Khoá luận tốt nghiệp ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn khải sau 1975

62 902 0
Khoá luận tốt nghiệp ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn khải sau 1975

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGŨ VĂN VŨ THỊ ĐÀO NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU 1975 TÓM TẮT KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM N gư òi hướng dẫn khoa học TS. LA NGUYỆT ANH HÀ N Ộ I-2 0 1 5 • L Ờ I CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi có nhận được sự hướng dẫn của cô giáo: TS. La Nguyệt Anh - giảng viên tổ Văn học Việt Nam, các thầy cô trong tố Văn học Việt Nam cùng các thầy cô trong khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội 2. Khóa luận hoàn thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô và các bạn sinh viên. Do hạn chế về mặt thời gian, khả năng bước đầu nghiên cứu khoa học, khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và sai sót. Chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, thảng 5 năm 2015 Sinh viên Vũ Thị Đào L Ờ I CAM ĐOAN Nghiên cứu khóa luận này, tôi xin cam đoan đề tài: “Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyền Khải sau 1975” là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi, không trùng với tác giả nào. Nhừng kết quả thu được là hoàn toàn chân thực và chưa có trong một đề tài nào khác. Hà Nội, tháng 5 năm 2 0 ì 5 Sinh viên Vũ Thị Đào MỤC LỤC MỎ ĐẦU......................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đ ề ......................................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứ u .......................................................................................... 4 4. Nhiệm vụ nghiên c ứ u .........................................................................................4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................5 6. Phương pháp nghiên c ứ u ................................................................................... 5 7. Đóng góp của khóa luận.....................................................................................5 8. Cấu trúc khóa luận...............................................................................................5 N ộ ỉ DUNG....................................................................................................................6 Chương 1.GIỚI THUYẾT CHUNG VÈ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT VÀ THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN.............................................................................................. 6 1.1. Ngôn ngữ nghệ th u ậ t.......................................................................................6 1.1.1. Khải niệm ngôn ngừ nghệ thuật............................................................ 6 1.1.2. Đặc điếm ngôn ngữ nghệ thuật..............................................................7 1.2. The loại truyện ngắn........................................................................................9 1.2.1. Khải niệm truyện ngắn.............................................................................9 1.2.2. Đặc điếm cơ bản của truyện ngắn.....................................................10 1.2.3. Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 - Vị trí và thành tự u ................. 15 1.3. Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975........................................ 16 1.3.1. Vài nét về tác giả và quá trình sáng tá c .......................................... 16 1.3.2. Một số đặc điếm truyện ngắn Nguyên Khải sau 1 975.................. 22 Chương 2. ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU 1975........................................................................28 2.1. Ngôn ngữ kê chuyện......................................................................................29 2. ỉ. ỉ. Ngôn ngữ kế chuyện sắc sảo, tỉnh t ế ...................................................30 2.1.2. Ngôn ngừ kế chuyên khách quan lạnh lùng,tỉnh tảo.......................32 2.1.3. Ngôn ngữ kế chuyện vừa giàu chất trữ tìnhvừa đậm chất triết lí 35 2.2. Ngôn ngữ đối thoại........................................................................................ 40 2.2.1. Ngôn ngữ đối thoại thế hiện những căng thăng, dồn n é n ...............40 2.2.2. Ngôn ngữ đôi thoại thê hiện nôi trăn trở, suy t ư ..............................44 2.2.3. Ngôn ngữ đoi thoại thế hiện sự trải nghiêm ......................................46 2.3. Ngôn ngữ độc th o ạ i.....................................................................................49 2.3. ỉ. Ngôn ngữ độc thoại thế hiện sự tự nhận thức................................. 50 2.3.2. Ngôn ngữ độc thoại thế hiện sự dằn vặt, day d ứ t............................. 52 KẾT LUẬN................................................................................................................ 55 Tài liệu tham khảo MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nguyễn Khải là một trong số những nhà văn hàng đầu trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, ông giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống văn học dân tộc. Với hơn nửa thế kỉ cầm bút, lao động nghệ thuật miệt mài, không ngừng nghỉ ông đê lại những thành tựu nghệ thuật nôi bật, trong đó có hon năm mươi truyện ngắn, tám cuốn tiêu thuyết, trên sáu mươi tác phẩm kí và tạp văn. Ở lĩnh vực nào sáng tác của ông cũng được đông đảo độc giả tiếp nhận. Từ những năm 1960, truyện ngắn Việt Nam phát triển mạnh, Nguyễn Khải cũng góp cho nền văn học dân tộc một Mùa lạc với một phong cách riêng, hấp dẫn người đọc ở nội dung tư tưởng cùng với một ngôn ngừ dí dỏm, thông minh, săc sảo. Trong thời kì đôi mới, nhiêu cây bút mới nôi lên và đê lại những dấu ấn đáng kê như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê L ự u ... Tuy nhiên, trong xu thế chung của thời đại, Nguyễn Khải vẫn và càng khẳng định được vị trí của mình trong văn học dân tộc, đặc biệt là ở truyện ngắn. So với nhừng nhà văn cùng thời đó thì Nguyễn Khải được coi là người có bút lực, sung sức và ngày càng chiếm được cảm tình của độc giả. Bên cạnh những nét khá ổn định, nhất quán, phong cách văn xuôi Nguyễn Khải không ngừng được điều chỉnh, làm mới và mỗi giai đoạn sáng tác của ông đều có những nét đặc trưng riêng, ơ phương diện ngôn ngữ nghệ thuật, Nguyễn Khải đã có những đóng góp lớn trong việc hiện đại hóa ngôn ngừ văn học, đặc biệt trong ngôn ngữ nghệ thuật truyện ngắn Việt Nam giai đoạn sau 1975. Khảo sát trong chương trình học Trung học Phổ thông, Nguyễn Khải được biết đến là một trong nhừng nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam nửa 1 sau thê kỉ XX. Cùng với tiêu thuyêt, truyện ngăn là một thê loại tiêu biêu trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải, đặc biệt là những sáng tác sau 1975. Sách giáo khoa Ngữ văn Trung học Phố thông có đưa vào chương trình giảng dạy những sáng tác của Nguyễn Khải với Mùa lạc, Một người Hà Nội. Vì vậy, nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975, người viết mong muốn kiến thức này sẽ là cơ sở góp phần vào quá trình tiếp nhận các tác phâm của Nguyễn Khải. Là một sinh viên Sư phạm, một giáo viên trong tương lai, thông qua đề tài này người viết mong muốn tích lũy được những kinh nghiệm quý báu để phục vụ tốt cho công việc giảng dạy sau này. 2. Lịch sử vấn đề Trong lịch sử Văn học Việt Nam, sáng tác của Nguyễn Khải luôn là đề tài thách thức sự tìm hiểu, suy nghĩ, nghiên cứu đối với các nhà phê bình, các nhà nghiên cứu văn học, trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều luận án Tiến sĩ, Thạc sĩ ở các Viện nghiên cứu, các trường Đại học. Nhìn chung cho đến nay, các công trình nghiên cứu về Nguyễn Khải đi theo hai xu hướng chính: Thứ nhât, xu hướng tìm hiêu nhừng đặc điêm cơ bản của ngòi bút Nguyễn Khải trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông. Tiêu biếu cho xu hướng này có Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Nguyễn Văn Hạnh, Vương Trí Nhàn, Đoàn Trọng H uy... Thứ hai, xu hướng nghiên cứu đặc điêm ngòi bút Nguyễn Khải qua những tác phẩm cụ thể. Tiêu biểu cho xu hướng này có Nguyền Đăng Mạnh, Nguyễn Huệ Chi, Lại Nguyên An, Vũ Tú N am ... Trong cuốn Nhà văn Việt Nam 1945-1975 (tập 2) nhà nghiên cún Phan Cự Đệ đã chỉ ra phong cách văn xuôi hiện thực tỉnh táo trong sáng tác của Nguyễn Khải. Theo ông, sức hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Khải là nhò' ỏ' những chi tiết tâm lý sâu sắc và chi tiết sự việc sống động: "Truyện ngan và 2 truyện vừa có màu sãc trí tuệ của Nguyên Khải vân tạo nên một sức hấp dân đặc biệt nhờ ở tỉnh thời sự nhạy bén của các sự kiện và ỷ nghĩa lâu dài của các vấn đề đặt ra, nhờ ở những chi tiết tâm lý sâu sắc và chi tiết sự việc sống động - những chi tiết đó lấp lảnh rải rác trong các truyện của anh ” [4, tr.5 1]. Như vậy, cái nhìn nghệ thuật thê hiện trong hệ thống chi tiết - một trong nhừng yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả đã được nhà nghiên cún Phan Cự Đệ khang định và coi như một dấu hiệu tạo nên sự hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Khải. Theo Lại Nguyên An thì người đọc thích Nguyễn Khải bởi "chất văn xuôi". Đó là tính hiện thực của tác phâm Nguyễn Khải khi viết về "những con người, những sự việc, những vân đề của hôm nay", "đề tài nhăm thăng vào đời song hiện tạ i”. Cái hiện tại, cái hôm nay luôn luôn là trung tâm chú ý của nhà văn Nguyễn Khải. Trần Đình Sử nhất trí với ý kiến đó và chỉ ra rằng: "Cải nhìn tỉnh tảo" của Nguyễn Khải giúp người đọc nhận thức cuộc sống và con người một cách chân thực. Tác giả Đoàn Trọng Huy với Vài đặc điếm phong cách nghệ thuật Nguyên Khải đã nhấn mạnh: “Từ lâu, Nguyên Khải được chủ ý vì cái độc đảo của cả tính sáng tạ o ”. Cũng ở bài viết này, tác giả Đoàn Trọng Huy cũng nhân mạnh “ngôn ngữ của Nguyên Khải giàu chất sông, chât vãn xuôi và là ngôn ngữ hiện thực Tác giả Bích Thu cũng cho răng: “Sảng tác của Nguyên Khải từ những năm 80 đến nay không chênh lệch khỏi quy luật tiếp noi và đứt đoạn của của quá trình vãn học. M ột giọng điệu trân thuật chịu sức hút của chủ nghĩa tâm lí, kêt hợp tả kê, phân tích một cách linh hoạt, thông minh và săc sảo. Lời vãn nghệ thuật Nguyên Khải là lời nhiều giọng, được cá thế hóa mang tính đối thoại của tự sự hiện đ ạ i” [23, tr.137]. 3 Dồn khá nhiều tâm huyết vào việc nghiên cứu về con người và văn chương Nguyền Khải là nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn. Với bài Nguyễn Khải trong sự vận động của văn học cách mạng từ sau năm 1945 nhà nghiên cúu đã giúp người đọc nhận ra nét căn bản trong sáng tác của Nguyễn Khải thời kỳ đôi mới là: "Cái nhìn sắc sảo von có từ sớm và khao khát có mặt trong ngày hôm nay. Đoi thoại với chính mình và tự phát hiện trở lại - một phong cách vừa dân dã vừa hiện đại" [19, tr. 114]. Trong bài viết, nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: "Những truyện ngắn của Nguyễn Khải viết từ 1988 - 1999 đến thời gian gần đây, khơi vào hai cải mạch chỉnh: M ột là cuộc sống hôm nay của những người chung quanh, bạn bè đồng nghiệp quen bỉêt,cùng tuôi tác và tâm sự. Hai là sô phận của những người thân trong gia đình họ hàng nội ngoại của tác giả, những ông cậu, bà mợ mà tâm tư tình cảm của Nguyên Khải còn nhiêu quyên luyến" [19,tr.l 16]. Có thể thấy, các bài báo, công trình nghiên cứu về Nguyễn Khải đã xoay quanh nhiều góc độ: cảm hứng, nhân vật, tư tưởng, giọng điệu... Tuy nhiên, chưa chia tách thành một hệ thống độc lập mà chủ yếu đi khám phá, tìm hiểu đặc sắc trong từng tác phâm hoặc nhìn toàn bộ sáng tác của nhà văn. Trong khóa luận này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu yếu tố ngôn ngừ nghệ thuật để làm rồ “ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 3. Mục đích nghiên cứu Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi nhằm mục đích: Thứ nhất, chỉ ra những đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975. Thứ hai, khẳng định những sáng tạo và đóng góp của Nguyễn Khải trên phương diện ngôn ngữ nghệ thuật qua truyện ngắn sau 1975 của ông. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu chung về ngôn ngữ nghệ thuật và thể loại truyện ngắn. 4 Tìm hiêu phương diện ngôn ngừ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đoi tượng nghiên cứu Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Tuyến tập truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 6. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng nhừng phương pháp nghiên cứu sau: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu... 7. Đóng góp của khóa luận Khóa luận khái quát một số đặc điếm truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975. Khóa luận nêu được những sáng tạo độc đáo trong việc sử dụng ngôn ngừ nghệ thuật vào sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Khải. 8. Cấu trúc khóa luận Chương 1. Những vấn đề chung về ngôn ngữ nghệ thuật và thê loại truyện ngắn. Chương 2. Đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975. 5 NỘI DUNG C hưong1 GIỚI THUYẾT CHUNG VẺ NGÔN NGỬ NGHỆ THUẬT VÀ THẺ LOẠI TRUYỆN NGẮN 1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật 1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật Ngôn ngữ có thể hiểu là một hệ thống quy tắc cú pháp, quy tắc từ pháp, quy tắc dụng pháp, nó có tính ốn định nhưng cả hệ thống ấy cũng đang đoi thay theo áp lực của đời sống và lịch sử. Còn nói đến văn học, rất rõ phương thức tồn tại trực tiếp của văn học là văn bản, trong đó thì ngôn ngữ lại là phưong tiện khách quan để viết và hiểu được văn bản, là cái tạo nên lóp bề mặt của văn bản. Macxim Gorki khẳng định: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học là công cụ, chât liệu cơ bản của vãn học nên nó được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ” [6, tr.215]. Từ đó đặt ra câu hỏi về ngôn ngữ nghệ thuật? Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Ngôn ngữ văn học ‘7À ngôn ngữ mang tính nghệ thuật được dùng trong văn học, thuật ngữ này có ỷ nghĩa rộng hơn nhằm chỉ một cách bao quát các hiện tượng ngôn ngữ được dùng một cách chuân mực trong các văn bản nhà nước, trên bảo chỉ, đài phát thanh, trong vãn học và khoa học ” [6, tr.2 15]. Theo Trần Đình Sử trong cuốn L í luận vãn học: “Mọi tác phẩm văn học đều được viết hoặc kế bằng lời: lời thơ, lời văn, lời tác giả, ... gộp chung gọi là lời văn. Neu ngôn từ tức là lời nói, viết trong tất cả các tỉnh chất thâm m ĩ của nó là chât liệu của sáng tác văn học, thì lời văn là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tácphâm văn h ọ c ” [22, tr.49]. 6 Quả đúng như vậy, khi tiêp cận tác phâm văn học người đọc phải hiêu từng câu, từng chữ mới cảm thụ được cái hay của tác phẩm, vì thế mà Cao Bá Quát nói: “Song ở đất này cỏ thế bỏ được tiếng quốc ngữ không? Không bỏ được. Đọc sách quốc ngữ có thê bỏ được “Hoa tiên ” và “Kim Vân Kiều ” không? Không bỏ được. Kim Vân Kiều là tiếng nói hiếu đời. “Hoa tiên ” là tiếng nói răn đời vậy Bởi vậy, khi nói đến văn học nghệ thuật là nói tới nghệ thuật ngôn từ. Nói đến ngôn ngừ nghệ thuật tức là nói đến ngôn ngữ trong các tác phâm nghệ thuật, dùng để sáng tạo hình tượng nghệ thuật. Xét về chất liệu, khi sáng tác văn học, nhà văn bắt buộc phải sử dụng ngôn ngữ như một chất liệu, biện pháp. Nhà văn thông qua lăng kính ngôn ngữ mà cảm nhận cảm xúc của mình, thể nghiệm sức sống phong phú đa dạng của muôn loài. Ngôn ngữ trong văn học nghệ thuật thê hiện đặc điểm tư duy nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của nhà văn, vừa có tính trực giác vừa có tính cá thể, M. Gorki coi “ ngôn ngữ là công cụ chủ yếu của vãn học ” (Bàn về văn học). Các ý kiến trên đều mang ý nghĩa khẳng định ngôn ngữ là là công cụ thứ yếu của văn học nghệ thuật, là công cụ giao tiếp trong đời sống xã hội góp phần trục tiếp vào việc giao lun và phát triển xã hội. Đặc biệt là ý kiến của Cao Bá Quát đi sâu nhấn mạnh tầm quan trọng của ngôn ngữ dân tộc, vai trò hàng đầu của ngôn ngữ văn học trong nền văn học nước nhà bởi ngôn ngữ nghệ thuật chính là ngôn ngữ nhân dân, ngôn ngữ dân tộc được tác giả vận dụng tổ chức trong tác phẩm để tạo ra hiệu quả và giá trị thẩm mĩ. 1.1.2. Đặc điếm ngôn ngữ nghệ thuật 1.1.2.1. Tỉnh chính xác Đây là yêu cầu đầu tiên của việc sử dụng ngôn ngừ văn học. Muốn miêu tả một mảng hiện thực nào đó hay biêu hiện những cảm nghĩ của bản thân về một sự vật và hiện tượng nào đấy, nhà văn nói theo Maiacôpxki: 7 “Phải từ hàng ngàn tấn quặng từ tinh luvện chọn ra một từ đê câu thơ câu vãn đạt hiệu quả nghệ thuật cao nh â t” hay M. Gorki cũng cho răng: “Ngôn ngữ của tác phâm phải gây gọn, chính xác, từ ngừ phải được chọn lọc k ĩ càng. Chính các tác giả cô điên viết bằng ngôn ngữ như vậy đã kế tục nhau trau dồi nó từ thế kỉ này sang thế kỉ khác Viết văn phải dùng từ chính xác mới tái hiện và tái tạo đúng sự vật hiện tượng, miêu tả đúng cảnh vật, khắc hoạ đúng hình dáng, cá tính, tâm lí nhân vật. Qua đó nghệ sĩ bộc lộ tư tưởng, tình cảm, thái độ và cả tài năng của mình. 1.1.2.2. Tỉnh hình tượng Trong nhận thức luận, khái niệm “hình tượng” chỉ những kết quả của hoạt động nhận thức của con người, độc lập với hình thức của hình tượng. Trong tâm lí học, người ta hiếu hình tượng trước hết là sự phản ánh thực tế một cách cụ thể cảm tính. Trong nghiên cứu văn học, từ hình tượng được xét theo ba nghĩa: hình tượng như là một chi tiết có màu sắc, hình ảnh, một ấn dụ hoặc một hình thức chuyên nghĩa khác gắn với nghĩa bóng; hình tượng như là nhân vật văn học và hình tượng như là một kiểu đặc biệt của nhận thức và phản ánh thế giới khách quan. Còn bản thân hình tượng, ngôn từ đầu tiên có thể được xác định như là mảnh đoạn của lời nói mang thông tin hình tượng. Chăng hạn trong câu thơ của Nguyền Đình Thi: “Ôi nhừng cánh đông quê chảy máu, Dây thép gai đâm nát trời chiều (Đất nước) Từ ngừ “chảy máu”, “đâm nát” bên cạnh các nghĩa đen, nghĩa đầu tiên còn mang nghĩa bố sung nhằm xây dựng hình tượng văn học: phác họa hình tượng Tố quốc Việt Nam thân thương bị kẻ thù tàn phá, hủy diệt. 1.1.2.3. Tỉnh biêu cảm Tỉnh biểu cảm của ngôn ngừ văn học gắn liền với chức năng biểu hiện cảm xúc. Văn học trực tiếp bộc lộ cảm xúc của nhà văn qua ngôn ngữ văn học. Người nghệ sĩ giàu cảm xúc nên ngôn ngữ văn học giàu tính biểu cảm, bên cạnh đó bản chất của người nghệ sĩ cũng rất giàu cảm xúc, vì vậy mà tính biểu cảm biểu hiện qua tác phẩm bằng hình tượng được bao quát ngay trong nhừng từ ngừ cụ thể, đặc biệt rõ khi nhà văn muốn nhấn mạnh đến cảm xúc nội tâm. Tât nhiên, tính biêu cảm trong văn học có thê được biêu đạt dưới nhiều dạng thức: trực tiếp, gián tiếp, có hình ảnh hoặc là ngôn từ thuần túy. Chẳng hạn khi Nguyễn Trãi viết: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ dưới hầm tai vạ ” (Bình Ngô đại cáo) thì từ “nướng” và “vùi” đã chất chứa cả tinh thần phẫn nộ của ông đối với giặc Minh. Tóm lại, nói đến đặc điểm ngôn ngừ nghệ thuật thì sẽ làm nảy ra “chỗ mạnh”, “chỗ yếu”, song đây không hề là nhừiig ưu khuyết của chủ thê để có thế phấn đấu khắc phục, mà là nhừng thuộc tính tất yếu khách quan, nghĩa là chúng có mối liên hệ biện chứng hữu cơ - chính vì nhờ chỗ yếu đó mới có chỗ mạnh kia và ngược lại cũng vậy. Mặt khác, nói đặc trưng đặc điểm, chồ mạnh, chỗ yếu của hình thái, loại hình, và cả loại thê nữa là nói trên khả năng, còn có biến thành hiện thực trong sản phấm hay không thì lại phụ thuộc vào vai trò chủ thê. 1.2. Thể loại truyện ngắn 1.2.1. Khái niệm truyện ngắn Trong tiêng Việt thuật ngừ truyện chỉ các tác phâm văn học là một bản kể có miêu tả nhân vật, diễn biến sự kiện thú vị, như truyện cổ tích, truyện 9 thần thoại, truyện cười, truyện truyền kì, truyện Nôm, truyện thơ, truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn... Trong đó truyện ngan là một thể loại có bề dày lịch sử, vận động và phát triển qua các giai đoạn. Đặc biệt sau 1975 truyện ngắn có nhiều đổi mới, phát triển mạnh mẽ và có xu hướng trở thành một thê lọai chủ yếu. Theo Từ điên thuật ngữ văn học thì truyện ngắn có thê được định nghĩa là “tác phâm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thế loại truyện ngắn bao trùm hầu hêt các phương diện của dời sông: đời tư, thê sự hay sử thi, nhưng cái đọc đảo của nỏ là ngắn. Truyện ngắn được viết ra đế tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không n g h ỉ” [6, tr.370]. Trong Từ điên văn học truyện ngắn được hiểu như sau: “là thể loại tự sự cỡ nhỏ... Khác với truyện vừa và truyện dài von là những thế tài mà quy mô cho phép chiếm lĩnh đời song trong toàn bộ sự toàn vẹn, đầy đặn của nó. Truyện ngắn thường nhằm khắc họa một hiện tượng, phát hiện một đặc tỉnh trong quan hệ con người hay trong đời song tâm hồn con người ” [17, tr 370]. Đó là hai trong rất nhiều cách hiểu về truyện ngắn. Các định nghĩa trên đã khái quát toàn bộ từ hình thức đên đặc trưng của thê loại này, Lucacs gọi truyện ngắn là “nghệ thuật thuần tủy n h ấ t” [23, tr.315]. 1.2.2. Đặc điếm cơ bản của truyện ngắn Truyện ngắn được xem là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó. Truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Vì thế, khác với tiêu thuyết, trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp, truyện ngắn thưòng không nhằm tới việc khắc họa những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh. Vì vậy, khác với tiêu thuyêt thì truyện ngăn có các đặc điêm cơ bản: Đặc trưng cơ bản nhât của truyện ngan là tỉnh ngăn gọn 10 Các nhà lí luận nước ngoài thì cho rằng việc xác định chính xác ranh giới giữa truyện ngắn và truyện dài là một vấn đề phức tạp. Hiện nay thì người ta cho rằng truyện ngắn được dùng cho các tác phấm không dài quá 20.000 tù- và không ngắn hon 1000 từ. Các truyện ngắn hon 1000 tù’ được gọi là “tiêu thuyết cực ngắn” hay “truyện cực ngắn”. Thực tế sáng tác, ý kiến của Lê Huy Bắc cho rằng: “dung lượng truyện ngan kéo dài từ vài chục chữ đến 20.000 ch ữ ”. Tính ngắn gọn, cô đúc trong truyện ngắn yêu cầu nhà văn cần nắm chắc kĩ thuật của thế loại qua nhừng đặc trưng nghệ thuật biếu hiện riêng biệt như: cốt truyện, kết cấu, chi tiết nghệ thuật, lời văn nghệ thuật... Đặc trưng thứ hai của truyện ngắn là tính nhất quản ở các phương thức biểu đạt Cốt truyện là thành phần quan trọng, cốt yếu trong truyện ngắn. So với tiếu thuyết, cốt truyện trong truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời, về tình người”. Neu tiểu thuyết là tác phẩm dài hơi, cấu trúc phức tạp, đan xen nhiều chủ đề, cốt truyện, nhân vật, thì truyện ngắn chỉ là một “lát cắt đời song”. Vì thế khi sáng tác truyện ngắn, nhà văn phải tính đến việc tìm, huy động và bố trí hợp lí chi tiết. Nhà văn Nguyên Ngọc nhấn mạnh: “Truyện ngắn có thê có côt truyện, thậm chỉ côt truyện li kì, gay cân, kế được. Truyện ngắn cũng có thế chăng có cổt truyện gì cả, không kế được nhưng truyện ngắn không thế nghèo nàn chi tiết. Nỏ sẽ như nước lã ” [5, tr.33]. Do đó việc sáng tạo truyện ngắn yêu cầu nhà văn phải tìm ra được một tình huống truyện. Tình huống truyện là thời điểm một sự việc, một sự kiện xảy ra đối với nhân vậ, đưa nhân vật vào tình thế phải đối đầu, phải bộc lộ tính cách à hành động, tức là vấn đề chính của câu truyện được mở ra. Hegel trong công trình 11 M ĩ học đã xác định: “Nói chung tình huống là một trạng thái cỏ tính chất riêng biệt và trở thành được quy định (...). o thuộc tỉnh này của nó, tình huống góp phần biếu lộ nội dung là cải phần cỏ được một sự tồn tại bên ngoài bằng sự biêu hiện nghệ thuật. Theo quan điếm này, tình huống cấp cho ta một thao trường rộng lớn đê tìm hiếu, bởi vì từ lâu nhiệm vụ quan trọng nhất của nghệ thuật vân là tìm những tình huống nào cho phép chủng ta bộc lộ những hứng thủ quan trọng và sâu sắc cũng như cái nội dung chân thực của tâm hồn ” [9, tr.33]. Ke cấu truyện ngắn cũng đa dạng và phong phú như chính cuộc sống muôn màu trong thực tế. Truyện ngắn có thê được kết cấu sâu chuỗi theo trình tự thời gian hoặc theo hành động sự kiện, kết cấu tâm lí, kết cấu lắp ghép hoặc kết cấu dồng hiện. Nhìn chung thì các thủ pháp kết cấu trong truyện ngắn thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn và quyết định sự thành công của truyện ngắn. Nhân vật chiếm một vị trí đáng kể trong truyện ngắn. Do nhà văn sáng tạo ra nhưng có một đời sống riêng trong tác phẩm văn học, “nhân vật ỉà hiện thân cho một trạng thải quan hệ xã hội, ỷ thức xã hội hoặc trạng thái tôn tại của con ngư ời”. Dù không trọn vẹn một cuộc đời nhưng qua vài cảnh đời, nhừng chốc lát trong cuộc đời nhân vật thì nhà văn vẫn đủ sức lôi cuốn bạn đọc cùng suy ngẫm về cuộc đời. Chi tiết là một nội dung trong truyện ngắn, góp phần cụ thê hóa cảnh trí, không khí, tính cách, hành động và tâm tư nhân vật. Truyện ngắn luôn đòi hỏi nhà văn phải không ngừng sáng tạo trong việc quan sát, tìm tòi, lựa chọn và xây dựng chi tiết nghệ thuật. Chính chi tiết sẽ cụ thể hóa chủ đề chung mà tác giả muốn diễn đạt. Nói đến vai trò quan trọng của chi tiết, nhà văn Nguyễn Công Hoan đã nhân mạnh: “Truyện ngắn không phải là truyện mà là một vân đê được xây 12 dựng băn chi tiêt với sự bô trí chặt chẽ và băng thải độ với cách đặt câu, dùng tiếng có cân nhắc...M uôn truyện ây ỉà truyện ngan, chỉ nên lây một trong ngần ấy ỷ làm chính, làm chủ đề cho truyện... Những chi tiết trong truyện chỉ nên xoay quanh chủ đề ấy th ô i” [8, tr.303 - 306]. Ngôn ngừ cũng chính là một công trình sáng tạo độc đáo của nhà văn để tạo nên tác phâm. Ngôn ngừ nghệ thuật bắt nguồn tù' ngôn ngữ toàn dân. Nhưng cách sử dụng nó thì phụ thuộc vào nhãn quan ngôn ngừ của mỗi thời đại, mỗi trào lưu văn học, gắn liền với bối cảnh văn hóa khu vực, dân tộc và bị chi phối bởi đặc trưng thể loại. Cả thơ và văn xuôi đều dùng ngôn ngữ nghệ thuật làm chất liệu chính để xây dựng tác phâm. Đối với thơ, thơ luôn đi sâu khai thác thế giới nội tâm của con người, không miêu tả các biến cố, các hành động, các cách ứng xử, các quan hệ qua lại. Thể loại này chỉ dùng một lượng hừu hạn các đon vị ngôn ngữ để biểu đạt cái vô hạn của cuộc sống, bao gồm cả những sự kiện tự nhiên - xã hội cũng như những điều thầm kín trong tâm hồn con người. Nói về đặc điểm ngôn ngừ thơ, bên cạnh những đặc trưng chung của ngôn ngừ văn học là tính chính xác, tính hình tượng và tính biêu cảm thì ngôn ngừ thơ còn là ngôn ngừ giàu nhạc tính, có tính hàm súc và tính truyền cảm. Ngôn ngữ thơ không bao giờ chú trọng miêu tả cái khách quan như ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự. Neu nhà văn dùng ngôn ngừ để thuyết minh, miêu tả, nhắn nhủ, giải thích,... thì nhà thơ dùng ngôn ngữ đê truyền cảm. Chang thế mà khi Quang Dũng viết: “Người đi Châu M ộc chiều sương ẩv Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Cỏ nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa ” (Tây tiến) 13 Cảnh đẹp như tranh nhưng lại khơi gợi trong ta nỗi nhớ thương mất mát, nuối tiếc ngậm ngùi về những ngày tháng, những kỉ niệm, những ảo ảnh đã tan biến trong cuộc đời... Quang Dũng gợi lên một trạng thái bằng cách hồi sinh những gì đã mất, đồng thời phản ánh tâm trạng của chính mình. Đối với văn xuôi, do nhà văn phải xây dựng nhân vật điên hình trong nhừng hoàn cảnh điên hình nên việc miêu tả ngoại hình, nội tâm nhân vật, bôi cảnh xã hội... thường phải cụ thế qua nhiều tình tiết, mâu thuẫn. Ở mỗi đoạn, mỗi chương lại có sự phát triên tâm lý nhân vật một cách trực tiếp hay gián tiếp. Số câu chữ có thể giãn ra hay co lại theo ý đồ tác giả. Khi xét về tiểu thuyết, đây là một thể loại có dung lượng lớn, không chỉ viết về một người mà còn viết về cả một gia tộc, cả thế hệ, thậm chí nhiều thế hệ. Số lượng nhân vật trong tiểu thuyết có thể đạt tới 500 - 600 người như trong Chiến tranh và hòa bình hay Hồng lâu mộng. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết cũng chính là một hiện tượng rất phong phú. Lời trần thuật luôn mang tính đối thoại, nó có nhiều hình thức đa giọng, đa thanh như lời văn nhại, lời mỉa mai, lời văn nửa trục tiếp... Trong tiểu thuyết, ngôn ngừ trở thành đối tượng miêu tả của nhà văn. Nhà văn miêu tả ngôn ngữ nhân vật như những sản phấm cá thể hóa cao độ, phù hợp với đặc điếm cá nhân, ứng với nhu cầu miêu tả cá tính của nhân vật. Còn khi xét đến truyện ngắn, ngôn ngữ truyện ngắn sau 1975 tuy có khác nhiều so với truyện ngắn giai đoạn 1945 - 1975 nhưng nó vẫn phát triên trên cái nền của nhừng thành tựu truyện ngắn 1945 - 1975 đã đạt được. Từ sự đối mới tư duy nghệ thuật và bút pháp là sự nôi lên của các cây bút Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn K háng... đã đem lại nhùng khám phá nghệ thuật và những hiệu ứng thẩm mĩ đáng kể, góp phần thu hút công chúng trở lại với văn hóa đọc. Bên cạnh sự thay đôi vê giọng điệu, từ giọng khăng định đến giọng điệu nước đôi, tự vấn đó là sự thay đổi về ngôn ngữ, tù’ ngôn 14 ngừ đơn thanh đến ngôn ngữ đa thanh, từ ngôn ngữ trang trọng, chuân mực sang ngôn ngữ đời thường, đậm tính khẩu ngữ, thông tục. Cùng với đó, ngôn ngừ truyện ngắn giai đoạn này cũng tăng cường tính tốc độ, thông tin và triết luận giúp cho văn xuôi giai đoạn sau 1975 trỏ' nên phong phú, có chiều sâu và ám ảnh lòng người đọc. Nhìn tong thê, sự vận động của truyện ngắn sau 1975 đã diễn ra giống như một cuộc nhận đường toàn diện và sâu sắc: từ ý thức nghệ thuật đến hành vi sáng tạo, từ tư tưởng đến thi pháp. Sự vận động ấy hướng mạnh mẽ đến nhừng nỗ lực cách tân nhằm đối mới thể loại, v ề mặt hình thức, truyện ngắn Việt Nam sau 1975 đổi mới rõ rệt nhất ỏ' ba phương diện: dạng thức cấu trúc cốt truyện, trần thuật và ngôn ngữ truyện. Những cách tân ỏ' ba phương diện ấy đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho truyện ngắn Việt Nam, thế loại vốn được xem là thể loại “cái” của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam.Từ đó thấy rõ ràng truyện ngắn đem lại hiệu quả thâm mĩ cao cho người thưởng thức và cả người sáng tác, phù họp nhất trong việc biểu hiện cuộc sống, ngày càng hấp dẫn người đọc và thu hút người viết vì khả năng co giãn và thay đổi không ngừng của thể loại. 1.2.3. Truyện ngan Việt Nam sau 1975 - Vị trí và thành tựu Sau 1975, thơ ca không tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn như giai đoạn trước mà phải nhường bước phát triển cho văn xuôi. Tuy nhiên, so với tiểu thuyết, truyện ngắn đã thực sự khởi sắc, các nhà văn đã có những tìm tòi nghệ thuật làm cho thê loại “nhỏ” có sức nén, hay nói cách khác là nó có khả năng khái quát hóa nghệ thuật đời sống theo chiều sâu. Đáng nói hơn cả là cũng chính giai đoạn này đã khắng định được nhiều phong cách truyện ngắn, tiêu biểu như Nguyễn Khải, Nguyễn Kiên, Nguyễn Minh Châu, Nguyền Huy Thiệp, Lê Minh K huê... Với phương châm nhìn thăng vào hiện thực văn xuôi thực sự khởi sắc với những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao như: Chiếc 15 thuyền ngoài xa ,cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, M ột người Hà Nội của Nguyễn Khải, Tướng về hưu của Nguyễn Huy T hiệp... Giới phê bình cùng độc giả đương thời mến mộ truyện ngắn - một thể loại thực sự có khả năng tạo dựng không khí đời sống hiện đại, thâm nhập vào thế giới nội tâm của con người và tạo nên những khoái cảm thẩm mĩ. Người ta đã dành nhừiig lời ca ngợi đẹp đẽ cho truyện ngắn: có sức sống, thăng hoa, lên ngôi... v ề hình thức, truyện ngắn sau 1975 trở nên đa dạng hơn so với giai đoạn trước. Đã tái xuất loại “truyện ngắn kì ảo” trong đó yếu tố huyễn tưởng đã nâng cao trí tưởng tượng của nhà văn, từ đó giúp bạn đọc khám phá sâu hon thực tại. Thời đại của thẩn thoại, cổ tích tuy đã qua nhưng nhà văn vẫn có thế viết loại truyện “giả cổ tích” như Nguyễn Huy Thiệp với Những ngọn giỏ Hua Tát (10 truyện). Có nhà văn tìm tòi kiếu truyện - dòng ý thức như Phạm Thị Hoài, Ngô Tự Lập,... Phải nhắc tới nhà văn Bùi Hiển, tác giả của Nằm vạ, Ma đậu năm xưa, rất cổ điển, bây giờ như hiện đại hon với Tâm tưởng, Cái bóng cọc trong đó yếu tố dòng ý thức và tượng trưng nổi lên rất rõ. Cái mới mẻ của truyện ngắn sau 1975 chính là ở cách nhìn nhận, cách tiếp cận con người và hiện thực đời sống, khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp. Mặt khác, truyện ngắn thời kì này mang tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường. Nói một cách hình ảnh truyện ngắn Việt Nam sau 1975 giống như cô gái có nhan sắc đến độ chín, đằm thắm và tròn đầy. Đứng ở cuối thế kỉ XX nhìn lại thành tựu văn học dân tộc, sẽ thấy một phần tư thế kỉ cuối cùng, góp vào những tác phấm văn học có giá trị cho kho tàng văn hóa văn học có truyện ngắn. 1.3. Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 1.3. 1. Vài nét về tác giả và quả trình sáng tác 1.3.1.1. Vài nét về tác giả 16 Nguyễn Khải tên đầy đủ là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ngày 3 -1 2 -1930 tại Hà Nội. Nguyễn Khải là con của vợ lẽ, sớm chịu thân phận bị “khinh miệt, rẻ rủ n g ” do quan niệm “vợ lẽ con thêm ” và do tính cách lạnh lùng của người cha. Suốt thời tuổi nhỏ Nguyễn Khải sống trong cảnh buồn tủi, lúc ở với mẹ đẻ, khi ở với mẹ già, khi sống đậu nhà anh cả cùng cha khác mẹ. Nhiều lần bị lăng nhục, bị đố oan là ăn cắp tiền bạc. Năm mười hai tuối, Nguyễn Khải từ Hải Phòng lên Hà Nội trú trong căn gác chật hẹp. Ba mẹ con sống chật vật, đã có lúc người mẹ nghĩ đến cái chết với hai con cho thoát khố. Mãi về sau này ông vẫn không sao quên được cảm giác bị thương tổn và nỗi hờn giận đã gặm nhấm tâm hồn ông nhừng năm tháng đó: “Tưởng là con ông cháu cha hóa ra không phải, chỉ là con thêm con thừa. Bao nhiêu mộng mơ của một thủa ngây thơ, phút choc mat sạch. Cải sự thật về thân phận qua môi thảng ngày lại tuột ra một lớp vỏ, rút lại cái lõi của nó không đảng một xu. Chăng là cải gì ở cõi đời này. Là một thằng ăn cắp! Lại ghẻ lở, bân thỉu, bị căm ghét còn khá, bị khỉnh rẻ mới thật n h ụ c” [15, tr.200]. Nhưng chính hoàn cảnh cay đắng ấy đã làm bừng dậy ở ông ý thức vê nhân phâm và ý chí sông đê khăng định mình: “Vậy thì phải sông. Song bằng cải nhẫn nhục, cải chịu thương chịu khó, không giây phút nào được buông lơi, không giây phút nào được tự huyễn hoặc. Song cho hết cái cỏ thê có của mình rôi đời sẽ giúp mình sau ” [15, tr.201]. Cách mạng tháng Tám đến, ông tìm được niềm hạnh phúc lớn nhất của đời mình, được trả lại tư cách làm người, được chọn con đường viết văn để thực hiện một cách sống, tạo dựng uy tín, danh dự. Đây là con đường đê ông đền đáp cách mạng và rủa sạch nỗi nhục bị chính nhũng người ruột thịt hắt hủi, bạc đãi. Đầu năm 1947, ông gia nhập đội tự vệ. Năm 1950 ông vào quân ngũ. 1951 làm công tác tuyên huấn ờ Phòng chính trị Liên khu III. Năm 1952 làm 17 thư kí tòa soạn tờ Chiến sĩ của Liên khu III. Bước ngoặt quan trọng nhất đối với ông xảy ra năm 1951, ông được Trung đoàn cử đi học một lớp nghiên cứu văn nghệ ngắn hạn mà Nguyễn Khải tùng nói: “đây là cái mốc quan trọng trên chặng đường dẫn dến nghề văn của tôi” và cuối khóa học ông cho ra đời truyện ngắn Ra ngoài được đăng báo. Năm 1955, ông về Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nhiều năm ông tham gia Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, từng được bầu là đại biểu Quốc hội khóa VIII. Năm 1975, ông cùng gia đình chuyển vào sống ở thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 15 -1 - 2008, ông mất tại bệnh viện thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tim. Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh: “cải ỉỉ lịch đặc biệt của anh khiến anh hình như có hai con người trong một con người, có hai vùng thâm m ĩ trong một thế giới nghệ thuật. Trong ông cỏ sự pha trộn giữa hai dòng máu: “dòng máu của lớp cùng dân từng bị giày xéo, lãng nhục ” sẽ ỉn vào nhừng lời văn “khi thì uât hận, khi thì xót xa —một thứ văn như thê giải oan, như đê đòi nợ, như để trả thù Còn dòng máu của tầng lớp thượng lưu lại sinh ra một Nguyễn Khải: “thích nói chuyện sang, thích nói giọng sang, dùng văn chương đê phô bày cải hào hoa, lịch lãm ”, “am hiếu và đồng cảm với giới thượng lưu của Hà Nội x ư a ”, trân trọng nếp sống thanh lịch, bản lĩnh cá nhân, cốt cách tự do - nhừiig cái làm nên nét văn hóa đặc thù của đất đế đô [15, tr.201-202]. Có lẽ cũng bởi thế mà thế giới ngôn ngữ nghệ thuật Nguyễn Khải sau 1975 cũng rất đặc trưng. 1.3.1.2. Quả trình sảng tác của Nguyên Khải Nguyễn Khải là một nhà văn có quá trình vận động và biến đối trong quan niệm nghệ thuật cũng như phong cách sáng tạo. Trong một lần trả lời phỏng vấn, ông thừa nhận: “Từ 1955 đến 1978 tôi sảng tác theo một cách, từ 1978 đến nay theo một cách kh á c” [15, tr.203]. Hành trình sáng tác của 18 Nguyễn Khải tiêu biêu cho quá trình vận động của văn học dân tộc hơn nửa thế kỉ qua. Là nhà văn xông xáo, luôn bám sát thời sự, ông nổi bật ở khả năng phát hiện vấn đề, phân tích tâm lí sắc sảo. 'p- Giai đoạn trước 1978 Nguyễn Khải từ viết báo, sau đó viết văn, qua quãng thời gian khá dài loay hoay thử bút, năm 1957 tên tuối Nguyễn Khải thực sự được công chúng biết tới qua phần đầu của tiểu thuyết Xung đột. Tác giả thừa nhận: “Với Xung đột, tôi bắt đầu ý thức về chức năng người cầm bút và thực sự bước vào con đường viết truyện”. Mối quan tâm chung của nghệ thuật thời điêm này là các vấn đề thời sự - chính trị. Và Nguyễn Khải đã hăm hở nhập cuộc trong tư cách nhà văn - nhà hoạt động xã hội, dùng sáng tác đê tham dự vào cuộc đấu tranh xã hội. Các trang viết ông tập trung vào hai mảng đề tài: đề tài nông thôn và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đề tài chiến tranh cách mạng. - Thứ nhất, mảng đề tài nông thôn và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Ngay từ buôi đầu cầm bút, Nguyễn Khải đã thê hiện rõ một bản lĩnh nghệ thuật với một tinh thần chiến đấu bằng một tiếng nói sắc sảo. Điều này thể hiện ngay từ Xung đột ra mắt lần đầu tiên trên Văn nghệ quân đội. Tác phẩm là cuộc đấu tranh khẳng định con đường xã hội chủ nghĩa ở một vùng nông thôn, các thế lực phản động đội lốt tôn giáo, lợi dụng lòng tin thơ ngây của nhiều giáo dân, lôi kéo, kích động họ chống lại chính quyền cách mạng bằng nhiều thủ đoạn. Nhan đề tác phâm cũng là chủ đề chính: xung đột giữa hai hệ tư tưởng “cách mạng - phản cách mạng”. Xung đột giàu tính chiến đấu, là tiếng nói sắc sảo phê phán những mưu đồ phản cách mạng, cảnh tỉnh sự mê muội của con người. Năm 1960 với sự ra đời của tập truyện ngắn Mùa lạc, đây là sản phẩm của chuyến đi thực tế ở nông trường Điện Biên, Nguyễn Khải nồng nhiệt 19 khăng định vẻ đẹp của nhừiig người lao động kiêu mới, cuộc sống hồi sinh kì diệu: vết thương chiến tranh trên da thịt đất đai được chữa lành, hạnh phúc mỉm cười với các số phận bất hạnh, con người hướng đến tương lai bằng cảm giác tin yêu, thanh thản giữa sự khích lệ, đùm bọc của tập thê. Nhà văn muốn khái quát quá trình vận động tích cực của đời sống cách mạng, sự hình thành nếp sống mới, đạo đức mới. Đồng thời thói háo danh, sự ích kỉ, dù ngụy trang kĩ lưỡng đến đâu cũng bị ông vạch ra thật sắc sảo (Chuyện người tô trưởng máy kẻo, M ột cặp vợ chồng). Từ đầu thập kỉ 60 trở đi, Nguyễn Khải soi chiếu vào các quan hệ cụ thể giừa cá nhân với cộng đồng và nhanh chóng phát hiện ra nhiều điều bất ổn như trong Tầm nhìn xa, Hãy đi xa hơn nữa, Chủ tịch h uyện... Nguyễn Khải vừa có ý thức miêu tả bộ mặt đầy sức sống của nông thôn miền Bắc vừa tỏ thái độ không khoan nhượng với những biểu hiện tiêu cực không mang tinh thần chủ nghĩa xã hội. - Thứ hai, mảng đề tài chiến tranh cách mạng Sản phẩm trực tiếp tù' những chuyến đi hối hả ở các tuyến lửa, các vùng trùng khơi là các tập kí sự: Họ song và chiến đẩu (1966), Tháng Ba ở Tây Nguyên (1976), Ra đảo (1970), Đường trong mây (1970), Chiến s ĩ (1973). Đây là nhừiig tác phâm nóng hôi tính thời sự, bám sát các sự kiện lớn trong cuộc sống chiến đấu của dân tộc. Hiện thực khốc liệt được nhà văn dùng làm phông nền đê khắc họa nối bật vẻ đẹp của con người việt Nam: lòng yêu nước, tinh thần kỉ luật, niềm khát khao khang định phâm giá trước kẻ thù, tỉnh táo trong nhận thức, thông minh trong hành đọng và đúc kết tính kiên nhẫn, khiêm nhường. Nhiệt hứng ngợi ca, khắng định rõ ràng làm cho các trang viết chiến tranh của Nguyễn Khải thiếu đi cái chân thực góc cạnh, cái dữ dội khốc liệt của các số phận làm nên chiều sâu hiện thực đời sống. Chính yếu tố này tạo cho nhân vật một vẻ đẹp sắc sảo, hấp dẫn vì nó giúp soi chiếu chân thực 20 hơn các giá trị của tập thê, các mối quan hệ tất yếu và không tất yếu giữa cá nhân và cộng đồng. Như vậy có thể thấy trước 1978 sáng tác của Nguyễn Khải đem lại ấn tượng về một ngòi bút văn xuôi có khuynh hướng chính luận với một cái nhìn tỉnh táo, sắc lạnh, nghiêm ngặt, phân lập đơn chiều, luôn khai thác hiện thực trong thế xung đột, đối lập giữa cũ - mới, ta - địch, tốt - xấu, tù' đó khẳng định xu thế vận động từ bóng tối ra ánh sáng của cuộc sống mới, con người mới. > Từ 1978 về sau v ẫ n là cây bút năng no, sung sức, Nguyễn Khải liên tục xuất hiện trên văn đàn với nhiều thể loại: kịch (Cách mạng, Khoảnh khắc đang sống, Hành trình đến tự do), bút kí, tạp văn, tiểu luận (Chuyện nghề), truyện ngắn (tập M ột người Hà Nội, Hà Nội trong mắt tôi, Sư già chùa Thắm, Ông đại tả về hưu...), tiêu thuyết (Cha và con và...,Gặp gở cuối năm, Thời gian của người, M ột cõi nhân gian bẻ tỉ, Thượng để thì cười...). Hai thể loại tiếu thuyết và truyện ngắn tiêu biểu cho sáng tác giai đoạn thứ hai của Nguyễn Khải. Riêng về truyện ngắn, ở giai đoạn sáng tác thứ hai này truyện ngắn của Nguyễn Khải có nhiều khởi sắc, tuy ông không thuộc số cây bút thực sự tạo ra bước đột phá the loại nhưng thế giới phong phú trong sáng tác của ông với nhừng cảnh ngộ cá biệt, những hành trình, những cuộc vật lộn kiên cường của con người với bao hoàn cảnh để bảo vệ một niềm tin cá nhân, những cá nhân với bảng giá trị tự nó xác lập cho nó. Mỗi truyện như một phát hiện cảm động về con người và tất cả đều nhằm trả lời cho câu hỏi khắc khoải suốt cuộc đời cầm bút: con người là ai? Khung thê loại hoàn toàn truyền thống nhưng cách nhìn, cách lí giải con người và hiện thực thì ngả han về tinh thần hiện đại. Ông đặt con người vào các mối quan hệ đời thường để quan sát tư cách làm người của nó và nhận ra chính cái đa đoan, đa sự trong bản chất tinh thần của con người làm nên vẻ đẹp của cuộc sống, nhận ra trong số phận cá nhân, yếu 21 tố may - rủi có vai trò rất lớn. Ở giai đoạn này, do đòi hỏi của hoàn cảnh lịch sử và thị hiếu công chúng, văn học sau 1975 có nhiều biến đối. Sáng tác của Nguyễn Khải ngả dần sang cảm hứng triết luận và có sự quan tâm đến số phận cá nhân trong cuộc sống đời thường với một giọng văn đôn hậu, trầm lắng, nhiều chiêm nghiệm. Chủ nghTa đề tài mất ỷ nghĩa khi quan niệm về hiện thực được mỏ' rộng. Thay vì coi trọng biến cố lịch sử, văn học lấy con người làm tâm điếm khám phá, ngòi bút Nguyễn Khải như trẻ lại với niềm say mê “cải hôm nay ngôn ngang, bộn b ề ”. Ông chiếm lĩnh nhiều vùng đất mới mà vùng đất nào cũng đê ông không ngùng trăn trở về số phận con người, giá trị con người. 1.3.2. Một số đặc điếm truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 Trước 1975, các tác phâm đều có chung khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn, văn xuôi đã dụng nên bức tranh hoành tráng về lịch sử, tái hiện một thời kì bi hùng của dân tộc. Sau 1975 là mốc son lịch sử đánh dấu thời kì đổi mới, thời kì độc lập thống nhất của dân tộc. Đằng sau hòa bình là những vấn đề sau chiến tranh được đặt ra trên mọi lĩnh vực của đời sống, kể cả văn học. Cùng với sự biến đối chung của nền văn xuôi sau 1975, truyện ngắn của Nguyễn Khải đã có những đôi mới nhất định, ngòi bút hướng vào đời sống thế sự, nhân sinh với những chi tiết sinh hoạt đời thường, nhỏ nhặt để khai thác triệt đê “cái hằng ngày” vốn rất đa dạng, phong phú, bắt nhịp kịp thời và vừng chắc vào cuộc sống mới. Cùng với Ben quê của Nguyễn Minh Châu, Mùa lả rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải có Gặp gỡ cuối năm và Thời gian của người. Nhận định chung về văn xuôi giai đoạn này, Giáo sư Phan Cự Đệ cho răng: “Truyện ngắn và tiêu thuyêt đi sâu hơn vào đời sống thế tục, cuộc song hàng ngày bình thường của con người với nhiêu vân đề ngôn ngang, giải quyêt tôt hơn môi quan hệ cá nhân và cộng 22 đông, con người công dân, con người xã hội và con người tự n h iên” [5, tr.361]. Chính ở phương diện đời tư thế sự Nguyền Khải đã đem đến cho nền văn học giai đoạn này nhừng trang viết mới mẻ và sâu sắc. Đi sâu vào thể loại truyện ngắn của Nguyễn Khải sau 1975, có thể nhận thấy có nhiều sự đôi mới về cốt truyện, nhân vật, giọng điệu và cảm hứng, đặc biệt là ở phương diện ngôn ngữ nghệ thuật. 1.3.2.1. Cốt truyện Cốt truyện là một phương diện nghệ thuật của tác phâm tự sự. c ố t truyện thể hiện tài năng, phong cách và quan niệm nghệ thuật của mỗi nhà văn trong thời kì nhất định của lịch sử. Đi sâu nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 ta thấy hầu hết cốt truyện không chú trọng đến xung đột mà chỉ là diễn biến bình thường của đời sống, tái hiện cuộc sống trong dòng chảy tự nhiên, dung dị ở những tầng sâu của nó. Ở đó có khi là con người, là những mảnh đời cũng có khi là vụn vặt lắp ghép với nhau để thể hiện những chiêm nghiệm, nhừng vốn sống của tác giả trước cuộc đời. Có thể nhận thấy trong truyện ngắn của Nguyễn Khải sau 1975 có hai dạng cốt truyện sau: Cốt truyện có mô hình như một cuộc họp, kết thúc truyện là kiếu kết thúc mở Rất nhiều truyện ngắn của Nguyền Khải có cốt truyện như vậy. Nhà văn đưa ra những vấn đề cụ thể về lối sống, đạo đức, nghề nghiệp, quan hệ gia đình và xã hội, những truyện đi qua và truyện hôm n ay .. .đế cùng bàn bạc chiêm nghệm, suy ngẫm từ đó đưa ra những triết luận, triết lí cụ thê. ơ loại cốt truyện này, tham gia trong truyện thường có ít nhất từ hai nhân vật trở lên và hầu hết các tác phẩm nhà văn đều xuất hiện với tư cách là người tham gia trực tiếp đê bàn về các vấn đề đó. Côt truyện dựa vào những sô phận đời tư 23 Sau 1975 con người trở về với cuộc sống đời thường, đối mặt với bao vấn đề phức tạp, bộn bề của cuộc sống thường nhận. Điều này đòi hỏi văn học phải có cách nhìn nhận mới về cuộc sống hiện thực. Hòa chung dòng chảy văn học “Từ cuộc chiến đẩu cho quyền sống của cả dận tộ c ” chuyên sang “Cuộc chiến đầu cho cuộc sống của từng người”, truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kì này tràn ngập các truyện ngắn đời thường, tiếp cận cuộc sống bằng cách đi sâu vào các vấn đề tưởng như rất đơn giản, bình thường từ đó phân tích khám phá, chiêm nghiệm nó ở bề sâu, bề xa và nâng vấn đề lên như nhừng vấn đề chung, vấn đề đáng phải quan tâm. Tóm lại, dù cốt truyện được xây dựng theo mô hình nào thì truyện ngắn Nguyễn Khải đều có kiêu cốt truyện không biến cố, không xung đột gay gắt, không có cao trào, cũng không có kết thúc tự như những dòng chảy tự nhiên như vốn có của nó. 1.3.2.2. Nhân vật Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định. Thực chất đi tìm hiểu tác phẩm là tìm hiêu vê nhân vật. Nhân vật tư tưởng Nguyễn Khải từng quan niệm: “nghệ thuật là khoa học thế hiện lòng người, là lịch sử của lòng ngư ờ i”. Nhà văn quan tâm đến diễn biến tư tưởng bên trong con người, nên nhân vật của ông không phải con người ta dê có thê nhìn thấy tốt hay xấu mà thường gắn với tư tưởng. Khi khám phá đời sống tinh thần của con người ông luôn tỏ rõ khả năng phân tích tâm lí sắc sảo, am hiểu các ngõ ngách tinh vi của tâm lí con người. Vì muốn bộc lộ tư tưởng, nhân vật Nguyễn Khải dù già hay trẻ, dù nông dân hay bộ đội, dù ta hay địch, dù người trần tục hay kẻ tu hành họ đều là những người tài giỏi về lẽ, thông minh sắc sảo có trí tuệ, có khả năng thu phục lòng người. 24 Nhân vật loại hình Đây là loại nhân vật thể hiện tập trung các phẩm chất xã hội, đạo đức của một loại người nhất định trong một thời. Sau 1975, trong truyện ngắn Nguyễn Khải loại nhân vật này không nhiều vì ỏ' giai đoạn này nhà văn tập trung đề cập đến số phận con người trong đời thường, quan tâm đến những vấn đề có tính triết lí nhân sinh. Neu ỏ' giai đoạn trước, nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Khải chủ yếu được soi chiếu trên bình diện giai cấp và cuộc sống tập thê. Thì sau 1975, nhân vật thường mang tư cách con người lịch sử, con người thời đại, con người cá nhân. Nhìn chung, trước và sau 1975, nhân vật của Nguyễn Khải đều là nhừng con người thông minh, sắc sảo, hay triết lí, thích đối thoại. Trước đổi mới, vấn đề mà nhà văn quan tâm thuộc về đời sống cách mạng, tu tưởng chính trị, bởi thế mà nhân vật của ông chủ yếu được soi ngắm, thể hiện trên bình diện con người chính trị hơn là tư cách con người cá nhân trong đời thường, con người của đời sống thế sự. Từ 1975 về sau, nhân vật của Nguyễn Khải thay đổi với kiểu loại nhân vật mới được soi ngắm, định giá từ bậc thang giá trị khác - những giá trị bền vững về nhân cách, về lối sống. 1.3.2.3. Giọng điệu và cảm hứng Giọng điệu đa thanh, phức tạp Khảo sát văn xuôi sau 1975, người đọc nhận thấy giọng điệu chủ âm trong sáng tác thời kì này là giọng điệu đa thanh, phức tạp. Xuất phát từ quan điếm sáng tác chuyến từ cảm hứng sử thi và lãng mạn sang góc độ đời tư thế sự , nhìn nhận con người và cuộc sống ở nhiều chiều, vì thế giọng điệu trần thuật của tác giả cũng chuyên từ đơn giọng sang đa giọng thể hiện rõ ràng trong truyện ngắn của Nguyền Khải sau 1975 đó là các truyện ngắn như: Một người Hà Nội, Sư già chùa Thẳm và ông đại tá về hưu, Đời khô... Giọng điệu trâm lăng 25 Nếu như ở chặng trước, giọng văn Nguyễn Khải thường sôi nôi hào hùng tập trung ca ngợi cuộc sống mới, ca ngợi chủ nghĩa xã hội, ca ngợi cuộc sống làm ăn tập thế, thì ở giai đoạn này giọng điệu trong các sáng tác của ông như trầm nắng xuống. Điều này cũng dễ hiêu bởi cảm húng tà' ngợi ca, khẳng định sang cảm hứng chiêm nghiệm, phân tích và suy tư. Đây cũng là một trong những giọng điệu chủ đạo trong các truyện ngắn của Nguyễn Khải sau 1975. Tính trầm lắng trong truyện ngắn của Nguyễn Khải sau 1975 được thể hiện dưới nhiều sắc thái cụ thê. Có khi âm trầm ấy được bộc lộ khi nhân vật nghĩ về cuộc sống êm đẹp, hạnh phúc trong quá khứ sau đó trở về với thực tại phũ phàng, buồn tẻ như trong truyện Mẹ và các con, cũng có khi giọng trầm lắng khi nhân vật lựa chọn cuộc đời như trong truyện Một người Hà Nội, Đàn bà ... Hay là giọng điệu trầm lắng đọng trên những câu triết lí, những câu văn như vỡ lẽ ra điều gì mà nhân vật nhận thấy hoặc là bản thân cách chọn lựa đề tài, chủ đề nên mức độ trầm lắng trong giọng điệu có sư khác nhau. Đan xen của nhiều giọng điệu Nổi bật trong tổ chức giọng điệu của văn xuôi sau 1975 là đan xen của nhiều giọng điệu. Nhà văn không chỉ kê bằng giọng điệu của mình, bằng lời nói của người dẫn truyện mà tác giả còn hóa thân vào nhiều giọng điệu phong phú khác nhau : có đối thoại, có độc thoại, có ngôn ngữ trực tiếp, có ngôn ngữ nửa trực tiếp ... Và cũng chính sự phong phú của ngôn tả và kể trong tác phẩm văn học sau 1975 đã tạo nên sự đa dạng về giọng điệu.Trong truyện ngắn Nguyễn Khải giai điệu này có sự phức hợp giữa giọng triết lí, tranh biện thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của nhà văn đối với con người như trong tác phâm: Hai ông già ở Đồng Tháp Mười, Sư già chùa Thẳm và ông đại tả về hưu, Lính chữa chảy... Có thê thấy, ở giai đoạn này giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải mang sắc điệu mỉa mai, giễu cợt, ngậm ngùi thương cảm, tác 26 động sâu sắc đến người đọc Tóm lại, Nguyền Khải là một trong số những nhà văn luôn muốn tìm tòi, thể nghiệm và mạnh dạn đối mới nghệ thuật. Trên đây là những nét cơ bản nhất về đặc điêm truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 về cốt truyện, nhân vật cũng như cảm hứng và giọng điệu. Tuy nhiên làm nên sức sống cho truyện ngắn Nguyễn Khải thì trọng tâm của nó nằm ỏ' ngôn ngữ nghệ thuật. Vậy thì ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 có những đặc trưng gì nối bật ta sẽ khảo sát ở phần chương hai của khóa luận. 27 Chưong 2 ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU 1975 Neu như không có âm thanh, đường nét, màu sắc thì không có âm nhạc và hội họa. Nhạc sĩ là nghệ sĩ của âm thanh. Họa sĩ là nghệ sĩ của đường nét, màu sắc. Còn nhắc đến văn chương nghệ thuật, xưa Đỗ Phủ từng viết: “Làm người thích câu văn đẹp/Đ ọc chăng kinh người chăng chịu th ô i”, Mạnh Giao cũng viết: “Yên ngâm nhất cá tự/ Neu đoạn số căn tu ” (Tìm được một chữ hay - đứt mấy sợi râu). Nhà văn chính là nghệ sĩ của ngôn từ, không có ngôn ngừ thì không thể có tác phẩm văn học, nhờ ngôn ngừ mà đã cụ thể hóa và vật chất hóa sự biêu hiện của chủ đề và tư tưởng, tính cách và cốt truyện. Tuy nhiên, theo dòng chảy của thời gian ngôn ngữ được sử dụng trong văn học nghệ thuật có nhiều sự thay đối. Văn học Việt Nam sau tù’ 1975 đã tồn tại và phát triển trong những điều kiện lịch sử và xã hội khác biệt rõ rệt so với thời kì trước, trong một thời đại, một không gian văn hóa, một ý thức nghệ thuật hoàn toàn mới. Nhãn quan ngôn ngừ giai đoạn này là một nhãn quan dân chủ, cởi mở. Dân chủ hóa thấm sâu và được thể hiện ở nhiều cấp độ và bình diện của đời sống văn học. Trên bình diện ý thức nghệ thuật đã có những biến đối quan trọng cũng theo hướng dân chủ hóa của các quan niệm về vai trò, vị trí và chức năng của văn học, nhà văn và quan niệm về hiện thực. Neu như văn học giai đoạn trước, chịu hoàn cảnh của hoàn cảnh thời chiến đã tập trung vào nhiệm vụ giáo dục con người mới, con người cộng đồng. Sau 1975 ỷ thức nghệ thuật bắt đầu với việc lấy con người làm tâm điếm soi chiếu lịch sử. Con người từ điêm nhìn lí tưởng hóa được đặt vào điêm nhìn thê sự, đời tư. Từ cái nhìn một chiều đến cái nhìn nhiều chiều, biên độ hiện thực được mở rộng, khả năng 28 chiếm lĩnh đời sống của văn xuôi tăng lên. Vai trò của chủ thê nhà văn cũng tăng lên, năng lực sáng tạo “sáng tạo” được coi trọng hơn năng lực “phản ánh”. Những nhà văn có cá tính đều ý thức mình như một nghệ sĩ ngôn từ. Tất cả những yếu tố đó chi phối cách lựa chọn và sử dụng ngôn từ các nhà văn giai đoạn này, trong đó có Nguyễn Khải. 2.1. Ngôn ngữ kể chuyện Mỗi tác phẩm văn học đều là thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm. Ke chính là một hành vi trần thuật, và theo nghĩa rộng là một tinh thê hư cấu, bao gồm người trần thuật và người nghe ke. Ke chính là cái văn bản trần thuật bao gồm không chỉ hành ngôn trần thuật do người trần thuật phát ngôn mà còn gồm cả những ngôn ngừ do các vai nói ra và những ngôn ngữ do người trần thuật trích dẫn. Do đó ngôn ngữ người kể chuyện là yếu tố đầu tiên cần phải khảo sát. Theo Từ điến văn học: “Ngôn ngừ kế chuyện là ngôn ngữ của tác giả hoặc nhân vật được tác giả dùng kê lại câu chuyên trong tác phâm tự s ự ” [7, tr.212]. Ngôn ngữ kể chuyện là phương tiện góp phần thể hiện chủ đề, tư tưởng tác phâm, nêu bật tính cách nhân vật, khêu gợi trực tiêp ở người đọc một cảm nhận nhất định đối với những con người và sự kiện được miêu tả. Đồng thời đóng vai trò chủ yếu trong việc dẫn dắt truyện hình thành, phát triển và kết thúc câu chuyện. Sức chinh phục của truyện ngắn Nguyên Khải những năm gân đâv là do nghệ thuật kế chuyện”. Trong sáng tác của Nguyễn Khải, ông luôn sử dụng một “ngôn ngữ trí tuệ, sắc sảo, sẵn sàng đảnh thăng vào đoi phương không kiêng nê, săn sàng phơi trần ra ảnh sảng thứ mặt nạ giả dôi, một thứ ngôn ngữ mang tỉnh chiên đâu chân thật, khách quan ” [5, tr.42]. Bên cạnh đó, nhìn chung sức hấp dẫn trong ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Khải được thế hiện trên nhiều cấp độ khác nhau. Qua ngôn ngừ kế chuyện, nhà văn nhập 29 sâu vào nhân vật đê khám phá chiều sâu tâm hồn, khám phá hiện thực của lòng người. Ngôn ngữ kể chuyện đa thanh, phức tạp, giàu chất trí tuệ, từ đó giúp bạn đọc chiêm nghiệm về cuộc sống qua những triết lí, triết luận. Đúng như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nói: “Moi lần đọc Nguyễn Khải, tôi cứ tin rằng thế nào trí khôn của mình cũng được mở mang thêm một điều gì 2.1.1. Ngôn ngữ kế chuyện sắc sảo, tinh tế Nguyễn Khải từ lâu đã chú ý đến cái cái độc đáo của cá tính sáng tạo, vì vậy nhà văn sớm định hình cho mình một phong cách riêng và ngày càng tỏ ra có bản lĩnh nghệ thuật. Sau 1975, truyện ngắn Nguyễn Khải the hiện một lối viết với ngôn ngừ sắc sảo, tinh tế khi đi sâu vào những vấn đề hiện thực của đời sống con người. Ngòi bút của ông đã đi sâu vào từng ngõ ngách của cuộc sống, len lỏi vào từng mối quan hệ, từng gia đình, từng con người. Truyện ngắn “ Đàn bà ” viết về sự tan võ' của một mái ấm gia đình.Viết về nỗi đau đớn ấy, Nguyễn Khải đã xoáy sâu vào cái căn cớ của sự tan vỡ đó. Lưu - một cảnh sát hình sự khỏe mạnh, đẹp trai cùng một người vợ đẹp, một đứa con thông minh vốn là niềm khao khát của bao nhiêu bạn bè. Nhung đằng sau cái vẻ bề ngoài ấy là cuộc sống buồn thảm của gia đình Lưu, hai người sống trong cái thế giới: “lạc lõng” và “trống rỗng”. “Từ mấy năm nay, chị (người vợ) có một gương mặt rất lạ, không vui, không buồn cũng không giận. Như mặt tượng. Vừa là người vợ. Vừa là người lạ Nguyễn Khải đã khá tinh tế khi lật giở và phản ánh những mặt trái trong cuộc đời, ấn sau cái “gương mặt” ấy của chị vợ chính là giá trị cuộc sống bị chính chủ nhân trong gia đình đánh rơi mất. Hạnh phúc, gia đình tan vở bởi con người ta quá coi trọng vật chất, quá coi trọng đồng tiền. Bằng ngôn ngữ sắc sảo với ngòi bút biến chuyển linh hoạt, trong tác phâm Nguyễn Khải đã cố tình đưa chi tiết hai gia đình trong thế đối sánh: một bên là gia đình người chiến sĩ công an và một bên là gia đình tên tội phạm 30 Tích híp. Gia đình Lưu tan vỡ vì người vợ không chịu được cuộc sống khó khăn, từ đó nhân vật của mình tự nghiền ngẫm và đưa ra nhận xét: “đàn bà đều tham tiền hám vui và cạn nghĩ như nhau cả Nhưng khi gặp vợ Tích híp và chứng kiến cách hành xử của chị, anh ta phải thay đối cách nhìn của mình: “lời nói dịu dàng, cung cách con nhà gia giảo mà chịu làm vợ một thằng tướng cướp ư? Vợ con như thế, trời đãi đến thế mà không chịu làm người đoàng hoàng thật là uông quá, lại một thăng đàn ông ngu quá. Cũng như đã có những con đàn bà hết sức ngu... [11, tr.477]. Đây cũng chính là một yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn cho truyện ngắn của Nguyễn Khải trong Ông cháu, Cái thời lãng m ạn,...vầ ở nhiều truyện ngắn khác, nhò' có ngôn ngữ kể chuyện sắc sảo tinh tế mà nhà văn đã miêu tả thành công nhũng cảm xúc, tâm trạng và chiều sâu của thế giới nội tâm nhân vật. Qua đó người đọc hiểu được tính cách, cảnh ngộ, số phận, tâm lí nhân vật cũng như những chủ đích nghệ thuật mà tác giả muốn truyền đạt. Trong Ông cháu là bước chân ra đi của một người ông tự cảm thấy mình già yếu và đã trở thành gánh nặng cho đứa cháu mồ côi vừa tìm thấy việc làm ở chôn thành thị: “ông nó bước đi chân nhon nhót, đi một quăng lại quay lại nhìn nó, miệng hơi cư ờ i”. Từ một vùng quê nghèo Thanh Hóa, hai ông cháu ra Hà Nội kiếm sống, lo cho sự sống bằng cách đi ăn xin nhưng ông vẫn nghĩ rằng “xỉn ăn ở tỉnh thành bữa ít bữa nhiều vân cứ no hơn ở trong quê, lại có hi vọng đôi đời, biêt đâu đấy họa phúc đều là những việc lớn cỏ ai biết được trước bao g iờ ” [12, tr.237].Và trong một tuần lễ người ông đều đi từ rất sớm và lảng vảng trở về lúc thằng nhỏ dọn hàng. Khi thấy đêm nào ông cũng ho, cháu hỏi thì người ông lại cười và nói: “Người già ban đêm thường hay ho, ai chả th ê ”, rôỉ “Người già thì phải ốm chứ? ”, “Ồm rồi sẽ khỏe đừng có lo cho ông mà bỏ việc” [12, tr.245]. 31 Có thê thấy cái tinh tế, sắc sảo của Nguyễn Khải ở đây chính là ông đã nhìn ra cái khó khăn của cuộc sống hiện tại tuy nhiên vẫn không ngừng kì vọng vào sự đổi đời ở tương lai. Nhân vật người ông trong truyện dù đã cao tuổi nhưng là người rất giỏi lí lẽ, những điều ông nói ra đều làm cho người cháu yên tâm về ông, về cuộc sống và hi vọng vào tương lai tươi đẹp. Tất cả đều tập trung thê hiện một nhân cách cao thượng giàu đức hi sinh, một lối sống không muốn phiền lụy vào người khác và không muốn làm gánh nặng cho người mà ông yêu quý. Có thế thấy ở giai đoạn này Nguyễn Khải đi sâu theo xu hướng đi gần với cuộc đời. Ngôn ngữ sắc sảo, tinh tế của Nguyễn Khải vừa có cái thâm trầm, nhân hậu của tuổi già, vừa có cái góc cạnh, trải đời của một người từng quen xông pha, lăn lộn. Nhìn chung, tác phẩm của Nguyễn Khải đều mang ý nghĩa nhân văn cụ thê, sức hấp dẫn trong sáng tác của Nguyễn Khải là ở đó. 2.1.2. Ngôn ngữ kê chuyện khách quan lạnh lùng, tỉnh táo Sau 1975, nếu như Nguyễn Minh Châu phản ánh đời sống một cách chân thật, hiện thực và tỉnh táo bằng cách xây dựng con người cá thể, cụ thể chứ không chung chung như giai đoạn trước. Trên cơ sở hiêu được quan điêm nghệ thuật của nhà văn và tác phấm Chiếc thuyền ngoài xa từ đó thấy được cái nhìn nhân đạo của nhà văn đã phát hiện ra những cái bên trong lấm láp của đời thường đó là một vẻ đẹp lấp lánh tình mẫu tử, sự can đảm và lòng bao dung của một người phụ nữ. Đó chính là cái đích mà người nghệ sĩ cần phải “đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch s ử ” [16,tr.320] đê kiếm tìm, ngợi ca, nâng đỡ. Còn đến với Nguyễn Khải, tiếp tục mạch phân tích sắc sảo vốn có tù' Xung đột, ngòi bút Nguyền Khải cũng phanh phui tất cả những cái phức tạp, khó khăn của quá trình xây dựng cuộc sống mới. Ông nhìn ra nhừng phẩm chất đang hình thành và cũng nhìn thấu cả những cái cũ lạc hậu trong cuộc sống. Vì thế cùng với việc chăm lo cho cái tốt, tác phâm Nguyễn 32 Khải cũng đặt ra nhừiig vấn đề cần thiết cần phải hiêu được tất cả những sự rắc rối của con người, những ảnh hưởng rơi rớt của những tư tưởng lạc hậu, nhừng thói xấu cản trở, trái với đạo đức xã hội chủ nghĩa. Ông đi sâu thắng thắn phê phán những nhân vật tiêu cực, ít nhiều còn bị ảnh hưởng của tư tưởng cũ lạc hậu, ông không ngần ngại chỉ ra thói ích kỉ hẹp hòi của những nhân vật đó, cụ thê là những con người trong xã hội bây giờ. Khi miêu tả nhân vật Tuy Kiền trong Đủ vẻ ngòi bút của nhà văn thật xuất sắc khi thê hiện chính xác nét tính cách điên hình của một anh nông dân giàu đầu óc tư hừu. Cái khôn ngoan, lọc lõi của Tuy Kiền được tác giả phân tích: “Ông ta lại vừa có vẻ thật lại vừa thớ lọ tí chút, hết sức tin cân rông rãi nhưng vân chặt chẽ, đòi hỏi. Ngay những câu hỏi mà Tuy Ken dùng cũng rất đặc sãc, cỏ cả sự lê phép lân cái lõi đời, ngọt ngào lân sửng cô, bóng giỏ xa xôi nhưng trắng trợn, thô kệch ” [11, tr.598]. Nhân vật trong truyện được tác giả miêu tả tuy thông minh, tháo vát, có thành tích nhưng lại thiếu hắn lòng tin vào con người, họ là nhừiig kẻ chỉ biết yêu và chỉ sống vì quyền lợi của riêng cá nhân mình mà không hề quan tâm đến người khác. Anh hùng b ĩ vận là truyện ngắn đề cập đến tình thế mà con người và cuộc sống hôm nay đang gặp phải. Họ đã bị lạc vào một “ trận đồ bát quái” của cuộc sống, chưa tìm được lối thoát. Đó là tình cảnh của anh nhà văn và xã N. Cả hai đều lẫm liệt một thời mà bây giờ thì tội nghiệp quá”. Nhà văn thì không có độc giả: “Vậy mà bông...bông chốc bản thảo đưa tới nhà xuất bản từ nửa năm bị trá lại. Tại sao vậy?- Anh viêt chỉnh trị quá, cao siêu quá, bạn đọc sẽ khó mua ”, xã N làm cói thì không có khách mua: “Ông kể, một tháng đôi lần, môi lân mang mười cặp chiêu vào Vinh bản, nêu được mười một ngàn thì một cặp lãi năm ngàn, mười cặp lãi năm chục ngàn. Tiền tầu xe, tiền ăn đường hết một nửa. Còn lại thì mua bảy, tám chục cân ngô đem về”. Tuy 33 nhiên, dù sống có như thế nào thì tác giả vẫn hướng về phía trước “Đời sống cộng đông là vô hạn, nó có khả năng lột xác đên vĩnh viên. Chỉ mười lăm năm nữa, tôi tin chắc thế, xã N lại bước vào thời kỉ phồn thịnh mới, còn hơn cả những năm thảng oanh liệt xa x ô i” [12, tr.284]. Còn với nhà văn: “Hãy cười lên hỡi nhà văn hay ưu tư và sầu muộn, cười lên đế tiễn biệt một thời đang qua và đón chào một thời vừa tới cho dù cải thời đang tới ẩy không phải là thời của mình ” [12, tr.284]. Đó là cái lượng, lạc quan của một người từng trải, hiêu rõ thời thê và hiêu rõ mình. Từ hiện thực cuộc sống đó, ngòi bút của Nguyễn Khải đã không rụt rè mà đánh thẳng vào những vấn đề đó để độc giả cùng suy ngẫm. Nó được các nhà văn phản ánh từ chiều sâu và bề rộng của nó: “Văn học sau những bước chuyên thăng trâm mà dữ dội đang lãng đọng, đích thực hơn ”, Nguyễn Khải không ngần ngại đưa vào tác phẩm của mình những cảnh đời, những số phận dưới đáy của xã hội. Đó là nỗi buồn, là mảng tối trong bức tranh hiện thực đời sống. Hình ảnh và thân phận của hai ông cháu trong truyện ngắn cùng tên cũng là một ví dụ. Cái cảnh cùng đường lỡ bước phải trông chờ vào sự bố thí của một già, một trẻ trong truyện cũng là lẽ thường tình của một đời người, bởi “sông cỏ khúc, người cỏ lúc”. Trong Đời khô, nhân vật chị Vách cũng đem đến cho người đọc thấy được một nhân cách, một cá tính, một lối sống hi sinh về gia đinh. Chị một mình ngược xuôi nuôi bốn đứa con và ông chồng chỉ biết ăn và đọc sách báo, nhưng với chị đó lại là niềm hạnh phúc vì chị cho rằng: “người khôn nhọc lo, người dại ăn no lại nằm. Tôi mới là người sướng chứ ch ủ ” [12, tr.223]. ơ nhân vật chị Vách, bạn đọc không chỉ thấy được sự hi sinh to lớn, sự mạnh mè của chị trước cuộc sống. Nhưng đằng sau đó, người đọc thấy được những tư tưỏng lạc hậu, hạn hẹp trong tư tưởng của chị, đó chính là tư tưởng đối với người chồng trí thức “siêu đang của chị”, là tư tưởng không tiến bộ trong cách 34 dậy con, ỷ lại vào số phận, vào những tục lệ cũ. Từ đây Nguyễn Khải đặt ra vấn đề về số phận con người và hạnh phúc cá nhân. Với ngòi bút hiện thực, tỉnh táo Nguyễn Khải đi sâu lật tay, phê phán, vạch ra chỗ đúng sai của con người. Đây cũng là khía cạnh làm nên sức hấp dẫn cho sáng tác của ông. 2.1.3. Ngôn ngữ kể chuyện vừa giàu chất trữ tình vừa đậm chất triết lí Sau 1975, ngòi bút của Nguyễn Khải có chiều sâu hơn với cái nhìn hiện thực toàn vẹn hơn. Trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Khải, ngôn ngữ ke chuyện giàu chất trữ tình và đậm chất triết lí chiếm một vị trí quan trọng, bởi nó cũng mang đậm dấu ấn của tác giả. Lời kể có sức thuyết phục cao, có màu sắc cá tính và mang cảm xúc đậm đà. Là tiếng nói định hướng giúp người đọc hiểu sâu hơn về những vấn đề mà nhà văn muốn nói trong tác phẩm. Ngôn ngừ kể chuyện giàu chất trừ tình trong truyện ngắn của Nguyễn Khải được ông thế hiện thành công nhất trên những trang văn viết về cảnh sắc thiên nhiên Hà Nội: “dạo ẩy củng vào cuối thu, lá mùa thu đẹp nhất của Hà Nội, đạp xe dọc đường Nguyên Du vào buôỉ chiều nhìn lên những tản lá cây vàng rực, vừa có chút năng, vừa có chút sương và gió thôi vào mặt đã hơi lạnh. Người như nhỏ lại, mặt đường như rộng ra và các biệt thự ân mình trong vòm cây trở nên cô kính và bí â n ...” (Nghệ nhân của làng). Trong truyện ngắn Lạc thời thiên nhiên cuối đông được miêu tả rất hay và đẹp qua cảm nhận của nhân vật ông Trác, dường như nó lạnh lẽo và tái tê hơn cả: “giữa thảng chạp ta, trời toi sâm cả ngày, mưa nhỏ cả ngày và gió lạnh thôi rát mặt (...) ngày mai có thê trời không mưa nhưng chắc sẽ lạnh lăm cái lạnh khô da mặt, da tay và chắc chăn sẽ sân lên nẻ r a ” [12, tr 212]. Và lời dự báo “ngày mai có thê trời không mưa nhưng chắc sẽ lạnh lắ m ” chứng tỏ thiên nhiên ỏ' đây chứa đầy tâm trạng của ông cái giá buốt, lạnh lẽo của thiên nhiên kia phải chăng là sự lạnh lẽo, tái tê, trống trải của lòng người. 35 Nhà văn cũng thường xen vào nhừng chi tiêt tả làm ngưng đọng lời kê, tạo điểm dừng để người đọc cùng suy ngẫm và suy luận. Trong truyện ngắn Nắng chiều nhà văn lại phát hiện ra những thay đổi trong tâm hồn những người già đang được hồi sinh. Nhà văn kể về niềm vui, niềm hạnh phúc của người già bằng giọng kể - tả đan xen. Đó là câu chuyện của bà Bơ, một bà chị họ “năm nhận lời xuất giả vừa tròn bảy chục tuôi Ngôn ngừ này phát huy tác dụng khi Nguyễn Khải miêu tả cuộc sống hồn hậu, ấm cúng của đôi vợ chồng già: “Ông anh re lom khom trên ghế, cây gậy kẹp trong đùi, vừa nhìn vợ làm cơm vừa kê chuyện Đông Tây kim cô, chuyện vui và cả chuyên buồn, giọng kế ngọt ngào, âu yếm. Còn bà vợ chạy lui chạy tới, quay trước quay sau, hai bàn tay không lúc nào ngừng nghỉ, chốc lát lại quay về phía chồng hỏi một cách ngây thơ, một cách nũng nịu: lại ra thế hả ô ng?”, [12, tr.498 - 499]. Đoạn văn là một phát hiện đầy xúc động về nhu cầu hạnh phúc của nhừng con người cao tuôi, thứ hạnh phúc được Nguyên Khải phát biêu thành quan niệm để lí giải cho cội nguồn của tình yêu mà các cụ có được nhờ “mãnh lực của tình yêu ” và nhờ cái tâm tốt của những con người nhân hậu vun đẳp “các cụ không tiêu xài phung p h ỉ lúc thiếu thời ”[12, tr.498]. Nguyễn Khải là một nhà văn có bạn đọc. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh khá khách quan khi nhận xét: “Nguyễn Khải là người có tài. Có thực tài. Nhưng tài của anh ở đâu? Nỏ là thế nào? (...). Truyện gì mà toàn nói chỉnh trị, hoàn toàn bàn về thời cuộc, thời sự, toàn luận về đạo lí. Hình như không có tình yêu cho nó mùi mân, ướt át một tỉ. Nhiều truyện cũng chăng có tình tỉêt gì li kì. Vậy mà truyện nào cũng đọc được, thậm chí hấp dẫn n ữ a ” [18, tr.323]. Trước 1978, sáng tác của Nguyễn Khải thể hiện những quan niệm về giá trị của con người khi lối sống của họ gắn liền với những yêu cầu, đòi hỏi của Cách mạng. Giá trị ấy gắn liền với những chuân mực về danh 36 dự, đạo đức của cả cộng đồng, theo đó mà ngôn ngữ nghệ thuật cũng rất mực thước, đoan trang. Sau 1978, ông sáng tác trong một xu thế đổi mới chung của xã hội và văn học. Nhà văn quan tâm đến nhừng giá trị nhân văn có tính chất tổng quát, bền vững. Con người được nhìn nhận ở góc độ cá nhân, vẫn hay triết lí và bình luận nhưng nhuần nhị hơn. Nhà văn đã thay đổi cách viết, không quá quan tâm đến việc phát hiện các vấn đề nóng hổi của đời sống, nhà văn lấy cái tôi mà nghiền ngẫm, thể hiện. Neu Nguyễn Minh Châu luôn theo đuối nhừng “hạt ngọc ân giấu ” ở bề sâu tâm hồn con người qua những vỡ lẽ của Phùng và Đâu trong Chiếc thuyền ngoài xa, từ đó Nguyễn Minh Châu gửi gắm nhừng triết luận về cuộc đời, về con người: Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí. Cuộc sông luôn tôn tại những mặt đôi lập, những mâu thuân giữa đẹp — xấu, thiện - ác, thấp hèn —cao thượng... chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, chiếc thuyền cuộc đời thì ở rất gần. Người nghệ s ĩ đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời, trước khi biêt rung động trước vẻ đẹp nghệ thuật thì hãy biêt rung động trước nôi đau của con người. Vì nghệ thuật chân chỉnh là nghệ thuật phục vụ con người, cuộc đời [16, tr.331]. Nguyễn Khải luôn gắn liền với cách nhìn, quan niệm sống nhất định của mỗi cá nhân. Trước 1975, ông viết Mùa lạc, thông qua số phận nhân vật chị Đào đê triêt luận vê “sự sô n g ”, “cải ch êt”, “ở đời không có cơn đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh đế bước qua ranh giới ấ y ” thì ở giai đoạn sau Nguyễn Khải luôn đưa ra các “ vấn đề” mà ông muốn phân tích, nghiên cứu, bày tỏ và đối thoại với cuộc sống từ đó chi phối đến việc sử dụng ngôn ngừ và đưa ra biết bao chiêm nghiệm, triết lí về cuộc đời khiến người đọc phải thấm thìa. “Cái đời thứ 35 của tôi, của chủ coi như bỏ nhưng chủng ta có trách nhiệm với những đời sau. Phải dạy cho chủng nỏ biết song dũng cảm, sống vị tha và dám hi sinh cho một niềm tin mà 37 chủng thấy đủng. Các cách sống ấy rồi sẽ trở thành một truyền thống mới của dòng họ, từ đủ mới dám hỉ vọng sẽ nảy sinh những bậc nhân tài. Theo tôi, một nhân tài phải được chuân bị từ nhiều đời trước đ ó ” (Ong trưởng họ) [13, tr. 145]. Với một giọng triết lí cùng cách sử dụng ngôn ngữ tài tình, người đọc nhận ra ở đây bản lĩnh của một con người dám sống cho một niềm tin đầy trách nhiệm với thế hệ sau, khi chiêm nghiệm về cái được - mất, đúng - sai, xấu - tốt của thế hệ mình. Ông Bột trong Song giừa đám đông là người hiền lành, làm vụ trưởng nhưng thiếu uy. Ông sống giữ cái thời mà người ta đua nhau làm quan để phát tài nên mới diễn ra cái cảnh “loại bỏ lân nhau ở mọi cap. Cải nhân danh đê loại bỏ thì rất đẹp nhưng thủ đoạn đê loại bỏ thì rất tệ ” [11, tr.300].Thói đời người ta “thích làm bạn với những người sang, người mạnh, chứ ai thích đánh bạn với những kẻ hèn, hèn y ế u ” [11, tr.305]. Cách sống của ông khiến cho con cái cảm thấy ngại ngùng vì mọi người không còn kính sợ ông nữa. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào ông cũng muốn giữ cái lối sống mà mình đã chọn: “Chủng nỏ khuyên tôi nên sông theo thói quen của xã hội, những thỏi quen man rợ. Nhưng tôi vân trung thành vói cách sông của riêng tôi. Chủ cứ nghĩ mà xem, cách sổng tôn trọng đồng loại sẽ là cách song của the kỉ tớ i” [11, tr.305]. Mỗi người đều có cách sống riêng của mình nhưng họ vẫn giữ được nét riêng ấy cho dù sống giữa những cám dỗ của cuộc đời. Đó là triết lí về loi sổng của con người với những chuân mực đạo đức, xã hội. Nhừng triết lí ấy không chỉ thấy ở cuộc sống bình dị, đời thường mà nó còn được gắn với những giá trị văn hóa đạo lí có tính bền vững trong truyền thống của dân tộc. Bà cô trong Nếp nhà được coi là cái túi khôn. Trải qua bao biến động của xã hội, bà vẫn kiên trì giữ một nếp nhà tù’ dáng vẻ ngôi nhà cho đến cách sinh hoạt, nếp sống. Bà vẫn luôn giữ cho mình một sống theo bà là đúng đắn, cần thiết, bà có “cái đầu lạnh”. Vì thế, đến bay giờ đã sang tuối tám 38 mươi bà vẫn biết chối từ nhừng đồng tiền rất hợp pháp, ắt hăn phải có một tính toán khôn ngoan nào đó. Cái khôn ngoan cao siêu chứ không phải khôn vặt [12, tr.228]. Bởi lẽ đó là “mầm mong của nhiều tai h ọ a ”, bà hiếu rằng: “đồng tiền vừa là đầy tớ vừa là ông chủ, vừa là bạn đường vừa ỉà giặc cư ớ p ”[ 12, tr.235]. Bà quan niệm “càng ỉt sờ tới tiền càng tốt. Nỏ cỏ độc đẩy! Bàn tay thương vợ, bàn tay yêu con, bàn tay nắm bàn tay của bạn bè, đếm mãi tiên nhiêm độc lúc nào không hay sẽ không còn là bàn tay của người nữa [12, tr.231] Cái triết lí về lối sống của bà là một bài học vô cùng sâu sắc của một con người từng trải: “Con người ta ai cũng có phần thiện, phần ác. Muốn dưỡng thiện, diệt ác thì trong nhà phải cỏ gia pháp, ngoài xã hội phải có luật pháp. Trong gia pháp có phân truyên thông và danh dự của dòng họ, củ phân đạo đức của người trên và nghĩa vụ của kẻ dưới. Gia pháp cũng phải theo thời mà điều chỉnh, quả ngược với thời thế thì không quả khỏ theo, quả xu mị thời thế thì bỏ mất gốc r ễ ” [12, tr.234]. Chính con người biết giữ Nep nhà ấy góp phần gìn giữ vẻ đẹp, chiều sâu nhân bản của cuộc sống, để lại những triết lí về những chuân mực đạo đức có tính bền vững. Có the thấy, Nguyễn Khải cầm bút viết văn đã được nửa thế kỉ, là một nhà văn có phong cách, có đóng góp vào nền văn học hiện đại của dân tộc. Truyện ngắn của Nguyễn Khải có vẻ đẹp và sự hấp dẫn của trí tuệ, của tính vấn đề - sự phát hiện đời sống trong tính phong phú và phức tạp của nó. Nguyễn Khải có lối kể chuyện rất có duyên, biết dẫn dắt người đọc. Đặc biệt ông biết làm cho cái mờ nhạt bình thường bỗng chốc “phát sáng” lên: “Chỉ có cải tâm tôt của con người mới làm nảy nở những mâm yêu thương” (Năng chiêu); “Cải nghĩa tình thâm lặng nhỏ nhoi của môi gia đình, môi vùng đât luôn bị quên đi trong cái ồ ạt, xảo động, ngầu đục của dòng đời vân cứ là mạch nước ngầm trong suốt, vô nhiễm đế nuôi sống những tinh hoa dân tộc ” 39 (Đất kinh kì)... Văn Nguyễn Khải sinh động và luôn thấp thoáng nụ cười như chính tác giả tự nhận: “Nêu đây đó thâp thoảng một nụ cười, thì cũng phải mỉm cười hiền lành, vui một chút, nghịch một chút cho câu chuyện được đậm đà Cái nhìn của Nguyễn Khải về những giá trị lối sống trong các truyện ngắn giai đoạn sau 1975 cũng thật phong phú, đa dạng, nhà văn triết lí về nhừng giá trị ấy trong nhiều mối quan hệ khác nhau của đời sống xã hội. Và bất cứ lúc nào ông cũng luôn tỏ rõ khả năng nhận xét, ứng phó nhanh, tinh tường và thông minh. Tuy cái nhìn và cách triết lí của tác giả không phải bao giờ cũng đúng nhưng cái nhìn ấy chứng tỏ nhà văn có một năng lực hiếu biết sâu sắc về mọi giá trị của cuộc sống. 2.2. Ngôn ngữ đối thoại Đối thoại là một đặc trưng của ngôn ngữ văn xuôi, nhân vật đươc miêu tả trong sự đối mặt của nó với người khác. Có thể thấy rõ điều đó bởi những đối thoại trong tác phâm thường đem đến cho người đọc những tình huống bất ngờ và tạo được cảm giác thực của đời sống, khúc xạ qua lăng kính của nhà văn. Mặt khác trong ngôn ngữ đối thoại giữ vai trò đáng kể trong việc khắc họa tính cách của nhân vật. Vì mỗi nhân vật được nhà văn quan niệm như một ý thức, một tiếng nói, một chủ thể độc lập. Truyện ngắn của Nguyễn Khải bao giờ cũng bắt nguồn từ cuộc sống chính vì thế mà đối thoại của nhân vật bao giờ cũng sống động, chân thực, góc cạnh. Nhà văn luôn đê cho nhân vật của mình tự do thoải mái đôi thoại với nhau về tất cả mọi vấn đề trong đời sống. Nhừng cuộc đối thoại luôn diễn ra dồn dập, câu hỏi và lời đáp cứ tiếp nối khiến ngôn ngữ nhân vật cuộn xoắn, kết chuỗi tạo tâm lí và sức lôi cuốn với độc giả. 2.2.1. Ngôn ngữ đôi thoại thế hiện những căng thăng, dôn nén Nhà văn Nguyễn Khải từng tâm sự vào những năm cuối đời: “Viết văn không do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn 40 khuây của cá nhân mà viêt còn là mong muôn được trao trở vê vói cải vô hạn. Hãy tin vào lời nói của người sãp ra đi mãi mãi. Họ không còn thì giờ đê hưởng danh, hưởng lợi nữa. Họ chỉ còn một khoảng chút thời gian rất ngắn ngủi đê nói cho thật, đê bộc lộ hết những nôi u uân trong lòng mình Trước 1975, Nguyễn Khải thiên về chính luận do nhiệt hứng tham dự trục tiếp vào cuộc đấu tranh xã hội. Tin rằng nhà văn có sứ mệnh tuyên truyền các chân lí cách mạng, Nguyễn Khải hướng người đọc đến những vấn đề có ý nghĩa chính trị - xã hội, đưa họ đến những nhận thức sáng suốt. Ông không ngại thuyết lí, tranh biện với độc giả và với kẻ thù tư tưởng dù hữu hình hay vô hình, ông trình bày lí lẽ sắc bén, khúc chiết, thông minh, bằng giọng sôi nổi, hùng hồn tưởng như không cho phép ai có thể chối cãi. Từ sau 1975, màu sắc chính luận trở thành triết luận. Nhà văn trở thành người bạn đồng hành của độc giả, cùng họ chia sẻ kinh nghiệm một cách tin cậy, bình đẳng. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Khải sau 1975 thê hiện rõ điều này. Trong truyện ngắn Chủng tôi và bọn hắn diễn ra cuộc đối thoại chan chát, nảy lửa giữa nghười kể và nhân vật. Đó là cuộc dối thoại của hai thế hệ ở hai thời cuộc khác nhau. “Tôi hỏi: anh không thích nói chuyên với bọn tôi à? Nó nhè miếng xương nhăn mặt: “toàn chuyên ông này ra, ông kia vào, ông nàv lên, ông kia xuống, chuyên của các cơ quan quyên lực dính lỉu gì đến bọn cháu Quyên lực vân chỉ huy kinh tế đây anh ạ. Nó cười: “danh nghĩa là thê còn thực chât vân là tiền chỉ huy. Đông tiền lớn chỉ huy đồng tiền bẻ, chủng cháu chỉ có một ông chủ thôi, đó là thị trường, mà quy luật của thị trường thì biên mất nên dê ứng xử lắm Rôi nói hỏi, giọng xiên xỏ ‘'ông chủ của chủ là a i? ”. Tôi cũng hơi huênh hoang: “Tôi cũng chỉ cỏ một ông chủ như anh, đó là bạn đọc Nó cười rât đêu, trong hai chúng tôi nỏ mới là thằng đêu. Bạn đọc bây giờ đâu có thích văn của chủ nữa. Toàn là né, nói gì thì nói vân cứ là một cách n ẻ ” [13,tr.245]. 41 Cuộc đối thoại giữa người kê và nhân vật Lộc trong truyện là cuộc đối thoại diễn ra sự cọ xát của hai luồng tư tưởng: một bên là khăng khăng bảo vệ nhừng quan điểm chuấn mực đã có từ bao năm về cuộc sống, về nghệ thuật, còn một bên muốn đặt đồng tiền như một tiêu chí đê định đoạt mọi vấn đề. Cuộc đối thoại đan xen nhừng tiếng nói khác nhau: lời nhân vật thì tự tin, điềm tĩnh, có phần châm chọc, giễu cợt; lời người kê như tụ' biện hộ cho quan điểm của mình nhưng có lúc cao giọng, bực dọc, gay gắt khiến ngôn ngừ đối thoại căng thăng, dồn nén làm nối bật sự khác biệt giữa hai thế hệ: già và trẻ, quá khứ và hiện tại, để cùng phục vụ cho mục đích triết luận về lối sống của từng lóp người trong xã hội. Hay trong truyện ngắn Đôi đời ông viết: “Ông đang viết lách gì mà om thế? Con gái đưa mắt nhìn mẹ, mẹ đưa mắt lườm nhẹ nhìn chồng: “lúc nào chả đang viết, viết một đời mà vợ con có nhìn thấy đồng tiền, phân bạc nào, tiếng tăm cũng không c ỏ ”. Con gái vừa cười vừa bảo: “bo cháu viết “B ô n ” quả nên bọn trẻ không thích đ ọ c ”. Bà vợ nói thêm: “viêt chỉnh trị lăm, chá có tí tình cảm nào, tôi chỉ đọc được vài dòng là bỏ Tôi nói đờ cho bạn: “tôi cũng viêt chỉnh trị lăm, cũng khỏ lắm cùng một khuôn với ông nhà mà Chị Tần nói rảo hoảnh: “Vậyphải đôi cách viết đ i”...anh Tần lấy thuốc ra hút rồi nói đủng đỉnh: “lương nhà nước vân đủ sông ngày hai bừ cơm ra u ”. Bà vợ buông đũa nhìn hăm hằm: “thê vợ con ông bỏ đói à? Anh Tân vân nói băng giọng trê nài: “vợ có lương hưu, con cải đã trưởng thành, chả ai phái nuôi ai c ả ”. Bà vợ quên phắt luôn, ông khách mời hét lên: “thế thì giải tản gia đình đ i ”. Anh Tần cười mệt mỏi: “giải tản thì đi đâu bâv g iờ ” [12, tr.289]. Qua cuộc đối thoại đầy kịch tính của các nhân vật, lời đối thoại rời rạc, gay gắt trong khi mục đích đối thoại của vợ, của con gái là hướng đến sự phê phán lối sống và cách viết của chồng, của cha và chò' đợi một sự thay đổi. Còn người chồng thì cứ né tránh, dửng dưng bất hợp tác trong mục đích giao 42 tiếp. Đoạn đối thoại này cho thấy rõ ngôn ngữ của từng nhân vật. Ngôn ngữ của người vợ thì gay gắt, chua ngoa của một người đàn bà luôn nghĩ đến tiền, đến danh. Ngôn ngừ nhân vật người con gái thì hiện đại với kiểu dùng từ: “bố cháu viết “ Bôn” quá”. Còn ngôn ngừ nhân vật tôi với địa vị một người khách thì ở mức độ nhã nhặn, xã giao. Ngôn ngừ nhân vật Tần thì bất cần, không muốn họp tác. Tuy nhiên, cuộc đối thoại này không chỉ đơn thuần là việc tranh biện trong gia đình mà nhìn sâu xa hơn thì đó là cuộc tranh luận của cả một thế hệ, tranh luận của một kiêu sống, cũng chính là cuộc tranh luận trong tác giả đế tìm ra lối viết cho phù hợp với cuộc sống hiện đại. Truyện ngắn Mẹ và các con như xoay quanh vấn đề trong quan hệ gia đình: mẹ - con , vợ - chồng , bà - cháu. Chị bán nước giữ vẻ mặt cau có cho răng : “Nuôi con đế nhờ cậy lúc già, chứ ai lại tình nguyên hy sinh cả đời cho con cháu”. Chị b ảo :“Mình là con người chứ cỏ phải là con trâu con ngựa đâu , bảo lúc khỏe thì cầy thì kẻo, lúc già lúc ốm thì đế chủng đập đầu xẻ th ịt”. Còn bà lão thì rủ rỉ: “Nay mai về già chị cũng nghĩ như tôi thôi, con cái có thê quên mẹ, bỏ mặc mẹ nhưng không có mẹ nào nhờ bỏ con cải có phải có róc xương xẻ thịt nuôi con củng chăng từ. Chứ mẹ chỉ biêt lo cho cái thân của mẹ chăng hỏa ra nước mắt chảy ngược à ” [11, tr.498]. Đọc câu chuyện người đọc như thấy được một cuộc gặp gỡ với những số phận bất hạnh, với nhũng nỗi đau không ai giống ai. Trên cái phông nền của sự hòa bình, của sự no đủ hạnh phúc, của sự nhộn nhịp của cuộc sống hiện đại lại là sự xuất hiện của một bà mẹ bất hạnh, của chị hàng nước, của bà bán xôi, của vợ chồng ông bà bán bún riêu. Sự hội ngộ vô tình này đã đặt ra biết bao vấn đề phải suy ngẫm trong cuộc sống hôm nay. Nhà văn đã rất thành công khi lột tả được đặc trưng của từng ngôn ngữ nhân vật làm cho lời thoại của ngôn ngữ nhân vật càng thêm sống động. 43 , 2.2.2. Ngôn ngữ đôi thoại thế hiện nôi trăn trở suy tư Trong truyện ngắn của Nguyễn Khải, ngôn ngữ đối thoại cũng làm nổi bật lên những trăn trở, suy tư của nhà văn về thời cuộc. Trong truyện ngắn Người kể chuyện thuê: - Anh Hợp hỏi tôi: - Sắp tới định viết gỉ? - Nhiêu chuyên đế vỉêt lăm nhưng chả muôn vỉêt. - Sao thế? - M ột đời tôi viết văn đế bản cho nhà nước, nay cải nhà xuất bản của nhà nước không mua thì bán cho ai? Hợp hơi cười. - Cậu nên nghĩ lại lời mời của thằng Thụy. Bọn nó làm ăn đứng đắn đấy. - Tôi cũng biết thế chứ. Nhưng các nhà triệu phủ mới có cho phép tôi được quyền châm chọc, chế giêu họ tỉ chút không? c ỏ cho phép tôi được lên ân cách sông nào đó, một cách làm ăn trong bọn họ mà tôi không thuận mắt... - Đê tôi nghĩ lại đã, nếu không còn cách nào khác đế thoát khỏi cải đói thì tôi phải nghĩ lại lời mời của họ th ậ t” [11, tr.72-73]. Qua cuộc đối thoại này ta thấy được rõ những băn khoăn, trăn trở của nhân vật về cuộc sống về cách sống ở đời. Truyện ngắn Mẹ và các con lại là một câu chuyện xoay quanh quan hệ gia đình: mẹ - con, vợ - chồng, bà - cháu. Bà Mão là một bà mẹ nghèo khó nuôi ba đứa con đến lúc trưởng thành có công ăn việc làm 0 định ở Hà Nội, chịu biết bao gian nan vất vả, lúc thì đi quét rác, lúc thì đổ thùng nhưng vẫn kiên trì cho con ăn học. Nhưng không ngờ sâu này điều đó lại khiến bà xấu hố, cháu thì chê bà “bân bân là Cách bà ăn mặc cũng khiến con cái bà khó 44 chịu, “nghịch m a t”, lâu đàn con cái thì khinh mẹ, con dâu thì “ngẩm nguýt mẹ ” như muốn đuổi bà đi ngay tức khắc. Một buối tối bà lão kể lại nhừng chuyện nhìn thấy trong ngày cho chị bán nước nghe. Chị bán nước thở dài “Nhà đã nghèo lại hay sinh ra những cảnh vô phúc, được bề này thì hỏng bề kia cỏ bươn trải cả đời cũng không ngóc đầu lên đ ư ợ c”. Nguyễn Khải đã để bà Mão phân tích về nơi ỏ' mới của bà, công việc mới của bà: “vê quê có phải môi lân nhớ cháu lại lên thăm được đâu Cuối cùng bà tìm được cách ở Hà Nội “mà vẫn không ở nhà con nào cả, bà cỏ nghề mới, nơi cư trú mới mà tuần đều có thế lần lượt đến thăm và cho quà các cháu... ” [11, tr.499]. Với cuộc đối thoại này Nguyễn Khải để người đọc thấy được cách hành xử, sự hi sinh của bà Mão đối với con cháu. Đó là sự hi sinh thầm lặng, cao thượng vì người thân. Từ đó mà đi sâu vào từng mái nhà, từng mối quan hệ, của các thành viên trong gia đình đế từ đó nhà văn chỉ cho người đọc thấy rằng: “có những gia đình hạnh phúc của họ chỉ là bề ngoài, chỉ là hạnh phúc hờ, thực chất cuộc sông ây đây căng thăng và áp lực Nói đến ngôn ngừ đối thoại về những nỗi trăn trở, suy tư thì cùng thời Nguyễn Minh Châu cũng là một cây bút xuất sắc: - “Đ ã bao giờ Tuấn... sang bên kia chưa hả? - Sang đâu hả bố ? - Bên kia sông ấy! Anh con đáp vè hờ hững. - Chưa N h ĩ tập trung hêt sức còn lại đê nói ra cải điêu ham muôn cuôi cùng của đời mình: - Bậy giờ con sang bên kia sông hộ bố... - Đê làm gỉ ạ? 45 - Chăng đế làm gì cả. - N h ĩ có vẻ ngượng nghịu vỉ cái điều anh sắp nói ra qua ư là ki quặc — con hay qua đó đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đó một lát, rồi về... ” ( Ben quê - Nguyễn Minh Châu) Đó là một sự nhận thức, một sự thấu hiếu về cái điều mà tác giả gọi là cuộc đời vốn đa sự, con người thì đa đoan. Nhân vật Nhĩ trong truyện đã chiêm nghiệm được cái quy luật đầy vẻ nghịch lí của đời người: Con người ta trên đường đời thật khó tránh được nhừng cái điều vòng vèo hay chùng chình. Đó là một triết lí giản dị mà sâu sắc, một nỗi trăn trở đầy suy tư. 2.2.3. Ngôn ngữ đôi thoại thê hiện sự trải nghiệm Sau 1975, văn học chuyển mình sang một hướng mới trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành tựu của giai đoạn trước. Sự đối mới ấy vừa mang tính tự thân của văn học vừa mang tính tất yếu khách quan. Quan niệm đơn giản, máy móc của người cầm bút một thời cũng đã được Nguyễn Khải bộc lộ chân thành trong Nghề văn cũng lắm công phu. Ông cho rằng: “Chỉ có người chiên s ĩ với các trận đảnh của họ mới là đáng viết. Còn cuộc sông của một cơ quan, một gia đình, một bản làng heo hút bông chôc trở nên nhộn nhịp, với những dãy pho bất thần mất đi. Chỉ là những chuyện tẻ nhạt hằng ngày không đáng viêt, cũng chăng cần ghi chép. Viêt vê cái thường ngày là văn học cũ, viêí vê những cái phi thường là vãn học mới. Viết vê hi sinh, vê những day dứt, những nôi đau khô của cả nhân là văn học cũ. Viêt vê những chiên công của tập thế, những hi sinh không tỉnh toán cho tập thế là văn học m ớ i” [12, tr.64]. Chính Nguyễn Khải đã bộc lộ rất thành thực tận đáy lòng mình khi nhìn lại những gì mà mình viết ra một thời: “Đọc lại những trang viết của tôi một thời mà tiêc cho những năm thảng sông vât vả, sông hào hùng mà rút lại chỉ là những bài bảo nhạt nhẽo, không có chi tiết nào ỉà thật, không có những khung cảnh nào cảm gio, ảm ả n h ” [12, tr.634]. Từ trải nghiệm thực tế của 46 bản thân mấy chục năm cầm bút, nhà văn đã rút cho mình nhừng kinh nghiệm quý giá: “Nhà văn, nhà báo sông với thời cuộc nhưng còn phải biêt tách ra khỏi thời cuộc, sống với người cùng thời nhưng phải lẩy con mắt của người đời sau đê đo lường giả trị nhiều lãnh vực tưởng ỉà tầm thường, là vô nghĩa với người đương th ờ i” [12, tr.634]. Đó là những điều khi nhà văn tự nhìn nhận lại, đánh giá lại bản thân nhưng cũng là những điều rất có ỷ nghTa đối với những người cầm bút hôm nay. Văn học giai đoạn này chuyên từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự đời thường vì thế mà nhân vật của Nguyễn Khải giai đoạn này phức tạp, đầy đủ tính cách như nó vố có. Nhà văn dành sự quan tâm nhiều hơn cho nhừng nhân vật của đời sống thường nhật. Trước kia con người trong truyện ngắn của Nguyễn khải thường gắn liền với lí tưởng xã hội, thì ở giai đoạn này con người trong sáng tác của ông được đặt trong nhiều chiều, đó là con người của cuộc sống riêng tư, của xã hội, của thời th ế ... Trong truyện ngắn M ột người Hà Nội thông qua cuộc đối thoại với nhân vật “tôi” đã thể hiện được những chiêm nghiệm của cuộc đời, của một con người từng trải. Nhân vật “ tôi” hỏi: “Cô bằng lòng cho em đi chiến đấu chứ? ” Cô trả lời: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biêt tự trọng” [12, tr. 192]. Người con thứ hai làm đơn xin đi bộ đội bà cũng nói: “Tao không khuyến khích vũng không ngăn cản, ngăn cản túc là bảo nỏ tìm đường song đế các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết nó Đồng thời, đó cũng là một người mẹ đây tự trọng khi bà nó: “Tao cũng muôn được sông bình đăng với các bà mẹ khác, hoặc sông cả, hoặc chêt cả, vui lẻ thì có hay hớm g ì ” [12, tr.192]. Phải chăng những lời nói ấy như một triết lí làm việc có ích cho đất nước, mong muốn góp sức mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. 47 Trong con mắt của Nguyễn Khải, bà Hiền mang vẻ đẹp tinh túy của thủ đô ngàn năm văn hiến. Hình ảnh bà hiện lên như một người giữ lửa, ngọn lửa của một thời và nhiều người như bà Hiền sè góp phần làm nên vẻ đẹp truyền thống của Hà Nội. Và ở đây với những triết lí về con người nhà văn bày tỏ sự ngưỡng mộ: “một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cô ” [12, tr. 199]. Và nhừng người như thế đã góp phần làm nên vẻ đẹp rực rỡ của đất kinh kì: “Những hạt bụi vàng lấp lánh ở đâu đó moi góc phố Hà Nội, hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chỏi sảng những ảnh sả n g ” [12, tr. 199]. Cuộc đối thoại giừa nhân vật ông Hai và người kể chuyện cho ta thấy được cách nhìn nhận, cách nghĩ của từng nhân vật về cuộc sống. Đêm bác ngủ cỏ được ngon không? —tôi hỏi Ngủ rất say ông ạ, ăn rất khỏe ngủ rất say, còn lâu tôi mới chết được. Muon sống mới khỏ chứ muốn chết cỏ gì là khỏ. Ông nói rất đủng nhung với tôi thì sống cũng khó mà chết cũng khó. Đã mây lần rập rình định chêt nhưng tới lúc quyêt định lại có bao nhiêu lí lẽ đế cần sống. Vả lại,một số phận dầu khốn khô đến thế nào cũng chăn thế kẻo dài đến mãi mãi, cũng phải cỏ lúc được kết thúc, phải không thưa ông? Bác nghĩ được như thê thì sông sẽ thanh thản lăm, trong hoàn cảnh nào cũng vân giũ' được sự thanh thản... ” [12, tr. 157]. Biết nhìn đời từ cái nhìn triết học như vậy, đương nhiên phải là những con người ham suy nghĩ, có khả năng tự ý thức cao, có tư tưởng, có chính kiến. Đây là mẫu nhân vật được Nguyễn Khải yêu thích nhất “mẫu người trải nghiệm, lãng mạn một chút, phong trân một chút, sô phận không bình thường một ch ú t” và qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật nhà văn đã thể hiện những trải nghiệm cùng với cuộc đời sóng gió của nhân vật.Với ông “tìm hiêu cải 48 bên trong, cải bê dàv, cải chiêu sâu của môi người luôn luôn là một nhu câu, một hứng thủ Như vậy, ngôn ngữ đối thoại được nhà văn sử dụng rất nhiều trong các tác phẩm của mình và rõ ràng thì ngôn ngữ đối thoại trỏ' thành một đặc điêm nối bật trong việc sử dụng ngôn ngữ của nhà văn. Lấy hiện tại làm định hướng, các cuộc đối thoại trong tác phâm Nguyễn Khải nói chung đều có xu hướng không khép lại với một chân lí tuyệt đối. Cái hiện thực được đặt trong sự tiếp nối với cái quá khứ, cuộc sống hiện lên ở nhiều mặt, có quá trình vận động, biến đối, chuyển hóa và do vậy nó có xu hướng “mở”. Nói cho cùng, nhà văn nào cũng bắt đầu trang viết từ một đòi hỏi của hiện tại, khác nhau là ỏ' cảm hứng và cách xử lí chất liệu hiện tại. Có người chỉ lấy hienj tại làm điểm xuất phát để trở về với quá khứ. Còn Nguyền Khải thì thật sự sống với cái hiện tại, cấp cho nó ý nghĩa quan trọng nhất trong thế giới nghệ thuật của mình. Có thể nói các cuộc đối thoại trong truyện ngắn Nguyễn Khải giai đoạn sau 1975 là những cuộc đối thoại mang ý nghĩa nhân sinh về cuộc đời. Nó trải rộng ra các sự kiện, hiện tượng của đời sống để tò đó nhân vật hiểu và chiêm nghiệm vê cuộc đời. Đặc điêm này phù hợp với quan niệm văn chương của Nguyễn Khải: “tôi thích cải hôm nay, cái hôm nay ngôn ngang, bộn bề... 2.3. Ngôn ngữ độc thoại Độc thoại là “lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thê hiện trực tiêp quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của n ó ” [7, tr. 122]. Bên cạnh đó thì độc thoại cũng đóng vai trò chủ yếu trong phương thức trần thuật của truyện ngắn. Nó thực sự quan trọng trong việc diễn tả quá trình tự ý thức của nhân vật, cho phép đi sâu vào thế giới nội tâm đầy bí ẩn của nhân vật. Có thể thấy rất nhiều triết lí trong các sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Khải nhưng ở khía cạnh nào thì cũng luôn đế lại những ấn tượng sâu sắc khiến bạn đọc phải suy ngẫm. 49 Điêm độc đáo trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 là ở bên cạnh ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, nhà văn còn đi sâu thể hiện ngôn ngữ độc thoại của nhân vật. Con người được định vị với những giá trị căn bản, bền vũng, phổ quát chứ không phải tiên tiến hay lạc hậu, đề cao hay phê phán theo giá trị cách mạng. Điều đó không chỉ thấy rõ trong các sáng tác của Nguyễn Khải mà còn là xu thế chung của văn học từ nhùng năm 80 trỏ' lại đây. 2.3.1. Ngôn ngữ độc thoại thế hiện sự tự nhận thức Với Nguyễn Khải, việc khám phá và tìm hiêu con người luôn là điều mới mẻ, có sức lôi cuốn và trở thành nhu cầu hết sức tự nhiên, cùng với việc nhìn nhận con người trong nhiều phương diện. Con người luôn là đối tượng miêu tả và là tâm điểm nội dung của văn học. Sở dT thế vì con người được thể hiện qua nhân vật, là kết tinh của nhũng giá trị về văn hóa, nhân cách, tư tưởng và cá tính. Nhân vật chính của tác phâm vừa mang giá trị, quan điểm tư tưởng của một người, vừa có ý nghĩa tiêu biếu cho một loại người trong xã hội. Trong văn học hiện đại, quan hệ của các nhân vật mang tư tưởng khác nhau tạo nên các hình thức đối thoại, độc thoại tư tưởng trong tác phẩm. Nguyễn Khải từng phát biêu: “Nói cho cùng, đế song được hằng ngày tất nhiên phải nhờ vào những “giả trị tức th ờ i”. Nhưng đế song cho cỏ phâm hạnh, có cốt cách nhất định phải dựa vào các giả trị bền vữ n g ” [26, tr.83]. Với Nguyễn Minh Châu nhũng điều quan sát ở được đời thường của nhừng người xung quanh, nhà văn muốn lưu ý mọi người về cách sống, thức tỉnh ở mỗi người nhìn lại nhừng thói quen, nhừng cách ứng xử với người khác và với chính bản thân mình. Các truyện ngắn của ông luôn hướng vào ý thức tự vấn để con người tự nhìn vào chính mình, nhất là vào con người bên trong. Nói như nhân vật họa sĩ trong Bức tranh'. “Trong con người tôi sông lân lộn cả rồng phượng lân rắn rết, thiên thần và quỷ s ứ ”. Mỗi truyện là một cuộc tự vấn, là sự xung đột giữa phần con người chân chính với phần tầm thường, giả 50 dôi, ích kỉ trong chính mình đê vượt lên, hướng tới cái thiện. Đen Nguyễn Khải vẫn là sự tự nhận thức về bản thể và ở đó ngôn ngữ độc thoại của nhân vật nhiều khi không được phát ngôn trực tiếp mà phát ngôn dưới dạng nửa trực tiếp.Chẳng hạn như trong truyện ngắn Đàn bà, lời độc thoại nội tâm của nhân vật Lưu là nhừng luồng tư tưởng, tình cảm phức tạp trong một con người. Đồng thời thê hiện những giằng xé trong Lưu về cuộc sông vợ chông: “ Lưu cũng bỉêt vợ không còn yêu anh nữa ” và anh đã nghĩ: “Chăng lẽ một thằng đàn ông thiếu tiền nằm cạnh vợ mà không còn gầv được xúc động nào ở người đàn bà... ” [11, tr.467]. Dù đau khô, mệt mỏi, chán trường nhưng không phải lúc nào anh cũng chán vợ: “Anh phải xử sự như thế nào, phải nói năng ra sao? Anh không biết, anh lủng túng, vụng về, cau có và càng trở nên đáng ghét hơn. Cũng cỏ đêm Lini rât muôn được yêu v ợ ” [11, tr.468]. Qua đó thấy được sự giằng xé trong Lưu. Và khi đối mặt với người vợ tên Tích híp, dòng độc thoại trong Lưu lại trỗi dậy. Anh ngạc nhiên đến kính phục: “ Chị ta lẩy đâu ra cái sức mạnh đến kinh ngạc ấy nhỉ? M ột cải thúc của anh vào ngực đến thăng thanh niên củng phải há miệng buông tay, huống hồ... Và cũng chính sự ngạc nhiên đó khiến Lưu nhận ra cuộc đời có những “thằng đàn ông ngu quả ” và cũng có “những con đàn bà hết sức ngu Ở đây tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu, phân tích tâm hồn và những dằn vặt trong Lưu. Từ nhừng dòng độc thoại nội tâm của Lưu người đọc như hiêu được cách nghĩ, cách cảm của anh về hạnh phúc gia đình trong bàn tay vun vén của người đàn bà. Hay nhân vật ông Trác trong truyện ngắn Lạc thời, ông mang một tâm trạng khó giãi bày trong hoàn cảnh bị người đời lãng quên. Ông tự ý thức, đánh giá lại bản thân, đánh giá lại những gì mình nói, những việc mình làm. Cái cảm giác bị người ta bac đãi, bị xúc phạm bằng sự thờ ơ, lạnh nhạt khiến 51 ông đau đớn. Đau đớn vì bị lạc thời, đau đớn vì những giá trị đạo đức của ngày hôm qua không còn, đau đớn vì lối sống cơ hội, xu thời của bao người xung quanh. Trước đây, ông sống ở một vùng quanh năm nghèo đói nhưng tình người lúc nào cũng chan chứa “cái thời gian nan nhưng bạn bè ẩm củng vì không ai nỡ đế mình và gia đình mình bị đỏi, dâu rằng ở một tỉnh luôn luôn đỏi. Thêm nữa cải thời mới cách đay mấy năm chứ mấy có ai nỡ đoi xử với ông như cái ngày vừa rôi, một ngày thật buồn ” [12, tr.442]. Giờ đây mọi sự đã đôi thay ngay cả “tẩm lòng trung thực của ông cũng đã làm mất vui nhiều ngư ờ i”. Ong cay đẳng nhận ra rằng: “Chỉ có sự lạnh nhạt, trong vẳng của xung quanh là cỏ thế giết chết được tôi thôi ” [12, tr.453]. , 2.3.2. Ngôn ngũ’độc thoại thế hiện sự dằn vặt day dúi Nguyễn Khải luôn sống có trách nhiệm với cuộc sống, với thời đại. Ông nhìn cuộc sống trong sự vận động, biến đổi và bao giò' cũng muốn khám phá, lôi tuột ra những vấn đề hiện thực. Chính điều này giúp ta thấy được trong truyện ngắn của Nguyễn Khải ta bắt gặp những cuộc đời, những số phận bất hạnh cần được cảm thông khiến nhà văn trăn trở: có những số phận là nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh, rơi vào bi kịch của những gia đình tan vở, buồn tẻ, có những số phận vượt lên trên hàn cảnh để tự khắng định bản lĩnh trong cuộc đời. Trong Ông cháu người ta dễ dàng nhận ra đã bao lần người ông tự dằn vặt bản thân mình qua lời độc thoại. Khi con trai chết: “Tại sao ông thì khỏe thế mà con ông lại bệnh tật thế? Tại sao ông không chết mà con ông lại chết đế vợ con nó chịu cảnh góa bụa sớm? Tại sao ông nghèo thế, con chết rồi, nhà cửa tan tành vợ con nó biết trông cậy vào đâu? [14]. Những lời day dứt ấy được bắt đầu từ một trái tim nhân hậu, bao dung, giàu đức hi sinh Đó là những day dứt của nhân vật người bố trong truyện ngắn “Luật trờ i”. Ngòi bút nhà văn đào sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật bằng những 52 chi tiết đầy ám ảnh, day dứt. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật thê hiện ở những lời mê sảng của ông trong đêm: “Cái vũng ảy không có cá, mưa nhiêu con không thế bắt được cả, lần sau, lần sau... ”, “Bo đừng uống rượu nữa, con xin bo từng uổng rượu nữa... ” [11, tr.277]. Hoặc là những câu nói lảm nhảm phát ra tiếng của ông nhưng không ai hiếu được căn nguyên vì đâu: “Không được dùng rìu, bố xin con đừng dùng rìu, bo sợ lắm, bổ rất sợ... Bằng ngôn ngừ độc thoại của nhân vật, nhà văn đi sâu vào các ngõ ngách của tâm hồn đê cho người đọc thấu hiêu những dằn vặt, đau đớn trong tâm hồn con người đã lỡ tay giết chết bố mình. Nhân vật ông đại tá trong Sư già chùa Thẳm và ông đại tả về hưu lại có dòng suy nghĩ của riêng mình. Ong đại tá quyết định ra ở với con gái nhưng trong ông: “Buôn nhât, đau đớn nhât vân là phải chia tay với thành phổ đã là tình yêu của ông trong nhiều chục năm Quyết định của ông cũng là do: “Nhưng ông đã hứa một cách nhẹ nhõm, thản nhiên là từ nay ông sẽ song cho con gái và cháu ngoại, họ cũng rất cần ông thì ông lại càng nên sông. Sông cho người khác, vân có một người nào đó trên đời này cân sự hi sinh của mình thì cuộc sông còn dài lăm, vân còn vui lam, có ỷ nghĩa lăm ” [12, tr.549]. Ngôn ngữ độc thoại đã thực sự làm nối bật tình cảm của nhân vật. Độc thoại nội tâm đê nhân vật lựa chọn cho mình một quyêt định và ông đại tá đã quyết định dứt khoát là về ở cùng con gái và cháu ngoại, mặc dù có buồn, có luyến tiếc. Trước thời kì đối mới, cái nhìn nghệ thuật trong truyện ngắn của nhà văn còn có gì rất tỉnh táo, sắc lạnh, nghiêm ngặt, đa chiều... Bước sang thời kì đổi mới, cái nhìn nghệ thuật của Nguyền Khải là một cái nhìn đầy trăn trở, suy nghiệm trước hiện thực xô bồ, hối hả đầy biến động, đổi thay nhưng cũng đầy hương sắc. Nhà văn chuyển từ cái nhìn hướng ngoại sang hướng nội, lấy việc khám phá con người làm trung tâm, nhìn con người trong mối quan hệ 53 chặt chẽ với lịch sử, với quá khứ dân tộc, với quan hệ gia đình và nối tiếp các thế hệ để rồi cuối cùng bao giờ cũng khẳng định, ngợi ca những giá trị nhân văn cao đẹp của cuộc sống và con người hôm nay. Có thế nói, truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 đã thể hiện và miêu tả rất rõ những số phận, những cảnh đời, những sự việc bằng một vốn ngôn ngữ rất phong phú. Đặc biệt ngôn ngừ kể chuyện, ngôn ngữ độc thoại, đối thoại của nhân vật đã góp phần tạo nên nhũng nét đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ của nhà văn. 54 KẾT LUẬN Nguyễn Khải là nhà văn tiêu biểu cho nền văn học Việt Nam. Ông đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp đổi mới văn học dân tộc. Tuy không vào vị trí “người mở đường tinh anh ” nhưng với sự nỗ lực của mình Nguyễn Khải xứng đáng là một trong những nhà văn tiên phong cho văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Mỗi trang văn của ông là một trang đời của người cầm bút suốt đời thôi trăn trở, suy nghĩ, mải miết kiếm tìm sự thật ở bề sâu cuộc sống. Nhùng trang đời không chút hổ thẹn với danh dự, thân phận của người cầm bút, bởi lẽ đi qua những năm tháng cuộc đời, ông đã sống và viết như một chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, đã đem ngòi bút của mình trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, của nhân dân. Men theo thời gian, trở lên chúng tôi thử phác họa cả chặng đưòng liên tục trên dưới bốn chục năm của ngòi bút Nguyễn Khải với một ngôn ngữ kể chuyện sắc sảo, tinh tế, khách quan lạnh lùng, tỉnh táo và giàu chất trừ tình, đậm chất triết lí. Một ngôn ngữ đối thoại chứa đựng những căng thẳng, dồn nén, những trăn trở, suy tư cùng với việc thể hiện nhừng trải nghiệm. Một ngôn ngữ độc thoại cho thấy sự tự nhận thức của nhân vật cùng với đó là sự dằn vặt, day dứt. Sự gắn bó sâu sắc với đời sống chính trị của đất nước, niềm ước ao vô tận muốn nắm bắt cho được bao đổi thay trong cuộc sống cách mạng, cùng khả năng dựng nên một loại nhân vật mới đầy ý chí và khao khát biến cải xã hội...m ột thời gian dài, đã làm nên những đặc điêm chủ yếu trong ngòi bút và ngôn ngữ của Nguyễn Khải. Truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 thể hiện rõ sự chuyên mình “từ cuộc chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc ” sang “cuộc chiến đẩu cho quyền sống của từng ngư ời”. Điều đó thê hiện rõ tài năng, bản lĩnh cũng như vốn sống phong phú của nhà văn. Hơn nửa thế kỉ sáng tạo cho thấy sự nỗ lực 55 không ngừng nghỉ, sự sáng tạo và vươn tới sự hoàn thiện mình. Những công trình nghệ thuật của Nguyễn Khải đã khẳng định vị trí và những đóng góp lớn lao của ông trong sự phát triển của nền văn chương Việt Nam hiện đại. Đánh giá nhừiig gì mà Nguyễn Khải đóng góp cho văn chương nửa thế kỉ, Vương Trí Nhàn viết: “Ông đã là một trong những nhà văn dân đầu của thời đại. Với cuộc cách mạng này, những năm tháng đâu tranh gian khô này, tác phâm của ông là một băng chứng, một tài liệu tham khảo thưc sự. Và muôn hiêu con người thời đại với tât cả những cải hay dở của họ, nhât là muôn hiếu cách nghĩ của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyên K hải”. Ở đề tài này, tác giả khóa luận đi nghiên cún những “ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyên Khải sau 1975 Thực hiện đề tài này, tác giả khóa luận hi vọng sẽ nêu bật được vê ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngăn Nguyễn Khải sau 1975 và nêu được những đóng góp của Nguyễn Khải ở thể loại truyện ngắn. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. M. Bakhtin (2003), Lí luận và thi pháp tiếu thuyết, Nxb Hộ nhà văn. 2. Nguyễn Minh Châu (2001), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội. 3. Nguyễn Minh Châu (2006), Tuyến tập truyện ngan, Nxb Văn Học, Hà Nội. 4. Phan Cự Đệ (1979), Văn học Việt Nam, Nxb Văn học. 5. Phan Cự Đệ (chủ biên), Vãn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục. 6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngừ văn học, Nxb Giáo dục. 7. Đỗ Đức Hiểu (2004), Từ điển Văn học, Nxb Thế giới 8. Nguyễn Công Hoan (2005), Đời viết vãn của tôi, Nxb Thanh niên. 9. Hegel, M ĩ học - tập 1(1999), Nxb Văn học. 10. Nguyễn Khải (1996), Tuyển tập truyện ngắn I, Nxb Văn học. 11. Nguyễn Khải (1996), Tuyển tập truyện ngan II, Nxb Văn học. 12. Nguyễn Khải (1996), Tuyển tập truyện ngắn ITT, Nxb Văn học. 13. Nguyễn Khải (1996), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Văn học Hà Nội. 14. Đinh Trọng Lạc (chủ biên) -N guyễn Thái Hòa, Phong cách học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 15. Nguyễn Văn Long (chủ biên), Nguyễn Thị Bình, Lã Thị Bắc Lí, Mai Thị Nhung, Trần Đăng Suyền (2012), Văn học Việt Nam hiện đại (tập2), Nxb Đại học Sư phạm. 16. Lã Minh Luận (chủ biên), Đặng Tuyết Nhung (2009), Ôn luyện thi Ngữ vãn, Nxb Đại học Sư phạm. 17. Phương Lựu, Lê Xuân Nam (1992), Từ điển Văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [...]... lại, Nguyền Khải là một trong số những nhà văn luôn muốn tìm tòi, thể nghiệm và mạnh dạn đối mới nghệ thuật Trên đây là những nét cơ bản nhất về đặc điêm truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 về cốt truyện, nhân vật cũng như cảm hứng và giọng điệu Tuy nhiên làm nên sức sống cho truyện ngắn Nguyễn Khải thì trọng tâm của nó nằm ỏ' ngôn ngữ nghệ thuật Vậy thì ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 có... học nghệ thuật là nói tới nghệ thuật ngôn từ Nói đến ngôn ngừ nghệ thuật tức là nói đến ngôn ngữ trong các tác phâm nghệ thuật, dùng để sáng tạo hình tượng nghệ thuật Xét về chất liệu, khi sáng tác văn học, nhà văn bắt buộc phải sử dụng ngôn ngữ như một chất liệu, biện pháp Nhà văn thông qua lăng kính ngôn ngữ mà cảm nhận cảm xúc của mình, thể nghiệm sức sống phong phú đa dạng của muôn loài Ngôn ngữ trong. .. khẳng định: Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học là công cụ, chât liệu cơ bản của vãn học nên nó được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ” [6, tr.215] Từ đó đặt ra câu hỏi về ngôn ngữ nghệ thuật? Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Ngôn ngữ văn học ‘7À ngôn ngữ mang tính nghệ thuật được dùng trong văn học, thuật ngữ này có ỷ nghĩa rộng hơn nhằm chỉ một cách bao quát các hiện tượng ngôn ngữ được dùng... của nhân vật Còn khi xét đến truyện ngắn, ngôn ngữ truyện ngắn sau 1975 tuy có khác nhiều so với truyện ngắn giai đoạn 1945 - 1975 nhưng nó vẫn phát triên trên cái nền của nhừng thành tựu truyện ngắn 1945 - 1975 đã đạt được Từ sự đối mới tư duy nghệ thuật và bút pháp là sự nôi lên của các cây bút Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn K háng đã đem lại nhùng khám phá nghệ thuật và những hiệu ứng thẩm... đổi về ngôn ngữ, tù’ ngôn 14 ngừ đơn thanh đến ngôn ngữ đa thanh, từ ngôn ngữ trang trọng, chuân mực sang ngôn ngữ đời thường, đậm tính khẩu ngữ, thông tục Cùng với đó, ngôn ngừ truyện ngắn giai đoạn này cũng tăng cường tính tốc độ, thông tin và triết luận giúp cho văn xuôi giai đoạn sau 1975 trỏ' nên phong phú, có chiều sâu và ám ảnh lòng người đọc Nhìn tong thê, sự vận động của truyện ngắn sau 1975. .. thành hiện thực trong sản phấm hay không thì lại phụ thuộc vào vai trò chủ thê 1.2 Thể loại truyện ngắn 1.2.1 Khái niệm truyện ngắn Trong tiêng Việt thuật ngừ truyện chỉ các tác phâm văn học là một bản kể có miêu tả nhân vật, diễn biến sự kiện thú vị, như truyện cổ tích, truyện 9 thần thoại, truyện cười, truyện truyền kì, truyện Nôm, truyện thơ, truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn Trong đó truyện ngan... cầu nhà văn cần nắm chắc kĩ thuật của thế loại qua nhừng đặc trưng nghệ thuật biếu hiện riêng biệt như: cốt truyện, kết cấu, chi tiết nghệ thuật, lời văn nghệ thuật Đặc trưng thứ hai của truyện ngắn là tính nhất quản ở các phương thức biểu đạt Cốt truyện là thành phần quan trọng, cốt yếu trong truyện ngắn So với tiếu thuyết, cốt truyện trong truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không gian... Có thể nhận thấy trong truyện ngắn của Nguyễn Khải sau 1975 có hai dạng cốt truyện sau: Cốt truyện có mô hình như một cuộc họp, kết thúc truyện là kiếu kết thúc mở Rất nhiều truyện ngắn của Nguyền Khải có cốt truyện như vậy Nhà văn đưa ra những vấn đề cụ thể về lối sống, đạo đức, nghề nghiệp, quan hệ gia đình và xã hội, những truyện đi qua và truyện hôm n ay .đế cùng bàn bạc chiêm nghệm, suy ngẫm từ... sâu nhấn mạnh tầm quan trọng của ngôn ngữ dân tộc, vai trò hàng đầu của ngôn ngữ văn học trong nền văn học nước nhà bởi ngôn ngữ nghệ thuật chính là ngôn ngữ nhân dân, ngôn ngữ dân tộc được tác giả vận dụng tổ chức trong tác phẩm để tạo ra hiệu quả và giá trị thẩm mĩ 1.1.2 Đặc điếm ngôn ngữ nghệ thuật 1.1.2.1 Tỉnh chính xác Đây là yêu cầu đầu tiên của việc sử dụng ngôn ngừ văn học Muốn miêu tả một... CHUNG VẺ NGÔN NGỬ NGHỆ THUẬT VÀ THẺ LOẠI TRUYỆN NGẮN 1.1 Ngôn ngữ nghệ thuật 1.1.1 Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật Ngôn ngữ có thể hiểu là một hệ thống quy tắc cú pháp, quy tắc từ pháp, quy tắc dụng pháp, nó có tính ốn định nhưng cả hệ thống ấy cũng đang đoi thay theo áp lực của đời sống và lịch sử Còn nói đến văn học, rất rõ phương thức tồn tại trực tiếp của văn học là văn bản, trong đó thì ngôn ngữ lại ... chung ngôn ngữ nghệ thuật thê loại truyện ngắn Chương Đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 NỘI DUNG C hưong1 GIỚI THUYẾT CHUNG VẺ NGÔN NGỬ NGHỆ THUẬT VÀ THẺ LOẠI TRUYỆN NGẮN... chung ngôn ngữ nghệ thuật thể loại truyện ngắn Tìm hiêu phương diện ngôn ngừ nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 5.1 Đoi tượng nghiên cứu Ngôn ngữ nghệ thuật truyện. .. Thứ nhất, đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 Thứ hai, khẳng định sáng tạo đóng góp Nguyễn Khải phương diện ngôn ngữ nghệ thuật qua truyện ngắn sau 1975 ông Nhiệm vụ

Ngày đăng: 09/10/2015, 10:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan