tìm hiểu phong cách nghệ thuật chế lan viên qua tập thơ điêu tàn

116 982 1
tìm hiểu phong cách nghệ thuật chế lan viên qua tập thơ điêu tàn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ƯỜ NG ĐẠ Ơ TR TRƯỜ ƯỜNG ĐẠII HỌC CẦN TH THƠ ÂN VĂN KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NH NHÂ Ữ VĂN BỘ MÔN NG NGỮ ÂU THANH NH Ả CH CHÂ NHẢ MSSV: 6106338 ỂU PHONG CÁCH NGH Ệ THU ẬT TÌM HI HIỂ NGHỆ THUẬ Ế LAN VI ÊN QUA TẬP TH Ơ ĐIÊU TÀN CH CHẾ VIÊ THƠ Lu Luậận văn tốt nghi nghiệệp đạ đạii học ữ Văn Ng Ngàành Ng Ngữ ng dẫn: Ths. NGUY ỄN TH ỀU OANH Cán bộ hướ ướng NGUYỄ THỊỊ KI KIỀ ơ, năm 2013 Cần Th Thơ NG CHI TI ẾT ĐỀ CƯƠ ƯƠNG TIẾ ẦN MỞ ĐẦ U PH PHẦ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứ 5. Phương pháp nghiên cứu ƯƠ NG 1: NH ỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CH CHƯƠ ƯƠNG NHỮ 1.1 Đôi nét về tác giả 1.1.1 Cuộc đời Chế Lan Viên 1.1.2 Sự nghiệp văn chương 1.1.3 Quan niệm sáng tác 1.3.1.1 Quan niệm Chế Lan Viên về người làm thơ 1.3.1.2 Quan niệm Chế Lan Viên về thơ 1.2 Vài nét về vấn đề phong cách nghệ thuật ƯƠ NG 2: PHONG CÁCH NGH Ệ THU ẬT CH Ế LAN VI ÊN CH CHƯƠ ƯƠNG NGHỆ THUẬ CHẾ VIÊ Ơ ĐIÊU TÀN TH Ể HI ỆN TR ÊN BÌNH DI ỆN NỘI DUNG QUA TẬP TH THƠ THỂ HIỆ TRÊ DIỆ 2.1 Điêu tàn – “niềm kinh dị” giữa đồng bằng thơ Việt Nam 2.1.1 Sự đối lập khủng khiếp giữa quá khứ hào hùng và hiện tại đau thương của một dân tộc 2.1.2 Thế giới cõi âm mang hồn khí của chết chóc 2.2 Điêu tàn – triết lí sơ khai của Chế Lan Viên về thời gian, con người và cuộc đời 2.2.1 Quan niệm về thời gian 2.2.2 Quan niệm về con người và cuộc đời 2.3 Điêu tàn - tập thơ thể hiện tình cảm trong sáng của nhà thơ về quê hương và con người ƯƠ NG 3: PHONG CÁCH NGH Ệ THU ẬT CH Ế LAN VI ÊN CH CHƯƠ ƯƠNG NGHỆ THUẬ CHẾ VIÊ Ơ ĐIÊU TÀN TH Ể HI ỆN TR ÊN BÌNH DI ỆN NGH Ệ THU ẬT QUA TẬP TH THƠ THỂ HIỆ TRÊ DIỆ NGHỆ THUẬ 3.1 Thể thơ 3.1.1 Thể thơ bảy chữ, tám chữ trong tập thơ Điêu tàn 3.1.2 Cách gieo vần 3.1.3 Cách ngắt nhịp i 3.2 Thế giới hình ảnh mang tính ám ảnh 3.3 Từ và các biện pháp tu từ 3.3.1 Từ ngữ 3.3.2 Các biện pháp tu từ 3.4 Giọng điệu 3.5 Không gian, thời gian nghệ thuật 3.5.1 Không gian nghệ thuật 3.5.2 Thời gian nghệ thuật ẦN KẾT LU ẬN PH PHẦ LUẬ ỆU THAM KH ẢO TÀI LI LIỆ KHẢ MỤC LỤC ii ẦN MỞ ĐẦ U PH PHẦ ĐẦU ọn đề tài 1. Lí do ch chọ Là một nhà thơ lớn của thế kỉ XX, Chế Lan Viên đã để lại cho hậu thế di sản thơ và văn xuôi phong phú đa dạng. Qua từng trang thơ, văn của ông, người đọc có thể nhận thấy những “vệt tư tưởng”, những “chất ngọc” được đúc kết từ sự lao động miệt mài của tâm hồn khát khao, gắn bó sâu sắc với cuộc sống. Đi từ những tháp Chàm ơ, sự nghiệp sáng tác của trong tập thơ Điêu tàn đến tháp Bay-on trong tập Di Cảo th thơ Chế Lan Viên thể hiện sự gắn bó sâu sắc với vận mệnh của dân tộc và đất nước. Và ở mỗi chặng đường sáng tác, Chế Lan Viên luôn tìm cách tạo cho mình một dấu ấn riêng, một phong cách riêng mà khó có một nhà văn nào có thể làm theo hay bắt chước được. Tác phẩm Chế Lan Viên gây được ấn tượng mạnh và âm vang lớn trong lòng bạn đọc bao thế hệ. Ngay ở tập thơ đầu tay, tập thơ Điêu tàn, Chế Lan Viên đã xuất hiện giữa thi đàn Việt Nam “như một niềm kinh dị” như Hoài Thanh đã nhận xét, và cũng theo Phạm Hổ tập thơ này “tuy hình dáng rất khiêm tốn, nhưng lại làm cho người đọc đến phải kinh ngạc và bàng hoàng…” [1; tr.91] Với tập thơ Điêu tàn, cái tên Chế Lan Viên chính thức được ghi nhận vào phong trào Thơ mới với một gương mặt lạ và một bộ óc siêu phàm của “thần đồng” thơ khi mới chỉ 17 tuổi. Với tầm ảnh hưởng và vị trí lớn trên thi đàn trước cách mạng tháng Tám, tập thơ Điêu tàn giữ một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên. Tuy nhiên, qua khảo sát của chúng tôi, đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chi tiết về phong cách thơ Chế Lan Viên trong tập thơ này, tập thơ có tính chất mở đầu cho chặng đường thơ Chế Lan Viên. Phong cách trong thơ ông ở tập thơ này chỉ dừng lại ở những bài viết hay bài phê bình văn học. Người ta thường nói: “Văn chính là người” hay “Thơ là tiếng nói trung thành của trái tim”, qua những trang thơ, người đọc có thể xâm nhập vào thế giới nghệ thuật của nhà thơ, qua đó hiểu hơn về tâm tư, tình cảm và dấu ấn mà nhà thơ thể hiện trong tác phẩm và thời đại. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Tìm hi hiểểu phong cách ngh nghệệ thu thuậật Ch Chếế Lan Vi Viêên qua tập ơ Điêu tàn” là để tìm ra những nét mới lạ, những cái riêng, độc đáo tạo nên phong th thơ cách của Chế Lan Viên, đồng thời, tìm ra những đóng góp của Chế Lan Viên trên thi đàn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. 2. Lịch sử vấn đề nghi nghiêên cứu 1 Là tập thơ đầu tay với nhiều nét chấm phá độc đáo, Điêu tàn nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đương thời cũng như sau này. Nói về phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Vũ Tuấn Anh nhận xét: “Phong cách thơ Chế Lan Viên đã có ảnh hưởng khá rõ nét trong đời sống thơ. Mạnh mẽ, mới lạ và độc đáo – phong cách ấy quả là có sức hấp dẫn, lôi cuốn và kích thích sáng tạo đối với nhà thơ trẻ. Có thể nói đến phong cách thơ Chế Lan Viên như một trong những phong cách đặc sắc nhất thơ Việt Nam hiện đại” [1; tr.40] Ngoài ra phong cách thơ Chế Lan Viên theo Phạm Hổ còn rất dễ dàng có thể nhận ra, ông viết: “Có những nhà thơ phải đọc cả chùm tập thơ mới thấy hiện ra phong cách. Nhưng cũng có nhà thơ chỉ đọc một bài thơ là đã thấy ra ngay. Trường hợp Chế Lan Viên có thể nhận ra như vậy.” [1; tr.94] Trong suốt chặng đường thơ văn của mình, Chế Lan Viên luôn có ý thức đổi mới thơ ca, ông luôn chọn cho mình một cá tính sáng tạo riêng, một dấu ấn riêng trong nền văn học nước nhà. Phát hiện ra điều này, Huỳnh Văn Hoa trong bài viết “Chế Lan Viên với cái nhìn nghệ thuật thơ” đã nói: “Thế giới thơ ông là một thế giới đa dạng, muôn màu, nhiều biến hóa. Nhà thơ biết tìm tòi và gửi cho mình một phong cách, biết chỗ đi và chỗ đến của nghệ thuật. Hơn nửa thế kỉ làm thơ, Chế Lan Viên đã đắp cho mình một con đường riêng, không lẫn với bất cứ ai. Đây là điều kiện không dễ trong sáng tạo nghệ thuật.” [1; tr.121] Sau khi đọc xong tập thơ Điêu tàn, Lê Thiều Quang nhận xét một cách chi tiết hơn phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên ở tập thơ đầu tay này, trong bài viết “Cảm tưởng tôi khi đọc Chế Lan Viên”, ông khẳng định: “Nó (tập thơ Điêu tàn) bắt đầu lấp ló trong vườn thơ Việt Nam, bên cạnh và cũng không kém những tia sáng khác và đồng thời, nó không giống với một tia nào. Điêu tàn mới lạ quá đến làm ngạc nhiên và làm ngờ vực nhiều người.” [1; tr.227] Khác với Lê Thiều Quang, Đỗ Long Văn trong “Thử phác họa một bản đồ của địa ngục theo Chế Lan Viên” đã cảm nhận thế giới trong thơ Chế Lan Viên: “Trong thế giới Chế Lan Viên mà bóng tối xóa nhòa mọi dị biệt, người ta thấy một đồ vật thường trở lại như một ám ảnh, ấy là cây tháp chàm đổ nát. Nó xuất hiện trong những đêm mơ u uất như di tích của một thất bại không biết đã xảy ra từ thời nào, và cái hoang vu của cảnh vật, trông nó như một đồ thừa. Ngay những con ma Hời cũng không buồn trở lại cây tháp cổ ấy nữa.” [17; tr.540] Niềm ưu uất ấy theo Hoàng Diệp được thể hiện trên từng con chữ trong tập thơ Điêu tàn: “Từng hàng chữ, từng bài thơ đều có nhắc tới những lời than, điệu khóc hoặc dấu vết trên bờ 2 nghĩa địa, dưới chân ngọn tháp vắng. Có lắm khi những di tích xưa, những kỉ niệm cũ của giống dân Hời lại nằm ngay giữa hàng chữ của Lan Viên, phơi mình trần như nhộng trên mảnh giấy trắng đến ‘rợn người" của thi sĩ.”[1; tr.241] Điêu tàn mang hình hài của một tháp Chàm đứng sừng sững, lẻ loi, bí mật và kinh dị giữa “đồng bằng văn học Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX” - nói theo Hoài Thanh - nên theo Hồ Thế Hà nhận định: “Điều dễ thấy đầu tiên ở Chế Lan Viên, so với phong trào Thơ mới, là ông đã tạo cho mình một thế giới khác – thế giới của cõi âm và những yêu ma, đầu lâu, sọ dừa, máu xương rùng rợn, được ngụy trang bằng một niềm bi hận mang vẻ thần bí, siêu hình để khóc cho một dân tộc bị chinh phục đến thành tro bụi.”[1; tr.261] Không dừng lại đó, Trần Mạnh Hảo còn cho rằng Điêu tàn được coi là một trong “ba niềm ù sa và Di cảo th ơ, sửng sốt” trong sự nghiệp thơ Chế Lan Viên trước Ánh sáng và ph phù thơ ông viết: “Điêu tàn, tập thơ mê sảng nhất của văn học Việt Nam, biểu hiện thiên tài kì lạ Chế Lan Viên, là niềm sửng sốt, là cú sốc của mĩ học về cái chết độc nhất vô nhị vậy.” [1; tr.201] Vẻ đẹp triết lí thể hiện từ chiều sâu của cái nhìn trí tuệ là một trong những đặc điểm độc đáo làm nên phong cách thơ Chế Lan Viên. Nhiều nhà phê bình, nghiên cứu đánh giá cao về đặc điểm này trong thơ ông. Nguyễn Lộc trong bài viết “Chế Lan Viên và những trong nghệ thuật thơ” đã viết: “Đọc thơ Chế Lan Viên chúng ta gặp những câu có tính châm ngôn, tính chất triết lí; một châm ngôn độc đáo nhưng xác thực, một triết lí súc tích, không xa lạ với mọi người, nhưng ở mọi người có khi còn cảm nhận lờ mờ thì nhà thơ nói lên sắc sảo như một phát hiện.” [1; tr.57] Cũng cùng ý kiến đánh giá về sự phổ biến vẻ đẹp triết lí trong thơ Chế Lan Viên, Nguyễn Quốc Khánh trong “Vẻ đẹp triết lí trong thơ Chế Lan Viên” đã khẳng định: “Những khái quát bằng triết lí trong thơ Chế Lan Viên cũng chính là những biểu hiện trí tuệ trong tư duy nghệ thuật của ông. Có thể nói, đây là một thao tác tư duy thường trực của ông. Dù là phân tích, liên tưởng hay hồi tưởng, suy tưởng, ông cũng hướng tới cái khái quát triết lí được nâng cao tầm nhận thức để vượt lên cái cụ thể - cảm tính.” [1; tr.152] Và chính từ cái nhìn giàu trí tuệ đã tạo nên cái độc đáo trong thơ Chế Lan Viên, Hồng Diệu trong bài viết: “Thơ về thơ của Chế Lan Viên” nhận xét: “Thơ - mà không chỉ riêng thơ - của Chế Lan Viên có một đặc điểm rất dễ nhận thấy: nhiều suy nghĩ, giàu trí tuệ. Đặc điểm này rõ và mạnh đến mức làm cho thơ anh không lẫn với bất cứ một nhà thơ nào.” [1; tr.174] 3 Nghệ thuật xây dựng hình ảnh là một trong những đặc điểm bao trùm tạo nên phong cách thơ Chế Lan Viên, thể hiện sự thành công về nghệ thuật trong thơ ông. Nói về hình ảnh trong thơ Chế Lan Viên, Vũ Tuấn Anh viết: “Hình ảnh trong thơ Chế Lan Viên góp nhiều ý, mở rộng trường liên tưởng, giàu tính khái quát và tượng trưng. Nhiều hình tượng thơ nối tiếp hòa trộn, đối chọi, chuyển hóa đầy phong phú và biến ảo tạo ra cảm giác của một hội hoa đăng….” [1; tr.36] Thế giới hình ảnh thơ Chế Lan Viên phong phú, đa dạng thể hiện trí tưởng tượng cùng tài năng sang tao của ông. Tuy nhiên, có khá nhiều ý kiến trong phân chia hình ảnh thơ Chế Lan Viên. Theo Phạm Xuân Nguyên thơ Chế Lan Viên có hai loại hình ảnh: “một loại có tính hiện thực và một loại có tính chất ẩn dụ, tương trưng. Loại thứ hai này mới là những gì tiêu biểu cho nghệ thuật thơ Chế Lan Viên. Hầu hết hình ảnh trong thơ ông, kể cả trước và sau năm 1945, điều cơ bản tồn tại dưới dạng biểu tượng, tượng trưng, khái quát.”[1; tr.122] . Nguyễn Lâm Điền trong Đặc trưng nghệ thuật thơ Chế Lan Viên đã dành một chương để nói về những đặc sắc hình ảnh thơ Chế Lan Viên, trong đó ông có nhận xét hình ảnh trong tập thơ Điêu tàn: “Thế giới hình ảnh trong Điêu tàn thật hư ảo nhưng nó lại có sức ám ảnh mãi không thôi đối với người đọc. Ở Điêu tàn, thế giới ấy ‘đứng sừng sững như một cái tháp chàm chắc chắn và len lõi, bí mật’” [7; tr.74]. Những nhận định trên nhìn chung đã thể hiện sự tìm tòi, khám phá của các nhà nghiên cứu, nhà phê bình trong việc phát hiện ra cái hay trong thơ Chế Lan Viên. Về phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên qua tập thơ Điêu tàn, một số nhà phê bình tập trung vào tập thơ Điêu tàn, một số nhà phê bình thì nhận định phong cách nghệ thuật thơ ông cho cả giai đoạn hay trong một thời kì sáng tác. Những nhận định này nhìn chung là chính xác với những nét độc đáo trong phong cách thơ Chế Lan Viên cho tập thơ Điêu tàn và những sáng tác của ông nói chung. Nhưng cũng có thể thấy, những bài nghiên cứu về phong cách Chế Lan Viên qua tập thơ Điêu tàn còn sơ lược, chưa đi sâu vào bức tranh tổng hợp làm nên phong cách thơ của ông. Tuy nhiên, những ý kiến, nhận định trên là những tư liệu quý giá, góp phần vào việc mở đường cho người nghiên cứu tìm hiểu phong cách thơ Chế Lan Viên qua tập thơ Điêu tàn. ch, yêu cầu nghi 3. Mục đí đích, nghiêên cứu 4 ơ Thực hiện đề tài Tìm hi hiểểu phong cách ngh nghệệ thu thuậật Ch Chếế Lan Vi Viêên qua tập th thơ Điêu tàn, người viết mong muốn: Vận dụng lí thuyết về phong cách nghệ thuật vào nghiên cứu tác giả Chế Lan Viên qua tập thơ Điêu tàn nhằm: Giúp cho người đọc có hình dung nhất định về phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên qua tập thơ đầu tay, đồng thời, tìm ra những nét riêng, độc đáo trong thơ ông và những đóng góp của nó vào việc làm phong phú hơn bộ mặt thơ ca trước cách mạng tháng Tám. ạm vi nghi 4. Ph Phạ nghiêên cứu Luận văn tập trung tìm hiểu phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên chủ yếu ở tập thơ Điêu tàn. Cụ thể là tiếp cận vấn đề ở hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật, từ đó chỉ ra những nét làm nên phong cách của nhà thơ. Ngoài ra, người viết có sử dụng một số bài nghiên cứu về phong cách nghệ thuật và các bài nghiên cứu, phê bình của các nhà phê bình trong đánh giá thơ Chế Lan Viên. ươ ng ph 5. Ph Phươ ương phááp nghi nghiêên cứu Người viết sử dụng nhiều phương pháp trong quá trình thực hiện nhưng chủ yếu là các phương pháp: Phương pháp phân tích – tổng hợp: phân tích vấn đề ở nhiều khía cạnh, đặc điểm. Qua đó khái quát thành những đặc điểm nghệ thuật làm nên phong cách của nhà thơ. Phương pháp so sánh: Đây có thể nói là một trong những phương pháp quan trọng trong nghiên cứu, tìm hiểu phong cách nghệ thuật của một tác giả. Chính vì vậy, khi nghiên cứu phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên người viết có so sánh với một số tác giả thuộc phong trào Thơ Mới như: Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử,… và một số tác phẩm của Chế Lan Viên sau năm 1954 để làm rõ hơn phong cách nghệ thuật của ông qua tập thơ Điêu tàn. Bên cạnh đó, chúng tôi còn kết hợp sử dụng một số thao tác như: chứng minh, bình luận, giải thích… để làm rõ vấn đề nghiên cứu. ƯƠ NG 1: NH ỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CH CHƯƠ ƯƠNG NHỮ 5 ả 1.1 Đô Đôii nét về tác gi giả ộc đờ 1.1.1 Cu Cuộ đờii Ch Chếế Lan Vi Viêên Chế Lan Viên (1920 – 1989), tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, thân phụ là Phan Sĩ Tân. Ngoài bút danh Chế Lan Viên, ông còn sử dụng các bút danh khác như: Mai Lĩnh, Thạch Hãn, Thạch Mai, Chàng Văn. Ông sinh ra ở Nghệ An trong một gia đình viên chức, quê gốc ở huyện Cam Lô tỉnh Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định. Chế Lan Viên từ nhỏ là một cậu bé tài năng và thông minh. Năm ông học lớp nhất trường tiểu học Bình Định, ông đạt được giải nhất với bài luận quốc văn hay nhất trong kì thi khóa các trường tiểu học trên toàn Trung kì. Sau khi đỗ bằng tiểu học vào năm 1935, ông được nhận vào học lớp đệ nhất trường tỉnh, trường Quốc học Quy Nhơn và bắt đầu sáng tác thơ ca từ lúc 12, 13 tuổi. Năm 1937, khi còn đang học tại Quy Nhơn (Bình Định), ông cho xuất bản tập thơ Điêu tàn với bút danh là Chế Lan Viên. Năm 1939, ông chuyển ra học ở Hà Nội và sau khi tốt nghiệp về dạy học ở Thanh Hóa, Huế. Cách mạng tháng Tám 1945 đã ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, tư tưởng của Chế Lan Viên. Từ một con người chán nản, sầu khổ với thực tại, Đảng đã soi rọi và dẫn đường cho Chế Lan Viên trở về với nhân dân, với Tổ quốc. Vì vậy, trong thời kì này ông đến với cách mạng một cách tự nguyện và tích cực tham gia cách mạng ở Quy Nhơn, sau đó ông ra Huế làm báo Quyết Thắng của Việt Minh ở Trung bộ. Những năm kháng chiến chống Pháp, ông tiếp tục làm báo và hoạt động văn nghệ ở khu IV và Bình-Trị-Thiên. Với sự hoạt động tích cực của mình, vào tháng 7 năm 1949, trong chiến dịch ở Tà Cơn, đường 9, gần quê mẹ, Chế Lan Viên được gia nhập vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Đó là một niềm vui lớn của một con người hết lòng phục vụ công sức của mình cho Đảng, nhân dân, những cảm xúc ấy đã được ông ghi lại bằng ng tr những vần thơ hết sức cảm động trong bài Kết nạp Đả Đảng trêên qu quêê mẹ. Hiệp định Pari năm 1954 được kí kết, hòa bình được lặp lại trên miền Bắc, thế nhưng, một phần nửa của tổ quốc, miền Nam vẫn còn bóng dáng của quân thù. Theo hiệp định Pari, Chế Lan Viên cũng như những người khác tiến hành tập kết ra Bắc. Tại Hà Nội, ông tiếp tục làm báo và công tác văn nghệ ở Hội Nhà văn Việt Nam. Với tài năng của mình, ông được bổ nhiệm vào nhiều chức vụ cao của Hội Nhà văn Việt Nam, Đại biểu Quốc hội, ông từng là ủy viên thường trực Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam; đại biểu Quốc hội khóa 4, 5, 6, 7; ủy viên Ban thống nhất Quốc hội khóa 4, 5. 6 Sau năm 1975, Chế Lan Viên sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1988 Chế Lan Viên được tặng Huân chương Độc lập hạng hai. Năm 1989, ông qua đời tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh. Chế Lan Viên được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996 (đợt 1). ươ ng 1.1.2. Sự nghi nghiệệp văn ch chươ ương Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ có số lượng tác phẩm phong phú, đa dạng thuộc nhiều thể loại. Ngoài sáng tác thơ ông còn viết truyện, tạp bút, phê bình văn học, kinh nghiệm sáng tác văn chương…. Dù ở bất cứ thể loại nào, Chế Lan Viên cũng thể hiện sự tài hoa, trí tuệ của mình trong việc nhìn nhận, đánh giá vấn đề văn học, cuộc sống. Chế Lan Viên sáng tác thơ khi ông còn rất trẻ, khoảng mười hai, mười ba tuổi. Năm mười bảy tuổi ông cho xuất bản tập thơ đầu tay, Điêu tàn (1937), tập thơ gây xôn xao trên giới văn đàn văn học lúc bấy giờ với một phong cách mới mẻ, độc đáo. Lấy hình ảnh nước Chiêm Thành từ trong quá khứ, Chế Lan Viên đã thể hiện cái buồn, nỗi cô đơn, băn khoăn của cái tôi bản ngã trước thực tại. Cũng trong thời gian này, Chế Lan Viên cùng với nhà thơ Bích Khê, Hàn Mạc Tử, Quách Tấn lập nên nhóm thơ Bình Định và trường phái Thơ Loạn do Hàn Mạc Tử đứng đầu. Trường phái Thơ Loạn đã góp phần tạo nên một khuynh hướng mới, màu sắc mới cho phong trào Thơ mới (1932 - 1945). Sau tập thơ Điêu tàn, Chế Lan Viên còn sáng tác một số bài thơ khác trong ơ kh những năm từ 1937-1945 và tập hợp thành tập thơ Tập th thơ khôông tên nhưng chưa cho in thành sách. Sau năm 1945, thơ Chế Lan Viên thể hiện sự chuyển biến trong nhận thức và tư tưởng của nhà thơ. Sự ra đời của tập thơ Gửi các anh (1954) là một minh chứng cho sự thay đổi đó. Được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp, tập thơ đã thể hiện lòng khát khao hướng về thực tại đời sống và nhân dân, phục vụ cho công cuộc đấu tranh, giành lại Tổ quốc. Sau năm 1954, thơ Chế Lan Viên thắm nhuần tư tưởng cách mạng, quần chúng nhân dân. Đặc biệt là trong thời kì từ 1960-1975, thơ Chế Lan Viên mang đậm chất sử thi hào hùng, chất chính luận sắc bén cùng với tính thời sự thể hiện đậm nét trong thơ ông. Bám sát thực tế đấu tranh dân tộc trước kẻ thù lớn mạnh là đế quốc Mĩ và tay sai, thơ Chế Lan Viên mang âm hưởng ca ngợi Tổ quốc và con người cách mạng trong 7 công cuộc giải phóng đất nước. Nhiều bài thơ của ông trong thời kì này đã gây xúc cảm mạnh mẽ đối với cách mạng và quần chúng nhân dân, thể hiện được cái nhìn tinh tế của nhà thơ về cuộc sống và khát vọng hòa hợp vào cuộc sống. Những bài thơ này ù sa (1960), Hoa ng ườ ng được tập hợp thành những tập thơ: Ánh sáng và ph phù ngàày th thườ ường ng, ững bài th ơ đá nh gi chim báo bão (1967), Nh Nhữ thơ đánh giặặc (1972), Đố Đốii tho thoạại mới (1973), Hái theo mùa (1976). Sau năm 1975 và nhất là những năm tháng cuối đời, thơ Chế Lan Viên trở về cuộc sống đời thường. Thơ của ông trong thời kì này thể hiện sự băn khoăn, trăn trở của cái tôi trước sự vĩnh hằng của đời sống và lịch sử. Chất triết lí, giàu suy tư của ơ I, người từng trải thể hiện rõ nét trong tập thơ Ta gửi cho mình (1986), và Di cảo th thơ II, III, tập thơ sau này được nhà văn Vũ Thị Thường – vợ của nhà thơ cho in lần lược vào các năm 1992, 1993, 1994. Không những vậy, thời kì sau năm 1975 còn ghi nhận sự thành công đỉnh cao của Chế Lan Viên trong việc tìm cái mới ở thể thơ tứ tuyệt qua tập thơ Hoa tr trêên đá (1984). Chế Lan Viên còn là cây bút văn xuôi tài năng với các tập bút kí Vàng sao ững ng ờ của số th (1942), Th Thăăm Trung Qu Quốốc (1963), Nh Nhữ ngàày nổi gi giậận (1966), Gi Giờ thàành (1977),… Các tập tiểu luận, phê bình văn học cũng gây tiếng vang lớn với Vào ngh nghềề ng dân (1962), Ph Phêê bình văn học (1962), Suy ngh nghĩĩ và bình lu luậận (1971), Bay theo đườ đường ơ (1981), Từ gác Khu n qu tộc đang bay (1976), Ngh Nghĩĩ cạnh dòng th thơ Khuêê Văn đế đến quáán Trung ơ (1987). Tân (1981), Ngo Ngoạại vi th thơ 1.1.3 Quan ni niệệm sáng tác ườ ơ 1.1.3.1 Quan ni niệệm của Ch Chếế Lan Vi Viêên về ng ngườ ườii làm th thơ Quan niệm về nghề thơ hay “thợ thơ” của Chế Lan Viên được thể hiện chủ yếu qua các cuộc nói chuyện văn chương, phê bình văn học và ở một số bài thơ trong sáng tác của ông. Trước cách mạng tháng Tám, theo Chế Lan Viên: “Thi sĩ không phải là người. Nó là Người mơ, Người say, Người điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tỉnh, là Yêu. Nó xối trộn Dĩ vãng. Nó ôm trùm Tương Lai” [20; tr.9] Người làm thơ theo quan niệm của ông không phải là một người bình thường, đó là một con người phi thường đầy đủ trạng thái của người “điên loạn”, từ say, mơ, mộng, ảo, ma, quỷ,… cho đến khả năng ôm trùm thời gian dĩ vãng và tương lai. Và người ta không thể hiểu “Nó” vì theo lí giải của Chế Lan Viên: “Vì nó nói những cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa đó hợp 8 lí. Nhưng thường thường nó không nói. Nó gào, nó thét. Nó gào vỡ sọ, nó thét đứt đầu, nó khóc trào nước mắt, nó cười tràn cả tủy là tủy. Thế mà có người tự cho là hiểu được nó, rồi đem so sánh với Người, và chê nó là giả dối với Người. Với nó, cái gì nó cũng có cả.” [26; tr.9] Có thể nhận thấy trong phát biểu trên dấu ấn của chủ nghĩa siêu thực thể hiện rõ qua quan niệm Chế Lan Viên về người làm thơ. Ông đề cao yếu tố phi lí trong thơ, nhu cầu phá vỡ lí trí, logic trong nhận thức thông thường. Nhà thơ phải chân thành với cảm xúc từ miền vô thức, mặc cho miền vô thức ấy vô nghĩa, phi lí như Jung đã từng nói: “Chỉ những người không biết mới hỏi bức tranh là có ý nghĩa gì. Họ dường như nghĩ rằng bức tranh là vô giá trừ khi nó có thể được hiểu bằng trí tuệ. Đối với người thi sĩ không nhất thiết phải tin vào bức tranh của mình, anh ta không bao giờ sẽ nghĩ như vậy. Anh ta dựa trên cảm xúc. Đối với anh ta, bức tranh không có ý nghĩa gì nhưng anh ta thích vẽ nó, đánh giá nó không vì giá trị nghệ thuật mà vì cảm nhận về sự tự do hay những thành quả đạt được cùng sự tạo ra nó.” [4; tr.125] Để lí giải cho những cái vô nghĩa nhưng hợp lí, ông đã ví dụ về dòng sông Linh, người Dũng Sĩ trong sách của ông và hỏi người đọc “Sông Linh ở đâu? Người Dũng Sĩ ăn mặc như thế nào?” rồi ông tự lí giải “Hãy nghĩ lại! Có ai thấy, vào buổi chiều, rụng ở trong Tháp một viên gạch cũ mà hỏi: Viên gạch ấy chu vi, diện tích bao nhiêu? Đúc từ đời nào? Ở đâu? Bởi ai? Và để làm gì?” [26; tr.9] Đây là lối đối – đáp thông minh của nhà thơ vừa thể hiện quan niệm về cái vô nghĩa mà hợp lí của người làm thơ, vừa cụ thể hóa vấn đề nhà thơ trình bày. Nói tóm lại, dấu ấn của chủ nghĩa siêu thực đã ảnh hưởng lớn đến quan niệm của Chế Lan Viên về người làm thơ. Quan niệm này chi phối hầu hết những sáng tác của ông từ thơ và nhất là trong văn xuôi giai đoạn trước cách mạng tháng Tám. Tuy mang dấu ấn siêu thực nhưng từ quan niệm này cũng có thể nhận thấy, người thi sĩ trong mắt của Chế Lan Viên đã được nâng lên một vị trí mới: Trong văn học trung đại, nhà thơ phải tuân theo sự gò bó tình cảm được quy định theo ý thức hệ Nho gia thì giờ đây, người làm thơ có thể tự do bày tỏ cảm xúc của mình, thậm chí có thể vượt xa mỗi cảm xúc thông thường để vươn đến đỉnh cao của cảm xúc, phi lí trí. Sau cách mạng tháng Tám, cùng với một số nhà thơ khác như Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Xuân Diệu, Huy Cận, … Chế Lan Viên đến với Đảng bằng một niềm tin cháy rực. Tưởng chừng như đi sâu vào bóng tối của cõi siêu hình, nhưng ánh sáng của Đảng đã kéo Chế Lan Viên về với thực tại, soi rọi, khơi gợi niềm tin, lí tưởng cho 9 người thi sĩ. Và Đảng đã thực sự đưa những con người như Chế Lan Viên từ một ươ ng đế n cánh đồ ng vui để Bay theo người đến với mọi người, Từ thung lũng đau th thươ ương đến đồng ng dân tộc đang bay. Sự chuyển biến này đã tác động sâu sắc không chỉ trong đườ đường quan niệm sáng tác thơ mà còn cả quan niệm của ông đối với người làm thơ. Ông quan niệm: “Thơ là một nghề rất nghiêm túc” [17; tr.309] nên người cầm bút trước tiên phải là người chân chính và phải có tài. Từ cái chân chính, tài năng ấy, người làm thơ phải biết không ngừng học hỏi, rèn luyện vốn sống để có một trực giác linh hoạt, nhạy cảm trước vấn đề của cuộc sống. Đồng thời, chính vì xem thơ là một nghề nghiêm túc nên Chế Lan Viên đòi hỏi người làm thơ phải lao động miệt mài, cần cù. Sự ra đời của một tác phẩm thể hiện được công sức, sự khổ luyện của người làm thơ trong quá trình lao động. Ông ví như một người làm thơ cũng như con ong mật: “Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay Nay rừng nhãn thôn Đoài, mai vườn cam xứ Bắc Mật ngọt ở đồng bằng mà hút nhụy tận miền tây” Ong và mật) (Ong Sự cần cù, chăm chỉ là đức tính cần có của người làm thơ, nhưng điều quan trọng hơn là người làm thơ phải tự ý thức về mình để có bước đi cho phù hợp. Ông ví nhà thơ như một ngọn hải đăng phải biết tự mình “chớp”, “xoay” thì mới có thể phát sáng được. Tác phẩm cũng như một mùa gặt, người làm thơ muốn tác phẩm của mình hay thì phải biết cách gieo hạt, cách chọn giống: “Người gieo là anh và người gặt cũng là anh, Chỉ gieo những cơn gió và gặt về mùa đào sao được? Anh muốn gặt trang phì nhiêu sao anh lại cầm thóc lép để mà gieo?” ơ) (Sổ tay th thơ Đối với Chế Lan Viên, người làm thơ phải có lập trường và tư tưởng, lập trường là cái có đầu tiên, và tư tưởng là cái then chốt. Có lập trường tư tưởng thì nhà thơ, nhà văn mới có thể nói đúng được cái tốt, cái xấu và tránh được cái “ba phải” trong thơ. Có lập trường, tư tưởng vẫn còn chưa đủ, Chế Lan Viên quan niệm lập trường, tư tưởng phải đi đôi với hành động thì thơ mới có hồn, sống động. Thơ ca từ lâu vốn gắn liền với cuộc sống, từ cuộc sống mà đi ra. Theo Tố Hữu, thơ chính là “cái nhụy của cuộc sống”, vì vậy nhà thơ muốn “có nhụy” thì “Chính 10 mình phải hút được cái nhụy của cuộc sống, phải phấn đấu cho cuộc đời có nhụy” (Tâm sự làm thơ). Chế Lan Viên cũng đề cao vai trò của thực tế cuộc sống đối với nhà thơ, theo ông, cuộc sống dạy cho người làm thơ cách sống giữa chốn phức tạp của nó: “Ở cùng ta (cuộc sống- Người viết) thêm vài ngày, ngươi sẽ bắt đầu hiểu ta, và chẳng vì thế mà mi ghét ta. Nhưng hãy ở cùng ta thêm vài ngày nữa người sẽ hiểu sâu ta và vì thế, ngươi yêu ta vĩnh viễn” [24; tr.295] Có vốn sống thực tế thì nhà thơ mới có tư tưởng phong phú, vì vậy, Chế Lan Viên khuyên nhà văn, nhà thơ phải biết hướng mình ra cuộc sống, biết dời lòng đến những trời cao, cạnh bể, đến những ngã ba, ngã tư của cuộc đời để cảm nhận cuộc sống, thế thì những trang thơ, văn mới hay, mới hấp dẫn, ông viết: “đừng ở trong phòng! Mà sáng nay anh phải thấy bể để chiều nay ghép nó với chữ trời, mười năm trước anh phải sống với cuộc kháng chiến để giờ đây ghép nó với chữ hòa bình, và luôn phải ra khỏi nhà mình, vào trong thực tế khách quan, để lúc trở về, tâm hồn mới có nhiều tương quan đột ngột” [23; tr.248]. Có hòa nhập với cuộc sống thì người làm thơ mới có thể hiểu được sự vận động của cuộc sống với bao nốt thâm trầm, từ đó thêm cố gắng hơn trong công việc của mình, ông đã tâm tình điều ực tế: này trong bài Đi th thự “Suốt cuộc đời ăn hạt gạo nhân dân Ngày thứ nhất nhà thơ đi học cấy Bỗng hối tiếc nghìn câu thơ nước chảy Chửa vì người bằng một bữa cơm ăn.” Nhà thơ đối với Chế Lan Viên cần học cách “cho và nhận”. Ông đã từng nói: “tâm hồn của người thi sĩ đẹp ở chỗ nó biết nhận và càng đẹp hơn ở chỗ nó biết cho” [24; tr.272], “cho” theo quan niệm của Chế Lan Viên chính là đem tâm hồn của mình cho dân tộc, nhân dân, cho chiến thắng. “Cho” và “nhận” gắn bó mật thiết với nhau, có “cho” thì mới có “nhận”. Xuất phát từ điều này, ông giải thích những người không có gì để “cho” là vì “họ không có nhận được gì. Họ không nhận được cái đau, cũng không nhận được cái vui, họ cũng không nhận được máu chảy ra từ sự chia cắt” [24; tr.273] Chế Lan Viên quan niệm một nhà văn, nhà thơ thành công là khi anh ta biết thừa hưởng những kinh nghiệm và những giá trị của thế hệ trước, nhưng quan trọng là anh ta phải nắm bắt được cuộc sống hiện nay. Bởi vì cuộc sống luôn vận động và phát 11 triển, những biến động của xã hội đôi khi được tính bằng ngày, phút, giây, vì thế đòi hỏi nhà thơ cần bám sát và phải nhạy bén trong việc nắm bắt vấn đề cuộc sống: “Mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây Đều có cái gì của đời không giống trước Miễn là anh lắng tai Nếu anh ghi lại thì dòng sông kia ở lại Và anh để đời trôi xuôi thì nước cũng trôi xuôi” ơ...ngh (Ngh Nghĩĩ về ngh nghềề.... ngh nghĩĩ về th thơ ...nghĩĩ.... ....) Ông cũng đã từng khuyên những người đi trước: “Khi anh gần chạng vạng Thì có người bình minh Đừng lấy hoàng hôn ngăn cản Ban mai của họ sinh thành” Đừ ng ng (Đừ Đừng ngăăn cản) Ngoài khả năng bám sát vào cuộc sống, khả năng quan sát của người cầm bút sáng tác văn học nói chung và nhà thơ nói riêng rất quan trọng. Có quan sát thì nhà thơ mới nắm bắt được nhịp độ của cuộc sống, mới hiểu được bản chất của sự vật vốn bị những hiện tượng đơn nhất bên ngoài che khuất. Nói về khả năng quan sát của nhà thơ, Chế Lan Viên quan niệm nhà thơ phải chú ý quan sát, ông ví như muốn tả chữ “bể” thì phải thấy nhiều “bể”, đó là “bể vào lúc chiều, lúc yên lặng, lúc cuồng phong, vào mùa đông, hè...”[23; tr.146]. Ngoài ra, Chế Lan Viên quan niệm, mỗi nhà thơ phải có sự linh hoạt và khả năng nhìn xa trông rộng: “trong văn và thơ phải có con mắt to của nhà triết học để thấy nam, bắc, đông, tây. Đồng thời phải có con mắt bé như kiến để phát hiện chi tiết. Mỗi chi tiết làm nên nhà thơ lớn” [25; tr.843], hay đôi khi nhà thơ như một con bói cá phải có tầm nhìn xa trông rộng: “Nhà thi sĩ như con bói cá, mắt bao gồm đầm hồ Bát ngát, phải thấy cả tam thiên mẫu của đời, Trước khi lao vào bắt một chú cá con” ơ...ngh (Ngh Nghĩĩ về ngh nghềề.... ngh nghĩĩ về th thơ ...nghĩĩ....) Nền thơ ca nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung rất cần những người nghệ sĩ có phong cách. Chính những phong cách của mỗi tác giả không chỉ góp thêm hương sắc cho vườn văn mà còn khẳng định sự trưởng thành của phong trào văn học. 12 Để có cái riêng, nhà thơ phải có sự lao động chăm chỉ cùng với thái độ không ngừng tìm tòi, học hỏi, bởi theo ông, cái đẹp len lõi khắp mọi nơi nên nhà văn, nhà thơ phải tìm những khía cạnh, lấy cái rất riêng để diễn tả những cái thông thường, thế thì nhà văn, nhà thơ mới có thể có dấu ấn phong cách của mình với bạn đọc và nền văn học. ơ 1.1.3.2. Quan ni niệệm của Ch Chếế Lan Vi Viêên về th thơ Trước cách mạng tháng Tám, quan niệm thơ Chế Lan Viên chịu ảnh hưởng của khuynh hướng nghệ thuật vị nghệ thuật. Ông đã từng nói: “Nếu vẫn cứ quốc gia, đạo đức, xã hội luân thường thì ba phần tư nhân loại sẽ chết vì đau dạ dày” [23; tr.30]. Ông quan niệm, mĩ thuật là phải huyền bí, huyễn tưởng thì mới vựt dậy được cái đẹp: “Mĩ thuật là thần bí. Sự linh thiêng cần phải đẹp mới dậy nổi những sóng bể khát thèm, cái đẹp không linh thiêng sao có thể đè nén những nỗi khiếp sợ.” [23; tr.30] Đồng thời, quan niệm về thơ và tác phẩm văn học nói chung, Chế Lan Viên đặt sự tương quan giữa độc giả với tác phẩm. Trong Tựa của tập thơ Điêu tàn ông từng nói: “Đọc tập Điêu tàn này xong, nếu lòng anh vẫn dửng dưng không có lấy một cơn sóng gió thì xin anh hãy cầu khẩn tất cả những gì Thiêng Liêng, những gì cao cả tha tội cho phạm nhân là tôi đây. Nếu, khi đọc xong mà cái Buồn, cái Chán, cái Hãi hùng cùng ùa nhau đến bọc hồn anh (…) thì xin anh chớ hẹp hòi gì mà cười cho mênh mang, gào cho vỡ cổ, khóc cho hả hể, rồi gửi cái cười, cái gào cái khóc ấy cho không trung.” [26; tr.10] Từ đoạn trích trên có thể nhận thấy, vai trò của người đọc và cảm xúc của người đọc giữ vai trò quan trọng trong việc cấu thành sự thành công của một nhà thơ. Đặt vị trí người đọc làm trung tâm, tác phẩm nói chung phải khơi dậy sợi dây cảm xúc bên trong tâm hồn người đọc và phải có tác dụng nhất định với họ: “Mỗi người đọc lấy mười lần, làm một bài toán nhân, phải chăng chúng ta đã có một số lớn bằng quần chúng. Được như thế, quyển sách cần phải đủ sức vẹn nguyên và khác lạ sau mỗi lúc dùng xong – đủ sức làm cho họ kém đi hay bồi đắp thêm sau khi đọc sách.” [23; tr.13] Nhìn chung, quan niệm về thơ của ông trong giai đoạn này có sự tiến bộ nhất định khi ông nhấn mạnh vai trò và tương tác của độc giả với tác phẩm. Tác phẩm chính là chiếc cầu nối giữa nhà văn với người đọc, thông qua tác phẩm, người đọc có thể nắm bắt nội dung tư tưởng mà nhà văn muốn truyền đạt, chính vì vậy, một tác phẩm hay phải thực sự tác động đến nhận thức, tình cảm người đọc. Đây là quan niệm mới về văn học nói chung của ông mà ít những nhà phê bình, lí luận trong thời gian này làm được. 13 Sau cách mạng tháng Tám, quan niệm thơ Chế Lan Viên có sự chuyển biến rõ rệt. Quan niệm thơ của ông gắn với nhân dân và quần chúng, thể hiện bước đi tích cực trong nhận thức về thơ của Chế Lan Viên. Nền văn học Việt Nam nói chung và nền thơ ca Việt Nam nói riêng ngày càng khẳng định bước tiến trong công cuộc hiện đại hóa trong thơ. Tắm trong dòng chảy hiện đại ấy, thơ phải đi từ nội dung đến hình thức thể hiện phải hiện đại. Chế Lan Viên quan niệm, một bài thơ được coi là hiện đại khi trong thơ thể hiện được “sự sống hiện đại, cách xúc cảm hiện đại trước cuộc sống. Rồi mới đến cách biểu hiện hiện đại về cuộc sống và xúc cảm.” [24; tr.332] Có thể nói, nhu cầu hiện đại hóa trong thơ ca là điều cần thiết nhằm không ngừng đáp ứng nhu cầu cách tân của thời đại. Vì thế, nhà thơ phải học hỏi từ hiện đại để tìm cái mới phục vu cho công cuộc hiện đại hóa ấy. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Chế Lan Viên không ngừng tìm tòi, khám phá những cái mới của giá trị thơ ca. Theo ông thơ ca phải luôn đổi mới để đáp ứng nhu cầu sáng tác của nhà thơ, ông chủ trương: “Đừng làm những câu thơ khuôn mình theo văn phạm Như những cây quá thẳng chim không về” ơ) (Sổ tay th thơ Quan niệm này đã góp phần cho việc giải phóng, khai thác tối đa tiềm năng cảm xúc của người làm thơ trong sáng tác. Tuy nhiên, cách tân thơ là để làm cho những câu thơ trở nên mới lạ và hay chứ không phải phá vỡ để “cú bất thành cú, thơ bất thành thơ”. Theo quan niệm của Chế Lan Viên, thơ phải có ích. Ông coi đó là bước đầu tiên, khởi đầu của người làm thơ, và thơ phải có tác dụng nhất định với người tiếp nhận: “Đừng làm những những bài thơ ‘lớn’, suông mà không ai thèm đọc Vì không lo cho việc nhỏ của đời. Bài thơ là con trận đánh, của vụ mùa, của các giọt mồ hôi Thơ đâu phải chỉ là con của trang giấy hồng hay trang giấy trắng”. (S ơ) (Sổổ tay th thơ 14 Là người sống trong suốt thời kì kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mĩ, Chế Lan Viên ý thức rất rõ sự mất mác, hy sinh của dân tộc. Vì vậy, thơ đối với ông còn là vũ khí chiến đấu để góp phần vào sự nghiệp chung của đất nước. Ông quan niệm, mỗi câu thơ, bài thơ được sinh ra từ chiến đấu của nhân dân, thơ mang lại niềm tin và sức chiến đấu cho cả dân tộc, cho nên “Thơ là vũ khí quý báu của chúng tôi” [18; tr.387]. Vũ khí trong thơ là sự tiếp nối truyền thống hào hùng của thế hệ đi trước với những con người đã hy sinh cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc: “Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng Súng thơ tôi, tôi kề lên xác đời anh” (Nh Nhậật kí ở bệnh vi việện) Và: “Cho ai cũ thơ tôi làm ướt áo Nay họ về sưởi ấm dưới thơ tôi” ơ) (Ngh Nghĩĩ về th thơ Thơ theo quan niệm của Chế Lan Viên không chỉ là vũ khí chiến đấu, khơi dậy lòng tin và thức tỉnh ý thức đấu tranh của con người mà thơ con phải giải đáp những gì đã và đang xảy ra trong chiến tranh cũng như trong thời bình. Trong thời bình, thơ phải trả lời những câu hỏi của đời, chỉ cho con người thấy cái tốt, cái thấp hèn. Ngoài ra, thơ không chỉ nói cái tốt mà còn phải chỉ ra những góc khuất mà xã hội còn vấp phải, từ đó có cách khắc phục đưa xã hội tiến đến sự tiến bộ: “Giờ hòa bình tôi vẫn làm thơ- nhặt lá Không phải vì đất nước mình còn chiến tranh nghèo khó Mà có bao nhiêu thằng đang sống xa hoa Vì bọn người thoái hóa Khiến cho thắng trận rồi mà vẫn còn nhặt lá – kẻ làm thơ” (Hồi kí) Nhìn thấy “bọn người thoái hóa” đang hoành hành trong xã hội với cuộc sống nghèo khổ của người dân, nhất là những người có công trong sự nghiệp đấu tranh chung dân tộc, Chế Lan viên đã từng hổ thẹn vì những câu thơ của mình chưa giải đáp được cuộc đời, cho số phận của người lính sau chiến tranh. Đó cũng chính là sự suy tư của tác giả về vị trí, vai trò của người làm thơ trong thời bình: 15 “Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong Mà tôi xấu hổ Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười” (Ai? Tôi!) Quan niệm về vị trí, vai trò của thơ và người làm thơ Chế Lan Viên có sự thay đổi rõ rệt từ trước và sau năm 1945. Nếu trước năm 1945, thơ và người làm thơ theo quan niệm Chế Lan Viên ít nhiều chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực, thì sau năm 1945 cho đến thời bình, thơ ông thể hiện sự gắn bó sâu sắc với thời đại, con người và cuộc sống. Những chia sẻ, quan niệm của ông về thơ và người làm thơ rất đáng để những người sau học hỏi và noi theo. Đồng thời, từ quan niệm trên có thể nhận thấy, Chế Lan Viên là một nhà thơ có tâm huyết và tận tụy với nghề. Những dòng hồi kí của Võ Văn Trực về Chế Lan Viên trong những ngày cuối đời ở bệnh viện khiến người đọc không khỏi cảm động về tinh thần làm việc không mệt mỏi của nhà thơ: “Chế Lan Viên hăm hở ngỡ như mình đang dần dần trở về trạng thái bình thường. Anh không thấy cơ thể đau đớn gì cả, nên càng hăng hái viết, giành giật thời gian viết câu thơ này rồi viết câu thơ khác, làm xong bài này rồi làm bài khác. Viết ở nhiều tư thế. Ngồi viết. Nằm sắp viết. Nằm nghiêng viết. Những tờ giấy rời nằm rải rác ở đầu giường cuối giường…” [17; tr.265] 1.2 Vài nét về vấn đề phong cách ngh nghệệ thu thuậật Phong cách (cách nói tắt của phong cách nghệ thuật) từ lâu đã trở thành vấn đề thu hút đông đảo giới nghiên cứu và phê bình văn học. Victo Hugo đã từng nói: “Tương lai chỉ thuộc về những ai nắm được phong cách” [12; tr.205], câu nói đã nhấn mạnh tầm quan trọng của phong cách đối với thực tiễn sáng tác, nghiên cứu và phê bình nói chung. Tuy nhiên, cho đến ngày nay giới nghiên cứu vẫn chưa có khái niệm thống nhất trong định nghĩa về phong cách nghệ thuật. Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Nh Nhàà văn Vi Việệt Nam hi hiệện đạ đạii - Ch Châân dung và Phong cách đã dành vài trang đầu để nói về phong cách nghệ thuật. Ông nhìn nhận phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, là một chỉnh thể nghệ thuật. Quan tâm đến thế giới nghệ thuật bên trong của nhà văn trong việc thể hiện phong cách của nhà văn đó, ông viết: “Mỗi nhà văn có phong cách tạo cho mình một thế giới nghệ 16 thuật riêng. Thế giới ấy dù đa dạng đến đâu cũng có tính thống nhất. Cơ sở của tính thống nhất này là một nhỡn quan riêng về thế giới và sâu xa hơn nữa là tư tưởng nghệ thuật riêng của nhà văn”. [14; tr.6, 7] Mặc dù phong cách của nhà văn có sự vận động từ tác phẩm này sang tác phẩm khác nhưng theo ông khi phong cách đã định hình thì mang tính bền vững. Cũng nhắc đến phong cách nghệ thuật, Phan Ngọc trong Tìm hi hiểểu phong cách Nguy Nguyễễn Du trong truy truyệện Ki Kiềều đã nâng tầm vóc phong cách nghệ thuật của một nhà văn. Ông cho rằng, yếu tố làm nên phong cách của nhà văn khi: “anh ta đóng góp đặc biệt mà trong thời đại mình không ai làm được. Không những thế, những đóng góp của anh ta ngoài thời đại đến nỗi thời đại sau có thể bắt chước mà khó có thể vượt qua” [15; tr.9]. Phan Ngọc cho rằng, phong cách là sự lặp lại ở tần số nhất định những nét khu biệt thì mới tạo được sự chú ý và dấu ấn trong lòng người đọc. Phong cách không tách rời giữa nội dung và hình thức, hai yếu tố này không ngừng tác động qua lại lẫn nhau trong phong cách của nhà văn, ông viết: “Trong phong cách có nội dung, nhưng nội dung được xác định theo hình thức được xác định theo cái hình thức riêng thích hợp với một nội dung khác” [15; tr.14]. Ngoài ra, phong cách theo Phan Ngọc còn mang tính chỉnh thể, tính cấu trúc. Chính vì tính chất đó nên người nghiên cứu có thể nhận ra tác giả, thời gian ra đời tác phẩm, dấu ấn thời đại trong sáng tác của một nhà thơ. Phong cách còn có khả năng khu biệt tác giả này với tác giả khác, đồng thời khẳng định sự đóng góp của tác giả đó với mai sau: “Một tác giả chỉ có một phong cách riêng khi đọc vài câu người ta đón biết tác giả là ai, khi cái phong cách mà tác giả xây dựng góp phần vào truyền thống văn hóa văn học, trở thành mẫu mực cho nhiều người khác nôi theo và học tập” [15; tr.34] ữ văn học của Lê Bá Hán cùng các tác giả đã định Trong cuốn Từ điển thu thuậật ng ngữ nghĩa về phong cách nghệ thuật: “Phong cách nghệ thuật là phạm trù thẩm mĩ chỉ sự thống nhất của hệ thống hình tượng của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo của nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc”. [10; tr.255, 256] Nhóm tác giả cho rằng, phong cách nghệ thuật có thể tri giác được qua những yếu tố cơ bản của hình thức nghệ thuật, đồng thời “phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một chỉnh thể có thể cảm nhận được một giọng điệu, sắc thái thống nhất” [10; tr.256]. Khẳng định tài năng, những nét có tính chất lặp lại trong hình thành phong cách của 17 một tác giả, nhóm tác giả viết: “Không phải nhà văn nào cũng có phong cách, chỉ có những nhà văn có tài, có bản lĩnh mới có được phong cách độc đáo. Cái nét riêng ấy thể hiện các tác phẩm và được lặp đi, lặp lại trong những tác phẩm của nhà văn làm ta có thể nhận ra sự khác nhau” [10; tr.256]. Ngoài ra, các nhân tố khác như tâm lí, khí chất, cá tính theo nhóm tác giả cũng quan niệm chúng cũng có ảnh hưởng đến sự hình thành phong cách của một nhà văn. Trong cuốn Văn tâm điêu long, Lưu Hiệp cũng có nhắc tới một số đặc điểm của phong cách nghệ thuật. Thuật ngữ phong cách được ông gắn liền với khí chất của người làm thơ, cái khí chất ấy theo ông ảnh hưởng nhiều từ sự rèn luyện, tình cảm từ bên ngoài: “Người ta do chỗ tình cảm và bản tính đào luyện, do sự giáo dục và ảnh hưởng từ bên ngoài (nhiễm là nhuộm) tích lũy lại mà lời văn và sáng tác mỗi người một khác” [2; tr.192]. Bên cạnh yếu tố bên ngoài, lối văn trình bày của tác giả cũng có thể nhận thấy được trình độ học vấn của tác giả. Lưu Hiệp cũng cho rằng, phong cách được hình thành từ cái tâm của tác giả đó. Và theo ông, do mỗi người có cái tâm khác nhau cho nên lời văn cũng khác nhau: “Phong cách cứng hay mềm, [muốn đổi] may ra chỉ có cách đổi khí chất. (…). Mọi người đều lấy cái tâm của mình làm thầy, cho nên đều khác nhau như mặt người” [2; tr.193]. Ngoài ra, khi bàn về phong cốt của nhà văn, Lưu Hiệp cho rằng đây là hai yếu tố làm nên “tính tình và khí chất” của nhà văn. Ông từng viết: “khi lòng đau xót cảm hoài muốn bộc lộ tình cảm mình thì thế nào cũng bắt nguồn từ phong. Khi ngâm vịnh trình bày lời văn thì không có gì quan trọng hơn cốt cách.” [2; tr.195] Ông so sánh cái cốt cách của con người cũng như bộ xương, tình cảm chứa đựng cái phong cũng như các hình hài chứa khí chất, và “Khi lời văn được xếp đặt đúng đắn và thẳng thì cái cốt cách của văn đã hình thành. Nếu ý chí và khí chất [của nhà văn] hăng hái mạnh mẽ thì cái phong cách của nhà văn có tác dụng cảm hóa. Nếu lời văn giàu có đầy đủ mà phong cách, cốt cách vẫn không bay bổng được thì đó là vì màu sắc văn mất vẻ tươi và âm thanh để nâng đỡ văn không có sức.”[2; tr.196, 197] Đóng góp của Lưu Hiệp chính là ông đã đặt phong cách với phong thái, cốt cách (phong cốt) để làm nên cái khí chất của nhà văn, đồng thời, ông còn rất xem trọng cái tâm, sự đào luyện, tập dượt của nhà văn cũng như các yếu tố bên ngoài của giáo dục. Đây là lí luận mới so với đương thời mà ông sinh sống và cũng là tài liệu quý cho nghiên cứu phong cách của nhà văn thời hiện đại. 18 Nói đến phong cách không thể không nhắc đến cuốn Cá tính sáng tạo của nh nhàà văn và sự ph pháát tri triểển văn học của M.B. Kharapchenko. Trong cuốn sách này, ông đã dành hẳn một chương để nói đến phong cách, theo đó, phong cách được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Ar.Grigorian cho rằng: phong cách gắn liền với thể giới quan, bút pháp, phương pháp, thời đại: “Phong cách không thể vô can với phương pháp, thế giới quan, với bút pháp, với cá nhân nhà nghệ sĩ, với cách hiểu của nghệ sĩ với thời đại, với vẻ đặc thù dân tộc trong sáng tác của anh ta… phong cách là sự thống nhất của tất cả các phạm trù đó” [12; tr.131]. Gắn phong cách với ngôn ngữ, V. Turbin đã từng nói: “Phong cách – đó là ngôn từ được xem xét trong mối quan hệ của nó với hình tượng, đó là tác động qua lại thường xuyên giữa những khái niệm và ý nghĩa nẩy sinh trong ngôn từ vốn đặt vào một văn cảnh nghệ thuật” [12; tr.131]. Còn theo V.Kovalev thì “Phong cách là một thể thống nhất chỉnh thể của nhà văn …, đó là qua lại giữa nhiều yếu tố trong hệ thống nghệ thuật của nhà văn, là sự quy định lẫn nhau của những yếu tố đó” [12; tr.132,133]. Sau khi đã trình bày những ý kiến khác nhau về phong cách của các nhà nghiên cứu, M.B. Kharapchenko đã nêu ra ý kiến riêng của mình về phong cách. Ông cho rằng, phong cách có liên hệ mật thiết đến cá tính sáng tạo của nhà văn: “Phong cách biểu hiện nhiều đặc điểm của cá tính sáng tạo của nhà văn, sự hoàn chỉnh của nhận thức nhà văn về cuộc sống, của cái nhìn nhà văn về thế giới.” [12; tr.144] Ngoài ra, M.B. Kharapchenko còn chỉ ra “tính giao tiếp” nghệ thuật định hướng nhằm vào độc giả cũng có ý nghĩa trong hình thành phong cách của nhà văn. Sự định hướng vào độc giả ảnh hưởng đến cách tổ chức, hình thức sáng tạo và kích thích cấu trúc của tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy nên ông viết: “Phong cách một nhà văn thực sự có tài có dung tích bên trong rất lớn, có khả năng ảnh hưởng đến tầng lớp độc giả khác nhau, của thời đại lúc bấy giờ cũng như thời đại sau này.” [12; tr.151] Phong cách có chức năng là “chiếc máy phát năng lượng” và quan trọng hơn là hình thành cấu trúc bên trong của hình tượng văn học. Nói đến các yếu tố biểu hiện phong cách, ông khá xem trọng giọng điệu, đề tài và tư tưởng của nhà văn đó, theo ông phong cách chỉ được thể hiện ở giọng điệu và với hệ thống giọng điệu đa sắc thái, sắc điệu, chúng làm cho việc nhìn nhận và giải quyết vấn đề trở nên phong phú và đa dạng. Những biểu hiện thủ pháp, kết cấu về không gian và thời gian cũng góp phần vào việc thể hiện phong cách. Đồng thời, việc lựa chọn ngôn ngữ thể hiện cái nhìn mới mẽ của nhà văn: “… vẻ đặc thù của phong cách đã quy định việc nhà văn lựa chọn 19 nhiều phương tiện ngôn ngữ cho phép anh ta những dự định sáng tạo của mình.” [12; tr.195] cũng thể hiện cá tính, cái riêng của nhà văn, nhà thơ đó. Những định nghĩa, cách hiểu khác nhau về phong cách nghệ thuật đã thể hiện sự tìm tòi của các nhà nghiên cứu trong việc tìm hiểu về phong cách. Mặc dù có những ý kiến khác nhau nhưng nhìn chung phong cách nghệ thuật có những đặc điểm: Không phải nhà văn nào cũng có phong cách, chỉ có những nhà văn thực sự tài năng, sáng tạo trong nghệ thuật thì mới có phong cách. Phong cách là sư lặp đi lặp lại những dấu hiệu độc đáo có tính chất khu biệt thể hiện cá tính của nhà văn trong việc nhìn nhận và sáng tạo. Với tư cách là một chỉnh thể, phong cách nghệ thuật mang tính hệ thống, tính thống nhất giữa các bộ phận tạo nên phong cách. Phong cách thể hiện ở hai bình diện là nội dung và hình thức nghệ thuật có một quan hệ chặt chẽ với nhau. Những đặc điểm trên là tiền đề cho người nghiên cứu tìm hiểu phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên qua tập thơ Điêu tàn. ƯƠ NG 2: PHONG CÁCH NGH Ệ THU ẬT CH Ế LAN VI ÊN CH CHƯƠ ƯƠNG NGHỆ THUẬ CHẾ VIÊ Ơ ĐIÊU TÀN TH Ể HI ỆN TR ÊN BÌNH DI ỆN NỘI DUNG QUA TẬP TH THƠ THỂ HIỆ TRÊ DIỆ 20 ữa đồ ng bằng th ơ Vi 2.1 Điêu tàn – “ni niềềm kinh dị” gi giữ đồng thơ Việệt Nam ủng khi ữa qu ứ hào hùng và hi 2.1.1 Sự đố đốii lập kh khủ khiếếp gi giữ quáá kh khứ hiệện tại đau ươ ng của một dân tộc th thươ ương Sinh ra trên vùng đất Quảng Trị nhưng có một tấm lòng gắn bó sâu sắc với Bình Định, kinh đô cũ của dân tộc Chàm đã không ngừng ảnh hưởng, tác động đến nhận thức của cậu bé Phan Ngọc Hoan khi mới mười bốn, mười lăm tuổi. Ấn tượng về những tháp Chàm đã được Chế Lan Viên sau này viết trong tập thơ đầu tay của mình bằng một sự cảm thông, ám ảnh mãi không thôi: “Những cảnh ấy trên đường về ta gặp, Tháng ngày qua ám ảnh mãi không thôi Và từ ấy lòng ta luôn tràn ngập Nỗi buồn thương tiếc nhớ giống dân Hời” Tr ng về) (Tr Trêên đườ đường Nước non Chiêm Thành qua cái nhìn của tác giả được xuất phát từ quá khứ hùng hồn, mạnh mẽ. Họ, những chiến binh Chàm xuất hiện với vẻ hào hùng và sức mạnh của họ: “Chim câm tiếng, nắng chiều không dám động Lá vàng kia sợ hãi cũng thôi rơi Làn suối trắng nghẹn lời trong ngàn rộng…” Chi ng (Chi Chiếến tượ ượng ng) Sự mạnh mẽ của quân Chiêm được miêu tả bằng khung cảnh “Chim”, “nắng chiều”, “lá vàng”, “suối trắng” thì phải “câm”, “không dám động”, “nghẹn” trước sức mạnh của chiến binh Chiêm Thành. Và những con voi Chàm, con vật thiêng và đặc trưng của dân Chàm xuất hiện với vẻ uy nghi, lẫm liệt, tác giả đã sử dụng từ “ngài” với sự trân trọng và kính phục: “Giữa ngàn rậm muôn cây chen lá thắm Voi Chàm đi lẳng lặng, đáp uy nghi Cũng rung chuyển, dưới chân ngài, rừng núi thẳm Dưới chân ngài rên rỉ lá vàng, xanh” Chi ng (Chi Chiếến tượ ượng ng) ng, cảnh chiến địa của dân Hời được miêu tả bằng một không Bên Chi Chiếến tượ ượng khí quyết liệt với “loa vang”, “máu gào”, “ngựa hí”, những con voi Chàm thì “hung 21 hăng như sóng bể” bên những đóm lửa và tiếng hét vang của dân Chiêm. Bên cạnh đó, không khí niềm vui chiến thắng đã được nhà thơ làm sống lại bằng những vần thơ: “Nơi một sáng Đồ Bàn vang tiếng hát Muôn dân Chàm thắng trận giở quân về Đàn chiến tượng, trong hương trầm man mác Cùng oai hùng, lặng lẽ, nặng nề đi” Chi ng (Chi Chiếến tượ ượng ng) Không dừng lại ở đó, quá khứ của dân Hời còn được sống lại trong thơ Chế Lan Viên với cuộc sống thái bình, thịnh vượng của nước non Chiêm. Chúng được điểm tô bằng những cung đền, lâu đài, thành quách và những cuộc vui chơi của vua quan Chiêm: “Vua quan Chiêm say đắm thịt da ngà Những Chiêm nữ mơ màng trong tiếng sáo Cùng nhịp nhàng uyển chuyển uốn mình hoa” Tr ng về) (Tr Trêên đườ đường Âm vang cuộc sống thái bình của dân Hời vẫn còn đâu đó trong không gian hiện tại bằng những hình ảnh hết sức bình dị, đó là những chiếc thuyền “nằm mơ trên sông lặng”, bầy voi Chàm thì “trầm mặt dạo bên thành” và hình ảnh của những người phụ nữ Chàm: “Những cô thôn vàng nhuộm nắng chiều tươi Những Chiêm nữ nhẹ nhàng quay lại ấp Áo hồng nâu phủ phất xõa lời vui” Tr ng về) (Tr Trêên đườ đường Nhưng những vẻ uy nghi, lẫm liệt của nước non Chiêm Thành giờ đây chỉ còn là quá khứ. Những cung điện, thành quách và những cảnh sống thái bình chỉ nhắc lại và làm đau thêm vết thương dân Hời. Viết về hiện tại của dân Hời, giọng điệu buồn thương lan tỏa trong khắp những vần thơ Chế Lan Viên. Dòng sông Linh, nơi chiến trường ác liệt xưa dường như cũng buồn theo dòng chảy quá khứ ấy, thế nên chúng mới: “Quằn quại trôi giòng máu thắm sông Linh”. Muôn dân Hời giờ đây xuất hiện với những bóng ma sờ soạng, lang thang trong không gian u tối bãi tha ma hoang vu: “Trong gió rét, tiếng huyết kêu rạo rực Như cô hồn rạo rực bãi tha ma 22 Khi ồ ạt như muôn năm không đứt Ồ ạc trôi nguồn máu chiến trường xa” Sông Linh (S Linh) Hiện về bên những chiến tượng, tìm những dấu vết xưa, nhưng càng đắm mình về quá khứ, hiện tại càng đượm vẻ sầu bi tha thiết. Cảnh huy hoàng cũ chỉ tạo thêm cho voi Chàm cảm giác nhớ tiếc, khiến chúng “lặng nhìn ngây” với vẻ buồn ảm đạm. Cả không gian với “Ngài” đều thắm “vẻ sầu bi” nhớ tiếc: “Ngài vội bước trong giòng sâu đón lấy Những ngày xưa theo cuộn nước trôi về Nhưng nước chảy, mơ tan, Ngài bỗng thấy Cả không gian nhuần thắm vẻ sầu bi” Chi ng (Chi Chiếến tượ ượng ng) Và để thoát vẻ u buồn và làm sống dậy trong mình quá khứ xưa, những con voi Chàm tự chọn cho mình một hướng giải thoát riêng, đó là cho hồn mình thả theo gió trôi về thành quách xưa: “Bên sông vắng voi Chàm thôi cất bước Để hồn trôi theo sóng đế trời xa Đến trời xa, nơi gió vàng tha thướt Bên lâu đài lặng ngủ dưới sương mờ” Chi ng (Chi Chiếến tượ ượng ng) Trước vẻ điêu tàn của một dân tộc bị chìm đắm, nhân vật người thi sĩ đã đứng hẳn về phía dân Chàm để bày tỏ niềm thương cảm đối với họ. Thậm chí khoảng cách giữa nhân vật trữ tình với dân Chàm đã được rút ngắn lại, máu của dân Chàm dường như đã hòa trộn cùng máu của người thi sĩ để ngân lên âm điệu đau buồn hiện tại: “Thi sĩ sầu, nhìn theo giòng huyết cuốn Tâm hồn trôi theo giòng máu bơ vơ Người lẳng nghe trong thành tim cuồn cuộn Máu dân Chàm lôi mạnh đóng xương khô.” Sông Linh (S Linh) Hòa cùng dòng máu của dân Hời, người thi sĩ mong muốn có một “trời xanh” vui vẻ để “ca hát đón xuân về”. Thế nhưng, xuân về với vẻ đẹp tươi mát bao nhiêu thì người thi sĩ càng nhớ vẻ chết chóc xưa bấy nhiêu, nhà thơ đã bảo mình: 23 “Hãy bảo ta: Cành hoa đào mơn mởn Không phải là khối máu dân Chàm Cành cây thắm nghiêng mình trong nắng sớm Không phải là hài cốt vạn quân Chiêm” Và: “Quả dừa xanh không phải đầu chiến sĩ Xác pháo rơi không phải thịt muôn người” Xu (Xu Xuâân về) Đọc những vần thơ của tác giả viết về dân tộc Chàm, Chế Lan Viên dường như không phải là Chế Lan Viên của hiện tại nữa. Ông đã hòa nhập vào quá khứ huy hoàng của dân Chàm rồi trở về cùng với voi Chàm, hồn ma cất lên dòng thương tiếc, sự cảm thông của nhà thơ với họ. Có lẽ vì vậy mà khi đọc tập thơ Điêu tàn, Nguyễn Vĩ, người sau này giới thiệu tập thơ này ra rộng rãi công chúng bạn đọc, trong lần gặp đầu tiên Chế Lan Viên đã thốt lên câu hỏi: “Anh là người Chàm?” [20; tr.145 ]. Hàn Mặc Tử, nhà thơ rất thân với Chế Lan Viên, sau khi đọc tập thơ Điêu tàn đã viết một bài phê bình, nhận xét về tập thơ này: “Anh ở đâu? Trong bãi tha ma hay trên Nguyệt đàn? Ngoài chiến trường đầy xương phơi máu đổ hay bên đống gạch nát của ngôi tháp cổ ở đất Chàm!” [1; tr.52 ]. Hàn Mặc Tử tỏ ra kính phục về tài năng của Chế Lan Viên nên sau này ông đã đã viết tặng Chế Lan Viên bài thơ Thi sĩ Ch Chààm, kí tặng Chế Bồng Hoan. Thậm chí, Hoài Thanh đã khẳng định một cách chắc chắn: “vong hồn đau khổ của giống họ (dân tộc Chiêm Thành) đã nhập vào Chế Lan Viên cho nên dầu không phải họ Chế, Chế Lan Viên vẫn là một nhà thơ Chiêm Thành”[21; tr.221]. Mà thật vậy, nỗi buồn trong tập thơ Điêu tàn chính là nỗi đau về một quá khứ của dân tộc Chàm. Người thi sĩ dường như thấu hiểu được nỗi đau đó: “Ta hãy nghe, trong lòng bao đỉnh tháp Tiếng thở than lời oán trách cơ trời Ta hãy nghe, trong gạch Chàm rơi lác đác Tiếng máu Chàm rên rỉ chảy không thôi” Bóng tối) (B Hay: “Trên đồi lạnh tháp Chàm sao ủ rũ Hay hận xưa muôn thuở vẫn chưa nguôi? 24 Hay lãnh đạm Hời không về tháp cũ” Đê m xu (Đê Đêm xuâân sầu) Thậm chí ở một số câu thơ, Chế Lan Viên đã tự nhận mình là dân của dân tộc Hời. Dân tộc Hời cùng quá khứ xa xưa của nước non Chiêm Thành dường như mới chính là “đất nước” thực sự của Chế Lan Viên. Nhìn những ánh nắng ban mai soi rọi khắp vũ trụ, nhà thơ đã tự hỏi mình: “Vì bạn ơi trong bao tia nắng rỡ Tia nào rơi tự nước Chàm ta?” Nắng mai (N mai) Muôn thế gian đối với nhà thơ mang trong mình một nỗi buồn vô hạn, muôn cảnh vật chỉ gợi thêm vẻ điêu tàn nên nhà thơ đã thốt lên niềm khát khao cháy bỏng của mình được về với nước non Chiêm: “Tạo hóa hỡi hãy trả tôi về Chiêm Quốc Hãy đem tôi xa lánh cõi trần gian” Nh ững sợi tơ lòng (Nh Nhữ ng) Không dừng lại ở đó, bằng niềm tin của mình, Chế Lan Viên đã khẳng định sự trường tồn của “nước Chàm ta” bằng: “Nước non Chàm chẳng bao giờ tiêu diệt Tháng ngày qua vẫn sống dưới đêm mờ”. Bóng tối) (B Sống trong hiện tại nhưng lòng hướng về với giống dân Hời, nên dù có cuồng nhiệt với khớp xương, đỉnh sọ nhưng vết thương xưa vẫn còn đó không thể phai nhòa trong lòng nhà thơ: “Nhạc trần gian khôn vui hồn quạnh quẻ Rượu trần gian gây nhớ vết thương xưa” Điệu nh (Đ nhạạc điên cu cuồồng ng) Nước non Chàm qua cái nhìn của nhà thơ bên cạnh những thành quách, lâu đài, chiến địa xưa thì hình ảnh người Chiêm nữ là một trong những nhân tố làm nên tập thơ Điêu tàn, chính vì vậy sẽ là một thiếu sót nếu không nói đến hình tượng người Chiêm nữ trong tập thơ này của Chế Lan Viên. Người Chiêm nữ trong tập thơ Điêu tàn gắn liền với trăng, mây, sao và bên những tháp Chàm. Bên cạnh những cô gái Chiêm đẹp với dáng người uyển chuyển 25 trong những bữa tiệc của vua quan Chiêm thì vẻ đẹp của người Chiêm nữ qua cái nhìn của tác giả còn mang vẻ đẹp thực thực - ảo ảo: “Ta vừa nghe bóng nàng trên cỏ biếc Suối tóc dài em chảy giữa giòng trăng Ta vừa nghe giọng sầu bi tha thiết Của Chiêm nương gợn gợn sóng cung Hằng” Mộng (M ng) Vẻ đẹp huyền ảo của Chiêm nương được tác giả miêu tả vừa mang tính trần tục với “bóng nàng trên cỏ biếc”, vừa ảo với cái nền trăng “suối tóc dài – giữa giòng trăng”, “Giọng sầu bi – sóng cung Hằng”. Với yếu tố này, hình ảnh người Chiêm nương toát lên vẻ đẹp mang tầm vóc của không gian rộng lớn về chiều rộng lẫn chiều cao. Đọc những vần thơ trong tập thơ Điêu tàn, người đọc dễ dàng có thể nhận thấy giữa nhân vật trữ tình và người Chiêm nương có mối quan hệ sâu sắc với nhau. Họ luôn đi bên nhau với: “Khoan đã em! Nép mình vào bóng lá, Riết lấy anh cho chặt kẻo hồn bay” Hay: “Hãy kéo giùm anh đi, hai vạc áo. Kìa bóng đêm kinh khủng chạy vào ta” Tr (Tr Trăăng điên) “Anh” và “em” trong bốn câu thơ trên đã hòa nhập với nhau, hai linh hồn cùng tồn tại trong cùng một cơ thể, ở họ có mối tình sâu đậm nhau. Tình yêu ấy đôi khi xa trần thế: “Ta gặp nàng trên một vì sao nhỏ Ta ôm nàng trong bóng núi mây cao Ta ghì nàng trong những suối trăng sao” Ng ủ trong sao (Ng Ngủ sao) Và đôi khi cũng gần gũi với trần thế với: “Em ghen à! Thôi anh không đi nữa Hãy lau ngay ngấn lệ đọng trong mi Đưa môi đây, này môi anh chan chứa 26 Rượu yêu đương bừng nóng của tình si” Tr (Tr Trăăng điên) Với nhân vật trữ tình, một phút vui tươi của người Chiêm nữ là vơi đi những buồn lo, những đau thương từ quá khứ của nước non Chàm, vì vậy cho nên nhân vật trữ tình đã từng kêu gọi: “Chiêm nương ơi, cười lên đi em hỡi! Cho lòng anh quên một phút buồn lo Nhìn chi em chân trời cao vời vợi Nhớ chi em sầu hận nước Chàm ta” Đê m tàn) (Đê Đêm Yêu say đắm người Chiêm nữ, người thi sĩ thường hay ngồi dưới những tháp Chàm để mong ngóng người yêu. Nhưng hình bóng của người Chiêm nữ không phải lúc nào cũng xuất hiện, bởi suy cho cùng đây là tình yêu giữa hồn ma với người trong giấc mơ huyền ảo. Nhân vật trữ tình đã nhận ra điều đó và đã thốt lên: “Mộng tàn rồi! Bóng người Chiêm nữ ấy Biết tìm đâu lòng hỡi giòng trăng ngà! Trên trời cao, giòng Ngân kia lặng chảy Thấy cùng chăng tha thiết bóng xiêm qua?” Mộng (M ng) Nói tóm lại, nước non Chiêm Thành qua cái nhìn của Chế Lan Viên là sự đối lập khủng khiếp giữa vẻ hào hùng, lộng lẫy của thời quá khứ và vẻ điêu tàn của hiện tại. Từ đau thương của thực tại, Chế Lan Viên trở về với quá khứ xưa, nhưng càng trở về với quá khứ xưa, sự đau đớn, dằn vặt trong tâm hồn của nhà thơ lại càng dữ dội, u ám trước thực tại. Nhà thơ cảm thấy đau khổ, bất lực, chỉ biết bày tỏ nỗi hoài cảm của mình về quá khứ. Nhưng sống trong quá khứ ấy, nhà thơ cũng không thoát khỏi sự giày vò bởi hiện tại. Vì thế, nhà thơ cố “vùng vẫy”, “chạy trốn” nhưng cuối cùng cũng không thoát khỏi sự lẫn quẩn của thực tại. Từ quá khứ của dân tộc Chàm, nhà thơ đã gián tiếp bộc lộ nỗi niềm tự sự của mình trước thực tại xã hội Việt Nam những năm 1930-1945. Tìm về quá khứ có thể nói là một trong những đặc điểm nổi bật của văn học nói chung, thơ ca nói riêng. Tìm về quá khứ có thể là tìm về những kỉ niệm đẹp, những ngày tháng qua đi để sống tốt hơn hiện tại, nhưng tìm về quá khứ cũng có thể là hướng 27 lẫn tránh với thế giới thực tại. Trong phong trào Thơ Mới, không hiếm khi tìm gặp quá ớ rừng, Thế Lữ đã thông qua khứ xưa trong các sáng tác của các nhà thơ. Trong Nh Nhớ hình ảnh con hổ ở vườn Bách thú với oai phong xưa “Trong hang tối mắt thần khi đã quắc/ Là khiến cho mọi vật im hơi” và hiện tại phải “nằm dài, trông ngày tháng dần qua”. Đó là cách gián tiếp nhà thơ bày tỏ thái độ chán ghét của mình trước thực tại. Hay trong bài Ông đồ của Vũ Đình Liên, quá khứ xưa của ông đồ vào mỗi dịp “hoa đào nở” là những tờ giấy đỏ, mực tàu bên những con phố chật người qua lại. Nhưng “mỗi năm mỗi vắng”, hình ảnh của ông đồ dần khuất vào dĩ vãng. Và nay, hoa đào lại nở báo hiệu xuân đã về nhưng bóng dáng của ông đồ đã xa “Ông đồ vẫn ngồi đấy/ Qua đường không ai hay”, bằng cảm xúc thương tiếc nhà thơ phải thốt lên “Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ ?”, từ đó thể hiện sự hoài cổ, thái độ luyến tiếc cho giá trị truyền thống của dân tộc bị lãng quên theo thời gian. Hay mạnh mẽ hơn, gắn ch sông Ô của Phạm liền với cái tên cụ thể Tây Sở Bá Vương – Hạng Vũ, Ti Tiếếng đị địch Huy Thông là nỗi lòng của Tây Sở Bá Vương. Là một người tài năng, xông pha cùng chiến trường quyết liệt với bao trận thắng “Những chiến thắng tưng bừng, những vinh quang rực rỡ/ Ôi! Võ công oai liệt chốn sa trường”, nay giặc của Lưu Bang đang vây nghịt cả bờ sông, sự hồi tưởng về quá khứ lẫm liệt ấy càng sát thương thêm vết thương hiện tại của Tây Sở Bá Vương. Qua đó, Phạm Huy Thông thể hiện thái độ buồn chán với hiện tại đầy đau thương của dân tộc mình. Khác với các nhà thơ đương thời, quá khứ và hiện tại trong thơ Chế Lan Viên là cả một dân tộc, với sự đối lập với nhau thật mạnh mẽ và quyết liệt giữa quá khứ hào hùng và hiện tại đau thương, qua đó thể hiện tâm trạng buồn chán của nhà thơ trước thực tại xã hội. Đồng thời, việc lựa chọn nước non Chiêm Thành với những tháp Chàm làm đề tài cho tập thơ Điêu tàn đã thể hiện một bước đi riêng, sáng tạo riêng của Chế Lan Viên trên thi đàn Việt Nam 1932-1945, đúng như Nguyễn Văn Long đã nhận xét: “Trên cánh đồng thi ca Việt Nam thế kỉ XX, Chế Lan Viên nổi bật lên như một ngọn tháp. Ngọn tháp vừa đứng vững trên mặt đất lại vừa hướng tâm trí người ta lên trời sao. Ngọn tháp đa diện, mỗi mặt một hướng và trong lòng nó còn chắc chứa nhiều bí ẩn, đã có sức thu hút nhiều kẻ lữ hành trên cánh đồng thơ, trong đó có cả nhiều nhà thơ thuộc thế hệ sau” [9; tr.108], đây cũng chính là đặc điểm đầu tiên thể hiện phong cách nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên. ới u ám mang hồn kh 2.1.2 Th Thếế gi giớ khíí của sự ch chếết ch chóóc 28 Trong phong trào Thơ Mới 1932-1945, khi cá nhân được giải phóng ra khỏi những tư tưởng, lề lối của quan niệm phong kiến thì cái tôi được lên ngôi và khẳng định vị trí của mình trên văn đàn văn học. Khi cái tôi được khẳng định, mỗi nhà thơ được tự do trong tìm tòi, sáng tạo cho mình một thế giới nghệ thuật riêng, này đã tạo nên một nền thơ Việt Nam đa màu sắc. Không thoát lên tiên như Thế Lữ, không say đắm nỗi buồn mang tầm vóc vũ trụ như Huy Cận, không đau đớn như Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên đã tạo nên một thế giới nghệ thuật với những đầu lâu, xương, máu, hồn ma, tủy, huyệt, bóng tối…, đó là cách nhà thơ gây dấu ấn và giải thoát cuộc sống hiện tại. Qua việc khảo sát trong tập thơ Điêu tàn, những biểu tượng, hình tượng từ cõi âm xuất hiện dày đặc: hồn: 59 lần, trăng (cung Hằng, điện ngọc): 46 lần, máu: 34 lần, sọ (đầu, đầu lâu): 29 lần, xương: 26 lần, bóng tối: 22 lần, mồ: 20 lần, và một số biểu tượng, hình tượng khác như tủy: 8 lần, huyệt: 4 lần,…thậm chí trong lời Tựa của tập thơ Điêu tàn, tác giả khẳng định: “Trong thơ ta dân Chàm luôn sống mãi Trong thơ ta xương máu khóc không thôi.” Do đó, tìm hiểu, lí giải thế giới cõi âm mang hồn khí của chết chóc trong tập thơ Điêu tàn là một trong những việc quan trọng trong tìm hiểu phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên. Đến với Điêu tàn là đến với những giấc mơ, đến với những miền vô thức của nhà thơ dưới những tháp Chàm, trên những bãi tha ma và cả trên trời cao. Về thế giới vô thức, Freud - cha đẻ của ngành phân tâm học - định nghĩa: “Vô thức gắn với sự “dồn nén” của ý thức có thể là những hành động hoặc “dồn nén” của tinh thần”. [13; tr.79]. Là những gì còn sót lại trong đời sống lúc con người còn thức, hình thức biểu hiện rõ vô thức theo Freud đó chính là giấc mơ, ông cho rằng giấc mơ là những “dồn nén” những ước mơ, tham vọng, ham muốn của con người không ngoại trừ với tình dục. Khác với Freud, C.G.Jung có cách hiểu về vô thức: “Vô thức được hình thành là do sự dồn nén, kinh nghiệm ý thức. Không có dồn nén, kinh nghiệm vẫn giữ trong mình ý thức, do đó vô thức được hình thành do sự dồn nén của ý thức. Chính vì vậy, vô thức chỉ có thể nhận thức qua những giấc mơ.” Và ông cũng giải thích sự xuất hiện của giấc mơ: “Giấc mơ xuất hiện như là biểu hiện của một quá trình tâm thần vô thức tự động nằm ngoài khả năng kiểm soát của ý thức. Nó cho thấy sự thực bên trong và thực tế của bệnh nhân một cách thực sự, không giống như bệnh nhân nghĩ” [4; tr.97]. 29 Từ những cách hiểu về vô thức cũng như hình thức biểu hiện rõ nhất của vô thức – giấc mơ- cho ta thấy, vô thức là hoạt động nằm ngoài sự kiểm soát của con người, ở đó không cho phép có sự hiện diện của ý thức và lí trí. Những sáng tác của Chế Lan Viên trong tập thơ Điêu tàn chịu ảnh hưởng nhiều của chủ nghĩa siêu thực, vì thế lí thuyết về vô thức của Freud là rất quan trọng khi tìm hiểu tập thơ Điêu tàn. Trong thế giới của Điêu tàn, có thể nhận thấy sự tự do của nhà thơ khi ông tìm về với cõi âm. Cõi âm ấy mang nặng mùi của âm khí dưới những bãi tha ma, và chúng bất chợt lay động những linh hồn từ cõi âm: “Trống cầm canh đâu đây nghe nặng trĩu Trong tha ma dày đặc khí u buồn Và vô tình lay động những linh hồn.” Ti (Ti Tiếếng tr trốống ng) Không những vậy, dưới ánh trăng yếu ớt “trăng yếu” chính là thời gian hoạt động của những hồn ma với: “Bỗng vội vàng in bao mồ lạnh lẽo Liên miên giăng dưới ánh mờ trăng yếu Những bóng người vùn vụt đuổi bay ra” Ti (Ti Tiếếng tr trốống ng) Trăng từ lâu đẹp và mang bản chất âm, chúng tượng trưng cho bóng đêm, trí tưởng tượng, miền vô thức con người. Trăng trong đoạn thơ trên góp phần soi rọi cho những hồn ma từ cõi âm trở về trần gian và càng tô đậm hơn không khí rùng rợn cho Điêu tàn. Cõi âm của nhà thơ đôi khi xuất hiện vào một buổi chiều, khi ánh sáng đã dần yếu nhường bước cho bóng tối vây quanh mọi vật, người thi sĩ bỗng bước vào thế giới cõi âm: “Chiều hôm nay bỗng nhiên ta lạc bước Vào nơi đây thế giới vạn cô hồn Hơi người chết tỏa đầy trong gió lướt Tiếng máu kêu rung chuyển cỏ xanh non” Xươ ng kh (X ương khôô) Thế giới cõi âm của nhà thơ chứa vạn cô hồn, của hơi người chết và cả tiếng máu kêu. Thế giới ấy có đầy đủ những yếu tố để hình thành từ thực thể: cô hồn, không khí của người chết và âm thanh, tiếng động của cõi ma. 30 Dựng nên cõi ma từ những bãi tha ma hay trên nền của những tháp vắng, Chế Lan Viên đã thổi vào thế giới ấy một nguồn năng lượng mới của sự sống. Trong tập thơ Điêu tàn, ta thấy sự sống len lõi khắp mọi nơi từ sọ, huyết, xương, sao, trăng… Trong bóng tối, dưới những nấm mồ, người thi sĩ nghe thấy: “Ta hãy nghe trong mồ sâu lạnh lẽo, Tiếng thịt người nảy nở tiếng xương rên, Ta hãy nghe mơ màng trong cỏ héo, Tiếng cô hồn lặng thở khí trời đêm!” Bóng tối) (B Thịt, xương dưới đáy mồ của những hồn ma vẫn mang trong mình sự sống, đó là sự sản sinh của thịt, của tiếng xương rên và không khí để hồn ma “thở”. Không những vậy, máu, huyết trên con sông Linh trong tập thơ Điêu tàn vẫn len lỏi trong mình dòng chảy: “Trong gió rét tiếng huyết kêu rạo rực Như cô hồn rạo rực bãi tha ma Khi ồ ạt như muôn năm không dứt Ồ ạt trôi nguồn máu chiến trường xa.” Sông Linh (S Linh) Tiếng huyết kêu được nhà thơ đặt trong sự so sánh với cô hồn bãi tha ma bằng tất cả sự rạo rực và tràn đầy nhựa sống, đó thể hiện sự ầm ỉ và khát khao muốn trổi dậy của dòng sông Linh. Qua đó, nước từ sông Linh qua cái nhìn của nhà thơ mang sức mạnh sự sôi nổi và mạnh mẽ. Đi vào cõi âm, sống trong cõi âm và tồn tại như một phần của thế giới cõi âm, hơn ai hết Chế Lan Viên phát hiện ra nguồn sống từ những cô hồn. Những cô hồn ấy vẫn mang trong mình những cung bậc tình cảm như con người: “Phải hay chăng đêm qua khi thuyền mộng Của Nàng trăng vào đến bến mây xa Một cô hồn về đây theo gió lộng Trên mộ tàn để lại dấu ngày qua Rồi giữa cảnh sương mờ, sao nhỏ lệ Tiếng mộ kêu náo động những thương vong 31 Trống cầm canh xa vang nơi cõi thế Hồn yêu tinh chợt thấy động tơ lòng” Xươ ng kh (X ương khôô) Những câu thơ mang tính thơ mộng, chứa chan tình cảm của những cô hồn trước những thương vong nơi trần thế, từ đó có thể nhận thấy, “tính người” trong hồn yêu tinh. Không những một cô hồn có “tính người” mà có cả “vạn cô hồn” trong “các cô hồn lặng ngắm cõi hư vô/ Rồi đua nhau trở lại trong nấm mồ”, hình ảnh đẹp nhưng cũng không kém phần ghê rợn, tạo sự sợ hãi cho người đọc. Thế nhưng, không phải hồn yêu tinh nào cũng đua nhau về nấm mồ, đôi khi mải mê suy tư mà hồn ma quên đi sự trôi chảy của thời gian trên trần gian: “Tiếng gà bỗng từ đâu vang dội lại Hồn yêu tinh chợt tỉnh giấc mơ nồng Và vội vã trở về mồ u tối Quên làn xương trong đám cỏ xương trong” Xươ ng kh (X ương khôô) Chế Lan Viên sống trong cõi âm, ông tự biến mình thành những người của cõi âm, ông nuôi sống mình bằng chính những thứ có từ cõi âm: lấy thịt làm thức ăn, lấy máu, tủy làm thức uống và lấy hơi người chết để nuôi sống những hồn mơ. Sống trong cõi âm ấy, ông hiểu và giành một tình cảm đặc biệt với chúng. Ông đã từng điên cuồng cùng với thế giới cõi âm: “Đêm mau đây chiếc sọ dừa ứ huyết Chiếc xương khô rợn trắng khí tinh anh Và rót mau cho hồn ta tê liệt Những nguồn mơ, rồ dại của yêu tinh!” Ta sẽ nhịp khớp xương trên đỉnh sọ Ta sẽ ca những giọng của Hồn điên Để máu cạn, hồn tàn, tim tan vỡ Để trôi đi ngày tháng nặng ưu phiền” Điệu nh (Đ nhạạc điên cu cuồồng) Như một chủ công trên sân khấu với nhạc cụ là những khớp xương rợn trắng cùng với nguồn lực từ “sọ dừa ứ huyết” hòa với “ nguồn mơ, rồ dại của yêu tinh”, tất 32 cả những điều đó tụ hợp lại để người thi sĩ điên cuồng cùng với điệu nhạc hỗn loạn của mình. “Nhịp khớp xương trên đỉnh sọ” “ca những giọng của Hồn điên” là khơi dậy cảm xúc từ những ngọn nguồn trong cảm xúc của con người, để cho tâm hồn hoảng loạn cùng “máu cạn, hồn tan, tim tan vỡ”. Đó chính là cách để nhà thơ vơi đi những ngày tháng u buồn cõi trần gian. Đây là hướng giải thoát táo bạo, mạnh mẽ nhưng cũng không kém phần điên cuồng của nhà thơ. Thế nhưng, điên cuồng với những nhạc cụ xương, sọ, để ngân lên những giọng của Hồn điên không làm thỏa mãn niềm cảm xúc rạo rực trong lòng của người thi sĩ, bởi suy cho cùng, trên “sân khấu” ấy nhà thơ vẫn là người cô đơn, một mình ngân lên tiếng giọng cùng cảm xúc của mình. Vì thế, ông quyết định dẫn “phái đoàn ma” về với chúng ta trên cõi trần gian này: “Hỡi những hồn yêu tinh trong bóng tối Những thương vong uổng tử đáy mồ sâu Hãy hiện lên trong lời ta truyền gọi Đem cho ta bay hỡi chiếc đầu lâu” ng vỡ máu tr (Xươ ương tràào) “Phái đoàn ma” mà Chế Lan Viên mang đến với chúng ta là những chiếc đầu lâu, hồn của yêu tinh và những vong hồn uổng tử. Chúng đến theo lời truyền gọi của nhà thơ từ địa ngục đen tối nơi cõi âm. Ông đã quyết định truyền năng lượng cho chiếc đầu lâu, ban cho chúng những sinh khí của sự sống. “Ta sẽ áp sọ dừa vào ngực nóng Truyền những nguồn sinh khí của thân ta Và sẽ đắm khối xương trong bể sóng Và nhãn quang bừng sáng, ánh châu sa Ta sẽ cắn lưỡi ta cho giỏ huyết Phun lên nền xương trắng rợn yêu ma Để thức tỉnh bao giác quan tê liệt Sẽ truyền cho sức mạnh của hồn ta” Xươ ng vỡ máu tr (X ương tràào) Áp ngực vào truyền sự sống cho những chiếc đầu lâu, một trong ba trung tâm trong cơ thể của con người: đầu lâu, rốn và cơ quan sinh dục; cắn lưỡi để phun bao 33 giòng máu – tượng trưng cho nguồn sống – lên trên những chiếc xương, để thức tỉnh những giác quan từ cõi chết, Chế Lan Viên dường như vô tình đã đẩy mình vào cõi sâu của siêu thực. Ở cõi siêu thực ấy, vị chủ soái đứng trên những chiếc sọ dừa và những chiếc xương đã được truyền sự sống mà truyền gọi chúng: “Sọ dừa ơi! Hãy nghe ta truyền phán Hãy ngã nghiêng, lăn lộn, hãy kêu gào Hãy rít lên những điệu xương vỡ rạn Hãy buông ra những tiếng máu sôi trào” Xươ ng vỡ máu tr (X ương tràào) Người thi sĩ kêu gọi một sự tự do, bức phá với những chiếc sọ đầu lâu, để cho chúng hả hê lăn lộn, kêu gào và bức mình trong lời truyền gọi của nhà thơ. Không dừng ở đó, những điệu nhạc điên cuồng lại được vang lên trên tập thể những chiếc sọ dừa ứ huyết: “Hãy điên cuồng, múa may, trong cơn lốc Hãy cười những điệu cười như tiếng khóc Hãy hét vang rung động đến mây cao Cho hồn ta đỡ được phút u sầu Hãy quay cuồng, múa may và nghiêng ngả Cũng cười thét, khóc gào vang núi cả Dưới búng hồn, họng máu của hồn Điên” Xươ ng vỡ máu tr (X ương tràào) Một không khí náo động, quay cuồng cùng với những chiếc sọ dừa. Như một buổi tiệc dường như chỉ dành cho những chiếc đầu lâu, người thi sĩ kêu gọi chúng kêu gào, la thét, múa may, cười “Dưới búng hồn, họng máu của hồn Điên” để những nguồn năng lượng dâng trào, để tha hồ thả mình trong tự do, phóng túng. Xây dựng những cảm xúc từ những chiếc đầu lâu, Chế Lan Viên đã vượt xa mọi cảm giác tầm thường để vươn lên cái tột cùng của sự sống và tình cảm. Chỉ đạo những chiếc đầu lâu, truyền sự sống và nguồn năng lượng cho chúng, nhà thơ đã vươn ra ngoài ranh giới giữa cảm xúc thật và giả, giữa sự sống và cái chết, giữa cõi trần thế với cõi âm đầy chết chóc. Nhà thơ chính là người nối kết giữa hai thế giới ấy, tạo cho người đọc đỉnh cao của cảm xúc và niềm kinh sợ. 34 Dẫn đầu phái đoàn ma, truyền sự sống cho chúng đã thể hiện cảm xúc dữ dội của tác giả với thế giới cõi âm. Với Chế Lan Viên, tìm sự chết chóc, truyền những cảm xúc cho thế giới ấy chính là cách để thoát khỏi những đau buồn cho cuộc sống thực tại. Thế nhưng, thế giới cõi âm đâu phải lúc nào cũng hiển hiện trong mơ tưởng của nhà thơ, vì vậy mới có hình ảnh người thi sĩ chờ đợi mòn mỏi những giấc mơ về để được chìm vào thế giới của chính mình. Và đôi khi nhà thơ dâng trong mình một nỗi buồn trống trải bởi những hồn ma đã bị loài người “mang đi qua mộ khác”. Cõi lòng của nhà thơ vốn gắn liền với cõi âm, nay chúng chỉ còn lại những dư âm của những tiếng cười, điệu khóc, làm dâng lên trong lòng người thi sĩ một nỗi buồn man mác: “Thôi vắng bặt từ đây bao giây phút Mà tiếng cười ghê rợn dậy vang mồ Mà hơi khóc rung dài dây gió lướt Mà lời than náo động cõi hư vô.” Mồ kh (M khôông ng) Đối với Chế Lan Viên, chiếc sọ trên đầu chính là nơi chứa biết bao nhiêu tội ác, chính vì vậy người thi sĩ muốn “cắt phanh” đi để thay thế cho một chiếc sọ khác: “Biết làm sao tìm ra thanh kiếm sắt Để cắt phanh làn cổ của ta đi? Đã tràn trề, chứa chan bao tội ác Đỉnh sọ này lưu lại để làm chi?” Chực ngăn giùm đừng cho nguồn máu vọt Khí tanh hôi ghê tởm cả muôn người! Đừng nêu cao đầu lên cho những giọt Não bùn nhơ lầy lụa cả hoa tươi. Đầ u mênh mang (Đầ Đầu mang) Cái chết dường như đối với nhà thơ mới chính là sự sống, chúng mới chính là những “đóa hoa tươi” trên cõi trần gian. Cắt chiếc đầu để cho máu trào thành nguồn, cho những khí tanh hôi tràn trề muôn người, đây có thể nói là cách nói siêu hình nhưng đồng thời cũng thể hiện được khát khao hướng thiện và quan niệm độc đáo của Chế Lan Viên: cái chết làm nên sự sống. “Lắp cho tan những thành sọ trắng 35 Một khối đầu bát ngát tựa không gian Cho ta chứa lấy một trời im lặng Cho ta mang lấy muôn vạn linh hồn Cho ta đựng cả một bầu sao rụng Cả một nguồn trăng sáng cả muôn hương Cho sọ ta no nê bao ý mộng Cho hả hê, ngây ngất rượu đau thương!” Đầ u mênh mang (Đầ Đầu mang) Chiếc sọ theo Chế Lan Viên chứa muôn hình vạn trạng, chúng chính là một khoảng không gian vô cùng lớn để nhà thơ “chứa lấy một trời yên lặng”, nơi mang “vạn linh hồn”, “nguồn trăng”, “bầu sao”. Qua đó nhà thơ đã nhất thể hóa chiếc sọ dừa thành không gian của vũ trụ để vạn vật tồn tại và phát triển, đây là hướng liên tưởng độc đáo, mới mẻ của nhà thơ, đồng thời thể hiện tư duy thơ táo bạo, cá tính của Chế Lan Viên. Không tìm thấy mảnh đất màu mỡ cho những vần thơ của mình, Chế Lan Viên tìm về với cõi âm với không khí “sặc mùi” chết chóc, khí tanh hôi khiến cho bao người đọc phải kinh hoàng, sợ hãi, thế nhưng đấy mới chính là cuộc sống của nhà thơ, mới là nguồn thi cảm cho nhà thơ sáng tác. Máu là đại diện cho sự sống, là nguồn sống của con người, và máu cũng chính là nguồn sống nuôi dưỡng những vần thơ của Chế Lan Viên. Điều mà ông đã từng thổ ườ lộ cùng với Chi Chiếếc sọ ng ngườ ườii: “Hỡi chiếc sọ ta vô cùng rồ dại Muốn giết ta trong sức mạnh tay ta Để những giọt máu đào còn đọng lại Theo hồn ta tuôn chảy những lời thơ.” Lấy những giọt máu đào để hòa nhập với hồn thơ, cái nhìn ghê tợn của Chế Lan Viên thể hiện được thái độ tâm huyết của nhà thơ trong sáng tạo văn học. Thế nhưng, lấy nguồn máu để nuôi nguồn thơ không thỏa mãn được nguồn cảm xúc của nhà thơ, vì thế người thi sĩ quyết cắn những chiếc sọ dừa để tìm những nguồn thơ: “Ta muốn cắn mi ra từng mảnh nhỏ Muốn điên cuồng nuốt cả khối xương khô 36 Để nếm lại cả một thời xưa cũ Cả một dòng năm tháng đã trôi xa.” Cái sọ ng ườ (C ngườ ườii) Chiếc sọ là một trong ba phần trung tâm của cơ thể, cùng với xương, chúng không bị phân hủy theo thời gian như thịt hay máu, vì vậy sọ người, xương chính là một phần lưu lại của con người trên cõi trần. Vì thế, “cắn” chiếc sọ, “nuốt khối xương khô” là tìm lại những dĩ vãng thời xa xôi để nuôi dưỡng vần thơ của mình. Đồng thời, đoạn thơ thể hiện sự cảm thức về thời gian độc đáo của nhà thơ, tìm quá khứ từ hiện tại thông qua chiếc sọ. Chiếc sọ vô tình đã trở thành một vật trung gian thể hiện liên thời gian của quá khứ với hiện tại. Đó là hướng liên tưởng độc đáo của nhà thơ về thời gian. Giấy, bút có thể nói là những công cụ quan trọng đối với những người làm thơ, nhưng giấy để Chế Lan Viên viết những câu thơ của mình được nhà thơ liên tưởng độc đáo: “làn giấy ấp đầy hơi trinh tiết?” hay “làn xương trong bãi chém” trên bãi chiến trường của tiếng búa, “nạo” sọ trắng: “Nền giấy trắng như xương trong bãi chém Bỗng rung lên kinh hãi dưới tay điên Tiếng búa đưa rợn mình như tiếng kiếm Nạo những thành sọ trắng của ma thiêng.” Ti (Ti Tiếết trinh trinh) Và đây chính là mực để nhà thơ viết những vần thơ đau thương: “Và hồn, máu, óc, tim trong suối mực Đua nhau trào lên khúc giấy buồn thương Như không gian lùa vào ta chẳng dứt Những hương mơ say đắm mộng ngông cuồng” Ti (Ti Tiếết trinh trinh) Những “vật liệu” để nhà thơ sáng tác nên thơ là cả một niềm kinh dị với những với hồn, máu, tim, điều này chứng tỏ ước muốn ngông cuồng, táo bạo của nhà thơ khi đặt tác phẩm trước hình ảnh đầy sự chết chóc. Với niềm cảm xúc mạnh mẽ, dâng trào từ những chất liệu giấy, mực, người thi sĩ như trong trạng thái vô thức “lên đồng” khi viết những dòng thơ. Không có dấu vết nào của ý thức, nhà thơ không thể ngăn cản lại được hành động của mình, thế nên ông mới kêu gọi: 37 “Có ai không, nắm giùm tay ta lại! Hãy bẻ giùm cán bút của ta đi Lời thơ đầy những điệu sầu bi Đầy ý thịt, hơi ma, cùng xác chết.” Ti (Ti Tiếết trinh trinh) Nếu như các nhà thơ khác tìm vẻ đẹp trần thế để bày tỏ cảm xúc của mình như Xuân Diệu, Huy Cận, Anh Thơ, Tế Hanh, Đoàn Phú Tứ… thì Chế Lan Viên tìm với cõi âm u ám với bóng tối, khí trời đêm, rồi để chúng vây quanh mình để viết lên những vần thơ. Lấy hơi khí của cõi âm sáng tác, những vần thơ của Chế Lan Viên là âm vang của cõi chết. Bước vào thế giới u ám với hồn khí của sự chết chóc ấy, nhà thơ được thả mình theo từng con chữ, lời ca, điệu hát với đầu lâu và những cảm xúc ngông cuồng táo bạo qua cái nhìn mới mẻ của nhà thơ. Bên cạnh đó, xây dựng thế giới cõi âm với sọ, xương, máu, tủy, hồn dưới những bãi tha ma, Chế Lan Viên đã thể hiện cá tính sáng tạo và khát khao mở rộng tâm hồn đón nhận thế giới trong sáng tạo nghệ thuật. Đó là chứng minh cho quan niệm sáng tác ông: “Làm thơ là sự phi thường. Thi sĩ không phải là Người. Nó là Người mơ, Người say, người điên. Nó là tiên, là Ma, là Quỷ, là Tỉnh, là Yêu, Nó thoát Hiện Tại. Nó xốn trộn Dĩ Vãng. Nó ôm trùm Tương Lai.” [26 ; tr.9]. ời gian, con ng ườ 2.2 Điêu tàn, tri triếết lí sơ khai của Ch Chếế Lan Vi Viêên về th thờ ngườ ườii và cu cuộộc đờ đờii Có người đã từng ví các chặng đường sáng tác của Chế Lan Viên như sau: giai đoạn trước năm 1945, ông là thi sĩ - lãng mạn; trong thời kì kháng Pháp, Mĩ, ông là thi sĩ - cách mạng và giai đoạn sau năm 1975, nhất là những năm cuối đời, ông là thi sĩ – triết nhân. Nhiều nhà nghiên cứu tập trung nghiên cứu vẻ đẹp triết lí thơ Chế Lan Viên sau năm 1975, thế nhưng, vẻ đẹp triết lí trong thơ của ông vốn ươm mầm từ tập thơ đầu tay, tập thơ Điêu tàn. Tập thơ chính là cái nhìn, quan niệm sơ khai về con người, cuộc đời của cậu bé tuy chỉ 16, 17 tuổi nhưng cũng khiến cho người đời sau phải suy ngẫm về những điều mà ông viết ra. ời gian 2.2.1 Quan ni niệệm về th thờ Có thể nói, vẻ đẹp triết lí trong thơ Chế Lan Viên qua quan niệm của nhà thơ về thời gian không phải là những gì khô khan, khó hiểu mà nó gần gũi qua cái nhìn sâu 38 sắc của nhà thơ. Đó có thể là những đêm bên bờ biển, nhà thơ nhìn lên bầu trời bao la, rộng lớn rồi chợt nghĩ: “Đêm hôm nay ngồi đây trên bờ bể Ta lặng đếm thử bao nhiêu thế kỉ Đã trôi trong một phút vội vàng qua Ta lặng nghe những thế giới bao la Tụ hợp lại trong lòng muôn hột cát” Ng ủ trong sao (Ng Ngủ sao) Bằng một giọng điệu trầm ngâm, suy tư, Chế Lan Viên đã có nhận thức về thời gian và thế giới độc đáo. Sự tương phản giữa “bao nhiêu thế kỉ” – “một phút vội vàng qua” đã soi rọi vào vấn đề: sự vô hạn của thời gian. Thời gian tựa như một chiếc đồng hồ cát khổng lồ, vô cực, đang từng phút nhỏ những hạt cát vào thực tại để hóa thành dĩ vãng. Đó là quy luật vận động của thời gian nhưng với cái nhìn tương phản pha chút nhạy cảm của nhà thơ, thời gian đã được nhận thức với vẻ mới mẻ, thâm trầm hơn. Ngoài ra, cặp tương phản: “thế giới bao la” – “trong lòng muôn hột cát” lại cho ta thấy nhỏ bé của vũ trụ. Không giống như Huy Cận cảm thức vũ trụ rộng lớn: “Thuyền về nước lại sầu trăm ngã Cũi một cành khô lạc mấy dòng (…) Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng bến cô liêu” Tr (Tr Trààng giang giang) Vũ trụ theo cảm nhận của Huy Cận vô tận, bao la bởi chiều dài của sông, chiều cao chót vót của “nắng xuống, trời lên”. Với Chế Lan Viên vũ trụ được cấu thành từ những gì nhỏ nhất, vũ trụ dù bao la nhưng để cấu thành nên chúng thì không thể thiếu những cái gì nhỏ nhất, hạt cát giữa sóng bể. Lấy cái nhỏ bé để nói rộng lớn, bao la, lấy cái nhỏ để gắn với sự hình thành của cái lớn, đây là cái nhìn bao quát cùng tư duy khái quát hóa cao độ của Chế Lan Viên. Hơn thế nữa, thời gian theo cảm nhận của nhà thơ còn gắn với sự hủy diệt những ngày xanh và cõi âm: “Cả Dĩ Vãng là chuỗi mồ vô tận Cả Tương Lai là chuỗi huyệt chưa thành Và Hiện Tại, biết cùng chăng hỡi bạn 39 Cũng đương chôn lặng lẽ chuỗi ngày xanh!” Nh ững nấm mồ) (Nh Nhữ Cũng nói về sự hủy diệt của thời gian, Julian Patrick Barnes trong cuốn tiểu úc đã viết: “Ta đang sống trong thời gian – nó ôm ấp và nhào thuyết Nghe mùi kết th thú nặn ta – thế mà tôi chưa bao giờ thấy mình hiểu rõ ràng về nó. Mà tôi cũng không viện dẫn tới những lí thuyết về chuyện nó cong hay lặp lại hoặc tồn tại ở nơi khác trong các phiên bản song song. (...) Còn có thứ gì khác đáng tin hơn cái kim giây? Mà nó chỉ cần đến khoái cảm hay đau đớn nhỏ nhất để dạy ta về tính dẽo của thời gian thôi. Có những thứ cảm xúc đẩy nó lên, lại có những thứ cảm xúc kìm nó chậm lại; cũng có lúc dường như nó biến mất – cho tới tận cùng nó thực sự mất tích, không bao giờ trở lại.” [3; tr.6] Thời gian với Julian Patrick Barnes trải qua chầm chậm, chúng ôm trùm mọi vật và trở thành niềm bí ẩn của nhiều người. Tuy bí ẩn nhưng thời gian cũng có thứ cảm xúc riêng của nó, khi cảm xúc đẩy nó lên, kiềm nó xuống, khi khiến nó biến mất và không bao giờ trở lại. Còn với Phật giáo: “bất cứ vạn vật nào cũng có sinh – diệt không ngừng trong từng khoảnh khắc (…) mỗi ngày 24h có đến 6.499.999.980.000.000 sát na mà tập hợp của ngũ uẩn lại sinh diệt trong một sát na một” [6; tr.129]. Sinh và diệt xảy ra trong từng khoảnh khắc của cuộc đời con người như Đức Phật bảo: “Mỗi phút các uẩn phát sinh, suy giảm và chết, hỡi các tỳ-kheo, là mỗi lúc các ông sinh ra, suy giảm và chết. Vì thế nên cuộc sống của ta là sống và chết diễn ra cùng lúc nhưng chúng ta vẫn sống” [18 ; tr.81]. Cảm thức về thời gian của Chế Lan Viên cũng gắn với sự hủy diệt, nhưng không như Julian Patrick Barnes, thời gian thơ Chế Lan Viên gần với triết lí của nhà Phật- thời gian mang trong mình cả sự sống và cái chết, cả dĩ vãng lẫn tương lai. Nhưng với nhà thơ, chúng có phần bi lụy, bởi dĩ vãng cũng là cái chết, hiện tại cũng đang nghiền lấy cái chết và tương lai cũng đang chờ cái chết. Ông ví sự vận động của thời gian như “nấm mồ”, “chuỗi huyệt”, lặng lẽ chôn con người vào cõi chết. Lâu nay, thời gian vốn mang trong mình một sức mạnh phi thường, chúng có thể là một phương thuốc xóa nhòa năm tháng đau thương, hàn gắn vết thương tinh thần, nhưng chúng cũng là một thứ vũ khí vô hình thiêu rụi đi những ngày xuân của ục gi con người. Chính vì thế nên Xuân Diệu đã từng Gi Giụ giãã : “Mau lên chứ, vội vàng lên với chứ/ Em, em ơi, tình non sắp già rồi.”, bởi ông biết thời gian trôi qua có chờ đợi một ai: “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ 40 già” (Vội vàng). Hay Hàn Mặc Tử, cảm nhận về thời gian trôi qua có phần nhẹ nhàng, uyển chuyển hơn với mùa xuân, “bóng xuân sang” : “Trong làn nắng ửng khói mơ tan Đôi mai nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc Trên giàn thiên lí – Bóng xuân sang” Mùa xu (M xuâân ch chíín) Khác với Xuân Diệu, cảm thức về thời gian của Chế Lan Viên là cái nhìn đa dạng của ông. Thời gian đôi khi mang một sức công phá mạnh mẽ, chúng là thứ làm nên tấm vãi liệm trong tâm hồn của con người: “Chuỗi ngày xanh lùa theo nhau phai ững nấm mồ). Đôi khi thời gian vận nhạt/ Dệt tấm màng quàng liệm tấm hồn ta” (Nh Nhữ động một cách nhẹ nhàng: “Ta nhắm mắt mặc yên cho Hiện Tại Biến dần ra Dĩ Vãng ở trên mi” Tạo lập) (T Thời gian đến, thời gian đi chỉ qua hành động “nhắm mắt” đã nhìn thấy cả hiện tại và quá khứ ở “trên mi”, đây là hướng cảm nhận tinh tế của một trái tim nhạy cảm trước thời gian. Thời gian vận động với quy luật của nó nhưng lại đem đến cảm giác buồn rười rượi cho nhà thơ. Thời gian dường như trở thành một niềm ám ảnh trong tâm thức của Chế Lan Viên. Sau năm 1975, nhất là những năm tám mươi, thơ Chế Lan Viên viết nhiều về đời, người và thời gian với giọng văn của người từng trải. Sao bao năm “giọng cao” , nhà thơ hạ xuống “giọng trầm” để trở về với cuộc sống: “Giọng cao bao nhiêu năm, giờ anh hát giọng trầm Tiếng hát lẫn với im lìm của đất Vườn lặng yên mà nặng mùi mít mật Còn hơn anh rồ giọng hát vang ngân” (Gi Giọọng tr trầầm) Nhà thơ viết nhiều về kỉ niệm tuổi ấu thơ của mình cùng với mẹ và chị ba bằng cảm xúc thật nồng nàn, ấm áp tình thương: “Em lớn rồi, chị vẫn bảo : “thằng Hoan” Em vui được chị gọi là “thằng” 41 Thằng Hoan nó nhớ: năm hai bận Mệt nhọc xe hàng chị xuống thăm” (Ch Chịị và em) ơ, Chế Lan Viên viết Không những vậy, đến cuối đời của mình trong Di cảo th thơ rất nhiều về cái chết, nhưng cái chết trong thơ ông gắn với sự vĩnh hằng: “Cái không khóc bây giờ ta sẽ khóc mai sau Mai sau… mai sau khi chẳng còn ta nữa Một chút nắng xao ở đầu ngọn gió Là ta đấy mà, ai có biết đâu? Họ chỉ ngỡ trong vườn của họ Có biết đâu là người xưa về trong gió còn đau. Họ có khóc, ngỡ đấy là lẽ họ Không hay nhân loại dưới đáy sâu.” ườ (Ng Ngườ ườii mai sau) Dòng chảy của thời gian đã trở thành nỗi ám ảnh và động cơ thôi thúc nhà thơ viết nhiều về con người, về đời. Nếu trong tập thơ Điêu tàn, thời gian được cảm nhận ơ, thời gian được cảm nhận bằng với vẻ u buồn pha lẫn sự đáng sợ thì trong Di Cảo th thơ tất cả thuộc tính của nó qua cái nhìn của người đã từng trải. Nếu trong Điêu tàn, thời gian trôi qua nhè nhẹ “một phút vội vàng” thì thời gian ơ mang trong mình sự mạnh bạo của một cơn lốc hay một dòng nước trong Di cảo th thơ xiết. “Bàn tay vô hình của thời gian” mang trong mình một sức mạnh cuốn phanh đi tất cả, chúng tựa như một dòng nước lũ, một khối Uradium phóng xạ vào giữa trang giấy cuộc đời nhà thơ: “Nhưng thời gian như thạch nhủ Thời gian ùa nước lũ Thời gian triệu năm cho Uradium phóng xạ hóa ra chì” ời gian nướ (Th Thờ ướcc xi xiếết) Trước dòng chảy của cuộc đời, thời gian qua cái nhìn của Chế Lan Viên trôi đi như một quy luật sắt mà không ai có thể đổi thay nó được: “Thời gian đi như chạy/ Thời gian quy luật sắt” (Kém mắt). Chính vì cảm nhận thời gian như quy luật sắt mà 42 cuộc đời của mỗi con người thì hữu hạn, Chế Lan Viên bộc lộ sự giận dữ, ông xem thời gian như kẻ thù chung của nhân loại: “Hạt sương có triết lí của sương và mạn nhện thì triết lí theo lối nhện Nhưng cả hai đều có kẻ thù chung một giặc dữ: Thời gian. Hạt sươ ng và mạn nh (H ương nhệện) Thời gian mang trong mình sức công phá mạnh mẽ, cảm thức về thời gian trong ơ vô tình trùng lặp với cảm thức thời gian trong Điêu tàn. Nếu trong Điêu Di cảo th thơ ơ, thời gian là giặc dữ, là tàn, thời gian là “nấm mồ”, “chuỗi huyệt” thì trong Di Cảo th thơ “tên phá hoại” chôn ngày tháng của con người. Những tháng ngày đó còn in trên những hàng cây, trên những lá bàng đỏ mà mỗi ngày con người đều không thể nào ngăn cản được: “Chậm một ngày là một ngày nó đỏ Cái tuổi già ngăn nó phía nào đây? Tuổi già nào chính là tuổi thơ ngây. Trăm tuổi trước năm nao không còn nữa Và bây giờ nó hóa màu trên cây.” (Lại lá bàng) Quan niệm về thời gian trong tập thơ Điêu tàn thể hiện cái nhìn có phần bi lụy của Chế Lan Viên trước cuộc đời. Tuy nhiên, quan niệm của ông về thời gian thì ít ai có thể chối bỏ được vì sự hủy diệt của nó trước quãng đời của mỗi con người. Ám ảnh ơ với cảm xúc da về thời gian tiếp tục là nỗi niềm của Chế Lan Viên trong Di cảo th thơ diết, nhưng cũng không kém phần mạnh bạo như tập thơ Điêu tàn. Từ đó, tập thơ Điêu tàn có thể nói là tập thơ mang tính sơ khai trong hành trình đưa Chế Lan Viên từ một thi sĩ – lãng mạn đến với thi sĩ – triết nhân. ườ 2.2.2 Quan ni niệệm về con ng ngườ ườii và cu cuộộc đờ đờii Cuộc đời của mỗi con người là một quá trình con người sống và sinh hoạt với bao nhiêu cung bậc cùng những nốt thăng trầm khác nhau. Mỗi con người đều có những quan niệm riêng về cuộc đời. Quan niệm cuộc đời của Chế Lan Viên mang nhiều màu sắc của tôn giáo, nhất là dấu ấn của Phật giáo thể hiện rõ nét trong thơ ông. 43 Chế Lan Viên quan niệm cuộc đời là bể khổ chứa đựng những nỗi khổ đau, sầu tư của con người. Có thể nói, đây là quan niệm ảnh hưởng xuyên suốt trong tập thơ của ông. Thời gian trôi qua với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, nhưng với Chế Lan Viên, chúng chỉ gợi thêm niềm đau khổ: “Lửa hè đến! Nỗi căm hờn vang dậy! Gió thu sang thấu lạnh cả hồn thơ! Chiều đông tàn, như mai xuân lộng lẫy Nói chi thêm sầu khổ với ưu tư” Nh ững sợi tơ lòng (Nh Nhữ ng) Những sợi tơ lòng cứ ngân lên theo sự thay đổi của đất trời. Căm hờn xuân, hạ, oán trách mùa thu, đông, bốn phía thời gian đều mang đến cảm giác trống vắng, hư vô. Tác giả không tìm thấy lối thoát cho mình trước thời gian, bởi bản thân trong mỗi mùa đều tiếp thêm “sầu khổ với ưu tư” cho người thi sĩ. Xung quanh nhà thơ chính là cõi tang, sầu khổ, khổ đau: - “Trời ơi! Chán Nản đương vây phủ Ý tưởng hồn tôi trước cõi Tang” Thu (Thu Thu) - “Tôi có chờ đâu, có đợi đâu, Đem chi xuân đến gợi thêm sầu Với tôi tất cả như vô nghĩa Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau” Xu (Xu Xuâân) Thế giới bên ngoài lẫn cái bên trong qua cái nhìn của nhà thơ đều chứa đựng nỗi đau thương. Theo đó, mỗi cơ quan trong cơ thể của con người đều chứa đựng nỗi đau của hóa công “gieo rắc xuống trần gian”: quả tim – “khối u buồn”, mạch máu – “đau thương”, con người – lời thán. Vì thế, thế giới xung quanh theo cảm nhận của nhà thơ là vô nghĩa và đầy rẫy nỗi sầu và khổ đau: “Quên sao được! Hỡi loài người ngu dại Quả tim ta là một khối u buồn Mạch máu ta là những mối Đau Thương Mà quả đất là khối sầu vô hạn Mà mỗi người là một lời ta thán 44 Của Hóa Công gieo rắc xuống trần ai! ” Đừ ng qu (Đừ Đừng quêên lãng ng) Nói về những điều này, Chế Lan Viên chịu ảnh hưởng nhiều tư tưởng Phật giáo: cuộc đời là Khổ (dukka) trong Tứ diệu đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Chế Lan Viên cũng đã từng thổ lộ niềm tin tôn giáo của mình: “Mở đầu tôi yêu Chúa. Rồi tôi yêu Phật”. Thế nhưng, cái khổ trong thơ của Chế Lan Viên không bắt nguồn từ những dục vọng, ham muốn của con người xuất hiện bằng nhiều hình thức mà cái khổ trong thơ ông bắt nguồn từ tư tưởng Vô thường, tức là khổ trước chuyển biến vạn vật: hoại khổ. Trong đó, chuyển biến của thời gian vẫn giữ vị trí đa số, vì thế trước sự Vô thường của thời gian, nhà thơ mong muốn sống lại những ngày tháng đã qua “Ai đâu trở lại mùa thu trước/ Nhặt lấy cho tôi những lá vàng”, hay: “Thay đổi rồi, vẫn còn thay đổi mãi Không gian kia còn lúc chuyển thiên đi.” Tạo lập) (T Triết lí Vô thường cho rằng mọi vật trên thế gian đều không ngừng vận động, không có vật nào là bất biến, trường cữu. Sự Vô thường của thời gian là nguyên nhân dẫn đến sự buồn chán, đau khổ của nhà thơ, ông thốt lên “Thay đổi rồi, vẫn còn thay đổi mãi”, thể hiện sự tuyệt vọng trước sự thay đổi ấy. Không dừng lại quan niệm về cuộc đời, Chế Lan Viên còn thể hiện quan niệm về con người. Một nền văn học tiến bộ phải biết hướng đến con người, đến tầm vi mô trong tâm hồn của họ, Nguyễn Minh Châu từng nói: “Văn học và đời sống là vòng tròn đồng tâm, trong đó tâm điểm là con người”. Lấy con người là trung tâm của nhận thức và hành động, thơ ca nói riêng, văn học nói chung đều hướng đến con người, coi họ là nguồn gốc của cảm hứng và sáng tạo. Hướng về con người, Chế Lan Viên luôn tìm cách cắt nghĩa, lí giải thế giới sâu thẳm bên trong họ, qua đó bộc lộ nhiều tư tưởng triết lí trong thơ ông. Suy nghĩ về con người, Chế Lan Viên đã không ngại khi đi sâu vào thế giới bên trong của con người, bằng một giọng điệu buồn pha chút hờn trách ông viết: “Người khóc lóc, thở than, người run sợ? Có gì đâu cuồng dại hỡi người ơi? Ai trần gian không uống máu đào tươi? Không hút cạn tủy xương bao kẻ khác? 45 Trong tiếng cười, trong câu ca, trong điệu hát Trong những đêm đầy thịt, sáng như mơ” Máu xươ ng (M ương ng) Hướng vào mỗi cá nhân, Chế Lan Viên đã đề cập đến sự ích kỉ của con người. Loài người khi sinh ra đã vốn mang trong mình một sự ích kỉ, họ ganh ghét, xô đẩy lẫn nhau, vì thế nên mới có cảnh khóc lóc, thở than, rung sợ. Họ giày xé, giẫm đạp lên nhau để phần lợi riêng tư cho mình: “Ai trần gian không uống máu đào tươi/ Không hút cạn tủy xương bao kẻ khác”. Cái nhìn tuy có phần bi lụy và buồn nhưng đã nói đúng được bản chất của con người. Giẫm đạp lên nhau một cách vô hình, nhưng có mấy ai nhận thức được điều đó, thế nên Chế Lan Viên mới ví hành động đó với những tiếng cười, câu ca, điệu hát và cả thịt máu với xương khô. Qua đó, nhà thơ bộc lộ cái nhìn thực tế bằng niềm cảm xúc mạnh mẽ và thái độ thương cảm của họ, nhất là câu thơ “Có hay chăng, người hỡi với xương khô/ Với máu đỏ, tủy nồng, mờ sắc rượu?” Quan niệm cuộc đời là “một khối U Buồn” pha giọng hờn trách, Chế Lan Viên đã nhìn cuộc sống bằng cái nhìn thực tế: “Ôi rồ dại muôn người trên quả đất Trí vô tư theo đuổi mộng ngông cuồng, Ở trần gian muốn thoát khỏi U Buồn, Trong cõi sống, ưng ra vòng khổ sở Đua nhau cười không đua nhau nức nở, Tháng ngày qua theo đuổi ánh Vui Tươi” Đừ ng qu (Đừ Đừng quêên lãng ng) Con người thường không thỏa mãn với những gì mình đang có, họ mải theo đuổi những giấc “mộng ngông cuồng” mà quên đi cuộc sống thực tại với những “U Buồn”, mà mình phải đối diện. Họ tìm đến những niềm vui để quên đi vòng khổ sở, Chế Lan Viên viết: “Ôi biết bao rồ dại của muôn người! Họ muốn lấy Màn Quên che lấp cả Cả Đau Thương, cả Dĩ vãng xa xôi Hỡi loài người, hãy xa dòng Quên Lãng Để sầu lo, buồn, giận đắm say lòng” Đừ ng qu (Đừ Đừng quêên lãng ng) 46 Kêu gọi con người về với thực tại, xa dòng quên lãng với những cuộc vui tươi, đó là lời nhắc nhở của nhà thơ, vì ông nhận ra rằng: “Cứ yêu thương, cứ nhớ tiếc, mơ mòng! Những cảnh cũ không bao giờ còn nữa Cho đến lúc hồn ta trong hơi thở Vẫn yên vui về cõi chết xa xôi!” Đừ ng qu (Đừ Đừng quêên lãng ng) Thời gian như dòng nước, cứ nhẹ nhàng trôi qua, con người nếu cứ mãi mơ mòng, nhớ tiếc thì cũng chẳng làm gì được, bởi có câu: “Có ba điều trong cuộc đời của mỗi con người đi qua sẽ không lấy lại được, đó là thời gian, lời nói và cơ hội” (Ngạn ngữ Phương Tây), bởi thế Chế Lan Viên hướng con người về với thực tại. Biết sống cho thực tại cũng chính là tìm được niềm vui trong tương lai, cho cõi chết xa xôi. Thể hiện quan niệm về con người, Chế Lan Viên không ngại khi ông tự soi rọi, tự khám phá thế giới bên trong của nhà thơ để tìm ra ý nghĩa cuộc sống. Ta với vị trí là một bản thể, bản thể ấy chứa đựng một thế giới vô cùng bí ẩn và phức tạp: “Hồn của ai trú ẩn ở đầu ta? Ý của ai trào lên trong đáy óc, Để bay đi theo tiếng cười, điệu khóc Biết làm sao giữ mãi được ta đây Thịt cứ chiều theo thúc giục chua cay! Máu cứ nhảy theo nhịp cuồng kẻ khác! Mắt theo dõi tinh hoa bao màu sắc! Đau đớn thay cho đến cả linh hồn Cứ bay tìm Chán Nản với U Buồn Để đỉnh sọ trơ vơ tràn ý thịt” Ta (Ta Ta) Dường như có một chiếc bóng mờ vô hình nào đó xuất hiện phía sau “ta” của nhà thơ: “hồn của ai”, “ý của ai”, thịt – “thúc giục chua cay”, máu – “nhịp cuồng bao kẻ khác”, mắt – “tinh hoa màu sắc”, sọ - “trơ vơ tràn ý thịt”, cuối cùng nhà thơ tự hỏi mình: “Ai bảo dùm: Ta có có Ta không?” Với câu hỏi này, Chế Lan Viên đã vô tình đưa mình vào “vấn nạn về tồn tại” trong triết lí nhân sinh. Nhiều nhà triết học cổ đến cận đại đã cố tìm đáp án cho câu hỏi này, có nhà triết học thì nhấn mạnh “cái này” chứ 47 không phải “cái gì”, có nghĩa là trong mỗi bản thể có chứ đựng bản thể đặc lợi giúp ta phân biệt nó với các thực thể khác. Còn theo Decartes, ông đề cao tính lí trí trong bản thể tồn tại của con người: “Tôi tư duy, tôi tồn tại”. Nhận thức về tồn tại với góc độ khác, Leibiz đề cao cái gì đó gọi là “linh hồn” trong tồn tại của bản thể: “Nguyên tắc hành động và nhận thức không thể rút ra từ vật được mở rộng thuần túy, thụ động, hoàn toàn xa lạ với mọi chuyển động của vật chất. Do đó, hành động và nhận thức xuất phát một cách tất yếu từ một cái gì đó đơn giản và phi vật chất, không có mở rộng và không có bộ phận, được gọi là linh hồn.” [19; tr.266]. Đó là những lời giải đáp cho sự tồn tại, không tồn tại của một bản thể, nhưng mãi cho đến ngày nay, câu hỏi về sự tồn tại của con người vẫn còn đang nghiên cứu, tìm hiểu. Đặt ra câu hỏi mang tính siêu hình học, Chế Lan Viên đã thể hiện sự băn khoăn, dò tìm chân lí bản thể trong cuộc sống. Hay một khía cạnh khác, nhà thơ tự soi vào cõi ta của mình để tìm hiểu, tìm ý nghĩa của cõi ta trong cuộc sống: “Ôi bát ngát mênh mông như Âm giới, Đây Cõi Ta rộng rãi đến vô biên Nơi an táng khổ đau trong huyệt tối Nơi sinh sôi, nảy nở những mầm điên. Nhưng cũng là nơi ai ôi bé nhỏ Nơi khó dò khó biết, khó suy tường Nơi cùng nhau, trước khi về đáy mộ Xác hồn ta đã chia rẽ đôi đường.” Cõi ta (C ta) Cõi ta của nhà thơ mang nhiều cung bậc khác nhau, khi thì rộng lớn bao la, khi thì nhỏ bé, bí ẩn “khó dò, khó biết, khó suy tường”. Cõi ta là nơi chứa đựng những đau thương, là nơi chôn vùi những khổ đau của con người, nhưng dù thế nào đi nữa, cõi ta vẫn tồn tại trong cùng một con người, để rồi khi con người đi sang thế giới bên kia cõi ta cũng chia rẽ cùng với hồn và xác. Với nhà thơ, cõi ta luôn là điều bí ẩn, thể nên dù đứng trước cõi ta của chính mình nhà thơ cũng phải thốt lên rằng: “Ta đứng trước cõi ta khôn hiểu thấu/ Nhưng không sao hiểu được nghĩa Thời Gian.” Tìm hiểu cõi ta không phải Chế Lan Viên đem lại sự bi quan cho con người, mà chính là cuộc hành 48 trình khám phá chính mình của nhà thơ. Tự soi rọi vào chính bản thân mình là cách tự tìm ra ý nghĩa của cá nhân - cuộc sống, qua đó, ý nghĩa siêu cá nhân được nhà thơ bộc lộ là từ đó. Cũng như quan niệm về thời gian, quan niệm cuộc đời và con người vẫn không ơ, ngừng tác động vào tư duy nhận thức của Chế Lan Viên. Đặc biệt, trong Di cảo th thơ “chất ngọc” triết lí được thể hiện qua quan niệm về cuộc đời, con người được nhà thơ tập trung khai thác với tần số cao. Càng gần về “xứ không màu”, ông càng quý trọng hơn cuộc sống thực tại, ông thầm cảm ơn những mùa hoa trong khu vườn nhỏ của mình và kêu gọi con người hãy quý trọng cuộc đời của mình: “Trong tỉ tỉ bóng đêm Được làm người khoái thế Vậy mà anh vẫn để hồn buồn và vầng trán luôn cau” Vơ vẩn) (V Ông kêu gọi con người sống với chính mình, sống bằng tất cả những gì mình đang có: “Cao cả hơn bùn Hoa sen hồng, trắng nở Bảo cho bùn: làm bùn đâu có khổ Chỉ cần đừng là hoa sen” Sen (2) (Sen (2)) Hay: “Với ta, người là ta với người, là sóng với người Rừng rậm với người Hương nào thơm với người hơn cả Hương người Trái nào thơm với người hơn cả Trái người Nhưng với chúng thì nhiêu liệu nào chúng đốt Hơn tất cả - Người, chỉ có người thôi.” Ng ườ (Ng Ngườ ườii) 49 ơ, dấu ấn của Thế nhưng, một điều đặc biệt có thể nhận thấy khi đọc Di cảo th thơ tập thơ Điêu tàn được nhà thơ thể hiện rõ nét. Con người mang bản chất là quên, Chế Lan Viên cho rằng con người sinh ra thì quên chính là một phần trong cuộc sống. Thế nên ông đã từng kêu gọi con người “Hãy xa dòng quên lãng” nhưng ông cũng chợt ng qu nhận ra rằng, dù có cố nhớ thì “Những cảnh cũ không bao giờ còn nữa” (Đừ Đừng quêên lãng), đó là cái nhìn về sự quên lãng của con người qua lăng kính của cậu bé chỉ 16, 17 tuổi. Thế nhưng, sau gần 50 năm, nhà thơ vẫn nói đến sự lãng quên của con người cũng bằng quan niệm của trước đó. Ông đã từng khẳng đinh, sự lãng quên khiến cho: “Hoa hồng lãng quên không thơm nữa Vết thương dòng quên không rỉ máu” Lãng qu (L quêên) Và quên như chính thuộc tính của mỗi con người: “Đã là người thì anh sẽ quên Biết rằng quên nên họ làm thơ, chép sử Cho nên họ giữ tro tàn. Bỏ quên ngọn lửa Họ khắc tên tuổi gửi cho vỏ cây, thân cỏ Để rồi người quên.” Qu (Qu Quêên) Xưa kia, nếu Chế Lan Viên đã từng hỏi mình với câu hỏi siêu hình “Ai bảo dùm: ơ nhà thơ cũng cũng đã từng hỏi “Ta là ai? Về Ta có có ta không?” thì với Di cảo th thơ đâu?”, “Là ta chăng?”, nhưng với kinh nghiệm của người từng trải, ông dường như đã tìm ra câu trả lời: “Nhìn về phía bên kia. Không tồn tại sẽ bỗng nhiên tồn tại Đang héo tàn, vũ trụ sẽ sinh sôi” Hỏi? Đá (H Đápp) Ngoài ra, dấu ấn của tâm linh, nhất là dấu ấn của Phật giáo trong Điêu tàn cũng ơ. Nếu trong Điêu tàn, triết lí Vô thường mang được nhà thơ thể hiện trong Di cảo th thơ ơ, Vô thường mang đến cho nhà thơ đến nỗi khổ cho người thi sĩ thì trong Di cảo th thơ m của ngày xưa và ngày nỗi xót xa trước sự thay đổi của trần thế, như một con Bướ ướm nay: “Nào có con bướm nào ngày nhỏ bay đâu? 50 Chả qua kẻ bắt bướm có tuổi thơ bay mất Những con bướm tuột khỏi về sau lại là các con bướm khác Nó không hiền như bướm xưa tuổi nhỏ cái hôn đầu” Hay Cây bàng tỉnh nh nhỏỏ ngày xưa vẫn còn đó nhưng người thì đã khác xưa, một nỗi buồn tê tái bỗng dưng trỗi dậy trong lòng nhà thơ: “Kiến An. Cây bàng tỉnh nhỏ Xanh xanh như buổi yêu đầu Sặc nhớ lòng buồn một nửa Bây giờ đã phải anh đâu?” “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” (Hecralite), con người luôn vận động trong từng phút, từng giây của cuộc đời mình, chúng chính là quy luật chung của sự tồn tại và phát triển của sự vật. Dựa vào triết lí này, nhà thơ thể hiện chúng bằng một thái độ dứt khoát, linh hoạt. Như vậy, Chế Lan Viên đã thể hiện sự thành công, tư duy thơ đặc sắc của mình. Vẻ đẹp triết lí là một trong những đặc điểm nổi bật trong phong cách thơ Chế Lan Viên. Vẻ đẹp triết lí đã thể hiện được sự cảm nhận tinh tế cùng với tư duy khái quát rộng lớn của nhà thơ. Từ Điêu tàn, vẻ đẹp triết lí của Chế Lan Viên tuy mang tính sơ khai qua sự chiêm nghiệm, cảm thức về thế giới bên ngoài lẫn bên trong của một chàng trai 16, 17 tuổi, nhưng chúng là tiền đề làm nên vẻ đẹp triết lí cho các tập thơ ơ. Với hai điểm mút là tập thơ Điêu tàn và tập sau này của ông, nhất là tập Di cảo th thơ Di cảo th ơ, Chế Lan Viên vẽ cho mình một vòng tròn, đã tạo cho thi đàn Việt Nam thơ “ba niềm sửng sốt” (Trần Mạnh Hảo). Từ đó, tập thơ Điêu tàn có thể nói là tập thơ khởi đầu của mọi sự khởi đầu trong quá trình hình thành phong cách thơ Chế Lan Viên. 2.3 Điêu tàn, tập th ơ th ơ về qu thơ thểể hi hiệện tình cảm trong sáng của nh nhàà th thơ quêê hươ ng và con ng ườ ương ngườ ườii Trong một thời gian dài, các tác phẩm văn xuôi của Tự lực văn đoàn và Thơ Mới không được lưu hành trong xã hội. Chúng bị liệt vào những tác phẩm cấm xuất bản, những ai muốn đọc tác phẩm này dù các nhà phê bình, sinh viên, giáo viên phải có giấy giới thiệu của cơ quan, và phải vào phòng kín để đọc. Điều này xuất phát từ việc nhìn nhận tác phẩm của nhóm Tự lực văn đoàn và phong trào Thơ Mới của nước 51 ta trong những năm trước 1990, coi những tác phẩm ấy là thoát ly tiêu cực, tiểu tư sản và không đứng về phía của quần chúng lao động để tham gia đấu tranh cách mạng. Tuy nhiên, những năm 90 của thế kỉ XX, bằng những Hội nghị khoa học về văn xuôi Tự lực văn đoàn và phong trào Thơ Mới, các tác phẩm của nhóm Tự lực văn đoàn và phong trào Thơ Mới đã được nhìn nhận và đánh giá lại, góp phần vào việc giành lại tiếng nói công bằng cho hai bộ phận góp phần rất lớn vào quá trình hiện đại hóa văn học. Là một tập thơ thuộc phong trào Thơ Mới 1932-1945, Điêu tàn cũng cùng chung số phận với các tập thơ của các nhà thơ khác như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận Lưu Trọng Lư…, thậm chí tập thơ Điêu tàn còn bị phê phán mạnh mẽ. Tố Hữu đã công kích Điêu tàn: “Ai lẩn thẩn đưa màu tìm hoa lá Rắc trên cành khô chết nhựa cây? Ai khờ dại nhặt từng viên gạch cũ Băng bó vườn cổ tháp đã lung linh?” Th (Th Thááp đổ đổ) Và ngay cả sau này, khi nhìn lại chặng thơ của mình trước cách mạng tháng Tám, Chế Lan Viên cũng không khỏi buồn và tự trách mình: “Chưa bao giờ quên một nỗi chua cay thời ấy Tổ quốc trong lòng ta mà có cũng như không Nhân dân ở quanh ta mà ta nào có biết Thơ xuôi như nước chảy xuôi dòng.” Ng ườ ườ ơ tôi) (Ng Ngườ ườii thay đổ đổii đờ đờii tôi, ng ngườ ườii thay đổ đổii th thơ Thực ra, Điêu tàn nói riêng và các tác phẩm thuộc phong trào Thơ mới nói chung có thoát ly, nhưng cái thoát ly ở đây là thoát ly khỏi đấu tranh chính trị, cách mạng chứ không phải thoát ly ra khỏi cuộc sống. Điều này xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ: Trong những năm đầu thế kỉ XX, về cơ bản thực dân Pháp đã bình định xong nước ta, điều này được đánh dấu bằng sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế vào năm 1913. Điều này đã tạo ít nhiều không khí bi quan cho tầng lớp trí thức tiểu tư sản, tầng lớp vốn nhạy cảm với sự thay đổi của thời cuộc. Mâu thuẫn giữa ước mơ với thực tại xã hội đã dẫn đến sự lẫn tránh khỏi xã hội bằng cách đi vào thơ, qua đó thể hiện tình cảm của họ với đất nước và dân tộc, đúng như Nguyễn Đăng Mạnh nói gián 52 tiếp qua hình ảnh chiếc “valy tâm hồn”: “Trong khi thực dân Pháp và tay sai của chúng dùng mọi phương tiện thông tin (sách báo, phim ảnh, sách giáo khoa…) để cố tình nhét vào “valy tâm hồn” của họ tư tưởng nô dịch (…), Nhưng họ đã không chịu “nhét” vào tâm hồn của mình những tư tưởng ấy, mà “nhét vào Thơ Mới, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, và các tác phẩm khác (không kể các tác phẩm hiện thực phê phán). Nhưng những tác phẩm ấy đúng là không dạy họ làm cách mạng, không kêu họ đứng lên chống Pháp, nhưng đã giúp họ yêu thiên nhiên và đất nước mình [20; tr.15]. Chính vì vậy có thể nói, thoát li trong Điêu tàn về với quá khứ của dân Chàm phần nào thể hiện thái độ của tác giả với thực tại và tình yêu quê hương của Chế Lan Viên. Tình yêu quê hương đất nước trong tập thơ Điêu tàn được Chế Lan Viên thể hiện ở hai khía cạnh bao gồm: thái độ với thực tại và nỗi buồn trong thơ ông. Thế giới xung quanh đối với Chế Lan Viên dù có chứa muôn sắc màu nhưng vẫn mang trong mình một sự chán chường vô biên, vui tươi chỉ nhắc lại những đau thương, uất hận của quá khứ xưa: “Muôn cảnh đời chỉ làm tôi chướng mắt Muôn vui tươi nhắc lại vẻ điêu tàn”. Nh ững sợi tơ lòng) (Nh Nhữ Hay: “Trời đất hỡi! Hôm nay ta chán hết Những sắc màu hình ảnh của trần gian” Tạo lập) (T Xuất phát từ sự chán chường hiện tại nên sự tuần hoàn thời gian chỉ làm tăng ững sợi tơ lòng buồn chán của nhân vật trữ tình, cho nên nhân vật trữ tình đã thêm Nh Nhữ “không muốn đất trời xoay chuyển nữa”, sự tuần hoàn của thời gian chỉ làm cho nỗi sầu thêm sâu đậm. Nhưng biết phải làm sao khi sự tuần hoàn thời gian là quy luật tất yếu của tự nhiên, vì thế một thái độ bực tức đã trỗi dậy trong từng câu thơ của nhà thơ: “Lửa hè đến nỗi căm hờn vang dậy! Gió thu sang thấu lạnh cả hồn thơ! Chiều đông tàn như mai xuân lộng lẫy Nói chi thêm sầu khổ với ưu tư!” Nh ững sợi tơ lòng) (Nh Nhữ 53 Tuy nhiên, trong tập thơ Điêu tàn, không ít lần Chế Lan Viên đã thể hiện ước muốn hòa hợp của mình với cuộc sống. Ông đã từng muốn dẹp bỏ những buồn phiền, âu lo để hòa mình với đời. “Ta những muốn vui cười ta những muốn Dẹp sầu tư ca hát đón xuân xanh” Xu (Xu Xuâân về) Và bánh xe của thời gian cứ nhẹ nhàng trôi qua, đôi khi người thi sĩ phải bất ngờ trước tốc độ của thời gian, phải thốt lên: “Chao ôi thu đã tới rồi sao? Thu trước vừa qua mới độ nào!” Thu (Thu Thu) Mùa thu xưa đối với Chế Lan Viên mang trong mình một vẻ đẹp rực rỡ của “nắng hồng”và cả những nền lau xanh, những con bướm nhẹ nhàng bay trong gió và cả những khóm tre qua những câu thơ: “Nền lau bừng sáng núi lau xanh Bướm vàng nhè nhẹ bay ngang bóng Những khóm tre cao rủ trước than Thu (Thu Thu) Yêu mùa thu xưa, Chế Lan Viên đã từng muốn lấy những nét thu xưa về chắn “nẻo xuân sang” cho thời gian ngừng trôi, cho mình được hoà nhập với cuộc sống: “Ai đâu trở lại mùa thu trước Nhặt lấy cho tôi những lá vàng Với của hoa tươi, muôn cánh rã Về đây đem chắn nẻo xuân sang” Xu (Xu Xuâân) Thế nhưng trở về với thực tại, nhà thơ nhận thấy nhớ về thu xưa đẹp bấy nhiêu thì thu này lại thêm buồn chán bấy nhiêu. Một thái độ tức giận dâng trào trong lòng của tác giả: “giận biết sao ngăn”: “Thu đến đây! Chừ mới nói răng! Chừ đây buồn giận biết sao ngăn” Thu (Thu Thu) 54 “Biết sao ngăn” thời gian trôi qua, vì thế nhà thơ muốn tìm trong những sắc hoa đang rụng chút sắc tàn của mùa thu cũ để hòa mình với mùa thu xưa, điều này thể hiện phần nào thái độ bất mãn của nhà thơ với thực tại xã hội. Không dừng lại ở đó, thực tại xã hội, dường như trở thành một nơi tù túng, là nơi gian hãm tâm hồn của người thi sĩ: “Trời xanh ơi hỡi xanh khôn thấu Hồn tôi muốn hiểu chẳng cùng cho” Đọ (Đọ Đọcc sách ch) “Cánh thời gian” cứ lặng lẽ trôi đi mà tâm hồn của người thi sĩ tựa như một chiếc thuyền cứ trôi đi mà không thấy ngày cập bến. Thời gian thì trôi chậm, tấm lòng thì rộng mở đón lấy chân trời, nhưng cánh cửa ấy cũng khép dần trước nỗi lòng của nhà thơ. Đó cũng chính là mâu thuẫn giữa bên trong nhà thơ với bên ngoài xã hội trong bày tỏ hoài bảo của nhà thơ. Điều này khiến cho nỗi lòng của thi nhân lại càng thêm chán nản, vô vọng: “Tôi không muốn đợi ngày hơi thở tắt Cánh thời gian bay chậm quá người ơi Ngày cứ xuân, tủy cứ nóng, máu cứ tươi Biển trần gian thuyền hồn không cập bến Mà sầu não khổ đau nào ngớt đến” Máu xươ ng (M ương ng) Điệp từ “cứ” lặp lại nhiều lần đã góp phần làm tăng thêm nỗi sầu não, ưu tư của người thi sĩ. Nhà thơ buồn trước thực tại nhưng không tìm thấy lối thoát nên ông trách “cánh thời gian”, trách cơ trời. Xưa, Nguyễn Du đã từng viết một câu chí lí: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Truy Truyệện Ki Kiềều). Vì thế, tâm hồn của nhà thơ giữ vai trò quyết định làm nên cảm xúc bài thơ, một tâm hồn lạnh giá, “đóng băng” tiếp thêm bài thơ thêm buồn, thắm đượm sầu bi. Chế Lan Viên là người giữ một tâm hồn như vậy, tâm trạng “đóng băng” trong ông được hình thành từ chính những ngày tháng chán nản, thái độ có phần bi quan “Với tôi tất cả như vô nghĩa/Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau” về cuộc sống, cho nên dẫu thế giới bên ngoài có đẹp nhưng ông không thể nào hòa hợp được với chúng: “Nhưng than ôi mùa xuân về trong nắng sớm Mà lòng ta đóng lạnh giá băng thôi”. Xu (Xu Xuâân về) 55 Để giải thoát cho những ngày tháng chán chường, cho những “chướng mắt” của trần gian, Chế Lan Viên đã tìm về với nước non Chiêm Thành của mình: “Tạo hóa hỡi! Hãy trả tôi về Chiêm Quốc Hãy cho tôi xa lánh cõi trần gian.” Nh ững sợi tơ lòng (Nh Nhữ ng) Và cầu mong có một “tinh cầu” cuối trời xa để xa lánh những sắc màu đau buồn, chán nản của trần gian: “Hãy cho tôi một tinh cầu lạnh giá Một vì sao trơ trội cuối trời xa” Nh ững sợi tơ lòng (Nh Nhữ ng) Tìm về nước non Chiêm Thành hay một tinh cầu không làm thỏa mãn được mong ước của Chế Lan Viên. Vì thế ông đã tìm một hướng giải thoát táo bạo hơn, đó chính là tìm “bầu thế giới” mà theo ông chúng mới chính là của tạo hóa tạo lập nên: “Cho từng sóng quỷ ma dần hiển hiện Cho lời kêu, tiếng rú bật bên tai Cho lăn lóc, hôn mê trong Huyền Ảo Lãng quên đi giây phút cảnh trần ai” Tạo lập) (T Không những vậy, tìm “Một nắm mộ hoang tàn” cũng là cách xa lánh cõi trần gian, ở nơi đó nhà thơ tìm được sự sống cho mình: “Hãy tìm cho một nấm mộ hoang tàn Đào đất lên, cậy cả nắp hòm săng Hãy chôn chặt thân ta vào chốn ấy Ta sẽ uống máu lan cùng tủy chảy Ta sẽ nhai thịt nát với xương khô Lấy hơi ma nuôi sống tâm hồn mơ Luyện âm khí chuyển rung bao mạch máu” Máu xươ ng (M ương ng) Sự sống nơi cõi âm được nuôi sống bởi thức ăn là thịt nát, tủy; thức uống chính là máu; hơi thở từ nguồn âm khí và hơi ma sống. Đây là lối miêu tả mang đậm tính kinh dị, mạnh mẽ, tạo cảm giác rùng rợn cho người đọc, nhưng cũng là một hướng giải thoát độc đáo trong thơ Chế Lan Viên. Tìm nấm mồ để giải thoát thực tại thể hiện lòng 56 yêu đất nước của nhà thơ đúng như quan niệm của các nhà văn hóa đã từng nói hành động tìm đến mồ mả trong tâm thức văn hóa của con người: “là đang tìm kiếm một thế giới còn chứa đựng một cuộc sống bí mật cho người đó. Và người đó đi vào thế giới ấy khi mà cuộc sống bị bế tắc không lối thoát, khi mà những xung đột thực sự trong cuộc sống giam hãm mà không chỉ ra lối thoát. Khi ấy con người sẽ tìm được câu trả lời cho những câu hỏi của mình ở nấm mồ của những ai đã mang theo nhiều thứ của cuộc đời này xuống những tầng sâu tăm tối của lòng đất…. Như vậy, người ấy được trả về cho những biểu tượng cao cả và hệ trọng – vì những người chết đầy uy lực và nhiều vô kể - để lấy sức lực nhờ vào một cái gì tưởng như vô tri, bất động nhưng lại rộng bao la và kì diệu: bởi lẽ cái chết cũng là sự sống”.[5; tr.597] Có thể nói, cái buồn là đặc điểm nổi bật trong Thơ Mới, cái buồn trong thơ của các nhà thơ phần nhiều là do chịu ảnh hưởng từ văn học phương Tây, nhất là Edgar Poe: “Cái đẹp ở bất cứ kiểu loại nào khi đạt tới cực độ thì bao giờ cũng làm người ta phải nhỏ lệ, do đó giọng thơ phải buồn. Vì thế u buồn là giọng phù hợp nhất trong thi ca”. [20; tr.197] Hoài Thanh trong cuốn Thi nhân Việt Nam cũng đã từng khẳng định: “Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế…” [21; tr.53]. Tuy nhiên, cái buồn của mỗi thi nhân vừa đa dạng về màu sắc lẫn cung bậc tình cảm khác nhau. Khác với cái buồn của Thế Lữ, cái buồn cả khi thoát lên tiên và gắn với sự chủ động của nhà thơ: “Thôi! Hãy để giọng buồn thương ta thán Cho chúng tôi là một bọn nhạc công Trăm ngàn năm nẩy mãi sợi tơ lòng Ca những khúc sầu vui cùng thiên hạ Chán nản ư đời anh đừng than thở Cứ yên đi, rồi hãy bảo tôi nghe Lựa giọng buồn tôi sẽ vặn trầm dây Và gọi gió, gọi thông, lên tiếng họa” Thay lời tựa) (Thay Hay cái buồn của Huy Cận, cái buồn theo Hoài Thanh là “ảo não” mang tầm vóc vũ trụ, nỗi “sầu vạn kỉ”, gắn với cung bậc tình cảm sâu kín của nhà thơ: “Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm, Gió trăng ơi! Nay còn nhớ người chăng? 57 Hơn một lần chàng đã gởi cho trăng Nỗi hiu quạnh của lòng buồn không cớ” Thơ Xuân Diệu cũng có cái buồn, cái buồn gắn với sự tang thương “Rặng liễu dìu hiu đứng chịu tang/ Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng” (Đâ Đâyy mùa thu tới). Nhưng cái buồn trong thơ ông nhanh chóng vơi đi, chúng chỉ thoáng qua rồi chỉ như “khẽ buồn”: “Êm êm chiều ngây ngơ chiều/ Lòng không sao cả hiu hiu khẽ buồn” (Chi Chiềều). Thế nhưng dẫu sao, bên cái buồn của Xuân Diệu hay Huy Cận ta còn thấy niềm vui khát vọng với đời, với kỉ niệm thời thơ ấu. Còn cái buồn trong thơ của Chế Lan Viên gắn với nỗi đau pha màu sắc điên cuồng, kinh dị và siêu thực xuất phát từ tâm hồn băng giá của người thi sĩ trước cuộc sống. Và đây cũng chính là đặc điểm làm nên phong cách thơ Chế Lan Viên. Ngoài ra, tình yêu quê hương của Chế Lan Viên được thể hiện qua sự đồng cảm của nhà thơ trước số phận của con người. Trở về nước non Chiêm Thành, bộc lộ niềm thương cảm với quá khứ của dân tộc Chiêm đã thể hiện sự đồng cảm của tác giả, đồng thời thể hiện tình cảm của tác giả với đất nước lúc bấy giờ. Bên canh đó, tình yêu quê hương trong tập thơ Điêu tàn còn được thể hiện ở niềm thương cảm của nhà thơ đối với những kiếp người trong xã hội. Thương cảm đối con người nói chung trước sự giằng xé muôn người, Chế Lan Viên viết: “Loài người đến làm chi bên bãi chém Lấy máu đào tô thắm nét môi tươi? Hay tìm điệu nhạc vang trong lưỡi kiếm Vụt ngang trên đỉnh sọ hãi hùng rơi? ” Đầ u rơi) (Đầ Đầu Nhà thơ đã tìm ra nguyên nhân của sự chém giết ấy, chúng xuất phát từ “tấn trò đời” ở những bãi chiến trường chiến tranh: “Trường chinh chiến đang còn vòng tranh đấu Vẫn tháng ngày giày xé xác muôn người Bay chi ra tấn trò đời đầy xương máu Trong pháp trường u uất khí tanh hôi” Đầ u rơi) (Đầ Đầu 58 Chiến tranh, chiếc máy giày xé xác muôn người vẫn hằng ngày hiện diện đó, để vang lên giọng bi ai của người trần thế, cho tiếng khóc quỷ không đầu dưới đáy mộ. Đoạn thơ phần nào thể hiện thái độ lên án của tác giả đới với chiến tranh, đồng thời thể hiện niềm thương cảm với những người đã chết: “Hãy trả lại đầu lâu cho thi thể Và hãy chôn trong những đáy mồ sâu Đừng để những đêm mờ vắng vẻ Phải dội vang tiếng khóc quỷ không đầu”. Đầ u rơi) (Đầ Đầu Mùa xuân, mùa của những niềm vui mà ở đó đất trời được thay áo mới, mùa của những ngày đoàn tụ gia đình. Nhưng đâu đó trong xã hội vẫn còn những người kém may mắn, cuộc sống túng thiếu nghèo khổ đã làm cho họ quên đi những ngày xuân tươi đẹp, và Chế Lan Viên đã bắt gặp đâu đó trong xã hội: “Ai biết hồn tôi say mộng ảo Ý thu góp lại cản tình xuân Có một người nghèo không biết Tết Mang lì chiếc áo độ thu tàn.” Xu (Xu Xuâân) Trái tim nhạy cảm trước cuộc đời đã làm cho mùa xuân thắm đẫm vị buồn bởi hình ảnh những người nghèo “mang lì chiếc áo độ thu tàn” khi xuân về. Và đâu đó, những sinh linh nhỏ bé, những đứa trẻ thơ, chưa nhận thức nhiều về thế giới này cũng cùng chung số phận với những người nghèo vào mấy độ mùa xuân: “có đứa trẻ thơ không biết khóc/ Vô tình bỗng nổi tiếng cười vang”. Nỗi niềm của tác giả dường như đã òa lên: “Chao ôi mong nhớ, ôi mong nhớ, Một cánh chim thu lạc cuối ngàn” Xu (Xu Xuâân) Không những vậy, tình yêu quê hương trong tập thơ Điêu tàn còn thể hiện “hồn dân tộc” được đút kết từ chính hình ảnh Việt Nam. Đâu đó trong những bóng tối của Điêu tàn, người đọc bắt gặp những âm thanh hết sức đồng quê, bình yên của xóm làng Việt Nam, đó chính là tiếng khóc của trẻ thơ, tiếng chó sủa trong một không gian lặng yên của xóm làng: 59 “Trong làng xa tiếng trẻ thơ kêu khóc Đàn chó già nguyền rủa bóng đêm lan” Bóng tối) (B Và đâu đây tiếng mõ của vùng đồng quê Việt Nam xuất hiện trong tập thơ Điêu tàn như tô thêm “hồn dân tộc” cho phong trào Thơ Mới: “Từ một làng xa bao tiếng mõ Tan dần trong yên lặng của đồng quê”. Đợ ườ (Đợ Đợii ng ngườ ườii Chi Chiêêm nữ) Hay những tàu lá chuối phơi mình trong buổi nắng bình minh càng làm tô đậm thêm không gian của buổi xuân về: “Đây tà chuối non bay phấp phới Phơi màu xanh lấp loáng dưới sương mai Đây, pháo đỏ lập lòe trong nắng chói Đây hoa đào mỉm miệng đón xuân” Xu (Xu Xuâân về) Pháo đỏ, hoa đào đặc trưng của những ngày Tết thoáng về bên Điêu tàn, chúng cùng với “tàu chuối xanh” đã tạo nên một không khí rất Việt Nam mỗi dịp xuân về. Không dừng lại ở đó, “hồn dân tộc”, trong tập thơ Điêu tàn còn được thể hiện thông qua khắc họa cảnh sắc thiên nhiên về đất nước và con người Việt Nam. Đây có thể nói là những thế mạnh của Chế Lan Viên nói riêng và các nhà Thơ mới nói chung. Hình ảnh của những bóng dừa Bình Định, nơi mà nhà thơ đang sống lúc bấy giờ, đi vào thơ ông một cách nhẹ nhàng “khều” ông mặt trời thức giấc: “Hàng dừa cao say sưa ôm bóng ngủ Vài quả xanh khảm bạc hớ hênh phơi Xoan vươn cành khều mặt trời rực rỡ Bên bóng râm lơi lả nhẹ nhàng đưa.” Xu (Xu Xuâân về) Giữa cái kinh dị, mạnh mẽ của những bóng ma, ta nhận thấy được tâm hồn trong trẻo hòa nhập với thiên nhiên của Chế Lan Viên: “Ta nằm đọc sách trong vườn chuối Chim khách trên cành hót líu lo Gió bay nhộn nhịp không ra lối 60 Hoa tàn cuốn rụng chẳng nên thơ.” Đọ (Đọ Đọcc sách ch) Xung quanh nhà thơ ngập tràn cảnh sắc của thiên nhiên, từ “vườn chuối”, “chim khách” hót líu lo; gió bay nhộn nhịp, hoa tàn mang mình ý thơ, tất cả đã hoa quyện vào nhau để tạo nên một không khí yên lặng và không kém phần thơ mộng, quyến rũ. Khung cảnh thơ mộng ấy không thể thiếu ánh nắng của đất trời: “Kìa kìa nắng nở hoa muôn sắc Trên những tầu tiêu rợn ý trinh Kìa kìa nắng bọc hình muôn xác Những nét thơ tràn cổ sách xinh.” Đọ (Đọ Đọcc sách ch) Bóng đêm của những ngày tháng u buồn nước non Chiêm Thành được vơi bớt đi bởi những ánh nắng mai sớm của bình minh qua bài thơ: “Bóng đêm tan trên đồng xanh vô tận Nắng trời bay phấp phơ bọc muôn cây Chốn cao xa trên trán trời không giới hạn Làn tóc mây đùa rỡn bảo nhau bay” (Nắng sớm) Đoạn thơ miêu tả cảnh sắc thiên nhiên với những cơn chuyển mình vào buổi nắng sớm tuyệt đẹp, ánh nắng nhẹ nhàng lướt trên những đồng cỏ báo hiệu bình minh đã về. Không gian trong đoạn thơ đã được tác giả kéo dài ra bởi “trán trời không giới hạn” và “làn tóc mây”. Vũ trụ hiện ra một cách rõ nét trên những vần thơ: “Cả vũ trụ biến dần ra ánh sáng Nước sông Linh hòa lẫn nắng trời tươi Nắng trời tươi, tưng bừng bay tản mạn Gợi lòng ta bao dấu vết xa xôi.” Nắng mai (N mai) Dòng sông Linh trở nên huyền ảo dưới ánh sáng dịu nhẹ của buổi sớm. Nắng và dòng sông hòa vào nhau “Nước sông Linh hòa lẫn nắng trời tươi” cùng với đồng cỏ xanh vô tận đã tạo nên một không gian vô cùng rộng lớn. Khung cảnh ấy ít nhiều mang dấu ấn Đường thi gợi nên sự trong trẻo huyền ảo cho khung cảnh nắng mai. 61 Tình yêu quê hương là mạch nguồn chảy suốt trong nền văn học Việt Nam từ trung đại đến cận - hiện đại. Ứng với thời kì, giai đoạn, tình cảm ấy mang trong mình một sức sống nuôi dưỡng tâm hồn của người Việt. Tình yêu quê hương trong tập thơ Điêu tàn là sự kế thừa những giá trị của văn học ở thời kì trước, đồng thời mang hơi hướng chính thời đại mà tác giả đang sống. Bằng những gì đã làm được, tập thơ Điêu tàn nói riêng mà những tập thơ khác của phong trào Thơ Mới nói chung thể hiện gắn bó tác giả với cuộc sống, đúng như Tố Hữu đã từng nói khi nhận xét các nhà thơ Mới “lạc trí nhưng không lạc lòng”. Điều này được minh chứng bằng việc trong cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, hầu hết các nhà thơ Mới đều tham gia vào cách mạng và giữ vai trò chủ chốt trong bộ máy nhà nước ta trong những năm đầu kháng chiến như Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư… và cả Chế Lan Viên. Đồng thời, tình cảm trong sáng với quê hương còn làm nên những nét độc đáo trong thơ Chế Lan Viên. Bên cạnh những tháp Chàm len lõi, bí mật, bên cạnh cõi âm với sọ, xương, máu, hồn ma, yêu tinh … cái làm nên “niềm kinh dị” trong thơ Chế Lan Viên thì chính những giá trị của tình người, hồn dân tộc, hai yếu tố này hòa lẫn vào nhau để tạo nên phong cách Chế Lan Viên vừa kinh dị, mạnh mẽ, vừa thắm đẫm tình thương đầy ấp trữ tình. Đó là đặc điểm làm nên phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên qua tập thơ Điêu tàn. ƯƠ NG 3: PHONG CÁCH NGH Ệ THU ẬT CH Ế LAN VI ÊN CH CHƯƠ ƯƠNG NGHỆ THUẬ CHẾ VIÊ Ơ ĐIÊU TÀN TH Ể HI ỆN TR ÊN BÌNH DI ỆN NGH Ệ THU ẬT QUA TẬP TH THƠ THỂ HIỆ TRÊ DIỆ NGHỆ THUẬ ơ 3.1 Th Thểể th thơ 62 ơ bảy ch ữ, tám ch ữ trong tập th ơ Điêu tàn 3.1.1 Th Thểể th thơ chữ chữ thơ Phong trào Thơ mới đã trở thành một cuộc cách mạng trong thi ca Việt Nam. Đó là kết quả tất yếu của quá trình vận động và phát triển của văn học. Thơ mới vừa kế thừa những truyền thống, vừa chịu ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài, nhất là văn hóa Pháp, điều này đã tạo nên một diện mạo mới cho văn học. Được xem là một trong những nhà thơ “rất Tây” của phong trào Thơ Mới, nhưng Chế Lan Viên vẫn giữ cho mình truyền thống của dân tộc thông qua sử dụng thể thơ bảy, tám chữ sáng tác trong tập thơ Điêu tàn. Thể thơ bảy chữ vận dụng ít hơn (4/36 bài) nhưng cũng góp phần thành công chung cho tập thơ, chiếm số lượng nhiều nhất là thể thơ tám chữ (32/36 bài). Trong 12 tập thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới, Điêu tàn là tập thơ thứ hai sau tập Bức tranh qu quêê của Anh Thơ (44 bài) sử dụng nhiều nhất thể thơ tám chữ. Mỗi thể thơ đều có ưu thế riêng trong thể hiện cảm xúc của nhà thơ nhưng nhìn chung thể thơ bảy chữ, tám chữ được Chế Lan Viên sử dụng thành thạo, linh hoạt trong cách gieo vần, ngắt nhịp. Điều này thể hiện tài năng cũng như cách vận dụng tài tình thể thơ vào sáng tác. Thể thơ bảy chữ được bắt nguồn từ thể thất ngôn được sử dụng phổ biến trong văn học trung đại. Tuy nhiên, đến phong trào Thơ mới, thể thơ bảy chữ đã được các nhà Thơ mới cách tân cho phù hợp với nhu cầu sáng tạo thời đại. Là thể thơ có bảy âm tiết với cách gieo vần đa dạng nên có thể dựng thành từng khổ. Ưu thế của vận dụng khổ thơ này là dung lượng phóng khoáng, cách gieo vần đa dạng nên có thể thể hiện dấu ấn cảm xúc riêng, sáng tạo của nhà thơ. Đồng thời, với cách bố cục đa dạng phù hợp trong việc lột tả cảm xúc của nhà thơ và thể hiện được cái nhìn đa chiều của cuộc sống. Chính vì vậy, cùng với thể thơ tám chữ, thể thơ bảy chữ được các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới sử dụng nhiều, đúng như Hoài Thanh nói: “Thất ngôn và ngũ ngôn rất thịnh. Không hẳn là cổ phong. Cổ phong ngày xưa đã thúc lại thành Đường luật. Thất ngôn và ngũ ngôn bây giờ do luật Đường giãn ra và nới ra, cho nên êm tai hơn. Cũng có lẽ vì nó ưa vần bằng hơn vần trắc.” [21; tr.48] Một số tác giả rất thành ơ th ơ, Gửi hươ ng cho gi công trong thể thơ này như: Th Thơ thơ ương gióó (Xuân Diệu), Hoa Ni Niêên (Tế Hanh), Mây (Vũ Hoàng Chương).... Thể thơ bảy chữ được Chế Lan Viên phá bỏ niêm luật gò bó của thơ Đường nhưng vẫn hàm súc, phảng phất phong vị của thơ Đường qua cách đối, xây dựng bố cục. Nếu thơ Đường chia bố cục theo cấu trúc: Đề - thực – luận – kết, thì Chế Lan Viên chia theo từng khổ nhưng vẫn mang hơi hướng của thơ 63 Đường: như 4 khổ thơ mỗi khổ 4 câu (Xu Xuâân), 3 khổ thơ, 3 khổ 4 câu, 1 khổ 2 câu (Thu) mỗi khổ 4 câu (Mơ tr trăăng), 1 khổ thơ 8 câu như thất ngôn bát cú phối hợp với 1 khổ thơ tứ tuyệt (Đọ Đọcc sách). Điều này chứng tỏ, thơ Đường vẫn còn ảnh hưởng lớn đến những sáng tác nhưng đã được tân trang với bộ mặt mới phù hợp tâm lí của các nhà thơ mới trong thể hiện cảm xúc. Tuy thể thơ bảy chữ được Chế Lan Viên sử dụng ít trong tập thơ Điêu tàn nhưng những bài thơ bảy chữ được các nhà nghiên cứu, phê bình đánh giá cao. Trong đó, hai bài Xu Xuâân, Thu được nhiều sách tuyển chọn là tác phẩm tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Dòng chảy của thời gian cứ nhẹ trôi đi làm cho tâm trạng của người thi sĩ thêm đau đớn trước dòng chảy ấy. Vì thế, thu nay lại đến mang đến cho người thi sĩ cảm giác chán nản, nhưng biết làm sao có thể ngăn cản được. Một thái độ tức giận dâng tràn trong lòng nhà thơ: “Thu đến đây, chừ mới nói răng? Chừ đây buồn giận biết sao ngăn? Tìm cho những cánh hoa đang rụng Tôi kiếm trong hoa chút sắc tàn Tìm cho những nét thơ xanh cũ Trong những tờ thơ lá vỏ vàng Ai nở tìm môi người quả phụ Sắc màu hầu nhạc cả tình xuân Trời ơi! Chán nản đương vây phủ Ý tưởng hồn tôi giữa cõi Tang!” (Thu) Với dung lượng thoáng hơn cùng cách niêm luật không gò bó, cảm xúc của nhà thơ được bày tỏ một cách tự nhiên, thoải mái trong bộc lộ tâm trạng của mình trước mùa thu. Đồng thời, đoạn thơ trên được xây dựng bởi tứ thơ độc đáo: tìm quá khứ từ “sắc tàn” của hoa, “tờ thơ lá vỏ vàng” nhằm thể hiện khát vọng mãnh liệt được sống với thu xưa của nhà thơ. Ngoài ra, âm hưởng Đường thi vẫn còn phảng phất khá nhiều trong bài thơ Đọc sách, Mơ trăng. Với Mơ tr trăăng: “Mây chắp lụa dài vây núi biếc Sương xây mồ bạc dấu trăng vàng Thuyền ai giỡn nước sông ngân ấy 64 Mà để sao sa xuống cõi trần” Khổ thơ được khắc họa bằng hình ảnh: Mây, sương, thuyền, sao phân bố một cách cân đối với nhau theo thứ tự trăng – mây – sông ngân – sao sa cõi trần, tất cả hình ảnh ấy phối hợp lại với nhau như một bức tranh thủy mạc đẹp và thơ mộng. Thể thơ tám chữ là sáng tạo trong phong trào Thơ Mới. Theo thống kê của Lê Tiến Dũng trong 12 tập thơ tiêu biều phong trào Thơ mới, thể thơ tám chữ chỉ đứng sau thể thơ bảy chữ về số lượng (thể thơ bảy chữ: 42%, thể thơ tám chữ: 31%) [20; tr.117]. Thể thơ tám chữ với số lượng âm tiết tám âm tiết cùng với số câu, dung lượng không hạn định nên thể thơ này đáp ứng được nhu cầu cách tân của các nhà thơ Mới. Cách gieo vần, ngắt nhịp đa dạng nên cảm xúc trong thơ uyển chuyển, linh hoạt, phù hợp trong khắc họa tình cảm, tâm hồn của nhà thơ. Thể thơ này nhìn chung được Chế Lan Viên vận dụng khá thành thục, linh hoạt trong từng bài thơ. Bên cạnh đó, trong một số câu thơ nhà thơ có giãn câu thơ ra bằng cách tăng âm tiết, chẳng hạn như: “Và xương khô, và thịt người và xương nát Và hơi âm rờn rợn của yêu tinh Loài người đã mang đi qua mộ khác Để lòng ta trống trải khí linh thiêng” (Mồ kh khôông) Trong câu thơ đầu, nhà thơ đã tăng số lượng âm tiết lên 9 âm thông qua từ “và”. Sự gia tăng của âm tiết này cùng với sự lặp lại ở câu thơ tiếp theo thể hiện sự giằn vặt, đau xót của thi nhân trước xương khô, thịt người, xương nát, hơi âm, những thứ nuôi dưỡng tâm hồn của nhà thơ, đã bị loài người mang qua mộ khác để lại sự trống vắng trong lòng người thi sĩ. Điều này tương tự với câu thơ: “Ai réo gọi trong muôn sao, chới với - Nàng, nàng, nàng, thôi chính nàng đương mong đợi” ủ trong sao) (Ng Ngủ Việc tăng số lượng âm tiết ở câu thơ cuối qua từ “nàng” thể hiện sự bất ngờ cùng với thái độ thẳm thiết của nhà thơ trước cõi Hư Vô, muôn vì sao. Ngoài ra, việc tăng số lượng âm tiết còn có thể nhận thấy ở nhiều câu thơ khác: ững sợi tơ lòng) - “Tạo hóa hỡi! Hãy trả tôi về Chiêm Quốc” (Nh Nhữ ủ trong sao) - “Nhưng mà trăng! Nhưng mà gió! Nhưng mà sao!” (Ng Ngủ 65 - “Chốn cao xa, trên trán giời không giới hạn” ( Nắng mai) ng) - “ Ngày cứ xuân, tủy cứ nóng, máu cứ tươi” (Máu Xươ ương ng) - “Trong tiếng cười, trong câu ca, trong điệu khóc” (Máu Xươ ương - “Ta muốn thấy mi kêu gào, mi than thở ng kh Ta muốn nghe mi khóc lóc, mi van lơn” (Xươ ương khôô) Việc tăng số lượng âm tiết trong câu thơ vừa nhằm đáp ứng được nhu cầu giải bày cảm xúc, thoát khỏi sự gò bó của số lượng âm tiết trong một câu thơ, đồng thời thể hiện phần nào cái mới trong thơ Chế Lan Viên. 3.1.2 Cách gieo vần Các yếu tố vần, nhịp điệu góp phần không nhỏ trong truyền tải nội dung và cảm xúc trong thơ. Cách gieo vần thông qua ngữ âm với sự lặp đi lặp lại giữa các câu thơ làm cho các câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ có khả năng liên hệ với nhau trong thể hiện cảm xúc của tác giả. Không dừng lại đó, cách gieo vần còn làm cho câu thơ trở nên nhịp nhàng, uyển chuyển, góp phần không nhỏ trong thể hiện tính nhạc trong thơ và thể hiện giọng điệu của nhà thơ. Chế Lan Viên cũng như các nhà thơ mới khác dù có cách tân về cách bố cục, niêm luật nhưng quy luật gieo vần vẫn được duy trì theo cách gieo vần truyền thống. Đó là gieo vần liền, gián cách, ôm và vần hỗn hợp. Cách gieo vần trong tập thơ Điêu tàn cũng khá đa dạng nhưng chủ yếu là gieo vần gián cách (30 bài), vần liền (5 bài) và gieo vần hỗn hợp (1 bài). Gieo vần gián cách: chữ cuối của câu thứ nhất vần với chữ cuối của câu thứ ba; chữ cuối của câu thứ hai vần với chữ cuối của câu thứ 4: chẳng hạn như: tại – mãi, mi – đi trong khổ thơ: “Ta nhắm mắt mặc yên cho Hiện tại Biến dần ra Dĩ Vãng ở trên mi Thay đổi rồi vẫn còn thay đổi mãi Không gian kia còn lúc chuyển thiên đi” (Tạo lập) Ngoài ra, cách gieo vần liền của nhà thơ cũng khá linh hoạt. Đây là cách gieo vần với các cặp bằng – trắc xen lẫn nhau. Chẳng hạn như: đây – cây, khác – sắc, hồn – buồn, thịt – diệt trong đoạn thơ: “Biết làm sao giữa mãi được ta đâ đâyy, Thịt chiều theo thúc dục chua cay cay! 66 Máu cứ chảy theo nhịp cuồng bao kẻ kh kháác! Mắt theo dõi tinh hoa bao màu sắc! Đau đớn thay cho đến cả linh hồn Cứ bay tìm Chán Nản với U Bu Buồồn. Để đỉnh sọ trơ vơ tràn ý th thịịt! Mà phải đâu đã đến ngày tiêu di diệệt! Ai bảo dùm: Ta có, có ta không?” (Ta) Trong một số bài thơ, nhà thơ còn phối hợp hiệp vần của nhiều loại vần trong cùng một bài, khi thì kết hợp gieo vần gián cách với vần liền, khi thi kết hợp vần gián cách với vần ôm. Chẳng hạn như gieo vần gián cách với vần liền: “Sọ dừa ơi! Hãy nghe ta truyền ph pháán Hãy ngả nghiêng, lăn lộn, hãy kêu gào Hãy rít lên những điệu xương vỡ rạn Hãy buông ra những tiếng máu sôi tr tràào Hãy quay cuồng, múa may, trong gió lốc Hãy cười những điệu cười như tiếng kh khóóc Hãy hét vang, rung động đến mây cao Cho hồn ta đỡ được phút u sầu” ng vỡ máu tr (Xươ ương tràào) Vần gián cách với ưu thế là uyển chuyển, sự luân phiên các vần với nhau trong cùng một khổ thơ, đoạn thơ làm cho câu thơ trở nên nhịp nhàng và uyển chuyển; vần liền với cách gieo vần liên tiếp nhau làm cảm xúc của câu thơ trở nên ngân xa hơn. Hai lại vần này phối hợp lại với nhau làm cho cầu thơ thêm đa sắc thái biểu cảm. Tương tự với cách phối hợp gieo vần gián cách kết hợp với vần ôm cũng làm câu thơ tăng thêm sắc thái cảm xúc: “Cô em ơi! Đằng xa cây tỏa bóng Sao cô không ngồi đợi giấc mơ nồng ng Đến chi đây, cho thân tôi rung độ động Lớp hồn tôi êm rãi khắp trời trong trong? 67 Đừng hát nữa, tiếng cô trong trẽo qu quáá Khiến hồn tôi tê liệt khó bay cao Này, im đi, nhìn xem trong kẻ lá Một mặt trời giả dạng một vì sao sao.” (Hồn tr trôôi) Cách gieo vần linh hoạt, uyển chuyển làm cho các câu thơ trong cùng khổ thơ, đoạn thơ, các khổ thơ trở nên nhịp nhàng, cân đối và hài hòa với nhau. Đồng thời xen cách gieo vần các khổ thơ là thành công của Chế Lan Viên trong cách nối kết các khổ thơ, thể hiện sắc thái tình cảm đa dạng trong tâm hồn của người thi sĩ. ắt nh 3.1.3 Cách ng ngắ nhịịp Nhịp thơ cũng như cách gieo vần là yếu tố quan trọng truyền tải nội dung và cảm xúc trong thơ. Nhịp trong thơ chính là nhân tố phân biệt thơ với văn xuôi, bài thơ này với bài thơ khác. Sự luân phiên, thay đổi nhịp thơ trong cùng bài thơ, khổ thơ...thể hiện sự vận động tình cảm cũng như thể hiện ý thơ của nhà thơ. Với cách ngắt nhịp khác nhau sẽ cho cảm xúc, ý nghĩa khác nhau. Các bài thơ bảy chữ đa số được ngắt theo truyền thống, tức là nhịp 4/3: “Ta nằm đọc sách/ trong vườn chuối Chim khách trên nhành/ hót líu lo Gió bay nhộn nhip/ không ra lối Hoa tàn luống cuống/ chắng nên thơ” (Đọ Đọcc sách) So với cách ngắt nhịp của thể thơ bảy chữ, cách ngắt nhịp của thể thơ tám chữ linh hoạt hơn. Ngoài ngắt nhịp truyền thống: 5/3, 3/5, nhà thơ còn ngắt nhịp theo nhiều cách mới. Cách ngắt nhịp 5/3: “Thành Đồ Bàn cũng thôi/ không nức nở Trong sương mờ huyền ảo,/ lắng tay nghe Từ một làng xa xôi/ bao tiếng mõ Tàn dần trong im lặng/ của đồng quê” ườ (Đợ Đợii ng ngườ ườii Chi Chiêêm nữ) 68 Ngắt theo nhịp 3/5: “Ta gặp Nàng/ trên một vì sao nhỏ Ta hôn Nàng/ trong bóng núi mây cao Ta ôm Nàng/ trong những nguồn trăng đổ Ta ghì Nàng/ trong những suối trăng sao” Ng ủ trong sao (Ng Ngủ sao) Ngoài cách ngắt nhịp truyền thống, trong một số bài thơ, Chế Lan Viên đã thể hiện sự cách tân trong cách ngắt nhịp ở một số bài thơ: - “Đây,/ những Tháp gầy mòn vì chờ đợi; - Đây,/ những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn; - Đây,/ chiến địa nơi đôi bên giao trận; - Đây,/ những cảnh thái bình trong Chiêm quốc; - Đây/, trong ánh ngọc lưu ly mờ ảo ; - Đây,/ điện các huy hoàng trong ánh nắng” Tr ng về). (Tr Trêên đườ đường Với cách ngắt nhịp 1/7 có tác động nhất định trong liên kết các di tích của hiện tại với quá khứ xưa của dân Chàm. Từ đó, chiếc cầu nối giữa quá khứ với hiện tại được khắc họa một cách dễ dàng và sinh động hơn. Bên cạnh đó, trong một số khổ thơ, cách ngắt nhịp cũng khá đa dạng: “Người khóc lóc/, thở than/, người rung sợ Có gì đâu cuồng dại,/ hởi người ơi? Ai trần gian/ không uống máu đao tươi? Không hút cạn/ tủy xương bao kẻ khác? Trong tiếng cười/, trong câu ca,/ trong điệu hát Trong những đêm đầy thịt,/ sáng như mơ Có hay chăng,/ người hỡi,/ với xương khô Với máu đỏ,/ tủy nồng,/ mờ sắc rượu.” Máu xươ ng (M ương ng) Với cách ngắt nhịp đa dạng: 3/2/3, 5/3, 3/5, 3/5, 3/3/3, 5/3, 3/2/3, 3/2/3, khổ thơ sau thể hiện cảm xúc đa dạng của nhà thơ trước thế giới phức tạp của loài người. Nói tóm lại, cách gieo vần, ngắt nhịp trong thơ Chế Lan Viên khá đa dạng, điều này thể hiện cảm xúc của nhà thơ linh hoạt trong từng bài. Đồng thời, với cách ngắt 69 nhịp uyển chuyển là một thành công của Chế Lan Viên trong thể hiện giọng điệu của nhà thơ. ới hình ảnh mang tính ám ảnh 3.2 Th Thếế gi giớ Văn học không chỉ là một bức tranh sinh động về đời sống mà còn là bức tranh đa màu sắc phản ánh tâm hồn của người nghệ sĩ. Bức tranh tâm hồn ấy được đan dệt nên từ chính những cung bậc tình cảm cùng với tài năng của người làm nghệ thuật qua những phương thức nghệ thuật riêng. Xây dựng hình ảnh là một trong những phương thức để khắc họa bức họa tâm hồn ấy. Hình ảnh làm nên sự riêng biệt, đặc trưng của thơ ca so với các thể loại văn học khác như tiểu thuyết, kịch, truyện ngắn…. Nếu ngôn từ làm nên chất liệu cho thơ ca thì hình ảnh chính là xương, thịt nuôi sống tác phẩm thơ ca đó. Nói về điều này, Chế Lan Viên đã từng phát biểu: “Thơ phải có hình ảnh, có người đã nói: triết học nghĩ bằng ý, tiểu thuyết nghĩ bằng nhân vật thì thơ nghĩ bằng hình ảnh” [11; tr.46] Hình ảnh trong thơ Chế Lan Viên có sự vận động theo quá trình hiện đại hóa trong thơ ca Việt Nam. Nếu trong Điêu tàn, thế giới hình ảnh thơ Chế Lan Viên mang tính tượng trưng, siêu thực xuất phát từ quan niệm: “làm thơ tức là làm sự phi thường”. Tính tượng trưng, siêu thực trong hình ảnh thơ đã tạo nên một Điêu tàn tràn đầy chết chóc, u tối. Thế nhưng, từ sau cách mạng tháng Tám, hình ảnh trong sáng tác của Chế Lan Viên có sự đổi mới, hình ảnh thơ của ông thắm nhuần nhịp đập thời đại, tươi mát và tràn đầy sức sống với nhân dân và cách mạng qua những tập thơ như: Gửi các anh, ù sa, Nh ững bài th ơ đá nh gi ườ ng, Chim báo bão…. Ánh sáng và ph phù Nhữ thơ đánh giặặc, Hoa ng ngàày th thườ ường, Như vậy, từ một thi sĩ lãng mạn trước cách mạng, Chế Lan Viên đã trở thành thi sĩ của cách mạng với cái tôi trữ tình chính trị sâu sắc, mạnh mẽ. Tuy nhiên, đến giai đoạn cuối đời, ông đã trở về với với cuộc sống đời thường. Với cái nhìn của một người từng trải, thơ ông mang đậm vẻ đẹp triết lí với những hình ảnh hết sức đặc sắc, gần gũi với ơ I, cuộc sống đời thường nhưng chứa đựng chiều sâu nhận thức sâu sắc qua Di cảo th thơ II, III. Đến với tập thơ Điêu tàn của Chế Lan Viên là đến với thế giới nghệ thuật độc đáo. Ở đó, mỗi bài thơ đều toát lên vẻ kinh dị, huyền bí được tạo nên từ chính những hình ảnh trong tập thơ. Thế giới hình ảnh thơ Chế Lan Viên phong phú và đa dạng. Thế giới ấy không lung linh, huyền ảo như “hồn tôi là một vườn hoa lá” như Xuân Diệu, hồn quê chân chất như Anh Thơ, Nguyễn Bính, chúng ghê rợn và đầy sự chết 70 chóc với khí tanh hôi, sọ trắng não cân người, xương đẫm huyết… Tất cả đều muốn tạo nên những vần thơ “xương máu khóc khôn thôi” như trong Tựa của tập thơ Điêu tàn Chế Lan Viên đã từng khẳng định, qua đó thể hiện cái tôi mạnh mẽ không pha trộn với bất kì một tác giả nào khác. Chế Lan Viên không có thế mạnh trong miêu tả những hình ảnh thực như các tác giả khác. Hình ảnh trong thơ ông ít nhiều có sự khái quát hóa qua tư duy thơ cùng trí tưởng tượng của ông. Thế nhưng trong tập thơ Điêu tàn, người đọc vẫn có thể nhận thấy một số hình ảnh thực gắn cái tôi của nhà thơ. Trước hết, đó là những ngọn tháp Chàm bên những “ngàn lau vàng” hằng ngày không thôi ám ảnh Chế Lan Viên trên đường ông đi học, chúng gợi rất nhiều những cảm xúc cho sáng tác của ông: “Tháng ngày qua gạch Chàm đua nhau rụng Tháp Chàm đua nhau đổ dưới trăng mờ” (Mộng) Và bên những ngọn tháp ấy, hình ảnh của người thi sĩ vẫn thường trực trong ườ những trang thơ, khi thì người thi sĩ Đợ Đợii ng ngườ ườii Chi Chiêêm nữ, khi thì chờ đợi giấc mơ từ những ngọn tháp để về với yêu tinh, với ma Hời, với sọ người và những khối xương khô: “Bên tháp vắng vẫn còn người thi sĩ Sao không thôi lên tiếng nữa người ơi!” m xu (Đê Đêm xuâân sầu) Hiện thực cuộc sống những năm 1930-1945 đã không ngừng tác động đến nhận thức của tầng lớp tiểu tư sản, trí thức trong xã hội. Những cây bút văn xuôi đã rất nhạy cảm và sắc sảo trong việc ghi lại hiện thực cuộc sống của nhân dân ta trong giai đoạn thâm trầm của lịch sử. Một số cây bút đã chứng tỏ tài năng miêu tả, khắc họa, thể hiện niềm thương cảm của họ với nhân dân như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… Thơ Mới, và nhất là thơ lãng mạn vẫn còn hạn chế trong vấn đề này so với các nhà văn hiện thực. Tuy nhiên, nói như vậy không đồng nghĩa với việc thơ lãng mạn không nói về hiện thực, họ hướng về hiện thực, về cuộc sống nhưng thể hiện một cách gián tiếp thông qua hình tượng thơ. Chế Lan Viên sau này trong tập ườ ng, Chim báo bão ông đã từng thổ lộ: thơ Hoa ng ngàày th thườ ường, “Ta làm con nai lạc giữa rừng thu 71 Làm hổ sa cơ giận vườn bách thảo Làm bóng ma Hời sờ soạng đêm mơ Làm tất cả! Chỉ trừ không đổ máu!” ườ ườ ơ tôi) (Ng Ngườ ườii thay đổ đổii đờ đờii tôi, ng ngườ ườii thay đổ đổii th thơ Chế Lan Viên cũng quan tâm đến con người, nhưng con người trong thơ ông mang tầm vóc bao quát rộng lớn. Đó là hình ảnh những người nghèo không biết Tết với hình ảnh “mang lì chiếc áo đột thu tàn” (Xu Xuâân). Ngoài ra, hình ảnh thực còn thể hiện qua những “hàng dừa cao”, tiếng pháo mừng xuân đến: “Pháo đã nổ đưa xuân về vang động Vườn đầy hoa ríu rít tiếng chim trong” (Xu Xuâân về) Hình ảnh thực trong tập thơ Điêu tàn xuất hiện ít. Điều này xuất phát từ quan niệm làm thơ của Chế Lan Viên, làm thơ đối với ông là “làm phi thường”, thi sĩ không phải là người, mà là ma, quỷ, yêu tinh… Thế nhưng hình ảnh thực thể hiện ít nhiều “hồn dân tộc” mà nhà thơ khắc họa và gửi gắm. Có thể nói, nét chủ đạo trong xây dựng hình ảnh thơ Chế Lan Viên đó là hình ảnh mang tính tượng trưng, siêu thực, điều này xuất phát từ ảnh hưởng của trào lưu văn học phương Tây vào nước ta trong những năm đầu thế kỉ XX. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, luồng gió từ văn hóa phương Tây, nhất là văn hóa Pháp ảnh hưởng sâu rộng và mạnh mẽ nước ta. Những khuynh hướng, trào lưu văn hóa phương Tây có điều kiện xâm nhập và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống văn học: khuynh hướng văn học lãng mạn, khuynh hướng tượng trưng, khuynh hướng siêu thực.. . Trong đó, khuynh hướng tượng trưng ảnh hưởng nhiều nhất đối với thơ ca với một số tác giả: Xuân Diệu, Huy Cận, Bích Khê, Đinh Hùng,…, cùng với đó một số nhà thơ vươn lên từ tượng trưng đến siêu thực, tiêu biểu có Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên. Chủ nghĩa tượng trưng là một trào lưu nghệ thuật, quan niệm triết – mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nảy sinh thành khuynh hướng văn học vào những năm 60-70 của thế kỉ XX. Các nhà thơ tượng trưng nhấn mạnh đến tính nhị nguyên của thực tại và tinh thần (bí ẩn). Các yếu tố về tôn giáo, vô thức, trực giác là những cái chủ yếu trong quan niệm sáng tác của họ. Nghệ thuật tượng trưng gắn với khái niệm trần thế, chiều sâu tâm hồn của con người, họ cho rằng, thơ tượng trưng chính là “chiếc chìa khóa” để 72 khám phá thế giới và có khả năng truyền đạt nội dung của ý thức. Các yếu tố thuộc trực giác như: màu sắc, cảm giác, mùi vị… được họ chú ý trong trong sáng tác. Chủ nghĩa siêu thực là khuynh hướng văn học và nghệ thuật nảy sinh từ những năm 1910-1920 tại Pháp. Những sáng tác của các nhà thơ siêu thực dựa vào triết học trực giác và huyền bí của phương Đông. Thủ pháp sáng tác của họ là miêu tả sự vật theo phi logic hóa, những nghịch lí bất ngờ và đặc biệt là lối viết “tự động hóa”. Lối viết “tự động hóa” là người làm thơ rơi vào trạng thái vô thức, “mê sảng” cùng với những sáng tác của mình. Chính vì vây, vai trò của giấc mơ, ảo giác và những kí ức, hình bóng thần bí được họ rất xem trọng. Họ đề cao ngẫu hứng sáng tác, những khoảnh khắc không cần có lí trí. Xuất phát từ những quan niệm trên nên cách xây dựng hình ảnh của các nhà thơ tượng trưng, siêu thực cũng có sự khác nhau. Hình ảnh của các nhà thơ tượng trưng mang tính nhị nguyên, nó chính là chiều sâu tâm hồn của người thi sĩ trong cách cảm nhận thế giới, thế giới hình ảnh của họ dựa trên kinh nghiệm cá nhân và mang tính lí trí cao. Trong khi đó, hình ảnh siêu thực lại dựa nhiều vào vai trò trực giác và vô thức, nhất là giấc mơ. Hình ảnh thơ của các nhà thơ siêu thực là những khoảnh khắc chớp nhoáng mà không có sự tham gia của lí trí. Họ thường đặt hai sự vật, hình ảnh cách xa nhau để truyền tải cảm xúc và tạo nên “ánh sáng” của hình ảnh. Hình ảnh càng cách xa nhau thì hiệu quả thẫm mĩ càng cao. Từ những năm 1936-1942, nền văn học nước ta rẽ sang một hướng phát triển mới theo hướng phong trào thơ ca phát triển mạnh. Đây có thể nói là giai đoạn thơ lãng mạn Việt Nam phát triển cả về quy mô lẫn hình thức nghệ thuật. Ảnh hưởng những ơ luồng tư tưởng văn hóa phương Tây thể hiện rõ nét qua một số tập thơ: Mấy vần th thơ ơ th ơ, Gửi hươ ng cho gi (Thế Lữ), Ti Tiếếng thu (Lưu Trong Lư), Th Thơ thơ ương gióó (Xuân Diệu), Lửa thi thiêêng (Huy Cận)… Tập thơ Điêu tàn thể hiện ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực rõ nét nhưng những hình ảnh được cảm nhận với hình hài, khám phá mới, đó là đặc điểm làm nên nét đặc trưng trong thơ Chế Lan Viên. Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ chịu ảnh hưởng từ văn học phương Tây rất rõ nét, nhất là chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa siêu thực. Tựa của tập thơ Điêu tàn là minh chứng sinh động cho điều này: “Thi sĩ không phải là người. Nó là Người mơ, Người say, Người điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tỉnh, là Yêu. Nó xối trộn dĩ vãng. Nó ôm trùm tương lai”[26; tr.9]. 73 Hình ảnh tượng trưng trong thơ ông xuất hiện khá nhiều, nhưng các hình ảnh: trăng, hồn, buồn, cùng với dạng hình ảnh mang tính tạo hình cao, hình ảnh liên tưởng là những hình ảnh tiêu biểu cho thế giới hình ảnh Điêu tàn. Trăng từ lâu đã trở thành một đối tượng thẩm mĩ quen thuộc trong sáng tạo thơ ca nói chung. Trăng trong thơ Chế Lan Viên đã được nhà thơ tân kì với bộ mặt mới mang nhiều trạng thái tình cảm, sắc thái khác nhau. Trăng mang nhiều trạng thái xúc cảm của con người: trăng ghì, trăng riết, trăng yếu, trăng cứ đè, trăng biếng giãi, trăng lả tả, trăng xuân sầu, trăng điên. Trăng đôi khi mang sức mạnh của của một nguyên bản: “Ta nhảy vào quay cuồng thôi lăn lộn Thôi lặn ngụp trong ánh trăng hỗn độn Cho tr trăăng gh ghìì, tr trăăng ri riếết cả làn da” (Tắm tr trăăng) Hay trăng mang vẻ đẹp thước tha, uyển chuyển: “Những cô hồn! Không khí lặng như tờ Sao thôi rụng, lá vàng tr trăăng bi biếếng gi giããi” (Ti Tiếếng tr trốống) Cho “trăng ghì”, “trăng riết”, người thi sĩ vô tình thụ động trong ánh trăng trong hỗn độn nhưng “trăng biếng giãi” lại mang sự thướt tha, đáng yêu, đây là cách cảm nhận tinh tế cùng trí tưởng tượng đặc sắc của Chế Lan Viên. Ngoài ra, cảm nhận về trăng của Chế Lan Viên còn gắn với đường nét màu sắc thẩm mĩ và cái nhìn trong trẻo của nhà thơ. Đó là những hình ảnh: giòng trăng, sóng cung Hằng, trăng ngà, trăng mờ, suối trăng, nguồn trăng, trăng sáng chảy, ánh trăng trong, dấu trăng, nhạc trăng, vùng trăng, mảnh trăng. Ánh trăng gắn với đường nét thanh tao: “Ta vừa thấy bóng nàng trên cỏ biếc Suối tóc dài em chảy giữa gi giòòng tr trăăng Ta vừa nghe giọng sầu bi tha thiết Của chiêm nương gờn gợn sóng cung Hằng” (Mộng ng) “Mà mảnh tr trăăng cũng điên rồi em ạ 74 Sao bỗng nhiên rơi xuống đáy mồ sâu” (Tr Trăăng điên) Với các tính từ “giòng”, “sóng”, “mảnh”,… gắn với trăng, hình ảnh trăng trong thơ Chế Lan Viên đã được khoát lên bộ áo mới thước tha và mang vẻ đẹp dịu dàng, thanh nhã. Ngoài ra, cảm nhận âm thanh từ những hình ảnh còn được nhà thơ gắn liền với trăng: “Hãy lắng nghe, nhạc tơ mềm giãy dụa Trong nh nhạạc tr trăăng vang khắp đến cung mây.” Vo lụa) (Vo Âm thanh của trăng được nhà thơ đặt trong mối tương quan với “mềm giãy dụa”, sự tương quan này góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp của trăng, đó là vẻ đẹp dịu dàng, ngân xa đến “cung mây”. Điều này ít nhiều tạo cảm giác “bừng tỉnh” cho người đọc. Nói đến nhạc trong trăng không thể quên bài Nguy Nguyệệt cầm của Xuân Diệu, nhạc trăng trong bài thơ này vừa du dương, lại mang một sự cuốn hút mạnh mẽ: “Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh, Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng sầu. Đàn buồn, đàn lạnh, ôi đàn chậm! Một giọt rơi tàn như lệ ngân” Nguy (Nguy Nguyệệt cầm) Nhạc trăng trong bài thơ Nguy Nguyệệt cầm của Xuân Diệu mang vẻ đẹp tâm trạng của con người “thương”, “nhớ” và có lẽ người đọc ắc hẵn cảm nhận bằng chính tâm trạng của mình thì mới thấy được cái hay của đoạn thơ. Nhưng nhạc trăng trong trong bài Vo lụa của Chế Lan Viên được nhà thơ cảm nhận bằng xúc giác được thông qua tính từ “mềm”. Và âm vang của tiếng nhạc ấy có thể lan truyền trong một không gian vô cùng rộng lớn thông qua cụm từ “vang khắp đến cung mây”. Xây dựng hình ảnh trăng gắn với nhiều trạng thái thẩm mĩ khác nhau đã thể hiện cảm nhận về thế giới sâu sắc của nhà thơ về thiên nhiên. Xây dựng hình ảnh trăng là cách nhà thơ giải thoát khỏi hiện tại và chúng là chất xúc tác góp phần tô đậm hơn tính kinh dị, ám ảnh nơi bãi tha ma. Ngoài xây dựng hình ảnh tượng trưng từ hình ảnh trăng, hình ảnh những hồn ma cũng là cách khắc họa thành công của Chế Lan Viên trong tập thơ Điêu tàn. 75 Là phần quan trọng trong bản thể của con người lúc sống và khi chết, hồn là đại diện cho thế giới tâm linh, vô thức của con người. Jung đã từng nói: “Nó thể hiện quan hệ với cái vô thức và cũng là một nhân cách hóa nội dung của vô thức [5; tr.452]. Hồn trong thơ Chế Lan Viên là sự hòa hợp giữa hồn – cái tôi vô thức của nhà thơ với hồn – linh hồn cõi âm huyền bí. Hồn gắn với cái tôi vô thức của nhà thơ thường gắn với trạng thái xúc cảm, khi thì hồn mơ, mảnh hồn ta, thuyền hồn: “Vì mỗi phút vui tươi thêm nhắc tới Những điên cuồng chôn tận đáy hồn mơ” ững nấm mồ) (Nh Nhữ Hồn chính là nơi chôn vùi những cảm xúc điên cuồng và đau khổ của con người. Nơi chôn vùi ấy cứ ầm ỉ vang vọng làm cho những cuộc vui dần tắt đi, những tiếng cười rồi vụt tắt. Hay hồn gắn cảm xúc con người: “Ngày cứ xuân, tủy cứ nóng, máu cứ tươi Biển trần gian thuy thuyềền hồn không cập bến Mà sầu não khổ đau nào ngớt đến” Máu xươ ng (M ương ng) Hồn được nhà thơ cụ thể hóa bằng hình ảnh chiếc thuyền lênh đênh trên mặt nước “thuyền hồn không cặp bến” làm cho buồn càng thêm buồn. Nếu hồn gắn với chủ thể nhà thơ mang nhiều trạng thái cảm xúc nhà thơ thì hồn gắn với cõi âm u ám lại mang trong mình một sự ghê rợn của sự chết chóc. Đó là những hình ảnh: Hồn trôi, vạn cô hồn, linh hồn, tiếng cô hồn, cô hồn rảo bước, hồn đau. Nhìn về quá khứ xưa, hồn voi Chàm thêm ngậm ngùi trước sự điêu tàn của hiện tại, vì thế nên: “Bên sông vắng voi Chàm thôi cất bước Để hồn tr trôôi theo sóng đến trời xa” ng) (Chi Chiếến tượ ượng “Hồn trôi” gợi cảm giác mơ màng, mù mịt của voi Chàm khi tìm về năm tháng cũ. Ngoài ra, những hồn ma dưới những đêm mờ u tối còn được miêu tả hết sức rùng rợn: “những bóng người vùn vụt đuổi bay ra”, “muôn cô hồn rão bước”, “Cô hồn lặng ngắm cõi hư vô”, và hình ảnh cô hồn về trần gian tìm lại những ngày đã qua: “Phải hay chăng đêm qua khi thuyền mộng 76 Của Nàng Trăng vào đến bến mây xa Một cô hồn về đây theo gió lộng Trên mộ tàn tìm lại dấu ngày qua” ng kh (Xươ ương khôô) Hình ảnh hồn gắn với cái tôi của nhà thơ và hình ảnh hồn nơi cõi âm u ám không ngừng chuyển hóa qua lại lẫn nhau để tạo nên thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên. Ở thế giới ấy, hồn vô thức của nhà thơ cùng hồn ma kết lại với nhau để tạo nên những cảm xúc điên cuồng, quấn loạn trong Điêu tàn. Đồng thời, sự gắn kết ấy đã tạo nên cái tôi phân cực Chế Lan Viên, đó là cái tôi trần thế và cái tôi cõi âm. Điều này vừa nới rộng khoảng cách trần thế với cõi âm, vừa thể hiện quan niệm thơ Chế Lan Viên: người làm thơ “là Ma, là Quỷ, Là Tỉnh, là Yêu”. Hai thế giới ấy gắn kết lại với nhau để chôn vùi những buồn khổ, đau đớn, uất hận của con người. Đây có thể nói là những điểm mới của Chế Lan Viên so với các nhà thơ khác trong miêu tả “hồn”. Hình ảnh tượng trưng trong Điêu tàn được nhà thơ cụ thể hóa qua những hình ảnh mang tính tạo hình cao. Điều này thể hiện sự sáng tạo cũng như tư duy thơ đặc sắc của Chế Lan Viên. Trước tiên đó là “Buồn”. Buồn vốn là trạng thái tâm lí của con người dưới sự tác động của một nhân tố nào đó có thể từ bên trong hay bên ngoài. Vì buồn gắn với tâm lí bên trong nên bản thân chúng là vô hình. Thế nhưng, buồn trong thơ Chế Lan Viên đã được nhà thơ định hình với màu sắc mới, cụ thể hơn qua: “sầu khổ”, “U buồn”, “sầu não”, “sầu bi”, khi thì “khối sầu”, “khúc buồn thương”, “buồn tư lự”, “mây sầu”, có thể đưa ra các câu thơ sau để chứng minh: - “Khi nhẹ nhàng, chiều thu kia tha thướt Gió vàng êm ru lá dưới mây sầu” Sông Linh (S Linh) - “Nàng hỡi nàng trên tay ta là mộ trống Trong lòng ta là huyệt bỏ, với hồn trôi Mà mồ không lạnh lùng sương giá đọng Mà khổ đau, sầu não với buồn lo” Mồ kh (M khôông ng) 77 Với định hình cho nỗi buồn, thơ Chế Lan Viên đã có cái nhìn cụ thể hóa hơn. Cho người đọc có cái nhìn cận nét về tâm trạng của nhà thơ, qua đó thể hiện sự khắc họa, cảm nhận tài hoa của nhà thơ về tâm trạng của con người. Ngoài ra, những hình ảnh mang tính tạo hình cao còn gắn với điểm rơi từ trên xuống thông qua hàng loạt các hình ảnh “rơi”, “rụng”: nắng rụng, sao rơi, sao rụng, cờ đào dần lặn rụng: - “Tiếng sông réo vang lừng trong nắng rụng Mà tưởng như Dĩ Vãng ở gần đây” Chi ng (Chi Chiếến tượ ượng ng) - “Rồi giữa cảnh sương vàng, sao nh nhỏỏ lệ Tiếng mõ vang náo động đến thương vong” Xươ ng kh (X ương khôô) Cũng tương tự như buồn, những hình ảnh gắn với “rụng”, “rơi” đã được khắc thêm bộ mặt mới, giúp cho người đọc có cái nhìn cụ thể hơn về sự vật và mang giá trị thẩm mĩ cao. Đồng thời, với cách xây dựng hình ảnh qua điểm nhìn từ trên xuống đã thể hiện trí tưởng tượng, sự lạ hóa trong cách xây dựng hình ảnh thơ Chế Lan Viên. Xây dựng hình ảnh liên tưởng là một trong những cách các nhà thơ tượng trưng xây dựng hình ảnh tượng trưng. Liên tưởng có thể nói là một trong những đặc điểm của văn học nói chung. Người làm thơ liên tưởng dựa trên những nét gần gũi, hợp lí của các sự vật. Lưu Trọng Lư khi nhìn thấy nắng hắt bên cửa cùng với tiếng gà gáy trưa, nhà thơ bồi hồi nhớ về hình ảnh của mẹ mình: “Mỗi lần nắng mới hắt bên sông Xao xác gà trưa, gáy não nùng Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chặp chờn sống lại những ngày không Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời Lúc người còn sống tôi lên mười Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội Áo đỏ người đưa trước giậu phơi” (Nắng mới) 78 Hình ảnh liên tưởng xuất hiện với tần suất khá nhiều trong tập Điêu tàn. Hình ảnh của mặt trời với góc khuất của những hàng cây tỏa bóng với những ánh nắng xen vào trong lá đã khiến cho nhà thơ liên tưởng đến ngôi sao: “Này im đi, nhìn xem trong kẻ lá Một mặt trời giả dạng một vì sao” (Hồn tr trôôi) Hàng loạt những hình ảnh liên tưởng khác: Nhìn thấy ánh trăng trên cành cây nhà thơ liên tưởng đến trăng “rơi trên đầu chưa bạc những hàng cây” (Tr Trăăng điên), những hàng cây trong vườn xoan “khều mặt trời rực rỡ” (Xu Xuâân về). Hình ảnh liên tưởng thể hiện tâm hồn trong trẻo cùng với cảm nhận thế giới phong phú của nhà thơ. Nhưng đôi khi hình ảnh liên tưởng lại mạnh bạo như: - “Nhạc đầu vang? Không, không, hay tiếng sáo Đang đuổi nhau như đuổi những hồn ma” m tàn) (Đê Đêm - “Người vẳng nghe, trong thành tim cuồn cuộn Máu dân Chàm lôi mạnh đống xương khô” (Sông Linh) Tiếng sáo làm xua đuổi đi không gian vắng lặng, nhưng với nhà thơ, tiếng sáo ấy lại mang trong mình một tốc độ ngân dài và khủng khiếp “như đuổi những hồn ma” vào bóng tối. Hay máu mang sức mạnh trong “thành tim” người thi sĩ có thể “lôi mạnh đóng xương khô”. Sự liên tưởng này thể hiện cái nhìn mạnh mẽ cùng cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ của Chế Lan Viên. Miêu tả những hình ảnh liên tưởng thể hiện góc nhìn, sự liên tưởng cùng trí tưởng tượng táo bạo của Chế Lan Viên. Những hình ảnh liên tưởng đã góp phần mở rộng thế giới Điêu tàn và làm cho tác phẩm gần với người đọc hơn. Ngoài hình ảnh tượng trưng được tạo nên từ trí tưởng tượng và góc nhìn sắc sảo của nhà thơ, hình ảnh mang tính siêu thực đã đưa sự vật vươn lên trạng thái ngoài lí trí, nhận thức thông thường. Giữa Bóng tối của đêm khuya, cảnh vật đượm màu sắc huyền bí và trong tiếng làng xa tiếng trẻ thơ khóc, tiếng chó sủa bóng đêm và tiếng mõ của đêm khuya, nhà thơ liên tưởng: “Và mõ làng não nùng reo lốc cốc, 79 Tựa đầu lâu reo dưới khớp xương tàn.” Bóng tối) (B Trong câu thơ trên nhà thơ đã có sự liên tưởng táo bạo, đặt trong mối tương quan giữa tiếng “mõ làng” với hình ảnh “đầu lâu reo dưới khớp xương tàn”. Hai thành tố này tưởng chừng như không có mối liên hệ gì với nhau: một bên là âm thanh được phát ra từ chiếc mõ, vật dụng quen thuộc thời xưa dùng để thông báo công việc cho làng, một bên là tiếng reo được phát ra từ khớp xương trên đỉnh sọ; một bên âm thanh thể hiện nhịp sống trên trần gian, một bên là âm thanh của chết chóc nơi cõi âm. Sự so sánh giữa hai hình ảnh thông qua từ “tựa” dường như không hợp logic với nhau. Thế nhưng, qua cảm nhận của nhà thơ, chúng gợi lên cảm giác kinh dị, rùng rợn giữa một cái u ám cõi trần gian với sự chết chóc nơi cõi âm. Hay hình ảnh “tiếng xương người” với “tiếng sọ dừa ta” trong: “Văng vẳng đâu đây rùng rợn dưới trăng mờ Tiếng xương người mạnh va vào thành quách gỗ Rùng rợn như tiếng vỡ sọ dừa ta” (M (Mộộng ng) Cũng với hai thành tố cách xa nhau, một bên là “Tiếng xương người mạnh va vào quách gỗ” đại diện cho sự chết chóc u ám, một bên là “tiếng vỡ sọ dừa ta” của chủ thể trên trần gian. Điều này tạo ấn tượng mạnh cho người đọc, dường như giữa trần thế với cõi âm u ám đã được nhà thơ giăng cho một sợi dây vô hình để liên kết lại với nhau. Nơi mồ sâu, nhà thơ tìm thấy âm vị cuộc sống, chúng đang ngày đấu tranh cho sự sống, và nhà thơ đã cảm nhận được âm vang ấy trên trần gian qua “sọ dừa ta”: “Ai đổi đầu lâu trong nấm mộ Tiếng khua vang rạng khắp đầu ta? Có ai rên rỉ ngoài thôn lạnh Như tiếng xương người rên rĩ khô?” Mơ tr (M trăăng ng) Sự kết hợp hình ảnh “đầu lâu” nơi nấm mộ, đại diện cho cái chết với hình ảnh “đầu ta” nơi trần thế với âm thanh của tiếng khua vang và cặp “ai rên rĩ” với “xương người rên rĩ”, hai hình ảnh tương phản với nhau nhưng qua sự miêu tả của nhà thơ chúng tạo cảm giác ghê sợ cho người đọc. 80 Xây dựng hình ảnh mang tính siêu thực là đặc điểm nổi bật trong tập thơ Điêu tàn. Những hình ảnh này xuất hiện đan xen bất ngờ trong các bài thơ đã tạo cảm giác “sốc” cho người đọc. Đồng thời, xây dựng những hình ảnh này, Chế Lan Viên đã thể hiện trực giác siêu cảm, óc tưởng tượng phong phú cùng cái nhìn đầy sáng tạo của nhà thơ, đúng như ông đã nói trong Tựa của Điêu tàn: “Người ta không hiểu nó vì nó có cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa đó hợp lí (…) Hãy nghĩ lại! Có ai thấy, vào buổi chiều, rụng ở trong Tháp một viên gạch cũ mà hỏi: Viên gạch ấy chu vi, diện tích bao nhiêu! Đúc từ đời nào? ở đâu? Bởi ai? Và để làm gì?” [26; tr.9] áp tu từ 3.3 Từ và bi biệện ph phá Văn học xây dựng bằng chất liệu ngôn ngữ, ngôn ngữ giữ vai trò quan trọng trong thể hiện đặc trưng của văn học với các thể loại khác như hội họa, âm nhạc... Trong văn học, ngôn ngữ được nhà thơ sử dụng để thể hiện những suy nghĩ, tâm trạng, quan niệm nghệ thuật. Ngôn ngữ khi được nhà văn sử dụng làm sáng tác riêng cho mình thì trở thành ngôn từ nghệ thuật mang tính sáng tạo của tác giả đó. Ngôn từ trong thơ Chế Lan Viên mang đậm cá tính sáng tạo của nhà thơ. Đó là sử dụng từ ngữ mang sắc thái biểu cảm cao: những động từ mạnh, từ láy mang sắc thái tình cảm cao, chúng không ngừng tạo nên sự tò mò và kích thích trực tiếp vào trực giác, tình cảm của người đọc. Ngoài ra, việc sử dụng các biện pháp tu từ cũng được nhà thơ vận dụng một cách điêu luyện. Vận dụng các biện pháp này vào thơ vừa phục vụ cho việc xây dựng hình ảnh thơ, vừa có tác dụng khơi gợi trí tưởng tượng cho người đọc. Đó có thể nói là những thành công của ông trong sáng tạo thơ ca nói chung. ữ 3.3. Từ ng ngữ Trong tập thơ Điêu tàn, Chế Lan Viên sử dụng rất nhiều những động từ mạnh mang sắc thái cảm xúc mãnh liệt. Những động từ ấy khi thì gắn với sự chết chóc: khóc lóc, van lơi, rên, rảo bước, cậy, uống máu, nhai thịt, dãy dụa, cắn, phun, cắt phanh, gào. Muốn trốn thoát khỏ thực tại, nhà thơ tìm về với cõi chết nơi nấm mồ u tối: “Hãy tìm cho tôi một nấm mộ hoang tàn Đào đất lên, cậy cả nắp hòm săng Hãy chôn chặt thân ta vào chố ấy Ta sẽ uống máu lan cùng tủy chảy Ta sẽ nhai thịt nát với xương khô” ng) (Máu xươ ương 81 “Cậy” một hành động với tư thế mạnh mẽ, cậy chiếc hòm săng là cách để nhà thơ thoát khỏi hiện tại, đồng thời, chúng chính là minh chứng cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ. Không những vậy các động từ: “uống”, “nhai” được nhà thơ gắn với máu, thịt, xương tạo cảm giác kinh tởm, kích thích trực tiếp đến các giác quan của người đọc. Sử dụng các động từ thể hiện ước mơ cùng trạng thái cảm xúc mạnh bạo và khát vọng muốn thoát khỏi trần gian, sống cùng với cõi âm u ám với hồn khí của sự chết chóc. Ngoài những động từ gắn với chết chóc, Chế Lan Viên còn sử dụng nhiều từ thể hiện cảm xúc mãnh liệt của mình: lay vỡ, nhịp, rú, ngụp lặn, ghì, riết, trút, cởi phanh, quăng tuốt, bẻ, đớp, múa may, hét vang, rít lên, cười thét. Sự mạnh bạo ấy có thể là hành động dứt khoát “cắt phanh”: “Biết làm sao tìm ra thanh kiếm sắc Để cắt phanh làn cổ của ta đi Đã tràn trề, chứa chan bao tội ác Đỉnh sọ này lưu lại để làm chi?” u mênh mang) (Đầ Đầu Hay đôi khi là “cởi phanh”, “quăng tuốt”: “Cô không lụa, hãy cởi phanh mảnh áo! Áo cùng không? Quăng tuốt cả làn da” (Vo lụa) Không những vậy, Chế Lan Viên còn sử dụng nhiều từ láy mang sắc thái biểu thị cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ. Đó là các từ: ri rỉ, lác đác, cuồn cuộn, rực rỡ, rạo rực, bơ vơ, hả hê, hoảng hốt, ủ rũ, xào xạc, ngả nghiêng, xé xác, nức nở, vẩn vơ, mênh mông, chan chứa, bát ngát, tràn trề, ngây ngất, mênh mang, thấp thoáng, sờ soạng, luống cuống, mờ mịch, não nùng, xa xăm, nhợt nhạt. Nhìn ra ngoài ngọn tháp với không gian bóng tối u ám bao trùm, nhà thơ liên tưởng về dân tộc Chiêm Thành: “Ta hãy nghe, trong lòng bao đỉnh tháp Tiếng thở than, lời oán trách cơ trời, Ta hãy nghe, trong gạch Chàm lác đác Tiếng máu Chàm ri rỉ chảy không thôi.” (Bóng tối) 82 Máu dân Chàm “ri rỉ” chảy chậm chậm bao ngày tháng trước sự vận động của thời gian. Từ láy “ri rỉ” còn gợi cảm giác mòn mỏi không thôi của dân Chàm trước vẻ điêu tàn của thực tại. Và dưới những ngọn tháp và hàng cây, người thi sĩ còn nhìn thấy hình ảnh những hồn ma của dân Hời lặng lẽ dắt nhau đi: “Đây, những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi” ng về) (Tr Trêên đườ đường “Sờ soạng” một hành động vừa đi chậm chạp, vừa mò mẫm để đi. Gắn với hồn ma Hời, chúng dường như chứa đựng cảm giác buồn, sự cảm thông của nhà thơ với kiếp dân Hời. Nói tóm lại, những động từ mạnh đều có những tác dụng rất lớn trong việc truyền tải cảm xúc của nhà thơ với người đọc. Những động từ ấy gắn với hồn ma, xương, sọ, máu, trăng và đôi khi bản thân nhân vật trữ tình góp phần tạo nên thế giới thơ Chế Lan Viên vừa ghê gợn vừa điên cuồng cùng cảm xúc tột cùng của nhà thơ. Bên cạnh đó, sử dụng những từ láy cũng gợi cảm giác mạnh, choáng váng và trống vắng của những hồn ma nơi cõi âm, qua đó thể hiện cái tôi trữ tình cô đơn trước thực tại. Với cách sử dụng linh hoạt với từng đối tượng cụ thể, lớp từ ngữ trong tập thơ Điêu tàn có thể nói là đặc điểm nổi bật làm nên phong cách thơ Chế Lan Viên. áp tu từ 3.3.2 Các bi biệện ph phá Sử dụng các biện pháp tu từ cũng là một trong những nét nỗi bật trong phong cách thơ Chế Lan Viên. Các biện pháp này được sử dụng trong tập thơ một cách linh hoạt, thể hiện óc tưởng tượng cũng như khả năng cảm nhận thế giới đa dạng của nhà thơ. Qua khảo sát tập thơ Điêu tàn, người viết nhận thấy các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, câu hỏi tu từ được nhà thơ sử dụng nhiều nhằm tăng sức biểu cảm cho hình ảnh và có tác dụng thẩm mĩ cao. Trước tiên là biện pháp tu từ ẩn dụ. Ẩn dụ là một biện pháp tu từ lấy tên gọi của sự vật này để gọi tên của sự vật khác dựa trên mối quan hệ liên tưởng tương đồng giữa chúng. Sự tương đồng đó có thể là: màu sắc, trạng thái, hình dáng… Ẩn dụ rất chú trọng nhân tố ngữ cảnh và nhân tố hợp lí. Nhân tố ngữ cảnh: ẩn dụ phải được đặt trong một ngữ cảnh nhất định thì người đọc mới có thể hiểu và lí giải ngữ nghĩa của chúng; Nhân tố hợp lí: ẩn dụ phải dựa trên quan hệ liên tưởng hợp lí sao cho dựa vào ngữ cảnh người đọc (người nghe) có thể nhận ra thì ẩn dụ mới có giá trị biểu cảm nhất định. 83 Trong các biện pháp tu từ, có thể nói biện pháp ẩn dụ được Chế Lan Viên sử dụng khá nhiều và uyển chuyển trong từng bài thơ. Hầu hết những hình ảnh: xương, máu, sọ, hồn, trăng… đều mang một ý nghĩa nhất định. Xương, sọ mang ý nghĩa biểu thị thời gian, không gian, cảm xúc… Thậm chí, sọ còn là nơi chứa đựng vũ trụ, tội ác của con người. Thế nên nhà thơ đã từng muốn: “Cắt phanh làn cổ của ta đi” để “Lắp u mênh mang). Xương, biểu thị là nơi chứa cho ta lấy những thành sọ trắng” (Đầ Đầu đựng linh hồn. Thế nên, hồn yêu tinh trở về bên nấm mộ nhưng lại bỏ quên chiếc Xươ ng kh xương trên cõi trần:” Quên làn xương trong đám cỏ sương trong” (X ương khôô) Và xương cũng biểu thị cho nguồn sinh lực, khả năng truyền cảm xúc mạnh mẽ. Chính vì vậy, nhà thơ đã từng: “nhịp khớp xương trên đỉnh sọ”, “nhai thịt nát với xương khô” để tìm cảm giác cuồng loạn. Ngoài ra, các hình tượng khác cũng biểu thị ý nghĩa nhất định: hồn (vĩnh cữu, cái chết, địa ngục…); máu (sự sống, cái đẹp…), mộ (sự vĩnh hằng, nơi tái sinh, chết chóc…), trăng (vô thức, mơ mộng, siêu thoát,…). Những hình tượng này nhìn chung đều gợi vô biên, kinh hoàng, vô thức, sự sống và cái chết. Ứng với từng ngữ cảnh, cảm xúc trong từng bài thơ, những hình tượng này thể hiện sự khái quát hóa cao độ của nhà thơ. Và cũng chính từ ý nghĩa đó, những hình tượng trong thơ thể hiện tầng ý nghĩa sâu sắc trong nhận thức về thế giới của Chế Lan Viên. Bên cạnh biện pháp ẩn dụ thông thường, hình thức ấn dụ bổ sung hay còn gọi là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cũng xuất hiện trong tập thơ Điêu tàn. Biện pháp này dựa trên quan hệ liên tưởng tương đồng về cảm giác. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tạo nên sự hữu hình hóa vạn vật, khiến cho chúng lên tiếng. Đây có thể nói là biện pháp chịu ảnh hưởng nhiều của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực trong xây dựng hình ảnh, cảm giác. Hay nghe tiếng nhạc trăng, tiếng gọi từ cùng thẩm hư vô: ững sợi tơ lòng) - “Nỗi sầu tư nhuần thấm cõi Hư vô” (Nh Nhữ - “Ta lặng đếm thử bao nhiêu thế kỉ Đã trôi trong một phút vội vàng qua Ta lắng nghe những thế giới bao la 84 Tụ hợp lại trong lòng muôn hột cát” Ng ủ trong sao (Ng Ngủ sao) - “Ai kêu ta cùng thẳm Hư Vô Ai réo gọi trong muôn sao chới với” ủ trong sao) (Ng Ngủ Chính sự cảm quan tương ứng từ biện pháp tu từ ẩn dụ bổ sung đã khiến cho những hình ảnh trong bài thơ kết nối với nhau chặt chẽ theo một hệ thống, đồng thời hướng đến cái siêu nhiên chủ quan của tác giả trong cách cảm nhận, lí giải cuộc sống. Ngoài biện pháp tu từ ẩn dụ, biện pháp tu từ nhân hóa cũng được sử dụng khá nhiều. Cũng như biện pháp tu từ ẩn dụ, biện pháp tu từ nhân hóa dựa trên quan hệ liên tưởng tương đồng các sự vật. Nhưng nếu ẩn dụ dựa trên quan hệ tương đồng về màu sắc, trạng thái, tính chất, …, của sự vật thì nhân hóa dựa trên quan hệ tương đồng về thuộc tính, hoạt động giữa người và đối tượng không phải là người. Biểu hiện của nhân hóa là dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của người để biểu thị tính chất, hoạt động của đối tượng không phải là người hoặc xem đối tượng không phải là người như một đối tượng để bày tỏ tâm tình, trò chuyện. Biện pháp tu từ nhân hóa được Chế Lan Viên sử dụng với nhiều đối tượng từ máu, xương, đầu lâu, cho đến trăng, sông Linh và các hình ảnh thiên nhiên khác. Trăng với nhà thơ mang vẻ đẹp dịu dàng như một người phụ nữ đa sầu: “Phải ng hay chăng đêm qua khi thuyền mộng/ Của Nàng trăng vào đến bến mây xa” (Xươ ương kh khôô), “Trăng xuân sầu, sao héo cũng thôi cười” (Tr Trăăng xu xuâân sầu), “Tối hôm nay, chị ườ Hằng nghiêm nghị quá” (Đợ Đợii ng ngườ ườii Chi Chiêêm nữ). Đôi khi, khung cảnh thiên nhiên xung quanh cũng mang trạng thái của một con người: “Dưới trời huyết, tháp Chàm buồn tư lự/ Khói lam chiều nũng nịu lướt ngàn xanh” (Sông Linh); “Hàng dừa cao say sưa ôm bóng ngủ/ Vài quả xanh khảm bạc hớ hênh phơi/ Xoan vươn cành khều mặt trời rực Xu rỡ/ Bên bóng râm lơi lả nhẹ nhàng đưa.”,(Xu Xuâân về)…. Bên cạnh đó, chiếc sọ dừa, hồn ma còn là đối tượng để nhà thơ tâm sự: “này chiếc sọ người kia mi hỡi/ Dưới làn ườ xương mỏng manh của đầu mi” (Cái sọ ng ngườ ườii), “Hồn ma ơi! Hồn ma ơi! Có nhớ!/ Nơi mi hằng chôn gửi hận trần gian” (Mồ kh khôông)… . Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, thế giới thơ Chế Lan Viên mang tâm hồn và tình cảm gần gũi với người đọc. Không chỉ có tác dụng trong xây dựng hình ảnh, nhờ 85 có biện pháp nhân hóa mà tác phẩm ông mang sức thẩm mĩ cao, chúng cũng góp phần vào thành công và hình thành nên phong cách thơ ông. Song song với biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa, biện pháp tu từ so sánh cũng được nhà thơ vận dụng khá thành công. So sánh là đối chiếu hai hay nhiều đối tượng, sự vật lại với nhau dựa trên những nét tương đồng nào đó về hình thức hay nội dung nhằm tạo ra những hình ảnh mang cảm xúc thẩm mĩ trong người đọc, người nghe. Về mặt hình thức, so sánh có các thành tố: vế so sánh (1), cơ sở so sánh (2), từ so sánh (3), vế được so sánh (4). Căn cứ theo sự xuất hiện hay vắng mặt của các thành tố này hay trật tự các thành tố mà người ta chia thành các kiểu: Kiểu có đủ cả 4 thành tố, kiểu lược thành tố (2); kiểu lược thành tố (2), (3); kiểu đảo trật tự so sánh: vế được so sánh lên đầu (4) hay đặt đối tượng so sánh lên đầu (2). Còn căn cứ theo từ chỉ so sánh thì ta có các kiểu: A như B, A bao nhiêu thì B bấy nhiêu, A là B. Xét về mặt nội dung, so sánh chia ra: so sánh nổi (thể hiện ra cụ thể từ ngữ so sánh), so sánh chìm (không thể hiện ra cụ thể bằng từ ngữ. Qua khảo sát tập thơ Điêu tàn, người viết nhận thấy, so sánh dựa vào từ ngữ (A như (tựa) B là cách so sánh phổ biến nhất của Chế Lan Viên. Ngoài so sánh theo quan hệ liên tưởng tương đồng theo logic sự vật thì tác giả còn so sánh qua liên tưởng phi logic, điều này góp phần cho xây dựng hình ảnh và cảm xúc của nhà thơ. So sánh dựa trên liên tưởng logic: “Nền giấy trắng như xương trong bãi chém Bỗng rung lên, kinh hãi dưới tay điên” (Ti Tiếết trinh) “Giấy” với “xương” có nét tương đồng với nhau về màu sắc, màu “trắng”, đó chính là cơ sở của vế so sánh. Nhưng điều chú ý hình ảnh “giấy” - mỏng manh được nhà thơ so sánh “xương” - bộ phận cứng, là giá đỡ trên cơ thể con người. Sự so sánh này nhằm nói lên sự mềm yếu của xương trước sức mạnh điên cuồng của “tay điên”, đồng thời thể hiện cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ. Ngoài ra, so sánh lo-gic còn có thể gặp ở: “Này, im đi nhìn xem trong kẻ lá Một mặt trời, giả dạng một vì sao” (Hồn tr trôôi) 86 Hình ảnh của “mặt trời” được so sánh với “vì sao”. Chính vì sự đan xen của “kẻ lá” đã khiến cho ánh nắng từ mặt trời trở nên che khuất đi, chỉ để lại những đốm ánh sáng nhỏ tựa như một vì sao. Cơ sở so sánh tương đồng vế so sánh trên chính là ánh sáng. Sự so sánh thể hiện góc nhìn cùng với khả năng tưởng tượng phong phú của nhà thơ. Ngoài ra, ta còn có thể bắt gặp những hình ảnh so sánh tương tự: - “Hãy cho ta lúc vui trên tay khác Một chút thương an ủi tấm lòng thương Như cô hồn, tưởng khi về bên mộ Còn đôi hồi dừng cánh viếng mồ sâu” (Mồ kh khôông) - “Đây, bát ngát mênh mông như âm giới Đây cõi ta rộng đến vô biên” (Cõi ta) Bên cạnh so sánh tuân theo liên tưởng lo-gic, trong một số câu thơ các vế so sánh không tuân theo quan hệ logic sự vật: “Lửa hè đến! Nỗi căm hờn vang dậy Gió thu sang thấu lạnh cả hồn thơ Chiều đông tàn, như mai xuân lộng lẫy Nói chi thêm sầu khổ với ưu tư” ững sợi tơ lòng) (Nh Nhữ “Chiều đông tàn, như mai xuân lộng lẫy”, “chiều đông tàn” được nhà thơ đặt quan hệ so sánh với “mai xuân lộng lẫy”. Theo nghĩa thông thường, mùa thu gợi nỗi buồn, mà mùa thu trong câu thơ trên lại gắn với buổi chiều nên càng buồn và vắng lặng hơn; mùa xuân, mùa của niềm vui, sự sinh sôi. Hai thành tố có nghĩa xa nhau một cái thì buồn, vắng lặng, một cái thì vui tươi, nẩy nở nhưng được so sánh với nhau qua từ “như”. Đây là cách nói siêu hình của nhà thơ trong thể hiện tâm trạng trước sự thay đổi của đất trời. Hay: “Sao ở đâu, mọc lên trong đáy giếng Lạnh như hồn u tối vạn yêu ma” (Ta) 87 “Sao” được nhà thơ so sánh với “hồn” qua từ so sánh “như”. Hai hình ảnh này về khoảng cách đã được nhà thơ rút lại qua “sao mộc lên trong đáy giếng”, cái nhìn về vũ trụ của nhà thơ đã có sư đồng nhất giữa vũ trụ với u tối địa ngục. Ngôi sao chính là sự tán xạ ánh sáng từ mặt trời nên chúng mang tính soi sáng. Sao theo ý nghĩa biểu thị cho tinh thần, niềm tin của con người. Chính vì vậy, sao được dùng để đặt tên cho các vị thần linh hay biểu thị cho “các cửa sổ của thế giới” và quyền lực. Trong hiện đại, nhiều nước sử dụng hình ảnh ngôi sao trên lá cờ thể hiện sự quyền lực, đoàn kết. Thế nhưng “sao” với “hồn” hai thực thể xa nhau, một bên là một thực thể, soi sáng bóng tối, một bên là “hồn” – cái còn sót lại của thực thể, con người, đại diện cho cõi âm đen tối. Nhưng từ sự so sánh phi logic đó thể hiện thái độ chông chênh của cái tôi trữ tình trước cuộc sống. Ngoài ra, người đọc còn có thể thấy một số hình ảnh so sánh khác thể hiện tư tưởng vượt xa của nhà thơ từ tượng trưng đến siêu thực: - “Ai đổi đầu lâu trong nấm mộ Tiếng khua vang rạng khắp đầu ta? Có ai rên rỉ ngoài thôn lạnh Như tiếng xương người rên rĩ khô?” Mơ tr (M trăăng ng) - “Và mõ làng não nùng reo lốc cốc, Tựa đầu lâu reo dưới khớp xương tàn.” Bóng tối) (B Nhìn chung, các biện pháp tu từ theo quan hệ liên tưởng được Chế Lan Viên thể hiện khá thành công. Các biện pháp này được vận dụng vào sáng tác thể hiện sự tưởng tượng phong phú và cảm xúc mạnh mẽ của nhà thơ. Chúng góp phần chúng trong việc khắc họa thế giới Điêu tàn và tư duy thơ đầy tính sáng tạo của nhà thơ. Bên cạnh biện pháp tu từ theo quan hệ liên tưởng, các phương tiện cú pháp tiếng Việt: câu chuyển đổi tình thái cũng được xem là những đặc điểm nổi bật làm nên phong cách thơ Chế Lan Viên qua tập thơ Điêu tàn. Có gần 60 câu hỏi tu từ các loại, trong đó có dạng câu hỏi – cảm thán, câu hỏi – khẳng định và câu hỏi- gợi ý. Câu hỏi – cảm thán chiếm số lượng lớn trong các câu hỏi tu từ, đó là dạng câu hỏi dùng để bộc lộ tình cảm, tâm trạng buồn chán của nhà thơ mà không cần người khác trả lời. Chẳng hạn như: “Ai đâu trở lại mùa thu trước? / Nhặt lấy cho tôi một lá 88 vàng” (Xu Xuâân), “Bên tháp vắng vẫn còn người thi sĩ/ Sao không thôi lên tiếng nữa m xu người ơi?” (Đê Đêm xuâân sầu). Câu hỏi cảm thán thể hiện niềm khát khao bày tỏ tình cảm và nỗi khát khao được hòa nhập cùng với đời của nhà thơ. Bên cạnh câu hỏi – cảm thán, câu hỏi khẳng định cũng xuất hiện khá nhiều trong Điêu tàn. Đó chỉ là những câu hỏi nhằm khẳng định ý kiến của nhà thơ với đời: “Người khóc lóc, thở than, người run sợ? /Có gì đâu cuồng dại hỡi người ơi?/ Ai trần Máu Xươ ng gian không uống máu đào tươi?/ Không hút cạn tủy xương bao kẻ khác?(M ương ng. Hàng loạt những câu hỏi tu từ xuất hiện một cách dồn dập thể hiện quan niệm, cái nhìn của nhà thơ về thế giới loài người. Hay thấy cảnh chiến trường nhà thơ tự hỏi : “Loài u rơi), đó người đến làm chi bên bãi chém/ Lấy máu đào tô thắm nét môi tươi ?” (Đầ Đầu cũng chính là những băn khoăn của nhà thơ trước cảnh loài người giết nhau để “tô thắm nét môi tươi” cho mình. Với câu hỏi – khẳng định, người đọc có thể đi sâu vào thế giới quan, quan niệm cũng như cách đánh giá của nhà thơ về thế giới của con người. đó là tiền đề để nắm tư tưởng của nhà thơ. Ngoài ra, câu hỏi gợi ý tuy xuất hiện ít nhưng góp phần đáng kể vào thể hiện tình cảm đa dạng của Chế Lan Viên. Những chiếc sọ chính là nơi tìm về giải bày tình cảm, ông đã không ít lần hỏi chiếc sọ dừa: “Hay mi nhớ cảnh pháp trường ghê rợn,/ Sọ muôn người lần lượt đuổi nhau rơi?/ Hay mi nhớ những đêm mờ rùng rợn,/ Hồn mi ườ bay trong đốm lửa ma trơi?” (Cái sọ ng ngườ ườii). Nhìn ra ngoài ngọn tháp, cô đơn trước khung cảnh vắng lặng, nhà thơ tìm cách lý giải cho sự vắng lặng ấy: “Trên đồi lạnh tháp chảm sao ủ rủ/ Hay hận xưa muôn thuở vẫn chưa nguôi? / Hay lãnh đạm Hời không về tháp cũ/ Hay xuân sang Chiêm nữ chẳng vui cười?” Sử dụng các biện pháp tu từ vào hình tượng đã góp phần thể hiện tình cảm và khả năng chiếm lĩnh đời sống của Chế Lan Viên. Bên cạnh đó, đặt ra câu hỏi tu từ thể hiện sự băn khoăn, khát khao tìm chân lí, lí tưởng của cái tôi bản ngã trước cuộc sống. Đồng thời, với các câu hỏi tu từ, người đọc phần nào có những hình dung nhất định trong nhận thức, nhìn nhận thế giới của tác giả. 3.4 Gi Giọọng điệu Giọng điệu là phương thức thuộc hình thức nghệ thuật, giọng điệu làm nên cái “hồn” cho tác phẩm nghệ thuật và là thành tố không thể thiếu trong triển khai đề tài, tư tưởng cho tác phẩm. Giọng điệu được M.B. Khaphachenko xem trọng trong việc thể hiện cá tính sáng tạo của tác giả, ông cho rằng bất cứ một đề tài, tư tưởng nào cũng thể 89 hiện trong giọng điệu nhất định. Đồng thời, giọng điệu làm cho tác phẩm mang nhiều sắc thái khác nhau trong thể hiện tình cảm, cái nhìn đa dạng của nhà văn với cuộc sống: “Một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc phản ánh được những vấn đề lớn lao của cuộc sống, khám phá những tư tưởng, và hình tượng sâu sắc thường có sự phân hóa giọng điệu” [12; tr.169] Giọng điệu không những là thành tố liên kết các yếu tố hình thức còn biểu hiện chủ thể tác giả thông qua quan niệm nghệ thuật cũng như cái tôi trữ tình của nhà thơ. Các thành tố cấu thành nên giọng điệu cũng đa dạng như: cảm hứng, tình cảm, đối tượng được nói đến, từ ngữ sử dụng và đặc trưng của thể loại… Nghiên cứu giọng điệu của một tác giả là đi tìm thần thái toát lên từ tác phẩm, đồng thời, giọng điệu của tác giả luôn chịu sự phối của thời đại, nhưng mỗi nhà văn thường có giọng điệu riêng trong thể hiện tình cảm, đó là cách tác giả gây dấu ấn trong nền văn học. Từ giọng điệu của tác giả ta có thể nhận thấy được thời đại mà tác giả sinh sống, những đóng góp riêng của nhà văn trong nền văn học nói chung. Giọng điệu trong tập thơ Điêu tàn là giọng điệu đa thanh, khi mang tính đối thoại cùng những hồn ma, sọ dừa, khi than oán, khi độc thoại tự vấn. Các giọng điệu này có sự đan xen với nhau trong suốt tập thơ tạo nên thần thái uyển chuyển cho tập thơ và cái tôi đa cảm trước cuộc sống. Trong tập thơ Điêu tàn, từ chiếc sọ dừa, xương, huyết, hồn ma đều được nhà thơ thổi vào đó luồng sinh khí của sự sống, đó là tiếng xương rên, huyết kêu, hồn ma ngắm cõi hư vô. Với chiếc sọ dừa, chúng không chỉ là nơi thể hiện quan niệm của nhà thơ về không gian mà còn là nơi nhà thơ tâm tình với những cảm xúc của mình. Đứng trước chiếc sọ dừa, nhà thơ bộc lộ sự tò mò của mình: “Hỡi chiếc sọ dừa kia mi hỡi! Dưới làn xương mỏng manh của đầu mi; Mi nhớ gì, tưởng gì trong đêm tối? Mi trông mong, ao ước những điều chi?” ườ (Chi Chiếếc sọ ng ngườ ườii) Chiếc sọ “tưởng gì”, “trông mong, ao ước gì” hay nói cách khác là mi muốn gì, khát khao điều gì. Khổ thơ thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ cảm xúc của nhà thơ trước chiếc sọ người vô tri, mất hết sự sống. Chiếc sọ đã trở thành nơi nhà thơ tâm sự, để vơi đi cảm xúc đau khổ, trống vắng giữa trần ai với “muôn cảnh đời chỉ làm tôi 90 chướng mắt”. Mặt khác, chiếc sọ dừa còn là nơi nhà thơ khơi gợi những cảm xúc điên cuồng: “Sọ dừa ơi! Hãy nghe ta truyền phán Hãy ngã nghiêng, lăn lộn, hãy kêu gào Hãy rít lên những điệu xương vỡ rạn Hãy buông ra những tiếng máu sôi trào” ng vỡ máu tr (Xươ ương tràào) Hãy “lăn lộn”, “kêu gào”, “múa mai” đi hỡi những chiếc sọ dừa để cho những sợi tơ lòng của nhà thơ rung lên theo nhịp múa may của sọ dừa, cho vơi đi “sầu não, khổ đau”. Ngoài chiếc sọ dừa, nhà thơ còn tìm về những hồn ma những bãi tha để tâm tình, thể hiện quan niệm về con người trên trần gian với những cảm xúc của mình: “Hồn ma ơi! Hồn ma ơi! Có nhớ Nơi mi hằng chôn gửi hận trần gian Nơi đã khô của mi bao tủy cạn Bao tủy nồng, nào trắng với xương tàn” (Mồ kh khôông) Trong tập thơ Điêu tàn, hình ảnh Chiêm nương xuất hiện một cách thường xuyên bên cạnh nhà thơ với nhiều biến thể, khi thì Chiêm nữ, Chiêm nương, cô, em hay cả những hồn ma. Em và anh cùng tồn tại trong một cơ thể, là nơi để người thi sĩ bài tỏ tâm trạng của mình: “Khoan đã em! Nép mình vào bóng lá, Riết lấy anh cho chặt kẻo hồn bay Ồ kìa nhìn, em ơi, trăng lả tả, Rơi trên đầu chưa bạc những hàng cây!” Tr (Tr Trăăng điên) Hay nhà thơ tìm với hình bóng của hồn ma Chiêm nương, đứng vị trí là một công dân của nước non Chàm - “nước Chàm ta”- , mỗi nụ cười của Chiêm nương chính là rót thêm tâm trạng của người thi sĩ: “Chiêm nương ơi! Cười lên đi em hỡi Cho lòng anh thêm một phút buồn lo Nhìn chi em chân trời xa vời vợi 91 Nhớ chi em, sầu hận nước Chàm ta” m tàn) (Đê Đêm Và đôi khi người thi sĩ ấy cũng rất tinh tế trong cách cảm nhận về hồn ma Chiêm nữ: Em ghen à! Thôi anh không đi nữa Hãy lau ngay ngấn lệ đọng trong mi Đưa môi đây, này môi anh chan chứa Rượu yêu đương bừng nóng của tình si” Tr (Tr Trăăng điên) Không những vậy, hình tượng người Chiêm nương còn xuất hiện với hình ảnh “cô em” với giọng hát ngân vang và xa khiến cho nhà thơ phải thốt lên “Đừng hát nữa! Tiếng cô trong trẽo quá/ Khiến hồn tôi tê liệt khó bay cao”. Và “cô em” là đối tượng đối thoại, tâm tình, qua đó ta thấy được quan niệm của nhà thơ: “Cô bảo: Hồn có hay không trở lại Một khi trôi vào giữa giấc mơ cuồng? - Có, cô ơi, hồn tôi rồi trở lại Với lòng điên, ý chết, với tình thương.” Hồn tr (H trôôi) Mặc dù điên loạn, say cuồng với thế giới u ám nơi cõi âm nhưng qua khổ thơ trên có thể nhận thấy tâm hồn của Chế Lan Viên: Hồn dù có mơ cuồng vẫn trở lại với trần gian, mặc cho hồn đó chứa “lòng điên, ý chết, với tình thương”, qua đó thể hiện thái độ của nhà thơ trốn tránh nhưng không thoát khỏi hiện tại. Bên cạnh giọng tâm tình mang hơi hướng đối thoại với những hồn ma, sọ người, giọng điệu này còn được Chế Lan Viên thể hiện với thế giới loài người. Giọng tâm tình pha chút hờn trách: “Ôi rồ dại muôn người trên quả đất/ Trí vô tư theo đuổi mong ngông cuồng”. Nhà thơ quan niệm “U buồn là khối hoa tươi”, “đau khổ là chiến công rực rỡ”, nhưng con người chỉ tìm nguồn vui để quên đi những đau khổ, dĩ vãng xa xôi. Vì thế, nhà thơ kêu gọi con người hãy “khóc”, “than” đi trước cuộc sống thực tại: “Cứ khóc đi những cảnh cũ xa xôi! Cho hồn ta rộng lan vào Dĩ Vãng, Cứ than đi những ngày vui có hạn, 92 Cho thân ta tan với hạt châu rơi!” Đừ ng lãng qu (Đừ Đừng quêên) Và trong câu thơ cuối “Cho thân ta tan với hạt châu rơi!” tác giả khẳng định: chính sự đau khổ, u buồn mới làm nên những “hạt châu rơi” trong mỗi con người. Chiến tranh đối với nhà thơ là những bãi chém giết chết con người: “Loài người đến làm chi bên bãi chém Lấy máu đào tô thắm nét môi tươi? Hay tìm điệu nhạc vang trong lưỡi kiếm Vụt ngang trên đỉnh sọ hãi hùng rơi? Trường chinh chiến đang còn vòng tranh đấu Vẫn tháng ngày dày xé xác muôn người Bày ra chi tấn trò đầy xương máu Trong pháp trường u uất khí tanh hôi?” u rơi) (Đầ Đầu Trước “tấn trò đầy xương máu”, nhà thơ thể hiện sự băn khoăn mình của mình qua 3 câu hỏi tu từ và các từ “làm chi”, “ra chi”. Đó cũng là lời thức tỉnh cho loài người trước sự tàn khốc của chiến tranh. Giọng điệu tâm tình cùng với chiếc sọ dừa, hồn ma là hướng đi táo bạo của Chế Lan Viên trên thi đàn văn học, đồng thời thể hiện khát vọng trong tìm hiểu, chiếm lĩnh thế giới của nhà thơ. Với thế giới loài người, giọng điệu tâm tình chính là những cảm xúc chân thành của nhà thơ trước cuộc sống, qua đó thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc trong tập thơ. Nhìn chung, có thể nói đây là giọng điệu được nhà thơ khắc họa thành công, qua đó cho người đọc có cái nhìn gần hơn về quan niệm, cách nhìn cuộc sống của nhà thơ. Bên cạnh giọng điệu tâm tình, giọng điệu than oán là một trong những giọng điệu nổi bật trong tập thơ Điêu tàn. Cảm thấy bất lực trước cuộc sống thực tại, trước dòng chảy của thời gian. Thế nên nhà thơ đổ lỗi cho quy luật thời gian: “Tôi không muốn/ đất trời xoay chuyển nữa Với tháng ngày / biền biệt đuổi nhau trôi Xuân đừng về!/ Hè đừng gieo ánh lửa Thu thôi sang!/ Đông thôi lại não lòng tôi” 93 Nh ững sợi tơ lòng (Nh Nhữ ng) Với số lượng thanh bằng / trắc đồng điều nhau giữa các câu thơ 4/4, 4/4, 6/2, 6/3 cùng nhịp thơ cân xứng 4/3, với chủ thể “tôi” bộc lộ trực tiếp nỗi buồn trước sự thay đổi, chuyển biến của thời gian, nỗi buồn của nhà thơ dường như rất sâu sắc và mạnh mẽ. Sự thay đổi, chuyển biến thời gian với nhà thơ được thể hiện trực diện qua các câu thơ: “Chao ôi! Thu đã đến rồi sao? Thu mới vừa qua mới độ nào!” Thu (Thu Thu) Ghét mùa thu nay, nhưng thu thì cứ đến để cho lòng của nhà thơ thêm xót xa đau nhói. Chính vì vậy, Chế Lan Viên đã từng ước muốn trở lại mùa thu của quá khứ để “tìm lấy trong hoa chút sắc tàn” của thời xưa cũ. Nhưng đôi khi thời gian lại trôi quá chậm để cho: “Ta không muốn đợi ngày hơi thở tắt Cánh thời gian bay chậm quá, người ơi! Ngày cứ xuân, tủy cứ nóng, máu cứ tươi Biển trần gian, thuyền hồn không cập bến Mà sầu não khổ đau nào ngớt đến! Máu xươ ng (M ương ng) Thời gian trôi nhanh với những ai sợ hãi, thời gian trôi chậm với những ai chờ đợi. Chế Lan Viên dường như sợ hãi trước tốc độ của thời gian, ông cứ chập chờn chờ đợi một thứ gì đó vô hình. Trách thời gian, một điều tưởng chừng vô phương, nhưng thể hiện sự chán nản, mất lí tưởng sống của nhà thơ trước cuộc sống thực tại. Nếu ở giọng điệu tâm tình, than oán thể hiện thái độ, đánh giá của cái tôi bày tỏ trước đời sống - xã hội thì với giọng độc thoại, cái tôi của nhà thơ hướng vào bên trong, chính mình. Với giọng điệu này, người đọc có cái nhìn cận cảnh hơn trong thế giới quan, tư tưởng của nhà thơ về con người. Nhìn thấy mùa xuân đang rạng rỡ với những cành đào khoe sắc cùng nắng xuân nhà thơ tự nói với mình để xua đi sự đau xót của vết thương xưa: “Ta hãy bảo: cành đào mơn mởn Không phải là khối máu của dân Chàm Cành cây thắm nghiêng mình trong nắng sớm 94 Không phải là hài cốt vạn quân Chiêm” (Xu Xuâân về) Nhìn thấy “Hàng dừa cao say sưa ôm bóng ngủ” nhà thơ tự bảo mình: “Quả dừa xanh không phải đầu chiến sĩ Xác pháo rơi không phải thịt muôn người Hãy bảo ta: trời xuân luôn vui vẻ Và bảo ta: muôn vật đợi ta cười” (Xu Xuâân về) “Hãy bao ta”, “Và bảo ta” hay chính nhà thơ tự nói với mình để vơi đi nỗi ám ảnh về mùa xuân với dân tộc Chiêm Thành. Sự đối lập giữa cái đẹp với sự đau thương, giữa cái mơn mỡn với sự chết chóc diễn ngay trong chính bản thể, đó là sự giày vò, đau xót trước quá khứ dân Chàm và bản thân nhà thơ. Buồn trước vẻ điêu tàn của cuộc sống, những sợi tơ lòng trong ông cứ rung lên mà không biết tỏ cùng ai, thế giới bên ngoài đã trở nên đóng băng trước tâm trạng bên trong, vì thế nhà thơ đã từng kêu chính mình “Sao không lên tiếng hát đi người ơi? Đê m xu (Đê Đêm xuâân sầu). Nhưng mọi thứ rồi cũng trôi đi nhường lại bức tranh lòng nửa tối nửa sáng mà nhà thơ không biết được: “Lòng hỡi lòng! Biết đâu là âm giới? Biết nơi đâu cõi sống của muôn người? Trong U Minh hồn ta đương lạc lối Trong tháng ngày, yên để lệ sầu rơi!” Bóng tối) (B Cõi âm giới, nơi u tối hay sáng rạng, nhà thơ không thể nhận biết trong thế giới muôn người, đó cũng chính là sự xuất phát của sự phức tạp trong cuộc sống của con người. Hướng vào chính mình, tư tưởng hoài nghi về chính mình về sự tồn tại của mình trước cuộc sống, nhà thơ tự nói với mình: “Thịt cứ chiều theo thúc giục chua cay Máu cứ nhảy theo nhịp cuồng kẻ khác.” (Ta) 95 Để rồi nhà thơ tự hỏi: “Ai bảo dùm: Ta có, có ta không?”, câu hỏi mang tính siêu hình dường như trở thành nỗi ám ảnh của nhà thơ trong nhận thức của ông, sự băn khoăn trước sự tồn tại của bản thể trước cuộc sống: “Mảnh hồn ta tiêu diệt tự bao giờ Mà trong chiếc hòm con kia u tối Có phải chăng thi thể của người ta?” Đá m ma (Đá Đám ma) Tồn tại hay không tồn tại đó là câu hỏi của chính nhà thơ, và chính câu hỏi cho cả con người sống trên thế gian này, đồng thời, câu hỏi ấy thể hiện khát khao tìm về chính bản thể đích thực của nhà thơ. Giọng độc thoại, tự vấn cho ta thấy được cái tôi cô đơn trước cuộc sống, và cái tôi luôn khát khao tìm hiểu chính cuộc sống với những quy luật vận động của nó. Với giọng điệu này, người đọc có thể nhận thấy một Chế Lan Viên đa màu sắc trong thể hiện cái tôi của mình trong đời sống, đó là nét độc đáo trong thơ Chế Lan Viên. ời gian ngh 3.5 Kh Khôông gian và th thờ nghệệ thu thuậật Bất kì một sự vật hiện tượng nào cũng tồn tại trong một không gian, thời gian nhất định, chúng bao trùm mọi vật như một thuộc tính vốn có của tự nhiên. Trong văn học, thời gian và không gian nghệ thuật đóng vai trò là một phạm trù hình thức nghệ thuật. Sự xuất hiện của không gian, thời gian trong tác phẩm nghệ thuật vừa thể hiện nhiều khía cạnh trong nhận thức, chiếm lĩnh thế giới, vừa thể hiện tư tưởng, quan niệm và cá tính sáng tạo của nhà thơ. ông gian ngh ật 3.5.1 Kh Khô nghệệ thu thuậ Nói về không gian nghệ thuật trong tác phẩm, nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần ữ văn học viết: “Không gian Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thu thuậật ng ngữ nghệ thuật bao giờ cũng xuất hiện từ một điểm nhìn nhất định. Không gian nghệ thuật gắn sự cảm quan của tác giả về không gian nên mang tính chủ quan. Không gian nghệ thuật mang tính độc lập với không gian địa lí.”[10; tr.160] Ngoài ra, không gian nghệ thuật có những đặc điểm như: mang tính địa điểm, tính phân giới, tính cản trở để mô hình hóa kiểu tính cách của con người, ngôn ngữ thể hiện không gian nghệ thuật cũng đa dạng: thấp – cao, gần – xa… Trong tác phẩm văn học có thể có nhiều dạng không gian khác nhau như: không gian thực, không gian tâm tưởng, không gian mang tính ước lệ, tượng trưng… Nhưng dù tồn tại ở dạng không gian nào đi nữa, các dạng không 96 gian này thường có sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau trong việc cấu thành một tác phẩm, tập truyện, tập thơ… Trong thơ ca, không gian nghệ thuật là yếu tố quan trọng, đó là cách nhìn, cách nhìn nhận về thế giới qua đó thể hiện phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Không gian nghệ thuật có sự biến đổi theo tiến trình văn học. Trong văn học dân gian, không gian nghệ thuật thường gần gũi với cuộc sống, đó là đình làng, bến nước, con đò,…, để các tác giả văn học dân gian thể hiện tình cảm của mình. Trong văn học trung đại, do đặc thù của thi pháp cũng như cách các tác giả cảm quan về thế giới nên không gian nghệ thuật thường gắn với vũ trụ nên bao la, rộng lớn. Đến thời cận - hiện đại, không gian huyền ảo thường chiếm vị trí đa số sáng tác của các nhà thơ, tiêu biểu không gian cung đình, cung Hằng,… mà ở đó các nhà thơ được tự do sống cuộc sống của mình, tiêu biểu các tác giả: Tản Đà, Thế Lữ, Lưu TrọngLư, Hàn Mặc Tử,.. . Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới, không gian nghệ thuật thơ Chế Lan Viên vừa chịu ảnh hưởng xu thế chung của thời đại, nhưng cũng mang những nét riêng đặc sắc làm nên phong cách của ông. Thế giới xung quanh theo cảm nhận của Chế Lan Viên là “khối sầu vô hạn”, là “nỗi sầu tư nhuần thắm cõi Hư Vô”. Con người, cuộc sống chứa đựng những nỗi đau, sầu khổ: “Muôn cảnh đời chỉ làm tôi chướng mắt Muôn vui tươi nhắc lai vẻ điêu tàn” ững sợi tơ lòng) (Nh Nhữ Thế nên, nhà thơ cố lẫn tránh thực tại, tự xây dựng lên một không gian để bày tỏ tâm trạng và trái tim cảm xúc của mình. Chính vì vậy, không gian thực trong tập thơ Điêu tàn xuất hiện rất ít. Đó là không gian cổ kín của làng quê Việt Nam: “Trong làng xa tiếng trẻ thơ kêu khóc Đàn chó già nguyền rủa bóng đêm” (Bóng tối) Hay không gian ngày ngày tết mỗi độ xuân về với ánh nắng bình minh, tiếng chim ríu rít cùng với tiếng pháo vang động. Cả không gian dường như rộn ràn, háo hức đón xuân: “Pháo đã nổ đưa xuân về vang động Vườn đầy hoa ríu rít tiếng chim trong 97 Cỏ non biếc, giãi mình chờ nắng rụng Bên lau già, theo gió uốn cong mình” (Xu Xuâân về) Không gian thực trong tập thơ Điêu tàn tựa như một ngọn lửa nhỏ, sáng lên rồi lại tắt ngay để nhường cho không gian u tối. Không gian u tối ấy vừa ám ảnh, ghê rợn nơi bãi tha ma, trên những nấm mồ, vừa mờ ảo với những hồn ma đi lang thang trên nền u tối của bóng đêm hay dưới ánh trăng mờ. Trong tập thơ Điêu tàn, người đọc không khó để tìm thấy không gian mang tính ám ảnh, ghê rợn như: “Dưới hàng tre cao làn bóng mảnh Ánh đuốc mờ nhợt nhạt lạnh lùng soi Chiếc hòm con đi trong sương lạnh Người mẹ già nức nở lên đôi hồi” m ma) (Đá Đám Hay không gian u tối nơi cõi âm được chính nhà thơ tạo ra qua hành động “nhắm mắt lại cho cả bầu bóng tối”, thế giới cõi âm xuất hiện thành từng sóng với tiếng kêu, rú, cùng hành động lăn lóc, hôn mê của những hồn ma: “Cho từng sóng quỷ ma dần hiển hiện Cho tiếng kêu, tiếng rú bật vang tai Cho lăn lóc, hôn mê trong Ảo Huyễn Lãng quên đi giây phút cảnh trần ai” (Tạo lập) Thế nhưng, không gian xuất hiện phổ biến trong tập thơ Điêu tàn và làm nên sự ám ảnh, kinh dị, đó là không gian bãi tha ma và không gian nấm mồ. Hai không gian này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo hướng, bãi tha ma là không gian rộng lớn, còn nấm mồ là không gian nằm trong bãi tha ma nhưng nấm mồ cũng chứa một địa điểm riêng, một cách nhìn nhận riêng của Chế Lan Viên. Bãi tha ma là một khoảng đất rộng lớn, bằng phẳng, là nơi chôn cất những người đã chết và có rất nhiều mồ. Gắn với những người đã chết, bãi tha ma thường khiến cho con người liên tưởng đến cái chết, sự hoang tàn và luôn tạo cảm giác hoảng sợ cho con người. Không gian bãi tha ma chính là không gian bao trùm trong tập thơ Điêu tàn, là 98 nơi nhà thơ hồi tưởng về quá khứ, nghĩ về hiện tại, tương lai và cũng là nơi nhà thơ chìm trong giấc mơ nơi cõi âm u ám. Quá khứ của dân tộc Chiêm Thành với cảnh sống thái bình bên những ngọn tháp, giờ chỉ còn là những tàn phế của bãi tha ma với “Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi”. Chúng bỗng hiện về qua sự suy tưởng của Chế Lan Viên. Đó là những hình ảnh: -“ Nơi, ôi những nơi, từ xưa kia, rực rỡ Những lâu đài, thành quách, với cung đền” ng) (Chi Chiếến tượ ượng - “Những cô thôn vàng nhuộm nắng trời chiều” - “Những đền đài tuyệt mĩ dưới trời xanh” - “Vua quan Chiêm say đắm thịt da ngà” ng về) (Tr Trêên đườ đường Cùng với cảnh thái bình, cảnh chiến địa gầm vang, quyết liệt của những chiến binh Chàm cũng hiện về bên bãi tha ma: - “Nơi một sáng Đồ Bàn vang tiếng hát Muôn binh Chàm thắng trận giở quân về” - “Nơi, một tối, máu gào, vang chiến đại Nơi, loa vang, ngựa hí với đầu rơi Bầy voi chàm hung hăng như sóng bể Hung hăng theo ánh lửa của dân Hời” ng) (Chi Chiếến tượ ượng Những hình ảnh ấy đã không thôi kích thích suy tư, trăn trở của Chế Lan Viên như ông đã từng nói: “Những cảnh ấy Trên Đường Về ta gặp Tháng ngày qua ám ảnh mãi không thôi” ng Về) (Tr Trêên Đườ Đường Không gian bãi tha ma theo miêu tả của nhà thơ là nơi đầy sự chết chóc với những hồn ma, tiếng huyết, xương kêu mà nhà thơ vào một buổi chiều đã lạc vào thế giới ấy: “Chiều hôm nay, bỗng nhiên ta lạc bước Vào nơi đây, thế giới vạn cô hồn Hơi người chết tỏa đầy trong gió lướt (…)” 99 ng kh (Xươ ương khôô) Không gian ấy len lõi, thường trực, gợi cảm giác cô đơn cho chủ thể trữ tình. Thế nhưng, chính không gian đầy chết chóc ấy mới chính là nhân tố là nên sự sống, sự “dày đặc khí u buồn” nơi bãi tha ma, sự rạo rực hồn ma: “Trong tha ma dày đặc khí u buồn Và vô tình lay động những linh hồn” (Ti Tiếếng tr trốống) “Trong gió rét tiếng huyết kêu rạo rực Như cô hồn rạo rực bãi tha ma” (Sông Linh) Bãi tha ma và những hồn ma có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bãi tha ma tuy vắng lặng, ghê gớm với tiếng huyết kêu, hơi người chết trong gió nhưng cũng chính là nơi những hồn ma tìm đến mỗi bận đêm về. Ngược lại, những hồn ma đã làm cho không khí bãi tha ma bớt sự vắng lặng. Vì vậy, khi những hồn ma vắng bặt dưới những ngọn tháp xưa trong lòng nhà thơ nỗi buồn không thôi, ông đã từng kêu gọi: “Trên đồi lạnh tháp Chàm sao ủ rũ Hay hận xưa muôn thuở vẫn chưa nguôi? Hay lãnh đạm Hời không về tháp cũ Hay xuân sang, Chiêm nữ chẳng vui cười” m xu (Đê Đêm xuâân sầu) Ngoài không gian bãi tha ma, trong Điêu tàn còn tồn tại không gian tuy nhỏ hơn nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc làm nên “niềm kinh dị” trong thơ Chế Lan Viên, đó chính là không gian nấm mồ. Nấm mồ vừa là hình ảnh, vừa là không gian trong thế giới vật chất và tự nhiên. Nấm mồ chính là nơi giữ linh hồn, nơi an nghĩ vĩnh hằng của người đã chết. Chính vì gắn với cái chết nên cũng như bãi tha ma, mồ gợi cho con người nhiều ám ảnh, nỗi ghê sợ trước thế giới cõi âm. Vì thế, mồ là đối tượng của những câu truyện kinh dị, truyện trinh thám. Chúng là biểu tượng cho sự tối tăm, thê lương trong cuộc sống của con người. Có lẽ vậy nên Nguyễn Du trong Truy Truyệện Ki Kiềều khi miêu tả cảnh Thúy Kiều thăm mộ Đạm Tiên trong tiết thanh minh nhà thơ đã tập trung miêu tả nhiều. Hình ảnh của nầm mồ của Đạm Tiên: “Sè sè nấm đất bên đàn 100 Dào dào ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh” Và hình ảnh hồn ma của Đạm Tiên hiện về với bao sự kinh sợ nào là “đổ lọc in cây”, “hương bay ít nhiều”, “Dấu giày từng bước in rêu”: “Một lời chửa nói kịp thưa Phút đâu ngọn gió cuốn cờ đến ngay Ào ào đổ lọc rung cây Ở trong dường có hương bay ít nhiều Dè chừng ngọn gió bay theo Dấu giày từng bước in rêu rành rành” Sự xuất hiện của hồn ma Đạm tiên bên nấm mồ cũng chính là sự dự đoán về cuộc đời trôi nổi, khổ cực của Thúy Kiều. Đó cũng chính là cách Nguyễn Du thể hiện tư tưởng “tài hoa bạc mệnh” của mình. Không giống như quan niệm lâu nay của con người xem nấm mồ là nơi đại diện cho sự chết chóc, nấm mồ trong thơ Chế Lan Viên chính là nơi nẩy sinh ra sự sống từ chính cái chết: “Ta hãy nghe trong mộ sâu lạnh lẽo Tiếng thịt người nẩy nở tiếng xương rên Ta hãy nghe mơ mòng trong cỏ héo Tiếng cô hồn lặng thở khí trời đêm” (Bóng tối) Mộ (mồ) theo tâm thức văn hóa của nhiều nước là nơi vĩnh cửu của sự sống, chúng là một ngôi nhà của con người sau khi đã mất. Một hồn ma khi không được chôn cất đi lang thang trên trần gian và quấy rầy cuộc sống trần thế, vì vậy, người Ai Cập rất coi trọng chuẩn bị “ngôi nhà” của mình sau khi họ chết: “Người Ai Cập để tâm chuẩn bị ngôi nhà vĩnh viễn của mình nhiều hơn là sắp xếp nơi mình đang sống” [5; tr.596]. Vì thế khi nói đến hồn ma, con người không thể không nhắc đến những nấm mồ. Trong tập thơ Điêu tàn, người đọc không khó để nắm bắt hình ảnh những hồn ma “vùn vụt đuổi bay ra” từ những nấm mồ. Mồ chính là nơi chôn vùi thi thể, là nơi trả thân thể con người về với cát bụi. Thế nên mới có hình ảnh những hồn ma tìm về với nấm mồ để tìm lại những năm tháng đã qua: “Phải hay chăng đêm qua khi thuyền mộng 101 Của Nàng Trăng vào đến bến mây xa Một cô hồn về đây theo gió lộng Trên mộ tàn tìm lại dấu ngày qua” ng kh (Xươ ương khôô) Nấm mộ là nơi lẫn tránh của những cô hồn với cuộc sống trần thế, để vào những đêm vắng lặng, những cô hồn trở lại trần gian, rồi bất thần quay lại nấm mồ, tạo cho thế giới trần gian bao niềm sợ hãi: “Các cô hồn lặng ngắm cõi Hư Vô Rồi đua nhau trở về bên nấm mộ Để kinh khủng trần gian bao niềm sợ hãi” ng) (Ti Tiếếng Xươ ương Không những vậy, mồ cũng chính là nơi nhà thơ tìm cách lẫn tránh cõi trần gian với biết bao “khối u buồn”, “vô nghĩa”, “Cõi Tang”: “Hãy tìm cho nấm mộ hoang tàn Đào đất lên để cậy cả nắm hòm săng Hãy chôn chặt thân ta vào chốn ấy” ng) (Máu xươ ương Chôn chặt thân mình vào nấm mồ để tìm một thế giới riêng mà ở đó nhà thơ được tự do với ý nghĩ ngông cuồng, mạnh mẽ, Chế Lan Viên dường như đã vượt khỏi sự tồn tại của thực tại để vươn đến cái tột cùng sâu thẳm. Tìm về nấm mồ để giải thoát cũng chính là đặc điểm thể hiện phong cách trong thơ ông. Bên cạnh không gian mang tính ám ảnh được tạo nên từ bãi tha ma, nấm mồ, tập thơ Điêu tàn còn tồn tại không gian mờ ảo được dựng nên từ trí tưởng tượng ngân xa của nhà thơ. Điêu tàn thể hiện điểm nhìn linh hoạt, đa dạng của Chế Lan Viên trong chiếm lĩnh, cảm thụ thế giới. Đi tìm những hồn ma ở bãi tha ma, trên những nấm mồ cùng với cảm giác điên cuồng, mạnh mẽ không làm nhà thơ vơi bớt đi cảm giác cô đơn nơi trần thế. Hình ảnh trăng đã trở thành niềm ám ảnh của nhà thơ, trăng là sự sống của những hồn ma. Tuy nhiên, nhà thơ cũng giành nhiều trang thơ trong tập thơ Điêu tàn để khắc họa không gian trăng. Đó là hình ảnh trăng tràn ngập cả không gian: “Trăng là trăng! Ngoài kia thôi chan chứa Thôi tràn trề ngây ngất những là trăng! 102 Góp cho tôi, cô ơi, bao thước lụa Đem ra vo trong sóng của cung Hằng.” (Vo lụa) Đồng hóa trăng với dòng sông, trăng đã hóa thành dòng nước để nhà thơ “vo lụa”, sự đồng hóa ấy đã làm cho không gian bùng nổ bởi ánh sáng của trăng. Ước muốn hòa mình vào ánh trăng, nhà thơ đã từng “Muốn bay lên vo cả dãi ngân Hà” để xa lánh cõi trần gian, sống một cuộc sống không khổ đau, ưu phiền. Chế Lan Viên tìm với trăng, sao và cùng hòa nhập vào chúng: “Rồi trần truồng ta nằm trên điện ngọc Hai tay cuồng vớ níu áo muôn tiên Đầu gối lên hàng Thất tinh vừa mọc Hồn giạt trôi về đến nước non Chiêm” ủ trong sao) (Ng Ngủ Khát khao chiếm lĩnh ánh trăng, nhà thơ đã tự cho mình là người kết tinh trong ánh trăng, được tắm trong ánh trăng: “Ta cởi truồng ra! Ta cởi truồng ra! Ngoài kia trăng sáng chảy bao la! Ta nhảy vào quay cuồng thôi lăn lộn Thôi lặn ngụp trong ánh vàng hỗn độn Cho trăng ghì, trăng riết cả làng da”. Tắm tr (T trăăng ng) Với điểm nhìn từ trên cao, không gian trăng, sao được cảm nhận với phạm vi rộng lớn và người thi sĩ lặn ngụp cùng với ánh trăng để hòa nhập cùng ánh trăng cho trăng “ghì”, “riết” lấy mình và mạnh mẽ hơn nhà thơ muốn: “Mút ào đi, trút cả xuống hầu tôi”. Với ước muốn ấy, không gian trong câu thơ đã được rút ngắn lại bằng khoảng cách giữa trăng – tôi, đây là điểm nhìn táo bạo nhưng cũng thể hiện khát vọng cháy bỏng của nhà thơ trong chiếm lĩnh ánh trăng. Ngoài ra, không gian xuất phát từ điểm nhìn trên cao của nhà thơ có sự hoán đổi vị trí cho nhau tạo nên không gian vô cùng kì ảo. Đó là hình ảnh ánh trăng rơi xuống đáy hồ sâu tạo không gian lớn về chiều cao: Hay “Ta nhẹ để xiêm lên mây rồi nhẹ bước 103 Xuống dòng Ngân lòa chói ánh hào quang Sao tán loạn đua bơi trên mặt nước Tiếng lao xao dội thấu đến cung Hằng” Ng ủ trong sao (Ng Ngủ sao) Không gian được sắp xếp mang đậm màu sắc chủ quan của nhà thơ với trật tự từ cao xuống thấp: trăng – mây – dòng Ngân – sao. Không gian ấy mang màu sắc lung linh của dòng Ngân, của âm thanh sao bơi trên mặt nước, qua đó gợi vẻ đẹp quyến rũ cho khổ thơ. Cũng với điểm nhìn linh hoạt thể hiện sự sáng tạo của nhà thơ, không gian trăng được miêu tả: “Mây chắp lụa dài vây núi biếc Sương xây mồ bạc dấu trăng vàng Thuyền ai giỡn nước sông Ngân ấy Mà để sao sa xuống cõi trần” Hàn Mặc Tử cũng có một câu thơ nói về ánh trăng: “Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó, Có chở trăng về kịp tối nay” (Đâ Đâyy th thôôn Vĩ Dạ) Câu thơ của Hàn Mặc Tử gợi sự liên tưởng mạnh mẻ cho người đọc. Hình ảnh trăng đã được nhà thơ gắn với dòng sông để thuyền “chở trăng về”, từ đó không gian trăng bao trùm trong câu thơ. Thế nhưng, với không gian trăng của Chế Lan Viên, trăng được tô điểm thêm bởi những làn mây “dài vây núi biếc”, của những làn sương vây quanh trăng và hình ảnh dòng Ngân gợi cảm giác vô biên, rộng lớn của không gian. Đặc biệt sự rộng lớn ấy còn được mở rộng hơn với “sao sa xuống cõi trần”, không gian trong khổ thơ được miêu tả rõ nét về chiều dài lẫn chiều rộng. Từ đó tạo nên không gian mờ ảo của trăng và sao với điểm nhìn đặc sắc và táo bạo của Chế Lan Viên. Xây dựng không gian cá nhân giữa chiêm nương với nhà thơ chính là hướng giải thoát của Chế Lan Viên với hiện tại, đồng thời thể hiện quan niệm của nhà thơ về người thi sĩ, đó là “Người mơ, là tiên, là Tỉnh, là Yêu”. Đồng thời, xây dựng không gian cõi ta thể hiện khát khao của nhà thơ trong tìm hiểu chính mình, qua đó, ý nghĩa về mặc triết học được thể hiện rõ nét trong thơ ông. 104 Xây dựng không gian có sự chuyển hoá qua lại lẫn nhau, một bên rùn rợn với những hồn ma nơi bãi tha ma, trong những nấm mồ nơi cõi âm, một bên mờ ảo với không gian từ trên cao với trăng, sao, dòng Ngân. Chính những thành tố không gian này đã tạo nên một Điêu tàn mang nhiều màu sắc biều cảm khác nhau. Đồng thời, với cách dựng không gian đặc sắc, tương phản chứng tỏ óc quan sát, tư duy quan sát, tưởng tượng linh hoạt của Chế Lan Viên trong chiêm lĩnh thế giới bằng xúc cảm. Và đó chính là đặc điểm làm nên phong cách thơ Chế Lan Viên. ời gian ngh ật 3.5.2 Th Thờ nghệệ thu thuậ Hình tượng thời gian bao giờ cũng gắn với một không gian nhất định. Hai thành tố này không ngừng chuyển hóa lẫn nhau trong thể hiện sự vận động và phát triển của sự vật. Không gian liên kết các sự vật lại với nhau theo kiểu thống nhất, hữu cơ còn thời gian giúp không gian chuyển hóa, vận động và tác động qua lại lẫn nhau. Trong hiện thực khách quan, thời gian tồn tại: quá khứ, hiện tại, tương lai và vận động theo một chiều duy nhất. Nhưng trong tác phẩm nghệ thuật vốn là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, nên thời gian nghệ thuật cũng được nhà thơ tái tạo lại theo quan niệm chủ quan của mình. Vì thế, thời gian vận động trong tác phẩm thường linh hoạt hơn thể hiện ý đồ nghệ thuật cũng như cách cảm nhận chủ quan của nhà thơ về thế giới. Qua cách miêu tả, cảm nhận về thời gian, người đọc có thể nắm bắt được quan niệm, lí tưởng của nhà thơ trước cuộc sống, từ đó có cái nhìn bao quát hơn về cá tính, phong cách sáng tạo của nhà thơ. Quá khứ là những ngày đã đi qua, tìm về quá khứ là đặc điểm thường thấy trong thơ ca nói chung. Thông thường, khi tìm về quá khứ là để tìm một thời tươi đẹp mà xã hội hiện tại không có được, hoặc tìm về quá khứ là bày tỏ thái độ trốn tránh với thực tại. Tìm về quá khứ trong Điêu tàn chính là sự trốn chạy với xã hội thực tại. Quá khứ ấy hiện về từ những ngọn tháp qua sự liên tưởng của nhà thơ: - “Đây, những tháp Chàm gầy mòn vì thời gian” - “Đây, điện đài các huy hoàng trong ánh nắng” - “Đây, những cảnh thái bình thời Chiêm quốc” - “Đây, trong ánh lưu ly huyền ảo” ng về) (Tr Trêên đườ đường ng, thời gian quá khứ mang màu sắc u buồn qua cái nhìn của Nơi Chi Chiếến tượ ượng những con voi Chàm: 105 “Những cảnh ấy thoáng về bên chiến tượng Khiến vi Chàm hồi hợp lặng nhìn ngây” Thời gian hiện tại trong tập thơ Điêu tàn được nhà thơ miêu tả một cách cụ thể qua các trạng từ chỉ thời gian như: chiều hôm nay, giây phút, một phút, những phút, hôm nay, đêm nay, năm tháng, tháng ngày. Tuy nhiên, thời gian vào buổi tối, chiếm số lượng cao trong các bài thơ của Chế Lan Viên, chính điều này đã góp phần cho việc khắc họa thành công thế giới cõi âm u ám trong tập thơ. Thời gian theo cảm nhận của Chế Lan Viên có sự vận động khôn ngừng theo chiều quá khứ, hiện tại, tương lai. Thời gian ấy đôi khi nhẹ trôi một cách nhẹ nhàng từ bóng tối ra ánh sáng: “Bóng tối tan trên đồng xanh vô tận Nắng trời bay phấp phới bọc muôn cây Chốn cao xa, trên trán trời không giới hạn Làn tóc mây đùa rỡn bảo nhau bay (Nắng mai) Nhưng đôi khi thời gian cũng trôi một cách nhanh chóng: vụt biến, sực tỉnh, vội vã, vội vàng… và đôi khi được thể hiện một cách gián tiếp qua tiếng gà gáy: “Tiếng gà gáy bỗng dưng đâu dội lại Hồn yêu tinh chợt tỉnh giấc mơ nồng” Xươ ng kh (X ương khôô) Ngoài ra, thời gian nghệ thuật trong tập thơ Điêu tàn còn gắn với tâm trạng của nhà thơ, đó là các mùa trong năm: xuân, hạ thu, đông. Sự tuần hoàn của thời gian mang đến nỗi đau cho người thi sĩ, thế nên nhà thơ mới kêu gọi: “Xuân đừng về! Hè đừng gieo ánh lửa Thu thôi sang! Đông thôi lại não lòng tôi” ững sợi tơ lòng) (Nh Nhữ Nhưng “quả đất” thì cứ rung chuyển, thời gian cứ vận động theo quy luật của nó tạo nên một nỗi buồn “nhuần thắm cõi hư vô” trong nhà thơ. Nhà thơ nhìn bốn mùa bằng cái nhìn tức giận, chán ghét: “Lửa hè đến, nỗi câm hờn vang dây 106 Gió thu sang thấu lạnh cả hồn thơ Chiều đông tàn như mai xuân lộng lẫy Nói chi thêm sầu khổ với ưu tư” ững sợi tơ lòng (Nh Nhữ ng) Và khi “lòng ta, dòng giá lạnh băng thôi” thì dù gió xuân, nắng xuân có khoe sắc tươi, óng ả của chúng thì với người thi sĩ đó chỉ là những tiếng kêu rên, im bặt, sầu thảm của đáy tâm hồn: “Trời xuân nắng, cỏ cây rên xào xạc Bóng đêm hôm hoảng hốt mãi không thôi Gió xuân lạnh ngàn sao thôi ca hát Trăng xuân sầu, sao héo cũng thôi cười” (Tr Trăăng xu xuâân sầu) Thời gian nghệ thuật trong tập thơ Điêu tàn là cái nhìn đa dạng của nhà thơ trước cuộc sống. Với thời gian hiện tại, Chế Lan Viên đã có cái nhìn chi tiết với nhiều cung bậc cảm xúc khi vội vàng, nhanh chóng, khi chậm rãi, thướt tha. Bên cạnh đó, thời gian quá khứ được đặt trong mối tương quan với thực tại đã tạo nên chiếc cầu nối trong thơ Chế Lan Viên. ẬN KẾT LU LUẬ Phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên qua tập thơ Điêu tàn thể hiện một cách rõ nét và đặc sắc. Đến với thơ ca bằng một gương mặt trẻ và tài năng, thơ Chế Lan Viên nhanh chóng gây được dấu ấn trong lòng văn học và bạn đọc. Trở về nước non Chiêm Thành, cùng với dân Hời cất lên tiếng khóc hiện tại đau thương chính là cách nhà thơ nói về thực tại đất nước của dân tộc mình. Đồng thời, lựa chọn nước Chiêm Thành với những ngọn tháp sừng sững giữa cánh đồng làm đề tài 107 cho tập thơ Điêu tàn – đề tài độc nhất trong thơ ca lúc bấy giờ và sau này – đã thể hiện bước đi riêng của Chế Lan Viên trong thi ca Việt Nam. Bên cạnh đó, xây dựng thế giới cõi âm mang giới khí của của sự chết chóc thể hiện cá tính sáng tạo của nhà thơ. Dựng lên thế giới cõi âm, người thi sĩ tự do lăn lộn, ca hát, cắn xé xương, máu, sọ, tủy trong cảm xúc tràn dâng và trái tim rực lửa của mình. Đó cũng chính là thế giới nghệ thuật khiến cho người đọc không khỏi sửng sốt, kinh dị trước trí tưởng tượng phong phú và tài năng trẻ của Chế Lan Viên. Vẻ đẹp triết lí là nét đặc trưng trong thơ Chế Lan Viên. Điêu tàn với vị trí là tập thơ khởi đầu của mọi khởi đầu, triết lí trong Điêu tàn mang tính sơ khai về thời gian, con người, cuộc đời của Chế Lan Viên nhưng chúng thể hiện cái nhìn nhân văn sâu sắc của nhà thơ về cuộc sống. Đồng thời, triết lí sơ khai trong tập thơ Điêu tàn chính là tiền đề quan trọng làm nên vẻ đẹp triết lí trong các tập thơ sau Điêu tàn, nhất là tập Di ơ. Qua đó, làm sáng tỏ hơn đặc điểm phong cách chính là sự lặp đi, lặp lại cảo th thơ những nét khu biệt, và những gì thuộc về phong cách thì mang tính bền vững. Bên cạnh vẻ đẹp triết lí, tình yêu quê hương thể hiện qua thái độ của nhà thơ với thực tại, cái buồn trong thơ và “hồn dân tộc” đã góp phần tạo nên cái tôi đa màu sắc Chế Lan Viên. Giữa thế giới đầy hồn khí chết chóc của xương, sọ, đâu lâu, máu… thì tình yêu quê hương đã phần nào xóa đi cái tối tăm, u tối của bóng đêm nơi cõi âm. Qua đó thể hiện phong cách thơ Chế Lan Viên vừa mạnh mẽ, kinh dị, vừa trữ tình, sâu lắng chứa chan nghĩa tình. Nghệ thuật trong tập thơ Điêu tàn là sự phối hợp của nhiều thành tố có mối quan hệ khắn khích với nhau trong truyền tải nội dung. Thể thơ 7 chữ, 8 chữ được nhà thơ sử dụng thành thạo và có những cách tân nhất định. Cách gieo vần linh hoạt, cách ngắt nhịp uyển chuyển đa dạng thể hiện ý thức thoát khỏi sự gò bó của niêm luật thơ trung đại. Đồng thời, với cách vận dụng linh hoạt thể thơ 7 chữ nhất là thể tám chữ, tập thơ Điêu tàn có những đóng góp nhất định vào công cuộc hiện đại hóa thơ ca 19321945. Bên cạnh thể thơ, xây dựng hình ảnh đa dạng mang đậm dấu ấn tượng trưng như: trăng, hồn, buồn, hình ảnh mang tính tạo hình, liên tưởng, cùng với hình ảnh tượng trưng, hình ảnh mang tính siêu thực xương, đầu lâu biểu hiện cách sáng tạo mới lạ, đặc sắc của Chế Lan Viên. Song song đó, sử dụng những động từ mạnh thể hiện tiếng nói cá nhân và khát khao mãnh liệt trước cuộc sống. Từ láy mang sắc thái biểu cảm riêng cũng góp phần tô thêm tâm trạng buồn chán, đau xót của nhà thơ. Có thể nói đó là nét 108 độc đáo trong thơ Chế Lan Viên. Giọng điệu trong Điêu tàn là giọng đa thanh, khi mang tính đối thoại, tâm tình, khi than oán, oán trách, khi độc thoại, tự vấn. Các dạng giọng điệu này điều được nhà thơ duy trì trong những tập thơ sau Điêu tàn và trở thành nét đặc trưng trong thơ ông. Cuối cùng là yếu tố không gian, thời gian nghệ thuật. Không gian trong Điêu tàn thể hiện cái nhìn đa dạng của nhà thơ, khi thì mang tính ám ảnh trên những bãi tha ma, trên những nấm mộ, khi thì mờ ảo cùng trăng. Thời gian nghệ thuật được miêu tả cụ thể, gần gũi với cuộc sống với nhịp độ, sắc thái tình cảm khác nhau. Chúng đều có những đóng góp nhất định trong tạo nên phong cách thơ Chế Lan Viên. Điêu tàn đã ra đời cách đây hơn 75 năm nhưng âm vang của nó vẫn gắn mãi với tên tuổi và sự nghiệp thơ Chế Lan Viên. Với phong cách mới mẻ và đặc sắc cùng gương mặt đầy cá tính sáng tạo, tập thơ Điêu tàn đã góp một phần rất lớn vào công cuộc hiện đại hóa trong thi ca Việt Nam 1932 – 1945. Đồng thời, sự ra đời của Điêu tàn chính là “khởi đầu của mọi khởi đầu”, là hạt mầm đâu tiên gieo lên tài năng thơ Chế Lan Viên thế kỉ XX, đúng như Hoài Thanh đã từng nhận xét: “Con người này quả là của trời đất, của bốn phương, không thể lấy kích tất thường mà hòng đo được.” [21; tr.224] ỆU THAM KH ẢO TÀI LI LIỆ KHẢ 1. Vũ Tuấn Anh (Tuyển chọn và giới thiệu) (2007), Chế Lan Viên – về tác gia, tác phẩm, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 2. Aristot, Lưu Hiệp (1999), Nghệ thuật thơ ca, Văn Tâm điêu long, Nxb Văn học. 3. Julian Barnes (2013), Nghe mùi kết thúc, Nxb Văn học. 4. Award Astrong Bennet (2002), Jung đã thực sự nói gì?, Nxb Văn hóa Thông tin, Trung tâm văn hóa Đông – Tây. 109 5. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng, Trường viết văn Nguyễn Du. 6. Huyền Cơ (Biên dịch) (2012), Cuộc đời là Vô thường, Nxb Thời đại. 7. Nguyễn Lâm Điền (2010), Đặc trưng nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Nxb Văn học, Hà Nội. 8. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo Dục. 9. Nhiều tác giả (2000), Đến với thơ Chế Lan Viên, Nxb Thanh Niên. 10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 11. Đoàn Trọng Huy (2006), Nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Nxb ĐHSP. 12. M.B. Khrapchenko (1978), Lê Sơn, Nguyễn Mạnh (dịch), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nxb Tác phẩm mới. 13. Phạm Minh Lăng (2004), Freud và Tâm phân học, Nxb Văn hóa Thông tin. 14 .Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nhà văn Việt Nam hiện đại Chân dung và Phong cách, Nxb Trẻ. 15. Phan Ngọc (2001), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb Thanh Niên. 16. Nguyễn Văn Nở (Biên soạn) (2012), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Đại học Cần Thơ. 17. Vũ Tiến Quỳnh (tuyển chọn và giới thiệu) (2007), Hàn Mặc Tử - Chế Lan Viên – Quách Tấn, Nxb Văn nghệ TPHCM. 18. Walpola Rahula (2011), Tư tưởng Phật học, Nxb Phương Đông. 19. Standey Rosen (2004), Triết học nhân sinh, Nxb Lao động Hà Nội. 20. Trần Hữu Tá (Chủ biên) (2013), Nhìn lại Thơ Mới và Văn xuôi Tự lực văn đoàn, NXB Thanh Niên. 21. Hoài Thanh, Hoài Chân (2006), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học. 22. Nguyễn Bá Thành (2009), Thơ Chế Lan Viên với phong cách suy tưởng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 23. Vũ Thị Thường (sưu tầm, biên soạn, giới thiệu) (2009), Chế Lan Viên toàn tập (tập III), Nxb. Văn học. 24. Vũ Thị Thường (sưu tầm, biên soạn, giới thiệu) (2009), Chế Lan Viên toàn tập (tập IV), Nxb. Văn học. 110 25. Vũ Thị Thường (sưu tầm, biên soạn, giới thiệu) (2009), Chế Lan Viên toàn tập (tập V), Nxb. Văn học. 26. Xuân Trường (tuyển chọn) (2012), Nét độc đáo trong thơ Chế Lan Viên, Nxb Văn hóa – Thông tin. MỤC LỤC ẦN MỞ ĐẦ U........................................................................................................1 PH PHẦ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu................................................................................ 5 4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................5 111 ƯƠ NG 1: NH ỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CH CHƯƠ ƯƠNG NHỮ CHUNG..............................................................6 1.1 Đôi nét về tác giả...................................................................................................6 1.1.1 Cuộc đời Chế Lan Viên......................................................................................6 1.1.2 Sự nghiệp văn chương........................................................................................7 1.1.3 Quan niệm sáng tác............................................................................................ 8 1.1.3.1 Quan niệm Chế Lan Viên về người làm thơ................................................... 8 1.1.3.2 Quan niệm Chế Lan Viên về thơ.....................................................................13 1.2 Vài nét về phong cách nghệ thuật......................................................................... 16 ƯƠ NG 2: PHONG CÁCH NGH Ệ THU ẬT TH Ơ CH Ế LAN VI ÊN CH CHƯƠ ƯƠNG NGHỆ THUẬ THƠ CHẾ VIÊ Ơ ĐIÊU TÀN TH Ể HI ỆN TR ÊN BÌNH DI ỆN NỘI DUNG QUA TẬP TH THƠ THỂ HIỆ TRÊ DIỆ DUNG........ 21 2.1 Điêu tàn – “niềm kinh dị” giữa đồng bằng thơ Việt Nam....................................21 2.1.1 Sự đối lập khủng khiếp giữa quá khứ hào hùng và hiện tại đau thương của một dân tộc......................................................................................................................... 21 2.1.2 Thế giới cõi âm mang hồn khí của chết chóc.................................................... 29 2.2 Điêu tàn – triết lí sơ khai của Chế Lan Viên về thời gian, con người và cuộc đời...............................................................................................................................38 2.2.1 Quan niệm về thời gian...................................................................................... 39 2.2.2 Quan niệm về con người và cuộc đời................................................................ 44 2.3 Điêu tàn- tập thơ thể hiện tình cảm trong sáng của nhà thơ về quê hương và con người................................................................................................................52 ƯƠ NG 3: PHONG CÁCH NGH Ệ THU ẬT TH Ơ CH Ế LAN VI ÊN CH CHƯƠ ƯƠNG NGHỆ THUẬ THƠ CHẾ VIÊ Ơ ĐIÊU TÀN TH Ể HI ỆN TR ÊN BÌNH DI ỆN NGH Ệ THU ẬT .63 QUA TẬP TH THƠ THỂ HIỆ TRÊ DIỆ NGHỆ THUẬ 3.1 Thể thơ.................................................................................................................. 63 3.1.1 Thể thơ bảy chữ, tám chữ trong tập thơ Điêu tàn..............................................63 3.1.2 Cách gieo vần.....................................................................................................66 3.1.3 Cách ngắt nhịp....................................................................................................68 3.2 Thế giới hình ảnh mang tính ám ảnh.................................................................... 70 3.3 Từ và các biện pháp tu từ...................................................................................... 81 3.3.1 Từ ngữ................................................................................................................ 81 3.3.2 Các biện pháp tu từ............................................................................................ 83 3.4 Giọng điệu.............................................................................................................90 3.5 Không gian, thời gian nghệ thuật..........................................................................96 112 3.5.1 Không gian nghệ thuật....................................................................................... 96 3.5.2 Thời gian nghệ thuật.......................................................................................... 105 ẬN................................................................................................................ 108 KẾT LU LUẬ TÀI LI ỆU THAM KH ẢO........................................................................................ 110 LIỆ KHẢ MỤC LỤC.................................................................................................................. ..................................................................................................................112 113 [...]... bộ phận tạo nên phong cách Phong cách thể hiện ở hai bình diện là nội dung và hình thức nghệ thuật có một quan hệ chặt chẽ với nhau Những đặc điểm trên là tiền đề cho người nghiên cứu tìm hiểu phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên qua tập thơ Điêu tàn ƯƠ NG 2: PHONG CÁCH NGH Ệ THU ẬT CH Ế LAN VI ÊN CH CHƯƠ ƯƠNG NGHỆ THUẬ CHẾ VIÊ Ơ ĐIÊU TÀN TH Ể HI ỆN TR ÊN BÌNH DI ỆN NỘI DUNG QUA TẬP TH THƠ THỂ HIỆ TRÊ... khẳng định: “Trong thơ ta dân Chàm luôn sống mãi Trong thơ ta xương máu khóc không thôi.” Do đó, tìm hiểu, lí giải thế giới cõi âm mang hồn khí của chết chóc trong tập thơ Điêu tàn là một trong những việc quan trọng trong tìm hiểu phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên Đến với Điêu tàn là đến với những giấc mơ, đến với những miền vô thức của nhà thơ dưới những tháp Chàm, trên những bãi tha ma và cả... phục về tài năng của Chế Lan Viên nên sau này ông đã đã viết tặng Chế Lan Viên bài thơ Thi sĩ Ch Chààm, kí tặng Chế Bồng Hoan Thậm chí, Hoài Thanh đã khẳng định một cách chắc chắn: “vong hồn đau khổ của giống họ (dân tộc Chiêm Thành) đã nhập vào Chế Lan Viên cho nên dầu không phải họ Chế, Chế Lan Viên vẫn là một nhà thơ Chiêm Thành”[21; tr.221] Mà thật vậy, nỗi buồn trong tập thơ Điêu tàn chính là nỗi... thương tiếc, sự cảm thông của nhà thơ với họ Có lẽ vì vậy mà khi đọc tập thơ Điêu tàn, Nguyễn Vĩ, người sau này giới thiệu tập thơ này ra rộng rãi công chúng bạn đọc, trong lần gặp đầu tiên Chế Lan Viên đã thốt lên câu hỏi: “Anh là người Chàm?” [20; tr.145 ] Hàn Mặc Tử, nhà thơ rất thân với Chế Lan Viên, sau khi đọc tập thơ Điêu tàn đã viết một bài phê bình, nhận xét về tập thơ này: “Anh ở đâu? Trong bãi... th thơ Khuêê Văn đế đến quáán Trung ơ (1987) Tân (1981), Ngo Ngoạại vi th thơ 1.1.3 Quan ni niệệm sáng tác ườ ơ 1.1.3.1 Quan ni niệệm của Ch Chế Lan Vi Viêên về ng ngườ ườii làm th thơ Quan niệm về nghề thơ hay “thợ thơ của Chế Lan Viên được thể hiện chủ yếu qua các cuộc nói chuyện văn chương, phê bình văn học và ở một số bài thơ trong sáng tác của ông Trước cách mạng tháng Tám, theo Chế Lan Viên: ... nghệ thuật riêng của nhà văn” [14; tr.6, 7] Mặc dù phong cách của nhà văn có sự vận động từ tác phẩm này sang tác phẩm khác nhưng theo ông khi phong cách đã định hình thì mang tính bền vững Cũng nhắc đến phong cách nghệ thuật, Phan Ngọc trong Tìm hi hiểểu phong cách Nguy Nguyễễn Du trong truy truyệện Ki Kiềều đã nâng tầm vóc phong cách nghệ thuật của một nhà văn Ông cho rằng, yếu tố làm nên phong cách. .. phong cách nghệ thuật Ông nhìn nhận phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, là một chỉnh thể nghệ thuật Quan tâm đến thế giới nghệ thuật bên trong của nhà văn trong việc thể hiện phong cách của nhà văn đó, ông viết: “Mỗi nhà văn có phong cách tạo cho mình một thế giới nghệ 16 thuật riêng Thế giới ấy dù đa dạng đến đâu cũng có tính thống nhất Cơ sở của tính thống nhất này là một nhỡn quan riêng về... của phong cách đã quy định việc nhà văn lựa chọn 19 nhiều phương tiện ngôn ngữ cho phép anh ta những dự định sáng tạo của mình.” [12; tr.195] cũng thể hiện cá tính, cái riêng của nhà văn, nhà thơ đó Những định nghĩa, cách hiểu khác nhau về phong cách nghệ thuật đã thể hiện sự tìm tòi của các nhà nghiên cứu trong việc tìm hiểu về phong cách Mặc dù có những ý kiến khác nhau nhưng nhìn chung phong cách nghệ. .. Tôi!) Quan niệm về vị trí, vai trò của thơ và người làm thơ Chế Lan Viên có sự thay đổi rõ rệt từ trước và sau năm 1945 Nếu trước năm 1945, thơ và người làm thơ theo quan niệm Chế Lan Viên ít nhiều chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực, thì sau năm 1945 cho đến thời bình, thơ ông thể hiện sự gắn bó sâu sắc với thời đại, con người và cuộc sống Những chia sẻ, quan niệm của ông về thơ và... bên ngoài che khuất Nói về khả năng quan sát của nhà thơ, Chế Lan Viên quan niệm nhà thơ phải chú ý quan sát, ông ví như muốn tả chữ “bể” thì phải thấy nhiều “bể”, đó là “bể vào lúc chiều, lúc yên lặng, lúc cuồng phong, vào mùa đông, hè ”[23; tr.146] Ngoài ra, Chế Lan Viên quan niệm, mỗi nhà thơ phải có sự linh hoạt và khả năng nhìn xa trông rộng: “trong văn và thơ phải có con mắt to của nhà triết ... chung thể tìm tòi, khám phá nhà nghiên cứu, nhà phê bình việc phát hay thơ Chế Lan Viên Về phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên qua tập thơ Điêu tàn, số nhà phê bình tập trung vào tập thơ Điêu tàn, ... cứu tìm hiểu phong cách thơ Chế Lan Viên qua tập thơ Điêu tàn ch, yêu cầu nghi Mục đí đích, nghiêên cứu Thực đề tài Tìm hi hiểểu phong cách ngh nghệ thu thuậật Ch Chế Lan Vi Viêên qua tập th thơ. .. cho người nghiên cứu tìm hiểu phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên qua tập thơ Điêu tàn ƯƠ NG 2: PHONG CÁCH NGH Ệ THU ẬT CH Ế LAN VI ÊN CH CHƯƠ ƯƠNG NGHỆ THUẬ CHẾ VIÊ Ơ ĐIÊU TÀN TH Ể HI ỆN TR ÊN

Ngày đăng: 05/10/2015, 23:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan