Phát triển hạ tầng thương mại việt nam thực trạng và một số đề xuất chính sách luận văn ths

93 1.2K 8
Phát triển hạ tầng thương mại việt nam thực trạng và một số đề xuất chính sách  luận văn ths

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- HOÀNG ANH TUẤN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- HOÀNG ANH TUẤN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. KHU THỊ TUYẾT MAI Hà Nội – 2015 MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt i Danh mục bảng, biểu đồ ii MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hạ tầng thƣơng mại và kinh nghiệm 4 quốc tế về phát triển hạ tầng thƣơng mại 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về hạ tầng thương mại 4 1.1.1. Khái niệm về hạ tầng thương mại 4 1.1.2. Khái niệm về phát triển thương mại 4 1.1.3. Các loại hình hạ tầng thương mại 7 1.1.4. Vai trò của hạ tầng thương mại đối với phát triển kinh tế-xã hội 13 1.1.5. Các yếu tố tác động đến phát triển hạ tầng thương mại 14 1.2. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển và quản lý hạ tầng thương mại 18 1.2.1. Kinh nghiệm quản lý của một số nước 18 1.2.2. Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam 19 Chƣơng 2: Thực trạng phát triển hạ tầng thƣơng mại 20 2.1. Thực trạng phát triển hạ tầng thương mại 20 2.1.1. Thực trạng phát triển chợ 20 2.1.2. Thực trạng phát triển trung tâm thương mại và siêu thị 24 2.1.3. Thực trạng phát triển hệ thống kho 26 2.1.4. Thực trạng phát triển trung tâm hội chợ triển lãm 28 2.1.5. Đánh giá chung thực trạng phát triển hạ tầng thương mại 30 2.2. Đánh giá thực trạng chính sách về phát triển hạ tầng thương mại 33 2.2.1. Đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về 33 phát triển hạ tầng thương mại từ năm 1996 đến nay 2.2.2. Đánh giá chung về tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Đảng và 38 chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển hạ tầng thương mại 2.2.3. Những vấn đề đặt ra đối với hệ thống pháp luật và chính sách 47 phát triển hạ tầng thương mại Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp thúc đẩy phát triển hạ tầng 50 thƣơng mại ở Việt Nam 3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển hạ tầng thương mại 50 trong giai đoạn 2010-2015 tầm nhìn đến năm 2020 3.1.1. Mục tiêu 50 3.1.2. Quan điểm 51 3.1.3. Định hướng 51 3.2. Giải pháp chủ yếu để phát triển hạ tầng thương mại 2010-2015 53 tầm nhìn đến 2020 3.2.1. Giải pháp sửa đổi, bổ sung pháp luật về phát triển hạ tầng 53 thương mại 3.2.2. Giải pháp sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích, ưu đãi 55 phát triển hạ tầng thương mại 3.3. Các đề xuất kiến nghị khác 72 3.3.1. Thực hiện một số chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ 72 chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển hạ tầng thương mại 3.3.2. Một số kiến nghị 74 Kết luận 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TTTM : Trung tâm thương mại ST : Siêu thị HTTM : Hạ tầng thương mại GDP : Tổng sản phẩm quốc nội TMBLHH&DTDVTD : Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng i DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1.Tổng mức BLHH& DTDVTD ................................................. 15 Biểu đồ 1. Tỷ trọng GDP phân theo ngành kinh tế .............................. 14 ii LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu của Đề tài Thời gian qua, thị trường trong nước đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và từng địa phương (chiếm trên 13% trong tổng GDP của đất nước; tạo ra khoảng gần 5,5 triệu việc làm cho người lao động…) trong điều kiện Nhà nước gần như không phải đầu tư và hỗ trợ nhiều. Để đáp ứng được sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế liên tục trong những năm vừa qua, hạ tầng thương mại đã có bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới và mở cửa dịch vụ phân phối theo cam kết với WTO, hạ tầng thương mại xét về tổng thể vẫn còn yếu kém và lạc hậu, chưa đáp ứng được so với đòi hỏi phát triển của ngành thương mại nói chung và thúc đẩy phát triển thị trường trong nước nói riêng. Hiện tại, hạ tầng thương mại chủ yếu vẫn là mạng lưới chợ truyền thống nhưng phần lớn là chợ hạng III, trên 40% là chợ tạm và vẫn còn không ít chợ họp ngoài trời, chợ họp lề đường. Hầu hết cửa hàng bán lẻ truyền thống có diện tích nhỏ với trang thiết bị thô sơ, sử dụng lao động giản đơn là chủ yếu. TTTM và siêu thị mới chỉ bắt đầu phát triển ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh nhưng qui mô chưa lớn, trình độ quản lý, công nghệ, thiết bị kỹ thuật và phương thức kinh doanh chưa theo được chuẩn mực quốc tế. Cơ sở hậu cần phân phối (cảng, kho, vận chuyển, CNTT …) vừa ít, vừa yếu và thiếu đồng bộ, chưa bảo đảm hỗ trợ và phục vụ tốt cho khâu bán buôn cũng như cho khâu bán lẻ. Các cơ sở hội chợ triển lãm thương mại phát triển không theo quy hoạch, vừa thiếu vừa thừa, hiệu quả hoạt động còn hạn chế. Trong khi đó, các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển hạ tầng thương mại còn ở mức rất hạn chế. Một số qui định của pháp luật về hạ tầng thương mại không còn phù hợp với tình hình hiện nay . Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực , nhấ t là khi Viê ̣t Nam đã là thành viên của WTO, bên cạnh những cơ hội cũng có nhiều thách thức. Thị trường trong nước và thế giới biến đổi ngày càng nhanh, diễn biến phức tạp hơn, hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay và trong một vài năm tới, do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu thời gian vừa qua, tố c đô ̣ tăng 1 trưởng kinh tế của nước ta sẽ gặp không ít khó khăn. Nước ta đang trong thời kỳ CNH - HĐH với mục tiêu đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp có nghĩa là trong giai đoạn đến năm 2020 nước ta có một sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. Trong điều kiện đó, phát triển hạ tầng thương mại nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng phát triển và tăng nhanh sức tiêu thụ hàng hóa trong nước được coi là một trong những giải pháp quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nói chung, trong lĩnh vực thương mại nói riêng của cả nước cũng như của từng địa phương, tạo tiền đề cho bước phát triển tiếp tục trong những năm tới. Vì những lý do trên, việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất các chính sách phát triển hạ tầng thương mại nước ta trong giai đoạn 2010 - 2015 tầm nhìn đến năm 2020 là một trong những nhiệm vụ rất cần thiết trong công tác quản lý Nhà nước hiện nay và cơ sở cho nền kinh tế phát triển bền vững trong tương lai. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: - Mục đích nghiên cứu: + Định hướng phát triển hạ tầng thương mại, định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực có liên quan, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống trên địa bàn các tỉnh và cả nước. + Nghiên cứu thực trạng hạ tầng thương mại Việt Nam để làm cơ sở cho công tác quản lý nhà nước về phát triển hạ tầng thương mại cho từng thời kỳ từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo; - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Làm rõ cơ sở lý luận về hạ tầng thương mại. + Hệ thống hoá và đánh giá kết quả thực hiện đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển hạ tầng thương mại. Đánh giá thực trạng phát triển hệ thống hạ tầng thương mại trong thời gian qua. + Đề xuất một số giải pháp phát triển hạ tầng thương mại, trong đó tập trung, kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách phát triển hệ thống hạ tầng thương mại trong thời gian tới đáp ứng yêu cầu thúc đẩy thị trường trong nước phát triển trong điều kiện mới. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Hạ tầng thương mại và các chính sách phát triển hệ thống hạ tầng thương mại. * Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ đề cập đến 5 đối tượng nghiên cứu có quy mô lớn và tầm ảnh hưởng ở phạm vi cấp vùng, liên vùng và cả nước. Đó là: - Hệ thống chợ - Hệ thống Siêu thị - Trung tâm thương mại - Trung tâm hội chợ triển lãm - Hệ thống kho thương mại 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương nghiên cứu cơ bản sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê; phương pháp so sánh… 6. Đóng góp của luận văn - Làm rõ thực trang phát triển hạ tầng thương mại tại Việt Nam (Từ năm 2010 - 2015 tầm nhìn đến 2020). - Đề xuất một số giải pháp phát triển hạ tầng thương mại tầm nhìn đến năm 2020. 7. Nội dung gồm 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận về hạ tầng thương mại và kinh nghiệm quốc tế Chương 2: Thực trạng phát triển hạ tầng thương mại và chính sách Chương 3: Định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển hạ tầng thương mại ở Việt Nam 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠ TẦNG THƢƠNG MẠI VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THƢƠNG MẠI 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về hạ tầng thƣơng mại 1. 1.1. Khái niệm về hạ tầng thƣơng mại Thương mại là toàn bộ các hiện tượng kinh tế, các hoạt động kinh tế, các mối quan hệ kinh tế, gắn liền và phát sinh cùng với trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ nhằm phục vụ và làm tăng giá trị trong quá trình trao đổi hàng hoá . Nó bao gồm bốn lĩnh vực chủ yếu là: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến lĩnh vực đầu tư và sở hữu trí tuệ Trong phạm vi đề tài này, chỉ nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất chính sách phát triển hạ tầng thương mại (HTTM) hàng hóa bao gồm cả hoạt động trao đổi hàng hóa và các hoạt động dịch vụ thương mại. Cơ sở hạ tầng thương mại là tổng thể các công trình vật thể kiến trúc và các yếu tố bảo đảm các hoạt động của ngành thương mại theo đúng chức năng của ngành. Cơ sở hạ tầng thương mại được chia thành hai nhóm lớn đó là: Cơ sở hạ tầng phục vụ quá trình trao đổi hàng hóa (quá trình phân phối hàng hóa) gồm hệ thống cửa hàng, hệ thống chợ, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống kho tàng, bến, nhà xưởng (của các loại hàng hóa và xăng dầu…), hệ thống hội chợ triển lãm, các trung tâm cung cấp dịch vụ thương mại hàng hóa…và Cơ sở hạ tầng phục vụ thực hiện các dịch vụ thương mại khác (sở hữu trí tuệ, đầu tư, ngân hàng, tài chính, bưu chính viễn thông….). Trong đề tài này, năm loại hình chính trong HTTM sẽ được đề cập đến là: Chợ, Siêu thị, Trung tâm thương mại, Hệ thống kho và Trung tâm hội chợ triển lãm. Nghiên cứu, đánh giá và đề xuất chính sách phát triển HTTM chính là việc xem xét đánh giá thực trạng phát triển HTTM trong một quá trình phân tích, thống kê, xem xét các yếu tố tác động tới nó. Từ đó đề xuất các chính sách sửa đổi, bổ sung nhằm đưa ra các biện pháp tối ưu nhất cho sự phát triển của HTTM mà vẫn đảm bảo lợi ích cho các thành phần tham gia trong hệ thống hoạt động một cách tốt nhất. 1.1.2. Khái niệm về phát triển thƣơng mại Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ 4 thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, qua đó chỉ ra 4 nhóm hoạt động thương mại như sau: - Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bến bán, nhận hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. - Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. - Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bảo gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại. - Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại. Thương mại có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau: Theo phạm vi hoạt động, có thương mại nội địa (nội thương), thương mại quốc tế (ngoại thương), thương mại khu vực, thương mại thành phố, nông thôn, thương mại nội bộ ngành...Theo đặc điểm và tính chất của sản phẩm trong quá trình tái sản xuất xã hội, có thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại tư liệu sản xuất, thương mại hàng tiêu dùng... Theo các khâu của quá trình lưu thông, có thương mại bán buôn, thương mại bán lẻ. Theo mức độ can thiệp của Nhà nước vào quá trình thương mại, có thương mại tự do hay mậu dịch tự do và thương mại có sự bảo hộ. Theo kỹ thuật, phương thức giao dịch, có thương mại truyền thống và thương mại điện tử. Việc xem xét thương mại theo các góc độ như vậy tuy mang tính tương đối, nhưng có ý nghĩa rất lớn cả về mặt lí luận và thực tiễn, đặc biệt trong việc hình thành các chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện, bền vững thương mại. 5 Thương mại bao gồm bốn lĩnh vực chủ yếu là: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến lĩnh vực đầu tư và thương mại sở hữu trí tuệ. Trong phạm vi luận án này, chỉ nghiên cứu đánh giá thực trngj và đề xuất chính sách phát triển thương mại hàng hóa. Hoạt động thương mại hàng hóa được xếp vào lĩnh vực dịch vụ phân phối. Dịch vụ phân phối do các nhà bán buôn, bán lử thực hiện, là việc tổ chức đưa hàng hóa từ người sản xuất tới tay người tiêu dùng và các hoạt động dịch vụ thương mại (các hoạt động phục vụ cho quá trình bán hàng) như: bảo quản, lưu kho hàng hòa; bốc dỡ, lắp ráp, sắp xếp và phân loại đối với hàng hóa có khối lượng lớn; một loạt các dịch vụ liên quan đến người bán buôn và bán lẻ như chế biến, kho hàng, dịch vụ bảo quản lạnh, bãi đỗ xe. Phát triển thương mại, hiểu theo góc độ phát triển nói chung, là sự không ngừng mở rộng về quy mô, đồng bộ và hoàn thiện về cơ cấu, thể chế, gia tăng nhịp độ và chất lượng tăng trưởng thương mại và tạo lập các yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của thành phố và cả nước. Xét về hình thức, có thể phân chia phát triển thương mại thành 3 khuynh hướng: - Thứ nhất, phát triển thương mại theo chiều rộng, mở rộng quy mô tăng tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ xã hội, quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu; mở rộng thị trường trong tỉnh, thành phố và sang các tỉnh, thành phố khác, trong nước và quốc tế; gia tăng số lượng và quy mô các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh; mở rộng cơ sở hạ tầng thương mại... - Thứ hai, phát triển thương mại theo chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu nội dung và phương thức hoạt động, quản lý thương mại theo hướng chuyên nghiệp hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng suất, chất lượng gia tăng đối với các hoạt động thương mại; cùng các yếu tố cho phát triển thương mại bền vững. - Thứ ba, kết hợp giữa phát triển theo chiều rộng với phát triển theo chiều sâu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững trong hoạt động thương mại. Thương mại là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng và tiêu dùng với sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, ngày càng nâng cao đời sống vật 6 chất và tinh thần của người dân, đưa nền kinh tế nước ta hội nhập kinh tế quốc tế. 1.1.3. Các loại hình hạ tầng thƣơng mại 1.1.3.1. Phân loại các loại hình hạ tầng thương mại a. Chợ Theo cách hiểu thông thường và được sử dụng trong từ điển Tiếng Việt: “Chợ là nơi nhiều người tụ họp để mua bán trong những ngày, buổi nhất định”. Khái niệm này cũng gần với khái niệm thị trường trong Từ điển Kinh tế học hiện đại: “Thị trường là bất kỳ khung cảnh nào đó diễn ra việc mua bán hàng hóa và dịch vụ”. Hai khái niệm này đều bao hàm “nơi” hay “khung cảnh nào đó” và ở đó diễn ra hoạt động “mua, bán”, chính sự tương đồng giữa hai khái niệm này, nên chợ và thị trường cũng được hiểu đồng nhất với nhau, ngay cả ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì “chợ” và “thị trường” đều được gọi chung là “market”. b. Siêu thị Siêu thị ra đời năm 1930 tại Mỹ, với những ưu thế nổi trội của mình, đã làm nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực phân phối bán lẻ của thế giới hiện đại. Hiện nay, siêu thị được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy theo từng nước, ví dụ: Tại Anh, “ Siêu thị là cửa hàng bách hóa bán thực phẩm, đồ uống và các loại hàng hóa khác. Siêu thị thường đặt tại thành phố hoặc dọc đường cao tốc hoặc trong khu buôn bán có diện tích khoảng từ 4.000 đến 25.000 bộ vuông”. c.Trung tâm thương mại Trung tâm thương mại (TTTM) được hình thành ở các nước có nền kinh tế phát triển, là loại hình kinh doanh tổng hợp các dịch vụ thương mại và các dịch vụ khác phục vụ hoạt động thương mại. TTTM là đầu mối tổ chức các giao dịch thương mại, xúc tiến thương mại, đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế, bán buôn, bán lẻ hàng hóa. d. Trung tâm Hội chợ triển lãm Hội chợ thương mại là những sự kiện buôn bán trong một khoảng thời gian nhất định, được tổ chức thành từng đợt vào thời điểm mà phần lớn các công ty cho ra mắt mặt hàng chính của một hay nhiều lĩnh vực ngành nghề và chủ yếu là bán sản phẩm đó như là mặt hàng mẫu. Hội chợ thương mại phần lớn là thu hút khách thăm quan kinh doanh và buôn bán. 7 Hội chợ thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại tập trung trong một thời gian và địa điểm nhất định, trong đó tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được trưng bày hàng hoá của mình nhằm mục đích tiếp thị, ký kết hợp đồng mua bán hàng. e. Tổng kho của các đầu mối thương mại Kho là nơi cất giữ nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, hàng hoá…trong suốt quá trình lưu chuyển của chúng từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu giữ và vị trí của các hàng hóa được lưu kho. 1.1.3.2. Đặc điểm của các loại hình thương mại a. Một số đặc điểm cơ bản của chợ * Chủ thể kinh doanh - Người bán Một đặc điểm nổi bật nhất của hoạt động kinh doanh trong chợ đó là có sự tham gia đông đảo của nhiều người bán. Người bán ở đây rất phong phú bao gồm người sản xuất và các thương nhân, người sản xuất có thể trực tiếp đem hàng ra chợ để quảng cáo hoặc bán hàng trực tiếp cho khách hàng và các nhà sản xuất khác. - Người mua Người mua hàng bao gồm người sản xuất, người tiêu dùng và thương nhân. Người sản xuất mua hàng để cung cấp các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất, người tiêu dùng mua hàng để đáp ứng tiêu dùng cá nhân. Các thương nhân mua hàng để gom hàng trao đổi mua bán tại chỗ hoặc có thể mang đến nơi khác bán lại nhằm mục đích kiếm lời. * Chủ thể quản lý Chủ thể tham gia quản lý chợ đa dạng, có thể là Ban quản lý, tổ quản lý, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp hay các hình thức khác. Đối với việc hoạt động kinh doanh quản lý chợ ở nước ta hiện nay phổ biến là các Ban quản lý chợ (đối với chợ có quy mô lớn và vừa), tổ quản lý chợ (đối với các chợ quy mô nhỏ). * Về không gian hoạt động Chợ phân bố khắp các tỉnh thành trên cả nước, đối với khu vực nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, chợ chiếm tỉ trọng chủ yếu trong các hình thức phân phối hàng hóa. 8 * Về thời gian họp chợ Khác với các hình thức phân phối hiện đại, chợ có thể họp thường xuyên hoặc không thường xuyên, nhưng hầu hết các chợ thường họp theo một quy luật nhất định về thời gian nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. *Hàng hóa trao đổi trong chợ - Chủng loại hàng hóa Chủng loại hàng hóa trao đổi trong chợ thường rất phong phú và đa dạng. Chợ là nơi trao đổi các sản phẩm được sản xuất ra, nhất là những người sản xuất nhỏ không có hệ thống phân phối, người bán ở đây có thể là người sản xuất, họ trực tiếp sản xuất hàng hóa sản phẩm và đưa sản phẩm của mình ra chợ để trao đổi mua bán. - Chất lượng hàng hóa Thường hàng hóa được trao đổi trong chợ không có tiêu chuẩn cao về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Các yếu tố này xuất phát từ đặc điểm chợ ở nước ta thường tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn và vùng dân tộc thiểu số. - Giá cả hàng hóa Theo khảo sát thì giá cả hàng hóa trao đổi trên chợ thường có giá thấp hơn so với giá cả của hàng hóa trong các cửa hàng và các loại hình thương mại khác. * Về cấu trúc và cơ sở vật chất Cơ sở vật chất của chợ thường bao gồm những yếu tố sau: Tường rào có thể được xây hay ngăn cách bởi một hàng dậu hay một con hào, tùy từng địa hình có những chợ có hoặc không có tường rào. Diện tích của chợ: bao gồm nhiều khu diện tích khác nhau, mỗi khu có một chức năng riêng như khu dành cho giao dịch, trao đổi mua bán như các quầy hàng, sạp hàng… b. Một số đặc điểm cơ bản của siêu thị Siêu thị là một loại hình phân phối hiện đại, có nhiều đặc trưng so với các loại hình kinh doanh thương mại khác. Những đặc trưng cơ bản của siêu thị bao gồm phương thức phục vụ, nghệ thuật trưng bày hàng hoá, phong cách phục vụ, môi trường mua bán, đặc điểm của hàng hoá mua bán trong siêu thị. 9 * Phương thức phục vụ Tự phục vụ: Khách hàng xem xét và chọn mua hàng, bỏ vào giỏ hoặc xe đẩy đem đi và thanh toán tại quầy tính tiền đặt gần lối ra vào. Người bán vắng bóng trong quá trình mua hàng. * Phương thức thanh toán thuận tiện Hàng hóa gắn mã vạch, mã số được đem ra quầy tính tiền ở cửa ra vào, dùng máy quét để đọc giá, tính tiền bằng máy và tự động in hóa đơn. Đây chính là tính chất ưu việt của siêu thị, đem lại sự thỏa mãn cho người mua sắm. * Nghệ thuật trưng bầy hàng hoá Ngoài việc sáng tạo ra phương thức bán hàng tự phục vụ, đóng góp của siêu thị cho hệ thống bán lẻ còn là nghệ thuật trưng bày hàng hoá. * Hàng hoá - Chủng loại hàng hóa Các siêu thị ở Việt Nam phải hội đủ điều kiện về chủng loại hàng hoá theo các quy định trong phân loại siêu thị về mặt quy mô cho siêu thị nhỏ, siêu thị và đại siêu thị - Đặc điểm của hàng hóa trong siêu thị Hàng hoá bày bán trong siêu thị là hàng tiêu dùng phổ biến từ lương thực, thực phẩm, chất tẩy rửa, hàng vệ sinh, quần áo, giày dép các loại, đến hàng điện và điện tử gia dụng. Đặc điểm của các hàng hoá này là hàng tiêu chuẩn hoá, chất lượng trung bình, giá cả phải chăng và được niêm yết rõ ràng, bao bì đóng gói đẹp, tiện lợi cho tiêu dùng, có hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng, thời hạn sử dụng * Địa điểm của siêu thị Với những quy định về diện tích mặt bằng bán hàng tối thiểu và số lượng mặt hàng tối thiểu bày bán trong siêu thị, một mặt khẳng định vị thế của siêu thị so với các cửa hàng bán lẻ khác và giúp cho công tác quản lý nhà nước đối với siêu thị, mặt khác cũng là tiêu chí hướng dẫn địa điểm đặt siêu thị hợp lý và hiệu quả. c. Một số đặc điểm cơ bản của trung tâm thương mại * Chủ thể kinh doanh - Người bán 10 Chủ thể kinh doanh tại trung tâm thương mại thường là không nhiều và đa dạng như ở chợ, với nhiều loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng. Do vậy, để đáp ứng việc kinh doanh văn minh, hiện đại các chủ thể kinh doanh hàng hóa và dịch vụ tại TTTM thường được xem xét và chọn lọc kỹ hơn so với chợ. - Người mua Do TTTM thường được xây ở các thành phố lớn với nhiều loại hình tổ chức kinh doanh hiện đại như phòng họp, văn phòng đại diện, phòng cho thuê… nên người mua của TTTM cũng rất phong phú và đa dạng. Theo khảo sát, họ thường là các công ty, doanh nghiệp và dân cư thành thị có mức thu nhập từ trung bình khá trở lên đến mua hàng hoá và dịch vụ. * Chủ thể quản lý TTTM Đối với hoạt động kinh doanh, quản lý TTTM ở nước ta hiện nay thì các chủ thể quản lý cũng rất đa dạng về thành phần nhưng họ thường là các doanh nghiệp có số lượng vốn lớn, trình độ quản lý tổ chức cao * Về không gian, thời gian hoạt động - Không gian hoạt động Ở nước ta TTTM thường được xây dựng ở các thành phố lớn nơi có nhu cầu mua sắm và dịch vụ cao, đó là những nơi có vị trí địa lý thuận lợi, thuận tiện cho việc trao đổi mua bán, vận chuyển hàng hóa cũng như giao thông đi lại - Thời gian hoạt động TTTM là một hình thức phân phối hiện đại với nhiều tổ hợp kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn kinh doanh cũng như đảm bảo về lợi nhuận, do đó thời gian hoạt động thường là tất cả các ngày trong tháng, tất cả các tháng trong năm, thậm chí có thể 24/24h trong ngày. * Hàng hoá - Chủng loại hàng hóa Chủng loại hàng hóa trao đổi mua bán trong TTTM rất đa dạng và phong phú, hàng hóa và dịch vụ trao đổi thường với một số lượng lớn giá trị cao - Chất lượng hàng hóa Thường hàng hóa và dịch vụ trao đổi mua bán trong TTTM được đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn so với các loại hình kinh doanh khác về chất lượng và 11 mẫu mã sản phẩm. Hàng hóa được bày bán trong TTTM được lựa chọn gắn nhãn mác ghi rõ xuất xứ nơi sản xuất và hạn sử dụng - Giá cả hàng hóa Giá cả hàng hóa trong TTTM thường cao hơn so với giá bán hàng hóa tại các loại hình thương mại khác như: chợ và các cửa hàng thông thường. * Cơ sở vật chất Cơ sở vật chất của TTTM bao gồm các yếu tố sau: Diện tích của TTTM bao gồm diện tích tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê…được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh. d. Một số đặc điểm cơ bản của trung tâm hội chợ triển lãm * Chủ thể tham gia - Nhà tổ chức Việc tổ chức triển lãm thương mại thường do thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ - triển lãm thương mại thực hiện; hoặc do một tổ chức, cơ quan nào đó đứng ra tổ chức nhằm hỗ trợ các thương nhân (doanh nghiệp) xúc tiến ký kết hợp đồng tiêu thụ hàng hoá. - Chủ thể tham gia trưng bày Chủ thể tham gia trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ tại các triển lãm thương mại thường là các thương nhân với mục tiêu tìm đối tác; * Kinh phí tham gia hội chợ triển lãm Dự trù kinh phí là bước chuẩn bị rất cần thiết cho việc tham gia hội chợ. Các khoản chi phí, ngoài các khoản chi bắt buộc như tiền thuê gian hàng, điện, nước, thường bao gồm tiền dàn dựng, trang trí, tiền thuê các vật dụng cần thiết cho gian hàng, cước thông tin liên lạc, chi phí vận chuyển hàng trưng bày… * Chủng loại hàng hóa trưng bày Chọn lựa các sản phẩm và dịch vụ chủ lực là điều rất cần thiết để tránh sự nhầm lẫn, lúng túng của khách khi đến thăm gian hàng. Các sản phẩm trưng bày phải thể hiện được các tính năng nổi trội và độc đáo so với các sản phẩm/dịch vụ cùng loại. 12 *Triển lãm phi thương mại Một đặc điểm nổi bật nhất trong trung tâm hội trợ triển lãm là có tổ chức các triển lãm phi thương mại các triển lãm này không nhằm mục đích lợi nhuận. Các triển lãm phi thương mại thường vì mục tiêu tuyên truyền, quảng bá chính trị hoặc văn hoá * Qui mô và cơ sở vật chất Trung tâm hội chợ triển lãm Các trung tâm hội chợ triển lãm thương mại của nước ta hiện nay chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, cơ sở vật chất cũng chưa ở mức hiện đại. e. Đặc điểm cơ bản của hệ thống kho đầu mối thương mại Kho bãi thương mại cũng là một đơn vị kinh doanh dịch vụ tuân theo các quy luật của thị trường, những sản phẩm kinh doanh của kho bãi thương mại có đặc thù riêng so với các sản phẩm kinh doanh dịch vụ thông thường. Sản phẩm kinh doanh kho bãi thương mại được đem ra cung cấp dịch vụ trên thị trường là các sản phẩm hữu hình bao gồm đất đai và các kiến trúc công trình được xây dựng trên diện tích đất đai. 1.1.3. Vai trò của hạ tầng thƣơng mại đối với phát triển kinh tế - xã hội 1.1.3.1. Đối với phát triển kinh tế Có thể nói rằng, HTTM đã và đang có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội không chỉ ở nước ta, mà còn đối với nhiều nước trên thế giới. HTTM là nơi thực hiện giá trị hàng hoá, là nơi tiêu thụ sản phẩm của người sản xuất. Đồng thời HTTM cũng là nơi thực hiện nhu cầu của người mua, người tiêu dùng trực tiếp và là nơi quảng bá sản phẩm, nhất là những sản phẩm riêng có của mỗi vùng, địa phương đến vùng khác, địa phương khác. HTTM có một vai trò rất quan trọng trong khâu lưu thông, là cầu nối sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu dùng là một sự tổng hợp quan trọng các kênh phân phối trong lưu thông hàng hóa… 1.1.3.2. Đối với phát triển xã hội Hạ tầng thươngmại mang tính văn hóa dân tộc xen kẽ văn minh hiện đại nơi thu hút đông đảo dân cư đến không chỉ để mua bán trao đổi hàng hóa mà còn là nơi giao lưu văn hóa. Về mặt xã hội thì HTTM là nơi kết nối, gắn kết các bộ phận dân cư khác nhau theo nơi cư trú, qua đó góp phần điều chỉnh các hoạt động kinh tế. 13 1.1.4. Các yếu tố tác động đến phát triển hạ tầng thƣơng mại 1.1.4.1.Yếu tố kinh tế - Thu nhập của dân cư: Thu nhập trung bình của người Việt Nam vẫn còn khoảng cách rất xa so với các nước trong ASEAN và Trung Quốc. Theo đó, tính theo tỷ giá hối đoái, GDP đầu người của Việt Nam đã tăng từ 114 USD năm 1991 lên 1.061 USD năm 2010 và tính theo sức mua tương đương (PPP, GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng từ 706 USD năm 1991 lên 2.948 USD năm 2010). Dự báo GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt 2.100 USD vào năm 2015 và 3.000-3.200 USD vào năm 2020. [Nguồn: Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020: từ nhận thức với hành động, Đề tài khoa học cấp nhà nước]. - Về quy mô và tốc độ phát triển thương mại: Trong những năm qua, ngành thương mại đã đóng góp đáng kể và ngày càng tăng vào GDP cả nước. Giá trị tăng thêm của ngành thương mại cả nước tăng với nhịp độ bình quân 8,0%/năm trong giai đoạn 2006-2010 và 7,1%/năm giai đoạn 2011-2013, cao hơn so với tốc độ tăng GDP của cả nước trong cùng thời kỳ (lần lượt là 6,3%/năm và 5,6%/năm). Tốc độ tăng GDP ngành thương mại cũng cao hơn ngành công nghiệp&xây dựng (6,4%/năm và 6,0%/năm) và ngành dịch vụ (7,6%/năm và 6,4%/năm). Biểu đồ 1: Tỷ trọng GDP phân theo ngành kinh tế Nguồn: Niên giám thống kê cả nước 2013 14 Tỷ trọng giá trị tăng thêm của ngành thương mại trong tổng GDP của cả nước tăng từ 12,2% năm 2005 lên 13,4% năm 2013 và tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành thương mại so với ngành dịch vụ cũng tăng lên từ 28,7% năm 2005 lên 31,0% năm 2013. Xét theo phân ngành kinh tế, đóng góp của ngành thương mại vào GDP chỉ đứng sau hai ngành là nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (18,4%) và ngành công nghiệp chế biến (17,5%). Bên cạnh đó, đóng góp của ngành thương mại đã góp phần phát triển sản xuất, phân công lao động xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn cả nước. - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng TMBLHH&DTDVTD của cả nước tăng nhanh trong giai đoạn 20062010, bình quân 28,3%/năm, trước khi giảm tốc độ trong giai đoạn 20112013, bình quân 17,0%/năm. Ảnh hưởng của vùng Đông Nam Bộ lên tốc độ tăng trưởng TMBLHH&DTDVTD của cả nước là rất lớn: nếu trong giai đoạn 2006-2010, vùng Đông Nam Bộ đóng vai trò động lực tăng trưởng chính với tốc độ tăng bình quân 31,4%/năm thì trong giai đoạn 2011-2013, tốc độ tăng chậm của vùng này (bình quân 16,1%/năm, thấp nhất cả nước) cũng là một nguyên nhân kìm hãm tốc độ tăng của cả nước. Xét theo giá trị tuyệt đối, vùng Đông Nam Bộ cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu TMBLHH&DTDVTD của cả nước. Năm 2013, tỷ lệ đóng góp của vùng Đông Nam Bộ lên tới 36,1%, cao hơn nhiều so với hai vùng xếp sau là Đồng bằng sông Hồng (21,5%) và Đồng bằng sông Cửu Long (17,8%). Tỷ lệ đóng góp của hai vùng Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên vào TMBLHH & DTDVTD của cả nước còn rất hạn chế, lần lượt đạt 4,8% và 4,4% trong năm 2013. Bảng 1. Tổng mức BLHH& DTDVTD Năm Chỉ tiêu 2005 2010 2013 Tốc độ tăng (%/năm) 200620112010 2013 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (tỷ đồng) Cả nước 480.303,5 1.668.394,7 2.668.752,8 Tổng mức BLHH& DTDVTD bình quân (triệu đồng/ngƣời) Cả nước 5,8 19,2 15 29,7 28,3 17,0 Đồng bằng sông Hồng Trung du MN phía Bắc Bắc Trung bộ và DHMT Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông CL 5,9 18,4 28,1 2,1 7,1 11,2 4,3 13,0 21,0 3,7 11,7 11,5 42,3 21,7 62,3 5,6 17,5 27,2 Nguồn: Niên giám thống kê cả nước 2013 Trong những năm gần đây, mức tiêu dùng trên thị trường có những dấu hiệu tích cực. TMBLHH&DTDVTD bình quân đầu người của cả nước tăng từ 5,83 triệu đồng/người năm 2005 lên 29,8 triệu đồng/người năm 2013. Tuy nhiên, có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng trên cả nước. TMBLHH&DTDVTD bình quân đầu người cao nhất thuộc vùng Đông Nam Bộ, đạt 62,3 triệu đồng/người, cao gấp 2,1 lần so với bình quân cả nước. Tiếp theo là vùng Đồng bằng sông Hồng với 28,1 triệu đồng/người và vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 27,2 triệu đồng/người. Vùng thấp nhất là Trung du miền núi phía Bắc chỉ có 11,2 triệu đồng/người, thấp hơn 5 lần mức bình quân của vùng Đông Nam Bộ. Như vậy, có thể thấy rằng hoạt động bán lẻ qui mô lớn tập trung chủ yếu ở một số địa bàn như vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đóng vai trò hai đầu tàu của cả nước. Xét theo tỉnh, thành phố, mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình quân đầu người của TP. Hồ Chí Minh năm 2013 đạt mức cao nhất (86,4 triệu đồng/người), đứng thứ hai là Đà Nẵng (50,3 triệu đồng/người), tiếp đến là Hà Nội (43,0 triệu đồng/người)…Trong khi đó, con số này thấp hơn nhiều tại một số tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, như Lai Châu (1 triệu đồng/người) hay Hà Giang (1,2 triệu đồng/người). Phân theo ngành kinh doanh, mặc dù ngành bán lẻ vẫn chiếm tỷ trọng cao trong TMBLHH&DTDVTD nhưng có thể nhận thấy sự chuyển dịch trong những năm gần đây. Từ năm 2005 đến năm 2013, tỷ trọng ngành bán lẻ trong TMBLHH&DTDVTD đã giảm từ 77,8% xuống còn 73,7% trong khi tỷ trọng doanh thu dịch vụ và du lịch đã tăng từ 10,0% lên 13,6%. Phân theo thành phần kinh tế, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đóng vai trò quan trọng, với tỷ lệ đóng góp vào TMBLHH&DTDVTD cả nước ở mức cao 16 và ngày càng tăng (từ 83,3% năm 2005 lên 86,7% năm 2013). Vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước ngày càng mờ nhạt với tỷ lệ đóng góp vào TMBLHH&DTDVTD cả nước chỉ ở mức 10,2% trong năm 2013, giảm từ mức 13,0% năm 2005. Trong khi đó, đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn rất hạn chế và đã giảm từ 3,8% năm 2005 xuống còn 3,1% năm 2013. Trong những năm qua, ngành thương mại đã đóng góp đáng kể và ngày càng tăng vào GDP cả nước. Giá trị tăng thêm của ngành thương mại cả nước tăng với nhịp độ bình quân 8,0%/năm trong giai đoạn 2006-2010 và 7,1%/năm giai đoạn 2011-20132, cao hơn so với tốc độ tăng GDP của cả nước trong cùng thời kỳ (lần lượt; là 6,3%/năm và 5,6%/năm). Tốc độ tăng GDP ngành thương mại cũng cao hơn ngành công nghiệp và xây dựng (6,4% và 6,0%/năm) và ngành dịch vụ (7,6/%năm và 6,4%/năm) - Về qui mô cơ cấu của doanh nghiệp trong cả nước 1.1.4.2. Yếu tố chính sách, pháp luật Pháp luật và các chính sách của nhà nước tạo ra môi trường pháp lý có thể kích thích hoặc kìm hãm sự phát triển của HTTM thông qua các chính sách đối với việc đầu tư và kinh doanh HTTM. Nếu hệ thống pháp luật tạo môi trường thông thoáng, nhà nước có các chính sách hỗ trợ hay ưu đãi cho việc đầu tư HTTM thì sẽ kích thích sự phát triển của mạng lưới HTTM trên phạm vi toàn quốc hoặc từng vùng kinh tế trọng điểm. 1.1.4.3.Yếu tố môi trường tự nhiên và xã hội a) Yếu tố tự nhiên Việt Nam có hơn 3.300 km đường biển và có khoảng 4.400 km đường biên giới đất liền với 3 nước (Trung Quốc, Lào, Campuchia). Đây là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển hệ thống giao thương hàng hóa cửa khẩu biên giới, tạo điều kiện cho việc giao thương quốc tế trao đổi hàng hóa dịch vụ. b)Yếu tố xã hội Các yếu tố xã hội có ảnh hưởng đến quá trình phát triển HTTM như: Phân bố dân cư và mật độ dân số; trình độ dân trí và các phong tục tập quán, trình độ văn hóa và vấn đề an ninh xã hội. 1.1.4.4. Các yếu tố khác * Các yếu tố về công nghệ 17 Cơ sở hạ tầng công nghệ - là điều kiện quan trọng nhất để tiến trình thực hiện TMĐT có những bước bứt phá. Đây sẽ là yếu tố tác động mạnh đến HTTM và là cơ sở để hạ tầng thương mại của nước ta theo kịp các nước trong khu vực. 1.2. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển và quản lý hạ tầng thƣơng mại 1.2.1. Kinh nghiệm quản lý của một số nƣớc 1.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc Trung Quốc là một trong những thị trường bán lẻ lớn nhất thế giới, với quy mô thị trường bán lẻ hiện nay của Trung Quốc là khoảng 550 tỉ USD. Dự báo trong năm 20 năm tới thị trường bán lẻ của Trung Quốc sẽ vào khoảng 2,6 nghìn tỉ USD. [Ngân hàng phát triển Châu Á ADB] Nhà nước xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuẩn hóa các tiêu chuẩn kỹ thuật phân phối, lưu thông hàng hóa và tiêu chuẩn có liên quan, tích cực quán triệt và phổ biến một cách rộng rãi các tiêu chuẩn. - Mở rộng việc sử dụng trang thiết bị và kỹ thuật tiên tiến trong phân phối và lưu thông hàng hóa. - Khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao trình độ công nghệ thông tin và phân phối hàng hóa. - Tăng cường bồi dưỡng và giáo dục, nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa. 1.2.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan Hiện nay, các nhà bán lẻ trong nước của Thái Lan phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các nhà bán lẻ nước ngoài, khi 80% thị phần bán buôn bán lẻ của Thái Lan nằm trong tay các tập đoàn nước ngoài được mở từng siêu thị riêng lẻ, không cho hình thành chuỗi liên kết để chi phối thị trường… Đồng thời, Chính phủ cũng ban hành quy định về thương mại công bằng đối với các siêu thị nhằm ngăn chặn tình trạng hạ giá để chiếm lĩnh thị trường và sử dụng sức mạnh thị trường để gây sức ép đối với nhà cung cấp. 1.2.1.3. Kinh nghiệm của Malaysia Trong số các nước ASEAN thì Malaysia là nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam như lợi thế đường biển, quy mô cơ cấu kinh tế, về các sản phẩm chính như lúa gạo và các sản phẩm nông nghiệp khác. Các chính sách 18 cụ thể đối với việc phát triển TTTM và siêu thị của Malaysia nằm trong Luật sử dụng đất đai của Malaysia thông qua năm 1990. 1.2.2. Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam Thứ nhất: Vấn đề môi trường và quy hoạch đô thị Thứ hai: Vấn đề đảm bảo cạnh tranh với các loại hình thương mại truyền thống khác Thứ ba: Vấn đề đảm bảo quyền lợi của người mua Thứ tư: Đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa các vùng, các địa phương Thứ năm: Vấn đề bảo tồn sự phát triển nông thôn 19 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THƢƠNG MẠI VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THƢƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM 2.1. Thực trạng phát triển hạ tầng thƣơng mại 2.1.1. Thực trạng phát triển chợ 2.1.1.1. Tình hình phát triển chợ a. Thực trạng phát triển mạng lưới chợ Theo số liệu điều tra của Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 trên cả nước có 8.495 chợ và được phân bố theo các vùng kinh tế trên cả nước. [Báo cáo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố] Sau khi Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 1 năm 2003 của Chính Phủ về phát triển và quản lý chợ (Nghị định 02) và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CPngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ được ban hành, việc phát triển các chợ trong những năm qua đã đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hóa trong nước. Số lượng các chợ được nâng cấp cải tạo và xây mới trong những năm gần đây đã tăng lên nhanh chóng, nhưng chủ yếu phát triển ở các khu kinh tế, thành thị, chỉ có rất ít chợ nhỏ được mở ở các khu vực miền núi. - Số dân trên chợ Tính đến năm 2013, theo Tổng Cục Thống kê dân số cả nước 90.000.600 người với 8.495 chợ, bình quân một chợ phục vụ trên 10.000 người/chợ. - Mạng lưới chợ theo phường, xã và thị trấn Với tổng số 8.495 chợ hiện có trên 11.112 phường, xã và thị trấn, số chợ trên xã phường và thị trấn bình quân trên cả nước 0,76 chợ/phường, xã và thị trấn. Chợ ở nước ta hiện nay phân bố không đồng đều, mật độ chợ tính theo các đơn vị hành chính giữa các Vùng kinh tế không đồng đều: vùng có mật độ chợ bình quân tính theo đơn vị hành chính thấp nhất là các vùng miền núi Tây Nguyên và Tây Bắc. Vùng có mật độ cao nhất là các vùng đồng bằng. - Về bán kính và diện tích phục vụ của các chợ Trên địa bàn cả nước, bình quân cứ khoảng 39 km2 lại có một chợ hay bán kính phục vụ trung bình của một chợ là 3,5 km 20 b. Thực trạng phát triển quy mô và cơ sở vật chất chợ - Sự phát triển về quy mô của chợ Trong tổng số 8.495 chợ của cả nước, có 237 chợ hạng I chiếm 2,8%, 932 chợ hạng II chiếm 11,1%, còn lại chủ yếu chợ hạng III có 7322 chợ chiếm 86%. Như vậy, ở nước ta hiện nay, theo quy chế phân hạng chợ của Nghị Định 02 thì chủ yếu là chợ hạng III (chợ nhỏ dưới 200 điểm bán hàng). Theo báo cáo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố cho thấy chợ hạng I và chợ hạng II hầu như chủ yếu tập trung tại các trung tâm tỉnh, thành phố và thị trấn của các huyện. Trong khi đó, các chợ hạng III tập trung chủ yếu tại các xã trong các vùng kinh tế. [Nguồn Vụ Thị trường trong nước năm 2013] Diện tích bình quân của chợ Diện tích chợ của nước ta khá đa dạng, phụ thuộc phần lớn vào điều kiện mặt bằng cụ thể của từng chợ. Cùng một loại hình và qui mô, có chợ chỉ khoảng vài trăm mét, có chợ hàng nghìn hoặc hơn chục nghìn m2 như chợ Đông Ba của tỉnh Thừa Thiên- Huế 13.250 m2 - Cơ cấu diện tích của các chợ Theo số liệu điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường về diện tích đất dành cho xây dựng chợ tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước diện tích đất chợ ở khu vực nông thôn chiếm 73,9%, khu vực thành thị chiếm 26,1% tổng diện tích đất chợ cả nước. Có 37% xã, phường dành từ 2000-5000 m2 diện tích đất cho xây dựng chợ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số xã, phường được thống kê (Nguồn Tổng Cục thống kê năm 2013). - Sự phát triển về cơ sở vật chất của các chợ Hiện nay, trên địa bàn cả nước có 932 chợ hay 11% số chợ được xây dựng kiên cố, 3.736 chợ hay 44% số chợ được xây dựng bán kiến cố và 3.905 chợ hay 46% số chợ vẫn là lán tạm hoặc chưa được xây dựng. Như vậy, tình hình xây dựng cơ sở vật chất chợ trên địa bàn cả nước hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. [Báo cáo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố] c. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các chợ - Số lượng hộ tham gia kinh doanh trên chợ Theo số liệu điều tra hiện nay cả nước có khoảng 1.450. 324 hộ kinh doanh cố định tại các chợ, ngoài ra còn có rất nhiều hộ kinh doanh không thường xuyên trên chợ không thể thống kê hết. Mức trung bình của cả nước 21 là 112 hộ kinh doanh cố định trên một chợ và có sự chênh lệch lớn về chỉ tiêu này giữa các vùng [Tổng Cục thống kê năm 2012]. - Lực lượng tham gia trên chợ Các thành phần tham gia kinh doanh trên chợ: bao gồm Thương nghiệp Nhà nước, Thương nghiệp Hợp Tác Xã, Thương nghiệp tư nhân và người sản xuất trực tiếp - Doanh thu trung bình của các chợ Theo số liệu điều tra ước lượng của Ngân hàng phát Triển Châu Á (ADB) tổng doanh thu bình quân một ngày của một chợ trên cả nước vào khoảng 135,355 triệu đồng/ngày. Trung bình một năm nếu tính cả 360 ngày, thì doanh thu bình quân của một chợ vào khoảng 48 tỉ đồng/năm. 2.1.1.2. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển mạng lưới chợ a. Những thuận lợi - Vị trí địa lý thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều tiềm năng trong việc mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây cũng là một yếu tố quan trọng giúp Việt Nam thu hút đầu tư để phát triển sản xuất hàng hóa cũng như phát triển lĩnh vực thương mại và dịch vụ. - Nền kinh tế phát triển khá và ổn định tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất. Năng lực sản xuất ngày càng được cải thiện, số lượng mặt hàng ngày càng đa dạng, đảm bảo nguồn cung cho mạng lưới bán lẻ trong nước nói chung và mạng lưới chợ nói riêng. Mạng lưới chợ tiếp tục là kênh phân phối chủ yếu và phù hợp nhất đối với nhiều loại hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu. - Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ khiến nhu cầu về các nguồn nguyên liệu là các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng tăng và là động lực thúc đẩy hoạt động khai thác, thu gom các sản phẩm và làm gia tăng khối lượng hàng hóa lưu chuyển qua mạng lưới chợ. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch cũng có ảnh hưởng tích cực đến mạng lưới chợ truyền thống. Các phiên chợ vùng cao, chợ nổi, chợ đêm… đang là các điểm thăm quan, mua sắm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. - Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, thu nhập và mức sống dân cư từng bước được cải thiện là những yếu tố giúp Việt Nam sở hữu một thị trường bán lẻ rộng lớn và tiềm năng, nhờ đó thu hút được nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư và phát triển. Mặt khác, dân số trong độ tuổi lao động có xu 22 hướng tăng giúp bổ sung một lực lượng lao động tương đối dồi dào vào lĩnh vực thương mại nói chung và kinh doanh tại các chợ nói riêng. Bên cạnh đó, phần lớn dân cư vẫn tập trung tại khu vực nông thôn và có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, mạng lưới chợ vẫn là loại hình bán lẻ phổ biến và chứa đựng những nét đặc trưng văn hóa, tập quán của dân cư địa phương. Do đó, tập khách hàng tiềm năng của mạng lưới chợ truyền thống là rất lớn. b. Những khó khăn - Đặc điểm lãnh thổ Việt Nam có hình dạng dài và hẹp, các tuyến giao thông, đặc biệt là tuyến Bắc Nam dễ bị chia cắt do thiên tai, bão lụt, gây trở ngại phát triển giao thông và thương mại. Địa hình đất nước với 3/4 đồi núi, dân cư đông nên thiếu quỹ đất dành cho phát triển hạ tầng nói chung, hạ tầng chợ nói riêng, đặc biệt là khu vực miền núi hay khu vực đồng bằng tập trung đông dân cư. - Kinh tế phát triển khiến tốc độ đô thị hóa được đẩy mạnh, thu nhập người dân được cải thiện và dân trí ngày càng phát triển… Trình độ tiêu dùng của phần lớn dân cư tăng lên kèm theo những yêu cầu chính đáng về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, chất lượng hàng hóa và dịch vụ nên mạng lưới chợ sẽ bị cạnh tranh mạnh mẽ của các loại hình hạ tầng thương mại khác. - Tác động của tăng trưởng kinh tế lên mức sống cũng như thói quen tiêu dùng của người dân là không đồng đều giữa các vùng, địa phương trên cả nước. Tại một số địa phương, người dân vẫn còn duy trì cuộc sống tự cấp, tự túc và chưa có thói quen đến chợ khiến lưu lượng người và hàng hóa qua chợ thấp và không thu hút được người kinh doanh bỏ vốn đầu tư phát triển. - Mật độ dân số tại Việt Nam khá cao nhưng phân bố không đồng đều, gây khó khăn trong việc quy hoạch và phân bố hệ thống chợ một cách phù hợp. Khu vực nông thôn miến núi dân cư phân bố không tập trung, quỹ mua dành cho tiêu dùng hàng ngày của người dân đã thấp lại phân tán, gây khó khăn cho việc phát triển mạng lưới chợ. Ngược lại, các khu đô thị lớn lại tập trung rất đông dân cư, gây áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng thương mại trong khi quỹ đất dành cho mặt bằng kinh doanh bán lẻ lại rất hạn chế khiến việc xây dựng thêm chợ gặp nhiều khó khăn. - Việt Nam được đánh giá là một thị trường bán lẻ tiềm năng nhưng phần lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn chỉ chỉ chú trọng phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại, tập trung tại các đô thị lớn. Việc huy động nguồn lực xã hội để phát triển mạng lưới chợ là khá khó khăn, nhất là trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp. 23 2.1.2. Thực trạng phát triển trung tâm thƣơng mại và siêu thị 2.1.2.1 Tình hình phát triển trung tâm thƣơng mại và siêu thị a. Thực trạng phát triển mạng lưới trung tâm thương mại và siêu thị ở nước ta Năm 2013 trong cả nước hiện có khoảng 523 ST và TTTM tập trung nhiều nhất tại thành phố chính TP. Hà nội (91), TP. HCM (103), Nghệ An(14), Đà Nẵng(26) Bình Dương (22) còn lại các ST và TTTM đều tập trung tại các thành phố, trung tâm hành chính tại các địa phương. Đặc biệt, Tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Sóc Trăng, Đắc Nông hiện cho đến nay vẫn chưa có ST và TTTM . [Báo cáo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố] Cùng với tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa nền kinh tế, số lượng các ST - TTTM ở Việt Nam đã tăng nhanh chóng trong thời gian qua góp phần hình thành nên ngành phân phối bán lẻ hiện đại của đất nước và thoả mãn được nhu cầu mua sắm của người dân các thành phố lớn và các trung tâm công nghiệp b. Thực trạng phát triển quy mô của các Trung tâm thương mại và siêu thị tại Việt Nam - Về giá trị tài sản Theo số liệu điều tra của công ty kiểm toán Deloit tại Việt Nam, tổng giá trị tài sản của 523 ST - TTTM tại Việt Nam tính đến ngày 31/12/2009 ước tính vào khoảng 30.000 tỉ đồng Việt Nam, bình quân khoảng 57,3 tỉ đồng/cơ sở, Trong đó, đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài chiếm 17% tổng giá trị tài sản tương đương với 4 839,7 tỉ đồng, tiếp theo là giá trị tài sản liên doanh với nước ngoài chiếm 26% tổng giá trị tài sản, tương đương với 7.800 tỉ đồng, còn lại là vốn trong nước chiếm 57% tổng giá trị tài sản tương đương với 17.100 tỉ đồng. [Ngân hàng Châu Á ADB] - Về thực trạng cơ sở vật chất Theo khảo sát điều tra của ADB hiện diện tích sàn kinh doanh của Trung tâm thương mại và siêu thị trên cả nước vào khoảng 120.458 m2, quy mô diện tích sử dụng mặt bằng sử dụng có sự chênh lệch khá lớn giữa các ST – TTTM trên cả nước. - Tình trạng xây dựng và cơ cấu diện tích xây dựng + Hầu hết các ST - TTTM được lấy tầng 1 đến tầng 3 làm nơi kinh doanh chính, một số còn lại các ST - TTTM được xây cao tầng lấy tầng cao hơn làm nơi kinh doanh chính. 24 + Tỉ lệ diện tích bán hàng trong tổng diện tích xây dựng được sử dụng thường chiếm khoảng 65% diện tích. - Tình trạng trang thiết bị + Hệ thống kho trong các ST - TTTM chủ yếu nhằm bảo quản các hàng hóa thực phẩm thông thường, rất nhiều các siêu thị không có kho làm mát và bảo quản đông lạnh. Có ST - TTTM có kho bảo quản nhưng diện tích rất nhỏ và lạc hậu chỉ có 2- 5 m2 chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo quản hàng hóa. + Có khoảng 27% các ST - TTTM chưa được trang bị phương tiện vận tải và phương tiện bốc xếp hàng hóa. + 82% các Trung tâm thương mại và siêu thị được trang bị hệ thống theo dõi camera và máy tính tiền theo mã vạch. + Đặc biệt, hầu hết các ST - TTTM đều có lắp đặt hệ thống chiếu sáng và âm thanh tương đối hiện đại. - Về thực trạng lao động Theo số liệu khảo sát điều tra của ADB tổng số lao động làm việc trong các ST - TTTM trên cả nước tính đến ngày 31/12/2008 ước khoảng 30.800 lao động trong danh sách lao động định biên, còn lại rất nhiều lao động hợp đồng theo mùa vụ không được tính đến, trung bình có khoảng 65 lao động trên một ST - TTTM và sự chênh lệch cũng khá lớn c. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các Trung tâm thương mại và siêu thị - Tình hình khai thác nguồn hàng Theo các kết quả điều tra tại các ST - TTTM cho thấy, nguồn hàng kinh doanh tại các ST - TTTM chủ yếu là các nguồn hàng hóa được sản xuất từ các cơ sở sản xuất trong nước - Cơ cấu khách hàng của siêu thị và trung tâm thương mại Theo số liệu khảo sát của các ST - TTTM, tỷ lệ khách hàng đến ST TTTM bán lẻ thường chiếm khoảng 70 - 90% tổng số khách hàng, trong bán kính khoảng 15- 20 km. Số còn lại là khách vãng lai bao gồm cả khách du lịch trong và ngoài nước. - Cơ cấu các mặt hàng kinh doanh tại các ST - TTTM Số lượng tên hàng kinh doanh trong các ST - TTTM trong cả nước phổ biến vào khoảng 25.000 - 35.000 tên hàng, có những ST - TTTM có khoảng 5.000 - 7.000 tên hàng. 25 - Giá cả hàng hoá trong siêu thị Giá cả hàng hoá trong ST - TTTM là vấn đề luôn được người tiêu dùng rất quan tâm. Kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy giá cả hàng hoá trong các ST TTTM ở Việt Nam luôn cao hơn so với giá của sản phẩm đó bán tại các chợ truyền thống hoặc tại cửa hàng bách hoá 2.1.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của ST - TTTM Kinh doanh ST - TTTM được đánh giá là đạt hiệu quả khá cao. Hiệu quả hoạt động kinh doanh ST - TTTM được đánh giá thông qua 3 chỉ tiêu chính sau (1) Tốc độ tăng trưởng bán lẻ qua ST - TTTM; (2) Thị phần của ST - TTTM trong tổng doanh số bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội; (3) Mức lợi nhuận của ST - TTTM. Ngoài ra còn có thể đánh giá hiệu quả của ST - TTTM thông qua các chỉ tiêu tổng hợp khác. 2.1.3. Thực trạng phát triển hệ thống kho 2.1.3.1. Tình hình phát triển hệ thống kho c. Thực trạng hệ thống tổ chức quản lý kinh doanh kho bãi thương mại đầu mối Hoạt động kinh doanh kho không được tổ chức theo một hệ thống ngành dọc, nhất quán mà bị chia cắt và phân tán theo cấp hoạt động kinh doanh của Bộ, ngành Trung ương, tỉnh, thành phố và quận huyện. Hiện có nhiều đơn vị kinh doanh kho độc lập nhưng không có quy chế thống nhất nào. Nguyên nhân chủ yếu là do kho được giao cho nhiều đơn vị quản lý, sử dụng. Các đơn vị sử dụng này lại thuộc các cấp chủ quản khác nhau và phương thức kinh doanh kho cũng rất khác nhau nên tổ chức quản lý, kinh doanh cũng khác nhau. Hệ thống kho tại các địa phương được phân loại theo cấp ngành quản lý như sau: Hệ thống kho tàng thuộc ngành Thương mại quản lý Hệ thống kho bãi thuộc ngành Nhà đất Hệ thống kho do ngành Giao thông công chính quản lý Kho do quận, huyện quản lý b. Thực trạng phân bố hệ thống kho thương mại đầu mối Thực trạng phân bổ mạng lưới kho chủ yếu tập trung đến trên 80% tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, còn lại là tại các tỉnh lân cận và chúng được đặt trên các đầu mối giao 26 thông chính. Số kho có qui mô lớn là không nhiều, phần lớn là các kho trung chuyển, kho dự trữ chiến lược và kho phân phối cấp II. c. Thực trạng mạng lưới kho của các công ty kinh doanh kho vận Cung cấp dịch vụ kho của các công ty kinh doanh kho vận (Công ty thực hiện dịch vụ logistics) nằm trong chuỗi hoạt động dịch vụ thương mại bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao theo một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Các dịch vụ chủ yếu bao gồm: 1. Dịch vụ đơn thuần cho thuê kho 2. Dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu 3. Dịch vụ mang tính chất sản xuất- kỹ thuật tại kho 4. Dịch vụ xếp, dỡ hàng hoá xuất nhập khẩu d. Các loại hình kho đang được kinh doanh và phát triển hiện nay 1.Kho ngoại quan 2.Kho CFS 3.Kho bãi tại các điểm thông quan nội địa 4. Kho bãi dịch vụ hàng hoá trung chuyển quốc tế e. Thực trạng phát triển hệ thống kho của các Trung tâm thương mại và siêu thị - Thực trạng diện tích đất dành cho Trung tâm thương mại và siêu thị Theo kết quả tổng hợp phiếu điều tra của 39 ST- TTTM có kê khai diện tích, các ST- TTTM có diện tích chênh lệch nhau khá lớn. Tuy vậy, với diện tích hoạt động để đảm bảo yêu cầu kinh doanh của một số ST- TTTM hiện nay vẫn còn nằm trong tình trạng hạn hẹp, trừ các ST- TTTM ở các tỉnh, thành phố lớn. - Phân bố diện tích kinh doanh kho của các Trung tâm thương mại và siêu thị Diện tích mặt bằng của các ST-TTTM được chia thành nhiều khu vực có chức năng khác nhau, thường diện tích dành cho bán hàng chiếm tới từ 4070% diện tích tổng mặt bằng, phần đất còn lại được bố trí làm kho hàng, diện tích văn phòng, diện tích kinh doanh nhà hàng, một số khu vực phụ trợ khác (bãi để xe, bãi để bốc rỡ hàng hoá, khu vực vệ sinh và sinh hoạt khác... 27 f. Thực trạng hệ thống kho tại mạng lưới chợ - Thực trạng diện tích đất dành cho mạng lưới chợ Hầu hết các chợ đều thiếu hệ thống kho hàng, kho lạnh kể cả các chợ đạt qui mô hạng I. Ở các chợ xã, tuy diện tích dành cho nhà chợ chính không lớn, nhưng phần diện tích còn lại cũng không phải để xây dựng các công trình cần thiết khác, mà chủ yếu là diện tích đất để trống - Thực trạng hệ thống kho gắn với mạng lưới chợ Mạng lưới chợ, trong thời gian vừa qua tuy có những bước phát triển nhất định nhưng vẫn dưới dạng tự phát, không có quy hoạch đồng bộ với các loại hình kết cấu hạ tầng kinh tế nói chung và kết cấu hạ tầng thương mại nói riêng. Do vậy, hệ thống kho gắn với mạng lưới chợ cũng mang tính chất tự phát và không được chú trọng. Các kho hoạt động gắn liền với hoạt động của các chợ trên toàn quốc chủ yếu tập trung ở những chợ đầu mối nông sản cấp vùng có sản lượng và nhu cầu giao dịch lớn. 2.13.2. Đánh giá chung hoạt động của các loại hình kho Theo các quy hoạch tổng thể phát triển hạ tầng kinh tế cũng như hạ tầng thương mại của cả nước cho thấy, phát triển hệ thống kho bãi kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển kinh tế của địa phương, Nhà nước cũng như Chính quyền địa phương và các doanh nghiệp. Hiện nay, chưa có một chính sách đồng bộ đầu tư trọng điểm để có một sự khai thác tối ưu nhất trong hoạt động kinh doanh này. Đến nay, hệ thống kho dự trữ bảo quản và sơ chế, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam còn rất nghèo nàn, hạn chế về quy mô, thiếu nhiều trang thiết bị cần thiết. Phần lớn kho tàng được xây dựng từ nhiều năm trước, nên đều đã xuống cấp, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động giản đơn chiếm tỉ trọng cao trong hoạt động kinh doanh do vậy năng suất hiệu quả là thấp. 2.1.4. Thực trạng phát triển trung tâm hội chợ triển lãm 2.1.4.1. Tình hình phát triển trung tâm hội chợ triển lãm a. Hiện trạng phát triển, quy mô và phân bố các trung tâm hội chợ triển lãm. Trung tâm hội chợ triển lãm thương mại là những cơ sở phục vụ cho hoạt động quảng bá, trưng bày giới thiệu và giao dịch buôn bán giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với nhau và các đối tượng tiêu dùng. Theo số liệu thống kê của các Sở Công Thương trên 63 tỉnh, thành phố trực thuộc 28 trung ương năm 2013 trên cả nước hiện nay số lượng các trung tâm hội chợ triển lãm thương mại hiện có là 16 trung tâm tại 14 tỉnh, thành phố. Hiện nay, hầu hết các vùng trong cả nước đều đã có tỉnh có trung tâm hội chợ triển lãm thương mại, trừ vùng Tây Bắc. b. Thực trạng về các hội chợ thương mại đã được tổ chức trong giai đoạn 2005 - 2009. Trong giai đoạn 2005- 2010 trên địa bàn cả nước có tất cả là 1.518 hội chợ. Trong đó năm 2005 có 253 hội chợ, năm 2006 là 268 và năm 2009 là 360 hội chợ. Trung bình hàng năm có trên 250 hội chợ được tổ chức và tốc độ gia tăng bình quân trong giai đoạn 2005- 2010 là trên 15%/năm, theo ước tính mỗi năm trên địa bàn cả nước tăng thêm khoảng trên 30 hội chơ. [Cục Xúc tiến thương mại] c. Thực trạng về qui mô hội chợ triển lãm Quy mô trung bình một hội chợ trên phạm vi cả nước năm 2005 chỉ là 220 gian hàng và năm 2010 là 390 gian hàng. Tốc độ tăng trưởng về quy mô trung bình gian hàng của một hội chợ đạt 10%/năm. Số lượng gian hàng trung bình của một hội chợ tăng trưởng đều qua hàng năm. Năm có tốc độ tăng trưởng nhanh là từ giai đoạn 2008 đến năm 2010 tăng khoảng 39,2%, tương đương với 110 gian hàng trên một hội chợ. [Cục Xúc tiến thương mại] d. Thực trạng các hoạt động tổ chức hội chợ triển lãm Công tác tổ chức các hội chợ triển lãm hiện nay tại các địa phương trên cả nước đều do Sở Công Thương đứng ra tổ chức và nhiệm vụ này được thực hiện bởi bộ phận xúc tiến thương mại của Sở, bộ phận này có thể thực hiện công tác tổ chức chuyên hoặc không chuyên. Trên thực tế chỉ có các tỉnh, thành phố lớn mới có bộ phận thực hiện công việc tổ chức hội chợ triển lãm, và một số tỉnh đã thành lập đơn vị có thu có chức năng tổ chức hội chợ triển lãm, còn lại hầu hết các tỉnh trên cả nước đang duy trì bộ phận không chuyên. 2.1.4.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Trung tâm hội chợ triển lãm Đánh giá hoạt động của TTHCTL nhìn nhận hoạt động HCTM từ góc độ tổng thể XTTM, trong những năm gần đây có nhiều thành tựu. Từ chỗ chỉ do một số ít tổ chức của chính phủ và doanh nghiệp nhà nước tiến hành và chủ yếu trong lĩnh vực xuất khẩu, XTTM đã trở thành một hoạt động không thể thiếu của các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế và mở rộng 29 tới các tổ chức xã hội nghề nghiệp, kể cả các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, và không những chỉ trong lĩnh vực xuất khẩu mà còn cả trên thị trường nội địa. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất hào hứng, tham gia tích cực và có hiệu quả vào các hoạt động HCTM. 2.1.5. Đánh giá chung thực trạng phát triển hạ tầng thương mại Hạ tầng thương mại nước ta hiện nay vẫn chủ yếu phổ biến là các loại hình bán lẻ truyền thống nhất là các hệ thống mạng lưới chợ trên khắp các địa bàn cả nước. Ngoài ra, các hệ thống Trung Tâm thương mại, siêu thị, HCTL và kho thương mại cũng đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều đô thị trên cả nước. Theo đánh giá chung, các loại hình bán lẻ truyền thống vẫn chiếm thị phần lớn trên địa bàn cả nước và đóng góp vào khoảng 75 - 85% tổng mức bán lẻ trên thị trường. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội và đáp ứng nhu cầu hàng hóa dịch vụ của mọi thành phần kinh tế, HTTM cũng ngày càng phát triển để đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng của các thành phần kinh tế trong xã hội. Trong giai đoạn 2006 - 2009 tổng mức bán lẻ nước ta không ngừng tăng trưởng với mức bình quân cao 21 - 22%/năm, kết quả này có phần đóng góp rất lớn trong việc quy hoạch và phát triển các mạng lưới hạ tầng thương mại trên cả nước. 2.1.5.1. Kết quả, thành tựu Hệ thống HTTM ở nước ta hiện nay đang từng bước thể hiện vai trò và vị trí quan trọng trong quá trình phân phối hàng hóa cũng như trong công cuộc đổi mới kinh tế của đất nước trên khía cạnh: (i) Cung ứng, phân phối hàng hóa vật tư đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất nhập khẩu, trên cơ sở đó thúc đẩy sản xuất phát triển tạo ra nhiều công ăn việc làm góp phần nâng cao đời sống dân cư, đảm bảo an ninh xã hội, (ii) HTHTTM góp phần đẩy mạnh đô thị hóa thúc đẩy phát triển các làng nghề truyền thống nói chung cũng như mọi thành phần kinh tế nói riêng 2.15.2. Bài học kinh nghiệm a. HTHTTM có một vai trò rất quan trọng không những về mặt kinh tế mà còn cả về mặt kỹ thuật trong hệ thống các ngành kinh tế đất nước, đặc biệt đối với nước ta hiện nay đã trở thành một thành viên của (WTO). Hiện nay việc phát triển HTTM diễn ra nhiều nơi còn tùy tiện thiếu quy hoạch, thiếu kế hoạch gây ra nhiều thiệt hại cho Nhà nước và nhân dân. 30 b. Mặc dù, HTTM nước ta đang phát triển rất nhanh trong những năm gần đây, nhưng Nhà nước và các doanh nghiệp kinh doanh trong nước vẫn chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của loại hình thương mại này mà hầu hết chỉ đánh đồng nó như các loại bất động sản khác c. Hiện nay, nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Theo quan điểm chung, phát triển HTTM chính là phát triển các hoạt động kinh doanh cho nên Nhà nước nên nắm giữ các doanh nghiệp lớn, chủ chốt không chỉ để kinh doanh mà còn điều tiết các hoạt động kinh tế vĩ mô để đảm bảo phát huy hiệu quả của ngành và của xã hội. Bên cạnh đó lợi ích của các thành phần kinh tế khác cũng phải được quan tâm đúng mức để phát huy hết thế mạnh, tiềm năng của mỗi thành phần kinh tế. 2.1.5.3. Hạn chế yếu kém và nguyên nhân a. Hạn chế, yếu kém HTTM của nước ta hiện nay vẫn còn chưa phát triển được như kỳ vọng; khối lượng hàng hoá lưu thông qua các loại hình kinh doanh hiện đại còn chiếm tỉ trọng nhỏ, qua các loại hình kinh doanh truyền thống, nhỏ lẻ vẫn là chủ yếu và mang tính phổ biến. Nhiều chợ ở khu vực nông thôn (kể cả một số khu vực thành thị) vẫn còn mang tính tạm bợ, tình trạng chợ họp ngoài trời, trên hè đường còn tồn tại. Hầu hết cửa hàng bán lẻ truyền thống có diện tích nhỏ (trung bình 11,8 m2 /cửa hàng) trang bị thô sơ, phục vụ có tính thủ công là chủ yếu. Trung tâm thương mại và siêu thị tuy đã phát triển khá sớm ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhưng qui mô chưa lớn, trình độ quản lý, công nghệ, thiết bị kỹ thuật và phương thức kinh doanh chưa theo được chuẩn mực quốc tế. Số lượng doanh nghiệp kinh doanh trong HTHTTM ở nước ta còn chưa nhiều, có qui mô nhỏ, hạn hẹp về nguồn vốn, nguồn nhân lực thiếu về số lượng, yếu về trình độ để tổ chức theo hướng hiện đại. Hệ thống hậu cần như kho bãi, xe chuyên dùng, nguồn hàng rời rạc, thiếu đồng bộ và chưa đạt chuẩn; hạ tầng giao thông chưa thuận lợi... Các phương thức kinh doanh tiến bộ như liên kết "chuỗi", nhượng quyền thương mại; các loại hình tổ chức giao dịch thương mại hiện đại như sàn giao dịch, trung tâm đấu giá, mua bán trung gian trên mạng, chợ “ảo”… mới chỉ là trong giai đoạn đầu. 31 Chưa hình thành được những doanh nghiệp lớn có mô hình kinh doanh hiện đại, có phương thức kinh doanh tiên tiến, giữ vai trò định hướng và tổ chức lưu thông, liên kết với sản xuất và xuất nhập khẩu tạo thành một hệ thống phân phối hiện đại, phát triển bền vững. Lực lượng lao động chưa qua đào tạo trong các doanh nghiệp trong nước lĩnh vực phân phối hàng hóa chiếm tỉ trọng lớn (theo kết quả điều tra trong những năm gần đây lên tới 70%), lao động qua đào tạo mới chỉ tập trung và được thu hút vào khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy các doanh nghiệp trong nước rất khó phát triển một cách ổn định và bền vững khi phải đương đầu với áp lực cạnh tranh từ phía các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường này khi Việt Nam mở cửa theo lộ trình. Hầu hết doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa trong nước chưa áp dụng hệ thống quản lý ISO. Mục tiêu, quan điểm, định hướng quản lý phát triển HTTM mới được đề ra sau nhiều năm thực hiện công cuộc đổi mới, đồng thời việc cụ thể hóa mục tiêu, quan điểm, định hướng thông qua các Nghị Định, Quyết Định, Quy chế và các Thông tư diễn ra còn khá chậm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển HTTM. Chẳng hạn mãi đến năm 2003 mới có Nghị Định 02 về Quy chế quản lý phát triển chợ và 24/9/2004 mới ban hành quy chế Trung tâm thương mại và siêu thị. Hiện nay, còn rất nhiều các quy định và chính sách cần thiết để thực hiện cam kết về mở cửa thị trường phân phối sau khi Việt Nam chính thức trở thành một thành viên của (WTO) vẫn chưa được ban hành và cụ thể hóa để đi vào cuộc sống. b. Nguyên nhân Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên là do nhận thức, quan điểm về lưu thông hàng hóa và thị trường chưa đầy đủ, chưa rõ ràng và thiếu nhất quán. Lâu nay, trong nhận thức và quan điểm luôn coi sản xuất là gốc, mọi vấn đề đều quy về sản xuất. Do nhận thức và quan điểm như vậy nên thị trường và thương mại trong nước ít được quan tâm đầu tư phát triển. Nhà nước chưa phát huy được chức năng tổ chức thị trường cũng như quy hoạch, thiết kế chính sách, định hướng phát triển và quản lý thị trường. Trong thời đại hiện nay, lưu thông hàng hóa và thị trường phải là khâu năng động và linh hoạt nhất của chu trình tái sản xuất, là điểm nút xung yếu và có tác động chi phối sự vận hành đời sống kinh tế- xã hội. 32 2.2. Đánh giá thực trạng chính sách về phát triển hạ tầng thƣơng mại 2.2.1. Đƣờng lối của đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về phát triển hạ tầng thƣơng mại từ năm 1996 đến nay 2.2.1.1. Đường lối của Đảng về phát triển hạ tầng thương mại Do ha ̣ tầ ng thương mại có vi ̣trí và vai trò quan tro ̣ng trong phát triể n thương ma ̣i nói chung , thị trường trong nước nói riêng nên luôn được Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam (sau đây go ̣i là Đảng ) quan tâm. Ngày 03/01/1996, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW "Về tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động thương nghiệp, phát triển thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" (sau đây gọi là Nghị quyết 12), với mục tiêu “Xây dựng nền thương nghiê ̣p phát triể n lành ma ̣nh trong trâ ̣t tự, kỷ cương, theo đúng pháp luâ ̣t, thực hiê ̣n văn minh thương nghiê ̣p, từng bước tiế n lên hiê ̣n đa ̣i theo đinh ̣ hướng xã hô ̣i chủ nghiã , có khả năng hội nhập với thi ̣trường khu vực và thế giới” . Phát triể n ma ̣ng lưới chơ ̣ nông thôn , lấ y chơ ̣ và các cu ̣m kinh tế -thương ma ̣i dich ̣ vụ ở thị trấn, thị tứ làm mô hình chủ yếu . Thúc đẩy việc hình thành các cơ sở sơ chế , phân loa ̣i , đóng g ói, bảo quản gắn với các cửa hàng mua bán của thương nghiê ̣p nhà nước , hơ ̣p tác xã mua bán (HTXMB) và của các thành phầ n kinh tế đố i với vâ ̣t tư phu ̣c vu ̣ sản xuấ t , hàng tiêu dùng thiết yếu và nông sản thực phẩm. Đối với miề n núi, vùng sâu, vùng xa, Bô ̣ Chiń h tri ̣chủ trương củng cố và mở rộng mạng lưới thương nghiệp nhà nước để mua sản phẩm và cung ứng đủ các mă ̣t hàng chiń h sách đế n các cu ̣m xã; trong đó chú tro ̣ng phát triể n các chơ ̣ phiên nhằ m mở rô ̣ng giao lưu, hòa nhập giữa các vùng, thúc đẩy sự hình thành các yế u tố của sản xuất hàng hóa. Phát triển hạ tầng thương mại đã được ghi rõ trong Nghị quyết Đại hội đa ̣i biể u toàn quố c lầ n thứ IX của Đản g “Hiǹ h thành các trung tâm thương mại lớn , các chợ nông thôn , nhấ t là miề n núi , bảo đảm cung cấp một số sản phẩ m thiế t yế u cho vùng sâu , vùng xa và hải đảo ; tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ nông sản”. Để đẩ y nhanh phát tri ển hạ tầng thương mại trong điều kiện nhiều tỉnh còn nghèo , nguồ n lực của phầ n lớn doanh nghiê ̣p Viê ̣t Nam còn ha ̣n chế , Đảng đã có chủ trương ban hành chiń h sách khuyế n khić h các thành phầ n kinh tế bỏ vố n đầ u tư phát triể n ha ̣ tầ ng thương ma ̣i và hỗ trơ ̣ đầ u tư từ ngân sách nhà nước “Nhà nước hỗ trợ một phần và có chính sách huy động các nguồ n vố n để đầ u tư phát triể n kế t cấ u ha ̣ tầ ng phu ̣c vu ̣ thương ma ̣i” (Nghị 33 quyế t Hô ̣i nghi lầ ̣ n thứ 5, Ban Chấ p hành Trung ương Đảng , Khóa IX Về đẩy nhanh công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa nông nghiê ̣p , nông thôn thời kỳ 20012010). Sau khi Viê ̣t Nam trở thành thành viên của WTO , Hô ̣i nghi ̣lầ n thứ 4 Ban Chấ p hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghi ̣quyế t số 08/NQTW ngày 05 tháng 2 năm 2007 về mô ̣t số chủ trương , chính sách lớn để nền kinh tế phát triể n nhanh và bền vững khi Viê ̣t Nam là thành viên của WTO ; trong đó có chin ́ h sách “Nhà nước hỗ trơ ̣ viê ̣c xây dựng hê ̣ thố ng kho tàng , các cơ sở bảo quản, phơi, sấ y, sơ chế nhằ m giảm hao hu ̣t, bảo đảm chất lượng sản phẩm sau thu hoạch ; hỗ trơ ̣ phát triể n chơ ̣ nông thôn , chơ ̣ đầ u mố i nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh lưu thông, điề u tiế t giá cả hàng nông sản”. Ngày 05 tháng 8 năm 2008, Hô ̣i nghi ̣lầ n thứ 7 Ban Chấ p hành Trung ương Đảng (Khóa X) đã ban hành Nghi ̣quyế t số 26/NQ-TW về nông nghiê ̣p , nông dân, nông thôn. Mô ̣t trong những mu ̣c tiêu của Nghi ̣quyế t nà y là Xây dựng nề n nông nghiê ̣p phát triể n toàn diê ̣n theo hướng hiê ̣n đa ̣i ̣và phát triể n đồ ng bô ̣ kế t cấ u ha ̣ tầ ng kinh tế -xã hội nông thôn . Để có thể thực hiê ̣n đươ ̣c mục tiêu nói trên , Nghị quyết đã đề ra một loạt nhiệm vụ và giải pháp , trong đó có giải pháp “xây dựng hê ̣ thống chơ ̣ nông sản phù hơ ̣p với từng vùng”. 2.2.1.2. Pháp luật của Nhà nước về phát triển hạ tầng thương mại Thể chế hóa đường lố i của Đảng về phát triể n ha ̣ tầ ng thương ma ̣i nêu trên, từ năm 1996 đến nay , hành lang pháp lý cho phát triể n và quản lý ha ̣ tầ ng thương ma ̣i từng bước được bổ sung và hoàn thiện . Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật quan trọng như Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã , Luật Cạnh tranh..., nhấ t là Luật Đầu tư 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006. Luật này thay thế Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000. Đối với các văn bản dưới Luật , Chính phủ đã ban hành một số văn bản về chủ trương, giải pháp phát triển thị trường trong nước . Trong đó có Quyế t đinh ̣ 311/QĐ-TTg ngày 20/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010”(sau đây gọi là quyết định 311), Chỉ thị số 13/2004/CTTTg ngày 31/3/2004 về việc thực hiện những giải pháp chủ yếu nhằm phát 34 triển mạnh thị trường nội địa Quyết định 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyê ̣t Đề án “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2006-2010 và định hướng phát triển đến năm 2020” (sau đây gọi là Quyết định 27). Ngoài những văn bản qui định chung về qui hoạch , xây dựng, đầ u tư, khuyế n khích phát triể n doanh nghiê ̣p , phát triển hợp tác xã (HTX)…, (phụ lục 5) có những văn bản qui định riêng cho một số loại hình hạ tầng thương mại như Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 về phát triển và quản lý chợ (sau đây gọi là Nghị định 02), Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02 (sau đây gọi là Nghị định 114), Quyết định 559/QĐ-TTg ngày 31/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển chợ đến năm 2010 (sau đây go ̣i là Quyế t đinh ̣ 559). Để thực hiện Nghị định 02, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) và các bộ, ngành liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn về chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của ban quản lý chợ ; nội quy mẫu của chợ ; chế độ báo cáo về chợ; quy hoạch và đầ u tư phát triển chợ ; chế độ tài chính của chợ , nhấ t là tiêu chuẩn thiết kế chợ (theo Quyế t đinh ̣ 13/2006/QĐ-BXD, ngày 19/4/2006 của Bộ Xây dựng ). Viê ̣c ban hành tiêu chuẩ n thiế t kế chơ ̣ đánh dấu một bước tiến về chất trong công tác xây dựng và phát triển chợ. Từ nay, các chợ được xây dựng mới , cải tạo, nâng cấ p tuy quy mô có khác nhau, nhưng phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành, đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường , vệ sinh an toàn thực phẩm , phòng cháy, chữa cháy, kết hợp chặt chẽ với giải pháp thiết kế kỹ thuật của các công trình thuộc cơ sở hạ tầng liên quan (đường giao thông , hê ̣ thố ng điê ̣n , hệ thống cấp thoát nước, thông tin liên lạc...). Ngoài ra , Chính phủ đã ban hành Nghị định 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 qui đinh ̣ về hoa ̣t đô ̣ng xúc tiế n thương ma ̣i (trong đó có hô ̣i chơ ̣ , triển lam ̣ về ̃ thương ma ̣i ), Nghị định 140/2007/NĐ ngày 5/9/2007 qui đinh kinh doanh dịch vụ logistic. Để từng bước tiêu chuẩn hóa phục vụ cho công tác qui hoạch phát triển, quản lý xây dựng và hoạt động kinh doanh của các loại hình tổ chức thương mại hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, ngày 24/9/2004, Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại được 35 ban hành theo Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM của Bộ trưởng Bộ Thương mại (sau đây gọi là Quyết định 1371). Sau khi Viê ̣t Nam gia nhâ ̣p WTO , những cam kế t về viê ̣c mở cửa dich ̣ vụ phân phối đã đươ ̣c thể chế hóa bằ ng mô ̣t số văn bản qui pha ̣m pháp luâ ̣t như Nghi ̣đinh ̣ 23/2007/NĐ-CP ngày 12/2/2007 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn như Quyế t đinh 10/2007/QĐ-BTM ngày 21/5/2007, Thông tư ̣ 09/2007/TT-BTM ngày 14/4/2008 của Bô ̣ Thương ma ̣i và Thông tư 05/2008/TT-BCT ngày 14/4/2008 sửa đổ i, bổ sung Thông tư 09 (nêu trên). 2.2.1.3. Chính sách của Nhà nước về phát triển hạ tầng thương mại a. Chính sách khuyến khích, ƣu đãi đầu tƣ phát triển hạ tầng thƣơng mại Nghị định 51/1999/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi ) qui đinh ̣ siêu thi ̣ , trung tâm thương ma ̣i đươ ̣c hưởng chin ́ h sách ưu đaĩ đầ u tư (sau đây gọi là nghị định 51). Nghị định 02 qui đinh ̣ chủ đầ u tư chơ ̣ đươ ̣c hưởng các chính sách ưu đãi dành cho dự án đầ u tư xây dựng các khu thương ma ̣i, siêu thi ̣ theo qui đinh ̣ của Nghị định 51. Sau đó , theo qui đinh ̣ của Nghị định 35/2002/NĐ-CP ngày 29/3/2002 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 51 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điề u của Luâ ̣t Đầ u tư (sau đây gọi là Nghị định 108), các dự án đầu tư trong lĩnh vực thương mại ở những địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư như dự án của các ngành khác khi đầu tư vào cùng một địa bàn . Đối với thương ma ̣i trong nước , có chơ ̣ ha ̣ng 1 và trung tâm triển lãm đươ ̣c hưởng chính sách khuyế n khích , ưu đaĩ đầ u tư theo qui như sau: - Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu: Nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định 108 được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền thuê mặt nước: Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, địa 36 bàn ưu đãi đầu tư được miễn, giảm thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về thuế. Đối với địa bàn miền núi , ngoài chính sách áp dụng chung theo qui đinh ̣ của Luâ ̣t Đầ u tư, khi phát triể n ha ̣ tầ ng thương ma ̣i , các nhà đầu tư được hưởng chính sách khuyế n khích theo quy định tại Nghị định số 20/1998/NĐCP ngày 31/3/1998 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc, Nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 03/01/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20 (nói trên). Theo Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, cửa hàng miễn thuế, hội chợ triển lãm, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, chợ cửa khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ...tại khu kinh tế cửa khẩu được vay vốn ưu đãi của Chính phủ để đầu tư xây dựng các cơ sở kinh doanh trên các cửa khẩu. Ngoài chính sách chung áp dụng trên phạm vi cả nước nêu trên, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, UBND nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh ) như Hà Nô ̣i, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, An Giang, Tiề n Giang, Đồng Tháp…đã ban hành một số cơ chế, chính sách đă ̣c thù để khuyến khích , hỗ trợ các chủ đầ u tư phát triển hạ tầng thương mại trên địa bàn. b. Chính sách hỗ trợ đầu tƣ phát triển hạ tầng thƣơng mại từ ngân sách nhà nƣớc Vốn để phát triể n ha ̣ tầ ng thương ma ̣i được huy động từ nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước, vay tín dụng, vốn của các chủ thể sản xuất, kinh doanh, vốn của nhân dân đóng góp và các nguồn vốn hợp pháp khác, trong đó vốn của các chủ thể sản xuất, kinh doanh là nguồ n vố n chủ yế u. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư hoặc góp vốn cùng Nhà nước đầu tư phát triể n ha ̣ tầ ng thương mại. Theo qui đinh ̣ của Nghị định 02, Quyết định 559, nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước (bao gồm vốn từ ngân sách trung ương, địa phương và các nguồn viện trợ không hoàn lại) hỗ trợ đầu tư xây dựng một số chợ: chợ đầu mối chuyên ngành nông sản thực phẩm để tiêu thụ hàng hóa ở các vùng 37 sản xuất tập trung về nông, lâm, thuỷ sản; chợ ở các cụm xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo thuộc các Chương trình phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư của Nhà nước; chợ hạng 1 theo qui hoạch ở vị trí trọng điểm về kinh tế thương mại của tỉnh, thành phố, làm trung tâm giao lưu hàng hóa và phục vụ nhu cầu tiêu dùng ở các thành phố, thị xã lớn. Ngoài ra, đối với miền núi , vùng sâu vùng xa, chính sách hỗ trợ đầu tư chợ theo Chương trình 135, 120, 160... Ngày 12 tháng 09 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg qui định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 20072010 (sau đây go ̣i là Quyế t đinh ̣ 210). Trong đó , qui đinh ̣ cụ thể các tiêu chí và mức hỗ trợ đầu tư chợ đầu mối của các vùng kinh tế trọng điểm , vùng có sản xuất hàng hóa nông sản, hải sản lớn phục vụ phát triển kinh tế vùng và xuất khẩu, được đặt tại các địa phương có điều kiện kinh tế -xã hội khó khăn , có tỷ lệ ngân sách trung ương bổ sung để cân đối ngân sách địa phương lớn hơn 50% tổng dự toán chi ngân sách địa phương. Mức hỗ trợ cao nhất là 10 tỷ và thấp nhất là 2 tỷ/chơ ̣ và chỉ hỗ trơ ̣ mô ̣t lầ n. 2.2.2. Đánh giá chung về tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về phát triển hạ tầng thƣơng mại 2.2.2.1. Kết quả đạt được a. Công tác xây dựng qui hoac̣ h phát triển ha ̣ tầ ng thương maị có nhiều tiế n bộ, về cơ bản đã hoàn thành qui hoac̣ h phát triển hê ̣ thố ng chợ và đang khẩn trương hoàn thành qui hoạch phát triển các loại hình hạ tầ ng thương maị khác trên phạm vi toàn quốc Đế n nay, qui hoa ̣ch phát triể n chơ ̣ trên pha ̣m vi toàn quố c đã đươ ̣c ban hành và Qui hoạch phát triển thương mại toàn quốc đang được khẩn trương xây dựng. Những năm vừa qua , mă ̣c dù ngân sách của nhiều đị a phương còn rất eo hẹp nhưng phầ n lớn UBND các tỉnh đã quan tâm chỉ đa ̣o và dành ngân sách xây dựng qui hoạch phát triển hạ tầng thương ma ̣i trên điạ bàn. Trong quá trình xây dựng qui hoạch ha ̣ tầ ng thương ma ̣i tại các địa phương, đã có sự phối hợp chặt chẽ và sự tham gia của các sở, ban ngành của các tỉnh, được sự quan tâm hướng dẫn về mặt chuyên môn của Bộ Công Thương. 38 b. Công tác phát triển và quản lý chợ được các cấp, các ngành quan tâm hơn trước, số chợ được xây mới, cải tạo nâng cấp tăng nhanh Từ khi có Ngh ị định 02 (2003) đến 31/12/2009, số lượng chợ xây mới hoặc cải tạo nâng cấp tiếp tục tăng với sự đa dạng về loại hình và cấp độ chợ. Cả nước đã xây mới được 1.641 chợ và cải tạo nâng cấp được 2.375 chợ, nâng tổng số chợ lên 8.491, trong đó chợ nông thôn chiếm khoảng 78,6%. Cả nước có 76 chợ đầu mối nông sản cấp vùng và cấp tỉnh. Số chợ hoạt động có hiệu quả chiếm 97,7%, góp phần không nhỏ vào việc phục vụ sản xuất và đời số ng sinh hoa ̣t của dân, nhất là ở điạ bàn nông thôn, miền núi. Một số chợ đầu mối qui mô lớn bước đầu hoạt động hiệu quả, điển hình là chợ đầu mối nông thuỷ sản Bình Điền, thành phố Hồ Chí Minh và 3 chợ trung tâm nông sản tại Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp. Trước khi có Nghị định 02, mô hình tổ chức bộ máy quản lý chợ ở địa bàn nông thôn là Ban Quản lý đối với các chợ quy mô lớn và vừa , Tổ Quản lý chợ đối với các chợ quy mô nhỏ . Từ khi có Nghị định 02 và Quyết định 559, một số địa phương đã tić h cực chuyể n đổ i mô hiǹ h tổ chức quản lý chơ ̣ theo h ướng thành lập doanh nghiê ̣p hoặc HTX kinh doanh , quản lý chợ (sau đây go ̣i là doanh nghiê ̣p/HTX chơ )̣ . Tính đến cuối năm 2009, cả nước đã có 255 doanh nghiệp và 153 HTX quản lý chợ. c. Các loại hình tổ chức phân phối hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại...) không chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng mà bước đầu đã phát triển ở các tỉnh, thành phố khác Kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại ra đời với phương thức hoa ̣t đô ̣ng văn minh, hiê ̣n đa ̣i đã làm thay đổi diện mạo thương mại bán lẻ của đất nước, làm thay đổi thói quen mua sắm truyền thống một bộ phận dân cư và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước nói chung. Nếu như năm 1996 chỉ có 12 siêu thị tại 6/64 tỉnh, thì đến cuố i năm 2009, cả nước đã có 445 siêu thị, tại 57 tỉnh (trong tổng số 445 siêu thị có 82 siêu thị hạng I chiếm 18,43%, 89 siêu thị hạng II chiếm 20% và 275 siêu thị hạng III chiếm 61,57%); có 78 trung tâm thương mại tại 28/63 tỉnh; khoảng 1.000 cửa hàng tiện lợi, hàng nghìn cửa hàng chuyên doanh phân bố rộng khắp cả nước. Bên cạnh sự ra đời của nhiều siêu thị, trung tâm thương mại 39 mới. Một số siêu thị được xây dựng những năm trước được cải tạo, mở rộng mặt bằng kinh doanh, nâng cấp, hiện đại hóa trang thiết bị. Một số doanh nghiệp đã tổ chức kinh doanh theo hình thức “chuỗi” như Liên hiệp HTX Thương mại TP. Hồ Chí Minh với gần 50 siêu thị Co.op Mart, hệ thống siêu thị Hapro Mart của Tổng Công ty thương mại Hà Nội, chuỗi siêu thị MAXIMARK, chuỗi siêu thị CITIMART... Tổng công ty Dệt may Việt Nam với chuỗi 25 siêu thị và 19 cửa hàng chuyên doanh thời trang mang tên VINATEX… Các tập đoàn phân phối nước ngoài như Metro Cash & Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Parkson (Malaysia), Lotte củ a Hàn Quốc...đã và đang tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động của mình. Cùng với việc mở cửa dịch vụ phân phối cho các doanh nghiê ̣p 100% vố n nước ngoài , sẽ có ngày càng nhiều doanh nghiệp phân phối nước ngoài vào Việt Nam với các mô hình phân phối hiện đại, quản lý tiên tiến vừa tạo sức ép cạnh tranh vừa góp phần phát triển hệ thống phân phối Việt Nam ngày càng văn minh, hiện đại. d. Xuấ t hiê ̣n ngày càng nhiều trung tâm Hội chợ triển lãm với sự đa dạng về qui mô cấp quốc gia, cấ p vùng và cấ p tỉnh Những năm gầ n đây , các hoạt động của trung tâm Hội chợ triển lãm (TTHCTL) chỉ do một số ít các tổ chức của Chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu tham gia; nhưng đến nay TTHCTL đã trở thành một hoạt động không thể thiếu đối với tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong cả nước, kể cả các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. Đặc biệt, trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hiện nay việc hình thành các vùng sản xuất công nghiệp, các trung tâm đô thị diễn ra mạnh mẽ đã thúc đẩy nhu cầu đầu tư xây dựng các TTHCTL tại các tỉnh trong cả nước. Đến nay, theo số liệu báo cáo của 58/63 tỉnh, cả nước đã có 16 TTHCTL tại 14 tỉnh, thành phố với tổng diện tích là 815.667 m2. e. Bên caṇ h các kho được xây dựng từ thời kỳ kế hoac̣ h hó a tập trung được nâng cấ p , cải tạo, đã dầ n hình thành các tổ ng kho bán buôn , bán lẻ gắn với sự phát triển của các loại hình hạ tầng thương mại Những năm qua , ngoài các khu kho xây dựng từ thời kỳ kế hoạch hóa tâ ̣p trung đượ c nâng cấ p , cải tạo hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng và giao cho các doanh nghiệp kinh doanh kho vận ; đã hiǹ h thành hệ thống kho đa dạng về loại hình gắn liền với các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị và 40 các chợ đầu mối, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội , Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh và các vùng sản xuấ t hàng hóa tâ ̣p trung. Theo số liệu tổng hợp của Bô ̣ Công Thương cho thấ y , hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị hầu hết đều có hệ thống kho riêng. Diện tích kho lớn tập trung ở các trung tâm thương mại và siêu thị lớn như: trung tâm Metro Cash & Carry, siêu thị Big C, trung tâm thương mại dịch vụ Mỹ Tho (Tiền Giang), trung tâm thương mại Hiệp Thành (Tây Ninh), siêu thị Mộc Bài (Tây Ninh), Bình Dương Centrer, siêu thị Vinatex Bình Dương, với tổng diện tích 73.414,3 m2. f. Hình thành sự liên kết giữa một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam để phát triển hạ tầng thương mại Từ chỗ phát triể n tự phát , đơn lẻ , thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã thực hiê ̣n mô ̣t số chương trình liên kết phát triể n ha ̣ tầ ng thương ma ̣i với sự phong phú về hình thức và đa dạng về nội dung, trên cơ sở tích hợp thế mạnh của nhau (vốn, đất đai, kinh nghiệm quản lý, thương hiệu…) để tạo ra những tổ chức kinh tế mạnh hơn , có qui mô kinh doanh lớn hơn. Công ty Xây dựng VINACONEX và Công ty Thương mại Tràng Tiền hợp tác xây dựng và vận hành trung tâm thương mại Tràng Tiền PLAZA, Liên hiệp HTX Thương mại và Dịch vụ thành phố Hồ Chí Minh liên doanh, hợp tác với một số doanh nghiệp thương mại ở địa phương (Cầ n Thơ , Vĩnh Long , Tiề n Giang , Bình Đinh, ̣ Quảng Nam… ) để xây dựng các siêu thị . Điể n hiǹ h là Tổng công ty Thương mại Sài Gòn cùng với Tổ ng Công ty Thương ma ̣i Hà Nô ̣i , Liên hiệp HTX Thương mại thành phố Hồ Chí Minh và Tâ ̣p doàn Phú Thái thành lâ ̣p Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA). g. Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều tỉnh đã huy động được nguồn lực của các chủ thể sản xuất, kinh doanh và nhân dân trên địa bàn để phát triển hạ tầng thương mại Với chủ trương xã hội hoá trong việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp các chợ ở địa phương theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhiều chợ xã, thị trấn đã huy động được nguồn lực của các chủ thể sản xuất kinh doanh và của dân trên địa bàn để phát triển chợ. Ngoài ngân sách nhà nước hỗ trợ hàng năm, một số tỉnh thông qua cơ chế, chính sách đặc thù, đã khuyến khích, tạo điều kiện để một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh bỏ vốn đầu tư xây dựng, khai thác và quản lý chợ, nhờ vậy, đã góp phần tháo gỡ những khó 41 khăn về nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng thương mại của địa phương. Qua tổng hợp báo cáo của các Sở Công Thương, tổng số vốn đầu tư chợ trong giai đoạn 2003-2007 là 5.769,148 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách trung ương (bao gồm cả kinh phí đầu tư cho chợ thuộc Chương trình 135) chiếm 10,9%, ngân sách địa phương là 29,8%, vốn huy động từ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và dân là 50,9%; nguồn vốn khác (chủ yếu là vốn vay) là 8,5%. h. Sự phát triển của h ạ tầng thương mại đã góp phần quan trọng trong viê ̣c mở rộng và phát triển thương maị trong nước , qua đó góp phầ n duy trì tố c độ tăng trưởng ở mức cao của kinh tế cả nước * Đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (TMBLHH) liên tục tăng qua các năm. Giai đoạn 1996-2000, tốc độ tăng bình quân hàng năm: gần 11%/năm (năm 1996 đạt 145.874 tỷ đồng, năm 2000 đạt 220.410,6 tỷ đồng); Giai đoạn 2001-2005: tốc độ tăng bình quân hàng năm: 18,3%/năm (Năm 2001 đạt 245.315 tỷ đồng, Năm 2005 đạt 480.300 tỷ đồng), năm; Giai đoạn 2006-2008 tốc độ tăng bình quân hàng năm là: 27,03% (Năm 2006 đạt 596.207,1 tỷ đồng, Năm 2008 đạt 983.803,4 tỷ đồng). Tính chung từ 1996 đến nay, tốc độ tăng trưởng bình quân của TMBLHH luôn cao từ 1,5 - 3 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP cùng kỳ. Đóng góp của thương mại trong nước vào GDP cũng gia tăng liên tục qua các năm: năm 1996: 43.125 tỷ đồng, năm 2000: 62.836 tỷ đồng; năm 2005: 113.768 tỷ đồng, năm 2006: 596.207,1 tỷ đồng, năm 2007: 746.159,4 tỷ đồng, năm 2008: 983.803,4 tỷ đồng. Tính chung, đóng góp của thương mại trong nước chiếm tỉ trọng khoảng 13,5 - 14 % trong GDP, chỉ sau ngành công nghiệp chế biến (khoảng 20%) và ngành nông nghiệp (khoảng 16 - 18%). * Các dự án hạ tầng thương mại được xây mới, cải tạo, nâng cấp trong thời gian qua đã góp phần phát triển đội ngũ thương nhân , đáp ứng nhu cầ u của sản xuất nông nghiệp , tiểu thủ công nghiệp, tiêu thụ nông sản hàng hoá và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân Số thương nhân tăng liên tu ̣c qua các năm : năm 1996 cả nước có 15.285 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại; năm 2000 là 19.278 doanh nghiệp; năm 2004 cả nước có khoảng 54.000 doanh nghiệp 42 ngoài quốc doanh, trên 1.000 doanh nghiệp có cổ phần của nhà nước, trên 15 doanh nghiệp FDI và 1,16 triệu hộ gia đình (trong tổng số 2,9 triệu hộ kinh doanh của cả nước) hoạt động thương mại. Đến năm 2008, cả nước có 205.689 doanh nghiệp, trong đó có 52.505 doanh nghiệp thương mại, dịch vụ chiếm 25,5%. Ngoài ra, còn có trên 50 chi nhánh và trên 5.000 văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tham gia các hoạt động hỗ trợ như nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại… Hoạt động thương mại phát triển trên cơ sở mở rộng thị trường trong nước đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, nhờ đó đã góp phần cải thiện và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Từ chỗ trên 66% quỹ tiêu dùng cuối cùng của dân cư được thực hiện thông qua bán lẻ ở giai đoạn 1996-2000 và nâng lên 70,9% ở giai đoạn 2004-2008, chứng tỏ thương mại trong nước ngày càng gắn bó và tác động sâu sắc đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Hoạt động của chợ đã góp phần đáp ứng nhu cầu của sản xuất nông nghiệp về vật tư, giống cây trồng vật nuôi, công cụ sản xuất nhỏ và hàng hoá thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân; ở nhiều địa phương, chợ còn là nơi cung ứng các mặt hàng chính sách phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa... Hoạt động mua bán qua mạng lưới chợ , siêu thi ,̣ trung tâm thương mại là một kênh quan trọng tiêu thụ nông, lâm, thuỷ, hải sản hàng hoá và sản phẩm của các làng nghề v.v.... * Đóng góp đối với phát triển xã hội Hàng năm, phát triển hạ tầng thương mại (nhấ t là hê ̣ thố ng chơ )̣ đã góp phầ n giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao đô ̣ng . Tỉ lệ lao động tăng bình quân hàng năm 10.6%/năm. Trong giai đoạn 2004-2007, số lao động trong ngành thương ma ̣i tăng thêm 233.100 người (năm 2004 có 575.567 lao động; năm 2007 có 808.667 lao động, chiếm trên 11% tổng số lao động xã hội), tỷ lệ tăng bình quân là 12%/ năm (trong khi đó tỉ lệ tăng bình quân hàng năm về việc làm của toàn bô ̣ nền kinh tế trong giai đoa ̣n này là 8,6%). Điề u đó chứng tỏ khả năng tạo việc làm của ngành thương mại cao hơn so với bình quân chung của toàn nền kinh tế quốc dân. 43 2.2.2.2 Tồn tại, hạn chế a. Về tổ chức thực hiện các Nghị Quyết của Đảng Nhận thức chưa đúng, chưa đủ và chưa thống nhất về vị tri,́ vai trò cũng như tiềm năng của thương mại trong nước. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến thương mại trong nước nói chung, hạ tầng thương mại nói riêng chưa phát triển đúng với khả năng thực tế. b. Về pháp luật Hệ thống văn bản pháp luật về phát triển và quản lý hạ tầng thương mại chưa hoàn thiê ̣n , mô ̣t số loa ̣i hiǹ h ha ̣ tầ ng thương ma ̣i chưa có qui đinh ̣ pháp luâ ̣t điề u chin ̉ h, giá trị pháp lý của một số văn bản còn thấp. c. Về chính sách khuyến khích, hỗ trợ Chính sách khuyến khích , ưu đãi các thành phầ n kinh tế đầ u tư phát triển hạ tầng thương mại còn rất hạn chế và chưa phù hợp , đố i tượng được hưởng trong phạm vi hẹp Các chính sách ưu đãi để khuyến khích phát triển hạ tầng thương mại rất hạn chế, đối tượng được hưởng trong phạm vi hẹp và chưa phù hợp.. Hầu như không có chính sách ưu đãi (thuế, đất đai, tín dụng...) đầu tư phát triển cho ngành dịch vụ phân phối, cho lĩnh vực lưu thông hàng hoá nói chung và cho hệ thống hạ tầng thương mại nói riêng. Trong khi đó, đại bộ phận mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật (kho bãi, nhà xưởng, cửa hàng...) của ngành thương mại được xây dựng trong thời kỳ kế hoa ̣ch hó a tâ ̣p trung không còn tồn tại. - Nghị định 51/1999/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định 51) qui định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) qui đinh ̣ siêu thi ̣, trung tâm thương mại đươ ̣c hưởng chiń h sách ưu đaĩ đầ u tư . Tuy vâ ̣y , Nghị định 35/2002/NĐ-CP ngày 29/3/2002 sửa đổi, bổ sung Nghị định 51 đã xóa bỏ chính sách này . Vì thế, tuy Nghị định 02 về phát triể n và quản lý chơ ̣ qui định chủ đầu tư chợ được hưởng các chính sách ưu đãi dành cho dự án đầu tư xây dựng các khu thương mại, siêu thị theo qui định của Nghị định 51 nhưng không có giá trị thực hiện . Sau khi có Nghị định 108 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, trong lĩnh vực thương mại nội địa chỉ có chợ hạng 1, khu triển lãm được hưởng các chính sách ưu đãi về đầu tư theo qui định của Nghị định này. Với đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hẹp như vậy, việc thu hút nguồn lực của doanh nghiệp thuộc các 44 thành phần kinh tế để phát triển hạ tầng thương mại nói chung, ở địa bàn nông thôn nói riêng gặp rất nhiều khó khăn (chợ hạng 1 và khu triển lãm thường đặt ở thành phố, thị xã lớn, còn đa số chợ hạng 2, hạng 3 nằm ở địa bàn nông thôn). - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước (sau đây gọi là Nghị định 151); Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151 (sau đây gọi là Nghị định 106). Tuy vậy, trong Danh mục các dự án được vay vốn tín dụng đầu tư kèm theo các Nghị định này, không có dự án nào thuộc lĩnh vực thương mại trong nước. Do đó, chủ đầu tư các dự án này cũng không được hỗ trợ mức vay tối đa là 70% dự án đầu tư, thời hạn vay tối đa là 12 năm với một số dự án đặc biệt thì thời hạn vay tối đa là 15 năm. - Về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sau đây gọi là Nghị định 164) và Nghị định số 152/2004/NĐ-CP ngày 06/8/2004 của Chính phủ sửa đổi , bổ sung một số điều của Nghị định 164 (sau đây gọi là Nghị định 152), dự án đầu tư xây dựng chợ ha ̣ng I và đầu tư tại những địa bàn khó khăn (nằm trong Phụ lục II kèm theo Nghị định 108) mới được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy vậy, trong thực tế, rất ít nhà đầu tư được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị định 164 và Nghị định 152, vì: + Một là, hoạt động thương mại nói chung không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 33 của Nghị định 164 nêu trên; + Hai là, lĩnh vực đầu tư xây dựng chợ , đặc biệt là chợ ha ̣ng I , chợ đầu mối yêu cầu vốn đầu tư lớn, số hộ kinh doanh đông, thời gian thu hồi vốn chậm, nên rất khó hội đủ điều kiện được hưởng ưu đãi về thuế; + Ba là, trường hợp đầu tư sửa chữa, mở rộng quy mô, cải tạo nâng cấp chợ không được hưởng ưu đãi về thuế. - Chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với thương nhân như chính sách đất đai, chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV (trong đó có các hộ kinh doanh) qua quá trình triển khai thực 45 hiện đã bộc lộ những hạn chế, vướng mắc như: định nghĩa DNNVV chưa phù hợp với điều kiện thực tế, khó vận dụng khi xây dựng và triển khai các chương trình trợ giúp cho DNNVV; chưa xác định rõ nội dung quản lý nhà nước về trợ giúp phát triển DNNVV; cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp phát triển DNNVV được hình thành nhưng cơ chế hoạt động chưa rõ; việc quy định một số chính sách trợ giúp phát triển DNNVV còn chung chung, thiếu ràng buộc trách nhiệm thực hiện... - Nghị đinh ̣ 78/2007/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định 78) ngày 11 tháng 7 năm 2007 về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng-Kinh doanhChuyển giao, Hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao-Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao đã qui đinh ̣ chính sách ưu đaĩ đố i với các nhà đầ u tư trong mô ̣t số liñ h vực . Tuy vâ ̣y, các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại thuộc các thành phần kinh tế không thuộc đố i tươ ̣ng đươ ̣c hưởng chiń h sách đầ u tư theo qui đinh ̣ của Nghi ̣đinh ̣ này. Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng thương mại từ ngân sách nhà nước chưa hợp lý, không liên tục và thực hiện không nghiêm Trong những năm qua, Nhà nước có nhiều chương trình phát triển sản xuất, dịch vụ khác nhau cho các ngành công nghiệp, nông-lâm-ngư nghiệp, du lịch… với sự hỗ trợ trực tiếp từ nguồn ngân sách. Đối với hoạt động thương mại trong nước, tuy đã có hai Đề án lớn (theo Quyế t đinh ̣ 311 và Quyết đinh ̣ 27 của Thủ tướng Chính phủ), có tầ m chiế n lươ ̣c về phát triể n thương ma ̣i nội địa với đầ y đủ mục tiêu , định hướng, giải pháp, có phân công và quy định trách nhiệm thực hiện nhưng không có công cụ tài chính kèm theo nên rất khó triển khai thực hiện trên thực tế. Cho tới thời điểm hiện tại, ngành Công Thương chưa có quĩ nào để triển khai thực hiện các chương trình và dự án đă được phê duyệt mà ngay cả kinh phí cho việc tập huấn, hướng dẫn, sơ kết tổng kết và rút kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện các chủ trương, chính sách cũng không có. Để có được hệ thống phân phối, các chủ thể nòng cốt của thị trường, thì phải có quy hoạch và đầu tư xây dựng , phát triển ha ̣ tầng thương mại, Bộ Thương mại trước đây và Bộ Công Thương hiện nay đều không chủ trì và cũng không được giao thực hiện một dự án đầu tư nào thuộc lĩnh vực xây dựng và phát triển ha ̣ tầng thương mại. 46 Từ năm 2003, lần đầu tiên, có chính sách hỗ trợ ngân sách nhà nước để phát triển mô ̣t số loa ̣i hin ̀ h và cấ p chợ (chợ đầu mối nông sản, chợ hạng I, chợ ở miền núi, vùng sâu, vùng xa) ). Tuy vâ ̣y, nguồ n ngân sách này chưa đáng kể, không thường xuyên, liên tục và thực hiện không nghiêm (từ năm 2008 đến nay, Bô ̣ Kế hoa ̣ch và Đầ u tư không bố trí vố n đầ u tư chơ ̣ như năm 2007 trở về trước ). Do đó , một số lượng lớn chợ rất cần sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước nhưng đang nằm ngoài chính sách hỗ trợ hiện hành. Đó là các chợ ở trung tâm huyện, chợ biên giới, chợ dân sinh xã thuộc các tỉnh nghèo (kinh tếxã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn). Trong khi đó, đối tượng được hỗ trợ đầu tư từ ngân sách trung ương bao gồm cả chợ hạng I (là những chợ có vị trí đắc địa, có khả năng sinh lời nhanh và rất nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư). Tiêu chí hỗ trợ vốn đầu tư đối với chợ theo qui định tại Quyết định 210/2006/QĐ-TTg (sau đây gọi là Quyết định 210) của Thủ tướng Chính phủ chưa phù hợp. Bởi lẽ, theo qui định của Quyết định này, chỉ có dự án chợ đầu mối ở các vùng kinh tế trọng điểm, vùng sản xuất hàng hoá nông sản, hải sản lớn phục vụ phát triển kinh tế vùng và xuất khẩu theo qui định, được đặt tại các địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, có tỷ lệ ngân sách trung ương bổ sung để cân đối ngân sách địa phương lớn hơn 50% tổng dự toán chi ngân sách địa phương mới được hỗ trợ đầu tư . Qui định như vậy , hầ u hế t dự án chợ đầu mối nông sản, thuỷ hải sản có vai trò quan trọng đối với sản xuất kinh doanh của nhiều tỉnh sẽ không được hỗ trợ đầu tư từ ngân sách trung ương vì chợ đầu mối ở “vùng sản xuất hàng hoá nông sản, hải sản lớn phục vụ phát triển kinh tế vùng và xuất khẩu địa phương” thường không nằm ở các tỉnh có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn theo tiêu chí của Quyết định 210 (nêu trên). Ngoài chợ, các loại hình hạ tầng thương mại khác (kho, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm logistic, trung tâm hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm...) không có chin ́ h sách hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước. 2.2.3. Những vấn đề đặt ra đối với hệ thống pháp luật và chính sách phát triển hạ tầng thƣơng mại Thứ nhấ t , đối với hệ thống văn bản pháp luật về phát triển hạ tầng thương mại: từ những nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển HTTM cũng như hệ thống văn bản pháp luật về phát triển và quản lý hạ tầng thương mại hiện hành, nhấ t là trên cơ sở kế t quả phân t ích những yếu kém , tồ n ta ̣i trong 47 phát triển và quản lý hạ tầng thương mại nêu trên ; vấ n đề đă ̣t ra là trong thời gian tới, ngoài việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp về qui hoạch , đấ t đai, xây dựng , đầ u tư , mở cửa dich ̣ v ụ phân phối cho các nhà đầu tư nước ngoài…cần giải quyết một số vấn đề còn tồn tại của hệ thống văn bản pháp luật về phát triển hạ tầng thương mại, bao gồ m cả luâ ̣t và những văn bản dưới luâ ̣t có liên quan . Trước hết, cầ n khẩn trương nghiên cứu sửa đổ i những qui đinh ̣ trong các văn bản pháp qui đang chồ ng chéo hoă ̣c không tương thić h với các văn bản khác hoặc không phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế -xã hội của đất nước hiện nay . Đồng thời ban hành bổ su ng những văn bản còn thiế u để qui định về tổ chức , hoạt động và quản lý của một số loại hình hạ tầng thương ma ̣i còn khá mới mẻ với Viê ̣t Nam (mă ̣c dù không xa la ̣ với nhiề u nước). Thứ hai, để có thể thu hút ngày càng nhiề u nguồ n lực của các tổ chức , cá nhân thuộc các thành phần kinh tế cần phải khẩn trương sửa đổi , bổ sung các chính sách khuyến khích, ưu đãi đố i với đầu tư phát triển HTTM Vừa qua, mô ̣t số chin ́ h sách khuyế n khić h , ưu đã i đầ u tư đố i với các tổ chức, cá nhân phát triển hạ tầng thương mại đã được sửa đổi , bổ sung (đã nêu trong phầ n thực tra ̣ng). Nhưng hầ u hế t các chính sách liên quan khuyế n khích, ưu đaĩ đầ u tư theo Luâ ̣t Đầ u tư đề u đươ ̣c qui đinh ̣ ta ̣i Nghi ̣đinh ̣ 108/2006/NĐ-CP. Vì vậy , các qui định về chính sách khuyến khích , ưu đaĩ các tổ chức, cá nhân nói chung , đố i với ha ̣ tầ ng thương ma ̣i nói riêng của các văn bản ban hành sau Nghi ̣đinh 108/2006/NĐ-CP không đươ ̣c trái với các ̣ qui đinh ̣ của Nghi ̣đinh ̣ này . Tuy vâ ̣y, Nghị định 108/2006/NĐ-CP ban hành từ năm 2006, trong quá trình triể n khai thực hiê ̣n , mô ̣t số qui đinh ̣ của Nghi ̣ đinh ̣ không còn phù hơ ̣p với tiǹ h hiǹ h phát triể n thương ma ̣i nói chung, với ha ̣ tầ ng thương ma ̣i nói riêng . Vì vậy, viê ̣c sửa đổ i , bổ sung Nghi ̣đinh ̣ này là rấ t cầ n thiế t và cầ n phải làm khẩ n trương. Thứ ba, để sớm khắc phục sự yếu kém của hệ thống hạ tầng thương mại hiê ̣n nay; đồ ng thời với viê ̣c sửa đổ i, bổ sung các chính sách khuyế n khích, ưu đãi đố i với đầ u tư phát triển hạ tầ ng thương mại nhằ m thực hiê ̣n chủ trương xã hội hóa của Chính phủ phát triển hạ tầng thương mại, cầ n tiế p tục sửa đổ i, bổ sung chính sách hỗ trợ đầ u tư từ ngân sách nhà nước đố i một số loại hình hạ tầng thương mại, chủ yếu áp dụng cho những dự án đầu tư tại đi ̣a phương có điề u kiê ̣n kinh tê-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Đối 48 với các điạ bàn này, doanh nghiê ̣p không muố n đầ u tư vì lơ ̣i nhuâ ̣n ít hoă ̣c không có lơ ̣i nhuâ ̣n; trong khi đó thu nhâ ̣p của dân thấ p không có khả năng tự đầ u tư; vì vậy không có điều kiện để thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư của Chính phủ. Thứ tư, để phát triển hạ tầng thương mại theo hướng hiệu quả , bề n vững cầ n phải sửa đổ i, bổ sung các chính sách quản lý đố i với hạ tầ ng thương mại . Trong đó, trước hế t là các chiń h sách thúc đẩ y quá trình chuyển đổi các ban quản lý chợ , tổ quản lý chơ ̣ (do cơ quan quản lý nhà nước cấ p tin̉ h và huyê ̣n lâ ̣p ra, trực tiế p quản lý hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh ; đồ ng thời thực hiê ̣n chức năng quản lý nhà nước trong các chợ ) sang doanh nghiê ̣p hoă ̣c HTX kinh doanh , quản lý chợ nhằm tách bạch giữa quản lý nhà nước với quản lý ho ạt động kinh doanh của chơ ̣. 49 CHƢƠNG 3 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hƣớng phát triển hạ tầng thƣơng mại trong giai đoạn 2010-2015 tầm nhìn đến năm 2020 3.1.1. Mục tiêu 3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát Phát triển ha ̣ tầ ng thương ma ̣i với sự đa dạng về loại hình và cấp độ theo hướng văn minh, hiện đại có kết cấu và được phân bố hợp lý trên cơ sở phát huy nguồn lực của các tổ chức , cá nhân, doanh nghiê ̣p thuô ̣c các thành phầ n kinh tế và sự hỗ trơ ̣ của Nhà nước . Hoàn thành về cơ bản chương trình phát triển các loại hình chợ với nhiều qui mô, tính chất và trình độ khác nhau phù hợp với từng địa bàn thị trường. 3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể - Hiện đại hóa một bước cơ bản về hạ tầng thương mại, nhất là ở khu vực thành thị, khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế lớn, khu kinh tế cửa khẩu thông qua việc xây dựng và phát triển các loại hình TTTM, siêu thị, hội chợ triển lãm, các trung tâm logistics, kho hàng. … - Phát triển đa dạng các loại hình và phương thức thương mại hiện đại như sàn giao dịch hàng hóa, trung tâm đấu giá, thương mại điện tử, nhượng quyền kinh doanh, kinh doanh theo chuỗi… - Năm 2015, hoàn thành qui hoạch phát triển hạ tầng thương mại trên phạm vi cả nước và ở các địa phương. - Năm 2015, hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng các chợ đầu mối bán buôn nông sản tại các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, trong đó có chợ thóc gạo Cần Thơ, chợ nông sản Nghệ An, chợ nông sản Hải Dương , chợ rau quả chất lượng cao ở Lâm Đồng , tạo tiền đề để hình thành một sở giao dịch hàng nông sản trong tương lai. - Đến năm 2015, 50% chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu được nâng cấp, cải tạo và xây mới. 100% chợ trung tâm của các huyện được kiên cố hoá; 30% thị trấn có loại hình tổ chức phân phối văn minh, hiện đại (qui mô nhỏ và vừa). - Đến năm 2020, phấn đấu tất cả các xã có ít nhất một chợ; hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp và xây mới các chợ đầu mối nông sản, chợ biên giới, 50 chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu; 80% số thị trấn có hình thức tổ chức phân phối hiện đại (qui mô nhỏ và vừa). - Đến năm 2015, tỉ trọng mức bán lẻ hàng hoá qua loại hình thương mại hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị...) đạt 20% (khoảng 160 nghìn tỉ đồng), phấn đấu đến năm 2020 đạt 40% (khoảng 640 nghìn tỉ đồng). 3.1.2. Quan điểm Qui hoa ̣ch phát triển hạ tầng thương mại của cả nước cũng như từng điạ phương phải phù hơ ̣p với quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội, qui hoạch phát triển thương mại và các loa ̣i qui hoa ̣ch khác liên quan. Phát triển hạ tầng thương mại theo hướng đa dạng nhiều loại hình và cấp độ kết hợp truyền thống với hiện đại để phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội, phát triển thương mại của từng địa bàn, từng vùng kinh tế và từng điạ phương. Qui mô và kế t cấ u của mỗi loa ̣i hiǹ h ha ̣ tầ ng thương ma ̣i phải phù hơ ̣p với trin ̀ h đô ̣ sản xuấ t, mật độ phân bố và mức thu nhập bình quân đầu người ở từng khu vực, vùng, miền cũng như trên phạm vi cả nước, điề u kiê ̣n của cơ sở hạ tầng kinh tế -xã hội (chủ yếu là giao thông vận tải , thông tin liên lạc , điện, nước…); đồ ng thời phải phù hơ ̣p với nguồn lực, lịch sử, văn hoá, phong tục, tập quán, truyền thống của từng địa phương và đặc điể m riêng của mỗi loại hình. Nhà nước cần hoàn thiện cơ sở pháp lý và ban hà nh các chính sách ưu đaĩ đầ u tư phù hợp để khuyến khích các chủ thể sả n xuấ t kinh doanh thuô ̣c các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Đa dạng nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, bao gồm vốn của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, vốn hỗ trợ của Nhà nước, vốn vay...trong đó, vốn của doanh nghiệp là chủ yếu. Quản lý hạ tầng thương mại theo hướng vừa bảo đảm phát huy quyền tự chủ của doanh nghiệp trong kinh doanh, vừa nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với hạ tầng thương mại 3.1.3. Định hƣớng Định hướng chung là phát triển đa dạng các loại hình hạ tầng thương mại, kết hợp hài hoà giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của thị trường trên từng địa bàn (khu vực, vùng, miền và cả nước) 51 3.1.3.1. Phát triển các loại hình chợ a. Phát triển chợ trên địa bàn nông thôn * Đối với nông thôn đồng bằng - Di dời, cải tạo, nâng cấp và xây mới các chợ dân sinh ở địa bàn xã (qui mô chợ hạng III). - Nâng cấp, cải tạo, mở rộng hoặc xây mới các chợ tổng hợp bán buôn, bán lẻ (qui mô chợ hạng II hoặc hạng I) tại các trung tâm kinh tế của các huyện. * Đối với nông thôn trung du, miền núi Ngoài định hướng phát triển chơ ̣ đầ u mố i nông sản ta ̣i các vùng sản xuấ t tâ ̣p trung (như Lâm Đồng, Đắc Lắc), chợ dân sinh ở địa bàn xã và trung tâm huyện như nông thôn đồng bằng, cần chú trọng nâng cấp, cải tạo và xây mới chợ biên giới (qui mô hạng III) b. Phát triển chợ trên địa bàn thành thị Chợ thành thị : từng bước tổ chức lại và phát triể n các ch ợ nội thành, nội thị theo ba hướng: thứ nhất, cải tạo, nâng cấp thành các chợ trung tâm của quận, thị xã, thành phố với qui mô thuộc hạng I và hạng II, khang trang và hiện đại, phù hợp với quần thể kiến trúc xung quanh để cùng với các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi tạo thành các khu mua sắm tập trung của thị xã, thành phố (chợ này cũng có thể được bố trí trong các trung tâm thương mại); thứ hai, chuyển hoá thành các siêu thị hạng III hoă ̣c cửa hàng tiện lợi bán lẻ hàng nhật dụng; thứ ba, di chuyển ra vùng ngoại thành hợp thành các chợ đầu mối tổng hợp hoặc chợ chuyên doanh phát luồng bán buôn là chính. 3.1.3.2. Phát triển các trung tâm thƣơng mại, siêu thị, tổ ng kho bán buôn, trung tâm hội chợ triển lãm. - Khu thương mại-dịch vụ tập trung: Tại vùng ngoại thành của các đô thị lớn , hình thành và phát triển các khu mua sắm, khu thương mại-dịch vụ tập trung trên cơ sở liên kết và hội tụ các trung tâm thương mại lớn, các đại siêu thị, các trung tâm cung ứng dịch vụ - Trung tâm thương mại, siêu thị: Phát triển mạnh các loại hình này tại các khu vực thành thị , trước hế t là tại các thành phố, thị xã lớn với qui mô khác nhau tùy thuộc vào hạng đô thị. 52 3.2. Giải pháp chủ yếu để phát triển hạ tầng thƣơng mại 2010-2015 tầm nhìn đến năm 2020 3.2.1. Giải pháp sửa đổi, bổ sung pháp luật về phát triển hạ tầng thƣơng mại 3.2.1.1. Đối với văn bản luật, pháp lệnh Hiện còn thiếu khá nhiều Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành các Luật gây khó khăn trong việc thực thi cho cơ quan quản lý chuyên ngành cũng như các địa phương và tổ chức, cá nhân hoạt động trong việc đầu tư vào hạ tầng thương mại nói riêng, cũng như các lĩnh vực khác nói chung. Do vậy, trong thời gian tới, ngoài việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp về qui h oạch, đấ t đai, xây dựng, đầ u tư… khi sửa đổ i Luâ ̣t Thương ma ̣i 2005 cầ n bổ sung các đinh ̣ chế và qui đinh ̣ về phát triể n ha ̣ tầng thương mại như chơ ̣ , siêu thi ,̣ trung tâm thương mại, cửa hàng tiê ̣n lơ ̣i , hệ thống kho thương mại…ta ̣o cơ sở pháp lý cho việc xây dựng các văn bản hướng dẫn và qui đinh ̣ chi tiế t viê ̣c thi hành Luâ ̣t. Chính phủ cần ban hành văn bản có giá trị pháp lý cao hơn (Nghị định hoặc Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ) để thay thế Quyế t đinh ̣ 1371. Trong đó , cầ n qui đinh ̣ đủ và rõ những tiêu chí của từng ha ̣ng siêu thị , trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ triển lãm v.v… phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta xét về quy mô, diện tích, mặt hàng, vốn đăng ký..... Mặc dù chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 2472/VPCP - KTTH ngày 10/5/2006 của Văn phòng Chính phủ, Công văn số 2472/VPCPKTTH ngày 10/5/2006, Công văn số 6515/VPCP-KTTH ngày 12/11/2007 và Công văn số 766/VPCP-KTTH ngày 01/2/2008 của Văn phòng Chí nh phủ . Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) xây dựng Danh mục hạ tầng thương mại trên phạm vi cả nước có sự hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Trung ương; bố trí kinh phí bổ sung có mục tiêu để hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án thuộc Danh mục. Nhưng cần phải được thể chế hoá bằng văn bản qui phạm pháp luật như Nghị định của Chính phủ hoặc Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 3.2.1.2. Đối với văn bản dưới luật Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định 114 sửa đổi, bổ sung Nghi ̣ định 02, các bộ , ngành liên quan khẩn trương ban hành các văn bản hướng 53 dẫn về đầ u tư , xây dựng . Trong đó cầ n s ửa đổi, bổ sung Quyết định 13/2006/QĐ-BXD, ngày 1/4/2006 của Bộ Xây dựng về Ti êu chuẩn thiết kế Chơ ̣ (sau đây gọi là Quyết định số 13), nhất là các qui định về bán kính phục vụ của chợ, tiêu chuẩn về diện tích đất xây dựng v.v…. Vì qui định của Quyết định 13 chỉ áp dụng cho chợ ở địa bàn đô thị nên ngoài việc sửa đổi một số qui định của Quyết định này không còn phù hợp nêu trên, cần bổ sung những qui định áp dụng cho địa bàn nông thôn. Việc này rất quan trọng và phải làm khẩn trương vì cho tới thời điểm hiện tại, tính chung trên phạm vi cả nước, chợ ở địa bàn nông thôn chiếm trên 78% tổng số chợ. - Cần sửa đổi Nghị định 108 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư sao cho phù hợp với các văn bản pháp luật mới được ban hành. - Để đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ , ngoài việc sửa đổi, bổ sung những văn bản qui phạm pháp luật hiện có, các cơ quan chức năng cần có những văn bản hướng dẫn mang tính chuyên ngành, trước mắt các bộ, ngành cần khẩn trương xây dựng và ban hành những văn bản sau đây: - Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn trình tự, thủ tục chuyển đổi từ Ban Quản lý sang doanh nghiệp hoặc HTX quản lý chợ; hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng chợ từ ngân sách nhà nước và chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng chợ. - Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho ban quản lý chợ , doanh nghiệp và hợp tác xã kinh doanh quản lý chợ ; cơ chế tài chính áp dụng cho việc chuyể n đổ i các Ban Quản lý chơ ̣ (do Nhà nước đầ u tư hoă ̣c hỗ trơ ̣ đầ u tư) sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ. - Thông tư của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chế độ, chính sách đối với cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý chợ trong biên chế nhà nước tại các Ban Quản lý chuyển sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ. - Thông tư của Bộ xây dựng sửa đổi, bổ sung các qui định về tiêu chuẩn-thiết kế các loại hình và cấp độ chợ. - Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch sử dụng đất, dành quỹ đất và sử dụng đất để đầu tư chợ; hướng dẫn công tác bảo đảm vệ sinh môi trường tại chợ. 54 - Thông tư của Bộ Y tế hướng dẫn công tác bảo đảm bệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ. - Thông tư của Bộ Công an hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác phòng cháy, chữa cháy tại chợ. 3.2.2. Giải pháp sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích, ƣu đãi phát triển hạ tầng thƣơng mại Đối với các doanh nghiệp trong nước, Chính phủ không can thiệp vào hoạt động của các doanh nghiệp, nhưng phải coi trọng việc hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh của mình thông qua các chính sách. Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư; đồ ng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tự có và các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển hạ tầng thương mại tại các địa phương. Như một số chính sách khuyến khích ưu đãi như sau: - Bổ sung Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư theo hướng: bổ sung điểm 27 vào khoản VII Mục A danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư của Phụ lục I như sau: “Đầu tư xây dựng các loại hình và cấp độ chợ, khu triển lãm giới thiệu sản phẩm.”; Tại khoản 44 Mục B danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư của Phụ lục I, đề nghị sửa đổi, bổ sung như sau: “Đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại: siêu thị, trung tâm thương mại, kho, trung tâm logistics.” - Ngày 27 tháng 11 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng-Kinh doanhChuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao-Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao để thay thế Nghị định số 78/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT, Hợp đồng BTO và Hợp đồng BT. Tuy vậy, các nhà đầu tư hạ tầng thương mại không được hưởng chính sách ưu đãi theo Nghị định này mặc dù hình thức này đã được nhiều địa phương áp dụng. Do vậy, cần sửa đổi Nghị định 108/2009/NĐ-CP theo hướng bổ sung các nhà đầ u tư hạ tầng thương mại (không phân biệt thành phần kinh tế ) đươ ̣c hưởng chiń h sách ưu đaĩ đầ u tư theo qui đinh ̣ của Nghi ̣đinh ̣ này , để thu hút nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân muốn đầu tư phát triển hạ tầng thương mại theo hình thức này. 55 - Bổ sung, sửa đổi điều 17 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế theo hướng bổ sung các dự án đầu tư hạ tầng phục vụ xuất nhập khẩu cũng được hỗ trợ vốn từ nguồn vốn đầu tư phát triển của ngân sách địa phương và nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của ngân sách Trung ương. - Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần sớm xây dựng, trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với các dự án phát triển hạ tầng thương mại như dự án đầu tư vào các ngành sản xuất, kinh doanh khác theo quy định tại Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến 2020. Ngoài cơ chế, chính sách chung, Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung một số chính sách cụ thể theo hướng sau: 3.2.2.1. Chính sách tài chính, tín dụng - Để phù hợp với chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư chợ, hạ tầng thương mại nông thôn đã được qui định tại Nghị định 114 và Quyết định 23 cần sửa đổi, bổ sung Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151 nêu trên theo hướng bổ sung các dự án hạ tầng thương mại vào Danh mục được ưu đãi tín dụng đầu tư. Ngoài ra, với các dự án hạ tầng thương mại có tổng vốn đầu tư lớn hay các điều kiện không cho phép thu hồi vốn nhanh, nên nới lỏng thời hạn cho vay đến 15 năm. - Bổ sung, sửa đổi Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại (tại Điều 10. Quy trình bảo lãnh vay vốn) theo hướng giảm thời gian giải quyết đề nghị bảo lãnh của doanh nghiệp từ 20 ngày xuống còn 5-10 ngày (làm việc). - Khuyến khích các tổ chức tín dụng thực hiện tín dụng đầu tư cho các chủ thể đầu tư bằng việc đảm bảo tín dụng hoặc ban hành các chính sách mang lại lợi ích phù hợp cho tổ chức tín dụng thực hiện tín dụng đầu tư vào hệ thống hạ tầng thương mại. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư giữa chủ thể đầu tư và tổ chức tín dụng. 56 - Có chính sách ưu đãi lãi suất vốn vay cho thương nhân kinh doanh tại các chợ đầu mối nông sản, thuỷ hải sản, chợ mới xây dựng (có thể được vay vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất trung bình của các ngân hàng thương mại cùng thời điểm) để đầu tư nâng cấp quầy, sạp, mua dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào hoặc tăng vốn lưu động mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Cho phép thương nhân có hợp đồng góp vốn ứng trước để đầu tư xây dựng chợ hoặc trả tiền sử dụng một lần trong một thời hạn nhất định sau khi chợ xây dựng xong được sử dụng điểm kinh doanh để thế chấp vay vốn kinh doanh tại ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật. - Cục Thuế các tỉnh khi giao chỉ tiêu thu thuế cho các chợ cần khảo sát, đánh giá kỹ tình hình thực tế và tham khảo ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế ở từng chợ nhằm đưa ra mức thu phù hợp với doanh số bán của các hộ kinh doanh vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo lợi ích của các hộ kinh doanh, tạo động lực cho các hộ kinh doanh hoạt động. - Đối với thương nhân kinh doanh tại các chợ ở thị xã, thị trấn, huyện lỵ thuộc tỉnh nhưng có góp vốn đầu tư xây dựng (hoặc cải tạo, nâng cấp) chợ thì có thể được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. - Nhà đầu tư hạ tầng thương mại được Ngân hàng nhà nước xem xét cho vay tín dụng trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi trong khoảng thời gian nhất định (mức cụ thể tuỳ theo từng dự án hạ tầng thương mại cụ thể, mức độ cần thiết của dự án đầu tư với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và năng lực của chủ đầu tư). - Nhà đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại được dùng quyền sử dụng đất và các công trình trong phạm vi diện tích của dự án thuộc quyền sử dụng của mình để thế chấp vay vốn ngân hàng theo qui định hiện hành để đầu tư sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp…công trình hạ tầng thương mại mà nhà đầu tư đã đầu tư. - Công ty đầu tư, quản lý, kinh doanh chợ cũng như các loại hình hạ tầng thương mại khác do cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập theo qui định của pháp luật có thể được vay vốn ngân hàng hoặc quỹ tài trợ khác để xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ. 57 - Các doanh nghiệp kinh doanh và quản lý chợ được phép quy định giá cho thuê diện tích kinh doanh, các loại phí dịch vụ dựa trên khung giá quy định của cấp có thẩm quyền. - Nhà đầu tư hạ tầng thương mại được Ngân hàng nhà nước xem xét cho vay tín dụng trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi theo qui định. - Nếu đủ điều kiện, khi tham gia đầu tư xây dựng các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, nhà đầu tư sẽ được hưởng các ưu đãi, khuyến khích về thuế như đối với các dự án sản xuất theo qui định của các văn bản pháp luật về thuế. - Các doanh nghiệp kinh doanh và quản lý chợ, trung tâm thương mại, siêu thị... được phép qui định giá cho thuê diện tích kinh doanh, các loại phí dịch vụ dựa trên khung giá qui định của cấp có thẩm quyền. 3.2.2.2. Chính sách thuế Từng địa phương cần công khai khung giá thuê đất cho từng khu vực tạo điều kiện cho các nhà đầu tư lựa chọn; phổ biến các biểu thuế theo lộ trình cam kết với WTO để doanh nghiệp chủ động các giải pháp thực hiện. Thuế thu nhập doanh nghiệp: Loại thuế tính trên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp, với mức thuế suất cao hay thấp ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận thuần của đơn vị kinh doanh. Các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng nói chung và hạ tầng thương mại nói riêng có thời gian thu hồi vốn dài, hầu hết các doanh nghiệp trong những năm đầu hoạt động kinh doanh phải chịu lỗ, vì vậy cần có chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các chủ thể đầu tư trong khoảng thời gian hợp lý nhằm hỗ trợ cho chủ đầu tư tích tụ vốn phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh, bù lỗ. Các cơ quan có chức năng tính toán và xây dựng một khung biểu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp cho các doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng thương mại theo từng giai đoạn đầu tư. Sử dụng công cụ thuế, phí một cách linh hoạt, phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế để khuyến khích cạnh tranh bình đẳng, đồng thời bảo hộ hợp lý cho các nhà đầu tư trong nước tham gia đầu tư vào phát triể n h ạ tầng thương mại. Để khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn vào việc phát triển chợ (nhất là ở địa bàn có cơ sở hạ tầng thấp kém, kinh tế-xã hội kém phát triển), cần sửa đổi Nghị định 164 và Nghị định 152 theo hướng: các chủ thể sản xuất, kinh 58 doanh được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp khi đầu tư xây dựng chợ (bao gồm cả nâng cấp, cải tạo, mở rộng quy mô kinh doanh của các loại hình và cấp độ chợ) theo nguyên tắc; mức giảm thuế tăng theo mức độ khó khăn về kinh tế-xã hội nói chung, cơ sở hạ tầng nói riêng của địa bàn đầu tư. - Đối với các doanh nghiệp phát triể n ha ̣ t ầng thương mại với mô hình tổ chức và áp dụng phương thức kinh doanh hiện đại, công nghệ quản lý tiên tiến (phát triển hệ thống theo chuỗi, tham gia hệ thống phân phối thông qua phương thức nhượng quyền thương mại, cải tiến phương pháp quản trị hiện đại dựa trên ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin, thương mại điện tử…) được hưởng chính sách ưu đãi về thuế thu nhập để hỗ trợ doanh nghiệp tích tụ vốn phục vụ cho quá trình phát triển theo quy định của Chính phủ (giãn nộp, miễn nộp có thời hạn khi doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng quy mô kinh doanh). Đối với thuế nhập khẩu các trang thiết bị phục vụ cho quá trình kinh doanh (thang cuốn, hệ thống lạnh, quầy, kệ trưng bày hàng, máy tính tiền, xe nâng hàng…) được miễn thuế như nhà đầu tư nước ngoài cùng lĩnh vực hoặc như các doanh nghiệp sản xuất có dự án thuộc diện khuyến khích đầu tư. Đối với thuế thu nhập, cần được áp dụng miễn giảm theo luật như các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp sản xuất có dự án thuộc diện khuyến khích đầu tư. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước cần chỉ đạo cơ quan chức năng nghiên cứu ban hành chính sách ưu đãi về thuế đối với nhà đầu tư, kinh doanh hạ tầng thương mại riêng của địa phương mình, nhằm khuyến khích các nhà đầu tư vào hạ tầng thương mại theo định hướng, qui hoạch của tỉnh. Có thể ban hành một số chính sách như sau: - Ưu đãi về thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp với mức ưu đã riêng do tỉnh xây dựng đối với các chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng thương mại. Đặc biệt ở một số địa bàn các tỉnh chủ yếu là địa bàn nông thôn, miền núi hoặc các tỉnh có địa bàn kinh tế-xã hội khó khăn UBND các tỉnh có thể đưa ra như sau: - Ưu đãi về giá thuê diện tích mặt bằng kinh doanh cho các hộ kinh doanh tại chợ, UBND tỉnh xây dựng và ban hành khung giá cho thuê mặt bằng kinh doanh (quầy, sạp, kiốt…) phù hợp với thực trạng chợ và số lượng 59 thương nhân kinh doanh trên các chợ trong từng địa bàn, khu vực; phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của các hộ kinh doanh. Khung giá này có thể được điều chỉnh linh hoạt theo thời vụ, theo vị trí chợ, theo tình hình phát triển kinh tế của địa phương nhưng phải ổn định trong một khoảng thời gian thích hợp nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của thương nhân; - Các doanh nghiệp hoặc HTX kinh doanh, quản lý chợ tự xác định mức giá cho thuê hợp lý và có thể điều chỉnh linh hoạt tuỳ theo điều kiện của từng chợ dựa trên khung giá quy định của UBND tỉnh; UBND tỉnh cần kiểm soát việc định giá cho thuê ki ốt của các doanh nghiệp, hợp tác xã tránh trường hợp vì trục lợi mà làm trái qui định. - Không tính tiền thuê đất vào giá thành của diện tích kinh doanh trên chợ đối với các chợ do Nhà nước giao cho doanh nghiệp hoặc HTX quản lý kinh doanh (do không phải trả tiền thuê đất); - Công khai phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ và khung giá cho thuê mặt bằng sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Thực hiện đấu thầu công khai các điểm kinh doanh thuận lợi khi số lượng thương nhân đăng ký vượt quá số lượng điểm kinh doanh có thể bố trí; - Cho phép thương nhân được sang nhượng điểm kinh doanh hoặc cho thương nhân khác thuê lại điểm kinh doanh đang còn trong thời hạn hợp đồng; - Đối với những người sản xuất trực tiếp mang sản phẩm ra bán (nông dân, thợ tiểu, thủ công nghiệp...) bán, cần tạo điều kiện về mặt bằng và mức thu lệ phí hợp lý... để tạo thuận lợi cho người sản xuất tiêu thụ sản phẩm của mình. 3.2.2.3. Chính sách đất đai Với hoạt động thương mại địa điểm kinh doanh có vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, từ khi xây dựng qui hoạch hạ tầng thương mại cần chú ý đảm bảo quỹ đất cho các dự án hạ tầng thương mại đã được qui hoạch đáp ứng được các nhu cầu về địa điểm cho các dự án này, kết hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, qui hoạch phát triển thương mại, hệ thống giao thông… để dành quỹ đất cho việc phát triển hạ tầng thương mại. 60 Dựa trên qui hoạch hạ tầng thương mại của vùng, các địa phương xây dựng qui hoạch hạ tầng thương mại của địa phương từ đó giao cho đơn vị có thẩm quyền bố trí quỹ đất dành cho xây dựng hệ thống hạ tầng thương mại. Việc giải phóng mặt bằng cho các dự án tốn nhiều thời gian, nguồn nhân lực, nguồn vốn, thông thường các chủ thể đầu tư khó có thể tự làm mà cần có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng cùng phối hợp thực hiện. Với các dự án đầu tư nhỏ và việc giải phóng mặt bằng đơn giản hơn thì cơ quan chức năng có thể giao cho chủ đầu tư tự làm. Với những dự án lớn, việc giải phóng mặt bằng khó khăn thì các cơ quan chức năng phải hỗ trợ chủ đầu tư bằng các biệp pháp khuyến khích di dời, hỗ trợ vốn hay dùng các biện pháp cưỡng chế. Với các dự án lớn Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại rồi bán lại cho các chủ đầu tư hay cho chủ đầu tư thuê. Các cơ quan có chức năng cần thông báo, hướng dẫn các thủ tục cấp đất xây dựng và giao quyền sử dụng đất cho các chủ đầu tư theo quy định của pháp luật. Cải cách, xây dựng các thủ tục giao đất khoa học, hợp lý, giải quyết các thủ tục nhanh chóng tạo cơ hội cho chủ đầu tư hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở quy hoạch hạ tầng thương mại đã được cấ p có thẩ m quyề n phê duyệt, ưu tiên tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển hạ tầng thương mại trước khi có sự đầu tư của nước ngoài về lĩnh vực này. Thực hiện nghiêm chính sách bồi dưỡng, hỗ trợ tái định cư, tạo điều kiện cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Thực hiện tốt việc phân kỳ đầu tư và thu hồi đất, khai thác sử dụng đất đi đôi với bảo vệ môi trường, chú ý xử lý ô nhiễm môi trường, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường đất đai, nguồn nước, không khí… sử dụng đất hiệu quả, bền vững. Tăng cường công tác kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, kiên quyết sử lý các trường hợp vi phạm Luật đất đai. Giảm tiền sử dụng đất cho nhà đầu tư được Nhà nước giao đất đầu tư xây dựng, kinh doanh, khai thác chợ, trung tâm thương mại, siêu thị... (mức độ giảm tuỳ theo địa phương và loại hình, cấp độ chợ, trung tâm thương mại, siêu thị ...). Nếu nhà đầu tư có thể được xem xét miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản và những năm kế tiếp theo dựa trên nguyên tắc: khu vực 61 nông thôn, vùng sâu, vùng xa vùng biên giới được tiếp tục miễn nộp tiền thuê đất và các qui hoạch khác đã được phê duyệt. Trong quá trình xây dựng quy hoạch tổng thể hoặc quy hoạch chi tiết để phát triển các khu kinh tế, khu đô thị và khu dân cư mới, các địa phương phải dành quỹ đất để xây dựng chợ - siêu thị - trung tâm thương mại. UBND các tỉnh, thành phố có thể thực hiện một số chính sách đất đai của tỉnh đối với nhà đầu tư xây dựng chợ như sau: - Cho phép nhà đầu tư tự chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư phát triển chợ trên địa bàn tỉnh phù hợp với qui hoạch được phê duyệt thì được miễn nộp tiền sử dụng đất (nếu đất đó không phải chuyển mục đích). - Nếu nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, có thu tiền sử dụng đất (trường hợp đất do Nhà nước quản lý và không thuộc diện đấu giá đất) để đầu tư xây dựng, kinh doanh, khai thác chợ phù hợp với qui hoạch được duyệt thì giảm tiền sử dụng đất (mức độ giảm tuỳ theo địa phương và loại hình, cấp độ chợ). - Trong trường hợp có dự án phát triển chợ theo qui hoạch được duyệt và công bố công khai nhưng chỉ có một nhà đầu tư xin giao đất hoặc xin thuê đất để thực hiện dự án thì tuỳ theo từng dự án cụ thể, Hội đồng thẩm định sẽ trình UBND tỉnh quyết định giá đất giao hoặc cho thuê trên cơ sở khung giá đất được UBND tỉnh công bố hàng năm. - Nếu nhà đầu tư chợ chọn hình thức thuê đất thì thời hạn cho thuê đủ độ dài cần thiết để nhà đầu tư có thể hoàn vốn đầu tư. Riêng đối với những dự án có vốn đầu tư lớn nhưng khả năng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào chợ nông thôn đồng bằng thì thời hạn thuê đất có thể dài hơn các dự án khác và được xem xét gia hạn sử dụng đất nếu chủ đầu tư có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất và chấp hành đúng pháp luật về đất đai; - Nhà đầu tư chợ có thể được xem xét miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản và những năm kế tiếp theo dựa trên nguyên tắc: khu vực nông thôn đồng bằng được tiếp tục miễn nộp tiền thuê đất với thời gian dài hơn so với khu vực đô thị. - Nhà đầu tư chợ được thuê diện tích đất đã đền bù và giải phóng xong mặt bằng (thời hạn thuê cụ thể tuỳ theo từng địa phương và từng loại hình, cấp độ chợ). Khi đến hết thời hạn sử dụng đất, nếu nhà đầu tư chấp hành đúng 62 pháp luật về đất đai và có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì sẽ được xem xét gia hạn sử dụng đất phù hợp với qui hoạch sử dụng đất và các qui hoạch khác đã được phê duyệt. - Đối với chợ thuộc địa bàn nông thôn miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc thì nhà đầu tư không phải trả tiền sử dụng đất. - Các huyện, thị xã căn cứ Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, chỉ đạo các xã, phường, thị trấn dành quỹ đất để xây dựng chợ; bố trí vị trí, địa điểm, diện tích chợ phù hợp với quy hoạch, đáp ứng yêu cầu trước mắt và khả năng mở rộng quy mô của từng loại chợ trong giai đoạn sau. 3.2.4. Chính sách khoa học công nghệ Trong thời gian tới, Nhà nước cần xem xét ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả một số chính sách sau: - Cần thực hiện đúng và đầy đủ các chính sách khuyến khích các tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ công lập đổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập (Nghị định 115) và Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115. Thực tế trong thời gian vừa qua, một số đơn vị đã thực hiện chuyển đổi nhưng các chính sách khuyến khích và hỗ trợ như: chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hỗ trợ đầu tư phát triển....chính sách hỗ trợ 50% kinh phí thường xuyên của năm trước chuyển giao chưa được thực hiện nghiêm túc. - Củng cố và hình thành một số trung tâm nghiên cứu về thương mại phát triển mạnh, có đủ khả năng tiếp cận và khai thác thông tin nhanh nhạy và chính xác. Đồng thời có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí để đổi mới, chuyển giao công nghệ hoặc mua thiết kế, đào tạo nhân lực..... - Nhà nước cần xây dựng hệ thống cung cấp thông tin nhanh và hiệu quả cho các doanh nghiệp và tạo điều kiện dễ dàng để họ tiếp cận các Website về quy hoạch, quy định pháp luật và chính sách đối với đầu tư phát triển hạ tầng thương mại của các cơ quan nhà nước. 63 - Nhà nước cũng cần nhanh chóng thiết lập mạng lưới thanh toán bằng thẻ điện tử nhằm tạo điều kiện cho hoạt động mua bán, giao dịch nói chung và tại các siêu thị nói riêng diễn ra một cách thuận tiện... - Các tỉnh dành một phần ngân sách địa phương hàng năm để hỗ trợ cho nghiên cứu triển khai áp dụng các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học, áp dụng các giải pháp hữu ích để phát triển hạ tầng thương mại...Ứng dụng rộng rãi các công nghệ và phương thức kinh doanh thương mại tiên tiến và hiện đại. 3.2.2.5. Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực Mặc dù nhân lực hoạt động trong ngành thương mại đang chiếm tỷ trọng lớn so với các ngành khác, tuy nhiên, so với yêu cầ u khi Viê ̣t Nam đã gia nhâ ̣p WTO và thực trạng hạ tầng thương mại của nước ta còn chậm phát triển, Nhà nước cần quan tâm ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, cụ thể là hỗ trợ đối với các doanh nghiệp, bao gồm: - Tranh thủ các nguồn vốn trong và ngoài nước đ ể hỗ trợ đào tạo cho các doanh nghiệp, trong đó phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước. Đề nghị Bộ Tài chính hàng năm bố trí ngân sách bảo đảm việc nâng cấp cơ sở vật chất- kỹ thật, xây dựng đội ngũ giáo viên và nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng về phát triển và quản lý hạ tầng thương ma ̣i cho h ệ thống các trường dậy nghề, cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành thương mại. - Hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại về đào tạo để phát triển nguồn nhân lực nhằ m đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiê ̣p và hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm: đào tạo cán bộ quản trị doanh nghiệp, quản trị chuỗi cung ứng, quản lý trung tâm logistics...và đào tạo các nhân viên có kỹ năng hiện đại, chuyên nghiệp trong nghiệp vụ kinh doanh thương mại….Trước mắt, viê ̣c hỗ trơ ̣ doanh nghiê ̣p về đào ta ̣o với những nô ̣i dung trên có thể thông qua hê ̣ thố ng các trường thuộc Bộ Công Thương và các trườn g Đa ̣i ho ̣c, cao đẳ ng liên kế t với các trường này. - Đối với vấn đề tái đào tạo hoặc đào tạo lại cho đô ̣i ngũ cán bô ̣ quản lý và nhân viên tại các chợ, siêu thi,̣ trung tâm thương mại… cần phân loại và có kế hoạch đào tạo phù hợp với trình độ và độ tuổi cũng như nghiệp vụ chuyên môn của người lao động. 64 - Chú trọng đào tạo nghề để có đội ngũ cán bộ , công nhân kỹ thuật , nhân viên nghiệp vụ lành nghề đủ khả năng nắm bắt và sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại ta ̣i các chơ ̣ đầ u mố i , siêu thi ,̣ trung tâm thương mại…. Tổ chức đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý, nâng dần chất lượng đào tạo lên ngang tầm các nước trong khu vực và thế giới. - Hỗ trợ thương nhân tiếp cận, giao dịch với cơ quan nhà nước giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ (hướng dẫn đăng ký kinh doanh, đăng ký mã thuế, mức thu thuế, thay đổi mặt hàng kinh doanh ...). - Có chính sách về mời gọi, chiêu mộ những nhân tài hiểu biết về thị trường của các nước phát triển làm việc, cộng tác, hoặc tư vấn cho các doanh nghiệp thương mại. - Tăng cường năng lực quản lý cho Sở Công Thương và của các phòng công thương huyện, kinh tế thị xã. - Chú trọng công tác hướng nghiệp để thu hút lao động vào ngành thương mại; thu hút sinh viên giỏi, lao động có kinh nghiệm từ các địa phương; khuyến khích doanh nghiệp tìm kiếm nguồn nhân lực quản trị cao cấp từ nước ngoài và thực hiện chính sách ưu đãi phù hợp. Đối với loại hình hạ tầng chợ, do đây là loại hình thương mại truyền thống và chủ yếu ở vùng nông thôn, miền núi, hộ kinh doanh trình độ còn thấp nên cân có những chính sách đào tạo ưu tiên hơn: - Hỗ trợ phổ biến, hướng dẫn kiến thức và kỹ năng kinh doanh để thúc đẩy hình thành đội ngũ kinh doanh chuyên nghiệp ở các chợ; - Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hoá, chống hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng, phòng chống cháy nổ...; - Phổ biến, hướng dẫn chính sách, pháp luật kinh doanh; cung cấp thông tin về giá cả thị trường trong và ngoài tỉnh. Nguồn kinh phí hỗ trợ các hoạt động nói trên trích từ nguồn thu của chợ; - Đối với các HTX kinh doanh và quản lý chợ, UBND các tỉnh quy định mức hỗ trợ đào tạo đối với Ban Quản trị, Ban Chủ nhiệm, Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng và xã viên đang làm công việc chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của hợp tác xã. Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo lấy từ ngân sách 65 hàng năm của địa phương, hỗ trợ từ ngân sách trung ương và các nguồn hợp pháp khác, theo qui định tại Nghị định 88 của ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã (Nghị định 88). Trong quá trình triển khai các dự án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thương mại nông thôn theo Quyết định 23 cần ưu tiên đối tượng là cán bộ, nhân viên trong hợp tác xã chợ. 3.2.2.6. Chính sách hỗ trợ vốn đầu tƣ phát triển hạ tầng thƣơng mại từ ngân sách Trung ƣơng Nguồn vốn hỗ trợ phát triển hạ tầng thương mại từ ngân sách Trung ương, trong thời gian qua còn ở mức hạn chế. Vì vậy, Bộ Công Thương sớm có những đề xuất, sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ vốn đầu tư đối với hạ tầng thương mại (ngoài chợ đã được qui định tại Nghị định 114). Sớm hoàn thành Danh mục hạ tầng thương mại trên phạm vi cả nước có sự hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Trên cơ sở đó, các tỉnh xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 và từng năm một, có thứ tự ưu tiên đối với những dự án quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu bức xúc của sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống của nhân dân. Ngoài chợ, ngân sách nhà nước cầ n hỗ trơ ̣ xây dựng mô ̣t số loa ̣i hình ha ̣ tầ ng thương ma ̣i khác như các trung tâm HCTL giới thiê ̣u sả n phẩ m , trung tâm logistics… Theo chỉ đa ̣o của Thủ tướng Chính phủ ta ̣i Công văn số 2472/VPCP-KTTH ngày 10/5/2006, Công văn số 6515/VPCP-KTTH ngày 12/11/2007 và Công văn số 766/VPCP-KTTH ngày 01/2/2008 của Văn phòng Chính phủ . Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 2472/VPCP - KTTH ngày 10/5/2006 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) xây dựng Danh mục hạ tầng thương mại trên phạm vi cả nước có sự hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Trung ương; bố trí kinh phí bổ sung có mục tiêu để hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án thuộc Danh mục. Hoàn thành Danh mục hạ tầng thương mại đề nghị hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương, các Bộ, ban ngành có liên quan có trách nhiệm cân đối vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại theo qui định hiện hành để bảo đảm tính thực thi của các văn bản pháp luật. 66 Hàng năm, trong nguồn kinh phí dành cho Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia theo Quyết định 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép dành một phần hỗ trợ đầu tư xây dựng trung tâm HCTL của các tỉnh theo qui hoạch. - Trên cơ sở đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm công tác đầu tư phát triển chợ trong những năm vừa qua theo Nghị định 02 và Quyết định 559, UBND các tỉnh chỉ đạo các Sở Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát lại Danh mục các dự án phát triển hạ tầng thương mại trên địa bàn; nếu chưa hợp lý thì điều chỉnh; trên cơ sở đó lựa chọn những dự án (chủ yếu là chợ) đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ vốn đầu tư theo các nguyên tắc nêu trên, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Từng dự án phải ghi rõ tên, địa chỉ, tính chất và cấp hạng từng loại hình và dự toán mức vốn đề nghị hỗ trợ cụ thể. - Căn cứ vào Danh mục dự án hạ tầng thương mại (chủ yếu là chợ) đã được UBND các tỉnh phê duyệt và đề nghị hỗ trợ, Bộ Công Thương có trách nhiệm tổng hợp, thẩm định và phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Danh mục chung trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Trên cơ sở đó, các tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện đến 2015, định hướng đến năm 2020 và từng năm một, có thứ tự ưu tiên đối với những dự án quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu bức xúc của sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống của nhân dân. 3.2.2.7. Chính sách hỗ trợ từ vốn đầu tƣ từ ngân sách địa phƣơng Tại các địa bàn không có khả năng xã hội hóa đầu tư thì ngân sách nhà nước cầ n hỗ trơ ̣ toàn bô ̣ cho đầ u tư phát triể n ha ̣ tầ ng thương ma ̣i trên địa bàn ; đầu tư vào các công trình hạ tầng trọng điểm nhằm hướng dẫn các chủ thể kinh tế tham gia xây dựng hạ tầng thương mại theo đúng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch hạ tầng thương mại của quốc gia, vùng lãnh thổ cũng như của địa phương. Ngoài các chính sách thu hút vốn đầu tư của Trung ương, các địa phương cần có những chính sách riêng, đặc thù nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư vào hạ tầng thương mại. Các địa phương cân đối nguồn ngân sách hàng năm để có cơ chế ưu đãi thông qua các hình thức như: hỗ trợ lãi suất sau đầu 67 tư, khuyến khích hình thức BOT, BTO, BT và các hình thức khuyến khích hỗ trợ đầu tư vào hạ tầng thương mại. Nguồn vốn này có thể hình thành từ việc trích lập một phần ngân sách tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình mang tính trọng điểm của địa phương, hỗ trợ các chủ thể đầu tư trong việc thực hiện việc giải phóng mặt bằng, xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng đảm bảo cho hoạt động của các dự án. Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách địa phương, tăng cường nguồn thu cho ngân sách tỉnh, thành phố trên cơ sở đó tăng vốn đầu tư cho hạ tầng thương mại. Xác định các lĩnh vực, ngành địa phương có lợi thế phát triển để đầu tư lớn, đầu tư có trọng điểm, tập trung vốn ngân sách đầu tư vào một số doanh nghiệp có quy mô lớn, làm ăn hiệu quả và có ảnh hưởng đến thị trường địa phương, khu vực, trong đó có các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào hạ tầng thương mại. Đa dạng hóa các hình thức tạo vốn, nhất là nguồn vốn của các doanh nghiệp, vốn trong các thành phần kinh tế qua các hình thức đầu tư. Phát huy tiềm năng đất đai như đổi đất lấy cơ sở hạ tầng, cho thuê đất xây dựng hạ tầng thương mại, dùng mặt bằng thay vốn đầu tư trong hợp tác, liên doanh, liên kết…. Ngân sách địa phương chỉ hỗ trợ một phần như hệ thống giao thông, điện, nước và cho vay để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng tuỳ theo từng dự án cụ thể. Nguồn Ngân sách địa phương hỗ trợ chủ yếu lấy từ nguồn khai thác quỹ đất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; ngoài ra, tranh thủ vốn hỗ trợ từ Trung ương; dự kiến cơ cấu nguồn vốn như sau: - Vốn của doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân và vốn vay là 80% - Ngân sách tỉnh, huyện, thị xã hỗ trợ cho vay bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm 10%; - Ngân sách Trung ương hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm 10%. Một đặc điểm khi thực hiện quy hoạch chợ trên địa bàn các tỉnh là nguồn vốn đầu tư yêu cầu cao và tập trung trong từng thời điểm, trong khi nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương rất hạn chế. Như vậy, trong thời kỳ đến năm 2015 và 2020; để đảm bảo vốn thực hiện quy hoạch phát triển chợ, một mặt 68 các tỉnh dành vốn từ ngân sách địa phương để phát triển chợ, mặt khác phải huy động vốn từ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nguồn vốn khác để đầu tư phát triển chợ trên cơ sở vận dụng một số giải pháp chủ yếu sau đây: - Ngân sách tỉnh: để đảm bảo khả năng đầu tư ổn định và lâu dài, các tỉnh cần xây dựng kế hoạch ngân sách (hàng năm và dài hạn) dành cho phát triển chợ. Ngoài việc bố trí ngân sách thích hợp để xây dựng (hoặc sửa đổi, bổ sung) qui hoạch hạ tầng thương mại mà trước hết là mạng lưới chợ trên địa bàn, ngân sách địa phương cần dành những tỷ lệ thoả đáng cho việc bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư, xây dựng hạ tầng giao thông, điện nước… chủ yếu đối với các chợ trung tâm thị xã, thị trấn, chợ ở các cụm xã, vùng sâu, vùng xa, chợ chuyên doanh ngành nông sản, thực phẩm, thuỷ sản. Đối với những huyện, xã còn nhiều khó khăn về kinh tế và không có khả năng tự xây được các loại hình hạ tầng thương mại, nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách của tỉnh. Việc xác định qui mô của nguồn đầu tư xây dựng từ ngân sách được căn cứ vào các khoản nộp ngân sách hàng năm của hệ thống hạ tầng thương mại trên địa bàn, kể cả khoản thuế thu từ các hộ kinh doanh liên quan và nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương. - Ngân sách các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện) chủ yếu đầu tư xây dựng chợ: trên cơ sở dự án xây dựng chợ đã được UBND tỉnh phê duyệt và đối với những dự án chợ đã được ngân sách tỉnh hỗ trợ một phần, các huyện cần chủ động tạo nguồn thu để xây dựng, nâng cấp, mở rộng các chợ trên địa bàn theo qui hoạch và kế hoạch được duyệt. Nguồn thu từ chợ (ngoài thuế) như cho thuê quầy sạp, thu hút từ các hoạt động dịch vụ…cần được quản lý thống nhất, hình thành nguồn thu tập trung. Quĩ này sau khi chi trả các khoản chi phí quản lý, phần còn lại để nâng cấp, mở rộng hoặc xây mới chợ. - Riêng đối với các tỉnh miền núi, cần đặc biệt chú trọng những giải pháp để tạo nguồn và sử dụng vốn đầu tư phát triển chợ vùng sâu, vùng xa (khu vực II, khu vực III): + Tổng kết hoạt động của các chợ đã được xây dựng theo Chương trình 135 tại địa phương trong những năm qua. Ngoài việc rút kinh nghiệm về địa điểm đặt chợ, quy mô, kết cấu chợ… cần rút ra những bài học trong công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư và phối hợp, lồng ghép giữa nguồn vốn đầu tư 69 chợ thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ đầu tư (theo Nghị định 114) và nguồn vốn dành cho phát triển chợ thuộc các Chương trình phát triển kinh tế-xã hội khác. + Ngoài nguồn vốn thuộc các chương trình của Nhà nước, UBND tỉnh cần ban hành chính sách khuyến khích các nhà máy, xí nghiệp, tổng công ty ngành hàng, kinh doanh dịch vụ (Bưu điện, Du lịch, Giao thông-vận tải…) và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đóng trên địa bàn hỗ trợ kinh phí xây dựng hạ tầng thương mại và cơ sở hạ tầng (đường giao thông, bưu điện…) tạo điều kiện cho hệ thống hạ tầng thương mại hoạt động có hiệu quả. - Ngân sách nhà nước để phát triển chợ có thể được thực hiện theo các hình thức đầu tư sau: + Đầu tư trực tiếp: Nhà nước (cụ thể là UBND tỉnh, huyện) trực tiếp hoặc giao cho một tổ chức dưới quyền đầu tư theo qui định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng. Hình thức đầu tư này có thể áp dụng đối với các chợ ở những địa bàn khó khăn, địa phương không có khả năng tự xây được chợ, Nhà nước hỗ trợ 100%; + Hỗ trợ đầu tư ban đầu: UBND tỉnh, huyện ứng vốn để thực hiện các khoản đầu tư ban đầu như: chi phí lập dự án, giải phóng, san lấp mặt bằng chợ, kể cả đầu tư cơ sở hạ tầng khác như điện, nước các công trình công cộng... Sau đó giao cho các chủ đầu tư tiếp tục đầu tư. Hình thức đầu tư này có thể áp dụng đối với các chợ ở vùng nông thôn có kinh tế hàng hoá phát triển khá, chợ ở vị trí trung tâm của thị trấn, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; + Đầu tư gián tiếp: thông qua các doanh nghiệp nhà nước hoặc các doanh nghiệp cổ phần có vốn góp của nhà nước. Đây là hình thức đầu tư ở những chợ có quy mô lớn hoặc chợ chuyên doanh cấp tỉnh trở lại. Hình thức đầu tư này có thể áp dụng ở những khu vực có trình độ phát triển kinh tế và thương mại khá cao, đủ điều kiện để hình thành công ty cổ phần trong lĩnh vực kinh doanh hoặc đối với các chợ có qui mô mô lớn (chợ hạng I, chợ chuyên doanh). Các tỉnh, thành phố có thể đưa ra chính sách hỗ trợ đầu tư chợ của tỉnh như sau: - Đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại chợ 70 + Hỗ trợ toàn bộ phần hạ tầng kỹ thuật ngoài tường rào, bao gồm: hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp điện, đường giao thông và chiếu sáng. Đối với các dự án chợ theo qui hoạch, các đơn vị chuyên ngành của tỉnh chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng các công trình về giao thông, điện, nước, bưu chínhviễn thông đến ranh giới của khu đất qui hoạch xây dựng chợ nhằm phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện đưa chợ vào hoạt động được ngay sau khi xây xong chợ; + Hỗ trợ (tỷ lệ khác nhau tuỳ theo địa phương và chợ cụ thể) kinh phí chuẩn bị đầu tư và giải phóng mặt bằng; + Hỗ trợ (tỷ lệ khác nhau tuỳ theo địa phương và chợ cụ thể) xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong tường rào, bao gồm: tôn nền, san nền, xây tường rào, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống đường điện... - Đối với những chợ qui mô lớn, có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của cả vùng, tỉnh có điều kiện về tài chính có thể xem xét ứng vốn trước để xây dựng nhà lồng chợ, sau đó doanh nghiệp được giao quản lý chợ sẽ hoàn trả sau cho ngân sách tỉnh theo qui định của UBND tỉnh; - Đối với các chợ hạng III xây dựng theo quy hoạch của tỉnh ở các cụm xã thuộc các Chương trình phát triển kinh tế-xã hội, xoá đói, giảm nghèo, chợ xã ở vùng sâu vùng xa thuộc nông thôn đồng bằng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn như khu vực II, III của miền núi, ngân sách tỉnh (tuỳ theo điều kiện và khả năng của từng địa phương) xem xét đầu tư 100% hoặc hỗ trợ trên 50% tổng số vốn đầu tư cho việc xây dựng mới và xây dựng lại chợ. - Đầu tư cải tạo và nâng cấp chợ + Ngân sách tỉnh hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí cải tạo, nâng cấp đối với những chợ do UBND huyện là chủ đầu tư, thông qua ngân sách cấp cho huyện hàng năm trên cơ sở đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp của tỉnh; + UBND huyện, UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) có thể vận động các doanh nghiệp, HTX, tổ chức, cá nhân trên địa bàn cùng góp vốn với chính quyền địa phương để cải tạo, nâng cấp chợ theo quy hoạch, kế hoạch; hai bên có hợp đồng chặt chẽ trên cơ sở chấp hành đúng qui định của pháp luật về hợp đồng kinh tế và qui định về đầu tư xây dựng. 71 3.3. Các đề xuất kiến nghị khác 3.3.1. Thực hiện một số chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tƣ phát triển hạ tầng thƣơng mại 3.3.1.1. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng Ngoài ngân sách nhà nước, cần có chính sách phù hợp để thu hút các nguồn vốn đầu tư khác để phát triển và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đảm bảo giao thông thuận tiện cho các hoạt động kinh doanh. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) mấy năm gần đây Việt Nam đầu tư vào cơ sở hạ tầng giữ ở mức 10% GDP nhưng nguồn vốn nước ngoài chiếm tới 40% tổng vốn đầu tư. Xu thế trong tương lai khi nền kinh tế Việt Nam phát triển hơn, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn hỗ trợ nước ngoài sẽ giảm, vì vậy cần có cơ chế chính sách kịp thời bổ sung, hỗ trợ nguồn vốn để đáp ứng kịp thời và tìm ra những nguồn vốn mới để thay thế đảm bảo nguồn vốn cho phát triển, sửa đổi nhằm hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng. Để đảm bảo phát triển hệ thống hạ tầng thương mại, đảm bảo các dự án hoạt động hiệu quả, quy hoạch hạ tầng thương mại phải đảm bảo phù hợp với qui hoạch cơ sở hạ tầng như qui hoạch phát triển kinh tế-xã hội, qui hoạch các khu dân cư, khu đô thị mới, qui hoạch mạng lưới giao thông, mạng lưới viễn thông.... Nâng cao chất lượng qui hoạch giao thông, tổ chức thực hiện qui hoạch mạng lưới giao thông hiệu quả và chất lượng; triển khai nhanh các tuyến đường giao thông quan trọng làm huyết mạch của nền kinh tế để tạo điều kiện cho thông thương, giao lưu kinh tế giữa các vùng miền trên cả nước. Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật ngày một tiến tiến, công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong đời sống. Công nghệ thông tin góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhanh chóng và đạt hiệu quả cao do vậy cần xây dựng và hoàn thiện qui hoạch mạng lưới viễn thông phục vụ cho nền kinh tế, cho hệ thống hạ tầng thương mại. 3.3.1.2. Xây dựng hệ thống thông tin quy hoạch hạ tầng thương mại, hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Xây dựng hệ thống thông tin quy hoạch hạ tầng thương mại nhằm đưa các thông tin qui hoạch đến các chủ thể đầu tư. Hệ thống thông tin về qui hoạch phải được công khai trên website của Chính phủ, các cơ quan chuyên 72 ngành, thông tin rộng rãi trên các báo tạp chí, trên mạng, các phương tiện truyền thanh, thể hiện các thông tin về nội dung qui hoạch, công bố danh mục các dự án đầu tư cụ thể, xây dựng các dự toán về nguồn vốn đầu tư, yêu cầu khoa học kĩ thuật cho từng dự án, làm cơ sở cho các chủ thể đầu tư lựa chọn công trình phù hợp để tham gia đấu thầu đầu tư. Cung cấp thông tin về thị trường, thông tin khoa học - kỹ thuật, công nghệ và các thông tin kinh tế, xã hội cần thiết cho hoạt động đầu tư xây dựng của nhà đầu tư. Thiết kế bản đồ mô phỏng qui hoạch hệ thống hạ tầng thương mại để có thể số hoá qui hoạch từng loại hình hạ tầng thương mại trên phạm vi cả nước cũng như tùng địa phương, trên cơ sở đó giúp các nhà đầu tư trong và ngoài nước nắm rõ hơn về qui hoạch để có đủ thông tin trong việc xây dựng, lựa chọn và quyết định phương án đầu tư hiệu quả và có lợi nhất. Cung cấp các thông tin cần thiết hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của các dự án đã hoàn thành: Thông tin về thị trường, xu thế biến động của thị trường, giá cả các mặt hàng, thông tin về tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm…. Phân tích các luồng thông tin này hỗ trợ cho các doanh nghiệp có quyết định kinh doanh đúng và mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Thông tin tới các doanh nghiệp về các thủ tục cấp phép đầu tư, các chính sách ưu đãi về quyền sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, chính sách tín dụng đầu tư...,các loại phí phải nộp. Cung cấp thông tin, biến động thị trường về tình hình biến động giá cả, quan hệ cung - cầu trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp, làm cơ sở để các doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh, kế hoạch và mục tiêu kinh doanh của mình. Tư vấn cho các chủ thể đầu tư về qui hoạch hạ tầng thương mại, các dự án đầu tư để chủ thể đầu tư có thể lựa chọn dự án phù hợp với năng lực và thế mạnh của mình, phát huy và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Tư vấn về khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, tư vấn quản lý…cho các chủ thể đầu tư. 3.3.1.3.Xúc tiến đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng thương mại Xúc tiến đầu tư là bước đệm đầu tiên để thu hút vốn từ các chủ thể đầu tư, để xúc tiến đầu tư cần thi hành một số giải pháp sau: 73 - Nghiên cứu việc xây dựng văn bản pháp quy về công tác xúc tiến đầu tư nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho công tác quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư. - Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm như các quốc gia thành viên EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản... - Nhanh chóng hoàn thành việc xây dựng thông tin chi tiết về dự án đối với danh mục đầu tư vào hệ thống hạ tầng thương mại, tiếp tục thực hiện tốt kêu gọi đầu tư nước ngoài để làm cơ sở cho việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án này. - Các bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư và quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại của địa phương, ngành, lĩnh vực, sản phẩm. - Tổ chức khảo sát, nghiên cứu về mô hình cơ quan xúc tiến đầu tư ở các địa phương để có cơ sở trong việc hướng dẫn các địa phương tổ chức cơ quan xúc tiến đầu tư hiệu quả hơn. - Thực hiện tốt chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, triển khai nhanh việc thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm. 3.3.2. Một số kiến nghị 3.3.2.1. Đối với Quốc hội Đề nghị Quốc hội chỉ đạo viê ̣c rà soát toàn diện các văn bản pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng, nhấ t là đưa viê ̣c sửa đổ i Luâ ̣t Thương ma ̣i 2005 vào Chương trình xây dựng luật pháp trong nhiệm kỳ tới, tạo điề u kiê ̣n cho việc sửa đổ i , bổ sung và xây dựng mới các văn bản hướng dẫn và quy định chi tiết việc thi hành luật ; đồ ng thời tăng c ường công tác giám sát các bộ, ngành, địa phương...trong viê ̣c th ực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thương ma ̣i n ói chung, về phát triển và quản lý hạ tầng thương mại nói riêng. 3.3.2.2. Đối với Chính phủ - Tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền về vị trí, vai trò của hạ tầng thương mại, phổ biế n rô ̣ng raĩ trong xã hô ̣i về chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước về phát triển, quản lý hạ tầng thương mại thông qua các phương tiê ̣n thông tin đa ̣i chúng và các hiǹ h thức tuyên truyề n khác phù hợp với điều kiện cụ thể của cơ quan , đơn vi ̣và từng điạ phương để có 74 nhâ ̣n thức đúng đắ n , đầ y đủ và thố ng nh ất về hạ tầng thương mại trong các cấ p, các ngành, các tổ chức đoàn thể và đô ̣i ngũ doanh nhân, trước hết là đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về thương mại ở cả trung ương và địa phương. - Trên cơ sở xem xét các đề xuấ t , kiế n nghi ̣của Bô ̣ Công Thương , Chính phủ chỉ đạo các bô ̣ , ngành tổng kết , đánh giá kế t quả thực hiê ̣n pháp luâ ̣t và chính sách phát triể n , quản lý hạ tầng th ương ma ̣i. Qua đó rà soát để sửa đổ i, bổ sung, từng bước hoàn thiện các văn bản dưới luâ ̣t và cơ chế chính sách khuyến khích , hỗ trơ ̣ đầ u tư phát triển và quản lý hạ tầng thương mại ; đơn giản hóa các thủ tu ̣c hành chiń h ; đồ ng thời rà soát chức năng , nhiê ̣m vu ̣ của các bộ , ngành liên quan để khắc phục sự chồng chéo hoặc chưa rõ trách nhiê ̣m và thẩ m quyề n . 3.3.2.3. Đối với các bộ, ngành 1) Bộ Công Thương - Chủ trì, phối hợp với các bộ nhanh chóng hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành quy hoạch tổng thể hạ tầng thương mại toàn quốc, trên cơ sở đó chỉ đạo, hướng dẫn UBND các tỉnh rà soát, điều chỉnh hoặc xây dựng mới qui hoạch phát triển hạ tầng thương mại của địa phương mình không trái với qui hoạch của cả nước và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương; đồng thời tăng cường kiểm tra việc thực hiện qui hoạch. - Chủ động phối hợp với cơ quan liên quan trong việc rà soát cơ chế, chính sách về phát triển và quản lý hạ tầng thương mại đề nghị Chính phủ, bộ ngành liên quan sửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền. - Hàng năm, tiếp tục đề nghị Chính phủ dành ngân sách trung ương để hỗ trợ đầu tư chợ theo qui định hiện hành. - Thường xuyên hướng dẫn, chỉ đạo địa phương thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các loại hình hạ tầng thương mại trên địa bàn. 2) Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài Chính cân đối ngân sách dành vốn để hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại mà trước hết là các loại chợ được hưởng nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng từ Ngân sách Trung uơng theo quy định của Nghị định 114. Trong kế hoạch ngân sách hàng năm, khi phân bổ ngân sách hỗ trợ các địa phương từ ngân sách trung ương, vốn hỗ trợ đầu tư 75 chợ đề nghị ghi thành mục riêng (như đã thực hiện từ năm 2007 trở về trước), tiếp tục thực hiện từ năm 2011 và những năm tiếp theo. - Khẩn trương xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổ i , bổ sung Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư để phù hợp với các cơ chế, chính sách hiện hành. 3) Đối với Bộ Tài Chính Nghiên cứu, ban hành văn bản pháp luật hướng dẫn về cơ chế tài chính cho việc chuyển đổi mô hình tổ chức chợ theo quy định của Nghị định 114. Đồng thời, tiếp tục rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách tài chính, tín dụng, thuế nhằm khuyến khích, thu hút ngày càng nhiều các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư phát triển các loại hình hạ tầng thương mại. 4) Bộ Nội vụ Nghiên cứu ban hành văn bản pháp luật hướng dẫn về chế độ cho các cán bộ quản lý chợ trong biên chế Nhà nước sau khi chuyển đổi sang mô hình tổ chức, quản lý doanh nghiệp hoặc hợp tác xã quản lý chợ. 5) Bộ Tài Nguyên môi trường - Hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch sử dụng đất, dành quỹ cho các vị trí đã được quy hoạch để xây dựng hạ tầng thương mại cho phù hợp. - Hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác bảo đảm vệ sinh môi trường chợ và các hạ tầng thương mại khác. 6) Bộ Xây dựng Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các qui định về tiêu chuẩn-thiết kế các loại hình và cấp độ chợ. 7) Bộ Y tế Hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ và các loại hình hạ tầng thương mại khác. 8) Bộ Công an Hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh trong công tác phòng cháy, chữa cháy tại các loại hình hạ tầng thương mại. 9) Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan tuyên truyền, phố biến trong khu vực kinh tế tập thể về pháp luật, chính sách phát triển quản lý chợ và các mô hình hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ hoạt động có hiệu quả. 76 2.4. Đối với UBND các tỉnh, thành phố UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đa ̣o viê ̣c thực hiê ̣n, tâ ̣p trung vào mô ̣t số công tác chủ yế u như sau: - Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác qui hoạch thương mại, trước hết là qui hoạch phát triển hạ tầng thương mại. - Ban hành cơ chế, chính sách của địa phương (trên cơ sở vận dụng cơ chế, chính sách chung của Nhà nước) nhằm khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, HTX, hộ kinh doanh và nhân dân trên địa bàn phát triển các loại hình hạ tầng thương mại, nhất là mạng lưới chợ dân sinh ở địa bàn nông thôn, miền núi. - Rà soát các thủ tục hành chính để sửa đổi hoặc bãi bỏ các qui định của địa phương không còn phù hợp đang gây phiền hà hoặc cản trở hoạt động của thương nhân tại chợ, siêu thị, trung tâm thương mại v.v... - Chỉ đạo và tạo điều kiện để Sở Công Thương các tỉnh tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về thương mại nói chung, về phát triển hạ tầng thương mại nói riêng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về thương mại và các chủ thể quản lý chợ (ban quản lý, doanh nghiệp, hợp tác xã). - Chỉ đạo các lực lượng chức năng (quản lý thị trường, công an, biên phòng, hải quan…) nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động chống buôn lậu, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng, đầu cơ, vi phạm pháp luật về giá, trốn lậu thuế và các hành vi gian lận thương mại khác; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. - Phối hợp với Bộ Công Thương trong việc quy định chức năng, nhiệm vụ và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thương mại nói chung, về hạ tầng thương mại nói riêng trên địa bàn thuộc cơ cấu của Sở Công Thương, Phòng Công Thương ở các huyện và Phòng Kinh tế ở các quận; trên cơ sở đó, bố trí biên chế chuyên trách theo dõi, tham mưu giúp UBND các cấp trong việc quản lý nhà nước đối với hệ thống hạ tầng thương mại. - Định kỳ (6 tháng, 1 năm) báo cáo Bộ Công Thương, bộ ngành liên quan và Thủ tướng Chính phủ về tỉnh hình phát triển hệ thống hạ tầng thương mại; kiến nghị kịp thời việc sửa đổi, bổ sung những cơ chế, chính sách không còn phù hợp và đề xuất những giải pháp nhằm phát triển hệ thống hạ tầng thương mại cả nước nói chung, trên địa bàn của tỉnh, thành phố nói riêng. 77 KẾT LUẬN Hệ thống HTTM có vị trí, vai trò quan trọng việc phát triển thương mại và kinh tế-xã hội trên phạm vi cả nước cũng như của từng địa phương. Tuy nhiên, HTTM chưa phát triển được như mong muốn và còn nhiều hạn chế, tồn tại. Trong số những nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó có nguyên nhân do cơ chế, chính sách phát triển và quản lý HTTM còn nhiều bất cập. Vì vậy, việc “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất chính sách phát triển hạ tầng thương mại thúc đẩy phát triển thị trường trong nước” sẽ góp phần giải quyết một trong những vấn đề bức xúc của các địa phương trong phát triển và quản lý HTTM. Nội dung đề tài đã tập trung giải quyết những vấn đề sau: Làm rõ cơ sở lý luận về HTTM nói chung và từng loại hình của HTTM nói riêng. Trên cơ sở phân tích số liệu điều tra, khảo sát thực trạng, Luận văn đã hệ thống hoá, tập trung phân tích những nét chủ yếu về đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển hạ tầng thương mại và kết quả thực hiện; đồng thời phản ảnh trung thực thực trạng phát triển hệ thống hạ tầng thương mại trong thời gian qua, trong đó làm rõ những kết quả đạt được và hạn chế, tồn tại của hệ thống cơ chế, chính sách phát triển HTTM. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển HTTM, kết hợp với phân tích xu hướng cũng như kinh nghiệm quốc tế về quản lý và phát triển của hệ thống này, Luận văn đã xây dựng các mục tiêu, quan điểm, định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển HTTM, trong đó tập trung đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách phát triển hệ thống HTTM trong thời gian tới nhằm góp phần khăc phục những tồn tại, hạn chế hiện nay để đáp ứng yêu cầu thúc đẩy thị trường trong nước phát triển trong điều kiện mới. Trên cơ sở đó có những kiến nghị cụ thể với Chính phủ, bộ ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Với những kết quả đạt được, Người viết Luận văn hy vọng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển hệ thống HTTM ở nước ta trong những năm tới. Tuy nhiên, Luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến trao đổi, góp ý của các nhà khoa học, nhà quản lý và các thầy cô giáo để nâng cao chất lượng cũng như kết quả nghiên cứu của Luận văn. Xin trân trọng cảm ơn./. 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng. 2. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX . 3. Nghị Quyết số 12/NQ-TW ngày 03/01/1996 về “Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động thương nghiệp, phát triển thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” đến nay và đề xuất hướng sửa đổi , bổ sung pháp luật và chính sách phát triển hạ tầng thương mại giai đoạn 20102015 và định hướng đến năm 2020”. 4. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 05/02/2007 tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về mô ̣t số chủ trương, chính sách lớn để nề n kinh tế phát triể n nhanh và bế n vững khi Viê ̣t Nam là thành viên của Tổ chức Thương ma ̣i thế giới. 5. Nghị quyết số 26-NQ/T.W ngày 5 tháng 8 năm 2008 hội nghị lần thứ bảy BCH TW khoá X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. 6. Luật Thương mại 1997 7. Luật HTX 1998 8. Luật HTX 2003 9. Luật Đất đai năm 2003 10.Luật Xây dựng 2003 11.Luật Cạnh tranh 2004 12.Luật Thương mại 2005 13.1.8. Luật Đầu tư 2005 14.Nghị định 15/NĐ-CP ngày 21/2/1997 về chính sách khuyến khích phát triển HTX. 15.Nghị định 51/1999/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. 79 16.Nghị định 32/1999/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 1999 của Chính phủ về khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương mại. 17.Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV. 18.Nghị định của Chính phủ số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 về phát triển và quản lý chợ. 19.Nghị định 35/2002/NĐ-CP ngày 29/3/2002 về việc sửa đổi, bổ sung danh mục A, B, C ban hành theo Nghị định 51/1999/NĐ-CP. 20.Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. 21.Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 4 tháng 4 năm 2006 về Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại. 22.Nghị định số 92/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 Về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. 23.Nghị định số 108/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ qui đinh ̣ chi tiế t và hướng dẫn thi hành mô ̣t số điề u của Luâ ̣t Đầ u tư. 24.Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước. 25.Nghị định số 158/2006/NĐ- CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 Quy định chi tiết Luật Thương Mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá. 26.Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 về “Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”. 27.Nghị đinh ̣ 78/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh- Chuyển giao. 80 28. Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2007 Quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ lôgi-stíc và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc. 29. Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ. 30.Nghị định số 106/2008/NĐ – CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP. 31.Quyết định 656/ QĐ-TTg ngày 13/9/1996 về phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên 1996-2000 và 2010. 32.Quyết định 960/QĐ-TTg ngày 24/11/1996 về phát triển kinh tế xã hội các tỉnh phía Bắc. 33.Quyết định 35/QĐ-TTg ngày 13/1/1997 về xây dựng trung tâm cụm xã. 34.Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135). 35.Quyết định số 132/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 về chính sách phát triển ngành nghề nông thôn. 36.Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001, của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới. 37.Quyết định 168/QĐ-TTg ngày 30/10/2001 về phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên. 38.Quyết định 168/QĐ-TTg ngày 7/12/2001 về phát triển kinh tế xã hội ở 6 tỉnh miền núi phía Bắc. 39.Quyết định số 80/QĐ -TTg ngày 24/6/2002 về việc ký hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng. 40.Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 20/3/2003, quyết định của Thủ tướng 81 Chính phủ phê duyệt Đề án tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010. 41.Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 559/QĐ-TTg ngày 31/5/2004 phê duyệt Chương trình phát triển chợ đến năm 2010. 42.Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới. 82 PHỤ LỤC 1 Tình hình đầu tƣ và phát triển chợ phân theo vùng kinh tế trên toàn quốc Vùng Đồng Bằng Sông Hồng Số chợ được xây mới Số chợ được cải tạo và nâng cấp Tổng nguồn vốn đầu tư (Tỉ đồng) Vùng Đông Bắc Số chợ được xây mới Số chợ được cải tạo và nâng cấp Tổng nguồn vốn đầu tư (Tỉ đồng) Vùng Tây Bắc Số chợ được xây mới Số chợ được cải tạo và nâng cấp Tổng nguồn vốn đầu tư (Tỉ đồng) Vùng Bắc Trung Bộ Số chợ được xây mới Số chợ được cải tạo và nâng cấp Tổng nguồn vốn đầu tư (Tỉ đồng) Vùng Nam Trung Bộ Số chợ được xây mới Số chợ được cải tạo và nâng cấp Tổng nguồn vốn đầu tư (Tỉ đồng) Vùng Tây Nguyên Số chợ được xây mới Số chợ được cải tạo và nâng cấp Tổng nguồn vốn đầu tư (Tỉ đồng) Vùng Đông Nam Bộ Số chợ được xây mới Số chợ được cải tạo và nâng cấp Tổng nguồn vốn đầu tư (Tỉ đồng) Vùng ĐB Sông Cửu Long Số chợ được xây mới Số chợ được cải tạo và nâng cấp Tổng nguồn vốn đầu tư (Tỉ đồng) 2003 – 2007 1549 125 374 1362 2008 1596 34 117 1420 2009 1634 34 118 841 2010 1705 30 90 850 2011 1820 40 111 1020 198 161 1174 44 109 507 35 95 544 30 96 600 31 97 620 74 19 168 4 12 128 5 14 68,7 5 11 55 6 13 82 82 141 518 58 131 286 24 28 250 22 23 180 25 23.5 193 162 114 266 19 61 117 19 49 106 17 45 99 18 47 102 64 45 196 16 27 271 7 32 122 6 33 120 10 41 150 166 141 1095 34 48 148 20 32 104 21 32 135 25 33 150 321 246 1489 48 128 598 48 133 1243 49 130 890 52 143 1200 83 PHỤ LỤC 2 Tổng hợp chi tiết hệ thống kho của ST-TTTM Đơn vị: m2 Diện tích các loại kho hàng hoá của siêu thị, TTTM Diện tích STT Tên ST, TTTM Diện Diện tích Diện tích Diện tích kho hàng tích có điều kho kho bảo hoá kho hoà chuyên quản đông thông không dụng lạnh thƣờng khí khác 1 Thuận Thành Mart 250 250 2 Trung tâm TM-ST Đà Nẵng 1477 1477 3 Intimex Đà Nẵng 4 5 Metro Cash& Carry Đà Nẵng Liên hiệp thƣơng mại Quảng Nam 40 200 951 10015 88 88 6 Siêu thị Quảng Ngãi 450 7 Co.op Mart Qui Nhơn 366 366 8 Trung tâm TM Quy Nhơn 1000 1000 9 Zen Plaza 168 168 10 Sài Gòn Square 200 150 300 300 12512 235 450 50 11 CMC Plaza 12 Công ty CPTM quốc tế 13 Hệ thống Co.op Mart (15 siêu thị) 10000 14 Metro Cash& Carry Bình Phú 978 12440 11006 352 15 Metro Cash& Carry An Phú 947 11352 12446 343 570 550 100 20 1116 900 197 19 16 Hệ thống siêu thị MAXIMARK 17 Siêu thị BigC Miền Đông 84 1000 18 Siêu thị BigC An Lạc 2600 2300 20 Siêu thị Sài Gòn 230 300 21 Siêu thị Nhà sách Phú Thọ 20 20 22 Siêu thị điện máy Chợ Lớn 1700 1700 23 TT điện máy Thiện Hoà 1720 1720 300 19 Hệ thống siêu thị Citimart 24 Gournet Supermart 40 25 Siêu thị Hà Nội 1 400 400 26 Siêu thị Hà Nội 2 200 200 27 Siêu thị Quang Đại 100 28 Siêu thị Tự Do 600 600 29 TT TMDV Mỹ Tao 30625 4953 30 TT TM trái cây quốc gia 2016 31 Co.op Mart Mỹ Tho 401 401 32 TTTM Hiệp Thành 4800 4800 33 Siêu thị Mộc Bài 3000 2000 34 Bình Dƣơng Centre 700 500 35 TTTM Sóng Thần 300 400 36 Minh Sáng Palza 354 37 Siêu thị Vinatex Bình Dƣơng 170 170 38 Siêu thị Vinatex Dĩ An 82.3 82.3 39 Siêu thị BigC Đồng Nai 4495 4495 Tổng cộng: 50 50 2016 17 900 73414.3 64297.3 37661 100 200 4492 [ Nguồn từ Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương] 85 250 PHỤ LỤC 3 Thực trạng về hệ thống kho của các chợ nông sản trên toàn quốc Đơn vị: m2 STT Diện tích chợ (m2) Diện tích Diện tích Diện tích Số chợ mặt bằng Diện tích Diện tích các công có thể mở (diện tích bán hàng kho trình phụ rộng đất) trợ Đồng Bằng Sông Hồng 8 Tổng số: 18.18% Tỷ trọng: Đông Bắc Bộ 6 Tổng số: 13.64% Tỷ trọng: Tây Bắc Bộ 1 Tổng số: 2.27% Tỷ trọn g: Bắc Trung Bộ 3 Tổng số: 6.82% Tỷ trọng: Duyên Hải Nam Trung Bộ 4 Tổng số: 9.09% Tỷ trọng: Tây Nguyên 1 Tổng số: 2.27% Tỷ trọng: Đông Nam Bộ 4 Tổng số: 9.09% Tỷ trọng: Đồng Bằng Sông Cửu Long 17 Tổng số: 38.64% Tỷ trọng: Toàn quốc: Tỷ trọng: 108586.9 6.08% 16774 6.21% 1000 2.70% 9747 1.40% 12600 16.77% 75,065 4.21% 53584 19.84% 0 0.00% 1503 0.22% 10500 13.97% 16000 0.90% 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 5000 6.65% 44000 2.47% 22200 8.22% 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 30,800 1.73% 10,000 3.70% 200 0.54% 500 0.07% 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 890000 49.86% 120000 44.44% 26500 71.54% 500000 71.97% 0 0.00% 620,398 34.76% 47,465 17.58% 9,344 25.22% 182,986 26.34% 47,042 62.60% 37044 100% 694736 100% 75142 100% 44 1784849.9 270023 100% 100% 100% 86 PHỤ LỤC 4 Hiện trạng trung tâm hội chợ triển lãm thƣơng mại của Việt Nam STT Số lƣợng Diện tích (m2) Đồng bằng Sông Hồng 4 203.000 Hà Nội 1 68.000 Hải Phòng 1 130.000 Hưng Yên 2 5.000 Đông Bắc 2 75.300 Hà Giang 1 3.500 Lao Cai 1 71.800 III Tây Bắc 0 0 IV Bắc Trung Bộ 3 218.000 Thanh Hóa 1 7.000 Nghệ An 1 11.000 Thừa Thiên – Huế 1 200.000 Duyên Hải Nam Trung Bộ 2 219.000 Đà Nẵng 1 203.190 Bình Định 1 16.800 Tây Nguyên 1 21.377 Đắc Lắc 1 21.377 Đông Nam Bộ 2 43.000 TP.HCM 2 43.000 Đồng Bằng Sông CL 2 35.000 Long An 1 30.000 Trà Vinh 1 5.000 Cả nước 16 815.667 I II V VI VII VIII Tên tỉnh/thành phố 87 [...]... đều giữa các vùng, các địa phương Thứ năm: Vấn đề bảo tồn sự phát triển nông thôn 19 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THƢƠNG MẠI VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THƢƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM 2.1 Thực trạng phát triển hạ tầng thƣơng mại 2.1.1 Thực trạng phát triển chợ 2.1.1.1 Tình hình phát triển chợ a Thực trạng phát triển mạng lưới chợ Theo số liệu điều tra của Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, ... chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện, bền vững thương mại 5 Thương mại bao gồm bốn lĩnh vực chủ yếu là: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến lĩnh vực đầu tư và thương mại sở hữu trí tuệ Trong phạm vi luận án này, chỉ nghiên cứu đánh giá thực trngj và đề xuất chính sách phát triển thương mại hàng hóa Hoạt động thương mại hàng hóa được xếp vào lĩnh... Theo phạm vi hoạt động, có thương mại nội địa (nội thương) , thương mại quốc tế (ngoại thương) , thương mại khu vực, thương mại thành phố, nông thôn, thương mại nội bộ ngành Theo đặc điểm và tính chất của sản phẩm trong quá trình tái sản xuất xã hội, có thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại tư liệu sản xuất, thương mại hàng tiêu dùng Theo các khâu của quá trình lưu thông, có thương mại bán... động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại - Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại Thương mại có thể được phân chia... sách còn hạn hẹp 23 2.1.2 Thực trạng phát triển trung tâm thƣơng mại và siêu thị 2.1.2.1 Tình hình phát triển trung tâm thƣơng mại và siêu thị a Thực trạng phát triển mạng lưới trung tâm thương mại và siêu thị ở nước ta Năm 2013 trong cả nước hiện có khoảng 523 ST và TTTM tập trung nhiều nhất tại thành phố chính TP Hà nội (91), TP HCM (103), Nghệ An(14), Đà Nẵng(26) Bình Dương (22) còn lại các ST và. .. buôn, thương mại bán lẻ Theo mức độ can thiệp của Nhà nước vào quá trình thương mại, có thương mại tự do hay mậu dịch tự do và thương mại có sự bảo hộ Theo kỹ thuật, phương thức giao dịch, có thương mại truyền thống và thương mại điện tử Việc xem xét thương mại theo các góc độ như vậy tuy mang tính tương đối, nhưng có ý nghĩa rất lớn cả về mặt lí luận và thực tiễn, đặc biệt trong việc hình thành các chính. .. những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển mạng lưới chợ a Những thuận lợi - Vị trí địa lý thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều tiềm năng trong việc mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới Đây cũng là một yếu tố quan trọng giúp Việt Nam thu hút đầu tư để phát triển sản xuất hàng hóa cũng như phát triển lĩnh vực thương mại và dịch vụ - Nền kinh tế phát triển khá và ổn định tạo điều... 2.1.4 Thực trạng phát triển trung tâm hội chợ triển lãm 2.1.4.1 Tình hình phát triển trung tâm hội chợ triển lãm a Hiện trạng phát triển, quy mô và phân bố các trung tâm hội chợ triển lãm Trung tâm hội chợ triển lãm thương mại là những cơ sở phục vụ cho hoạt động quảng bá, trưng bày giới thiệu và giao dịch buôn bán giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với nhau và các đối tượng tiêu dùng Theo số liệu... tới các tổ chức xã hội nghề nghiệp, kể cả các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, và không những chỉ trong lĩnh vực xuất khẩu mà còn cả trên thị trường nội địa Các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất hào hứng, tham gia tích cực và có hiệu quả vào các hoạt động HCTM 2.1.5 Đánh giá chung thực trạng phát triển hạ tầng thương mại Hạ tầng thương mại nước ta hiện nay vẫn chủ yếu phổ biến là các loại hình bán lẻ truyền... quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt 2.100 USD vào năm 2015 và 3.000-3.200 USD vào năm 2020 [Nguồn: Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020: từ nhận thức với hành động, Đề tài khoa học cấp nhà nước] - Về quy mô và tốc độ phát triển thương mại: Trong những năm qua, ngành thương mại đã đóng góp đáng kể và ngày càng tăng vào GDP cả nước Giá trị tăng thêm của ngành thương mại cả nước tăng ... lý luận hạ tầng thƣơng mại kinh nghiệm quốc tế phát triển hạ tầng thƣơng mại 1.1 Một số vấn đề lý luận chung hạ tầng thương mại 1.1.1 Khái niệm hạ tầng thương mại 1.1.2 Khái niệm phát triển thương. .. trạng phát triển hạ tầng thương mại 20 2.1.1 Thực trạng phát triển chợ 20 2.1.2 Thực trạng phát triển trung tâm thương mại siêu thị 24 2.1.3 Thực trạng phát triển hệ thống kho 26 2.1.4 Thực trạng. .. phát triển đồng vùng, địa phương Thứ năm: Vấn đề bảo tồn phát triển nông thôn 19 CHƢƠNG THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THƢƠNG MẠI VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THƢƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM 2.1 Thực

Ngày đăng: 07/10/2015, 19:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan