phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiên hà

79 249 0
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiên hà

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH PHAN NGỌC ĐỨC PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIÊN HÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: KẾ TOÁN Mã số ngành: 52340301 8 – 2013 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH PHAN NGỌC ĐỨC MSSV: LT11293 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIÊN HÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN HUỲNH TRƢỜNG HUY 8 – 2013 2 LỜI CẢM TẠ Sau những năm tháng học tại trƣờng Đại Học Cần Thơ cùng với thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiên Hà đã giúp em vận dụng đƣợc những kiến thức học đƣợc ở trƣờng, sự hƣớng dẫn tận tình của cán bộ hƣớng dẫn và tích lũy những kinh nghiệm làm việc ở Công ty, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn đến: Ban giám hiệu trƣờng Đại Học Cần Thơ đã tạo cơ hội cho em đƣợc học ở ngôi trƣờng này. Quý thầy, cô khoa Kinh Tế Và Quản Trị Kinh doanh đã dạy cho em những kiến thức bổ ích. Sự hƣớng dẫn tận tình của thầy Huỳnh Trƣờng Huy. Ban lãnh đạo Công ty TNHH Kiên Hà đã cho em thực tập và sự giúp đỡ nhiệt tình của anh chị phòng kế toán của Công ty. Sau cùng, Em xin kính chúc quý thầy cô Trƣờng Đại học Cần Thơ cùng các anh chị trong công ty TNHH Kiên Hà luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong công việc. Cần thơ, ngày tháng năm 2013 Ngƣời thực hiện Phan Ngọc Đức 3 TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày tháng Ngƣời thực hiện Phan Ngọc Đức 4 năm 2013. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. Ngày......tháng ......năm 2013 Thủ Trƣởng đơn vị (ký tên và đóng dấu) 5 BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC         Họ và tên ngƣời hƣớng dẫn: Huỳnh Trƣờng Huy Học vị: Tiến sĩ Chuyên ngành: Kinh tế ứng dụng Cơ quan công tác: Khoa kinh tế - QTKD Tên sinh viên: Phan Ngọc Đức Mã số sinh viên: lt11293 Chuyên ngành: Kế toán Tên đề tài: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Kiên Hà NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ....................................................................................................................... .......................................................................................................................... 2. Về hình thức: ...................................................................................................................... .......................................................................................................................... 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................................................... .......................................................................................................................... 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn ...................................................................................................................... .......................................................................................................................... 5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc (theo mục tiêu nghiên cứu,…) .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 6. Các nhận xét khác .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) ............................................................................................................................................................. Cần Thơ,ngày tháng năm 2013 NGƢỜI NHẬN XÉT Huỳnh Trƣờng Huy 6 MỤC LỤC Trang Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài ......................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................1 1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................2 1.3.1 Phạm vi không gian ...............................................................................2 1.3.2 Phạm vi thời gian ...................................................................................2 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................2 Chƣơng 2: CƠ SỞ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................3 2.1 Cơ sở luận .................................................................................................3 2.1.1 Tổng quan về phân tích hoạt động kinh doanh .......................................3 2.1.2 Một số khái niệm cơ bản về kết quả hoạt động kinh doanh ...................4 2.2 Một số nghiên cứu có liên quan ...............................................................10 2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................11 2.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ...............................................................11 2.3.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ..............................................................11 Chƣơng 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIÊN HÀ....................................................................................13 3.1 Lịch sử hình thành ...................................................................................13 3.2 Cơ cấu tổ chức .........................................................................................13 3.2.1 Sơ đồ tổ chức ........................................................................................13 3.2.2 Chức năng từng bộ phận .......................................................................14 3.3 Ngành nghề kinh doanh ...........................................................................14 3.4 Tổng quan hoạt động kinh doanh ............................................................15 3.5 Thuận lợi, khó khăn và định hƣớng phát triển.........................................15 3.5.1 Thuận lợi ...............................................................................................15 3.5.2 Khó khăn ...............................................................................................16 3.5.3 Định hƣớng phát triển ...........................................................................16 Chƣơng 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIÊN HÀ .....................................17 4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2012 vá quý I, II năm 2013..................................................................................................17 4.2 Phân tích doanh thu của công ty giai đoạn 2010 – 2012 vá quý I, II năm 2013 ................................................................................................................20 4.2.1 Phân tích tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2010 – 2012 và quý I , II năm 2013.................................................................................................20 7 4.2.2 Phân tích doanh thu theo ngành nghề kinh doanh giai đoạn từ năm 2010 – 2012 .............................................................................................................23 4.2.3 Phân tích doanh thu theo ngành nghề kinh doanh quý I, II năm 2013 so với quý I, II năm 2012 ....................................................................................26 4.2.4 Phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo khách hàng của công ty giai đoạn 2010 – 2012 và quý I, II năm 2013 ....................................27 4.3 Phân tích tình hình chi phí của công ty giai đoạn 2010 – 2012 và quý I, II năm 2013.........................................................................................................30 4.3.1 Tình hình chi phí của công ty giai đoạn 2010 – 2012 ..........................30 4.3.2 Phân tích chi phí theo ngành nghề của công ty 2010 – 2012 ...............33 4.3.3 Phân tích chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty giai đoạn 2010 – 2012 .....................................................................................35 4.3.4 Phân tích tình hình chi phí của công ty quý I, II năm 2012 và quý I, II năm 2103.........................................................................................................38 4.4 Phân tích lợi nhuận của công ty giai đoạn 2010 – 2012 vá quý I, II năm 2013 .. .............................................................................................................40 4.4.1 Tình hình lợi nhuận của công ty giai đoạn 2010 – 2012 và quý I, II năm 2013 ................................................................................................................40 4.4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của công ty giai đoạn 2010 – 2012 và quý I, II năm 2013 .................................................................43 4.5 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh bằng chỉ số tài chính ................51 4.5.1 Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận ..................................................................51 4.5.2 Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn ...............................................54 4.5.3 Đánh giá khả năng hoạt động ...............................................................56 Chƣơng 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH KIÊN HÀ .....................................59 5.1 Xây dựng mục tiêu kinh doanh của công ty trong thời gian tới ..............59 5.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt đông kinh doanh của công ty 59 Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................61 6.1 Kết luận ....................................................................................................61 6.2 Kiến nghị..................................................................................................61 6.2.1 Đối với công ty .....................................................................................61 6.2.2 Đối với Nhà nƣớc .................................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................63 PHỤ LỤC 1 ....................................................................................................64 PHỤ LỤC 2 ....................................................................................................68 8 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ...........................................................................................................................9 Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010 đến 2012 và quý I, II năm 2013...........................................................................................19 Bảng 4.2: Doanh thu của công ty giai đoạn 2010 – 2012 và quý I, II năm 2013 .........................................................................................................................22 Bảng 4.3: Doanh thu theo ngành nghề kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2012 .............................................................................................................25 Bảng 4.4: Doanh thu theo ngành nghề kinh doanh của công ty quý I, II năm 2012 và quý I ,II năm 2013 .............................................................................26 Bảng 4.5: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giai đoạn 2010–2012 ..29 Bảng 4.6: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý I, II ăm 2013 so với quý I, II năm 2012...........................................................................................30 Bảng 4.7: Tổng hợp chi phí của công ty năm 2010 – 2012 ............................32 Bảng 4.8: Kết cấu chi phí theo ngành nghề kinh doanh năm 2010-2012 .......34 Bảng 4.9: Tổng hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty giai đoạn 2010 – 2012 ........................................................................37 Bảng 4.10: Chi phí của công ty quý I, II/2012 và quý I, II/2013 ...................40 Bảng 4.11: Tổng hợp chi phí của công ty quý I, II năm 2012 và quý I, II năm 2013 ................................................................................................................40 Bảng 4.12: Tình hình lợi nhuận của công ty giai đoạn 2010 – 2012, quý I ,II năm 2012 và 2013 ...........................................................................................42 Bảng 4.13: Các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận giai đoạn 2010 – 2012 và quý I ,II năm 2013...........................................................................................43 Bảng 4.14: Các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận năm 2011 so với 2010 .....45 Bảng 4.15: Các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận năm 2012 so với 2011 .....48 Bảng 4.16: Các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận quý I, II năm 2013 so với quý I ,II năm 2013...........................................................................................51 Bảng 4.17: Các chỉ tiêu về lợi nhuận của công ty ..........................................52 Bảng 4.18: Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ...................55 Bảng 4.19:Các chỉ tiêu về hoạt động của công ty...........................................57 9 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty ..................................................13 Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2012 ............................................................................................18 Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn các tỷ suất về lợi nhuận của công ty..................54 10 DANH MỤC VIẾT TẮT TNHH ĐVT DT CP TSCĐ GV LN DTT GVHB CPBH CPQLDN DTHĐTC CPTC DTK CPK CSH NPT HTK PT HB : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : Trách nhiệm hữu hạn Đơn vị tính Doanh thu Chi phí Tài sản cố định Giá vốn Lợi nhuận Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính Doanh thu khác Chi phí khác Chủ sở hữu Nợ phải trả Hàng tồn kho Phải trả Hàng bán 11 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì nó xem xét, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh, kết quả phân tích hoạt động kinh doanh là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lƣợc phát triển và phƣơng án kinh doanh có hiệu quả. (Bùi Xuân Phong, 2007). Hiện nay các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng, vấn đề đặt lên hàng đầu là hoạt động kinh doanh phải hiệu quả mới có thể đứng vững trên thị trƣờng, đủ sức cạnh tranh, vừa có điều kiện tích lũy về vốn và mở rộng hoạt động kinh doanh, vừa đảm bảo đời sống cho ngƣời lao động và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nƣớc. Để làm đƣợc điều đó, doanh nghiệp phải thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ mọi diễn biến và kết quả hoạt động kinh doanh, những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trƣờng kinh doanh và tìm ra mọi biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả . Theo số liệu báo cáo tài chính hằng năm của công ty TNHH Kiên Hà, cho thấy kết quả hoạt động của công ty thay đổi không đồng đều. Cụ thể, tổng lợi nhuận năm 2010 là 441 triệu đồng (làm tròn số) sang năm 2011 là 686 triệu đồng (tăng 55,55%). Nhƣng con số này đã giảm rất mạnh và công ty bị lỗ 48 triệu đồng trong năm 2012. Từ kết quả hoạt động kinh doanh trên, đã đặt ra một vài vấn đề cần xem xét liên quan đến kết quả kinh doanh nhằm giúp công ty xác định nguyên nhân cũng nhƣ giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn Kiên Hà qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng 2013 thông qua các bảng báo cáo tài chính để biết nguyên nhân làm cho lợi nhuận giảm mạnh, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty. 12 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Đánh giá kết quả hoạt động của công ty qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng 2013.  Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh.  Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vị không gian Đề tài đƣợc thực hiện tại công ty TNHH Kiên Hà. Địa chỉ: số 115, khu phố Tám Thƣớc,Thị trấn Kiên Lƣơng, huyện Kiên Lƣơng, tỉnh Kiên Giang. 1.3.2 Phạm vi thời gian Đề tài đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 12-08-2013 đến ngày 18-11-2013. Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu trong báo cáo tài chính của công ty qua 3 năm(2010-2012) và 6 tháng 2013. 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh qua 3 năm và 6 tháng 2013, từ đó đi phân tích cụ thể từng đối tƣợng doanh thu,chi phí và lợi nhuận. 13 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LUẬN 2.1.1 Tổng quan về phân tích hoạt động kinh doanh 2.1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là việc nghiên cứu quá trình sản xuất kinh doanh dựa trên các phƣơng pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp và các lý thuyết kinh tế nhằm đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh, phát hiện quy luật của các mặt hoạt động trong một doanh nghiệp dựa vào dữ liệu lịch sử, làm cơ sở cho các dự báo và hoạch định chính sách. (Bùi Xuân Phong, 2007) 2.1.1.2 Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh Đối tƣợng phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình và kết quả đó. 2.1.1.3 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh  Đánh giá giữa kết quả thực hiện đƣợc hoặc so với tình hình thực hiện kỳ trƣớc;  Phân tích những nhân tố chủ quan và khách quan đã ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh;  Phân tích hiệu quả các phƣơng án kinh doanh hiện tại và các dự án trong tƣơng lai;  Xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả phân tích. 2.1.1.4 Ý nghĩa phân tích hoạt động kinh doanh  Là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh;  Công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả của doanh nghiệp;  Biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro;  Cơ sở để các đối tác kinh doanh lựa chọn hợp tác;  Phân tích giúp dự đoán và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh 14 2.1.2 Một số khái niệm cơ bản về kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.2.1 Doanh thu a. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu nhƣ: bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng, các khoản nhận đƣợc từ Nhà nƣớc về trợ cấp, trợ giá khi thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nƣớc. (Phạm Thị Thoan, 2008) Doanh thu thuần =Doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ - Các khoản giảm trừ. Trong đó, Các khoản giảm trừ doanh thu gồm: Chiết khấu thƣơng mại, thuế,giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. b. Doanh thu hoạt động tài chính Bao gồm các khoản thu từ hoạt động liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, cho thuê tài chính, lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, thu từ hoạt động mua bán chứng khoán, hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán đã trích lập năm trƣớc nhƣng sử dụng không hết. c. Doanh thu từ hoạt động khác Là các khoản thu từ hoạt động xảy ra không thƣờng xuyên,doanh nghiệp không dự tính trƣớc nhƣ:  Thu do thanh lý,nhƣợng bán tài sản cố định  Khoản chênh lệch giữa giá trị vốn góp đƣợc đánh giá lớn hơn giá trị ghi sổ kế toán khi doanh nghiệp góp vốn liên doanh, liên kết ,đầu tƣ dài hạn khác bằng vật tƣ, hàng hoá,tài sản cố định  Thu đƣợc các khoản nợ khó đòi, đã xử lý xóa sổ  Thu tiền từ vi phạm hợp đồng… 2.1.2.2 Chi phí  Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất một loại sản phẩm nhất định.  Chi phí bán hàng: là chi phí lƣu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ dịch vụ của doanh nghiệp. Chi phí bán hàng bao gồm: 15  Chi phí cho quá trình tiêu thụ sản phẩm: Chi phí đóng gói, vận chuyển bảo quản, bốc dỡ, tiền thuê kho bãi.  Chi phí quảng cáo giới thiệu sản phẩm, chi phí bảo hành sản phẩm  Khoản chi trả hoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu.  Chi phí khác: chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, hội nghị khách hàng…  Chi phí quản lý doanh nghiệp Là chi phí hành chính tổ chức và văn phòng mà không thể xếp vào quá trình sản xuất hoặc quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa bao gồm:  Tiền lƣơng, tiền ăn ca, các khoản trích bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế của cán bộ công nhân viên thuộc bộ máy quản lý doanh nghiệp.  Chi phí vật liệu dung cụ, đồ dung văn phòng  Chi phí khấu hao nhà cửa,phƣơng tiện vận tải…và các tài sản cố định dùng chung của doanh nghiệp  Thuế môn bài, tiền thuê đất, lệ phí giao thông  Chi phí dự phòng phải thu khó đòi  Chi phí khác: điện, nƣớc ,điện thoại,chi phí hội nghị tiếp khách…  Chi phí tài chính: Là những chi phí liên quan đến các hoạt động về vốn, các hoạt động đầu tƣ tài chính ra ngoài doanh nghiệp nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chi phí tài chính gồm có:  Chi phí tham gia liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát  Chi phí liên quan đến cho vay vốn  Chi phí cho đầu tƣ tài chính  Chi phí về lãi phải trả cho số vốn huy động trong kỳ  Chi phí chiết khấu thanh toán, lổ tỷ giá hối đoái…  Chi phí khác: Bao gồm: 16  Chi phí thanh lý, nhƣợng bán tài sản cố định  Giá trị còn lại của tài sản cố định khi thanh lý, nhƣợng bán  Chi phí do vi phạm hợp đồng kinh tế  Bị phạt thuế, truy nộp thuế  Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ phải thu khó đòi đã xóa sổ... 2.1.2.3 Lợi nhuận  Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là lợi nhuận thu đƣợc sau khi lấy doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán.  Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Là lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này đƣợc tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo.  Lợi nhuận khác: Là khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trƣớc hoặc có dự tính trƣớc nhƣng ít có xảy ra gồm: thu từ thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ; thu tiền phạt vi phạm hợp đồng; thu các khoản nợ không xác định đƣợc chủ…  Lợi nhuận kế toán trƣớc thuế: Là lợi nhuận đạt đƣợc trong quá trình sản xuất kinh doanh chƣa nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.  Lợi nhuận sau thuế: Là phần lợi nhuận còn lại sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách Nhà Nƣớc. 2.1.2.4 Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận  Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) ROS = Lợi nhuận x 100% Doanh thu thuần (2.1) Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu có thể mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí nhƣng điều kiện để có hiệu quả là tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. 17  Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Là chỉ số tài chính dùng để đo lƣờng khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. ROA = Lợi nhuận x 100% Tổng tài sản (2.2) Chỉ tiêu này thể hiện một đồng tài sản trong một thời gian nhất định tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận.  Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Là tỷ số tài chính đo lƣờng khả năng sinh lời trên một đồng vốn của doanh nghiệp. ROE = Lợi nhuận x 100% Vốn chủ sở hữu (2.3) Tỷ số này cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. 2.1.2.5 Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn  Hệ số thanh toán ngắn hạn: Diễn tả mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Nó đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣ một tín hiệu rõ ràng về khả năng thanh toán ngắn hạn của một doanh nghiệp. Công thức: Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn (2.4) Theo công thức trên, khả năng thanh toán của công ty sẽ là tốt nếu tài sản ngắn hạn chuyển dịch theo xu hƣớng tăng lên và nợ ngắn hạn chuyển dịch theo xu hƣớng giảm xuống; hoặc đều chuyển dịch theo xu hƣớng cùng tăng nhƣng tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn; hoặc đều chuyển dịch theo xu hƣớng cùng giảm nhƣng tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn.  Hệ số thanh toán nhanh: Đo lƣờng mối quan hệ của các tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh (tiền, các khoản đầu tƣ ngắn hạn,các khoản phải thu) so với nợ ngắn hạn. Công thức: Hệ số thanh Tiền + Đầu tƣ ngắn hạn + Các khoản phải thu = toán nhanh Nợ ngắn hạn 18 (2.5) 2.1.2.6 Đánh giá khả năng hoạt động  Các tỷ số về hàng tồn kho Vòng quay của hàng tồn kho: Số vòng quay của hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân (2.8) Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì nhƣ vậy có nghĩa là lƣợng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trƣờng tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngƣng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng. Số ngày dự trữ hàng tồn kho: Là số ngày của một vòng quay hàng tồn kho của một doanh nghiệp. Số ngày dự trữ hàng tồn kho = Số ngày trong kỳ Số vòng quay của hàng tồn kho (2.9) Số ngày tồn kho lớn là một dấu hiệu của việc doanh nghiệp đầu tƣ quá nhiều cho hàng tồn kho.  Các tỷ số về các khoản phải thu Số vòng quay các khoản phải thu: Phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Doanh thu thuần (2.10) Số vòng quay các khoản phải thu = Khoản phải thu bình quân Số vòng quay các khoản phải thu càng cao thì các khoản phải thu chuyển đổi thành tiền càng nhanh. Số ngày thu tiền bình quân: Tỷ số này cho biết công ty mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu. Số ngày thu tiền bình quân = Số ngày trong kỳ Số vòng quay các khoản phải thu 19 (2.11) Dựa vào kỳ thu tiền bình quân, có thể nhận ra chính sách bán trả chậm của công ty, chất lƣợng công tác theo dõi thu hồi nợ của công ty.  Số vòng quay của tài sản: Là một thƣớc đo hiệu quả sử dụng tài sản trong việc tạo ra doanh thu. Số vòng quay của tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân (2.12) Tỷ số này cho biết mỗi đồng đầu tƣ vào tài sản tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Bảng 2.1: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu ĐVT Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản % Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu % Hệ số thanh toán ngắn hạn Lần Hệ số thanh toán nhanh Lần Vòng quay của hàng tồn kho Lần Số ngày dự trữ hàng tồn kho Ngày Số vòng quay các khoản phải thu Số ngày thu tiền bình quân Số vòng quay của tài sản Lần Ngày Lần 20 Ý nghĩa Cho biết cứ mỗi đồng doanh thu có thể mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Cho biết công ty đầu tƣ một đồng vào tài sản thì sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận Cho biết cứ một đồng chủ sở hữu bỏ ra thì thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận Cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn thì công ty có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng thanh toán Tỷ số này phản ánh khả năng của công ty trong việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn Cho biết trong một kỳ thì hàng tồn kho luân chuyển bao nhiêu lần Cho biết số ngày dự trữ và cung ứng hàng tồn kho Cho biết các khoản phải thu chuyển đổi thành tiền bao nhiêu lần trong kỳ Tỷ số này cho biết công ty mất bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu Cho biết mỗi một đồng đầu tƣ vào tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu 2.2 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN Trong nghiên cứu của Ngô Hải Sơn (2011) về Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Xây Dựng Thƣơng Mại Âu Cơ, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp phân tích số liệu nhƣ: So sánh và phƣơng pháp thay thế liên hoàn để phân tích các yếu tố doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Kết quả phân tích cho thấy rằng, kết quả hoạt động của công ty tăng trong giai đoạn 2008 – 2010. Yếu tố làm cho kết quả hoạt động tăng là do doanh thu qua các năm đều tăng và tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi phí dẫn lợi nhuận tăng theo từng năm, năm sau cao hơn năm trƣớc. Nghiên cứu của Phan Thị Thúy Kiều (2009) về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTB Thành Phố Cần Thơ, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phân tích so sánh, phƣơng pháp thay thế liên hoàn, các chỉ số tài chính và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận để phân tích doanh thu và chi phí và lợi nhuận. Qua phân tích cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm 2006, 2007 và 2008 không đồng đều. Cụ thể là lợi nhuận năm 2007 giảm 17,01% so với năm 2006, nhƣng sang năm 2008 thì việc kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn và lợi nhuận tăng 136,08% so với năm 2007. Một nghiên khác của Võ Trần Phúc Anh (2009) về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tƣ nhân Vinh Phúc, tác giả sử dụng các phƣơng pháp phân tích nhƣ phƣơng pháp so sánh số tuyệt đối và số tƣơng đối để phân tích doanh thu và chi phí, phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận bằng phƣơng pháp thay thế liên hoàn và một số chỉ tiêu chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động cũng nhƣ tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qua kết quả phân tích cho thấy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm 2006, 2007 và 2008 tƣơng đối ổn định và có hiệu quả. Cụ thể, lợi nhuận năm 2007 tăng 161,80% so với 2006, nguyên nhân là do doanh thu và chi phí đều giảm nhƣng mức giảm chi phí cao hơn mức giảm doanh thu dẫn đến lợi nhuận tăng. Năm 2008 so với 2007 thì doanh thu và chi phí của doanh nghiệp đều tăng nhƣng do mức tăng chi phí cao hơn doanh thu nên lợi nhuận giảm 0,22%, tuy nhiên mức giảm này là không đáng kể. Qua các nghiên cứu ở trên ta thấy, các tác giả đều phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng các phƣơng pháp nhƣ phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thay thế liên hoàn để phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Từ đó, đề tài nghiên cứu “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Kiên Hà” giai đoạn 2010 – 2012 và quý I, II năm 2013 cũng dựa vào phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối và tuyệt đối để phân tích doanh thu, chi 21 phí, phƣơng pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận, từ kết quả phân tích sẽ đề ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả trong thời gian tới. 2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu Số liệu thu thập là số liệu thứ cấp thông qua báo cáo tài chính của công ty nhƣ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán gồm các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận và tình hình tài sản, nguồn vốn. Ngoài ra số liệu sử dụng phân tích đƣợc lấy từ sổ sách kế toán nhƣ sổ nhật ký chung, sổ chi tiết. 2.3.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu Mục tiêu 1: Sử dụng phƣơng pháp thống kê và phƣơng pháp so sánh Phƣơng pháp thống kê mô tả: Là thu thập số liệu từ báo cáo tài chính, sổ sách kế toán, mô tả và trình bày số liệu để thuận lợi cho phân tích. Phƣơng pháp so sánh: Dùng để so sánh số liệu của mổi năm tăng giảm bao nhiêu, đây là phƣơng pháp đơn giản và đƣợc sử dụng rộng rãi trong phân tích. Phƣơng pháp so sánh gồm có phƣơng pháp số tuyệt đối và số tƣơng đối.  Phƣơng pháp số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ thực hiện và kỳ gốc. Công thức: ΔY = Y1 – Y0 (2.13) Trong đó: Y1: Chỉ tiêu kỳ thực hiện Y0: Chỉ tiêu kỳ gốc ΔY: Mức độ chênh lệch  Phƣơng pháp số tƣơng đối: Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ thực hiện so với kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trƣởng. (2.14) Công thức: %Y = 100 x ΔY/Y 0 Mục tiêu 2: Phƣơng pháp thay thế liên hoàn: Là phƣơng pháp mà các nhân tố lần lƣợt đƣợc thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố lên đối tƣợng phân tích bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần phân tích. Giả sử chỉ tiêu kinh tế Q chịu ảnh hƣởng của các nhân tố a, b, c 22 Với Q0= a0 x b0 x c0 là kỳ gốc Q1= a1 x b1 x c1 là kỳ thực hiện Các bƣớc phân tích Bƣớc 1: Xác định đối tƣợng phân tích (2.15) ΔQ = Q1 – Q0 Bƣớc 2: Thực hiện phƣơng pháp thay thế liên hoàn  Thay thế lần 1: Nhân tố ảnh hƣởng (nhân tố a): Mức độ ảnh hƣởng : Δa = a1b0c0 – a0b0c0  Thay thế lần 2: Nhân tố ảnh hƣởng (nhân tố b): Mức độ ảnh hƣởng: Δb = a1b1c0 – a1b0c0  Thay thế lần 3: Nhân tố ảnh hƣởng (nhân tố c): Mức độ ảnh hƣởng: Δc = a1b1c1 - a1b1c0 Bƣớc 3: Tổng hợp : Δa + Δb + Δc = ΔQ Ƣu và nhƣợc điểm của phƣơng pháp:  Ƣu điểm: Là phƣơng pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán. Có thể chỉ rõ mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố, qua đó phản ánh đƣợc nội dung bên trong của nội dung kinh tế. Có thể xác định đƣợc các nhân tố quan hệ với chỉ tiêu phân tích bằng thƣơng, tổng, hiệu và tích số.  Nhƣợc điểm: Khi xác định ảnh hƣởng của nhân tố nào đó, phải giả định các nhân tố khác không đổi, nhƣng trong thực tế có trƣờng hợp các nhân tố đều cùng thay đổi. Khi sắp xếp trình tự các nhân tố, trong nhiều trƣờng hợp để phân biệt đƣợc nhân tố nào là số lƣợng và chất lƣợng là vấn đề không đơn giản. Nếu phân biệt sai thì việc sắp xếp và kết quả tính toán các nhân tố cho ta kết quả không chính xác. 23 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIÊN HÀ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Kiên Giang là tỉnh nằm ở phía tây nam của đất nƣớc, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhƣ tái nguyên đất, nƣớc, khoảng sản, trong đó khoảng sản có trữ lƣợng lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long đã tạo cho tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế. Trong những năm gần đây, Kiên Giang là tỉnh phát triển rất năng động, có nhiều nhà đầu tƣ đã chọn Kiên Giang để đầu tƣ phát triển kinh tế, do đó có nhiều công ty, doanh nghiệp đƣợc thành lập, trong đó có Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Kiên Hà đƣợc thành lập vào ngày 5/4/2008, giấy phép đăng ký kinh doanh số 1700330083. Mã số thuế: 1700330083 Vốn điều lệ: 4.200.000.000 (Bốn tỷ hai trăm triệu). Ngƣời đại diện theo pháp luật: Trƣơng Thanh Thẩm, chức vụ Giám đốc. Địa chỉ công ty: Số 115, khu phố Tám Thƣớc, Thị trấn Kiên Lƣơng, huyện Kiên Lƣơng, tỉnh Kiên Giang. 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.2.1 Sơ đồ tổ chức GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN PHÕNG KỸ THUẬTSẢN XUẤT HÌNH 3.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC (Nguồn:Phòng kế toán công ty Kiên Hà cung cấp ) 24 3.2.2 Chức năng của từng bộ phận  Giám Đốc: Là ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty, là ngƣời có quyền và trách nhiệm cao nhất trong công ty và là ngƣời điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đề ra những quyết định kịp thời giúp cho sự phát triển của công ty, giám đốc có thể đề ra những phƣơng thức kinh doanh thích hợp cho toàn bộ công ty, quản lý các phòng ban của công ty.  Phó Giám Đốc: Giúp cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc; Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ đƣợc phân công và chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc về hiệu quả các hoạt động  Phòng kinh doanh: Tổ chức thực hiện tiếp thị, quảng cáo, bán hàng nhằm đảm bảo thu hồi vốn nhanh và tối đa hóa lợi nhuận; Tham mƣu cho Giám đốc công ty về các vấn đề liên quan đến công tác kinh doanh có sử dụng nguồn vốn của công ty; Xây dựng và thực hiện kế hoạch khai thác để thu hồi vốn nhằm đảm bảo nguồn vốn để triển khai kế hoạch đầu tƣ hàng năm đã đƣợc phê duyệt của công ty  Phòng kế toán: Ghi chép và hạch toán đúng, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, phù hợp với quy định của Nhà nƣớc và quy chế quản lý tài chính của công ty; Lập và nộp các báo cáo tài chính đúng và kịp thời cho các cơ quan thẩm quyền theo đúng chế độ quy định của Nhà nƣớc; Tổ chức khoa học công tác kế toán phù hợp với điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh và bộ máy tổ chức của công ty; Áp dụng khoa học quản lý tiên tiến vào công tác kế toán, bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ kế toán, đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty.  Phòng Kỹ Thuật – Sản Xuất: Lập kế hoạch mua sắm thiết bị, vật tƣ, phụ tùng thay thế hàng năm để đảm bảo sản xuất đuợc ổn định, đảm bảo khối lƣợng và chất lƣợng công việc; Theo dõi và giám sát việc quản lý các loại thiết bị, vật liệu nổ; Theo dõi và quản lý nhân lực các đội sản xuất; Điều hành các công việc sản xuất hàng ngày tại công ty; Tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn, nâng cao tay nghề cho kỹ sƣ và công nhân của các đội sản xuất. 3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là khai thác đất ,đá, sản xuất vôi bột, bên cạnh đó công ty nhận san lấp mặt bằng. Trong những năm tới, công ty dự định sẽ mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động nhƣ: kinh doanh vật liệu xây dựng, dịch vụ vận tải,… 25 3.4 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Qua báo cáo tài chính của công ty cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không đồng đều. Cụ thể, doanh thu năm 2010 là 2.261 triệu đồng, sang năm 2011 tăng lên 4.393 triệu đồng tƣơng ứng tăng 94,28%. Nhƣng sang năm 2012, doanh thu của công ty đã giảm xuống còn 3.342 triệu đồng, so với năm 2011 thì giảm 23,93%. Xét về mặt chi phí cũng tăng giảm tƣơng ứng với doanh thu. Cụ thể năm 2011 chi phí tăng 103,66% so với năm 2010, năm 2012 so với năm 2011 giảm xuống -8,54%. Về lợi nhuận, ta cũng thấy lợi nhuận tăng trƣởng rất cao vào năm 2011 nhƣng giảm mạnh vào năm 2012, năm 2011 tăng 245 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 55,55% so với năm 2010, nhƣng năm 2012 thì công ty bị lỗ 48 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 107,03% so với 2011. Bƣớc sang năm 2013 thì kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đã có phần tăng lên, trong quý I và II của năm 2013 lợi nhuận đã đạt 91 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 406,59% so với quý I, II của 2012. Nhƣ vậy, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2010 và năm 2011 tăng trƣởng rất tốt nhƣng sang năm 2012 thì kết quả kinh doanh lại có chiều hơn đi xuống. Bƣớc sang đầu năm 2013, công ty đã có biện pháp khắc phục nên kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 đang có chiều hƣớng tăng trở lại, do đó trong thời gian tới đòi hỏi công ty có phƣơng hƣớng phát triển tốt hơn nữa để kết quả kinh doanh không ngừng tăng trƣởng. 3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN 3.5.1 Thuận lợi Nằm ở vị trí địa lý rất thuận lợi với ngành nghề kinh doanh của công ty là gần các núi đá vôi, cho nên việc khai thác và sản xuất rất thuận tiện, không tồn nhiều chi phí vận chuyển từ khâu khai thác đến khâu sản xuất. Đƣợc thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2000 cho đến nay, thì công ty có nhiều đơn đặt hàng của những khách hàng thân quen, uy tín và thƣơng hiệu của công ty đƣợc nhiều khách hàng biết đến, đó cũng là lợi thế của công ty khi mà có nhiều công ty mới đƣợc thành lập và phải đi tìm khách hàng. Có đội ngũ công nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình và có tinh thần lao động rất cao. Hiện nay, các nhà lãnh đạo của công ty thƣờng đƣợc cơ quan nhà nƣớc mở lớp tâp huấn, bồi dƣỡng các kỹ năng quản lý và phát triển công ty, từ đó giúp cho nhà lãnh đạo công ty và các doanh nghiệp khác tiếp cận đƣợc các quy định mới của nhà nƣớc, có cách quản lý tốt hơn để phát triển. 26 3.5.2 Khó khăn Trong thời gian qua, trƣớc sự suy thoái của nền kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam đều gặp nhiều khó khăn và thách thức, thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua của ngƣời dân giảm, nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc phải giải thể, đó là những khó khăn chung của các doanh nghiệp. Bên cạnh những khó khăn trên, công ty còn phải chịu sự cạnh tranh của các công ty cùng ngành khác, trong khi đó, nguồn nguyên liệu chính là đá vôi dùng để sản xuất kinh doanh thì ngày càng cạn kiệt, giá cả chi phí đầu vào ngày càng tăng, đặc biệt là giá xăng dầu, lƣơng của công nhân viên. Tất cả những khó khăn trên đã ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của công ty. 3.5.3 Định hƣớng phát triển Trƣớc những thuận lợi và khó khăn trên, công ty có một số chiến lƣợc phát triển sau:  Tập trung mọi nguồn lực để phát triển ngành nghề chính là khai thác và sản xuất vôi bột, san lấp mặt bằng. Bên cạnh đó cũng mở rộng thêm một số ngành nghề khác nhƣ dịch vụ vận tải hàng hóa thủy bộ, kinh doanh vật liệu xây dựng,…  Tăng cƣờng đầu tƣ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật để không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm.  Mở rộng quy mô sản xuất để tăng khối lƣợng sản phẩm.  Mở rộng thị trƣờng, tìm kiếm khách hàng mới. 27 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIÊN HÀ 4.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ QUÝ I, II NĂM 2013 Qua bảng số liệu (bảng 4.1) ta thấy đƣợc kết quả hoạt động kinh doanh của công ty tăng trƣởng mạnh vào năm 2011 nhƣng lại bị giảm vào năm 2012 và đƣợc cải thiện trong quý I, II năm 2013. Cụ thể, năm 2011 doanh thu đạt 4.393.654 ngàn đồng, so với năm 2010 thì tăng 2.132.090 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 94,28%. Bên cạnh đó thì chi phí cũng tăng lên 1.886.959 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 103.66%. Do doanh thu và chi phí đều tăng nên lợi nhuận năm 2011 đạt đƣợc 686.374 ngàn đồng. Nhƣng xét về mặt tăng trƣởng trong năm thì ta thấy, mức tăng trƣởng chi phí cao hơn mức tăng doanh thu nên đã ảnh hƣởng đến mức độ tăng lợi nhuận và mức tăng lợi nhuận chỉ đạt 55,55%. Điều này chứng tỏ, mặc dù công ty hoạt động lãi nhƣng công tác quản lý chi phí của công ty thực hiện chƣa tốt. Bƣớc sang năm 2012 thì kết quả hoạt động kinh doanh của công ty bị giảm, cụ thể doanh thu giảm 1.051.242 ngàn đồng so với năm 2011, tƣơng ứng giảm 23,93%, chi phí giảm 316.645 ngàn đồng, tƣơng ứng giảm 8,54% so với năm 2011, do hoạt động kinh doanh không tốt, tốc độ giảm doanh thu mạnh hơn tốc độ giảm chi phí nên dẫn đến lợi nhuận năm 2012 bị lổ 48.223 ngàn đồng và tƣơng ứng giảm 107,03% so với năm 2011. Do công ty có một số biện pháp khắc phục khó khăn cũng nhƣ nguyên nhân làm cho kết quả kinh doanh bị giảm sút nên trong quý I, II năm 2013 kết quả kinh doanh đã tăng trƣởng trở lại. Cụ thể doanh thu tăng từ 2.060.792 ngàn đồng trong quý I, II năm 2012 lên 2.191.165 ngàn đồng trong quý I, II năm 2013, tăng 130.373 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 6,33%. Bên canh đó thì chi phí cũng tăng từ 2.090.690 ngàn đồng lên 2.099.500 ngàn đồng, tăng 8.810 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 0,42%, do mức tăng chi phí nhỏ hơn mức tăng doanh thu dẫn đến lợi nhuận của công ty trong quý này tăng 406,59%, tức tăng từ (- 29.898) ngàn đồng quý I, II năm 2012 lên 91.665 ngàn đồng trong quý I, II năm 2013. Nhƣ vậy, qua số liệu đƣợc thống kê ở trên ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh không đồng đều qua các năm, công ty hoạt động có lãi trong các năm 2010, 2011 và quý I, II năm 2013 nhƣng năm 2012 kết quả hoạt động kinh 28 doanh của công ty bị lỗ. Để biết nguyên nhân làm cho kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 không đạt hiệu quả, ta sẽ phân tích từng nhân tố doanh thu, chi phí và lợi nhuận cụ thể, để từ đó ta sẽ đề ra các giải pháp khắc phục cũng nhƣ giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho công ty trong thời gian tới. Đơn vị tính: 1000.đồng 6000000 doanh thu chi phí lợi nhuận 4000000 2000000 0 -2000000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Quý I,II/2013 Hình 4.1: Biểu diễn kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010- 2012 và quý I, II năm 2013 29 Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năn 2010 đến năm 2012 và quý I, II năm 2013 Đơn vị tính: 1000.đồng CHÊNH LỆCH NĂM Chỉ Tiêu Doanh Thu Chi Phí Lợi Nhuận 2010 2011 2.261.564 4.393.654 1.820.321 3.707.280 441.243 686.374 2012 Quý I,II/2012 3.342.412 2.060.792 3.390.635 2.090.690 (48.223) (29.898) Quý I,II/2013 2.191.165 2.099.500 91.665 2011/2010 2012/2011 Số Tiền % Số Tiền 2.132.090 94,28 (1.051.242) 1.886.959 103,66 (316.645) 245.131 55,55 (734.597) (Nguồn: Phòng kế toán công ty Kiên Hà,2010, 2011, 2012 và quý I, II năm 2012 và 2013) 30 % (23,93) (8,54) (107,03) Quý I,II/2013/Quý I,II/2012 Số Tiền % 130.373 6,33 8.810 0,42 121.563 406,59 4.2 PHÂN TÍCH DOANH THU CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2012 VÀ QUÝ I, II NĂM 2013 4.2.1 Phân tích tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2010 – 2012 và quý I, II năm 2013 Nhìn vào bảng tổng hợp doanh thu giai đoạn 2010 – 2012 (bảng 4.2) ta thấy, tổng doanh thu của công ty biến động là do sự biến động mạnh của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, còn doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ cho nên ảnh hƣởng không đáng kể đến sự biến động của tổng doanh thu. Năm 2010, tổng doanh thu của công ty là 2.261.564 ngàn đồng, sang năm 2011 đã tăng lên 4.393.654 ngàn đồng, tăng 94,28%. Nguyên nhân của sự tăng trƣởng này là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng từ 2.241.257 ngàn đồng lên 4.362.218 ngàn đồng, tăng 2.120.961 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 94,63%. Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu khác cũng đều tăng, cụ thể là doanh thu hoạt động tài chính tăng từ 171 ngàn đồng lên 658 ngàn đồng, tăng 284,80%, doanh thu khác tăng từ 20.136 ngàn đồng lên 30.778 ngàn đồng, tăng 52,85%, nhƣng vì chiếm tỷ trọng nhỏ nên không ảnh hƣởng nhiều đến tổng doanh thu của công ty. Bƣớc sang năm 2012, không những không giữ đƣợc mức tăng trƣởng nhƣ năm 2011 mà kết quả hoạt động kinh doanh của công ty bị giảm sút rất mạnh. Cụ thể doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm từ 4.362.218 ngàn đồng năm 2011 xuống còn 3.309.384 ngàn đồng năm 2012, giảm 24,14%. Doanh thu hoạt động tài chính giảm 12,31% và doanh thu khác tăng 5,44%. Việc giảm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ kéo theo tổng doanh thu giảm từ 4.393.654 ngàn đồng xuống còn 3.342.412 ngàn đồng, giảm 1.051.242 ngàn đồng, tƣơng ứng giảm 23,93%. Nếu so 6 tháng đầu năm 2013 với 6 tháng đầu năm 2012 thì thấy tổng doanh thu tăng lên không đáng kể, chỉ tăng 6,33%, tức tăng từ 2.060.792 ngàn đồng lên 2.191.165 ngàn đồng. Tổng doanh thu của 6 tháng đầu năm 2012 là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu khác không phát sinh, còn 6 tháng đầu năm 2013 chủ yếu là doanh thu bán hàng và doanh thu khác, cụ thể doanh thu bán hàng đạt 2.178.789 ngàn đồng, tăng 5,73% so với 6 tháng 2012, doanh thu khác là 12.376 ngàn đồng, doanh thu hoạt động tài chính không phát sinh. Từ số liệu bảng 4.2 cho thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quyết định tổng doanh thu của công ty, doanh thu hoạt động tài chính và 31 doanh thu khác chiếm tỷ trọng nhỏ, ảnh hƣởng không đáng kể đến tổng doanh thu, do đó ta chỉ phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ gồm có: Doanh thu khai thác và bán đá vôi không qua quy trình sản xuất; Doanh thu bán vôi bột; Doanh thu san lấp mặt bằng, do vậy để biết doanh thu của từng ngành nghề biến động nhƣ thế nào, ta sẽ đi sâu vào phân tích doanh thu của từng ngành nghề ở phần sau. 32 Bảng 4.2: Doanh thu của công ty giai đoạn 2010 – 2012 và quý I, II năm 2013 Đơn vị tính: 1000 đồng CHÊNH LỆCH NĂM Chỉ Tiêu DT bán hàng và cung cấp dịch vụ DT tài chính DT khác Tổng DT 2010 2011 2012 Quý I,II/2012 Quý I,II/2013 2011/2010 Số Tiền 2012/2011 % Số Tiền % Quý I,II/2013/Quý I,II/2012 Số Tiền % 2.241.257 4.362.218 3.309.384 2.060.792 2.178.789 2.120.961 94,63 (1.052.834) (24,14) 117.997 5,73 171 658 20.136 30.778 2.261.564 4.393.654 577 32.451 3.342.412 2.060.792 12.376 2.191.165 487 284,80 (81) 10.642 52,85 1.673 2.132.090 94,28 (1.051.242) (12,31) 5,44 (23,93) 12.376 130.373 6,33 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty Kiên Hà, 2010, 2011, 2012, quý I, II năm 2012 và 2013) 33 4.2.2 Phân tích doanh thu theo ngành nghề kinh doanh giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 Qua số liệu của bảng 4.3, ta thấy kết cấu doanh thu của từng lĩnh vực hoạt động có sự thay đổi qua các năm. Năm 2010 doanh thu bán vôi bột chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu bán hàng và chiếm đến 44,14%, doanh thu ngành khai thác đá vôi chiếm 25,30% và doanh thu san lấp mặt bằng chiếm 20,56% trong doanh thu bán hàng. Doanh thu ngành sản xuất vôi bột chiếm tỷ trọng cao do đây là hoạt động chính của công ty. Nguyên nhân làm cho doanh thu san lấp mặt bằng tăng hơn mấy năm trƣớc là vào cuối năm 2010, công ty nhận đƣợc hợp đồng bán đất và san lấp mặt bằng cho Tập Đoàn Tân Tạo. Sang năm 2011 đã có sự thay đổi tỷ lệ giữa các khoản doanh thu và tổng doanh thu bán hàng tăng rất cao so với năm trƣớc, tăng từ 2.241.257 ngàn đồng lên 4.362.218 ngàn đồng, tăng 94,63%. Yếu tố làm cho sự tăng lên rất cao này là công ty tiếp tục nhận đƣợc những hợp đồng đổ đất và san lấp mặt bằng cho Tập Đoàn Tân Tạo làm doanh thu ngành nghề này tăng từ 460.802 ngàn đồng năm 2010 lên 1.825.152 ngàn đồng, tăng 296,08% và chiếm 41,84% tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2011. Bên cạnh đó thì doanh thu ngành khai thác đá vôi và sản xuất vôi bột cũng tăng, cụ thể doanh thu ngành khai thác và bán đá vôi không qua sản xuất tăng 141.478 ngàn đồng so với năm 2010 và chiếm 21,38% doanh thu bán hàng, nguyên nhân là do khối lƣợng bán ra từ tăng 10.838 m3 lên 12.689 m3, tƣơng ứng tăng 1.851 m3, giá bán tăng từ 73 ngàn đồng / m3 lên 73,5 ngàn đồng / m3, tăng 0,5 ngàn đồng / m3, tƣơng ứng tăng 0,68% . Mặc dù 2011 có sự thay đổi tỷ lệ giữa các khoản doanh thu nhƣng ngành sản xuất vôi bột vẩn tăng cao so với năm 2010, tăng 615.133 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 62,18% và chiếm 36,78% trong tổng doanh thu bán hàng của năm 2011, nguyên nhân tăng là do khối lƣợng và giá bán đều tăng, cụ thể khối lƣợng tăng từ 3.353 tấn lên 5.093 tấn, tăng 1.740 tấn, giá bán tăng từ 295 ngàn đồng / tấn năm 2010 lên 315 ngàn đồng / tấn năm 2011,tăng 6,78%. Bƣớc sang năm 2012 thì tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã giảm đi đáng kể. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do công ty đã kết thúc hợp đồng cung cấp dịch vụ san lấp mặt bằng cho Tập Đoàn Tân Tạo và chƣa có đƣợc những hợp đồng mới làm cho doanh thu ngành nghề này giảm 79,76%, tƣơng ứng giảm 1.455.825 ngàn đồng so với năm 2011 và chỉ chiếm 11,16% tỷ trọng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012. Mặc dù là ngành nghề chủ đạo của công ty, nhƣng trong năm nay doanh thu lĩnh vực sản 34 xuất vôi bột tăng không đáng kể, cụ thể doanh thu tăng 146.240 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 9,11% và chiếm 52,90% tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ của công ty, nguyên nhân là trong năm 2012 cả khối lƣợng và giá bán tăng, cụ thể khối lƣợng tăng 377 tấn giá bán tăng 5 ngàn đồng / m3 so với năm 2011. Ngành nghề khai thác đá vôi tăng 256.750 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 27,53% và chiếm 35,94% tổng doanh thu bán hàng, lý do làm cho doanh thu ngành này tăng cao là do giá bán tăng từ 73,5 ngàn đồng / m3 lên 75 ngàn đồng / m3, tăng 1,5 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 2,04% so với 2011, bên cạnh đó thì khối lƣợng bán đá vôi cũng tăng từ 12.689 tấn năm 2011 lên 15.859 tấn. Nhƣ vậy, từ kết quả phân tích doanh thu cho thấy, nguyên nhân làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng vào năm 2011 và giảm vào năm 2012 là do sự tăng giảm của doanh thu ngành nghề san lấp mặt bằng, do đó công ty cần có những biện pháp để khắc phục và phƣơng hƣớng phát triển tốt hơn. Bên cạnh việc phân tích tình hình doanh thu thì việc phân tích chi phí cũng là công việc rất quan trọng, vì chi phí là nhân tố quyết định lợi nhuận của công ty, do đó để biết đƣợc kết quả kinh doanh của công ty nhƣ thế nào, ta tiếp tục nghiên cứu ở phần sau. 35 Bảng 4.3: Doanh thu từng ngành nghề kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: 1000.đồng Năm 2010 Chỉ Tiêu DT bán đá vôi DT bán vôi bột DT san lấp mặt bằng Tổng Cộng Số tiền Năm 2011 Năm 2012 Chênh Lệch 2011/2010 Số tiền % 141.478 17,88 615.133 62,18 2012/2011 Số tiền % 256.750 27,53 146.240 9,11 Số tiền (%) Số tiền 791.164 35,30 989.291 44,14 932.642 1.604.424 21,38 36,78 1.189.393 1.750.664 35,94 52,90 460.802 20,56 1.825.152 41,84 369.327 11,16 1.364.350 296,08 (1.455.824) (79,76) 4.362.218 100 3.309.384 100 2.120.961 94,63 (1.052.834 (24,14) 2.241.257 (%) 100 (%) (Nguồn: Phòng kế toán công ty Kiên Hà, 2010, 2011 và 2012) 36 4.2.3 Phân tích doanh thu theo ngành nghề kinh doanh quý I, II năm 2013 so với quý I , II năm 2012 Qua số liệu phân tích ở bảng 4.4 cho thấy, tổng doanh thu của công ty trong quý I, II năm 2013 tăng hơn so với quý I, II năm 2012 nhƣng mức tăng không đáng kể. Doanh thu bán đá vôi tăng từ 737.250 ngàn đồng lên 841.825 ngàn đồng, tăng 104.575 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 14,18%, nguyên nhân làm cho doanh thu tăng là do giá bán tăng từ 75 ngàn đồng / m3 lên 75,5 ngàn đồng / m3, tăng 0,67% và khối lƣợng khai thác tăng từ 9.830 m3 lên 11.150 m3, tăng 1.320 m3. Bên cạnh đó doanh thu bán vôi bột cũng tăng từ 1.024.000 ngàn đồng lên 1.126.950 ngàn đồng, tăng 102.950 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 10,05%, nguyên nhân tăng là do giá bán và khối lƣợng bán đều tăng, cụ thể giá bán tăng từ 320 ngàn đồng / tấn lên 330 ngàn đồng / tấn, tăng 10 ngàn đồng / tấn, tƣơng ứng tăng 3,13%, khối lƣợng tăng từ 3.200 tấn lên 3.415 tấn, tăng 215 tấn, tƣơng ứng tăng 6,72%. Không giống nhƣ ngành nghề khai thác đá vôi và sản xuất vôi bột, trong quý I, II năm 2013 doanh thu ngành san lấp mặt bằng có xu hƣớng giảm, cụ thể giảm từ 299.542 ngàn đồng trong quý I, II năm 2012 xuống còn 210.014 ngàn đồng trong quý I, II năm 2013, giảm 89.528 ngàn đồng, tƣơng ứng giảm 29,89%. Nguyên nhân làm cho doanh thu ngành này giảm là do công ty không tìm đƣợc những hợp đồng san lấp có giá trị lớn mà chỉ những hợp đồng có giá trị thấp, không mang tính lâu dài với những hộ gia đình, cá nhân. Bảng 4.4: Doanh thu theo ngành nghề kinh doanh quý I, II năm 2012 và quý I, II năm 2013 Đơn vị tính: 1000.đồng Quý I, II năm 2012 Quý I, II năm 2013 Chênh lệch Chỉ Tiêu DT bán đá vôi DT bán vôi bột DT san lấp mặt bằng Tổng Cộng Số tiền 737.250 1.024.000 % 35,78 49,69 Số tiền 841.825 1.126.950 % 38,64 51,72 Số tiền 104.575 102.950 % 14,18 10,05 299.542 14,53 210.014 9,64 (89.528) (29,89) 2.060.792 100 2.178.789 100 117.997 5,73 (Nguồn: Phòng kế toán công ty Kiên Hà, quý I, II năm 2012 và 2013) 37 Nhƣ vậy, qua phân tích tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2010 – 2012 và quý I, II năm 2013 ta thấy, doanh thu có sự biến động qua các năm là do những yếu tố sau: Doanh thu năm 2011 tăng so với năm 2010 là do giá bán và khối lƣợng của ngành nghề khai thác bán đá vôi và sản xuất vôi bột đều tăng, bên cạnh đó thì ảnh hƣởng lớn nhất đến doanh thu của công ty năm 2011 do công ty đã ký đƣợc hợp đồng san lấp mặt bằng có giá trị lớn cho Tập Đoàn Tân Tạo nên doanh thu ngành san lấp mặt bằng tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu năm 2011. Doanh thu năm 2012 giảm so với năm 2011 là do công ty đã kết thúc hợp đồng san lấp cho Tập Đoàn Tân Tạo dẫn đến doanh thu của ngành này giảm mạnh, mặc dù giá bán và khối lƣợng của ngành bán đá vôi và vôi bột tăng nhƣng mức tăng thấp hơn mức giảm của ngành san lấp nên làm cho tổng doanh thu của công ty thấp hơn năm 2011. Doanh thu quý I, II năm 2013 cao hơn quý I, II năm 2012 là do giá bán và khối lƣợng của ngành bán đá vôi và vôi bột đều tăng, mặc dù doanh thu của ngành nghề san lấp mặt bằng giảm nhƣng do chiếm tỷ trọng nhỏ nên ảnh hƣởng không nhiều đến tổng doanh thu trong kỳ này. Nhìn chung, doanh thu của công ty qua các năm có sự biến động là do sự biến động không tốt của doanh thu san lấp mặt bằng, còn doanh thu bán đá vôi và vôi bột có xu hƣớng tăng qua các năm, do đó công ty cần có biện pháp để làm tăng doanh thu ngành nghề san lấp mặt bằng. 4.2.4 Phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo khách hàng của công ty giai đoạn 2010 – 2012 và quý I, II năm 2013 Qua số liệu của bảng 4.5 cho thấy, khách hàng của công ty chủ yếu các tổ chức, còn khách hàng là cá nhân, hộ gia đình thì chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Năm 2010 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho các tổ chức là 1.823.007 ngàn đồng, chiếm 81,34% trong tổng doanh thu, doanh thu bán hàng cho cá nhân là 418.250 ngàn đồng và chiếm 18,66%. Sang năm 2011, doanh thu bán cho các tổ chức tăng lên 3.704.084 ngàn đồng, tăng 1.881.077 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 103,19%, chiếm 84,91% trong tổng doanh thu bán hàng. Lý do doanh thu bán hàng cho các tổ chức chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu bán hàng là do công ty khai thác đá vôi và bán lại cho các công ty khác để tiếp tục sản xuất thành vôi bột và các mặt hàng khác, đây là mặt hàng mà khách hàng chủ yếu là tổ chức, doanh nghiệp và không có khách hàng là cá 38 nhân. Khách hàng mua vôi bột cũng chủ yếu là các tổ chức, doanh nghiệp thƣơng mại mua vôi của công ty và bán lại cho cá nhân. Doanh thu nghề san lấp mặt bằng của công ty năm 2011 chủ yếu là san lấp cho Tập Đoàn Tân Tạo. Bên cạnh doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ cho tổ chức thì doanh thu bán hàng cho cá nhân cũng tăng 239.884 ngàn đồng so với năm 2010, tƣơng ứng tăng 57,35%. Doanh thu bán hàng cho cá nhân chủ yếu cho các hộ gia đình lân cận công ty. Bƣớc sang năm 2012, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ của công ty giảm 1.052.834 ngàn đồng, tƣơng ứng giảm 24,14%. Trong đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho tổ chức giảm 991.954 ngàn đồng, tƣơng ứng giảm 26,78%, chiếm 81,95% doanh thu, doanh thu bán hàng và dịch vụ cho cá nhân giảm 60.889 ngàn đồng, tƣơng ứng giảm 9,25%, chiếm 14,90%. Nhƣ đã đề cập ở phần trên, nguyên nhân doanh thu bán hàng và dịch vụ năm 2012 giảm là do sự giảm mạnh của ngành nghề san lấp mặt bằng làm cho tổng doanh thu bị giảm, do đó tỷ trọng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho tổ chức cũng giảm theo. Qua số liệu bảng 4.6 cho thấy, Nếu so quý I, II năm 2103 với quý I, II năm 2012 thì tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng từ 2.060.792 ngàn đồng lên 2.178.789 ngàn đồng, tăng 117.997 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 5,73%, trong đó doanh thu bán hàng và dịch vụ cho tổ chức tăng từ 1.753.748 ngàn đồng lên 1.982.233 ngàn đồng, tăng 138.485 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 7,90% và doanh thu bán hàng và dịch vụ cho cá nhân giảm từ 307.044 ngàn đồng xuống 286.556 ngàn đồng, giảm 20.488 ngàn đồng, tƣơng ứng giảm 6,67%. Qua bảng 4.6 cũng cho thấy, doanh thu bán hàng và dịch vụ cho tổ chức luôn chiếm tỷ trọng cao, quý I, II năm 2012 chiếm 85,51% và quý I, II năm 2013 chiếm 86,85% trong tổng doanh thu. 39 Bảng 4.5: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo khách hàng của công ty giai đoạn 2010 – 2012 Chỉ tiêu Các tổ chức Hộ gia đình Tổng cộng 2010 Số tiền 1.823.007 418.250 2.241.257 % Năm 2011 Số tiền % 2012 Số tiền % 81,34 3.704.084 84,91 2.712.139 81,95 18,66 658.134 15,09 597.245 18,05 100 4.362.218 100 3.309.384 100 Đơn vị tính: 1000.đồng Chênh lệch 2011/2010 2012/20111 Số tiền % Số tiền % 1.881.077 103,19 (991.945) 239.884 57,35 (60.889) 2.120.961 94,63 (1.052.834) (Nguồn: Phòng kế toán công ty Kiên Hà, 2010, 2011 và 2012) 40 (26,78) (9,25) (24,14) Bảng 4.6: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo khách hàng quý I, II năm 2012 và quý I, II năm 2013 Đon vị tính: 1000.đồng Chỉ tiêu Quý I, II năm 2012 Số tiền Các tổ chức Hộ gia đình Tổng cộng 1.753.748 307.044 2.060.792 % 85,10 14,90 100 Quý I, II năm 2013 Số tiền % 1.892.233 286.556 2.178.789 86,85 13,15 100 Chênh lệch I,II/2013 / I, II/2012 Số tiền % 138.485 (20.488) 117.997 7,90 (6,67) 5,73 (Nguồn: Phòng kế toán công ty Kiên Hà, quý I, II năm 2012 và 2013) Qua phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giai đoạn 2010 – 2012 và quý I, II năm 2013 ta nhận thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho tổ chức chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu và tỷ trọng này tăng qua các năm, điều này cho thấy, khách hàng của công ty là tổ chức ngày càng nhiều, do đó trong thời gian tới công ty phải có chính sách giữ chân những khách hàng này và luôn tìm kiếm thêm những khách hàng khác. 4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ QUÝ I, II NĂM 2013 4.3.1 Tình hình chi phí của công ty giai đoạn 2010 – 2012 Một trong những yếu tố quan trọng và quyết định kết quả kinh doanh của công ty đó là chi phí. Chi phí cao thì sẽ làm cho lợi nhuận bị giảm và ngƣợc lại, do đó công tác quản lý chi phí là hết sức quan trọng đối với một công ty. Từ số liệu ở bảng 4.7 ta thấy, cũng giống nhƣ tình hình doanh thu thì chi phí cũng tăng giảm qua các năm, năm 2011 tổng chi phí tăng 1.886.959 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 103,66% so với năm 2010, sang năm 2012 thì chi phí giảm 316.645 ngàn đồng, tƣơng ứng giảm 8,54% so với năm 2011. Để biết nguyên nhân của tình trạng trên, ta sẽ phân tích từng đối tƣợng chi phí cụ thể.  Giá vốn hàng bán: Năm 2010 giá vốn hàng bán là 1.161.26 ngàn đồng, sang năm 2011 thì tăng lên 2.866.775 ngàn đồng, tăng 1.705.529 ngàn đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 146,87%. Đến năm 2012 giá vốn hàng bán đã giảm xuống còn 2.777.425 ngàn đồng so với năm 2011, tức giảm 89.350 ngàn đồng, tƣơng ứng giảm 3,12%. Nguyên nhân làm cho giá vốn tăng vào năm 2011 là do công ty thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh, nên việc giá vốn tăng cùng với doanh thu bán hàng cũng là điều hợp lý, nhƣng tỷ lệ tăng giá vốn (146,87%) cao hơn tỷ lệ tăng doanh thu bán hàng (94,63%) là do ảnh hƣởng của lạm phát 41 năm 2011 làm cho giá cả chi phí đầu vào tăng nhƣ là: Tiền lƣơng nhân công, chi phí sản xuất chung…  Chi phí bán hàng: Năm 2010 là 54.942 ngàn đồng, sang năm 2011 chi phí bán hàng tăng lên 75.487 ngàn đồng, tăng 37,39%. Lý do chi phí bán hàng năm 2011 tăng là do năm nay công ty bỏ ra một khoản chi phí để tổ chức hội nghị khách hàng với Tập Đoàn Tân Tạo. Nhƣng sang năm 2012 chi phí này giảm xuống còn 34.854 ngàn đồng, tức là giảm 31.633 ngàn đồng, tƣơng ứng giảm 41,91%.  Chi phí quản lý doanh nghiệp: Cũng nhƣ chi phí bán hàng thì chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng vào năm 2011 và giảm vào năm 2012. Cụ thể, năm 2010 là 591.321 ngàn đồng sang năm 2011 chi phí này tăng lên 728.666 ngàn đồng, tăng 137.345 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 23,23%. Nguyên nhân tăng là do trong năm này lƣơng công nhân viên, giá điện, chi phí tiếp khách đều tăng, mua sắm thêm các thiết bị sử dụng trong văn phòng và chi phí khấu hao cũng tăng. Sang năm 2012, do hoạt động sản xuất kinh doanh giảm nên chi phí quản lý doanh nghiệp đƣợc công ty quản lý tốt, giảm những chi phí không cần thiết nhƣ: tiền điện thoại, tiền điện, chi phí hội họp,…làm cho chi phí quản lý năm 2012 giảm còn 540.335 ngàn đồng, tƣơng ứng giảm 25,85%.  Chi phí tài chính: Chi phí này chủ yếu là chi phí lãi vay ngân hàng, năm 2010 công ty chi 8.504 ngàn đồng để trả lãi vay, năm 2011 chi phí này tăng lên 29.354 ngàn đồng tức tăng 20.850 ngàn đồng, nguyên nhân là năm 2011 công ty vay ngân hàng nhiều và lãi suất cho vay năm 2011 khá cao (khoảng 18%). Sang năm 2012 chi phí này giảm xuống còn 25.500 ngàn đồng, nguyên nhân do lãi suất cho vay của ngân hàng cuối năm 2012 có sự điều chỉnh giảm xuống còn khoảng 10% - 13%.  Chi phí khác: Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí của công ty, chủ yếu là chi phí thanh lý TSCĐ, năm 2010 là 4.308 ngàn đồng và sang năm 2011 là 6.998 ngàn đồng, tăng 2.690 ngàn đồng, năm 2012 chi phí khác là 3.521 ngàn đồng, giảm 49,69% so với năm 2011. 42 Bảng 4.7: Tổng hợp chi phí của công ty từ năm 2010 đến năm 2012 Đơn vị tính: 1000. đồng NĂM CHỈ TIÊU 2010 Số Tiền CHÊNH LỆCH 2011 % Số Tiền 2012 2011/2010 % Số Tiền % 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Giá vốn hàng bán 1.161.246 63,79 2.866.775 77,33 2.777.425 81,91 1.705.529 146,87 (89.350) (3,12) Chi phí bán hàng 54.942 3,02 75.487 2,04 34.854 1,30 20.545 37,39 (31.633) (41,91) 591.321 32,48 728.666 19,66 540.335 15,94 137.345 23,23 (188.331) (25,85) Chí phí tài chính 8.504 0,47 29.354 0,79 25.500 0,75 20.850 245,18 (3.854) (13,13) Chí phí khác 4.308 0,24 6.998 0,19 3.521 0,10 2.690 62,44 (3.477) (49,69) 1.820.321 100 3.707.280 100 3.390.635 100 1.886.959 103,66 (316.645) (8,54) Chi phí QLDN Tổng Cộng (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động king doanh công ty Kiên Hà, 2010, 2011 và 2012) 43 4.3.2 Phân tích kết cấu chi phí theo ngành nghề của công ty từ năm 2010 đến năm 2012 Qua bảng kết kết chi phí theo ngành nghề (bảng 4.8) của công ty, ta thấy giá vốn tăng qua các năm, cụ thể, tổng giá vốn của ngành nghề khai thác đá vôi tăng từ 1.161.246 ngàn đồng năm 2010 lên 2.866.775 ngàn đồng trong năm 2011, tƣơng ứng tăng 1.705.529 ngàn đồng là do khối lƣợng khai thác tăng và giá vốn tăng từ 38 ngàn đồng / m3 lên 41 ngàn đồng / m3, tƣơng ứng tăng 7,89%. Sang năm 2012 giá vốn đá vôi tiếp tục tăng lên 53,66%, tức tăng từ 41 ngàn đồng / m3 năm 2011 lên 63 ngàn đồng / m3. Nguyên nhân làm cho giá vốn năm 2012 tăng cao là do công ty ký hợp đồng mua đá vôi của công ty khác và tự khai thác dẫn đến giá vốn tăng. Do giá vốn khai thác đá vôi tăng, nên khi đá vôi đƣợc sản xuất thành vôi bột, ngoài giá vốn đá vôi thì công ty còn cộng thêm chi phí sản xuất, bao bì, đóng gói nên giá vốn vôi bột cũng tăng. Cụ thể là năm 2011 tăng 4,85% so với năm 2011, tức là tăng từ 165 ngàn đồng / tấn lên 173 ngàn đồng / tấn, làm cho tổng giá vốn ngành vôi bột tăng 327.844 ngàn đồng so với năm 2010. Sang năm 2012 tăng 47,98% so với năm 2011, tức là tăng từ 173 ngàn đồng / tấn lên 256 ngàn đồng / tấn, làm cho tổng giá vốn vôi bột tăng 519.231 ngàn đồng. Đối với ngành nghề san lấp mặt bằng, nhƣ đã đƣợc đề cập ở phần trên, năm 2011 do công ty nhận đƣợc hợp đồng có giá trị lớn nên việc doanh thu tăng đồng nghĩa với việc chi phí để tạo ra doanh thu cũng tăng. Cụ thể chi phí tăng từ 196.157 ngàn đồng năm 2010 lên 1.465.437 ngàn đồng, tăng 1.269.280 ngàn đồng. Sang năm 2012 công ty đã kết thúc hợp đồng với Tập Đoàn Tân Tạo và chỉ còn những hợp đồng san lấp nhỏ lẻ nên chi phí cho ngành này cũng giảm xuống còn 377.988 ngàn đồng, so với năm 2011 thì giảm 1.087.449 ngàn đồng. Một nguyên nhân khác làm cho chi phí ngành này tăng ngoài chi phí giá trị hợp đồng là do giá xăng dầu biến đổi liên tục nên công ty không không lƣờng trƣớc đƣợc dẫn đến chi phí cho việc san lấp năm 2012 cao hơn doanh thu của ngành này. 44 Bảng 4.8: Kết cấu chi phí theo ngành nghề kinh doanh giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị tính: 1000.đồng Năm Chỉ Tiêu 2010 Số Tiền Chênh Lệch 2011 Số Tiền % 2012 % Số Tiền 2011/ 2010 % Số Tiền % 2012/ 2011 Số Tiền % Khai thác đá vôi 411.844 3547 520.249 18,15 999.117 35,97 108.405 26,32 478.868 92,05 Sản xuất vôi bột 553.245 47,64 881.089 30,73 1.400.320 50,42 327.844 59,26 519.231 58,93 San lấp mặt bằng 196.157 16,89 1.465.437 51,12 386.988 13,61 1.269.280 647,07 (1.078.449) (73,59) 1.161.246 100 2.866.775 100 2.777.425 100 1.705.529 146,87 Tổng giá vốn (Nguồn: Phòng kế toán công ty Kiên Hà, 2010, 2011 và 2012) 45 (89.350) (3,12) 4.3.3 Phân tích chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty giai đoạn 2010 – 2012 Qua số liệu của bảng 4.9 cho thấy, cũng giống nhƣ giá vốn hàng bán thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng có sự biến động theo doanh thu, cụ thể:  Chi phí bán hàng: Năm 2011 tăng 20.545 ngàn đồng so với năm 2010, tức là tăng từ 54.942 ngàn đồng lên 75.487 ngàn đồng, tăng 37,39%. Nguyên nhân làm cho chi phí bán hàng tăng là do kết quả hoạt động kinh doanh tăng dẫn đến tất cả chi phí nhƣ chi phí khấu hao TSCĐ, dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác đều tăng, cụ thể, chi phí khấu hao TSCĐ tăng từ 12.568 ngàn đồng lên 13.450 ngàn đồng, tăng 882 ngàn đồng, chi phí dịch vụ mua ngoài nhƣ tiền điện thoại, sửa chữa TSCĐ, xăng,… tăng từ 28.250 ngàn đồng lên 36.364 ngàn đồng, tăng 8.114 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 28,72%, bên cạnh đó chi phí bằng tiền khác nhƣ chi phí tiếp khách, hội nghị khách hàng và giới thiệu sản phẩm cũng tăng từ 14.124 ngàn đồng lên 25.673 ngàn đồng, tăng 11.549 ngàn đồng. Bƣớc sang năm 2012 thì chi phí bán hàng đã giảm xuống còn 43.854 ngàn đồng, tức là giảm 31.633 ngàn đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do hoạt động không hiêu quả nên công ty đã giảm chi phí tiếp khách làm cho chi phí bằng tiền khác giảm xuống còn 2.624 ngàn đồng, tƣơng ứng giảm 89,78%. Bên cạnh đó thì chi phí dịch vụ mua ngoài cũng giảm xuống 19,03% và chi phí khấu hao cũng giảm 12,38%.  Chi phí quản lý doanh nghiệp: Qua số liệu của bảng 4.9 cho thấy, phí quản lý cũng tăng vào năm 2011 và giảm trong năm 2012, trong đó chí phí nhân viên chiếm tỷ trọng lớn nhất, Cụ thể năm 2010, chi phí quản lý là 591.321 ngàn đồng tăng lên 728.666 ngàn đồng vào năm 2011. Nguyên nhân là do chi phí nhân viên vào năm 2010 là 290.500 ngàn đồng, chiếm 49,13%, sang năm 2011 đã tăng lên 325.800 ngàn đồng và chiếm 44,71% trong chi phí quản lý. Bên cạnh đó, chi phí đồ dùng văn phòng cũng tăng từ 15.516 ngàn đồng lên 48.316 ngàn đồng, tăng 32.800 ngàn đồng, chi phí khấu khao TSCĐ tăng 27.434 ngàn đồng, tức là tăng từ 95.800 ngàn đồng lên 123.234 ngàn đồng vào năm 2011, chi phí dịch vụ mua ngoài nhƣ tiền điện, nƣớc, điện thoại,… cũng tăng từ 111.255 ngàn đồng năm 2010 lên 125.388 ngàn đồng năm 2011, tăng 14.133 ngàn đồng. Trong năm 2011, công ty tổ chức nhiều hội nghị và tiền công tác phí cũng tăng làm cho chi phí bằng tiền khác tăng từ 78.250 ngàn đồng lên 105.928 ngàn đồng, tức tăng 27.678 ngàn đồng. 46 Cũng giống nhƣ chi phí bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm vào năm 2012, cụ thể chi phí nhân viên giảm xuống còn 255.260 ngàn đồng so với năm 2011, giảm 70.540 ngàn đồng, tƣơng ứng giảm 21,65%, chi phí đồ dùng văn phòng giảm còn 7.493 ngàn đồng, chi phí khấu hao TSCĐ giảm xuống còn 113.560 ngàn đồng, tƣơng ứng giảm 7,85%, chi phí dịch vụ mua ngoài giảm 7,68%, tức giảm xuống còn 115.760 ngàn đồng so với năm 2011, chi phí bằng tiền khác cũng giảm 54,44%, tức là từ 105.928 ngàn đồng xuống còn 48.262 ngàn đồng. Những chi phí trên giảm làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp từ 728.666 ngàn đồng xuống còn 540.335 ngàn đồng, giảm 188.331 ngàn đồng, tƣơng ứng giảm 25,85%. 47 Bảng 4.9: Tổng hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: 1000.đồng Chỉ Tiêu Chi phí bán hàng + CP khấu hao TSCĐ + CP dịch vụ mua ngoài + CP bằng tiền khác Chi phí QLDN + CP nhân viên + CP đồ dùng văn phòng + CP khấu hao TSCĐ + CP dịch vụ mua ngoài + CP bằng tiền khác 2010 Số tiền % Năm 2011 Số tiền % 2012 Số tiền % Chênh Lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 54.942 12.568 28.250 14.124 591.321 290.500 15.516 95.800 111.255 78.250 75.487 13.450 36.364 25.673 728.666 325.800 48.316 123.234 125.388 105.928 43.854 11.785 29.445 2.624 540.335 255.260 7.493 113.560 115.760 48.262 20.545 882 8.114 11.549 137.345 35.300 32.800 27.434 14.133 27.678 100 22,88 51,42 25,71 100 49,13 2,62 16,20 18,82 13,23 100 17,82 48,17 34,01 100 44,71 6,63 16,91 17,21 14,54 100 26,87 67,14 5,99 100 47,24 1,39 21,02 21,42 8,93 (Nguồn: Phòng kế toán công ty Kiên Hà,2010, 2011 và 2012 ) 48 37,39 (31.633) 7,02 (1.665) 28,72 (6.919) 81,77 (23.049) 23,23 (188.331) 12,15 (70.540) 211,39 (40.823) 28,64 (9.674) 12,70 (9.628) 35,37 (57.666) (41,91) (12,38) (19,03) (89,78) (25,85) (21,65) (84,49) (7,85) (7,68) (54,44) 4.3.4 Phân tích tình hình chi phí của công ty quý I, II năm 2012 và quý I , II năm 2013 Qua bảng số liệu bảng 4.10 và bảng 4.11 cho thấy, so với quý I, II năm 2012 thì giá vốn hàng bán quý I, II năm 2013 tăng lên và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí, còn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm xuống và chiếm tỷ trọng thấp, cụ thể:  Giá vốn hàng bán: Giá vốn ngành nghề khai thác đá vôi tăng từ 619.290 ngàn đồng lên 724.750 ngàn đồng, tăng 105.460 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 17,03%. Nguyên nhân tăng là do công ty phải mua lại đá vôi của công ty khác và các chi phí khai thác tăng làm cho giá vốn 1 m3 đá vôi tăng từ 63 ngàn đồng lên 65 ngàn đồng, tăng 2 ngàn đồng / m3, tƣơng ứng tăng 3,17%, bên cạnh đó thì khối lƣơng khai thác cũng tăng từ 9.830 tấn lên 11.150 m3, tăng 1.320 m3. Giá vốn ngành nghề khai thác đá vôi tăng kéo theo giá vốn sản xuất vôi bột cũng tăng theo, cụ thể tăng từ 256 ngàn đồng / tấn lên 280 ngàn đồng / tấn, tăng 24 ngàn đồng / tấn, tƣơng ứng tăng 9,38%, bên cạnh đó khối lƣợng bán cũng tăng lên 215 tấn, tức là tăng từ 3.200 tấn lên 3.415 tấn. Giá bán và khối lƣợng đều tăng dẫn đến tổng giá vốn vôi bột tăng từ 819.200 ngàn đồng lên 956.200 ngàn đồng, tăng 137.000 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 16,72%. Ngƣợc lại với ngành nghề khai thác đá vôi và sản xuất vôi bột, giá vốn ngành nghề san lấp mặt bằng quý I , II năm 2013 giảm so với quý I, II năm 2012, giảm 133.044 ngàn đồng, tức giảm từ 291.045 ngàn đồng xuống còn 158.001 ngàn đồng, tƣơng ứng giảm 45,71%. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do hoạt động san lấp giảm, nhận đƣợc ít hợp đồng nên chi phí cho ngành này cũng giảm theo.  Chi phí bán hàng: Qua số liệu tính toán ở bảng 4.8 cho thấy, chi phí bán hàng của công ty trong kỳ này giảm hơn so với kỳ trƣớc là 6.166 ngàn đồng, tức là giảm từ 29.821 ngàn đồng xuống còn 23.655 ngàn đồng, tƣơng ứng giảm 20,68%. Nguyên nhân làm cho chi phí bán hàng giảm so với kỳ trƣớc là công ty thực hiện việc quản lý chi phí tốt hơn, thặt chặt chi tiêu. Cụ thể, chi phí khấu hao TSCĐ giảm 5,85%, tức là từ 7.264 ngàn đồng xuống còn 6.839 ngàn đồng, chi phí dịch vụ mua ngoài giảm 26,47%, tức là giảm từ 15.841 ngàn đồng xuống còn 11.648 ngàn đồng, cuối cùng là chi phí bằng tiền khác cũng giảm từ 26.716 ngàn đồng xuống còn 5.168 ngàn đồng, giảm 1.548 ngàn đồng, tƣơng ứng giảm 23,05%. 49  Chi phí quản lý doanh nghiệp: Cũng giống nhƣ chi phí bán hàng thì do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2012 không đạt hiệu quả nên sang đầu năm 2013, công ty đã đề ra biện pháp để giảm chi phí, do vậy chi phí quản lý doanh nghiệp cũng đã giảm đƣợc 93.220 ngàn đồng, tức là giảm từ 315.645 ngàn đồng xuống còn 222.425 ngàn đồng, tƣơng ứng giảm 29,53%. Trong đó, chi phí nhân viên giảm từ 158.990 ngàn đồng xuống còn 108.810 ngàn đồng, giảm 50.180 ngàn đồng, tƣơng ứng giảm 31,56%, chi phí khấu hao TSCĐ giảm 15.206 ngàn đồng, tức là giảm từ 51.216 ngàn đồng xuống còn 36.055 ngàn đồng, tƣơng ứng giảm 29,66%, chi phí dịch vụ mua ngoài giảm từ 61.803 ngàn đồng xuống còn 44.819 ngàn đồng, giảm 16.985 ngàn đồng, tƣơng ứng giảm 27,48%, chi phí đồ dùng văn phòng tăng từ 11.395 ngàn đồng lên 12.745 ngàn đồng, tăng 1.350 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 11,85%, cuối cùng là chi phí bằng tiền khác giảm từ 32.196 ngàn đồng xuống còn 19.996 ngàn đồng, giảm 12.200 ngàn đồng, tƣơng ứng giảm 37,89%.  Chi phí tài chính: Giảm 17,78%, tức là từ 15.689 ngàn đồng xuống còn 12.900 ngàn đồng, nguyên nhân làm cho chi phí tài chính giảm là do công ty chi trả chi phí lãi vay ngân hàng ít hơn.  Chi phí khác: Trong quý I, II năm 2012 chi phí khác không phát sinh, quý I, II năm 2013 phát sinh 1.569 ngàn đồng, chi phí khác phát sinh chủ yếu là chi phí thanh lý TSCĐ. Tóm lại, qua phân tích chi phí của công ty giai đoạn 2010 – 2012 và quý I, II năm 2013 cho thấy, chi phí tăng giảm qua các năm là do ảnh hƣởng của các yếu tố sau: Chi phí năm 2011 cao hơn năm 2010 là do công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là ngành nghề san lấp mặt bằng, mặt khác do ảnh hƣởng từ sự bất ổn của nền kinh tế, lạm phát tăng cao làm cho giá cả chi phí đầu vào tăng lên. Chi phí giá vốn của ngành nghề khai thác và sản xuất vôi bột năm 2012 cao hơn năm 2011 là do khối lƣợng tiêu thụ tăng, giá các chi phí khai thác và sản xuất đều tăng làm cho giá vốn tăng, nhƣng do ngành nghề san lấp mặt bằng bị giảm mạnh nên chi phí giá vốn cho ngành này giảm mạnh kéo theo tổng giá vốn hàng bán năm 2012 thấp hơn so với năm 2011. Bên cạnh đó, do công tác quản lý chi phí tốt hơn nên chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp đều giảm. Tổng chi phí quý I, II năm 2013 cao hơn quý I, II năm 2012 là do sản phẩm tiêu thụ của ngành khai thác và sản xuất vôi bột tăng, giá vốn trên đơn vị sản phẩm tăng làm cho chi phí giá vốn tăng. Trong khi đó, nhờ công tác quản lý 50 chi phí đƣợc nâng cao nên chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp giảm đáng kể so với kỳ trƣớc. Bảng 4.10: Chi phí của công ty quý I, II/2012 và quý I, II/2013 Đơn vị tính: 1000.đồng Chỉ tiêu Giá vốn HB Chi phí BH Chi phí QLDN Chi phí TC Chi phí khác Tổng cộng Quý I, II/2012 Số tiền % 1.729.535 87,73 29.821 1,42 315.645 15,10 15.689 0,75 0 2.090.690 100 Quý I, II/2013 Số tiền % 1.838.951 87,60 23.655 1,13 222.425 10,59 12.900 0,61 1.569 0,07 2.099.500 100 Chênh lệch Số tiền % 109.416 6,33 (6.166) (20,68) (93.220) (29,53) (2.789) (17,78) 1.569 100 8.810 0,42 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh công ty Kiên Hà quý I,II năm 2012 và 2013) Bảng 4.11: Tổng hợp chi phí của công ty quý I, II/2012 và quý I, II/2013. Đơn vị tính: 1000.đồng Quý I, II / 2012 Quý I, II / 2013 Chênh Lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % Giá vốn hàng bán 1.729.535 100 1.838.951 100 109.416 6,33 + Khai thác đá vôi 619.290 35,81 724.750 39,41 105.460 17,03 + Sản xuất vôi bột 819.200 47,37 956.200 51,99 137.000 16,72 + San lấp mặt bằng 291.045 16,82 158.001 8,60 (133.044) (45,71) Chi phí bán hàng 29.821 100 23.655 100 (6.166) (20,68) + CP khấu hao 7.264 24,36 6.839 28,91 (425) (5,85) TSCĐ + CP dịch vụ mua 15.841 53,12 11.648 49,24 (4.193) (26,47) ngoài + CP bằng tiền 6.716 22,52 5.168 21,85 (1.548) (23,05) khác Chi phí QLDN 315.645 100 222.425 100 (93.220) (29.53) + CP nhân viên 158.990 50,37 108.810 48,92 (50.180) (31,56) + CP đồ dùng văn 11.395 3,61 12.745 5,73 1.350 11,85 phòng + CP khấu hao 51.261 16,24 36.055 16,21 (15.204) (29,66) TSCĐ + CP dịch vụ mua 61.803 19,58 44.819 20,15 (16.986) (27,48) ngoài + CP bằng tiền 32.196 10,2 19.996 8,99 (12.200) (37,89) khác Chi phí tài chính 15.689 x 12.900 x (2.789) (17,78) Chi phí khác x 1.569 x 1.569 100 Tổng chi phí 2.090.690 x 2.099.500 x 8.810 0,42 (Nguồn: Phòng kế toán công ty Kiên Hà, quý I, II năm 2012 và quý I, II năm 2013) Chỉ Tiêu 51 4.4 PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2010- 2012 VÀ QUÝ I, II NĂM 2013 4.4.1 Tình hình lợi nhuận của công ty giai đoạn 2010 – 2012 và quý I, II năm 2013 Qua bảng số liệu (bảng 4.11) cho thấy, lợi nhuận kế toán trƣớc thuế thay đổi qua các năm. Năm 2010 lợi nhuận kế toán trƣớc thuế là 441.243 ngàn đồng nhƣng sang năm 2011 tăng lên 686.374 ngàn đồng, tăng 245.131 ngàn đồng, tƣơng ứng tăng 55,55%, trong đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 237.179 ngàn đồng và lợi nhuận khác tăng 7.952 ngàn đồng. Sang năm 2012, hoạt động kinh doanh của công ty không hiệu quả nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bị lỗ 77.153 ngàn đồng. Lợi nhuận khác tăng từ 23.780 ngàn đồng năm 2011 lên 28.930 ngàn đồng năm 2012, mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận nhƣng đã giảm khoản lỗ của công ty xuống còn lỗ 48.223 ngàn đồng. Bƣớc sang đầu năm 2013, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty tăng trƣởng trở lại, nếu so với quý I, II năm 2012 thì lợi nhuận quý I, II năm 2013 tăng 121.563 ngàn đồng, tức là từ lỗ 29.898 ngàn đồng công ty đã có lợi nhuận 91.665 ngàn đồng, trong đó lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng từ (-29.898) ngàn đồng lên 80.858 ngàn đồng, tăng 110.756 ngàn đồng, lợi nhuận khác trong quý I, II năm 2012 không phát sinh, sang quý I, II năm 2013 phát sinh 10.807 ngàn đồng. 52 Bảng 4.12: Tình hình lợi nhuận của công ty năm 2010 – 2012, quý I, II năm 2012 và quý I,II năm 2013 Đơn vị tính: 1000.đồng Năm Chỉ Tiêu LN Thuần từ HĐKD LN khác Tổng LNKT trƣơc thuế 2010 2011 Chênh Lệch Quý 2012 I, II/2012 I, II/2013 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Quý I, II/2013/Quý I, II/2012 Số tiền % (77.153) (29.898) 80.858 237.179 55,75 (739.747) (111,64) 110.756 370,45 23.780 28.930 - 10.807 7.952 50,24 5.150 21,66 10.807 100 441.243 686.374 (48.223) (29.898) 91.665 245.131 55,55 (734.597) (107,03) 121.563 406,59 425.415 662.594 15.828 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty Kiên Hà, 2010, 2011, 2012, quý I, II của năm 2012 và 2013) 53 4.4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của công ty giai đoạn 2010 – 2012 và quý I, II năm 2013 Lợi nhuận của công ty đƣợc hình thành từ doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu khác sau khi bù đắp các khoản chi phí nhƣ: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác. Bảng 4.13 : Các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận năm 2010 – 2012, quý I, II năm 2013 Đơn vị tính : 1000.đồng Chỉ Tiêu DT thuần (1) GV hàng bán (2) Chi phí BH (3) Chi phí QLDN (4) DT tài chính (5) Chi phí tài chính (6) DT khác (7) Chi phí khác (8) Lợi Nhuận (9) 2010 2.241.257 1.161.246 54.942 591.321 171 8.504 20.136 4.308 441.243 Năm 2011 2012 4.362.218 3.309.384 2.866.775 2.777.425 75.487 43.854 728.666 540.335 658 577 29.354 25.500 30.778 32.451 6.998 3.521 686.374 (48.223) Quý I, II/2012 I, II/2013 2.060.792 2.178.789 1.729.535 1.838.951 29.821 23.655 315.645 222.425 0 0 15.689 12.900 0 12.376 0 1.569 (29.898) 91.665 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2010, 201, 2012, quý I, II năm 2012 và 2013) Ghi chú: 9 = 1 – 2 – 3 – 4 + (5 - 6) + (7 - 8) 4.4.2.1 Ảnh hưởng của các nhân tố đến sự chênh lệch lợi nhuận năm 2011 so với 2010 Đối tƣợng phân tích: ΔLN = LN11 - LN10 = 686.374 – 441.243 = 245.131 (ngàn đồng) Trong đó : LN: lợi nhuận LN11, LN10 lần lƣợt là lợi nhuận năm 2011 và 2010 Nhƣ vậy, lợi nhuận của năm 2011 tăng 245.131 ngàn đồng so với năm 2010 là do ảnh hƣởng các nhân tố sau:  Nhân tố ảnh hƣởng là doanh thu thuần ΔLDTT = DTT11 – DTT10 = 4.362.218 – 2.241.257 = 2.120.961 (ngàn đồng) Trong đó: LDTT là lợi nhuận ảnh hƣởng do doanh thu thuần DTT10, DTT11 là doanh thu thuần năm 2010 và 2011 54 Kết quả cho thấy, doanh thu tăng 2.120.961 ngàn đồng làm cho lợi nhuận tăng một lƣợng là 2.120.961 ngàn đồng.  Nhân tố ảnh hƣởng là giá vốn hàng bán ΔLGVHB = GVHB11 – GVHB10 = 2.866.775 - 1.161.246 = 1.705.529 (ngàn đồng) Trong đó: LGVHB là lợi nhuận ảnh hƣởng của giá vốn hàng bán GVHB10, GVHB11 : giá vốn hàng bán năm 2010 và 2011 Kết quả cho thấy, giá vốn hàng bán tăng làm cho lợi nhuận giảm một lƣợng 1.705.529 ngàn đồng.  Nhân tố ảnh hƣởng là chi phí bán hàng ΔLBH = CPBH11, CHBH10 = 75.487 – 54.942 = 20.545 (ngàn đồng) Trong đó LBH : lợi nhuận ảnh hƣởng bởi chi phí bán hàng CHBH10, CHBH11: chi phí bán hàng năm 2010 và 2011 Kết quả cho thấy, chi phí bán hàng của công ty tăng 20.545 ngàn đồng làm cho lợi nhuận giảm 20.545 ngàn đồng.  Nhân tố ảnh hƣởng là chi phí quản lý doanh nghiệp ΔLQL = CPQLDN11 – CPQLDN10 = 728.666 – 591.321 = 137.345 (ngàn đồng) Trong đó LQL: lợi nhuận ảnh hƣởng bởi chi phí quản lý doanh nghiệp CPQLDN10, 11: chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 và 2011 Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 137.345 ngàn đồng làm cho lợi nhuận giảm 137.345 ngàn đồng.  Nhân tố ảnh hƣởng là doanh thu tài chính ΔLDTTC = DTTC11 – DTTC10 = 658 – 171 = 487 (ngàn đồng) Trong đó LDTTC: lợi nhuận ảnh hƣởng bởi doanh thu tài chính DTTC10, 11: doanh thu tài chính năm 2010 và 2011 Doanh thu tài chính của công ty tăng 487 ngàn đồng làm cho lợi nhuận tăng 487 ngàn đồng.  Nhân tố ảnh hƣởng là chi phí tài chính ΔLTC = CPTC11 – CPTC10 = 29.354 – 8.504 = 20.850 (ngàn đồng) Trong đó LTC : lợi nhuận ảnh hƣởng bởi chi phí tài chính CPTC10, 11: chi phí tài chính năm 2010 và 2011 Chi phí tài chính của công ty tăng 20.850 ngàn đồng làm cho lợi nhuận giảm một lƣơng là 20.850 ngàn đồng.  Nhân tố ảnh hƣởng của doanh thu khác 55 ΔLDTK = DTK11 – DTK10 = 30.778 – 20.136 = 10.642 (ngàn đồng) Trong đó LDTK: lợi nhuận ảnh hƣởng bởi doanh thu khác DTK10, 11: doanh thu khác của công ty năm 2010 và 2011 Doanh thu khác của công ty tăng 10.642 ngàn đồng làm cho lợi nhuận tăng 10.642 ngàn đồng.  Nhân tố ảnh hƣởng là chi phí khác ΔLCPK = CPK11 – CPK10 = 6.998 – 4.308 = 2.690 (ngàn đồng) Trong đó LCPK: lợi nhuận ảnh hƣởng bởi chi phí khác CPK10, 11: chi phí khác của công ty năm 2010 và 2011 Chi phí khác của công ty tăng 2.690 ngàn đồng làm cho lợi nhuận giảm một lƣợng là 2.690 ngàn đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến sự chênh lệch lợi nhuận năm 2011 so với năm 2010 Bảng 4.14: Các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận năm 2011 so với 2010 Đơn vị tính: 1000.đồng Nhân tố ảnh hƣởng Mức độ ảnh hƣởng Doanh thu thuần + 2.120.961 Giá vốn hàng bán (1.705.529) Chi phí bán hang (20.545) Chi phí quản lý doanh nghiệp (137.345) Doanh thu tài chính + 487 Chi phí tài chính (20.850) Doanh thu khác + 10.642 Chi phí khác (2.690) Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng + 245.131 Nhìn chung thì kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2011 đạt hiệu quả hơn so với năm 2010, lợi nhuận tăng 245.131 ngàn đồng. Nguyên nhân chủ yếu làm cho lợi nhuận tăng là do yếu tố doanh thu thuần tăng 2.120.961 ngàn đồng, trong khi đó mức tăng chi phí nhỏ hơn mức tăng doanh thuần, cụ thể giá vốn hàng bán tăng 1.705.529 ngàn đồng, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lần lƣợt tăng 20.545 ngàn đồng và 137.345 ngàn đồng. Do đó trong những năm tiếp theo, công ty cần có phƣơng hƣớng để phát triển sao cho lợi nhuận năm sau cao hơn năm trƣớc. Bên cạnh đó thì công ty cũng phải quản lý, tiết kiệm chi phí sao cho lợi nhuận đạt đƣợc kết quả cao nhất. 56 4.4.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự chênh lệch lợi nhuận giữa năm 2012 và năm 2011 Đối tƣợng phân tích: ΔLN = LN12 - LN11 = (- 48.223) - 686.374 = 245.131 (ngàn đồng) Trong đó : LN: lợi nhuận LN12, LN11 lần lƣợt là lợi nhuận năm 2012 và 2011 Nhƣ vậy, lợi nhuận của năm 2012 giảm 734.597 ngàn đồng so với năm 2011 là do ảnh hƣởng các nhân tố sau:  Nhân tố ảnh hƣởng là doanh thu thuần ΔLDTT = DTT12 – DTT11 = 3.309.384 - 4.362.218 = - 1.052.834 (ngàn đồng) Trong đó: LDTT là lợi nhuận ảnh hƣởng do doanh thu thuần DTT11, DTT12 là doanh thu thuần năm 2011 và 2012 Kết quả cho thấy, doanh thu giảm 1.052.834 ngàn đồng làm cho lợi nhuận giảm một lƣợng là 1.052.834 ngàn đồng.  Nhân tố ảnh hƣởng là giá vốn hàng bán ΔLGVHB = GVHB12 – GVHB11 = 1.705.529 - 2.866.775 = - 89.350 (ngàn đồng) Trong đó: LGVHB là lợi nhuận ảnh hƣởng của giá vốn hàng bán GVHB11, GVHB12 : giá vốn hàng bán năm 2011 và 2012 Kết quả cho thấy, giá vốn hàng bán giảm làm cho lợi nhuận tăng một lƣợng 89.350 ngàn đồng.  Nhân tố ảnh hƣởng là chi phí bán hàng ΔLBH = CPBH12 - CHBH11 = 43.854 - 75.487 = - 31.633 (ngàn đồng) Trong đó LBH : lợi nhuận ảnh hƣởng bởi chi phí bán hàng CHBH12, CHBH11: chi phí bán hàng năm 2012 và 2011 Kết quả cho thấy, chi phí bán hàng của công ty giảm 31.633 ngàn đồng làm cho lợi nhuận tăng 31.633 ngàn đồng.  Nhân tố ảnh hƣởng là chi phí quản lý doanh nghiệp ΔLQL = CPQLDN12 – CPQLDN11 = 540.335 - 728.666 = - 188.331 (ngàn đồng) Trong đó LQL: lợi nhuận ảnh hƣởng bởi chi phí quản lý doanh nghiệp CPQLDN12, 11: chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 và 2011 Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 188.331 ngàn đồng làm cho lợi nhuận tăng 188.331 ngàn đồng. 57  Nhân tố ảnh hƣởng là doanh thu tài chính ΔLDTTC = DTTC12 – DTTC11 = 577 - 658 = - 81 (ngàn đồng) Trong đó LDTTC: lợi nhuận ảnh hƣởng bởi doanh thu tài chính DTTC12, 11: doanh thu tài chính năm 2012 và 2011 Doanh thu tài chính của công ty giảm 81 ngàn đồng làm cho lợi nhuận giảm 81 ngàn đồng.  Nhân tố ảnh hƣởng là chi phí tài chính ΔLTC = CPTC12 – CPTC11 = 25.500 - 29.354 = - 3.854 (ngàn đồng) Trong đó LTC : lợi nhuận ảnh hƣởng bởi chi phí tài chính CPTC12, 11: chi phí tài chính năm 2012 và 2011 Chi phí tài chính của công ty giảm 3.854 ngàn đồng làm cho lợi nhuận tăng một lƣơng là 3.854 ngàn đồng.  Nhân tố ảnh hƣởng của doanh thu khác ΔLDTK = DTK12 – DTK11 = 32.451 - 30.778 = 1.673 (ngàn đồng) Trong đó LDTK: lợi nhuận ảnh hƣởng bởi doanh thu khác DTK12, 11: doanh thu khác của công ty năm 2012 và 2011 Doanh thu khác của công ty tăng 1.673 ngàn đồng làm cho lợi nhuận tăng 1.673 ngàn đồng.  Nhân tố ảnh hƣởng là chi phí khác ΔLCPK = CPK12 – CPK11 = 3.521 - 6.998 = 3.477 (ngàn đồng) Trong đó LCPK: lợi nhuận ảnh hƣởng bởi chi phí khác CPK12, 11: chi phí khác của công ty năm 2012 và 2011 Chi phí khác của công ty giảm 3.477 ngàn đồng làm cho lợi nhuận tăng một lƣợng là 3.477 ngàn đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến sự chênh lệch lợi nhuận năm 2012 so với năm 2011 58 Bảng 4.15: Các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận năm 2012 so với 2011 Đơn vị tính: 1000.đồng Nhân tố ảnh hƣởng Mức độ ảnh hƣởng Doanh thu thuần (1.052.834) Giá vốn hàng bán + 89.350 Chi phí bán hang + 31.633 Chi phí quản lý doanh nghiệp + 188.331 Doanh thu tài chính (81) Chi phí tài chính + 3.854 Doanh thu khác + 1.673 Chi phí khác + 3.477 Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng (734.597) Qua kết quả phân tích cho thấy, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đang có chiều hƣớng xấu đi, lợi nhuận đạt 686.374 ngàn đồng năm 2011, nhƣng sang năm 2012, công ty đã bị lỗ 48.223 ngàn đồng, tức là lợi nhuận của công ty bị giảm 735.597 ngàn đồng. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhân tố doanh thu thuần giảm sút mạnh, từ 4.362.218 ngàn đồng xuống còn 3.309.384 ngàn đồng, giảm 1.052.834 ngàn đồng, mặt khác là do doanh thu thuần giảm mạnh nhƣng chi phí thì giảm không đáng kể, cụ thể giá vốn chỉ giảm 89.350 ngàn đồng, chi phí bán hàng giảm 31.633 ngàn đồng và giảm mạnh nhất là chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 188.331 ngàn đồng. 4.4.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự chênh lệch lợi nhuận giữa quý I, II năm 2013 so với quý I, II năm 2012 Đối tƣợng phân tích: ΔLN = LNI,II/2013 – LNI,II/2012 = 91.665 - (- 29.898) = 121.563 (ngàn đồng) Trong đó : LN: lợi nhuận LNI,II/2013, LNI,II/2012 lần lƣợt là lợi nhuận của quý I, II năm 2013 và 2012 Nhƣ vậy, lợi nhuận của quý I, II năm 2013 tăng 121.563 ngàn đồng so với quý I, II năm 2012 là do ảnh hƣởng các nhân tố sau:  Nhân tố ảnh hƣởng là doanh thu thuần ΔLDTT = DTTI,II/2013 – DTTI,II/2012 = 2.178.789 – 2.060.792 = 117.997 (ngàn đồng) Trong đó: LDTT là lợi nhuận ảnh hƣởng do doanh thu thuần DTTI,II/2012, DTTI,II/2013 là doanh thu thuần quý I, II năm 2012 và 2013 59 Kết quả cho thấy, doanh thu tăng 117.997 ngàn đồng làm cho lợi nhuận tăng 117.997 ngàn đồng.  Nhân tố ảnh hƣởng là giá vốn hàng bán ΔLGVHB = GVHBI,II/2013 – GVHBI,II/2012 = 1.838.951 – 1.729.535 = 109.416 (ngàn đồng) Trong đó: LGVHB là lợi nhuận ảnh hƣởng của giá vốn hàng bán GVHBI,II/2012, GVHBI,II/2013 là giá vốn hàng bán của quý I, II năm 2012 và 2013. Kết quả cho thấy, giá vốn hàng bán tăng 109.416 ngàn đồng làm cho lợi nhuận giảm một lƣợng 109.416 ngàn đồng.  Nhân tố ảnh hƣởng là chi phí bán hàng ΔLBH = CPBHI,II/2013 – CHBHI,II/2012 = 23.655 – 29.821 = - 6.166 (ngàn đồng) Trong đó LBH : lợi nhuận ảnh hƣởng bởi chi phí bán hàng CHBHI,II/2012, CHBHI,II/2013: chi phí bán hàng quý I,II của năm 2012 và 2013 Kết quả cho thấy, chi phí bán hàng của công ty giảm 6.166 ngàn đồng làm cho lợi nhuận tăng 6.166 ngàn đồng.  Nhân tố ảnh hƣởng là chi phí quản lý doanh nghiệp ΔLQL = CPQLDNI,II/2013 – CPQLDNI,II/2012 = 222.425 – 315.645 = - 93.220 (ngàn đồng) Trong đó LQL: lợi nhuận ảnh hƣởng bởi chi phí quản lý doanh nghiệp CPQLDNI,II/2012, CPQLDNI,II/2013: chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty quý I, II năm 2012 và 2013 Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 93.220 ngàn đồng làm cho lợi nhuận tăng 93.220 ngàn đồng.  Nhân tố ảnh hƣởng là chi phí tài chính ΔLTC = CPTCI,II/2013 – CPTCI,II/2012 = 12.900 – 15689 = - 2.789 (ngàn đồng) Trong đó LTC : lợi nhuận ảnh hƣởng bởi chi phí tài chính CPTCI,II/2012, CPTCI,II/2013: chi phí tài chính của quý I,II năm 2012 và 2013. Chi phí tài chính của công ty giảm 2.789 ngàn đồng làm cho lợi nhuận tăng một lƣợng là 2.789 ngàn đồng.  Nhân tố ảnh hƣởng của doanh thu khác : Do quý I, II năm 2012, doanh thu khác không phát sinh, do đó lợi nhuận tăng đúng bằng doanh thu khác của công ty trong quý I, II năm 2013 là 12.376 ngàn đồng. 60  Nhân tố ảnh hƣởng là chi phí khác: Tƣơng tự nhƣ doanh thu khác, do chi phí khác không phát sinh trong quý I, II năm 2012 nên lợi nhuận của công ty giảm đúng bằng chi phí khác trong quý I, II năm 2013 là 1.569 ngàn đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến sự chênh lệch lợi nhuận quý I, II năm 2013 so với quý I, II năm 2012 Bảng 4.16: Các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của quý I, II năm 2013 so với quý I, II năm 2012. Đơn vị tính: 1000.đồng Nhân tố ảnh hƣởng Mức độ ảnh hƣởng Doanh thu thuần + 117.997 Giá vốn hàng bán (109.416) Chi phí bán hang + 6.166 Chi phí quản lý doanh nghiệp + 93.220 Doanh thu tài chính 0 Chi phí tài chính 0 Doanh thu khác + 12.376 Chi phí khác (1.569) Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng + 121.563 Qua số liệu ở bảng 4.15 cho thấy, lợi nhuận của công ty trong quý I, II năm 2013 cao hơn quý I, II năm 2012, tăng 121.563 ngàn đồng, nguyên nhân chủ yếu là do công ty cắt giảm đƣợc yếu tố chi phí quản lý doanh nghiệp, cụ thể là giảm 93.220 ngàn đồng, còn doanh thu thuần chỉ bù đắp đƣợc chi phí giá vốn hàng bán, cụ thể doanh thu thuần tăng 117.997 ngàn đồng nhƣng chi phí giá vốn hàng bán cũng tăng 109.416 ngàn đồng. Tóm lại, qua kết quả phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của công ty qua các kỳ kinh doanh cho thấy, các nhân tố doanh thu thuần, giá vốn hàng bán và chi phí quản lý kinh doanh là các nhân tố ảnh hƣởng rất lớn đến lợi nhuận, do đó muốn đạt đƣợc kết quả kinh doanh cao nhất, công ty cần phải có biện pháp tăng doanh thu và quản lý chi phí cho phù hợp. 4.5 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY BẰNG CHỈ SỐ TÀI CHÍNH Phân tích các chỉ số tài chính nhằm giúp cho doanh nghiệp nắm bắt đƣợc tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp, qua đó đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu qua cao nhất. 4.5.1 Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận Đối với các doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá 61 trình đầu tƣ, sản xuất và tiêu thụ. Tuy nhiên, để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, vốn và tài sản mà doanh nghiệp đã đâu tƣ để tạo ra lợi nhuận. Phân tích khả năng sinh lời thƣờng sử dụng các chỉ tiêu sau:  Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản đo lƣờng số lợi nhuận kiếm đƣợc trên mỗi đồng tài sản đƣợc đầu tƣ. Kết quả bảng 4.16 cho biết, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của công ty năm 2010 là 5,60%, sang năm 2011 tỷ suất này tăng lên 8,53%. Tỷ suất này cho biết cứ 100 đồng công ty đầu tƣ vào tài sản thì thu đƣợc 5,6 đồng lợi nhuận vào năm 2010 và 8,53 đồng vào năm 2011, tăng 2,93 đồng. Điều này cho thấy công ty đã hiệu quả trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận. Sang năm 2012 thì tỷ suất này có chiều hƣớng ngƣợc lại so với năm 2010 và năm 2011, tỷ suất giảm rất nhanh và ở mức (– 0,59%), tức là 100 đồng công ty đầu tƣ vào tài sản, do hoạt động kinh doanh không hiệu quả nên lợi nhuận lỗ 0,59 đồng. Bảng 4.17: Các chỉ tiêu về lợi nhuận của công ty năm 2010 - 2012 Chỉ Tiêu ĐVT Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần Vốn chủ sở hữu bình quân Tài sản bình quân Tỷ suất lợi nhuận / Tài sản (ROA) x 100% Tỷ suất lợi nhuận / Vốn CSH (ROE) x 100% Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu (ROS) x 100% 1000.đồng 1000.đồng Năm 2010 2011 2012 441.243 686.374 (48.223) 2.241.257 4.362.218 3.309.384 1000.đồng 4.046.197 4.389.384 4.708.460 1000.đồng 7.877.791 8.047.128 8.180.155 % 5,60 8,53 (0,59) % 10,91 15,64 (1,02) % 19,69 15,73 (1,46) (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Kiên Hà năm 2010 – 2012) 62  Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ số này là thƣớc đo quan trọng về khả năng sinh lời từ vốn chủ sở hữu và cho biết cứ một đồng đƣợc chủ sở hữu đầu tƣ kiếm đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Từ kết quả bảng 4.16 cho biết, năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 10,91%, tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tƣ thì thu đƣợc 10,91 đồng lợi nhuận, sang năm 2011 tỷ số này tăng lên 15,64%, có nghĩa cứ 100 đồng chủ sở hữu đầu tƣ thu đƣợc 15,64 đồng lợi nhuận, tƣơng ứng tăng 4,73 đồng. Qua năm 2011, ta thấy công ty đã sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng so với năm 2010. Năm 2012, tỷ số này giảm từ 15,64% năm 2011 xuống (- 1,02%), có nghĩa là 100 đồng công ty đầu tƣ vào vốn chủ sỡ hữu năm 2012 thì do hoạt động kinh doanh không hiệu quả nên lợi nhuận (-1,02 ) đồng.  Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Tỷ suất này cho biết cứ mỗi đồng doanh thu đƣợc công ty tạo ra thì lợi nhuận thu đƣợc là bao nhiêu. Từ kết quả phân tích ở bảng 4.16 cho biết, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2010 là 19,69% nhƣng sang năm 2011 tỷ suất này giảm còn 15,73%, tức là 100 đồng doanh thu thì năm 2010 thì lợi nhuận là 19,69 đồng và năm 2011 là 15,73 đồng, giảm 3,96 đồng. Điều này cho thấy, do chi phí năm 2011 cao nên làm cho năm nay lợi nhuận bị giảm. Năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tiếp tục giảm và giảm xuống (- 1,46%). Tức là công ty tạo ra đƣợc 100 đồng doanh thu nhƣng do chi phí bỏ ra cao hơn 100 đồng nên làm cho lợi nhuận (- 1,46) đồng. Nhƣ vậy, qua phân tích các chỉ số về lợi nhuận ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản và vôn chủ sở hữu có xu hƣớng tăng vào năm 2011 nhƣng giảm vào năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có xu hƣớng giảm qua các năm, từ đó cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty chƣa thật sự hiệu quả, do đó trong thời gian tới công ty cần có những biện pháp khắc phục. 63 20% 15% 10% ROA ROE ROS 5% 0% Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 -5% Hình 4.2: Biểu diễn các tỷ suất về lợi nhuận 4.5.2 Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn Khả năng thanh toán ngắn hạn là khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn trả bằng tài sản ngắn hạn.  Hệ số thanh toán ngắn hạn Phản ánh việc công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Qua số liệu của bảng 4.17 cho biết, hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2011 tốt hơn năm 2010, cụ thể là năm 2010 cứ 100 đồng nợ ngắn hạn thì đƣợc đảm bảo 83 đồng tài sản ngắn hạn và sang năm 2011 thì 100 đồng nợ ngắn hạn thì đƣợc đảm bảo 114 đồng tài sản ngắn hạn, tăng 31 đồng so với 2010, nguyên nhân là do năm 2011 nợ ngắn hạn của công ty thấp hơn so với năm 2010 và tài sản ngắn hạn cao hơn dẫn đến khả năng thanh toán tốt hơn. Sang năm 2012, khả năng thanh toán của công ty giảm xuống còn 103 đồng, giảm 11 đồng so với năm 2011, nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn của công ty giảm hơn so với năm 2011 và nợ ngắn hạn thì tăng, do đó khả năng thanh toán bị giảm so với năm 2011 nhƣng ở mức này, công ty vẫn đảm bảo khả năng trả nợ của mình.  Hệ số thanh toán nhanh Phản ánh việc công ty có thể thanh toán đƣợc các khoản nợ bằng tài sản ngắn hạn có thể chuyển thành tiền một cách nhanh nhất. 64 Số liệu tính toán ở bảng 4.17 cho thấy khả năng thanh toán nhanh giảm qua các năm, năm 2010 khả năng thanh toán nhanh của công ty trên 100 đồng nợ ngắn hạn là 70 đồng, nhƣng sang năm 2011 chỉ còn 45 đồng, tức giảm 30 đồng, khả năng thanh toán này tiếp tục giảm và chỉ còn 33 đồng trong năm 2012, giảm 12 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của tình trạng này là do hàng tồn kho qua các năm đều tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tài sản ngắn hạn, khi chúng ta tính toán hệ số thanh toán nhanh thì không cộng hàng tồn kho vào tài sản ngắn hạn, do đó tài sản ngắn hạn qua các năm sẽ giảm xuống và khả năng thanh toán của công ty sẽ giảm theo. Tóm lại, qua phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty cho thấy, khả năng thanh toán của công ty năm 2010 không tốt, vì hệ số thanh toán ngắn hạn phải lớn hơn một (>1) mới đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán, sang năm 2011 và năm 2012 thì khả năng thanh toán nợ của công ty đƣợc đảm bảo hơn nhƣng mức đảm bảo chƣa vẫn thấp. Bên cạnh đó thì hệ số thanh toán nhanh của công ty rất thấp và giảm qua các năm, điều này chứng tỏ trong tài sản ngắn hạn của công ty thì hàng tồn kho bị ứ đọng rất cao, do đó những năm tới công ty cần có chính sách bán hàng tốt hơn để giải phóng hàng tồn kho bị ứ đọng quá nhiều trong kho để khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn của công ty đƣợc đảm bảo hơn. Bảng 4.18: Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1000.đồng Năm 2010 Số Tiền 3.197.438 Năm 2011 Số Tiền 3.958.304 Năm 2012 Số Tiền 3.570.604 1000.đồng 2.683.376 1.556.759 1.149.633 1000.đồng 3.831.595 3.483.894 3.459.499 Lần 0,83 1,14 1,03 Lần 0,70 0,45 0,33 Chỉ Tiêu ĐVT Tài sản ngắn hạn (1) Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho (2) Nợ ngắn hạn(3) Hệ số thanh toán ngắn hạn (4)=(1)/(3) Hệ số thanh toán nhanh (5)=(2)/(3) (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty Kiên Hà giai đoạn 2010 – 2012) 65 4.5.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động 4.5.3.1 Các chỉ số về hàng tồn kho  Số vòng quay hàng tồn kho Qua số liệu tính toán ở bảng 4.18 cho thấy, số vòng quay hàng tồn kho qua các năm đều giảm, cụ thể năm 2010 số vòng quay là 2,26 lần, sang năm 2011 số vòng quay giảm xuống còn 1,97 lần và năm 2012 con số này lại tiếp tục giảm và chỉ còn 1,2 lần. Nguyên nhân là do hàng tồn kho của công ty bị ứ đọng nhiều và tăng qua các năm, vì vậy đã ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán của công ty, do đó công ty cần có chính sách thúc đẩy việc bán hàng tốt hơn.  Số ngày dự trữ hàng tồn kho Do số vòng quay hàng tồn kho trong năm thấp, do đó dẫn đến số ngày dự trữ hàng tồn kho cao. Cụ thể năm 2010 số ngày dự trữ hàng tồn kho là 159,37 ngày, có nghĩa là công ty phải mất gần 160 ngày mới xuất bán đƣợc hàng, sang năm 2011 tăng lên 183,07 ngày, công ty mất khoảng 183 ngày mới xuất hàng, số ngày dự trữ hàng tiếp tục tăng cao và đạt 313,04 ngày trong năm 2012, điều này cho thấy khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho là không tốt. 4.5.3.2 Các tỷ số về các khoản phải thu  Số vòng quay các khoản phải thu Kết quả tính toán ở bảng 4.18 cho thấy, số vòng quay các khoản phải thu tăng qua các năm, chính sách thu tiền của công ty ngày càng đƣợc cải thiện nhƣng số vòng quay này vẫn chƣa cao, có nghĩa là các khoản phải thu chuyển đổi thành tiền chậm. Nguyên nhân của tình trang này là do các khoản thu năm 2010 và 2011 cao hơn năm 2012 dẫn đến số vòng quay các khoản phải thu cũng có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể, trong năm 2010, số vòng quay các khoản phải thu là 1,05 lần, nhƣng sang năm 2011 con số này đƣợc cải thiện lên 2,46 lần và năm 2012 là 3,90 lần.  Số ngày thu tiền bán hàng bình quân Do số vòng quay các khoản phải thu tăng nên số ngày thu tiền các khoản bán chịu cũng đƣợc rút ngắn qua các năm, từ 343,54 ngày trong năm 2010 mới thu đƣợc các khoản bán chịu cho khách hàng thì sang năm 2011 đã đƣợc cải thiện còn 146,12 ngày, số ngày thu tiền tiếp tục đƣợc rút ngắn lại vào năm 2012 và chỉ còn mất 92,23 ngày để thu tiền khách hàng. Điều này cho thấy chính sách bán hàng và thu tiền của công ty ngày càng đƣợc cải thiện nhƣng 66 vẫn chƣa thật sự có hiệu quả vì thời gian thu tiền vẫn cao so với nhu cầu vốn của công ty. 4.5.3.3 Số vòng quay của tài sản Số vòng quay của tài sản là một thƣớc đo hiệu quả sử dụng tài sản trong việc tạo ra doanh thu. Tỷ số này cho biết cứ một đồng đầu tƣ vào tài sản thì sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Số liệu tính toán đƣợc ở bảng 4.18 cho thấy, công ty đã đầu tƣ quá lớn vào tài sản để tạo ra doanh thu. Năm 2010, số vòng quay tài sản là 0,28 lần, tức là 100 đồng đầu tƣ vào tài sản thì thu đƣợc 28 đồng doanh thu, sang năm 2011 số vòng quay đã đƣợc cải thiện tốt hơn và đạt 0,54 lần, tức là 100 đồng đầu tƣ vào tài sản công ty thu đƣợc 54 đồng doanh thu, tăng 26 đồng so với năm 2010. Đến năm 2012, số vòng quay tài sản đã giảm xuống còn 0,40 lần, tức là công ty chỉ thu đƣợc 40 đồng doanh thu khi đầu tƣ vào tài sản 100 đồng. Nguyên nhân làm dẫn đến số vòng quay tài sản năm 2010 thấp là do doanh thu thuần thấp, sang năm 2011 và năm 2012 thì doanh thu thuần tăng lên rất nhanh so với năm 2010 nhƣng do tổng tài sản cũng tăng nên số vòng quay tài sản cũng đƣợc cải thiện không đáng kể. Bảng 4.19: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty Chỉ Tiêu Giá vốn hàng bán (1) Hàng tồn kho bình quân (2) Doanh thu thuần (3) Các khoản phải thu (4) Tổng tài sản bình quân (5) Số vòng quay HTK (6)= (1)/(2) Số ngày dự trữ HTK (7)=360 ngày/(6) Số vòng quay các khoản PT (8)=(3)/(4) Số ngày thu tiền bình quân (9)=360 ngày/(8) Số vòng quay của tài sản (10)=(3)/(5) ĐVT 1000.đồng 1000.đồng 1000.đồng 1000.đồng 1000.đồng Lần Ngày Lần Ngày Lần 2010 Số Tiền 1.161.246 514.062 2.241.257 2.138.801 7.877.791 Năm 2011 Số Tiền 2.866.775 1.457.804 4.362.218 1.770.545 8.047.128 2012 Số Tiền 2.777.425 2.411.258 3.309.384 847.840 8.180.155 2,26 1,97 1,15 159,37 183,07 313,04 1,05 2,46 3,90 343,54 146,12 92,23 0,28 0,54 0,40 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Kiên Hà năm 2010- 2012) Nhƣ vậy, qua kết quả phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2012 và quý I, II năm 2013 cho thấy, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty không đồng đều qua các năm, lợi nhuận năm 2011 (686 triệu đồng) cao hơn năm 2010 (441 triệu đồng) nhƣng giảm mạnh và lỗ 48 67 triệu đồng trong năm 2012. Bƣớc sang năm 2013, lợi nhuận đã tăng trở lại và đạt 91 triệu đồng trong quý I, II năm 2013. Kết quả phân tích cũng cho thấy, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty chƣa đƣợc đảm bảo tốt qua các năm (< 1), hàng tồn kho qua các năm còn tồn đọng cao ( năm 2010 là 514 triệu đồng, năm 2011 là 2.401 triệu đồng và năm 2012 là 2.157 triệu đồng), hiệu quả sử dụng vốn chƣa đạt hiệu quả. Các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh:  Yếu tố bên trong: Phòng kinh doanh của công ty hoạt động chƣa hiệu quả, chƣa chủ động tìm kiếm hợp đồng san lấp làm cho kết quả của ngành nghề bị giảm. Bên cạnh đó, khách hàng của công ty chủ yếu là khách hàng thân quen, nằm trên cùng địa bàn dẫn đến thị trƣờng tiêu thụ hẹp. Công tác quản lý chi phí của công ty chƣa hiệu quả.  Yếu tố bên ngoài: Nguyên liệu dùng để sản xuất ngày càng khan hiếm, công ty phải đi mua lại của công ty khác làm cho chi phí giá vốn tăng cao. Sự cạnh tranh của các công ty cùng ngành khác làm cho thị trƣờng bị chia nhỏ. Giá cả trên thị trƣờng ngày càng tăng dẫn đến chi phí đầu vào cũng tăng lên. 68 CHƢƠNG 5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH KIÊN HÀ 5.1 XÂY DỰNG MỤC TIÊU KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI Dựa vào kết quả phân tích hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2012, quý I, II năm 2013 và điều kiện của công ty, tình hình kinh tế xã hội và đối thủ cạnh tranh, công ty đặt mục tiêu cho kỳ kinh doanh tiếp theo: Lợi nhuận đạt 120 triệu trong quý III, IV năm 2013. Phát triển đồng bộ các ngành nghề kinh doanh của công ty. 5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, công ty có một số giải pháp sau:  Qua phân tích cho thấy, hàng tồn kho của công ty bị ứ đọng quá nhiều dẫn đến doanh thu bị hạn chế, do đó muốn tăng doanh thu thì công ty phải đẩy mạnh tiêu thụ bằng cách:  Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, tạo mối quan hệ hợp tác lâu dài với khách hàng, bên cạnh đó tìm kiếm những khách hàng mới.  Áp dụng mức giá ƣu đãi với những khách hàng thân thiết, chiết khấu thƣơng mại đối với những hợp đồng có giá trị lớn.  Nâng cao chất lƣợng sản phẩm của công ty, tăng cƣờng công tác quáng bá sản phẩm đến khách hàng.  Qua phân tích cũng cho thấy đƣợc nguyên nhân làm cho kết quả kinh doanh của công ty không đạt hiệu quả là do sự giảm sút ngành nghề san lấp mặt bằng, do đó trong thời gian tới, công ty cần tập trung phát triển ngành nghề này bằng cách khai thác khách hàng tại địa bàn huyện Kiên Lƣơng, nhất là tại thị trấn Ba Hòn, vì nơi đây đang có nhiều công trình đƣợc xây nhƣ nhà máy nhiệt điện, khu đô thị mới, nhu cầu san lấp là rất cần thiết, vì thế công ty nên tập trung vào đối tƣợng khách hàng này.  Mở rộng thêm các ngành nghề khác nhƣ: Sản xuất vật liệu xây dựng, tận dụng xe dùng san lấp mặt bằng để làm dịch vụ vận tải. 69  Kết quả phân tích cho thấy, tốc độ tăng chi phí qua các năm thƣờng cao hơn tốc dộ tăng doanh thu, do đó công ty cần có biện pháp giảm chi phí nhƣ là:  Áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào dây chuyền sản xuất của công ty để tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí nhân công từ đó sẽ giảm đƣợc giá vốn hàng bán và năng suất sản xuất sẽ cao hơn.  Do nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất ngày càng cạn kiệt nên công ty phải đi mua nguyên liệu của công ty khác, dẫn đến giá vốn hàng bán tăng cao, do vậy công ty nên tạo mối quan hệ tốt với nhà cung cấp để hƣởng đƣợc mức giá ƣu đãi, nguyên vật liệu đảm bảo chất lƣợng nhằm làm giảm giá vốn.  Qua phân tích cho thấy chi phí quản lý doanh nghiệp qua các năm đều rất cao, do đo công ty phải giảm chi phí không cần thiết nhƣ: chi phí xăng cho việc đi lại, sử dụng điện hợp lý, giảm chi phí tiền điện thoại, chi phí tiếp khách và hội họp.  Công ty nên có chính sách thu tiền bán chịu cho khách hàng để sử dụng hiệu quả vốn bằng cách chiết khấu thanh toán cho những khách hàng thanh toán các khoản nợ sớm và trƣớc thời hạn. 70 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì nó xem xét, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh, kết quả phân tích hoạt động kinh doanh là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lƣợc phát triển và phƣơng án kinh doanh có hiệu quả. Qua phân tích kết quả họat động kinh doanh tại Công ty TNHH Kiên Hà, ta thấy kết quả kinh doanh của Công ty không đồng đều, tăng cao năm 2011 nhƣng giảm mạnh vào năm 2012, sang đầu năm 2013, do công ty có biện pháp khắc phục nên kết quả kinh doanh đã đƣợc cải thiện. Những năm gần đây, do tình hình kinh tế không ổn định, giá cả thị trƣờng luôn tăng công với sự quản lý chi phí chƣa có hiệu quả làm cho công ty phải gánh chịu chi phí đầu vào cao dẫn đến lợi nhuận thu đƣợc bị giảm xuống. Mặc khác, do phòng kinh doanh của không ty làm việc chƣa đạt hiêu quả cao, không tìm đƣợc thị trƣờng tiêu thụ mới mà chỉ dựa vào những khách hàng thân quen, điều này làm cho hàng tồn kho của công ty bị ứ đọng nhiều trong khi quy mô sản xuất của công ty đang đƣợc mở rộng. Qua phân tích các chỉ số tài chính thì ta thấy, công ty chƣa sử dụng vốn hiệu quả, khả năng thanh toán còn thấp. Mặc dù kết quả kinh doanh không thực sự tốt nhƣng trong điều kiện kinh tế bất ổn nhƣ hiện nay, chịu sự canh tranh của các công ty cùng ngành khác mà công ty vẫn duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là nhờ sự nổ lực phấn đấu của công ty trƣớc những khó khăn trên. 6.2 KIẾN NGHỊ Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiên Hà, tiếp xúc đƣợc tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cộng với kiến thức đã học, từ đó em xin đƣa ra một số kiến nghị sau: 6.2.1 Đối với công ty Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và đạt kết quả cao hơn nữa thì công ty phải: Luôn mở rộng thị trƣờng tiêu thụ. 71 Tăng cƣờng kiểm soát chặt chẽ và thực hiện tiết kiệm chi phí giúp tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cho công nhân, nhân viên kinh doanh, nhằm nâng cao năng suất lao động. Mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động. 6.2.2 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang Trong nền kinh tế thị trƣờng thì sự cạnh tranh là không thể tránh khỏi, do vậy để tạo cho các công ty, doanh nghiệp cạnh tranh công bằng, lành mạnh thì ủy ban tỉnh Kiên Giang cần có những quy định pháp lý rõ ràng và bảo vệ quyền lợi của công ty, doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh. Hiện nay thì nền kinh tế không ổn định, lạm phát cao, giá cả tăng cao, do đó sở công thƣơng cũng nhƣ cơ quan thuế cần có chính sách hỗ trợ các công ty để không lâm vào tình trạng khó khăn và phá sản nhƣ: Hổ trợ về giá, hổ trợ về vốn, thuế,… 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phạm Thị Thoan, 2008. Giáo trình kế toán doanh nghiệp sản xuất.Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính. Phạm Văn Dƣợc và cộng sự, 2000. Phân tích hoạt động kinh doanh. Nhà xuất bản Lao động. Bùi Xuân Phong, 2007. Phân tích hoạt động kinh doanh. Học Viện Công Nghệ Bƣu Chính Viễn Thông. Ngô Hải Sơn, 2011. Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Âu Cơ. Luận văn tốt nghiệp. Đại Học Cần Thơ. Phan Thị Thúy Kiều, 2009. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTB Thành Phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp. Đại Học Cần Thơ. Võ Trần Phúc Anh (2009). Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân Vinh Phúc. Luận văn tốt nghiệp. Đại Học Cần Thơ. 73 PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị tính: Đồng CHỈ TIÊU TÀI SẢN A - TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 1.Tiền 2. Các khoản tƣơng đƣơng tiền II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 1. Đầu tƣ ngắn hạn 2. Dự phòng giảm giá đầu tƣ ngắn hạn (*) (2) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1. Phải thu khách hàng 2. Trả trƣớc cho ngƣời bán 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 5. Các khoản phải thu khác 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) IV. Hàng tồn kho 1. Hàng tồn kho 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) V. Tài sản ngắn hạn khác 1. Chi phí trả trƣớc ngắn hạn 2. Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nƣớc 5. Tài sản ngắn hạn khác B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260) I- Các khoản phải thu dài hạn 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 2012 2011 2010 3.570.603.765 3.958.304.289 3.197.437.901 787.995.324 106.210.303 166.837.520 787.995.324 106.210.303 166.837.520 (…) (…) (…) 293.392.914 1.402.287.981 2.138.800.519 293.392.914 77.547.613 410.934.327 154.415.923 939.015.508 759.390.118 841.333.049 (…) (…) 2.420.970.287 2.420.970.287 2.401.544.730 2.401.544.730 (…) (…) 68.245.240 48.261.275 358.451.962 514.061.811 514.061.811 377.738.051 48.261.275 68.245.240 377.738.051 4.573.242.722 4.258.160.128 4.680.353.507 2.866.509.514 1.225.435.710 1.625.436.542 74 CHỈ TIÊU TÀI SẢN 3. Phải thu dài hạn nội bộ 4. Phải thu dài hạn khác 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) II. Tài sản cố định 1. Tài sản cố định hữu hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 2. Tài sản cố định thuê tài chính - Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 3. Tài sản cố định vô hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang III. Bất động sản đầu tƣ - Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 1. Đầu tƣ vào công ty con 2. Đầu tƣ vào công ty liên kết, liên doanh 3. Đầu tƣ dài hạn khác 4. Dự phòng giảm giá đầu tƣ tài chính dài hạn (*) V. Tài sản dài hạn khác 1. Chi phí trả trƣớc dài hạn 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 3. Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 2012 2011 2010 2.866.509.514 1.225.435.710 (...) (...) 1.625.436.542 1.706.733.208 3.025.482.243 3.054.916.965 1.706.733.208 3.025.482.243 3.054.916.965 4.504.916.865 4.350.916.865 3.727.075.056 (2.798.183.657 (1.325.434.622( (672.158.091) ) (…) (…) (…) (…) (…) (…) (…) (…) 7.242.175 7.242.175 8.143.846.487 75 8.216.464.417 7.877.791.408 CHỈ TIÊU NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) I. Nợ ngắn hạn 1. Vay và nợ ngắn hạn 2. Phải trả ngƣời bán 3. Ngƣời mua trả tiền trƣớc 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc 5. Phải trả ngƣời lao động 6. Chi phí phải trả 7. Phải trả nội bộ 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn II. Nợ dài hạn 1. Phải trả dài hạn ngƣời bán 2. Phải trả dài hạn nội bộ 3. Phải trả dài hạn khác 4. Vay và nợ dài hạn 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 7.Dự phòng phải trả dài hạn B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) I. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 2. Thặng dƣ vốn cổ phần 3. Vốn khác của chủ sở hữu 4. Cổ phiếu quỹ (*) 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 7. Quỹ đầu tƣ phát triển 8. Quỹ dự phòng tài chính 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 10. Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối 11. Nguồn vốn đầu tƣ XDCB II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 2012 2011 2010 3.459.498.938 3.483.893.868 3.831.594.859 3.459.498.938 920.145.000 1.684.157.825 3.483.893.868 920.145.000 1.202.895.332 3.831.594.859 2.079.805.000 509.157.967 855.196.113 949.954.523 933.320.331 108.644.921 175.348.381 302.254.092 133.963.180 4.684.347.549 4.732.570.549 4.046.196.549 4.684.347.549 4.200.000.000 4.732.570.549 4.200.000.000 4.046.196.549 4.200.000.000 (...) (...) 484.347.549 532.570.549 76 -153.803.451 CHỈ TIÊU NGUỒN VỐN 1. Quỹ khen thƣởng, phúc lợi 2. Nguồn kinh phí 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) 2012 8.143.846.487 77 2011 2010 8.216.464.417 7.877.791.408 PHỤ LỤC 2 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị tính: 1000.đồng HẠNG MỤC 2012 2011 2010 1 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính - Trong đó: Chi phí lãi vay 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11. Thu nhập khác 4 5 6 Quý I,II/2012 7 Quý I,II/2013 8 3.309.384 4.362.218 2.241.257 2.060.792 2.178.789 3.309.384 4.362.218 2.241.257 2.060.792 2.178.789 2.777.425 2.866.775 1.161.246 1.729.535 1.838.951 531.959 1.495.443 1.080.011 331.257 339.838 577 25.500 25.500 43.854 540.335 658 29.354 29.354 75.487 728.666 171 8.504 8.504 54.942 591.321 15.689 15.689 29.821 315.645 12.900 12.900 23.655 222.425 -77.153 662.594 425.415 -29.898 80.858 32.451 30.778 20.136 78 12.376 HẠNG MỤC 2012 2011 2010 1 4 5 6 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế Quý I,II/2012 7 Quý I,II/2013 8 3.521 6.998 4.308 1.569 28.930 -48.223 23.780 686.374 15.828 441.243 (29.898) 10.807 91.665 -48.223 686.374 441.243 (29.898) 91.665 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 79 [...]... Phong, 2007) 2.1.1.2 Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh Đối tƣợng phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình và kết quả đó 2.1.1.3 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh  Đánh giá giữa kết quả thực hiện đƣợc hoặc so với tình hình thực hiện kỳ trƣớc;  Phân tích những nhân tố chủ quan và... quả hoạt động cho công ty 12 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Đánh giá kết quả hoạt động của công ty qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng 2013  Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh  Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vị không gian Đề tài đƣợc thực hiện tại công ty TNHH Kiên Hà Địa chỉ: số 115, khu phố Tám Thƣớc,Thị trấn Kiên. .. Tổng quan về phân tích hoạt động kinh doanh 2.1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là việc nghiên cứu quá trình sản xuất kinh doanh dựa trên các phƣơng pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp và các lý thuyết kinh tế nhằm đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh, phát hiện quy luật của các mặt hoạt động trong một doanh nghiệp... đồng trong năm 2012 Từ kết quả hoạt động kinh doanh trên, đã đặt ra một vài vấn đề cần xem xét liên quan đến kết quả kinh doanh nhằm giúp công ty xác định nguyên nhân cũng nhƣ giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn Kiên Hà qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng... hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì nó xem xét, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh, kết quả phân tích hoạt động kinh doanh là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lƣợc phát triển và phƣơng án kinh doanh có hiệu quả (Bùi Xuân Phong, 2007) Hiện nay các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng, vấn đề đặt lên hàng... tải hàng hóa thủy bộ, kinh doanh vật liệu xây dựng,…  Tăng cƣờng đầu tƣ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật để không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm  Mở rộng quy mô sản xuất để tăng khối lƣợng sản phẩm  Mở rộng thị trƣờng, tìm kiếm khách hàng mới 27 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIÊN HÀ 4.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2010... chủ quan và khách quan đã ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh;  Phân tích hiệu quả các phƣơng án kinh doanh hiện tại và các dự án trong tƣơng lai;  Xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả phân tích 2.1.1.4 Ý nghĩa phân tích hoạt động kinh doanh  Là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh;  Công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả của doanh nghiệp;  Biện pháp quan trọng để... các tác giả đều phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng các phƣơng pháp nhƣ phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thay thế liên hoàn để phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận Từ đó, đề tài nghiên cứu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Kiên Hà giai đoạn 2010 – 2012 và quý I, II năm 2013 cũng dựa vào phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối và tuyệt đối để phân tích doanh thu, chi 21... cao nhất trong công ty và là ngƣời điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đề ra những quyết định kịp thời giúp cho sự phát triển của công ty, giám đốc có thể đề ra những phƣơng thức kinh doanh thích hợp cho toàn bộ công ty, quản lý các phòng ban của công ty  Phó Giám Đốc: Giúp cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc; Chủ động và tích cực triển... : : : Trách nhiệm hữu hạn Đơn vị tính Doanh thu Chi phí Tài sản cố định Giá vốn Lợi nhuận Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính Doanh thu khác Chi phí khác Chủ sở hữu Nợ phải trả Hàng tồn kho Phải trả Hàng bán 11 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quản lý kinh tế

Ngày đăng: 09/10/2015, 12:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan