quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự

43 901 3
quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 2012-2014 ĐỀ TÀI QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lan Hƣơng Nguyễn Tiến Sang Bộ môn: Luật hành chính MSSV: S120071 Lớp: DT1263B1 Cần Thơ, 11/2014 LỜI CẢM ƠN Được trúng tuyển vào Trường Đại học Cần Thơ là một niềm vinh dự và tự hào cho em, trong những năm theo học dưới giảng đường Đại học, nhờ sự truyền đạt tận tình của các Thầy Cô trường Đại học Cần Thơ, nhất là các Thầy Cô Khoa Luật, em đã tiếp thu được nhiều kiến thức về ngành nghề mà em theo học. Với kiến thức đó sẽ là nền tảng để em vững bước vào tương lai, theo đuổi công việc mà em mơ ước. Em xin chân thành cám ơn các quý Thầy Cô đã truyền đạt các kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Lan Hƣơng người đã dẫn dắt hướng dẫn em tận tình để em hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp. Tiếp đến em xin chân thành cảm ơn bạn bè, các anh, chị Chấp hành viên Chi cục thi hành án dân sự huyện Tháp Mười đã giúp đỡ em hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cô nhiều sức khỏe và ngày càng thành công với sự nhiệp vĩ đại - sự nghiệp trồng người. Cần Thơ, ngày 17 tháng 11 năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Tiến Sang NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ---------------------------............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày … tháng … năm ….. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2 3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2 5. Kết cấu đề tài ......................................................................................................... 2 CHƢƠNG 1............................................................................................................... 3 LÝ LUẬN CHUNG VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ............................................................................... 3 1.1. Một số khái niệm liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự ...................................................................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính. ........................................................................ 3 1.1.2. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính ............................................................ 6 1.1.3. Khái niệm về thi hành án dân sự....................................................................... 7 1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự ...................................................................................................................... 9 1.2.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự ...... 9 1.2.2. Đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự ... ......................................................................................................................... 10 1.2.3. Vai trò của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự. .. 11 1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của chế định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự ................................................................................................. 12 1.3.1. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1995 ............................................................ 12 1.3.2. Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2002 ............................................................ 12 1.3.3. Giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2008 ............................................................ 12 1.3.4. Giai đoạn từ năm 2009 cho đến hiện nay ....................................................... 13 CHƢƠNG 2............................................................................................................. 15 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ................................... 15 2.1. Đối tượng bị xử phạt hành chính và nguyên tắc xử phạt hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự ........................................................................................................ 15 2.1.1. Đối tượng bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự ............... 15 2.1.2. Nguyên tắc xử phạt trong lĩnh vực thi hành án dân sự .................................... 15 2.2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính và thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự........................................................... 17 2.2.1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính ........................................................... 17 2.2.2. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính ............................ 18 2.3. Trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính và những quy định của pháp luật về hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử phạt trong lĩnh vực thi hành án dân sự ... 18 2.3.1. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính .................................. 18 2.3.2. Những quy định của pháp luật về hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử phạt……… ......................................................................................................................... 18 2.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự ..... 20 2.4.1. Thẩm quyền của Cơ quan thi hành án dân sự ................................................. 21 2.4.2. Thẩm quyền của Thanh tra Bộ tư pháp........................................................... 21 2.5. Thủ tục xử phạt và những quy định về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự ............................................................................. 22 2.5.1. Thủ tục xử phạt ................................................................................................ 22 2.5.2.Những quy định của pháp luật về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự ............................................................................. 24 2.6. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính ............................. 27 CHƢƠNG 3............................................................................................................. 29 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ... 29 3.1. Thực trạng và bất cập của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự. ....................................................................................................... 29 3.1.1.Về khó khăn trong việc thực hiện xử phạt đối với các đối tượng phải thi hành án mà không có khả năng thi hành và chống đối việc thi hành. ......................................... 29 3.1.2.Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự ............................................................................................................................. 30 3.1.3.Quy định về mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự ............................................................................................................................. 32 3.1.4.Về các văn bản quy định của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự ......................................................................... 32 3.2. Giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành trong lĩnh vực thi hành án dân sự. .............................................................................................................. 33 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 35 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Trong lĩnh vực thi hành án dân sự, xử phạt vi phạm hành chính là một trong những chế định quan trọng của pháp luật nhằm đấu tranh phòng và chống các hành vi vi phạm hành chính, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, góp phần đưa các Bản án, Quyết định có hiệu lực của tòa án được thực thi trên thực tế, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, trên thực tế việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự vẫn chưa thực sự đi vào đời sống xã hội, chưa đáp ứng được mục tiêu đặt ra là răn đe, phòng ngừa vi phạm để từ đó nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Cho đến nay, số lượng chấp hành viên, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự của các địa phương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự chưa nhiều; cơ quan thanh tra chuyên ngành tư pháp còn rất ít khi thực hiện những thẩm quyền đó. Vì theo kết quả thống kê về xử phạt vi phạm hành chính của toàn ngành thi hành án dân sự trong các năm 2010, 2011 và 2012 như sau1: Năm 2010 có 43 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã ban hành với tổng số tiền xử phạt là 5.200.000 đồng. Năm 2011 có 61 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã ban hành với tổng số tiền xử phạt là 10.450.000 đồng. Năm 2012 có 90 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã ban hành với tổng số tiền xử phạt là 13.700.000 đồng. Thực tiễn, khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, một số người có thẩm quyền còn nhiều lúng túng khi áp dụng các quy định của pháp luật để xử phạt. Trong khi đó, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận những người phải thi hành án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong lĩnh vực thi hành án dân sự còn chưa cao; tại nhiều địa phương, đã để xảy ra tình trạng người phải thi hành án chống đối cơ quan thi hành án bằng nhiều hình thức như phân tán hoặc làm hư hỏng tài sản thuộc diện kê biên để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án, thậm chí là phá huỷ niêm phong, huỷ hoại tài sản đã kê biên..... Điển hình như việc người phải thi hành án là bà N.T.B.B, ở xã Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, khi cơ quan thi hành án tiến 1 Nguyễn Thắng Lợi – phó Chánh Thanh tra Bộ tư pháp, bài viết đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ tư pháp ngày 11/6/2014. 1 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự hành làm thủ tục cưỡng chế chặt một cây xoài nhưng người phải thi hành án lại chống đối bằng cách trèo lên trên cây, khi đó lực lượng chấp hành viên, cũng như lực lượng công an, Viện kiểm sát tham gia việc trên chỉ biết ngồi đợi khi nào người trên cây xuống hết thì mới tiến hành cưa cây được hoặc lập biên bản sự việc xảy ra mà không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chống đối trên. Thực tế đó đã chứng tỏ vi phạm hành chính trong lĩnh vực này không những chưa giảm mà còn có xu hướng ngày càng nhiều hơn và phức tạp hơn. Từ những phân tích nêu trên, tác giả chọn đề tài “Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự” làm đề tài cho Luận văn tốt nghiệp để tìm hiểu về pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án và hoàn thiện pháp luật. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích những vấn đề lý luận pháp luật và thực tiễn về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Chỉ ra những hạn chế, bất cập trong thực tiễn áp dụng. Từ đó, tìm ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự. 3. Phạm vi nghiên cứu Do thời gian có hạn, nên việc nghiên cứu để thực hiện Luận văn, tác giả chỉ tập trung vào những cơ sở pháp lý trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Việc nghiên cứu chỉ tập trung vào giai đoạn từ năm 1989 cho đến nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phân tích, đánh giá những tài liệu thu được qua sách báo, tạp chí, báo cáo …; đối chiếu so sánh các văn bản quy phạm pháp luật. 5. Kết cấu đề tài Trong luận văn tốt nghiệp này, người viết trình bày theo bố cục sau: Lời mở đầu Chƣơng 1: Lý luận chung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án án dân sự Chƣơng 2: Những quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự Chƣơng 3: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự Kết luận 2 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 1.1. Một số khái niệm liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự 1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính2. Để tìm hiểu khái niệm “vi phạm hành chính” một cách chi tiết và cụ thể hơn, trước hết chúng ta sẽ xem xét các dấu hiệu pháp lý và yếu tố cấu thành pháp lý của vi phạm hành chính sau đây3: Về mặt khách quan của vi phạm hành chính, bao gồm các dấu hiệu: hành vi; tính trái pháp luật của hành vi; hậu quả thiệt hại mà hành vi gây ra cho xã hội; quan hệ nhân quả; thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm. Hành vi: vi phạm hành chính cũng như mọi vi phạm pháp luật bất kỳ trước hết phải là hành vi, nó chỉ được thực hiện bởi hành vi. Theo C.Mác: con người chỉ tồn tại đối với pháp luật thông qua hành vi của mình. Suy nghĩ, quan niệm, tư tưởng, khi chưa thể hiện hành vi trái với yêu cầu của quy phạm pháp luật thì dù tệ hại thế nào cũng chưa phải là vi phạm pháp luật. Hành vi có thể được thực hiện dưới hình thức hành động hoặc không hành động. Tính trái pháp luật của hành vi: vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, tính chất đó thể hiện ở chỗ là nó được thực hiện ngược với yêu cầu của quy phạm pháp luật. Nói cách khác, đó là những hành vi xâm phạm những quy định pháp luật nói chung được chế định trách nhiệm hành chính bảo vệ, là những hành vi bị pháp luật hành chính cấm, hoặc không thực hiện hay thực hiện không đúng hành động mà pháp luật hành chính buộc phải thực hiện. Thời gian, địa điểm, phương tiện, phương pháp thực hiện hành vi: hành vi nào cũng phải diễn ra trong một thời gian, địa điểm nhất định và được thực hiện bằng phương pháp nhất định. Trong nhiều vi phạm hành chính người ta có tính đến các dấu hiệu này. Ví dụ: gây gổ đánh nhau nơi công cộng, đánh nhau có dùng hung khí, hút thuốc ở những nơi cấm hút thuốc, trì hoãn không áp dụng biện pháp phòng cháy theo yêu cầu của cơ 2 3 Khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Giáo trình luật hành chính Việt nam của PGS.TS Nguyễn Cửu Việt, trang 498 đến trang 504. 3 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự quan có thẩm quyền. Hành vi đó phải được một văn bản pháp luật quy định là vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm hành chính: dấu hiệu quan hệ nhân quả trong vi phạm hành chính không có ý nghĩa quan trọng trong đa số các trường hợp, vì thế, khoa học luật hành chính coi vi phạm hành chính đa phần có cấu thành hình thức, nghĩa là chỉ cần tồn tại ba dấu hiệu hình thức: hành vi; tính trái pháp luật của hành vi; hành vi đó phải được một văn bản pháp luật quy định là vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm hành chính. Đây là ba dấu hiệu hình thức – ba dấu hiệu cơ bản ở mặt khách quan của vi phạm hành chính. Khách thể: khách thể của vi phạm pháp luật là cái mà vi phạm đó xâm hại. Khách thể của vi phạm hành chính là những quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật hành chính bảo vệ. Khách thể là yếu tố quan trọng quy định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật. Các loại khách thể của vi phạm hành chính rất đa dạng, đó là: trật tự nhà nước và xã hội, sở hữu của nhà nước, của tổ chức và quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của công dân, trật tự quản lý. Trong đó, thuật ngữ “trật tự nhà nước và xã hội” chỉ tất cả những quan hệ xã hội hình thành trong hoạt động của nhà nước và xã hội, thuật ngữ “trật tự quản lý” chỉ tất cả những quan hệ xã hội hình thành trong hoạt động nội bộ các cơ quan, tổ chức nhà nước. Từ đó ta thấy, khách thể vi phạm hành chính rất rộng, còn rộng hơn cả khách thể tội phạm, tuy rằng, trong đa số các trường hợp, khách thể vi phạm hành chính và tội phạm là đồng nhất. Nhưng cần lưu ý rằng, không phải toàn bộ các quan hệ quản lý nhà nước là khách thể của vi phạm hành chính, mà chỉ những quan hệ được bảo vệ bằng các biện pháp trách nhiệm hành chính trong số đó mà thôi. Khách thể cụ thể của vi phạm hành chính, cũng tương tự như khách thể của tội phạm, vị dụ: Là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ trật tự an toàn giao thông; bảo vệ môi trường, trong đó bảo vệ rừng, đất đai, nguồn nước, vệ sinh đô thị; bảo đảm an toàn các chất dễ cháy, nổ, phóng xạ; bảo vệ sức khỏe con người khỏi các bệnh truyền nhiễm từ người, động vât, thực vật; phòng chống buôn lậu; làm hàng giả, kinh doanh trái phép; sử dụng nhãn hiệu hàng hóa; chế độ quản lý giá cả, thu, nộp thuế; chế độ sử dụng ngoại tệ; tài sản, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân; bảo đảm an toàn lao động; bảo vệ tài sản nhà nước; trật tự quản lý trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng nhà ở; trật tự an toàn nơi công cộng. Chủ thể: chủ thể của vi phạm hành chính, theo định nghĩa “vi phạm hành chính” tại khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, là cá nhân hoặc tổ chức. Theo Điều 5 “Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính” cụ thể bao gồm: Cá nhân, tổ chức, cá nhân, tổ chức nước ngoài. 4 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự Cá nhân: Người chưa thành niên được coi là có năng lực hành vi chưa đầy đủ. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì chỉ bị xử phạt về vi phạm hành chính thực hiện do cố ý. Đối với người dưới 14 tuổi, suy từ quy định trên, thì không xử phạt mà áp dụng biện pháp giáo dục. Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt về mọi vi phạm hành chính. Cán bộ, công chức, viên chức nói chung và người có thẩm quyền nói riêng chịu trách nhiệm hành chính như mọi công dân bình thường. Nhưng các pháp lệnh và Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đều không nhắc đến loại chủ thể rất quan trọng này tại điều chung về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính. Chỉ có một quy định “lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm” là một tình tiết tăng nặng (điểm e khoản 1 Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012). Nhưng như thế là chưa đầy đủ. Nguyên tắc tăng nặng mức xử phạt đối với những người có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức là một vấn đề lý luận về xử lý vi phạm hành chính có ý nghĩa thực tiễn lớn mà pháp luật các nước đều quy định. Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý. Tổ chức: pháp luật nước ta coi tổ chức cũng là chủ thể vi phạm hành chính. Theo khoản 10 Điều 2 “giải thích từ ngữ” Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì: “Tổ chức là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và tổ chức khác được thành lập theo quy định pháp luật”. Đây là định nghĩa liệt kê theo kiểu “rập khuôn” trong nhiều văn bản, nêu không hết phải mở ra bằng câu rất vô định “và tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật”. Khái niệm “pháp nhân” có tính pháp lý, do đó khoa học hơn lại không được sử dụng. Theo điểm b khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì: “Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra”. Quy định này chỉ có từ Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 nhằm xử lý nhanh chóng vi phạm hành chính, vì trong nhiều trường hợp khó hoặc không thể xác định được cá nhân cụ thể nào có lỗi. Tuy nhiên, quy định như vậy trong trường hợp tổ chức nhà nước là chủ thể vi phạm còn có vấn đề. Nếu là “tổ chức nhà nước” thì ngân sách nhà nước không những bị chuyển từ “ túi này” qua “túi khác” mà còn bị thất thoát do trích thưởng và các nguyên nhân khác. Nếu quy định cá nhân thủ trưởng tổ chức, cơ quan phải bị xử lý 5 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự khi phát hiện vi phạm hành chính của tổ chức, cơ quan phải bị xử lý khi phát hiện vi phạm hành chính của tổ chức, thì dù là “tổ chức nhà nước” hay “tổ chức phi nhà nước” vẫn đều có hiệu quả. Có như vậy thủ trưởng “mới sốt sắng” để tìm người có lỗi và xử lý bằng cách “bồi hoàn”. Cá nhân, tổ chức nước ngoài: cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là thành viên có quy định khác (điểm c khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012). Mặt chủ quan của vi phạm hành chính: mặt chủ quan của vi phạm hành chính thể hiện ở tính chất lỗi của nó. Lỗi: lỗi là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm hành chính cũng như vi phạm pháp luật nói chung. Mỗi một hành vi trái pháp luật không có nghĩa là hành vi vi phạm pháp luật, nếu chưa xác định được lỗi, tức là yếu tố chủ quan, là thái độ, động cơ, ý chí của người vi phạm đối với hành vi của mình. Như ta đã biết, có hai hình thức lỗi: cố ý và vô ý. Lỗi cố ý thể hiện ở chỗ người có hành vi vi phạm nhận thức được tính chất và hậu quả hành vi của mình nhưng vẫn thực hiện. Lỗi vô ý có hai hình thức: vô ý do cẩu thả - người có hành vi vi phạm không biết và không nhận thức được rằng hành vi của mình là trái pháp luật mặc dù cần biết và nhận thức được điều đó. Vô ý do quá tự tin – người có hành vi vi phạm nhận thức được điều này nhưng do khinh suất cho rằng có thể ngăn ngừa được dễ dàng hậu quả của hành vi trái pháp luật đó của mình. Động cơ, mục đích vi phạm: động cơ mục đích vi phạm là yếu tố cũng được tính đến khi xem xét mặt chủ quan của nhiều vi phạm hành chính để quyết định các hình thức và mức xử phạt cụ thể. Tóm lại, từ những phân tích trên đây, có thể định nghĩa vi phạm hành chính như sau: “vi phạm hành chính là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật, có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự nhà nước và xã hội, trật tự quản lý, sở hữu của nhà nước, tổ chức và cá nhân, xâm phạm các quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính”. 1.1.2. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình 6 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính4. 1.1.3. Khái niệm về thi hành án dân sự. Thi hành án dân sự là một giai đoạn nhằm thực hiện những Bản án, Quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án. Tuy nhiên, hiện nay trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành vẫn chưa có điều luật nào nêu lên khái niệm cụ thể thế nào là thi hành án dân sự. Để làm rõ khái niệm thi hành án dân sự, trước tiên cần phải làm rõ khái niệm thi hành án. Thi hành án là một hoạt động tư pháp do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền tiến hành theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định để đưa Bản án, Quyết định của tòa án hoặc Quyết định khác theo quy định của pháp luật được thực hiện trên thực tế nhằm bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.5 Đối với lĩnh vực thi hành án dân sự, trước hết cần phải hiểu thi hành án dân sự là thực hiện các Bản án, Quyết định dân sự của tòa án hoặc quyết định khác do pháp luật quy định trên thực tế. Đó là các Bản án, Quyết định dân sự được quy định tại Điều 375 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. “1. Những bản án, quyết định dân sự của Tòa án được thi hành là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm: Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm; Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án;Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. 2. Những bản án, quyết định sau đây của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị: Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao động trở lại làm việc, trả lương, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần của công dân; Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời”. Những Bản án, Quyết định nêu trên không chỉ bao gồm những Bản án, Quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế mà còn bao gồm Quyết định dân sự, phạt tiền, tịch thu tài sản, xử lý vật chứng, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí 4 Khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Xem, Th.s. Nguyễn Quan Thái,”Một số khái niệm về thi hành án và thi hành án dân sự ở Việt nam”, Dân chủ & Pháp luật, số 5 (158)-2005. 5 7 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự trong Bản án, Quyết định của tòa án về hình sự, Quyết định về phần tài sản trong Bản án, Quyết định của tòa án về hành chính, Bản án, Quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, Quyết định của Trọng tài nước ngoài đã có Quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án Việt nam công nhận và cho thi hành tại Việt nam. Như vậy, những Bản án, Quyết định được đưa ra thi hành bao gồm hai loại, đó là: Thứ nhất, những Bản án, Quyết định dân sự của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Đó là Bản án, Quyết định hoặc phần Bản án, Quyết định của tòa án cấp sơ thẩm không bị cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; Bản án, Quyết định của tòa án cấp phúc thẩm; Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của tòa án; Bản án, Quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, Quyết định của Trọng tài nước ngoài đã có Quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án Việt nam công nhận và cho thi hành tại Việt nam. Thứ hai, những Bản án, Quyết định dân sự của tòa án chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay. Đó là những Bản án, Quyết định của tòa án cấp sơ thẩm về cấp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao động trở lại làm việc, trả lương, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần của công dân; Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Để Bản án, Quyết định của tòa án được đưa ra thi hành phải thỏa mãn theo những điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 375 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 như đã nêu trên. Dưới góc độ lý luận, thi hành án dân sự ở Việt nam hiện nay còn hai quan điểm khác nhau về nghĩa rộng và nghĩa hẹp về khái niệm “Dân sự”. Quan điểm thứ nhất cho rằng: khái niệm “Dân sự” trong thi hành án dân sự được hiểu là những Bản án, Quyết định liên quan đến tài sản và nhân thân phi tài sản như Bản án, Quyết định về giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, lao động, thương mại 6. Quan điểm như thế vì dựa trên cơ sở Điều 1 của Bộ luật dân sự năm 2005, theo đó quan hệ dân sự bao gồm quan hệ về tài sản và nhân thân phi tài sản phát sinh trong giao lưu dân sự. Quan điểm thứ hai cho rằng: khái niệm “Dân sự” ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng, đó không chỉ bao gồm các Bản án, Quyết định về giải quyết tranh chấp đối với các loại hợp đồng dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, lao động, thương mại, và một số loại án khác có tính chất dân sự của Tòa án, mà còn bao gồm: quyết định về tài sản trong Bản án, quyết định hình sự về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính7. 6 Xem, Th.s. Nguyễn Quan Thái, “Một số khái niệm về thi hành án và thi hành án dân sự ở Việt nam”, Dân chủ & Pháp luật, số 5 (158)-2005. 7 Xem, Th.s. Nguyễn Quan Thái, “Một số khái niệm về thi hành án và thi hành án dân sự ở Việt nam”, Dân chủ & Pháp luật, số 5 (158)-2005. 8 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự Người viết đồng tình với quan điểm thứ hai, bởi lẽ: theo quy định của pháp luật hiện hành, nhiều vụ việc có tính chất khác nhau, được giải quyết theo các trình tự khác nhau, nhưng đến giai đoạn thi hành án đều được áp dụng theo trình tự, thủ tục thi hành án dân sự. Vì vậy, phạm vi thi hành án dân sự phải được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: Bản án, Quyết định dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình; quyết định về tài sản trong Bản án, Quyết định hình sự về bồi thường thiệt hại; Quyết định về tài sản và quyền tài sản trong Bản án, Quyết định hành chính. Từ những phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm về thi hành án dân sự như sau: “Thi hành án dân sự là hoạt động tư pháp do cơ quan thi hành án, chấp hành viên tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, để đưa Bản án, Quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc các quyết định khác theo quy định của pháp luật được thực thi trên thực tế, nhằm đảm bảo lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa8”. 1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự 1.2.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định của pháp luật đối với các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến các quan hệ xã hội phát sinh trong tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự. Căn cứ vào thực tiễn để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự là hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự. Do đó, để hiểu được bản chất của vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự thì trước hết cần phải tìm hiểu về vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự. Vi phạm pháp luật là những hành vi tiêu cực của một số cá nhân, tổ chức đi ngược lại ý chí của Nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của xã hội, cộng đồng. Những hành vi đó gây hại cho Nhà nước, xã hội và công dân, do đó chúng ta phải đấu tranh ngăn chặn, loại bỏ các vi phạm pháp luật đó ra khỏi đời sống xã hội. Do đó, ta có thể hiểu vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. 8 Xem, Th.s. Nguyễn Quan Thái, Một số khái niệm về thi hành án và thi hành án dân sự ở Việt Nam, Dân chủ & Pháp luật, số 5 (158)-2005. 9 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự có các đặc điểm như sau: - Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật. Nói cách khác vi phạm hành chính là cở sở để tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Luật xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định hướng dẫn quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức, biện pháp xử phạt vi phạm hành chính áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước là cơ sở để tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. - Kết quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự thể hiện ở các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó ghi nhận các hình thức, biện pháp xử phạt áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Việc quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt đó thể hiện sự trừng phạt nghiêm khắc của Nhà nước đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, qua đó giáo dục cho mọi người ý thức tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực thi hành án dân sự nói riêng và pháp luật nói chung. 1.2.2. Đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự quy định: toàn bộ quá trình phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thi hành án dân sự, cho đến việc ngăn chặn, xử lý, truy cứu trách nhiệm pháp lý và tổ chức thi hành đối với việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đó của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, đều được pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự quy định cụ thể bằng các quy định của pháp luật. Từ đó những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự đều bị xử lý nghiêm minh. Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự mang tính đặc thù riêng, cho phép chúng ta phân biệt được với hoạt các động xử phạt vi phạm hành chính khác của đời sống xã hội được thể hiện ở một số đặc điểm như sau: - Căn cứ thực tiễn để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự là những hành vi vi phạm pháp luật xâm hại trực tiếp các quan hệ xã hội trong tổ chức và hoạt động trong lĩnh vực thi hành án dân sự. - Chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự: Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, Thanh tra Bộ tư pháp. 10 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự - Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự là rất đa dạng và phức tạp, có thể là Chấp hành viên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, người được thi hành án, người phải thi hành án…. Như vậy, hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự cũng tương tự như hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khác của đời sống xã hội, đó là hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền nhằm xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật hành chính. Bên cạnh đó việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự có những nét đặc thù, phản ánh được những nét riêng trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Đây chính là những đặc trưng cho phép phân biệt với hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khác của đời sống xã hội. 1.2.3. Vai trò của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự Thứ nhất, những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thi hành án dân sự được phát hiện và xử lý trên cở sở những quy định của pháp luật, bảo đảm tính đúng đắn và nghiêm minh của pháp luật. Qua việc xử lý đó, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thi hành án dân sự phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi tương ứng với hành vi, tính chất và mức độ nguy hiểm do hành vi trái pháp luật của mình gây ra. Đồng thời, qua việc áp dụng các hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thi hành án dân sự, mà ý thức chấp hành pháp luật về thi hành án dân sự của người dân được nâng cao, tự ý thức được trách nhiệm pháp luật của mình và không thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Thứ hai, thi hành án dân sự là hoạt động nhằm đưa ra thi hành những Bản án, Quyết định. Tuy nhiên việc thi hành những Bản án, Quyết định đó trong quá trình thi hành gặp phải những khó khăn như người phải thi hành án chống đối không cho thi hành như: cản trở việc thi hành án, chống đối hoặc trì hoãn việc thi hành án. Việc chống đối, trì hoãn, cản trở đó đều có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, việc thi hành quyết định xử phạt hành chính có thể do người đang trực tiếp thi hành công vụ lập biên bản xử phạt về hành vi vi phạm đó. Việc xử phạt đối với những hành vi vi phạm pháp luật này có tính chất ngăn chặn và loại bỏ những hành vi chống đối, trì hoãn, cản trở trong quá trình thi hành án. Qua đó góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự nói riêng và những quy định trong các lĩnh vực khác của pháp luật nói chung. 11 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự 1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của chế định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự 1.3.1. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1995 Trong thời kỳ này một văn bản quan trọng về xử phạt vi phạm hành chính được ban hành. Đó là Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 07/12/1989, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/1990. Pháp lệnh năm 1989 này mới chỉ quy định về đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính (Điều 5), nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính (Điều 6), thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính (Điều 9), các hình thức xử phạt vi phạm hành chính (Điều 11) và trong Chương III có quy định về thẩm quyền xử phạt hành chính. Những quy định trên đều chưa quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Sau đó Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 đã được thay thế bằng Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 và các văn bản pháp luật có liên quan cũng chỉ dừng lại ở mức quy định có tính chất định hướng cho việc xử phạt vi phạm hành chính, chưa có quy định chi tiết và hướng dẫn cụ thể để tiến hành xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp nói chung, trong lĩnh vực thi hành án dân sự nói riêng. 1.3.2. Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2002 Sau khi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 ra đời, thay thế Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995. Trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 tại Điều 35 quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thi hành án dân sự: Đội trưởng Đội thi hành án dân sự, Trưởng phòng thi hành án dân sự, Trưởng phòng thi hành án Quân khu và cấp tương đương có quyền: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 500.000 đồng. Tuy Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 có bước tiến quan trọng về quy định thẩm quyền xử phạt của Cơ quan thi hành án dân sự nhưng vẫn chưa quy định chi tiết, cụ thể. Chính vì những quy định chưa chi tiết, cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, đến năm 2008 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 ra đời và có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 8 năm 2008. 1.3.3. Giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2008 Sau khi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 ra đời, thay thế Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 (tiếp tục được sửa đổi, bổ sung vào năm 2007 và 2008), Nghị định số 134/2003/NĐ-CP (sau đây viết tắt là Nghị định 134/2003/NĐ-CP) ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh được ban hành và đặc biệt là Nghị định số 173/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 12 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự năm 2004 của Chính phủ quy định về mức phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, thủ tục xử phạt vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự cũng được ban hành gồm có ba điều (Điều 32, 33 và 34 tại Chương V), là những cơ sở pháp lý cụ thể, chi tiết đầu tiên cho việc tiến hành xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Tiếp theo, Nghị định số 37/2005/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 18 tháng 3 năm 2005 quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính. Sau đó, Nghị định số 76/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp được ban hành đã thay thế toàn bộ những quy định có liên quan tại Nghị định số 173/2004/NĐ-CP. Một bước tiến mới và quan trọng, đó là năm 2008 Luật thi hành án dân sự ra đời, trong đó có quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, các quy định đó được quy định tại Điều 163. 1.3.4. Giai đoạn từ năm 2009 cho đến hiện nay Ngày 23 tháng 07 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2009/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành ngày 18 tháng 9 năm 2009 đã thay thế Nghị định số 76/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp. Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2012, có hiệu lực thi hành 01/7/2013. Trên cơ sở đó, ngày 24/9/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (sau đây viết tắt là Nghị định 110/2013/NĐ-CP), thay thế Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp; Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; Nghị định số 10/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản. Ngày 19 tháng 07 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sau đây viết tắt là Nghị định 81/2013/NĐ-CP). Ngày 12 tháng 11 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 166/2013/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, có hiệu lực thi hành từ ngày 28 tháng 12 năm 2013 (sau đây viết tắt là Nghị định 166/2013/NĐ-CP); thay thế Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế xử phạt vi phạm hành 13 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự chính. Đây là những văn bản tạo cơ sở pháp lý chi tiết, cụ thể nhất và trực tiếp nhất hiện nay cho việc tiến hành xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự. 14 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự CHƢƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 2.1. Đối tƣợng bị xử phạt hành chính và nguyên tắc xử phạt hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự 2.1.1. Đối tƣợng bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự Theo quy định tại Điều 2, Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định, đối tượng có thể bị xử phạt hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự là rất rộng, bao gồm các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự như: người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 chưa có điều luật nào quy định rõ vấn đề là có xử phạt vi phạm hành chính đối với Chuyên viên, Thư ký, Chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự khi đang thi hành công vụ cũng là người trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Luật nào sẽ được áp dụng để xử lý và hành vi vi phạm pháp luật nào sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Ví dụ: Việc người phải thi hành án, bà Ng.T.P ngụ ấp Mỹ Tây 2, xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp có hành vi vi phạm hành chính là cản trở không cho Chấp hành viên Chi cục thi hành án dân sự huyện Tháp Mười thi hành kê biên tài sản là 1000 m2 đất ruộng, bà cản trở Chấp hành viên bằng cách giật thước đo và xô đẩy Chấp hành viên ngã xuống ruộng, thách thức ai vào đo là đánh. Chấp hành viên sai phạm trong việc cưỡng chế kê biên tài sản là 1000m2 đất ruộng của bà P là kéo dài thời gian để ra quyết định cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất 1000 m2. Trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, ở khoản 10 Điều 1 chỉ giải thích thuật ngữ “Tổ chức” và khoản 1 Điều 5, không có sự phân biệt giữa Cán bộ, Công chức, Viên chức với cá nhân khác và không có sự phân biệt giữa cơ quan nhà nước với không phải là cơ quan nhà nước. Vấn đề xử phạt hành chính đối với những người có thẩm quyền khi đang thi hành công vụ là Chấp hành viên, Thư ký, Chuyên viên của cơ quan thi hành án dân sự khi đang thi hành công vụ mà cũng là người có hành vi vi phạm hành chính thì sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. 2.1.2. Nguyên tắc xử phạt trong lĩnh vực thi hành án dân sự Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính là những nội dung cơ bản, quan trọng chi phối mọi hoạt động trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính. Các nguyên tắc trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 vừa mang tính kế thừa từ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Bên cạnh đó Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 cũng 15 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự có những nguyên tắc được quy định mới nhằm phù hợp với thực tế trong xã hội. Những nguyên tắc đó được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Kế thừa Pháp lệnh: Qua thực tế thi hành pháp Luật xử lý vi phạm hành chính, các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã khẳng định được sự cần thiết đúng đắn, do đó tiếp tục được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như các nguyên tắc sau: + Nguyên tắc thứ nhất: Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật; + Nguyên tắc thứ hai: Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; + Nguyên tắc thứ ba: Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Từ nguyên tắc thứ ba đưa ba trường hợp cụ thể như sau: một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần; nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó; một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Từ nguyên tắc thứ ba vừa phân tích ta có thể nêu một ví dụ như sau: Khi một người đang tham gia giao thông trên đoạn đường A không đội mũ bảo hiểm, khi gặp cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ bắt gặp và chắc chắn người không đội mũ bảo hiểm đó sẽ bị xử phạt hành chính với lỗi không đội mũ bảo hiểm. Khi vừa thực hiện xong hành vi không đội mũ bảo hiểm và đã bị xử phạt vi phạm hành chính, và chạy được khoảng 100 m nữa nếu cũng gặp một anh cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ và chắc chắn người này sẽ tiếp tục phải bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không đội mũ bảo hiểm. Những quy định mang tính kế thừa này thể hiện sự nhất quán trong chính sách xử lý hành chính của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay, đó là nguyên tắc chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh đối với mọi hành vi vi phạm hành chính, khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. Quy định mới: Bên cạnh những nguyên tắc được kế thừa từ Pháp lệnh, một số nguyên tắc mới được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như: + Nguyên tắc bảo đảm công bằng, công khai, khách quan, tôn trọng quyền giải 16 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự trình của cá nhân, tổ chức (Điểm b khoản 1); + Nguyên tắc người có thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh hành vi vi phạm bằng việc áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ việc một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ; cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính (Điểm đ khoản 1); + Để phân định mức phạt tiền giữa cá nhân và tổ chức vi phạm, phù hợp với tính chất vi phạm, một trong những nguyên tắc mới được quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, đó là: “đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân” (Điểm e khoản 1) Việc bổ sung những nguyên tắc này là rất cần thiết để khắc phục thực trạng cơ quan hành chính ban hành quyết định xử phạt mang tính đơn phương, áp đặt ý chí chủ quan của người có thẩm quyền xử phạt. 2.2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính và thời hạn đƣợc coi là chƣa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự 2.2.1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là khoảng thời gian do pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quy định mà nếu hết thời gian đó thì không được xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự: là 01 năm (đối với một số lĩnh vực khác là 02 năm, hoặc có quy định riêng). Luật xử lý vi phạm hành chính có bổ sung quan trọng về cách xác định thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính: - Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. - Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến, Luật nhấn mạnh thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Đây là thay đổi cơ bản so với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Luật quy định chỉ tính lại thời hiệu trong trường hợp cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. 17 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự 2.2.2. Thời hạn đƣợc coi là chƣa bị xử phạt vi phạm hành chính Luật xử lý vi phạm hành chính quy định thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính theo hướng rút ngắn hơn so với quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, cụ thể: Đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể biết và tính được thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính. Cũng giống như Bộ luật dân sự hiện hành, cách tính thời gian, thời hạn và thời hiệu là ngày bình thường. Tuy nhiên một số điều luật trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 cũng quy định rõ và giống Bộ luật lao động hiện hành là ngày làm việc (không bao gồm ngày nghỉ). 2.3. Trƣờng hợp không xử phạt vi phạm hành chính và những quy định của pháp luật về hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử phạt trong lĩnh vực thi hành án dân sự 2.3.1. Những trƣờng hợp không xử phạt vi phạm hành chính Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã quy định rất rõ về các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính, trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định: “Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây: Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết; Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng; Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ; Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng; Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.” 2.3.2. Những quy định của pháp luật về hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử phạt Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Trong hoạt động thi hành án dân sự, các hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử phạt những hành vi vi phạm hành chính đó đã được quy định cụ thể tại Điều 52 của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP. Về hình thức xử phạt, việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án 18 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự dân sự không áp dụng hình thức xử phạt bổ sung mà chỉ áp dụng hình thức xử phạt chính, gồm hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Nghị định số 60/2009/NĐ-CP chỉ quy định có 03 mức phạt tiền, mức thấp nhất là từ 50.000đ đến 200.000 đồng, từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng và từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Những quy định này đã không còn phù hợp và không có tính răn đe trong tình hình hiện nay. Khắc phục hạn chế trên, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP đã tách các hành vi vi phạm hành chính trước đây thành các hành vi riêng biệt và áp dụng 07 mức xử phạt theo các khung sau: + Khung 1: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; + Khung 2: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; + Khung 3: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; + Khung 4: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; + Khung 5: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; + Khung 6: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; + Khung 7: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Căn cứ vào tính chất nguy hiểm, phức tạp của các hành vi vi phạm, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt tương ứng với các hành vi như sau: Thứ nhất, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai của người có thẩm quyền thi hành án nhưng không đến địa điểm ghi trong giấy báo, giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng. Ví dụ, người phải thi hành án là ông Trần.V.T đã nhận được giấy triệu tập lần thứ hai là phải có mặt vào lúc 8 giờ ở ấp 3, xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp để cơ quan thi hành án tiến hành làm thủ tục kê biên phần đất mà ông Trần.V.T là người phải thi hành. Ông T vắng mặt không có lý do và ông T cũng không trình bày được lý do mình vắng mặt vào thời gian trên. Với lý do vắng mặt không lý do của ông T thì cơ quan thi hành án dân sự huyện Tháp Mười đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền là 50.000 đồng. Thứ hai, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin, không giao giấy tờ liên quan đến tài sản bị xử lý để thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền thi hành án mà không có lý do chính đáng. Ví dụ, người phải thi hành án là bà A, bà A phải thi hành nghĩa vụ trong Bản án là phải chuyển giao lại cho hộ ông B 10.000m2 đất ruộng. Đã hết thời gian tự nguyện thi hành án mà bà A chưa thực hiện nghĩa trong Bản án. Cơ quan thi hành án dân sự tiến hành làm các thủ tục để xác minh lại diện tích đất trên và yêu cầu bà A cung cấp các giấy tờ có liên quan về phần đất là 10.000m2 trên, nhưng bà A không cung cấp và cố tình trốn tránh. Với hành vi 19 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự không cung giấy tờ liên quan về diện tích đất trên bà A có thể bị cơ quan thi hành án dân sự xử phạt hành chính với số tiền là 1000.000 đồng. Thứ ba, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong 04 hành vi: không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định; trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án; không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận theo quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án nhân dân; cung cấp chứng cứ giả cho cơ quan thi hành án dân sự. Thứ tƣ: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong 03 hành vi: làm hư hỏng tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản; phá hủy niêm phong tài sản đã kê biên; không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc trừ vào thu nhập. Thứ năm, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản; sử dụng trái phép, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng tài sản đã kê biên; hủy hoại tài sản đã kê biên; không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ; cố ý không thực hiện quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án nhân dân hoặc bản án, quyết định phải thi hành ngay. Ví dụ, ông A có vay một số tiền của bạn bè để kinh doanh hàng vải, do làm ăn thua lỗ nên chưa trả được nợ, vì vậy bị khởi kiện ra Tòa án. Các chủ nợ đề nghị Tòa án kê biên tài sản là nhà đất để bảo đảm thi hành án sau này và Tòa án, cơ quan thi hành án huyện đã ra quyết định phong tỏa tài sản của ông A. Thứ sáu, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc khấu trừ tài khoản, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án; không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án; về việc thu tiền của người phải thi hành án đang giữ. , Thứ bảy, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án theo quyết định của người có thẩm quyền thi hành án. 2.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự Để thực hiện việc xử phạt hành chính đúng thì phải xác định đúng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Thẩm quyền xử phạt vi phạm 20 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự hành chính trong thi hành án dân sự được quy định trong Luật thi hành án dân sự năm 2008 nhưng chưa được quy định chi tiết và cụ thể. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có hai điều quy định rõ về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự đó là cơ quan Thanh tra (Điều 46) và cơ quan Thi hành án dân sự (Điều 49). Sau đó Nghị định số 110/2013/NĐ-CP đã quy định chi tiết và cụ thể hơn về thẩm quyền của cơ quan Thanh tra và cơ quan thi hành án dân sự. 2.4.1. Thẩm quyền của Cơ quan thi hành án dân sự Trong hoạt động thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan thường xuyên và trực tiếp phải xử lý những vi phạm hành chính của người phải thi hành án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác. Thẩm quyền này được quy định tại Điều 49 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Theo đó, những người chủ thể sau có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự. “1. Chấp hành viên thi hành án dân sự đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000 đồng. 2. Chi Cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự có quyền:Phạt cảnh cáo;phạt tiền đến 2.500.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này. 3. Chấp hành viên thi hành án dân sự là Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản của vụ việc phá sản có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 5.000.000 đồng; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này. 4. Cục trưởng Cục thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 20.000.000 đồng;tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này. 5. Tổng cục trưởng Tổng cục thi hành án dân sự có quyền:Phạt cảnh cáo;phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thi hành án dân sự quy định tại Điều 24 của Luật này; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.” 2.4.2. Thẩm quyền của Thanh tra Bộ tƣ pháp Điều 67 của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra viên Bộ Tư pháp đang thi hành công vụ và của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, ngày 29/5/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp, có hiệu lực thi 21 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự hành ngày 20/7/2014. Theo quy định của Nghị định này thì chỉ hoạt động thanh tra hành chính, không có hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Như vậy, trên thực tế, về thẩm quyền xử phạt của cơ quan thanh tra chỉ còn lại thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp. Theo quy định tại khoản 3, Điều 67 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp có quyền: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại chương V của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP. Với thẩm quyền về mức phạt tiền như trên, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp có quyền xử phạt đối với tất cả các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự được quy định tại Điều 52 của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do các hành vi: - Làm hư hỏng tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản. - Tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản; - Sử dụng trái phép, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng tài sản đã kê biên. 2.5. Thủ tục xử phạt và những quy định về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự 2.5.1. Thủ tục xử phạt Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính phải tuân theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính: Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được người có thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra nhằm chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật (Điều 55 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012). Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản (Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012): Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ 22 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. Đối chiếu với Điều 52 của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP, thì việc xử phạt hành chính không lập biên bản chỉ có thể là phạt cảnh cáo vì mức phạt tiền đối với các hành vi đều từ 500.000 trở lên. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản: Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục. Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản. Theo quy định tại điểm a và điểm đ khoản 2 Điều 65 Nghị định 110/2013/NĐ-CP thì người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự gồm: “a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 66, 67, 68, 69 và 70 của Nghị định này lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử phạt của mình; đ) Thẩm tra viên, thư ký, chuyên viên cơ quan Thi hành án dân sự lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Chương V của Nghị định này” Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (được quy định tại các Điều 66, 67 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012): + Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình 23 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày. Người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn có quyền quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. + Việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính cần chú ý các quy định sau: Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác. 2.5.2. Những quy định của pháp luật về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự Việc thi hành và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định từ Điều 68 đến Điều 88 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. a) Thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản (trong lĩnh vực thi hành án dân sự chỉ có trường hợp phạt cảnh cáo là thuộc diện xử phạt không lập biên bản) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt 01 bản. Trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó. Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của 24 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. b) Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn. Trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản thì không thi hành quyết định phạt tiền nhưng vẫn thi hành hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định. Hoãn thi hành quyết định phạt tiền: Quyết định phạt tiền có thể được hoãn thi hành trong trường hợp cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc. Cá nhân phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết 25 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự định xử phạt vi phạm hành chính gửi cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt đó. Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn. Giảm, miễn tiền phạt: Cá nhân thuộc trường hợp được hoãn (quy định tại khoản 1 Điều 76 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012) mà không có khả năng thi hành quyết định thì có thể được xem xét giảm, miễn phần còn lại tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt. Cá nhân phải có đơn đề nghị giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt gửi người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt phải chuyển đơn kèm hồ sơ vụ việc đến cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cấp trên trực tiếp phải xem xét quyết định và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị giảm, miễn biết; nếu không đồng ý với việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do. Thủ tục nộp tiền phạt: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt. Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp được nộp làm nhiều lần. (Điều 79 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012) Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây: Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 200.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức; đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế; đối với đơn đề nghị của tổ chức phải được xác nhận của cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp. Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, 26 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần. Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt. Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định việc nộp tiền phạt nhiều lần, quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản. Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt. c) Thi hành biện pháp khắc phục hậu quả: Thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc trong quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có trách nhiệm thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định theo quy định của pháp luật và phải chịu mọi chi phí cho việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó. Người có thẩm quyền ra quyết định có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân, tổ chức thực hiện. Trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính hoặc cá nhân chết, mất tích hoặc tổ chức bị giải thể, phá sản mà không có tổ chức nào tiếp nhận chuyển giao quyền và nghĩa vụ thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính phải tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Chi phí cho việc tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định thực hiện được lấy từ nguồn ngân sách dự phòng cấp cho cơ quan đó. Trong trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục ngay hậu quả để kịp thời bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, nếu không hoàn trả thì bị cưỡng chế thực hiện. 2.6. Cƣỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Cở sở pháp lý của hoạt động này được quy định tại các Điều 86, 87, 88 của Luật xử lý vi phạm hành chính và tại Nghị định số 166/2013/NĐ-CP. Theo đó, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm; kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá; thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản và buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. 27 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự Những người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong cơ quan thi hành án dân sự gồm: Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp, Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu, Tổng cục trưởng Tổng cục thi hành án dân sự. Người có thẩm quyền cưỡng chế có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn được giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền tiếp cho bất kì cá nhân nào khác. 28 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 3.1. Thực trạng và bất cập của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Luật thi hành án dân sự năm 2008, từ Điều 118 đến Điều 121 có quy định đối với một số trường hợp cụ thể thì Chấp hành viên đang thi hành công vụ có quyền xử phạt vi phạm hành chính khi đương sự không thực hiện yêu cầu hay quyết định của chấp hành viên. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự còn được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và Nghị định số 110/2013/NĐ-CP. Các văn bản này phần nào đã góp phần tác động đến hiệu quả công tác tổ chức thi hành án dân sự, góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành án dân sự. Vì trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự, các hành vi vi phạm hành chính diễn ra khá phổ biến, nên việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi vi phạm hành chính đóng vai trò hết sức quan trọng. Việc xử phạt vi phạm hành chính vừa có tác dụng răn đe, giáo dục và phòng ngừa người vi phạm không thực hiện hành vi vi phạm hành chính, vừa là tiền đề để Chấp hành viên tiếp tục thực hiện các trình tự, thủ tục tiếp theo để thi hành án đạt hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tiễn vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc khi triển khai tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự sẽ được phân tích sau đây. 3.1.1. Về khó khăn trong việc thực hiện xử phạt đối với các đối tƣợng phải thi hành án mà không có khả năng thi hành và chống đối việc thi hành. Theo quy định của pháp luật thì đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự là rất rộng, bao gồm các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự như9: người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan…. Đối với những việc thi hành án mà cơ quan thi hành án dân sự tiến hành theo đúng trình tự thủ tục và người phải thi hành án thực hiện xong các khoản nghĩa vụ của mình thì sẽ không có gì để nói. Ở đây tác giả muốn đề cập đến một vấn đề diễn ra khá phổ biến trong lĩnh vực thi hành án dân sự là việc người phải thi hành án không thi hành các nghĩa vụ của mình và còn chống đối lực lướng chức năng làm nhiệm vụ thi hành án như cản trở, thậm chí là xô đẩy và chửi bới lực lượng chức năng làm nhiệm vụ. Điều đáng nói là đa số vụ việc người chống đối và không thi hành nghĩa vụ 9 Điều 2 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP. 29 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự của mình đều rơi vào những trường hợp người phải thi hành án không có tài sản gì để thi hành hoặc có thì tài sản đó chỉ đủ để nuôi sống bản thân họ mà thôi. Nếu chấp hành viên đang thi hành công vụ mà ra quyết định xử phạt họ về hành vi cản trở và chống đối đó thì họ lấy tiền đâu ra mà nộp phạt khi mà nghĩa vụ phải thi hành án mà họ vẫn chưa thi hành xong. Ví dụ, người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ là trả số tiền 20.000.000 đồng cho người được thi hành án. Ở đây người phải thi hành án chỉ có tài sản là 1000m2 đất ruộng và một căn nhà nền đất vách lá trên phần đất ruộng đó, ngoài ra người phải thi hành án còn có thu nhập hằng ngày là làm thuê chỉ để nuôi sống bản thân. khi Cơ quan thi hành án tiến hành cưỡng chế kê biên phần đất trên thì người phải thi hành án có thái độ chống đối bằng cách là cản trở và xô đẩy không cho chấp hành viên thi hành công vụ. Đối với trường hợp này nhiều chấp hành viên không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Chính vì những lý do đó mà Chấp hành viên đang thi hành công vụ còn e ngại và chưa thật sự dám thi hành theo đúng quy định của pháp luật là có thể lập biên bản xử phạt hành chính về hành vi vi phạm đó. Để minh minh chứng cho việc này, từ tháng 01 năm 2010 cho đến tháng 9 năm 2014, Cơ quan thi hành án dân sự huyện Tháp Mười chưa lập một biên bản xử phạt vi phạm hành chính nào trong khi đang thi hành công vụ, mà đặc biệt là đã có nhiều trường hợp người phải thi hành án chống đối lực lượng thi hành án bằng cách cản trở như lôi kéo, xô đẩy và thậm chí là lăng mạ Chấp hành viên. 3.1.2. Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự Theo quy định tại Điều 118 đến Điều 121 Luật thi hành án dân sự năm 2008, thì thẩm quyền xử phạt không phù hợp với hành vi vi phạm hành chính như: + Chấp hành viên đang tổ chức thi hành án, có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi như: “…Người phải thi hành án không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện công việc nhất định theo bản án, quyết định thì chấp hành viên quyết định phạt tiền và ấn định thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó thực hiện nghĩa vụ thi hành án”10; “Người phải thi hành án không tự nguyện chấm dứt việc thực hiện công việc mà theo bản án, quyết định không được thực hiện thì chấp hành viên ra quyết định phạt tiền đối với người đó, trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu họ khôi phục hiện trạng ban đầu…”11; “Người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi 10 11 Khoản 1 Điều 118 Luật thi hành án dân sự năm 2008 (sau đây viết tắt là Luật THADS năm 2008). Điều 119 Luật THADS năm 2008. 30 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự dưỡng thì chấp hành viên ra quyết định phạt tiền...”12; “Trường hợp người sử dụng lao động không nhận người lao động trở lại làm việc theo bản án, quyết định thì chấp hành viên ra quyết định phạt tiền đối với người sử dụng lao động là cá nhân hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng lao động…”13 + Theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 52 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP, đối với các hành vi vi phạm hành chính “Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định” thì bị phạt tiền từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng. Nhưng, theo quy định tại Điều 49 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì chấp hành viên thi hành án dân sự đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 500.000 đồng, nên đối với hành vi vi phạm hành chính được quy định tại Điều 118 đến Điều 121 Luật thi hành án dân sự thì thẩm quyền xử phạt thuộc về Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự. Như vậy, để xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp trên, “….Chấp hành viên phải lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển ngay đến Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự để xử phạt theo thẩm quyền…”14. Chính vì những lý do như vậy mà trong thực tế thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do địa bàn công tác và khoảng cách về đơn vị hành chính (có đơn vị cấp huyện cách đơn vị cấp tỉnh hàng 100km), nên việc xử phạt và thực hiện việc xử phạt thường không đảm bảo thời hạn theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, cũng như thời hạn của Luật thi hành án dân sự để Chấp hành viên tiến hành các hoạt động tác nghiệp tiếp theo. Ngoài ra thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chấp hành viên quá thấp so với yêu cầu của thực tiễn khi thực hiện công vụ: Theo quy định tại Điều 49 Luật xử lý vi phạm hành chính và Điều 68 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP, thì Chấp hành viên thi hành án dân sự đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000 đồng. Trong khi đó, các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự được quy định tại Điều 52 Nghị định số 110/2013/NĐCP, thì mức xử phạt thấp nhất là cảnh cáo và khung xử phạt thấp nhất bằng tiền là từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính (đối với tổ chức là gấp đôi) và khung hình phạt tiền cao nhất là từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính (đối với tổ chức là gấp đôi). Theo các quy định trên thì chấp hành viên thi hành án dân sự đang thi hành công vụ chỉ được xử phạt vi phạm hành chính đối với một hành vi vi phạm duy nhất là “Đã nhận giấy báo, giấy triệu 12 Khoản 2 Điều 120 Luật THADS năm 2008. Khoản 1 Điều 121 Luật THADS năm 2008. 14 Khoản 3 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. 13 31 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự tập lần thứ hai của người có thẩm quyền thi hành án nhưng không đến địa điểm ghi trong giấy báo, giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng” và hình thức xử phạt là phạt cảnh cáo.15 Như vậy, về quy định của pháp luật, thì chấp hành viên được phạt tiền đến 500.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, nhưng thực tế thì chấp hành viên thi hành án dân sự đang thi hành công vụ không được quyền phạt tiền (vì vượt quá thẩm quyền), mà chỉ được phạt cảnh cáo. Trong khi đó, Luật Thi hành án dân sự lấy Chấp hành viên là trung tâm của việc tổ chức thi hành án, nên quy định Chấp hành viên là người duy nhất có thẩm quyền thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Do đó, việc quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của chấp hành viên quá thấp so với yêu cầu của thực tiễn khi thực hiện công vụ đã gây khó khăn cho Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án, làm giảm đi tính chủ động và độc lập của Chấp hành viên trong khi thi hành công vụ. 3.1.3. Quy định về mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự Có thể nói các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự hiện nay chưa thật sự đủ mạnh để đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong xã hội ngày nay để nhằm răn đe, phòng ngừa và ngăn chặn, loại bỏ các vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự. Chẳng hạn, theo quy định tại Điều 52 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP, thì hình thức xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thi hành án dân sự là hình thức xử phạt là cảnh cáo, phạt tiền (không có các hình thức xử phạt bổ sung) và mức phạt tiền cao nhất cho hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thi hành án dân sự và bị xử phạt hành chính là 40 triệu đồng. 3.1.4. Về các văn bản quy định của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự Trong những năm qua, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự không ngừng được hoàn thiện về cả mặt nội dung và hình thức để nhằm đáp ứng tốt những yêu cầu ngày càng cao của thực tế trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế như: + Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự không phải là một hệ thống pháp luật thống nhất, một đạo luật chung về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thi hành án dân sự, mà nó là sự tập hợp của rất nhiều Quy phạm pháp luật về từng loại vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, những quy định đó chưa có tính thống nhất và đồng bộ. Như, Luật xử lý vi phạm hành 15 Khoản 1 Điều 52 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP. 32 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự chính năm 2012, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP, chính những quy định đó đã dẫn đến một thực trạng là các quy định chưa thật sự đồng bộ như quy định từ Điều 162 đến Điều 165 Luật thi hành án dân sự năm 2008 không còn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, đặc biệt là các quy định về hành vi vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, mà các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện hành đã bổ sung một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự như: cung cấp chứng cứ giả cho Cơ quan thi hành án dân sự; không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc thu tiền của người phải thi hành án do người thứ ba giữ; không chấp hành quyết định về việc thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án, … và bổ sung quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như: thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tổng cục trưởng Tổng cục thi hành án dân sự. Cho đến nay thì thì các quy định này trong Luật thi hành án dân sự năm 2008 vẫn chưa được sửa đổi, bổ sung để cho thống nhất với quy định tại các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. 3.2. Giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Để việc thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao kết quả tổ chức thi hành án dân sự của Chấp hành viên nói riêng và của cơ quan thi hành án dân sự nói chung, tác giả đưa ra kiến nghị các giải pháp khắc phục như sau: Thứ nhất, Chấp hành viên các cơ quan thi hành án dân sự trong khi thi hành công vụ phải triệt để thi hành pháp luật; kiên quyết lập biên bản đối với các hành vi vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt (trường hợp thuộc thẩm quyền) hoặc đề nghị người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, nhằm răn đe, giáo dục và phòng ngừa người vi phạm không thực hiện hành vi vi phạm hành chính nữa, vừa là tiền đề để chấp hành viên tiếp tục thực hiện các trình tự, thủ tục tiếp theo để thi hành án đạt hiệu quả. Thứ hai, đề nghị cấp có thẩm quyền (Quốc hội, Chính phủ) sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thi hành án dân sự, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành (trong đó có Nghị định 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ) theo hướng quy định thẩm quyền xử phạt phải phù hợp với hành vi vi phạm hành chính và nâng cao thẩm quyền xử phạt của Chấp hành viên thi hành án dân sự phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và hành vi vi phạm. 33 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự Thứ ba, để hoàn thiệt pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự thì cần phải có một đội ngũ cán bộ, công chức chuyên về thực hiện các công việc như: thường xuyên kiểm tra, đối chiếu và rà soát, so sánh hệ thống hóa pháp luật để kịp thời phát hiện những điểm không phù hợp trong nội dung, cũng như hình thức của pháp luật về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thi hành án dân sự, để từ đó có sự điều chỉnh kịp thời, đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ. Thứ tư, cần phải tập hợp và quy định rõ trong một văn bản quy phạm pháp luật chung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự như ban hành hẳn một Bộ luật thi hành án dân sự, trong đó có quy định rõ về thẩm quyền xử phạt, mức xử phạt, hành vi vi phạm hành chính … trong lĩnh vực thi hành án dân sự, để khi áp dụng pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền sẽ dễ dàng tìm hiểu và áp dụng đúng theo trình tự thủ tục một cách chính xác, công bằng, hiệu quả và nhanh chóng. Thứ năm, trong quá trình hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự phải luôn đặt ra yêu cầu tổ chức thực hiện pháp luật hiệu quả cao trong thực tiễn, trong đó cần tập trung công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về thi hành án dân sự để từ đó nó được áp dụng pháp luật vào cuộc sống và phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Để thực hiện được nhiệm vụ đó thì cũng cần phải có một đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách về tổ chức thực hiện pháp luật và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cả số lượng và chất lượng, từ đó đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đối với hoạt động này. Thứ sáu, để pháp luật về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thi hành án dân sự được hoàn thiện phải thể hiện đầy đủ, đúng đắn ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Theo đó, trong công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự cần tổ chức lấy ý kiến sâu rộng của nhân dân, đồng thời tiếp thu và cụ thể hóa sâu sắc ý chí và nguyện vọng đó trong pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự. 34 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự KẾT LUẬN Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì trật tự xã hội, đồng thời bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự khi tham gia vào các quan hệ xã hội nói chung đã được pháp luật bảo vệ và quan hệ trong lĩnh vực thi hành án dân sự nói riêng. Hoạt động này ngày càng diễn ra phổ biến và phức tạp do các quan hệ xã hội ngày càng xảy ra nhiều mâu thuẫn, những mâu thuẫn hoặc tranh chấp đó sẽ được pháp luật giải quyết một cách công bằng. Đó là những Bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và sau đó được đưa ra để tổ chức thi hành những Bản án, Quyết định đó. Như Bản án tuyên một người A phải bồi thường cho người B một khoản tiền về tổn thất tinh thần do người A có hành vi trái pháp luật gây ra cho người B, để thi hành Bản án đó sẽ phải cần đến Cơ quan có thẩm quyền đó là Cơ quan thi hành án dân sự. Tuy nhiên để thực thi được Bản án đó không phải lúc nào cũng gặp được những thuận lợi, trong quá trình thi hành án còn gặp phải những trường hợp như người phải thi hành án chống đối lực lượng thi hành án bằng cách cản trở việc thi hành án, tẩu tán hoặc hủy hoại tài sản đang thi hành. Hoặc người thi hành án cố tình không nhận giấy báo triệu tập, xé giấy báo triệu tập ngay trước mặt người có nhiệm vụ đang thi hành công việc. Tuy nhiên không phải chỉ có người thi hành có hành vi vi phạm hành chính mà trong những trường hợp người đang thực thi công vụ trong lĩnh vực thi hành án lại là người trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm hành chính như: Chấp hành viên, Thư ký, Chuyên viên. Vậy ai là người có thẩm quyền giải quyết cũng như ra quyết định xử phạt về hành vi vi phạm đó. Qua những vấn đề đã tìm hiểu trong đề tài “Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự”, người viết rút ra một số kết luận, cơ bản, cụ thể: Một là, xét về mặt pháp lý, từ khi có chế định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, ngoài việc có thể ngăn chặn và làm giảm bớt những hành vi vi phạm hành chính của người thi hành án như: cố tình không nhận giấy báo triệu tập, trì hoãn việc thi hành án, tẩu tán tài sản hoặc thậm chí là chống đối người thi hành công vụ. Đảm bảo cho Bản án, Quyết định của Tòa án được đưa ra thi hành đúng theo quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật nói chung và những quy định của pháp luật trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự nói riêng. Hai là, tuy các mặt đã đạt được trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự ngày đang dần được hoàn thiện và chính xác để góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, kỷ cương pháp luật. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế 35 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự và thiếu sót như: người thực hiện hành vi vi phạm hành chính thường là người phải thi hành án (tức là người phải thi hành nghĩa vụ trả tiền, tài sản và buộc phải thực hiện các quyền nhân thân khác). Hành vi vi phạm hành chính của đương sự thường liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án, nên khi xử phạt vi phạm hành chính (chủ yếu là hình thức phạt tiền), thì tính khả thi của việc xử phạt không cao (vì họ không có tiền để thi hành án thì có tiền đâu để nộp phạt…). Vì vậy cần ban hành những quy định nhằm khắc phục tình trạng trên. Mặc dù còn hạn chế về nhiều mặt như kiến thức của bản thân, thời gian nghiên cứu, tài liệu tham khảo, thực tế trong công việc,… nhưng người viết đã cố gắng hoàn thiện tốt đề tài nghiên cứu của mình. Qua những vấn đề mà người viết đã nghiên cứu, giải quyết và trình bày trong đề tài, người viết hy vọng đóng góp được một phần nhỏ vào việc khắc phục những bất cập đang tồn tại hiện nay về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân. Đảm bảo công bằng xã hội và tính nghiêm minh của pháp luật. 36 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp năm 2013. 2. Bộ luật Dân sự năm 1995 (được thay thế bằng Bộ luật Dân sự năm 2005). 3. Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (được sửa đổi bổ sung năm 2011). 4. Bộ luật Dân sự năm 2005. 5. Luật Thi hành án Dân sự năm 2008. 6. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. 7. Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 (được thay thế bằng pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995). 8. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 (được thay thế bằng Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002). 9. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2008). 10. Nghị định số 87/2001/NĐ-CP, ngày 21 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (đã hết hiệu lực). 11. Nghị định số 60/2009/NĐ-CP, ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp (đã hết hiệu lực). 12. Nghị định số 10/2009/NĐ-CP, ngày 06 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản (đã hết hiệu lực). 13. Nghị định số 81/2013/NĐ-CP, ngày 19 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. 14. Nghị định số 110/2013/NĐ-CP, ngày 24 tháng 9 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (thay thế Nghị định số 87/2001/NĐ-CP, ngày 21 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình;Nghị định số 60/2009/NĐ-CP, ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp; Nghị định số 10/2009/NĐ-CP, ngày 06 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản). 15. Nghị định số 166/2013/NĐ-CP, ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (thay thế Nghị định số 37/2005/NĐ-CP, ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính).  Sách, báo, tạp chí 1. Nguyễn Minh An, Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật, Trường ĐH Cần Thơ, tháng 11/2013. 2. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009. 3. Trần Ngọc Hân, Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật, Trường ĐH Cần Thơ, tháng 5/2008.  Trang thông tin điện tử 1. Bộ tư pháp, Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi thành án dân sự, Nguyễn Thắng Lợi, http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-traodoi.aspx?ItemID=6037, [truy cập ngày 15/9/2014]. 2. Bộ tư pháp, Đề cương giới thiệu luật thi hành án dân sự, http://www.moj.gov.vn/pbgdpl/Lists/DeCuongVanBan/View_Detail.aspx?ItemId= 135, [truy cập ngày 15/9/2014]. 3. Luật Minh Khuê, Những nội dung cơ bản của pháp luật thi hành án dân sự, http://luatminhkhue.vn/dan-su/nhung-noi-dung-co-ban-cua-phap-luat-thi-hanh-andan-su.aspx, [truy cập ngày 15/9/2014]. 4. Sở tư pháp Thái Bình, Hỏi đáp về luật xử lý vi phạm hành chính, Liễu Lập, http://sotuphap.thaibinh.gov.vn/ct/news/Lists/Hi%20p%20php%20lut/View_Detail .aspx?ItemID=42, [truy cập ngày 15/9/2014]. [...]... luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự CHƢƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 2.1 Đối tƣợng bị xử phạt hành chính và nguyên tắc xử phạt hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự 2.1.1 Đối tƣợng bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự Theo quy định tại Điều 2, Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định, ... cá nhân có thẩm quy n, đều được pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự quy định cụ thể bằng các quy định của pháp luật Từ đó những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự đều bị xử lý nghiêm minh Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự mang tính đặc... niệm xử phạt vi phạm hành chính Xử phạt vi phạm hành chính là vi c người có thẩm quy n xử phạt áp dụng hình 6 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính4 1.1.3 Khái niệm về thi hành án dân sự. .. luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự hành chính trong thi hành án dân sự được quy định trong Luật thi hành án dân sự năm 2008 nhưng chưa được quy định chi tiết và cụ thể Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có hai điều quy định rõ về thẩm quy n xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự đó là cơ quan Thanh tra (Điều 46) và cơ quan Thi hành án dân sự. .. định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính Trong hoạt động thi hành án dân sự, các hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử phạt những hành vi vi phạm hành chính đó đã được quy định cụ thể tại Điều 52 của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP Về hình thức xử phạt, vi c xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án 18 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực. .. bị xử phạt vi phạm hành chính 8 Xem, Th.s Nguyễn Quan Thái, Một số khái niệm về thi hành án và thi hành án dân sự ở Vi t Nam, Dân chủ & Pháp luật, số 5 (158)-2005 9 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự có các đặc điểm như sau: - Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh. .. với hành vi không thực hiện vi c phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án theo quy t định của người có thẩm quy n thi hành án 2.4 Thẩm quy n xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự Để thực hiện vi c xử phạt hành chính đúng thì phải xác định đúng thẩm quy n xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự Thẩm quy n xử phạt vi phạm 20 Đề tài: Quy định của pháp luật. .. trở trong quá trình thi hành án Qua đó góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự nói riêng và những quy định trong các lĩnh vực khác của pháp luật nói chung 11 Đề tài: Quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự 1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của chế định xử phạt vi phạm hành chính trong. .. không xử phạt vi phạm hành chính và những quy định của pháp luật về hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử phạt trong lĩnh vực thi hành án dân sự 2.3.1 Những trƣờng hợp không xử phạt vi phạm hành chính Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã quy định rất rõ về các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính, trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 Luật. .. phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THI N PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 3.1 Thực trạng và bất cập của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự Luật thi hành án dân sự năm 2008, từ Điều 118 đến Điều 121 có quy định đối với một số trường hợp cụ thể thì Chấp hành vi n đang thi hành ... cho vi c tiến hành xử phạt hành vi vi phạm hành lĩnh vực thi hành án dân 14 Đề tài: Quy định pháp luật xử phạt vi phạm hành lĩnh vực thi hành án dân CHƢƠNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT... quy n thi hành án 2.4 Thẩm quy n xử phạt vi phạm hành lĩnh vực thi hành án dân Để thực vi c xử phạt hành phải xác định thẩm quy n xử phạt vi phạm hành lĩnh vực thi hành án dân Thẩm quy n xử phạt. .. với quy định văn pháp luật xử lý vi phạm hành 3.2 Giải pháp góp phần hoàn thi n pháp luật xử phạt vi phạm hành lĩnh vực thi hành án dân Để vi c thi hành pháp luật xử phạt vi phạm hành lĩnh vực thi

Ngày đăng: 01/10/2015, 18:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan