phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện trà ôn tỉnh vĩnh long

68 458 0
phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện trà ôn tỉnh vĩnh long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------ VĂN NGỌC THÙY PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN TRÀ ÔN TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kinh Tế Học Mã số ngành: 52310101 CẦN THƠ, 11/ 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------ VĂN NGỌC THÙY MSSV: 4104101 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆNTRÀ ÔN TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kinh Tế Học Mã số ngành: 52310101 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN THỊ KIM HÀ CẦN THƠ, 11/ 2013 LỜI CẢM TẠ Trong suốt 4 năm học tập tại Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Cần Thơ, em đã được sự hướng dẫn tận tình của quý Thầy Cô và đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là trong quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Kim Hà, Cô đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ cho em hoàn thành luận văn này, giúp cho em có nhiều kinh nghiệm hơn và tự thấy mình cần phải nổ lực nhiều hơn nữa trong quá trình học tập và nghiên cứu sau này. Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh, đã tận tình truyền thụ kiến thức cho em trong 4 năm học vừa qua để em có thêm kiến thức và những lý thuyết cơ bản để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Và cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những cô chú công tác trong phòng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn đã nhiệt tình dành thời gian cung cấp số liệu chính xác cho em để em có thể lấy số liệu hoàn thành luận văn. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013 Người thực hiện Văn Ngọc Thùy i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013 Người thực hiện Văn Ngọc Thùy ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………………………………… Trà Ôn, ngày ….. tháng ….. năm 2013 iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………………………………… Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2013 Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Kim Hà MỤC LỤC iv Trang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ............................................................................................. 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung...................................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 2 1.3.1 Không gian ............................................................................................................ 2 1.3.2 Thời gian ............................................................................................................... 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................................ 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 5 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................... 5 2.1.1 Ngành nông nghiệp ............................................................................................... 5 2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .............................................................. 5 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 7 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................ 7 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................................. 8 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................. 9 3.1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN TRÀ ÔN ....................................................................... 9 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên và các nguồn tài nguyên ......................................................... 9 3.1.2 Văn hóa xã hội .................................................................................................... 11 3.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ CỦA HUYỆN ................................................................. 12 3.2.1 Sản xuất nông nghiệp .......................................................................................... 12 3.2.2 Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ .............................. 13 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN TRÀ ÔN THỜI GIAN QUA 14 4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN TRÀ ÔN ........................................................................................ 14 4.1.1 Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tổng hợp ........................ 14 4.1.2 Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong từng lĩnh vực ....... 15 4.2 SO SÁNH TÌNH HÌNH TRỒNG TRỌT, CHĂN NUÔI VÀ THỦY SẢN TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP .. ……………………………………… ………………………………………………..31 v 4.2.1 So sánh tình hình sản xuất nội bộ ngành trồng trọt trước khi thực hiện chuyển dịch (2000) và sau khi thực hiện chuyển dịch (2012) .................................................. 31 4.2.2 So sánh tình hình chăn nuôi nội bộ ngành chăn nuôi trước khi thực hiện chuyển dịch (2000) và sau khi thực hiện chuyển dịch (2012) .................................................. 36 4.2.3 So sánh tình hình nuôi trồng và khai thác thủy sản trước khi thực hiện chuyển dịch (2000) và sau khi thực hiện chuyển dịch (2012) .................................................. 40 4.3 SO SÁNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT GIỮA CÁC MÔ HÌNH .............................. 42 4.3.1 So sánh hiệu quả sản xuất giữa mô hình trồng lúa và mô hình cánh đồng mẫu ..... ………………………………………………………………………………………..42 4.3.2 So sánh hiệu quả giữa mô hình trồng lúa và mô hình dưa hấu……………….. . 43 4.3.3 So sánh hiệu quả sản xuất giữa mô hình trồng lúa và mô hình trồng củ sắn ...... 44 4.3.4 So sánh hiệu quả sản xuất giữa mô hình trồng lúa và mô hình trồng đậu nành . 45 4.3.5 So sánh hiệu quả sản xuất giữa mô hình trồng lúa và mô hình trồng cam ......... 46 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TỪ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP .......................................................... 48 5.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ......................................................................... 48 5.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG VẬT NUÔI CỦA HUYỆN ............... 49 5.2.1 Giải pháp phát triển cây lúa ................................................................................ 49 5.2.2 Giải pháp phát triển cây ăn trái ........................................................................... 50 5.2.3 Giải pháp phát triển rau màu ............................................................................... 51 5.2.4 Giải pháp phát triển cây công nghiệp ngắn ngày ................................................ 51 5.2.5 Giải pháp phát triển ngành chăn nuôi ................................................................. 52 5.2.6 Giải pháp phát triển ngành thủy sản ................................................................... 53 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 54 6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 54 6.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 55 vi DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 4.1: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản giai đoạn 2001 – 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................................. 14 Bảng 4.2: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2001 – 6 tháng đầu năm 2013 ………………………………………………………………………………………..15 Bảng 4.3: Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành trồng trọt giai đoạn 2001 – 6 tháng đầu năm 2013 ...................................................................................................................... 17 Bảng 4.4: Diện tích, sản lượng cây lúa giai đoạn 2001 – 2012 ................................... 18 Bảng 4.5: Diện tích và sản lượng cây ăn trái giai đoạn 2001 – 2012 .......................... 20 Bảng 4.6: Diện tích, sản lượng rau màu giai đoạn 2001 – 2012.................................. 21 Bảng 4.7: Diện tích, sản lượng cây công nghiệp ngắn ngày giai đoạn 2001 – 2012 .. .22 Bảng 4.8: Diện tích, sản lượng các loại cây công nghiệp ngắn ngày giai đoạn 2001 – 2012 ............................................................................................................................. .23 Bảng 4.9: Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành chăn nuôi giai đoạn 2001 – 6 tháng đầu năm 2013. .............................................................................................................. 25 Bảng 4.10: Số lượng và sản lượng đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2001 – 2012. ....... 26 Bảng 4.11: Giá trị sản xuất ngành dịch vụ giai đoạn 2001 – 2012 .............................. 28 Bảng 4.12: Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành thủy sản giai đoạn 2001 – 6 tháng đầu năm 2013 ...................................................................................................................... 29 Bảng 4.13: Diện tích, sản lượng, và giá trị sản xuất trồng trọt của ngành thủy sản giai đoạn 2001- 2012........................................................................................................... 30 Bảng 4.14: Sản lượng và giá trị sản xuất của ngành khai thác thủy sản giai đoạn 2001 đến 2012 ....................................................................................................................... 31 Bảng 4.15: Diện tích và sản lượng nội bộ ngành trồng trọt năm 2000 và 2012 ......... 32 Bảng 4.16: Số lượng và sản lượng nội bộ ngành chăn nuôi năm 2000 và 2012 ......... 36 Bảng 4.17: Diện tích và sản lượng nội bộ ngành thủy sản năm 2000 và 2012............ 40 Bảng 4.18: Các chỉ tiêu hiệu quả của mô hình trồng lúa và mô hình cánh đồng mẫu 42 Bảng 4.19: Các chỉ tiêu hiệu quả của mô hình trồng lúa và mô hình dưa hấu ............ 43 Bảng 4.20: Các chỉ tiêu hiệu quả của mô hình trồng lúa và mô hình trồng củ sắn ..... 44 Bảng 4.21: Các chỉ tiêu hiệu quả của mô hình trồng lúa và mô hình trồng đậu nành……………… ...................................................................................................... 45 Bảng 4.22: Các chỉ tiêu hiệu quả của mô hình trồng lúa và mô hình trồng cam ......... 46 vii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 4.1: Năng suất cây lúa giữa năm 2000 và năm 2012 .......................................... 33 Hình 4.2: Năng suất bình quân của cây ăn trái năm 2000 và 2012 ............................ 34 Hình 4.3: Năng suất bình quân rau màu năm 2000 và 2012 ........................................ 35 Hình 4.4: Năng suất lợn giữa năm 2000 và 2012 ........................................................ 37 Hình 4.5: Năng suất bò giữa năm 2000 và 2012.......................................................... 38 Hình 4.6: Năng suất gia cầm giữa năm 2000 và 2012 ................................................. 39 Hình 4.7: Năng suất trồng trọt thủy sản năm 2000 và 2012 ........................................ 41 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT GTSX : Giá trị sản xuất CNNN : Công nghiệp ngắn ngày PNPTNT : Nông nghiệp Phát triển nông thôn ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nông nghiệp là một ngành sản xuất hết sức quan trọng của nền kinh tế nói chung và của kinh tế nông thôn nói riêng. Nông nghiệp không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm cơ bản và thiết yếu cho con người mà còn góp phần không nhỏ vào việc tăng thu nhập của nền kinh tế quốc dân, nông nghiệp giúp giải quyết một lượng lớn việc làm cho người lao động, hơn thế nữa nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp phát triển như công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp dệt may, công nghiệp giấy, đồ gỗ. Nước ta nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, do đó có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nhưng do nền nông nghiệp nước ta còn khá lạc hậu, vẫn trong thời gian thực hiện chuyển dịch cơ cấu. Do đó, thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ thông qua nghị quyết 09/NQ-CP ngày 15/06/2000 về “chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp” nhằm xây dựng nền nông nghiệp bền vững, phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa và hướng vào xuất khẩu, nước ta đã đạt nhiều kết quả khả quan, riêng tỉnh Vĩnh Long (tỉnh nằm trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, một vựa lúa lớn của cả nước và đời sống người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp) cũng đã thực hiện nhiều biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, và đem lại nhiều kết quả tích cực cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhà. Huyện Trà Ôn là một huyện nghèo thuộc tỉnh Vĩnh Long, dân số huyện năm 2012 là 135.411 người với tổng diện tích đất là 26.714,20ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm hơn 81,64% (21.810,16 ha). Đời sống người dân của huyện chủ yếu phụ thuộc vào các hoạt động nông nghiệp, do đó các cơ quan, chính quyền địa phương rất chú trọng đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp và nhất là quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Qua nhiều năm thực hiện chuyển dịch, huyện đã đạt được nhiều kết quả khả quan tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn cần được xem xét và giải quyết. Thấy được công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có tầm quan trọng đối với đời sống người dân cả huyện, do đó, tác giả quyết định chọn tên đề tài “Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh long” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp của huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long. Đánh giá hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Địa bàn nghiên cứu của đề tài là huyện Trà Ôn – Vĩnh Long. 1.3.2 Thời gian Số liệu thứ cấp được sử dụng từ năm 2000 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Trồng trọt: Cây lúa, cây ăn trái, rau màu, cây công nghiệp. Chăn nuôi: Gia súc, gia cầm. Thủy sản: Đánh bắt và nuôi trồng. Dịch vụ. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Dương Văn Són (2009), Định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, luận văn tốt nghiệp. Tác giả thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở xã Long Trị và từ đó lựa chọn mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trên cơ sở nguồn lực có sẵn của nông hộ và phù hợp với xu hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi hiện nay, thông qua kết quả khảo sát 60 nông hộ trên địa bàn và dùng phương pháp hồi quy, thống kê mô tả, so sánh mô hình sản xuất, phân tích lợi ích - chi phí (CBA). Qua phân tích và so sánh hiệu quả của mô hình 3 lúa với 2 lúa - 1 màu, và 2 lúa với 2 lúa - 1 cá cho thấy 2 mô hình 2 lúa - 1 màu và 2 lúa - 1 cá có hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình 3 lúa và 2 lúa. Lê Thị Bích Trâm (2008), Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long, luận văn tốt nghiệp. Tác giả thực hiện nghiên cứu nhằm mục tiêu phân tích tình hình cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh qua các năm và so sánh hiệu quả đạt được từ sự chuyển dịch, thông qua số liệu thống kê tác giả sử dụng phương pháp so sánh, thống kê miêu tả và phân tích lợi ích - chi phí (CBA). Qua phân tích và so sánh tác giả cho thấy tình hình trước và sau khi thực hiện chuyển dịch của các ngành trồng trọt và nuôi trồng thủy sản điều đạt được hiệu quả khả quan, và các mô hình luân canh - xen vụ trong sản xuất cũng mang lại hiệu quả cao hơn so với việc độc canh cây lúa như trước đây. Trương Thị Mỹ Hoa (2011), Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế. Tác giả thực hiện nghiên cứu nhằm mục tiêu phân tích đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Thăng Bình thông qua phân tích số liệu về tỷ trọng giá trị sản xuất của nội bộ ngành nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2010, qua đó chỉ ra phương hướng chuyển dịch của huyện, đồng thời thấy được những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế tồn tại trong quá trình thực hiện chuyển dịch và đưa ra nguyên nhân của những tồn tại đó, thông qua đó tác giả đề ra những giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch nông nghiệp của huyện Thăng Bình. Qua tham khảo các luận văn trên tác giả nhận thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là vấn đề quan trọng và cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, sau quá trình chuyển dịch thông qua các mô hình sản xuất cho thấy tình hình sản xuất đạt hiệu quả cao hơn so với trước khi thực hiện chuyển dịch. Nên tác giả thực hiện đề tài phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Qua việc phân tích cơ cấu về giá trị sản xuất của nội bộ ngành nông nghiệp, thực hiện phân tích diện tích và sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi, từ năm 2001 đến 6 tháng đầu năm 2013, thấy được hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện, nêu ra những khó khăn trong quá trình thực hiện chuyển dịch, thông qua đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chuyển dịch. Bên cạnh đó, tác giả còn thực hiện so sánh diện tích, sản lượng, năng suất của các loại cây trồng, vật nuôi giữa 2 năm 2000 và 2012, nhằm thấy rõ sau khi thực hiện chuyển dịch (năm 2012) tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện đạt hiệu quả cao hơn so với trước khi thực hiện chuyển dịch (năm 2000). Ngoài ra tác giả còn so sánh các chỉ tiêu chi phí, doanh thu, lợi nhuận, doanh thu/chi phí, và lợi nhuận/chi phí giữa mô hình trồng lúa và một số mô hình cây trồng khác nhằm chỉ ra mô hình chuyên canh cây lúa (được thực hiện trước khi thực hiện chuyển dịch) không mang lại hiệu 3 quả kinh tế cao hơn so với các mô hình còn lại như mô hình cánh đồng mẫu, mô hình trồng củ sắn, mô hình trồng đậu nành, mô hình trồng cam (những mô hình được khuyến khích phát triển trong quá trình thực hiện chuyển dịch). 4 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Ngành nông nghiệp Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân, hoạt động sản xuất nông nghiệp không những gắn liền với các yếu tố kinh tế - xã hội mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên. Nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển của mỗi quốc gia, nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu cho con người, bên cạnh đó cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, như công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp dệt may, công nghiệp giấy, đồ gỗ, và ảnh hưởng rất lớn đến cung cấp tiêu dùng trong nước và nhu cầu xuất khẩu. Không những thế nông nghiệp còn là nơi tiêu thụ một lượng lớn nguồn lao động cho mỗi quốc gia, góp phần tích cực trong giải quyết vấn đề lao động và thất nghiệp cho người dân.  Đặc điểm sản xuất nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp gắn liền với cơ thể sống động vật, thực vật, sự phát triển của nông nghiệp phải tuân theo quy luật sinh học và phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tự nhiên như đất đai, thời tiết, khí hậu, thủy lợi, và thủy văn. Trong sản xuất nông nghiệp thì ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao do 2 yếu tố quan trọng quyết định, đó là yếu tố cơ thể sống của động, thực vật theo quy luật sinh học của quy trình sinh trưởng, phát triển, phát dục và duyệt vong và yếu tố thứ 2 là do diễn biến thời tiết, khí hậu, thủy văn trong năm khác nhau làm cho mùa vụ sản xuất khác nhau (vụ xuân, hè thu và vụ đông). Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp lạc hậu, còn mang tính độc canh, tự túc, tự cấp, sản xuất hàng hóa còn ít, năng suất cây trồng, vật nuôi, lâm nghiệp, thủy sản chưa cao, riêng năng suất lao động, đất đai còn thấp, lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn, thu nhập và đời sống người lao động nông nghiệp còn thấp. 2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải góp phần vào xây dựng nền nông nghiệp bền vững và tạo ra nhiều nông sản hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu. 5 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải nằm trong cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải theo hướng chung là giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong phạm vi cả nước cũng như trong phạm vi nông thôn. 2.1.2.1 Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp a) Trồng trọt Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với ngành trồng trọt cần coi trọng việc đảm bảo vững chắc an ninh quốc gia. Bên cạnh đó điều chỉnh cơ cấu sản xuất lúa gạo hàng hóa, chuyển mạnh sang sản xuất lúa gạo chất lượng cao, gắn với chế biến và tiêu thụ. Ngoài ra đẩy mạnh sản xuất ngô, sắn nhằm đáp ứng yêu cầu thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu cho công ngiệp và xuất khẩu. Thêm vào đó cần chú ý phát triển mạnh các loại cây trồng có khả năng cạnh tranh và xuất khẩu lớn. Cần chú trọng mở rộng sản xuất các cây trồng thay thế cho hàng hóa còn đang nhập khẩu. b) Chăn nuôi Riêng đối với ngành chăn nuôi, cần đẩy mạnh chăn nuôi lợn đáp ứng nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu. Đồng thời nâng cao chất lượng thịt bò, phát triển đàn bò sữa tạo khả năng sản xuất sữa trong nước, thay thế hàng nhập khẩu. Đẩy mạnh chăn nuôi đàn gia cầm để lấy thịt và trứng, phát triển chăn nuôi thả vườn chất lượng cao ở các vùng trung du và miền núi. c) Lâm nghiệp Đối với ngành lâm nghiệp chú trọng tập trung phát triển rừng kinh tế phục vụ chương trình sản xuất giấy và chế biến gỗ. Đưa ngành sản xuất lâm nghiệp trở thành ngành quan trọng trong phát triển kinh tế miền núi. d) Thủy sản Trong quá trình thực hiện chuyển dịch, cần quan tâm hơn nữa đối với ngành thủy sản. Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn có lợi thế phát triển nhất, tăng tỷ trọng sản lượng khai thác xa bờ, ổn định khai thác vùng gần bờ, duy trì sản lượng ở mức khai thác cho phép. Chuyển một bộ phận lao động khai thác gần bờ sang nuôi trồng và làm dịch vụ. Khai thác, sử dụng có hiệu quả mặt nước, kể cả chuyển một phần đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản. Phát triển mạnh nuôi ở biển, nuôi nước lợ, nước ngọt, tăng sản lượng nuôi trồng tương đương sản lượng khai thác. 6 2.1.2.2 Phương hướng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, khi bố trí cây trồng, vật nuôi, lâm nghiệp, thủy sản phải phù hợp với nhu cầu của thị trường, đồng thời cần chú trọng phải thích hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế của mỗi vùng. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải đa dạng bao gồm nhiều cây trồng, vật nuôi bổ sung cho nhau, phát huy lợi thế của nhau. Và đặc biệt cần quan tâm những ngành tạo nên nhiều sản phẩm hàng hóa xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực vững chắc, đồng thời góp phần tăng xuất khẩu. Trong việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp cần tích cực phát triển những sản phẩm mà hiện nay chúng ta phải bỏ ngoại tệ ra để nhập khẩu như bông, đậu tương, ngô, dầu mỡ động vật, nguyên liệu thuốc lá, nguyên liệu giấy, bột sữa bò, muối công nghiệp. Mặt khác, cần chú ý nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh các loại nông sản trên thị trường thế giới. Đối với cây công nghiệp lâu năm phải chú ý những cây có giá trị cao như cà phê, điều, hồ tiêu, cao su, chè. Về cây công nghiệp ngắn ngày chú ý phát triển cây có dầu như lạc, đậu tương, vừng, cây có sợi như bông, dâu tằm, phát triển các loại rau, hoa quả và cây cảnh cao cấp, có giá trị xuất khẩu cao. Riêng ngành chăn nuôi, phát triển nhanh đàn lợn có tỷ lệ nạc cao, đàn bò thịt, bò sữa. Đối với thủy sản, tôm là ngành chủ lực cần được tập trung đầu tư, ngoài tôm cần phát triển các loại thủy sản khác. Lâm nghiệp, ngoài việc bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng phòng hộ, cần phát triển rừng sản xuất như tre, trúc, keo, thông các loại, bạch đàn làm nguyên liệu ngành giấy và ván gỗ nhân tạo. Đồng thời phát triển các loại cây đặc sản như quế, hồi, các loại cây lấy gỗ quí hiếm, các loại nguyên liệu để chế biến thủ công, mỹ nghệ, các loại cây dược liệu. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần chú ý phát triển các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, khắc phục tình trạng sản xuất phân tán, manh mún. Trong vùng sản xuất tập trung phải gắn liền giữa sản xuất chuyên môn hóa và sản xuất tổng hợp đa dạng, gắn giữa cây trồng, vật nuôi chính với cây trồng, vật nuôi bổ sung và phụ, gắn sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp, dịch vụ. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu từ Niên giám thống kê và các báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện về diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất. 7 Từ niên giám thống kê của huyện về các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của huyện. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh tương đối, tuyệt đối, thông qua giá trị sản xuất, diện tích, sản lượng, số lượng, tỷ trọng của đối tượng nghiên cứu. Qua đó đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành nông - lâm - ngư nghiệp và thấy được hiệu quả của việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện, dựa trên kết quả phân tích đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất từ quá trình chuyển dịch. 8 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN TRÀ ÔN Trà Ôn là một huyện nằm về hướng Đông của tỉnh Vĩnh Long, và cách Thị xã Vĩnh Long khoảng 40km, có diện tích tự nhiên vào năm 2012 là 259,05km2, với dân số trung bình là 135.411 người. Do nằm trong vùng có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa nên Trà Ôn có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất đai màu mỡ, Trà Ôn là vùng chuyên canh cây lúa và cây ăn trái của tỉnh Vĩnh Long, với 2 xã cù lao là Lục Sỹ Thành và Phú Thành thuận lợi cho trồng cây ăn trái, nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt hiện nay phong trào nuôi cá tra xuất khẩu đang phát triển mạnh. Và chợ nổi Trà Ôn nằm trên sông Hậu là nơi diễn ra sôi nổi các hoạt động tiêu thụ, trao đổi hàng hoá nông sản. Bên cạnh đó với hệ thống giao thông thuận lợi về cả đường bộ và đường thuỷ là điều kiện để phát triển kinh tế xã hội và phát triển du lịch sinh thái của huyện.  Vị trí địa lý: Huyện Trà Ôn nằm ở toạ độ từ 90 51’42’’ đến 100 51’30’’ vĩ Bắc và từ 1050 30’30’’ đến 1060 06’00’’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Tam Bình, phía Nam và Tây Nam giáp sông Hậu thuộc địa phận 2 huyện Châu Thành (Cần Thơ) và Kế Sách (Sóc Trăng), phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Vũng Liêm và Cầu Kè (Trà Vinh). Trà Ôn là một huyện nằm ở phía nam của tỉnh Vĩnh Long, nằm cặp theo bờ trái sông Hậu, có một thị trấn (Trà Ôn) và 13 xã là xã Tân Mỹ, Thiện Mỹ, Tích Thiện, Thuận Thới, Vĩnh Xuân, Hựu Thành, Thới Hoà, Trà Côn, Hoà Bình, Nhơn Bình, Xuân Hiệp, Lục Sĩ Thành và Phú Thành. Ranh giới phía Bắc và Tây Nam chiếm hơn 50% chu vi huyện là sông Hậu và sông Măng Thít, đây là hai tuyến giao thông thuỷ của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và Trà Ôn nói riêng. Ngoài ra còn có Quốc lộ 54 là tuyến đường giao thông nối cả 3 tỉnh Đồng Tháp - Vĩnh Long - Trà Vinh. 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên và các nguồn tài nguyên 3.1.1.1 Đặc điểm đất đai địa hình a) Địa hình: Tương đối bằng phẳng, cao từ sông Hậu và sông Măng Thít, thấp dần về phía Đông Bắc. Vùng cao từ 1,00m - 1,25m gồm các xã ven sông Hậu như Tích Thiện, Thiện Mỹ, Tân Mỹ, và Thuận Thới. Vùng cao từ 0,75m - 1,00m gồm các xã Vĩnh Xuân, Trà Côn, và Thị Trấn Trà Ôn. Vùng cao từ 0,50m - 0,75m gồm các xã Hoà Bình, Xuân Hiệp, Nhơn Bình, và Thới Hoà. 9 b) Tài nguyên đất : Bao gồm các loại đất:  Đất cát giồng loại đất này thích hợp trồng rau màu, nhất là rau an toàn - rau sạch.  Đất phèn, gồm đất tiềm tàng sâu (Sp2) và đất phèn hoạt động sâu (Sj2) ít có khả năng luân canh lúa song các loại đất này thường ở địa hình thấp, ngập nước với độ sâu trên 50cm nên có thể nuôi thuỷ sản kết hợp với lúa.  Các loại đất phù sa và đất phèn tiềm tàng thích hợp luân canh kết hợp lúa với cây trồng cạn như bắp, rau, đậu. c) Tài nguyên nước : Trà Ôn nằm ngoài vùng lũ Đồng bằng sông Cửu Long, ngoài ra không bị ngập mặn, nguồn nước ngọt dồi dào được cung cấp từ 2 nguồn là nước mưa và nước sông Hậu, sông Măng Thít. Cùng nhiều hệ thống kênh rạch tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông vật tư nông nghiệp bằng đường thuỷ, cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. 3.1.1.2 Khí hậu, thời tiết : Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, các yếu tố khí hậu của huyện được phân bố theo hai mùa trong năm khá rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và chấm dứt vào cuối tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến cuối tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình khoảng 26,7 độ, cao nhất vào tháng 4 với khoảng 33.4 độ và thấp nhất vào tháng 5 với khoảng 25.3 độ. Lượng mưa trung bình là 1.733mm, số ngày mưa 123 ngày/năm. Có 3 hướng gió chủ yếu là từ tháng 1112 gió Đông Bắc khô và lạnh, từ tháng 1 đến tháng 6 gió Đông Nam khô và nóng, từ tháng 6-11 gió Tây Nam thổi từ biển vào mang nhiều hơi nước nên gây mưa nhiều 3.1.1.3 Dân số và lao động Dân số trung bình của cả huyện năm 2012 là 135.411 người, mật độ dân số 521 người/km2, khu vực thành thị có 9.863 người (chiếm 7,28% dân số huyện), khu vực nông thôn có 125.548 người (chiếm 92,72% dân số của huyện). Trong đó, dân số đông nhất là thị trấn, với mật độ dân số lên đến 3.387 người/km2, cao hơn rất nhiều so với dân số huyện. Dân số huyện chủ yếu là dân tộc Kinh, còn lại là dân tộc Hoa, Khơ me và một số ít người Chăm. Toàn huyện có 6 tôn giáo, bao gồm Phật giáo, Công giáo, Cao đài, Tin lành, Hòa hảo và Hồi giáo. Về lao động, lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, năm 2012 lao động trong nông nghiệp là 60.220 lao động so với 82.267 tổng lao động của huyện, chiếm gần 73,20% dân số huyện (tổng lao động của huyện là 10 82267 lao động). Tiếp theo là lao động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, chiếm 17,27%, lao động trong lĩnh vực công nghiệp chiếm 6,43%, và khu vực nhà nước chiếm 3,10%. 3.1.2 Văn hóa xã hội 3.1.2.1 Y tế Cơ sở vật chất y tế của huyện năm 2012 gồm có 15 cơ sở y tế, với 1 bệnh viện, 1 phòng khám đa khoa khu vực và 14 trạm y tế xã, thị trấn. Tổng số giường bệnh là 281 giường, trong đó, bệnh viện 150 giường bệnh, phòng khám đa khoa khu vực 20 giường bệnh và 111 giường bệnh của trạm y tế xã, thị trấn. Huyện không có trạm điều dưỡng. Toàn huyện có 258 cán bộ y tế ngành y. Có 173 cán bộ có trình độ y sĩ và cao hơn, 6 cán bộ là y sĩ kỹ thuật viên, 48 y tá và nữ hộ sinh. Huyện có 31 cán bộ thuộc ngành dược, với 1 dược sĩ cao cấp và 30 dược sĩ trung cấp, không có dược tá. Xét trên toàn huyện, tất cả các xã và thị trấn đã có trạm y tế và cán bộ y tế, không có xã nào chưa có trạm y tế, hay có trạm y tế nhưng chưa có cán bộ y tế. 3.1.2.2 Giáo dục Năm học 2011-2012, huyện có tổng số 51 trường Nhà nước, không có trường bán công. Trong đó có 4 trường phổ thông trung học, 14 trường trung học cơ sở, 33 trường tiểu học. Cả huyện có 699 phòng học cho học sinh, 397 phòng dành cho học sinh tiểu học, 180 phòng cho học sinh trung học cơ sở và 122 phòng cho học sinh trung học phổ thông. Cũng trong năm học 2011-2012, toàn huyện có 1.530 tổng số giáo viên các cấp dạy cho 23.328 học sinh các cấp của huyện với tổng số lớp học là 818 lớp. Trong đó có 333 giáo viên giảng dạy cho 4.785 học sinh cấp trung học phổ thông với 121 lớp học, 554 giáo viên giảng dạy cho 7.833 học sinh cấp trung học cơ sở với 257 lớp học và 643 giáo viên giảng dạy cho 10.710 học sinh cấp tiểu học với 440 tổng số lớp học của cấp. Nhìn chung, đến năm học 2011-2012, tất cả các xã, phường của huyện đã được công nhận xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, huyện đang cố gắng trong công tác giảng dạy để có kết quả tốt trong lĩnh vực giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh có kiến thức đầy đủ trong phạm vi học tập và trong các cấp học. 11 3.1.2.3 Tình hình văn hóa Hệ thống truyền thanh, truyền hình cơ sở từng bước được trang bị mới, năng cao chất lượng công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng từ huyện đến xã. Đến năm 2012 toàn huyện có 100% xã, thị trấn phủ sóng phát thanh, có trạm truyền hình và phủ sóng truyền hình. Huyện Trà Ôn đang cố gắng để có kết quả tốt trong thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, toàn huyện có 5 trung tâm văn hóa và 5 thư viện, phòng đọc sách cho người dân của huyện. Công tác xây dựng nếp sống văn minh - gia đình văn hóa đã đi vào nề nếp, có 30.675/34.784 hộ gia đình đạt hộ gia đình văn hóa, đạt 88,18% (năm 2011), có 95/125 ấp văn hóa đạt 76% và huyện đạt 28,57% số xã, thị trấn văn hóa. 3.1.2.4 Tình hình xóa đói, giảm nghèo Trà Ôn là một trong những huyện nghèo của tỉnh Vĩnh Long, mức sống nhân dân còn thấp, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. Năm 2005, huyện có 2 xã hưởng chương trình 135 của Chính phủ. Năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo huyện Trà Ôn 16% . Nhờ những chính sách đổi mới trong phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp mang lại hiệu quả tốt, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống người dân dần dần được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo ở Trà Ôn giảm nhanh, từ trên 15,86% năm 2006 xuống còn hơn 13,46% năm 2009 với gần 3000 hộ thoát nghèo. Năm 2012, Trà Ôn đã phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 10,52%. Bên cạnh các chính sách xã hội, Trà Ôn còn được Trung ương và tỉnh quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng. Ngày 31-12-2009, cầu Trà Ôn được làm lễ thông xe kỹ thuật, cầu Trà Ôn bắc qua sông Mang Thít, trên tuyến quốc lộ 54, nối liền hai huyện Trà Ôn và Tam Bình. Chiếc cầu này giúp Trà Ôn thoát khỏi thế cô lập trong giao thương, mua bán sinh hoạt và sản xuất, cầu còn góp phần hoàn thiện tuyến giao thông huyết mạch của quốc lộ 54, nối liền 3 tỉnh Vĩnh Long - Trà Vinh và Cần Thơ, giảm lưu lượng giao thông trên quốc lộ 1A, quốc lộ 53. 3.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ CỦA HUYỆN 3.2.1 Sản xuất nông nghiệp Trà Ôn là huyện vùng sâu của tỉnh Vĩnh Long, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đang được chú trọng và phát triển. Từ năm 2001, Trà Ôn xác định chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp để phát triển kinh tế; trong đó chọn kinh tế vườn đa dạng, chăn nuôi Bò Lai Sind và khai thác tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản là mũi nhọn đột phá. Năm 2012, 12 diện tích vườn cây ăn trái của huyện có trên 9.682ha; trong đó có trên 4.862 ha vườn trồng cam, quýt, bưởi và trên 1.081 ha vườn trồng nhãn, vải. 3.2.2 Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện đang được chú trọng phát triển. Năm 2012 giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện đạt khoảng 185.893 triệu đồng. Ngành thương mại - dịch vụ phát triển khá, năm 2012 tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu đạt khoảng 2.317.750 triệu đồng. Huyện tiếp tục chỉnh trang sắp xếp lại hệ thống các chợ trên địa bàn đồng thời xem xét cấp giấy phép cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá dịch vụ. 13 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN TRÀ ÔN THỜI GIAN QUA 4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN TRÀ ÔN 4.1.1 Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tổng hợp Cũng như các huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long, huyện Trà Ôn đã thực hiện theo nghị quyết 09/NQ-CP ngày 15/06/2000 về “chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp” qua hơn 12 năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (bắt đầu từ năm 2001), cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện đạt được nhiều kết quả khả quan. Cơ cấu giá trị nông - lâm - ngư nghiệp có sự chuyển biến rõ rệt qua các năm. Bảng 4.1: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản giai đoạn 2001 – 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính (%) Lâm nghiệp Thủy sản Nông nghiệp Năm Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 94,57 95,15 95,79 95,77 96,37 94,83 92,50 92,38 90,59 88,31 87,68 88,89 86,83 - 5,43 4,85 4,21 4,23 3,63 5,17 7,50 7,62 9,41 11,69 12,32 11,11 13,17 Nguồn: Niên giám thống kê và phòng NNPTNT huyện Trà Ôn, 2004, 2007, 2012, 6 tháng đầu năm 2013. Qua nhiều năm thực hiện chuyển dịch ta thấy trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện thì tỷ trọng giá trị sản xuất (GTSX) ngành nông nghiệp giảm và tỷ trọng GTSX ngành thủy sản tăng, do đặc điểm địa hình, thổ 14 ngưỡng của huyện không phù hợp với việc phát triển lâm nghiệp, nên kinh tế lâm nghiệp ở huyện không được chú trọng, do đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện chỉ xét đến ngành nông nghiệp và thủy sản. Năm 2001, tỷ trọng GTSX ngành nông nghiệp là 94,57% và tỷ trọng GTSX ngành thủy sản là 5,43%, sau thời gian dài thực hiện chuyển dịch, năm 2012 cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự thay đổi tích cực, tỷ trọng GTSX ngành nông nghiệp giảm còn 88,89% và tỷ trọng GTSX ngành thủy sản tăng lên 11,11%, đến 6 tháng đầu năm 2013 tỷ trọng GTSX ngành nông nghiệp tiếp tục giảm còn 86,83% và tỷ trọng GTSX ngành thủy sản tăng lên 13,17%. Qua phân tích số liệu, ta thấy sau nhiều năm thực hiện chuyển dịch thì cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng GTSX của ngành thủy sản và giảm tỷ trọng GTSX ngành nông nghiệp, tuy nhiên quá trình chuyển dịch còn chậm. Dù có sự thay đổi trong cơ cấu nhưng nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu của huyện, tỷ trọng GTSX ngành nông nghiệp vẫn còn rất cao, chiếm hơn 85% năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 4.1.2 Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong từng lĩnh vực 4.1.2.1 Lĩnh vực nông nghiệp Bảng 4.2: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2001 – 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: % Năm Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 75,24 74,85 75,34 75,79 77,18 79,96 76,94 71,04 70,20 70,25 67,97 74,21 23,88 24,27 23,81 23,07 21,94 17,42 19,65 25,58 25,76 24,98 27,16 21,66 0,88 0,88 0,85 1,14 0,88 2,62 3,41 3,38 4,04 4,77 4,87 4,13 66,64 26,72 6,64 15 Nguồn: Niên giám thống kê và phòng NNPTNT huyện Trà ÔN, 2004, 2007, 2012, 6 tháng đầu năm 2013. Sau thời gian dài thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp có sự thay đổi tích cực. Nhìn tổng quan, tỷ trọng về GTSX của ngành trồng trọt giảm, ngành chăn nuôi và dịch vụ có sự gia tăng. Năm 2001 ngành trồng trọt chiếm 75,24% trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi chiếm 23,88% và ngành dịch vụ chiếm 0,88%, qua hơn 12 năm thực hiện chuyển dịch, năm 2012 tỷ trọng GTSX ngành trồng trọt giảm còn 74,21%, và 6 tháng đầu năm 2012 tỷ trọng ngành trồng trọt tiếp tục giảm còn 66,64%. Tỷ trọng GTSX ngành chăn nuôi có sự gia tăng qua các năm nhưng không ổn định, năm 2011 tỷ trọng GTSX là 27,16%, riêng năm 2012 tỷ trọng giảm còn 21,66%, nhưng sang 6 tháng đầu năm 2013 tỷ trọng GTSX ngành chăn nuôi tăng lên 26,72%. Đối với ngành dịch vụ tỷ trọng tăng lên 4,13%, đến 6 tháng đầu năm 2013 tỷ trọng về GTSX của ngành dịch vụ là 6,64%. Qua phân tích số liệu ta thấy cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện có sự chuyển hướng phù hợp với phương hướng thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp chung của cả nước, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Dù vậy kết quả chuyển dịch vẫn còn chậm và ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao trong nội bộ ngành nông nghiệp. a) Ngành trồng trọt Trong nội bộ ngành trồng trọt thì cây lúa là cây trồng chủ yếu của huyện, chiếm tỷ trọng về GTSX lớn nhất trong cơ cấu ngành trồng trọt, tiếp theo là cây ăn trái, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày chiếm tỷ trọng về GTSX thấp nhất. 16 Bảng 4.3: Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành trồng trọt giai đoạn 2001 – 6 tháng đầu năm 2013 Năm Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Cây lúa Cây ăn trái 91,90 79,34 70,90 72,02 50,31 53,82 52,93 62,41 53,95 53,76 47,75 54,98 41,95 7,19 19,57 28,00 27,04 43,85 39,05 39,78 31,73 34,60 37,20 40,95 36,64 48,07 Rau màu 0,91 1,09 1,10 0,94 5,43 6,53 6,73 5,41 11,19 8,78 11,03 8,15 9,72 Đơn vị tính: % Cây công nghiệp ngắn ngày 0,00 0,00 0,00 0,00 0,41 0,59 0,56 0,46 0,27 0,26 0,28 0,23 0,26 Nguồn: Niên giám thống kê, phòng NNPTNT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2004, 2007, 2012, 6 tháng đầu năm 2013. Sau nhiều năm thực hiện chuyển dịch, cơ cấu GTSX trong nội bộ ngành trồng trọt có nhiều chuyển biến. Tỷ trọng GTSX cây lương thực giảm, tỷ trọng GTSX cây công nghiệp ngắn ngày (CNNN), rau màu và cây ăn trái có sự gia tăng. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu từ năm 2001 đến 6 tháng đầu năm 2013, cơ cấu trong nội bộ ngành trồng trọt của huyện có sự thay đổi. Năm 2001, trong cơ cấu nội bộ ngành trồng trọt cây lúa chiếm 91,90%, cây ăn trái chiếm 7,19%, rau màu chiếm 0,91%, riêng cây CNNN do GTSX năm 2001 đạt mức thấp nên không có sự ảnh hưởng đến cơ cấu ngành trồng trọt. Đến năm 2012 tỷ trọng GTSX cây lúa giảm còn 54,98 %, tỷ trọng GTSX cây ăn trái tăng lên 36,64 %, tỷ trọng GTSX rau màu tăng lên 8,15 %, cây CNNN tăng lên 0,23% và 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ trọng GTSX cây lúa tiếp tục giảm còn 41,95%, tỷ trọng GTSX cây ăn quả tăng lên 48,07%, tỷ trọng GTSX rau màu 9,72%, tỷ trọng GTSX cây CNNN tăng 0,26%, trong 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ trọng 17 GTSX của cây ăn quả đã tăng cao và đã vượt qua tỷ trọng cây lúa trong nội bộ ngành trồng trọt. Qua hơn 12 năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ta thấy trong nội bộ ngành trồng trọt tỷ trọng GTSX cây ăn trái, rau màu, cây CNNN tăng qua các năm, riêng đối với cây lúa tỷ trọng GTSX đã giảm đi rất nhiều, tuy nhiên cây lúa vẫn chiếm tỷ trọng lớn về GTSX.  Về cây lúa Bảng 4.4: Diện tích, sản lượng cây lúa giai đoạn 2001 – 2012 Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năm 2001 39.529,00 177.763,00 Năm 2002 39.071,00 182.702,00 Năm 2003 38.206,00 176.302,00 Năm 2004 37.484,00 177.995,00 Năm 2005 36.852,78 184.479,59 Năm 2006 36.697,80 181.436,70 Năm 2007 32.849,96 157.717,30 Năm 2008 34.794,40 176.634,50 Năm 2009 34.430,30 178.345,40 Năm 2010 32.532,60 176.655,80 Năm 2011 33.509,40 198.540,40 Năm 2012 33.892,87 202.627,51 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2004, 2007, 2012. Ở huyện Trà Ôn thì cây lúa là cây trồng chủ yếu của huyện, cây lúa được gieo trồng trên cả 3 vụ là đông xuân, hè thu và thu đông. Nhìn tổng quan ta thấy diện tích của cây lúa giảm qua các năm, nguyên nhân do thực hiện theo chỉ đạo của huyện về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, giảm diện tích cây lúa, tăng diện tích trồng cây ăn trái, rau màu và cây CNNN. Năm 2001 diện tích trồng lúa là 39.529ha, sang năm 2005 diện tích trồng lúa giảm còn 36.852,78ha, đến năm 2012, diện tích cây lúa giảm xuống chỉ còn 33.892,87ha. Tuy vậy, sản lượng cây lúa nhìn chung đều tăng, do huyện đã tích cực thực hiện công tác chuẩn bị tốt, đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển dịch lịch thời vụ, chuyển đổi cơ cấu giống tốt, bên cạnh đó công tác thủy lợi tập trung đảm bảo sản xuất, hạn chế thiệt hại do thiên tai, và đặc biệt huyện đã từng bước áp dụng cánh đồng mẫu lớn ở nhiều xã, đã góp phần tăng sản lượng của cây lúa. Tuy nhiên do thời tiết bất lợi, dịch bệnh phát triển như rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, bệnh vàng lá vi khuẩn, ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn đã ảnh hưởng đến sản lượng cây lúa năm 2003, 2006 và nhất là làm ảnh hưởng giảm về diện tích và sản lượng cây lúa năm 2007. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng qua tập trung chỉ đạo phòng trị, tập huấn, hội thảo, đảm bảo xuống giống đúng lịch thời vụ, áp dụng 3 giảm - 3 tăng, thực hiện tốt công tác bảo vệ thực vật, thực hiện phân công cán bộ kỹ thuật phụ trách địa bàn kết hợp cộng 18 tác viên bảo vệ thực vật theo dõi diễn biến rầy nâu, điều tra mật số rầy nâu khi mật số cao vận động nông dân phun xịt thuốc đồng loạt cho từng cánh đồng. Ngoài ra còn thực hiện theo dõi bẩy đèn dự báo chính xác các đợt rầy nâu di trú để hướng dẫn nông dân xuống giống né rầy, hạn chế rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa. Kết quả đã khống chế dịch bệnh và không thiệt hại đến sản lượng lúa, từ đó diện tích và sản lượng lúa ổn định khá cao vào những năm sau. Bên cạnh đó từ năm 2010 huyện ứng dụng đưa cơ giới hóa vào sản xuất từ khâu làm đất đến thu hoạch, đã góp phần giảm thất thoát sau thu hoạch, nâng cao sản lượng lúa, diện tích cũng có sự tăng nhẹ. Mặc dù sản lượng lúa có sự gia tăng tuy nhiên phần lớn nông dân không sử dụng các giống lúa tốt, đạt hiệu quả kinh tế cao, mà chủ yếu sử dụng loại giống lúa kém chất lượng, giá thấp. Theo số liệu 6 tháng đầu năm 2013 trong tổng số các loại lúa giống được sử dụng thì giống lúa IR50404 chiếm 36,30%, còn lại 63,70% là các giống lúa chất lượng cao như OM5451, OM4218, OM1490, OM4900, OM6976. Do đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc sản xuất lúa trong quá trình chuyển dịch, một phần không mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân vì giá lúa thấp, một phần không đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho việc xuất khẩu nông sản có chất lượng cao phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu theo phương hướng chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của cả nước. Ta thấy trong quá trình thực hiện chuyển dịch cây lúa đã đạt được khá nhiều thành tựu đáng kể, thực hiện tốt công tác giảm diện tích trồng lúa, bên cạnh đó tăng dần sản lượng lúa, tuy nhiên việc thực hiện chuyển dịch vẫn còn gặp nhiều hạn chế, cần được quan tâm và khắc phục.  Cây ăn trái Có thể nói cây ăn trái là cây trồng quan trọng thứ 2 sau cây lúa ở huyện Trà Ôn. Cây ăn trái chính của huyện bao gồm cam sành, bưởi, quít, nhãn, sầu riêng, chôm chôm, xoài, và dừa. Phong trào trồng cây ăn trái của huyện phát triển ngày càng mạnh mẽ đặc biệt là cây cam sành và bưởi năm roi, bên cạnh đó thì nhãn, chôm chôm cũng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho huyện. Thực hiện theo chỉ đạo của huyện về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lĩnh vực cây ăn trái đạt được nhiều kết quả khả quan. Tỷ trọng GTSX cây ăn trái trong nội bộ ngành trồng trọt tăng dần qua các năm. Năm 2001, cơ cấu GTSX trong nội bộ ngành trồng trọt thì cây ăn trái chỉ chiếm 7,19%, đến năm 2012 cây ăn trái chiếm 37,98% trong cơ cấu ngành trồng trọt.(Bảng 4.3) 19 Bảng 4.5: Diện tích và sản lượng cây ăn trái giai đoạn 2001 – 2012 Tổng sản lượng Năm Tổng diện tích (ha) (tấn) Năm 2001 4.336,00 35.191,00 Năm 2002 4.406,00 34.160,00 Năm 2003 7.181,00 55.422,70 Năm 2004 7.430,70 62.668,66 Năm 2005 7.581,20 72.079,80 Năm 2006 7.743,80 72.279,10 Năm 2007 7.844,30 76.270,50 Năm 2008 7.454,70 79.951,60 Năm 2009 7.756,10 82.309,30 Năm 2010 8.114,70 88.275,60 Năm 2011 8.376,60 86.780,20 Năm 2012 8.706,20 88.492,10 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Trà.Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2004, 2007, 2012 Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông dân đã từng bước chuyển đổi cơ cấu ruộng chuyển lên vườn, màu lên vườn hình thành vùng chuyên canh cây ăn trái. Nên diện tích trồng cây ăn trái tăng liên tục qua các năm. Năm 2001, tổng diện tích dành cho cây ăn trái là 4.336ha, năm 2005 diện tích trồng cây ăn trái tăng lên 7.581,2ha, và năm 2012 diện tích trồng cây ăn trái tiếp tục tăng lên 8.706,2ha. Mặc dù vậy, do dịch bệnh vàng lá ở cây có múi, nên sang năm 2008 nông dân đã ban vườn xuống ruộng hoặc trồng cây khác nên đã ảnh hưởng đến diện tích trồng cây ăn trái, năm 2008 diện tích trồng cây ăn trái giảm còn 7454,7ha so với 7844,3ha năm 2007. Tuy nhiên, do huyện đã tích cực thực hiện công tác phục bệnh vàng lá trên cây có múi, tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân, trình diễn khắc phục bệnh vàng lá nên nông dân an tâm hơn trong việc đầu tư vào cây ăn trái, do đó diện tích cây ăn trái đã tăng lên vào những năm sau. Do diện tích trồng cây ăn trái tăng nên tổng sản lượng của cây ăn trái cũng tăng lên, năm 2001 sản lượng cây ăn trái đạt mức 35.191 tấn, năm 2005 tổng sản lượng là 72.079,8 tấn, và đến năm 2012 sản lượng cây ăn trái tiếp tục tăng cao lên 88.492,1 tấn.(Bảng 4.5) Tuy nhiên, nông dân còn khó khăn về thiếu vốn và nguồn giống cây sạch bệnh. Mặt khác do ảnh hưởng của lũ ngập theo triều cường làm ảnh hưởng đến một số diện tích cây ăn trái do bờ bao cây ăn trái chưa được khép kín hết diện tích dẫn đến cây trồng bị ngập ún đã ảnh hưởng đến sản lượng của cây ăn trái, sản lượng cây ăn trái giảm trong năm 2002, năm 2002 sản lượng cây ăn trái đạt 34.160 tấn, giảm so với năm 2001 (sản lượng là 35.191 tấn). 20 Ngoài ra vào năm 2011 sản lượng cây ăn trái giảm so với năm 2010, nguyên nhân do sự ảnh hưởng của dịch bệnh chỗi rồng trên cây nhãn dẫn đến thiệt hại khá lớn cho nông dân, và làm giảm nhẹ sản lượng cây ăn trái vào năm 2011 còn 86.780,2 tấn. Bên cạnh đó do giá cả của các loại cây trồng vẫn còn nhiều biến động, nên người dân chú trọng việc trồng vườn xen canh như cam sành, bưởi, quýt, xoài, sầu riêng, nhãn, măng cụt, chôm chôm, ca cao, dừa. Nên những năm qua huyện vẫn tiếp tục vận động người dân cải tạo vườn cây kém hiệu quả để trồng chuyên canh những loại cây có hiệu quả kinh tế cao như: cam, bưởi, chôm chôm. Qua các năm thực hiện chuyển dịch, kết quả chuyển dịch của cây ăn trái đạt được nhiều kết quả khả quan, diện tích, sản lượng cây ăn trái tăng qua các năm. Tuy nhiên, vấn đề về vốn, giống cây trồng sạch bệnh và nhất là dịch bệnh vẫn đang là vấn đề cần quan tâm và giải quyết, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế từ việc trồng cây ăn trái.  Rau màu Bảng 4.6: Diện tích, sản lượng rau màu giai đoạn 2001 – 2012 Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năm 2001 803,80 11.337,00 Năm 2002 1.380,10 16.288,00 Năm 2003 1.463,00 18.634,90 Năm 2004 1.424,60 19.911,65 Năm 2005 1.601,30 22.087,17 Năm 2006 1.633,80 25.896,50 Năm 2007 1.744,40 28.464,90 Năm 2008 1.888,40 30.975,50 Năm 2009 2.007,80 35.009,20 Năm 2010 2.111,30 36.438,10 Năm 2011 2.247,80 39.393,00 Năm 2012 2.286,50 39.952,50 Nguồn: Niên giám thống kê, phòng thống kê huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2004, 2007, 2012. Rau màu mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu GTSX trong nội bộ ngành trồng trọt và không mang lại thu nhập lớn cho người nông dân, tuy nhiên thông qua các mô hình xen canh 2 lúa 1 màu đã nâng cao thu nhập cho người nông dân, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình chuyên canh cây lúa, bên cạnh đó cũng góp phần cải tạo đất. Do thực hiện các mô hình có hiệu quả kinh tế cao như mô hình 2 lúa dưa hấu ở Hựu Thành,Thuận Thới, mô hình 2 lúa khổ qua - cà chua ở Tân Mỹ, mô hình trồng đậu que ở Lục Sỹ đã tác 21 động làm gia tăng diện tích trồng và sản lượng thu hoạch rau màu của huyện. Năm 2001 diện tích dành cho rau màu là 803,8ha, với sản lượng thu được là 11.337 tấn, đến năm 2005 diện tích trồng màu tăng lên 1.601,3ha, sản lượng là 22.087,17 tấn, và năm 2012 diện tích rau màu tăng lên 2.286,5ha, với tổng mức sản lượng thu hoạch được là 39.952,5 tấn. Do sản lượng rau màu tăng lên qua các năm nên tỷ trọng GTSX rau màu ngày càng tăng trong nội bộ ngành trồng trọt, năm 2001 rau màu chiếm 0,91% trong tổng GTSX của ngành trồng trọt, và tăng dần vào những năm sau đó, đến 6 tháng đầu năm 2013 rau màu chiếm 9,72%.(Bảng 4.3) Tuy có sự gia tăng, nhưng diện tích gieo trồng vẫn còn ít, một phần do giá rau màu luôn biến động giá thị trường đầu ra không ổn định, mặc khác do giá lúa ổn định nên nông dân tập trung sản xuất lúa và thiếu công lao động nên diện tích trồng màu có sự gia tăng nhưng hạn chế. Bên cạnh đó nông dân còn gặp khó khăn trong vấn đề chi phí đầu tư cho trồng rau màu, mặc dù trồng màu mang lại nguồn thu nhập lớn hơn trồng lúa rất nhiều, tuy nhiên vốn đầu tư vào các mô hình trồng màu lại khá lớn, chi phí của mô hình trồng củ sắn là 100 triệu đồng/ha, mô hình trồng dưa hấu với chi phí là 37,5 triệu đồng/ha, mô hình trồng bắp là 27,1 triệu đồng/ha. Ta thấy mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, giá bán bấp bênh, chi phí đầu tư cao tuy nhiên chuyển dịch ở rau màu đã có nhiều chuyển biến tích cực trong diện tích, sản lượng và tỷ trọng GTSX rau màu trong nội bộ ngành trồng trọt tăng qua các năm. Cây công nghiệp ngắn ngày Bảng 4.7: Diện tích, sản lượng cây công nghiệp ngắn ngày giai đoạn 2001 2012 Tổng diện tích (ha) Năm Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 319,00 190,00 186,40 128,60 173,00 255,80 264,20 261,30 170,50 154,10 125,60 120,90 22 Tổng sản lượng (tấn) 20.991,00 12.809,00 12.428,46 7.841,50 10.281,16 15.326,90 15.836,40 14.267,90 6.031,10 5.959,40 5.321,10 5.316,86 Nguồn: Niên giám thống kê, phòng thống kê huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2004, 2007, 2012. Do đặc điểm đất đai của huyện không phù hợp phát triển cây công nghiệp, nên diện tích đất dành cho cây CNNN chiếm một phần rất ít trong tổng diện tích đất trồng trọt. Và sau thời gian dài thực hiện chuyển dịch thì diện tích đất dành cho cây CNNN càng giảm, năm 2001 diện tích dành cho trồng cây CNNN là 319ha, năm 2005 diện tích trồng cây giảm còn 173ha, đến năm 2012 diện tích cây trồng giảm chỉ còn 120,9ha, do thực hiện chuyển dịch theo hướng phát triển cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, do đó, dù cây công nghiệp đang được chú trọng phát triển trong chuyển dịch, nhưng ở huyện Trà Ôn thì diện tích cây công nghiệp càng giảm. Do diện tích giảm nên sản lượng cây CNNN cũng giảm theo, năm 2001 sản lượng thu được là 20.991 tấn, năm 2005 sản lượng đạt 10.281,16 tấn và năm 2012 sản lượng thu hoạch là 5.316,86 tấn. Dù có xu hướng giảm diện tích trồng ở cây CNNN, tuy nhiên do nguồn lợi thu được từ cây công ngiệp đặc biệt là cây mía trong giai đoạn 2006 – 2008, giá mía có chuyển biến tích cực, do đó, trong 3 năm 2006, 2007, 2008 diện tích trồng cây công nghiệp tăng trở lại, đồng thời sản lượng thu được cũng tăng theo. Mặc dù diện tích và sản lượng cây CNNN có chiều hướng giảm, nhưng tỷ trọng GTSX của cây công nghiệp ngắn ngày trong nội bộ ngành trồng trọt nhìn chung lại tăng qua các năm (Bảng 4.3). Do cây công nghiệp là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây còn lại, giá bán cao hơn, cũng vì vậy nên trồng cây công nghiệp vẫn được qua tâm. Bảng 4.8: Diện tích, sản lượng các loại cây công ghiệp ngắn ngày giai đoạn 2001 - 2012 Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Mía Đậu Đậu Mía Đậu Đậu nành phộng nành phộng Năm 2001 303,00 16,00 20.968,00 23,00 Năm 2002 184,00 6,00 12.800,00 9,00 Năm 2003 180,40 5,10 0,90 12.418,00 8,00 2,46 Năm 2004 113,50 4,90 10,20 7.806,12 7,63 27,75 Năm 2005 148,20 4,00 20,80 10.223,87 6,09 51,20 Năm 2006 212,50 6,30 37,00 15.216,30 12,50 98,10 Năm 2007 221,10 5,90 37,20 15.744,30 10,40 81,70 Năm 2008 201,80 6,40 53,10 14.129,20 11,70 127,00 Năm 2009 83,10 4,80 82,60 5.823,50 9,70 197,90 Năm 2010 82,60 3,60 67,90 5.789,70 7,50 162,20 Năm 2011 74,20 4,00 47,40 5.200,10 8,40 112,60 Năm 2012 75,80 1,30 43,80 5.208,20 2,66 106,00 23 Nguồn: Niên giám thống kê, phòng thống kê huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2004, 2007, 2012. Trong các cây công nghiệp ngắn ngày thì cây mía là cây có diện tích trồng lớn nhất và mang lại mức sản lượng cao nhất (Bảng 4.8). Tuy nhiên trong những năm qua thì diện tích và sản lượng cây mía có sự thay đổi rất lớn. Diện tích cây mía liên tục giảm qua các năm, năm 2001 diện tích cây mía là 303ha, đến năm 2005 diện tích trồng mía giảm còn 148,2 ha, và năm 2012 diện tích trồng mía giảm xuống chỉ còn 75,8 ha, do đó sản lượng cây mía cũng liên tục giảm, năm 2001 sản lượng là 20.968 tấn, năm 2012 sản lượng giảm còn 5.208,2 tấn. Nguyên nhân một phần do đặc điểm đất, một phần do quá trình trồng mía phải tốn nhiều công sức từ chuẩn bị xuống mía đến làm vườn chăm sóc, nhưng giá cây mía không ổn định, do đó người dân cũng giảm trồng mía, thay vào trồng các loại cây khác, mang lại lợi nhuận nhiều hơn với giá cả ít bấp bênh hơn. Tuy nhiên, do có sự tăng giá vào năm 2006, 2007, 2008 nên diện tích và sản lượng ở cây mía tăng trở lại, tuy nhiên giảm mạnh vào những năm sau đó. Bên cạnh đó thì diện tích trồng cây đậu phộng cũng giảm qua các năm, nguyên nhân chủ yếu là do đặc điểm đất đai không phù hợp phát triển loại cây này. Diện tích trồng cây đậu phộng năm 2001 là 16ha, đến năm 2005 diện tích giảm còn 4ha, đến năm 2010, diện tích trồng cây đậu phộng tiếp tục giảm còn 3,6ha, và năm 2012 diện tích giảm chỉ còn 1,3ha đất dành cho trồng cây đậu phộng. Do đó, sản lượng đậu phộng cũng giảm theo tình hình diện tích trồng đậu phộng giảm. Năm 2001, sản lượng đậu phộng là 230 tấn, năm 2005 sản lượng đậu phộng tiếp tục giảm còn 60,9 tấn, và năm 2012 đậu phộng chỉ còn được 26,6 tấn. Tuy nhiên vào năm 2006, 2007, 2008 diện tích và sản lượng đậu phộng cũng có sự tăng nhẹ như cây mía, nguyên nhân cũng do giá bán tăng. Trong khi đó diện tích và sản lượng của cây đậu nành lại tăng qua các năm. Nông dân bắt đầu trồng đậu nành từ năm 2003 với diện tích cây đậu nành là 0,9ha, sản lượng đạt 2,46 tấn, đến năm 2006 diện tích đã tăng lên 37 ha, mức sản lượng tăng lên 98,1 tấn, đến năm 2009 thì diện tích tăng lên đến 82,6ha, tăng cao nhất trong các năm, song song đó sản lượng cây đậu nành cũng tăng cao lên 197,9 tấn. Nguyên nhân là do huyện đã áp dụng và chuyển đổi mô hình chuyên canh 3 lúa sang mô hình chuyên cây công nghiệp ngắn ngày hoặc một số diện tích trồng xen, diện tích xuống ruộng thấp, người nông dân đạt được lợi nhuận cao từ mô hình này. Thực hiện mô hình đậu nành không những góp phần tăng thu nhập cho người dân, đa dạng hóa cây trồng, 24 hạn chế độc canh cây lúa mà còn có công dụng cải tạo đất, tăng tính phì nhiêu của đất canh tác. Tuy nhiên, những năm sau đó do sự phát triển của các mô hình chuyên màu đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của cây đậu nành, do các mô hình chuyên màu như mô hình củ sắn, mô hình dưa hấu, mô hình trồng ớt sừng, đã mang lại mức lợi nhuận cao hơn cho người dân, so với mô hình trồng cây đậu nành. Do đó, diện tích và sản lượng cây đậu nành giảm ở năm 2010, 2011 và năm 2012. Năm 2010 diện tích trồng cây đậu nành giảm còn 67,9ha, sản lượng giảm còn 162,2 tấn, năm 2011 diện tích cây đậu nành tiếp tục giảm còn 47,4ha và sản lượng giảm còn 112,6 tấn, sang năm 2012 diện tích cây đậu nành tiếp tục giảm chỉ còn 43,8ha, và sản lượng giảm theo còn 106 tấn. Nhìn chung sau thời gian thực hiện chuyển dịch, mặc dù cây công nghiệp ngắn ngày giảm về diện tích lẫn sản lượng, nhưng tỷ trọng GTSX của cây công nghiệp ngắn ngày vẫn có sự gia tăng trong nội bộ ngành trồng trọt. Do đó cần có sự quan tâm hơn nữa trong sự phát triển của cây CNNN, do đặc tính kinh tế cao của loại cây trồng này. b) Lĩnh vực chăn nuôi Bảng 4.9: Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành chăn nuôi giai đoạn 2001 – 6 tháng đầu năm 2013. Đơn vị: % Năm Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Gia cầm Gia súc 71,13 67,57 67,44 71,83 81,53 88,10 84,19 86,19 84,62 81,08 78,37 64,53 70,30 28,87 32,43 32,56 28,17 18,47 11,90 15,81 13,81 15,38 18,92 21,63 35,47 29,70 Nguồn: Niên giám thống kê, phòng thống kê huyện Trà Ôn, phòng NNPTNT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2004, 2007, 2012, 6 tháng đầu năm 2013. Bên cạnh ngành trồng trọt thì chăn nuôi là ngành đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân của huyện Trà Ôn, do đó chăn nuôi luôn được chú trọng và phát triển. Trong chăn nuôi thì gia súc luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu 25 ngành chăn nuôi, từ năm 2001 đến 6 tháng đầu năm 2013, mặc dù tỷ trọng trong nội bộ chăn nuôi có một số biến động, tuy nhiên tỷ trọng GTSX gia súc các năm qua luôn chiếm hơn 60%, tỷ trọng gia súc thấp nhất là 64,53% năm 2012. Dù vậy, nhưng gia cầm vẫn có vị trí quan trọng trong cung cấp thực phẩm cho người dân, cung cấp thịt, trứng cho bữa ăn hàng ngày. Bảng 4.10: Số lượng và sản lượng đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2001 – 2012. Năm Số lượng (con) Sản lượng (tấn) Lợn Bò Gia cầm Lợn Bò Gia cầm Năm 2001 50.503 2.482 934.131 7.052,00 216,00 2.335,00 Năm 2002 52.902 2.706 983.198 7.259,00 231,00 2.458,00 Năm 2003 55.854 4.480 1.018.478 7.663,00 380,00 2.546,00 Năm 2004 59.920 7.332 1.037.754 8.221,00 626,00 2.594,00 Năm 2005 62.394 9.086 813.341 9.235,00 738,00 1.941,00 Năm 2006 56.796 14.369 340.320 8.952,00 1.871,00 976,00 Năm 2007 56.255 14.857 376.848 9.141,00 1.564,00 1.434,20 Năm 2008 60.975 14.608 447.345 9.819,00 1.593,00 1.714,00 Năm 2009 66.485 14.191 484.560 11.152,50 1.624,00 1.843,10 Năm 2010 71.099 14.535 540.320 12.171,00 1.816,00 2.277,60 Năm 2011 69.337 14.851 738.204 12.392,10 1.874,90 2.879,10 Năm 2012 68.877 14.229 769.874 12.100,20 1.739,90 2.875,20 Nguồn: Niên giám thống kê, phòng NNPTNT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long từ năm 2004, 2007, 2012. Gia súc nuôi ở huyện Trà Ôn bao gồm trâu, bò, lợn và dê, nhưng chủ yếu là bò và lợn, còn những vật nuôi khác số lượng không đáng kể. Lợn là loại gia súc được nuôi phổ biến ở huyện Trà Ôn, giai đoạn 2001 - 2012 số lượng và sản lượng đều tăng. Năm 2001 số lượng đàn lợn là 50.503 con, đến năm 2012 số lượng đàn lợn tăng lên 68.877 con. Mặc dù vậy chăn nuôi lợn vẫn gặp 26 nhiều khó khăn, do giá lợn không ổn định, ngược lại giá thức ăn, thuốc thú y tăng đã ảnh hưởng làm giảm số lượng và sản lượng đàn lợn năm 2006 và 2007. Bên cạnh đó tỉ lệ tiêm phòng vaccine còn thấp, chưa xây dựng vùng an tòan dịch bệnh nên từ đó xuất hiện dịch lợn tai xanh, lỡ mồm long móng ảnh hưởng làm giảm nhẹ số lượng đàn lợn năm 2011, bên cạnh đó do giá lợn xuống thấp dẫn đến số lượng và sản lượng lợn năm 2012 có sự giảm nhẹ. Tuy nhiên do thực hiện tốt công tác thú y, đặc biệt công tác kiểm dịch, thực hiện tiêm phòng vaccine, công tác tiêu độc sát trùng luôn được chú trọng và giá lợn ổn định nên người dân vẫn tiếp tục phát triển đàn lợn, kết quả số lượng và sản lượng đàn lợn của huyện mặc dù có giảm nhưng không có nhiều biến động. Bò là gia súc được nuôi nhiều thứ 2 sau nuôi lợn, bò được nuôi nhiều ở các xã Thiện Mỹ, Vĩnh Xuân và Tích Thiện, có nhiều hộ gia đình nuôi từ 20 con đến 50 con. Chăn nuôi bò là hình thức chăn nuôi đơn giản, bò ít bị dịch bệnh, ít tốn kém chi phí thức ăn và mang lại lợi ích kinh tế khá cao, nên chăn nuôi bò được mở rộng, số lượng bò tăng cao, năm 2001 số lượng bò của huyện là 2.482 con, năm 2012 số lượng bò tăng lên 14.229 con. Chương trình phát triển đàn bò chất lượng cao của huyện đã triển khai các dự án hỗ trợ người chăn nuôi cải tạo đàn bò theo hướng lai Sind và hướng đến Sind hóa đàn bò để nâng cao tầm vóc, thể trọng và chất lượng thịt của đàn bò địa phương, chất lượng đàn bò giống từng bước được nâng lên. Bên cạnh phát triển đàn Bò Lai Sind thời gian gần đây, người dân huyện chú trọng nuôi Bò Pháp, giống bò có chất lượng thịt và thể trọng cao hơn Bò Lai Sind, giống Bò Pháp có thời gian tăng trọng nhanh hơn Bò Lai Sind nên một phần rút ngắn thời gian nuôi, mỗi con có thể bán với giá 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với bò nuôi lấy thịt. Tuy nhiên khó khăn của người dân hiện nay là tình trạng nuôi bò phân tán, số lượng ít, người dân không đủ vốn cho việc đầu tư mua bò. Bên cạnh đó việc chọn nuôi bò có thể trạng tốt và mau tăng trọng còn khó khăn đối với người dân, do huyện chưa có lượng bò giống đầy đủ phục vụ cho việc chăn nuôi, nên người dân không an tâm trong việc chọn bò nuôi. Ngoài ra dịch bệnh lỡ mồm long móng cũng ảnh hưởng đến việc chăn nuôi bò làm giảm số lượng đàn bò trong năm 2008 và 2009. Tuy nhiên do công tác kiểm dịch và điều trị, đàn bò đã điều trị khỏi bệnh không lây lan diện rộng. Nên số lượng và sản lượng bò liên tục tăng và không bị ảnh hưởng nhiều do dịch bệnh. Gia cầm của huyện chủ yếu là gà, vịt, vịt xiêm và ngỗng, đây là nguồn cung cấp thực phẩm thứ 2 sau gia cầm. Hình thức chăn nuôi chủ yếu của huyện là chăn nuôi hộ gia đình, ở các cơ sở chăn nuôi, và hình thức trang trại. Trong giai đoạn 2001 đến năm 2004, số lượng và sản lượng đàn gia cầm tăng, 27 năm 2001 số lượng gia cầm là 934.131 con, với sản lượng đạt 2.335 tấn, đến năm 2004 số lượng đàn gia cầm tăng lên 1.037.754 con và đạt mức 2.594 tấn. Chăn nuôi gia cầm đã đem lại nguồn thu khá lớn cho người dân từ việc bán thịt và bán trứng. Tuy nhiên, do dịch cúm H5N1 đã ảnh hưởng đến kết quả chăn nuôi, làm giảm số lượng đàn gia cầm, năm 2005 số lượng gia cầm giảm còn 813.341 con, đặc biệt năm 2006 lượng gia cầm giảm mạnh còn 340.320 con, dẫn đến sản lượng 2 năm 2005 và 2006 cũng giảm theo. Do đó, nhằm hạn chế dịch bệnh xuất hiện, huyện tổ chức quản lý tốt đàn gia cầm, bắt buộc người dân khi phát triển đàn gia cầm phải đăng ký và tiêm phòng đầy đủ, đối với lò ấp trứng di dời ra xa khu dân cư, quy định điểm bán gia cầm sống cho từng chợ từng địa phương. Nên số lượng và sản lượng gia cầm đã bắt đầu tăng từ năm 2007, và liên tục tăng đến năm 2012. Trong quá trình chuyển dịch ngành chăn nuôi đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cần được quan tâm và khắc phục, nhất là vấn đề dịch bệnh, giá bán, và giống vật nuôi. c) Dịch vụ Bảng 4.11: Giá trị sản xuất ngành dịch vụ giai đoạn 2001 – 6 tháng đầu năm 2013 Năm Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 28 Đơn vị: triệu đồng Giá trị sản xuất 4.498 4.920 5.082 7.198 9.260 28.706 43.905 60.926 76.850 102.265 121.981 126.363 95.856 Nguồn: Niên giám thống kê, phòng thống kê huyện Trà Ôn, phòng NNPTNT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2004, 2007, 2012, 6 tháng đầu năm 2013. Dịch vụ được xem là một ngành khá mới mẻ trong nội bộ ngành nông nghiệp, dịch vụ bao gồm: Dịch vụ trồng trọt (gồm: xử lý cây trồng, làm đất, tưới, tiêu nước, phòng trừ sâu bệnh, gieo, cấy, sạ, và thu hoạch), dịch vụ chăn nuôi (giống gia súc), dịch vụ sau thu hoạch (gồm: ra hạt, sơ chế sản phẩm, vận chuyển vật tư, và sản phẩm), dịch vụ xử lý hạt giống để nhân giống và các dịch vụ khác. Mặc dù mới được hình thành nhưng GTSX ngành dịch vụ đều tăng qua các năm, năm 2001 GTSX ngành dịch vụ là 4.498 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 126.363 triệu đồng, và 6 tháng đầu năm 2013 GTSX ngành dịch vụ là 95.856 triệu đồng. Nguyên nhân do người dân sử dụng dịch vụ nông nghiệp là đã áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp giảm công sức cho việc sản xuất, thu hoạch, bên cạnh đó nâng cao hiệu suất công việc. Nhờ vào việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, sử dụng máy cày, máy gặt liên hợp giúp tăng hiệu quả sản xuất hơn so với khi thực hiện bằng thủ công, dùng sức kéo của trâu, bò hoặc sử dụng sức của con người. Bên cạnh đó, do giảm được thời gian trong việc sản xuất cây trồng và mang lại hiệu quả cao trong việc xử lý sản phẩm sau thu hoạch khi sử dụng dịch vụ trồng trọt, và dịch vụ sau thu hoạch, một phần nâng cao chất lượng giống giúp tăng sản lượng khi sử dụng dịch vụ chăn nuôi và dịch vụ xử lý hạt giống để nhân giống, nên dịch vụ trong trồng trọt càng được người dân của huyện xem trọng. Do có sự gia tăng trong GTSX nên tỷ trọng GTSX ngành dịch vụ đều tăng qua các năm.(Bảng 4.2) Sau thời gian dài thực hiện chuyển dịch ngành dịch vụ đạt được nhiều kết quả tích cực, có sự gia tăng về GTSX và cả tỷ trọng GTSX trong nội bộ ngành nông nghiệp. 4.1.2.2 Lĩnh vực thủy sản Bảng 4.12: Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành thủy sản giai đoạn 2001 – 6 tháng đầu năm 2013 Năm Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nuôi trồng 48,00 54,00 62,00 62.66 74,31 62,05 77.31 29 Đơn vị: % Khai thác 52,00 46,00 38,00 37.34 25,69 37,95 22.69 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 81,64 84,25 88,25 89,98 89,95 91,16 18,36 15,75 11,75 10,02 10,05 8,84 Nguồn: Niên giám thống kê, phòng thống kê huyện Trà Ôn, phòng NNPTNT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2004, 2007, 2012, 6 tháng đầu năm 2013. Trong giai đoạn 2001- 6 tháng đầu năm 2013 nội bộ ngành thủy sản chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng và giảm tỷ trọng khai thác, năm 2001 tỷ trọng nuôi trồng chiếm 48%, tỷ trọng khai thác là 52%, tuy nhiên đến 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ trọng nuôi trồng tăng lên đến 91,16% và tỷ trọng khai thác giảm chỉ còn 8,84%. Phong trào nuôi thuỷ sản của huyện chủ yếu nuôi trong mương vườn với qui mô nhỏ và một số mô hình trình diễn nuôi cá ruộng lúa và nuôi cá mương vườn. Nông dân chủ yếu nuôi các loại cá như: cá chép, cá rô phi, cá lóc, cá diêu hồng, và nuôi tôm càng xanh. Ngoài ra còn nuôi ba ba và ếch nhưng số lượng không đáng kể. Đặc biệt mô hình nuôi cá tra bãi bồi tập trung ở 2 xã Lục Sỹ và Phú Thành phát triển mạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần nâng cao sản lượng cá của huyện. Bảng 4.13: Diện tích, sản lượng, và giá trị sản xuất trồng trọt của ngành thủy sản giai đoạn 2001- 2012 Năm Diện tích Sản lượng (tấn) Giá trị sản xuất (ha) (triệu đồng) Năm 2001 490 1.219,00 14.140 Năm 2002 520 1.241,00 15.312 Năm 2003 750 1.417,30 16.209 Năm 2004 825 1.437,10 17.505 Năm 2005 880 2.159,50 29.549 Năm 2006 886 2.452,70 37.027 Năm 2007 896 5.200,40 80.618 Năm 2008 898 5.453,20 121.383 Năm 2009 920 9.906,80 166.267 Năm 2010 930 14.174,60 250.571 Năm 2011 956 14.180,00 316.893 Năm 2012 936 13.415,80 344.018 30 Nguồn: Niên giám thống kê, phòng thống kê huyện Trà ÔN, tỉnh Vĩnh Long, 2004, 2007, 2012. Trong những năm qua nuôi trồng thủy sản của huyện ngày càng được mở rộng và phát triển vượt bậc, diện tích nuôi trồng thủy sản liên tục tăng, năm 2001 tổng diện tích nuôi là 490ha, đến năm 2011 tổng diện tích nuôi tăng lên 956ha, tuy nhiên năm 2012 diện tích nuôi thủy sản giảm nhẹ còn 936ha. Do đó sản lượng nuôi trồng thủy sản liên tục tăng qua các năm. Bên cạnh đó, GTSX ngành thủy sản tăng qua các năm, năm 2001 GTSX thủy sản nuôi trồng là 14.140 triệu đồng, năm 2012 GTSX tăng lên 344.018 triệu đồng. Nguyên nhân do người dân tận dụng mặt nước mương vườn, sông rạch để nuôi với nhiều mô hình kết hợp: Lúa - cá, lúa - tôm, VAC (vườn, ao, chuồng), đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là phong trào nuôi cá tra xuất khẩu ở Phú Thành, mô hình nuôi cá rô đồng, nuôi ba ba ở Thiện Mỹ, Trà Côn, mô hình nuôi cá diêu hồng, cá sặc rằn ở Thới Hoà và nhiều mô hình đầu tư tập trung mang laị hiệu quả kinh tế rất cao, đã giúp ngành thủy sản chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong nội bộ ngành nông nghiệp, năm 2012 chiếm 10, 65% năm 2001 là 5,43%.(Bảng 4.1) Sau quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu, ngành thủy sản đạt được nhiều kết quả khả quan, tỷ trọng GTSX tăng lên trong nội bộ ngành nông nghiệp, diện tích nuôi trồng lẫn sản lượng đều tăng liên tục qua các năm, do thực hiện các mô hình nuôi trồng đạt nhiều hiệu quả. Bảng 4.14: Sản lượng và giá trị sản xuất của ngành khai thác thủy sản giai đoạn 2001 đến 2012 Năm Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm Sản lượng khai thác (tấn) Giá trị sản xuất (triệu đồng) 15.320 1.594,00 13.044 1.490,00 9.935 1.422,10 10.431 1.339,30 10.215 1.311,60 1.291,30 31 22.646 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 23.661 1.291,40 27.300 1.259,60 31.072 1.246,10 33.191 1.234,60 35.270 1.228,10 38.444 1.263,90 Nguồn: Niên giám thống kê, phòng thống kê huyện Trà Ôn, phòng NNPTNT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2004, 2007, 2012. Tình hình khai thác thủy sản huyện tương đối ổn định, sản lượng khai thác giảm qua các năm, năm 2001 sản lượng là 11.594 tấn, năm 2012 là 1263,9 tấn, giảm 330,1 tấn so với năm 2001, tuy nhiên sản lượng giảm khá ổn định, không có nhiều biến động trong vấn đề khai thác. Do thủy sản khai thác của huyện chủ yếu là khai thác trong các con sông, kênh rạch và mương vườn, thủy sản khai thác chủ yếu là tôm và cá, người dân thay nhau đánh bắt, không có quy hoạch, không có người quản lý, nên lượng thủy sản tự nhiên của huyện giảm dần qua từng năm, do đó sản lượng khai thác thủy sản của huyện liên tục giảm qua các năm. Bên cạnh sự giảm súc về sản lượng khai thác thì GTSX của khai thác thủy sản cũng giảm theo trong những năm 2001 – 2005, tuy nhiên từ năm 2006 đến năm 2012 GTSX thủy sản khai thác tăng liên tục qua các năm. Năm 2006 GTSX thủy sản khai thác là 22.646 triệu đồng, đến năm 2012 GTSX thủy sản khai thác tiếp tục tăng lên 38.444 triệu đồng. Ta thấy mặc dù sản lượng khai thác liên tục giảm nhưng trong những năm gần đây thì GTSX của thủy sản khai thác lại tăng lên, do đó việc bảo vệ và duy trì sản lượng đàn thủy sản tự nhiên nhằm mục đích khai thác bền vững trong tương lai cần được chú trọng. 32 4.2 SO SÁNH TÌNH HÌNH TRỒNG TRỌT, CHĂN NUÔI VÀ THỦY SẢN TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 4.2.1 So sánh tình hình sản xuất nội bộ ngành trồng trọt trước khi thực hiện chuyển dịch (2000) và sau khi thực hiện chuyển dịch (2012) Bảng 4.15: Diện tích và sản lượng nội bộ ngành trồng trọt năm 2000 và 2012 Chỉ Loại cây Năm 2000 Năm 2012 Chênh lệch tiêu trồng +/% Cây lúa 40.115,00 33.892,87 (6.222,13) (15,51) Diện Cây ăn tích trái 4.310,00 9.682,70 5.372,70 124,66 (ha) Rau màu 1.215,90 2.286,50 1.070,60 88,05 Sản lượng (tấn) Cây công nghiệp ngắn ngày 330,00 120,90 (209,10) (63,36) Cây lúa 186.138,00 202.627,51 16.489,51 8,86 Cây ăn trái 35.673,00 97.492,00 61.819,00 173,29 Rau màu 13.650,00 39.952,50 26.302,50 192,69 Cây công nghiệp ngắn ngày 21.590,00 5.316,86 (16.273,14) (75,37) Nguồn: Niên giám thống kê, phòng thống kê huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2000, 2012. 4.2.1.1 Cây lúa Thực hiện theo chỉ đạo của huyện về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng giảm diện tích trồng lúa, qua thời gian dài thực hiện chuyển dịch, chuyển dịch cây lúa của huyện đạt được nhiều kết quả khả quan. Diện tích trồng lúa giảm, năm 2000, diện tích cây lúa là 40.115ha, đến năm 2012 diện tích cây lúa giảm còn 33.892,87ha, giảm 15,51% so với năm 2000. Tuy có sự giảm sút về diện tích, nhưng do trong quá trình thực hiện chuyển dịch huyện đã tích cực thực hiện các công tác khuyến nông, công tác bảo vệ thực vật, bên cạnh đó người nông dân đã từng bước áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất cây lúa, do đó, sản lượng lúa lại tăng khi giảm về diện tích trồng. Năm 2012 sản lượng lúa là 202.627,51 tấn, tăng 8,86% so với năm 2000 (186.138 tấn). 33 60.00 Năng suất 59.78 tạ/ha Năng suất 46.40 tạ/ha 50.00 40.00 30.00 20.00 10.00 0.00 Năm 2012 Năm 2000 Nguồn: Niên giám thống kê, phòng thống kê huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long năm 2000 và 2012. Hình 4.1 Năng suất cây lúa giữa năm 2000 và năm 2012 Qua biểu đồ năng suất cây lúa giữa năm 2000 và năm 2012 (biểu đồ 1), cho ta thấy rõ hơn nữa hiệu quả của việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở cây lúa. Qua quá trình thực hiện chuyển dịch thì năng suất cây lúa được nâng cao, trước khi thực hiện chuyển dịch (năm 2000) năng suất cây lúa đạt mức 46,40 tạ/ha, và sau khi thực hiện chuyển dịch (năm 2012) thì năng suất cây lúa tăng lên 59,78 tạ/ha, tăng 13,38 tạ/ha. Qua kết quả sau nhiều năm thực hiện chuyển dịch, ta có thể khẳng định việc thực hiện công tác chuyển dịch cho cây lúa đã mang lại nhiều lợi ích hơn cho người nông dân, mặc dù diện tích cây lúa giảm, nhưng vẫn nâng cao năng suất cây lúa, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nông dân của huyện. 4.2.1.2 Cây ăn trái Không chỉ đạt được nhiều kết quả khả quan ở cây lúa, mà thực hiện chuyển dịch đối với cây ăn trái cũng có nhiều chuyển biến tích cực, mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân. 34 Sau nhiều năm thực hiện chuyển dịch, sản lượng cây ăn trái tăng lên một cách nhanh chóng. Năm 2000, sản lượng cây ăn trái là 35.673 tấn, đến năm 2012, sản lượng cây ăn trái tăng 61.819 tấn so với năm 2000 với mức sản lượng là 97.492 tấn. Thực hiện theo chỉ đạo của các cơ quan chính quyền địa phương về chú trọng trồng chuyên canh cây ăn trái, nhất là các giống cây mang lại hiệu quả kinh tế cao như cam sành, bưởi năm roi, quýt đường, bên cạnh đó huyện đã tích cực thực hiện công tác bảo vệ thực vật, hướng dẫn người dân chăm sóc và phục dịch bệnh ở cây trồng, nên sản lượng cây ăn trái tăng. Mặc dù diện tích trồng cây ăn trái cũng tăng qua các năm, năm 2000, diện tích trồng cây ăn trái là 4.310ha, năm 2012 là 96.820,7ha, tuy nhiên ta thấy năng suất cây ăn trái có sự gia tăng. Năng suất bình quân 99.39 tạ/ha 100 95 90 85 Năng suất bình quân 84.82 tạ/ha 80 75 Năm 2000 Năm 2012 Nguồn: Niên giám thống kê, phòng thống kê huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2000, 2012. Hình 4.2 Năng suất bình quân của cây ăn trái năm 2000 và 2012 Năm 2000, năng suất cây ăn trái chỉ đạt 84,82 tạ/ha, đến năm 2012, năng suất cây ăn trái tăng cao, tăng lên 99,39 tạ/ha, tăng 14,57 tạ/ha so với năm 2000. Sau thời gian dài thực hiện chuyển dịch, ta thấy việc thực hiện chuyển dịch đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nguời dân sản xuất so với trước khi thực hiện chuyển dịch, không những hướng cho người dân đầu tư vào trồng các loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhiều lợi nhuận, 35 mà còn góp phần tăng cao năng suất cây trồng cho người dân sản xuất của huyện. 4.2.1.3 Rau màu Cũng như cây lúa và cây ăn trái, sau thời gian dài thực hiện chuyển dịch cũng có nhiều tác động tích cực đến kết quả sản xuất đối với rau màu. Diện tích gieo trồng rau màu có sự gia tăng, năm 2000, diện tích gieo trồng dành cho rau màu là 1.215,9ha, đến năm 2012, diện tích gieo trồng tăng lên 2.286,5ha, tăng 1.070,6ha. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, huyện đã tích cực thực hiện công tác khuyến nông dành cho rau màu, hướng dẫn người dân thực hiện các mô hình đạt hiệu quả cao, do đó, sản lượng và năng suất rau màu đều tăng. 80 70 60 Năng suất bình quân 79.07 tạ/ha Năng suất bình quân 65.61 tạ/ha 50 40 30 20 10 0 Năm 2000 Năm 2012 Nguồn: Niên giám thống kê, phòng thống kê huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2000, 2012. Hình 4.3 Năng suất bình quân rau màu năm 2000 và 2012 Năm 2000, sản lượng rau màu là 13.650 tấn, năm 2012 sản lượng tăng lên 39.952,5 tấn, tăng 26.302,5 tấn so với năm 2000. Bên cạnh đó năng suất 36 rau màu cũng tăng lên, năm 2012, năng suất rau màu đạt 79,07 tạ/ha, tăng 13,46 tạ/ha so với năm 2000 (năng suất năm 2000 là 65,61 tạ/ha). Nhờ huyện đã tích cực thực hiện các công tác phục vụ trong quá trình sản xuất, hướng dẫn người nông dân sản xuất, gieo trồng các loại rau màu mang lại hiệu quả kinh tế cao, thực hiện các mô hình mẫu, hướng dẫn người nông dân phương thức gieo trồng, phòng chống bệnh, đã tác động tích cực đến kết quả sản xuất của người dân của huyện trong thời gian qua, dẫn đến sự gia tăng về diện tích, sản lượng và cả năng suất rau màu. 4.2.1.4 Cây công nghiệp ngắn ngày Riêng cây CNNN thì diện tích và sản lượng đều giảm qua các năm, năm 2012 diện tích giảm 209,1ha, sản lượng giảm 16.273,14 tấn so với năm 2000. Mặc dù sản lượng và diện tích cây CNNN giảm là do thực hiện theo phương hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, tuy nhiên với mức 63,36%, diện tích cây CNNN giảm giữa năm 2000 so với năm 2012, và mức 75,37%, sản lượng cây CNNN giảm giữa năm 2000 so với năm 2012, thì ta thấy mức sản lượng cây CNNN giảm nhanh hơn so với sự sụt giảm về diện tích đất trôngd. Nên ta có thể khẳng định trong quá trình hực hiện chuyển dịch cây CNNN đã không đạt được hiệu quả như những cây trồng khác. 4.2.2 So sánh tình hình chăn nuôi nội bộ ngành chăn nuôi trước khi thực hiện chuyển dịch (2000) và sau khi thực hiện chuyển dịch (2012) Bảng 4.16: Số lượng và sản lượng nội bộ ngành chăn nuôi năm 2000 và 2012 Chỉ tiêu Số lượng (ha) Sản lượng (tấn) Loại vật nuôi Lợn Bò Gia cầm Lợn Bò Gia cầm Năm 2000 Năm 2012 46.345 2.417 68.877 14.229 Chênh lệch +/% 22.532 48,62 11.812 488,71 866.634 769.874 6.280,00 12.100,20 (96.760) (11,17) 5.820,20 92,68 219,00 1.739,90 1.520,90 694,47 2.166,00 2.875,20 709,20 32,74 Nguồn: Niên giám thống kê, phòng thống kê huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2000, 2012 4.2.2.1 Lợn 37 Sau quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tình hình đàn lợn của huyện có sự thay đổi vượt bậc về số lượng. Năm 2000 tổng số đàn lợn của huyện là 46.345 con, năm 2012 tăng lên 68.877 con, tăng 22.532 con, tăng 48,62% so với năm 2000. Do trong quá trình thực hiện chuyển dịch, huyện đã tích cực thực hiện công tác thú y, tiêm phòng vaccine, vệ sinh chuồng trại phòng tránh dịch bệnh, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, nên người nông dân an tâm hơn về nuôi lợn, việc chăn nuôi lợn thuận lợi hơn rất nhiều, dẫn đến sản lượng đàn lợn của huyện tăng lên, năm 2000 sản lượng đạt 6.280 tấn, năm 2012 tăng lên 12.100,2 tấn, tăng 92,68% so với năm 2000. Năng suất 175.68 kg/con 180 160 140 Năng suất 135.51 kg/con 120 100 80 60 40 20 0 Năm 2000 Năm 2012 Nguồn: Niên giám thống kê, phòng thống kê huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2000, 2012. Hình 4.4 Năng suất lợn giữa năm 2000 và 2012 Cũng vì vấn đề chăn nuôi lợn của huyện luôn được chú trọng và giải quyết những khó khăn trong chăn nuôi, do đó, năng suất đàn lợn của huyện tăng theo sự gia tăng về số lượng và sản lượng, năm 2000 năng suất đàn lợn của huyện là 135,51 kg/con, năm 2012 là 175,68 kg/con. 4.2.2.2 Bò Bên cạnh chăn nuôi lợn đạt được nhiều kết quả khả quan, tình hình chăn nuôi bò của huyện cũng có chiều hướng tích cực, mang lại một nguồn thu lớn cho người dân chăn nuôi. Tổng số bò của huyện có sự gia tăng sau nhiều năm thực hiện chuyển dịch, năm 2000 số đàn bò của huyện là 2.417 con, năm 2012 tăng lên 14.229 38 con, tăng 488,71% so với năm 2000. Do thực hiện chương trình phát triển đàn bò chất lượng cao, theo hướng Sind hóa, huyện chủ động cung cấp bò giống cho người dân chăn nuôi, bên cạnh đó tăng cường công tác thú y, phòng trừ dịch bệnh cho đàn bò, nên sản lượng đàn bò tăng cao từ năm 2000 đến năm 2012, năm 2012 sản lượng bò là 1.739,9 tấn (năm 2000 là 219 tấn), tăng vượt bậc với 1.520,9 tấn, tăng 694,47% so với năm 2000. Năng suất 122.28 kg/con 140 120 Năng suất 90.61 kg/con 100 80 60 40 20 0 Năm 2000 Năm 2012 Nguồn: Niên giám thống kê, phòng thống kê huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2000, 2012. Hình 4.5 Năng suất bò giữa năm 2000 và 2012 Nhờ sự quan tâm vào việc chăn nuôi bò, vật nuôi có tính kinh tế cao, mang lại nhiều lợi nhuận cho người dân chăn nuôi, nên năng suất đàn bò tăng mạnh, năm 2012 trung bình một con bò đạt trọng lượng là 122,28 kg/con tăng mạnh so với năm 2000, năm 2000 trọng lượng trung bình một con bò là 90,61 kg/con. 4.2.2.3 Gia cầm Bên cạnh đó, chăn nuôi gia cầm của huyện cũng có nhiều thành tựu đáng kể, mang lại nhiều lợi ích cho người chăn nuôi. Tuy số lượng gia cầm có sự giảm sút, năm 2012 số lượng đàn gia cầm của huyện giảm 11,17% so với năm 2000, năm 2000 số lượng đàn gia cầm là 866.634 con, năm 2012 gia cầm giảm còn 769.874 con, tuy nhiên sản lượng đàn gia cầm tăng trong quá trình chuyển dịch, năm 2000 tổng đàn gia cầm đạt 39 2.166 tấn, năm 2012 sản lượng đàn gia cầm tăng lên 2.875,2 tấn, tăng 709,2 tấn (tăng 32,74%). Nguyên nhân do sự tích cực và kịp thời của các cơ quan chính quyền huyện trong công tác phòng trị dịch bệnh ở đàn gia cầm, kiểm soát nghiêm ngặt các trường hợp đàn gia cầm mắc các loại dịch cúm, nên sản lượng đàn gia cầm vẫn tăng qua các năm, dù số lượng có phần giảm sút. Năng suất 3.73 kg/con 4 3.5 3 2.5 Năng suất 2.5 kg/con 2 1.5 1 0.5 0 Năm 2000 Năm 2012 Nguồn: Niên giám thống kê, phòng thống kê huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2000, 2012. Hình 4.6 Năng suất gia cầm giữa năm 2000 và 2012 Bên cạnh đó, năng suất đàn gia cầm của huyện tăng cao. Năm 2000, bình quân mỗi con gia cầm đạt 2,5 kg/con, nhưng đến năm 2012, mức bình quân cân nặng của gia cầm tăng lên 3,73 kg/con. Kết luận: Qua kết quả chăn nuôi của huyện sau hơn 12 năm thực hiện chuyển dịch, ta thấy được vai trò của chuyển dịch đến kết quả chăn nuôi của toàn huyện, không những có sự mở rộng về quy mô chăn nuôi mà còn nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho người dân chăn nuôi. Nguyên nhân do trong thời gian thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, huyện đã thực hiện nhiều công tác thú y như: công tác tiêm phòng vaccine dịch tả, tựu huyết trùng, phó thương hàn, lỡ mồm long móng cho lợn, lỡ mồm long móng cho đàn bò, đàn gà, vịt được tiêm vaccine cúm H5N1, thực hiện công tác tiêu độc sát trùng. 40 Thực hiện công tác giám sát dịch bệnh, trạm thú y phối hợp với các tổ giám sát, giám sát tình hình dịch bệnh trên các đàn gia súc, gia cầm đã mang lại hiệu quả hơn trong ngành chăn nuôi. 4.2.3 So sánh tình hình nuôi trồng và khai thác thủy sản trước khi thực hiện chuyển dịch (2000) và sau khi thực hiện chuyển dịch (2012) Bảng 4.17: Diện tích và sản lượng nội bộ ngành thủy sản năm 2000 và 2012 Chỉ tiêu Diện tích(ha) Sản lượng( tấn) Loại cây trồng Nuôi trồng Năm 2000 480 Năm 2012 936 Nuôi trồng 1186 13415,80 Khai thác 1663 1263,90 Chênh lệch +/% 456 95 12229,80 1031,18 (399,10) (24) Nguồn: Niên giám thống kê, phòng thống kê huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2000, 2012. Bắt đầu thực hiện chuyển dịch từ năm 2001, ngành thủy sản của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng. Diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện tăng, năm 2000 diện tích nuôi trồng thủy sản là 480, đến năm 2012 diện tích nuôi trồng của huyện là 936 ha, tăng 456ha (tăng 95%) so với năm 2000. Vì thế sản lượng nuôi trồng cũng gia tăng theo, năm 2012, sản lượng thủy sản là 13415,80 tấn, tăng 1031,18% so với năm 2000 (1186 tấn). Đây là kết quả của việc người dân tận dụng diện tích mương vườn để nuôi trồng, thực hiện nuôi trồng theo mô hình VAC (vườn, ao, chuồng), VACR (vườn, ao, chuồng, ruộng), mô hình nuôi cá tra bãi bồi, kết hợp mô hình lúa-cá, lúa-tôm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. 41 Năng suất 143.33 tạ/ha 160 140 120 100 80 60 40 20 0 Năng suất 24.71 tạ/ha Năm 2012 Năm 2000 Nguồn: Niên giám thống kê, phòng thống kê huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2000, 2012. Hình 4.7 Năng suất trồng trọt thủy sản năm 2000 và 2012 Do đó, năng suất nuôi trồng thủy sản tăng qua các năm. Năm 2012 năng suất thủy sản tăng lên 143,33 tạ/ha, tăng 11,86 tạ/ha (480,09%) so với năm 2000 (24,71 tạ/ha). Riêng đối với lĩnh vực khai thác thủy sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn sau thời gian thực hiện chuyển dịch. Sản lượng khai thác giảm, năm 2000 sản lượng khai thác thủy sản là 1.663 tấn, đến năm 2012 mức sản lượng khai thác thủy sản chỉ đạt 1.263,9 tấn, giảm 399,1 tấn. Nguyên nhân do huyện vẫn chưa tích cực và chú trọng trong việc phát triển ngành khai thác thủy sản của huyện dẫn đến sản lượng khai thác thủy sản tự nhiên giảm sau thời gia thực hiện chuyển dịch. 42 4.3 SO SÁNH GIỮA CÁC MÔ HÌNH 4.3.1 So sánh hiệu quả sản xuất giữa mô hình trồng lúa và mô hình cánh đồng mẫu Bảng 4.18: Các chỉ tiêu hiệu quả của mô hình trồng lúa và mô hình cánh đồng mẫu Chỉ tiêu Mô hình Mô hình Chênh lệch trồng lúa cánh đồng +/% mẫu Chi phí (đồng) 19.006.900 16.302.000 (2.704.900,00) (85,77) Thu nhập (đồng) 38.500.000 39.600.000 1.100.000,00 102,86 Lợi nhuận (đồng) 19.493.100 23.298.000 3.804.900,00 119,52 Thu nhập/Chi phí 2,03 2,43 0,40 119,92 Lợi nhuận/Chi 1,03 1,43 0,40 139,35 phí Nguồn: Phòng nông nghiệp phát triển nông thôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2012. Nhận xét: Ta thấy giữa hai mô hình, mô hình trồng lúa (ngoài mô hình cánh đồng mẫu) và mô hình cánh đồng mẫu thì mô hình cánh đồng mẫu mang lại nhiều lợi ích kinh tế hơn cho người nông dân. Khi thực hiện mô hình cánh đồng mẫu người nông dân có thể tiết kiệm chi phí hơn so với mô hình trồng lúa, bên cạnh đó mức thu nhập và lợi nhuận đem lại cho người nông dân cao hơn. Chi phí khi đầu tư vào sản xuất cánh đồng mẫu là 16.302.000 đồng/ha, thấp hơn 2.704.900 đồng/ha so với việc trồng lúa ngoài mô hình với chi phí là 19.006.900 đồng/ha. Trong khi đó thì khi thực hiện mô hình cánh đồng mẫu mang lại thu nhập và lợi nhuận cao hơn so với mô hình trồng lúa. Mô hình cánh đồng mẫu mang lại thu nhập cho người nông dân là 39.600.000 đồng/ha, cao hơn trồng lúa ngoài mô hình 1.100.000 đồng/ha. Chi phí thấp hơn, thu nhập cao hơn, nên lợi nhuận từ việc đầu tư vào mô hình cánh đồng mẫu cao hơn so với trồng lúa ngoài mô hình cánh đồng mẫu. Lợi nhuận từ việc đầu tư sản xuất cảnh đồng mẫu là 23.298.000 đồng/ha, cao hơn ngoài mô hình 3.804.900 đồng/ha (lợi nhuận là 19.493.100 đồng/ha). Thực hiện mô hình cánh đồng mẫu là một hình thức sản xuất mới có sự phối hợp giữa 4 nhà, là nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông. Người nông dân sẽ liên kết lại với nhau và cùng liên kết với công ty bảo 43 vệ thực vật, và doanh nghiệp thu mua lúa sau khi thu hoạch. Người nông dân cùng gieo trồng chung một loại giống do công ty bảo vệ thực vật cung cấp, đó là những loại giống xác nhận, có chất lượng cao, có thể đáp ứng yêu cầu chất lượng dành cho xuất khẩu, bên cạnh đó công ty bảo vệ thực vật còn trực tiếp cung cấp thuốc trừ sâu, phân bón cho người nông dân, không qua trung gian, nên người dân sẽ tiết kiệm được một phần chi phí. Ngoài ra, nông dân còn được sự hổ trợ từ các nhà kỹ thuật nông nghiệp về tư vấn gieo sạ, phân thuốc, dịch bệnh ở cây lúa, nên người nông dân sẽ được tiếp cận hơn nữa về khoa học kỹ thuật cho cây lúa. Do đó, cánh đồng mẫu mang lại mức thu nhập và lợi nhuận trên mỗi đồng chi phí mà người nông dân bỏ ra luôn cao hơn sao với trồng lúa ngoài mô hình cánh đồng mẫu. Đối với mô hình cánh đồng mẫu thì khi nông dân bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ nhận được 2,43 đồng thu nhập và 1,43 đồng lợi nhuận, cao hơn so với mô hình trồng lúa (khi nông dân đầu tư 1 đồng chi phí chỉ nhận lại 2,03 đồng thu nhập và 1,03 đồng lợi nhuận). Kết luận: Ta thấy mô hình cánh đồng mẫu không những mang lại nhiều thu nhập hơn cho người nông dân, mà còn giúp nông dân tiết kiệm chi phí, tiếp cận khoa học kỹ thuật, sản xuất mang lại hiệu quả hơn so với hình thức trồng lúa nhỏ lẻ từng nông hộ mà nông dân hay áp dụng. 4.3.2 So sánh hiệu quả giữa mô hình trồng lúa và mô hình dưa hấu Bảng 4.19: Các chỉ tiêu hiệu quả của mô hình trồng lúa và mô hình dưa hấu Chỉ tiêu Mô hình Mô hình dưa Chênh lệch trồng lúa hấu +/% Chi phí (đồng) 19.006.900 37.500.000 18.493.100,00 197,30 Thu nhập (đồng) 38.500.000 112.500.000 74.000.000,00 292,21 Lợi nhuận (đồng) 19.493.100 75.000.000 55.506.900,00 384,75 Thu nhập/Chi phí 2,03 3 0,97 148,11 Lợi nhuận/Chi phí 1,03 2 0,97 195,01 Nguồn: Phòng nông nghiệp phát triển nông thôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2012. Nhận xét: Giữa mô hình trồng lúa và mô hình dưa hấu, thì mô hình trồng lúa vẫn kém hiệu quả hơn so với mô hình này. Mặc dù với số vốn đầu tư ít hơn nhiều so với mô hình trồng dưa hấu và mô hình trồng củ sắn, nhưng mức lợi nhuận nhận được thì hai mô hình này đem lại cho người nông dân cao hơn mô hình trồng lúa rất nhiều. 44 Chi phí để đầu tư vào gieo trồng dưa hấu là 37.500.000 đồng/ha, cao hơn mô hình trồng lúa 18.493.100 đồng/ha, tuy vậy mức thu nhập mà nông dân nhận lại từ việc trồng dưa hấu cao hơn trồng lúa gấp 292,21%, thu nhập trồng dưa là 112.500.000 đồng/ha, còn thu nhập từ trồng lúa chỉ đạt mức 38.500.000 đồng/ha, nên lợi nhuận người nông dân còn lại sau khi sản xuất dưa hấu lớn hơn rất nhiều so với trồng lúa, lợi nhuận trồng dưa đạt được là 75.000.000 đồng/ha, và cao hơn 55.506.900 đồng/ha, cao hơn 384,75% so với mô hình trồng lúa. Từ bảng số liệu ta thấy khi đầu tư vào sản xuất dưa hấu người nông dân sẽ thu lại mức lợi nhuận trên mức chi phí bỏ ra cao hơn so với việc sản xuất lúa. Đối với mô hình trồng lúa, người sản xuất chỉ thu lại được 2,03 đồng thu nhập khi đầu tư vào sản xuất với 1 đồng chi phí, và sẽ còn lại 1,03 đồng lợi nhuận khi bỏ ra 1 đồng chi phí bỏ ra khi sản xuất lúa. Mức thu nhập và lợi nhuận nhận trên 1 đồng chi phí nhận được khi sản xuất cây lúa thấp hơn 0,97 đồng về cả thu nhập và lợi nhuận so với thực hiện mô hình trồng dưa hấu. Đối với mô hình trồng dưa hấu, mỗi đồng chi phí cho việc trồng dưa sẽ nhận lại được 3 đồng thu nhập và 2 đồng lợi nhuận, mức này cao hơn so với trồng lúa. Kết luận: Mặc dù khi đầu tư vào mô hình trồng dưa hấu, nông dân phải bỏ ra chi phí cho việc cây giống, phân thuốc và nhân công so với cây lúa, nhưng trồng dưa hấu lại đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình trồng lúa. 4.3.3 So sánh hiệu quả sản xuất giữa mô hình trồng lúa và mô hình trồng củ sắn Bảng 4.20: Các chỉ tiêu hiệu quả của mô hình trồng lúa và mô hình trồng củ sắn Chỉ tiêu Mô hình Mô hình củ Chênh lệch trồng lúa sắn +/% 19.006.900 100.000.000 80.993.100,00 526,12 38.500.000 250.000.000 211.500.000,00 649,35 19.493.100 150.000.000 130.506.900,00 769,50 2,03 2,5 0,47 123,42 1,03 1,5 0,47 146,26 Chi phí (đồng) Thu nhập (đồng) Lợi nhuận (đồng) Thu nhập/Chi phí Lợi nhuận/Chi phí Nguồn: Phòng nông nghiệp phát triển nông thôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2012. Tương tự mô hình trồng dưa hấu, mô hình trồng củ sắn cũng đem lại hiệu quả kinh tế hơn so với mô hình trồng lúa. Mặc dù với chi phí ban đầu bỏ ra 45 cho việc trồng củ sắn cao hơn rất nhiều so với cây lúa, nhưng củ sắn lại đem lại nguồn thu nhập và lợi nhuận cao hơn so với mô hình trồng lúa. Chi phí để sản xuất trên 1 ha đất trồng củ sắn là 100.000.000 đồng, trong khi đó chi phí dành cho sản xuất cây lúa chi có 19.006.900 đồng/ha, thấp hơn 80.993.100 đồng/ha so với mô hình trồng củ sẳn. Tuy nhiên, thu nhập từ việc trồng lúa chỉ đạt mức 38.500.000 đồng/ha ít hơn thu nhập từ việc trồng củ sắn đến 211.500.000 đồng/ha, thu nhập trồng củ sắn là 250.000.000 đồng/ha. Bên cạnh đó lợi nhuận từ trồng củ sắn cũng cao hơn rất nhiều so với cây lúa, lợi nhuận từ củ sắn là 150.000.000 đồng/ha, lợi nhuận từ cây lúa chỉ có 19.493.100 đồng/ha, thấp hơn 130.506.900 đồng/ha so với mô hình trồng củ sắn. Ngoài ra việc đầu tư vào trồng củ sắn sẽ mang lại thu nhập và lợi nhuận trên một đồng chi phí bỏ ra cao hơn so với mô hình trồng lúa. Đối với mô hình trồng lúa thì 1 đồng chi phí bỏ ra chỉ thu được 2,03 đồng thu nhập và nhận được 1,03 đồng lợi nhuận, nhưng khi đầu tư vào củ sắn thì người nông dân sẽ nhận được 2,5 đồng thu nhập và 1,5 đồng lợi nhuận khi đầu tư 1 đồng chi phí cho việc gieo trồng củ sắn. Kết luận: Mặc dù với chi phí bỏ ra cho gieo trồng rau màu lớn hơn trồng lúa, nhưng khi thực hiện các mô hình sản xuất rau màu luôn đem lại nguồn thu nhập và mức lợi nhuận cao hơn cho người nông dân so với việc trồng lúa. 4.3.4 So sánh hiệu quả sản xuất giữa mô hình trồng lúa và mô hình trồng đậu nành Bảng 4.21: Các chỉ tiêu hiệu quả của mô hình trồng lúa và mô hình trồng đậu nành Chỉ tiêu Chi phí (đồng) Thu nhập (đồng) Lợi nhuận (đồng) Thu nhập/Chi phí Lợi nhuận/Chi phí Mô hình Mô hình đậu Chênh lệch trồng lúa nành +/% 19.006.900 5.350.000 (13.656.900,00) (28,15) 38.500.000 41.000.000 2.500.000,00 106,49 19.493.100 35.650.000 16.156.900,00 182,89 2,03 7,66 5,63 378,34 1,03 6,66 5,63 649,73 Nguồn: Phòng nông nghiệp phát triển nông thôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2012. Nhận xét: 46 Ta thấy giữa mô hình trồng lúa và mô hình trồng đậu nành có sự chệnh lệch rất lớn về chi phí, thu nhập và lợi nhuận, mô hình trồng đậu nành mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình trồng lúa rất nhiều. Đối với mô hình trồng đậu nành người dân sản xuất chỉ đầu tư với số vốn ít (chi phí là 5.350.000 đồng/ha, mô hình trồng lúa là 19.006.900 đồng/ha), nhưng có nguồn thu nhập và mức lợi nhuận cao hơn so với mô hình trồng lúa (mô hình trồng đậu nành: thu nhập là 41.000.000 đồng/ha, lợi nhuận đạt 35.650.000 đồng/ha, đối với mô hình trồng lúa: thu nhập là 38.500.000 đồng/ha, lợi nhuận là 19.493.100 đồng/ha). Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy khi đầu tư vào sản xuất đậu nành, nguồn lợi người dân được hưởng trên mỗi đồng vốn bỏ ra cũng cao hơn rất nhiều so với mô hình trồng lúa. Đối với mô hình trồng lúa, mỗi đồng chi phí bỏ ra, người dân thu về được 2,03 đồng thu nhập và trên mỗi đồng chi phí người dân thu đươc 1,03 đồng lợi nhuận, đối với mô hình trồng đậu nành, mỗi đồng chi phí bỏ ra người dân thu được 7,66 đồng thu nhập và 6,66 đồng lợi nhuận từ việc gieo trồng đậu nành. Kết luận: Khi người nông dân đầu tư vào trồng đậu nành không những mang lại nguồn lợi lớn hơn so với mô hình trồng lúa, mà bên cạnh đó, khi đầu tư vào cây đậu nành người nông dân sẽ có them ưu thế rất lớn về vấn đề vốn đầu tư, chi phí bỏ ra cho việc trồng đậu nành rất thấp, dễ dàng cho mọi đối tượng nông dân áp dụng. 4.3.5 So sánh hiệu quả sản xuất giữa mô hình trồng lúa và mô hình trồng cam Bảng 4.22: Các chỉ tiêu hiệu quả của mô hình trồng lúa và mô hình trồng cam Chỉ tiêu Chi phí (đồng) Thu nhập (đồng) Lợi nhuận (đồng) Thu nhập/Chi phí Lợi nhuận/Chi phí Mô hình Mô hình Chênh lệch trồng lúa cam +/% 19.006.900 110.000.000 90.993.100,00 578,74 38.500.000 279.500.000 241.000.000,00 725,97 19.493.100 169.500.000 150.006.900,00 961,88 2,03 2,54 0,51 125,44 1,03 1,54 0,51 166,20 Nguồn: Phòng nông nghiệp phát triển nông thôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, 2012. Nhận xét: 47 Còn đối với mô hình trồng cam và mô hình trồng lúa, ta thấy, mô hình trồng lúa vẫn không mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây cam. Mô hình trồng lúa có mức chi phí thấp hơn mô hình trồng cam rất nhiều, mức chi phí đầu tư trồng lúa là 19.006.900 đồng/ha, còn mức chi phí dành cho việc trồng cam là 110.000.000 đồng/ha, cao hơn chi phí trồng lúa là 90.993.100 đồng/ha, cao hơn 578,74%, nhưng thu nhập và lợi nhuận mà người nông dân có được khi đầu tư vào cây lúa lại ít hơn rất nhiều so với cây cam. Thu nhập của việc đầu tư vào cây lúa chỉ đạt 38.500.000 đồng/ha và lợi nhuận là 19.493.100 đồng/ha, trong khi đó thì thu nhập mà người nông dân nhận được khi trồng cam lên đến 279.500.000 đồng/ha, và lợi nhuận là 187.500.000 đồng/ha, mức thu nhập và lợi nhuận cao hơn lần lượt là 725,97% và 961,88% so với mô hình trồng lúa. Từ bảng số liệu ta thấy, khi đầu tư vào cây cam thì nông dân sẽ nhận được phần lời trên mỗi đồng vốn bỏ ra cao hơn so với trồng lúa, mặc dù chi phí dành cho việc trồng cam cao hơn rất nhiều so với cây lúa. Đối với mô hình trồng lúa, mỗi đồng chi phí người dân bỏ ra chỉ thu về được 2,03 đồng thu nhập và 1,03 đồng lợi nhuận, còn đối với mô hình trồng cam, thì người nông dân sẽ nhận được 2,54 đồng thu nhập khi bỏ ra 1 đồng lợi nhuận, cao hơn 0,52 đồng so với mô hình trồng lúa, và nhận được 1,70 đồng lợi nhuận khi bỏ ra 1 đồng chi phí, cao hơn 0,68 đồng lợi nhuận khi đầu tư vào cây lúa. Kết luận: Mặc dù khi đầu tư vào mô hình trồng cam thì người nông dân sẽ tốn kém nhiều chi phí hơn so với mô hình trồng lúa, nhưng mô hình trồng cam lại mang lại nguồn lợi nhuận lớn hơn mô hình trồng lúa rất nhiều. 48 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TỪ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 5.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Sau thời gian dài thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng GTSX ngành thủy sản gia tăng qua các năm, trong nội bộ ngành nông nghiệp GTSX ngành chăn nuôi, dịch vụ gia tăng, riêng đối với ngành trồng trọt thì tỷ trọng GTSX cây ăn trái và rau màu gia tăng. Bên cạnh đó, nhiều cây trồng, vật nuôi đạt năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Tuy đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng trong quá trình thực hiện chuyển dịch huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cần quan tâm và giải quyết. Đối với cây lúa: Vấn đề về dịch bệnh vẫn là mối đe dọa đến tình hình sản xuất cây lúa, nông dân vẫn chưa có sự thống nhất về thời gian gieo sạ, do đó dịch bệnh còn xảy ra tình trạng lây lan từ cánh đồng này sang cánh đồng khác; công tác thủy lợi được thực hiện khá tốt, tuy nhiên do điều kiện khí hậu có nhiều thay đổi, mực nước dâng càng cao, làm ảnh hưởng đến việc thả nước ra vô phục vụ cho mùa sạ của nông dân; ngoài ra vấn đề giá bán cũng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất cây lúa; mặc dù thực hiện cánh đồng mẫu lớn tuy nhiên vẫn chỉ số ít nông dân tham gia; bên cạnh đó thì vấn đề giống lúa phục vụ cho gieo sạ cũng còn nhiều hạn chế, lúa giống kém chất lượng còn được nông dân sử dụng nhiều. Đối với cây ăn trái: Cũng như cây lúa trong quá trình thực hiện chuyển dịch, cây ăn trái gặp khá nhiều khó khăn, nhất là về dịch bênh ở cây trồng, ngoài ra tình hình nước dâng cao qua mỗi năm đã ảnh hưởng đến việc chăm sóc cây trồng, bên cạnh đó thì vấn đề giá bán bấp bênh, thiếu vốn đầu tư, và giống cây trồng cũng cần được quan tâm và sự hỗ trợ của cán bộ huyện. Đối với rau màu: Đầu tư vào rau màu thì nông dân gặp khá nhiều khó khăn về chi phí đầu tư và nhất là có đầu ra ổn định nhằm hạn chế vấn đề bị thương lái ép giá. 49 Đối với cây công nghiệp ngắn ngày: Do điều kiện thổ nhưỡng của huyện không thích hợp phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, do đó, diện tích và sản lượng cây công nghiệp ngắn ngày giảm trong thời gian qua. Đối với chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, gia cầm của huyện luôn được chú trọng và phát triển, tuy nhiên vấn đề dịch bệnh vẫn luôn tồn tại và ảnh hưởng đến kết quả chăn nuôi của nông dân, bên cạnh đó thì chi phí dành cho con giống và giống vật nuôi chất lượng luôn là vấn đề tồn tại của ngành chăn nuôi huyện. Đối với thủy sản: Trong quá trình thực hiện chuyển dịch giá bán bấp bênh đã ảnh hưởng đến tình hình nuôi trồng thủy sản rất lớn, nông dân không mạnh dạn đầu tư vào việc nuôi trồng, dẫn đến không tận dụng được hết tầng nước mặt cho việc nuôi trồng. Đối với ngành khai thác, do không được sự quan tâm và chú trọng của cán bộ nông nghiệp, nên sản lượng khai thác thủy sản giảm qua các năm. 5.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG VẬT NUÔI CỦA HUYỆN 5.2.1 Giải pháp phát triển cây lúa Trong quá trình thực hiện chuyển dịch, nông dân đã từng bước tiếp cận khoa học kỹ thuật vào sản xuất cây lúa thông qua công tác khuyến nông, tổ chức tập huấn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về kỹ thuật canh tác lúa chất lượng cao, phòng trừ sâu bệnh trên lúa, bên cạnh đó mở các cuộc hội thảo về mô hình cánh đồng mẫu lớn, mô hình nhân giống lúa, góp phần nâng cao sản lượng và năng suất cây lúa. Tuy nhiên người dân vẫn còn chậm chạp trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, mô hình trình diễn lúa mặc dù mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng chỉ được trình diễn ở 1 số nơi của huyện, bên cạnh đó mô hình chỉ được một số ít người dân tham gia. Do đó, cần quan tâm hơn nữa về công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật. Cần thực hiện nhiêu đợt tập huấn hơn nữa, giúp người dân tiếp xúc nhiều hơn trong việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp nông dân nhận thức được việc áp dụng này mặc dù tốn kém chi phí hơn so với cách thức lao động truyền thống nhưng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và nâng cao kết quả sản xuất hơn. Đối với xây dựng mô hình trình diễn cánh đồng mẫu lớn, cần phổ biến rộng rãi hơn nữa ở toàn huyện, khuyến khích người dân cùng tham gia vào mô hình, thực hiện một số công tác vận động, giải thích cho người nông dân hiểu biết về lợi ích khi tham gia vào mô hình. Bên cạnh công tác khuyến nông thì công tác bảo vệ thực vật cũng có vai trò to lớn đối với sản xuất cây lúa của huyện. Một mặt theo dõi diễn biến dịch bệnh ở cây lúa, song song đó hướng dẫn nông dân xuống giống né rầy, phun thuốc xịt rầy, hạn chế rầy bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Chính vì vai trò quan trọng của công tác bảo vệ thực vật đối với sản xuất cây lúa, nên việc tiếp tục phát huy vài trò của công tác bảo vệ thực vật, của các cán bộ kỹ thuật phụ trách địa bàn càng được chú trọng hơn nữa. Tích cực trong công tác theo dõi dịch bệnh, thường xuyên kiểm tra diễn biến dịch bệnh, nhất là vào thời gian dịch bệnh hay xảy ra, hướng dẫn, kêu gọi nông dân cùng đồng loạt xuống 50 giống, phun thuốc nhằm đẩy lùi dịch hại đồng loạt trên diện rộng. Tránh tình trạng dịch bệnh lây lan giữa các nông hộ khác nhau do không có sự đồng loạt trong quá trình phòng trị bệnh dịch. Ngoài ra công tác thủy lợi cũng rất quan trọng đối với việc trồng lúa, thông qua thực hiện tốt công tác thủy lợi, nông dân dễ dàng hơn trong việc tránh nước dâng, hay tình trạng thiếu nước do mùa khô ảnh hưởng đến quá trình gieo sạ, và sinh trưởng của cây lúa. Do đó, cần quan tâm hơn nữa công tác thủy lợi, thực hiện bờ bao quanh các cánh đồng, nhằm chủ động trong việc thả nước ra, vào phục vụ trong quá trình sản xuất lúa. Trong quá trình chuyển dịch, mặc dù nông dân đã tích cực hơn trong việc sử dụng các loại giống chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng đa số nông dân vẫn còn ưu chuộng giống lúa IR50404 (36,30% số giống gieo sạ), giống lúa dễ dàng canh tác, ít sâu bệnh, giá lúa giống thấp nhưng giá thành không cao, bênh cạnh đó năng suất lại thấp hơn các loại giống lúa mới hiện nay. Do đó, cần tích cực vận động, nông dân trong vấn đề chọn giống lúa canh tác mang lại hiệu quả kinh tế cao, tổ chức một số cuộc hội thảo nhằm tuyên truyền các ưu điểm của các giống lúa mới, khuyến khích nông dân áp dụng, bên cạnh đó giải thích rõ những mặt lợi khi đầu từ sản xuất lúa chất lượng so với giống lúa IR50404. Tăng dần lượng lúa giống chất lượng cao cho gieo sạ, và dần dần hướng nông dân chỉ đầu từ sản xuất vào các loại lúa chất lượng cao, giá cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao. 5.2.2 Giải pháp phát triển cây ăn trái Sau thời gian dài thực hiện chuyển dịch, sản xuất cây ăn trái của huyện đạt được nhiều kết quả tích cực, diện tích và sản lượng đều tăng, do lợi nhuận thu được từ việc trồng cây ăn trái cao hơn so với các mô hình còn lại, đặc biệt là cam, bưởi, nhãn, chôm chôm, nên tỷ trọng GTSX của cây ăn trái trong nội bộ ngành trồng trọt tăng lên sau nhiều năm thực hiện chuyển dịch. Tuy nhiên vấn đề dịch bệnh đã và đang là mối lo ngại của nông dân trồng cây, bệnh vàng lá ở cây có múi, bệnh đục trái ở cây bưởi, bệnh chổi rồng ở cây nhãn, đã ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng rất nhiều, nhưng do thực hiện nhanh chóng và kịp thời của công tác bảo vệ thực vật, do đó, kết quả sản xuất cây ăn trái vẫn được giữ vững và gia tăng. Nên cần quan tâm hơn nữa công tác bảo vệ thực vật, đặc biệt là các cuộc tập huấn cho nông dân trong việc phòng trị các loại bệnh ở cây trồng, bên cạnh đó cử các cán bộ kỹ sư giúp nông dân trong công tác trồng cây từ lên líp, xuống cây giống, đến khi chăm sóc cây trưởng thành, thông qua đó truyền đạt kinh nghiệm trồng cây cho nông dân, giúp nông dân có kiến thức và tiếp cận hơn nữa khoa học kỹ thuật trong sản xuất ngoài kinh nghiệm dân gian. Vấn đề vốn cũng là vấn đề quan trọng cần được sự hỗ trợ của cơ quan chính quyền cho nông dân của huyện trong việc đầu tư vào trồng cây ăn trái, nhất là cây ăn trái ngày càng bị nhiều dịch bệnh như hiện nay. Do đó, cần có sự hỗ trợ của cơ qua chính quyền và ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn của huyện, về ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn thực hiện cho nông dân vay tiền trong việc đầu tư vốn vào sản xuất như cây giống, phân bón, 51 thuốc trừ sâu. Các cơ quan chính quyền của huyện cần tập trung một phần kinh phí của huyện cho việc cung cấp thuốc xịt trị bệnh ở cây trồng khi bệnh lây lan ở diện rộng, quá tầm kiểm soát của nông dân như bệnh trổi rồng ở nhãn, nhằm giúp đỡ nông dân trong việc khắc phục và giảm nhẹ thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Bên cạnh đó khó khăn về cây giống cũng là vấn đề cần được chú trọng, do nông dân càng đầu tư vào trồng cây ăn trái nhiều hơn trước nên cây giống ngày càng tăng giá, tuy nhiên vấn đề khó khăn hơn là giống cây sạch bệnh và chất lượng lại không được đảm bảo cho nông dân. Vào mùa mưa nước thường hay dâng lên cao, gây ngập ún, thối rễ ở cây trồng, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. Tuy vậy, nhờ vào công tác thủy lợi, đã hạn chế và ngăn chặn tác động của nước dâng. Do đó, cần tiếp tục tiến hành công tác thủy lợi vào mùa mưa, đắp bờ bao vườn, nạo vét đắp bờ bao kênh, nạo vét kênh cặp lộ đan, tránh nước dâng lên vào mương vườn gây bệnh thối rễ ở cây trồng. 5.2.3 Giải pháp phát triển rau màu Qua nhiều năm thực hiện chuyển dịch, rau màu đạt được nhiều kết quả khả quan, diện tích trồng rau liên tục tăng, do nguồn lợi từ việc thực hiện các mô hình xen canh 2 lúa 1 màu, đã thúc đẩy nông dân đầu tư vào sản xuất rau màu. Do đó, cần phổ biến rộng rãi cho nông dân về phương thức trồng xen canh lúa màu thông qua các cuộc hội thảo hay thực hiện các mô hình trình diễn và mời nông dân tham dự, đặc biệt là những vùng chỉ chuyên canh cây lúa, bên cạnh đó khuyến khích các hộ nông dân đã và đang thực hiện các mô hình trồng rau màu thực hiện tuyên truyền, khuyến khích các hộ nông dân khác cùng nhau thực hiện. Ngoài ra thực hiện các cuộc hội thảo nông dân nhằm khuyến khích nông dân tham gia vào việc trồng rau màu, lên liếp trồng rau luân canh ở những vùng chuyên lúa, hoặc những vùng trồng lúa không đạt hiệu quả cao, có thể do đất đai bị nhiễm phèn, độc, kém màu mỡ, thông qua mô hình trồng rau, đậu giúp tái tạo lại đất trồng. Vấn đề chi phí đầu tư cho việc trồng rau màu vẫn là nỗi lo của nhiều nông dân, mặc dù các mô hình trồng màu mang lại lợi nhuận cao hơn trồng lúa rất nhiều nhưng do chi phí ban đầu quá lớn, dẫn đến nông dân còn lo ngại, không đủ khả năng thực hiện, do đó, ngân hàng cần có sự hỗ trợ cho nông dân về chi phí thông qua cho vay với lãi suất ưu đãi, hoặc các cơ quan địa phương thực hiện cung cấp giống rau màu cho nông dân và thu lại sau khi nông dân thu hoạch. Giá cả rau màu luôn có sự biến động thất thường đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất đối với rau màu của huyện. Do đó, cần có biện pháp bình ổn giá rau màu, giúp nông dân yên tâm hơn trong việc đầu tư vào loại cây trồng này. Tìm đầu ra nhất định cho các sản phẩm sau thu hoạch là giải pháp thiết thực và có thể chủ động được đối với giá cả thị trường bấp bênh hiện nay. Ký kết hợp đồng về giá cả trước khi thực hiện thu hoạch nông sản giữa nông 52 dân và thương lái, nhằm giảm phần thiệt hại cho nông dân khi bị ép giá sau thời gian thu hoạch. 5.2.4 Giải pháp phát triển cây công nghiệp ngắn ngày Do không được sự quan tâm trong quá trình thực hiện chuyển dịch, nên năng suất của cây CNNN có sự sụt giảm. Do đó, vấn đề cần được giải quyết là sự quan tâm đúng mức của cán bộ nông nghiệp đối với loại cây trồng này, nhằm nâng cao năng suất. Ngoài ra do đặc điểm đất đai không phù hợp trồng cây công nghiệp, nên diện tích cây CNNN của huyện liên tục giảm, bên cạnh đó các mô hình trồng rau màu, cây ăn trái luôn đạt nhiều lợi nhuận nên nông dân đầu tư vào các loại cây trồng khác. Tuy vậy, giá trị sản xuất và tỷ trọng cây CNNN luôn tăng qua các năm, phần lớn do lợi nhuận thu được từ trồng cây đậu nành. Do đó, cần chú trọng hơn nữa mô hình mang lại lợi ích này. Khuyến khích nông dân tiếp tục đầu tư vào mô hình đậu nành, mở rộng thêm diện tích cây trồng, thực hiện mô hình trình diễn ở nhiều xã, nhất là đối với các xã chuyên canh cây lúa, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 5.2.5 Giải pháp phát triển ngành chăn nuôi Trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ngành chăn nuôi đã có được nhiều kết quả khả quan. Số lượng và sản lượng đàn gia súc gia cầm đều tăng. Tuy nhiên các loại dịch bệnh vẫn là mối đe dọa đối với người dân chăn nuôi, nhưng với sự tác động mạnh mẽ của công tác thú y trong phòng trị dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm, đã ngăn chặn và hạn chế tổn thất do bệnh dịch gây ra. Nên công tác thú y càng được chú trọng hơn nữa trong quá trình chuyển dịch, nhằm nâng cao hơn nữa kết quả thực hiện chuyển dịch đối với ngành chăn nuôi. Đặc biệt là công tác tiêm phòng, chủ động thực hiện tiêm phòng vaccine cho đàn gia súc, gia cầm, vaccine dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn cho lợn, và đặc biệt là vaccine lỡ mồm long móng ở lợn, bò, vaccine dịch tả đàn vịt, tụ huyết trùng gia cầm, và nhất là H5N1. Bên cạnh đó cần chú ý hơn nữa công tác giám sát dịch bệnh, trạm thú y nên kết hợp với tổ giám sát thường xuyên kiểm tra các đàn gia súc gia cầm, nhanh chóng phát hiện dịch bệnh, kịp thời thực hiện điều trị và tiêu hủy các ổ dịch, tránh lây lan ra diện rộng. Ngoài ra công tác tiêu độc sát trùng cũng cần tích cực thực hiện, nhằm tiêu diệt các loại virut gây bệnh, đề phòng dịch bệnh ngay từ đầu, tránh phát tán thành dịch bệnh, làm tổn thất số lượng đàn gia súc, gia cầm, ảnh hưởng đến kết quả chăn nuôi của huyện. Riêng công tác kiểm dịch vận chuyển cũng cần được tăng cường thực hiện. Đội kiểm tra lưu động cần nghiêm ngặt trong quá trình kiểm tra gia súc, gia cầm từ nơi khác đến và di chuyển từ huyện ra bên ngoài, nhằm tránh trường hợp lây lan dịch bệnh trên diện rộng. 53 Bên cạnh công tác thú y thì vấn đề cung cấp giống vật nuôi cũng cần được quan tâm và phát triển hơn nữa. Thực hiện theo phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, nâng cao và phát triển giống vật nuôi chất lượng cao, nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Huyện đã tích cực thực hiện và đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, giống vật nuôi chất lượng, đạt hiệu quả cao vẫn chiếm phần ít trong tổng số giống của huyện. Do đó, cần có sự hỗ trợ của chính quyền huyện về giống vật nuôi, thực hiện cung cấp các loại giống Bò Lai Sind, lợn siêu nạc, vịt siêu thịt cho nông dân. Ngoài ra, công tác hỗ trợ miễn phí bò giống, lợn giống cho từng xã, ấp cũng nên được triển khai rộng hơn nữa, từng bước lai hóa đàn bò, đàn lợn đạt chất lượng cao cũng giải quyết vấn đề khó khăn về chi phí giống vật nuôi mà nông dân đang gặp phải hiện nay. 5.2.6 Giải pháp phát triển ngành thủy sản Sau thời gian dài thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ngành thủy sản đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất ngày càng tăng cao, góp phần nâng cao tỷ trọng của ngành thủy sản trong nội bộ ngành nông ghiệp của huyện Trà Ôn. Trong thời gian qua do thực hiện nhiều mô hình lúa tôm, lúa cá, VAC, mô hình cá sặc rằn, diêu hồng, cá tra đã mang lại nguồn thu nhập lớn thu người nuôi thủy sản. Tuy nhiên hình thức nuôi của nông dân chủ yếu nuôi trong mương vườn với qui mô nhỏ, một số mô hình trình diễn, nguồn thủy sản chỉ đáp ứng được yêu cầu trong nước, nông dân vẫn chưa tận dụng được hết nguồn nước mặt cho việc nuôi thủy sản. Do đó, cần đẩy mạnh qui mô nuôi trồng thủy sản, tận dụng lợi thế của nguồn nước mặt, nuôi trồng theo phương pháp công nghiệp, thả lòng, nuôi bè trên sông. Riêng đối với lĩnh vực khai thác thủy sản, do không được chú trọng nên sản lượng thủy sản khai thác liên tục giảm qua các năm. Nên các cán bộ nông nghiệp cần khắc phục thiếu sót trong việc quản lý người dân khai thác quá mức nguồn thủy sản tự nhiên, bên cạnh đó tuyên truyền kiến thức giúp người dân hiểu rõ những bất lợi do việc khai thác liên tục và không có kế hoạch sẽ ảnh hưởng đến cạn kiệt tài nguyên thủy sản trong tự nhiên. Thay vào đó với việc khai thác vừa mức, duy trì lượng thủy sản nhằm mục đích khai thác trong thời gian lâu dài. 54 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Trong thời gian thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp huyện Trà Ôn đã có nhiều kết quả khả quan. Ngành nông nghiệp có tỷ trọng giảm dần trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ngành thủy sản có tỷ trọng ngày càng tăng. Bên cạnh đó trong nội bộ nông nghiệp cũng có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm xuống, ngành chăn nuôi và dịch vụ tăng lên qua các năm. Riêng diện tích cây lúa và cây CNNN giảm, thay vào đó là sự gia tăng diện tích trồng cây ăn trái và rau màu, do vậy, sản lượng và giá trị sản xuất ngành trồng trọt luôn tăng qua các năm, do trong quá trình chuyển dịch, huyệnđã thực hiện nhiều công tác khuyến nông cho người dân, kết hợp các mô hình sản xuất trồng trọt, làm giảm thế độc canh cây lúa, tăng năng suất cây trồng. Chăn nuôi trong thời gian qua tuy gặp nhiều dịch bệnh, ảnh hưởng đến số lượng và sản lượng đàn gia súc, gia cầm, tuy nhiên do công tác chỉ đạo của huyện thực hiện nhiều công tác phòng, chữa bệnh dịch, đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng sau nhiều năm thực hiện chuyển dịch. Riêng dịch vụ ngày càng được người dân chú trọng, áp dụng trong quá trình sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người nông dân của huyện. Đặc biệt ngành thủy sản luôn mang lại nguồn lợi lớn cho người dân, có sự phát triển tích cực, diện tích nuôi trồng và sản lượng tăng, góp phần tăng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Qua trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện đã mang lại hiệu quả sản xuất hơn cho người dân, do áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, thực hiện 55 công tác khuyến nông, làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện, góp phần nâng cao cuộc sống của người dân. Tuy nhiên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện còn chậm chạp, nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đặc biệt trồng trọt vẫn là ngành nghề chính của huyện, diện tích trồng lúa có giảm sút nhưng luôn chiếm diện tích lớn trong diện tích đất nông nghiệp, diện tích cây ăn trái, rau màu có tăng nhưng vẫn còn chậm. Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành nông nghiệp, dịch vụ mặc dù gia tăng giá trị sản xuất nhưng phát triển còn chậm. Vấn đề giá bán bấp bênh luôn ảnh hưởng đến tâm lý sản xuất của người dân, bên cạnh đó tình hình thời tiết, khí hậu, các loại dịch bệnh làm giảm sản lượng, năng suất ở cây trồng, vật nuôi. 6.2 KIẾN NGHỊ Nâng cao kiến thức của người dân, thực hiện nhiều cuộc tập huấn kỹ thuật, nhằm giúp cho người dân tiếp xúc nhiều hơn với tiến bộ khoa học kỹ thuật và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi của huyện. Cần quy hoạch, khuyến khích người dân sản xuất, hướng dẫn nông dân sản xuất giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện từng vùng, thay đổi mục đích sử dụng đất nhằm đạt năng suất cao hơn như: chuyển đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, rau màu, cải tạo vườn tạp thành vườn chuyên canh các loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trung tâm khuyến nông thực hiện hết sức trong các cuộc hội thảo, trình diễn mô hình, sáng tạo ra các mô hình sản xuất mới, phù hợp với điều kiện địa phương, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, chịu trách nhiệm truyền đạt các kiến thức cần thiết trong việc sản xuất nông nghiệp cho người nông dân, giúp người dân có đầy đủ kiến thức thực hiện các mô hình sản xuất mang tính kinh tế cao. Các cấp chức năng cần quan tâm và thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ thực vật, công tác khuyến nông, công tác thú y, nhằm ngăn chặn kịp thời và hạn chế tình trạng dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi. Thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên tình hình bệnh dịch, hướng dẫn nông dân trong cách phòng tránh và chữa trị các dịch bệnh. 56 57 [...]... trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp của huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long Đánh giá hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Địa bàn... đồng Huyện tiếp tục chỉnh trang sắp xếp lại hệ thống các chợ trên địa bàn đồng thời xem xét cấp giấy phép cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá dịch vụ 13 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN TRÀ ÔN THỜI GIAN QUA 4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN TRÀ ÔN 4.1.1 Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. .. trước khi thực hiện chuyển dịch Nên tác giả thực hiện đề tài phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long Qua việc phân tích cơ cấu về giá trị sản xuất của nội bộ ngành nông nghiệp, thực hiện phân tích diện tích và sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi, từ năm 2001 đến 6 tháng đầu năm 2013, thấy được hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện, nêu... dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải góp phần vào xây dựng nền nông nghiệp bền vững và tạo ra nhiều nông sản hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu 5 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải nằm trong cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải theo hướng chung là giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong phạm... tổng hợp Cũng như các huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long, huyện Trà Ôn đã thực hiện theo nghị quyết 09/NQ-CP ngày 15/06/2000 về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua hơn 12 năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (bắt đầu từ năm 2001), cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện đạt được nhiều kết quả khả quan Cơ cấu giá trị nông - lâm - ngư nghiệp có sự chuyển biến rõ rệt qua... quan trọng đối với đời sống người dân cả huyện, do đó, tác giả quyết định chọn tên đề tài Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh long làm đề tài luận văn tốt nghiệp 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm... các hoạt động nông nghiệp, do đó các cơ quan, chính quyền địa phương rất chú trọng đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp và nhất là quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Qua nhiều năm thực hiện chuyển dịch, huyện đã đạt được nhiều kết quả khả quan tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn cần được xem xét và giải quyết Thấy được công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có tầm... Mỹ Hoa (2011), Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế Tác giả thực hiện nghiên cứu nhằm mục tiêu phân tích đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Thăng Bình thông qua phân tích số liệu về tỷ trọng giá trị sản xuất của nội bộ ngành nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2010, qua đó chỉ ra phương hướng chuyển dịch của huyện, đồng thời... CNNN : Công nghiệp ngắn ngày PNPTNT : Nông nghiệp Phát triển nông thôn ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nông nghiệp là một ngành sản xuất hết sức quan trọng của nền kinh tế nói chung và của kinh tế nông thôn nói riêng Nông nghiệp không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm cơ bản và thiết yếu cho con người mà còn góp phần không nhỏ vào việc tăng thu nhập của nền kinh tế quốc dân, nông nghiệp. .. dựa vào sản xuất nông nghiệp) cũng đã thực hiện nhiều biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, và đem lại nhiều kết quả tích cực cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhà Huyện Trà Ôn là một huyện nghèo thuộc tỉnh Vĩnh Long, dân số huyện năm 2012 là 135.411 người với tổng diện tích đất là 26.714,20ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm hơn 81,64% (21.810,16 ha) Đời sống người dân của huyện chủ yếu phụ

Ngày đăng: 09/10/2015, 17:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan