can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn

52 577 2
can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA 2011-2015 CAN THIỆP QUÂN SỰ TRONG LUẬT QUỐC TẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như Bộ môn Luật Thương mại Cần Thơ, tháng 12/2014 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Hạ MSSV: 5118675 Luật Thương mại khoá 37 MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 01 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP QUÂN SỰ .............................................................................................................................. 03 1.1. Khái quát chung về hoạt động can thiệp quân sự ................................................ 03 1.1.1. Khái niệm can thiệp quân sự..................................................................................... 03 1.1.2. Lược sử hình thành và phát triển của hoạt động can thiệp quân sự.................... 04 1.1.3. Ảnh hưởng của hoạt động can thiệp quân sự ......................................................... 05 1.1.4. Căn cứ áp dụng hoạt động can thiệp quân sự ........................................................ 07 1.1.5. Chủ thể tham gia vào hoạt động can thiệp quân sự............................................... 08 1.1.6. Mục đích của việc áp dụng hoạt động can thiệp quân sự ..................................... 09 1.1.7. Nguồn luật điều chỉnh của hoạt động can thiệp quân sự ...................................... 10 1.2. Liên Hiệp Quốc và hoạt động can thiệp quân sự.................................................. 12 1.2.1. Sơ lược về tổ chức Liên Hiệp Quốc và cơ quan Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ........................................................................................................................................ 12 1.2.2. Vai trò của Liên Hiệp Quốc đối với hoạt động can thiệp quân sự....................... 13 1.2.3. Vai trò và quyền hạn của cơ quan hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đối với hoạt động can thiệp quân sự ......................................................................................................... 14 1.3. Mối quan hệ giữa hoạt động can thiệp quân sự với một số nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế .................................................................................................................... 15 1.3.1. Mối quan hệ giữa hoạt động can thiệp quân sự và nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế ......................................................... 15 1.3.2. Mối quan hệ giữa hoạt động can thiệp quân sự và nguyên tắc k hông can thiệp vào nội bộ của quốc gia khác .............................................................................................. 17 1.3.3. Mối quan hệ giữa hoạt động can thiệp quân sự và nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia....................................................................................................... 18 1.3.4. Mối quan hệ giữa hoạt động can thiệp quân sự và nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế ............................................................................................... 20 1.4. Một số quan điểm lý luận được các nước áp dụng trong hoạt động can thiệp quân sự................................................................................................................................... 21 1.4.1. Can thiệp quân sự-áp dụng theo học thuyết nhân đạo .......................................... 21 1.4.2. Can thiệp quân sự-áp dụng theo học thuyết trách nhiệm bảo vệ (R2P) .............. 23 1.4.3. Giá trị pháp lý của hoạt động can thiệp quân sự theo học thuyết nhân đạo và học thuyết trách nhiệm bảo vệ (R2P) .................................................................................. 25 CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP QUÂN SỰ TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ............................................. 26 2.1. Quy định về hoạt động can thiệp quân sự trong Hi ến chương Liên Hiệp Quốc........................................................................................................................................ 26 2.1.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................................. 26 2.1.2. Mục đích hoạt động can thiệp quân sự của Liên Hiệp Quốc............................... 28 2.1.3. Triển khai thực hiện hoạt động can thiệp quân sự................................................ 29 2.2. Giới thiệu một số nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về hoạt động can thiệp quân sự ...................................................................................................... 30 2.2.1. Nghị quyết số 678 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc .................................... 30 2.2.2. Nghị quyết số 1973 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc .................................. 31 2.2.3. Nghị quyết số 2085 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc .................................. 33 2.3. Ưu điểm và nhược điểm của hoạt động can thiệp quân sự ................................ 37 2.3.1. Ưu điểm của hoạt động can thiệp quân sự ............................................................ 37 2.3.2. Nhược điểm của hoạt động can thiệp quân sự....................................................... 37 2.4. Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật quốc tế về hoạt động can thiệp quân sự................................................................................................................................... 38 2.4.1. Tình hình thực hiện hoạt động can thiệp quân sự trên thế giới ........................... 38 2.4.2. Nguyên nhân của các hoạt động can thiệp quân sự trái pháp luật quốc tế ........ 41 2.4.3. Giải pháp khắc phục các hoạt động can thiệp quân sự trái pháp luật quốc tế .. 42 KẾT LUẬN............................................................................................................................ 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ Cần Thơ, ngày 2 tháng 12 năm 2014 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ Cần Thơ, ngày 2 tháng 12 năm 2014 Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, khi nhắc đến thuật ngữ “can thiệp quân sự” mọi người thường liên tưởng đến việc sử dụng vũ lực, sức mạnh quân đội để can dự, tác động vào bên trong lãnh thổ của một quốc gia khác. Do đây là hoạt động mang tính chất cưỡng chế, nếu hoạt động can thiệp quân sự không được triển khai một cách hợp lí và hợp pháp thì nó sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng cả về tài sản lẫn tính mạng. Vì vậy, khi hoạt động can thiệp quân sự được lựa chọn để thực hiện cần phải cân nhắc cẩn thận và kĩ lưỡng, bên cạnh mục đích là để giải quyết các vấn đề gây đe doạ, phá hoại đến hoà bình thì nó còn là biện pháp chứa đựng nhiều rủi ro: Hoạt động can thiệp quân sự vi phạm nhiều nguyên tắc cơ bản của Luật pháp quốc tế hiện đại. Hoạt động can thiệp quân sự đang được một số quốc gia, tổ chức sử dụng một cách tuỳ tiện vì lợi ích của mình. Bên cạnh đó, cùng với những quy định của luật quốc tế, xuất hiện một số quan niệm, học thuyết được các quốc gia thực hiện hoạt động can thiệp quân sự đơn phương, trái phép làm cơ sở lí lẽ để biện minh cho việc làm của mình. Từ đây, Người viết quyết định chọn đề tài “can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiển” để phân tích những vấn đề nêu trên và góp phần làm sáng toả về cơ sở pháp lý của hoạt động này. 2. Phạm vi nghiên cứu Vấn đề can thiệp quân sự được nghiên cứu giới hạn trong phạm vi: Chủ yếu nghiên cứu hoạt động can thiệp quân sự được áp dụng và thực hiện bởi Liên Hiệp Quốc quy định tại Chương VII Hiến chương Liên Hiệp Quốc trong trường hợp hoà bình bị đe doạ, bị phá hoại hoặc có hành vi xâm lược. Bên cạnh đó, đề tài cũng sẽ nghiên cứu sơ lược về hoạt động can thiệp quân sự được áp dụng theo các học thuyết được một số nước phát triển nhằm để biện minh cho hoạt động can thiệp quân sự đơn phương của mình. Nêu lên thực trạng áp dụng đơn phương và trái phép các quy định pháp luật quốc tế của một số quốc gia và tổ chức về hoạt động can thiệp quân sự. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của hoạt động can thiệp quân sự trong luật pháp quốc tế. Qua đó, đánh giá, xác định cơ sở pháp lí (trong trường hợp nào thì can thiệp quân sự được áp dụng, chủ thể thực hiện, thực hiện như thế nào) của hoạt động này đồng thời định hướng khắc phục những hạn chế, thực trạng đang tồn tại và phát triển trong thực tiễn. 4. Phương pháp nghiên cứu GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 1 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài bao gồm hai biện pháp chính là phân tích và tổng hợp. Bên cạnh đó, còn kết hợp sử dụng một số biện pháp như liệt kê, so sánh. 5. Cơ cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm có 2 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về hoạt động can thiệp quân sự Chương 2: Quy định về hoạt động can thiệp quân sự trong pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 2 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP QUÂN SỰ 1.1 Khái quát chung về hoạt động can thiệp quân sự 1.1.1 Khái niệm can thiệp quân sự Ngày nay, can thiệp quân sự không còn là một thuật ngữ xa lạ đối với mọi người nó dần trở nên quen thuộc và gần gũi với chúng ta thông qua các phương tiện truyền thông, báo chí, sách đài… Can thiệp quân sự thường được nhắc đến với nội dung đơn giản là hoạt động dùng lực lượng quân sự để can dự vào nội bộ của quốc gia khác. Tuy nhiên, ta cần phân biệt tránh sự đồng nhất giữa hành vi can thiệp quân sự và hành vi xâm lược. Giữa hai hành vi trên sự khác biệt được phân định cơ bản thông qua mục đích của hành vi. Hành vi xâm lược là việc sử dụng các lực lượng vũ trang của một quốc gia đối với chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của quốc gia khác, hoặc bằng bất cứ cách nào khác không phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc1. Mục đích cơ bản của việc xâm lược là xuất phát từ lợi ích của chủ thể xâm lược, để mở rộng phạm vi ảnh hưởng trong thời gian dài nên cần một lược lực lượng có quy mô lớn để giữ đất đai, lãnh thổ và bảo vệ quyền lợi trên lãnh thổ xâm chiếm. Hành vi xâm lược là hành vi của tội ác chống lại hoà bình thế giới. Trái lại, mục đích của hành vi can thiệp quân sự chủ yếu là vì mục đích nhân đạo can thiệp để giải quyết tình hình, bối cảnh bất ổn, tranh chấp tại của quốc gia, góp phần giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới. Can thiệp quân sự (Military intervention) được hiểu theo cuốn Từ điển quân sự và các điều khoản liên quan của bộ quốc phòng Mỹ, năm 2010 2: Là hành động cố ý của một quốc gia hay một nhóm quốc gia nhằm đưa lực lượng quân sự của mình can thiệp vào tình hình bất ổn đang tồn tại và gây tranh cãi tại quốc gia khác (Military intervention-The deliberate act of a nation or a group of nations to introduce its military forces into the course of an existing controversy ). Theo nghĩa đó, thì hoạt động can thiệp quân sự không chỉ là chủ ý xuất phát từ một quốc gia mà còn là sự xem xét và cân nhắc kĩ lưỡng của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, hoạt động can thiệp quân sự được định nghĩa theo Từ điển quân sự và các điều khoản liên quan của bộ quốc phòng Mỹ, 2010 vẫn chưa xác định rõ vấn đề gây tranh cãi để áp dụng hoạt động can thiệp quân sự ở đây là gì. Điều này đặt ra nhiều giả thuyết về trường hợp nào thì được áp dụng hoạt động can thiệp quân sự chẳng hạn như: Bất ổn về chính trị, kinh tế hay thiên tai… Nghị quyết số 3314 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 14 tháng 12 năm 1974 tuyên b ố về cách định nghĩa xâm lược, Điều 1. 2 Từ điển quân sự và các điều khoản liên quan của bộ quốc phòng Mỹ ngày 8 tháng 11 năm 2010, sửa đổi thông qua ngày 16 tháng 7 năm 2014, tr.167. 1 GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 3 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn Hoạt động can thiệp quân sự theo quan điểm của luật quốc tế hiện đại, đặc biệt thông qua nội dung của Hiến chương Liên Hiệp Quốc 1945, thì ta có thể khái quát: Can thiệp quân sự là một hành động liên quan đến việc sử dụng vũ lực do các lực lượng hải, lục, không quân của các thành viên Liên Hiệp Quốc thực hiện dưới sự thông qua, chỉ huy và kiểm soát của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhằm tác động, can thiệp vào quốc gia có động thái đe doạ, phá hoại đến nên hoà bình và an ninh thế giới hoặc có hành vi xâm lược. Ở đây, trường hợp áp dụng hoạt động can thiệp quân sự được giới hạn xoay quanh vấn đề hoà bình bị đe doạ, bị phá hoại hoặc có hành vi xâm lược. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là cơ quan có trách nhiệm xác định thực tại mọi tình hình xem liệu tình hình cụ thể nào có thể đe doạ, phá hoại đến hoà bình hoặc có hành vi xâm lược. Tóm lại, can thiệp quân sự có thể được khái niệm là hành động sử dụng lực lượng vũ trang, quân sự của một hoặc một số quốc gia can dự, tác động vào bên trong lãnh thổ, công việc nội bộ của một quốc gia khác, trong bối cảnh nền hoà bình an ninh bị đe doạ, phá hoại hoặc có hành vi xâm lược. 1.1.2 Lược sử hình thành và phát triển của hoạt động can thiệp quân sự Trước khi tổ chức Liên Hiệp Quốc được hình thành và Hiến chương Liên Hiệp Quốc có hiệu lực thì hoạt động can thiệp quân sự được thực hiện với nhiều mục đích khác nhau, chưa có cơ sở pháp lý quốc tế nào quy định cụ thể dẫn đến việc xác định như thế nào là một hành động can thiệp quân sự cơ bản phù hợp với pháp luật quốc tế trở nên không dễ dàng và đầy khó khăn. Hoạt động can thiệp quân sự xuất hiện với mục đích nhân đạo gắn liền với khái niệm can thiệp nhân đạo được nhắc đến vào thế kỉ XIII bởi Thomas Aguinas 3. Ở đây, hoạt động can thiệp quân sự được thực hiện dưới hình thức sử dụng lực lượng vũ trang của một quốc gia nhằm bảo vệ cuộc sống và sự tự do của công dân nước mình đang cư trú trên lãnh thổ của quốc gia khác do quốc gia đó không tự nguyện hoặc không có khả năng để làm việc đó một mình. Bước vào thế kỉ XIX, với đặc điểm chưa xuất hiện các quy định về cấm sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế và học thuyết nhân đạo được các học giả chấp nhận và ủng hộ 4 . Tính hợp pháp của can thiệp nhân đạo được chấp nhận trên cơ sở luật tập quán quốc tế nên hoạt động can thiệp quân sự ngày càng được tiến hành rộng rãi để giải quyết các tranh chấp xung đột quốc tế. Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, vấn đề can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác dường như là một vấn đề tế nhị, khó được chấp nhận. Đặc biệt, sau khi tổ chức Liên Hiệp Quốc được thành lập và Hiến chương có hiệu lực năm 1945, Trần Thị Vân Trà, Luật quốc tế và học thuyết can thiệp nhân đạo, Khoa luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010, tr.17-18. 4 Như trên số 3. 3 GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 4 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn hoạt động can thiệp quân sự được quy định áp dụng chặt chẽ hơn, chỉ được hành động can thiệp quân sự khi hoà bình bị đe doạ, bị phá hoại hoặc có hành vi xâm lược dưới sự cho phép của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, trong giai đoạn chiến tranh lạnh (1945-1991) vai trò và hoạt động của hội đồng bảo an bị tê liệt do cuộc đối đầu giữa Liên Xô và Mỹ vì vậy hoạt động can thiệp quân sự trong giai đoạn này dưới sự chập thuận của Liên Hiệp Quốc diễn ra rất ít và đạt kết quả khiêm tốn. Trong giai đoạn hiện nay, từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, hoạt động can thiệp quân sự với mục đích nhân đạo, đơn phương được thực hiện ngày càng nhiều, với sự phức tạp ngày càng tăng. Hoạt động can thiệp quân sự được thực hiện chủ yếu bởi các cường quốc và tổ chức quân sự thế giới. Song song việc thực hiện can thiệp quân sự theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc và sự chấp thuận của Hội đồng bảo an thì còn xuất hiện tình trạng can thiệp quân sự không được sự thông qua của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chẳng hạn như hành động can thiệp quân sự của NATO vào lãnh thổ Liên bang Nam Tư năm 1999. 1.1.3 Ảnh hưởng của hoạt động can thiệp quân sự Thứ nhất, đối với tình hình thế giới và an ninh khu vực Hoạt động can thiệp quân sự nhằm để đẩy lùi những hành vi vi phạm pháp luật quốc tế, tranh chấp, tình trạng bạo lực, căng thẳng ở các quốc gia, lãnh thổ tránh những diễn biến ngày càng phức tạp đe doạ đến tình hình thế giới và an ninh khu vực đồng thời góp phần tiến tới bảo vệ, khôi phục và duy trì nền hoà bình và an ninh quốc tế. Hoạt động can thiệp quân sự không chỉ thực hiện vì mục đích giải quyết tình hình bất ổn tại một quốc gia mà còn góp phần làm hạn chế sự bất ổn, nguy cơ chiến tranh diễn ra trên diện rộng và ảnh hưởng đến an ninh của các quốc gia trong khu vực. Đặc trưng của hoạt động can thiệp quân sự là sử dụng lực lượng vũ trang để can dự vào công việc nội bộ, lãnh thổ của một quốc gia và nó chỉ được thực hiện cho đến khi nào các đối tượng thực hiện hành vi cần được can thiệp chấp nhận thương lượng hoặc bị đẩy lùi. Vì vậy, đòi hỏi hoạt động can thiệp quân sự phải được áp dụng một cách chính xác, thực hiện một cách triệt để, tuân thủ theo pháp luật quốc tế và phù hợp với tình huống cần được áp dụng, tránh việc can thiệp đơn phương. Thứ hai, ảnh hưởng đến vấn đề nhân quyền Can thiệp quân sự không chỉ ảnh hưởng không nhỏ đối với tình hình an ninh thế giới mà còn đe doạ nghiêm trọng đến vấn đề “nhân quyền”. Tuy, can thiệp quân sự là hoạt động vì mục đích chống lại sự vi phạm nghiêm trọng về quyền con người nhưng việc can thiệp bằng công cụ là quân đội vũ trang thì chắc hẳn nhân quyền sẽ bị tác động, ảnh hưởng không nhỏ. Nhân quyền (Human rights) là những quyền tự nhiên của con người bao gồm quyền sống, tự do và an toàn thân thể, quyền không bị tra tấ n và một số quyền khác GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 5 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn được quy định trong Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền. Bên cạnh đó, bất cứ ai và bất cứ chính thể nào cũng không có quyền tước bỏ hoặc huỷ diệt những quyền cơ bản của con người5. Thế nhưng, hoạt động can thiệp quân sự góp phần vào sự phát triển của nhà nước đàn áp bằng cách tăng cường sức mạnh cưỡng chế của nhà nước và khuyến khích hành vi đàn áp nhiều hơn, đặc biệt khi nó được hỗ trợ hoặc trung tính với chính phủ mục tiêu. Từ đó góp phần làm gia tăng khả năng của hoạt động giết người ngoài vòng pháp luật, tù chính trị và tra tấn ảnh hưởng trầm trọng đến nhân quyền. Thứ ba, ảnh hưởng đối với tình hình quốc gia được can thiệp quân sự Đối với tình hình quốc gia được can thiệp: Ảnh hưởng của hoạt động can thiệp quân sự được xem xét ở hai khía cạnh là lợi ích và khó khăn mang lại. Ở góc độ lợi ích nếu hoạt động can thiệp đạt được kết quả và thành công thì nó có thể giúp cho quốc gia sở tại nơi được can thiệp có thể đẩy lùi đi những hành vi vi phạm pháp luật quốc tế, tình hình bất ổn chính trị trong nước. Trong trường hợp khẩn cấp phức tạp mà các biện pháp hoà bình được áp dụng nhưng không mang lại hiệu quả thiết thực thì hoạt động can thiệp quân sự là cần thiết, nó có thể là phương pháp hữu dụng để bảo vệ nhân quyền, bảo vệ các nạn nhân của những cuộc mâu thuẫn, bất ổn, giúp xây dựng lại chính sách chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, cuối cùng tiến tới bảo vệ hoà bình. Tương phản, nếu hoạt động can thiệp quân sự không thành công thì nó không những không đạt được mục đích đã đề ra mà còn làm gián đoạn nền kinh tế, đưa tình trạng bạo lực, bất ổn trong nước ngày càng gia tăng và trầm trọng hơn. Ví dụ như hoạt động can thiệp của Mỹ vào Iraq năm 2003 đã đẩy tình hình chính trị và bạo lực ngày càng leo thang ở quốc gia này với khoảng 400 thường dân bị giết mỗi tháng6. 1.1.4 Căn cứ áp dụng hoạt động can thiệp quân sự Hoạt động can thiệp quân sự không chỉ là mối quan tâm tồn tại đối với các chủ thể quốc gia tham gia hoạt động can thiệp mà nó còn là chủ đề được cả cộng đồng quốc tế theo dõi và bàn luận bao gồm nhiều quốc gia, cơ quan, tổ chức quốc tế, đặc biệt là tổ chức Liên Hiệp Quốc. Một câu hỏi luôn được đặt ra đối với vấn đề này là: Khi nào thì can thiệp quân sự được áp dụng ? Theo quan điểm của luật quốc tế hiện đại, căn cứ vào Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945 ghi nhận hai trường hợp hoạt động can thiệp quân sự được áp dụng là tự vệ chính đáng hoặc theo sự quyết định áp dụng Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trong trường hợp tự vệ Theo Điều 51 Hiến chương Liên Hiệp Quốc đã ghi nhận: “Bất kỳ nội dung nào trong Hiến chương này đều không được hủy hoại quyền tự vệ cá thể hoặc quyền tự vệ tập thể”. Với quyền tự vệ cá thể hay tập thể chính đáng, các nước thành viên Liên Hiệp Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948, Điều 30. Mark Lattimer, Peoples under Threat 2013 Civilian protection and military intervention , Minority Rights Group International, Published 2013, page 7. 5 6 GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 6 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn Quốc có thể sử dụng vũ lực một cách hợp pháp chống lại quốc gia xâm lược. Tại Điều 51 Hiến chương Liên Hiệp Quốc khi đề cập đến quyền tự vệ của quốc gia đã nhấn mạnh rằng quyền này chỉ có được trong trường hợp quốc gia bị tấn công vũ trang, và chỉ khi nào bị tấn công bằng lực lượng vũ trang thì quốc gia bị tấn công mới có quyền dùng vũ lực (hoạt động can thiệp quân sự) để đánh trả sự tấn công đó. Trong trường hợp cơ quan Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc quyết định áp dụng can thiệp quân sự Hoạt động can thiệp quân sự được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc quyết định áp dụng chỉ khi nào cơ quan này xét thấy hành vi của bên vi phạm đe doạ hoà bình, phá hoại hoà bình hoặc có hành vi xâm lược 7 . Thêm vào đó, hoạt động can thiệp quân sự được áp dụng sau khi các biện pháp phi quân sự được áp dụng mà không mang lại dấu hiệu lạc quan. Bên cạnh các quy định của luật quốc tế hiện đại thì còn có quan điểm, lý luận của một số học thuyết quốc tế để lý giải cho việc áp dụng hành động can thiệp quân sự trong đó tiêu biểu nhất là học thuyết nhân đạo (Humanitarian intervention) và học thuyết trách nhiệm bảo vệ (R2P). Đối với học thuyết nhân đạo và học thuyết trách nhiệm bảo vệ: Căn cứ áp dụng của hoạt động can thiệp quân sự chủ yếu là từ mục đích duy trì ổn định và hòa bình trong khu vực ngăn ngừa hoặc ngăn chặn tội ác diệt chủng, các hành vi vi phạm quyền con người trên quy mô lớn và các thảm họa nhân đạo khác mà quốc gia sở tại không muốn hoặc không thể giải quyết. Về cơ bản, quy chuẩn này cho rằng khi một quốc gia không thể hoặc không muốn bảo vệ người dân khỏi những thảm họa nhân đạo thì cộng đồng quốc tế có quyền can thiệp để bảo vệ sinh mạng người dân quốc gia đó thông qua nhiều biện pháp, bao gồm cả biện pháp quân sự8. Qua quan điểm trên, ta có thể nhận thấy căn cứ cơ bản để thực hiện can thiệp quân sự là sự vi phạm nghiêm trọng về quyền con người. 1.1.5 Chủ thể tham gia vào hoạt động can thiệp quân sự Trên thực tế, hoạt động can thiệp quân sự được thực hiện chủ yếu bởi các cường quốc về quân sự chẳng hạn như Mỹ, Anh, Pháp… và các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, NATO… Can thiệp quân sự là một hành động liên quan đến việc sử dụng vũ lực do các lực lượng hải, lục, không quân của một hoặc một số quốc gia thực hiện nhằm tác động, can thiệp vào quốc gia có động thái đe doạ, phá hoại đến nên hoà bình và an ninh thế giới hoặc có hành vi xâm lược. Do tính chất của hoạt động can thiệp quân sự là hành động có sự hiện diện và thực hiện bởi lực lượng vũ trang vì vậy đòi hỏi các chủ thể tham gia phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về quân sự. Căn cứ vào dấu Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945, Điều 39. PLou Pingeot và Wolfgang Obenland, In whose name? A critical view on the Responsibility to Protect, Rosa Luxemburg Stiftung-New York Office and Global Policy, 2014. 7 8 GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 7 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn hiệu nêu trên, chủ thể tham gia vào hoạt động can thiệp quân sự được giới hạn ở hai chủ thể trong luật quốc tế là quốc gia và các tổ chức quốc tế (tổ chức liên chính phủ). Đối với chủ thể tham gia hoạt động can thiệp quân sự là quốc gia. Theo pháp luật quốc tế, một thực thể được coi là quốc gia phải có bốn yếu tố cơ bản: Dân cư thường xuyên, lãnh thổ xác định, chính phủ, năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể quốc tế khác 9. Khi một hoạt động can thiệp quân sự được triển khai thực hiện đòi hỏi quốc gia tham gia phải cung cấp một lực lượng vũ trang nhất định cho quá trình can thiệp. Qua đó, ta có thể nhận thấy chủ thể của hoạt động can thiệp quân sự chủ yếu là các quốc gia độc lập có chủ quyền, đặc biệt phải có năng lực và sức mạnh quân sự. Đối với chủ thể tham gia hoạt động can thiệp quân sự là tổ chức quốc tế. Tổ chức quốc tế bao gồm hai loại: Tổ chức liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ. Ở đây, người viết chỉ xét đến tổ chức quốc tế là các tổ chức liên chính phủ dựa theo tính đặc thù của hoạt động can thiệp quân sự là sử dụng lực lượng vũ trang mà tổ chức phi chính phủ là tổ chức không thuộc về bất cứ chính phủ nào nên không có khả năng huy động lực lượng quân sự hỗ trợ cho quá trình can thiệp quân sự. Thông thường nó được thành lập chủ yếu vì mục đích tư vấn phi lợi nhuận, nhân văn trên các lĩnh vực xã hội, văn hoá… Định nghĩa theo công pháp quốc tế, tổ chức liên chính phủ là thực thể liên kết các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế, hình thành trên cơ sở điều ước quốc tế, có quyền năng chủ thể luật quốc tế, có hệ thống các cơ quan để duy trì hoạt động thường xuyên theo đúng mục đích, tôn chỉ của tổ chức đó 10 . Qua định nghĩa trên, ta thấy đặc điểm của tổ chức liên chính phủ là sự liên kết giữa các quốc gia thông qua việc kí kết một điều ước quốc tế, có cơ cấu hoạt động chặt chẽ nên khả năng xây dựng và huy động lực lượng quân sự là hoàn toàn hữu hiệu. Tuy nhiên, tổ chức liên chính phủ được thành lập với nhiều mục đích khác nhau và hoạt động chủ yếu tuân theo mục đích đã được đề ra, chẳng hạn như tổ chức thương mại thế giới WTO thì chỉ hoạt động thuộc lĩnh vực thương mại nên nó không thể là chủ thể tham gia hoạt động can thiệp quân sự. Vì vậy, khi nói đến chủ thể tham gia vào hoạt động can thiệp quân sự là tổ chức quốc tế (tổ chức liên chính phủ) thì ta cần phải chú ý tới mục đích tôn chỉ hoạt động của nó phải xoay quanh lĩnh vực quân sự và gìn giữ hoà bình và an ninh thế giới như tổ chức NATO, Liên Hiệp Quốc… 1.1.6 Mục đích của việc áp dụng hoạt động can thiệp quân sự Trên thực tế, ta thấy hoạt động quân sự thường xuất phát vì mục đích nhân đạo, chống các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế, nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia và gìn giữ hoà bình an ninh khu vực và thế giới. 9 Công ước Montevideo năm 1933 về quyền và nghĩa vụ quốc gia, Điều 1. Giáo trình luật quốc tế Đại học luật Hà Nội (tái bản lần thứ 4), NXB Công an nhân dân Hà Nội, 2007, tr.245. 10 GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 8 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn Mục đích nhân đạo là cơ sở tồn tại và quan điểm lý luận thuyết phục cho vấn đề can thiệp quân sự. Thông thường thì mục đích nhân đạo là điều kiện hàng đầu và tiên quyết cho mọi cuộc can thiệp. Chỉ khi có mục đích nhân đạo thì vấn đề can thiệp quân sự mới được tính đến. Điển hình như cuộc nội chiến giữa lực lượng trung thành với chính phủ và phe nổi dậy ở Lybia (2011) dẫn đến sự can thiệp quân sự của Mỹ và một số quốc gia được sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết số 1973 về thiết lập vùng cấm bay và cho phép sử dụng vũ lực đối với chính quyền Lybia11. Nghị quyết số 1973 được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua cho phép hoạt động can thiệp quân sự ở Lybia nhằm mục đích bảo vệ thường dân trước những cuộc tấn công dã man và ác liệt của chính quyền Lybia. Hơn thế, các hoạt động tra tấn, giết chóc, giam cầm từ những cuộc trấn áp tàn bạo đối với những người biểu tình chống đối của chính quyền Lybia đã vi phạm nghiêm trọng đến hệ thống quyền con người đặc biệt là quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân và không một người nào phải chịu cực hình, tra tấn, hay bất kỳ hình thức đối xử, hoặc trừng phạt bất nhân, hay có tính cách lăng nhục theo Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền ngày 10 tháng 12 năm 1948 12. Hoạt động can thiệp quân sự vì mục đích bảo vệ lợi ích quốc gia được hiểu theo hai khía cạnh: Lợi ích của quốc gia nơi hoạt động can thiệp được thực hiện (1) và lợi ích của quốc gia thực hiện hoạt động can thiệp (2). Ở phương diện thứ nhất, thì hoạt động can thiệp quân sự được thực hiện dưới mục đích để giúp quốc gia thoát khỏi những tình trạng bất ổn, tranh chấp đang tồn tại. Còn ở phương diện thứ hai, hoạt động can thiệp quân sự vì lợi ích của quốc gia thực hiện, tức hoạt động chủ yếu vì mục đích cá nhân không xuất phát từ mục đích chính là nhân đạo, bảo vệ hoà bình, mà nhằm để thực hiện mưu đồ riêng biệt của cá nhân như hoạt động để hỗ trợ đồng minh, giảm bớt, triệt tiêu những nguy cơ có thể gây phương hại đến quốc gia mình hoặc vì lợi ích kinh tế mà hoạt động can thiệp quân sự mang lại. Theo ông Fidel Castro cũng nhận định thêm: “Có thể thấy rõ ràng Mỹ không hề quan tâm đến hòa bình ở Lybia mà chỉ để mắt tới trữ lượng dầu mỏ lớn của quốc gia Bắc Phi này”13. Tuy nhiên, trong trường hợp xuất phát từ mục đích tự vệ khi có hành vi xâm lược hay bị tấn công vũ trang thì hoạt động can thiệp quân sự không chỉ dừng lại ở mục đích tự vệ nhằm bảo vệ lợi ích, an nguy của quốc gia mà còn là “quyền” chính đáng được ghi nhận trong luật quốc tế 14 . Trên thực tế, các quốc gia thực hiện hoạt động can thiệp quân sự không được sự thông qua của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đều dựa trên danh nghĩa vì mục đích Toà Án Nhân Dân Tối Cao, Nội chiến ở Libya và câu chuyện “chia bánh”, http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/ttsktand/307888?pers_id=1751930&folder_ id=&item_id=661 3037&p_details=1, [truy cập ngày 15-8-2014]. 12 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948, Điều 3 và Điều 5. 13 Như trên số 10. 14 Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945, Điều 51. 11 GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 9 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn nhân đạo và vì lợi ích của quốc gia được thực hiện, để làm cơ sở lý luận biện hộ cho hành động của mình, nhằm tránh sự lên án và phản đối của cộng đồng quốc tế. Còn theo pháp luật quốc tế, hoạt động can thiệp quân sự dưới sự tán thành của Hội đồng Bảo an phải là hành động vì mục đích gìn giữ, bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới. 1.1.7 Nguồn luật điều chỉnh của hoạt động can thiệp quân sự Nguồn luật điều chỉnh là một trong những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về pháp lý và thực tiễn đối với hoạt động can thiệp quân sự. Về pháp lý, nguồn luật điều chỉnh chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình viện dẫn và áp dụng hoạt động can thiệp quân sự. Ngoài ra, nguồn luật điều chỉnh nó còn góp phần xác định vai trò, trách nhiệm cũng như quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia vào quá trình can thiệp quân sự. Về thực tiễn, nguồn luật điều chỉnh hoạt động can thiệp quân sự góp phần tạo nên một khuôn khổ nhất định trong việc áp dụng cũng như xác định mục đích, thời điểm, cơ chế hoạt động triển khai, sự phối hợp giữa các chủ thể khi tham gia hoạt động can thiệp quân sự. Bên cạnh đó, nguồn luật điều chỉnh còn đóng vai trò quan trọng trong việc làm hạn chế, kìm hãm quá trình can thiệp quân sự không cần thiết giữa các quốc gia. Về tổng thể, nguồn luật điều chỉnh của hoạt động can thiệp quân sự bao gồm Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945 và các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về hoạt động can thiệp quân sự. Hiến chương Liên Hiệp Quốc 1945 Hiến chương Liên Hiệp Quốc được kí kết trong Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Tổ chức Quốc tế tại San Fransisco, California ngày 26 tháng 6 năm 1945 bởi 50 nước thành viên đầu tiên, có hiệu lực từ ngày 24 tháng 10 năm 1945 sau khi được phê chuẩn bởi 5 nước thành viên sáng lập (Trung Hoa Dân Quốc, Liên Bang Xô Viết, Pháp, Anh, Hoa Kỳ) và phần đông các nước khác 15 . Sự ra đời của Hiến chương gắn liền với sự thành lập của tổ chức Liên Hiệp Quốc. Nó quy định mục đích, nguyên tắc, cơ cấu và hoạt động của tổ chức quốc tế này. Trong Hiến chương, hoạt động can thiệp quân sự được quy định sơ lược thông qua chương VII-Hành động trong trường hợp hoà bình bị đe doạ, bị phá hoại hoặc có hành vi xâm lược. Trong quan hệ quốc tế, khi một quốc gia đã kí kết, gia nhập vào tổ chức Liên Hiệp Quốc cũng đồng nghĩa với việc là phải tuân thủ theo Hiến chương của tổ chức này và mặc nhiên nó có giá trị pháp lý đối với quốc gia đó. Các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về hoạt động can thiệp quân sự 15 Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945, phần giới thiệu. GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 10 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn Nếu Hiến chương Liên Hiệp Quốc quy định cơ bản, sơ lược về hoạt động can thiệp quân sự thì các nghị quyết của Hội đồng Bảo an quy định chi tiết về nội dung và cách thức thực hiện. Nghị quyết số 83 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 27 tháng 6 năm 1950 cho phép các quốc gia thành viên can thiệp vào chiến tranh Triều Tiên cũng như hỗ trợ Hàn Quốc đẩy lùi các cuộc tấn công vũ trang, để khôi phục lại hoà bình và an ninh trong khu vực. Nghị Quyết số 83 là nghị quyết đầu tiên đánh dấu việc can thiệp quân sự được thực hiện dưới sự cho cho phép của Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động gìn giữ hoà bình của mình Hội đồng Bảo an đã phê chuẩn, thông qua nhiều nghị quyết về việc cho phép sử dụng vũ lực (can thiệp quân sự) để can thiệp vào công việc nội bộ, giải quyết tình hình bất ổn tại một quốc gia điển hình như nghị quyết số 678 ngày 29 tháng 11 năm 1990 cho phép sử dụng vũ lực trong bối cảnh của cuộc xâm lược Iraq vào Kuwait, nghị quyết số 1973 thông qua ngày 17 tháng 3 năm 2011 thiết lập vùng cấm bay và cho phép các quốc gia thành viên được thực hiện mọi biện pháp để bảo vệ dân thường ở Lybia, nghị quyết số 2085 thông qua ngày 20 tháng 12 năm 2012 cho phép các nước châu phi gửi quân đội đến để chiếm lại miền bắc Mali từ tay súng hồi giáo… Xét về mặt hình thức, các nghị quyết về vấn đề áp dụng can thiệp quân sự được kí kết giữa Hội đồng Bảo an với một hoặc một nhóm nước thành viên của Liên Hiệp Quốc và phải được các nước kí kết phê chuẩn theo quy định trong quy trình hợp hiến của từng nước 16. Nghị quyết mang tính thực chất được thông qua khi 9 uỷ viên của Hội đồng Bảo an bỏ phiếu thuận, trong đó phải có đủ 5 phiếu thuận của uỷ viên thường trực, bên liên quan trong tranh chấp sẽ không bỏ phiếu17. Tuy nhiên, nếu như một nước uỷ viên thường trực không hoàn toàn ủng hộ với đề nghị của nghị quyết nhưng không muốn từ bỏ quyền phủ quyết, thì nó có thể chọn bỏ phiếu trắng, do đó nghị quyết sẽ vẫn được thông qua nếu có đủ 9 phiếu thuận18. 1.2 Liên Hiệp Quốc và hoạt động can thiệp quân sự 1.2.1 Sơ lược về tổ chức Liên Hiệp Quốc và cơ quan Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc Liên Hiệp Quốc Liên Hợp Quốc chính thức ra đời vào ngày 24/10/1945 khi Hiến chương Liên Hợp Quốc được Trung Hoa Dân Quốc, Pháp, Liên Xô, Vương quốc Anh, Hợp chủng quốc Hoa kỳ và đa số các quốc gia kí trước đó phê chuẩn. Tôn chỉ, mục đích của Liên Hiệp Quốc là góp phần duy trì hoà bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các nước, thực hiện hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945, Điều 43. Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945, Điều 27. 18 Liên Hiệp Quốc, Hệ thống bầu cử và hồ sơ, http://www.un.org/en/sc/meetings/voting.shtml, [truy cập ngày 17-8-2014]. 16 17 GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 11 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn quốc tế, trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc nhằm đạt được những mục đích nói trên. Hoạt động của Liên Hiệp Quốc dựa trên cơ sở các nguyên tắc nền tảng của quan hệ quốc tế: (1) Bình đẳng về chủ quyền quốc gia; (2) Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia; (3) Cấm đe doạ sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; (4) Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước; (5) Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế; (6) Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình19. Về cơ cấu tổ chức, Liên Hiệp Quốc gồm có các cơ quan chính (Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng kinh tế-xã hội, Hội đồng quản thác, Toà án quốc tế và Ban thư ký) và các cơ quan chuyên môn (cơ quan chuyên môn là các tổ chức quốc tế liên chính phủ điển hình như tổ chức y tế thế giới WHO, tổ chức lao động quốc tế ILO…) 20 . Hội đồng Bảo an Nếu như mục đích chính của Liên Hiệp Quốc là nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới thì Hội đồng Bảo an là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc này21. Thành phần của Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên, trong đó có 5 thành viên thường trực (Cộng hoà Liên bang Nga, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Cộng hoà Pháp, Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ailen và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) và 10 uỷ viên không thường trực, được Đại hội đồng bầu ra với nhiệm kỳ 2 năm và không được bầu 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Bên cạnh đó, Hội đồng Bảo an còn có các uỷ ban và cơ quan phụ trợ đáng chú ý như: Các uỷ ban thường trực, ban tham mưu quân sự, uỷ ban nhân viên quân sự, uỷ ban chống khủng bố, các uỷ ban cấm vận, các hoạt động và lực lượng gìn giữ hoà bình, các uỷ ban khác và các toà án quốc tế chống các tội ác vi phạm luật nhân đạo quốc tế 22. Về cơ chế biểu quyết, được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng, mỗi uỷ viên của Hội đồng Bảo an có một lá phiếu khi thông qua các nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Nghị quyết được thông qua dựa trên nguyên tắc đa số. Theo quy định tại Điều 27 khoản 3 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc 1945, trong trường hợp bỏ phiếu thông qua những nghị quyết về các vấn đề khác không thuộc về thủ tục thì phải có sự đồng ý của 9 uỷ viên của Hội đồng, trong đó có tất cả các uỷ viên thường trực bỏ phiếu thuận. Như vậy chỉ cần một uỷ viên thường trực bỏ phiếu chống là nghị quyết không được thông qua. Đây chính là quyền phủ quyết (veto) của uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an. 1.2.2 Vai trò của Liên Hiệp Quốc đối với hoạt động can thiệp quân sự Chính phủ, Việt Nam và Liên Hiệp Quốc, http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ ChiTiet VeTo ChucQuocTe?diplo macy OrgId=123, [truy cập ngày 18-8-2014]. 20 Giáo trình luật quốc tế Đại học luật Hà Nội (tái bản lần thứ 4), NXB Công an nhân dân Hà Nội, 2007, tr.255263. 21 Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945, Điều 24. 22 Giáo trình luật quốc tế Đại học luật Hà Nội (tái bản lần thứ 4), NXB Công an nhân dân Hà Nội, 2007, tr.257258. 19 GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 12 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn Liên Hiệp Quốc là một tổ chức đa phương toàn cầu, trải qua gần 7 thập kỉ (19452014) hoạt động gìn giữ hoà bình, cùng với sự tăng vọt về số lượng thành viên từ 51 thành viên ban đầu cho đến giữa 2014 là 193 thành viên23 . Chứng tỏ phạm vi, ảnh hưởng và tác động của tổ chức quốc tế này đến đời sống chính trị quốc tế là rất to lớn. Hoạt động xuất phát chủ yếu từ mục đích duy trì hoà bình và an ninh thế giới và để đạt được mục đích đó, Liên Hiệp Quốc có thể tiến hành các biện pháp từ hoà bình đến sử dụng lực lượng vũ trang phù hợp với nguyên tắc công lý và pháp luật quốc tế để ngăn ngừa và loại trừ các mối đe dọa hòa bình, nhằm trừng trị mọi hành vi xâm lược và phá hoại hòa bình khác, điều chỉnh hoặc giải quyết các tranh chấp quốc tế hoặc những tình huống có thể dẫn đến sự phá hoại hòa bình24. Thật vậy, Liên Hiệp Quốc có vai trò quan trọng trong việc quyết định thực hiện và chi phối hoạt động can thiệp quân sự trên toàn cầu. Liên Hiệp Quốc quyết định thực hiện hoạt động can thiệp quân sự dưới sự kiến nghị và quyết định áp dụng của Hội đồng Bảo an. Do là một tổ chức quốc tế nên Liên Hiệp Quốc không phải trực tiếp thực hiện hoạt động can thiệp quân sự mà được thực hiện thông qua lực lượng quân sự của các nước thành viên tham gia hoạt động này, cũng theo đó các nước thành viên thực hiện trên danh nghĩa của Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra, Liên Hiệp Quốc còn tác động, chi phối mạnh mẽ đến hoạt động can thiệp quân sự. Nó khống chế và làm giảm thiểu hoạt động can thiệp quân sự. Với phạm vi ảnh hưởng ngày càng to lớn trên toàn thế giới, khi một quốc gia gia nhập, đòi hỏi hoạt động của quốc gia đó phải phù hợp và tuân thủ tôn chỉ mục đích, nguyên tắc bảo vệ hoà bình mà Liên Hiệp Quốc đã đặt ra. Không những thế, dư luận quốc tế và Liên Hiệp Quốc lên án đối với hoạt động can thiệp quân sự được thực hiện riêng lẻ không được sự chấp thuận của Liên Hiệp Quốc. Nếu việc làm này vi phạm một cách có hệ thống những nguyên tắc nêu trong Hiến chương thì có thể bị khai trừ ra khỏi Liên Hiệp Quốc 25. 1.2.3 Vai trò và quyền hạn của cơ quan Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đối với hoạt động can thiệp quân sự Là một trong 6 cơ quan chính của tổ chức Liên Hiệp Quốc, Hội đồng Bảo an được thành lập và chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Hội đồng Bảo an là cơ quan giữ vai trò chủ đạo trong việc gìn giữ hoà bình và an ninh quốc tế (Điều 24 Hiến chương Liên Hiệp Quốc). Theo Điều 39 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Hội đồng Bảo an là cơ quan duy nhất của Liên Hiệp Quốc có quyền quyết định đánh giá thực tại của các mối đe doạ đối với hoà bình, phá hoại hoà bình hoặc Liên Hiệp Quốc, Các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc, http://www.un.org/en/members/index.shtml, [truy cập ngày 19-8-2014]. 24 Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945, Điều 1, khoản 1. 25 Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945, Điều 6. 23 GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 13 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn hành động xâm lược, khuyến nghị hoặc quyết định các biện pháp cần được tiến hành phù hợp với Điều 41 và 42 để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh thế giới. Theo đó Hội đồng Bảo an có thể áp dụng các biện pháp hoà bình nhằm giải quyết tranh chấp, xung đột, khi cần thiết Hội đồng Bảo an còn có thể sử dụng hành động kể cả biện pháp cưỡng chế bằng vũ lực (biện pháp can thiệp quân sự). Trên thực tế, chức năng mà Hội đồng Bảo an được trao chủ yếu hướng đến ba mục tiêu chính là: Gìn giữ hoà bình, vãn hồi hoà bình và kiến tạo hoà bình. Thật vậy, Hội đồng Bảo an giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện hoạt động can thiệp quân sự. Hoạt động can thiệp quân sự được thực hiện trên danh nghĩa của Liên Hiệp Quốc tuy nhiên việc thực hiện này phải được sự quyết định áp dụng thông qua bởi Hội đồng Bảo an thì nó mới được tiến hành trên thực tiễn. Trong khi thực hiện chức năng duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, Hội đồng Bảo an được coi là hành động với tư cách thay mặt cho tất cả các thành viên của Liên Hiệp Quốc, được thể hiện cụ thể qua thẩm quyền định các biện pháp áp dụng trong trường hợp hoà bình bị đe doạ, bị phá hoại hoặc có hành vi xâm lược theo Điều 41 và 42 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Các quyết định và nghị quyết của Hội đồng Bảo an đều mang tính ràng buộc, tất cả các thành viên Liên Hiệp Quốc đều có trách nhiệm tôn trọng và thi hành26 . Theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc ngoài những quyền hạn về việc điều tra, xác định tranh chấp hay bất cứ một tình thế nào dẫn đến tới những xung đột hoặc đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế cho đến quyền đưa ra khuyến nghị về phương thức cũng như nội dung cụ thể để giải quyết những xung đột đó, Hội đồng Bảo an còn có quyền điều hành về việc tuyển dụng và chỉ huy, kiểm soát những lực lượng quân sự tham gia vào hoạt động can thiệp quân sự27. 1.3 Mối quan hệ giữa hoạt động can thiệp quân sự với một số nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế 1.3.1 Mối quan hệ giữa hoạt động can thiệp quân sự và nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế Với mục tiêu cao cả là gìn giữ, vãn hồi, kiến tạo hoà bình, phòng ngừa cho thế hệ mai sau khỏi thảm hoạ chiến tranh. Liên Hiệp Quốc đã không chỉ dừng lại ở việc lên án và cấm chiến tranh xâm lược mà đã chính thức nâng lên thành nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế tại Điều 2 khoản 4 Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Theo đó, tất cả các thành viên của Liên Hiệp Quốc có nghĩa vụ từ bỏ việc đe doạ hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại toàn 26 27 Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945, Điều 41 và Điều 43. Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945, Điều 47, khoản 1. GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 14 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của quốc gia khác hoặc bằng cách khác trái với mục đích của Liên Hiệp Quốc. Trong phạm vi quyền hạn và những nổ lực của mình, Liên Hiệp Quốc đã từng bước cụ thể hoá qua các văn kiện quốc tế quan trọng, đáng chú ý là nghị quyết 2625 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 24 tháng 10 năm 1970 Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Tuyên bố chỉ ra: Việc đe doạ hoặc sử dụng vũ lực sẽ là sự vi phạm pháp luật quốc tế và không bao giờ được sử dụng như là các biện pháp giải quyết các vấn đề quốc tế của quốc gia nào sử dụng nó nhằm mục đích chống lại toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kì quốc gia nào hoặc bằng cách khác trái với mục đích của Liên Hiệp Quốc. Nội dung của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế bao gồm28 : Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia khác trái với các quy định của luật quốc tế; Cấm các hành vi trấn áp bằng vũ lực; Không được cho các quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của nước mình để tiến hành xâm lược chống quốc gia thứ ba; Không tổ chức, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các hành vi khủng bố tại các quốc gia khác; Không tổ chức hoặc khuyến khích việc tổ chức các băng nhóm vũ trang, lực lượn g vũ trang phi chính quy, lính đánh thuê để đột nhập vào quốc gia khác; Cấm tuyên truyền chiến tranh xâm lược. Nhìn chung, nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế được đề ra là để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, hoà bình, nền độc lập chính trị của quốc gia, trái lại, cho dù hoạt động can thiệp quân sự được áp dụng trong trường hợp hoà bình bị đe doạ, phá hoại hoặc có hành vi xâm lược dưới sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an nhưng khi thực hiện quá trình can thiệp quân sự thì hoạt động này bắt buộc phải xâm phạm đến sự toàn vẹn lãnh thổ, nền độc lập, chính trị của quốc gia khác. Cả hai nguyên tắc và hành động trên cốt lõi đều xuất phát từ một mục đích là bảo vệ nền hoà bình và an ninh thế giới. Tuy nhiên, nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực được hình thành trong Hiến chương nhằm để chi phối và tạo nên một khuôn khổ cho các quốc gia thành viên tuân thủ thực hiện còn hoạt động can thiệp quân sự (hành động theo Điều 42 Hiến chương Liên Hiệp Quốc) được quy định để hành động khi các quốc gia không tuân thủ nguyên tắc này mà có ảnh hưởng Nghị quyết số 2625 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 24 tháng 10 năm 1970 Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc, phần 1 tuyên bố những nguyên tắc. 28 GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 15 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn nghiêm trọng đến hoà bình và an ninh quốc tế. Tóm lại, hoạt động can thiệp quân sự được sự thông qua của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là một trong những trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế. 1.3.2 Mối quan hệ giữa hoạt động can thiệp quân sự và nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ của quốc gia khác Công việc nội bộ của mỗi quốc gia là công việc nằm trong thẩm quyền giải quyết của mỗi quốc gia độc lập bao gồm cả công việc đối nội lẫn đối ngoại xuất phát từ chủ quyền của mình. Việc can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác được thực hiện theo hai cách gián tiếp và trực tiếp. Can thiệp gián tiếp Thông qua các biện pháp quân sự, kinh tế-tài chính,... do quốc gia tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm mục đích lật đổ chính quyền hợp pháp của quốc gia đó hoặc gây mất ổn định cho tình hình chính trị, kinh tế, xã hội nước này. Can thiệp trực tiếp Dùng áp lực quân sự, chính trị, kinh tế,… và các biện pháp khác khống chế quốc gia khác trong việc thực hiện các quyền thuộc chủ quyền để nhằm ép buộc quốc gia đó phải phụ thuộc vào mình. Không một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia nào có quyền can thiệp trực tiếp hay gián tiếp và với bất kì lý do nào vào các công việc đối nội hoặc đối ngoại của một quốc gia khác. Vì thế, can thiệp quân sự và tất cả các hình thức can thiệp hoặc mưu toan đe doạ nhằm chống lại phẩm cách của quốc gia hoặc chống lại cơ sở chính trị, kinh tế và văn hoá của quốc gia đó sẽ được coi là vi phạm pháp luật quốc tế 29. Tuy nhiên, nếu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc quyết định áp dụng hoạt động can thiệp quân sự như là một hành động cần thiết và cấp bách để gìn giữ hoà bình chống các hành vi xâm lược, thì hoạt động đó sẽ được áp dụng và không được coi là hành vi vi phạm pháp luật quốc tế theo quy định tại Điều 2 khoản 7 Hiến chương Liên Hiệp quốc. Do đó, nếu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc xác định được sự tồn tại của các mối đe doạ, phá hoại đến hoà bình và các hành động xâm lược đang diễn ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia nào thì việc đó không còn thuần tuý là công việc nội bộ của quốc gia và hành động can thiệp quân sự trong trường hợp này của Liên Hiệp Quốc không được coi là sự can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia. Như vậy, hoạt động can thiệp quân sự được sự thông qua của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là một trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. 29 Như trên số 26. GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 16 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn 1.3.3 Mối quan hệ giữa hoạt động can thiệp quân sự và nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia Trong quan hệ quốc tế hiện nay, vấn đề bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia đóng vai trò rất quan trọng trong việc thiết lập, xây dựng cũng như duy trì một trật tự quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia. Thật vậy, nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia là nguyên tắc cơ bản nhất trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, đặc biệt nó được đặt ở vị trí đầu tiên trong số các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận tại Điều 2 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Bình đẳng chủ quyền là thuộc tính chính trị-pháp lý vốn có của quốc gia, thể hiện quyền tối thượng của quốc gia trong lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Cụ thể, bình đẳng về chủ quyền bao gồm các nội dung30: Tất cả các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý; Mỗi quốc gia được hưởng các quyền xuất phát từ chủ quyền hoàn toàn; Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng tư cách của các quốc gia khác; Sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của quốc gia là bất khả xâm phạm; Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của mình; Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ một cách đầy đủ và có thiện chí các nghĩa vụ quốc tế của mình và chung sống hoà bình với các quốc gia khác. Theo nguyên tắc này thì mỗi quốc gia đều có các quyền bình đẳng sau31: Được tôn trọng về quốc thể, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ về chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá; Được tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan đến lợi ích của mình; Được tham gia các tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế với các lá phiếu có giá trị ngang nhau; Được kí kết và gia nhập các điều ước quốc tế có liên quan; Được tham gia xây dựng pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế bình đẳng với các quốc gia khác; Được hưởng đầy đủ các quyền ưu đãi, miễn trừ và gánh vác các nghĩa vụ như các quốc gia khác. Trong phạm vi lãnh thổ của mình, mỗi quốc gia có quyền tối thượng về lập pháp, hành pháp và tư pháp mà không có bất kì sự can thiệp nào từ bên ngoài, đồng thời quốc gia được tự lựa chọn cho mình phương thức thích hợp nhất để thực thi quyền lực trong phạm vi lãnh thổ. Tuy nhiên, quốc gia có thể thực thi quyền lực tối cao trong phạm vi lãnh thổ của mình một cách trọn vẹn. Xét đến trường hợp can thiệp quân sự Như trên số 26. Giáo trình luật quốc tế Đại học luật Hà Nội (tái bản lần thứ 4), NXB Công an nhân dân Hà Nội, 2007, tr.4243. 30 31 GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 17 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn tại Lybia, việc thiết lập vùng cấm bay nhằm ngăn cản chính quyền Libya thực hiện các cuộc không kích vào các lực lượng nổi dậy theo nghị quyết số 1973 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 17 tháng 3 năm 2011, liệu việc làm này có vi phạm nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia (1). Trong phạm vi quốc tế, mỗi quốc gia có quyền tự quyết định chính sách đối ngoại của mình mà không có sự áp đặt từ chủ thể khác trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Điều này có nghĩa là các quốc gia dù lớn hay nhỏ dù giàu hay nghèo đều có quyền độc lập như nhau trong quan hệ quốc tế. Sự “bình đẳng” được đề cập đến trong nguyên tắc này không phải là bình đẳng theo nghĩa ngang bằng nhau về tất cả các quyền và nghĩa vụ mà được hiểu là bình đẳng trong quyền tự quyết mọi vấn đề liên quan đến đối nội và đối ngoại của mỗi quốc gia. Thực tiễn quan hệ quốc tế cho thấy, khả năng tham gia vào các quan hệ quốc tế của các quốc gia là không giống nhau, trong một số trường hợp luật quốc tế đã trao cho một số quốc gia những quyền đặc biệt mà các quốc gia khác không có điển hình như quyền bỏ phiếu thông qua những vấn đề không thuộc phần thủ tục cụ thể là bỏ phiếu tán thành việc thực hiện hoạt động can thiệp quân sự và chỉ được thông qua khi 9 thành viên Hội đồng Bảo an chấp thuận nhưng trong đó bắt buộc phải có sự bỏ phiếu thuận của 5 nước uỷ viên thường trực. Quy định trên có tạo ra sự bất bình đẳng cũng như vi phạm những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế (2). Lý giải cho các vấn đề (1) và (2) theo quan điểm của người viết, các hành vi trên không tạo ra sự bất bình đẳng và vi phạm nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia. Vấn đề (1) là trường hợp quốc gia bị hạn chế chủ quyền: Trường hợp này chỉ đặt ra đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoà bình thế giới và việc bị hạn chế chủ quyền là biện pháp trừng phạt của cộng đồng quốc tế đối với quốc gia đó. Vấn đề (2) là trường hợp quốc gia tham gia vào Liên Hiệp Quốc với tư cách đã là thành viên tự nguyện trao quyền cho một chủ thể khác ở đây là Liên Hiệp Quốc một số thẩm quyền thuộc chủ quyền, được thay mặt mình trong các hoạt động liên quan đến lợi ích của quốc gia. Quốc gia khi tự nguyện tham gia tổ chức quốc tế (Liên Hiệp Quốc), thực hiện quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên, chịu sự chi phối nhất định của tổ chức quốc tế đó. 1.3.4 Mối quan hệ giữa hoạt động can thiệp quân sự và nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế Các nguyên tắc cơ bản của Liên Hiệp Quốc có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất, góp phần tạo điều kiện cho quan hệ quốc tế phát triển. Điển hình, nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế và nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế là hai nguyên tắc có mối quan hệ mật thiết với nhau. Về nội dung thực hiện, cả hai nguyên tắc đều hạn GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 18 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn chế và không khuyến khích sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Đối với việc giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể quốc tế hai nguyên tắc này thể hiện sự đối lập nhau về phương thức thực hiện, trong khi nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình gắn liền với nghĩa vụ không sử dụng vũ lực hoặc không đe doạ dùng vũ lực ngược lại nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế vẫn chưa đạt tới sự tuyệt đối khi vẫn còn tồn tại ngoại lệ được sử dụng vũ lực trong trường cần thiết để duy trì và khôi phục hoà bình, an ninh quốc tế. Nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế được hiểu là việc áp dụng các biện pháp không làm nguy hại đến hoà bình và an ninh quốc tế, và công lý32. Các biện pháp hoà bình bai gồm đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án, sử dụng trung gian khu vực, thỏa thuận hoặc những biện pháp hòa bình khác do các bên lựa chọn33. Trong trường hợp các biện pháp hoà bình đã được áp dụng tuy nhiên việc áp dụng vẫn không đạt được kết quả, không giải quyết được vấn đề và tranh chấp tiếp tục được kéo dài thì nó sẽ tạo ra mối đe doạ nghiêm trọng đến nền hoà bình và an ninh quốc tế. Trong tình huống trên, việc tranh chấp sẽ không còn là vấn đề giữa các bên tranh chấp mà nó đã trở thành trách nhiệm quốc tế, Liên Hiệp Quốc sẽ thực hiện chức năng của mình là hành động gìn giữ hoà bình và có thể sử dụng các biện pháp vũ lực (can thiệp quân sự). Nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế là tiền đề để thực hiện hoạt động can thiệp quân sự. Nói như vậy là vì các biện pháp hoà bình sẽ được áp dụng ưu tiên để giải quyết tranh chấp quốc tế và hoạt động can thiệp quân sự chỉ là phương án cuối cùng của việc giải quyết tranh chấp, khi hoà bình và an ninh thế giới bị đe doạ, phá hoại, các biện pháp hoà bình không phát huy tác dụng và phù hợp. 1.4 Một số quan điểm lý luận được các nước áp dụng trong hoạt động can thiệp quân sự Trên thực tế, can thiệp quân sự không chỉ là hoạt động được quy định và nhắc đến trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc 1945 thông qua hành động của hải, lục, không quân theo Điều 42 mà còn có nhiều học thuyết phát triển làm cơ sở lý lẽ được các quốc gia sử dụng để biện minh cho hành động can thiệp quân sự đơn phương, trái phép của mình, tiêu biểu là hai học thuyết: Học thuyết nhân đạo và học thuyết trách nhiệm bảo vệ (R2P). 1.4.1 Can thiệp quân sự-áp dụng theo học thuyết nhân đạo 32 33 Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Điều 2, khoản 3. Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Điều 33, khoản 1. GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 19 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn Can thiệp quân sự được áp dụng theo học thuyết nhân đạo hay còn gọi là can thiệp nhân đạo cách gọi vắn tắt dựa trên mục đích chính yếu của việc can thiệp là từ mục đích nhân đạo. Can thiệp vì lý do nhân đạo không được phép của Hội đồng Bảo an là một thực tế đã và đang diễn ra mà cộng đồng quốc tế phải đối mặt. Để biện dẫn cho hành động can thiệp này một số chuyên gia luật học đã phát triển thành học thuyết nhân đạo. Ý tưởng can thiệp nhân đạo về mặt lý luận đã được giáo sư luật người Pháp (Mario Bettsti) và vị bác sĩ, chính trị học người Pháp (Bernard Kouchner) phát triển vào cuối những năm 1970 sau khi trực tiếp chứng kiến khủng hoảng nhân đạo tại Nigeria do cuộc chiến Biafran gây ra. Hai ông M.Bettati và B.Kouchner đã đưa ra các học thuyết về “quyền can thiệp” (droit d’ingérence), học thuyết về “nghĩa vụ can thiệp” (respnsabilité d’ingérence) với các lập luận rằng: Quyền được sống là quyền cơ bản nhất của con người. Ý tưởng can thiệp nhân đạo lúc đầu xuất hiện chủ yếu dựa trên yêu cầu về mặt lương tâm, đạo đức, đó là “chúng ta không thể để mặc cho người dân bị chết được thể hiện trong Tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc về quyền con người năm 1948 34 . Can thiệp nhân đạo là việc đe doạ hoặc sử dụng vũ lực bởi một hoặc một số quốc gia vào lãnh thổ của quốc gia khác nhằm mục đích ngăn chặn hoặc kết thúc sự lan rộng và ảnh hưởng nghiêm trọng của các hành vi vi phạm đến những quyền cơ bản của con người (nhân quyền) mà công dân của quốc gia đó đang phải gánh chịu, và việc can thiệp không được sự đồng ý của quốc gia được áp dụng35. Theo định nghĩa này, hoạt động can thiệp nhân đạo được thực hiện dưới hai hình thức: Vũ lực và phi vũ lực. Can thiệp nhân đạo được áp dụng bằng vũ lực nhằm mục đích nhân đạo để bảo vệ và giải thoát người vô tội của quốc gia được can thiệp khỏi tình trạng căng thẳng, xung đột mà đe doạ trầm trọng đến nhân quyền. Can thiệp nhân đạo phi vũ lực là hoạt động can thiệp được thực hiện bằng các biện pháp đe doạ hoặc sử dụng trừng phạt về kinh tế, chính trị, ngoại giao… Bên cạnh đó, tuy không nằm trong định nghĩa về hoạt động can thiệp nhân đạo trong bài viết, hoạt động can thiệp nhân đạo còn được thực hiện dưới mục đích viện trợ và cứu trợ đối với các thảm hoạ từ thiên nhiên gây ra như: Bão lụt, núi lửa, sóng thần… Tuy nhiên ở đây, người viết không đề cập đến vấn đề can thiệp nhân đạo bằng biện pháp phi vũ lực mà chỉ phân tích đến vấn đề can thiệp nhân đạo bằng hoạt động sử dụng vũ lực vì đây là vấn đề còn gây nhiều tranh cải về khía cạnh pháp lý cũng như về mặt nhân đạo mà biện pháp này mang lại. Ngô Văn Thìn, can thiệp nhân đạo quốc tế, Khoa luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007, phần mở đầu. J. L. Holzgrefe and Robert O. Keohane, Humanitarian intervention ethical, legal, and political dilemmas, Cambridge university press, First published 2003, page 18. 34 35 GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 20 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn Đặc điểm của hoạt động can thiệp bằng vũ lực (quân sự) theo quan điểm học thuyết nhân đạo 36: Thứ nhất, xuất phát chủ yếu từ mục đích nhân đạo Mục đích nhân đạo được coi là điều kiện hàng đầu của mọi cuộc can thiệp nhân đạo, cho dù hoạt động can thiệp nhân đạo có được pháp luật quốc tế thừa nhận hay không. Chỉ khi có mục đích nhân đạo thì vấn đề can thiệp mới được đặt ra. Thứ hai, vi phạm nghiêm trọng quyền con người được ghi nhận trong luật nhân đạo quốc tế và luật nhân quyền quốc tế Dấu hiệu của sự vi phạm nghiêm trọng các quyền con người tại một quốc gia là cơ sở để thực hiện can thiệp nhân đạo. Can thiệp nhân đạo sẽ được thực hiện nếu tại quốc gia nơi diễn ra những vi phạm nghiêm trọng quyền con người mà quốc gia đó không sẵn sàng hoặc không thể ngăn chặn các thảm hoạ đó. Thứ ba, sử dụng vũ lực trong can thiệp nhân đạo Về nguyên tắc, giải pháp sử dụng vũ lực có thể được chấp nhận khi tiến hành can thiệp nhân đạo, tuy nhiên phải tuân thủ hai yêu cầu. Thứ nhất, các biện pháp phi vũ lực phải được thực hiện triệt để trước tiên. Khi các nỗ lực ngoại giao thất bại, các biện pháp kinh tế sẽ được thực hiện trước khi tiến hành can thiệp bằng vũ lực. Thứ hai, việc sử dụng vũ lực phải dựa trên sự tương xứng cần thiết đối với mục đích thực hiện. Mức độ sử dụng vũ lực chỉ nên ở mức tối thiểu để đạt được mục đích đẩy lùi hay ngăn chặn những vi phạm nghiêm trọng quyền con người. Điểm giống nhau cơ bản giữa hai hoạt động can thiệp nhân đạo và hoạt động can thiệp quân sự quy định trong luật quốc tế (hoạt động can thiệp quân sự được quy định trong Hiến chương tại Chương VII, hành động trong trường hợp hoà bình bị đe doạ, bị phá hoại hoặc có hành vi xâm lược) được thể hiện qua mục đích chung là mục đích gìn giữ hoà bình và mục đích cơ bản là mục đích nhân đạo. Ngoài ra, cả hai hoạt động còn giống nhau về nguyên tắc sử dụng, vũ lực chỉ được áp dụng khi các biện pháp phi vũ lực được áp dụng mà thất bại. Điểm phân biệt giữa hai hoạt động, hoạt động can thiệp quân sự quy định trong luật quốc tế chỉ được thực hiện trong trường hợp tự vệ chính đáng hay do Hội đồng Bảo an trực tiếp quyết định còn hoạt động can thiệp quân sự theo học thuyết nhân đạo thì có thể được thực hiện khi không được sự thông qua của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nó lấy học thuyết nhân đạo làm cơ sở lập luận cho hành động này. Theo đó, một quốc gia có thể sử dụng vũ lực can thiệp vào một quốc gia khác trên cơ sở đánh giá chủ quan của mình về tình hình của quốc gia khác từ đó dẫn đến quyền sử dụng vũ lực rất dể bị lạm dụng để tạo bình phong cho các nước nước Nguyễn Thị Xuân Sơn, Can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế hiện đại, Khoa luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006. 36 GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 21 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn lớn tiến hành các cuộc chiến chống lại các nước nhỏ. Đây chính là điều đáng lo ngại được đặt ra đối với học thuyết này. 1.4.2 Can thiệp quân sự-áp dụng theo học thuyết trách nhiệm bảo vệ (R2P) Khi cơ sở lập luận của học thuyết nhân đạo cho hành động can thiệp quân sự còn tạo ra nhiều tranh cãi và bị cộng đồng quốc tế lên án thì thế kỉ XXI đánh dấu sự ra đời và phát triển của một học thuyết với tên gọi là học thuyết trách nhiệm bảo vệ với hi vọng việc can thiệp quân sự vì lý do nhân đạo sẽ được tiến hành một cách hợp lý, hiệu quả và ít gây tranh cải hơn. Khái niệm trách nhiệm bảo vệ được nhắc đến trong bài báo cáo cùng tên gọi của Uỷ ban quốc tế về can thiệp và chủ quyền quốc gia do chính phủ Canada thành lập, cho rằng: Mỗi quốc gia phải có trách nhiệm bảo vệ công dân của mình tránh thảm hoạ từ những cuộc tàn sát, xung đột và đói kém nhưng khi quốc gia đó không thể hoặc không muốn bảo vệ người dân của mình khỏi những thảm hoạ đó thì cộng đồng quốc tế có quyền can thiệp để bảo vệ sinh mạng người dân quốc gia đó thông qua nhiều biện pháp, bao gồm cả biện pháp quân sự37. Theo khái niệm trên, có thể thấy một điểm vượt trội so với học thuyết nhân đạo mà học thuyết trách nhiệm bảo vệ mang lại, rằng hoạt động can thiệp quân sự không phải là “quyền” mà đã trở thành “nghĩa vụ” của cộng đồng quốc tế. Trong bài báo cáo của mình, Uỷ ban quốc tế về can thiệp và chủ quyền quốc gia do chính phủ Canada thành lập xác định rõ hai nguyên tắc cơ bản: (1) Chủ quyền quốc gia đi kèm với trách nhiệm và trách nhiệm chính cho việc bảo vệ người dân là nằm về phía quốc gia; (2) Khi người dân phải gánh chịu những thiệt hại nghiêm trọng do nội chiến, bạo động hay đàn áp hoặc sự thất bại của nhà nước, và quốc gia liên quan không thể hoặc không muốn ngăn chặn tình trạng đó thì nguyên tắc không can thiệp phải tuân thủ trách nhiệm quốc tế về nghĩa vụ quốc gia38 . Can thiệp quân sự theo học thuyết trách nhiệm chỉ được thực hiện vì mục đích nhân đạo như là một biện pháp đặc biệt và ngoại lệ, phải bảo đảm được rằng hoạt động này chỉ được thực hiện trong trường hợp có sự đe doạ nghiêm trọng đến nhân quyền, cụ thể: Thiệt hại tính mạng con người ở cấp độ báo động, được xác định trên thực tế và phải thấy rõ đó có phải hành vi diệt chủng hay không, là sản phẩm kết quả xuất phát từ chủ ý của quốc gia đó hay không, xuất phát từ sự bỏ mặt của quốc gia hoặc không có khả năng để hành động cứu giản, hay xuất phát từ tình trạng bất ổn chính trị của quốc gia. Thanh lộc sắc tộc quy mô lớn, được xác định trên thực tế và phải thấy rỏ có sự thảm sát, trục xuất, khủng bố, hay cưỡng đoạt. 37 Report of the International Commission on Intervention and State Sovereignty (ICISS), The Responsibility to Protect 2001, The International Development Research Centre, 2001, page 8. 38 Report of the International Commission on Intervention and State Sovereignty (ICISS), The Responsibility to Protect 2001, The International Development Research Centre, 2001, page 11. GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 22 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn Đỉnh điểm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với học thuyết trách nhiệm được thể hiện tại hội nghị thượng đỉnh thế giới của Liên Hiệp Quốc năm 2005, khi mà R2P đối với tội ác diệt chủng, tội ác chiến tranh, thanh lọc sắc tộc và tội ác chống lại nhân loại được ghi nhận trong văn bản cuối cùng của hội nghị, đoạn 138-139 của tài liệu kết quả hội nghị thượng đỉnh thế giới. Bên cạnh đó, tài liệu còn ghi nhận nghĩa vụ chính trong việc bảo vệ người dân trước các tội ác nói trên là thuộc về quốc gia, trong khi cộng đồng quốc tế cần khuyến khích và giúp đỡ các quốc gia thực hiện nghĩa vụ này, cũng như có nghĩa vụ sử dụng các biện pháp ngoại giao, nhân đạo và các biện pháp hoà bình khác để giúp bảo vệ người dân, bao gồm cả biện pháp can thiệp quân sự nhưng phải theo quy định của Hiến chương Liên Hiệp Quốc 39. Điều này cho thấy học thuyết trách nhiệm vẫn chưa được công nhận như một quy phạm pháp luật của luật quốc tế và việc sử dụng vũ lực vẫn được điều chỉnh áp dụng theo Hiến chương. Trong một chuẩn mực nhất định, học thuyết R2P được xem như là một học thuyết pháp lý quốc tế với tư cách là nguồn bổ trợ của luật quốc tế. Học thuyết R2P tuy không trực tiếp chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế và tạo ra một quy phạm mới trong luật pháp quốc tế nhưng thay vào đó, chức năng của học thuyết R2P có lẽ là định ra các tiêu chí (các tình huống cụ thể) cho hành động quân sự, đồng thời xác định trách nhiệm cụ thể của những bên liên quan. Cho đến nay, học thuyết trách nhiệm bảo vệ đã đôi lần được dẫn chiếu trực tiếp hoặc gián tiếp trong một số nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Điển hình như nghị quyết số 1973 năm 2011 của Hội đồng Bảo an để “bảo vệ thường dân và cũng vùng dân cư bị đe dọa tấn công” tại Libya. 1.4.3 Giá trị pháp lý của hoạt động can thiệp quân sự theo học thuyết nhân đạo và học thuyết trách nhiệm bảo vệ (R2P) Được phát triển trên cơ sở lập luận về hoạt động can thiệp quân sự khi có hành vi vi phạm nghiêm trọng đến nhân quyền và xuất phát từ mục đích nhân đạo. Tuy nhiên, cả hai học thuyết còn chứa đựng những khiếm khuyết. Đối với học thuyết can thiệp nhân đạo cho thấy việc xác định tình huống để can thiệp quân sự còn gây nhiều tranh cãi và chưa rõ ràng, nó xác định cơ sở để thực hiện hoạt động can thiệp nhân đạo dựa trên sự đánh giá chủ quan của quốc gia là khi có dấu hiệu của sự vi phạm nghiêm trọng các quyền con người tại một quốc gia khác, từ đó nó góp phần làm cho tình trạng sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế ngày càng gia tăng và là lý lẽ cho các quốc gia thực hiện với ý đồ riêng của mình mà không hẳn là vì mục đích nhân đạo. Dù được phát triển và lập luận chắc chắn hơn học thuyết nhân đạo nhưng học thuyết trách nhiệm vẫn chỉ dừng lại ở lý luận của các thuyết gia mà nó vẫn chưa được nâng lên thành một quy phạm pháp luật trong luật quốc tế, đặc biệt hoạt động can thiệp quân sự liên quan trực 39 International Coalition for the Responsibility to Protect, An introduction to the Responsibility to protect, http://www.responsibilitytoprotect.org/index.php/abou t-rtop#2005, [truy cập ngày 25-8-2014]. GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 23 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn tiếp đến vấn đề nhạy cảm chủ quyền lãnh thổ quốc gia, và tất nhiên hành vi can thiệp đơn phương của một hoặc một số quốc gia vào quốc gia khác dưới danh nghĩa R2P là rất khó chấp nhận khi chưa được sự thông qua của cộng đồng quốc tế (Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc). Tóm lại, cơ sở pháp lý duy nhất cho bất kì hành vi can thiệp quân sự vào một quốc gia khác là phải được sự thông qua của Hội đồng Bảo an bằng một nghị quyết theo Chương VII Hiến chương Liên Hiệp Quốc; do Hội đồng Bảo an chỉ huy và kiểm soát. Học thuyết nhân đạo hay học thuyết trách nhiệm R2P không tạo thành cơ sở pháp lý cho việc can thiệp đơn phương vào một quốc gia khác, ngay cả vì mục đích nhân đạo. GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 24 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP QUÂN SỰ TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 2.1 Quy định về hoạt động can thiệp quân sự trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc 2.1.1 Cơ sở pháp lý Khi nói đến việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế mà cụ thể là vấn đề can thiệp quân sự, người ta thường tham chiếu đến Hiến chương Liên Hiệp Quốc như là khuôn khổ pháp lý để điều chỉnh cho việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Điều này thật dễ hiểu khi hoạt động can thiệp quân sự là vấn đề liên quan trực tiếp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục đích tôn chỉ (duy trì hoà bình và an ninh thế giới) mà Hiến chương được kí kết và gắn liền với sự ra đời của tổ chức Liên Hiệp Quốc. Quy định về hoạt động can thiệp quân sự trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc, trước hết cần phải nhắc đến nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế tại Điều 2, khoản 4 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc vì bản chất của hành vi can thiệp quân sự là sử dụng sức mạnh vũ lực để triển khai vào lãnh thổ của một quốc gia khác, xâm phạm trực tiếp đến nguyên tắc cơ bản mà Liên Hiệp Quốc đã đề ra là cấm sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, việc sử dụng vũ lực là sự vi phạm pháp luật quốc tế và không bao giờ được sử dụng như là một biện pháp giải quyết các vấn đề quốc tế của quốc gia nào sử dụng nó nhằm mục đích chống lại toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kì quốc gia nào hoặc bằng cách khác trái với mục đích của Liên Hiệp Quốc 40. Nói cách khác, can thiệp quân sự sẽ được áp dụng khi quốc gia thực hiện việc can thiệp, thực hiện không nhằm mục đích chống lại toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của quốc gia khác và không trái với mục đích của Liên Hiệp Quốc, cụ thể thông qua hai trường hợp được quy định trong Hiến chương mà hoạt động can thiệp quân sự được áp dụng như đã nêu ở mục 1.1.4 căn cứ áp dụng hoạt động can thiệp quân sự bao gồm: Sử dụng hợp pháp lực lượng vũ trang vì mục đích tự vệ (Điều 51) và theo quyết định của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc khi có sự đe doạ hoà bình, xâm phạm hoà bình hoặc có hành vi xâm lược (Điều 39 và 42). Theo nội dung quy định tại Điều 51, Hiến chương thừa nhận quyền tự vệ chính đáng của các quốc gia hay còn được hiểu là có quyền sử dụng vũ lực để đánh trả sự tấn công vũ trang của quốc gia khác. Tuy nhiên, quyền tự vệ chính đáng của quốc gia chỉ được thực hiện khi nào quốc gia đó ở trong trường hợp đã bị tấn công vũ trang bởi quốc gia khác và hành động can thiệp quân sự được áp dụng như là biện pháp để phản kháng bảo vệ lợi ích, chủ quyền, an ninh của quốc gia bị tấn công chứ không xác định 40 Như trên số 28. GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 25 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn thực hiện quyền tự vệ trên cơ sở phỏng đoán. Tại Điều 51 có ghi nhận quyền tự vệ cá thể và quyền tự vệ tập thể chính đáng, tức là sử dụng sức mạnh của mình để tự bảo vệ hay liên minh với các quốc gia khác chống lại sự tấn công vũ trang của quốc gia khác. Nói rõ hơn, quyền tự vệ cá nhân chính đáng của quốc gia được hiểu là quyền của quốc gia A được sử dụng vũ lực chống lại quốc gia B đã có hành động xâm lược quốc gia quốc gia mình. Còn quyền tự vệ tập thể chính đáng được hiểu là quyền của quốc gia A được sử dụng vũ lực chống lại quốc gia B nếu quốc gia B đã có hành động xâm lược quốc gia C41 . Tuy nhiên, để thực hiện quyền tự vệ tập thể cũng cần phải thoả mãn những điều kiện nhất định. Theo phán quyết ngày 27/6/1986 của Toà án Quốc tế La Hay trong vụ Nicaragua kiện Mỹ, đoạn 194-201, hai trong số những điều kiện để sử dụng hợp pháp quyền tự vệ tập thể là quốc gia có liên quan đã bị xâm lược vũ trang và hành động tự vệ tập thể phải do quốc gia bị xâm lược yêu cầu. Trên thực tế, quyền tự vệ chính đáng của quốc gia chỉ được thực hiện như là một hành động tạm thời trước khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc xét thấy cần hành động (can thiệp quân sự) thì vụ việc đó sẽ được đặt dưới quyền quyết định của cơ quan này. Việc sử dụng vũ lực theo quyết định của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hay còn được hiểu là việc áp dụng hoạt động can thiệp quân sự được quy định tại Điều 39 và 42, Chương VII Hiến chương. Theo như Điều 39, hoạt động can thiệp quân sự được áp dụng trong trường hợp Hội đồng Bảo an xác định có mối tồn tại đe doạ, phá hoại hoà bình hoặc có hành vi xâm lược. Hoạt động can thiệp quân sự (bao gồm những cuộc biểu dương lực lượng, phong toả và những chiến dịch khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của các thành viên Liên Hiệp Quốc thực hiện) chỉ được áp dụng khi nào các biện pháp phi quân sự được khuyến nghị áp dụng nhưng không đủ để giải quyết tranh chấp (Điều 42, Hiến chương). Thông qua quy định tại Điều 42 cho thấy, hoạt động can thiệp quân sự được thực hiện bởi lực lượng quân đội của các nước thành viên Liên Hiệp Quốc dưới sự chỉ huy và kiểm soát của Hội đồng Bảo an. Qua đó, ta có thể thấy rằng, chủ thể tham gia vào hoạt động can thiệp quân sự của Liên Hiệp Quốc bao gồm tất cả các quốc gia thành viên của tổ chức này. Các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc tham gia hoạt động can thiệp quân sự với tư cách hỗ trợ và phối hợp hành động, yêu cầu, phù hợp với những nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoà bình và khôi phục hoà bình, an ninh quốc tế và quyết định áp dụng hoạt động can thiệp quân sự thì các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ đóng góp và tham gia trước sự yêu cầu của Hội đồng Bảo an. Nghĩa vụ của các quốc gia thành viên tham gia hoạt động can thiệp quân sự là kí kết các hiệp định có nội dung ấn định số lượng, binh chủng quân đội, mức độ chuẩn bị, 41 Maurice Arbour, Droit international public, 3ed, Yvon Blair, 1997. GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 26 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn sự bố trí và tính chất các phương tiện dịch vụ, trang bị với Hội đồng Bảo an và cung cấp lực lượng vũ trang, sự yểm trợ, mọi phương tiện khác, kể cả việc cho phép quân đội Liên Hiệp Quốc đi qua lãnh thổ của mình42 . Cũng theo Điều 42, những hành động quân sự chỉ cho phép thực hiện khi đáp ứng hai yêu cầu sau43: (1) Do lực lượng quân sự quốc tế triển khai. Lực lượng quân sự này được lập nên thông qua các hiệp định cung cấp quân do Liên Hiệp Quốc kí kết với các quốc gia thành viên được quy định tại Điều 43. (2) Do Hội đồng Bảo an trực tiếp chỉ huy và kiểm soát. 2.1.2 Mục đích hoạt động can thiệp quân sự của Liên Hiệp Quốc Can thiệp quân sự-biện pháp sử dụng vũ lực được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc áp dụng nhằm mục đích để thực hiện chức năng chính của tổ chức Liên Hiệp Quốc là gìn giữ hoà bình và an ninh quốc tế. Gìn giữ hoà bình Liên Hiệp Quốc là giúp các nước bị tàn phá bởi xung đột tạo điều kiện cho hoà bình lâu dài, đảm bảo an ninh, hỗ trợ chính trị và xây dựng hoà bình để giúp các quốc gia đang ở trong tình trạng khó khăn sớm thoát khỏi xung đột, mâu thuẫn tiến tới thiết lập nền hoà bình ổn định44. Trong trường hợp xác định được sự tồn tại của sự đe doạ hoà bình, phá hoại hoà bình hoặc hành vi xâm lược, Hội đồng Bảo an sẽ yêu cầu các bên hữu quan thi hành các biện pháp tạm thời nhằm ngăn chặn tình hình trở nên nghiêm trọng hơn (Điều 40 Hiến chương Liên Hiệp Quốc). Hội đồng Bảo an sẽ ưu tiên áp dụng các biện pháp phi quân sự (Điều 41 Hiến chương Liên Hiệp Quốc). Trong trường hợp tình thế trở nên xấu đi, nếu việc áp dụng các biện pháp phi quân sự không mang đến hiệu quả thiết thực và không giải quyết được tình hình, thì Hội đồng Bảo an sẽ quyết định áp dụng đến biện pháp quân sự (hoạt động can thiệp quân sự) tại Điều 42 Hiến chương nhằm cưỡng chế, góp phần đẩy mạnh tiến trình bảo vệ hoà bình tại quốc gia mà nền hoà bình và an ninh đang bị đe doạ hoặc bị tác động. Tất cả các biện pháp phi quân sự và quân sự nêu trên được Hội đồng Bảo an áp dụng nhằm mục đích trừng phạt quốc gia đã thực hiện các hành vi đe doạ, phá hoại hoà bình hoặc hành vi xâm lược đồng thời thông qua đó hạn chế các điều kiện tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm của các quốc gia này. Nhìn chung, hoạt động can thiệp quân sự của Liên Hiệp Quốc được triển khai áp dụng nhằm mục đích duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế. Thể hiện thông qua hai khía cạnh vừa giúp đỡ quốc gia thiết lập, tái tạo và bảo vệ nền hoà bình vừa trừng phạt quốc gia có hành vi vi phạm. Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945, Điều 43. Lý Vân Anh, Những thực tiển mới trong an ninh tập thể hiện nay: Giải thích chương VII Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Số 3 (58), 2004, tr. 25. 44 Liên Hiệp Quốc, Gìn giữ hoà bình là gì?, http://www.un.org/en/peacekeeping/operations /peacekeeping.shtml, [truy cập ngày 11-10-2014]. 42 43 GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 27 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn 2.1.3 Triển khai thực hiện hoạt động can thiệp quân sự Sự triển khai, thực hiện hoạt động can thiệp quân sự theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc được quy định từ Điều 43 đến Điều 47 bao gồm các quá trình: Quá trình thông qua Hoạt động can thiệp quân sự được áp dụng thông qua nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Nghị quyết trong trường hợp này chỉ được thông qua sau khi 9 uỷ viên Hội đồng Bảo an bỏ phiếu tán thành, trong đó có tất cả các uỷ viên thường trực (khoản 3 Điều 27 Hiến chương Liên hiệp Quốc). Quá trình chuẩn bị lực lượng quân sự Khi hoạt động can thiệp quân sự đã được chấp thuận để thực hiện, trong một thời gian sớm nhất Hội đồng Bảo an sẽ tiến hành các cuộc đàm phán, thương lượng, kí kết một hay những hiệp định quy định chi tiết về việc triển khai hoạt động quân sự (gồm số lượng, loại binh chủng, mức độ chuẩn bị, bố trí, phương tiện…) với một hoặc một nhóm quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Quá trình tham vấn với các quốc gia góp quân Trước khi Hội đồng Bảo an yêu cầu một thành viên không có đại diện tại Hội đồng Bảo an cung cấp lực lượng vũ trang để thực hiện nghĩa vụ đã cam kết (hỗ trợ trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế), theo Điều 44 Hiến chương thì quốc gia thành viên không có đại diện tại Hội đồng Bảo an có quyền tham gia định ra những nghị quyết của Hội đồng Bảo an về sơ bộ sử dụng lực lượng vũ trang thuộc quốc gia của mình. Cung cấp lực lượng không quân của các nước thành viên Trong trường hợp cấp bách, các biện pháp quân sự khẩn cấp được áp dụng thì các quốc gia thành viên phải cung cấp lực lượng không quân để phối hợp với các hành động quốc tế có tính chất cưỡng chế. Số lượng, mức độ chuẩn bị và kế hoạch phối hợp hành động sẽ được Hội đồng Bảo an ấn định thông qua sự hỗ trợ của Uỷ ban tham mưu quân sự. Trong quá trình thực hiện hoạt động can thiệp quân sự, để lập ra những kế hoạch sử dụng lực lượng quân sự hoặc việc chỉ huy lực lượng quân sự, Hội đồng Bảo an chủ yếu dựa trên sự tham vấn, hỗ trợ từ Uỷ ban tham mưu quân sự. Cụ thể, Uỷ ban tham mưu quân sự sẽ tư vấn và giúp đỡ Hội đồng Bảo an về mọi vấn đề liên quan đến yêu cầu quân sự, từ việc tuyển dụng cho đến việc chịu trách nhiệm chỉ huy chiến lược cho tất cả các lực lượng vũ trang thuộc quyền điều hành của Hội đồng Bảo an. Tóm lại, hoạt động can thiệp quân sự được cho phép thực thi, thông qua bởi nghị quyết của Hội đồng Bảo an và nội dung ấn định lực lượng quân sự đáp ứng cho quá trình can thiệp được thực hiện bởi những hiệp định, thoả thuận giữa Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc với các quốc gia thành viên góp quân. Ngoài việc tham mưu, góp ý GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 28 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn cho Hội đồng Bảo an về lĩnh vực quân sự, Uỷ ban tham mưu quân sự còn là cơ quan giữ vai trò chỉ huy lực lượng quân sự đặt dưới sự điều hành của Hội đồng Bảo an. 2.2 Giới thiệu một số nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về hoạt động can thiệp quân sự 2.2.1 Nghị quyết số 678 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc Hoàn cảnh ra đời Ngày 2 tháng 8 năm 1990, Iraq xâm lược và chiếm đóng Kuwait. Cùng ngày, Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết số 660 (năm 1990), lên án cuộc xâm lược và yêu cầu Iraq thu hồi ngay lập tức và vô điều kiện lực lượng của mình vào các vị trí mà họ đã chiếm đóng. Trong khoảng thời gian giữa 02 tháng 8 và ngày 29 Tháng 11 năm 1990, Hội đồng đã thông qua 12 nghị quyết về các khía cạnh khác nhau của tình hình giữa Iraq và Kuwait, mà đỉnh điểm là nghị quyết số 678 (năm 1990) 45. Nghị quyết số 678 được thông qua vào ngày 29 tháng 11 năm 1990, Hội đồng Bảo an cho phép sử dụng vũ lực chống lại Iraq để trục xuất Iraq ra khỏi Kuwait và để khôi phục hoà bình và an ninh khu vực, với 12 phiếu thuận, 2 phiếu phản đối (Cuba và Yemen) và một phiếu trắng (Trung Quốc) tại cuộc họp lần thứ 2963 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc 46. Tóm tắt nội dung Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc yêu cầu Iraq phải tuân thủ đầy đủ theo nghị quyết số 660 và các nghị quyết, quyết định liên quan (nghị quyết số 661, 662, 664, 665, 666, 667, 669, 670, 674, 677), trong khi duy trì tất cả các quyết định, cho phép Iraq có cơ hội cuối cùng để dừng hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của mình. Cho phép các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc liên kết với chính phủ của Kuwait để sử dụng “tất cả các biện pháp cần thiết” để duy trì và thực hiện nghị quyết số 660 (1990) và các nghị quyết liên quan sau đó nhằm phục hồi hoà bình và an ninh khu vực, nếu như Iraq vào hoặc trước ngày 15 tháng 1 năm 1991 vẫn không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định trong các nghị quyết nêu trên. Đánh giá nghị quyết Trong nội dung của nghị quyết số 678 có xuất hiện cụm từ “use all necessary means” với nghĩa là các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc được uỷ quyền cho phép can thiệp vào tình hình chiến sự ở Kuwait được thực hiện “mọi biện pháp, phương tiện cần thiết”, ám chỉ bao gồm cả việc sử dụng sức mạnh vũ lực (hoạt động can thiệp quân sự) để giải quyết vấn đề. Nghị quyết số 678 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua là một quyết định mang tính chất hợp lí và cần thiết. Thứ nhất, xét về hình thức: Việc thông qua của nghị quyết tuân thủ theo pháp luật quốc tế, cụ thể là quá trình Liên Hiệp Quốc, Iraq / Kuwait - UNIKOM - Bối cảnh, http://www.un.org/en/peacekeeping/missions/past/unikom/background.html, [truy cập ngày 11-10-2014]. 46 Nghị quyết số 678 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 29 tháng 11 năm 1990. 45 GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 29 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn bỏ phiếu thông qua được thực hiện với 12 phiếu thuận và một phiếu trắng, trong khi quy định bỏ phiếu tại Điều 27 Hiến chương thì nghị quyết số 678 chỉ cần 9 phiếu thuận của uỷ viên Hội đồng Bảo an, trong đó phải có 5 phiếu thuận của uỷ viên thường trực, trong trường hợp này có 1 phiếu trắng của Trung Quốc, tuy nhiên phiếu trắng đồng nghĩa với việc Trung Quốc vẫn chấp nhận cho nghị quyết thông qua. Thứ hai, xét về nội dung: Việc xác định sử dụng biện pháp vũ lực (can thiệp quân sự) để hỗ trợ chính phủ Kuwait chống lại Iraq là một quyết định đúng đắn và cần thiết khi Iraq đã có hành vi xâm lược và ảnh hưởng, đe doạ nghiêm trọng đến hoà bình và an ninh thế giới (Chương VII Hiến chương Liên Hiệp Quốc), và các biện pháp phi quân sự đã được áp dụng tại các nghị quyết trước đó liên quan không còn thích hợp như nghị quyết số 661 được thông qua ngày 06 tháng 8, năm 1990. Nghị quyết này áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iraq. 2.2.2 Nghị quyết số 1973 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc Hoàn cảnh ra đời Tháng 2 năm 2011, biểu tình và bạo loạn bắt đầu nổ ra tại thành phố Benghazi, Libya. Các cuộc biểu tình chính trị với mục đích nhằm yêu cầu tổng thống Muamma Gaddafi từ chức, chấm dứt 41 năm trị vì của nhà lãnh đạo này. Với hi vọng sớm ổn định an ninh trật tự, chính quyền Libya đã mạnh tay với những người chống đối bằng cách sử dụng lực lượng quân đội quốc gia để đè bẹp các tình trạng bất ổn (trong đó dân thường Libya được coi là mục tiêu của hành động tàn bạo được thực hiện dưới bàn tay của lực lượng vũ trang thuộc chính phủ). Trước tình hình đó, Liên Hiệp Quốc đã lên án và tiến hành áp dụng các biện pháp phi quân sự để bảo vệ dân thường tránh khỏi những cuộc xung đột đẫm máu, thông qua nghị quyết số 1970 của Hội đồng Bảo an ngày 26 tháng 2 năm 2011. Nghị quyết số 1970 áp đặt lệnh cấm vận vũ khí và cấm đi lại của các thành viên trong gia đình Gaddafi và các thành viên chủ chốt của chính phủ, đóng băng tài sản của gia đình Gaddafi, và kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế điều tra các báo cáo về tội ác chống lại nhân loại. Tuy nhiên, các biện pháp phi quân sự trong nghị quyết số 1970 đã thất bại trong việc ngăn chặn chính quyền Gaddafi tấn công dân thường và ngăn chặn bạo lực ở Libya. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã quyết định thông qua nghị quyết số 1973 nhằm thiết lập vùng cấm bay để bảo vệ thường dân Libya, và cho phép các nước thành viên phối hợp với Hội đồng Bảo an, có thể sử dụng “tất cả các biện pháp cần thiết” để bảo vệ thường dân và các khu vực dân cư dân bị đe dọa47 . Nghị quyết số 1973 được thông qua vào ngày 17 tháng 3 năm 2011, với 10 phiếu thuận và 5 phiếu trắng (Brazil, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Liên bang Nga) tại cuộc họp lần thứ 6498 của Hội đồng Bảo an. 47 International Coalition for the Responsibility to Protect, The Crisis in Libya, http://www.responsibilitytoprotect.org/index.php/crises/crisis -in-libya, [truy cập ngày 12-10-2014]. GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 30 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn Tóm tắt nội dung Nghị quyết số 1973 bao gồm các điểm chính48: (1) Cho phép các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc phối hợp hành động với tổng thư ký, được thực hiện “mọi biện pháp cần thiết” (bao gồm cả việc can thiệp quân sự) để bảo vệ thường dân các khu vực dân cư bị đe dọa tấn công trong Libya; (2) Thiết lập một vùng cấm bay trên không phận Libya; (3) Tăng cường lệnh cấm vận vũ khí và hành động đặc biệt chống lại lính đánh thuê; (4) Cấm tất cả các chuyến bay đi và đến Libya; (5) Áp đặt lệnh phong toả tài sản thuộc sở hữu của các cơ quan chức Libya, và xác nhận lại tài sản đó được sử dụng cho lợi ích của nhân dân Libya; (6) Mở rộng lệnh cấm đi lại và phong tỏa tài sản của nghị quyết số 1970 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bổ sung đối với một số cá nhân và tổ chức Libya; (7) Thiết lập một nhóm chuyên gia để giám sát và thúc đẩy việc thực hiện xử phạt. Đánh giá nghị quyết Thứ nhất, xét về mặt nội dung: Sự ra đời của nghị quyết số 1973 của Hội đồng Bảo an là hoàn toàn phù hợp với bối cảnh nội chiến ở Libya. Cuộc xung đột vũ trang giữa giữa quân đội chính phủ Libya và lực lượng nổi dậy đã ảnh hưởng nghiệm trọng đến hệ thống quyền con người (nhân quyền). Sự tấn công của chính quyền Libya vào dân thường đã trở thành một tội ác dã man đe doạ đến việc gìn giữ hoà bình và an ninh trong khu vực. Hội đồng Bảo an đã quyết định áp dụng Điều 39 và Điều 42 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc hành động trong trường hợp hoà bình bị đe doạ, phá hoại làm cơ sở pháp lí để thông qua nghị quyết số 1973. Thứ hai, xét về mặt hình thức: Việc thông qua nghị quyết số 1973 có 10 trong số 15 quốc gia uỷ viên Hội đồng Bảo an bỏ phiếu thuận trong đó có 2 uỷ viên thường trực là Nga và Trung Quốc bỏ phiếu trắng. Theo quy định tại Điều 27 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc thì các nghị quyết mang tính thật chất được thông qua khi có 9 uỷ viên bỏ phiếu thuận trong đó có đủ 5 phiếu thuận của uỷ viên thường trực. Tuy nhiên, nếu như một nước uỷ viên thường trực không ủng hộ hoặc không muốn bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với nghị quyết thì nước đó có thể bỏ phiếu trắng hoặc không tham gia bỏ phiếu, hành động này không được cho là phủ quyết và nghị quyết vẫn được thông qua49 . Vì vậy, trong trường hợp này nghị quyết số 1973 vẫn được thông qua. 2.2.3 Nghị quyết số 2085 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc Hoàn cảnh ra đời Từ tháng 3 năm 2012, Mali rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, khi các binh sĩ nổi loạn lật đổ Tổng thống được bầu Amadou Toumani Toure. Tình trạng rối ren sau đó đã tạo điều kiện cho lực lượng phiến quân người Tuareg mở rộng kiểm soát các tỉnh sa 48 49 Nghị quyết số 1973 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 17 tháng 3 năm 2011. Giáo trình luật quốc tế Đại học luật Hà Nội (tái bản lần thứ 4), NXB Công an nhân dân Hà Nội, 2007, tr.259. GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 31 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn mạc rộng lớn ở miền Bắc nước này và tuyên bố ly khai, lập ra “Nhà nước Azawad” và áp đặt luật Hồi giáo (Sharia) hà khắc. Cuộc khủng hoảng ở Mali đã trở thành mối quan tâm an ninh đối với các chính phủ phương Tây, vốn lo ngại vùng sa mạc rộng lớn của nước này có thể biến thành một nơi huấn luyện cho các chiến binh Hồi giáo cực đoan50. Bên cạnh đó, chính quyền chuyển tiếp của Mali liên tiếp đưa ra những lời kêu gọi, mong nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế đặt biệt là hai lá thư ngày 18 tháng 9 năm 2012 và ngày 12 tháng 10 năm 2012 được gửi đến Liên Hiệp Quốc nhằm yêu cầu sự hỗ trợ của một lực lượng quốc tế 51 . Trước tình hình đó, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã quyết định thông qua nghị quyết số 2085 ngày 20 tháng 12 năm 2012, kêu gọi sự can thiệp quân sự ở Mali được xem xét một kế hoạch được phát triển bởi Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) và Liên minh châu Phi (AU), với sự tán thành tuyệt đối là 15 phiếu thuận của các uỷ viên Hội đồng Bảo an, diễn ra tại cuộc họp lần thứ 6898 của Hội đồng Bảo an. Tóm tắt nội dung Nghị quyết số 2085 bao gồm 2 nội dung chính: (1) Tiến trình chính trị, kêu gọi chính quyền chuyển tiếp của Mali hoàn thiện một lộ trình chuyển tiếp thông qua đối thoại chính trị trên diện rộng và toàn diện, để khôi phục lại hoàn toàn trật tự hiến pháp và đoàn kết dân tộc, kể cả thông qua việc tổ chức các cuộc bầu cử tổng thống và lập pháp hòa bình. Đồng thời, kêu gọi chính quyền chuyển tiếp của Mali khẩn trương đưa ra một khuôn khổ cho các cuộc đàm phán đáng tin cậy với tất cả các bên ở miền Bắc Mali đã cắt đứt mọi quan hệ với tổ chức khủng bố để thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Mali. (2) Quy trình bảo mật, đào tạo, củng cố các lực lượng an ninh, quốc phòng Mali để bảo vệ người dân. Triển khai AFISMA (Sứ mạng hỗ trợ quốc tế ở Mali do châu Phi dẫn đầu). Tăng cường hỗ trợ quốc tế cho phép triển khai lực lượng đa quốc gia tại Mali gồm sự đóng góp binh lính của các nước thành viên Liên Hiệp Quốc, các nước khu vực, tổ chức quốc tế, các nước thuộc ECOWAS (Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi) và Liên minh châu Phi. Bên cạnh đó, nghị quyết còn nhấn mạnh vấn đề nhân quyền, chính quyền Mali chịu trách nhiệm chính để bảo vệ thường dân ở Mali, sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc, các tổ chức khu vực và tiểu khu vực và các nước thành viên trong bối cảnh các hoạt động quân sự tại Mali phải phù hợp với pháp luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế và luật tị nạn. Ngoài ra, nghị quyết còn kêu gọi các nước thành viên và các tổ chức quốc tế, để cung cấp hỗ trợ tài chính phục vụ cho việc triển khai và thực hiện các nhiệm vụ của AFISMA. Đánh giá nghị quyết Mộc Thạch, Pháp và NATO can thiệp vào Mali: Giải pháp quân sự thắng thế , CAND online, 2013, http://antg.cand.com.vn/vi-vn/sukien/2013/1/79953.cand, [truy cập ngày 13-10-2014]. 51 Nghị quyết số 2085 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 20 tháng 12 năm 2012. 50 GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 32 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn Về mặt hình thức, nghị quyết được thông qua phù hợp theo quy định tại Điều 27 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, với sự đồng thuận tuyệt đối của tất cả uỷ viên Hội đồng Bảo an. Về mặt nội dung, việc cho phép can thiệp quân sự tại Mali là một quyết định cần thiết và phù hợp với trường hợp hành động theo Chương VII của Hiến chương Liên Hiệp Quốc nhằm để hỗ trợ những nỗ lực của chính quyền quốc gia để phục hồi phía bắc, đặt biệt hơn khi xác định được những vết tích của các nhóm khủng bố và tội phạm ở miền bắc Mali đặt ra một mối đe dọa khẩn cấp với hoà bình, an ninh khu vực và toàn thể cộng đồng quốc tế.  Một số bàn luận về nghị quyết cho phép hoạt động can thiệp quân sự của Hội đồng Bảo an Nếu như Hiến chương Liên Hiệp Quốc quy định làm nền tảng cơ sở pháp lý cho hoạt động can thiệp quân sự, thì nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc được hiểu như là tấm vé thông hành, chính thức cho phép hoạt động can thiệp quân sự được chấp nhận triển khai trên thực tế. Nói về mục tiêu và nội dung được ghi nhận trong nghị quyết, nếu như mục tiêu và nội dung được đặt ra trong nghị quyết số 678 về Iraq là rất rộng thì các nghị quyết tiếp theo như nghị quyết số 1973 và 2085 đề ra những mục tiêu và nội dung thực hiện cụ thể và chi tiết hơn nhiều. Về nghĩa vụ báo cáo, ban đầu nghĩa vụ này không được đề ra một cách nghiêm ngặt. Nghị quyết 678 chỉ yêu cầu lực lượng liên quân “thường xuyên thông báo cho Hội đồng Bảo an”. Đối với những nghị quyết sau này, nghĩa vụ báo cáo được đặt ra với yêu cầu về mặt thời gian và với những thể thức cụ thể khác nhau, chẳng hạn như đối với nghị quyết 2085 thì nghĩa vụ báo cáo cho Hội đồng Bảo an phải được lập thành văn bản và thời gian báo cáo là định kì 90 ngày. Bàn luận về tính hợp pháp của các nghị quyết Hội đồng Bảo an: Các quy định từ Điều 43 đến Điều 47 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc cụ thể hoá việc triển khai Điều 42. Điều 43 quy định các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc sẽ kí với Hội đồng Bảo an những hiệp định cung cấp lực lượng vũ trang, các phương tiện hỗ trợ và tất cả các phương tiện cần thiết khác, nhằm cho phép Hội đồng Bảo an thực hiện chức năng duy trì, bảo vệ hoà bình và an ninh quốc tế. Điều này có nghĩa là một lực lượng quân đội quốc tế sẽ được lập ra, dưới sự chỉ huy trực tiếp của một uỷ ban tham mưu được thành lập theo quy định của Điều 47 và được đặt dưới quyền của Hội đồng Bảo an. Không điều khoản nào trong Chương VII quy định Hội đồng Bảo an có thể thực hiện chức năng của mình theo một cách khác, chẳng hạn cho phép các nước thành viên triển khai hành động quân sự dưới sự chỉ huy của một hoặc một số nước, chứ không phải dưới sự chỉ huy của Hội đồng Bảo an. Chính vì vậy, các nghị quyết GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 33 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn của Hội đồng Bảo an cho phép các quốc gia thành viên sử dụng vũ lực đã gây ra nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau về tính hợp pháp của các nghị quyết này52. Trong rất nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an nêu rõ việc Hội đồng Bảo an cho phép các nước triển khai hành động quân sự là dựa trên các quy định của Chương VII, một số luật gia tỏ ý nghi ngờ về tính hợp pháp của các nghị quyết nói trên của Hội đồng Bảo an53 . Điển hình như nghị quyết 678, ghi nhận cho phép các quốc gia thành viên hợp tác với chính phủ Kuwait sử dụng mọi biện pháp cần thiết. Tuy nhiên, những quy định cho phép hành động can thiệp quân sự tại Chương VII Hiến chương Liên Hiệp Quốc thì phải được sự chỉ huy trực tiếp và kiểm soát bởi Hội đồng Bảo an và các nước thành viên chỉ có nghĩa vụ hỗ trợ và cung cấp lực lượng quân sự. Còn ở nghị quyết 678 Hội đồng Bảo an đã quy định trao quyền tiến hành hoạt động can thiệp quân sự cho các quốc gia thành viên. Một ví dụ khác liên quan đến nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an vẫn chưa thấy rõ vai trò chỉ huy trực tiếp của Hội đồng Bảo an, nghị quyết 1973 chỉ quy định cho phép các quốc gia thành viên phối hợp hành động với Tổng thư kí tiến hành những biện pháp cần thiết (bao gồm cả việc can thiệp quân sự) để bảo vệ thường dân các khu vực dân cư bị đe doạ tấn công trong Libya. Ngược lại quan điểm trên, nhiều luật gia đưa ra những lý lẽ nhằm chứng minh rằng Hội đồng Bảo an có thể đưa ra những nghị quyết cho phép, thậm chí kêu gọi các quốc gia thành viên tổ chức thực hiện chức năng bảo vệ hoà bình của Hội đồng Bảo an (bao gồm việc sử dụng vũ lực trong trường hợp cần thiết). Theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Hội đồng Bảo an có quyền thực hiện, áp dụng các biện pháp vũ lực (can thiệp quân sự). Để thực hiện được điều này cần có một lực lượng quân đội của Liên Hiệp Quốc được lập ra theo những thoả thuận kí kết với các quốc gia thành viên về việc ủng hộ quân và những trợ giúp cần thiết (Điều 43). Tuy nhiên việc góp quân từ phía các quốc gia thành viên phụ thuộc rất nhiều từ ý chí của họ. Trên thực tế, cho đến nay, không một hiệp định đặc biệt nào được kí kết. Điều đó đồng nghĩa với việc một quân đội nằm trong tay Liên Hiệp Quốc không hề tồn tại thường trực và như vậy cơ chế tại Điều 42 và việc triển khai các hoạt động quân sự tại Điều 43-47 đã không thể vận hành. Vậy làm thế nào để Hội đồng Bảo an đảm trách được chức năng bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới khỏi mọi sự xâm hại hoặc đe doạ khi mà Hội đồng Bảo an thiếu những phương tiện cần thiết để thực hiện chức năng bảo vệ hoà bình bằng hành động quân sự của mình. Vì vậy, các luật gia cho rằng Hội đồng Bảo an phải được phép sử Lý Vân Anh, Những thực tiển mới trong an ninh tập thể hiện nay: Giải thích chương VII Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Số 3 (58), 2004, tr. 23-24. 53 Greenwood, “New World Order or Old? The Invasion of Kuwait and the rule of Law”, MLR, số 55, 1992, page 153; Quigley, “The US and the UN in the persian Gulf war: New Order or Disorder?”, Corrnell International Law Journal, số 25, 1992. 52 GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 34 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn dụng những cách thức khác, kể cả việc cho phép các quốc gia thành viên thực hiện chức năng bảo vệ hoà bình đó của Hội đồng Bảo an54. Về nguyên tắc, Hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng không hoàn toàn cấm Hội đồng Bảo an ra nghị quyết cho phép sử dụng vũ lực. Theo Điều 53 Hiến chương quy định, Hội đồng Bảo an có thể sử dụng những hiệp định hoặc các tổ chức khu vực để đảm bảo các hành động cưỡng chế dưới sự điều khiển của mình, mặc khác quy định, không một hành động cưỡng chế nào được thi hành chiếu theo những hiệp định hay do những tổ chức khu vực quy định, nếu không được Hội đồng Bảo an cho phép. Qua đó, có thể nói việc Hội đồng Bảo an ra những nghị quyết cho phép sử dụng vũ lực (can thiệp quân sự) không trái với Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Dựa theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Chương VII hành động trong trường hợp hoà bình bị đe doạ, bị phá hoại hoặc có hành vi xâm lược, cụ thể là các điều khoản quy định về việc sử dụng, triển khai biện pháp quân sự (can thiệp quân sự) từ Điều 42 đến Điều 47, theo quan điểm của Người viết ngoài trường hợp tự vệ chính đáng, hành động quân sự (can thiệp quân sự) phải đáp ứng hai yêu cầu: Do lực lượng quân sự quốc tế triển khai. Lực lượng quân sự này được lập nên thông qua các hiệp định cung cấp quân do Liên Hiệp Quốc kí kết với các quốc gia thành viên được quy định tại Điều 43; Do Hội đồng Bảo an trực tiếp chỉ huy và kiểm soát. Vì vậy, để tuân thủ trọn vẹn và phù hợp quy định hành động sử dụng vũ lực (can thiệp quân sự) được ghi nhận trong Hiến chương thì các nghị quyết của Hội đồng Bảo an nên tránh tình trạng quy định trao quyền, cho phép các quốc gia thành viên sử dụng vũ lực (can thiệp quân sự). 2.3 Ưu điểm và nhược điểm của hoạt động can thiệp quân sự 2.3.1 Ưu điểm của hoạt động can thiệp quân sự Đầu tiên và quan trọng nhất, hoạt động can thiệp quân sự có thể cứu giúp và bảo vệ tính mạng cho hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn người tránh những thảm hoạ diệt vong, xung đột, tranh chấp. Khi một chính phủ hay tổ chức khủng bố có ý định hoặc thực hiện tội ác gây đau đớn và cái chết cho dân thường, can thiệp quân sự có thể kịp thời ngăn chặn những hành động và sự cố ý đó tránh những thiệt hại nhất định có xảy ra. Bên cạnh đó, can thiệp quân sự cũng có thể buộc các chính phủ bộc lộ sự thối nát phải giải tán và từ nhiệm, giữ các quốc gia này tránh khỏi sự mục nát và những tổn hại nhất định. Hoạt động can thiệp quân sự là một biện pháp quân sự được Liên Hiệp Quốc áp dụng trong trường hợp hoà bình bị đe doạ, phá hoại và được quy định trong Hiến chương góp phần làm cho hoạt động này mang tính hợp pháp, được cho là chính đáng và không coi là tiêu cực. Do các quốc gia thành viên có nghĩa vụ góp quân nên lực Lý Vân Anh, Những thực tiển mới trong an ninh tập thể hiện nay: Giải thích chương VII Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Số 3 (58), 2004, tr. 26-27. 54 GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 35 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn lượng tham gia hoạt động can thiệp quân sự đến từ khắp nơi trên thế giới, chứ không phải chỉ từ một quốc gia. Can thiệp quân sự là một phương sách cuối cùng, chỉ được sử dụng khi các phương pháp hòa bình can thiệp không thành công. Ngoài ra, can thiệp quân sự còn có khả năng ngăn chặn các chính phủ bộc lộ sự thối nát và độc tài được hình thành và phát triển trong tương lai. 2.3.2 Nhược điểm của hoạt động can thiệp quân sự Trong khi chắc chắn có một số lợi thế rất lớn do sự can thiệp quân sự mang lại, bên cạnh đó hoạt động này cũng chứa đựng một số nhược điểm. Can thiệp quân sự là một biện pháp cực kỳ bạo lực và quyết liệt, vì vậy chỉ khi nào thật sự cần thiết hoạt động này mới được thực hiện. Thật không may, các chính phủ thường không xem xét lựa chọn hòa bình, mà thường lựa chọn trực tiếp tiến hành các biện pháp vũ lực. Do vậy, với mong muốn ngay lập tức lựa chọn biện pháp vũ lực đã làm cho hoạt động can thiệp quân sự diễn biến phức tạp và Liên Hiệp Quốc gặp khó khăn trong quá trình kiểm soát, thêm vào đó là hoạt động can thiệp quân sự trái phép chưa có biện pháp xử lí thoả đáng. Ngoài ra, hoạt động can thiệp quân sự được coi là giải pháp thích hợp cho một vụ việc cụ thể nhưng quá trình triển khai và áp dụng của nó sẽ gặp không ít khó khăn và không thể đáp ứng kịp thời để giải quyết vấn đề đang diễn ra, do thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thường khó đạt được một tiếng nói chung trong việc thông qua những nghị quyết về cho phép và triển khai hoạt động can thiệp quân sự. Thêm vào đó, trong quá trình can thiệp hoạt động can thiệp quân sự sẽ gặp một số trở ngại, hoạt động can thiệp quân sự lấy quân đội là điểm cốt yếu, mà lực lượng quân đội để thực hiện hoạt động can thiệp đều xuất phát từ sự đóng góp từ các quốc gia muốn tham gia vào hoạt động này, có thể hiểu là dựa trên sự đóng góp theo nghĩa vụ quốc tế (tức đóng góp dựa trên sự tự nguyện và thoả thuận). Do là hoạt động mang tính chất cưỡng chế, sử dụng sức mạnh quân sự nên can thiệp quân sự cũng mang một nguy cơ rất lớn về thương vong hoặc là thường dân hay quân đội. 2.4 Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật quốc tế về hoạt động can thiệp quân sự 2.4.1 Tình hình thực hiện hoạt động can thiệp quân sự trên thế giới Hoạt động can thiệp quân sự được coi là một hành động hợp pháp và chính đáng khi nó được thực hiện và tuân thủ theo pháp luật quốc tế, tức hoạt động can thiệp quân sự phải được sự chỉ huy và kiểm soát bởi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Bên cạnh mục đích là để bảo vệ, gìn giữ, khôi phục hoà bình khi các biện pháp phi quân sự được áp dụng để giải quyết các mối đe doạ, ảnh hưởng đến hoà bình nhưng không đem lại kết quả, trong thực tiển hoạt động, can thiệp quân sự cũng chứa đựng, phát sinh nhiều rủi ro. Đầu tiên, hoạt động can thiệp quân sự được thực hiện dưới sự cho phép của Hội GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 36 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn đồng Bảo an chủ yếu là hoạt động dựa vào lực lượng liên quân của các quốc gia thành viên đóng góp, vì vậy trong trường hợp này phải thừa nhận rằng vai trò kiểm soát và chỉ huy của Hội đồng Bảo an không được phát huy một cách tối đa và toàn quyền. Đây có thể là một nguy cơ dẫn tới sự lạm dụng sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Mặt khác, việc sự dụng vũ lực được Hội đồng Bảo an cho phép đang có xu hướng nhằm vào những mục đích ít quan trọng hơn và để đối phó lại những nguy cơ ít rõ ràng hơn. Khái niệm “đe doạ đến an ninh và hoà bình thế giới” đang có xu hướng được giải thích một cách rất rộng55 . Không chỉ hành vi hoặc ý đồ xâm lược mới được coi là đe doạ tới an ninh và hoà bình thế giới mà nội chiến ở một nước, tình hình bất ổn về an ninh gây hại cho dân thường và hoạt động của lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hiệp Quốc cũng có thể bị coi là đe doạ tới an ninh và hoà bình thế giới 56 . Cho đến nay, kể từ khi tổ chức Liên Hiệp Quốc được thành lập, thì Hiến chương Liên Hiệp Quốc được coi là văn bản đầu tiên đặt cơ sở nền móng pháp lí cho hoạt động can thiệp quân sự57. Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động can thiệp quân sự được áp dụng theo quy định của Hiến chương, đã có không ít hoạt động can thiệp quân sự được thực hiện, mà không có sự điều chỉnh của Hiến chương và sự đồng thuận từ phía Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc-những hoạt động này được triển khai vì mục đích nhân đạo hoặc xuất phát từ hoạt động đơn phương của quốc gia. Hoạt động can thiệp quân sự của NATO vào Kosovo năm 1999 là một minh chứng điển hình cho vấn đề can thiệp quân sự bất chấp sự phản đối của Liên Hiệp Quốc. Lấy cớ là để bảo vệ nhân quyền, chống thanh trừng sắc tộc nhằm biện minh cho hành động của mình vào Kosovo. Hoạt động can thiệp quân sự của NATO vào Kosovo đã đi ngược lại và làm phương hại nghiêm trọng đến xu thế phát triển hoà bình trên thế giới. Với hoạt động này, Mỹ và NATO đã gián tiếp phủ nhận vai trò của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đối với việc giải quyết các cuộc xung đột, tranh chấp trên thế giới 58. Hoạt động can thiệp quân sự của NATO vào Kosovo năm 1999 : Kosovo nằm ở miền nam Serbia, Cộng hoà Liên bang Nam Tư và có một dân số hỗn hợp trong đó đa số là dân tộc Albania. Cho đến năm 1989, khu vực này được hưởng một mức độ tự chủ cao trong Nam Tư cũ, khi nhà lãnh đạo Nam Tư (Cộng hoà Liên bang Nam Tư) người Serbia, ông Slobodan Milosevic quyết định thay đổi tình FreudenschuB H., “Article 39 of the UN Charter Revisited: Threats to the Peace and the Recent Practice of the UN Security Council”, AJPIL, số 46, 1993. 56 Lý Vân Anh, Những thực tiển mới trong an ninh tập thể hiện nay: Giải thích chương VII Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Số 3 (58), 2004, tr. 28. 57 J. L. Holzgrefe and Robert O. Keohane, Humanitarian intervention ethical, legal, and political dilemmas, Cambridge university press, First published 2003, page 36. 58 Trần Thị Hoàng Mai, Học viện Ngoại giao, Khủng hoảng Kosovo và tác động đối với quan hệ quốc tế, http://www.dav.edu.vn/en/introduction/organization -structure.html?id=432:s%E1%BB%91-28kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-kosovo-v%C3%A0-t%C3%A1c -%C4%91%E1%BB%99ng%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-quan-h%E1%BB%87-qu%E1%BB%91c -t%E1%BA%BFso-28khung-hoang-kosovo-va-tac-dong-doi-voi-quan-he-quoc-te, [truy cập ngày 13-10-2014]. 55 GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 37 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn trạng của khu vực, loại bỏ quyền tự trị của Kosovo và đặt nó dưới sự kiểm soát trực tiếp của Belgrade, thủ đô Serbia. Người Albania ở Kosovo đã kịch liệt phản đối động thái trên. Năm 1998, xung đột giữa quân đội người Serbia và lực lượng cảnh sát với lực lượng người Albani ở Kosovo đã dẫn đến cái chết của hơn 1.500 người Albani ở Kosovo và buộc 400.000 người phải rời bỏ nhà của họ. Cộng đồng quốc tế quan ngại rằng tình trạng xung đột ở Kosovo sẽ ngày càng leo thang, gây ra hậu quả nhân đạo nghiêm trọng và nguy cơ lan rộng sang nước khác 59 . Trước tình hình đó, lấy lý do quân đội Nam Tư vi phạm nhân quyền và phạm tội diệt chủng đối với người Albania ở Kosovo. Ngày 24 tháng 3 năm 1999, Mỹ và NATO mở các đợt oanh kích ồ ạt trong chiến dịch “sức mạnh đồng minh” chống Nam Tư khi chưa được phép của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Tham gia cuộc không kích có 1.700 máy bay tiến công của 19 nước NATO, trong đó chủ yếu là Mỹ do Đại tướng Mỹ W.Clark chỉ huy. Trong 2 tháng đầu của cuộc tiến công, với chiến thuật “đánh có mức độ”, không quân Mỹ và NATO đã hoạt động cả ngày lẫn đêm, nhằm vào các mục tiêu chiến lược quốc phòng và kinh tế, kể cả dân thường của Nam Tư. Từ giữa tháng 5 năm 1999, với lực lượng tăng cường, Mỹ và NATO tiến công mạnh hơn, từ nhiều hướng (Bulgaria, Rumani, Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary), nhằm vào các cơ sở hạ tầng, sản xuất, vận tải, năng lượng. Tuy nhiên, trước sức ép về quân sự, chính trị, ngoại giao của Mỹ và NATO, ngày 3 tháng 6 năm 1999, Nam Tư buộc phải chấp nhận nội dung kế hoạch hoà bình do “Nhóm tiếp xúc” G-8 đưa ra. Ngày 9 tháng 6 năm 1999, NATO và Nam Tư kí thoả thuận quân sự về việc rút quân đội và cảnh sát Nam Tư ra khỏi Kosovo tại Kumanovo (Macedonia). Cùng ngày, tại Brussels (Bỉ) Tổng thư kí NATO tuyên bố chấm dứt chiến dịch tiến công của NATO chống Nam Tư 79 ngày qua. Trong 79 ngày đêm oanh kích Nam Tư, Mỹ và NATO đã huy động hơn một nghìn máy bay tham chiến với trên 38 nghìn phi vụ xuất kích cùng các loại vũ khí chiến tranh thế hệ mới. Chi phí chiến tranh lên tới hàng chục tỷ USD (trong đó Mỹ chịu 75%, các nước EU đảm bảo 25%). Cuộc chiến đã gây ra những tổn thất lớn về của cải vật chất đối với người dân Nam Tư. Thiệt hại vật chất lên tới 200 tỷ USD, 1.800 dân thường bị giết hại, 6000 người bị thương, 300.000 phải chạy tị nạn. Về phía quân đội Nam Tư, do có sự chuẩn bị tốt nên đã bảo toàn được lực lượng, bị thiệt hại 72 quân nhân và một số vũ khí. Có thể coi đây là cuộc chiến tranh lớn nhất do Mỹ và NATO tiến hành trong những năm cuối cùng của thế kỷ XX60 . Hành động can thiệp quân sự của Mỹ và NATO tại Kosovo khi chưa được phép của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là một hành vi tự ý, trái pháp luật quốc tế và NATO, NATO's role in relation to the conflict in Kosovo, http://www.nato.int/kosovo/history.htm, [truy cập ngày 13-10-2014]. 60 Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Thế giới thế kỷ XX những sự kiện quân sự, NXB Quân đội nhân dân Hà Nội, 2003, tr.449-450. 59 GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 38 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn chống lại một quốc gia có chủ quyền không đặt ra mối đe doạ thực sự nào với bất kì thành viên nào trong liên minh. Về nguyên tắc hoạt động can thiệp quân sự (biện pháp sử dụng vũ lực) chỉ được áp dụng trong hai trường hợp để tự vệ chính đáng hoặc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc quyết định áp dụng để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh thế giới. Đầu tiên, hành vi can thiệp quân sự của Mỹ và NATO tại Kosovo không được cho là hành vi tự vệ tập thể chính đáng theo Điều 51 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, hành vi này không thoả những điều kiện cơ bản để sử dụng hợp pháp quyền tự vệ tập thể là quốc gia có liên quan đã bị xâm lược vũ trang và hành động tự vệ tập thể phải do quốc gia bị xâm lược yêu cầu. Hơn thế nữa, rõ ràng đây là trường hợp hoạt động can thiệp quân sự đơn phương của Mỹ và NATO khi chưa đạt được một nghị quyết thông qua của Hội đồng Bảo an. Không những thế, hoạt động can thiệp quân sự của Mỹ và NATO đã vi phạm một cách trắng trợn các nguyên tắc cơ bản được đặt ra trong luật quốc tế, điển hình như nguyên tắc cấm sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ quốc gia, nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia… Hệ quả của hoạt động can thiệp quân sự đơn phương: Thứ nhất, tạo tiền lệ nguy hiểm cho việc sử dụng hoạt động can thiệp quân sự một cách tuỳ ý vào công việc nội bộ của quốc gia khác với nhiều mục đích khác nhau không hẳn là vì mục đích nhân đạo, mà xuất phát từ lợi ích quốc gia thực hiện. Thứ hai, làm giảm khả năng kiểm soát cũng như vai trò của Liên Hiệp Quốc trong việc gìn giữ hoà bình. Thứ ba, đe doạ nghiêm trọng đến nền hoà bình và an ninh thế giới. 2.4.2 Nguyên nhân của các hoạt động can thiệp quân sự trái pháp luật quốc tế Hoạt động can thiệp quân sự trái phép là một hoạt động đơn phương, sử dụng lực lượng vũ trang của quốc gia can thiệp vào công việc nội bộ, lãnh thổ của quốc gia khác và chưa hoặc không được sự thông qua từ phía Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Dựa vào hai cuộc can thiệp quân sự khi chưa hoặc không được sự thông qua của Liên Hiệp Quốc, NATO vào Kosovo (năm 1999) và Mỹ vào Iraq (năm 2003), có thể rút ra kết luận rằng: Các quốc gia, các tổ chức quốc tế thực hiện hoạt động can thiệp quân sự đều đưa ra nguyên nhân chủ quan cho hành động của mình là để ngăn chặn “thảm hoạ nhân đạo” sắp xảy ra, và sự đàn áp nghiêm trọng phổ biến, giải quyết những mối đe doạ đến hoà bình và an ninh quốc tế. Tuy nhiên, đó có thể chỉ là bề nổi được các nước nắm quyền thực hiện biểu lộ ra bên ngoài nhằm để tránh sự phản ứng gay gắt và kêu gọi sự ủng hộ từ phía cộng đồng quốc tế cho hành động của mình. Ở một phương diện khác, nguyên nhân sâu xa của việc thực hiện các hoạt động can thiệp quân sự trái phép được người viết xem xét ở hai góc độ: Kinh tế và chính trị. GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 39 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn Dưới góc độ kinh tế: Xuất phát vì lợi ích kinh tế. Một câu hỏi được đặt ra trong trường hợp này, liệu quốc gia thực hiện việc can thiệp quân sự là vì quan tâm đến hoà bình hay chỉ sử dụng hành động này để che đậy cho mục đích kinh tế như việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, các nguồn lợi kinh tế từ quốc gia bị can thiệp… Dưới góc độ chính trị: Hoạt động can thiệp quân sự được sử dụng để khẳng định vai trò và vị trí đồng thời nâng tầm ảnh hưởng của quốc gia trong khu vực và thế giới. Ví dụ như hoạt động can thiệp của NATO vào Kosovo, khủng hoảng Kosovo xảy ra đúng vào thời điểm Mỹ cho rằng thế và lực của mình đang rất mạnh và Mỹ đang muốn khẳng định vai trò siêu cường duy nhất, nắm quyền bá chủ thế giới 61. Ngoài ra, hoạt động can thiệp quân sự được hiện để giải quyết mâu thuẩn chính trị, sự thù địch sắc tộc, tôn giáo… Nhìn chung, hai góc độ kinh tế và chính trị đồng nhất tại một điểm là vì lợi ích quốc gia thực hiện. Tuy nhiên, nếu không xét đến nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân chủ quan được các quốc gia thực hiện đưa ra, dưới góc nhìn khách quan cho thấy, sự khó khăn và chậm trể trong việc để đạt được một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc liên quan đến hoạt động can thiệp quân sự cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm cho quá trình can thiệp quân sự trái phép gia tăng. 2.4.3 Giải pháp khắc phục các hoạt động can thiệp quân sự trái pháp luật quốc tế Hoạt động can thiệp quân sự (bao gồm trái phép và được phép của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc) luôn chứa đựng những bất ổn (đặc trưng của hoạt động can thiệp quân sự là sử dụng lực lượng vũ trang để can dự vào công việc nội bộ của một quốc gia khác) nếu như không được kiểm soát và hạn chế thực hiện. Bên cạnh đó, có những trường hợp rất cần đến sự giúp đỡ và can thiệp từ phía cộng đồng quốc tế điển hình là tổ chức Liên Hiệp Quốc như nạn diệt chủng ở Rwanda năm 1994, thì chỉ nhận được sự im lặng và bàng quan62. Điều này đặt cho chúng ta một câu hỏi liệu vai trò gìn giữ hoà bình (đặc biệt là hành động trong trường hợp hoà bình bị đe doạ, phá hoại) của Liên Hiệp Quốc có được phát huy tối đa hay chưa ? Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là cơ quan chịu trách nhiệm chính và toàn quyền quyết định trong việc kiểm soát cũng như xác định những mối đe doạ hoà bình và thông qua nghị quyết để hoạt động can thiệp quân sự được triển khai thực hiện kịp thời và hữu hiệu, vì vậy điều đầu tiên để khắc phục hoạt động can thiệp quân sự trái phép là yêu cầu các thành viên của Hội đồng Bảo an (thành viên thường trực và không thường trực) phải hoàn thành nhiệm vụ của mình và hoạt động có hiệu quả. Muốn vậy, trước hết cần phải cải cách lại quá trình quá trình bỏ phiếu thông qua nghị quyết có nội dung can thiệp quân sự. Cụ thể, rất khó để đạt được sự nhất trí trong quá trình bỏ phiếu Như trên số 13. Phương Mai và Lam My, Nỗi đau và những ký ức kinh hoàng của nạn diệt chủng ở Rwanda , CAND online, 2012, http://cstc.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=183467, [truy cập ngày 13-10-2014]. 61 62 GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 40 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn thông nghị quyết trong trường hợp này, vì 5 nước uỷ viên thường trực có quyền phủ quyết. Quyền phủ quyết (veto): Là việc một nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an có khả năng ngăn cản việc thông qua một nghị quyết không liên quan đến thủ tục bằng một phiếu chống của mình kể cả khi tất cả các nước thành viên khác, thường trực và không thường trực, bỏ phiếu tán thành. Nói cách khác, đây là việc thực hiện nguyên tắc nhất trí giữa năm nước ủy viên thường trực. Trong suốt quá trình hoạt động của mình với tư cách ủy viên thường trực, tất cả năm nước này đều đã áp dụng quyền phủ quyết của mình trong đó hai nước Mỹ và Liên Xô (cũ) là những nước sử dụng nhiều nhất63 . Theo cựu giám đốc pháp lý của Liên Hợp Quốc Hans Corell đề xuất rằng các thành viên thường trực chỉ sử dụng quyền phủ quyết của mình trong tình huống mà hầu hết các lợi ích quốc gia của họ bị ảnh hưởng “nghiêm trọng và trực tiếp”64. Theo quan điểm của Người viết, việc muốn cải cách quy trình bỏ phiếu thông qua nghị quyết có nội dung về hoạt động can thiệp quân sự của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nên được bắt đầu ở việc cải cách quyền phủ quyết của 5 nước uỷ viên thường trực. Các giải pháp được đưa ra trong trường hợp này là: (1) Gia tăng số lượng thành viên của Hội đồng Bảo an có quyền phủ quyết, tức nên kết nạp thêm thành viên mới vào chức vụ uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an để làm hạn chế tính “độc quyền” của 5 thành viên thường trực; (2) Xoá bỏ quyền phủ quyết của 5 nước thành viên thường trực; (3) Hạn chế một phần quyền phủ quyết của các nước uỷ viên thường trực. Nhìn chung, cả 3 giải pháp trên đều ảnh hưởng đến lợi thế độc quyền mà 5 thành viên thường trực được ghi nhận trong Hiến chương cụ thể ở quy định bỏ phiếu tại Điều 27, nếu thực hiện việc cải cách theo 3 giải pháp trên cũng đồng nghĩa với việc phải chấp nhận sửa đổi, bổ sung Hiến chương. Nhưng theo quy định tại Điều 108 về việc sửa đổi, bổ sung Hiến chương chỉ được thông qua khi nào được 2/3 các quốc gia thành viên Đại hội đồng, 2/3 các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, bao gồm toàn thể 5 nước thành viên thường trực chấp nhận. Việc ghi nhận phải có được sự chấp nhận của toàn thể 5 nước thành viên thường trực góp phần làm cho các giải pháp trên trở nên gặp nhiều khó khăn và khó thể đạt được. Theo quan điểm của Người viết, nếu muốn thực hiện việc cải cách quyền phủ quyết một cách khả thi thì đòi hỏi phải kêu gọi được sự tự nguyện chấp nhận cải cách từ phía 5 nước thành viên thường trực. Trong ba giải pháp đã nêu, dựa vào bối cảnh quốc tế, tương quan lực lượng giữa các quốc gia, thì hai giải pháp (1) và (2) đều không khả thi. Sở ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh, Thông tin cơ bản về Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, www.mofahcm.gov.vn/vi/tintuc_sk/tulieu/nr060206163738/nr080114135838/ns08011414 0125/newsitem_print_ preview, [truy cập ngày 14-10-2014]. 64 Hiệp hội Luật sư Quốc tế, Syria: Can thiệp quân sự là bất hợp pháp - nhưng có thể là hợp pháp, http://www.ibanet.org/Article/Detail.aspx?ArticleUid=26cfd2b 2-e6cf-4209-903c-9327c76c9bd4, [truy cập ngày 14-10-2014]. 63 GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 41 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn Đối với giải pháp (1) nếu một quốc gia muốn trở thành thành viên thường trực để có quyền phủ quyết đòi hỏi quốc gia ấy phải là một cường quốc kinh tế lẫn chính trị để đảm bảo tiếng nói và phối hợp hành động với vai trò của Hội đồng Bảo an. Đối với giải pháp (2) theo Điều 108 Hiến chương, chủ trương xoá bỏ quyền phủ quyết sẽ khó có khả năng vấn đề này sẽ được thông qua vì nó gắn liền trực tiếp đến lợi ích của thành viên thường trực. Tuy nhiên, đối với giải pháp (3) hạn chế một phần quyền phủ quyết của các nước uỷ viên thường trực theo người viết là giải pháp có khả năng thực thi và có thể áp dụng. Hạn chế một phần quyền phủ quyết của các nước thành viên thường trực được hiểu là việc giới hạn phạm vi các công việc, vấn đề mà các thành viên thường trực được sử dụng quyền phủ quyết. Ngoài trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 27 Hiến chương, những vấn đề liên quan đến thủ tục chỉ cần được sự thông qua của 9 ủy viên Hội đồng Bảo an, không nhất thiết phải được sự đồng ý của 5 ủy viên thường trực, trong trường hợp này quyền phủ quyết của 5 nước thành viên thường trực không được sử dụng. Tại khoản 3 Điều 27 Hiến chương, nếu bên liên quan trong tranh chấp là thành viên của Hội đồng Bảo an kể cả thành viên thường trực thì thành viên ấy sẽ không có quyền bỏ phiếu, tức quốc gia thành viên thường trực không có quyền phủ quyết trong trường hợp này. Theo tác giả, việc hạn chế một phần quyền phủ quyết của thành viên thường trực nên được mở rộng hơn nữa, đặc biệt trong trường hợp việc thông qua nghị quyết liên quan đến vấn đề can thiệp quân sự không ảnh hưởng nghiêm trọng, trực tiếp đến lợi ích quốc gia thành viên thường trực và c ần thiết để giải quyết vấn đề gây đe doạ, phá hoại đến hoà bình và an ninh thế giới, thì các thành viên thường trực không được sử dụng quyền phủ quyết. Để khắc phục hoạt động can thiệp quân sự trái phép Hội đồng Bảo an cần phải quy định cụ thể hơn trong những trường hợp nào thì hoạt động can thiệp quân sự sẽ được áp dụng, phải đảm bảo rằng việc áp dụng phải phù hợp với tình hình và diễn biến đối với sự việc cần giải quyết. Hoạt động can thiệp quân sự (hành động sử dụng vũ lực) chỉ được quy định sơ bộ trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945 với một số Điều tại Chương VII (Điều 39, 42, 43, 44, 45, 46, 47 và Điều 51), và những Điều này chỉ quy định hành động can thiệp quân sự trong trường hợp, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc xác định được mối đe doạ, phá hoại hoà bình và cần thiết áp dụng. Vậy theo Hội đồng Bảo an hành vi nào trên thực tế bị coi là đe doạ, phá hoại đến hoà bình và cần thiết để áp dụng biện pháp can thiệp quân sự ? Trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc không quy định cụ thể trường hợp nào là hoà bình bị đe doạ và phá hoại mà chỉ đề cập đến thẩm quyền xác định sự tồn tại của các mối đe doạ, phá hoại đến hoà bình là của Hội đồng Bảo an. Do việc xác định những trường hợp nào là hoà bình bị đe doạ và phá hoại chưa được thống nhất và quy định cụ thể, cộng với quá trình xác định của Hội đồng Bảo an GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 42 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn không được giám sát thực hiện, nên tính vô tư và chính xác trong việc xác định sự tồn tại của các mối đe doạ, phá hoại đến hoà bình của Hội đồng Bảo an chưa được đảm bảo một cách tối đa và dưới một góc độ nào đó quá trình xác định phụ thuộc vào ý chí của Hội đồng Bảo an. Cùng với đó, nếu không quy định những trường hợp cụ thể hoà bình bị đe doạ, bị phá hoại, nó sẽ góp phần làm cho quá trình xác định và giải quyết vấn đề đe doạ, phá hoại đến hoà bình trở nên chậm trễ và làm gia tăng các hoạt động can thiệp quân sự trái phép. Hòa bình là trạng thái xã hội không có xung đột, không có chiến tranh, không dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc, các nhóm chính trị xã hội. Dựa vào khái niệm hoà bình và thực tiển đời sống quốc tế, theo quan niệm của người viết, thuật ngữ “mối đe doạ hoà bình” không chỉ được hiểu dừng lại ở các hành vi xâm lược hoặc có ý đồ xâm lược từ sự xung đột giữa các quốc gia mà còn được xác định trong một số trường hợp khác như: Hành vi có sự đe doạ nghiêm trọng đến nhân quyền, cụ thể hành vi ấy phải thoả điều kiện: Có sự thiệt hại tính mạng con người ở số lượng và cấp độ báo động có thể được thực hiện thông qua các cuộc nội chiến, bằng các hành động tội ác như thanh lọc sắc tộc, diệt chủng, khủng bố, thảm xác…; Tình trạng tàng trữ vũ khí huỷ diệt hàng loạt… Tóm lại, bất kì một sự kiện hoặc một quá trình gây ra số lượng tử vong lớn, giảm cơ hội sống sót và làm suy yếu quốc gia-một nhân tố cơ bản của hệ thống thế giới thì đều được coi là mối đe dọa đến hòa bình. Giải pháp cuối cùng để khắc phục hoạt động can thiệp quân sự trái phép là cần phải tăng cường hơn nữa các biện pháp trừng phạt về kinh tế lẫn ngoại giao như cấm vận, cắt đứt quan hệ ngoại giao đối với các quốc gia thực hiện trái phép hoạt động này. GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 43 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn KẾT LUẬN Can thiệp quân sự được hiểu như là một biện pháp cần thiết và là một phương sách tối giản góp phần bảo vệ hoà bình và an ninh quốc tế được Liên Hiệp Quốc áp dụng và thực hiện trong trường hợp hoà bình bị đe doạ, phá hoại hoặc có hành vi xâm lược. Trong quá trình nghiên cứu, người viết xác định hai trường hợp hoạt động can thiệp quân sự được áp dụng thông qua Điều 51 của Hiến chương, đó là tự vệ chính đáng và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc quyết định áp dụng để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh thế giới. Hành động can thiệp quân sự được thực hiện trên danh nghĩa của Liên Hiệp Quốc phải đáp ứng hai yêu cầu cơ bản: Thứ nhất, phải do Hội đồng Bảo an trực tiếp chỉ huy và kiểm soát. Thứ hai, phải do lực lượng quân sự quốc tế triển khai. Lực lượng quân sự này được lập nên thông qua các hiệp định cung cấp quân do Liên Hiệp Quốc kí kết với các quốc gia thành viên được quy định tại Điều 43. Vì vậy, các quốc gia thành viên cần phải chủ động thực hiện nghĩa vụ góp quân, phối hợp hoạt động với tổ chức Liên Hiệp Quốc nhằm đảm bảo cho quá trình triển khai, thực hiện được thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả. Theo quan niệm của pháp luật quốc tế, việc thực hiện hoạt động can thiệp quân sự của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chỉ được tính đến khi hội đủ hai điều kiện: Khi Hội đồng Bảo an xác định được mối đe doạ, phá hoại đến hoà bình hoặc có hành vi xâm lược; Khi các biện pháp hoà bình đã được áp dụng nhưng không đạt được kết quả. Ngày nay, tình trạng hoạt động can thiệp quân sự đơn phương và trái phép hoặc được sử dụng như là một công cụ để các quốc gia thực hiện ý đồ riêng làm phương hại đến các chủ thể khác của luật quốc tế đang ngày càng gia tăng. Để hạn chế những tình trạng đó, hoạt động can thiệp quân sự cần phải được thống nhất kiểm soát và chỉ huy thực hiện dưới thẩm quyền của tổ chức Liên Hiệp Quốc đồng thời Liên Hiệp Quốc cũng cần phải đưa ra những biện pháp trừng phạt về kinh tế và ngoại giao có đủ sức răn đe đối với những hành vi trái phép. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu người viết đã đề xuất một số giải pháp về xác định “mối đe doạ hoà bình” và cải cách “quyền phủ quyết” của Hội đồng Bảo an, để đảm bảo tính vô tư của Hội đồng Bảo an trong việc xác định “mối đe doạ hoà bình” góp phần làm cho quá trình can thiệp quân sự được áp dụng một cách chính xác và kịp thời, làm giảm các hoạt động can thiệp quân sự trái phép. GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 44 SVTH: Nguyễn Văn Hạ TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục điều ước quốc tế 1. Công ước Montevideo năm 1933 về quyền và nghĩa vụ quốc gia. 2. Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945. 3. Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền ngày năm 1948.  1. Danh mục các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc Nghị quyết số 2625 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 24 tháng 10 năm 1970 Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc. 2. Nghị quyết số 3314 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 14 tháng 12 năm 1974 tuyên bố về cách định nghĩa xâm lược. 3. Nghị quyết số 678 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 29 tháng 11 năm 1990. 4. Nghị quyết số 1973 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 17 tháng 3 năm 2011. 5. Nghị quyết số 2085 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 20 tháng 12 năm 2012.  1. Danh mục sách, báo, tạp chí FreudenschuB H., “Article 39 of the UN Charter Revisited: Threats to the Peace and the Recent Practice of the UN Security Council”, AJPIL, số 46, 1993. 2. Giáo trình luật quốc tế Đại học luật Hà Nội (tái bản lần thứ 4), NXB Công an nhân dân Hà Nội, 2007. 3. Greenwood, “New World Order or Old? The Invasion of Kuwait and the rule of Law”, MLR, số 55, 1992, page 153. 4. J. L. Holzgrefe and Robert O. Keohane, Humanitarian intervention ethical, legal, and political dilemmas, Cambridge university press, First published 2003. 5. Lý Vân Anh, Những thực tiển mới trong an ninh tập thể hiện nay: Giải thích chương VII Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Số 3 (58), 2004. 6. Mark Lattimer, Peoples under Threat 2013 Civilian protection and military intervention, Minority Rights Group International, Published 2013. 7. Maurice Arbour, Droit international public, 3ed, Yvon Blair, 1997. 8. Ngô Văn Thìn, can thiệp nhân đạo quốc tế, Khoa luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 9. 2007. Nguyễn Thị Xuân Sơn, Can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế hiện đại, Khoa luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006. 10. PLou Pingeot và Wolfgang Obenland, In whose name? A critical view on the Responsibility to Protect, Rosa Luxemburg Stiftung-New York Office and Global Policy, 2014. 11. Quigley, “The US and the UN in the persian Gulf war: New Order or Disorder?”, Corrnell International Law Journal, số 25, 1992. 12. Trần Thị Vân Trà, Luật quốc tế và học thuyết can thiệp nhân đạo , Khoa luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010. 13. Từ điển quân sự và các điều khoản liên quan của bộ quốc phòng Mỹ ngày 8 tháng 11 năm 2010, sửa đổi thông qua ngày 16 tháng 7 năm 2014. 14. Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Thế giới thế kỷ XX những sự kiện quân sự, NXB Quân đội nhân dân Hà Nội, 2003.  1. Danh mục tài liệu khác Report of the International Commission on Intervention and State Sovereignty (ICISS), The Responsibility to Protect 2001, The International Development Research Centre, 2001.  1. Danh mục các trang thông tin điện tử Chính phủ, Việt Nam và Liên Hiệp Quốc, http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ChiTietV eToChucQuocTe?diplomacyOrgId=123, [truy cập ngày 18-8-2014]. 2. Hiệp hội Luật sư Quốc tế, Syria: Can thiệp quân sự là bất hợp pháp - nhưng có thể là hợp pháp, http://www.ibanet.org/Article/Detail.aspx?ArticleUid=26cfd2b2-e6cf-4209-903c9327c76c9bd4, [truy cập ngày 14-10-2014]. 3. Phương Mai và Lam My, Nỗi đau và những ký ức kinh hoàng của nạn diệt chủng ở Rwanda, CAND online, 2012, http://cstc.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=183467, [truy cập ngày 13-102014]. 4. International Coalition for the Responsibility to Protect, An introduction to the Responsibility to protect, http://www.responsibilitytoprotect.org/index.php/about-rtop#2005, [truy cập ngày 25-8-2014]. 5. International Coalition for the Responsibility to Protect, The Crisis in Libya, http://www.responsibilitytoprotect.org/index.php/crises/crisis-in-libya, ngày 12-10-2014]. 6. Liên Hiệp Quốc, Các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc, http://www.un.org/en/members/index.shtml, [truy cập ngày 19-8-2014]. 7. Liên Hiệp Quốc, Gìn giữ hoà bình là gì?, [truy cập http://www.un.org/en/peacekeeping/operations/peacekeeping.shtml, [truy cập ngày 8. 11-10-2014]. Liên Hiệp Quốc, Hệ thống bầu cử và hồ sơ, http://www.un.org/en/sc/meetings/voting.shtml, [truy cập ngày 17-8-2014]. 9. Liên Hiệp Quốc, Iraq / Kuwait - UNIKOM - Bối cảnh, http://www.un.org/en/peacekeeping/missions/past/unikom/background.html, [truy cập ngày 11-10-2014]. 10. Mộc Thạch, Pháp và NATO can thiệp vào Mali: Giải pháp quân sự thắng thế , CAND online, 2013, http://antg.cand.com.vn/vi-vn/sukien/2013/1/79953.cand, [truy cập ngày 13-10-2014]. 11. NATO, NATO's role in relation to the conflict in Kosovo, http://www.nato.int/kosovo/history.htm, [truy cập ngày 13-10-2014]. 12. Sở ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh, Thông tin cơ bản về Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, www.mofahcm.gov.vn/vi/tintuc_sk/tulieu/nr060206163738/nr080114135838/ns08 0114140125/newsitem_print_preview, [truy cập ngày 14-10-2014]. 13. Toà Án Nhân Dân Tối Cao, Nội chiến ở Libya và câu chuyện “chia bánh”, http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/ttsktand/307888?pers_id=17519 30&folder_id=&item_id=6613037&p_details=1, [truy cập ngày 15-8-2014]. 14. Trần Thị Hoàng Mai, Học viện Ngoại giao, Khủng hoảng Kosovo và tác động đối với quan hệ quốc tế, http://www.dav.edu.vn/en/introduction/organizationstructure.html?id=432:s%E1%BB%91-28-kh%E1%BB%A7ngho%E1%BA%A3ng-kosovo-v%C3%A0-t%C3%A1c-%C4%91%E1%BB%99ng%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-quan-h%E1%BB%87qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BFso-28-khung-hoang-kosovo-va-tac-dong-doivoi-quan-he-quoc-te, [truy cập ngày 13-10-2014]. [...]... trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP QUÂN SỰ TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 2.1 Quy định về hoạt động can thiệp quân sự trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc 2.1.1 Cơ sở pháp lý Khi nói đến việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế mà cụ thể là vấn đề can thiệp quân sự, người ta thường tham chiếu đến Hiến chương Liên Hiệp Quốc như là khuôn khổ pháp lý. .. Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn tiếp đến vấn đề nhạy cảm chủ quyền lãnh thổ quốc gia, và tất nhiên hành vi can thiệp đơn phương của một hoặc một số quốc gia vào quốc gia khác dưới danh nghĩa R2P là rất khó chấp nhận khi chưa được sự thông qua của cộng đồng quốc tế (Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc) Tóm lại, cơ sở pháp lý duy nhất cho bất kì hành vi can thiệp quân sự vào... trên, ta có thể nhận thấy căn cứ cơ bản để thực hiện can thiệp quân sự là sự vi phạm nghiêm trọng về quyền con người 1.1.5 Chủ thể tham gia vào hoạt động can thiệp quân sự Trên thực tế, hoạt động can thiệp quân sự được thực hiện chủ yếu bởi các cường quốc về quân sự chẳng hạn như Mỹ, Anh, Pháp… và các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, NATO… Can thiệp quân sự là một hành động liên quan đến việc sử... SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn 1.3.3 Mối quan hệ giữa hoạt động can thiệp quân sự và nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia Trong quan hệ quốc tế hiện nay, vấn đề bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia đóng vai trò rất quan trọng trong việc thiết lập, xây dựng cũng như duy trì một trật tự quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia Thật vậy, nguyên... trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn nghiêm trọng đến hoà bình và an ninh quốc tế Tóm lại, hoạt động can thiệp quân sự được sự thông qua của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là một trong những trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế 1.3.2 Mối quan hệ giữa hoạt động can thiệp quân sự và nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ của quốc gia khác Công... cứu Quốc tế, Số 3 (58), 2004, tr 25 44 Liên Hiệp Quốc, Gìn giữ hoà bình là gì?, http://www.un.org/en/peacekeeping/operations /peacekeeping.shtml, [truy cập ngày 11-10-2014] 42 43 GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 27 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn 2.1.3 Triển khai thực hiện hoạt động can thiệp quân sự Sự triển khai, thực hiện hoạt động can thiệp quân sự theo... Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948, Điều 3 và Điều 5 13 Như trên số 10 14 Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945, Điều 51 11 GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 9 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn nhân đạo và vì lợi ích của quốc gia được thực hiện, để làm cơ sở lý luận biện hộ cho hành động của mình, nhằm tránh sự lên án và phản đối của cộng đồng quốc tế Còn theo... Còn theo pháp luật quốc tế, hoạt động can thiệp quân sự dưới sự tán thành của Hội đồng Bảo an phải là hành động vì mục đích gìn giữ, bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới 1.1.7 Nguồn luật điều chỉnh của hoạt động can thiệp quân sự Nguồn luật điều chỉnh là một trong những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về pháp lý và thực tiễn đối với hoạt động can thiệp quân sự Về pháp lý, nguồn luật điều chỉnh... Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn sự bố trí và tính chất các phương tiện dịch vụ, trang bị với Hội đồng Bảo an và cung cấp lực lượng vũ trang, sự yểm trợ, mọi phương tiện khác, kể cả việc cho phép quân đội Liên Hiệp Quốc đi qua lãnh thổ của mình42 Cũng theo Điều 42, những hành động quân sự chỉ cho phép thực hiện khi đáp ứng hai yêu cầu sau43: (1) Do lực lượng quân sự quốc tế. .. thuyết nhân đạo và học thuyết trách nhiệm bảo vệ (R2P) 1.4.1 Can thiệp quân sự- áp dụng theo học thuyết nhân đạo 32 33 Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Điều 2, khoản 3 Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Điều 33, khoản 1 GVHD: Th.S Nguyễn Tống Ngọc Như 19 SVTH: Nguyễn Văn Hạ Can thiệp quân sự trong luật quốc tế lý luận và thực tiễn Can thiệp quân sự được áp dụng theo học thuyết nhân đạo hay còn gọi là can thiệp nhân

Ngày đăng: 03/10/2015, 23:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan