Khảo sát bệnh đường tiêu hoá trên chó và theo dõi kết quả điều trị tại Phòng mạch Trạm Thú Y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ, Thành Phố Cần Thơ

64 4.4K 31
Khảo sát bệnh đường tiêu hoá trên chó và theo dõi kết quả điều trị tại Phòng mạch Trạm Thú Y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ, Thành Phố Cần Thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN THÚ Y Đề tài: “Khảo sát bệnh đường tiêu hoá trên chó và theo dõi kết quả điều trị tại Phòng mạch Trạm Thú Y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ, Thành Phố Cần Thơ”, do sinh viên Đỗ Thị Thuỳ Dương MSSV: LT11648 thực hiện tại Phòng mạch Trạm Thú y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ, Thành phố Cần Thơ từ ngày 29/08/2013 đến ngày 03/10/2013. Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013 Duyệt Bộ môn CầnThơ, ngày….tháng….năm 2013 Duyệt Giáo viên hướng dẫn Châu Thị Huyền Trang Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013 Duyệt Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN THÚ Y ---------- ĐỖ THỊ THUỲ DƯƠNG KHẢO SÁT BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HOÁ TRÊN CHÓ VÀ THEO DÕI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG MẠCH TRẠM THÚ Y LIÊN QUẬN NINH KIỀU – BÌNH THỦY – THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y Cần Thơ, tháng 12/ 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN THÚ Y ---------- Luận văn tốt nghiệp Ngành: BÁC SĨ THÚ Y KHẢO SÁT BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HOÁ TRÊN CHÓ VÀ THEO DÕI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG MẠCH TRẠM THÚ Y LIÊN QUẬN NINH KIỀU – BÌNH THỦY – THÀNH PHỐ CẦN THƠ Giảng Viên Hướng Dẫn Sinh Viên Thực Hiện Ths. Châu Thị Huyền Trang BsTy. Trần Thanh Sơn Đỗ Thị Thuỳ Dương MSSV: LT11648 Lớp: Thú Y K37 Cần Thơ, tháng 12/ 2013 CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xã hội hiện nay, nhu cầu nuôi chó ngày cũng trở nên phổ biến với nhiều mục đích đa dạng hơn: ngoài vai trò giữ nhà, chó còn được nuôi như thú cảnh, giải trí hay đóng vai trò trong công tác bảo vệ an ninh quốc phòng...góp phần làm cho số lượng chó nuôi ngày càng tăng đồng thời kéo theo sự gia tăng về bệnh tật trên chó. Bệnh ở chó rất đa dạng bao gồm bệnh đường tiêu hóa, bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, bệnh ký sinh trùng, bệnh đường sinh dục,...Trong đó, bệnh về đường tiêu hoá chiếm phổ biến nhất. Tại một số cơ sở thú y thuộc Thành phố Cần Thơ tỷ lệ bệnh đường tiêu hoá trên chó chiếm 38,09%. Theo Trần Hoàng Minh (2010) trong số 826 ca chó mang đến điều trị tại trạm thú y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ từ tháng 8 đến tháng 9/2010 thì số con bệnh về đường tiêu hoá là nhiều nhất (388 con) chiếm tỷ lệ 46,97%. Nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hoá rất đa dạng bao gồm: do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, trúng độc…do vậy việc thu thập triệu chứng lâm sàng để có hướng điều trị thích hợp và kịp thời là một vấn đề cần thiết. Với mục đích điều trị bệnh hiệu quả, con vật khỏi bệnh nhanh, mau phục hồi sức khỏe, chi phí điều trị thấp thì công tác chẩn đoán bệnh là vô cùng quan trọng, giúp người điều trị xác định được nguyên nhân bệnh, đánh giá mức độ bệnh từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho con vật bệnh. Do vậy, xuất phát từ vấn đề trên, được sự đồng ý của Bộ Môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ, dưới sự hướng dẫn của Thạc sỹ Châu Thị Huyền Trang và sự giúp đỡ của Trạm Thú Y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát bệnh đường tiêu hoá trên chó và theo dõi kết quả điều trị tại Trạm Thú Y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ, Thành Phố Cần Thơ” Mục tiêu của đề tài: Theo dõi và thu thập các bệnh xảy ra ở đường tiêu hoá của chó qua các triệu chứng lâm sàng (chó bỏ ăn, nôn, phân nhầy, tiêu chảy phân vàng, tiêu chảy máu,…) từ đó làm cơ sở chẩn đoán bệnh đường tiêu hoá xảy ra trên chó. Thông qua kết quả chẩn đoán lâm sàng trên chó để phân loại bệnh đường tiêu hoá. Theo dõi kết quả điều trị chó bệnh đường tiêu hoá đến điều trị tại Phòng mạch Trạm Thú Y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ, Thành Phố Cần Thơ. 1 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước Theo tác giả Hồ Văn Nam (1997), một trong những bệnh phổ biến gây nhiều thiệt hại cho đàn chó nuôi là bệnh đường tiêu hoá, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó nguyên nhân bệnh do vi khuẩn khá phổ biến ở chó, bệnh diễn biến nhanh, có thể làm chết 70-100% chó bệnh. Theo Trương Minh Nhã (2004) thì trong tổng số 272 ca chó có biểu hiện bệnh đường tiêu hoá thì có tới 104 ca có biểu hiện tiêu chảy, phân có máu. Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm máu và kết quả mổ khám thì trong đó bệnh Carré là 48/104 ca chiếm 46,2%, bệnh do Parvovirus là 15/104 ca chiếm 14,4%, bệnh giun móc 41/104 ca chiếm 39,4% trên tổng số ca bệnh tiêu chảy máu. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Tuyết Thu (2008) cho thấy tỉ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó nghiệp vụ tại Hà Nội chiếm tỷ lệ khác cao 38,64%. Theo Lê Minh Thành (2009) trên chó từ 1 đến 6 tháng tuổi cho thấy trong tổng số 812 ca khảo sát có 310 ca mắc bệnh tiêu chảy máu, nôn chiếm tỷ lệ 38,18%. Trong tổng số 310 ca bệnh tiêu chảy máu, nôn thì có tới 146 ca cho kết quả dương tính với Parvovirus. Phạm Thị Mỹ Hạnh (2009) khi khảo sát 3358 ca bệnh thì có 1279 ca bệnh đường tiêu hoá trong đó bệnh tiêu chảy nghi do vi khuẩn là 339 mẫu chiếm tỷ lệ 26,51%. Trần Hoàng Minh (2010) qua khảo sát 826 chó bệnh mang đến điều trị tại Phòng mạch Trạm thú y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ, Thành phố Cần Thơ từ tháng 8-9/2013 thì có 388 con bệnh đường tiêu hoá chiếm tỷ lệ 46,97%, trong đó số con bệnh tiêu chảy máu là 70 con chiếm tỷ lệ 18,04%. 2.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước Năm 1979, Markpol và ctv., tiến hành cuộc thí nghiệm tại trung tâm huấn luyện chó thuộc quân đội Hoàng gia Thái Lan bằng kính hiển vi điện tử và định nồng độ kháng thể trong huyết thanh nhằm mô tả tác nhân dịch tể gây ra tình trạng chó chết hàng loạt ở Thái Lan do bệnh viêm ruột và đồng thời qua đó phân lập virus gây bệnh cấy vào chó khoẻ để mô tả bệnh tích. 2 Kết quả của Bruce (1993) tại Mỹ chỉ ra rằng bệnh tiêu chảy do vi khuẩn, chó mang mầm bệnh nhưng không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Vi khuẩn Salmonella và Campylobacter là nguyên nhân gây đau bụng, tiêu chảy ở chó và người. Cả chó và người điều nhiễm bệnh từ những nguồn giống nhau, như sữa nhiễm vi khuẩn. McCanlish (1998) lý giải cho việc bệnh viêm ruột do Parvovirus ở chó con là bệnh phổ biến nhất do ở môi trường nhiệt độ phòng Canine Parvovirus có thể sống sót trên 1 năm và ở những nền đất ô nhiễm trên 5 tháng, virus đề kháng được với hoá chất khử trùng và thuốc tẩy. Krauss và ctv. (2003) chó nhiễm vi khuẩn Campylobacter có thể lây sang người thường xuyên xảy ra vào những tháng mùa hè ấm áp. Báo cáo của Brain và ctv. (2003) cho thấy bệnh tiêu chảy ở chó con chiếm tỷ lệ cao từ 50-70%. Báo cáo của Mark Stanley và ctv. (2003) tại Mỹ cho rằng nguyên nhân gây tiêu chảy ở chó và mèo là do vi khuẩn Clostridium perfringen, Clostridium difficile, Campylobacter spp và Salmonella spp. Việc chẩn đoán Clostridium perfringen và Clostridium difficile gây tiêu chảy được thực hiện qua việc quan sát các triệu chứng lâm sàng của viêm ruột non kết hợp nuôi cấy phân lập. Chẩn đoán Campylobacter và Salmonella gây tiêu chảy, cơ bản dựa trên việc nuôi cấy phân lập và các triệu chứng lâm sàng của viêm ruột non. Vi khuẩn Campylobacter được xác định dựa trên việc phết kính nhuộm mẫu phân, khi xem vi khuẩn Gram âm, hình cong hoặc hình cánh chim hải âu. Tuy nhiên, phải thận trọng vì phát hiện vi khuẩn Campylobacter spp. ở chó khoẻ nhưng thường không biểu hiện triệu chứng bệnh. Santley cũng cho rằng vi khuẩn Campylobacter spp. được phân lập ở 13 mẫu trong tổng số 279 mẫu phân chó bị tiêu chảy, chiếm tỷ lệ 4,7% nhưng khi phết lên kính để chứng minh có vi khuẩn Campylobacter spp. chỉ có 4/279 mẫu có, chiếm tỷ lệ 1,4%. Wedy (2006) cho rằng vi khuẩn gây tiêu chảy ở chó thường gây bệnh cho động vật trưởng thành, nhưng có thể gây bệnh cho chó con, mèo hoặc trẻ em. Hầu hết những vấn đề đó đều bắt nguồn từ thức ăn nhiễm bẩn hoặc phân nhiễm mầm bệnh và do môi trường. Năm 2007, Tatiana và ctv. bằng phản ứng HA/HI để xác định chó nhiễm Canine Parvovirus và phương pháp phù nổi sa lắng để xác định ký sinh trùng đường ruột, chỉ ra rằng chó con bị viêm đường ruột dẫn đến tiêu chảy có hoặc không có máu chủ yếu là do Parvovirus và ký sinh trùng đường ruột. 3 2.2 Các giống chó nuôi phổ biến ở Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ 2.2.1 Giống chó nội Chó ta Có rất nhiều màu sắc: vàng, trắng, đen, đốm…Chó có tầm vóc trung bình, cao 50-55 cm, nặng 12-15 kg, chó được nuôi chủ yếu để giữ nhà và làm thực phẩm. Chó đực thành thục sinh dục ở 15-18 tháng tuổi, chó cái 12-14 tháng tuổi. Trung bình chó cái đẻ khoảng 4-7 con/ổ. Chó Phú Quốc Đây là loại chó có tầm vóc cao 60-65 cm, nặng 20-25 kg. Chó Phú Quốc có đặc điểm ngoại hình rất dễ nhận biết do chân có màng gần giống như màng chân vịt, bụng thon, phần lớn trên lưng lông mọc có hình xoắn, hay lật theo kiểu “rẻ ngôi”, có các đường kẻ nhạt chạy dọc theo thân. Chó đực phối giống ở 15-18 tháng tuổi, chó cái sinh sản ở 12-15 tháng tuổi, mỗi lứa đẻ 4-6 con. 2.2.2 Giống chó ngoại Chó Nhật Theo Việt Chương và Phan Thi (2005). Pediree – Cẩm nang nuôi dạy chó, (số 3), chó Nhật có thân hình nhỏ nhắn, mảnh mai xinh xắn, bộ lông dài và mượt không xoăn và trông có vẻ sạch sẻ nên được nhiều người thích nuôi. Chó Nhật có chân nhỏ, tai hình tam giác hơi nghiêng ra phía trước và rủ xuống, mũi gãy nhưng mõm dài tương đối nên mặt trông xinh xắn dễ nhìn. Chó Nhật có chiều cao thân khoảng 8-11 cm, cân nặng của nó khoảng 4-7 kg tuỳ theo chiều cao của nó. Giống chó này rất nhanh nhẹn và dễ dạy, sinh sản khá tốt và nuôi con giỏi. Chó Fox Theo Việt Chương (2005) giống chó này có chiều cao khoảng 25-30 cm, cân nặng 4-5 kg. Có đặc điểm đầu nhỏ, tai vểnh, sống mũi hơi gãy, mõm nhỏ và dài, ngực nở nang, bụng thon, bốn chân mảnh và cao nên chạy rất nhanh, bộ lông ngắn, bóng mượt nên rất dễ chăm sóc. Chó Fox giữ nhà rất giỏi, tiếng sủa lớn và dài, dám lăn xả vào kẻ thù mà cắn xé, chó Fox không kén ăn lại ăn rất ít nên được nhiều người yêu thích. Chó Chihuahua Ở nước ta, giống chó này còn được gọi là chó “Fox hươu” vì hình dáng nó giống con hươu thu nhỏ hoặc còn gọi là “ chó bỏ túi” vì chó có tầm vóc rất nhỏ. 4 Bộ lông của giống chó này có màu vàng sẫm, hoặc màu nâu nhạt nhưng tai, mõm thường có màu sẫm hơn. Chihuahua chỉ nặng từ 2,1-2,7 kg, cao 16-20 cm, dài 30 cm. Vì chó có tầm vóc nhỏ và là một trong những giống chó nhỏ nhất thế giới nên người ta có thể cho vào túi ba lô mang đi du lịch. Chó nhỏ có thân hình thanh mảnh, mõm dài, tai dài dựng đứng, ngực nở, bụng thon nhỏ, chân mảnh chắc, đuôi ngắn. Chó khoẻ mạnh, không thích người lạ, thậm chí tỏ ra hung dữ với người lạ nên còn được mệnh danh là “chó có trái tim sư tử”. Người ta nuôi chó để làm cảnh và trông coi nhà. Đối với chó đực có thể phối giống khi 14 tháng tuổi, chó cái có thể sinh sản khi được 9-10 tháng tuổi, mỗi lứa đẻ 3-6 con. Chó Bắc Kinh Ngoại hình giống chó nhật nhưng tầm vóc nhỏ hơn, chiều dài 40-50 cm, cao 20-30 cm, nặng khoảng 5-7 kg. Chó có đầu khá to, dẹp có bộ lông dài lượn sóng có màu trắng tinh hoặc thân trắng, còn xung quanh mõm và mặt có màu nâu hoặc xám, lông phủ kính mặt trông giống đầu sư tử nên còn được gọi là “chó sư tử”. Giống chó này mũi gãy, mõm rất ngắn, hàm rộng, mắt to và lồi, có màu nâu hoặc đen tạo nên cho chó một vẻ đẹp rất riêng, ngộ nghĩnh và đáng yêu. Giống chó này rất hiền, dễ dạy và mến chủ, tuy nhiên chúng có nhược điểm là nuôi con kém. Chó Berger Giống chó này có tầm vóc to con, cao lớn, chiều dài khoảng 110-112 cm, cao khoảng 56-65 cm, trọng lượng trưởng thành khoảng 50-70 kg. Chó rất thông minh, đánh hơi giỏi, dũng cảm và trung thành. Bộ lông ngắn, mềm, màu đen sẫm ở thân và mõm, mõm dài thẳng, lông có màu nâu vàng, đầu, ngực và 4 chân có màu vàng sẫm. Đầu hình nêm, mũi phân thuỳ, tai dỏng hướng về phía trước, mắt đen răng to, khớp răng cắn khít. Ngực nở hình ôvan, u vai lồi đến vạch lưng, lưng chắc và rộng, có độ dốc về phía trước, bụng thon hẳn, đuôi dài hình lưỡi kiếm, chân trước thẳng đứng, chân sau hơi choãi về phía sau. Trong điều kiện ở nước ta chó đực có thể phối giống khi 24 tháng tuổi, chó cái có thể sinh sản khi được 18-20 tháng tuổi. Chó cái sinh sản mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa 4-8 con. 5 Chó Pug Đây là giống chó nhỏ, ngộ nghĩnh, rất thông minh, hiền lành lại yêu mến trẻ con. Người ta nuôi chó này để làm cảnh vì chúng và thân thiện, dễ thích nghi với nơi ở mới, dễ dạy và là con vật cưng lý tưởng cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Giống chó này có bộ lông ngắn và không cần chải nhiều, màu hung, đen hoặc đen láng toàn thân hoặc nâu nhạt, vàng sẫm, mũi, mõm có màu đen. Loài chó Pug khoẻ mạnh, đầu to thô, mõm ngắn và thô, mũi chia thuỳ, tai cụp, ngực sâu, thân chắc chắn, đuôi ngắn và cuộn. Chó cao khoảng 30-33 cm, dài 50-55 cm, nặng khoảng 5-8 kg. 2.3 Cấu tạo hệ tiêu hoá của chó Theo Lăng Ngọc Huỳnh (2003), bộ máy tiêu hoá của chó là một ống dài suốt từ đầu đến thân, có những chỗ uốn khúc hoặc phình to ra. Xét về mặt sinh lý thì các cơ quan của ống tiêu hoá ở trước cơ hoành cách mô, có nhiệm vụ đưa thức ăn xuống hệ tiêu hoá, các chất cặn bả theo ruột già ra ngoài. Các cơ quan nằm trước cơ hoành gồm: Miệng, yết hầu, thực quản. Các cơ quan nằm ở sau cơ hoành gồm dạ dày, ruột. Ngoài ra còn có một số tuyến nước bọt, gan, tuỵ tạng. 2.3.1 Khoang miệng Khoang miệng là khoang đầu tiên của ống tiêu hoá, để tiếp nhận thức ăn. Phía trước là hai môi, phía sau là hai hầu, phía trên có vòm khẩu cái, phía dưới là nền miệng cùng với lưỡi, hai bên là má. Trong miệng có răng cắm vào hai hàm, lưỡi và 3 đôi tuyến bài tiết nước bọt: tuyến dưới lưỡi, dưới hàm và mang tai. Răng Răng dùng để cắn, cắt nhỏ và nghiền nát thức ăn. Tuỳ theo hình dáng và chức phận, người ta phân biệt: răng cửa, răng nanh, răng tiền hàm, răng hàm. Lưỡi Lưỡi là một khối cơ vân chắc, bên ngoài được phủ bởi lớp màng nhầy. Lưỡi có nhiều mạch máu, dây thần kinh, lưỡi có hai mặt: trên và dưới và phần đầu của lưỡi là cử động tự do được. Gốc lưỡi dài hơn và dính với nền khoang miệng. Mặt trên của lưỡi có nhiều gai cảm giác. Ta phân biệt 4 loại gai. + Gai hình chỉ: nhỏ, mãnh phân bố khắp mặt lưỡi. + Gai hình nấm: gai này ít hơn nằm giữa hai hình chỉ, chủ yếu nằm ở đầu lưỡi và hai bên bờ lưỡi, gai này có chức năng xúc giác. + Gai hình đài: rất ít, tương đối to, nằm gần gốc lưỡi, có chức năng vị giác. + Gai hình lá: rất ít, nằm ở hai bên bờ gần gốc lưỡi, có chức năng vị gíac. 6 Ngoài ra, ở gần gốc lưỡi còn có nhiều gai thịt nhọn dài và mềm mại. Các tuyến nước bọt Là những tuyến ngoại tiết, nước bọt được tiết ra đổ thẳng vào xoang miệng, có tác dụng tẩm ướt làm mềm thức ăn. Ngoài ra nước bọt còn chứa men tiêu hoá biến tinh bột thành đường. Nước bọt còn có chức năng bảo vệ, chống lại sự hoạt động của các vi sinh vật có nhiều trong xoang miệng. Ở chó có ba đôi tuyến nước bọt, tuỳ theo vị trí sắp xếp người ta chia ra: + Đôi tuyến dưới tai: là đôi tuyến lớn nhất nằm bên mang tai, mỗi tuyến có một ống dẫn (stenon) để đổ vào khoang miệng. + Đôi tuyến dưới hàm: là đôi tuyến nằm ở hõm dưới hàm, mỗi tuyến đều có ống dẫn để đổ ra nền miệng phía dưới lưỡi. + Đôi tuyến dưới lưỡi: là đôi tuyến bé nhất nằm ở trên cơ hoành, mỗi tuyến có nhiều ống dẫn đổ ra nền miệng. 2.3.2 Yết hầu Nằm kế tiếp xoang miệng. Đó là một ống ngắn, thông với hốc mũi, miệng, thanh quản, thực quản. Nhiệm vụ của yết hầu là dẫn thức ăn vào thực quản và đưa không khí vào khí quản. 2.3.3 Thực quản Thực quản là ống cơ dài, tiếp theo hầu có nhiệm vụ là dồn thức ăn từ miệng vào dạ dày. Cấu tạo của thực quản gồm có 3 lớp: lớp niêm mạc, ở giữa là lớp cơ, ngoài cùng là lớp liên kết đàn hồi. Lớp dưới niêm mạc có chứa các tuyến nhỏ và mạch máu. 2.3.4 Dạ dày Dạ dày là phần phình lớn nhất của ống tiêu hoá và là nơi chứa thức ăn, nằm trong khoang bụng. Ở chó có trung bình dung tích khoảng 2,5 lít. Niêm mạc mặt trong dạ dày chó chia làm 3 vùng. + Vùng tuyến thượng vị: nằm xung quanh thượng vị. + Vùng tuyến đái: vùng thân vị. + Vùng tuyến hạ vị: nằm ở gần hạ vị. 2.3.5 Ruột Là ống dài gấp đi gấp lại nhiều lần, bắt đầu là hạ vị và tận cùng ở hậu môn. Ruột gồm có ruột non và ruột già. 7 Ruột non Ruột non được chia làm 3 đoạn: tá tràng, không tràng, hồi tràng. Các đoạn này không có ranh giới tự nhiên, nhưng có sự gia tăng bề dày của thành ruột. + Tá tràng: Bắt đầu từ hạ vị, tá tràng đi ngược đường lên vùng dưới hông rồi bẻ cong lại thành quay tá tràng. Phần tá tràng có chứa lỗ đổ vào ống tuỵ và ống mật. + Không tràng: Là đoạn dài nhất của ruột non, gấp đi gấp lại nhiều lần thành một khối lớn áp vào thành bụng phải. + Hồi tràng: Thành ruột dày hơn phần không tràng. Hồi tràng đi ngược lên về phía trước vùng dưới hông bên phải và đến thông với manh tràng của ruột già. Ruột già To hơn ruột non, bắt đầu từ phần cuối của hồi tràng đến hậu môn. Ruột già cũng được chia làm 3 phần: manh tràng, kết tràng, trực tràng. + Manh tràng: Ở chó manh tràng dài khoảng 12-15 cm và cong veo có hình chữ S. Đầu sau của manh tràng bít kín và trôi tự do. Giữa hồi tràng và manh tràng là van hồi manh tràng. + Kết tràng: Ở chó kết tràng dính với vùng dưới hong bằng một màng treo kết tràng. Kết tràng gồm 3 phần: kết tràng trên, kết tràng ngang và kết tràng xuống. + Trực tràng: Là đoạn cuối của ruột già, đi thẳng từ cửa trước xoang chậu đến hậu môn. Mặt trên giáp xương khum, phía dưới là bóng đái. Hậu môn là cửa của trực tràng, nằm dưới gốc đuôi, có 2 cơ vân hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương: cơ vòng hậu môn (đóng kín và chỉ mở khi đại tiện) và cơ rút hậu môn (kìm hãm hậu môn khỏi lộn ra ngoài lúc đại tiện). 2.4 Sinh lý tiêu hoá của chó 2.4.1 Tiêu hoá ở miệng Chó dùng mồm và lưỡi để lấy thức ăn, nếu là thức ăn thịt khối thì chó dùng răng nanh để xé. Các loại thức ăn vào xoang miệng được nhai sơ bộ, có nước bọt làm ướt, chuyển xuống dạ dày theo thực quản. Nước bọt có các muối vô cơ, chất hữu cơ, các men tiêu hoá (enzyme) như amylase thuỷ phân tinh bột (Phạm Ngọc Thạch, 2006). 8 2.4.2 Tiêu hoá ở dạ dày Ở dạ dày thức ăn được tiêu hoá bằng hai quá trình: cơ học và hoá học. Tiêu hoá hoá học chủ yếu bằng tác động của dịch vị. Dịch vị có các chất vô cơ HCl (axit chlohydric), các chất hữu cơ, chất nhày mucine, nguyên men Pepsinogen, men Chymosin (hay Prezura, Rennin), men Lipase. Pepsinogen nhờ có HCl xúc tác biến thành Pepsin hoạt động, phân huỷ các chất protid của thức ăn thành polipeptid. Prezura thường thấy ở dạ dày con vật còn đang bú sữa, có tác dụng tiêu hoá đạm của sữa. Lipase phân huỷ những hạt mỡ đã nhũ tương hoá thành Glycerol và axit béo. HCl có tác dụng biến pepsinogen thành pepsin hoạt động, ngăn thức ăn khỏi lên men thối trong dạ dày, điều khiển sự đóng mở van hạ vị, gián tiếp kích thích tuỵ tạng tiết dịch tuỵ Kết quả thức ăn vào dạ dày chó biến thành chất nhuyễn gọi là dưỡng chất. Dưỡng chất gồm có những chất bột đã chín, tiêu hoá một phần tiếp tục được tiêu hoá ở dạ dày thành đường Maltose. Chất Protid vào dạ dày được thuỷ phân thành Polypeptid và một số acid amin. Cũng ở dạ dày một số rất ít Lipid được tiêu hoá (Phạm Ngọc Thạch, 2006). 2.4.3 Tiêu hoá ở ruột non Niêm mạc ruột non có hai loại tuyến có nhiệm vụ tiết dịch ruột: tuyến Brunner và tuyến Lieberkuhn. Dịch ruột mang tính kiềm (pH= 7,4-7,7), gồm có các chất vô cơ và các chất hữu cơ (chất nhày, men maltase, lactase, saccharase, amylase,…). Tham gia tiêu hoá ở ruột non có gan và tuỵ tạng. Tuỵ tạng tiết dịch tuỵ gồm các chất vô cơ và hữu cơ như: amylopsin, nguyên men Trypsinogen, men Lipase và men maltase. Gan tiết mật tiêu hoá mỡ, mật trung hoà dưỡng chất để men Trypsin hoạt động, mật sát trùng chống lên men thối, làm tăng nhu động ruột. Gan còn có nhiệm vụ phân huỷ và tổng hợp chất đường, tổng hợp ure, giải độc, tiêu huỷ hay dự trữ mỡ, sản xuất fibrinogen làm đông máu và heparin chống đông máu trong quá trình tuần hoàn, sản xuất và tiêu huỷ hồng cầu, dự trữ sắt, biến carotene thành vitamin A (Phạm Ngọc Thạch, 2006). Kết quả tiêu hoá ở ruột Protid: Được tiêu hoá theo quá trình phân giải của men Trypsin. Nguyên men Trypsinogen ở tuỵ mới tiết ra chưa hoạt động, nhờ có men Enterokinase do ruột tiết ra tác động mới biến thành Trypsin hoạt động phân giải protid thành polipeptid và tiếp tục polipeptid thành các axit amin. Ngoài ra Erepsin cũng biến polipeptid thành các axit amin. 9 Tiêu hoá Glucid: Men amylopepsin biến tinh bột sống và chín thành Maltose, biến Maltose thành Glucose, Lactase biến Lactose thành Glucose và Galactose, Saccharase biến Saccharose thành Glucose và Levulose. Tiêu hoá Lipid: Men Lipase hoạt động rất mạnh nhờ tác dụng của muối mật, nhũ tương hoá chất mỡ rồi biến thành Glycerol và axit béo (Phạm Ngọc Thạch, 2006). 2.4.4 Tiêu hoá ở ruột già Những chất còn lại chưa tiêu hoá hết ở ruột non bị tống xuống ruột già, tiếp tục tiêu hoá nhờ các men từ ruột non cùng chuyển xuống. Ở ruột già có sự lên men thối và sinh ra chất độc, ở đây còn có quá trình tái hấp thu nước và muối khoáng nên phân thường rắn và tạo khuôn thải ra ngoài. Phân gồm những chất cặn bã của quá trình tiêu hoá thức ăn, các biểu mô của niêm mạc bong ra, các muối và vi sinh vật,…(Phạm Ngọc Thạch, 2006). 2.5 Một số đặc điểm sinh lý của chó và ý nghĩa chẩn đoán 2.5.1 Thân nhiệt Gia súc có thân nhiệt ổn định, mỗi loài gia súc khác nhau có thân nhiệt khác nhau (Nguyễn Dương Bảo, 2005). Thân nhiệt được đo ở trực tràng, thân nhiệt bình thường của chó là 380 39 C. Thân nhiệt của chó trưởng thành bình thường là 38-38,50C, chó con là 38,5-390C, mùa hè có thể tăng lên 0,2 0C, mùa đông giảm 0,2 0C (Hồ Văn Nam, 1982). Chó con mới sinh, trong 2 tuần đầu không điều hoà được thân nhiệt, dao động từ 35,6-36,10C. Sau đó sẽ tăng lên 37,80C trong vòng một tuần (Bunch và Nelson, 1982). Theo Trần Cừ (1975). Chó là loài động vật đẳng nhiệt, tuy vậy trong những giới hạn hẹp thì nhiệt độ cơ thể vẫn có những biến đổi trong giới hạn do nhiều nguyên nhân: + Biến đổi theo chu kỳ ngày và đêm: thân nhiệt có thể lên xuống  10C, cao nhất vào lúc xế chiều, thấp nhất vào lúc nữa đêm. + Biến đổi do hoạt động: Vận động nhiều nhiệt độ cơ thể tăng. + Biến đổi do tiêu hoá: Chó nhịn ăn 4 ngày 38,40C, chó đang tiêu hoá 41,30C. 10 Ý nghĩa chẩn đoán Xác định phản ứng sốt hay không sốt. Sốt là hiện tượng bệnh lý rất phổ biến, vì là một phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh. Qua phản ứng sốt có thể xác định nguyên nhân gây bệnh, tính chất và mức độ bệnh. Sốt kéo dài thường đặt ra nhiều vấn đề phức tạp đôi khi rất khó giải quyết vì có rất nhiều nguyên nhân, muốn chẩn đoán ngoài việc thăm khám còn phải xét nghiệm cận lâm sàng (Hồ Văn Nam, 1982). 2.5.2 Tần số hô hấp Tần số hô hấp là số lần thở ra và hít vào trong một phút. Tần số hô hấp của chó bình thường là 10-30 lần/phút. Nhịp thở của chó bình thường là 10-40 nhịp/phút, mùa đông thường giảm 5 nhịp/phút, mùa hè tăng 5 nhịp/phút, khi hoạt động tăng 10-15 nhịp/phút. Tần số hô hấp của chó giảm khi chó bị trúng độc, suy kiệt (Hứa Văn Chung và Nguyễn Thị Kim Đông, 2004). Ý nghĩa chẩn đoán (Theo Lê Quang Long, 1997) Tần số hô hấp tăng (thở nhanh): có thể do bị rượt đuổi, nhiệt độ môi trường nóng, sau khi làm việc mệt, trở ngại đường hô hấp, do bệnh ở phổi, các nguyên nhân gây sốt, thiếu máu (thiếu sắt và khoáng). Tần số hô hấp giảm (thở chậm): thường xảy ra ở gia súc trúng độc, gia súc bị suy kiệt, nhất là lúc gần chết. 2.5.3 Nhịp tim Là chu kỳ hoạt động của tim, là toàn bộ hoạt động của tim kể từ lúc tim co lần trước đế lúc bắt đầu co lần sau. Ở đa số động vật, nhìn chung số lần co bóp của tim tỷ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. Nhịp tim sinh lý: ở chó tần số co bóp của tim khoảng 70-100 lần/phút (thú lớn), 100-130 lần/phút (thú nhỏ) (Nguyễn Hữu Hưng, 2000). Ý nghĩa chẩn đoán Hệ tim mạch có liên quan chặt chẻ với các bộ phận khác trong cơ thể. Do vậy khi hệ tim mạch bị bệnh, nó có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể và ngược lại (Hồ Văn Nam, 1997). Nhịp tim tăng: trong máu có nhiều CO2, thần kinh giao cảm tăng, tuyến nội tiết bị rối loạn (như tăng chất Thyroxin hay Adrenalin trong máu), nồng độ Ca++ trong máu cao. Nhịp tim giảm: do gia súc bị suy kiệt, gây mê quá liều. 11 2.5.4 Màu sắc niêm mạc Niêm mạc là nơi những mạch máu nhỏ bộc lộ khá rõ. Màu sắc niêm mạc sinh lý: rất dễ thay đổi lúc bị kích thích. Bình thường cơ thể khoẻ mạnh, niêm mạc có màu hồng nhạt và không thấy được các mao quản lớn. Lúc cơ thể mắc bệnh thì niêm mạc có sự thay đổi về màu sắc, hình thái và cấu tạo (Lê Quang Long, 1997). Ý nghĩa chẩn đoán Khám niêm mạc ngoài việc biết niêm mạc có bệnh gì, còn có thể định được tình trạng chung của cơ thể, tuần hoàn và thành phần máu, trao đổi khí CO2 ở phổi qua sự thay đổi của niêm mạc. Khi chó sốt cao, tim đập nhanh và mạnh thì niêm mạc bị sung huyết và có màu đỏ. Khi con bệnh có chứng hoàng đản thì niêm mạc có màu vàng. Khi thiếu máu, niêm mạc màu trắng nhạt (Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch, 1997). 2.5.5 Trạng thái của mũi Cơ thể chó bình thường mũi có những hạt nước nhỏ trên chóp mũi, sờ tay vào thấy ẩm và mát, khi mũi khô chó bị mất nước và có thể sốt. 2.5.6 Tuổi thành thục Tuỳ thuộc vào điều kiện nuôi và tùy từng giống chó, chó ngoại nhập được nuôi đầy đủ dinh dưỡng thì thành thục sớm hơn. Đối với chó đực khoảng 14-16 tháng tuổi, chó cái từ 8-10 tháng tuổi (Phạm Ngọc Thạch, 1997). 2.5.7 Thời gian mang thai Thời gian mang thai của chó khoảng 56-65 ngày (trung bình 63 ngày). Ở chó thường có hiện tượng mang thai giả (Nguyễn Thị Tuyết Nhung, 2000). Số con trung bình mỗi lứa đẻ: giống chó lớn con thường từ 3-4 con, giống chó nhỏ con khoảng 2-4 con, giống chó ta 6-8 con. Chó sau khi sinh khoảng 1215 ngày thì mở mắt. 2.5.8 Chu kỳ lên giống Chó lên giống 2 lần/năm cũng có một số con chỉ có 1 chu kỳ/năm. Thời gian lên giống từ 12-20 ngày, nên phối vào ngày thứ 9 đến ngày thứ 13 để đạt hiệu quả cao nhất. Ở chó cũng có hiện tượng hành kinh giả (Nguyễn Thị Tuyết Nhung, 2000). Tuổi cai sữa: 8-9 tuần tuổi, để đảm bảo sức khoẻ cho chó mẹ nên cai sữa chó con ở 30-50 ngày tuổi (Nguyễn Đức Hiền, 2000). 12 2.6 Một số biểu hiện ở chó khi bị bệnh đường tiêu hoá 2.6.1 Sốt Sốt là hiện tượng rất phổ biến khi chó bị bệnh đường tiêu hoá (chẳng hạn như bệnh Carré, sốt hai thì biểu hiện rõ rệt, sốt khoảng 39,5-40,50C. Còn đối với bệnh do Parvovirus sốt khoảng 39,5-40 0C,…). Các dấu hiệu đi kèm với sốt là nhịp tim, mạch gia tăng, nhịp tim và nhịp thở tăng do mức biến dưỡng trong cơ thể chó tăng. Con vật có thể bỏ ăn, buồn nôn, khát nước, táo bón, nước tiểu ít và mất nước. Sốt gây rối loạn chuyển hoá do các chất gây sốt làm gia tăng sự oxy hoá các chất đạm, chất bột đường và mỡ. Rối loạn biến dưỡng đạm làm gia tăng urê thải ra. Sự oxy hoá mỡ không hoàn toàn làm cho nước tiểu có acetone nên con vật phải gia tăng nhịp thở để thải bớt CO2, lượng acid HCl trong cơ thể gia tăng do nước tiểu ít được thành lập và việc bay hơi quá mức bị giảm. Kém ăn có thể gây ra biến chứng thiếu nguyên tố (Đỗ Trung Giã, 2005). Sốt giúp cơ thể tăng cường sức phòng thủ, sự tăng nhiệt độ sẽ làm gia tăng sự hoạt động của bạch cầu, chúng thoát mạch dễ dàng. Vì vậy hiện tượng thực bào xảy ra mạnh hơn. Sốt kích thích tuỷ xương sản xuất ra nhiều bạch cầu nhất là bạch cầu đa nhân trung tính, tăng gấp 2,3 lần bình thường nhưng chúng thường ở dạng không trưởng thành. Đồng thời làm tăng tốc độ của máu lên 4 lần để đưa nhanh bạch cầu tới nơi bị nhiễm khuẩn, sốt còn giúp cơ thể tăng cường sản xuất kháng thể. Mức độ sốt mà cơ thể chịu đựng được cũng có thể làm ngăn cản sức tăng trưởng của một số vi khuẩn và giảm độc lực của các độc tố cho chúng tiết ra (Đỗ Trung Giã, 2005). Chẩn đoán sốt không khó nhưng tìm nguyên nhân mới là quan trọng vì nó quyết định phương hướng điều trị. Sốt kéo dài thường đặt ra nhiều vấn đề phức tạp đôi khi khó giải quyết vì nguyên nhân rất nhiều, muốn chẩn đoán ngoài việc thăm khám kỹ phải xét nghiệm cận lâm sàng (Hồ Văn Nam, 1982). 2.6.2 Nôn Nôn là một phản ứng của cơ thể, là một động tác phản xạ phức tạp. Nhờ nôn mà động vật đem chất có hại trong ống tiêu hoá thải ra ngoài (Trần Cừ, 1975). Khi đường tiêu hoá căng quá mức, đặc biệt là ở dạ dày và tá tràng thì phản xạ nôn xảy ra để tống thức ăn ở phần trên đường tiêu hoá ra ngoài. Xung động được truyền vào theo dây thần kinh số X và dây giao cảm về trung tâm nôn ở hành não. Trung tâm này nằm gần nhân lưng vận động của dây thần kinh số V, VII, IX, X và XII đến phần trên ống tiêu hoá, theo dây thần kinh tuỷ sống đến cơ hoành và các cơ bụng để gây ra những tác dụng như hít vào thật sâu. Nâng xương 13 móng và thanh quản để kéo cho thực quản trên mở ra. Đóng thanh môn và đóng lỗ mũi sau, co cơ hoành và các cơ thành bụng khiến áp suất trong dạ dày tăng. Cơ co thắt thực quản dưới giãn ra, thức ăn trong dạ dày bị đẩy qua thực quản ra ngoài. Như vậy, động tác nôn là do sức ép các cơ thành bụng lên dạ dày phối hợp với sự mở ra đột ngột của các cơ co thắt thực quản làm cho thức ăn trong dạ dày bị tống ra ngoài (Lê Quang Long, 1997). Trong khi nôn ngoài sự hưng phấn của trung tâm nôn còn có sự hưng phấn của các trung tâm khác: hô hấp, tim mạch, tiết nước bọt. Động vật ăn cỏ và động vật ngặm nhấm rất ít khi nôn hoặc không nôn, còn động vật ăn thịt và động vật ăn tạp dễ phát sinh nôn (Trần Cừ, 1975). 2.6.3 Tiêu chảy Tiêu chảy là một thuật ngữ bao gồm các hiện tượng bài tiết phân quá nhanh, phân lỏng và nhiều lần (Nguyễn Dương Bảo, 2005). Các dạng tiêu chảy Dựa vào mức độ nghiêm trọng, người ta chia tiêu chảy thành 2 dạng chính: - Tiêu chảy cấp tính: thường do nhiễm trùng, kích thích của hoá chất, độc tố của động vật. Triệu chứng của tiêu chảy cấp tính gồm: phân lỏng hoặc toàn nước, tiêu nhiều lần trong một ngày, thể trọng giảm nhanh, da, niêm mạc khô, hơi vàng hoặc xanh tím. Nhịp tim và nhịp thở nhanh, yếu, huyết áp hạ. Da lạnh, rét run, thân nhiệt hạ. Tiểu ít hoặc không tiểu (Nguyễn Dương Bảo, 2005). - Tiêu chảy mãn tính: thường do 2 nguyên nhân gây ra: là tiêu chảy mãn tính do thực tổn và tiêu chảy mãn tính do rối loạn chức năng tiêu hoá. + Tiêu chảy mãn tính do thực tổn: do các tổn thương thành dạ dày, ruột non, đại tràng, do các tổn thương viêm, do ký sinh trùng đường ruột. + Tiêu chảy mãn tính do rối loạn chức năng, thường có 2 dạng sau:  Tiêu chảy nguồn gốc dạ dày và ruột non: thường gây rối loạn tiêu hoá, hấp thu và ảnh hưởng đến toàn bộ thể trạng. Có nhiều nguyên nhân và khó phân loại như tổn thương niêm mạc làm giảm tiết enzyme, gây khó khăn cho việc hấp thu, một số loại vi khuẩn ruột non gây rối loạn tiêu hoá, tiết dịch, hấp thu.  Tiêu chảy nguồn gốc đại tràng: là do rối loạn chức năng đại tràng, lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc nhuận trường. 14 Triệu chứng tiêu chảy mãn tính thường không biểu hiện rõ rệt như tiêu chảy cấp tính, chỉ có một số các biểu hiện thường thấy: phân sệt hoặc hơi lỏng, thường thì tiêu chảy xen kẽ với táo bón. Thể trạng gầy mòn dần (Nguyễn Dương Bảo, 2005). - Tiêu chảy có máu: thường do các nguyên nhân sau  Do virus: Parvovirus, Carré,…  Do vi khuẩn: Camplylobacter, Leptospira, Clostridium,…  Do ký sinh trùng: giun móc, giun đũa,… + Triệu chứng: mất máu, tuỳ theo thời gian và số lượng máu bị mất do xuất huyết tiêu hoá mà có những biểu hiện của sự mất máu: da, niêm mạc trắng nhợt nhạt. Da lạnh, vã mồ hôi. Mạch nhanh, huyết áp hạ, số lượng hồng cầu và hàm lượng Hemoglobin giảm thấp. + Tính chất của máu: Máu đỏ tươi: có thể dính vào phân, ra ngoài thành tia hoặc thành giọt sau khi tiêu hoặc tiêu toàn máu, không có phân. Máu đỏ tươi thường do xuất huyết từ hồi tràng, đại tràng, trực tràng, cũng có khi do xuất huyết dạ dày, tá tràng nhưng vì máu ra nhiều và ồ ạt nên qua ống tiêu hoá chưa kịp phân huỷ. Máu đen: do xuất huyết ở phần trước của ống tiêu hoá (thực quản, dạ dày, tá tràng) có thời gian lưu lại trong ống tiêu hoá và vi khuẩn phân huỷ trở nên đen. Phân đen có thể khô, sệt hoặc lỏng, có màu cà phê hoặc màu đen như nhựa đường. Cơ chế tiêu chảy Tiêu chảy nhiễm trùng do 2 cơ chế chủ yếu là vi khuẩn tấn công vào lớp màng nhầy của ruột làm phá huỷ niêm mạc ruột và gây ra tăng tiết chế dịch nhầy ở ruột, vi khuẩn tấn công vào thành ruột dẫn tới sung huyết, phù niêm mạc, thâm nhiễm bạch cầu eosin và gây loét ở lớp biểu mô trong lòng ruột. Các cơn đau bụng là triệu chứng nổi bật kèm theo cảm giác mót rặn do cơ vòng hậu môn co bóp liên tục để tống dịch ở trực tràng ra bên ngoài (Stephen và ctv., 1989). Tiêu chảy xảy ra khi có các rối loạn sau: - Tăng nhu động ruột làm cho phân đi quá nhanh từ ruột non tới ruột già và ra ngoài nên phân không đủ thời gian để hấp thu nước và cô đặc lại. - Các tuyến tiêu hoá tăng tiết đưa vào lồng ống một khối lượng quá nhiều dịch mà ruột không tái hấp thu hết được, ngược lại nếu giảm tiết sẽ làm giảm việc cung cấp enzyme tiêu hoá. Các thức ăn không được tiêu hoá hoàn toàn có thể do ăn quá nhiều các thức ăn khó tiêu (mỡ, đạm), thiếu enzyme cả về số và chất hoặc do khối thức ăn đi quá nhanh. Các rối loạn hấp thu xảy ra do phân vận chuyển 15 quá nhanh, thiếu enzyme, tổn thương các tế bào niêm mạc ruột, do nghẽn mạch bạch huyết làm cản trở vận chuyển các chất mỡ (Nguyễn Dương Bảo, 2004). Ở loài chó và mèo khó phát hiện các triệu chứng sớm (đau bụng, tiêu chảy và ói mửa) ở giai đoạn đầu của bệnh. Đó là do cơ thể của gia súc chủ động trong thời gian bị tiêu chảy bằng cách đẩy dịch về phía vùng bụng và tống nhanh chất thải ra khỏi cơ thể qua hậu môn, đau bụng kết hợp với tiêu chảy có thể do ruột giãn nở đột ngột cơ trơn của ruột co bóp, giảm độ pH bên trong ruột hoặc chất hoá học kích thích màng nhầy niêm mạc gây nên hiện tượng nôn. Điều quan trọng là phải theo dõi được khối lượng cũng như số lần phân được bài thải ra ngoài và nên quan sát trực tiếp mẫu phân xem mật độ, màu, tính chất nhờn và mùi. Khám sờ nắn vùng bụng có thể phát hiện nhu động ruột tăng do sự viêm sưng tấy ở ruột non và đó là kết quả dẫn đến tiêu chảy đôi khi xuất hiện ói mửa (Stephen và ctv.,1989). Việc gia tăng thể tích bên trong ruột là do thẩm thấu tích nước lại bởi những tiểu phần không được hấp thu trong ruột bởi cơ chế tiết chủ động vào trong lòng ruột. Việc suy yếu tuỵ hoặc thiếu các enzyme tế bào màng nhầy niêm mạc, rối loạn tính thấm của ruột do sự tổn thương lớp màng nhầy niêm mạc ruột, hoặc quá trình gắn kết giữa lớp mô liên kết mỏng ở ngoài cùng tiếp giáp với các lớp màng trong xoang cơ thể với những tế bào viêm có thể gây suy giảm hấp thu, chủ động giải phóng một số lượng lớn những tiểu phần, các khí hydrocacbon và CO2. Sự kích thích cục bộ do các vi khuẩn hoặc những độc tố của vi khuẩn và những thức ăn khó tiêu có thể tác động đến tính vận động quá mức bởi phản xạ dây thần kinh, các chất dinh dưỡng không được tiêu hoá và hấp thu ở ruột non nên làm rối loạn nhu động ruột và đẩy các chất dinh dưỡng xuống ruột già. Vi khuẩn tiếp tục lên men những chất dinh dưỡng gây chủ động thẩm thấu tích luỹ những tiểu phần và sau đó là tiêu chảy (Philíp, 2004). Trong bệnh viêm ruột, hệ vi sinh ở đường ruột bị rối loạn do giảm lượng vi khuẩn kỵ khí và Lactobacilli, cùng lúc đó họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriacece tăng sinh. Việc cho uống thuốc kháng sinh có thể phá vỡ sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột dẫn đến tăng khả năng kháng thuốc của vi khuẩn và nấm. Hoạt động tiêu hoá bị rối loạn trong ruột non có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của vi khuẩn có lợi. Những thay đổi diễn ra trong bộ máy tiêu hoá gồm giảm hoạt động tiêu hoá, giảm tiết dịch acid dạ dày, dịch tuỵ và dịch nhầy ở kết tràng, giảm lượng IgA kết hợp với sự tăng sinh vi khuẩn, dẫn đến gây suy yếu miễn dịch thể dịch. Đoạn ruột non mất sức trương hoặc giảm khả năng hoạt động, khi đó hệ vi sinh cư trú 16 bình thường ở ruột già sẽ tăng nhanh về số lượng gây tiết dịch nhiều kết hợp với muối mật dẫn đến hậu quả là kém tiêu hoá và hấp thu mỡ (Quinn và ctv., 1997). Khi tác động vào cơ thể, từng nguyên nhân gây bệnh có cơ chế sinh bệnh cụ thể. Tuy nhiên, khi hiện tượng tiêu chảy xảy ra cơ thể chịu một quá trình sinh bệnh có những nét đặc trưng chung (Lê Minh Trí, 2002). Sự mất nước Hậu quả trực tiếp và nặng nề nhất của hiện tượng tiêu chảy là sự mất nước và mất chất điện giải của cơ thể, kéo theo hàng loạt các biển đổi bệnh lý khác. Theo các nhà bệnh lý học, có thể phân loại sự mất nước thành 3 thể: - Mất nước ưu trương: là sự mất nước đơn giản không mất Na+, sự mất nước chỉ ở độ trung bình. - Mất nước đẳng trương: như mất dịch đẳng trương và Na +, sự mất nước chỉ ở độ trung bình và giảm Na+ trong máu. - Mất nước nhược trương: mất dịch và Na+ nặng, dẫn đến mất máu nặng và giảm Na + trong máu trầm trọng. Ở con vật khoẻ mạnh, nước chiếm khoảng 75% thể trọng, được giữ lại ở dịch nội bào (50% thể trọng) và dịch ngoại bào, gồm huyết tương (8% thể trọng) và dịch ruột (17% thể trọng). Tất cả các loại dịch này đều bị giảm ở vật bị tiêu chảy. Vì vậy, tuần hoàn bị trở ngại và trao đổi ở mô giảm. Ở vật bị tiêu chảy, lượng nước mất tuỳ theo nguyên nhân và mức độ trầm trọng của bệnh. Mất nước là hiện tượng bệnh lý trung tâm và nguyên nhân trực tiếp gây tử vong. Mất các chất điện giải Khi con vật bị tiêu chảy, chẳng những mất một lượng lớn nước làm rối loạn hoạt động của các quá trình trong cơ thể, mà một số chất điện giải quan trọng như HCO3-, K+, Na+, Cl- cũng bị hao hụt, góp phần gây nên những quá trình bệnh lý, làm tổn hại sức khoẻ của con vật. Mất ion Na+ gây tác hại lớn với cơ thể, nó giữ vị trí quan trọng việc duy trì áp lực thẩm thấu và hoạt động thần kinh của con vật. Trong cơ thể, muối NaCl được phân ly hầu như hoàn toàn thành Na+ và Cl-. Ở thành ruột có áp lực thẩm thấu ưu trương, gia súc duy trì nồng độ đẳng trương bằng cách lấy nước từ hệ tuần hoàn hay dịch từ các bộ phận khác. Tuy nhiên, lấy nước từ hệ tuần hoàn xảy ra nhanh chóng. 17 Ion K+ cũng bị hao hụt do tiêu chảy, tuy nhiên do hoạt động K+ từ tế bào ra, nên hàm lượng K+ trong máu có chiều hướng tăng (nhất là trong trường hợp acidosis), làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ tim mạch (tim đập chậm, loạn nhịp). Một trong những hậu quả lớn nhất của mất nước và chất điện giải là hiện tượng acidsis. Trong hiện tượng acidsis: pH của máu giảm, làm vật tăng hô hấp, tốc độ thải trừ CO2 trong máu. Thường acidosis là hậu quả của nhiều yếu tố như mất bicarbonate (thải qua thành ruột) trực tiếp qua phân, sản sinh acid lactic và các acid hữu cơ, giảm tiết ion H+ qua thận và giảm sự tái tạo bicarbonate. 2.7 Một số nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đường tiêu hoá 2.7.1 Nguyên nhân do virus  Bệnh Carré (Canine Distemper Virus, bệnh cứng bàn chân, bệnh chó non, bệnh trái chó, bệnh sốt sài chó con). Bệnh Carré là bệnh truyền nhiễm phổ biến và lây lan rất dữ dội, gây tác hại trên nhiều hệ nhưng nặng nhất và rõ nhất là trên hệ tiêu hoá, đây là một trong những bệnh nguy hiểm phổ biến nhất của chó, chủ yếu ở chó non với các hội chứng sốt, viêm phổi, viêm ruột, niêm mạc và nổi các nốt sài ở chỗ da ít lông, ở bẹn,... . Cuối thời kỳ bệnh chó thường có triệu chứng thần kinh. Sự kế phát của các vi khuẩn ký sinh sẵn ở đường tiêu hoá, hô hấp thường làm bệnh trầm trọng thêm, lúc đó bệnh thể hiện chủ yếu dưới 2 dạng: viêm phổi và viêm ruột (Nguyễn Văn Biện, Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Thiện, 2002). Nguyên nhân Bệnh do virus có nhân RNA thuộc họ Paramyxoviride, giống Mobillivirus gây ra, virus có kích thước 100-300 micron, xâm nhập vào mô bạch huyết qua đường tiêu hoá, hô hấp, bài tiết, virus tiếp tục nhân lên ở mô bạch huyết (McCandlish, 1991). Tất cả các giống chó và ở các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh Carré. Bệnh thường xảy ra ở chó 2-12 tháng tuổi, đặc biệt chó con 3-4 tháng tuổi dễ nhiễm bệnh hơn và tỷ lệ chết có thể lên đến 100% vì ở lứa tuổi này kháng thể chống lại mầm bệnh nhận được từ chó mẹ bị mất đi, những con chó bị mắc bệnh còn sống sót sẽ được miễn dịch đến khi trưởng thành (Thompson, 1998). Tuy nhiên, chó đang bú mẹ ít gặp bệnh Carré vì chó con thu được miễn dịch thụ động qua sữa mẹ, chó mẹ có miễn dịch do tiêm phòng hoặc tiếp xúc với mầm bệnh trong tự nhiên. 18 Chó bệnh là nguồn lây lan chủ yếu, chó thải virus ra ngoài theo dịch mũi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu và phân, thức ăn, nước uống là nguồn tàng trữ virus. Chó thường thải virus sau 7 ngày cảm nhiễm. Người, chuột và động vật khác là môi giới trung gian truyền bệnh, chó trưởng thành nhiễm virus nhưng không phát bệnh mà trở thành nguồn tàng trữ virus nguy hiểm nhất (Vương Đức Chất và Lê Thị Tài, 2004). Virus xâm nhập trực tiếp qua hô hấp dưới dạng những giọt khí dung hay giọt nước nhỏ hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống. Bệnh cũng có thể truyền qua nhau thai (Trần Thanh Phong, 1996). Virus bệnh Carré lây lan trực tiếp từ chó bệnh sang chó khoẻ. Virus lẫn vào các hạt bụi trong không khí và có thể gây nhiễm cho chó trong suốt từ 2-3 tuần hoặc có thể lâu hơn, sự lây lan trong không khí thường trong một vùng ngắn. Sự lây nhiễm nhanh hay chậm phụ thuộc vào mật độ chó nuôi tại một vùng và tỉ lệ chó được tiêm phòng (Thompson, 1998). Ở nước ta, bệnh Carré xảy ra quanh năm, nhưng dịch thường xảy ra dữ dội vào mùa xuân và mùa đông (Phạm Sỹ Lăng và ctv, 2006). Triệu chứng Biểu hiện bệnh Carré rất đa dạng, tuỳ thuộc vào tuổi chó, giống chó, tình trạng sức khoẻ, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và độc lực của mầm bệnh. Thời gian nung bệnh của chó từ 3-8 ngày. Hầu hết chó mắc bệnh ở thể cấp tính với các triệu chứng điển hình: buồn bã, biếng ăn, ủ rũ, không thích vận động và sốt (39,4 – 40 0C) có thể báo trước sự bắt đầu của bệnh hoặc kết thúc của bệnh (Thompson, 1998). Chó biểu hiện sốt hai thì rõ rệt, đợt một thường xuất hiện trong khoảng 3-6 ngày khi chó bị cảm nhiễm, thời gian sốt kéo dài trong 2 ngày, sau đó giảm sốt. Vài ngày sau lại xuất hiện đợt sốt thứ hai kéo dài cho đến lúc chết, hoặc khi cơ thể suy kiệt. Virus xâm nhập vào cơ thể làm giảm bạch cầu, đặc biệt là lympho bào và gây ra những triệu chứng trên đường hô hấp như viêm đường hô hấp từ mũi đến phế nang với biểu hiện hắt hơi, ho, chảy mũi, thở khò khè, âm ran ướt. Nôn là triệu chứng thường gặp của bệnh Carré, có thể là một dấu hiệu sớm. Tuy nhiên, tiêu chảy là thường gặp nhiều hơn (Thompson, 1998). 19 Trên hệ tiêu hoá gây xáo trộn tiêu hoá với các triệu chứng đi phân lỏng, tanh, có thể lẫn máu (phân có máu màu cà phê) hoặc niêm mạc ruột bị bong tróc (phân màu nâu nhầy), chó có thể đi phân lỏng nhiều lần trong ngày. Giai đoạn cuối phân loãng lẫn máu tươi, kèm niêm mạc ruột bong ra tanh khẳm, hậu môn bẩn. Hình 2.1: Chó tiêu chảy có máu màu đỏ sẫm Chó gầy sút nhanh chóng do không ăn và tiêu chảy, mắt trũng, bụng hóp, đi không vững, nằm bệt, hạ nhiệt độ, loạn nhịp tim và chết trong vòng 3-7 ngày. Đối với hệ thần kinh, virus tác động lên não gây viêm não làm chó có biểu hiện triệu chứng thần kinh như đi xiêu vẹo, mất định hướng, co giật, chảy nước bọt, bại liệt, hôn mê rồi chết. Ngoài ra, virus tác động lên da làm cho da vùng bụng xuất hiện mụn mủ (nốt sài). Khi chó mắc bệnh ở thể bán cấp tính: ban đầu bệnh biểu hiện trên hệ hô hấp và tiêu hoá, thường ở thể thầm lặng (không rõ) kéo dài 2-3 ngày, thời gian này chó có hiện tượng sừng hoá gan bàn chân (kelatin hoá). Sau cùng xuất hiện triệu chứng thần kinh với các biểu hiện co giật nhóm cơ vùng chân, mặt, ngực và đau cơ, có hiện tượng nhai giả, vùng chân sau bị liệt, chó mất thăng bằng, co giật, hôn mê trong thời gian ngắn rồi chết (Trần Thanh Phong, 1996). 20 Hình 2.2: Sừng hoá gan bàn chân (http://petcoffee.com/vi/news/Benh-o-cun/Benh-Carre-28/) Bệnh tích Các niêm mạc đường hô hấp xung huyết và xuất huyết, não bị xung huyết, phổi sưng, bên trong có mủ lẫn máu và dịch nhầy. Niêm mạc ruột, dạ dày có nhiều điểm xuất huyết, có khi bị bào mỏng, trong ruột chứa máu màu cà phê. Thành ruột có những điểm loét màu nâu sẫm. Lách sưng có nhồi huyết ở rìa. Gan sưng, xuất huyết, có khi xuất huyết thành vệt hoặc thành những điểm bằng hạt đậu, hạt ngô. Tim nhão, lớp vỏ vành tim đôi khi bị xuất huyết. Niêm mạc bàng quang đôi khi bị xuất huyết (Phạm Sỹ Lăng và Phạm Ngọc Thạch, 2006). Chẩn đoán + Chẩn đoán lâm sàng Bệnh Carré được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng như chảy nhiều chất tiết ở mắt và mũi, xáo trộn hô hấp với biểu hiện ho, hắt hơi, viêm phổi. Trên hệ tiêu hoá gây rối loạn tiêu hoá như nôn, tiêu chảy. Trên da với các dấu hiệu viêm da, nổi những mụn mủ (nốt sài) ở vùng da mỏng, sừng hoá (kelatin hoá) gan bàn chân, gương mũi. Trên hệ thần kinh làm xáo trộn thần kinh gây co giật, bại liệt. Bệnh tiến triển trong vòng 5 tuần, kết quả theo 3 hướng khác nhau: lành bệnh, lành bệnh kèm với di chứng thần kinh (co cơ, giật cơ, viêm phổi, mất men răng, hư thận ) và chết. + Chẩn đoán cận lâm sàng Có thể xác định thể vùi bằng cách phết kính biểu mô kết mạc hay biểu mô hạnh nhân qua phản ứng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp. Phương pháp này cho kết quả rất thuyết phục nhưng đòi hỏi phải có một kinh nghiệm quan sát dày dặn. 21 Ngoài ra có thể quan sát tế bào từ cặn nước tiểu, nhưng thường có thể vấp phải trường hợp cho kết quả âm tính (Thompson, 1998). Tìm kháng thể IgM trong máu, nhưng có vấn đề ở những con chó con có thể nhận kháng thể từ mẹ. Tìm virus bằng phương pháp ủ bệnh trên chồn furet, trên thú chết lấy lách làm xét nghiệm. - Phương pháp ELISA Chẩn đoán dịch tể học: loài nhiễm bệnh là các loài họ chó, chó nhạy cảm tuỳ vào độ tuổi. Virus rất dễ chết, sống được 20 phút trong môi trường chất nhầy lỗ mũi ở 20 0C. Bệnh truyền nhiễm trực tiếp, virus thâm nhập qua đường mũi hay mô liên kết. Điều trị Hiện chưa có thuốc đặc trị điều trị bệnh. Phương pháp điều trị chủ yếu phụ thuộc vào chăm sóc, sức đề kháng của con vật. Việc sử dụng kháng sinh chỉ có tác dụng chống phụ nhiễm, kết hợp với biện pháp truyền dịch bằng dung dịch sinh lý mặn và dung dịch Lactate Ringer’s nhằm duy trì cân bằng điện giải cơ thể. Ngoài ra cần bổ sung dinh dưỡng cho con vật trong lúc bệnh (Lobertti, 2003). Các nhà khoa học đã thành công trong việc tạo ra kháng huyết thanh chống bệnh Carré nhưng chỉ đạt hiệu quả khi mới chớm bệnh (sau 2-3 ngày nhiễm bệnh) nhưng đắt tiền và hiệu lực chưa cao (Vương Đức Chất và Lê Thị Tài, 2004). Phòng bệnh Phòng bệnh bằng vaccine Chó từ 50-60 ngày tuổi trở lên phải tiêm vaccine phòng bệnh. Hiện nay, một loại vaccine đa gía phòng: bệnh Carré, bệnh viêm gan virus, bệnh do Parvovirus và bệnh Leptospira được nhập vào nước ta để tiêm phòng cho chó. Hai loại vaccine mới nhập là: + Biocan DHHi phòng 5 bệnh truyền nhiễm ở chó: bệnh Carré, bệnh viêm phổi do Adenovirus, bệnh viêm gan virus, bệnh do Parvovirus và bệnh cúm do virus. + Biocan Puppy phòng 2 bệnh: bệnh Carré và bệnh do Parvovirus đã được sử dụng có hiệu quả cho chó nghiệp vụ. 22 Sau khi tiêm 15 ngày, chó có miễn dịch kéo dài 12 tháng với các bệnh trên. Tuy nhiên, vaccine trên chưa được sử dụng rộng rãi cho chó nội vì giá thành cao. Thực hiện vệ sinh thú y Khi phát hiện chó bị bệnh Carré thì phải cách ly triệt để, điều trị kịp thời bằng kháng huyết thanh hoặc xử lý nếu không chữa được để tránh lây nhiễm sang chó khoẻ. Chó chết do bị bệnh Carré không mổ thịt, phải chôn sâu và rắc vôi bột vào hố chôn. Chuồng trại và môi trường nuôi chó phải làm vệ sinh định kỳ, hạn chế môi giới truyền bệnh và chống ô nhiễm bằng phun thuốc sát trùng VIME.IODINE hoặc HAN.IODINE- 5%, nước vôi 10% (Phạm Sỹ Lăng, 2006).  Bệnh do Parvovirus Bệnh tiêu chảy máu do Parvovirus trên chó là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm của chó, gây chết hàng loạt ở chó con. Đặc điểm của bệnh là con vật tiêu ra máu tươi, phân lỏng có lẫn niêm mạc ruột, có mùi tanh đặc trưng, con vật suy kiệt nhanh. Bệnh có mặt khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta, bệnh thường xảy ra ở những nơi nuôi nhiều chó tập trung và khả năng lây lan của bệnh rất cao, gây thiệt hại cho đàn chó và thiệt hại cho người nuôi (Nguyễn Văn Biện, 2001). Nguyên nhân Bệnh do Parvovirus gây ra thuộc họ Parvoviridae (Breathnach, 1997). Là một loại virus nhỏ, tròn và không có màng bao bên ngoài khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử ở những mẫu phân của chó nhiễm bệnh viêm ruột (Zeki, 2004). Parvovirus ở mỗi loài động vật khác nhau có kháng nguyên khác nhau, chúng có kích thước 18-24nm nhân chứa AND một sợi, capxit có 32 capsomer. Virus nhân lên và phát triển trong tế bào vật chủ, virus có sức đề kháng cao ở nhiệt độ lạnh (00C) trong môi trường tự nhiên, có thể tồn tại 1-2 tuần ở nhiệt độ 15-25 0C và phát triển tốt trên nôi trường thận chó, thận khỉ, chúng gây bệnh tích tế bào nên người ta thường phân lập virus từ nuôi cấy trên các môi trường này (Phạm Sỹ Lăng, 2006). Có 2 chủng Parvovirus gây bệnh tiêu chảy máu có trên chó. Chủng Parvovirus-1 (CPV-1) là chủng virus chỉ gây bệnh trên chó lúc còn sơ sinh, tỉ lệ gây chết không cao và không phổ biến. Chủng Parvovirus-2 (CPV-2) là nguyên nhân chính gây viêm ruột do Parvovirus trên chó. Ngày nay đã phát hiện được chủng PCV-2a và chủng PCV-2b đều có khả năng gây bệnh trên chó (Waner, 2000). 23 Tất cả các giống chó đều mẫn cảm với mầm bệnh trong đó mẫn cảm nhất là đối với chó trên 2 tháng tuổi vì lúc này kháng thể do mẹ truyền sang qua sữa đầu đã bắt đầu giảm dần (Uno, 1999). Sự xâm nhập chủ yếu của mầm bệnh là do chó tiếp xúc trực tiếp với phân chó có mang mầm bệnh. Parvovirus tồn tại nhiều tháng trong môi trường tự nhiên nên virus có thể bám vào lông, chân chó, trong giày dép, áo quần và các dụng cụ trong bếp, vật dụng của chó có nhiều khả năng gây bệnh và phát tán đi rất xa (McCandlish, 1991). Cơ chế phát sinh Virus xâm nhập vào cơ thể con vật qua đường tiêu hoá khi con vật tiếp xúc hay liếm vào các chất chứa mầm bệnh. Trước tiên virus khu trú tại hạch amidal, tuyến ức, tại đây virus nhân lên nhanh chóng và sau đó xâm nhập vào trong máu. Trong vòng vài ngày, virus sẽ phát tán đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể và lại tiếp tục phân chia tế bào nhanh chóng (Neil, 1997). Do Parvovirus ưa thích các tế bào phân chia nhanh chóng giống như tế bào ung thư, nên khi vào cơ thể virus sẽ tấn công vào các tế bào hốc ruột (tế bào crypt), tuỷ xương và hệ thống miễn dịch vì đây là nơi các tế bào phân chia nhanh. Vì vậy sẽ làm hoại tử niêm mạc ruột, phá vỡ các mạch máu nghiêm trọng. Bênh cạnh đó, tuỷ xương cũng bị phá huỷ nên không tạo đủ hồng cầu và bạch cầu, hệ thống miễn dịch trở nên suy yếu, con vật thiếu máu, suy kiệt nhanh chóng (Waner, 2000). Khi virus vào máu sẽ tiết độc tố gây nhiễm trùng máu và là nguyên nhân gây chết chủ yếu ở chó. Ngoài ra, khi cơ thể con vật bắt đầu suy yếu thì đây chính là cơ hội để các vi khuẩn bội nhiễm thứ phát bùng phát và gây bệnh cho chó, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn và khó điều trị có hiệu quả cao (Uno, 1999). Triệu chứnng + Thể viêm ruột: Là thể phổ biến nhất, xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên bệnh diễn biến nhanh và nghiêm trọng hơn đối với chó con (Waner, 2000). Có thể có 3 dạng:  Thể quá cấp: thường xuất hiện trên các đàn chó có độ tuổi 1-2 tháng, chó mẹ mang thai hoặc chó con chưa được tiêm phòng. Bệnh xảy ra đột ngột, chó chết trong vài giờ với biểu hiện suy sụp.  Thể cấp tính: thường xảy ra trên chó từ 2-6 tháng tuổi, chó chưa được tiêm phòng hay tiêm phòng không đúng qui trình, chó chết sau 5-6 ngày, tiêu chảy có máu, nôn mửa nhiều lần trong ngày, chân đi xiêu vẹo, giảm thể tích máu và thường có phụ nhiễm vi trùng. 24 Hình 2.3: chó tiêu chảy có máu  Thể thầm lặng: thường xảy ra trên chó trưởng thành, chó nhiễm virus không thể hiện rõ các dấu hiệu lâm sàng, phát hiện được bằng các phương pháp huyết thanh học, nhưng những chó này vẫn bài thải mầm bệnh qua phân và có thể lây bệnh cho những con chó khác (Trần Thanh Phong, 1996). + Thể tim: Thường xảy ra ở chó nhỏ hơn 8 tuần tuổi (Waner, 2000). Chó yếu ớt, thiếu máu nặng, niêm mạc ruột nhợt nhạt hay thâm tím, tốc độ lớn chậm, suy nhược trầm trọng, rên la, khó thở, suy kiệt sau vài giờ hoặc vài phút, chó chết đột ngột do suy tim. + Thể tim-ruột kết hợp: Thường xảy ra trên chó nhỏ từ 6-16 tuần tuổi. Tiêu chảy nặng, mạch yếu và lặn, thân nhiệt thấp, thiếu máu, chó chết sau 24 giờ sau khi nhiễm bệnh (Phạm Sỹ Lăng, 2006). Chẩn đoán + Chẩn đoán lâm sàng: Thường dựa vào triệu chứng lâm sàng đặc trưng như lứa tuổi dễ mắc bệnh là từ 2-6 tháng tuổi, sốt khoảng 39,50C, ủ rủ, ăn ít hoặc bỏ ăn hoàn toàn, niêm mạc mắt và miệng nhợt nhạt, tiêu chảy phân lỏng có máu màu đỏ tươi, có thể lẫn màng nhầy, phân có mùi tanh khẳm rất đặc trưng. Bệnh tiến triển nhanh làm con vật suy kiệt, mất nước trầm trọng (McCandlish, 1991). + Chẩn đoán cận lâm sàng: Theo McCandlish (1998) CPV-2 có thể được phân lập từ phân. Cách đơn giản và rẻ tiền nhất để nhận diện CPV-2 là sử dụng phương pháp ngưng kết hồng cầu hay phương pháp ELISA. 25 Ở chó mắc bệnh từ 2-3 ngày, thời kỳ đỉnh điểm thải trừ virus ra bên ngoài diễn ra sớm và việc thải trừ virus tự do làm giảm mức độ chính xác của phương pháp. ELISA là một phương pháp tối hảo và chuyên biệt trong việc xác định CPV-2 nhưng khi sử dụng đòi hỏi phải có sự hiện diện của virus hay kháng nguyên trong mẫu xét nghiệm. Do vậy ảnh hưởng đến kết quả của phương pháp này là kháng thể. Khi chó nhiễm được vài ngày thì kháng thể nhanh chóng phát triển và nồng độ sớm đạt đỉnh. + Chẩn đoán phòng thí nghiệm: Việc phân lập mầm bệnh thường khó. Hiện nay người ta cấy virus vào môi trường tế bào thận chó, thận khỉ. Nếu dương tính, virus gây bệnh tích ở nhân tế bào, nhân phình to, bắt màu sẫm. Để nhanh chóng có kết quả, có thể tiến hành phản ứng trung hoà (NT) bằng cách lấy huyết thanh chó nghi bệnh trộn với virus chuẩn rồi cấy vào môi trường tế bào hay tiêm cho chó con chưa miễn dịch. Nếu dương tính (+) với bệnh sẽ có phản ứng trung hoà, ngưng kết giữa kháng nguyên và kháng thể có trong huyết thanh chó (Phạm Sỹ Lăng, 2006). Điều trị: theo Phạm Sỹ Lăng, 2006 Điều trị viêm ruột do virus ở chó theo 4 nguyên tắc sau: + Phát hiện và điều trị bệnh sớm. + Trợ sức để nâng cao thể trạng và sức đề kháng của chó bệnh để cơ thể chó kháng lại virus, vì các loại kháng sinh và hoá dược đều không tiêu diệt được virus. + Điều trị triệu chứng để làm giảm tình trạng bệnh. + Sử dụng kháng sinh để chống bội nhiễm do vi khuẩn. Phòng bệnh Tiêm phòng cho chó bằng vaccine: hiện nay có 2 loại vaccine đa giá đã và đang được sử dụng (Phạm Sỹ Lăng, 2006). + Vaccine tam liên phòng 3 bệnh: bệnh Carré, bệnh do Parvovirus và bệnh viêm gan chó. Đây là một hỗn hợp 3 virus nhược độc. + Vaccine tứ liên phòng 4 bệnh: bệnh Carré, bệnh do Parvovirus, bệnh viêm gan chó và bệnh xoắn trùng (Leptospirosis). Đây là vaccine gồm 3 loại virus nhược độc và vaccine chết phòng bệnh xoắn trùng. Thực hiện vệ sinh thú y Giữ gìn thức ăn, nước uống và nơi ở của chó luôn sạch sẽ. Phát hiệ sớm bệnh để cách ly điều trị kịp thời. Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt cho chó để nâng cao sức đề kháng với bệnh. 26  Bệnh do Coronavirus (Canine Coronaviral Gastroenteritis) Đây là bệnh có đặc tính truyền nhiễm rất mạnh ở chó trong bất kỳ lứa tuổi nào với triệu chứng nổi bật là nôn mửa và tiêu chảy. Chỉ có chó, cáo là thấy nhiễm bệnh. Virus mặc dù có thể sinh sản trong cơ thể mèo nhưng không thấy gây bệnh cho mèo. Hiện nay bệnh có thể đã phát triển rộng rãi khắp thế giới (Nguyễn Văn Biện, 2001). Nguyên nhân Bệnh gây ra do Canine Coronavirus. Bệnh truyền đi do chó ăn phải những vật chất có chứa phân chó bệnh hoặc phân của những loài ăn thịt khác bị nhiễm bệnh. Đây là con đường lây lan chính. Chó gây nhiễm thực nghiệm thường thải virus qua phân trong vòng 2 tuần. Triệu chứng Thời gian nung bệnh 24 đến 36 giờ. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus tấn công vào các tế bào niêm mạc của vi nhung ruột non. Sau đó virus nhiễm vào máu rồi đến các nội quan khác. Những triệu chứng nói chung giống như bệnh do Parvovirus nhưng nhẹ hơn. Bệnh thường xảy ra thình lình với các triệu chứng như: bỏ ăn, nôn mửa, tiêu chảy và suy sụp. Sốt chỉ xảy ra trong một số trường hợp. Phân chó bệnh thì lỏng có thể có máu hoặc chất nhầy và đặc biệt có mùi hôi thối khó chịu. Sự mất nước có thể xảy ra trầm trọng. Chẩn đoán Chó có lịch sử của bệnh viêm dạ dày ruột lây truyền từ những chuồng chó khác thì có khả năng là do Coronavirus. Việc phân lập virus sẽ khẳng định được mầm bệnh. Có thể xét nghiệm về bệnh lý vi thể của ruột non. Phòng trị Không có phương pháp nào là đặc hiệu để trị bệnh này. Để xử lý những trường hợp bệnh người ta truyền dịch Lactate Ringer với Dextrose 3-5% và dùng kháng sinh trị nhiễm trùng thứ phát giống như bệnh do Parvovirus, kèm thêm Atropine để giới hạn sự co thắt ruột. 2.7.2 Nguyên nhân do vi khuẩn Các vi khuẩn viêm ruột như: Salmonella, E.Coli, Clostridium,…Những vi khuẩn này phát triển trong niêm mạc đường tiêu hoá gây ra bệnh. Bệnh lây lan trực tiếp từ chó bệnh sang chó khoẻ. Các vi khuẩn cư trú ở đường tiêu hoá tăng nhanh số lượng, chúng tiết ra các men và độc tố gây viêm, phá hoại niêm mạc 27 đường tiêu hoá, kích thích tăng co bóp làm chó nôn mửa, tiêu chảy (Nguyễn Văn Biện, 2001).  Bệnh do Salmonella Nguyên nhân Do vi khuẩn thuộc giống Salmonella, Gram âm, họ Enterobacteriaceae gây ra. Chó bị nhiễm khi ăn phải thức ăn có Salmonella hay tiếp xúc trực tiếp với con bệnh. Thỉnh thoảng có thể phân lập từ ruột già hay hạch manh tràng ruột ở những chó có mang trùng nhưng không thể hiện triệu chứng bệnh. Bệnh phát triển tuỳ thuộc vào dòng vi khuẩn, tuổi gia súc và những nhân tố tác động phụ khác (Nguyễn Văn Biện, 2001). Cơ chế sinh bệnh Vi khuẩn Salmonella tồn tại sẵn trong dạ dày của nhiều loài động vật, đặc biệt là động vật ăn thịt như chó và mèo, làm pH giảm thấp để tăng trưởng ở xa ruột non và kết tràng. Tại đó, vi khuẩn kích thích tế bào và phá vỡ niêm mạc. Salmonella có thể bị cản trở tăng sinh do sự cạnh tranh từ hệ vi sinh vật bình thường trong tế bào niêm mạc ruột và do sự biến dưỡng làm sản sinh các acid bay hơi của hệ vi sinh. Salmonella tấn công gây bệnh đường ruột và biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Lớp màng nhày ruột tiết dịch kết dính vi khuẩn làm vi khuẩn kích thích tiết độc tố trung gian của vi khuẩn bào mòn vi nhung mao của đỉnh tế bào ruột. Niêm mạc ruột thoái hoá, làm cho các lông nhung ngắn lại và kế tiếp là viêm lớp màng mỏng niêm mạc ruột và những kẻ hở của mô lỏng lẻo dẫn đến bộc phát bệnh. Sự tổng hợp Prostaglandin cục bộ gây viêm kích thích sự tăng tiết ở các tế bào hốc kết hợp với sự tích luỹ chất dịch trong lòng ruột. Khi đó Smonelalla phá vỡ hàng rào niêm mạc và xâm nhập bên dưới mô, làm nhiễm trùng máu cùng với sự sao chép xảy ra trong tế bào của hệ lưới nội mô trong gan, lách và hạch lâm ba. Kết quả là nội độc tố được sản sinh làm con vật bị sốt và gây tổn thương mạch máu (Quin và ctv., 1997). Triệu chứng Salmonella không gây bệnh phổ biến ở chó. Nhưng khi bệnh thì có thể thấy các dạng như tiêu chảy cấp tính và kéo dài, hoặc nhiễm trùng huyết đặc trưng bởi bỏ ăn, sốt, nôn mửa, suy nhược trầm trọng và chết. Thường thấy nhất ở chó sơ sinh và những chó đã già hoặc bệnh xảy ra sau khi con vật mới vừa bệnh viêm dạ dày ruột (Nguyễn Văn Biện, 2001). 28 Chẩn đoán Để chẩn đoán chính xác cần nuôi cấy vi trùng từ phân hoặc từ máu (Nguyễn Văn Biện, 2001). Phòng và trị bệnh Không nuôi chó thả rong để tránh tiếp xúc với mầm bệnh (Nguyễn Văn Biện, 2001). Điều trị chủ yếu là dùng kháng sinh nhất là khi chó đã bị nhiễm trùng máu thì phải cho kháng sinh sớm. Cho ăn khẩu phần dễ tiêu, khi con vật bị tiêu chảy và ói mửa thì có thể truyền dịch (Nguyễn Văn Biện, 2001).  Bệnh do vi khuẩn Clostridium Nguyên nhân Vi khuẩn Clostridium spp là các trực khuẩn Gram dương, kỵ khí, sinh nha bào. Vi khuẩn này có trong đất, trong đường tiêu hoá của người và động vật, phần lớn trong chúng là các vi khuẩn sống hoại sinh, phân huỷ các chất hữu cơ trong đất. Clostridium spp có thể được phân lập từ những chó không bệnh. Nhưng C. perfringens và C. difficile có thể gây ra bệnh trầm trọng ở chó (Nguyễn Văn Biện, 2001). Triệu chứng C. perfringens có thể gây bệnh tiêu chảy có máu cấp tính hay tiêu chảy do viêm ruột già mãng tính có màng nhày. C. difficile thì ít thấy triệu chứng rõ ràng nhưng có thể gây suy nhược trầm trọng, nôn mửa và viêm dạ dày ruột (Nguyễn Văn Biện, 2001). Chẩn đoán Việc chẩn đoán bệnh do Clostridium là không dễ. Ở chó bệnh ta có thể nuôi cấy vi khuẩn từ phân để tìm C. perfringens hoặc phết kính phân có thể thấy nhiều bào tử của vi trùng (Nguyễn Văn Biện, 2001). Phòng trị bệnh Bệnh do vi khuẩn nên việc điều trị bằng kháng sinh cho hiệu quả cao. Ngoài ra phải chăm sóc tốt, khẩu phần ăn phải nhiều xơ (Bùi Ngọc Hà, 2002). Hạn chế để chó tiếp xúc với mầm bệnh.  Bệnh do vi khuẩn Campylobacter (Campylobacteriois) Nguyên nhân Vi khuẩn Campylobacter thuộc họ Spirillaceae. Các loài Campylobacter là những trực khuẩn Gram âm, cong, dạng cánh chim hải âu. 29 Vi trùng Campylobacter spp có thể được phân lập từ chó có triệu chứng bệnh và cả chó không có triệu chứng gì. Trong họ này thì C. jejuni là phổ biến hơn cả và nó thường được tìm thấy trong các trường hợp như gia súc bị tiêu chảy, gia súc non, bị stress, nuôi nhốt chật hẹp và kém vệ sinh, con vật bị những bệnh lý khác ở đường ruột (Nguyễn Văn Biện, 2001). Triệu chứng Dấu hiệu phổ biến của bệnh là chó tiêu chảy như nước, có màng nhày, thỉnh thoảng còn có máu. Rất hiếm thấy bệnh gây các triệu chứng sốt, suy nhược, nôn mửa hoặc bỏ ăn (Nguyễn Văn Biện, 2001). Chẩn đoán Tìm vi khuẩn trong phân hay làm kháng sinh đồ (Nguyễn Văn Biện, 2001). Phân lập và xác định vi khuẩn Campylobacter nuôi cấy trong môi trường chọn lọc ở môi trường vi hiếu khí, nhiệt độ 42 0C bằng các thử nghiệm sinh hoá học đặc trưng (Bộ Y Tế, 2006). Điều trị Bệnh thường tự giới hạn và ít khi thấy bệnh toàn thân mặc dù tiêu chảy có khi kéo dài. Điều trị bằng kháng sinh như Gentamycin, Streptomycin hoặc Penicillin kết hợp với chăm sóc tốt và cho ăn thức ăn dễ tiêu (Bùi Ngọc Hà, 2002).  Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira Nguyên nhân Do xoắn khuẩn Leptospira gây ra. Là bệnh chung giữa người, gia súc và các loài động vật hoang dã. Loài gậm nhấm là con vật mang trùng nguy hiểm và lâu dài. Bệnh nhẹ trên chó trưởng thành (Phạm Ngọc Thạch, 2006). Triệu chứng: bệnh gồm có nhiều thể + Thể cấp tính: sốt trong thời gian ngắn, viêm dạ dày ruột xuất huyết, viêm loét miệng, đôi khi vàng da và xuất hiện triệu chứng thần kinh. + Thể xuất huyết: thường xảy ra ở chó trưởng thành, sốt cao 40-410C sau đó giảm xuống 37-38 0C, hai chân yếu, sung huyết kết mạc mắt, bỏ ăn, khó thở, khát nước, có khi nôn mửa, niêm mạc miệng có sung huyết sau đó hoại tử, miệng thở ra có mùi hôi. Thời kì sau con vật nôn ra máu, tiêu chảy phân có máu, có những chấm xuất huyết ở da bụng, suy kiệt và chết. 30 + Thể vàng da: bệnh thường xảy ra ở chó con, bệnh phát triển từ từ cho đến khi vàng da, thân nhiệt lúc đầu cao, đến khi xuất hiện vàng da thân nhiệt hạ xuống thấp, trong một số trường hợp bệnh xảy ra chết đột ngột (Phạm Ngọc Thạch, 2006). Điều trị Có thể sử dụng kháng sinh Tetracycline, Thiamphenicol, Streptomycin, rửa xoang miệng bằng thuốc tím loãng hay Iod glycerin. Chăm sóc tốt, truyền dịch khi cần thiết (Phạm Ngọc Thạch, 2006). 2.7.3 Nguyên nhân do ký sinh trùng  Do giun móc(Ancylostomatisis) Giun móc là một trong những loài ký sinh chủ yếu ở ruột chó. Bệnh giun móc ở chó rất phổ biến và gây bệnh nặng nhất cho chó con. Chó nhiễm giun móc thể hiện thiếu máu và suy nhược. Do giun móc hút và làm chảy máu đường tiêu hoá, gây ra hội chứng viêm ruột cấp tính và mãn tính. Chó con 2-4 tháng tuổi bị bệnh giun móc thường chết 50-80% (Phạm Sỹ Lăng, 1994). Hình thái Giun tròn không lớn, bao miệng mỗi bên có 2 răng ba chạc. Con đực dài 9-12mm, đuôi có túi kitin. Hai gai giao hợp bằng nhau, dài 0,74-0,87mm. Bánh lái dài 0,13-0,21mm. Con cái dài 10-22mm, đuôi có gai nhọn. Âm hộ nằm ở phần sau của thân. Trứng dài 0,060-0,066mm, rộng 0,037-0,042mm. Nguyên nhân Bệnh giun móc của chó gây ra do loài giun móc Ancytoma canium sống ký sinh trong ruột non của chó. Đó là một loại giun tròn nhỏ, trong xoang miệng có hai cặp móc sắt bằng kitin dùng để bám vào ruột hút máu. Giun cái đẻ trứng sau khi giao phối, trứng theo phân ra ngoài, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành ấu trùng, không cần vật chủ trung gian. Ấu trùng ở giai đoạn một lột xác 2 lần ở môi trường bên ngoài và sau 6-7 ngày trở thành ấu trùng cảm nhiễm. Ấu trùng có thể sống ở ngoại cảnh 1-2 tuần lễ, nhiễm vào chó con theo 2 đường: + Chó nuốt phải ấu trùng cảm nhiễm cùng thức ăn và nước uống. + Do ấu trùng cảm nhiễm chui qua da chó vào máu lên phổi rồi trở về ruột (do ấu trùng lên phổi làm chó ho bật ra miệng, rồi nuốt trở về ruột). Sau 14-16 ngày ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành trong ruột chó. Thời gian gium móc ký sinh trong ruột chó từ 8-20 tháng (Phạm Sỹ Lăng, 2001). 31 Trong quá trình ký sinh, giun móc hút máu tiết ra độc tố gây ra trạng thái bệnh lý cho chó. Đặc biệt, giun móc còn tiết ra chất kháng đông gây xuất huyết ruột kéo dài ở chó. Triệu chứng Chó bị bệnh giun móc ở 2 thể: cấp tính và mãn tính. + Thể cấp tính: Chó con 2-4 tháng tuổi bị bệnh nặng hơn ở chó trưởng thành, thể này làm cho chó chết với tỷ lệ cao 60-100%. Chó bị bệnh thường có những biểu hiện: nôn mửa liên tục, có khi nôn ra máu, bỏ ăn hoặc ăn rất ít, tiêu chảy dữ dội phân có lẫn máu màu cà phê (nâu sẫm) hoặc màu đen, có dịch nhày và có mùi tanh khắm. Chó bị rối loạn chức năng tiết dịch và co bóp của dạ dày, dẫn đến tình trạng viêm ruột và dạ dày cấp. Chó thường chết do mất máu, mất nước nên rối loạn chất điện giải trong máu, truỵ tim mạch và kiệt sức. + Thể mãn tính: Thể này thường xuất hiện ở chó lần đầu bị nhiễm yếu hay khi bội nhiễm. Triệu chứng lâm sàng cũng giống như thể cấp tính, nhưng nhẹ hơn và thường kéo dài trong suốt thời gian ký sinh của giun móc. Một tháng sau khi nhiễm ấu trùng, có thể hiện hội chứng thiếu máu, chảy máu ruột, nhưng sau vài tháng những triệu chứng này giảm dần. Chó chỉ còn hiện tượng gầy còm, thiếu máu và thỉnh thoảng thấy nôn khan. Chó suy nhược và chết do kiệt sức nếu không được điều trị. Chẩn đoán Phương pháp chẩn đoán chủ yếu là soi kính tìm trứng giun móc trong phân. Có thể kiểm tra phân trực tiếp và kiểm tra phân theo phương pháp phù nổi Fiileborn để phát hiện trứng giun móc. Trứng giun móc có hình bầu dục, trong trứng có 6-8 phôi màu xám. Ở những chó chết nghi bị bệnh giun móc, có thể mổ khám tìm giun ký sinh ở ruột non phần tá tràng, không tràng và kết tràng. Điều trị Phải tẩy giun móc cho chó kết hợp ngừa nhiễm trùng thứ phát bằng kháng sinh, tăng cường sức đề kháng cho chó, điều trị viêm ruột.  Bệnh do giun đũa (Ascaridiosis) Theo Phạm Ngọc Thạch (2006), đưa ra các đặc điểm sau: Chó con sau khi sinh đã mang sẵn mầm bệnh trong cơ thể. Đến 21 ngày tuổi thì gây bệnh nặng cho chó con. Bệnh giun đũa chủ yếu phát ra và gây tác hại ở chó con từ 20 ngày đến 3 tháng tuổi. 32 Nguyên nhân Bệnh giun đũa Toxocara canis và Toxascaris leonine là bệnh phổ biến của chó trên thế giới, phân bố ở hầu hết các nước. Ở nước ta, bệnh giun đũa đã được phát hiện ở chó Nhật, Berger tại các thành phố và chó nội tại các vùng nông thôn từ Nam ra Bắc. Bệnh gây nhiều thiệt hại cho chó con từ 1-4 tháng tuổi. + Toxocara canis (Wemer, 1782): Đây là loài giun đũa lớn. Giun đực dài 50-90mm, mõm đầu của giun có 3 lá môi, không có lá môi giữa. Ở khe 3 là môi chính, có màng cánh cổ. Phía sau thực quản có đoạn phình to ra rõ nét kiểu một dạ dày nhỏ. Cuối đuôi giun đực hình thành dạng mũi khoan. Giun cái dài 50-170mm. Âm môn ở vào khoảng ¼ phía trước thân 2 tử cung. Trên vỏ trứng có những nếp nhăn nhỏ mịn. Vòng đời Trứng phát dục tới giai đoạn ấu trùng cảm nhiễm ở môi trường tự nhiên. Khi chó con nuốt phải trứng có ấu trùng vào cơ thể thì ấu trùng phá vỡ vỏ chui ra, tiếp tục phát triển ở niêm mạc ruột non chó con và trở thành giun trưởng thành gây bệnh cho chó. Ấu trùng của giun còn đi vào hệ tuần hoàn của chó mẹ khi có chửa mà chuyển vào bào thai. Do đó, chó con sau khi sinh đã mang sẵn mầm bệnh trong cơ thể, đến 21 ngày tuổi giun đã gây thành bệnh nặng ở chó con. Một điểm quan trọng nữa cần lưu ý là trứng giun đũa cảm nhiễm dễ gây bệnh sang người. Vì vậy cần giữ gìn vệ sinh trong ăn uống. Sau khi chăm sóc chơi đùa vuốt ve trên thân mình chó phải rửa tay thật kỷ. + Toxascaris leonina (Linstorv 1902): Đây là loài giun đũa nhỏ. Giun đực dài 20-70mm. Giun cái dài 22-80mm. Mõm đầu của T. leonine cũng giống như mõm đầu của T. canis. Phần cuối của thực quản không có đoạn phình to kiểu dạ dày nhỏ. Giun đực ở mõm chót cuối đuôi không hình thành dạng mũi khoan mà thon nhỏ dần đi. Không có màng cánh đuôi. Gai giao hợp gần như dài bằng nhau, không có màng cánh và không có bánh lái gai giao hợp. Giun cái âm môn ở vào khoảng 1/3 phía trước thân tử cung. Trứng có vỏ dày, bằng phẳng, tròn nhẵn. Vòng đời Trứng giun đũa T. leonine theo phân có thải ra bên ngoài sau 10 ngày phát dục thành ấu trùng cảm nhiễm. Khi chó con nuốt phải ấu trùng cảm nhiễm này vào ruột non thì ấu trùng phá vỡ vỏ, chui vào niêm mạc ruột chó qua tĩnh mạch ruột tới tĩnh mạch cửa vào gan, đi lên tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải qua động mạch phổi vào phổi. Sau đó nó chui qua khỏi vi huyết quản vào phế nang. Cuối 33 cùng chui ra nhánh nhỏ của chi khí quản, tới khí quản, yết hầu, xuống thực quản rồi lại trở về ruột non. Ở đây chúng tiếp tục phát dục qua 3 lần lột xác nữa để trở thành giun trưởng thành gây bệnh. Ấu trùng của giun không truyền qua bào thai. Triệu chứng Chó mẹ nếu có giun đũa chỉ là vật chủ mang mầm bệnh. Bệnh giun đũa chủ yếu phát ra và gây tác hại ở chó con từ 20 ngày tuổi đến 2-3 tháng tuổi. Chó con nhiễm bệnh (T. canis) sớm thì khoảng 15-21 ngày tuổi qua xét nghiệm mẫu phân đã thấy có trứng giun đũa. Chó con mắc bệnh giun đũa có biểu hiện triệu chứng lâm sàng sau: + Thân gầy còm, lông xù, bụng phình to như bụng cóc, căng tròn, thỉnh thoảng từng đoạn ruột nổi cục lên, nhu động. Sờ tay vào đây có cảm giác cứng, đó là những đoạn ruột bị nhiều giun chèn chặt. + Phân thải ra ngoài sền sệt màu xám trắng, thối khẳm. Xung quanh lỗ hậu môn, lông bị dính bết phân. + Bệnh giun đũa ở chó con thường biến chứng thành các thể bệnh khác như: giun đũa nhiều gây tắc ruột chó dẫn đến chết. Giun chui vào ống dẫn mật làm cho chó bệnh đau đớn nôn khan, bỏ ăn, suy kiệt dần rồi chết. Chó con phình bụng cóc, lớp tổ chức dưới da thuỷ thủng, thẩm dịch thành dạng keo bùng nhùng, soi trên ánh sáng thấy trong như lòng trắng trứng gà. Tuy có chọc dò xoang bụng để hút nước ra nhưng cũng không thể chữa khỏi bệnh, đa số bị suy kiệt dần rồi chết. Chẩn đoán Dùng phương pháp phù nổi Willis để tìm trứng giun. Điều trị Sử dụng một trong các hoá dược sau đây để tẩy giun đũa cho chó. Dùng Piperazin: liều 0,2g/kg trọng lượng của chó. Trộn thuốc vào sữa, cháo hoà thêm ít nước đường cho riêng từng con uống hết liều. Dùng thuốc tẩy liền hai buổi sáng, giun sẽ được tẩy sạch. Piperazin để tẩy phòng cho chó con: + Chó con từ 1 tuần tuổi đến 21 ngày tuổi tẩy lần đầu. + Chó con 1 tháng tuổi tẩy lần 2. + Chó con 2 tháng tuổi tẩy lần 3. + Sau đó cứ 4 tháng tẩy 1 lần. + Chó lớn trên 1 năm tuổi cứ 6 tháng tẩy giun 1 lần. 34 Dùng Vermox (Mebendazole): viên nén 100mg. Liều từ 50-100mg/kg thể trọng, tuỳ theo tầm vóc chó cho uống sáng chiều 2 lần mổi ngày, liệu trình 3 ngày. Dùng Velamisol: liều 7mg/kg thể trọng, cho uống 1 liều duy nhất. Dùng Ivermectin (Hanmectin): tiêm cho chó theo liều 0,2-0,3mg/kg thể trọng, dùng 1 liều. Phòng bệnh Sử dụng một trong các hoá dược trên để tẩy dự phòng theo lứa tuổi: + Đối với chó con: tẩy lần 1 lúc chó 12-24 ngày tuổi. Tẩy lần 2 lúc chó 30 ngày tuổi. Tẩy lần 3 lúc chó 2 tháng tuổi, sau đó cứ 4 tháng tẩy 1 lần. + Đối với chó trưởng thành: cứ 3-4 tháng tẩy 1 lần. Thực hiện vệ sinh thú y Đảm bảo cho chó ăn sạch, uống sạch, ở sạch. Ủ phân hoặc đổ phân chó vào hố xí tự hoại để diệt trứng giun. Nuôi dưỡng, chăm sóc cho chó đặc biệt là chó con để nâng cao sức đề kháng với mầm bệnh (Nguyễn Hữu Hưng, 2001).  Bệnh lỵ do Entamoeba histolytica (Amip) Bệnh lỵ do amip xảy ra ở tất cả các lứa tuổi của chó, nhưng thường gặp ở dạng cấp tính ở chó dưới một năm tuổi và thể mãn tính ở chó trưởng thành trên một năm tuổi. Người mắc bệnh lỵ có thể lây lan sang cho chó mèo và ngược lại. Chó bị bệnh mãn tính chính là nguồn tàn trữ mầm bệnh và là nguồn bệnh lây lan cho chó khoẻ mạnh. Hình thái Căn cứ theo chu kỳ có thể có những hình thể khác nhau sau đây: + Thể hoạt động chưa ăn hồng cầu, chưa gây bệnh: tiểu thể minuta có kích thước từ 7-10 micromet có khi tới 15-25 micromet, trung bình là 13 micromet. Do đó chúng cử động chân giả nên khi xem tươi, hình dạng không đều đặn. Khi nhuộm có hình tròn, trong nguyên sinh chất có những hạt nhỏ. Không phân biệt được nội và ngoại nguyên sinh chất. Ngoại nguyên sinh chất chủ yếu tập trung vào chân giả cử động không mạnh lắm. Trong nội nguyên sinh chất có những thức ăn thường là vi khuẩn và tạp chất của thức ăn. Những thức ăn đó sau khi tiêu hết có thể trở thành không bào. Nhân của chúng từ 2-5 micromet. Thể Amip này chỉ sống trong lòng ruột, không xâm nhập vào thành ruột nên chưa gây bệnh. + Thể hoạt động ăn hồng cầu, gây bệnh: thể này được tìm thấy đầu tiên do Losch (ở bệnh viên Petecbua), được coi như nguyên nhân gây ra bệnh lỵ amip ở người và các loài thú. Thể này lớn hơn thể không ăn hồng cầu và xâm nhập vào tổ 35 chức thành ruột, niêm mạc ruột để duy trì sự sống. Chúng có kích thước từ 30-40 micromet, có khi tới 50 micromet. Có thể phân biệt được chất nội tạng và ngoại nguyên sinh chất. Ngoại nguyên sinh chất màu trong hơn. Trong nội nguyên sinh chất có những thức ăn, phần lớn thức ăn là màu hồng. Số hồng cầu có thể thay đổi, có khi có tới 40 hồng cầu trong một amip (Dobell). Nhân của amip từ 4-9 micromet, ở rìa nhân có những hạt nhiễm sắc ngoại vi, ở vùng giữa có trung thể. + Thể bào nang: bào nang của Entamoeba Histolytica hình tròn, màu trong, kích thước 15-20 micromet. Trong bào nang có từ 1-4 chân, thông thường là 1 nhân. Trong bào nang còn có các thể nhiễm sắc. Nguyên nhân Entamoeba Histolytica cư trú chính ở đại tràng của chó. Ngoài đại tràng chúng còn cư trú và gây bệnh tại tiểu tràng, ống mật, gan, phổi, lách của chó và một số loài ăn thịt khác. Sau khi ăn phải bào nang, chó có thời gian ủ bệnh từ 15-30 ngày. Trong thời gian này, bào nang phát triển thành thể hoạt động, đợi điều kiện gây bệnh cho chó. Điều kiện này là các vi khuẩn phối hợp gây bệnh. Thể hoạt động của Entamoeba Histolytica tiết ra một loại men đặc biệt để dung giải tổ chức và protein, làm thức ăn cho chúng. Bởi vậy chúng thường gây ra các nốt loét ở vùng đại tràng, nơi ký sinh chủ yếu. Ở vùng tổ chức bị dung giải, amip đi vào niêm mạc và lớp tế bào liên kết của thành ruột, phá hoại và gây thương tổn ở một vùng lớn của ruột già chó. Các vi khuẩn gây bệnh sẵn có trong ruột sẽ xâm nhập vào vùng thương tổn do amip gây ra, đặc biệt là các vi khuẩn yếm khí, làm cho quá trình viêm đại tràng xảy ra nhanh chóng. Từ những chỗ tổn thương ở đại tràng, amip vào máu đến các nội quan khác như gan, phổi, lách,…và có thể gây ra những tổn thương và ổ áp xe ở các nội quan đó. Triệu chứng Các triệu chứng của bệnh lý được tập hợp lại thành hội chứng lỵ, hội chứng diễn biến theo các thương tổn giải phẩu bệnh lý. Trong thời kỳ ủ bệnh, chó thường kém ăn, đi phân táo bón nhưng không tăng nhiệt độ. Sau đó, chó đi phân lỏng và có màu xám, có mùi tanh. Đặc biệt chó đi tiêu nhiều lần trong một ngày, trước khi đi phân bị đau đớn, rên rỉ, còng lưng lên rặn. Vài ngày sau chó đi tiêu mỗi lần có rất ít phân. Phân chỉ là một chất dịch nhầy như mũi do ruột bị kích thích nhiều làm tróc niêm dịch đại tràng lẫn với máu lờ đờ như máu cá hoặc đỏ tươi do tổn thương chảy máu ở đại tràng. Đôi khi trong 36 phân có mủ do nhiễm khuẩn phối hợp (tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn gây bệnh). Trong phân còn thấy niêm mạc ruột bị tróc ra. Bệnh diễn biến trong thời gian 5-10 ngày. Nếu không điều trị kịp thời, chó sẽ chết do kiệt sức. Một số trường hợp, sau thời kỳ kịch phát, bệnh ở chó có chiều hướng giảm dần và trở thành mãn tính. Entamoeba Histolytica trong thể mãn tính sẽ trở thành bào nang cư trú trong vách ruột, đợi thời cơ tái phát. Ở chó bị lỵ mãn tính, thỉnh thoảng lại phát bệnh một đợt khoảng 6-10 ngày, ảnh hưởng đến sức khoẻ, gầy còm và giảm khả năng sinh đẻ. Chẩn đoán + Chẩn đoán lâm sàng Dựa vào các hội chứng của con vật bệnh mà chẩn đoán: chó bệnh đi phân phải rặn khó khăn, phân có chất nhầy và máu, mỗi lần đi ra phân rất ít nhưng đi nhiều lần trong một ngày. + Chẩn đoán cận lâm sàng Xét nghiệm phân: có thể lấy phân soi trực tiếp để tìm thể lỵ hoạt động, thể ăn hồng cầu và thể bào nang Entamoeba Histolytica. Có thể dùng phương pháp nhuộm Lugol để tìm bào nang trong phân chó bệnh. Điều trị Nguyên tắc điều trị: thuốc phải trị đúng liều, vì nếu không chữa tích cực thì amip sẽ chuyển thành thể bào nang, chờ dịp tái phát. Kết hợp với các loại kháng sinh điều trị các vi khuẩn gây bệnh phối hợp. Bổ sung các vitamin và thuốc bổ trợ làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Chú ý tăng cường thể trạng con vật bệnh. Cho ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu, kiên ăn mỡ, nên ăn cá trong thời gian điều trị. Có thể dùng các loại hoá dược sau để điều trị: + Becberin: cho uống liều 50mg/kg thể trọng có tác dụng tốt và an toàn trong điều trị bệnh lỵ cho chó con. + Metronidazol: cho chó, mèo uống với liều 40-50mg/kg thể trọng/ngày, dùng liên tục 5 ngày, nghỉ 5 ngày, sau lại dùng tiếp 5 ngày. + Các dẫn xuất của Iode: Yatren, Mixiod, Diodoquin, Enteroseptol. Dùng liều 50-100mg/kg thể trọng, phải dùng liên tục 5-6 ngày. Thuốc có tác dụng cho cả thể mãn tính vì diệt được bào nang. + Các dẫn xuất của Asen: Stovarsol, Carbasol. Liều dùng 40-50 mg/kg thể trọng, phải dùng liên tục 5-6 ngày. + Dihydro Emitin: liều dùng 0,04g/20-30kg thể trọng, 0,03g/10-20kg và dưới 0,02g/dưới 10kg. 37 Điều trị nhiễm khuẩn phối hợp: dùng Tetracycline hoặc Oxytetracycline với liều 30-50 mg/kg thể trọng, dùng liên tục 5-6 ngày. Chữa triệu chứng: bổ sung các thuốc trợ lực tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tiêm truyền dung dịch sinh lý mặn, ngọt, vitamin B1, vitamin C, vitamin K chống xuất huyết. Phòng bệnh Phân chó phải được xử lý bằng cách ủ hoặc đổ vào hố xí tự tiêu, đảm bảo nguồn nước sạch sẽ chống ô nhiễm, tích cực diệt ruồi, nhặng. Thực hiện ăn sạch, ở sạch, uống sạch đối với chó. Định kỳ kiểm tra phân chó tìm bào nang nhằm phát hiện chó mang mầm bệnh, bị bệnh mãn tính để trị phòng kịp thời (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2001).  Bệnh lỵ do Giardia Intestinalis (Trùng Roi) Theo Phạm Ngọc Thạch (2006). Bệnh thường thấy ở chó con dưới 4 tháng tuổi, ít gặp ở cho trưởng thành. Nguyên nhân G. intestinalis là một trùng roi phổ biến ký sinh gây tổn thương niêm mạc ruột, thành ruột, ống dẫn mật nơi mà chúng cư trú, những tổn thương này tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào tổ chức ruột gây ra hiện tượng cấp và mãn tính và gây ra hội chứng viêm ruột dai dẳng ở chó. Bệnh xảy ra rải rác quanh năm, nhưng tập trung vào những tháng nóng ẩm làm cho môi trường bị ô nhiễm và mầm bệnh (bào nang) của G. intestinalis dễ dàng phân tán đi xa. G. intestinalis ký sinh với một số lượng lớn trong ruột, còn gây ra độc tố kích thích thần kinh, gây co thắt dạ dày, tá tràng làm cho con vật bệnh luôn nôn mửa, đau đớn và tiêu chảy với hội chứng rặn giống như hội chứng do amip gây ra. Triệu chứng Chó bệnh thể hiện chứng viêm ruột rõ rệt. Đầu tiên, chó ăn ít hoặc bỏ ăn, nôn mửa liên tục. Chó nôn ra tất cả thức ăn và nước uống vào, sau đó nôn ra nước dãi đặc quánh và dịch mật màu vàng. Đôi khi chó nôn ra cả máu do những cơn co thắt dữ dội của dạ dày, làm tổn thương các mao mạch ở tá tràng, dạ dày. Chó tiêu chảy phân lỏng, có nhiều niêm mạc lầy nhầy và mùi tanh. Một số trường hợp nặng thấy có máu trong phân màu nâu đen như bã cà phê do xuất huyết ở dạ dày và ruột non. Hội chứng viêm ruột này thường kéo dài. Ngoài ra, còn gặp một số chó bị viêm túi mật do G. intestinalis di chuyển lên gan và mật. 38 Nếu không xác định rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời chó bệnh sẽ bị chết do mất nước, rối loạn điện giải vì nôn nhiều, không ăn uống được. Một số chó qua khỏi những cơn kịch phát bệnh sẽ chuyển thành mãn tính kéo dài. Chẩn đoán Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng rất khó phân biệt với các bệnh khác. Kỹ thuật chẩn đoán chủ yếu là soi phân tươi hoặc nhuộm phân để tìm G. intestinalis thể hoạt động và bào nang. Điều trị Nguyên tắc điều trị: để hiệu quả trị cao và bệnh không trở thành mãn tính thì phải điều trị nguyên nhân, kết hợp với điều trị triệu chứng đồng thời tăng cường sức đề kháng cho con vật. Có thể dùng các tá dược sau để diệt mầm bệnh: + Alberin: chó trưởng thành 20-30kg mỗi lần uống 0,1g, mỗi ngày uống 3 lần, uống liên tục trong 3 ngày. Cách 7-10 ngày uống lại lần hai. Chó nhỏ (1020kg) uống bằng 2/3 liều chó trưởng thành. + Metronidazol: dùng cho chó theo liều 30-50mg/kg thể trọng trong ngày, chia liều thuốc làm 2 lần uống vào sáng và chiều. Uống liên tục 5-6 ngày, nghỉ 5-6 ngày. Sau đó lại cho chó uống đợt hai cũng như đợt đầu. Phòng bệnh Phân chó phải được xử lý, đảm bảo nguồn nước sạch sẽ chống ô nhiễm, tích cực diệt ruồi, nhặng. Thực hiện ăn sạch, uống sạch và ở sạch. Định kỳ kiểm tra phân chó tìm bào nang nhằm phát hiện chó mang mầm bệnh, bị bệnh mãn tính để phòng trị (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2001). 2.7.4 Các nguyên nhân khác Theo Phạm Ngọc Thạch ( 2006); Vương Đức Chất và Lê Thị Tài (2004) còn một số nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hoá cho chó. + Do bản thân chó: do tính khí của chó hoặc do chó bị thiểu năng tuyến giáp trạng, do chó bị dị ứng thức ăn, kháng sinh, thịt bò, thịt cừu,… + Do trúng độc: trúng độc chì (mắt nũi chảy dịch, chó bị liệt, co giật, điên loạn, mù). Trúng độc phosphor hữu cơ (kiết lỵ dạng nhày, co đồng tử, co cứng cơ cục bộ). Trúng độc Asen. Nhiễm độc huyết. Trúng độc Aflatoxin. + Do thức ăn: thức ăn kém chất lượng, con vật ăn khó tiêu hay thức ăn bị thay đổi đột ngột. + Thiếu vitamin: do chó thiếu các loại vitamin (vitamin A, vitamin B,C,…) 39 2.8 Thành phần và tác dụng của một số loại thuốc được sử dụng trong Phòng mạch Thú y thuộc Trạm Thú y liên quận Ninh Kiều-Bình Thuỷ, Thành Phố Cần Thơ 2.8.1 Multibio (Công ty Vibar) Thành phần Ampicillin ................................................. 10g Colistin .....................................................25 triệu UI Dexamethasone ......................................... 25mg Tá dược vừa đủ ...........................................100ml Chỉ định Xáo trộn hô hấp: Tụ huyết trùng, viêm teo mũi truyền nhiễm... Xáo trộn tiêu hóa: Tiêu chảy do E. coli, phù đầu, thương hàn Viêm vú, viêm tử cung, mất sữa. Bại huyết: Thương hàn, tụ huyết trùng, E.coli, nhiễm Streptococcus... Liều dùng và cách dùng Tiêm bắp hoặc dưới da liều 1ml/5kg thể trọng/ ngày. 2.8.2 Atropin sulfate (Vemedim) Thành phần Atropin sulfate ................................................ 1mg Tá dược vừa đủ ...............................................2ml Tác dụng Atropin gây giảm tiết dịch, cầm nôn và tiêu chảy. Liều dùng Chó 1ml/5-7,5kg thể trọng, tiêm dưới da. 2.8.3 Cevita 500 (Vitamin C) Thành phần Acid Ascorbic.............................................500mg Tác dụng Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Phòng chống hội chứng stress do vận chuyển, thay đổi thời tiết, thay đổi thức ăn. Làm việc mất sức Thiếu máu, chảy máu Kết hợp chữa gãy xương. Chữa bệnh đục thuỷ tinh thể ở chó. Liều dùng và cách dùng Chó 1ml/5kg thể trọng, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. 40 2.8.4 Vime kat Thànhphần Ethylphosphonic acid Cyanocobalamine Methyl Hydroxybenzoate B.P Tác dụng Rối loạn trao đổi chất do thức ăn và chăm sóc kém. Rối loạn tăng trưởng và dinh dưỡng ở thú non do bệnh tật. Rối loạn sinh sản và bệnh về sinh sản. Chống co giật và liệt, dùng chung với điều trị bằng canxi và magie. Thuốc bổ hỗ trợ cho gia súc khi làm việc quá sức, mệt mỏi, phục hồi năng suất và sức khoẻ. Liều dùng và cách dùng Chó 1-5ml/con/ngày. Tiêm bắp, tiêm dưới da hay tĩnh mạch. 2.8.5 Glucose 5% Thành phần Glucose khan ..................................................... 5g Tác dụng Cung cấp nước và năng lượng trong các trường hợp mất nước, mất máu, bỏ ăn, tiêu chảy, nôn mửa,… Liều dùng và cách dùng 25ml/kg thể trọng, tiêm truyền tĩnh mạch. 2.8.6 Lactate Ringer Thành phần Natri Clorid .................................................. 3,00g Kali Clorid .................................................... 0,15g Calci Clorid .................................................. 1,55g Tác dụng Cung cấp nước và chất điện giải trong trường hợp tiêu chảy mất nước va chất điện giải. Liều dùng và cách dùng 10-25ml/kg thể trọng, tiêm truyền tĩnh mạch. 41 2.8.7 Hematopan B12 Thành phần Sodium cacodylate ............................................ 3g Ammonium ferric citrate .................................. 2g Methionine ........................................................ 1g Tryptophan .........................................................0,25g Vitamin B12 ....................................................... 0,001g Tá dược vừa đủ Tác dụng Cung cấp các thành phần tạo máu trong các trường hợp vật bệnh mất máu do tiêu chảy hoặc do vết thương. Liều dùng và cách dùng 1ml/5kg thể trọng. Tiêm bắp, dưới da liên tục 3 ngày. 2.8.8 Vitamin K Thành phần Vitamin K ...................................................500mg Tá dược vừa đủ Tác dụng Cầm máu trong các trường hợp xuất huyết đường tiêu hoá hoặc vết thương. Liều dùng và cách dùng 1ml/10kg thể trọng. Tiêm bắp hoặc dưới da. 2.8.9 Virbamec L.A. Thành phần Ivermectin...................................................500mg Tá dược vừa đủ ..........................................50ml Tác dụng Trị nội ngoại ký sinh trùng Liều dùng và cách dùng 1ml/33kg thể trọng. Tiêm bắp hoặc dưới da. 42 2.9 Một số loại thuốc được sử dụng trong phát đồ điều trị Hình 2.4 Multibio Hình 2.5 Atropin Hình 2.6 Virbamec L.A Hình 2.7 Vimekat 43 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nội dung Khảo sát bệnh đường tiêu hoá trên chó tại Phòng mạch Trạm Thú y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ, Thành phố Cần Thơ. Dựa vào triệu chứng lâm sàng, phân loại bệnh về đường tiêu hoá thường gặp trên chó: bệnh do Parvovirus, bệnh Carré, bệnh do ký sinh trùng, do rối loạn tiêu hoá và các bệnh chưa rõ nguyên nhân. Theo dõi kết quả điều trị bệnh đường tiêu hoá trên chó. 3.2 Phương tiện nghiên cứu 3.2.1 Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành từ ngày 29/8/2013 đến 3/11/2013. 3.2.2 Địa điểm nghiên cứu Tại Phòng mạch Trạm Thú y liên quận Ninh kiều – Bình Thuỷ, Thành phố Cần Thơ. 3.2.3 Đối tượng nghiên cứu Tất cả những chó được mang đến khám và điều trị tại Phòng mạch Trạm Thú y trong suốt thời gian nghiên cứu không phân biệt giống, giới tính, lứa tuổi. 3.2.4 Dụng cụ nghiên cứu Ống tiêm, cân, nhiệt kế, bông gòn, ống nghe, bàn khám, cồn, kính hiển vi, nước muối bão hoà, lame, lamen, dây cố định chó, dụng cụ truyền dịch,… 3.2.5 Các thuốc dùng trong chẩn đoán và điều trị Thuốc điều trị: Multibio, Atropin, Canlamin, Vimekat, Vitamin B6, Vitamin K, Cevita 500, Glucose 5%, Glucose 30%, Lactate ringer, Hematopan, Biodyl, Carbogas nhỏ, Sybtyl, Virbamec L.A. 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Lấy thông tin về con vật Mục đích Thu thập thời gian con vật mắc bệnh, từ đó có thể xác định tính chất bệnh (nặng hay nhẹ) và mức độ quan tâm chăm sóc của chủ vật nuôi. Thông qua việc hỏi bệnh ta thu được những thông tin liên quan đến con vật và tìm hiểu về bệnh sử của con vật. Bằng cách đặt câu hỏi với người chủ nuôi hay người mang chó đến phòng khám bệnh về các triệu chứng và tất cả các vấn 44 đề liên quan đến chó như: giống chó, độ tuổi, giới tính, tình trạng tiêm phòng (chó đã được tiêm phòng hay chưa? Nếu có thì đã tiêm phòng những bệnh gì? Cách nay bao lâu?), có tẩy giun sán định kỳ hay không? Thời gian mắc bệnh?. Các biểu hiện bệnh lý như: tình trạng ăn uống, nôn (số lần nôn trong ngày, tính chất dịch nôn, số lượng?), tiêu chảy (số lần đi phân, tính chất phân, số lượng phân, màu sắc phân?), triệu chứng hô hấp (ho, chảy mũi, chảy ghèn). Có điều trị ở đâu chưa? Kết quả điều trị? 3.3.2 Chẩn đoán lâm sàng Quan sát tổng thể: mập hay ốm, lanh lợi hay buồn bã, xem niêm mạc mũi bóng ướt hay khô. Kiểm tra từng phần + Kiểm tra lông: khi bệnh lông xù lên, rụng nhiều, đôi khi lông bị bết lại. + Kiểm tra da: da nhăn nheo, khô, trên da có thể có những tổn thương (xung huyết, xuất huyết, lở loét, mụn mủ,…). Độ dài đàn hồi của da cũng giúp ta xác định mức độ mất nước của cơ thể. + Đo thân nhiệt: giúp ta phân biệt chó bệnh nặng hay nhẹ, xác định được tính chất và mức độ bệnh, chẩn đoán, phân biệt, xác định. Dùng nhiệt kế đo thân nhiệt ở trực tràng (hậu môn) mỗi ngày, mỗi lần đo 1-2 phút. Chỉ tiêu xác định con vật có sốt hay không. + Kiểm tra niêm mạc mắt: dùng ngón trỏ và ngón cái hoặc hai tay hai bên phanh rộng mí mắt thì thấy niêm mạc. Chỉ tiêu xác định sự thay đổi bệnh lý màu sắc của niêm mạc: bình thường cơ thể khoẻ mạnh niêm mạc mắt có màu hồng nhạt và không thấy được các mao quản lớn. Lúc bệnh có thể có sự thay đổi về màu sắc, hình thái, cấu tạo. + Kiểm tra bụng: bằng cách quan sát, sờ nắn thành bụng. + Kiểm tra phân: khám phân rất có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh ở đường tiêu hoá. 3.3.3 Chẩn đoán cận lâm sàng Kiểm tra phân bằng phương pháp Willis với dung dịch nước muối bão hoà (phương pháp phù nổi). Lấy phân: dùng tăm bông gòn để lấy phân. Sau đó cho phân vào lọ penicillin có chứa sẵn dung dịch nước muối bão hoà (khoảng 2/3 lọ), khuấy và lắc đều. Cho tiếp nước muối bão hoà vào cho đầy lọ penicillin. Lấy lamen đậy lên miệng lọ penicillin, để yên 15-20 phút. 45 Sau đó lấy lamen ra đậy lên lame rồi kiểm tra dưới kính hiển vi, vật kính 10. Chỉ tiêu: tìm trứng giun đũa, giun móc. Xác định tỷ lệ nhiễm giun móc, giun đũa Số mẫu nhiễm Tỉ lệ nhiễm (%) = × 100 Số mẫu kiểm tra 3.3.4 Phương pháp điều trị bệnh Nếu tiêu chảy hoặc nôn mửa nhiều gây mất nước thì tiến hành truyền dịch. Cầm nôn, cầm tiêu chảy. Chống nhiễm trùng đường tiêu hoá, hô hấp. Nếu tiêu chảy hoặc nôn mửa ra máu thì phải cầm máu, chống xuất huyết. Nếu do nhiễm giun thì tiến hành tẩy giun (1 lần). Dùng các thuốc trợ sức, trợ lực. Tuỳ theo kết quả chẩn đoán sẽ có liệu pháp điều trị cho từng bệnh. Tuỳ theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ có thể hướng dẫn cách chăm sóc điều trị tại nhà hay đem đến Phòng mạch Trạm Thú y mỗi ngày. 3.3.5 Chỉ tiêu theo dõi Tỷ lệ bệnh đường tiêu hoá trên chó. Các triệu chứng lâm sàng phổ biến trên chó bệnh đường tiêu hoá tại Phòng mạch Trạm Thú y. Các trạng thái, màu sắc phân thuờng gặp trên chó bệnh đường tiêu hoá. Các bệnh phổ biến thường gặp trên chó bệnh đường tiêu hoá: bệnh Carré, bệnh do Parvovirus, bệnh do ký sinh trùng, bệnh do rối loạn tiêu hoá và các bệnh chưa rõ nguyên nhân. 3.4 Một số phác đồ điều trị bệnh đường tiêu hoá của chó tại Phòng mạch Trạm thú y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ Qua quá trình thực tập tại Phòng Mạch Trạm thú y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ, Thành Phố Cần Thơ tôi nhận thấy có một số phác đồ điều trị các bệnh đường tiêu hoá được sử dụng phổ biến. Dựa vào các biểu hiện triệu chứng lâm sàng chúng tôi đã phân loại các bệnh tiêu hoá ở chó theo 3 nhóm bệnh chính, mỗi nhóm bệnh được sử dụng phát đồ điều trị riêng và được trình bày qua các bảng sau: 46 Bảng 3.1 Phác đồ I điều trị bệnh rối loạn tiêu hoá Thuốc điều trị Liều dùng Đường cấp thuốc Số lần/ngày Multibio Atropin Vitamin B6 Vime kat 1ml/5kg P 1ml/5-7,5kg P 1ml/5kg P 1ml/5kgP Tiêm bắp Tiêm dưới da Tiêm dưới da Tiêm dưới da 1 1 1 1 Sybtyl 5mg/con Cho uống 2 Liệu trình 3-5 ngày Bảng 3.2 Phác đồ II điều trị các bệnh Carré, bệnh do Parvovirus và các bệnh viêm dạ dày ruột chưa rõ nguyên nhân Thuốc điều trị Liều lượng Đường cấp thuốc Số Liệu trình lần/ngày Dịch truyền: Glucose 5% 25ml/kg P Truyền tĩnh mạch 1 10-25ml/kg P Truyền tĩnh mạch 1 1ml/5kg P Tiêm bắp 1 Các thuốc khác: Cevita 500 1ml/5kg P Tiêm dưới da 1 Vitamin K Vitamin B6 1ml/10kg P 1ml/5kg P Tiêm dưới da Tiêm dưới da 1 1 Atropin Vime kat 1ml/5-7,5kg P 1ml/5kg P Tiêm dưới da Tiêm dưới da 1 1 Hematopan Biodyl 1ml/10kg P 1ml/10kg P Tiêm tĩnh mạch Tiêm tĩnh mạch Glucose 30% 1 ống/con Tiêm tĩnh mạch 1 1 1 Sybtyl 5mg/con Cho uống 2 Lactate ringer Kháng sinh: Multibio 47 5-7 ngày Bảng 3.3 Phác đồ III điều trị bệnh ký sinh trùng Thuốc điều trị Liều dùng Đường cấp thuốc Số lần/ngày Multibio Atropin Vitamin B6 Canlamin Virbamec L.A Cevita 500 Carbogas nhỏ Subtyl 1ml/5kg P 1ml/5-7,5kg P 1ml/5kg P 1ml/5kg P 1ml/33kg P 1ml/5kg P 1viên/2kg 5mg/con Tiêm bắp Tiêm dưới da Tiêm dưới da Tiêm dưới da Tiêm dưới da Tiêm dưới da Cho uống Cho uống 1 1 1 1 1 1 1 2 48 Liệu trình 4-6 ngày CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Tình hình bệnh đường tiêu hoá của chó tại Phòng mạch Trạm thú y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ, Thành phố Cần Thơ Trong thời gian thực hiện đề tài từ ngày 29/08/2013 đến ngày 03/11/2013 tại Phòng mạch Trạm thú y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ, Thành phố Cần Thơ. Qua hỏi bệnh và khám lâm sàng trên tổng số 391 ca bệnh, chúng tôi thu được một số kết quả về tình hình bệnh đường tiêu hoá chó được trình bày qua bảng sau đây: Bảng 4.1 Tình hình bệnh đường tiêu hoá của chó tại Phòng mạch Trạm thú y Cần Thơ Loại bệnh Số con Tỷ lệ (%) Bệnh đường tiêu hoá 181 46,29 Bệnh đường hô hấp 14 3,58 Bệnh về da 86 21,99 Bệnh về mắt 31 7,93 Các bệnh khác 79 20,21 Tổng 391 100 Qua Bảng 4.1, cho thấy trong số 391 chó bệnh mang đến điều trị, số con bệnh về đường tiêu hoá là nhiều nhất (181 con) chiếm tỷ lệ cao 46,29%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trần Hoàng Minh (2010) khảo sát tại Phòng mạch Trạm thú y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ, Thành phố Cần Thơ số ca bệnh đường tiêu hoá là (388 ca) trong tổng số (826 ca bệnh) chiếm tỷ lệ 46,97%. Và so với kết quả nghiên cứu của Phạm Mỹ Hạnh (2009) khảo sát tại một số cơ sở thú y Cần Thơ, bệnh đường tiêu hoá chiếm tỷ lệ 38,09% cho thấy kết quả của chúng tôi chiếm tỷ lệ cao hơn. Vì đường tiêu hoá là một hệ thống mở tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài cơ thể như thức ăn, nước uống,…Bên cạnh đó do chó là loài vật ăn thịt có thể ăn thịt sống, có khi ăn cả xác chết, nội tạng súc vật, cá, xương cứng bén 49 nhọn, những thức ăn kém vệ sinh,…dễ mang theo mầm bệnh vào cơ thể chó qua đường tiêu hoá (Nguyễn Văn Biện, 2001). Ngoài ra do tập quán nuôi thả rong nên chó thường đi phân bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và là nguyên nhân làm bệnh lây lan dẫn đến tỷ lệ nhiễm bệnh đường tiêu hoá thường cao hơn các bệnh khác (Trương Minh Quân, 2007). 4.2 Những triệu chứng lâm sàng thường gặp ở bệnh đường tiêu hoá trên chó tại Phòng mạch Trạm Thú y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ Các triệu chứng thường thể hiện khi xảy ra bệnh đường tiêu hoá là: sốt, bỏ ăn, lừ đừ, tiêu chảy, nôn, mất nước, suy nhược và một số triệu chứng phụ khác (Nguyễn Văn Biện, 2001). Trong quá trình thu thập các triệu chứng lâm sàng, chúng tôi đã thống kê được một số triệu chứng lâm sàng quan trọng và tần suất xuất hiện trong các ca bệnh tiêu hoá được trình bày qua Bảng 4.2 Bảng 4.2 Các triệu chứng lâm sàng thường gặp ở chó bị bệnh đường tiêu hoá Triệu chứng Số con Tỷ lệ (%) Bỏ ăn 42 23,20 Bỏ ăn và nôn 42 23,20 Ăn ít (hoặc bỏ ăn), nôn, tiêu chảy 53 29,29 Bỏ ăn, nôn, tiêu chảy máu 44 24,31 Tổng 181 100 Qua Bảng 4.2 cho thấy hầu hết các bệnh đường tiêu hoá đều thể hiện các triệu chứng điển hình là ăn ít (hoặc bỏ ăn) nôn, tiêu chảy là triệu chứng đặc trưng của bệnh chiếm tỷ lệ 29,29%. Trước hết vì dạ dày và ruột là những cơ quan thực hiện những chức năng quan trọng của hệ tiêu hoá: dạ dày là nơi chứa thức ăn và tiêu hoá hoá học, còn ruột là nơi hấp thu chất dinh dưỡng và nước, thức ăn tại các cơ quan này dừng lại lâu hơn nên rất nhiều mầm bệnh theo yếu tố thức ăn, nước uống đã lưu trú ở dạ dày lâu hơn chờ cơ hội tác động gây bệnh nên dạ dày và ruột luôn là những cơ quan bị bệnh nhiều nhất. Mặt khác, theo Nguyễn Văn Biện (2001) do các tác nhân gây bệnh đường tiêu hoá (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng) khi xâm nhập vào cơ thể chúng tiết ra độc tố gây viêm, phá hoại niêm mạc đường tiêu hoá, kích thích tăng co bóp làm chó nôn mửa và tiêu chảy. Còn theo Hồ Văn Nam (1982) và Vũ Triệu An (1991) thì nôn là trạng thái bệnh lý của dạ dày, khi 50 dạ dày bị kích thích quá mức làm xuất hiện phản xạ co bóp ngược để tống chất chứa trong dạ dày ra ngoài, còn tiêu chảy là tình trạng bệnh lý của ruột làm tăng nhu động, tăng tiết dịch, giảm hấp thu dẫn tới tăng số lần đại tiện, tăng thể tích và khối lượng phân. Như vậy, các ca bệnh vừa nôn vừa tiêu chảy là do bệnh ở cả dạ dày và ruột. Các triệu chứng tiêu bỏ ăn, nôn, tiêu chảy máu chiếm 44 con (24,31%) trong tổng số 181 ca bệnh. Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Lê Minh Thành (2009) chiếm với tỷ lệ 38,18%. Điều này có thể do việc chăm sóc chó ngày càng được quan tâm hơn, các chủ nuôi chó chú ý hơn trong việc tiêm phòng bệnh và xổ giun định kỳ cho chúng. Hình 4.1 Chó tiêu chảy có máu màu nâu đỏ Ở các con bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng đơn lẻ thì tần suất xuất hiện triệu chứng bỏ ăn là (23,20%), tương đương với với triệu chứng nôn đi kèm bỏ ăn (23,20%). Vì dạ dày là cơ quan quan trọng tiếp nhận thức ăn từ ngoài vào và ngoài chức năng tiêu hoá hoá học thì nó còn có thêm chức năng quan trọng nữa đó là tiêu hoá cơ học trong trường hợp chó ăn thịt động vật, ăn xương, ăn phải những vật bén nhọn thì khả năng dạ dày bị tổn thương là rất cao làm cho con vật không muốn ăn hoặc ăn rất ít, và vì vậy dạ dày dễ bị bệnh hơn nên nôn xuất hiện sớm hơn và nhiều hơn. 51 Hình 4.2 Chó buồn bã, kém vận động, nôn nhiều lần trong ngày 4.3 Tỷ lệ bệnh đường tiêu hoá chó dựa vào kết quả khảo sát trạng thái và màu sắc phân Qua quá trình theo dõi 181 chó bệnh đường tiêu hoá, chúng tôi đã ghi nhận có 97 trường hợp chó bệnh có trạng thái, màu sắc phân phổ biến như sau: Bảng 4.3 Trạng thái, màu sắc phân của chó bị bệnh đường tiêu hoá Trạng thái, màu sắc phân Số con Tỷ lệ (%) Phân sệt hoặc lỏng, vàng nhày 21 21,65 Phân lỏng đỏ hoặc hồng, tanh đặc biệt 14 14,43 Phân sệt, nâu đen hoặc đỏ, tanh 30 30,93 Phân lỏng, vàng 32 32,99 Tổng 97 100 Qua kết quả của Bảng 4.3 cho thấy: Số con có trạng thái phân lỏng, vàng chiếm tỷ lệ tương đối cao 32,99%. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2008) khảo sát tại Bệnh xá Thú y, Đại học Cần Thơ với tỷ lệ (41,67%), tuy nhiên cao hơn kết quả của nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Yên (2009) với tỷ lệ (15,78%). 52 Đây là những con bệnh nhẹ, quá trình viêm chưa gây xuất huyết nên trong phân không có máu. Tỷ lệ các con bệnh có trạng thái phân sệt, nâu đen hoặc đỏ, tanh chiếm 30,93% . Theo Hồ Văn Nam (1982) nếu xuất huyết ở dạ dày và đoạn đầu ruột non (tá tràng) thì phân có màu đen, do hồng cầu bị acid HCl của dịch vị thuỷ phân thành hemosiderin có màu đen. Trạng thái phân sệt hoặc lỏng, vàng nhày chiếm tỷ lệ 21,65%. Do các tổn thương thành ruột đã làm bong tróc niêm mạc ruột nên trong phân có màng nhày. Phân có trạng thái lỏng đỏ hoặc hồng chiếm tỷ lệ thấp nhất 14,43%. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Yên (2009), trong khi trạng thái phân lỏng đỏ hoặc hồng, tanh đặc biệt lại chiếm tỷ lệ cao nhất (61,66%). Đây là biểu hiện của thể viêm nặng gây xuất huyết ruột già, gây ra tiêu chảy cấp tính, làm mất máu, mất nước và mất điện giải rất nhanh. Hình 4.3 Chó đi phân lỏng, hồng, tanh đặc biệt 4.4 Kết quả định bệnh qua chẩn đoán lâm sàng Dựa vào kết quả thu thập, phân tích các triệu chứng lâm sàng, chúng tôi đã chẩn đoán được một số bệnh ở đường tiêu hoá của chó như sau: 53 Bảng 4.4 Kết quả chẩn đoán các bệnh đường tiêu hoá của chó Triệu chứng lâm sàng Số con Tỷ lệ (%) Tên bệnh Bỏ ăn, sốt kéo dài (39,5-400C) nôn nhiều, 14 tiêu chảy máu hồng hoặc đỏ, tanh đặc biệt, niêm mạc khô và trắng nhợt. 7,73 Parvovirus Bỏ ăn, sốt hai thì (40-40,5 0C), nôn, tiêu 17 chảy máu màu đỏ sẫm, tanh, nổi mụn mủ ở da bụng, gan bàn chân bị chai, mắt sưng, chảy ghèn, chảy mũi trong, co giật. 9,39 Carré Bỏ ăn hoặc ăn rất ít, nôn mửa liên tục (có 28 khi nôn ra máu hoặc ra giun), tiêu chảy phân lỏng vàng có dịch nhày hoặc phân có lẫn máu màu nâu đỏ, tanh khẳm, niêm mạc mắt; niêm mạc vành tai trắng nhợt, bụng phình to như bụng cóc. 15,47 Ký sinh trùng Bệnh xuất hiện sau khi cho ăn thức ăn khó 44 tiêu, nôn ít (nôn toàn thức ăn), phân bình thường hoặc sệt, lỏng vàng, không sốt, thể trạng bình thường. 24,31 Rối loạn tiêu hoá Sốt, bỏ ăn hoặc nôn nhiều lần, nôn ra bọt 78 trắng hoặc vàng, phân sệt hoặc lỏng. 43,10 Các bệnh chưa xác định được nguyên nhân Qua bảng kết quả 4.4 ta thấy: Số con bệnh chưa xác định được nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất 43,10%, kế đến là tỷ lệ bệnh rối loạn tiêu hoá 24,31%, bệnh do ký sinh trùng chiếm tỷ lệ 15,47%. Số con bệnh Carré và Parvovirus chiếm tỷ lệ thấp nhất (9,39% và 7,73%). 54 Hình 4.4 Vùng bụng chó nổi những mụn mủ Có 44 ca bệnh được xác định là rối loạn tiêu hoá chiếm tỷ lệ khá cao 24,31%. Công tác chẩn đoán bệnh cũng tương đối dễ dàng vì các triệu chứng bệnh đều xuất hiện sau khi chủ nuôi cho ăn quá nhiều thức ăn khó tiêu (hột vịt lộn, thức ăn nhiều dầu mỡ,…), gây nôn toàn thức ăn, tiêu chảy phân sống (còn nguyên thức ăn chưa tiêu hoá). Đây là bệnh không có tính chất lây lan, nhưng bệnh chủ yếu do chủ vật nuôi yêu thương thú nuôi, luôn có tâm lý cho thú nuôi ăn nhiều sẽ mau lớn và cho ăn những thức ăn giàu protein, đạm,…đặc biệt là dầu mỡ để giúp lông bóng mượt, dẫn đến tỷ lệ bệnh ngày càng cao. Tỷ lệ bệnh do ký sinh trùng chiếm 15,47%, tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Hoàng Minh (2010) với tỷ lệ (27,14%). Điều này cho thấy việc chăm sóc chó ngày càng được chủ nuôi quan tâm, chú trọng hơn trong việc phòng bệnh cũng như xổ giun định kỳ cho chó và cũng để phòng cho người nuôi. Số con bệnh Carré và Parvovirus chiếm tỷ lệ tương đối thấp (9,39% và 7,73%), tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Hoàng Minh (2010) với tỷ lệ bệnh Carré và Parvovirus là 27,14% và 28,57%. Điều này cũng có thể nói là một phần nhờ vào ý thức của chủ nuôi cũng như sự quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng và chế độ ăn uống ngày càng được chú trọng và việc tiêm phòng bệnh cho chó được quan tâm hơn hết, nên tỷ lệ bệnh do virus tương đối thấp. 55 4.5 Kết quả điều trị Qua quá trình theo dõi, ghi nhận kết quả điều trị của từng nhóm bệnh theo các phác đồ tại Phòng mạch Trạm thú y, chúng tôi đã xác định được có 181 ca bệnh, trong đó có 106 ca theo dõi và có tỷ lệ khỏi bệnh được trình bày qua bảng sau đây: Bảng 4.5 Tỷ lệ khỏi bệnh ở đường tiêu hoá của các phát đồ điều trị Tên bệnh Số con theo dõi Số con khỏi Tỷ lệ khỏi (%) Carré 4 2 50 Parvovirus 8 5 62,5 Ký sinh trùng 19 19 100 Rối loạn tiêu hoá 32 32 100 Bệnh chưa xác định được 43 nguyên nhân 43 100 Tổng 101 95,28 106 Từ các kết quả ở bảng trên chúng tôi nhận thấy tỷ lệ điều trị khỏi bệnh đối với những ca nghi Carré là thấp nhất (50%). Vì đây là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, bệnh tác động đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể như hô hấp, tiêu hoá, thần kinh, da và không có thuốc đặc hiệu nên làm cho con vật dễ suy kiệt và chết. Mặc khác, bệnh diễn biến hai thì và chủ nuôi thường chỉ mang con vật đi điều trị bệnh đã ở thời kỳ thứ 2, lúc này đã gây tổn thương nhiều cơ quan như viêm phổi nặng (chảy mũi xanh, khó thở,..), viêm xuất huyết dạ dày và ruột (nôn nhiều, tiêu chảy máu,…) nên hiệu quả điều trị thấp. Những con nghi do Parvovirus có tỷ lệ khỏi bệnh là 62,5% có phần cao hơn so với bệnh Carré do bệnh tác động chủ yếu trên hệ tiêu hoá, đặc biệt gây tiêu chảy máu nghiêm trọng làm cho cơ thể con vật suy kiệt rất nhanh do mất nước và mất chất điện giải trầm trọng, nếu không kịp thời bổ sung nước và chất điện giải con vật rất dễ chết. Theo Phạm Sỹ Lăng và ctv (2006), virus Parvo không tấn công trên hệ thần kinh như virus Carré nên tỷ lệ điều trị khỏi cao hơn so với bệnh Carré. 56 Tỷ lệ điều trị khỏi đối với các bệnh ký sinh trùng, rối loạn tiêu hoá và bệnh chưa xác định được nguyên nhân rất cao chiếm (100%). Đối với nhóm bệnh ở hệ tiêu hoá chưa xác định được nguyên nhân với nguyên tắc điều trị chung là tích cực ngăn ngừa mất nước, mất điện giải, cung cấp năng lượng, phòng và chống viêm nhiễm trùng, điều trị triệu chứng (cầm nôn và tiêu chảy,…) và tăng cường sức đề kháng bằng các vitamin nên tỷ lệ khỏi bệnh cao. Bệnh do ký sinh trùng thường do 2 nguyên nhân chính gây ra (giun móc và giun đũa), và thuốc mà chúng tôi sử dụng để điều trị (Virbamec) đều có tác động đặc hiệu trên cả 2 nguyên nhân này. Còn đối với bệnh rối loạn tiêu hoá, chúng tôi xác định chủ yếu là do chủ nuôi cho ăn quá nhiều thức ăn khó tiêu, nên chỉ cần ngưng những loại thức ăn đó và kết hợp với thuốc kích thích tiêu hoá, vitamin là con vật đã có thể khỏi nhanh. Kết quả điều trị bệnh đường tiêu hoá theo phác đồ chiếm tỷ lệ cao với (95,28%). Tuy nhiên có đến 75/181 trường hợp chủ nuôi không đưa chó đến điều trị theo đúng liệu trình. Hình 4.5 Trứng giun móc quan sát trên kính hiển vi Hình 4.6 Trứng gium đũa quan sát trên kính hiển vi 57 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận Qua thời gian thực hiện đề tài: “Khảo sát bệnh đường tiêu hoá trên chó và theo dõi kết quả điều trị tại Phòng mạch Trạm Thú Y liên quận Ninh Kiều – Bình Thuỷ, Thành Phố Cần Thơ” chúng tôi có một số kết luận như sau: - Chó bệnh đường tiêu hoá khá cao, có tổng số 181/391 ca bệnh điều trị chiếm tỷ lệ 46,29%. - Các triệu chứng điển hình bao gồm: nôn kết hợp với tiêu chảy (có máu hoặc không máu) xuất hiện phổ biến nhất ở các ca bệnh đường tiêu hoá, cụ thể triệu chứng nôn, tiêu chảy không máu chiếm tỷ lệ 29,29% và nôn, tiêu chảy máu chiếm tỷ lệ 24,31%. - Bệnh đường tiêu hoá thường gặp trên chó: do rối loạn tiêu hoá (24,31%), bệnh do ký sinh trùng (15,47%), bệnh Carré (9,39%), bệnh do Parvovirus (7,73%). - Hiệu quả điều trị các bệnh đường tiêu hoá rất cao (95,28%). Tuy nhiên, bệnh do virus thì hiệu quả điều trị kém, nhất là bệnh Carré (tỷ lệ khỏi 2/4 ca) và có 75/181 trường hợp không theo dõi được bệnh do chủ nuôi ngưng việc điều trị. 5.2 Đề nghị Để hỗ trợ thêm công tác chẩn đoán bệnh và điều trị chính xác, có hiệu quả hơn thì Phòng mạch Trạm thú y nên tăng cường thêm các phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm như: chẩn đoán huyết thanh học, làm kháng sinh đồ, nuôi cấy và phân lập vi sinh. Khuyến cáo chủ nuôi nên tẩy giun định kỳ và tiêm phòng những bệnh nguy hiểm cho chó khi chó đến tuổi tiêm phòng, cũng như khuyến cáo chủ nuôi lưu ý một số mầm bệnh có thể lây lan từ chó sang người. 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Bộ Y tế, 2006. Nghị định số 49/2003/NĐ-CP. 2. Bùi Ngọc Hà, 2002. Khảo sát triệu chứng lâm sàng một số thay đổi chỉ tiêu sinh lý máu, sơ bộ chẩn đoán và kết quả điều trị chứng tiêu chảy ở chó tại Bệnh xá Thú y. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Thú y, Đại học Cần thơ. 3. Đỗ Trung Giã, 2005. Bài giảng Giải Phẫu Bệnh Thú Y. Đại học Cần Thơ. 4. Hồ Văn Nam, 1982. Giáo trình Chẩn đoán bệnh không lây ở gia súc. NXB Nông nghiệp Hà Nội, pp 96-132. 5. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch, 1997. Bệnh Nội Khoa gia súc. NXB Nông nghiệp, pp 40-110. 6. Hứa Văn Chung, Nguyễn Thị Kim Đông, 2005. Bài giảng Sinh lý gia súc. Đại học Cần Thơ. 7. Lê Quang Long, 1997. Sinh lý người và động vật. NXB Y học. 8. Lê Minh Trí, 2002. Giáo trình Bệnh tiêu chảy ở gia súc. Đại học Nông Lâm. 9. Lê Minh Thành, 2009. Nghiên cứu bệnh viêm ruột do Parvovirus trên chó và hiệu quả điều trị tại bệnh xá Thú y-Trường Đại học Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Thú y , Đại học Cần Thơ. 10. Nguyễn Dương Bảo, 2004. Bài giảng Bệnh Nội khoa gia súc chuyên ngành Bác sĩ Thú y. Đại học Cần Thơ, pp 11-16. 11. Nguyễn Dương Bảo, 2005. Bài giảng Bệnh Nội khoa gia súc chuyên ngành Bác sĩ Thú y. Đại học Cần Thơ, pp 12. 12. Nguyễn Văn Biện, 2001. Bệnh Chó mèo. NXB Trẻ, pp 9-28. 13. Nguyễn Hữu Hưng, 2000. Bài giảng Nuôi động vật thí nghiệm. Đại học Cần Thơ. 14. Nguyễn Hữu Hưng, 2010. Giáo trình Bệnh ký sinh trùng gia súc-gia cầm. NXB Đại học Cần Thơ. 15. Nguyễn Đức Hiền, 2000. Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật thú y và chăn nuôi chó mèo. Chi cục Thú y Cần Thơ. 16. Nguyễn Thị Hoàng Oanh, 2008. Khảo sát những triệu chứng lâm sàng bệnh trên đường tiêu hoá của chó và kết quả điều trị tại bệnh xá Thú y-Trường Đại học Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Thú y, Đại học Cần Thơ. 59 17. Nguyễn Thị Mỹ Yên, 2009. Kết quả chẩn đoán lâm sàng và điều trị bệnh tiêu hoá ở chó tại bệnh xá thú y-Trường Đại học Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Thú y, Đại học Cần Thơ. 18. Phạm Sỹ Lăng, 2005. Một số biện pháp phòng và điều trị bệnh gia súc gia cầm. NXB Nông nghiệp Hà Nội, pp 60-61. 19. Phạm Mỹ Hạnh, 2009. Phân lập và định danh một số loài vi khuẩn hiện diện trong phân chó tiêu chảy được điều trị tại các cơ sở Thú y ở Thành phố Cần Thơ. Luận án Thạc sĩ, Đại học Cần Thơ. 20. Phạm Ngọc Thạch, 2006. Những bí quyết chẩn đoán bệnh cho chó. NXB Nông nghiệp. 21. Trần Cừ, 1975. Sinh lý học gia súc. NXB Nông thôn Hà Nội, pp 25-54. 22. Trần Thanh Phong, 1996. Một số bệnh truyền nhiễm chính trên chó. Tủ sách Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. 23. Trần Hoàng Minh, 2010. Xác định các nguyên nhân gây tiêu chảy máu thường gặp trên chó tại Trạm Thú y liên quận Ninh Kiều-Bình Thuỷ, Thành phố Cần thơ. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Thú y, Đại học Cần Thơ. 24. Trương Minh Nhã, 2004. Khảo sát những triệu chứng bệnh tích và kết quả điều trị chứng tiêu chảy có máu của chó tại Bệnh xá Thú y. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Thú y, Đại học Cần Thơ. 25. Trương Minh Quân, 2007. Khảo sát triệu chứng và hiệu quả điều trị bệnh đường tiêu hoá của chó tại Bệnh xá Thú y-Trường Đại học Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. 26. Việt Chương và Phan Thi, 2005. Pedirre-Cẩm nang nuôi dạy chó. Số 3. 27. Vũ Triệu An, 1991. Đại cương sinh lý bệnh học. NXB Y học Hà Nội. 28. Vương Đức Chất và Lê Thị Tài, 2004. Bệnh thường gặp ở Chó mèo và cách phòng trị. NXB Nông nghiệp, pp 13-17. Tài liệu tiếng Anh 1. Fogle Bruce, 1993. American society for the prevention of cruclty to animals, ASPCA complete dog care manual. Cambridge university press, pp127. 2. Krauss H., 2003. Zoonoses infectious diseases transmissible from animal to human. ASM Press, pp 196-200. 3. McCandlish I., 1998. Canine medicine anh therapeutics. Blackwell science Ltd, pp 127-130. 60 4. McCandlish I., 1998. Canine medicine anh Therapeutics. W.B. Saunders, pp 420. 5. Marks Stanley L., BVSC, PhD, Dacvim (Internal medicine, oncology), 2003. Bacterial Gastroenteritis in dog anh cat…More common than you think DACVIM associate professor. University of California, USA. 6. Marpol T. et al.,1979. Studies on Canine viral enteritis school of veterinary medicine. Chulalongkorn University, Bangkok, Thailand. 7. Quinn, et al., 1979. Microbial and Parasitic Diseases of The Dog and Cat. W.B. Saunders Company Ltd. 8. Thompson. H, Groman. Neil T., 1998. Canine Medicine and Therapeutics. Blackwell Science Ltd., pp 133-135. 9. Zeki Y., et al., 2004. Distribution of Antigen Types of Canine Parvovirus Types 2 in Dogs with Hemorrhagic Enteritis in Tukey. Turk Journal of Veterinary animal Science, 29, pp 1073-1076. 10. Stephen, et al., 1989. Textbook of Veterinary Internal Medicine Diseases of The Dog and The Cat. Disorders of the small intestine. Tài liệu trên mạng Internet 1. http://petcoffee.com/vi/news/Benh-o-cun/Benh-Carre-28/ 2. http://www.ibah.com/canine/parvo.html. (Uno, 1999) 3. http://www.ivis.org/dogs/canine_parvovirus.html. (Waner, 2000) 61 [...]... ống tiêu hoá thải ra ngoài (Trần Cừ, 1975) Khi đường tiêu hoá căng quá mức, đặc biệt là ở dạ d y và tá tràng thì phản xạ nôn x y ra để tống thức ăn ở phần trên đường tiêu hoá ra ngoài Xung động được truyền vào theo d y thần kinh số X và d y giao cảm về trung tâm nôn ở hành não Trung tâm n y nằm gần nhân lưng vận động của d y thần kinh số V, VII, IX, X và XII đến phần trên ống tiêu hoá, theo d y thần... ủ bệnh trên chồn furet, trên thú chết l y lách làm xét nghiệm - Phương pháp ELISA Chẩn đoán dịch tể học: loài nhiễm bệnh là các loài họ chó, chó nh y cảm tuỳ vào độ tuổi Virus rất dễ chết, sống được 20 phút trong môi trường chất nh y lỗ mũi ở 20 0C Bệnh truyền nhiễm trực tiếp, virus thâm nhập qua đường mũi hay mô liên kết Điều trị Hiện chưa có thuốc đặc trị điều trị bệnh Phương pháp điều trị chủ y u... DHHi phòng 5 bệnh truyền nhiễm ở chó: bệnh Carré, bệnh viêm phổi do Adenovirus, bệnh viêm gan virus, bệnh do Parvovirus và bệnh cúm do virus + Biocan Puppy phòng 2 bệnh: bệnh Carré và bệnh do Parvovirus đã được sử dụng có hiệu quả cho chó nghiệp vụ 22 Sau khi tiêm 15 ng y, chó có miễn dịch kéo dài 12 tháng với các bệnh trên Tuy nhiên, vaccine trên chưa được sử dụng rộng rãi cho chó nội vì giá thành. .. thanh chó nghi bệnh trộn với virus chuẩn rồi c y vào môi trường tế bào hay tiêm cho chó con chưa miễn dịch Nếu dương tính (+) với bệnh sẽ có phản ứng trung hoà, ngưng kết giữa kháng nguyên và kháng thể có trong huyết thanh chó (Phạm Sỹ Lăng, 2006) Điều trị: theo Phạm Sỹ Lăng, 2006 Điều trị viêm ruột do virus ở chó theo 4 nguyên tắc sau: + Phát hiện và điều trị bệnh sớm + Trợ sức để nâng cao thể trạng và. .. hậu quả của nhiều y u tố như mất bicarbonate (thải qua thành ruột) trực tiếp qua phân, sản sinh acid lactic và các acid hữu cơ, giảm tiết ion H+ qua thận và giảm sự tái tạo bicarbonate 2.7 Một số nguyên nhân chủ y u g y bệnh đường tiêu hoá 2.7.1 Nguyên nhân do virus  Bệnh Carré (Canine Distemper Virus, bệnh cứng bàn chân, bệnh chó non, bệnh trái chó, bệnh sốt sài chó con) Bệnh Carré là bệnh truyền... nhưng chỉ đạt hiệu quả khi mới chớm bệnh (sau 2-3 ng y nhiễm bệnh) nhưng đắt tiền và hiệu lực chưa cao (Vương Đức Chất và Lê Thị Tài, 2004) Phòng bệnh Phòng bệnh bằng vaccine Chó từ 50-60 ng y tuổi trở lên phải tiêm vaccine phòng bệnh Hiện nay, một loại vaccine đa gía phòng: bệnh Carré, bệnh viêm gan virus, bệnh do Parvovirus và bệnh Leptospira được nhập vào nước ta để tiêm phòng cho chó Hai loại vaccine... gan chó Đ y là một hỗn hợp 3 virus nhược độc + Vaccine tứ liên phòng 4 bệnh: bệnh Carré, bệnh do Parvovirus, bệnh viêm gan chó và bệnh xoắn trùng (Leptospirosis) Đ y là vaccine gồm 3 loại virus nhược độc và vaccine chết phòng bệnh xoắn trùng Thực hiện vệ sinh thú y Giữ gìn thức ăn, nước uống và nơi ở của chó luôn sạch sẽ Phát hiệ sớm bệnh để cách ly điều trị kịp thời Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt cho chó. .. Nguyên nhân do vi khuẩn Các vi khuẩn viêm ruột như: Salmonella, E.Coli, Clostridium,…Những vi khuẩn n y phát triển trong niêm mạc đường tiêu hoá g y ra bệnh Bệnh l y lan trực tiếp từ chó bệnh sang chó khoẻ Các vi khuẩn cư trú ở đường tiêu hoá tăng nhanh số lượng, chúng tiết ra các men và độc tố g y viêm, phá hoại niêm mạc 27 đường tiêu hoá, kích thích tăng co bóp làm chó nôn mửa, tiêu ch y (Nguyễn... g y bệnh trên chó lúc còn sơ sinh, tỉ lệ g y chết không cao và không phổ biến Chủng Parvovirus-2 (CPV-2) là nguyên nhân chính g y viêm ruột do Parvovirus trên chó Ng y nay đã phát hiện được chủng PCV-2a và chủng PCV-2b đều có khả năng g y bệnh trên chó (Waner, 2000) 23 Tất cả các giống chó đều mẫn cảm với mầm bệnh trong đó mẫn cảm nhất là đối với chó trên 2 tháng tuổi vì lúc n y kháng thể do mẹ truyền... xuất hiện trên các đàn chó có độ tuổi 1-2 tháng, chó mẹ mang thai hoặc chó con chưa được tiêm phòng Bệnh x y ra đột ngột, chó chết trong vài giờ với biểu hiện suy sụp  Thể cấp tính: thường x y ra trên chó từ 2-6 tháng tuổi, chó chưa được tiêm phòng hay tiêm phòng không đúng qui trình, chó chết sau 5-6 ng y, tiêu ch y có máu, nôn mửa nhiều lần trong ng y, chân đi xiêu vẹo, giảm thể tích máu và thường

Ngày đăng: 09/10/2015, 17:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan