hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất – thực tiễn tại tỉnh hậu giang

64 1.3K 11
hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất – thực tiễn tại tỉnh hậu giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA: 2011 – 2015 ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT – THỰC TIỄN TẠI TỈNH HẬU GIANG Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. Phan Trung Hiền Nguyễn Nhật Quỳnh Bộ Môn: Luật Hành Chính MSSV: 5116015 Lớp: Luật Hành Chính K37 Cần Thơ, tháng 11/2014 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... Mục Lục LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài .............................................................................................................. 2 4. Kết cấu luận văn............................................................................................................................. 2 CHƯƠNG 1:SƠ LƯỢC VỀ VẤN ĐỀ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ..................................................................................................................... 4 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI ...... 4 1.1.1 Khái niệm về thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế............................................................................................................................ 4 1.1.2 Khái niệm cây trồng và các loại cây trồng ................................................................................ 5 1.1.3 Khái niệm vật nuôi và loại vật nuôi .......................................................................................... 8 1.1.4 Khái niệm về thiệt hại về cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất .................................. 8 1.1.5 Khái niệm bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất ........... 10 1.2. MỤC ĐÍCH, VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT .......................................................................................................... 11 1.2.1. Mục đích của công tác bồi thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất ................. 11 1.2.3. Vai trò của công tác bồi thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất ..................... 11 1.3. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI VÀ TÍNH TOÁN BỒI THƯỜNG VÈ CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI ..................................................................................... 13 1.3.1. Thời điểm trồng cây, nuôi vật nuôi ........................................................................................ 13 1.3.2. Các thời điểm được tính hoặc không tính bồi thường trồng cây, nuôi vật nuôi .................... 13 1.3.2.1. Công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện ......................................................... 13 1.3.2.2. Ban hành thông báo thu hồi đất .......................................................................................... 14 1.3.2.3. Ra quyết định thu hồi đất .................................................................................................... 15 CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ................................................................................................................................ 16 2.1 LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆC BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI ...................................................................................................................................... 16 2.1.1 Giai đoạn trước khi có Luật Đất đai năm 1993....................................................................... 16 2.1.2 Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến khi có Luật Đất đai năm 2003 .................... 16 2.1.3 Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 2003 đến khi có Luật Đất đai năm 2013 ................... 18 2.1.4 Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 2013 ............................................................................ 19 2.2 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI ........ 20 2.2.1. Trường hợp cây trồng, vật nuôi không được bồi thường ...................................................... 20 2.2.2. Trường hợp cây trồng, vật nuôi được bồi thường .................................................................. 23 2.3. CHỦ THỂ THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG ................................................................................. 26 2.3.1 Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ................................................................................ 26 2.3.2 Tổ chức phát triển quỹ đất ...................................................................................................... 27 2.4 CÁCH TÍNH BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI ...................................................... 31 2.4.1.Cách tính cây trồng ................................................................................................................. 31 2.4.2 Cách tính vật nuôi ................................................................................................................... 36 2.6. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI .......................................................................................................................................................... 38 CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG .............................................. 44 3.1 Tình hình thu hồi đất và những ảnh hưởng đối với cây trồng, vật nuôi .................................... 44 3.1.1 Tình hình thu hồi đất nông nghiệp .......................................................................................... 44 3.1.2 Bảo vệ đất nông nghiệp........................................................................................................... 45 3.1.3 Thu hồi đất phi nông nghiệp nhưng có ảnh hướng đến cây trồng, vật nuôi ........................... 46 3.2 THUẬN LỢI KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG VỀ CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI................................................................................................................................................ 48 3.2.1 Thuận lợi ................................................................................................................................. 48 3.2.2 Khó khăn ................................................................................................................................. 49 3.3 THỰC TRẠNG VỀ THIỆT HẠI CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI CHƯA ĐƯỢC PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH TÍNH BỒI THƯỜNG TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG THU HỒI ĐẤT TẠI HẬU GIANG ............................................................................................................................................. 50 3.3.1 Ảnh hưởng từ bụi khu công nghiệp làm vườn cây ăn trái không thể sinh hoa kết quả .......... 50 3.3.2 Nguồn nước ô nhiễm ảnh hưởng đến cây trồng và vật nuôi ................................................... 51 3.3.3 Một số kiến nghị về ảnh hưởng bụi khu công nghiệp và nguồn nước bị ô nhiễm làm giảm năng suất cây trồng vật nuôi. ........................................................................................................... 52 3.3.3.1 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hệ thống chính sách pháp luật .............................. 53 3.3.3.2 Đẩy mạnh hoạt động quan trắc và kiểm kê nguồn thải ........................................................ 53 3.3.3.3 Kiểm soát, giảm phát thải chất ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất công nghiệp trong địa bàn tỉnh. ...................................................................................................................................... 54 3.3.3.4 Tăng cường sự tham gia của công đồng, dân cư.................................................................. 54 KẾT LUẬN ...................................................................................................................................... 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 58 Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang LỜI NÓI ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh. Bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tăng cường hoạt động đối ngoại và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại là những mục tiêu mà Việt Nam phải đạt được. Để hoàn thành được những mục tiêu trên cần phải có nhân lực và vật lực đầy đủ. Bên cạnh việc đầu tư cho “hệ thống chất xám quốc gia” Nhà nước ta cũng đang từng bước hoàn thành cơ sở vật chất hiện đại, thực hiện những đề án nhằm mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế. Công việc này không phải là vấn đề đơn giản khi mà quỹ đất công hạn chế không đáp ứng đủ nhu cầu đề ra do vậy Nhà nước ta buộc phải thực hiện phương án thu hồi đất từ nhân dân. Thu hồi đất đi liền với bồi thường nhưng không phải chỉ bồi thường đất mà còn cả những thiệt hại mà quá trình thu hồi đất gây ra trong đó có vấn đề “thiệt hại cây trồng, vật nuôi khi thu hồi đất”. Ngoài bồi thường đất ra đây được xem là một vấn đề nhạy cảm mang tính thời sự cao. Bởi cơ cấu đất sử dụng cho nông nghiệp của nước ta chiếm tỉ trọng cao thu hồi đất đa phần là đất tốt sẽ phải ít nhiều ảnh hưởng đến đất nông nghiệp và những sản phẩm nông nghiệp có trên đất. Khi mà pháp luật bồi thường cây trồng, vật nuôi của nước ta vẫn trong tiến trình hoàn thiện. Đối với Hậu Giang một tỉnh lỵ mới thành lập cách đây không lâu nhưng có sự vươn lên vượt bậc trong kinh tế cũng như xã hội, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ kéo theo hoạt động thu hồi đất phục vục cho phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng, lợi ích công cộng cũng diễn ra với số lượng nhiều và liên tục. Do vậy, công tác bồi thường cây trồng vật nuôi cũng từ đó được đẩy mạnh hơn. Để hiểu rõ hơn quá trình hình thành phát triển của pháp luật về bồi thường thiệt hại cây trồng, vật nuôi trên cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Hậu Giang nói riêng cùng với mong muốn tìm ra ưu khuyết điểm mà công tác bồi thường cây trồng vật nuôi mang lại để từ đó hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành người viết đã chọn đề tài “ Hoàn thiện pháp luật về bồi thường cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất” làm mục tiêu nghiên cứu của mình. GVHD: TS. Phan Trung Hiền 1 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang 2. Mục tiêu nghiên cứu Trọng tâm đề tài người viết tập trung nghiên cứu quy định của pháp luật về vấn đề bồi thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất, thực tiễn áp dụng những quy định đó tại địa bàn tỉnh Hậu Giang, qua đó tìm ra được những thuận lợi và khó khăn hạn chế trong quá trình đưa pháp luật vào áp dụng thực tế và muốn tìm những trường hợp được bồi thường và không được bồi thường cũng như những trường hợp bị thiệt hại nhưng không được bồi thường về cây trồng, vật nuôi nhằm khắc phục khó khăn hạn chế để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người bị thiệt hại trên cơ sở hài hòa lợi ích của các bên giữa người bị thu hồi đất, chủ đầu tư và Nhà nước. Góp phần hạn chế những bức xúc trong dân, tránh tình trạng khiếu nại, khiếu kiện của người dân bị thiệt hại do quá trình thu hồi đất gây nên. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài Trong khuôn khổ của luận văn tốt nghiệp cử nhân luật, người viết nghiên cứu tập trung vào các nội dung cụ thể như sau: Các quy định về bồi thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 đồng thời so sánh đối chiếu với các quy định của Luật Đất đai năm 2003 vừa hết hiệu lực. Các quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hậu Giang trong công tác bồi thường thiệt hại cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất. Nghiên cứu thực tế áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi trong địa bàn tỉnh Hậu Giang. 4. Kết cấu luận văn Ngoài những phần bắt buộc như mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu sau: Chương 1: Sơ lược về vấn đề bồi thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất GVHD: TS. Phan Trung Hiền 2 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang Trong phạm vi của chương này người viết tập trung vào cơ sở lý luận chung về bồi thường thiệt hại cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất như các khái niệm về thu hồi đất, khái niệm cây trồng và loại cây trồng, khái niệm vật nuôi và loại vật nuôi, song song đó người viết cũng nêu lên mục đích và vai trò của công tác bồi thường thiệt hại cây trồng, vật nuôi cũng như những lưu ý khi tính toán xác định thiệt hại cây trồng, vật nuôi. Chương 2: Pháp luật về bồi thường cây trồng và vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất Trong chương này ngoài việc trình bày quy định pháp luật pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất như điều kiện để được bồi thường, chủ thể thực hiện bồi thường, cách tính bồi thường, …. thì người viết cũng nêu ra lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về bồi thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất. Chương 3: Thực tiễn pháp luật về thường cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất tại địa bàn tỉnh Hậu Giang Tại chương này người viết nêu lên tình hình thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, qua đó người viết xin đưa ra những thuận lợi khó khăn khi thực hiện công tác bồi thường thiệt hại cây trồng vật nuôi, những thiệt hại về cây trồng vật nuôi chưa được bồi thường để từ đó đưa ra giải pháp khắc phục. GVHD: TS. Phan Trung Hiền 3 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang CHƯƠNG 1 SƠ LƯỢC VỀ VẤN ĐỀ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT Trên hành trình học tập và nghiên cứu khoa học pháp lý, công tác xác định rõ khái niệm, những nhân tố cơ bản của đối tượng phản ánh trong một khái niệm pháp lý được xem là những nhân tố cơ bản quan trọng nhất cho việc hiểu và vận dụng pháp luật theo đúng tinh thần của nhà làm luật nhằm tránh gây ra những hệ quả bất cập trong công tác thực thi pháp luật. Vì lí do đó trong chương đầu tiên của đề tài người viết muốn đưa người đọc đến những khái niệm cơ bản về bồi thường cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất. 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI 1.1.1 Khái niệm về thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế Theo Đại từ điển Tiếng Việt thu hồi là lấy lại cái đã đưa ra, đã cấp phát hoặc bị người khác lấy.1 Từ đây có thể hiểu thu hồi là việc người có quyền sở hữu lấy lại cái đã đưa ra, đã cấp phát hoặc lấy lại cái bị người khác lấy đi trước đó. Về mặt pháp luật, Hiến pháp năm 2013 là Hiến pháp đầu tiên ghi nhận cơ sở hiến định về thu hồi đất của Việt Nam, là cơ sở pháp lí quan trọng để Luật Đất đai năm 2013 quy định chi tiết các trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế - xã hội.2 Theo đó Luật Đất đai năm 2013 có quy định “Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.”3 Khái niệm này 1 Nguyễn Như Ý(chủ biên), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn Hóa-Thông tin năm 1999, trang 1593. TS.Phan Trung Hiền: “ Kiến nghị cơ sở hiến định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” Tạp chí nghiên cứu lập pháp,06(238),2013, tr. 45-50. 3 Khoản 11, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013 2 GVHD: TS. Phan Trung Hiền 4 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang ra đời từ rất sớm và song hành cùng các văn bản Luật Đất đai. Ở đây thu hồi đất được chia làm hai nhóm : Nhóm 1 là thu hồi đất của các đối tượng được Nhà nước trao quyền sử dụng đất nay thu hồi lại vì mục đích quốc phòng, an ninh;4 phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;5 hoặc do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.6 Nhóm 2 là thu hồi đất của người sử dụng vi phạm pháp luật về đất đai được quy định chi tiết trong Điều 64, Luật Đất đai năm 2013. Tuy nhiên trong phạm vi nghiêm cứu đề tài người viết chỉ tìm hiểu các vấn đề liên quan đến thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng. Nếu giao đất cho, thuê đất là những thủ tục pháp lý nhằm hình thành nên quan hệ sở hữu đất đai của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức thì thu hồi đất chính là việc Nhà nước chấm dứt quan hệ sở hữu đất đai của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức. Đây là một quyết định hành chính mang tính chất bắt buộc nhằm chấm dứt quan hệ pháp luật về quyền sử dụng đất của người bị thu hồi đất và được chuyển sang cho Nhà nước, dù người bị thu hồi có đồng ý hay không thì quyết định vẫn được thực thi. Thu hồi đất được xem là thành phần cốt lõi trong quá trình thực hiện dự án, kế hoạch đầu tư cho quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế vì nó không những ảnh hưởng tới tiến độ dự án mà còn ảnh hưởng đến an ninh kinh tế ổn định về xã hội của khu vực bị thu hồi đất. 1.1.2 Khái niệm cây trồng và các loại cây trồng Cây trồng là các loại thực vật có nguồn gốc từ tự nhiên hoang dại do nhu cầu sử dụng con người mang chúng về trồng trọt chăm sóc và theo thời gian chúng được lai tạo nhân giống ra nhiều loài khác nhau nhưng có chung nguồn gốc ban đầu. Theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau mà người ta có nhiều cách phân loại cây trồng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài người viết xin được phân loại cây trồng theo những loại sau: 4 Điều 61, Luật Đất đai năm 2013 Điều 62, Luật Đất đai năm 2013 6 Điều 65, Luật Đất đai năm 2013 5 GVHD: TS. Phan Trung Hiền 5 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang  Cây trồng hàng năm Pháp luật Việt Nam hiện hành vẫn chưa có một văn bản hướng dẫn nào đưa ra khái niệm cụ thể về cây trồng hàng năm tuy nhiên có một số văn bản đã đưa ra định nghĩa về đất trồng cây hàng năm như “Đất trồng cây hàng năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng (từ khi trồng đến khi thu hoạch) không quá 365 ngày như lúa, ngô, rau, lạc... hoặc cây trồng một lần cho thu hoạch một vài năm nhưng không trải qua thời kỳ xây dựng cơ bản như mía, chuối, cói, gai, sả, dứa (thơm)…”7 trước đây khi luật Đất đai năm 2003 còn hiệu lực một số văn bản hướng dẫn có đưa ra khái niệm về đất trồng cây hàng năm như sau: “Đất trồng cây hàng năm là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi giao trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm, kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ, đất cỏ tự nhiên có cải tạo sử dụng vào mục đích chăn nuôi; bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác”8 Từ khái niệm đất trồng cây hàng năm là căn cứ đưa ra khái niệm cây hàng năm là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng và tồn tại không quá một năm,tức là thời gian từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch không quá một năm,khi đó chỉ có giống cây trồng là cầu nối giữa các năm, cây hàng năm có loài chu kì là 12 tháng có loài chu kì chỉ vài tháng. “Cây hàng năm bao gồm cây lương thực có hạt (lúa, ngô, kê, mỳ...), cây công nghiệp hàng năm (mía, cói, đay...), cây dược liệu hàng năm, cây thực phẩm và cây rau đậu.”9  Cây trồng lâu năm Cũng như cây trồng hàng năm, vẫn chưa có một khái niệm cụ thể cho cây trồng lâu năm mà luật chỉ đưa ra khái niệm về đất trồng cây lâu năm là “đất trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng trên 365 ngày, trồng một lần nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm và 7 Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 74/CP ngày 25 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 8 Số 1.1.1 bảng 1 Điểm 2.2, Khoản 2, Mục II Thông tư số 08/2007/TT- BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và môi trường Hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất 9 Giải thích thuật ngữ, nôi dung và phương pháp tính một số chỉ tiêu thống kê nông nông, lâm nghiệp và thủy sản, http://ngtk.hanam.gov.vn/ngtk/5.htm [truy cập ngày 17/6/2014] GVHD: TS. Phan Trung Hiền 6 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang phải trải qua một thời kỳ xây dựng cơ bản mới cho thu hoạch như cao su, chè, cà phê, cam, quýt, nhãn, cọ, dừa…”10 Từ khái niệm cây trồng hàng năm ta có thể làm căn cứ để đưa ra khái niệm cây trồng lâu năm là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng và cho ra sản phẩm hơn một năm (01) bao gồm cây hàng năm như có thể thu hoạch hơn một năm. Thường cây lâu năm là những loài cây ăn quả như vải thiều, sầu riêng, cam, bưởi,… ngoài cây ăn quả ra còn có cây công nghiệp như chè, cà phê,... cây dược liệu lâu năm như quế, đỗ trọng…  Cây rừng Thực vật rừng hay cây rừng gồm tất cả các loài cây, loài dây leo, loài cỏ thuộc thực vật bậc cao có mạch phân bố trong rừng. Chúng là thành phần chính của hệ sinh thái rừng và là nguồn tài nguyên quan trọng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Ở từng nơi, từng lúc thành phần thực vật rừng có thể thay đổi; đó là kết quả sinh trưởng phát triển của từng loài và sự thích ứng của chúng với những biến động của nhân tố ngoại cảnh. Vì vậy, thực vật rừng ở mỗi địa phương trong thời điểm nhất định không chỉ phản ánh hiện trạng tài nguyên, tính đa dạng sinh học mà còn phản ánh tình trạng môi trường rừng. Nơi lập địa khắc nghiệt thành phần thực vật thường đơn giản, chất lượng thấp; nơi lập địa tốt, ít bị tác động không những chất lượng rừng cao mà thành phần thực vật rừng cũng phong phú đa dạng.11  Lâm sản Lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác. Lâm sản gồm gỗ và lâm sản ngoài gỗ.12 Về định nghĩa lâm sản ngoài gỗ ta còn có thể hiểu nó là bao gồm những sản phẩm không phải gỗ có nguồn gốc sinh vật được khai thác từ rừng tự nhiên, rừng trồng và có nhiều giá trị sử dụng. Như vậy, lâm sản ngoài gỗ là một bộ phận chức năng quan trọng của hệ sinh thái rừng. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới là một đơn vị của tự nhiên, một thể thống nhất, biện chứng của các loài cây gỗ lớn, cây bụi thảm tươi, thực vật kí sinh, phụ sinh, dây 10 Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 74/CP ngày 25 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 11 Thực vật rừng, http://www.khoahoc.com.vn/doisong/moi-truong/thien-nhien/54630/thuc-vat-rung.aspx [truy cập ngày 17/6/2013] 12 Khoản 19 Điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 GVHD: TS. Phan Trung Hiền 7 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang leo, các động vật, các sinh vật, các chất hữu cơ, vô cơ… tập hợp các cây, con cho sản phẩm lâm sản ngoài gỗ là một bộ phận hợp thành của đơn vị tự nhiên đó, rất phong phú cả về số loài cây, tuổi cây, dạng sống, ứng dụng và giá trị của nó.13 Với tính đa dạng về số lượng cũng như thành phần đó ngoài gỗ ra lâm sản ngoài gỗ còn mang lại lợi ích kinh tế vô cùng to lớn cho người dân, như đặc sản rừng, dược liệu quý, cây kiểng, …. Do vậy, khi thực hiện công tác bồi thường thiệt hại cần hết sức lưu ý đến giá trị kinh tế mà lâm sản mang lại để tránh gây thiệt hại không đáng có cho người dân. 1.1.3 Khái niệm vật nuôi và loại vật nuôi Theo tiến sĩ Lê Văn Hằng vật nuôi là các động vật đã được thuần hóa và chăn nuôi trong lĩnh vực nông nghiệp.Vật nuôi chủ yếu là gia súc và gia cầm. Hầu hết các vật nuôi ngày nay đều có nguồn gốc từ các động vật hoang dã. Quá trình biến các động vật hoang dã thành vật nuôi được gọi là quá trình thuần hóa, quá trình này được thực hiện bởi con người.14 Tuy nhiên, căn cứ quy định về bồi thường đối với cây trồng vật nuôi thì của Luật Đất đai 2013 thì “Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:…” 15 Từ đó, ta thấy trong công tác đền bù về vật nuôi thì chỉ có vật nuôi là thủy sản mới có quyền được bồi thường thiệt hại còn các loại vật nuôi gia súc gia cầm không được bồi thường. Do vậy, trong khuôn khổ đề tài vật nuôi được hiểu là các loài thủy sản. 1.1.4 Khái niệm về thiệt hại về cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất Trong từ điển Tiếng Việt “ Bồi thường là đền bù những tổn hại gây ra”16 tức hành vi của chủ thể này gây tổn hại đến chủ thể khác thì buộc phải đền bù những thiệt hại đã gây nên một cách tương xứng. Bồi thường thiệt hại về cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất là sự bù đắp một cách hợp lý những tổn thất bao gồm những tổn thất hữu hình và vô hình mà quá trình thu hồi đất cùng với quá trình thực hiện dự án đem đến. 13 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Báo cáo môn Khoa học môi trường đề tài: Rừng và tầm quan trọng của rừng,năm 2011, tr.20 14 Lê Văn Hằng, Giáo trình giống vật nuôi, Nxb.Giáo Dục,năm 2009,tr.6 15 Khoản 2, Điều 90, Luật Đất Đai năm 2013 16 Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Từ điển bách khoa, năm 2010, tr.150 GVHD: TS. Phan Trung Hiền 8 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang Tại sao nói vậy? Vì khi thu hồi Nhà nước chỉ thu hồi đất – không thu hồi tài sản có trên đất.Tức Nhà nước chỉ lấy đất và những thứ có trên đất không có giá trị sử dụng buộc phải tháo dỡ, di dời trong đó có vật nuôi và cây trồng. Điều đó không chỉ ảnh hưởng lợi ích hiện tại của người dân mà còn ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế sau khi thu hồi. Chính người chủ đất cũng không thể nào không bị tổn thất thì huống hồ chi cây trồng, vật nuôi của họ không bị ảnh hưởng tổn hại. Điển hình là những tổn hại sau đây: Thứ nhất, cây trồng, vật nuôi phải thu hoạch cho dù chưa đến kỳ thu hoạch để bàn giao lại đất Đối với cây trồng và cả vật nuôi tùy theo mỗi loại giống cây và giống vật nuôi mà thời gian sinh trưởng phát triển khác nhau điển hình như cây cà phê chè thời gian mang quả trên cây từ lúc bắt đầu hình thành quả non đến khi quả chín là từ 7 đến 8 tháng,17con cá rô đồng Hậu Giang thời gian từ khi thả nuôi đến khi cá đạt được kích cỡ thương phẩm phải mất từ 4 đến 5 tháng.18 Khi nuôi, trồng bất kể loại cây nào con vật nào người dân đều mong muốn sản phẩm của mình đưa ra thị trường phải được giá cao và phải có lợi nhuận do đó khi thu hoạch nông sản luôn phải đúng thời điểm để đạt được năng suất cao. Nhưng khi Nhà nước thu hồi đất nông sản chưa đến thời điểm thu hoạch thì cũng phải thu hoạch sớm và thời gian thu hoạch phải trước thời gian bàn giao đất cho Nhà nước khiến cho người dân bị rơi vào tình thế bị động làm cho nông sản họ sản xuất ra bị kém chất lượng, số lượng và dĩ nhiên nông sản của họ bị rơi vào tình cảnh “giá rẻ như cho”. Đó chỉ mới là thiệt hại trước mắt, nếu nông sản là cây trồng lâu năm thì thiệt hại đâu chỉ thế đôi khi có những hộ gia đình nguồn thu nhập chính đó chính là những cây cam, cây quýt,… nhưng khi Nhà nước thu hồi đất thì phần cây đó nguồn thu nhập đó cũng ra đi mặc dù họ vẫn nhận được bồi thường có giá trị cao nhưng đó chỉ là thu nhập tạm thời trong khi nếu Nhà nước không thu hồi phần đất thì những mùa vụ sau vườn cây trái lâu năm đó sẽ thu lợi nhuận gấp nhiều lần phần giá trị bồi thường. Thứ hai, trong trường hợp có thể di dời được, nhưng khi di dời chất lượng của cây trồng, vật nuôi sẽ bị giảm sút 17 Kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến cây cà phê http://www.lamdong.gov.vn/viVN/a/book/Pages/books/Caphe/phan2.htm [ truy cập ngày: 19/7/2014] 18 Cá rô http://www.haugiang.gov.vn/Portal/HtmlView.aspx?pageid=5404&ItemID=24932&mid=8735&pageindex=8&siteid= 76 [truy cập ngày: 22/8/2014] GVHD: TS. Phan Trung Hiền 9 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang Nói đến việc di chuyển của vật nuôi, cây trồng là một công đoạn vô cùng khó khăn và tốn nhiều chi phí điển hình với một số cây trồng lâu năm nếu muốn di chuyển cây thuận lợi phải trải qua nhiều công đoạn như cắt cành, cắt đỉnh sinh trưởng, cắt rễ, tạo bầu cây, nhổ cây ra khỏi mặt đất,... Chưa kể đối với vật nuôi là thủy sản việc di chuyển lại càng khó khăn hơn. Khi thực hiện quá trình di chuyển cây trồng, vật nuôi phải chịu ảnh hưởng của quá trình di dời như cắt cành, cắt rễ, vật nuôi là thủy sản bị đưa ra khỏi môi trường sống bình thường một thời gian, khi di chuyển khó tránh bị va chạm xây xác ảnh hưởng lớn đến khả năng miễn nhiễm bệnh đồng thời thời gian phát triển của cây trồng vật nuôi cũng sẽ bị ảnh hưởng. Thêm nữa mỗi loại cây trồng, vật nuôi sinh trưởng phù hợp với từng loại thổ nhưỡng, vùng nước khác nhau khi di chuyển đến môi trường khác chúng cần phải có thời gian thích nghi hòa hợp với môi trường sống mới, đôi khi lại không phù hợp bằng môi trường cũ làm cho cây trồng, vật nuôi rơi vào tình trạng phát triển chậm, giảm năng suất khi thu hoạch gây thiệt hại vô cùng lớn. 1.1.5 Khái niệm bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất Rất tiếc cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm cụ thể về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất. Luật Đất đai năm 2003 có quy định:”bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất”19với định nghĩa này ta thấy luật chỉ đưa ra khái niệm bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất mà không nêu cụ thể “giá trị quyền sử dụng đất” bao gồm những gì? Vì khi thu hồi thiệt hại của người dân không phải chỉ có đất mà còn thêm những tài sản gắn liền với đất kể cả tổn thất về tinh thần của người dân mất đất. Theo khoản 13 Điều 3 Dự thảo Luật Đất đai năm 2013, khái niệm bồi thường được bổ sung như sau: “Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả cho người có đất bị thu hồi những thiệt hại về quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất do việc thu hồi đất gây ra” Khác với khái niệm ở Luật Đất đai năm 19 Khoản 6 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003 GVHD: TS. Phan Trung Hiền 10 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang 2003 Dự thảo có thêm vào cụ từ quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất. Nhưng đến ngày 01/07/2014 Luật Đất Đai 2013 chính thức có hiệu lực đã đưa ra khái niệm “ bồi thường về đất” thay cho khái niệm “bồi thường” của Luật Đất Đai 2003.Tuy nhiên cả hai đều không nhắc đến khái niệm “bồi thường tài sản gắn liền với đất” đây là một điều đáng tiếc vì theo người viết khái niệm phải bao gồm tất cả những gì cần phải biết về vấn đề không chỉ cần ngắn gọn dễ hiểu mà còn phải có nội hàm thu hồi đất đem đến những thiệt hại vật chất lẫn tinh thần, bồi thường không đơn thuần là chỉ bồi thường cái nhà phá đi hoặc bồi thường đất, mà còn cả cuộc sống của người dân, chưa kể đến những ảnh hưởng trực tiếp từ việc thực hiện dự án nếu khái niệm bồi thường vẫn không xác định rõ những thiệt hại mà thu hồi đất gây nên dẫn đến tình trạng bồi thường không đủ với những thiệt hại gây nên. 1.2. MỤC ĐÍCH, VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT 1.2.1. Mục đích của công tác bồi thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất Về mặt hành chính có thu hồi đất là một quá trình không phải tự nguyện, có tính cưỡng chế, vẫn đòi hỏi có sự “hi sinh”, không phải là sự đền bù ngang giá tuyệt đối. Từ đó thấy rằng nếu không thể tránh khỏi việc thu hồi đất thì công tác bồi thường được hiểu không chỉ là sự đền bù vật chất đơn thuần mà còn là sự đảm bảo giảm thiểu tối đa những thiệt hại mà chủ thể bị thu hồi phải gánh lấy, tạo mọi điều kiện để giúp cho chủ thể bị thu hồi có thể có cuộc sống ổn định, tiếp tục sản xuất Công tác bồi thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất khi Nhà nước thu hồi đất cũng không ngoài mục tiêu trên đó là giảm mức chênh lệch về sự thiếu ngang giá trong quá trình bồi thường, trả lại giá trị đã mất đi của tài sản gắn liền với phần đất bị thu hồi. 1.2.3. Vai trò của công tác bồi thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất Đất đai là vấn đề lớn, phức tạp và rất nhạy cảm, do đó các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải thường xuyên thay đổi để tránh tình trạng so bì, khiếu nại của người có đất bị thu hồi qua các dự án hoặc trong một dự án nhưng thực hiện thu hồi đất qua nhiều năm. Trong đó công tác bồi thường cây trồng, vật nuôi đóng một vai trò không nhỏ nhằm hài hòa lợi ích của các bên GVHD: TS. Phan Trung Hiền 11 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang  Đối với Nhà nước Là một quốc gia nông nghiệp với tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2012 là 33095,1 nghìn ha20với tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2012 đạt 27,5 tỷ USD, trong đó nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản đứng nhất, nhì trong tốp đầu của thế giới cho thấy nông nghiệp và đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng. Các chính sách về đất đai có ảnh hưởng to lớn đến sự ổn định của nền kinh tế cũng như chính trị nước nhà. Một trong những chính sách về đất đai nhận được nhiều sự quan tâm theo dõi đó là chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Riêng về mảng bồi thường cây trồng vật nuôi ảnh hưởng trực tiếp lợi ích của chủ thể bị thu hồi. Nếu đền bù, giải quyết không thỏa đáng sẽ là nguyên nhân tạo những điểm nóng đáng quan ngại như khiếu kiện vượt cấp, biểu tình đông người, dễ bị kẻ xấu lợi dụng gây mất trật tự, ảnh hưởng đến sự phát triển nền kinh tế, bất ổn chính trị. Ngược lại, nếu như giải quyết thỏa đáng sẽ nhận được sự ủng hộ của người dân, chủ thể bị thu hồi đất nhanh chóng bàn giao đất tạo điều kiện cho chủ đầu tư thi công, công trình đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án, hạn chế lãng phí thời gian và chi phí, tạo điều kiện phát triển kinh tế, củng cố nền chính trị.  Đối với chủ thể bị thu hồi Công tác bồi thường cây trồng, vật nuôi ảnh hưởng người bị ảnh trực tiếp nhất đó là nông dân vì mỗi một cây trồng, mỗi loại vật nuôi là một phần tài sản gắn liền với sự mưu sinh của họ. Tuy Nhà nước chỉ thu hồi đất nhưng tài sản trên đất chính là thành quả, công sức mà người nông dân gây dựng họ đã bỏ vào đó công sức và tiền của nhưng vì lợi ít chung của cộng đồng, quốc gia, vì sự phát triển của đất nước họ buộc phải hi sinh phần tài sản của mình và sự hi sinh ấy phải được bù đấp xứng đáng. Nếu Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại nhưng đền bù, hỗ trợ không thỏa đáng sẽ kiến người dân lâm vào tình cảnh “mất cả chì lẫn chày”. Nếu cơ quan thực hiện công tác bồi thường một cách nhanh chóng chính xác, xác định đúng thiệt hại, giải đáp những thắc mắc một cách hợp lí. Lòng tin vào cơ quan quản lý ngày càng được củng cố, họ sẽ nhiệt tình phối hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nhanh chóng bàn giao đất tạo điều kiện thuận lợi giải phóng mặt bằng giao đất cho chủ đầu tư. Tránh lãng phí thời gian, hạn chế kiếu kiện kiếu nại. 20 Hiện trạng sử dụng đất (Tính đến 01/01/2012), http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=386&idmid=3&ItemID=14178 [ truy cập ngày 30/6/2014] GVHD: TS. Phan Trung Hiền 12 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang  Đối với chủ đầu tư Khi đưa ra cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đưa ra khung giá đất, bảng giá đất, giá đất chi tiếc thì luôn quy định giá đất nông nghiệp nói chung, đất trồng lúa nói riêng thường thấp hơn so với các loại đất khác nhằm mục đính bảo vệ đất lúa, đất nông nghiệp. Nhưng khi thực hiện các dự án, chủ đầu tư thường nhắm vào hai loại đất này để hạn chế chi phí khi bồi thường. Tuy nhiên thực tế cho thấy công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng vô cùng phức tạp và gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, công tác bồi thường nói chung bồi thường cây trồng, vật nuôi nói riêng ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ hoàn thành dự án cũng như kinh phí. Thực tế cho thấy địa phương nào hoàn thành tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thì địa phương đó thu hút được nhiều nhà đầu tư. Ngược lại, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm trễ không nhận được sự đồng thuận của nhân dân đo đó rất ít nhà đầu tư chịu vào đầu tư vì e ngại dự án bị đình trệ, chậm tiến hành, vốn đầu tư lâu thu hồi, lợi nhuận kém, đôi khi dẫn đến thua lỗ… 1.3. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI VÀ TÍNH TOÁN BỒI THƯỜNG VÈ CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI 1.3.1. Thời điểm trồng cây, nuôi vật nuôi Thời điểm trồng cây, nuôi vật nuôi có vai trò rất quan trọng trong công tác xác định thiệt hại và tính toán bồi thường về cây trồng vật nuôi nó quyết định xem áp dụng phương án bồi thường hay hỗ trợ cũng mức giá bồi thường …. Đối với cây trồng nếu xác định được thời điểm trồng cây sẽ xác định được cây thuộc loại cây hàng năm hay cây lâu năm, để xác định là loại cây con cây mới trồng hay sắp thu hoạch, thu hoạch, cây trồng được bao nhiêu tháng, … Nhằm phân loại cây, tính toán giá bồi thường. Đối với vật nuôi khi xác định được thời điểm nuôi sẽ xác định được sự sinh trưởng, phát triển lúc đền bù là đến kỳ thu hoạch chưa hay còn trong thời kì phát triển để đưa ra mức bồi thường hợp lý. 1.3.2. Các thời điểm được tính hoặc không tính bồi thường trồng cây, nuôi vật nuôi 1.3.2.1. Công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện Khoản 2, Điều 49, Luật Đất đai năm 2013 có quy định“Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người GVHD: TS. Phan Trung Hiền 13 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.” Theo đó những loại cây trồng lâu năm xuất hiện trên diện tích đất đã có thông báo quy hoạch thì được xem là cây trồng trái pháp luật và sẽ không được xem xét bồi thường khi thu hồi đất. Vì khi đầu tư vào cây trồng lâu năm người dân phải bỏ vào một khoảng chi phí lớn về cải tạo đất, mua cây giống, chăm sóc cây trồng, … nhưng không có sự chắc chắn về khả năng sinh lãi từ loại cây trồng này vì nằm trong khu vực đất quy hoạch đất sẽ bị thu hồi bất cứ lúc nào trong thời hạn 03 năm sau khi công bố kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện do đó việc cấm trồng cây lâu năm là hợp lí nhằm mục đích hạn chế tổn thất cho người dân có đất bị thu hồi cũng như chi phí bồi thường từ ngân sách Nhà nước. Và dĩ nhiên, cây trồng lâu năm xuất hiện trước khi có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện và cây trồng hàng năm xuất hiện sau khi có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì vẫn được xem xét bồi thường. 1.3.2.2. Ban hành thông báo thu hồi đất Trước khi có quyết định thu hồi đất, cơ quan chuyên môn thuộc tham mưu cho UBND cấp có thẩm quyền trong thời hạn quy định ban hành thông báo đến người bị thu hồi đất trong khu vực dự án biết về chủ trương thu hồi đất. Thông báo thu hồi đất có các nội dung chính sau đây: “nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.”21 Nội dung trên được gửi đến từng người có đất bị thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất bị thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng niêm yếu tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã ( UBND cấp xã) và điểm sinh hoạt chung của khu dân cư có đất bị thu hồi. Ngoài việc thông báo này, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng cùng với UBND cấp xã, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tiến hành các nội dung trong thông báo. Đây được xem là thời điểm bắt đầu cho công tác thu hồi đất. Trong những trường hợp nhà nước thu hồi đất nhưng không bồi thường mà Luật Đất đai năm 2013 quy định có trường hợp “Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có 21 Khoản 1, Điều 67, Luật Đất đai năm 2013 GVHD: TS. Phan Trung Hiền 14 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang thẩm quyền.”22 Theo đó khi nhận được thông báo người dân không được quyền tạo lập thêm bất cứ tài sản nào như xây dựng thêm công trình kiến trúc, trồng thêm cây trồng, thả nuôi vật nuôi lên phần đất bị thu hồi mà phải giữ nguyên hiện trạng đó đến khi có người đại diện cơ quan chức năng đến để điều tra, kiểm sát, đo đạc, kiểm đếm,…để xác định thiệt hại, tính toán bồi thường hợp lí. Cây trồng, vật nuôi được tạo lập thêm sẽ được coi là tài sản trái phát luật và không được xem xét bồi thường. 1.3.2.3. Ra quyết định thu hồi đất Bồi thường là bù đắp đúng theo những thiệt hại mà người dân gánh chịu khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên có một số trường hợp người dân nhằm muốn kiếm lợi thêm từ việc bồi thường đã cố tình tạo lập thêm những phần tài sản, cây trồng bất hợp pháp, có nghĩa là sau khi có quyết định thu hồi đất biết được phần đất của mình bị thu hồi người dân đã trồng thêm cây cối, nuôi thêm ao cá, tôm, … Đây được xem là những tài sản không hợp pháp. Cũng như trường hợp đã nhắc đến ở phần trên nhằm tạo sự công bằng giữa các chủ thể bị thu hồi đồng thời thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, phòng ngừa ngăn chặn hành vi “đón đầu” quy hoạch khi mà thông báo thu hồi đất được đưa ra mọi tài sản được tạo lập sau ngày thông báo có hiệu lực đều không được tính bồi thường và dĩ nhiên khi quyết định thu hồi đất được ban hành tài sản bao gồm cả cây trồng vật nuôi được tạo lập sau ngày quyết định ban hành cũng vẫn không được bồi thường kể cả được tạo lập trước khi có quyết định nhưng sau khi có thông báo thu hồi đất cũng vẫn không được tính bồi thường. 22 Khoản 2, Điều 92, Luật Đất Đai năm 2013 GVHD: TS. Phan Trung Hiền 15 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT 2.1 LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆC BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI 2.1.1 Giai đoạn trước khi có Luật Đất đai năm 1993 Tuy thuật ngữ “ bồi thường” hay “đền bù” đã xuất hiện từ rất sớm bắt đầu từ năm 1959 tại Nghị định số 151/TTg ngày 14/01/1959 của hội đồng Chính phủ quy định tạm thời về trưng dụng ruộng đất trong chương II đã nhắc đến việc “Bồi thường cho người có đất bị trưng dụng” nhưng lúc này việc bồi thường chỉ xoay quanh đất không thấy một điều luật nào nhắc đến bồi thường cây trồng vật nuôi gắn liền với “đất bị trưng thu”. Mãi cho đến hơn 10 năm sau đó khi thông tư 1792/TTg ngày 11/01/1970 của Thủ tướng Chính phủ về quy định một số điểm tạm thời về bồi thường về bồi thường nhà, đất đai, cây cối lâu niên, các hoa màu cho nhân dân ở những vùng xây dựng kinh tế mở rộng thành phố cũng đề cập vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Nhìn chung, giai đoạn này khái niệm “bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất” nói chung “bồi thường cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất” vẫn chưa được các nhà làm luật chú tâm đến. 2.1.2 Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến khi có Luật Đất đai năm 2003 Luật Đất đai năm 1993 vẫn chưa dành một điều luật nào quy định bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi mà chỉ quy định về quyền của người sử dụng đất là “…, được bồi thường thiệt hại khi bị thu hồi”.23 Năm 1994, Đảng ta ban hành chính sách lớn về thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luật Đất đai 1993 lại lỡ nhịp trong điều chỉnh quá trình chuyển dịch đất đai mà nội dung chủ yếu là chuyển một diện tích đất ngày càng rộng từ khu vực nông nghiệp sang sử dụng cho các dự án đầu tư công tác đền bù trở nên phức tạp hơn. Nhằm bắt kịp thời 23 Khoản 6, Điều 73, Luật Đất Đai năm 1993 GVHD: TS. Phan Trung Hiền 16 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang đại Chính phủ ban hành Nghị định 90/CP ngày 17/8/1994 quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì vấn đề bồi thường cây trồng, vật nuôi được quy định như sau: “Mức đến bù đối với cây trồng hàng năm và vật nuôi trên đất có mặt nước 1- Mức đền bù đối với cây hàng năm và vật nuôi trên đất có mặt nước tính bằng giá trị sản lượng thu hoạch một vụ tính theo mức thu hoạch bình quân của 3 vụ trước đó theo giá nông sản, thuỷ sản thực tế ở thị trường địa phương tại thời điểm đền bù. 2- Mức đền bù đối với cây lâu năm được quy định như sau: a) Nếu cây trồng đang ở thời kỳ xây dựng cơ bản hoặc mới bắt đầu thu hoạch thì đền bù toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu, chăm sóc đến thời điểm thu hồi đất. b) Nếu cây trồng đang ở thời kỳ thu hoạch thì đền bù theo giá trị còn lại của vườn cây. Giá trị còn lại của vườn cây bằng giá trị đầu tư ban đầu cộng chi phí chăm sóc đến vụ thu hoạch đầu tiên trừ phần đã khấu hao. Trong trường hợp không xác định được giá trị còn lại của vườn cây thì mức đền bù tối đa bằng 2 năm sản lượng tính theo sản lượng bình quân của 3 năm trước đó và theo giá của nông sản cùng loại ở thị trường địa phương tại thời điểm đền bù. c)Nếu là các loại cây lâu năm thu hoạch một lần thì đền bù toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc tính đến thời điểm thu hồi đất. d) Nếu là cây lâu năm đến thời hạn thanh lý thì chỉ đến bù chi phí cho việc chặt hạ cho chủ sở hữu vườn cây”. 24 Tiếp theo đó vào ngày 22/4/1998 Nghị định số 22/1998/NĐ-CP của Chính phủ về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng được ban hành tiếp nối Nghị định 90/CP quy định về vấn đề bồi thường cây trồng, vật nuôi như sau: “ Mức đền bù thiệt hại đối với cây hàng năm, vật nuôi trên đất có mặt nước được tính bằng giá trị sản lượng thu hoạch trong 1 năm theo năng suất bình quân của 3 năm trước đó với giá trung bình của nông sản, thuỷ sản cùng loại ở địa phương tại thời điểm đền bù. Mức đền bù thiệt hại đối với cây lâu năm, được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây ( không bao hàm trị giá đất ) tại thời điểm thu hồi đất theo thời giá của địa phương.”25 So với Luật Đất đai năm 1987 Luật Đất đai năm1993 và những văn bản hướng dẫn có liên quan đã đề cập đến vấn đề bồi thường vật nuôi cũng như đã quy định chi tiết hơn về cách mức tính bồi thường cho từng trường hợp, từng dự án khác nhau. Tuy nhiên, quy định 24 Điều 1, Nghị định 90/CP ngày 17/8/1994 quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng 25 Điều 23, Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 22/4/1998 của Chính phủ về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng GVHD: TS. Phan Trung Hiền 17 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang áp giá đền bù theo sản lượng thu hoạch trong 1 năm theo nâng suất bình quân của và 3 năm trước đó với giá trung bình của nông sản, thuỷ sản cùng loại ở địa phương tại thời điểm đền bù theo người viết không mấy khả thi bởi tập quán trồng trọt cũng như việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng khiến công tác xác định năng suất sẽ khó khăn, đồng thời giá cả thay đổi theo từng ngày từng giờ nhưng phương án bồi thường lại kéo dài nên sẽ khó theo kịp với giá nông sản thực tế tại thời điểm bồi thường. 2.1.3 Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 2003 đến khi có Luật Đất đai năm 2013 Luật Đất đai là công cụ pháp lý quan trọng để Nhà nước quản lý, điều tiết các mối quan hệ về đất đai. Qua gần 10 năm thi hành, Luật Đất đai năm 1993 đã phát huy khá tốt vai trò ổn định các mối quan hệ về đất đai. Tuy nhiên, nó cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định, dẫn đến việc thực thi pháp luật về đất đai còn nhiều bất cập, ảnh hưởng không tốt đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Do vậy, cần thiết phải ban hành Luật Đất đai 2003 được ban hành thay thế Luật Đất đai năm 1993.Sau khi Luật Đất đai 2003 ra đời, vấn đề bồi thường về cây trồng, vật nuôi đã được quy định cụ thể hơn kể cả trong luật và các nghị định hướng dẫn. Cụ thể nhất tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất quy định như sau:26 Mức bồi thường đối với cây hàng năm được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch đó. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 3 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất. Mức bồi thường đối với cây lâu năm, được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây (không bao hàm giá trị quyền sử dụng đất) theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất. Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại. Cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho các tổ chức, hộ gia đình trồng, quản lý chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. 26 Điều 24, Nghị định 197/2004/ NĐ-CP ngày 03/12/2004 quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất GVHD: TS. Phan Trung Hiền 18 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang Đối với vật nuôi (nuôi trồng thủy sản) được bồi thường theo quy định sau: Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường; Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế. Tiếp đến năm 2009, Nghị định 69/2009/NĐ- CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư được ban hành. Tuy những sửa đổi, bổ sung trong Nghị định này không có điều khoản dành cho cây trồng, vật nuôi nhưng vẫn có ảnh hưởng khá lớn trong công tác bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi. Vì cây trồng, vật nuôi cũng là một phần trong tổng tài sản gắn liền với đất một mối quan hệ khó thể tách rời với thu hồi đất, bồi thường đất. 2.1.4 Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 2013 Luật Đất Đai năm 2013 đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014. Luật mới đã khắc phục những điểm hạn chế chưa được quy định trong luật cũ và giải quyết được những vấn đề còn khó khăn trong thực tiễn về bồi thường và thu hồi đất.Tuy nhiên, những quy định về bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi cũng không khác gì so với Luật Đất đai năm 2003 khác chăng là Luật Đất đai năm 2013 dành cho vấn đề về bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi 1 điều luật trong 212 điều. Cụ thể là khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây: 27 Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất; Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất; 27 Điều 90, Luật Đất đai năm 2013 GVHD: TS. Phan Trung Hiền 19 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại; Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây: Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường; Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với những quan hệ xã hội về đất đai biến đổi vô cùng phức tạp, quy định về bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi từng bước hoàn thiện ngày càng rút ngắn khoảng cách chêch lệch giữa giá trị thiệt hại và giá trị đền bù cho người dân. 2.2 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI 2.2.1. Trường hợp cây trồng, vật nuôi không được bồi thường Theo quy định tại Điều 92 Luật Đất đai năm 2013 thì các trường hợp sau đây sẽ không được bồi thường về tài sản gắn liền với đất nói chung, cây trồng, vật nuôi nói riêng khi Nhà nước thu hồi đất: Trường hợp thứ nhất: “Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i khoản 1 Điều 64 và điểm b, d khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai năm 2013” : Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích GVHD: TS. Phan Trung Hiền 20 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang mà tiếp tục vi phạm.”28 Đất sử dụng không đúng mục đích được hiểu là người sử dụng đất không đúng với mục đích sử dụng đất ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc giấy tờ khác về quyền sử dụng đất, hoặc trường hợp đang sử dụng vào nhiều mục đích, nhưng trong giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất ghi sử dụng vào một mục đích và ngược lại…Đồng thời do đã có sai phạm trong mục đích sử dụng nhiều lần nên khi thu hồi đất người có đất bị thu hồi sẽ không được bồi thường về cây trồng, vật nuôi cũng như các công trình xây dựng có trên phần đất bị thu hồi. “Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất”29. Theo quy định của Luật Đất Đai 2013 thì “ Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.” 30 Hành vi gây ô nhiễm đất gây ra hậu quả nghiêm trọng về chất lượng của đất tạo nên nhiều hệ lụy về sau đây là hành vi không tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường.Có thể nói người sử dụng đất không hoàn thành nghĩa vụ chung của người sử dụng đất quy định tại Điều 170 của Luật Đất đai năm 2013 do đó khi bị thu hồi đất người sử dụng đất không được bồi thường là điều hợp lý. “Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho”31 Do dự liệu về một số hành vì gây hại đến diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất trong khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng…Trừ một số trường hợp đã chuyển mục đích sử dụng và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất đất nông mà nhận tặng cho, chuyển nhượng đất trồng lúa hoăc hộ gia đình, cá nhân không sinh sống trong khu vực rừng nói trên mà vẫn nhận tặng cho, chuyển nhượng sẽ bị thu hồi đất mà không được đền bù. 28 Điểm a, Khoản 1, Điều 64, Luật Đất đai năm 2013 Điểm b, Khoản 1, Điều 64, Luật Đất đai năm 2013 30 Khoản 25, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013 31 Điểm d, Khoản 1,Điều 64, Luật Đất đai năm 2013 29 GVHD: TS. Phan Trung Hiền 21 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang “Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm”32 “Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm”33 Khi được giao đất người sử dụng, quản lý có nghĩa vụ phải có nghĩa vụ sử dụng đúng ranh giới, bảo vệ ngay cả trong trường hợp không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật cũng phải thực hiện đúng nghĩa vụ của người sử dụng đất nếu làm trái sẽ bị Nhà nước thu hồi đất và cũng như các trường hợp trên không được đền bù về đất cũng như tài sản gắn liền với đất trong đó có cây trồng, vật nuôi. “ Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.”34 Đây được xem là điểm mới của Luật Đất đai 2013 so với Luật Đất đai 2003 .Nhằm tránh tình trạng “Dân thiếu đất, đất lại bỏ hoang” Luật đề ra quy định này mục đích không nhằm thu hồi đất mà gia hạn thời gian chuẩn bị thi công các dự án, thúc đẩy nhanh tiến độ sử dụng đất mong muốn các dự án sớm đi vào hoạt động tránh tình trạng “dự án treo” “ khiến dân khổ, nhà nước lỗ” điển hình như “Hà Nội có 157 dự án, diện tích gần 625ha có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai, để hoang hóa, như Trung tâm thương mại 341 Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên… 53 dự án, diện tích gần 116ha chậm tiến độ 24 tháng so với dự án đầu tư được duyệt;”35 Nhà nước sẽ thu hồi phần đất không sử dụng hoặc sử dụng chậm tiến độ nói trên và không đền bù nếu có thiệt hại. “Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế” 36Theo quy định tại Điều 644, Bộ luật dân sự, trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật 32 Điểm đ, Khoản 1, Điều 64, Luật Đất đai năm 2013 Điểm e, Khoản 1, Điều 64, Luật Đất đai năm 2013 34 Điểm i, Khoản 1, Điều 64, Luật Đất đai năm 2013 35 Hà Nội: Nhiều dự án chậm tiến độ, sử dụng đất sai mục đích, Theo www.monre.gov.vn , http://gdla.gov.vn/vi/news/Quy-hoach-Den-bu-GPMB/Ha-Noi-Nhieu-du-an-cham-tien-do-su-dung-dat-sai-muc-dich463.html [Truy cập ngày: 11/7/2014] 36 Điểm b, Khoản1, Điều 65, Luật Đất đai năm 2013 33 GVHD: TS. Phan Trung Hiền 22 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước do đã không có người thừa kế tài sản thuộc về Nhà nước nên Nhà nước không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho cá nhân nào. “Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn”37 Theo Luật đất đai năm 2013, những hộ có nhu cầu gia hạn sẽ được ghi rõ thời gian sử dụng đất. Và tất cả các loại đất sẽ có thời hạn sử dụng là 50 năm, những sổ đỏ hết hạn cần đưa đến các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh để được gia hạn tiếp 50 năm. Kể cả khi chuyển nhượng mảnh đất đó cho người khác, thì thời hạn trên vẫn không thay đổi. Khi hết hạn mà không gia hạn quyền sử dụng đất thì không được bồi thường cho những tài sản có trên đất dù nó có được tạo lập một cách hợp pháp hay không. Trường hợp thứ hai: “Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”38 Tại đây, nhà làm luật đề cập đến hai trường hợp tài sản không được bồi thường là cây trồng, vật nuôi được nuôi trồng trái pháp luật tức một số cây trồng,vật nuôi bị cấm nuôi trồng hoặc nuôi, trồng tại vùng cấm nuôi, trồng chẳng hạn những cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy,….đó là một số loại cây trồng bị trồng trọt nếu bị phát hiện có chẳng những không được bồi thường mà còn bị xử lí theo pháp luật, những loại cây lâu năm được tạo lập trên khu vực đất không cho phép trồng cây lâu năm như đất đã thông báo năm trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của UBND cấp huyện hoặc sau khi có thông báo thu hồi đất quyết định thu hồi đất đều bị cho là tài sản tạo lập trái pháp luật.Trường hợp thứ hai, tài sản tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trường hợp này đã được nhắc đến ở mục trên. 2.2.2. Trường hợp cây trồng, vật nuôi được bồi thường Để cây trồng, vật nuôi được nhận bồi thường ngoài việc không thuộc những trường hợp không được bồi thường chủ sở hữu cây trồng, vật nuôi phải đáp ứng được một trong các điều kiện được nêu tại Điều 75, Luật Đất đai năm 2013: Thứ nhất : “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà 37 38 Điểm d, Khoản1, Điều 65, Luật Đất đai năm 2013 Khoản 2, Điều 92, Luật Đất đai năm 2013 GVHD: TS. Phan Trung Hiền 23 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật Đất đai 2103; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử d ụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 mà chưa được cấp”39 Thứ hai: “Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.”40 Thứ ba: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.”41 Thứ tư: “Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện 39 Khoản 1, Điều 75, Luật Đất đai năm 2013 40 Khoản 2, Điều 75, Luật Đất đai năm 2013 Khoản 3, Điều 75, Luật Đất đai năm 2013 41 GVHD: TS. Phan Trung Hiền 24 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.”42 Thứ năm: “Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.”43 Thứ sáu: “Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.”44 Do Luật Đất đai năm 2013 có sự đổi khác hơn so với Luật Đất đai năm 2003 cụ thể hơn là những trường hợp sử dụng đất được cấp sổ đỏ; cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, đang sử dụng đất có và không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất. Ngoài ra điểm mới khác nữa liên quan đến đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng dân cư, thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Luật cũng quy định những trường hợp có thể cấp giấy chứng nhận ngay cả khi không có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Nhờ vậy điều kiện được đền bù cây trồng vật nuôi cũng được mở rộng với nhiều đối tượng hơn so với Luật Đất đai năm 2003 kể cả trường hợp của chủ sở hữu chưa có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và tài sản gắn liền với đất trong khi Luât Đất đai năm 2003 quy định phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai mới đủ điều kiện được bồi thường. Đồng thời, điều kiện được bồi thường được mở rộng ra với đối tượng là Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khi đó Luật Đất đai năm 2003 không nhắc đến các đối tượng có yếu tố nước ngoài này mà chỉ nêu một cách chung chung. 42 Khoản 4, Điều 75, Luật Đất đai năm 2013 Khoản 5, Điều 75, Luật Đất đai năm 2013 44 Khoản 6, Điều 75, Luật Đất đai năm 2013 43 GVHD: TS. Phan Trung Hiền 25 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang Nhưng nhìn chung so với Luật Đất đai năm 2003 thì Luật Đất đai năm 2013 chỉ có quy định thêm về đối tượng được đủ điều kiện đồng thời bổ sung thêm các điều kiện được hưởng bồi thường chứ không giảm bớt các điều kiện hoặc bãi bỏ các điều kiện đã được đưa ra ở Luật Đất đai năm 2003 cũng như các nghị định hướng dẫn. 2.3. CHỦ THỂ THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng bao gồm tổ chức dịch vụ công về đất đai, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.Tuy nhiên cũng như Luật Đất đai năm 2003 chủ thể làm nhiệm vụ bồi thường cây trồng, vật nuôi cũng chỉ bao gồm hai chủ thể là Tổ chức phát triển quỹ đất và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái đinh cư. 2.3.1 Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Để đáp ứng mục tiêu đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng vững chắc những dự án lớn, công trình xây dựng quy mô từ đó mà ra đời. Nhưng mỗi công trình có đặc điểm riêng biệt, nằm ở những vị trí khác nhau trên toàn quốc. Do đó rất cần một tổ chức quản lý từng dự án, công trình xây dựng để việc thực hiện đạt hiệu quả tối đa. Mặc khác không phải dự án nào, công trình xây dựng nào cũng được thực hiện trên quỹ đất có sẵn mà đa số phải là quỹ đất thu hồi từ người sử dụng đất thu hồi thì phải có bồi thường do vậy hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu nói trên.  Về thẩm quyền thành lập Trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 căn cứ vào Điểm b, Khoản 3 Điều 29 Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 quy định bổ sung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và phương án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp”. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cấp huyện được thành lập nhằm giúp việc cho UBND cấp huyện thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và tự giải tán sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, khi xem xét về cơ cấu tổ chức có nhiều quan điểm cho rằng việc đại diện các hộ có đất bị thu hồi chỉ từ một đến hai người là quá ít đồng thời khả năng tiếp cận, am hiểu pháp luật còn hạn chế so với các thành viên còn lại điều đó sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người có đất bị thu hồi. Ngoài ra, do cơ cấu tổ GVHD: TS. Phan Trung Hiền 26 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang chức đa phần các thành viên là kiêm nhiệm nên khó có thể hoàn thành song song cả hai nhiệm vụ cùng lúc sẽ ảnh hưởng đến khả năng phán đoán và thường phụ thuộc đề xuất của vào ban bồi thường, hỗ trợ tái, định cư. Trong khi công tác bồi thường cây trồng vật nuôi là công tác rất cần người có trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực cây trồng và thủy sản nhằm xác định chính xác loại cây trồng, thủy sản nhằm xác định đúng thiệt hại đồng thời phát hiện tình trạng những hộ dân trồng cây nuôi cá trái pháp luật tránh gây tổn thất cho ngân sách nhà nước, nhưng công tác kiểm kê đo đạc thường chỉ làm qua loa, đa phần dựa vào lời khai của người có đất bị thu hồi mà lập biên bản. Do đó theo người viết nên có văn bản quy định xử lí đối với thành viên không hoàn thành nhiệm vụ. Vì hiện nay chỉ có quy định về trách nhiệm của hội đồng mà không quy định rõ khi không làm đúng với trách nhiệm của mình thì thành viên Hội đồng sẽ chịu trách nhiệm như thế nào. Ngoài ra, cần quy định chi tiết về thẩm quyền của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chỉ có nhiệm vụ lập, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không có nhiệm vụ thu hồi đất cũng như khảo sát thực địa, thực hiện công tác đo đạt, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đối với từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà, đất trong phạm vi thu hồi, lập biên bản thể hiện rõ: Vị trí thửa đất, tổng diện tích đất sử dụng, tổng diện tích đất thu hồi, diện tích nhà thu hồi. Phải có một cơ quan chuyên trách thực hiện giảm bớt sự quá tải trong công việc của Hội đồng. 2.3.2 Tổ chức phát triển quỹ đất Trong phạm vi bồi thường cây trồng, vật nuôi thì nhiệm vụ của Tổ chức phát triển quỹ đất không khác gì so với Hội đồng bồi thường Trước đây khi Luật Đất đai năm 2003 còn hiệu lực thì Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính của Tổ chức phát triển quỹ đất có quy định: “Tổ chức phát triển quỹ đất được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), có chức năng tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và ổn định GVHD: TS. Phan Trung Hiền 27 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang thị trường bất động sản; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; phát triển các khu tái định cư; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất; đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất; quản lý quỹ đất đã thu hồi, đã nhận chuyển nhượng, đã tạo lập, phát triển và thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng”45. Đến nay khi Luật Đất đai 2013 chính thức có hiệu lực thì các văn bản hướng dẫn quy định : “ Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công được thành lập theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật; có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đối với địa phương đã có Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện thì tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp nhất Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có.”46 Theo đó Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng, có con dấu riêng và có tài khoản riêng, do UBND quyết định thành lập. Nếu như trước đây có Tổ chức phát triển quỹ đất có hai cấp tỉnh và cấp huyện thì theo quy định mới trước ngày 31 tháng 12 năm 2015 phải tổ chức hợp nhất Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện. Quy định này nhằm thống nhất lại tổ chức, tránh tình trạng thành lập ra rồi để đó tốn hao nhân lực, vật lực, … vì hiện trước đây Luật Đất đai cho phép UBND các tỉnh, thành được thành lập các tổ chức phát triển quỹ đất với mục đích là được giao, quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của Nhà nước. Trung tâm phát triển quỹ đất ra đời ở các địa phương và tồn tại song song với rất nhiều cơ quan có chức năng tương tự như từ tổ chức giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, quản lý quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng (là công việc của hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư) đến việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân, cung cấp thông tin về giá đất, quỹ đất cho các tổ chức cá nhân theo yêu cầu (mang tính kinh doanh như doanh nghiệp) trong bộ máy hành chính, công việc chồng chéo và giẫm chân lên nhau. Do đó nếu có quá nhiều trung tâm phát triển quỹ đất tồn tại trong một địa bàn tỉnh gây lãng phí ngân sách và dư thừa nhân lực thay vào đó chỉ cần một trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh khi 45 Khoản 1, Điều 1, Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính của Tổ chức phát triển quỹ đất 46 Điểm a, Khoản 2, Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 05 năm 2014, quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật Đất đai GVHD: TS. Phan Trung Hiền 28 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang cần thiết sẽ thành lập các chi nhánh trực thuộc ở các cấp huyện thực hiện những hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai riêng. Nhưng theo người viết chỉ nên lập các chi nhánh theo cụm không nên lập theo địa giới hành chính. Ví dụ như ở Hậu Giang thì không nên lập chi nhánh ở thành phố Vị Thanh vì trong một địa bàn tồn tại chi nhánh và cả trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh tạo nên sư dư thừa không cần thiết. Nhiệm vụ chính của Trung tâm phát triển quỹ đất hiện là bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; khai thác và phát triển quỹ đất nhưng thực tế các trung tâm phát triển quỹ đất tập trung vào công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hơn là khai thác và phát triển quỹ đất. Do là đơn vị sự nghiệp công lập ngoài ngân sách Nhà nước, khi thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tổ chức có thêm kinh phí trích rừ 2% mỗi dự án trong khi công tác khai thác và phát triển quỹ đất lại không đem lại nguồn thu cho trung tâm phát triển quỹ đất.Tuy nhiên, công tác bồi thường, hỗ trợ,tái định cư không phải là đơn giản gồm nhiều giai đoạn như kiểm kê, áp giá, chi trả bồi thường, tổ chức tái định cư, …Trung tâm phát triển quỹ đất thường thực hiện các công việc như: phối hợp với chủ đầu tư lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, kiểm kê tài sản bị ảnh hưởng bởi quá trình thu hồi đất trên thực tế, thẩm định tính hợp pháp của tài sản có trên khu vực đất bị thu hồi. 2.3.3. Các chủ thể tham gia, hỗ trợ Do còn nhiều thiếu sót ở cơ cấu tổ chức và khả năng kiêm nhiệm nên trong quá trình thực hiện bồi thường cây trồng vật nuôi nói riêng và bồi thường, giải phóng mặt bằng nói chung ngoài cơ quan, tổ chức ban hành quyết định thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như UBND cấp huyện, tỉnh, Trung tâm phát triển quỹ đất, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cần nhiều sự hỗ trợ, tham mưu như UBND cấp xã, phường thị trấn, Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã, phường thị trấn ( sau đây gọi là cấp xã), Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính… Nhưng trong phạm vi nghiên cứu người viết chỉ tập trung vào các chủ thể sau:  Ủy ban nhân dân cấp xã, Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã: UBND cấp xã, Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã là tổ chức tiếp xúc trực tiếp với nhân dân đại diện cho nhân đân phát huy quyền làm chủ của nhân dân nên họ có thể dễ nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân địa phương cũng như dễ tập hợp, trao đổi lấy ý kiến của người dân có đất bị thu hồi. GVHD: TS. Phan Trung Hiền 29 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang Nhờ đó, Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã và UBND cấp xã giữ vai trò trung gian giữa tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư và người dân khu vực có đất bị thu hồi như: Khi tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ, tái định cư muốn lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư thì phải có số liệu cụ thể về diện tích đất thực địa, hồ sơ địa chính của mỗi hộ dân, cũng như tài sản nằm trên khu vực đất bị thu hồi,... Để làm được điều đó tổ chức thực hiện bồi thường phải phối hợp với UBND cấp xã “làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng , triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạt, kiểm đếm”47Vì chỉ có UBND cấp xã tại nơi có đất bị thu hồi mới nắm được tình hình địa phương về nguồn gốc đất, cây trồng, vật nuôi có vào thời điểm nào trước hay sau công bố quy hoạch chi tiết. Khi tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ, tái định cư muốn sinh hoạt, đối thoại trực tiếp, tổng hợp ý kiến của người dân tại khu vực có đất bị thu hồi thì phải liên hệ nhờ UBND xã tổ chức lấy ý kiến của người dân công khai tại trụ sở UBND xã.48 Kể cả trong trường hợp người có đất bị thu hồi không hợp tác trong khâu đo đạc, kiểm đếm hay khâu giao đất thì UBND cấp xã và Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã sẽ làm nhiệm vụ vận động, thuyết phục giúp công việc sớm hoàn tất. Ngoài ra, đối với công tác bồi thường cây trồng, vật nuôi thì chủ tịch UBND cấp xã cùng với công chức địa chính cấp xã có trách nhiệm rất lớn trong việc xác nhận sự tồn tại của cây trồng, vật nuôi trên phần đất bị thu hồi là hợp pháp, đúng thời điểm hay không.  Sở Tài Nguyên và Môi trường: Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường, bao gồm: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ; thực hiện các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cũng không ngoại lệ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư xác định loại cây trồng, loại vật nuôi, điều kiện được hoặc không được bồi thường, chủ trì, phối 47 48 Điểm b, Khoản 1, Điều 69, Luật Đất Đai năm 2013 Khoản 2, Điều 69, Luật Đất đai năm 2013 GVHD: TS. Phan Trung Hiền 30 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình UBND cấp tỉnh phê duyệt, từ đó làm cơ sở chi trả bồi thường cây trồng, vật nuôi. Nói tóm lại, vai trò của tổ chủ thể thực hiện bồi thường và các đơn vị có liên quan trong quá trình bồi thường cây trồng, vật nuôi là vô cùng quan trọng. Việc thực thi những quy định pháp luật về bồi thường là ở các chủ thể này nếu họ có đủ kiến thức chuyên môn, cái tâm của người làm công tác bồi thường thì việc kiểm đếm, đo đạc chính xác, áp giá hợp lí, mức bồi thường thỏa đáng, giảm bớt những thiệt hại cho chủ thể được bồi thường. Nhưng nếu như cơ cấu tổ chức không hợp lí, trình độ chuyên môn không đủ, làm việc qua loa không có trách nhiệm, sự hợp tác không chặc chẽ của các đơn vị có liên quan sẽ là ảnh hưởng rất lớn đối với công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nói chung, bồi thường cây trồng vật nuôi nói riêng. 2.4 CÁCH TÍNH BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI So với quy định tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP thì quy định về bồi thường cây trồng, vật nuôi tại Luật Đất đai 2013 không có gì đổi mới. 2.4.1.Cách tính cây trồng Việc áp giá bồi thường của cây trồng là quá trình không đơn giản cần phải xác định dựa vào nhiều yếu tố như thời điểm trồng cây, cây trồng có hợp pháp không số lượng cây, độ tuổi cây, sản lượng trung bình của cây, mật độ cây…  Đối với cây trồng hàng năm So với Luật Đất đai năm 2003 thì quy định về bồi thường cây trồng hàng năm không có gì khác biệt “Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất”49 vẫn được áp giá bằng cách dựa vào giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Mà không quy định chi tiết về cách áp giá các loại cây trồng trong giai đoạn phát triển chưa thể thu hoạch hoặc các loại cây con vừa gieo trồng. Các loại cây ở hai giai đoạn 49 Điểm a, Khoản 1, Điều 90, Luật Đất đai năm 2013 GVHD: TS. Phan Trung Hiền 31 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang này khi bị thu hồi đất sẽ được áp giá ra sao khi luật chưa đưa ra căn cứ tính giá trị bồi thường? Đồng thời, việc áp giá dựa vào sản lượng thu hoạch ba năm liền kề trước tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất. Vậy thế nào là cây trồng chính tại địa phương? Làm thế nào để xác định loại cây trồng nào là cây trồng chính? Giá trị trung bình tại thời điểm thu hồi là thời điểm nào? Thời điểm công bố quy hoạch chi tiết hay thời điểm thông báo thu hồi đất, hay thời điểm ra quyết định thu hồi đất? Giá trị trung bình trong một tuần, một tháng hay một năm? luật vẫn chưa quy định cụ thể. Theo ý kiến cá nhân của người viết, luật nên đưa ra quy định cụ thể hơn như quy định thời điểm thu hồi được tính từ khi nào? phân loại cây trồng theo từng giai đoạn phát triển, tốc độ phát triển từ lúc giao trồng đến lúc kiểm định là bao nhiêu tháng để từ đó đánh giá khả năng phát triển của loại cây trồng để chia theo từng loại cây, dự toán năng suất tiềm năng của loại cây trồng bị thu hồi,ngoài ra nên chia nhỏ các loại trồng cây hàng năm ra như cây lúa, rau màu, loại hoa quả hàng năm,… để có mức đền bù hợp lí vì những có những loại hoa màu như khoai lang, khoai bí, … lại thích hợp với những loại đất mới canh tác, trồng lần đầu cây sẽ cho sản lượng tốt, phẩm chất cây tốt ngược lại loại cây lúa nước lại thích hợp với ruộng đã qua canh tác, ổn định về thổ nhưỡng, nước tưới tiêu ,màu mỡ ,có độ PH ổn định để dễ chăm sóc và đảm bảo chất lượng của lúa. Do vậy khi phân loại cây hàng năm ra người kiểm kê áp giá có thể dựa vào đó để dễ dàng xác định năng suất tiềm năng và năng suất qua các năm của cây trồng.  Đối với cây trồng lâu năm Mức bồi thường với cây lâu năm được tính bằng “giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất”50 quy định này không khác gì so với quy định tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP đã hết hiệu lực. Trước đây khi Luật Đất đai năm 2003 còn hiệu lực thì Thông tư 14/2009/TTBTNMT quy định việc bồi thường cây trồng lâu năm dự trên cơ sở tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 74-CP ngày 25 tháng 10 năm 1993 của Chính Phủ quy định chi tiếc thi hành Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, giá trị hiện có của vườn cây lâu năm để tính bồi thường được xác định như sau: 50 Điểm b, Khoản 1, Điều 90, Luật Đất đai năm 2013 GVHD: TS. Phan Trung Hiền 32 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang “Cây trồng đang ở chu kỳ đầu tư hoặc đang ở thời gian xây dựng cơ bản thì giá trị hiện có của vườn cây là toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc đến thời điểm thu hồi đất tính thành tiền theo thời giá tại thị trường địa phương; Cây lâu năm là loại thu hoạch một lần (cây lấy gỗ) đang ở trong thời kỳ thu hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường bằng (=) số lượng từng loại cây trồng nhân (x) với giá bán một (01) cây tương ứng cùng loại, cùng độ tuổi, cùng kích thước hoặc có cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có); Cây lâu năm là loại thu hoạch nhiều lần (ví dụ như cây ăn quả, cây lấy dầu, nhựa...) đang ở trong thời kỳ thu hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường là giá bán vườn cây ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có); Cây lâu năm đã đến thời hạn thanh lý thì chỉ bồi thường chi phí chặt hạ cho chủ sở hữu vườn cây.”51 Tuy nhiên khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời thông tư này đã hết hiệu lực và đang chờ văn bản mới. Thông tư quy định cách tính giá trị hiện có của các loại cây như: cây ở thời kỳ đầu tư, cây lâu năm loại thu hoạch nhiều lần, cây lâu năm loại thu hoạch một lần, … khá chi tiết và phù hợp với thực tế vì mỗi loại cây ở mỗi thời kì khác nhau giá trị của nó cũng không giống nhau nên không phân định rõ cách tính giá trị hiện có sẽ ảnh hưởng lớn đến tính chính xác khi áp giá bồi thường. Do trong một khu đất người dân sẽ trồng không chỉ một loại cây trồng mà đa số nông hộ sẽ trồng theo hình thức xem canh như ổi trồng xen với táo, măng cụt trồng cùng sầu riêng,… hoặc lấy ngắn nuôi dài trồng cây hàng năm xen canh cây lâu năm như trồng xen ớt với đu đủ, mít và rau má, … vì vậy sinh ra trường hợp khó xác định đâu là cây trồng chính đâu là cây trồng phụ, giai đoạn phát triển khác nhau, mật độ khác nhau, chất lượng khác nhau làm cho việc kiểm kê, xác định giá trị thực kém chính xác. Vì vậy tùy vào tập quán canh tác của địa phương mà mỗi tỉnh sẽ có quy định khác nhau như ở Hậu Giang: UBND tỉnh dựa vào Quyết định số 4013/QĐ-BNN-KHCN ngày 18/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt quy định tạm thời định mức áp dụng trong các chương trình, dự án khuyến nông mà quy định mật độ cây trồng tại Quyết định số 51 Khoản 2, Điều 12 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT, Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất GVHD: TS. Phan Trung Hiền 33 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang 15/2010/QĐ-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2010 của UBND Tỉnh Hậu Giang về việc quy định đơn giá và mật độ cây trồng để tính giá trị bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang: Thứ nhất, mật độ cây trồng chuẩn như: cà phê, lựu, ổi, lê mật độ là 1,0 m/cây x 2,0 m/cây; bòn bon, bưởi đặc sản, bưởi thường, chôm chôm, đào lộn hột, dâu, điều, hồng, Lêkima, mít, vải thiều, vú sữa, xoài mật độ là 4,0 m/cây x 4,0m/cây;… Thứ hai, đối với cây trồng xen mật độ cây được quy định khoảng cách từ 1,6m x 1,6m đến 2,5m x 2,5m thì mật độ cây là 1.600 cây/ha ~ 3.906 cây/ha và tỉ lệ trồng xen là 20% hoặc khoảng cách từ 2,6m x 2,6m đến 3,5m x 3,5m thì mật độ cây là 816 cây/ha ~ 1.479 cây/ha và tỉ lệ trồng xen là 30%, . … Thứ ba, trong trường hợp vườn trồng một loại cây trồng với mật độ cao hơn mật độ tại Quyết định hoặc có trồng xen nhiều loại cây trồng thì chọn cây trồng chính có giá trị bồi thường cao và chiếm số lượng lớn để tính giá trị bồi thường theo mật độ quy định như Khi chỉ trồng một loại cây trồng chính nhưng mật độ cao hơn mật độ quy định hoặc có trồng xen với mật độ cao hơn mật độ quy định thì tính giá trị cây trồng chính cộng thêm giá trị tỷ lệ trồng xen theo “Bảng mật độ trồng xen” và giá trị của cây trồng chính trồng vượt mật độ hoặc cây trồng khác trồng xen được tính giá trị bồi thường theo loại A của cây trồng chính, bất kể cây trồng chính đang ở nhiều giai đoạn khác nhau. Trường hợp cây trồng chính trong vườn nhưng mật độ trồng thấp hơn mật độ quy định nêu trên thì giá trị giảm đi của cây trồng chính sẽ được tính thêm cho cây trồng phụ (phần tăng thêm của cây trồng phụ bằng phần giảm đi của cây trồng chính). Thứ tư, trong trường hợp vườn cây được chia ra làm nhiều khu và các khu trồng các loại cây trồng chính khác nhau, nếu chủ hộ có yêu cầu thì phải chọn loại cây trồng chính của từng khu để làm tiêu chuẩn tính cho khu đó. Thứ năm, trường hợp vườn cây được trồng nhiều cây trồng xen khác nhau, nhưng trồng dày hơn mật độ quy định, nếu chủ hộ có yêu cầu đếm toàn bộ các cây trong vườn thì thực hiện đếm từng loại cây, lấy tổng diện tích của từng loại cây theo mật độ của quy định này và quy về mức chuẩn để tính mức bồi hoàn hiện tại theo quy định. Thứ sáu, trường hợp các loại cây trồng, trồng xen nhau nhưng theo đúng mật độ quy định thì vẫn tính đối với từng loại cây theo đơn giá quy định. GVHD: TS. Phan Trung Hiền 34 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang UBND tỉnh Hậu Giang đã quy định chi tiết về mật độ cây trồng kể cả cây trồng chuẩn và cây trồng xen đồng thời quy định thêm những trường hợp ngoại lệ giúp cho nhân viên kiểm kê dễ dàng thực hiện nhưng trường hợp vườn cây được trồng nhiều cây trồng xen khác nhau, nhưng trồng dày hơn mật độ quy định, theo người viết nên quy định rõ nếu chủ hộ có yêu cầu đếm toàn bộ các cây trong vườn thì thực hiện đếm từng loại cây, lấy tổng diện tích của từng loại cây trừ đi mật độ chuẩn đã quy định số dự còn lại xếp vào loại cây phụ nhằm hỗ trợ tổn thất để giảm bớt trường hợp thiệt hại do trồng cây “đón đầu” quy hoạch. Cây trồng lâu năm là loại cây thu hoạch không phải một lần, một năm mà thu hoạch được nhiều lần, nhiều năm nhưng luật chỉ quy định tính giá trị bồi thường tại thời điểm thu hồi điều này vẫn chưa được hợp lí trong khi cây hàng năm còn được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề. Đại biểu Quốc hội Vũ Tường Xuân( Nam Định) cũng từng phát biểu tại cuộc hợp Quốc hội ngày 6/11/2013 “ đất bị thu hồi mà chỉ bồi thường hoa màu, cây cối, trên đất chỉ bằng một vụ thu hoạch là chưa thỏa đáng, vì như vậy họ lấy gì để đảm bảo cuộc sống trong các vụ sau khi đây là đất gắn với đời sống người dân. Phải tính toán việc bồi thường hợp lý, tránh được mặc cảm tâm lý người dân là “thu đất của dân cày giao cho các đại gia”.”52 Từ những phân tích trên người viết xin đưa ra một số kiến nghị đầu tiên nên chia cây trồng lâu năm thành nhiều nhóm như nhóm cây sinh trưởng ngắn hạn hoạch dài hạn, thu hoạch nhiều năm nhiều năm hay một lần, cây công nghiệp hay cây ăn quả… nhằm xác định giá trị cây trồng một cách hợp lí. Cần đưa ra khung tiêu chuẩn về kích thước, khả năng ra hoa, kết quả, tuổi của cây, thời gian sinh trưởng… để hạn chế tình trạng xác định giá trị cây trồng bằng cảm quan của người phụ trách kiểm kê. Đồng thời nên bồi thường thêm năng suất cây có thể mang lại ở những năm tiếp theo. Đối với những loại cây có khả năng di chuyển ngoài mức hỗ trợ di chuyển cần bồi thường thêm khoản giảm sút về chất lượng trong thời gian di chuyển và thích nghi với môi trường sống mới. Cuối cùng, nhanh chóng ban hành những văn bản mới nhằm khắc phục nhưng điểm yếu còn tồn tại.  Đối với cây rừng và lâm sản Theo nhận định của người viết quy định về bồi thường cây rừng và lâm sản chỉ vừa được quy định vào những năm gần đây từ khi Nghị định 197/2004/NĐ-CP được ban hành 52 Đăng Minh, Chỉ bồi thường một vụ khi thu hồi có cây trồng là chưa thỏa đáng, Báo điện tử Cand online, http://www.cand.com.vn/vi-VN/thoisu/2011/4/214003.cand [ Truy cập ngày 11/7/2014] GVHD: TS. Phan Trung Hiền 35 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang có quy định“Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.”53 nhưng cũng như các văn bản khác Nghị định này vẫn chưa quy định bồi thường cho lâm sản trong khi giá trị kinh tế lâm sản không phải nhỏ đặc biệt là lâm sản ngoài gỗ, đồng thời không quy định về “ rừng tư nhân” tức các rừng cây không được trồng từ ngân sách nhà nước, rừng do cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp… tự đầu tư trồng trọt. Mãi cho đến năm 2009 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT Quy định chi tiết về bồi thường hỗ trợ tái định cư, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất ra đời quy định “Đối với cây trồng và lâm sản phụ trồng trên diện tích đất lâm nghiệp do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân để trồng, khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng, mà khi giao là đất trống, đồi núi trọc, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng thì được bồi thường theo giá bán cây rừng chặt hạ tại cửa rừng cùng loại ở địa phương tại thời điểm có quyết định thu hồi đất trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có).”54 Quy định tại thông tư này kèm theo những văn bản hướng dẫn đã khắc phục hạn chế của Nghị định 197/2004/NĐ-CP và các văn bản trước đó.Tuy nhiên, vẫn chưa quy định chi tiết về cách tính bồi thường, đơn giá bồi thường. Cần sớm đưa ra các văn bản mới theo quy định của luật Đất đai 2013 nhằm giải quyết vấn đề đã nêu trên. 2.4.2 Cách tính vật nuôi Vẫn như quy định tại các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai cũ : “ Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường.”55 “Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di 53 Khoản 4, Điều 24 Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bổi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 54 Khoản 3, Điều 12, 2009 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 Quy định chi tiếc về bồi thường hỗ trợ tái định cư, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất 55 Điểm a, Khoản 2, Điều 90, Luật Đất đai năm 2013 GVHD: TS. Phan Trung Hiền 36 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.”56 Theo đó, “thu hoạch” là hoạt động thu lại những gì đã đầu tư, kết quả của quá trình lao động, học tập, sản xuất…57tức vật nuôi (nuôi trồng thủy sản) đến kỳ thu hoạch có nghĩa sao một thời gian nuôi trồng, đầu tư, chăm sóc vật nuôi( nuôi trồng thủy sản) đạt được tiêu chuẩn nhất định tùy theo từng giống vật nuôi, từng thời điểm, từng khí hậu, địa hình nuôi mà đánh giá chất lượng để tiến hành thu hoạch.Vật nuôi chưa đến kì thu hoạch có nghĩa là vật nuôi chưa đủ chuẩn để thu lại kết quả. Do đã đến kỳ thu hoạch người dân đã thu lợi từ vật nuôi nên không bị ảnh hưởng nhiều khi bị Nhà nước thu hồi đất, có chăng bị thiệt hại ở khâu đầu tư cơ sở vật chất, cải tạo, đầu tư vào đất nuôi thủy sản vấn đề này sẽ được bồi thường hoặc hỗ trợ riêng. Nên Luật quy đinh không phải đền bù cho vật nuôi đến kì thu hoạch là hợp lý. Mặt khác, Luật quy định trường hợp “có thể di chuyển” nhưng không quy định cụ thể đối tượng nào có thể di chuyển tức vật nuôi có thể di chuyển được hay chủ nuôi có thể di chuyển vật nuôi. Vì có thể những loại vật nuôi hay nói cụ thể là thủy sản ở giai đoạn có khả năng “tái định cư” nhưng chủ nuôi không có đất để di chuyển thủy sản thì sẽ quy định bồi thường theo phương án hỗ trợ di dời hay thu hoạch sớm Luật vẫn còn “ bỏ ngỏ”. Các văn bản pháp luật vẫn chưa quy định cụ thể đối với thủy sản ở giai đoạn đầu tức cá giống, tôm giống, cá tôm vừa mới thả nuôi. Những trường hợp này sẽ được bồi thường theo quy định vật nuôi chưa đến kì thu hoạch hay bồi thường chi phí di dời và thiệt hại di dời? Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một văn bản hướng dẫn cụ thể hướng dẫn về cách tính mật độ vật nuôi mà đa số khi kiểm kê, đo đạc, xác định thiệt hại của ao nuôi nhân viên kiểm tra chỉ dự vào lời khai của người dân. Đôi khi mật độ của thủy sản có trong ao nuôi không đúng như lời khai vì hầu như ai cũng muốn lợi thuộc về mình. Đối với ao nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình ít ảnh hưởng nhưng nếu là ao nuôi công nghiệp sản xuất đại trà thì điều này nếu không xác định đúng mật độ thủy sản có trong ao sẽ gây tổn thất lớn trong quá trình bồi thường. Một điểm người viết còn thắc mắc tại sao Luật chỉ quy định vật nuôi là thủy sản mà loại trừ việc bồi thường cho vật nuôi là gia súc, gia cầm chưa đến kì thu hoạch. Chúng ta 56 57 Điểm b, Khoản 2, Điều 90, Luật Đất đai năm 2013 Viện ngôn ngữ, Từ điển tiếng Việt, Nxb Thanh Niên, năm 2010, tr. 650 GVHD: TS. Phan Trung Hiền 37 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang không phủ nhận rằng gia súc, gia cầm dễ di dời, ít ảnh hưởng hơn thủy sản nhưng chúng cũng là tài sản của người bị thu hồi đất, đối với hộ nuôi công nghiệp việc di dời tìm “nhà mới” không phải là chuyện đơn giản đặc biệt trường hợp người bị thu hồi không còn đủ đất ở thì phải vào tái định cư mà đất tái định cư có khi không đủ cho người ở nói gì đến động vật ở nhưng Luật không có quy định dành cho khoản hỗ trợ di dời và “tái định cư” cho gia súc, gia cầm. Theo quan điểm của người viết thì cần có quy định về hỗ trợ di dời cho gia súc, gia cầm với số lượng lớn. Trong trường hợp gia súc gia cầm không thể di dời được do không có đất “tái định cư” buộc phải bán trước kì thu hoạch thì cũng nên hỗ trợ phần chênh lệch giữa giá trị mất đi do phải thu hồi sớm với giá thị trường tại địa phương. Cần có văn bản hướng dẫn cách xác định mật độ của thủy sản có trong ao nuôi quy định rõ từng trường hợp đối với ao nuôi hộ nhỏ lẻ, ao nuôi quy mô công nghiệp, … Song song đó cần xem xét cho trường hợp thủy sản ở giai đoạn đầu thành hai trường hợp. Thứ nhất, đối với hộ nuôi con giống nhằm mục đích kinh doanh thì áp dụng phương án bồi thường như trường hợp vật nuôi đến kì thu hoạch nếu con giống đủ tuổi xuất bán còn nếu chưa đủ tuổi xuất bán thì áp dụng bồi thường như vật nuôi đến kì thu hoạch. Thứ hai, trong trường hợp hộ dân không kinh doanh giống thủy sản mà chỉ nuôi phục vụ cho nhu cầu nuôi trồng của gia đình hay thu nhập kiếm thêm thì bồi thường theo phương án vật nuôi chưa đến kì thu hoạch. Để đảm bảo sự công bằng giữa người bị thu hồi đất với nhau. Cũng nên xem xét phương án bồi thường hợp lí cho thủy sản không có đất di chuyển. Đặc biệt khi tham gia công tác kiểm kê, đo đạt … cần có sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo sự kiểm kê, đo đạc chính xác tránh tình trạng trồng cây đón đầu quy hoạch, tránh lãng phí, đảm bảo sự minh bạch, công bằng giữa những chủ thể bị thu hồi… 2.6. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI Vẫn kế thừa quy đinh của Luật Đất đai năm 2003, trình tự thủ tục thực hiện bồi thường cây trồng, vật nuôi được thực hiện cùng với trình tự thủ tục thu hồi đất quy định tại Điều 69 Luật Đất đai năm 2013. Quy trình bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là giai đoạn thứ 2 trong 3 giai đoạn: Trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết GVHD: TS. Phan Trung Hiền 38 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang định thu hồi đất, giao đất - giai đoạn thu hồi đất, bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư các giai đoạn thực hiện quyền tố cáo, khiếu nại, khởi kiện của người bị thu hồi đất Giai đoạn thu hồi đất, bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện qua các bước sau: Bước 1. Thu hồi đất Chủ đầu tư nộp hồ sơ đề nghị thu hồi đất, giao đất, thuê đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan này lập thủ tục trình UBND cùng cấp quyết định thu hồi đất đối với các trường hợp: UBND cấp huyện ra quyết định thu hồi đất cho từng trường hợp người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. UBND tỉnh ra Quyết định thu hồi đất đối với các trường hợp người sử dụng đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, quỹ đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã phường thị trấn trừ trường hợp đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam vì trường hợp này thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện. Trong trường hợp khu vực thu hồi đất có cả đối tượng mà UBND cấp Huyện và tỉnh thu hồi thì UBND cấp tỉnh ra quyết định thu hồi hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi.58 Bước 2. Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất Sau khi nhận được thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư (tổ chức thực hiện bồi thường), UBND cấp xã tiến hành kiểm kê gồm: Họ tên, địa chỉ người có đất bị thu hồi, loại đất, diện tích đất trồng cây, nuôi vật nuôi, loại cây trồng bị thiệt hại do thu hồi đất, … khi kê khai, kiểm kê cần phải thực hiện việc đo, đếm cụ thể, xác định đúng, đủ về số lượng, khối lượng, tỷ lệ % còn lại của cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại. Khi kiểm kê, người có đất bị thu hồi cần hợp tác với tổ chức thực hiện bồi thường để đo, đếm và thể hiện đầy đủ trong biên bản kiểm kê đất, tài sản trên đất, có chữ ký xác 58 Điều 66, Luật Đất đai năm 2013 GVHD: TS. Phan Trung Hiền 39 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang nhận của người có đất bị thu hồi. Trường hợp chưa thống nhất thì ghi rõ ý kiến của mình vào biên trước khi ký. Bước 3. Lập, thẩm định phương án chi tiết bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện UBND cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền; Bước 4. Hoàn chỉnh phương án Trên cơ sở ý kiến góp ý của các đối tượng có đất bị thu hồi, đại diện chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, tổ chức bồi thường tiếp thu, hoàn chỉnh phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình cơ quan chuyên môn thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Bước 5. Phê duyệt phương án chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt GVHD: TS. Phan Trung Hiền 40 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi kèm theo thông báo về việc nhận tiền bồi thường, hộ trợ tái định cư của dự án trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt; Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện. Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật Bước 6. Tổ chức chi trả bồi thường: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi. Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả. Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước. Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân GVHD: TS. Phan Trung Hiền 41 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang sách nhà nước. Khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp cho Nhà nước nhưng đến thời điểm thu hồi đất vẫn chưa nộp. Số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính này được xác định theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất; thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.59 Trường hợp số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính đến thời điểm có quyết định thu hồi đất lớn hơn số tiền được bồi thường, hỗ trợ thì hộ gia đình, cá nhân tiếp tục được ghi nợ số tiền chênh lệch đó; nếu hộ `gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư thì sau khi trừ số tiền bồi thường, hỗ trợ vào số tiền để được giao đất ở, mua nhà ở tại nơi tái định cư mà số tiền còn lại nhỏ hơn số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì hộ gia đình, cá nhân tiếp tục được ghi nợ số tiền chênh lệch đó. Tiền được bồi thường để trừ vào số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính gồm tiền được bồi thường về đất, tiền được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có). Không trừ các khoản tiền được bồi thường chi phí di chuyển, bồi thường thiệt hại về tài sản, bồi thường do ngừng sản xuất kinh doanh và các khoản tiền được hỗ trợ vào khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai. Ngoài ra, đối với trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc giao đất ở, nhà ở tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thanh toán bằng tiền theo quy định sau: Trường hợp tiền bồi thường về đất lớn hơn tiền đất ở, nhà ở hoặc tiền nhà ở tại khu tái định cư thì người tái định cư được nhận phần chênh lệch đó; Trường hợp tiền bồi thường về đất nhỏ hơn tiền đất ở, nhà ở hoặc tiền nhà ở tái định cư thì người được bố trí tái định cư phải nộp phần chênh lệch, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 22 của Nghị định 47/2014 NP-CP Trường hợp diện tích đất thu hồi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất mà chưa giải quyết xong thì tiền bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đất đang tranh chấp đó được chuyển vào Kho bạc Nhà nước chờ sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì trả cho ngươi có quyền sử dụng đất.60 Qua quy trình nói trên người viết nhận thấy công tác bồi thường cây trồng, vật nuôi vẫn chưa được chú trọng chỉ đưa ra những chỉ là những quy định nhỏ trong chuỗi quy định 59 Điều 93, Luật Đất đai năm 2013 Điều 30, Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ; tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 60 GVHD: TS. Phan Trung Hiền 42 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang lớn chú trọng vào đất và công trình xây dựng. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận Luật mới đã khắc phục những khiếm khuyết mà Luật cũ đã từng tồn: Thứ nhất, thời gian lập, thẩm định phê duyệt phương án bồi thường và chi trả tiền bồi thường điển hình như thời gian chi trả bồi thường rút ngắn lại tối đa là 30 ngày sau ngày quyết định thu hồi có hiệu lực. Trước đó không được quy định tại Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản có hướng dẫn có liên quan. Thứ hai, Luật Đất đai năm 2013 đã quy định theo hướng tăng cường hơn sự tham gia trực tiếp của nhân dân trong việc đo đạc, kiểm đếm đất đai, tài sản gắn liền với đất và xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; trách nhiệm đối thoại và giải trình của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người dân chưa có ý kiến đồng thuận. Thứ ba, luật cũng quy định xử lý đối với trường hợp chậm chi trả bồi thường do lỗi của cơ quan Nhà nước và do lỗi của người có đất thu hồi gây ra để đảm bảo trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong thực thi công vụ cũng như tăng cường ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. GVHD: TS. Phan Trung Hiền 43 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG Hậu Giang là một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, được thành lập vào năm 2004 do tách ra từ tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Cần Thơ cũ (nay là thành phố Cần Thơ). Tỉnh lỵ hiện nay là thành phố Vị Thanh. Với quan điểm phát triển đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm và tỷ trọng hàng hóa; tăng cường sản phẩm có hàm lượng chất xám cao thông qua phát huy vai trò của khoa học công nghệ; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo tiền đề hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu đưa thu nhập bình quân đầu người tương đương mức thu nhập bình quân của vùng và cả nước, nâng cao chỉ số phát triển con người. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, huy động tối đa nội lực và thu hút các nguồn lực bên ngoài, phát triển nhanh khoa học - công nghệ, nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, phục vụ đời sống nhân dân và mở rộng xuất khẩu. Hậu Giang tập trung đầu tư phát triển toàn diện và hoàn thành cơ bản kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng trên địa bàn tỉnh do đó công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cũng tăng cường hoạt động nhằm tạo ra nguồn đất sạch phục vụ cho các dự án đầu tư phát triển. 3.1 Tình hình thu hồi đất và những ảnh hưởng đối với cây trồng, vật nuôi 3.1.1 Tình hình thu hồi đất nông nghiệp Hậu Giang là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Tỉnh có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, có nguồn thủy sản phong phú vì vậy công tác thu hồi đất có ảnh hưởng rất lớn đối với tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay như: Như Báo cáo số 629/BC.CCQLĐĐ-HCTH ngày 22 tháng 5 năm 2014 Chi cục Quản lý đất đai báo cáo các công việc trong 06 tháng đầu năm và dự kiến công tác 06 tháng cuối GVHD: TS. Phan Trung Hiền 44 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang năm ( tính từ 01/01/2014 đến hết ngày 02/5/2014) thì tổng diện tích đất được thông báo thu hồi trên địa bàn tỉnh là: 54.126,4 m2 trong đó diện tích đất nông nghiệp là : 29.212,2 m2 Trước đó, theo báo cáo số198/BC-TT.PTQĐ ngày 12/01/2014 của Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Hậu Giang về tình hình thức hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng năm 2013 và phương hướng thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2014 trong hoạt động chi trả tiền bồi thường thiệt hại – Giải phóng mặt bằng kết quả như sau: Trong năm 2013, đã chi với tổng kinh phí là 55.065.995.111 đồng. Đạt 100% so với chỉ tiêu được giao. Trong đó tổng kinh phí bồi thường cho đất nông nghiệp, hoa màu và vật nuôi là 17.545.590.997 đồng chiếm 31,86%. Đồng thời đó trong năm 2013 Trung tâm phát triển quỹ đất Hậu giang đã hoàn thành thủ tục, trình cấp thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với tổng kinh phí là 115.8/300 tỷ đồng. Bao gồm các dự án sau: Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Tân Phú Thạnh ( khu giao đất cho Công ty Lạc Tỷ mở rộng, Kim Thủy, đường số 6); Nhà xử lý rác Hòa An; Khu dân cư 02 bên đường Hậu Giang, Đường ô tô cề trung tâm xã Đông Phước; Đường biến đổi khí hậu; Trung tâm giống và Khu Lâm ngư; Mở rộng quốc lộ 1A. 3.1.2 Bảo vệ đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là tài sản quý giá nhất, nguồn lực quyết định để người nông dân tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong nhiều năm, Hậu Giang đã từng bước có các chính sách để nông dân an tâm sản xuất góp phần đưa nông nghiệp phát triển toàn diện,làm thay đổi diện mạo của nông thôn mới, quỹ đất sản xuất nông nghiệp đã được bố trí một cách hợp lý theo nguyên tắc bảo vệ quỹ đất trồng lúa, đảm bảo mục tiêu cung cấp đủ lương thực trong nước bằng các biện pháp như: Thực hiện theo quy định của Nhà nước về hỗ trợ đất trồng lúa tỉnh thực hiện hỗ trợ người trồng lúa mỗi năm 500.000 đồng/ha đối với đất chuyên trồng lúa nước, 100.000 đồng/ha đối với đất lúa khác.Trường hợp người sản xuất lúa bị thiệt hại trên 70% diện tích trồng lúa do thiên tai, dịch bệnh, ngân sách nhà nước hỗ trợ 2,5 triệu đồng/ha, bị thiệt hại từ 30-70% sẽ được hỗ trợ 1,75 triệu đồng/ha.Ngoài ra, còn hỗ trợ 70% chi phí khai hoang, cải tạo đất, giống lúa... Xây dựng và triển khai thực hiện cánh đồng mẫu lớn: Cánh đồng mẫu lớn thể hiện hướng đi đúng của sản xuất nông nghiệp hàng hóa để chuyển từ sản xuất hộ sang liên kết sản xuất theo qui mô lớn, phù hợp với sắp xếp lại sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn GVHD: TS. Phan Trung Hiền 45 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang theo hướng công nghiệp, hiện đại. Các cánh đồng bước đầu đã gắn kết được với doanh nghiệp tham gia đầu tư và bao tiêu sản phẩm cho dân. Trong sản xuất nông nghiệp tỉnh đã tập trung đầu tư, hình thành các vùng chuyên canh, tập trung với các cây trồng chủ lực và đã đăng ký xây dựng nhãn hiệu, tham gia thị trường, đã có 9/10 nhãn hiệu được công nhận như: bưởi Năm Roi Phú Thành, cam Sành Ngã Bảy, khóm Cầu Đúc, chanh không hạt, cá thát lát Hậu Giang, cá rô đồng Hậu Giang, lúa Hậu Giang 2, mía đường CASUCO, Quýt đường Long Trị, (đang làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu xoài Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A). Tỉnh đã tổ chức xúc tiến thương mại và tham gia các hội chợ, triển lãm để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm và vận động doanh nghiệp tham gia liên kết, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. ng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào thực tiễn thông qua các mô hình khuyến nông - khuyến ngư, ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS phục vụ đánh giá hiện trạng và cảnh báo một số dịch hại cây lúa. Chuyển giao kỹ thuật nuôi cấy và sử dụng nấm xanh Metarhi ium anisopliae (Ma) để phòng trừ rầy nâu và các loại sâu hại khác trên lúa; thực hiện 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, cánh đồng sinh thái, cộng đồng tham gia quản lý rầy nâu, ... Tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp, hội thảo đầu bờ, tọa đàm trực tiếp với dân về các chuyên đề: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, kinh tế hộ gia đình giúp nông dân nâng cao hiểu biết về khoa học kĩ thuật sản xuất trong trồng trọt, ... Tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ vào các dự án hạ tầng nông nghiệp, nông thôn như Bờ kè chống sạt lở kênh xáng Xà No giai đoạn 2, Hệ thống đê bao Long Mỹ-Vị Thanh, Hệ thống cống ngăn mặn Nam Xà No, các công trình nâng cấp, nạo vét kênh mương từ nguồn vốn cấp bù thủy lợi phí... chỉ đạo chiến dịch giao thông thủy lợi mùa khô đạt kết quả tốt, khối lượng thủy lợi được đào đắp, nạo vét các hệ thống kênh mương là, nâng diện tích đất nông nghiệp có thủy lợi hoàn chỉnh, đê bao khép kín, …. 3.1.3 Thu hồi đất phi nông nghiệp nhưng có ảnh hướng đến cây trồng, vật nuôi Theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 thì nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm: “ Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; Đất xây dựng trụ sở cơ quan; GVHD: TS. Phan Trung Hiền 46 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác; Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác; Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;” Pháp luật hiện hành chỉ mới quy định về vấn đề bồi thường đất khi nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp mà chưa nhắc đến vấn đề bồi thường cây trồng vật nuôi. Vì hoạt động trồng trọt chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản là hoạt động liên quan đến nông nghiệp thực hiện trên phần đất nông nghiệp không phải có trên đất phi nông nghiệp. Tuy nhiên khi quá trình thu hồi đất phi nông nghiệp diễn ra nó cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đối với cây trồng vật nuôi. Điển hình tại các cơ sở tôn giáo có rất nhiều cây cổ thụ lâu năm, cây cảnh, … vừa có giá trị kinh tế cao vừa có giá trị lịch sử, ý nghĩa tâm linh nhưng những loại cây này thuộc loại cây cảnh khi bồi thường áp giá bồi thường không cao. Ngoài ra đối với một số am, tự đình, miếu, … thường có hoạt động bóc thuốc nam chữa bệnh từ thiện nên trong khuôn GVHD: TS. Phan Trung Hiền 47 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang viên thường có trồng nhiều cây dược liệu, … Một số ngôi chùa lớn còn có khuôn viên nhỏ nuôi cá chép phóng sinh. Chưa kể đến đa số trong mỗi trụ sở cơ quan đều có trong cây kiểng loại cây giá trị kinh tế không phải nhỏ. Nhưng khi bị thu hồi đất số cây trồng vật nuôi này không được nằm trong danh sách được bồi thường hoặc hỗ trợ di dời. Ngoài ra tuy không bị thu hồi đất nhưng thu hồi những khu đất phi nông nghiệp lân cận cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cây trồng, vật nuôi khi mà đào, bơm cát đá, xây dựng công trình ở khu đất kề bên có thể làm sụp gốc cây ở giáp ranh hoặc nước bẩn từ công trình tràn xuống ao nuôi … nghiêm trọng hơn là khói bụi, tiếng ồn, sự rung động ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của cây trồng, vật nuôi. Không chỉ riêng Hậu Giang, vào cuối tháng 12 năm 2013 tác giả Trần Văn-Xuân Hùng có bài viết “ Nông dân “kêu trời” vì kênh thoát lũ bồi lấp ruộng” được đăng tải trên báo Vietnamnet phản ánh tình trạng bãi thải từ dự án kênh thoát lũ đang thi công đi qua cánh đồng thuộc xã Kỳ Thịnh huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tỉnh đã gây ngập hơn 80 ha đất ruộng của dân ở đồng Bàu đồng thời gây bồi lấp khoảng hơn 20 ha đất ruộng ở đồng Biền khiến người dân không thể canh tác. Thế nhưng đơn vị UBND xã đổ lỗi cho chủ đầu tư, chủ đầu tư chờ xin ý kiến Ban quản lý dự án, Ban quản lý dự án trả lời không có văn bản nào từ chính quyền cấp xã kiến nghị lên và kết quả dân vẫn chỉ biết “ kêu trời” vì đất hoang hóa, cát phủ đầy, lúa không thể trồng. 3.2 THUẬN LỢI KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG VỀ CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI 3.2.1 Thuận lợi Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng nói chung và bồi thường vật nuôi nói riêng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang được thực hiện công khai, dân chủ, hoàn thành đúng tiến độ hợp lòng dân. Việc xác định, kiểm đếm, áp giá cây trồng, vật nuôi không phải là điều đơn giản nhưng với sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành, các cấp có liên quan đã thực hiện được đầy đủ, chính xác, minh bạch. Đa phần người dân địa phương có đất bị thu hồi tích cực phối hợp cung cấp thông tin về cây trồng vật nuôi cho tổ chức bồi thường giúp công tác kiểm tra, khảo sát đo đạt thực hiện hiệu quả. Một số trường hợp người dân không chờ hết hạn thông báo thu hồi đất đã đồng ý cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất trước thời hạn. GVHD: TS. Phan Trung Hiền 48 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang Trong hơn 10 năm thành lập, Hậu Giang hoàn thành tốt công tác bồi thường về cây trồng, vật nuôi vẫn chưa có trường hợp nào nổi bật về sai phạm trong bồi thường cây trồng, vật nuôi dĩ nhiên tỉnh cũng không phải là điểm nóng về khiếu nại khiếu kiện vượt cấp liên quan đến bồi thường cây trồng, vật nuôi do mọi thắc mắc của người dân được giải đáp tận tình, hợp lý. 3.2.2 Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi nêu trên vấn đề bồi thường cây trồng vật nuôi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang vẫn còn khá nhiều khó khăn điển hình là: Thứ nhất, theo quy định đơn giá bồi thường được tính bởi các yếu tố: chi phí giống, chi phí chăm sóc (cây trồng chưa thu hoạch), giá trị đang thu hoạch để từ đó phân loại cây trồng thành các loại: Loại A: cây trồng đang trong thời kỳ thu hoạch, năng suất cao. Loại B: cây trồng đang vào thời kỳ sinh trưởng chuẩn bị thu hoạch có phân tàn rộng tương đương như cây trong thời kỳ thu hoạch hoặc cây trong thời kỳ già cỗi, thu hoạch kém. Loại C: cây trồng nhỏ mới trồng đang trong thời kỳ phát triển tốt, theo chu kỳ sinh trưởng của cây trồng.61 Đây không phải là một công đoạn đơn giản, nó chiếm phần lớn thời gian của hoạt động bồi thường, vì không phải tất cả loại cây có một cách xác định chung mà tùy vào từng loại cây trồng ở từng nơi mà có quy chuẩn riêng để xác định như cây sắn, gáo, trâm, tràm biển, còng, gừa, điệp, vẹt, xương cá, mướp xác, ván ngựa, đước, bằng lăng, vạc, xương máu, lừ ư, bí bái, mù u, bần, … đơn vị tính là đ/cây. Còn cây mía, thơm (khóm), lúa, sen đơn vị tính lại là đ/m2 chưa kể có những loại cây phân loại theo chiều cao của cây, có những loại phân loại theo đường kính, chiều dài của lóng (cây cao vua), … đòi hỏi chuyên viên thẩm định, áp giá phải làm việc nghiêm túc, chính xác và trung thực không được thẩm định, đo, đếm một cách bất cẩn. Thứ hai, bảng giá cây trồng được quy định từ ngày 21 tháng 6 năm 2010 tại Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND chỉ mới được cấp nhật điều chỉnh một số loại giá cây trồng ở Quyết định số: 40/2011/QĐ-UBND, ngày 29 tháng 11 năm 2011. Đến nay đã gần 3 năm 61 Điểm b, Khoản 1, Điều 1, Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2010 của UBND tỉnh Hậu Giang V/v Quy định đơn giá và mật độ cây trồng để tính giá trị bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang GVHD: TS. Phan Trung Hiền 49 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang vẫn chưa được cập nhật thay đổi làm nên tình trạng giá bồi thường rất thấp so với thực tế, bồi thường không thỏa đáng cho người dân. Thứ ba, Hậu Giang đặc biệt là ở vùng huyện Phụng Hiệp người dân có loại giao dịch “bán cây con” chủ yếu là một số cây ăn trái lâu năm như cam, quýt, xoài, … khi nhà vườn đầu tư trồng đến một giai đoạn sinh trưởng nhất định thương lái sẽ vào xem xét định giá cây trồng rồi mua lại với giá nhất định trả tiền liền. Sau đó nhà vườn tiếp tục chăm sóc đến khi thu hoạch như “người chăm sóc vườn” thương lái sẽ vào thu hoạch mà không phải trả tiền thu hoạch. Như vậy đến khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất số tiền bồi thường cây trồng sẽ giao cho ai? Khi thương lái đã trả số tiền cho cây trồng nhưng không phải là chủ sở hữu phần đất mà tài sản của mình có trên đó và ngược lại. Đồng thời khi mua cây con đã được trồng thương lái đã trả số tiền khá lớn tương đương với số tiền cây thu hoạch qua nhiều vụ nhưng khi thẩm định giá giá bồi thường lại không bằng số tiền đã bỏ ra. Điều này đang làm đau đầu cơ quan chức năng của Hậu Giang khi không biết thực hiện bồi thường như thế nào là thỏa đáng. Thứ tư, tuy không phải là tình trạng phổ biến trong địa bàn tỉnh như hành vi trồng cây đón đầu quy hoạch cũng làm cho không ít dự án phải “ chết đứng”. Dù chỉ mới nghe thông tin rất mơ hồ về việc quy hoạch đất để triển khai dự án mà nhiều hộ dân đã bỏ công sức, tiền của vào việc trồng cây “chờ dự án”. Thông thường tình trạng này hay có sự “hưởng ứng” thấy người đi mua cây về trồng nhiều hộ lân cận cũng sẽ làm theo. Khéo theo nhiều nhà gây nhiều tổn thất cho chủ thể bồi thường vì hiện tại đất của người dân, người dân có quyền trồng cây để hưởng lợi, chính quyền địa phương không có quyền can thiệp vào cũng chưa có chế tài nào dành cho hành vi “trồng cây đón đầu quy hoạch” cũng như rất khó xác định được hộ nào trồng cây chờ thu hồi. 3.3 THỰC TRẠNG VỀ THIỆT HẠI CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI CHƯA ĐƯỢC PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH TÍNH BỒI THƯỜNG TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG THU HỒI ĐẤT TẠI HẬU GIANG 3.3.1 Ảnh hưởng từ bụi khu công nghiệp làm vườn cây ăn trái không thể sinh hoa kết quả Ô nhiễm không khí là mối đe dọa nghiêm trọng tới đa dạng sinh học và các hệ sinh thái. Bụi trong không khí hấp thụ những tia cực ngắn của mặt trời làm cho cây không lớn và khó nảy mầm, những nơi ô nhiễm không khi nặng cây cối ở đó còi cọc không phát triển được. Đặc biệt cây hai bên quốc lộ bị phủ đầy lớp bụi dày đặc làm cản trở quá trình quang GVHD: TS. Phan Trung Hiền 50 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang hợp nên rất cằn cỗi. Theo đánh giá chủ quan của 25 hộ dân sống quanh công ty TNHH sản xuất kinh doanh Mỹ Phú ở xã Thạnh Hòa huyện Phụng Hiệp cho thấy: bụi của nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi gây ra ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cối mùa màng, môi trường sinh thái xung quanh. Có đến 70% số hộ được khảo sát cho rằng bụi phủ đầy lá cây, 25% làm cho cây cối chậm phát triển. Mặc dù đã có chủ trương các lò gạch thủ công trên toàn quốc phải chấm dứt hoạt động trước ngày 31/12/201062 nhưng hiện nay trên địa bàn thị trấn Mái Giầm gần khu công nghiệp sông Hậu vẫn còn một số ít lò gạch tự phát gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng đến mùa màng của người dân xung quanh lò gạch liên tục nhả khói làm mùa màng thất thu, cây cối khô héo và chết. Hiện vẫn chưa được xử lý. 3.3.2 Nguồn nước ô nhiễm ảnh hưởng đến cây trồng và vật nuôi Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Hậu Giang hiện nay khá phổ biến làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân cũng như hoạt động canh tác nông nghiệp. Điển hình là các trường hợp sau: Hằng ngày công ty cổ phần thủy sản Nam Sông Hậu (khu công nghiệp Sông Hậu, xã Đông Phú, huyện Châu Thành) sử dụng Mô-tơ đặt ngầm trong bể thu gom nước thải để bơm vào đường ống ngầm sâu đặt dưới nền xi măng để đưa nước thải chưa qua xử lý ra môi trường hàng ngày trung bình khoảng 450-900m3 hậu quả là hơn 700 gốc cam sành của hộ ông Ngô Văn Bảy không thể phát triển và gần 60% ao cá rô Hậu Giang, cá lóc của những hộ nuôi lân cận không hiểu vì sao mà chết, gần 25 ha ruộng lúa bị bỏ hoang do đất ruộng có cặn bã biến chất. Đồng thời nguồn nước trở nên đen và có mùi lạ không thể sử dụng sinh hoạt cũng như tưới tiêu.63 Từ năm 2007 đến nay, công ty Việt Hải liên tục gây ô nhiễm môi trường, năm 2008 và 2009, công ty đã bị phạt vi phạm ô nhiễm môi trường trên 35 triệu đồng, hành vi gây ô nhiễm gây chết lúa và cá của người dân đã được ghi nhận. Nhiều diện tích lúa của người dân quanh công ty hiện vẫn chưa thể gieo cấy. Hộ ông Lê Văn Đởm (thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A) có 0,2 ha ruộng giáp bờ tường Công ty Việt Hải. Mấy năm nay, ông 62 Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu không nung đến 2020. 63 Hậu Giang: Bắt quả tang Công ty cổ phần thủy sản Nam Sông Hậu xả nước thải bẩn ra môi trường, https://www.google.com.vn/?gws_rd=ssl#q=ty+c%E1%BB%95+ph%E1%BA%A7n+th%E1%BB%A7y+s%E1%B A%A3n+Nam+S%C3%B4ng+H%E1%BA%ADu [ truy cập ngày: 28/8/2014] GVHD: TS. Phan Trung Hiền 51 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang không thể trồng lúa hoặc có trồng thì cũng không cho thu hoạch do nước thải, chất thải của công ty chảy ra làm đất ruộng đầy cặn bã và biến chất, những năm đầu khi mới ô nhiễm ông vẫn có thể trồng lúa được nhưng đến nay thì toàn bộ phần đất không thể sử dụng được. Đáng nói là khu đất hoang hóa đầy cỏ cặp bờ tường là thuộc sở hữu nhà máy. Họ sang nhượng từ của ai đó để làm ao chứa chất thải, nước thải; lâu ngày quá tải nên chất thải chảy tràn qua nhiều miếng ruộng khác. Bây giờ không phải riêng đất ông Đởm mà có một số miếng đất khác cũng phải bỏ hoang. Ở ngay bờ tường rào của công ty, người dân phát hiện 2 cống thoát nước từ bên tường nhà máy Việt Hải qua khu đất hoang mà lãnh đạo nhà máy cho là của người dân. Những gì tại đây cho thấy nước thải từ nhà máy thường xuyên chảy qua. Ban ngày người dân không thấy nước thải ra vì chỉ khi tối đến tầm khoảng 22h đến 23h thì nước thải mới bắt đầu chảy ra ngoài.Tuy nhiên lãnh đạo công ty lại khẳng định là không có chuyện đó vì đã có hệ thống xử lý nước thải đúng tiêu chuẩn. 64 Không những bị ảnh hưởng từ hoạt động của các khu công nghiệp mà hiện tại nhiều hộ dân ở xã Thạnh Hòa (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) nhiều năm nay sống khốn khổ bởi thường xuyên phải ngửi mùi hôi từ lò hỏa táng, bị ô nhiễm nguồn nước,... khi nhà của họ nằm lọt giữa hai nghĩa trang Sơn trang tiên cảnh và Hoa viên nghĩa trang. Ảnh hưởng nặng nề nhất mà người dân ở đây gánh chịu là do nền nghĩa trang làm cao hơn nhà dân nên nước từ các mồ chảy xuống gây ô nhiễm; rồi thêm khói bụi, mùi hôi khó chịu từ lò hỏa táng khi thiêu người chết đã gây nhiều tổn hại cho người dân. Rồi nguồn nước bị ô nhiễm từ lò hỏa táng, các phần mộ nên hơn 10ha đất nông nghiệp không thể nuôi cá, trồng rau được gì mấy năm nay65. Đây cũng là một trong những ảnh hưởng điển hình của tình trạng “ thu hồi đất phi nông nghiệp ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi”. 3.3.3 Một số kiến nghị về ảnh hưởng bụi khu công nghiệp và nguồn nước bị ô nhiễm làm giảm năng suất cây trồng vật nuôi. Ảnh hưởng từ và nguồn nước bị ô nhiễm từ các khu công nghiệp là vấn đề phức không chỉ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, sự 64 Ngọc Thiện(TTXVN), Hậu Giang: Dân kiện một công ty xả thải trái phép, http://www.vietnamplus.vn/hau-giangdan-kien-mot-cong-ty-xa-thai-trai-phep/103961.vnp [truy cập ngày: 12/9/2014] 65 Huỳnh Hải ( tin tức xa lộ), Khốn khổ sống giữa hai nghĩa trang, http://xalo.vn/news/tl/Khon-kho-song-giua-hainghia-trang/0-0-1-20-1256550.htm [truy cập ngày: 12/9/2014] GVHD: TS. Phan Trung Hiền 52 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang sinh hoạt của người dân. Do đó việc kiểm soát và giảm thiểu “ô nhiễm bụi khí” và ô nhiễm nguồn nước phải dựa trên việc triển khai đồng bộ các giải pháp. Người viết xin đưa ra một số giải pháp như sau: 3.3.3.1 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hệ thống chính sách pháp luật Giải pháp này không chỉ ở Hậu Giang mà cần thực hiện trên cả hệ thống pháp luật quốc gia vì để hoạt động quản lý và kiểm soát chất lượng không khí, nguồn nước mà các khu công nghiệp thải ra đạt hiệu quả cần hoàn thiện các cơ chế, chính sách và pháp luật, đặc biệt cần thiết phải xây dựng văn bản quy định riêng đối với môi trường không khí, nguồn nước của khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Xây dựng ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2014 sắp có hiệu lực vào đầu năm 2015, trong đó chi tiết hóa các điều khoản bao gồm các nội dung về quản lí chất thải khí và chất thải nước từ các ngành hoạt động phát triển kinh tế như sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, … để từ đó kiểm soát nguyên nhiên liệu nhằm kiểm soát chặt chẽ nguồn phát thải. Tiếp tục rà soát, bổ sung hoàn thiện một số văn bản còn thiếu hoặc quy định chưa đầy đủ như: quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trong công tác quản lý môi trường, tránh chồng chéo, xây dựng quy chế quản lý chất lượng khí thải, nước thải…Ban hành quy định về kiểm kê nguồn thải, cơ chế công bố thông tin, kế hoạch quản lý môi trường không khí và nước, tăng cường chế tài xử phạt và quy định rõ tiêu chí đánh giá mức độ ô nhiễm đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí, nước, ... 3.3.3.2 Đẩy mạnh hoạt động quan trắc và kiểm kê nguồn thải Tập trung xây dựng mạng lưới quan trắc chất lượng không khí và nguồn nước tại các khu công nghiệp lớn trong địa bàn tỉnh như khu công nghiệp Tân Phú Thạnh, Phú Hữu, Sông Hậu, …để giám sát, phát hiện các vấn đề ô nhiểm khí thải, nước thải ra môi trường. Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại cho trạm quan trắc không khí, nước thải, đặc biệt là quan trắc bụi và bụi mịn ( tập trung cho hệ thống khí tự động, cố định và di động). Cũng như quan trắc chất lượng không khí, nước thải, kiểm kê nguồn phát thải tại các khu công nghiệp trong địa bàn tỉnh cung cấp số liệu quan trọng cho việc xây dựng chính sách môi trường phát triển bền vững của tỉnh. GVHD: TS. Phan Trung Hiền 53 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang Tăng cường cung cấp, công khai thông tin, số liệu quan trắc môi trường không khí, nước, số liệu kiểm kê nguồn phát thải, số liệu kiểm kê ảnh hưởng cây trồng, vật nuôi đặc biệt là thủy sinh vật từ các khu công nghiệp cho các ban ngành, đơn vị có nhu cầu. 3.3.3.3 Kiểm soát, giảm phát thải chất ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất công nghiệp trong địa bàn tỉnh. Kiểm soát chặc chẽ các cơ sở công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường, cấm các cơ sở sản xuất lạc hậu, bắt buộc các hoạt động sản xuất công nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn về nước thải, khí thải. Đưa các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật môi trường vào trong các hạng mục thiết kế của dự án về sản xuất công nghiệp ngay từ giai đoạn đầu tư, xây dựng. Đối với nguồn thải lớn phải lắp đặt hệ thống giám sát khí thải ống khói, lắp đặt và vận hành thường xuyên các hệ thống quan trắc tự động liên tục. Các cơ sở phải nộp báo cáo thực hiện nghiêm túc về việc giao nộp báo cáo phát thải hàng năm. 3.3.3.4 Tăng cường sự tham gia của công đồng, dân cư Mở rộng các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân trong tỉnh biết về chất lượng môi trường xung quanh, lắng nghe ý kiến của người dân sống gần khu công nghiệp, khu phát thải. Tăng cường hoạt động của các cơ quan truyền thông trong tỉnh xây dựng các chương trình công khai về những cơ sở có hệ thống xử lý chất thải tốt, các cơ sở không có hệ thống xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” vì nếu như cơ quan chức năng chịu lắng nghe xem xét kiểm tra đánh giá thì tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước của công ty TNHH Việt Hải đã không kéo dài từ nhiều năm qua làm ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế của người dân xung quanh. GVHD: TS. Phan Trung Hiền 54 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang KẾT LUẬN “Bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất” đã, đang và sẽ là vấn đề quan tâm của xã hội. Bởi vì, nó không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp của người dân mất đất mà nó còn ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án của chủ đầu tư, sâu xa hơn nữa nó còn ảnh hưởng đến sự bền vững của nền chính trị nước ta. Khi mà mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa càng đến gần thì công tác thu hồi đất phục vụ cho mục đích mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng phải cơ bản được hoàn thành, nhưng bên cạnh sự phát triển đơn thuần thì chúng ta cần nghĩ đến một sự phát triển bền vững khác vì Việt Nam là nước đi lên từ ngành “lúa nước” cơ cấu nông nghiệp chiếm một tỉ trọng không nhỏ trong cơ cấu GDP hàng năm của đất nước phải bằng cách nào đi lên thành một nước công nghiệp nhưng không mất đi cội nguồn, không ảnh hưởng đến gốc rễ mới là điều quan trọng. Duy chỉ việc thu hồi đất đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta, những con lộ cắt ngang cánh đồng, ao cá, những khu công nghiệp mọc lên trên hàng nghìn ha ruộng lúa vườn ăn trái, … Đất có thể mất đi để phục vụ cho sự phát triển của đất nước nhưng điều đó không phải công sức của người dân có trên đất cũng phải mất theo. Công tác bồi thường cây trồng, vật nuôi được thực hiện không phải chỉ bù đắp tổn thất hiện tại về tài sản đã lấy đi mà còn phải đảm bảo được đời sống hậu thu hồi đất của người dân bị mất đất, mất cây trồng và vật nuôi. Hậu Giang là một tỉnh nhỏ mới thành lập không quá 10 năm nhưng hòa chung với mục tiêu phát triển của đất nước Hậu Giang tích cực xây dựng đề án nhằm mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Do vậy, vấn đế thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng là không tránh khỏi. Đặc biệt Hậu Giang lại là một trong những trung tâm lúa gạo của vùng Tây Nam Bộ. Thế mạnh của tỉnh là cây ăn quả các loại, và thủy sản nước ngọt, … nên công tác bồi thường thiệt hại cây trồng, vật nuôi hầu như có trong mọi dự án. Nhìn chung hoạt động áp dụng pháp luật khi bồi thường cây trồng, vật nuôi của tỉnh cơ bản đạt được nhiều kết quả tích cực góp phần không nhỏ cho sự thành công của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng giúp sớm trao mặt bằng GVHD: TS. Phan Trung Hiền 55 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang sạch cho các nhà đầu tư để dự án thi công hoàn thành đúng tiến độ. Song cũng như phân tích ở trên công tác bồi thường cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn thiếu sót. Trong quá trình nghiên cứu pháp luật liên quan đến đề tài, cùng những hiểu biết của bản thân trên thực tế người viết xin đưa ra một số giải pháp sau: Thứ nhất, cần hoàn thiện pháp luật về bồi thường cây trồng, vật nuôi hiện hành, cần xác định thêm đối tượng được bồi thường là lâm sản ngoài gỗ, cây cảnh, gia súc, gia cầm được chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, các loại vật nuôi giống, … Thứ hai, đơn giá của cây trồng, vật nuôi được bồi thường cần phải cập nhật liên tục để sát với giá thị trường tránh tình trạng bồi thường không tương xứng với phần thiệt hại đã mất đi. Thứ ba, cần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đạo đức cũng như ý thức trách nhiệm của chuyên viên, lãnh đạo công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đồng thời nâng cao trình độ nhận thức của người dân về pháp luật bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Tránh những tình trạng dân bất hợp tác trong công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng. Thứ tư, cần tiếp xúc lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, giải đáp những thắc mắc của người dân trong quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm tránh những tình trạng dân kiếu nại kiếu kiện do không đồng ý với kết quả bồi thường. Thứ năm, cần xem xét hỗ trợ cho những hộ dân thu nhập chính dựa vào phần cây trồng, vật nuôi đã bị thu hồi không để xảy ra tình trạng dân lâm vào nghèo khó sau khi bị thu hồi đất. Thứ sáu, không phải chỉ bồi thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp cũng cần quan tâm bồi thường thiệt hại đến cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng trong quá trình thu hồi đất phi nông nghiệp. Thứ bảy, phải có những chế tài hợp lí đối với các doanh nghiệp gián tiếp gây thiệt hại đến cây trồng vật nuôi bằng các hành vi thải chất thải chưa xử lý ra môi trường. Phải có những quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà hành vi đó gây nên. Cuối cùng là nên biểu dương những cá nhân, tập thể xuất sắc hoàn thành tốt công tác bồi thường, và có các biện pháp chế tài hợp lí đối với trường hợp lợi dụng khe hở của pháp luật về bồi thường cây trồng, vật nuôi để trục lợi cá nhân mình. GVHD: TS. Phan Trung Hiền 56 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang Nói tóm lại, cần phải quan tâm đến lợi ích và khó khăn của người dân trong quá trình bồi thường cây trồng, vật nuôi. Bồi thường không chỉ trả lại họ một khoản tiền nhất định là xong mọi vấn đề. Vấn đề là làm sao giảm đến mức tối đa những tổn thất mà quá trình thu hồi đất gây nên phải tạo mọi điều kiện giúp người dân có cơ hội tái sản xuất sau khi bị thu hồi đất mất cây trồng và vật nuôi mới là điều quan trọng. GVHD: TS. Phan Trung Hiền 57 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục văn bản quy phạm pháp luật 1. Luật Đất Đai năm 2003. (hết hiệu lực) 2. Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. 3. Luật Đất Đai năm 2013. 4. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. (hết hiệu lực) 5. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. (hết hiệu lực) 6. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. (hết hiệu lực) 7. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai số 45/2013/QH13. 8. Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ; tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 9. Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 năm 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. (hết hiệu lực) 10. Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. (hết hiệu lực) 11. Quyết định số 14/2010/QĐ-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. (hết hiệu lực) GVHD: TS. Phan Trung Hiền 58 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang 12. Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang quy định về đơn giá và mật độ cây trồng để tính giá trị bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. 13. Quyết định số 08/2011/QĐ_UBND ngày 22 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 14/2010/QĐUBND ngày 21 tháng 6 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Danh mục sách, báo tạp chí 1. Phan Trung Hiền, Ai bảo vệ quyền lợi cho người nông dân, Thời báo kinh tế Sài Gòn ngày 14 tháng 08 năm 2004. 2. Phan Trung Hiền, Giáo trình luật hành chính đô thị, nông thôn, Khoa Luật, Đại Học Cần Thơ,tháng 2, năm 2009. 3. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009. 4. Phan Trung Hiền, Hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, Tạo chí Nghiên cứu lập pháp, số 23(232), 2012. 5. Phan Trung Hiền, Kiến nghị hoàn thiện cơ sở hiến định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 06(238), 2013. 6. Phan Trung Hiền, Về nội hàm một số khái niệm trong pháp luật đất đai, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 20(252),2013. 7. Phan Trung Hiền: Những điều cần biết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014. Danh mục trang thông tin điện tử 1. Ánh Tuyết,Cá rô http://www.haugiang.gov.vn/Portal/HtmlView.aspx?pageid=5404&ItemID=24932&mid=8 735&pageindex=8&siteid=76 2. Bình Minh, Kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến cây cà phê http://www.lamdong.gov.vn/vi-VN/a/book/Pages/books/Caphe/phan2.htm GVHD: TS. Phan Trung Hiền 59 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất-Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang 3. Đăng Minh, Chỉ bồi thường một vụ khi thu hồi có cây trồng là chưa thỏa đáng, Báo điện tử Cand online, http://www.cand.com.vn/vi-VN/thoisu/2011/4/214003.cand 4. Huỳnh Hải(tin tức xa lộ), Khốn khổ sống giữa hai nghĩa trang, http://xalo.vn/news/tl/Khon-kho-song-giua-hai-nghia-trang/0-0-1-20-1256550.htm 5. Ngọc Thiện(TTXVN), Hậu Giang: Dân kiện một công ty xả thải trái phép, http://www.vietnamplus.vn/hau-giang-dan-kien-mot-cong-ty-xa-thai-trai-phep/103961.vnp 6. Thành Nam, Lấn chiếm đất công vẫn nóng: Nhiều trường hợp tiếp tay cho các sai phạm, http://www.tinmoi.vn/lan-chiem-dat-cong-van-nong-nhieu-truong-hop-tiep-tay-chocac-sai-pham-011058622.html GVHD: TS. Phan Trung Hiền 60 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh [...]... về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất GVHD: TS Phan Trung Hiền 18 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất- Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang Đối với vật nuôi (nuôi trồng thủy sản) được bồi thường theo quy định sau: Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi. .. được tính bồi thường 22 Khoản 2, Điều 92, Luật Đất Đai năm 2013 GVHD: TS Phan Trung Hiền 15 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất- Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT 2.1 LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆC BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI 2.1.1... với đất khi Nhà nước thu hồi đất nói chung bồi thường cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất vẫn chưa được các nhà làm luật chú tâm đến 2.1.2 Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến khi có Luật Đất đai năm 2003 Luật Đất đai năm 1993 vẫn chưa dành một điều luật nào quy định bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi mà chỉ quy định về quyền của người sử dụng đất là “…, được bồi thường. .. việc Nhà nước trả cho người có đất bị thu hồi những thiệt hại về quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất do việc thu hồi đất gây ra” Khác với khái niệm ở Luật Đất đai năm 19 Khoản 6 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003 GVHD: TS Phan Trung Hiền 10 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất- Thực tiễn. .. thu hồi đất Rất tiếc cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm cụ thể về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất Luật Đất đai năm 2003 có quy định: bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất 1 9với định nghĩa này ta thấy luật chỉ... nhưng thực hiện thu hồi đất qua nhiều năm Trong đó công tác bồi thường cây trồng, vật nuôi đóng một vai trò không nhỏ nhằm hài hòa lợi ích của các bên GVHD: TS Phan Trung Hiền 11 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất- Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang  Đối với Nhà nước Là một quốc gia nông nghiệp với tổng diện tích đất nông... Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất- Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang này khi bị thu hồi đất sẽ được áp giá ra sao khi luật chưa đưa ra căn cứ tính giá trị bồi thường? Đồng thời, việc áp giá dựa vào sản lượng thu hoạch ba năm liền kề trước tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất Vậy thế nào là cây trồng chính tại địa... giống vật nuôi, Nxb.Giáo Dục,năm 2009,tr.6 15 Khoản 2, Điều 90, Luật Đất Đai năm 2013 16 Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển bách khoa, năm 2010, tr.150 GVHD: TS Phan Trung Hiền 8 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất- Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang Tại sao nói vậy? Vì khi thu hồi Nhà nước chỉ thu hồi đất – không... Điều 75, Luật Đất đai năm 2013 Khoản 5, Điều 75, Luật Đất đai năm 2013 44 Khoản 6, Điều 75, Luật Đất đai năm 2013 43 GVHD: TS Phan Trung Hiền 25 SVTH: Nguyễn Nhật Quỳnh Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với cây trồng vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất- Thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang Nhưng nhìn chung so với Luật Đất đai năm 2003 thì Luật Đất đai năm 2013 chỉ có quy định thêm về đối tượng... trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây: Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường; Đối với vật

Ngày đăng: 03/10/2015, 15:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan