chinh phục lý thuyết sinh

39 805 2
chinh phục lý thuyết sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn CHINH PHỤC LÝ THUYẾT SINH HỌC do GIA ĐÌNH LOVEBOOK biên soạn Đội ngũ anh chị em tham gia: Phạm Thị Thanh Thảo, Lương Thanh Hào, Nguyễn Ngọc Hoàn Băng, Phan Phương Nam, Nguyễn Ngọc Hiền, Trương Quốc Hào. Thông tin phiên bản 2.0 Số trang: 508 trang khổ A4 Số trang in màu: 17 tờ Ngày phát hành: 25/09/2015. ___________________________________________________ Đặt trước sách Lovebook phiên bản 2.0: https://goo.gl/XeHwk5 Giải đáp các thắc mắc trong sách Lovebook: http://goo.gl/A7Dzl0 Tài liệu Lovebook chọn lọc:http://goo.gl/nU0Fze Kênh bài giảng Lovebook: https://goo.gl/OAo45w Đăng ký nhận tài liệu thường xuyên Lovebook: goo.gl/ol9EmG 1 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 MÔN SINH HỌC Khó…dài…khó đột biến! Đó là 3 từ mà anh chị Lovebook nhận xét sơ bộ về đề thi năm 2015 môn Sinh học. Tuy nhiên, trước khi đi vào phân tích đề thi năm 2015, hãy cho anh đôi lời muốn với các em về cách nhìn nhận môn Sinh của người học sinh lớp 12. Theo anh chị được biết, đa số các em chọn và đầu tư môn Sinh học ngay từ đầu năm học lớp 12 hay nói khác đi là các em các đọc được những dòng anh chị viết trong cuốn sách này thì ắt hẳn 90%, thậm chí 99% các em sẽ chọn khối ngành Y - Dược và trong 90 - 99% này, 80% các em sẽ chọn ngành Bác sĩ đa khoa làm nguyên vọng 1 của mình trong kì thi THPT Quốc gia, 10% các em sẽ chọn ngành Dược sĩ Đại học… Thật vậy, đó là một xu hướng chung của xã hội, về nhu cầu việc làm, về danh dự của gia đình,… cha mẹ ai cũng mong muốn con mình trở thành bác sĩ, điều này làm cho các em ấp ủ, nuôi lớn ước mơ trở thành bác sĩ của mình. Tháng 7/2015 đã qua đồng nghĩa với kì thi THPT Quốc gia đã kết thúc, đầu tháng 8 các thí sinh cũng bắt đầu nộp hồ sơ xét tuyển NV1 vào các trường Đại học, Cao đẳng,… Nếu các em quan tâm vấn đề này sẽ không khó để các em biết được thông tin về danh sách xét tuyển và thống kê phổ điểm của các thí sinh nộp vào các ngành, các trường hot nhất hiện nay, đứng đầu là khối ngành Y Dược, đặc biệt là ngành Bác sĩ đa khoa của các trường Đại học Y, Y-Dược trên cả nước, thứ hai đó là ngành Kinh tế đối ngoại của Đại học Ngoại Thương, sau đó là các trường Đại học Bách Khoa, Đại học Sư phạm,… Nhưng để liên quan đến môn Sinh học, anh chị chỉ đề cập đến khối ngành Y-Dược. Cũng như bao người nghĩ, và đó cùng là sự thật năm nay, các ngành “hot” của khối Y-Dược như Y, Dược, Nha sẽ ngừng xét tuyển ở NV1 (từ 1/8 đến 20/8) vì đã đủ chỉ tiêu, bản thân là một sinh viên năm nhất của Đại học Y Dược TP.HCM, anh chị thường lên mạng vào trang web trường… để theo dõi bảng cập nhật danh sách học sinh xét tuyển hay thống kê phổ điểm của ngành Bác sĩ đa khoa. Các em cũng biết rồi đó, phổ điểm của thí sinh nộp vào năm nay cao ngất ngưỡng, cao tới nỗi không thể tin được, điều đó đã nói lên phần nào về phản ánh độ khó của đề thi 2015 cũng như độ hot của khối ngành Y-Dược như dòng dung nham đang chảy… Và cuối cùng các thí sinh đạt 27 điểm;…; 27,75 điểm cũng rút hồ sơ. Ngoài ra anh chị nhận thấy ở mỗi mức điểm, thí sinh đồng hạng với nhau rất nhiều cho nên để xếp hạng các thí sinh này mỗi trường đã đưa ra các qui tắc ưu tiên 1, 2… cho riêng mình. Ví dụ như nếu các em nộp hồ sơ vào trường anh thì ngành Bác sĩ đa khoa sẽ ưu tiên và các ngành còn lại sẽ xếp các em có điểm thi môn Sinh học cao hơn đứng trước trong trường hợp các em đồng điểm nhau hoặc ngành Dược sĩ là môn Hóa học. Ngoài ra trong năm nhất, năm hai ở các trường Y hoặc các trường dạy chuyên ngành liên quan đến Sinh học thì các môn như Sinh học tế bào ( lớp 10), Di truyền (lớp 12) sẽ được nhắc lại cho nên Bộ cũng đang hướng đề thi Sinh học sao cho gần gũi với chương trình Đại học, làm sao để tăng nhiều câu hỏi liên quan đến chương trình lớp 10. Theo truyền thống từ lâu rồi đến những năm 2013, 2014, các em có thể nghe các anh chị, thầy cô nói rằng “ Môn Sinh học là môn dễ ăn nhất và dễ kiếm điểm nhất trong 3 môn Toán, Hóa, Sinh của khối B ”. Một câu nói khác còn sốc hơn nữa cho các em thi năm nay, đó là “ Đề thi môn Sinh học đối với các em giỏi sẽ giải dư thời gian ” hay “ 9 điểm môn Sinh học là chuyện làm được ”. Thật vậy, những câu nói trên hoàn toàn đúng, nhưng chỉ đúng với đề thi Sinh học ngày xưa thôi ! Đề thi Sinh học năm 2015 đã có bước chuyển mình mạnh mẽ và trở thành môn khó kiếm điểm thứ hai sau Vật lý trong các môn tự nhiên Toán – Lý – Hóa – Sinh, tức môn khó nhất trong tổ hợp Toán – Hóa – Sinh, thay vì những năm trước môn Sinh nằm ở vị trí cuối cùng trong 4 môn tự nhiên này. Đây là hai trong những điều anh sẽ chứng mình cho các em: 2 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn Phổ điểm môn Sinh học trong kì thi THPT Quốc Gia 2015 18000 16941 15477 16000 Số thí sinh 14000 12000 10000 7880 7939 8000 6000 3476 4000 2000 0 277 19 0 1 Môn Số thí sinh dự thi Mức độ nhiều thí sinh đạt được nhất Số thí sinh đạt 8 trở lên Số thí sinh đạt điểm 10 1808 1095 2 3 4 5 Mức điểm 6 7 8 705 35 9 10 Toán 947.048 Lý 463.182 Hóa ≈ 460.000 Sinh 6,5 6,0 7,0 4,0 24.519 (2,6%) 10.705 (2,3%) 15.491 (3,4%) 2.548 (1,7%) 86 1 130 35 ≈ 153.000 Nhận xét về môn Sinh học - Số lượng thí sinh dự thi thấp nhất, mức độ đa số đạt được thấp nhất. - Tỉ lệ học sinh đạt điểm cao (8 điểm trở lên) thấp nhất. - Số lượng thí sinh đạt điểm tối đa đứng thứ ba sau môn Toán và Vật lý. Kết luận - Môn Sinh ít được các em lựa chọn cho mình trong kì thi THPT Quốc gia - Chủ yếu dành cho các em xét tuyển tổ hợp Toán – Hóa – Sinh hoặc thí sinh tự do thi lại. - Số ít còn lại các em chọn môn này để phòng ki rớt tổ hợp chính Toán – Lý – Hóa hoặc các em đi theo tổ hợp Toán – Văn - Ngoại Ngữ, chọn môn Sinh học để xét Tốt nghiệp - Nhờ môn Sinh học này điểm xét tuyển vào các ngành học của khối Y-Dược được hạ nhiệt. Sau đây, anh chị sẽ đi vào nội dung chính- Đề thi THPT Quốc gia môn Sinh học 2015 để cho các em thấy cách nhìn bao quát hết các khuất mắt trong đề thi. Đề thi 2015 môn Sinh học vẫn nằm trong khuôn khổ đề thi 2 trong 1: - 30 câu đầu chiếm 60% số điểm bài thi, hoàn toàn không có trở ngại gì cho các em có ý định xét tuyển vào các ngành có tổ hợp môn là Toán, Hóa, Sinh vì đây chỉ là những câu để xét tốt nghiệp không xứng đáng với các em. - 20 câu sau chiếm 40% số điểm bài thi gồm những câu tương đối khó và dài dòng dành để phân loại học sinh và xét tuyển Đại học – Cao đẳng , không có câu hỏi quá khó tượng tự như bất đẳng thức, GTLN, GTNN của môn Toán, nhưng dù sao đây cũng là 1 trong những bước chuyển mình mạnh mẽ của đề thi Sinh học. Cấu trúc đề thi về số lượng câu hỏi ở từng chương và nội dung của từng chương có sự thay đổi đáng kể: - Đề thi minh họa 2015 hoặc đề thi 2015 đã thể hiện quan điểm mới của Bộ trong việc tăng cường câu hỏi mở, hạn chế các câu hỏi mang tính chất học thuộc bài mới biết làm. - Bằng chứng là ở 2 chương của phần Tiến hóa, số lượng câu hỏi đã giảm xuống từ mức 9-10 câu xuống còn 5-6 câu (bảng phân loại số lượng câu hỏi) - Phần Di truyền học và Sinh thái học tăng từ 30-31 câu lên 33 câu và từ 10 câu lên 11-12 câu. 3 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn - Phần kiến thức thực hành trong phòng thí nghiệm như quan sát kính hiển vi, phẩm nhuộm NST,… hay kiến thức thực tiễn như môi trường… bắt đầu xuất hiện “lấp ló” nhưng không đến mức làm khó học sinh. Câu 11. Các hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên: (1) Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện. (2) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước. (3) Tăng cường trồng rừng đểcung cấp đủ nhu cầu cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp. (4) Thực hiện các biện pháp: tránh bỏ hoang đất, chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất. (5) Tăng cường khai thác than đá, dầu mỏ, khí đốt phục vụ cho phát triển kinh tế. Trong các hình thức trên, có bao nhiêu hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Trích trong đề thi chính thức kì thi THPT Quốc gia 2015- mã đề 159 Câu 5. Khi làm tiêu bản tạm thời để quan sát nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi, cần sử dụng oocxêin axêtic để A. nhuộm màu các nhiễm sắc thể. B. các nhiễm sắc thể tung ra và không chồng lấp nhau. C. cố định các nhiễm sắc thể và giữ cho chúng không dính vào nhau. D. các nhiễm sắc thể co ngắn và hiện rõ hơn. Trích trong đề thi minh họa kì thi THPT Quốc gia 2015 Câu 2. Trong thí nghiệm thực hành lai giống đểnghiên cứu sự di truyền của một tính trạng ở một số loài cá cảnh, công thức lai nào sau đây đã được một nhóm học sinh bố trí sai? A. Cá mún mắt xanh × cá mún mắt đỏ. B. Cá mún mắt đỏ× cá kiếm mắt đen. C. Cá kiếm mắt đen × cá kiếm mắt đỏ. D. Cá khổng tước có chấm màu × cá khổng tước không có chấm màu. Trích trong đề thi chính thức kì thi THPT Quốc gia 2015-mã đề 159 - Đặc biệt trong các câu hỏi của phần Di truyền học, phần kiến thức về Nguyên phân, Giảm phân đã có xuất hiện trở lại, đây là một nội dung liên quan đến chương trình lớp 10 mà chỉ đề cập qua loa trong quá trình giảng dạy ở phần Đột biến NST. Hay về chu trình Điều nay chứng tỏ Bộ đang muốn đề thi Sinh học tiếp cận gần hơn với chương trình Đại học hay xa hơn là đề thi Sinh học sẽ thay đổi cấu trúc, nội dung để trải khắp chương trình 3 năm: 10, 11, 12. Câu 37: Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào. Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? M M A A n n a a c c B B D D b b Tế bào 2 Tế bào 1 A. Hai tế bào đều đang ở kì sau của nguyên phân. B. Khi kết thúc quá trình phân bào ở hai tế bào trên thì từ tếbào 1 tạo ra hai tế bào lưỡng bội, từ tế bào 2 tạo ra hai tế bào đơn bội. C. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào 1 là 2n = 4, bộ nhiễm sắc thể của tế bào 2 là 2n = 8. D. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân. Trích trong đề thi chính thức kì thi THPT Quốc gia 2015-mã đề 159 Đề thi không chỉ đòi hỏi kiến thức bao quát và vững chắc mà còn yêu cầu khả năng đọc hiểu văn bản và khả năng tính toán của học sinh: 4 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn Với số lượng 8 trang và những hàng chữ dày dặc trong đề thi 2015, các em cũng có thể thấy đối với người học sinh thiếu khả năng đọc hiểu văn bản trong tình huống này sẽ có cảm thấy lo sợ và lúng túng để xử lí lý đề bài vì bị áp lực thời gian. Kĩ năng đọc hiểu rất quan trọng không chỉ ở môn Văn hay các môn Khoa học Xã hội khác, vì từ ngữ Việt Nam của mình rất phong phú và đa dạng dựa trên vào đặc điểm này người ra đề sẽ cố tình gài bẫy các em trong từng câu chữ. Trong khoảng thời gian 90 phút, đề thi năm 2015, các em học sinh giỏi có chiến thuật làm hết các câu hỏi trong đề sẽ chỉ đủ thời gian để giải, không có thời gian coi lại và kiểm tra bài làm của mình. Như thế các em cũng đủ hiểu tại sao rồi phải không? Anh xin lấy ví dụ về một câu hỏi dài cần tính toán nhiều của năm 2015, các em nhớ là đặt mình trong hoàn cảnh ngồi trong phòng làm bài thi nhé!!! Câu 42: Ở một quần thểngười, bệnh M do một trong hai alen của một gen quy định. Một cặp vợ chồng: Hùng bị bệnh M còn Hương không bị bệnh M, sinh được con gái là Hoa không bị bệnh M. Hoa kết hôn với Hà, Hà không bị bệnh M và đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh M là 1/10, sinh được con gái là Hiền không bịbệnh M. Một cặp vợ chồng khác là Thành và Thủy đều không bị bệnh M, sinh được con gái là Thương bị bệnh M và con trai là Thắng không bị bệnh M. Thắng và Hiền kết hôn với nhau, sinh con gái đầu lòng là Huyền không bị bệnh M. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng? (1) Xác suất để Huyền mang alen gây bệnh M là 53/115. (2) Xác suất sinh con thứ hai là trai không bị bệnh M của Thắng và Hiền là 115/252. (3) Có thể biết chính xác kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên. (4) Xác suất để Hà mang alen gây bệnh M là 5/11. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Trích trong đề thi chính thức kì thi THPT Quốc gia 2015-mã đề 159 Đối với học sinh giỏi hay làm bài tập về phả hệ dạng tương tự như thế này ít nhất mất 3 phút để đọc đề và làm ra đáp án nha các em, bài không khó nằm trong dạng bài tập của những đề thi thử những đòi hỏi các em phải đọc đề nhanh và tính toán toán. Đề thi có hình thức câu hỏi phong phú Trong đề thi năm 2014, cũng như đề minh họa 2015, đề thi đã bắt đầu xuất hiện những câu hỏi chọn số phát biểu đúng mà ở môn Hóa học đã ra, nhằm cảnh báo cho mọi người biết năm 2015 sẽ ra dạng này. Thật vậy, đề thi 2015 đã ra nhiều câu dạng này và những cây này trở thành những câu hỏi phân loại yêu cầu người làm bài phải làm hết các ý nhỏ trong đề nên tốn rất nhiều thời gian, cả lí thuyết lẫn bài tập dạng này đều ra được cả. Câu 1. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về nhiễm sắc thểgiới tính ở động vật? (1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma. (2) Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường. (3) Ở tất cả các loài động vật, cá thểcái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. (4) Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉgồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Trích trong đề thi minh họa kì thi THPT Quốc gia 2015 Câu 45: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏtrội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Cho 3 cây thân thấp, hoa đỏ (P) tự thụphấn, thu được F1 . Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, trong các trường hợp về tỉ lệ kiểu hình sau đây, có tối đa bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của F1 ? (1) 3 cây thân thấp, hoa đỏ: 1 cây thân thấp, hoa vàng. (2) 5 cây thân thấp, hoa đỏ: 1 cây thân thấp, hoa vàng. (3) 100% cây thân thấp, hoa đỏ. (4) 11 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. 5 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn (5) 7 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. (6) 9 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng. A. 4. B. 6. C. 3. D. 5. Trích trong đề thi chính thức kì thi THPT Quốc gia 2015-mã đề 159 Một số dạng câu hỏi khác cũng xuất hiện: Dạng bảng: Câu 27. Bảng sau đây cho biết một số thông tin về sự di truyền của các gen trong tế bào nhân thực của động vật lưỡng bội : Cột A Cột B 1. Hai alen của một gen trên một cặp nhiễm a. Phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá sắc thể thường. trình giảm phân giao tử. 2. Các gen nằm trong tế bào chất. b. Thường được sắp xếp theo một trật tự nhất định và di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết. 3. Các alen lặn ở vùng không tương đồng c. Thường không được phân chia đồng đều của nhiễm sắc thể giới tính X. cho các tế bào con trong quá trình phân bào. 4. Các alen thuộc các locut khác nhau trên d. Phân li đồng đều về giao tử trong quá một nhiễm sắc thể. trình giảm phân. 5. Các cặp gen thuộc các locut khác nhau e. Thường biểu hiện kiểu hình ở giới dị giao trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. tử nhiều hơn ở giới đồng giao tử. Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào sau đây đúng : A. 1-d, 2-c, 3-e, 4-b, 5-a. B. 1-c, 2-d, 3-b, 4-a, 5-e. C. 1-e, 2-d, 3-c, 4-b, 5-a. D. 1-d, 2-b, 3-a, 4-c, 5-e. Trích trong đề thi chính thức kì thi THPT Quốc gia 2015-mã đề 159 Dạng hình ảnh: Câu 34: Sơ đồ bên mô tả một sốgiai đoạn của chu trình Nitơ trong tự nhiên. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? NO3 (1) Giai đoạn (a) do vi khuẩn phản nitrat hóa thực hiện. (d) (2) Giai đoạn (b) và (c) đều do vi khuẩn nitrit hóa thực hiện. (3) Nếu giai đoạn (d) xảy ra thì lượng nitơ cung cấp cho cây sẽ giảm. Hợp chất NO2 N2 (4) Giai đoạn (e) do vi khuẩn cố định đạm thực hiện. hữu cơ (e) 2 chứa A. 1. B. 4. nitơ C. 2. D. 3. NH4 + Một số giai đoạn trong chu trình nitơ Trích trong đề thi chính thức kì thi THPT Quốc gia 2015-mã đề 159 6 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn Dạng cho tổ hợp đúng, sai: Câu 31: Sơ đồ bên minh họa lưới thức ăn trong một hệsinh thái gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, E, F, H. Cho các kết luận sau về lưới thức ăn này: D (1) Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn. B (2) Loài D tham gia vào 3 chuỗi thức ăn khác nhau. A E H C (3) Loài E tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài F. F (4) Nếu loại bỏ loài B ra khỏi quần xã thì loài D sẽ mất đi. (5) Nếu số lượng cá thể của loài C giảm thì số lượng cá thể của loài F giảm. (6) Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5. Phương án trả lời đúng là A. (1) đúng, (2) sai, (3) sai, (4) đúng, (5) sai, (6) đúng. B. (1) đúng, (2) sai, (3) đúng, (4) sai, (5) đúng, (6) sai. C. (1) sai, (2) đúng, (3) sai, (4) đúng, (5) đúng, (6) sai. D. (1) sai, (2) đúng, (3) đúng, (4) sai, (5) đúng, (6) sai. Trích trong đề thi chính thức kì thi THPT Quốc gia 2015-mã đề 159 Một số hướng mới và dự đoán cho đề thi THPT năm 2016 môn Sinh học cũng như nội dung các anh chị muốn truyền tải thêm cho các em trong phiên bản lần này. - Thật sự với những dạng câu hỏi Bộ đưa ra năm 2015 thì không còn hoặc còn rất ít các dạng câu để ra trắc nghiệm. Trong phiên bản này, anh chị sẽ tiếp tục đưa thêm các câu hỏi bổ sung thêm tương tự như câu hỏi của Bộ ra năm 2015 nhưng mức độ khó tăng đáng kể nhằm tăng sức hấp dẫn và nâng cao trình độ cho các em. - Gần đây Bộ có thông tin tích hợp về việc tích hợp các môn học, thật sự đây là một vấn đề rất khó cho người dạy, người học lẫn người ra đề. Chỉ xét môn Sinh học, đứng dưới góc độ người làm sách như anh muốn tích hợp câu hỏi của môn học này với môn Lý, Hóa là điều rất khó làm bởi nội dung chương trình môn Sinh học với Lý và Hóa ít có điểm chung nếu có thì chỉ ở một số phần nhỏ như protein, nucleotit, axit amin của tổ hợp Hóa - Sinh; tác nhân gây đột biến như tia X, tia UV, hay chất phóng xạ, chu kì bán rã ở phần hóa thạch của môn Lý – Sinh. Ngoài ra tổ hợp Toán – Sinh đã phát triển từ lâu không có gì mới, đó là ở phần bài tập di truyền như toán lai, di truyền học quần thể, di truyền học người… Tuy nhiên anh chị cũng đã làm hết khả năng có thể để đưa ra các câu hỏi tích hợp này cho các em và thầy cô định hướng trong các năm tới. - Theo nhận định của anh thì đề thi từ năm 2013 – 2015 có sự thay đổi như sau: Đề thi 2013 2014 2015 Lí thuyết Dễ Khó Dễ Bài tập Khó Dễ Khó Chắc hẳn các em cũng có cách nhìn nhận về đề thi 2016 như thế nào rồi phải không, đề thi 2016 sẽ kế thừa đề thi 2015 và có thể theo kiểu đề thi 2014, tuy nhiên theo anh nghĩ sự sáng tạo của Bộ trong đề thi 2016 sẽ không thể hiện ở dạng câu hỏi nữa. Về cách học lí thuyết và nội dung cốt lõi sẽ được các anh chị giới thiệu ở mỗi chương, các em nhé ! Cuối lời, anh thay mặt nhóm viết sách, chúc em có một kì thi THPT Quốc Gia sắp tới thành công tốt đẹp!! 7 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn Câu 258. Dựa vào hình ảnh trên, một số bạn có những nhận định như sau: 1. Đây là quá trình phiên mã ở tế bào nhân thực. 2. Một mARN sơ khai được xử lý theo nhiều cách khác nhau để tạo ra nhiều loại mARN khác nhau, kết quả là tạo ra nhiều loại protein khác nhau từ một trình tự ADN. 3. Sự cắt bỏ intron, nối exon diễn ra trong tế bào chất. 4. Số loại mARN có thể tạo ra là 6. 5. Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ thì ngược lại, mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein. Có bao nhiêu nhận định sai? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 264. Dựa vào hình ảnh trên, một số nhận xét được đưa ra như sau: 1. Một đơn vị phiên mã gồm 3 vùng chính: vùng promoter, vùng trình tự mã hóa ARN và vùng kết thúc phiên mã. 8 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn 2. Sự tổng hợp ARN được xúc tác bởi ARN polymeraza. 3. Phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’  3’. 4. Phiên mã được bắt đầu trên vùng điều hòa của gen. 5. Enzim ARN polimeraza di chuyển đến đâu thì hai mạch của gen sẽ tách nhau đến đấy, những vùng enzim này đi qua sẽ đóng xoắn trở lại, hiện tượng này gọi là tháo xoắn cục bộ. 6. Quá trình phiên mã diễn ra qua ba giai đoạn: khởi sự, kéo dài và kết thúc phiên mã. 7. ARN polymeraza có thể bắt đầu phiên mã mà không cần mồi. 8. Enzim ARN polymeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5’  3’. 9. Kết thúc quá trình phiên mã, phân tử ARN và enzym ARN polimeraza sẽ được giải phóng. 10. Enzim di chuyển đến cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã và phân tử mARN vừa tổng hợp được giải phóng, luôn trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein. Có bao nhiêu nhận xét đúng? A. 8 B. 6 C. 7 D. 9 Câu 276. A B C E F G A B C D E F G A B C D E F G (1) A B C B C E F G A B C D E F G (6) A B N I L K L M A B C D E F G A B C F E D G A B C D E F G a b c d c f g a b C D E F G (5) A D E B C F G (4) (2) M A I B L C + K D L E M F G A D C B E F G A B C D E F G (3) A B C D E F G H I J C D E F G H I L + K L M A B K L M A B C D E F G A B e b c f g (8) (7) Dựa vào hình ảnh trên một số nhận xét được đưa ra như sau: 1. (1) là đột biến mất đoạn NST. Dạng đột biến này dù là mất đoạn nhỏ hay lớn cũng đều gây chết hoặc giảm sức sống. 2. (3) là đột biến đảo đoạn không chứa tâm động. Dạng đột biến này gây ra sự sắp xếp lại của các gen góp phần tạo ra sự đa dạng giữa các thứ, nòi trong cùng một loài. 3. (5) là đột biến chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể. Trong đột biến chuyển đoạn này, một số gen của nhóm gen liên kết này được chuyển sang nhóm gen liên kết khác. 4. (7) và (8) đều là đột biến chuyển đoạn tương hỗ. 5. (8) xảy ra do sự trao đổi chéo giữa các NST tương đồng trong quá trình giảm phân. 6. (7) là đột biến chuyển đoạn tương hỗ. Chuyển đoạn tương hỗ xảy ra ở tế bào sinh dục khi giảm phân sẽ cho các giao tử khác với giao tử bình thường. 7. Trong những đột biến trên, dạng (1) và (2) được sử dụng để xác định vị trí của gen trên NST. 8. Các dạng đột biến cấu trúc NST được phát hiện nhờ quan sát tế bào đang phân chia, đặc biệt là nhờ phương pháp nhuộm băng NST. 9 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn Gọi a là số phát biểu đúng, b là số phát biểu sai, c = a2-b-1. Các em hãy cho biết biểu thức nào phản ánh đúng mối quan hệ của a, b và c. A. a2  b  5  6  c B. a+b +5 = c C. a2  7  2b  4  c D. a+2b-3=c Câu 278. Cho các hình ảnh như sau: Hình 21.1 Hình 21.2 Hai hình này diễn tả hai kì của quá trình giảm phân. Một số nhận xét về hai hình như sau: 1. Hình 21.1 diễn tả tế bào đang ở kì giữa của giảm phân II, hình 21.2 diễn tả tế bào đang ở kì giữa của giảm phân I. 2. Ở kì giữa của giảm phân I, NST kép tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo. 3. Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở vùng sinh sản của tế bào sinh dục. 4. Trong quá trình phân bào, thoi vô sắc là nơi hình thành nên màng nhân mới cho các tế bào con. 5. Ở kì giữa của giảm phân I và II, các NST kép đều co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. 6. Kì giữa của nguyên phân và giảm phân I có đặc điểm chung là các NST kép đều co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. 7. Sau khi kết thúc giảm phân I tế bào tiếp tục đi vào giảm phân II và vẫn tiếp tục nhân đôi. 8. Ở kì giữa của giảm phân I, trong quá trình bắt chéo giữa các NST tương đồng có thể có trao đổi các đoạn cromatit cho nhau. Có bao nhiêu nhận xét đúng các em nhỉ? A. 0 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 95. Cho hình ảnh sau: Có bao nhiêu nhận xét đúng với phương pháp trên? (1) Có 2 phương pháp để loại bỏ thành xenlulozo là sử dụng enzim và vi phẫu. (2) Đây là phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật. (3) Tạo được con lai mang 2 bộ NST khác nhau của 2 loài. (4) Con lai pomato không có khả năng sinh sản hữu tính. (5) Trong các bước của quá trình có sử dụng cosixin để cho con lai có khả năng sinh sản hữu tính. 10 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn (6) Phương pháp này loại bỏ giới hạn về loài và cách ly sinh sản. A. 1 B. 2 C.3 D. 4 Câu 236. Hình trên minh họa quá trình hình thành loài hươu cao cổ theo quan niệm của Lamac và quan niệm của Đacuyn. Cho những nhận định sau đây: 1. Hình A là quá trình hình thành loài hươu cao cổ theo quan niệm của Đacuyn. 2. Theo Lamac, nguyên nhân xuất hiện cổ cao là do thay đổi môi trường sống, thay đổi tập quán hoạt động của động vật. Theo Đacuyn, nguyên nhân xuất hiện cổ cao là do sự phát sinh biến dị cá thể trong quá trình sinh sản. 3. Theo học thuyết Lamac, đặc điểm cổ cao không được di truyền qua các thế hệ vì nó hình thành do sự thay đổi môi trường sống. 4. Quan điểm của Đacuyn về đặc điểm cổ cao như trong ví dụ của Lamac là các biến đổi do tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh và của tập quán, có tính chất đồng loạt, định hướng, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh, ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa. 5. Dựa vào hình ta nhận thấy khả năng sống sót của các con hươu theo Lamac là những con có cổ cao thì sống sót, những con cổ ngắn hoặc trung bình thì chết. Có bao nhiêu nhận định đúng? A. 1 B. 5 C. 4 D. 2 Câu 256. Cho các phát biểu sau: 1. Trong quần thể giá trị thích nghi của kiểu gen AA = 0; Aa = 1; aa = 0 phản ánh quần thể đang diễn ra hình thức chọn lọc ổn định. 2. Chọn lọc vận động là hình thức chọn lọc bảo tồn những cá thể mang tính trạng trung bình, đào thải những cá thể mang tính trạng lệch xa mức trung bình. 3. Kiểu chọn lọc vận động diễn ra khi điều kiện sống thay đổi theo một hướng xác định. 4. Theo bằng chứng tế bào học, vi khuẩn con được sinh ra từ vi khuẩn mẹ thông qua hình thức gián phân. 5. Những bằng chứng giải phẫu học so sánh cho thấy mối quan hệ về nguồn gốc chung giữa các loài, giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan, giữa cơ thể và môi trường trong quá trình tiến hóa. 6. Bằng chứng phôi sinh học so sánh phác họa lược sử tiến hóa của loài. 7. Bằng chứng giải phẫu học so sánh có sức thuyết phục nhất. 8. Cơ quan thoái hóa là cơ quan tương đồng. 9. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mọi gen của các loài là bằng chứng sinh học phân tử. Gọi a là số phát biểu đúng, b là số phát biểu sai (a≠b), đâu là biểu thức phản ánh đúng mối quan hệ giữa a và b? A. a2  11  b  4 B. 4a2-9ab + 5b2 =0 C. a2 + 4 = b2 + 6 D. a + 3 = 2b -1 11 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn Câu 101. Cho các phát biểu sau: 1. Giới hạn sinh thái chính là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái, ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. 2. Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. 3. Ổ sinh thái của một loài cũng giống như nơi ở của chúng. Cả hai đều là nơi cư trú của loài đó. 4. Động vật hằng nhiệt ổn định nhiệt độ cơ thể chủ yếu qua sự thích nghi về hình thái, cấu tạo giải phẫu, hoạt động sinh lí của cơ thể và tập tính lẫn tránh nơi có nhiệt độ không phù hợp. 5. Cây ưa sáng có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang. 6. Các loài khác nhau thì phản ứng giống nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái. 7. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố rộng, những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố hẹp. 8. Sự trùng lặp ổ sinh thái của các loài là nguyên nhân gây ra cạnh tranh giữa chúng. 9. Ở sinh vật biến nhiệt, thân nhiệt biến đổi theo môi trường. Số phát biểu đúng: A. 4 B. 5 C. 7 D. 8 Câu 244: Có 3 tế bào (khác loài) đang nguyên phân ở 3 kì khác nhau. Dựa vào đặc điểm và số liệu đã cho, hãy cho biết trong các nhận định sau có bao nhiêu nhận định đúng, biết mỗi tế bào thuộc 1 trong 3 loài sau đây: A (2n =12), B (2n = 24), C (2n =48), tế bào loài C ở bắt đầu nguyên phân sớm hơn tế bào của loài B: Tế bào Kì Số tâm động Số crômatit Số NST đơn Số NST kép 1 Kì giữa 2 Kì cuối 48 3 48 (a) Tế bào 1 là của loài A, tế bào 2 là của loài C. (b) Tế bào loài C đang ở kì sau còn tế bào loài B đang ở kì cuối của quá trình nguyên phân. (c) Số cromatit ở tế bào của loài C là 48. (d) Số tâm động ở tế bào C gấp hai số tâm động ở tế bào loài A. (e) Cả 2 tế bào loài B và loài C đều không còn NST kép. (f) Số NST đơn trong tế bào loài C là 96 NST. A. 1 B. 2 C. 3 D. 5 BÌNH LUẬN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 258: Đáp án B Ý 1,2 đúng. Ý 3 sai vì sự cắt bỏ intron, nối exon diễn ra trong nhân. Ý 4 sai vì các em nhìn kĩ hình ảnh ta thấy tuy các đoạn exon được sắp xếp một cách ngẫu nhiên nhưng hai exon đầu và cuối cố định. Như vậy, chị giả sử nếu có n exon thì số mARN tạo ra là: (n  2)! Trong trường hợp này, n =3 nên chỉ có một mARN được tạo ra mà thôi ^^. Ý 5 đúng. Vậy có 2 nhận định sai!! Câu 264: Đáp án A Ý 1, 2, 3, 4, 5, 6 đúng. Ý 7 đúng. Enzim ADN polymeraza tổng hợp chuỗi polynucleotit chỉ hoạt động khi có mồi, nên trước khi tổng hợp chuỗi phải có quá trình tổng hợp mồi. Còn enzim ARN polymeraza có thể bắt đầu phiên mã mà không cần mồi, vừa có khả năng tháo xoắn vừa có khả năng tổng hợp nên chuỗi ribonucleotit. 12 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn Ý 8 sai vì enzim ARN polymeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3’  5’. Ý 9 đúng. Ý 10 sai vì mARN sau khi được tổng hợp chỉ trực tiếp dùng làm khuôn tổng hợp protein ở tế bào nhân sơ. Còn ở tế bào nhân thực thì mARN sau khi tổng hợp phải cắt bỏ các intron và nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành. Câu 276: Đáp án A Ý 1 sai vì mất đoạn nhỏ có thể không làm giảm sức sống vì vậy người ta vận dụng hiện tượng mất đoạn nhỏ để loại bỏ những gen có hại. Ý 2 đúng. Ý 3 sai vì chỉ trong đột biến chuyển đoạn giữa các NST thì một số gen của nhóm gen liên kết này được chuyển sang nhóm gen liên kết khác. Ý 4 sai vì (8) là hoán vị gen đây không phải là đột biến nhiễm sắc thể. Ý 5 đúng vì (8) là hoán vị gen. Hoán vị gen xảy ra do trao đổi chéo giữa các NST tương đồng trong quá trình giảm phân. Ý 6 đúng. Các em tham khảo thêm hình ảnh sau đây nhé!! Đây là sơ đồ hình thành giao tử khi chuyển đoạn tương hỗ NST giữa hai NST số 13 và NST số 18. Tế bào mang đột biến NST này khi giảm phân có thể hình thành 4 loại giao tử: 1 loại giao tử bình thường và 3 loại giao tử có chuyển đoạn. Ý 7 sai vì dạng 2 không được sử dụng để xác định vị trí của gen. Các em lưu ý là lặp đoạn NST dẫn đến lặp gen tạo điều kiện tốt cho đột biến gen, tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hóa. Ý 8 đúng. Nắm vững kiến thức này sau này lên đại học giúp cho các em nhiều lắm đấy . Vậy a= 4, b=4, c= 11. Thay vào các đáp án ta được A. Câu 278: Đáp án C Ý 1,2 đúng. Ý 3 sai vì Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở vùng chín của tế bào sinh dục. Còn nguyên phân diễn ra ở tế bào sinh dưỡng và vùng sinh sản của tế bào sinh dục. Ý 4 sai vì trong quá trình phân bào, thoi vô sắc là nơi tâm động của nhiễm sắc thể bám và trượt về các cực của tế bào. Ý 5 sai vì ở kì giữa của giảm phân I, NST kép tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo. Ý 6 sai vì kì giữa của nguyên phân và kì giữa của giảm phân II có đặc điểm chung là các NST kép đều co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. 13 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn Ý 7 sai vì sau khi kết thúc giảm phân I tế bào tiếp tục đi vào giảm phân II và không nhân đôi. Ý 8 sai vì ở kì đầu của giảm phân I, trong quá trình bắt chéo giữa các NST tương đồng có thể có trao đổi các đoạn cromatit cho nhau. Câu 95: Đáp án C Chọn các nhận xét (1), (3), (6). Đây là phương pháp dung hợp tế bào trần. (1). Đúng, vì thành tế bào xenluzo của thực vật rất dày, cản trở quá trình dung hợp tế bào chất, dung hợp nhân. (2). Sai, đây là phương pháp dung hợp tế bào trần. (3). Đúng, con lai pomato vừa mang bộ NST của cả chua và bộ NST của khoai tây. (4). Sai, con lai pomato mang bộ NST lưỡng bội của cả cà chua và khoai tây, có chứa các cặp tương đồng, là một cây song lưỡng bội. (5). Sai, do việc dung hợp hai tế bào lưỡng bội, nên không cần sử dụng cosixin để hình thành cặp tương đồng để có thể bắt cặp trong giảm phân tạo giao tử. (6). Đúng, cả chua và khoai tây là 2 loài có cách ly sinh sản, phương pháp này phá vỡ rào cản cách ly sinh sản, hình thành được một cá thể mới co khả năng sinh sản hữu tính, hình thành loài mới. Câu 236: Đáp án D Những nhận định đúng: 2 và 4. Ý 1 sai vì hình A là quá trình hình thành loài hươu cao cổ theo quan niệm của Lamac. Theo Lamac, ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải. Do đó, khi các em nhìn vào hình A chúng ta nhận thấy con hươu cao cổ dần dần thích nghi với điều kiện sống mà không bị đào thải, chắc chắn đó là ví dụ theo quan niệm Lamac. Ý 2 đúng. Nhắc tới Lamac luôn luôn nhớ kèm với ‘’ ngoại cảnh’’ , Đacuyn luôn đi kèm với ‘’ biến dị cá thể’’. Ý 3 sai vì theo Lamac, đặc điểm cổ cao đều được di truyền và tích lũy qua các thế hệ (di truyền tập nhiễm hay thu được trong đời cá thể), đưa đến sự hình thành loài mới. Ý 4 hoàn toàn đúng. Nhưng với câu này một số bạn không đọc kĩ đề sẽ cho là sai vì theo Đacuyn, đặc điểm cổ cao là do phát sinh biến dị cá thể trong quá trình sinh sản và được chọn lọc tự nhiên giữ lại. Tuy nhiên, ý 4 hỏi chúng ta là quan điểm của Đacuyn về đặc điểm cổ cao như trong ví dụ của Lamac nhé các em. Vậy nên, khi đọc đề phải đọc thật kĩ để tránh mất điểm oan ở những câu dễ . Ý 5 sai. Vì theo Lamac, tất cả những con hươu cao cổ đều sống sót do chúng có khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi điều kiện môi trường và mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới. Câu 256: Đáp án B Ý 1 đúng vì kiểu gen Aa (Aa =1) quy định tính trạng trung bình. Mà hình thức chọn lọc ổn định bảo tồn những cá thể mang tính trạng trung bình, đào thải những cá thể mang tính trạng lệch xa mức trung bình. Do đó khi trong quần thể có giá trị thích nghi của kiểu gen AA = 0; Aa = 1; aa = 0 phản ánh quần thể đang diễn ra hình thức chọn lọc ổn định. Ý 2 sai vì đó là chọn lọc ổn định. Ý 3 đúng. + Chọn lọc ổn định diễn ra khi điều kiện sống không thay đổi qua nhiều thế hệ, do đó hướng chọn lọc trong quần thể ổn định, kết quả là chọn lọc tiếp tục kiên định kiểu gen đã đạt được. + Chọn lọc vận động diễn ra khi điều kiện sống thay đổi theo một hướng xác định. Kết quả là đặc điểm thích nghi cũ dần được thay thế bởi đặc điểm thích nghi mới. + Chọn lọc phân hóa diễn ra khi điều kiện sống trong khu phân bố của quần thể thay đổi nhiều và trở nên không đồng nhất. Ý 4 sai theo bằng chứng tế bào học, vi khuẩn con được sinh ra từ vi khuẩn mẹ thông qua hình thức trực phân. Ý 5,6 đúng. Ý 7 sai vì bằng chứng sinh học phân tử mới có sức thuyết phục nhất. Ý 8 đúng. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm. 14 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn Ý 9 sai vì mọi gen không thống nhất về chức năng. Dựa vào chức năng, các gen được chia ra hai loại: gen điều hòa và gen cấu trúc. Vậy a= 5; b= 4 => a = 5 b, a≠b nên ta chọn B. 4 Dạng bài này đề tuy dài nhưng không khó, chị cố tình thêm phần tính toán vào để tăng thêm “ sức đề kháng” cho các em. Mong các em cố gắng làm hết những dạng bài tập này chứ đừng nản nhé . Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ đúng không nào  Câu 101: Đáp án B Ý 1 đúng. Ý 2 sai vì khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. Ý 3 sai vì ổ sinh thái của một loài khác với nơi của chúng. Nơi ở chỉ là nơi cư trú còn ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài đó. Ý 4 đúng. Có hai quy tắc thể hiện sự thích nghi về mặt hình thái của sinh vật với nhiệt độ của môi trường. - Quy tắc về kích thước cơ thể: động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài hay loài có quan hệ họ hàng gần sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. - Quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi chi.. của cơ thể: (quy tắc này thì ngược lại với quy tắc trên) Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi, chi thường bé hơn tai, đuôi, chi.. của loài động vật tương tự sống ở vùng nóng. Ý 5 sai vì cây ưa sáng phải có những đặc điểm chịu được ánh sáng mạnh như lá cây có phiến dày, mô giậu phát triển, lá xếp nghiêng so với mặt đất, nhờ đó tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá.. Ý 6 sai vì các loài khác nhau thì phản ứng khác nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái. Ý 7,8,9 đúng. Câu 244: Đáp án C - Số tâm động ở các kì trong nguyên phân có thể bằng 2n hoặc 4n suy ra tế bào 2 có thể là loài B (2n = 24, 4n = 48) hoặc loài C (2n = 48). - Số NST đơn chỉ có thể có kì sau (4n) hoặc kì cuối (2n) suy ra tế bào 2 có thể là loài B hoặc C. - Đề bài cho rằng tế bào loài C bắt đầu nguyên phân sớm hơn tế bào loài B nên tế bào bào loài C sẽ ở kì cuối (tế bào 2) và tế bào loài B sẽ ở kì sau (tế bào 3), còn lại tế bào loài A (tế bào 1) ở kì giữa. Ta có thể điền bảng số liệu này: Tế bào Kì 1, A Kì giữa 2, C Kì cuối 3, B Sau Số tâm động 12 48 48 Số crômatit 24 0 0 Vậy các ý đúng là (a), (e), (f). 15 Số NST đơn 0 96 48 Số NST kép 12 0 0 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn PHẦN IV: ĐỀ TỔNG HỢP Đề tổng hợp 1 Câu 1. Trong số các tính chất của mã di truyền, hiện tượng thoái hóa mã di truyền thể hiện ở khía cạnh nào dưới đây? A. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin. B. Tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền. C. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền. D. Một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin. Câu 2. Ở một số loài thực vật, đã ghi nhận một số cá thể bị bạch tạng, toàn thân có màu trắng. Ở một số loài như vạn niên thanh (chi Aglaonema) có hiện tượng lá xanh đốm trắng, nguyên nhân của hai hiện tượng trên: A. Lá đốm do gen trong lục lạp bị đột biến, bạch tạng do đột biến gen nhân. B. Lá đốm do đột biến gen nhân, bạch tạng do đột biến gen lục lạp. C. Bạch tạng do gen đột biến, lá đốm do quy định của gen không đột biến. D. Lá đốm do năng lượng ánh sáng chiếu vào lá không đồng đều. Câu 3. Ở người, khi cặp nhiễm sắc thể (NST) số 13 không phân li 1 lần trong giảm phần của một tế bào sinh tinh có thể tạo ra những loại tinh trùng: A. Hai tinh trùng cùng không có NST số 13 và 2 tinh trùng cùng thừa 1 NST số 13. B. Hai tinh trùng bình thường và 2 tinh trùng cùng thừa 1 NST số 13. C. Bốn tinh trùng đều thừa 1 NST số 13. D. Bốn tinh trùng đều không có NST số 13. Câu 4. Cho các thông tin: 1- Làm thay đổi hàm lượng các nucleotide trong nhân. 2- Không làm thay đổi sổ lượng và thành phần gen có trong mỗi nhóm gen liên kết. 3- Làm thay đổi chiều dài của ADN. 4- Xảy ra ở thực vật mà ít gặp ở động vật. 5- Được sử dụng để lập bản đồ gen. 6- Có thể làm ngừng hoạt động của gen trên NST. 7- Làm xuất hiện loài mới. Đột biết mất đoạn NST có những đặc điểm: A. (1),(2),(3),(4). B. (2), (3), (5), (6). C. (1), (3), (5), (6). D. (4), (6), (5), (7). Câu 5. Một sinh viên ghi chú về các bước của kỹ thuật tạo giống mới bằng phương pháp xử lý đột biến: I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thụần chủng. II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến. IV. Tạo dòng thuần chủng. Quy trình nào sau đầy đủ nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến? A. I →III → II. B. III →II →I. C. III →II →IV. D. II→ III →IV. Câu 6. Trong chọn giống cây trồng, việc sử dụng kỹ thuật lai xa phổ biến ở những giống cây trồng có khả năng sinh sản sinh dưỡng vì: A. Chiều dài ống phấn và chiều dài của vòi nhụy của 2 loài phù hợp nhau. B. Hạt phấn của loài này có thể nảy mầm trên vòi nhụy cùa loài kia. C. Bộ NST của 2 loài cùng có khả năng sinh sản sinh dưỡng giống nhau. D. Không cần khắc phục hiện tượng bất thụ của cơ thể lai xa. 16 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn Câu 7. Do số bị săn bắt trái phép nhiều, số lượng cá thể của quần thể một loài động vật bị suy giảm, tỷ lệ giao phối cận huyết tăng cao sẽ dẫn đến hiện tượng nào trước tiên? A. tăng tỉ lệ thể đồng hợp, giảm tỉ lệ thể dị hợp. B. duy trì tỉ lệ số cá thể ở trạng thái dị hợp tử. C. phân hoá đa dạng và phong phú về kiểu gen. D. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhaụ. Câu 8. Trong các nhận định dưới đây 1. Sự biến dị di truyền giữa các cá thể trong quần thể. 2. Những cá thể có mang đột biến làm sai lệch vị trí của tinh hoàn không có khả năng tạo tinh trùng. 3. Các loài thường sinh số con nhiều hơn so với số cá thể mà môi trường có thể nuôi dưỡng. 4. Những cá thể thích nghi với môi trường thường sinh nhiều con hơn so với những cá thể kém thích nghi. 5. Chỉ một số lượng nhỏ con cái sinh ra có thể sống sót. Các nhận định cho thấy sự hoạt động của chọn lọc tự nhiên trong lòng quần thể bao gồm: A. (1); (2) và (3) B. (1); (3) và (4) C. Chỉ (2) D. (2); (4) và (5) Câu 9. Trong quy trình tạo giống ưu thế lai, người ta thường nghiên cứu nhiều tổ hợp lai từ các dòng thuần khác nhau đặc biệt là có tính đến các kết quả của phép lai thuận nghịch, phép lai thuận nghịch cần phải được quan tâm nhằm: A. Xác định vai trò của các gen liên kết giới tính trong việc hình thành ưu thế lai. B. Đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện của tính trạng để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất. C. Phát hiện các gen biểu hiện chịu ảnh hưởng hay phụ thuộc giới tính. D. Phát hiện các đặc điểm được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen để dò tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất. Câu 10. Bằng cách nào để nhận biết các dòng vi khuẩn đã nhận được ADN tái tổ hợp trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào nhận nhờ thể truyền? A. Chọn thể truyền có các gen chỉ thị đặc hiệu để nhận biết. B. Dùng Canxi clorua làm giãn màng tế bào hoặc dùng xung điện. C. Dùng xung điện để thay đổi tính thấm của màng tế bào đối với axit nucleic. D. Dùng phương pháp đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ. Câu 11. Phát biểu nào sau đây chưa chính xác về các vật thể sống trên trái đất? A. Trao đổi chất và năng lượng với môi trường là những dấu hiệu có ở vật thể vô sinh trong tự nhiên. B. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống gồm 2 loại phân tử hữu cơ quan trọng là protein và axit nucleic. C. ADN có khả năng nhân đôi chính xác. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của nhiều loại tác nhân bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, cấu trúc đặc trưng của ADN có thể bị thay đổi. D. Cơ thể sống là một hệ mở cấu tạo bởi protein và ADN, có khả năng tự đổi mới, tự điều chỉnh và tích lũy thông tin di truyền. Câu 12. Trong số các bằng chứng tiến hóa, bằng chứng về cơ quan thoái hóa có vai trò rất quan trọng, cơ quan thoái hóa là gì? A. Các cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. B. Thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới chẳng hạn như tay người chuyển sang cầm nắm không còn làm nhiệm vụ vận chuyển cơ thể. C. Thay đổi cấu tạo như bàn chân chỉ còn 1 ngón ở ngựa. D. Biến mất hoàn toàn, như người không còn đuôi giống nhiều loài linh trưởng khác. Câu 13. Menđen đã phát hiện ra qui luật di truyền phân li độc lập ở 7 cặp tính trạng tương phản. Sau này các gen tương ứng qui định 7 cặp tính trạng này được tìm thấy trên 4 NST khác nhau. Phát biểu nào sau đây là phù hợp để giải thích cho kết luận trên? A. Hệ gen đơn bội của đậu Hà Lan chỉ có 4 NST. B. Mặc dù một số gen liên kết, song khoảng cách trên NST của chúng xa đến mức mà tần số tái tổ hợp của chúng đạt 50%. C. Mặc dù một số gen liên kết, song trong các thí nghiệm của Menđen, chúng phân li độc lập một cách tình cờ. 17 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn D. Mặc dù một số gen liên kết, song kết quả các phép lai cho kiểu hình phân li độc lập vì sự tái tổ hợp trong giảm phân không xảy ra. Câu 14. Cho các thông tin sau: 1. Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit. 2. Vi khuẩn sinh sản nhanh, thời gian thế hệ ngắn. 3. Chất nhân chỉ chứa 1 phân tử ADN kép vòng, nhờ vậy nên các đột biến khi xảy ra đều biểu hiện ra ngay kiểu hình. 4. Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng 5. Vi khuẩn không chỉ có khả năng truyền gen theo chiều dọc và còn có khả năng truyền gen theo chiều ngang. Có mấy thông tin đúng được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quẩn thể vi khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen của quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội? A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 15. Những quá trình nào sau đâỵ không tạo ra được biến dị di truyền? A. Cho lai hữu tính giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau. B. Chuyển gen từ tế bào thực vật vào tế bào vi khuẩn. C. Dung hợp tế bào trần, nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hoá. D. Cấy truyền phôi và nhân bản vô tính động vật. Câu 16. Cho các tập hợp sinh vật sau: 1- Cá trắm cỏ trong ao; 2- Cá rô phi đơn tinh trong hồ; 3- Bèo trên mặt ao; 4- Sen trong đầm; 5- Các cây ven hồ; 6- Voi ở khu bảo tồn Yokdôn; 7- Ốc bươu vàng ở ruộng lúa; 8- Chuột trong vườn; 9- Sim trên đồi; 10- Chim ở lũy tre làng. Có bao nhiêu tập hợp trên thuộc quần thể sinh vật? A. 6. B. 8. C. 4. D. 5. Câu 17. Loài phân bố càng rộng, tốc độ tiến hóa diễn ra càng nhanh vì: A. Các quần thể của loài dễ phân hóa về mặt tập tính, đặc biệt là tập tính sinh sản dẫn đến cách li sinh sản B. Loài đó càng có cơ hội hình thành nhiều quần thể cách li về mặt địa lí dẫn đến cách li sinh sản. C. Loài đó dễ tích lũy nhiều đột biến hơn các loài có vùng phân bố hẹp. D. Loài đó có cơ hội giao phổi với nhiều loài có họ hàng gần gũi, quá trình hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra nhanh hơn. Câu 18. Một hệ sinh thái nhận được năng lượng mặt trời 106 kcal / m2/ ngày. + Chỉ có 2,5% năng lượng đó được dùng trong quang hợp. + Số năng lượng mất đi do hô hấp là 90%. + Sinh vật tiêu thụ cấp I sử dụng được 25 kcal; + Sinh vật tiêu thụ cấp II sử dụng được 2,5 kcal; + Sinh vật tiêu thụ cấp m sử dụng được 0,5 kcal. Kết luận nào sau đây không chính xác? A. Sản lượng sinh vật thực tế ở thực vật là 2,5. 103 kcal. B. Hiệu suất sinh thái ở bậc dinh dưỡng cấp 3 là 20%. C. Sản lượng sinh vật toàn phần ở thực vật là 2,5 . 104 kcal. D. Hiệu suất sinh thái ở sinh vật tiêu thụ cấp 1 là 1%. Câu 19. Khi nói về tâm động của nhiễm sắc thể, những phát biểu nào sau đây đúng? 18 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn (1) Tâm động là trình tự nuclêotit đặc biệt, mỗi nhiễm sắc thể có duy nhất một trình tự nuclêotit này. (2) Tâm động là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào. (3) Tâm động bao giờ cũng nằm ở đầu tận cùng của nhiễm sắc thể. (4) Tâm động là những điểm mà tại đó ADN bắt đầu tự nhân đôi. (5) Tùy theo vị trí của tâm động mà hình thái của nhiễm sắc thể cá thể khác nhau. A. (1), (2), (5) B. (3), (4), (5) C. (2), (3), (4) D. (1), (3), (4) Câu 20. Một cơ thể dị hợp hai cặp gen (Aa, Bb). Trường hợp nào sau đây không thể tạo ra 4 loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau? A. Một tế bào sinh tinh giảm phân có phân li độc lập. B. Cơ thể trên khi giảm phân có phân li độc lập. C. Một tế bào sinh tinh của cơ thể trên khi giảm phân có hoán vị gen với tần số bất kỳ. D. 3 tế bào sinh tinh giảm phân đều xảy ra hoán vị gen với tần số bất kỳ. Câu 21 [Trang 33 in màu] Câu 22 [Trang 34 in màu] Câu 23. Cho các hiện tượng sau: 1. Gen điều hòa của Operon Lac bị đột biến dẫn tới protein ức chế bị biến đổi cấu trúc không gian và mất chức năng sinh học. 2. Vùng khởi động của Operon Lac bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim ARN polymeraza. 3. Gen cấu trúc Z bị đột biến dẫn tới protein do gen này quy định tổng hợp bị biến đổi không gian và không trở thành enzim xúc tác. 4. Vùng vận hành của Operon Lac bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với protein ức chế. 5. Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim ARN polymeraza. Trong các trường hợp trên những trường hợp không có đường Lactozo nhưng Operon Lac vẫn thực hiện phiên mã là: A. 2,4,5 B. 1,3,4 C. 1,4,5 D. 1,3,5 Câu 24. Có bao nhiêu câu đúng trong các câu sau đây khi nói vê đột biến điểm? 1. Trong số các đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế một cặp nuclêôtit là gây hại ít nhất cho cơ thể sinh vật. 2. Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen cấu trúc. 3. Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại. 4. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa. 5. Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm là trung tính. 6. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen mà nó tồn tại. A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 25. Một đầm nước nông nuôi cá có ba bậc dinh dưỡng: vi khuẩn lam và tảo (bậc 1); động vật phù du (bậc 2); tôm, cá nhỏ (bậc 3). Do nguồn chất khoáng tích tụ nhiều năm từ các chất ô nhiễm ở đáy đầm tạo điều kiện cho vi khuẩn lam và tảo bùng phát. Để tránh hệ sinh thái đầm bị ô nhiễm nặng hơn do hiện tượng phì dưỡng, cách nào dưới đây không nên thực hiện ? A. Thả thêm vào đầm một số tôm và cá nhỏ. B. Đánh bắt bớt tôm và cá nhỏ . C. Ngăn chặn nguồn dinh dưỡng của sinh vật bậc 1. D. Thả thêm vào đầm một số cá dữ (bậc 4) để ăn tôm và cá nhỏ. Câu 26. Khác biệt cơ bản giữa khối u lành tính và khối u ác tính là: A. Khối u lành tính hình thành khi con người tiếp xúc với hóa chất hoặc tia phóng xạ, còn khối u ác tính hình thành khi con người bị nhiễm virut. B. Khối u lành tính không gây chèn ép lên các cơ quan trong cơ thể còn khối u ác tính thì có. C. Khối u lành tính được hình thành do đột biến gen còn khối u ác tính do đột biến NST. 19 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn D. Các tế bào của khối u lành tính không có khả năng di chuyển vào máu và đi đến các nơi khác trong cơ thể còn các tế bào của khối u ác tính thì có. Câu 27. Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Xét các nguyên nhân sau đây: (1) Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể. (2) Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường. (3) Khả năng sinh sản giảm do cá thể đực ít có cơ hội gặp nhau với cá thể cái. (4) Sự cạnh tranh cùng loài làm giảm số lượng cá thể cùa loài dẫn tới diệt vong. Có bao nhiêu nguyên nhân đúng? A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 28. Hạt phấn của hoa mướp rơi trên đầu nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là loại cách li nào? A. Cách li không gian. B. Cách li sinh thái. C. Cách li cơ học. D. Cách li tập tính. Câu 29. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào các biện pháp nào sau đây? (1) Xây dựng các nhà máy xử lí và tái chế rác thải. (2) Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường. (3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh. (4) Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người. (5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản. A. (1), (2), (4). B. (1), (3), (5). C. (3), (4), (5). D. (2), (3), (5). Câu 30. Nhiều thử nghiệm đã được tiến hành để đánh giá khả năng trí tuệ của con người. Sự đánh giá dựa vào các trắc nghiệm với các bài tập có độ khó tăng dần thông qua các hình vẽ, các con số và các câu hỏi. Chỉ số IQ được xác định bằng: A. tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi trí tuệ chia cho tuổi khôn và nhân 100. B. tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học và nhân 100. C. tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi trí tuệ và nhân 100. D. tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi sinh học chia cho tuổi khôn và nhân với 100. 20 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn ĐÁP ÁN 1A 11A 21C 2A 12A 22A 3A 13B 23B 4C 14D 24D 5C 15D 25A 6D 16D 26D 7A 17B 27D 8D 18B 28C 9B 19A 29A 10A 20A 30B GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN Câu 1: Đáp án A Tính thoái hóa của mã di truyền thể hiện ở việc nhiều mã bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin. Câu 2: Đáp án A Lá đốm do gen đột biến trong lục lạp nên chỉ tạo thành lá trắng ở một số tế bào, còn bạch tạng do đột biến gen trong nhân. Câu 3: Đáp án A - Nếu cặp NST số 13 không phân li trong giảm phân 1 sẽ tạo ra 4 tinh trùng trong đó có 2 tinh trùng thừa 1 NST số 13, 2 tinh trùng thiếu 1 NST số 13. - Nếu cặp NST số 13 không phân li trong giảm phân 2 sẽ tạo ra 2 tinh trùng bình thường, 1 tinh trùng thừa 1 NST số 13 và 1 tinh trùng thiếu 1 NST số 13. Câu 4: Đáp án C Đột biến mất đoạn làm thay đổi số lượng và thành phần gen có trong mỗi nhóm gen liên kết do đó đột biến mất đoạn hoàn toàn có thể làm thay đổi hàm lượng nucleotit trong nhân và chiều dài của ADN, cũng như có thể ngừng hoạt động của gen trên NST. Đột biến mất đoạn có thể gây chết cho thể đột biến, được ứng dụng để lập bản đồ gen. Mất đoạn nhỏ được ứng dụng để loại bỏ những gen không mong muốn. Câu 5: Đáp án C Quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến là: + Xử lí mẫu vật bằng các tác nhân đột biến. + Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. + Tạo dòng thuần chủng. Câu 6: Đáp án D Việc sử dụng lai xa thường phổ biến ở các loài cây trồng có khả năng sinh sản sinh dưỡng. Vì khi sử dụng phương pháp lai xa, các loài này thường không tạo ra các giao tử bình thường nên bị bất thụ trong sinh sản hữu tính. Để khắc phục hiện tượng bất thụ ở thế hệ lai, người ta tạo ra cá thể mới bằng cách sinh sản sinh dưỡng. Câu 7: Đáp án A Khi quần thể xảy ra giao phối gần, hệ quả dẫn đến trước tiên là tăng tỉ lệ đồng hợp, giảm tỉ lệ dị hợp. Câu 8: Đáp án D Ý 1 đơn thuần chỉ nói lên các biến dị di truyền xuất hiện trong quần thể chứ không cho thấy sự tác động của chọn lọc tự nhiên như thế nào, loại bỏ ra sao nên ta loại ý này. Ý 2 cho thấy sự hoạt động của chọn lọc tự nhiên vì những cá thể mang đột biến làm sai lệch vị trí của tinh hoàn không có khả năng tạo tinh trùng, đây là đột biến có hại nên không di truyền cho con cái thế hệ sau. Ý 3 sai vì ý này chỉ nói lên rằng các loài thường sinh số con nhiều hơn so với số cá thể mà môi trường có thể nuôi dưỡng, chứ không đề cập đến việc chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ những con không có khả năng thích nghi và giữ lại những con có khả năng thích nghi thế nào. Ý 4 đúng vì những cá thể thích nghi sẽ phát triên tốt hơn và sinh sản tốt hơn những cá thể kém thích nghi ( do mang các đặc điểm thích nghi tốt nên được chọn lọc tự nhiên giữ lại và đóng góp các gen của chúng cho thế hệ sau). Ý 5 đúng vì do đấu tranh sinh tồn ( chọn lọc tự nhiên) nên có nhiều con cái chết trước thời kì sinh sản. Câu 9: Đáp án B 21 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn Lai thuận nghịch nhằm xác định gen di truyền trong nhân hay ngoài nhân => trong tạo ưu thế lai, người ta thường quan tâm đến các tổ hợp lai thuận nghịch để đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện của tính trạng để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất. Các em lưu ý phép lai thuận nghịch của gen di truyền trong nhân và ngoài nhân hoàn toàn cho kết quả khác nhau. Với gen di truyền trong nhân trên NST thường cho kết quả phép lai thuận và nghịch hoàn toàn giống nhau. Với gen di truyền ngoài nhân thì kết quả phép lai thuận nghịch hoàn toàn khác nhau do kiểu hình của thế hệ con giống với kiểu hình của mẹ. Câu 10: Đáp án A - Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thường sử dụng thể truyền mang gen đánh dấu, hoặc phát sáng nhằm có thể nhận biết các dòng tế bào mang ADN tái tổ hợp. - Dùng Canxi clorua làm giãn màng tế bào hoặc dùng xung điện nhằm mục đích để ADN tái tổ hợp dễ dàng đi qua màng. - Dùng phương pháp đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ nhằm mục đích phát hiện trình tự axit nucleic xác định cần tìm. Các mẫu dò được đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ là một trình tự ADN hoặc ARN. Ngoài ra, việc dùng phương pháp đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ còn giúp phát hiện đoạn gen tương đồng từ các cơ thể khác nhau, xác định độ lớn ADN… Câu 11: Đáp án A Trao đổi chất và năng lượng với môi trường chỉ diễn ra ở những cơ thể sống, hoạt động trao đổi chất cung cấp năng lượng cho quá trình sống và phát triển của sinh vật. Câu 12: Đáp án A Cơ quan thoái hóa là các cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành,không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm. Câu 13: Đáp án B 7 cặp tính trạng nằm trên 4 NST khác nhau → có hiện tượng liên kết gen nhưng trong kết quả thí nghiệm của Menden thì chúng phân li độc lập với nhau. → Khoảng cách trên NST của chúng xa đến mức mà tần số tái tổ hợp của chúng đạt 50%. → Tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con giống với phân li độc lập. Câu 14: Đáp án D Số thông tin đúng là 2, 3, 5. Sự thay đổi tần số alen trong quẩn thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội vì: - Vật chất di truyền chỉ là 1 phân tử ADN nên alen đột biến biểu hiện ngay thành kiểu hình. - Sinh sản nhanh do đó làm tăng nhanh số lượng vi khuẩn mang alen đột biến. - Vi khuẩn không chỉ có khả năng truyền gen theo chiều dọc (từ tế bào mẹ sang tế bào con) và còn có khả năng truyền gen theo chiều ngang (từ tế bào này sang tế bào khác). Câu 15: Đáp án D Những quá trình không tạo ra được biến dị di truyền: cấy truyền phôi và nhân bản vô tính động vật. Trong 2 quá trình này, đời con có kiểu hình giống mẹ cho phôi hoặc nhân. Câu 16: Đáp án D Các tập hợp thuộc quần thể sinh vật: 1, 4, 6, 7, 9. Câu 17: Đáp án B Câu 18: Đáp án B Sản lượng sinh vật toàn phần ở thực vật là (2,5 x 106 ): 100 = 2,5 x 104. Thực tế 90% năng lượng mất đi do hô hấp nên sản lượng thức tế là 0.1 x 2,5 x 104 = 2,5 x 103. Hiệu suất sinh thái ở bậc dinh dưỡng cấp 3 (tức là sinh vật tiêu thụ bậc 2; bậc dinh dưỡng cấp 1 là sinh vật sản xuất) là: (2,5 : 25) x 100 = 10%. Câu 19: Đáp án A Các đáp án đúng là 1 , 2 , 5 22 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn Ý 3 sai vì vị trí của tâm động không cố định và với vị trí của các tâm động khác nhau sẽ cho các hình thái NST khác nhau. Ý 4 sai vì tâm động không phải là vị trí bắt đầu nhân đôi. Câu 20: Đáp án A Khi các gen phân li độc lập thì 1 tế bào sinh tinh chỉ có thể tạo ra 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau. Câu 21: Đáp án C Câu này tuy dài nhưng lại rất dễ phải không nào!!! Ý 1,2,3,4,5 đúng. Ý 6 sai vì chuyển gen tổng hợp hooc môn insulin của người vào vi khuẩn Ecoli bằng cách dùng plasmit làm thể truyền là thành tựu của công nghệ gen. Câu 22: Đáp án A (1) sai vì vi khuẩn phản nitrat hóa có khả năng chuyển hóa nitrat( NO3 ) thành N2. (2) đúng vì thực vật chỉ hấp thụ được nitơ dưới dạng nitrat( NO3 ) và muối amôn( NH4 ) để tạo ra các hợp chất chứa gốc amin. (3) đúng vì nitrat( NO3 ) và muối amôn( NH4 ) có thể được hình thành bằng các con đường vật lí, hóa học và sinh học, nhưng con đường sinh học đóng vai trò quan trọng nhất. (4) sai vì nấm và một số vi khuẩn đóng vai trò phân hủy hợp chất chứa nitơ tạo ra các hợp chất amoni, amoniac. (5) sai vì chỉ có một số loài vi khuẩn cố định nitơ phân tử trong không khí, trong đất, trong nước, thành các dạng muối vô cơ chứa nitơ giúp cho thực vật có thể hấp thụ. Chẳng hạn như trong đất, vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh với các cây họ Đậu tạo ra nốt sần, tham gia cố định nitơ. Trong nước, các loài có khả năng cố định nitơ như một số khuẩn lam sống tự do hay cộng sinh với bèo hoa dâu. Điểm sai ở đây là chỉ có “ một số” thay vì “hầu hết”. Các em nên lưu ý những điểm này vì chỉ cần thay thế một từ thôi là ý nghĩa của cả câu đã khác đi và dẫn đến chọn sai. (6) sai vì để góp phần cải tạo đất người ta sử dụng phân bón vi sinh dựa vào các chủng vi sinh vật sẽ phân giải các chất hữu cơ trong bùn, phế thải, rác thải… tạo ra sinh khối, sinh khối này rất tốt cho cây cũng như cho đất, giúp cải tạo làm đất tơi xốp. Những câu này các em cũng nên xem qua để tăng cường kiến thức thực tế cho bản thân nhé!!! (7) sai vì thực vật tự dưỡng mới có khả năng này. Các em lưu ý những câu này cũng hay có trong đề đại học, không khó nhưng rất dễ gây nhầm lẫn. Câu 23: Đáp án B 1 đúng. Gen điều hòa của Operon Lac bị đột biến dẫn tới protein ức chế bị biến đổi cấu trúc không gian và mất chức năng sinh học khiến cho protein ức chế không thể liên kết với vùng vận hành và do đó ARN polymeraza có thể liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã ngay cả trong môi trường không có lactozo. 2 sai. Vùng khởi động của Operon Lac bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim ARN polymeraza thì điều này cũng không ảnh hưởng đến protein ức chế, protein ức chế vẫn liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã. 3 đúng. Gen cấu trúc Z bị đột biến dẫn tới protein do gen này quy định tổng hợp bị biến đổi không gian và không trở thành enzim xúc tác khi đó sự phiên mã của gen cấu trúc này không còn bị ảnh hưởng bởi protein ức chế nữa nên Operon Lac vẫn thực hiện phiên mã trong môi trường không có lactozo. 4 đúng. Vùng vận hành của Operon Lac bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với protein ức chế nhờ vậy ARN polymeraza có thể liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã ngay cả trong môi trường không có lactozo. 5 sai. Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim ARN polymeraza không gây ảnh hưởng đến protein ức chế, protein ức chế vẫn liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã diễn ra trong môi trường không có lactozo. Câu 24: Đáp án D 23 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn PHẦN 2: TIẾN HÓA Chương I: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa Xin chào các em, vậy là các em đã chinh phục một chặng đường dài cùng với quyển sách này. Trước khi bắt đầu bước vào chương tiến hóa chị hi vọng các em sẽ giành ít phút để tìm hiểu tầm quan trọng của chương tiến hóa như thế nào, nên học chương tiến hóa thế nào mới hiệu quả và tự tin giành trọn vẹn điểm chương tiến hóa trong đề tuyển sinh đại học. Chị là Thanh Thảo sinh viên Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, vừa qua trong kì thi đại học chị được 9.25 môn Sinh, chị khá hài lòng về kết quả này vì chị bắt đầu ôn tập và giải đề môn Sinh từ tháng 4. Sở dĩ chị nói như vậy vì chị muốn củng cố niềm tin trong các em rằng để đạt điểm cao môn Sinh không hề khó và thậm chí là chỉ ôn tập trong thời gian ngắn. Như các em đã biết, lý thuyết chiếm đến 60% trong đề thi đại học, do vậy để đạt điểm cao chúng ta cần phải học thật tốt lý thuyết và khi đã nhuần nhuyễn lý thuyết, các em sẽ dễ dàng hơn trong việc chinh phục những bài tập khó. Theo chị, chương bằng chứng và cơ chế tiến hóa được đánh giá là một trong những chương khó ăn điểm trong kì thi đại học nhưng lại chiếm một lượng khá lớn trong số những câu lí thuyết. Các em sẽ thấy rõ điều đó hơn qua số liệu sau đây: - Năm 2011: 8 câu. - Năm 2012: 7 câu. - Năm 2013: 6 câu. - Năm 2014: 8 câu. - Năm 2015: 5 câu. Số lượng câu khá nhiều, chiếm từ 1-1,5 điểm. Vậy vấn đề của chúng ta là làm sao có thể lấy hết điểm phần này và tự tin chinh phục những phần khó tiếp theo đây? Bây giờ, chị sẽ chia sẻ cho các em một số kinh nghiệm trong quá trình học tập và giải đề của chị với hi vọng có thể mang đến cho các em nhiều sự lựa chọn trong phương pháp học tập. Chương tiến hóa gồm các phần rất dễ gây nhầm lẫn về định nghĩa, đối tượng, kết quả, vai trò… Hơn nữa, chương tiến hóa còn tích hợp những kiến thức từ những chương khác chẳng hạn như chương di truyền học quần thể…nên gây rất nhiều khó khăn cho chúng ta trong việc nắm vững kiến thức và vận dụng vào đề. Vì vậy, chị khuyên các em nên học thật kĩ lý thuyết trong sách giáo khoa, mọi kiến thức trong sách giáo khoa đều rất quan trọng. Đặc biệt, những năm gần đây trong đề đại học các thầy cô cho đề rất bám sát kiến thức sách giáo khoa, và hay cho ở những phần ít ai xem kĩ. Nhưng một thực trang hiện nay, có rất nhiều bạn xem thường những kiến thức trong sách, xem sách một cách sơ sài và chỉ nhớ kiến thức bằng việc giải đề. Các em nên lưu ý cách học này sẽ dễ khiến các em nhầm lẫn trong việc định hình kiến thức, tổng hợp kiến thức và không nhuần nhuyễn lý thuyết rất dễ gây mất tự tin khi làm bài. Nhưng vấn đề với khối lượng lớn kiến thức khó nhớ như vậy trong sách làm sao có thể lĩnh hội hết. Chị hi vọng các em sẽ sử dụng sách giáo khoa kết hợp với quyển sách này như sau: Trước hết, các em hãy đọc thật kĩ các bài trong chương tiến hóa trong sách giáo khoa. Mọi kiến thức đều quan trọng nhưng các em nên đọc thật kĩ hơn ở các bài: + Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn: khi học ở bài này các em nên ghi nhớ “ ngoại cảnh” thì luôn liên quan đến Lamac, “ biến dị cá thể” liên quan đến Đacuyn, chúng ta nên lập bảng so sánh về hạn chế của thuyết tiến hóa Lamac, hạn chế và đóng góp lớn nhất của thuyết tiến hóa Đacuyn, so sánh chọn lọc tự nhiên theo thuyết tiến hóa Đacuyn và chọn lọc tự nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại,.. + Học thuyết tiến hóa hiện đại: học kĩ các định nghĩa, so sánh đối tượng tác động của các nhân tố tiến hóa, vai trò của mỗi nhân tố tiến hóa, liệt kê những đặc điểm nổi bật của từng nhân tố tiến hóa.. + Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi: các em nên hiểu rõ các cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi, quá trình hình thành đặc điểm thích nghi phụ thuộc vào các yếu tố nào, các ví dụ trong sách các em nên nắm kĩ. Vai trò của môi trường như thế nào đối với quá trình hình thành đặc điểm thích nghi… 24 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn + Loài và quá trình hình thành loài: hiểu rõ các cơ chế hình thành loài, các con đường hình thành loài, so sánh hình thành loài bằng con đường địa lí, sinh thái, hiểu rõ các cơ chế cách li, vai trò của các cơ chế cách li, hình thành loài xảy ra nhanh khi hình thành bằng cách nào, các đối tượng của mỗi quá trình hình thành loài. Các em nên kết hợp học bằng sử dụng sơ đồ tư duy đối với những bạn nhớ tốt bằng hình ảnh, tạo nhịp điệu có vần, đọc to đối với những bạn học tốt bằng âm thanh… Ban đầu, các em mới đọc sách sẽ rất khó nhớ vì những kiến thức lúc này chỉ thuộc phần trí nhớ ngắn hạn của chúng ta. Sau đó, các em hãy giải đề trong quyển sách này, đọc lại thật kĩ những câu mình sai để rút kinh nghiệm. Phần trắc nghiệm, nhóm tác giả đã cố gắng lựa chọn các câu từ dễ đến khó sao cho bao phủ hết kiến thức trong sách giáo khoa. Do vậy, bằng việc giải đề các em sẽ nhanh chóng khắc sâu và hiểu rõ lý thuyết. Sau khi giải đề xong, các em nên lưu ý đọc hết lời giải đáp cho tất cả các câu hỏi để rút kinh nghiệm cho mình. Sau đó, tiếp tục đọc sách giáo khoa đặc biệt ở những phần các em hay sai để hiểu rõ hơn. Cứ cách một khoảng thời gian nhất định khoảng 2 tuần các em nên giải lại đề và xem sách giáo khoa. Lặp lại khoảng thời gian xem sách như trên nhiều lần các em sẽ nhớ kiến thức rất tốt mà không cần phải học thuộc. Những kiến thức trong sách lúc này đã thuộc vào trí nhớ dài hạn của các em nên chúng sẽ theo chúng ta rất lâu. Điều đặc biệt chị hi vọng các em nên xem thêm ở phần ghi nhớ cuối mỗi bài. Những phần này rất hay bị bỏ qua nhưng chúng rất quan trọng giúp chúng ta tóm gọn những kiến thức chính cần nắm, cũng như không mắc sai lầm khi giải đề sau này. Khi giải trắc nghiệm, chúng ta nên đọc kĩ từng câu, chữ… nhất là những câu đúng sai, chọn số câu sai, rất nhiều bạn cảm thấy khó khăn khi gặp phải những câu này, chị khuyên các em nên bình tĩnh khi gặp những câu này và đọc thật kĩ, dùng phương pháp loại trừ, những câu có từ “ mọi”, “ chỉ”, “luôn”, “ duy nhất”, thường là những câu sai. Tuy nhiên trong một số trường hợp các em nên cân nhắc thật kĩ những câu này. Chị hi vọng các em đừng ngại đọc sách, những kiến thức trong sách giáo khoa thật sự rất hay và sẽ giúp các em nắm vững mọi thứ, học tốt chương tiến hóa sẽ giúp các em dễ dàng hơn khi bước vào chinh phục những phần tiếp theo. Và bây giờ các em hãy chinh phục những thử thách sau trang sách này nhé. Chúc các em luôn mạnh mẽ và vững tin trong mỗi bước đi. 25 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn  CÂU HỎI Câu 1. Đâu là ví dụ của hướng tiến hóa phân kỳ? A. Ngà voi và sừng tê giác.B. Cánh chim và cánh côn trùng. C. Cánh dơi và tay người. D. Vòi voi và vòi bạch tuột. Câu 2. Nguyên nhân hình thành nên các cơ quan tương tự là gì? A. Do hình thành từ một quần thể gốc, nên vẫn thực hiện chung chức năng tới thời điểm hiện tại. B. Do đặc trong những môi trường ngoại cảnh khác nhau, nên chọn lọc tự nhiên tác động theo những hướng khác nhau, tích lũy đột biến khác nhau. C. Các loài khác nhau nhưng sống trong những điều kiện môi trường giống nhau, chọn lọc tự nhiên tác động theo cùng một hướng, tích lũy những đột biến tương tự nhau. D. Do hình thành từ một quần thể gốc, nhưng đặt trong những môi trường khác nhau nên các cơ quan phân hóa và thực hiện chức năng khác nhau. Câu 3. Có bao nhiêu ví dụ đúng về những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi? 1. Cánh chim và tay người. 2. Cánh dơi và cánh bướm. 3. Tay người và chi trước của chó. 4. Tuyến nước bọt của người và tuyến nộc đọc của rắn. 5. Ruột thừa của người và ruột tịt của thỏ. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4. Có bao nhiêu bằng chứng không phải là bằng chứng giải phẫu học so sánh? (a) Đa số các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền. (b) Xương chi dưới của các loài động vật có xương sống phân bố từ trong ra ngoài tương tự nhau. (c ) Sự tương đồng về phát triển phôi của một số loài động vật có xương sống. (d) Ở các loài động vật có vú, đa số con đực vẫn còn còn di tích của tuyến sữa không hoạt động. (e )Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà lan đều là biến dạng của lá. (f ) Cá voi còn di tích của xương đai hông, xương đùi và xương chày, hoàn toàn không dính tới cột sống. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 5. Cho các nhận xét: 1. Ngô là loài đơn tính, tuy nhiên trong hoa đực ngoài nhị vẫn có di tích của nhụy, có khi di tích nhụy lại phát triển mạnh làm xuất hiện những hạt ngô trên bông cờ, hiện tượng này gọi là hồi biến. 2. Do người và tinh tinh cùng là động vật và cũng đứng rất gần nhau trong quan hệ họ hàng giữa các loài, nên quá trình phát triển phôi của 2 loài là hoàn toàn giống nhau. 3. Trong giai đoạn phát triển phôi thai, của 2 loài cá và lưỡng cư, vì cá do thích nghi với điều kiện dưới nước nên khe mang biến thành mang, còn lưỡng cư do thích nghi với đời sống trên cạn nên khe mang tiêu biến. 4. Ban đầu phấn đất liên trên trái đất là một đại lục địa, không có sự tách rời từng châu lục như hiện nay. 5. Đảo đại dương và đảo lục địa có độ phong phú về thành phần loài là như nhau. Các nhận xét đúng là: A. (1) và (4). B. (2) và (5). C. (1) và (5). D. (3) và (4). Câu 6. Trên chuyến hành trình của mình, Đacquyn đã nghiên cứu hòn đảo Galapagôt và ông đã ghi nhận được nhưng thông số sau: - Có 105 loài chim trong đó có 82 loài là dạng đặc hữu. - Trong 48 loài thân mềm thì có 41 loài đặc hữu. - Ở đây không có một loài lưỡng cư nào. - Tổng cộng có 700 loài thực vật, 250 là loài đặc hữu. Có bao nhiêu nhận xét đúng về Galapagôt? 1. Là đảo lục địa. 2. Thành phần loài đa dạng hơn nhiều so với đất liền. 3. Nhiều loài đặc hữu hơn trong đất liền. 4. Chỉ những loài có khả năng di cư hay phát tán mạnh thì mới có khả năng xuất hiện trên đảo. 26 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn 5. Ít những loài động vật có kích thước lớn. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 7. Các đảo lục địa cách đất liền một eo biển, các đảo đại dương được nâng lên và chưa bao giờ có sự liên hệ với đất liền. Nhận xét nào sau đây là không đúng về thành phần loài trên 2 loại đảo trên? A. Đảo lục địa có hệ sinh vật đa dạng hơn đảo đại dương. B. Đảo đại dương thường hình thành những loài đặc hữu. C. Đảo đại dương có nhiều loài ếch nhái, bò sát và thú lớn, ít các loài chim và côn trùng. D. Đảo lục địa có nhiều loài tương tự với đại lục địa gần đó, ví dụ như quần đảo Anh có nhiều loài tương tự như ở lục địa Châu Âu. Câu 8. Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau? A. Các loài có quan hệ họ hàng càng gần gũi thì thời gian giống nhau trong quá trình phát triển phôi thai càng dài. B. Những loài có quan hệ họ hàng gần nhau thì càng có những đặc điểm giống nhau trong cấu trúc gen, ADN, protein và ngược lại. C. Đặc điểm của hệ động thực vật trên đảo hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện địa lý sinh thái của vùng đó. D. Những tài liệu về bằng chứng địa lý sinh học đã chứng minh mỗi loài sinh vật được phát sinh tại một thời điểm xác định trong lịch sử, tại một vùng nhất định. Câu 9. Vây cá mập là cơ quan di chuyển của lớp cá vây; vây cá ngư long là biến đổi chi trước của lớp bò sát; vây cá voi là biến đổi chi trước của lớp thú. Ba ví dụ trên là bằng chứng về : A. Cơ quan tương tự. B. Cơ quan thoái hóa. C. Cơ quan tương đồng. D. Cơ quan cùng nguồn. Câu 10. Cho các phát biểu sau: 1. Tất cả các cơ thể từ động vật đến thực vật đều được cấu tạo từ tế bào. 2. Mọi loài trên trái đất đều sử dụng chung một bộ mã di truyền, thể hiện bằng chứng về nguồn gốc chung của sinh giới. 3. Bằng chứng tiến hóa xác thực nhất về nguồn gốc chung của sinh giới là bằng chứng phôi sinh học so sánh. 4. Nguyên nhân mà thú có túi còn tồn tại đến thời điểm này hoàn toàn là do điều kiện tự nhiên trong khu vực phù hợp với hoạt động sinh lý của chúng. 5. Đảo đại dương chỉ có những loài đặc hữu. 6. Đảo đại dương chỉ có những loài di cư từ nơi khác đến. 7. Đảo lục địa có thành phần loài đa dạng hơn đảo đại dương và có một số loài giống với vùng lục địa lân cận. Phát biểu nào đúng? A. (1), (2), (5). B. (2), (3), (7). C. (1), (2), (4). D. (1), (6), (7). Câu 11. Cho bảng sau: Cá mập Cá chép Kì nhông Chó Người Cá mập 0% 59.4% 61.4% 56.8% 53.2% Cá chép 0% 53.2% 47.9% 48.6% Kì nhông 0% 46.1% 44% Chó 0% 16.3% Người 0% Tỉ lệ % các axit amin sai khác nhau ở chuỗi polipeptit anpha trong phân tử hemoglobin Có các nhận định về bảng trên: 1. Bảng trên là bằng chứng về Tế bào học so sánh. 2. Trong các loài đã cho, loài nào có quan hệ họ hàng gần với loài người nhất là chó. 3. Cá mập có quan hệ họ hàng gần với người hơn so với cá chép. 4. Chó có quan hệ họ hàng gần với kỳ nhông hơn là với người. 5. Cá chép có quan hệ họ hàng gần với Người hơn là kỳ nhông. 6. Người có quan hệ họ hàng gần với cá chép hơn là chó. 27 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn 7. Kì nhông có quan hệ họ hàng gần với cá chép hơn cá mập. Số nhận định đúng là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 12. Bằng chứng có độ tin cậy và thuyết phục nhất trong các bằng chứng gián tiếp cho nghiên cứu hóa thạch là: A. Hóa thạch. B. Phôi sinh học. C. Tế bào học. D. Phân tử. Câu 13. Ví dụ nào sau đây không phải là cơ quan thoái hóa? A.Răng khôn ở người. B. Manh tràng của thú ăn thịt. C. Túi bụng của Kangguru. D. Chi sau của thú biển. Câu 14. Có bao nhiêu bằng chứng sinh học phân tử cho thấy nguồn gốc thống nhất của sinh giới? 1. Protein của các loài đều tạo nên từ 20 loại axit amin và mỗi loại protein đều đặc trưng bởi thành phấn số lượng và trình tự các axit amin. 2. Đa số các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền. 3. Hệ gen của các loài đều được cấu tạo từ 4 đơn phân A, T, G, X. 4. Trong quá trình phát triển phôi luôn có giai đoạn giống nhau giữa các loài. 5. Cơ sở vật chất di truyền của sự sống ở các loài là ADN và protein. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 15. Nội dung của thuyết tế bào học là: A. Tất cả các cơ thể từ đơn bào đến động vật, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào. B. Tất cả cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. C. Tất cả cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động vật, nấm đều được cấu tạo từ tế bào. D. Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến nấm, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào. Câu 16. Nhận xét nào sau đây đúng? 1. Bằng chứng phôi sinh học so sánh giữa các loài về các giai đoạn phát triển phôi thai. 2. Bắng chứng sinh học phân tử là so sánh giữa các loài vế cấu tạo polipeptit hoặc polinucleotit. 3. Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi beta – Hb như nhau chứng tỏ cùng nguồn gốc gọi là bằng chứng tế bào học. 4. Cá với gà khác hẳn nhau, nhưng có những giai đoạn phôi thai tương tự nhau, chứng tỏ chúng có cùng tổ tiên xa gọi là bằng chứng phôi sinh học so sánh. 5. Đa số các loài sinh vật có mã di truyền và hành phần protein giống nhau, chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới thuộc loại bằng chứng sinh học phân tử. A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (2), (4), (5). C. (2), (4), (5). D. (1), (4), (5). Câu 17. Phát biểu nào dười đây là không đúng? A. Điều kiện sống của loài khỉ thay đổi, một vài cơ quan nào đó mất đi chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và chỉ để lại vài dấu tích ở vị trí xưa kia của chúng, tạo nên cơ quan thoái hóa. B. Trường hợp một cơ quan thoái hóa phát triển mạnh và biểu hiện ở một cá thể nào đó gọi là lại tổ C. Cơ quan thoái hóa là những cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. D. Cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự là hoàn toàn trái ngược nhau và không bao giờ tìm thấy những sự trùng hợp giữa 2 cơ quan này. Câu 18. Có bao nhiêu bằng chứng tế bào học trong các bằng chứng sau? 1. Mọi cơ thể sống đề được cấu tạo từ tế bào. 2. Quá trình nguyên phân của tế bào thực vật, động vật hoàn toàn giống nhau. 3. Trong mọi tế bào đều tồn tại những đơn phân A, T, G, X. 4. Trong mọi tế bào đều tồn tại 20 loại axit amin. 5. Trong mọi cơ thể sống tế bào chỉ được tạo ra từ tế bào trước nó chứ không được hình thành một cách tự nhiên trong giới vô sinh. 6. Trong mọi cơ thể sống tế bào chứa các thông tin cần thiết để điều khiển mọi hoạt động sống. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 19. Cho các hiện tượng sau: 1. Ở Nam Mĩ không có loài thỏ (theo quan sát của Đacquyn). 28 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn 2. Các loài chim bạch yến mà Đacquyn nhìn thấy trên hòn đảo Galapagop rất khác nhau từ đảo này tới đảo khác và khác xa các dạng ở đất liền. 3. Một số người không tiếp tục mọc răng khôn ở tuổi trưởng thành như những người khác. 4. Cánh tay người và chi trước của ếch nhái có cấu trúc tương tự nhau nhưng khác biệt về nhiều chi tiết. 5. Về cơ bản bộ mã di truyền là giống nhau ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực. 6. Các loài động vật có xương sống đều có chi trước tương tự nhau nhưng cấu tạo chi lại thích nghi với những điều kiện khác nhau. 7. Đà điểu, gà, vịt đều có cánh nhưng không biết bay. 8. Thú có túi xuất hiện ở Nam Mĩ, châu Nam Cực và châu Đại Dương những chỉ có ở châu Đại Dương là thú có túi mới phát triển đa dạng nhất. 9. Ở cá, nòng nọc, các đôi sụn vành mang phát triển thành mang nhưng ở người chúng lại phát triển thành xương tai giữa và sụn thanh quản. 10. Trong tế bào của các cơ thể sống hiện nay đều tồn tại enzim, ATP, ADN tương tự nhau. 11. Chi sau của ếch nhái và ngón chân vịt đều có màng da nối liền các ngón chân. 12. Số axit amin sai khác nhau trong cấu trúc phân tử hemoglobin của các loài linh trưởng sai khác nhau không nhiều. Có các nhận định sau về các hiện tượng trên đây: a) Có 3 hiện tượng thuộc bô môn khoa học là địa lí sinh học. b) Có 5 hiện tượng thuộc bộ môn khoa học giải phẫu học so sánh. c) Có 3 hiện tượng thuộc bộ môn khoa học là sinh học phân tử. d) Có 1 hiện tượng thuộc bộ môn khoa học là phôi sinh học so sánh. Số nhận định đúng là: A. 0 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 20. Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng: A. Cho thấy các loài này phát triển theo hướng thoái bộ sinh học. B. Cho thấy các loài này phát triển theo hướng tiến bộ sinh học. C. Gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung. D. Trưc tiếp cho thấy các loài hiện nay đều tiến hóa từ một tổ tiên chung. Câu 21. Cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì nhưng vẫn được di truyền từ thế hệ nay sang thế hệ khác vì: A. Tất cả các đặc điểm trên cơ thể sinh vật đều truyền cho đời con thông qua cơ chế phiên mã và dịch mã. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ tính trạng ra khỏi cơ thể sinh vật. B. Tất cả các đặc điểm trên cơ thể sinh vật đều được di truyền cho đời sau nhờ quá trình nguyên phân. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ tính trạng này ra khỏi cơ thể. C. Tất cả các đặc điểm trên cơ thể sinh vật đều do gen quy định. Chọn lọc tự nhiên chỉ có thể tác động dựa trên kiểu hình có lợi có hại của sinh vật. D. Tất cả các đặc điểm trên cơ thể sinh vật đều di truyền cho đời con nhờ quá trình giảm phân và thụ tinh. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ tính trạng ra khỏi cơ thể sinh vật. Câu 22. Ở cây ngô đôi khi xuất hiện những hạt ngô trên bông cờ, điều này chứng minh được điều gì? A. Chứng minh được đột biến xảy ra thường xuyên trong mọi cơ thể sinh vật. B. Chứng minh được hoa ngô trước khi là loài đơn tính thì đã từng là loài hoa lưỡng tính. C. Chứng minh được ngô là loài dễ xảy ra đột biến. D. Chứng minh hướng tiến hóa quay về tổ tiên xưa hơn là hoàn thiện để phù hợp với ngoại cảnh. Câu 23. Dựa trên những sai khác về cấu trúc phân tử hemoglobin: Dạng vượn người nào sau đây gần gũi với loài người nhất ? A. Vượn. B. Đười ươi. C. Gôrila. D. Tinh tinh. Câu 24. Thuyết thực bào nội cộng sinh được phát biểu như sau: tế bào nhân thực được tiến hóa nhờ vào sự cộng sinh với các tế bào nhân sơ. Các tế bào chứa ADN như ti thể, lục lạp là những phần cộng sinh của nhóm vi khuẩn hiếu khí (ti thể) hay vi khuẩn lam (lạp thể) cổ xưa. Nhận xét đúng về giả thuyết trên? A. Đây là bằng chứng sinh học phân tử, chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới. 29 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn B. Đây là bằng chứng giải phẫu học so sánh, chứng minh nguồn gốc khác nhau của loài tự dưỡng và dị dưỡng. C. Đây là bằng chứng sinh học tế bào, chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới. D. Đây là bằng chứng sinh học phân tử, chứng minh nguồn gốc khác nhau của loài tự dưỡng và dị dưỡng. Câu 25. Cơ quan tương tự được hình thành do: A. Các loài được hưởng cùng một kiểu gen từ loài tổ tiên. B. Các loài sống trong những môi trường có điều kiện giống nhau. C. Đột biến đã tạo ra các gen tương tự nhau ở các loài có cách sống khác nhau. D. Chọn lọc tự nhiên đã duy trì các gen tương tự nhau ở các loài khác nhau. Câu 26. Có bao nhiêu ví dụ về hướng tiến hóa hội tụ? (a) Gai xương rồng và gai hoa hồng. (b) Cánh dơi và cánh bướm. (c) Chân của người và chi trước của ếch. (d) Tuyến nước bọt ở người và tuyến nọc độc ở bò cạp. (e) Màng bơi của chân ếch và màng bơi ở chân vịt. (f) Cánh chuồn chuồn và cánh chim yến. (g) Chi trước của chó sói và chi trước của voi. (h) Chi trước của chuột chũi và tay người. (i) Tua cuốn của dây bầu và gai xương rồng. (j) Gai thanh long và gai xương rồng. A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 27. Nói về bằng chứng phôi sinh học so sánh, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Phôi sinh học so sánh chỉ nghiên cứu những đặc điểm khác nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật. B. Phôi sinh học so sánh chỉ nghiên cứu những đặc điểm giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật. C. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm giống và khác nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật. D. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm khác nhau trong giai đoạn đầu, giống nhau trong giai đoạn sau của quá trình phát triển phôi. Câu 28. Đâu không phải là bằng chứng sinh học phân tử? A. Protein của loài đều cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin. B. ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 nucleotit. C. Mã di truyền của đa số các loài sinh vật đều có đặc điểm giống nhau. D. Cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào. Câu 29. Khi nói về bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng? A. Những cơ quan thực hiện các chức năng khác nhau, bắt đầu từ một nguồn gốc chung gọi là cơ quan tương tự. B. Cơ quan thoái hóa phản ánh tiến hóa đồng quy (tiến hóa hội tụ). C. Nhưng loài có họ hàng càng gần nhau thù trình tự axit amin hay trình tự các nucleotit càng có xu hướng khác xa nhau. D. Tất cả các vi khuẩn, động vật, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào. Câu 30. Cho các dữ kiện sau: 1. Ruột thừa ở người là vết tích ruột tịt của động vật ăn cỏ. 2. Phôi người giai đoạn 18-20 ngày còn dấu vết khe mang ở cổ. 3. 5-6 đốt cùng của người là vết tích đuôi của động vật. 4. Các phản ứng trao đổi chất ở người và động vật có xương, xảy ra các giai đoạn tương tự nhau. 5. Người cổ đại Nêanđectan có cấu tạo cơ thể giống cả vượn người ngày nay và loài người ở những điểm nhất định. 6. Phôi người được hai tháng, vẫn còn đuôi khá dài. 7. Có những trường hợp ở người xuất hiện lớp lông bao phủ toàn thân hoặc có vài đôi vú. 30 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn 8. Người và động vật có xương, đều có cấu tạo đối xứng hai bên, cột sống là trục chính, cơ quan dinh dưỡng nằm ở phía phần bụng, cơ quan thần kinh ở lưng. 9. Tay người có vuốt hoặc có người mọc đuôi dài 20-25cm. 10. Một số kháng nguyên, kháng thể ở người và động vật giống nhau. Gọi a là số các dữ kiện là bằng chứng giải phẫu học so sánh; b là số dữ kiện là bằng chứng về cơ quan thoái hóa. Mối quan hệ giữa a và b là: A. a + b = 9. B. a - b = 1. C. a + 2= 2b. D. 2a - 3 b = 1. Câu 31. Có bao nhiêu đặc điểm sau là quan niệm của học thuyết Lamac? 1. Môi trường là nhân tố chính cho sự thay đổi của sinh vật. 2. Trong suốt quá trình tiến hóa không có sự đào thải. 3. Tuy môi trường thay đổi theo một hướng xác định, nhưng mọi cá thể phản ứng không như nhau trước điều kiện ngoại cảnh. 4. Không phải mọi đặc điểm mới xuất hiện đều được di truyền qua các thế hệ. 5. Cơ quan nào thường xuyên hoạt động thì phát triển và cơ quan nào không hoạt động thì vẫn không thoái hóa. 6. Quá trình tiến hóa qua nhiều dạng trung gian. 7. Có sự đào thải những cơ thể kém thích nghi trong quá trình tiến hóa. 8. Sinh vật tự vươn lên để hoàn thiện. A. 4 B. 3 C. 6 D. 5 Câu 32. Đóng góp lớn nhất của Lamac đối với quan niệm tiến hóa của sinh giới là: A. Xác định được nguyên nhân sự biến đổi của cơ thể sinh vật. B. Thừa nhận sự vận động của giới vô sinh – môi trường – là nguyên nhân làm cho sinh vật biến đổi. C. Tìm ra được ý nghĩa của chọn lọc tự nhiên. D. Xác định được cơ chế của sự biến đổi trên cơ thể sinh vật. Câu 33. Trong quan niệm của học thuyết Lamac ông cho rằng: 1. Trong lịch sử không có sự đào thải. 2. Mọi biến đổi trong cơ thể sinh vật đều di truyền cho thế hệ sau. 3. Môi trường tác động tới cơ thể sinh vật. 4. Mọi cá thể trong loài đều phản ứng đồng loạt và như nhau trước sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh. Có bao nhiêu quan niệm được xem như chưa thành công? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 34 [Trang 22 in màu] Câu 35. Theo Đacquyn nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là: A. Đột biến gen. B. Đột biến cấu trúc NST. C. Đột biến số lượng NST. D. Biến dị cá thể. Câu 36. Cơ chế của quá trình tiến hóa theo học thuyết Lamac là: A. Ngoại cảnh tác động vào cơ thể sinh vật gây ra sự biến đổi trên cơ thể. B. Sự di truyền các đặc tính có được trong đời sống sinh vật. C. Tích lũy những biến dị có lợi và đào thải những biến dị có hại thông qua 2 cơ chế là di truyền và biến dị. D. Đột biến, chọn lọc tự nhiên và cơ chế cách ly gây nên sự tiến hóa. 31 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn PHẦN 3: SINH THÁI HỌC Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật Chào mừng các bạn đang đến với những chặng đường cuối cùng trên con đường chinh phục lý thuyết sinh học! vậy là chẳng còn bao lâu nữa các bạn sẽ cán đích thành công cho nên mình hi vọng ở những chương cuối này bạn hãy cố gắng tăng tốc để đạt được hiệu quả cao nhất nhé! Mình là Ngọc Hiền, người đã đồng hành cùng các bạn chinh phục lý thuyết phần sự phát sinh phát triển sự sống trên trái đất. Trước hết, mình xin cảm ơn các bạn đã ủng hộ chương sự phát sinh- phát triển sự sống trên trái đất nói riêng, cuốn sách đầy tâm huyết này nói chung và để tiếp nối trên con đường chinh phục lý thuyết sinh học đó, mình xin giới thiệu với các bạn một chương khá hấp dẫn và rất gần gũi với thực tế - chương cá thể và quần thể sinh vật. Có thể tổng kết số lượng câu chương này xuất hiện trong đề thi đại học một số năm gần đây như sau: Năm 2010: 3 câu Năm 2011: 3 câu Năm 2012: 3 câu Năm 2014: 2 câu Năm 2015: 3 câu. Nhìn vào số liệu trên ta có thể thấy ngay chương này chỉ chiếm từ 0.4-0.6 điểm trong đề thi đại học. Tuy nhiên, theo mình đây lại là một phần ta nên chú tâm, bởi vì với hướng ra đề mở như hiện nay, việc khai thác thác các vấn đề gần gũi với thực tiễn là rất quan trọng mà chương này lại cung cấp cho ta những kiến thức đó. Toàn bộ chương này ta có thể chia ra làm 3 phần chính : 1. Môi trường và các nhân tố sinh thái. 2. Quần thể và các đặc trưng của quần thể. 3. Biến động số lượng cá thể của quần thể. Mình xin chia sẻ chút ít kinh nghiệm của mình khi học chương này như sau: + Về phần phương pháp: mình cho rằng kiến thức trong SGK luôn là vấn đề cốt lõi, trọng tâm tuy nhiên việc luyện đề cũng rất quan trọng, luyện đề giúp ta kiểm soát được thời gian cũng như tiếp cận được rất nhiều tình huống hay, nâng cao kĩ năng làm bài. Đối với mình, một phần không thể thiếu trong quá trình học đó chính là một cuốn sổ có ghi sơ đồ tư duy của từng phần để khi học sẽ dễ dàng hơn, có những phần chú ý mình có thể bổ sung luôn vào sơ đồ. Cụ thể: 1. Môi trường và các nhân tố sinh thái: kiến thức phần này khá dễ vì nó gần gũi với đời sống, bên cạnh những khái niệm cơ bản mà ta cần phải nắm được như: môi trường là gì? Gồm những loại nào? Nhân tố sinh thái là gì?, ảnh hưởng của mỗi nhân tố đến đời sống sinh vật ra sao?... cũng có những phần đòi hỏi ta phải tư duy và khắc sâu để tránh nhầm lẫn như: khi học về tác động của các nhân tố sinh thái ta nên phân loại, lập bảng so sánh sự khác nhau về hình thái, hoạt động sinh lý của sinh vật nhằm thích nghi với nhân tố sinh thái đó. 2. Quần thể và các đặc trưng của quần thể: hiểu rõ khái niệm quần thể và nắm được mối quan hệ giữa các cá thể bằng cách lập bảng tổng quát về điều kiện, biểu hiện, ý nghĩa của các mối quan hệ ấy đối với đời sống sinh vật. Theo mình, việc học theo sơ đồ tư duy hay lập bảng rất hữu ích, giúp mình in sâu mà lại tiết kiệm thời gian. Về phần các đặc trưng của quần thể: SGK đề cập đến 6 đặc trưng cơ bản gồm: tỉ lệ giới tính, mật độ cá thể, kiểu phân bố, cấu trúc nhóm tuổi, kích thước quần thể, tăng trưởng quần thể. Trong đó có đặc trưng về kiểu phân bố và cấu trúc nhóm tuổi hay được khai thác nhất vì nó gắn nhiều với thực tế. 3. Biến động số lượng cá thể của quần thể: phần này gồm 2 ý chính là: phân loại dạng biến động và nguyên nhân gây ra sự biến động đó. Về phần phân loại biến động các bạn nên nhớ một số ví dụ trong SGK, phân tích bản chất của các ví dụ đó, do đề thi thường bắt ta phân biệt các dạng biến động nên cần hiểu cơ chế . Về phần nguyên nhân gây biến động: có 2 nguyên nhân chính: do nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh, phần này các bạn cũng nên lập bảng để so sánh: ví dụ như nhân tố hữu sinh( dịch bệnh, cạnh tranh..) thì phụ thuộc vào mật độ quần thể, có sự tác động qua lại giữa 32 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn sinh vật với nhân tố gây biến động, còn nhân tố vô sinh( khí hậu, thổ nhưỡng..)thì ngược lại: phụ thuộc vào mật độ, tác động một chiều lên đời sống sinh vật. + Về phần kĩ năng làm bài: làm bài từ dễ đến khó, khi làm nên đọc kĩ từng câu, và gạch chân dưới các từ khóa để nắm được yêu cầu trọng tâm của bài. Ngoài ra, việc sử dụng kĩ năng loại trừ đáp án cũng rất hữu ích nhé vì nó giúp các bạn tiết kiệm được thời gian. Kĩ năng này còn có điểm mạnh là đôi khi người làm bài có thể chưa biết kiến thức đó nhưng lại có thể chọn đúng nhờ việc loại trừ. Còn chần chừ gì nữa! Rất nhiều điều thú vị đang chờ ta khám phá nào!!! 33 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn  CÂU HỎI Câu 1. Giới hạn sinh thái là: A. Khoảng giá trị xác định của nhiều nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian. B. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian. C. Là khoảng không gian sinh thái ở đó chứa đựng tất cả các nhân tố sinh thái cùng tác động qua lại với nhau giúp cho sinh vật có thể tồn tại và phát triển qua thời gian. D. Là giá trị cực đại của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển qua thời gian. Câu 2. Cho các phát biểu nói về giới hạn sinh thái là: 1. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của nhiều nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian. 2. Cơ thể còn non và cơ thể trưởng thành nhưng có trạng thái sinh lý thay đổi đều có giới hạn sinh thái hẹp. 3. Khoảng chống chịu là khoảng giá trị thuộc giới hạn sinh thái, tuy nhiên các nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lý của sinh vật. 4. Loài phân bố càng rộng thì giới hạn sinh thái càng hẹp. 5. Xác định nhân tố sinh thái nhằm tạo điều kiện cho việc di nhập giống vật nuôi cây trồng từ vùng này sang vùng khác. 6. Loài sống ở vùng cực có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng gần xích đạo. Số phát biểu đúng là: A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 3. Những nội dung nào sao đây là đúng? 1. Các loài sinh vật phản ứng khác nhau đối với nhiệt độ môi trường. 2. Động vật hằng nhiệt có vùng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt. 3. Chỉ có động vật mới phản ứng với nhiệt độ môi trường còn thực vật thì không phản ứng. 4. Động vật biến nhiệt có khả năng thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên có khả năng thích nghi hơn so với động vật hằng nhiệt. 5. Nhiệt độ không ảnh hưởng đến lượng thức ăn và tốc độ tiêu hóa của sinh vật. A. (1), (2), (4), (5). B. (1), (2). C. (1), (4), (5). D. (3), (2), (4). Câu 4. Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đối với sinh vật? 1. Biến đổi hình thái và sự phân bố. 2. Tăng tốc độ các quá trình sinh lý. 3. Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, hút nước và thoát nước của cây trồng. 4. Ảnh hưởng đến nguồn thức ăn và tiêu hóa của sinh vật. A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3), (4). Câu 5. Khi nói đến kích thước quần thể, khẳng định nào sau đây không chính xác? A. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa, và giá trị này là khác nhau giữa các loài. B. Khi kích thước quần thể giảm xuống mức tối thiểu, khả năng sinh sản của các cá thể giảm sút. C. Kích thước quần thể chính là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển. D. Kích thước quần thể đạt giá trị tối đa thì khả năng cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên. Câu 6. Quần thể sẽ tăng trưởng kích thước theo đồ thị dạng chữ J trong điều kiện: A. Khả năng cung cấp điều kiện sống không tốt, sự di cư theo mùa thường xuyên xảy ra. B. Khả năng cung cấp điều kiện sống không tốt, hạn chế khả năng sinh sản của quần thể. C. Khả năng cung cấp điều kiện sống đầy đủ, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu phát triển của quần thể. D. Điều kiện thức ăn đầy đủ, không gian cư trú bị giới hạn gây nên sự biến động số lượng cá thể. Câu 7. Ngày nay thường xuất hiện hiện tượng khai thác quá mức các loài động, thực vật quí hiếm khiến số lượng cá thể giảm xuống mức báo động dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng. Số lượng cá thể của quần thể ở mức thấp là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ suy vong vì: 34 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn A. Kích thước quần thể quá nhỏ dễ chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, dẫn đến biến động di truyền, làm nghèo vốn gen của quần thể. B. Kích thước quần thể quá nhỏ dẫn đến sự suy giảm di nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền. C. Số lượng cá thể của quần thể quá ít dẫn đến nguy cơ xuất cư sang quần thể khác. D. Số lượng cá thể quá ít làm tăng giao phối cận huyết, tăng tần số alen lặn có hại. Câu 8. Có 1200 cá thể chim, để 1200 cá thể chim này trở thành một quần thể thì cần bao nhiêu điều kiện trong những điều kiện dưới đây: 1. Cùng sống với nhau trong một khoảng thời gian dài. 2. Các cá thể chim này phải cùng một loài. 3. Cùng sống trong một môi trường vào một khoảng thời điểm xác định. 4. Có khả năng giao phối với nhau để sinh con hữu thụ. Số điều kiện cần là: A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 9. Điều nào sau đây không đúng với quần thể tăng trưởng theo đường cong hàm số mũ? A. Kích thước quần thể nhỏ. B. Khả năng thích nghi cao phục hồi quần thể một cách nhanh chóng. C. Chịu tác động chủ yếu của các nhân tố hữu sinh. D. Tuổi thọ thấp, tập tính chăm sóc con non kém. Câu 10. Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối liền với nhau (liền rễ). Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ: A. Cạnh tranh cùng loài. B. Hỗ trợ cùng loài. C. Cộng sinh. D. Hỗ trợ khác loài. Câu 11. Những phát biểu không đúng khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể? 1. Quan hệ cạnh tranh trong quần thể thường gây hiện tượng suy thoái dẫn đến diệt vong. 2. Khi mật độ vượt quá sức chịu đựng của môi trường các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản. 3. Sự phân công trách nhiệm của ong chúa, ong thợ, ong mật trong cùng một đàn ong biểu thị mối quan hệ hỗ trợ cùng loài. 4. Các cá thể trong quần thể có khả năng chống lại dịch bệnh khi sống theo nhóm. 5. Do điều kiện bất lợi nên cạnh tranh cùng loài được coi là ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại và phát triển của loài. A. (1), (2), (4), (5). B. (1), (2), (3). C. (2), (4), (5). D. (2), (3), (5). Câu 12. Cho ví dụ sau về khả năng lọc nước của một loài thân mềm (Sphaerium corneum): Số lượng (con) Tốc độ lọc ( ml/giờ) 1 3,4 5 6,9 10 7,5 15 5,2 20 3,8 Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Đây là ví dụ về hỗ trợ loài. B. Tốc độ lọc tốt nhất là 7,5ml/ giờ (10 con). C. Số lượng cá thể càng cao thì tốc độ lọc cành nhanh. D. Ví dụ trên phản ánh hiệu quả nhóm. Câu 13. Nếu như trong một mẻ lưới đánh bắt cá ở hồ thu được số lượng cá con nhiều, còn cá lớn thì rất ít, điều đó chứng tỏ: A. Cá đang bước vào thời kì sinh sản. B. Nghề cá đang khai thác hiệu quả. C. Nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng. D. Nghề cá đang rơi vào tình trạng khai thác quá mức Câu 14. Khi kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Giải thích nào sau đây là không hợp lý? A. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xuyên xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể. B. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường. C. Khả năng sinh sản giảm do cơ hội gặp nhau giữa cá thể đực và cái giảm. 35 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn D. Nguồn sống của môi trường giảm không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể. Câu 115. Màu sắc đẹp và sặc sỡ của con đực thuộc nhiều loài chim có ý nghĩa chủ yếu là: A. Nhận biết đồng loại B. Dọa nạt C. Khoe mẽ với con cái trong mùa sinh sản D. Báo hiệu Câu 116. Tăng trưởng của quần thể vi khuẩn E. Coli trong điều kiện thí nghiệm là: A. Tăng trưởng thực tế của quần thể vi khuẩn. B. Do không có kẻ thù. C. Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học. D. Do nguồn sống thuận lợi. Câu 117. Khi đánh bắt cá được càng nhiều con non thì nên: A. Tăng cường đánh cá vì quần thể đang ổn định. B. Hạn chế vì quần thể sẽ suy thoái. C. Tiếp tục vì quần thể ở trạng thái trẻ. D. Dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt. Câu 118. Chuồn chuồn, ve sầu... có số lượng nhiều vào các tháng xuân hè nhưng rất ít vào những tháng mùa đông, thuộc dạng biến động số lượng nào sau đây? A. Không theo chu kỳ B. Theo chu kỳ ngày đêm C. Theo chu kỳ tháng D. Theo chu kỳ mùa Câu 119. Ở rừng nhiệt đới châu Phi. Muỗi Aedes afrieanus (loài A) sống ở vòm rừng, còn muỗi Anophenles gambiae (loài B) sống ở tầng sát mặt đất. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Loài A là loài hẹp nhiệt hơn so với loài B. B. Loài A là loài rộng nhiệt , loài B là loài hẹp nhiệt. C. Cả hai loài đều rộng nhiệt như nhau. D. Cả hai loài đều hẹp nhiệt như nhau. Câu 120. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể có điểm chung là: A. chỉ xuất hiện khi mật độ quần thể tăng cao. B. đều có lợi cho sự tồn tại và phát triển của quần thể. C. đều làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. D. đều giúp duy trì mật độ của quần thể ổn định qua các thế hệ. 36 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn ĐÁP ÁN 1B 11A 21A 31A 41B 51D 61B 71A 81D 91D 101B 111C 2A 12C 22A 32B 42D 52A 62A 72B 82B 92B 102C 112A 3B 13D 23C 33B 43B 53A 63B 73A 83B 93A 103B 113C 4D 14D 24D 34B 44A 54A 64A 74A 84B 94C 104D 114A 5C 15B 25B 35D 45C 55D 65B 75D 85D 95B 105A 115C 6C 16D 26D 36A 46B 56D 66C 76A 86C 96C 106C 116C 7A 17B 27B 37A 47D 57A 67A 77A 87A 97A 107D 117D 8D 18C 28A 38C 48B 58A 68A 78C 88D 98C 108B 118D 9C 19A 29B 39B 49C 59D 69A 79A 89A 99C 109B 119B 10B 20B 30C 40C 50C 60D 70B 80D 90D 100D 110C 120B LỜI GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN Câu 1: Đáp án B - Câu A sai vì giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian chứ không phải là của nhiều nhân tố sinh thái. - Câu C sai vì đây là khái niệm về ổ sinh thái, chúng ta cần phân biệt rõ 2 khái niệm này. - Câu D sai vì: “ giới hạn sinh thái” thì chắc chắn sẽ được hiểu là một khoảng giá trị xác định chứ không thể là một giá trị cụ thể nào đó. Câu 2: Đáp án A - Chọn (2), (3), (5). - Câu (1) sại vì giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian. - Câu (4) sai vì những loài có giới hạn sinh thái càng rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì vùng phân bố càng rộng. - Câu (6) sai vì loài sống ở vùng cực có giới hạn sinh thái rộng hơn đối với loài có họ hàng gần sống ở vùng gần xích đạo. Lưu ý: câu 5 đúng vì: xác định giới hạn sinh thái của mỗi loài về từng nhân tố sinh thái nhằm điều chỉnh giá trị sinh thái của từng giống vật nuôi cây trồng sao cho thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng khi di nhập từ vùng này sang vùng khác. Câu 3: Đáp án B 1. Đúng: các loài sinh vật đều sẽ có phản ứng khác nhau đối với nhiệt độ môi trường. 2. Đúng: động vật hằng nhiệt có vùng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt vì động vật hằng nhiệt đã tiến hóa cao hơn. Ví dụ: cá ra khỏi nước cá sẽ chết, giun, ếch, nhái chỉ sống được ở những nơi ẩm ướt. 3. Sai: thực vật cũng có khả năng cảm ứng với nhiệt độ môi trường. Ví dụ: cây xanh quang hợp tốt ở nhiệt độ 200C -300C, 00C thì ngừng quang hợp. 4. Sai: động vật biến nhiệt có khả năng thích nghi kém hơn vì khi nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nên khi nhiệt độ thay đổi mạnh mẽ sẽ dẫn đến sự thay đổi các hoạt động sinh lý trong cơ thể, gây rối loạn. Ví dụ: trong những đợt rét đậm, rét hại ở nước ta ếch nhái chết hàng loạt. 5. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến lượng thức ăn cũng như tiêu hóa của sinh vật. Ví du: ở 150C mọt bột sẽ ăn nhiều hơn và ngừng ăn ở 80 C. Câu 4: Đáp án D 1. Biến đổi hình thái và sự phân bố của sinh vật: cây xương rồng sống ở sa mạc có gai là biến dạng của lá nhằm hạn chế thoát hơi nước. 2. Tăng tốc độ các quá trình sinh lý. ở ruồi giấm chu kì sống là 17 ngày đêm ở nhiệt độ 180C, và rút ngắn còn 10 ngày ở 250C. 37 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn 3. Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, hút nước và thoát nước của cây trồng: cây xanh quang hợp tốt ở nhiệt độ 200C -300C, 00C thì ngừng quang hợp. 4. Ảnh hưởng đến nguồn thức ăn và tiêu hóa của sinh vật. Ví dụ: ở 150C mọt bột sẽ ăn nhiều hơn và ngừng ăn ở 80C. Câu 5: Đáp án C Kích thước quần thể là số lượng cá thể, khối lượng chất sống tích lũy cùa quần thể trong khoảng không gian phân bố của quần thể chứ không phải không gian sinh sống của cá thể trong quần thể (nơi ở). Câu 6: Đáp án C - Quần thể tăng trưởng theo hàm số mũ (tăng trưởng theo đồ thị hình chữ J) trong điều kiện sống đầy đủ, thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu sống của quần thể. - Thường gặp đối với những loài có kích thước nhỏ, tuổi thọ thấp, mức sinh sản cao, khả năng thích nghi cao, phục hồi quần thể nhanh. Câu 7: Đáp án A Câu 8: Đáp án D - Chọn (2), (3), (4). - Câu (1) thiếu vì nếu như là 2 loài khác nhau thì cho dù có sống trong một khoảng thời gian dài thì chúng cũng không thể là một quần thể. Câu 9: Đáp án C Quần thể tăng trưởng theo đường cong hàm số mũ hay là đường cong tăng trưởng có hình J thường gặp ở một số loài như tảo ,nấm, vi khuẩn… → có các đặc điểm như: Kích thước quần thể nhỏ, tuổi thọ thấp,tuổi chín sinh dục sớm, tốc độ sinh sản nhanh, tập tính chăm sóc con non kém, khả năng phục hồi quần thể nhanh, chịu tác động chủ yếu của nhân tố vô sinh… Câu 10: Đáp án B - Liền rễ là hiện tượng mà rễ của một số cây cùng loài sống gần nhau, nối liền với nhau giúp sử dụng nguồn nước, muối khoáng tốt hơn, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Loại A, D. - Mối quan hệ cộng sinh là cộng sinh giữa 2 loài khác nhau mà cả hai bên cùng có lợi. Loại C. Câu 11: Đáp án A - Nhận xét: với những câu dạng như này, ta nên dựa vào đáp án đôi khi lại tỏ ra hiệu quả hơn. - Ví dụ: thấy (2) xuất hiện ở cả bốn phương án nên ta có thể không cần xét đến ý (2), (5) xuất hiện ở cả 3 phương án nên ta có thể xem xét (5) trước, nếu (5) sai chọn ngay được B. - Bảng tổng quát về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể: Hỗ trợ Cạnh tranh Xảy ra khi điều kiện sống thuận lợi, các cá Xảy ra khi mật độ cá thể trong quần thể tăng thể trong quần thể hỗ trợ lẫn nhau để quá cao, nguồn sống của môi trường không Điều tăng cường khả năng kiếm ăn, sinh sản, đáp ứng đủ nhu cầu sống của các cá thể trong kiện chống lại kẻ thù và điều kiện bất lợi của quần thể, dẫn đến hiện tượng cạnh tranh môi trường… nhau về thức ăn, nơi ở, ánh sáng, con cái… Cây liền rễ: cây sống quần tụ, các rễ nối liền nhau  sử dụng nước và muối - Khi xảy ra cạnh tranh thì một số cây yếu sẽ khoáng hiệu quả, giúp cây sinh trưởng và bị đào thải khỏi quần thể, để duy trì mật độ Thực chịu hạn tốt hơn… hợp lý. vật Cây mọc theo nhóm: cây sống theo nhóm - Ví dụ: hiện tượng tự tỉa thưa cành ở thực biểu hiện hiệu quả nhóm, cây chịu được vật. gió bão và hạn chế thoát hơi nước Hiệu quả nhóm: động vật kiếm ăn theo Tỉ lệ tử vong tăng, sinh sản giảm: khi mật độ bầy đàn thì khả năng kiếm ăn chống lại kẻ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn thù sẽ cao hơn khi riêng rẽ. Ví dụ: bồ sống kém, dẫn đến hiện tượng cạnh tranh Biểu nông xếp thành hàng sẽ kiếm bắt được nhau làm tăng mức độ tử vong. hiện nhiều cá hơn bồ nông kiếm ăn riêng rẽ. 38 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Động vật Ý nghĩa Phân công hợp lý trong bầy đàn: sựu phân công hợp lý công viêc trong các tổ chức sống theo kiểu mẫu hệ như: ong, kiến, mối… Đảm bảo cho quần thể: - Thích nghi. - Tồn tại ổn định. - Khai thác nguồn sống tối ưu… Lovebook.vn Kí sinh cùng loài: hiện tượng kí sinh của cá đực (Edriolychnus schmidti) trên cá thể cái để giảm sức ép về nguồn thức ăn hạn hẹp khi sống vùng nước sâu. Ăn thịt đồng loại: khi quá thiếu thức ăn một số loài thường ăn trứng của chúng đẻ ra hoặc cá thể lớn ăn cá thể bé: ví dụ cá mập con mới nở sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn. - Đảm bảo cho mật độ, kích thước quần thể duy trì ở mức độ hợp lý. - Cạnh tranh là động lực của tiến hóa. Câu 12: Đáp án C Hiệu quả nhóm chỉ đạt ở mức tối đa khi số lượng cá thể phù hợp nhất với hoạt động sống của quần thể. ĐÂY CHỈ LÀ MỘT PHẦN NHỎ CỦA CHINH PHỤC LÝ THUYẾT SINH HỌC !!! CÒN RẤT NHIỀU ĐIỀU HAY HO VÀ THÚ VỊ ĐANG CHỜ ĐÓN CÁC EM  ANH CHỊ TIN RẰNG CÁC EM SẼ KHÔNG BAO GIỜ CẢM THẤY THẤT VỌNG KHI SỞ HỮU CUỐN SÁCH NÀY. 39 [...]... có 2 nguyên nhân chính: do nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh, phần này các bạn cũng nên lập bảng để so sánh: ví dụ như nhân tố hữu sinh( dịch bệnh, cạnh tranh ) thì phụ thuộc vào mật độ quần thể, có sự tác động qua lại giữa 32 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn sinh vật với nhân tố gây biến động, còn nhân tố vô sinh( khí hậu, thổ nhưỡng )thì ngược... PHẦN 3: SINH THÁI HỌC Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật Chào mừng các bạn đang đến với những chặng đường cuối cùng trên con đường chinh phục lý thuyết sinh học! vậy là chẳng còn bao lâu nữa các bạn sẽ cán đích thành công cho nên mình hi vọng ở những chương cuối này bạn hãy cố gắng tăng tốc để đạt được hiệu quả cao nhất nhé! Mình là Ngọc Hiền, người đã đồng hành cùng các bạn chinh phục lý thuyết. .. nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian 2 Cơ thể còn non và cơ thể trưởng thành nhưng có trạng thái sinh lý thay đổi đều có giới hạn sinh thái hẹp 3 Khoảng chống chịu là khoảng giá trị thuộc giới hạn sinh thái, tuy nhiên các nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lý của sinh vật 4 Loài phân bố càng rộng thì giới hạn sinh thái càng hẹp 5 Xác định nhân tố sinh thái nhằm... chờ ta khám phá nào!!! 33 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn  CÂU HỎI Câu 1 Giới hạn sinh thái là: A Khoảng giá trị xác định của nhiều nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được theo thời gian B Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển... biến ở những giống cây trồng có khả năng sinh sản sinh dưỡng vì: A Chiều dài ống phấn và chiều dài của vòi nhụy của 2 loài phù hợp nhau B Hạt phấn của loài này có thể nảy mầm trên vòi nhụy cùa loài kia C Bộ NST của 2 loài cùng có khả năng sinh sản sinh dưỡng giống nhau D Không cần khắc phục hiện tượng bất thụ của cơ thể lai xa 16 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn Câu... chứng tế bào học, vi khuẩn con được sinh ra từ vi khuẩn mẹ thông qua hình thức trực phân Ý 5,6 đúng Ý 7 sai vì bằng chứng sinh học phân tử mới có sức thuyết phục nhất Ý 8 đúng Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm 14 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn... chứng sinh học phân tử Gọi a là số phát biểu đúng, b là số phát biểu sai (a≠b), đâu là biểu thức phản ánh đúng mối quan hệ giữa a và b? A a2  11  b  4 B 4a2-9ab + 5b2 =0 C a2 + 4 = b2 + 6 D a + 3 = 2b -1 11 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn Câu 101 Cho các phát biểu sau: 1 Giới hạn sinh thái chính là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái, ở đó sinh vật... hay và sẽ giúp các em nắm vững mọi thứ, học tốt chương tiến hóa sẽ giúp các em dễ dàng hơn khi bước vào chinh phục những phần tiếp theo Và bây giờ các em hãy chinh phục những thử thách sau trang sách này nhé Chúc các em luôn mạnh mẽ và vững tin trong mỗi bước đi 25 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0 Lovebook.vn  CÂU HỎI Câu 1 Đâu là ví dụ của hướng tiến hóa phân kỳ? A Ngà voi và... 24 Thuyết thực bào nội cộng sinh được phát biểu như sau: tế bào nhân thực được tiến hóa nhờ vào sự cộng sinh với các tế bào nhân sơ Các tế bào chứa ADN như ti thể, lục lạp là những phần cộng sinh của nhóm vi khuẩn hiếu khí (ti thể) hay vi khuẩn lam (lạp thể) cổ xưa Nhận xét đúng về giả thuyết trên? A Đây là bằng chứng sinh học phân tử, chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới 29 Trích đoạn Chinh phục. .. thuyết phần sự phát sinh phát triển sự sống trên trái đất Trước hết, mình xin cảm ơn các bạn đã ủng hộ chương sự phát sinh- phát triển sự sống trên trái đất nói riêng, cuốn sách đầy tâm huyết này nói chung và để tiếp nối trên con đường chinh phục lý thuyết sinh học đó, mình xin giới thiệu với các bạn một chương khá hấp dẫn và rất gần gũi với thực tế - chương cá thể và quần thể sinh vật Có thể tổng ... Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên 2.0 Lovebook.vn PHẦN 3: SINH THÁI HỌC Chương I: Cá thể quần thể sinh vật Chào mừng bạn đến với chặng đường cuối đường chinh phục lý thuyết sinh học!... tiến hóa giúp em dễ dàng bước vào chinh phục phần Và em chinh phục thử thách sau trang sách Chúc em mạnh mẽ vững tin bước 25 Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên 2.0 Lovebook.vn  CÂU... môn Sinh không khó chí ôn tập thời gian ngắn Như em biết, lý thuyết chiếm đến 60% đề thi đại học, để đạt điểm cao cần phải học thật tốt lý thuyết nhuần nhuyễn lý thuyết, em dễ dàng việc chinh phục

Ngày đăng: 08/10/2015, 15:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan