tổng hợp các bài soạn bàn tay nặn bột môn khoa học lớp 4

53 2.7K 2
tổng hợp các bài soạn bàn tay nặn bột môn khoa học lớp 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TỔNG HỢP CÁC BÀI SOẠN BÀN TAY NẶN BỘT MÔN KHOA HỌC LỚP 4 Bài 22 : Mây được hình thành như thế nào ? Mưa từ đâu ra ? Áp dụng PP Bàn tay nặn bột cả bài : I.MỤC TIÊU: Học sinh biết được sự hình thành của mây ,mưa Học sinh biết được mây được hình thành như thế nào ? nước mưa có từ đâu ? Nêu được quá trình hình thành mây và mưa II: ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + tranh sách giáo khoa phóng to + tranh sưu tầm + tài liệu sưu tầm nói về sự hình thành mây , mưa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KIỂM TRA BÀI CŨ:: + Em hãy cho biết nước tồn tại ở những thể nào ? Ở mỗi dạng tồn tại nước có tính chất gì ? + Em hãy vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước ? + Em hãy trình bày sự chuyển thể của nước ? 2. BÀI MỚI: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1.Tình huống xuất phát và nêu vấn đề: Gv cho học sinh cùng nghe bải hát “ mưa Học sinh hát bong bóng” GV hỏi : theo các em mây được hình thành như thế nào ? mưa từ đâu ra ? 2. Biểu tượng ban đầu của HS: Cho học sinh ghi lại những suy nghĩ của mây được hình thành như thế nào? mình : vào vỡ ghi chép khoa học , sau đó Mưa từ đâu ra ? thảo luận nhóm 4 để ghi lại trên bảng nhóm ( có thể ghi lại bằng hình vẽ , sơ *mây do khói bay lên tạo nên đồ ) *mây do hơi nước bay lên tạo nên Ví dụ : về 1 vài cảm nhận của học sinh *mây do khói và hơi nước tạo thành *khói ít tạo nên mây trắng , khói nhiều tạo nên mây đen *hơi nước ít tạo nên mây trắng , hơi nước nhiều tạo nên mây đen * mây tạo nên mưa * mưa do hơi nước trong mây tạo nên * Khi có mây đen thì sẻ có mưa *khi mây nhiêu thì sẻ tạo thành mưa 3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi Mây được hình thành như thế nào ? - yêu cầu học sinh tìm ra những điểm mưa từ đâu ra ? 1 giống nhau và khác nhau trong biểu tượng ban đầu về sự hình thành mây và mưa cuả các nhóm . GV tổ chức cho học sinh đề xuất các câu hỏi để tìm hiểu : Khi HS đề xuất câu hỏi GV tập hợp các câu hỏi sát với nội dung bài ghi lên bảng *mây có phải do khói tạo thành không ? *mây có phải do hơi nước tạo thành không * vì sao lại có mây đen , lại có mây trắng ? *mưa do đâu mà có * khi nào thì có mưa ? -trên cơ sở các câu hỏi do học sinh đặt ra GV tổng hợp câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu cảu bài VD: GV có thể tổng hợp các câu hỏi *Mây được hình thành như thế nào ? *mưa do đâu mà có ? GV cho học sinh thảo luận , đề xuất cách làm : mây được hình thành như thế nào ? ( GV gợi ý về tranh ảnh đang treo trong lớp) Có thể chọn phương án ( quan sát tranh ảnh ) GV cho học sin thảo luận đề xuất cách làm đề tìm hiểu :khi nào có mưa ? ( GV gợi ý tranh treo trong lớp Học sinh tiến hành quan sát kết hợp với 4. thực hiện phương án tìm tòi : những kinh nghiệm sống đã có vẽ lại sơ GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết đồ hình thành mây vào vỡ ghi chép khoa quả , rút ra kết luận ( có thể bằng lời học , thống nhất ghi vào phiếu nhóm . hoặc bằng sơ đồ ) Một vài ví dụ về cách trình bài trong vỡ -GV yêu cầu học sinh vẽ lại sơ đồ hỉnh thí nghiệm thành mây và mưa vào vỡ ghi chép khoa Hơi nước trong không trung nếu chỉ gặp học luồng khí lạnh thôi không đủ để biến -Cho học sinh so sánh những cảm nhận thành mây mà phải nhờ các hạt bui nhỏ ban đầu về sự hình thành mây , mưa và trong khí quyền mới có thể tạo thành các đồi chiếu với kiến thức SGK để khắc hạt mây nhỏ li ti sâu kiến thức 5. Kết luận kiến thức: *kết luận bằng lời : nước ở ao hồ , sông , -sau khi gặp lạnh biến thành các hạt mây biền … bay hơi lên cao , gặp không khí nhỏ lạnh , ngưng tụ thành những hạt nước -dần dần kết lại thành các hạt nước lớn nhỏ nhiều hạt nước nhỏ đó tạo nên hơn những đám mây - sau khi nhiệt độ thấp đi biến thành *kết luận bằng sơ đồ : những tinh thể băng GV có thể giải thích thêm để học sinh - gặp hơi nước biến thành bông tuyết hiểu vì sao có mây trắng , mây đen . - những bông tuyết nhỏ kết hợp với nhau trong quá trình tìm hiểu về sự hình thành tạo thành những bông tuyết lớn mây chỉ yêu cầu học sinh giải thích ( vẽ - khi rơi xuống xuyên qua vùng không 2 sơ đồ ) về sự hình thành mây , không yêu khí ấm lại tan thành giọt nước cầu các em giải thích vì sao có mây trắng - biến thành mưa rơi xuống mặt đất , mây đen ) hơi nước trong không khí 3.Củng cố- dặn dò: -Hỏi: Tại sao chúng ta phải giữ gìn môi trường nước tự nhiên xung quanh mình ? -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý. -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết; Kể lại câu chuyện về giọt nước cho người thân nghe; Luôn có ý thức giữ gìn môi trường nước tự nhiên quanh mình. -Yêu cầu HS trồng cây theo nhóm: 2 nhóm cùng trồng một cây hoa (rau, cảnh) vào chậu, 1 nhóm tưới nước cho cây hàng ngày trong vòng 1 tuần, 1 nhóm không tưới để chuẩn bị bài 24. 3 KHOA HỌC (T.23) : SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN \I. MỤC TIÊU : - Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. - Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên. * GDMT: Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước xung quanh mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Các hình minh họa trong SGK/48,49. - HS chuẩn bị giấy A4, bút màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. BÀI CŨ : 5’ + Mây được hình thành ntn ? + Mưa từ đâu ra? B. BÀI MỚI : Giới thiệu bài : 1’ Hoạt động 1 : Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: 10’ - Yêu cầu HS quan sát hình minh họa SGK/và trả lời câu hỏi. + Những hình nào được vẽ trong sơ đồ ? + Sơ đồ trên mô tả hiện tượng gì ? + Hãy mô tả lại hiện tượng đó ? HS thảo luận nhóm 4 các nội dung trên và trình bày. - Gọi một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Cá nhân kiểm tra kết quả của mình và các nhóm trình bày xem còn thiếu gì? - Hs nêu câu hỏi thắc mắc. - Gv viết câu hỏi thắc mắc của học sinh lên bảng và giải thích các kiến thức liên quan đến bài học hôm nay. *GVKL : Nước đọng ở ao, hồ, sông, suối, biển, không ngừng bay hơi, biến thành hơi nước. Hơi nước bay lên cao gặp lạnh tạo thành những hạt nước nhỏ li ti. Chúng kết hợp với nhau thành những đám mây trắng. Chúng càng bay lên cao và càng lạnh nên các hạt nước tạo thành những hạt lớn hơn mà ta nhìn thấy là những đám mây đen. Chúng rơi xuống đất và tạo thành mưa. Nước mưa đọng ở ao, hồ, sông, suối, biển và lại không ngừng bay hơi tiếp tục vòng tuần hoàn. * GDMT: Để có nguồn nước mưa sạch ta phải làm gì? Cho hs xem một số hình ảnh môi trường bị ô nhiểm. Hoạt động 2 : Em vẽ : “Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”: 8’ - HS ngồi cùng bàn thảo luận, quan sát hình minh họa 4 - 2 HS lên bảng trả lời HS làm việc cá nhân vào vở nháp - hs nêu cá nhân - HS lắng nghe Bảo vệ môi trường nước xung quanh. - Quan sát, thảo luận và vẽ sơ SGK/49 và thực hiện yêu cầu vào giấy A4. theo nhóm đồ. 4 - Gọi các nhóm trình bày ý tưởng của nhóm mình. - trình bày. Hoạt động 3 : Trò chơi đóng vai: 9’ - GV có thể chọn các tình huống sau để tiến hành trò - 2-3 nhóm đóng vai. chơi. ( Nếu còn thời gian thì đóng vai cả 3 tình huống) TH 1 : Bắc và Nam cùng học bống Bắc nhìn thấy ống nước thải của một gia đình bị vỡ đang chảy ra đường. Theo em câu chuyện giữa hai bạn Nam và Bắc sẽ diễn ra ntn ? Hãy đóng vai Nam và Bắc để thể hiện điều đó. TH 2 : Em nhìn thấy một phụ nữ đang rất vội vứt túi rác xuống con mương cạnh nhà để đi làm. Em sẽ nói gì với bác ? TH 3 : Lâm và Hải trên đường đi học về, Lâm thấy một bạn đang cho trâu vừa ống nước vừa phóng uế xuống sống. Hải nói : “Sông này nhỏ, nước không chảy ra biển được nên không sợ gây ô nhiễm”. Theo em Lâm sẽ nói thế nào cho Hải và bạn nhỏ kia hiểu. GV cùng học sinh nhân xét, bổ sung. GV liên hệ GD C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : 2’ Gọi hs nêu lại vòng tuần hoàn của nước - Về nhà vẽ lại sơ đồ vòng tuần hoàn. Bài sau : Nước cần cho sự sống. 5 Bài 27: MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC Giáo viên soạn bài: Nguyễn Cao Thắng Đơn vị : Trường Tiểu học Văn Lung Khoa học: Tiết 27 : MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC A. Nội dung bài học áp dụng Ô bàn tay nặn bột: - Tìm hiểu cách làm sạch nước: Biết sử dụng nước sạch B. Mục tiêu hoạt động: - Nêu được một số cách làm sạch nước : lọc, khử trùng, đun sôi… Biết đun sôi nước trước khi uống . - Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước. - Giáo dục các em BVMT nguồn nước.. C. Phương pháp thí nghiệm sử dụng: Phương pháp thí nghiệm D. Thiết bị cần dùng cho hoạt động: 1. GV chuẩn bị đồng dùng cho các nhóm: -Than hoạt tính, giấy thấm, chai, lọ - Bút , giấy khổ lớn, bảng nhóm. phiếu học tập cho hoạt động E. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Tình huống xuất phát: - Hát. - Điều gì xảy ra đối sức khoẻ con người khi nguồn nước bị ô nhiễm? - 2HS trả lời - Lớp nhận xét 2.Ý kiến ban đầu cảu học sinh: GV yêu cầu HS trình bầy những điều mình biết trước lớp *GV tổ chức cho những em có cùng biểu tượng về cùng một nhóm 3.Đề xuất và tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu: GV tổ chức cho các nhóm thảo luận và thí nghiệm - HS có thể đề xuất: Đọc SGK, xem H: Để chứng minh cho những ý kiến trên phim, làm thí nghiệm, tìm kiếm thông tin thì chúng ta cần phải làm gì? trên mạng, tham khảo ý kiến người lớn, H: Phương án nào là tối ưu nhất? … * Các nhóm đề xuất thí nghiệm để - HS trả lời theo suy nghĩ của mình kiểm chứng ( nước thấm qua than hoạt - Các nhóm đề xuất TN, sau đó tập hợp ý tính, qua cát, sỏi,…) kiến của nhóm (bằng hình vẽ) vào bảng nhóm * HS tiến hành làm TN: - Các nhóm trình bày thí nghiệm nhóm - Yêu cầu các nhóm nhận đồ dựng cần đề xuất. cho TN, tiến hành TN tại nhóm Thực hành lọc nước. - HS tiến hành làm TN (viêt vào vở TN) - Tổ chức HS thực hành: 6 - Kết luận: Nguyên tắc chung của lọc nước đơn giản là: -Than củi có tác dụng hấp thụ các mùi lạ và màu trong nước. - Cát, sỏi có tác dụng lọc những chất không hoà tan. - Kết quả: Nước đục trở thành nước trong, nhưng không làm chết các vi khuẩn gây bệnh có trong nước.Vì vậy sau khi lọc, nước chưa dùng để uống ngay được. *GDMT: Nêu cách tiết kiệm nước sạch? 4. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức: - GV tổ chức cho các nhúm báo cáo kết quả. - Đại diện các nhóm lên trình bày (bằng cách tiến hành lại TN) - Các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm bạn ,… - HS trả lời theo ý riêng GV: Nước thấm qua than hoạt tính, cát, sỏi tạo thành nước trong hơn nhưng chưa là nước sạch có thể uống ngay được. H:Vậy như thế nào mới là nước sạch có thể dùng được? HS thảo luận nhóm tìm hiểu cách làm sạch nước: - HS trao đổi các cách lọc nước - HS kể về cách làm và tác dụng của mỗi cách làm ấy. - Lọc nước; khử trùng; đun sôi. - Thông thường có 3 cách làm sạch nước: 1. Lọc nước: Bằng giấy lọc, bông... lót ở phễu. Bằng sỏi, cát, than củi, ... đối với bể lọc. - Tác dụng: Tách các chất không bị hoà tan ra khỏi nước. 2. Khử trùng: Pha vào nước những chất khử trùng như nước gia- ven. 3. Đun sôi: Đun sôi nước, để thêm 10 phút, vi khuẩn chết hết, nước bốc hơi mạnh mùi thuốc khử trùng cũng hết. *Liên hệ thực tế: H:Vậy làm thế nào để có nước sạch có thể dùng được? GV: Cho HS hoạt động thảo luận nhóm Tìm hiểu một số cách làm sạch nước. - Kể ra một số cách làm sạch nước mà gia đình hoặc địa phương bạn đã sử dụng? - Kết luận : *GDBVMT: Nêu cách BV nguồn nước trong thiên nhiên? H: Trong thực tế nước được làm sạch ở gia đình em bằng cách nào? H: Tại sao cần thiết phải đun sôi nước uống? H: Trong công nghiệp họ làm sạch nước bằng cách nào? * Cho HS mở SGK trang …… Mục bạn cần biết SGK - T57 - HS đọc nối tiếp. HS nêu: Một số cách làm sạch nước 7 H: Chúng ta đó được tìm hiểu nội dung của bài học nào trong SGK? (GV ghi bảng tên bài học) H: Em biết thêm được cách làm sạch nước nào? HS nêu: .. 8 MÔN: KHOA HỌC - LỚP 4 BÀI: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ? (PP Bàn tay nặn bột) I. MỤC TIÊU - Học sinh nắm được tính chất của không khí: không màu, không mùi, không vị và không có hình dạng nhất định. - Biết thực hành thí nghiệm để tìm ra tính chất của không khí như trên - Giáo dục học sinh say mê nghiên cứu, khám phá, tìm tòi. II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: - Giáo viên: thẻ in hình các loại quả, 1 chai nước cam, 1 chai rỗng, 1 lọ nước hoa, bóng bay, máy trợ giảng - Học sinh: Vở ghí chép thí nghiệm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: HOẠT ĐỘNG 1: Đưa ra tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề 1. Đi tìm đồng đội: Giáo viên phát thẻ in hình các loại quả cho học sinh, yêu cầu những học sinh nào có cùng thẻ quả về cùng một nhóm -> đặt tên các nhóm (dưa hấu, măng cụt, mãng cầu) 2. Thử tài đoán vật (tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề) - Giáo viên đưa 2 chai (1 chai nước cam và 1 chai không) đưa cho 3 nhóm quan sát và nhận biết trong chai chứa gì? - Giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả: + Tình huống 1: Trong chai có nước cam, vì nước có màu cam, vị chua chua và mùi thơm của cam. + Tình huống 2: Trong chai không có gì cả. + Tình huống 3: Trong chai có không khí. - GV: Có em thì thấy trong chai có nước cam. Điều đó rất dễ nhận biết. Qua quan sát bạn thấy nước có màu cam, nếm có vị chua chua và còn ngửi thấy mùi thơm của cam nữa. Còn ở chai thứ 2, do không khí có những tính chất đặc biệt khiến bạn không dễ nhận ra. Vậy không khí có những tính chất gì, chúng ta cùng bước vào bài học ngày hôm nay. Bài Không khí có những tính chất gì? HOẠT ĐỘNG 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm và ghi các tính chất của không khí vào bảng nhóm. - Giáo viên theo dõi, giúp đỡ. - Giáo viên gắn bảng kết quả thảo luận của học sinh-> học sinh đọc kết quả gắn trên bảng nhóm. + Nhóm 1: Không khí không có màu gì, không có mùi gì và vị gì 9 + Nhóm 2: Không khí … + Nhóm 3: Không khí … - Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét: + Nêu những điểm giống nhau của 3 nhóm. + Nêu những điểm khác nhau của 3 nhóm? -> giáo viên đánh dấu các điểm khác nhau trên bảng nhóm. - Giáo viên: Vậy để biết chính xác không khí có những tính chất gì, các em có thể nêu những thắc mắc về tính chất của không khí. - Học sinh thảo luận để đưa ra câu hỏi -> học sinh nêu câu hỏi, giáo viên ghi: + Nếu không có không khí con người sẽ ra sao? + Không khí có màu, có mùi và có vị gì? + Không khí có hình dạng như thế nào? + Không khí ở yên một chỗ hay bay khắp nơi? + Không khí có ích gì với cuộc sống con người? + Không khí có thể nén lại được không? + Không khí có thể giãn ra được không? ............................................................................. - Giáo viên giải thích những vấn đề không liên quan đến bài học và xoá những vấn đề đó, chỉ để trên bảng những câu hỏi liên quan đến bài học. HOẠT ĐỘNG 3: Thực nghiệm, rút ra kiến thức 1. Không khí không màu, không mùi, không vị 1.1. Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm Giáo viên: Để nhận biết không khí có màu, có mùi và vị gì ta làm thế nào? Học sinh nêu: Ta dùng các giác quan như dùng mắt nhìn, mũi ngửi và dùng lưỡi để nếm. 1.2. Tiến hành thực nghiệm Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành nhận biết tính chất của không khí bằng cách mình đã chọn và ghi kết quả vào vở thực hành thí nghiệm. 1.3. Kết luận và hợp lí hoá kiến thức - Học sinh trình bày kết quả: Sau khi quan sát, dùng mũi ngửi và đưa lưỡi ra nếm, em thấy không khí không có màu gì, không có mùi gì và không có vị gì cả ạ. - Giáo viên: Có nhóm nào có ý kiến khác nữa không? -> GV ghi bảng: Không khí không màu, không mùi, không vị. ? Đã bao giờ các em đi qua vùng có mùi khó chịu chưa? Liệu đó có phải là mùi của không khí không nhỉ?-> Đó là mùi rác thải, chất thải… ở gần đó bốc lên chứ không phải mùi của không khí. - GV: Cô có 1 bí mật, cả lớp hãy cùng nhắm mắt lại nhé! 10 - GV xịt nước hoa vào không khí. ? Em thấy có điều gì lạ trong căn phòng của chúng ta?-> Em thấy có mùi thơm. ? Mùi thơm đó là do đâu nhỉ? Đó có phải là mùi không khí không? -> Đó là mùi thơm của nước hoa chứ không phải mùi của không khí. - GV chốt: Đúng đấy các em ạ. Đôi khi chúng ta ngửi thấy mùi lạ nhưng đó là mùi của một số chất phát tán trong không khí chứ không phải mùi của không khí. -> Không khí không màu, không mùi, không vị. 2. Không khí không có hình dạng nhất định. -Vấn đề thứ nhất chúng ta đã rõ. Bây giờ chúng ta cùng khám phá về hình dạng của không khí nhé. 2.1. Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm - Giáo viên: Làm thế nào để chúng ta biết không khí có hình dạng gì nhỉ? - Học sinh nêu phương án thí nghiệm: Thổi bóng bay, ... 2.2. Tiến hành thực nghiệm - Giáo viên phát dụng cụ thí nghiệm (bóng bay hình cầu và hình quả) yêu cầu HS thực hành làm theo cách của mình và ghi kết quả vào vở thí nghiệm. Giáo viên lưu ý HS cách thổi bóng bay dễ và không bị vỡ. - HS thực hành thổi bóng bay. 2.3. Kết luận và hợp lí hoá kiến thức - Học sinh báo cáo kết quả thực hành + Tình huống 1: Học sinh thấy không khí có hình dạng của quả bóng bay. không khí có hình dạng hình cầu và hình quả. + Tình huống 2: Không khí không có hình dạng nhất định (vì thổi không khí vào một quả bóng bay thì thấy không khí có hình dạng của quả bóng bay, dùng tay vặn quả bóng bay thì thấy hình dạng quả bóng bay thay đổi) + Tình huống 3: .... -> Giáo viên ghi bảng: Không khí không có hình dạng nhất định - Giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ khác về hình dạng của không khí trong thực tế. Ví dụ: Không khí trong lòng cái mũ có hình dạng của lòng cái mũ, không khí trong lòng cái nón có hình dạng của lòng cái nón, … 3. Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra. -Vấn đề tiếp theo chúng ta cần giải quyết là gi? (Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra) 2.1. Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm - GV: Muốn biết không khí có thể nén lại được không hay có giãn ra được không, các em có thể làm thế nào để biết? 11 - HS: đề xuất các phương án khác nhau, GV có thể định hướng để học sinh sử dụng cách đẩy xi lanh .. 2.2. Tiến hành thực nghiệm - HS tiến hành thí nghiệm, GV quan sát, giúp đỡ - Ghi kết quả ra vở thí nghiệm 2.3. Kết luận và hợp lí hoá kiến thức - Học sinh báo cáo kết quả thực hành + Khi ấn xi lanh xuống thì xi lanh di chuyển xuống một chút rồi không dẩy xuống được nửa. Khi thả tay ra thì xi lanh lại đẩy ngược lại về vị trí cũ -> Vậy Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra -> Giáo viên ghi bảng: Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra - Giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ khác Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra trong thực tế. Ví dụ: Bơm xe, bơm bóng - Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh kiến thức vừa tìm hiểu so với cảm nhận của các em lúc ban đầu. Các em thấy mình có biết thêm kiến thức gì về tính chất của không khí không? - Học sinh nhắc lại kiến thức đã tìm hiểu: + Không khí không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. + Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra HOẠT ĐỘNG 4: Kiểm tra, đánh giá - Giáo viên phát cho 3 nhóm 3 chai nhựa rỗng, yêu cấu: Làm thế nào lấy được khống khí trong lành bên ngoài lớp học mang vào tróng lớp học? - Học sinh thảo luận và cử đại diện thực hành - Các nhóm báo cáo kết quả: + Tình huống 1: Học sinh lấy nước trong phòng học đổ đầy nước vào chai mang ra ngoài đổ nước đi, đậy nắp lại -> mang không khí bên ngoài vào trong lớp học. + Tình huống 2: Học sinh bóp dẹt chai nhựa, đậy nắp lại mang ra ngoài, mở nắp chai ra, nắn cho chai phình như cũ, đậy nắp lại -> mang không khí bên ngoài vào trong lớp học. + Tình huống 3: Học sinh có thể mang chai ra ngoài, chao qua chao lại, đậy nắp lại -> mang không khí bên ngoài vào trong lớp học. - Giáo viên cho học sinh nhận xét những trường hợp nào đúng (Tình huống 1,2 là đúng, tình huống 1 là tối ưu), cho học sinh giải thích dựa trên tính chất của không khí (không màu, không có hình dạng nhất định) HOẠT ĐỘNG 5: Củng cố - dặn dò - Giáo dục học sinh bảo vệ bầu không khí 12 - Giáo viên cho học sinh nêu lại kết luận về tính chất của không khí THỐNG NHẤT TIẾN TRÌNH BÀI DẠY ÁP DỤNG PP "BÀN TAY NẶN BỘT" MÔN: KHOA HỌC BÀI: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ? I. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH BƯỚC 1: TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT VÀ CÂU HỎI NÊU VẤN ĐỀ Tình huống xuất phát và nêu câu hỏi có vấn đề là một tình huống do giáo viên chủ động đưa ra như một cách nhập dẫn vào bài học. Tình huống, câu hỏi nêu vấn đề phải phù hợp với trình độ HS, gây mâu thuẫn và kích thích tò mò, nghiên cứu của học sinh trước khi khám phá và lĩnh hội kiến thức. - GV đưa 2 chai (1 chai nước cam và một chai rỗng), cho HS phán đoán trong chai chứa gì? - HS phán đoán trong chai có (nước cam, trong chai không có gì cả -> trong chai có không khí) - GV: Ta thấy trong chai có nước cam, điều đó rất dễ nhận biết. Vì thấy nước có màu cam, nếm có vị chua chua và còn ngửi thấy mùi thơm của cam nữa. Còn ở chai thứ 2, do không khí có những tính chất đặc biệt khiến bạn không dễ nhận ra. Vậy không khí có những tính chất gì? -> từ đó nhập dẫn vào bài Không khí có những tính chất gì? BƯỚC 2: BỘC LỘ QUAN ĐIỂM BAN ĐẦU Đây là bước quan trọng trong PP BTNB. Trong bước này, giáo viên khuyến khích học sinh suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về sự vật hiện tượng mới (kiến thức mới) trước khi được học kiến thức đó. Khi yêu cầu học sinh trình bày quan niệm ban đầu, giáo viên có thể yêu cầu bằng nhiều hình 13 thức như: phát biểu ý kiến bằng lời nói, bằng viết tay hoặc vẽ biểu hiện suy nghĩ. * Cụ thể trong hoạt động tìm hiểu "Không khí có tính chất gì" - GV giao nhiệm vụ cho HS "Không khí có tính chất gì?", các sẽ thảo luận nhóm và ghi những suy nghĩ của em vào bảng nhóm. (Thời gian là 3 phút) - GV theo dõi, giúp đỡ. - GV gắn bảng bảng nhóm ghi kết quả thảo luận của HS, HS đọc kết quả đó (Trong quá trình HS thảo luận ghi những quản điểm vào bảng nhóm, GV quan sát chú ý đến những quan niệm khác biệt -> biểu tượng "ngây thơ" của HS) -> Qua hoạt động này, học sinh đã bộc lộ quan niệm ban đầu về "Tính chất của không khí". BƯỚC 3: ĐỀ XUẤT CÂU HỎI HAY GIẢ THUYẾT VÀ THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN THỰC NGHIỆM. * Đề xuất câu hỏi: Từ những khác biệt về biểu tượng ban đầu của học sinh, giáo viên giúp học sinh đề xuất câu hỏi từ những khác biệt đó. Giáo viên cần khéo léo gợi ý cho học sinh những điểm giống (đồng thuận giữa các ý kiến đại diện) hoặc khác nhau (không nhất trí giữa các ý kiến) các biểu tượng ban đầu -> GV đánh dấu các điểm khác nhau trên bảng nhóm HS. Đồng thời cho học sinh phát biểu những thắc mắc xoay quanh những vấn đề đó. GV ghi lại các ý kiến đó. Ví dụ như: + Nếu không có không khí con người sẽ ra sao? + Không khí có màu, có mùi và có vị gì? + Không khí có hình dạng như thế nào? + Không khí có nén được vào hay không? + Không khí có thể giãn ra hay không? + Không khí ở yên một chỗ hay bay khắp nơi? + Không khí có ích gì với cuộc sống con người? Trong những đề xuất của học sinh, có rất nhiều thắc mắc, giáo viên đề ghi các ý kiến đó. Song giáo viên cần khéo léo giải thích và chốt những vấn đề cần giải quyết trong bài học hôm nay -> GV xoá bảng câu hỏi không liên quan đến bài học, để lại những đề xuất liên quan đến bài học. 14 + Liệu không khí có mùi hay không có mùi, có màu hay không có màu ...? + Không khí có hình dạng nhất định hay không có hình dạng nhất định? * Đề xuất phương án thực nghiêm, nghiên cứu: Từ những cấu hỏi được đề xuất, GV đề nghị học sinh đề xuất thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó (Cũng có trường hợp HS không đề xuất được phương án thực nghiệm thì GV có thể gợi ý hoặc đề xuất giúp HS) + Để nhận biết không khí có màu, có mùi và vị gì ta làm thế nào? + Làm thế nào để chúng ta biết không khí có hình dạng gì nhỉ? - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và đề xuất phương án thực nghiệm + HS nêu: Ta dùng các giác quan như dùng mắt nhìn, mũi ngửi và dùng lưỡi để nếm, thổi bóng bay ... BƯỚC 4: TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM TÌM TÒI - NGHIÊN CỨU Từ những đề xuất phương án thực nghiệm mà học sinh nêu, giáo viên khéo léo nhận xét để lựa chọn dụng cụ thí nghiệm thích hợp để học sinh tiến hành nghiên cứu. GV nên chú ý khi cho học sinh tiến hành thí nghiệm cần nêu rõ yêu cầu và mục đích thí nghiệm hoặc cho học sinh nêu mục đích của thí nghiệm chuẩn bị tiến hành. Sau đó giáo viên mới phát dụng cụ và vật liệu thí nghiệm. Học sinh làm thí nghiệm có thể mô tả thí nghiệm bằng lời hay vẽ lại sơ đồ. GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, hoặc làm việc nhóm, tránh thụ động bắt chước bạn khác hoặc nhóm khác. Các vật liệu và dụng cụ phải giống nhau. Cụ thể trong bài, GV yêu cầu HS thí nghiệm theo các đề xuất phương án và ghi kết quả vào vở thực hành thí nghiệm. HS làm thí nghiệm 1: không khí không mùi, không màu, không vị + HS dùng các giác quan như dùng mắt nhìn, mũi ngửi và dùng lưỡi để nếm không khí + HS trình bày kết quả khi thực nghiệm xong: không khí không có màu gì, có mùi gì và vị gì? (Có thể sẽ có các kết luận khác nhau) HS làm thí nghiệm 2: Không khí không có hình dạng nhất định. 15 - GV yêu cầu HS thực hành thổi bóng bay như đề xuất phương án thực nghiệm của HS. Yêu cầu HS làm theo cách của mình và ghi kết quả vào vở thí nghiệm. - HS thực hành thổi bóng bay. - HS báo cáo kết quả thực hành HS làm thí nghiệm 3: Không khí có thể nén lại hoặc giãn ra. - GV yêu cầu HS thực hành thổi bóng bay như đề xuất phương án thực nghiệm của HS. Yêu cầu HS làm theo cách của mình và ghi kết quả vào vở thí nghiệm. - HS thực hành ấn xi lanh. - HS báo cáo kết quả thực hành BƯỚC 5: KẾT LUẬN VÀ HỢP THỨC HOÁ KIẾN THỨC Sau khi thực hiện thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, các câu trả lời dần dần được giải quyết, các giả thuyết được kiểm chứng, kiến thức được hình thành, tuy nhiên vẫn chưa có hệ thống hoặc chưa chuẩn xác một cách khoa học. HS nêu kết luận sau khi thực nghiệm, GV có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống kiến thức. GV khắc sau kiến thức cho HS bằng cách cho HS đố chiếu ý kiến ban đầu (quan niệm ban đầu). Như vậy những quan niệm ban đầu sai lệch được chính HS tự phát hiện, tự sửa chữa và không phải do GV áp đặt. Những kiến thức ấy giúp HS ghi nhớ lâu hơn. Kết luận thứ nhất: không khí không mùi, không màu, không vị Sau khi học sinh đã làm thực nghiệm, báo cáo kết quả, song vẫn có thể có những ý kiến chưa thống nhất, GV có thể gợi ý, làm thêm thí nghiệm + GV xịt nước hoa: Học sinh phát hiện là mùi nước hoa chữ không phải là mùi của không khí. + Cho HS liên hệ thực tế: các em đã đi qua vùng có mùi khó chịu chưa? Liệu đó có phải là mùi của không khí không nhỉ?-> Đó là mùi rác thải, chất thải… ở gần đó bốc lên chứ không phải mùi của không khí. -> HS tự rút ra được kết luận: Đôi khi chúng ta ngửi thấy mùi lạ nhưng đó là mùi của một số chất phát tán trong không khí chứ không phải mùi của không khí -> GV kết luận ghi bảng: Không khí không màu, không mùi, không vị. 16 Kết luận thứ hai: không khí không có hình dạng nhất định. Tương tự như vậy, Các nhóm sau khi báo cáo kết quả thực nghiệm sẽ nêu được kết luận: Không khí khi thổi vào quả bóng bay hình cầu thì thành hình cầu, thổi vào bóng bay hình quả thì thành hình quả, khi vặn quả bóng bay sẽ trở thành hình dạng khác -> HS rút ra được kết luận "không khí không có hình dạng nhất định" -> GV ghi kết luận - GV cho HS lấy ví dụ khác về hình dạng của không khí trong thực tế. VD: Không khí trong lòng cái mũ có hình dạng của lòng cái mũ, không khí trong lòng cái nón có hình dạng của lòng cái nón, … Kết luận thứ ba: không khí không có thể nén lại hoặc giãn ra. Tương tự như vậy, Các nhóm sau khi báo cáo kết quả thực nghiệm sẽ nêu được kết luận: Khi ấn xi lanh xuống thì không khí bên trong bị nén lại. Khi thả tay ra thì xi lanh đẩy lên -> HS rút ra được kết luận "không khí có thể nén lại hoặc giãn ra" -> GV ghi kết luận - GV cho HS lấy ví dụ khác về không khí có thể nén lại hoặc giãn ra trong thực tế. VD: bơm xe, bơm bóng, … - GV yêu cầu HS so sánh kiến thức vừa tìm hiểu so với cảm nhận của các em lúc ban đầu. Các em thấy mình có biết thêm kiến thức gì về tính chất của không khí không? - GD bảo vệ bầu không khí. II. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 17 Bài soạn: BA THỂ CỦA NƯỚC * Giới thiệu bài: Các con đã được tìm hiểu về những tính chất của nước. Cô mời một bạn nêu: ? Nước có những tính chất gì? TL: Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị; không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía; thấm qua một số vật và hòa tan một số chất. GV: À đúng rồi! Các con đã nắm được những tính chất của nước. Ngoài ra nước còn rất nhiều điều bí ẩn nữa, cô trò chúng ta cúng khám phá trong giờ khoa học hôm nay nhé! * Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề. GV: Bây giờ bằng những hiểu biết và kiến thức của mình, các con cùng thảo luận trong nhóm ghi ra những hiểu biết ban đầu qua 2 câu hỏi sau: CH1: Nước có ở những đâu? CH2: Nước tồn tại ở những thể nào? - 1 HS đọc câu hỏi( các con đã rõ nội dung câu hỏi chưa?) * Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh. - Các con cùng suy nghĩ và ghi những hiểu biết ban đầu của mình vào phiếu trong thời gian 3 phút ( 3 phút làm việc bắt đầu). + Câu trả lời của HS . Nhóm 1: - Nước có ở ao, hồ, sông,.... - Nước tồn tại ở thể lỏng, khí,.... * Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương pháp tìm tòi nghiên cứu. Hết thời gian mời các nhóm dán phiếu.( 5 nhóm) GV: Như vậy vừa rồi các con đã ghi được rất nhiều hiểu biết của mình về nước. Bây giờ các con đọc lướt ND ở các phiếu để tìm ra những điểm chung và điểm riêng cho cô. 18 - Mời ý kiến của các con. ( HS nêu GV khoanh tròn vào các điểm giống. Gạch chân ở các điểm sai.) ? Cô thấy 4 nhóm có điểm chung nước có ở ao, hồ, sông, suối.Nhóm 5 chỉ có ở hồ, các con có băn khoăn gì không? Đề xuất câu hỏi.... CH1: Nước có ở ao, hồ, sông, suối phải không? CH2: Nước tồn tại ở thể lỏng, khí, rắn phải không? ...................................................................................... * Cô thấy các con đưa ra rất nhiều CH, dựa vào các câu hỏi các ban vừa đề xuât. Ai có thể đưa ra 1 câu hỏi chung. Câu hỏi chung 1: Nước tồn tại ở những thể nào? GV: Chúng ta tiếp tục quan sát: Dựa vào các điểm khác, các con có băn khoăn gì không? Ai có thể đưa ra một số câu hỏi đề xuất. CH1: Sương đọng trên lá cây vào buổi sáng có phải là nước không? CH2: Băng ở Bắc Cực có phải là nước không? ...............................................................................................................................GV: Dựa vào các câu hỏi các bạn vừa nêu. Ai đưa ra câu hỏi chung? Câu hỏi chung 2: Nước có chuyển từ thể này sang thể khác được không? * GV: Qua phần tìm hiểu vừa rồi chúng ta đã đề xuất được 2 câu hỏi chung. Và đó là 2 nội dung chính cta cần giải quyết.Vậy để trả lời được 2 câu hỏi này các con cùng đề xuất các phương án giải quyết. - Đọc tài liệu - Thực hành, thí nghiệm. 3 phương án sau là tối ưu. - Quan sát. - Hỏi- đáp. * Bước 4: Tiến hành thực hiện giải quyết tìm tòi, nghiên cứu. 1/. Nước tồn tại ở thể lỏng( quan sát- thực hành) GV: Qua phần tìm hiểu ba đầu, các con biết nước có ở nhiều nơi. Vậy xem dự đoán của các con có đúng không?. Cô mời tất cả các con cùng hướng lên màn hình theo dõi.( 1 số ảnh vê nước ở ao, hồ,..) 19 Vậy đã đúng như dự đoán của các con. Nước có ở những đâu nhỉ? ( ao, hồ, sông, suối, nước sinh hoạt, giếng, bể,...) GV: Nước có ở ao, hồ, sông, suối, nước trong sinh hoạt thì nước tồn tại ở thể nào? có hình dạng nhất định hay không? Các con cùng ghi dự đoán của mình vào phiếu thí nghiệm cá nhân. ( GV quan sát HS ghi phiếu dự đoán.) GV: Để biết xem dự đoán của các con đúng không chúng ta cùng làm thực hành. Bằng những đồ dùng và vật có trên mặt bàn của các nhóm. Các con hãy làm thực hành để chứng tỏ điều đó nhé! - Cô mời các nhóm trưởng điều hành nhóm của mình.( HS vừa thực hành vừa ghi cách thức TH, kết quả.) - Đại diện 1 nhóm lên trình bày. * Thay mặt cho nhóm 2 con xin trình bày kết quả thực hành như sau: - Con thấy khi nước trong chai trong suốt, không mầu, không mùi, không vị. Khi nước đựng trong chai, nước có dạng hình chai, khi rót nước ra cốc nước có dạng hình cốc, khi rót nước ra tay con không cầm được, nước tuột hết khỏi tay. Nhóm con kết luận: Nước tồn tại ở thể lỏng, trong suốt, không mầu, không vị, không có hình dạng nhất định. - Nhận xét bổ sung: Nhóm con đồng ý với nhóm bạn, nhưng phần kết luận nhóm con có bổ sung: Nước tồn tại ở thể lỏng không mầu, không mùi, không vị, không có hình dáng nhất định. * GV kết luận: Nước tồn tại ở thể lỏng không có hình dạng nhất định. 2/. Nước tồn tại ở thể khí( thí nghiệm- quan sát) GV: Nước tồn tại ở thể lỏng. Vậy theo các con nước có tồn tại ở thể khí không? Ở thể khí nước có sự chuyển thể không?. Các con cùng ghi dự đoán. Gv: Qua theo dõi cô thấy các con đều ghi dự đoán nước có tồn tại ở thể khí và có sự chuyển thể. Vậy chúng ta cùng làm thí nghiệm để chứng tỏ dự đoán đó. - GV lưu ý HS sử dụng nước nóng an toàn. - Cho HS đọc nội dung thí nghiệm. - Nhóm trưởng lên lấy phích. 20 - Các nhóm thực hành làm thí nghiệm. - Đại diện 1 nhóm lên trình bày thí nghiệm. Các nhóm khác chú ý lắng nghe nhận xét. * Đại diện cho nhóm 5, chúng con xin trình bày kết quả thí nghiệm như sau: + Con lấy cốc nước nóng trong phích rót vào 2 cốc, dùng đĩa đậy lên một cốc, cốc còn lại quan sát con thấy có một làn khói trắng bay lên. Đó là hơi nước trong trong suốt, không màu, không mùi, không vị và không có hình dạng nhất định. Nhóm con kết luận: Hơi nước đó là ở thể khí. Hiện tượng đó là nước chuyển từ thể lỏng sang thế khí gọi là sự bay hơi. + Khi con nhấc đĩa lên, con thấy trên mặt đĩa và thành cốc có những hạt nước li ti đọng lại. Nhóm con kết luận: Hơi nước bay lên gặp đĩa lạnh đọng lại thành những hạt nước nhỏ. Lúc này hiện tượng nước chuyển từ thể khí về thể lỏng đó là sự ngưng tụ. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. * GV kết luận: - Nước tồn tại ở thể khí( hơi) không có hình dạng nhất định. - Nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại. GV: Vậy các con đã trả lời được 1 số câu hỏi đề xuất ban đầu chưa? Câu hỏi: Tại sao khi dùng khăn ướt lau bản, sau vài phút mặt bảng lại khô? Nước trên mặt bảng đã biến đi đâu? ( nước đọng ở mặt bảng biến thành hơi nước bay vào không khí, mắt thường không nhìn thấy được hơi nước). GV nhấn mạnh: Nước ko chỉ có ở ao, hồ, sông,.. mà nước còn có ở trong không khí. Như vậy nước có ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. - Cho HS lấy VD về nước ở thể khí mà em hay gặp: hơi nước, sương mù, mây, mặt ao, hồ, nồi cơm sôi, cốc nước nóng... 3/. Nước tồn tại ở thể rắn.( hỏi - đáp, quan sát, thực hành) GV: Nước tồn tại ở thể lỏng, thể khí. Vậy nước có tồn tai ở thể rắn không? có sự chuyển thể ntn? Các con cùng ghi dự đoán và đề xuất cách thực hiện vào phiếu TN. - Cô có 1 món quà rất đặt biệt dành cho các con.( GV phát) Đó là gì? - Ở nhà các con đã bao giờ làm đá chưa? - 1 HS nêu quy trình làm đá. 21 + Yêu cầu HS quan sát quy trình làm đá trên màn hình. + Quan sát tranh 1,2 cho cô biết: ? Khi đặt khay có nước vào ngăn làm đá của tủ lạnh, sau vài giờ lấy khay ra. Hiện tượng gì xảy ra đối với nước trong khay? Hiện tượng đó là gì? ( TL: ...Em thấy khay nước trước khi cho vào ngăn đá nước ở thể lỏng, sau vài giở lấy ra nước ở trong khay đã tạo thành các cục đá( viên đá) - Cho HS thực hành cầm đá: có cầm được ko? cứng hay mềm? ( Cầm được, rất cứng, em thấy hình những viên đá như khuôn làm đá, ...) ?Em có nhận xét gì về hiện tượng này? (TL: Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn ở nhiệt độ thấp. Nước có hình dạng nhất định.) + Quan sát tiếp tranh 3 và 4: ? Để khay nước đá ra ngoài tủ lạnh, hiện tượng gì xảy ra? Hiện tượng đó gọi là gì? (TL: Con thấy viên đá chảy thành nước, sờ thấy ướt tay. Hiện tượng đó là nước chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi đó là sự nóng chảy.) * GV kết luận: - Nước tồn tại ở thể rắn có hình dạng nhất định. - Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại. GV: Vậy đến đay các con đã trả lời được các câu đề xuất ban đầu chưa? Như câu: CH2: Băng ở Bắc Cực có phải là nước không? CH5: Đá trong tủ lạnh có phải được làm từ đá không? - Cho HS lấy VD về nước tồn tại ở thể rắn: Băng ở Bắc Cực, tuyết rơi ở Sa Pa, .. - GV giới thiêu trên màn hình 2 h/a: . H1: Ở Sa Pa thời tiết rất lạnh có hiện tượng kì lạ. hơi nước rơi xuống gặp không khí lạnh dưới 00C tạo thành băng tuyết bám trên cành cây. . H2: Đây là hiện tượng băng tan chảy ở Bắc Cực dưới tác động của t0 cao hơn. * Qua tìm hiểu bài vừa rồi bạn nào cho cô biết: Nước tồn tại ở mấy thể? Đó là những thể nào? ( 3 thể: lỏng, rắn, khí) Đó chính nội dung bài học của chúng ta ngày hôm nay: Ba thể của nước. ? Nêu tính chất chung của nước ở các thể và tính chất riêng của mỗi thể. - Ở cả 3 thể, nước đều trong suôt, không có màu, o có mùi, o có vị. 22 - Nước ở thể lỏng và thể khí không có hình dạng nhất định. Riêng nước ở thể rắn có hình dạng nhất định. ? Nêu sự chuyển thể của nước? - Nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại. - Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại. * Tổ chức trò chơi: Ai nhanh- Ai đúng. + Nôi dung: Hoàn thiện sơ đồ sự chuyển thể của nước + Hình thức: 8 HS chơi, chia làm 2 đội, mỗi đội 4 HS. Cả lớp cổ vũ. + Thời gian: 3 phút. - 2 đội lên chơi - HS theo dõi, nhận xét, tuyên dương. ? Nhìn vào sơ đồ cho biết, ở nhiệt độ nào thì chất lóng bắt đầu có sự bay hơi? ( Chất lỏng bay hơi ở bất kì nhiệt độ nào, nhưng khi nước ở nhiệt độ cao biến thành hơi nước nhanh hơn ở nhiệt độ thấp.) ? Khi nào nước đông đặc? ( khi ở nhiệt độ thấp O0C hoặc dưới o0c) * GV nhấn mạnh về sơ đồ chuyển thể của nước: Sự chuyển thể của nước từ thể này sang thể khác phải phụ thuộc vào nhiệt độ. Gặp nhiệt độ thấp 0 độ c, hoặc dưới 0 độ c nước đông đặc thành nước đá. Gặp nhiệt độ cao hơn, nước đá nóng chẩy thành thể lỏng. Khi nhiệt độ lên cao, nước bay hơi chuyển thành thể khí. Ở đây khi hơi nước gặp không khí lạnh, ngay lập tức ngưng tụ lại thành nước. * Bước 5: Kết luận kiến thức: - Các con mở SGK trang 45 đọc phần bóng đeng tỏa sáng( lớp lắng nghe để so sánh đối chiếu với những suy nghĩa ban đầu của các em). - HS so sánh, đối chiếu. * Liên hệ: Trong cuộc sống, con người đã ứng dụng sự chuyển thể của nước để làm gì? - Hiện tượng bay hơi: để phơi quần áo dưới trời nắng cho nhanh khô,...nước ở quần áo đã bốc hơi vào không khí làm cho quàn áo nhanh khô) - Hiện tượng ngưng tụ: nấu rượu. - Làm đá để uống giải khát. 23 * GV nhấn mạnh rèn KNS cho HS: Ko ăn đá nhiều bị viêm họng. * Về nhà ôn lại bài và xem trước bài sau: Mây được hình thành ntn? Mưa từ đâu ra? 24 Bài 32 : Không khí gồm những thành phân nào ? Áp dụng PP Bàn tay nặn bột cả bài : I.MỤC TIÊU: Tìm hiểu về các thành phần của không khí như các –bô – nic , khí ô xy duy trì sự cháy ,khí ni tơ không duy trì sự cháy , bụi , khí độc và vi khuẩn HS biết được trong không khí có khí các bô níc , khí ô xy duy trì sự cháy , khí ni tơ không duy trì sự cháy , bui, khí độc và vi khuẩn Nêu được các thành phần của không khí II: ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: , -Hình trang 66,67 SGK. -Chuaån bò ñoà duøng thí nghieäm theo nhoùm: +Loï thuyû tinh, neán, chaäu thuyû tinh, vaät lieäu duøng laøm ñeá keâ loï. +Nöôùc voâi trong. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KIỂM TRA BÀI CŨ:: + Em hãy nêu một số tính chất của không khí ? + Làm thế nào để biết không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra ? + Con người đã ứng dụng một số tính chất của không khí vào những việc gì ? 2. BÀI MỚI: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1.Tình huống xuất phát và nêu vấn đề: GV nêu câu hỏi : theo em không khí gồm Học sinh theo dõi rã lời những thành phần nào ? 2. Biểu tượng ban đầu của HS: Gv yêu cầu học sinh mô tả bằng lời HS thảo luận nhóm 4 để ghi lại trên bảng những hiểu biết ban đầu của mình vào vỡ nhóm ghi chép khoa học về những thành phần VD: các ý kiến khác nhau của học sinh của không khí , về các thành phần của không khí như : *không khí có ô xy và ni tơ *không khí có nhiều bụi bẩn *không khí có nhiều mùi khác nhau 3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi HS so sánh sự giống nhau và khác nhau -từ những suy đón của HS do các cá của các ý kiến trên sau đó giúp các em đề nhân( các nhóm ) đề xuất , xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng kiến thức tìm hiểu vế các thành phần của ban đầu rồi hướng dẫn không khí VD: về các câu hỏi liên quan do HS đề xuất như: *không khí có những thành phần nào ? * có phải trong không khí có ô xy và ni tơ không ? * ngoài ô xy và ni tơ , không khí còn có những thành phần nào khác ? *trong không khí có bụi và mùi không ? 25 * vì sao trong không khí có khí ô xy ? -GV tổng hợp các câu hỏi của các nhóm ( chỉnh sửa các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu về các thành phần cũa không khí ), VD: câu hỏi Gv cần có : * trong không khí có khí ô xy và ni tơ không ? * trong không khí có khí các bô níc không ? * trong không khí có bụi không ? * trong không khí có khí độc và vi khuẩn HS thảo luận , đề xuất phương án tìm tòi không ? để tìm hiểu các kiến tức về các thành * GV tổ chức cho Hs phần của không khí ,. HS có thể đề xuất nhiều cách khác nhau , GV nên chọn cách thí nghiệm quan sát và nghiên cứu tài liệu 4. thực hiện phương án tìm tòi : Với nội dung tìm hiểu không khí có khí các bô níc , GV nên sử dụng PP quan sát nước vôi trong kết hợp nghiên cứu tài liệu GV nên tổ chức học sinh thực hiện thí nghiệm này vào đầu tiết học để có kết quả tốt . để giúp HS hiểu rỏ và giải thích được , GV cho học sinh đọc SGK khoa học 4 , trang 67 -kết luận : - với nội dung tìm hiểu không khí có khí ô xy duy trì sự cháy và khí ni tơ không duy trì sự cháy , GV sử dụng phương pháp thí nghiệm và nghiên cứu tài liệu . Thí nghiệm : đốt cháy một cây nến gắn vào một đĩa thủy tinh rồi rót nước vào đĩa , lấy một lọ thủy tinh úp lên cây nến đang cháy . yêu cầu HS HS quan sát một lọ thủy tinh không đậy nắp miệng rộng đựng nước vôi trong , sau thời gian 30 phút , lọ nước vôi còn trong nữa không ? sau đó yêu cầu học sinh giải thích vì sao nước vôi không còn trong nữa ? HS đọc mục bạn cần biết HS quan sát hiện tượng xãy ra . HS sẽ thấy sau khi nến tắt , nước lại dâng vào cốc ( chứng tỏ sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chổ phần không khí bị mất đi . vì nến bị tắt nên phần không khí còn lại không duy trì sự cháy ). ( mục bạn cần biết SGK) GV cho học sinh tiếp tục nghiêng cứu tài liệu ( GV pho to , scan để phát cho các nhóm không khí gồm 2 thành phần chính là ô hoặc chiếu trên màn hình) để học sinh xy và ni tơ biết : 26 Thí nghiệm : trên cho thấy , nến cháy đã lấy đi toàn bộ khí cần cho sự cháy có chứa trong lọ .khí còn lại trong lọ là khí không duy trì sự cháy Qua nhiều thí nghiệm, đã phát hiện : Với nội dung tìm hiểu trong không khí có bụi , GV có thể cho học sinh nhìn thấy bụi trong không khí bằng cách che tối phòng học và để một lỗ nhỏ cho tia nắng lọt vào phòng ( nếu có nắng ) . nhìn vào tia nắng đó các em sẽ thấy rõ những hạt bụi lơ lửng trong không khí nếu không có nắng , GV có thể sử dụng đèn tròn , -với nội dung tìm hiểu trong không khí có khí độc và vi khuẩn , GV có thể cho HS nghiên cứu thực tế sống hằng ngày Không khí bị ô nhiễm : không khí gồm hai thành phần chính là khí ô xy duy trì sự cháy và khí ni tơ không duy trì sự cháy HS nhìn: HS quan sát ánh đèn trong bóng tối sẽ thấy các hạt bụi bay lơ lửng HS nêu Xe ô tô, xe buýt các nhà máy , xí nghiệp thảy vào không khí rất nhiều khói và khí độc . lượng khói và không khí này làm không khí bị ô nhiểm hS viết dự đoán vào vỡ ghi Chép khoa học với các mục : câu hỏi , dự đoán , cách tiến hành , kết luận rút ra -trước khi tiến hành phương án tìm tòi , GV yêu cầu -yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm và nghiêng cứu tài liệu theo nhóm 4 để tìm câu trã lời cho các câu hỏi và điền thông HS báo cáo tin vào các mục còn lại trong vỡ ghi chép khoa học 5. Kết luận kiến thức: HS so sánh - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi tiến hành thí nghiệm và nghiên cứu tài liệu -GV hướng dẫn HS so sánh lại với các suy nghĩ ban đầu của mình ở bước 2 để khắc sâu kiến thức 3.Củng cố- dặn dò: -Hỏi: Trong thực tế đời sống con người đã ứng dụng tính chất của không khí vào những việc gì ? -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. -Dặn HS về nhà chuẩn bị theo nhóm: 2 cây nến nhỏ, 2 chiếc cốc thuỷ tinh, 2 chiếc đĩa nhỏ. -GV nhận xét tiết học. 27 28 Bài 37: TẠI SAO CÓ GIÓ ? I. MỤC TIÊU - Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió. - Giải thích được nguyên nhân gây ra gió. - BVMT biển đảo ( liên hệ với cảnh quan vùng biển). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình vẽ trang 74, 75 SGK, chong chóng cho mỗi HS. - Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm + Hộp đối lưu như mô tả trong trang 74- SGK. + Nến, diêm, vài nén hương. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Bài cũ: Không khí cần cho sự sống như thế nào? 1 HS lên bảng nêu - HS khác nhận xét. B. Bài mới: HĐ1:Giới thiệu bài: - GV chỉ ra ngoài cây và H: Nhờ đâu mà lá - HS: Nhờ gió. cây lay động? + Nhờ đâu mà diều bay? HS theo dõi . Vậy các em có thắc mắc tại sao lại có gió không? Tiết học hôm nay cô cùng các em sẽ tìm tòi, khám phá để hiểu được điều đó. HĐ2:Tiến trình đề xuất: Bước1:Đưa tình huống xuất phát và nêu vấn đề: Các em vẫn thường bắt gặp những cơn gió. H:Em hiểu tại sao có gió? GV ghi câu hỏi lên bảng. Bước 2:Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS: GV yêu cầu HS ghi lại những hiểu biết ban - HS ghi chép hiểu biết ban đầu của mình đầu của mình vào vở ghi chép khoa học . vào vở ghi chép : Chẳng hạn:- Gió do không khí tạo nên. - Do không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng tạo thành gió. - Do nắng tạo nên. - Do các ngôi nhà chắn nhau tạo nên.... HS thảo luận nhóm 6 thống nhất ý kiến GV cho HS đính phiếu lên bảng ghi chép vào phiếu. GV hướng dẫn HS so sánh điểm giống và -HS so sánh sự giống và khác nhau của khác nhau trong kết quả làm việc của 3 các ý kiến ban đầu nhóm. Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi: HS nêu câu hỏi: Gv:Để tìm hiểu được những điểm giống và Chẳng hạn: - Có phái gió do không khí 29 khác nhau đó đúng hay sai các em có tạo nên không? những câu hỏi thắc mắc nào? - Liệu có phải nắng tạo nên gió không? GV giúp các em đề xuất câu hỏi liên quan ..... đến nội dung kiến thức tìm hiểu bài học. GV tổng hợp câu hỏi của các nhóm và chốt các câu hỏi chính: - Tại sao có gió? - Chẳng hạn: HS đề xuất các phương án GV cho HS thảo luận đề xuất phương án + Làm thí nghiệm ; Quan sát thực tế. tìm tòi . + Hỏi người lớn; Tra cứu trên mạng v.v.. GV chốt phương án : Làm thí nghiệm Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi: -Một số HS nêu cách thí nghiệm, nếu Để trả lời câu hỏi: * Tại sao có gió?,theo chưa khoa học hay không thực hiện được các em chúng ta nên tiến hành làm thí GV có thể điều chỉnh: nghiệm như thế nào? Chẳng hạn: - Đặt một cây nến đang cháy dưới 1 ống. Đặt một vài mẩu hương cháy đã tắt lửa nhưng còn bốc khói vào dưới ống còn lại. - HS tiến hành làm thí nhiệm, HS thống nhất trong nhóm tự rút ra kết luận, ghi chép vào phiếu. Bước 5. Kết luận và hợp thức hóa kiến -Một HS lên thực hiện lại thí nghiệm- Cả thức: lớp quan sát. H: Sau thí nghiệm này em rút ra nguyên *HS trả lời. nhân tại sao có gió? - Các nhóm trả lời. GV tiểu kết: H: Hãy giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển? H: Em hãy nêu những ứng dụng của gió - Cối xay gió, chong chóng quay... trong đời sống? tiết học . H:Tại sao có gió? - HSKL: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Không khí chuyển GVKL và ghi bảng, kết hợp cho 1 số HSđộng tạo thành gió. nhắc lại: Qua chơi chong chóng, cũng như qua TN vừa rồi các em biết: Không khí chuyển động từ nơi lạnh sang nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió. GV hỏi lại HS: - Vì sao có sự chuyển động của không khí? - Do sự chênh lệch về nhiệt độ trong - Không khí chuyển động theo chiều nhưkhông khí làm cho không khí chuyển 30 thế nào? ( Từ nơi lạnh đến nơi nóng) động. - Sự chuyển động của không khí tạo ra gì? - Tạo ra gió. * Cho HS dùng quạt vẩy ( hoặc GV bật quạt điện), em thấy thế nào? ( mát) - Tại sao ta nghe mát? - Khi ta vẩy quạt, bật điện (cánh quạt điện quay)làm không khí chuyển động và * Chuyển tiếp: Trong tự nhiên, dưới ánh gây ra gió. nắng mặt trời, các phần khác nhau của trái đất không nóng lên như nhau, vì sao có hiện tượng đó, cô mời các em tiếp tục tìm hiểu HĐ3. HĐ3: Sự chuyển động của không khí trong tự nhiên. * Đính tranh vẽ hình 6 và 7 ( đã phóng to) lên bảng, HS quan sát: - Hình vẽ khoảng thời gian nào trong ngày? - H6: Vẽ ban ngày và hướng gió thổi từ Mô tả hướng gió được minh họa trong từng biển vào đất liền. hình? - H7: Vẽ ban đêm và hướng gió thổi từ đất liến ra biển. - Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất - Vì: Ban ngày không khí trong đất liền liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển? nóng, không khí ngoài biển lạnh. Do đó làm cho không khí chuyển động từ biển vào đất liền tạo ra gió từ biển thổi vào đất liền. Ban đêm không khí trong đất liền nguội nhanh hơn nên lạnh hơn GVKết luận: Sự chênh lệch nhiệt độ vào không khí ngoài biển. Vì thế không khí ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền chuyển động từ đất liền thổi ra biển. đó làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm. BVMT: - Biển mang lại cho ta những ngọn gió mát - Cần có ý thức giữ gìn môi trường biển lành và là một trong những nơi giúp con như: đi chơi biển không nên vứt rác ra người ta được nghỉ ngơi, thư giãn sau bãi biển, không để dầu tràn ra biển, … những thời gian làm việc vất vả. Vậy chúng mọi người chúng ta cần có ý thức bảo vệ ta nên làm gì để bảo vệ môi trường biển? môi trường biển sạch sẽ và trong lành. C. Củng cố, dặn dò : - Chúng ta vừa tìm hiểu xong bài học. Vậy các em hãy cho cô biết, tại sao có gió? - HS nhắc lại KL bài - Trong cuộc sống, con người ta đã lợi dụng sức gió để làm gì? - Làm sạch thóc, căng buồm cho thuyền bè xuôi, làm chạy máy phát điện, chơi - Dặn HS: Chuẩn bị bài sau: Gió nhẹ, gió chong chóng, chơi thả diều, … mạnh. Phòng chống bão. ------------------------------------------------------31 TUẦN 21: Bài 41: ÂM THANH I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết: - Nhận biết được những âm thanh xung quanh. - Biết và thực hiện được các cách khác nhau để lam cho vật phát ra âm thanh. - Nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số đồ vật khác để tạo ra âm thanh. - Chuẩn bị theo nhóm: ống bơ, thước, vài hòn sỏi, trống nhỏ, một ít vụn giấy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Bài cũ: + Em hãy nêu một số việc làm để bảo vệ bầu - HS trả lời. không khí trong sạch. + Không vứt rác bừa bãi, tiểu tiện - GV nhận xét và cho điểm. đúng nơi quy định, trồng rừng và B. Bài mới: bảo vệ rừng… HĐ1:Giới thiệu bài: H: Nêu một số âm thanh mà em biết? - HS lần lượt nêu. Vậy các em có muốn biết âm thanh được tạo thành như thế nào không? Hôm nay cô cùng các em sẽ tìm tòi, khám phá để tìm hiểu điều đó. HS theo dõi . * HĐ2:Tiến trình đề xuất: Bước1:Đưa tình huống xuất phát và nêu vấn HS ghi chép hiểu biết ban đầu của đề: mình vào vở ghi chép : Âm thanh có ở khắp mọi nơi, xung quanh các Chẳng hạn:- Âm thanh do không em. khí tạo ra. H:Theo các em, âm thanh được tạo thành như thế - Âm thanh do các vật chạm vào nào? nhau tạo ra. Bước 2:Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của - Âm thanh do các vật phát ra. HS: - Âm thanh do các vật có tiếng GV yêu cầu HS ghi lại những hiểu biết ban đầu động phát ra. của mình vào vở ghi chép khoa học . HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến ghi chép vào phiếu. - HS so sánh sự khác nhau của các ý kiến ban đầu GV cho HS đính phiếu lên bảng GV gọi nhóm 1 nêu kết quả của nhóm mình. HS nêu câu hỏi: GV yêu cầu các nhóm còn lại nêu những điểm Chẳng hạn: - Không khí có tạo nên khác biệt của nhóm mình so với nhóm 1. âm thanh không? Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi: - Có phải âm thanh do các vật Gv: Như vậy, qua kết quả này, nhóm nào có thắc chạm vào nhau tạo ra không? mắc gì không? Nếu có thắc mắc thì chúng ta - Bạn có chắc âm thanh do các vật cùng nêu câu hỏi nào. phát ra không? 32 GV giúp các em đề xuất câu hỏi liên quan đến - Vì sao các bạn cho rằng âm thanh nội dung kiến thức tìm hiểu bài học. do các vật phát ra tiếng động? GV tổng hợp câu hỏi của các nhóm và chốt các -Chẳng hạn: HS đề xuất các câu hỏi chính: phương án - Âm thanh được tạo thành như thế nào? + Làm thí nghiệm ; Quan sát thực GV cho HS thảo luận đề xuất phương án tìm tòi . tế. GV chốt phương án : Làm thí nghiệm + Hỏi người lớn; Tra cứu trên mạng v.v.. -Một số HS nêu cách thí nghiệm, nếu chưa khoa học hay không thực Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi: hiện được GV có thể điều chỉnh: Để trả lời câu hỏi: * Âm thanh được tạo thành - HS tiến hành làm thí nhiệm, HS như thế nào?, theo các em chúng ta nên tiến hành thống nhất trong nhóm tự rút ra kết làm thí nghiệm như thế nào? luận, ghi chép vào phiếu. - GV cho HS làm thí nghiệm thứ nhất: Rắc một ít - Một HS lên thực hiện lại thí giấy vụn lên mặt trống. Gõ trống và quan sát xem nghiệm- Cả lớp quan sát. hiện tượng gì xảy ra. *HS trả lời. - HS vừa làm thí nghiệm, GV vừa đưa ra câu hỏi + Các mẩu giấy vụn rung động. tìm hiểu: Nếu gõ mạnh hơn thì mặt trống + Khi gõ trống, em thấy điều gì xảy ra?Nếu gõ rung mạnh hơn nên âm thanh to mạnh hơn thì các vụn giấy ntn? hơn. + Nếu đặt tay lên mặt trống rồi gõ + Nếu đặt tay lên mặt trống rồi gõ thì âm thanh thì mặt trống ít rung nên kêu nhỏ. ntn? + Âm thanh do các vật rung động + Từ thí nghiệm này, em rút ra kết luận gì? phát ra. - HS thực hành theo nhóm và rút ra * GV đưa ra thí nghiệm khác: Hãy đặt tay lên cổ, kết luận. khi nói tay các em có cảm giác gì? + Khi nói tay em thấy rung. - Gọi 1 HS trả lời. - Nghe. - GV giải thích thêm: Khi nói, không khí từ phổi đi lên khí quản, qua dây thanh quản làm cho các dây thanh rung động. Rung động này tạo ra âm thanh. HS đính phiếu – nêu kết quả làm Bước 5:Kết luận kiến thức: việc GV cho HS đính phiếu kết quả sau quá trình làm HS so sánh kết quả với dự đoán thí nghiệm. ban đầu. GV: Như vậy âm thanh do các vật rung động phát ra. Đa số trường hợp sự rung động này rất nhỏ và ta không thể nhìn thấy trực tiếp. HS đọc lại kết luận. - GV dán nội dung. * Trò chơi: Tiếng gì, ở phía nào thế? - Các nhóm chơi. - GV chia lớp thành 2 nhóm 1 nhóm thực hiện tiếng động, nhóm còn lại đoán xem do vật nào tạo ra. HS nêu lại bài học. - GV nhận xét và tuyên dương nhóm thực hiện tốt. 33 C. Tổng kết : GV nhận xét tiết học . H:Âm thanh được tạo thành như thế nào? ------------------------------------------------------TUẦN 21: BÀI 42: SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH. I/ MỤC TIÊU : - Nêu ví dụ về âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng, chất khí. II/ PHƯƠNG ÁN TÌM TÒI: - Phương pháp thí nghiệm. III/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Chuẩn bị theo nhóm : 2 ống bơ (lon) ; vài vụn giấy ; 2 miếng ni lông ; dây chun ; một sợi dây mềm (bằng sợi gai, bằng đồng,…) ; trống ; đồng hồ, túi ni lông (để bọc đồng hồ), chậu nước ; máy tính xách tay. IV/ TIẾN TRÌNH ĐỀ XUẤT : Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Bài cũ: Âm thanh được tạo thành như thế nào? - Gọi 1 HS lên thực hiện 1 VD để chứng tỏ âm thanh do các vật rung động phát ra. B. Bài mới: 1 HS lên bảng nêu - HS khác nhận HĐ1:Giới thiệu bài xét Tai ta nghe được âm thanh là do âm thanh truyền qua nhiều môi trường và truyền đến tai ta. Vậy các em có muốn biết âm thanh truyền qua những môi trường nào không? Bài học hôm nay HS theo dõi . cô và các em sẽ cùng tìm tòi, khám phá. HĐ2:Tiến trình đề xuất: - Các nhóm thực hiện. Bước1:Đưa tình huống xuất phát và nêu vấn đề: Âm thanh có ở xung quanh các con. HS ghi chép hiểu biết ban đầu của H:Theo các em, âm thanh lan truyền được qua mình vào vở ghi chép : những môi trường nào? Chẳng hạn:- Âm thanh truyền được Bước 2:Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của qua cửa sổ. HS: - Âm thanh truyền được qua không GV yêu cầu HS ghi lại những hiểu biết ban đầu khí. của mình vào vở ghi chép khoa học . - Âm thanh không truyền được qua nước. - Âm thanh truyền được qua bàn ghế, cửa, nền nhà.... - Ở gần nghe âm thanh to... HS thảo luận nhóm thống nhất ý 34 kiến ghi chép vào phiếu. - HS so sánh sự khác nhau của các ý GV cho HS đính phiếu lên bảng kiến ban đầu GV gọi nhóm 1 nêu kết quả của nhóm mình. HS nêu câu hỏi: GV yêu cầu các nhóm còn lại nêu những điểm Chẳng hạn: - Âm thanh truyền được khác biệt của nhóm mình so với nhóm 1. qua không khí không? - Liệu âm thanh có truyền được qua cửa sổ không? Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm - Bạn có chắc đứng ở gần nghe âm tòi: thanh to hơn không? Gv: Như vậy, qua kết quả này, nhóm nào có thắc mắc gì không? Nếu có thắc mắc thì chúng -Chẳng hạn: HS đề xuất các phương ta cùng nêu câu hỏi nào. án GV giúp các em đề xuất câu hỏi liên quan đến + Làm thí nghiệm ; Quan sát thực nội dung kiến thức tìm hiểu bài học. tế. GV tổng hợp câu hỏi của các nhóm và chốt các + Hỏi người lớn; Tra cứu trên mạng câu hỏi chính: v.v.. - Âm thanh truyền được qua không khí không? -Một số HS nêu cách thí nghiệm, - Âm thanh truyền được qua chất lỏng không? nếu chưa khoa học hay không thực - Âm thanh truyền được qua chât rắn không? hiện được GV có thể điều chỉnh: - Âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng - HS tiến hành làm thí nhiệm, HS cách đến nguồn âm xa hơn? thống nhất trong nhóm tự rút ra kết GV cho HS thảo luận đề xuất phương án tìm luận, ghi chép vào phiếu. tòi . - Một HS lên thực hiện lại thí GV chốt phương án : Làm thí nghiệm nghiệm- Cả lớp quan sát. Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi: *HS trả lời. * Để trả lời câu hỏi Âm thanh truyền được qua không khí không, theo các em chúng ta nên tiến + Âm thanh truyền được qua không hành làm thí nghiệm như thế nào? khí. - HS vừa làm thí nghiệm, GV vừa đưa ra câu - HS nêu cách làm thí nghiệm. hỏi tìm hiểu: - Các nhóm làm thí nghiệm và đưa + Khi bạn gõ trống, điều gì xảy ra? ra kết luận. + Tại sao các mẫu giấy vụn lại rung động? - HS trình bày lại thí nghiệm và trả H: Từ thí nghiệm trên chứng tỏ điều gì? lời câu hỏi. GV tiểu kết. + Âm thanh truyền được qua chất * Để trả lời câu hỏi Âm thanh truyền được qua lỏng. chất lỏng không, theo các em chúng ta nên tiến - Tương tự. hành làm thí nghiệm như thế nào? - HS vừa làm thí nghiệm, GV vừa đưa ra câu hỏi tìm hiểu. H: Từ thí nghiệm trên chứng tỏ điều gì? GV tiểu kết. * Để trả lời câu hỏi Âm thanh truyền được qua chất rắn không, theo các em chúng ta nên tiến hành làm thí nghiệm như thế nào? - Quan sát và thảo luận thống nhất ý 35 - HS vừa làm thí nghiệm, GV vừa đưa ra câu hỏi tìm hiểu. H: Từ thí nghiệm trên chứng tỏ điều gì? GV tiểu kết. kiến. * Để trả lời câu hỏi: Âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn cô sẽ cho các em xem một thí nghiệm. Các em hãy - Âm thanh yếu đi... quan sát tiếng chuông điện thoại khi cô đứng ở HS đính phiếu – nêu kết quả làm đây và khi cô đứng ở ngoài cửa lớp. việc Bước 5:Kết luận kiến thức: HS so sánh kết quả với dự đoán ban GV cho HS đính phiếu kết quả sau quá trình đầu. làm thí nghiệm. HS đọc lại kết luận. GV rút ra tổng kết. GV: Có những âm thanh rất tốt cho cuộc sống HS nêu :- Đi nhẹ nói khẽ ở bệnh của con người như: tiếng trống trường báo hiệu viện. giờ ra chơi, vào học; tiếng đồng hồ báo thức - Không bẫm chuông, còi inh ỏi dọc giúp em thức dậy đúng giờ...Bên cạnh đó cũng đường. có những âm thanh có tác động không tốt đến - Khi mở nhạc hay ti vi nên mở âm những người xung quanh. Vậy chúng ta nên hạn thanh vừa phải. chế những âm thanh ntn để không ảnh hưởng HS nêu lại bài học. đến những người xung quanh? C. Tổng kết : GV nhận xét tiết học . H:Âm thanh truyền được qua những môi trường nào? ------------------------------------------------------TUẦN 23: Bài 45: ÁNH SÁNG I/ MỤC TIÊU : - Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng. + Vật tự phát sáng : Mặt trời, ngọn lửa,… + Vật được chiếu sáng : Mặt trăng, bàn ghế , … - Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua. - Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt. II/ PHƯƠNG ÁN TÌM TÒI: - Phương pháp thí nghiệm. III/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Chuẩn bị theo nhóm: hộp kín màu đen; đèn pin ; tấm kính; nhựa trong; ống nhựa mềm ; tấm gỗ. IV/ TIẾN TRÌNH ĐỀ XUẤT : 36 Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Bài cũ: + Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1. Tiếng ồn có tác hại gì đối với con người? 2. Hãy nêu những biện pháp để phòng chống ô 1 HS lên bảng nêu - HS khác nhận nhiễm tiếng ồn? xét + Nhận xét và ghi điểm cho HS. B. Bài mới: HĐ1:Giới thiệu bài HĐ2:Tiến trình đề xuất: HS theo dõi . Bước1:Đưa tình huống xuất phát và nêu vấn đề: - GV yêu cầu HS so sánh khi tắt hết đèn, đóng - Các nhóm thực hiện. kín cửa sổ và khi bật đèn mở cửa sổ thì hìn thấy các dòng chữ trên bảng ntn? Vì sao? H:Em biết gì về ánh sáng? HS ghi chép hiểu biết ban đầu của Bước 2:Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS: mình vào vở ghi chép : GV yêu cầu HS ghi lại những hiểu biết ban đầu Chẳng hạn:- Có ánh sáng ta sẽ nhìn của mình vào vở ghi chép khoa học . thấy mọi vật. - Ánh sáng có thể xuyên qua một số vật. - Ánh sáng giúp cây cối phát triển. - Không có ánh sáng, ta không nhìn thấy mọi vật. - Ánh sáng quá mạnh sẽ có hại cho mắt.... GV cho HS đính phiếu lên bảng HS thảo luận nhóm thống nhất ý GV gọi nhóm 1 nêu kết quả của nhóm mình. kiến ghi chép vào phiếu. GV yêu cầu các nhóm còn lại nêu những điểm - HS so sánh sự khác nhau của các ý khác biệt của nhóm mình so với nhóm 1. kiến ban đầu HS nêu câu hỏi: Chẳng hạn- Ánh sáng có thể xuyên Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi: qua được các vật không? Gv: Như vậy, qua kết quả này, nhóm nào có - Ánh sáng có thể xuyên qua được thắc mắc gì không? Nếu có thắc mắc thì chúng các vật nào? ta cùng nêu câu hỏi nào. - Ánh sáng mạnh có gây hại cho mắt GV giúp các em đề xuất câu hỏi liên quan đến không? nội dung kiến thức tìm hiểu bài học. - Vì sao khi có ánh sáng, ta có thể GV tổng hợp câu hỏi của các nhóm và chốt các nhìn thấy mọi vật? câu hỏi chính: - Ánh sáng có giúp cây cối phát - Ánh sáng được truyền đi ntn? triển không? - Ánh sáng có thể truyền được qua những vật -Chẳng hạn: HS đề xuất các phương nào và không truyền được qua những vật nào? án - Mắt có thể nhìn thấy vật khi không có ánh + Làm thí nghiệm ; Quan sát thực sáng hay không? tế. 37 GV cho HS thảo luận đề xuất phương án tìm + Hỏi người lớn; Tra cứu trên mạng tòi . v.v.. GV chốt phương án : Làm thí nghiệm Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi: * Với nội dung tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng. -Một số HS nêu cách thí nghiệm, - HS vừa làm thí nghiệm, GV vừa đưa ra câu nếu chưa khoa học hay không thực hỏi tìm hiểu: hiện được GV có thể điều chỉnh: H: Từ thí nghiệm trên chứng tỏ điều gì? - HS tiến hành làm thí nhiệm, HS GV tiểu kết. thống nhất trong nhóm tự rút ra kết * Với nội dung tìm hiểu Âm thanh có thể luận, ghi chép vào phiếu. truyền qua một số vật. - Một HS lên thực hiện lại thí - HS vừa làm thí nghiệm, GV vừa đưa ra câu nghiệm- Cả lớp quan sát. hỏi tìm hiểu. *HS trả lời. H: Từ thí nghiệm trên chứng tỏ điều gì? GV tiểu kết. - HS nêu cách làm thí nghiệm. * Với nội dung tìm hiểu Mắt nhìn thấy vật khi - Các nhóm làm thí nghiệm và đưa nào?, theo các em chúng ta nên tiến hành làm ra kết luận. thí nghiệm như thế nào? - HS trình bày lại thí nghiệm và trả - HS vừa làm thí nghiệm, GV vừa đưa ra câu lời câu hỏi. hỏi tìm hiểu. - Tương tự. H: Từ thí nghiệm trên chứng tỏ điều gì? GV tiểu kết. - Quan sát và thảo luận thống nhất ý Bước 5:Kết luận kiến thức: kiến. GV cho HS đính phiếu kết quả sau quá trình HS đính phiếu – nêu kết quả làm làm thí nghiệm. việc GV rút ra tổng kết. HS so sánh kết quả với dự đoán ban C. Tổng kết : GV nhận xét tiết học . đầu. H:Âm thanh truyền được qua những môi trường HS đọc lại kết luận. nào? HS nêu lại bài học. ------------------------------------------------------TUẦN 23: Bài 46: BÓNG TỐI I.MỤC TIÊU: + Tự làm thí nghiệm để thấy bóng tối xuất hiện ở phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng. + Đoán đúng vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản. + Hiểu được bóng tối của vật thay đổi về hình dạng , kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi. + GD HS ngồi học đảm bảo mật độ ánh sáng cho mắt. II. ĐỒ DÙNG: + Chuẩn bị chung : đèn bàn. 38 + Chuẩn bị theo nhóm: đèn pin ; tờ giấy to hoặc tấm vải; kéo , bìa , một số thanh tre ( gỗ) nhỏ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Bài cũ: + Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi: H: Khi nào ta nhìn thấy vật? H. Hãy nói những điều em biết về ánh sáng? H. Tìm những vật tự phát sáng và những vật được chiếu sángmà em biết? + Nhận xét trả lời và cho điểm HS. 1 HS lên bảng nêu - HS khác nhận B. Bài mới: xét HĐ1:Giới thiệu bài HĐ2:Tiến trình đề xuất: Bước1:Đưa tình huống xuất phát và nêu vấn đề: GV: Các em đã được vui chơi với cái bóng của mình ngoài sân trường và các em đã quan sát cái bóng ở các thời điểm khác nhau, em hãy ghi lại (vẽ lại) những điều em biết về cái bóng của mình. HS theo dõi . Bước 2:Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS: HS ghi chép hiểu biết ban đầu của GV yêu cầu HS ghi lại hoặc vẽ lại những suy mình vào vở ghi chép : nghĩ ban đầu của mình vào vở ghi chép khoa học Chẳng hạn:- Bóng của người sẽ . Sau đó thảo luận nhóm. xuất hiện khi có ánh nắng, không GV cho HS đính phiếu lên bảng có nắng sẽ không có bóng xuất GV gọi nhóm 1 nêu kết quả của nhóm mình. hiện. GV yêu cầu các nhóm còn lại nêu những điểm - Nếu người lớn thì bóng của nó khác biệt của nhóm mình so với nhóm 1. lớn, nếu người nhỏ thì bóng của nó Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi: nhỏ. Gv: Như vậy, qua kết quả này, nhóm nào có thắc - Bóng tối của người sẽ ở phía sau mắc gì không? Nếu có thắc mắc thì chúng ta lưng người. cùng nêu câu hỏi nào. - Người có hình dáng nào thì bóng GV giúp các em đề xuất câu hỏi liên quan đến có hình đó. nội dung kiến thức tìm hiểu bài học. - Vào lúc 12h trưa, bóng người nằm GV tổng hợp câu hỏi của các nhóm và chốt các ở dưới chân.... câu hỏi chính: HS thảo luận nhóm thống nhất ý - Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào? kiến ghi chép vào phiếu. - Bóng của một vật có hình dạng như thế nào? - HS so sánh sự khác nhau của các - Hình dạng, kích thước của vật có thay đổi ý kiến ban đầu không? HS nêu câu hỏi: GV cho HS thảo luận đề xuất phương án tìm tòi Chẳng hạn- Có phải bóng tối chỉ GV chốt phương án : Làm thí nghiệm xuất hiện khi có ánh sáng? - Có phải bóng tối thay đổi kích Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi: thước vào các khoảng thời gian * Tìm hiểu về bóng tối. khác nhau? 39 - Bóng tối xuất hiện ở đâu? - Vì sao bóng người thường nằm - GV đưa ra thí nghiệm: Đặt tờ bìa thẳng đứng, dưới chân người? lần lượt đặt cốc thủy tinh, hộp gỗ quyển sách... - Vì sao cái bóng thường di chuyển phía trước bìa và chiếu đèn pin, để xem vật nào theo bước chân của ta? sẽ có bóng; quan sát vị trí và hình dạng bóng của -Chẳng hạn: HS đề xuất các vật. phương án - GV cho HS xem thêm tranh phóng to từ SGK + Làm thí nghiệm ; Quan sát thực để HS quan sát vị trí xuất hiện của bóng người tế. khi được chiếu sáng từ bên phải. + Hỏi người lớn; Tra cứu trên mạng H: Từ thí nghiệm trên chứng tỏ điều gì? v.v.. + Khi một vật cản sáng được chiếu sáng, sẽ có -Một số HS nêu cách thí nghiệm, bóng tối xuất hiện phía sau nó. nếu chưa khoa học hay không thực + Bóng tối của vật có hình dạng của vật đó. hiện được GV có thể điều chỉnh: GV tiểu kết. - HS tiến hành làm thí nhiệm, HS * Sự thay dổi về hình dạng, kích thước của bóng thống nhất trong nhóm tự rút ra kết tối. luận, ghi chép vào phiếu. - HS vừa làm thí nghiệm, GV vừa đưa ra câu hỏi - Một HS lên thực hiện lại thí tìm hiểu. nghiệm- Cả lớp quan sát. H: Từ thí nghiệm trên chứng tỏ điều gì? *HS trả lời. + Bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu - HS nêu cách làm thí nghiệm. sáng đối với vật đó thay đổi. - Các nhóm làm thí nghiệm và đưa + Bóng của vật to hơn khi vật chiếu sáng gần với ra kết luận. vật cản sáng. - HS trình bày lại thí nghiệm và trả + Bóng của vật nhỏ hơn khi vật chiếu sáng xa lời câu hỏi. với vật cản sáng. - Tương tự. Bước 5:Kết luận kiến thức: GV cho HS đính phiếu kết quả sau quá trình làm - Quan sát và thảo luận thống nhất thí nghiệm. ý kiến. GV rút ra tổng kết. HS đính phiếu – nêu kết quả làm C. Tổng kết : GV nhận xét tiết học . việc HS so sánh kết quả với dự đoán ban đầu. HS đọc lại kết luận. ------------------------------------------------------TUẦN 24: BÀI 47: ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG I. MỤC TIÊU: + HS nêu được vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật. + Hiểu được mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và lấy được ví dụ để chứng tỏ điều đó. + Hiểu được nhờ ứng dụng các kiến thức về nhu cầu ánh sáng của thực vật trong trồng tẹot đã mang lại hiệu quả cao. 40 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + Hình minh hoạ 94, 95 SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học I. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu - 2HS lên bảng. Lớp theo dõi và hỏi sau: nhận xét câu trả lời của các bạn. + Bóng tối xuất hiện ở đâu? Có thể làm cho bóng của vât thay đổi như thế nào? + Lấy ví dụ chứng tỏ bóng của vật thay đổi khi vị trí chiếu sáng đối với vât đó thay đổi? - Lắng nghe. - Nhận xét câu trả lời của HS và ghi điểm. + HS lắng nghe và nhắc lại tên bài. II. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài. * HĐ1: Vai trò của ánh sáng đối với động vật + Các nhóm thảo luận hoàn thành và thực vật. yêu cầu của GV. + GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm. + Yêu cầu các nhóm đổi cây cho nhau rồi quan - Các cây đậu mọc lên đều hướng sát các cây, trả lời câu hỏi. về phía ánh sáng. H: Em có nhận xét gì về cách mọc của cây đậu? - Phát triển bình thường, lá xanh H: Cây có đủ ánh sáng phát triển như thế nào? thẫm, tươi.bị héo, lá úa vàng. Câu sống ở nơi thiếu ánh sáng sẽ ra sao? - Không có ánh sáng, thực vật sẽ H: Điều gì xảy ra với thực vật nếu không có ánh không quang hợp được và sẽ bị sáng? chết. + GV nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và+ HS lắng nghe. kết luận: Không có ánh sáng, thực vật sẽ chóng + Lớp quan sát hình minh hoạ. tàn lụi vì chúng cần ánh sáng để duy trì sự sống. + Trả lời câu hỏi: Vì khi nở quay + Cho HS quan sát hình minh hoạ 2 và hỏi: Tại về hướng mặt trời. sao bông hoa này lại có tên làhướng dương? * HĐ 2: Nhu cầu về ánh sáng của thực vật - HS thảo luận nhóm 4. + Tiếp tục cho HS thảo luận nhóm. * Câu hỏi thảo luận: 1. Tại sao 1 số loài cây chỉ sống được ở những nơi rừng thưa, các cánh đồng, thảo nguyên, một số lại chỉ sống ở những nơi rừng rậm? + Đại diện các nhóm trả lời. 2. Hãy kể tên 1 số cây cần nhiều ánh sáng, 1 số + Nhóm khác bổ sung ( nếu cần) cây cần ít ánh sáng? + Gọi đại diện các nhón trình bày. * Kết luận: Mặt trời đem lại sự sống cho thực vật, nhưng mỗi loài thực vât có nhu cầu về ánh sáng lại khác nhau. + Lắng nghe và trao đổi trong * HĐ3: Liên hệ thực tế nhóm thống nhất trả lời. H: Hãy tìm những biện pháp kĩ thuật ứng dụng nhu cầu ánh sáng khác nhau của thực vật mà cho thu hoạch cao? + GV gọi HS trình bày, sau mỗi HS trình bày, 41 GV khen ngợi HS có kinh nghiệm và hiểu biết. III. Củng cố, dặn dò: + HS trả lời . H: Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với đời + 2HS đọc. sống thực vật? + Lắng nghe và nhớ thực hiện. + Gọi HS đọc mục bài học. + Nhận xét tiết học và dặn HS học bài và chuẩn bị tiết sau. ------------------------------------------------------TUẦN 25: Tiết 50: NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ I. MỤC TIÊU: - Nêu được vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn. - Sử dụng được nhiệt kế để xác định được nhiệt độ nước - Hình thành lòng yêu thích khoa học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: 6 nhiệt kế, phích nước sôi, 1 ít nước đá, ly để làm thí nghiệm. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: (1’) HS hát 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) Chúng ta đang học chủ điểm “ Vật chất và năng lượng” hôm nay thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu bài “ Nóng, lạnh và nhiệt độ” b. Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 1’ Bước 1: Nêu tình huống có vấn đề và đặt câu hỏi nêu vấn đề của toàn bài học: - Trước mắt các em là 3 ly nước: ly số 1 là - HS lắng nghe. nước nguội, ly số 2 là ly nước nĩng, ly số 3 là ly nước cĩ đá. - Theo các em ly số 1 nóng hơn li nào và lạnh hơn li nào ? 7’ Bước 2: HS bộc lộ quan niệm, ý kiến ban. - HS ghi dự đoán vào vở. - Em hay dự đoán của em vào vở. - Các em hãy trao đổi với các bạn trong - HS thảo luận và trình bày ý nhóm về những dự đoán của các em kiến nhóm trong và trình bày. và ghi những dự đoán của nhóm vào - HS so sánh giấy. - Hãy so sánh những điểm giống nhau và khác nhau ở phần trình bày của các 5’ nhóm. Bước 3: HS đề xuất các câu hỏi và phương án thí nghiệm nghiên cứu. 42 - Các nhóm đề xuất các câu hỏi. 8’ 5’ - Dựa vào những khác biệt của các dự đốn của các nhĩm, em hãy đề xuất câu hỏi để làm rõ dự đốn trên. - Giáo viên chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học): Làm thế nào biết được ly 1 nĩng hơn ly số 3 và lạnh hơn ly số 2 ? - GV cho HS thảo luận làm thế nào biết được ly 1 nĩng hơn ly số 3 và lạnh hơn ly số 2 ? - GV định hướng HS cho HS thực hành thí nghiệm để tìm ra câu trả lời. Bước 4: Tiến hành thí nghiệm - HS nhận 3 ly nước : ly số 1 là nước nguội, ly số 2 là ly nước nĩng, ly số 3 là ly nước cĩ đá. - HS dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của từng ly nước. - HS lắng nghe. - HS nêu cách để biết được ly 1 nóng hơn ly số 3 và lạnh hơn ly số 2. - HS nhận dụng cụ thí nghiệm. - HS làm thí nghiệm ghi nhận kết quả và trình bày kết quả. -HS traû lôøi HS keát luaän Bước 5: Kết luận kiến thức - Ly có nhiệt độ cao nhất? Ly nào có  Keát luaän: Vaät noùng coù nhieät ñoä cao hôn vaät nhiệt độ thấp nhất? laïnh hôn. - Vậy em hãy cho biết ly số 1 nóng hơn ly nào và lạnh hơn ly nào? - Vật nóng có nhiệt độ như thế nào so với vật lạnh? 4. Củng cố: (1’) - GV hỏi tựa bài? - Vật nóng có nhiệt độ như thế nào so với vật lạnh? IV. Hoạt động nối tiếp: (1’) Dặn HS: - Về xem lại bài. - Chuẩn bị bài: “Nóng, lạnh và nhiệt độ ” Phần còn lại . - Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm ------------------------------------------------------TUẦN 26: Tiết 51:NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ(TT) I.MỤC TIÊU: - Kiến thức: + HS biết và nêu được một số ví dụ về các vật nóng lên hay lạnh đi , về sự truyền nhiệt. + Biết được các chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. 43 - Kĩ năng: Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng lạnh của chất lỏng. II. PHƯƠNG ÁN TÌM TÒI: Làm thí nghiệm. III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: : Chuẩn bị đủ cho các nhóm: - Một số ống nhiệt kế đo mực nước, nước sôi, một số chậu nước, cốc. IV: TIẾN TRÌNH ĐỀ XUẤT: Hoạt đông dạy học Hoạt động của HS A- Kiểm tra : Làm thế nào để biết được nhiệt độ của HS lên bảng trả lời- HS nhận xét. vật? Cơ thể người bình thường có nhiệt độ bao nhiêu? B.Tiến trình đề xuất: *Tìm hiểu về sự truyền nhiệt: HĐ1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề: GV nêu :Đặt một cốc nước nóng vào trong một chậu nước Hãy dự đoán xem, một lúc sau mức độ HS ghi những hiểu biết ban đầu của mình nóng lạnh của cốc nước và chậu nước có vào vở ghi chép, sau đó thống nhất ghi thay đổi không. Nếu có thì thay đổi thế vào phiếu theo nhóm. - Chẳng hạn: nào? - Cốc nước vẫn nóng như lúc đầu. HĐ2:Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của - Cốc nước đã nguội dần và nước trong HS: chậu ấm hơn. - Cốc nước lúc này lạnh hơn nước ở trong chậu. - Nước ở trong cốc và trong chậu có nhiệt độ bằng nhau. - HS so sánh điểm giống và khác nhau HĐ3:Đề xuất câu hỏi: giữa các nhóm. GV cho HS đính phiếu lên bảng- So sánh - HS đề xuất câu hỏi liên quan đến nội kết quả làm việc. dung bài học . Chẳng hạn: +Liệu cốc nước có nóng như lúc đầu không? + Cốc nước nguội đi và nước trong chậu ấm hơn lúc đầu vì sao? + Có thể xẩy ra trường hợp nước trong cốc lạnh hơn nước trong chậu không hay đến một lúc nào đó nhiệt độ của nước - GV tổng hợp và chỉnh sửa cho phù hợp trong cốc và trong chậu bằng nhau? .v.v.. với nội dung bài:+Liệu cốc nước có nóng như lúc đầu không? + Cốc nước nguội đi và nước trong chậu ấm hơn lúc đầu vì sao? HĐ4 : Thực hiện phương án tìm tòi HS thảo luận đưa ra phương án tìm tòi: 44 Để trả lời câu hỏi: +Liệu cốc nước có nóng như lúc đầu không? + Cốc nước nguội đi và nước trong chậu ấm hơn lúc đầu vì sao? - Quan sát -Làm thí nghiệm. HS nêu thí nghiệm, nếu thích hợp gv cho hs tiến hành thí nghiệm.: Để một cốc nước sôi nóng vào trong một chậu nước nhỏ một lúc sau mức độ nóng lạnh của cốc nước và chậu nước có thay đổi không? HS làm thí nghiệm theo nhóm Ghi chép vào vở khoa học và vàophiếu Những điều mình rút ra. Đại diện nhóm lên đính phiếu và nêu kết quả làm việc của nhóm mình. – So sánh với kết quả làm việc ban đầu. HĐ5: Kết luận kiến thức: GV nhận xét rút kết luận Cốc nước sôi nóng đã lạnh đi còn chậu nước thì nóng lên. GV giải thích thêm: Vật nóng hơn(cốc HS nêu thêm một số ví dụ về các vật nóng nước) đã truyền nhiệt cho vật lạnh lên hay lạnh đi. hơn(chậu nước).Khi đó cốc nước tỏa nhiệt nên bị lạnh đi, chậu nước thu nhiệt nên nóng lên. *Tìm hiểu sự co giãn của nước khi lạnh đi và nóng lên: Các bước tiến hành tương tự như trên HĐ1:Câu hỏi dự đoán: Theo em các chất có thể nở ra hay co lại HS dự đoán và ghi chép vào phiếu. không và nở ra co lại khi nào? Đính phiếu- HS so sánh điểm giống và HĐ2:Bộc lộ biểu tượng: khác nhau. Có chắc là các chất lỏng có nở ra và co lại không? HĐ3:Đề xuất câu hỏi tình huống: Các chất lỏng nở ra khi nào? Co lại khi nào? - Nhiệt độ càng cao thì chất lỏng càng nở ra không ? Nhiệt độ thấp thì chất lỏng thế nào? .v.v GV tổng hợp chốt câu hỏi: Có chắc là các chất lỏng có nở ra và co lại không? Các chất lỏng nở ra khi nào? Co lại khi nào? HS đưa phương án làm thí nghiệm. HĐ4 : Thực hiện phương án tìm tòi HS tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm: Đặt lọ nước vào chậu nước nóng nhỏ một lúc dùng ống nhiệt kế đo mực nước trong 45 HĐ5: Kết luận kiến thức: GV đính kết luận :Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Chất lỏng càng nóng càng nở ra. C. Liên hệ H:Tại sao khi đun nước ta không nên đổ đầy ấm? D. Tổng kết: Nhắc lại bài học. Dặn dò chuẩn bị tiết sau. lọ. Đặt lọ nước vào chậu nhỏ nước đá một lúc đo mực nước trong lọ HS đính phiếu ghi chép lên bảng- từng nhóm so sánh kết quả làm việc của mình với dự đoán ban đầu Rút ra kết luận chung. ------------------------------------------------------TUẦN 29: Tiết 57: THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG I. MỤC TIÊU: * Sau bài học, HS biết: + Cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật. + Nêu những điều kiện cần để câu sống và phát triển bình. + HS có ý thức trồng, chăm sóc và bảo vệ cây cối ở gia đình cũng như nhà trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + HS mang đến lớp những loại cây đã được gieo trồng. + GV có 5 cây trồng theo yêu cầu SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt đông dạy học Hoạt động của HS B.Tiến trình đề xuất: HĐ1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề: GV nêu : Cây cối xung quanh chúng ta phát triển xanh tốt. Vậy theo các em thực vật cần gì để sống? HĐ2:Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS ghi những hiểu biết ban đầu của mình HS: vào vở ghi chép, sau đó thống nhất ghi vào phiếu theo nhóm. - Chẳng hạn: - Thực vật cần nước và không khí để 46 sống. - Thực vật cần đất và nước để sống. - Thực vật cần ánh sáng để sống.... HĐ3:Đề xuất câu hỏi: GV cho HS đính phiếu lên bảng- So sánh - HS so sánh điểm giống và khác nhau kết quả làm việc. giữa các nhóm. - HS đề xuất câu hỏi liên quan đến nội dung bài học . Chẳng hạn: +Liệu thực vật có cần nước để sống không? + Tại sao bạn lại nghĩ thực vật cần đất để sống? - GV tổng hợp và chỉnh sửa câu hỏi cho + Bạn có chắc rằng thực vật cần ánh sáng phù hợp với nội dung bài để sống không? + Thực vật cần những gì để sống? HĐ4 : Thực hiện phương án tìm tòi HS thảo luận đưa ra phương án tìm tòi: Để trả lời câu hỏi: Thực vật cần gì để - Quan sát sống, ta làm thí nghiệm nào? -Làm thí nghiệm. HS nêu thí nghiệm, nếu thích hợp gv cho hs tiến hành thí nghiệm.: Trồng 5 cây đậu cùng 1 thời điểm vào các lon sữa bò. Ta cho mỗi cây sống trong từng điều kiện sau: + Cây 1: Đặt ở nơi tối, tưới nước đều. + Cây: Đặt ở nơi có ánh sáng, tưới nước đều, bôi keo lên hai mặt lá của cây. + Cây 3: Đặt nơi có ánh sáng, không tưới nước. + Cây 4: Đặt nơi có ánh sáng, tưới nước đều. - GV: Dặn HS hằng ngày chăm sóc cây + Cây 5: Đặt nơi có ánh sáng, tưới nước theo từng điều kiện. đều, trồng cây bằng sỏi đã rửa sạch. * 1 tuần sau: HS làm thí nghiệm theo nhóm. HĐ5: Kết luận kiến thức: - HS chăm sóc cây khoảng 1 tuần đồng GV nhận xét rút kết luận thời ghi lại sự quan sát của nhóm mình theo từng ngày. Ghi chép vào vở khoa học và vào phiếu Những điều mình rút ra kết luận sau 1 Để cây sống và phát triển bình thường cần tuần quan sát. có đủ các yếu tố sau: ánh sáng, không khí, Đại diện nhóm lên đính phiếu và nêu kết nước, chất khoáng có trong đất. Nếu thiếu quả làm việc của nhóm mình. – So sánh một trong các yếu tố trên cây có thể chết với kết quả làm việc ban đầu. hoặc còi cọc, không thể phát triển bình thường. - 2 HS nhắc lại nội dung bài học. 47 H: Thực vật cần gì để sống? H: Ở nhà em sẽ làm gì để chăm sóc và bảo vệ cây? + Gọi HS đọc mục bạn cần biết SGK. D. Tổng kết: Nhắc lại bài học. Dặn dò chuẩn bị tiết sau. - HS lần lượt nêu. ------------------------------------------------------TUẦN 31: Tiết 61: TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT I. MỤC TIÊU: * Giúp HS: + Nêu được trong quá trình sống của thực vật thường xuyên lấy gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì? + Vẽ và trình bày được sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở động vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + Hình minh hoạ SGK phóng to. + Sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật viết sẵn ở bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt đông dạy học Hoạt động của HS B.Tiến trình đề xuất: HĐ1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề: GV nêu : Cây cối xung quanh chúng ta phát triển xanh tốt. Vậy theo các em trong quá trình sống, thực vật cần lấy vào những gì và thải ra những gì? Trong quá trình hô hấp, thực vật lấy vào khí gì và HS ghi những hiểu biết ban đầu của mình thải ra khí gì? vào vở ghi chép, sau đó thống nhất ghi vào phiếu theo nhóm. - Chẳng hạn: HĐ2:Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của - Trong quá trình hô hấp, thực vật lấy vào HS: khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc. - Thực vật lấy vào nước, ánh sáng, không khí và chất khoáng. - Thực vật thải ra môi trường không khí. - Thực vật thải ra môi trường phân. - Thực vật thải ra môi trường mồ hôi.... HĐ3:Đề xuất câu hỏi: - HS so sánh điểm giống và khác nhau GV cho HS đính phiếu lên bảng- So sánh giữa các nhóm. kết quả làm việc. - HS đề xuất câu hỏi liên quan đến nội dung bài học . Chẳng hạn: +Liệu thực vật có lấy nước vào không? + Tại sao bạn lại cho rằng trong quá trình 48 - GV tổng hợp và chỉnh sửa câu hỏi cho hô hấp, thực vật lấy vào khí ô-xi và thải ra phù hợp với nội dung bài: khí các-bô-níc? + Trong quá trình hô hấp, thực vất lấy + Bạn có chắc rằng thực vật thải ra mồ vào khí gì và thải ra khí gì? hôi không?... + Thực vật hấp thu những gì và thải ra ngoài môi trường những gì? + Thực vật cần những gì để sống? HĐ4 : Thực hiện phương án tìm tòi Để trả lời câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng quan sát tranh. HS thảo luận đưa ra phương án tìm tòi: - Yêu cầu các nhóm quan sát tranh 2 và - Quan sát tranh 3 ở SGK, sau đó thống nhất kết quả -Làm thí nghiệm. và ghi vào phiếu thảo luận nhóm. - Các nhóm quan sát tranh, ghi vào phiếu - Gọi các nhóm lên dán bảng phụ, và lên dán. - GV treo ảnh và gọi 1 HS lên nêu. H: Thực vật thường xuyên phải lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường - 1 HS đại diện nhóm lên nêu. những gì? + Qúa trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa thực vật với môi trường. Đại diện nhóm lên đính phiếu và nêu kết HĐ5: Kết luận kiến thức: quả làm việc của nhóm mình. – So sánh GV nhận xét rút kết luận với kết quả làm việc ban đầu. Thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, - 2 HS nhắc lại nội dung bài học. nước, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khí ôxi, hơi nước. * Vẽ sơ đồ trao đổi chất và trao đổi khí trong hô hấp của thực vật. - Các nhóm hoàn thành 2 sơ đồ, sau đó - Vẽ theo nhóm. đại diện nhóm lên trình bày. - GV nhận xét sơ đồ của các nhóm và - HS lần lượt nêu. tuyên dương nhóm vẽ đẹp và trình bày hay. + Gọi HS đọc mục bạn cần biết SGK. - Nêu. D. Tổng kết: H: Thế nào là sự trao đổi chất ở thực vật? Dặn dò chuẩn bị tiết sau. ------------------------------------------------------TUẦN 31: Tiết 62: ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG? I. MỤC TIÊU: 49 * Giúp HS: + Biết cách làm thí nghiệm, phân tích thí nghiệm để thấy được vai tró của nước, thức ăn không khí và ánh sáng đối với đời sống động vật. + Hiểu được những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường. + Có khả năng áp dụng những kiến thức khoa học trong việc chăm sóc vật nuôi trong nhà. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + Các hình minh hoạ trong SGK trang 124, 125. + Phiếu thảo luận nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt đông dạy học Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ. + Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi của - HS trả lời. bài trước: + Nhận xét trả lời và cho điểm HS. B.Tiến trình đề xuất: HĐ1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề: GV nêu : Có rất nhiều loài động vật xung HS ghi những hiểu biết ban đầu của mình quanh các em. Vậy theo các em, động vật vào vở ghi chép, sau đó thống nhất ghi cần gì để sống? vào phiếu theo nhóm. - Chẳng hạn: - Động vật cần nước và không khí để HĐ2:Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của sống. HS: - Động vật cần đất và nước để sống. - Động vật cần ánh sáng để sống.... HĐ3:Đề xuất câu hỏi: - Động vật cần lá để ăn... GV cho HS đính phiếu lên bảng- So sánh - HS so sánh điểm giống và khác nhau kết quả làm việc. giữa các nhóm. - HS đề xuất câu hỏi liên quan đến nội dung bài học . Chẳng hạn: + Liệu động vật có cần nước để sống không? + Tại sao bạn lại nghĩ động vật cần đất để sống? - GV tổng hợp và chỉnh sửa câu hỏi cho + Bạn có chắc rằng động vật cần ánh sáng phù hợp với nội dung bài để sống không?... + Động cần những gì để sống? HĐ4 : Thực hiện phương án tìm tòi HS thảo luận đưa ra phương án tìm tòi: Để trả lời câu hỏi: Động vật cần gì để - Quan sát sống, ta làm thí nghiệm nào? -Làm thí nghiệm. HS nêu thí nghiệm, nếu thích hợp gv cho hs tiến hành thí nghiệm.: + Các con chuột trên được cùng nuôi thời gian như nhau, trong một chiếc hộp giống nhau. 50 - Con chuột số 1 thiếu thức ăn vì trong hộp của nó chỉ có bát nước. - Con chuột số 2 thiếu nước uống vì trong hộp của nó chỉ có đĩa thức ăn. - Con chuột số 4 thiếu không khí để thở vì nắp hộp của nó được bịt kín, không khí không thể chui vào được. - Con chuột số 5 thiếu ánh sáng vì chiếc hộp nuôi nó được đặt trong góc tối. - GV gọi 1 đại diện 1 nhóm trình bày. HS làm thí nghiệm theo nhóm. H: Các con chuột trên có điều kiện sống Ghi chép vào vở khoa học và vào phiếu nào giống nhau? + Các con chuột trên được cùng nuôi thời H. Thí nghiệm các em vừa phân tích để gian như nhau, trong một chiếc hộp giống chứng tỏ điều gì? nhau H. Trong các con chuột trên, con chuột + Thí nghiệm về nuôi chuột trong hộp để nào đã được cung cấp đầy đủ những điều biết xem động vật cần gì để sống. kiện đó? + Để sống động vật cần phải được cung + GV: Động vật cần có đủ không khí, cấp không khí, nước, ánh sáng thức ăn. thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mới tồn tai và phát triển bình thường. HĐ5: Kết luận kiến thức: GV nhận xét rút kết luận Đại diện nhóm lên đính phiếu và nêu kết H: Động vật cần gì để sống? quả làm việc của nhóm mình. – So sánh H: Ở nhà em sẽ làm gì để chăm sóc và với kết quả làm việc ban đầu. bảo vệ các con vật nuôi? - 2 HS nhắc lại nội dung bài học. + Gọi HS đọc mục bạn cần biết SGK. D. Tổng kết: Nhắc lại bài học. Dặn dò chuẩn bị tiết sau. - HS lần lượt nêu. ------------------------------------------------------TUẦN 32: Tiết 64: TRAO ĐỔI CHẤT Ở ĐỘNG VẬT I. MỤC TIÊU: + HS nêu được trong quá trình sống động vật lấy gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì. + Vẽ sơ đồ và trình bày sự trao đổi chất ở động vật. + Ứng dụng được vào thực tế khi chăn nuôi động vật. II. ĐỐ DÙNG. + Các hình minh hoạ trong SGK trang 128. + Sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật viết sẵn ở bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt đông dạy học Hoạt động của HS 51 A. Kiểm tra bài cũ: ? Động vật ăn gì để sống? ? Nêu tên một số động vật ăn tạp mà em biết? + Nhận xét trả lời và cho điểm HS. B.Tiến trình đề xuất: HĐ1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề: GV nêu : Theo các em, trong quá trình sống, động vật lấy vào cơ thể và thải ra môi trường những gì? - 2 HS lên bảng trả lời. HS ghi những hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép, sau đó thống nhất ghi vào phiếu theo nhóm. - Chẳng hạn: - Động vật lấy khí ô-xi , thịt, rau. - Động vật uống nước vào cơ thể. HĐ2:Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của - Động vật thải ra phân, nước tiểu. HS: - Động vật thải ra cặn bã..... - HS so sánh điểm giống và khác nhau giữa các nhóm. - HS đề xuất câu hỏi liên quan đến nội dung bài học . Chẳng hạn: HĐ3:Đề xuất câu hỏi: +Liệu động vật có uống nước vào cơ thể? GV cho HS đính phiếu lên bảng- So sánh + Tại sao bạn lại cho rằng động vật lấy kết quả làm việc. khí ô-xi, thịt, rau? + Bạn có chắc rằng động vật thải ra nước tiểu không? + Liệu thực vật thải ra môi trường ngoài cặn bã không?... - GV tổng hợp và chỉnh sửa câu hỏi cho phù hợp với nội dung bài: + Trong quá trình sống, động vật lấy vào cơ thể và thải ra môi trường hững gì? HS thảo luận đưa ra phương án tìm tòi: HĐ4 : Thực hiện phương án tìm tòi - Quan sát Để trả lời câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng -Làm thí nghiệm. quan sát tranh. - Các nhóm quan sát tranh, ghi vào phiếu - Yêu cầu các nhóm quan sát tranh 2. và lên dán. - Gọi các nhóm lên dán bảng phụ, - GV treo ảnh và gọi 1 HS lên nêu. H: Động vật thường xuyên phải lấy những - 1 HS đại diện nhóm lên nêu. gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì? + Qúa trình đó được gọi là quá trình trao Đại diện nhóm lên đính phiếu và nêu kết đổi chất giữa động vật với môi trường. quả làm việc của nhóm mình. – So sánh HĐ5: Kết luận kiến thức: với kết quả làm việc ban đầu. GV nhận xét rút kết luận * GV: Động vật cũng giống như người - 2 HS nhắc lại nội dung bài học. chúng hấp thụ từ môi trường chất ô-xi có trong không khí,nước, các chất hữu cơ có 52 trong thức ăn lấy từ thực vật hoặc động vật khác và thải ra môi trường nước tiểu, chất thừa, cặn bã, khí các-bô-níc. * Vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật - Vẽ theo nhóm. - GV nhận xét sơ đồ của các nhóm và tuyên dương nhóm vẽ đẹp và trình bày hay. + Gọi HS đọc mục bạn cần biết SGK. D. Tổng kết: H: Thế nào là sự trao đổi chất ở thực vật? Dặn dò chuẩn bị tiết sau. - Các nhóm hoàn thành sơ đồ, sau đó đại diện nhóm lên trình bày. - HS lần lượt nêu. - Nêu. ------------------------------------------------------- 53 [...]... ÁP DỤNG PP "BÀN TAY NẶN BỘT" MƠN: KHOA HỌC BÀI: KHƠNG KHÍ CĨ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ? I CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH BƯỚC 1: TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT VÀ CÂU HỎI NÊU VẤN ĐỀ Tình huống xuất phát và nêu câu hỏi có vấn đề là một tình huống do giáo viên chủ động đưa ra như một cách nhập dẫn vào bài học Tình huống, câu hỏi nêu vấn đề phải phù hợp với trình độ HS, gây mâu thuẫn và kích thích tò mò, nghiên cứu của học sinh trước... bị viêm họng * Về nhà ơn lại bài và xem trước bài sau: Mây được hình thành ntn? Mưa từ đâu ra? 24 Bài 32 : Khơng khí gồm những thành phân nào ? Áp dụng PP Bàn tay nặn bột cả bài : I.MỤC TIÊU: Tìm hiểu về các thành phần của khơng khí như các –bơ – nic , khí ơ xy duy trì sự cháy ,khí ni tơ khơng duy trì sự cháy , bụi , khí độc và vi khuẩn HS biết được trong khơng khí có khí các bơ níc , khí ơ xy duy trì... nhiều cách khác nhau , GV nên chọn cách thí nghiệm quan sát và nghiên cứu tài liệu 4 thực hiện phương án tìm tòi : Với nội dung tìm hiểu khơng khí có khí các bơ níc , GV nên sử dụng PP quan sát nước vơi trong kết hợp nghiên cứu tài liệu GV nên tổ chức học sinh thực hiện thí nghiệm này vào đầu tiết học để có kết quả tốt để giúp HS hiểu rỏ và giải thích được , GV cho học sinh đọc SGK khoa học 4 , trang... mắc gì khơng? Nếu có thắc mắc thì chúng ta - Bạn có chắc âm thanh do các vật cùng nêu câu hỏi nào phát ra khơng? 32 GV giúp các em đề xuất câu hỏi liên quan đến - Vì sao các bạn cho rằng âm thanh nội dung kiến thức tìm hiểu bài học do các vật phát ra tiếng động? GV tổng hợp câu hỏi của các nhóm và chốt các -Chẳng hạn: HS đề xuất các câu hỏi chính: phương án - Âm thanh được tạo thành như thế nào? +... đề xuất các phương ta cùng nêu câu hỏi nào án GV giúp các em đề xuất câu hỏi liên quan đến + Làm thí nghiệm ; Quan sát thực nội dung kiến thức tìm hiểu bài học tế GV tổng hợp câu hỏi của các nhóm và chốt các + Hỏi người lớn; Tra cứu trên mạng câu hỏi chính: v.v - Âm thanh truyền được qua khơng khí khơng? -Một số HS nêu cách thí nghiệm, - Âm thanh truyền được qua chất lỏng khơng? nếu chưa khoa học hay... dán phiếu.( 5 nhóm) GV: Như vậy vừa rồi các con đã ghi được rất nhiều hiểu biết của mình về nước Bây giờ các con đọc lướt ND ở các phiếu để tìm ra những điểm chung và điểm riêng cho cơ 18 - Mời ý kiến của các con ( HS nêu GV khoanh tròn vào các điểm giống Gạch chân ở các điểm sai.) ? Cơ thấy 4 nhóm có điểm chung nước có ở ao, hồ, sơng, suối.Nhóm 5 chỉ có ở hồ, các con có băn khoăn gì khơng? Đề xuất... Chẳng hạn: - Có phái gió do khơng khí 29 khác nhau đó đúng hay sai các em có tạo nên khơng? những câu hỏi thắc mắc nào? - Liệu có phải nắng tạo nên gió khơng? GV giúp các em đề xuất câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu bài học GV tổng hợp câu hỏi của các nhóm và chốt các câu hỏi chính: - Tại sao có gió? - Chẳng hạn: HS đề xuất các phương án GV cho HS thảo luận đề xuất phương án + Làm thí nghiệm... tìm hiểu xong bài học Vậy các em hãy cho cơ biết, tại sao có gió? - HS nhắc lại KL bài - Trong cuộc sống, con người ta đã lợi dụng sức gió để làm gì? - Làm sạch thóc, căng buồm cho thuyền bè xi, làm chạy máy phát điện, chơi - Dặn HS: Chuẩn bị bài sau: Gió nhẹ, gió chong chóng, chơi thả diều, … mạnh Phòng chống bão 31 TUẦN 21: Bài 41 : ÂM THANH I MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết:... nơi? + Khơng khí có ích gì với cuộc sống con người? Trong những đề xuất của học sinh, có rất nhiều thắc mắc, giáo viên đề ghi các ý kiến đó Song giáo viên cần khéo léo giải thích và chốt những vấn đề cần giải quyết trong bài học hơm nay -> GV xố bảng câu hỏi khơng liên quan đến bài học, để lại những đề xuất liên quan đến bài học 14 + Liệu khơng khí có mùi hay khơng có mùi, có màu hay khơng có màu ? + Khơng... gì ? 2 BÀI MỚI: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1.Tình huống xuất phát và nêu vấn đề: GV nêu câu hỏi : theo em khơng khí gồm Học sinh theo dõi rã lời những thành phần nào ? 2 Biểu tượng ban đầu của HS: Gv u cầu học sinh mơ tả bằng lời HS thảo luận nhóm 4 để ghi lại trên bảng những hiểu biết ban đầu của mình vào vỡ nhóm ghi chép khoa học về những thành phần VD: các ý kiến khác nhau của học sinh ... Bài sau : Nước cần cho sống Bài 27: MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC Giáo viên soạn bài: Nguyễn Cao Thắng Đơn vị : Trường Tiểu học Văn Lung Khoa học: Tiết 27 : MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC A Nội dung học. .. quanh II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Các hình minh họa SGK /48 ,49 - HS chuẩn bị giấy A4, bút màu III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A BÀI CŨ : 5’ + Mây hình thành ntn ? + Mưa từ đâu ra? B BÀI MỚI : Giới thiệu... học) H: Em biết thêm cách làm nước nào? HS nêu: MƠN: KHOA HỌC - LỚP BÀI: KHƠNG KHÍ CĨ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ? (PP Bàn tay nặn bột) I MỤC TIÊU - Học sinh nắm tính chất khơng khí: khơng màu, khơng mùi,

Ngày đăng: 10/10/2015, 00:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan