phân tích tình hình tiêu thụ xe isuzu tại công ty cổ phần an khánh

78 464 0
phân tích tình hình tiêu thụ xe isuzu tại công ty cổ phần an khánh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------ NGUYỄN THỊ TUYẾT HOA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ XE ISUZU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN AN KHÁNH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế Toán Mã số ngành: 52340301 Tháng 12 năm2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------ NGUYỄN THỊ TUYẾT HOA MSSV: LT11201 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ XE ISUZU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN AN KHÁNH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế Toán Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN TS: PHẠM LÊ THÔNG Tháng 12 năm 2013 LỜI CẢM TẠ ---  --Đƣợc sự giới thiệu của Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trƣờng Đại học Cần Thơ và sự chấp thuận của Công ty Cổ phần An Khánh, với vốn kiến thức đã học và qua hơn hai tháng thực tập tại Công ty, cùng với sự hƣớng dẫn của Thầy Phạm Lê Thông và sự giúp đỡ của Công ty em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin gửi lời cảm ơn đến: Toàn thể quý thầy cô Trƣờng Đại học Cần Thơ nói chung và Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng đã tận tâm dạy bảo và truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu làm hành trang bƣớc vào đời. Tiến sĩ Phạm Lê Thông, thầy đã giành nhiều thời gian hƣớng dẫn, giúp đỡ, đóng góp ý kiến và sửa chữa những sai sót của em trong suốt quá trình thực hiện bài viết tốt nghiệp này. Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần An Khánh, cùng toàn thể cán bộ, nhân viên đang công tác tại Công ty đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho em những kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực tập tại Công ty. Xin kính chúc quý thầy cô của trƣờng Đại học Cần Thơ, Ban lãnh đạo cùng toàn thể các cán bộ và nhân viên đang làm việc tại Công ty Cổ phần An Khánh đƣợc dồi dào sức khỏe và đạt nhiều thắng lợi mới trong công tác. Trân Trọng! Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Tuyết Hoa i CAM KẾT ---  --Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Tuyết Hoa ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ---  --………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………….. ............................................................................................................................ Ngày 18 tháng 11 năm 2013 Thủ trƣởng đơn vị iii MỤC LỤC -----Trang Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 2 1.4.1 Không gian ........................................................................................ 2 1.4.2 Thời gian............................................................................................ 2 1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 3 1.5 Lƣợc khảo tài liệu ......................................................................................... 3 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 4 2.1 Phƣơng pháp luận ......................................................................................... 4 2.1.1 Trình bày cơ sở lý luận về công tác tiêu thụ sản phẩm ..................... 4 2.1.2 Khái quát về doanh thu, chi phí và lợi nhuận .................................... 5 2.1.3 Phân tích các tỷ số về khả năng sinh lời ............................................ 7 2.1.4 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến tình hình tiêu thụ ..................... 7 2.2 Phƣơng pháp luận ........................................................................................ 11 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ........................................................... 11 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ......................................................... 12 Chƣơng 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN AN KHÁNH ............................................................................................................. 13 3.1 Giới thiệu sơ lƣợc về công ty....................................................................... 13 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................... 13 3.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty ..................................................... 14 3.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ................................................... 15 iv 3.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ................................................... 18 3.1.5 Chế độ và phƣơng pháp kế toán ....................................................... 19 3.2 Lĩnh vực hoạt động tại công ty ............................................................ 19 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013............................................................................................................ 21 3.4 Thuận lợi và khó khăn ................................................................................. 26 3.4.1 Thuận lợi........................................................................................... 26 3.4.1 Khó khăn .......................................................................................... 26 3.5 Định hƣớng phát triển của công ty .............................................................. 27 Chƣơng 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ XE ISUZU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN AN KHÁNH .................................................................................... 28 4.1 Phân tích tình hình tiêu thụ xe Isuzu tại công ty Cổ phần An Khánh trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ............................................ 28 4.1.1 Phân tích tình hình tiêu thụ theo nhóm mặt hàng ............................. 28 4.1.2 Phân tích tình hình tiêu thụ theo nhóm khách hàng ......................... 36 4.1.3 Phân tích doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo thị trƣờng .................... 43 4.1.4 Phân tích các tỷ số về khả năng sinh lời ........................................... 47 4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm ............. 49 4.2.1 Nhân tố chủ quan .............................................................................. 49 4.2.2 Nhân tố khách quan .......................................................................... 54 Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ XE ISUZU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN AN KHÁNH............................................. 57 5.1 Đánh giá tổng quát về công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty .................... 57 5.1.1 Những thành tựu đạt đƣợc trong công tác tiêu thụ sản phẩm........... 57 5.1.2 Những tồn tại trong công tác tiêu thụ sản phẩm............................... 57 5.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ xe Isuzu tại công ty Cổ Phần An Khánh ........................................................................................................... 58 5.2.1 Truyền thông xúc tiến hỗn hợp ........................................................ 58 5.2.2 Triển khai dịch vụ sửa chữa lƣu động .............................................. 59 5.2.3 Tăng cƣờng công tác nghiên cứu thị trƣờng .................................... 60 v 5.2.4 Nâng cao hơn nữa chất lƣợng dịch vụ sau bán hàng, nhằm đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ........................................................................................... 61 5.2.5 Xây dựng chính sách giá linh hoạt ................................................... 61 5.2.6 Hình thức khuyến mãi, giảm giá ...................................................... 62 5.2.7 Tích cực tham gia vào thƣơng mại điện tử bán hàng trên Internet .. 62 Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 63 6.1 Kết luận ........................................................................................................ 63 6.2 Kiến nghị...................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 65 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 66 vi DANH MỤC BẢNG -----Trang Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010, 2011, 2012 ......................................................................................................... 22 Bảng 3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 6 tháng đầu năm 2012 - 2013 ................................................................................................ 25 Bảng 4.1 Sản lƣợng tiêu thụ xe Isuzu tại công ty Cổ phần An Khánh giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ........................................................................ 29 Bảng 4.2 Doanh thu tiêu thụ các mặt hàng của công ty giai đoạn từ năm 2010 2012 ................................................................................................................... 33 Bảng 4.3 Doanh thu tiêu thụ các mặt hàng của công ty giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 2013................................................................................................ 35 Bảng 4.4 Sản lƣợng tiêu thụ theo nhóm khách hàng qua 3 năm 2010 – 2012 .. 37 Bảng 4.5 Sản lƣợng tiêu thụ theo nhóm khách hàng giai đoạn từ 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 ................................................................ 39 Bảng 4.6 Doanh thu tiêu thụ theo nhóm khách hàng qua 3 năm 2010 – 2012 .. 40 Bảng 4.7 Doanh thu tiêu thụ theo nhóm khách hàng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 ........................................................................ 42 Bảng 4.8 Doanh thu tiêu thụ theo thị trƣờng của công ty giai đoạn từ năm 2010 – 2012 ....................................................................................................... 43 Bảng 4.9 Doanh thu tiêu thụ theo thị trƣờng của công ty qua 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 ....................................................................................................... 44 Bảng 4.10 Phân tích các chỉ số về khả năng sinh lời của công ty giai đoạn từ năm 2010 – 2012.............................................................................................. 47 Bảng 4.11 Bảng giá của một số mặt hàng xe Isuzu của công ty ..................... 52 vii DANH SÁCH HÌNH -----Trang Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty ................................................... 15 Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức mộ máy kế toán của công ty ...................................... 18 Hình 3.3 Một số loại xe của công ty ................................................................ 20 Hình 3.4 Biểu đồ tổng doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 ..................................................................................................... 23 Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện sản lƣợng tiêu thụ sản phẩm của công ty trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................. 30 Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện doanh thu tiêu thụ theo thị trƣờng của công ty trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ...................................................... 45 Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện tình hình cung ứng sản phẩm của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ........................................................... 50 Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện tình hình dự trữ sản phẩm của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................ 51 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ------ TNHH : Trách nhiệm hữu hạn BHYT : Bảo hiểm y tế BHXH : Bảo hiểm Xã hội ĐVT : Đơn vị tính TK : Tồn kho CP : Chi phí HĐTC : Hoạt động tài chính DT : Doanh thu LN : Lợi nhuận SP : Sản phẩm KH : Khách hàng SL : Sản lƣợng CN : Chi nhánh CSH : Chủ sở hữu HCNS : Hành chính nhân sự GĐ : Giám đốc ix CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có chiến lƣợc kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế. Mỗi doanh nghiệp đều mong muốn đạt đƣợc nhiều lợi nhuận cao trong kinh doanh. Vì thế làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm là vấn đề rất quan trọng đƣợc đặt lên hàng đầu, nó có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ đƣợc xem là nguồn thu mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thông qua tiêu thụ tính hữu ích của sản phẩm ở doanh nghiệp mới đƣợc thị trƣờng thừa nhận về khối lƣợng, chất lƣợng mặt hàng và thị hiếu của ngƣời tiêu dùng. Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp không ngừng mở rộng qui mô, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ khác hoạt động cùng ngành nghề và khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Cùng hòa nhập với nền kinh tế Việt Nam đang phát triển một cách mạnh mẽ, thị trƣờng xe ô tô trong nƣớc đang phục hồi đáng kể nhờ các chính sách giảm thuế và thúc đẩy bán hàng từ doanh nghiệp, nó làm cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng quyết liệt hơn. Vấn đề quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp là bán đƣợc nhiều sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu khách hàng, tăng doanh số tiêu thụ, đạt đƣợc lợi nhuận cao và đặc biệt là mở rộng thị trƣờng tiêu thụ. Trong những năm vừa qua công ty Cổ Phần An Khánh đã thành công trong việc tổ chức kinh doanh các loại xe hãng Isuzu nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trƣờng trong nƣớc, mang lại lợi nhuận cũng nhƣ xây dựng đƣợc thƣơng hiệu và tạo đƣợc uy tín với khách hàng, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp hiện nay tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Trong quá trình thực tập tại công ty, em nhận thấy bên cạnh những thành công đáng kể, thì công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty còn gặp không ít khó khăn và nhiều hạn chế cần đƣợc khắc phục, từ đó tìm ra biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề nêu trên em quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình hình tiêu thụ xe Isuzu tại Công ty Cổ phần An Khánh” làm luận văn tốt nghiệp cho mình. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài phân tích tình hình tiêu thụ xe Isuzu của công ty Cổ phần An Khánh, từ đó tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích doanh thu tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần An Khánh trong thời gian từ năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. - Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trƣờng. - Phân tích tình hình tiêu thụ theo nhóm khách hàng. - Phân tích các tỷ số về khả năng sinh lời của công ty. - Phân tích những nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Từ những phân tích trên đề ra giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung làm rõ những câu hỏi sau: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty đang diễn biến nhƣ thế nào? Lƣợng tiêu thụ sản phẩm của công ty đang diễn biến nhƣ thế nào? Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm? Từ quá trình phân tích trên đƣa ra một số giải pháp gì để nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian Đề tài đƣợc thực hiện tại công ty Cổ phần An Khánh. Địa chỉ: L03-16, Lê Hồng Phong, P. Bình Thủy - Bình Thủy, TP. Cần Thơ. 1.4.2 Thời gian Đề tài đƣợc thực hiện tại công ty Cổ phần An Khánh trong thời gian từ ngày 12/8/2013 đến ngày 18/11/2013. Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu từ tháng 1 năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. 2 1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu Dựa vào số liệu của bảng nhập xuất tồn kho, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, để phân tích số lƣợng, giá trị sản phẩm trong 03 năm 06 tháng. Từ đó phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty. 1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Trong quá trình thực hiện đề tài em có tham khảo qua luận văn tốt nghiệp của sinh viên: 1. Trần Khánh Tâm, 2009. Luận văn tốt nghiệp, Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH An Việt, đề tài tập trung phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011, phân tích doanh thu, sản lƣợng sản phẩm theo nhóm mặt hàng tiêu thụ thủ công, mỹ nghệ để thấy đƣợc sản lƣợng tăng, giảm qua các năm. Từ đó, tác giả đƣa ra những tồn tại cũng nhƣ giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty. 2. Lê Thị Thủy Hƣơng, 2012. Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại chi nhánh Công ty TNHH Arysta Cần Thơ. Trong bài luận văn này, tác giả sử dụng phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê và phƣơng pháp chi tiết, đã nêu lên đƣợc thực trạng của công ty về công tác tiêu thụ sản phẩm, phân tích đi sâu vào doanh thu tiêu thụ, cơ cấu mặt hàng, các yếu tố về giá của sản phẩm. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên đƣợc nguyên nhân và giải pháp pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm. 3. Nguyễn Thị Hồng Vân, 2009. Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của Chi nhánh Công ty Cổ phần Lương thực - Thực phẩm Miền Nam. Bằng việc sử dụng phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thay thế liên hoàn tác giả đã phân tích rõ tình hình tiêu thụ sản phẩm và nguyên nhân ảnh hƣởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 3 năm (20062007), cũng nhƣ phân tích các tỷ số sinh lời của công ty. Bên cạnh đó, tác giả đã đƣa ra các yếu tố ảnh hƣởng đến tình hình lợi nhuận của công ty và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong tƣơng lai. Thông qua việc tham khảo đề tài trên tôi đã đƣợc tìm hiểu rõ hơn các phƣơng pháp phân tích, thấy đƣợc tính hợp lý theo đúng nội dung của đề tài. Bên cạnh đó, tôi còn tiếp thu đƣợc nhiều kiến thức, tham khảo đƣợc nhiều phƣơng pháp, giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. 3 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Trình bày cơ sở lý luận về công tác tiêu thụ sản phẩm 2.1.1.1 Định nghĩa tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ đƣợc xem là quá trình chuyển hóa hình thái giá trị tiền tệ. Sự chuyển hóa này đem lại cho khách hàng một sự thỏa mãn về mặt giá trị sử dụng của hàng hóa. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình đƣa hàng hóa từ nhà sản xuất, nhà cung cấp đến tay ngƣời tiêu dùng thông qua hình thức mua bán nhằm mục đích thu đƣợc tiền. Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trƣờng, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng nhằm mục đích đạt hiệu quả cao. 2.1.1.2 Ý nghĩa tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là bƣớc nhảy quan trọng, nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có phƣơng hƣớng kinh doanh cho chu kỳ sau, là khâu quyết định chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định nguồn mua hàng, khả năng tài chính, dự trữ, bảo quản và mọi khả năng của doanh nghiệp và cũng nhằm mục đích thúc đẩy mạnh hàng bán ra và thu lợi nhuận. Trong nền kinh tế, tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp đứng vững trên thị trƣờng. Thông qua quá trình tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp hiểu thêm về kết quả kinh doanh, phân phối sản phẩm và nhu cầu của khách hàng, sản phẩm của doanh nghiệp mới đƣợc thị trƣờng thừa nhận về khối lƣợng, chất lƣợng, mẫu mã, mặt hàng và thị hiếu của ngƣời tiêu dùng. Để đảm bảo kinh doanh đƣợc liên tục và phát triển doanh nghiệp phải thƣờng xuyên phân tích tình hình tiêu thụ, giúp cho doanh nghiệp phát hiện những ƣu điểm và những mặt còn tồn tại của công ty, khắc phục những tồn tại và đề ra những giải pháp kinh doanh cho phù hợp, giúp cho công tác tiêu thụ ngày càng hoàn thiện và đạt hiệu quả hơn. Khi sản phẩm tiêu thụ đƣợc thì doanh nghiệp mới có thể thu hồi đƣợc toàn bộ chi phí có liên quan giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển thƣơng hiệu của doanh nghiệp trên thị trƣờng, nâng cao đời sống công nhân viên. 4 2.1.1.3 Vai trò và nhiệm vụ của hoạt động tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là điều kiện tiền đề để cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. Đánh giá đúng, kịp thời tình hình tiêu thụ sản phẩm để tìm ra nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến tình hình tiêu thụ để đƣa ra những biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ, tăng khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ cả về mặt khối lƣợng lẫn chất lƣợng. Tiêu thụ sản phẩm phải có nhiệm vụ đánh giá khả năng kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó có các quyết định đầu tƣ tối ƣu. Tổ chức bán hàng và thực hiện các dịch vụ từ việc nghiên cứu, xác định nhu cầu của thị trƣờng đối với sản phẩm, cho đến dịch vụ bán hàng nhằm bán đƣợc nhiều hàng với chi phí thấp nhất. 2.1.2 Khái quát về doanh thu, chi phí và lợi nhuận 2.1.2.1 Khái quát về doanh thu Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu đƣợc trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác.  Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền hàng hóa sản phẩm dịch vụ đã đƣợc khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chƣa thu tiền).  Doanh thu hoạt động tài chính là các khoản thu nhập thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp bán gồm: góp vốn liên doanh, hoạt động đầu tƣ, thu lãi tiền gửi, cho vay.  Thu nhập khác là khoản thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Thu nhập khác gồm: thu nhập từ nhƣợng bán thanh lý tài sản cố định, tiền phạt do vi phạm hợp đồng, nợ khó đòi. Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:  Giảm giá hàng bán là khoản giảm giá do hàng kém chất lƣợng, phẩm chất hay không đúng theo quy cách, mẫu mã đã ghi trên hợp đồng mua bán. 5  Chiết khấu thƣơng mại là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho khách hàng trong trƣờng hợp ngƣời mua hàng đã mua với số lƣợng lớn theo thỏa thuận đã ghi trên hợp đồng kinh tế.  Hàng bán bị trả lại là số hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ nhƣng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế nhƣ: hàng kém phẩm chất, sai quy cách chủng loại. 2.1.2.2 Khái quát về chi phí Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành và đạt đƣợc hiệu quả cao trong kinh doanh. Chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.  Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm đã bán đƣợc hoặc là giá thành thực tế dịch vụ hoàn thành, đã đƣợc xác định tiêu thụ và các khoản khác đã đƣợc tính vào giá vốn để xác định kinh doanh trong kỳ.  Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hóa nhƣ: Chi phí bảo quản sản phẩm, tiền lƣơng nhân viên bán hàng, BHYT, CPCĐ.  Chi phí quản lý là các khoản chi phí quản lý chung của doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí tiền lƣơng, chi phí tiền nƣớc, công tác phí. 2.1.2.3 Khái quát về lợi nhuận Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra trong quá trình sản suất kinh doanh, là cơ sở đánh giá các hiệu quả sử dụng các yếu tồ đầu vào và phản ánh hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận khác.  Lợi nhuận gộp là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán.  Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo và đƣợc tính trên cơ sở lợi nhuận gộp trừ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo. 6  Lợi nhuận từ hoạt động tài chính phản ánh hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này đƣợc tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này.  Lợi nhuận khác là những khoản lợi nhuận mà công ty không tính trƣớc hoặc có dự tính trƣớc nhƣng ít có khả năng xảy ra. 2.1.3 Ph n tích các t số về hả năng sinh lời 2.1.3.1 Tỷ s lợi nhuận trên doanh thu (ROS) ROS = Lợi nhuận ròng DT thuần x100% (2.1) Tỷ số này phản ảnh cứ 1 đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận thuần (lợi nhuận sau thuế). Tỷ số này càng lớn thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. Có thể sử dụng nó so sánh với tỷ số của các năm trƣớc đây hay với doanh nghiệp khác. Sự biến động của tỷ số này phản ánh về hiệu quả hay những ảnh hƣởng của chiến lƣợc tiêu thụ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm. 2.1.3.2 Tỷ s lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) ROA = Lợi nhuận ròng Tổng tài sản x100% (2.2) Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng tài sản dùng vào hoạt động kinh doanh trong kỳ thì tạo đƣợc bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao trình độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao. 2.1.3.3 Tỷ s lợi nhuận trên v n chủ sở hữu (ROE) ROE = Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữa x 100% (2.3) Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu dùng vào hoạt động kinh doanh trong kỳ thì tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng về lợi nhuận. 2.1.4 Ph n tích các yếu tố ảnh hƣởng đến tình hình tiêu thụ 2.1.4.1 Nguyên nhân chủ quan Nhân tố chủ quan là những nhân tố tồn tại bên trong doanh nghiệp, có thể kiểm soát đƣợc nhƣ: chất lƣợng sản phẩm, giá bán sản phẩm, tình hình cung cấp 7 a. Chất lượng hàng hóa Chất lƣợng hàng hóa là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Nhu cầu xã hội ngày càng phát triển mức sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao thì yêu cầu về chất lƣợng, mẫu mã phải tốt, phải đa dạng. Vì vậy chất lƣợng hàng hóa luôn đƣợc doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn. Sản phẩm có chất lƣợng luôn đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng, tiêu thụ nhanh và lợi nhuận cao. Ngƣợc lại, chất lƣợng của sản phẩm doanh nghiệp kém hơn các loại cùng hiệu trên thị trƣờng lƣợng hàng tiêu thụ sẽ giảm xuống. Sản phẩm dịch dụ nào không đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lƣợng cho dù trình độ công nghệ sản xuất có hiện đại đến đâu đi nữa. Đánh giá chất lƣợng cao hay thấp phải đứng trên quan điểm ngƣời tiêu dùng. Cùng một mục đích sử dụng, sản phẩm nào thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chất lƣợng hơn. Vì vậy các doanh nghiệp càng quan tâm tới các phƣơng pháp quản lý và cải thiện chất lƣợng sản phẩm nhằm tạo đƣợc niềm tin cho khách hàng, cũng nhƣ xây dựng thƣơng hiệu vững mạnh cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trƣờng b. Giá bán sản phẩm Là biểu hiện bằng tiền mà ngƣời bán dự tính trƣớc nhận đƣợc từ ngƣời mua sản phẩm, đó là mối quan tâm cơ bản cho tất cả các doanh nghiệp để xác định mức giá nào phù hợp có thể tối đa hóa doanh số bán hàng và lợi nhuận. Giá bán sản phẩm là yếu tố ảnh hƣởng đến số lƣợng sản phẩm tiêu thụ, ảnh hƣởng đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu giá cả đƣợc xác định một cách hợp lý và đúng đắn thì nó mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp. Khi giá bán tăng thì số lƣợng sản phẩm bán giảm xuống. Tuy nhiên mức độ tăng giảm của sản lƣợng tiêu thụ còn phụ thuộc vào việc đáp ứng tiêu dùng của khách hàng. Giá cả là đòn bẩy quan trọng của doanh nghiệp và thị trƣờng vì giá cao hay thấp đều ảnh hƣởng đến quyết định số lƣợng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ đạt đƣợc. Do đó, để thực hiện mục tiêu kinh tế tổng hợp của doanh nghiệp vấn đề quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp là phải định đƣợc khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ và có chính sách giá cả cho hợp lý. 8 c. Tình hình cung ứng Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp luôn phụ thuộc vào tình hình cung cấp (đầu vào), đây là khả năng cung cấp hàng theo nhu cầu thị trƣờng doanh nghiệp luôn cung ứng đầy đủ và kịp thời lƣợng hàng hóa mà khách hàng mua khi có yêu cầu. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng đƣợc thì có thể mất đi khách hàng và giảm đi khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Ngoài ra, lƣợng hàng nhập kho quyết định trực tiếp đến lƣợng hàng cung cấp trên thị trƣờng, hàng hóa nhập vào kho phải đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng, mẫu mã, giá cả của doanh nghiệp. Hàng nhập kho phải đáp ứng đƣợc nhu cầu của khâu bán ra sẽ tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty. d. Tình hình dự trữ sản phẩm. Dự trữ sản phẩm rất quan trọng ảnh hƣởng đến tình hình cung cấp sản phẩm của doanh nghiệp, là sự tích tụ sản phẩm trong quá trình sản xuất đến tiêu dùng. Công ty phải có kế hoạch dự trữ sản phẩm ở mức độ cao nhằm đáp ứng tính kịp thời cung cấp sản phẩm cho khách hàng bằng cách tồn trữ sản phẩm ở nhiều nơi để sẵn sàng cung ứng khi cần thiết. Để quản lý hàng tồn kho có hiệu quả đòi hỏi giảm mức hàng tồn kho cho tất cả các sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm không bán đƣợc thƣờng xuyên. Hàng tồn kho là những tài sản đƣợc giữ để bán cho kỳ sản xuất kinh doanh bình thƣờng hoặc đang trong quá trình kinh doanh dỡ dang. Việc dự trữ hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh nhịp nhàng, không có tình trạng thiếu hụt, không đủ khối lƣợng, làm mất khách hàng và cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, tồn kho quá lớn sẽ làm ứ động vốn, tăng chi phí bảo quản hàng tồn kho đồng thời bị rủi ro do giá cả thị trƣờng tác động gây ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế chung. Để đánh giá tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, ngƣời ta sử dụng hệ số vòng quay hàng tồn kho. Hệ số này thƣờng đƣợc so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngƣợc lại nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. 9 Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng hóa Bình quân hàng TK (2.4) Trong đó: Hàng TK năm trƣớc + Hàng TK năm nay Bình quân = x 100% hàng TK 2 (2.5) Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng càng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ động. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt làm cho lƣợng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhƣ cầu thị trƣờng tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Vì vậy, số vòng quay hàng tồn kho cần đủ lớn để đảm bảo mức độ đáp ứng nhu cầu cần thiết cho khách hàng. e. Nhân t phương thức tiêu thụ và phương thức thanh toán Phƣơng thức tiêu thụ Phƣơng thức tiêu thụ cũng ảnh hƣởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm nhƣ: Bán trực tiếp hoặc bán qua các tổ chức trung gian, bán sỉ và lẻ. Doanh nghiệp phải áp dụng linh hoạt các phƣơng thức và phải quan tâm đến công tác chăm sóc khách hàng (kênh phân phối sản phẩm) Phƣơng thức thanh toán Phƣơng thức thanh toán cũng ảnh hƣởng đến việc tiêu thụ nhƣ: Bán thu tiền mặt, bán theo phƣơng thức chuyển tiền, nhờ thu hay tín dụng (L/C). Việc áp dụng phƣơng thức này còn tùy thuộc vào tình hình tài chính của doanh nghiệp. 2.1.4.2 Nguyên nhân khách quan Là những nhóm nhân tố bên ngoài sự kiểm soát của công ty, có ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh cũng nhƣ công tác giới thiệu sản phẩm của công ty. a. Nhân t thuộc chính sách nhà nước Những chính sách nhà nƣớc áp dụng ảnh hƣởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ, để đảm bảo điều tiết lƣu thông sản phẩm trên thị trƣờng một cách ổn định, nhà nƣớc đã áp dụng các chính sách thuế để hạn chế sự dƣ thừa do nhập khẩu hàng hóa. Chính sách bảo hộ, chính sách tài chính … của nhà nƣớc đều tác động đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Các nguyên nhân tác động thuộc 10 về nhà nƣớc luôn thay đổi bất thƣờng không ổn định, để đảm bảo tính thích ứng tình hình thay đổi trên thị trƣờng do vậy các chính sách này luôn ảnh hƣởng đến ngƣời tiêu dùng và lƣợng hàng hóa tiêu thụ trên thị trƣờng. Vì vậy doanh nghiệp phải luôn nắm bắt một cách nhanh chóng các chủ trƣơng của nhà nƣớc để từ đó đƣa ra các chính sách tiêu thụ sản phẩm cho thích hợp với thị trƣờng. b. Nguyên nhân thuộc về xã hội Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp: Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Đối thủ cạnh tranh là ngƣời chiếm giữ một phần thị trƣờng sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh và có ý định mở rộng thị trƣờng, đối thủ cạnh tranh là mối quan tâm lo lắng của các doanh nghiệp, đặc biệt là các đối thủ có quy mô lớn. Doanh nghiệp cần tìm mọi biện pháp để nắm bắt và phân tích các yếu tố cơ bản về đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành, nắm bắt đƣợc điểm yếu, điểm mạnh của đối thủ, giúp doanh nghiệp lựa chọn các chính sách đúng đắn trong tiêu thụ để thắng sự cạnh tranh của đối thủ đó. Nghiên cứu nhu cầu, thu nhập và sở thích của khách hàng. Khách hàng là một nhân tố có ảnh hƣởng đến quyết định tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, do vậy số lƣợng của sản phẩm tiêu thị đƣợc nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách hàng, tùy thuộc vào độ tuổi, trình độ văn hóa tất cả các yếu tố trên đều tác động đến số lƣợng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Ngoài ra, tình hình thu nhập của khách hàng cũng là một yếu tố ảnh hƣởng đến tình hình tiêu thụ. Khi thu nhập tăng, nhu cầu đối với hàng hóa đều tăng vì với thu nhập cao hơn ngƣời tiêu dùng có xu hƣớng mua hàng nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào tính chất của hàng hóa. Chẳng hạn nhƣ đối với các loại hàng hóa thông thƣờng tiêu thụ sẽ tăng khi thu nhập của ngƣời tiêu dùng tăng và ngƣợc lại đối với hàng hóa thứ cấp (hay còn gọi là cấp thấp) sẽ giảm khi thu nhập của ngƣời tiêu dùng tăng. 2.2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp. Số liệu này đƣợc thu thập chủ yếu từ phòng tài chính kế toán và phòng kinh doanh của công ty cung cấp qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 11 Ngoài ra, đề tài còn sử dụng số liệu từ các nguồn khác nhƣ: thông tin trên internet và các tài liệu khác có liên quan đến tình hình tiêu thụ sản phẩm. 2.2.2 Phƣơng pháp ph n tích số liệu 2.2.2.1 Phương pháp so sánh Phƣơng pháp so sánh là dùng phƣơng pháp so sánh tƣơng đối và tuyệt đối để phân tích tình hình tiêu thụ của công ty, dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Trƣớc hết chọn chỉ tiêu của một kỳ làm căn cứ để so sánh, đƣợc gọi là kỳ gốc. Phƣơng pháp so sánh cụ thể: So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc, kết quả so sánh này biểu hiện khối lƣợng, quy mô của các hiện tƣợng kinh tế. Mức chênh lệch giữa năm sau và năm trƣớc = Số năm sau – Số năm trƣớc (2.6) So sánh bằng số tƣơng đối: Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trƣởng. Số năm sau – Số năm trƣớc Mức chênh lệch giữa = năm sau và năm trƣớc Số năm trƣớc x 100% (2.7) - Điều kiện so sánh: + Phản ánh cùng nội dung kinh tế + Cùng một đơn vị đo lƣờng + Cùng điều kiện kinh doanh + Cùng một phƣơng pháp tính toán + Cùng qui mô Sử dụng phƣơng pháp so sánh để thấy đƣợc sự biến động của các chỉ tiêu nhằm xác định nguyên nhân và tìm ra biện pháp để doanh nghiệp đạt đƣợc hiệu quả tiêu thụ cao. 2.2.2.2 Phương pháp th ng ê mô tả Thống kê mô tả sử dụng các phƣơng pháp lập bảng, biểu đồ nhằm tóm tắt dữ liệu nêu bậc những thông tin cần tìm hiểu. 12 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN AN KHÁNH 3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ CÔNG TY 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Công ty Cổ phẩn An Khánh là công ty Cổ phần có trách nhiệm hữu hạn, đƣợc thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5703000378 đăng ký lần đầu ngày 31 tháng 12 năm 2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố Cần Thơ cấp. Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh phụ tùng và kinh doanh các loại xe, nhƣng hoạt động chính của công ty là kinh doanh xe Isuzu vì đây là nguồn thu chủ yếu của công ty. Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN AN KHÁNH Địa chỉ: L03-16 Lê Hồng Phong, P.Bình Thủy, Q.Bình Thủy, TP. Cần Thơ Tên viết tắt: AN KHÁNH Tên Tiếng Anh: ANKHANH JOINT STOCK COMPANY Tên giao dịch: AN KHÁNH Điện thoại: (0710) 3880 776 - 3881 071 – 3881 079 Fax: (0710) 3887 123 Email: ankhanh@ankhanhco.com.vn Mã số thuế: 1800688411 Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần Lĩnh vực kinh doanh: Dịch vụ, Thƣơng mại Trong quá trình hoạt động, công ty đƣợc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố Cần Thơ cấp bổ sung các giấy chứng nhận đăng ký thay đổi kinh doanh nhƣ sau: Đăng ký thay đổi và cấp lại lần 1 ngày 29 tháng 9 năm 2008 về việc bổ sung các ngành nghề kinh doanh. Đăng ký thay đổi lần 2 ngày 19 tháng 9 năm 2011 về việc thay đổi mã số doanh nghiệp 5703000378 thành 1800688411, thay đổi ngƣời đại diện pháp luật và bổ sung chi nhánh. Chi nhánh An Giang: 43/12 Trần Hƣng Đạo, Phƣờng Mỹ Thới, Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang 13 Chi nhánh Vĩnh Long: 338F Quốc lộ 1A, Ấp Tân Vĩnh Thuận, Phƣờng Tân Ngãi, Thành phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long. Nhân sự của Công ty là: 51 ngƣời, phần lớn là lực lƣợng trẻ, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, năng nổ và nhiệt tình trong công việc. Hiện tại, Công ty Cổ Phần An Khánh là một trong những đại lý chính thức của Công ty TNHH ô tô Isuzu Việt Nam và là thành viên của tập đoàn Công ty Cổ Phần Gentraco. Công ty chính thức đƣợc ủy quyền cung cấp sản phẩm ô tô tải, ô tô bán tải (pick-up) mang nhãn hiệu Isuzu và dịch vụ hậu mãi. Các dòng xe của Isuzu thực sự nổi tiếng trong việc thiết kế các loại xe với chất lƣợng tốt, tính năng vƣợt trội. Chính thức ra mắt thị trƣờng Việt Nam từ năm 1997, công ty tự hào là lựa chọn xe tải hàng đầu, trong đó xe tải nhẹ Isuzu (Forward N-series) là sản phẩm mũi nhọn của công ty, với động cơ common rail diesel mạnh mẽ và tiết kiệm nhiên liệu. 3.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty 3.1.2.1 Chức năng - Đại lý xe ô tô và xe có động cơ khác, đại lý ký gửi phân phối hàng hóa - Kinh doanh, bảo dƣỡng sửa chữa, làm đại lý xe ô tô và xe có động cơ khác, kinh doanh cơ sở lƣu trú du lịch. - Kinh doanh sắt thép, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất. - Kinh doanh các bộ phận phụ trợ của xe ô tô và xe có động cơ khác. - Cho thuê mặt bằng, tƣ vấn bất động sản. - Đại lý ký gởi, phân phối hàng hóa. 3.1.2.2 Nhiệm vụ - Xây dựng thành một doanh nghiệp thành đạt trong kinh doanh và cung ứng dịch vụ, tuân thủ chủ trƣơng, chấp hành luật pháp, coi trọng yếu tố con ngƣời, luôn coi trọng bảo vệ và tăng cƣờng quyền lợi của cổ đông và công ty. - Không ngừng phát triển các hoạt động kinh doanh, dịch vụ của công ty nhằm tối đa hóa các nguồn lợi nhuận có thể thu đƣợc của công ty. - Cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập và đời sống của ngƣời lao động trong công ty. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà Nƣớc 14 3.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Bất cứ một công ty nào cũng có một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý riêng, khi thiết lập đƣợc một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc hoạt động kinh doanh. Bộ máy gọn nhẹ, cơ cấu hợp lý, giữa các phòng ban có sự phối hợp chặt chẽ với nhau làm cho hoạt động của công ty có nề nếp và đồng bộ. Giám Đố c Phó GĐ Kinh Doanh Trư ở ng Chi Nhánh CN An Giang Phòng Kế Toán Phòng HCNS Phó GĐ Dị ch Vụ Showroom Cầ n Thơ Trư ở ng phòng dị ch vụ CN Vĩ n h Long Quả n Đố c ự- nh. Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quả n lý củ a công ty CP An Khánh 15 3.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức a. Giám đ c Chức năng: Giám đốc là ngƣời điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị và trƣớc pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao. Nhiệm vụ: Thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tƣ của Công ty đã đƣợc Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua. Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có Nghị quyết của Hội đồng quản trị, bao gồm việc thay mặt công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thƣơng mại, tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất. b. Phó Giám đ c dịch vụ Phó Giám đốc dịch vụ chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc và trƣớc pháp luật về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh của Xƣởng dịch vụ. Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của Xƣởng dịch vụ. Tham mƣu cho Giám đốc về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý của Xƣởng và quyết định lƣơng, thƣởng, phụ cấp (nếu có) đối với ngƣời lao động trong công ty. c. Trưởng chi nhánh Trƣởng chi nhánh là ngƣời điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của chi nhánh; chịu sự giám sát của Giám đốc, chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc và trƣớc pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao. Thực hiện công tác quản lý, bảo quản tài sản, thực hiện các hoạt động của chi nhánh; đại diện công ty trong việc giao dịch với đối tác, khách hàng tại khu vực của chi nhánh; lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát hoạt động kinh doanh của chi nhánh; quản lý và thực hiện các kế hoạch tiếp thị, chính sách kinh doanh các sản phẩm của công ty. Thực hiện các báo cáo kế toán, báo cáo thống kê cho Phòng kế toán công ty và cơ quan thuế địa phƣơng của chi nhánh. Chịu trách nhiệm về việc tuân thủ và thực hiện nội quy, quy chế, thủ tục, quy trình, hƣớng dẫn công việc của tất cả cán bộ nhân viên thuộc chi nhánh. 16 d. Phó Giám đ c inh doanh Xây dựng nguyên tắc, tổ chức làm việc cho Phòng kinh doanh, thực hiện các báo cáo theo quy định và biểu mẫu đƣợc cung cấp từ IVC, cũng nhƣ các thống kê, báo cáo kết quả kinh doanh cho Giám đốc. Tham mƣu cho Giám đốc về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình thị trƣờng, xây dựng, triển khai chiến lƣợc, kế hoạch hoạt động kinh doanh và các chính sách phù hợp. c. Trưởng phòng dịch vụ Tổ chức triển khai các hoạt động sửa chữa, bảo hành, bảo dƣỡng các loại xe đến thực hiện dịch vụ tại xƣởng. Tham mƣu cho Ban giám đốc về tình hình hoạt động, tình hình thị trƣờng nhằm có chính sách phù hợp. Đề xuất khen thƣởng hoặc kỷ luật theo quy định. f . Quản đ c Tổ chức thực hiện việc sửa chữa, bảo hành, bảo dƣỡng đúng kỹ thuật. Tổ chức thực hiện 3S, môi trƣờng, phòng cháy chữa cháy tại xƣởng. Kiểm tra và ký xác nhận việc sửa chữa hoàn tất của các kỹ thuật viên theo đúng quy trình giao việc. g. Trưởng phòng hành chính nhân sự Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho Công ty. Xây dựng quy chế lƣơng thƣởng, các biện pháp khuyến khích, kích thích ngƣời lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho ngƣời lao động. Tổ chức và thực hiện công tác hành chánh theo chức năng nhiệm vụ và theo yêu cầu của Ban Giám đốc. h. Bộ phận ế toán Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tu tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh và sử dụng kinh phí cuả đơn vị. Tham mƣu và giúp Ban giám đốc triển khai công tác Tài chính – Kế toán trong công ty. Lập và lƣu trữ đầy đủ Báo cáo tài chính theo qui định của Nhà nƣớc. 17 3.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác ế toán tại công ty 3.1.4.1 Tổ chức bộ máy ế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN KHO KẾ TOÁN THANH TOÁN THỦ QUỸ Ngu n: Phòng kế toán tài chính-Công ty CP An Khánh Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty CP An Khánh 3.1.4.2 Chức năng nhiệm vụ của bộ phận ế toán a. Kế toán trưởng Tổ chức, điều hành, kiểm tra, giám sát hệ thống kế toán của đơn vị đảm bảo phù hợp tính chất đặt thù trong kinh doanh và yêu cầu quản lý của lãnh đạo, không trái với các quy định hiện hành. Kiểm tra định khoản đảm bảo phản ánh trung thực, chính xác, đầy đủ, kip thời các nghiệp vụ phát sinh phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán đồng thời tiến hành hƣớng dẫn, điều chỉnh và triển khai chủ trƣơng của lãnh đạo. Xây dựng quy trình, biểu mẫu chuyên môn nghiệp vụ, quy trình hạch toán kế toán, thanh toán, quyết toán ở đơn vị. b. Kế toán ho Theo dõi, báo cáo tình hình xuất nhập kho theo từng kho hàng toàn công ty, nắm bắt danh sách khách hàng, hạn nợ và mức độ uy tín, chính sách hậu mãi của từng nhà cung cấp; nắm bắt chính sách của duyệt giá, định mức duyệt của từng cấp độ quản lý; xem xét tính hợp pháp, hợp lý của từng chứng từ nhập xuất c. Kế toán thanh toán Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ thanh toán, lập phiếu thu, phiếu chi và kiểm tra quỹ tiền mặt d. Thủ quỹ: Thực hiện việc thu chi tiền mặt tại đơn vị; trình ký, giao nhận chứng từ ngân hàng; hỗ trợ trong việc làm văn bản, đối chiếu, thu thập chứng từ cho các bộ phận liên quan. 18 3.1.5 Chế độ và phƣơng pháp ế toán tại công ty Căn cứ vào quy mô và đặc điểm hoạt động kinh doanh và dịch vụ, Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình Kế toán tập trung. Công ty dùng phƣơng pháp xuất kho: đích danh (đối với kinh doanh) và bình quân từng thời kỳ (đối với dịch vụ). Khấu hao tài sản cố định theo đƣờng thẳng. Phƣơng pháp tính thuế giá trị gia tăng là phƣơng pháp khấu trừ. Đơn vị tiền tệ sử dụng tại doanh nghiệp trong ghi chép sổ sách là: Tiền Việt Nam đồng. Thời điểm mở sổ kế toán là từ ngày: 01/01 đến 31/12 Công ty sử dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính và các thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện chuẩn mực và chế độ kế toán của Bộ Tài Chính. Hệ thống tài khoản cũng đƣợc ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài Chính ban hành và những tài khoản mới có sửa đổi bổ sung của Bộ Tài Chính. 3.2 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY Hiện nay công ty cổ phần An Khánh đang kinh doanh mặt hàng ô tô Isuzu của hãng Isuzu Việt Nam. Mặt hàng Isuzu này gồm 2 loại sản phẩm đó là: ô tô tải và ô tô bán tải. a. Xe tải Q- series Q-series là một trong hai dòng xe tải hạng nhẹ của Isuzu vào thị trƣờng Việt Nam đầu năm 2012. Thị trƣờng mà QKR hƣớng đến là các hộ gia đình, các công ty có quy mô vừa và nhỏ cũng nhƣ các đơn vị kinh doanh vận tải. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện nay, đối tƣợng sử dụng nhiều nhất dòng sản phẩm này vẫn là các cá nhân, hộ gia đình. b. Xe tải N-series Xe tải N-series ra đời năm 1959, đến nay dòng xe này đã có mặt ở hơn 130 quốc gia. Trƣớc khi đƣợc tung ra thị trƣờng toàn cầu, dòng xe tải này đã đƣợc thử nghiệm ở nhiều điều kiện khắc nghiệt khác nhau, với tổng chiều dài quãng đƣờng thử nghiệm lên tới 1.320.000 km. Isuzu N-series ra mắt thị trƣờng Việt Nam ngày 06/07/2008 tại sân vận động Quân khu 7, Thành phố Hồ Chí Minh bằng một buổi lễ tổ chức rất công phu với sự có mặt của nhiều phóng viên, nhà báo. 19 N-series là dòng sản phẩm xe tải chủ đạo của thƣơng hiệu Isuzu, là dòng xe tải bán chạy nhất tại Công ty. c. Xe tải F-series F-series là dòng xe tải hạng trung duy nhất của Isuzu, F-series trang bị động cơ diesel “D-Core”, tích hợp hệ thống làm mát khí nạp và đƣờng dẫn dầu chung common-rail áp suất cao, điều khiển bởi chế độ phun dầu điện tử. Thiết kế buồng lái của F-series lớn và thoải mái, hệ thống gầm xe có thể đáp ứng cho nhu cầu chuyên chở hàng hóa nặng. d. Xe bán tải D-max LS D-max là dòng xe chuyên dụng vừa phục vụ sản xuất kinh doanh vừa phục vụ di chuyển hàng ngày rất đƣợc ƣa chuộng của Isuzu. Xe đƣợc nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan. Đối với dòng sản phẩm này công ty chỉ phân phối model D-max LS AT (4x2) viết tắt D2AL có nhiều màu sắc cho khách hàng lựa chọn. Các sản phẩm mà Công ty kinh doanh thuộc phân lớp hàng tiêu dùng thời gian sử dụng lâu và đòi hỏi hình thức bán hàng đặc biệt. Xe tải QKR 55F Xe tải NLR55E Xe D-Max Xe tải FVR 34 Q Ngu n: Phòng kinh doanh-Công ty CP An Khánh Hình 3.3 Một số loại xe của công ty 20 3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010 ĐẾN 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Các DN trong hoạt động kinh doanh đều nhằm vào mục đích lợi nhuận. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trƣờng luôn cạnh tranh gay gắt, để đạt đƣợc điều đó không phải dễ dàng, đòi hỏi hàng hóa DN khi tiêu thụ phải đảm bảo các điều kiện về mẫu mã, chất lƣợng và giá cả, để đƣợc nhiều khách hàng biết đến và tin dùng sản phẩm. Căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2013, cho thấy doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty biến động qua các năm. Việc phân tích nguyên nhân tăng giảm nhằm tìm ra những nguyên nhân và hạn chế gây nên để có những biện pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn. 21 Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn từ năm 2010 - 2012 Đvt: triệu đ ng Chỉ tiêu Doanh thu bán hàng Các khoản giảm trừ DT DT thuần về bán hàng Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp Doanh thu HĐTC Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lý DN Lợi nhuận thuần Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Tổng LN trƣớc thuế Thuế thu nhập DN Tổng lợi nhuận sau thuế Mã số 1 2 10 11 20 21 22 24 25 30 31 32 40 50 51 60 Năm 2010 49.208 49.208 46.485 2.723 87 54 1.521 989 246 411 371 40 286 72 214 Năm 2011 72.244 72.244 67.510 4.734 115 86 2.537 1.574 652 896 762 134 786 197 589 Năm 2012 55.362 55.362 51.024 4.338 101 119 2.816 1.026 478 467 394 73 551 138 413 2011/2010 Số tiền 23.036 23.036 21.025 2.011 28 32 1.016 585 406 485 391 94 500 125 375 % 46,81 46,81 45,23 73,85 32,18 59,26 66,80 59,15 165,04 118,00 105,39 235,00 174,83 173,61 175,23 Ngu n: Phòng kế toán tài chính- Công ty CP An Khánh, năm 2010, 2011, 2012. 22 2012/2011 Số tiền (16.882) (16.882) (16.4860 (396) (14) 33 279 (548) (174) (429) (368) (61) (235) (59) (176) % (23,37) (23,37) (24,42) (8,37) (12,17) 38,37 11,00 34,82) (26,69) (47,88) (48,29) (45,52) (29,90) (29,95) (29,88) Triệu đồng 73.255 72.666 80.000 70.000 60.000 55.930 55.517 49.706 49.492 50.000 Doanh thu 40.000 Chi phí 30.000 Lợi nhuận 20.000 0 589 214 10.000 Năm 2010 Năm 2011 413 Năm 2012 Ngu n: Phòng kế toán tài chính-Công ty CP An Khánh,2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện tổng doanh thu, chi phí và lợi nhuận kinh doanh của Công ty Qua bảng số liệu phân tích trên và hình 3.4 ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần An Khánh từ năm 2010 đến năm 2012 luôn có sự biến động không theo một chiều hƣớng nhất định. Năm 2011 là năm công ty đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh cao hơn so với năm 2010, 2012. Với tổng doanh thu đạt đƣợc trong năm 2011 là 73.255 triệu đồng tăng 23.549 triệu đồng với tỷ lệ 47,38% so với năm 2010. Trong đó, doanh thu hoạt động bán hàng có mức tăng trƣởng cao hơn là 46,81%, tăng với số tiền là 23.036 triệu đồng so với năm 2010. Doanh thu bán hàng tăng lên là do trong thời gian qua công ty hoạt động có hiệu quả, thƣơng hiệu của công ty đƣợc nhiều khách hàng biết đến với sản phẩm chất lƣợng đáng tin cậy. Thêm vào đó trong năm chiến lƣợc kinh doanh của công ty đạt đƣợc nhiều thành công từ các chƣơng trình khuyến mãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng thu hút đƣợc nhiều khách hàng hơn, mang lại lợi nhuận cao cho công ty. Để mang lại doanh thu cao công ty cũng đầu tƣ vào khoản chi phí nên tổng chi phí tăng lên 23.174 triệu đồng với tỷ lệ tăng 46,82% so với tổng chi phí năm 2010. Khoản chi phí mà công ty đầu tƣ nhiều đó là giá vốn hàng bán tăng lên do công ty mở rộng qui mô nên cần nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của KH, mặc khác chi phí đầu vào tăng cao nên giá của các mặt hàng tăng lên. Bên cạnh đó, công ty luôn chú trọng vào công tác tiêu thụ sản phẩm, đầu tƣ vào hoạt động marketing, thúc đẩy bán hàng làm cho các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên. Trong năm 2011, công ty đạt đƣợc mức sản lƣợng tiêu thụ tăng dẫn đến doanh thu tăng cao đã bù đắp 23 khoản chi phí đã bỏ ra trong hoạt động kinh doanh điều này làm cho lợi nhuận tăng 375 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 175,23% so với năm 2010. Đến năm 2012, tổng doanh thu của công ty giảm xuống 17.325 triệu đồng, tức là giảm 23,65% so với tổng doanh thu năm 2010. Nguyên nhân doanh thu giảm trong năm 2012 giảm là do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh của công ty cũng không tránh đƣợc sự giảm sút, sức mua của ngƣời tiêu dùng giảm, công ty đã giảm đi phần doanh thu tiêu thụ. Xét về tổng chi phí hoạt động trong năm là 55.517 triệu đồng giảm 17.149 triệu đồng, với tỷ lệ giảm 23,60% so với tổng chi phí trong năm 2011. Trong đó giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng chi phí nên sự biến động của giá vốn hàng bán cũng ảnh hƣởng rất nhiều đến tổng chi phí. Tuy tổng chi phí trong năm 2012 giảm hơn so với năm 2011 nhƣng trong năm 2012 chi phí tài chính tăng hơn năm 2011 là 33 triệu đồng tăng với tỷ lệ 38,37%, khoản chi phí này tăng lên do công ty vay để duy trì hoạt động kinh doanh trong thời kỳ khó khăn. Bên cạnh đó, lƣợng hàng tồn kho cuối năm 2012 còn nhiều làm ứ động nguồn vốn của công ty, để giải quyết tình trạng này công ty đã đầu tƣ vào khoản chi phí cho việc giảm giá khuyến mãi, thuê nhiều nhân viên bán hàng làm cho chi phí bán hàng tăng lên trong khi đó chi phí quản lý doanh nghiệp thấp hơn năm 2011 là 548 triệu đồng tƣơng ứng giảm 34,82%, công ty thực hiện trả lƣơng cho nhân viên bán hàng theo sản phẩm bán ra trong năm 2012 số lƣợng sản phẩm bán ra chƣa nhiều nên khoản tiền lƣơng trả cho nhân viên giảm. Với tổng doanh thu mà công ty đạt đƣợc so với tổng chi phí bỏ ra có sự chênh lệch tƣơng đối thấp nên lợi nhuận sau thuế mà công ty thu đƣợc trong năm 2012 là 413 triệu đồng, giảm 176 triệu đồng tƣơng ứng giảm 29,88% so với lợi nhuận năm 2011. Qua các số liệu phân tích trên ta thấy lợi nhận của công ty đạt đƣợc trong thời gian từ năm 2010-2012 là mức lợi nhuận cao thấp không đồng đều. Mặc dù trong năm 2012 nền thị trƣờng gặp nhiều biến động nhƣng công ty vẫn thu đƣợc lợi nhuận, điều này cho thấy công ty trên đà phát triển, từng bƣớc khẳng định vị thế trên thị trƣờng tiêu thụ xe ô tô. Tuy nhiên công ty cần linh hoạt trong việc lập kế hoạch bán hàng đƣa ra các chiến lƣợc kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng cũng nhƣ phù hợp với nguồn vốn của công ty nhằm mang lại hiệu quả kinh tế trong kinh doanh. 24 Bảng 3.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 6 tháng đầu năm 2012-2013 Đvt: triệu đ ng 6 tháng 6 tháng Chênh lệch Mã Chỉ tiêu đầu năm đầu năm số Số tiền % 2012 2013 Doanh thu bán hàng 1 27.610 31.172 3.562 12,90 Các khoản giảm trừ DT 2 DT thuần về bán hàng 10 27.610 31.172 3.562 12,90 Giá vốn hàng bán 11 26.101 27.769 1.668 6,39 Lợi nhuận gộp 20 1.509 3.403 1.894 125,51 Doanh thu HĐTC 21 153 215 62 40,52 Chi phí tài chính 22 97 153 56 57,73 Chi phí bán hàng 24 870 1.720 850 97,70 Chi phí quản lý DN 25 651 1.649 998 153,30 Lợi nhuận thuần 30 44 97 53 120,45 Thu nhập khác 31 42 87 45 107,14 Chi phí khác 32 22 36 14 63,64 Lợi nhuận khác 40 20 51 31 155,00 Tổng LN trƣớc thuế 50 64 140 76 118,75 Thuế thu nhập DN 51 16 37 21 131,25 Tổng LN sau thuế 60 48 110 62 129,17 Ngu n: Phòng kế toán tài chính- Công ty CP An Khánh, 6 tháng đầu năm 2012- 2013. Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy đƣợc tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 có bƣớc chuyển biến mới, tổng doanh thu tăng lên 13,20% với số tiền tăng là 3.669 triệu đồng so với cùng kỳ năm trƣớc. Trong 6 tháng đầu năm 2013 nền kinh tế dần đƣợc phục hồi, chiến lƣợc kinh doanh có hiệu quả làm cho sản lƣợng tiêu thụ tăng lên. Khoản chi phí mà công ty đã bỏ ra cho hoạt động kinh doanh cũng tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2012 là 3.607 triệu đồng, tăng với tỷ lệ 12,99%. Trong 6 tháng đầu năm 2013, công ty đầu tƣ khoản chi phí cho việc bán hàng, giới thiệu sản phẩm nhằm giảm đƣợc lƣợng hàng tồn kho cuối năm 2012, mặc khác thu hút đƣợc nhiều khách hàng chọn sản phẩm của công ty phần nào làm cho các khoản chi phí tăng lên. Với lợi nhuận sau thuế đạt đƣợc trong 6 tháng đầu năm 2013 là 110 triệu đồng tăng 62 triệu đồng chiếm tỷ lệ 129,17% so với cùng kỳ năm trƣớc. Trong 6 tháng đầu năm 2013, công ty đã tìm hiểu rõ hơn tình hình thị trƣờng cũng nhƣ nhu cầu của khách hàng đã mang về doanh thu từ bán hàng tăng cao và chi phí đầu tƣ có hiệu quả làm cho mức doanh thu đạt đƣợc tăng hơn so cùng 25 kỳ năm trƣớc. Điều này có thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có dấu hiệu phục hồi. Công phải cần nổ lực hơn nữa trong công tác tiêu thụ sản phẩm và có chính sách chi tiêu cho hợp lý để mang lại mức lợi nhuận cao trong kinh doanh, nhằm giữ vững uy tín và thƣơng hiệu của công ty trên thị trƣờng. 3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 3.4.1 Thuận lợi - Sự đoàn kết, nhất trí giữa ban giám đốc và công nhân viên của toàn công ty chính là một trong nhƣng động lực tạo nên sự thành công của công ty, có ý thức trách nhiệm và tinh thần kỹ luật, sự thống nhất trong môi trƣờng hoạt động. - Địa điểm kinh doanh của công ty khá tốt, các chi nhánh của công ty đều nằm ngay trên quốc lộ, giao thông rất thuận tiện cho việc nhập hàng hóa từ nhà cung cấp và thu hút đƣợc nhiều khách hàng tạo điều kiện tốt cho kinh doanh. - Công ty luôn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng hiện có và mở rộng tìm kiếm khách hàng mới. - Luôn tìm hiểu nắm bắt thị trƣờng để lên kế hoạch nhập hàng về mặt số lƣợng, chất lƣợng và giá cả đảm bảo phục vụ, phân phối, cung cấp sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng. - Công ty có hệ thống các chi nhánh ở các tỉnh đảm bảo đáp ứng cung ứng nhanh, kịp thời nhu cầu của khách hàng. - Hệ thống cơ sở vật chất của công ty ngày càng hoàn thiện nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Công ty kinh doanh các dòng xe thƣơng mại có đầy đủ chủng loại, trọng tải với giá cả hợp lý cho khách hàng có sự lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng. 3.4.2 Khó hăn Bên cạnh những thuận lợi, công ty cũng găp không ít khó khăn nhƣng khó khăn hiện tại của công ty là: - Công ty chƣa có trang web riêng trên mạng Internet. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty. - Hiện nay, trên thị trƣờng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty kinh doanh cùng ngành nghề về chính sách giảm giá, 26 khuyến mãi, dịch vụ hậu mãi. Những chính sách này đã làm ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. - Sự cạnh tranh trên thị thƣờng ngày càng gay gắt đòi hỏi các hãng xe phải cải tiến chất lƣợng, mẫu mã. 3.5 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Trong điều kiện hiện nay cộng với những tiềm lực vốn có của công ty, công ty đang có những lợi thế và khó khăn nhất định, chính vì thế công ty đã vạch ra cho mình hƣớng đi riêng cho những năm tới nhằm mục đích tập trung phát triển: - Khai thác những thị trƣờng hiện có và cố gắng mở rộng phạm vi thị trƣờng tiềm năng. - Tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty, giữ vững thƣơng hiệu của mình. Bởi vì, hoạt động tiêu thụ sản phẩm là hoạt động chủ đạo đem lại doanh thu và lợi nhuận của công ty. - Củng cố duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống, tìm kiếm thu hút khách hàng mới. - Nâng cao trình độ dạy nghề, bồi dƣỡng kiến thức cho nhân viên. - Công ty không ngừng mở rộng thị trƣờng, luôn nghiên cứu các chiến lƣợc kinh doanh. Tìm kiếm các nhà cung cấp và các đối tác tiêu thụ, nhằm tạo điều kiện để có thể chủ động trong vấn đề kinh doanh. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đã có, khai thác tận dụng tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi để kinh doanh có lợi nhuận cao. Mục tiêu hoạt động của công ty là không ngừng phát triển các hoạt động thƣơng mại trong lĩnh vực kinh doanh của công ty nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho công ty, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động, phát triển công ty ngày càng lớn mạnh và bền vững. 27 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ XE ISUZU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN AN KHÁNH 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ XE ISUZU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN AN KHÁNH TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.1.1 Ph n tích tình hình tiêu thụ theo nhóm mặt hàng của công ty 4.1.1.1 Phân tích hình biến động sản lượng tiêu thụ trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Phân tích tình hình biến động sản lƣợng tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng giúp công ty đánh giá đƣợc đâu là mặt hàng chủ lực có sức ảnh hƣởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm mang lại hiệu quả cao và đâu là mặt hàng mang lại hiệu quả thấp cho công ty. Từ đó, có giải pháp nâng cao sản lƣợng tiêu thụ cho công ty. Công ty Cổ phần An Khánh hoạt động kinh doanh các mặt hàng xe ô tô chủ yếu là xe tải và xe bán tải. Sản lƣợng tiêu thụ sản phẩm của công ty đƣợc thể hiện ở bảng số liệu trong bảng sau: 28 Bảng 4.1: Sản lƣợng tiêu thụ xe Isuzu tại Công ty CP An Khánh trong thời gian từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: chiếc Nă m 201 0 Năm 2011 39 55 53 24 37 16 41,03 (2) (3,64) 13 54,17 N-series 23 30 33 15 19 7 30,43 3 10 4 26,67 F-series 16 25 12 5 8 9 56,25 (13) (52) 3 60 Q-series - - 8 4 10 - - 8 0 6 150 2. Xe bán tải 25 35 23 12 15 10 40 (12) (34,29) 3 25 Tổng cộng 64 90 76 36 52 26 40,63 (14) (15,56) 16 44,44 Tên SP 1. Xe tải Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 SL 2012/2011 % SL % Ngu n: Phòng tài chính kế công ty CP An Khánh, 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. 29 6 tháng 2013/6 tháng 2012 SL % Chiếc 60 55 53 50 39 30 37 35 40 25 23 20 Xe tải 24 Xe bán tải 12 15 10 0 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Ngu n: Phòng kế toán tài chính-Công ty CP An Khánh, 2010-6 tháng đầu năm 2013 Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện sản lƣợng tiêu thụ SP của công ty Căn cứ vào bảng phân tích trên ta thấy đƣợc tình hình tiêu thụ các mặt hàng xe tải và xe bán tải không thay đổi theo một chiều hƣớng nhất định, mà có sự biến động không đồng đều qua các năm và mức độ ảnh hƣởng đến tổng sản lƣợng tiêu thụ cũng khác nhau. Đối với mặt hàng xe tải: Đây là mặt hàng chủ lực tại công ty. Trong năm 2010, 2011 công ty kinh doanh 2 dòng xe là N-series và F-series, mỗi dòng xe có tải trọng và model khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Đây là các dòng sản phẩm đã có mặt trên thị trƣờng công nghệ ô tô ở Việt Nam từ năm 2008 đến nay, cùng với tốc độ phát triển mở rộng qui mô của công ty lƣợng hàng tiêu thụ trên thị trƣờng tăng lên vƣợt mức. Cụ thể nhƣ sau: Năm 2010, tổng sản lƣợng tiêu thụ mặt hàng xe tải của công ty đạt 39 chiếc, đến năm 2011 sản lƣợng tiêu thụ sản phẩm là 55 chiếc, so với năm 2010 thì mức sản lƣợng năm 2011 cao hơn 16 chiếc, tƣơng ứng với tỷ lệ 41,03%. Trong năm 2011, các dòng xe tiêu thụ đều tăng vì đƣợc khách hàng biết đến ngày càng nhiều và tin tƣởng về chất lƣợng, mẫu mã, độ bền của các dòng xe. Bên cạnh đó, công ty đã xây dựng đƣợc chiến lƣợc bán hàng với các dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng cao, chế độ bảo hành xe để mang lại sự hài lòng cho khách hàng đến mua xe. Ngoài ra khi mua các model của dòng sản phẩm F-series khách hàng đƣợc hỗ trợ 100% phí trƣớc bạ theo chƣơng trình khuyến mãi của công ty. Tƣơng tự, đối với mặt hàng xe bán tải cũng vậy cùng chiến lƣợc kinh doanh sản lƣợng tiêu thụ xe trong năm 2011 tăng 10 chiếc, chiếm tỷ lệ 40% 30 so với sản lƣợng tiêu thụ năm 2010. Đặc biệt đối với mặt hàng xe bán tải, trong năm 2011 nhằm thu hút nhiều khách hàng công ty đã áp dụng các chƣơng trình khuyến mãi, hỗ trợ các khoản phí cho khách hàng khi mua xe vì đây là dòng xe bán tải chậm phát triển ở thị trƣờng xe ô tô Việt Nam, ngƣời dùng chƣa quen sử dụng. So với năm 2011 thì tổng sản lƣợng tiêu thụ các mặt hàng xe của năm 2012 gần nhƣ không tăng trƣởng. Mặc dù trong năm 2012, công ty kinh doanh thêm dòng xe tải Q-series và đối với dòng sản phẩm D-max công ty đã tổ chức chƣơng trình “Trải nghiệm cùng D-max” vào dịp lễ 30/4/2012 tại Cần Thơ, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng chạy thử và cảm nhận các tính năng của dòng sản phẩm này. Nhƣng công ty vẫn chƣa đạt đƣợc mức sản lƣợng tiêu thụ cao từ chiến lƣợc kinh doanh này. Đối với mặt hàng xe tải: tổng sản lƣợng tiêu thụ trong năm 2012 đạt đƣợc là 53 chiếc, giảm 2 chiếc, tƣơng ứng giảm 3,64% so với năm 2011. Sản lƣợng tiêu thụ các dòng xe đều giảm, chỉ có dòng sản phẩm N-series là sản lƣợng tăng 10% so với năm 2011. Đây là dòng xe tải có trọng lƣợng nhẹ và có giá trị thấp hơn các dòng xe tải khác, dao động ở mức giá 602.420.000 đồng đến 695.240.000 đồng. Đối với mặt hàng xe bán tải: trong năm 2012 cũng chịu ảnh hƣởng không kém nhƣ các dòng xe tải. Sản lƣợng xe tiêu thụ trong năm 2012 là 23 chiếc giảm 12 chiếc so với sản lƣợng xe bán tải tiêu thụ trong năm 2011, tƣơng ứng giảm 34,29%. Có thể nhận thấy nguyên nhân của sự sụt giảm hai mặt hàng này là do trong năm 2012 ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế. Trƣớc tình hình thị trƣờng ô tô đang giảm sút, việc tăng thuế trƣớc bạ và tăng lệ phí đăng ký biển xe cùng với giá xăng dầu tăng đã ảnh hƣởng không nhỏ đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty, sức mua của thị trƣờng giảm, nhất là mặt hàng xe ô tô là phƣơng tiện chuyên chở hàng hóa cho các nhà phân phối lớn, các cơ sở kinh doanh, hay các hộ gia đình, nó còn là một tài sản có giá trị cao, cho nên việc quyết định mua xe trong hoàn cảnh thu nhập giảm sút đối với đại bộ phận khách hàng là rất khó khăn, chỉ trừ trƣờng hợp nhu cầu của khách hàng là rất cần thiết. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế năm 2012, công ty đã chịu ảnh hƣởng rất lớn. Nhƣng nhờ vào việc thực hiện nhanh chóng các biện pháp kích cầu và các dấu hiệu phục hồi của thị trƣờng vào cuối năm 2012, nên bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2013 tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có dấu hiệu phục hồi hơn. Với tổng sản lƣợng sản phẩm tiêu thụ đạt đƣợc là 37 chiếc, tăng 13 chiếc so với cùng kỳ năm trƣớc, với tỷ lệ tăng trƣởng là 54,17%. Mặc khác, 31 trong 6 tháng đầu năm 2013 sản lƣợng tiêu thụ tăng lên là do nhu cầu sử dụng xe tải và xe bán tải để vận chuyển làm phƣơng tiện lƣu thông ngày càng cao, riêng mặt hàng xe bán tải nhiều khách hàng đã tìm hiểu rõ tính năng, động cơ của sản phẩm nên nhu cầu sử dụng xe tăng lên 25% so với cùng kỳ năm trƣớc. Hiện tại, thị trƣờng xe tải và bán tải còn rất nhiều tiềm năng do mật độ xe của ngƣời dân còn thấp và nền kinh tế đang ngày càng phát triển do đó các sản phẩm xe tải và bán tải tại thị trƣờng đang trong giai đoạn tăng trƣởng. Đây là cơ hội để công ty thể hiện năng lực kinh doanh của mình trên thị trƣờng với các đối thủ cạnh tranh khác. Vì vậy, công ty cần phải linh hoạt trong việc đƣa ra các chiến lƣợc kinh doanh cho phù hợp với mọi biến động của thị trƣờng, nắm bắt đƣợc nhu cầu của khách hàng để đạt đƣợc mức sản lƣợng tiêu thụ tối ƣu 4.1.1.2 Phân tích doanh thu tiêu thụ sản phẩm công ty trong thời gian 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Doanh thu luôn đƣợc xem là nhân tố quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Doanh thu có ảnh hƣởng rất lớn và chi phối đến việc tồn tại và phát triển của công ty. a. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 3 năm 2010-2012 32 Bảng 4.2: Doanh thu tiêu thụ theo các mặt hàng của công ty qua 3 năm 2010-2012 Đvt: triệu đ ng Năm 2010 Tên sản phẩm Số tiền Năm 2011 T trọng (%) Số tiền Năm 2012 T trọng (%) Số tiền 2011/2010 T trọng (%) Số tiền % 2012/ 2011 Số tiền % Xe tải 33.470 68,02 48.05 9 66,52 39.19 7 70,80 14.589 43,59 (8.862) (18,44 ) Xe bán tải 15.738 31,98 24.18 5 33,48 16.16 5 29,20 8.447 53,67 (8.020) (33,16 ) Tổng cộng 49.208 100,00 72.24 4 100,00 55.36 2 100,00 23.036 46,81 (16.882 ) (23,37 ) Ngu n: Phòng kế toán tài chính-Công ty Cổ phần An Khánh, 2010-2012. 33 Dựa vào bảng phân tích tình hình doanh thu tiêu thụ của 2 nhóm mặt hàng chính của công ty qua 3 năm, ta có nhận xét sau: Nhìn chung doanh thu tiêu thụ của công ty qua 3 năm đạt đƣợc không đồng đều do chịu ảnh hƣởng từ nhiều nguyên nhân. Năm 2011 tổng doanh thu của công ty đạt đƣợc là 72.244 triệu đồng tăng 23.036 triệu đồng, với tốc độ tăng là 46,81% so với năm 2010. Đến năm 2012, tình hình tiêu thụ xe ô tô có nhiều biến động làm cho doanh thu tiêu thụ trong năm giảm xuống là 16.882 triệu đồng, giảm với tỷ lệ 23,37% so với năm 2011. Đ i với mặt hàng xe tải: Năm 2010 doanh thu đạt đƣợc là 33.470 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 68,02% trong tổng doanh năm năm 2010. Đến năm 2011 doanh thu tiêu thụ công ty đạt đƣợc là 48.059 triệu đồng so với năm 2010 thì doanh thu tiêu thụ năm 2011 tăng 14.589 triệu đồng tƣơng ứng tăng 43,59%. Nguyên nhân làm cho doanh thu tăng trong năm 2011 là do sản lƣợng tiêu thụ trong năm tăng, cùng với giá cả cũng tăng hơn so với năm 2010. Bƣớc sang năm 2012 thị trƣờng có nhiều biến động ảnh hƣởng đến doanh thu tiêu thụ giảm 8.862 triệu đồng, tƣơng ứng với 18,44% so với năm 2011. Đ i với mặt hàng xe bán tải: doanh thu tiêu thụ qua các năm tăng giảm không đồng đều. Doanh thu tiêu thụ trong năm 2010 là 15.738 triệu đồng, chiếm 31,98% trong tổng doanh thu tiêu thụ trong năm. Năm 2011 doanh thu của mặt hàng này đạt đƣợc là 24.185 triệu đồng, chiếm 33,48% tổng doanh thu tiêu thụ năm 2010, tăng 8.447 triệu đồng so với năm 2010 với tỷ lệ 53,67%. Tƣơng tự nhƣ các mặt hàng xe tải doanh thu tiêu thụ năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 thì mặt hàng xe bán tải cũng vậy. Tuy mặt hàng xe bán tải có số lƣợng tiêu thụ tại công ty ít hơn so với các dòng xe tải nhƣng công ty luôn chú trọng vào công tác tiêu thụ các mặt hàng này. Đến năm 2012, số lƣợng tiêu thụ đối với dòng xe bán tải giảm làm cho doanh thu tiêu thụ giảm theo. Doanh thu đạt đƣợc trong năm 2012 là 16.165 triệu đồng, giảm 8.020 triệu đồng tƣơng ứng giảm 33,16% so với năm 2011. Nguyên nhân doanh thu năm 2012 của hai mặt hàng trên giảm là do ảnh hƣởng từ nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, làm thu hẹp đáng kể thị trƣờng tiêu thụ xe ô tô, thị trƣờng lao động và tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội. Mặc dù công ty đã giảm giá một số dòng xe tải trong năm nhằm kích cầu tăng sản lƣợng nhƣng doanh thu tiêu thụ vẫn giảm so với năm 2011. 34 b. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 4.3: Doanh thu tiêu thụ các mặt hàng của công ty qua 6 tháng đầu năm 2012-2013 Đvt: triệu đ ng 6 tháng đầu năm 2012 Tên SP Số tiền T trọng 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền (%) Xe tải T trọng (%) 6th2013/6th2012 Số tiền % 19.177 69,46 19.392 62,21 215 1,12 Xe bán tải 8.434 30,54 11.780 37,79 3.346 39,67 Tổng cộng 27.610 100,00 31.172 100,00 3.562 12,90 Ngu n: Phòng kế toán tài chính-Công ty CP An Khánh, 6 tháng đầu năm 2012-2013. Qua bảng số liệu doanh thu tiêu thụ của công ty 6 tháng đầu năm 20122013 ta thấy doanh thu của các mặt hàng đã tăng trở lại sau thời gian biến động, cụ thể nhƣ sau: Đ i với mặt hàng xe tải: Sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu tiêu thụ là 19.392 triệu đồng tăng 215 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,12% so với cùng kỳ năm trƣớc. Tương tự đ i với mặt hàng xe bán tải: Qua 6 tháng đầu năm 2013, mặt hàng xe bán tải đã tăng lên 39,67% mức độ tăng lên 3.346 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân của sự gia tăng này là trong 6 tháng đầu năm 2013 công ty tiếp tục thực hiện chính sách kích cầu đã đƣa ra các chƣơng trình khuyến mãi, giảm giá hấp dẫn vào dịp tết Nguyên Đán và ngày lễ 30/4 vừa qua, đã thu hút đƣợc nhiều khách hàng, doanh thu của các mặt hàng này tăng đáng kể. Điều này cho thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian qua duy trì tốt, mặc dù chịu ảnh hƣởng từ nền kinh tế thị trƣờng rất nhiều nhƣng công ty đã phần nào khắc phục đƣợc những khó khăn đó để đứng vững trên thị trƣờng, là bƣớc khởi đầu mới cho việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu xe Isuzu tại công ty. 35 4.1.2 Phân tích tình hình tiêu thụ theo nhóm hách hàng Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ, nhu cầu của ngƣời dân về xe ô tô phục vụ cho đi lại và sản xuất ngày càng nhiều. Qua công tác nghiên cứu thị trƣờng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng trong thời gian qua nhóm khách hàng mà công ty lựa chọn là: Nhóm khách hàng 1: Các công ty dịch vụ vận tải trên địa bàn Tỉnh/TP, các công ty có qui mô vừa và nhỏ. Nhu cầu của nhóm KH này là các dòng xe tải hạng nhẹ N-series và dòng xe tải hạng trung F-series, để chở hàng hóa phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Nhóm khách hàng 2: Các Giám đốc, Phó Giám đốc, Chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhu cầu của nhóm khách hàng này là các dòng xe bán tải vừa phục vụ cho việc đi lại vừa tạo điều kiện tốt cho công việc của họ. Nhóm khách hàng 3: Đƣợc công ty lựa chọn là ngoài các nhóm đối tƣợng khách hàng trên đó là các hộ kinh doanh cá thể ở khu vực, các khách hàng cá nhân. Đây là nhóm khách hàng có nhu cầu mua xe ít hơn nhóm KH 1 và nhóm KH 2. Mục đích mua xe của nhóm KH này là chở hàng hóa hay sử dụng để đi du lịch đối với dòng xe bán tải. Phân tích tình hình tiêu thụ của từng đối tƣợng khách hàng để biết đƣợc sản lƣợng tiêu thụ theo nhóm khách hàng tăng giảm nhƣ thế nào qua các năm, cũng nhƣ biết đƣợc đâu là nhóm KH mục tiêu của công ty. 36 4.1.2.1 Tình hình biến động sản lượng tiêu thụ theo nhóm hách hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 a. Sản lượng tiêu thụ theo nhóm khách hàng từ năm 2011-2012 Bảng 4.4: Sản lƣợng tiêu thụ theo nhóm khách hàng qua 3 năm 2010-2012 Đvt: chiếc Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu T trọng (%) SL SL T trọng (%) Năm 2012 2011/2010 T trọng (%) SL SL 2012/2011 % SL % Nhóm KH 1 35 54,69 49 54,44 52 68,42 14 40 3 6,12 Nhóm KH 2 20 31,25 28 31,12 6 7,89 8 40 (22) (78,57) Nhóm KH 3 9 14,06 13 14,44 18 23,68 4 44,44 5 38,46 64 100,00 90 100,00 76 100,00 26 40,63 (14) (15,56) Tổng cộng Ngu n: Phòng kế toán tài chính-Công ty Cổ phần An Khánh,2010-2012. 37 Từ bảng phân tích số liệu trên ta thấy sản lƣợng tiêu thụ xe theo nhóm khách hàng của công ty qua 3 năm 2010-2012 nhƣ sau: Đ i với nhóm KH 1: ta thấy sản lƣợng tiêu thụ từ nhóm KH này đều tăng qua các năm, trong đó năm 2011 là năm công ty đạt đƣợc mức sản lƣợng tăng hơn so với 2 nhóm KH còn lại. Nền kinh tế đang phát triển nhu cầu của ngƣời dân để vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng. Bên cạnh đó, năm 2008 các phƣơng tiện xe lôi và xe ba gác không đƣợc phép lƣu thông. Do vậy, các đơn vị buộc phải chuyển đổi loại hình vận tải sang xe tải. Không bỏ lỡ cơ hội này, công ty chuẩn bị kế hoạch nhập nhiều mẫu xe mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mở rộng mạng lƣới tiêu thụ, áp dụng chƣơng trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng. Đ i với nhóm KH 2: Sản lƣợng mua của nhóm KH này có xu hƣớng giảm. Năm 2011, sản lƣợng tiêu thụ theo nhóm KH này đạt đƣợc là 28 chiếc tăng 8 chiếc với tỷ lệ 40% so với năm 2010. Trong năm 2011, nhu cầu sử dụng xe của nhóm KH này cao, tuy ra mắt thị trƣờng xe ô tô từ lâu nhƣng đối với mặt hàng này trong những năm gần đây mới đƣợc ngƣời tiêu dùng biết đến so với mặt hàng xe tải chỉ chở đƣợc hàng hóa thì đây là loại xe đa dụng ngoài việc chở hàng hóa còn phục vụ cho việc đi lại của ngƣời dân. Sang năm 2012 sản lƣợng mua của nhóm KH này là 6 chiếc giảm 22 chiếc so với năm 2011 giảm với tỷ lệ 78,57%. Trong năm 2012 sản lƣợng giảm một phần là do nhu cầu của nhóm KH này chƣa cao. Qua việc tìm hiểu nhu cầu của KH, họ cho rằng mua xe vào thời điểm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và giá cả của mặt hàng xe bán tải tại công ty tăng lên phải bỏ ra một khoản tiền để mua xe vào thời điểm này là chƣa cần thiết. Đ i với nhóm KH 3: Sản lƣợng tiêu thụ theo nhóm KH này qua 3 năm 2010-2012 đều tăng nhƣng so với nhóm KH 1 và nhóm KH 2 thì nhóm KH 3 có mức sản lƣợng mua chƣa cao. Trong năm 2012 sản lƣợng mua của nhóm KH này tăng lên 5 chiếc với tốc độ tăng 38,46% so với năm 2011. Sản lƣợng mua của nhóm KH này trong năm 2012 tăng là do công ty đã giảm giá dòng xe tải hạng nhẹ NPR 85K giảm 3.820.000 đồng/chiếc, khuyến mãi vào tháng 9/2012 đối với dòng xe tải NQR 75L tặng phiếu bảo dƣỡng trị giá 3.000.000 đồng, đồng thời đối với dòng xe bán tải KH đƣợc trang bị 1 CD player. Nhìn chung, trong năm 2012, nền kinh tế gặp nhiều biến động gây ảnh hƣởng không nhỏ đến nhu cầu tiêu dùng. Đặc biệt đây là mặt hàng có giá trị cao muốn sở hữu đƣợc nó KH phải bỏ ra một khoản tiền lớn, trƣớc tình hình đó công ty đẩy mạnh công tác bán hàng, đối với mỗi mặt hàng công ty đều áp dụng các hình thức khuyến mãi khác nhau để thu hút KH đến với công ty. Mặc 38 khác là giảm đƣợc lƣợng hàng tồn kho cạnh tranh với các đối thủ. Tuy mức sản lƣợng tiêu thụ cầu nhóm KH 1 và nhóm KH 3 tăng hơn so với năm 2011 nhƣng xét về tổng sản lƣợng tiêu thụ trong năm 2012 đạt mức sản lƣợng thấp hơn so với năm 2011 là 15,56%. b. Sản lượng tiêu thụ theo nhóm khách hàng trong giai đoạn từ 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 4.5: Sản lƣợng tiêu thụ theo nhóm khách hàng giai đoạn từ 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: chiếc 6 tháng đầu năm 2012 Chỉ tiêu T trọng (%) SL 6 tháng đầu năm 2013 SL Chênh lệch T trọng (%) SL % Nhóm KH 1 26 72,22 28 53,85 2 7,69 Nhóm KH 2 4 11,11 13 25 9 225 Nhóm KH 3 6 16,67 11 21,15 5 83,33 36 100,00 52 100,00 16 44,44 Tổng cộng Ngu n: Phòng kế toán tài chính-Công ty CP An Khánh, 6 tháng đầu năm 2012-2013. Qua bảng phân tích trên, ta thấy đƣợc sản lƣợng mua của các nhóm KH đều tăng lên. Trong đó, nhóm KH 2 có sản lƣợng mua trong 6 tháng đầu năm 2013 cao hơn, tăng 225% trong tổng sản tiêu thụ năm 2013. Trong năm 2013 nhu cầu của nhóm KH 2 đối với mặt hàng này tăng. Thị trƣờng xe bán tải cạnh tranh mạnh vì đây là dòng xe đa dụng vừa chở hàng hóa, vừa sử dụng đƣợc cho công việc nên nhiều KH quan tâm đến. Vì vậy để thu hút đƣợc KH trong 6 tháng đầu năm công ty đã áp dụng các hình thức khuyến mãi và dịp tết Nguyên Đán và ngày lễ 30/4 vừa qua tặng phiếu mua hàng và nhiều chƣơng trình hậu mãi khác. Đối với nhóm KH 1, sản lƣợng tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng lên nhƣng so với hai nhóm KH còn lại tăng với tỷ lệ rất thấp 7,69% so với cùng kỳ năm trƣớc. Cùng áp dụng các chƣơng trình khuyến mãi nhƣng nhu cầu sử dụng các dòng xe tải của nhóm KH 1 chƣa cao. Mặc dù công ty đã giảm giá 2 dòng xe tải có trọng tải nặng và dòng xe tải có trọng tải nhẹ nhƣng vẫn chƣa thu hút đƣợc nhiều KH. Công ty phải xem xét lại chính sách bán hàng và nâng cao hơn nữa công tác nghiên cứu thị trƣờng tìm hiểu nhu cầu của KH nhằm đạt đƣợc mức sản lƣợng tiêu thụ tăng, vì đây là nhóm KH mục tiêu của công ty. 39 4.1.2.2 Tình hình biến động doanh thu tiêu thụ theo nhóm KH của công ty trong thời gian từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 a. Doanh thu tiêu thụ theo nhóm KH qua 3 năm 2010-2012 Bảng 4.6: Doanh thu tiêu thụ theo nhóm KH qua 3 năm 2010-2012 Đvt: triệu đ ng Năm 2010 Chỉ tiêu Số tiền T trọng (%) Năm 2011 Số tiền T trọng (%) Năm 2012 Số tiền T trọng (%) 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % Nhóm KH 1 30.921 62,84 43.801 60,63 38.827 70,13 12.880 41,65 (4.974) (11,34) Nhóm KH 2 12.610 25,62 19.348 26,78 11.948 21,58 6.738 53,43 (7.400) (38,25) Nhóm KH 3 5.677 11,54 9.095 12,59 4.587 8,29 3.418 60,21 (4.508) (49,57) 49.208 100,00 72.244 100,00 55.362 100,00 23.036 46,81 (16.882) (23,37) Tổng cộng Ngu n: Phòng tài chính-kế toán công ty CP An Khánh, 2010-2012. 40 Từ bảng số liệu phân tích về tình hình biến động doanh thu tiêu thụ theo nhóm KH qua 3 năm 2010 đến 2012, ta có nhận xét nhƣ sau: Đ i với nhóm KH 1: Đây là nhóm KH mục tiêu của công ty, mang lại lợi nhuận cao trong 3 năm so với 2 nhóm KH còn lại. Năm 2010, doanh số mua của nhóm KH này là 30.921 triệu đồng chiếm tỷ trọng 62,84% trong tổng doanh thu tiêu thụ. Đến năm 2011, doanh số mua của nhóm KH này tăng lên 41,65% tƣơng ứng với số tiền 12.880 triệu đồng so với năm 2010, chiếm 60,63% tổng doanh thu tiêu thụ năm 2011. Sang năm 2012, doanh số mua của nhóm KH này giảm 4.974 triệu đồng so với năm 2011, giảm với tỷ lệ 11,34%. Nguyên nhân doanh số mua của nhóm KH giảm là do trong năm 2012 xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, công ty đã giảm giá bán các sản phẩm nhằm giữ chân KH cũ và thu hút KH mới, nên doanh thu mang lại bị sụt giảm. Đ i với nhóm KH 2: Đây cũng là nhóm KH mục tiêu của công ty. Doanh số mua của nhóm KH này trong năm 2010 là 12.610 triệu đồng chiếm 25,62% trong tổng doanh thu tiêu thụ. Năm 2011, doanh số mua của nhóm KH này tăng 6.738 triệu đồng so với năm 2010 với tốc độ tăng là 53,43% và chiếm 26,78% trong tổng doanh thu tiêu thụ năm 2011. Đến năm 2012, doanh số mua của nhóm KH này giảm xuống 7.400 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 38,25% so với năm 2011. Doanh số mua của nhóm KH này giảm là do sản lƣợng tiêu thụ theo nhóm KH này giảm, cùng với giá của các mặt hàng tăng. Đ i với nhóm KH 3: Đây là nhóm KH chiếm tỷ trọng thấp nhất trong nhóm KH của công ty. Năm 2011, tỷ trọng doanh số mua của nhóm KH này chiếm 12,59% trong tổng doanh thu tiêu thụ. Doanh số mua từ nhóm KH này tăng 60,21% tƣơng ứng với số tiền 3.147 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2012, doanh số mua của nhóm KH này giảm 4.508 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 49,57% so với năm 2011. Nhìn chung, doanh số mua của từng đối tƣợng KH qua 3 năm lúc tăng lúc giảm. Trong năm 2011, doanh số mua của các nhóm KH tăng so với năm 2010 vì trong năm 2011 công ty có chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả thu hút đƣợc nhiều KH sản lƣợng tiêu thụ tăng lên. Sang năm 2012, doanh số tiêu thụ từ nhóm KH 2 giảm so với năm 2011. Trong khi đó nhóm KH 1 và nhóm KH 3 có mức sản lƣợng tiêu thụ qua các năm tăng nhƣng doanh số đạt đƣợc từ nhóm KH này chƣa cao, công ty đã giảm giá bán sản phẩm để thu hút KH. Mặc dù năm 2012, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhu cầu của KH giảm, để thu hút nhiều KH và cạnh tranh với các đối thủ trên thị trƣờng công ty đã áp dụng các hình thức khuyến mãi giảm giá cho KH đến mua xe. Đặc biệt đối với nhóm KH 2 đây là nhóm KH mục tiêu của công ty nhƣng doanh thu đạt đƣợc 41 từ nhóm KH này trong năm 2012 chƣa cao, sản lƣợng tiêu thụ thấp hơn so với năm 2011. Công ty cần xem lại khâu bán hàng, chƣơng trình khuyến mãi đối với mặt hàng xe bán tải so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng, khi cần thiết công ty có thể giảm giá sản phẩm xuống theo sự thỏa thuận của KH và công ty để đƣa ra mức giá hợp lý. b. Doanh thu tiêu thụ theo nhóm KH giai đoạn từ 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 4.7: Doanh thu tiêu thụ theo nhóm KH giai đoạn từ 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: triệu đ ng 6 tháng đầu năm 2012 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng 2013/6 tháng 2012 Số tiền T trọng (%) Số tiền T trọng (%) Nhóm KH 1 18.570 67,26 18.730 60,09 160 0,86 Nhóm KH 2 5.670 20,54 8.573 27,50 2.903 51,20 Nhóm KH 3 3.370 12,20 3.869 12,41 499 14,81 31.172 100,00 3.562 12,90 Tổng cộng 27.610 100,00 Số tiền % Ngu n: Phòng kế toán tài chính-Công ty CP An Khánh, 6 tháng đầu năm 2012-2013. Qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy doanh số mua của từng nhóm KH đều tăng lên trong 6 tháng đầu năm 2013. Trong đó nhóm KH 1 có doanh số mua chiếm tỷ trọng cao nhất trong là 60,09% trong tổng doanh thu tiêu thụ của 6 tháng đầu năm 2013 nhƣng so với hai nhóm KH còn lại thì tốc độ tăng trƣởng không cao chỉ đạt đƣợc 0,86%. Qua đây ta thấy đƣợc trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu đạt đƣợc từ nhóm KH này chƣa cao. Công ty cần có những biện pháp cũng nhƣ những chính sách để thu hút nhiều KH đẩy mạnh sản lƣợng bán ra cho KH trong tƣơng lai đây là các nhóm KH mang lại doanh thu cao cho công ty. 42 4.1.3 Ph n tích doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo thị trƣờng trong thời gian 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 4.8: Doanh thu tiêu thụ theo thị trƣờng của công ty qua 3 năm 2010-2012 Đvt: triệu đ ng Năm 2010 Thị trƣờng T trọng (%) Số tiền Cần Thơ Năm 2011 Số tiền Năm 2012 T trọng (%) Số tiền 2011/2010 T trọng (%) Số tiền 2012/2011 Số % tiền % 49.208 100 58.065 80,37 42.847 77,39 10.858 22,07 (16.218) (27,93) An Giang - - 8.234 11,40 10.334 18,67 8.234 0 2.100 25,50 Vĩnh Long - - 5.945 8,23 2.180 3,94 5.945 0 (3.765) (63,33) Tổng cộng 49.208 100,00 72.244 100,00 55.362 100,00 23.036 46,81 (16.882) (23,37) Ngu n: Phòng kế toán tài chính-Công ty CP An Khánh, 2010-2012 43 Bảng 4.9: Doanh thu tiêu thụ theo thị trƣờng của công ty qua 6 tháng đầu năm 2012 - 2013 Đvt: triệu đ ng 6 tháng đầu năm 2012 Thị Trƣờng Số tiền 6 tháng đầu năm 2013 T trọng (%) 6 tháng 2013/6 tháng 2012 T trọng (%) Số tiền Số tiền % Cần Thơ 22.68 9 82,18 23.757 76,21 1.068 4,71 An Giang 3.653 13,23 4.598 14,75 945 25,87 Vĩnh Long 1.268 4,59 2.817 9,04 Tổng cộng 27.61 0 100,00 31.172 100,00 1.549 122,16 3.562 12,90 Ngu n: Phòng kế toán tài chính-Công ty CP An Khánh, 6 tháng đầu năm 2012-2013. 58.065 60.000 Triệu đồng 50.000 47.208 42.847 40.000 30.000 22.689 20.000 8.234 5.945 10.000 0 23.757 10.334 2.180 3.654 1.268 4.598 3.696 Cần Thơ An Giang Vĩnh Long 0 0 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu 6 tháng đầu năm 2012 năm 2013 Ngu n: Phòng kế toán tài chính-Công ty CP An Khánh, 2010-6 tháng đầu năm 2013 Hình 4.2 Biểu đồ doanh thu tiêu thụ theo thị trƣờng của công ty 44 Thị trƣờng ở Cần Thơ: Cần thơ là Thành phố trực thuộc Trung Ƣơng, có vị trí ở trung tâm châu thổ Đồng Bằng sông Cửu Long. Đây là thị trƣờng có dân số đông, tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, có nhiều khu công nghiệp đƣợc hình thành, có nhiều Siêu thị, khu vực mua sắm và nhiều loại hình dịch vụ đã và đang phát triển mạnh nhƣ Ngân hàng, Y tế…Do vậy nhu cầu sử dụng các loại xe tải, xe bán tải phục vụ cho sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ cho tổ chức là rất cao. Vì vậy đây là thị trƣờng có nhiều tiềm năng phát triển hơn so với các thị trƣờng khác. Thông qua bảng số liệu trên ta thấy đƣợc doanh thu tiêu thụ tại thị trƣờng Cần Thơ đạt đƣợc qua các năm đều cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty so với các thị trƣờng ở An Giang và Vĩnh Long. Năm 2010, doanh thu tại thị trƣờng Cần Thơ chiếm toàn bộ tỷ trọng trong tổng doanh thu cả năm. Vì các chi nhánh ở thị trƣờng An Giang và Vĩnh Long chƣa đi vào hoạt động, nên thị trƣờng Cần Thơ chiếm toàn bộ thị phần với tổng doanh thu đạt đƣợc là 49.208 triệu đồng. Đến năm 2011, doanh thu của thị trƣờng này tiếp tục tăng lên 58.065 triệu đồng, nhƣng tỷ trọng giảm xuống 80,37% trong tổng doanh thu năm 2010 vì trong năm 2011 các chi nhánh An Giang, Vĩnh Long đã đi vào hoạt động làm cho tỷ trọng doanh thu của thị trƣờng giảm. Tổng doanh thu tiêu thụ năm 2012 của thị trƣờng đạt đƣợc là 42.847 triệu đồng, giảm 16.218 triệu đồng so với năm 2011, giảm với tỷ lệ 27,93%. Trong năm 2012 thị trƣờng tiêu thụ xe ô tô tại Cần Thơ có dấu hiệu suy giảm, nhu cầu mua xe của ngƣời dân bị hạn chế lại do những tác động của nền kinh tế làm cho sức mua của thị trƣờng này giảm xuống. Trong khi đó 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu đạt đƣợc là 23.757 triệu đồng, tăng 1.068 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Qua đó ta thấy đƣợc thị trƣờng Cần Thơ có dấu hiệu phục hồi lại. Thị trƣờng An Giang: Năm 2011 theo cục thống kê, dân số toàn tỉnh hiện có là 2.151.000 ngƣời. Đây là tỉnh có dân số đông nhất ở đồng bằng sông cửu Long, có vị trí địa lý và giao thông thuận lợi nối liền với các tỉnh trong khu vực. Đây cũng là thị trƣờng giữ vị trí quan trọng trong công ty, doanh thu đạt đƣợc trong thời gian qua tăng trƣởng ổn định. Doanh thu năm 2011 đạt đƣợc là 8.234 triệu đồng, đạt tỷ trọng 11,40% tổng doanh thu cả năm. Bƣớc sang năm 2012, doanh thu tiêu thụ sản phẩm của thị trƣờng này đạt đƣợc là 10.334 triệu đồng, so với doanh thu năm 2011 tăng 2.100 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 25,50%. Đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu của thị trƣờng này tiếp tục tăng 25,87%. Tuy mới gia nhập vào thị trƣờng nhƣng chi nhánh luôn đúng vững trên thị trƣờng, doanh thu tăng đều qua các năm. Mức tăng trƣởng này 45 cho thấy đƣợc công tác nghiên cứu tìm hiểu thị trƣờng của chi nhánh luôn đƣợc quan tâm nhiều hơn, đây là thị trƣờng mới nhiều cạnh tranh. Thị trƣờng Vĩnh Long: Công ty thành lập chi nhánh tại Vĩnh long vào năm 2011. Bƣớc đầu hoạt động, doanh thu đạt đƣợc trong năm 2011 là 5.945 triệu đồng, có tỷ trọng 8,23% trong tổng doanh thu năm 2011. Sang năm 2012, doanh thu của thị trƣờng này giảm xuống 3.765 triệu đồng, với tỷ lệ giảm là 63,33%. Doanh thu năm 2012 giảm là chi nhánh mới thành lập, chi nhánh chƣa khai thác hết thị trƣờng. Thêm vào đó có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng có qui mô lớn, đã phần nào làm ảnh hƣởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong thị trƣờng này. Đến 6 tháng đầu năm 2013, nhằm khắc phục những khó khăn trên, doanh thu tiêu thụ của thị trƣờng này đạt đƣợc là 2.817 triệu đồng, tăng 15.948 triệu đồng, tƣơng ứng với 122,16% so với 6 tháng đầu năm 2012. Thị trƣờng tiêu thụ xe ô tô mặc dù có nhiều biến động qua các năm nhƣng bƣớc qua 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu đạt đƣợc qua các thị trƣờng này đã tăng lên so với cùng kỳ năm trƣớc. Ta thấy đƣợc các thị trƣờng có dấu hiệu phục hồi cũng nhƣ hoạt động kinh doanh của công ty bƣớc sang giai đoạn mới. Công ty cần chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trƣờng, tìm hiểu nhu cầu KH, biết đƣợc thị trƣờng đang diễn biến nhƣ thế nào để có kế hoạch kinh doanh phù hợp mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên thị trƣờng ở Cần Thơ trong năm 2012 đạt đƣợc mức doanh thu chƣa cao so với năm 2011, đây là thị trƣờng đƣợc nhiều KH biết đến vì công ty mẹ đặt tại Cần Thơ. Qua đó công ty cần chú trọng hơn nữa vào việc nghiên cứu thị trƣờng này để đạt đƣợc mức doanh thu cao. 46 4.1.4 Ph n tích các t số về hả năng sinh lời Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty, các chỉ tiêu này đƣợc nhiều đối tƣợng quan tâm đến, vì đây là cơ sở quan trọng để phản ánh kết quả kinh doanh của công ty trong một kỳ nhất định. Từ số liệu bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010-2012, ta tính toán đƣợc bảng các chỉ tiêu về khả năng sinh lời. Bảng 4.10: Phân tích các chỉ số sinh lời của công ty trong giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu Đvt 2010 2011 2012 Lợi nhuận sau thuế triệu đồng 214 589 413 Doanh thu thuần triệu đồng 49.208 72.244 55.362 Tổng tài sản triệu đồng 36.945 38.082 33.822 Nguồn vốn CSH triệu đồng 10.979 11.666 10.914 LN/doanh thu (ROS) % 0,43 0,82 0,75 LN/tài sản (ROA) % 0,58 1,54 1,22 LN/Vốn CSH (ROE) % 1,95 5,05 3,78 Ngu n: Phòng kế toán tài chính-công ty CP An Khánh, 2010-2012. 4.1.4.1 Tỷ s lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) ROS phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết 100 đồng doanh thu mà công ty thực hiện kinh doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng cao thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả. Thông qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy trong giai đoạn 2010-2012 tỷ số ROS của công ty luôn biến động. Cụ thể, ROS trong năm 2010 là 0,43% cho thấy cứ 100 đồng doanh thu mà công ty thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh mang lại cho công ty 0,43 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2011, ROS của công ty đạt đƣợc là 0,82% tăng 0,39% so với năm 2010. Điều này có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu thì công ty tạo ra 0,82 đồng lợi nhuận sau thuế, tƣơng ứng giảm 0,39 đồng so với năm 2010. Nguyên nhân ROS tăng là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần, năm 2011 lợi nhuận sau thuế tăng 175,23% tƣơng ứng với số tiền tăng là 375 triệu đồng so với năm 2010, trong khi đó doanh thu thuần tăng 46,81% với số tiền tăng lên là 23.036 triệu đồng với năm 2010. Qua đây ta thấy đƣợc tình hình kinh doanh của công ty có bƣớc khả quan hơn năm 2010. 47 Tƣơng tự trong năm 2012 trong 100 đồng doanh thu mang lại cho công ty 0,75 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,07 đồng so với năm 2011. Trong năm 2012, ROS giảm là do tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế giảm nhiều hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế năm 2012 giảm 29,98% và doanh thu thuần giảm 23,37% so với năm 2011. Năm 2012, công ty đã đầu tƣ khoản chi phí cho việc bán hàng, quảng cáo giới thiệu sản phẩm đã làm cho chi phí tăng lên, trong đó giá vốn hàng bán tăng cao hơn các loại chi phí khác. Điều này, làm ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời của công ty làm cho hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2012 chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao. 4.1.4.2 Tỷ s lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) Cũng nhƣ các chỉ tiêu khác, ROA cũng là một trong những chỉ tiêu phân tích tài chính của công ty. Với ROA, doanh nghiệp sẽ biết đƣợc với 100 đồng tài sản mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao, cho thấy doanh nghiệp sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp lý và hiệu quả. Từ bảng phân tích số liệu trên ta thấy ROA của công ty trong năm 2010 là 0,58%, cũng đồng nghĩa là trong 100 đồng tài sản công ty đem đi đầu tƣ thì mang lại cho công ty mức lợi nhuận là 0,58 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2011, ROA là 1,54% cứ 100 đồng tài sản cho công ty mức lợi nhuận là 1,54 đồng so với năm 2010 tăng 0,96%. Điều này có nghĩa là trong 100 đồng tài sản năm 2011 công ty tạo ra 0,96 đồng lợi nhuận sau thuế tăng thêm so với 2010. Trong năm 2011 do lợi nhuận sau thuế tăng 175,23% trong khi đó tổng tài sản chỉ tăng 3,08% so với năm 2010. Với kết quả trên ta thấy việc quản lý và sử dụng tài sản của công ty là có hiệu quả. Sang năm 2012, hệ số này giảm xuống 0,32% so với năm 2011. Trong năm 2012 cho thấy cứ 100 đồng tài sản mà công ty bỏ ra thì mang lại 0,32 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012 ảnh hƣởng từ tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế là 29,88% và tổng tài sản giảm 20,77%. Lợi nhuận sau thuế giảm nhiều hơn tốc độ giảm của tổng tài sản nên làm cho ROA trong năm 2012 giảm xuống. Điều này phản ánh năm 2012 tình hình hoạt động của công ty gặp nhiều khó khăn. 4.1.4.3 Tỷ s lợi nhuận ròng trên v n chủ sở hữu Là một phần trong tổng nguồn vốn của công ty, phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Tƣơng tự nhƣ ROA thì ROE cũng tăng giảm qua các năm. Năm 2010 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì công ty tạo ra 1,95 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2011 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu công ty tạo ra 5,05 đồng lợi nhuận tăng 48 3,1 đồng so với năm 2010. Trong năm 2011, công ty mở rộng thêm hai chi nhánh hoạt động làm tăng nguồn vốn hoạt động kinh doanh của công ty là mang về hiệu quả. Năm 2012 trong 100 đồng vốn bỏ ra thì công ty thu đƣợc 3,78 đồng lợi nhuận giảm 1,27 đồng so với năm 2011. Trong năm 2012, ảnh hƣởng từ nền kinh tế gặp nhiều khó khăn làm cho hoạt động kinh doanh của công ty chƣa đạt kết quả tốt lợi nhuận đạt đƣơc trong năm còn thấp. Qua phân tích trên ta thấy đƣợc nguyên nhân chủ yếu làm cho ROS, ROA và ROE trong năm 2012 giảm so với năm 2011 là do lƣợng hàng tồn kho trong năm 2012 còn tồn lại cao làm cho làm ứ động nguồn vốn của công ty, doanh thu đạt đƣợc giảm kéo theo lợi nhuận trong năm chƣa cao. Vì vậy, công ty cần có biện pháp nâng cao khả năng tiêu thụ các mặt hàng để mang lại hiệu quả kinh tế cao trong kinh doanh. 4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 4.2.1 Nh n tố chủ quan a. Tình hình cung ứng sản phẩm Nhƣ đã biết tình hình cung ứng sản phẩm là khả năng đáp ứng nhu cầu thị trƣờng của công ty, cung cấp sản phẩm cho thị trƣờng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu mua sản phẩm của khách hàng, khi khách hàng đã tin tƣởng và lựa chọn sản phẩm của công ty mua về sử dụng. Công ty luôn có kế hoạch thu mua sản phẩm để đáp ứng đƣợc đầy đủ, chất lƣợng, kịp thời và nhanh chóng cho khách hàng và công ty luôn hạn chế tối đa việc xảy ra tình trạng thiếu hụt sản phẩm làm ảnh hƣởng uy tín của công ty. Ngoài ra đây cũng là một trong những nhân tố làm ảnh hƣởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm hay kết quả kinh doanh của công ty, khi tình hình cung ứng các mặt hàng của công ty tốt dẫn đến đạt hiệu quả cao trong công tác phân phối, tiêu thụ sản phẩm của công ty. 49 Chiếc 20 19 15 15 14 13 11 10 8 8 8 6 6 Xe tải Xe bán tải 5 0 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu 6 tháng đầu năm 2012 năm 2013 Ngu n: Phòng tài chính kế toán-Công ty CP An Khánh, 2010-6 tháng đầu năm 2013. Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện tình hình cung ứng sản phẩm của công ty Qua hình ta thấy đƣợc lƣợng hàng tồn kho đầu kỳ của công ty qua 3 năm 2010 đến 2012 giảm, bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2013 lƣợng hàng tồn kho lại tăng lên, cụ thể nhƣ sau: Tổng lƣợng hàng tồn kho đầu kỳ của mặt hàng xe tải và xe bán tải trong năm 2011 là 21 chiếc, giảm 12 chiếc so với năm 2010. Đến năm 2012 lƣợng hàng tồn kho của 2 mặt hàng tiếp tục giảm 7 chiếc so với năm 2011. Đối với các mặt hàng tiêu thụ tại công ty nhƣ xe tải và xe bán tải có giá trị cao so với các mặt hàng khác trên thị trƣờng, khi lƣợng tồn kho đầu kỳ lớn tiêu thụ chậm công ty phải bỏ ra nhiều chi phí trong việc cất giữ, bảo quản và tránh đƣợc tình trạng bị lỗi thời. Đối với 6 tháng đầu năm 2013 tổng lƣợng hàng tồn kho của hai mặt hàng này tăng 12 chiếc so với cùng kỳ năm trƣớc vì trong năm 2012 sản lƣợng tiêu thụ xe giảm nên lƣợng hàng tồn kho cuối năm còn nhiều hơn so với các năm trƣớc. Hàng tồn cuối năm 2012 là hàng tồn đầu của 6 tháng đầu năm 2013. Qua đó ta thấy đƣợc lƣợng hàng tồn kho qua 3 năm tuy giảm nhƣng vẫn đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng khi cần thiết. b.Tình hình dự trữ sản phẩm Ta tiến hành phân tích hàng tồn kho cuối kỳ của công ty thông qua số liệu phân tích lƣợng hàng tồn kho đầu kỳ, để đánh giá đƣợc công tác dự trữ hàng tồn kho của công ty có đạt hiệu quả hay không để có những chính sách tồn kho thích hợp. Lƣợng hàng tồn kho phải đảm bảo không đƣợc thiếu hụt, khi hàng tồn kho không đủ số lƣợng sản phẩm để đáp ứng cho khách hàng, công ty sẽ làm mất khách hàng và cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên lƣợng hàng tồn kho quá lớn cũng làm cho công ty gặp nhiều khó khăn làm ứ động vốn, tăng chi phí bảo quản, hàng tồn kho dễ rơi vào tình trạng lỗi thời, gây ảnh hƣởng đến hiệu quả chung của công ty. Vì vậy công ty phải duy trì mức tồn kho cuối kỳ tƣơng đối ổn định 50 Chiếc 15 16 14 12 10 8 13 11 8 8 8 7 6 6 Xe tải 3 4 4 Xe bán tải 2 0 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu 6 tháng đầu năm 2012 năm 2013 Ngu n: Phòng tài chính kế toán-Công ty CP An Khánh, 2010-6 tháng đầu năm 2013. Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện tình hình dự trữ SP của công ty Nhìn chung lƣợng hàng tồn kho của công ty trong thời gian từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, luôn biến động tiếp tục tăng giảm qua các năm. Năm 2012 công ty có lƣợng tồn kho cao hơn so với các năm, đến 6 tháng đầu năm 2013 lƣợng hàng tồn kho cuối kỳ giảm xuống. Năm 2011 tổng lƣợng hàng tồn kho đối với hai mặt hàng xe tải và xe bán tải là 14 chiếc so với năm 2010 giảm 7 chiếc. Sở dĩ lƣợng tồn kho giảm là do trong năm công ty tiêu thụ đạt đƣợc mức sản lƣợng cao. Đến năm 2012 tổng lƣợng hàng tồn kho của công ty là 27 chiếc, tăng 12 chiếc so với năm 2011. Lƣợng hàng tồn kho năm 2012 tăng là do nhiều nguyên nhân, hơn nữa trận động đất ở Nhật Bản cùng với nạn lũ lụt ở Thái Lan gây khó khăn cho các hãng xe trong việc nhập hàng về tiêu thụ nên giá của một số mặt hàng tăng, nhu cầu của ngƣời dân giảm dẫn đến lƣợng hàng tồn kho của công ty tăng lên. Trong khi đó lƣợng hàng tồn kho trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm xuống 8 chiếc so với 6 tháng đầu năm 2012 vì trong 6 tháng đầu năm 2013 công ty thực hiện giảm lƣợng hàng tồn kho, giảm giá bán một số dòng xe tải đồng thời nghiên cứu thị trƣờng tiêu thụ và áp dụng biện pháp kích cầu để thu hút khách hàng nhằm tránh tình trạng lƣợng tồn kho cuối kỳ còn nhiều. Nhƣ vậy, thông qua nội dung phân tích trên ta thấy rằng công ty có kế hoạch dự trữ hàng tồn kho khá tốt. Vì đây là các mặt hàng có giá trị cao, khối lƣợng lớn nếu tiêu thụ chậm sản phẩm dể bị lỗi thời, sẽ đƣợc thay thế bởi các model, mẫu mã mới hiện đại hơn, làm ứ động nguồn vốn của công ty. Công ty luôn có có kế hoạch nhập hàng về với số lƣợng vừa đủ để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng khi cần thiết. 51 c. Giá bán Đối với mỗi công ty giá bán sản phẩm rất quan trọng nó quyết định đến tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận cũng nhƣ quyết định sự tồn tại của công ty. Nếu sản phẩm có giá vốn cao mà giá bán ra không cao thì lợi nhuận sẽ thấp. Nhƣng nếu giá vốn cao mà công ty vẫn muốn đạt đƣợc lợi nhuận nhƣ mong muốn thì buộc phải tăng giá bán cao. Việc tăng giá bán sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và kéo theo uy tín của công ty đối với khách hàng sẽ bị giảm sút. Do đó mỗi công ty phải có một chính sách giá phù hợp với thị trƣờng, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu của khách hàng. Việc định ra các chính sách giá bán linh hoạt phù hợp với cung cầu trên thị trƣờng sẽ giúp cho công ty đạt các mục tiêu kinh doanh của mình. Thực tế trên thị trƣờng hiện nay giá thành sản phẩm xe ô tô Isuzu khá cao so với các thƣơng hiệu khác. Với chức năng là đại lý tiêu thụ xe ô tô Isuzu, công ty CP An Khánh luôn sử dụng các chính sách giá linh hoạt, nhạy bén trong công tác tiêu thụ. Đối với những khách hàng quen thuộc hay khách hàng mới, công ty áp dụng mức giá phù hợp nhằm tạo mối quan hệ hợp tác, kinh doanh lâu dài với khách hàng và tạo đƣợc uy tín, xây dựng thƣơng hiệu vững mạnh trên thị trƣờng. Bảng 4.11: Bảng giá của một số mặt hàng xe Isuzu của công ty trong thời gian 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: đ ng Loại xe Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 NPR 85K 595.350.000 602.420.000 598.600.000 612.372.000 NQR 75L 679.200.000 695.240.000 701.750.000 679.402.000 N-series F-series FVR 34Q FRR 90N 1.130.000.000 1.145.000.000 1.138.000.000 1.131.700.000 852.500.000 870.120.000 Q-Series D-max LS 675.500.000 691.000.000 896.020.000 913.650.000 419.200.000 423.720.000 702.800.000 712.300.000 Ngu n: Phòng kế toán tài chính- Công ty CP An Khánh, 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Thông qua bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng giá của từng loại xe tăng giảm qua các năm. Năm 2011 giá của các loại xe tải và xe bán tải tăng hơn so 52 với năm 2010. Nguyên nhân giá của các loại xe này tăng do sự biến động của giá xăng dầu và chi phí đầu vào tăng cao làm cho giá tăng lên. Trong năm 2012, mặc dù ảnh hƣởng từ trận động đất ở Nhật Bản và nạn lũ lụt ở Thái Lan làm cho giá của các dòng xe này tăng lên nhƣng đối mặt với nền kinh tế bị giảm sút và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng, công ty áp dụng biện pháp kích cầu giảm giá các dòng xe tải nhƣ NPR 85K giảm 3.820.000 đồng/chiếc. Đây là loại xe tải nhẹ có mức giá 598.600.000 đồng/chiếc. Với tải trọng là 3,9 tấn thì đối với khách hàng có nhu cầu mua xe phục vụ cho sản xuất kinh doanh đây là cơ hội để sở hữu đƣợc dòng xe này mà không cần phải bỏ ra khoản chi phí cao. Trong khi đó, mặt hàng xe tải nặng Fseries công ty giảm giá đối với dòng xe FVR 34Q giảm với mức giá 7.000.000 đồng/chiếc so với năm 2011. Công ty đã áp dụng giảm giá đối với dòng xe tải nhẹ và xe tải nặng với mức giá và tải trọng của hai dòng xe này chênh lệch với nhau rất cao. Khách hàng có thể lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình. Qua 6 tháng đầu năm 2013, giá của các dòng xe tiếp tục biến động công ty tiếp tục giảm giá đối với dòng xe tải nặng FVR 34Q là 6.300.000 đồng/chiếc so với cùng kỳ năm trƣớc, giá của các dòng xe khác vẫn tăng lên. Bên cạnh đó, do tâm lý của ngƣời tiêu dùng là thích mua sản phẩm có giá rẻ và có nhiều lợi ích nhƣ: giảm giá, rút thăm trúng thƣởng, quà tặng đính kèm, cũng nhƣ chính sách chăm sóc khách hàng, bảo hành sản phẩm. Thực tế nhu cầu của các hộ gia đình, hay các cơ quan có qui mô vừa và nhỏ cũng nhƣ các đơn vị kinh tế đối với thị trƣờng xe ô tô còn tăng cao. Công ty luôn đƣa ra mức giá hợp lý và tính năng sản phẩm tƣơng xứng với nhau phù hợp nhu cầu và sự lựa chọn của từng đối tƣợng khách hàng. Để xác định chi phí và đƣa ra các mức giá phù hợp công ty đã nghiên cứu và đƣa ra giá bán của các sản phẩm vừa mang lại lợi nhuận cho công ty vừa mang tính cạnh tranh giá cả so với các mặt hàng khác trên thị trƣờng. Tuy lợi nhuận hàng năm của công ty đạt đƣợc không cao nhƣng công ty đang từng bƣớc khẳng định thƣơng hiệu và uy tín với khách hàng. d. Chất lượng sản phẩm Ngày nay nhu cầu xã hội ngày càng cao. Bên cạnh vấn đề giá cả thì chất lƣợng sản phẩm cũng là một vấn đề quan trọng mà hầu hết các đối tƣợng khách hàng nào cũng đều quan tâm đến. Công ty kinh doanh các mặt hàng xe tải và xe bán tải có giá rất cao, để trở thành sản phẩm có chất lƣợng đòi hỏi sản phẩm của công ty phải thỏa mãn đƣợc các tiêu chuẩn mà khách hàng yêu cầu nhƣ mẫu mã phải đẹp, kiểu dáng sang trọng, độ bền cao. 53 Ngoài ra, chất lƣợng sản phẩm còn thể hiện ở khâu vận chuyển và bộ phận giữ kho phải kiểm tra kỹ để tránh việc sản phẩm nhập về bị trầy xƣớc không thu hút đƣợc khách hàng. Vì vậy, chất lƣợng sản phẩm là nhân tố ảnh hƣởng rất lớn đến tình hình tiêu thụ của công ty, chất lƣợng sản phẩm góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty. Do đó, chất lƣợng sản phẩm là nhân tố công ty cần quan tâm nhiều nhất. e. Phương thức bán hàng Bán trực tiếp: Công ty cung cấp và bán hàng khi khách hàng đến mua trực tiếp hoặc cả khi khách hàng đem xe đến mua phụ tùng vật tƣ để sửa chữa tại công ty. Bán theo hợp đồng: Công ty sẽ chuyển hàng đến đúng địa điểm hoặc đúng địa chỉ nhƣ trong hợp đồng đã ký. Khi xuất kho hàng hóa vẫn thuộc quyền sở hữu của công ty nên những vấn đề về mất, hƣ hỏng, thất thoát sẽ do công ty chịu trách nhiệm hoàn toàn nhƣng một khi hàng đã đến tay của khách hàng và đƣợc sự chấp nhận thanh toán từ khách hàng nghĩa là quyền sở hữu đã thuộc về khách hàng, các vấn đề về sau không còn là trách nhiệm của công ty. f. Phương thức thanh toán Hiện nay, công ty và khách hàng của công ty thực hiện phƣơng thức thanh toán với hình thức nhƣ: thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản qua ngân hàng. Phƣơng thức bán hàng thanh toán bằng tiền mặt: phƣơng thức thanh toán này thƣờng đƣợc áp dụng đối với các khách hàng mới, chƣa có quan hệ hợp tác với nhau, số tiền thanh toán lớn, những khách hàng ở xa so với công ty. Phƣơng thức chuyển khoản qua ngân hàng: Công ty có mở tài khoản tại ngân hàng Viecombank nên khách hàng thuận tiện trong việc thanh toán gián tiếp qua hệ thống ngân hàng. 4.2.2 Các nh n tố hách quan a. Chính sách nhà nước Với chính sách của nhà nƣớc đặt ra cho Công ty phải hoạt động kinh doanh theo đúng qui định của pháp luật. Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách, điều này cũng làm ảnh hƣởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty rất nhiều. Trong đó có chính sách thuế, đây là nhân tố quan trọng và phức tạp vì luật thuế của nƣớc ta luôn sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với mỗi ngành kinh doanh. 54 Tuy nhiên, cùng với lộ trình giảm thuế nhập khẩu từ nay đến năm 2018 mức thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc sẽ giảm dần cho đến lúc chỉ còn 0%. Đây là phƣơng án giảm thuế để kích cầu đang là phƣơng án đƣợc các doanh nghiệp kinh doanh ủng hộ. Với mức sống và thu nhập dần đƣợc cải thiện và điều kiện hạ tầng giao thông ngày càng phát triển hơn sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng. b. Chính sách thuộc về xã hội  Nhà cung ứng Công ty cần có kế hoạch nhập hàng để luôn đáp ứng đƣợc đầy đủ, chất lƣợng, kịp thời và nhanh chóng cho KH và công ty hạn chế đối đa việc xảy ra tình trạng thiếu hụt sản phẩm làm ảnh hƣởng đến uy tín của công ty. Do tính chất trong hoạt động của công ty là không sản xuất, chỉ lấy hàng hóa về nhập kho rồi xuất bán trong kỳ cho nên việc cung cấp những sản phẩm đầu vào có ảnh hƣởng rất lớn đến việc dự trữ và tiêu thụ hàng hóa của công ty. Trong những năm qua, công ty có mối quan hệ lâu dài với nhà cung ứng là Công ty TNHH ô tô Isuzu Việt Nam, đây là nhà cung ứng uy tín, luôn đảm bảo quyền lợi cho công ty về giá cả, thời hạn thanh toán nên nó đã tạo nhiều thuận lợi cho công ty trong việc tiêu thụ hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của KH.  Về đối thủ cạnh tranh Hiện nay, trên thị trƣờng có nhiều thƣơng hiệu xe cạnh tranh với thƣơng hiệu xe tải, xe bán tải Isuzu nhƣ: Mitshubishi, Toyota, Hino, đã tạo ra môi trƣờng cạnh tranh cho công ty. Sự am hiểu về đối thủ của mình giúp công ty có thể đƣa ra chiến lƣợc kinh doanh phù hợp, mang lại hiệu quả cao và đứng vững trên thị trƣờng. Đối với xe tải Isuzu thương hiệu cạnh tranh là Hino Hino là hãng sản xuất xe tải hàng đầu Nhật Bản là đối thủ cạnh tranh lớn của Isuzu về các loại xe tải hạng nặng và hạng nhẹ với các dòng xe 300 series, 500 series, 700 series, với tính năng là những chiếc xe mạnh mẽ, hiệu quả, tiện nghi, an toàn và thân thiện với môi trƣờng. Với chiến lƣợc truyền thông xúc tiến rõ ràng, có rất nhiều chƣơng trình xúc tiến hỗ trợ bán hàng bằng các đợt khuyến mãi, giảm giá lớn, cũng đƣợc biết đến với giá cả rất hợp lý, ví dụ xe Hino WU302 nhập khẩu trọng tải 1,9 tấn, giá đã có VAT là 475 triệu đồng, Hino WU 342 nhập khẩu, trọng tải 4,5 tấn có giá 530 triệu đồng, Hino WU 342 nhập khẩu, trọng tải 5,7 tấn có giá 560 triệu. 55 Đối với xe bán tải Isuzu D-max: Hiện có 3 thƣơng hiệu xe bán tải đang đƣợc ƣa chuộng là Toyota Hilux, Ford Ranger, Mitshubishi Trion đang cạnh tranh mạnh với Isuzu D-max. Mỗi thƣơng hiệu đều có tính năng, chất lƣợng, mẫu mã, giá cả khác nhau và có nhiều chƣơng trình xúc tiến hỗ trợ bán hàng khác. Đặc biệt trong năm 2013, thị trƣờng xe bán tải đang cạnh tranh mạnh mẽ. Đây là loại xe đa dụng chở ngƣời và hàng hóa đều thuận lợi, dòng xe bán tải này đang đƣợc nhiều gia đình quan tâm nhƣ một sự lựa chọn mới. Vì vậy để giữ vững thƣơng hiệu trên thị trƣờng, công ty cần áp dụng chính sách giá cả cho hợp lý, luôn quan tâm đến tính năng, chất lƣợng sản phẩm và có kế hoạch nhập kho các mặt hàng này cho phù hợp, theo dõi tình hình tiêu thụ tránh tình trạng hàng tồn kho cao sẽ làm ảnh hƣởng đến tình hình kinh doanh của công ty.  Về hách hàng Khách hàng là ngƣời tiêu thụ sản phẩm của công ty đó là các hộ gia đình, Giám đốc, chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty dịch vụ vận tải. Đối với công ty thì khách hàng là yếu tố quan trọng cho sự thành công bởi vì công ty không thể hoạt động khi không có khách hàng. Vì thế công ty cần có chính sách bán hàng với mức giá hợp lý, chất lƣợng xe luôn đƣợc cải tiến. Ngoài ra công ty cần quan tâm cách phục vụ của nhân viên khi khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thông tin về sản phẩm và sử dụng dịch vụ của công ty, luôn tạo cho khách hàng cảm giác hài lòng khi đến mua sản phẩm. Ngày nay, khi nền kinh tế tăng trƣởng mạnh, thu nhập của ngƣời dân cao, đời sống vật chất đƣợc đảm bảo ngƣời tiêu dùng có nhu cầu sử dụng phƣơng tiện lƣu thông cho hoạt dộng kinh doanh của mình. Vì vậy, nhu cầu tiêu dùng mặt hàng xe tải và xe bán tải là rất đa dạng và phong phú. Hiểu đƣợc nhu cầu của khách hàng là điều rất quan trọng đối với công ty, khách hàng luôn có thói quen lựa chọn sản phẩm có chất lƣợng tốt, mua hàng đƣợc khuyến mãi, giảm giá. Công ty luôn áp dụng các hình thức khuyến mãi vào các dịp lễ, tết để thu hút khách hàng. 56 CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ XE ISUZU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN AN KHÁNH 5.1 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 5.1.1 Những thành tựu đạt đƣợc trong công tác tiêu thụ sản phẩm Nhìn chung, quá trình hoạt động của công ty về công tác tiêu thụ sản phẩm trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, công ty đã đạt đƣợc nhiều thành tựu nhƣ sau: Thị trƣờng tiêu thụ xe của công ty ngày càng đƣợc mở rộng. Để nâng cao hiệu quả tiêu thụ công ty đã thành lập chi nhánh ở An Giang và Vĩnh Long. Doanh thu và sản lƣợng tiêu thụ của công ty có sự tăng giảm qua các năm nhƣng sự quản lý chỉ đạo sáng suốt của Ban Giám đốc và sự cố gắng của toàn thể nhân viên công ty đã hạn chế đến mức tối thiểu những khó khăn để mang lại doanh thu và sản lƣợng tiêu thụ cao. Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm cũng ảnh hƣởng từ doanh thu và sản lƣợng nên lợi nhuận qua các năm tăng trƣởng không đều. Trong thời gian vừa qua công ty đã tổ chức chƣơng trình lái thử xe thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm, chú ý của những đối tƣợng khách hàng trong phân khúc dòng xe bán tải D-Max. Nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có cơ hội khám phá và trải nghiệm những tính năng của các dòng xe. Đây là hoạt động có ý nghĩa góp phần làm tăng sản lƣợng tiêu thụ và tăng doanh thu cho công ty. 5.1.2 Tồn tại trong công tác tiêu thụ sản phẩm Tuy Công ty đạt đƣợc những thành tựu khả quan nhƣng bên cạnh đó hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty còn tồn tại một số nhƣợc điểm sau đây: Công ty chƣa khắc phục đƣợc hết những tác động của nền kinh tế đến công tác tiêu thụ sản phẩm. Trong năm 2012 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn làm cho doanh thu tiêu thụ các mặt hàng của công ty có tốc độ tăng trƣởng không đồng đều qua các năm, chi phí bỏ ra cao trong khi đó lợi nhuận tăng trƣởng chậm. Công tác nghiên cứu thị trƣờng còn hạn chế nên sản lƣợng đạt đƣợc chƣa cao qua các năm. 57 Công ty chƣa có kế hoạch cụ thể cho việc quảng bá thƣơng hiệu, sản phẩm của công ty đang kinh doanh trên các phƣơng tiện báo chí, đài, truyền hình. Đối với mặt hàng xe bán tải ở công ty còn hạn chế nên công ty cần phải nhập thêm nhiều mặt hàng kinh doanh để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ XE ISUZU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN AN KHÁNH 5.2.1 Truyền thông xúc tiến hỗn hợp Đây là hoạt động nhằm tăng mức độ nhận biết của các đối tƣợng khách hàng về công ty CP An Khánh và tăng cƣờng mối quan hệ các nhân viên trong công ty với các nhóm khách hàng mục tiêu, cụ thể nhƣ sau:  Bán hàng cá nhân Đây là những ngƣời trong đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp và đội ngũ nhân viên văn phòng đƣợc trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Ngoài việc tìm kiếm khách hàng, lực lƣợng bán hàng cá nhân còn phải cho khách hàng biết đến hình ảnh của công ty là một công ty có phong cách chuyên nghiệp thông qua phong cách làm việc của các nhân viên.  Quan hệ công chúng Công ty có thể tham gia các sự kiện để mang hình ảnh tốt đẹp của công ty đến với công chúng thông qua báo, đài, hội trợ triễn lãm, hội nghị. Một khi khách hàng tin tƣởng về sản phẩm mà Công ty cung cấp, họ sẽ chung thành và tƣ vấn với các khách hàng tiềm năng khác mua và sử dụng sản phẩm của công ty. Mục tiêu của quan hệ công chúng hƣớng theo hình ảnh của sản phẩm công ty, cụ thể nhƣ: - Truyền thông những báo cáo về thành quả hoạt động của công ty. - Xây dựng thiện cảm của công chúng với sản phẩm của công ty. - Tạo sự tín nhiệm, lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm. - Góp phần giúp công ty giảm bớt chi phí chào hàng khuyến mãi.  Quảng cáo Hiện nay, công ty đang áp dụng các hình thức quảng cáo nhƣ: Quảng cáo thông qua biển đề của công ty, quảng cáo tại nơi bán hàng…Nhƣng do quảng cáo là một trong những hoạt động khá tốn kém nên công ty còn hạn chế chi phí cho quảng cáo. Hoạt động quảng cáo của công ty chƣa có trên các phƣơng 58 tiện truyền thanh, truyền hình, do đó phần nào đã tác động rất ít đến đối tƣợng khách hàng. Theo em, để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ xe, công ty nên quan tâm nâng cao hơn nữa chất lƣợng công tác quảng cáo sản phẩm. Hoạt động quảng cáo của công ty nên đƣợc tiến hành thông qua nhiều loại phƣơng tiện nhƣ: Truyền hình, Báo hàng ngày, Quảng cáo ngoài trời, qua Internet.  Mar eting trực tiếp Gửi Catalog tới các doanh nghiệp và khu công nghiệp là các khách hàng mục tiêu của công ty. Hình thức Catalog ấn tƣợng và tạo cho khách hàng cảm nhận đƣợc phong cách chuyên nghiệp. Hình thức gửi Catalog: qua đội ngũ nhân viên bán hàng cá nhân và gửi qua bƣu điện. Đối tƣợng nhận các catalog này là các công ty kinh doanh dịch vụ vận tải và các Giám đốc, Phó Giám đốc, các chủ doanh nghiệp (2 nhóm khách hàng mục tiêu của công ty). 5.2.2 Triển hai dịch vụ sửa chữa lƣu động Trong những trƣờng hợp xe của khách hàng gặp sự cố hỏng mà chƣa có hƣớng giải quyết hoặc những trƣờng hợp xe của khách hàng bị hƣ hỏng mà xe lại ở cách xa nơi bảo hành, sửa chữa hoặc những trƣờng hợp mà khách hàng đang di chuyển trên đƣờng thì xe gặp sự cố, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ sửa chữa lƣu động của công ty. Khi khách hàng cần sửa chữa lƣu động có thể gọi vào số điện thoại cố định của trung tâm bảo hành dịch vụ của công ty (Các nhân viên bán hàng sẽ cung cấp số điện thoại này cho khách hàng mà họ kí kết đƣợc hợp đồng). Địa điểm mà khách hàng yêu cầu dịch vụ sửa chữa lƣu động phải nằm trong phạm vi công ty và các chi nhánh. Để triển khai dịch vụ này, đồng thời rút ngắn thời gian sửa chữa, bảo dƣỡng cho khách hàng, trung tâm dịch vụ sẽ tuyển thêm nhân viên kỹ thuật sửa chữa, bảo dƣỡng ô tô. Ngoài ra, tại trung tâm dịch vụ bảo hành, bảo dƣỡng của công ty sẽ bố trí một bàn chờ cho khách hàng trong khi chờ sửa chữa. Tại bàn chờ sẽ có các tạp chí về ô tô cho khách hàng tham khảo, nƣớc uống. Đồng thời, công ty sẽ sử dụng dịch vụ vận tải có sẵn của công ty trong những trƣờng hợp nhất định mà khách hàng cần, để tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng trong việc mua xe và sử dụng các dịch vụ của công ty. 59 5.2.3 Tăng cƣờng công tác nghiên cứu thị trƣờng Thị trƣờng tiêu thụ giữ vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh. Để thúc đẩy quá trình tiêu thụ, công ty cần phải hiểu tính chất của mỗi thị trƣờng muốn vậy công ty cần phải thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trƣờng. Kết quả hoạt động tiêu thụ của công ty trong thời gian qua là khá tốt, mặc dù công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn. Để đạt đƣợc kết quả tiêu thụ trên, trong công tác tiêu thụ sản phẩm, công ty luôn đƣa ra chính sách kinh doanh phù hợp với mọi biến động của thị trƣờng. Tuy nhiên, công ty vẫn còn những hạn chế trong công tác nghiên cứu thị trƣờng. Nguyên nhân là do phòng Marketing của công ty còn thiếu nhân viên trong việc điều tra, nghiên cứu thị trƣờng điều này làm cho mức sản lƣợng tiêu thụ trong năm 2012 ở thị truòng Cần Thơ và thị trƣờng Vĩnh Long giảm so với năm 2011. Theo em, để nâng cao chất lƣợng nghiên cứu thị trƣờng nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ, công ty cần có kế hoạch tuyển thêm nhân viên cho phòng Marketing, có kinh nghiệm trong việc điều tra, phân tích thị trƣờng. Đồng thời, công ty cần tổ chức một lớp học ngắn ngày có thể trong thời gian 2 tháng để bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn của các nhân viên này trong việc nghiên cứu và dự báo nhu cầu sử dụng xe Isuzu và đây sẽ là bộ phận đầu tiên cung cấp thông tin cho tất cả các phòng ban khác hoạt động. Công ty nên tạo cho nhóm nhân viên này có cơ hội tiếp xúc với khách hàng để nhận đƣợc các thông tin phản hồi từ phía khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể nhƣ sau: - Tổ chức các buổi hội nghị gặp khách hàng sau các đợt khuyến mãi vào mùa hè vào dịp lễ, tết của công ty để lắng nghe ý kiến của khách hàng. - Gửi phiếu điều tra đến các khách hàng đã sử dụng xe của công ty để thu thập các thông tin phản hồi từ khách hàng về chất lƣợng xe, chất lƣợng dịch vụ mà công ty đã cung cấp. - Đặt hòm thƣ góp ý tại Showroom và tổ chức đƣờng dây điện thoại nóng để lắng nghe kiến nghị của khách hàng. Bên cạnh đó, công ty cần tuyển thêm nhân viên để phụ trách về hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nhƣ: Nghiên cứu nhu cầu khách hàng về chất lƣợng các dịch vụ bảo hành, bảo dƣỡng, sửa chữa kỹ thuật…Để đề xuất với Ban Lãnh đạo công ty có những biện pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ sau bán hàng, thu hút thêm khách hàng đến với công ty. Từ đó, công ty sẽ có điều kiện thúc đẩy hoạt động bán xe trên thị trƣờng. 60 Nếu công ty thực hiện tốt giải pháp này, sẽ có điều kiện nghiên cứu sâu hơn về thị trƣờng, hoạt động Marketing sẽ đƣợc đánh giá cao hơn và tránh đƣợc những sai sót không đáng có. 5.2.4 N ng cao hơn nữa chất lƣợng dịch vụ sau bán hàng, nhằm đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ Công tác tổ chức dịch vụ sau bán hàng luôn đƣợc chú ý trong công ty. Nó thể hiện trách nhiệm và sự quan tâm chu đáo của công ty đối với khách hàng sau khi bán. Do tính phức tạp của các sản phẩm ngày càng tăng, việc tổ chức các dịch vụ sau bán hàng là rất quan trọng. Điều này không chỉ tạo sự yên tâm cho khách hàng mà còn khẳng định chất lƣợng sản phẩm, uy tín của công ty trên thị trƣờng giúp cho việc giữ khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Mặc dù chất lƣợng dịch vụ sau bán hàng còn nhiều hạn chế, nhƣng đối với mặt hàng xe ô tô thì chất lƣợng của dịch vụ sau bán hàng là hết sức quan trọng. Thực hiện nâng cao hơn nữa chất lƣợng dịch vụ sau bán hàng nhằm thu hút khách hàng, từ đó tăng lƣợng xe tiêu thụ là yêu cầu thiết yếu trong kế hoạch kinh doanh của công ty. Công ty nên thực hiện giải pháp này theo các hƣớng sau: Nâng cao chất lƣợng công tác bảo hành, bảo dƣỡng và sửa chữa cho các loại xe của khách hàng đã đƣợc công ty cung cấp. Đây là khâu quan trọng nhất trong hoạt động sau bán hàng tại công ty. Công ty đẩy mạnh sự quan tâm, chăm sóc khách hàng, tạo sự phấn khởi nhịp nhàng giữa bộ phận dịch vụ với bộ phận khách hàng trong việc chăm sóc khách hàng. Thực hiện ƣu đãi đối với các khách hàng thƣờng xuyên: Thông báo cho họ đến kiểm tra xe theo định kỳ miễn phí, gửi các thƣ chúc mừng khách hàng nhân dịp đặc biệt,…. Công ty nên đẩy mạnh việc đƣa các dịch vụ mới mà trƣớc đây thuộc về phía khách hàng nhƣ: công ty giúp khách hàng đăng ký xe miễn phí, bán bảo hiểm cho xe mới của khách hàng. Chất lƣợng dịch vụ sau bán đƣợc thực hiện tốt góp phần thúc đẩy khách hàng có nhu cầu sử dụng các mặt hàng của công ty tăng lên. Tức là lƣợng xe tiêu thụ của công ty tăng, doanh thu, lợi nhuận tăng lên. 5.2.5 X y dựng chính sách giá linh hoạt Thực hiện cơ chế giá linh hoạt có điều chỉnh đảm bảo có ý nghĩa khi công ty muốn mở rộng và thâm nhập cũng nhƣ phát triển thêm thị trƣờng. Xây 61 dựng cơ chế giá linh hoạt đòi hỏi công ty phải xác định giá ban đầu sau đó dựa theo những yếu tố khác nhau tác động vào môi trƣờng xung quanh. Công ty có thể tạo sự linh hoạt trong việc định giá cho từng dòng xe. Giá cả phù hợp với ngƣời tiêu dùng. 5.2.6 Hình thức huyến mãi, giảm giá Việc đƣa ra hình thức khuyến mãi, giảm giá có tác động mạnh đến tâm ý của khách hàng đồng thời cũng kích thích tiêu thụ, tạo nên động lực mua hàng. Khuyến mãi có tác dụng làm tăng số lƣợng hàng hóa bán ra bằng các biện pháp kích thích, cho tặng, thƣởng thêm hoặc các ƣu đãi đặc biệt của công ty đối với khách hàng. Với hình thức giảm giá công ty nên áp dụng không chỉ là khách hàng quen thuộc mà còn quan tâm, chú ý đến các khách hàng tiềm năng. Công ty thực hiện chiết khấu theo số lƣợng: Khi khách hàng mua sản phẩm với số lƣợng lớn hoặc cộng dồn các lần mua hàng để cho khách hàng hƣởng chiết khấu cho khách hàng. 5.2.7 Tích cực tham gia vào thƣơng mại điện tử, bán hàng trên Internet Công nghệ thƣơng mại điện tử đã hình thành nền kinh tế Internet và không ngừng thay đổi với những công cụ và tiện ích ngày càng hoàn thiện để giúp khách hàng của họ. Website thƣơng mại điện tử cũng là nơi sẽ cung cấp những thông tin mới nhất về sản phẩm, các mẫu mã sản phẩm để tiến hành giao dịch thƣơng mại. Hiện nay, công ty CP An Khánh chƣa xây dựng trang Web của Công ty trên mạng Internet. Vì vậy, công ty cần phải thiết lập trang web riêng, hình thức trang web tạo cho ngƣời xem thấy đƣợc sự chuyên nghiệp của công ty để nâng cao tính cạnh tranh. Trang web sẽ có các phần giới thiệu về công ty, quảng cáo sản phẩm, góp phần tăng sản lƣợng xe tiêu thụ của công ty qua kênh tiêu thụ này. 62 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Qua quá trình thực tập và phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty CP An Khánh, em nhận thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty luôn biến động có lúc tăng có lúc giảm qua các năm, nhƣng công ty đã đạt đƣợc nhiều thành tựu. Năm 2011 là năm công ty đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất vì công ty tập trung nhiều vào chi phí bán hàng, marketing nên số lƣợng sản phẩm bán ra tăng làm cho doanh thu tăng so với năm 2010. Năm 2012 ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế tình hình kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn mặc dù công ty đã áp dụng biện pháp kích cầu nhƣng nhu cầu của ngƣời dân chƣa cao, làm cho sản lƣợng tiêu thụ giảm. Tuy trong năm 2012 công ty đạt hiệu quả chƣa cao, lợi nhuận giảm nhƣng công ty vẫn duy trì đƣợc mức lợi nhuận tƣơng đối, không xảy ra tình trạng kinh doanh lỗ làm thâm hụt nguồn vốn. Đây là kết quả đáng khích lệ mà công ty đã đạt đƣợc trong giai đoạn khó khăn. Qua 6 tháng đầu năm 2013, tình hình kinh doanh của công ty có bƣớc chuyển biến mới doanh thu tiêu thụ của công ty tăng hơn so với cùng kỳ năm trƣớc. Nhìn chung, công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian qua là có hiệu quả. Nhằm tăng cƣờng công tác tiêu thụ sản phẩm trên thị trƣờng, công ty thƣờng xuyên mở rộng thị trƣờng tung ra các chƣơng trình khuyến mãi, giảm giá, chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên chiến lƣợc marketing vẫn chƣa đạt hiệu quả nhƣ mong muốn. Về công tác kế toán tại công ty: Bộ máy kế toán tại công ty đƣợc tổ chức gọn nhẹ, có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các bộ phận. Các nhân viên trong công ty, luôn đƣợc đào tạo và bồi dƣỡng đều có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao nhằm tăng khả năng cạnh tranh bảo đảm quyền lợi cũng nhƣ khẳng định lợi thế của công ty trên thị trƣờng. 63 6.2 KIẾN NGHỊ Trong thời gian thực tập tại công ty cùng với việc thực hiện đề tài “Phân tích tình hình tiêu thụ xe Isuzu tại công ty CP An Khánh” em xin đƣa ra một vài kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty nhƣ sau: Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trƣờng kinh doanh. Ngoài ra, Nhà nƣớc cần thiết lập các kênh thông tin, trang Web đáng tin cậy nhằm truyền đạt thông tin chính xác về thị trƣờng công nghệ ô tô để các công ty có thể nắm bắt tình hình thị trƣờng, đƣa ra kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với công ty mình. Đồng thời, ngƣời tiêu dùng cũng dễ dàng tiếp cận thông tin công nghệ đƣa ra nhận xét và lựa chọn thƣơng hiệu mà mình ƣa thích, tin tƣởng khi mua sản phẩm. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ----- Phan Đức Dũng, 2009. Phân tích hoạt động kinh doanh. TP.HCM: NXB Thống kê.  Trần Khánh Tâm, 2009. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH An Việt. Đại học Cần Thơ.  Lê Thị Thủy Hƣơng, 2012. Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại Chi nhánh Công ty TNHH Arysta Cần Thơ. Đại học Cần Thơ.  Nguyễn Thị Hồng Vân, 2009. Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của Chi nhánh Công ty Cổ phần Lương thực - Thực phẩm Miền Nam tại Vĩnh Long. Đại học Cần Thơ.  Bùi Văn Trịnh, 2010. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. Đại học Cần Thơ.  Trang Website: http://isuzu-vietnam.com/vi/tin-tuc http://hn.24h.com.vn/o-to-xe-may/thi-truong-o-to-am-lai-c77a556762.html 24h 65 PHỤ LỤC Phụ lục 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CÔNG TY QUA 3 NĂM (2010-2012) Năm 2010 36.945 25.310 977 1.108 1.145 413 19.693 987 11.635 7.297 8.670 (1.373) 3.847 491 36.945 25.966 24.055 1.357 1.009 856 Chỉ tiêu TÀI SẢN I-Tài sản ngắn hạn 1. Tiền 2. Phải thu khách hàng 3. Trả trƣớc cho ngƣời bán 4. Các khoản phải thu khác 5. Hàng tồn kho 6. Tài sản ngắn hạn khác II- Tài sản dài hạn 1. Tài sản cố định hữu hình Nguyên giá Giá trị hao mòn lũy kế 2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 3. Tài sản dài hạn khác NGUỒN VỐN A- NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn 1. Vay và nợ ngắn hạn 2. Phải trả ngƣời bán 3. Ngƣời mua trả tiền trƣớc 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nƣớc 5. Phải trả ngƣời lao động 6. Chi phí phải trả 7.Các khoản phải trả ngắn hạn khác II- Nợ dài hạn 1. Vay và nợ dài hạn 2. Dự phòng trợ cấp mất việc làm B- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 1. Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 2. Vốn khác của chủ sở hữu 3. Lợi nhuận chƣa phân phối 4. Quỹ khen thƣởng, phúc lợi 261 197 79 20.296 1.911 1.900 11 10.979 6.000 4.383 250 143 66 Đvt: triệu đ ng Năm Năm 2011 2012 38.082 33.822 25.434 26.117 2.742 1.056 2.750 616 3.078 619 2.923 261 11.290 23.290 2.651 275 12.648 7.705 11.256 5.645 12.876 6.732 (1.620) (1.087) 5.996 1.744 1.392 316 38.082 33.822 26.416 22.908 24.862 21.116 2.724 4.092 2.970 1.750 1.674 364 570 284 245 16.395 1.554 1.529 25 11.666 6.000 4.079 310 1.074 125 115 120 14.550 1792 1.780 12 10.914 7.223 3.139 87 175 5. Quỹ dự phòng tài chính 203 203 Ngu n: Phòng kế toán-Công ty CP An Khánh, 2010-2012. 67 290 [...]... 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài phân tích tình hình tiêu thụ xe Isuzu của công ty Cổ phần An Khánh, từ đó tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích doanh thu tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần An Khánh trong thời gian từ năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 - Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trƣờng - Phân tích tình hình tiêu thụ theo... khách hàng - Phân tích các tỷ số về khả năng sinh lời của công ty - Phân tích những nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Từ những phân tích trên đề ra giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung làm rõ những câu hỏi sau: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty đang diễn biến nhƣ thế nào? Lƣợng tiêu thụ sản phẩm... thành công đáng kể, thì công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty còn gặp không ít khó khăn và nhiều hạn chế cần đƣợc khắc phục, từ đó tìm ra biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề nêu trên em quyết định chọn đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ xe Isuzu tại Công ty Cổ phần An Khánh làm luận văn tốt nghiệp cho mình 1 1.2 MỤC TIÊU... của công ty 1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Trong quá trình thực hiện đề tài em có tham khảo qua luận văn tốt nghiệp của sinh viên: 1 Trần Khánh Tâm, 2009 Luận văn tốt nghiệp, Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH An Việt, đề tài tập trung phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011, phân tích doanh thu, sản lƣợng sản phẩm theo nhóm mặt hàng tiêu thụ thủ công, ... công ty Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN AN KHÁNH Địa chỉ: L03-16 Lê Hồng Phong, P.Bình Thủy, Q.Bình Thủy, TP Cần Thơ Tên viết tắt: AN KHÁNH Tên Tiếng Anh: ANKHANH JOINT STOCK COMPANY Tên giao dịch: AN KHÁNH Điện thoại: (0710) 3880 776 - 3881 071 – 3881 079 Fax: (0710) 3887 123 Email: ankhanh@ankhanhco.com.vn Mã số thuế: 1800688411 Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần Lĩnh vực kinh doanh: Dịch vụ, Thƣơng... của công ty đang diễn biến nhƣ thế nào? Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm? Từ quá trình phân tích trên đƣa ra một số giải pháp gì để nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian Đề tài đƣợc thực hiện tại công ty Cổ phần An Khánh Địa chỉ: L03-16, Lê Hồng Phong, P Bình Thủy - Bình Thủy, TP Cần Thơ 1.4.2 Thời gian Đề tài đƣợc thực hiện tại. .. tài chính -Công ty CP An Khánh, 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện tổng doanh thu, chi phí và lợi nhuận kinh doanh của Công ty Qua bảng số liệu phân tích trên và hình 3.4 ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần An Khánh từ năm 2010 đến năm 2012 luôn có sự biến động không theo một chiều hƣớng nhất định Năm 2011 là năm công ty đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh cao hơn... ty Cổ phẩn An Khánh là công ty Cổ phần có trách nhiệm hữu hạn, đƣợc thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5703000378 đăng ký lần đầu ngày 31 tháng 12 năm 2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố Cần Thơ cấp Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh phụ tùng và kinh doanh các loại xe, nhƣng hoạt động chính của công ty là kinh doanh xe Isuzu vì đây là nguồn thu chủ yếu của công ty Tên Công. .. phƣơng pháp thay thế liên hoàn tác giả đã phân tích rõ tình hình tiêu thụ sản phẩm và nguyên nhân ảnh hƣởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 3 năm (20062007), cũng nhƣ phân tích các tỷ số sinh lời của công ty Bên cạnh đó, tác giả đã đƣa ra các yếu tố ảnh hƣởng đến tình hình lợi nhuận của công ty và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong tƣơng lai Thông qua việc tham... phẩm mà Công ty kinh doanh thuộc phân lớp hàng tiêu dùng thời gian sử dụng lâu và đòi hỏi hình thức bán hàng đặc biệt Xe tải QKR 55F Xe tải NLR55E Xe D-Max Xe tải FVR 34 Q Ngu n: Phòng kinh doanh -Công ty CP An Khánh Hình 3.3 Một số loại xe của công ty 20 3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010 ĐẾN 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Các DN trong hoạt động kinh doanh đều nhằm vào mục đích lợi nhuận ... phát triển công ty ngày lớn mạnh bền vững 27 CHƢƠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ XE ISUZU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN AN KHÁNH 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ XE ISUZU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN AN KHÁNH TRONG... phát triển công ty 27 Chƣơng 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ XE ISUZU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN AN KHÁNH 28 4.1 Phân tích tình hình tiêu thụ xe Isuzu công ty Cổ phần An Khánh giai đoạn... Mục tiêu chung Đề tài phân tích tình hình tiêu thụ xe Isuzu công ty Cổ phần An Khánh, từ tìm giải pháp nâng cao hiệu tiêu thụ sản phẩm công ty 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích doanh thu tiêu thụ

Ngày đăng: 09/10/2015, 12:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan