phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt sở giao dịch hậu giang

99 471 2
phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt sở giao dịch hậu giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ THÚY EM PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT SỞ GIAO DỊCH HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Tài Chính Ngân Hàng Mã số ngành: D340201 Tháng 12 – 2013 i LỜI CẢM TẠ Những năm tháng trên giảng đƣờng Trƣờng Đại học Cần Thơ là những năm tháng vô cùng quý báu và quan trọng đối với em. Thầy cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý giá làm nền tảng để em tiếp xúc thực tiễn và hành trang trong môi trƣờng làm việc sau này của em. Sau thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt SGD Hậu Giang, em đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Sở giao dịch Hậu Giang”. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, ngoài sự nổ lực học hỏi của bản thân còn là sự hƣớng dẫn tận tình của thầy cô và Ban lãnh đạo cùng các cô, chú, anh, chị tại Ngân hàng. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: - Quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh, Trƣờng Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian em học tập tại trƣờng. Đặc biệt là sự hƣớng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Phú Son trong suốt quá trình em thực hiện đề tài. - Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Đốc cùng các cô, chú, anh, chị, đang công tác tại Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt SGD Hậu Giang đã nhiệt tình hƣớng dẫn em những kinh nghiệm công tác thực tế, cung cấp số liệu cũng nhƣ thông tin cần thiết liên quan đến đề tài. Trong thời gian thực hiện đề tài, dù đã cố gắng hết sức nhƣng vẫn không tránh khỏi những thiếu soát do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế. Rất mong nhận đƣợc những lời góp ý, phê bình của quý Thầy Cô. Cuối cùng em xin kính chúc Thầy Cô và Ban Giám Đốc cùng các cô, chú, anh, chị đang công tác tại Ngân hàng đƣợc nhiều sức khỏe, hạnh phúc luôn thành công trong công việc và cuộc sống. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Sinh viên thực hiện Trần Thị Thúy Em ii TRANG CAM KẾT Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Sinh viên thực hiện Trần Thị Thúy Em iii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Vị Thanh, ngày … tháng … năm 2013 Giám Đốc iv MỤC LỤC Chƣơng 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 1 1.1 Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3 1.4.1 Không gian nghiên cứu ............................................................................. 3 1.4.2 Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 3 1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 3 1.5 Lƣợc khảo tài liệu ........................................................................................ 3 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 5 2.1.1 Một số vấn đề về NHTM .......................................................................... 5 2.1.2 Khái quát về nguồn vốn của NHTM ........................................................ 5 2.1.3 Các hình thức huy động vốn của NHTM ................................................. 6 2.1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn ............................ 10 2.1.5 Những rủi ro thƣờng gặp trong huy động vốn ........................................ 13 2.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn. .................................... 14 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 15 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................. 15 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu................................................................ 15 Chƣơng 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN - LIÊN VIỆT SGD HẬU GIANG ................................................................... 17 3.1 Đặc điểm tình hình trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ....................................... 17 3.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 17 3.1.2 Tình hình kinh tế xã hội .......................................................................... 17 3.2 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Bƣu điện - Liên Việt SGD Hậu Giang . 18 v 3.2.1 Khái quát về Ngân hàng Bƣu Điện Liên Việt ........................................ 18 3.2.2 Khái quát về Ngân hàng Bƣu Điện Liên Việt - Sở Giao dịch Hậu Giang ......................................................................................................................... 19 3.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng ................................................................... 22 3.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ............................................................................... 22 3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ........................................... 23 3.3 Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu ............................................................ 30 3.4 Các hoạt động huy động vốn ..................................................................... 30 3.5 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Sở giao dịch Hậu Giang từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ... ......................................................................................................................... 30 3.6 Những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt SGD Hậu Giang ............................................................................................... 38 3.6.1 Thuận lợi ................................................................................................. 38 3.6.2 Khó khăn ................................................................................................. 39 3.7 Định hƣớng và mục tiêu phát triển của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt SGD Hậu Giang ....................................................................................... 39 3.7.1 Định hƣớng phát triển ............................................................................. 39 3.7.2 Mục tiêu của Ngân hàng ......................................................................... 40 Chƣơng 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT-SGD HẬU GIANG ........................ 41 4.1 Khái quát tình hình nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt SGD Hậu Giang giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013........................... 41 4.1.1 Khái quát về cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ......................................................................................... 41 4.2 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt SGD Hậu Giang giai đoạn 201 đến 6 tháng đầu năm 2013. ..................................... 46 4.2.1 Phân tích nguồn vốn huy động theo mục đích gửi tiền .......................... 46 4.2.2 Phân tích vốn huy động theo đối tƣợng huy động .................................. 50 4.2.3 Phân tích vốn huy động theo kì hạn ....................................................... 55 4.2.4 Phân tích nguồn vốn huy động theo tiền tệ ............................................ 60 vi 4.3 Đánh giá hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt SGD Hậu Giang ....................................................................................... 63 4.3.1 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn ................................. 63 4.3.2 Phân tích các rủi ro liên quan đến hoạt động huy động vốn................... 67 4.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt SGD Hậu Giang giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 .. 69 4.4.1 Các nhân tố khách quan ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng ........................................................................................................ 69 4.4.2 Các nhân tố chủ quan ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bƣu Điện – Liên Việt .................................................................. 70 Chƣơng 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT SGD HẬU GIANG ............ 74 5.1 Đánh giá chung về công tác huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt SGD Hậu Giang từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 .............. 74 5.1.1 Những kết quả đạt đƣợc.......................................................................... 74 5.1.2 Tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại.............................................. 75 5.2 Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt SGD Hậu Giang ....................................................................... 77 5.2.1 Đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng các hình thức huy động vốn và các chƣơng trình khuyến mãi nhằmthu hút khách hàng. ....................................... 77 5.2.2 Đẩy mạnh công tác marketing thu hút khách hàng gửi tiền ................... 79 5.2.3 Tăng cƣờng đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ.......................... 80 5.2.4 Hoàn thiện công nghệ ngân hàng ........................................................... 82 Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 84 6.1 Kết luận ...................................................................................................... 84 6.2 Kiến nghị ................................................................................................... 85 6.2.1 Đối với NHNN........................................................................................ 85 6.2.2 Đối với Ngân hàng Hội sở ...................................................................... 86 6.2.3 Đối với Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang ......... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 89 vii DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang ....................................................................................... 32 Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt SGD Hậu Giang giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 ....................... 42 Bảng 4.2 Vốn huy động theo mục đích gửi tiền của LienVietPostBank SGD HG từ 2010-6 tháng 2013 ................................................................................ 47 Bảng 4.3 Vốn huy động theo đối tƣợng huy động của LienVietPostBank SGD HG từ 2010-6 tháng 2013 ................................................................................ 54 Bảng 4.4 Vốn huy động theo kỳ hạn của LienVietPostBank SGD HG từ 20106 tháng 2013 ..................................................................................................... 59 Bảng 4.5 Vốn huy động theo tiền tệ của LienVietPostBank SGD HG từ 20106 tháng 2013 ..................................................................................................... 62 Bảng 4.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động HĐV LienVietPostBank SGD HG từ 2010-6T 2013 ........................................................................................ 63 Bảng 4.7 Các rủi ro liên quan đến huy động vốn ............................................ 68 8 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức LienVietPostBank-Sở Giao dịch Hậu Giang .. 22 Hình 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ............................... 31 Hình 4.1 Vốn huy động của LienVietPostBank SGD HG 2010 – 6T 2013 ..... 44 Hình 4.2 Vốn huy động theo mục đích gửi tiền của LienVietPostBank SGD HG 2010 – 6T 2013 .......................................................................................... 46 Hình 4.3 Vốn huy động theo đối tƣợng huy động của LienVietPostBank SGD HG 2010 – 6T 2013 .......................................................................................... 51 Hình 4.4 Vốn huy động theo kỳ hạn huy động của LienVietPostBank SGD HG 2010 – 6T 2013 ................................................................................................. 55 Hình 4.5 Vốn huy động theo tiền tệ của LienVietPostBank SGD HG 2010 – 6T 2013 ............................................................................................................. 60 Hình 4.6 Tăng trƣởng tổng vốn huy động và tổng dƣ nợ của LienVietPostBank SGD HG 2010 – 6T 2013 ................................................................................. 64 9 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tiếng việt NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thƣơng mại TMCP Thƣơng mại cổ phần LienVietPostBank Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt 6T ĐN 6 tháng đầu năm VHĐ Vốn huy động TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng GTCG Giấy tờ có giá TG KKH Tiền gửi không kỳ hạn TG CKH Tiền gửi có kỳ hạn TGTK KKH Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn TGTK CKH Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn TGTK Tiền gửi tiết kiệm NHNN Ngân hàng nhà nƣớc SGD Sở giao dịch HĐQT Hội đồng quản trị PGDBĐ Phòng giao dịch bƣu điện Tiếng Anh ATM Automated teller marchine POS Point of Sale VNBC Viet Nam Bank Card GDP Goss Domestic Product PCI Provincial Competitiveness Index 10 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) là một tổ chức tài chính trung gian kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, dựa vào nguồn vốn huy động từ các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế. Nhu cầu về vốn cho nền kinh tế ngày càng tăng, vốn cho đầu tƣ có thể hình thành từ nhiều nguồn, tuy nhiên với thị trƣờng tài chính nƣớc ta đang trong giai đoạn hình thành và phát triển thì huy động vốn qua kênh ngân hàng vẫn là phổ biến nhất và hiệu quả nhất. Trong lĩnh vực huy động vốn, mỗi ngân hàng đều có lối đi riêng tùy vào thế mạnh của mình với nhiều công cụ hỗ trợ cho công tác này. Đối mặt với những khó khăn của thị trƣờng tiền tệ hiện nay, các cuộc chạy đua lãi suất diễn ra mạnh mẽ giữa các NHTM đòi hỏi nhà quản trị quan tâm nhiều hơn đến quản trị nguồn vốn, đặc biệt là vốn huy động nhằm đảm bảo tính thanh khoản, ổn định hoạt động kinh doanh và giữ gìn uy tín cho mình. Sự biến động của nền kinh tế đã làm cho các doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn, tình trạng thu hẹp sản xuất, hay tạm ngƣng sản xuất xảy ra ở hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này nhƣng chủ yếu vẫn là do các doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động. Chính vì vậy, vai trò của ngân hàng rõ nét hơn bao giờ hết, để giúp cho doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn, giúp nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững, ngân hàng cần phải đáp ứng tốt nhu cầu vốn trên thị trƣờng. Hậu Giang là một tỉnh đang trong quá trình đầu tƣ xây dựng, phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật,… tiềm năng nhu cầu vốn là rất lớn. Chi nhánh các ngân hàng đƣợc xây dựng ở tỉnh ngày càng nhiều, khả năng cạnh tranh trong hoạt động tín dụng giữa các ngân hàng là khó tránh khỏi. Ngân hàng nào cũng muốn phục vụ tốt khách hàng của mình vì mục tiêu lợi nhuận và góp phần vào sự phát triển của tỉnh Hậu Giang. Mặc dù là một Ngân hàng có tuổi đời còn non trẻ, Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt – Sở giao dịch (SGD) Hậu Giang luôn khẳng định đƣợc uy tín và chất lƣợng phục vụ khách hàng, đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế của Tỉnh Hậu Giang, thông qua việc cung cấp vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của ngƣời dân và cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích giúp ngƣời dân thuận tiện trong quá trình trao đổi, mua bán. Một vấn đề đặt ra đó là nhu cầu vốn của nền kinh tế ngày càng cao nhƣng phải làm thế nào để có thể huy động đƣợc lƣợng vốn đủ lớn, để có thể đáp ứng kịp thời cho những nhu cầu đó. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế có nhiều biến động 11 nhƣ hiện nay, giá cả thị trƣờng ngày càng tăng cao, ngƣời dân luôn lo sợ giá trị đồng tiền của mình sẽ bị giảm nếu lạm phát tăng cao, tâm lý e ngại khi quyết định gửi tiền hay đầu tƣ vào ngân hàng. Bên cạnh đó ngày càng nhiều kênh huy động vốn mới ra đời, chẳng hạn nhƣ thị trƣờng vàng, thị trƣờng bất động sản, bảo hiểm nhân thọ,… Điều này làm cho việc cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn ngày càng gay gắt. Thấy đƣợc tầm quan trọng, sự khó khăn và sự cần thiết trong hoạt động huy động vốn của các ngân hàng hiện nay nên tôi đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt_Sở Giao Dịch Hậu Giang” làm đề tài luận văn tốt nghiệp, nhằm đi sâu phân tích thực trạng phát triển hoạt động huy động vốn từ đó xây dựng giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn cho ngân hàng. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt_Sở Giao Dịch Hậu Giang giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, cùng những thuận lợi và khó khăn hiện có để thấy đƣợc những hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt Sở Giao Dịch Hậu Giang giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. - Đánh giá kết quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt Sở Giao Dịch Hậu Giang. - Đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao công tác huy động vốn trên cơ sở các tồn tại và nguyên nhân đã phân tích. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt Sở Giao Dịch Hậu Giang nhƣ thế nào qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013? - Kết quả huy động vốn của ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt SGD Hậu Giang trong giai đoạn 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 nhƣ thế nào? - Những nhân tố nào có ảnh hƣởng ý nghĩa đến hoạt động huy động vốn của NH Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang trong giai đoạn 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013? 12 - Làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của NH Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện tại Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang, cụ thể là các thông tin đƣợc thu thập tại Phòng Kế toán – Ngân quỹ của Ngân hàng cùng các thông tin khác chủ yếu đƣợc thu thập qua sách báo và các tài liệu có liên quan. 1.4.2 Thời gian nghiên cứu - Số liệu của đề tài đƣợc cung cấp tổng hợp trong 3 năm từ 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. - Đề tài đƣợc thực hiện từ 12/ 8/2013 đến 18/ 11/2013. 1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt – SGD Hậu Giang, xem xét nguồn vốn huy động ở một số góc độ theo các tiêu chí khác nhau, để thấy đƣợc sự biến động qua các năm và tìm ra nguyên nhân để hiểu rõ hơn về vấn đề. 1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU - Lê Thị Thanh Tuyền (2012). Luận văn phân tích mặt mạnh và mặt hạn chế của hoạt động HĐV và đề ra những giải pháp nâng cao kết quả huy động vốn của NH đồng thời cho thấy hoạt động huy động vốn của NH này đã đạt đƣợc những thành quả nhất định nhờ sử dụng nhiều biện pháp để tăng vốn huy động nhƣ: tăng lãi suất huy động cho khách hàng, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, cung cấp thêm nhiều sản phẩm huy động vốn cho khách hàng lựa chọn, kết hợp với các chƣơng trình khuyến mãi, quảng cáo,… góp phần làm tăng vốn huy động cho ngân hàng. Bên cạnh những mặt đạt đƣợc đó, đề tài vẫn còn một số hạn chế: đề tài chƣa đề cập đến một số chỉ tiêu đánh giá kết quả HĐV, chỉ đánh giá chung chung. Đề tài em sẽ cố gắng bổ sung, khắc phục hạn chế này, đồng thời đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐV. - Quách Quốc Thuận (2010). Đề tài giúp tôi hiểu rõ hơn về những nghiệp vụ HĐV và những rủi ro tài chính có thể xảy ra trong hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra đề tài cũng đã nêu ra những thành tựu đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế còn tồn tại trong việc HĐV. Tuy nhiên đề tài chỉ phân tích tình hình sử dụng vốn và chƣa phân tích các chỉ số tài chính đo lƣờng rủi ro trong hoạt động HĐV. Qua tham khảo luận văn giúp tôi có những điểm phát triển hơn là tôi không phân tích tình hình sử dụng vốn mà chỉ đi sâu phân tích tình hình HĐV, đồng thời tôi cũng đã phân tích những rủi ro nhƣng là rủi ro liên quan 13 đến HĐV để hiểu rõ hơn khi HĐV gặp phải những rủi ro gì để từ đó có những biện pháp nâng cao khả năng HĐV và phòng chống rủi ro có liên quan đến HĐV có thể xảy ra. - Bùi Thị Nhƣ Ý (2012). Đề tài nghiên cứu những nhân tố ảnh hƣởng đến việc gửi tiền của cá nhân vào ngân hàng và đƣa ra biện pháp để có những hình thức và dịch vụ phù hợp với những nhu cầu đó. Luận văn đã phân tích một cách chi tiết về các kênh thông tin khách hàng sử dụng khi có nhu cầu gửi tiền cũng nhƣ cung cấp một cái nhìn tổng quát về thói quen của khách hàng trên địa bàn, từ những thông tin trên tác giả đƣa ra những giải pháp rất phù hợp với thực tế nhằm tiếp cận và phục vụ khách hàng tốt hơn từ đó gia tăng nguồn tiền gửi từ dân cƣ vào ngân hàng. Tuy nhiên, đề tài chƣa đi sâu và làm rõ những nhân tố khác làm ảnh hƣởng đến lƣợng tiền gửi của khách hàng vào Ngân hàng. Đề tài của em sẽ đƣa ra và phân tích một vài nhân tố khác ảnh hƣởng đến hoạt động HĐV của Ngân hàng. 14 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1Một số vấn đề về NHTM 2.1.1.1 Khái niệm NHTM “Ngân hàng thƣơng mại ra đời và phát triển gắn liền với nền sản xuất hàng hóa, nó kinh doanh loại hàng hóa rất đặc biệt đó là “tiền tệ”, mà thực chất là kinh doanh “quyền sử dụng vốn”. Nghĩa là NHTM nhận tiền gửi của công chúng, của các tổ chức kinh tế (TCKT), xã hội, và sử dụng số tiền đó để cho vay và làm phƣơng tiện thanh toán với những điều kiện ràng buộc là phải trả lại vốn gốc và lãi nhất định theo thời hạn đã thỏa thuận.” (Thái Văn Đại, 2012, trang 1). 2.1.1.2 Vai trò của NHTM - Là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế. - Là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trƣờng. - Là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nƣớc. - Là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế. 2.1.2 Khái quát về nguồn vốn của NHTM Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động và tạo lập để đầu tƣ cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thực chất nguồn vốn của các NHTM là một bộ phận thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng mà khách hàng gửi vào ngân hàng với các mục đích khác nhau. Nói cách khác, khách hàng chuyển quyền sử dụng tiền tệ cho ngân hàng và ngân hàng trả cho khách hàng một khoản lãi, và ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung và phân phối vốn làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn trong nền kinh tế, phục vụ và kích thích mọi hoạt động kinh tế phát triển. Đồng thời chính các hoạt động đó lại quyết định đến sự tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của NH. (Thái Văn Đại, 2012, trang 4 - 8). Nguồn vốn của NH bao gồm: 2.1.2.1 Vốn chủ sở hữu - Vốn chủ sở hữu hay còn gọi là vốn tự có của ngân hàng bao gồm giá trị thực có của vốn điều lệ (VĐL), các quỹ dự trữ và một số nguồn vốn khác của ngân hàng theo qui định của Ngân hàng Trung ƣơng (NHTW). - Các chức năng của vốn chủ sở hữu: + Chức năng bảo vệ ngƣời gửi tiền. + Chức năng hoạt động ngân hàng. 15 + Chức năng điều chỉnh hay góp phần thỏa mãn yêu cầu của cơ quan quản lí ngân hàng. (Thái Văn Đại, 2012, trang 4). 2.1.2.2 Vốn huy động Vốn huy động: là khoản tiền đƣợc hình thành trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ nhận vốn từ những ngƣời gửi tiền và vay của các tổ chức tín dụng khác… Các khoản tiền này không thuộc quyền sở hữu của ngân hàng, nhƣng ngân hàng đƣợc quyền sử dụng và phải hoàn trả cho chủ sở hữu trong một thời gian nhất định, nên vốn này đƣợc xem nhƣ một khoản nợ ngân hàng. Nhƣ vậy trong quá trình hoạt động luôn phải dự trữ để đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả cho khách hàng. 2.1.2.3 Vốn đi vay và vốn khác Khi cần vốn với số lƣợng lớn hoặc cần thiết để bù đắp những thiếu hụt tạm thời thì buộc NHTM phải đi vay của TCTD khác hoặc của NHTW. 2.1.3 Các hình thức huy động vốn của NHTM Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của Ngân hàng. Để gia tăng tiền gửi trong môi trƣờng cạnh tranh và để có đƣợc nguồn tiền có chất lƣợng ngày càng cao, các Ngân hàng đã đƣa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau. 2.1.3.1 Huy động vốn theo tính chất của nguồn huy động 2.1.3.1.1 Huy động vốn qua nghiệp vụ nhận tiền gửi - Huy động tiền gửi không kì hạn (TG KKH) Đây là phần tiền huy động tƣơng đối quan trọng ở những nƣớc phát triển có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt cao. Mục đích của các khoản tiền gửi này không phải là để lấy lãi mà chủ yếu dùng để thanh toán. Khách hàng gửi tiền phần lớn là những TCKT, các doanh nghiệp, các cá nhân làm ăn buôn bán phải thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ liên tục. Ngƣời gửi tiền có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào, hoặc để trả cho ngƣời thứ ba. Hình thức rút có thể là tiền mặt hay qua hình thức thanh toán bằng séc. Đặc biệt ngƣời gửi tiền có thể không cần trực tiếp đến ngân hàng mà có thể rút qua các máy rút tiền tự động (máy ATM). - Huy động tiền gửi có kì hạn (TG CKH) Là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào ngân hàng và rút ra sau một thời hạn nhất định. Khoản này thƣờng gắn với các TCKT có chu kỳ kinh doanh gần nhƣ xác định, thời gian thanh toán tiền ổn định, ít có sự biến động. Phần tiền gửi này đƣợc ngân hàng sử dụng dễ dàng nên mức lãi suất ngân hàng phải trả cũng cao hơn. Ngƣời gửi tiền ngoài mục đích sử dụng các 16 dịch vụ ngân hàng còn có mục đích kiếm lời. Do đó, sự thay đổi lãi suất sẽ có tác động rất nhanh và rõ nét đối với nguồn VHĐ này của ngân hàng. - Huy động tiền gửi tiết kiệm (TG TK) Hoạt động này đem lại cho ngân hàng nguồn vốn chủ yếu trong tổng nguồn vốn hoạt động. Bao gồm: + Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn (TGTK KKH): Hình thức này gần giống nhƣ huy động TG KKH. Tuy nhiên so với TG KKH thì số dƣ của phần này ổn định hơn, ít biến động nên NH phải trả lãi suất cao hơn. + Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn (TGTK CKH): Ngƣời gửi tiền gửi vào ngân hàng và rút ra sau những thời hạn xác định: 3 tháng, 6 tháng,… Ngƣời gửi không đƣợc rút trƣớc, nếu rút trƣớc hạn sẽ bị phạt, đây là những khoản tiền có tính ổn định rất cao nên NH phải trả cho khách hàng với lãi suất gần nhƣ là cao nhất. Tuy nhiên, ở nƣớc ta hiện nay, để tăng sức cạnh tranh, thu hút đƣợc vốn các ngân hàng đã rất linh hoạt trong việc khách hàng rút ra trƣớc thời hạn. Có NH thì tính lãi cho khách hàng với lãi suất không kì hạn, có NH vẫn tính lãi suất đó với số ngày gửi thực tế. Trong vai trò là ngƣời điều hành chính sách tiền tệ của quốc gia, NHTW cũng thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với các ngân hàng trung gian trong vai trò điều tiết lƣợng tiền cung ứng. Vì vậy khi có nhu cầu, NHTM sẽ đƣợc NHTW cho vay vốn. 2.1.3.1.2 Huy động qua phát hành giấy tờ có giá (GTCG) GTCG là chứng nhận của TCTD phát hành để HĐV, trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các khoản cam kết khác giữa TCTD và ngƣời mua. (Thái Văn Đại, 2012, trang 8). + Chứng chỉ tiền gửi là GTCG ngắn hạn đƣợc phát hành với thời hạn và mệnh giá đƣợc ấn định trƣớc. + Trái phiếu ngân hàng là GTCG trung và dài hạn, xác nhận khoản nợ của khách hàng với ngƣời chủ ngân hàng, với những cam kết nhƣ thanh toán một số tiền xác định vào một ngày xác định trong tƣơng lai với thời hạn xác định cho trƣớc. Trái phiếu đƣợc phát hành trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. + Kỳ phiếu ngân hàng là một loại giấy tờ nhận nợ ngắn hạn do ngân hàng phát hành nhằm huy động vốn trong dân cƣ, chủ yếu để phục vụ cho những kế hoạch kinh doanh xác định của ngân hàng và cam kết thanh toán trong tƣơng lai. Việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu có ƣu thế: giúp Ngân hàng huy động đƣợc đúng số lƣợng vốn cần thiết và có thời hạn, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, chi phí của nguồn tiền này khá cao do ngân hàng phải trả lãi cao hơn các hình thức huy động truyền thống. 17 2.1.3.1.3 Huy động vốn qua các hình thức khác Để tăng cƣờng huy động vốn nhàn rỗi từ dân cƣ, các TCKT và các doanh nghiệp, các NHTM còn sử dụng các hình thức khác về dịch vụ xã hội: làm dịch vụ bảo lãnh, đại lí phát hành chứng khoán, trung gian thanh toán,… Nền kinh tế càng phát triển, các dịch vụ trên càng mang lại cho ngân hàng những nguồn huy động lớn, giúp cho ngân hàng có thể kinh doanh một cách an toàn và hiệu quả. 2.1.3. 2 Huy động vốn theo thời gian 2.1.3.2.1 Huy động vốn ngắn hạn Đây là hình thức huy động chủ yếu trong các NHTM thông qua việc phát hành các công cụ nợ ngắn hạn trên thị trƣờng tiền tệ và các nghiệp vụ nhận tiền gửi ngắn hạn, tiền gửi thanh toán (TGTT),… Do thời gian ngắn nên lãi suất huy động ngắn hạn thƣờng thấp, tính ổn định kém. Tiền gửi ngắn hạn từ thị trƣờng: là nguồn cơ bản, quan trọng nhất, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Nó không những đáp ứng đƣợc nhu cầu kinh doanh ngắn hạn của NHTM mà còn có sự chuyển hoán kì hạn để đầu tƣ cho vay dài hạn, giúp NHTM giảm bớt gánh nặng thiếu vốn trung và dài hạn. 2.1.3.2.2 Huy động trung và dài hạn Huy động vốn trung và dài hạn là nguồn VHĐ qua phát hành các công cụ nợ trên thị trƣờng vốn hoặc nhận tiền gửi trung và dài hạn (từ 1 đến 5 năm đối với trung hạn và từ 5 năm trở lên đối với dài hạn). Với nguồn vốn huy động này ngân hàng có thể sử dụng tƣơng đối dài và thuận tiện, là nguồn vốn rất quan trọng và cần thiết để ngân hàng thực hiện các hoạt động đầu tƣ, thay đổi công nghệ cao và cho vay trung và dài hạn với lãi suất cao. Do vậy, lãi suât huy động của nguồn này cũng thƣờng cao hơn so với nguồn ngắn hạn. 2.1.3.3 Huy động vốn theo đối tƣợng huy động 2.1.3.3.1 Huy động vốn từ dân cư Đây là một khu vực huy động đầy tiềm năng cho các ngân hàng. Ngân hàng huy động từ các khoản tiền nhàn rỗi của dân chúng và sau đó chuyển đến cho những ngƣời cần vốn để mở rộng đầu tƣ, kinh doanh. Nguồn huy động từ dân cƣ thƣờng khá ổn định. Hình thức huy động chính là thu hút đƣợc tiền gửi phí giao dịch. Ngân hàng sử dụng các tài khoản TGTK, TG CKH hoặc đi vay các cá nhân, hộ gia đình và cả TCKT. - Ngân hàng phát hành thẻ tiết kiệm không kì hạn để thu hút những món tiền nhỏ lẻ hoặc những món tiền có thời gian nhàn rỗi ngắn, khách hàng đƣợc nhận sổ tiết kiệm không kì hạn. Tài khoản này có thể gửi thêm hoặc rút ra bất cứ lúc nào nhƣng không đƣợc phát hành séc (đây là điểm khác biệt với tiền gửi giao dịch). 18 - Do nhu cầu gửi tiền của khách hàng rất đa dạng, tùy theo kế hoạch sử dụng tiền của họ trong hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai nên ngân hàng qui định nhiều loại kì hạn gửi tiền cho khách hàng lựa chọn, có thể kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng,… để thu hút TGTK CKH. - Hình thức đi vay này chính là phát hành GTCG ra thị trƣờng vốn: kỳ phiếu, trái phiếu, giấy chứng nhận tiền gửi, để phục vụ cho các cá nhân, hộ gia đình có vốn nhàn rỗi, có nhu cầu đầu tƣ vào những nơi an toàn cao và thu lợi nhuận nhiều. 2.1.3.3.2 Huy động vốn từ các TCKT: Đây là nguồn vốn huy động đƣợc đánh giá là rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Để tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí trong thanh toán, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có tài khoản trong ngân hàng. Các doanh nghiệp khi bán đƣợc hàng hóa đều gửi tiền vào ngân hàng và rút ra khi cần. Chu kỳ rút tiền của các doanh nghiệp và các TCKT không giống nhau, vì vậy ngân hàng luôn có trong tay một khoản tiền lớn có thể sử dụng một cách tƣơng đối thuận lợi. Tuy nhiên độ lớn của các khoản tiền này phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ, các tiện ích mà ngân hàng mang lại khi khách hàng sử dụng dịch vụ. 2.1.3.3.3 Huy động vốn từ các NHTM và các TCTD khác Trong quá trình hoạt động các ngân hàng thƣờng có các khoản tiền gửi lẫn nhau để thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán,… và việc vay lẫn nhau giữa các NH cũng làm tăng VHĐ. Điều này tuy không thƣờng xuyên, song vẫn cần thiết trong hoạt động kinh doanh của mỗi NH. Khi xuất hiện việc thiếu hụt dự trữ hay khả năng thanh toán bị đe dọa, các NHTM có thể vay lẫn nhau, quá trình vay này là một thỏa thuận tín dụng giữa hai bên. Trong số những đối tƣợng cho NH vay có một đối tƣợng đặc biệt đó là NHTW.NHTW đóng vay trò là ngƣời cho vay cuối cùng để cứu cho các NHTM khỏi các khó khăn gặp phải. Huy động vốn từ các NHTM và các TCTD khác tuy khá dễ nhƣng số lƣợng thƣờng không nhiều và chi phí huy động thƣờng cao hơn nên các NH thƣờng ít sử dụng hơn. 2.1.3.4 Huy động vốn theo loại tiền Trong VHĐ của các NHTM Việt Nam gồm có VHĐ bằng VNĐ và ngoại tệ. 2.1.3.4.1 Huy động vốn bằng nội tệ - Tiền gửi bằng nội tệ của các tầng lớp dân cƣ: Đây chủ yếu là TGTK, nguồn này có qui mô, cơ cấu lớn trong tổng nguồn huy động bằng nội tệ nhƣng tăng trƣởng không ổn định. 19 - Tiền gửi bằng nội tệ của các TCKT: nguồn tiền này cũng có quy mô, cơ cấu lớn trong tổng nguồn huy động. Tiền gửi này thƣờng là tiền gửi giao dịch hoặc có kỳ hạn ngắn, hƣởng lãi suất thấp. - Tiền gửi bằng nội tệ của các TCTD khác: Nguồn này có quy mô, cơ cấu nhỏ trong tổng nguồn tiền gửi bằng nội tệ. Nguồn tiền gửi của các TCTD khác thƣờng có mức độ tăng trƣởng khá cao nhƣng chủ yếu là nguồn trong thanh toán, ngân hàng cũng không sử dụng nhiều nguồn này để cho vay và đầu tƣ. 2.1.3.4.2 Huy động vốn bằng ngoại tệ - Tiền gửi bằng ngoại tệ của các tầng lớp dân cƣ: chiếm tỷ trọng nhỏ, việc huy động vốn bằng ngoại tệ luôn bị tác động mạnh bởi lãi suất ngoại tệ trên thị trƣờng quốc tế và tình trạng khan hiếm của đồng tiền. - Tiền gửi bằng ngoại tệ của các TCKT: Đây chủ yếu là các khoản tiền gửi trong thanh toán, TG CKH ngắn thƣờng từ 1- 3 tháng. - Tiền gửi bằng ngoại tệ của các TCTD khác: nguồn tiền này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng VHĐ bằng ngoại tệ. 2.1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn 2.1.4.1 Nhân tố khách quan Đây là các yếu tố bên ngoài mà khi tác động đến, NH hầu nhƣ không thể chống đỡ đƣợc, đây là các rủi ro không thể tránh khỏi. NH chỉ có thể nhận thức, dự báo và tìm cách giảm thiểu các rủi ro khi nó xảy ra. 2.1.4.1.1 Môi trường chính trị - pháp luật Kinh doanh NH là một trong những ngành chịu giám sát chặt chẽ của chính phủ, hoạt động NH đƣợc điều chỉnh rất chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật. Do đó, môi trƣờng pháp lý đã mang lại cho NH hàng loạt những cơ hội và không ít thách thức. Nhƣng không chỉ NH mà cả khách hàng cũng chịu rất nhiều sự điều chỉnh của rất nhiều bộ luật. Từ đó có thể nói hoạt động huy động vốn của NH luôn chịu ảnh hƣởng bởi các chính sách pháp luật của Nhà nƣớc và chính sách của NHTW nhƣ: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, chính sách tiền tệ, lãi suất tài chính, tín dụng,… nếu những chính sách này thay đổi sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến khả năng thu hút vốn và hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn của NHTM. 2.1.4.1.2 Môi trường kinh tế Sự thay đổi của các yếu tố nhƣ: tốc độ tăng trƣởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thu nhập bình quân đầu ngƣời, chính sách đầu tƣ, chi tiêu của chính phủ… luôn ảnh hƣởng đến khả năng thu hút vốn của NHTM. Môi trƣờng kinh tế ổn định là điều kiện thiết yếu cho sự tăng trƣởng kinh tế và đẩy mạnh thu 20 hút ngày càng nhiều nguồn vốn vào ngân hàng. Do nguồn vốn huy động phụ thuộc nhiều vào nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cƣ và các chủ thể khác trong nền kinh tế, nên khả năng huy động vốn của NH cũng chịu tác động từ tình hình kinh tế trên địa bàn. 2.1.4.1.3 Môi trường văn hóa - xã hội Mỗi quốc gia có nền văn hóa riêng, văn hóa chính là yếu tố tạo nên bản sắc của dân tộc nhƣ: thói quen, tập quán, tâm lý,… Đối với NH, hoạt động huy động vốn là hoạt động chịu nhiều ảnh hƣởng của môi trƣờng văn hóa. Ở các nƣớc phát triển, ngƣời dân có thói quen gửi tiền vào NH để hƣởng lãi và trong tiềm thức họ NH là một phần tất yếu của nền kinh tế. Do vậy, NH không gặp mấy khó khăn trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cƣ và TCKT. Ngƣợc lại, ở những nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, việc huy động vốn của NH gặp rất nhiều khó khăn, vì ngƣời dân Việt Nam vẫn chƣa quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Mặt khác, ngân hàng chƣa thực sự tạo đƣợc niềm tin đối với ngƣời dân cũng nhƣ chƣa chú trọng đến công tác marketing, tiếp thị, quảng cáo,… Ngoài ra, ngƣời dân còn thiếu hiểu biết về chủ trƣơng chính sách của nhà nƣớc trong hoạt động của NH. Vì vậy, cho đến ngày nay vẫn còn tình trạng khách hàng có tiền nhƣng không muốn gửi vào ngân hàng vì không biết phải làm những thủ tục nhƣ thế nào hoặc ngƣời dân ngại mất thời gian làm thủ tục. 2.1.4.2 Nhân tố chủ quan 2.1.4.2.1 Lãi suất Lãi suất huy động là mối quan tâm hàng đầu chủ yếu nhất khi một cá nhân hay một tổ chức kinh tế nào đó muốn gửi tiền vào ngân hàng. Điều này hoàn toàn hợp lí, bởi vì trong nền kinh tế thị trƣờng thì lĩnh vực có lợi nhuận cao hơn bao giờ cũng thu hút đƣợc nhiều ngƣời tham gia đầu tƣ. Tuy nhiên, nguồn tiền gửi không chỉ phụ thuộc vào lãi suất cao mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhƣ: kỳ hạn, mức độ rủi ro, điều kiện thanh toán,… nhƣng lãi suất cao, linh hoạt, hợp lí luôn có tác dụng kích thích ngƣời gửi tiền. Nhƣ vậy lãi suất là yếu tố ảnh hƣởng lớn nhất đến quy mô, nguồn vốn thu hút vào ngân hàng. Về phía ngân hàng, đa số các khoản tiền huy động đều phải chịu mức dự trữ bắt buộc. Hơn thế nữa, số lần trả lãi trong kỳ gửi tiền, trả lãi trƣớc, hay sau cũng góp phần thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Một chỉ tiêu chung nhất để đánh giá chi phí huy động vốn đối với nguồn tiền của ngân hàng là lãi suất cạnh tranh. Lãi suất là yếu tố nhạy cảm và thƣờng xuyên thay đổi, gắn liền với sự thay đổi của quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế thị trƣờng với những diễn biến và thay đổi nhanh nhƣ hiện nay. Các NHTM 21 cần theo dõi kỹ sự biến động đó để có những biện pháp ứng phó kịp thời nhằm ổn định tình hình kinh doanh của NH. 2.1.4.2.2 Năng lực, trình độ của cán bộ NH Không chỉ riêng NH mà trong bất cứ hoạt động nào, ngành nghề nào, yếu tố con ngƣời đƣợc đặt lên hàng đầu. Các cán bộ nhân viên ngân hàng có năng lực sẽ phán đoán, xử lý chính xác các tình huống. Trình độ của cán bộ NH cao sẽ làm cho các thao tác nghiệp vụ đƣợc thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Thái độ tiếp xúc của nhân viên với khách hàng cũng rất quan trọng, nó có thể lôi kéo khách hàng, làm gia tăng nguồn vốn huy động và ngƣợc lại cũng có thể làm khách hàng rời bỏ ngân hàng, gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng trong hoạt động huy động huy động vốn của NH. Do đó, để tăng cƣờng huy động vốn thì một điều cực kì quan trọng là các nhân viên NH phải có đủ các tiêu chí của một nhân viên NH chuyên nghiệp: Hiểu biết khách hàng, hiểu biết nghiệp vụ, hiểu biết quy trình, hoàn thiện phong cách phục vụ. 2.1.4.2.3 Uy tín của ngân hàng Uy tín của NH là hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng, là niềm tin của khách hàng đối với NH. Uy tín của NH đƣợc xây dựng bằng cả một quá trình lâu dài. Ngƣời gửi tiền khi gửi thƣờng lựa chọn những NH lâu đời chứ không phải là những NH mới thành lập. Ngân hàng lớn thƣờng đƣợc ƣu tiên lựa chọn hơn so với NH nhỏ. Những NH có uy tín luôn chiếm đƣợc lòng tin của khách hàng, là tiền đề cho việc huy động đƣợc những nguồn vốn lớn hơn với chi phí rẻ hơn. Đồng thời đối với ngân hàng, uy tín đối với ngƣời gửi tiền thể hiện ở việc đáp ứng mọi nhu cầu của dân chúng đảm bảo trả vốn lẫn lãi đúng thời hạn và đảm bảo chi trả thanh toán khi có yêu cầu. 2.1.4.2.4 Trình độ công nghệ ngân hàng Có thể nói công nghệ NH ngày càng hiện đại, khác xa so với trƣớc đây. Việc sử dụng máy tính là điều không thể thiếu trong hoạt động NH, nhờ có hệ thống thông tin hiện đại, NH có thể thu thập thông tin về khách hàng, về thị trƣờng một cách tốt nhất. Từ đó, có thể hoạch định ra các hình thức huy động, thời gian huy động, cách tính lãi…. Khiến cho NH có thể nâng cao hiệu quả huy động vốn. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến, đó là một xu thế tất yếu. Việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ khiến cho các NH ngày càng gắn liền với các hoạt động xã hội. Ngoài ra, mạng lƣới huy động vốn cũng tác động đến việc huy động vốn của NH. Mạng lƣới huy động rộng rãi sẽ tạo sự thuận tiện cho ngƣời gửi tiền. Mạng lƣới hẹp sẽ gây khó khăn cho khách hàng có tiền nhàn rỗi gửi vào NH vì không những chi phí giao dịch lớn mà còn mất nhiều thời gian. 22 2.1.4.2.5 Các hoạt động Marketing ngân hàng Hiện nay, các NH cạnh tranh gay gắt với nhau trong tìm kiếm thị trƣờng và thu hút khách hàng. Để có thể lôi kéo đƣợc nhiều khách hàng đến với NH, mỗi NH đã không tiếc chi phí bỏ ra cho việc truyền thông. Các NH thƣờng sử dụng các hình thức quảng cáo, khuyến mãi nhằm mục đích lôi kéo khách hàng đến với ngân hàng cũng nhƣ sử dụng logo, biểu tƣợng để khách hàng nhớ đến tên của NH mình khi họ nảy sinh những nhu cầu về những dịch vụ tài chính. 2.1.5 Những rủi ro thƣờng gặp trong huy động vốn - Rủi ro thanh khoản: ngân hàng có mức thanh khoản thấp đồng nghĩa với khả năng thanh toán các khoản lãi và nợ đến hạn của khách hàng kém. Điều này sẽ không khuyến khích khách hàng gửi tiền vào NH. ả Rủi ro thanh khoản = ả ố ề ắ ử ạ (2.1) + Tài sản thanh khoản bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHTW, tiền gửi tại các TCTD trong và ngoài nƣớc, các chứng khoán ngắn hạn,… + Vốn tiền gửi (huy động): Tiền gửi huy động từ các TCKT, dân cƣ, tiền gửi của các TCTD khác… + Hệ số thanh khoản chỉ sự so sánh giữa số tiền cần thiết thanh toán cho ngƣời gửi tiền rút ra và sự gia tăng cho vay với nguồn lực thực sự hoặc tiềm năng trong thanh toán. Hệ số thanh khoản của NH cho thấy rủi ro thấp và lợi nhuận cũng giảm dần. - Rủi ro lãi suất: lãi suất tác động trực tiếp đến huy động vốn. Vì lãi suất là công cụ đắc lực của NH trong huy động vốn, khách hàng sẽ quay lƣng với ngân hàng và đầu tƣ vào các kênh khác có lãi suất cao hơn. Rủi ro lãi suất hình thành có thể do lạm phát hoặc khủng hoảng kinh tế xảy ra. Rủi ro lãi suất = ả ồ ạ ố ả ạ ớ ả ấ ớ ấ (2.2) + Tài sản nhạy cảm với lãi suất bao gồm: Cho vay ngắn hạn, tiền gửi tại các TCTD trong và ngoài nƣớc, tiền gửi thanh toán tại NHTW, … + Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất bao gồm: Tiền gửi của các TCTD khác, tiền gửi ngắn hạn của cá nhân và TCKT, … - Rủi ro lãi suất có liên quan đến sự thay đổi trong thu nhập tài sản và nợ phải trả và giá trị gây ra bởi sự thay đổi của lãi suất, có nghĩa là đo lƣờng dự đoán xu hƣớng của thu nhập khi lãi suất trên thị trƣờng thay đổi và rủi ro lãi 23 suất xảy ra nếu lãi suất trên thị trƣờng thay đổi làm giảm thu nhập của NH. Nếu một NH có tỷ số này lớn hơn 1 thì thu nhập của NH sẽ giảm nếu lãi suất trên thị trƣờng giảm, vì lúc này thu nhập sẽ giảm nhanh hơn chi phí. Rủi ro lãi suất nhỏ nhất khi chỉ tiêu này bằng 1, vì lúc này lãi suất có thay đổi cũng không ảnh hƣởng đến thu nhập của NH, nhƣng đây là một tỷ số rất khó để các NH có thể đạt đƣợc. 2.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn. 2.1.6.1 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn Là chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng thông qua tỷ trọng đóng góp của vốn huy động trong tổng nguồn vốn. ố Vốn huy động trên tổng nguồn vốn = ộ ồ ố ổ X (2.3) Hầu hết các ngân hàng đều xem huy động vốn là vấn đề không thể thiếu đƣợc trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì càng tốt cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do đó các ngân hàng luôn tìm cách đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để thu hút thêm nguồn vốn. 2.1.6.2 Tổng số dư nợ trên tổng nguồn vốn Là chỉ tiêu cho biết tỷ trọng đầu tƣ vào vốn tín dụng cho vay của ngân hàng so với tổng nguồn vốn. Dƣ nợ trên tổng vốn huy động = ố ƣ ợ ộ X 100 % (2.4) Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu nguồn vốn huy động tham gia vào dƣ nợ. Nó cho biết khả năng sử dụng vốn của ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Vì nếu chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp. Ngƣợc lại chỉ tiêu này càng nhỏ thì ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả. 2.1.6.3 Phân tích tổng quát nguồn vốn Tỷ lệ % từng khoản mục NV = ố ƣ ừ ả ổ ố ụ ộ (2.5) Chỉ số này sẽ giúp nhà phân tích biết đƣợc cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Mỗi một nguồn vốn đều có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả khác nhau… Do đó ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lƣợc huy động vốn tốt nhất trong từng thời kì nhất định. 24 2.1.6.4 Phân tích về cơ cấu vốn huy động Đây là chỉ số xác định cơ cấu nguồn vốn huy động của NH. Mỗi loại nguồn vốn có đặc điểm khác nhau về đối tƣợng huy động, thời hạn, lãi suất, chính vì thế việc tính toán cơ cấu vốn nhƣ thế nào rất quan trọng. Tỷ trọng % từng loại tiền gửi = ố ƣ ừ ổ ạ ố ề ử ộ (2.6) 2.1.6.5 Vốn huy động có kỳ hạn/ Tổng nguồn vốn huy động Tỷ lệ VHĐ có kì hạn = ổ ố ổ ộ ố ạ ộ (2.7) 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu - Số liệu đƣợc sử dụng trong bài phân tích chủ yếu là số liệu thứ cấp, đƣợc thu thập tại ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt - Sở Giao dịch Hậu Giang. - Thu thập qua các bảng cân đối tài khoản, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng thuyết minh báo cáo tài chính đƣợc lƣu tại phòng Kế toán tổng hợp. - Tham khảo sách báo và các bài viết qua các nguồn internet, các giáo trình, … 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu 2.2.2.1 Phương pháp phân tích thống kê mô tả Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phƣơng pháp đo lƣờng, mô tả dữ liệu bằng các phép tính và các chỉ số thống kê thông thƣờng nhƣ tỷ số, số trung bình…và về trình bày số liệu (bảng, biểu đồ, …). Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong nghiên cứu nhằm phân tích đánh giá các số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ báo cáo hàng năm của ngân hàng. 2.2.2.2 Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kì phân tích với kì gốc của chỉ tiêu kinh tế. Công thức: ∆y = y1- y0 . Trongđó: y0: Chỉ tiêu năm trƣớc (kỳ gốc) y1: Chỉ tiêu năm sau 25 ∆y: Phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phƣơng pháp này phản ánh biến động về quy mô, khối lƣợng của đối tƣợng phân tích bằng một con số cụ thể tuyệt đối. Nó phản ánh thực trạng huy động vốn của năm gốc so với năm thực tế, cho thấy lƣợng tăng giảm tuyệt đối giữa hai thời kỳ liên tiếp nhau, từ đó tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế và đề ra biện pháp khắc phục. 2.2.2.3 Phương pháp so sánh bằng số tương đối Là kết quả của phép chia giữa trị số của kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Công thức: ∆y = . Trong đó: y0: Chỉ tiêu năm trƣớc (kỳ gốc) y1: Chỉ tiêu năm sau ∆y: Tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế Phƣơng pháp này dùng để phản ánh phần trăm (%) thay đổi của đối tƣợng phân tích so với chỉ tiêu cơ sở, đo lƣờng sự tăng giảm nhằm thể hiện tốc độ tăng trƣởng của đối tƣợng, làm rõ tình hình biến động về mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 2.2.2.4 Phương pháp phân tích tỷ trọng Phƣơng pháp này dùng để xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm đƣợc trong tổng thể của các yếu tố đang xem xét, để thấy đƣợc kết cấu, mối quan hệ, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu, thấy đƣợc tỷ trọng và vị trí của bộ phận trong tổng thể, phản ánh cơ cấu, tỷ trọng của từng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn. 2.2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu Sau khi thu thập số liệu, các số liệu này sẽ xử lý bằng các chƣơng trình ứng dụng nhƣ word, excel trƣớc khi thể hiện trên các bảng và đồ thị. 26 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN – LIÊN VIỆT SGD HẬU GIANG 3.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG 3.1.1 Điều kiện tự nhiên Tỉnh Hậu Giang có vị trí trung tâm của tiểu vùng Tây Sông Hậu, có hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi, là đầu mối tập trung và liên kết với các tỉnh miền Tây Nam Bộ trong việc phát triển kinh tế của cả vùng. Theo địa giới hành chính, tỉnh Hậu giang có diện tích tự nhiên 160.114,17 ha. Có vị trí tiếp giáp nhƣ sau: + Phía Bắc giáp Tp. Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long; + Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu; + Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng; + Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang. Tỉnh Hậu Giang đƣợc thành lập trên cơ sở tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội, hiện có 7 đơn vị hành chính, gồm Thành phố Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy và 5 huyện: Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành, Châu Thành A. Trong 7 đơn vị hành chính gồm có 75 xã, phƣờng. Hậu Giang nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, giữa một mạng lƣới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nhƣ: sông Hậu, sông Cần Thơ, sông Cái Tƣ, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No, sông Cái sắn, … Các tuyến đƣờng lớn chạy qua tỉnh là quốc lộ 1A, quốc lộ 61, quốc lộ 61B. Diện tích tự nhiên là 160.114,17 ha, dân số gần 769.200 ngƣời (2011), mật độ dân số đạt 480 ngƣời/km2. Hậu Giang có tiềm lực kinh tế lớn, phong phú và đa dạng, sản xuất nông nghiệp là chính (diện tích đất nông nghiệp là 139.338,2 ha, chiếm tỷ lệ 87,02 %), là thế mạnh hàng đầu giữ vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 3.1.2 Tình hình kinh tế xã hội Tỉnh Hậu Giang có thế mạnh về phát triển sản xuất lúa gạo, đang dần trở thành một trong những trung tâm sản xuất lúa gạo quan trọng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, Hậu Giang cũng có sự phong phú về cây ăn quả và thủy sản, đặc biệt là cây bƣởi Năm Roi Phú Hữu, cây khóm Cầu Đúc và cá thát lát. 27 Đất Hậu Giang là một trong những cái noi kháng chiến của Nam Bộ, ngƣời Hậu Giang có truyền thống đoàn kết, anh hùng bất khuất trong chiến đấu, cần cù, sáng tạo trong lao động, đã và đang vƣợt qua khó khăn thách thức để xây dựng tỉnh Hậu Giang trở thành một tỉnh phát triển. Hệ thống giao thông đƣờng thủy, đƣờng bộ mới đƣợc đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thƣơng của tỉnh Hậu Giang với các tỉnh trong khu vực và cả nƣớc. Hậu Giang có tiềm năng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và du lịch sinh thái. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hậu Giang luôn tạo điều kiện thuận lợi và mời gọi các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp, đồng bào trong và ngoài nƣớc đến Hậu Giang để đầu tƣ, xây dựng, góp phần đẩy nhanh quá triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Môi trƣờng đầu tƣ của Hậu Giang không ngừng đƣợc cải thiện, thông qua đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), năm 2012 Hậu Giang xếp thứ 11/63 tỉnh, thành trong cả nƣớc, tăng 32 bậc so với năm 2011, xếp thứ 7/13 ở ĐBSCL. Do vậy tuy vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là về thị trƣờng tiêu thụ, nhƣng đã có 181 doanh nghiệp thành lập mới, tổng vốn đăng ký là 674 tỷ đồng, tăng 19,8% so cùng kỳ, lũy kế có 2.232 doanh nghiệp, tổng vốn 22.319 tỷ đồng. Thành phố Vị Thanh cách TP Cần Thơ khoảng 65 km về phía Nam. Từ xa xƣa vùng đất này đã là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Ngày nay, thành phố Vị Thanh còn là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và là đầu mối giao thông của tỉnh Hậu Giang, là điểm tựa quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của tỉnh Hậu Giang và tiểu vùng Tây sông Hậu, có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng. Cơ cấu kinh tế của thành phố Vị Thanh đang phát triển theo hƣớng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Trong quá trình phát triển, thành phố Vị Thanh có nhu cầu vốn đầu tƣ lớn cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của một đô thị tỉnh lỵ đang phát triển. 3.2 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN – LIÊN VIỆT SGD HẬU GIANG 3.2.1 Khái quát về ngân hàng Bƣu Điện Liên Việt Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) đƣợc thành lập theo giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP – NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam với vốn điều lệ ban đầu là 3.300 tỷ đồng. 28 Ngày 21/02/2011, Ngân hàng Liên Việt đã nhận sự góp vốn từ Tổng Công ty Bƣu chính Việt Nam (VietNam Post), bằng giá trị Công ty Dịch vụ tiết kiệm Bƣu Điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Bƣu điện Liên Việt – LienVietPostBank. Cùng việc đổi tên này, Tổng Công ty Bƣu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank và với số vốn điều lệ 6.460 tỷ đồng, LienVietPostBank hiện là 01 trong 10 Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. Cổ đông sáng lập của LienVietPostBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thƣơng mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). Các cổ đông và đối tác chiến lƣợc của LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính – Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nƣớc ngoài nhƣ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ),… Hiện nay mạng lƣới hoạt động của Ngân hàng Bƣu điện Liên đƣợc phát triển rộng khắp nhƣ ở Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Cần Thơ, TP Vị Thanh, TP Đà Nẵng, TP Hải Phòng, Quãng Ngãi, Lạng Sơn, Quãng Ninh, An Giang, Cà Mau, Khánh Hòa, Thanh Hóa,… Qua quá trình hoạt động và phát triển trong thời gian qua, giá trị của LienVietPostBank đƣợc xây dựng trên nền tảng tập hợp các nguyên tắc dẫn đƣờng cốt lõi mang bản sắc văn hóa riêng trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm tinh túy nhất, xuất phát từ con ngƣời, vì con ngƣời, tổ chức thực hiện quyết liệt, có tính chất hệ thống cao, sức lan tỏa rộng và đổi mới không ngừng. Đó là điều kiện tiên quyết vì sự phát triển lâu dài, bền vững trong hệ thống Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt, định hƣớng xây dựng trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch và gắn kết xã hội trong kinh doanh. Đồng thời với sứ mệnh cung cấp cho khách hàng và xã hội các sản phẩm, dịch vụ đa dạng với chất lƣợng cao. Cùng chiến lƣợc kinh doanh: bán lẻ - dịch vụ - kinh doanh đa năng, LienvietPostBank phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam – Ngân hàng của mọi ngƣời. 3.2.2 Khái quát về Ngân hàng Bƣu Điện Liên Việt - Sở Giao dịch Hậu Giang Địa chỉ: Số 32, Đƣờng Nguyễn Công Trứ, Phƣờng I, TP Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang. Tên giao dịch: Lien Viet Post Joint Stock Commercial Bank Tên viết tắt: LienVietPostBank 29 Điện thoại: 07116.270.665, Fax: 0711.3581.737 Email: haugiang@lienvietpostbank.net Vốn điều lệ: 3.650 tỷ đồng Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt (LienVietPostBank) đã chính thức khai trƣơng hoạt động tại trụ sở chính tại TP Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang vào ngày 01/05/2008. Với số vốn điều lệ 3.300 tỷ đồng, đứng thứ hai trong khối ngân hàng TMCP, Ngân hàng Liên Việt là một “nguồn cung vốn mới” cho thị trƣờng tài chính tiền tệ đang “khát” vốn nhƣ hiện nay. Bán lẻ dịch vụ kết hợp với bán buôn và kinh doanh đa năng. Chọn Hậu Giang, một tỉnh mới thành lập, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 34-35% GDP (năm 2007) với xu thế chuyển dịch kinh tế đang diễn ra khá nhanh làm địa bàn đứng chân, LienVietPostBank muốn khẳng định vai trò trợ thủ nền kinh tế địa phƣơng theo bản sắc Phƣơng Đông và niềm tự hào dân tộc Việt Nam. Với lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, Hậu Giang có vai trò quan trọng trong trung chuyển và giao lƣu kinh tế của vùng Tây Nam Bộ và Bắc bán đảo Cà Mau về các lĩnh vực: Phát triển nông nghiệp, công nghiệp, chế biến nông - thủy sản, vận tải hàng hóa… Ngoài ra, Hậu Giang còn là đầu mối giao thông quan trọng giữa TP Cần Thơ và các tỉnh khác nhƣ Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Với những điều kiện thuận lợi trên, Hậu Giang thu hút đƣợc rất nhiều nhà đầu tƣ từ bên ngoài tìm đến. Nhờ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngân hàng Bƣu Điện Liên Việt – SGD Hậu Giang. “Gắn xã hội trong kinh doanh” là phƣơng châm hoạt động mang tính lâu dài của LienVietPostBank. Song song với việc phát triển có hiệu quả hoạt động kinh doanh, LienVietPostBank cam kết tích cực đóng góp cho cộng đồng và xã hội thông qua các hoạt động xã hội trực tiếp, các hoạt động tài trợ, các phong trào từ thiện, từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm xã hội của mỗi thành viên trong “đại gia đình” LienVietPostBank. Qua quá trình nỗ lực liên tục để đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội và của cộng đồng bất cứ nơi nào ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt có mặt, ngân hàng đã nhận đƣợc các giải thƣởng tiêu biểu sau: - Chứng nhận và Cúp đạt thƣơng hiệu vàng của Cục chống hàng giả, Bộ Công Thƣơng cấp. - Bằng khen và cúp vì ngƣời nghèo Hậu Giang trong chƣơng trình “Nghĩa tình Hậu Giang”. 30 - Chứng nhận một trong dịch vụ tài chính hàng đầu tại thị trƣờng Việt Nam 2009. Danh sách 200 Sản phẩm – dịch vụ tin dùng 2009, một chƣơng trình do Thời Báo kinh tế Việt Nam tổ chức. - Chứng nhận và Cúp Giải thƣởng Sao Khuê năm 2010 nhƣ tấm gƣơng tiêu biểu trong các Doanh nghiệp Việt Nam về ứng dụng công nghệ thông tin. Giải thƣởng quan trọng nhất của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam, do Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) trao tặng. - Giải thƣởng thƣơng vụ M&A xuất sắc do diễn đàn M&A Việt Nam 2011 trao tặng do thƣơng vụ VietNamPost góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bƣu điện và bằng tiền mặt. - Thƣơng hiệu Vàng năm 2012 , Logo và Slogan ấn tƣợng năm 2012, Chứng chỉ xuất sắc trong xử lý điện thanh toán chuẩn quốc tế do Well Fargo (Mỹ) trao tặng. - Giải Thƣơng hiệu Mạnh Việt Nam 2012 do Ban Biên tập và cộng đồng độc giả Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn. - Chứng nhận LienVietPostBank là một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. 31 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG 3.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hội sở Ban giám đốc chi nhánh Phòng khách hàng Phòng quản lý tín dụng Phòng Kế toán ngân quỹ Phòng tổng hợp Phòng quản lý các PGDBĐ Phát triển kinh doanh Thẩm định tài sản Kế toán tin học Kế hoạch tổng hợp Quản lý nghiệp vụ Khách hàng doanh nghiệp Quản lý tín dụng Kế toán giao dịch Hành chính nhân sự Đối soát Khách hàng cá nhân Tài trợ thƣơng mại Ngân quỹ Tổng hợp số liệu Phòng giao dịch Nguồn: Phòng khách hàng LienVietPostBank – SGD Hậu Giang, 2010 – 6T ĐN 2013 Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức LienVietPostBank-Sở Giao dịch Hậu Giang 32 3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban  Giám đốc + Giám đốc là ngƣời đứng đầu chi nhánh, có thẩm quyền cao nhất trong việc quản lý, điều hành hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc, hội đồng quản trị và pháp luật về mọi hoạt động của chi nhánh, kể cả khi đã phân công, ủy quyền cho ngƣời khác. + Chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả kinh doanh đƣợc giao và công tác tổ chức quản lý, điều hành hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh, đảm bảo tuân thủ quy định nội bộ của ngân hàng và pháp luật. + Có trách nhiệm phân công công việc cụ thể, giao kế hoạch, hƣớng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc cấp dƣới thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh trên cơ sở tuân thủ quy định của ngân hàng và pháp luật. + Đƣợc phân công ủy quyền cho phó giám đốc chi nhánh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Đƣợc ủy quyền cho các giám đốc PGD phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng trong hạn mức phê duyệt tín dụng đƣợc giao của giám đốc chi nhánh. + Thực hiện công tác quản lí nhân sự bao gồm tiếp nhận, bổ nhiệm, đánh giá, miễn nhiệm, thuyên chuyển, điều động, cho nghỉ việc, khen thƣởng, kỷ luật,… đối với cán bộ, nhân viên của chi nhánh. + Có trách nhiệm đào tạo, hƣớng dẫn, bồi dƣỡng năng lực nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên chi nhánh. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định có liên quan của ngân hàng và thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng giám đốc và HĐQT.  Phòng khách hàng - Thực hiện công tác phát triển kinh doanh trên địa bàn hoạt động của chi nhánh, phát triển và quản lý khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân, và các đối tƣợng khách hàng có sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. - Thực hiện chức năng kinh doanh tại chi nhánh thông qua nghiệp vụ cấp tín dụng, huy động vốn, thanh toán các nghiệp vụ ngân hàng khác theo quy định của ngân hàng và pháp luật. - Tham mƣu cho Giám đốc chi nhánh trong việc triển khai các hoạt động kinh doanh tại chi nhánh và trong việc đề xuất, kiến nghị với hội sở các nội dung cần thiết trong việc xây dựng chính sách và các quy định liên quan tới khách hàng.  Bộ phận Khách hàng doanh nghiệp: + Thực hiện kinh doanh tất cả các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp. 33 + Xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh theo tháng/ quý/ năm đối với khách hàng doanh nghiệp, quản lý theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất với Giám đốc chi nhánh các biện pháp khắc phục khó khăn trong quá trình thực hiện. + Tổ chức quản lí và thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp bao gồm các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, bảo lãnh… theo các quy định liên quan của ngân hàng. + Thực hiện công tác tiếp thị sản phẩm, tiếp xúc thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng doanh nghiệp để đề xuất cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp tăng cƣờng năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần sản phẩm, dịch vụ khách hàng doanh nghiệp . + Tham mƣu cho Giám đốc chi nhánh trong việc đề xuất với các đơn vị/bộ phận liên quan tại Hội sở để xây dựng chính sách đối với khách hàng doanh nghiệp. + Thực hiện việc bán chéo sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.  Bộ phận Khách hàng cá nhân: + Thực hiện kinh doanh tất cả các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng cá nhân. + Xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh theo tháng/ quý/ năm đối với khách hàng cá nhân, quản lý theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất với Giám đốc chi nhánh các biện pháp khắc phục khó khăn trong quá trình thực hiện. + Tổ chức quản lí và thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân theo các quy định liên quan của ngân hàng. + Thực hiện công tác tiếp thị sản phẩm, tiếp xúc thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng cá nhân trên địa bàn để đề xuất cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp tăng cƣờng năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần sản phẩm, dịch vụ khách hàng cá nhân . + Tham mƣu cho Giám đốc chi nhánh trong việc đề xuất với các đơn vị/bộ phận liên quan tại Hội sở để xây dựng chính sách đối với khách hàng cá nhân. + Thực hiện việc bán chéo sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.  Bộ phận Tài trợ thƣơng mại + Tìm kiếm, phát triển khách hàng sử dụng dịch vụ tài trợ thƣơng mại, thanh toán quốc tế. 34 + Là đầu mối tiếp nhận hồ sơ, hƣớng dẫn khách hàng kiểm tra, thẩm định, đề xuất thực hiện các vấn đề liên quan đến nhu cầu tài trợ thƣơng mại, thanh toán quốc tế của khách hàng doanh nghiệp theo đúng quy trình và quy định nghiệp vụ của ngân hàng. + Thực hiện kinh doanh ngoại tệ theo quy định của ngân hàng. + Đầu mối theo dõi quản lý, lƣu trữ hồ sơ thanh toán quốc tế, tài trợ thƣơng mại của khách hàng tại chi nhánh, xử lí nghiệp vụ theo quy trình nghiệp vụ của ngân hàng.  Phòng quản lý tín dụng:  Chức năng + Tổ chức quản lý và thực hiện nghiệp vụ quản lý tín dụng, thẩm định và quản lý tài sản đảm bảo, hỗ trợ tín dụng. + Tham mƣu cho Giám đốc SGD và các khối chức năng trong việc xây dựng chính sách quản lý tín dụng, thẩm định và quản lý tài sản đảm bảo, hỗ trợ tín dụng. + Xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm, theo dõi đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất với Giám đốc chi nhánh các biện pháp khắc phục khó khăn trong công tác. + Thực hiện công tác quản lí rủi ro, đảm bảo khả năng nhận biết và đánh giá rủi ro, kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn các rủi ro trong khi thực hiện nhiệm vụ kinh doanh. + Tham mƣu cho giám đốc chi nhánh trong việc triển khai các hoạt động quản lý tín dụng tại chi nhánh và trong việc đề xuất, kiến nghị với Hội sở các nội dung cần thiết để xây dựng các nội dung liên quan tới quản lí tín dụng.  Phòng kế toán – Ngân quỹ + Quản lý tài chính, thực hiện hạch toán kế toán tại SGD. + Thực hiện công tác tin học, nghiệp vụ cho SGD. + Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng, công tác thanh toán, huy động thu chi tiền mặt, quản lý kho quỹ,…Theo quy định của NHNN và quy định của Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt. + Thực hiện công tác tiếp thị, thu nhận ý kiến đóng góp của khách hàng, đề xuất cho Giám đốc SGD các biện pháp cải tiến nhằm tăng cƣờng năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần. + Tham mƣu cho Giám đốc SGD để đề xuất với các cấp có thẩm quyền trong việc xây dựng chính sách, chế độ tài chính kế toán và giao dịch khách hàng, ngân quỹ. 35 + Xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm, theo dõi đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Giám đốc SGD các biện pháp khắc phục khó khăn trong công tác.  Nhiệm vụ - Kế toán- tin học + Lập kế hoạch tài chính, kế hoạch chi phí hoạt động cho chi nhánh,phối hợp với phòng tổng hợp lập kế hoạch kinh doanh, theo dõi, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của chi nhánh. + Thực hiện công tác hạch toán kế toán tại chi nhánh theo quy định. + Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong hệ thống ngân hàng và giữa chi nhánh với ngân hàng khác. + Tiếp nhận, kiểm tra và tổng hợp số liệu kế toán phát sinh tại chi nhánh, thực hiện báo cáo thống kê theo quy định. + Quản lí số dƣ tài khoản của chi nhánh tại ngân hàng khác và của ngân hàng khác tại chi nhánh khác phục vụ cho giao dịch lien ngân hàng. + Quản lý trạng thái ngoại hối tại chi nhánh. + Chịu trách nhiệm hậu kiểm chứng từ kế toán tại chi nhánh, đề xuất biện pháp xử lý các trƣờng hợp sai sót. + Giải quyết các công việc có liên quan đến nghiệp vụ tin học tại chi nhánh. - Kế toán giao dịch + Thực hiện công tác tiếp thị khách hàng để cung cấp và bán chéo các sản phẩm của ngân hàng. + Mở và quản lý các tài khoản của ngân hàng. + Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán: chuyển tiền nội địa, chi trả kiều hối và các dịch vụ thanh toán khác. + Phối hợp các đơn vị/ bộ phận lien quan tại chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ kế toán tiền vay: giải ngân, thu nợ, thu phí theo quy định. + Thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, thu đổi ngoại tệ. + Phối hợp với nhóm phát triển kinh doanh thuộc phòng khách hàng trong việc chăm sóc và phát triển khách hàng tiền gửi. + Thực hiện các dịch vụ, nghiệp vụ khác theo quy định của ngân hàng. - Ngân quỹ + Điều hòa thanh khoản tiền mặt tại chi nhánh. 36 + Thực hiện thu, chi tiền mặt tại quầy, kiểm đếm, đóng bó tiền mặt theo đúng tiêu chuẩn quy định. + Thực hiện kiểm kê kho quỹ theo định kỳ và đột xuất theo quy định. + Lƣu trữ, bảo quản và giao nhận giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ liên quan đến tài sản đảm bảo theo quy định. + Áp tải và giao nhận tiền, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng theo quy định. + Thực hiện các nghiệp vụ ngân quỹ khác cho khách hàng. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do SGD giao.  Phòng tổng hợp  Chức năng - Tổ chức thực hiện công tác kế hoạch tổng hợp và quản lý hành chính nhân sự tại SGD theo quy định của Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt. - Tham mƣu cho Giám đốc SGD để đề xuất với các cấp có thẩm quyền trong việc xây dựng chính sách, chế độ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của văn phòng. - Thực hiện các chức năng khác do Giám đốc SGD giao.  Nhiệm vụ - Kế hoạch tổng hợp + Đầu mối xây dựng, theo dõi và quản lý thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh. + Tổng hợp, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. - Hành chính nhân sự + Xây dựng kế hoạch hành chính quản trị hàng tháng, hàng năm và theo dõi đánh giá quá trình thực hiện. + Tổ chức thực hiện công tác văn thƣ, lƣu trữ tại chi nhánh theo quy định của ngân hàng. + Bảo quản và sử dụng con dấu của chi nhánh theo đúng quy định. + Thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lý, phân phối công cụ lao động, ấn chỉ, văn phòng phẩm theo đúng quy định. + Thực hiện công tác lễ tân, hậu cần tại chi nhánh. + Quản lý tài sản của chi nhánh. + Theo dõi tình hình nhân sự tại chi nhánh, thực hiện các tác nghiệp về quản trị nhân sự theo quy định. 37 + Phối hợp với các đơn vị/ bộ phận liên quan tại Hội sở để tổ chức triển khai các hoạt động quan hệ công chúng, marketing, phát triển mạng lƣới, xây dựng cơ bản, tuyển dụng và đào tạo cán bộ nhân viên cho chi nhánh.  Phòng giao dịch PGD là đơn vị kinh doanh trực thuộc chi nhánh, hạch toán báo sổ, có con dấu riêng. Đƣợc thành lập theo quyết định của HĐQT. PGD hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động do HĐQT ban hành.  Phòng quản lý các Phòng giao dịch bƣu điện: Phòng quản lý các Phòng giao dịch bƣu điện (PGDBĐ) có các chức năng sau: - Nghiên cứu hệ thống bƣu cục thuộc địa bàn quản lý để đề xuất, hỗ trợ phát triển mạng lƣới các phòng giao dịch bƣu điện. - Tham mƣu cho giám đốc chi nhánh trong việc xây dựng mối quan hệ với các bƣu cục trong hệ thống VNPOST. - Đầu mối quản lý nghiệp vụ ngân hàng triển khai mạng lƣới PGDBĐ của chi nhánh theo ủy quyền của ngân hàng. - Giúp giám đốc chi nhánh trong việc quản lý, giám sát hoạt động ngân hàng triển khai tại hệ thống bƣu cục đƣợc giao quản lý. - Thực hiện công tác đối soát chứng từ, số liệu dịch vụ và hoạt động ngân hàng triển khai trên các PGD đƣợc chi nhánh quản lý. - Tổng hợp số liệu giao dịch tại các PGDBĐ do chi nhánh quản lý theo quy định phục vụ công tác đối chiếu, báo cáo, kiểm tra, kiểm soát. - Trực tiếp thực hiện công tác đối chiếu công nợ, lập các báo cáo về tình hình cung cấp dịch vụ của các PGDBĐ. - Phối hợp với phòng tổng hợp để hỗ trợ và trực tiếp tham gia công tác đào tạo, quản lý nhân sự tại các PGDBĐ theo quy định của ngân hàng. - Tham mƣu cho Giám đốc chi nhánh trong việc triển khai các hoạt động quản lý nghiệp vụ, đối soát số liệu dịch vụ tiết kiệm bƣu điện.  Nhiệm vụ: - Quản lý nghiệp vụ + Hƣớng dẫn tổ chức thực hiện thống nhất các quy trình nghiệp vụ của ngân hàng và quy trình thống nhất giữa ngân hàng và VNPOST đối với các hoạt động ngân hàng triển khai trên hệ thống PGDBĐ mà chi nhánh đƣợc giao quản lý. 38 + Phối hợp với bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Hội sở tham gia công tác kiểm tra tình hình thực hiện nghiệp vụ tại các PGDBĐ mà chi nhánh đƣợc giao quản lý. + Giải đáp các thắc mắc, kiến nghị của PGDBĐ và khách hàng liên quan đến quy trình nghiệp vụ. + Phối hợp với VNPOST, các đơn vị/ bộ phận liên quan tại Hội sở thực hiện việc đào tạo nghiệp vụ cho mạng lƣới tiết kiệm bƣu điện. - Đối soát + Kiểm tra tình hình pháp lý và nhập các chứng từ phát sinh trên hệ thống PGDBĐ đƣợc giao quản lý vào cơ sở dữ liệu theo quy định của ngân hàng. + Kịp thời phát hiện sai sót của các giao dịch qua mạng, phối hợp với các PGDBĐ, đơn vị liên quan tại chi nhánh, Hội sở tìm nguyên nhân, biện pháp xử lý. Trực tiếp hƣớng dẫn, xử lý những sai soát liên quan đến nghiệp vụ theo phân cấp. + Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện mức lƣu quỹ tiền gửi tiết kiệm bƣu điện tại các PGDBĐ thuộc chi nhánh quản lý. + Đối chiếu công nợ, doanh thu, hoa hồng đại lý, việc sử dụng giấy tờ có giá với các PGDBĐ thuộc chi nhánh quản lý. + Kiểm soát, xử lý các trƣờng hợp đặc biệt liên quan đến khách hàng: mất sổ/ thẻ, mật khẩu, phong tỏa, ngƣng phong tỏa tài khoản… + Lƣu trữ các chứng từ về tiết kiệm bƣu điện phát sinh tại các PGDBĐ thuộc chi nhánh quản lý. - Tổng hợp số liệu + Quản lý, thực hiện tổng hợp số liệu dịch vụ phát sinh tại PGDBĐ thuộc chi nhánh quản lý. + Lập báo cáo tổng hợp số liệu dịch vụ phát sinh tại các PGDBĐ thuộc chi nhánh quản lý. + Lập báo cáo tổng hợp về số liệu dịch vụ theo quy định. + Theo dõi biến động về khách hàng, tình hình hoạt động tại PGDBĐ để kịp thời báo các cho giám đốc chi nhánh khi có biến động ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng trên hệ thống này. + Cung cấp số liệu cần thiết theo nhu cầu của các đơn vị trong chi nhánh, trong ngân hàng và các cấp quản lý khác. 39 3.3 CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHỦ YẾU - Nghiệp vụ huy động vốn từ hoạt động nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá, vay vốn của các tổ chức tín dụng, vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nƣớc và hình thức huy động vốn khác theo quy định. - Nghiệp vụ về cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân với các hình thức nhƣ cho vay, chiết khấu thƣơng phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định. - Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ - Các hoạt động khác nhƣ góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tham gia thị trƣờng tiền tệ, kinh doanh, thành lập công ty trực thuộc, kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng quốc tế, cung ứng dịch vụ bảo hiểm, tƣ vấn tài chính, tiền tệ, bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật. - Sản phẩm thanh toán, kiều hối, giữ hộ tài sản, thu đổi ngoại tệ, ngân hàng tại chỗ, bảo lãnh hỗ trợ lãi suất. Kinh doanh vốn, tài trợ thƣơng mại, uỷ thác, đồng tài trợ. 3.4 CÁC HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN Các hình thức huy động vốn chủ yếu đƣợc áp dụng tại ngân hàng gồm: + Nhận tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi ký quỹ. + Tiền gửi của các tổ chức kinh tế. + Vay của các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng. + Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. … 3.5 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LÊN VIỆT – SỞ GIAO DỊCH HẬU GIANG TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung là thƣờng xuyên nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. Trong nền kinh tế hiện nay, ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn nhƣ sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ, sự biến động của thị trƣờng tài chính và nhu cầu vốn ngày càng cao của khách hàng. Vì vậy muốn tồn tại và phát triển thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng phải thực sự có hiệu quả. Nghĩa là phải thu đƣợc lợi nhuận, mà lợi nhuận không chỉ là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân 40 hàng mà còn là chỉ tiêu của mọi chủ thể kinh doanh. Đối với ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt Sở giao dịch Hậu Giang cũng thế, làm thế nào để kinh doanh mang lại thu nhập cao nhất với chi phí thấp nhất là vấn đề mà toàn thể cán bộ, nhân viên của ngân hàng đã và đang rất quan tâm. Để thấy rõ hoạt động kinh doanh của ngân hàng ta hãy xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua các năm từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 thông qua phân tích bảng số liệu sau: Triệu đồng 70,000 60,024 60,000 54,711 53,302 48016 50,000 53,299 48196 40,000 30,000 16,750 20,000 10,000 12,465 10,341 7,503 2,838 5,313 4,285 5,286 5,103 0 Năm 2010 Năm 2011 Tổng Thu nhập Năm 2012 Tổng chi phí 6T ĐN 2012 6T ĐN 2012 Năm Tổng lợi nhuận Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh củaLienVietPostBank SGD HG, 2010- 6T ĐN 2013 Hình 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. 41 Bảng 3.1: Kết quả Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt SGD HG2010 – 6T 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng 6 THÁNG ĐẦU NĂM NĂM CHỈ TIÊU 2011/2010 2010 2011 2012 2012 2013 1.Tổng thu nhập 10.341 16.750 60.024 53.302 53.299 6.409 61,98 43.274 258,35 (3) (0,0056) - Thu nhập từ lãi 9.933 16.173 58.562 52.727 52.414 6.240 62,82 42.389 262,1 (313) (0,59) - Thu nhập ngoài lãi 408 577 1.462 575 885 169 41,42 885 153,38 310 53,91 + Thu nhập từ dịch vụ 380 480 875 260 180 100 26,32 395 82,29 (80) (30,77) 28 97 197 105 75 69 246,43 100 103,09 (30) (28,57) - - 390 210 630 - - - - 420 200 2.Tổng chi phí 7.503 12.465 54.711 48.016 48.196 4.962 66,13 42.246 338,92 180 0,37 - Chi phí trả lãi 5.054 9.754 49.127 43.746 39.825 4.700 93 39.373 403,66 (3.921) (8,96) - Chi phí ngoài lãi 2.449 2.711 5.584 4.270 8.371 262 10,7 2.873 105,98 4.101 96,04 106 216 543 258 280 110 103,77 327 151,39 22 8,53 2.054 2.086 4.132 3.757 7.754 32 1,56 2.046 98,08 3.997 106,39 289 409 759 210 246 120 41,52 350 85,57 36 17,14 - - 150 45 91 - - - - 46 102,22 2.838 4.285 5.313 5.286 5.103 1.447 50,99 1.028 23,99 (183) (3,46) + Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối + Thu nhập khác + Chi phí cho dịch vụ + Chi phí hoạt động + Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng +Chi phí khác 3.Tổng lợi nhuận Số tiền 6T ĐN 2013/6T ĐN 2012 2012/2011 % Số tiền % Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh củaLienVietPostBank SGD HG, 2010- 6T ĐN 2013 42 Số tiền %  Thu nhập Các doanh nghiệp hoạt động nói chung và Ngân hàng nói riêng mục tiêu chủ yếu trong kinh doanh là nhằm sinh lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình. Để đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận Ngân hàng cần tìm biện pháp tăng thu nhập và quản lý chi phí hợp lí. Thu nhập lãi là thu nhập mà ngân hàng nhận đƣợc khi cho khách hàng vay, khoản thu này phụ thuộc chủ yếu vào số tiền và lãi suất cho vay. Nếu ngân hàng thực hiện tốt công tác huy động vốn sẽ tạo ra nguồn vốn tốt để tài trợ cho vay, góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng. Qua bảng số liệu cho thấy khoản mục thu nhập của ngân hàng đều tăng qua các năm. Năm 2012 đạt 60.024 triệu đồng, tăng 43.274 triệu đồng so với năm 2011, tƣơng ứng tăng đến 258,35%. Năm 2012, nền kinh tế dần ổn định, lạm phát đƣợc kiềm chế và lãi suất đƣợc điều chỉnh xuống mức hợp lý hơn, hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế cũng đang dần khởi sắc trở lại. Điều này đã ảnh hƣởng một cách tích cực đến hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch. Trong tổng nguồn thu thì ta thấy ngân hàng thu chủ yếu là thu nhập từ lãi, khoản thu này chiếm tỷ trọng cao đến khoảng trên 96% các nguồn thu nhập của ngân hàng, trong đó đa phần nguồn thu từ lãi cho vay khách hàng. Nguyên nhân là do ngân hàng thực hiện cơ chế cho vay theo thỏa thuận, đồng thời do hoạt động cho vay ngày càng đƣợc đẩy mạnh, giảm thiểu rủi ro tín dụng nên nguồn thu nhập này cũng không ngừng tăng lên. Năm 2011 thu nhập từ lãi cho vay khách hàng đạt 16.173 triệu đồng, tăng 6.240 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 62,82% và đến năm 2012 thu nhập từ lãi tăng đột biến lên 60.024 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 42.389 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 262,1 %. Do ảnh hƣởng từ những biến động của lãi suất trên thị trƣờng. Ngoài nguồn thu từ lãi cho vay, ngân hàng còn có các khoản thu nhập từ lãi tiền gửi, thu lãi từ kinh doanh, đầu tƣ chứng khoán … Thu nhập ngoài lãi tƣơng đối ổn định qua các năm, gồm 2 khoản mục lớn là phí dịch vụ và nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh ngoại hối. Thu nhập từ dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu thu nhập, những dịch vụ của ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang chủ yếu là cho vay tiêu dùng, tƣ vấn tài chính, quản lý tiền mặt, dịch vụ thuê mua thiết bị, cho vay tài trợ dự án, bán các dịch vụ bảo hiểm, cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tƣ chứng khoán, cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tƣ và ngân hàng bán buôn, ủy thác thanh toán lƣơng, thu hộ tiền điện… Tuy nhiên khoản thu này cũng tăng dần qua từng thời điểm. Cụ 43 thể năm 2010 khoản thu nhập này chỉ có 380 triệu đồng, đến 2011 là 480 triệu đồng, tăng 100 triệu đồng, nhƣng đến 2012 khoản thu này là 875 triệu đồng, tăng 395 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 82,29 %. Nguyên nhân là do chất lƣợng hoạt động dịch vụ của Ngân hàng đã cải thiện ngày càng nâng cao, đáp ứng và thu hút khách hàng đến giao dịch. Khoản thu từ dịch vụ tăng lên là do các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử đƣợc Ngân hàng đầu tƣ để tăng lƣợng khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình, và tạo cơ sở cho các hoạt động bán chéo các sản phẩm dịch vụ, phổ biến nhất là dịch vụ Tiết kiệm Bƣu điện đƣợc Ngân hàng chú trọng đầu tƣ, nhằm tạo nguồn thu từ dịch vụ này. Vì với dịch vụ này khách hàng vừa đƣợc hƣởng lãi suất cạnh tranh trên thị trƣờng và đƣợc sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại mà hệ thống tiết kiệm trƣớc đây không cung cấp nhƣ: dịch vụ tiết kiệm có kỳ hạn, dịch vụ tiết kiệm cá nhân, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thu hộ, chi hộ,… Ngoài các dịch vụ trên trong năm 2012 Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang còn đẩy mạnh thực hiện các hoạt động kinh doanh thẻ dịch vụ thanh toán ngân quỹ, chuyển tiền trong nƣớc và quốc tế, tài trợ thƣơng mại, tƣ vấn tài chính, dịch vụ phái sinh (ngoại tệ, hàng hóa, lãi suất,….). Năm 2012 Ngân hàng đã triển khai hệ thống Internet Banking, mobile Banking mới với nhiều tiện ích vƣợt trội đem lại lợi ích tối đa cho các khách hàng, dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa ATM cũng đã hoàn thiện và phát triển. Công tác đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng cùng những chuyển biến trong chất lƣợng dịch vụ đã thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến Sở giao dịch, dẫn đến việc thu đƣợc nhiều hơn các khoản phí sử dụng dịch vụ. Điều này không chỉ làm gia tăng các khoản thu của ngân hàng mà còn góp phần tăng tính cạnh tranh và uy tín của ngân hàng trên địa bàn. Ngoài những hoạt động chính để có đƣợc nguồn thu thì Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang còn kinh doanh ngoại hối để kiếm thêm thu nhập cho mình. Năm 2010 đạt 28 triệu đồng, năm 2011 con số này tăng lên rất nhanh 97 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 246,43 % so với 2010, và tăng đột biến ở năm 2012 lên đến 197 triệu đồng, tăng 100 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 103, 09 %. Nguyên nhân là do ngân hàng đã mở rộng quan hệ và hợp tác với một số ngân hàng trong và ngoài nƣớc nhƣ: Vietcombank, Citibank, Wells Fargo, Standard chartered trong công tác thanh toán và đào tạo nâng cao nghiệp vụ…, mở thêm các tài khoản giao dịch tại nƣớc ngoài bằng AUD, SGD, và CND phục vụ giao dịch thị trƣờng và mở rộng nguồn vốn. Ngoài ra trong năm 2012 ngân hàng còn có thêm các khoản thu nhập khác nhƣ ủy thác thanh toán lƣơng, thu hộ tiền điện cho vay tiêu dùng – tín dụng hƣu trí, cho vay tạm trữ thóc gạo, tài trợ dự án,… 44 Đến 6 tháng đầu năm 2013 thu nhập là 53.299 triệu đồng, giảm 3 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 0,0056 % so với 6 tháng đầu năm 2012. Và trong đó thì thu nhập từ lãi cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn thu, chiếm đến 52.414 triệu đồng, tƣơng ứng chiếm 98,34 % tổng nguồn thu, nhƣng so với 2012 giảm 313 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 0,59 % so với năm 2012. Và các nguồn thu khác cũng giảm so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do dự phòng rủi ro và chi phí hoạt động đều tăng, cụ thể chi phí hoạt động tăng từ 3.757 triệu đồng lên 7.754 triệu đồng, tăng 3.997 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 106,39 %, và mặt bằng lãi suất thị trƣờng liên tục giảm khiến cho thu nhập từ lãi cũng giảm theo nên dẫn đến thu nhập của ngân hàng cũng giảm. Từ những phân tích trên ta thấy rằng hoạt động từ lãi là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng. Qua đó cho thấy Ngân hàng đã tích cực đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, quảng bá thƣơng hiệu, chủ động tìm kiếm khách hàng và đặc biệt là khách hàng vay vốn, đồng thời đƣa ra chính sách lãi suất phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng.  Chi phí Cùng với sự tăng lên của thu nhập thì các khoản chi phí cũng tăng lên để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của ngân hàng. Chi phí lãi và các khoản tƣơng tự bao gồm trả lãi tiền gửi cho các tổ chức kinh tế, cá nhân, trả lãi tiền vay, trả lãi cho việc phát hành chứng chỉ tiền gửi và các chi phí hoạt động tín dụng khác. Chi phí hoạt động khác nhƣ chi trả lƣơng cho nhân viên, chi phí sữa chữa, nâng cấp tài sản, chi phí bảo hiểm tiền gửi của khách hàng, chi phí quảng cáo, tiếp thị khuyến mại, chi phí điện nƣớc, thông tin liên lạc,…với chi phí chủ yếu là trả lãi tiền gửi với khoảng 67% - 91% tổng chi phí. Từ đó cho thấy lãi suất có ảnh hƣởng quan trọng và có vay trò quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và của Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt nói riêng. Cụ thể năm 2010 tổng chi phí là 7.504 triệu đồng sang năm 2011 tổng chi phí tăng lên12.465 triệu đồng tăng 4.962 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 66,13 % so với 2010. Và chi phí cho việc trả lãi tiền gửi này lại tăng khá nhanh ở năm 2012, tăng 49.127 triệu đồng, tăng 39.373 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 403,66 %. Nguyên nhân là do lãi suất huy động tăng qua 3 năm và tăng nhiều trong năm 2012 đã tạo nên sự biến động này. Tổng chi phí ngoài lãi cũng tăng qua các năm. Trong đó Ngân hàng có chi cho hoạt động về dịch vụ, nguồn chi này cũng tƣơng đối thấp, cụ thể năm 2010 là 45 106 triệu đồng, đến năm 2012 là 543 triệu đồng, tăng 327 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 151,39% nguyên nhân là do Ngân hàng đầu tƣ hạ tầng công nghệ vào các hoạt động dịch vụ nhƣ: ngân hàng điện tử, hoàn thiện hệ thống thanh toán trong nƣớc. Bởi vì hòa nhập cùng xu thế phát triển thì các dịch vụ của ngân hàng phải đƣợc chú trọng, phải đƣợc quảng bá đến tận tay khách hàng, vì thế làm gia tăng chi phí cho khoản quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ,… Trong chi phí ngoài lãi thì chi phí hoạt động chiếm phần không nhỏ, và chi phí này lại tăng lên qua các năm, phản ánh đƣợc xu hƣớng mở rộng các hoạt động của SGD. Cụ thể năm 2010 là 2.054 triệu đồng, năm 2011 là 2.086 triệu đồng và đến năm 2012 tăng 4.132 triệu đồng , tăng 2.046 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 98,08%. Ngân hàng đẩy mạnh các dự án, trang bị và nâng cấp phòng giao dịch bƣu điện, mở rộng mạng lƣới cung cấp sản phẩm dịch vụ, chi phí cải tiến trang thiết bị. Đồng thời Ngân hàng cũng đang xây dựng trụ sở mới hiện đại hơn nên làm tăng chi phí. Trong thời gian này Ngân hàng tiến hành cải thiện cơ sở vật chất, máy móc thiết bị văn phòng nên sự gia tăng chi phí lên cao. Để đảm bảo chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, để góp phần hạn chế các khoản nợ xấu, thì hàng năm Ngân hàng điều tăng chi phí này lên, cụ thể năm 2011 là 409 triệu đồng, tăng 120 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 41,52% so với 2010, và đến năm 2012 là 759 triệu đồng, tăng 85,57% so với 2011. Năm 2012 ngân hàng có phát sinh thêm nhiều chi phí khác mà chủ yếu là cho công tác xã hội nhƣ chƣơng trình “Nghĩa tình Hậu Giang”, xây dựng trƣờng học, trạm y tế, phối hợp với Quỹ bảo trợ trẻ em trao tặng phao cứu sinh cho trẻ em vùng sông nƣớc tỉnh Hậu Giang, Tp Cần Thơ, Đồng Tháp,… Tài trợ quỹ vì ngƣời nghèo,... Đến 6 tháng đầu năm 2013 tổng chi phí là 48.196 triệu đồng, tăng 180 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, tƣơng ứng tăng 0,37%. Nhƣng trong đó chi phí hoạt động tăng mạnh ở năm 2013 là 7.754 triệu đồng, tăng 3.997 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 106,39%. Nguyên nhân là do Ngân hàng đẩy mạnh các dự án trang bị và nâng cấp các phòng giao dịch Bƣu điện, chi trả lƣơng, chi phí cải tiến trang thiết bị,… Đồng thời các khoản chi phí khác cũng tăng nhanh ở 6 tháng đầu năm 2013 cụ thể chi phí dịch vụ nhƣ Ngân hàng tiến hành nhiều chƣơng trình khuyến mãi tri ân khách hàng và nhiều chƣơng trình tiết kiệm dự thƣởng,… chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và các khoản chi phí khác cũng tăng. Nhìn chung, chi phí của Ngân hàng tăng lên đáng kể là do lãi suất huy động của Ngân hàng liên tục tăng, làm chi phí huy động tăng mạnh. Do nhu cầu 46 tín dụng tăng cao nên Ngân hàng phải huy động nguồn vốn nhiều, trả lãi nhiều hơn, thêm vào đó là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn Tỉnh làm cho lãi suất huy động tăng cao nên Ngân hàng phải chi trả nhiều hơn cho huy động.  Lợi nhuận Xét kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang theo cái nhìn rộng hơn của tổng thu nhập và chi phí thì ta có thể thấy nếu một ngân hàng muốn có lợi nhuận càng cao thì phải có nguồn thu nhập đủ lớn và phải tối thiểu đƣợc chi phí bỏ ra. Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lƣợng hoạt động của ngân hàng. Nhƣng lợi nhuận cao thƣờng đi kèm với rủi ro, chính vì vậy mà trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng cần có sự cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro. Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 đến 2012 tuy thị trƣờng tài chính ngân hàng có nhiều biến động nhƣng LienViet PostBank vẫn giữ đƣợc sự tăng trƣởng lợi nhuận liên tục qua các năm, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trƣớc rất nhiều. Cụ thể năm 2010 lợi nhuận đạt 2.838 triệu đồng, đến năm 2011 lợi nhuận đạt 4.285 triệu đồng, tăng 1.447 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 50,99%, sang năm 2012 thì lợi nhuận đạt 5.313 triệu đồng, tăng 1.028 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 23,99% so với 2011. Nguyên nhân là do sự nổ lực trong hoạt động của Ngân hàng nhƣ tăng cƣờng hoạt động cho vay, giám sát, đôn đốc thu nợ,… Đồng thời do Ngân hàng cũng đã bất chấp những khó khăn chung của nền kinh tế cũng nhƣ tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trƣờng ngân hàng, với những chiến lƣợc kinh doanh phù hợp, Ngân hàng đã đạt đƣợc những kết quả kinh doanh tƣơng đối tốt, và đã trích lập dự phòng theo quy định. Để có đƣợc những kết quả này SGD Hậu Giang đã phải nổ lực rất lớn từ ban lãnh đạo đến tập thể cán bộ nhân viên của Ngân hàng. Mặt khác, trong những năm gần đây Ngân hàng đã có nhiều sản phẩm dịch vụ mới để tạo thêm nguồn thu nhập cho mình nhƣ: sản phẩm tiền gửi của SGD đa dạng với nhiều kì hạn, sản phẩm tiết kiệm kỳ hạn tháng siêu năng động, tiền gửi tiết kiệm thừa kế,… Những sản phẩm này đã góp phần thu hút và giữ chân khách hàng, dẫn đến khách đến giao dịch với SGD ngày càng nhiều. Đến 6 tháng 2013 lợi nhuận của ngân hàng lại giảm còn 5.103 triệu đồng, giảm 183 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 3,46% so với 6 tháng 2012. Nguyên nhân là do dự phòng rủi ro và chi phí hoạt động đều tăng, tăng từ 3.757 triệu đồng lên 7.754 triệu đồng, đồng thời trong 6 tháng đầu năm 2013 mặt bằng lãi suất thị trƣờng liên tục giảm, trong đó lãi suất cho vay giảm mạnh khiến thu nhập lãi 47 thuần bị thu hẹp, hoạt động ngoại hối giảm mạnh, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh lỗ dẫn đến lợi nhuận sụt giảm. Tóm lại hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm tăng trƣởng khá tốt, cho thấy sự nổ lực của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên của Ngân hàng. Và để hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn, Ngân hàng cần mở rộng thêm các dịch vụ tiện ích nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn khách hàng có uy tín, mở rộng thị phần, quản lí chi phí, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đa dạng hóa dịch vụ, trang bị tốt các thiết bị ngân hàng, đặc biệt là văn hóa phục vụ của các nhân viên, vì họ chính là ngƣời trực tiếp tạo nên chất lƣợng dịch vụ của Ngân hàng, nhằm tăng sức cạnh tranh so với các Ngân hàng khác. 3.6 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT SGD HẬU GIANG 3.6.1 Thuận lợi - Kinh tế xã hội, an ninh trật tự tƣơng đối ổn định, đời sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, sản xuất ngày càng phát triển. - Vị trí tọa lạc lí tƣởng, SGD đặt tại thành phố Vị Thanh trực thuộc Tỉnh Hậu Giang, với trụ sở mới xây dựng và trang thiết bị khang trang tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch giữa Ngân hàng và khách hàng, nên hoạt động kinh doanh có nhiều điều kiện thuận lợi. - Thƣơng hiệu LienVietPostBank đƣợc biết đến nhiều với các khách hàng, với thị trƣờng bởi hiệu quả trong kinh doanh và nhiều hoạt động xã hội, từ thiện và tích cực gắn xã hội trong kinh doanh thông qua công tác tín dụng - nông nghiệp, nông thôn. - Ƣu thế vƣợt trội của LienVietPostBank là công nghệ hiện đại đƣợc đầu tƣ bài bản và chuyên nghiệp từ những ngày đầu xây dựng ban trù bị thành lập. - Những sản phẩm, dịch vụ phong phú, sự quyết tâm cao, tinh thần phấn đấu hết mình, cùng với sự chỉ đạo sang suốt của Hội đồng quản trị và sự chung lòng chung sức của toàn thể cán bộ, nhân viên. - Thu hút đƣợc một lƣợng lớn nhân sự trẻ, năng động, có trình độ chuyên môn giỏi, trình độ quản lí cao ở trong và ngoài nƣớc về làm việc cho Ngân hàng và giữ chân nhân sự bằng các chế độ đãi ngộ xứng đáng, với môi trƣờng làm việc thân thiện, thẳng thắng, tạo cơ hội cho mọi cá nhân, tập thể phát huy năng lực và thăng tiến, thể hiện tình ngƣời và tính chuyên nghiệp trong phát triển nguồn nhân 48 lực, chất lƣợng phục vụ một cách bài bản và chuyên nghiệp, sẵn sàng làm hài lòng mọi khách hàng trong và ngoài nƣớc. -Thủ tục hành chính đơn giản tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện giao dịch với Ngân hàng một cách nhanh chóng. 3.6.2 Khó khăn - LienVietPostBank đi vào hoạt động đúng vào thời điểm bùng phát những khó khăn trong hoạt động ngân hàng, khi ấy kinh tế vĩ mô rơi vào bất ổn, lạm phát bắt đầu đẩy lên cao. - Sự cân đối trong việc huy động và sử dụng vốn của ngân hàng còn chịu nhiều ảnh hƣởng từ sức ép chung của ngành và tình trạng cạnh tranh khốc liệt về lãi suất giữa các ngân hàng. - Vì tâm lí lo sợ mà ngƣời dân có thói quen giữ tiền ở nhà không muốn gửi vào ngân hàng, điều này cũng gây khó khăn cho công tác huy động vốn. - Sự xuất hiện và cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng và các ngân hàng TMCP khác trên địa bàn thành phố đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động của Ngân hàng. 3.7 ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT SGD HẬU GIANG 3.7.1 Định hƣớng phát triển - Tăng VHĐ để tăng cƣờng năng lực tài chính, nâng cao chất lƣợng, mở rộng hoạt động tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ kịp thời, ngăn ngừa nợ phát sinh mới nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng và hiệu quả hoạt động. - Bám sát vào chiến lƣợc hoạt động dài hạn của LienvietPostBank “Bán lẻDịch vụ- Kinh doanh đa năng” trở thành “Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam Ngân hàng của mọi ngƣời”. - Trong tƣơng lai gần, tăng lợi nhuận và phát triển bền vững là trọng tâm mà HĐQT LienvietPostBank đƣa ra với các kế hoạch đa dạng hóa với các hoạt động sau đây: + Sổ sách lành mạnh để minh bạch. + Nghiên cứu và phát triển các dịch vụ và sản phẩm mới, mạng lƣới mới, chất lƣợng để phục vụ bán lẻ, có nhiều nguồn vốn kinh doanh tạo lợi nhuận, có nhân sự mạnh để hệ thống mạnh,… 49 + Đƣa ra chuỗi các sản phẩm tiết kiệm mới. + Mở rộng phát triển công nghệ để hỗ trợ các sản phẩm mới đƣợc đƣa ra và để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. 3.7.2 Mục tiêu của Ngân hàng - Các mục tiêu đối với môi trƣờng, xã hội và cộng đồng: Gắn xã hội trong kinh doanh là phƣơng châm hoạt động mang tính lâu dài của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt. Song song với việc phát triển có hiệu quả các hoạt động kinh doanh, Ngân hàng cam kết tích cực đóng góp cho cộng đồng và xã hội thông qua các hoạt động xã hội trực tiếp, các hoạt động tài trợ, từ thiện, từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm xã hội của mỗi thành viên trong “Đại Gia đình” Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt. - Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt SGD Hậu Giang hƣớng tới mục tiêu chung là “Ngân hàng của mọi ngƣời”. Để cụ thể hóa mục tiêu này Ngân hàng đã đa dạng các khách hàng của mình, từ các khách hàng doanh nghiệp đến các khách hàng cá nhân cụ thể nhƣ sau: + Khách hàng là các doanh nghiệp: các doanh nghiệp tập trung ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các doanh nghiệp phục vụ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, chế biến lƣơng thực, thực phẩm, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp phục vụ trong lĩnh vực bất động sản, du lịch,… Trong đó ƣu tiên tiếp cận những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sau:       Kinh doanh vật tƣ xây dựng Hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh Đại lí phân phối xăng dầu Các lĩnh vực tài chính Các lĩnh vực thƣơng mại - dịch vụ Lĩnh vực xuất nhập khẩu nông - hải sản. + Khách hàng cá nhân: là các khách hàng cá nhân đang giao dịch với Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt và có số dƣ tiền gửi lớn, ngoài ra khách hàng mục tiêu của Ngân hàng là các nông hộ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và các tỉnh lân cận. 50 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT-SGD HẬU GIANG 4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT-SGD HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.1.1 Khái quát về cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng 2010 -6T ĐN 2013 Mỗi một ngành nghề kinh doanh đều cần có nguồn vốn để hoạt động, đặc biệt là kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định đến khả năng hoạt động cũng nhƣ hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH. Nguồn vốn của NH là toàn bộ các nguồn tiền mà NH tạo lập và huy động đƣợc trong quá trình hoạt động, để cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh tín dụng của NH. Do đó, muốn hoạt động hiệu quả và đứng vững trên thƣơng trƣờng thì phải đảm bảo nguồn vốn của mình đủ lớn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn đối với các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán và cấp tín dụng đạt hiệu quả cao. Xét về mặt giá trị, ta thấy tổng nguồn vốn của NH tăng qua các năm với mức độ tăng tƣơng đối cao. Cụ thể, trong năm 2010 tổng nguồn vốn là 355.407 triệu đồng thì đến năm 2011 nguồn vốn đã tăng 33,21% so với 2010, đến năm 2012 nâng con số này lên 597.181 triệu đồng, tăng 26,1% so với 2011. Và chỉ trong 6T ĐN 2013 tổng nguồn vốn đã tăng đạt 751.449 triệu đồng, tăng 251.152 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 50,2 % so với cùng kì trong năm 2012. Nhƣ vậy chỉ trong 3 năm 6 tháng kể từ 2010, tổng nguồn vốn của NH đã tăng hơn 110%. Nguồn vốn năm 2011 tăng so với 2010 là do nguồn VHĐ tăng mạnh và nó chiếm tỷ trọng lớn (54,38%) trong cơ cấu nguồn vốn của NH, điều này cho thấy nguồn VHĐ là nguồn vốn chủ lực của NH, sự nổ lực của NH trong công tác HĐV tại chỗ, có sự quan tâm nhiều đến việc tìm kiếm nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ để cho vay và đầu tƣ lại nền kinh tế. Nhƣng đến năm 2012 và số liệu 6T ĐN 2013 cho thấy nguồn vốn của NH tăng lên là do NH đã phụ thuộc khá nhiều vào Hội sở, vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng khá cao. Năm 2010, nguồn vốn của NH chỉ gồm có VHĐ chiếm 59,19% và vốn điều chuyển chiếm 40%. Nguyên nhân là do công tác HĐV không đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng đang tăng cao nên SGD phải cần vốn điều chuyển từ Hội sở. Để tìm hiểu cụ thể hơn cơ cấu nguồn vốn của NH ta phân tích từng khoản mục qua bảng số liệu dƣới đây: 51 Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt SGD Hậu Giang giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013. Đơn vị tính: Triệu đồng 6 THÁNG ĐẦU NĂM NĂM CHỈ TIÊU 2010 2011 1.Vốn huy động 210.359 257.465 2.Vốn điều chuyển 142.183 3. Vốn và các quỹ Tổng nguồn vốn 2012 2011/2010 Số tiền 2012/2011 % Số tiền 2012 2013 295.080 133.326 155.413 47.106 22,39 37.615 14,61 22.087 16,57 211.711 296.590 288.482 590.924 69.528 48,9 84.879 40,09 302.442 104,84 2.865 4.262 5.511 4.710 5.112 1.397 48,76 1.249 29,31 402 8,53 355.407 473.438 597.181 426.518 751.449 118.031 33,21 123.743 26,14 324.931 76,18 Nguồn:Phòng Kế toán – Ngân quỹ Ngân hàng Bưu điện Liên Việt _SGD Hậu Giang, 2010 – 6T ĐN 2013 52 % 6T ĐN 2013/6T ĐN 2012 Số tiền %  Vốn huy động Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động đƣợc từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của mình và đƣợc dùng làm nguồn vốn để kinh doanh. Mặc dù bị giới hạn về mức huy động, nhƣng nếu biết sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả thì không chỉ tăng về mặt lợi nhuận mà còn nâng cao đƣợc uy tín của Ngân hàng và sẽ càng thu hút đƣợc nhiều đối tƣợng khách hàng đến ngân hàng thực hiện giao dịch. Qua bảng số liệu cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 Ngân hàng huy động đƣợc 210.359 triệu đồng, đến năm 2011 là 257.465 triệu đồng, tăng 47.106 triệu đồng tƣơng ứng tăng 22,39 % so với năm 2010. Sự tăng nhanh nguồn vốn huy động của ngân hàng trong năm 2011 là do đây là năm xảy ra sự kiện lớn đó là việc Tổng công ty Bƣu chính Việt Nam chính thức góp vốn vào Ngân hàng TMCP Liên Việt. Việc góp vốn này đã giúp Ngân hàng TMCP Bƣu Điện-Liên Việt trở thành Ngân hàng có mạng lƣới lớn nhất tại Việt Nam, điều này cũng góp phần làm mở rộng kênh huy động cho Ngân hàng. Ngoài ra trong năm 2011 Ngân hàng cũng đã đƣa ra nhiều chƣơng trình khuyến mãi, với mục đích tri ân khách hàng sử dụng dịch vụ tại LienVietPostBank, tạo chính sách thu hút khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng. Những chƣơng trình này đã giúp Ngân hàng đẩy mạnh đƣợc các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn và mang lại lợi ích to lớn, thiết thực cho nhiều khách hàng may mắn. Mặt khác trong năm 2011 Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang có thêm sản phẩm tiền gửi mới để thu hút thêm nguồn vốn huy động, với các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần đối với món tiền gửi từ 2 tỷ với lãi suất cao. Ngoài ra vào giữa năm 2011SGD Hậu Giang đã có thêm kỳ hạn mới, với chính sách lãi suất linh hoạt đối với các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, khách hàng lãnh lãi theo kỳ hạn thực gửi nhƣ kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng với mức lãi suất hấp dẫn là 14%/năm, cao nhất trên thị trƣờng tại thời điểm đó, phục vụ cho nhu cầu gửi tiền sinh lời trong thời gian ngắn hạn của khách hàng. Hình thức này đã đáp ứng kịp thời nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn. Vốn huy động tiếp tục tăng trong năm 2012, đạt 597.181 triệu đồng, tăng 37.615 triệu đồng tƣơng ứng tăng 14,61 % so với năm 2011. Sau khi tiếp nhận công ty Tiết Kiệm Bƣu Điện năm 2011, huy động vốn từ hệ thống Tiết kiệm Bƣu Điện có mức tăng trƣởng ấn tƣợng, số dƣ huy động vốn của dịch vụ này tăng góp phần làm tăng vốn huy động cho Ngân hàng. Trong năm 2012 thì thị trƣờng diễn biến khá phức tạp, lãi suất huy động vốn điều chỉnh 6 lần từ 14% xuống đến 8 %, 53 song nhờ đa dạng hóa sản phẩm huy động, tăng cƣờng hoạt động chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lƣợng dịch vụ,… Ngân hàng vẫn duy trì đƣợc mức tăng trƣởng khá tốt về hoạt động huy động vốn, khiến cho nguồn vốn của Ngân hàng tăng cao hơn so với 2011. Ngoài ra trong năm 2012 Ngân hàng cũng đã đƣa ra các sản phẩm tiết kiệm và tiền gửi có kì hạn với các tính năng linh hoạt, vƣợt trội, các giá trị gia tăng phù hợp với nhu cầu của khách hàng từng giai đoạn nhƣ sản phẩm tiết kiệm có hỳ hạn ngắn hạn, tiết kiệm an cƣ, dịch vụ gia tăng, kết hợp với sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ tiết kiệm Bƣu điện, nhằm thu hút khách hàng tham gia, góp phần tăng lƣợng vốn huy động cho Ngân hàng. Vốn huy động tiếp tục có xu hƣớng tăng trong năm 2013, số liệu cho thấy vốn huy động 6 tháng đầu năm 2013 đã tăng 16, 57% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do Ngân hàng mở rộng mạng lƣới hoạt động cũng nhƣ mở rộng thêm các kênh huy động vốn. Ngoài ra Ngân hàng còn tiến hành triển khai các sản phẩm hấp dẫn nhƣ: lãnh lãi định kỳ, tặng quà khuyến mãi, rút thăm trúng thƣởng,… Cùng với duy trì và mở rộng cộng đồng khách hàng lớn, Ngân hàng còn đẩy mạnh phát triển các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, cho vay nông nghiệp, nông thôn. Triệu đồng 350,000 295,080 300,000 257,465 250,000 210,359 200,000 155,413 133,326 150,000 100,000 50,000 0 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 T ĐN 2012 6 T ĐN 2013 Năm Nguồn: Phòng Kế toán – Ngân quỹ của LienVietPostBank SGD Hậu Giang, 2010 – 6T ĐN 2013 Hình 4.1: Vốn huy động của LienVietPostBank SGD Hậu Giang 2010 – 6T 2013 54  Vốn điều chuyển Mặc dù nguồn vốn huy động rất quan trọng đối với Ngân hàng nhƣng để hoạt động thì nguồn vốn này cũng không thể đáp ứng đủ cho tốc độ tăng trƣởng tín dụng và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng. Do đó điều chuyển từ Hội sở chính giúp Ngân hàng bù đắp những thiếu hụt vốn trong công tác đầu tƣ lại nền kinh tế. Nguồn vốn điều chuyển của Ngân hàng cũng liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 nguồn vốn này là 142.183 triệu đồng, đến năm 2011 nguồn vốn này tăng lên 211.711 triệu đồng, tăng 48, 9% và đến năm 2012 con số này đã tăng lên 296.590 triệu đồng, tăng 84.879 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 40,09 % so với 2011. Và nguồn vốn này lại có xu hƣớng tăng lên trong năm 2013 thể hiện ở 6 tháng đầu năm 2013 nguồn vốn này là 590.924 triệu đồng, tăng 104,84% so với 6 tháng đầu năm 2012. Các nguồn vốn này tăng lên chủ yếu là do nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân tăng rất mạnh mẽ, để phục vụ cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời do nhu cầu tiêu dùng tăng nhanh hơn mức tăng của VHĐ trong năm. Ngoài ra, tuy kinh tế Tỉnh Hậu Giang đang chuyển biến theo hƣớng tích cực, nhƣng đa số ngƣời dân vẫn làm nghề nông, thu hoạch theo mùa, còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế mà khả năng tài chính cũng nhƣ thu nhập chƣa ổn định. Để cải thiện kinh tế vùng, Nhà Nƣớc khuyến khích ngƣời dân tăng gia sản xuất, làm nhu cầu vốn của Tỉnh Hậu Giang tăng lên khá cao. Do đó để có thể đáp những nhu cầu vốn của khách hàng, giúp ngƣời dân có vốn kinh doanh thì bên cạnh nguồn vốn huy động đƣợc, buộc Ngân hàng phải xin vốn điều chuyển từ cấp trên. Tuy chi phí bỏ ra sẽ cao hơn, nhƣng để phục vụ nhu cầu vốn của ngƣời dân, mặt khác để giữ vững thị phần tín dụng cũng nhƣ niềm tin bền vững từ khách hàng.  Vốn và các quỹ Đây là nguồn vốn đƣợc trích lập dựa trên lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh hàng năm của Ngân hàng, hay là phần tài trợ từ các TCKT khác hoặc phần chênh lệch do đánh giá lại tài sản của Ngân hàng. Nguồn vốn này năm 2010 đạt 2.865 triệu đồng, năm 2011 tăng lên đến mức 4.262 triệu đồng, tăng 48,76% so với năm 2010, đến năm 2012 nó đạt ở mức 5.511 triệu đồng, tăng 1.249 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 29,31 % so vơi năm 2011 và đến 6 tháng 2013 con số này đạt 5.112 triệu đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ 2012. Chỉ tiêu này tăng qua các năm nguyên nhân là do Ngân hàng hoạt động tốt, có lợi nhuận nên công tác trích các quỹ đƣợc tăng cƣờng, đồng thời do các cổ đông góp vốn ngày càng nhiều vào 55 Ngân hàng. Điều này chứng tỏ Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt SGD ngày càng đƣợc sự tín nhiệm của nhiều nhà đầu tƣ. Bên cạnh đó giá cả trên thị trƣờng cũng có nhiều biến động nên việc đánh giá lại tài sản của Ngân hàng cũng ảnh hƣởng đến sự thay đổi của vốn và các quỹ. Theo bảng ta có thể thấy nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng nhƣng nó cũng là yếu tố tài chính quan trọng trong việc điều hòa vốn kịp thời, đƣợc trích lập các quỹ đảm bảo nhu cầu bất ngờ của khách hàng. 4.2 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT SGD HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013. 4.2.1 Phân tích nguồn vốn huy động theo mục đích gửi tiền Phân tích nguồn VHĐ theo mục đích gửi tiền gồm 3 khoản mục chính là: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, và phát hành giấy tờ có giá. Ba loại khoản mục này có tỷ trọng và mức độ tăng trƣởng khác nhau trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Cơ cấu trong tổng VHĐ của LienVietPostBank SGD Hậu Giang với tiền gửi thanh toán là khoản mục chủ yếu trong tổng nguồn VHĐ (khoảng 41 - 76%), tiếp theo là tiền gửi tiết kiệm với tỷ trọng tƣơng đối (từ 23 - 31 %) và giấy tờ có giá với tỷ trọng không đáng kể, … Triệu đồng 180,000 160,000 140,000 120,000 100,000 80,000 60,000 40,000 20,000 0 156,719 130,154 119,957 126,693 142,565 137,743 90,277 80,155 53170 12846 Năm 2010 Tiền gửi của dân cƣ Năm 2011 Năm 2012 6T ĐN 2012 6T ĐN 2012 Năm Tiền gửi của TCKT Tiền gửi của TCTD khác Nguồn: Phòng Kế toán - Ngân quỹ của LienVietPostBank SGD Hậu Giang, 2010 – 6T ĐN 2013 Hình 4.2: Vốn huy động theo mục đích gửi tiền của LienVietPostBank SGD Hậu Giang 2010 – 6T 2013 56 Bảng 4.2: Vốn huy động theo mục đích gửi tiền của LienVietPostBank SGD Hậu Giang từ 2010-6 T ĐN 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng 6 THÁNG ĐẦU NĂM NĂM CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 1.Tiền gửi thanh toán 87.467 147.157 2.Tiền gửi tiết kiệm 66.175 68.784 69.362 3.Giấy tờ có giá 56.717 32 - 210.359 215.973 295.080 Tổng vốn huy động 225.718 2011/2010 2012 2013 78.290 51.934 59.690 55.036 103.479 2.609 - Số tiền - 133.326 155.413 Số tiền % 68,24 78.561 53,39 3,94 578 0,84 48.443 88,02 (56.685) (99,94) - - - - 79.107 36,63 22.087 16,57 5.614 % 2,67 Nguồn: Phòng Kế toán – Ngân quỹ của LienVietPostBank SGD –Hậu Giang, 2010 – 6T ĐN 2013 57 6T ĐN 2013/6T ĐN 2012 2012/2011 Số tiền % (26.356) (33,66)  Tiền gửi thanh toán Xét khoản mục tiền gửi thanh toán, là các khoản ký gửi của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Các chủ tài khoản tiền gửi thanh toán yêu cầu ngân hàng thanh toán hộ các khoản chi, cũng nhƣ tiếp nhận các khoản thu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà không cần sử dụng tiền mặt, nhằm phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần tăng tính an toàn, tiết kiệm chi phí trong lƣu thông, mặt khác kiểm soát đƣợc hoạt động của các doanh nghiệp. Chính ƣu điểm này của tiền gửi thanh toán đã khiến nó dần phổ biến, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp và cá nhân có hoạt động mua bán thƣờng xuyên. Vì vậy mà tỷ trọng của loại tiền gửi này tại LienVietPostBank SGD Hậu Giang tƣơng đối ổn định luôn chiếm trên 40% tổng VHĐ của Ngân hàng. Không chỉ tăng về mặt tỷ trọng mà tỷ lệ tăng trƣởng cũng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, năm 2010 khoản mục này là 87.467 triệu đồng, đến 2011 là 147.157 triệu đồng, tăng 55.698 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 63,68 % so với 2010, và năm 2012 con số này đạt 225.718 triệu đồng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động, chiếm tới 76,49%, tăng 57,66% so với 2011. Sở dĩ có mức tăng đáng kể nhƣ vậy là do NH đã linh hoạt trong việc mở rộng hình thức huy động gồm cả sản phẩm tiền gửi thanh toán không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán có kỳ hạn, đồng thời do NH đã triển khai thêm hình thức huy động vốn mới từ các doanh nghiệp nhƣ sản phẩm “Đầu tƣ tự động”, hình thức này đƣợc xem là “món quà” tài chính hữu hiệu cho các khách hàng doanh nghiệp, sản phẩm này vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhàn rỗi ngắn hạn, đồng thời vẫn đảm bảo tính linh hoạt cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp quản lí tốt nhất nguồn vốn của mình từ nhiều tài khoản kinh doanh khác nhau, và sử dụng nguồn vốn linh hoạt nhƣ tài khoản tiền gửi thanh toán thông thƣờng, vì nguồn vốn đƣợc tự động qua lại giữa tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản đầu tƣ tự động với mức lãi suất hấp dẫn. Hình thức này đã thu hút đƣợc một lƣợng lớn tiền gửi từ các doanh nghiệp nhằm đảm bảo nhu cầu hoạt động thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau. Đồng thời, NH cũng đã đƣa ra các sản phẩm tiết kiệm cá nhân trên đó đã tích hợp tài khoản thẻ và các dịch vụ thanh toán thu hộ, chi hộ, dịch vụ này đã mang lại sự hài lòng lớn cho khách hàng kinh doanh buôn bán nhỏ thƣờng xuyên di chuyển địa bàn kinh doanh, những công nhân làm việc ở các khu công nghiệp, cũng nhƣ rất nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn sử dụng dịch vụ nhờ trả lƣơng thông qua tài khoản tiết kiệm cá nhân của ngƣời lao động. Những hoạt động trên đã thúc đẩy mức độ tăng trƣởng của vốn tiền gửi thanh toán. 58 Đến 6 tháng đầu năm 2013 loại tiền gửi này giảm còn 33,66%, so với cùng kì 2012. Nguyên nhân là do Ngân hàng áp dụng lãi suất trần huy động do Ngân hàng Nhà nƣớc quy định, không còn áp dụng thêm những hình thức khuyến mãi hấp dẫn nên không còn thu hút đƣợc khách hàng nhƣ trong 6 tháng đầu năm 2012, làm cho tỷ trọng này giảm xuống. Đồng thời lãi suất huy động ở loại tiền gửi này giảm so với loại tiền gửi tiết kiệm. Vì với loại tiền gửi này khách hàng có thể chọn lựa các kỳ hạn khác nhau với nhiều mức lãi suất hấp dẫn hơn nên tiền gửi thanh toán đã giảm mạnh so với 6 tháng cùng kỳ 2012.  Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là lƣợng tiền nhàn rỗi của dân chúng, các đơn vị kinh tế nhằm mục đích chính là hƣởng phần lãi suất mà Ngân hàng trả cho khách hàng khi gửi tiền. Thời gian càng cố định, càng dài thì lãi suất càng cao, nên hầu hết khách hàng thích gửi tiền có kì hạn. Chính loại tiền gửi này cũng đã mang lại cho Ngân hàng một nguồn vốn ổn định, phục vụ có hiệu quả trong công tác cho vay và thực hiện các dự án của Ngân hàng. Để thu hút đƣợc lƣợng TGTK từ dân cƣ thì trong những năm qua Ngân hàng luôn áp dụng những chính sách lãi suất cạnh tranh để có thể hấp dẫn đƣợc khách hàng đến gửi tiền. Đó cũng là một trong những lý do chính mà lƣợng TGTK của Ngân hàng ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 loại tiền gửi này là 66.175 triệu đồng, chiếm 31,46% tổng nguồn vốn huy động, sang năm 2011 loại tiền gửi đạt 68.784 triệu đồng, tăng 3,94% so với 2010. Nguyên nhân là do trong công tác huy động vốn từ khoản tiền gửi tiết kiệm thì SGD đƣa ra hàng loạt các chính sách khuyến mãi dành cho khách hàng nhƣ tiết kiệm dự thƣởng, đặc biệt là sản phẩm tiết kiệm tích lũy theo số tiền góp hàng kỳ phù hợp với thu nhập của mỗi cá nhân. Đồng thời sản phẩm tiết kiệm của SGD Hậu Giang đa dạng với nhiều kỳ hạn hơn so với các NHTM khác trên địa bàn Tỉnh. Hơn thế nữa lãi suất thay đổi theo lãi suất thị trƣờng, rất có lợi cho khách hàng. Năm 2012 khoản tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng là 69.362 triệu đồng, tăng 578 triệu đồng so với 2011, nguyên nhân là do đã áp dụng nhiều chƣơng trình huy động vốn hấp dẫn nhƣ: “Đi tìm chủ nhân lộc phát”, “Đi tìm chủ nhân Ipad”, “xuân sum vầy, nhà sung túc”,… đồng thời tặng quà (mũ bảo hiểm, áo mƣa, bộ tách trà, quạt điện,…) cho khách hàng lớn, lâu năm nhằm giữ chân khách hàng truyền thống. 59 Đến 6 tháng đầu năm 2013 khoản tiền gửi tiết kiệm đã lên đến 103.479 triệu đồng, chiếm 66,6% trong tổng nguồn vốn huy động và khoản mục này tăng 88,02% so với 6 tháng cùng kì 2012. Nguyên nhân là do hiện nay Ngân hàng TMCP Bƣu Điện - Liên Việt SGD Hậu Giang đang áp dụng chính sách lãi suất linh động cho khách hàng khi muốn rút trƣớc thời hạn. Khách hàng sẽ không phải chịu mức lãi suất không kỳ hạn nhƣ trƣớc đây với khoản tiền gửi lãnh lãi trƣớc hạn mà lãnh lãi suất theo kỳ hạn thực gửi. Chính vì thế mà khách hàng đến với Ngân hàng TMCP Bƣu Điện - Liên Việt SGD Hậu Giang ngày càng nhiều.  Giấy tờ có giá Trong các phƣơng thức huy động vốn từ khách hàng thì huy động từ các giấy tờ có giá có số lƣợng tiền huy động rất thấp so với các phƣơng thức khác. Khi việc huy động vốn tiền gửi gặp nhiều khó khăn thì Ngân hàng thƣờng đẩy mạnh kênh huy động thông qua các chƣơng trình phát hành các loại GTCG, nhằm bù đắp vốn tạm thời thiếu hụt cho hoạt động kinh doanh của mình. Trong cơ cấu vốn huy động tại SGD Hậu Giang thì GTCG chiếm tỷ trọng thấp nhất và giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2010 là 56.717 triệu đồng, và chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu chuyển đổi là một hình thức huy động vốn thông qua GTCG, có kỳ hạn dài. Do đó với khoản tiền này Ngân hàng thƣờng phải bỏ ra nhiều chi phí hơn. Sang năm 2011 con số này đã giảm chỉ còn 32 triệu đồng, giảm 99,94% và đến năm 2012 và 6 tháng 2013 thì Ngân hàng không thực hiện biện pháp huy động này nữa. Vì trong giai đoạn này lƣợng tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại Ngân hàng tăng cao nên Ngân hàng đã giảm tỷ trọng của GTCG trong cơ cấu vốn huy động. 4.2.2 Phân tích vốn huy động theo đối tƣợng huy động Trong nền kinh tế có rất nhiều thành phần kinh tế khác nhau, mỗi thành phần mỗi đối tƣợng khác nhau sẽ có nhu cầu và nguồn vốn khác nhau. Hiểu đƣợc vấn đề này, Ngân hàng đã đƣa ra nhiều sản phẩm huy động cho các đối tƣợng khách hàng khác nhau để hợp tác, đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng. Phân tích vốn huy động theo đối tƣợng huy động bao gồm 3 khoản mục chính là tiền gửi từ dân cƣ, tiền gửi từ TCKT và tiền gửi từ TCTD khác. Trong tổng VHĐ phân theo đối tƣợng huy động thì VHĐ từ dân cƣ luôn chiếm tỷ trọng trên 50%, tiếp theo là nguồn huy động từ các TCKT với khoảng 42 - 49% và huy động vốn từ các TCTD khác với tỷ trọng không đáng kể qua các năm. 60 Triệu đồng 180,000 156,719 160,000 130,154 140,000 120,000 100,000 142,565 137,743 126,693 119,957 90,277 80,155 80,000 53170 60,000 40,000 20,000 12846 618 125 618 1 2 0 Năm 2010 Tiền gửi của dân cƣ Năm 2011 Năm 2012 6T ĐN 2012 6T ĐN 2012 Tiền gửi của TCKT Tiền gửi của TCTD khác Năm Nguồn: Phòng kế toán – Ngân quỹ của LienVietPostBank Sở Giao Dịch– Hậu Giang, 2010 – 6T ĐN 2013 Hình 4.3: Vốn huy động theo đối tƣợng huy động của LienVietPostBank SGD Hậu Giang, 2010 – 6T 2013  Tiền gửi của dân cƣ Tiền gửi dân cƣ luôn đóng một vai trò rất quan trọng vào việc tăng trƣởng nguồn vốn của ngân hàng và thƣờng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Tiền gửi của dân cƣ tăng liên tục qua các năm, cụ thể năm 2010 là 119.957 triệu đồng sang năm 2011 con số này đạt 130.154 triệu đồng, tăng 8,5 % so với 2010, và đạt 156.719 triệu đồng trong năm 2012, tăng 26.565 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 20,41 % so với năm 2012 và có xu hƣớng tiếp tục tăng, cụ thể là 6 tháng đầu năm 2013 nguồn tiền gửi này đã tăng 77,86% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do trong các năm qua Ngân hàng đã mở rộng hệ thống mạng lƣới giao dịch và liên tục cải tiến dịch vụ khách hàng. Công tác phát triển sản phẩm, chính sách chăm sóc khách hàng đƣợc quan tâm đầu tƣ thích đáng, góp phần duy trì ổn định và phát triển nguồn vốn, phục vụ tốt cho nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng. Đặc biệt là trong 6 tháng 2013 Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang đã tổ chức nhiều chƣơng trình ƣu đãi nhằm thu hút khách hàng nhƣ: Chƣơng trình “Ngân hàng xanh - giao dịch mọi lúc, trúng thƣởng mọi nơi”, với nhiều phần quà hấp dẫn nhƣ máy tính bảng, điện thoại Samsung Galaxy S2,… 61 Ngoài ra, từ năm 2010 đến nay đã có những tín hiệu khả quan hơn về sự phát triển của nền kinh tế và đời sống của ngƣời dân, lƣợng tiền nhàn rỗi tăng lên đồng thời ngƣời dân dần dần đã có thói quen gửi tiết kiệm đối với những khoản tiền chƣa có nhu cầu sử dụng. Nắm bắt đƣợc nhu cầu của dân cƣ, Ngân hàng luôn có những chính sách, sản phẩm phù hợp đặc biệt là chính sách lãi suất linh hoạt cũng nhƣ việc tuyên truyền phổ biến sản phẩm huy động vốn của mình để tác động đến thói quen, thị hiếu đầu tƣ của dân cƣ, từ đó khai thác đƣợc nguồn vốn tiềm năng từ đối tƣợng này và dần tạo đƣợc niềm tin và mối quan hệ tốt với KH. Nguồn vốn này đã mang lại sự ổn định, bền vững cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì thế sự tăng hay giảm của nguồn vốn này tác động không nhỏ đến hoạt động của Ngân hàng và góp phần tăng đáng kể khả năng cấp tín dụng ngắn hạn, dài hạn, góp phần mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng.  Tiền gửi của tổ chức kinh tế Nguồn tiền gửi của TCKT cũng chiếm một vị trí khá quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp, tạo điều kiện cho Ngân hàng giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Nguồn vốn huy động từ đối tƣợng này chiếm tỷ trọng thứ hai sau nguồn vốn từ dân cƣ, chiếm khoảng 4349 % trong tổng vốn huy động. Qua bảng số liệu thì ta thấy lƣợng vốn mà đối tƣợng này đóng góp vào nguồn huy động của Ngân hàng tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2011 tăng 36.416 triệu đồng, tăng 40,34 % so với năm 2010 và sang năm 2012 đạt 137.743 triệu đồng, tăng 8,72 % so với 2011. Nguyên nhân là do những năm gần đây nền kinh tế của Tỉnh Hậu Giang có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, nhiều công ty, doanh nghiệp tƣ nhân ra đời và hoạt động rất có hiệu quả, các tổ chức kinh tế trên địa bàn và các vùng lân cận dần lấy lại thế ổn định, việc trao đổi hàng hóa, sản xuất kinh doanh đã dần lấy lại nhịp vì thế mà nhu cầu thanh toán qua Ngân hàng đã tăng trở lại. Đồng thời NH TMCP Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang có chiến lƣợc marketing đến tận khách hàng, có chính sách ƣu đãi đến tận nơi thu tiền nếu là khách hàng lớn của Ngân hàng và những khách hàng thƣờng xuyên giao dịch với Ngân hàng. Đồng thời do Ngân hàng có mối quan hệ tốt với các công ty, xí nghiệp trên địa bàn nên thu hút đƣợc lƣợng tiền khá lớn từ các đơn vị này. Vì vậy mà lƣợng tiền này tăng lên nhanh chóng. Nhƣng nguồn vốn này lại có xu hƣớng giảm trong năm 2013, thể hiện rõ ở 6 tháng đầu năm 2013 đã giảm 75,84 % so với 6 tháng 2012. Nguyên nhân là do tiền gửi của dân cƣ tại Ngân hàng tăng 62 mạnh, chỉ tiêu này đạt 142.565 triệu đồng, chiếm 91,73% trong tổng vốn huy động, lãi suất tiền gửi VND thực dƣơng, tỷ giá đƣợc giữ ổn định, lãi suất tiền gửi ngoại tệ thấp hơn VND, là nguyên nhân khiến ngƣời dân tăng gửi tiền vào Ngân hàng nhiều hơn các TCKT. Ngoài ra do bối cảnh khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nguồn vốn doanh nghiệp bị hạn chế và gắn với thực trạng lƣợng hàng tồn kho tăng cao dẫn đến tiền gửi của các TCKT giảm. Thực trạng này cho thấy lƣợng vốn lớn với chi phí hợp lý từ các công ty, doanh nghiệp gửi tại Ngân hàng có chiều hƣớng giảm đi. Nguyên nhân là vì tiền gửi nội tệ của các TCKT tại Ngân hàng là các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, với chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tiền gửi này thƣờng là tiền gửi giao dịch hoặc có kỳ hạn ngắn, hƣởng lãi suất thấp vì các doanh nghiệp có tốc độ quay vòng vốn khá nhanh. Nguồn vốn từ các TCKT giảm sẽ không có lợi đối với Ngân hàng, vì nếu Ngân hàng huy động đƣợc nhiều để cho vay và đầu tƣ thì không những kéo dài đƣợc chênh lệch lãi suất hai đầu mà còn giảm đƣợc chi phí vốn bình quân, tăng lợi nhuận.  Tiền gửi của tổ chức tín dụng khác Bên cạnh các nguồn tiền trên thì SGD Hậu Giang còn huy động từ nguồn tiền của các TCTD, đây là nguồn tiền có tính ổn định không cao và không thƣờng xuyên trong suốt các thời kì hoạt động trong năm của SGD. Vì đây là nguồn tiền gửi chủ yếu nhằm mục đích thanh toán và chi trả dƣới hình thức ngân hàng đại lý và dịch vụ tƣơng ứng. Qua bảng số liệu ta thấy năm 2011 tiền gửi của tổ chức tín dụng tăng 493 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 394,4 % so với năm 2010, nhƣng lại không đổi ở năm 2012 và có dấu hiệu giảm ở năm 2013, qua số liệu cho thấy 6 tháng đầu năm 2013 chỉ đạt 2 triệu đồng. Nguồn vốn này tuy chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn nhƣng lại không ổn định tăng giảm qua các năm. Vì vậy Ngân hàng luôn phải có kế hoạch rất thận trọng trong việc sử dụng nguồn này, đồng thời phải có chiến lƣợc phát triển các hoạt động dịch vụ tài chính để thu hút ổn định nguồn vốn này. 63 Bảng 4.3: Vốn huy động theo đối tƣợng huy động của LienVietPostBank SGD HG từ 2010 – 6T ĐN 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng 6 THÁNG ĐẦU NĂM NĂM CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 1.Tiền gửi của dân cƣ 119.957 130.154 156.719 2.Tiền gửi của TCKT 90.277 126.693 137.743 3.Tiền gửi của TCTD khác Tổng vốn huy động 125 618 618 210.359 180.282 295.080 2012 2011/2010 2013 Số tiền % Số tiền 80.155 142.565 10.197 8,5 53.170 12.846 36.416 40,34 11.050 1 2 493 394,4 0 133.326 155.413 (30.077) % Số tiền 26.565 20,41 % 62.410 77,86 8,72 (40.324) (75,84) 0 1 100 (14,3) 114.798 63,68 22.087 16,57 Nguồn: Phòng Kế toán – Ngân quỹ của LienVietPostBank SGD - HG, năm 2010 – 6T ĐN 2013 64 6T ĐN 2013/6T ĐN 2012 2012/2011 4.2.3 Phân tích vốn huy động theo kì hạn Ngân hàng luôn phải tìm hiểu và đa dạng hóa các loại kỳ hạn tiền gửi để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Tại Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang nguồn vốn huy động nếu xét theo kỳ hạn, thì cơ cấu đó đƣợc chia thành 2 loại: tiền gửi không kỳ hạn, và tiền gửi có kỳ hạn. Mỗi loại có tỷ trọng và ảnh hƣởng khác nhau đối với tổng nguồn vốn huy động nói riêng và nguồn vốn của Ngân hàng nói chung. Dƣới đây là bảng số liệu thể hiện tình hình nguồn vốn huy động của Ngân hàng theo kỳ hạn từ năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Triệu đồng 250,000 218,784 200,000 150,000 139,707 131,085 137649 126,380 100,000 74598 76,296 70,652 58,728 50,000 17,764 0 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tiền gửi không kỳ hạn 6T ĐN 2012 6T ĐN 2013 Năm Tiền gửi có kỳ hạn Nguồn: Phòng kế toán – Ngân quỹ của LienVietPostBank SGD – Hậu Giang, 2010 – 6T ĐN 2013 Hình 4.4: Vốn huy động theo kỳ hạn huy động của LienVietPostBank SGD Hậu Giang 2010 – 6T 2013 65  Tiền gửi không kỳ hạn Đây là khoản tiền nhàn rỗi của các cá nhân, doanh nghiệp gửi cho Ngân hàng, đây cũng là khoản tiền mà ngƣời gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần báo trƣớc cho Ngân hàng và ngân hàng phải có nghĩa vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đối với loại tiền gửi này, mục đích gửi là nhằm đảm bảo an toàn tài sản và thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Đây không phải là tiền để dành mà là một bộ phận tiền đang chờ thanh toán. Về nguyên tắc, lãi suất cho loại hình này bao giờ cũng thấp hơn lãi suất có kỳ hạn vì nó làm cho ngân hàng không chủ động về thời gian sử dụng vốn. Tại Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang loại tiền gửi không kỳ hạn này bao gồm tiền gửi thanh toán không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Loại tiền gửi thanh toán không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn vì nhu cầu thanh toán qua Ngân hàng của các tổ chức ngày càng tăng và dịch vụ thẻ ATM ngày càng phổ biến. Tuy có thể rút, gửi linh hoạt nhƣng lãi suất mà khách hàng đƣợc hƣởng từ số tiền tiết kiệm khá thấp và việc hƣởng thêm các dịch vụ tiện ích còn hạn chế. Đó là lý do loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tiền gửi không kỳ hạn. Qua bảng số liệu ta thấy tiền gửi không kỳ hạn biến động không ổn định qua 3 năm. Cụ thể năm 2010 loại tiền gửi này là 139.707 triệu đồng, nhƣng đến năm 2011 loại tiền gửi này giảm còn 131.085 triệu đồng, giảm 6,17%. Điều này cũng không khó giải thích khi chiếm đa số trong khoản mục này là tiền gửi của các TCKT, đồng thời có sự dịch chuyển từ tiền gửi không kỳ hạn sang tiền gửi có kỳ hạn. Không khó hiểu khi những ƣu đãi, chƣơng trình khuyến mãi đối với những loại tiền này rất hạn chế. Thêm vào đó, tình hình lãi suất trong năm 2010 và 2011 có nhiều biến động theo chiều hƣớng tăng, đặc biệt là đối với tiền gửi có kỳ hạn và sự chênh lệch lãi suất ngày càng lớn giữa 2 loại tiền gửi này đã góp phần tạo nên xu hƣớng giảm trong tỷ trọng của tiền gửi không kỳ hạn. Nhƣng loại tiền gửi này lại tăng trở lại ở năm 2012, tăng 66,9% so với 2011. Sự gia tăng đáng kể này là do Ngân hàng tiến hành hiện đại hóa mọi phƣơng tiện. Phần mếm đƣợc áp dụng để cải tiến các dịch vụ của Ngân hàng một cách hoàn chỉnh và thích hợp thông qua nhiều kênh phân phối bao gồm: ATM, Phonebanking, mobilebanking, Internetbanking,… Đến 6 tháng đầu năm 2013 loại tiền gửi này lại giảm xuống 69,75% so với 6 tháng 2012, xuống mức 17.764 triệu đồng. 66 Xét về cơ cấu, ta thấy tỷ trọng của nguồn vốn không kỳ hạn có chiều hƣớng giảm, năm 2010 là 66,4% sang năm 2011 giảm xuống 50,91%, nhƣng đến năm 2012 thì có sự tăng trở lại và lại có xu hƣớng giảm ở năm 2013, cụ thể là ở 6 tháng 2013 tỷ lệ này chỉ chiếm 11% trong tổng vốn huy động. Nguyên nhân là do lƣợng tiền gửi có kỳ hạn tăng qua các năm và có sự dịch chuyển nguồn tiền gửi không kỳ hạn sang tiền gửi có kỳ hạn. Không khó hiểu khi có sự biến động tăng giảm này là do những khó khăn của các doanh nghiệp nói riêng và bất ổn của nền kinh tế nói chung dẫn đến nguồn tiền gửi vốn dĩ không ổn định này trong Ngân hàng lại càng biến động.  Tiền gửi có kỳ hạn Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn cũng biến động qua các năm, đặc biệt năm 2011 tiền gửi có kỳ hạn đạt 126.380 triệu đồng, tăng 78,88% so với 2010, nhƣng lại giảm còn 76.296 triệu đồng ở năm 2012, tƣơng ứng giảm 39,63% so với 2011 và lại có xu hƣớng tăng mạnh ở năm 2013, thể hiện ở 6 tháng đầu năm 2013 con số này đạt 137.649 triệu đồng, tăng 84,52% so với 6 tháng cùng kỳ 2012. Ngân hàng thu hút ngày càng nhiều vốn có kỳ hạn, bởi đây là nguồn vốn ổn định, lãi suất cao, phù hợp với thị hiếu của khách hàng, bên cạnh đó Ngân hàng có thể chủ động hơn trong kinh doanh, ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này để đầu tƣ, tài trợ cho các dự án phát triển đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Trong tổng nguồn vốn có kỳ hạn thì nguồn vốn có kỳ hạn dƣới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tiền gửi từ 12 tháng trở lên. Năm 2010 nguồn vốn này là 55.790 triệu đồng, đến năm 2011 con số này đạt 120.858 triệu đồng, tăng 65.068 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 116,63% so với 2010. Sang 6 tháng 2013 loại tiền gửi này cũng tăng 46,83% so với 6 tháng 2012. Nguyên nhân là do trên địa bàn TP Vị Thanh và các vùng lân cận đa phần ngƣời dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và buôn bán nhỏ lẻ, vì thế hình thức gửi tiền có kỳ hạn dƣới 12 tháng nhƣ tiết kiệm dƣới 12 tháng, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn,… vừa nhằm mục đích sinh lợi, vừa đảm bảo linh hoạt trong việc sử dụng vốn của mình khi vào vụ là lựa chọn hàng đầu của ngƣời dân. Nắm bắt đƣợc nhu cầu này của ngƣời dân nên ngân hàng luôn chú trọng đến công tác huy động vốn có kỳ hạn dƣới 12 tháng, bằng các chƣơng trình có dự thƣởng đƣợc Ngân hàng áp dụng liên tục nhƣ đa dạng hóa các loại kỳ hạn và lãi suất dƣới 12 tháng để khách hàng có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình đồng thời năm 2011, do nhu cầu về thanh khoản, một số ngân hàng đã tăng lãi suất huy động kéo theo cuộc cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng, chính điều này đã thúc đẩy 67 nhiều ngƣời gửi tiền vào Ngân hàng. Ngoài ra Ngân hàng còn thực hiện nhiều chƣơng trình khuyến mãi để khuyến khích ngƣời dân gửi tiền vào Ngân hàng. Ngƣợc lại với sự tăng trƣởng của tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng thì hình thức tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên lại có xu hƣớng giảm rồi lại tăng. Năm 2011 đã giảm 62,84% so với 2010, do các chƣơng trình khuyến mãi không có ƣu đãi đặc biệt đối với những khách hàng gửi tiền dài hạn. Đồng thời trong năm 2011 do tình trạng lạm phát có xu hƣớng tăng cao, NHNN đã đƣa ra chính sách lãi suất nhằm ổn định thị trƣờng tiền tệ dẫn đến lãi suất thay đổi thƣờng xuyên nên khách hàng không muốn gửi tiền với thời hạn lâu tại một ngân hàng, vì sợ đồng tiền của họ sẽ bị mất giá trị trong khi đó vẫn còn nhiều sự lựa chọn đầu tƣ khác có lợi hơn. Nhƣng sang năm 2012 nguồn vốn này lại tăng 96,69% so với 2011 và lại có xu hƣớng tăng lên ở năm 2013, thể hiện rõ ở 6 tháng đầu năm 2013 đạt 42.153 triệu đồng, tăng 340,93% so với 6 tháng đầu năm 2012. Do mặt bằng lãi suất có xu hƣớng giảm và lãi suất trung và dài hạn không còn bị đánh đồng nhƣ trƣớc đây, đƣợc điều chỉnh tăng lên cao hơn so với ngắn hạn đã tạo nên sức hút nhất định với ngƣời gửi tiền. Đồng thời do Ngân hàng đã đa dạng hóa, hệ thống hóa các sản phẩm nhƣ gói sản phẩm linh hoạt nên đã tăng dần nguồn vốn trung và dài hạn. 68 Bảng 4.4: Vốn huy động theo kỳ hạn của LienVietPostBank SGD Hậu Giang, từ 2010-6 tháng ĐN 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng 6 THÁNG ĐẦU NĂM NĂM CHỈ TIÊU 2010 1.Tiền gửi không kì hạn 2011 2012 139.707 131.085 218.784 2011/2010 2012 2013 Số tiền % 58.728 17.764 (8.622) (6,17) 6T ĐN 2013/6T ĐN 2012 2012/2011 Số tiền 87.699 % Số tiền % 66,9 (40.964) (69,75) 2.Tiền gửi có kì hạn 70.652 126.380 76.296 74.598 137.649 55.728 78,88 (50.084) (39,63) 63.051 84,52 -Dƣới 12 tháng 55.790 120.858 65.435 65.038 95.496 65.068 116,63 (55.423) (45,86) 30.458 46,83 -Từ 12 tháng trở lên 14.862 10.861 9.560 42.153 (9.340) (62,84) Tổng vốn huy động 5.522 210.359 257.465 295.080 133.326 155.413 47.106 22,39 5.339 96,69 32.593 340,93 37.615 14,61 22.087 16,57 Nguồn: Phòng kế toán – Ngân quỹ của LienVietPostBank SGD – Hậu Giang, 2010 – 6T ĐN 2013 69 4.2.4 Phân tích nguồn vốn huy động theo tiền tệ Cơ cấu VHĐ theo tiền tệ của Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang qua các năm có sự chênh lệch khá lớn về tỷ trọng giữa nội tệ và ngoại tệ, cụ thể là nội tệ luôn chiếm trên 99% tổng nguồn vốn huy động. Đa phần ngƣời dân trên địa bàn đều là nông dân, nên sử dụng đồng nội tệ là chủ yếu, chỉ có một bộ phận nhỏ khách hàng có nhu cầu gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ. Triệuđồng 350,000 294,775 300,000 257,193 250,000 210,124 200,000 155,100 150,000 133,116 100,000 50,000 272 235 305 210 313 0 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Nội tệ 6T ĐN 2012 6T ĐN 2012 Năm Ngoại tệ Nguồn: Phòng kế toán – Ngân quỹ của LienVietPostBank SGD – HG, 2010 – 6T ĐN 2013 Hình 4.5: Vốn huy động theo tiền tệ của LienVietPostBank SGD Hậu Giang, 2010 – 6T ĐN 2013  Nội tệ Nội tệ là thành phần chính trong tổng nguồn vốn ngân hàng huy động đƣợc từ các đối tƣợng khách hàng, từ năm 2010 đến nay VHĐ đƣợc của Ngân hàng luôn tăng và điều đó đồng nghĩa với việc tăng lên của nguồn vốn nội tệ. Cụ thể, từ 210.124 triệu đồng trong năm 2010, sang năm 2011 con số này đạt 257.193 triêu đồng, tƣơng ứng tăng 22,4% so với năm 2010 và tiếp tục tăng ở năm 2012, tăng 14,61% so với 2011. Loại tiền gửi này có xu hƣớng tăng lên trong năm 2013 thể hiện rõ ở 6 tháng đầu năm 2013 loại tiền gửi này đã tăng 16,51% so với cùng kì 6T ĐN 2012. 70 Tăng trƣởng vốn nội tệ là kết quả của sự chuyển biến tích cực của Ngân hàng, kết hợp sử dụng đồng bộ và hiệu quả các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của công tác huy động và sử dụng vốn. Đồng thời do ảnh hƣởng trực tiếp từ sự tăng lên của lãi suất huy động bằng VNĐ và Ngân hàng đã tăng cƣờng công tác quảng cáo, khuyến mãi với các hình thức rút thăm trúng thƣởng, có nhiều kỳ hạn gửi tiền, cũng nhƣ những chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp mà Ngân hàng áp dụng trong thời gian này,… để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.  Ngoại tệ Vì Ngân hàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, địa bàn hoạt động còn nông thôn hóa nên nguồn vốn ngoại tệ cũng nhƣ các hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng cũng khá hạn chế. Vì vậy vốn huy động từ ngoại tệ luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn huy động và nguồn ngoại tệ mà Ngân hàng huy động chủ yếu là dollar Mỹ (USD). Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nguồn huy động ngoại tệ cũng tăng qua các năm nhƣng vẫn còn ở mức thấp, đồng thời sự chênh lệch trong tỷ trọng giữa tiền nội tệ và ngoại tệ. Nguyên nhân là do nguồn ngoại tệ từ dân cƣ còn ít, chủ yếu là nguồn kiều hối của ngƣời thân gửi về. Khi nhận đƣợc ngoại tệ thì ngƣời nhận thƣờng đổi ngay sang VNĐ để sử dụng hoặc gửi vào ngân hàng vì lãi suất huy động VNĐ thƣờng cao hơn. Nguồn tiết kiệm ngoại tệ có xu hƣớng tăng lên và tăng khá mạnh trong năm 2012 đạt 305 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 12,13% so với 2011 và co xu hƣớng tăng ở năm 2013. Cụ thể chỉ mới 6T 2013 mà con số này là 313 triệu đồng, tăng 49,05% so với cùng kì 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2012 NHNN đã thực hiện các biện pháp nhằm ổn định thi trƣờng ngoại hối, tỷ giá ở mức cao nhƣng khá ổn định, tạo điều kiện NH thu hút đƣợc nguồn vốn bằng ngoại tệ. Nguồn ngoại tệ của NH có xu hƣớng tăng lên nhƣ vậy là do gần đây dịch vụ Western Union dần trở nên phổ biến, ngƣời dân giao dịch nhận tiền từ nƣớc ngoài gửi về khá nhiều và qua sự vận động của các bộ NH LienVietpostBank SGD HG, khách hàng đã gửi vào NH nhƣng lƣợng tiền huy động đƣợc từ hình thức này rất ít.Vì chỉ thu hút qua dân cƣ là chính và với lãi suất HĐ khá thấp, do vậy trong thời gian tới NH cần tìm kiếm khai thác thêm các nguồn ngoại tệ thanh toán nhằm tăng trƣởng nguồn vốn ngoại tệ của NH. 71 Bảng 4.5: Vốn huy động theo tiền tệ của LienVietPostBank SGD Hậu Giang, 2010-6 tháng 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng 6 THÁNG ĐẦU NĂM NĂM 2011/2010 2012/2011 CHỈ TIÊU 2010 1.Nội tệ 2.Ngoại tệ Tổng vốn huy động 2011 2012 2012 2013 210.124 257.193 294.775 133.116 155.100 235 272 210.359 257.465 Số tiền % Số tiền 47.069 22,4 37.582 313 37 15,74 33 295080 133.326 155.413 47.106 22,39 37.615 305 210 Nguồn: Phòng kế toán – Ngân quỹ của LienVietPostBank SGD – HG, 2010 – 6T ĐN 2013 72 % 6T ĐN 2013/6T ĐN 2012 Số tiền % 14,61 21.984 16,51 12,13 103 49,05 14,61 22.087 16,57 4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT SGD HẬU GIANG 4.3. 1 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn Bảng 4.6:Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động HĐV LienVietPostBank SGD HG từ 2010 - 6T ĐN 2013 CHỈ TIÊU 6 THÁNG ĐẦU NĂM NĂM Đơn vị tính 2010 2011 2012 2012 2013 1.Tổng vốn huy động Triệu đồng 210.359 257.465 295.080 133.326 155.413 2.Tổng nguồn vốn Triệu đồng 355.407 473.438 597.181 426.518 751.449 3.Tổng dƣ nợ Triệu đồng 340.672 457.642 570.805 512.389 652.886 4.Tiền gửi thanh toán Triệu đồng 87.467 147.157 225.718 78.290 51.934 5.Tiền gửi tiết kiệm Triệu đồng 66.175 68.784 69.362 55.036 103.479 6.Tiền gửi không kỳ hạn Triệu đồng 139.707 131.085 218.784 58.728 17.764 7. Tiền gửi có kỳ hạn Triệu đồng 70.652 126.380 76.296 74.598 137.649 8.Tổng vốn huy động/Tổng nguồn vốn % 59,19 54,38 49,41 31,26 20,68 Lần 1,62 1,78 1,93 3,84 4,2 10. Tiền gửi thanh toán/ Tổng VHĐ % 41,57 57,16 76,49 58,72 33,42 11.Tiền gửi tiết kiệm/Tổng VHĐ % 31,46 26,72 23,51 41,28 66,58 12.Tiền gửi KKH/Tổng VHĐ % 66,41 50,91 74,14 44,05 11,43 13.Tiền gửi Có kỳ hạn/ Tổng VHĐ % 33,59 49,09 25,86 55,95 88,57 9.Tổng dƣ nợ/ Tổng VHĐ Nguồn: Phòng Kế toán – Ngân quỹ Ngân hàng TMCP Bưu 73 điện Liên việt SGD Hậu Giang, 2010 – 6T ĐN 2013 63 700,000 645,886 570,805 600,000 512,389 457,642 500,000 400,000 340,672 295,080 300,000 257,465 210,359 200,000 155,413 133,326 100,000 0 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T ĐN 20112 Tổng vốn huy động 6T ĐN 2013 Tổng dƣ nợ Nguồn: Phòng kế toán – Ngân quỹ của LienVietpostbankSGD Hậu Giang, 2010 – 6T ĐN 2013 Hình 4.6: Tăng trƣởng tổng vốn huy động và tổng dƣ nợ của LienVietPostBank SGD Hậu Giang 2010 – 6T 2013  Tổng vốn huy động/ Tổng nguồn vốn Phân tích chỉ tiêu này để thấy đƣợc tỷ trọng đóng góp của vốn huy động trong tổng nguồn vốn và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên lĩnh vực này. Qua bảng số liệu cho thấy năm 2010 VHĐ/Tổng NV là 59,19%, có nghĩa là trong 1 đồng vốn thì có 0,5919 đồng là VHĐ, phần vốn còn lại là nguồn vốn khác. Và tỷ lệ này đang dần giảm qua các năm, giảm còn 54,38 % năm 2011 và 49,41% năm 2012 và sẽ có xu hƣớng giảm hơn nữa trong năm 2013, cụ thể cho thấy 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ này chỉ còn 20,68%. Điều này cho thấy Ngân hàng làm ăn ngày càng có hiệu quả hạn chế đi vay từ bên ngoài, tận dụng nguồn vốn có sẵn tại Ngân hàng. 74  Dƣ nợ/ VHĐ Chỉ tiêu này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào hoạt động cho vay của ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngƣợc lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả. Năm 2010 tổng dƣ nợ/ tổng VHĐ bằng 1,62 lần lớn hơn 1, có nghĩa là trong 1,62 đồng dƣ nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia, phần còn lại phải sử dụng vốn điều chuyển từ Hội Sở làm gia tăng chi phí lãi ảnh hƣởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Nguyên nhân là do trong năm 2010 Nhà nƣớc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất để giúp Doanh nghiệp, cá nhân có thể tiếp cận nguồn vốn một cách dễ dàng để đầu tƣ sản xuất, do đó nhu cầu vay vốn tăng mạnh, ngân hàng cũng đã cố gắng trong công tác huy động vốn, kết quả là VHĐ đƣợc có tăng nhƣng tốc độ tăng trƣởng của tổng dƣ nợ lại nhanh hơn tốc độ tăng của VHĐ. Trong những năm tiếp theo nhu cầu vốn của nền kinh tế ngày càng nhiều, vốn huy động cũng tăng lên nhƣng tốc độ tăng của vốn huy động nhỏ hơn tốc độ tăng của nhu cầu vay vốn của nền kinh tế. Năm 2011, 2012 tổng dƣ nợ vẫn cao hơn so với số vốn huy động, tuy nhiên khoảng cách giữa nhu cầu vay vốn khách hàng với khả năng có thể đáp ứng nhu cầu đó bằng VHĐ có xu hƣớng tăng dần. Năm 2011 trong 1,78 đồng dƣ nợ thì có 1 đồng vốn huy động và sang 6 tháng 2013 chỉ tiêu này là 4,2 lần, tức là cứ 4,2 đồng vốn cho vay thì chỉ có 1 đồng vốn huy động tham gia vào. Tức là Ngân hàng cũng không đủ nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.Vì vậy trong những năm sắp tới Ngân hàng cần phải tích cực đẩy mạnh hơn nữa hoạt động HĐV, để nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.  Tỷ trọng phần trăm từng loại tiền gửi trong tổng vốn huy động Chỉ tiêu này xác định cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng. Mỗi loại tiền gửi có những yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản,… Do đó, việc xác định cơ cấu vốn huy động sẽ giúp ngân hàng hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào cho ngân hàng.  Tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm Tỷ trọng tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm / VHĐ cho biết tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng VHĐ. Nhìn chung qua 3 năm thì tỷ trọng của tiền gửi thanh toán luôn chiếm tỷ trọng cao từ 41,57% năm 2010, đến năm 2011 tiền gửi thang toán đã chiếm 76,49% tổng VHĐ. Đứng thứ hai là tiền gửi tiết kiệm. Thƣờng khoản mục này có 75 sự biến động lớn, do khoản mục này có sự nhạy cảm cao với tâm lý khách hàng cá nhân. Khi lãi suất tiền gửi biến động hoặc các công cụ đầu tƣ khác có hiệu quả hơn (vàng, ngoại tệ,…) thì khách hàng sẵn sàng rút khoản tiền tiết kiệm của mình sang các công cụ này. Qua các năm thì ta thấy loại tiền gửi này thƣờng chiếm trên 20% trong Tổng VHĐ, đặc biệt là 6 tháng đầu năm 2013 đạt tỷ trọng là 66,58% trong tổng VHĐ. Qua việc xem xét tỷ trọng của 2 loại tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm trên tổng VHĐ ta có thể thấy đƣợc Ngân hàng huy động vốn chủ yếu từ tiền gửi thanh toán nên Ngân hàng sẽ phải trả nhiều chi phí để có đƣợc nguồn này. Tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ lệ thấp hơn nên Ngân hàng cần có những biện pháp để làm tăng tỷ trọng của loại tiền gửi này bằng cách chủ động đƣợc trong công tác giữ chân khách hàng này bằng những hình thức ƣu đãi phù hợp sẽ giúp khoản mục này đạt đƣợc sự ổn định cần thiết, góp phần ổn định nguồn vốn huy động của Ngân hàng.  Tiền gửi không kỳ hạn/ Tổng VHĐ Tiền gửi không kỳ hạn là tiền gửi của các cá nhân, tổ chức gửi vào ngân hàng với nhiều mục đích khác nhau nhƣ: để đảm bảo an toàn, để đƣợc hƣởng dịch vụ thanh toán,… Do đó tính chất của khoản mục này thƣờng không ổn định trong tình hình kinh tế hiện nay. Trong những năm qua, tỷ trọng này có sự biến động không ổn định. Cụ thể, năm 2010 là 66,41% giảm xuống còn 50,91% trong năm 2011 sau đó chỉ tiêu này lại tăng lên 74,14% trong năm 2012 và có xu hƣớng giảm ở năm 2013 thể hiện ở 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu này giảm chỉ còn 11,43%. Điều này dễ thấy khoản tiền này không vì mục đích sinh lời vì lãi suất thấp hơn nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn.  Tiền gửi có kỳ hạn/ Tổng VHĐ Nhìn vào bảng số liệu cho thấy từ năm 2010 đến năm 2012 tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng VHĐ nhƣng lại có xu hƣớng tăng chỉ tiêu này ở năm 2013 thể hiện rõ ở 6 tháng đầu năm 2013 loại tiền gửi này chiếm đến 88,57% trong tổng VHĐ. Vì đây là nguồn vốn ổn định, ngân hàng có thể sử dụng vốn này để cho vay hoặc đầu tƣ trung và dài hạn nên các phƣơng thức huy động loại vốn này đƣợc Ngân hàng đã triển khai rộng rãi mà hình thức tiền gửi đa năng là một điển hình. Đây là hình thức tiền gửi có nhiều khoản tiền và nhiều kỳ hạn lựa chọn do khách hàng chủ động xác định. 76 4.3.2 Phân tích các rủi ro liên quan đến hoạt động huy động vốn Việc lựa chọn nguồn vốn tiền gửi và phí tiền gửi của ngân hàng tùy thuộc không chỉ vào chi phí tƣơng đối của mỗi nguồn, mà còn tùy thuộc vào rủi ro của chúng. Những nguồn có chi phí thấp có thể tạo ra rủi ro cao cho Ngân hàng và do vậy sẽ tạo khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng hơn. Đối với hoạt động huy động vốn để đánh giá các loại nguồn tiền gửi và phí tiền gửi, ngân hàng cần định lƣợng theo nhiều chiều hƣớng rủi ro khác nhau.  Rủi ro thanh khoản Rủi ro do ngân hàng thiếu nguồn ngân quỹ đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng gửi tiền. Chỉ số đo lƣờng khả năng thanh khoản càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán của ngân hàng càng tốt. Qua bảng số liệu cho thấy, những năm vừa qua Ngân hàng duy trì mức độ thanh khoản chƣa đƣợc tốt, năm 2010 chỉ số thanh khoản của Ngân hàng là 2%, đến năm 2012 chỉ số này tăng lên và đạt ở mức 3% và có xu hƣớng tăng lên trong năm 2013, thể hiện ở 6 tháng 2013 chỉ tiêu này là 5,7%. Nguyên nhân là do Ngân hàng đầu tƣ nhiều vào việc cho vay, Ngân hàng chịu rủi ro để đổi lấy lợi nhuận. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã đầu tƣ nâng cấp và xây dựng các phòng giao dịch Bƣu Điện để khách hàng thuận tiện hơn trong quá trình giao dịch với ngân hàng và nâng cao hình ảnh của Ngân hàng.  Rủi ro lãi suất Qua bảng số liệu ta thấy chỉ số đo lƣờng rủi ro lãi suất lớn hơn 1, nếu lãi suất tăng thì thu nhập từ lãi sẽ tăng nhanh hơn chi phí lãi nên rủi ro sẽ không xảy ra, nhƣng rủi ro sẽ xảy ra nếu lãi suất giảm vì lúc này thu nhập từ lãi sẽ giảm nhanh hơn chi phí lãi. Cụ thể hệ số rủi ro lãi suất năm 2010 là 1,46 đến năm 2011 giảm còn 1,15 nhƣng lại có xu hƣớng tăng trở lại ở các năm tiếp theo. Đặc biệt ở 6 tháng đầu năm 2013 hệ số này đã lên đến 2,93. Sự biến động của lãi suất lúc này ảnh hƣởng lớn đến thu nhập của Ngân hàng. Nhƣ vậy rủi ro lãi suất của Ngân hàng đó là thu nhập từ sử dụng vốn thấp hơn chi phí nguồn vốn. Do đó, tùy theo sự nhạy cảm với lãi suất giữa sử dụng vốn và nguồn vốn mà Ngân hàng có thể gặp rủi ro khi có sự biến động của lãi suất. 77 Bảng 4.7: Các rủi ro liên quan đến huy động vốn NĂM Đơn vị tính CHỈ TIÊU 2010 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 2012 2012 2013 1.Tiền mặt tại quỹ Triệu đồng 510 903 3.615 3.025 6.149 2.Tiền gửi tại NHNN Triệu đồng 3.700 2.022 5.228 4.873 2.679 3.Vay ngắn hạn Triệu đồng 0 0 0 0 0 4.Tổng vốn huy động Triệu đồng 210.359 257.465 295.080 133.326 155.413 5.Cho vay ngắn hạn Triệu đồng 205.455 305.455 391.048 361.570 429.131 6.Tiền gửi ngắn hạn Triệu đồng 55.790 120.858 65.435 109.509 95.496 7.Tiền gửi thanh toán Triệu đồng 87.467 147.157 225.718 78.290 51.934 8.Tài sản thanh khoản (1+2) Triệu đồng 4.210 2.925 8.843 7.898 8.828 9.Rủi ro thanh khoản (8-3)/4 % 2 1,14 3 5,9 5,7 10.Tài sản nhạy cảm với lãi suất (2+5) Triệu đồng 209.155 307.477 396.276 366.443 431.810 11.Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất (3+6+7) Triệu đồng 143.257 268.015 291.153 187.799 147.430 1,46 1,15 1,36 1,95 2,93 12.Rủi ro nhạy cảm với lãi suất (10/11) Nguồn: Phòng kế toán – Ngân quỹ của LienVietpostbankSGD Hậu Giang, 2010 – 6T ĐN 2013 78 4.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT SGD HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Có 2 nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn đó là: nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. 4.4.1 Các nhân tố khách quan ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng 4.4.1.1 Yếu tố chính trị - pháp luật Hoạt động ngân hàng là hoạt động đƣợc kiểm soát chặt chẽ về phƣơng diện pháp luật hơn các ngành nghề khác. Các chính sách tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhƣ: chính sách cạnh tranh, phá sản, sáp nhập, cơ cấu và tổ chức ngân hàng, các quy định về cho vay, bảo hiểm tiền gửi, dự phòng rủi ro tín dụng, quy định về quy mô vốn tự có,… đƣợc quy định trong luật ngân hàng. Ngoài ra các chính sách tiền tệ, chính sách tài chính,… cũng thƣờng xuyên tác động vào hệ thống ngân hàng. Một vài minh chứng cụ thể cho vấn đề này đó là quy định về mức trần lãi suất đối với vốn huy động cũng đã gây khó khăn cho ngân hàng trong việc huy động vốn. Một số quy định khác nhƣ: Thông tƣ số 13/2010/TT- NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD đƣợc NHNN ban hành ngày 20/5/2010, và các Thông tƣ sử đổi có liên quan (Thông tƣ 19/2010/TTNHNN, Thông tƣ số 22/2011/TT-NHNN) đã ảnh hƣởng không nhỏ đến khả năng thu hút vốn cũng nhƣ chất lƣợng nguồn vốn của ngân hàng. Tỷ lệ cho vay không vƣợt quá 80% VHĐ trong thông tƣ 13 làm giảm khả năng mở rộng tín dụng, gây khó khăn cho khả năng tạo tiền của Ngân hàng. 4.4.1.2 Yếu tố kinh tế Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang cũng bị tác động bởi các giai đoạn chu kỳ kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trƣởng GDP, triển vọng các ngành nghề kinh doanh sử dụng vốn Ngân hàng, cơ cấu chuyển dịch giữa các vùng kinh tế, mức độ ổn định giá cả, lãi suất cán cân thanh toán và ngoại thƣơng. Chẳng hạn nhƣ nếu giá cả hàng hóa tăng đột biến do tác động của nền kinh tế, lạm phát làm cho các doanh nghiệp, tiểu thƣơng nghiệp,… làm ăn có thể thua lỗ cũng có thể dẫn đến nghỉ hoạt động nhƣ thế thì ngân hàng đã mất một số khách hàng đến giao dịch với ngân hàng với các sản 79 phẩm mà các doanh nghiệp thƣờng sử dụng nhƣ bao thanh toán, chuyển khoản, gởi tiết kiệm từ những khoản lời để dự trữ cho tƣơng lai. Ta thấy Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt bị tác động bởi nền kinh tế lạm phát, diễn biến lạm phát những năm qua có xu hƣớng tăng, cụ thể 2010 là 11,75%, năm 2011 là 18,13%. Đến năm 2012, với nhiều chính sách kiềm chế lạm phát của Nhà nƣớc, con số này đƣợc kiềm chế ở mức 6,9%. Tuy đã có những chuyển biến tích cực nhƣng nhìn chung tình hình những năm qua là ngân hàng luôn phải hoạt động trong điều kiện nền kinh tế bất ổn, giá cả và sức mua của đồng tiền biến động, do đó ngƣời dân có xu hƣớng tích trữ vàng, ngoại tệ hoặc các dạng tài sản khác thay vì đem số tiền đó gửi tại NHTM. Điều đó gây khó khăn trong hoạt động HĐV. Do đó để huy động đƣợc vốn hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang ngân hàng khác thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trƣờng vốn. Thêm vào đó, tăng trƣởng GDP giảm, doanh nghiệp phá sản, đóng cửa tăng, nợ xấu tăng cao ở các NHTM, khả năng hấp thụ vốn thấp,… Điều này đòi hỏi Ngân hàng phải có nhận định đúng đắn để có chính sách thích hợp cho sự phát triển trong thời gian tới. 4.4.1.3 Văn hóa - xã hội Nhƣ chúng ta đã biết do phong tục tập quán, tính cách của ngƣời Việt Nam là họ thích giữ tiền hơn là gửi tiền tại ngân hàng. Đặc biệt, phần đông ngƣời dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long là nông dân nên tính cách thích giữ tiền bên mình càng thể hiện rõ rệt hơn nữa. Chính vì vậy mà một phần lớn nguồn vốn nhàn rỗi từ họ đã bị lãng phí dẫn đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng còn bị hạn chế. Mặt khác mức sống của ngƣời dân ở tỉnh Hậu Giang còn thấp so với những thành phố khác, đại bộ phận ngƣời dân ở đây thu nhập còn khá thấp nên việc NH huy động vốn đƣợc nhiều nhƣ các thành phố phát triển khác là rất khó. 4.4.2 Các nhân tố chủ quan ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bƣu Điện – Liên Việt 4.4.2.1 Lãi suất Lãi suất là công cụ huy động vốn rất hiệu quả. Bất kỳ khách hàng nào cũng vậy khi họ mang tiền vào gửi ngân hàng, ngoài việc khách hàng muốn tiền của họ đƣợc đảm bảo an toàn thì họ còn mong muốn tiền của họ gửi vào đó sẽ sinh đƣợc lời cao. Lãi suất phải linh hoạt, vừa hấp dẫn ngƣời gửi, đồng thời phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng và phải phù hợp với quy định của NHNN. Do đó lãi suất huy động có ảnh hƣởng lớn đến quy mô tiền gửi vào Ngân 80 hàng, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm. Vì ngƣời dân thƣờng quan tâm đến lãi suất tiết kiệm để so sánh nó với khả năng sinh lời của các hình thức đầu tƣ khác nhƣ cổ phiếu, trái phiếu,… Từ đó đƣa ra quyết định có nên gửi tiền vào NH hay không, gửi bao nhiêu và dƣới hình thức nhƣ thế nào,… Hiện nay không còn tình trạng chạy đua lãi suất huy động quyết liệt nhƣ thời điểm năm 2008 bởi Nhà Nƣớc đã quy định về mức trần lãi suất huy động. Khi NHNN ban hành Thông Tƣ 02/2011-TT-NHNN ngày 03/03/2011, khống chế trần lãi suất huy động 14%/ năm, các NHTM đã áp dụng chiêu thức nhằm vƣợt trần lãi suất thông qua việc khuyến mãi, chi tiếp thị, chi hoa hồng môi giới huy động,… Từ đầu năm 2012 NHNN điều chỉnh giảm lãi suất huy động tổng cộng 6 lần. Lần đầu tiên từ 14% về 13% vào ngày 13/03. Các lần tiếp theo diễn ra vào ngày 11/04 và 28/05 mức giảm lần lƣợt về 12% và 11%/năm, 9% vào ngày 11/6 và 8% vào ngày 24/12/2012 và lần giảm lãi suất sau cùng là vào ngày 26/3/2013 còn 7,5%. Do đó lãi suất cũng là một yếu tố góp phần ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác huy động vốn của Ngân hàng. 4.4.2.2 Năng lực, trình độ của cán bộ Ngân hàng Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang có đƣợc sự tăng trƣởng mạnh mẽ nhƣ ngày hôm nay là nhờ vào những chính sách, định hƣớng kinh doanh đúng đắn và cả sự nổ lực rất lớn của đội ngũ Cán bộ, nhân viên trong toàn NH. Tỷ lệ nhân sự có trình độ đại học trở lên đạt hơn 90%. Điều này cho thấy công tác tổ chức nhân sự của NH khá tốt. Các nhân viên phòng HĐV hết lòng phục vụ khách hàng với phƣơng châm “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, tích cực tƣ vấn, giới thiệu các dịch vụ cũng nhƣ các tiện ích khi đến với NH, môi trƣờng làm việc cởi mở, thân thiện, tập thể cán bộ nhân viên gắn bó, đoàn kết hỗ trợ nhau trong công việc, riêng đối với công tác huy động, tất cả các nhân viên đều nắm bắt kịp thời về các sản phẩm HĐV nhằm chủ động trong công tác huy động. Lãnh đạo Ngân hàng còn có các biện pháp tích cực để thúc đẩy tinh thần thi đua làm việc của nhân viên NH điển hình là việc giao chỉ tiêu HĐV trong một năm đối với tất cả các nhân viên và có hình thức khen thƣởng nhằm khích lệ tinh thần với phƣơng châm “Sống bằng lƣơng–Giàu bằng thƣởng”. Chính sách lƣơngthƣởng của LienvietPostBank SGD Hậu Giang mang tính cạnh tranh cao, chế độ đãi ngộ luôn đi liền với mức độ đóng góp và hiệu quả công việc nhằm khuyến khích tinh thần làm việc và phấn đấu trên mọi vị trí công tác của nhân viên. 81 4.4.2.3 Uy tín của Ngân hàng Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt hoạt động đƣợc chủ yếu là nhờ vào uy tín của mình. Khách hàng sẽ lựa chọn những ngân hàng có uy tín để giao dịch. Uy tín của Ngân hàng Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang đƣợc thể hiện ở quy mô lớn, trình độ quản lí của ban lãnh đạo, thái độ phục vụ của nhân viên, công nghệ hiện đại,… Sự đánh giá của các tổ chức có uy tín trong và ngoài nƣớc, và các danh hiệu mà ngân hàng đạt đƣợc nhƣ: Chứng nhận LienVietPostBank là một trong 500 Doanh nghiệp tƣ nhân lớn nhất Việt Nam, Ngân hàng cung cấp dịch vụ Thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2011 do Ngân hàng Wells Fargo trao tặng, chứng nhận và cúp giải thƣởng thƣơng vụ phát hành riêng lẻ tiêu biểu nhất Việt Nam năm 2010 - 2011cho thƣơng vụ Ngân hàng Liên Việt và Tiết kiệm Bƣu điện,… 4.4.2.4 Trình độ công nghệ ngân hàng Ứng dụng công nghệ hiện đại là phƣơng tiện giúp các ngân hàng có thể đánh bại các đối thủ cạnh tranh, tạo ra những cơ hội giảm thiểu giấy tờ hành chính, thay đổi sự phân bố nguồn nhân lực theo hƣớng giảm thiểu bộ phận nghiệp vụ và tăng cƣờng nhân lực cho các bộ phận dịch vụ chăm sóc khách hàng, làm thay đổi các hình thức kinh doanh và tăng chất lƣợng dịch vụ. Ngày nay, việc sử dụng dịch vụ ngân hàng không nhất thiết phải đi đến tận ngân hàng, mà đã thay đổi rất nhiều nhờ những tiến bộ vƣợt bậc của khoa học công nghệ. Sự ra đời của dịch vụ ngân hàng điện tử đã mở ra những kênh giao tiếp điện tử hiện đại giữa khách hàng và Ngân hàng nhƣ ATM, POS, Mobile Banking, Internet Banking,… Kết nối thành công hệ thống ATM với 3 hệ thống chuyển mạch Thẻ lớn nhất Việt Nam: Smartlink, BanknetVN, và VNBC. Vào tháng 9 năm 2011 thì Ngân hàng đã hoàn tất công tác sáp nhập hệ thống Tiết kiệm Bƣu điện vào Ngân hàng, gọi tắt là hệ thống công nghệ Tiết kiệm Bƣu điện, 2 giải pháp ứng dụng mang tên Báo cáo ngày và giải pháp quản trị dịch vụ tại phòng giao dịch Bƣu Điện. Ngoài ra, sản phẩm “đầu tƣ tự động”, giúp các doanh nghiệp quản lí tốt nguồn vốn của mình và sử dụng nguồn vốn linh hoạt nhƣ tài khoản tiền gửi thanh toán vì nó đƣợc điều chuyển tự động qua lại giữa các ngân hàng và tài khoản đầu tƣ tự động với mức lãi suất hấp dẫn. “Tài khoản lãi cao” là một tiện ích và ƣu đãi lớn mà Ngân hàng Bƣu Điện Liên Việt dành cho khách hàng cá nhân, với những tính năng vƣợt trội. Các công nghệ trên cũng đã góp phần thu hút đƣợc một lƣợng vốn khá lớn từ khách hàng. 82 4.4.2.5 Các hoạt động marketing ngân hàng Thông qua công tác marketing, Ngân hàng luôn đƣa ra các hình thức huy động vốn với thời hạn, giá cả hợp lí, phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về chất lƣợng, chủng loại các sản phẩm của Ngân hàng để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới về với mình, để ngày càng thu hút đƣợc nhiều vốn hơn. Trên cơ sở nghiên cứu thị trƣờng Ngân hàng có thể nắm bắt toàn bộ các thông tin về môi trƣờng kinh doanh, về khách hàng, đồng thời xây dựng chiến lƣợc marketing. Trong những năm qua, với tình hình cạnh tranh khốc liệt giữa các Ngân hàng với nhau, Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang luôn triển khai nhiều chƣơng trình khuyến mãi và quảng bá thƣơng hiệu để thu hút đƣợc nhiều hơn lƣợng VHĐ từ nền kinh tế và cũng nhằm mục đích tri ân khách hàng đã sử dụng dịch vụ tại Ngân hàng, tạo chính sách thu hút khách hàng gửi tiền, các chƣơng trình này đã đẩy mạnh đƣợc các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn và mang lại lợi ích to lớn, thiết thực cho nhiều khách hàng may mắn. Đồng thời Ngân hàng cũng đã thực hiện một số dịch vụ đi kèm nhƣ: thông báo số dƣ tài khoản của khách hàng qua điện thoại di động, tạo sự thuận lợi cho khách hàng khi họ không có thời gian đến Ngân hàng giao dịch. Các hoạt động trên đã có tác động tích cực đến kết quả hoạt động HĐV của Ngân hàng. 83 CHƢƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT SGD HẬU GIANG 5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT SGD HẬU GIANG TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 5.1.1 Những kết quả đạt đƣợc Trong những năm qua Ngân hàng đã chủ động xác định rõ chiến lƣợc, phƣơng châm hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích kỹ những khó khăn thuận lợi, những thời cơ thách thức của hoàn cảnh cụ thể cũng nhƣ dự đoán những vấn đề mới nảy sinh. Vì vậy trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng đều đạt đƣợc những thành quả đáng kể. Sau đây là một số thành tựu mà ngân hàng đạt đƣợc trong công tác HĐV: Về quy mô HĐV: Với mục tiêu và chiến lƣợc kinh doanh nhằm không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh, Ngân hàng đã đặt ra phƣơng châm tập trung khai thác nguồn vốn nhàn rỗi của các thành phần kinh tế một cách hiệu quả. Trong các năm qua vốn huy động của Ngân hàng đã tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2010 tổng VHĐ của Ngân hàng là 210.359 triệu đồng, đến năm 2012 tổng VHĐ tăng thêm 84.721 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 40,27% so với năm 2010 và lại có xu hƣớng tăng lên trong năm 2013. VHĐ tăng lên đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ đầu tƣ và cho vay của mình. Trong tiền gửi thì tiền gửi không kì hạn luôn chiếm tỷ trọng đáng kể, luôn trên 50% trong tổng VHĐ, một mặt tạo điều kiện tăng số dƣ, giảm chi phí đầu vào, vì nó có mức lãi suất thấp nhất, mặt khác giúp Ngân hàng mở rộng các dịch vụ liên quan tới HĐV nhƣ phát hành thẻ,… Tiền gửi của các TCKT lại chiếm tỷ lệ cao hơn so với tiền gửi khác, trên 50%, đây là nguồn huy động đáng kể tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình. Về cơ cấu nguồn vốn huy động: Cũng nhƣ các NHTM khác nguồn huy động chủ yếu của Ngân hàng là nguồn vốn ngắn hạn, luôn chiếm trên 78% tổng vốn huy động có kỳ hạn. 84 Ngân hàng đã đa dạng hóa các phƣơng thức huy động vốn kết hợp với sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất để thu hút nguồn tiền gửi từ các tầng lớp dân cƣ, doanh nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho nền kinh tế tạo sự ổn định cho nguồn vốn kinh doanh. Cơ sở vật chất, công nghệ ngân hàng phục vụ hoạt động nghiệp vụ huy động vốn đã và đang đƣợc đổi mới nâng cấp. Thƣờng xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình biến động lãi suất nhằm đƣa ra những dự báo về biến động nguồn vốn trên thị trƣờng sao cho phù hợp. Trình độ cán bộ ngày càng đƣợc nâng cao, có khả năng xử lí tốt mọi tình huống nảy sinh trong công tác huy động vốn. Tiếp tục phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các khách hàng truyền thống, những đơn vị có nguồn vốn lớn thông qua thực hiện công tác thanh toán sao cho thuận lợi, nhanh chóng. Đồng thời mở rộng quan hệ khách hàng mới nhằm huy động vốn từ các tổ chức. Tích cực khai thác, huy động vốn tại chỗ, đồng thời chi nhánh đã tranh thủ đƣợc sự hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả của nguồn vốn trong nội bộ Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu khách hàng. 5.1.2 Tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại 5.1.2.1 Những tồn tại Trong quá trình thực hiện chính sách huy động vốn của mình, Ngân hàng cũng đã gặp phải những trở ngại chủ quan cũng nhƣ khách quan nhƣ sau: Trong năm 2013 tiền gửi của các tổ chức kinh tế có xu hƣớng giảm so với các năm trƣớc, thể hiện ở 6 tháng đầu năm 2013 loại tiền gửi này chỉ còn 12.846 triệu đồng, giảm 75,84% so với cùng kỳ 2012. Tiền gửi của các TCKT giảm đã làm tăng lãi suất đầu vào đáng kể của SGD, vì vậy cần tiếp tục quan tâm hơn nữa đến doanh nghiệp có tiền gửi lớn, tạo điều kiện ƣu đãi để họ tiếp tục tin tƣởng và giữ vững quan hệ lâu dài với Ngân hàng. Công tác huy động vốn chƣa thực sự gắn liền, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn. Huy động vốn của Ngân hàng bị mất cân đối kỳ hạn. Trong khi nguồn vốn ngắn hạn tạm thời đáp ứng mục tiêu kế hoạch của Ngân hàng thì nguồn vốn trung và dài hạn vẫn chƣa đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh trung, dài hạn của Ngân hàng. Việc chuyển hóa nguồn vốn để đầu tƣ cho vay trung, và dài hạn còn hạn chế vì để làm điều này ngân hàng phải đối mặt với rủi ro lãi suất và rủi ro thanh 85 khoản. Tốc độ tăng trƣởng của VHĐ tại chỗ hiện thời còn thấp hơn nhu cầu sử dụng vốn. Chính sách khách hàng, công tác tuyên truyền quảng cáo chƣa thực sự đƣợc đầu tƣ đúng mức do đó tạo ra nhiều hạn chế cho công tác HĐV cũng nhƣ các hoạt động khác trong Ngân hàng. Kênh huy động vốn thông qua phát hành GTCG nhƣ kỳ phiếu, trái phiếu chƣa thực sự thu hút đƣợc khách hàng, phát huy hiệu quả của nó trong việc HĐV trung và dài hạn của Ngân hàng. Bên cạnh đó hình thức HĐV trung và dài hạn chƣa thực sự đa dạng, tạo sự thu hút khách hàng. Khó khăn tiếp theo là trong các giao dịch trực tuyến, khách chƣa thực sự tin Ngân hàng. Để khách hàng yên tâm sử dụng những dịch vụ Ngân hàng công nghệ cao thì vấn đề bảo mật, đảm bảo an toàn an ninh càng cấp bách do hoạt động của tội phạm ngày càng phức tạp. Thêm vào đó còn là tâm lý e ngại của ngƣời dân khi đến Ngân hàng giao dịch do ngại các thủ tục phiền phức. 5.1.2.2 Nguyên nhân của những tồn tại Sở dĩ còn tồn tại trong công tác huy động vốn tại NHTM Cổ phần Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang là do một số nguyên nhân cơ bản sau: Trong thời gian qua nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang lâm vào khủng hoảng, các ngân hàng cũng không tránh khỏi lao đao trong việc huy động vốn. Mặt khác nền kinh tế trong giai đoạn này chứa đựng những yếu tố biến động khó dự đoán về lạm phát, tỷ giá, lãi suất, phá sản,… Vì vậy việc gửi các khoản tiền tiết kiệm có kỳ hạn ngắn thƣờng đƣợc khách hàng lựa chọn để họ dễ dàng chuyển đổi mục đích sử dụng vốn sang đầu tƣ khác nhƣ mua vàng, ngoại tệ,… hơn gửi tiết kiệm. Tâm lí ƣa dùng tiền mặt của dân chúng cũng ảnh hƣởng rất nhiều tới công tác huy động vốn của SGD. Các quy định chung liên quan tới hoạt động của Ngân hàng cũng ảnh hƣởng tới công tác HĐV. Nhƣ việc NHNN quy định trần lãi suất tạo khó khăn cho ngân hàng trong việc cạnh tranh thu hút nguồn vốn. Ngân hàng chƣa có chiến lƣợc huy động vốn thực sự rõ ràng, phù hợp. Bộ phận marketing của Ngân hàng phần nhiều chú trọng tới khách hàng vay vốn chƣa thực sự quan tâm đến đối tƣợng khách hàng gửi tiền, nhất là khách hàng cá nhân. Các sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng chƣa thực sự đa dạng, tính tiện 86 ích chƣa cao dù Ngân hàng đã có những bƣớc cải tiến chú ý nhất định, các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng khá tƣơng đồng với sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng khác, chƣa tạo đƣợc sản phẩm đặc trƣng của Ngân hàng mình. Trong thời gian qua tuy SGD có quan tâm bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên Ngân hàng, tuy nhiên, trình độ chuyên môn, năng lực của các cán bộ tuy đã đƣợc nâng lên. Song vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển. Số cán bộ có trình độ ngoại ngữ, giỏi vi tính còn ít, do đó khả năng tiếp cận, khai thác chƣơng trình công nghệ mới phục vụ khách hàng bị hạn chế. Từ thực trạng nguồn vốn và công tác HĐV của NHTM Cổ phần Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang vấn đề đặt ra cần phải có các giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác HĐV đáp ứng yêu cầu không ngừng mở rộng, nâng cao kết quả kinh doanh của ngân hàng. 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT SGD HẬU GIANG 5.2.1 Đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng các hình thức huy động vốn và các chƣơng trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng. - Để có thể thu hút thêm đƣợc nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ và tiền gửi có kỳ hạn, đặc biệt khách hàng là các doanh nghiệp và các TCKT. Ngân hàng cần tiếp tục hoàn thiện các hình thức tiết kiệm đang có tại Ngân hàng, vào các dịp lễ lớn trong năm cần triển khai các chƣơng trình khuyến mãi với nhiều hình thức nhƣ: tham dự hình thức quay xổ số dự thƣởng theo số xổ hoặc seri, sổ chứng từ có giá, áp dụng lãi suất ƣu đãi hoặc khuyến khích vật chất đối với những khách hàng duy trì giao dịch thƣờng xuyên với Ngân hàng nhƣ tặng quà vào những dịp đặc biệt (lễ, Tết, ngày sinh nhật của khách hàng,…). Cụ thể nhƣ khách hàng gửi tiền theo một con số cụ thể nào đó với kỳ hạn 1 tháng trở lên sẽ đƣợc tặng quà, quay số trúng thƣởng ngay và bốc thăm may mắn hay tặng thẻ mua hàng, tặng phiếu ƣu đãi (đƣợc giảm các chi phí chuyển tiền, đổi tiền hay mở tài khoản giao dịch, tìm kiếm khách hàng thân thiết),… Đồng thời tùy thuộc số tiền gửi là bao nhiêu, kỳ hạn ngắn hay dài,… mà tính chất hay giá trị của quà tặng sẽ khác nhau… Thêm vào đó, Ngân hàng cần tăng cƣờng huy động dựa trên nhu cầu có tính thời vụ của nguồn vốn nhƣ nhu cầu vốn những tháng cuối năm, giáp tết sẽ tăng cao hay một số yếu tố khác dựa trên tính chất của nguồn vốn. Việc xây dựng các chƣơng trình khuyến mãi, quà tặng mang nét độc đáo, riêng biệt là rất cần thiết. Ngân hàng cần phân nhóm khách hàng nhằm đƣa ra nhiều sản phẩm tiền 87 gửi thích hợp, mới lạ mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng gửi tiết kiệm. Việc này ngoài việc giúp Ngân hàng tăng nguồn vốn huy động mà còn giúp Ngân hàng hạn chế rủi ro khi tỷ trọng tiền gửi quá cao tập trung một nhóm khách hàng. - Ngân hàng nên hình thành và phát triển một số hình thức mới vừa có tính chất huy động, vừa có tính chất cho vay nhằm giải quyết mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn nhƣ: + Tiết kiệm có mục đích: Đó là hình thức tiết kiệm trung và dài hạn với mục đích nhƣ: xây dựng nhà ở, mua xe,… khách hàng có thể thỏa thuận với Ngân hàng hàng tháng trích từ tiền lƣơng của mình một số tiền nhất định để chuyển vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm có mục đích. Với hình thức tiết kiệm này, ngƣời gửi sẽ nhận đƣợc lãi suất thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm nhƣng họ đƣợc Ngân hàng cho vay tiền để thực hiện mục đích khi số tiền tiết kiệm đạt tới 2/3 giá trị ký kết mua tài sản. Hiện nay, hình thức tiết kiệm này đang đƣợc ngƣời dân quan tâm, ngân hàng cần triển khai thực hiện. Hình thức này giúp Ngân hàng thu hút đƣợc nhiều tiền gửi trong dân cƣ, mặt khác giúp Ngân hàng có thêm nguồn vốn trung và dài hạn. + Với khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế: Trong quá trình hoạt động của mình các doanh nghiệp và Ngân hàng sẽ phát sinh quan hệ gửi – vay. Vì thế, khi đã có quan hệ gửi – vay, tất yếu doanh nghiệp sẽ coi Ngân hàng là trung gian và sử dụng các dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng góp phần gia tăng nguồn thu cho Ngân hàng bởi các dịch vụ, tiền gửi ký quỹ. Do đó, với đối tƣợng khách hàng này, Ngân hàng cần chủ động tiếp thị, tạo mối quan hệ với từng doanh nghiệp, áp dụng lãi suất tiền gửi nhiều bậc, có những ƣu đãi về phí dịch vụ, áp dụng nhiều lãi suất cho nhiều doanh nghiệp sao cho lợi ích càng tăng qua việc hƣởng lãi suất càng lớn khi số dƣ tiền gửi thanh toán càng lớn và thƣờng xuyên giao dịch tại Ngân hàng. - Tổ chức các chƣơng trình tiết kiệm, theo đó khách hàng gửi theo một kỳ hạn dài, tối thiểu theo một con số cụ thể nào đó sẽ đƣợc lãnh lãi với lãi suất ƣu đãi theo từng kỳ hạn rút tiền cụ thể nhằm thu hút nguồn vốn trung và dài hạn của khách hàng. - Chƣơng trình khuyến khích gửi lại, với ƣu đãi là các khách hàng đã lỡ rút tiền trong giai đoạn nào đó theo quy định mà gửi lại thì sẽ đƣợc giữ nguyên lãi suất đến đáo hạn nhƣ trên sổ tiết kiệm, thay vì chỉ nhận lãi suất không kỳ hạn. 88 - Ngân hàng cần đƣa ra một số sản phẩm, dịch vụ để xóa bỏ thói quen để tiền ở nhà, một mặt xuất phát từ nhu cầu cuộc sống hàng ngày, mặt khác có tiền ở nhà sẽ sử dụng một cách chủ động hơn, sau cùng là ngại đi gửi tiền. Vì vậy Ngân hàng cần phát triển những tiện ích về việc thanh toán không dùng tiền mặt. - Ngân hàng cần đa dạng các hình thức trả lãi cho khách hàng. Ví dụ nhƣ Ngân hàng có thể chuyển lãi qua tài khoản thẻ của khách hàng, giúp cho khách hàng có thể nhận lãi ngoài giờ làm việc của Ngân hàng. 5.2.2 Đẩy mạnh công tác marketing thu hút khách hàng gửi tiền Marketing là một hoạt động quan trọng trong công tác huy động vốn, bao gồm các hoạt động nhƣ: quảng cáo, tuyên truyền thông tin. Đây là việc Ngân hàng cần làm để có thể đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trƣờng cạnh tranh gay gắt về lĩnh vực cung ứng sản phẩm tài chính. Ngoài việc mở rộng phạm vi hoạt động cũng nhƣ cung cấp các thông tin về ngành ngân hàng: quảng cáo, tuyên truyền, trong HĐV, nhất là huy động tiết kiệm còn có ý nghĩa tuyên truyền ý thức tiết kiệm cho ngƣời dân, tạo cơ sở tập trung đƣợc các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng nhằm thực hiện các chƣơng trình đầu tƣ, phát triển đất nƣớc. Vì vậy trong thời gian tới Ngân hàng cần phải: - Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi về các dịch vụ Ngân hàng, các hình thức và chính sách huy động vốn, thu hút tiền gửi,… qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ quảng cáo trên ti vi, truyền thanh,…Song song đó, ngân hàng cần có những banner khổ lớn, màu sắc ấn tƣợng nhằm thu hút khách hàng. Từ đó giới thiệu các sản phẩm HĐV của Ngân hàng ở những vị trí đông dân cƣ, các khu công nghiệp trong tỉnh, chợ, các bến xe buýt trên địa bàn,… để thu hút đƣợc nhiều khách hàng đến giao dịch, tăng khả năng cạnh tranh với các NHTM khác. - Hàng năm ngân hàng nên tổ chức hội nghị khách hàng ít nhất 1 lần để khách hàng có dịp tìm hiểu về Ngân hàng. Ngân hàng nên khuyến khích khách hàng tham gia các buổi nói chuyện, thuyết trình giới thiệu về hoạt động của Ngân hàng, đặc biệt là các sản phẩm huy động vốn tại các cơ quan, xí nghiệp, trƣờng học,… Đồng thời ngân hàng sẽ nhận đƣợc sự góp ý chân thành nhất của khách hàng về Ngân hàng, để từ đó kịp thời giải đáp và điều chỉnh hoạt động, tổ chức điều hành, tác nghiệp hay thái độ phục vụ. - Giữ tốt mối quan hệ với khách hàng lâu năm thông qua các hoạt động tín dụng, tạo mối quan hệ 2 chiều thân thiết giữa Ngân hàng và các TCKT. Ngân 89 hàng cho các tổ chức vay vốn kinh doanh khi thu đƣợc kết quả. Ngoài việc thanh toán nợ cho Ngân hàng, họ sẽ sử dụng thêm các dịch vụ của Ngân hàng nhƣ thanh toán quốc tế, chi trả lƣơng cho công nhân, mua bán ngoại tệ,… - Thƣờng xuyên tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, nhằm đƣa ra các sản phẩm mới lạ, hấp dẫn nhƣng không quá phức tạp. - Trong các dịp lễ tết, kỷ niệm,… Ngân hàng cần tặng quà, hoa để chúc mừng, nhằm củng cố mối quan hệ ngày càng bền chặt hơn. Đây cũng là cử chỉ thể hiện sự quan tâm, hiếu khách của Ngân hàng đối với khách hàng. - Tuy có một số nghiệp vụ không mang lại lợi ích cho Ngân hàng ở hiện tại nhƣng nó sẽ có thể mang lại lợi ích cho Ngân hàng trong tƣơng lai nhƣ: trong dịp tết, nhu cầu đổi tiền củ lấy tiền mới của khách hàng là rất lớn, trong số những khách hàng này có những khách hàng chƣa từng đến giao dịch với Ngân hàng bao giờ, việc gây ấn tƣợng đầu tiên với khách hàng là rất cần thiết, nó là nhân tố ảnh hƣởng lớn đến công tác HĐV của Ngân hàng trong tƣơng lai. Nhƣ vậy Ngân hàng cần vận dụng một cách linh hoạt có sáng tạo các giải pháp trên đây, sẽ tăng khả năng huy động vốn, đồng thời tạo ra ƣu thế cạnh tranh của Ngân hàng về mọi hoạt động. 5.2.3 Tăng cƣờng đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ Nhân tố con ngƣời có tầm quan trọng đặc biệt, quyết định đến sự thành công trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đối với hoạt động huy động vốn, con ngƣời là yếu tố không thể thiếu, quyết định nguồn vốn huy động cả về quy mô, cơ cấu và chất lƣợng. Bởi nhân viên là ngƣời trực tiếp nhận tiền gửi, thanh toán cho khách hàng,… nên đòi hỏi đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, có phong cách làm việc văn minh, lịch sự, cách thức giải quyết công việc khoa học. Do vậy để HĐV đạt hiệu quả cao thì Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa về cán bộ công nhân viên của mình thông qua việc thƣờng xuyên đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao trình độ, nâng lực đội ngũ cán bộ nhân viên nói chung và cán bộ làm công tác nguồn vốn nói riêng. Cụ thể: - Bố trí đội ngũ cán bộ nhiệt tình, ngoài khả năng chuyên môn vững vàng còn phải có khả năng giao tiếp tốt để làm việc tại các bộ phận trực tiếp giao dịch với khách hàng. 90 - Cần đào tạo có hệ thống cán bộ công nhân viên theo tiêu chuẩn quy định. Nghĩa là cán bộ làm công tác huy động vốn phải có kiến thức về mặt nghiệp vụ nhƣ: phải đƣợc đào tạo về tin học, về thanh toán không dùng tiền mặt,… cán bộ công nhân viên phải đƣợc phổ cập kiến thức cơ bản về vốn, lãi suất, ngoại tệ,… để có thể đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng phức tạp. Từ đó có khả năng xử lí mọi tình huống công tác một cách thành thạo, giải đáp đƣợc thắc mắc của ngƣời gửi tiền, hƣớng dẫn họ đúng thủ tục nhằm tạo niềm tin nơi khách hàng. Đây là yếu tố đánh vào tâm lí khách hàng, khi khách hàng cảm thấy thỏa mãn, hài lòng thì lần sau có tiền họ tiếp tục gửi vào và giới thiệu thêm nhiều khách hàng hơn nữa. - Cần chú trọng đổi mới phong cách phục vụ khách hàng của nhân viên, có thái độ nhiệt tình, vui vẻ, lịch sự, tận tâm, biết lắng nghe ý kiến đóng góp của khách hàng, có trình độ chuyên môn vững vàng và có phong thái phục vụ nhanh chóng, chính xác, tận tình, chu đáo,… tạo ra sự đồng cảm và lòng tin của khách hàng đối với Ngân hàng, giúp Ngân hàng nâng cao vị thế cạnh tranh và mở rộng thị phần. - Ngân hàng cần phát các tờ bƣớm giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, trên tờ bƣớm cần đƣa ra các biểu phí dịch vụ giúp cho khách hàng dễ dàng tìm hiểu, so sánh và lựa chọn dịch vụ. - Mỗi khi Ngân hàng đƣa ra các hình thức huy động mới, Ngân hàng nên thông báo rõ mọi yếu tố liên quan trong đó có thời hạn, lãi suất, các thủ tục rút vốn, lãnh lãi,… và phải niêm yết ở những nơi mà mọi ngƣời có thể đọc thấy, đồng thời nên bố trí một cán bộ thƣờng xuyên túc trực để giải đáp những thắc mắc, hƣớng dẫn hoặc trực tiếp làm một số việc để giúp khách hàng nhanh chóng đƣợc phục vụ. - Thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác HĐV, đồng thời Ngân hàng nên thƣờng xuyên tổ chức triển khai kỳ thi sát hạch nhằm tạo bƣớc chuyển biến trong ý thức tự học tập, rèn luyện và nâng cao kiến thức nghiệp vụ đối với toàn thể cán bộ nhân viên, để họ có thể nắm vững các khía cạnh một cách sâu sắc để có thể lý giải cho khách hàng những vấn đề mà họ chƣa hiểu. Với sự hƣớng dẫn nhiệt tình của nhân viên Ngân hàng sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy mình đƣợc quan tâm giải tỏa đƣợc tâm lý e ngại và khiến họ đến Ngân hàng một cách tự nhiên, cởi mở và thân thiện hơn. 91 - Ngân hàng cũng có những chính sách khuyến khích toàn bộ các nhân viên trong Ngân hàng tham gia vào việc tìm kiếm khách hàng mới cho Ngân hàng trên thị trƣờng sẵn có của mình. Ngân hàng cần tạo ra nguồn động lực thúc đẩy nhân viên nhiệt tình trong công tác HĐV. - Xây dựng chế độ khen thƣởng phù hợp, thực hiện chế độ khuyến khích cả về vật chất và tinh thần, phát động phong trào thi đua cán bộ giỏi nhằm kích thích các hoạt động tích cực trong công tác HĐV. Đồng thời phải có chế độ kỷ luật và phê bình thích đáng đối với những cán bộ làm sai nguyên tắc Ngân hàng, những cán bộ tha hóa biến chất gây tổn thất cho Ngân hàng. 5.2.4 Hoàn thiện công nghệ ngân hàng - Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng sự thành bại phụ thuộc rất lớn vào công nghệ Ngân hàng. Sức mạnh nằm trong tay những Ngân hàng đặc quyền về thông tin, có hệ thống thanh toán hiện đại,… - Ngân hàng cần hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng và phải xem đây là mục tiêu chiến lƣợc để cạnh tranh với các ngân hàng nƣớc ngoài, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và thu hút khách hàng trong nƣớc. Đặc biệt là cơ chế thanh toán phải nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và có tính hệ thống, đồng bộ. Đầu tƣ vào công nghệ hiện đại có thể làm tăng chi phí ban đầu, nhƣng sẽ giảm chi phí nghiệp vụ trong dài hạn, thu hút nhiều khách hàng, quản trị đƣợc rủi ro thông tin nhanh chóng, công tác điều hành hiệu quả. Đặc biệt Ngân hàng sẽ huy động nhiều TGTT (lãi suất thấp) do thanh toán dễ dàng và mở rộng kênh phân phối. - Xem xét thay đổi các thiết bị, máy móc đã lỗi thời, lạc hậu, thay vào đó là các máy móc hiện đại, quy trình nghiệp vụ, thủ tục, giấy tờ cần cải tiến cho ngày càng đơn giản, rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng, giúp cho việc thanh toán nhanh chóng, hiệu quả nhƣng vẫn đảm bảo tính an toàn, đầy đủ, đẩy nhanh tốc độ làm việc của nhân viên trong Ngân hàng vừa tiết kiệm đƣợc thời gian cho khách hàng, vừa tiết kiệm đƣợc thời gian cho Ngân hàng. Tận dụng tối đa những ƣu thế mà công nghệ mới mang lại. Đồng thời mỗi nhân viên Ngân hàng cần có thời gian nhất định để thích ứng với công nghệ mới, các lãnh đạo Ngân hàng cần có những biện pháp động viên, khuyến khích giúp đỡ, thậm chí cả đòi hỏi từng nhân viên phải nổ lực hết khả năng để sớm thích nghi. - Máy móc thực hiện cho dịch vụ thanh toán cần phải thƣờng xuyên đƣợc kiểm tra và sửa chữa kịp thời. Cần bổ sung số máy ATM cho tƣơng xứng với số lƣợng phát hành của Ngân hàng và theo từng khu vực cụ thể để việc thanh toán 92 rút tiền thanh toán tự động đƣợc thuận tiện hơn, tạo sự hài lòng nơi khách hàng. Đồng thời cơ sở vật chất khang trang hiện đại có tác động không nhỏ đến tâm lý khách hàng vì nó sẽ tạo tâm lý an tâm khi khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng. - Ngân hàng có thể hợp tác với các công ty khác nhằm đa dạng hóa sản phẩm - dịch vụ, nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng và năng lực cạnh tranh của 2 bên. Ví dụ nhƣ thanh toán phí bảo hiểm qua thẻ đối với các công ty bảo hiểm: tự động trích tiền từ tài khoản để đóng bảo hiểm theo định kỳ hoặc có thể thanh toán tại nhà khi sử dụng các loại thẻ Visa, Master,… để thanh toán online. - Ngân hàng cần phải phát triển hệ thống chữ ký điện tử, nhằm phục vụ khách hàng có nhu cầu rút tiền, tiền lãi của họ từ tài khoản tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm chỉ cần đối chiếu qua chữ ký điện tử của chính họ từ máy ATM , và tất cả những hoạt động đó ngân hàng có hệ thống theo dõi và hệ thống bảo an chặt chẽ. 93 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Huy động các nguồn vốn khác nhau trong xã hội là một trong những hoạt động quan trọng nhất của các NHTM. Với sự nổ lực không ngừng cùng với quyết tâm của toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng đã giúp nguồn vốn huy động tăng liên tục qua các năm, cho thấy Ngân hàng đã tạo đƣợc một chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng. Qua phân tích ta có thể thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang giai đoạn 2010 - 6 tháng đầu năm 2013 đang phát triển theo chiều hƣớng tốt với tổng VHĐ tăng nhanh qua các năm. Trong tổng nguồn vốn huy động đƣợc thì tiền gửi dân cƣ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Xét về mặt tiền gửi có kỳ hạn thì chủ yếu khách hàng lựa chọn kỳ hạn dƣới 12 tháng nên nó luôn chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn huy động đƣợc. Tiền gửi không kỳ hạn tuy không ổn định và phải dự trữ nhiều nhƣng cần đƣợc chú trọng gia tăng nguồn tiền gửi này vì chi phí trả cho tiền gửi này thấp và nó giúp Ngân hàng mở rộng hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nhƣ: séc, ủy nhiệm chi, chuyển tiền qua tài khoản hoặc bằng giấy chứng minh nhân dân,… Vốn huy động đã dần đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn của ngƣời dân nên giảm đƣợc lƣợng vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên, giúp Ngân hàng tiết kiệm đƣợc một khoản chi phí khá lớn. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng có những khó khăn cần giải quyết về vấn đề thanh khoản mà các NHTM hiện nay đang gặp phải, vấn đề thiếu vốn trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Vì vậy Ngân hàng cần phải tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm HĐV để nâng cao hơn nữa tính tiện ích thông qua chất lƣợng và tính đa dạng của sản phẩm, đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nƣớc góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung trên cả nƣớc. Song song với sự gia tăng của VHĐ là sự tăng trƣởng của dƣ nợ cho vay, Ngân hàng nên có những biện pháp nhằm quản lý tốt hơn nữa chi phí và đẩy mạnh gia tăng thu nhập để nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã nêu một số rủi ro có liên quan đến hoạt động HĐV đó là rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất để Ngân hàng có những biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế những thiệt hại cho Ngân hàng nếu rủi ro xảy ra. Dựa vào thực trạng tại Ngân hàng từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp Ngân hàng nâng cao khả năng huy 94 động vốn. Tuy nhiên cần phải có sự thực hiện phối hợp đồng bộ của các cơ quan, ban ngành địa phƣơng và toàn thể nhân viên ngân hàng để khắc phục đƣợc những hạn chế cà tiếp tục đạt đƣợc những thành quả cao trong hoạt động ngân hàng nói chung và công tác HĐV nói riêng. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với NHNN - NHNN là cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ quốc gia với mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, ổn định cán cân thanh toán và giảm thất nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển xã hội, nâng cao đời sống ngƣời dân. NHNN cần có văn bản hƣớng dẫn cụ thể một cách đồng bộ trong việc thực hiện các quy định. NHNN nên tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát trong hệ thống Ngân hàng để đảm bảo các chính sách tiền tệ đã ban hành đƣợc các ngân hàng thực thu nghiêm túc và có hiệu quả, phù hợp với hoàn cảnh thực tế từng thời kỳ, giúp ngƣời dân yên tâm gửi tiền vào Ngân hàng. - NHNN cần chú trọng và nâng cao quản lí ngoại hối một cách có hiệu quả vì nó tác động ảnh hƣởng trực tiếp đến việc thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ và đời sống kinh tế xã hội của đất nƣớc. Có quản lí ngoại hối hiệu quả thì mới ổn định tiền tệ, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, thu hút nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, tăng trƣởng kinh tế. Có nhƣ vậy mới góp phần làm cho nền kinh tế phát triển, nâng cao mức sống của ngƣời dân và ngƣời dân sẽ có nhiều tiền gửi vào ngân hàng hay tạo cho mọi ngƣời tâm lí yên tâm khi gửi tiền vào ngân hàng. - Có chính sách lãi suất phù hợp, điều chỉnh trần lãi suất hợp lí trong từng thời kì. + Đƣa ra trần lãi suất và biên độ giao động phù hợp cho từng giai đoạnphát triển kinh tế. Tùy thuộc vào tình hình thực tế của tăng trƣởng kinh tế, của hoạt động ngân hàng để dịnh ra lãi suất cơ bản hợp lí, phù hợp mối quan hệ cung cầu về vốn và đảm bảo cho các NHTM kinh doanh có lãi. + NHNN cần có biện pháp hạ thấp dần mức lãi suất để hòa nhập mặt bằng lãi suất trên thế giới. Từ đó có thể thu hút đƣợc ngày càng nhiều vốn nƣớc ngoài vào trong nƣớc. - Điều chỉnh tỷ giá hợp lí khi có biến động.Tỷ giá ổn định là mục tiêu chính sách tiền tệ của NHNN và là điều kiện quan trọng để huy động tối đa nguồn 95 vốn trong và ngoài nƣớc. Khi tỷ giá biến động vừa ảnh hƣởng tới nguồn vốn huy động vừa ảnh hƣởng tới công tác quản lí nguồn vốn của Ngân hàng. - NHNN cần có chính sách thúc đẩy Công ty Bảo hiểm tiền gửi phát huy vai trò của mình. Ra đời với mục tiêu bảo vệ quyền lợi của những ngƣời gửi tiền cũng nhƣ các NHTM trong trƣờng hợp xảy ra rủi ro, công ty bảo hiểm tiền gửi ra đời tăng thêm niềm tin cho ngƣời gửi tiền, nhằm huy động tối đa lƣợng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế đặc biệt là tiền gửi của dân cƣ. NHNN cần có chính sách hỗ trợ cho công ty bảo hiểm nhƣ bắt buộc các NHTM gửi các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của mình tới công ty bảo hiểm, để công ty bảo hiểm hiểu rõ hơn hoạt động của ngân hàng và có biện pháp cứu trợ kịp thời khi ngân hàng gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. NHNN giám sát hoạt động đóng phí bảo hiểm của các ngân hàng và các TCTD khác có thực hiện nghiệp vụ nhận tiền gửi. - Mở rộng thnah toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng, đây là một phƣơng thức thanh toán đơn giản, an toàn, tiết kiệm, thuận lợi cho sự trao đổi. Thanh toán không dùng tiền mặt tạo nguồn vốn cho hệ thống NHTM, khi các khách hàng chƣa sử dụng tới số tiền trên tài khoản thanh toán sẽ tạo một lƣợng tiền nhàn rỗi mà ngân hàng có thể sử dụng vào việc cho vay mang lại thu nhập cho ngân hàng. Do đó, để tăng cƣờng công tác HĐV của mình ngân hàng cần quan tâm hơn nữa tới việc cung cấp tiện ích cho khách hàng đối với loại hình dịch vụ này. 6.2.2 Đối với Ngân hàng Hội sở Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt cần phối hợp chặt chẽ với NHNN để thực hiện tốt các chính sách đƣợc ban hành. Thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ nhân viên phòng nghiệp vụ kinh doanh để nâng cao trình độ chuyên môn, nắm bắt kịp thời những thông tin mới nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thƣờng xuyên tổ chức thi đua khen thƣởng đối với việc hoàn thành tốt chỉ tiêu đặc biệt là trong công tác huy động. Giao cho Giám đốc chi nhánh quyền chủ động trong việc thực thi lãi suất phù hợp với mặt bằng lãi suất trên địa bàn. Bên cạnh đó cần tiếp thu ý kiến đóng góp của chi nhánh, rà soát lại các văn bản hiện hành để sửa đổi bổ sung cho phù hợp và sát với thực tế hơn. Thêm vào đó việc đầu tƣ trang thiết bị công nghệ tiên tiến vào các chi nhánh để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh gay gắt hiện nay là điều thật sự cần thiết. Ngân hàng cần lắp đặt thêm các máy ATM để thuận tiện cho chi nhánh trong việc vận động khách hàng mở 96 thẻ và tạo thói quen thanh toán qua ngân hàng, góp phần thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. 6.2.3 Đối với Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang - Có cơ chế lãi suất cạnh tranh linh hoạt, phí dịch vụ hợp lí: lãi suất là yếu tố quan trọng giúp các ngân hàng hấp dẫn đƣợc khách hàng đến gửi tiền. Bởi vì hầu hết ngƣời có tiền tâm lí muốn đem gửi ngân hàng, trƣớc hết họ sẽ so sánh lãi suất huy động mà các ngân hàng đƣa ra xem là nơi nào cao hơn, kế đến mới là vấn đề an toàn tiền gửi cho họ cũng nhƣ các tiện ích mà họ đƣợc hƣởng. - Ngân hàng cần đa dạng các kỳ hạn gửi tiền với mức lãi suất khác nhau. Các nguồn tiền nhàn rỗi, tiền để dành của ngƣời dân rất đa dạng, nếu ngân hàng chỉ huy động với các kỳ hạn 3 - 6 - 9 tháng,… thì với những khoản thời gian nhàn rỗi của đồng tiền không khớp với những kỳ hạn huy động của ngân hàng sẽ không khuyến khích các khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. - Đa dạng hóa các hình thức thanh toán. Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với nhiều mục đích khác nhau, có ngƣời vì mục đích an toàn, có ngƣời chủ yếu để lấy lãi hàng tháng nhƣ các đối tƣợng là cán bộ hƣu trí, sinh viên, có ngƣời dƣ dả gửi tiền để đồng vốn ngày càng đƣợc sinh sôi nảy nở,…Vì thế họ chọn cách tính lãi cuối kỳ, lãi suất cao hơn rút lãi trƣớc và rút lãi hàng tháng. - Khuyến khích bằng lợi ích vật chất: Khi khách hàng gửi tiền, ngoài việc so sánh lãi suất huy động nơi nào cao hơn còn quan tâm hơn đến những lợi ích vật chất mà họ nhận đƣợc. Nhất là trong tình hình NHNN đang áp dụng trần lãi suất thì lợi ích vật chất khách hàng nhận đƣợc còn là hình thức khuyến mãi, dự thƣởng. - Định kỳ quảng cáo và niêm yết công khai đầy đủ lãi suất, thể lệ gửi tiền tiết kiệm. Việc quảng cáo sẽ có tác dụng gây chú ý cho khách hàng về hình ảnh của Ngân hàng để họ có sự so sánh và chọn lựa. Mặt khác, không phải ai cũng nắm bắt hết mọi thủ tục, thể lệ gửi tiền cũng nhƣ các chính sách khuyến khích, ƣu đãi mà họ đƣợc hƣởng. Nhất là với những khách hàng do trình độ học vấn chƣa cao và với những khách hàng mới lần đầu đến gửi tiền tại Ngân hàng. Bảng niêm yết đầy đủ, công khai các tiện ích, dễ hiểu sẽ tạo cho khách hàng tâm lí thoải mái, dễ chịu và đơn giản trong thủ tục gửi tiền, hơn nữa sẽ giúp cho khách hàng tìm kiếm đƣợc một cơ hội hấp dẫn để gửi tiền cho ngân hàng mà ngân hàng khác không có đƣợc. 97 - Trụ sở khang trang, tác phong giao tiếp lịch thiệp, tận tình hƣớng dẫn khách hàng cũng là nhân tố quyết định đến thành công trong kinh doanh của ngân hàng. Trong thời buổi cạnh tranh hiện nay, ngân hàng nào giải quyết tốt đƣợc mặt này sẽ có lợi thế trong việc thu hút khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. - Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm, chuyên môn cao và trách nhiệm trong công việc, đồng thời gắn trách nhiệm và quyền lợi của từng nhân viên với công việc đƣợc giao cũng nhƣ trong tập thể. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần nhanh chóng tiếp cận công nghệ mới, phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, phát triển và hiện đại hóa hệ thống thanh toán và thanh toán liên ngân hàng trên phạm vi toàn quốc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình và tạo thƣơng hiệu riêng để cạnh tranh với các NHTM khác. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anh Tú, 2013. Tổng tài sản của LienVietPostBank tăng gần 11.800 tỷ đồng.http://www.baomoi.com/Tong-tai-san-cua-LienVietPost-Bank-tang-gan-11800-tydong/126/11780782.epi. [Ngày truy cập:05/10/2013]. 2. Báo cáo thƣờng niên của NH TMCP Bƣu điện Liên Việt qua 3 năm từ 2010 -2012. 3. Cổng thông tin điện tử Tỉnh Hậu Giang, 2012. Tổng quan về Hậu Giang. . [Ngày truy cập: 17/10/2013] 4. Đoàn Thị Ngọc Thƣ, 2010. Phân tích tình hình HĐV và sử dụng vốn tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Hậu Giang. Luận văn đại học. Trƣờng Đại học Cần Thơ. 5. Giải thƣởng và công nhận xã hội. . [Ngày truy cập:05/10/2013] 6. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt. 7. Huỳnh Tấn Phúc, 2012. Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Đồng Tháp. Luận văn đại học. Trƣờng Đại học Cần Thơ. 8. Huỳnh Thị Anh Thƣ, 2012. Phân tích tình hình huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lai Vung.Luận văn đại học. Trƣờng Đại học Cần Thơ. 9. Lê Anh Tú, 2010. Giải pháp nâng cao hiệu quả HĐV tại Agibank Huyện Bình Minh.Luận văn đại học. Trƣờng Đại học Cần Thơ. 10. Lê Thị Thanh Tuyền, 2012. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Cần Thơ. Luận văn đại học. Trƣờng Đại học Cần Thơ. 11. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (tái bản lần 2). Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản thống kê. 12. Nguyễn Thị Hƣơng Ly, 2012. Giải pháp tăng cƣờng công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – Chi nhánh Hải Phòng. Khóa luận tốt nghiệp. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng. 13. Quách Quốc Thuận, 2010. Phân tích thực trạng và một số rủi roliên quan đến HĐV tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ. Luận văn đại học. Trƣờng Đại học Cần Thơ. 14. Thái Văn Đại, 2012. Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Tủ sách Đại học Cần Thơ. 15. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt, 2012. Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Cần Thơ, Trƣờng Đại học Cần Thơ. 16. Trần Ái Kết, 2008. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, nhà xuất bản Giáo dục. 17. Tuệ Minh, 2012. Trần lãi suất huy động sẽ về 9% từ 11/6. . [Ngày truy cập: 20/10/2013] 18. Tuổi trẻ Hậu Giang, 2012. Giới thiệu về Hậu Giang. . [Ngày truy cập: 17/10/2013]. 99 [...]... quả huy động vốn trong thời gian tới 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt Sở Giao Dịch Hậu Giang giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 - Đánh giá kết quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt Sở Giao Dịch Hậu Giang - Đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao công tác huy động vốn trên cơ sở các tồn tại. .. huy động vốn mới ra đời, chẳng hạn nhƣ thị trƣờng vàng, thị trƣờng bất động sản, bảo hiểm nhân thọ,… Điều này làm cho việc cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn ngày càng gay gắt Thấy đƣợc tầm quan trọng, sự khó khăn và sự cần thiết trong hoạt động huy động vốn của các ngân hàng hiện nay nên tôi đã chọn đề tài: Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt_ Sở Giao Dịch Hậu. .. đã phân tích 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt Sở Giao Dịch Hậu Giang nhƣ thế nào qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013? - Kết quả huy động vốn của ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt SGD Hậu Giang trong giai đoạn 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 nhƣ thế nào? - Những nhân tố nào có ảnh hƣởng ý nghĩa đến hoạt động huy động vốn của NH Bƣu Điện. .. VỀ NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN – LIÊN VIỆT SGD HẬU GIANG 3.2.1 Khái quát về ngân hàng Bƣu Điện Liên Việt Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) đƣợc thành lập theo giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP – NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam với vốn điều lệ ban đầu là 3.300 tỷ đồng 28 Ngày 21/02/2011, Ngân hàng Liên. .. Bưu Điện Liên Việt_ Sở Giao Dịch Hậu Giang làm đề tài luận văn tốt nghiệp, nhằm đi sâu phân tích thực trạng phát triển hoạt động huy động vốn từ đó xây dựng giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn cho ngân hàng 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt_ Sở Giao Dịch Hậu Giang giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng... hoạt động huy động vốn 2.1.6.1 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn Là chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng thông qua tỷ trọng đóng góp của vốn huy động trong tổng nguồn vốn ố Vốn huy động trên tổng nguồn vốn = ộ ồ ố ổ X (2.3) Hầu hết các ngân hàng đều xem huy động vốn là vấn đề không thể thiếu đƣợc trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Tỷ lệ này càng cao thì càng tốt cho hoạt động. .. hạn 2.1.3.3 Huy động vốn theo đối tƣợng huy động 2.1.3.3.1 Huy động vốn từ dân cư Đây là một khu vực huy động đầy tiềm năng cho các ngân hàng Ngân hàng huy động từ các khoản tiền nhàn rỗi của dân chúng và sau đó chuyển đến cho những ngƣời cần vốn để mở rộng đầu tƣ, kinh doanh Nguồn huy động từ dân cƣ thƣờng khá ổn định Hình thức huy động chính là thu hút đƣợc tiền gửi phí giao dịch Ngân hàng sử dụng... NH Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang trong giai đoạn 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013? 12 - Làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của NH Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện tại Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt SGD Hậu Giang, cụ thể là các thông tin đƣợc thu thập tại Phòng Kế toán – Ngân quỹ của Ngân hàng cùng các... góp phần vào sự phát triển của tỉnh Hậu Giang Mặc dù là một Ngân hàng có tuổi đời còn non trẻ, Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt – Sở giao dịch (SGD) Hậu Giang luôn khẳng định đƣợc uy tín và chất lƣợng phục vụ khách hàng, đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế của Tỉnh Hậu Giang, thông qua việc cung cấp vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của ngƣời dân và cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng. .. giúp Ngân hàng huy động đƣợc đúng số lƣợng vốn cần thiết và có thời hạn, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng Tuy nhiên, chi phí của nguồn tiền này khá cao do ngân hàng phải trả lãi cao hơn các hình thức huy động truyền thống 17 2.1.3.1.3 Huy động vốn qua các hình thức khác Để tăng cƣờng huy động vốn nhàn rỗi từ dân cƣ, các TCKT và các doanh nghiệp, các NHTM còn sử dụng các hình thức khác về dịch

Ngày đăng: 08/10/2015, 07:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan