kế toán tiêu thụ và phân tích tình hình tiêu thụ tại công ty cổ phần quốc việt

76 288 0
kế toán tiêu thụ và phân tích tình hình tiêu thụ tại công ty cổ phần quốc việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... hiệu tiêu thụ sản phẩm lợi nhuận công ty 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá kế toán tiêu thụ phân tích tình hình tiêu thụ công ty - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm lợi nhuận công ty - Phân tích. .. MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ tổ chức máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán bán hàng Kế toán toán công nợ Thủ quỹ Nguồn: Trích từ phòng kế toán công ty cổ phần Quốc Việt Hình 3.2 Sơ đồ máy kế toán công ty. .. Mục tiêu chung Kế toán tiêu thụ phân tích tình hình tiêu thụ Công ty Cổ phần Quốc Việt thông qua việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm thực tế 12 kế hoạch, lợi nhuận theo hoạt động công ty

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN HỒNG PHƯỢNG MY KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC VIỆT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế Toán Mã số ngành: 52340301 Năm 2014 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN HỒNG PHƯỢNG MY MSSV: C1200305 KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC VIỆT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN LÊ TRẦN PHƯỚC HUY Năm 2014 2 LỜI CẢM TẠ Được sự giới thiệu của Trường Đại Học Cần Thơ cùng sự chấp nhận của Công ty Cổ phần Quốc Việt, em đã có được cơ hội vào thực tập học hỏi tại Công ty với sự giúp đỡ nhiệt tình và hết lòng của các anh, chị, cô, chú tại Công ty nói chung cũng như phòng kế toán nói riêng. Qua 3 tháng thực tập tại Công ty, em đã hoàn thành bài luận văn với đề tài “Kế toán tiêu thụ và phân tích tình hình tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Quốc Việt”. Tuy nhiên, do kiến thức chuyên môn còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm trong thực tiễn và thời gian nghiên cứu có giới hạn nên bài luận văn của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các anh, chị, cô, chú phòng kế toán để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Thầy Lê Trần Phước Huy là giảng viên trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài luận văn này. Em xin cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty Cổ phần Quốc Việt nói chung, các anh, chị, cô, chú phòng kế toán nói riêng. Dù công việc bận rộn nhưng các anh, chị, cô, chú đã hướng dẫn tận tình và cung cấp những số liệu cần thiết để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, giúp em có thể hiểu sâu hơn về Công ty cũng như công tác kế toán tại Công ty. Sau cùng em xin kính chúc Cô và các anh, chị, cô, chú trong Công ty, dồi dào sức khỏe, nhiều niềm vui để tiếp tục truyền đạt kiến thức cho chúng em và thế hệ mai sau. Xin chân thành cảm ơn. Cần Thơ, ngày ..... tháng ..... năm 2014 Người thực hiện NGUYỄN HỒNG PHƯỢNG MY 3 TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn nào khác. Cần Thơ, ngày ..... tháng ..... năm 2014 Người thực hiện NGUYỄN HỒNG PHƯỢNG MY 4 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày ..... tháng ..... năm 2014 Giám Đốc (Ký và ghi họ tên) 5 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU.................................................................................. 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 1 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung ...................................................................... 1 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể....................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................... 2 1.3.1 Phạm vi về không gian ............................................................................ 2 1.3.2 Phạm vi về thời gian ................................................................................. 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 2 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 3 2.1.1 Kế toán tiêu thụ thành phẩm ..................................................................... 3 2.1.1.1 Khái niệm và vai trò của tiêu thụ ........................................................... 3 2.1.1.2 Nhiệm vụ kế toán quá trình tiêu thụ ...................................................... 3 2.1.1.3 Các phương thức tiêu thụ ....................................................................... 4 2.1.2 Kế toán doanh thu bán hàng ..................................................................... 9 2.1.2.1 Khái niệm doanh thu .............................................................................. 9 2.1.2.2 Các khoản giảm trừ doanh thu ............................................................. 10 2.1.2.3 Kế toán chi tiết ..................................................................................... 12 2.1.2.4 Kế toán tổng hợp.................................................................................. 12 2.1.3 Khái niệm thị trường ............................................................................... 14 2.1.4 Khái niệm kênh phân phối ...................................................................... 14 2.1.5 Phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận .............................................................. 14 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 14 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 15 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 15 CHƯƠNG 3GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC VIỆT ................................................................................................................ 16 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ......................................................................... 16 3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH ............................................................. 16 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC .................................................................................. 17 3.3.1 Bộ máy quản lý của Công ty................................................................... 17 3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận.............................................. 17 3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN ............................................................. 18 3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ................................................................. 18 3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán....................................................... 18 6 3.4.3 Phương pháp kế toán .............................................................................. 20 3.5 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC VIỆT QUA 3 NĂM 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 20 3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ..... 23 3.6.1 Thuận lợi ................................................................................................. 23 3.6.2 Khó khăn ................................................................................................. 23 3.6.3 Phương hướng phát triển trong thời gian tới .......................................... 23 CHƯƠNG 4 KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC VIỆT QUA 3 NĂM 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 .............................................................................. 25 4.1 KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM ................................................... 25 4.1.1 Nội dung kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty ................................. 25 4.1.2 Các nghiệp vụ phát sinh .......................................................................... 27 4.1.3 Kế toán chi tiết ....................................................................................... 27 4.1.4 Kế toán tổng hợp ..................................................................................... 28 4.1.5 Nhận xét .................................................................................................. 28 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 ..................................... 29 4.2.1 Phân tích doanh thu tiêu thụ sản phẩm ................................................... 29 4.2.1.1 Phân tích khái quát chung .................................................................... 29 4.2.1.2 Phân tích doanh thu theo thị trường..................................................... 32 4.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm ..................................................... 34 4.2.3 Phân tích kết quả tiêu thụ theo mặt hàng chủ yếu ................................. 40 4.3 PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2011-2013..42 4.3.1 Phân tích khái quát lợi nhuận ................................................................ 42 4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ..................................... 47 4.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 ........................... 54 4.4.1 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) ........................................ 54 4.4.2 Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) ......................................................... 54 4.4.3 Tỷ suất sinh lời trên vốn sở hữu (ROE) .................................................. 54 4.4.4 Tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu thuần .......................................................... 55 4.4.5 Tỷ lệ lãi gộp trên giá vốn hàng bán ........................................................ 55 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC VIỆT .............. 57 5.1 NHẬN XÉT CHUNG ................................................................................ 57 5.1.1 Nhận xét về công tác kế toán .................................................................. 57 5.1.2 Nhận xét về tình hình tiêu thụ................................................................. 58 5.2 CÁC GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN ........................................ 58 5.3 CÁC GIẢI PHÁP VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ NÂNG CAO LỢI NHUẬN ........................................................................................................... 59 7 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 62 6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................... 62 6.2 KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 63 PHỤ LỤC 8 DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2011-2013 ........................................................................................................................ ..22 Bảng 4.1: Tình hình biến động doanh thu năm 2011-2013 ............................. 31 Bảng 4.2: Doanh thu tiêu thụ theo thị trường của công ty giai đoạn 2011-2013 .......................................................................................................................... 32 Bảng 4.3: Bảng tình hình tiêu thụ năm 2011 -06 tháng đầu năm 2014 ........... 35 Bảng 4.4: Bảng phân tích số liệu mức độ hoàn thành kế hoạch năm 2012 ..... 36 Bảng 4.5: Bảng phân tích số liệu mức độ hoàn thành kế hoạch năm 2013 ..... 37 Bảng 4.6: Bảng phân tích số liệu mức độ hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2014 ................................................................................................................. 38 Bảng 4.7: Bảng phân tích số liệu so sánh năm 2012 với 2011 ........................ 39 Bảng 4.8: Bảng phân tích số liệu so sánh năm 2013 với 2012 ........................ 40 Bảng 4.9: Bảng phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng chủ yếu năm 2012 ...... 40 Bảng 4.10: Bảng phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng chủ yếu năm 2013 .... 41 Bảng 4.11: Bảng phân tích chung lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2011-2013 .......................................................................................................................... 43 Bảng 4.12: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần của công ty giai đoạn 2011-2013 .................................................................................... 48 Bảng 4.13: Các chỉ số tài chính liên quan đến lợi nhuận công ty 2011-2013 . 55 9 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1 Sơ đồ kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương thức bán hàng trực tiếp ............................................................................................................................ 4 Hình 2.2 Sơ đồ kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương thức gửi hàng đi bán đối với đơn vị giao hàng hóa ............................................................................. 7 Hình 2.3 Sơ đồ kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương thức gửi hàng đi bán đối với bên nhận làm đại lý bán hàng ................................................................ 9 Hình 2.4 Sơ đồ kế toán tổng hợp các khoản làm giảm doanh thu chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.........................................13 Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty .................................................... 17 Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty ...................................... 18 Hình 3.3 Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung..................................... 19 Hình 4.1 Lưu đồ quá trình bán hàng của Công ty ........................................... 25 10 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BTC : Tiếng Việt Bộ tài chính QĐ : Quyết Định GTGT : Giá trị gia tăng HĐ : Hóa đơn PC : Phiếu chi QLDN : Quản lý doanh nghiệp GVHB : Giá vốn hàng bán CPBH : Chi phí bán hàng K/c : Kết chuyển TK : Tài khoản CP : Chi phí LN : Lợi nhuận DT : Doanh thu Tiếng Anh ROS : Return On Salse ROA : Return On Assets ROE : Return On Equity 11 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong những năm gần đây nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đang trong giai đoạn hết sức khó khăn. Đặc biêt rủi ro trong hệ thống ngân hàng tăng lên, lòng tin thị trường sụt giảm mạnh… là những tín hiệu cho thấy nền kinh tế Việt Nam rất khó khăn và có dấu hiệu xấu đi. Mặt khác giá nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng cao, sự cạnh tranh trên thương trường cũng trở nên khốc liệt hơn, lãi suất ngân hàng cao khiến cho các doanh nghiệp làm ăn không có lời và thậm chí dẫn đến phá sản, đóng cửa, không có khả năng tiếp tục sản xuất. Chính vì thế sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp trong tình hình hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng. Để làm được như vậy thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những hướng đi và phương pháp sản xuất kinh doanh hiệu quả nhất đem lại lợi nhuận ngày càng cao. Kế toán tiêu thụ và phân tích tình hình tiêu thụ là yếu tố cơ bản quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Lợi nhuận cần thiết cho việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đảm bảo đời sống cho người lao động, là tiêu chuẩn xác định vị thế của doanh nghiệp và cũng là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận không chỉ quan trọng đối với doanh nghiệp mà còn là sự quan tâm của các nhà đầu tư, Ngân hàng, các đối tác. Ngoài ra, thông qua việc phân tích này sẽ giúp cho các nhà quản trị có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình tài chính và có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, là cơ sở để các nhà quản trị đưa ra các quyết định. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiêu thụ sản phẩm và tạo lợi nhuận cho công ty, kết hợp với kiến thức đã được học tôi quyết định chọn đề tài: “Kế toán tiêu thụ và phân tích tình hình tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Quốc Việt ” để làm đề tài luận văn cho mình. Thông qua đề tài này tôi có thể vận dụng những kiến thức đã có để so sánh và áp dụng vào điều kiện kinh doanh thực tế tại Công ty cổ phần Quốc Việt, nhằm rút ra những kiến thức cần thiết giúp cho việc điều hành, sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp đạt một cách hiệu quả nhất. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Kế toán tiêu thụ và phân tích tình hình tiêu thụ của Công ty Cổ phần Quốc Việt thông qua việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm giữa thực tế và 12 kế hoạch, lợi nhuận theo từng hoạt động của công ty và các chỉ số tài chính nhằm đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của công ty. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá kế toán tiêu thụ và phân tích tình hình tiêu thụ tại công ty. - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của công ty. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm và tăng lợi nhuận cho công ty. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian nghiên cứu Đề tài Kế toán tiêu thụ và phân tích tình hình tiêu thụ được thực hiện tại Công ty Cổ phần Quốc Việt, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu chủ yếu được thu thập tại phòng kế toán của công ty. 1.3.2.Thời gian nghiên cứu - Đối với số liệu về tình hình tiêu thụ: đề tài sử dụng số liệu năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 của công ty. - Đối với số liệu thực hiện kế toán: đề tài sử dụng số liệu của tháng 01/2014 - Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế toán tiêu thụ và phân tích tình hình tiêu thụ của Công ty Cổ phần Quốc Việt qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014. 13 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Kế toán tiêu thụ thành phẩm 2.1.1.1 Khái niệm và vai trò của tiêu thụ - Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất. Đó là việc cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, lao vụ, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. - Hoạt động tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp có thể tiến hành theo nhiều phương thức: bán trực tiếp tại kho của doanh nghiệp, chuyển hàng theo hợp đồng, bán hàng thông qua đại lý… 2.1.1.2 Nhiệm vụ kế toán quá trình tiêu thụ - Phản ánh và giám sát kế hoạch tiêu thụ thành phẩm. Tính toán và phản ánh chính xác kịp thời doanh thu bán hàng. - Ghi chép và phản ánh kịp thời các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu bán hàng hoặc doanh thu của số hàng bán bị trả lại, để xác định chính xác doanh thu bán hàng thuần. - Tính toán chính xác, đầy đủ và kịp thời kết quả tiêu thụ. 2.1.1.3 Các phương thức tiêu thụ Phương thức bán hàng trực tiếp Tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho, tại các phân xưởng sản xuất (không qua kho) của doanh nghiệp. Sản phẩm khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và đơn vị bán mất quyền sở hữu về số hàng này. Việc hạch toán được tiến hành như sau: 1. Căn cứ vào hoá đơn GTGT phản ánh doanh thu bán hàng phát sinh: Nợ TK 111, 112, 113, 131- Tổng giá thanh toán Có TK 511- Doanh thu bán hàng Có TK 33311- Thuế GTGT đầu Trường hợp đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc diện nộp thuế GTGT: Căn cứ vào hoá đơn bán hàng, kế toán ghi sổ: Nợ TK 111, 112, 113, 131- Tổng giá thanh toán bao gồm thuế Có TK 511- Tổng giá thanh toán bao gồm thuế 2. Phản ánh giá vốn thành phẩm xuất bán đã xác định tiêu thụ: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 155 – Theo giá thực tế xuất kho 14 Có TK 154 – Theo giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành 3. Thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu phải nộp: Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng Có TK 3331, 3332, 3333- Chi tiết thuế xuất khẩu Hình 2.1 Sơ đồ kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp bán hàng trực tiếp: TK 154 TK 632 Xuất tại phân xưởng sản xuất TK 155 theo giá thành thực tế Xuất kho thành phẩm bán TK 5112 TK 111, 112, 131 Giá bán và thuế GTGT (pp nộp thuế trực tiếp) Giá bán chưa thuế TK 3331 Tổng giá thực tế Thuế phải nộp Phương thức chuyển hàng theo hợp đồng Theo phương thức này bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng. Số hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Khi được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng 15 chuyển giao (một phần hay toàn bộ) thì số hàng chấp nhận này mới được coi là tiêu thụ. Trình tự hạch toán như sau: 1. Khi xuất hàng chuyển đến cho người mua, kế toán ghi theo trị giá vốn thực tế của hàng xuất: Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán Có TK 155 - Xuất kho thành phẩm Có TK 154 - Xuất trực tiếp không qua kho 2. Giá trị lao vụ, dịch vụ hoàn thành bàn giao cho khách hàng: Nợ TK 157 Có TK 154 3. Khi được khách hàng chấp nhận (một phần hay toàn bộ): - Phản ánh giá vốn của hàng được chấp nhận: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 157 - Hàng gửi đi bán - Phản ánh doanh thu bán hàng:  Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 111, 112, 131- Tổng giá thanh toán Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 33311- Thuế GTGT phải nộp  Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 111, 112, 131- Tổng giá thanh toán Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ  Thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu phải nộp: Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331, 3332, 3333- Chi tiết thuế xuất khẩu Phương thức tiêu thụ qua các đại lý (ký gửi)  Hạch toán tại các đơn vị có hàng ký gửi: 1. Xuất kho giao cho bên đại lý: Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán Có TK 155 - Xuất kho thành phẩm Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 2. Khi bên nhận bán hàng đại lý ký gửi thanh toán cho doanh nghiệp về doanh thu của số hàng giao cho đại lý, ký gửi: Nợ TK 111, 112, 131- Tổng giá thanh toán không bao gồm số tiền hoa hồng Nợ TK 641 - Hoa hồng bán hàng Nợ TK 133 16 Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 33311- Thuế GTGT phải nộp 3. Kết chuyển trị giá vốn của hàng đại lý, ký gửi tương ứng với doanh thu của số sản phẩm hàng hóa gửi đại lý, ký gửi đã xác định tiêu thụ: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 157 - Hàng gửi bán 4. Đồng thời kết chuyển trị giá vốn của hàng gửi đại lý, ký gửi đã xác định tiêu thụ để tính kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632 - Giá vốn hàng bán 5. Kết chuyển doanh thu thuần của hàng gửi đại lý, ký gửi: Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh 17 Hình 2.2 Sơ đồ kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương thức gửi hàng đi bán đối với đơn vị giao hàng hóa: TK 154,155 TK 157 Xuất kho TP tại phân TK 632 Giá vốn của sản phẩm đã xưởng sản xuất giao đại lý xác định tiêu thụ qua đại lý TK 155 Giá trị sản phẩm đại lý trả lại nhập lại kho TK 5112 TK 641 Số tiền hoa hồng đại lý được hưởng Giá bán TK 3331 TK 1331 Thuế GTGT Thuế GTGT của hàng hóa TK 111, 112, 131 Số tiền thu được của đại lý hoặc khách hàng nợ 18  Hạch toán tại các đơn vị nhận hàng đại lý, ký gửi (nhận đại lý):  Đại lý bán đúng giá quy định hưởng hoa hồng là dịch vụ bán vé xổ số, vé máy bay, bảo hiểm, bưu điện và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì không phải kê khai, nộp thuế GTGT của hàng bán đại lý và hoa hồng được hưởng: 1. Khi nhận hàng, căn cứ vào giá ghi trong hợp đồng: Nợ TK 003- Hàng hóa nhận bán hộ, ký gửi 2. Khi bán được hàng (hoặc hàng không bán được phải trả lại) thì xóa sổ số hàng đã bán (hoặc trả lại), ghi đơn vào bên Có TK 003. - Phản ánh số tiền thu về bán hàng đại lý bán hàng: Nợ TK 111, 112, 131- Toàn bộ số tiền bán hàng ký gửi Có TK 331- Số tiền phải trả cho chủ hàng - Tính hoa hồng được hưởng (không phải nộp thuế GTGT): Nợ TK 331- Số tiền hàng đã thanh toán Có TK 511- Hoa hồng bán hàng được hưởng - Khi thanh toán tiền cho chủ hàng: Nợ TK 331- Số tiền hàng đã thanh toán Có TK 111, 112- Số tiền phải trả cho chủ hàng sau khi trừ hoa hồng được hưởng  Đại lý bán đúng giá quy định hưởng hoa hồng là hàng hóa, thành phẩm thì phải kê khai, nộp thuế GTGT của hàng bán đại lý và hoa hồng được hưởng: 1. Khi nhận hàng, căn cứ vào giá ghi trong hợp đồng: Nợ TK 003- Hàng hóa nhận bán hộ, ký gửi 2. Khi bán hàng cho khách hàng: - Phản ánh số tiền thu về bán hàng đại lý bán hàng: Nợ TK 111, 112, 131- Toàn bộ số tiền bán hàng ký gửi Có TK 331- Số tiền phải trả cho chủ hàng Đồng thời ghi bên Có TK 003 - Phản ánh số hoa hồng được hưởng: Nợ TK 331- Hoa hồng chưa thuế : Số tiền nhận được Có TK 511- Hoa hồng chưa thuế GTGT Có TK 33311- Thuế GTGT phải nộp của hoa hồng - Khi thanh toán tiền cho bên giao đại lý: Nợ TK 331- Số tiền hàng đã thanh toán Có TK 111, 112- Số tiền phải trả cho chủ hàng sau khi trừ hoa hồng được hưởng 19 Hình 2.3 Sơ đồ kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương thức gửi hàng ađi bán đối với bên nhận làm đại lý bán hàng: TK 003 Giá trị sản phẩm nhận ký gửi từ đơn vị chủ hàng TK 5113 Ghi giảm giá trị sản phẩm đã bán, trả lại đơn vị chủ hàng. TK 331 Số tiền hoa hồng TK 111, 112, 131 Số tiền bán hàng phải trả được nhận cho đơn vị chủ hàng TK 33311 Thuế GTGT của hàng hoá TK 111, 112 Số tiền thực tế nộp lại đơn vị chủ hàng 2.1.2 Kế toán doanh thu bán hàng 2.1.2.1 Khái niệm doanh thu - Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. 20 - Doanh thu phát sinh từ giao dịch, sự kiện được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại. - Các chứng từ làm cơ sở hạch toán doanh thu bán hàng:  Hóa đơn giá trị gia tăng.  Bảng kê hàng gửi bán đã tiêu thụ.  Các chứng từ thanh toán: phiếu thu, giấy báo Ngân hàng… 2.1.2.2. Các khoản giảm trừ doanh thu Hạch toán chiết khấu thanh toán - Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua do người mua đã thanh toán tiền mua hàng (sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ) trước thời hạn thanh toán đã thỏa thuận (ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết thanh toán việc mua hàng) hoặc vì một lý do ưu đãi khác. - Chiết khấu thanh toán được theo dõi chi tiết cho từng khách hàng và từng loại hàng bán. - Trình tự hạch toán: Nợ TK 635- Tập hợp chiết khấu thanh toán Có TK 111, 112, 131, 3388 Hạch toán chiết khấu thương mại - Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua do việc người mua hàng đã mua hàng (sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ) với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết mua, bán hàng. - Kế toán chiết khấu thương mại sử dụng TK 521- “Chiết khấu thương mại”. TK 521 - Số chiết khấu thương mại đã - Kết chuyển toàn bộ số chiết chấp nhận thanh toán cho khách khấu thương mại sang TK “Doanh hàng. thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ hach toán. - Trình tự hạch toán: 1. Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ: 21 Nợ TK 521- Chiết khấu thương mại Nợ TK 3331- Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112,131- Số tiền thực trả cho người mua 2. Cuối kỳ kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại đã chấp nhận cho người mua sang TK doanh thu: Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 521- Chiết khấu thương mại Hạch toán hàng bán bị trả lại - Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm,hàng hóa, dịch vụ, lao vụ đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân như vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất, kém phẩm chất không đúng chủng loại, quy cách. - Trị giá của số hàng bị trả lại tính theo đúng đơn giá bán ghi trên hóa đơn. Trị giá của số hàng bị trả lại = Số lượng hàng bị trả lại x Đơn giá bán - Trình tự hạch toán: 1. Khi doanh nghiệp nhận lại số hàng bán bị trả lại và đã nhập lại số hàng này vào kho: Nợ TK 155- Nhập kho thành phẩm Nợ TK 157- Gửi tại kho của người mua Nợ TK 138 (1381)- Giá trị chờ xử lý Có TK 632- Giá vốn hàng bán bị trả lại 2. Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bị trả lại (nếu có): Nợ TK 641- Chi phí bán hàng Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 141, 334,… 3. Thanh toán với người mua về số tiền của hàng bán bị trả lại: Nợ TK 531- Hàng bán bị trả lại Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải trả cho khách hàng tương ứng với số doanh thu của hàng bị trả lại Có TK 111, 112, 131, 3388- Số tiền trả cho người mua 4. Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hàng bị trả lại: Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 531- Hàng bán bị trả lại Hạch toán giảm giá hàng bán - Giảm giá hàng bán là khoản tiền được người bán chấp nhận một cách đặc biệt trên giá đã thỏa thuận vì lý do hàng bán kém phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Kế toán giảm giá hàng bán sử dụng TK 532- “Giảm giá hàng bán”. 22 TK 532 - Các khoản giảm giá đã chấp - Kết chuyển toàn bộ số giảm nhận cho người mua hàng. giá hàng bán sang TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”. - Trình tự hạch toán: 1. Khi có chứng từ xác định khoản giảm giá hàng bán cho người mua về số lượng hàng đã bán: - Nếu khách hàng đã thanh toán tiền mua hàng, doanh nghiệp thanh toán cho khách hàng khoản giảm giá đã chấp nhận: Nợ TK 532- Giảm giá hàng bán tính theo giá bán chưa có thuế GTGT Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp Có TK 111, 112, 338 (3388) - Nếu khách hàng chưa thanh toán tiền mua hàng, kế toán ghi giảm số phải thu của khách hàng đúng bằng số giảm giá đã chấp nhận: Nợ TK 532- Giảm giá hàng bán Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp Có TK 131- Phải thu của khách hàng 2. Cuối kỳ kết chuyển sang TK doanh thu bán hàng toàn bộ số giảm giá hàng bán: Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 532- Giảm giá hàng bán 2.1.2.3 Kế toán chi tiết Kế toán sẽ mở sổ theo dõi chi tiết doanh thu cho từng loại hoạt động: bán hàng hóa, bán thành phẩm, cung cấp dịch vụ và chi tiết theo từng loại hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đã thực hiện. 2.1.2.4. Kế toán tổng hợp Các tài khoản sử dụng: - Tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 511 -Thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc - Doanh thu bán sản phẩm, thuế xuất khẩu và thuế GTGT tính hàng hóa và cung cấp lao vụ, dịch theo phương pháp trực tiếp phải nộp vụ của doanh nghiệp thực hiện trong tính trên doanh thu bán hàng thực tế kỳ hạch toán. 23 của doanh nghiệp trong kỳ. - Khoản giảm giá hàng bán. - Trị giá hàng bị trả lại. - Khoản chiết khấu thương mại. - Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. Hình 2.4 Sơ đồ kế toán tổng hợp các khoản làm giảm doanh thu chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại: TK 111, 112, 131 TK 521 Chiết khấu thương mại TK 511 Kết chuyển chiết khấu thương mại TK 531 Hàng bán bị trả lại Kết chuyển hàng bán bị trả lại TK 532 Giảm giá hàng bán Kết chuyển giảm giá hàng bán TK 33311 Thuế GTGT đầu ra TK 3332, 3333 Thuế TTĐB, Thuế NK phải nộp 24 2.1.3. Khái niệm thị trường Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó. Nói cách khác,thị trường là một tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau, dẫn đến khả năng trao đổi. 2.1.4. Khái niệm kênh phân phối Kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hoá từ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Nói cách khác đây là một nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ sẵn sàng cho người tiêu dùng hoặc người sử dụng công nghiệp, để họ có thể mua và sử dụng. Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy hàng hoá hoặc thông qua các trung gian tới người mua cuối cùng . 2.1.5. Phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) Lợi nhuận ròng ( Lợi nhuận sau thuế) ROS = (2.1) Doanh thu Ý nghĩa: Tỷ suất sinh lời của doanh thu thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) Lợi nhuận ròng ROA = (2.2) Bình quân tổng tài sản Ý nghĩa: Tỷ suất sinh lời của tài sản cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận ròng ROE = (2.3) Vốn chủ sở hữu Ý nghĩa: Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. 25 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp: từ phòng kế toán của Công ty cổ phần Quốc Việt Số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp nhân viên kế toán 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu - Dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối để đánh giá kết quả, xu hướng biến động của lợi nhuận tại công ty. So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phântích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng qui mô của các hiện tượng kinh tế. F = F1 – F0 (2.4) Trong đó: F: Trị số chênh lệch giữa hai kỳ. F1: Là trị số chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích. F0 : Là trị số chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc. So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phântích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến,…của các hiện tượng kinh tế. F1 F = x 100 F F % (2.5) 0 Trong đó: F: Là mức độ hoàn thành kế hoạch. F1: Là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích. F0: Là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc. - Dùng phương pháp thống kê mô tả để tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Dùng phương pháp tổng hợp và suy luận để đưa ra giải pháp nhằm giúp công ty tăng lợi nhuận. 26 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC VIỆT 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Công ty Cổ phần Quốc Việt tọa lạc tại số 32 Ngô Quyền, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ được Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Cần Thơ cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh vào ngày 27/08/2008 với vốn điều lệ ban đầu là 10.800.000.000 đồng. Trước khi thành lập Công ty, chủ doanh nghiệp đã bỏ thời gian ra 2 năm để nghiên cứu thị trường thuốc lá. Sau đó ông Đặng Ngọc Lưu cùng một số thành viên khác góp vốn thành lập nên Công ty cổ phần Quốc Việt. Giai đoạn đầu khi bước vào hoạt động kinh doanh Công ty gặp không ít khó khăn, nhưng qua một thời gian hoạt động Công ty đã đi vào hoạt động. Thông ty về Công ty cổ phần Quốc Việt - Tên công ty: Công ty cổ phần Quốc Việt - Tên giao dịch: Quoc Viet Joint-stock Company - Loại hình pháp lý: Công ty cổ phần - Lĩnh vực kinh doanh: thương mại - Địa chỉ: 32 Ngô Quyền, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ - Điện thoại: 07103.382.214 – Fax: 07103.3813293 - Mã số thuế: 1800376645 - Vốn điều lệ: 10.800.000.000 đồng - Email: quocvietcompany@vnn.vn 3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH Hoạt động kinh doanh chính của công ty là phân phối các mặt hàng thuốc lá của các nhà sản xuất trong cả nước. Các nhãn hàng thuốc lá chính của Công ty là Basto, Dunhill, Marlboro, Craven,.. Công ty phân phối chủ yếu qua các đại lý ở các tỉnh thành khác và phân phối trực tiếp các sản phẩm đến các nơi trong thành phố Cần Thơ. Khu vực kinh doanh của Công ty ở các tỉnh: Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. 27 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.3.1. Bộ máy quản lý của Công ty Giám Đốc Phòng kinh doanh Kho Phòng kế toán Vận Chuyển Phòng kế hoạch & Phát triển thị trường Giám sát và phát triển thị trường Nguồn: Trích từ phòng kế toán công ty cổ phần Quốc Việt Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận - Giám đốc Là người đại diện theo pháp luật của công ty, lãnh đạo điều hành công việc, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh và thực hiện kế hoạch của công ty.Cụ thể tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ như sau: Chỉ đạo các phòng ban chức năng xây dựng các chiến lược phát triển của công ty trong thời gian ngắn và dài hạn. Tổ chức và xây dựng các mối quan hệ bên trong và bên ngoài công ty nhằm đạt hiệu quả tốt nhất trong các lĩnh vực đang hoạt động. -Phòng kinh doanh Thương lượng hợp đồng với nhà sản xuất, các đại lý tiêu thụ. Xây dựng giá bán và các khoản chiết khấu thương mại cho các đại lý và điểm bán lẻ. Báo cáo trực tiếp lên Giám đốc về các vấn đề liên quan đến tình hình kinh doanh của công ty. - Phòng Kế toán Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thông tin tài chính của công ty theo đúng quy định hiện hành về luật và các chuẩn mực kế toán.Giúp ban giám đốc theo dõi vốn và toàn bộ tài sản của công ty, về mặt giá trị, sổ sách. Cuối tháng thanh toán tiền lương cán bộ công nhân viên và lập báo cáo quyết toán theo từng tháng, từng quý. Đồng thời phân tích hoạt động tài chính của công ty theo yêu cầu của giám đốc. 28 - Phòng Kế hoạch và Phát triển thị trường Xây dựng kế hoạch tiêu thụ và đặt hàng từ nhà sản xuất, xây dựng kế hoạch về các khoản chiết khấu cho đại lý và các điểm bán lẻ. Quản lý các điểm bán một cách có hiệu quả, đồng thời báo cáo hàng ngày cho bộ phận giám sát về kết quả kinh doanh trong ngày. - Vận chuyển Đưa rước cán bộ và nhân viên đến công ty làm việc, vận chuyển giao hàng cho các đại lý, vận chuyển tiền. - Kho Bảo quản và lưu kho các sản phẩm nhập về chưa đem tiêu thụ ra thị trường. Báo cáo trực tiếp cho phòng kế toán về tình hình nhập xuất và tồn kho hàng ngày. - Giám sát và phát triển thị trường Giám sát chặt chẽ nhân viên thị trường và xử lý kịp thời khi có vấn đề phát sinh tại đại lý và các điểm bán lẻ. Bên cạnh đó còn tìm kiếm thêm một số thị trường mới có tiềm năng trên thị trường. 3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán bán hàng Kế toán thanh toán và công nợ Thủ quỹ Nguồn: Trích từ phòng kế toán công ty cổ phần Quốc Việt Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty 3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán - Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 48/2006/QĐ – BTC của Bộ Tài Chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng thuyết minh báo cáo tài chính. - Hình thức kế toán Nhật ký chung trên máy vi tính. Trình tự ghi sổ của hình thức kế toán Nhật ký chung như sau: 29 Chứng từ kế toán Sổ nhật ký SỔ NHẬT KÝ CHUNG đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Nguồn: Trích từ phòng kế toán công ty cổ phần Quốc Việt Hình 3.3 Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung Trình tự ghi sổ: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán thích hợp. Nhật ký đặc biệt cũng được ghi hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt ghi vào Sổ Cái tài khoản phù hợp. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán ghi chép các sổ, thẻ chi tiết. Cuối tháng, căn cứ vào sổ, thẻ chi tiết lập ra bảng tổng hợp chi tiết cho từng đối tượng được theo dõi chi tiết. 30 Đối chiếu số liệu trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết, sau khi đối chiếu khớp đúng, dựa vào số liệu trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết để lập Báo cáo tài chính. - Đơn vị tiền tệ doanh nghiệp sử dụng: Việt Nam đồng (VNĐ). - Niên độ kế toán áp dụng: từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 cùng năm. 3.4.3 Phương pháp kế toán - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: ghi nhận theo giá gốc - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: bình quân gia quyền - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên 3.5 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC VIỆT QUA 3 NĂM 2011-2013 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2012 tăng so với năm 2011 nhưng lại giảm ở năm 2013. Năm 2013, tình hình kinh doanh của công ty giảm, cụ thể là giảm 1.739.858.537 đồng (giảm 3,46% ) so với năm 2012. Doanh thu giảm như vậy là do có sự cạnh tranh trên thị trường, các Công ty, doanh nghiệp mới thành lập với quy mô lớn tạo ra sự cạnh tranh gay gắt nên và do biến động kinh tế, thị trường. - Về chi phí của công ty năm 2012 đều tăng so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 chi phí đều giảm so với năm 2012. Cụ thể Giá vốn hàng bán năm 2013 giảm so với năm 2012 4,22%, nguyên nhân chủ yếu là do năm 2013 công ty làm ăn có phần giảm so với năm 2012 nên khối lượng hàng hóa bán ra chậm nên giá vốn hàng bán giảm. Chi phí quản lý kinh doanh giảm 7,33% năm 2013 so với năm 2012 là do công ty áp dụng được các biện pháp cắt giảm chi phí trong doanh nghiệp và công ty đã cho một số nhân viên nghỉ trong năm 2013. - Về doanh thu tài chính, năm 2013 có doanh thu hoạt động tài chính cao nhất trong 3 năm. Chủ yếu là từ nguồn lãi tiền gửi ngân hàng do công ty tìm được nguồn hàng mới trong năm này nên lợi nhuận tăng thêm dẫn đến đầu tư cho các hoạt động tài chính cũng tăng. - Thu nhập khác của năm 2012 và 2013 tăng mạnh so với năm 2011. Cụ thể năm 2012 tăng 1,974% so với 2011 và năm 2013 giảm 48,32% so với 2012. Khoản thu nhập chủ yếu từ thu nhập khác là do việc bán các phế liệu, tiền bồi thường hợp 31 đồng của khách hàng, thanh lý tài sản và tiền cho thuê kho. Mức tăng mạnh thu nhập khác năm 2012 so với năm 2011 là do trong năm này công ty thu tiền phạt vi phạm hợp đồng của người bán do giao hàng không đúng thời điểm và tự ý nâng giá bán bên nhà cung cấp. - Chi phí khác của năm 2013 tăng mạnh so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2013 công ty vi phạm hợp đồng nên bị phạt. Năm 2011 công ty không có phát sinh các khoản chi phí khác. Thu nhập khác của công ty năm 2013 giảm gần bằng phân nửa so với năm 2012, cụ thể 222.285.227 đồng. - Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế năm 2013 giảm nhẹ so với năm 2012. Như vậy sau khi phân tích tình hình hoạt động của công ty qua các năm như trên thì ta thấy rằng, công ty hoạt động thực sự hiệu quả qua các năm. Tuy nhiên năm 2013 lợi nhuận có phần giảm so với 2012. Công ty nên tìm hiểu nguyên nhân và để ra các giải pháp nâng cao lợi nhuận trong tương lai để đạt được mục tiêu đề ra. 32 Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm Năm Chỉ tiêu 2011 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2012 2013 50.271.918.864 48.532.060.327 50.271.918.864 48.532.060.327 40.236.414.788 48.768.067.472 1.223.186.797 Chênh lệch năm 2012 so với Chênh lệch năm 2013 so 2011 với 2012 Số tiền % Số tiền % 21,25 (1.739.858.537) (3,46) 8.812.317.279 21,25 (1.739.858.537) (3,46) 46.710.957.809 8.531.652.684 21,20 (2.057.109.663) (4,22) 1.503.851.392 1.821.102.518 280.664.595 22,94 317.251.126 21,10 8.284.982 7.614.693 8.554.797 (670.289) (8,09) 940.104 12,35 6. Chi phí tài chính 243.885.875 23.813.252 (220.072.623) (90,23) (23.813.252) (100) 7. Chi phí quản lý kinh doanh 160.250.655 419.221.927 388.499.414 258.971.272 161,60 (30.722.513) (7,33) 827.335.249 1.068.430.906 1.441.157.901 241.095.657 29,14 372.726.995 34,89 22.174.407 460.010.227 237.725.000 437.835.820 1,974 (222.285.227) (48,32) 94.655 110.000.000 94.655 109.905.345 1162 22.174.407 459.915.572 127.725.000 437.741.165 1.974 (332.190.572) (72,23) 12. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 849.509.656 1.528.346.478 1.568.882.901 678.836.822 79,90 40.536.423 2,65 13. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 148.664.190 267.460.634 392.220.725 118.796.444 79,90 124.760.091 46,65 14. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh 700.845.466 1.260.885.844 1.176.662.176 560.040.378 79,90 (84.223.668) (6,68) 2. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 41.459.601.585 41.459.601.585 8.812.317.279 dịch vụ 3. Giá vốn hàng bán 4. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5. Doanh thu hoạt động tài chính 8.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 9. Thu nhập khác 10. Chi phí khác 11. Lợi nhuận khác nghiệp Nguồn: Trích từ phòng kế toán công ty cổ phần Quốc Việt 33 3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG 3.6.1 Thuận lợi Công ty có trụ sở ở trung tâm thành phố và mặt tiền đường lớn nên thuận tiện trong việc mua bán hàng hóa và vận chuyển hàng hóa. Chất lượng và độ tin cậy cao, luôn bán đúng giá nên được người tiêu dùng, đại lý tín nhiệm và quan hệ hợp tác lâu dài. Các mặt hàng của công ty đa dạng và đạt chất lượng cao nên công ty luôn được sự tín nhiệm của khách hàng. Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, thái độ phục vụ khách hàng tận tâm, cùng với môi trường làm việc thân thiện tạo mối quan hệ thân thiết giữa nhà quản lý và nhân viên, xây dựng tinh thần đoàn kết của nhân viên trong công ty. 3.6.2 Khó khăn Nguồn vốn lưu động còn hạn chế nên cơ hội kinh doanh còn gặp nhiều rủi ro, khâu marketing còn yếu nên khả năng quảng cáo sản phẩm đến khách hàng chưa thực sự mạnh. Quy mô công ty còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư từ bên ngoài. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế, nhà kho và bến bãi còn khá nhỏ nên gây khó khăn trong việc lưu trữ hàng. Chưa có kế hoạch kinh doanh cụ thể cho từng kỳ làm cho ban giám đốc khó có thể xác định được hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty. Giá thị trường tăng cao, công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tăng giá sản phẩm. Có nhiều công ty khác kinh doanh cùng ngành nghề trên cùng địa bàn tạo nên sự tranh canh gay gắt cho công ty. 3.6.3 Phương hướng phát triển trong thời gian tới Công ty Cổ phần Quốc Việt chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, năng động và có năng lực, kịp thời nắm bắt các thông tin của thị trường. Công ty luôn tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên học tập nâng cao nghiệp vụ kinh tế, cung cấp các điều kiện làm việc phù hợp với ngành nghề kinh doanh. Công ty luôn tìm cách tiếp cận với khách hàng có tiềm năng và duy trì tốt với các 34 khách hàng hiện tại bằng các chính sách như cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán. Ngoài ra công ty còn chú trọng đến việc tăng uy tín của công ty trên thị trường để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, mở rộng quy mô kinh doanh, tăng sức cạnh tranh bằng uy tín, chất lượng, giá cả, chủng loại hàng hóa đối với các công ty kinh doanh trong cùng lĩnh vực. 35 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC VIỆT TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013 4.1. KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM 4.1.1 Nội dung kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty Công ty chủ yếu đang áp dụng phương thức bán hàng trực tiếp cho khách hàng, chuyển hàng theo hợp đồng và tiêu thụ qua các đại lý. Công ty thu tiền mặt nếu bán hàng trực tiếp và thu bằng chuyển khoản nếu bán hàng qua điện thoại. a. Chứng từ và sổ sách - Chứng từ sử dụng Hóa đơn GTGT, phiếu thu, phiếu báo có ban hành kèm theo Quyết định số 48/2006/QĐ - BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài chính, thông tư 138/2011/TT - BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Sổ sách sử dụng + Sổ cái TK 511, 632 + Sổ chi tiết TK 511,632 + Sổ chi tiết phải thu khách hàng + Sổ Nhật ký chung b. Lưu đồ quá trình tiêu thụ tại Công ty 36 Giải thích lưu đồ: Khách hàng đến công ty mua hàng trực tiếp, nhân viên bán hàng kiểm tra và xét duyệt, đáp ứng đủ đơn hàng và lập lệnh bán hàng gửi cho phòng kế toán, phòng kế toán xem xét hàng hóa một lần nữa rồi lập hóa đơn GTGT gồm 3 liên:liên 1giữ lại để lưu, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 giao cho thủ quỹ. Đồng thời xử lý hình thức thanh toán của khách hàng. Trường hợp khách hàng thanh toán ngay, kế toán tiến hành lập phiếu thu gồm 2 liên. Sau đó chuyển 2 liên phiếu thu này sang thủ quỹ. Thủ quỹ sau khi nhận được hóa đơn GTGT và phiếu thu gồm 2 liên do kế toán chuyển sang, thủ quỹ xem xét và tiến hành thu tiền. Sau khi phiếu thu được duyệt xong và có đầy đủ các chữ ký hợp lệ, gửi các liên phiếu thu như sau: liên 1 đưa cho kế toán, liên 2 giao cho khách hàng. Kế toán dựa vào phiếu thu ghi sổ quỹ tiền mặt và lưu lại. Trường hợp khách hàng nợ, kế toán dựa vào liên 3 của hóa đơn GTGT ghi sổ chi tiết phải thu khách hàng. Nhận xét: Quá trình luân chuyển chứng từ kế toán doanh thu bán hàng khá hợp lý và phù hợp với quy mô hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, nhờ đó giúp đơn vị thuận lợi trong công tác quản lý, lưu trữ và kiểm tra chứng từ. Tuy nhiên trong khâu xác nhận giao nhận hàng khi bán còn chưa chặt chẽ cần có biên bản giao nhận hàng có chữ ký của người giao hàng và người nhận để làm căn cứ bên mua đã nhận hàng, biên bản được gửi lên cho kế toán, kế toán căn cứ vào biên bản để ra hóa đơn. Trong khâu thủ quỹ thu tiền, không cần đưa hóa đơn qua thủ quỹ mà chỉ cần đưa phiếu thu để thủ quỹ thu tiền. 4.1.2 Các nghiệp vụ phát sinh 1. Ngày 15/01 xuất bán 50.000 gói Basto cho DNTN D Phát theo HĐ GTGT số 001528 giá bán 6.050 đồng/gói, thuế GTGT 10% đã thu bằng chuyển khoản. 2. Ngày 20/01 xuất bán 4.000 gói Dunhill cho công ty TNHH TM Hoàng An giá bán 27.000 đồng/gói, thuế GTGT 10%, đã thu bằng tiền mặt. 3. Ngày 22/01 xuất bán 1.500 gói Craven A cho ông Nguyễn Đức Phúc giá bán 19.000 đồng/gói, thuế GTGT 10%, cho khách hàng nợ tiền mua hàng. 37 4. Ngày 25/01 xuất bán 10.000 gói Dunhill cho ông Tín giá bán 27.000 đồng/gói, thuế GTGT 10%, khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản. Công ty cho ông Tín hưởng chiết khấu thương mại 2% trên tổng số tiền thanh toán. Các chứng từ phát sinh: Phiếu thu (xem phụ lục 1). Hóa đơn GTGT (xem phụ lục 2). Giấy báo có (xem phụ lục 3). 4.1.3 Kế toán chi tiết Phiếu thu: Khi khách hàng thanh toán tiền mua hàng, căn cứ vào hóa đơn GTGT nhân viên kế toán tiến hành ghi phiếu thu. Hóa đơn GTGT: Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào phiếu xuất kho và bảng báo cáo giá của Ban giám đốc đã duyệt kế toán tiến hành ghi hóa đơn GTGT. Căn cứ vào các chứng từ và nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán tiến hành ghi: Sổ chi tiết TK 131 (xem phụ lục 4 ): Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hằng ngày căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán ghi số phát sinh vào sổ chi tiết 131. Sổ này được mở chi tiết cho từng khách hàng ghi chép các nghiệp vụ phát sinh theo trình tự thời gian và phản ánh tình hình thanh toán nợ của khách hàng khi Công ty bán chịu hàng hóa cho khách hàng. Sổ chi tiết TK 511 (xem phụ lục 5):Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh,hằng ngày kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT để ghi số phát sinh vào sổ chi tiết 511 theo trình tự thời gian, cuối tháng cộng số phát sinh và đối chiếu với Sổ Cái để kiểm tra khớp đúng. Sổ chi tiết TK 632 (xem phụ lục 6): Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hằng ngày kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho ghi số phát sinh vào sổ chi tiết 632 theo trình tự thời gian. Cuối tháng cộng số phát sinh và đối chiếu với Sổ Cái 632 để kiểm tra tính khớp đúng. 38 4.1.4 Kế toán tổng hợp Sổ nhật ký chung (xem phụ lục 7): Hằng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra, ghi các nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký chung để ghi Sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Sổ cái TK 511 (xem phụ lục 8 ):Hằng ngày, kế toán căn cứ vào số liệu của Tài khoản 511 phát sinh đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái 511. Sổ Cái 511 dùng để đối chiếu với số liệu trên sổ chi tiết 511 để kiểm tra tính khớp đúng. Cuối tháng tổng hợp số liệu của Sổ Cái để ghi vào bảng cân đối số phát sinh và các biểu bảng khác. Trên Sổ Cái có phần trang sổ và số thứ tự dòng của Nhật ký chung dùng để kiểm tra lại khi có sai sót. Sổ cái TK 632 (xem phụ lục 9 ): Hằng ngày, kế toán căn cứ vào số liệu phát sinh của Tài khoản 632 phát sinh đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái 632. Sổ Cái 632 dùng để đối chiếu với số liệu trên sổ chi tiết 632 để kiểm tra tính khớp đúng. Cuối tháng tổng hợp số liệu của Sổ Cái để ghi vào bảng cân đối số phát sinh và các biểu bảng khác. 4.1.5 Nhận xét Hóa đơn GTGT của công ty có đầy đủ thông tin, chữ ký, và thông tin trên hóa đơn GTGT đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ. Hóa đơn tại công ty được lưu trữ và bảo quản cẩn thận, hằng quý công ty có tập hợp các hóa đơn hư hỏng và hóa đơn không sử dụng để làm báo cáo lên cơ quan Thuế. Mẫu phiếu xuất kho, phiếu thu theo đúng qui định của Bộ tài chính. Thông tin trên phiếu xuất kho, nhập kho hợp pháp và hợp lệ tuy trên phiếu xuất kho, phiếu nhập kho chưa đầy đủ chữ ký của người giao hàng và thủ kho. ( xem phụ lục 10) Sổ Nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết theo đúng quy định, phản ánh đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty. 39 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY NĂM 2011, 2012, 2013 , 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 Mặt hàng thuốc lá rất đa dạng, công ty kinh doanh nhiều mặt hàng thuốc lá, do khả năng của em còn hạn chế và không có nhiều thời gian thực tập tiếp xúc với số liệu của công ty nhiều, nên trong phần phân tích này em chỉ phân tích một vài mặt hàng chủ đạo của công ty. Gồm: Craven A, Dunhill, Marlboro, Basto. 4.2.1 Phân tích doanh thu tiêu thụ sản phẩm 4.2.1.1 Phân tích khái quát chung Qua bảng số liệu ( 4.1 ) ta thấy doanh thu công ty tăng trưởng không đồng đều qua các năm, cụ thể năm 2012 là năm công ty có tổng thu nhập cao nhất trong 3 năm 2011-2013, doanh thu đạt 50.271.918.864 đồng cao hơn 22,29% so với năm 2011 và cao hơn 3,86 % so với năm 2013. Thành quả này là kết quả của quá trình nổ lực bán hàng tiêu thụ sản phẩm của toàn thể nhân viên của công ty trong năm 2012, trong năm 2012 đã có thêm nhiều đơn đặt hàng, năm 2012 công ty hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ, đạt 100,3% so với kế hoạch. Mặt khác do công ty đã kinh doanh nhiều năm tạo được nhiều mối quan hệ thân thiết với khách hàng vì vậy số lượng đơn đặt hàng của khách hàng không biến động nhiều. Tình hình kinh doanh của công ty khá ổn định. Nhìn chung giai đoạn này doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty không thay đổi lớn. Qua bảng số liệu phân tích trên ta thấy doanh thu bán hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của công ty trên 99%. Trong khi đó doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác lại chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu. Doanh thu bán hàng trong giai đoạn 2011-2013 chiếm tỷ trọng cao lần lượt là 99,93%, 99,08%, 99,5%, với mức tỷ trọng trên 99% doanh thu bán hàng giữ vai trò chủ đạo trong việc quyết định doanh thu công ty trong năm cao hay thấp và hoạt 40 động kinh doanh của công ty có đạt hiệu quả không. Doanh thu hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu công ty, doanh thu này chủ yếu là từ nguồn lãi tiền gửi ngân hàng. Doanh thu năm 2012 đạt 7.614.693 đồng giảm 670.289 đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 8% so với năm 2011, đây là do năm 2012 nguồn hàng đầu vào của công ty gặp khó khăn, giá đầu vào tăng làm cho giá vốn tăng, công ty phải chi nhiều vào thanh toán nên lượng tiền gửi ngân hàng giảm xuống. Năm 2013 công ty tìm được nguồn hàng mới giúp chi phí giá vốn giảm xuống, đồng thời công ty áp dụng nhiều giải pháp tiết kiệm chi phí điều này đã giúp công ty tiết kiệm nguồn vốn lớn, đồng thời doanh thu tài chính từ lãi tiền gửi cũng tăng lên cụ thể tăng 940.104 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 12,34% so với năm 2012. Nhìn chung chỉ số tài chính này của công ty tăng giảm không đồng đều qua các năm mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu của công ty nhưng nó cũng góp phần làm tăng, giảm tổng doanh thu của công ty. Thu nhập khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của công ty, khoản thu nhập này chủ yếu là từ việc bán các phế liệu, thanh lý tài sản, tiền bồi thường hợp đồng của khách hàng, và tiền cho thuê kho. Qua bảng số liệu ta thấy năm 2012 thu nhập khác của công ty đã tăng mạnh cụ thể tăng 437.835.820 đồng so với năm 2011, mức tăng mạnh đột ngột này là do năm 2012 nhằm tiết kiệm chi phí và tạo thêm nguồn thu công ty đã cho thuê một vài kho còn trống chưa sử dụng, và trong năm này công ty cũng thu tiền phạt vi phạm hợp đồng của người bán do vi phạm hợp đồng không giao hàng đúng thời điểm và tự ý nâng giá bán bên nhà cung cấp. Tóm lại sự biến động của tổng doanh thu qua các năm là do sự biến động của các yếu tố cấu thành đã phân tích ở trên. Trong đó sự biến động của doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ có tác động mạnh nhất chiếm tỷ trọng cao nhất so với các khoản thu nhập còn lại. 41 Bảng 4.1 Tình hình biến động doanh thu 2011-2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Giá trị Năm 2012 Tỷ Giá trị Năm 2013 Tỷ Giá trị Tỷ trọng trọng trọng (%) (%) (%) Chênh lệch năm Chênh lệch năm 2013 2012 so 2011 so 2012 Giá trị (%) Giá trị (%) DTBB&CCDV 41.459.601.585 99,93 50.271.918.864 99,08 48.532.060.327 99,5 8.812.317.279 21,25 (1.739.858.537) (3,5) Thu nhập khác 22.174.407 0,05 460.010.227 0,91 237.725.000 0,49 437.835.820 1.974,5 (222.285.227) (48,32) Doanh thu tài 8.284.982 0,02 7.614.693 0,01 8.554.797 0,01 (670.289) (8) 940.104 12,34 41.490.060.974 100 50.739.543.784 100 48.778.340.124 100 9.249.482.810 22,29 (1.961.203.660) (3,86) chính Tổng Nguồn: Trích từ phòng kế toán công ty cổ phần Quốc Việt 31 4.2.1.2 Phân tích doanh thu tiêu thụ theo thị trường Bảng 4.2 Doanh thu tiêu thụ theo thị trường của công ty giai đoạn 2011 - 2013 Thị trường Năm 2011 Giá trị Năm 2012 Tỷ Giá trị Năm 2013 Tỷ Giá trị Tỷ trọng trọng trọng (%) (%) (%) Chênh lệch năm Chênh lệch năm 2013 so 2012 so 2011 2012 Giá trị (%) Giá trị (%) Cần Thơ 16.791.138.640 40,5 19.726.700.960 39,24 19.324.500.454 39,82 2.935.562.320 17,48 (402.200.506) (2,04) Vĩnh Long 14.427.941.350 34,8 17.665.497.910 35,12 17.202.510.400 35,45 3.237.556.560 22,44 (462.987.510) (2,62) An Giang 6.343.319.043 15,3 7.319.591.384 14,56 8.003.212.300 16,49 683.620.916 9,34 Các tỉnh 3.897.202.549 9,4 5.570.128.610 11,08 4.001.837.173 8,24 1.672.926.061 42,93 (1.568.291.437) (28,15) 41.459.601.585 100 50.271.918.864 100 48.532.060.327 100 8.812.317.279 21,25 (1.749.858.537) 3,48 976.272.344 15,39 khác DTBB & CCDV Nguồn: Trích từ phòng kế toán công ty cổ phần Quốc Việt 32 Thị trường là nơi đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng và sẽ định hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Do đó việc xác định thị trường chính và tiềm năng là vô cùng quan trọng để giúp công ty hoạt động hiệu quả. Thị trường chính của công ty là thị trường nội địa. Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng được coi là “thượng đế”. Nhu cầu có thể là tự nhiên hay mong muốn, thói quen, tập tính, sinh hoạt, phong tục ... của người tiêu dùng là nguyên nhân chính tác động trực tiếp đến việc mua của khách hàng. Song ở đây, thuốc lá là loại mặt hàng đặc biệt mà tùy theo độ tuổi, giới tính, vùng miền và nhu cầu sử dụng cũng khác nhau. Dựa theo bảng phân tích trên ta thấy, thị trường Cần Thơ và Vĩnh Long là hai thị trường lớn và tiềm năng của công ty. Tỷ trọng doanh thu tiêu thụ tại hai thị trường này rất cao. Do 2 thành phố này nằm gần khu công nghiệp đồng thời có nhiều trường cao đẳng và đại học, dân cư đi làm xa ở 2 thành phố này rất đông, nhất là thành phố Cần Thơ là một trong những thành phố có nhiều trường cao đẳng đại học nhất nước, dân cư mọi miền tập trung về đây rất đông. Cụ thể: Thị trường Cần Thơ năm 2011 chiếm tỷ trọng 40,5% trong tổng doanh thu bán hàng trong năm. Đến năm 2012 tỷ trọng doanh thu giảm xuống còn 39,24%, mức giảm này là do năm 2012 công ty đang phát triển mở rộng ra các thị trường khác,tuy mức tỷ trọng giảm nhưng doanh thu tiêu thụ tại thị trường này vẫn rất cao đạt 19.726.700.960 đồng tăng 2.935.562.320 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 17,48%, năm 2012 tình hình làm phát kèm theo kinh tế suy giảm đã ảnh hưởng tâm lý người tiêu dùng, việc này đã giúp công ty tiêu thụ được lượng thuốc lá lớn tại thị trường Cần Thơ là thị trường có nhiều dân nhập cư. Năm 2013 tỷ trọng doanh thu tại thị trường Cần thơ đạt 39,82% tăng so với năm 2012 0,58%. Nhìn chung trong cả 3 năm tuy doanh thu công ty có biến động nhưng thị trường Cần Thơ vẫn luôn dẫn đầu trong doanh thu tiêu thụ của công ty, tỷ trọng 33 doanh thu giao động từ 39%-40%, đây là thị trường lớn nhất của công ty. Thị trường Vĩnh Long là thị trường lớn đứng thứ 2 sau Cần Thơ, với mức doanh thu năm 2011 đạt 14.427.941.350 đồng chiếm tỷ trọng 34,8%, năm 2012 mức doanh thu tại thị trường này tiếp tục tăng mạnh lên đến 17.665.497.910 đồng, tăng 3.237.556.560 đồng tỷ lệ tăng lên so với năm 2011 là 22,4%, tỷ trọng đạt 35,12%, đến năm 2013 tuy doanh thu giảm 462.987.510 đồng nhưng tỷ trọng doanh thu của thị trường này vẫn đạt mức cao 35,45% tăng 0,33% so với năm 2012, đây là thị trường lớn đứng thứ 2 sau Cần Thơ và cũng là thị trường mà công ty đang muốn mở rộng phát triển hơn trong thời gian tới. An giang là thị trường lớn thứ 3 của công ty, tuy nhiên do tỉnh này nằm gần biên giới, tại đây hoạt động buôn lậu thuốc lá từ biên giới diễn biến khá phức tạp gây ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. Tuy gần biên giới tình hình khá phức tạp nhưng tại đây doanh thu tiêu thu của chúng ta cũng khá cao, tỷ trọng doanh thu đạt 15-16,5%, đây là một trong 3 thị trường chủ yếu của công ty. Các tỉnh khác như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang chiếm tỷ trọng tương đối thấp từ 8%-11%, đây là thị trường bán lẻ của công ty. Qua bảng phân tích trên ta thấy doanh thu tiêu thụ tại các thị trường tăng giảm không đồng đều qua các năm và tỷ trọng cũng không ổn định, tuy nhiên 2 thị trường Cần Thơ và Vĩnh Long vẫn là hai thị trường lớn và giữ vai trò chủ đạo của công ty. 4.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm 34 Bảng 4.3 Bảng tình hình tiêu thụ năm 2011-06 tháng đầu năm 2014 Mặt hàng Q2011 P2011 Qk2012 Pk2012 Q2012 P2012 Qk2013 Pk2013 Q2013 P2013 Qk 2014 Pk2014 Q 06 P2014 (gói) (đồng (gói) (đồng (gói) (đồng (gói) (đồng (gói) (đồng (gói) (đồng/ tháng đầu (đồng/ gói) năm 2014 gói) / gói) / gói) / gói) / gói) / gói) (gói) Craven A 423.787 18.000 420.000 18.500 342.630 18.500 350.000 18.600 352.780 18.700 370.000 19.000 186.520 19.000 Dunhill 213.193 27.000 250.000 26.500 323.190 26.000 340.000 26.000 297.530 26.500 340.000 26.500 155.632 27.000 Marlboro 785.176 17.400 730.000 17.000 719.280 16.800 750.000 17.000 753.457 17.000 765.000 17.500 384.568 18.000 Basto 639.580 3.800 700.000 3.700 634.230 3.600 650.000 4.000 642.513 4.300 660.000 6.000 298.854 6.050 Tổng 2.061.736 2.100.000 2.019.330 2.090.000 2.046.280 Nguồn: Trích từ phòng kế toán công ty cổ phần Quốc Việt 35 2.135.000 1.025.574 a) Phân tích chung tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ: + Năm 2012 Bảng 4.4 Bảng phân tích số liệu mức độ hoàn thành kế hoạch năm 2012 Mặt hàng Craven A ∆Q Qk2012Pk2012 Q2012Pk2012 (Kg) (ngàn đồng) (ngàn đồng) ∆D T% (ngàn đồng) (77.370) 7.770.000 6.338.655 81,58 (1.431.345) 73.190 6.625.000 8.564.535 129,28 1.939.535 Marlboro (10.720) 12.410.000 12.227.760 98,53 (182.240) Basto (65.770) 2.590.000 2.346.651 90,6 (243.349) Tổng (80.670) 29.395.000 29.477.601 100,3 82.601 Dunhill Nguồn: Trích từ phòng kế toán công ty cổ phần Quốc Việt Qua bảng phân tích trên ta thấy, năm 2012 công ty hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, với tỷ lệ vượt T = 0,28% tương ứng làm cho doanh thu tăng một lượng tương ứng là : 82.601.000 đồng, cụ thể là do: Sản phẩm thuốc lá Dunhill vượt mức kế hoạch tiêu thụ đề ra với tỷ lệ đạt được là 129,28%, giá bán giảm so với kế hoạch là 500 đồng /gói đã giúp sản lượng tiêu thụ vượt so kế hoạch 73.190 gói, làm cho doanh thu tăng 1.939.535.000 đồng. Trong khi đó 3 sản phẩm còn lại là Craven A, Marlboro, Basto không hoàn thành kế hoạch đề ra chỉ đạt lần lượt là: 81,58%, 98,53%, 90,6%, cho doanh thu của công ty giảm một lượng tương ứng là: 1.431.345.000 đồng, 182.240.000 đồng, 243.349.000 đồng. Giá bán 2 sản phẩm Marlboro, Basto thấp hơn so kế hoạch nhưng mức tiêu thụ lại không đạt, công ty nên xem xét 2 sản phẩm trên, sản phẩm Craven A là sản phẩm không hoàn thành kế hoạch về doanh số tiêu thụ cao nhất, chỉ hoàn thành đạt 81,58%, sản lượng tiêu thụ thấp hơn so kế hoạch đề ra 77.730 gói. Doanh nghiệp nên có biện pháp với các sản phẩm không đạt kế hoạch trên nhất là sản phẩm Craven A. + Năm 2013 36 Bảng 4.5 Bảng phân tích số liệu mức độ hoàn thành kế hoạch năm 2013 Mặt hàng Craven A ∆Q Qk2013Pk2013 Q2013Pk2013 (Kg) (ngàn đồng) (ngàn đồng) T% ∆D (ngàn đồng) 2.780 6.510.000 6.561.708 100,79 51.708 (42.470) 8.840.000 7.735.780 87,51 (1.104.220) 3.457 12.750.000 12.808.769 100,46 58.769 Basto (7.487) 2.600.000 2.570.052 98,85 (29.948) Tổng (43.720) 30.700.000 29.676.309 96,67 (1.023.691) Dunhill Marlboro Nguồn: Trích từ phòng kế toán công ty cổ phần Quốc Việt Qua bảng phân tích trên ta thấy, trong năm 2013 công ty đã không hoàn thành được chỉ tiêu kế hoạch đề ra, chỉ đạt 96,67% thấp hơn so với kế hoạch 3,33% làm doanh thu giảm một lượng tương ứng là: 1.023.691.000 đồng, cụ thể là do: Sản phẩm Craven A và Marlboro vượt mức kế hoạch tiêu thụ đề ra với tỷ lệ đạt lần lượt là: 100,79%, 100,46% làm cho doanh thu tăng tương ứng là 51.708.000 đồng, 58.769.000 đồng. Trong khi đó 2 sản phẩm Dunhill và Basto không hoàn thành kế hoạch, chỉ đạt 87,51% và 98,85 % so với kế hoạch đề ra, điều này đã làm doanh thu giảm tương ứng là 1.104.220.000 đồng, 29.948.000 đồng. Xét về mức độ hoàn thành kế hoạch đề ra thì trong năm 2013 công ty đã cải thiện được mức tiêu thụ của 3 sản phẩm là Craven A, Marlboro và Basto, cả 3 sản phẩm trên mức độ hoàn thành đều có tiến triển tốt so với năm 2012, tuy nhiên sản phẩm Dunhill là sản phẩm có tỷ lệ hoàn thành cao ở năm 2012 đạt 129,28%, nhưng trong năm 2013 chỉ đạt 87,51% kế hoạch đề ra. Việc không hoàn thành kế hoạch năm 2013 chủ yếu là do mặt hàng Dunhill này. Công ty nên xem xét lại sản phẩm này. Không nên nhận quá nhiều đơn đặt hàng vượt quá khả năng điều này dễ dẫn tới chất lượng sản phẩm không đảm bảo do chạy hàng, làm mất uy tín công ty, bên cạnh đó không nên quá chú trọng một mặt hàng mà bỏ xót mặt hàng khác. 37 + 06 tháng đầu năm 2014 Bảng 4.6 Bảng phân tích số liệu mức độ hoàn thành kế hoạch 06 tháng đầu năm 2014 Mặt hàng ∆Q Qk2014Pk2014 Q06-2014Pk2014 (Kg) (ngàn đồng) (ngàn đồng) T% ∆D (ngàn đồng) Craven A (183.480) 7.030.000 3.543.880 50,41 (3.486.120) Dunhill (184.368) 9.010.000 4.124.248 45,77 (4.885.752) Marlboro (380.432) 13.387.500 6.729.940 50,27 (6.657.560) Basto (361.146) 3.960.000 1.793.124 45,28 (2.166.876) Tổng (1.109.426) 33.387.500 16.191.192 48,49 (17.196.308) Nguồn: Trích từ phòng kế toán công ty cổ phần Quốc Việt Qua bảng phân tích trên ta thấy, đến hết tháng 06 năm 2014 công ty chỉ hoàn thành được 48,89% kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, cụ thể: Hai sản phẩm Craven A và Marlboro đã hoàn thành được lần lượt là 50,41% và 50,27% so với kế hoạch đề ra, điều này cho thấy 2 sản phẩm trên đã hoàn thành khá tốt kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, trong khi đó 2 sản phẩm Dunhill và Basto chỉ hoàn thành lần lượt là 45,77% và 45,28%, vẫn chưa đạt được mức kế hoạch, theo số liệu phân tích trên ta thấy trong sáu tháng cuối năm tới để hoàn thành được kế hoạch tiêu thụ công ty cần có thêm biện pháp trong tiêu thụ để đẩy mạnh tiêu thụ nhất là với hai sản phẩm Dunhill và Basto, bên cạnh đẩy mạnh tiêu thụ hai sản phẩm này cũng không thể quên hai sản phẩm Craven A và Marlboro vì mức độ hoàn thành của hai sản phẩm này cũng chỉ đạt 50%.Trong năm 2014 giá cả của các mặt hàng bán ra đều tăng so năm 2013, cụ thể mặt hàng Craven A tăng 300 đồng/ gói, Marlboro tăng 500 đồng/gói, Basto tăng 1.700 đồng/gói, trong đó mặt hàng basto tăng khá nhiều điều này đã ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ các mặt hàng trong năm 2014. Nhất là mặt hàng Craven A, năm 2014 do qui định nên mặt hàng Craven A phải in thêm hình ảnh hàm răng của người bệnh, đây là một vấn đề công ty nên lưu tâm vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, tình hình tiêu thụ mặt hàng này có thể gặp khó 38 khăn,trong khi đó tỷ lệ hoàn thành 06 tháng đầu năm không thể gọi là cao nên không thể chủ quan. b)Phân tích chung tình hình tiêu thụ kỳ này so kỳ trước + Năm 2012 Bảng 4.7 Bảng phân tích số liệu so sánh năm 2012 với 2011 Mặt hàng ∆Q Q2011P2011 Q2012P2011 (Kg) (ngàn đồng) (ngàn đồng) T% ∆D (ngàn đồng) Craven A (81.157) 7.628.166 6.167.340 80,85 (1.460.826) Dunhill 109.997 5.756.211 8.726.130 151,6 2.969.919 (65.896) 13.662.062,4 12.515.472 91,61 (1.146.590,4) 2.410.074 99,16 (20.330) 29.819.016 101,16 342.172,6 Marlboro Basto Tổng (5.350) 2.430.404 (42.406) 29.476.843,4 Nguồn: Trích từ phòng kế toán công ty cổ phần Quốc Việt Qua bảng phân tích trên ta thấy, năm 2012 tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm của công ty đạt 101,16 % và tăng so với kỳ trước 1,16% điều này đã làm cho doanh thu tăng một lượng tương ứng là 342.172.600 đồng. Cụ thể của việc tăng doanh thu này là do: Tỷ lệ tiêu thụ mặt hàng thuốc lá Dunhill đạt được là 151,6 % đã làm cho doanh thu tăng mạnh 2.969.919.000 đồng. Trong khi đó 3 mặt hàng còn lại là: Craven A, Marlboro, Basto tỷ lệ tiêu thụ chỉ đạt lần lượt là : 80,85%, 91,61%, 99,16% làm cho doanh thu công ty giảm một lượng tương ứng là: 1.460.826.000 đồng, 1.146.590.400 đồng, 20.330.000 đồng. Tuy xét về tổng thể công ty đã có tốc độ tiêu thụ sản phẩm tăng so với kỳ trước nhưng xét về từng loại sản phẩm thì doanh nghiệp cần phải lưu tâm và có biện pháp với ba mặt hàng còn lại, nhất là mặt hàng thuốc lá Craven A, tỷ lệ tiêu thụ chỉ đạt 80,85% giảm 19,15 % so với năm 2011, đây là một dấu hiệu mà công ty cần phải đặc biệt lưu tâm tới trong thời gian tới. 39 + Năm 2013 Bảng 4.8 Bảng phân tích số liệu so sánh năm 2013 với 2012 ∆Q Mặt hàng (Kg) Craven A Dunhill Q2012P2012 Q2013P2012 (ngàn đồng) (ngàn đồng) (ngàn đồng) 10.150 6.338.655 6.526.430 102,96 (25.660) 8.402.940 7.735.780 Marlboro 34.177 Basto 8.283 Tổng 26.950 ∆D T% 187.775 92,06 (667.160) 12.083.904 12.658.077,6 104,75 574.173,6 2.283.228 2.313.046,8 101,31 29.818,8 29.108.727 29.233.334,4 100,43 124.607,4 Nguồn: Trích từ phòng kế toán công ty cổ phần Quốc Việt Qua bảng phân tích trên ta thấy, năm 2013 tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm của công ty đạt 100,43%, tăng so với kỳ trước 0,43%. Điều này làm cho doanh thu tăng tương ứng là 124.607.400 đồng. Cụ thể của việc tăng doanh thu này là do: Tỷ lệ tiêu thụ 3 mặt hàng Craven A, Marlboro, Basto đạt được lần lượt là 102,96%, 104,75%, 101,31% tăng so với năm 2012, điều này đã làm cho doanh thu tăng tương ứng 187.775.000 đồng, 574.173.600 đồng, 29.818.800 đồng. Trong năm 2013 công ty đã đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ được cả 3 mặt hàng mà năm 2012 công ty tiêu thụ không tốt đây là một thông tin đáng mừng, nhưng bên cạnh đó mặt hàng Dunhill là mặt hàng mà năm 2012 công ty đã tiêu thụ rất cao thì năm 2013 mức tiêu thụ chỉ đạt 92,06% so với năm 2012. Công ty nên xem xét lại tình hình tiêu thụ mặt hàng này, và đề ra giải pháp trong năm 2014. 4.2.3 Phân tích kết quả tiêu thụ theo mặt hàng chủ yếu: + Năm 2012 Bảng 4.9 Bảng phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng chủ yếu năm 2012 Trong bảng phân tích này ta lấy đơn giá bán năm 2011 làm đơn giá cố định để phân tích. 40 Mặt hàng Năm 2011 Năm 2012 chủ yếu (Q2011P2011) (Q2012P2011) Tổng số Trong giới Vượt so với Hụt so với hạn năm năm 2011 năm 2011 2011 Craven A 7.628.166 6.167.340 6.167.340 Dunhill 5.756.211 8.726.130 5.756.211 13.662.062,4 12.515.472 12.515.472 (1.146.590,4) Basto 2.430.404 2.410.074 2.410.074 (20.330) Cộng 29.476.843,4 29.819.016 26.849.097 Marlboro (1.460.826) 2.969.919 2.969.919 (2.627.746,4) Nguồn: Trích từ phòng kế toán công ty cổ phần Quốc Việt Qua bảng số liệu trên ta có thể xác định được tỷ lệ phần trăm hoàn thành khối lượng tiêu thụ mặt hàng chủ yếu năm 2012 như sau: T= 26.849.097/29.476.843,4 = 91,09% Qua kết quả phân tích trên cho thấy, trong khi chỉ tiêu khối lượng tiêu thụ nói chung vượt so với năm 2011 là 1,16%, thì chỉ tiêu khối lượng tiêu thụ theo mặt hàng chủ yếu chỉ đạt 91,09% so với năm trước (giảm so với năm 2011 là 8,91%), nguyên nhân là do 3 mặt hàng Craven A, Marlboro và Basto không hoàn thành như năm trước chỉ đạt tỷ lệ lần lượt là 80,85%, 91,61%, 99,16% . Doanh nghiệp trong năm 2013 nên đi sâu vào nghiên cứu nguyên nhân và những vấn đề có liên quan trong việc không hoàn thành khối lượng 3 mặt hàng này để có giải pháp trong chỉ đạo và điều hành hoạt động kinh doanh. + Năm 2012-2013 Bảng 4.10 Bảng phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng chủ yếu năm 2013 Trong bảng phân tích này ta lấy đơn giá bán năm 2012 làm đơn giá cố định để phân tích. 41 Mặt hàng Năm 2012 Năm 2013 chủ yếu (Q2012P2012) (Q2013P2012) Tổng số Trong giới Vượt so với Hụt so với hạn năm năm 2012 năm 2012 2012 Craven A 6.338.655 6.526.430 6.338.655 187.775 Dunhill 8.402.940 7.735.780 7.735.780 Marlboro 12.083.904 12.658.077,6 12.083.904 574.173,6 Basto 2.283.228 2.313.046,8 2.283.228 29.818,8 Cộng 29.108.727 29.233.334,4 28.441.567 791.767,4 (667.160) (667.160) Nguồn: Trích từ phòng kế toán công ty cổ phần Quốc Việt Qua bảng số liệu trên ta có thể xác định được tỷ lệ phần trăm hoàn thành khối lượng tiêu thụ mặt hàng chủ yếu năm 2013 như sau: T= 28.441.567/29.233.334,4 = 97,29% Qua kết quả phân tích trên cho thấy, trong khi chỉ tiêu khối lượng tiêu thụ nói chung vượt so với năm 2012 là 0,43%, thì chỉ tiêu khối lượng tiêu thụ theo mặt hàng chủ yếu chỉ đạt 97,29% so với năm 2012 (giảm so với năm 2012 là 2,71%), nguyên nhân là do mặt hàng Dunhill không hoàn thành như năm trước chỉ đạt tỷ lệ lần lượt là 92,06%. Doanh nghiệp trong năm 2014 nên đi sâu vào nghiên cứu nguyên nhân và những vấn đề có liên quan trong việc không hoàn thành khối lượng 3 mặt hàng này để có giải pháp trong chỉ đạo và điều hành hoạt động kinh doanh. 4.3 PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA BA NĂM 2011, 2012 , 2013 4.3.1 Phân tích khái quát lợi nhuận 42 Bảng 4.11 Bảng phân tích chung lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2011-2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Giá trị 1/ LN từ Năm 2012 % Giá trị Năm 2013 % Giá trị % Chênh lệch năm Chênh lệch năm 2013- 2012-2011 2012 Giá trị % Giá trị % 1.062.936.142 125,12 1.084.629.465 70,97 1.432.603.104 91,31 21.693.323 2 347.973.639 3,21 (235.600.893) (27,73) (93,12) 24.753.356 152,81 (332.190.572) (72,23) 40.536.423 2,65 HĐKD 2/ LN từ (16.198.559) (1,06) 8.554.797 0,5 219.402.334 HĐTC 3/ LN khác 22.174.407 2,61 459.915.572 30,09 127.725.000 8,14 437.741.165 1.974,08 4/ Tổng lợi 849.509.656 100 1.528.346.478 100 1.568.882.901 100 678.836.822 nhuận Nguồn: Trích từ phòng kế toán công ty cổ phần Quốc Việt 43 79,9 Qua bảng phân tích trên chúng ta thấy từ năm 2011 đến 2013 lợi nhuận Công ty đều tăng qua các năm, cụ thể năm 2012 so năm 2011 lợi nhuận tăng 678.836.822 đồng, năm 2013 so với năm 2012 lợi nhuận tăng 40.536.423 đồng. Kết quả bảng phân tích trên cho thấy trong cả ba năm 2011 – 2013 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng cao và nắm vai trò chủ đạo quyết định tổng lợi nhuận hằng năm của công ty. Trong ba năm từ 2011 – 2013 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đều tăng đều qua các năm, năm 2012 so với năm 2011 lợi nhuận tăng 21.693.323 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 2%, đến năm 2013 lợi nhuân lại tiếp tục tăng mạnh và tỷ lệ tăng cao hơn năm 2012 đạt 32,08 % với mức tăng lợi nhuận tương ứng là 347.973.639 đồng. Kết quả của sự tăng vọt về lợi nhuận này là do năm 2013 doanh nghiệp đã áp dụng chính sách tiết kiệm chi phí, việc này giúp doanh nghiệp tiết kiệm khá nhiều về giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Về mặt giá vốn trong năm 2013 tỷ trọng giá vốn chiếm trong doanh thu là 96,2% (46.710.957.809/48.532.060.327) trong khi đó tỷ trọng này trong năm 2012 là 97% (48.768.067.472/50.271.918.864), năm 2013 tỷ lệ giá vốn hàng bán trong doanh thu giảm 0,8% so 2012, điều này giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm một lượng chi phí không nhỏ. Đồng thời năm 2013 doanh nghiệp đã cải thiện được tình hình tiêu thụ các mặt hàng chủ yếu của doanh nghiệp, giúp cho tỷ lệ tiêu thụ mặt hàng chủ yếu của doanh nghiệp năm 2013 đạt 97,29%, cải thiện hơn rất nhiều so với tỷ lệ năm 2012 đạt được chỉ 91,09%. Đây là một dấu hiệu chứng tỏ công ty đã làm rất tốt vai trò quản lý và tiêu thụ của mình trong năm 2013. Trong hai năm 2011 và 2012 hoạt động tài chính của công ty đều lỗ, cụ thể năm 2011 lỗ 235.600.893 đồng, và năm 2012 lỗ 16.198.559 đồng, nguyên nhân của vấn đề lỗ này là do chi phí lãi vay trong hai năm này của công ty đã kéo lợi nhuận hoạt động này xuống số âm. Cụ thể trong năm 2011 chi phí lãi vay lên đến 243.885.875 đồng trong khi đó doanh thu tài chỉnh chỉ đạt 8.284.982 đồng là khoản tiền thu từ lãi ngân hàng. Mức chi phí lãi vay cao này là do công ty vay tiền để mở rộng quy mô (do trong năm 2011 công ty có tham gia đấu thầu công trình xây dựng vì vậy phải chi ra một khoản tiền khá lớn để tham gia đấu thầu một số khoản chi phí cụ thể cho việc tham gia đấu thầu công trình xây 44 dựng ( phí bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng) và sử dụng cho hoạt động marketing. Năm 2012 công ty đã hoàn trả bớt nợ vay nên chi phí lãi vay giảm xuống còn 23.813.252 đồng, tuy nhiên do doanh thu hoạt động tài chính thấp nên hoạt động tài chính của công ty vẫn lỗ, năm 2012 công ty đã có ý định tiếp tục vay vốn để mở rộng quy mô nhưng do tình hình lạm phát cao nên công ty khó tiếp cận nguồn vốn vay. Đến năm 2013 khi công ty đã hoàn trả toàn bộ nợ vay hoạt động tài chính mới có lợi nhuận, và mức lợi nhuận là 8.554.797 đồng là tiền lãi từ tiền gửi ngân hàng. Lợi nhuận khác cũng là một nhân tố quan trọng cấu thành nên tổng lợi nhuận của công ty. Tuy chiếm tỷ trọng không quá cao nhưng lợi nhuận khác cũng là một nguồn lợi nhuận của công ty. Năm 2011 lợi nhuận khác của công ty chiếm 2,61% trong tổng lợi nhuận, đây chủ yếu là khoản thu từ việc bán các phế liệu và thu từ tiền phạt vi phạm hợp đồng của khách hàng. Năm 2012 lợi nhuận khác của công ty tăng mạnh đạt 459.915.572 đồng chiếm 30,09% trong tổng lợi nhuận và tăng 1.974,08% so với năm 2011, khoản thu nhập này là do năm 2012 nhằm tiết kiệm chi phí và tạo thêm nguồn thu công ty đã cho thuê một vài kho còn trống chưa sử dụng, và trong năm này công ty cũng thu tiền phạt vi phạm hợp đồng của người bán do vi phạm hợp đồng không giao hàng đúng thời điểm và tự ý nâng giá bán bên nhà cung cấp. 4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Bảng 4.12 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần công ty giai đoạn 2011-2013 45 Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Giá trị % Giá trị % 41.459.601.585 50.271.918.864 48.532.060.327 8.812.317.279 21,25 (1.739.858.537) (3,46) 40.236.414.788 48.768.067.472 46.710.957.809 8.531.652.684 21,20 (2.057.109.663) (4,22) CP bán hàng 14.485.454 52.531.817 - 38.046.363 262,65 (52.531.817) (100) CP QLDN 145.765.201 366.690.110 388.499.414 220.924.909 151,56 21.809.304 5,95 Lợi nhuận 1.062.936.142 1.084.629.465 1.432.603.104 21.693.323 2,04 347.973.639 32,08 Doanh thu thuần GVHB thuần Nguồn: Trích từ phòng kế toán công ty cổ phần Quốc Việt Lợi nhuận tiêu thụ chỉ tiêu được xác định cho những sản phẩm mà doanh nghiệp đã tiêu thụ và đã thu tiền hoặc người mua chấp nhận trả. Đây là phần còn lại của doanh thu sau đi trừ đi tất cả các chi phí cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó. Ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty có nhiều nhân tố khách quan bao gồm các nhân tố sau: khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ta tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Cổ phần Quốc Việt. Ta có công thức: Lợi nhuận thuần = Qi * (Pi - Zi - CQLi) Hay lợi nhuận thuần = doanh thu - giá vốn hàng bán – CP bán hàng -CPQLDN Với Q: khối lượng hàng hóa. P: Giá bán sản phẩm 46 I: loại hàng bán -Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2012 Lợi nhuận thuần năm 2011: LN thuần = DT thuần - GVHB - CPBH - CPQLDN = 41.459.601.585 – 40.236.414.788 – 14.485.454 – 145.765.201 = 1.062.936.142 Lợi nhuận thuần năm 2012: LN thuần = DT thuần - GVHB - CPBH - CPQLDN = 50.271.918.864 – 48.768.067.472 – 52.531.817 – 366.690.110 = 1.084.629.465 Đối tượng phân tích là: LN thuần = LN thuần 2012- LN thuần 2011 = 1.084.629.465 - 1.062.936.142 = 21.693.323 Theo số liệu phân tích trên ta thấy năm lợi nhuận thuần năm 2012 tăng so với năm 2011 là 21.693.323 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 2,04% so với năm 2011. Kết quả này là do sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Cụ thể, ta xét theo từng nhân tố: Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn: Thay thế bước 1(nhân tố DT thuần) + Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “Doanh thu thuần” ta có: DT thuần = DT thuần2012 - DT thuần2011 =50.271.918.864 - 41.459.601.585 = 8.812.317.279 47 Doanh thu là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Năm 2012 doanh thu thuần công ty đạt 50.271.918.864 đồng tăng hơn so với năm 2011 nên đã làm cho lợi nhuận tăng lên 8.812.317.279 đồng. Đây là kết quả của việc trong năm 2012 Công ty cố gắng mở rộng vào một vài thị trường mới, đồng thời mở rộng thêm đại lý tại thị trường Cần Thơ, năm 2012 mặt dù tỷ lệ lạm phát giảm so 2011 nhưng tình hình kinh tế nước ta lại có xu hướng suy giảm, điều này ảnh hưởng tâm lý người dân, đây cũng là một trong các nguyên nhân làm mức doanh thu tăng lên trong năm 2012. Thay thế bước 2 (nhân tố GVHB) + Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “giá vốn hàng bán” ta có: GVHB = GVHB2012 - GVHB2011 =48.768.067.472–40.236.414.788 = 8.531.652.684 Giá vốn hàng bán cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần của công ty. Giá vốn hàng bán năm 2012 tăng so với năm 2011 nên đã làm cho lợi nhuận giảm 8.531.652.684 đồng. Giá vốn năm 2012 tăng là do trong năm 2012 một vài nhà cung cấp đã tăng giá sản phẩm, việc này đã gây thiệt hại lớn đối với tình hình kinh doanh của công ty. Thay thế bước 3 (nhân tố CPQLDN) + Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “chi phí quản lý doanh nghiệp” ta có:  CPQLDN = CPQLDN2012 - CPQLDN2011 = 366.690.110 - 145.765.201 = 220.924.909 Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 tăng so với năm 2011 đã làm cho lợi nhuận giảm 220.924.909 đồng. Trong năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh là do công ty phải chi khá nhiều tiền trong việc tiếp khách để bàn thảo về việc giá cả nguồn hàng, đồng thời công ty cũng chi ra nhiều khoản để mở rộng thị trường và thâm nhập các thị trường mới. 48 Thay thế bước 4 (nhân tố CPBH) + Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “ chi phí bán hàng” CPBH = CPBH2012 - CPBH2011 = 52.531.817 – 14.485.454 = 38.046.363 Như vậy chi phí bán hàng năm 2012 tăng so với năm 2011 góp phần làm giảm lợi nhuận công ty 38.046.363 đồng. Việc tăng chi phí bán hàng là do bước đầu thâm nhập thị trường Công ty chịu chi phí vận chuyển cho bên mua việc này đã làm tăng chi phí bán hàng của công ty. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: Nhân tố làm tăng lợi nhuận: + Doanh thu thuần: 8.812.317.279 Nhân tố làm giảm lợi nhuận: + Chi phí bán hàng: 38.046.363 + Giá vốn hàng bán: 8.531.652.684 + Chi phí quản lý doanh nghiệp: 220.924.909 Như vậy lợi nhuận năm 2012 tăng so với năm 2011 như sau: =  DT thuần - GVHB - CPQLDN = 8.812.317.279 -38.046.363 - 8.531.652.684 - 220.924.909 = 21.693.323 Qua đó, ta thấy rằng lợi nhuận thuần của công ty cổ phần Quốc Việt năm 2012 tăng 21.693.323 đồng so với năm 2011, điều đó cho thấy công ty làm ăn có hiệu quả. Tuy nhiên năm 2012 mức độ tăng so với năm 2011 không cao chỉ tăng 21.693.323 đồng tương ứng tăng 2,04% so năm 2011. Điều này chủ yếu là do năm 2012 công ty gặp khó khăn trong 49 nguồn hàng làm giá vốn hàng bán của công ty tăng 21,2% so năm 2011. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của công ty trong năm 2012 tăng cao so năm 2011, cụ thể chi phí bán hàng tăng 262,65% , chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 151,56% so với năm 2011. Mức tăng này rất cao. Doanh nghiệp nên xem xét lại hai khoản chi phí này. -Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2013: Lợi nhuận thuần năm 2012: LN thuần = DT thuần - GVHB - CPBH - CPQLDN = 50.271.918.864 – 48.768.067.472 – 52.531.817 – 366.690.110 = 1.084.629.465 Lợi nhuận thuần năm 2013: LN thuần = DT thuần - GVHB - CPBH - CPQLDN = 48.532.060.327 – 46.710.957.809 – 388.499.414 = 1.432.603.104 Đối tượng phân tích là: LN thuần = LN thuần 2013- LN thuần 2012 = 1.432.603.104 - 1.084.629.465 = 347.973.639 Theo số liệu phân tích trên ta thấy năm lợi nhuận thuần năm 2013 tăng so với năm 2012 là 347.973.639 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 32,08% so với năm 2012. Kết quả này là do sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Cụ thể, ta xét theo từng nhân tố: Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn: Thay thế bước 1(nhân tố DT thuần) + Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “Doanh thu thuần” ta có:  DT thuần = DT thuần2013 - DT thuần2012 50 =48.532.060.327 – 50.271.918.864 = -1.739.858.537 Doanh thu là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Năm 2013 doanh thu thuần công ty đạt 48.532.060.327 đồng giảm hơn so với năm 2011 nên đã làm cho lợi nhuận giảm lên 1.739.858.537 đồng. Thay thế bước 2 (nhân tố GVHB) + Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “giá vốn hàng bán” ta có:  GVHB = GVHB2013 - GVHB2012 =46.710.957.809 - 48.768.067.472= -2.057.109.663 Năm 2013 công ty đã khắc phục được vấn đề nguồn hàng, việc này giúp công ty giảm được lượng lớn giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán năm 2013 giảm so với năm 2012 nên đã làm cho lợi nhuận tăng 2.057.109.663 đồng . Thay thế bước 3 (nhân tố CPQLDN) + Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “chi phí quản lý doanh nghiệp” ta có: CPQLDN = CPQLDN2013 - CPQLDN2012 = 388.499.414 - 366.690.110 = 21.809.304 Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2013 tăng so với năm 2012 đã làm cho lợi nhuận giảm 21.809.304 đồng. Thay thế bước 4 (nhân tố CPBH) + Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “ chi phí bán hàng” CPBH = CPBH2013 - CPBH2012 = 0 - 52.531.817 = -52.531.817 Như vậy chi phí bán hàng năm 2013 không phát sinh, đây là thành quả của việc tiết 51 kiệm chi phí của công ty, năm 2013 công ty đã yêu cầu bên mua hàng nhận hàng trực tiếp tại kho chứ không giao hàng, việc này đã giúp công ty tiết kiệm chi phí bán hàng, các chi phí bán hàng nhỏ công ty đã đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2013 chi phí bán hàng giảm đã góp phần làm tăng lợi nhuận công ty 52.531.817 đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: Nhân tố làm tăng lợi nhuận: + Giá vốn hàng bán : 2.057.109.663 + Chi phí bán hàng : 52.531.817 Nhân tố làm giảm lợi nhuận: + Doanh thu thuần: 1.739.858.537 + Chi phí quản lý doanh nghiệp: 21.809.304 Như vậy lợi nhuận năm 2012 tăng so với năm 2011 như sau: =  DT thuần - GVHB -  CPQLDN = -1.739.858.537 -21.809.304 + 2.057.109.663 + 52.531.817= 347.973.639 Qua đó, ta thấy rằng lợi nhuận thuần của công ty cổ phần Quốc Việt năm 2013 tăng 347.973.639 đồng so với năm 2012. Tuy năm 2013 doanh thu thuần của công ty giảm so với năm 2012 chỉ đạt 96,54% so với năm 2012. Tuy nhiên năm 2013 công ty đã áp dụng nhiều biện pháp tiết kiệm chi phí, đồng thời tìm được nguồn hàng tốt với mức giá hợp lý, điều này đóng vai trò quan trọng giúp lợi nhuận năm 2013 tăng cao hơn năm 2012 mặc dù doanh thu thuần thấp hơn. Cụ thể giá vốn hàng bán giảm 4,22% , chi phí bán hàng bằng 0 so với năm 2012. Đây là một dấu hiệu tốt, công ty cần phát huy trong năm 2014. 4.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CÔNG TY NĂM QUA 3 NĂM 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 Bảng 4.13 Các chỉ số tài chính liên quan đến lợi nhuân công ty 2011 – 2013 52 Đơn vị tính: VNĐ Năm Chỉ tiêu 2011 Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Lãi gộp Lợi nhuận ròng Tổng tài sản bình 2012 Chênh lệch 2012-2011 2013 Giá trị % Chênh lệch 2013-2012 Giá trị % 41.459.601.585 50.271.918.864 48.532.060.327 8.812.317.279 21,25 (1.739.858.537) (3,46) 40.236.414.788 48.768.067.472 46.710.957.809 8.531.652.684 21,20 (2.057.109.663) (4,22) 1.223.186.797 1.503.851.392 1.821.102.518 280.664.595 22,94 317.251.126 1.166.662.176 21.693.323 2,04 347.973.639 32,08 700.845.466 1.260.885.844 21,1 14.033.915.419 14.483.003.247 14.540.648.798 449.087.828 3,2 57.645.551 0,4 11.229.397.961 12.198.365.444 13.412.139.455 968.967.483 8,63 1.213.774.01 9,95 quân Vốn chủ sở hữu bình quân 1 LG/DTT (%) 2,95 2,99 3,75 0,04 0,76 LG/GVHB (%) 3,04 3,08 3,9 0,04 0,82 ROS (LNR/DTT)% 1,69 2,51 2,4 0,82 (0,11) ROA (LNR/TTS) 4,99 8,71 8,02 3,72 (0,69) ROE (LNR/VCSH) 6,24 10,34 8,7 4,1 (1,64) Nguồn: Trích từ phòng kế toán công ty cổ phần Quốc Việt 53 4.4.1 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu ( ROS) Qua bảng phân tích trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của công ty qua các năm thay đổi không đồng đều, trong đó năm 2012 là năm có tỷ suất cao nhất 2,5%, điều này thể hiện cứ 100 đồng doanh thu công ty tạo ra sẽ có được 2,5 đồng lợi nhuận. Tỷ suất năm 2012 tăng vọt từ 1,69% năm 2011 lên 2,5% điều này thể hiện mặc dù năm 2012 công ty gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động vẫn hiệu quả. Đến năm 2013 tỷ suất này giảm xuống nhưng mức giảm không cao giảm 0,11% so với năm 2012. Năm 2013 tỷ suất đạt 2,4%, nghĩa là trong năm 2013 cứ 100 đồng doanh thu công ty tạo ra sẽ có 2,4 đồng lợi nhuận. Qua đây ta thấy, tình hình kinh doanh của công ty đang trên chiều hướng phát triển, công ty cần có chính sách mới để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. 4.4.2 Tỷ suất sinh lời của tài sản ( ROA) Tỷ suất sinh lời của tài sản ROA là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy trong 3 năm 2011 – 2012, năm 2012 là năm hiệu quả sử dụng tài sản của công đạt cao nhất. Năm 2012 tỷ suất này đạt 8,71%, nghĩa là cứ 100 đồng tài sản của công ty sẽ tạo ra 8,71 đồng lợi nhuận. Tăng 3,72% so với năm 2011, tức là năm 2012 cứ 100 đồng tài sản sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn năm 2011 là 3,72 đồng, năm 2013 tỷ suất này có xu hướng giảm xuống nhưng không nhiều lắm, năm 2013 tỷ suất đạt 8,02% giảm 0,69% so với năm 2012, trong năm 2013 cứ 100 đồng tài sản sẽ tạo ra được 8,02 đồng lợi nhuận. Qua số liệu phân tích ta thấy năm 2012 và 2013 công ty sử dụng tài sản có hiệu quả hơn năm 2011, điều này chứng tỏ công ty có sự sắp xếp, phân bổ và sử dụng tài sản hợp lý và hiệu quả, tuy nhiên năm 2013 tỷ suất này có xu hướng giảm công ty nên xem xét lại để năm 2014 hiệu quả sử dụng tài sản đạt tốt hơn. 4.4.3 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cho ta biết được 1 đồng vốn kinh doanh 54 bỏ ra đạt được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Từ bảng số liệu phân tích trên ta thấy được, hiệu quả sử dụng vốn qua các năm không ổn định, trong đó năm 2012 là năm có hiệu quả sử dụng vốn tốt nhất, tỷ suất ROE năm 2012 đạt 10,34%, điều này chứng tỏ năm 2012 cứ 100 đồng vốn bỏ ra công ty thu được 10,34 đồng lợi nhuận ròng. Mức tỷ suất này cao hơn năm 2011 là 4,1%, vậy năm 2012 cứ 100 đồng vốn bỏ ra công ty kiếm được thêm 4,1 đồng lợi nhuận so với năm 2011. Đến năm 2013 tỷ suất ROE giảm 1,64% , điều này chứng tỏ trong năm 2013 hiệu quả quản lý nguồn vốn của công ty giảm, điều này đã làm cho mức lợi nhuận ròng kiếm được trên 100 đồng vốn bỏ ra của công ty giảm 1,69 đồng so với năm 2012, năm 2013 cứ 100 đồng vốn bỏ ra công ty thu được 8,7 đồng lợi nhuận ròng. Trong năm 2014 công ty nên xem xét lại việc quản lý và sử dụng vốn để đạt hiệu quả hơn trong năm này. 4.4.4 Tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu thuần Qua số liệu phân tích trên ta thấy tỷ suất lãi gộp trên doanh thu thuần tăng liên tục từ năm 2011-2013, cụ thể năm 2011 tỷ suất này là 2,95% đến năm 2012 tỷ suất này đạt 2,99% tăng 0,04% so năm 2011, năm 2013 tỷ suất này tăng mạnh đạt 3,75% tăng 0,76% so với năm 2012. Điều này cho thấy công ty làm ăn ngày càng hiệu quả, tỷ lệ lãi gộp tạo ra trên 1 đồng doanh thu ngày càng cao. Cụ thể, năm 2011 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra công ty sẽ thu được 2,95 đồng lợi nhuận gộp, năm 2012 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra 2,99 đồng lợi nhuận gộp và năm 2013 cứ 100 đồng doanh thu công ty sẽ thu được 3,75 đồng lợi nhuận gộp. 4.4.5 Tỷ lệ lãi gộp trên giá vốn hàng bán Năm 2011 tỷ lệ lãi gộp trên giá vốn hàng bán là 3,04% số liệu này chứng tỏ cứ 100 đồng giá vốn hàng bán bỏ ra công ty thu được 3,04 đồng lợi nhuận gộp. Năm 2012 tỷ lệ này là 3,08% tăng 0,04% so với năm 2011, năm 2012 cứ 100 đồng giá vốn bỏ ra công ty thu được 3,08 đồng lợi nhuận gộp. Đến năm 2013 tỷ lệ này tăng lên 0,82% đạt 3,9%, điều này chứng tỏ trong năm 2013 công ty đã có giải pháp giúp hạ giá vốn hàng bán điều này làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của công ty, năm 2013 cứ 100 đồng giá vốn hàng bán công ty tạo ra được 3,9 đồng lợi nhuận gộp. Nhìn chung 3 năm từ 2011-2013 công ty đang ngày càng hoàn thiện hiệu quả sử 55 dụng vốn của mình thể hiện qua việc tỷ lệ lãi gộp trên giá vốn hàng bán tăng đều từ 3,04%-3,08%-3,9%. Đây là một dấu hiệu khả quang, công ty nên cố gắng phát huy trong thời gian tới. 56 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC VIỆT 5.1 NHẬN XÉT CHUNG 5.1.1 Nhận xét về công tác kế toán - Về chứng từ: Phiếu xuất kho và phiếu nhập kho của công ty chưa đầy đủ chữ ký của người giao hàng và thủ kho. Việc này dễ dẫn đến thất thoát hàng hóa gây ảnh hưởng đến công ty. Các chứng từ tại công ty chưa có sự sắp xếp và phân loại hợp lý theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế dẫn đến mất nhiều thời gian trong việc tìm kiếm chứng từ.Việc luân chuyển chứng từ giữa các khâu còn chậm, việc cung cấp chứng từ của các bộ phận khác cho phòng kế toán còn chậm trễ ảnh hưởng đến thời gian quyết toán và kê khai thuế của công ty mỗi cuối tháng. - Về sổ sách: Công ty không có lập sổ Nhật ký chi tiền, thu tiền, mua hàng và bán hàng dẫn đến không theo dõi được chi tiết tình hình thu, chi tiền và mua bán hàng hóa tại Công ty. Bên cạnh đó, các sổ sách tại công ty chưa được sắp xếp và phân loại một cách hợp lý. - Về bộ máy tổ chức: Công ty đã bỏ ra khá nhiều chi phí việc tìm kiếm thị trường mới nhưng chưa thật sự phát huy hiệu quả do phòng Kế hoạch và phát triển thị trường của công ty chưa phát huy được hết chuyên môn về marketing nên chưa thực sự tìm hiểu được nhu cầu của khách hàng và nghiên cứu thị trường nên chưa thực sự phát huy được sản phẩm của công ty trên thị trường. Phần mềm kế toán tại Công ty còn lỗi thời và chưa hoàn thiện. Hệ thống máy tính giữa các phòng chưa có sự bảo mật về quyền truy cập. Điều này dễ dẫn đến việc gian lận, sửa đổi thông tin trong Công ty. Bên cạnh đó, hệ thống cài đặt máy 57 tính chưa hợp lý nên dàn máy trong phòng kế toán tốc độ xử lý khi chạy phần mềm kế toán không đều, có máy quá nhanh có máy lại chậm gây khó khăn cho nhân viên trong quá trình làm việc. Tình hình nhân viên còn chưa ổn định qua các năm, việc thay đổi nhân viên còn diễn ra nhiều, việc này dẫn đến nhân viên làm việc kém hiệu quả do phải mất thời gian làm quen với công việc. 5.1.2 Nhận xét về tình hình tiêu thụ Lợi nhuận qua các năm của công ty đều tăng do công ty có nhiều khách hàng thân thiết lâu năm và nhân viên bán hàng có nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó công ty có vị trí địa lý thuận lợi nằm ngay trung tâm thành phố nên thuận tiện cho việc bán hàng. Tuy nhiên những năm gần đây giá đầu vào của một số mặt hàng thuốc lá tăng nên giá bán cũng tăng lên và sản phẩm công ty bị cạnh tranh với các công ty khác. Đồng thời các chính sách tuyên truyền về tác hại của thuốc lá nên tình hình tiêu thụ của công ty giảm nhẹ so với các năm trước. Năm 2013 công ty nhận quá nhiều đơn đặt hàng vượt quá khả năng của công ty nên dễ dẫn tới chất lượng sản phẩm không đảm bảo do chạy hàng, làm mất uy tín công ty. Số phát sinh phải thu khách hàng trong kỳ là 31.350.000.000 đồng, khoản phải thu khách hàng đã thu hồi là 0 đồng, cuối tháng số tiền còn phải thu cuối kỳ là 41.350.000 đồng, số liệu trên cho thấy khả năng thu hồi khoản phải thu khách hàng của công ty chưa đạt hiệu quả. Công việc đối chiếu số liệu kế toán giữa các bộ phận không được thực hiện, việc đối chiếu công nợ phải thu không thường được thực hiện, chỉ thực hiện khi có khách hàng yêu cầu. 5.2 CÁC GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN - Về chứng từ: Công ty nên sắp xếp và phân loại chứng từ theo thời gian, nội dung kinh tế, việc luân chuyển, bàn giao chứng từ giữa các bộ phận phải rõ ràng, kịp thời để không bị ảnh hưởng đến việc nộp chậm trễ các báo cáo, tờ khai thuế. Chứng từ 58 phải có đầy đủ chữ ký của người giao hàng và thủ kho khi tiến hành xuất và nhập hàng để tránh vấn đề tranh chấp trong việc giao nhận hàng. - Về sổ sách: Việc chi tiền, thu tiền, mua hàng, bán hàng là hoạt động xảy ra khá thường xuyên, Công ty nên lập thêm Nhật ký chi tiền, thu tiền, mua hàng, bán hàng ngoài việc chỉ lập nhật ký chung và sổ chi tiết theo dõi doanh thu. Kết thúc kỳ kế toán công ty nên in trang bìa và đóng những sổ có nội dung kinh tế giống nhau, ghi rõ nội dung và thời gian ở bìa và lưu trữ cẩn thận, để dễ cho việc tìm kiếm. - Về bộ máy tổ chức: Công ty cần phải cập nhật các phần mềm kế toán hiện đại và hoàn thiện hơn nữa để giúp công việc ngày càng phát triển. Cần thay đổi hệ thống cài đặt máy tính để công việc của tất cả các bộ phận đều đạt hiệu quả cao. Khi cài đặt phần mềm công ty nên cài đặt thêm chế độ quyền truy cập, sửa đổi thông tin trong phần mềm của từng nhân viên trong phòng kế toán, tránh trường hợp sửa sổ, gian lận. Bên cạnh việc sử dụng phần mềm em kiến nghị công ty nên thực hiện công tác kế toán thủ công song song với phần mềm, đến cuối kỳ đối chiếu giữa sổ sách thủ công và phần mềm để đảm bảo tính chính xác, không nên quá phụ thuộc vào phần mềm đối với một vài khâu có tính chất đối chiếu như công nợ, phải thu, phải trả, xuất nhập hàng để tiến hành đối chiếu mỗi cuối tháng. 5.3 CÁC GIẢI PHÁP VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ NÂNG CAO LỢI NHUẬN - Công ty nên đầu tư kinh phí đào tạo cán bộ, nâng cao chuyên môn cho các bộ phận, nhất là bộ phận Kế hoạch và phát triển thị trường về chuyên môn Marketing để nâng cao khả năng thâm nhập vào thị trường của công ty được tốt hơn. Công ty nên tổ chức các khóa học nghiệp vụ, khuyến khích nhân viên nâng cao trình độ nhận thức về kinh tế cũng như về mặt chính trị. Bên cạnh đó cần phải quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần, cải tiến nâng cao chế độ tiền lương, khen thưởng nhằm động viên khuyến khích người lao động tăng năng suất, hiệu quả công tác. 59 - Phải chú trọng đến các khoản phải thu để có biện pháp thu hồi công nợ tránh tình trạng bị thất thoát, chiếm dụng vốn. - Thường xuyên theo dõi, đối chiếu bảng báo cáo công nợ và sổ chi tiết phải thu khách hàng để kịp thời phát hiện sai lệch để có biện pháp xử lý. - Thực hiện chiết khấu thanh toán, khuyến mãi cho các khách hàng thanh toán sớm để khuyến khích khách hàng thanh toán. Đối với khách hàng ứng trước tiền hàng doanh nghiệp nên cho khách hàng được hưởng lãi trên phần tiền ứng trước theo lãi ngân hàng để khuyến khích khách hàng. - Công ty nên phân loại khách hàng để có những ưu đãi đối với khách hàng lớn và khách hàng tiềm năng đồng thời có biện pháp thu hồi nợ đối vói khách hàng thanh toán chậm, cụ thể: + Khách hàng lâu năm, giá trị hàng mua lớn, thanh toán đúng hạn: Thực hiện các ưu đãi như thường khuyến mãi, chiết khấu, tặng quà... để hợp tác lâu dài. + Khách hàng mới: Thực hiện thẩm định, kiểm tra khả năng tài chính, nếu là khách hàng tiềm năng công ty thực hiện khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng để lôi kéo khách hàng. + Khách hàng thường xuyên thanh toán chậm so với thời hạn: Phải có biện pháp thu hồi vốn nhanh. Thực hiện việc gửi bảng đối chiếu công nợ khi đến hạn đối với các khách hàng thường xuyên trả chậm để nhắc nhở. Xác định thời điểm bán chịu và có điều kiện ràng buộc nếu cần thiết, suy xét xem có tiếp tục cung cấp hàng hay không đối với khách hàng có nguy cơ mất khả năng thanh toán. + Khách hàng thông thường: Cần tăng cường công tác điều tra thẩm định khách hàng trước khi bán hàng, đánh giá đúng năng lực khách hàng nhằm giảm rủi ro về công nợ, tránh tình trạng nợ bị chiếm dụng quá lâu sẽ trở thành khoản nợ khó đòi. 60 - Công ty nên tìm hiểu thật sâu sắc nhu cầu của khách hàng trong giai đoạn hiện nay và xu hướng sắp tới để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó công ty nên tìm hiểu về mức độ nhận biết, quan tâm và nhu cầu của khách hàng đối với công ty bằng cách liên kết với các công ty nghiên cứu thị trường. Trên cơ sở đó tìm ra những phương thức quảng bá và phân phối những sản phẩm ưa chuộng đến những thị trường riêng biệt cho người tiêu dùng. - Công ty nên đầu tư phương tiện vận chuyển, mặt dù trong năm 2013 công ty đã áp dụng hình thức nhận hàng tại kho để tiết kiệm chi phí nhưng hình thức này một mặt nào đó sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty với đối thủ cạnh tranh. Em kiến nghị công ty nên tiếp tục thực hiện việc giao hàng như trước đồng thời đầu tư phương tiện vận chuyển để tiết kiệm chi phí thuê vận chuyển. - Công ty nên kiểm soát chi phí kinh doanh của công ty như tạo cho người lao động có ý thức tiết kiệm điện, nước, điện thoại,… Đồng thời đưa ra những quy định về việc tắt điện khi đã hoàn thành công việc và sử dụng lượng nước vừa đủ hay vệ sinh các thiết bị để tiết kiệm chi phí. Đồng thời một vài quy định về vấn đề bảo quản công cụ dụng cụ đã phân phối cho từng bộ phận và cá nhân để tăng tinh thần trách nhiệm của các nhân viên làm việc và giúp giảm kinh phí sửa chữa tại Công ty. - Đối với các tỉnh có số lượng tiêu thụ còn thấp như Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Công ty nên tập trung tìm hiểu thêm tình hình bán lẻ tại các thị trường này, cũng như tìm ra các chiến lược kinh doanh tốt hơn để nâng cao tình hình tiêu thụ, tìm ra được thị trường có tiềm năng giúp tình hình tiêu thụ tại Công ty được tốt hơn. 61 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Qua công tác kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm và 6 tháng có thể thấy lợi nhuận của công ty tăng giảm không đều qua các năm nhưng mức lợi nhuận cũng khá cao, chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả. Đây là kết quả làm việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn trong ngành, cùng với sự nhiệt tình năng nổ trong công việc. Nhìn chung, công tác kế toán của Công ty từ khâu quản lý, điều hành đến khâu thực hiện thì việc hoạt động kinh doanh hàng hóa của Công ty đã được xem là ổn định. Tuy nhiên Công ty cũng còn một số hạn chế cần khắc phục như chưa chú trọng đến công tác việc marketing sản phẩm, quản lý sổ sách chứng từ và theo dõi các khoản nợ trong công ty đẩy nhanh quá trình thu hồi nợ. Do đó những thuận lợi đang có Công ty cần cố gắng phát huy và khắc phục những hạn chế còn tồn tại để năng cao hiệu quả hoạt động của Công ty trong tương lai. Để đạt được mục tiêu là tăng lợi nhuận, đề tài đã khái quát lên phần nào những mặt hạn chế và mặt đạt được tại đơn vị, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Từ đó ban quản lý công ty có thể chọn cho đơn vị mình những chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp và thu được lợi nhuận một cách tối ưu. 6.2 KIẾN NGHỊ Nhà nước cần có giải pháp tiếp tục giảm lãi suất cho vay và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tạo môi trường cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Nhà nước nên có biện pháp ngăn chặn các sản phẩm nhập lậu từ nước khác vào thị trường Việt Nam. 62 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thanh Nguyệt - Trần Ái Kết, 1997. Quản trị tài chính. Tủ sách Đại học Cần Thơ. 2. Phan Đức Dũng, 2010. Kế toán tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê. 3. Đặng Thị Mỹ Hạnh 2014. Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh tại công ty cổ phần xây dựng thương mại Trường Thành. Luận văn Đại học. Đại học CầnThơ. 4. Phạm Quang Trung, 2009. Quản trị tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân. 5. Ngô Thế Chi và Trương Thị Thủy, 2006. Giáo trình kế toán tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài Chính. 6. Bộ Tài Chính, 2006. Chế độ kế toán doanh nghiệp, quyển 2, Báo cáo tài chính chứng từ và sổ kế toán. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài Chính. 7. Võ Văn Nhị, 133 Sơ đồ kế toán doanh nghiệp. Nhà xuất bản Lao Động. 64 65 [...]... tình hình tiêu thụ tại công ty - Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của công ty - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm và tăng lợi nhuận cho công ty 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài Kế toán tiêu thụ và phân tích tình hình tiêu thụ được thực hiện tại Công ty Cổ phần Quốc Việt, ... Mục tiêu chung Kế toán tiêu thụ và phân tích tình hình tiêu thụ của Công ty Cổ phần Quốc Việt thông qua việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm giữa thực tế và 12 kế hoạch, lợi nhuận theo từng hoạt động của công ty và các chỉ số tài chính nhằm đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của công ty 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá kế toán tiêu thụ và phân tích tình. .. sinh tại đại lý và các điểm bán lẻ Bên cạnh đó còn tìm kiếm thêm một số thị trường mới có tiềm năng trên thị trường 3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán bán hàng Kế toán thanh toán và công nợ Thủ quỹ Nguồn: Trích từ phòng kế toán công ty cổ phần Quốc Việt Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty 3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán - Công ty áp... LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC VIỆT TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013 4.1 KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM 4.1.1 Nội dung kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty Công ty chủ yếu đang áp dụng phương thức bán hàng trực tiếp cho khách hàng, chuyển hàng theo hợp đồng và tiêu thụ qua các đại lý Công ty thu tiền mặt nếu bán hàng trực tiếp và thu bằng chuyển khoản nếu bán hàng qua điện thoại a Chứng từ và sổ sách -... Công ty cổ phần Quốc Việt Giai đoạn đầu khi bước vào hoạt động kinh doanh Công ty gặp không ít khó khăn, nhưng qua một thời gian hoạt động Công ty đã đi vào hoạt động Thông ty về Công ty cổ phần Quốc Việt - Tên công ty: Công ty cổ phần Quốc Việt - Tên giao dịch: Quoc Viet Joint-stock Company - Loại hình pháp lý: Công ty cổ phần - Lĩnh vực kinh doanh: thương mại - Địa chỉ: 32 Ngô Quyền, Phường Tân An,... tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế toán tiêu thụ và phân tích tình hình tiêu thụ của Công ty Cổ phần Quốc Việt qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 13 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Kế toán tiêu thụ thành phẩm 2.1.1.1 Khái niệm và vai trò của tiêu thụ - Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất Đó là việc... tiêu thụ và phân tích tình hình tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Quốc Việt ” để làm đề tài luận văn cho mình Thông qua đề tài này tôi có thể vận dụng những kiến thức đã có để so sánh và áp dụng vào điều kiện kinh doanh thực tế tại Công ty cổ phần Quốc Việt, nhằm rút ra những kiến thức cần thiết giúp cho việc điều hành, sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp đạt một cách hiệu quả nhất 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU... liệu thứ cấp: từ phòng kế toán của Công ty cổ phần Quốc Việt Số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp nhân viên kế toán 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối để đánh giá kết quả, xu hướng biến động của lợi nhuận tại công ty So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phântích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế Kết quả so sánh biểu... chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích F0: Là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc - Dùng phương pháp thống kê mô tả để tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty - Dùng phương pháp tổng hợp và suy luận để đưa ra giải pháp nhằm giúp công ty tăng lợi nhuận 26 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC VIỆT 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Công ty Cổ phần Quốc Việt tọa lạc tại số 32 Ngô Quyền, Phường... 3.3.1 Bộ máy quản lý của Công ty Giám Đốc Phòng kinh doanh Kho Phòng kế toán Vận Chuyển Phòng kế hoạch & Phát triển thị trường Giám sát và phát triển thị trường Nguồn: Trích từ phòng kế toán công ty cổ phần Quốc Việt Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận - Giám đốc Là người đại diện theo pháp luật của công ty, lãnh đạo điều hành công việc, chịu trách nhiệm

Ngày đăng: 30/09/2015, 17:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan