tiế n sỹ PP Phương pháp QL Quản lý QLĐT Quản lý đào tạo QLGD Quản lý giáo dục QLNT Quản lý nhà trường TCCN Trung cấ p chuyên nghiê ̣p VLVH Vừa làm vừa ho ̣c 1 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Trang Bảng 2.1: Tổng hợp số khóa học đã và đang đào ta ̣o tính đến năm học 2012 của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội .......................................................34 Bảng 2.2: Thống kê các chuyên ngành đào tạo trình độ cao đẳng hê ̣ vừa làm vừa ho ̣c từ năm 2006 đến năm 2012 .................................................43 Bảng 2.3: Thố ng kê số lươ ̣n g ho ̣c viên trình đô ̣ cao đẳ ng hê ̣ vừa làm vừa ho ̣c qua các năm ho ̣c ................................................................................43 Bảng 2.4: Kết quả khảo sát xây dựng chương trình đào tạo ...........................57 Bảng 2.5: Khảo sát , thăm dò ý kiến của trường về mức độ sử d ụng các phương pháp giảng dạy của giảng viên ....................................................62 Bảng 2.6: Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên ..............63 Bảng 2.7: Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá giờ dạy của giảng viên .........................................................64 Bảng 2.8: Thực trạng hoạt động học tập của học viên các lớp cao đẳng hệ vừa làm vừa học ................................................................................68 Bảng 2.9: Bảng lựa chọn hình thức thi hết học phần của học viên ................71 Bảng 2.10: Kết quả khảo sát về mức độ nghiêm túc trong thi cử các lớp cao đẳng hệ vừa làm vừa học...................................................................71 Bảng 2.11: Đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý về những vấn đề cần quan tâm trong nhà trường hiện nay ...............................................74 Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ VLVH của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ................................................................ 103 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tổng thể số lượng cán bộ viên chức giảng viên, 2 nhân viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (năm 2012) ...........................38 Hình 1.1: Mô hình quản lý hoạt động đào tạo ................................................10 DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1: Mô hình về quản lý ...................................................................... 15 Sơ đồ 1.2: Các chức năng của quản lý........................................................... 16 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ....... 37 Sơ đồ 3.1: Hình thức 1: Cá nhân có nhu cầu ĐT-BD để làm việc tốt hơn..... 81 Sơ đồ 3.2: Hình thức 2: Cá nhân có nhu cầu đào tạo - bồi dưỡng để tuyển....81 dụng luân chuyển công tác, đề bạt chức vụ hoặc để nâng ngạch lương..........81 Sơ đồ 3.3: Tổ chức, đơn vị có nhu cầu đào tạo - bồi dưỡng ..........................82 Sơ đồ 3.4: Đào tạo - bồi dưỡng đối với xã hội................................................82 3 MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn ...................................................................................................... i Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................... ii Danh mục bảng, biểu đồ, hình vẽ ................................................................... iii Danh mục sơ đồ .............................................................................................. iv Mục lục............................................................................................................ v Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC ..................... 5 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học ..................................................................................................... 5 1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu ................................ 8 1.2.1. Khái niệm đào tạo ................................................................................. 8 1.2.2. Hoạt động đào tạo ................................................................................. 8 1.2.3. Hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học ................................................ 10 1.2.4. Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học ................... 11 1.3. Quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của trường đại học .......................................................................................... 21 1.3.1. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trường đại học.............................. 21 1.3.2. Những đặc điểm trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học ...................... 23 1.3.3. Nội dung quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học .................................................................................................... 26 1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học ở trường đại học .............................................. 29 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................... 31 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ..................................................... 32 2.1. Giới thiệu về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (Tiền thân là Trường Trung cấ pVăn thư Lưu trữ vaTrường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội) .........................32 ̀ 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................... 32 2.1.2. Mục tiêu, đối tượng đào tạo của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội .................33 2.1.3. Quy mô và ngành nghề đào tạo của nhà Trường .................................. 33 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường ................................................ 35 2.1.5. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên ...................................................... 38 4 2.1.6. Công tác nghiên cứu khoa học của nhà Trường ................................... 39 2.1.7. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo ................................... 40 2.2. Thực trạng đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ...................................................................... 41 2.2.1. Chủ trương của nhà Trường về đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học ..................................................................................................... 41 2.2.2. Quy mô ngành nghề và chất lượng đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học ............................................................................................. 42 2.2.2. Chương trình đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học ............... 45 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội .......................................... 47 2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học ....................... 47 2.3.2. Cơ sở pháp lý để quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học .............................................................................................. 50 2.3.3. Thực trạng quản lý công tác tuyển sinh trình độcao đẳng hê VLVH ..................50 ̣ 2.3.4. Thực trạng quản lý việc xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo trình độ cao đẳng hê ̣ vừa làm vừa học ...................................................... 54 2.3.5. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên, hoạt động học tập của học viên ............................................................................... 60 2.3.6. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo trình độ cao đẳng hê ̣ vừa làm vừa học ...................................................... 69 2.4. Đánh giá thực trạng .................................................................................. 72 2.4.1. Những mặt được về quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của nhà Trường ............................................................... 72 2.4.2. Những mặt tồn tại về quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của nhà Trường ...................................................... 73 2.4.3. Nguyên nhân hạn chế và những bài học rút ra .................................... 74 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................... 75 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ QUÁ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ..................................................... 76 3.1. Định hướng phát triển của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ................... 76 3.1.1. Định hướng phát triển nhà trường trong giai đoạn 2012-2015 tiến đến năm 2020 ........................................................................................... 76 3.1.2. Định hướng phát triển hệ vừa làm vừa học trong thời gian tới ............ 78 3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ........................................................... 78 5 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ....................................................... 78 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .......................................................... 79 3.2.3. Nguyên tắc kế thừa và phát triển .......................................................... 80 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ..............................................80 3.3.1. Biện pháp 1: Tổ chức khảo sát nhu cầu đào tạo, hoàn thiện quy trình tuyển sinh................................................................................................ 80 3.3.2. Biện pháp 2: Đổi mới nội dung chương trình đào tạo .......................... 84 3.3.3. Biện pháp 3: Tăng cường đổi mới hình thức dạy học .......................... 88 3.3.4. Biện pháp 4: Tăng cường đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của học viên ................91 3.3.5. Biện pháp 5: Hoàn thiện quản lý công tác thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ................................................................................................ 96 3.3.6. Biện pháp 6: Phối hợp có hiệu quả với các cơ sở liên kết đào tạo trong quản lý hoạt động đào tạọ trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học tại các cơ sở liên kết đào tạo .......................................................................... 99 3.3. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ........................102 3.3.1. Mục đích khảo sát ................................................................................102 3.3.2. Đối tượng khảo sát ................................................................................102 3.3.3. Phương pháp khảo sát ..........................................................................103 3.3.4. Kết quả khảo sát ...................................................................................103 Tiểu kết chương 3 ...........................................................................................104 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................................105 1. Kết luận .................................................................................................................................105 2. Khuyến nghị ..........................................................................................................................105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................108 PHỤ LỤC .......................................................................................................111 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xã hội học tập là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển nhân loại ở thời đại ngày nay. Nó đòi hỏi sự phát triển toàn diện của con người, đòi hỏi một nền giáo dục hướng vào việc xây dựng cho con người năng lực đón nhận, xử lý, sử dụng, truyền bá… thông tin để xã hội tiến kịp sự phát triển của tri thức nhân loại. Trong điều kiện phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng KH&CN, không ai có thể coi kiến thức của giáo dục ban đầu tức giáo dục từ nhà trẻ đến đại học và trên đại học lại có thể đủ cho cả đời người. Vì vậy, phải tiếp tục học tập, học không bao giờ ngừng, phải thay đổi tư duy giáo dục phù hợp với xu thế chung, xem giáo dục đào tạo là yếu tố quyết định tương lai của mỗi dân tộc, sự phát triển của mỗi quốc gia. Xây dựng một xã hội học tập với các hình thức đào tạo đa dạng là điều mà Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm và hướng tới. Bên cạnh hệ thống giáo dục và đào tạo chính quy, các hình thức đào tạo khác cũng được xác lập, củng cố và phát triển. Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học (VLVH) là một trong các hình thức đào tạo của giáo dục thường xuyên được Bộ Giáo dục và đào tạo cấp văn bằng. Hình thức đào tạo này là một chủ trương của Đảng nhằm nhanh chóng đào tạo được đội ngũ cán bộ có trình độ đáp ứng nhu cầu của xã hội. Điều 44 Luật Giáo dục nước CHXHCN Việt Nam có ghi: “Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa học vừa làm, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội. Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục thường xuyên, thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập”. 7 Như vậy trách nhiệm thuộc về các nhà quản lý giáo dục là phải tổ chức và quản lý việc học tập và giảng dạy của hệ VLVH làm sao để đạt hiệu quả cao, đáp ứng được nhu cầu xã hội. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (tiền thân là Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội được nâng cấp lên đại học ngày 14/11/2011 theo Quyết định số 2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) là một Trường đại học công lập trực thuộc Bộ Nội vụ chuyên đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, cung cấp cho xã hội đội ngũ cán bộ chuyên môn sâu, tay nghề vững vàng trong lĩnh vực công tác nội vụ, văn phòng và các ngành nghề khác cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội từ Trung ương đến địa phương. Một trong những nhiệm vụ chính trị của nhà trường là thực hiện chủ trương đa dạng hóa các loại hình đào tạo và đã có những thành tựu đáng kể trong việc phát triển quy mô các ngành đào tạo hệ vừa làm vừa học. Tuy nhiên công tác quản lý các hoạt động hệ đào tạo này còn nhiều bất cập, theo lối mòn, thói quen truyền thống, điều này sẽ ảnh hưởng chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhà trường. Xuất phát từ việc học tập, nghiên cứu lý luận về khoa học quản lý giáo dục, từ thực tiễn công tác, là cán bộ của Khoa Đào tạo tại chức và bồi dưỡng, tác giả nhận thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, nhằm rút ra những kinh nghiệm góp phần đề ra các biện pháp quản lý đào tạo một cách đồng bộ, có tính khả thi cao, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và đáp ứng được mục tiêu phát triển của nhà trường. Với tất cả lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ với mong muốn khắc phục được những vấn đề bất cập trong thực tiễn quản lý, qua đó hoàn thiện được các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả quản lý đào tạo của nhà trường. 8 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý nhằm đóng góp, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được các mục đích nghiên cứu, tác giả đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau: 4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động quản lý đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học. 4.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 5. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý khoa học, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được nhu cầu người học theo hướng đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp, chương trình đào tạo, tăng cường trách nhiệm, mở rộng hoạt động liên kết đào tạo sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 6. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội từ các khóa học 2006 cho đến nay. 9 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: các văn bản của nhà nước, Bộ GD&ĐT, sách, báo, các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi (Sử dụng phiếu điều tra, bảng hỏi đối với đối tượng là các nhà quản lý, giảng viên, học viên và cán bộ sử dụng sau đào tạo). + Phương pháp phỏng vấn (gặp gỡ và trao đổi với lãnh đạo Khoa Đào tạo tại chức và bồi dưỡng, giảng viên, học viên hệ vừa làm vừa học, lãnh đạo các địa phương liên kết đào tạo với nhà trường) + Phương pháp quan sát + Phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê (sử dụng các phương pháp xứ lý số liệu thống kê để bổ trợ, bổ sung việc xử lý kết quả) 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 10 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học UNESCO đã có khuyến cáo đúng đắn khi coi giáo dục của thế kỷ 21 là nền giáo dục của xã hội học tập suốt đời cho mọi người. Quan điểm này có từ rất sớm, nó xuất phát từ quan điểm “Giáo dục bình đẳng trong tư tưởng của Mác-Ăngen cho đến tư tưởng Hồ Chí Minh đó là “Mọi người ai cũng được học hành”. Như vậy, giáo dục không thể tách rời xã hội mà giáo dục và xã hội là một khối thống nhất. Nguyên lý “giáo dục cho mọi người – mọi người cho giáo dục” cũng như nguyên lý “học suốt đời” đang thực sự trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động giáo dục - đào tạo ở nước ta nói riêng và nhiều nước trên thế giới nói chung theo 04 tiêu chí giáo dục của UNESCO “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để làm người” Để đáp ứng nhu cầu xã hội và yêu cầu nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ ở các cấp trên phạm vi toàn quốc nói chung và trên địa bàn từng tỉnh, từng khu vực nói riêng thì nhu cầu đào tạo hệ vừa làm vừa học sẽ tăng rất cao trong những năm tới, đặt ra một nhu cầu rất lớn cho các cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học hiện đang là một “điểm nóng” của dư luận xã hội. Trong thời gian qua có rất nhiều cuộc hội thảo cấp quốc gia và cấp vùng miền cũng như tại các trường đại học về thực trạng của hệ đào tạo vừa làm vừa học để từ đó tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng đạo tạo của hệ này. Bộ Giáo dục và Đào tạo thường xuyên tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm đào tạo vừa làm vừa học. Có rất nhiều ý kiến xoay xung quanh vấn đề này. Có ý kiến phản đối yêu cầu giảm thiểu đáng kể tiến tới loại bỏ hoàn toàn hình thức đào tạo này. Bên cạnh đó đại đa số ý kiến ủng hộ chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục cho đào tạo loại hình này nhưng cần phải được “cải tổ”. 11 Tại diễn đàn “Việt Nam học tập suốt đời – xây dựng xã hội học tập”, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã thẳng thắn thừa nhận chất lượng và hiệu quả đào tạo hệ vừa học vừa làm còn hạn chế. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cũng cho rằng đào tạo CĐ, ĐH hệ không chính quy của nhiều trường không chỉ mất cân đối về cơ cấu ngành nghề mà còn cả về hình thức đào tạo, trình độ đào tạo. Chính vì thế, từ năm 2011, Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường đại học, đặc biệt là các trường ĐH tốp đầu, giảm dần quy mô đào tạo hệ vừa học vừa làm. Bộ cũng sẽ đẩy mạnh công tác kiểm tra hoạt động liên kết đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm nhằm khắc phục và tiến tới xóa bỏ về cơ bản hiện tượng học thuê, thi thuê. Giáo sư Phạm Phụ - giảng viên Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định chất lượng của hệ đào tạo vừa làm vừa học được nhìn từ phía đơn vị đào tạo và người học. Về phía đơn vị đào tạo, hệ vừa làm vừa học đã bị buông lỏng quản lý từ trường cho đến Bộ GD-ĐT và hệ đào tạo này được xem như “nồi cơm” của các trường, một nguồn để tăng thêm thu nhập nên đã phát triển nhanh về số lượng, liên kết đào tạo chưa chặt chẽ. Về phía người học, đa phần học viên hệ vừa làm vừa học là những người không đủ khả năng đậu vào hệ chính quy. Gọi là sinh viên tại chức là chưa đúng bởi học tại chức lẽ ra là những người đang đi làm, có lợi thế là đã trải qua công việc thực tế và có chuyên môn. Người học tại chức cần một chương trình đào tạo mang tính thực dụng hơn (Tuổi trẻ online, số ra ngày 24/5/2010) Nhà giáo Đỗ Văn Khiêm thì cho rằng đào tạo hệ vừa làm vừa học là hình thức đào tạo linh hoạt phù hợp cho các học viên có nhiều điều kiện khác nhau. Do đó phải xác định đây là hình thức cần thiết tồn tại trong một xã hội học tập. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy nhiều khóa sinh viên hệ vừa làm vừa học, tác giả nhận thấy nội dung và cách đánh giá chất lượng của các lớp này còn nhiều vấn đề. Chương trình đào tạo thực bị cắt xén quá nhiều về số môn học lẫn số tiết học. Giảng viên có tâm lý đánh giá thấp học viên và cho rằng học viên ít thời gian nên thường “chủ động” giảm số tiết giảng dạy, hơn nữa 12 giảng viên dạy ban ngày đã quá mệt rồi. Về phía học viên, đa số đi làm ban ngày đã mệt nên thường có mặt vào những tiết đầu để biết học môn gì, điều kiện thi cuối kỳ ra sao và vào những tiết cuối để xem thầy giới hạn thi chương nào. Một số học viên có quan niệm không đúng là mình học tại chức nên không cần đào sâu nghiên cứu. Đặc biệt, các trung tâm hợp tác đào tạo không muốn mất học viên nên thường dễ dãi trong đánh giá kết quả học tập. Điều này nhiều người thấy nhưng thường không nói ra, nhất là người học. Chúng ta không cực đoan khi đánh giá văn bằng loại nào. Tuy nhiên, đến khi nào chúng ta nghiêm túc quản lý quá trình đào tạo và phương pháp đánh giá (bài thi, kiểm tra trình độ như nhau) thì hai bằng cấp hệ vừa làm vừa học và chính quy mới thực sự tương đương. Với thành phố Đà Nẵng, trong tờ trình về Kế hoạch biên chế hành chính sự nghiệp, trong đó có nội dung từ năm 2011, Đà Nẵng sẽ không tuyển dụng sinh viên hệ tại chức vào làm việc. Ông Nguyễn Văn Quế - Giám đốc Sở Nội vụ Hải Dương cũng cho biết sẽ từ chối người có bằng tại chức. Hải Dương chỉ tuyển dụng chính quy không nằm ngoài mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Nối tiếp Đà Nẵng, Hải Dương là Nam Định và Vĩnh Phúc cũng “nói không” với hệ tại chức. Điều này có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng đầu ra của sản phẩm tức là người học. Tại sao học viên hệ vừa làm vừa học lại kém hơn sinh viên hệ chính quy và biện pháp nào để thay đổi cách nhìn của mọi người đối với hình thức vừa làm vừa học? Trong phạm vi cho phép, tác giả chỉ xin đề cập đến vần đề quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ VLVH của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Đây là một vấn đề hiện chưa có tác giả nào nghiên cứu. Từ những kết quả nghiên cứu về công tác quản lý đào tạo đã đạt được trong những năm qua, chúng ta có thể phân tích sâu hơn những cái được và chưa được trong công tác quản lý đào tạo nói chung và hệ VLVH nói riêng nhằm đề xuất những biện pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo hệ VLVH của nhà trường. 13 1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Khái niệm đào tạo Theo Từ điển Giáo dục học, đào tạo được hiểu là “quá trình chuyển giao có hệ thống, có phương pháp những kinh nghiệm, những tri thức, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, chuyên môn, đồng thời bồi dưỡng những phẩm chất đào đức cần thiết và chuẩn bị tâm thế cho người học đi vào cuộc sống lao động tự lập và góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước” [20, tr. 76]. Theo tác giả Nguyễn Minh Đường “Đào tạo là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ…để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho học viên có thể vào đời hành nghề một cách năng suất và hiệu quả” [15, tr. 45] Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định 1.2.2. Hoạt động đào tạo Hoạt động đào tạo là một hoạt động chính và quan trọng nhất trong mỗi nhà trường. Hoạt động đào tạo, với quan niệm là một loại hình chuyển giao và phát triển các kiến thức, kỹ năng lao động chuyên biệt, hình thành nhân cách nghề nghiệp của con người trong một loại hình lao động nhất định đã hình thành và phát triển rất sớm. Nhiệm vụ chính của hoạt động đào tạo là: - Cung cấp tiềm năng, tiềm lực cho người học; - Cung cấp khả năng vận dụng những tiềm năng đó thành kỹ năng riêng của mình trong thực tiễn. Đào tạo được thể hiện: 14 - Đào tạo gắn với một vấn đề, một kỹ năng hoặc một dự án cụ thể - Đào tạo dạy nghề để nâng cao một tay nghề cụ thể nào đó hoặc những hành động, thao tác cụ thể để làm một việc cụ thể - Đào tạo chung để nâng cao trình độ. Theo trình tự công việc thì hoạt động đào tạo bao gồm các nội dung sau: tuyển sinh, đào tạo, theo dõi sau đào tạo. Ở mỗi nội dung gồm các công việc cụ thể sau: - Công tác tuyển sinh: Soạn thông báo tuyển sinh, tư vấn, tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh, lập Kế hoạch tuyển sinh, thành lập Hội đồng, Ban giúp việc Hội đồng thi tuyển sinh (Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi….), lập danh sách thi, lịch thi tuyển sinh, tổ chức thi tuyển sinh, xét điểm chuẩn, họp xét trúng tuyển, gửi giấy báo trúng tuyển, gọi nhập học. - Quá trình đào tạo: lập Kế hoạch đào tạo, kế hoạch giảng dạy, kế hoạch thi học kỳ, thực hiện việc giảng dạy, thi kiểm tra các học phần, thực tập tốt nghiệp, xét điều kiện thi tốt nghiệp, báo cáo thực tập tốt nghiệp, khóa luận cuối khóa, thi tốt nghiệp, xét điều kiện tốt nghiệp, bế giảng phát bằng tốt nghiệp - Theo dõi sau đào tạo (theo dõi việc sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp) + Sử dụng đúng chuyên môn đào tạo; + Sử dụng khác chuyên môn đào tạo. Mỗi giai đoạn kể trên có vai trò hết sức quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu làm tốt công tác tuyển sinh, tức là chúng ta có đầu vào tốt (có sự sàng lọc cao, điểm chuẩn tốt) thì đến giai đoạn đào tạo sẽ thuận lợi, đầu ra sẽ có chất lượng cao. Giai đoạn đào tạo đóng vai trò hết sức quan trọng, là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo của người học. Thực tiễn cho thấy nếu đầu vào tuyển sinh ở mức độ nhất định nhưng trong quá trình đào tạo thực hiện tốt thì kết quả đào tạo sẽ rất cao, được xã hội ghi nhận. Giai đoạn theo dõi 15 sau đào tạo giúp nhà trường bổ sung, điều chỉnh những vấn đề cần thiết trong các giai đoạn tuyển sinh, đào tạo phù hợp với thực tế, nhu cầu xã hội. ĐẦU VÀO QUÁ TRÌNH ĐT Các điều kiện đảm bảo Quá trình dạy và học ĐẦU RA Kết quả đào tạo Người tốt nghiệp với: - Kiến thức; - Kỹ năng; - Thái độ; - Thói quen; - Tuyển sinh; - Tuyển chọn giảng viên; - Cơ sở vật chất. Đánh giá/ lựa chọn Giảng viên, sinh viên - Kinh nghiệm. - Phát triển chương trình; - Lựa chọn hình thức, phương pháp đào tạo; - Đánh giá đầu ra thường xuyên. - Kiểm tra, đánh giá quá trình và chương trình; - Cấp văn bằng. THỊ TRƢỜNG LĐ Các tiêu chí hiệu quả và sự thích ứng với thị trƣờng lao động - Tình hình việc làm sau khi TN; - Thu nhập; - Phát triển nghề nghiệp; ... Thông tin phản hồi Hình 1.1. Mô hình quản lý hoạt động đào tạo Tác giả: Nguyễn Đức Trí. Quản lý quá trình đào tạo, Viện chiến lược và chương trình giáo dục. Hà Nội, 2002. 1.2.3. Hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học Hình thức “đào tạo hệ vừa làm vừa học” hay còn gọi là “đào tạo tại chức” trước đây. Đây là một loại hình đào tạo (thuộc phương thức giáo dục không chính quy) dành cho đại đa số những người vừa đi học vừa đi làm để hoàn thiện kiến thức chuyên môn hoặc muốn học thêm một ngành khác với ngành mình đang làm. Hệ vừa làm vừa học thường học ngoài giờ hành chính, chương trình được xây dựng trên cơ sở chương trình hệ chính quy. Nội dung 16 chương trình hệ này phải bảo đảm các yêu cầu về nội dung của chương trình hệ chính quy cùng trình độ đào tạo, sau khi tốt nghiệp, học viên được cấp bằng hệ vừa làm vừa học. Trong thực tế có nhiều quan điểm khác nhau về hệ vừa làm vừa học, trong luận văn này, chúng tôi dựa vào quan điểm được nêu trong Nghị định và các văn bản pháp quy của Nhà nước ta về vấn đề đào tạo vừa làm vừa học như sau: Giáo dục thường xuyên (GDTX) được thực hiện bằng nhiều hình thức (như không tập trung, không chính quy, tại chức, bổ túc, từ xa….) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công dân ở mọi trình độ có thể học tập thường xuyên, suốt đời, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng người, tạo ra một xã hội học tập, đáp ứng những nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, văn học và nghệ thuật. Giáo dục hệ VLVH là phương thức giáo dục giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm và thích nghi với đời sống xã hội. 1.2.4. Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học 1.2.4.1. Quản lý * Khái niệm Trong lịch sử phát triển xã hội, từ khi con người biết kết hợp với nhau để tự vệ hoặc mưu sinh, thì bên cạnh lao động chung của mỗi con người đã xuất hiện những hoạt động mang tính đặc thù có tổ chức, phối hợp, điều khiển như một tất yếu khách quan nhằm thực hiện mục tiêu chung đã định. Dạng lao động đặc thù đó được gọi là quản lý. Quản lý là một dạng lao động xã hội đặc biệt, điều khiển các hoạt động lao động, vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật, đồng thời là sản phẩm có tính lịch sử. K. Marx đã viết: “Bất cứ lao động xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào, được thực hiện ở quy mô tương đối lớn, đều cần ở một chừng mực nhất định đến sự quản lý; quản lý xác định sự tương hợp giữa các công việc 17 cá thể và hoàn thành chức năng chung xuất hiện trong sự vận động của các bộ phận riêng rẽ của nó” [34, tr. 19] Như vậy K. Mark đã chỉ ra bản chất quản lý là một hoạt động lao động để điều khiển lao động. Hoạt động này là tất yếu và vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Quản lý là một trong những loại hình lao động có hiệu quả nhất, quan trọng nhất trong các hoạt động của con người. Quản lý đúng tức là con người đã nhận thức được quy luật, vận động theo quy luật và sẽ đạt được những thành công to lớn. Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào sự nỗ lực của cá nhân, của một tổ chức, từ một nhóm nhỏ đến phạm vi rộng hơn tầm quốc gia, quốc tế thì đều phải thừa nhận và chịu một sự quản lý nào đó. Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú. Các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau: - Theo F.W.Taylor (1856-1915) người được coi là “cha đẻ của thuyết quản lý khoa học” đã nêu lên tư tưởng cốt lõi trong quản lý là “Mỗi loại công việc dù nhỏ nhất đều phải chuyên môn hóa và quản lý chặt chẽ”. Theo ông: “Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm " [34, tr. 23] - Theo Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”. - Theo Hard Koont: "Quản lý là một hoạt động thiết yếu, bảo đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của tổ chức” [34, tr. 25] - Theo Peter F Druker cho rằng: "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó không nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích". 18 Tùy theo mỗi cách tiếp cận, thuật ngữ “quản lý” được các nhà khoa học định nghĩa theo nhiều cách khác nhau: Theo quan điểm triết học “Quản lý được xem như một quá trình kiên kết thống nhất giữa chủ quan và khách quan để đạt mục tiêu đó” Theo quan điểm chính trị, xã hội, người ta cho rằng: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [12, tr. 7] - Theo quan điểm hệ thống: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến đổi của môi trường” [29, tr. 43] Thuật ngữ quản lý đã trở nên khá phổ biến và được sự quan tâm đặc biệt, khoa học quản lý được coi là chìa khóa vàng cho những thành công của cá nhân hay tổ chức. Ở nước ta cũng có nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu khái niệm quản lý. Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [12, tr. 3]. Theo GS Đặng Quốc Bảo: bản chất của hoạt động quản lý nhằm làm cho hệ thống vận động theo mục tiêu đặt ra và tiến đến các trạng thái có tính chất lượng mới. Quản lý = Quản + Lý Trong đó Quản là chăm sóc, giữ gìn sự ổn định Lý là sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới và phát triển 19 Hệ ổn định mà không phát triển thì tất yếu dẫn đến suy thoái. Hệ phát triển mà không ổn định tất yếu dẫn đến rối ren. Vậy Quản lý = ổn định + phát triển [2, tr. 14] Qua những định nghĩa trên ta thấy quản lý có những đặc điểm cơ bản sau đây: - Quản lý bao gồm hai thành phần cơ bản: chủ thể quản lý và khách thể quản lý. - Chủ thể và khách thể quản lý có mối quan hệ tác động qua lại, tương hỗ nhau, chủ thể làm nảy sinh các tác động quản lý, còn khách thể làm nảy sinh các giá trị vật chất và tinh thần, có giá trị sử dụng, trực tiếp đáp ứng nhu cầu của con người, thỏa mãn mục đích của chủ thể quản lý. - Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định. - Quản lý thể hiện mối quan hệ giữ hai bộ phận của chủ thể quản lý và khách thể quản lý, là quan hệ đồng cấp, có tỉnh bắt buộc. - Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan. - Quản lý xét về mặt công nghệ là sự vận độn của thông tin. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm “Quản lý”, tuy nhiên ta nhận thấy điểm chung, có thể hiểu và đúc kết về khái niệm này như sau: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Quản lý có điểm chung như sau: - Quản lý là thuộc tính bất biến nội tại của mọi quá trình, hoạt động xã hội loài người. Lao động quản lý là điều kiện quan trọng để cho xã hội tồn tại, vận hành và phát triển - Hoạt động quản lý được thực hiện với một tổ chức hay một nhóm xã hội - Yếu tố con người, trong đó chủ yếu bao gồm người quản lý và người bị quản lý, học giữ vai trò trung tâm trong hoạt động quản lý Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của người quản lý (chủ thể quản lý) đến người bị quản lý (khách thể quản lý) nhằm đạt mục tiêu chung. Bản chất đó có thể được thể hiện ở sơ đồ dưới đây: 20 CHỦ THỂ QUẢN LÝ KHÁCH THỂ QUẢN LÝ MỤC TIÊU QUẢN LÝ NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG CỤ, PP QUẢN LÝ Sơ đồ 1.1: Mô hình về quản lý * Chức năng quản lý: Chức năng quản lý là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý. Đó là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà chủ thể quản lý phải tiến hành trong quá trình quản lý. Chức năng quản lý có chức năng cơ bản, chức năng cụ thể với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Thông qua cách tiếp cận và xem xét quản lý với tư cách là một hành động thì quản lý có 4 chức năng: Lập kế hoạch: Hoạch định trước toàn bộ quá trình và các hiện tượng mà tương lai có thể xảy ra, xây dựng các chỉ tiêu cần thiết cho hoạt động dự kiến các giải pháp thực hiện. Thực chất lập kế hoạch là xác định mục tiêu của tổ chức và cách thức thực hiện mục tiêu đó trong điều kiện nhất định. Việc lập kế hoạch sẽ kết nối khoảng trống giữa vị trí hiện tại với mục tiêu mà tổ chức mong muốn đạt đến trong tương lai. Chức năng này được coi là chức năng cơ bản nhất của tất cả các chức năng quản lý. Nhà quản lý lập kế hoạch bao ồm cả việc tuyển chọn nhân viên, tổ chức các nguồn lực, kiểm tra và phối hợp con người và các hoạt động để đảm bảo đạt được các mục tiêu. Tổ chức: Tổ chức là đảm bảo tất cả các hoạt động và các tiến trình được sắp xếp, giúp cho một tổ chức có thể đạt được các mục tiêu đề ra. Nội dung quan trọng nhất của tổ chức là tìm đúng người, đúng việc, xác định được 21 trách nhiệm của họ, thiết kế một tổ chức và cơ cấu đảm bảo các nhân viên đều hiểu rõ họ làm việc gì, ở đâu và với ai hay báo cáo cho ai, phải rõ ràng quyền lực, trách nhiệm để tránh tình trạng hỗn loạn. Đảm bảo một môi trường lành mạnh, tích cực và khuyến khích làm việc hiệu quả. Lãnh đạo điều khiển, phối hợp: Các nhà quản lý phải làm sao lãnh đạo có hiệu quả, học phải có cách làm việc với mọi người, cách chi phối và động viên người khác để đảm bảo công việc được thực hiện một cách đồng bộ. Các công nhân, nhân viên trong mỗi tổ chức đều có cách suy nghĩ riêng và cũng sẽ làm những việc họ muốn nếu học không thích những mệnh lệnh hoặc các chỉ dẫn của các nhà quản lý đưa ra. Kiểm tra, đánh giá: Đối với hoạt động quản lý thì kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng, then chốt giúp nhà quản lý đánh giá được kết quả thực hiện mục tiêu kế hoạch trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn theo quy định. Mặt khác, kiểm tra, đánh giá cũng giúp cho các nhà quản lý phát hiện được những hạn chế của hệ thống để kịp thời điều chỉnh hoạt động và trong những điều kiện cần thiết có thể phải điều chính cả mục tiêu để thông qua việc điều chỉnh kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo để hoạt động quản lý đạt được mục tiêu quản lý. Tuy nhiên việc xác định các chức năng trong quá trình quản lý không thể rạch ròi, riêng biệt từng chức năng mà là quá trình đan xen, kết hợp để thực hiện mục tiêu cuối cùng của một quá trình quản lý. Kế hoạch Kiểm tra Thông tin Chỉ đạo Sơ đồ 1.2: Sơ đồ chức năng quản lý 22 Tổ chức 1.2.4.2. Quản lý giáo dục * Khái niệm Quản lý giáo dục theo nghĩa rộng là quản lý quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người trong các chế độ chính trị, xã hội khác nhau mà trách nhiệm là của Nhà nước và hệ thống đa cấp của ngành giáo dục từ trung ương đến địa phương. QLGD là sự tác động có ý thức của bộ máy QLGD đến hoạt động giáo dục nhằm đưa hoạt động giáo dục đạt đến kết quả mong đợi. Quan hệ căn bản của hoạt động QLGD là quan hệ của người quản lý với người dạy và người học trong hoạt động giáo dục. Các mối quan hệ khác biểu hiện trong mối quan hệ giữa các cấp bậc quản lý, giữa người với người (giảng viên-sinh viên), giữa con người với cơ sở vật chất và điều kiện phục vụ giáo dục. Khoa học QLGD là một chuyên ngành của khoa học quản lý nói chung. Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch phù hợp với những quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ quá trình dạy học. Giáo dục thế hệ trẻ đưa giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [28, tr. 12]. Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là điều hành, phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người. Cho nên, QLGD được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân” [3, tr. 31]. Nói chung, QLGD được hiểu là sự tác động của chủ thể QL đến các khách thể QL trong lĩnh vực hoạt động, công tác giáo dục. Nói một cách đầy đủ hơn, QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý trng hệ thống giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo 23 dục quốc dân, các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. QLGD là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục theo yêu cầu phát triển xã hội. * Mục tiêu của QLGD: Là trạng thái mong muốn trong tương lai đối với hệ thống giáo dục, đối với trường học, hoặc đối với thông số chủ yếu của hệ thống giáo dục trong mỗi nhà trường. Những thông số này được xác định trên cơ sở đáp ứng những mục tiêu tổng thể của sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước. * Đối tượng của QLGD: Là hoạt động của cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên và tổ chức sư phạm của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch và chương trình GDĐT nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã quy định với chất lượng cao. 1.2.4.3. Quản lý nhà trường đại học, cao đẳng Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa nhà trường là cơ sở để tiến hành dạy học và các hoạt động giáo dục khác nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà trường được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước với các loại hình công lập, bán công, tư thục. Nhà trường chịu sự quản lý Nhà nước của các cơ quan QLGD theo sự phân công, phân cấp chính phủ. Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân, có chính sách khuyến khích tổ chức cá nhân mở trường dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Mỗi nhà trường thành lập tổ chức và hoạt động theo quy định của cấp có thẩm quyền và theo điều lệ nhà trường, gia đình, xã hội. Nhà trường là cơ quan chuyên trách việc đào tạo con người mới xã hội, là một thiết chế xã hội được tổ chức và hoạt động theo một mục đích xác định, với một nội dung giáo dục được chọn lọc và sắp xếp hệ thống, với những phương pháp giáo dục cơ sở khoa học và thực tiễn, với những nhà sư phạm đã được trang bị đầy đủ về kiến thức khoa học và phẩm chất đạo đức. 24 Theo cách tiếp cận hệ thống, NT là một hệ thống xã hội với các thành tố sau đây: - Thành tố con người bao gồm: trước hết là hai thành viên cơ bản là người dạy và người học, kế đó là đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ, nhân viên giúp việc. - Thành tố vật chất của NT bao gồm: các cơ sở trường lớp, trang thiết bị đồ dùng phục vụ giảng dạy và học tập, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. - Thành tố ý thức, tinh thần: là toàn bộ tri thức, kỹ năng, thái độ mà xã hội đã tích lũy, tái tạo được và phát triển trong NT thông qua hoạt động dạy và học, là hệ tư tưởng chỉ đạo, là quan điểm đường lối phát triển giáo dục, thể hiện ở đường lối chính sách giáo dục của Đảng và NN, là tinh thần nghề nghiệp, lương tâm nhà giáo. - Thành tố quá trình: là quá trình cơ bản, phản ánh bản chất của NT, tạo nên sự khác biệt của NT với các tổ chức khác trong XH, là quá trình sư phạm. Tuy nhiên, còn có những quá trình thứ yếu, tuy không kém quan trọng khác thuộc về yếu tố quá trình của NT như quá trình xây dựng trường, lớp, quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực trong NT. QLNT thực chất là quản lý giáo dục trên tất cả các mặt, các khía cạnh liên quan đến hoạt động giáo dục trong phạm vi một NT. Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “QLNT thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của minh, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo” [18, tr. 17] Trong QL và thực tiễn QLNT gồm hai loại tác đông quản lý: (1) tác động của những chủ thể QL bên ngoài NT nhằm định hướng cho NT, tạo điều kiện cho NT hoạt động và phát triển, (2) tác động của chính chủ thể bên trong NT, hoạt động tổ chức của các chủ trương, chính sách giáo dục thành các kế hoạch hoạt động, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra để đưa NT đạt tới những mục tiêu đề ra. Tóm lại, QLNT là QLGD được thực hiện trong phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục NT, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ theo 25 yêu cầu của xã hội. Hiện nay, các nhà QLNT quan tâm nhiều đến các thành tố mục tiêu, nội dung, phương pháp, tổ chức quản lý và kết quả, đó là các thành tố trung tâm của quá trình sư phạm, nếu quản lý và tác động hợp quy luật, sẽ đảm bảo cho một chất lượng tốt trong NT. Mục tiêu QLNT: Nhằm đạt được chỉ tiêu cho mọi hoạt động của nhà trường dự kiến trước khi triển khai công việc đó. Mục tiêu QLNT được cụ thể hóa trong kế hoạch năm học của nhà trường. Đối tượng và khách thể trong QLNT: - Chủ thể QLNT là Hiệu trưởng, có sự tham gia của các đoàn thể quần chúng đại diện cán bộ giảng viên và học sinh trong NT, lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng. - Đối tượng QLNT là đội ngũ giảng viên, sinh viên và cán bộ công nhân viên (CBCNV) với những hoạt động giảng dạy, học tập-rèn luyện của sinh viên và các hoạt động khác, cùng các phương tiện và điều kiện để thực hiện các hoạt động đó. - Khách thể trong QLNT là trạng thái hoạt động của NT, là mức độ ổn định và sự thực hiện điều lệ NT, mục tiêu và kế hoạch đào tạo của NT Nguyên tắc quản lý nhà trường: Công tác QLNT phải thực hiện theo những nguyên tắc sau đây: - Đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng đối với toàn bộ công tác giáo dục trong nhà trường - Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo công việc của NT - Đảm bảo nguyên tắc khoa học cao trong hoạt động quản lý - Đảm bảo nguyên tắc thiết thực và cụ thể trong công tác quản lý, các công việc phải được thực hiện, hoàn thành có chất lượng và hiệu quả 1.2.4.4. Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học Quản lý hoạt động đào tạo là hoạt động chủ yếu nhất trong toàn bộ công tác quản lý của nhà trường. Hoạt động đào tạo này có mối quan hệ tương tác, liên kết với các cơ sở đào tạo, các tổ chức nơi các sinh viên có điều kiện tham gia hoạt động. 26 Theo từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên thì biện pháp là “cách làm, cách thức tiến hành” [tr.33] Biện pháp là cách thức hành động để thực hiện một mục đích, là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. Như vậy biện pháp quản lý đào tạo là một hệ thống, cách thức người ta sử dụng để tiến hành các hoạt động quản lý nhằm tác động vào đối tượng quản lý để thực hiện nhiệm vụ quản lý và đạt được các mục tiêu quản lý đã đề ra. Biện pháp quản lý hiệu quả phải phù hợp với nguyên tắc quản lý, trình độ phát triển của chủ thể quản lý cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo hướng vào việc: - Xây dựng chính sách huy động mọi nguồn lực, trí lực tham gia tích cực vào hệ thống đào tạo - Xây dựng hệ thống đào tạo hoàn chỉnh, đa dạng sâu rộng và có cơ chế hoạt động tốt - Đảm bảo quy trình đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng đội ngũ giảng viên - Xây dựng mục tiêu đào tạo phù hợp - Tổ chức hệ thống nghiên cứu xây dựng chương trình khung - Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy. Đảm bảo cho người học tham gia tích cực vào quá trình đào tạo, phương thức đào tạo thích hợp cho mọi đối tượng. - Đảm bảo phương tiện vật chất, thiết bị dạy học, thông tin khoa học đầy đủ, nhanh, kịp thời - Tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra 1.3. Quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của trƣờng đại học 1.3.1. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trường đại học * Mục tiêu của Trường đại học Trường Đại học là cơ sở giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường cao đẳng, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh 27 vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, chịu sự quản lý của Nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi trường đặt trụ sở. Theo Luật Giáo dục 2005, Trường đại học đào tào trình độ đại học và cao đẳng. Mục tiêu đào tạo của Trường đại học là “Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân”. Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo. Mục tiêu đào tạo trình độ cao đẳng là “Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng bảo vệ Tổ quốc” Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thực chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản về một ngành nghề, có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo. * Chức năng, nhiệm vụ của Trường đại học Trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và theo điều lệ nhà trường trong các hoạt động sau đây: - Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và mạng lưới các trường đại học của Nhà nước - Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề nhà Trường được phép đào tạo trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành; 28 - Tổ chức thi tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp, in ấn và cấp bằng theo quy định của Bộ GD&ĐT; - Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục; - Hợp tác, liên kết với tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với việc làm, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tếxã hội; - Tham gia tuyển chọn và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; - Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ; - Thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về các mặt tổ chức, cán bộ và giáo dục tư tưởng chính trị trong cán bộ, giáo viên và học sinh; - Bảo đảm an ninh chính trị và không ngừng nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho cán bộ, giáo viên và học sinh; - Thực hiện và chấp hành nghiêm túc các nguyên tắc pháp chế và thể lệ hiện hành của Nhà nước, đồng thời đảm bảo đầy đủ các yêu cầu báo cáo, chỉ thị đã được quy đinh. 1.3.2. Những đặc điểm trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học * Về đối tượng, điều kiện và thủ tục nhập học: Đối tượng trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học là những công dân có bằng tốt nghiệp PTTH hoặc tương đương, đã có thời gian công tác hoặc phục vụ tại địa phương hoặc tại các cơ quan, đơn vị từ 12 tháng trở lên tính đến ngày dự thi được UBND xã, phường hoặc thủ trưởng cơ quan đơn vị xác nhận. * Thời gian, hình thức đào tạo: Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; 29 Khóa học có thể học tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở liên kết đào tạo, phù hợp với nhu cầu của học viên. Vì đối tượng học viên hệ vừa làm vừa học phần lớn là những người vừa đi làm vừa đi học nên hình thức học linh hoạt, mềm dẻo. Học viên có thể học ngoài giờ hành chính hoặc học tập trung theo kỳ, mỗi kỳ từ 2.5 đến 3 tháng. * Chương trình đào tạo, văn bằng chứng chỉ Đào tạo trình độ cao đẳng phải bảo đảm cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức chuyên môn cần thiết, chú trọng rèn luyện kỹ năng cơ bản và năng lực thực hiện công tác chuyên môn. Cũng giống như chính quy, chương trình đào tạo của hệ vừa làm vừa học trình độ cao đẳng được xây dựng trên chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các văn bằng của các loại hình đào tạo ở cùng một bậc học phải đạt chuẩn tương đương, theo quy chế văn bằng hiện hành. Điều 2 trong Quy chế 36 đào tạo ĐH - CĐ theo hình thức VLVH nêu rõ: “Chương trình đào tạo của nhà trường được xây dựng trên cơ sở chương trình hệ chính quy, nội dung chương trình phải đảm bảo các yêu cầu về nội dung của chương trình chính quy cùng trình độ đào tạo”. * Chất lượng đào tạo: Do quản lý chất lượng đầu vào, quản lý trong quá trình đào tạo có sự mềm dẻo, linh hoạt hơn, đầu ra cũng được quản lý mềm mỏng hơn nên chất lượng thấp hơn so với hệ chính quy. * Nhiệm vụ và quyền hạn của người học - Nhiệm vụ: Theo Điề u 85 Luâ ̣t GD 2005 người ho ̣c có nhiê ̣m vu ̣ sau: 1. Người học thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; 2. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo dục khác, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện, thực hiện nội quy, điều lệ nhà trường, chấp hành pháp luật của Nhà nước; 3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực; 30 4. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; 5. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ sở giáo dục khác. - Quyền hạn: Theo Điều 86 Luật Giáo dục 2005 người học có quyền hạn sau: 1. Được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình; 2. Được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban; 3. Được cấp văn bằng, chứng chỉ sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo theo quy định; 4. Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật; 5. Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; 6. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường, cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học; 7. Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt. Tóm lại, đào tạo hệ vừa làm vừa học thuộc phương thức giáo dục không chính quy trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là hình thức đào tạo giúp mọi người vừa làm vừa học nhưng muốn được kết hợp học tập để mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ hoặc những người không có khả năng tài chính, quỹ thời gian đặc biệt là vốn kiến thức để học hệ chính quy. Chính vì thế đòi hỏi người học phải kiên trì, quyết tâm cao để hoàn thành chương trình học tập của mình. 31 1.3.3. Nội dung quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học Hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học là chu trình khép kín. Chúng ta có thể phân chia hoạt động này gồm 03 giai đoạn bao gồm các nội dung công việc: công tác tuyển sinh, quá trình đào tạo, và theo dõi sau đào tạo. Quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học là quản lý các nội dung trên. 1.3.3.1. Quản lý công tác tuyển sinh Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thi tuyển sinh hệ vừa làm vừa học tổ chức 02 lần trong một năm. (Điều 3 Thông tư số 15/2011/TTBGDĐT ngày 09 tháng 4 năm 20111 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học ban hành kèm theo Quyết định số 62/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được sửa đổi, bổ sung như sau “Hàng năm các trường có chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng hình thức VLVH chỉ tổ chức tuyển sinh 4 đợt, vào các tháng 3, tháng 4, tháng 10, tháng 11”. Công tác tuyển sinh bao gồm các hoạt động sau: - Sau khi được giao chỉ tiêu, nhà trường tiến hành nghiên cứu, khảo sát nhu cầu thị trường, khảo sát cơ sở liên kết đào tạo, phân bổ chỉ tiêu, thông báo tuyển sinh tại cơ sở đào tạo và liên kết đào tạo; - Lập Kế hoạch tuyển sinh; - Tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh; - Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ công tác tuyển sinh; - Thành lập Hội đồng tuyển sinh, Ban giúp việc Hội đồng tuyển sinh bao gồm Ban chỉ đạo thi, Ban Thư ký, Ban đề thi, Ban chấm thi, Ban coi thi, Ban cơ sở vật chất phục vụ thi tuyển sinh. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐTS tổ chức thực hiện các khâu: chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho kỳ thi, ra đề thi, in sao, bảo quản đề thi, tổ chức kỳ thi, coi thi, chấm thi và phúc khảo, giải quyết thắc mắc và khiếu nại, tố cáo liên quan đến kỳ thi tuyển sinh…. 32 - Tổ chức thi tuyển sinh - Chấm thi tuyển sinh, họp Hội đồng xét trúng tuyển, ban hành Quyết định trúng tuyển; - Gửi giấy báo nhập học, đón tiếp học viên trúng tuyển. 1.3.3.2. Quản lý quá trình đào tạo Đây là nội dung chính, là bộ phận cấu thành chủ yếu nhất trong toàn bộ công tác quản lý của NT, là quá trình kết hợp hoạt động của người dạy và người học nhằm hình thành và phát triển nhân cách của người học do nhà trường tổ chức, chỉ đạo. Đối tượng của quá trình đào tạo là nhân cách của người học, nhân cách vừa có tính chủ thể và tính khách thể. Quá trình đào tạo có thể được xem là một hệ thống xã hội bao gồm các thành tố chính sau: mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, đánh giá chương trình đào tạo. Quá trình đào tạo do nhà trường quản lý nhưng nó quan hệ tương tác, liên thông với các tổ chức đào tạo khác hoặc các tổ chức, cơ quan khác mà sinh viên có điều kiện tham gia hoạt động. Nhiệm vụ của quá trình đào tạo là: dạy người, dạy nghề và dạy phương pháp với ba mục tiêu tương ứng, đó là: Thái độ, kiến thức và kỹ năng. Trong thực tế, ba chức năng được thực hiện với mức độ ít nhiều khác nhau tùy theo tính chất và nội dung của từng giai đoạn trong quá trình đào tạo nhưng bao giờ cũng phải có sự quản lý và tổ chức thực hiện để đảm bảo chất lượng của quá trình đào tạo. Theo tác giả Nguyễn Đức Trí “Quản lý quá trình đào tạo có nhiệm vụ quản lý sự hoạt động của cán bộ, giảng viên, sinh viên…….Vì vậy, có thể xem quản lý quá trình đào tạo về thực chất là quản lý các hoạt động của giảng viên, sinh viên trong thực hiện kế hoạch hóa và nội dung chương trình đào tạo của nhà trường” [30, tr.25] Quản lý quá trình đào tạo là quản lý các thành tố sau: Mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo, lực lượng đào tạo (người thầy), đối 33 tượng đào tạo (học sinh), hình thức tổ chức đào tạo, điều kiện đào tạo, môi trường đào tạo, quy chế đào tạo, bộ máy tổ chức đào tạo, kiểm tra, đánh giá. Như vậy quản lý quá trình đào tạo đòi hỏi các cán bộ quản lý nói chung, các bộ phận quản lý quá trình đào tạo nói riêng và giảng viên phải có sự hiểu biết đúng đắn và đầy đủ các vấn đề về bản chất nêu trên của quá trình đào tạo cũng như phải hiểu rõ cơ chế, các mối quan hệ cơ bản của quá trình đào tạo trong sự chi phối của nhiều yếu tố khách quan tác động lên quá trình đó. Quá trình đào tạo bao gồm các nội dung công việc sau đây: + Xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng ngành học, khóa học. Xây dựng thời khóa biểu giảng dạy, lịch học của học viên, lịch thi cho từng học kỳ và kê hoạch này sẽ được chuyển đến các khoa chuyên môn, phòng đào tạo và các cơ sở giáo dục đào tạo liên kết + Quản lý việc thực hiện kế hoạch đào tạo. Việc thực hiện kế hoạch đào tạo có sự tham gia phối hợp của các phòng chức năng, khoa chuyên môn + Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên (quản lý phương pháp giảng dạy, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong việc cải tiến phương pháp giảng dạy, nội dung giảng dạy các học phần, thực hành, lý thuyết…..) + Quản lý hoạt động học của học viên trong quá trình thực hiện kế hoạch đào tạo (thái độ, tính chuyên cần của học viên, tính chủ động, sáng tạo, tự nghiên cứu……của học viên khi thực hiện kế hoạch đào tạo) + Quản lý việc biên soạn tài liệu, giáo trình, học liệu, tài liệu tham khảo phục vụ đào tạo. Hiệu trưởng có quyền chỉ định các khoa chuyên môn xây dựng, biên soạn tài liệu phục vụ học tập từng ngành học. Tài liệu, giáo trình phải phù hợp với chương trình đào tạo, cập nhật, bổ sung kịp thời. + Quản lý công tác thi, kiểm tra, đánh giá kết quả của học phần, học kỳ của mỗi ngành học, khóa học. + Quản lý công tác hành chính giáo vụ: quản lý điểm, xét lên lớp, điều kiện học tiếp, thôi học…..hàng năm, xét khen thưởng, xét tốt nghiệp, cấp văn bằng, bảng điểm cho học viên khi khóa đào tạo kết thúc. + Quản lý cơ sở vật chất , phương tiện giảng dạy phục vụ đào tạo. 34 1.3.3.3. Quản lý công tác sau đào tạo Đây là công việc cuối cùng của hoạt động đào tạo nhưng không kém phần khó khăn, phức tạp đòi hỏi có sự phối kết hợp chặt chẽ, kiên trì, liên tục của cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục liên kết đào tạo (đối với lớp liên kết đào tạo) và nhà sử dụng lao động. Sự phối kết hợp đó giúp nhà trường thu thập được đầy đủ thông tin và chính xác, bổ sung, điều chính những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người học và yêu cầu ngày càng cao của xã hội, duy trì thương hiệu nhà trường trong giai đoạn cạnh tranh và trong điều kiện hội nhập giáo dục khu vực và quốc tế. + Thường xuyên theo dõi việc sử dụng các sản phẩm đào tạo của nhà trường, số học viên sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm, số học viên sử dụng đúng chuyên môn đào tạo, khác chuyên môn đào tạo, số học viên đang công tác sau khi đi học, mức độ được đề bạt, kết quả công việc sau khi hoàn thành khóa học. + Tiến hành phát phiếu thăm dò, đánh giá, lấy ý kiến học viên đã và đang làm việc tại các cơ quan, xí nghiệp…..cũng như các cơ quan đang sử dụng cán bộ về chương trình đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp quản lý, phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập, cơ sở vật chất, giáo trình, tài liệu, kiểm tra, đánh giá…..và các dịch vụ cần thiết sau đào tạo + Tạo cầu nối thông tin giữa nhà trường với học viên và giữa học viên với nhà trường 1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học ở trƣờng đại học Giáo dục không phải là một ốc đảo, nó chịu sự tác động không chỉ của những yếu tố diễn ra trong nó mà còn chịu sự tác động của các xu thế trong xã hội. Các xu thế đó đều tao ra một sự cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục. Ở nước ta, xã hội hóa giáo dục đã mang lại cơ hội học tập ở nhiều bậc học cho mọi đối tượng phù hợp với năng 35 lực, nhu cầu của họ. Đặc biệt đối với loại hình đào tạo hệ vừa làm vừa học, ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nó còn đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn cho những người đang làm việc hoặc không có điều kiện để theo học các trường cao đẳng, đại học hệ chính quy nhưng vẫn có nhu cầu học tập nhằm đáp ứng với nhu cầu công việc của cơ quan, đơn vị giao. Cũng chính xã hội hóa giáo dục đã tạo điều kiện cho các trường đại học, cao đẳng mở ra nhiều phương thức đào tạo mới, nhiều loại hình liên kết đào tạo khác nhau, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong giáo dục. Để nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng đào tạo của nhà trường, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đóng một vai trò quan trong và quyết định. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ giảng viên của nhà trường tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm nên đây cũng là một hạn chế đối với đối tượng hệ VLVH. Nội dung chương trình và tài liệu giảng dạy cho hệ đào tạo vừa làm vừa học còn thiếu thốn, chưa cập nhật thông tin kịp thời. Chương trình đào tạo dựa hoàn toàn vào chương trình của hệ chính quy, chưa có chỉnh sửa, bổ sung để phù hợp với đối tượng vừa làm vừa học. Hàng năm, nhà trường đã tổ chức biên soạn lại giáo trình nhưng chất lượng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tiễn ngày càng cao về chất lượng, đa dạng về ngành nghề đào tạo. Phương pháp giáo dục hệ VLVH chưa phát huy vai trò chủ động, khai thác kinh nghiệm của người học, coi trọng bồi dưỡng năng lực tự học. Cấu trúc chương trình, giáo trình giảng dạy và học tập chưa thực sự mềm dẻo, chưa chú trọng đến nhu cầu của người học. Cơ sở vật chất là yếu tố hết sức quan trọng, nó tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Trang thiết bị đào tạo giúp cho sinh viên có điều kiện thực hành để hoàn chỉnh kỹ năng. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học càng tốt, càng hiện đại bao nhiêu, theo sát với sự phát triển của khoa học kỹ thuật bao nhiêu thì người học có thể thích ứng, vận dụng nhanh chóng với thực tiễn công việc được đảm nhiệm trong đơn vị bấy nhiêu. Tuy nhiên cơ sở 36 vật chất, phương tiện dạy học của nhà Trường còn thiếu hụt, hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra đặc biệt là trang thiết bị để học viên học thực hành nghề nghiệp. Tính năng động, sáng tạo của bộ phận quản lý còn hạn chế, chưa nắm bắt kịp thời yêu cầu phát triển của thị trường và xã hội để chủ động trong công việc mở rộng các ngành nghề đào tạo cho hệ vừa làm vừa học. Quản lý đối với hệ vừa làm vừa học còn nương nhẹ, lỏng lẻo. Một số giảng viên còn sự phân biệt sinh viên hệ chính quy và học viên hệ vừa làm vừa học. Việc nghiên cứu, ứng dụng công nghẹ thông tin trong dạy học, trong công tác quản lý còn chậm. Tiểu kết chƣơng 1 Chương 1 của luận văn tác giả đã hệ thống hóa các khái niệm cơ bản về đào tạo, hoạt động đào tạo, quản lý hoạt động đào tạo….trong đó tập trung nêu và phân tích nội dung, đặc điểm về quản lý trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học trong nhà trường. Chất lượng đào tạo sẽ được nâng cao khi có sự phối hợp giữa người dạy, người học và người tổ chức quá trình đào tạo. Như vậy, kết quả nghiên cứu lý luận về quản lý ở trên là cơ sở và phương pháp luận đúng đắn để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học. 37 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 2.1. Giới thiệu về Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội (Tiền thân là Trƣờng Trung cấ p Văn thƣ Lƣu trƣ̃ và Trƣờng Cao đẳng Nội vụ Hà Nội) 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tiền thân là Trường Trung học Văn thư Lưu trữ được thành lập theo Quyết định số 109/BT ngày 18 tháng 12 năm 1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Từ đó đến nay, trải qua thời gian xây dựng, trưởng thành và phát triển, Trường chuyển qua nhiều địa điểm và nhiều lần đổi tên gọi như: Trường Trung học Lưu trữ và nghiệp vụ văn phòng I (4/1996), Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I (10/2003). Sau một thời gian tích cực chuẩn bị các điều kiện và được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, ngày 15/6/2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số 3225/QĐ-BGD&ĐT-TCCB thành lập Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I trên cơ sở Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I. Xuất phát từ thực tế và nhu cầu phát triển, Trường đổi tên thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội theo Quyết định số 2275/QĐ-BGDDT ngày 21/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngày 14/11/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2016/QĐTTg về việc thành lập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội. Trụ sở chính của Trường đặt tại địa chỉ số 36 đường Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Ngoài ra, Trường còn 2 cơ sở đào tạo đặt tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn lại chặng đường 40 năm hình thành và phát triển của nhà Trường, mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức phía trước nhưng các thế hệ giảng viên, cán bộ, công chức, viên chức có quyền tự hào với bề dày thành tích của 38 nhà Trường: Huân chương độc lập hạng Ba (năm 2011), Huân chương Lao động của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam (hạng Nhất năm 2006, hạng Nhì năm 2001, hạ Ba năm 1996), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và nhiều danh hiệu cao quý khác (Huân chương Tự do hạng nhất của Chủ tịch nước CHDCND Lào năm 1983, Huy chương Hữu nghị của Chính phủ nước CHDCND Lào năm 2007) Tính đến nă m học 2012, tổ ng số sinh viên , học sinh các bâ ̣c , loại hình đã và đang ho ̣c tâ ̣p ta ̣i Trường là 43.606 người trong đó: - Đào ta ̣o bâ ̣c cao đẳ ng: 3.200 người - Đào ta ̣o bâ ̣c trung cấ p: 22.628 người - Đào ta ̣o nghề chính quy: 4.221 người - Các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ: 13.486 người. 2.1.2. Mục tiêu, đối tượng đào tạo của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội - Mục tiêu: Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có mục tiêu trở thành trung tâm đào ta ̣o , bồ i dưỡng nhân lực nhiều trình độ: sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp, trở thành một trung tâm nghiên cứu khoa học, cung cấp và chuyển giao sản phẩm khoa học công nghệ và đào tạo có chất lượng cao, đào tạo nghiệp vụ và bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức cho ngành Nội vụ đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần cung cấp nguồn nhân lực phát triển kinh tế, xã hội cho đất nước. - Đối tượng: Là công dân Việt Nam và người nước ngoài có đủ quyền công dân nằm trong quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có nhu cầu học các chuyên ngành của nhà Trường. 2.1.3. Quy mô và ngành nghề đào tạo của nhà Trường Kể từ khi thành lập cho đến nay, quy mô đào tạo của Trường đã tăng lên đáng kể. Nhà trường đã phát huy truyền thống và năng lực đào tạo để tổ chức đa ngành với các hình thức đào tạo chính quy và không chính quy. Hàng năm, nhà Trường đã tuyển sinh khoảng gần 3.000 sinh viên hệ chính quy các chuyên ngành và khoảng 1.500 học viên hệ vừa làm vừa học. 39 Các ngành đang đào tạo tại Trường: - Đào tạo bậc đại học khóa đầu tiên của trường có các ngành: Quản trị văn phòng, Lưu trữ học, Khoa học Thư viện, Quản trị nhân lực. - Đào ta ̣o bâ ̣c cao đẳ ng có các ngành và chuyên ngành : Lưu trữ ho ̣c , Thư ký văn phòng , Quản trị văn phòng , Văn thư Lưu trữ , Hành chính học , Hành chính Văn thư, Quản lý văn hóa, Khoa ho ̣c Thông tin Thư viê ̣n, Tin ứng dụng, Dịch vụ Pháp lý, Quản trị nhân lực. - Đào ta ̣o bâ ̣c Trung cấ p có các ngành: Hành chính Văn thư, Lưu trư,̃ hành chính văn phòng, Thư ký văn phòng, Thư viê ̣n, Tin ho ̣c văn phòng, Hành chính - Đào ta ̣o nghề : Văn thư Hành chiń h, Tin Văn phòng, Thư ký. Bảng 2.1: Tổng hợp số khóa học đã và đang đào tạo tính đế n năm học 2013 của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội TT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. Số khóa ho ̣c đã và đang đào ta ̣o Ngành, Cao CĐ liên Trung chuyên ngành đào ta ̣o Đa ̣i ho ̣c đẳ ng thông cấ p Lưu trữ ho ̣c Hành chính Văn thư Văn thư-Lưu trữ Thư ký văn phòng Khoa ho ̣c Thư viê ̣n Quản lý văn hóa Quản trị nhân lực Hành chính học Quản trị văn phòng Tin ho ̣c ứng du ̣ng Dịch vụ pháp lý 1 6 5 5 6 6 6 5 3 6 5 2 1 1 1 1 1 3 4 4 38 39 39 16 5 4 3 Hành chính văn phòng 14 7 15 6 3 Thư viê ̣n Thư ký Tin ho ̣c văn phòng Hành chin ́ h (Nguồ n: Phòng Quản lý Đào tạo) 40 Tổ ng số khóa học 46 45 47 26 16 6 6 3 11 8 2 14 7 15 6 3 Qua bảng tổng hợp số khóa đã và đang đào tạo ở các bậc gồm gần 20 ngành, chuyên ngành đã nói lên sự đa dạng các ngành học nhằm đáp ứng yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về nguồn lực con người trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Với 40 năm đào tạo các ngành học mang tính đặc thù thuộc lĩnh vực công tác văn thư, lưu trữ, văn phòng, tổ chức và nội vụ đã thể hiện sự trăn trở và hướng đi của nhà Trường trong đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng tay nghề trong chuyên môn nghiệp vụ là đúng về chủ trương, đúng về tầm nhìn và xu thế phát triển. Song song với hệ chính quy, đào tạo hệ vừa làm vừa học cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Các chuyên ngành đào tạo của hệ này tập trung vào những ngành học truyền thống của nhà Trường như Văn thư Lưu trữ, Quản trị văn phòng, Hành chính văn thư, Dịch vụ Pháp lý, Quản lý nhân lực..... Nhà trường đã thực sự trở thành nơi cung cấp và bổ sung chủ yếu nguồn nhân lực có trình độ ở các bậc đào tạo cao đẳng, trung cấp và đào tạo nghề với những ngành nghề mang tính kỹ thuật nghiệp vụ chyên môn đặc thù thuộc lĩnh vực công tác văn thư, lưu trữ, thư ký văn phòng, quản trị văn phòng, quản trị nhân lực, quản lý văn hóa, thông tin thư viện……và một số chuyên ngành thuộc lĩnh vực công tác nội vụ. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường Từ khi thành lâ ̣p , bô ̣ máy tổ chức của Trường Đa ̣i ho ̣c Nô ̣i vu ̣ Hà Nô ̣i thường xuyên điề u chin ̉ h và bổ sung để phù hơ ̣p với điề u kiê ̣n cu ̣ thể trong từng giai đoa ̣n phát triển . Theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ Trường đại học và Quyết định số 347/QĐ-BNV ngày 19/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường, cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội bao gồ m: * Ban Giám hiê ̣u: gồ m Hiê ̣u trưởng và các Phó Hiê ̣u trưởng Hiê ̣u trưởng là người đa ̣i diê ̣n cao nhấ t của nhà trường, chịu trách nhiệm trực tiế p quản lý và điề u hành các hoạt động của nhà trường theo các quy định 41 của pháp luật, Điề u lê ̣ trường Đa ̣i ho ̣c , quy chế , quy đinh ̣ của Bô ̣ Giáo du ̣c và Đào ta ̣o, Quy chế tổ chức và hoa ̣t đô ̣ng của trường do Bô ̣ Nô ̣i vu ̣ phê duyê ̣t. Hiê ̣u trưởng chiụ trách nhiê ̣m trước Bô ̣ trưởng Bô ̣ Nô ̣i vu ̣ và Bô ̣ trưởng Bô ̣ Giáo dục và Đào tạo về toàn bô ̣ hoa ̣t đô ̣ng của trường. Các Phó Hiệu trưởng giúp viê ̣c Hiê ̣u trưởng và chiụ trách nhiê ̣m trước Hiê ̣u trưởng về nhiê ̣m vu ̣ đươ ̣c giao * Hô ̣i đồ ng khoa ho ̣c và đào ta ̣o, các Hội đồng tư vấn khác * Các phòng chức năng: Phòng Quản lý đào tạo, Tổ chức cán bô ,̣ Hành chính - Tổ ng hơ ̣p, Kế hoa ̣ch - Tài chính, Quản trị - Thiế t bi, ̣ Khảo thí và đảm bảo chấ t lương, , Hơ ̣p tác quố c tế, Công tác sinh viên ̣ Quản lý khoa học và sau đại học * Các khoa : Khoa Tổ chức xây dựng chiń h quyề n , Tổ chức quản lý nhân lực , Hành chính học, Văn thư - Lưu trữ , Quản trị văn phòng , Văn hóa – TTXH, Khoa ho ̣c Chính tri, ̣ Đào ta ̣o ta ̣i chức và bồ i dưỡng * Các tổ chức khoa học-công nghê ̣ và dich ̣ vu :̣ Viện nghiên cứu và phát triển Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Trung tâm Tin học, Trung tâm Thông tin Thư viện, Tạp chí Đại học Nội vụ, Ban Quản lý ký túc xá * Cơ sở đào ta ̣o trực thuô ̣c - Trung tâm đào tạo nghiệp vụ văn phòng và dạy nghề - Cơ sở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Miền Trung - Cơ sở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại thành phố Hồ Chí Minh * Các tổ chức đoàn thể (Đảng bô ̣ Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Công đoàn Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội) Công tác quản lý của trường hiện nay được thực hiện theo 3 cấp: Cấp trường là cấp điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu, cùng với các đơn vị chức năng tham mưu giúp các phòng, khoa, trung tâm. Cấp khoa là cấp quản lý các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của các ngành trực thuộc. Cấp bộ môn trực tiếp triển khai về học thuật trong các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ. Các trung tâm có nhiệm vụ triển khai các ứng dụng khoa học công nghệ, các hoạt động chuyển giao công nghệ và phục vụ đào tạo. 42 HỘI ĐỒNG NHÀ TRƢỜNG HIỆU TRƢỞNG CÁC PHÓ HT CÁC KHOA CHUYÊN MÔN TỔ CHỨC XDCQ TỔ CHỨC QLNL CÁC TT, TCKH & CÔNG NGHỆ DỊCH VỤ CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG QUẨN LÝ ĐÀO TẠO HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, ĐÀO TẠO & CÁC HỘI ĐỒNG TƢ VẤN KHÁC CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ VIỆN NC&PT TRƢỜNG ĐHNVHN TT ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ VP & DẠY NGHỀ ĐẢNG BỘ TRUNG TÂM TIN HỌC CƠ SỞ TẠI MIỀN TRUNG CÔNG ĐOÀN TT THÔNG TIN THƢ VIỆN CƠ SỞ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH ĐOÀN THANH NIÊN TỔ CHỨC CÁN BỘ HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP HÀNH CHÍNH HỌC KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH VĂN THƢ LƢU TRỮ QUẢN TRỊ THIẾT BỊ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG TẠP CHÍ ĐHNVHN HỘI SINH VIÊN KHẢO THÍ &ĐBCL VĂN HÓA THÔNG TIN &XH QLKH & SAU ĐẠI HỌC KHOA HỌC CHÍNH TRỊ HỢP TÁC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO TẠI CHỨC &BD CÔNG TÁC SINH VIÊN BAN QL KÝ TÚC XÁ [ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấ u tổ chức bộ máy Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (Nguồ n: Phòng TCCB – Trường Đại học Nội vụ Hà Nội) 43 2.1.5. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên Nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy có đủ năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt trong giai đoạn nâng cấp lên đại học, Trường chủ động xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy, triển khai công tác quy hoạch bổ nhiệm cán bộ quản lý đáp ứng mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và phù hợp với từng giai đoạn cụ thể của nhà Trường. Tính đến năm học 2011-2012, tổng số cán bộ viên chức của trường là 281 người, trong đó: + Số giảng viên tham gia giảng dạy, đào tạo (trực tiếp hoặc kiêm nhiệm): 194 người, chiếm tỷ lệ 69%. + Số cán bộ quản lý hành chính, nhân viên phục vụ: 87 người, chiếm tỷ lệ 31% Giảng viên Cán bộ Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tổng thể số lượng cán bộ viên chức, giảng viên, nhân viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (năm 2012) 44 Đội ngũ giảng viên cơ hữu của nhà trường đảm bảo trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định, được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Phần lớn giảng viên được bố trí giảng dạy theo đúng chuyên môn được đào tạo, đảm bảo cơ cấu chuyên môn và trình độ theo quy định. Các giảng viên thỉnh giảng đều là phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ hiện đang là cán bộ lãnh đạo các Vụ, Viện thuộc các Bộ hoặc đang giảng dạy ở một số trường đại học có uy tín. Đội ngũ cán bộ quản lý của trường là những người có tâm huyết với sự nghiệp đào tạo của nhà trường và là những người có kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo, có đến 100% cán bộ quản lý có trình độ sau đại học, đây là một thế mạnh của trường. Là một trường đại học còn quá non trẻ, đội ngũ giảng viên trình độ tiến sĩ chưa đủ đáp ứng quy mô và ngành nghề đào tạo, nhà trường cần có cơ chế, giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên, tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên trẻ đi học nghiên cứu sinh ở nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhiện vụ mới của nhà trường. 2.1.6. Công tác nghiên cứu khoa học của nhà Trường Công tác nghiên cứu khoa học luôn được nhà trường xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và được tập trung ưu tiên, phát triển. Đặc biệt, từ năm 2005 khi trường được nâng cấp lên cao đẳng, để đáp ứng yêu cầu công tác NCKH, nhà trường đã tập trung kiện toàn tổ chức và tăng cường cán bộ quản lý hoạt động NCKH thông qua việc thành lập Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế. Mối quan hệ giữa tổ chức đào tạo và tổ chức quản lý khoa học của trường là hợp lý, vừa phục vụ tốt cho nhiệm vụ đào tạo, vừa phục vụ tốt cho nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho cả giảng viên và học sinh, sinh viên. Các lĩnh vực mà đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường có thể tham gia nghiên cứu, triển khai các hoạt động khoa học trên mọi lĩnh vực hoạt động và đào tạo của trường bao gồm: nghiên cứu xây dựng mục tiêu, chương trình, nội 45 dung, kế hoạch và phương pháp đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; nghiên cứu khoa học và thực tiễn các vấn đề của công tác văn thư, lưu trữ, thư ký, quản trị văn phòng, thông tin thư viện.....; nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn hoạt động của trường. 2.1.7. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo Tổng diện tích mặt bằng của toàn trường: 318.580 m2 trong đó: * Diện tích mặt bằng tại cơ sở 1 (Số 36 phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội): 26.350 m2 bao gồm: - Nhà hiệu bộ, lớp học, hội trường: 1.600 m2; - 33 phòng học thuyết: 4.316 m2; - 17 phòng thực hành, thực tập: 1.150 m2. - Trung tâm Thông tin Thư viện (05 tầng): 470 m2 - Khu Ký túc xá (2 nhà 6 tầng, 1 nhà 3 tầng) phục vụ sinh viên, căng tin phục vụ cán bộ, giảng viên; - Sân bãi thể dục thể thao phục các hoạt động ngoài giờ lên lớp: 2.100 m 2 * Diện tích mặt bằng tại cơ sở 2 (đường Nguyễn Lộ Trạch, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng): 1.200 m2 - Khu làm việc: 570 m2; - 06 phòng học lý thuyết: 510 m2; - 01 phòng máy tính thực hành: 70 m2. - Thư viện: 50 m2 * Diện tích mặt bằng tại cơ sở 3: 291.030 m2 (Khu đô thị mới Điện Nam, Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam) - Khu nhà làm việc, nghiên cứu: 35.967 m2; - Khu nhà lớp học: 15.305 m2; - Khu đất rèn luyện thể chất: 27.443 m2; - Khu phục vụ sinh hoạt sinh viên, học sinh: 10.035 m2; - Khu đất phục vụ sinh hoạt giảng viên, giáo viên: 14.855 m2 46 Hiện đại hóa các trang thiết bị giảng dạy, giảng đường, các phòng phục vụ học tập dành cho sinh viên. Đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT, trong đó ưu tiên tăng cường hệ thống máy tính, đồng bộ hóa dữ liệu quản lý đào tạo, website của trường trong hệ thống Internet đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên cứu của cán bộ giảng viên, sinh viên. Cơ sở vật chất nói chung và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu, học tập của nhà trường đang từng bước được đầu tư, nâng cấp và mở rộng phù hợp với quy mô đào tạo. Phấn đấu đến năm 2015, trường có đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, phục vụ đào tạo chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực ngành Nội vụ. 2.2. Thực trạng đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội Đào tạo hệ VLVH theo quy định của Luật Giáo dục bao gồm một mạng lưới các trường đại học và các trung tâm GDTX cấp tỉnh. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội một mặt đào tạo hệ VLVH ở tại trường, mặt khác phối hợp với các trung tâm GDTX cấp tỉnh, các trường cấp tỉnh để đào tạo. 2.2.1. Chủ trương của nhà Trường về đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học Nằm trong hoạt động đào tạo chính quy của nhà Trường, hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học luôn được nhà Trường quan tâm chú trọng bởi đây cũng là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đáp ứng nhu cầu xã hội hóa giáo dục cho xã hội hiện nay. Thấy rõ được chức năng, nhiệm vụ của mình là không những tạo cơ hội học tập cho tất cả những ai tha thiết được học và muốn được học không ngừng, nhất là đối với những người ở khu vực nông thôn, miền núi vùng sâu, vùng xa mà còn đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao cho các địa phương trong cả nước, Trường luôn tập trung vào: - Chủ trương đa dạng hóa các loại hình đào tạo, xây dựng và phát triển các ngành học mới thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Nội vụ 47 - Có kế hoạch và lộ trình cho việc mở rộng quy mô và ngành nghề đào tạo, chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất và điều kiện cho việc đào tạo cử nhân ở trình độ đại học - Chất lượng luôn là vấn đề đặt lên hàng đầu , trọng tâm xuyên suốt quá trình đào tạo . Lựa chọn và phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý có kinh nghiệm, có trình độ về chuyên môn và phương pháp sư phạm tốt, tâm huyết với nghề. - Tổ chức biên soạn giáo trình tự học do tập thể các Giáo sư có uy tín của nhiều trường, nhiều Viện nghiên cứu hợp tác biên soạn. - Công tác kiểm tra, đánh giá trong đào tạo được tiến hành chặt chẽ và theo đúng quy định - Đầu tư, xây dựng mở rộng cơ sở vật chất, tăng cường thiết bị phục vụ đào tạo, đặc biệt là ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào đào tạo nhằm nâng cao năng lực đào tạo - Tăng cường trách nhiệm và mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị liên kết trong nước và quốc tế thông qua các chương trình hợp tác về khoa học, đào tạo, trao đổi chuyên gia… 2.2.2. Quy mô ngành nghề và chất lượng đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học Tháng 6/2005, ngay sau khi Trường được nâng cấp từ Trường Trung cấp lên Cao đẳng, Trường đã phát huy truyền thống và năng lực đào tạo để tổ chức đa ngành đối với các hình thức đào tạo. Đối với hệ vừa làm vừa học, tính đến khóa học 2012-2013 nhà Trường đã có 7 năm thực hiện nhiệm vụ đào tạo cử nhân cao đẳng, duy trì và phát triển đào tạo đa ngành, từ 02 mã ngành nay lên 7 mã ngành. Hiện nay Trường đang đào tạo Trung ho ̣c đế n khóa thứ 114, Cao đẳ ng khóa thứ 6 và đang chuẩn bị triển khai đào tạo đại học khóa đầu tiên đố i với hê ̣ này. 48 TT Bảng 2.2: Thống kê các chuyên ngành đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học từ năm 2006 đến năm 2013 Ngành, chuyên 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 ngành đào tạo 1 Văn thư Lưu trữ x x x x x x x x 2 Quản trị văn phòng x x x x x x x x 3 Thư ký văn phòng x x x x x x 4 Quản trị nhân lực x x x x x x 5 Hành chính văn thư x x x x x x 6 Dịch vụ pháp lý x x x x x x 7 Hành chính học x x x x x (Nguồ n: Khoa Đào tạo tại chức và bồ i dưỡng) Mặc dù hiện nay công tác tuyển sinh hệ vừa làm vừa học gặp rất nhiều khó khăn nhưng số lượng học viên theo học trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của nhà Trường vẫn tăng liên tục từ năm học 2006-2007 do nhu cầu của xã hội ngày càng tăng và đặc thù của hệ đào tạo này là học ngoài giờ hành chính nên học viên có thể sắp xếp công việc và thời gian. Bảng 2.3: Thố ng kê số lượng học viên trình độ cao đẳ ng hê ̣ vừa làm vừa học qua các năm học như sau TT Khóa học Số lƣơ ̣ng ho ̣c viên 1 2006 - 2007 150 2 2007 - 2008 451 3 2008 - 2009 510 4 2009 - 2010 550 5 2010 -2011 589 6 2011 -2012 650 (Nguồ n: Khoa Đào tạo tại chức và bồ i dưỡng) Trong những năm qua , số ho ̣c viên tố t nghiê ̣p trình độ cao đẳ ng hê ̣ vừa làm vừa học của nhà trường được các cơ quan , nhà sử dụng lao động đánh giá cao, đáp ứng đươ ̣c yêu cầ u công viê ̣c sau khi ra trường. 49 Sở dĩ có được kết quả như vậy do nhà Trường luôn coi trọng chất lượng đào tạo. Chấ t lươ ̣ng đào ta ̣o luôn là vấ n đề quan tro ̣ng, viê ̣c phấ n đấ u nâng cao chấ t lươ ̣ng đào ta ̣o bao giờ cũng đươ ̣c xem là nhiê ̣m vu ̣ quan tro ̣ng nhấ t của nhà Trường. Có nhiều quan điểm đánh giá chất lượng đào tạo , có thể đánh giá chấ t lươ ̣ng đào ta ̣o bằ ng đầ u vào , đầ u ra , kiể m tra đánh giá hay văn hóa tổ chức riêng.... nhưng khái niê ̣m chấ t lươ ̣ng đào ta ̣o liên quan chặt chẽ đến khái niê ̣m hiê ̣u quả đào ta ̣o, mà hiệu quả đào tạo là nói đến mục tiêu đã đạt được ở mức đô ̣ nào , sự đáp ứng các yêu cầ u của nhà trường trên cơ sở so sánh với chi phí kinh tế, thời gian sao cho ít nhấ t nhưng đem la ̣i hiê ̣u quả cao nhấ t . Vì thế chấ t lươ ̣ng đào ta ̣o có thể xem là giá tri ̣sản phẩ m mà quá trình dạy học và giáo dục mang lại lợi ích cho xã hội, nhà trường, gia đình và ho ̣c viên. Chấ t lươ ̣ng đào ta ̣o của Trường Đa ̣i ho ̣c Nô ̣i vu ̣ Hà Nô ̣i phu ̣ thuô ̣c vào nhiề u yế u tố nhưng trong đó có 6 yế u tố quan tro ̣ng nhấ t: Mô ̣t là: Do xã hô ̣i hóa giáo du ̣c ta ̣o ra cơ hô ̣i ho ̣c tâ ̣p dễ dàng cho mo ̣i người, nhiề u cơ sở giáo dục có ngành đào tạo của nhà trường nên công tác tuyển sinh hiê ̣n nay gă ̣p rấ t nhiề u khó khăn , số lươ ̣ng ho ̣c viên it́ , nhiều ngành tuyển sinh không có học viên theo học dẫn đến không có sự sàng lo ̣c đầ u vào , nhiề u học viên cao tuổ i ho ̣c với nghiã vu ̣ “trả nơ,̣”sau khi ra trường là nghỉ công tá.c Hai là : bô ̣ máy quản lý , cơ chế quản lý , quy chế , cách thức kiểm tra đánh giá chấ t lươ ̣ng đươ ̣c căn cứ vào quy chế đào ta ̣o đố i với hê ̣ vừa làm vừa học theo quy đinh ̣ của Bô ̣ Giáo du ̣c và Đào ta ̣o . Tuy nhiên, trên thực t ế giáo viên thường có tâm lý thông cảm , “nương nhe ̣” đố i với ho ̣c viên hê ̣ vừa làm vừa ho ̣c nên trong công tác kiể m tra , đánh giá thường yêu cầ u ở mức đô ̣ vừa phải so với hệ chính quy. Ba là : Do đă ̣c thù đố i tươ ̣ng ho ̣c viên hê ̣ vừa làm vừa ho ̣c phầ n lớn là những người vừa đi làm , vừa đi ho ̣c nên các lớp hê ̣ vừa làm vừa ho ̣c của nhà Trường chủ yế u ho ̣c vào thời gian ngoài giờ hành chính. Viê ̣c đô ̣i ngũ giảng viên phải đảm nhâ ̣n khố i lươ ̣ng giảng da ̣y lớn trong tuầ n của sinh viên chiń h quy, cuố i tuầ n hoă ̣c ngoài giờ la ̣i lên lớp hê ̣ vừa làm vừa ho ̣c. Hoạt động với 50 khố i lươ ̣ng và tầ n suấ t như vâ ̣y cũng ản h hưởng không nhỏ đế n chấ t lươ ̣ng giảng dạy. Bố n là: Đối với học viên hệ vừa làm vừa học , viê ̣c vừa phải đi làm, vừa phải đi học, chưa kể đế n thời gian phải chăm sóc gia đình nên nế u không quản lý tốt quỹ thời gian sẽ dẫ n đế n viê ̣c này lấ n át viê ̣c kia , nên ho ̣c viên thường xuyên đi ho ̣c muô ̣n, vắ ng mă ̣t trên lớp , cá biệt là còn thuê người đi học hộ , thi hộ. Bên ca ̣nh đó có những ho ̣c viên đế n lớp nhưng vì áp lực công viê ̣c khá mê ̣t mỏi, không tâ ̣p trung nghe giảng , không chuẩ n bi ̣bài trước khi tới lớp . Kế t quả là chất lượng chưa cao. Năm là: Cơ sở vâ ̣t chấ t và trang thiế t bi ̣phu ̣c vu ̣ ho ̣c tâ ̣p, giảng dạy chưa đồ ng bô ̣, còn thiếu thốn, tài liệu dùng cho thực hành quá cũ kỹ chưa được đầu tư. Mô ̣t số giảng đường chưa trang bi ̣phông chiế u , phòng học thiếu dẫn đến học viên thường xuyên thay đổi phòng học hoặc đổi lịch học Sáu là: Chế đô ̣ sử du ̣ng đaĩ ngô ̣ đố i với người đươ ̣c đào ta ̣o chưa khuyế n khích. Học viên hệ vừa làm vừa học không được hưởng chế độ chính sách , ưu tiên trong giáo du ̣c như miễn giảm ho ̣c phí , xét học bổng , chế đô ̣ con thương binh, liê ̣t sỹ...... 2.2.2. Chương trình đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học Chương trin ̀ h đào ta ̣o là bản thiế t kế chi tiế t quá triǹ h giảng da ̣y tr ong mô ̣t khóa đào ta ̣o , nó phản ánh cụ thể mục tiêu , nô ̣i dung, cấ u trúc, trình tự, cách thức tổ chức thực hiê ̣n và kiể m tra đánh giá các hoa ̣ t đô ̣ng giảng da ̣y cho toàn khóa đào tạo và cho từng môn học, phầ n ho ̣c, chương mu ̣c và bài giảng Tại Điều 2 trong Quy chế 36 đào tạo ĐH - CĐ theo hình thức VLVH nêu rõ: chương trình đào tạo của nhà trường được xây dựng trên cơ sở chương trình hệ chính quy, nội dung chương trình phải đảm bảo các yêu cầu về nội dung của chương trình chính quy cùng trình độ đào tạo (phụ lục 1: Hướng dẫn sử dụng CT khung của Bộ GD&ĐT để thiết kế các CT cụ thể) * Đào ta ̣o cử nhân ngành Quản tri ̣văn phòng (bao gồ m chuyên ngành Quản trị văn phòng, Hành chính Văn thư, Văn thư-Lưu trữ, Hành chính học) 51 - Khố i lươ ̣ng kiế n thức toàn khóa: 147 đvht; - Kiế n thức giáo du ̣c đa ̣i cương: 44 đvht; - Kiế n thức giáo du ̣c chuyên nghiê ̣p (bao gồm kiến thức cơ sở ngành, kiết thức ngành, kiến thức bổ trợ và thực tập cuối khóa): 103 đvht. * Đào tạo cử nhân ngành Thư ký văn phòng: - Khố i lươ ̣ng kiế n thức toàn khóa: 147 đvht; - Kiế n thức giáo du ̣c đa ̣i cương: 44 đvht; - Kiế n thức giáo du ̣c chuy ên nghiê ̣p (bao gồm kiến thức cơ sở ngành, kiết thức ngành, kiến thức bổ trợ và thực tập cuối khóa): 103 đvht. * Đào tạo cử nhân ngành Thông tin Thư viện - Khố i lươ ̣ng kiế n thức toàn khóa: 147 đvht; - Kiế n thức giáo du ̣c đa ̣i cương: 43 đvht; - Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (bao gồm kiến thức cơ sở ngành, kiết thức ngành, kiến thức bổ trợ và thực tập cuối khóa): 104 đvht. * Đào tạo cử nhân ngành Quản trị nhân lực - Khố i lươ ̣ng kiế n thức toàn khóa: 160 đvht; - Kiế n thức giáo du ̣c đa ̣i cương: 43 đvht; - Kiế n thức giáo du ̣c chuyên nghiê ̣p (bao gồm kiến thức cơ sở ngành, kiết thức ngành, kiến thức bổ trợ và thực tập cuối khóa): 117 đvht. * Đào tạo cử nhân ngành Văn thư Lưu trữ - Khố i lươ ̣ng kiế n thức toàn khóa: 160 đvht; - Kiế n thức giáo du ̣c đa ̣i cương: 44 đvht; - Kiế n thức giáo du ̣c chuyên nghiê ̣p (bao gồm kiến thức cơ sở ngành, kiết thức ngành, kiến thức bổ trợ và thực tập cuối khóa): 116 đvht. Học viên hệ VLVH không phải học môn Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng. Hàng năm, nhà trường đều tiến hành điều chỉnh chương trình cho từng khóa học mới, tổ chức lấy ý kiến của CB quản lý về việc đổi mới nội dung chương trình. 52 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội 2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học Việc quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học nói chung và trình độ cao đẳng hệ VLVH nói riêng hiện nay ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội được giao cho Khoa Đào tạo tại chức và bồi dưỡng với chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau (Quyết định số 997/QĐ-ĐHNV ngày 09/11/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Khoa Đào tạo tại chức và bồi dưỡng dựa trên cơ sở Khoa Đào tạo tại chức trước đây) Chức năng: Khoa Đào tạo tại chức và bồi dưỡng có chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo các bậc hệ vừa làm vừa học và bồi dưỡng ngắn hạn. Nhiệm vụ: - Thực hiện nhiệm vụ tổ chức công tác tuyển sinh đào tạo hệ VLVH: + Tổ chức, chỉ đạo công tác tuyển sinh gồm thông báo nội dung, đối tượng, tiêu chuẩn, chỉ tiêu, ngành tuyển sinh hàng năm, nhận và nghiên cứu các hồ sơ dự thi. + Phối hợp với Phòng Quản lý đào tạo tổ chức thi tuyển sinh theo đúng quy chế của Bộ GD&ĐT. + Phối hợp với Phòng Công tác sinh viên về việc kiểm tra văn bằng, tổ chức nội trú cho thí sinh có nhu cầu. - Thực hiện nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, xây dựng thời khóa biểu, bố trí và điều hành tiến trình giảng dạy, học tập, thực hiện nhiệm vụ quản lý quá trình đào tạo hệ VLVH. + Kế hoạch đào tạo toàn khóa, từng năm học + Kế hoạch học và thi từng kỳ, từng năm học cho các địa điểm đặt lớp và tổ chức thực hiện kế hoạch đó. 53 + Căn cứ chương trình, kế hoạch đào tạo hệ VLVH thông báo tới các khoa chuyên môn + Xây dựng thời khóa biểu lên lớp, phụ đạo, ôn thi cho các khóa, các lớp hệ VLVH do Khoa quản lý + Tổ chức giám sát việc thực hiện kế hoạch, tiến độ, thời khóa biểu. Phối hợp chặt chẽ giữa giảng viên và học viên, tiếp nhận ý kiến phản ánh của giảng viên và các khoa chuyên môn, các địa điểm đặt lớp để xử lý kịp thời các tình huống phát sinh trong quá trình đào tạo + Lên lịch thi và tổ chức thi cho tất cả các lớp trong hệ thống vừa làm vừa học. Tổ chức chấm thi học phần theo qui định hiện hành. Vào sổ điểm kịp thời và lưư giữ kết quả, hồ sơ gốc cẩn thận, an toàn + Tổ chức thực tập tốt nghiệp cho học viên, sinh viên thuộc Khoa quản lý + Thương thảo, quản lý các hợp đồng đào tạo, thu và nộp học phí về trường theo qui định + Xác nhận khối lượng giảng dạy của các lớp hệ vừa làm vừa học, cung cấp số liệu cho giảng viên thanh toán vượt giờ theo quy định, kịp thời làm giấy xác nhận thanh toán tiền giảng dạy cho giáo viên thỉnh giảng ngay sau khi giáo viên hoàn thành các nghĩa vụ được qui định trong hợp đồng + Chủ trì việc xét lên lớp, xét tốt nghiệp, tổ chức thi tốt nghiệp; làm các thủ tục với đơn vị chủ quản để mua phôi bằng và quản lý việc cấp phát văn bằng theo qui định hiện hành. + Quản lý toàn bộ sinh viên hệ vừa làm vừa học, chủ trì xem xét tất cả những vi phạm của sinh viên, học viên trong thời gian của khoá học, kịp thời gửi văn bản về đơn vị có cán bộ đi học để phối hợp xử lý đúng và có hiệu quả. - Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ. Chủ động khai thác các dự án hợp tác, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội; 54 - Quản lý giảng viên, giáo viên, cán bộ, nhân viên, học sinh, sinh viên thuộc Khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng; - Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập, đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập và nghiên cứu khoa học; - Phối hợp với Phòng Kế hoạch tài chính đôn đốc thu học phí các lớp học tại Trường và các lớp học tại các cơ sở liên kết đào tạo - Phối kết hợp Phòng Hành chính tổng hợp, Kế hoạch tài chính và các đơn vị liên quan để tính mức lao động, thanh toán kinh phí cho hoạt động đào tạo, thanh toán vượt giờ cho cán bộ, giáo viên dạy các lớp không chính quy theo chế độ hiện hành và theo quy chế chi tiêu nội bộ của NT. - Trường hợp các lớp mở tại Trường: Quản lý hoạt động đào tạo có sự phối hợp chặt chẽ giữa Khoa Đào tạo tại chức và bồi dưỡng, Phòng Quản lý Đào tạo, các Phòng chức năng và các Khoa chuyên môn. - Trường hợp các lớp mở tại trung tâm GDTX cấp tỉnh: có sự phối hợp chặt chẽ giữa Khoa ĐTTC&BD, Phòng Quản lý Đào tạo, Phòng Công tác sinh viên với các trung tâm GDTX đó. Sự phối hợp này được thực hiện trên cơ chế phân công nhiệm vụ và Hợp đồng đào tạo đối với từng khâu của hoạt động đào tạo: tuyển sinh, đào tạo và sau đào tạo. Trong những năm qua, liên kết đào tạo hệ VLVH với các cơ sở giáo dục tại địa phương bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định do cơ sở giáo dục tại địa phương có cùng quan điểm và cách quản lý thống nhất với nhà trường, dẫn dến chất lượng đào tạo tại các cơ sở liên kết được nâng cao. Việc mở rộng liên kết đào tạo như vậy có một số ưu, nhược điểm sau đây: Ƣu điểm: - Đáp ứng được nhu cầu của người học tại địa phương, người học vừa kết hợp tham gia công tác, vừa học tập nâng cao trình độ, tiết kiệm thời gian, đặc biệt là các địa phương thuận lợi cho việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ. 55 - Tận dụng được cơ sở vật chất tại địa phương, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Hạn chế: - Việc tận dụng các cơ sở đào tạo tại địa phương đôi khi không đạt các yêu cầu đào tạo do trang thiết bị học tập chưa đạt chuẩn, tài liệu sách vở tham khảo trong quá trình học và tự học còn thiếu, học viên chủ yếu học giáo trình trên lớp do giảng viên cung cấp. - Điều kiện ăn, ở của giảng viên chưa được quan tâm đúng mức, một số cơ sở đào tạo quản lý học viên chưa chặt chẽ, chưa phối hợp cùng giáo viên trong việc điểm danh không thường xuyên, theo dõi ghi sổ đầu bài, theo dõi tình hình học tập của học viên ở trên lớp, thiếu các thiết bị thực hành….. - Nhà trường chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch liên kết đào tạo với các địa phương, khâu quảng cáo tuyển sinh còn thụ động, không có công tác hướng nghiệp ngành nghề mà chủ yếu là do nhu cầu học tập và nâng cao trình độ, chuẩn hóa đội ngũ….mà các địa phương đề nghị mở lớp. 2.3.2. Cơ sở pháp lý để quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học Đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học được thực hiện theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học Quyết định số 36/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quyết định số 06/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 13/02/2008 ban hành quy định liên thông trình độ cao đẳng và đại học. 2.3.3. Thực trạng quản lý công tác tuyển sinh trình độ cao đẳng hê ̣VLVH Công tác tuyể n sinh vào các trường đa ̣i ho ̣c, cao đẳ ng đố i với hê ̣ đào ta ̣o vừa làm vừa ho ̣c đươ ̣c thực hiê ̣n theo Quyế t đi ṇ h số 01/2001/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 01 năm 2001 về viê ̣c tuyển sinh vào các trường đại học , cao đẳ ng với hình thức VLVH thuộc phương thức giáo dục không chính quy và Quyế t đi ̣nh số : 62/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo. 56 Hàng năm nhà trường có hai đợt thi tuyển sinh chính cho hệ vừa làm vừa học. Đợt 1 vào tháng 3, tháng 4, đợt 2 vào tháng 10, tháng 11. Ngoài ra Khoa Đào tạo tại chức và bồi dưỡng còn có nhiệm vụ khảo sát nhu cầu đào tạo thực tế hệ vừa làm vừa học tại các địa phương từ đó đề xuất với Hội đồng tuyển sinh kế hoạch tuyển sinh cho các đơn vị theo nhu cầu Nhà trường tổ chức thi tuyển sinh theo đúng quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hình thức vừa làm vừa học Ban hành kèm theo Quyết định số 62/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư số 15/2011/TT-BGDĐT ngày 09/4/2011 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của qui chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hình thức VLVH. Quy trình công tác tuyể n sinh thường đươ ̣c tiế n hành như sau: - Soạn thông báo tuyển sinh , tổ chức tuyên truyề n và thông báo tuyể n sinh. Đây là công viê ̣c rấ t quan tro ̣ng vì nó quyế t đinh ̣ thắ ng lơ ̣i công tác tuyể n sinh nên Ban giám hiê ̣u nh à trường sau khi duyệt nội dung thông báo tuyển sinh, quyế t đinh ̣ quảng cáo bằ ng phương tiê ̣n gì và giao cho khoa Đào ta ̣o tại chức và bồi dưỡng thực hiện. - Lâ ̣p Kế hoa ̣ch tuyể n sinh - Quyế t đinh ̣ thành lâ ̣p Hô ̣i đồ ng thi và Ban giúp v iê ̣c Hô ̣i đồ ng thi tuyể n sinh . Quyề n ha ̣n và nhiê ̣m vu ̣ của Hô ̣i đồ ng thực hiê ̣n theo Quy đinh ̣ hiê ̣n hành của Bô ̣ Giáo du ̣c và đào ta ̣o chiụ trách nhiê ̣m trước Ban Giám hiê ̣u về toàn bô ̣ quy trin ̀ h thi tuyể n sinh - Tổ chức tiế p sinh (thu hồ sơ và lê ̣ phí thi tuyể n sinh). Hồ sơ tuyể n sinh đươ ̣c thực hiê ̣n theo quy chế và quy đinh ̣ tài chiń h hiê ̣n hành . Ban tiế p sinh thường trực liên tu ̣c, kể cả thứ 7 và chủ nhật để tiếp đón thí sinh, giải đáp thắc mắ c và giải quyết các công việc phát sinh . Khoa Đào ta ̣o ta ̣i chức và bồ i dưỡng phố i hơ ̣p với Khoa chuyên môn có ngành tuyể n sinh thực hiê ̣n - Lâ ̣p Kế hoa ̣ch tài chiń h tuyể n sinh . Ban Giám hiê ̣u giao cho Phòng Kế hoạch tài chính thực hiện nhiệm vụ này. 57 - Tổ chức ôn thi tuyể n sinh . Lịch ôn thi tuyển sinh được gửi tới từng thí sinh - Lâ ̣p danh sách cán bô ̣ coi thi , lịch thi, danh sách thí sinh dự thi. Chuẩ n bị vật tư , văn phòng phẩ m (giấ y thi , giấ y nháp , túi đựng bài thi , túi đựng đề thi, tem dán niêm phong , tài liệu đọc tại phòng thi, trách nhiệm của cán bộ coi thi, bô ̣ biên bản.......), cơ sở vâ ̣t chấ t phu ̣c vu ̣ thi tuyể n sinh. - Tổ chức thi tuyể n sinh : Thực hiê ̣n theo đúng quy đinh của Bộ Giáo ̣ dục và đào tạo . Quá trình thi diễn ra theo đúng quy chế dưới sự chỉ đạo của Hô ̣i đồ ng thi và Ban giúp viê ̣c Hô ̣i đồ ng - Tổ chức chấ m thi tuyể n sinh : Bài thi sau khi niêm phong , đưa về phòng Hội đồng , dồ n túi, rọc phách . Bài thi được qua hai lượt chấm và lượt chấ m lầ n 2 là điểm kết luận. - Nhâ ̣p máy kế t quả điể m chấ m , báo cáo kết quả với Hội đồng , họp Hội đồ ng xét trúng tuyể n, công bố điể m chuẩ n và ra quyế t đinh ̣ trúng tuyể n. - Công bố danh sách điể m thi tuyển sinh - Biên chế lớp theo ngành ho ̣c, in giấ y báo và go ̣i ho ̣c sinh nhâ ̣p ho ̣c - Tổ chức nhâ ̣n đơn phúc tra, chấ m phúc tra (nế u có) - Báo cáo HĐTS kết quả chấm phúc tra (nế u có) - Đón thí sinh , tổ chức khai giảng : Công viê ̣c này có ý nghiã rấ t lớn trong viê ̣c ta ̣o cảm giác ban đầ u , tạo không khí vui tươi phấn khởi cho học viên trong ngày nhâ ̣p trường và an tâm ho ̣c tâ ̣p về sau. - Học chính trị đầu khóa: Viê ̣c ho ̣c tâ ̣p chính trị đầu khóa nhằm đảm bảo những nô ̣i dung thiế t thực như phổ biế n quy chế , phổ biế n các chế đô ̣ chính sách đối với học viên , những quy đinh ̣ về ho ̣c tâ ̣p , thi cử , kiể m tra trong suố t khóa học. - Khám sức khỏe - Tổ ng kế t công tác tuyể n sinh Như vâ ̣y, công tác tuyể n sinh là mô ̣t trong những nhiê ̣m vu ̣ quan tro ̣ng của hoạt động đào tạo, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. 58 Công tác tuyể n sinh triǹ h đô ̣ cao đẳ ng hê ̣ vừa làm vừa học của nhà trường áp dụng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và điều kiện thực tế của nhà Trường như đã triển khai tạo tính đồng bộ với hệ đào tạo chính quy nhung vẫn bộc lộ một số hạn chế trong quá trình thực hiện như sau: - Nhà trường có 17 chuyên ngành đào ta ̣o cao đẳ ng nhưng hiê ̣n nay hệ VLVH mới tuyển sinh được 07 chuyên ngành, chủ yếu vẫn là những chuyên ngành đặc thù của trường, còn những chuyên ngành khác mặc dù đã thông báo tuyển sinh rộng rãi nhưng hiện tại vẫn chưa tuyển sinh được. - Ở khâu lập kế hoạch, nhà trường chưa đưa ra các mốc thời gian cụ thể nên các hoa ̣t đô ̣ng còn diễn ra chậm so với kế hoạch, thay vì các hoa ̣t đô ̣ng trong khoảng thời gian, cầ n đưa ra các hoa ̣t đô ̣ng trong mô ̣t điể m thời gian - Một số lớp đặt tại địa phương cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ cho giảng dạy và học tập chưa đảm bảo - Tuyên truyề n công tác tuyể n sinh mang nặng tính thụ động, chưa khai thác hết khả năng, chỉ dựa vào những mối quan hệ truyền thống. Về thủ tục hồ sơ: vẫn còn một số trường hợp chưa đúng quy định, như thiếu văn bằng, thiếu quyết định cử đi học của đơn vị cơ sở; một số đơn vị gửi hồ sơ về trường chậm so với thời gian quy định. - Mô ̣t số ngành ho ̣c số lươ ̣ng ho ̣c viên đăng ký quá it́ , không đủ điề u kiê ̣n mở lớp vì thời gian ho ̣c chưa thić h hơ ̣p , mức ho ̣c phí tăng và khả năng sau khi tố t nghiê ̣p khó xin viê ̣c làm. - Viê ̣c thi 03 môn văn hóa tương đương với hê ̣ chiń h quy đôi khi ta ̣o tâm lý lo sơ ̣ cho ho ̣c viên vì đố i tươ ̣ng của hê ̣ này phầ n lớn là những người đã đi làm, có tuổi. Nhiề u ho ̣c viên có chuyên môn tố t , tay nghề vững vàng nhưng kiế n thức phổ thông bi ̣mai mô ̣t theo thời gian. - Kế t quả thi tuyể n sinh cầ n niêm yế t công khai cho ho c̣ viên biế t sau 20 ngày, kể từ ngày dự thi và công bố rô ̣ng raĩ trên ma ̣ng Hiện tại Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao quyền tự chủ trong công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng hình thức vừa làm vừa học cho các trường được 59 giao chỉ tiêu, cụ thể: “Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm toàn diện trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh hình thức VLVH: Thông báo tuyển sinh, tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi, xây dựng kế hoạch tuyển sinh, ra đề thi, in sao, bảo quản, sử dụng đề thi; tổ chức kỳ thi; chấm thi và phúc khảo; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển; giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến kỳ thi”. Như vậy Trường Đại học Nô ̣i vu ̣ Hà Nô ̣i có thể thay đổi hình thức thi tuyển sinh cho loại hình đào tạo này để giảm bớt thời gian và chi phí cho các sinh viên có nguyện vọng theo học, thực hiện chính sách mở rộng đầu vào, thắt chặt đầu ra để đảm bảo chất lượng đào tạo 2.3.4. Thực trạng quản lý việc xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo trình độ cao đẳng hê ̣ vừa làm vừa học Mặc dù ở hệ giáo dục thường xuyên, tồn tại hai phương thức đào tạo tập trung và không tập trung, nhưng Trường vẫn áp dụng cùng một chương trình giáo dục trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD&ĐT (chỉ bỏ phần giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất đối với hệ đào tạo không chính quy). Theo đúng Qui chế Đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học (Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2007/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo): “Chương trình VLVH trình độ đại học hoặc cao đẳng được các trường xây dựng trên cơ sở chương trình hệ chính quy. Nội dung chương trình VLVH phải bảo đảm các yêu cầu về nội dung của chương trình hệ chính quy cùng trình độ đào tạo”. Chương trin ̀ h đào ta ̣o của Trường có mục đích cung cấp cho học viên hê ̣ thố ng kiế n thức cơ bản và các kỹ năng nghề nghiê ̣p: * Đối với ngành Quản trị văn phòng: Học viên sau khi tố t nghiê ̣p ngành Quản trị văn phòng có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ để đảm bảo thực hiê ̣n tố t các nhiê ̣m vu ̣ đươ ̣c giao trong công tác văn phòng: - Quản lý, triể n khai, hướng dẫn và áp du ̣ng các kỹ thuâ ̣t nghiê ̣p vu ̣ văn phòng - Thực hiê ̣n thành tha ̣o các kỹ thuâ ̣t nghiê ̣p vu ̣ hành chiń h như kỹ thuâ ̣t tham mưu, tổ ng hơ ̣p và cung cấ p thông tin phu ̣c vu ̣ cho hoa ̣t đô ̣ng quản ly.́ .... 60 - Ứng dụng và sử dụng các thiết bị văn phòng hiện đại * Đối với ngành Quản trị nhân lực : Học viên sau khi tố t nghiê ̣p ngành Quản trị nhân lực có năng lực thực hiện các chức trách và nhiệm vụ sau: - Quản trị, tư vấ n , tuyể n du ̣ng và phát triể n nguồ n nhân lực ta ̣i các cơ quan, công ty và doanh nghiê ̣p. - Có năng lực quản lý , triể n khai, hướng dẫn các văn bản quản lý Nhà nước về chế đô ̣ chin ́ h sách , về tổ chức sắ p xế p cán bô ̣ trong cơ quan , tổ chức và điều hành công việc hành chính, thành thạo các kỹ thuật nghiệp vụ tổ chức - Sử du ̣ng thành tha ̣o các thiế t bi ̣văn phòng hiê ̣n đa ̣i , các chương trình phầ n mề m tin ho ̣c thông du ̣ng trong trao đổ i thông tin nghiê ̣p vu ̣ , bảo mật thông tin và quản lý nhân lực. * Đối với ngành Thông tin thư viện: Học viên sau khi tố t nghiê ̣p ngành Thông tin Thư viê ̣n phải: - Nắ m vững cơ sở lý luâ ̣n và phương pháp luâ ̣n c ủa thư viên học, thông tin ho ̣c, thư mu ̣c ho ̣c. - Có kỹ năng thực hành , thành thạo các khâu nghiệp vụ của hoạt động thư viê ̣n và thông tin tư liê ̣u . Có khả năng sử dụng CNTT hiện đại trong công tác TV-TT - Có trình độ nghiệp vụ về tổ chức các hoa ̣t đô ̣ng trong các thư viê ̣n hoă ̣c cơ quan thông tin tư liê ̣u ở cả cấp trung ương và điạ phương. Mục tiêu của chương trình đào tạo thể hiện theo nội dung và cấu trúc của nó và được đảm bảo bằng quá trình thiết kế chương triǹ h đào ta ̣o . Quy trình thiết kế chương trình đào tạo của nhà Trường tuân theo đúng quy đinh ̣ của Bộ Giáo dục và đào tạo: - Thành lập Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo trình độ cao đẳng do Hiê ̣u trưởng là m Chủ tich ̣ Hô ̣i đồ ng , đồ ng chí Phó Hiê ̣u trưởng phu ̣ trách đào ta ̣o làm Phó chủ tich ̣ Hô ̣i đồ ng, Trưởng các khoa chuyên môn là ủy viên. 61 - Căn cứ để thiế t kế , xây dựng chương triǹ h là các Quyế t đinh ̣ của Bô ̣ Giáo dục và đào tạo giao cho Trường đào tạo các ngành ở trình độ cao đẳng theo chương trin ̀ h khung hiê ̣n hành của Bô ̣ Giáo du ̣c và Đào ta ̣o (Quyế t đi ̣nh số 553/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ TWI đào tạo trình độ cao đẳ ng các ngành Quản tri ̣ nhân lực , Quản lý văn hóa và Hành chính Văn thư, Quyế t đ ịnh số 6881/QĐBGDĐT ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về viê ̣c cho phép Trường CĐVTLT TWI đào tạo 04 ngành ở trình độ cao đẳng : Lưu trữ học , Thư ký văn phòng , Quản trị văn phòng và ngành Thông ti n Thư viê ̣n , Quyế t đi ̣nh số : 916/QĐ-CĐVTLT ngày 28/12/2006 của của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc cho phép Trường CĐVTLT TWI đào tạo ngành Hành chính Văn thư ở trình độ cao đẳ ng) - Trên cơ sở các Quyế t đinh ̣ của Bô ̣ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình khung các ngành , Hô ̣i đồ ng xây dựng chương triǹ h tiế n hành xây dựng chương trình đào tạo . Trước tiên, Hô ̣i đồ ng xây dựng các môn học cùng thời lượng phù hợp với quy định củ a Bô ̣ GD&ĐT, sau đó nô ̣i dung chi tiế t của môn ho ̣c đươ ̣c giao về các khoa chuyên môn . - Các Khoa chuyên môn có trách nhiệm xây dựng chương trình đào tạo chi tiế t cho từng ho ̣c phầ n mà miǹ h quản lý , sau đó tiế n hành hô ̣i thảo ở cấ p khoa, cấ p trường , xin ý kiế n đóng góp của các chuyên gia đầ u ngành sau đó trình Hội đồng lần cuối . - Hiê ̣u trưởng duyê ̣t ban hành chương triǹ h đào ta ̣o trong toàn Trường . Sau khi chương trin ̀ h đào ta ̣o cao đẳ ng hệ vừa làm vừa học đươ ̣c bàn hành, qua 6 năm đào ta ̣o , tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên (số lượng 50), sinh viên (số lượng 50) trong nhà trường về viê ̣c xây dựng chương triǹ h đào ta ̣o như sau: 62 của hệ này. Kế t quả thu đươ ̣c Bảng 2.4: Kết quả khảo sát xây dựng chương trình đào tạo T T Đối tƣợng, nội dung II. Cấ u trúc kiến thức chương triǹ h 2 3 4 Phù hợp % SL % SL % 04 8 05 10 Nhiều SL % 17 19 34 38 29 26 58 52 SL % SL % 15 27 30 54 27 13 54 26 08 10 16 20 12 10 24 20 35 12 70 24 03 28 6 56 10 12 20 24 15 08 30 16 35 30 70 60 07 10 14 20 35 15 70 30 08 25 16 50 SL I. Mục tiêu đào tạo Cán bộ quản lý, giảng viên Học viên 1 Tƣơng đố i phù hơ ̣p Không phù hợp Kiế n thƣ́c giáo du ̣c đa ̣i cƣơng Cán bộ quản lý, giảng viên Học viên Đủ Ít Kiế n thƣ́c giáo du ̣c chuyên nghiêp̣ Cán bô ̣ quản lý, giảng viên Học viên Kiế n thƣ́c chuyên ngành Cán bộ quản lý, giảng viên Học viên Phầ n thƣ̣c tâ ̣p Cán bộ quản lý, giảng viên Học viên Qua kết quả thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên cho ta thấy có 29 ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên (58%) và 26 ý kiến của sinh viên (52%) cho rằng mục tiêu đào tạo của nhà trường là phù hợp, sát với thực tế. Đối với cấu trúc kiến thức chương trình, phần kiến thức giáo dục đại cương kết quả thăm dò cho thấy có 27 ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên (54%), 13 ý kiến sinh viên (26%) cho rằng kiến thức giáo dục đại cương là đủ. Về kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, có 03 ý kiến của các bộ quản lý, giảng viên (6%), 28 ý kiến của sinh viên (56%) cho rằng kiến thức giáo dục chuyên nghiệp hiện nay là ít. Phần kiến thức chuyên ngành, có 35 ý kiến (70%) của cán bộ quản lý, giảng viên và 30 ý kiến (60%) của sinh viên cho rằng phần kiến thức chuyên ngành hiện nay là quá ít. Phần thực tập tốt nghiệp, có 35 (70%) ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên, 15 ý kiến (30%) của sinh viên cho rằng thời lượng như thế là đủ. 63 Trong quá trình xây dựng chương trình giáo dục , trường luôn lấy mục tiêu đảm bảo chất lượng đào tạo lên hàng đầu. Điều này được thể hiện khá rõ nét không những ở khâu thiết kế chương trình giáo dục một cách logic, hợp lý, có hệ thống mà còn được thể hiện cả ở khâu tổ chức thực hiện. Các nội dung giảng dạy, thực hành, kiểm tra đánh giá đối với cả hệ giáo dục chính quy và hệ giáo dục thường xuyên đều được thực hiện như nhau. Nhà Trường đã có sự phân cấp trách nhiệm cho các phòng , khoa chuyên môn, trung tâm trong đó q uản lý hoạt động đào tạo là nhiệm vụ chính của Khoa Đào tạo tại chức và bồi dưỡng . Căn cứ vào kế hoạch tuyển sinh hàng năm, Khoa ĐTTC&BD phối hợp với Phòng Quản lý Đào tạo: - Xây dựng và triể n khai viê ̣c thực hiê ̣n kế hoa ̣ch đào ta ̣o từng ho ̣c kỳ , năm ho ̣c, khóa học của các ngành học, xây dựng thời khóa biể u tổ ng thể . - Giao khối lượng giảng dạy cho các Khoa chuyên môn. Khối lượng giảng dạy gồm các nội dung: giảng dạy lý thuyết, thực hành, thí nghiệm, thực tập bộ môn, đồ án môn học, thực tập tốt nghiệp, ra đề, chấm thi. - Quản lý tiến độ giảng dạy , nề nế p lên lớp của giảng viên và sinh viên . Theo dõi, quản lý chất lượng đào tạo , xây dựng và tổ chức thực hiê ̣n kế hoa ̣ch thi, thi hế t môn, thi ho ̣c kỳ , thi tố t nghiê ̣p các lớp. Tổ chức thực hiê ̣n các công tác về hành chính giáo vụ, tổ ng hơ ̣p đánh giá kế t quả đào ta ̣o theo yêu cầ u của cơ quan quản lý chuyên môn và cấ p trên. - Phân công giáo viên chủ nhiệm Tuy nhiên, do trường mới đươ ̣c nâng cấ p nên vai trò của Khoa chưa thật sự nổ i bâ ̣t , các bộ môn trực thuộc trường , khoa mới chỉ đảm nhâ ̣n chủ yế u là công tác giảng da ̣y và nghiên cứu. Để giám sát hoa ̣t đô ̣ng giảng da ̣y và ho ̣c tâ ̣p ta ̣i trường nói chung và đố i với trình đô ̣ cao đẳ ng hê ̣ vừa làm vừa ho ̣c nói riêng , đinh ̣ kỳ đầ u mỗi ho ̣c kỳ và cuối học kỳ , Khoa Đào ta ̣o ta ̣i chức và bồ i dưỡng phố i hơ ̣p cùng Phòng Quản lý Đào tạo , các khoa tiến hành kiểm tra hồ sơ chuyên môn và tình hình 64 thực hiện kế hoạch giảng dạy của giảng viên nhằm đảm bảo việc thực hiện nội dung chương trin ̀ h đã đề ra. Tuy nhiên, trong quá triǹ h triể n khai viê ̣c xây dựng và thực hiê ̣n chương trình đào tạo của nhà trường hiện nay vẫn tồn tại một số vấn đề bất cập sau: - Số lươ ̣ng giảng viên cơ hữu của Trường còn thiế u , đă ̣c biê ̣t mô ̣t số ngành học mới phần lớn là giảng viên mời giảng nên đôi khi kế hoạch môn học bị thay đổi từ kỳ I phải để sang kỳ II mới học đươ ̣c. - Dựa trên kế hoa ̣ch chương trình đã đươ ̣c duyê ̣t , nhà trường đã tiến hành biên soạn đề cương chi tiết của môn học nhưng hiện nay số lượng giáo trình biên soạn còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của học vi ên, mô ̣t số nô ̣i dung giáo trình biên soa ̣n đã lâu, chưa câ ̣p nhâ ̣t thông tin mới. - Giáo trình, học liệu còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu của học và tự học của học viên - Ngoài ra do yêu cầu của Bộ GD-ĐT, chương trình bắt buộc phải tương đương hệ chính quy, đây chính là điểm bất hợp lý của loại hình đào tạo này. Học viên đang theo học hệ VLVH hầu hết là những người đã có việc làm, có kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình làm việc, qua nhiều quá trình đào tạo (THCN, cao đẳng, hoặc một ngành học khác) hoặc đang cần nâng cao kiến thức để có cơ hội tìm được việc làm, do đó họ cần nhiều kiến thức thực hành hơn là lý thuyết trong khi đó chương trình đào tạo của chúng ta vẫn nặng về lý thuyết mà thiếu các kỹ năng thực tiễn. - Đối với các lớp liên kế t đào ta ̣o , đă ̣c biê ̣t các lớp ở tin̉ h xa , viê ̣c phố i hơ ̣p quản lý chưa chă ̣t chẽ , đố i tươ ̣ng ho ̣c viên phầ n lớn là cán bô ̣ đi ho ̣c nên nhiề u ho ̣c phầ n bi ̣cắ t xén , dạy dồn không đủ thời lượng theo quy định , công tác kiểm tra, thanh tra còn chưa chặt chẽ. - Đối với hệ VLVH cần có sự c ân nhắc để cho có sự co giãn về thời gian và chương trình học cho phù hợp. 65 2.3.5. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên, hoạt động học tập của học viên 2.3.5.1. Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên Giảng viên luôn là lực lươ ̣ng nòng cố t trong mỗi nhà trường . Trong hoạt động đào tạo ở trường đại học, người giảng viên là chủ thể, giữ vai trò chủ đạo trong quá trình đào tạo. Giảng viên bằng hoạt động dạy của mình tổ chức, điều khiển, lãnh đạo hoạt động học tập của sinh viên, đảm bảo cho sinh viên thực hiện đầy đủ và có chất lượng cao những yêu cầu đã được quy định phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường. Hoạt động giảng dạy của giảng viên bao gồm cả hoạt động lên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp , quản lý việc người giảng viên thực hiện quy chế đào tạo; quản lý việc sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học. - Giảng viên khi lên lớp phải soạn giáo án, đề cương bài giảng, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho bài giảng, trang phục gọn gàng lịch sự phù hợp với nội dung học tập và đúng với qui định của trường - Giảng viên phải thực hiê ̣n đúng quy đinh ̣ của nhà trường : ra vào lớp đúng giờ, thực hiện đúng thời khoá biểu, giảng dạy đúng nội dung, thời lươ ̣ng quy đinh ̣ của môn ho ̣c . Tuyệt đối không được tự ý thay đổi nội dung chương trình môn học, lịch học. Nếu vì công tác đột xuất hoặc việc riêng không lên lớp được, giảng viên phải báo cáo với Phòng QLĐT và Khoa ĐTTC&BD để bố trí giảng viên khác dạy thay, hạn chế tối đa việc bỏ trống giờ. - Cuối giờ học giảng viên phải ghi đầy đủ thông tin vào sổ lên lớp hàng ngày theo qui định: Thời gian giảng bài, tên bài giảng, theo dõi sĩ số và ghi rõ số học sinh vắng mặt, số tiết lý thuyết, số nhóm và số tiết thực hành, thảo luận nhóm, ký tên xác nhận. - Kiểm tra thường xuyên, định kỳ chấm điểm đảm bảo quy đinh ̣ của mỗi học phần và ghi kết quả vào sổ lên lớp hàng ngày theo qui chế đào tạo, thông báo công khai cho học viên biết kết quả các bài kiểm tra điều kiện. 66 - Kế t thúc học phần, giảng viên cần hoàn thành điểm thành phần các học phần mình giảng dạy, gửi bảng điể m (theo mẫu của Phòng QLĐT) về cho bô ̣ quản quản lý . Giảng viên phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bảng điể m môn ho ̣c mình giảng da ̣y , ghi đầ y đủ thông tin đố i với trường hơ ̣p đă ̣c biê ̣t. Bảng điểm phải lập thành 02 bản, có chữ ký của giảng viên và Trưởng khoa chuyên môn , 01 bản nộp về Khoa ĐTTC &BD để lưu hồ sơ , 01 bản lưu giữ ta ̣i khoa chuyên môn . Đối với trường hợp sai sót , hoă ̣c nhầ m lẫn về điể m , giảng viên phải nộp bảng điểm bổ sung và bản tường trình lý do. Quản lý hoạt động dạy của giảng viên bao gồm các nội dung: quản lý việc người giảng viên thực hiện quy chế đào tạo; quản lý việc sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học. Đế n năm học 2012, Trường Đa ̣i ho ̣c Nô ̣i vu ̣ Hà Nô ̣i có 194 giảng viên trong đó 05 PGS.TS, 15 TS và 68 Thạc sỹ. Ngoài giảng viên cơ hữu , trường còn mời các nhà khoa học , giảng viên của các trường đại học , cao đẳ ng , học viê ̣n, các ngành k hác đã từng có kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động khoa học có uy tín tham gia . Số giảng viên thin̉ h giảng trên 56 người Mă ̣c dù Khoa ĐTTC &BD đã đã cải tiến phương pháp quản lý, thực hiện nghiêm túc qui trình công việc song trong công tác quản lý hoạt động dạy của giảng viên vẫn bộc lộ một số hạn chế: - Hạn chế lớn nhất của quản lý công tác soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giảng viên là công tác tổ chức kiểm tra đột xuất giáo án của giảng viên . Cán bộ giảng dạy của nhà trường không phải tất cả đều được đào tạo từ các trường sư pha ̣m mà phầ n nhiề u từ các trường chuyên ngành vì vâ ̣y năng lực soạn bài và nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế. - Nhiề u giảng viên lên lớp chưa thực sự tâm huyế t với nghề , vẫn xuấ t hiê ̣n tâm lý coi ho ̣c viên hê ̣ VLVH triǹ h đô ̣ thấ p , đi ho ̣c mu ̣c đić h chỉ lấ y bằ ng, không cầ n kiế n thức nên giảng da ̣y qua loa , cắ t xén chương triǹ h , đă ̣c biê ̣t những lớp liên kế t đào ta ̣o còn thiế u sự quản lý, giám sát chặt chẽ. 67 - Vì đội ngũ giảng viên tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ nên không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế trong chuyên môn và kinh nghiệm . Nhiề u giảng viên vừa tham gia giảng da ̣y , vừa phải đi ho ̣c bồ i dưỡng nâng cao triǹ h đô ̣ chuyên môn nên công viê ̣c đôi khi trở nên quá tải. - Ở một số bộ môn nhiều giảng viên dạy vượt giờ rất lớn, đă ̣c biê ̣t đố i với những môn đă ̣c thù , chuyên ngành của trường . Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ giảng viên mà còn tác động đến chất lượng giảng dạy, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy v.v.. Mặt khác do quá tải, một số bộ môn đã yêu cầu giảng viên còn rất trẻ giảng dạy hệ vừa làm vừa học, do thiếu kinh nghiệm nên đã phần nào ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của học viên. - Cơ sở vâ ̣t chấ t chưa đươ ̣c trang bi ̣đồ ng bô ̣ ảnh hưởng đế n viê ̣c lên lớp của giảng viên , mô ̣t số phòng ho ̣c còn thiế u micro , máy chiếu , quạt mát, ánh sáng, đă ̣c biê ̣t đố i với môn ngoa ̣i ngữ , viê ̣c ho ̣c viên hê ̣ vừa làm vừa ho ̣c đươ ̣c học trong phòng máy là rất hãn hữu. Để nâng cao hiê ̣u quả quản lý hoa ̣t đô ̣ng da ̣y ho ̣c , nhà trường đã nhận thức đươ ̣c cầ n thiế t phải xây dựng hê ̣ thố ng các biê ̣n pháp cu ̣ thể quản lý hoạt đô ̣ng đổ i mới phương pháp giảng da ̣y . Tác giả đã tiến hành khảo sát , thăm dò ý kiến của 90 giảng viên của trường về mức độ sử d ụng các phương pháp giảng dạy của giảng viên: Bảng2.5 : Khảo sát, thăm dò ý kiến của trường về mức độ sử dụng các phương pháp giảng dạy của giảng viên TT 1 2 3 4 5 Các phƣơng pháp dạy học Giảng giải Thuyết trình Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề Gợi mở vấn đáp Thảo luận nhóm Thƣờng xuyên Không TX Không sử dụng SL 35 72 % 39 80 SL 50 12 % 56 13 SL 05 6 % 6 7 42 41 35 39 13 14 36 41 40 46 54 45 60 50 10 14 11 16 68 Nhâ ̣n xét : Qua bảng số liệu trên cho ta thấy phần lớn các giảng viên lên lớp lựa chọn phương pháp giảng dạy truyền thống là phương pháp thuyết trình “thầy giảng trò nghe và ghi” (chiếm 80%), các phương pháp giảng dạy khác đều có sự lựa chọn thấp. Sở dĩ có sự lựa chọn như vậy là do học viên là đối tượng vừa đi làm vừa đi học, thường xuyên bị chi phối bởi công việc, gia đình nên hầu như không có thời gian đến phòng lab, thư viện để nghiên cứu tài liệu, tự học, tự nghiêm cứu để nắm bắt được vấn đề. Đặc biệt những lớp học đặt tại địa phương nên học viên càng không thể có các điều kiện tiếp cận với phương tiện hỗ trợ học tập. Phương pháp thuyết trình vẫn còn được áp dụng cho các sinh viên, đặc biệt học viên hệ VLVH. Người học thụ động trong quá trình học, học chỉ nhận được thông tin từ người giảng, không có thời gian để tìm tòi, nghiên cứu những cái mới, kiến thức riêng biệt bằng kiến thức và suy nghĩ riêng của mình. Các giảng viên lại chưa mạnh dạn thay đổi phương pháp giảng dạy, có những giảng viên cao tuổi không tiếp cận được công nghệ thông tin nên còn giảng chay, không có phương tiện giảng dạy hỗ trợ. Nhiều giảng viên muốn thay đổi phương pháp giảng dạy nhưng điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan hơn là chủ quan của người dạy. Do đó để giảng viên có thể thay đổi phương pháp giảng dạy, cần phải có sự thay đổi từ nhiều phía, cả giảng viên, học viên và những nhà quản lý. Bảng 2.6: Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên T T 1 2 3 4 Nội dung Tốt SL % Khá SL % Quản lý việc thực hiện 25 27.7 51 56.6 chương trình giảng dạy Quản lý việc lập kế hoạch 17 18.8 46 51.1 công tác của giảng viên Quản lý công tác soạn bài 15 16.6 35 38.8 và chuẩn bị bài lên lớp Quản lý nề nếp lên lớp của 5 5.55 25 27.7 giảng viên 69 Trung bình Yếu SL % SL % 13 14.4 1 1.1 27 30 0 0 45 50 0 0 55 61.1 5 5.55 T T 5 6 7 8 Nội dung Tốt SL % Trung bình Khá SL Quản lý việc vận dụng và cải tiến phương pháp, hình 14 15.5 42 thức tổ chức DH Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 9 10 20 của sinh viên Quản lý việc thực hiện quy 19 21.1 52 định về hồ sơ chuyên môn Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ 24 26.6 57 chuyên môn, nghiệp vụ Yếu % SL % SL % 46.6 32 35.5 2 2.22 22.2 57 63.3 4 4.44 57.7 19 21.1 0 0 63.3 7 7.77 2 2.22 Qua bảng khảo sát ta thấy nội dung được đánh giá tốt nhất là việc quản lý thực hiện chương trình giảng dạy và quản lý hoạt động tự bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn. Các hoạt động còn lại được đánh giá ở mức khá, thậm chí có cán bộ, giáo viên còn đánh giá việc quản lý nề nếp lên lớp của giảng viên còn yếu. Bảng 2.7: Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá giờ dạy của giảng viên T T 1 2 3 4 5 6 7 Nội dung Tổ chức các khoa, tổ bộ môn dự giờ thường xuyên Dự giờ đột xuất các giảng viên giảng dạy Tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá sau dự giờ Nâng cao nhận thức về nhiệm vụ đổi mới PPGD Bồi dưỡng nâng cao năng lực PP cho giảng viên Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện, ứng dụng kỹ thuật mới trong dạy học Tổ chức hội thảo vận dụng và đổi mới PPDH Tốt SL % Khá SL % Yếu TB SL % SL % 13 14.4 22 24.4 45 55.5 10 11.1 19 21.1 25 27.7 44 48.8 02 2.22 14 15.5 29 32.2 36 40 09 10 25 27.7 17 18.8 39 43.3 09 10 12 13.3 15 16.6 37 41.1 26 28.8 29 32.2 31 34.4 30 33.3 0 0 35 38.8 39 43.3 16 17.7 0 0 70 Kết quả điều tra cho thấy việc thực hiện các biện pháp còn hạn chế như tổ chức các khoa chuyên môn dự giờ thường xuyên và dự giờ đột xuất của cán bộ giảng dạy mức độ đánh giá ở mức trung bình khá cao, nguyên nhân do số lượng cán bộ giảng dạy còn thiếu, nhà Trường đang trong giai đoạn nâng cấp lên đại học nên không đủ thời gian tổ chức dự giờ thường xuyên. Để bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ cán bộ giảng viên, NT đã quan tâm đến hoạt động dự giờ, xây dựng quy định cụ thể về chế độ dự giờ của mỗi cán bộ giảng dạy. Xây dựng kế hoạch dự giờ thường xuyên cho các khoa và tổ chuyên môn. Thông qua dự giờ các khoa, tổ chuyên môn chỉ đạo, rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp và tổ chức hoạt động dạy học trên cơ sở đó góp phần bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ. Bên cạnh đó, biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực phương pháp cho giảng viên viên và kỹ năng sử dụng phương tiện, ứng dụng kỹ thuật mới trong giảng dạy không được đánh giá cao. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học thì việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong giảng dạy có vai trò quan trọng góp phần làm thay đổi cả hình thức tổ chức dạy học cũng như phương pháp dạy học. Để sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học mới, các kỹ thuật hiện đại thì việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực sử dụng các phương tiện kỹ thuật là công việc thường xuyên và lâu dài, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. 2.3.5.2. Quản lý hoạt động học tập của học viên Cơ sở pháp lý Trường Đa ̣i ho ̣c Nô ̣i vu ̣ Hà Nô ̣i hiê ̣n đang quản lý hoa ̣t đô ̣ng ho ̣c tâ ̣p của học viên theo Qui chế Học viên các trường đại học, cao đẳng, và trung cấp chuyên nghiệp hình thức vừa làm vừa học (Ban hành kèm theo Thông tư số 09 /2010/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Mục đích tạo môi trường học tập, rèn luyện tốt cho sinh viên; nâng cao tính chủ động, khai thác kinh nghiệm của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường. 71 Khoa ĐTTC&BD phố i hơ ̣p Phòng Công tác sinh viên thực hiê ̣n nhiê ̣m vụ này. Theo quy chế , thí sinh sau khi đã trúng tuyển trở thành học viên của trường, học viên có các quyền và nghĩa vụ sau: Quyền lơ ̣i 1. Được nhận vào học đúng ngành nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường. 2. Được nhà trường tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện theo quy định của nhà trường; được nhà trường phổ biến nội quy, quy chế, chương trình, kế hoạch về học tập, thực tập, thi TN và chế độ, chính sách của Nhà nước có liên quan đến học viên. 3. Được tạo điều kiện trong học tập và rèn luyện, bao gồm: a) Sử dụng thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học, văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao. b) Tham gia nghiên cứu khoa học, thi Olympic môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ. c) Tham gia các hoạt động xã hội có liên quan ở trong và ngoài nhà trường theo quy định của pháp luật; các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường. d) Đăng ký học kéo dài thời gian thực hiện chương trình hoặc tích lũy kiến thức, tạm ngừng học, nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập vì lý do cá nhân, chuyển ngành học, chuyển trường theo quy định của quy chế về đào tạo hình thức vừa làm vừa học của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với từng trình độ đào tạo. 4. Trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị về các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường; đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Hiệu trưởng giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của học viên. 72 5. Được nhà trường cấp bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định; cấp bảng điểm học tập, các giấy tờ có liên quan khác và giải quyết các thủ tục hành chính. Nghĩa vụ 1. Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy chế, nội quy, điều lệ nhà trường; sử dụng thẻ học viên đúng quy định của nhà trường. 2. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sống văn minh. 3. Giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường. 4. Thực hiện nhiệm vụ học tập, tu dưỡng theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của nhà trường; bảo đảm thời gian lên lớp, chủ động tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và tự rèn luyện đạo đức, lối sống. 5. Đóng học phí đúng thời hạn theo quy định. 6. Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các hoạt động khác của học viên, cán bộ, giảng viên, giáo viên; kịp thời báo cáo với bộ môn, khoa, phòng chức năng, Hiệu trưởng nhà trường hoặc các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế khác của học viên, cán bộ, giảng viên, giáo viên trong trường. 7. Tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Học viên hê ̣ VLVH phầ n lớn là những người vừa đi làm vừa đi ho ̣c nên yêu cầ u ở ho ̣c viên hê ̣ này phải có tinh thầ n khắ c phu ̣c khó khăn , tính tự giác và khả năng tự học , tự nghiên cứu . Vì vậy, nế u ho ̣c viên không t ích cực tham gia vào quá trin ̀ h liñ h hô ̣i kiế n thức, chủ động trong học tập thì chất lượng đào tạo không thể đạt hiệu quả cao. 73 Qua khảo sát và lấy ý kiến của 20 giảng viên và 50 học viên các lớp cao đẳng hệ vừa làm vừa học, kết quả thu được về thực trạng hoạt động học tập của học viên như sau: Bảng 2.8: Thực trạng hoạt động học tập của học viên các lớp cao đẳng hệ vừa làm vừa học T T 1 2 3 4 Nội dung Tốt SL % Ý thức, thái độ của học viên 21 30.0 khi tham gia quá trình học tập Tham gia hoạt động học tập ngoài giờ (học và làm bài tập về nhà, hệ thống hóa kiến 14 20.0 thức đã học trên lớp), chuẩn bị bài trước khi tới lớp. Tham gia tích cực hoạt động 19 27.1 học tập trên lớp Đọc tài liệu tham khảo, 9 12.8 nghiên cứu tài liệu ở thư viện Khá Yếu TB SL % SL % SL % 37 52.8 7 10.0 5 7.14 27 38.5 13 18.5 16 22.8 32 45.7 13 18.5 21 30.0 29 41.4 11 15.7 6 Qua bảng khảo sát trên cho chúng ta thấy có 37 ý kiến (52.8%) cho rằng ý thức thái độ của học viên khi tham gia quá trình học tập ở mức Khá, đối với hoạt động học tập ngoài giờ có 16 ý kiến (22.8%) đánh giá ở mức Trung bình. Sở dĩ vẫn còn tồn tại học viên không tham gia các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp như làm bài tập về nhà, hay chuẩn bị bài trước khi tới lớp xuất phát từ nguyên nhân do đối tượng học viên hệ VLVH vừa phải gánh vác công việc cơ quan, vừa phải hoàn thành trách nhiệm công việc gia đình nên quỹ thời gian hạn hẹp, nếu học viên không biết sắp xếp hợp lý sẽ gây công việc chồng chéo, ảnh hưởng tới chất lượng học tập. 32 ý kiến (45.7%) cho rằng học viên tham gia tích cực hoạt động học tập trên lớp mức Khá, 11 ý kiến (15.7%) đánh giá số học viên tự đọc tài liệu tham khảo, hay tham gia hoạt động học tại thư viện ở mức Yếu Ngoài ra, chúng tôi còn phỏng vấn trực tiếp giảng viên, cán bộ QL lớp và học viên về tình trạng học viên đi học muộn, bỏ tiết, trốn học và nhận thấy 74 8.57 tình trạng này vẫn còn tồn tại khá phổ biến, đặc biệt các lớp hệ VLVH học vào thứ 7 và Chủ nhật, do học viên ở tỉnh xa không thể về Trường từ ngày hôm trước (học viên phụ thuộc lịch làm việc cơ quan), sáng hôm sau mới về Trường sớm nên thường vào muộn tiết đầu. Đối tượng học viên hệ VLVH rất đa dạng , không đồ ng nhấ t về lứa tuổ i , trình độ, khác nhau về điều kiện công tác và hoà n cảnh gia đình điề u này ảnh hưởng tới nhu cầ u , đô ̣ng cơ và thái đô ̣ của người ho ̣c. Để quản lý tố t quá trình học tập của học viên cần phải có sự nghiên cứu , hiể u rõ đă ̣c điể m của đố i tươ ̣ng cầ n quản lý, từ đó có biê ̣n pháp phù hợp Hình thức tổ chức các lớp hệ VLVH phổ biến hiện nay là học ngoài giờ, việc học ngoài giờ là hợp lý và cần thiết, tuy nhiên cũng chứa đựng nhiều thách thức, nhiều học viên đi làm cả ngày khi đến lớp quá mệt mỏi không tập trung nghe giảng, không chuẩn bị bài trước khi tới lớp. Đối với các lớp học liên kết tại địa phương , cầ n phải siế t chă ̣t hơn công tác quản lý học viên . Thường xuyên thông tin kip̣ thời phổ biế n quy chế đào tạo, quy chế sinh viên cho ho ̣c viên VLVH. Kế hoạch dạy và học cho sinh viên tại địa phương đôi khi bị thay đổi do phụ thuộc vào giảng viên, nhất là một số mô học mới, ít có giảng viên tham gia giảng dạy. Sinh viên là cán bộ công chức, việc thay đổi lịch học và giờ học không đúng với kế hoạch sẽ làm cho học viên gặp khó khăn trong thu xếp công việc tại cơ quan. 2.3.6. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo trình độ cao đẳng hê ̣ vừa làm vừa học Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên là một khâu rất quan trọng trong công tác đào tạo của tất cả các hình thức đào tạo nói chung và của hình thức đào tạo VLVH nói riêng. Kiểm tra đánh giá không chỉ nhằm đánh giá năng lực, trình độ nhận thức của sinh viên mà hơn thế nữa nó phải tạo ra động lực thúc đẩy cả quá trình dạy và học. Kiể m tra đánh giá là viê ̣c làm tự nguyê ̣n của cơ sở đào ta ̣o nhằ m hai mục đích: 75 - Mô ̣t là : Đảm bảo với những đố i tươ ̣ng tham gia vào quá triǹ h đào ta ̣o rằ ng chương trin ̀ h đào ta ̣o , hay mô ̣t trường , khoa nào đó đã đa ̣t hay vươ ̣t những chuẩ n mực nhấ t đinh ̣ về chấ t lươ ̣ng - Hai là : Kiể m đinh ̣ sẽ giúp nhà trường liên tu ̣c cải tiế n và nâng cao chấ t lươ ̣ng đào ta ̣o Đánh giá chấ t lươ ̣ng đào ta ̣o gồ m các tiêu chí sau đây : 1. Tiêu chí 1: Sứ ma ̣ng và mu ̣c tiê u; 2. Tiêu chí 2: Tổ chức và quản lý ; 3. Tiêu chí 3: Chương triǹ h đào ta ̣o ; 4. Tiêu chí 4: Hoạt động đào tạo; 5. Tiêu chí 5: Đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên ; 6. Tiêu chí 6: Người ho ̣c; 7. Tiêu chí 7: NCKH ứng du ̣ng, phát triển và chuyển g iao công nghê ̣; 8. Tiêu chí 8: Hơ ̣p tác quố c tê; 9. Tiêu chí 9: Thư viê ̣n, trang thiế t bi ̣ho ̣c tâ ̣p và cơ sở vâ ̣t chấ t khác . Tại Chương II của Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳ ng (Ban hành kèm theo Quyế t đi ̣n h số : 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ) đánh giá chất lượng giáo dục Tổ chức kiểm tra và thi hết học phần cho sinh viên là nhằm đánh giá được kết quả học tập của sinh viên cũng như thành quả đào tạo và quản lý đào tạo của nhà trường, của Khoa ĐTTC và bồi dưỡng. Tác giả đã tham khảo, lấy ý kiến của học viên về hình thức thi hết học phần nào là thích hợp nhất, phần lớn học viên lựa chọn hình thức thi trắc nghiệm, kết quả này cũng phù hợp với xu hướng chung hiện nay mà các giảng viên cũng như các nhà quản lý đang lựa chọn. 76 Bảng 2.9: Bảng lựa chọn hình thức thi hết học phần của học viên Hình thức thi hết học phần Số lƣợng Vấn đáp % 12 11.4 Thi viết tự luận 31 29.5 Thi trắc nghiệm 45 42.8 Bài tập tiểu luận 17 16.1 105 100 Tổng Mặc dù vậy nhưng các hình thức thi hết học phần vẫn sử dụng hình thức tự luận là chủ yếu. Sinh viên hệ VLVH rất ít có thời gian để chuẩn bị bài trước khi đến lớp, ôn lại các kiến thức cũ được nghe giảng ở trên lớp và khám phá thêm những kiến thức mở rộng, chính vì vậy mà sinh viên rất ngại chọn hình thức thi vấn đáp hoặc thi viết mà không được tham khảo tài liệu. Kết quả học tập vì vậy chưa cao, sinh viên đi thi với tâm lý đối phó nhiều hơn là để đánh giá kiến thức thực tế. Bảng 2.10: Kết quả khảo sát về mức độ nghiêm túc trong thi cử của các lớp cao đẳng hệ VLVH TT 1 2 TT 1 2 TT 1 2 Đối tƣợng khảo sát Cán bộ quản lý, giảng viên Học viên Đối tƣợng khảo sát Cán bộ quản lý, giảng viên Học viên Đối tƣợng khảo sát Cán bộ quản lý, giảng viên Học viên Số lƣợng Mức độ nghiêm túc của tổ chức thi Tương đối Chưa Nghiêm túc nghiêm túc nghiêm túc 20 14 04 02 30 15 12 03 Số lƣợng Mức độ nghiêm túc của cán bộ coi thi Tương đối Chưa Nghiêm túc nghiêm túc nghiêm túc 20 15 04 01 30 23 05 02 Số lƣợng Mức độ nghiêm túc của học viên trong thi cử Tương đối Chưa Nghiêm túc nghiêm túc nghiêm túc 20 04 07 09 30 04 12 14 77 Qua bảng khảo sát chúng ta thấy việc tổ chức thi đều được cán bộ quản lý, giảng viên và học viên đánh giá cao, không có biểu hiện tiêu cực, cán bộ coi thi thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế. Tuy nhiên trong quá trình thi, học viên hệ VLVH do quỹ thời gian dành cho việc học tập và ôn bài còn hạn chế nên vẫn xuất hiện tình trạng mở vở chép bài, kết hợp tâm lý “nương nhẹ” của cán bộ coi thi với hệ này nên kết quả thi chưa đánh giá đúng kiến thức thực tế. 2.4. Đánh giá thực trạng 2.4.1. Những mặt được về quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của nhà Trường Được sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo nhà trường cộng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ giảng viên nhà trường, trong những năm qua hệ đào tạo VLVH của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã có được vị trí nhất định trong hoạt động đào tạo của nhà trường. Tuy số ngành nghề đào tạo tuyển sinh chưa được nhiều nhưng cũng đã tăng lên so với ban đầu, số địa điểm đặt lớp đã được mở rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước. Qua phân tích thực trạng quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ VLVH của Trường ĐHNV Hà Nội, tối thấy có những mặt mạnh như sau: - Với cơ cấu tổ chức đồng bộ và hợp lý, đội ngũ giảng viên trẻ, đội ngũ cán bộ quản lý mạnh, giàu nhiệt huyết, không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức đã góp phần phát triển công tác giáo dục của nhà trường đặc biệt nâng cao năng lực đào tạo hệ VLVH trong nhà trường. - Có đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp - Nhà trường luôn quan tâm đến công tác tuyển sinh và được mở rộng trên khắp cả nước thu hút lượng lớn học viên đăng ký tham gia thi tuyển, ngày cành khẳng định uy tín của nhà trường. - Từ khi được nâng cấp, Trường được đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất tương đối tốt, phù hợp và đáp ứng công tác đào tạo - Chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy của GV, khuyến khích GV tham gia nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến trong dạy học. 78 Với tiềm năng của mình, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hoàn toàn có thể tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động 2.4.2. Những mặt tồn tại về quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của nhà Trường Bên cạnh những mặt mạnh, quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ VLVH của nhà trường còn tồn tại một số vấn đề sau đây: - Việc quản lý thực hiện kế hoạch đào tạo nhiều khi chưa tốt, việc quản lý giờ giấc lên lớp của giảng viên, học viên còn dễ dãi buông lỏng. - Quản lý, kiểm tra đánh giá đối với hệ VLVH còn nương nhẹ, có phần dễ và buông lỏng hơn hệ chính quy do sự phối hợp, liên kết với các địa điểm đặt lớp chưa chặt chẽ, tâm lý những người đi học hệ vừa làm vừa học chưa thực sự là học để lấy kiến thức. - Chưa có hệ thống quản lý chất lượng tổng thể. - Hệ thống tài liệu, giáo trình chưa đầy đủ, các bài giảng chủ yếu do các giảng viên tự soạn, khả năng cập nhật những kiến thức mới vào tài liệu chưa nhiều. - Công tác tuyển sinh vẫn còn hạn chế do công tác tổ chức chưa chặt chẽ, cách làm chưa khoa học và chưa có sự thay đổi, bứt phá, vẫn theo lối mòn truyền thống. - Chưa đánh giá được thực sự chất lượng của học viên, kỹ năng thực hành của các học viên còn yếu. Hiện nay, dư luận xã hội đang phê phán rất nhiều về chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học, nhưng nhu cầu học tập của các tầng lớp xã hội ngày càng cao. Do vậy, vấn đề quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ VLVH của Trường ĐHNV Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực là hết sức quan trọng Để đánh giá về thực trạng công tác quản lý hoạt động đào tạo này trong thời gian qua, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của 20 giảng viên và 30 cán bộ quản lý về những vần đề cần quan tâm trong công tác đào 79 tạo nói chung và hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ VLVH nói riêng, kết quả thu được như sau: Bảng 2.11: Đánh giá của GV, CBQL về những vấn đề cần quan tâm trong nhà trường hiện nay TT Nội dung 1 Về công tác tuyển sinh Về công tác lập kế hoạch đào tạo và thực hiện kế hoạch đào tạo Về quản lý chương trình đào tạo Về quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên, hoạt động học của sinh viên Về công tác kiểm tra, đánh giá, xét lên lớp và công nhận tốt nghiệp Về đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo Về việc liên kết đào tạo giữa nhà trường và cơ sở liên kết đào tạo 2 3 4 5 6 7 Ý kiến lựa chọn Tỷ lệ (%) Thứ bậc 45 90.0 3 41 82.0 5 36 72.0 6 50 100 1 46 92.0 2 35 70.0 7 42 84.0 4 Thông qua bảng thống kê trên chúng ta thấy những vần đề mà lãnh đạo cũng như giảng viên quan tâm trong công tác quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ VLVH của nhà trường là tập trung vào quản lý hoạt động giảng dạy, hoạt động học của giảng viên, sinh viên, công tác kiểm tra, đánh giá xét lên lớp và công nhận tốt nghiệp cho học viên. 2.4.4. Nguyên nhân hạn chế và những bài học rút ra Hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ VLVH của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội còn tồn tại những hạn chế và bất cập do một số yếu tố: - Cơ chế quản lý, chính sách chưa đồng bộ, thống nhất, chưa đủ mạnh để tạo động lực cho đào tạo hệ VLVH phát triển, đặc biệt cơ chế tài chính, thủ tục thanh quyết toán còn rườm rà. - Khâu quản lý, chỉ đạo còn thiếu cụ thể, phân công, phân cấp chỉ đạo còn chồng chéo nên hiệu quả quản lý chưa cao. Trình độ, năng lực QL của các cấp chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển GD&ĐT. - Nội dung chương trình, quy trình đào tạo chưa được đổi mới toàn diện, đồng bộ. 80 - Năng lực, trình độ của đội ngũ GV còn hạn chế, chưa được chuẩn hóa. Cán bộ QL chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc điều hành công tác đào tạo hệ VLVH, còn thiếu những biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học. - Tính năng động, sáng tạo còn hạn chế, chưa bắt kịp yêu cầu phát triển của thị trường và xã hội để chủ động trng việc chon nghề và quyết định quy mô tuyển sinh cũng như tổ chức quá trình đào tạo. Tiểu kết chƣơng 2 Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là một trường đa ngành, đa lĩnh vực có nhiệm vụ đào tạo bậc đại học và cao đẳng với các hệ đào tạo chính quy và VLVH. Trong những năm qua, Trường đã đào tạo và cung cấp cho xã hội một đội ngũ đông đảo cán bộ có trình độ trong lĩnh vực công tác nội vụ, văn phòng và các ngành nghề khác, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HDDH đất nước. Với nhiệm vụ trọng tâm là phân tích thực trạng quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ VLVH của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội về công tác tuyển sinh, công tác tổ chức quản lý và lập kế hoạch đào tạo, công tác xây dựng chương trình đào tạo, quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên, hoạt động học tập của học viên. Bên cạnh những kết quả đạt được của nhà Trường trong thời gian qua trong việc tổ chức đào tạo loại hình đào tạo không chính quy, chương 2 đã chỉ ra những hạn chế, bất cập cần khắc phục. Sở dĩ có tình trạng trên là do nhiều nguyên nhân khác nhau, có nguyên nhân thuộc về yếu tố khách quan, có nguyên nhân thuộc về yếu tố chủ quan. Kết quả của quá trình nghiên cứu này cùng với những nguyên nhân đã phân tích ở trên sẽ giúp chúng ta đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý trình độ cao đẳng hệ VLVH của nhà Trường. 81 CHƢƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ QUÁ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 3.1. Định hƣớng phát triển của Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội 3.1.1. Định hướng phát triển nhà trường trong giai đoạn 2012-2015 tiến đến năm 2020 Trải qua 40 năm xây dựng trưởng thành và phát triển, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã trở thành đơn vị đào tạo có uy tín, cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho ngành nội vụ và cho xã hội. Trong thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường, sự phối hợp trong công tác đào tạo giữa các khoa, các phòng ban chức năng với các đơn vị liên kết đào tạo, nhà trường luôn xác định hệ VLVH đóng vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực. Cần khẳng định rằng VLVH là phương thức đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đa dạng của đất nước. * Mục tiêu Trong giai đoạn 2011 đến năm 2020, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội phấn đấu trở thành Trường Đại học đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ sau đại học, đại học và thấp hơn trong lĩnh vực công tác nội vụ và các ngành nghề khác, nghiên cứu khoa học và triển khai áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thuộc các lĩnh vực do Bộ Nội vụ quản lý, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, phấn đấu phát triển toàn diện khẳng định thương hiệu và uy tín của nhà trường * Định hướng phát triển Quy mô, ngành nghề đào tạo: Ngành đào tạo được xác định theo nhu cầu nguồn nhân lực của Bộ Nội vụ, theo nhu cầu xã hội và góp phần đáp ứng nhân lực phát triển kinh tế xã hội của đất nước. - Đào tạo trình độ đại học: Giai đoạn 2011-2015 đào tạo 09 ngành, chuyên ngành. Giai đoạn 2016-2020 đào tạo 17 ngành, chuyên ngành đào tạo. 82 - Đào tạo trình độ cao đẳng: 15 ngành học - Đào tạo TCCN: 07 ngành học Từ năm 2012 đào tạo chính quy, vừa làm vừa học các trình độ: ĐH, cao đẳng, TCCN, Cao đẳng nghề, TC nghề. - Đào tạo liên thông: từ trình độ TC lên cao đẳng, từ trình độ cao đẳng lên ĐH, từ trình độ TC lên ĐH. - Quy mô đào tạo của trường năm 2015 sẽ đạt khoảng 8.000 sinh viên, học sinh tại Hà Nội, 2.500 sinh viên tại cơ sở Đà Nẵng, Quảng Nam và thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh; năm 2020 quy mô tuyển sinh tương ứng là 11.000 và 4.000 sinh viên. Năm 2017 nhà trường sẽ đào tạo thạc sĩ cho một số ngành khi đủ điều kiện, năm 2020 sẽ đào tạo nghiên cứu sinh. - Xây dựng và phát triển các ngành học mới thuộc kĩnh vực QLNN của Bộ Nội vụ - Ngoài ra, hàng năm Trường thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ kiến thức, kỹ năng QLNN và QL chuyên ngành cho 2.500 đến 3.000 cán bộ, công chức, viên chức theo nhiệm vụ Bộ Nội vụ giao và theo nhu cầu xã hội Tổ chức, nhân sự - Phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với ngành nghề đào tạo, đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, trình độ tin học, ngoại ngữ, năng lực, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và quy mô đào tạo. - Tăng cường quan hệ hợp tác trong nước và nước ngoài với các trường đại học, học viện, các viện nghiên cứu, các cơ sở sản xuất để trao đổi học thuật, kinh nghiệm đào tạo cho đội ngũ cán bộ, viên chức của Trường, thực hiện các chương trình khoa học công nghệ và chuyển giao các sản phẩm KHCN. Cơ sở vật chất - Thực hiện Đề án quy hoạch trường đến năm 2015 tiến đến năm 2020 nhằm nâng cấp phát triển quy mô trường, ngành nghề đào tạo. 83 - Đầu tư xây dựng mở rộng cơ sở vật chất, tăng cường thiết bị phục vụ đào tạo, hiện đại hóa trang thiết bị giảng dạy, giảng đường, các phòng phục vụ học tập dành cho sinh viên (phòng vi tính, trang thiết bị học ngoại ngữ, tin học, các phòng tự học và không gian hoạt động dành cho sinh viên). Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, trong đó ưu tiên tăng cường hệ thống máy tính, đồng bộ hóa dữ liệu quản lý đào tạo. - Hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ đào tạo, vận hành có hiệu quả hệ thống thông tin quản lý nhà trường. 3.1.2. Định hướng phát triển hệ vừa làm vừa học trong thời gian tới Trên cơ sở định hướng phát triển nhà trường nói chung thì định hướng phát triển hệ VLVH trong thời gian tới hướng vào các nội dung sau đây: - Tăng quy mô và ngành nghề đào tạo - Đổi mới chương trình đào tạo theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa, tiếp thu có chọn lọc các chương trình đào tạo của các trường có uy tín. - Xây dựng lộ trình và thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện để người học tích lũy kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển lên học các cấp học cao hơn. - Hàng năm tổ chức rà soát, đánh giá chương trình đào tạo của nhà trường để có những điều chỉnh cần thiết phù hợp với nhu cầu xã hội 3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ VLVH của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu nhất định vẫn còn những thiếu sót, bất cập. Từ đó, đề xuất những biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường, những biện pháp đó phải tuân thủ các nguyên tắc sau: 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn Việc đề xuất các biện pháp cần căn cứ vào kinh nghiệm và khả năng thực tế của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, trên các mặt cơ sở vật chất, ngành nghề đào tạo, đội ngũ giảng viên. Việc khảo sát và đánh giá cơ sở vật chất, tài 84 chính, các ngành đào tạo và số lượng cũng như năng lực của đội ngũ giảng viên là cần thiết và cần phải làm trước nhất để giúp chúng ta nhận thấy được đầy đủ các giới hạn của các nguồn lực tham gia cho công tác đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học trong tương quan với các bậc đào tạo khác theo các hình thức đào tạo của Nhà trường, từ đó giúp cho nhà quản lý xác định đúng và đầy đủ các nguồn lực cho bậc đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của Trường. Các biện pháp được đề xuất cần phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển, quy hoạch phát triển của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, phù hợp với quy mô và ngành nghề đào tạo của từng giai đoạn trong tương lai. Điều này là cần thiết để giúp cho Nhà trường phát triển theo đúng lộ trình và có hiệu quả cao trong tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, trong đó có đào tạo trình độ cao đẳng theo hình thức vừa làm vừa học. 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi Nguyên tắc khả thi trong việc đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội thể hiện ở các mặt sau: - Thứ nhất, các giải pháp đưa ra phải có khả năng thực hiện được và phù hợp với xu thế cải cách giáo dục và định hướng phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước phục vụ cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam. - Thứ hai, các giải pháp phải linh hoạt, đáp ứng được tính đa dạng từ đòi hỏi của việc xây dựng một xã hội học tập, phải đáp ứng được phần lớn các nhu cầu theo nhiều chiều cạnh khác nhau, cả về mặt thời gian, không gian và tài chính. - Thứ ba, các giải pháp phải phát huy được tối đa nguồn lực khoa học và các nguồn lực xã hội khác, không chỉ của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, mà còn của nhiều cơ sở đào tạo khác trên phạm vi toàn quốc. Thông thường, các biện pháp đưa ra phù hợp với thực tiễn thì tính khả thi sẽ cao. 85 3.2.3. Nguyên tắc kế thừa và phát triển Nguyên tắc kế thừa và phát triển trong việc đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội thể hiện ở các mặt sau: - Thứ nhất, cần phải nghiên cứu và đổi mới có lộ trình theo hướng phát huy hơn nữa các giải pháp có hiệu quả đã thực hiện tại Trường, bên cạnh đó xây dựng các nhóm giải pháp mới phù hợp với xu thế cải cách trong giáo dục và chiến lược phát triển của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong từng giai đoạn. - Thứ hai, trong tổ chức quản lý đào tạo, trong đó có trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cần chú trọng vào các lĩnh vực truyền thống, lĩnh vực là thế mạnh của Trường để làm tốt hơn nữa quy trình tổ chức quản lý đào tạo, khẳng định chất lượng của các sản phẩm đầu ra, ngày càng được thị trường chấp nhận, khẳng định vị thế và chỗ đứng của Nhà Trường trong hệ thống các cơ sở đào tạo công lập. Bên cạnh đó, tích cực phát triển các ngành nghề mới theo chức năng, nhiệm vụ mà Bộ Nội vụ giao trên các lĩnh vực thuộc phạm vi của “nội vụ”, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển không chỉ của ngành Nội vụ nói riêng mà của cả xã hội nói chung. 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 3.3.1. Biện pháp 1: Tổ chức khảo sát nhu cầu đào tạo, hoàn thiện quy trình tuyển sinh 3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp - Tạo ra tính chuyên nghiệp trong công tác tuyển sinh. - Tuyển chọn đối tượng phù hợp theo học hệ VLVH. - Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tuyển sinh - Giúp nhà quản lý nắm được thông tin đúng đắn, chính xác về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của người học, tổ chức, đơn vị, địa phương và xã hội 86 3.3.1.2. Nội dung của biện pháp - Khảo sát nhu cầu đào tạo bồi dưỡng đối với cá nhân cụ thể bằng các hình thức sau: Phát triển nghề nghiệp Tăng cường năng lực làm việc Đào tạo bồi dưỡng Nhu cầu đào tạo tăng năng suất lao động Phát huy khả năng sáng tạo Nhu cầu đào tạo bồi dưỡng quản lý, kỹ năng quản lý tự tin trng công việc đảm nhiệm Sơ đồ 3.1: Hình thức 1: Cá nhân có nhu cầu ĐTBD để làm việc tốt hơn Tuyển dụng vào 1 vị trí công tác Luân chuyển công tác Đào tạo bồi dưỡng Nghiệp vụ chuyên môn Nâng ngạch bậc Bổ nhiệm, đề bạt chức vụ mới Sơ đồ 3.2: Hình thức 2: Cá nhân có nhu cầu ĐTBD để tuyển dụng, luân chuyển công tác, đề bạt chức vụ hoặc để nâng ngạch lương 87 - Khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đối với tổ chức, đơn vị: các đơn vị, tổ chức có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát triển, nâng cao hiệu quả tổ chức hay đáp ứng nhu cầu nhân lực, tạo ra môi trường thi đua cạnh tranh trong lao động, kinh doanh. Việc khảo sát làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo tốt, chủ động trong việc mở rộng liên kết với các cơ sở đào tạo Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực Nhằm phát triển tổ chức Đào tạo bồi dưỡng Nhằm tạo ra môi trường thi đua cạnh tranh trong lao động, kinh doanh Nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức Sơ đồ 3.3: Tổ chức, đơn vị có nhu cầu ĐT,BD - Khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng với xã hội. Bổ nhiệm, đề bạt chức vụ mới Nâng ngạch bậc Đào tạobồi dưỡng Sơ đồ 3.4: Đào tạo- bồi dưỡng đối với xã hội 88 Nghiệp vụ chuyên môn - Kế hoạch tuyển sinh, chỉ đạo tuyển sinh từng năm dựa trên kết quả khảo sát nhu cầu người học, nhu cầu của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, xã hội. Nhà QL cần quan tâm đào tạo cơ cấu ngành nghề địa phương cần - Cải tiến, điều chỉnh các khâu tuyển sinh. Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra văn bằng chứng chỉ và tư vấn cho người học chuyển đổi sang ngành nghề mà xã hội đang cần. 3.3.1.3. Cách thức tiến hành - Xây dựng phiếu khảo sát để trả lời các nội dung câu hỏi cần khảo sát - Tạo đầu mối trực tiếp liên kết với các cá nhân, tổ chức, đơn vị cần phát triển nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề, chuyên môn, trình độ học vấn. 3.3.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp - Để tạo ra tính chuyên nghiệp trong công tác tuyển sinh cần tổ chức bộ máy thực hiện công tác đào tạo hệ VLVH rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ và ổn định về nhân sự; nhân sự thực hiện quản lý và nghiệp vụ phải được đào tạo bài bản và phải có kỹ năng về quản lý đào tạo, cán bộ quản lý và chuyên viên phải nắm rõ được các hồ sơ nguyên tắc trong tổ chức đào tạo hệ vừa làm vừa học để không những quản lý tốt, đúng pháp luật mà còn có thể tham mưu cho Ban Giám hiệu những biện pháp quản lý hiệu quả các chương trình đào tạo này. Tuy nhiên, để thực hiện được nhiệm vụ và chức năng của Khoa ĐTTC&BD cũng như đáp ứng thiết thực nhu cầu của xã hội, chúng ta cần phải có nhận thức đúng hơn nữa về tầm quan trọng của tính chuyên nghiệp trong tuyển sinh và tổ chức đào tạo hệ vừa làm vừa học, để từ đó có hướng bố trí và đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không chỉ trong công tác tổ chức đào tạo mà cả trong công tác tham mưu, giúp việc Ban Giám hiệu trong quản lý hoạt động đào tạo vừa làm vừa học. - Tạo sự hậu thuẫn và quan tâm hợp tác mang tính chiến lược của các cơ quan, tổ chức Nhà nước ở Trung ương và địa phương đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường, trong đó có đào tạo hệ vừa làm vừa học. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là một cơ sở đào tạo bậc đại học và sau đại học duy nhất của 89 ngành Nội vụ, do đó có điều kiện thuận lợi để tranh thủ sự quan tâm ủng hộ của các cơ quan Trung ương (các Bộ, ban, ngành) và địa phương đối với công tác này, đặc biệt là sự hậu thuẫn cho Nhà trường trong việc kết nối với các cơ quan đầu mối quản lý cán bộ, công chức nhà nước ở Trung ương, địa phương và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước... Do đó, Nhà trường cần phải thực hiện các hoạt động thúc đẩy hơn nữa việc kết nối và ký kết chiến lược với các đơn vị đầu mối quản lý đào tạo, bồi dưỡng ở các cơ quan Trung ương và địa phương để cung cấp dịch vụ đào tạo theo nhu cầu của các đơn vị. - Bên cạnh đó, cần phải thực hiện tốt hơn nữa công tác truyền thông giới thiệu mô hình và các chương trình đào tạo để thu hút nhiều hơn nữa cơ quan, tổ chức và cá nhân quan tâm, nhất là đối với các học viên của Trường đã tốt nghiệp trong những năm trước đây. - Thông tin tuyển sinh về các ngành khác cần được quảng bá rộng rãi hơn. Cần có những sản phẩm (chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo của nhà trường) giới thiệu đến các cơ quan, tổ chức để mọi người đều có thông tin về vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp một ngành cụ thể mà người học sẽ lựa chọn. 3.3.1.5. Kết quả cần đạt được - Nhà quản lý có thể nắm được chính xác số người cần đào tạo, thời gian đào tạo, cơ chế quản lý đào tạo nguồn nhân lực cho một đơn vị, một doanh nghiệp để xây dựng và thực hiện hợp đồng đào tạo. - Có kết quả khảo sát đúng làm cơ sở việc xây dựng kế hoạch đào tạo tốt, chủ động liên kết với các cơ sở đào tạo được dễ dàng. 3.3.2. Biện pháp 2: Đổi mới nội dung chương trình đào tạo 3.3.2.1.Mục tiêu của biện pháp - Đổi mới và xây dựng chương trình đào tạo thích ứng với đối tượng hệ VLVH nhưng phải đảm bảo quy định về chương trình khung của Bộ Giáo dục và đào tạo. - Hướng tới việc hội nhập khu vực và quốc tế về chương trình đào tạo và tính liên thông trong đào tạo giữa các quốc gia. 90 3.3.2.2 Nội dung của các biện pháp - Tổ chức kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm việc xây dựng chương trình đào tạo - Bổ sung các môn học mang tính cấp thiết và hội nhập khu vực quốc tế vào các học phần tự chọn và kiến thức bổ trợ nhằm nâng cao chất lượng chương trình. Bộ GD&ĐT chỉ quy định các học phần bắt buộc trong các khối kiến thức giáo dục đại cương, giáo dục chuyên nghiệp trong mỗi khung chương trình. Phần còn lại bao gồm các môn học không bắt buộc, kể cá phần kiến thức bổ trợ do Hiệu trưởng quy định. Các môn học này Hiệu trưởng có thể thay đổi theo từng thời kỳ nhằm mở rộng năng lực làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp. - Việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo phải đảm bảo quy định về Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo. 3.3.2.3 Cách thức tiến hành biện pháp Chương trình đào tạo là một thành tố quan trọng trong hệ thống cấu trúc của quá trình đào tạo. Chương trình đào tạo là yếu tố “động” luôn đòi hỏi sự đổi mới, điều chỉnh, cập nhật, hiện đại hóa nhanh, đáp ứng với sự biến động của môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo và công tác biên soạn giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập cho hệ đào tạo VLVH tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập khu vực, chú trọng vào những chương trình thuộc lĩnh vực của ngành nội vụ. Nhiệm vụ đổi mới về nội dung chương trình đào tạo thể hiện ở các phương diện sau: - Thứ nhất, không phân biệt loại hình đào tạo, Nhà trường cần cơ cấu lại nội dung chương trình cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và của đối tượng học, đáp ứng thiết thực đòi hỏi từ thực tiễn quản lý. Theo quy định chung, nội dung chương trình đào tạo hình thức vừa làm vừa học phải tương đương với chương trình đào tạo hệ chính quy, do đó việc đổi mới về nội dung chương trình cần thiết phải đặt ra toàn diện ở các hệ đào tạo. 91 Về thời lượng lên lớp, đặc biệt là đối với các đối tượng học viên thuộc hệ đào tạo vừa làm vừa học là những người đang tham gia công tác tại các cơ quan, tổ chức nhà nước và các tổ chức kinh tế, thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ là vừa làm vừa học nên không chỉ thời gian học tập trên lớp hạn chế mà thời gian tự học tập cũng hạn chế, trong khi đó, các trường đều áp dụng triệt để quy định cho phép thời lượng thực giảng của giảng viên trên lớp không ít hơn 80% so với yêu cầu về nội dung và thời lượng của chương trình đào tạo, phần còn lại được bù đắp bằng sự tự học, tự nghiên cứu của học viên thông qua tài liệu là sách giáo khoa, bài giảng, sách tham khảo và các tài liệu khác dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Yêu cầu này đặt ra việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo ngoài việc đảm bảo về dung lượng kiến thức và thời lượng tối thiểu còn cần phải phát huy được tính chủ động, tích cực từ phía học viên để đạt được yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ hành vi sau từng môn học. - Thứ hai, phân phối lại thời gian giữa các môn học đảm bảo mối quan hệ về khối lượng kiến thức và thời lượng học tập giữa các môn đại cương và chuyên ngành, nâng cao hiệu quả đào tạo theo hướng gắn lý luận với thực hành. Tuỳ theo từng ngành đào tạo mà lựa chọn khối kiến thức đại cương cho phù hợp, nên chọn những kiến thức liên quan đến chuyên ngành, lý thuyết theo hướng giản dị và gắn với thực tiễn, liên hệ với thực tiễn để chứng minh các nguyên tắc của lý luận. Nội dung chương trình cần chú ý tới đảm bảo phân bổ hợp lý giữa kiến thức khoa học cơ bản theo từng nhóm ngành đào tạo, kiến thức văn hoá chung với những kỹ năng mềm mang tính công cụ cần thiết cho người học sau khi tốt nghiệp để tác nghiệp. Do đó, nội dung đào tạo chuyên môn cần theo hướng tăng cường kiến thức kết hợp với kỹ năng ứng dụng và thực hành, gắn với thực tiễn và nhu cầu từ thị trường lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quá trình đào tạo nên sắp xếp bố trí hai mảng kiến thức trên nối tiếp nhau và linh hoạt đa dạng hơn theo các cách thức và phương pháp 92 khác nhau, theo đặc thù của Nhà trường. Cần thống nhất một nhận thức rằng số lượng và chất lượng học viên tốt nghiệp ra trường, trong đó có học viên tốt nghiệp trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội chỉ là kết quả đầu ra của công tác đào tạo. Thực chất, đối với Nhà trường hiện nay, việc hoàn thiện các chương trình đào tạo, trong đó có các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học là rất cấp thiết để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Ngoài các chương trình đào tạo đã thực hiện thì Nhà trường cần nhanh chóng đầu tư mở rộng các ngành nghề đào tạo thuộc các lĩnh vực khác của ngành Nội vụ (bao gồm: Thi đua khen thưởng; Tôn giáo tín ngưỡng; Tổ chức Bộ máy; Quản lý nhà nước...) để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, tạo cho người học có sự lựa chọn đa dạng theo ngành nghề và vị trí công việc, đúng với yêu cầu của công việc. Hệ chương trình này được xem như bộ sản phẩm hoàn chỉnh của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, đáp ứng trước hết yêu cầu về phát triển nhân lực quản lý ngành nội vụ nói riêng và đất nước nói chung, hướng vào hoàn thiện theo chức danh và vị trí việc làm theo định hướng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. - Thứ ba, việc lựa chọn nội dung đào tạo, nội dung bài giảng đối với các chương trình đào tạo phải làm sao cho phù hợp với đối tượng học, trên cơ sở kế thừa và phát huy kiến thức đã tích lũy của người học ở các cấp độ thấp hơn cũng như kinh nghiệm và thực tiễn công tác của họ, tránh tình trạng dạy lại vừa lãng phí thời gian, vừa gây tâm lý chán nản từ phía học viên. Nội dung đào tạo phải gắn với thực tiễn để tạo điều kiện cho người học có thể vận dụng hiểu biết thực tiễn vào hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học. - Thứ tư, cần phải đầu tư biên soạn một số sách công cụ phục vụ cho tra cứu chuyên môn như từ điển thuật ngữ, từ điển chuyên ngành hoặc bách khoa toàn thư trên các lĩnh vực liên quan tới các chuyên ngành đào tạo của Nhà trường để học viên có cơ sở tra cứu và luận giải vấn đề theo hướng chuẩn mực về mặt khoa học và chuyên môn. 93 Việc biên soạn này cần được phát động thông qua các đề tài nghiên cứu cấp Bộ hoặc cao hơn, và cần huy động không chỉ nguồn lực khoa học công nghệ của Nhà trường mà còn cần phải huy động các nguồn lực khoa học công nghệ khác của xã hội tham gia. 3.3.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp - Để đổi mới nội dung chương trình đào tạo, người cán bộ QL phải nắm vững và có kiến thức nhất định về chuyên ngành đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học - Phải có ý kiến tham khảo của các đơn vị sử dụng lao động và của học viên (người đang làm việc trực tiếp tại các cơ quan sử dụng lao động) - Nhà Trường cần bám sát yêu cầu của thị trường lao động, khảo sát thực tế, tổ chức hội thảo để bàn về nội dung chương trình đào tạo hệ VLVH - Phân công giảng viên tham gia giảng dạy phải căn cứ vào năng lực, trình độ chuyên môn của từng giảng viên, đặc điểm của từng đơn vị. Các Khoa chuyên môn khi tham xây dựng chương trình đào tạo cần tham khảo các chương trình đào tạo của các nước trong khu vực và các nước phát triển nhằ đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. 3.3.2.5. Kết quả cần đạt được Chương trình đào tạo được xây dựng như một chỉnh thể thống nhất trong NT, cán bộ quản lý phải hiểu biết và tổ chức duy trì quản lý từ đầu đến cuối khóa đào tạo. Chương trình đào tạo phù hợp với đối tượng, sát với điều kiện thực tế của NT, phục vụ yêu cầu của thực tiễn sau khi tốt nghiệp 3.3.3. Biện pháp 3: Tăng cường đổi mới hình thức dạy học 3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp - Khuyến khích giảng viên sử dụng các phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo. - Xây dựng đội ngũ giảng viên có đủ năng lực, có trình độ cao, tăng cường nhận thức về vai trò và tâm huyết của người thày đối với nghề nghiệp, đặc biệt là các giảng viên tham gia giảng dạy hệ VLVH. 94 3.3.3.2. Nội dung của biện pháp - Đổi mới phương pháp dạy học là việc sử dụng và kết hợp có hiệu quả các phương pháp, phương tiện dạy học để đạt được mục tiêu bài học. Hạn chế tình trạng dạy “chay”, dạy kiểu thầy đọc trò chép... đang diễn ra phổ biến ở các địa phương như hiện nay. Phát triển phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, chú trọng hướng dẫn học viên tìm đọc, tự học để mở rộng và đào sâu bài giảng, giảm tỷ lệ diễn giảng trên lớp phù hợp với điều kiện về giáo trình tài liệu, về trình độ và kinh nghiệm của giảng viên ở từng môn học - Thường xuyên tổ chức và nâng cao chất lượng seminar về đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường những bài tập tình huống để giải quyết những vấn đề trong học tập và trong thực tiễn. - Tăng cường sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, từ tài liệu in ấn và đồ dùng dạy học đơn giản đến những phương tiện kỹ thuật nghe nhìn, CNTT và truyền thông để hỗ trợ đắc lực và hiệu quả cho hoạt động học tập - Do đặc điểm học viên là người vừa đi làm vừa đi học, bản thân họ đã có sẵn một khối lượng kiến thức thực tiễn khá phong phú nên đòi hỏi người thày một mặt trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản, hiện đại, cập nhật một mặt phải nâng cao khả năng thực hành cho học viên. 3.3.3.3. Cách thức tiến hành - Việc khảo sát và đánh giá tình hình đổi mới phương pháp giảng dạy đối với dạy hệ đào tạo vừa làm vừa học cần được thực hiện thường xuyên, và qua việc đánh giá xây dựng điển hình về đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ phát hiện nhân tố tích cực làm nòng cốt học tập trong giảng viên. Bên cạnh đó, công tác bồi dưỡng về tư tưởng, lý luận cùng với các giải pháp về mặt tổ chức cũng sẽ khích lệ mọi cá nhân tích cực hưởng ứng việc đổi mới và áp dụng phương pháp giảng dạy tiến bộ vào các bài giảng. - Đổi mới phương pháp dạy học sẽ mang lại kết quả lớn trong việc phát huy tính sáng tạo của người học, đưa người học luôn luôn tích cực tìm tòi kiến 95 thức, phát hiện nhũng vấn đề mới trong tư duy, giúp cho người học tiếp thu bài một cách chủ động mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, thực tiễn ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, việc đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo mới chỉ tập trung ở số giảng viên đam mê nghề nghiệp, còn lại chưa thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy. - Để tiến hành một cách đồng bộ trên phạm vi toàn trường cần thực hiện đánh giá, phân tích những nguyên nhân của sự tồn tại trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, phải trả lời được vì sao chưa phát huy được tính tích cực chủ động của người học, đồng thời phát hiện ra những tấm gương điển hình về đổi mới phương pháp giảng dạy để mọi người cùng học tập. Ngoài việc tổ chức định kỳ hội thảo khoa học về đổi mới phương pháp giảng dạy thì việc tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm cần làm thường xuyên và đưa vào nội dung sinh hoạt chuyên môn của từng khoa đào tạo, gắn với kỳ học theo kế hoạch đào tạo. - Đi kèm với việc đổi mới phương pháp giảng dạy thì đòi hỏi phải có điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ, đồ dùng và phương tiện dạy học hiện đại đáp ứng được yêu cầu, giáo trình và tài liệu cho học viên nghiên cứu phải đầy đủ, là điều kiện bắt buộc phải có cho song hành với đổi mới phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, đây là một yêu cầu đặt ra hết sức khó khăn cho đào tạo vừa làm vừa học tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay vì nguồn kinh phí hạn hẹp. Do đó, việc huy động tổng lực các nguồn lực xã hội bên cạnh nguồn lực của Nhà trường cần được đặt ra và thực hiện sớm. Việc trang bị các công cụ và thiết bị giảng dạy và học tập nên được đặt ra trên cơ sở đóng góp của cơ sở đào tạo và người học một cách thiết thực, không hình thức. Thay vì học viên quan tâm theo truyền thống thì nên tập trung nguồn lực vào mục đích trên, và tranh thủ khai thác các nguồn tài liệu từ các cơ sở nghiên cứu khoa học khác, từ các trung tâm tư liệu khoa học khác với sự hỗ trợ về mặt thủ tục của Nhà trường. 96 3.3.3.4. Điều kiện thực hiện - Người quản lý và giảng viên phải nắm vững các vấn đề của đổi mới phương pháp dạy học. Nắm vững quy trình dạy học, quy trình kiểm tra đánh giá, những yêu cầu của các quy trình này... - Phải tạo được sự đồng nhất giữa nhà quản lý, giảng viên và học viên trong quá trình tiến hành đổi mới. - Đảm bảo đầy đủ các điều kiện vật chất, cơ sơ pháp lý, hệ thống công cụ để theo dõi quá trình đổi mới này. Tạo điều kiện cho học viên phát huy nội lực, năng lực tự học, tự nghiên cứu: Đầu tư nghiên cứu, tăng số lượng sách, giáo trình về chuyên môn, đầu tư phát triển thư viện của nhà trường. Do học viên là đối tượng VLVH nên rất ít thời gian để xem sách và thu thập thông tin ở thư viện nên thư viện điện tử sẽ là giải pháp tối ưu để cung cấp đầy đủ thông tin cho học viên hệ đào tạo này. - Trường cần mở rộng mối quan hệ với các đối tác, các cơ sở đào tạo để nắm bắt các thông tin phản hồi về chất lượng đào tạo của Trường và các tiêu chuẩn cần đạt để đáp ứng được nhu cầu của xã hội. 3.3.3.5. Kết quả cần đạt được Thực hiện được đồng bộ về đổi mới phương pháp giảng dạy đối với tất cả các giảng viên tham gia giảng dạy hệ vừa làm vừa học. Học viên làm quen với việc học tập theo phương pháp tích cực, chủ động sáng tạo, biết gắn liền giữa lý luận và thực tiễn, ứng dụng tốt trong công tác hiện tại và tương lai 3.3.4. Biện pháp 4: Tăng cường đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của học viên 3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp - Thúc đẩy phòng trào thi đua học tốt, dạy tốt, tạo cho học viên nề nếp học tập, chấp hành tốt quy định của nhà trường, từ đó tạo động cơ mục đích học tập đúng đắn. - Phát huy tính chủ động, sáng tạo và sự đam mê trong lĩnh hội kiến thức của học viên, tạo cho học viên tính tự giác trong học tập, hạn chế tiêu cực 97 trong thi cử, phát huy tốt năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học viên. Nâng cao nhận thức của học viên về động cơ và mục đích học tập - Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên, hoạt động học tập của học viên nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần tạo ra tính đồng bộ trong các khâu của quá trình đào tạo, cho công tác quản lý thực hiện đều tay ở tất cả các khâu trong quá trình dạy học. - Tăng cường quản lý chặt chẽ giờ học trên lớp, tăng cường vai trò tự học của học viên Đổi mới trong công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên, hoạt động học tập của học viên sẽ giúp nhà quản lý đánh giá được thực trạng hoạt động đào tạo, trên cơ sở đó là một trong những điều kiện để ra quyết định điều chỉnh, bổ sung nhằm nâng cao chất lượng học tập và hiệu quả đào tạo. 3.3.4.2. Nội dung của biện pháp Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy cũng là yêu cầu cần thiết không thể thiếu và là một trong các chức năng chủ yếu của quản lý hoạt động đào tạo tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. - Kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thể hiện ở nội dung kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình đào tạo của giảng viên, thể hiện ở khâu chuẩn bị hồ sơ giảng dạy, gồm có bài giảng tự soạn, giáo án, kế hoạch giảng dạy từng học phần theo từng lớp, nhật ký giảng dạy, sổ theo dõi học viên và cho điểm…và kiểm tra việc dạy trên lớp của từng giảng viên, gồm giờ lên lớp của giảng viên, nội dung chương trình giảng dạy so với dung lượng thông tin và kiến thức bắt buộc của chương trình… Trong các nội dung trên, thì việc kiểm tra giờ lên lớp của giảng viên nên được coi là trọng tâm, đó là việc tăng cường dự giờ giảng của giảng viên để có những đánh giá chính xác và thiết thực về tính tích cực của GV đối với việc chuẩn bị bài và lên lớp. 98 - Bên cạnh đó thường xuyên tăng cường đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học viên. Cần phải khẳng định rằng, chất lượng đào tạo đối với bất kỳ hệ đào tạo nào, dù chính quy hay vừa làm vừa học thì nhân tố người học vẫn là nhân tố hết sức quan trọng trong việc quyết định thành công của các mục tiêu đào tạo. Học và thực tập là một trong hai hoạt động trung tâm của một cơ sở đào tạo, thông qua việc học tập, người học lĩnh hội được những tri thức chuyên môn và kỹ năng thực hành… Kết quả của hoạt động này là thước đo giá trị và đánh giá hiệu quả của quá trình đào tạo, một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng đào tạo và uy tín của Nhà trường. Vì vậy đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của học viên cần phải có sự đầu tư về thời gian, kinh phí và công sức của không chỉ cán bộ quản lý đào tạo mà của cả các giảng viên và cán bộ quản lý của nhà trường. Công tác này cần được tổ chức một cách nghiêm túc và khoa học nhằm tạo cho học viên có một nề nếp học tập, chấp hành tốt mọi quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và của Nhà trường ngay từ khi bước chân vào Trường, từ đó hình thành động cơ, mục đích học tập đúng đắn, tự giác vươn lên trong học tập và rèn luyện, duy trì nề nếp kỷ cương của Nhà trường. Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học viên ở các nội dung về sự chuyên cần trong học tập, kỷ luật trong học tập, đánh giá kết quả kiểm tra và kết quả thi của học viên, khả năng tiếp thu bài giảng và nhận thức vấn đề học tập. Kiểm tra có thể thông qua hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể trực tiếp phối hợp với giảng viên kiểm tra trên lớp bằng cách thông báo trước hoặc đột xuất hoặc có thể nắm bắt thông tin qua các kênh từ phía học viên hoặc ban cán sự lớp về tình hình học tập và lên lớp của học viên để có những nhắc nhở hoặc quan tâm động viên kịp thời, giúp cho học viên chủ động, tích cực trong học tập và ngày càng tiến bộ. 99 3.3.4.3. Cách thức tiến hành biện pháp - Cần đưa phong trào học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vào nề nếp, trở thành một nhiệm vụ thường xuyên, bắt buộc đối với giảng viên và cán bộ quản lý, coi đó là phương tiện cơ bản, quan trọng để nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên và cán bộ quản lý, nhất là năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đào tạo. Chú trọng bồi dưỡng giảng viên về các môn khoa học xã hội và nhân văn, giáo dục sâu hơn nữa, toàn diện hơn nữa chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hổ Chí Minh, tăng cường giáo dục đạo đức và bồi dưỡng GV về một số nội dung mới trong lộ trình đưa các chuyên ngành mới vào đào tạo - Cần phải đặt ngay ra yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ GV và cán bộ quản lý đào tạo hiện có theo quy định của BGD&ĐT, của NT và bổ sung ngay một số lượng cán bộ giảng dạy và quản lý đào tạo cho các khoa chuyên môn và các phòng ban của Nhà trường mới có thể đáp ứng yêu cầu phát triển của Nhà trường trong những năm tới. Đối với những GV và cán bộ quản lý đào tạo hiện có có trình độ về chuyên môn chuẩn nhưng chưa qua trường lớp sư phạm, cần được cử đi bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, ưu tiên cử giảng viên và cán bộ quản lý đào tạo trẻ đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước hoặc từ nguồn kinh phí tự có của Nhà trường. Bên cạnh đó, có kế hoạch tuyển dụng và bổ sung ngay đội ngũ cán bộ GV và cán bộ quản lý giáo dục cho các khoa, phòng và tranh thủ xây dựng cơ chế để tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu có trình độ cao, có kinh nghiệm quản lý thực tiễn đang làm việc tại các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và các nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia vào nghiên cứu khoa học và giảng dạy tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội. - Tăng cường công tác dự giờ, tổ chức lấy ý kiến đánh giá của học viên đối với giảng viên dạy môn học sau khi môn học kết thúc. Từ đó làm cơ sở cho công tác quản lý, bồi dưỡng đội ngũ GV cũng như trong việc quản lý quy trình quy phạm đào tạo. Nội dung lấy phiếu ý kiến bao gồm: thực hiện giờ 100 giấc giảng dạy, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, khả năng truyền đạt kiến thức, khả năng gợi mở, định hướng nghiên cứu cho học viên - Thường xuyên tổ chức các hội thảo về chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy để các GV đang giảng dạy tại trường và các GV thỉnh giảng tại các cơ sở, nhất là các cơ sở đào tạo ở các địa phương có cơ hội nâng cao kiến thức và trao đổi kinh nghiệm trong quá trình tham gia đào tạo hệ VLVH. - Đối với hệ đào tạo vừa làm vừa học, đối tượng học viên thường là những người lớn tuổi, bị chi phối bởi rất nhiều hoạt động trong quá trình công tác cũng như trong học tập, mặt khác họ đã có kinh nghiệm làm việc, có hiểu biết về chuyên môn cho nên việc dạy học theo phương pháp tích cực cần được chuẩn bị chu đáo về nội dung và các phương tiện giảng dạy như máy tính, máy chiếu, projector… Việc tăng cường năng lực tự nghiên cứu, tự đào tạo trong quá trình bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý đào tạo vì thế mà càng phải được tăng cường đối với loại hình đào tạo này. - Tổ chức biên soạn biên soạn các giáo án điện tử để sinh viên có thể truy cập khi không thể đến lớp học. - Trong buổi sinh hoạt đầu khóa, nhà trường phải phổ biến sâu quy chế về quản lý nề nếp học tập tới từng giáo viên, sinh viên để mọi người biết và tự giác thực hiện xây dựng động cơ học tập đúng đắn. - Nâng cao vai trò của Thanh tra học đường, thường xuyên tiến hành kiểm tra định kỳ và bất thường việc chấp hành giờ giấc học tập của học viên - Giáo viên chủ nhiệm phát huy hết vai trò của mình, bộ máy cán sự lớp cần phải gương mẫu trong việc chấp hành nội quy học tập, vận động các học viên làm theo, cần lưu ý các học viên có hoàn cảnh cá biệt để tạo điều kiện giúp đỡ và tạo cho họ ý chí nỗ lực phấn đấu vượt lên trên hoàn cảnh. 3.3.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp - Cán bộ quản lý, giảng viên và học viên phải nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra, đánh giá 101 - Coi trọng các nguồn thông tin từ nhiều phía để thực hiện công tác kiểm tra và đánh giá chính xác. - Tăng cường mối quan hệ hợp tác với cán bộ quản lý, GV, học viên - Cán bộ quản lý, giảng viên cần có tính cương quyết, nhất quán trong việc áp dụng quy chế đào tạo và xử lý học viên vi phạm quy chế 3.3.4.5. Kết quả cần đạt được - Hoạt động học tập của học viên đi vào nề nếp, có kỷ luật chặt chẽ. Kết quả học tập của học viên đạt yêu cầu trở lên, chất lượng học tập được nâng cao, học viên có thể vận dụng kiến thức trong công tác thực tại và mai sau. - Sự chuyển biến tích cực và hiệu quả của đội ngũ giảng viên trong công tác giảng dạy. 3.3.5. Biện pháp 5: Hoàn thiện quản lý công tác thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp - Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, hướng tới xoá bỏ sự phân biệt về bằng cấp giữa các hệ đào tạo - Đánh giá đúng trình độ của học viên một cách khách quan, công bằng và chính xác, tạo động lực thúc đẩy quá trình học và dạy - Xoá bỏ tâm lý “nương nhẹ” của giảng viên và cán bộ quản lý đào tạo đối với công tác thi và kiểm tra của hệ VLVH - Tránh tâm lý đối phó khi đi thi của học viên - Thực hiện tốt công tác quản lý kết quả học tập 3.3.4.2. Nội dung của biện pháp Để khắc phục tình trạng trên, nhằm thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong thi cử” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần phải đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, cần cải tiến việc ra đề thi, môn học, khoá học theo hướng đánh giá chính xác, khách quan, hạn chế tiến tới xoá bỏ hiện tượng sao chép quay cóp. 102 Để làm được điều đó cần phải thực hiện tách bạch 3 khâu: Giảng dạy, ra đề thi và chấm thi. Người giảng dạy cần phải dạy đủ nội dung theo yêu cầu chương trình. Người ra đề làm đề trên cơ sở nội dung của môn học, phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, tương ứng với thời gian làm bài, không đánh đố, không học tủ học lệch. Đề thi phải kèm theo đáp án. Chấm bài phải trên cơ sở rọc phách và do tập thể Bộ môn đảm nhiệm nhằm đảm bảo tính công bằng, khách quan, chính xác. Ngoài ra cũng có thể ra đề thi theo hướng tự luận, nhưng đòi hỏi phải vận dụng kiến thức đó học vào thực tế và cho phép học viên sử dụng tài liệu, hoặc sử dụng đề thi trắc nghiệm, có giải thích hoặc kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận v.v… Việc quản lý kết quả học tập, kết quả thi kiểm tra hết học phần, kết quả thi tốt nghiệp phải được tiến hành khẩn trương, chặt chẽ, lưu giữ cẩn thận, sẵn sàng cung cấp cho sinh viên khi cần. 3.3.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp - Đối với việc ra đề thi: + Đối với đề thi hết học phần, Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng quản lý ngân hàng đề thi do các Khoa chuyên môn xây dựng theo hướng tự luận hoặc trắc nghiệm, được sử dụng tài liệu hoặc không được sử dụng tài liệu. Mỗi đề thi có thể bao gồm các phần tự luận hoặc kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm. Chủ trương đổi mới xây dựng phương pháp kiểm tra đánh giá cần được quán triệt từ lãnh đạo nhà trường tới lãnh đạo các khoa, tổ trưởng, tổ phó các bộ môn và đến từng giáo viên nhằm đảm bảo việc xây dựng bộ đề thi một cách khoa học, chính xác và đảm bảo yêu cầu về nội dung môn học, đánh giá đúng trình độ sinh viên, đề thi không quá khó, quá dễ hoặc bớt xén nội dung môn học v.v… + Đối với đề thi tốt nghiệp, Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm làm trưởng ban đề, trực tiếp lựa chọn đề thi. Chủ nhiệm các khoa là uỷ viên chịu trách nhiệm ra đề thi các ngành thuộc khoa mình phụ trách. - Đối với việc tổ chức thi: 103 + Thi trắc nghiệm: Cán bộ coi thi cần được tập huấn để có thể hướng dẫn cho học viên làm bài tránh những sai sót đáng tiếc ảnh hưởng đến kết quả thi của sinh viên. Việc thi trắc nghiệm có thể tiến hành thông qua phiếu trả lời thi trắc nghiệm hoặc thi trực tiếp trên máy tính. + Thi theo hình thức tự luận được phép hoặc không sử dụng tài liệu cán bộ coi thi cần thực hiện nghiêm túc quy chế thi của Bộ GD&ĐT, của nhà trường, tránh tình trạng thông cảm, dễ dãi. + Cần tăng cường công tác thanh tra trong các kỳ thi kiểm tra hết học phần môn học và thi tốt nghiệp. - Đối với việc tổ chức chấm thi: + Đối với thi tự luận hoặc kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm cần phải tổ chức chấm thi hết học phần chuẩn như chấm thi của hệ chính quy tức là phải dồn túi, đánh phách, dọc phách, tổ chức chấm theo nguyên tắc 2 giáo viên chấm độc lập. + Đối với thi trắc nghiệm: Sử dụng máy chấm - Thường xuyên thực hiện thanh tra học đường đối với công tác kiểm tra đánh giá. - Đôn đốc chuyên viên, giảng viên thực hiện nghiêm túc, khẩn trương việc xét lên lớp, xét tốt nghiệp và lưu giữ kết quả học tập chính xác. 3.3.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp - Nhà Trường cần cụ thể hóa các văn bản pháp quy, có quy định quy chế riêng của NT, cán bộ QL, giảng viên, học viên cần phải tuân thủ triệt để các quy định đó - Tăng cường kiểm tra và uốn nắm kịp thời những sai sót trong tổ chức thi, kiểm tra. Đặc biệt phải có thái độ và biện pháp kiên quyết trong việc phát hiện và ngăn chặn từ gốc những biểu hiện vi phạm quy chế thi, kiểm tra của học viên. - Học viên phải xác định động cơ và thái độ học tập đúng đắn, chống tư tưởng học thụ động, đối phó 104 3.3.4.5. Kết quả cần đạt được - Xây dựng cho học viên thái độ nghiêm túc trong thi cử - Tạo ra một môi trường học tập lành mạnh, việc “học thật, thi thật” để có “kiến thức thật” giúp các học viên trang bị cho mình khối kiến thức vững chắc sau khi ra trường 3.3.6. Biện pháp 6: Phối hợp có hiệu quả với các cơ sở liên kết đào tạo trong quản lý hoạt động đào tạọ trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học tại các cơ sở liên kết đào tạo 3.3.5.1.Mục tiêu của biện pháp - Giúp các nhà QL có được quy trình làm việc đồng bộ và hiệu quả từ đó sẽ tạo ra những hoạt động tích cực nhất trong QLĐT - Tạo ra tiếng nói chung giữa Trường Đại học Nội vụ Hà nội và các cơ sở liên kết đào tạo, thống nhất về quan điểm, mục đích đào tạo, phương pháp quản lý cũng như quyền hạn và trách nhiệm - Thực hiện tốt các quy chế của Bộ GD&ĐT về liên kết đào tạo - Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo hệ VLVH tại các cơ sở liên kết đào tạo 3.3.5.2. Nội dung của các biện pháp - Thủ tục mở lớp: Đậy là khâu nhà Trường đảm nhận, NT căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo giao theo từng năm, soạn thảo văn bản trả lời công văn xin mở lớp của cơ sở liên kết đào tạo về các bước để tiến hành mở lớp - Công tác tuyển sinh: Nhà trường và mỗi cơ sở liên kết đào tạo cần tiến hành điều tra nhu cầu đào tạo của ngành, của địa phương gắn đào tạo với quy hoạch cán bộ. Kết quả khảo sát là cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo tốt (trả lời được câu hỏi nguồn đào tạo như thế nào, tiến hành vào thời điểm nào). Chỉ có như vậy mới chọn đúng ngành đào tạo cho địa phương. Có thể đào tạo nguồn nhân lực theo đơn đặt hàng theo địa chỉ cụ thể đã được địa phương xác định. Cũng có thể đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu của xã hội và địa phương. 105 - Công tác quản lý quá trình đào tạo + Phối kết hợp giữa khoa chuyên môn và các đơn vị liên kết trong việc cử giảng viên giảng dạy đảm bảo đúng kế hoạch, thời khoá biểu liên lớp, kế hoạch thi kiểm tra môn học, học phần đã thông báo cho học viên. + Phối hợp giữa giảng viên lên lớp và đơn vị đặt lớp trong việc quản lý học tập của học viên, tổ chức thi kiểm tra môn học, học phần đảm bảo các yêu cầu theo quy định của nhà Trường và quy chế của Bộ GD&ĐT. + Phối hợp giữa nhà Trường, Khoa Đào tạo tại chức và bồi dưỡng và các đơn vị liên kết trong việc thực hiện kế hoạch tuyển sinh, tổ chức đào tạo, thi kiểm tra học phần, quản lý điểm, thi tốt nghiệp, xét lên lớp, kiểm tra văn bằng, xét tốt nghiệp, công nhận và cấp bằng tốt nghiệp v.v… + Phối hợp giữa nhà Trường và các đơn vị liên kết đào tạo trong việc trang bị cơ sở vật chất… cần thiết cho việc học tập của học viên cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên, cán bộ CNV của nhà Trường trong quá trình giảng dạy và làm việc tại cơ sở. 3.3.5.3. Cách thức tiến hành biện pháp Liên kết đào tạo đang là một xu hướng phổ biến để nâng cao chất lượng đào tạo của các trường cao đẳng, đại học trong bối cảnh hiện nay. LKĐT cho phép sử dụng nguồn lực chung một cách hiệu quả, các cơ sở liên kết đào tạo được hưởng lợi từ việc chia sẻ nguồn lực chung đó là chỉ tiêu tuyển sinh, giáo viên, chương trình, giáo trình, tài liệu học tập. Sự liên kết cho phép lưu thông tri thức, thông tin và hợp tác có hiệu quả, thông qua đó giảng viên sẽ có điều kiện trao đổi, tiếp thu kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn và trình độ quản lý đào tạo của các bộ phận chức năng sẽ được nâng cao. Để hoạt động liên kết đào tạo mang lại hiệu quả cao nhất, nhà trường cần phải: - Xây dựng kế hoạch liên kết đào tạo một cách khoa học, chủ động, lựa chọn những chương trình ưu tiên. Thông qua liên kết đào tạo có thể tận dụng để bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của nhà trường 106 - Đảm bảo tỷ lệ giảng viên của các bên tham gia một cách hài hòa, sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị phục vụ dạy lý thuyết và thực hành. * Đối với công tác tuyển sinh - Các đơn vị phối hợp đào tạo cần kiểm tra nhu cầu đào tạo của địa phương trên cơ sở đó xác định nhu cầu đào tạo theo đơn đặt hàng hoặc đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương. - Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trên cơ sở nhu cầu đào tạo của các địa phương ra thông báo tuyển sinh và tiến hành tuyển sinh theo các quy định của Bộ GD&ĐT và quy định của nhà trường. * Đối với công tác quản lý quá trình đào tạo - Việc phối kết hợp giữa nhà trường và các đơn vị đặt lớp trước hết cần được thể hiện một cách cụ thể và rõ ràng về trách nhiệm của mỗi bên tại các điều khoản được ký kết trong hợp đồng đào tạo. - Hàng năm nhà trường tổ chức các hội nghị về đổi mới quản lý giáo dục, cần có sự tham gia của các đơn vị liên kết đào tạo với các ý kiến tham luận, trên cơ sở đó nhà trường có thể rút kinh nghiệm về công tác đào tạo hệ này cho các năm sau - Trong quá trình đào tạo trường Đại học Nội vụ Hà Nội và đơn vị liên kết cử cán bộ theo dõi việc thực hiện hợp đồng nếu phát hiện những tồn tại cần có sự trao đổi giữa hai bên kịp thời để điều chỉnh. - Phối hợp với cơ sở liên kết đào tạo tăng cường công tác dự giờ, tổ chức lấy ý kiến đánh giá của học viên đối với giảng viên dạy môn học sau khi kết thúc môn học. Toàn bộ phiếu đánh giá được tập hợp phân loại làm cơ sở cho công tác quản lý, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên cũng như trong việc quản lý quy trình đào tạo. - Về phía nhà trường trên cơ sở quy chế đào tạo của Bộ GĐ&ĐT về quản lý nề nếp học viên cần xây dựng cụ thể thành quy định của nhà trường torng việc thực hiện quy chế này, phổ biến quy chế, quy định tới từng giáo viên, 107 học viên để mọi người biết và tự giác thực hiện xây dựng động cơ học tập đúng đắn. 3.3.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp - Cán bộ quản lý đào tạo của NT, lãnh đạo của cơ sở liên kết đào tạo cũng như giảng viên, cán bộ công nhân viên của cả hai bên cần nhận thức tốt về tầm quan trọng của hoạt động kiên kết đào tạo, những ảnh hưởng của công tác liên kết đến chất lượng đào tạo, nắm vững quy chế và các văn bản của Bộ GD&ĐT về đào tạo liên kết hệ vừa làm vừa học. - Giữa NT và cơ sở liên kết đào tạo phải tạo ra được mối quan hệ liên kết trong đào tạo một cách bền vững, lâu dài hướng theo mục đích chung là đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực cho tỉnh nhà trên nguyên tắc cộng đồng về trách nhiệm và hai bên cùng có lợi 3.3.5.5. Kết quả cần đạt được - Tạo ra một môi trường đào tạo tốt, thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường - Tất cả các khâu trong quy trình liên kết đào tạo phải được thực hiện đầy đủ và chính xác - Đảm bảo quyền lợi của hai bên, mối quan hệ liên kết được duy trì và phát triển bền vững 3.3. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 3.3.1. Mục đích khảo sát Nhằm khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ VLVH của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 3.3.2. Đối tượng khảo sát Để thăm dò tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất ở trên, tác giả đã thực hiện cuộc trò chuyện, lấy phiếu trưng cầu ý kiến của Ban Giám hiệu, trưởng, phó các phòng, khoa chuyên môn, giảng viên của Trường và các cơ sở liên kết đào tạo, số lượng là 90 người. 108 3.3.3. Phương pháp khảo sát Nội dung khảo sát nhằm đánh giá qua tiêu chí và mức độ như sau: - Tiêu chí 1: Tính cấp thiết của mỗi biện pháp qua 3 mức độ: Cấp thiết, cần thiết và không cần thiết - Tiêu chí 2: Tính khả thi của từng biện pháp qua 3 mức độ: Khả thi, tương đối khả thi và không khả thi 3.3.4. Kết quả khảo sát Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ VLVH của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội TT 1 2 3 4 5 6 Nội dung các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo trình độ CĐ hệ VLVH Biện pháp 1: Tiến hành khảo sát nhu cầu đào tạo, hoàn thiện quy trình tuyển sinh Biện pháp 2: Đổi mới nội dung chương trình đào tạo Biện pháp 3: Tăng cường đổi mới hình thức dạy học Biện pháp 4: Tăng cường đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của học viên Biện pháp 5: Hoàn thiện quản lý công tác thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Biện pháp 6: Phối hợp có hiệu quả với các cơ sở liên kết đào tạo trong quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ VLVH tại các cơ sở liên kết đào tạo Tính cấp thiết (%) Không Cần Cấp cần thiết thiết thiết Tính khả thi (%) Khả thi Tương Không đối khả khả thi thi 71.1 28.8 0 67.7 32.2 0 68.8 31.1 0 52.2 47.7 0 83.3 16.6 0 74.4 25.5 0 72.2 22.2 5.5 66.6 24.4 8.8 54.4 45.5 0 75.5 24.4 0 61.1 38.8 0 64.4 35.5 0 109 Từ các kết quả khảo sát về mức độ cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ VLVH của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong bảng trên cho thấy các biện pháp quản lý nghiên cứu đề xuất là phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn và có tính khả thi cao. Tiểu kết chƣơng 3 Căn cứ vào những nghiên cứu mang tính lý luận tại Chương 1 và nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, tác giả đã đề xuất các nguyên tắc trong việc đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội bao gồm các nguyên tắc: nguyên tắc khả thi, nguyên tắc thực tiễn, nguyên tắc kế thừa và phát triển. Trên thực tế, không có một quyết định quản lý nào hay một giải pháp nào được đưa ra trong quá trình quản lý của một cơ sở đào tạo mà không tính đến tính khả thi, tính thực tiễn và tính kế thừa và phát triển. Do đó, khi đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học nhất thiết phải tuân thủ các nguyên tắc trên. Bên cạnh đó, tác giả căn cứ vào thực trạng quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã đề xuất 06 biện pháp quản lý nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ VLVH tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Các biện pháp đề xuất nhận được ý kiến tán thành về sự cấp thiết và tính khả thi. Các biện pháp vừa mang tính logic, vừa mang tính đồng bộ, đi từ nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học đối với sự phát triển của đất nước nói chung và sự phát triển đi lên của Nhà trường nói riêng đến những hành động cụ thể, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động đào tạo vừa làm vừa học, khẳng định ngày càng rõ ràng sự đóng góp có trách nhiệm của Nhà trường vào sự nghiệp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của đất nước hiện nay, nhất là nguồn nhân lực trong các cơ quan, tổ chức nhà nước. 110 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội”, tác giả rút ra một số kết luận sau: - Luận văn góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về quản lý giáo dục nói chung và quản lý đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học nói riêng tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, góp phần nâng cao hiệu quả và hoàn thiện hơn nữa các biện pháp quản lý đào tạo của Nhà trường, đáp ứng tốt hơn và kịp thời hơn nhu cầu của xã hội. - Tác giả đã chọn hướng đi theo quan điểm thực tế, lựa chọn các nhóm giải pháp mang tính chiến lược và khả thi cao đối với Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, đi từ đổi mới nhận thức đến hành động nhằm tạo ra hiệu quả lâu dài, bền vững, góp phần tạo nên uy tín của Nhà trường trong hệ thống các cơ sở đào tạo công lập. - Tác giả nhận thấy các nhóm giải pháp trên đây muốn được triển khai có hiệu quả thì không chỉ lãnh đạo Nhà trường, mà cả các khoa chuyên môn, các phòng chức năng và các cán bộ, giảng viên của Nhà trường đều phải nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác này và có kế hoạch hành động cụ thể để hiện thức hóa các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đào tạo này trên quan điểm hài hòa về lợi ích (giữa lợi ích của cá nhân, lợi ích của Nhà trường và lợi ích của xã hội) khi thụ hưởng dịch vụ đào tạo do Nhà trường cung cấp, để từ đó nhận thức rõ hơn về trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình đối với xã hội. 2. Khuyến nghị Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau: 111 2.1. Đối với lãnh đạo Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Ban Giám hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nên quan tâm đến kết quả nghiên cứu của đề tài và tạo cơ hội để tác giả có điều kiện được trình bày kết quả nghiên cứu tại một cuộc hội thảo chuyên đề về đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý công tác đào tạo hệ vừa làm vừa học tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Trên cơ sở đó, đánh giá tính hiệu quả của từng nhóm giải pháp để đưa vào áp dụng trong quản lý đào tạo tại Trường. Bất kỳ một quyết định quản lý nào, nếu như có quyết tâm chính trị của cấp lãnh đạo, sẽ được thực hiện hiệu quả và kịp thời. 2.2. Đối với các Khoa chuyên môn, các đơn vị chức năng và cán bộ, giảng viên của Nhà trường Việc đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo hệ vừa làm vừa học nói chung và trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học nói riêng cần phải có sự nỗ lực và phối hợp đồng bộ của toàn hệ thống tổ chức bộ máy và nhân sự của Nhà trường, nhiệm vụ này không thể thực hiện được nếu chỉ có sự nỗ lực của một bộ phận hoặc một số cá nhân đơn lẻ. Do đó, cần phải có sự thay đổi về nhận thức chung trong toàn trường và quyết tâm chính trị không chỉ của lãnh đạo Trường, mà còn là quyết tâm của toàn bộ hệ thống mới có thể tiến hành có hiệu quả. Điều này chỉ được hiện thực hóa khi các đơn vị trong hệ thống quán triệt thực hiện bằng những kế hoạch cụ thể thuộc nhóm các giải pháp trên đây. 2.3. Đối với Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục & Đào tạo - Đối với Bộ Nội vụ - Cơ quan chủ quản của Nhà trường cần làm tốt hơn nữa sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất cho Nhà trường, làm tốt hơn nữa về công tác tổ chức và nhân sự của Nhà trường, về cơ chế chính sách để khuyến khích cán bộ, giáo viên tin yêu vào Nhà trường hơn, gắn bó với Nhà trường hơn, làm tốt hơn nữa sự quan tâm tới chuyên môn, nghiệp vụ của các chương trình đào tạo thuộc lĩnh vực ngành tổ chức nhà nước để Nhà trường nhanh chóng có thể đăng ký đào tạo các chuyên ngành mới đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn quản lý… 112 - Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có cơ chế tạo điều kiện sửa đổi cho vận dụng theo hướng linh hoạt quy chế thi tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng theo hình thức vừa làm vừa học, nhất là đối với xét tuyển và thi tuyển sinh đầu vào, khắc phục những biểu hiện hình thức trong công tác tuyển sinh của Nhà trường hiện nay. Bên cạnh đó, cần có sự quan tâm mang tính chính trị trong định hướng dư luận đối với hệ thống văn bằng vừa làm vừa học, các văn bằng này phải được coi là bình đẳng như văn bằng của hệ đào tạo chính quy, để học viên sau khi tốt nghiệp có cơ hội được học tập tiếp tục và cơ hội được phát triển, thăng tiến trong công việc… 113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Quốc Bảo (1999), Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trường cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo. 2. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hƣng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - Vấn đề và giải pháp. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2006), Tập bài giảng quản lý giáo dục, quản lý nhà trường dành cho học viên cao học quản lý giáo dục. 4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2001), Quyết định số 01/2001/QĐ-BGDĐT ngày 20/01/2001 về việc thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng với hình thức vừa làm vừa học thuộc phương thức giáo dục không chính quy 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 36/2007/QĐBDG&ĐT ngày 28/6/2007 ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học 6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), Quyết định số 62/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/11/2008 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học 7. Bộ Giáo dục và đào tạo (2010), Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012. Nxb Giáo dục Việt Nam. 8. Bộ Nội vụ. Quyết định số 347/QĐ-BNV ngày 19/11/2011 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 9. Chính phủ nƣớc CHXHCNVN (2010), Quyết đinh số 58/2010/QĐTTg về việc ban hành Điều lệ trường đại học. 10. Nguyễn Quốc Chí (1998), Tập bài giảng Cơ sở lý luận quản lý giáo dục. 11. Nguyễn Đức Chính (2008), Tập bài giảng Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục; Chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục. 12. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Giáo trình Lý luận đại cương về khoa học quản lý. 114 13. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14. Vũ Cao Đàm (2010), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Giáo dục Việt Nam. 15. Nguyễn Minh Đƣờng (1996), Tổ chức và quản lý quá trình đào tạo. Tài liệu dùng cho các khóa đào tạo bồi dưỡng sau đại học, Hà Nội. 16. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nxb Giáo dục Việt Nam. 17. Nguyễn Công Giáp (1996), Giáo dục thường xuyên - Hiện trạng và xu hướng phát triển kinh tế. Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Hà Nội. 18. Phạm Minh Hạc (1998), Một số vấn đề về quản lý giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 19. Đặng Xuân Hải (2007), Tập bài giảng Quản lý Nhà nước về giáo dục, Trường Đại học Giáo dục. 20. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển Giáo dục học. Nxb Từ điển bách khoa. 21. Trần Kiểm (2007), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, Nxb Đại học sư phạm. 22. Lê Viết Khuyến (2007), Hiệp hội các trường ĐH và ngoài công lập Việt Nam “Đổi mới chương trình đào tạo đại học trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Hà Nội. 23. Đặng Bá Lãm (2003), Giáo dục Việt nam những thập niên đầu thế kỷ 21, chiến lược phát triển. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 24. Nguyễn Thành Long (2007), Tìm hiểu các quy định pháp luật dành cho cán bộ làm công tác quản lý trong ngành giáo dục-đào tạo. Nxb Lao động, Hà Nội. 25. Phan Thanh Long (2008), Giáo dục Đại học thế giới và Việt Nam. Tài liệu bồi dưỡng giảng viên các trường đại học và cao đẳng, Hà Nội. 26. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Tập bài giảng Quản lý nguồn nhân lực. 115 27. Hà Thế Ngữ (2001), Tuyển tập giáo dục học, một số vấn đề lí luận và thực tiễn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 28. Nguyễn Ngọc Quang (1997), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục. Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo. 29. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 30. Nguyễn Đức Trí (2002), Tập bài giảng Quản lý quá trình đào tạo trong Nhà trường. 31. Trƣờng Cao đẳng Nội vụ Hà Nội (2009), Đề án Quy hoạch Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội đến năm 2015 tiến tới năm 2020. Hà Nội. 32. Trƣờng Cao đẳng Nội vụ Hà Nội (2011), Kỷ yếu Hội thảo “Đổi mới chất lượng giáo dục đại học từ phương pháp giảng dạy”, Hà Nội. 33. Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội (2011), 40 năm truyền thống và phát triển. Nxb Giao thông vận tải. 34. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2004), Tinh hoa quản lý. Nxb Lao động - Xã hội. 35. Phạm Viết Vƣợng (2000), Giáo dục học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 116 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 PHIẾU XIN Ý KIẾN CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIẢNG VIÊN Để có cơ sở đánh giá thực trạng và từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Xin đồng chí cho biết ý kiến đánh giá của mình về một số vấn đề sau đây (đồng chí đánh dấu x vào ô lựa chọn): 1. Đánh giá về việc xây dựng chƣơng trình đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học trong thời gian qua: * Mục tiêu chương trình đào tạo Phù hợp Tương đối phù hợp Không phù hợp * Kiến thức giáo dục đại cương của chương trình đào tạo Nhiều Đủ Ít * Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp của chương trình đào tạo Nhiều Đủ Ít * Kiến thức chuyên ngành của chương trình đào tạo Nhiều Đủ Ít Đủ Ít * Phần thực tập Nhiều 2. Đánh giá về việc tổ chức thực hiện chƣơng trình đào tạo: Rất tốt Tốt Chưa tốt 3. Đánh giá về việc quản lý kết quả học tập của học viên: Rất tốt Tốt Chưa tốt 4. Đánh giá mức độ thực hiện về quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên theo nội dung sau đây: TT 1 2 Mức độ thực hiện Nội dung Tốt Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy Quản lý việc lập kế hoạch công tác của giảng viên 117 Khá TB Yếu TT 3 4 5 6 7 8 Mức độ thực hiện Nội dung Tốt Khá TB Yếu Quản lý công tác soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp Quản lý nề nếp lên lớp của giảng viên Quản lý nhiện vụ vận dụng và cải tiến phương pháp giảng dạy Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên Quản lý việc thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn 5. Đánh giá về quản lý hoạt động đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và đánh giá giờ giảng của giảng viên: TT 1 2 3 4 5 6 7 Mức độ thực hiện Nội dung Tốt Khá TB Yếu Tổ chức các khoa, tổ bộ môn dự giờ thường xuyên Dự giờ đột xuất các cán bộ giảng dạy Tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá sau dự giờ Nâng cao nhận thức về nhiệm vụ đổi mới PPGD Bồi dưỡng nâng cao năng lực phương pháp cho giảng viên Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện, kỹ thuật mới trong dạy học Tổ chức hội thảo vận dụng và đổi mới PPDH 6. Đánh giá mức độ nghiêm túc của việc tổ chức thi, kiểm tra: Nghiêm túc Tương đối nghiêm túc Chưa nghiêm túc 7. Đánh giá mức độ nghiêm túc của cán bộ coi thi trong thực hiện nhiệm vụ coi thi: Nghiêm túc Tương đối nghiêm túc Chưa nghiêm túc [ 118 8. Đánh giá mức độ nghiêm túc của học viên trong thi cử: Nghiêm túc Tương đối nghiêm túc Chưa nghiêm túc 9. Đánh giá tình trạng bỏ giờ, đi học muộn của học của học viên: Phổ biến Khá phổ hiến Không xảy ra 10. Đánh giá chung về ý thức học tập của học viên học hệ VLVH: Rất tốt Tốt Chưa tốt 11. Đánh giá về trang thiết bị, phƣơng tiện dạy học: Đảm bảo Tương đối đảm bảo Còn thiếu 12. Mức độ sử dụng phƣơng pháp dạy học của giảng viên: TT Các phƣơng pháp dạy học 1 2 3 Giảng giải Thuyết trình Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề Gợi mở vấn đáp Thảo luận nhóm 4 5 Mức độ sử dụng Thường xuyên Không thường xuyên Không sử dụng 13. Vấn đề nào trong các vấn đề sau đây đồng chí quan tâm nhất trong công tác quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học: TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Ý kiến lựa chọn Nội dung Về công tác tuyển sinh Về công tác lập kế hoạch đào tạo và thực hiện kế hoạch đào tạo Về quản lý chương trình đào tạo Về quản lý hoạt động dạy-học của giảng viên và học viên Về công tác kiểm tra, đánh giá, xét lên lớp và công nhận tốt nghiệp Về cán bộ quản lý đào tạo Về liên kết giữa nhà trường và cơ sở liên kết đào tạo Về CSVC, phương tiện, trang thiết bị thực hành Về những vấn đề quản lý khác Xin cảm ơn đồng chí! 119 PHỤ LỤC 2 PHIẾU HỎI Ý KIẾN HỌC VIÊN Để có cơ sở đánh giá thực trạng và từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, anh (chị) cho biết ý kiến đánh giá của mình về một số vấn đề sau đây (đánh dấu x vào ô lựa chọn): 1. Đánh giá về việc xây dựng chƣơng trình đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học trong thời gian qua: * Mục tiêu chương trình đào tạo Phù hợp Tương đối phù hợp Không phù hợp * Kiến thức giáo dục đại cương của chương trình đào tạo Nhiều Đủ Ít * Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp của chương trình đào tạo Nhiều Đủ Ít * Kiến thức chuyên ngành của chương trình đào tạo Nhiều Đủ Ít Đủ Ít * Phần thực tập Nhiều 2. Đánh giá về việc tổ chức thực hiện chƣơng trình đào tạo: Rất tốt Tốt Chưa tốt 3. Đánh giá về việc quản lý kết quả học tập của học viên: Rất tốt Tốt Chưa tốt 4. Tự đánh giá về ý thức, thái độ của anh (chị) khi tham gia quá trình học tập: Tốt Khá Trung bình Yếu 5. Đánh giá về việc tham gia các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp: Tốt Khá Trung bình Yếu 6. Đánh giá về việc tham gia tích cực các hoạt động học tập trên lớp: Tốt Khá Trung bình Yếu 7. Đánh giá về việc đọc thêm tài liệu tham khảo, nghiên cứu TL ở thư viện: Tốt Khá Trung bình Yếu 120 8. Đánh giá mức độ nghiêm túc của việc tổ chức thi, kiểm tra: Nghiêm túc Tương đối nghiêm túc Chưa nghiêm túc 9. Đánh giá mức độ nghiêm túc của cán bộ coi thi trong thực hiện nhiệm vụ coi thi: Nghiêm túc Tương đối nghiêm túc Chưa nghiêm túc [ 10. Đánh giá mức độ nghiêm túc của học viên trong thi cử: Nghiêm túc Tương đối nghiêm túc Chưa nghiêm túc 11. Đánh giá tình trạng bỏ giờ, đi học muộn của học của học viên: Phổ biến Khá phổ hiến Không xảy ra 12. Đánh giá về trang thiết bị, phƣơng tiện dạy học: Đảm bảo Tương đối đảm bảo Còn thiếu 13. Mức độ phản ánh chất lƣợng học tập của học viên qua kết quả thi, kiểm tra: Đúng Tương đối đúng Không đúng 14. Mức độ sử dụng phƣơng pháp dạy học của giảng viên: TT 1 2 3 4 5 Các phƣơng pháp dạy học Mức độ sử dụng Thường xuyên Không thường xuyên Không sử dụng Giảng giải Thuyết trình Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề Gợi mở vấn đáp Thảo luận nhóm 15. Đánh giá của anh (chị) về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của gíảng viên: Rất hài lòng Tương đối hài lòng Không hài lòng 16. Đánh giá của anh (chị) về tinh thần trách nhiệm, thái độ nghề nghiệp của giảng viên Rất hài lòng Tương đối hài lòng Không hài lòng Xin cảm ơn anh (chị)! 121 PHỤ LỤC 3 PHIẾU THĂM DÒ TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ Để nâng cao chất lượng đào tạo hệ VLVH nói chung và chất lượng đào tạo trình độ cao đẳng hệ VLVH của nhà trường nói riêng, xin đồng chí cho biết ý kiến đánh giá về tính cấp thiế và tính khả thi của “Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” được đề xuất dưới đây (đánh dấu x vào ô đồng chí lựa chọn): TT Nội dung các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo trình độ CĐ hệ VLVH Tính cấp thiết (%) Không Cần Cấp cần thiết thiết thiết Tính khả thi (%) Khả thi Tương Không đối khả khả thi thi Biện pháp 1: Tiến hành khảo 1 sát nhu cầu đào tạo, hoàn thiện quy trình tuyển sinh Biện pháp 2: Đổi mới nội 2 dung chương trình đào tạo Biện pháp 3: Tăng cường đổi 3 mới hình thức dạy học Biện pháp 4: Tăng cường đổi mới công tác kiểm tra, đánh 4 giá hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của học viên Biện pháp 5: Hoàn thiện 5 quản lý công tác thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Biện pháp 6: Phối hợp có hiệu quả với các cơ sở liên kết đào tạo trong quản lý 6 hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ VLVH tại các cơ sở liên kết đào tạo Theo quan điểm của đồng chí, cần có những biện pháp gì ngoài các biện pháp trên: …………………………………………………………………………………. Xin cảm ơn đồng chí! 122 [...]... lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. .. người học phải kiên trì, quyết tâm cao để hoàn thành chương trình học tập của mình 31 1.3.3 Nội dung quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học Hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học là chu trình khép kín Chúng ta có thể phân chia hoạt động này gồm 03 giai đoạn bao gồm các nội dung công việc: công tác tuyển sinh, quá trình đào tạo, và theo dõi sau đào tạo Quản. .. việc của NT - Đảm bảo nguyên tắc khoa học cao trong hoạt động quản lý - Đảm bảo nguyên tắc thiết thực và cụ thể trong công tác quản lý, các công việc phải được thực hiện, hoàn thành có chất lượng và hiệu quả 1.2.4.4 Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học Quản lý hoạt động đào tạo là hoạt động chủ yếu nhất trong toàn bộ công tác quản lý của nhà trường Hoạt động đào tạo này... thức đào tạo thích hợp cho mọi đối tượng - Đảm bảo phương tiện vật chất, thiết bị dạy học, thông tin khoa học đầy đủ, nhanh, kịp thời - Tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra 1.3 Quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của trƣờng đại học 1.3.1 Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trường đại học * Mục tiêu của Trường đại học Trường Đại học là cơ sở giáo dục đại học bao gồm... ứng với thị trƣờng lao động - Tình hình việc làm sau khi TN; - Thu nhập; - Phát triển nghề nghiệp; Thông tin phản hồi Hình 1.1 Mô hình quản lý hoạt động đào tạo Tác giả: Nguyễn Đức Trí Quản lý quá trình đào tạo, Viện chiến lược và chương trình giáo dục Hà Nội, 2002 1.2.3 Hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học Hình thức đào tạo hệ vừa làm vừa học hay còn gọi là đào tạo tại chức” trước đây... trình đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp quản lý, phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập, cơ sở vật chất, giáo trình, tài liệu, kiểm tra, đánh giá… và các dịch vụ cần thiết sau đào tạo + Tạo cầu nối thông tin giữa nhà trường với học viên và giữa học viên với nhà trường 1.4 Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học ở trƣờng đại học Giáo... Quản lý quá trình đào tạo có nhiệm vụ quản lý sự hoạt động của cán bộ, giảng viên, sinh viên…….Vì vậy, có thể xem quản lý quá trình đào tạo về thực chất là quản lý các hoạt động của giảng viên, sinh viên trong thực hiện kế hoạch hóa và nội dung chương trình đào tạo của nhà trường [30, tr.25] Quản lý quá trình đào tạo là quản lý các thành tố sau: Mục tiêu đào tạo, nội dung đào. .. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học UNESCO đã có khuyến cáo đúng đắn khi coi giáo dục của thế kỷ 21 là nền giáo dục của xã hội học tập suốt đời cho mọi người Quan điểm này có từ rất sớm, nó xuất phát từ quan điểm “Giáo dục bình đẳng trong tư tưởng của Mác-Ăngen... cơ bản hiện tượng học thuê, thi thuê Giáo sư Phạm Phụ - giảng viên Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định chất lượng của hệ đào tạo vừa làm vừa học được nhìn từ phía đơn vị đào tạo và người học Về phía đơn vị đào tạo, hệ vừa làm vừa học đã bị buông lỏng quản lý từ trường cho đến Bộ GD-ĐT và hệ đào tạo này được xem như “nồi cơm” của các trường, một nguồn để... lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học là quản lý các nội dung trên 1.3.3.1 Quản lý công tác tuyển sinh Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thi tuyển sinh hệ vừa làm vừa học tổ chức 02 lần trong một năm (Điều 3 Thông tư số 15/2011/TTBGDĐT ngày 09 tháng 4 năm 20111 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học ... làm vừa học 4.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 4.3 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động đào tạo. .. đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học 37 CHƢƠNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 2.1 Giới thiệu Trƣờng Đại học. .. tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 10 CHƢƠNG

Ngày đăng: 10/10/2015, 17:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MU ̣ C BA ̉NG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

  • DANH MỤC SƠ ĐỒ

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • CHƢƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNGĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC

  • 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học

  • 1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu

  • 1.2.1. Khái niệm đào tạo

  • 1.2.2. Hoạt động đào tạo

  • 1.2.3. Hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học

  • 1.2.4. Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học

  • 1.3. Quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học của trƣờng đại học

  • 1.3.1. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trường đại học

  • 1.3.2. Những đặc điểm trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học

  • 1.3.3. Nội dung quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng hệ vừa làm vừa học

  • 1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động đào tạo trình độ caođẳng hệ vừa làm vừa học ở trƣờng đại học

  • Tiểu kết chƣơng 1

  • CHƢƠNG 2THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

  • 2.1. Giới thiệu về Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội (Tiền thân là T rƣờngT rung câ ́ p Văn thƣ Lƣu trƣ̃vàTrƣờng Cao đẳng Nội vụ Hà Nội)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan