Tích hợp môn giáo dục công dân và môn hóa học, môn sinh học vào bài 17 “ô nhiễm môi trường đới ôn hòa”

11 332 0
Tích hợp môn giáo dục công dân và môn hóa học, môn sinh học vào bài 17 “ô nhiễm môi trường đới ôn hòa”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Thanh Oai - Trường THCS Thanh Văn - Địa chỉ: Thanh Văn- Thanh Oai- Hà Nội - Điện thoại: 0433974006 Email: C2Thanhvăn@hanoiedu.vn - Thông tin về giáo viên. 1 Họ và tên: TÀO THỊ HUỆ - Ngày sinh: 20-5-1990 - Điện thoai: 01674544929 Môn: Địa lý Email: taohuesp@gmail.com BÀI DỰ THI “ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP” 1. Tên hồ sơ. Tích hợp môn giáo dục công dân và môn hóa học, môn sinh học vào bài 17 “Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa” 2 Mục tiêu dạy học a, Kiến thức. * Môn giáo dục công dân - Giáo dục công dân lớp 7 bài 14 “ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”. + HS hiểu vai trò và ý nghĩa của môi trường đối với sự sống và phát triển của con người, xã hội. + Hậu quả của ô nhiễm môi trường. * Môn hóa học. - Hóa học lớp 8. + HS hiểu công thức của mưa axit là S02+H2O= H2 SO4 + Tác hại của mưa axit. * Môn địa lý - Địa lý 6 bài 17 “ lớp vỏ khí”. + HS ôn lại vị trí và vai trò của lớp ôdôn trong tầng bình lưu. + Hậu quả của việc thủng tầng ôzôn. * Môn sinh học - Sinh học lớp 9 bài 53” Tác động của con người đối với môi trường”, bài 54,55” Ô nhiễm môi trường”, bài 56” Thực hành tìm hiểu môi trường địa phương”. + Hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên. + Nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. + Hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững. + Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương, từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục, nâng cao nhận thức của HS đối với công tác chống ô nhiễm môi trường. b, Kĩ năng. - Lên án phê phán, đấu tranh, ngăn chặn các biểu hiện hành vi phá hoại làm ô nhiễm môi trường. - HS tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. -Vận dụng những kiến thức của môn học khác và kiến thức trong xã hội để có được kiến thức mới. - Kỹ năng thu thập thông tin qua sách,báo, tivi, đài truyền thông, internet. - Kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin c, Thái độ. - HS hiểu biết về môi trường, vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự sống và phát triển của con người, xã hội, phê phán đâú tranh ngăn chặn cái xấu. - Bồi dưỡng khả năng vận dụng thực tế vào bài học. 3 Đối tượng dạy học của bài học - Khối 7 của trường THCS Thanh Văn. - Gồm 2 lớp. + Lớp 7A có 26 học sinh. Gồm 16 học sinh nam và 10 học sinh nữ + lớp 7B có 30 học sinh. Gồm 17 học sinh nam và 13 học sinh nữ - Cả khối có 33 học sinh nam trong đó có một học sinh lưu ban. Các em vẫn ham chơi chưa có ý thức học và tìm hiểu địa lý. 4 Ý nghĩa của bài học Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Nó có tầm quan trọng đối với đời sống con người, tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo dức tinh thần. Tuyên truyền cho HS về ý nghĩa của môi trường đối với cuộc sống. Tác động của con người, đặc biệt trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển đã ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường của Trái Đất: tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày trở lên trầm trọng de dọa sức khỏe con người; khí hậu toàn cầu đang thay đổi; hạn hán lũ lụt, lỗ thủng tầng ôzôn….. đang là vấn đề mang tính chất toàn cầu. Ôdôn là chất khí có công thức hóa học là o3. Tầng ôzôn trong khí quyển, có tác dụng như màng chắn, ngăn cản phần lớn các tia tử ngoại, không cho xuống mặt đất( Các tia này gây bệnh ung thư da, vì vậy chúng rất nguy hiểm đối với sự sống của các sinh vật, kể cả con người). Trong những năm gần đây, người ta nhận thấy sự suy giảm của tầng ôzôn, đặc biệt đã quan sát được những lỗ thủng của tầng này ở Nam Cực và Bắc Cực. Bảo vệ tầng ôzôn đang là vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu. Môi trường của Việt Nam hiện nay bị ô nhiễm và suy giảm nghiêm trọng. Tình trạng thiếu nước đang diễn ra ở một số nơi như Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Nhiệt độ của Trái Đất ngày càng nóng lên làm cho băng ở Bắc Cực tan, nước biển dâng làm ngập chìm một số vùng trên thế giới. Các nhà khoa học nước ta đã công bố kịch bản nước biển dâng của vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2020. Một số tỉnh như Bến Tre ngập khoảng 50,1% tổng diện tích, Long An ngập khoảng 49,4% tổng diện tích. Ngoài ra các thành phố bị ô nhiễm nguồn nước,ô nhiễm không khí trầm trọng. Mỗi cá nhân, tập thể cần thực hiện nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường đã thông qua. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật bảo vệ môi trường, có quyền lợi và trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. 5 Thiết bị dạy học, học liệu. - Sử dụng máy chiếu, loa kết nối với máy tính. - Học liệu: + SGK các môn học hóa học 8, giáo dục công dân lớp 7, sinh học 9, địa lí 6. + Sách giáo dục bảo vệ môi trường trong môn địa lý- nhà xuất bản giáo dục. + Video về 10 sự thật khi Trái Đất nóng lên. 6 Hoạt động dạy và học. Ngày soạn: 17/10/2013 Bài 17 : Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HÒA I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS biết được: + Hiện trạng ô nhiểm không khí và nước. + Nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở các nước đang phát triển. + Công thức hóa học và tác hại của mưa axit. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ cột, kĩ năng phân tích ảnh địa lí.Kỉ năng nhận xét và trình bày ô nhiểm môi trường. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.Ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường. Không có hành động tiêu cực ảnh hưởng xấu đền môi trường. II. Thiết bị dạy học. 1. GV: - Các tranh ảnh về ô nhiễm môi trường. - Máy chiếu, loa. - Video “10 sự thật khi trái đất nóng lên” 2. HS: - SGK các môn học hóa học 8, giáo dục công dân lớp 7, sinh học 9, địa lí 6, địa lí 7. - Tài liệu tham khảo. III. Tiến trình bài giảng : 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những vấn đề nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh và hướng giải quyết? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Đô thị hoá và sự phát triển công nghiệp là niềm tự hào của thế giới nói chung và đới ôn hoà nói riêng. Song nó cũng có những mặt rất nguy hiểm. Do sự phát triển quá mức của đô thị hoá và công nghiệp trong khi ý thức bảo vệ môi trường của con người còn kém đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà đến mức báo động. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề đó qua bài học hôm nay. Bài “ ô nhiễm môi trường đới ô hoà” Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1 ? Quan sát hình ảnh sau kết hợp với sự hiểu biết của mình em hãy nêu nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà? HS: Quan sát và trả lời Hàng năm các nhà máy, các loại xe cộ hoạt động ở Bắc Mĩ, châu Âu, đông bắc Á đã đưa vào khí quyển hàng chục tỉ tấn khí thải. ? Tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề ở đới ôn hoà gây nên những hậu quả tiêu cực gì? HS: -GV: “mưa a xit”: khói xe cộ và khói của các nhà máy thải vào không khí (trong khói có chứa lượng ô xit lưu huỳnh (SO 2), khi găp nước mưa, ô xit lưu huỳnh hoà hợp với nước thành a xit sunfurich SO2 +H2O= H2SO4 Vì vậy gọi là mưa a xit ? nhận xét thành phần của axit sunfurich? HS: có 2 nguyên tử H, lien kết với gốc axit( S04) ? Khái niệm axit? HS: phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđrô liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđrô này có thể bằng các nguyên tử kim loại. ? a xit sunfurich thuộc loại axit gì? HS: axit chứa oxi GV: Mưa a xit có tác hại gì? HS: Làm cho cây cối bị chết, phá huỷ các công trình kiến trúc, gây bệnh về đường hô hấp cho con người và vật nuôi GV: Ngoài hậu quả là mưa a xit, ô nhiễm không khí còn gây những hậu quả nào nữa? HS: Làm tăng hiệu ứng nhà kính và thủng tầng ôzôn. ? “ Hiệu ứng nhà kính” là gì? Nội dung chính 1. Ô nhiễm không khí: a. Nguyên nhân: - Do tự nhiên: - Do hoạt động của con người: Khí thải khói bụi từ: + Phương tiện giao thông + Nhà máy công nghiệp + Chất đốt sinh hoạt + Do bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử làm rò rỉ các chất phóng xạ vào không khí… b. Hậu quả: -Tạo nên mưa axít làm chết cây cối phá hủy công thình xây dựng - Gây bệnh về đường hô hấp. -Làm tăng hiệu ứng nhà kính. -Tạo ra các lỗ thủng trong tầng ô dôn. HS: hiện tượng lớp không khí ở gần mặt đất nóng lên do khí thải tạo ra lớp màn chắn ngăn cản nhiệt bức xạ mặt đất vào trong không khí” ? Dựa vào sự hiểu biết của mình em hãy nêu tác hại của hiệu ứng nhà kính đối với Trái Đất? HS: Biến đổi khí hậu toàn cầu TĐ nóng lên  băng 2 cực tannước biển dâng cao đe doạ đến dân cư ven biển - diện tích đồng bằng thu hẹp, diện tích sa mạng mở rộng - Lũ lụt xuất hiện với cường độ lớn đời sống con người. ? Biến đổi khí hậu đã tác động như thế nào tới Việt Nam? HS: VN là quốc gia đứng thứ 13 trong 16 quốc gia hàng đầu sẽ chịu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong 30 năm tới nước biển dâng 22 triệu người VN mất nhà ở, những trận bão nhiệt đới mạnh hơn. Mực nước biển dâng cao 33 cm vào năm 2050 và 1m vào năm 2100 và phần lớn ĐBSCL ngập trắng trong thời gian dài ? Nêu cấu tạo của tầng khí quyển? Và nêu vai trò của tầng ozon đối với sự sống trên trái đất. HS: Cấu tạo của khí quyển gồm 3 tầng - tầng Ô zôn là lớp màn chắn tự nhiên ngăn chặn các tia tử ngoại đến Trái Đất. Tầng ô zôn bị thủng làm tăng các tia tử ngoại đến TĐ gây hại cho sức khoẻ con người, gây các bệnh ung thư da, đục thuỷ tinh thể,phá huỷ hệ thống miễn dịch của cơ thể. . ?: Trước tình hình đó, các nước trên thế giới đã làm gì? HS: Các nước đã Kí nghị định thư Kiôtô nhằm cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường… HS: Quan sát biểu đồ lượng khí thải vào môi trường của Hoa Kì và Pháp 2000 và nhận xét. -GV bổ sung: Hoa kì là nước có lượng khí thải độc hại cao nhất thế giới, chiếm 1/4 lượng khí thải toàn cầu nhưng lại là nước không chịu kí nghị định thư Ki ô tô. GV: chiếu video “ 10 sự thật khi Trái Đất nóng lên” GV: Không chỉ ô nhiễm môi trường không khí, ở đới ôn hoà còn có hiện tượng ô nhiễm nguồn nước rất trầm trọng mà chúng ta sẽ nghiên cứu ở mục 2. * Hoạt động 2: Nhóm. GV: Để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp để giảm ô nhiễm môi trường nước ở đới ôn hoà chúng ta cùng thảo luận nhóm. GV: Chia lớp thành 4 nhóm + Nhóm 1: Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước ngọt + Nhóm 2: Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt + Nhóm 3: Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước + Nhóm 4: Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước GV: Cho các nhóm thảo luận ( 5’) - y/c đại diện hs lên bảng trình bày kết quả - GV chuẩn kiến thức. GV: Giải thích hiện tượng thuỷ triều đen do các váng dầu tràn ra trên biển. + Thuỷ triều đen: là hiện tượng váng dầu trên mặt nước ở ven biển do dầu tràn hoặc dầu từ các phương tiện giao thông thải ra, do rửa tàu hoặc tàu đắm. + Thuỷ triều đỏ : là hiện tượng nước bị ô nhiễm và có màu đỏ do nước quá thừa đạm từ nước thải sinh hoạt, từ phân hoá học trên đồng ruộng trôi xuống kênh rạch, sông ngòi ra biển. ? Tình trạng môi trường nước ở Việt Nam hiện nay như thế nào? HS: suy nghĩ và trả lời GV: Cho quan sát hình ảnh về môi trường nước ở Việt Nam. ? ở địa phương em có hiện tượng ô nhiễm môi trường không? Nêu nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trường? GV: Là HS em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ? HS: Trả lời. 2. Ô nhiễm nước: a. Nguyên nhân: - Chất thải của công nghiệp và sinh hoạt - Các phương tiện vận tải trên sông biển - Rửa tàu, sự cố tàu bè chở dầu - Tập trung đông dân cư trên một dải hẹp ven biển - Các loại phân bón, thuốc hoá học sử dụng trong nông nghiệp b. Hậu quả: - Khan hiếm nước ngọt - Gây nên hiện tượng “ thuỷ triều đen”, “ thuỷ triều đỏ ”  Làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước. - Gây bệnh ngoài da, đường ruột cho người và vật nuôi. IV. Củng cố: 1. Hãy nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà? 2. Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất: Vấn đề môi trường nào sau đây là nổi lo lớn nhất của các nước đới ôn hòa: a. Đất đai bị thoái hóa và bạc màu. c. Ô nhiểm không khí, ô nhiễm nước. b. Suy giảm diện tích rừng , đất. d. Ô nhiểm không khí 3. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa a. Tàu chở dầu bị đắm. b. Khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông. c. Phân bón, thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng. d. Hóa chất thải ra từ các nhà máy. V. Hướng dẫn về nhà. - Học bài cũ, làm bài tập trong SGK - Làm bài tập 2 trang 28 - Chuẩn bị bài mới: Thực hành: NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA 7 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập. - Tiêu chí đánh giá: HS nắm được kiến thức bài học và kiến thức liên môn được sử dụng trong bài. - Cách thức đánh giá: Làm phiếu học tập Họ và tên....................... Lớp:.............................. PHIẾU HỌC TẬP Câu 1. Nguyên nhân nào gây ra ô nhiễm không khí? A. Khí thải của các nhà máy công nghiệp. B. Động cơ giao thông, hoạt động sinh hoạt của con người thải khói , bụi vào không khí. C. Do hoạt động tự nhiên: bão cát, lốc bụi, cháy rừng. D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. Câu 2. Mưa axit gây ra hậu quả gì? A. Cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. B. Làm cây cối bị chết. C. Gây lũ lụt. D. Làm cho cây cối xanh tươi Câu 3. Không khí bị ô nhiễm gây ra hậu quả gì? A. Mưa axit, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôzôn. B. Mưa axit, lốc xoáy, mưa lớn. C. Hiện tượng sương mù axit, thủng tầng đối lưu. D. Hiệu ứng nhà kính, băng tan, nước biển dâng. Câu 4. Thủng tầng ôzôn gây ra hậu quả gì? A. Lũ lụt, hạn hán B. Sóng thần C. Gây ra các bệnh ngoài da C. Tất cả các đáp án trên dều sai Câu 5. Để bảo vệ bầu khí quyển trong lành các nước trên thế giới đã làm gì? A. kí hiệp định Matxcova B. Kí hiệp định Pari C. Kí nghị định thư Tokyo D. Kí hiệp định Luân Đôn Câu 6. Nước nào không tham gia nghị định thư Tokyo? A. Mĩ B. Anh C. Pháp D. Nhật Bản Câu 7. Nguyên nhân nào gây ra ô nhiễm biển? A. Váng dầu do chuyên chở, đắm tầu, giàn khoan trên biển. B. Chất thải phóng xạ, chất thải công nghiệp. C. Chất thải từ sông ngòi. D. Tất cả các đáp án trên. Câu 8. Việc tập trung dân cư quá đông ở đô thị phát sinh vấn đề gì ? A . Ô nhiễm nguồn nước C . Ùn tắc giao thông B . Ô nhiễm không khí D . Tất cả các đáp án trên đều đúng Câu 9. Môi trường đới ôn hòa đang báo động về nạn gì ? A. Phá rừng C. Ô nhiễm không khí , nước B. Sói mòn đất D. Tất cả các đáp án trên đều sai Câu 10. Hiêụ ứng nhà khính là nguyên nhân sâu sa gây lên hiên tượng A. Mưa axit C . Nước biển dâng B. Bão lũ lụt D. Tất cả các đáp án trên đều đúng 8. Các sản phẩm của học sinh. [...]... ôn Câu 6 Nước nào không tham gia nghị định thư Tokyo? A Mĩ B Anh C Pháp D Nhật Bản Câu 7 Nguyên nhân nào gây ra ô nhiễm biển? A Váng dầu do chuyên chở, đắm tầu, giàn khoan trên biển B Chất thải phóng xạ, chất thải công nghiệp C Chất thải từ sông ngòi D Tất cả các đáp án trên Câu 8 Việc tập trung dân cư quá đông ở đô thị phát sinh vấn đề gì ? A Ô nhiễm nguồn nước C Ùn tắc giao thông B Ô nhiễm không... không khí D Tất cả các đáp án trên đều đúng Câu 9 Môi trường đới ôn hòa đang báo động về nạn gì ? A Phá rừng C Ô nhiễm không khí , nước B Sói mòn đất D Tất cả các đáp án trên đều sai Câu 10 Hiêụ ứng nhà khính là nguyên nhân sâu sa gây lên hiên tượng A Mưa axit C Nước biển dâng B Bão lũ lụt D Tất cả các đáp án trên đều đúng 8 Các sản phẩm của học sinh ...D Làm cho cây cối xanh tươi Câu 3 Không khí bị ô nhiễm gây ra hậu quả gì? A Mưa axit, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôzôn B Mưa axit, lốc xoáy, mưa lớn C Hiện tượng sương mù axit, thủng tầng đối lưu D Hiệu ứng nhà kính, băng tan, nước biển dâng Câu 4 Thủng tầng ôzôn gây ra hậu quả gì? A Lũ lụt, hạn hán B Sóng thần C Gây ra các bệnh ngoài da C Tất cả ...BÀI DỰ THI “ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP” Tên hồ sơ Tích hợp môn giáo dục công dân môn hóa học, môn sinh học vào 17 “Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa” Mục tiêu dạy học a, Kiến thức * Môn giáo dục. .. vệ môi trường Thiết bị dạy học, học liệu - Sử dụng máy chiếu, loa kết nối với máy tính - Học liệu: + SGK môn học hóa học 8, giáo dục công dân lớp 7, sinh học 9, địa lí + Sách giáo dục bảo vệ môi. .. dục công dân - Giáo dục công dân lớp 14 “ Bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên” + HS hiểu vai trò ý nghĩa môi trường sống phát triển người, xã hội + Hậu ô nhiễm môi trường * Môn hóa học - Hóa

Ngày đăng: 06/10/2015, 10:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan