phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân lập quyên

75 412 0
phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân lập quyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯƠNG NGỌC THƠ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LẬP QUYÊN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kế Toán Mã số ngành: 52340301 11/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯƠNG NGỌC THƠ MSSV: LT11352 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LẬP QUYÊN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kế Toán Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. PHẠM LÊ THÔNG 11/2013 LỜI CẢM TẠ  Quá trình thực tập tại Doanh Nghiệp Tư Nhân Lập Quyên đã giúp cho em có nhiều kiến thức bổ ích về thực tiễn, giúp em học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong công việc sau này của mình. Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình, ngoài sự cố gắng của em còn có sự giúp đỡ tận tình của thầy cô trường Đại Học Cần Thơ và các cô chú, anh chị trong Doanh Nghiệp Tư Nhân Lập Quyên. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ của quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, đặc biệt là sự tận tình chỉ dẫn của thầy Phạm Lê Thông đã giúp cho em hoàn thành luận văn của mình Đồng thời em xin chân thành Ban lãnh đạo Doanh Nhiệp Tư Nhân Lập Quyên đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập. Cám ơn các cô và các chị công tác tại phòng kế toán đã hết lòng giúp đỡ cho em hoàn thành tốt đề tài thực tập của mình. Cuối cùng, em xin gởi lời chúc sức khỏe đến thầy cô của Trường Đại Học Cần Thơ và tất cả các cô chú, anh chị trong Doanh Nghiệp Tư Nhân Lập Quyên. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Người thực hiện LỜI CAM KẾT  Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày.....tháng…..năm………. Người thực hiện NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP    ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm…….. Giám đốc doanh nghiệp (kí tên và đóng dấu) BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC    Họ tên người hướng dẫn: .................................................................................... Học vị: ................................................................................................................ Chuyên ngành: ..................................................................................................... Cơ quan công tác: ................................................................................................ NỘI DUNG NHẬN XÉT 1.Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 2. Về hình thức ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu) ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 6. Các nhận xét khác ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa) ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày ….tháng….năm…… Người nhận xét MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .................................................................................................... 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 1 1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................ …1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 1 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2 1.3.1 Không gian....................................................................................... 2 1.3.2 Thời gian ........................................................................................... 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 2 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................ 2 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 4 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ......................................................................... 4 2.1.1 Các khái niệm trong phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm ............. 4 2.1.2 Khái niệm về doanh thu .................................................................... 7 2.1.3 Khái niệm về chi phí ......................................................................... 7 2.1.4 Khái niệm về lợi nhuận..................................................................... 8 2.1.5 Các chỉ tiêu sinh lời ........................................................................ 11 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 12 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 12 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu........................................................ 12 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DNTN LẬP QUYÊN .............................. 14 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ................................ 14 3.2 ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ........................ 14 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP .... 15 3.3.1 Cơ cấu tổ chức ................................................................................ 15 3.3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ........................................................ 16 3.3.3 Hình thức kế toán áp dụng .............................................................. 17 3.4 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG SẮP TỚI ............................................................................ 19 3.4.1 Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp ............................ 19 3.4.2 Định hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới ......... 19 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN CỦA DNTN LẬP QUYÊN .................................................................................................. 21 4.1 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ............................................................................................................. 21 4.1.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm 2010 – 2012 ..................................................................................... 21 4.1.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 ........................................... 24 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC MẶT HÀNG CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ......................................................................................... 26 4.2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ các mặt hàng dưới hình thức số lượng 26 4.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ các mặt hàng dưới hình thức giá trị ... 28 4.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ các mặt hàng của doanh nghiệp ............................................................................................ 32 4.3 PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 .................... 40 4.3.1 Tình hình chi phí của doanh nghiệp qua 3 năm 2010 – 2012 ........ 41 4.3.2 Tình hình chi phí của doanh nghiệp qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ................................................................................. 42 4.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP ..... 43 4.4.1 Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp qua 3 năm 2010 – 2012 ................................................................................................................... 43 4.4.2 Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ........................................................ 46 4.4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ............................. 48 4.5 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU SINH LỜI ............................................. 53 4.5.1 Tình hình qua 3 năm 2010 – 2012 .................................................. 53 4.5.2 Tình hình 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013........... 56 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN CỦA DNTN LẬP QUYÊN ................................................... 58 5.1 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN............................................................. 58 5.1.1 Thuận lợi ......................................................................................... 58 5.1.2 Khó khăn ......................................................................................... 58 5.2 GIẢI PHÁP TĂNG KHẢ NĂNG TIÊU THỤ ...................................... 58 5.3 GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN ........................................................ 60 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 61 6.1 Kết luận ................................................................................................. 61 6.2 Kiến nghị đối với doanh nghiệp ........................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Lập Quyên qua 3 năm 2010 – 2012 ..................................................................................................... 22 Bảng 4.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Lập Quyên 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ................................................................ 24 Bảng 4.3 Sản lượng tiêu thụ hai mặt hàng chiến lược của doanh nghiệp qua 3 năm 2010 – 2012 ............................................................................................. 27 Bảng 4.4 Sản lượng tiêu thụ hai mặt hàng chiến lược của doanh nghiệp qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................... 28 Bảng 4.5 Đơn giá bán các mặt hàng chiến lược qua 3 năm 2010 – 2012 ....... 29 Bảng 4.6 Đơn giá bán các mặt hàng chiến lược qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ......................................................................................... 29 Bảng 4.7 Doanh thu tiêu thụ hai mặt hàng chiến lược qua 3 năm 2010 - 2012 ......................................................................................................................... 30 Bảng 4.8 Doanh thu tiêu thụ hai mặt hàng chiến lược qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ........................................................................ 31 Bảng 4.9 Các chỉ tiêu tài chính liên quan đến hàng tồn kho qua 3 năm 2010 2012 ................................................................................................................. 38 Bảng 4.10 Các chỉ tiêu tài chính liên quan đến hàng tồn kho qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 ................................................................ 39 Bảng 4.11 Tình hình tổng hợp chi phí qua 3 năm 2010 – 2012 ...................... 41 Bảng 4.12 Tình hình tổng hợp chi phí của 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ................................................................................................... 42 Bảng 4.13 Phân tích tình hình lợi nhuận qua 3 năm 2010 – 2012................... 44 Bảng 4.14 Phân tích tình hình lợi nhuận qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ................................................................................................... 47 Bảng 4.15 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ............................ 52 Bảng 4.16 Các chỉ số lợi nhuận qua 3 năm 2010 - 2012 ................................. 54 Bảng 4.17 Các chỉ số lợi nhuận qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ................................................................................................................... 56 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp ....................................................... 15 Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán .......................................................... 16 Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán nhật ký chung ............................................ 17 Hình 3.4 Sơ đồ hình thức kế toán trên máy ..................................................... 19 Hình 4.1 Hàng tồn kho bình quân qua 3 năm 2010 – 2012 ............................. 37 Hình 4.2 Hàng tồn kho bình quân của 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ......................................................................................................... 38 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DT BHCCDV : Doanh thu bán hàng cùng cấp dịch vụ DTT : Doanh thu thuần GVHB : Giá vốn hàng bán DTHĐTC : Doanh thu hoạt động tài chính CPTC : Chi phí tài chính CPQLKD-BH : Chi phí quản lý kinh doanh – bán hàng LNTTHĐKD : Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh TNKhác : Thu nhập khác LN khác : Lợi nhuận khác Tổng LNTT : Tổng lợi nhuận trước thuế CPTTNDN : Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp LNSTTNDN : Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 6T2013 : 6 tháng đầu năm 2013 6T2012 : 6 tháng đầu năm 2012 Chi phí QLDN và BH : Chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng DTT BHCCDV : Doanh thu thuần bán hàng cung cấp dịch vụ LN từ HĐKD LNTTHĐTC : lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh : Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Như chúng ta đã biết mục đích của các doanh nghiệp là hướng tới doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu và lợi nhuận thể hiện năng lực của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển thì doanh nghiệp đó phải tạo ra doanh thu và lợi nhuận vì hai chỉ tiêu này không chỉ phản ánh kết quả kinh doanh mà còn là cơ sở để tính toán nhiều chỉ tiêu dùng để đánh giá đầy đủ hơn kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua từng kì hoạt động. Do vậy, mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp đó chính là doanh thu và lợi nhuận. Việc phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận sẽ giúp những người đứng đầu doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua mức độ tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận, từ đó tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến hai chỉ tiêu quan trọng trên. Như vậy doanh nghiệp sẽ từng bước đề ra những chính sách và biện pháp nhằm phát huy những mặt tích cực đồng thời hạn chế mặt tiêu cực để không ngừng nâng cao lợi nhuận và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Việc đánh giá, xem xét một cách đúng đắn tình hình doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp giúp cho các nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định hợp lý nhằm hướng doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao hơn. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của tình hình tiêu thụ hàng hóa và lợi nhuận đối với hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hiện nay, em quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của Doanh Nghiệp Tư Nhân Lập Quyên” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hóa và lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa và nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. - Phân tích tình hình chi phí và lợi nhuận từ, đó tìm nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ và lợi nhuận từ đó tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ phòng kế toán. 1.3.2 Thời gian Đề tài được thực hiện từ tháng 8/2013 đến tháng 11/2013 nghiên cứu số liệu qua 3 năm 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau nhưng trong đó kinh doanh về hàng tiêu dùng là chủ yếu. Do thời gian thực tập có hạn nên đề tài chủ yếu nghiên cứu sâu về tình hình tiêu thụ hai mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp (dầu ăn và bột giặt). 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Nguyễn Thị Thanh Thoảng, 2011, “Phân tích tình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân thương mại Phước Vinh”, Luận văn đại học, Đại học Cần Thơ. Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân thương mại Phước Vinh qua 3 năm 2008 - 2010, đồng thời xác định và phân tích những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hóa và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguyễn Thị Hồng Vân, 2009, “Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của chi nhánh Công Ty Cổ Phần Lương Thực - Thực Phẩm Miền Nam Tại Vĩnh Long”, Luận văn đại học, Đại học Cần Thơ. Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình tiêu thụ hàng hóa về doanh số bán, giá của từng sản phẩm và phân tích chi phí, lợi nhuận tại chi nhánh Công Ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Miền Nam qua 3 năm 2006 – 2008 để tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ hàng hóa và lợi nhuận. Từ đó đề ra một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hóa và lợi nhuận của công ty. Trần Khánh Tâm, 2009, “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn An Việt”, Luận văn đại học, Đại học Cần Thơ. Đề tài phân tích tình hình tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn An Việt qua 3 năm 2006 – 2008, đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Các khái niệm trong phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm 2.1.1.1 Khái niệm về tình hình tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa là quá trình đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng thông qua hình thức mua bán. Đối với mỗi doanh nghiệp, tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng của một vòng chu chuyển vốn, là quá trình chuyển đổi tài sản từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ. Tiêu thụ hàng hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là nhân tố quyết định thành bại, là quá trình thực hiện lợi nhuận và là mục tiêu duy nhất của doanh nghiệp. Để theo dõi và phân tích chính xác tình hình tiêu thụ chúng ta cần nắm bắt được lượng sản phẩm tồn đầu kỳ, lượng nhập xuất trong kỳ và lượng tồn cuối kỳ. 2.1.1.2 Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm - Thị trường sản phẩm là một khâu vô cùng quan trọng đối với bất cứ một doanh nghiệp sản xuất hay một doanh nghiệp thương mại nào. Có thể nói sự tồn tại của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào công tác tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm chi phối các khâu nghiệp vụ khác. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải được diễn ra liên tục và nhịp nhàng, hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá bởi nhiều nhân tố, trong đó có tốc độ quay vòng vốn mà tốc độ quay vòng của vốn lại phụ thuộc rất lớn vào tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Do đó nếu như tiêu thụ sản phẩm tốt thì làm cho số ngày trong một vòng quay của vốn giảm đi. - Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò thực hiện giá trị sản phẩm khi sản xuất doanh nghiệp phải bỏ vốn đầu tư. Như vậy vốn tiền tệ của doanh nghiệp được tồn tại dưới dạng hàng hóa. Khi sản phẩm được tiêu thụ, doanh nghiệp được thu hồi vốn đầu tư để tái sản xuất cho chu kì sau và có thể mở rộng nhờ phần lợi nhuận thu được từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm. - Thông qua vai trò lưu thông luân chuyển hàng hóa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ta thấy được điểm yếu để khắc phục, nâng cao, hoàn thiện, quá trình sản xuất, tạo hiệu quả cao. Nếu cải thiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, nghĩa là nâng cao khâu tiêu thụ, nhờ đó sẽ tăng được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc tổ chức hợp lý hóa khoa học quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm tới mức tốt nhất các loại chi phí, góp phần làm giảm giá thành tới tay người tiêu dùng, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. - Tiêu thụ sản phẩm góp phần củng cố vị trí, thể lực của doanh nghiệp, nâng cao uy tín của doanh nghiệp với khách hàng thông qua sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, phương thức giao dịch mua bán thuận tiện, dịch vụ bán hàng tốt. Thực hiện tốt các khâu của quá trình tiêu thụ giúp cho các doanh nghiệp có thể tiêu thụ được khối lượng sản phẩm lớn, lôi cuốn thêm khách hàng, không ngừng mở rộng thị trường. - Công tác tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường không đơn thuần là đem sản phẩm bán ra thị trường mà trước khi sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận thì cần có sự nổ lực cả về mặt trí tuệ lẫn sức lao động của bộ phận tiêu thụ. Từ việc điều tra nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, giới thiệu sản phẩm, vận chuyển, tổ chức đội ngũ nhân viên phục vụ khách hàng tận tình, có trình độ hiểu biết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. - Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa người sản xuất và tiêu dùng. Qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm, người tiêu dùng và người sản xuất gần gũi nhau hơn. 2.1.1.3 Ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là tình hình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa. Qua tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn. Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn. Qua tiêu thụ tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định một cách hoàn toàn. Có tiêu thụ được sản phẩm mới chứng tỏ năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện kết quả công tác nghiên cứu thị trường.... Mặt khác qua tiêu thụ doanh nghiệp không những thu hồi được những chi phí vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn thực hiện được giá trị lao động thặng dư, đây là nguồn quan trọng nhằm tích lũy vào ngân sách, vào các quỹ của doanh nghiệp nhằm mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao đời sống công nhân viên. Như vậy, nhiệm vụ phân tích tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp gồm các công việc chủ yếu sau đây: - Đánh giá đúng đắn tình hình tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng mặt hàng, đánh giá kịp thời tình hình tiêu thụ. - Tìm ra nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tiêu thụ. - Đề ra các biện pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng tiêu thụ về số lượng và chất lượng. 2.1.1.4 Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp gặp rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ hàng hóa, nhưng có thể khái quát ở hai khía cạnh là chủ quan và khác quan. Trong mỗi khía cạnh thì có những yếu tố tác động đến tình hình tiêu thụ hàng hóa theo bản chất của nó. Theo lý thuyết kinh tế, có 2 loại nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ. a) Nguyên nhân chủ quan Bao gồm các nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp tác động đến quá trình tiêu thụ hàng hóa: - Tình hình cung cấp (thu mua): Tình hình tiêu thụ hàng hóa trước hết phụ thuộc vào tình hình cung cấp. Nếu một hàng hóa nào đó của doanh nghiệp đang tiêu thụ tốt trên thị trường mà yếu tố đầu vào cung cấp không kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp. - Tình hình dự trữ hàng hóa: Hàng tồn kho phải đảm bảo không để tình trạng thiếu hụt, không đủ khối lượng, làm mất khách hàng và cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên tồn kho quá lớn làm ứ đọng vốn (tăng chi phí sử dụng vốn) và tăng chi phí bảo quản hàng tồn kho. Do đó, tồn kho phải kịp thời và vừa đủ. Vì vậy, doanh nghiệp cần có các nhà cung cấp uy tín bằng các hợp đồng lâu dài và ổn định. Tuy nhiên điều này không đơn giản – đặc biệt trong nền kinh tế thị trường ngày nay, luôn chịu nhiều biến động bất định. - Giá bán: Giá bán là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng hàng hóa tiêu thụ, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá bán sản phẩm hàng hóa phụ thuộc nhiều vào quan hệ cung cầu thị trường. Do đó, đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp phải hết sức linh hoạt trong việc định giá bán sao cho phải bù đắp các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất hay là mua sản phẩm và có lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư. - Chất lượng hàng hóa: Xu hướng xã hội ngày càng cao, nhu cầu của người dân ngày càng tiến bộ, do đó chất lượng hàng hóa là nhân tố hàng đầu trong quá trình lựa chọn tiêu dùng của người dân, điều này ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp. - Phương thức tiêu thụ và phương thức thanh toán: Cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ hàng hóa. Doanh nghiệp phải áp dụng linh hoạt các phương thức và phải quan tâm nhiều đến công tác chăm sóc khách hàng. b) Nguyên nhân khách quan Đây là những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. Một nhân tố khách quan như các chính sách pháp luật của Nhà nước đối với các doanh nghiệp và các nhân tố thuộc về xã hội. - Các nhân tố thuộc về xã hội: Xem xét các vấn đề về nhu cầu, mức thu nhập, phong tục tập quán, thói quen của người tiêu dùng có ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Thông thường khi thu nhập tăng lên thì nhu cầu đối với nhiều loại hàng hóa sẽ tăng vì với thu nhập cao hơn người tiêu dùng thường có xu hướng mua hàng nhiều hơn. Nghĩa là, cầu đối với hàng hóa thường sẽ tăng khi thu nhập của người tiêu dùng tăng; ngược lại cầu đối với hàng hóa thứ cấp sẽ giảm khi thu nhập của người tiêu dùng tăng. - Các nhân tố thuộc về chính sách nhà nước: Mỗi chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp như chính sách về tiền lương, chính sách thuế, chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 2.1.2 Khái niệm về doanh thu Doanh thu bán hàng là toàn bộ giá trị sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ, doanh nghiệp bán hàng phản ánh con số thực tế hàng hóa tiêu thụ trong kỳ. 2.1.3 Khái niệm về chi phí Chi phí là những hao phí thể hiện bằng tiền bỏ ra để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: - Giá vốn hàng bán là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp bỏ ra để mua hàng hóa và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định. - Chi phí bán hàng gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí quảng cáo tiếp thị, chi phí vận chuyển, bốc xếp. - Chi phí quản lý doanh nghiệp là nhứng chi phí quản lý chung của toàn doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê kho, thuế môn bài; dịch vụ mua ngoài (Điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ. . .); chi phí bằng tiền khác (Tiếp khách, hội nghị khách hàng. . .). 2.1.4 Khái niệm về lợi nhuận 2.1.4.1 Khái niệm Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã trừ mọi chi phí. Nói cách khác, lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, các chi phí liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và thuế theo quy định của pháp luật. Lợi nhuận là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Bất kì một cá nhân hay tổ chức nào khi tham gia hoạt động kinh tế đều hướng mục tiêu vào lợi nhuận, có được lợi nhuận doanh nghiệp mới chứng tỏ được sự tồn tại của mình. Lợi nhuận còn là tiền đề cơ bản khi doanh nghiệp muốn tái sản xuất mở rộng để trụ vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, lợi nhuận giúp nâng cao đời sống cho người lao động, đó chính là động lực to lớn nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như tinh thần làm việc của người lao động vốn được xem là một trong những bí quyết tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo, chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ (+) doanh thu hoạt động tài chính (-) chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Phản ánh hiệu quả hoạt động của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập từ hoạt động tài chính trừ ra các chi phí phát sinh từ hoạt động này. - Lợi nhuận khác: Là những lợi nhuận của doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Lợi nhuận từ hoạt động khác như hoạt động thanh lý tài sản cố định, thắng kiện trong kinh doanh... - Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: Phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm của doanh nghiệp trước khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. - Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp: Phản ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động của doanh nghiệp (sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát sinh trong năm báo cáo. 2.1.4.2 Ý nghĩa của lợi nhuận Theo lý thuyết kinh tế, lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh quyết định quá trình tái sản xuất nhằm mở rộng xã hội. Lợi nhuận được bổ sung vào khối lượng tư bản cho chu kỳ sản xuất sau cao hơn trước. Ý nghĩa xã hội: mở rộng phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và tiêu dùng xã hội, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đối với doanh nghiệp: Lợi nhuận quyết định sự tồn vong, khẳng định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh doanh nghiệp trong nền kinh tế mà vốn dĩ đầy bất trắc và khắc nghiệt. Vì vậy, tạo ra lợi nhuận là chức năng duy nhất của doanh nghiệp. Vai trò của lợi nhuận - Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng chất lượng của doanh nhiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản như lao động, vật tư, tài sản cố định. - Là một nguồn thu điều tiết quan trọng của ngân sách Nhà nước, giúp nhà nước thực hiện các chương trình xã hội, phát triển đất nước. - Là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất và mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp. - Lợi nhuận được để lại doanh nghiệp thành lập các quỹ tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ nhân viên. - Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 2.1.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự tăng giảm tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp là xác định mức độ ảnh hưởng của khối lượng tiêu thụ, giá thành, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và thuế suất đến lợi nhuận. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận gồm có: + Mức chênh lệch lợi nhuận giữa các năm LN = P1+ P2 + P3 + P4 + P5 + P6 Trong đó: LN: Mức chênh lệch lợi nhuận giữa các năm P1: Mức độ ảnh hưởng của doanh thu bán hàng đến lợi nhuận P2: Mức độ ảnh hưởng của lợi nhuận gộp đến lợi nhuận P3: Mức độ ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp P4: Mức độ ảnh hưởng của lợi nhuận từ các hoạt động tài chính P5: Mức độ ảnh hưởng của lợi nhuận từ các hoạt động khác P6: Mức độ ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp đến lợi nhuận. + Doanh thu bán hàng: P1 = DT x T0 P1: Mức độ ảnh hưởng của doanh thu bán hàng DT: Mức biến động tổng doanh thu giữa 2 năm T0: Lãi từ hoạt động kinh doanh chia cho tổng doanh thu của năm gốc. + Lãi gộp: P2 = DT1 x L P2: Mức độ ảnh hưởng của lợi nhuận gộp DT1: Tổng doanh thu năm sau L: Mức tăng, giảm của tỷ lệ lãi gộp chia cho doanh thu + Chi phí quản lý doanh nghiệp: P3= - (DT1 x E) P3: Mức độ ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp DT1: Tổng doanh thu năm sau E: Mức tăng giảm tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp. + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: P4(2011/2010) = Lợi nhuận HĐTC2011 – Lợi nhuận HĐTC2010 Tương tự: P4(2012/2011) = Lợi nhuận HĐTC2012 – Lợi nhuận HĐTC2011 + Lãi từ hoạt động khác: P5 = P*1 – P*0 P5: Mức độ ảnh hưởng của lợi nhuận từ các hoạt động khác P*1: Lãi từ hoạt động khác năm sau P*0: Lãi từ hoạt động khác năm trước + Thuế thu nhập doanh nghiệp P6 = - (T1 –T0) P6: Mức độ ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp T1: Thuế lợi tức năm sau. T0: Thuế lợi tức năm trước. 2.1.5 Các chỉ tiêu sinh lời 2.1.5.1 Chỉ tiêu lãi gộp trên doanh thu Lãi gộp là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá vốn không tính đến chi phí kinh doanh. Tỷ lệ lãi gộp biến động sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận. Tỷ lệ lãi gộp thể hiện khả năng trang trải chi phí Lợi nhuận gộp Tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu = Doanh thu thuần 2.1.5.2 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là tỷ số đo lường trong 1 đồng doanh thu mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận từ đó cho thấy khả năng của doanh nghiệp trong việc kiểm tra chi phí liên quan đến doanh thu. Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Doanh thu thuần 2.1.5.3 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là đại lượng đo lường hiệu quả việc quản lý, sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng tài sản dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn. Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản = Tổng tài sản 2.1.5.4 Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp do phòng kế toán của doanh nghiệp cung cấp. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Đề tài phân tích theo phương pháp so sánh qua các năm cả về tương đối và tuyệt đối; phương pháp thay thế liên hoàn. a)Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của một hiện tượng kinh tế. F = Ft – F0 Trong đó: Ft là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc b)Phương pháp so sánh số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. F  Ft  100 Fo c)Phương pháp thay thế liên hoàn: Đề tài sử dụng phương pháp thay thế liên hoan nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp. Các nhân tố đó tác động tiêu cực đến doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp. Gọi Q là chỉ tiêu phân tích. Gọi a,b,c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Thể hiện bằng phương trình: Q = a.b.c Đặt Q1 là kết quả lỳ phân tích: Q1 = a1.b1.c1 Q0 là chỉ tiêu kỳ kế hoạch: Q0 = a0.b0.c0  Q1 – Q0 = Q: Mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch, là đối tượng phân tích. Q = Q1– Q0 = a1.b1.c1 - a0.b0.c0 Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn: - Thay thế bước 1 (cho nhân tố a) a0.b0.c0 được thay thế bằng a1.b0.c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” sẽ là: a = a1.b0.c0 - a0.b0.c0 - Thay thế bước 2 (cho nhân tố b) a1.b0.c0 được thay thế bằng a1.b1.c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” sẽ là: b = a1.b1.c0 – a1.b0.c0 - Thay thế bước 3 (cho nhân tố c) a1.b1.c0 được thay thế bằng a1.b1.c1 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c” sẽ là: c = a1.b1.c1 – a1.b1.c0 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có: a +b +c = (a1.b0.c0 - a0.b0.c0) + (a1.b1.c0 – a1.b0.c0) + (a1.b1.c1 – a1.b1.c0) = a1.b1.c1 – a0.b0.c0 = Q (đối tượng phân tích) Trong đó, nhân tố đã thay thế ở bước trước phải được giữ nguyên cho các bước sau thay thế Sau khi phân tích số liệu, từ đó tìm ra các nguyên nhân nhằm đưa ra các biện pháp để nâng cao tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp. CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DNTN LẬP QUYÊN 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LẬP QUYÊN được thành lập vào tháng 12 năm 2008 là một tổ chức kinh tế pháp nhân hoạt động độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật, chủ doanh nghiệp chịu mọi trách nhiệm về hoạt động thuộc doanh nghiệp mình. Từ khi thành lập tuy gặp không ít khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn giữ vững vị trí của mình và từng bước mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh cũng như địa bàn hoạt động, mặt khác doanh nghiệp cũng tích cực tìm hiểu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động trong doanh nghiệp đảm bảo nộp đầy đủ cho ngân sách nhà nước. - Tên Doanh Nghiệp: Doanh Nghiệp Tư Nhân Lập Quyên (còn gọi là nhà phân phối Lập Quyên) là doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Người Đại Diện: Ông Lê Huỳnh Lập - Mã số thuế: 1801192915 - Địa chỉ: 386D10/14B, Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ. - Điện thoại: 0907650468 - Fax: 07103896459 - Email: huynhlap_le2006@yahoo.com - Vốn đầu tư ban đầu: 500.000.000 đồng 3.2 ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP - Doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên là nhà phân phối kí gởi, mua bán hàng hóa. - Mua bán những mặt hàng tiêu dùng của công ty dầu thực vật Tường An, mặt hàng bột giặt của công ty bột giặt và hóa chất Đức Giang. - Mua bán mặt hàng thủy tinh từ công ty pha lê Việt Tiệp như ly, chén, lọ thủy tinh, bình bông… Hiện công ty kinh doanh với hình thức lấy hàng từ tổng công ty về sau đó phân phối đến các kênh tiêu thụ khác như các kênh siêu thị, các nhà hàng, quán ăn, khách sạn, các tiệm tạp hóa lớn, nhỏ ở địa bàn thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và một số thị trường khác hay phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng. 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 3.3.1 Cơ cấu tổ chức Doanh nghiệp hiện tại có 15 nhân viên, trong đó có 11 nhân viên nam và 4 nhân viên nữ. Đa số lao động tại đơn vị là lao động phổ thông, chỉ một số ít bộ phận quản lí điều hành có trình độ chuyên môn. Bộ máy quản lí gọn nhẹ theo cơ cấu trực tuyến- chức năng, đứng đầu là giám đốc dưới sự trợ giúp của các bộ phận. CHỦ DOANH NGHIỆP BỘ PHẬN BỘ PHẬN KẾ BỘ PHẬN KINH DOANH TOÁN KHO Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: - Chủ doanh nghiệp: là người đại diện pháp luật, chịu trách nhiệm trực tiếp đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp như bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tăng lương, tuyển dụng và cho thôi việc theo qui định hiện hành của pháp luật. - Bộ phận kinh doanh: Khai thác khách hàng tìm việc và kí kết những hợp đồng kinh tế, phụ trách việc hoàn thiện thanh toán công nợ cũng như các tài liệu công nợ, nghiệm thu, bàn giao tài liệu … đồng thời phối hợp với phòng kế toán trong việc xác định chính xác công nợ của khách hàng có kế hoạch thu nợ và khai thác khách hàng. - Bộ phận kế toán: Thực hiện đúng chế độ kế toán đã qui định, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời mọi thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong năm, cuối năm và lập báo cáo tài chính. - Bộ phận kho: là nơi bảo quản lưu trữ hàng hóa ở điều kiện tốt nhất. Ngoài ra còn kịp thời cung cấp hàng hóa khi thị trường, khách hàng hay đối tác có nhu cầu sử dụng hàng hóa của doanh nghiệp thông qua việc kiểm kê hàng hóa và quản lý tình hình nhập xuất, nhập, tồn hàng hóa. 3.3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN KẾ TOÁN KHO TỔNG HỢP THỦ QUỸ Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: - Kế toán trưởng: Chỉ đạo hướng dẫn thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc chế độ Kế Toán Nhà Nước qui định, kiểm tra tất cả các công việc hạch toán của kế toán viên nhằm nắm bắt tình hình biến động hàng hóa, tiền vốn của doanh nghiệp, tổng hợp đối chiếu số liệu giữa các sổ chi tiết và tổng hợp. - Kế toán tổng hợp: Thực hiện các công việc lập chứng từ, thu thập luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng. - Kế toán kho: Thực hiện nhiệm vụ lập phiếu nhập, xuất kho hàng hóa đồng thời theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn hàng hóa nhằm đảm bảo đủ hàng để đáp ứng kịp thời theo yêu cầu của khách hàng và thị trường. - Thủ quỹ: Theo dõi tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt và tình hình thanh toán qua ngân hàng tại doanh nghiệp. Phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến tiền mặt, sổ quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng làm căn cứ trình cho giám đốc và kế toán trưởng khi có yêu cầu. 3.3.3 Hình thức kế toán áp dụng  Doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán: Kế toán trên máy dựa theo hình thức nhật ký chung Ghi chú: -Ghi hàng ngày: -Ghi cuối tháng: - Đối chiếu, kiểm tra: Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán nhật ký chung Trình tự ghi sổ: - Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). - Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.  Chế độ kế toán áp dụng: - Doanh nghiệp áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC. - Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Theo phương pháp đường thẳng - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên . + Phương pháp tính trị giá hàng tồn kho: Theo phương pháp bình quân gia quyền. + Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Tồn kho thực tế tại đơn vị Ghi chú: -Ghi hàng ngày: -In sổ báo cáo cuối tháng, cuối năm: - Đối chiếu, kiểm tra: Hình 3.4 Sơ đồ hình thức kế toán trên máy 3.4 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG SẮP TỚI 3.4.1 Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp 3.4.2.1 Thuận lợi - Doanh nghiệp có vị trí giao thông thuận lợi dễ dàng cho hoạt động giao, nhận hàng hóa cũng như việc đi lại của khách hàng và nhân viên. - Doanh nghiệp tạo được lòng tin và cảm tình đối với khách hàng. - Đội ngũ nhân viên cần cù, chăm chỉ và có trình độ chuyên môn nhất định. 3.4.2.2 Khó khăn - Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh. - Xu hướng thị trường mau thay đổi dẫn đến tình trạng cung không bắt kịp nhu cầu, có lúc ứ động hàng tồn đối với những mặt hàng đã qua thời. 3.4.2 Định hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới Trong thời gian tới, để tiếp tục đứng vững trên thị trường và nâng cao uy tín của doanh nghiệp, doanh nghiệp có những định hướng phát triển sau: - Giữ vững vị trí của doanh nghiệp trên thị trường đã có của doanh nghiệp. - Tiếp tục tạo mối quan hệ tốt đẹp với những khách hàng cũ của doanh nghiệp đồng thời tìm kiếm thêm khách hàng mới, mở rộng thị trường, mở rộng vùng tiêu thụ nhằm nâng cao doanh thu và tạo uy tín cho doanh nghiệp. - Đảm bảo nguồn nhân lực của doanh nghiệp được ổn định, tăng cường sự đoàn kết giữa các nhân viên trong doanh nghiệp để đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững. - Tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên an tâm và tập trung tốt vào công việc của doanh nghiệp như các chính sách tăng lương, khen thưởng… - Không ngừng học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp. CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN CỦA DNTN LẬP QUYÊN 4.1 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.1.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm 2010 – 2012 Để có thể kiểm tra đánh giá mọi diễn biến và hiệu quả quá trình kinh doanh của công ty cũng như tìm giải pháp khai thác năng lực của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của qua mỗi năm. Đối với doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên cũng vậy, do vậy trước khi đi vào phân tích để hiểu về tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp một cách chi tiết ta tiến hành đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm từ 2010-2012. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Lập Quyên qua 3 năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2010 CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 Số tiền 2012/2011 Số tiền % % 1. DT BHCCDV 13.179 17.587 23.567 4.408 33 5.980 34 2. DTT 13.179 17.587 23.567 4.408 33 5.980 34 3. GVHB 12.010 16.117 21.958 4.107 34 5.841 36 4. Lãi gộp 1.169 1.470 1.609 301 26 139 9 6 2 4 (4) (67) 2 100 6.CPTC 588 994 966 406 69 (28) (3) 7.CPQLKD-BH 302 417 564 115 38 147 35 8. LNTTHĐKD 285 62 83 (223) (78) 21 34 9.TNKhác 115 355 480 240 209 125 35 2 7 9 5 250 2 29 11.LN khác 113 348 471 235 208 123 35 12. Tổng LNTT 397 410 554 13 3 144 35 13. CPTTNDN 99 103 138 4 4 35 34 298 307 416 9 3 109 36 5. DTHĐTC 10. Chi phí khác 14. LNSTTNDN (Nguồn: phòng kế toán doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên) Thông qua bảng số liệu trên, ta thấy các chỉ tiêu qua 3 năm của doanh nghiệp có sự biến đổi khác nhau cụ thể như sau: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nhìn chung đều tăng khá mạnh qua các năm: năm 2011 doanh thu tăng 4.408 triệu đồng, tương đương 33% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh thu tăng 5.980 triệu đồng, tương đương 34% so với năm 2011. Doanh thu của doanh nghiệp tăng khá đều qua các năm là do doanh nghiệp thực hiện các chính sách mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm khách hàng thành công nên đã làm doanh thu tăng khá cao do tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn. - Các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp không có ở các năm, điều đó chứng tỏ rằng hàng hóa bán ra của doanh nghiệp luôn đúng chất lượng, phẩm chất, quy cách theo yêu cầu của khách hàng nên không có hàng bị đổi, trả lại hay giảm giá. Đây là biểu hiện tốt giúp doanh nghiệp tạo được uy tín đối với khách hàng. Điểm mạnh này cần tiếp tục phát huy. - Chỉ tiêu giá vốn hàng bán cũng biến động tương tự doanh thu: giá vốn hàng bán năm 2011 tăng 4.170 triệu đồng, tương đương 34% so với năm 2010. Đến năm 2012 tăng 5.841 triệu đồng, tương đương 36%. Giá vốn tăng khá mạnh qua các năm là do doanh thu tiêu thụ khá cao nên nhu cầu nhập hàng và tồn kho hàng hóa phục vụ tiêu thụ cũng cao hơn. Giá vốn là chỉ tiêu phụ thuộc khá nhiều vào lượng tiêu thụ nên đây là chỉ tiêu mà doanh nghiệp khó có thể chủ động được. - Về chi phí tài chính, chủ yếu là chi phí lãi vay ngân hàng, chi phí trả lãi tiền vay của doanh nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào công tác thu hồi công nợ, nếu công tác thu hồi công nợ tốt sẽ làm cho doanh nghiệp thanh toán tốt các khoản vay và lãi vay tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển tốt hơn. Năm 2011 chi phí tài chính tăng cao 406 triệu đồng, tương đương 69% so với năm 2010, mức tăng cao như vậy là do năm nay mức vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp cao nhằm phục vụ cho việc nhập hàng hóa phục vụ cho việc tiêu thụ. Năm 2012 chi phí tài chính giảm 28 triệu đồng, tương đương giảm 3% so với năm 2011, tuy có thanh toán một phần lãi vay và nợ vay nhưng doanh nghiệp vẫn tiếp tục vay để phục vụ kinh doanh nên mức chi phí tài chính có giảm nhưng không đáng kể. - Chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng năm 2011 tăng 115 triệu đồng, tương đương 38% do doanh nghiệp phải chi thêm chi phí phục vụ cho việc mở rộng thị trường và cung cấp hàng hóa cho thị trường mới. Năm 2012 chi phí này tăng 147 triệu đồng, tương đương 38% so với năm 2011, mức tăng khá cao nhưng có giảm so với mức tăng năm 2011, do thị trường tiếp tục mở rộng nhưng chi phí sử dụng có hiệu quả hơn. - Do tình hình chi phí tăng cao nên dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm mạnh qua năm 2011 cụ thể giảm 223 triệu đồng, tương đương 78% so với năm 2010 do chi phí tăng cao và tăng cao nhất là mức tăng của chi phí tài chính. Đến năm 2012 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng trở lại: 21 triệu đồng so với năm 2011, tương đương 34%, tuy mức tăng không cao so với mức giảm của năm trước nhưng điều này thể hiện doanh nghiệp đã sử dụng những khoản chi phí có hiệu quả hơn. Doanh nghiệp nên kiểm soát chi phí chặt chẽ hơn nữa để đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn cho những năm tới. - Bên cạnh đó các khoản thu nhập khác (Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ; thu nhập từ quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp; khoản bồi thường của bảo hiểm cho doanh nghiệp; các khoản bồi thường do vi phạm hợp đồng cho doanh nghiệp) tăng mạnh ở năm 2011: 240 triệu đồng, tương đương 209%. Năm 2012 tiếp tục tăng nhưng mức tăng thấp hơn mức tăng năm trước: tăng 125 triệu đồng, tương đương 35% so với năm 2011. - Do thu nhập khác tăng nên làm cho lợi nhuận khác tăng theo tương ứng do chi phí khác không đáng kể. Năm 2011 tăng 235 triệu đồng, tương đương 208%. Năm 2012 tăng 123 triệu đồng, tương đương 35%. - Tuy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2011 giảm nhiều nhưng do lợi nhuận khác tăng cao nên chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 10 triệu đồng, tương đương 3%, tuy có tăng nhưng mức tăng không cao. Năm 2012 tăng 107 triệu đồng, tương đương 35% do năm nay doanh nghiệp quản lý chi phí có hiệu quả hơn. Nhìn chung lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng qua các năm, đều này chứng tỏ doanh nghiệp có những chuyển biến tích cực trong quá trình nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 4.1.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 Do đề tài được thực hiện vào những tháng của quý 3 năm 2013 nên ta đánh giá thêm kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vào 6 tháng đầu năm của năm 2013 so với cùng kỳ năm trước để có thể cập nhật tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một cách kịp thời và hợp lý. Sau đây là bảng số liệu thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vào 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013: Bảng 4.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Lập Quyên 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: triệu đồng 6 tháng 6 tháng đầu 2012 đầu 2013 1. DT BHCCDV 10.953 12.757 1.804 16 2. DTT 10.953 12.757 1.804 16 3. GVHB 10.201 11.677 1.476 14 752 1,080 328 44 2 2 - 0 6.CPTC 456 746 290 64 7.CPQLKD-BH 260 295 35 13 8. LNTTHĐKD 37 41 4 11 222 252 30 14 4 5 1 25 11.LN khác 218 247 29 13 12. Tổng LNTT 255 288 33 13 13. CPTTNDN 64 72 8 13 191 216 25 13 CHỈ TIÊU 4. Lãi gộp 5. DTHĐTC 9.TNKhác 10. Chi phí khác 14. LNSTTNDN 6T2013/6T2012 Số tiền % (Nguồn: phòng kế toán doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên) Nhìn chung qua bảng số liệu trên cho ta thấy tất cả các chỉ tiêu đều tăng cụ thể như sau: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 tháng đầu năm 2013 tăng 1.804 triệu đồng, tương đương 16% so với 6 tháng đầu năm 2012 cho thấy việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, công tác mở rộng thị trường của doanh nghiệp hiệu quả nên doanh thu ngày càng tăng. - Giá vốn hàng bán 6 tháng đầu năm 2013 tăng 1.476 triệu đồng, tương đương 14% so với 6 tháng đầu năm 2012, do doanh thu tăng nên giá vốn hàng bán cũng tăng theo. - Chi phí tài chính tăng khá mạnh: 6 tháng đầu năm 2013 tăng 290 triệu đồng, tương đương 64% so với 6 tháng đầu năm 2012 do doanh nghiệp để giá trị hàng hóa tồn kho khá lớn đồng thời doanh nghiệp tiếp tục vay để kinh doanh. - Chi phí quản lý kinh doanh và bán hàng 6 tháng đầu năm 2013 tăng 35 triệu so với 6 tháng đầu năm 2012, tương đương 13%. Do thị trường càng ngày càng được mở rộng đòi hỏi cần nhiều chi phí hơn trong khâu tiêu thụ hàng hóa. - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 tăng 4 triệu đồng, tương đương 11% so với cùng kỳ năm trước cho thấy tuy chi phí có tăng nhưng doanh nghiệp đã quản lý tốt hơn không để lợi nhuận thuần tiếp tục tăng. - Về khoản thu nhập khác của 6 tháng đầu năm 2013 tăng 30 triệu đồng, tương đương 14% so với cùng kỳ năm trước. - Tuy chi phí đều tăng nhưng các khoản thu nhập cũng tăng đáng kể làm cho lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 tăng 25 triệu đồng, tương đương 13% so với cùng kỳ năm trước cho thấy doanh nghiệp kinh doanh ngày càng có hiệu quả. 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC MẶT HÀNG CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Doanh nghiệp kinh doanh rất nhiều mặt hàng với nhiều chủng loại và qua cách khác nhau nhưng do thời gian thực tập có hạn nên đề tài chỉ chọn 2 mặt hàng chiến lược là dầu ăn Tường An (thùng 24 chai 1 lít) và bột giặt của công ty Đức Giang (thùng 40 gói 1/2 kg) vì hai mặt hàng này chiếm hơn 70% doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp. 4.2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ các mặt hàng dưới hình thức số lượng 4.2.1.1 Phân tích tình hình tiêu thụ các mặt hàng dưới hình thức số lượng qua 3 năm 2010 – 2012 Số lượng tiêu thụ của các mặt hàng chiến lược của doanh nghiệp qua 3 năm 2010 – 2012 được thể hiện cụ thể trong bảng số liệu sau: Bảng 4.3 Sản lượng tiêu thụ hai mặt hàng chiến lược của doanh nghiệp qua 3 năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: Thùng Mặt hàng 2010 Năm 2011 Dầu ăn 23.202 33.470 48.096 10.268 44 14.626 44 Bột giặt 8.599 9.420 9.944 821 10 524 6 2012 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % (Nguồn: phòng kế toán doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy sản lượng tiêu thụ các mặt hàng chiến lược qua 3 năm tiêu thụ liên tục tăng nhưng mức độ tăng khác nhau: - Đối với mặt hàng dầu ăn: Năm 2011 doanh nghiệp tiêu thụ được 33.470 thùng tăng 10.268 thùng tương đương 44% so với năm 2010. Sang năm 2012 sản lượng của mặt hàng này tiếp tục tăng 14.626 thùng tương đương 44% so với năm 2011. - Đối với mặt hàng bột giặt: Năm 2011 doanh nghiệp tiêu thụ được 9.420 thùng tăng 821 thùng tương đương 10%. Năm 2012 sản lượng tiêu thụ tăng 524 thùng tương đương 6%. Nhìn chung qua 3 năm (2010 – 2012) sản lượng tiêu thụ các mặt hàng chiến lược của doanh nghiệp đều tăng. Sản lượng dầu ăn tăng đều qua các năm, tuy nhiên mặt hàng bột giặt mức độ tăng năm sau có giảm hơn so với năm trước. Nguyên nhân các mặt hàng đều tăng là do mặt hàng của doanh nghiệp là mặt hàng thiết yếu trong nhu cầu của người dân, với giá cả hợp lý và là mặt hàng có uy tín trên thị trường nên nhu cầu của người dân về mặt hàng này càng ngày càng tăng. Đồng thời doanh nghiệp có những chính sách hợp lý về bán hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, doanh nghiệp nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn từ các nhà hàng, quán ăn, khách sạn và các tiệm tạp hóa lớn. Do vậy sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp ngày càng tăng đặt biệt đối với mặt hàng dầu ăn. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải chú ý nhiều đến mặt hàng bột giặt vì mức tăng năm sau có giảm so với mức tăng của năm trước. 4.2.1.2 Phân tích tình hình tiêu thụ các mặt hàng dưới hình thức số lượng của 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Số lượng tiêu thụ của các mặt hàng chiến lược của doanh nghiệp vào 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 được thể hiện cụ thể trong bảng số liệu sau: Bảng 4.4 Sản lượng tiêu thụ hai mặt hàng chiến lược của doanh nghiệp qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Thùng mặt hàng 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Dầu ăn 22.584 27.919 5.336 24 Bột giặt 5.826 5.349 (477) (8) 6T2013/6T2012 Số tiền % (Nguồn: phòng kế toán doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên) Nhìn chung sản lượng tiêu thụ của 2 quý đầu năm 2013 tăng giảm khác nhau với từng mặt hàng cụ thể như sau: - Đối với mặt hàng dầu ăn: 6 tháng đầu năm 2013 sản lượng tiêu thụ tăng 5.336 thùng tương đương 24% đối với 6 tháng đầu năm 2012 cho thấy mặt hàng này ngày càng được ưa chuộng rộng rãi hơn đối với người tiêu dùng. - Đối với mặt hàng bột giặt sản lượng tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2013 giảm 477 thùng tương đương 8% so với 6 tháng đầu năm 2012. Như vậy mức độ ưa chuộng của người tiêu dùng đối với mặt hàng này không cao đồng thời lại còn giảm. Doanh nghiệp nên có kết hợp với công ty có những chính sách bán hàng thích hợp hơn hoặc nếu có cơ hội doanh nghiệp nên lựa chọn mặt hàng phù hợp hơn đối với thị trường. 4.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ các mặt hàng dưới hình thức giá trị 4.2.2.1 Giá bán các mặt hàng Giá bán là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp. Giá bán ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Doanh nghiệp thường không chủ động được giá bán của hàng hóa mà phụ thuộc nhiều vào giá mà nhà cung cấp giao. Muốn đứng vững được trên thị trường doanh nghiệp phải có những chính sách giá phù hợp vừa đảm bảo được thị phần vừa phải tạo được lợi nhuận. Do đó giá cả hàng hóa là một nỗi trăn trỡ lớn của doanh nghiệp. a) Qua 3 năm 2010 – 2012 Giá bán của các mặt hàng chiến lược của doanh nghiệp qua 3 năm 2010 – 2012 được thể hiện cụ thể trong bảng số liệu sau: Bảng 4.5 Đơn giá bán các mặt hàng chiến lược qua 3 năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: Nghìn đồng/thùng Năm mặt hàng 2010 2011 2012 Dầu ăn 284 288 294 Bột giặt 459 466 474 2011/2010 Số % lượng 4 1 7 2 2012/2011 Số % lượng 6 2 8 2 (Nguồn: phòng kế toán doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên) Qua bảng số liệu trên cho ta thấy đơn giá từng mặt hàng của doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm. Cụ thể: - Đối với mặt hàng dầu ăn: năm 2011 đơn giá tăng 4 nghìn đồng tương đương 1% so với năm 2010. Đến năm 2012 đơn giá tăng 6 nghìn đồng tương đương 2% so với năm 2011. - Đối với mặt hàng bột giặt: năm 2011 đơn giá tăng 7 nghìn đồng tương đương 2% so với năm 2010. Năm 2012 đơn giá tăng 8 nghìn đồng tương đương 2% so với năm 2011. Nguyên nhân của việc tăng giá là do tình hình lạm phát ngày càng gia tăng nên các yếu tố đầu vào của việc sản xuất tăng lên dẫn đến giá của nhà cung cấp đưa ra tăng lên bắt buột doanh nghiệp phải tăng giá bán. b) 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Giá bán của các mặt hàng chiến lược của doanh nghiệp vào 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 được thể hiện cụ thể trong bảng số liệu sau: Bảng 4.6 Đơn giá bán các mặt hàng chiến lược qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: nghìn đồng/thùng 6 tháng 6 tháng đầu 2012 đầu 2013 Dầu ăn 291 297 6 2 Bột giặt 470 477 7 1 mặt hàng 6T2013/6T2012 Số tiền % (Nguồn: phòng kế toán doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên) Từ bảng số liệu trên, ta thấy đơn giá của các mặt hàng tiếp tục tăng: - 6 tháng đầu năm 2013 đơn giá tăng 6 nghìn đồng tương đương 2% so với 6 tháng đầu năm 2012 đối với mặt hàng dầu ăn. - Đối với mặt hàng bột giặt 6 tháng đầu năm 2013 tăng 7 nghìn đồng tương đương 1% so với 6 tháng đầu năm 2012. 4.2.2.2 Doanh thu tiêu thụ các mặt hàng Từ bảng số liệu sản lượng tiêu thụ và đơn giá bán, ta có thể tính được doanh thu tiêu thụ các mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Qua đó đánh giá được tình hình kinh doanh các mặt hàng này của doanh nghiệp. a) Qua 3 năm 2010 – 2012 Doanh thu tiêu thụ của các mặt hàng chiến lược của doanh nghiệp qua 3 năm 2010 – 2012 được thể hiện cụ thể trong bảng số liệu sau: Bảng 4.7 Doanh thu tiêu thụ hai mặt hàng chiến lược qua 3 năm 2010 2012 Đơn vị tính: triệu đồng mặt hàng 2010 Năm 2011 2012 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % Dầu ăn 6.589 9.639 14.140 3.050 46 4.501 47 Bột giặt 3.947 4.390 4.713 443 11 324 7 Tổng cộng 10.536 14.029 18.854 3.493 33 4.825 34 (Nguồn: phòng kế toán doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên) Nhìn chung doanh thu tiêu thụ của hai mặt hàng được thể hiện trong bảng trên đều tăng. Cụ thể như sau: - Đối với mặt hàng dầu ăn: năm 2011 doanh thu tăng 3.050 triệu đồng tương đương 46%, năm 2013 doanh thu mặt hàng này tiếp tục tăng 4.501 triệu đồng tương đương 47%. Doanh thu mặt hàng này tăng khá đều và mạnh là do giá cả mặt hàng này khá hợp lý, hợp túi tiền và chất lượng tốt nên được người tiêu dùng khá ưa chuộng. - Đối với mặt hàng bột giặt: năm 2011 doanh thu tăng 443 triệu đồng tương đương 11% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh thu tăng 324 triệu đồng tương đương 7% so với năm 2011. Ta thấy doanh thu mặt hàng này đều tăng qua các năm nhưng mức tăng năm sau ít hơn mức tăng năm trước vì lượng tiêu thụ của mặt hàng này có tăng nhưng mức tăng ngày càng giảm cho thấy mức ưa chuộng hàng hóa này trên thị trường tăng không cao. - Mức tăng doanh thu của từng mặt hàng trên đã làm tăng tổng doanh thu của các mặt hàng chủ lực tăng lên: Năm 2011 tổng doanh thu tăng 3.493 triệu đồng tương đương 33%, đến năm 2012 tổng doanh thu của hai mặt hàng này tăng 4.825 triệu đồng tương đương 34%. b) 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Doanh thu tiêu thụ của các mặt hàng chiến lược của doanh nghiệp vào 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 được thể hiện cụ thể trong bảng số liệu sau: Bảng 4.8 Doanh thu tiêu thụ hai mặt hàng chiến lược qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: triệu đồng 6 tháng 6 tháng đầu 2012 đầu 2013 Dầu ăn 6.572 8.292 1.720 26 Bột giặt Tổng cộng 2.738 2.551 (187) (7) 9.310 10.843 1.533 16 mặt hàng 6T2013/6T2012 Số tiền % (Nguồn: phòng kế toán doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên) Nhìn chung doanh thu tiêu thụ của hai mặt hàng có mức tăng giảm khác nhau qua bảng số liệu trên: - Đối với mặt hàng dầu ăn doanh thu tiếp tục tăng: 6 tháng đầu năm 2013 tăng 1.720 triệu đồng tương đương 26% so với cùng kỳ năm trước. Cho thấy sản phẩm này càng tạo được lòng tin cho người tiêu dùng. - Đối với mặt hàng bột giặt 6 tháng đầu năm 2013 giảm 187 triệu đồng tương dương 7% so với 6 tháng đầu năm 2012. Đây là tình hình không khả quan đối với doanh nghiệp vì mặt hàng này chưa tạo được lòng tin đối với khách hàng. - Tuy doanh thu của bột giặt có giảm nhưng do lượng doanh thu của dầu ăn tăng nhều hơn nên vẫn làm tăng tổng doanh thu của các mặt hàng chủ lực: 6 tháng đầu năm 2013 tổng doanh thu tăng 1.533 triệu đồng tương đương 16% so với 6 tháng đầu năm 2012. 4.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ các mặt hàng của doanh nghiệp 4.2.3.1 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ Doanh thu tiêu thụ chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai nhân tố quan trọng đó là lượng tiêu thụ và giá bán của hàng hóa thông qua công thức: Doanh thu = lượng tiêu thụ x giá bán -Biến động lượng: lượng sản phẩm tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu tiêu thụ hàng hóa khi giá bán đơn vị hàng hóa không đổi, lượng tiêu thụ hàng hóa tăng làm doanh thu tiêu thụ tăng và ngược lại. Để phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố lượng hàng hóa tiêu thụ ta cố định giá bán đơn vị hàng hóa qua từng năm. - Biến động giá: Giá cả cũng là nhân tố chủ yếu tác động đến tiêu thụ hàng hóa. Giá bán có thể tác động kích thích hay hạn chế tiêu dùng. Mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố lượng tiêu thụ và giá bán đến doanh thu tiêu thụ được thể hiện qua cách tính sau: a) Doanh thu năm 2011 so với năm 2010 Chênh lệch doanh thu năm 2011 so với năm 2010 (đối tượng phân tích) DT = DT2011 – DT2010 = 14.029 – 10.536 = 3.493 triệu đồng - Biến động lượng: + Dầu ăn: (33.470 x 0,284) – (23.202 x 0,284) = 2.916 triệu đồng + Bột giặt: (9.420 x 0,459) – (8.599 x 0,459) = 377 triệu đồng - Biến động giá: + Dầu ăn: (33.470 x 0,288) – (33.470 x 0,284) = 134 triệu đồng + Bột giặt: (9.420 x 0,466) – (9.420 x 0,459) = 66 triệu đồng Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ: 2.916 + 377 + 134 + 66 = 3.493 triệu đồng = đối tượng phân tích Nhận xét: Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ 2 mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp được so sánh giữa 2 năm 2011 và 2010, ta thấy: Tổng doanh thu tiêu thụ tăng lên 3.493 triệu đồng, trong đó mặt hàng dầu ăn làm doanh thu tăng lên 2.916 + 134 =3.050 triệu đồng, mặt hàng bột giặt làm doanh thu tăng 377 + 66 = 443 triệu đồng. Ta thấy sự biến động lượng tiêu thụ của hai mặt hàng làm tổng doanh thu tiêu thụ hai mặt hàng này tăng 2.916 + 377 = 3.293 triệu đồng, trong đó lượng tiêu thụ của dầu ăn năm 2011 tăng 10.268 thùng làm tổng doanh thu tiêu thụ mặt hàng chủ lực năm 2011 tăng 2.916 triệu đồng so với năm 2010, còn lượng tiêu thụ của bột giặt năm 2011 tăng 821 thùng so với năm 2010 làm tăng tổng doanh thu tiêu thụ mặt hàng chủ lực năm 2011 so với năm 2010 là 377 triệu đồng. Nhân tố thứ hai làm tăng doanh thu tiêu thụ đó là giá bán đơn vị của hai mặt hàng. Nhân tố này làm tăng doanh thu tiêu thụ mặt hàng chiến lược năm 2011 so với năm 2010 là 134 + 66 = 200 triệu đồng. Trong đó giá bán mặt hàng dầu ăn năm 2011 tăng 4 nghìn đồng so với năm 2010 làm doanh thu tiêu thụ năm 2011 tăng 134 triệu đồng so với năm 2010, còn đối với giá bán mặt hàng bột giặt năm 2011 tăng 7 nghìn đồng so với năm 2010 đã làm tăng doanh thu tiêu thụ năm 2011 so với năm 2010 là 66 triệu đồng. Như vậy hai nhân tố nói trên có tác động rất lớn đến việc làm tăng doanh thu tiêu thụ các mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp, đặt biệt là nhân tố lượng tiêu thụ. Do đó những chính sách để đẩy mạnh lượng tiêu thụ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tăng doanh thu của doanh nghiệp và kết quả trên cho thấy doanh nghiệp đã thực hiện khá tốt việc tăng lượng tiêu thụ hàng hóa chủ lực. b) Doanh thu năm 2012 so với năm 2011 Chênh lệch doanh thu năm 2012 so với năm 2011 (đối tượng phân tích) DT = DT2012 – DT2011 = 18.854 – 14.029 = 4.825 triệu đồng - Biến động lượng: + Dầu ăn: (48.096 x 0,288) – (33.470 x 0,288) = 4.212 triệu đồng + Bột giặt: (9.944 x 0,466) – (9.420 x 0,466) = 244 triệu đồng - Biến động giá: + Dầu ăn: (48.096 x 0,294) – (48.096 x 0,288) = 288 triệu đồng + Bột giặt: (9.944 x 0,474) – (9.944 x 0,466) = 80 triệu đồng Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ: 4.212 + 244 + 289 + 80 = 4.825 triệu đồng = đối tượng phân tích Nhận xét: Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ 2 mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp được so sánh giữa 2 năm 2012 và 2011, ta thấy: Tổng doanh thu tiêu thụ tăng lên 4.825 triệu đồng, trong đó mặt hàng dầu ăn làm doanh thu tăng lên 4.212 + 288 = 4.500 triệu đồng, mặt hàng bột giặt làm doanh thu tăng 244 + 80 = 324 triệu đồng. Ta thấy sự biến động lượng tiêu thụ của hai mặt hàng làm tổng doanh thu tiêu thụ hai mặt hàng này tăng 4.212 + 244 = 4.456 triệu đồng, trong đó lượng tiêu thụ của dầu ăn năm 2011 tăng 14.626 thùng làm tổng doanh thu tiêu thụ mặt hàng chủ lực năm 2012 tăng 4.212 triệu đồng so với năm 2011, còn lượng tiêu thụ của bột giặt năm 2012 tăng 524 thùng so với năm 2011 làm tăng tổng doanh thu tiêu thụ mặt hàng chủ lực năm 2012 so với năm 2011 là 244 triệu đồng. Sự biến động giá bán đơn vị của hai mặt hàng làm tăng doanh thu tiêu thụ mặt hàng chiến lược năm 2012 so với năm 2011 là 288 + 80 = 368 triệu đồng. Trong đó giá bán mặt hàng dầu ăn năm 2012 tăng 6 nghìn đồng so với năm 2011 làm doanh thu tiêu thụ năm 2012 tăng 288 triệu đồng so với năm 2011, còn đối với giá bán mặt hàng bột giặt năm 2012 tăng 8 nghìn đồng so với năm 2011 đã làm tăng doanh thu tiêu thụ năm 2012 so với năm 2011 là 80 triệu đồng. Doanh thu tiêu thụ tiếp tục tăng vì ảnh hưởng của lượng tiêu thụ và giá cả của hai mặt hàng đặt biệt là dầu ăn .Vì thế doanh nghiệp nên tiếp tục phát huy điểm mạnh của mặt hàng này để tăng sản lượng tiêu thụ trên thị trường. c) Doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 Chênh lệch doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm năm 2012 (đối tượng phân tích) DT = DT6t2013 – DT6t2012 = 10.843 – 9.310 = 1.533 triệu đồng - Biến động lượng: + Dầu ăn: (27.919 x 0,291) – (22.584 x 0,291) = 1.552 triệu đồng + Bột giặt: (5.349 x 0,470) – (5.826 x 0,470) = (224) triệu đồng - Biến động giá: + Dầu ăn: (27.919 x 0,297) – (27.919 x 0,291) = 168 triệu đồng + Bột giặt: (5.349 x 0,477) – (5.349 x 0,470) = 37 triệu đồng Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ: 1.552 + (224) + 168 + 37 = 1.533 triệu đồng = đối tượng phân tích Nhận xét: Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ 2 mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp được so sánh giữa 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2012, ta thấy: Tổng doanh thu tiêu thụ tăng lên 1.533 triệu đồng, trong đó mặt hàng dầu ăn làm doanh thu tăng lên 1.552 + 168 = 1.720 triệu đồng, mặt hàng bột giặt làm doanh thu giảm (224) + 37 = (187) triệu đồng. Ta thấy sự biến động lượng tiêu thụ của hai mặt hàng tăng giảm khác nhau nhưng mức giảm không cao bằng mức tăng nên vẫn làm tổng doanh thu tiêu thụ hai mặt hàng này tăng 1.552 + (224) = 1.328 triệu đồng, trong đó lượng tiêu thụ của dầu ăn 6 tháng đầu năm 2013 tăng 5.336 thùng làm tổng doanh thu tiêu thụ mặt hàng chủ lực 6 tháng đầu năm 2013 tăng 1.552 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, còn lượng tiêu thụ của bột giặt 6 tháng đầu năm 2013 giảm 477 thùng so với 6 tháng đầu năm 2012 nên làm giảm tổng doanh thu tiêu thụ mặt hàng chủ lực 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 là 224 triệu đồng. Đây là một biểu hiện không tốt về lượng tiêu thụ của mặt hàng chủ lực thứ 2 này, lượng bán ra giảm làm ảnh hưởng đến doanh thu là không tốt cho doanh nghiệp, cần phải xem xét và có những giải pháp kịp thời. Sự biến động giá bán đơn vị của hai mặt hàng làm tăng doanh thu tiêu thụ mặt hàng chiến lược 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 là 168 + 37 = 205 triệu đồng. Trong đó giá bán mặt hàng dầu ăn 6 tháng đầu năm 2013 tăng 6 nghìn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 làm doanh thu tiêu thụ tăng 168 triệu đồng, còn đối với giá bán mặt hàng bột giặt 6 tháng đầu năm 2013 tăng 7 nghìn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 đã làm tăng doanh thu tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 là 37 triệu đồng. Tuy doanh thu tiêu thụ tiếp tục tăng nhưng ảnh hưởng của lượng tiêu thụ và giá cả của hai mặt hàng có sự khác biệt rõ rệt. Về lượng tiêu thụ và giá bán của mặt hàng dầu ăn tiếp tục làm tăng doanh thu tiêu thụ, nhưng vì lượng tiêu thụ của mặt hàng bột giặt giảm nên đã làm giảm doanh thu tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2013 tuy giá bán có làm tăng doanh thu nhưng không đáng kể. Vì thế doanh nghiệp nên có những chính sách kịp thời để hạn chế sự ảnh hưởng của lượng tiêu thụ của mặt hàng bột giặt, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ của mặt hàng dầu ăn trong thời gian tới 4.2.3.2 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ a) Tình hình cung cấp hàng hóa Doanh nghiệp muốn tiêu thụ được hàng hóa thì trước hết phải có hàng hóa. Vì thế tình hình cung cấp hàng hóa của của nhà cung cấp có ảnh hưởng không nhỏ đối với tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Doanh nghiệp luôn phải đảm bảo được nguồn hàng kịp thời và nhanh chóng để phục vụ cho quá trình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp và đó cũng là để tạo lòng tin cho khách hàng về vấn đề đảm bảo nguồn cung ứng hàng đúng hẹn đối với khách hàng. Vì vậy doanh nghiệp luôn có chính sách đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho khách hàng, hạn chế tối đa tình trạng thiếu hụt hàng hóa thông qua uy tín trong kinh doanh và những mối quan hệ hợp tác lâu dài với nhà cung ứng. Từ đó doanh nghiệp tạo được uy tín đối với khách hàng, đó cũng là một lợi thế của doanh nghiệp. b) Tình hình dự trữ hàng hóa Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nhằm đảm bảo tính kịp thời, chính xác và thường xuyên về tình hình biến động của hàng hóa. Từ đó có sự quản lý chặt chẽ về tình hình hàng hóa cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Vấn đề tồn kho hàng hóa có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tiêu thụ và chi phí trong doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp phải có 1 chính sách tồn kho hàng hóa hợp lý vừa đảm bảo kịp thời lượng hàng hóa cung cấp ra thị trường vừa không làm ảnh hưởng lớn đến chi phí của doanh nghiệp.  Tình hình dự trữ hàng hóa qua 3 năm 2010 - 2012 Triệu đồng 4000 3.447 3500 3000 2.471 2500 2000 1.748 1500 1000 500 0 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Hàng hóa tồn kho bình quân (Nguồn: phòng kế toán doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên) Hình 4.1 Hàng tồn kho bình quân qua 3 năm 2010 – 2012 Qua hình 4.1 ta thấy lượng hàng hóa tồn kho năm 2011 là 2.471 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 723 triệu đồng tương đương 41%. Sang năm 2012 lượng hàng hóa tồn kho là 3.447 triệu đồng tăng 976 triệu đồng tương đương 39% so với năm 2011. Việc hàng tồn kho tăng liên tục qua 3 năm là do tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp ngày càng tăng nên vào cuối năm doanh nghiệp phải nhập thêm nhiều hàng để phục vụ cho dịp tết dương lịch và tết Nguyên Đáng vì mặt hàng của doanh nghiệp là mặt hàng nhu yếu phẩm và thực phẩm rất cần vào dịp tết. Đây là tình trạng thường gặp của các doanh nghiệp thương mại kinh doanh về những mặt hàng thiết yếu do vậy khoản chi phí cho việc bảo quản và tồn động vốn là điều khó tránh khỏi của doanh nghiệp này. Tuy nhiên doanh nghiệp phải biết cân đối lượng hàng tồn kho để tránh những rủi ro cho doanh nghiệp trong tiêu thụ. Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh và số liệu từ hình trên ta có: Bảng 4.9 Các chỉ tiêu tài chính liên quan đến hàng tồn kho qua 3 năm 2010 - 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chỉ tiêu ĐVT Vòng quay hàng tồn kho Vòng 7 7 6 Số ngày của 1 vòng Ngày 52 55 56 (Nguồn: phòng kế toán doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên) Nhìn vào bảng 4.9 ta thấy vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng giảm không đều: năm 2011 số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp là 7 vòng không có biến động so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 số vòng quay hàng tồn kho là 6 vòng đã giảm 1 vòng so với năm 2011 cho thấy doanh nghiệp càng ngày càng để lượng hàng hóa tồn cuối năm ngày càng cao. Chỉ tiêu này ngày càng tăng sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chứng tỏ hàng hóa của doanh nghiệp ứ đọng nhiều. Vì thế doanh nghiệp cần có những chính sách hợp lý hơn đối với chỉ tiêu này. Còn chỉ tiêu số ngày của 1 vòng nhìn chung qua 3 năm tăng liên tục: năm 2011 số ngày của 1 vòng tăng thêm 3 ngày so với năm 2010, năm 2012 số ngày của 1 vòng tăng thêm 1 ngày so với năm 2011.  Tình hình dự trữ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 Triệu đồng 4500 4000 3500 3000 2500 3.954 2.920 2000 1500 1000 500 0 6 tháng đầu 2012 6 tháng năm 2013 Hàng hóa tồn kho bình quân (Nguồn: phòng kế toán doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên) Hình 4.2 Hàng tồn kho bình quân của 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Qua hình 4.2 ta thấy lượng hàng hóa tồn kho 6 tháng đầu năm 2013 là 3.954 triệu đồng tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 là 1.034 triệu đồng tương đương 35%. Tình hình tăng lượng hàng tồn kho trong 6 tháng đầu năm 2013 cho thấy trong thời gian này tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp có phần trì trệ làm cho lượng hàng trong kho còn khá nhiều. Doanh nghiệp cần có quyết định cẩn thận hơn trong vấn đề nhập hàng vào thời gian 6 tháng đầu trong năm và đây là thời gian mới qua tết nên mức độ tiêu dùng của người dân cũng ít hơn so với dịp cuối năm. Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh và số liệu từ hình trên ta có: Bảng 4.10 Các chỉ tiêu tài chính liên quan đến hàng tồn kho qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 Chỉ tiêu ĐVT 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 3 3 Số ngày của 1 vòng Ngày 103 122 (Nguồn: phòng kế toán doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên) Nhìn vào bảng 4.10 ta thấy vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 là 3 vòng không có biến động so với 6 tháng đầu năm 2012. Còn chỉ tiêu số ngày của 1 vòng tăng: 6 tháng đầu năm 2013 số ngày của 1 vòng tăng thêm 19 ngày so với 6 tháng đầu năm 2012 cho thấy sự lưu chuyển hàng hóa của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2013 không nhanh và bị ứ đọng làm số ngày của 1 vòng khá lớn và tăng lên. c) Giá bán Giá bán là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến khối lượng tiêu thụ hàng hóa và lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá bán hàng hóa có tác động kích thích cung cầu thị trường và ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng. Giá cả có thể biến động rất nhanh gây nên cơ hội hay bất lợi đối với doanh nghiệp. Cần phải có chính sách giá phù hợp sao cho vừa bù đắp được các khoản chi phí phát sinh trong quá trình mau hàng hóa, vừa phải có lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư. Doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên là doanh nghiệp thương mại nên phụ thuộc khá nhiều và khó chủ động được giá bán mà phải phụ thuộc vào nhà cung cấp. Do vậy chính sách giá của nhà cung cấp có vai trò lớn ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp. d) Chất lượng hàng hóa Đối với người tiêu dùng hiện nay, khi lựa chọn hàng hóa ngoài mẫu mã đẹp, hình thức bắt mắt thì tiêu chí chất lượng hàng hóa đóng vai trò rất quan trọng. Chất lượng hàng hóa là yếu tố rất quan trọng làm ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng từ đó đưa đến quyết định mua hàng. Do đó chất lượng hàng hóa là chỉ tiêu có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn nhà cung cấp nhằm lựa chọn hàng hóa đảm bảo chất lượng nhằm tạo lòng tin và uy tín trong lòng khách hàng. e) Các chính sách bán hàng Các chính sách khuyến mãi, chiết khấu thanh toán cho khách hàng,… đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có những chính sách bán hàng hợp lý và hấp dẫn sẽ làm người mua thỏa mãn về hàng hóa hơn và tạo sự dễ dàng trong lựa chọn, đồng thời đó cũng là cách cạnh tranh hữu hiệu tạo thêm uy tín của doanh nghiệp trên thị trường hiện nay. f) Chính sách của nhà nước Chính sách và pháp luật của nhà nước có tác động trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp, đặc biệt là chính sách thuế của Nhà nước, chính sách kích cầu tiêu dùng, chính sách hổ trợ doanh nghiệp… Chính sách hợp lý của Nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và đẩy mạnh tiêu thụ hơn nữa. 4.3 PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Chi phí là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Mỗi sự biến động của chi phí sẽ dẫn đến sự biến động của lợi nhuận. Do đó, những quyết định liên quan đến chi phí là những quyết định quan trọng cần sự phán đoán một cách hợp lý nhằm đưa hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đến mức cao nhất. 4.3.1 Tình hình chi phí của doanh nghiệp qua 3 năm 2010 – 2012 Tình hình chi phí qua 3 năm 2010 – 2012 của doanh nghiệp được thể hiện trong bảng sau: Bảng 4.11 Tình hình tổng hợp chi phí qua 3 năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu GVHB Chi phí QLDN và BH 2010 2011 2012 12.010 16.117 21.958 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % 4.107 34 5.841 36 302 417 564 115 38 147 35 588 994 966 406 69 (28) (3) Chi phí khác 2 7 9 5 250 2 29 Tổng chi phí 12.902 5.962 34 Chi phí TC 17.535 23.497 4.633 36 (Nguồn: phòng kế toán doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên) Nhìn vào bảng 4.11 ta thấy tổng chi phí năm 2011 tăng 4.633 triệu đồng so với năm 2010, tương đương 36%, năm 2012 tổng chi phí tăng 5.962 triệu đồng, tương đương 34% so với năm 2011. Tổng chi phí có mức tăng đều và khá cao qua các năm. Nguyên nhân của sự biến động này là do sự tác động của những chi phí thành phần: giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng, chi phí tài chính, chi phí khác. - Giá vốn hàng bán: Qua bảng 4.11 ta thấy giá vốn hàng bán là chỉ tiêu chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Năm 2011 giá vốn hàng bán tăng 4.107 triệu đồng, tương đương 34% so với năm 2010, đến năm 2012 giá vốn tăng 5.841 triệu đồng, tương đương 36% so với năm 2011. Nguyên nhân giá vốn tăng mạnh là do qua từng năm doanh nghiệp có nhiều đơn đặt hàng hơn, số lượng tiêu thụ nhiều hơn nên bắt buộc doanh nghiệp phải nhập hàng nhiều hơn. Đây là chỉ tiêu mà doanh nghiệp khó có thể chủ động được mà phải phụ thuộc vào lượng tiêu thụ. - Chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng: năm 2011 chi phí này tăng 115 triệu đồng, tương đương 38% so với năm 2010, năm 2012 chi phí này tăng thêm 147 triệu đồng, tương đương 35% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng là do doanh nghiệp thực hiện chính sách mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng đồng thời đơn đặt hàng nhiều hơn, phải đi giao hàng xa hơn nên những khoản chi phí này tăng khá mạnh. Tuy nhiên trong tương lai doanh nghiệp nên có những chích sách sử dụng những khoản chi phí này một cách hợp lý hơn nhằm giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp. - Chi phí tài chính: năm 2011 chi phí tài chính tăng thêm 406 triệu đồng, tương đương 69% so với năm 2010 vì trong năm 2011 đơn đặt hàng của doanh nghiệp khá nhiều nên doanh nghiệp phải vay thêm vốn để mua hàng hóa làm cho chi phí lãi vay tăng khá mạnh. Đến năm 2012 chi phí này giảm 28 triệu đồng, tương đương giảm 3% so với năm 2011, tuy mức giảm không cao nhưng cũng là một dấu hiệu khả quan đối với doanh nghiệp trong việc thanh toán nợ vay ngân hàng. - Về chi phí khác tuy chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí nhưng chi phí này cũng có những biến đổi rõ rệt: năm 2011 chi phí này tăng 5 triệu, tương đương 250% so với năm 2010, do năm nay doanh nghiệp bị xử phạt hành chính do vi phạm luật giao thông. Năm 2012 chi phí này tăng thêm 2 triệu đồng, tương đương 29% so với năm 2011. 4.3.2 Tình hình chi phí của doanh nghiệp qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Tình hình chi phí của doanh nghiệp qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 được thể hiện trong bảng sau: Bảng 4.12 Tình hình tổng hợp chi phí của 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu GVHB Chi phí QLKD và BH Chi phí TC Chi phí khác Tổng chi phí 6 tháng 6 tháng đầu 2012 đầu 2013 10.201 11.677 260 456 4 10.921 295 746 5 12.723 6t2013/6t2012 Số tiền % 1.476 14 35 290 1 1.802 13 64 25 17 (Nguồn: phòng kế toán doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên) Nhìn vào bảng 4.12 ta thấy tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2013 tăng 1.802 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, tương đương 17%. Nguyên nhân của sự biến động này là do sự tác động của những chi phí thành phần: giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng, chi phí tài chính, chi phí khác. - Giá vốn hàng bán: ta thấy giá vốn hàng bán vẫn là chỉ tiêu chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng chi phí của doanh nghiệp. 6 tháng đầu năm 2013 giá vốn hàng bán tăng 1.476 triệu đồng, tương đương 14% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân giá vốn tăng mạnh là do 6 tháng đầu năm nay đơn đặt hàng của doanh nghiệp tiếp tục tăng. - Chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng: 6 tháng đầu năm 2013 chi phí này tăng 35 triệu đồng, tương đương 13% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng là do doanh nghiệp có đơn đặt hàng nhiều hơn, phải đi giao hàng xa hơn nên những khoản chi phí này tiếp tục tăng. - Chi phí tài chính: 6 tháng đầu năm 2013 chi phí tài chính tăng thêm 290 triệu đồng, tương đương 64 % so với 6 tháng đầu năm 2012 vì trong thời gian này số lượng hàng hóa tồn kho trong doanh nghiệp khá lớn làm nguồn vốn của doanh nghiệp bị giữ lại, đồng thời doanh nghiệp phải thanh toán những khoản nợ đến hạn cho nhà cung cấp nên doanh nghiệp phải vay vốn ngân hàng nhiều. Do đó chi phí tài chính tăng khá mạnh so với cùng kì năm trước. - Về chi phí khác chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng chi phí: 6 tháng đầu năm chi phí này tăng 1 triệu đồng, tương đương 25% so với cùng kỳ năm trước. 4.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP Trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào, mục tiêu hướng tới cuối cùng của doanh nghiệp chính là lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng, đánh giá hiệu quả của quá trình kinh doanh. Vì vậy, việc phân tích tình hình lợi nhuận là rất cần thiết đối với doanh nghiệp. 4.4.1 Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp qua 3 năm 2010 – 2012 Tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp qua 3 năm 2010 – 2012 được thể hiện trong bảng sau: Bảng 4.13 Phân tích tình hình lợi nhuận qua 3 năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 Số tiền % 1. DTT BHCCDV 13.179 17.587 23.567 4.408 33 5.980 34 2. GVHB 12.010 16.117 21.958 4.107 34 5.841 36 1.169 1.470 1.609 301 26 139 9 4.CPQLDN-BH 302 417 564 115 38 147 35 5. LN từ HĐKD 867 1.053 1.045 186 21 (8) 1 6 2 4 (4) (67) 2 100 588 994 966 406 69 (28) 3 (582) (992) (962) (410) 70 30 3 115 355 480 240 209 125 35 2 7 9 5 250 2 29 11.LN khác 113 348 471 235 208 123 35 12. Tổng LNTT 397 410 554 13 3 144 35 13. CPTTNDN 99 103 138 4 4 35 34 298 307 416 9 3 109 36 CHỈ TIÊU 3. Lợi nhuận gộp 5. DTHĐTC 6.CPTC 8. LNTTHĐTC 9.TNKhác 10.Chi phí khác 14. LNSTTNDN 2012/2011 Số tiền % (Nguồn: phòng kế toán doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên) 4.4.1.1 Phân tích lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán. Qua bảng 4.13 ta thấy lợi nhuận gộp đều tăng qua các năm: năm 2011 lợi nhuận gộp tăng 301 triêu đồng, tương đương 26% so với năm 2010, năm 2012 lợi nhuận gộp tăng 139 triệu đồng, tương đương 9%. Tuy đều tăng qua các năm nhưng mức độ tăng của năm sau thấp hơn so với năm trước. Dựa vào bảng số liệu ta thấy doanh thu và giá vốn hàng bán đều tăng so với năm trước tuy mức độ tăng của giá bán có cao hơn mức tăng của doanh thu là 1% nên lợi nhuận cũng tăng theo nhưng mức tăng là 26% thấp hơn mức tăng của 2 chỉ tiêu doanh thu và giá bán. Đến năm 2012 lợi nhuận gộp chỉ tăng 139 triệu, tương đương 9% so với năm 2011. Mức tăng này thấp hơn mức tăng của năm trước là do năm 2012 mức tăng của doanh thu là 34% trong khi đó mức tăng của giá bán lên đến 36% làm lợi nhuận gộp chỉ tăng ở mức 9%. 4.4.1.2 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa lãi gộp và chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng. Năm 2011 lợi nhuận này tăng 186 triệu đồng, tương đương 21% so với năm 2010 là do năm này lượng tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng thấp hơn so với lượng tăng của chỉ tiêu lợi nhuận gộp nên làm tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Sang năm 2012 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh lại giảm 8 triệu đồng, tương đương 1% so với năm 2011., nguyên nhân là do lượng tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng lên đến 147 triệu đồng trong khi đó lượng tăng của lợi nhuận gộp là 139 triệu đồng nên làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm xuống. 4.4.1.3 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động tài chính Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính. Chỉ tiêu này trong bảng số liệu 4.13 luôn mang số âm vì chi phí tài chính lớn hơn doanh thu hoạt động tài chính. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2011 giảm khá mạnh 410 triệu đồng, tương đương 70% so với năm 2010. Sự biến động này là do trong năm 2011 doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng nhiều nên doanh nghiệp phải vay thêm vốn nhằm chuẩn bị đầy đủ hàng để cung cấp cho khách hàng đã làm cho chi phí tài chính tăng khá mạnh 406 triệu đồng trong khi đó doanh thu hoạt động tài chính lại giảm 4 triệu đồng nên làm cho lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm khá mạnh. Sang năm 2012 lợi nhuận này tăng trở lại với mức tăng là 30 triệu đồng, tương đương 3% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 chi phí hoạt động tài chính giảm 28 triệu đồng và doanh thu hoạt động tài chính tăng 2 triệu đồng. 4.4.1.4 Phân tích lợi nhuận khác Lợi nhuận khác là chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác. Nhìn chung chỉ tiêu này đều tăng khá cao qua các năm: qua các năm: năm 2011 lợi nhuận khác tăng 235 triệu đồng, tương đương 208% so với năm 2010, năm 2012 lợi nhuận này tăng thêm 123 triệu đồng, tương đương 35% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng liên tục này là do mức tăng khá cao và liên tục của chỉ tiêu thu nhập khác (các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ; thu nhập từ quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp; khoản bồi thường của bảo hiểm cho doanh nghiệp; các khoản bồi thường do vi phạm hợp đồng cho doanh nghiệp), chỉ tiêu chi phí khác cũng có tăng nhưng mức tăng rất nhỏ không đáng kể. 4.4.1.5 Phân tích lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào hai yếu tố là lợi nhuận trước thuế và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế là tổng hợp của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận khác. Qua bảng 4.13 ta thấy năm 2011 lợi nhuận sau thuế tăng 9 triệu đồng, tương đương 3% so với năm 2010. Đến năm 2012 lợi nhuận sau thuế tăng 109 triệu đồng, tương đương 36% so với năm 2011. Tuy đều tăng qua các năm nhưng mức tăng khác nhau, năm 2012 mức tăng lên đến 36% trong khi đó mức tăng của năm 2011 chỉ có 3%. Nguyên nhân là do lợi nhuận trước thuế của năm 2012 tăng đến 35%, còn lợi nhuận trước thuế của năm 2011 tăng chỉ có 3%. Còn chỉ tiêu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phụ thuộc vào lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận trước thuế tăng ở mức độ nào thì chi phí thuế tăng tương ứng. 4.4.2 Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 được thể hiện trong bảng sau: Bảng 4.14 Phân tích tình hình lợi nhuận qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: triệu đồng 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 1. DTT BHCCDV 10.953 12.757 1.804 16 2. GVHB 10.201 11.677 1.476 14 3. Lợi nhuận gộp 752 1.080 328 44 4.CPQLKD-BH 260 295 35 13 5. LN từ HĐKD 492 785 293 60 2 2 - 0 456 746 290 64 (454) (744) (290) 64 222 252 30 14 4 5 1 25 11.LN khác 218 247 29 13 12. Tổng LNTT 255 288 33 13 13. CPTTNDN 64 72 8 13 191 216 25 13 CHỈ TIÊU 5. DTHĐTC 6.CPTC 8. LNTTHĐTC 9.TNKhác 10. Chi phí khác 14. LNSTTNDN 6T2013/6T2012 Số tiền % (Nguồn: phòng kế toán doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên) - Lợi nhuận gộp: Qua bảng 4.14 ta thấy 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận gộp tăng 328 triêu đồng, tương đương 44% so với 6 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm 2013 mức tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 16% trong khi giá vốn hàng bán chỉ tăng 14% làm cho mức tăng của lợi nhuận gộp khá lớn. - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận này tăng 293 triệu đồng tương đương 60% so với 6 tháng đầu năm 2012 là do lượng tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng thấp hơn so với lượng tăng của chỉ tiêu lợi nhuận gộp nên làm tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. 6 tháng đầu năm 2013 chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng chỉ tăng 35 triệu đồng trong khi đó lợi nhuận gộp tăng đến 328 triệu đồng. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 6 tháng đầu năm 2013 giảm khá mạnh 290 triệu đồng, tương đương 64% so với 6 tháng đầu năm 2012. Sự biến động này là do trong 6 tháng đầu năm 2013 chi phí tài chính tăng khá mạnh 290 triệu đồng trong khi đó doanh thu hoạt động tài chính lại không tăng nên làm cho lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm khá mạnh. - Lợi nhuận khác: 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận khác tăng 29 triệu đồng, tương đương 13% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do mức tăng của chỉ tiêu thu nhập khác (30 triệu đồng), chỉ tiêu chi phí khác cũng có tăng nhưng mức tăng rất thấp (1 triệu đồng). - Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: Qua bảng 4.14 ta thấy 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận sau thuế tăng 25 triệu đồng, tương đương 13% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2013 tăng 13% so với 6 tháng đầu năm 2012. Còn chỉ tiêu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp cũng tăng tương ứng 13%. 4.4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 4.4.3.1 Nhân tố doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ  P1(2011/2010) = DT x T2010 DT = DT2011 – DT2010 = 17.587 – 13.179 = 4.408 triệu đồng LNTHĐKD2010 T2010 = = DT2010 867 = 0,066 13.179 P1(2011/2010) = 4.408 x 0.066 = 291 triệu đồng  P1(2012/2011) = DT x T2011 DT = DT2012 – DT2011 = 23.567 – 17.587 = 5.980 triệu đồng LNTHĐKD2011 T2011 = DT2011 1.045 = 17.587 = 0,059 P1(2012/2011) = 5.980 x 0,059 = 353 triệu đồng  P1(6t 2013/6t 2012) = DT x T6t 2012 DT = DT6t 2013 – DT6t 2012 = 12.757 – 10.953 = 1.804 triệu đồng T6t 2012 = LNTHĐKD6t 2012 020113010 DT = 492 = 0,045 10.953 6t 2012 P1(6t 2013/6t 2012) = 1.804 x 0.045 = 81 triệu đồng Trong năm 2011 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 4.408 triệu đồng tương đương 33% so với năm 2010, mức tăng này đã làm cho lợi nhuận năm 2011 tăng 291 triệu đồng. Sang năm 2012 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 5.980 triệu đồng tương đương 34% kéo theo lợi nhuận tăng 353 triệu đồng so với năm 2011. Và ở 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu doanh thu này tăng 1.804 triệu đồng tương đương 16% làm cho lợi nhuận tăng 81 triệu so với cùng kỳ năm trước. Như vậy sự biến động của chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ làm ảnh hưởng đến sự biến động lợi nhuận của doanh nghiệp. 4.4.3.2 Nhân tố lợi nhuận gộp  P2(2011/2010) = DT2011 x L1 DT2011 = 17.587 triệu đồng L1 = 1.470 - 17.587 1.169 = - 0,005 13.179 P2(2011/2010) = 17.587 x (-0.005) = - 88 triệu đồng  P2(2012/2011) = DT2012 x L2 DT2012 = 23.567 triệu đồng L2 = 1.609 23.567 - 1.470 = - 0,015 17.587 P2(2012/2011) = 23.567 x (-0.015) = - 354 triệu đồng  P2(6t 2013/6t 2012) = DT6t 2013 x L3 DT6t 2013 = 12.757 triệu đồng L3 = 1.080 - 12.757 752 = 0,016 10.953 P2(6t 2013/6t 2012) = 12.757 x 0.016 = 204 triệu đồng Lợi nhuận gộp là chỉ tiêu chịu ảnh hưởng trực tiếp của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và chỉ tiêu giá vốn hàng bán. Năm 2011 tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu giảm 0,005 lần làm cho lợi nhuận giảm 88 triệu đồng so với năm 2010, đến năm 2012 mức tỷ suất lợi gộp trên doanh thu lại tiếp tục giảm 0.015 lần so với năm 2011 làm lợi nhuận năm 2012 tiếp tục giảm 354 triệu đồng so với năm 2011. Riêng đối với 6 tháng đầu 2013 theo tính toán ở trên cho thấy tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu tăng 0,016 lần đã làm cho mức lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 tăng 204 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. 4.4.3.3 Nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng  P3(2011/2010) = - (DT2011 x E1) DT2011 = 17.587 triệu đồng E1 = 417 - 17.587 302 = 0,0008 13.179 P3(2011/2010) = - (17.587 x 0.0008) = - 14 triệu đồng  P3(2012/2011) = - (DT2012 x E2) DT2012 = 23.567 triệu đồng E1 = 564 - 23.567 417 = 0,0002 17.587 P3(2011/2010) = - (23.567 x 0.0002) = - 5 triệu đồng  P3(6t 2013/6t 2012) = - (DT6t 2013 x E3) DT6t 2013 = 12.757triệu đồng E3 = 295 12.757 - 260 10.953 = - 0,0006 P3(6t 2013/6t 2012) = - (12.757 x (-0.0006)) = 8 triệu đồng Từ những tính toán trên ta thấy tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng trên doanh thu năm 2011 tăng 0,0008 lần so với năm 2010 nên làm lợi nhuận năm 2011 giảm 14 triệu so với năm 2010. Sang năm 2012 tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng trên doanh thu tiếp tục tăng 0,0002 lần làm cho lợi nhuận năm 2012 giảm 5 triệu so với năm 2011. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013 mức tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiêp trên doanh thu giảm 0,0006 lần so đã làm cho lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 tăng 8 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. 4.4.3.4 Nhân tố lợi nhuận từ hoạt động tài chính  P4(2011/2010) = Lợi nhuận HĐTC2011 – Lợi nhuận HĐTC2010 = (- 992) – (- 582) = (- 410) triệu đồng  P4(2012/2011) = Lợi nhuận HĐTC2012 – Lợi nhuận HĐTC2011 = (- 962) – (- 992) = 30 triệu đồng  P4(6t 2013/6t 2012) = Lợi nhuận HĐTC6t 2013 – Lợi nhuận HĐTC6t 2012 = (- 744) – (- 454) = (- 290) triệu đồng Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp qua 3 năm luôn ở mức âm. Năm 2011 chỉ tiêu này giảm 70% so với năm 2010 làm cho lợi nhuận năm 2011 giảm 410 triệu đồng so với năm 2010. Sang năm 2012 lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng 3% so với năm 2011 làm cho lợi nhuận năm 2012 tăng 30 triệu so với năm 2011. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tài chính này lại giảm 64% nên lợi nhuận của 6 tháng đầu năm 2013 giảm 290 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. 4.4.3.5 Nhân tố lợi nhuận khác  P5(2011/2010) = P*2011 – P*2010 = 348 – 113 = 235 triệu đồng  P5(2012/2011) = P*2012 – P*2011 = 471 – 348 = 123 triệu đồng  P5(6t 2013/6t 2012) = P*6t 2013 – P*6t 2012 = 247 – 218 = 29 triệu đồng Năm 2011 lợi nhuận khác tăng 208% so với năm 2010 làm lợi nhuận năm 2011 tăng 235 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 lợi nhuận khác tiếp tục tăng 35% so làm lợi nhuận năm 2012 tăng 123 triệu đồng so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận khác tiếp tục tăng 13% nên làm cho lợi nhuận tiếp tục tăng 29 triệu đồng. 4.4.3.6 Nhân tố chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp  P6(2011/2010) = - (T2011 – T2010) = - (103 – 99) = - 4 triệu đồng  P6(2012/2011) = - (T2012 – T2011) = - (138 – 103) = - 35 triệu đồng  P6(6t 2013/6t 2012) = - (T6t 2013 – T6t 2012) = - (72 – 64) = - 8 triệu đồng Mức thuế thu nhập doanh nghiệp thay đổi theo từng năm và phụ thuộc chủ yếu vào lợi nhuận kế toán trước thuế. Năm 2011 mức thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 307 triệu đồng tăng 4% so với năm 2010 làm cho mức lợi nhuận năm 2011 giảm 4 triệu so với năm 2010, sang năm 2012 mức thuế thu nhập doanh nghiệp tiếp tục tăng 34% làm cho lợi nhuận giảm 35 triệu so với năm 2011, mức tăng này khá cao so với mức tăng của năm 2011 so với năm 2010. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 13% làm lợi nhuận giảm 8 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Để thấy rõ hơn mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, ta tổng hợp qua bảng sau: Bảng 4.15 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Đơn vị tính: triệu đồng Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Doanh thu BH và CCDV Lợi nhuận gộp Chi phí QLDN và BH Lợi nhuận từ HĐTC Lợi nhuận từ hoạt động khác Thuế TNDN Tổng Mức ảnh hưởng đến lợi nhuận Năm Năm 6t năm 2013/6 2011/ 2010 2012/ 2011 t năm 2012 291 353 81 (88) (354) 204 (14) (5) 9 (410) 30 (290) 235 123 29 (4) (35) (8) 10 112 25 Qua bảng tổng hợp các nhân tố làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, ta thấy dưới sự ảnh hưởng của các nhân tố trong bảng: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận gộp, chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận từ hoạt động khác và thuế thu nhập doanh nghiệp đã làm lợi nhuận doanh nghiêp tăng qua các năm. Cụ thể như sau: - Năm 2011 so với năm 2010: Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ta thấy các yếu tố làm tăng lợi nhuận là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và lợi nhuận từ hoạt động khác, hai chỉ tiêu trên đã làm lợi nhuận tăng lên 526 triệu đồng. Các chỉ tiêu lợi nhuận gộp, chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và thuế thu nhập doanh nghiệp đã làm lợi nhuận giảm 516 triệu đồng. Do mức giảm của lợi nhuận cao hơn mức tăng nên đã làm lợi nhuận tăng 10 triệu đồng. - Năm 2012 so với năm 2011: ta thấy các yếu tố làm tăng lợi nhuận là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động khác, 3 chỉ tiêu trên đã làm lợi nhuận tăng lên 506 triệu đồng. Các chỉ tiêu lợi nhuận gộp, chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng và thuế thu nhập doanh nghiệp đã làm lợi nhuận giảm 394 triệu đồng. Do mức giảm của lợi nhuận thấp hơn mức tăng nên đã làm lợi nhuận cũng tăng 112 triệu đồng. - 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012: các yếu tố doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận gộp, chi phí quản lý doanh nghiệp và bán hàng và lợi nhuận từ hoạt động khác, 4 chỉ tiêu trên đã làm lợi nhuận tăng lên 323 triệu đồng. Các chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tài chính và thuế thu nhập doanh nghiệp đã làm lợi nhuận giảm 298 triệu đồng. Do mức giảm của lợi nhuận thấp hơn mức tăng nên đã làm lợi nhuận tăng 25 triệu đồng. 4.5 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU SINH LỜI Các chỉ tiêu sinh lời có ý nghĩa quan trọng đối với người đứng đầu doanh nghiệp, dựa vào các chỉ tiêu này mà những nhà quản lý doanh nghiệp dễ dàng đưa ra những quyết định trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. 4.5.1 Tình hình qua 3 năm 2010 – 2012 Từ bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta tính được bảng sau: Bảng 4.16 Các chỉ số lợi nhuận qua 3 năm 2010 - 2012 Đơn vị tính: triệu đồng 2010 Chỉ tiêu 2011 Số tiền Số tiền 2012 Số tiền Chênh lệch 2011/2010 Số tiền % Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % 1. Lợi nhuận gộp 1.169 1.470 1.609 301 26 139 9 2. lợi nhuận ròng 298 308 415 10 3 107 35 13.179 17.587 23.567 4.408 33 5.980 34 3.945 1.344 6.851 1.651 10.776 2.066 2.906 74 3.925 57 9 2,5 8 8 2,1 4 7 2,6 4 307 - 23 (11) (16) (50) 415 - 25 (12,5) 24 0 22 19 20 - (14) - 5 3. Doanh thu thuần 4. Tổng tài sản 5. Vốn chủ sở hữu 6. LN gộp/DT (%) 7. ROS (%) 8. ROA (%) 9. ROE (%) (Nguồn: phòng kế toán doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên) 4.5.1.1 Phân tích chỉ tiêu tỷ lệ lãi gộp trên danh thu Nhìn bảng 4.16 ta thấy, tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu của doanh nghiệp giảm dần qua các năm (từ 9% năm 2010 xuống còn 8% năm 2011 sang năm 2012 còn 7%). Chỉ tiêu tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu cho ta biết: năm 2010 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì mang lại 9 đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đến năm 2011 tỷ lệ này giảm xuống, trong 100 đồng doanh thu thì có 8 đồng lợi nhuận. Sang năm 2012 tỷ lệ này tiếp tục giảm: trong 100 đồng doanh thu thì chỉ có 7 đồng lợi nhuận. Khi chỉ tiêu tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu giảm sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này thể hiện khả năng trang trải chi phí của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần phải có những chích sách về chi phí để kiềm chế sự giảm của chỉ tiêu này. 4.5.1.2 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) Qua bảng 4.16, ta thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của doanh nghiệp không tăng qua các năm. Năm 2010, ROS là 2,5% tức là cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo được 2,5 đồng lợi nhuận ròng. Sang năm 2011, ROS giảm xuống còn 2,1%. Nguyên nhân giảm của ROS trong năm 2011 là do mức độ tăng của lợi nhuận ròng thấp hơn so với mức độ tăng của doanh thu nên làm cho ROS giảm xuống. ROS giảm là không tốt cho doanh nghiệp vì nó thể hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đến năm 2012, ROS tăng trở lại đạt 2,6% là do năm 2012 mức độ tăng của lợi nhuận ròng cao hơn mức độ tăng của doanh thu. Tuy ROS năm 2011 có giảm nhưng đã tăng lại ở năm 2012, chỉ tiêu này thể hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp nên doanh nghiệp cần phải cố gắng để nâng cao chỉ tiêu này. 4.5.1.3 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) Nhìn vào bảng số liệu 4.16 ta thấy ROA của doanh nghiệp có xu hướng giảm qua 3 năm: năm 2010 ROA đạt được là 8% tức là cứ 100 đồng tài sản được đầu tư sẽ tạo ra 8 đồng lợi nhuận. Nhưng đến năm 2011 ROA giảm xuống còn 4%, nguyên nhân giảm là do trong năm này mức tổng tài sản tăng lên khá lớn nên làm cho ROA giảm đến 50%. Điều này cho thấy năm nay doanh nghiệp sử dụng vốn kém hiệu quả hơn so với năm trước. Sang năm 2012 ROA không biến động mà vẫn giữ mức 4% như năm 2011. Tuy năm 2012 mức ROA không có biến động nhưng vẫn còn thấp so với năm 2010 do vậy doanh nghiệp cần phải chú ý hơn đến việc sử dụng tài sản sau cho có hiệu quả hơn. 4.5.1.4 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) Qua bảng số liệu 4.16 ta thấy ROE của doanh nghiệp cao hơn so với ROA, điều này cho thấy rằng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thấp và doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu nhờ vốn vay. Năm 2010, chỉ số này là 22% tức có nghĩa là cứ 100 đồng tiền vốn bỏ ra sẽ tao nên 22 đồng lợi nhuận. Đến năm 2011, ROE là 19% giảm hơn so với năm 2010, điều này cho thấy năm 2011 hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp kém hiệu quả hơn năm 2010. Sang năm 2012, ROE là 20% tăng so với năm 2011 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đã tăng trở lại. Qua phân tích trên cho ta thấy chỉ số ROE có những biến động tăng giảm khác nhau và những biến động này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần phải cố gắng để chỉ tiêu này có thể ổn định hơn trong thời gian tới. 4.5.2 Tình hình 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 4.17 Các chỉ số lợi nhuận qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 1. Lợi nhuận gộp 2. lợi nhuận ròng 3. Doanh thu thuần 4. Tổng tài sản 5. Vốn chủ sở hữu 6. LN gộp/DT (%) 7. ROS (%) 8. ROA (%) 9. ROE (%) 6 tháng 6 tháng đầu 2012 đầu 2013 Số tiền Số tiền 752 1.080 191 216 10.953 12.757 8.657 12.817 1.842 2.282 7 8 2 2 2 2 10 9 Chênh lệch 6t2013/6t2012 Số tiền % 328 44 25 13 1.804 16 4.160 48 440 24 14 0 0 (10) (Nguồn: phòng kế toán doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên) 4.5.2.1 Phân tích chỉ tiêu tỷ lệ lãi gộp trên danh thu Nhìn bảng 4.17 ta thấy, tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu của doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012: từ 7% lên 8%, chứng tỏ doanh nghiệp trong thời gian này kinh doanh có hiệu quả, mức độ tăng của lợi nhuận gộp cao hơn so với doanh thu, trong thời gian này doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn. 4.5.2.2 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) Qua bảng 4.17, trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, ta thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu ROS của doanh nghiệp không tăng: 2% tức là cứ 100 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thu được thì sẽ có 2 đồng lợi nhuận nhuận được tạo ra. Tuy không biến động giảm nhưng cũng không tăng có nghĩa năm sau hiệu quả kinh doanh chưa cao hơn năm trước, vì vậy doanh nghiệp cần chú ý hơn trong việc sử dụng vốn để mua hàng hóa nhằm đưa hiệu quả kinh doanh lên cao hơn. 4.5.2.3 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) Nhìn vào bảng số liệu 4.17 ta thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROA của doanh nghiệp không đổi trong 6 tháng đầu năm 2013: 2%. Như vậy trong 6 tháng đầu năm 2013 hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp cũng không tăng. Trong thời gian tới doanh nghiệp cần có những biện pháp sử dụng tài sản có hiệu quả hơn. 4.5.2.4 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) Qua bảng số liệu 4.17 ta thấy ROE trong 6 tháng đầu năm 2013 vẫn cao hơn so với ROA, như vậy doanh nghiệp vẫn kinh doanh chủ yếu nhờ vốn vay. 6 tháng đầu năm 2012 ROE là 10% nhưng sang 6 tháng đầu năm 2013 ROE lại giảm xuống còn 9%. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2013 có giảm so với cùng kì năm trước. Điều này không tốt cho doanh nghiệp và cũng là một rủi ro của doanh nghiệp vì doanh nghiệp sử dụng vốn vay là chủ yếu nên nếu doanh nghiệp sử dụng vốn kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp phải tìm cách tăng ROE trong tương lai. CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN CỦA DNTN LẬP QUYÊN 5.1 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 5.1.1 Thuận lợi - Phương tiện vận tải được trang bị đầy đủ thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa. - Vị trí kho bãi thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, đi lại của nhân viên và vấn đề trao đổi hợp tác với khách hàng. - Doanh nghiệp có 1 đội ngũ nhân viên nhiệt tình và có trình độ chuyên môn tương đối tốt và có tinh thần đoàn kết tốt nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển tốt hơn. - Công tác tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, nhân viên có năng lực. doanh nghiệp còn thường xuyên bồi dưỡng và tạo điều kiện để nhân viên trong công ty nâng cao trình độ chuyên môn. - Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nên tiết kiệm được chi phí và thời gian, thông tin nhanh chóng và hiệu quả hơn. - Doanh nghiệp thực hiện công tác khách hàng tốt nên tạo được sự tín nhiệm của khách hàng và ngày càng nâng cao uy tín. 5.1.2 Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi thì doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong quá trình kinh doanh buôn bán: - Thị trường cạnh tranh gay gắt của những doanh nghiệp cùng ngành. Tuy không ngừng nổ lực để tăng thêm thị trường nhưng thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp vẫn còn hẹp. - Tình hình giá cả của hàng hóa doanh nghiệp không chủ động được mà phải phụ thuộc vào nhà cung cấp. - Sức ép của chi phí vốn vay khá lớn và chiều hướng tăng dần nên ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp. 5.2 GIẢI PHÁP TĂNG KHẢ NĂNG TIÊU THỤ Trong điều kiện hội nhập hiện nay, có rất nhiều những thương hiệu, những doanh nghiệp cùng ngành cạnh tranh với doanh nghiệp. Vì thế càng ngày tình hình kinh doanh để tìm lợi nhuận là một cuộc đấu tranh ngày càng khóc liệt hơn đòi hỏi những người quản doanh nghiệp phải có những chính sách hết sức đúng đắn nhằm làm cho doanh nghiệp có thể đứng vững và tồn tại được. Trong quá trình thực hiện đề tài em có một vài ý kiến nhằm góp phần nâng cao khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp: - Như kế hoạch của doanh nghiệp là tiếp tục mở rộng thị trường và tìm kiếm nhiều khách hơn. Doanh nghiệp nên có kế hoạch cụ thể trong khâu bán hàng, khuyến mãi, tiếp thị sản phẩm... như kết hợp với nhà cung cấp đưa ra những chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm tạo được sự thu hút đối với khách hàng, từ đó dần đưa uy tín của doanh nghiệp lên cao hơn. - Nên có những chương trình ưu đãi đối với những đại lý bán được nhiều hàng hóa nhằm tạo sự khích lệ cho những đại lý cố gắng tiêu thụ được nhiều hàng hóa hơn. - Do là doanh nghiệp thương mại nên doanh nghiệp dễ dàng linh hoạt trong những mặt hàng kinh doanh của mình. Vì vậy doanh nghiệp có thể thực hiện nghiên cứu thị trường nhằm nắm bắt thị hiếu của khách hàng để thay đổi linh hoạt hàng hóa bắt kịp nhu cầu của thị trường và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối với những loại hàng hóa mà sức cạnh tranh ngày càng giảm trên thị trường doanh nghiệp nên thay đổi để tránh tình trạng hàng hóa tồn kho ngày càng nhiều làm thiếu hụt vốn trong doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh không cao. - Doanh nghiệp ngoài quan tâm đến giá cả mà nhà cung cấp đưa ra mà còn phải quan tâm đến chất lượng hàng hóa để cung cấp những hàng hóa có chất lượng cao nhất đối với người tiêu dùng, từ đó lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp không ngừng được nâng cao. - Doanh nghiệp nên thiết kế trang web riêng để thu hút nhiều hơn khách hàng và những người qua tâm đến mặt hàng của doanh nghiệp có thể tìm hiểu từ đó tạo thêm nhiều mối quan hệ trên không gian mạng và tìm kiếm thêm nhiêu đồi tác mới. - Doanh nghiệp cần tìm hiểu thêm về những đối thủ cạnh tranh của mình nhằm biết được điểm mạnh và điểm yếu của họ nhằm rút kinh nghiệm đối với bản thân doanh nghiệp. - Doanh nghiệp nên có những chính sách ưu đãi cho nhân viên như tổ chức những chuyến du lịch ngắn hạn nhằm khích lệ tinh thần nhân viên từ đó tạo điều kiện cho làm việc tốt hơn, tận tâm hơn. Đó cũng là tạo lợi thế cho doanh nghiệp có thể tiêu thụ hàng hóa tốt hơn vì nhân viên là người trực tiếp tìm kiếm những đơn đặt hàng cho doanh nghiệp. 5.3 GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN Lợi nhuận do nhiều yếu tố tác động nên do đó muốn tăng lợi nhuận ta phải có biện pháp biến đổi nhiều yếu tố để tạo nên sự biến đổi lợi nhuận của doanh nghiệp theo chiều hướng tốt hơn. - Với những biện pháp làm tăng tiêu thụ được nói đến ở trên sẽ làm tăng doanh thu. Mà doanh thu là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh thu tăng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lợi nhuận tăng lên. - Bên cạnh tăng doanh thu chúng ta còn phải có chính sách giảm chi phí vì nếu doanh thu có tăng mà chi phí lại tăng mạnh hơn doanh thu thì lợi nhuận sẽ giảm. Do đó những giải pháp làm giảm chi phí đóng vai trò rất quan trọng: + Doanh nghiệp nên thỏa thuận và lựa chọn những nhà cung cấp có mức giá tốt nhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng hàng hóa và qua ít trung gian để hạ thấp chi phí giá vốn hàng bán nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. + Cần xây dựng kế hoạch chi phí cụ thể, loại bỏ những chi phí không hợp lý, tiết kiệm những khoản chi phí có thể tiết kiệm được nhằm giảm chi phí tức là góp phần tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. + Doanh nghiệp nên nắm bắt nhu cầu thị trường thông qua công tác nghiên cứu thị trường để lập kế hoạch tiêu thụ trong năm từ đó đưa ra lượng hàng tiêu thụ dự kiến nhằm đưa ra lượng hàng tồn kho phù hợp trong từng thời điểm của năm tránh tình trạng lượng hàng tồn kho khá nhiều làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. + Thường xuyên bảo trì sửa chữa những tài sản của doanh nghiệp nhằm tăng hiệu suất hoạt động và tiết kiệm được chi phí. + Doanh nghiệp nên thu hút thêm vốn đầu tư nhằm tăng vốn kinh doanh từ đó có thể giảm bớt lượng vốn vay ngày càng tăng để giúp doanh nghiệp hạ thấp chi phí lãi vay và nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Qua thời gian thực tập tại doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên, em đã phần nào hiểu được những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp cũng như tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp từ năm 2010 đến cuối tháng 6 năm 2013, từ đó đưa ra được những kết luận như sau: - Tuy thành lập chưa lâu nhưng qua quá trình hoạt động ta có thể nhận thấy doanh nghiệp đã tạo được lòng tin và uy tín nhất định đối với khách hàng và các đối tác. Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm có bước phát triển khá tốt, thị trường ngày càng được mở rộng, các đơn đặt hàng ngày càng nhiều. Đồng thời tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013 khá tốt, đặt biệt đối với một trong hai mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp là dầu ăn ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng và nhận được nhiểu đơn đặt hàng. Tuy nhiên mặt hàng chủ lực thứ hai của doanh nghiệp là bột giặt có những chuyển biến thấp hơn so với mặt hàng dầu ăn, doanh thu tăng không cao đôi khi còn có chiều hướng giảm. - Là một doanh nghiệp tư nhân với quy mô không lớn nên doanh nghiệp tổ chức một bộ máy kế toán gọn nhẹ với số lượng nhân viên ít đồng thời sử dụng hình thức kế toán trên máy nên doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian cho việc ghi chép sổ sách kế toán. Bên cạnh đó doanh nghiệp luôn tuân thủ và cập nhật những quy định mới của bột tài chính trong công tác hạch toán kế toán. Tuy nhiên với số lượng công việc ngày càng nhiều mà số lượng nhân viên kế toán ít sẽ gây không ít khó khăn trong việc sắp sếp thời gian của các nhân viên phòng kế toán. - Doanh nghiệp có một đội ngũ nhân viên khá nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc với trình độ chuyên môn khá tốt. Với đội ngũ nhân viên ưu tú và chích sách bán hàng cũng như quan hệ khách hàng khá ổn đã giúp cho uy tín của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao hơn. - Nhìn chung các loại chi phí trong doanh nghiệp đều tăng từ năm 2010 đến hết 6 tháng 2013 đặc biệt là chi phí lãi vay. Tuy nguyên nhân tăng của các loại chi phí này đều là do phục vụ tốt cho công tác quản lý, công tác tiêu thụ hàng hóa và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp nhưng vấn đề chi phí ngày càng tăng sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Chi phí tăng kéo theo những gánh nặng không nhỏ cho doanh nghiệp về việc chi trả cho những khoản chi phí này. Do vậy việc quản lý chi phí của doanh nghiệp một cách hợp lý hơn trong tương lai là vấn đề cần được quan tâm nhiều. Như vậy qua việc phân tích tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp từ năm 2010 dến cuối tháng 6 năm 2013, ta thấy doanh nghiệp tuy còn gặp phải nhiều khó khăn nhưng vẫn nổ lực không ngừng và ngày càng tiến bộ hơn. Doanh nghiệp luôn cố nắm bắt thời cơ và tiếp tục phát triển tốt. Từ những nỗ lực đó ta hi vọng những bước tiến xa hơn, những quyết định chính xác, những giải pháp hiệu quả và một chổ đứng vững chắc trên thị trường của doanh nghiệp. 6.2 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP - Doanh nghiệp nên có kế hoạch cụ thể trong khâu bán hàng, khuyến mãi, tiếp thị sản phẩm... như kết hợp với nhà cung cấp đưa ra những chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm tạo được sự thu hút đối với khách hàng. - Nên có những chương trình ưu đãi đối với những đại lý bán được nhiều hàng hóa nhằm tạo sự khích lệ cho những đại lý cố gắng tiêu thụ được nhiều hàng hóa hơn. - Đối với những loại hàng hóa mà sức cạnh tranh ngày càng giảm trên thị trường doanh nghiệp nên thay đổi để tránh tình trạng hàng hóa tồn kho ngày càng nhiều làm thiếu hụt vốn trong doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh không cao. - Doanh nghiệp nên đặt tiêu chí chất lượng hàng hóa lên hàng đầu trong việc chọn lựa các mặt hàng kinh doanh. - Doanh nghiệp nên thiết kế trang web riêng tạo sự thuận lợi trong quản bá sản phẩm, giao dịch, buôn bán đối với khách hàng và đối tác. - Doanh nghiệp nên có những chính sách ưu đãi cho nhân viên như tổ chức những chuyến du lịch ngắn hạn nhằm khích lệ tinh thần nhân viên từ đó tạo điều kiện cho làm việc tốt hơn, tận tâm hơn. - Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch chi phí cụ thể, loại bỏ những chi phí không hợp lý, tiết kiệm những khoản chi phí có thể tiết kiệm được nhằm giảm chi phí tức là góp phần tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. [...]... của Doanh Nghiệp Tư Nhân Lập Quyên làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hóa và lợi nhuận của doanh nghiệp 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa và nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình. .. doanh nghiệp tư nhân thương mại Phước Vinh”, Luận văn đại học, Đại học Cần Thơ Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân thương mại Phước Vinh qua 3 năm 2008 - 2010, đồng thời xác định và phân tích những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp Từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hóa và lợi nhuận của doanh. .. nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp - Phân tích tình hình chi phí và lợi nhuận từ, đó tìm nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ và lợi nhuận từ đó tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên Số liệu nghiên cứu được... hình doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp giúp cho các nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định hợp lý nhằm hướng doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao hơn Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của tình hình tiêu thụ hàng hóa và lợi nhuận đối với hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hiện nay, em quyết định chọn đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của. .. doanh của mình qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của qua mỗi năm Đối với doanh nghiệp tư nhân Lập Quyên cũng vậy, do vậy trước khi đi vào phân tích để hiểu về tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp một cách chi tiết ta tiến hành đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm từ 2010-2012 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. .. lũy vào ngân sách, vào các quỹ của doanh nghiệp nhằm mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao đời sống công nhân viên Như vậy, nhiệm vụ phân tích tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp gồm các công việc chủ yếu sau đây: - Đánh giá đúng đắn tình hình tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng mặt hàng, đánh giá kịp thời tình hình tiêu thụ - Tìm ra nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình. .. giữa các nhân viên trong doanh nghiệp để đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững - Tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên an tâm và tập trung tốt vào công việc của doanh nghiệp như các chính sách tăng lương, khen thưởng… - Không ngừng học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN CỦA DNTN LẬP QUYÊN 4.1 PHÂN TÍCH... 2008 để tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ hàng hóa và lợi nhuận Từ đó đề ra một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hóa và lợi nhuận của công ty Trần Khánh Tâm, 2009, Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn An Việt”, Luận văn đại học, Đại học Cần Thơ Đề tài phân tích tình hình tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ các sản phẩm thủ công... tình hình tiêu thụ hàng hóa theo bản chất của nó Theo lý thuyết kinh tế, có 2 loại nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ a) Nguyên nhân chủ quan Bao gồm các nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp tác động đến quá trình tiêu thụ hàng hóa: - Tình hình cung cấp (thu mua): Tình hình tiêu thụ hàng hóa trước hết phụ thuộc vào tình hình cung cấp Nếu một hàng hóa nào đó của doanh nghiệp đang tiêu thụ. .. Q (đối tư ng phân tích) Trong đó, nhân tố đã thay thế ở bước trước phải được giữ nguyên cho các bước sau thay thế Sau khi phân tích số liệu, từ đó tìm ra các nguyên nhân nhằm đưa ra các biện pháp để nâng cao tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DNTN LẬP QUYÊN 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LẬP QUYÊN được thành lập vào tháng

Ngày đăng: 09/10/2015, 00:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan