quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam

85 692 2
quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI ---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA: 2011-2015 Đề tài: QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: Ths. Thạch Huôn Bộ Môn : Luật Thương Mại Sinh viên thực hiện: Neáng Sóc Dom MSSV: 5115789 Lớp: Luật Tư Pháp 1-K37 Cần Thơ, Tháng 12- 2014 1 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………….... .………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ....………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ....………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ....………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ....………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ....………………………………………………………………………………………… Cần Thơ, Ngày…..tháng……năm……… 2 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN  …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………....……… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………....……… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………....……… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………....……… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………....……… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Cần Thơ, Ngày…..tháng……năm……… 3 LỜI CẢM ƠN ****** Thấm thoát bốn năm học qua mau, cánh cửa đại học đang từ từ khép lại lưu giữ bao kỉ niệm thời sinh viên và hành trang của mỗi chúng ta mang theo khi rời ghế giảng đường là những tri thức mà Thầy Cô bao ngày qua đã tận tâm truyền dạy. Để hoàn thành được quyển luận văn này, ngoài sự nỗ lực, phấn đấu của bản thân là sự giúp đỡ của những người rất quan trọng luôn sát cánh cùng tôi, đó là những lời động viên của cha mẹ, sự khích lệ của những người bạn và sự trợ giúp của những Thầy Cô khoa luật – Đại học Cần Thơ đã trang bị cho tôi những kiến thức để tôi có cách tiếp cận tốt với vấn đề nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến sự nhiệt tình, tận tâm của người hướng dẫn tôi, Ths. Thạch Huôn. Thầy đã truyền những kiến thức, những phương pháp tiếp cận với vấn đề để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn và những lời chỉ bảo của Thầy không những hữu ích với việc làm luận văn mà còn cho tôi những kinh nghiệm để bước vào cuộc sống. Với sự hiểu biết trên lĩnh vực này còn hạn chế, trong quá trình nghiên cứu có thể không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy Cô và các bạn để bài luận văn được hoàn thiện hơn. Cuối cùng tôi xin chúc tất cả mọi người dồi dào sức khỏe, tràn đầy niềm vui, gặt hái nhiều thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn. Sinh viên thực hiện Neáng Sóc Dom MSSV : 5115789 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ****** BLHS BLTTHS Bộ luật hình sự Bộ luật Tố tụng hình sự CQĐT CRC Hanava HRC Cơ quan điều tra Convention on the Rights of the Child (Công ước về quyền trẻ em) Bộ quy tắc của LHQ về bảo vệ trẻ em bị tước tự do 1990 Human Right Campaign (Ủy ban về quyền con người) ICCPR LHQ International Covenant on Civil and Political Rights ( Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, 1966) Liên Hiệp Quốc (United Nations) NCTN NCTNPT PLHS TAND Người chưa thành niên Người chưa thành niên phạm tội. Pháp luật hình sự Tòa án nhân dân TANDTC THTT TNHS Tòa án nhân dân tối cao Tiến hành tố tụng. Trách nhiệm hình sự TTHS UDHR VAHS VKS Tố tụng hình sự Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, 1948 Vụ án hình sự Viện kiểm sát VN XHCN Việt Nam Xã hội chủ nghĩa 5 MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 10 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 10 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 11 3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 11 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 11 5. Kết cấu đề tài ............................................................................................... 11 CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI ......................................................................... 12 1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 12 1.1.1. Khái niệm quyền con người ......................................................... 12 1.1.2. Khái niệm quyền công dân ........................................................... 13 1.1.3. Khái niệm người chưa thành niên và người chưa thành niên phạm tội.................................................................................................. 13 1.1.3.1. Khái niệm người chưa thành niên ........................................... 13 1.1.3.2. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội ............................. 16 1.1.4. Khái niệm quyền của người chưa thành niên phạm tội ............... 17 1.2. Sự phát triển của chế định quyền của người chưa thành niên phạm tội trên thế giới và Việt Nam ......................................................................... 18 1.2.1.Sự phát triển chế định quyền của người chưa thành niên phạm tội trên thế giới ............................................................................................ 18 1.2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển ........................................... 18 1.2.1.2.Các văn bản pháp lý Quốc tế liên quan .................................... 19 1.2.1.3.Các nhóm quan điểm chính hiện nay ........................................ 21 1.2.2. Sự phát triển chế định quyền của người chưa thành niên phạm tộiở Việt Nam ......................................................................................... 22 1.2.2.1. Lịch sử hình thành và nhận thức về quyền của người chưa thành niên phạm tội ....................................................................................... 22 1.2.2.2. Sự phát triển của chế định quyền của người chưa thành niên phạm tội qua các giai đoạn .................................................................. 23 1.3. Các chủ thể liên quan .............................................................................. 26 1.3.1. Chủ thể quyền............................................................................... 26 1.3.1.1. Người chưa thành niên phạm tội nói chung theo pháp luật quốc tế ......................................................................................................... 26 6 1.3.1.2. Người chưa thành niên phạm tội với độ tuổi theo từng quốc gia quy định. .............................................................................................. 26 1.3.2. Chủ thể trách nhiệm ..................................................................... 27 1.3.2.1. Cơ quan tiến hành tố tụng ....................................................... 27 1.3.2.2. Gia đình và các tổ chức khác .................................................. 20 1.4. Ý nghĩa và sự cần thiết của chế định quyền của người chưa thành niên phạm tội ................................................................................................... 29 CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI ................................................................................................................ 31 2.1. Các nguyên tắc cơ bản quyền của người chưa thành niên trong pháp luật pháp quốc tế ............................................................................................. 31 2.1.1. Sự an toàn được đặt lên hàng đầu ............................................... 31 2.1.2. Không bị phân biệt đối xử ............................................................ 32 2.1.3. Lịch sự, và chuyên nghiệp trong đối xử với người chưa thành niên ................................................................................................................ 33 2.1.4. Trước khi xét xử, người chưa thành niên luôn được suy đoán vô tội............................................................................................................ 33 2.1.5. Người chưa thành niên được đối xử theo quy định pháp luật quốc gia ........................................................................................................... 35 2.2. Quyền cơ bản của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế ............................................................................................................... 36 2.2.1.Giai đoạn điều tra .......................................................................... 36 2.2.1.1. Quyền khi tiếp xúc và giao tiếp với cán bộ thực thi ................. 36 2.2.1.2. Quyền được đảm bảo bí mật ................................................... 38 2.2.1.3. Quyền được trình bày quan điểm ............................................ 39 2.2.2. Giai đoạn bị bắt giữ hoặc bị giam giữ .......................................... 40 2.2.2.1. Quyền không bị bắt giữ và bị giam giữ tùy tiện ....................... 40 2.2.2.2. Quyền được giam riêng với người đã thành niên ..................... 41 2.2.2.3. Quyền được sự tham gia của cha mẹ (người giám hộ) và người trợ giúp pháp lý ................................................................................... 42 2.2.2.4. Quyền giữ im lặng và quyền có luật sư.................................... 43 2.2.2.5. Quyền được chăm sóc, bảo vệ và hỗ trợ .................................. 44 2.2.2.6. Việc sử dụng vũ lực hoặc biện pháp khác đối với người chưa thành niên chỉ là ngoại lệ .................................................................... 45 2.2.3. Giai đoạn bị xét xử và tuyên án .................................................... 47 7 2.2.3.1. Phạt tù chỉ được áp dụng sau cùng, trong thời gian ngắn nhất 47 2.2.3.2. Quyền được bảo vệ khỏi sự đối xử và trừng phạt vô nhân đạo 48 2.2.3.3. Quyền được chuyền sang các chương trình hoà nhập cộng đồng ............................................................................................................ 49 2.2.4.Giai đoạn khi bị tước quyền tự do ................................................. 50 2.2.4.1.Quyền được cung cấp, sử dụng những phương tiện và dịch vụ . 51 2.2.4.2. Quyền được giáo dục và tiếp cận các hoạt động khác ............. 52 2.2.4.3. Quyền được bảo vệ và hỗ trở khi trở về với xã hội .................. 56 2.3. Việc thực hiện các cam kết quốc tế về bảo đảm quyền của người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam......................................................... 58 2.3.1. Lĩnh vực hình sự .......................................................................... 58 2.3.2. Lĩnh vực tố tụng hình sự .............................................................. 60 2.4. So sánh quyền của NCTNPT trong Pháp luật Việt Nam và Pháp luật Quốc tế .............................................................................................................. 62 2.4.1. Khác biệt trong sử dụng thuật ngữ “trẻ em” và “người chưa thành niên”....................................................................................................... 62 2.4.2. Quy định về bảo vệ quyền riêng tư người chưa thành niên ......... 63 2.4.3. Về hình phạt áp dụng và các biện pháp khác ............................... 64 2.4.4. Về sự tham gia tố tụng của các chủ thể khác ............................... 64 2.4.5. Về chế độ đối với phạm nhân chưa thành niên............................ 65 2.5. Thực tiễn và một số giải pháp kiến nghị nhằm bảo vệ cơ chế quyền của người chưa thành niên phạm tội ........................................................... 66 2.5.1. Thực trạng liên quan vấn đề quyền người chưa thành niên phạm tội............................................................................................................ 66 2.5.1.1. Về yêu cầu đối với người tiến hành tố tụng ............................. 67 2.5.1.2. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và vấn đề giám hộ đối với người chưa thành niên ................................................................... 68 2.5.1.3. Việc đảm bảo quyền bào chữa................................................. 69 2.5.1.4. Vấn đề bảo đảm bí mật, riêng tư người chưa thành niên ......... 70 2.5.1.5. Vấn đề áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội...........................................................................................61 2.5.2. Hạn chế và giải pháp hoàn thiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người chưa thành niên phạm tội ........................................... 71 2.5.2.1. Hạn chế trong việc bảo vệ quyền người chưa thành niên phạm tội ........................................................................................................ 71 8 2.5.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện nhằm bảo vệ quyền người chưa thành niên phạm tội ............................................................................. 74 KẾT LUẬN ................................................................................................... 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 9 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Pháp luật với tư cách là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nó luôn tác động và ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các quan hệ xã hội nói chung và tới các đối tượng mà nó điều chỉnh nói riêng. Một trong những đối tượng đặc biệt đó, có thế hệ trẻ, thế hệ thanh thiếu niên hay cụ thể hơn là những NCTN chính là chủ nhân tương lai của đất nước. Họ nắm giữ vẫn mệnh của đất nước trong tay, hành động của họ quyết định sự phát triển hay suy thoái của một quốc gia. “Giành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em” là mục tiêu quan trọng đối với VN và các nước tham gia Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Tình hình tội phạm do NCTN thực hiện ngày càng phức tạp và đang trở thành sự quan tâm, lo lắng của nhiều nước, hậu quả không chỉ trước mắt mà còn là gánh nặng cho thế hệ mai sau. Bên cạnh việc phòng chống tội phạm ở lứa tuổi chưa thành niên cần có cơ chế bảo vệ quyền của họ vì họ là nhóm xã hội “non nớt” dễ bị xâm hại. Ở tất cả các quốc gia trên thế giới, NCTN đang phải tham gia vào các thủ tục tố tụng của Toà án do việc thực hiện những hành vi trái pháp luật hình sự bị coi là tội phạm. Quan hệ này diễn ra vào thời điểm mà NCTN vốn rất dễ bị tổn thương đang cần được giúp đỡ và hướng dẫn nhất. Các thủ tục, các kỹ năng tố tụng đặc biệt hết sức quan trọng để bảo đảm rằng sự tiếp xúc với các cơ quan THTT, người THTT thì các em được đối xử một cách công bằng, được tạo cơ hội và hướng dẫn để chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình và hơn thế nữa, được tạo một cơ hội tránh mắc phải những sai phạm như vậy trong tương lai để lớn lên thành những người có trách nhiệm. Ở VN, mặc dù chính sách hình sự VN đã có những chế định đặc thù bảo vệ quyền cho NCTN nhưng thực tiễn áp dụng vẫn còn có những vướng mắc cần khắc phục. Đó là sự thiếu hoàn thiện của hệ thống pháp luật và một bộ phận không nhỏ trong đội ngũ các cán bộ, công chức còn thiếu ý thức, tinh thần trách nhiệm chưa cao. Điều đó khiến cho việc ghi nhận cũng như việc đảm bảo thực thi các quyền của NCTNPT trong cuộc sống còn những tồn tại và hạn chế nhất định, thậm chí mức độ xâm hại đối với các quyền của NCTNPT trong thời gian qua đã khiến dư luận phải vào cuộc và vấn đề đã trở thành một chủ đề nóng bỏng, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật, đòi hỏi nhà nước cần có những chính sách phù hợp không chỉ với những quy định trong ĐƯQT mà nước CHXHCNVN là thành viên, mà còn phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc. Qua những vấn đề lí luận và thực tiễn áp dụng chúng ta cần nghiên cứu, đánh giá chính xác hiệu quả của pháp luật trong việc áp dụng đối với NCTNPT để đề ra những 10 quy định phù hợp vừa giúp nâng cao hiệu quả của pháp luật, vừa làm giảm được vi phạm của NCTN và đặc biệt quyền của NCTN được bảo vệ chính đáng và phù hợp. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” là vấn đề mang tính thời sự và cấp thiết nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của thực tiễn đó. 2. Mục tiêu nghiên cứu Người viết cố gắng nghiên cứu một cách tương đối toàn diện các quy định pháp luật quốc tế cũng như pháp luật trong nước hiện hành về quyền của NCTNPT, qua đó phân tích một cách cụ thể và so sánh chi tiết liên quan chế định này. Đồng thời người viết tìm hiểu thực tiễn hoạt động của các cơ quan tư pháp, thông qua đó phát hiện và nêu ra một số vấn đề bất cập trong quy định hiện hành và đề ra phương hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTNPT. 3. Phạm vi nghiên cứu Quyền của NCTN được bảo vệ dưới cả hai góc độ: người phạm tội hoặc người bị hại . Trong phạm vi bài viết này người viết chỉ tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn xoay quanh quyền của đối tượng là NCTNPT. Cụ thể nội dung nghiên cứu bao gồm: lý luận liên quan quyền của NCTNPT, những quy định của pháp luật có liên quan, phân tích đánh giá những bất cập từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực để khắc phục và góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền của NCTNPT. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được những mục đích đã đặt ra, người viết sử dụng một số kiến thức đã học, thu thập và tổng hợp các tài liệu, các văn bản pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế, một số tạp chí chuyên ngành liên quan đến đề tài. Đồng thời, vận dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích luật viết, phân tích tổng hợp, lịch sử, logic, so sánh pháp luật, phương pháp thống kê, phương pháp nghiên cứu lý luận và sưu tầm trên sách vở…. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của đề tài gồm 2 chương với kết cấu như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quyền của người chưa thành niên phạm tội. Chương 2: Quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền của người chưa thành niên phạm tội. 11 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm quyền con người QCN hay còn gọi là nhân quyền là một phạm trù đa diện và khá phức tạp. Chính vì vậy, hiện nay có rất nhiều định nghĩa về QCN, mỗi định nghĩa tiếp cận theo những góc độ khác nhau. Một định nghĩa rất phổ biến thường được trích dẫn bởi các học giả theo học thuyết quyền tự nhiên: QCN là những quyền cơ bản, không thể tước bỏ mà một người vốn được thừa hưởng đơn giản vì họ là con người1. Ở cấp độ quốc tế, có một định nghĩa của Văn phòng cao ủy LHQ về QCN2: QCN là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người.3 Hay nói một cách đơn giản như học giả Trung Quốc Đồng Vân Hồ thì “có thể nói gọn lại, nhân quyền là quyền tồn tại, phát triển một cách tự do, bình đẳng”.4 Ở VN, đã có nhiều tác phẩm phân tích về vấn đề QCN. Trong tác phẩm Giáo trình Lý luận và pháp luật về QCN, các tác giả định nghĩa: QCN là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Bên cạnh đó, Học giả Nguyễn Bá Diến cho rằng: QCN là các khả năng của con người được đảm bảo bằng pháp luật (luật quốc gia và luật quốc tế) về sử dụng và chi phối các phúc lợi xã hội, các giá trị vật chất, văn hóa và tinh thần, sử dụng quyền tự do trong xã hội trong phạm vi luật định và quyền quyết định các hoạt động của mình và của người khác trên cơ sở pháp luật.5 Bên cạnh định nghĩa QCN với tư cách là phạm trù luật học còn có một số định nghĩa phổ biến trong giảng dạy, nghiên cứu về nhân quyền ở nước ta : Nhân quyền (hay QCN) là những năng lực và nhu cầu vốn có và chỉ có ở con người, với tư cách là thành viên cộng đồng nhân loại, được thể chế hóa bằng pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.6 Như vậy nhìn ở gốc độ nào và ở cấp độ nào thì QCN cũng được xác định như là những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ. Những chuẩn mực 1 http://en.wikipedia.org/wiki/Human_rights. Office of High commissoner for Human Right – OHCHR 3 OHCHR, Freequently Asked Questions on a Human Rights-based Approach to Development Cooperation, New York and Geneva, 2006, trang 1. 4 Xem Đồng Văn Hồ, “Nguồn gốc của khái niệm nhân quyền và diễn biến lịch sự của nó”, Tạp chí Thế giới tri thức (Trung Quốc), số 13-1992. 5 Nguyễn Bá Diến (1993), Về quyền con người - trong tập chuyên khảo "quyền con người, quyền công dân", Tập 1, Trung tâm nghiên cứu quyền con người - Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr. 30 - 56. 6 Học viện CTQG Hồ Chí Minh (1993), Tập bài giảng lý luận về Quyền con người, Nxb Sự thật, Hà Nội. 2 12 này được kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại. Đó là sự kết hợp giữa các yếu tố dân tộc và quốc tế, giai cấp và nhân loài. Khi xem xét QCN cần phải đặt trong một không gian và thời gian nhất định để có được nhìn nhận khách quan nhất về QCN. 1.1.2. Khái niệm quyền công dân Quyền công dân đã xuất hiện từ lâu trong lịch sự nhân loại, được sử dụng phổ biến trong khoa học pháp lý. Quyền công dân ở các quốc gia trên thế giới thường quy định các chế định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các văn bản pháp luật, đặt biệt là trong Hiến Pháp - văn bản có giá trị pháp lý cao nhất. Quyền công dân gắn liền với một quốc gia nhất định, được pháp luật của mỗi quốc gia ghi nhận, thể hiện mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước, được xác định bởi chế định quốc tịch. Quyền công dân là tập hợp những QCN được pháp luật của một nước ghi nhận và chỉ những người mang quốc tịch của một nước thì mới được hưởng các quyền công dân mà pháp luật nước đó quy định. Trong ý nghĩa pháp lý, khái niệm quyền công dân hẹp hơn khái niệm QCN, không bao quát tất cả các quyền của cá nhân con người được nhà nước thừa nhận và bảo vệ bằng pháp luật trong nước cũng như pháp luật quốc tế. Về phương diện chủ thể, QCN ngoài cá nhân được xác định là công dân còn bao hàm cả những người không phải là công dân (người nước ngoài, người không quốc tịch..). Những người này tuy không được hưởng quyền công dân nhưng vẫn được hưởng các QCN với tính cách là một thực thể tự nhiên – xã hội. Theo PGSTS.Trần Ngọc Đường có đúc kết quan niệm về quyền công dân như sau: “ Quyền công dân là QCN, là những giá trị gắn liền với một nhà nước nhất định và được nhà nước đó bảo hộ bằng pháp luật của mình đối với người mang quốc tịch của nước mình, thể hiện mối quan hệ pháp lý cơ bản giữa mỗi cá nhân công dân với một nhà nước cụ thể”.7 Tại VN, Hiến pháp năm 2013 đã có sự phân biệt sự khác nhau giữa “quyền con người” và“quyền công dân”. Để làm rõ sự khác biệt này, tham khảo các công ước Quốc tế về QCN và Hiến pháp của các nước, Hiến pháp sửa đổi đã sử dụng từ “mọi người” và từ “không ai” khi thể hiện QCN và dùng từ “công dân” khi quy định về quyền công dân. 1.1.3. Khái niệm người chưa thành niên và người chưa thành niên phạm tội 1.1.3.1. Khái niệm người chưa thành niên “Người chưa thành niên” không phải là một khái niệm mới, nó được sử dụng phổ biến dùng trong nhiều ngành khoa học nhưng mỗi góc độ nghiên cứu, mỗi ngành khoa học có khái niệm về NCTN khác nhau. Luật học nghiên cứu NCTN để xác định quyền 7 PGS.TS. Trần Ngọc Đường: “ Bàn về Quyền con người, Quyền công dân” (Sách tham khảo), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2004, tr.22. 13 và nghĩa vụ, trách nhiệm của họ khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Bên cạnh khái niệm này chúng ta còn bắt gặp các khái niệm “vị thành niên”, “trẻ em”.  Khái niệm NCTN theo Pháp luật hiện hành của một số nước khác Nghiên cứu về NCTN các nhà tâm lý học trên thế giới đã đưa ra nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau. Chẳng hạn như G.Stanley cho rằng thời kỳ chưa thành niên là thời kỳ quá độ từ trẻ em chuyển lên người lớn; là thời kỳ gắn liền với những xung đột, xáo trộn tâm trạng. Nhà tâm lý học Erik. Erikson cho rằng thời kỳ chưa thành niên diễn ra ở giai đoạn thứ năm trong tám giai đoạn của cuộc đời con người.8 NCTN là những người chưa phát triển đầy đủ về nhân cách, chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Để xác định một người nào đó ở giai đoạn nào trong cuộc đời, người ta thường căn cứ vào độ tuổi. Pháp luật ở mỗi quốc gia quy định độ tuổi cụ thể của NCTN. Thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc tuổi chưa thành niên cũng có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau như : E.Spranger cho rằng tuổi chưa thành niên bắt đầu từ 14 tuổi và kết thúc khi được 17 tuổi; Còn D.B.Bromley và Đ.B.Encônhin thì cho rằng tuổi chưa thành niên bắt đầu từ 11 tuổi và kết thúc khi 15 tuổi; từ 12 đến 15 tuổi (J.piagie) hay có sự phân biệt giữa nam và nữ như: nam là từ 14 đến 16 tuổi, nữ là từ 11 đến 13 tuổi (Buhler); nam 12 đến 17 tuổi, nữ 12 đến 15 tuổi (Grimn).9 Theo quan niệm quốc tế thì trẻ em (Child) là người dưới 18 tuổi, NCTN (Juvenile) là người từ 15 đến 18 tuổi, thanh niên (Youth) là người từ 15 đến 24 tuổi,. Theo quy định tại Điều 1 CRC thì : "Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn". Trong một số văn bản, khái niệm trẻ em được gọi là NCTN hoặc thanh thiếu niên. Tuy nhiên, trong quan hệ với pháp luật và thực thi pháp luật, trẻ em thường được gọi là NCTN. Bên cạnh đó Quy tắc Hanava nêu cụ thể: “NCTN là người dưới 18 tuổi..." (Quy tắc 2.1 mục a). Ngoài ra khái niệm này còn được hiểu rằng: “NCTN là trẻ em hay người ít tuổi tuỳ theo từng hệ thống pháp luật có thể bị xét xử vì phạm pháp theo một phương thức khác với việc xét xử người lớn”.10 Như vậy khi đưa ra khái niệm trẻ em hay NCTN, pháp luật quốc tế không dựa vào đặc điểm tâm - sinh lý hay sự phát triển thể chất, tinh thần mà trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc xác định độ tuổi. Tuy nhiên, do sự phát triển của từng quốc gia có thể quy định độ tuổi đó sớm hơn, khái niệm NCTN ở các quốc gia cũng khác nhau. 8 Erik Erikson và học thuyết về sự phát triển con người, http://www.suckhoetamthan.net/detail.php?article_id=4863 9 Vũ Dũng, Tâm lý học tuổi vị thành niên, Tạp chí Tâm lý học, số 4/1998, trang 12-21. 10 Quy tắc số 2.2 của Quy tắc Bắc Kinh 14  Khái niệm NCTN theo Pháp luật Việt Nam hiện hành Ở VN, trước đây thường sử dụng khái niệm “trẻ em”, “vị thành niên” để chỉ những người dưới 18 tuổi. Xét về định tính,11 khi đề cập đến thuật ngữ “trẻ em” thông thường chúng ta liên tưởng đến hình ảnh ngây thơ, bột phát còn NCTN là những đối tượng còn phải sống phụ thuộc vào gia đình và nhà trường dễ bị ảnh hưởng nặng từ môi trường xung quanh. Độ tuổi này đang có sự non nớt về thể chất và nhận thức, nên luôn cần được xã hội và pháp luật quan tâm chăm sóc nhiều hơn so với nguời đã thành niên. Trong một số sách báo và trong đối thoại thường ngày, ta còn có thể gặp khái niệm “vị thành niên”, một khái niệm hoàn toàn đồng nghĩa với “chưa thành niên”, vì vị được hiểu là thiếu, khuyết hoặc chưa tới hoặc chưa đủ…12 Theo PLVN, từ những kinh nghiệm được thừa nhận trong quá khứ, dựa trên những thành tựu do các ngành khoa học khác nhau mang lại cũng như tiếp thu các văn bản pháp luật quốc tế mà các nhà làm luật đã đưa ra về NCTN, tùy theo từng lĩnh vực điều chỉnh của từng ngành luật. Tất cả các văn bản pháp luật đó đều quy định tuổi của NCTN là dưới 18 tuổi và quy định riêng những chế định pháp luật đối với NCTN trong từng lĩnh vực cụ thể. PLHS VN coi NCTN là người chưa đầy đủ năng lực TNHS như người đã thành niên phạm tội. Điều 12 BLHS năm 1999 quy định NCTN bao gồm những người từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi; còn những người chưa đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là người không có đủ năng lực TNHS. Trong Bộ luật Dân sự năm 2005, tại Điều 18 nói rõ: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là NCTN”. Theo Điều 119 Bộ luật Lao động hiện hành thì: “Người lao động chưa thành niên là người dưới 18 tuổi” hay tại Điều 7 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành cũng quy định vấn đề này “ Người chưa đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì phạt cảnh cáo. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính có thể bị áp dụng hình thức xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này”. Tóm lại, khái niệm NCTN được xây dựng dựa trên sự phát triển về mặt thể chất và tinh thần của con người và được cụ thể hoá bằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản pháp luật của từng quốc gia. Theo đó, người ta quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của NCTN. Như vậy, có thể khái niệm: NCTN là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên. 11 Định tính : xác định theo tính chất, theo Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên), NXB văn hóa – Thông tin Tp.HCM, 1999, tr.643. 12 Nguyễn Lân (2006), Từ điển Từ và Ngữ tiếng việt, NXB tổng hợp TP.HCM, tr.2030, 1688. Vị thành niên là người chưa đến tuổi trưởng thành. Thanh niên là người được pháp luật là đã trưởng thành và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc làm của mình. 15 1.1.3.2. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội NCTNPT là một hiện tượng, một thực tế tồn tại ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Quy tắc Bắc Kinh đã có quy định ngắn gọn về vấn đề này, theo đó “ NCTNPT là trẻ em hay thanh thiếu niên bị cáo buộc, hay bị kết luận là đã phạm tội”.13 Bên cạnh đó, Quy tắc còn định nghĩa “phạm tội” là bất cứ hành vi (hành động hoặc không hành động) nào bị pháp luật xử phạt tùy theo từng hệ thống pháp luật.14 Như vậy khái niệm trên được xây dựng một cách thẩn trọng để có thể áp dụng trong các hệ thống pháp luật khác nhau. Mỗi quốc gia đều giải quyết vấn đề NCTNPT theo những mức độ, cách thức khác nhau tuỳ thuộc vào những điều kiện, tập quán, pháp luật của mỗi nước. Ở VN, để một NCTN được xem là phạm tội thì phải thỏa các điều kiện dưới đây:  Trước hết, họ phải là NCTN Vấn đề này đã được người viết phân tích ở mục 1.1.3.1. Để xem xét NCTN có phải là người phạm tội hay không, cần xem xét về độ tuổi. Tuổi chịu TNHS của NCTNPT được chia thành hai nhóm tuổi: nhóm thứ nhất, từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nhóm này phải chịu TNHS về mọi tội phạm mà không cần biết họ phạm tội cố ý hoặc vô ý. Và nhóm thứ hai là từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, theo đó người trong nhóm tuổi này phải chịu TNHS với tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.15 BLHS cũng căn cứ vào lỗi và mức độ nguy hiểm của tội phạm để quyết định có tội hay không có tội. Với mức nguy hiểm của tội phạm có sự phân định với những mức độ khác nhau cụ thể. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.16  Điều kiện tiếp theo đồng thời với điều kiện đủ tuổi chịu TNHS là NCTN phải có năng lực TNHS Theo Điều 13 BLHS hiện hành về tình trạng không có năng lực TNHS có thể hiểu là người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức 13 Điểm c Quy tắc 2.2 của Quy tắc Bắc Kinh Điểm b Quy tắc 2.2 của Quy tắc Bắc Kinh 15 Điều 12 BLHS BLHS năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 16 Khoản 3 Điều 8 BLHS năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 14 16 hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Tuy nhiên, người phạm tội trong khi có năng lực TNHS, nhưng đã lâm vào tình trạng nêu trên trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu TNHS. Từ quy định trên, có thể rút ra được: người có năng lực TNHS là người không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.”  Đã thực hiện hành vi mà Luật Hình sự quy định là tội phạm Sau khi đáp ứng các điều kiện trên (là NCTN, đủ tuổi chịu TNHS, có năng lực TNHS) và người đó phải thực hiện hành vi mà hành vi đó được PLHS quy định là tội phạm thì mới được xem là NCTN phạm tội. Tức là người đó đã thực hiện ít nhất một hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến khách thể được BLHS hiện hành bảo vệ.  Cuối cùng là hành vi phạm tội thực hiện bởi NCTN phải là hành vi có lỗi Lỗi là thái độ chủ quan của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. NCTN thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ bị coi là người phạm tội phải chịu TNHS khi hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ được thực hiện do có lỗi. Tuy nhiên, do khả năng nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội trong hành vi của mình, cũng như khả năng điều khiển hành vi ở các lứa tuổi của NCTN khác nhau, nên đánh giá về mức độ lỗi của NCTN đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do họ thực hiện cũng khác nhau. Như vậy, theo tinh thần của điều luật và những phân tích nêu trên có thể định nghĩa NCTNPT ( theo pháp luật VN ) như sau : “NCTNPT là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, đã thực hiện hành vi phạm tội, thỏa mãn các điều kiện chủ thể của tội phạm, tức là họ phải có năng lực TNHS, trong đó từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đối với trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý, đặc biệt nghiêm trọng hoặc từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đối với mọi tội phạm.” 1.1.4. Khái niệm quyền của người chưa thành niên phạm tội “Quyền” được hiểu theo góc độ pháp lý là điều mà pháp luật công nhận cho người có quyền được hưởng, được làm, được đòi hỏi. Một hoạt động mà các quốc gia trên toàn cầu đang nỗ lực thực hiện là tìm mọi cách bảo đảm hệ thống pháp luật liên quan đến NCTNPT tuân thủ theo đúng luật quốc tế về QCN. Hiện nay vẫn chưa có khái niêm cụ thể về “quyền của người chưa thành niên phạm tội”. Trên cơ sở tiếp thu từ các khái niệm có liên quan, theo quan điểm của người viết, chúng ta có thể hiểu rằng: “ Quyền của NCTNPT là quyền được bảo vệ và hưởng một số quy định đặc biệt hơn so với người đã thành niên phạm tội khi NCTN tham gia vào các thủ tục thủ tục tố tụng do việc thực hiện những hành vi trái PLHS bị coi là tội 17 phạm”. Có nghĩa là các em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức xâm phạm và ngược đãi từ thời điểm hành vi phạm pháp bị phát hiện cho đến suốt quá trình điều tra, truy tố và xét xử hành vi đó. Kết quả là hình thành thủ tục tố tụng đặc biệt dành cho đối tượng này, được xây dựng trên cơ sở những đặc thù về tâm sinh lý của họ, trên cơ sở yêu cầu đảm bảo QCN của họ cao hơn so với đối tượng là người đã thành niên. Những thủ tục đặc biệt này đặc ra những yêu cầu cao hơn, chặt chẽ hơn về nghĩa vụ tố tụng của cơ quan THTT trong quan hệ với bị can, bị cáo là NCTN, và thuận lợi hơn, hỗ trợ nhiều hơn cho họ trong việc sử dụng các quyền tố tụng của mình, hạn chế nhiều hơn những tác động tiêu cực có thể có đối với quá trình giải quyết vụ án. Ở góc độ pháp luật VN, chúng ta có thể khái niệm “ Quyền của NCTNPT là tổng thể hành vi tố tụng mà pháp luật TTHS Việt Nam cho phép người đã bị khởi tố về hình sự và người đã bị tòa án quyết định đưa ra xét xử là người dưới 18 tuổi có thể sử dụng cũng như được hưởng những quy định, trình tự, điều kiện riêng hoặc có tính chất bổ sung để có thể bảo vệ một cách tốt nhất, thuận lợi nhất lợi ích chính đáng của NCTN.” Điều này có nghĩa rằng, NCTN trực tiếp tham gia các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực hình sự và TTHS. Quan hệ này diễn ra vào thời điểm mà NCTN vốn rất dễ bị tổn thương đang cần được giúp đỡ và hướng dẫn nhất. Các kỹ năng tố tụng đặc biệt hết sức quan trọng để bảo đảm rằng sự tiếp xúc với các cơ quan THTT, người THTT thì các em được đối xử một cách công bằng, được tạo cơ hội và hướng dẫn để chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình và hơn thế nữa, được tạo một cơ hội tránh mắc phải những sai phạm như vậy trong tương lai để lớn lên thành người có trách nhiệm. 1.2. Sự phát triển của chế định quyền của người chưa thành niên phạm tội trên thế giới và Việt Nam 1.2.1.Sự phát triển chế định quyền của người chưa thành niên phạm tội trên thế giới 1.2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển Quyền của trẻ em nói chung, quyền của NCTNPT nói riêng ngày càng trở thành vấn đề quan tâm của cộng đồng quốc tế. Như ta đã biết, “Quyền của NCTNPT ” là một bộ phận nhỏ cấu thành “quyền trẻ em”. Do đó để biết rõ lịch sự phát triển của chế định quyền của NCTNPT chúng ta cần tìm hiểu thông qua lịch sử hình thành “quyền trẻ em”. Từ lâu trẻ em đã được coi là một trong các nhóm xã hội dễ bị tổn thương nhất và được các nhà nước quan tâm bảo vệ về mọi mặt, kể cả khi trẻ em có hành vi lệch lạc. Từ thề kỷ XIV, ở Châu Âu đã xuất hiện những dự án công cộng dành cho trẻ em (bệnh viện spedale Degli Innocenti ở Florent, Italia). Hoặc cũng thời kì này ở Châu Á, Bộ luật Hồng Đức còn có quy định thể hiện sự khoan hồng đối với NCTNPT. 18 Mặc dù vậy, trong thời kỳ trước đây, ở tất cả các xã hội, việc bảo vệ trẻ em về cơ bản xuất phát từ các gốc độ tình thương, lòng nhân đạo và sự che chở chứ không phải dưới gốc độ nghĩa vụ bảo vệ quyền. Do vậy, việc bảo vệ trẻ em ở thời kỳ trước về cơ bản chưa mang tính phổ biến, và ràng buộc về nghĩa vụ với mọi đối tượng trong xã hội. Phải đến đầu thế kỷ XX, thuật ngữ pháp lý “ quyền trẻ em” mới được đề cập sau một loạt biến cố quốc tế lớn. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã khiến rất nhiều trẻ em ở Châu Âu bị rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tình cảnh đó đã thúc đẩy hai tổ chức cứu trợ trẻ em đầu tiên trên thế giới ở Anh và Thụy Điển năm 1919. Vào năm 1923, bà Eglantyne Jebb – người sáng lập Quỹ cứu trợ trẻ em của nước Anh năm 1919 – đã soạn thảo một bản Tuyên bố gồm 7 điểm, trong đó kêu gọi thừa nhận và bảo vệ các quyền của trẻ em. Vào năm sau (1924), bản Tuyên ngôn này được Hội Quốc Liên thông qua. Sự kiện này có thể coi là mốc đánh dấu thời điểm thuật ngữ “quyền trẻ em” lần đầu tiên được nêu chính thức trong pháp luật quốc tế. Sau khi thành lập LHQ đã đưa vấn đề quyền trẻ em phát triển lên một bước ngoặc mới. Với mệnh đề mở đầu phổ biến trong UDHR và hai công ước về các quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 là mọi người có quyền hoặc bất cứ người nào đều có quyền… Điều 24: Công ước về các quyền chính trị-quân sự năm 1966 (VN gia nhập năm 1982) nêu rõ “Mọi trẻ em, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản hoặc dòng dõi đều có quyền được hưởng sự bảo hộ của gia đình, xã hội và nhà nước”. Dựa trên cách tiếp cận đó, năm 1959, Đại hội đồng LHQ đã thông qua một văn kiện riêng về quyền trẻ em (Tuyên bố của LHQ về quyền trẻ em) khẳng định: “Loài người có trách nhiệm trao cho trẻ em điều tốt đẹp nhất”. Tuyên bố này là tiền đề để LHQ xây dựng và thông qua Công ước về quyền trẻ em (CRC) vào ngày 20/11/1989. Có thể nói trước năm 1989, có rất nhiều văn bản pháp lý quốc tế về QCN nói chung nhưng chưa có ĐƯQT riêng về quyền trẻ em, tình trạng trẻ em bị xâm phạm, bị ngược đãi, bị bốc lột…xảy ra ở tất cả các khu vực trên thế giới. Với sự nỗ lực của các quốc gia CRC đã được thông qua và kí kết ngày 20/11/1989 và có hiệu lực từ ngày 2/9/1990. Cũng có thể khẳng định, Công ước là đỉnh cao của nền pháp luật quốc tế. Kể từ đây các quốc gia đã có nền tảng pháp lý vững chắc để bổ sung hoàn thiện pháp luật liên quan trẻ em của quốc gia mình. 1.2.1.2.Các văn bản pháp lý Quốc tế liên quan Trong hệ thống pháp luật về QCN, có rất nhiều hướng dẫn, quy tắc, tiêu chuẩn hoặc các khuyến cáo trong lĩnh vực tư pháp liên quan đến việc thực thi CRC. Những văn kiện này quy định chi tiết các tiêu chuẩn hoặc cung cấp các hướng dẫn thực hành chi tiết trong lĩnh vực hẹp và cụ thể hơn bao gồm: 19  Bộ quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của LHQ đối với quản lý Tư pháp NCTN năm 1985 (Quy tắc Bắc Kinh), quy định khuôn khổ pháp lý mà hệ thống tư pháp của các quốc gia nên tuân theo để đảm bảo rằng trẻ em vi phạm pháp luật được đối xử một cách công bằng và nhân đạo. Trong đó chỉ rõ các yêu cầu đối với việc quy định tuổi chịu TNHS, bảo vệ sự riêng tư, quyền của NCTNPT và các yêu cầu về thủ tục điều tra, truy tố, xét xử, việc xử lý chuyển hướng và giam giữ.  Bộ quy tắc của LHQ về bảo vệ trẻ em bị tước tự do năm 1990, gọi tắc là quy tắc Hanava, thiết lập một tiêu chuẩn tối thiểu cho việc bảo vệ những trẻ em bị tước tự do dưới mọi hình thức, bao gồm trẻ em sống trong các cơ sở giam giữ hoặc nhà tù. Các yêu cầu đối với quản lý các cơ sở giam giữ NCTN như hồ sơ tài liệu; môi trường vật chất và nơi ăn ở; giáo dục đào tạo nghề và việc làm… được quy định rõ ràng và chi tiết.  Các bình luận của Ủy ban quyền trẻ em (UN Committee on the Right of the Child) đưa ra những hướng dẫn thực hiện và lưu ý đối với việc thực thi CRC liên quan đến tư pháp NCTN, và quyền tham gia của trẻ em trong đó bao gồm tham gia các hoạt động tư pháp. Những văn kiện pháp lý nêu trên có cùng đặc điểm là chuyên dành cho bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực tư pháp; nhưng đề cập đến những khía cạnh khác nhau, có mức độ phổ biến và ảnh hưởng khác nhau. Quy tắc Bắc Kinh và Quy tắc Havana phổ biến hơn và thường xuyên được viện dẫn hơn. Song các văn bản pháp lý nêu trên có mối quan hệ tương trợ, cùng nhau tạo nên những khuôn khổ và chuẩn mực cho việc bảo vệ quyền trẻ em trong lĩnh vực tư pháp nói chung, quyền của NCTNPT nói riêng. CRC có hiệu lực bắt buộc, tạo ra những trách nhiệm chính thức đối với 193 quốc gia. Ngoài những văn kiện pháp lý chuyên dành cho trẻ em, có nhiều các công ước quốc tế khác về QCN cũng có thể viễn dẫn như: - Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (United Nations 1948); - Các quy tắc về tiêu chuẩn tối thiểu trong việc đối xử với tù nhân (United Nations 1955); - Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (United Nations 1966a); Công ước chống tra tấn và đối xử hoặc hình phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc làm hèn hạ (United Nations 1984); Những công ước quốc tế không chuyên dành cho trẻ em nêu trên mặc dù không đặc biệt liên quan như những văn kiện chuyên dùng cho trẻ em nhưng có những đóng góp trong việc làm sáng tỏ những vấn đề nhất định về quyền trẻ em trong lĩnh vực mà người viết đang nghiên cứu. 20 1.2.1.3.Các nhóm quan điểm chính hiện nay Các quốc gia trên thế giới đều thống nhất rằng mọi người đều phải được đối xử bình đẳng và chung sống với nhau trong hòa bình và tự do. Tất cả trẻ em cũng đều có các quyền như vậy và những quyền này đều được thừa nhận trong Công ước của LHQ về Quyền trẻ em. Những quyền này nhằm để đảm bảo rằng trẻ em được hưởng những gì mà các em cần để lớn lên, phát triển và học tập trong hòa bình, sức khỏe và trở thành người có ích cho xã hội. Một trong những quyền quan trọng mà các em dễ bị xâm phạm nhất đó là “quyền được bảo vệ khỏi những khó khăn trong suốt quá trình tư pháp hình sự”. Có nghĩa là các em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức xâm phạm và ngược đãi từ thời điểm hành vi phạm pháp bị phát hiện cho đến suốt quá trình điều tra, truy tố và xét xử hành vi đó. Như vậy có thể thấy rằng, ở mỗi quốc gia, tuỳ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội, lịch sử lập pháp, truyền thống và các yếu tố về tâm - sinh lý của con người, cũng như về tình hình phạm tội và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm ở NCTN mà có những quy định về độ tuổi, mức độ chịu TNHS, thủ tục, cách thức xử lý hành vi phạm tội... của NCTN khác nhau. Song không thể phủ nhận một điều, đó là mục đích xem xét, xử lý hành vi phạm tội của NCTN nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các em sửa chữa sai lầm, phấn đấu trở thành người có đức, có tài giúp ích cho xã hội. Pháp luật của các nước đều hướng tới bảo vệ QCN của NCTN từ mọi góc độ. Từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX, do xu hướng ngày càng gia tăng của các tội phạm có tính chất mức độ ngày càng nguy hiểm do NCTN thực hiện. Ở một số quốc gia, điển hình là Canada, Anh và xứ Wales… đã có cách tiếp cận mang tính cứng rắn hơn trong việc xử lý trách nhiệm của NCTN có hành vi phạm tội. Hệ thống Tòa án cho NCTN đã từng tồn tại ở các quốc gia này đã chuyển dần từ yêu cầu về trách nhiệm phục hồi sang việc nhấn mạnh yếu tố trách nhiệm và trừng phạt trong việc xử lý các hành vi phạm tội do NCTN thực hiện, theo hướng gần tương đương đối với người đã thành niên phạm tội. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy đường lối “cứng rắn” này trong việc xử lý NCTNPT cũng không chứng tỏ được hiệu quả rõ rệt của nó trong việc làm giảm bớt số lượng các vi phạm pháp luật và tội phạm do NCTN thực hiện hay hỗ trợ quá trình tái hòa nhập cộng đồng của người chưa thành niên.17 Về xu hướng áp dụng nhiều hơn các biện pháp có tính chất trấn áp. Trong thời gian gần đây, tội phạm vị thành niên ở Pháp có xu hướng gia tăng, đặc biệt là tội phạm có tính chất băng nhóm. Các nghiên cứu mới nhất đều khẳng định tội phạm vị thành niên có hướng trẻ hóa, tái phạm nhiều lần ngày càng cao mà nguyên nhân chính là tâm 17 Viện khoa học xét xử, tlđd. 21 lý coi thường pháp luật, không sợ bị trừng phạt bởi pháp luật.18 Chính vì vậy, trong hai dự luật của các nhà lập pháp của Pháp đã đưa ra quy định có tính chất cứng rắn hơn như : cho phép các cơ quan THTT áp dụng biện pháp đưa người phạm tội ra xét xử ngắn nhất 19 hay hạn chế việc áp dụng những biện pháp cảnh cáo hoặc giao về cho cha mẹ hay người thân thích mà cho phép áp dụng biện pháp cách ly môi trường phạm tội đối với trẻ em từ 10 tuổi đến dưới 18 tuổi. Đối với NCTN tái phạm nhiều lần từ 16 tuổi trở lên không áp dụng nguyên tắc giảm nhẹ hình phạt20, còn đối với người dưới 16 tuổi tái phạm nhiều lần, Tòa án vẫn có thể áp dụng nguyên tắc giảm nhẹ hình phạt, nhưng phải bằng những căn cứ có sức thuyết phục. Ở Mỹ, hệ thống luật pháp vị thành niên cũng luôn gây tranh cãi. Rất nhiều người tự do lập luận rằng có các vị thành niên phải được hưởng những quyền theo Hiến pháp áp dụng cho người lớn và chỉ trích hệ thống luật pháp vị thành niên vì tính gia trưởng và độc đoán.21 Những ngưởi bảo thủ thì chỉ trích gắt gao tính khoan dung của hệ thống pháp luật vị thành niên, chỉ rằng nam giới 21 tuổi có tỉ lệ phạm tội cao nhất. Bất chấp sự chỉ trích, hệ thống luật pháp vị thành niên vẫn tồn tại vẫn tồn tại do chưa có sự nhất trí về một phương án thay thế. Theo thông lệ quốc tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với trẻ em cũng như đối với NCTN dù họ có phạm tội nghiêm trọng như thế nào. Tuy vậy, tại một số ít nước trên thế giới, theo báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trên thế giới và tổ chức Ân xá quốc tế, trong năm 2005 vẫn còn áp dụng tù chung thân cho trẻ em và NCTN là Hoa Kỳ, Israel, Cộng hoà Nam Phi, Tanzania. 1.2.2. Sự phát triển chế định quyền của người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam 1.2.2.1. Lịch sử hình thành và nhận thức về quyền của người chưa thành niên phạm tội Kế thừa, tiếp thu và phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền trẻ em và trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em, Đảng và nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em, coi việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là mối quan tâm đặc biệt hàng đầu. 18 Xem dự án phòng ngừa tội phạm có tính chất tái phạm của người đã thành niên và NCTN (Projet de loi sur la re1cidive des majeurs et des mineur) ngày 13/6/2007 19 NCTNPT từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thông thường thời gian điều tra theo thủ tục rút ngắn mất từ 10 đến 30 ngày, theo dự luật ngày 21/11/2006 cho phép áp dụng xét xử trong thời gian ngắn nhất – thẩm chí là một ngày. 20 Theo dự luật ngày 13/06/2007, hình phạt áp dụng trong trường hợp này như người đã thành niên. 21 Xem Janet E.Ainsworth, “Re-Imagining childhood and Reconstructing the Legal order: The case for abolishing Juvenile court”, 69 N.C.L.Rev, 1083 (1991); Barry C.Feld, “Criminalizing the America Juvenile Court”, trong 17 Crime and Justice: An Annual Review or Review or Research 197 (michael Tonry chủ biên, 1993). 22 Hiến pháp đầu tiên năm 1946 có quy định “…trẻ em được săn sóc về mặt giáo dưỡng”; “Nhà nước thực hiện nền sơ học cưỡng bức và không học phí, học trò nghèo được Chính phủ giúp đỡ” và điều đó cũng được kế thừa qua các Hiến pháp năm 1959, 1980,1992, 2013 các quyền trẻ em ngày càng được bổ sung, hoàn thiện và phát triển. Từ khi VN ký Công ước CRC, hàng loạt luật mới ra đời như Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (1991), Luật phổ cập giáo dục tiểu học (1991), Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân (1989) đã nhấn mạnh xã hội với việc chăm sóc, giáo dục trẻ em, trừng phạt nghiêm khắc đối với vi phạm quyền trẻ em. Mặc dù vậy, quyền và luật không phải là những khái niệm đồng nghĩa. Việc thực hiện quyền trẻ em trên thực tế vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức. Sau khi ký CRC, các quyền trẻ em trong Công ước đã được cụ thể hóa vào hệ thống pháp luật VN ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, như trong Bộ luật Dân sự, BLTTHS, BLHS, Bộ luật lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Pháp lệnh về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em… Riêng BLTTHS và BLHS, quyền của trẻ em hay NCTNPT được quy định cụ thể, đầy đủ và rõ ràng hơn. 1.2.2.2. Sự phát triển của chế định quyền của người chưa thành niên phạm tội qua các giai đoạn  Trong thời kỳ phong kiến ( Thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX) PLVN thời kỳ phong kiến tuy là pháp luật của giai cấp cầm quyền song cũng có những quy định thể hiển tính nhân đạo, bảo đảm cho quyền của NCTN được thực hiện. Pháp luật thời kì này quy định độ tuổi chịu TNHS là từ 15 tuổi trở lên, người từ 15 tuổi trở xuống chỉ phải chịu trừng phạt khi phạm tội nghiêm trọng – Tội thập ác. Trẻ em từ 7 tuổi trở xuống được tha miễn hoàn toàn. Như vậy, Quốc Triều Hình Luật không quy định mức độ khoan hồng chung cho các độ tuổi, mà qui định các mức độ khoan hồng khác nhau tuỳ theo độ tuổi cụ thể. Có thể thấy, đường lối chung trong việc xử lý NCTNPT trong Bộ luật Hồng Đức là hạn chế việc áp dụng các chế tài hình sự và vạn bất đắc dĩ buộc phải áp dụng chúng.  Trong thời kỳ Pháp thuộc Thoát khỏi hệ tư tưởng phong kiến, PLHS VN thời kỳ này đã có ghi nhận tiến bộ dành cho NCTN. PLHS không có một quy phạm chung về độ tuổi bắt đầu phải chịu trách nhiệm hình sự mà việc quy định này có sự khác nhau tùy từng miền, vùng cụ thể từ 10 tuổi ở Trung Kỳ, từ 13 tuổi ở Nam Kỳ và không quy định cụ thể ở Bắc Kỳ.  Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 2003  Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954 Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hiến Pháp năm 1946 ra đời đã có những quan tâm lớn về các quyền trẻ em, tuy nhiên mọi hoạt động tố tụng giải quyết VAHS 23 chủ yếu tuân thủ và dực trên cơ sở các quy định mang tính hiến định trong Hiến pháp 1946. Do vậy, chưa thể có được chế định riêng về thủ tục đặc biệt áp dụng để giải quyết các vụ án mà bị can, bị cáo là NCTN. Hoạt động tố tụng mà NCTNPT vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định về thủ tục tố tụng dành cho người đã thành niên phạm tội. Sang chế độ XHCN, khi xử tội NCTN đều phải tôn trọng những nguyên tắc: “Tư pháp chưa quyết định thì chưa được bắt bớ và giam cầm công dân VN” – Điều 11 Hiến pháp 1946 và “Các phiên tòa đều phải công khai, trừ trường hợp đặc biệt”, “người bị cáo được quyền bào chữa lấy hoặc mượn Luật sư”, “cấm không được tra tấn, đánh đập, ngược đãi bị cáo và tội nhân” – Điều 67 và Điều 68 Hiến pháp 1946. Những quy định trên, về cơ bản đã đảm bảo cho NCTNPT được xét xử một cách công bằng, khách quan, Tuy rằng chế định quyền của NCTNPT trong giai đoạn này chưa được đề cập đến, nhưng đã tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển các chế định về thủ tục đặc biệt cho những vụ án mà bị can, bị cáo là NCTN giai đoạn sau này.  Giai đoạn 1954 đến 1975 Pháp luật VN lúc này chia thành hai mạng. Hệ thống pháp luật XHCN được xây dựng từ năm 1945 ở miền Bắc, tiếp tục được kế thừa và phát triển. Còn ở miền Nam, đế quốc Mỹ và ngụy quyền cũng xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật riêng. Trước tiên, Chính phủ VN cộng hòa ban hành Luật số 11/58 ngày 3/7/1958 thiết lập Tòa án thiếu nhi. Tuy nhiên việc thiết lập Tòa án thiếu nhi chỉ mang tính hình và chẳng bao giờ được thi hành trên thực tế, trước hết nhờ những quy định mập mờ đó. Đến năm 1959 mặc dù chưa có những quy định riêng về thủ tục tố tụng đối với những vụ án NCTN nhưng những quy định trong bản Hiến pháp 1959 về cơ bản đã đảm bảo cho bị can, bị cáo là NCTN được xét xử một cách công bằng, khách quan. Đây là cơ sở cho sự hình thành và phát triển các chế định liên quan đến quyền của NCTNPT. Tại miền Bắc XHCN, mặc dù chưa có bộ luật TTHS, song các chế định về thủ tục đặc biệt giải quyết những vụ án mà bị can, bị cáo là NCTN đã được ban hành với nhiều hình thức khác nhau như thông tư, bản tổng kết kinh nghiệm của TANDTC. Những văn bản này không chỉ đề cập đến nguyên tắc chủ yếu khi xét xử NCTNPT mà còn bao gồm các chế định về bào chữa, đại diện gia đình…khi giải quyết vụ án NCTN. Tóm lại, do chưa có Bộ luật TTHS nên hoạt động xét xử NCTNPT nói riêng vẫn phải dựa vào các bản án lệ, các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cơ bản và quan trọng nhất là đặc nền móng cho sự phát triển của chế định về quyền của NCTNPT trong các giai đoạn sau. 24  Giai đoạn từ năm 1975 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất với sự thông qua BLTTHS năm 1988 Đến năm 1985, BLHS đầu tiên của nước CHXHCNVN ra đời. Những vấn đề về NCTNPT được quy định cụ thể trong chương VII gồm 11 Điều. Những quy định này nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sữa chữa những sai lầm để trở thành những công dân có ích cho xã hội. Không áp dụng hình phạt tù chung thân, hình phạt tử hình đối với NCTNPT. Trong bối cảnh lịch sử mới, cần thiết phải có những bộ luật, luật có tính hệ thống, hiệu lực ổn định trong thời gian dài. Với những cố gắng, nỗ lực của các nhà làm luật, ngày 28/6/1988 BLTTHS VN được thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/1989 thay thế cho các văn bản pháp luật đơn lẻ trước đây về thủ tục VAHS nói chung và thủ tục xét xử vụ án mà bị cáo là NCTN nói riêng.  Giai đoạn từ năm 1988 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ hai với việc ban hành BLTTHS năm 2003 BLTTHS năm 1988 là BLTTHS đầu tiên của nước CHXHCNVN, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1988. Bộ luật được xây dựng trên cơ sở kế thừa những giá trị tốt đẹp của pháp luật TTHS truyền thống, quán triệt và thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta lúc bấy giờ, đồng thời tham khảo những kinh nghiệm của pháp luật hình sự thế giới, nhất là pháp luật TTHS của Liên Xô (cũ). Bộ luật quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Trong đó có quy định “ Thủ tục đặc biệt” tại Chương XXXI – phần VII là sự kế thừa và phát triển pháp TTHS dành cho NCTNPT của nhà nước ta. Ngoài ra để đảm bảo chất lượng công tác xét xử, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành những văn bản dưới luật thi hành Chương XXXI BLTTHS 1988. Những quy định về thủ tục xét xử vụ án mà bị cáo là NCTN trong bộ luật này hầu như được kế thừa trong quy định của BLTTHS năm 2003 hiện hành. Đó là các hướng dẫn tại Công văn số 52/1999/KHXX ngày 15.6.1999 của TANDTC về việc thực hiện một số quy định của BLTTHS đối với bị cáo là NCTN. Đồng thời, BLTTHS hiện hành dành một chương riêng quy định về thủ tục tố tụng đối với với các quy định về điều tra, truy tố, xét xử, quy định về các biện pháp ngăn chặn (bắt, tạm giữ, tạm giam, giám sát để đảm bảo sự có mặt) và chấp hành hình phạt đối với NCTNTPT. Bên cạnh đó, Bộ luật cũng bổ sung một số quy định mới để đảm bảo cho thủ tục tố tụng được cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu mang tính khả thi, tạo điều kiện cho người THTT và người tham gia tố tụng thực hiện quyền và trách nhiệm tố tụng. Như vậy ở giai đoạn này, chế định quyền của NCTNPT được thể hiện rõ ràng hơn thể hiện mối quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với NCTNPT. 25 1.3. Các chủ thể liên quan 1.3.1. Chủ thể quyền 1.3.1.1. Người chưa thành niên phạm tội nói chung theo pháp luật quốc tế Theo pháp luật quốc tế, NCTNPT là trẻ em hay thanh thiếu niên bị cáo buộc, hay bị kết luận là đã phạm tội.” (Quy tắc 2.2 Quy tắc Bắc Kinh). Bên cạnh đó, Quy tắc còn định nghĩa “phạm tội” là bất cứ hành vi (hành động hoặc không hành động) nào bị pháp luật xử phạt tùy theo từng hệ thống pháp luật. Quy tắc đã xây dựng như một hướng dẫn các quốc gia thành viên, việc xác định đối tượng là NCTNPT với mức độ, cách thức khác nhau như thế nào tuỳ thuộc vào những điều kiện, tập quán, pháp luật mỗi nước. Bên cạnh đó, chúng ta có thể xem xét các khái niệm liên quan chủ thể này như tại Điều 1 CRC xác định rõ: "Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn". Quy tắc Bắc Kinh cũng có quy định rằng: "NCTN là trẻ em hay người ít tuổi tuỳ theo từng hệ thống pháp luật có thể bị xét xử vì phạm pháp theo một phương thức khác với việc xét xử người lớn" (Quy tắc số 2.2 mục a). Ngoài ra, Quy tắc Hanava nêu cụ thể: "NCTN là người dưới 18 tuổi…" (Quy tắc 2.1 mục a). Quy tắc trên còn lưu ý rằng “ Trong những hệ thống pháp luật công nhận khái niệm tuổi chịu TNHS của NCTN thì không được quy định quá thấp tuổi bắt đầu phải chịuTNHS, mà cần lưu ý đến thực tế của độ trưởng thành về trí tuệ, tinh thần và tình cảm của người phải chịu TNHS ” (Quy tắc 4). Như vậy sẽ có sự khác nhau lớn trong việc quy định tuổi tối thiểu chịu TNHS là do điều kiện lịch sử và văn hóa. Cách tiếp cận hiện đại là xét xem liệu một đứa trẻ có cách hành xử có đúng với những yếu tố tâm lý và đạo đức cấu thành TNHS hay không. Hay nói cách khác, liệu một đứa trẻ với nhận thức và hiểu biết của cá nhân mình, có phải chịu trách nhiệm trước những hành vi chống đối xã hội một cách căn bản hay không. Nếu tuổi chịu TNHS được quy định quá thấp, hay nếu như không có giới hạn mức độ tuổi thấp hơn, thì khái niệm trách nhiệm sẽ trở thành vô nghĩa. Từ các quy định liên quan về trẻ em hay NCTN chúng ta có thể hiểu rằng: Pháp luật quốc tế chỉ đưa ra quy định chung về NCTNPT với một giới hạn xác định độ tuổi là dưới 18 tuổi, đồng thời đưa ra khả năng mở cho các quốc gia tuỳ điều kiện kinh tế xã hội của mình cần có những nỗ lực để thống nhất một giới hạn tuổi tối thiểu hợp lý. 1.3.1.2. Người chưa thành niên phạm tội với độ tuổi theo từng quốc gia quy định Tại Mỹ, độ tuổi của TNHS được thành lập theo quy định của pháp luật nhà nước. Chỉ có 13 tiểu bang đã thiết lập độ tuổi tối thiểu, khoảng từ 6 đến 12 tuổi. Hầu hết các bang dựa vào pháp luật chung, nắm giữ từ 7 tuổi đến 14 tuổi. Tại Nhật Bản, người 26 phạm tội dưới 20 tuổi được xét xử tại một tòa án gia đình, chứ không phải là trong hệ thống tòa án hình sự. Trong tất cả các nước Bắc Âu, tuổi chịu TNHS là 15, và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi có thể đến một hệ thống tư pháp là hướng chủ yếu đối với các dịch vụ xã hội, giam giữ như là phương sách cuối cùng. Trong hầu hết các nước châu Mỹ La tinh, các cải cách của pháp luật về công lý trẻ vị thành niên đang được tiến hành. Kết quả là, TNHS người lớn tuổi đã được nâng lên đến 18 ở Brazil, Colombia và Peru. Trẻ em từ 12 đến 18 tuổi phải chịu trách nhiệm dưới một hệ thống công lý vị thành niên (Xem thêm Phụ lục 1).22 Như vậy độ tuổi chịu TNHS của NCTN được xây dựng dựa trên sự phát triển về mặt thể chất và tinh thần của con người; trình độ phát triển về nhận thức xã hội; điều kiện kinh tế-xã hội của từng quốc gia. Năng lực TNHS chỉ hình thành khi con người đã đạt đến một độ tuổi nhất định và năng lực đó sẽ tiếp tục hoàn thiện và phát triển trong những giai đoạn tiếp theo. Khi đạt độ tuổi đó, con người nói chung sẽ có năng lực TNHS, trừ trường hợp cá biệt- trong tình trạng không có năng lực TNHS. 1.3.2. Chủ thể trách nhiệm Việc nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhà nước cùng toàn thể xã hội trong việc ghi nhận và đặc biệt là việc bảo vệ, bảo đảm cho các quyền của NCTNPT được thực hiện trong cuộc sống một cách nghiêm chỉnh sẽ là một vấn đề rất cần thiết được nhìn nhận nghiêm túc hơn nữa trong giai đoạn hiện nay. 1.3.2.1. Cơ quan tiến hành tố tụng Như chúng ta đã biết LHQ luôn dành sự quan tâm đặc biệt với trẻ em nói chung, NCTNPT nói riêng, trong đó quy định các cơ quan, tổ chức hay chủ thể có liên quan trong phạm vi trách nhiệm, lĩnh vực cụ thể phải thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ trách nhiệm của mình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các em. Các quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng những tổ chức, cơ quan và cơ sở chịu trách nhiệm chăm sóc hoặc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ những tiêu chuẩn do các nhà chức trách có thẩm quyền quy định.23  Trách nhiệm của cơ quan điều tra Với nhiệm vụ điều tra vụ án, CQĐT đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Có thể nói, phân nửa kết quả của việc giải quyết vụ án nằm ở giai đoạn điều tra. Chính vì vậy, bất cứ một sai phạm nào từ hoạt động của CQĐT cũng làm 22 Hồ Nguyễn Quân, Tòa án nhân dân tối cao: Bàn về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của NCTN, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item_id=2625098 6&article_details=1. 23 Khoản 3 Điều 3 CRC 27 ảnh hưởng trực tiếp đến số phận pháp lý của bị can, bị cáo là NCTN. Thêm vào đó, kết quả từ hoạt động của CQĐT sẽ là cơ sở để VKS quyết định truy tố hay không, bị can ra trước Tòa án và là cơ sở để Tòa án xem xét làm căn cứ khi xét xử đối với bị cáo. Do đó, hơn lúc nào hết quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, đặc biệt là bị can, bị cáo NCTN phải được bảo đảm ngay từ giai đoạn điều tra. Điều tra viên phải am hiểu về tâm lý học, giáo dục học NCTN qua đó sử dụng những ngôn ngữ, chiến thuật điều tra phù hợp với lứa tuổi của các em. Trong giai đoạn điều tra, truy tố, CQĐT có trách nhiệm triệu tập đại diện gia đình và chủ thể có liên qua, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can…để giảm sự sợ hãi của các em.  Trách nhiệm của cơ quan Viện kiểm sát Trong các giai đoạn TTHS, VKS là cơ quan duy nhất tham gia trong tất cả các giai đoạn của TTHS với chức năng, nhiệm vụ vừa là cơ quan trực tiếp THTT vừa là cơ quan kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụng, nên VKS có vai trò rất lớn trong việc giải quyết VAHS , bảo đảm việc xử lý nghiêm minh đúng người, đúng tội, nhất là đối với bị can là NCTN, VKS phải tạo ra những khả năng thực tế, những điều kiện cần thiết và những biện pháp do pháp luật quy định để bị can, bị cáo là NCTN có thể hưởng những quyền mà pháp luật quy định cho họ. Thêm vào đó, bằng chức năng, hoạt động của mình, VKS phải ngăn ngừa, hạn chế và xử lý kịp thời các hành vi gây cản trở hoặc xâm hại đến quyền của bị can, bị cáo là NCTN. Trách nhiệm của VKS thể hiện thông qua các hoat động của Kiểm sát viên. Chính vì lẽ đó, Kiểm sát viên phải rất khách quan và thận trọng trong hoạt động của mình. Do đó, Kiểm sát viên phải xem xét thật kỹ càng đến nhân thân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội của NCTN trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn hay đưa ra lời buộc tội sao cho không xâm phạm quyền của các em.  Trách nhiệm của Tòa án Hoạt động tranh tụng trong TTHS là một quy định mang tính dân chủ. Trong giai đoạn xét xử, Tòa án phải đảm bảo sự quyền bào chữa, quyền có người trợ giúp pháp lý, người phiên dịch miễn phí hoặc các yêu cầu cần thiết khác. Tòa án đảm bảo cho bị cáo đưa ra chứng cứ và những yêu cầu khác, hoạt động tranh tụng phải diễn ra một cách thân thiện, tránh tạo áp lực cho các em, triệu tập đại diện gia đình bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức tham gia phiên tòa. Khi kết thúc xét xử, Thẩm phán phải tạo cơ hội cho bị cáo chưa thành niên nói lời sau cùng. Vì vậy, khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, cơ quan THTT phải chú trọng thực hiện nhiệm vụ: bảo vệ sự thật, bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN. Ngoài ra, cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án NCTNPT phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục NCTN. 28 1.3.2.2. Gia đình và các tổ chức khác Sự tham gia của gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội trong những vụ án mà bị can, bị cáo là NCTN vừa là quyền vừa là nghĩa vụ bắt buộc, nhằm động viên toàn xã hội tham gia vào việc chăm sóc, giáo dục NCTN và giúp cơ quan THTT giải quyết vụ án có hiệu quả nhất và đảm bảo tuyệt đối quyền của NCTNPT.  Trách nhiệm của gia đình CRC đã dành nhiều quy định và trao cho nhóm đối tượng này những quyền năng đặc biệt, tại lời mở đầu của Công Ước đã xác định : “...tin tưởng rằng, gia đình với tư cách là nhóm xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc cho tất cả các thành viên gia đình, đặc biệt là trẻ em cần có sự bảo vệ và giúp đỡ cần thiết có thể đảm đương được đầy đủ các trách nhiệm của mình trong cộng đồng…”. Bên cạnh đó, quyền cũng như trách nhiệm tham gia hoạt động tố tụng của các chủ thể này cũng được đề cập cụ thể nhằm góp phần bảo vệ quyền của NCTNPT. “Cha mẹ hoặc người giám hộ có quyền tham dự vào quá trình tố tụng và có thể được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tham dự vào quá trình tố tụng vì lợi ích của NCTN…”24  Các tổ chức khác Bên cạnh sự chăm sóc, bảo vệ cần thiết từ gia đình của các em thì các tổ chức khác trong cộng động xã hội cũng góp phần không kém trong việc hỗ trợ cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các em. Để khẳng định vai trò quan trọng của các chủ thể này Quy tắc Bắc Kinh đã có những quy định phản ánh sự cần thiết phải có định hướng phục hồi tất cả các hoạt động đối với NCTNPT. Như vậy, không thể thiếu sự hợp tác với cộng đồng nếu muốn tiến hành những quyết định của cơ quan có thẩm quyền một cách có hiệu quả. Đặc biệt, những người tình nguyện và các tổ chức tình nguyện đã chứng tỏ là những nguồn lực có giá trị nhưng hiện tại chưa được tận dụng thích đáng.25 1.4. Ý nghĩa và sự cần thiết của chế định quyền của người chưa thành niên phạm tội Một hoạt động mà các nước trên toàn cầu đang nỗ lực thực hiện là tìm mọi cách bảo đảm hệ thống tư pháp NCTN tuân thủ theo đúng luật quốc tế về QCN. Kể từ năm 1989, các nước trên thế giới đã và đang đưa những nguyên tắc quốc tế vào các luật và chính sách quốc gia. Điều này càng cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn để từng bước hoàn thiện quy định của pháp luật liên quan trong việc giải quyết vụ án do NCTNPT là việc làm cần thiết, có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn. 24 25 Quy tắc 15.2 của Quy tắc Bắc Kinh Xem Quy tắc 25 của Quy tắc Bắc Kinh 29 Thông qua việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực thi các biện pháp cụ thể, VN xác định thúc đẩy và bảo vệ QCN là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, đồng thời đây cũng là sự hiện thực hóa các cam kết đối với các khuôn khổ pháp lý và thể chế quốc tế mà VN là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016. Theo đánh giá của các chuyên gia pháp lý, mặc dù VN đã có rất nhiều nỗ lực nhưng hệ thống tư pháp hiện hành, đặc biệt là trong việc bảo vệ và hỗ trở đầy đủ cho NCTN hiện vẫn còn một số khiếm khuyết. Các nghiên cứu cho biết hệ thống xử lý NCTN vi phạm pháp luật của VN còn nặng tính trừng phạt. Bên cạnh đó, thủ tục điều tra, truy tố, xét xử chưa thực sự phù hợp với nhu cầu bảo vệ đặc biệt của NCTN. Việc bảo vệ sự riêng tư NCTN là một số vấn đề cần quan tâm. Hiện chưa có đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, luật sư, cán bộ giải thích pháp luật được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực tư pháp với NCTN. Kỹ năng điều tra, truy tố, xét xử thân thiện với NCTN còn rất hạn chế. Một nội dung khác cũng chưa được đề cập một cách chuyên sâu, đó là trong bối cảnh hiện nay, nhất là thực hiện chủ trương cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49NQ/TW, việc xúc tiến thành lập tòa án chuyên trách về NCTN như trên đã được xác định là rất cần thiết và đây là thời điểm phù hợp. Các TAND như hiện nay xét xử NCTN vi phạm pháp luật hoặc xét xử các vụ việc nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NCTN khi bị xâm phạm không còn phù hợp đòi hỏi cần phải có tòa án chuyên trách để xét xử những vụ án liên quan NCTN. Ngoài ra, tại Phần IV – Định hướng cơ bản sửa đổi BLHS trong Đề cương định hướng sửa đổi, bổ sung BLHS số 7724/ĐCBSTBLHS(SĐ) ngày 24/9/2012 của Ban soạn thảo BLHS đã nhấn mạnh như: “Sửa đổi, bổ sung các quy định của BLHS về chính sách hình sự liên quan đến NCTN…” Từ gốc độ quy định pháp luật và thực tiễn, việc nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề về bảo đảm quyền của NCTNPT và nâng cao hiệu quả thực thi trong TTHS VN nói riêng, theo công ước quốc tế quyền trẻ em nói chung là hoàn toàn cấp thiết. Kết quả nghiên cứu và những giải pháp được đề xuất trong luận văn có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc bảo vệ quyền trẻ em nói chung, quyền của NCTNPT nói riêng. Thông qua hệ thống các giải pháp, người viết mong muốn đóng góp một phần ý kiến vào sự phát triển của kho tàng lý luận tư pháp hình sự về bảo vệ quyền cho NCTN. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý, khoa học tư pháp hình sự nói riêng cũng như trong thực tiễn. 30 CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 2.1. Các nguyên tắc cơ bản quyền của người chưa thành niên trong pháp luật pháp quốc tế Nguyên tắc của luật được hiểu là những quan điểm, chỉ đạo toàn bộ quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật. Những tư tưởng, nguyên tắc pháp luật đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận như là giá trị to lớn của văn minh nhân loại phải được ghi nhận trong pháp của các nước. Nguyên tắc chung này là kim chỉ nam nhằm bảo vệ quyền của trẻ em hay NCTN trong các giai đoạn tố tụng. 2.1.1. Sự an toàn được đặt lên hàng đầu “Sự an toàn” được ghi nhận là một trong các quyền cơ bản và quan trọng nhất. Điều 3 UDHR đã nhấn mạnh điều đó :”Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân”. Bên cạnh đó, Điều 9 của ICCPR đã nhắc lại cũng như sự khẳng định một lần nữa nguyên tắc này “Mọi người đều có quyền hưởng tự do và an toàn cá nhân…” Đây cũng là nguyên tắc đầu tiên và cơ bản của quy tắc Hanava: “Hệ thống tư pháp đối với NCTN cần nêu cao các quyền cùng sự an toàn của NCTN, nâng cao sức khỏe về thể chất và tinh thần của NCTN...” Nhu cầu an toàn bao hàm cả an toàn về thể chất, tính mạng và an toàn về tinh thần. An toàn về tính mạng nghĩa là bảo vệ cho người ta tránh được các nguy cơ đe dọa cuộc sống và an toàn về tinh thần là tránh được mọi sự sợ hãi, lo lắng. Trong lĩnh vực TTHS đối với NCTN thì vấn đề an toàn cá nhân cần được bảo vệ đặc biệt hơn ai hết. Do trẻ em là những chủ thể còn non nớt về cả thể chất và tinh thần nên khác với người lớn, việc bảo đảm sự an toàn cho trẻ em không chỉ đòi hỏi các biện pháp thông thường cần thiết để bảo vệ tính mạng hay các biện pháp phòng ngừa về sức khỏe như chăm sóc, tiêm chủng, dinh dưỡng. Sự an toàn cần được hiểu một cách toàn diện về mọi mặt không chỉ bao gồm phương tiện về thể chất, mà còn về các phượng diện tình cảm, tinh thần, danh dự, nhân phẩm. Như vậy, trong các giai đoạn tố tụng, bất kỳ hoàn cảnh nào, sự an toàn của NCTN phải được đặt lên hàng đầu. Người THTT phải hết sức lưu ý và thận trận trong khi thực hiện vai trò trách nhiệm của mình. Có thể thấy rằng, đây là nguyên tắc rất cơ bản và xuyên suốt, nó như nguyên tắc tiền đề bao hàm các nguyên tắc khác. Bởi vì, tất cả các nguyên tắc khác được thực hiện cũng vì mục đích bảo vệ quyền NCTN, tức đảm bảo được sự an toàn của những người này. 31 2.1.2. Không bị phân biệt đối xử Quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước pháp luật được đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp trong tất cả các văn kiện quốc tế về QCN. Các quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm những quyền được nêu ra trong Công ước này đối với mọi trẻ em thuộc quyền tài phán của họ mà không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc, sắc tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, thành phần xuất thân hay địa vị khác của trẻ em hoặc cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ em đó.26 Điều này yêu cầu các quốc gia xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử và là một trong bốn nguyên tắc27 cơ bản và xuyên suốt của CRC. Điểm đặc biệt so với quy định về vấn đề này trong các ĐƯQT khác là ở đây, chủ thể của nguyên tắc không bị phân biệt đối xử được mở rộng hơn nữa, đó là “cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp của trẻ em đó”. Sự phân biệt đối xử với trẻ em được gắn liền với sự phân biệt đối xử với cha mẹ, người giám hộ hay các thành viên trong gia đình của trẻ. Ngoài những yếu tố trên thì xu hướng giới tính và tình trạng sức khỏe (bao gồm việc bị nhiễm HIV và bị thiểu năng tâm thần) cũng có thể là nền tảng của sự phân biệt đối xử.28 Mặc dù vậy, Ủy ban cũng lưu ý rằng việc áp dụng nguyên tắc này không có nghĩa là thực hiện việc đối xử giống nhau với mọi trẻ em. Liên quan vấn đề này HCR cũng khẳng định: quyền bình đẳng không có nghĩa là áp dụng một kiểu đối xử cho mọi đối tượng trong cùng một tình huống (tức cào bằng), và không phải mọi sự khác biệt về đối xử đều tạo nên sự phân biệt đối xử. Nếu sự đối xử khác biệt được xác định dựa trên các điều kiện hợp lý, khách quan và nhằm mục đích để đạt được sự bình đẳng thì không bị coi là trái với ICCPR (các đoạn 10 và 13). Trong lĩnh vực TTHS, nguyên tắc này càng quan trọng hơn đối với NCTNPT. Quy tắc Bắc Kinh đã nhắc lại rằng : Các Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu dưới đây phải được áp dụng một cách không thiên vị đối với người phạm tội chưa thành niên, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc các quan điểm khác, nguồn gốc xã hội hoặc dân tộc, tài sản, dòng dõi hoặc các mối tương quan khác.29 Nhấn mạnh tầm quan trọng của quy tắc này phải luôn được áp dụng một cách không thiên vị và không phân biệt. Quy tắc này tuân thủ nội dung của nguyên 26 Khoản 1 Điều 2 của CRC Bốn nguyên tắc cơ bản của CRC: - Không phân biệt đối xử (Điều 2); Vì lợi ích tốt nhất của trẻ em (Điều 3); - Sự sống còn, phát triển và bảo vệ trẻ em (Điều 12); - Sự tham gia của trẻ em (Điều 12). 28 Ủy ban về quyền trẻ em - cơ quan giám sát việc thực hiện CRC – trong bình luận chung số 4 thông qua tại phiên họp lần thứ 33 năm 2003 29 Quy tắc 2.1 của Quy tắc Bắc Kinh 27 32 tắc 2 trong tuyên bố về quyền trẻ em. Kết quả của quá trình điều tra, truy tố và xét xử trong mỗi giai đoạn TTHS phải bảo đảm bình đẳng, công bằng, khách quan, không có sự phân biệt đối xử nào đối với NCTN như đã phân tích ở trên. 2.1.3. Lịch sự, và chuyên nghiệp trong đối xử với người chưa thành niên Dựa trên cơ sở phân tích về tâm sinh lý đối với NCTN là đối tượng chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tinh thần, bị hạn chế về trình độ nhận thức cũng như kinh nghiệm, kỹ năng sống, thiếu điều kiện về bản lĩnh, khả năng tự kìm chế chưa cao nên dễ bị kích động và ảnh hưởng…Trước đối tượng đặc biệt này, một yêu cầu đặt ra đối với người THTT khi được phân công giải quyết vụ án liên quan đến NCTN phải có hiểu biết về tâm lý học, giáo dục học hay nói cách khác phải bảo đảm cho NCTN được đối xử một cách lịch sự, tôn trọng phẩm giá và chuyên nghiệp. Vấn đề này được cụ thể rằng : Sự tiếp xúc giữa những cơ quan thực hiện pháp luật và NCTNPT phải được thực hiện theo cách tôn trọng địa vị pháp lý của NCTN, tăng cường phúc lợi cho NCTN và tránh làm tổn hại cho các em trên cơ sở xem xét thỏa đáng hoàn cảnh của vụ án.30 Tuyệt đối không được ép cung, nhục hình hoặc có thái độ xa cách quan liêu trong tiếp xúc với NCTN. Đồng thời CQĐT, phải tạo ra môi trường thân thiện trong các hoạt động hỏi cung, đối chất phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi, thói quen sở thích cá nhân, giới tính nhằm tạo thái độ tin cậy lẫn nhau. Trong những trường hợp bị can chưa thành niên là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, tàn tật, lang thang cơ nhỡ, không người thân thích, mù chữ… cần phải tạo điều kiện giúp đỡ họ một cách tận tình vì vừa là NCTN phát triển và hiểu biết chưa đầy đủ, thêm mặc cảm thiệt thòi, bất cần, sự khai báo của họ có thể dẫn đến oan sai, khó hoặc không thể khắc phục được. Đặc biệt, trong quá trình xét xử, các Thẩm phán phải có thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa khi thực hiện quyền xét hỏi NCTN, không cố tình trì hoãn, gây trở ngại cho việc xét xử. Bên cạnh đó, cũng tồn tại đối tượng là NCTN có những thái độ, hành vi sai trái, thiếu tôn trọng người THTT. Tuy nhiên, cũng vì lẻ đó luật pháp mới tạo cho họ những quyền đặc biệt ấy, trong hoàn cảnh như vậy, người THTT cần giữ thái độ bình tĩnh và có quyền có những phản ứng, yêu cầu thỏa đáng, hợp lệ, đúng pháp luật tránh ảnh hưởng đến tâm lý tiêu cực cũng như lời khai dẫn đến oan sai, sai lệch kết quả xét xử. 2.1.4. Trước khi xét xử, người chưa thành niên luôn được suy đoán vô tội Suy đoán vô tội đã được PLHS của nhiều nhà nước đánh giá là thành tựu vĩ đại của văn minh pháp lý trong việc bảo vệ QCN nói chung, quyền của NCTNPT nói riêng. 30 Quy tắc 10.3 của Quy tắc Bắc Kinh 33 Việc thừa nhận nguyên tắc suy đoán vô tội nói chung được ghi nhận trong các văn kiện pháp luật quốc tế. Nguyên tắc suy đoán vô tội chỉ rõ trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về bên buộc tội. Điều đó cũng có nghĩa bên buộc tội nếu không chứng minh được một người nào đó phạm tội thì phải tha bổng và tuyên bố người đó vô tội. Tuy nhiên, không phải khi đã tuyên bố trách nhiệm chứng minh thuộc bên buộc tội thì bên này có thể dùng mọi biện pháp thu thập chứng cứ, mọi biện pháp điều tra để phục vụ cho việc chứng minh của mình kể cả những biện pháp xâm phạm đến QCN kiểu như: “bắt nhằm hơn bỏ sót”. Người viết xin trích câu nói của Chủ tịch Ủy ban Cảnh sát hình sự quốc tế, ông Florent Louvage: Nhất định phải thành công với bất cứ giá nào là một khẩu hiểu cần phải dẹp đi. Lắm khi một cuộc điều tra thất bại còn hơn thu được kết quả bằng những phương pháp đáng ngờ. Một xã hội văn minh thường cảm thấy bị xúc phạm khi phẩm giá con người bị chà đạp hơn là lỡ để một kẻ phạm tội trốn thoát.31 Liên quan đến chủ thể là NCTN không những được hưởng tất cả các quyền của người lớn nói chung mà còn được những quyền cũng như những bảo đảm đặc biệt. Trong tất cả các giai đoạn tố tụng, cần bảo đảm các biện pháp bảo vệ mang tính thủ tục cơ bản, như giả định vô tội….32 và Khoản 2 Điều 40 của CRC khẳng định rằng : Mọi trẻ em bị tình nghi hay bị cáo buộc là vi phạm PLHS được có ít nhất những điều bảo đảm như thông báo nhanh chóng, kịp thời và trực tiếp về lời buộc tội, sự trợ giúp về mặt pháp lý… trong đó có sự bảo đảm “được coi là vô tội cho tới khi bị chứng minh rằng phạm tội theo pháp luật.” Đối với chủ thể đặc biệt này, Công ước đã dành sự quan tâm và đảm bảo nhiều mặt, không những là quyền mà các em phải được hưởng mà nó còn là sự “bảo đảm” cần thiết của những chủ thể có trách nhiệm. Ngoài ra, Quy tắc Hanava khẳng định: “ NCTN bị giam giữ khi bị bắt hoặc chờ xét xử phải được coi là vô tội và được đối xử như vậy”. Như vậy không những họ được suy đoán vô tội, mà tất cả mọi người và đặc biệt là những người THTT, người quản lý trại giam NCTN phải có cách đối xử với NCTN, các em phải được tôn trọng và bảo vệ phù hợp như những đứa trẻ khác. Nguyên tắc suy đoán vô tội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là chìa khóa đi tìm sự công bằng trong tố tụng, chống lại sự tùy tiện, ép buộc trong truy tố, dẫn đến việc oan sai, đặc biệt là bảo vệ nhóm xã hội non nớt và dễ bị tỗn thương- NCTN. Chính vì tầm quan trọng như vậy, nguyên tắc này được sự quan tâm, không chỉ được đề cập rất nhiều 31 32 Nguyễn Quốc Hưng – Hình sự Tố tụng, Nhà sách Khai Trí Sài Gòn 1957. Quy tắc 7 của Quy tắc Bắc Kinh 1985 34 trong những hội nghị khoa học và các hội nghị về tư pháp NCTN mà còn trở thành một yêu cầu bức thiết trong hoạt động xây dựng pháp luật cũng như hoạt động thực tiễn. 2.1.5. Người chưa thành niên được đối xử theo quy định pháp luật quốc gia Quy tắc 1.5 của Quy tắc Bắc Kinh và Quy tắc 16 trong Quy tắc của LHQ về bảo vệ NCTN bị tước tự do đều ghi nhận những điều kiện đang tồn tại ở các Quốc gia thành viên khiến cho cách thức thực hiện những quy tắc cụ thể ở quốc gia này khác với ở quốc gia khác. “Các quy tắc này phải được thực hiện theo những điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa hiện hành ở mỗi Quốc gia thành viên”. Dựa trên những quy định của luật pháp quốc tế, các quốc gia trên thế giới đã đưa ra các chế tài xử lý cũng như những quy định bảo vệ quyền của NCTN phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội, phong tục, tập quán, pháp luật của mỗi nước. Do đó, khi NCTN vi phạm PLHS thì họ sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật quốc gia của họ. Tuy nhiên những quy định này phải bảo đảm tuân thủ theo đúng luật quốc tế về QCN của NCTN. Định nghĩa “người chưa thành niên” và “phạm tội” là yếu tố chính của Các Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu. Theo mục đích của Các Quy tắc, những định nghĩa này phải được các Quốc gia thành viên áp dụng một cách tương ứng với hệ thống và quan niệm pháp luật riêng của quốc gia mình.33 Quy tắc lưu ý rằng giới hạn tuổi đối với người được coi là chưa thành niên phụ thuộc vào quy định của từng hệ thống pháp luật, tôn trọng hệ thống kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa và pháp luật của từng Quốc gia thành viên. Điều này dường như không thể tránh khỏi khi xem xét các hệ thống pháp luật quốc gia khác nhau và không làm giảm tác động của Các Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu. Bên cạnh đó, trong mỗi hệ thống pháp luật quốc gia, cần phải cố gắng xây dựng một hệ thống các văn bản pháp luật, những quy tắc, quy định áp dụng riêng đối với NCTNPT, và phải hình thành các tổ chức, các cơ quan được giao phó chức năng áp dụng tư pháp đối với NCTN.34 Đó là sự cần thiết phải có các quy định pháp luật cụ thể của quốc gia nhằm thực hiện tốt nhất Các Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu này. Các quy tắc và nguyên tắc nêu trên có chứa đựng một điều khoản cho thấy rằng, các quy tắc và các nguyên tắc đó được thực hiện dựa trên những điều kiện kinh tế - xã hội và văn hoá hiện có của mỗi quốc gia. Các tiêu chuẩn nêu ra rất linh hoạt, nếu được áp dụng một cách thiện chí theo cách thức phù hợp với hoàn cảnh từng quốc gia, chúng sẽ là công cụ hữu hiệu giúp cải thiện cuộc sống của NCTN khi họ vi phạm pháp luật. 33 34 Quy tắc 2.2 của Quy tắc Bắc Kinh Quy tắc 2.3 của Quy tắc Bắc Kinh 35 2.2. Quyền cơ bản của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế Bảo vệ QCN của NCTN trong lĩnh vực hình sự là một bộ phận của việc bảo vệ QCN nói chung trong lĩnh vực này. Do vậy, nó vừa có những đặc điểm chung về bảo vệ QCN bằng PLHS, vừa có những đặc điểm riêng về bảo vệ QCN đối với NCTN. Trong phạm vi bài này, người viết chỉ nghiên cứu những quy định của pháp luật về bảo vệ QCN mang tính đặc thù đối với NCTN. 2.2.1.Giai đoạn điều tra Giai đoạn điều tra là giai đoạn quan trọng của tiến trình TTHS, nhằm phục vụ chức năng buộc tội, là giai đoạn bắt đầu đưa một người vào vòng tố tụng. Các quyền cơ bản nếu bị xâm hại từ giai đoạn đầu sẽ ảnh hưởng đến các quyền ở giai đoạn sau. Chẳng hạn quyền không bị tra tấn, bức cung hay nhục hình nếu bị xâm hại, rất dễ dẫn đến lời khai không khách quan, từ đó nội dung vụ án bị sai lệch. 2.2.1.1. Quyền khi tiếp xúc và giao tiếp với cán bộ thực thi Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người và người thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin và cảm xúc, tri giác, tác động qua lại với nhau trong những tình huống cụ thể, nhằm thực hiện mục đích của hoạt động nhất định.35 Hỏi cung bị can là hoạt động điều tra do điều tra viên tiến hành bằng cách sử dụng các biện pháp tác động đến tư duy, tình cảm, ý chí của bị can, thông qua giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện biểu cảm khác như nét mặt, cử chỉ, ánh mắt… nhằm thu thập chứng cứ từ lời khai của họ. Thực tế điều tra cho thấy, trẻ em vi phạm pháp luật thường do nhận thức xã hội và pháp luật còn hạn chế, bồng bột, thiếu kiềm chế trước tác động của ngoại cảnh, nhiều trường hợp không phân biệt được đúng sai. Trẻ em bị xâm hại do tuổi còn nhỏ nên rất dễ bị tổn thương, nhiều khi không hiểu được những gì đã diễn ra với mình; không dám hoặc không thể kể lại sự việc đã xảy ra; không hiểu được ngôn ngữ phức tạp, đặc biệt là những từ ngữ luật. Khi phải tiếp xúc với điều tra viên thì phong cách, tấm gương cụ thể của người cán bộ làm việc với trẻ em có ảnh hướng rất lớn đến tư tưởng, nhận thức và tình cảm của trẻ em. Do đó “Sự tiếp xúc giữa những cơ quan thực hiện pháp luật và NCTNPT phải được thực hiện theo cách tôn trọng địa vị pháp lý của NCTN, tăng cường phúc lợi cho NCTN và tránh làm tổn hại đến các em, trên cơ sở có xem xét thỏa đáng đến hoàn cảnh của vụ án”.36 Quy tắc 10.3 đề cập đến một số khía cạnh cơ bản liên quan đến những thủ tục và hành vi từ phía cảnh sát và các cán bộ thực thi pháp luật khác trong vụ án liên quan đến NCTN. Để “tránh gây tổn hại” là một thuật ngữ mềm dẻo bao hàm nhiều đặc điểm của 35 36 Xem: “Giao tiếp sư phạm”. Nxb. Giáo dục. 1998, tr. 4. Quy tắc 10.3 của Quy tắc Bắc Kinh 36 tác động qua lại có thể xảy ra (ví dụ như sử dụng ngôn ngữ thô thiển, xâm phạm thân thể... ). Điều này đặc biệt quan trọng trong lần tiếp xúc đầu tiên với các cơ quan thực thi pháp luật, có thể gây ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ của NCTN đối với nhà nước và xã hội. Hơn nữa, thành công của bất cứ sự can thiệp sâu hơn nào cũng phụ thuộc phần lớn vào những tiếp xúc đầu tiên như vậy. Trong những trường hợp này, tình thương và thái độ cương quyết, đúng đắn là rất quan trọng. Tuy nhiên để đảm bảo quyền của NCTN cũng như việc điều tra được thuận lợi và khách quan, điều tra viên cũng cần chuẩn bị các khâu thật kỹ lượng như sau: Điều tra viên cần có định hướng trước khi tiếp xúc với bị can NCTN bằng việc nghiên cứu nhân thân bị can (giới tính, tuổi, trình độ học vấn, mức độ phát triển thể chất và tinh thần, hoàn cảnh gia đình); các đặc điểm về đạo đức, tâm lí ( tính cách, khí chất, hứng thú, sở thích); các đặc điểm pháp lí hình sự của bị can (động cơ, mục đích phạm tội) có hay không có người lớn xúi giục. Trên cơ sở đó điều tra viên cần dự đoán xem bị can sẽ có những phản ứng như thế nào. Điều này giúp cho điều tra viên chủ động, linh hoạt và áp dụng các thủ thuật hỏi cung phù hợp, tránh những tình huống bất ngờ, lúng túng. Sau khi đã dự kiến được các phản ứng có thể xảy ra, điều tra viên cần dự kiến thời gian, địa điểm tiếp xúc với bị can, dự kiến cách mở đầu, diễn biến và kết thúc giao tiếp trong hỏi cung bị can. Điều tra viên phải quan sát nét mặt, cử chỉ, hành vi lời nói của bị can để nhanh chóng phát hiện trạng thái tâm lí của họ. Ví dụ: Nếu quan sát thấy đồng tử mắt bị can giãn ra, mắt mở to nhìn thẳng điều tra viên, nét mặt bình thản, ngồi với tư thế không gò bó… chứng tỏ bị can đang ở trạng thái tích cực thì điều tra viên nên sẵn sàng hỏi cung. Ngược lại, ngay từ đầu bị can tỏ ra lì lợm, ngoan cố, lẩn tránh trong giao tiếp thì đồng tử mắt co, lông mày nhíu lại, hai tay khoanh trước ngực…Trong trường hợp này, điều tra viên phải tìm mọi cách để tiếp xúc với bị can. Hoặc khi thấy bị can có hiện tượng khô môi (bị can cứ mím miệng nhấp môi cho ướt nhưng thỉnh thoảng dải môi lại khô và dính chặt với nhau) thì đây là trạng thái biểu hiện sự gian dối của bị can.37 Khi hỏi cung bị can vị thành niên cần giữ thái độ bình tĩnh, tự tin và có thiện cảm với bị can nhưng đồng thời phải dứt khoát, cứng rắn. Thái độ của Điều tra viên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp xúc tâm lý giữa điều tra viên và bị cáo, tạo sự tin cậy, tôn trọng của bị can đối với điều tra viên. Những biểu hiện như nóng nảy của điều tra viên sẽ làm cho bị can trở nên cáu giận, cố thủ hoặc vì quá sợ hãi, hồi hộp sẽ bắt đầu 37 Xem: “Tâm lí hỏi cung hình sự”. Trường Đại học cảnh sát nhân dân. 1998 (Dịch từ: “Hỏi cung và lời thú tội” (Tiếng Anh). Theo bản dịch của Viện khoa học VKSNDTC), tr. 42. 37 nhầm lẫn và nói dối.38 Đồng thời, cuộc tiếp xúc không nên quá dài vị bị can ở lứa tuổi này chỉ có khả năng tập trung ở thời gian ngắn. Thực chất sự tiếp xúc và giao tiếp với bị an vị thành niên là cuộc đấu tranh về ý chí và lí trí giữa điều tra viên và bị can. Do đó, để hoạt động này đạt được hiệu quả và chất lượng cao, đòi hỏi điều tra viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có kiến thức sâu rộng về xã hội, kĩ năng giao tiếp. 2.2.1.2. Quyền được đảm bảo bí mật Trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Những thông tin cá nhân và mang tính nhạy cảm liên quan đến NCTN phải được xử lý cẩn thận và được bảo đảm bí mật cụ thể các quyền riêng tư của NCTN phải được tôn trọng trong tất cả các giai đoạn tố tụng, nhằm tránh những tổn hại gây ra do sự công khai hóa quá mức hay do sự quy chụp.39 Thanh thiếu niên đặc biệt dễ bị tổn thương khi bị bêu xấu. Các nghiên cứu tội phạm học về sự quy chụp đã cho chứng cứ về những ảnh hưởng tai hại (dưới nhiều dạng khác nhau) khi một NCTN vĩnh viễn bị coi là “người phạm pháp” hay “tội phạm”. Đồng thời, Quy tắc số 8 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ NCTN khỏi những tác động bất lợi do các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin (ví dụ như tên của những NCTNPT, bị cáo buộc hay bị tuyên án). Lợi ích của cá nhân cần được bảo vệ và đề cao, ít nhất là về nguyên tắc.40 Những nội dung chung của Quy tắc 8 sẽ được trình bày rõ hơn trong “Hồ sơ vụ án liên quan đến NCTNPT phải được giữ kín và bí mật đối với người thứ ba. Quyền xem xét các hồ sơ này chỉ giới hạn trong những người có liên quan trực tiếp tới việc xét xử vụ án hay những nhà chức trách liên quan”.41 Bên cạnh điều này, nhà làm luật cũng dự trù các trường hợp sau này khi các em đã thành niên và phạm tội. Hồ sơ của NCTNPT không được sử dụng trong những thủ tục tố tụng với người lớn trong những vụ án sau này có liên quan.42 Vấn đề trên cũng được khẳng định lại ở một khoản nhỏ trong điều 40 CRC “các quốc gia thành viên sẽ bảo đảm rằng mọi điều riêng tư của trẻ em phải được hoàn toàn tôn trọng trong mọi giai đoạn tố tụng”. Như vậy, việc bảo vệ quyền riêng tư, bí mật của các em khi tham gia tất cả giai đoạn tố tụng cần được bảo vệ thận trọng, đó phải là sự bảo đảm và bắt buộc của quốc gia thành viên. 38 Giáo trình khoa học điều tra hình sự, Nhà xuất bản công an nhân dân Hà Nội – 2005 Quy tắc 8.1 trong Quy tắc Bắc Kinh 40 Về nguyên tắc, không được công bố những thông tin có thể dẫn đến việc nhận dạng người phạm tội chưa thành niên” (Quy tắc 8.2) 41 Quy tắc 21 của Quy tắc Bắc Kinh 42 Quy tắc 21.2 của Quy tắc Bắc Kinh 39 38 Sỡ dị người viết đặt mục này trong giai đoạn điều tra mặc dù quyền được bảo đảm quyền riêng tư hay bí mật của NCTN được thể hiện trong các giai đoạn tố tụng về sau, bởi vì đây là giai đoạn tiền đề nếu bị ảnh hưởng bước đầu thì các giai đoạn sau cũng khó tránh khỏi, vì đây là vấn đề khá nhảy cảm và tế nhị của các em. Nếu sau quá trình điều tra mà các em được khẳng định là vô tội thì các em được trở về xã hội. Tuy nhiên những dấu vết để lại trong suy nghĩ cũng như những ảnh hưởng về danh dự, hay cách nhìn nhận từ mọi người xung quanh rất có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các em. Vì thế, quyền được bảo đảm quyền riêng tư hay bí mật của NCTN cần được tôn trọng bảo vệ đặc biệt ngay từ giai đoạn điều tra. 2.2.1.3. Quyền được trình bày quan điểm Từ “quan điểm” được hiểu là điểm xuất phát phương hướng suy nghĩ về cách nhìn, ý kiến, cách xem xét, đánh giá hay cách hiểu về một sự vật, sự việc nào đó.43 Trẻ em tuy chưa phát triển hoàn chỉnh cách suy nghĩ về mọi vấn đề, nhưng các em đang trong giai đoạn phát triển theo độ tuổi. Đây là giai đoạn đang trong sự hình thành quan điểm, vì vậy các quan điểm của các em đôi lúc chưa đúng đắn, tuy nhiên nếu vì sự không đúng đắn mà chúng ta không tạo cơ hội cho các em nêu ra thì sao này e rằng các em sẽ rụt rè, e ngại và tâm lý lo sợ đó sẽ kìm hãm sự phát triển suy nghĩ của các em. Càng quan trọng hơn, khi các em bị lạc vào con đường sai phạm, thì quyền trình bày quan điểm đó phải được tôn trọng, xem xét một cách thận trọng hơn. Quyền được trình bày quan điểm đồng thời cũng là một trong bốn nguyên tắc cơ bản của CRC. Nội dung của điều này thừa nhận trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về các vấn đền liên quan đến trẻ em, trong mọi hoàn cảnh, kể cả trong hoạt động tố tụng, đồng thời yêu cầu các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có khả năng hình thành và nói lên những quan điểm, ý kiến cũng như phải tôn trọng những ý kiến, quan điểm của trẻ một cách thích đáng. Trong lĩnh vực TTHS, khi trẻ em phạm sai lầm đến mức độ trở thành bị can, bị cáo trong hoạt động TTHS, lúc này trẻ em đang mang tâm lý lo sợ, những hành động việc làm sai trái của trẻ em đôi lúc rất phức tạp, cán bộ thực thi pháp luật nếu không được lắng nghe lời nói, suy nghĩ của trẻ thì khó có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Đồng thời, khi trẻ em được tạo cơ hội bày tỏ ý kiến, những ý kiến đó có thể dùng làm chứng cứ hay những gì liên quan đến quá trình điều tra, và cũng có thể là tình tiết để giảm nhẹ cho trẻ em nếu sau này bị xét xử. Vì thế, các thủ tục tố tụng phải nhằm bảo đảm những lợi ích cao nhất của NCTN và được tiến hành trong một bầu không khí hiểu 43 Theo từ điển tiếng việt 39 biết, cho phép NCTN được tham gia và tự do bày tỏ ý kiến.44 Ngoài ra, nếu cần thiết thì trẻ em có thể được trở giúp pháp lý từ các chủ thể có liên quan. Với mục đích đó, trẻ em phải được đặc biệt trao cơ hội nói lên ý kiến của mình trong bất kỳ quá trình tố tụng tư pháp hoặc hành chính nào có liên quan đến trẻ, trực tiếp hoặc thông qua một người đại diện hay một cơ quan thích hợp, theo cách thức phù hợp với những quy tắc, thủ tục pháp luật quốc gia.45 Cũng cần hiểu rằng quy định kể trên không có nghĩa là cha mẹ, nhà nước và các chủ thể khác phải nghe theo các ý kiến, quan điểm của trẻ trong mọi trường hợp, mà chỉ đặt ra nghĩa vụ cho các chủ thể phải lắng nghe, tôn trọng nghiêm túc xem xét và thực hiện các ý kiến, quan điểm đó nếu thấy chúng hợp lý và có thể áp dụng. 2.2.2. Giai đoạn bị bắt giữ hoặc bị giam giữ Bắt người, tạm giữ, tạm giam người là các biện pháp ngăn chặn nhằm đảm bảo cho các cơ quan THTT thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Các biện pháp ngăn chặn này khi áp dụng đối với NCTN rất dễ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực. Nắm vững nội dung, thẩm quyền, thủ tục bắt, tạm giữ, tạm giam sẽ bảo đảm cho các cơ quan THTT, người THTT áp dụng đúng, tránh vi phạm các quy định pháp luật. 2.2.2.1. Quyền không bị bắt giữ và bị giam giữ tùy tiện Quyền được bảo vệ khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện, trái pháp luật là một trong những quyền cơ bản, cốt lõi của tự do và an toàn cá nhân, đã được toàn nhân loại ghi nhận tại UDHR năm 1948: “Không ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày một cách tùy tiện”. Vấn đề này cũng được cụ thể và chi tiết hóa rằng tại Điều 9 của ICCPR. Để giải thích thêm cho các quy định tại Điều 9 của ICCPR, Bình luận chung số 8 nhấn mạnh một số điểm như sau: Thứ nhất nó được áp dụng đối với mọi đối tượng bị tước tự do.46 Như vậy, NCTN cũng là đối tượng được áp dụng quy định này. Sự không tùy tiện trong khi bị bắt hay giam giữ thể hiện theo các trình tự thủ tục của pháp luật và phải được thông báo không chậm trễ. Thứ hai, thời hạn tạm giữ, tạm giam phụ thuộc vào pháp luật của các quốc gia thành viên, bị can, bị cáo phải được xét xử trong một thời gian hợp lý hoặc được trả tự do, việc tạm giam chỉ được coi là ngoại lệ và thời gian càng ngắn càng tốt.47 Thứ ba, việc giam giữ này phải được tiến hành theo trình tự thủ tục luật định, quyền được tòa án quyết định tính hợp pháp của việc giam giữ, và để 44 Quy tắc 14.2 của Quy tắc Bắc Kinh Khoản 2 Điều 12 CRC 46 Khoản 1 Điều 9 ICCPR 47 Khoản 3 Điều 9 ICCPR 45 40 tránh sự bắt giữ hay giam giữ tùy tiện, vô cớ, nhà làm luật đã quy trách nhiệm bồ thường thiệt hại cho nạn nhân của sự sai sót này.48 Các quốc gia thành viên cũng phải đảm bảo có sự phân biệt giữa các hành vi phạm tội với việc không hoàn thành các nghĩa vụ phát sinh trong các lĩnh vực như dân sự, lao động, kinh tế. Nhằm hạn chế việc bắt, giam giữ người tùy tiện và trong những trường hợp không cần thiết, Công ước yêu cầu các quốc gia bảo đảm rằng không ai bị bỏ tù chỉ vì lí do không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng.49 Đồng thời, người bị giam có quyền tự bào chữa hoặc được luật sư giúp đỡ theo quy định của pháp luật, người bị giam cùng luật sư của họ phải được cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin về bất kỳ lệnh giam nào cùng với các lý do giam giữ. Các thông tin bao gồm: lý do bắt giữ, thời hạn giam giữ, danh tính của những quan chức thi hành pháp luật có liên quan, thông tin chính xác về nơi giam giữ. Trong VAHS liên quan đến NCTN. Việc áp dụng tùy tiện các biện pháp ngăn chặn như việc bắt oan người vô tội, bắt không đúng thủ tục, bắt sai thẩm quyền, tạm giữ hoặc tạm giam quá hạn... làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Người thực hiện một trong các hành vi nói trên phải bị xử lí nghiêm khắc, thậm chí có thể bị truy tố theo pháp luật. 2.2.2.2. Quyền được giam riêng với người đã thành niên Môi trường sống lúc nào cũng ảnh hưởng ít hay nhiều đến nhân cách con người trong xã hội đó. NCTN và người đã thành niên, họ khác nhau về độ tuổi, thể chất, đặc biệt là trình độ nhận thức và suy nghĩ trong họ. Như vậy nếu những người này được giam giữ chung, thì chúng sẽ ảnh hưởng, tác động với nhau khi những NCTN yếu thế hơn họ, chưa kể đến những trường hợp những đối tượng này có mâu thuẫn hay bất đồng quan điểm nếu giam chung thì người có thế mạnh hơn sẽ an hiếp, đe dọa trẻ em sức yếu hơn. Như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các quyền khác của trẻ em. Điều 10 ICCPR ghi nhận rằng : “Những bị can chưa thành niên phải được giam giữ tách riêng khỏi người lớn và phải đưa ra xét xử càng sớm càng tốt”. Sau đó, Quy tắc 13.4 của Quy tắc Bắc Kinh cũng có điều khoản quy định về vấn đề này: “ NCTN bị tạm giam chờ xét xử phải được giam giữ tách riêng khỏi người lớn, giam giữ trong một trại giam riêng biệt hay trong một khu riêng của một trại giam có giam cả người lớn”. Trong Nghị quyết số 4 về những tiêu chuẩn tư pháp đối với NCTN được thông qua tại Hội nghị lần thứ VI của LHQ về phòng ngừa tội phạm và xử lý người phạm tội 48 Khoản 5 Điều 9 ICCPR 49 Điều 11 ICCPR 41 đã ghi rõ những quy tắc này cần phản ánh được nguyên tắc cơ bản là không được giam giữ NCTN ở những cơ sở giam giữ dễ bị ảnh hưởng tiêu cực của các phạm nhân đã thành niên, đồng thời cần phải xem xét đến những nhu cầu đặc biệt đối với giai đoạn phát triển của các em. Việc tránh những ảnh hưởng tiêu cực từ tội phạm người lớn và bảo vệ hạnh phúc cho NCTN trong môi trường giam giữ phù hợp với một trong những nguyên tắc hướng dẫn cơ bản của các quy tắc trình bày trong Nghị quyết 4 của Hội nghị lần thứ 6 của LHQ. Tuy nhiên quy tắc đã nêu trên không phải hiển nhiên bắt buộc thực hiện một cách nghiêm ngặt, trong hoàn cảnh đặc biệt nào đó, quy tắc trên có thể không nhất thiết phải áp dụng nữa khi chúng ta chứng minh được cũng như vai trò của người thành niên này khi giam chung NCTN sẽ có lợi cho NCTN như chăm sóc và giúp cho NCTN có suy nghĩ đúng đắn, hay những người này là người thân của nhau có thể hiểu nhau dễ dàng hơn. Tuy nhiên người đã thành niên này phải được lựa chọn kỹ lưỡng, thận trọng tránh ảnh hưởng tiêu cực. Cụ thể, trong mọi cơ sở giam giữ nên tách riêng NCTN ra khỏi người trưởng thành, trừ khi họ là thành viên trong cùng một gia đình. Theo những điều kiện được kiểm soát, NCTN có thể được giam chung với những người trưởng thành đã được chọn lựa kỹ lưỡng, như một phần của chương trình đặc biệt đã được chứng minh là có lợi cho NCTN liên quan.50 2.2.2.3. Quyền được sự tham gia của cha mẹ (người giám hộ) và người trợ giúp pháp lý Với những đặc điểm hạn chế của NCTN pháp luật quy định các hoạt động có ảnh hưởng đến quyền lợi NCTN đều phải có người đại diện của họ. Vì vậy, trong những trường hợp bắt giam NCTN, cha mẹ hay người giám hộ NCTN đó phải được thông báo ngay về sự bắt giữ đó.51 Ngoài ra, trong suốt quá trình tố tụng, NCTN có quyền được đại diện bởi một cố vấn pháp lý hoặc có quyền yêu cầu sự trợ giúp pháp lý miễn phí, trong điều kiện có dịch vụ trợ giúp pháp lý như vậy ở quốc gia quyền được cung cấp tham vấn pháp lý.52Điều này cũng hết sức cần thiết vì họ còn thiếu hiểu biết nhiều về mặt pháp luật, có thể lời khai đó gây bất lợi cho các em. Sự tham gia của cha mẹ hoặc người giám hộ, tham vấn pháp lý không chỉ trong giai đoạn bị bắt giữ hoặc giam giữ, mà nó có thể kéo dài suốt quá trình tố tụng. Đó không những là quyền mà pháp luật ban cho họ mà còn là sự bắt buộc tham gia theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền (có thể nói là nghĩa vụ của họ phải tham gia). Tuy nhiên, họ có thể bị cơ quan có thẩm quyền từ chối không cho tham dự nếu có những lý 50 Quy tắc 29 trong Quy tắc Hanava Quy tắc 10.1 của Quy tắc bắc Kinh 52 Quy tắc 10.1 của Quy tắc bắc Kinh 51 42 do cho rằng sự từ chối đó là cần thiết vì lợi ích của NCTN.53 Nếu xét thấy cố vấn pháp lý và dịch vụ hỗ trợ pháp lý miễn phí là cần thiết để bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của NCTN thì quyền được tham gia của cha mẹ hay người giám hộ, như đã nêu trong Quy tắc 15.2, cần được xem như là sự giúp đỡ về mặt tình cảm và tâm lý chung đối với NCTN, một chức năng kéo dài suốt giai đoạn tố tụng. Thực tiễn cho thấy, sự có mặt của người thân, người trợ giúp pháp lý nhiều khi giúp CQĐT xác định sự thật vụ án nhanh chóng, giúp cho bản thân bị can có nhiều tình tiết giảm nhẹ khi khai báo thành khẩn trung thực và hướng đến sự phục thiện góp phần cảm hóa giáo dục bị can ngay từ giai đoạn điều tra. Vì vậy, đảm bảo quyền ấy phải được bảo đảm ngay từ giai đoạn điều tra khi NCTN bị bắt giữ hoặc giam. 2.2.2.4. Quyền giữ im lặng và quyền có luật sư Hiện có một số cách hiểu chưa chính xác khi cho rằng quyền im lặng chỉ được áp dụng từ khi bị bắt đến khi gặp luật sư. Thực ra, quyền này có hiệu lực cả trong giai đoạn thẩm vấn trước phiên tòa và trong phiên tòa.54 Ví dụ, lời cảnh báo về quyền của bị can, bị cáo (thường gọi tắt là cảnh báo Miranda) của luật hình sự Mỹ đã nêu: "Bạn không cần thiết phải nói bất cứ điều gì cho chúng tôi vào bất cứ thời điểm nào hoặc trả lời bất cứ câu hỏi nào". Phần lớn người bị tạm giữ, tạm giam chưa thành niên hiểu biết hạn chế về pháp luật, trong khi phải đối diện một mình với các điều tra viên được đào tạo bài bản và đầy kinh nghiệm. Đồng thời các em đang bị khủng hoảng tinh thần, đang lo lắng, nên dễ dàng rơi vào "bẫy" của điều tra viên để cung cấp lời khai theo ý của họ. Tới khi luật sư được tiếp cận hồ sơ thì mọi việc đã rồi, cho dù luật sư có cực kỳ tài giỏi cũng không thể làm thay đổi quan điểm của CQĐT. Vì thế, người bị tạm giữ, tạm giam nên im lặng trước mọi câu hỏi, trước sự đe dọa hay dụ dỗ của các điều tra viên để khi bình tĩnh trở lại, sẽ sáng suốt trong mọi tình huống. Vì vậy bên cạnh quyền im lặng thì quyền có luật sư bào chữa phải được đảm bảo cho các em. NCTN có quyền có luật sư bào chữa và có thể yêu cầu trợ giúp pháp lý miễn phí, nếu sự trợ giúp đó sẵn có và có quyền tiếp xúc thường xuyên với cố vấn pháp lý của mình. 55 Nếu có điều kiện gặp gỡ tìm hiểu được bản chất sự việc từ sớm, người bào chữa hoàn toàn có thể động viên bị can, bị cáo bình tĩnh, thành khẩn để được hưởng khoan hồng. Thực tế, có nhiều vụ án bị can, bị cáo không khai báo ra đồng phạm nên khó khăn cho việc điều tra. Tuy nhiên, ở vấn đề này cũng sẽ có ý kiến đặt vấn đề ngược lại, như người bào chữa không khách quan thì sao? Theo người viết, người bào chữa sẽ 53 Quy tắc 15.2 của Quy tắc Bắc Kinh Tham khảo Website Đại sứ quán Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam: Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ Chương 5: Thủ tục tố tụng hình sự. 55 Điểm a Quy tắc 18 trong Quy tắc Hanava 54 43 chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động hành nghề của họ. Tuy nhiên, người viết cho rằng, Luật Luật sư và BLHS cũng cần có quy định bổ sung về trách nhiệm hành nghề của luật sư cho thật chặt chẽ. Như vậy, bị cáo có quyền từ chối trả lời các câu hỏi ngay cả tại phiên tòa. Kết luận này có thể được rút ra từ nguyên tắc logic là: một khi các quyền gốc (quyền giả định vô tội và quyền không phải buộc tội chính mình) được áp dụng cả trong phiên tòa, quyền im lặng với tư cách là quyền phái sinh cũng có hiệu lực tương tự. Khi đó lời khai của họ sẽ công bằng, khách quan hơn, hiện tượng phản cung sẽ giảm đi rất nhiều, hiện tượng mớm cung, bức cung và nhục hình cũng sẽ giảm đi vì khi có những hiện tượng đó họ sẽ báo cho luật sư biết ngay. 2.2.2.5. Quyền được chăm sóc, bảo vệ và hỗ trợ Quy tắc 13 trong Quy tắc Bắc Kinh nhấn mạnh việc tạm giam chờ xét xử cần được thay thế bằng những phương pháp khác như giám sát chặt chẽ, chăm sóc đặc biệt hoặc đưa về sống với gia đình hay tại một trung tâm giáo dục hay tại nhà. Tuy nhiên những khó khăn hoặc những trở ngại đáng kể ảnh hưởng đến quá trình điều tra hoặc và an toàn khác, đôi lúc cán bộ thực thi pháp luật buộc phải bắt giữ hay giam giữ NCTN trong một thời gian ngắn nhất và cần thiết. Ngoài những quy định nhằm hạn chế thời gian bắt giam giữ nêu trên. Nhận thức việc tước tự do chủ thể non nớt này dễ bị tổn thương và những nhu cầu thiết yếu của họ phụ thuộc vào các nhà chức trách. Để đảm bảo sự bảo vệ và chăm sóc đặc biệt cho đối tượng này cũng như tránh khỏi những tổn thương không đáng, Trong khi bị giam giữ, NCTN phải được bảo vệ, chăm sóc và được nhận tất cả những sự giúp đỡ riêng cần thiết về mặt xã hội, giáo dục dạy nghề, tâm lý, y tế và thể chất mà các em có thể cần tùy theo tuổi tác, giới tính và cá tính.56 Bên cạnh quy định trên, các Quy tắc Hanava còn lưu ý các quốc gia rằng tất cả NCTN bị nghi ngờ hoặc buộc tội hình sự nhưng chưa xét xử nên được đối xử theo quy định của giả định vô tội. Họ phải được đối xử theo một cách thích hợp như là không bị cáo buộc. Quy tắc liệt kê khá nhiều những nhu cầu thiết yếu cần bảo đảm như các trợ giúp pháp lý, tiếp tục học tập hoặc đào tạo, các nhu cầu về nghỉ ngơi giải trí khác... Như vậy tổng hợp các quy định có liên quan, có thể khái quát các quyền được chăm sóc bảo vệ và hỗ trợ như sau: Thứ nhất là quyền được chăm sóc sức khỏe, y tế cần thiết. NCTN bị giam giữ nên được chăm sóc y tế tương đương với sự chăm sóc dành cho những người ở cộng đồng bên ngoài và phải có quyền tiếp cận các dịch vụ y tế sẵn có. Dịch vụ y tế ở những nơi 56 Quy tắc 13.5 của Quy tắc Bắc Kinh 44 giam giữ nên bao gồm chăm sóc thể chất, tâm thần và nha khoa, và được tổ chức theo cách phối hợp chặt chẽ với các dịch vụ y tế trong nước. Nhiệm vụ của nhà nước trong việc chăm sóc cho họ bao gồm phòng ngừa, khám và điều trị. Ngoài ra điều kiện giam giữ cần đáp ứng yêu cầu cơ bản bao gồm cả không gian đầy đủ, ánh sáng và thông gió, thiết bị vệ sinh, và có nệm và chăn sạch cho những người bị giam giữ qua đêm...Nơi giam giữ chật chội và mất vệ sinh và thiếu sự riêng tư có thể coi là đối xử vô nhân đạo. Thứ hai là cần có sự giam giữ phân loại NCTN. Những đặc điểm tâm lý và thể chất khác nhau của trẻ em bị giam giữ có thể lý giải cho sự cần thiết phải phân loại. Một số trẻ em phải được giam giữ riêng trong thời gian bị giam giữ chờ xét xử, nhờ đó góp phần tránh được tình trạng NCTN bị giam giữ trở thành người bị hại và nhận được sự giúp đỡ hợp lý, như nam giới hay nữ giới, người nghiện ma túy, mắc bệnh tâm thần. Vì vậy những cán bộ có trách nhiệm liên quan cần cần được huấn luyện đặc biệt để xác định và giải quyết các nhu cầu đặc biệt của NCTN trong mọi tình huống cần thiết cũng như các vấn đề nhảy cảm của các em. 2.2.2.6. Việc sử dụng vũ lực hoặc biện pháp khác đối với người chưa thành niên chỉ là ngoại lệ Trong giai đoạn NCTN bị bắt giữ hoặc giam giữ có thể các em bị kích động mạnh về tinh thần hay do những suy nghĩ còn non nớt, dẫn đến những hành động gây rối. Đối diện với hoàn cảnh đó, cán bộ trong trại giam hay những người có trách nhiệm liên quan có thể can thiệp ở mức độ nào đó để hạn chế hậu quả cũng như những rủi ro do NCTN gây ra, và đặc biệt là can thiệp như thế nào để đảm bảo sự an toàn của các em và không bị lạm dụng quyền khi buộc phải dùng vũ lực hay biện pháp khác với các em. Vì vậy, các biện pháp cưỡng chế và sử dụng vũ lực chỉ được sử dụng trong những trường hợp ngoại lệ, khi các biện pháp kiểm soát khác đã được sử dụng hết nhưng không hiệu quả, và chỉ trong điều kiện được công khai cho phép và được pháp luật quy định. Những biện pháp này không được gây ra sự nhục mạ hay hạ thấp nhân phẩm, và chỉ được sử dụng hạn chế trong thời gian ngắn nhất có thể. Theo lệnh của người phụ trách cơ sở giam giữ, những biện pháp đó có thể sử dụng để ngăn ngừa việc NCTN tự gây thương tích cho mình hay cho người khác, hoặc phá hủy nghiêm trọng tài sản. Trong các trường hợp đó, người phụ trách phải tham khảo ngay nhân viên y tế và những nhân viên liên quan khác và báo cáo ngay lên cơ quan có thẩm quyền quản lý cấp trên.57 57 Quy tắc 64 của quy tắc Hanava 45  Việc sử dụng vũ lực tối thiểu đối với NCTN “Dùng vũ lực” nói chung là dùng sức mạnh vật chất để tấn công người bị hại, có thể gây thiệt hại cho sức khoẻ, tính mạng của người bị hại, làm tê liệt sự phản kháng của họ (ví dụ: đánh, đấm, đâm, chém, bắn người bị hại). Trong trại giam, vũ lực chỉ có thể được sử dụng đối với người bị tạm giam hoặc tù nhân khi thực sự cần thiết cho việc duy trì an ninh trật tự trong cơ sở giam giữ, trong trường hợp ngăn trốn thoát, khi có sự kháng cự đối với một lệnh hợp pháp, hoặc khi sự an toàn của cá nhân bị đe dọa. Trong mọi trường hợp, nó có thể chỉ được sử dụng nếu các phương tiện bất bạo động đã chứng minh không hiệu quả và như một phương sách cuối cùng. Số lượng của bất kỳ vũ lực được sử dụng phải là tối thiểu cần thiết. Chỉ được dùng đến vũ lực khi phù hợp với những qui định của việc sử dụng vũ lực, và chỉ làm điều đó trong khuôn khổ chủ yếu để chế ngự NCTN bị giam giữ. Có rất nhiều kỹ thuật để kiểm soát NCTN hung hãn bằng các phương thức sử dụng vũ lực tối thiểu. Các phương thức này làm giảm nguy cơ bị thương nặng cho cả nhân viên và NCTN đó. Nhân viên phải được đào tạo về những kỹ thuật này và phải được cập nhật thường xuyên. Khi có một sự cố nghiêm trọng xảy ra hay có đối tượng cần chế ngự, một nhân viên lãnh đạo phải lập tức có mặt tại hiện trường và không được rời nơi đó cho đến khi tình hình được kiểm soát. Để hạn chế việc sử dụng bạo lực Quy tắc 65 trong các Quy tắc Hanava “Nghiêm cấm nhân viên mang và sử dụng vũ khí tại bất kỳ cơ sở nào nơi NCTN bị giam giữ.”  Việc sử dụng các phương tiện cưỡng chế khác Tiêu chuẩn quốc tế nghiêm cấm việc sử dụng các dây xích hoặc bàn là, và điều chỉnh việc sử dụng các công cụ khác, chẳng hạn như còng tay. Tuy nhiên việc sử dụng các hạn chế đó như còng tay trong một vụ bắt giữ hợp pháp không được coi là đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm nếu nó là cần thiết (ví dụ như để ngăn chặn các cá nhân bỏ trốn hoặc gây thương tích hoặc thiệt hại). Gây choáng điện không nên được sử dụng, bịt mắt nên bị cấm một cách rõ ràng. Ân Xá Quốc Tế kêu gọi cấm sử dụng các phương phương pháp nguy hiểm. Cấm sử dụng còng tay hoặc sử dụng các phương tiện hạn chế khác ở phòng xử án. Các nhân viên trại giam không được tự do tiếp cận các dụng cụ như còng tay, dây trói hay áo trói, dùi cui.58 Những dụng cụ này phải được cất giữ ở nơi tập trung trong trại giam, khi sử dụng phải được giám thị trại giam đồng ý trước. Phải có một hồ sơ ghi chi tiết những trường hợp và bối cảnh sử dụng những dụng cụ đó. 58 Dùi cui là một loại gậy bằng gỗ hoặc cao su có độ dài khoảng 50 cm, phần chuôi có dây để lồng vào tay cho chắc.. Đây là một loại vũ khí thường được trang bị cho cảnh sát. Ngày nay còn có một loại vũ khí nữa được gọi là dùi cui điện có khả năng phóng ra tia điện có điện áp khoảng 100 000 V đến 750 000 V. Người sử dụng chỉ cần bấm nút thì đầu dùi cui sẽ phóng điện ra. 46 Trong khi việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật kiềm chế đôi khi có thể là cần thiết yếu các phương pháp kiểm soát khác thất bại, chúng thường bị lạm dụng. Công cụ cho phép và phương pháp kiềm chế có thể được sử dụng khi cần thiết và tương ứng. Chúng không áp dụng trong thời gian dài hơn thực sự cần thiết và không bao giờ được sử dụng như là một sự trừng phạt. Khi vũ lực hay phương pháp khác đã được sử dụng để chống lại một cá nhân bị tạm giữ, việc sử dụng vũ lực nên được ghi chép bởi các nhà chức trách. Cá nhân có quyền được kiểm tra y tế ngay và nếu cần thiết thì điều trị. Nếu bị thương, người thân hoặc bạn bè thân thiết sẽ được thông báo. Cần có điều tra nhanh chóng, độc lập và vô tư đối với tất cả các cáo buộc sử dụng vũ lực quá mức ở những nơi giam giữ và nhà tù. 2.2.3. Giai đoạn bị xét xử và tuyên án 2.2.3.1. Phạt tù chỉ được áp dụng sau cùng, trong thời gian ngắn nhất NCTN dễ có nguy cơ thực hiện tội phạm nếu họ sống trong một môi trường xã hội không lành mạnh, tỷ lệ tội phạm cao. Bên cạnh đó, NCTN là người dễ uốn nắn, cải tạo, thích nghi với cuộc sống nên việc giáo dục, cải tạo NCTN thường dễ dàng hơn so với người đã thành niên, đạt được hiệu quả của hình phạt cao hơn. Thấu hiểu điều trên và xuất phát từ nguyên tắc xử lý đối với NCTNPT. Các quốc gia cần lưu ý khi phải áp dụng biện pháp tước tự do NCTNPT : “Những hạn chế tự do cá nhân đối với NCTN chỉ được đưa ra sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng, và phải giới hạn giới hạn ở mức độ tối thiểu có thể”.59 Bên cạnh quy định này cũng có điều khoản tương tự “…Việc bắt, giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em phải được tiến hành phù hợp với pháp luật và chỉ được coi là biện pháp cuối cùng và áp dụng trong thời hạn thích hợp ngắn nhất”.60 Có thể thấy, những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc là không thích hợp. Nếu trong các vụ án liên quan đến người trưởng thành và cũng có thể trong những vụ án nghiêm trọng liên quan đến NCTN, việc xử phạt công minh và mang tính trừng phạt có thể được xem là thích đáng; thì trong những vụ án liên quan đến NCTN, việc xem xét này luôn nghiêng về hướng bảo vệ lợi ích và tương lai của thanh thiếu niên. Khoa tội phạm học tiến bộ ủng hộ việc áp dụng hình phạt không giam giữ thay cho hình phạt giam giữ. Nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với cá nhân dường như là không tránh khỏi trong bất cứ môi trường giam giữ nào, đã để lại hậu quả không thể khắc phục được bằng các cố gắng chữa trị, đặc biệt trong trường hợp NCTN là những người dễ bị tổn thương bởi các ảnh hưởng tiêu cực. Hơn nữa, các ảnh hưởng tiêu cực không chỉ vì mất tự do mà còn vì bị tách khỏi môi trường xã hội bình thường đối với NCTN rõ ràng nghiêm trọng hơn so với người lớn, vì các em đang ở giai đoạn phát triển ban đầu. 59 60 Quy tắc 17.1 trong Quy tắc Bắc Kinh Điều 37 của CRC 47 Việc đưa trẻ em vào trại giam phải luôn là phương án cuối cùng và chỉ được áp dụng trong một thời gian cần thiết tối thiểu.61 Quy tắc hạn chế việc giam giữ trên hai phương diện: về số lượng “giải pháp cuối cùng” và về thời gian “khoảng thời gian cần thiết tối thiểu”, thể hiện một trong những nguyên tắc chỉ đạo cơ bản của Nghị quyết 4 được thông qua tại Hội nghị lần thứ 6 của LHQ : không được bỏ tù NCTNPT trừ khi không có cách giải quyết thích hợp nào khác. Vì vậy, Quy tắc này kêu gọi: nếu buộc phải giam giữ NCTN thì phải hạn chế sự mất tự do đến mức thấp nhất có thể được, với những sắp xếp đặc biệt và lưu ý đến sự khác nhau giữa những người phạm tội, những tội phạm và các cơ sở giam giữ. Trong thực tế, cần dành ưu tiên cho những cơ sở giam “mở”62 hơn so với các cơ sở giam “đóng”. Hơn nữa, bất cứ cơ sở giam giữ nào cũng phải mang tính cải tạo giáo dục, hơn là dưới dạng một nhà tù. Ngoài ra Quy tắc Bắc Kinh còn phủ định việc tước tự do như sau: “Không được tước bỏ tự do cá nhân trừ khi NCTN bị xét xử vì một hành vi nghiêm trọng có dùng bạo lực chống lại người khác hay ngoan cố gây ra những tội nghiêm trọng khác và trừ khi không có cách giải quyết thích hợp khác”.63 Quy tắc này phù hợp với một trong số các quy tắc hướng dẫn được quy định tại Nghị quyết 4 của Hội nghị lần thứ 6 của LHQ, với mục đích tránh sử dụng biện pháp giam giữ đối với NCTN, trừ khi không có biện pháp nào khác phù hợp có thể áp dụng để bảo vệ sự an toàn của xã hội. Nguyên tắc này đòi hỏi người THTT phải thấy được rằng việc xử lý NCTN không chỉ vì ý chí của nhà nước mà còn vì sự phát triển lành mạnh của NCTN và mức độ xử lý phải phục vụ cho sự phát triển lành mạnh cho quãng đời thanh niên trong suốt cuộc đời này. Thực tiễn cho thấy bên cạnh tác dụng đáng kể và thuận lợi trong hoạt động nghiệp vụ, việc phạt tù NCTN (đặc biệt là giam chung với đối tượng hình sự khác) còn có tác hại khi để lại dấu ấn không tốt trong tâm lý của họ về sau, làm cho việc giáo dục họ về lòng tin vào pháp luật, công lý và con người kém hiệu quả, nhiều khi gây tác dụng ngược chiều. 2.2.3.2. Quyền được bảo vệ khỏi sự đối xử và trừng phạt vô nhân đạo Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục được đề cập trước hết trong Điều 5 UDHR và Điều 7 ICCPR, trong đó nêu rằng, không ai bị tra tấn hay bị đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Bên cạnh đó, Các quốc gia nên xác định dưới 18 là độ tuổi được coi là vị thành niên trong TTHS. 61 Quy tắc 19 của Quy tắc Bắc Kinh Các cơ sở giam giữ mở là những cơ sở không áp dụng, hoặc áp dụng tối thiểu các biện pháp an ninh (Quy tắc 30 trong Quy tắc của LHQ vể bảo vệ NCTN bị tước tự do). 63 Điểm c Quy tắc 17.1 Quy tắc Bắc Kinh 62 48 Đối với nhóm xã hội yếu thế - trẻ em, khi tham gia vào hoạt động tố tụng thì các quyền này cần được thực hiện một cách triệt để. Quy tắc Bắc Kinh đã ghi nhận quyền này, đó là một trong các tiêu chuẩn tối thiểu về hoạt động tư pháp đối với NCTN, trong đó có nhắc hình phạt cao nhất đó là hình phạt tử hình, hình phạt tước mất vĩnh viện tất cả các quyền của họ, cụ thể nhất là quyền được sống còn. Nếu như các quốc gia thành viên áp dụng hình phạt này thì các em không còn cơ hội trở lại với xã hội nữa, điều đó thật sự tàn nhẫn và vô nhân đạo với các em. Nó không phù hợp với nguyên tắc chung khi xử lý NCTNPT đó là nhằm mục đích cải tạo, răn đe, giáo dục, tạo cơ hội cho họ trở về với xã hội này. Vì vậy, không được kết án tử hình đối với bất cứ tội gì do NCTN gây ra.64 Ngoài ra, ở mức độ nhẹ hơn nữa, không được áp dụng những hình phạt nhục hình đối với NCTN.65 Quy định cấm sử dụng hình phạt tử hình trong Quy tắc 17.2 phù hợp với khoản 5, Điều 6 đã ghi trong ICCPR không được phép tuyên án tử hình với người phạm tội dưới 18 tuổi. Quy định chống hình phạt nhục hình phù hợp với Điều 7 của ICCPR và Tuyên bố về việc bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay ngược đãi, cũng như Công ước chống tra tấn và những hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm. Ngoài ra, nghiêm cấm mọi biện pháp kỷ luật cấu thành việc đối xử độc ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm, bao gồm nhục hình, giam trong ngục tối, biệt giam hay bất cứ hình phạt nào có thể làm tổn thương đến sức khỏe thể chất hoặc tinh thần của NCTN. Việc giảm chế độ ăn uống và hạn chế hay từ chối không cho tiếp xúc với gia đình cũng đều bị cấm. Lao động luôn cần được coi như một công cụ giáo dục không nên áp đặt như là một hình phạt kỷ luật. Không một NCTN nào bị xử phạt hơn một lần vì cùng một sai phạm kỷ luật.66 Có thể thấy rằng đây là những chuẩn mực mà Công ước đã đặt ra cho các quốc gia thành viên để bảo vệ nhóm quyền không bị tra tấn, được đối xử nhân đạo, không bị giam giữ độc đoán, tra tấn, nhục hình. Các nước thành viên, dựa trên các nguyên tắc nền này và tùy thuộc vào điều kiện của nước mình có thể đưa ra những quy định riêng nhưng không được trái với các nguyên tắc cơ bản đã được quy định trong công ước. 2.2.3.3. Quyền được chuyển sang các chương trình hoà nhập cộng đồng Đối phó với thực trạng NCTNPT, tăng cường các biện pháp giáo dục cộng đồng đang được các chuyên gia pháp lý và dư luận đánh giá cao. Thực tiễn của nhiều nước 64 Quy tắc 17.2 của Quy tắc Bắc Kinh Quy tắc 17.3 của Quy tắc Bắc Kinh 66 Quy tắc 67 trong Quy tắc Hanava 65 49 trên thế giới cho thấy: những chế tài như không tước tự do, giáo dục NCTN ngay tại cộng đồng đã giảm đáng kể tỷ lệ tái phạm. Điều này phù hợp với CRC “biện pháp giam giữ chỉ được áp dụng sau cùng, trong thời gian ngắn nhất có thể”. Quy tắc 18.1 của quy tắc Bắc Kinh khuyến khích các cơ quan có thẩm quyền có nhiều biện pháp xử lý khác nhau, nhằm phát huy tính linh hoạt, giúp tránh việc sử dụng hình phạt giam giữ ở mức độ cao nhất có thể. Đồng thời đây cũng các biện pháp theo hướng hòa nhập cộng đồng cho các em, đáp ứng các đòi hỏi đặc thù của giới trẻ. - Hình thức quản chế, yêu cầu về sự giúp đỡ của các tổ chức cộng đồng; - Những hình phạt về tài chính, bồi thường và hoàn trả,Yêu cầu xử lý qua trung - gian hay những cách xử lý khác; Những yêu cầu được tham gia vào nhóm luật sư bào chữa hay những hoạt động tương tự, những yêu cầu có liên quan đến chăm sóc bảo trợ, các cộng đồng đang sinh sống hay những cơ sở giáo dục khác và những yêu cầu thích hợp khác. Một câu hỏi đặt ra, sự cần thiết như thế nào mới có thể áp dụng biện pháp giam giữ với NCTNPT, cũng như việc áp dụng các biện pháp hòa nhập cộng đồng này. Vấn đề này, không có sự đồng nhất hay câu trả lời cụ thể cho các quốc gia thành viên cũng như những người THTT mà chỉ có những quy tắc hay những hướng dẫn chung tại. Các biện pháp xử lý không những phải luôn phù hợp với hoàn cảnh và mức độ phạm tội, mà còn phải phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu của NCTN cũng như những nhu cầu của xã hội.67 Thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng không chỉ là sự thể hiện tính nhân đạo trong pháp luật quốc tế, mà còn là chính sách các nước, góp phần ổn định an ninh và phòng chống tội phạm hữu hiệu mà còn là biện pháp cụ thể để đảm bảo QCN đối với NCTN. 2.2.4.Giai đoạn khi bị tước quyền tự do Tước tự do nghĩa là bất kỳ hình thức giam giữ hoặc cầm tù nào, hay đưa một người vào nơi giam giữ chung hoặc riêng, mà người đó không được tự ý rời bỏ nơi giam giữ trừ khi có quyết định của cơ quan tư pháp, hành chính hoặc cơ quan công quyền khác.68 Việc tước tự do cần được thực hiện trong những điều kiện và hoàn cảnh bảo đảm tôn trọng QCN của NCTN. NCTN trong các cơ sở giam giữ phải nhận được sự chăm sóc, bảo vệ và tất cả những giúp đỡ cần thiết về mặt xã hội, giáo dục, dạy nghề, tâm lý, y tế và thể chất – những sự trợ giúp mà các em có thể cần đến tùy theo lứa 67 Điểm a Quy tắc 17.1 Quy tắc Bắc Kinh 68 Điểm b Quy tắc 11 của Quy tắc Hanava 50 tuổi, giới tính và cá tính của các em, vì lợi ích của sự phát triển lành mạnh của các em.69 2.2.4.1.Quyền được cung cấp, sử dụng những phương tiện và dịch vụ Vấn đề đầu tiên đáng quan tâm nhất cũng là nhu cầu cần thiết hằng ngày đối với bản thân NCTN là “những tiện nghi và dịch vụ” đáp mọi yêu cầu về sức khỏe và phẩm giá con người.70 Như vậy để đảm bảo điều này cần thỏa mãn rất nhiều nhu cầu cần thiết của họ, tuy nhiên có thể xem xét các điều kiện quan trọng như : điều kiện vật chất và nơi ở, nhu cầu ăn uống, dịch vụ bổ ích khác… o Thứ nhất, điều kiện vật chất và nơi ở Điều kiện vật chất và nơi ở được triển khai cụ thể và cân nhắc một cách kỹ càng từ Quy tắc 32 đến Quy tắc 37, phải phù hợp với mục đích phục hồi của việc điều trị nội trú, có quan tâm thích đáng tới nhu cầu của NCTN về sự riêng tư, kích thích giác quan, cơ hội kết giao với những người cùng lứa tuổi và tham gia các hoạt động thể thao, thể dục và những hoạt động giải trí. Thiết kế và cấu trúc của những cơ sở giam giữ NCTN cần hạn chế tối thiểu nguy cơ hoả hoạn và bảo đảm việc sơ tán an toàn ra khỏi cơ sở giam giữ. Không nên đặt các cơ sở giam giữ ở những khu vực được biết là có hại cho sức khỏe hoặc các mối nguy hiểm hay rủi ro khác. - Nơi ngủ : các quốc gia cần tạo điều kiện cho trại giam được xây dựng nhiều phòng ngủ. Thông thường gồm những phòng ngủ cho nhóm nhỏ hoặc cho cá nhân. Trong giờ ngủ, cần có sự giám sát thường xuyên, kín đáo đối với mọi khu vực, kể cả những phòng ngủ cá nhân và phòng ngủ tập thể, để bảo đảm việc bảo vệ cho từng NCTN. Theo tiêu chuẩn quốc gia và địa phương, mỗi NCTN cần được cung cấp bộ đồ giường ngủ riêng và đầy đủ, sạch sẽ, được giữ ngăn nắp, và được thay đổi thường xuyên để bảo đảm vệ sinh. Các trại giam ở VN có đưa ra tiêu chuẩn tối thiểu chỗ nằm của mỗi phạm nhân là NCTN là 03 mét vuông (3 m2), có ván sàn hoặc giường. (Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 117/2011/NĐ-CP). - Các đồ dùng sinh hoạt : bao gồm các thiết bị đồ dùng hay quần áo riêng phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của NCTN, tất cả phải bảo đảm được vấn đề vệ sinh cũng như sự riêng tư của họ. + Những thiết bị vệ sinh phải được lắp đặt, đủ tiêu chuẩn để NCTN có thể sử dụng đáp ứng nhu cầu bản thân một cách riêng tư, sạch sẽ và lịch sự khi cần thiết. + Đồ dùng cá nhân: mọi NCTN đều có quyền sở hữu đồ dùng cá nhân và có đủ chỗ cất giữ. Bởi vì việc sử hữu những đồ dùng cá nhân là yếu tố cơ bản của quyền riêng tư và là thiết yếu đối với sức khỏe tâm lý. Ngoài ra, NCTN có quyền được sử dụng 69 70 Quy tắc 26.2 của Quy tắc Bắc Kinh Quy tắc 31 trong Quy tắc Hanava 51 quần áo riêng của mình (trong chừng mực có thể). Các cơ sở giam giữ cần bảo đảm rằng NCTN đều có quần áo riêng thích hợp với khí hậu và đủ để bảo đảm sức khỏe. o Về nhu cầu ăn uống Mọi cơ sở giam giữ phải bảo đảm rằng mọi NCTN đều được nhận thức ăn đã được chuẩn bị phù hợp, có chất lượng cũng như số lượng đáp ứng được các tiêu chuẩn về chế độ ăn uống, vệ sinh và sức khỏe. Phải luôn luôn có đủ nước uống sạch cho mọi NCTN. Tuy nhiên các nhu cầu cũng như tiêu chuẩn cụ thể tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, tạp quán thói quen ăn uống. Ở mỗi quốc gia vấn đề này sẽ được quy định cụ thể một cách chi tiết và rõ ràng nhất có thể. Ở VN, Phạm nhân là NCTN được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng ăn như phạm nhân là người thành niên và được tăng thêm về thịt, cá nhưng không quá 20% so với định lượng (Khoản 1 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự Số: 53/2010/QH12). o Dịch vụ bổ ích : chăm sóc y tế và các dịch vụ có liên quan Ngoài việc cung cấp thực phẩm ăn uống đầy đủ thì chăm sóc sức khỏe bằng các dịch vụ y tế kịp thời là một việc làm rất cần thiết, không thể thiếu được. Vì vậy, LHQ đã dành nhiều quy tắc ( từ quy tắc 49 đến quy tắc 55) để quy định một cách chi tiết và khá đầy đủ về vấn đề liên quan y tế cho NCTN. Theo đó mọi NCTN đều được chăm sóc sức khỏe đầy đủ, cả về phòng bệnh lẫn chữa bệnh, bao gồm chữa bệnh thần kinh, bệnh mắt và răng, cũng như được cấp phát thuốc men và chế độ ăn uống đặc biệt theo chỉ định của bác sĩ. Mọi cơ sở giam giữ NCTN cần có sự tiếp cận nhanh chóng tới các cơ sở y tế tương xứng và các trang thiết bị thích hợp. NCTN bị ốm đau, mệt mỏi, hay có triệu chứng khó khăn về thể chất hay tinh thần thì cần được nhân viên y tế khám kịp thời. Đặc biệt, NCTN bị bệnh tâm thần cần được điều trị ở một cơ sở chuyên môn, theo chế độ quản lý y tế riêng. Ngoài các dịch vụ chăm sóc y tế nêu trên, những cơ sở giam giữ NCTN cần áp dụng các chương trình phòng, chống lạm dụng ma túy và phục hồi, với sự điều hành của những nhân viên có trình độ. 2.2.4.2. Quyền được giáo dục và tiếp cận các hoạt động khác Với tinh thần nhân đạo và bản chất ưu việt, trại giam còn phải làm cho phạm nhân chưa thành niên hiểu rằng trại giam không phải là nơi giam cầm, đày ải người phạm tội, mà đó chính là một “trường học đặc biệt” giáo dục cải tạo họ, giúp họ nhận ra lỗi lầm sớm trở về với gia đình và xã hội. Mục tiêu đào tạo và xử lý NCTN trong các cơ sở giam giữ là chăm sóc, bảo vệ, giáo dục và dạy nghề nhằm giúp đỡ NCTN tiếp tục vai trò hữu ích và xây dựng xã hội của mình trong xã hội.71 71 Quy tắc 26.1 của Quy tắc Bắc Kinh 52  Quyền được giáo dục và đào tạo nghề - Quyền được giáo dục Trong những NCTN bị tước tự do, có những em đang trong tuổi bắt buộc đi học, có những em thì vượt qua tuổi đó hay đang ở ngưỡng cửa sắp trở thành người thành niên. LHQ đặc biệt quan tâm đến từng đối tượng này và có những hướng dẫn cụ thể (từ quy tắc 38 đến quy tắc 41 của Quy tắc Hanava). Cụ thể quy định mọi NCTN đang ở độ tuổi bắt buộc phải đến trường đều có quyền được hưởng sự giáo dục phù hợp. Sự giáo dục đó cần được cung cấp ở các trường học cộng đồng nằm ngoài cơ sở giam giữ bất cứ khi nào có thể, và trong bất kỳ trường hợp nào, bởi những giáo viên có đủ trình độ giảng dạy thông qua các chương trình được gắn với hệ thống giáo dục của quốc gia, để sau khi được trả tự do, NCTN có thể tiếp tục học tập mà không gặp khó khăn. Bên cạnh NCTN ở độ tuổi bắt buộc đi học, còn có những đối tượng là NCTN quá tuổi bắt buộc đến trường nhưng họ có ý chí muốn được tiếp tục học tập. Trường hợp này, họ cần được cho phép và khuyến khích học tập, đồng thời người quản lý trải giam phải có trách nhiệm giúp các em tiếp cận với những chương trình giáo dục phù hợp. Tuy nhiên, việc trao quyền cho các em được học hành phải gắn với sự thực hiện hiệu quả quyền đó. Ngoài việc bảo đảm về cơ sở, nơi học tập thuận lợi, thì việc cung cấp các nhu cầu cần thiết như dụng cụ học tập, sách vở, thư viện…cũng phải đảm bảo cho các em. Cụ thể, mọi cơ sở giam giữ cần tạo điều kiện để NCTN có thể tiếp cận một thư viện có đầy đủ sách, báo chí truyền thụ kiến thức lẫn giải trí thích hợp với NCTN. Nên khuyến khích và cho phép NCTN sử dụng tối đa thư viện đó.72 Trong đó, có thể nói thư viện là nơi chứa nhiều các kho tàng kiến thức, sách, tài liệu tham khảo và cũng là nơi thu hút sự khám phá học hỏi những điều các em muốn tìm tòi. Bởi vì, sự phát triền ở giai đoạn này thường gắn liền với sự tò mò, muốn khám phá điều mới lạ, trong khi các em đang bị hạn chế quyền tự do đi lại này nên không thể ra ngoài để có được câu trả lời cho những thắc mắc nảy sinh. Khi các em có thể giải đáp đươc những nghi vấn, các em càng thêm nhiều kiến thức hơn, đồng thời nhận thức và suy nghĩ những việc làm sai trái, và khắc phục, hoàn thiện bản thân. Khi các em đã hoàn thành các chương trình học của mình, thành quả mà các em đã phấn đấu sẽ được ghi nhận một cách xứng đáng. Nói cách khác, kết quả mà các em đạt được sẽ có giá trị như những người ở tự do ở ngoài khác, nó không phụ thuộc vào lý do giam giữ đó. Những văn bằng hoặc chứng chỉ học vấn trao cho NCTN trong thời gian bị giam giữ không được ghi dưới bất kỳ hình thức nào là họ đã bị giam giữ tập trung.73 Với những kiến thức đã được học trong giai đoạn này các em có thể sử dụng nó 72 73 Quy tắc 41 của Quy tắc Hanava Quy tắc 40 – Quy tắc Hanava 53 để tiếp tục nâng cao năng lực cũng như làm những việc hợp pháp khác bổ ích, như vậy các em có thể dễ dàng hòa nhập với cộng đồng xã hội một cách nhanh chóng. Và cũng không vì lý do quá khứ bị giam giữ mà các em bị mất cơ hội đó. Quy tắc này nhằm tránh các định kiến xã hội, sự phân biệt đối xử, và các ảnh hưởng xấu khác đối với các em. Ngoài ra, Cơ quan quản lý các cơ sở giam giữ cần đặc biệt chú ý tới việc giáo dục NCTN có nguồn gốc nước ngoài hoặc NCTN có những nhu cầu đặc biệt về văn hóa hay sắc tộc. NCTN mù chữ hoặc có khó khăn trong học tập hoặc tiếp thu có quyền được hưởng sự giáo dục đặc biệt. - Quyền được đào tạo nghề Ngoài quyền giáo dục dạy học cho các em, thì quyền được đào tạo nghề cũng phải đảm bảo cho các em khi có điều kiện thích hợp nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho các em. Đồng thời tạo điều kiện cho các em sau khi ra khỏi trại có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì thế, cần khuyến khích sự hợp tác giữa các bộ, ngành vì mục đích dạy học đầy đủ, hoặc nếu thích hợp thì đào tạo nghề cho những NCTN bị giam giữ, nhằm bảo đảm rằng các em không bị thiệt thòi về giáo dục khi ra khỏi cơ sở giam giữ.74 Ngành nghề xã hội rất phong phú, đa dạng, khi con người ta yêu thích, say mê một nghề nào đó thì sẽ có động lực để làm việc, tìm tòi, sáng tạo, phát triển và thành công. Chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích của mình là yếu tố rất quan trọng, tuy nhiên nó phải phù hợp với điều kiện hay hoàn cảnh hiện tại của các em. Vì lẻ đó, Mọi NCTN đều có quyền được đào tạo nghề theo những ngành thích hợp, để chuẩn bị cho họ có công ăn việc làm trong tương lai.75 Mục tiêu của đào tạo nghề càng dễ dàng đạt được khi không có sự phân biệt đối xử giữa các em bị giam giữ với các em ở ngoài xã hội . Khi đã tạo ra nguồn lao động từ những đối tượng đặc biệt này thì mọi tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia có thể áp dụng với lao động trẻ em và lao động trẻ tuổi cần được áp dụng đối với NCTN bị tước tự do. Thật vậy, mọi hoạt động sản xuất của con người luôn muốn hưởng được những thành quả xứng đáng với công sức mà họ quyết tâm bỏ ra. NCTN cho dù đang bị tước tự do nhưng những lao động của họ đều có quyền hưởng lương như những người khác, đó cũng là cách các quốc gia đáng quan tâm để khuyến khích sự nổ lực lao động cũng như sự cải tạo NCTN thành công dân có ích cho xã hội. Do đó, Ở những nơi có điều 74 Quy tắc 26.6 của Quy tắc Bắc Kinh 75 Quy tắc 42, Quy tắc Bắc Kinh 54 kiện, cần tạo cho NCTN các cơ hội làm việc có hưởng lương, nếu có thể trong phạm vi của cộng đồng địa phương, như một biện pháp bổ sung cho việc đào tạo nghề nhằm nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm thích hợp khi họ trở về với cộng đồng. Đồng thời, thành quả mà họ tạo ra cũng phải đảm bảo sự công bằng, tránh các mục đích lợi nhuận của các bên có liên quan. Số tiền đó họ có thể tiết kiệm hay sử dụng một cách hợp pháp trong phạm vi cho phép. Cụ thể mọi NCTN làm việc đều có quyền được hưởng thù lao. Những lợi ích của NCTN và của việc đào tạo nghề cho họ không phụ thuộc vào mục tiêu tạo lợi nhuận cho cơ sở giam giữ, hay cho một bên thứ ba. Một phần thu nhập của NCTN thông thường cần được trích ra để lập quỹ tiết kiệm và sẽ được trao cho người đó vào lúc họ được trả tự do. Tóm lại, nghề nghiệp là công việc sẽ gắn với bản thân của mỗi người trong hầu hết phần lớn khoảng thời gian quan trọng của họ. Và khi NCTN trở về xã hội đã có đủ điều kiện để sống, tạo ra thu nhập người ta sẽ quý trọng sức lao động đã bỏ ra, càng nhận thức được giá trị của cuộc sống, cách làm công dân tốt. Như vậy, khả năng họ tái phạm hay những hành động tiêu cực khác khó có năng xảy ra hơn.  Quyền được tham gia các hoạt động khác - Hoạt động vui chơi, giải trí Đối với những đối tượng vị thành niên đang chấp hành hình phạt thì vấn đề vui chơi giải trí càng phải đáp ứng phù hợp với các em hơn bởi trong quá khứ đối tượng này có thể bị ảnh hưởng nhiều cái không lạnh mạnh trong xã hội dẫn đến hành vi lệch lạc, phạm tội. Thời gian họ ở trong trại giam cũng là thời gian chúng ta tạo điều kiện về mọi mặt để giáo dục cải tạo họ thành công dân tốt. Nhằm bảo vệ quyền vui chơi, giải trí của NCTN bị tước tự do, LHQ đã có quy định cụ thể tại Quy tắc 47. Trong đó nhấn mạnh rằng: “mọi NCTN đều có quyền có một khoảng thời gian thích hợp để luyện tập tự do hàng ngày ở ngoài trời, bất cứ khi nào thời tiết cho phép. Trong khoảng thời gian đó thông thường nên tổ chức việc huấn luyện thể dục và giải trí thích hợp…” Chính vì thế, trẻ em có quyền tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí phù hợp với lứa tuổi, được tự do tham gia các sinh hoạt văn hóa và văn nghệ, thể dục, thể thao… Như vậy, để đáp ứng nhu cầu này các quốc gia cần cung cấp đầy đủ khoảng không, phương tiện và trang thiết bị cho hoạt động này. Mọi NCTN cần có thời gian cho những hoạt động lúc nhàn rỗi hàng ngày. Đồng thời các trại giam nên nâng cao việc cung cấp việc trị liệu và giáo dục trị liệu vật lý,76 bởi trong vui chơi, đặc biệt trong hoạt động thể chất, các em có thể bất cận, gây ra các vết thương nhẹ bên ngoài hoặc có 76 Vật lý trị liệu ( gọi tắt là lý liệu ) là một chuyên khoa trong y học, dùng các yếu tố vật lý để phòng và chữa bệnh. 55 thể đến mức độ nguy hiểm khác. Vì thế cần có sự trở giúp kịp thời để tránh khỏi những đau đớn cũng như nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em. Vì vậy, các quốc gia cần tăng cường sự kiểm soát chặt chẽ và quan tâm kịp thời vấn đề này. Ủy ban CRC cho rằng việc nghỉ ngơi và vui chơi cũng quan trọng tương đối với sự phát triển của trẻ em như các yếu tố dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Hoạt động này là những nhu cầu không thể thiếu, đảm bảo sự phát triển, giúp các em thoại mái, thư giãn và khiến cho trẻ phát triển toàn diện hơn. - Hoạt động nghi lễ tôn giáo Trong khi đáp ứng các hoạt động vui chơi giải trí của các em, một nhu cầu về tinh thần cũng đáng được quan tâm nữa đó là vấn đề tôn giáo. Đa số các quốc gia trên thế giới thường có rất nhiều dân tộc sinh sống gắng bó mật thiết với nhau, với mỗi nền tín ngưỡng tôn giáo khác nhau. Tuy ở lứa tuổi này nhưng NCTN cũng cần được tham gia quyền này, đó là nét đẹp riêng về tinh thần của họ và họ cố gắng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vì họ là những thế hệ tương lai của đất nước. Quy tắc 48 trong quy tắc Hanava tiếp tục khẳng định, mọi NCTN cần được phép thỏa mãn nhu cầu cuộc sống tinh thần và tôn giáo của mình, cụ thể là dự các buổi lễ hoặc các cuộc họp được tổ chức trong cơ sở giam giữ, hoặc tự mình thực hành các nghi lễ tôn giáo, và được có sách vở hay vật dụng cần thiết liên quan đến tôn giáo. Đồng thời các em cũng có quyền không tham dự các nghi lễ tôn giáo. 2.2.4.3. Quyền được bảo vệ và hỗ trở khi trở về với xã hội Quá trình thích nghi với điều kiện sống bình thường trong môi trường xã hội sau một thời gian dài bị tước tự do là hiện tượng phức tạp, đòi hỏi có ý chí lớn. Tái hòa nhập cộng đồng cho NCTN chấp hành xong hình phạt tù là vấn đề từ lâu đã mang tính xã hội và thời sự. Đây là vấn đề không chỉ của bản thân đối tượng NCTN được tha tù trở về, của gia đình họ mà nó là vấn đề nhà nước và xã hội cùng quan tâm. Các cơ quan có thẩm quyền cần thường xuyên nâng cao nhận thức của công chúng rằng việc chăm sóc những NCTN bị giam giữ và việc chuẩn bị cho họ trở lại xã hội là một công việc xã hội đặc biệt quan trọng, và vì mục đích này, cần thi hành những biện pháp tích cực để thúc đẩy sự tiếp xúc cởi mở giữa người chưa thành niên với cộng đồng ở địa phương.77 Đồng thời các biện pháp tích cực để đảm bảo mục tiêu tái hòa nhập này có thể nhắc đến các chương trình bổ ích như ở Quy tắc 79 “Tất cả những NCTN cần được hưởng những chương trình được xây dựng để giúp họ trở về với xã hội, cuộc sống gia đình, giáo dục và việc làm sau khi được trả tự do. Các thủ tục, bao gồm trả tự do sớm và những khóa học đặc biệt cần được xây dựng cho mục đích này”. 77 Nguyên tắc cơ bản thứ 8 của Quy tắc Hanava 56 Quy tắc 80 tiếp tục đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu tái hòa nhập cộng đồng cho các em. Những cơ quan có thẩm quyền cần cung cấp và bảo đảm các dịch vụ để giúp đỡ NCTN trong việc tái khẳng định mình trong xã hội và để hạn chế các định kiến đối với NCTN. Những dịch vụ này cầm bảo đảm, tới chừng mực có thể, rằng NCTN được cung cấp nơi cư trú, việc làm, quần áo và các phương tiện đủ để duy trì cuộc sống của mình khi được trả tự do để tạo điều kiện cho việc tái hòa nhập thành công. Đại diện cơ quan cung cấp các dịch vụ này cần được tham khảo và được tiếp cận với người chưa thành niên trong khi họ bị giam giữ, nhằm giúp họ trở lại cộng đồng.” Khi các cơ quan có thẩm quyền đã tạo mọi điều kiện về vật chất hay tinh thần cho các em trở về với xã hội, điều mà phạm nhân nói chung hay phạm nhân chưa thành niên nói riêng khó tránh khỏi đó là “ định kiến xã hội”.78 Khi con người trong xã hội đã định hướng hay tiếp nhận định kiến về quá khứ của NCTN này thì rất dễ dàng dẫn đến sự phân biệt đối xử. Định kiến đó có thể hình thành ở môi trường xung quanh các em như trong gia đình, hàng xóm, môi trường giáo dục của nhà trường dẫn đến thái độ phân biệt đối xử không đúng. Chính vì vậy nó là yếu tố vản trở cực kỳ lớn đối với những NCTN lầm lỡ muốn quay trở lại làm người bình thường. Vì thế, ngoài những chương trình được xây dựng để giúp họ trở về với xã hội đã liệt kê ở mục trên. Chúng ta cần có công tác chuyên biệt để chuẩn bị cho phạm nhân trước khi bước vào cuộc sống trong điều kiện mới. Chuẩn bị tâm lý cho người sắp chấp hành xong hình phạt có ý nghĩa ngày càng lớn, các nhà tội phạm học đã có sự phân tích sâu sắc yếu tố tâm lý, trong đó có vai trò của yếu tố tâm lý trong việc tái phạm. “Chuẩn bị tâm lý” phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình cải tạo và giáo dục NCTN, cũng như hình thành ở họ các chuẩn mực cư xử trong điều kiện mới. Việc tái hòa nhập với cộng đồng phần lớn là nhờ chính sự cố gắng của bản thân các em trong việc nhận thức đúng đắn về quá trình cải tạo hoàn lương, một phần là nhờ chính sách ưu đãi của pháp luật và đặc biệt là sự nỗ lực hơn nữa của cộng đồng. Qua sự phân tích cụ thể các quyền của NCTNPT qua tất cả các giai đoạn tố tụng trên. Có thể kết luận rằng quyền của NCTNPT là vấn đề khá nhạy cảm, luôn có nguy cơ bị xâm hại, cho nên không chỉ pháp luật quốc gia mà pháp luật quốc tế bằng những quy định, khuyến nghị của mình tạo ra các điều kiện, trình tự khác nhau, một mặt buộc các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phải tuân theo, mặt khác tạo cơ sở vững chắc cho chính NCTN bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 78 Định kiến xã hội là thái độ có sẵn về đối tượng (ở một con người hay một vấn đề nào đó). Đây chính là sự nhận định, đánh giá mang tính chất một chiều dựa trên cơ sở khách quan nhưng chưa đủ chứng cứ xác định và thường mang một hàm ý xấu. 57 2.3. Việc thực hiện các cam kết quốc tế về bảo đảm quyền của người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam Nhìn ở phạm vi rộng hơn cho thấy, VN là nước thứ 2 trên thế giới và là nước đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn tham gia Công ước Quốc tế về quyền trẻ em. Với quan điểm nhất quán trong việc bảo vệ trẻ em, Nhà nước VN đã thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ quyền trẻ em, trong đó đã dành sự quan tâm đặc biệt cho đối tượng trẻ em vi phạm pháp luật, nhất là những trường hợp NCTNPT. Việc bảo đảm quyền của NCTNPT phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa hiện có của VN. Sự phù hợp này thể hiện trên cả hai phương diện đó là xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật. Nội dung của chính sách hình sự liên quan đến cả hai lĩnh vực: luật nội dung (luật hình sự) và luật hình thức (luật TTHS). 2.3.1. Lĩnh vực hình sự  Về tuổi chịu TNHS của NCTNPT Quy định về độ tuổi phải chịu TNHS tại Điều 12 BLHS thể hiện một bước tiến bộ trong PLHS VN về bảo vệ QCN của NCTN. Quy định này cũng hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của CRC. Các quốc gia thành viên phải tìm cách thúc đẩy việc thiết lập những đạo luật, thủ tục, các cơ quan và thể chế áp dụng riêng cho những trẻ em bị tình nghi, bị cáo buộc hay bị xác nhận là vi phạm PLHS, và cụ thể là xác định độ tuổi tối thiểu mà dưới độ tuổi đó trẻ em sẽ được coi là không có khả năng vi phạm PLHS.79 Nếu so với độ tuổi bắt đầu chịu TNHS trong luật hình sự một số nước trên thế giới hiện nay như Nam Phi: 7 tuổi, Ấn Độ: 7 tuổi, Anh: 10 tuổi thì chúng ta mới nhận thấy sự tiến bộ của PLHS VN. Về cách tính tuổi NCTNPT trong luật hình sự VN trên thực tế hiện nay cũng thể hiện yêu cầu bảo đảm quyền NCTN. Các văn bản hướng dẫn về cách tính độ tuổi của NCTNPT đều theo hướng có lợi cho NCTNPT.80 Quy định độ tuổi tối thiểu phải chịu TNHS là từ đủ 14 tuổi, trẻ em dưới 14 tuổi được coi là không có khả năng vi phạm PLHS. Quy định này là hoàn toàn phù hợp với 79 80 Điểm a khoản 3 Điều 40 CRC Theo Điều 6 Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH 1. Trường hợp xác định được tháng sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày thì trong tháng đó lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo. 2. Trường hợp xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo; 3. Trường hợp xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm đó thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 tương ứng của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo; 4. Trường hợp xác định được năm sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày tháng sinh của bị can, bị cáo thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo 58 các hướng dẫn về mức tối thiểu tuổi chịu TNHS của quy tắc Bắc Kinh và độ tuổi tối thiểu chịu TNHS được khuyến nghị là không thấp hơn 12.81  Quy định về nguyên tắc xét xử Nguyên tắc xử lý đối với NCTNPT được quy định tại Điều 69 BLHS, các nguyên tắc này đã thể hiện đầy đủ quan điểm định hướng của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền NCTNPT. Các nguyên tắc này bao gồm: Nguyên tắc thứ nhất: việc xử lý NCTNPT chủ yếu là nhằm giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội. Vì thế, luật hình sự VN đòi hỏi trong mọi trường hợp điều tra, truy tố và xét xử hành vi phạm tội của NCTN, các cơ quan nhà nước có thểm quyền phải xác định rõ khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội (khoản 1). Nguyên tắc này cũng phù hợp với yêu cầu quốc tế, các quốc gia thành viên công nhận quyền của mọi trẻ em bị tình nghi, bị cáo buộc hay bị công nhận là đã vi phạm luật hình sự được đối xử theo cách thức phù hợp với việc thúc đẩy nhận thức của trẻ em về nhân cách và phẩm giá vốn có, một cách thức tăng cường sự tôn trọng của trẻ em đối với những quyền và tự do cơ bản của người khác và có tính đến độ tuổi của trẻ em cũng như mong muốn thúc đẩy sự tái hoà nhập của trẻ và giúp trẻ em đảm đương một vai trò có tính chất xây dựng trong xã hội.82 Theo các nguyên tắc tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4, thì việc truy cứu TNHS đối với NCTNPT chỉ được đặt ra khi nó thật sự cần thiết, việc xử lý hình sự đối với NCTNPT chỉ là biện pháp cuối cùng khi các biện pháp xử lý khác của nhà nước không còn hiệu quả. Trong trường hợp có những biện pháp xử lý khác khoan hồng mà không cần phải áp dụng hình phạt đối với NCTNPT thì ưu tiên áp dụng các biện pháp khoan hồng này. Các nguyên tắc này cũng đã thể hiện rõ nét tinh thần đảm bảo QCN của NCTN cũng như yêu cầu của CRC như: đưa ra nhiều biện pháp khác nhau như ra lệnh chăm sóc, hướng dẫn và giám sát; tư vấn; thử thách; chăm nuôi; các chương trình giáo dục và dạy nghề và những biện pháp thay thế khác cho việc quản lý tại cơ sở nhằm bảo đảm cho trẻ em được đối xử phù hợp với phúc lợi của trẻ và tương xứng với hoàn cảnh cũng như hành vi phạm tội của trẻ.83 Nguyên tắc tiếp theo, xuất phát từ yêu cầu của nguyên tắc nhân đạo, luật hình sự không cho phép áp dụng hình phạt tử hình hoặc tù chung thân đối với NCTNPT. Cũng 81 82 83 Khuyến cáo Ủy ban về quyền trẻ em tại Bình luận chung số 10 (Đoạn 33) Điều 40 CRC Khoản 4 Điều 40 CRC 59 với lập luận trên, đối với NCTNPT khi buộc phải áp dụng hình phạt tù thì mức án dành cho họ phải thấp hơn so với người đã thành niên. Nguyên tắc này cũng phản ánh tinh thần bảo đảm QCN của NCTN. Không trẻ em nào bị tra tấn hay bị đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm. Những người dưới 18 tuổi nếu gây ra những hành động phạm pháp sẽ không bị áp dụng hình phạt tử hình hoặc tự chung thân mà không có khả năng được phóng thích và Không trẻ em nào bị tước quyền tự do một cách bất hợp pháp hoặc tùy tiện. Việc bắt, giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em phải được tiến hành phù hợp với pháp luật và chỉ được coi là biện pháp cuối cùng và áp dụng trong thời hạn thích hợp ngắn nhất.84 Tóm lại, các nguyên tắc xử lý đối với NCTNPT được quy định trong luật hình sự đã thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ QCN của NCTNPT, phù hợp với các yêu cầu của Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã được nhà nước ta kí kết và tham gia. 2.3.2. Lĩnh vực tố tụng hình sự Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ đặc biệt đối với trẻ em vi phạm PLHS khi tham gia vào quá trình tố tụng, BLTTHS đã dành chương riêng (chương XXXII) quy định hoạt động tố tụng đối với NCTNPT. Theo đó, quá trình xử lý VAHS diễn ra qua 4 giai đoạn: khởi tố VAHS; khỏi tố bị can và tiến hành các hoạt động điều tra (như thẩm vấn, khám xét, khám nghiệm, thu giữ các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, v.v..); truy tố; xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Về nguyên tắc, khi có liên quan đến một VAHS, NCTN có quyền và nghĩa vụ tương ứng như người đã thành niên. Đồng thời có những quy định có lợi hơn so với người đã thành niên. Những qui định đó đã đáp ứng thực hiện các cam kết quốc tế về bảo đảm quyền của NCTNPT bên cạnh yêu cầu đòi hỏi của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm lứa tuổi chưa thành niên.  Quy định về người THTT. Để các hoạt động tố tụng trong những vụ án mà bị can bị cáo là NCTN diễn ra có hiệu quả, trước hết những người THTT phải có tâm lý về tâm lý học nói chung, tâm lý NCTN nói riêng (Điều 302 BLTTHS). Trên cơ sở đó người THTT mới có thể xác định được hướng tiếp cận và tác động tâm lý bị can, bị cáo là NCTN; tạo được lòng tin, thái độ hợp tác, cầu thị từ phía NCTN trong hoạt động tố tụng. Điều này không chỉ quy định trong BLTTHS của nước ta mà còn được quy định ở trong BLHS của hầu hết các nước trên thế giới và đặc biệt là nó phù hợp với Quy tắc: Ở 84 Điều 37 CRC 60 thành phố lớn cần thành lập những đơn vị cơ sở đặt biệt chuyên giải quyết những trường hợp liên quan tới NCTN.85  Quy định việc trở giúp pháp lý (bào chữa) đối với NCTN bị tạm giữ, bị khởi tố, truy tố, xét xử về hình sự (Điều 305 BLTTHS). Việc tham gia của người bào chữa trong các vụ án NCTNPT là bắt buộc. Nếu gia đình không mời người bào chữa thì cơ quan THTT phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho các em hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận và các tổ chức thành viên (như Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên) cử người bào chữa cho các em Điều này phù hợp với Quy tắc: Trong suốt quá trình tố tụng, NCTN có quyền được đại diện bởi một cố vấn pháp lý hoặc có quyền yêu cầu sự trợ giúp pháp lý miễn, trong điều kiện có dịch vụ trợ giúp pháp lý như vậy ở quốc gia đó, 86 và quyền có luật sư bào chữa và có thể yêu cầu trợ giúp pháp lý miễn phí, nếu sự trợ giúp đó sẵn có và có quyền tiếp xúc thường xuyên với cố vấn pháp lý của mình 87.  Quy định việc bắt, giam giữ người phải tuân theo các quy định của pháp luật; nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình đối với tất cả mọi người trong đó bao gồm trẻ em, NCTN (Điều 6 BLTTHS). Đối chiếu với Quy tắc không được áp dụng những hình phạt nhục hình đối với NCTN (Quy tắc 17.3 – Bắc Kinh).  Quy định về giam riêng NCTN với người đã thành niên (Điều 308 BLTTHS) phù hợp với quy định “Những bị can chưa thành niên phải được giam giữ tách riêng khỏi người lớn và phải đưa ra xét xử càng sớm càng tốt”.88  Quy định việc tham gia của gia đình, nhà trường và tổ chức trong các vụ án có bị can, bị cáo là NCTN, phù hợp với Quy tắc 15.2 – Quy tắc Bắc Kinh : “Cha mẹ hoặc người giám hộ có quyền tham dự vào quá trình tố tụng và có thể được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tham dự vào quá trình tố tụng vì lợi ích của người chưa thành niên”. Ngoài ra, đối với các em bị tước tự do Bộ luật cũng đã quy định quyền được học nghề hoặc học văn hóa (khoản 2 Điều 308), đồng thời quyền kháng cáo, khiếu nại, quyền đối chất của những người tham gia tố tụng trong đó bao gồm NCTN cũng được đề cập đến. Đặc biệt, Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTPBLĐTBXH ngày 12-7-2011 về hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTHS đối với người tham gia tố tụng là NCTN đã đưa ra những hướng dẫn thực hành, cụ thể hơn cho quá trình giải quyết các VAHS liên quan đến NCTN. Hướng dẫn này không ngừng nhấn mạnh việc bảo đảm tôn trọng quyền của NCTN trong quá trình tố tụng; giữ bí mật 85 Quy tắc 12 của Quy tắc Bắc Kinh Quy tắc 15.1 của Quy tắc Bắc Kinh 87 ” Quy tắc 18 của Quy tắc Hanava 88 Điều 10 ICCPR 86 61 thông tin cá nhân của NCTN; giải quyết nhanh chóng kịp thời; người THTT có kiến thức và kĩ năng giải quyết các vụ án liên quan NCTN; xem xét miễn TNHS cho NCTNPT; giao họ cho gia đình tổ chức giám sát để họ tự sửa chữa, tái hòa nhập cộng đồng. Toàn bộ những quy định đó thể hiện những tư tưởng, nguyên tắc của Nhà nước ta mang tính nhân đạo và hướng tới mục tiêu chung bảo đảm cho quyền của người chưa thành niên không bị tước bỏ một cách trái pháp luật. Những quy định này không chỉ nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cần thiết, quan trọng cho các cơ quan, người tiến hành tố tụng tránh được sự lạm dụng, vi phạm pháp luật đối với người chưa thành niên phạm tội, đồng thời cũng tạo ra hình ảnh về sự nghiêm minh của pháp luật giúp cho người chưa thành niên tự chấn chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với pháp luật. 2.4. So sánh quyền của NCTNPT trong Pháp luật Việt Nam và Pháp luật Quốc tế So sánh các quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự, bao gồm BLHS, BLTTHS và các văn bản hướng dẫn liên quan với các quy định của CRE và các bộ quy tắc, hướng dẫn về tư pháp NCTN có thể nhận xét rằng: 2.4.1. Khác biệt trong sử dụng thuật ngữ “trẻ em” và “người chưa thành niên” Thật vậy, trong toàn văn Quy tắc Bắc Kinh và quy tắc Hanava xuyên suốt dùng từ ngữ “NCTN” để chỉ những đối tượng áp dụng nguyên tắc này. Tuy nhiên Điều 37 và Điều 40 của CRC lại dùng từ “ trẻ em” khi nói về lĩnh vực tư pháp liên quan đến các em. Tuy nhiên, ở gốc độ luật quốc tế, có thể hai thuật ngữ này không có gì khác biệt, nó đều chỉ bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn. Nhưng nếu chúng ta đối chiếu vào quy định của pháp luật Việt Nam nói chung, lĩnh vực hình sự và các lĩnh vực khác nói riêng. Chắc có lẽ cách sử dụng từ ngữ này sẽ ảnh hưởng ích nhiều đến việc áp dụng pháp luật cũng như vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các em. Khảo sát các văn bản quy phạm pháp luật VN hiện hành, các quy định về trẻ em và NCTN được đề cập trong nhiều văn bản pháp luật. Tuy nhiên có thể khái quát rằng thuật ngữ “trẻ em” thường được dùng trong khi đề cập đến những vấn đề phúc lợi nói chung, trẻ em là một đối tượng cần được chăm sóc, bảo vệ đặc biệt, như Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004, BLHS, các chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em, phòng chống mua bán phụ nhữ và trẻ em. Trong khi đó, “NCTN” thường được dùng khi đề cập đến trách nhiệm pháp lý của chủ thể trước pháp luật, trong đó xác định các quyền và nghĩa vụ và cách thức thực hiện trong các quan hệ pháp luật cụ thể như 62 BLHS, BLTTHS, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, pháp lệnh xử lý quy phạm hành chính.89 Về độ tuổi trẻ em trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 là những người dưới 16 tuổi.90 Còn thuật ngữ NCTN trong BLDS là người dưới 18 tuổi,91 và theo PLHS VN, thuật ngữ “ người chưa thành niên” cũng dùng để chỉ người dưới 18 tuổi và độ tuổi tối thiểu là 14 tuổi. Như vậy, điểm khác biệt trong định nghĩa “trẻ em” theo pháp luật VN đặc biệt khác với Công ước là khi kết thúc độ tuổi trẻ em thì một người không phải là người trưởng thành mà vẫn là NCTN trong 02 năm tiếp theo cho đến khi họ đủ 18 tuổi. Hệ thống pháp luật quốc gia của VN hiện nay chưa có một thuật ngữ nào để phân biệt rõ ràng giữa thời kỳ giữa trẻ em và người thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.92 2.4.2. Quy định về bảo vệ quyền riêng tư người chưa thành niên Pháp luật quốc tế nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ NCTN khỏi những tác động bất lợi có thể có do các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về vụ việc (ví dụ như tên, hình ảnh của những NCTNPT, bị cáo buộc hay bị tuyên án). Lợi ích của cá nhân cần được bảo vệ và đề cao, ít nhất là về nguyên tắc. Quy tắc 8 nhấn mạnh Quyền riêng tư của NCTN phải được tôn trọng trong tất cả các giai đoạn tố tụng, nhằm tránh những tổn hại gây ra do sự công khai hóa quá mức hay do sự quy chụp. Như vậy nguyên tắc bảo vệ quyền tư của các em được thực hiện trong tất cả giai đoạn tố tụng. Trong khi pháp luật VN chỉ quy định vấn đề này ở một khía cảnh nhỏ, đó là trong những vụ án liên quan đến NCTN có những tình tiết ảnh hưởng đến sự riêng, danh dự, nhân phẩm của các em thì Tòa án quyết xét xử kín. (Khoản 1 Điều 307 BLTTHS). Trong khi đó, tại Điều 161 BLTTHS năm 2003 thì lại quy định dán ảnh kèm theo các thông tin cá nhân đối với bị can (bao gồm cả người đã thành niên và NCTN) trốn hoặc không biết đang ở đâu, truy nã được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người phát hiện, bắt giữ người bị truy nã. Rõ ràng với quy định này hoàn toàn có sự khác biệt với Công ước nêu trên và đó cũng được xem như hạn chế, thiếu xót của pháp luật nước ta. 89 Trong BLHS, cả hai thuật ngữ “trẻ em” và “ người chưa thành niên” đều được sử dụng khá phổ biến, trong đó “trẻ em” thường được sử dụng trong trường hợp là đối tượng tác động của tội phạm, người bị hại; còn “người chưa thành niên” là người thực hiện hành vi vi phạm, phại chịu TNHS. Tuy nhiên, cũng có một số tội phạm trong đó NCTN được xem như là đối tượng bảo vệ của PLHS, như Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp NCTN phạm pháp (Điều 252), Tội mua dâm NCTN (Điều 256)... 90 Điều 1: Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. 91 Điều 18 BLDS : Người từ đủ 18 tuổi là người thành niên, người chưa đủ 18 tuổi là NCTN. 92 Trong pháp luật VN còn có một thuật ngữ có thể dùng để nói đến giai đoạn phát triển của con người là thanh niên. Điều 1 Luật Thanh niên 2005 định nghĩa: “Thanh niên quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.” 63 2.4.3. Về hình phạt áp dụng và các biện pháp khác Cả hai hệ thống pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế đều có hình phạt tù có thời hạn cho NCTN (tuy nhiên áp dụng hình phạt này chỉ trong trường hợp cần thiết và ở mức hạn chế ) với sự đề cao mục đích giáo dục và giúp họ sớm hòa nhập cộng đồng. Ngoài hình phạt phải tước tự do này Pháp luật VN còn quy định hình phạt khác ở mức độ nhẹ hơn như: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ. Bên cạnh đó, BLHS VN còn có chế tài áp dụng đối với NCTN, nhưng chế tài này cũng nhằm mục đích hòa nhập cộng đồng như các biện pháp tư pháp : giáo dục tại phường, xã, thị trấn và đưa vào trường giáo dưỡng. Còn ở gốc độ quốc tế, pháp luật không quy định cụ thể hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, nhưng nó có nhiều quy định biện pháp thay thế hình phạt giam giữ hơn là ở Việt Nam với mục đích hỗ trợ NCTN gần gũi, tiếp xúc, hòa nhập cộng đồng xã hội. Quy tắc khẳng định cần cho phép cơ quan có thẩm quyền có nhiều biện pháp xử lý khác nhau, nhằm phát huy tính linh hoạt, giúp tránh việc sử dụng hình phạt giam giữ ở mức độ cao nhất có thể. Đồng thời Quy tắc đã liệt kê ra cụ thể những biện pháp xử lý thay thế hình phạt giam giữ như: - Yêu cầu về chăm sóc, hướng dẫn và giám sát; Hình thức quản chế; Yêu cầu về sự giúp đỡ của các tổ chức cộng đồng; - Những hình phạt về tài chính, bồi thường và hoàn trả; Yêu cầu xử lý qua trung gian hay những cách xử lý khác; Những yêu cầu được tham gia vào nhóm luật sư bào chữa hay những hoạt động tương tự; - Những yêu cầu có liên quan đến chăm sóc bảo trợ, các cộng đồng đang sinh sống hay những cơ sở giáo dục khác; Những yêu cầu thích hợp khác. - 2.4.4. Về sự tham gia tố tụng của các chủ thể khác Dường như pháp luật quốc tế có chế định ưu tiên việc tham gia tố tụng của các chủ thể hơn ở Việt Nam. Sự tham gia đó được đảm bảo suốt trong quá trình tố tụng nhằm bảo vệ các em tranh khỏi sợ hãi, áp lực cũng như những ảnh hưởng về mặt tâm lý tình cảm. Thật vậy việc tham gia của cha mẹ, người giám hộ, hay người bào chữa…phải được đảm bảo ngay từ đầu, nhưng ở Việt Nam vấn đề này chưa có quy định ràng buộc ở các giai đoạn, chỉ có các quy định cho các chủ thể tham gia từng các giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của pháp luật VN có quy định bắt buộc về 64 việc tham gia của Hội thẩm nhân dân (giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) trong hoạt động xét xử vụ án NCTN.93 Tuy nhiên các quy định của PLVN hiện hành vẫn còn nhiều hạn chế so với CRE và văn kiện pháp lý quốc tế liên quan về tư pháp NCTN. Vấn đề này sẽ được phân tích ở Chương 3 của luận văn. Những điểm bất cập và các khuyến nghị sửa đổi của BLHS và BLTTHS để hài hòa với các khuôn khổ và chuẩn mực pháp lý. 2.4.5. Về chế độ đối với phạm nhân chưa thành niên - Về chế độ ăn uống Ở VN, Luật thi hành án hình sự số: 53/2010/QH12 quy định cụ thể chế độ ăn cũng như chế độ ưu tiên đối với các em :“ Phạm nhân là NCTN được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng ăn như phạm nhân là người thành niên94 và được tăng thêm về thịt, cá nhưng không quá 20% so với định lượng.” Cũng như chỗ nằm tối thiểu của mỗi phạm nhân là NCTN là 03 mét vuông, có ván sàn hoặc giường. Do phạm vi áp dụng rộng hơn nên Quy tắc Hanava không quy định cụ thể về vấn đề này cho phạm nhân chưa thành niên mà chỉ quy định chung chung. Mọi cơ sở giam giữ phải bảo đảm rằng mọi NCTN đều được nhận thức ăn đã được chuẩn bị phù hợp và phục vụ vào giờ ăn bình thường, có chất lượng cũng như số lượng đáp ứng được các tiêu chuẩn về chế độ ăn uống, vệ sinh và sức khỏe. Đồng thời quy tắc còn lưu ý chế độ ăn uống phù hợp với các yêu cầu về tôn giáo và văn hóa nếu có thể.95 (Pháp luật VN chưa đề cập vấn đề này). - Chế độ thăm viếng của người thân Theo pháp luật VN, phạm nhân là NCTN được gặp thân nhân không quá ba lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 03 giờ, trường hợp đặc biệt được gặp không quá 24 giờ. Phạm nhân được liên lạc với thân nhân qua điện thoại mỗi tháng không quá bốn lần, mỗi lần không quá 10 phút, có sự giám sát của cán bộ trại giam và tự chịu chi phí.96 93 Xem Điều 37 BLTTHS năm 2003 94 Phạm nhân được Nhà nước bảo đảm tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng: 17kg gạo tẻ thường; 0,7 kg thịt, 0,8 kg cá; 0,5 kg đường loại trung bình; 01 kg muối; 15 kg rau xanh; 0,75 lít nước mắm; 0,1 kg bột bọt; chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than. Ngày Tết Nguyên đán (bao gồm 01 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch), ngày Tết Dương lịch (ngày 01 tháng 01), ngày Giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng 3 âm lịch), các ngày lễ: 30 tháng 4, 01 tháng 5, 02 tháng 9, phạm nhân được ăn gấp 5 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Đối với phạm nhân lao động nặng nhọc, độc hại theo quy định của pháp luật, định lượng có thể được tăng thêm 15% so với tiêu chuẩn định lượng nêu trên. 95 96 Xem quy tắc 37 trong quy tắc Hanava Điều 53, Luật Thi hành án Hình sự năm 2010 65 Đối với pháp luật quốc tế, về nguyên tắc là một tuần một lần, và không ít hơn một lần trong một tháng, trong điều kiện NCTN được tôn trọng quyền riêng tư, được liên lạc và tiếp xúc không hạn chế với gia đình và người bào chữa.97 Ta thấy, cả hai hệ thống pháp luật đều có quan tâm nhiều về vấn đề này và không có sự khác biệt nhiều. Tuy nhiên, quy tắc Hanava có vẻ ưu tiên nhiều hơn về số lần gặp thân nhân cũng như thời gian tiếp xúc không hạn chế. Ngoài ra, được ra khỏi cơ sở giam giữ đi thăm nhà và gia đình và được nhận sự cho phép đặc biệt để rời cơ sở giam giữ vì lý do học tập, đào tạo nghề hay các lý do quan trọng khác. Nếu NCTN đang thụ án, thời gian sử dụng bên ngoài cơ sở giam giữ cũng được tính vào thời gian chịu án. Trong khi pháp luật VN có quy định nghiêm ngặt hơn khi các em găp thân nhân phải sự giám sát của cán bộ trại giam và tự chịu chi phí. - Về cơ sở giam giữ mở. Pháp luật quốc tế có chính sách ưu tiên áp dụng các cơ sở giam giữ mở.98 Số người trong những cơ sở này nên càng ít càng tốt. Số lượng người chưa thành niên bị giam giữ tại các cơ sở kín nên duy trì ở mức hạn chế đủ để cho phép việc điều trị cho từng cá nhân. Những cơ sở giam giữ có quy mô nhỏ nên được thiết lập và hòa nhập vào môi trường xã hội, kinh tế và văn hóa của cộng đồng.99 Do điều kiện hoàn cảnh trong nước pháp luật VN chưa quy định về cơ sở giam giữ mở. - Về quyền tham gia nghi lễ, tôn giáo. Mọi NCTN cần được phép thỏa mãn nhu cầu cuộc sống tinh thần và tôn giáo của mình, cụ thể là dự các buổi lễ hoặc các cuộc họp được tổ chức trong cơ sở giam giữ, hoặc tự mình thực hành các nghi lễ tôn giáo, và được có sách vở hay vật dụng cần thiết liên quan đến tôn giáo và các chỉ dẫn của giáo phái mình (Điều 48, quy tắc Hanava). PLVN chỉ quy định chung chung về việc tham gia hoạt động sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, chưa quy định cụ thể về hoạt động tôn giáo. 2.5. Thực tiễn và một số giải pháp kiến nghị nhằm bảo vệ cơ chế quyền của người chưa thành niên phạm tội 2.5.1. Thực trạng liên quan vấn đề quyền người chưa thành niên phạm tội Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Đề án IV “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên” của Bộ Công an, trong vòng 6 năm (2007 - 2013), trên cả nước đã xảy ra 63.600 VAHS do trẻ vị thành niên gây ra, với 94.300 đối tượng là trẻ vị thành niên phạm tội, tăng gần 4.300 vụ án so với 6 năm trước đó. Như vậy, trong 6 năm qua, bình quân mỗi năm có trên 10.000 vụ án, với hơn 97 Quy tắc 60 trong quy tắc Hanava Các cơ sở giam giữ mở là những cơ sở không áp dụng, hoặc áp dụng tối thiểu các biện pháp an ninh. 99 Quy tắc 30 của quy tắc Hanava 98 66 15.000 đối tượng là trẻ vị thành niên phạm tội.100 Bình quân mỗi ngày xảy ra trên 30 vụ án với gần 40 đối tượng. Con số này cũng hồi chuông báo động về số trẻ em phạm tội đang "gia tăng và trẻ hóa" thực sự trở thành mối lo ngại lớn cho toàn xã hội. Đồng thời, vấn đề bảo vệ quyền của đối tượng này càng trở nên khó khăn và phức tạp hơn với những thực trạng dưới đây. 2.5.1.1. Về yêu cầu đối với người tiến hành tố tụng Phần lớn các đối tượng chưa thành niên phạm tội thường có tâm lý nặng nề, mặc cảm, tự ti, chán nản, nhiều lúc tuyệt vọng, liều lĩnh. Những đặc điểm ấy đã gây nhiều khó khăn trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, cải tạo. So với trước đây, người THTT cũng đã chú ý hơn đến các thủ tục đặc biệt này, trình độ hiểu biết cũng được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh thành tựu đạt được, còn có những hạn chế nhất định. Đối với Điều tra viên, Kiểm sát viên. Do chưa chú trọng đến đặc điểm tâm sinh lý của NCTN nên trong quá trình hỏi cung bị can, nhiều điều tra viên vẫn còn quát mắng, đe dọa, thậm chí đánh đập gây cho các em tâm lý sợ hãi, căng thẳng. VKS cũng chưa thực sự quan tâm đến nhân thân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội của NCTN trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Có những trường hợp nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có địa chỉ nơi cư trú rõ ràng, có sự bảo lãnh của gia đình, cha mẹ, người thân…nhưng vẫn áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam và không xem xét cho NCTNPT tại ngoại điều tra. Chính điều này đã vi phạm đến quyền của NCTN, vi phạm vào các nguyên tắc chủ đạo quốc tế. Sự bắt bớ, giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em chỉ được dung đến như một biện pháp cuối cùng và trong thời hạn thích hợp ngắn nhất. Đối với Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Hiện nay vẫn còn nhiều thẩm phán thiếu hiểu biết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với bị cáo là NCTN. Phần lớn thẩm phán khi tiến hành xét xử những vụ án mà bị cáo là NCTN không khác gì với xét xử người đã thành niên. Như về thái độ, vẫn la hét, thậm chí dung những lời lẻ không tâm lý đối với bị cáo là NCTN, khiến cho họ cảm thấy sợ sệt và không khai báo. Và hậu quả họ sẽ bị quy vào việc khai báo quanh co, chối tội…. Hội thẩm nhân dân cũng không có những hiểu biết về tâm lý, khoa học giáo dục đối với bị cáo là NCTN nên còn hỏi miên man, thừa thải, lập lại những gì chủ tọa phiên tòa đã hỏi hoặc hỏi không nhằm mục đích giáo dục mà thiên về hướng hạch tội, mạt sát. 100 Theo Phó Cục trưởng Cục cảnh sát Hình sự Bộ Công an Nguyễn Chí Việt (Hội thảo về Chương trình Hành động Quốc gia vì Trẻ em giai đoạn 2011-2020, do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức tại Đà Nẵng (diễn ra từ 16 đến 18/8). 67 2.5.1.2. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và vấn đề giám hộ đối với người chưa thành niên  Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn Việc bắt giữ và áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với NCTN được quy định tại Điều 303 BLTTHS. Việc xác định người đó phạm tội do lỗi cố ý hay vô ý, phạm tội nghiêm trọng hay rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là trách nhiệm của cơ quan THTT và phải trải qua điều tra, truy tố, xét xử mới có thể khẳng định được. Trên thực tế khi thấy một người đang thực hiện tội phạm thì vẫn bắt và giải ngay người đó đến cơ quan công an, VKS, hoặc ủy ban nhân dân gần nhất. Sau đó các cơ quan này mới xem xét xác định họ có thuộc đối tượng Điều 303 hay không. Có trường hợp vẫn lập biên bản về việc bắt người, sau đó giao người bị bắt cho CQĐT có thẩm quyền, cơ quan này ra lệnh tạm giữ và trong thời gian tạm giữ mới xác định được người đó có phải NCTN hay không. Và vấn đề họ họ cố ý hay vô ý, hoặc mức độ nghiêm trọng của hành vi mới được xác định sau. Đối với các đối tượng có nhân thân xấu, cư trú tại địa phương khác hoặc trẻ lang thang sau khi bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc khẩn cấp, không có người giám hộ hoặc người đứng ra bảo lãnh nếu không tạm giữ, tạm giam sẽ không đảm bảo tiến độ, điều tra, truy tố, xét xử do người phạm tội bỏ trốn. Do đó, trong một số trường hợp, cơ quan THTT phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn dẫn đến vi phạm. Ngoài ra, việc thông báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ sau khi bắt, tạm giữ, tạm giam gặp nhiều khó khăn khi không biết rõ gia đình hoặc không thể xác định người đại diện hợp pháp. Nhiều trường hợp đối tượng được áp dụng biện pháp bảo lãnh, cấm đi khỏi nơi cư trú nhưng không đến theo giấy triệu tập làm chẫm trễ tiến độ xử lý vụ án, bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội mới, nếu không áp dụng biện pháp ngăn chặn thì không thể giải quyết vụ án, nếu áp dụng thì vi phạm quy định tại Điều 303 BLTTHS.  Vấn đề giám hộ đối với NCTN Vấn đề giám hộ được quy định tại khoản 5 Điều 135 và Điều 306 của BLTTHS hiện hành. Người giám hộ (hay người giám sát) có thể là cha mẹ, người đỡ đầu, đại diện gia đình, người đại diện hợp pháp, thầy cô giáo, đại diện Đoàn thanh niên. Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ cũng được quy định tại khoản 2 Điều 304, khoản 3 Điều 306 của BLTTHS và về cơ bản, việc quy định về giám hộ đối với NCTNPT đã thực hiện theo đúng quy định của BLTTHS. Tuy nhiên, đối với trẻ em phạm tội sống lang thang, cơ nhỡ, không có nơi cư trú, không có cha mẹ hoặc cha mẹ không có nơi cư trú nhất định, ở tỉnh xa thì việc xác định 68 người giám hộ theo quy định của pháp luật gặp nhiều khó khăn. Trong nhiều trường hợp, NCTN không muốn gia đình, nhà trường biết việc làm của mình nên thường khai báo gian dối về tên tuổi, gia đình và nơi cư trú của mình. Điều đó gây không ít khó khăn cho các cơ quan THTT trong việc xác định người giám hộ, người đại diện hợp pháp của họ. Bất cập trên một phần cũng xuất phát từ cơ quan hay cán bộ thực thi pháp luật. Cụ thể là có nhiều vụ các điều tra viên đã tự động đưa các em về trụ sở công an hỏi cung mà không thông báo cho gia đình, người giám hộ biết. Nhiều em đã bị ảnh hưởng về thần kinh, có dấu hiệu rối loạn thần kinh hoặc trí nhớ. Nhiều trẻ quá sợ nên đã khai không chính xác. Dưới đây là một trong những vi phạm nêu trên đã được những cơ quan chức năng công khai nhận lỗi.101 Thượng tá Tiền thừa nhận sai sót, để xảy ra sự việc đáng tiếc khi nghe con trai kêu mất điện thoại đã đưa cả nhóm thanh niên chơi chung với con mình về trụ sở Công an TP Sóc Trăng bằng xe jeep để ghi lời khai, trong đó có em T. Đối với cán bộ lấy lời khai em T mà không có cha mẹ em là sai nguyên tắc, nên xem đây là bài học kinh nghiệm sâu sắc. 2.5.1.3. Việc đảm bảo quyền bào chữa Theo quy định của pháp luật thì đối với bị can, bị cáo là NCTN, nếu họ (hoặc người đại diện hợp pháp của họ) không lựa chọn người bào chữa thì cơ quan THTT phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình. Tuy nhiên, không ít trường hợp Luật sư tham gia bào chữa mang tính hình thức. Đồng thời còn có ý kiến cho rằng, Luật sư, người bào chữa phải tham gia vào tất cả buổi thẩm vấn, lấy lời khai và họ phải ký vào tất cả các biên bản hỏi cung, ghi lời khai. Ý kiến khác thì cho rằng, họ chỉ cần tham gia vào một số buổi thẩm vấn, lấy lời khai. Người viết đồng tình với ý kiến thứ nhất, bởi quyền có luật sư phải được đảm bảo ở tất cả các giai đoạn tố tụng102 và khi lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can là NCTN, cơ quan THTT phải thông báo trước cho người bào chữa,103 nếu họ chỉ tham gia một số buổi thẩm vấn, lấy lời khai còn những buổi khác họ vắng mặt thì e rằng không thể đảm bảo tối đa quyền bào chữa của bị can, bị cáo vị thành niên, bởi sự hạn chế về tâm lý và kiến thức pháp luật của các em đôi khi sẽ là ảnh hưởng tiêu cực cho kết quả sau này. 101 Báo Tuổi trẻ ngày 8-9-2009 đưa tin thượng tá Nguyễn Thanh Tiền - phó Công an TP Sóc Trăng đã trực tiếp nhận lỗi với gia đình em T. 102 Bắt buộc phải có người bào chữa tham gia tố tụng trong các vụ án có bị can, bị cáo là người chưa thành niên (Khoản 1 Điều 9, Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH) 103 Khoản 3 Điều 10, Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH 69 2.5.1.4. Vấn đề bảo đảm bí mật, riêng tư người chưa thành niên Về hình thức tổ chức phiên toà xét xử VAHS có NCTN tham gia. “Trong trường hợp cần thiết, Toà án có thể quyết định xét xử kín”104. Điều này có thể được hiểu như một bước tiến gần với quy định của CRC (Điều 16 và Điểm b khoản 2 Điều 40) và Quy tắc Bắc kinh (quy tắc 8) về việc bảo vệ sự riêng tư, giảm thiểu sự bêu riếu, cái có thể gây tai hại suốt cuộc đời cho trẻ em. Tuy nhiên, thực tế xét xử của Tòa án nước ta phổ biến là công khai, kể cả những vụ án hiếp dâm mà bị cáo và người bị hại đều là NCTN…Công chúng và phóng viên báo chí được tự do vào dự, viết bài, đưa tin nói rõ danh tín của bị cáo là NCTN. Một điều đáng lo ngại nữa là vấn đề xét xử lưu động đối với NCTN. Hiện nay, xét xử lưu động được xem là hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Việc xét xử lưu động công khai đối với một bị cáo nhỏ tuổi (lứa tuổi rất cần sự đùm bọc, che chở của xã hội) không khác gì đóng một con dấu đen vào cuộc đời của em, không biết đến bao giờ mới gột rửa được. Người viết xin phép mượn câu nói của Luật sư Trương Thị Hòa (Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh): “ xử lưu động cũng đồng nghĩa với việc đẩy thêm trẻ vào ngõ cụt vì tạo cho chúng cảm giác bị cô lập, luôn nghĩ rằng bản thân đã có sẹo. Đó cũng là mầm mống của thói xấu, của tội ác sau này. Có rất nhiều cách giúp chúng nhận thức sai lầm, sao cứ phải xử lưu động?”. Theo số liệu thống kê của TANDTC, trong 4 năm từ năm 2007 đến 2011, các Tòa đã xét xử sơ thẩm lưu động số các vụ án NCTNPT lần lượt là 207, 196, 158, 118 và 165 vụ. Số vụ này chiếm khoảng 5% đến 7% tổng số vụ án có NCTNPT ( xem thêm phụ lục 2).105 Như vậy, việc xét xử công khai hay việc xét xử lưu động mà bị cáo là NCTN, dường như không phù hợp với CRC trong việc bảo vệ bí mật đời tư “Mọi điều riêng tư của đứa trẻ đều được hoàn toàn tôn trọng trong suốt tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng”,106 cái mà có thể gây tai hại cho cuộc đời của các em sau này. Bởi lẽ điều này có khả năng gây ra sự kỳ thị đối với các bị cáo nhỏ tuổi khi họ bị “gắn mác” là tội phạm hình sự. 2.5.1.5. Vấn đề áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội  Hệ thống tư pháp NCTN còn nặng tính trừng phạt Trong hệ thống hình phạt của VN, thì sự cách biệt về mức độ nghiêm khắc giữa hình phạt tù có thời hạn và cải tạo không giam giữ là quá lớn. Có những trường hợp khi 104 Đoạn 2 khoản 1 Điều 307 của BLTTHS Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao 106 Điểm b.vii khoản 2 Điều 40 Công ước CRC 105 70 áp dụng hình phạt tù có thời hạn thì quá nghiêm khắc đối với NCTNPT, còn áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ thì lại không đủ răn đe hoặc không đủ điều kiện để áp dụng như NCTN không có nơi cư trú rõ ràng. BLHS VN hiện hành chỉ có 166 điều luật quy định hình phạt cải tạo không giam giữ trong chế tài xử phạt trên tổng số 276 điều luật của Phần các tội phạm, trong khi hình phạt cải tạo không giam giữ có thể áp dụng cho tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng theo quy định tại Điều 31 BLHS. Trên thực tế, có những trường hợp có thể áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ nhưng vì BLHS không quy định trường hợp này trong chế tài nên đã làm hạn chế đi rất nhiều phạm vi áp dụng của hình phạt này. Quy định tại khoản 1 Điều 226b BLHS về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản có chế tài là : “phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm”. Như vậy, khi NCTNPT được quy định tại khoản 1 Điều 226b BLHS thì về nguyên tắc, Tòa án không thể áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ mà chỉ có thể phạt tiền hoặc tù có thời hạn. Trường hợp này nếu NCTNPT không có đủ điều kiện để áp dụng hình phạt tiền (không có thu nhập hoặc tài sản riêng) thì Tòa án chỉ có thể áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với họ.  Đối với NCTNPT là người nước ngoài NCTNPT là người nước ngoài có thể bị buộc phải chấp hành hình phạt tù có thời hạn tại VN. Việc này sẽ gây ra những trở ngại đối với các cơ quan có thẩm quyền như: rào cản ngôn ngữ khác nhau; chế độ cải tạo, giam giữ đối với những người này; điều kiện giam giữ, sinh hoạt… Bên cạnh đó, sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển tâm, sinh lý bình thường của họ. Những trở ngại nêu trên khi quyết định hình phạt tù có thời hạn đối với NCTNPT là người nước ngoài có thể làm giảm hoặc mất đi mục đích của các hình phạt đồng thời làm cho các cơ quan có thẩm quyền gặp khó khăn trong công tác của mình. 2.5.2. Hạn chế và giải pháp hoàn thiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người chưa thành niên phạm tội 2.5.2.1. Hạn chế trong việc bảo vệ quyền người chưa thành niên phạm tội Có thể nói, những thực trạng nêu xuất phát từ những hạn chế, thiếu sót trong quy định của pháp luật cũng như trong thực tiễn vận dụng. Do đó chưa bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của NCTNPT dẫn đến việc giải quyết những vụ án này không đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, chưa đáp ứng đòi hỏi của tiến trình đổi mới và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ quyền NCTNPT. 71 Thứ nhất, là hạn chế liên quan đến người THTT + Số lượng án hình sự nói chung, án do NCTN thực hiện nói riêng mỗi năm tăng dẫn đến tình trạng thiếu người hoặc một người phải kiêm giải quyết nhiều loại việc.107 + Không được trang bị kiến thức đầy đủ về tâm lý, giáo dục NCTN, chưa được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng hỏi cung, thẩm vấn bị can là NCTN. + Quy định của pháp luật về tiêu chuẩn của người THTT giải quyết những vụ án loại này còn quá chung chung. BLTTHS chưa phân định rõ ràng trách nhiệm giữa các cơ quan. Do vậy, các cơ quan THTT chưa có sự phối hợp tích cực Thứ hai, vấn đề áp dụng các biện pháp ngăn chặn và giám hộ Khó khăn trong việc xác định người đó phạm tội do lỗi có ý hay vô ý, phạm tội nghiêm trọng hay rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng bởi vì để xác định đúng điều đó cần phải có thời gian và trải qua quá trình tố tụng khác. Vấn đề này sẽ làm chẫm trễ tiến độ xử lý vụ án, nếu không áp dụng biện pháp ngăn chặn thì không thể giải quyết vụ án, nếu áp dụng thì vi phạm quy định tại Điều 303 BLTTHS. Khó khăn, vướng mắc nữa thường gặp đối với các đối tượng này là không có giấy khai sinh, giấy chứng minh nhân dân, không người thân thích nên việc xác định độ tuổi và thân nhân để áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định TTHS. Pháp luật chưa quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người giám hộ cũng như chế tài đối với họ nên trong nhiều trường hợp người giám hộ không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, không có mặt trong các buổi lấy lời khai, thẩm vấn, không đảm bảo sự có mặt của NCTNPT khi bị triệu tập hoặc để cho NCTNPT bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội đã gây khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án. Không ít trường hợp cha mẹ từ chối giám hộ cho con mình vì nhiều lý do khác nhau. Thêm vào đó do chưa việc thanh toán chi phí đi lại, ăn ở của những người giám hộ ở xa khi họ tham gia vào quá trình tố tụng nên không ít trường hợp họ không đến đầy đủ trong các buổi lấy lời khai, hỏi cung hoặc tham gia không đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan THTT. Thứ ba, vấn đề đảm bảo quyền bào chữa. Trên thực tế, có không nhiều các Luật sư nổi tiếng, có kinh nghiệm tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo theo yêu cầu của các cơ quan THTT. Nguyên nhân là do trình độ và trách nhiệm nghề nghiệp của một bộ phận Luật sư, một phần là do còn thiếu chế tài cụ thể để áp dụng xử lý đối với những Luật sư không làm hết trách nhiệm của mình, 107 Cho đến thời điểm hiện nay ở nước ta chưa có đội ngũ những người THTT hình sự chuyên xử lý các trường hợp NCTNPT. Tính đến ngày 30-6-2013, Tòa án có 4.957 Thẩm phán (bao gồm 109 Thẩm phán TANDTC, 1.013 Thẩm phán trung cấp, 3.835 Thẩm phán sơ cấp). 72 không chấp hành đúng yêu cầu của Toà án. Bên cạnh đó, do số lượng luật sư không nhiều cũng như họ phải giải quyết quá nhiều vụ án nên không có nhiều thời gian để tham gia vào tất cả các buổi lấy lời khai hay thẩm vấn. Thứ tư, vấn đề đảm bảo bí mật, riêng tư NCTN Điều 161 BLTTHS năm 2003 quy định dán ảnh kèm theo các thông tin cá nhân đối với bị can trốn hoặc không biết đang ở đâu, truy nã được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người phát hiện, bắt giữ người bị truy nã. Rõ ràng với quy định nêu trên về truy nã NCTNPT không phù hợp với quy định quốc tế mà Việt Nam tham gia. Về hình thức tổ chức phiên toà xét xử VAHS có NCTN tham gia, chưa có hướng dẫn cụ thể về những tiêu chí thế nào là “trường hợp cần thiết” trong Điều 307 của BLTTHS để quyết định việc xét xử kín hay xét xử công khai nên có không ít trường hợp tương tự thì Toà án này cho rằng cần phải xét xử kín, Toà án khác lại cho rằng cần xét xử công khai. Thứ năm, về cơ sở vật chất phòng xét xử của Tòa án Một trong những mặt hạn chế khác không kém phần quan trọng là cơ sở vật chất để tiến hành hoạt động tố tụng. NCTN vẫn bị hỏi cung hay xét xử tại những nơi dành cho người thành niên. Cụ thể là không khí trang nghiêm của phòng hỏi cung, phòng xét xử, bên cạnh đó trang phục của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử, thái độ lạnh lùng quát tháo của thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đã ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng khai báo hiệu quả và tham gia đầy đủ vào quá trình tố tụng của bị cáo là NCTN. Cuối cùng, vấn đề áp dụng hình phạt đối với NCNTPT - Hình phạt tù có thời hạn và cải tạo không giam giữ Căn cứ theo Điều 31 BLHS về điều kiện áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, thì hình phạt này chỉ có thể áp dụng đối với người đã thành niên và NCTNPT từ đủ 16 tuổi, chứ không thể áp dụng đối với NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội. Theo quy định tại Điều 31 BLHS, hình phạt này chỉ áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng. Trong khi đó, theo quy định tại Điều 12 BLHS thì NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS về tội phạm nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, trong trường hợp NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội và áp dụng hình phạt, thì hình phạt mà họ bị áp dụng chỉ có thể là hình phạt tù có thời hạn chứ không phải là các hình phạt khác. - Đối với NCTNPT là người nước ngoài Theo quy định tại Điều 71 BLHS thì chỉ có bốn loại hình phạt có thể áp dụng đối với NCTNPT, gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn. Đồng 73 thời, Điều 71 BLHS khi quy định các hình phạt được áp dụng đối với NCTNPT còn sử dụng thuật ngữ như sau: “ NCTNPT chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây…”. Việc sử dụng thuật này đã khẳng định: ngoài bốn hình phạt được quy định tại Điều 71 BLHS thì Tòa án không có quyền áp dụng bất cứ một hình phạt nào khác đối với NCTNPT. Do đó, đối với NCTNPT là người nước ngoài, nếu Tòa án muốn áp dụng hình phạt trục xuất theo Điều 32 BLHS thì sẽ vi phạm quy định tại Điều 71 BLHS. 2.5.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện nhằm bảo vệ quyền người chưa thành niên phạm tội Trên cơ sở xem xét sự phù hợp giữa các quy định của pháp luật TTHS VN với Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà VN đã ký kết, thấy rằng, bên cạnh những nỗ lực đáng kể của VN trong việc thực hiện công ước thì vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cho chúng ta, một trong đó là cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, về bảo vệ quyền của NCTN trong VAHS cũng như trách nhiệm của các cơ quan THTT, người THTT… Cụ thể, trong thời gian tới, Nhà nước cần nghiên cứu và nhanh chóng sửa đổi một số quy định của PLHS, TTHS còn gây ra vướng mắc trong quá trình thực hiện. Từ sự phân tích thực trạng cũng như bất cập trong pháp luật VN hiện hành, theo quan điểm người cần nghiên cứu một số giải pháp như:  Cần xây dựng được hệ thống tư pháp thân thiện với NCTN Hệ thống tư pháp thân thiện với NCTN là một hệ thống được thiết kế phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lý của NCTN, chú trọng những nhu cầu đặc thù của lứa tuổi. Xây dựng một hệ thống này không phải là chúng ta phủ định hệ thống hiện có, mà là kế thừa chủ trương bảo vệ, chăm sóc đặc biệt đối với NCTNPT. Và tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp những quy định này sao cho bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền của trẻ em, đáp ứng chủ trương của Đảng và Nhà nước ta cũng như các Công ước mà VN tham gia.  Thứ nhất, chính sách đối với người THTT Cần mở các lớp đào tạo đối với những người được giao nhiệm vụ THTT trong các vụ án NCTNPT, trang bị cho họ những kiến thức cần thiết về tầm quan trọng trong việc bảo vệ, giáo dục, chăm sóc trẻ em, những kiến thức pháp luật quy định đối với những NCTNPT, đào tạo cho họ kỹ năng xét hỏi những NCTNPT khi họ phạm tội. Cần có chính sách cụ thể đối với những người tiến hành xét xử những NCTNPT. Cần nghiên cứu để thành lập các bộ phận chuyên trách trong cơ quan xét xử các vụ án mà bị cáo là NCTN. Đồng thời, trong khi làm việc nên mặc quần áo bình thường để tạo cảm giác thân thiện, gần gũi tạo niềm tin cho các em hợp tác tốt. Trước mắt khi chưa có điều kiện thành lập này thì cần cử những người THTT có nhiều kiến thức và kinh nghiệm giải quyết loại án liên quan đến NCTNPT. Song song với đó là cần phải có sự tham gia 74 của các chuyên gia tư vấn để giúp đỡ về mặt pháp lý cho NCTNPT, nhất là trong điều kiện hiện nay khi luật về trợ giúp pháp lý đã được quốc hội thông qua.  Thứ hai, về vấn đề áp dụng các biện pháp ngăn chặn và giám hộ Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn như bắt, tạm giữ, tạm giam đối với NCTN phải căn cứ vào độ tuổi của họ để áp dụng các quy định của pháp luật TTHS. Trước khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn nêu trên cần xem xét, cân nhắc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác như bão lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo, nếu xét thấy không hiểu quả thì áp dụng biện pháp giám sát họ trước khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác. Khi bắt giữ NCTN, CQĐT không được hăm dọa hoặc dùng ngôn ngữ thô bạo, không được sử dụng vũ lực, còng tay hoặc biện pháp mang tính kiềm chế trừ trường hợp ngoại lệ. Khi lấy lời khai, hỏi cung NCTN phải có cha mẹ, người giám hộ, người đại diện hợp pháp không có mặt thì lời khai của NCTN được coi là không có giá trị. Trường hợp những người nêu trên từ chối có mặt thì lập biên bản và phải tuân theo quy định sau đây: CQĐT phải đảm bảo sự có mặt của một trong những người sau đây : người bào chữa hoặc người đại diện pháp lý, cán bộ xã hội, đại diện cơ quan Lao động – Thương binh và xã hội, Hội Phụ nữ hoặc Đoàn thanh niên..  Thứ ba, vấn đề đảm bảo quyền bào chữa Quyền bào chữa cần được đảm bảo suốt các giai đoạn tố tụng, các buổi thẩm vấn hay lấy lời khai. Nhà nước cần có chính sách hỗ trở cho các vị luật sư, người bào chữa khi tham gia tố tụng đối với NCTN. Đồng thời, thu hút đào tạo nhiều luật sư để đáp ứng số lượng lớn các VAHS nói chung, vụ án NCTNPT nói riêng.  Thứ tư, vấn đề đảm bảo bí mật, riêng tư NCTN Các cơ quan phải áp dụng các biện pháp để đảm bảo thông tin và hồ sơ vụ án liên quan NCTN được giữ kín và chỉ được cung cấp cho những người có thẩm quyền. Các cơ quan truyền thông đại chúng không được tiết lộ tên NCTN hoặc bất cứ thông tin nào hoặc đăng ảnh của NCTN. Đồng thời, cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về những tiêu chí thế nào là “trường hợp cần thiết” để quyết định việc xét xử kín hay xét xử công khai, đồng thời nên loại bỏ hình thức xét xử lưu động với các em. Đồng thời cần sửa đổi, bổ sung Điều 161 BLTTHS 2003 về truy nã bị can, theo hướng đối với bị can là NCTN thì cần hạn chế mức thấp nhất công khai những thông tin cá nhân (nhất là về hình ảnh) lên các phương tiện thông tin, đại chúng. Biện pháp chủ yếu để bắt bị can, bị cáo là NCTN bị truy nã là việc CQĐT cần phát huy tối đa các biện pháp nghiệp vụ, cũng như các quy chế liên ngành giữa CQĐT với chính quyền, đoàn thể, tổ chức cơ sở Đảng trong việc quản lý, giáo dục, phát hiện những đối tượng 75 này. Do tính hạn chế công khai thông tin cá nhân, nên trong trường hợp người bị truy nã là NCTNPT, kéo theo sự giới hạn chủ thể là công dân tham gia bắt đối tượng này. Nội dung này có thể được hướng dẫn bằng một văn bản dưới luật.  Thứ năm, về cơ sở vật chất cần xây dựng Tòa án chuyên biệt đối với NCTN Xây dựng Tòa án chuyên biệt đối với NCTN theo hướng có thẩm quyền giải quyết tất cả những vụ việc liên quan đến NCTN sẽ đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ phía các cơ quan tư pháp. Các nghiên cứu gần đây cũng đã đưa ra những khuyến nghị đối với việc sửa đổi một số quy định của BLHS và BLTTHS, thành lập Tòa án NCTN để có thể đáp ứng các yêu cầu của các chuẩn mực pháp lý quốc tế về tư pháp NCTN. Trong báo cáo Tổng quan của TANDTC (Viện khoa học xét xử) và UNICEF đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết thành lập Tòa án chuyên trách để giải quyết các vụ án liên quan đến NCTN. Theo báo cáo này việc thành lập Tòa án chuyên trách đối với NCTN sẽ góp phần giải quyết những hạn chế trong lĩnh vực tư pháp NCTN ở Việt Nam.108 - Phòng xử án được trang trí đảm bảo tính thân thiện để tránh cho NCTN bị ám ảnh quá nhiều bởi hành vi trái pháp luật của mình, bố trí các đồ đạc để các bên ngồi ngang bằng nhau xung quanh một cái bàn, bỏ “vành móng ngựa”, cấm không sử dụng còng tay hoặc phương tiện hạn chế khác ở phòng xử án. - Cho phép NCTN ngồi cạnh cha mẹ hoặc luật sư của mình; yêu cầu các bên ngồi chứ không đứng khi tiến hành thẩm vấn; yêu cầu thẩm phán giải thích quy trình tố tụng cho NCTN ngay khi bắt đầu xét xử và giải thích đầy đủ hành vi phạm tội của bị cáo bằng ngôn ngữ đơn giản và người THTT nên mặc thường phục giảm đi sự sợ hãi của NCTN đồng thời tạo cảm giác gần gủi, hợp tác với nhau. - Bảo đảm rằng, tại mọi thời điểm, NCTN được hỏi, giải thích, đối đáp bằng ngôn ngữ mà người đó hiểu; bảo đảm việc giải thích thường xuyên cho NCTN trong suốt quá trình xét xử; không cho phép công chúng tham dự.  Cuối cùng, vấn đề áp dụng hình phạt đối với NCTNPT - Sửa đổi điều kiện áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ Mở rộng khả năng áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt, khi hành vi của người này xâm phạm đến những quan hệ xã hội đặc biệt quan trọng như: an ninh quốc gia, tính mạng con người…và căn cứ vào hoàn cảnh, môi trường xung quanh sẽ không đảm bảo được khả năng tự cải tạo, giáo dục của người đó thì mới cần thiết phải cách ly họ khỏi xã hội trong một thời gian bằng hình phạt tù có thời hạn. 108 Tòa án nhân dân tối cao & UNICEF Việt Nam 2012:108 76 Vì vậy, người viết kiến nghị Điều 31 BLHS nên bổ sung nội dung sau đây: “Cải tạo không giam giữ được áp dụng… đối với người phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý khi người đó từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi nếu không thuộc trường hợp được quy định tại Chương XI, Chương XII và Chương XXIV của Bộ luật này”. - Nghiên cứu bổ sung thêm hình phạt mới – lao động phục vụ cộng đồng áp dụng đối với NCTNPT Đây là loại hình phạt ít nghiêm khắc hơn tù có thời hạn nhưng nghiêm khắc hơn cải tạo không giam giữ. Dự thảo Phần chung BLHS (sửa đổi) ngày 08/8/2014 của Ban Soạn thảo BLHS đã đưa ra phương án bổ sung hình phạt này với mục đích góp phần thực hiện nghiêm chỉnh Nghị Quyết 49/NQ – TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “ Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, trong đó có nội dung: “ Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội…”, cũng như tăng cường cơ hội và khả năng có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế không mang tính giam giữ đối với đối tượng này. Ngoài ra, BLHS nhiều nước cũng đã quy định, Có thể tham khảo pháp luật Liên bang Nga.109 Tương tự, một số nước như Úc, Cộng hòa Liên bang Đức, Kosovo…cũng có những điều khoản tương tự áp dụng và đạt nhiều hiệu quả trong việc phòng ngừa tội phạm. 110 Tuy nhiên, vì việc áp dụng hình phạt này sẽ buộc NCTN phải lao động mà người chưa đủ 15 tuổi thì không thể tham gia vào các quan hệ lao động theo quy định của pháp luật lao động. Do đó, đối với NCTNPT thì hình phạt này chỉ áp dụng cho NCTNPT từ đủ 16 đến chưa đủ 18 tuổi khi phạm tội. - Quy định hình phạt trục xuất áp dụng đối với NCTNPT là người nước ngoài Cần phải sửa đổi quy định tại Điều 71 BLHS về những loài hình phạt có thể áp dụng đối với NCTNPT, cụ thể là phải bổ sung hình phạt trục xuất là một trong những hình phạt chính có thể áp dụng đối với NCTNPT là người nước ngoài. Tạo cơ hội cho họ cho họ quay trở về quốc gia mình mang quốc tịch hoặc quốc gia khác cùng gia đình của họ, từ đó họ có điều kiện học tập, rèn luyện, sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên khi áp dụng hình phạt trục xuất thì Tòa án phải cân nhắc tới yếu tố gia đình của bị cáo để quyết định áp dụng. Nếu gia đình, cha mẹ hoặc người giám hộ của họ đang sinh sống 109 Khoản 3 Điều 88 BLHS Liên Bang Nga năm 1996, sửa đổi năm 2010 quy định: “ Lao động bắt buộc được áp dụng trong thời hạn từ bốn mươi tới một trăm sáu mươi giờ. Lao động bắt buộc là làm các công việc phù hợp với sức khỏe NCTN và được thực hiện ngoài thời gian học tập hoặc ngoài thời gian làm công việc chính. Khoảng thời gian thực hiện hình phạt này không được vượt quá hai giờ trong một ngày đối với NCTN trong độ tuổi dưới 15 tuổi và không được phép vượt quá ba giờ trong một ngày đối với NCTN trong độ tuổi từ 15 đến 16 tuổi” 110 Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, BLHS Liên Bang Nga, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội, 2011, tr .128. 77 và làm việc tại VN thì Tòa án phải cân nhắc không áp dụng hình phạt trục xuất nhằm đạt được các mục đích hình phạt và phòng ngừa tội phạm.  Đồng thời, cần bổ sung thêm nội dung nguyên tắc xử lý NCTNPT Liên hệ những đề xuất nêu trên cũng như bất cập trong quy định của pháp luật. Người viết nhận thấy cần bổ sung thêm một số nguyên tắc để làm cơ sở cho việc thực thi những quy định của BLTTHS trong thực tiễn. Bản thân chính sách hình sự về tội phạm và hình phạt quy định trong BLHS đối với NCTNPT sẽ đòi hỏi khách quan phải có những thủ tục đặc biệt dành cho nhóm chủ thể này trong BLTTHS. Nếu BLTTHS không có những quy định phù hợp với đối tượng NCTN trong quá trình tố tụng thì những nội dung nhân đạo của BLHS sẽ không trở thành hiện thực trong cuộc sống. Xuất phát từ mối quan hệ giữa luật nội dung và luật hình thức nêu trên, người viết có quan điểm đề xuất bổ sung nguyên tắc tại đoạn 2 khoản 1 Điều 69 BLHS cụ thể như sau: “1….. Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của NCTN, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải : Tạo môi trường thân thiện đối với NCTNPT; đảm bảo giữ bí mật những thông tin cá nhân của NCTNPT, đảm bảo quyền của NCTNPT được sự trợ giúp pháp lý đầy đủ nhất; phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện phạm tội.” 78 KẾT LUẬN Có thể nhận thấy những năm gần đây, số lượng NCTNPT đang có chiều hướng gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng, tính chất liều lĩnh của hành vi phạm tội. Chính vì vậy, đã đến lúc gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng NCTNPT. Ở các nước trên thế giới đều có chung nhận thức về NCTN là nhóm đối tượng chưa trưởng thành về thể chất và tinh thần, cần có sự bảo vệ, chăm sóc đặc biệt, cần có một thủ tục tư pháp riêng áp dụng đối với họ. Nhưng do những đặc điểm về các yếu tố lịch sử, xã hội và hoàn cảnh của mỗi nước nên cách thức tổ chức cơ quan tư pháp có chức năng giải quyết những vấn đề về NCTN ở mỗi nước có sự khác nhau. Mặc dù như vậy nhưng ở các nước đều chung mục tiêu “Tăng cường phúc lợi cho người chưa thành niên là vấn đề quan tâm hàng đầu”. Tư pháp đối với NCTN phải được coi là một bộ phận hợp thành của quá trình phát triển đất nước ở mỗi quốc gia vì họ là thế hệ trẻ tương của đất nước, từ đó góp phần bảo vệ thế hệ trẻ và duy trì trật tự, yên bình cho xã hội. Các quy tắc quốc tế liên quan tư pháp NCTN không có chức năng đưa ra những phương pháp cần phải tuân theo, mà chỉ xác định cách xử lý nào phù hợp nhất với các nguyên tắc được quốc tế chấp nhận, cần được hiểu là các hướng dẫn mang tính thực tiễn nhằm bảo đảm cho các hệ thống tư pháp đều có một điểm xuất phát chung. Nếu được các cơ quan hữu quan chú ý đến, những yếu tố này có thể góp phần đáng kể vào việc bảo đảm các quyền cơ bản của NCTNPT. Qua sự phân tích các quy định pháp luật quốc tế về quyền NCTNPT với thực tiễn ở Việt Nam cũng như hướng đề xuất đã nêu trong luận văn. Người viết mong muốn có thể đóng góp một phần nào đó vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan vấn đề bảo vệ quyền NCTNPT, cũng như góp phần bảo vệ quyền của thế hệ tương lai của đất nước càng được toàn diện hơn. Tuy nhiên pháp luật tuy là yếu tố quan trọng không thể thiếu, nhưng không phải là yếu tố duy nhất bảo đảm cho các em được hưởng thụ các quyền, cũng như bảo đảm cho các em không bị tước mất quyền của mình trong hoàn cảnh đối mặt với pháp luật và là đối tượng xem xét của pháp luật. Các cơ quan THTT, cơ quan ban ngành, cộng đồng xã hội phải phối hợp thực hiện. Như vậy, việc bảo vệ quyền của NCTNPT mới được đảm bảo thực thi trên thực tế xã hội. 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ********  Văn bản pháp luật quốc tế 1. Tuyên Ngôn quốc tế nhân quyền, 1948. 2. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, 1966. 3. Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hiệp Quốc về hoạt động tư pháp đối với người vị thành niên, 1985 (Các quy tắc Bắc Kinh). 4. Công ước về quyền trẻ em, 1989 5. Các quy tắc của Liên Hiệp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do, 1990.  Văn bản pháp luật Việt Nam 2. Hiến pháp Việt Nam năm 2013. 3. 4. 5. 6. Bộ luật Hình sự năm 1999 ( sửa đổi, bổ sung năm 2009). Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003. Bộ luật Dân sự năm 2005. Bộ luật lao động năm 2012. 7. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004. 8. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. 9. Luật Thi hành án Hình sự năm 2010. 10. Nghị định số 117/2011/NĐ-CP quy định về tổ chức quản lý phạm nhân về chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân. 11. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 12. Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH về hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTHS đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên.  Sách, tạp chí, giáo trình 1. Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận và Pháp luật về Quyền con người, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 190 – 195. 2. Đoàn Đức Lương, Nguyễn Sơn Hà : Thiếu thống nhất về xác định tuổi trẻ em trong pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, Tạp chí Tòa án nhân dân kỳ I, số 15, 2012, tr.18-20. 3. Đỗ Thị Phượng, Bàn về khái niệm và cơ sở áp dụng thủ tục đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luật học, 4, 2004. 80 4. Lương Ngọc Trâm: Hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Tòa án nhân dân kỳ I, số 19, 2014, tr. 7 – 10. 5. Nguyễn Lân, Từ điển Từ và Ngữ tiếng việt, NXB tổng hợp, TP.HCM, 2006, tr.1688, 2030. 6. Nguyễn Thanh Vũ: Những kiến nghị hoàn thiện về trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội đáp ứng yêu cầu sửa đổi toàn diện Bộ luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân kỳ I, số 17, 2014, tr. 1 – 6. 7. Phạm Thị Thanh Nga, Dự đoán những hiệu ứng của việc thành lập Tòa án người chưa thành niên ở Việt Nam với việc thực thi trách nhiệm pháp lý quốc gia theo công ước quốc tế về quyền trẻ em, Tạp chí Tòa án nhân dân kỳ I, số 21, 2012, tr.36-45. 8. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2010. 9. Trần Ngọc Đường, Bàn về Quyền con người và Quyền công dân, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.22. 10. Vũ Dũng, Tâm lý học tuổi vị thành niên, Tạp chí Tâm lý học, số 4, 1998, trang 12-21. 11. Trường đại học luật Hà Nội, Khoa học điều tra hình sự, Nhà xuất bản công an nhân dân, Hà Nội, 2005, tr.130.  Trang thông tin điện tử 1. Bùi Thành Chung, Trường Đại học cảnh sát nhân dân, Khái niệm người chưa thành niên và khái niệm tội phạm do người chưa thành niên gây ra- cơ sở có tính pháp lý quan trọng để phòng ngừa, điều tra tội phạm và xử lý người chưa thành niên phạm tội, http://www.pup.edu.vn/dien-dan-phap-luat/tim-hieu-phapluat/20090312346.12, [truy cập ngày 18/12/2012]. 2. Hồ Nguyễn Quân, Tòa án nhân dân tối cao: Bàn về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cat eid=1751909&item_id=26250986&article_details=1, [truy cập ngày 18/3/2013]. 3. Nguyễn Cao Cường, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Cần sớm hoàn thiện pháp luật đối với người chưa thành niên trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam, http://vkshue.gov.vn/index.php/news/Chuyen-de-Trao-doi/Cansom-hoan-thien-phap-luat-doi-voi-nguoi-chua-thanh-nien-trong-Bo-luat-Totung-hinh-su-Viet-Nam-540.html, [truy cập ngày 27/12/2013]. 81 4. Nguyễn Hữu Thế Trạch, Thủ tục tố tụng thân thiện đối với người chưa thành niên, http://www.hcmcbar.org/NewsDetail.aspx?CatPK=3&NewsPK=266. 5. Phan Thị Thanh Tâm, Trường Đại học cảnh sát nhân dân, Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, http://www.pup.edu.vn.tapchi-khoahoc-giao-duc-canh-sat-nhan-dan/tap-chi-so-4/chi301nh-sa301ch-hi300nhsu323do30li-vo30li-nguoi300i-chua-tha300nh-nien-pha323m-to323, [truy cập ngày 21/2/2013]. 6. Thủy Tiên, Tạp chí dân chủ và pháp luật, Cần xây dựng môi trường tố tụng thân thiện đối với người chưa thành niên phạm tội, http://www.moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc/Lists/NghienCuuTraDoi/View_detail.aspx? ItemID=428, [truy cập ngày 22/05/2014]. 7. Trương Hồng Sơn, Học Viện cảnh sát nhân dân : Một số quy định của pháp luật quốc tế và một số quốc gia vế vấn đề quyền người chưa thành niên phạm tội, http://hvcsnd.edu.vn/vn/Acedemy/Phap-luat/84/712/Mot-so-quy-dinh-cua-phapluat-quoc-te-va-mot-so-quoc-gia-ve-van-de-quyen-cua-nguoi.aspx, [truy cập ngày 17/2/2013]. 8. Văn Nhạ, Tòa án nhân dân tối cao, Hội thảo khoa học về Dự thảo Đề án thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên ở Việt Nam, http://tcbta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/299083?pers_id=3391632&ite m_id=36934037&p_details=1, [truy cập ngày 20/9/2013]. 9. Vũ Thị Thu Quyên, Tạp chí dân chủ và pháp luật, Quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, http://www.moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc/Lists/NghienCuuTraDoi/View_detail.aspx? ItemID=386, [truy cập ngày 01/07/2013]. 82 PHỤ LỤC 1 Độ tuổi chịu TNHS của một số quốc gia trên thế giới Mexico * 6-12 Bangladesh 7 Ấn Độ 7 Myanmar 7 Nigeria 7 Pakistan 7 Nam Phi 7 Sudan 7 Tanzania 7 Thái Lan 7 Hoa Kỳ ** 7 Indonesia 8 Kenya 8 Vương quốc Anh (Scotland) 8 Ethiopia 9 Iran *** 9 Nepal 10 Vương quốc Anh (Anh) 10 Vương quốc Anh (xứ Wales) 10 Ukraine 10 Hàn Quốc, Rep . 12 Morocco 12 Uganda 12 Algeria 13 Pháp 13 Ba Lan 13 Uzbekistan 13 Trung Quốc 14 Đức 14 Ý 14 83 Nhật Bản 14 Liên bang Nga 14 Việt Nam 14 Ai Cập 15 Argentina 16 Brazil **** 18 Colombia **** 18 Peru **** 18 Bảng độ tuổi chịu TNHS của một số quốc gia trên thế giới 84 PHỤ LỤC 2 Số vụ án có NCTNPT Tòa án đã xét xử Năm Số NCTNPT Tổng số vụ Số vụ án điểm hoặc xét xử lưu động 2007 2689 207 3747 2008 2744 196 3900 2009 2722 158 3710 2010 2582 118 3418 2011 2355 165 3243 Bảng thống kê số các vụ án có NCTNPT và số NCTNPT mà Tòa án đã xét xử giai đoạn 2007-2011111 111 Nguồn : Tòa án nhân dân tối cao 85 [...]... học pháp lý, khoa học tư pháp hình sự nói riêng cũng như trong thực tiễn 30 CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 2.1 Các nguyên tắc cơ bản quyền của người chưa thành niên trong pháp luật pháp quốc tế Nguyên tắc của luật được hiểu là những quan điểm, chỉ đạo toàn bộ quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật Những tư tưởng, nguyên tắc pháp. .. vi của mình và hơn thế nữa, được tạo một cơ hội tránh mắc phải những sai phạm như vậy trong tương lai để lớn lên thành người có trách nhiệm 1.2 Sự phát triển của chế định quyền của người chưa thành niên phạm tội trên thế giới và Việt Nam 1.2.1.Sự phát triển chế định quyền của người chưa thành niên phạm tội trên thế giới 1.2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển Quyền của trẻ em nói chung, quyền của. .. hợp vừa giúp nâng cao hiệu quả của pháp luật, vừa làm giảm được vi phạm của NCTN và đặc biệt quyền của NCTN được bảo vệ chính đáng và phù hợp Do đó, việc nghiên cứu đề tài Quyền của người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam là vấn đề mang tính thời sự và cấp thiết nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của thực tiễn đó 2 Mục tiêu nghiên cứu Người viết cố gắng nghiên cứu một... năng của con người được đảm bảo bằng pháp luật (luật quốc gia và luật quốc tế) về sử dụng và chi phối các phúc lợi xã hội, các giá trị vật chất, văn hóa và tinh thần, sử dụng quyền tự do trong xã hội trong phạm vi luật định và quyền quyết định các hoạt động của mình và của người khác trên cơ sở pháp luật. 5 Bên cạnh định nghĩa QCN với tư cách là phạm trù luật học còn có một số định nghĩa phổ biến trong. .. triển chế định quyền của người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam 1.2.2.1 Lịch sử hình thành và nhận thức về quyền của người chưa thành niên phạm tội Kế thừa, tiếp thu và phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền trẻ em và trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em, Đảng và nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em, coi việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ... đúng luật quốc tế về QCN của NCTN Định nghĩa người chưa thành niên và phạm tội là yếu tố chính của Các Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu Theo mục đích của Các Quy tắc, những định nghĩa này phải được các Quốc gia thành viên áp dụng một cách tương ứng với hệ thống và quan niệm pháp luật riêng của quốc gia mình.33 Quy tắc lưu ý rằng giới hạn tuổi đối với người được coi là chưa thành niên phụ thuộc vào quy... về quyền công dân 1.1.3 Khái niệm người chưa thành niên và người chưa thành niên phạm tội 1.1.3.1 Khái niệm người chưa thành niên Người chưa thành niên không phải là một khái niệm mới, nó được sử dụng phổ biến dùng trong nhiều ngành khoa học nhưng mỗi góc độ nghiên cứu, mỗi ngành khoa học có khái niệm về NCTN khác nhau Luật học nghiên cứu NCTN để xác định quyền 7 PGS.TS Trần Ngọc Đường: “ Bàn về Quyền. .. quan 1.3.1 Chủ thể quyền 1.3.1.1 Người chưa thành niên phạm tội nói chung theo pháp luật quốc tế Theo pháp luật quốc tế, NCTNPT là trẻ em hay thanh thiếu niên bị cáo buộc, hay bị kết luận là đã phạm tội. ” (Quy tắc 2.2 Quy tắc Bắc Kinh) Bên cạnh đó, Quy tắc còn định nghĩa phạm tội là bất cứ hành vi (hành động hoặc không hành động) nào bị pháp luật xử phạt tùy theo từng hệ thống pháp luật Quy tắc đã xây... chưa thành niên phạm tội Quyền được hiểu theo góc độ pháp lý là điều mà pháp luật công nhận cho người có quyền được hưởng, được làm, được đòi hỏi Một hoạt động mà các quốc gia trên toàn cầu đang nỗ lực thực hiện là tìm mọi cách bảo đảm hệ thống pháp luật liên quan đến NCTNPT tuân thủ theo đúng luật quốc tế về QCN Hiện nay vẫn chưa có khái niêm cụ thể về quyền của người chưa thành niên phạm tội Trên... người chưa thành niên phạm tội Chương 2: Quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền của người chưa thành niên phạm tội 11 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm quyền con người QCN hay còn gọi là nhân quyền là một phạm trù đa diện và khá phức tạp Chính vì vậy, hiện nay có rất nhiều định nghĩa về QCN, mỗi định ... luận quyền người chưa thành niên phạm tội Chương 2: Quy định pháp luật quốc tế pháp luật Việt Nam quyền người chưa thành niên phạm tội 11 CHƯƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM... QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 2.1 Các nguyên tắc quyền người chưa thành niên pháp luật pháp quốc tế Nguyên tắc luật hiểu quan điểm,... cần thiết chế định quyền người chưa thành niên phạm tội 29 CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

Ngày đăng: 03/10/2015, 05:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan