Xây dựng chuyên đề day học lực đàn hồi vật lí lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực của học sinh

46 3.6K 19
Xây dựng chuyên đề day học lực đàn hồi   vật lí lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực của học sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA VẬT LÝ ĐỒNG PHƯƠNG HUYỀN XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC “LỰC ĐÀN HỒI”- VẬT LÍ LỚP 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí Người hướng dẫn khoa học TS.DƯƠNG XUÂN QUÝ HÀ NỘI, 2015 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành khóa luận tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong khoa và tổ phương pháp giảng dạy của khoa Vật lí. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này! Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo – Tiến sĩ Dương Xuân Quý đã trực tiếp quan tâm và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Mặc dù đã cố gắng hết sức song do thời gian nghiên cứu có hạn nên những vấn đề mà tôi trình bày không tránh khỏi sai sót. Vì vậy, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến từ phía thầy cô và các bạn để khóa luận của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Đồng Phương Huyền LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự cố gắng, nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của Tiến sĩ Dương Xuân Quý. Những kết quả mà tôi thu được trong đề tài không trùng với kết quả nghiên cứu của bất kì tác giả nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Đồng Phương Huyền DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 DHNCTH Dạy học nghiên cứu tình huống 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 PTNL Phát triển năng lực 5 THPT Trung học phổ thông 6 GDĐT Giáo dục đào tạo MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 T 0 0T 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1 T 0 0T 2.Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 2 T 0 0T 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 2 T 0 T 0 4. Giả thuyết khoa học................................................................................. 2 T 0 0T 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 2 T 0 0T 6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 2 T 0 T 0 7.Đóng góp của đề tài .................................................................................. 3 T 0 0T 8. Cấu trúc của khóa luận ............................................................................ 3 T 0 0T NỘI DUNG .................................................................................................... 4 T 0 0T Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ....................... 4 T 0 T 0 1.1. Năng lực của học sinh trong dạy học vật lí ........................................... 4 T 0 T 0 1.2. Phương pháp dạy học vật lí theo định hướng phát triển năng lực ......... 8 T 0 T 0 1.2.1. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề .................... 8 T 0 T 0 1.2.2 .Phương pháp “Bàn tay nặn bột” .................................................. 10 T 0 T 0 1.2.3. Dạy học khám phá ........................................................................ 10 T 0 T 0 1.3. Một số phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập vật lí theo định T 0 hướng phát triển năng lực cho học sinh ..................................................... 11 T 0 1.3.1. Tự suy ngẫm và tự đánh giá.......................................................... 11 T 0 T 0 1.3.2. Đánh giá kết quả và đánh giá quá trình........................................ 12 T 0 T 0 1.3.3. Đánh giá qua thực tiễn ................................................................. 13 T 0 T 0 1.3.4. Đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí ............................. 14 T 0 T 0 1.3.5. Đánh giá đồng đẳng ..................................................................... 15 T 0 T 0 1.4. Thực tiễn dạy học ............................................................................... 18 T 0 0T 1.4.1 .Những kết quả bước đầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, T 0 kiểm tra .................................................................................................. 18 0T 1.4.3. Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học .............................. 19 T 0 T 0 1.4.4. Những mặt hạn chế của hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, T 0 kiểm tra đánh giá. .................................................................................. 20 0T 1.4.5. Một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế của việc đổi mới phương T 0 pháp dạy học, kiểm tra đánh giá ............................................................ 20 T 0 Chương II. XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC LỰC ĐÀN HỒI .......... 22 T 0 T 0 I.Lí do lựa chọn chuyên đề ........................................................................ 22 T 0 T 0 II.Nội dung kiến thức cần xây dựng trong chuyên đề ................................ 22 T 0 T 0 III. Mục tiêu dạy học ................................................................................. 23 T 0 0T IV.Tiến trình dạy học ................................................................................ 25 T 0 0T V. Kiểm tra đánh giá .................................................................................. 31 T 0 0T V.1.Các năng lực thành phần có thể phát triển ở học sinh......................... 31 T 0 T 0 V.2.Các hình thức đánh giá ..................................................................... 35 T 0 T 0 V.3.Ví dụ một số câu hỏi và bài tập tự luận ............................................ 36 T 0 T 0 KẾT LUẬN .................................................................................................. 39 T 0 0T TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 40 T 0 0T MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, tri thức thay đổi và bị lạc hậu nhanh chóng.Trong khi đó phương pháp dạy học truyền thống còn mang tính thụ động và ít chú ý đến khả năng ứng dụng nên sản phẩm giáo dục là những con người mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và năng động. Trong bối cảnh đó đảng và nhà nước đã đưa ra những định hướng quan trọng về chính sách và quan điểm trong việc phát triển và đổi mới giáo dục: Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 qui định: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS".Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học"; "Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông,kỳ thi tuyển sinh đại học, cao 1T T 1 đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết T 1 hợp kết quả kiểm tra đánhgiá trong quá trình giáo dục với kết quả thi".Chính T 1 điều này đã đặt ra những yêu cầu ngày càng cao hơn trong việc dạy học nói chung và việc dạy học vật lí nói riêng. Từ những lí do đó với mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc đổi mới giáo dục nhằm đưa học sinh vào chủ thể hoạt động nhận thức, nâng cao khả năng tự giải quyết vấn đề và phát triển năng lực sáng tạo đồng thời góp phần vào chất lượng dạy học vật lí ở trường trung học 1 phổ thông tôi chọn đề tài: Xây dựng chuyên đề dạy học“Lực đàn hồi” – Vật lí lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. 2.Mục đích nghiên cứu Xây dựng chủ đề dạy học “Lực đàn hồi” vật lí lớp 10 THPT theo định hướng phát triển năng lực nhằm phát triển các năng lực hoạt động tổng hợp của học sinh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Tiến trình dạy học chương “Động lực học” và bài “Lực đàn hồi”- Vật lí 10 THPT theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. - Phạm vi nghiên cứu: Quá trình dạy học vật lí lớp 10. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được chủ đề dạy học “Lực đàn hồi” đáp ứng được các yêu cầu của việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực thì sẽ góp phần phát triển được năng lực hoạt động toàn diện của học sinh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực. - Xây dựng nội dung dạy học chủ đề “Lực đàn hồi’. - Xây dựng các tình huống học tập cho chủ đề. - Xây dựng hệ thống thiết bị thí nghiệm cho việc tổ chức dạy học. - Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học cho chủ đề. - Xây dựng hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá học sinh sau khi dạy học chủ đề. 6. Phương pháp nghiên cứu -Nghiên cứu lí luận. -Phương pháp điều tra thực tiễn. -Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 2 7.Đóng góp của đề tài - Hệ thống lại một số cơ sở lí luận về “Lực đàn hồi”- Vật lí 10 THPT. - Giúp học sinh và giáo viên có cái nhìn sâu sắc hơn về một vấn đề (bài “Lực đàn hồi”- Vật lý 10 THPT). - Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học nhằm thu được kết quả cao nhất. 8. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Khóa luận gồm các chương sau: Chương 1: Cơ sơ lí luận và thực tiễn của đề tài. Chương 2: Xây dựng chuyên đề dạy học Lực đàn hồi. 3 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH. 1.1. Năng lực của học sinh trong dạy học vật lí -Trong các môn học những nội dung và các hoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằm hình thành năng lực. - Năng lực chính là sự kết nối tri thức, những hiểu biết để thành khả năng mong muốn. - Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong tình huống ví dụ như giải 1 bài toán, nghe 1 đoạn hội thoại…hay vận dụng được những kiến thức cơ bản. - Các năng lực chung (năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán) cùng với các năng lực chuyên môn tạo thành nền tảng chung cho việc giáo dục và dạy học. - Có nhiều quan điểm xây dựng chuẩn các năng lực chuyên biệt trong dạy học từng môn. Ví dụ như xây dựng các năng lực chuyên biệt dựa trên đặc thù môn học. Với cách tiếp cận này, người ta sẽ dựa trên đặc thù nội dung, phương pháp nhận thức và vai trò của môn học đối với thực tiễn để đưa ra hệ thống năng lực, có nhiều nước trên thế giới tiếp cận theo cách này, dưới đây xin đề 4 xuất hệ thống năng lực được phát triển theo chuẩn năng lực chuyên biệt môn Vật lí đối với HS 15 tuổi của CHLB Đức Môn Vật lí giúp hình thành các năng lực sau: - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác - Năng lực thực nghiệm - Năng lực quan sát - Năng lực tự học - Năng lực sáng tạo… Trong thực tiễn dạy học ở Việt Nam, các nghiên cứu đã chỉ ra các năng lực chuyên biệt cần phát triển trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông như bảng 1 dưới đây. Bảng1. Các năng lực chuyên biệt môn Vật lí Nhóm năng lực Năng lực thành phần trong môn Vật lí thành phần HS có thể: Nhóm - K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại NLPT liên lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các quan đến hằng số vật lí sử dụng - K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí kiến thức - K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các vật lí nhiệm vụ học tập - K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp … ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn HS có thể: 5 - P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí - P2: mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó - P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các Nhóm NLTP về phương pháp (tập trung vào nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí - P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lí - P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí. năng lực - P6: chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện tượng vật lí thực - P7: đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể nghiệm và năng lực mô hình hóa) kiểm tra được. - P8: xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét. - P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn các kết luận được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệm này. Nhóm HS có thể NLTP trao - X1: trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ đổi thông tin vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí - X2: phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lí (chuyên ngành ) - X3: lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau, - X4: mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kĩ thuật, công nghệ - X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật 6 lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm… ) - X6: trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm… ) một cách phù hợp - X7: thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lí - X8: tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí Nhóm NLTP liên quan đến cá nhân HS có thể - C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng , thái độ của cá nhân trong học tập vật lí - C2: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập vật lí nhằm nâng cao trình độ bản thân. - C3: chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm vật lí đối trong các trường hợp cụ thể trong môn Vật lí và ngoài môn Vật lí - C4: so sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lí- các giải pháp kĩ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường - C5: sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại - C6: nhận ra được ảnh hưởng vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử. Tuy nhiên việc hình thành, phát triển và đánh giá các năng lực này như một chỉnh thể là việc làm hết sức khó khăn và đòi hỏi cần có thời gian. 7 1.2. Phương pháp dạy học vật lí theo định hướng phát triển năng lực Chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” trong suốt quá trình dạy học. Việc quản lí chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra” tức là kết quả học tập của HS. Trong dạy học vật lí các phương pháp dạy học thường được sử dụng và có vai trò quan trọng trong việc phát triển chung và năng lực chuyên biệt vật lí.Ví dụ: phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp bàn tay nặn bột, dạy học dựa trên tìm tòi khám phá. 1.2.1. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là dạy cho HS thói quen giải quyết vấn đề, tìm ra kiến thức mới theo cách nghiên cứu của các nhà khoa học, không những tạo sự hứng thú cho HS trong quá trình học tập, chiếm lĩnh được kiến thức mà còn phát triển được năng lực sáng tạo của học sinh. Chúng tôi sử dụng sơ đồ xây dựng kiến thức theo kiểu dạy học phát hiển và giải quyết vấn đề trong môn Vật lí như sau[4]: 8 1. Làm nảy sinh VĐ cần giải quyết từ tình huống (điều kiện) xuất phát: từ kiến thức cũ, kinh nghiệm, TN, bài tập, truyện kể lịch sử… 2. Phát biểu VĐ cần giải quyết (câu hỏi cần trả lời) 3. Giải quyết VĐ - Suy đoán giải pháp GQVĐ: nhờ khảo sát lí thuyết và/hoặc khảo sát thực nghiệm - Thực hiện giải pháp đã suy đoán 4. Rút ra kết luận (kiến thức mới) 5. Vận dụng kiến thức mới để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra tiếp theo Hình 1: Sơ đồ khái quát của tiến trình xây dựng kiến thức theo kiểu dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề Tuy nhiên khi thực hiện phương pháp này thì GV thường gặp các khó khăn sau khi áp dụng kiểu dạy học GQVĐ - Phát biểu không đúng vấn đề: Vấn đề phải là câu hỏi có câu trả lời là bản chất, quy luật của hiện tượng vật lí HS cần nhận thức. Câu hỏi này phải có tác dụng định hướng suy nghĩ của HS. - GV không biết cách định hướng để HS đề xuất các giả thuyết cũng như đề xuất cách thức giải quyết vấn đề. Để có thể thực hiện tốt phương pháp này, đứng trước một chuyên đề cần dạy giáo viên sẽ thực hiện các bước như sau: 1.Xác định kiến thức cần dạy trong bài. 2.Xác định loại kiến thức cần dạy (hiện tượng vật lí, đại lượng vật lí, định luật vật lí và ứng dụng kĩ thuật của vật lí). 9 3.Xây dựng tiến trình hình thành kiến thức theo các bước gợi ý trong bảng 1. 4.Soạn thảo giáo án trong đó tập trung chuẩn bị các hoạt động (các yêu cầu của GV đối với HS) định hướng của GV và sự đáp ứng của HS. 1.2.2 .Phương pháp “Bàn tay nặn bột” Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm, nghiên cứu, áp dụng giảng dạy cho các môn học tự nhiên. Phương pháp này chú trọng tới việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hoặc điều tra. Với một vấn đề khoa học, học sinh có thể đặt ra câu hỏi, giả thiết từ hiểu biết ban đầu, tiến hành thí nghiệm, nghiên cứu, kiểm chứng, so sánh, phân tích, thảo luận và đưa ra kết luận phù hợp. Phương pháp này kích thích sự tò mò, ham mê khám phá của học sinh. 1.2.3. Dạy học khám phá Dạy học khám phá là giáo viên tổ chức học sinh học theo nhóm nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề và tự học cho học sinh. -Trong dạy học khám phá đòi hỏi người giáo viên gia công rất nhiều để chỉ đạo các hoạt động nhận thức của học sinh. Hoạt động của người thầy bao gồm : định hướng phát triển tư duy cho học sinh, lựa chọn nội dung của vấn đề và đảm bảo tính vừa sức với học sinh; tổ chức học sinh trao đổi theo nhóm trên lớp; các phương tiện trực quan hỗ trợ cần thiết… Hoạt động chỉ đạo của giáo viên như thế nào để cho mọi thành viên trong các nhóm đều trao đổi, tranh luận tích cực. - Ðó là việc làm không dễ dàng, đòi hỏi người giáo viên đầu tư công phu vào nội dung bài giảng. 10 - Trong dạy học khám phá, học sinh tiếp thu các tri thức khoa học thông qua con đường nhận thức: từ tri thức của bản thân thông qua hoạt động hợp tác với bạn đã hình thành tri thức có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học; Giáo viên kết luận về cuộc đối thoại, đưa ra nội dung của vấn đề, làm cơ sở cho học sinh tự kiểm tra, tự điều chỉnh tri thức của bản thân tiếp cận với tri thức khoa học của nhân loại. - Học sinh có khả năng tự điều chỉnh nhận thức góp phần tăng cường tính mềm dẻo trong tư duy và năng lực tự học. Ðó chính là nhân tố quyết định sự phát triển bản thân người học. 1.3. Một số phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập vật lí theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh Nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, bộ GDĐT đã có chủ trương tập trung chỉ đạo đỏi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung học, xây dựng mô hình trường phổ thông đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục. 1.3.1. Tự suy ngẫm và tự đánh giá - Tự suy ngẫm và tự đánh giá là việc HS tự đưa ra các quyết định đánh giá về công việc và sự tiến bộ của bản thân. Hai hình thức đánh giá này góp phần thúc đẩy học tập suốt đời, bằng cách giúp HS đánh giá thành tích học tập của bản thân và của bạn một cách thực tế, không khuyến khích sự phụ thuộc vào đánh giá của GV. Tự đánh giá rất hữu ích trong việc giúp HS nhận thức sâu sắc về bản thân, nhận ra được điểm mạnh và điểm yếu của mình. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực để điều chỉnh hoạt động học kịp thời. Vì vậy, tự suy ngẫm, tự đánh giá cần được diễn ra trong suốt quá trình học tập và được sử dụng như một phần của đánh giá quá trình. 11 - Tự đánh giá khác với tự chấm điểm: Tự chấm điểm là cho điểm băng cách sử dụng các tiêu chí do người khác quy định. Trong khi đó tự đánh giá là quy trình xem xét, phản ánh,đồng thời là sự suy ngẫm về lựa chọn tiêu chí. - Trong thực tiễn đánh giá, trách nhiệm cuối cùng vẫn thuộc về GV vì GV là người phải đảm nhận vai trò điều tiết, có thể phủ quyết nếu HS không cung cấp đủ minh chứng để bổ trợ cho số điểm tự cho mình. Đồng thời trên thực tế tự đánh giá có thể kết hợp với hình thức đánh giá đồng đẳng, nên có thể điều tiết điểm số tự đánh giá. 1.3.2. Đánh giá kết quả và đánh giá quá trình - Đánh giá kết quả thường được sử dụng vào khi kết thúc một chủ đề học tập hoặc cuối một học kỳ, một năm, một cấp học. Cách đánh giá này thường sử dụng hình thức cho điểm và nó giúp cho người học biết được khả năng học tập của mình. - Đánh giá quá trình được sử dụng trong suốt thời gian học của môn học. Cách đánh giá này là việc GV hoặc HS cung cấp thông tin phản hồi về hoạt động học của người học, giúp GV điều chỉnh hoạt động dạy phù hợp hơn, giúp HS có được các thông tin về hoạt động học và từ đó cải thiện những tồn tại.Việc đánh giá quá trình có ý nghĩa hơn, nếu HS cùng tham gia đánh giá chính bản thân mình vì khi HS đảm nhận vai trò tích cực trong việc xây dựng tiêu chí chầm điểm, tự đánh giá và đề ra mục tiêu thì tức là HS đã sẵn sàng chấp nhận cách thức đã được xây dựng để đánh giá khả năng học tập của họ. - Một số đặc điểm của đánh giá quá trình: + Các mục tiêu học tập phải được đề ra rõ ràng, phù hợp + Các nhiệm vụ học tập cần hướng tới việc mở rộng, nâng cao hoạt động học tập. + Việc chấm điểm hoặc cung cấp thông tin phản hồi chỉ ra các nội dung cần chỉnh sửa, đồng thời đưa ra lời khuyên cho các hành động tiếp theo. 12 + Đánh giá quá trình nhấn mạnh đến tự đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí của bài học và phương hướng cải thiện để đáp ứng tốt hơn. - Một số cách thức đánh giá quá trình + Cách đánh giá nhu cầu của người học + Cách khích lệ tự định hướng, như tự đánh giá, thông tin phản hồi từ bạn bè và học tập hợp tác. + Cách giám sát sự tiến bộ. + Cách kiểm tra sự hiểu biết. 1.3.3. Đánh giá qua thực tiễn - Đánh giá qua thực tiễn đưa ra cho HS những thách thức thực tế và thường được đánh giá thông qua năng lực thực hiện các nhiệm vụ trong thực tiễn. Trong dạy học vật lí sử dụng hình thức đánh giá này đánh giá được một số năng lực của HS như: + Sử dụng được kiến thức vật lí, kĩ năng … để thực hiện các nhiệm vụ học tập. + Vận dụng kiến thức vật lí, kĩ năng vào các tình huống thực tiễn (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, thực hiện giải pháp, đánh giá giải pháp … ) . + Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí. + Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí. + Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí. + Mô tả được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kĩ thuật,công nghệ + So sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lí- các giải pháp kĩ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. 13 + Sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại. + Nhận ra được ảnh hưởng của vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử. - Đánh giá qua thực tiễn giúp đánh giá một tập hợp các kĩ năng. Đây là hình thức đánh giá khả năng học tập của HS đáng tin cậy bởi vì nó không phụ thuộc vào một phương pháp đánh giá duy nhất, mặt khác HS được đánh giá rất nhiều kĩ năng qua các tình huống khác nhau. Đánh giá qua thực tiễn cho thấy có điểm mạnh và điểm yếu của mỗi cá nhân. Hình thức đánh giá này mang tính chất đánh giá quá trình nên thúc đẩy việc học của HS có động lực và hiệu quả. 1.3.4. Đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí - Đánh giá theo tiêu chí, người học được đánh giá dựa trên các tiêu chí đã định rõ về thành tích, thay vì được xếp hạng trên cơ sở kết quả thu được. Khi đánh giá theo tiêu chí, chất lượng thành tích không phụ thuộc vào mức độ cao thấp về năng lực của người khác mà phụ thuộc chính mức độ cao thấp về năng lực của người được đánh giá so với các tiêu chí đã đề ra. Thông thường, đánh giá theo tiêu chí dùng để xác lập mức độ năng lực của một cá nhân. - Đánh giá theo chuẩn là hình thức đánh đưa ra những nhận xét về mức độ cao thấp trong năng lực của cá nhân so với những người khác cùng làm bài thi. Đây là hình thức đánh giá kết hợp với đường cong phân bố chuẩn, trong đó giả định rằng một số ít sẽ làm bài rất tốt, một số rất kém, số còn lại nằm ở khoảng giữa được đánh giá trung bình. Bài kiểm tra IQ là ví dụ rõ nhất về đánh giá theo chuẩn, hay cách xếp loại học tập của HS ở nước ta hiện nay cũng là cách đánh giá theo chuẩn. - Khác với đánh giá theo tiêu chí, đánh giá theo chuẩn thường tạo nên mối quan hệ căng thẳng giữa HS với nhau, làm giảm đi tính hợp tác trong học 14 tập. Đánh giá theo chuẩn thường sử dụng các câu hỏi TNKQ vì thế khó có thể đánh giá được một số năng lực của HS đã đưa ra ở bảng 2, ví dụ như: + Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn. + Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó + Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí +Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lí + Đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được. + ..v..v.. Mặt khác, việc đánh giá thông qua các kỳ thi đầu vào có tính tham chiếu chuẩn cho phép một tỷ lệ HS vượt qua thì đồng nghĩa với việc các tiêu chuẩn có thể khác nhau giữa các năm tùy thuộc chất lượng HS thi vào. Trong khi đó đánh giá theo tiêu chí không khác nhau giữa các năm, trừ phi chính các tiêu chí này được thay đổi. 1.3.5. Đánh giá đồng đẳng - Đánh giá đồng đẳng là loại hình đánh giá trong đó HS tham gia vào việc đánh giá sản phẩm công việc của các bạn học. Khi đánh giá HS phải nắm rõ nội dung mà họ dự kiến sẽ đánh giá trong sản phẩm của các bạn học. Ví dụ về các công cụ đánh giá đồng đẳng về hoạt động nhóm: Công cụ 1: Hệ số đánh giá đồng đẳng - Bước 1: GV đánh giá hoạt động nhóm Phiếu đánh giá hoạt động của các nhóm (do GV đánh giá hoạt động của các nhóm) Nhóm: …………ngày…….tháng……năm……. 15 Tiêu chí đánh giá STT 1 Điểm tối đa Số lượng thành viên đầy đủ Điểm đạt được 1 Tổ chức làm việc nhóm: phân công tổ 2 trưởng, thư kí; phân công công việc; 1 kế hoạch làm việc…. 3 4 Các TV tham gia tích cực vào hoạt động nhóm Tạo không khí vui vẻ và hòa đồng giữa các TV trong nhóm 1,5 1,5 Nhóm báo cáo: + Trình bày rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu 2,5 + Trả lời được các câu hỏi của GV, 5 nhóm khác Nhóm không báo cáo: + Lắng nghe và chú ý các nhóm báo cáo 2,5 + Đưa ra được câu hỏi cho nhóm báo cáo, GV 6 + Thực hiện tốt các yêu cầu trong phiếu làm việc Tổng 2,5 10 - Bước 2: Tính hệ số do các thành viên trong nhóm đánh giá lẫnnhau 16 Ghi chú + Mỗi thành viên trong nhóm nhận được phiếu theo mẫu Họ tên người đánh giá……………. nhóm:……ngày…….tháng…….. Sự nhiệt Tiêu chí Đưa ra ý tình tham kiến và ý Tên thành viên trong nhóm gia công tưởng việc mới Tạo môi trường hợp tác, thân thiện Tổ chức Hoàn và hướng thành dẫn cả nhiệm vụ nhóm hiệu quả Đức Anh Châu Anh Minh Anh Nam Anh Tuấn Anh Vân Anh + Mỗi HS tự đánh giá các thành viên trong nhóm tham gia công việc như thế nào. Sử dụng các mức đo trong thang đo sau:  Tốt hơn các bạn khác => 3 điểm  Tốt bằng các bạn khác => 2 điểm  Không tốt bằng các bạn khác => 1 điểm  Không giúp ích được gì => 0 điểm  Cản trở công việc của nhóm => -1 điểm + Cộng tổng điểm của một thành viên do tất cả các thành viên khác trong nhóm chấm. + Chia tổng điểm trên cho (số lượng thành viên đánh giá x số lượng tiêu chí x 2) sẽ được hệ số đánh giá đồng đẳng. 17 Để tránh cảm tình cá nhân ảnh hưởng đến kết quả đánh giá, nếu điểm số nào đó rất cao hoặc rất thấp, chỉ xuất hiện một lần trong một tiêu chí thì điểm đó được thay bằng điểm trung bình giả định (điểm 2) . - Bước 3. Tính kết quả đánh giá cho từng cá nhân. Kết quả cá nhân = kết quả của nhóm (GV đánh giá) x hệ số đánh giá đồng đẳng - Bước 4. GV và HS phản hồi. 1.4. Thực tiễn dạy học 1.4.1 .Những kết quả bước đầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra 1.4.1.1. Đối với công tác quản lí - Từ năm 2002 bắt đầu triển khai chương trình và sách giáo khoa phổ thông mới mà trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của HS. - Các cơ sở giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các trường thực hiện các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học thông qua tổ chức các hội thảo, các lớp bồi dưỡng, tập huấn về phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp chuyên môn theo cụm chuyên môn, cụm trường, tổ chức hội thi GV giỏi các cấp, động viên khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đôi mới phương pháp dạy học và các hoạt động hỗ trợ chuyên môn khác. - Triển khai việc “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học”. Triển khai xây dựng Mô hình trường học đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tâp của HS. Triển khai thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông theo Hướng dẫn số 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ GDĐT tại các trường và các địa phương tham gia thí điểm. Triển khai áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” theo hướng dẫn của Bộ GDĐT tại công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH 18 ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Triển khai sâu rộng Cuộc thi dạy học các chủ đề tích hợp cho GV. - Quan tâm chỉ đạo đổi mới hình thức và phương pháp tổ chức thi, kiểm tra đánh giá. Đề thi các môn khoa học xã hội được chỉ đạo theo hướng “mở”, gắn với thực tế cuộc sống, phát huy suy nghĩ độc lập của HS, hạn chế yêu cầu học thuộc máy móc. Bước đầu tổ chức đánh giá HS trên phạm vi quốc gia, tham gia các kì thi đánh giá HS phổ thông quốc tế (PISA) -Thực hiện Chỉ thị số 33/2006.CT-TTg ngày 08/9/2006 về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và phát động công cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đã hạn chế được nhiều tiêu cực trong thi, kiểm tra. 1.4.1.2 .Đối với GV - Phần lớn GV có nhận thức đúng đắn về đổi mới phương pháp dạy học.Nhiều giáo viên đã xác định rõ sự cần thiết và có mong muốn thực hiện đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. - Ngoài ra, một số GV đã vận dụng được các phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá tích cực trong dạy học, kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin- truyền thông trong tổ chức hoạt động được nâng cao; vận dụng được quy trình kiểm tra đánh giá mới. 1.4.3. Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học - Cơ sở vật chất phục vụ đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá những năm qua đã được đặc biệt chú trọng. - Bộ GDĐT tạo chủ trương tăng cường hoạt động tự làm thiết bị dạy học của GV và HS, tạo điều kiện thuận lợi cho sự chủ động, sáng tạo của GV và HS trong hoạt động dạy và học ở trường trung học. Với những tác động tích cực từ các cấp quản lý giáo dục, nhận thức và chất lượng hoạt động đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá của 19 các trường trung học đã co những chuyển biến tích cực, góp phần làm cho chất lượng giáo dục và dạy học từng bước được cải thiện. 1.4.4. Những mặt hạn chế của hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Bên cạnh những kết quả bước đầu đạt được, việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá ở trường trung học vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Cụ thể: - Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT chưa mang lại hiệu quả cao. Phương pháp dạy học chủ yếu ở trường THPT vẫn là truyền thụ một chiều, dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Chưa thực sự quan tâm đến rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết tình huống cho học sinh. Việc ứng dụng công nghệ thông tin- truyền thông, sử dụng các phương tiện truyền thông chưa được thực hiện rộng rãi và hiệu quả. - Hoạt động kiểm tra và đánh giá vẫn chưa đảm bảo yêu cầu khách quan, chính xác và công bằng. Các hoạt động kiểm tra đánh giá ngay trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp chưa được quan tâm thực hiện một cách khoa học và hiệu quả, các bài kiểm tra còn nặng tính chủ quan của người dạy. Tình trạng HS quay cóp tài liệu, đặc biệt là chép bài của nhau trong kì thi, kiểm tra còn diễn ra. Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là không rèn luyện được tính trung thực trong khi thi và kiểm tra, HS còn thụ động trong việc học tập, khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống còn hạn chế. 1.4.5. Một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế của việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá Thực trạng nói trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản sau: 20 - Nhận thức về sự đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, ý thức thực hiện đổi mới cả một bộ phận cán bộ quản lý, GV chưa cao. - Chỉ chú trọng đến đánh giá cuối kì mà chưa chú trọng việc đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học, giáo dục. - Việc tổ chức hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra chưa đồng bộ và chưa phát huy được vai trò thúc đẩy của đổi mới kiểm tra đánh giá đối với đổi mới phương pháp dạy học. Cơ chế và chính sách quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đổi mới chưa khuyến khích đươc sự tích cực của GV. Đây chính là nguyên nhân quan trọng nhất làm cho hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh gia ở trường THPT chưa mang lại hiệu quả cao. - Nguồn lực phục vụ cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong nhà trường như: cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, công nghệ thông tin…. còn thiếu thốn, chưa đồng bộ làm hạn chế việc áp dụng các phương pháp dạy học, các hình thức kiểm tra hiện đại. 21 Chương 2 XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC LỰC ĐÀN HỒI 1.Lí do lựa chọn chuyên đề Lực đàn hồi là 1 loại lực quen thuộc, thường gặp có rất nhiều ứng dụng trong thực tế và đời sống, tuy nhiên biểu hiện của nó trong đời sống rất đa dạng. Hiện nay SGK chỉ trình bày những kiến thức liên quan đến lực đàn hồi kéo và nén mà chưa đề cập nhiều đến các dạng lực đàn hồi khác. Đặc biệt là ít đề cập đến các ứng dụng của nó trong đời sống. Các khó khăn đó là do thời gian dạy học trên lớp còn hạn chế và đặc biệt là việc dạy học chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển năng lực hoạt động của HS. Trên cơ sở các lí luận về dạy học theo chuyên đề, chúng tôi lựa chọn việc nghiên cứu xây dựng chuyên đề nhằm đạt mục tiêu vừa trang bị kiến thức về lực đàn hồi một cách toàn diện nhất và qua đó phát triển các năng lực của HS. 2.Nội dung kiến thức cần xây dựng trong chuyên đề * Định nghĩa chung: Lực đàn hồi là lực xuất hiện khi vật bị biến dạng(hoặc có xu hướng bị biến dạng)do sự tương tác tiếp xúc với các vật khác. Lực nàycó xu hướng làm cho vật lấy lại hình dạng cũ (hoặc giữ nguyên hình dạng của vật). * Đặc điểm: - Lực đàn hồi xuất hiện trong các tương tác tiếp xúc trực tiếp giữa các vật. - Lực đàn hồi xuất hiện đồng thời ở hai vật tiếp xúc, có điểm đặt ở vật gây ra biến dạng và có chiều ngược với chiều biến dạng của vật. - Lực đàn hồi vuông góc với mặt tiếp xúc tại điểm xét. - Độ lớn của lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến dạng của vật. Cụ thể 22 + Với biến dạng kéo, nén (vật thay đổi chiều dài): Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ với độ biến dạng dài của lò xo và luôn ngược chiều với biến dạng. Cụ thể: F= k.∆l với ∆l là độ biến dạng dài của vật ∆l=|𝑙𝑙 − 𝑙𝑙𝑜𝑜 | và k=𝐸𝐸. 𝑆𝑆 𝑙𝑙 𝑜𝑜 (k: độ cứng của lò xo, x là độ biến dạng; E:là hằng số gọi là suất I-âng (N/m) S:diện tích tiết diện ngang của lò xo; l0 là chiều dài tự nhiên của lò xo) R R + Biến dạng uốn vật có mặt lõm bị nén và mặt lồi bị giãn còn lớp trung hòa không biến dạng. Độ lớn của lực đàn hồi tỉ lệ với độ cong của vật bị uốn (độ cong càng lớn thì bán kính cong càng nhỏ). Hệ số biến dạng uốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: bản chất, bề dày và chiều dài của vật đàn hồi… + Biến dạng xoắn khi các phần của vật bị quay đối với nhau và lực đàn hồi (thực chất là mô-men xoắn của lực đàn hồi) tỉ lệ với góc xoắn. Hệ số biến dạng xoắn phụ thuộc vào bản chất, chiều dài, bề rộng, chiều dày của vật đàn hồi. 3. Mục tiêu dạy học - Kiến thức * Nêu được những đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo về nguyên nhân xuất hiện, về điểm đặt và hướng của lực đàn hồi trong các trường hợp cụ thể. * Phát biểu được định luật Húc và viết được công thức độ lớn của lực đàn hồi trong biến dạng kéo nén. * Nêu được những đặc điểm của lực đàn hồi trong các biến dạng cứng (không thấy có biến dạng mà chỉ có xu hướng biến dạng) như: lực căng của dây và của áp lực giữa hai bề mặt tiếp xúc. - Kĩ năng * Giải thích được sự biến dạng đàn hồi của lò xo. * Biểu diễn được lực đàn hồi của lò xo khi bị dãn và bị nén. * Sử dụng được lực kế để đo lực. 23 * Vận dụng được định luật Húc để giải các bài tập tương tự ở trong bài. * Xây dựng được phương án thí nghiệm để nghiên cứu về các loại lực đàn hồi: xác định được các vật dụng, dụng cụ đo của thiết bị và cách bố trí; đề xuất được kế hoạch làm thí nghiệm hợp lí. * Chế tạo được các thiết bị thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu về biến dạng uốn và biến dạng xoắn. * Tiến hành được các thí nghiệm theo kế hoạch đã đề ra. * Thu thập và xử lí được các số liệu thực nghiệm * Rút ra được các kết luận từ thí nghiệm. * Trình bày được các kết quả nghiên cứu. - Thái độ (giá trị) * Tự tin đưa ra các ý kiến cá nhân khi thực hiện các nhiệm vụ ở lớp, ở nhà. * Chủ động trao đổi, thảo luận với các HS khác và với GV. * Hợp tác chặt chẽ với các bạn khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, thí nghiệm ở nhà. - Định hướng các năng lực được hình thành * Năng lực sử dụng kiến thức: Sử đụng được kiến thức vào việc giải các bài toán có liên quan đến lực đàn hồi hoặc các bài toán có liên quan đến thực tiễn. * Năng lực phương pháp: Đề xuất được các dự đoán có căn cứ về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào các yếu tố liên quan đến sự tương tác giữa các vật khi tiếp xúc; đề xuất được các dụng cụ thí nghiệm và cách bố trí hợp lí; đưa ra được kế hoạch làm thí nghiệm với các dụng cụ đã xây dựng; thực hiện được các thí nghiệm theo kế hoạch đã đề xuất để kiểm tra các giả thuyết đã nêu về lực đàn hồi. * Năng lực trao đổi thông tin: Thực hiện các trao đổi, thảo luận với bạn để thực hiện nhiệm vụ, báo cáo và thảo luận các kết quả thu thập được. 24 * Năng lực cá thể:Kết hợp được các kiến thức trong việc giải các bài toán về tương tác giữa các vật. sử dụng kiến thức đã học vào lí giải hoặc vận dụng ở các tình huống thực tiễn. 4.Tiến trình dạy học Hoạt động 1:Làm nảy sinh vấn đề tìm hiểu đặc điểm của lực đàn hồi (làm việc chung cả lớp). Hoạt động này nhằm phát triển các năng lực: K1,P1,P2,X1, X2,C1). 1. Quan sát GV thực hiện thí nghiệm: - Kéo dãn vừa phải dây thun, bong bay và lò xo. Sau đó buông tay để chúng trở về hình dạng ban đầu. - Đặt quả cân có trọng lượng 1N lên thanh cao su B 2.Giải thích GV đặt câu hỏi:Nhờ tính chất nào mà dây thun, bong bay, lò xo có thể dãn ra hoặc co lại hình dạng ban đầu? Đa số HS sẽ trả lời là nhờ tính đàn hồi của vật đàn hồi. GV đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm: Tại sao quả cân nằm cân bằng ? HS thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời: Do lực đàn hồi cân bằng với trọng lực nên vật rắn đứng yên. GV yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức đã học về lực đàn hồi đã học ở lớp 6. Gv hệ thống lại kiến thức cũ cho HS. Hoạt động 2. Phát biểu vấn đề nghiên cứu. Hoạt động nhằm phát triển các năng lực: K1,P1,X1,X7,C1. GV nêu yêu cầu cho HS: Chúng ta cần tìm hiểu về lực đàn hồi để một số bài tập và ứng dụng chúng trong thực tế. Hãy phát biểu các vấn đề cần nghiên cứu. 25 HS thảo luận và phát biểu vấn đề: Tìm hiểu về các đặc điểm của lực đàn hồi (điểm đặt, phương, chiều, độ lớn)xuất hiện trong các loại biến dạng. Gv xác nhận lại các vấn đề cần nghiên cứu cho học sinh.( nhắc cho học sinh nghiên cứu về lực đàn hồi trong biến dạng uốn và biến dạng xoắn) Hoạt động 3: Giải quyết vấn đề (bằng con đường khảo sát thực nghiệm). Hoạt động nhằm phát triển các năng lực: P2,P3,P5.P7,P8,P9, X1,X5,X7.X8, C1,C2. 1.Đưa ra giả thuyết: GV yêu cầu học sinh thảo luận để đưa ra giả thuyết (dự đoán có căn cứ) về đặc điểm (về điểm đặt, phương, chiều và độ lớn) của lực đàn hồi. 2. GV yêu cầu làm việc nhóm để xây dựng phương án thí nghiệm. Các nhóm thảo luận để đưa ra được: Các dụng cụ thí Cách thức bố trí nghiệm cần thiết Cách thức tiến hành và thu thập số liệu (bảng số liệu) - GV yêu cầu đại diện trình của một nhóm trình bày phương án, các nhóm khác góp ý bổ sung: * Về điểm đặt, phương chiều của lực đàn hồi - Dụng cụ thí nghiệm: lò xo, quả nặng - Kế hoạch thực hiện: Treo một quả nặng vào lò xo thẳng đứng để lò xo dãn ra; Đặt vật nặng lên lò xo thẳng đứng để lò xo bị nén lại; Sau đó nhẹ nhàng lấy vật ra. HS quan sát, thảo luận đưa ra ý kiến về hướng và điểm đặt của lực đàn hồi ở lò xo * Về độ lớn của lực đàn hồi 26 - Dụng cụ thí nghiệm: lò xo, quả nặng. - Kế hoạch thực hiện: có 2 kế hoạch thực hiện 1. Treo lần lượt các quả nặng có khối lượng khác nhau vào lò xo, đo độ dãn của lò xo. Nếu tỉ số Fdh không đổi thì độ lớn lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến ∆l dạng của lò xo. 2. Các lò xo giống nhau, các quả nặng có khối lượng giống nhau Treo lần lượt 1,2,3 các quả nặng vào lò xo, mỗi lần treo quả nặng thì lò xo giãn tương ứng là ∆l1 , ∆l2 , ∆l3 , tiến hành đo các giá trị đó. Nếu ∆l1 :∆l 2 :∆l 3 R R R R R R = 1:2:3 thì độ lớn lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến dạng của lò xo. Các nhóm ghi số liệu thu được vào bảng kết quả : Với nhóm tiến hành thí nghiệm theo phương án 2 GV yêu cầu HS làm tương tự với 4 quả cân rồi rút ra nhận xét. *Biến dạng uốn (về nhà) - Dụng cụ thí nghiệm: thanh nhựa, 2 vật có khối lượng m1, m2 R 27 R R - Kế hoạch thực hiện:để thanh nhựa như hình vẽ Đặt vật m1 lên thanh nhựa, ở VTCB của vật ta tính được giá trị của Fđh R R Đặt vật m2 lên trên vật m1 , đo giá trị ∆x so với VTCB lúc đầu, tính giá R R R R trị Fđh lúc này và rút ra nhận xét. *Biến dạng xoắn (về nhà) - Dụng cụ thí nghiệm: thanh nhựa, dây rọi, lực kế, thước đo góc, giá đỡ. - Kế hoạch thực hiện: thanh nhựa treo trên giá được cố định như hình Móc lực kế vào điểm cuối của thanh nhựa Sau đó tác dụng 1 lực vuông góc với thanh, tiến hành đo góc xoắn α và nhận xét độ lớn góc xoắn và độ lớn của lực tác dụng. GV tổng kết về cách thức tiến hành thí nghiệm trước toàn lớp. 3. Giao nhiệm vụ và học sinh tiến hành thí nghiệm theo các phương án đã đề xuất (làm việc theo nhóm ở nhà) - GV thông báo về việc thực hiện thí nghiệm như đã đề xuất phương án với hình thức nhóm và được thực hiện ở nhà với thời hạn một tuần. Yêu cầu: * Chia nhóm theo số lượng gần bằng nhau, phù hợp với điều kiện không gian và thời gian. * Giao nhiệm vụ: Kiểm tra bằng thực nghiệm các dự đoán về lực đàn hồi trong các biến dạng uốn và biến dạng xoắn. Giao lực kế và hướng dẫn cho HS cách sử dụng lực kế cho các nhóm: Điều chỉnh về số không, lưu ý giới hạn đo. Các vật dụng khác nhau có thể gợi ý cho HS tự tìm kiếm ở nhà. Gợi ý: trong thí nghiệm về biến dạng uốn có thể thay bằng các vật dụng khác như nhôm mỏng, hay thép……. Yêu cầu HS cách ghi chép và đánh giá qua các bảng số liệu. 28 Bảng số liệu *Thí nghiệm về biến dạng uốn -Họ và tên:………………………Nhóm: -Khối lượng vật:………………… -Chiều dài thanh:………………... Lần đo Khối lượng vật ∆x Fđh 1 2 ….. Biểu diễn mối quan hệ giữa Fđh và ∆x bằng đồ thị: Kết luận :……………………………………………………………… *Thí nghiệm về biến dạng xoắn -Họ và tên:………………………Nhóm: Lần đo α Fđh 1 2 ….. Biểu diễn mối quan hệ giữa Fđh và ∆x bằng đồ thị: Kết luận :………………………………………………………… Hoạt động 4. Rút ra kết luận về các đặc điểm của lực đàn hồi (làm việc chung cả lớp). Hoạt động giúp phát triển các năng lực:X1,X3,X6, C4 GV yêu cầu một nhóm cử đại diện báo cáo kết quả thí nghiệm và các kết luận, các thành viên khác theo dõi và thảo luận. GV hệ thống lại kiến thức cho học sinh: 29 - Lực đàn hồi là lực xuất hiện khi vật bị biến dạng,có xu hướng và làm cho nó lấy lại hình dạng và kích thước cũ. * Đặc điểm - Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng, có xu hướng chống lại sự biến dạng của vật. - Lực đàn hồi xuất hiện trong biến dạng của hai vật tiếp xúc và vuông góc với mặt tiếp xúc. - Độ lớn của lực đàn hồi tuân theo định luật Húc. c. Định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ với độ biến dạng của lò xo và luôn ngược chiều với biến dạng. Cụ thể: F= k.∆l với ∆l là độ biến dạng dài của vật ∆l=|𝑙𝑙 − 𝑙𝑙𝑜𝑜 | và k=𝐸𝐸. (k: độ cứng của lò xo, x là độ biến dạng; E:là hằng số gọi là suất I-âng 𝑆𝑆 𝑙𝑙 𝑜𝑜 S:diện tích tiết diện ngang của lò xo; l0 là chiều dài tự nhiên của lò xo) R R Hoạt động 5. Vận dụng kiến thức về lực đàn hồi để chỉ ra được vai trò của lực đàn hồi; mở rộng kiến thức tìm hiểu về lực đàn hồi trong tự nhiên và xây dựng.Hoạt động giúp phát triển các năng lực: K4, P3, P7,P8,X4,C2,C3,C4. - GV yêu cầu các HS thảo luận trong nhóm để chỉ ra các biểu hiện và vai trò của lực đàn hồi trong đời sống - GV bổ sung, điều chỉnh và xác nhận các kiến thức về lực đàn hồi. Gợi ý: - Tại sao các cây cối trong tự nhiên đều có cấu tạo dạng trụ với thiết diện tròn xoay. - Trong một số kết cấu (khung xe máy, ô tô, xe đạp, xương người hay động vật…) thường có dạng trụ rỗng? -Các thanh dầm trong xây dựng nhà, cầu cần quan tâm đến loại biến dạng gì? …. 30 5. Kiểm tra đánh giá 5.1.Các năng lực thành phần có thể phát triển ở học sinh Những năng lực thành phần của năng lực chuyên biệt môn Vật lí có thể phát triển cho học sinh trong dạy học chuyên đề “ Lực đàn hồi” Vật lí 10 được liệt kê dưới bảng sau: Nhóm Năng lực thành phần Mô tả mức độ thực hiện trong chủ đề năng lực K1: Trình bày được - Nêu được điều kiện xuất hiện lực đàn hồi. kiến thức về các hiện - Phát biểu được các đặc điểm về điểm đặt, Năng tượng, đại lượng, định phương, chiều của lực đàn hồi. lực sử luật, nguyên lí vật lí dụng cơ bản, các phép đo, kiến các hằng số vật lí thức K2: Trình bày được -Chỉ ra được sự phụ thuộc của của độ lớn mối quan hệ giữa các của lực đàn hồi và độ lớn của sự biến dạng kiến thức vật lí - Viết được biểu thức độ lớn của lực đàn hồi tuân theo định luật Húc. K3: Sử dụng được - Giải được các bài tập liên quan đến độ lớn kiến thức vật lí để của lực đàn hồi thực hiện các nhiệm - Giải được các bài tập cơ bản. vụ học tập K4: Vận dụng (giải - Chỉ ra và giải thích được một số hiện thích, dự đoán, tính tượng trong tự nhiên liên quan đến vai trò toán, đề ra giải pháp, của lực đàn hồi đánh giá giải pháp,…) kiến thức vật lí vào 31 các tình huống thực tiễn P1: Ðặt ra những câu - Đặt ra những câu hỏi liên quan tới các hiện hỏi về một sự kiện vật tượng chuyển động: Tại sao lò xo gắn 2 bên lí xe máy lại có tác dụng chống xóc….. P2: Mô tả được các - Mô tả được những hiện tượng liên quan Năng hiện tượng tự nhiên đến sự chuyển động và tương tác tiếp xúc lực về bằng ngôn ngữ vật lí bằng ngôn ngữ vật lí. phương và chỉ ra các quy luật pháp vật lí trong hiện tượng đó P3: Thu thập, đánh -Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông giá, lựa chọn và xử lí tin từ các nguồn khác nhau: đọc sách giáo thông tin từ các nguồn khoa Vật lí, sách tham khảo, báo chí, các khác nhau để giải thông tin khoa học, Internet… để tìm hiểu quyết vấn đề trong về các vấn đề liên quan đến lực đàn hồi. học tập vật lí P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lí P5: Lựa chọn và sử -Lựa chọn kiến thức về tương quan tỷ lệ dụng các công cụ toán thuận và tương quan tỷ lệ nghich để xử lí học phù hợp trong học các kết quả thí nghiệm khi xây dựng kiến tập vật lí. thức về độ lớn của lực đàn hồi. P6: Chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện 32 tượng vật lí P7: Ðề xuất được giả - Đề xuất được dự đoán về mối quan hệ giữa thuyết; suy ra các hệ độ lớn của lực đàn hồi và độ biến dạng của quả có thể kiểm tra vật đàn hồi. được P8: Xác định mục -Đề xuất được phương án thí nghiệm: Dụng đích, đề xuất phương cụ thí nghiệm cần thiết, hợp lí, cách thức bố án, lắp ráp, tiến hành trí và lên được kế hoạch tiến hành thí xử lí kết quả thí nghiệm. nghiệm và rút ra nhận - Lựa chọn được các vật dụng trong đời xét sống để thực hiện được thí nghiệm. -Lắp ráp được thí nghiệm kiểm tra giả thuyết về mối liên hệ trên. - Tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm kiểm tra giả thuyết trên và rút ra nhận xét. P9: Biện luận tính -Biện luận về sai số của kết quả thí nghiệm đúng đắn của kết quả và các nguyên nhân gây lên sai số: khi chưa thí nghiệm và tính đo, vạch chỉ thị chưa về không; chưa đọc đúng đắn các kết luận được đúng số chỉ lực kế khi kéo đều; không được khái quát hóa từ kéo được đều; lực kế bị nghiêng khi kéo. kết quả thí nghiệm này Năng X1: Trao đổi kiến HS trao đổi những kiến thức để mô tả biến lực trao thức và ứng dụng vật dạng, dịch chuyển… tìm nguyên nhân của đổi lí bằng ngôn ngữ vật sự biến dạng bằng ngôn ngữ vật lí: lực, gia thông lí và các cách diễn tả tốc… tin đặc thù của vật lí 33 X3: Lựa chọn, đánh -So sánh những nhận xét từ kết quả thí giá được các nguồn nghiệm của nhóm mình với các nhóm khác thông tin khác nhau, và rút ra nhận xét X4: Mô tả được cấu -Hiểu được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động tạo và nguyên tắc hoạt của các bộ phận giảm xóc xe máy, thanh xà động của các thiết bị ngang, dầm cầu, trục bánh răng chuyển kĩ thuật, công nghệ động của xe ô tô đang chạy……. X5: Ghi lại được các - Ghi chép các nội dung hoạt động nhóm. kết quả từ các hoạt - Biểu diễn kết quả thí nghiệm dưới dạng động học tập vật lí bảng biểu. của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm… ). X6: Trình bày các kết -Trình bày được số liệu đo đạc dưới dạng quả từ các hoạt động bảng biểu, đồ thị. Giải thích kết quả đo học tập vật lí được. - Trình bày được kết quả hoạt động nhóm dưới các hình thức: văn bản, báo cáo thí nghiệm. X7 Thảo luận được -Thảo luận đúng trọng tâm và với việc dùng kết quả công việc của các ngôn ngữ khoa học về các kết quả thực mình và những vấn đề hiện các nhiệm vụ học tập của bản thân và liên quan dưới góc của nhóm. nhìn vật lí X8 Tham gia hoạt -Phân công công việc hợp lí để đạt hiệu quả động nhóm trong học cao nhất khi thực hiện các nhiệm vụ: Chọn 34 tập vật lí vật liệu, người làm thí nghiệm, người xử lí số liệu hoặc người báo cáo. C1: Xác định được -Xác định được trình độ hiện có về tương trình độ hiện có về tác, chuyển động thông qua các bài kiểm tra kiến thức, kĩ nãng , ngắn ở lớp, tự giải bài tập ở nhà. thái độ của cá nhân - Đánh giá được kỹ năng về thí nghiệm, thái trong học tập vật lí độ học tập và hoạt động nhóm thông qua Phiếu đánh giá đồng đẳng C2: Lập kế hoạch và - Lập kế hoạch, có sự cố gắng thực hiện thực hiện được kế được kế hoạch. Đặc biệt là việc đề ra và hoạch, điều chỉnh kế điều chỉnh kế hoạch thực hiện các thí Năng hoạch học tập vật lí nghiệm ở nhà. lực cá nhằm nâng cao trình thể độ bản thân. C6: Nhận ra được ảnh -Biết được rằng những hiểu biết về lực đàn hưởng vật lí lên các hồi và việc sử dụng kiến thức đó trong thực mối quan hệ xã hội và tiễn: bộ phận giảm xóc của xe máy, đệm lò lịch sử xo…. 5.2.Các hình thức đánh giá - Đánh giá thường xuyên các hoạt động học tập của cá nhân và nhóm thông qua kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập trên Phiếu học tập. - Kiểm tra nhanh bằng các câu TNKQ. - Đánh giá đồng đẳng khi thực hiện thí nghiệm ở nhà giữa các thành viên trong nhóm. - Đánh giá qua bài kiểm tra… 35 5.3.Ví dụ một số câu hỏi và bài tập tự luận Câu 1: Một vật có trọng lượng 10N treo vào lò xo có độ cứng K=1N/cm thì lò xo dãn ra một đoạn? Câu 2. Một lò xo có độ cứng k = 400N/m, để nó dãn ra 10cm thì phải treo vào nó một vật có khối lượng là? (lấy g = 10m/s2 ) Câu 3. Một lò xo khi treo m1 = 500g thì dài 72,5cm, còn khi treo m2 = 200 g thì dài 65cm. Độ cứng của lò xo là? Câu 4. Một lò xo có độ dài tự nhiên 20cm. Gắn một đầu cố định, kéo đầu kia bằng một lực 15N thì lò xo có độ dài là 22cm. Tìm độ cứng của lò xo. Cho g = 10 m/s2 P Câu 5. Một lò xo treo thẳng đứng có độ dài tự nhiên 30cm. Treo vật 150g vào đầu dưới lò xo thì thấy lò xo dài 33cm. Hỏi nếu treo vật 0,1kg thì lò xo dài bao nhiêu ? Câu 6. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 15cm và có độ cứng 100N/m. Giữ cố định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 3N để nén lò xo. Khi đó chiều dài lò xo là? Câu 7. Một lò xo có độ cứng k. Cắt đôi lò xo thành hai phần bằng nhau thì mỗi nửa có độ cứng là? Câu 8. Một lò xo nhẹ có độ cứng k và chiều dài ban đầu l0 , được treo R R thẳng đứng. Treo vào điểm cuối của lò xo một vật khối lượng m. Sau đó treo vào điểm giữa của lò xo một vật giống hệt vật đầu tiên. Khi cân bằng, lò xo treo hai vật có chiều dài là? Câu 9. Một lò xo được giữ cố định ở một đầu. Khi tác dụng vào đầu kia của nó một lực kéo 2N thì nó có chiều dài 18cm; còn khi lực kéo là 3,6N thì nó có chiều dài 22cm. Chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo là? 36 Câu 10. Một ôtô tải kéo một ôtô con có khối lượng 2 tấn chạy nhanh dần đều sau 30s đi được 400m . Hỏi khi đó dây cáp nối hai ôtô dãn ra bao nhiêu nếu độ cứng của nó là 2.106 N/m. Bỏ qua ma sát. Câu 11. Một lò xo có độ cứng 100N/m treo một vật có khối lượng 500g. Nếu dùng lò xo kéo vật lên trên với gia tốc 2m/s2 thì lò xo dãn ra một P P đoạn là bao nhiêu? Lấy g =10 m/s2 . P P Câu 12. Vật có khối lượng 100g gắn vào đầu lò xo có chiều dài tự nhiên dài 20 cm độ cứng 20N/m. Cho hệ lò xo và vật quay đều trong mặt phẳng nằm ngang với tần số 60 vòng/phút. Tính độ biến dạng của lò xo. Lấy π2 = 10. P P Câu 13. Cho hệ gồm một vật nặng m treo vào đầu dưới một lò xo đặt trên mặt phẳng nghiêng một góc, α đầu trên lò xo gắn cố định. Biết lò xo có độ cứng 100N/m, vật có m = 1kg, g = 10m/s2 , 300 , ma sát. Tính độ biến P P dạng của lò xo? Câu 14:Hai lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng lần lượt là k1 = 100 N/m, k2 = 150 N/m, có cùng độ dài tự nhiên L0 = 20 cm được treo thẳng đứng như hình vẽ. Đầu dưới lò xo nối với mộtvật khối lượng m =1kg. Lấy g = 10m/s2. Tính chiều dài lò xo khi vật cân bằng. Câu 15: Một lò xo được giữ cố định một đầu. khi tác dụng vào đầu kia của nó lực kéo F1 =1,8N thì nó có chiều dài l 1 =17cm.khi lực kéo là F2 =4,2N R R R R R R thì nó có chiều dài là l 2 =21cm. Tính độ cứng và chiều dài tự nhiên của lò xo? R R Câu 16: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l 0 =27cm được treo thẳng R R đứng. Khi treo vào lò xo một vật có trọng lượng P1 =5N thì lò xo dài l 1 =44cm. R R R R khi treo một vật khác có trọng lượng P2 chưa biết vào lò xo thì lò xo dài R R l 2 =35cm. Tính độ cứng của lò xo và trọng lượng chưa biết. R R 37 Câu 17: Cho hai lò xo có độ cứng lần lượt là k 1 và k 2 như hai hình. R R R R Tính độcủa hệ hai lò xo. Câu 18: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l 0 =24cm, độ cứng R R k=100N/m. người ta cắt lò xo này thành hai lò xo có chiều dài là l 1 =8cm, R R l 2 =16cm. Tính độ cứng của mỗi lò xo tạo thành. R R Câu 19: Bộ giảm xóc của xe máy gồm 2 lò xo giống nhau và mắc song song nhau. Chiều dài tự nhiên của mỗi lò xo là 30cm. Khi một người có khối lượng 50kg thì chiều dài của mỗi lò xo là 28cm. Tính độ cứng của mỗi lò xo? 38 KẾT LUẬN Đối với các mục đích nghiên cứu và những nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã căn bản hoàn thành và giải quyết được các vấn đề sau: 1. Trên cơ sở nghiên cứu bản chất của hoạt động học nói chung và hoạt động học Vật lí nói riêng, tôi đã làm sáng tỏ phần nào cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động học của HS theo định hướng phát triển năng lực . 2. Phân tích nội dung chuyên đề “Lực đàn hồi” – Vật lí 10 THPT, vận dụng lí luận vào việc soạn thảo tiến trình dạy học bài này theo định hướng phát triển năng lực cho HS. 3. Thu hoạch lớn nhất của tôi qua đề tài này là bước đầu biết tiến hành một đề tài nghiện cứu khoa học giáo dục, biết áp dụng những kiến thức lí luận chung đã được học ở nhà trường Sư phạm áp dụng vào những vấn đề cụ thể ở trường phổ thông. Điều này sẽ giúp ích cho tôi rất nhiều trong công tác sau khi ra trường. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian có hạn, chúng tôi chưa tiến hành được thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài. Nhưng chúng tôi tin tưởng nếu được sử dụng trong dạy học, đề tài sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập của HS. Đề tài mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu định tính. Trong thời gian tới chúng thôi sẽ tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi vào hiệu quả áp dụng vào thực tế của đề tài, tiếp tục phát triển đề tài trong các bài khác của chương trình vật lí phổ thông. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, dù đã cố gắng hết sức nhưng khóa luận của tôi sẽ không tránh khỏi một số sai sót. Bởi vậy tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận của tôi được hoàn chỉnh hơn. 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Trọng Bái, Phạm Quý Tư, Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Đức Thâm (1995), Sách giáo khoa vật lí 10, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 2. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên) (2005), Vật lí 10- bộ 2- SGK thí điểm, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 3. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên) (2008), Vật lí 10 - Sách giáo viên, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2014), Tài liệu tập huấn hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp trung học phổ thông. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Chuyên đề bồi dưỡng giáo viên Trung học phổ thông môn Vật lí, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia.. 6. Hoàng Khanh (Chủ biên), Đặng Thanh Hải, Phạm Đình Lượng, Vũ Minh Tuyến (2010), Luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Vật lí 10, Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam. 7. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2003), Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 8. Đỗ Hương Trà (2012), Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 9. David Haliday, Robert Rensnick, Jeal Walker (1999), Cơ sở vật lí - cơ học 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 40 [...]... thống năng lực được phát triển theo chuẩn năng lực chuyên biệt môn Vật lí đối với HS 15 tuổi của CHLB Đức Môn Vật lí giúp hình thành các năng lực sau: - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác - Năng lực thực nghiệm - Năng lực quan sát - Năng lực tự học - Năng lực sáng tạo… Trong thực tiễn dạy học ở Việt Nam, các nghiên cứu đã chỉ ra các năng lực chuyên biệt cần phát triển trong dạy học Vật lí ở... học chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển năng lực hoạt động của HS Trên cơ sở các lí luận về dạy học theo chuyên đề, chúng tôi lựa chọn việc nghiên cứu xây dựng chuyên đề nhằm đạt mục tiêu vừa trang bị kiến thức về lực đàn hồi một cách toàn diện nhất và qua đó phát triển các năng lực của HS 2.Nội dung kiến thức cần xây dựng trong chuyên đề * Định nghĩa chung: Lực đàn hồi là lực xuất hiện khi vật. .. tổ chức học sinh học theo nhóm nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề và tự học cho học sinh -Trong dạy học khám phá đòi hỏi người giáo viên gia công rất nhiều để chỉ đạo các hoạt động nhận thức của học sinh Hoạt động của người thầy bao gồm : định hướng phát triển tư duy cho học sinh, lựa chọn nội dung của vấn đề và đảm bảo tính vừa sức với học sinh; tổ chức học sinh trao đổi theo nhóm trên lớp; các... tính đàn hồi của vật đàn hồi GV đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm: Tại sao quả cân nằm cân bằng ? HS thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời: Do lực đàn hồi cân bằng với trọng lực nên vật rắn đứng yên GV yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức đã học về lực đàn hồi đã học ở lớp 6 Gv hệ thống lại kiến thức cũ cho HS Hoạt động 2 Phát biểu vấn đề nghiên cứu Hoạt động nhằm phát triển các năng lực: ... lực đàn hồi (thực chất là mô-men xoắn của lực đàn hồi) tỉ lệ với góc xoắn Hệ số biến dạng xoắn phụ thuộc vào bản chất, chiều dài, bề rộng, chiều dày của vật đàn hồi 3 Mục tiêu dạy học - Kiến thức * Nêu được những đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo về nguyên nhân xuất hiện, về điểm đặt và hướng của lực đàn hồi trong các trường hợp cụ thể * Phát biểu được định luật Húc và viết được công thức độ lớn của. .. chống lại sự biến dạng của vật - Lực đàn hồi xuất hiện trong biến dạng của hai vật tiếp xúc và vuông góc với mặt tiếp xúc - Độ lớn của lực đàn hồi tuân theo định luật Húc c Định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ với độ biến dạng của lò xo và luôn ngược chiều với biến dạng Cụ thể: F= k.∆l với ∆l là độ biến dạng dài của vật ∆l=|𝑙𝑙 − 𝑙𝑙𝑜𝑜 | và k=𝐸𝐸 (k: độ cứng của lò xo, x là độ... giải quyết vấn đề trong học tập vật lí - P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lí - P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí năng lực - P6: chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện tượng vật lí thực - P7: đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể nghiệm và năng lực mô hình hóa) kiểm tra được - P8: xác định mục đích, đề xuất phương... công nghệ hiện đại - C6: nhận ra được ảnh hưởng vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử Tuy nhiên việc hình thành, phát triển và đánh giá các năng lực này như một chỉnh thể là việc làm hết sức khó khăn và đòi hỏi cần có thời gian 7 1.2 Phương pháp dạy học vật lí theo định hướng phát triển năng lực Chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có... lớn của lực đàn hồi trong biến dạng kéo nén * Nêu được những đặc điểm của lực đàn hồi trong các biến dạng cứng (không thấy có biến dạng mà chỉ có xu hướng biến dạng) như: lực căng của dây và của áp lực giữa hai bề mặt tiếp xúc - Kĩ năng * Giải thích được sự biến dạng đàn hồi của lò xo * Biểu diễn được lực đàn hồi của lò xo khi bị dãn và bị nén * Sử dụng được lực kế để đo lực 23 * Vận dụng được định luật... pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là dạy cho HS thói quen giải quyết vấn đề, tìm ra kiến thức mới theo cách nghiên cứu của các nhà khoa học, không những tạo sự hứng thú cho HS trong quá trình học tập, chiếm lĩnh được kiến thức mà còn phát triển được năng lực sáng tạo của học sinh Chúng tôi sử dụng sơ đồ xây dựng kiến thức theo kiểu dạy học phát hiển ... 2: Xây dựng chuyên đề dạy học Lực đàn hồi NỘI DUNG Chương CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH 1.1 Năng lực học sinh dạy học vật lí. .. nghiên cứu - Đối tượng: Tiến trình dạy học chương “Động lực học Lực đàn hồi - Vật lí 10 THPT theo định hướng phát triển lực học sinh - Phạm vi nghiên cứu: Quá trình dạy học vật lí lớp 10 Giả thuyết... hướng phát triển lực học sinh 2.Mục đích nghiên cứu Xây dựng chủ đề dạy học Lực đàn hồi vật lí lớp 10 THPT theo định hướng phát triển lực nhằm phát triển lực hoạt động tổng hợp học sinh Đối tượng

Ngày đăng: 09/10/2015, 09:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Lí do chọn đề tài

    • 2.Mục đích nghiên cứu

    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 4. Giả thuyết khoa học

    • 5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    • 6. Phương pháp nghiên cứu

    • 7.Đóng góp của đề tài

    • 8. Cấu trúc của khóa luận

    • NỘI DUNG

    • Chương 1

    • CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH.

      • 1.1. Năng lực của học sinh trong dạy học vật lí

      • 1.2. Phương pháp dạy học vật lí theo định hướng phát triển năng lực

        • 1.2.1. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

        • 1.2.2 .Phương pháp “Bàn tay nặn bột”

        • 1.2.3. Dạy học khám phá

        • 1.3. Một số phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập vật lí theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh

          • 1.3.1. Tự suy ngẫm và tự đánh giá

          • 1.3.2. Đánh giá kết quả và đánh giá quá trình

          • 1.3.3. Đánh giá qua thực tiễn

          • 1.3.4. Đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí

          • 1.3.5. Đánh giá đồng đẳng

          • 1.4. Thực tiễn dạy học

            • 1.4.1 .Những kết quả bước đầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra

              • 1.4.1.1. Đối với công tác quản lí

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan