CÂU hổi và đáp án PHỎNG vấn TÌNH HUỐNG KHỐI mầm NON

28 2.8K 4
CÂU hổi và đáp án PHỎNG vấn TÌNH HUỐNG KHỐI mầm NON

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... cần) + Trờng hợp giáo viên, cán y tế sơ cứu đợc, phải chuyển trẻ thật nhanh tới sở y tế gần Đề số Câu hỏi 1: Theo bạn, ngời giáo viên trờng mầm non có quyền gì? Đáp án: + Quyền đợc đảm bảo điều... sóc, giáo dục trẻ cho bậc cha mẹ cộng đồng Câu hỏi 2: Xử lý tình huống: Trong ngủ tra trẻ lớp, lúc cô giáo không để ý, cháu lấy thạch rau câu giấu cô từ sáng túi quần để ăn, cháu nuốt vội nghẹn,... nuôi dỡng giáo dục trẻ theo chơng trình giáo dục mầm non lớp thật tốt Đề số 4: Câu hỏi 1: Bạn nêu hành vi ngời giáo viên không đợc làm trờng mầm non? + Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân

CÂU HỔI VÀ ĐÁP ÁN PHỎNG VẤN TÌNH HUỐNG KHỐI MẦM NON PHẦN I: CÂU HỔI VÀ ĐÁP ÁN PHỎNG VẤN TÌNH HUỐNG PHẦN II: CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH GDMN PHẦN III: ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM ==============++++============= PHẦN I: CÂU HỔI VÀ ĐÁP ÁN PHỎNG VẤN TÌNH HUỐNG Đề 1: - Anh (Chị) hãy nêu nhiệm vụ của người giáo viên tại điều 35 trong điều lệ trường mầm non 2008? (40 điểm) Đề 2: - Anh (Chị) hãy nêu nội dung chế độ chăm sóc trẻ ngủ tại trường Mầm non trong điều 25 quy chế nuôi dạy trẻ?(40 điểm) Đề 3: - Anh (Chị) hãy trình bày quyền của giáo viên được quy định tại điều 37 - Điều lệ trường mầm non năm 2008? (40 điểm) Đề 4: - Anh (Chị) hãy nêu chế độ nhận và đón trẻ được quy định tại nội dung quy chế nuôi dạy trẻ? (40 điểm) Đề 5: - Anh (Chị) hãy nêu chế độ trả trẻ được quy định tại nội dung quy chế nuôi dạy trẻ? (40 điểm) Đề 6: - Anh (Chị) hãy nêu nội dung phòng ngộ độc (thức ăn, nước uống, thuốc) được quy định trong quy chế nuôi dạy trẻ? (40 điểm) Đề 7: - Anh (Chị) hãy nêu chế độ vệ sinh phòng trẻ được quy định tại quy chế nuôi dạy trẻ? (40 điểm) Đề 8: - Anh (Chị) hãy nêu những hành vi giáo viên không được làm, được quy định tại điều 40 điều lệ trường mầm non 2008? (40 điểm) Đề 9: - Anh (Chị) hãy nêu nội dung hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở điều 24, điều lệ trường mầm non 2008? (40 điểm) Đề 10: - Anh (Chị) hãy nêu nội dung phòng tránh hóc sặc được quy định trong quy chế nuôi dạy trẻ? (40 điểm) Đề 11: - Anh (Chị) hãy nêu nội dung phòng tránh tai nạn gây chấn thương được quy định trong quy chế nuôi dạy trẻ? (40 điểm) Đề 12: - Anh (Chị) hãy nêu nội dung phòng bỏng được quy định trong quy chế nuôi dạy trẻ? (40 điểm) Đề 13: - Anh (Chị) hãy nêu nội dung phòng chết đuối, thất lạc được quy định trong quy chế nuôi dạy trẻ? (40 điểm) 1 Đề 14: - Anh (Chị) hãy nêu chế độ chăm sóc sức khoẻ trẻ được quy định tại điều 26 trong quy chế nuôi dạy trẻ? (40 điểm) Đề 15: - Anh (Chị) hãy nêu chế độ dạy trẻ được quy định tại điều 31 trong quy chế nuôi dạy trẻ? (40 điểm) Điều 16: - Anh (Chị) hãy nêu nội dung kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa tuổi mầm non được quy định tại điều 6 của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non? (40 điểm) Đề 17: - Anh (Chị) hãy nêu các tiêu chí trong kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ được quy định tại điều 7 của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non? (40 điểm) Đề 18: - Anh (Chị) hãy nêu các tiêu chí trong kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng được quy định tại điều 7 của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non? (40 điểm) Đề 19: - Anh (Chị) hãy nêu quyền của trẻ em và chính sách đối với trẻ em tại điều 43, trong điều lệ trường mầm non 2008? (40 điểm) Đề 20: - Anh (Chị) hãy nêu nhiệm vụ của trẻ em tại điều 44, trong điều lệ trường mầm non 2008? (40 điểm) Đề 21: - Anh (Chị) hãy nêu chế độ chăm sóc sức khoẻ trẻ được quy định tại điều 26 trong quy chế nuôi dạy trẻ? (40 điểm) Đề 22: - Anh (Chị) hãy nêu những hành vi giáo viên không được làm, được quy định tại điều lệ trường mầm non 2008? (40 điểm) ĐÁP ÁN CÂU HỎI PHỎNG VẤN TÌNH HUỐNG Đề 1: 1. Nhiệm vụ của người giáo viên tại điều 35 trong điều lệ trường mầm non 2008: (40 điểm) - Bảo vệ an toàn sức khoẻ, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. - Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh giá và quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. - Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; G¬ương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp. - Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em. 2 - Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hoá; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. - Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng. 2. Trong khi tổ chức hoạt động cho trẻ tại lớp, có cháu không thực hiện theo yêu cầu của cô xử lý tình huống này như thế nào? (30 điểm) - Nếu do trẻ mệt, giáo viên có thể cho trẻ vào góc riêng nghỉ ngơi. - Nếu do trẻ không tập trung chú ý, giáo viên có thể sử dụng trò chơi, bài hát, câu hỏi phù hợp với nội dung bài dạy để thu hút trẻ hướng trẻ vào hoạt động chung. - Nếu do nội dung hoạt động không hấp dẫn trẻ, giáo viên có thể cho trẻ hoạt động khác nếu không ảnh hưởng đến các bạn. 3. Anh (chị) nêu nội dung tổ chức hoạt động ngoài trời?(30 điểm) - Hoạt động có mục đích - Trò chơi vận động - Chơi theo ý thích Đề 2: 1. Nội dung chế độ chăm sóc trẻ ngủ tại trường Mầm non trong điều 25 quy chế nuôi dạy trẻ: (40 điểm) Điều 25. Chế độ chăm sóc trẻ ngủ - Phải bảo đảm cho trẻ ban ngày được ngủ đủ giấc và đủ giờ. Tập cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ. - Phòng ngủ phải thoáng mát (mùa đông phải ấm), yên tĩnh, bớt ánh sáng khi trẻ ngủ. Không cho trẻ nằm ngủ trên chiếu trải trực tiếp trên nền nhà, không nằm ngủ dưới quạt, cô phải điều khiển tốc độ quạt phù hợp với thời tiết. - Mỗi trẻ có một gối và có chăn đắp cho trẻ đủ ấm vào mùa đông 2. Trong lớp có một cháu rất bướng bỉnh, hay tranh giành đồ chơi thích giữ đồ chơi để chơi một mình, cô xử lý thế nào? (30 điểm) - Tìm hiểu nguyên nhân - Cô phân tích cho trẻ hiểu đồ chơi ở lớp là đồ chơi chung, tất cả các bạn đều được chơi và khi chơi thì các bạn nên chơi cùng nhau và nhường nhịn nhau - Cô thường xuyên quan sát, gần gũi động viên trẻ, dành thời gian chơi với trẻ và đưa trẻ vào chơi cùng với các bạn. 3. Theo anh ( chị ) mục tiêu giáo dục trẻ nhà trẻ gồm mấy lĩnh vực ? Là những lĩnh vực phát triển nào? Gồm 4 lĩnh vực phát triển: 1. Giáo dục phát triển thể chất 2. Giáo dục phát triển nhận thức 3. Giáo dục phát triển ngôn ngữ 4. Giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ Đề 3: 1. Quyền của giáo viên được quy định tại điều 37 - Điều lệ trường mầm non năm 2008: (40 điểm) 3 Điều 37. Quyền của giáo viên và nhân viên - Được đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. - Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo. - Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự. - Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Một số phụ huynh trong lớp đề nghị cô giáo dạy trẻ trước chương trình lớp 1: dạy trẻ đọc và viết, nếu bạn là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào? (30 điểm) */ Giáo viên giải thích cho phụ huynh việc dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ không có lợi vì: - Dạy trẻ đọc, viết sớm chưa phù hợp với tâm, sinh lý của trẻ vì trẻ mầm non hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi. - Nếu trẻ được học trước, trong quá trình học lớp 1 trẻ sẽ chủ quan, nhàm chán, không tập trung. - Giáo viên mầm non không có chuyên môn dạy chương trình của tiểu học nên kết quả sẽ không cao - Chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi đã đáp ứng được về kiến thức, kỹ năng và chuẩn bị tâm thế cho trẻ sẵn sàng đi học lớp 1. 3. Theo anh ( chị ) mục tiêu giáo dục trẻ mẫu giáo gồm mấy lĩnh vực? Là những lĩnh vực phát triển nào? (30điểm) Gồm 5 lĩnh vực giáo dục phát triển: 1. Giáo dục phát triển thể chất 2. Giáo dục phát triển nhận thức 3. Giáo dục phát triển ngôn ngữ 4. Giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội 5. Giáo dục phát triển thẩm mĩ Đề 4: 1. Chế độ nhận và đón trẻ được quy định tại nội dung quy chế nuôi dạy trẻ: (40 điểm) - Nhà trường phải có sổ danh bạ ghi rõ tên, ngày sinh của trẻ, tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, điện thoại của bố mẹ, ngày vào và ngày ra trường. - Mỗi nhóm lớp phải có danh sách trẻ với đầy đủ tên, tuổi, ngày sinh, ngày vào lớp và chuyển lớp - Cô trực phải đến trước giờ đón trẻ ít nhất 15 phút. Mở cửa cho thông thoáng. Làm vệ sinh và sắp xếp mọi đồ dùng trong lớp hợp lý để sẵn sàng đón trẻ Chuẩn bị sẵn nước uống, nước dùng vệ sinh cho trẻ. Nước uống lấy vào buổi sáng, không dùng nước cũ hôm trước, mùa đông nhất thiết phải có nước ấm để uống và sử dụng - Đón trẻ ở cửa lớp học, thái độ niềm nở, ân cần đối với gia đình, nhẹ nhàng âu yếm đối với trẻ và cô cần biết tình hình sức khoẻ của trẻ khi trẻ đến trường 4 - Trẻ sức khoẻ bình thường mới được nhận vào nhóm. - Trẻ bị bệnh dịch (sởi, thuỷ đậu, quai bị, ho gà...) sốt cao hoặc có triệu chứng bất thường cần được trả lại gia đình chăm sóc và kịp thời đưa trẻ đi khám bệnh. - Đồ dùng của trẻ cần được cô kiểm tra khi nhận trẻ để giao lại đủ khi trả trẻ, tránh nhầm lẫn. Không cho trẻ mang đến lớp những đồ dễ gây tai nạn (Kim băng, ngòi bút, đinh, hạt…) Nhắc phụ huynh không đeo đồ trang sức đắt tiền cho trẻ Sau giờ đón: điểm danh trẻ, báo ăn 2. Trong giờ ăn có một cháu bị hóc xương cá, bạn sẽ xử lý như thế nào? (30 điểm) - Báo ngay cho cán bộ y tế, cho ban giám hiệu - Nên đưa trẻ đến bệnh viện - Không nên chữa mẹo, moi tay vào cổ họng trẻ. 3. Anh (chị) hãy liệt kê chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở lớp? (30 điểm) Chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở lớp gồm: 1. Đón trẻ, thể dục sáng, điểm danh 2. Hoạt động học 3. Chơi, hoạt động ở các góc 4. Chơi, hoạt động ngoài trời 5. Ăn, ngủ, vệ sinh (vệ sinh, ăn trưa; ngủ trưa, ăn phụ) 6. Chơi và hoạt động buổi chiều 7. Trả trẻ Đề 5: 1. Chế độ trả trẻ được quy định tại nội dung quy chế nuôi dạy trẻ: (40 điểm) - Trả trẻ theo giờ giấc đã quy định của nhà trường - Không trả trẻ cho người lạ hoặc trẻ em chưa đủ trách nhiệm và khả năng bảo vệ trẻ . - Trả trẻ sau khi trẻ đã ăn uống và làm vệ sinh cá nhân đầy đủ. - Cần phản ánh rõ cho gia đình tình hình của trẻ khi có những bất thường xảy ra cho trẻ trong ngày ở lớp để gia đình tiếp tục chăm sóc ở nhà. Giao tận tay đủ số đồ dùng đã gửi - Trường hợp gia đình đến đón quá muộn, nhà trường cần phân công cô giáo ở lại trả trẻ chu đáo. 2. Trong giờ trả trẻ có một trẻ bị thất lạc, bạn sẽ xử trí thế nào? (30 điểm) - Giáo viên báo ngay cho ban giám hiệu cùng kết hợp với các lực lượng an ninh, các phương tiện truyền thông cùng phối hợp để tìm trẻ một cách nhanh nhất. - Thông báo cho phụ huynh để cùng kết hợp tìm kiếm 3. Anh (chị) hãy nêu nội dung phối hợp giữa nhà trường, giáo viên với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ? (30 điểm) Gồm 4 nội dung phối hợp giữa nhà trường, giáo viên với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ 1. Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ 2. Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ 3. Phối hợp kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc – giáo dục trẻ của trường/ lớp mầm non 5 4. Tham gia xây dựng CSVC Đề 6: 1. Nội dung phòng ngộ độc (thức ăn, nước uống, thuốc) được quy định trong quy chế nuôi dạy trẻ: (40 điểm) - Không cho trẻ ăn thức ăn sống, kém phẩm chất, ôi thiu. Thức ăn phải cất, đậy cẩn thận, vệ sinh. Nhà trường phải ký hợp đồng mua thực phẩm sạch với các nhà cung cấp tin cậy, có địa chỉ rõ ràng. - Không dùng đồ chơi, dụng cụ đựng thức ăn làm bằng nguyên liệu có thể gây độc cho trẻ. - Cho trẻ dùng thuốc phải đúng hướng dẫn của y tế về liều lượng, thời gian và cách cho uống. - Tủ thuốc nhà trẻ phải đặt ở cao, ngoài tầm với của trẻ, các lọ thuốc phải có dán nhãn ghi rõ tên thuốc, công dụng, liều lượng và hạn sử dụng. Thuốc uống không được để chung với thuốc dùng ngoài. - Diêm, xà phòng, thuốc sát trùng chỉ được để ở nơi quy định trẻ không lấy được. - Giáo viên, Cán bộ, công nhân viên không được đưa thuốc của mình dùng hoặc các loại thuốc khác như thuốc bả chuột, dung dịch sát trùng, hóa chất, mỹ phẩm có hại vài lớp. 2. Có một phụ huynh trong lớp gửi thuốc kháng sinh nhờ cô giáo cho trẻ uống, nếu bạn là giáo viên ở lớp đó bạn sẽ xử lý như thế nào? (30 điểm) - Cô nên giải thích cho phụ huynh biết: Nhà trường không được phép nhận thuốc kháng sinh. - Nhà trường chỉ nhận các loại thuốc cảm, thuốc ho thông thường cho cháu uống tại lớp (Tiếp tục uống sau khi đã điều trị khỏi bệnh ở nhà) - Các loại thuốc thông thường gửi phụ huynh phải ghi rõ tên thuốc, liều lượng, thời gian uống và ký vào sổ nhật ký đón trả. Phụ huynh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc cho con sử dụng các loại thuốc này. 3. Anh (chị) nêu hoạt động chủ đạo lứa tuổi nhà trẻ? Hoạt động chủ đạo lứa tuổi mẫu giáo? (30 điểm) - Hoạt động chủ đạo lứa tuổi nhà trẻ là: Hoạt động với đồ vật - Hoạt động chủ đạo lứa tuổi mẫu giáo là: Hoạt động vui chơi Đề 7: 1. Chế độ vệ sinh phòng trẻ được quy định tại quy chế nuôi dạy trẻ: (40 điểm) - Hàng ngày phải thực hiện vệ sinh: - Quét và lau nhà 3 lần (trước giờ đón, sau 2 bữa ăn). - Lau bàn ghế bằng khăn ẩm. Thông thoáng phòng trước giờ đón, giờ ngủ của trẻ. - Khăn mặt phải được giặt, sấy khô phơi nắng hàng ngày. - Đồ dùng, dụng cụ trong phòng vệ sinh như chổi, tải (khăn) lau nhà, bàn chải phải dùng riêng. - Có lịch vệ sinh hàng tuần - Tổng vệ toàn trường 1 tuần 1 lần + Khơi thông cống rãnh. 6 + Vệ sinh hành lang, phòng họp, các phòng làm việc, phòng y tế… + Quét, lau mạng nhện, bụi cánh cửa, nóc tủ, quạt điện. + Giặt chiếu, áo gối, phơi chăn + Rửa đồ chơi và phơi nắng... 2. Có một trẻ trong giờ hoạt động góc, trẻ chỉ thích chơi mãi ở một nhóm chơi, nếu bạn là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử lý như thế nào? (30 điểm) */ Giáo viên nên tìm hiểu nguyên nhân: - Nếu kỹ năng chơi của trẻ nghèo nàn thì giáo viên cung cấp kỹ năng chơi cho trẻ bằng cách cô chơi cùng trẻ với đồ dùng đồ chơi có sự chuẩn bị kỹ để trẻ có kỹ năng qua chơi - Nếu trẻ chỉ thích chơi cùng nhóm bạn hoặc cùng góc chơi thì giáo viên cần bao quát hướng trẻ trong việc phân vai, nhận vai chơi. - Giới thiệu nội dung chơi, đồ chơi mới ở các góc chơi khác để thu hút trẻ. 3. Anh (chị) nêu cấu trúc tổ chức một giờ hoạt động học? (30 điểm) Cấu trúc tổ chức một giờ hoạt động học gồm 3 phần Phần 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú Phần 2: Dạy bài mới Phần 3: Luyện tập, củng cố Đề 8: 1. Những hành vi giáo viên không được làm, được quy định tại điều 40 điều lệ trường mầm non 2008: (40 điểm) a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp; b) Xuyên tạc nội dung giáo dục; c) Bỏ giờ; Bỏ buổi dạy; Tuỳ tiện cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục; d) Đối xử không công bằng đối với trẻ em; e) Ép buộc trẻ học thêm để thu tiền; f) Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em; Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. 2. Trong giờ hoạt động ngoài trời có một trẻ bị ngã chảy máu, nếu là giáo viên ở lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) - Đưa trẻ vào phòng y tế, phối hợp với đồng chí y tế sơ cứu tại chỗ. - Nếu nặng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để xử lí. - Gọi điện báo với phụ huynh về tình trạng của trẻ để phối hợp giải quyết. 3. Anh (chị) nêu các bước cơ bản tiến hành 1 giờ hoạt động học tạo hình theo mẫu - Quan sát, phân tích mẫu - Giáo viên làm mẫu - Trẻ thực hiện - Nhận xét sản phẩm Đề 9: 1. Nội dung hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở điều 24, điều lệ trường mầm non 2008: (40 điểm) - Việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ được tiến hành thông qua các hoạt động theo quy định của chương trình giáo dục mầm non. -. Hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ bao gồm: chăm sóc dinh dưỡng; chăm sóc giấc ngủ; chăm sóc vệ sinh; chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an toàn. 7 - Hoạt động giáo dục trẻ bao gồm: hoạt động chơi; hoạt động học; hoạt động lao động; hoạt động ngày hội, ngày lễ. - Hoạt động giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường, nhà trẻ tuân theo Quy định về giáo dục trẻ em tàn tật, khuyết tật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ còn thông qua hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho các cha mẹ trẻ và cộng đồng. 2. Trong lớp có một trẻ đến giờ ăn không chịu ăn các loại thịt mà chỉ ăn cơm với canh, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) - Tìm hiểu nguyên nhân qua phụ huynh học sinh, qua theo dõi các bữa ăn của trẻ tại lớp. - Trò chuyện cùng trẻ hoặc một nhóm trẻ về các món ăn có thịt, lợi ích của món ăn với cơ thể. - Tổ chức và động viên trẻ tham gia vào các hoạt động Bé tập làm nội trợ chế biến các món ăn từ thịt: làm nem, phở cuốn… - Đến bữa ăn, cô giới thiệu món ăn, động viên trẻ ăn ít một. - Phối hợp với phụ huynh chế biến món ăn khác từ thịt tập cho trẻ ăn từ ít. đến nhiều. 3. Anh (chị) nêu các bước cơ bản tiến hành 1 giờ hoạt động học cho trẻ làm quen với khái niệm toán ( tiết lập số mới tiết 1) - Ôn nhóm số lượng, chữ số cũ - Lập số mới ( giới thiệu nhóm số, số lượng mới, chữ số mới) - Luyện tập: Tìm nhóm số có số lượng bằng số vừa học, tạo các nhóm có số lượng theo yêu cầu. Đề 10: 1. Nội dung phòng tránh hóc sặc được quy định trong quy chế nuôi dạy trẻ: (40 điểm) - Thức ăn cho trẻ phải nhặt bỏ hết vỏ, xương và có chế độ loãng, đặc, nhỏ, nhừ theo chế độ ăn của từng lứa tuổi. - Cho trẻ ăn các loại trái cây có hạt phải tách bỏ hạt trước và theo dõi khi trẻ ăn. - Không cho trẻ ăn uống khi trẻ nằm khóc, đang khóc, đang buồn ngủ, đang ho. - Cấm bịt mũi trẻ , cấm dùng thìa ngáng miệng trẻ để đổ thức ăn, ép trẻ nuốt. - Không cho trẻ mang theo những đồ vật nhỏ, những hạt dễ nuốt. Khi trẻ chơi những đồ vật nhỏ phải có cô theo dõi, nhắc nhở để đảm bảo an toàn cho trẻ. 2. Khi tổ chức giờ ngủ trưa, có một trẻ thường xuyên khó ngủ, không ngủ trưa, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) - Cho trẻ nằm gần cô giáo để tiện quan sát - Giáo viên tạo cho trẻ một không khí yên tĩnh tuyệt đối, một chỗ ngủ rộng rãi, tương đối riêng biệt. - Trước giờ ngủ cho trẻ nghỉ ngơi, nhẹ nhàng cô kể chuyện cho trẻ nghe để trẻ vào giấc ngủ. 3. Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời, bạn cần chuẩn bị những vấn đề gì? - Mũ, trang phục cho trẻ - Những đồ dùng, đồ chơi cần thiết phải dùng khi tổ chức hoạt động ngoài trời - Hệ thống câu hỏi đàm thoại cho nội dung quan sát có chủ đích Đề 11: 8 1. Nội dung phòng tránh tai nạn gây chấn thương được quy định trong quy chế nuôi dạy trẻ: (40 điểm) - Thường xuyên kiểm tra nhà cửa, đồ dùng, đồ chơi của trẻ, chỗ nào hỏng phải được sửa chữa ngay, có bảo đảm an toàn mới được sử dụng cho trẻ. - Cửa sổ phải có móc cố định. Cửa sổ, hành lang trên cao phải có chấn song, khoảng cách giữa các chấn song dưới 15cm và đặt song song theo chiều thẳng đứng - Không cho trẻ chơi những đồ dùng có thể gây chấn thương như dao, kéo, thuỷ tinh, đồ vật nhọn. 2. Trong giờ hoạt động ngoài trời có một trẻ bị ngã gẫy tay, nếu là giáo viên ở lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) - Cô giáo cần phải cho trẻ nằm cố định, tách trẻ ra khỏi các bạn. Cô động viên an ủi trẻ cho trẻ bình tĩnh và khỏi hoảng sợ, báo cho ban giám hiệu, y tế nhà trường biết. - Giữ chỗ xương gãy ở tư thế bất động bằng cách: dùng hai nẹp bằng gỗ hoặc thanh tre to bản, có chiều dài lớn hơn khoảng cách hai khớp lân cận, đặt sát vào hai bên xương gãy rồi dùng cuộn băng dài cuộn chặt hai miếng nẹp lại (suốt từ đầu này đến đầu kia của nẹp) và nhẹ nhàng đưa trẻ đến bệnh viện. 3. Tổ chức môi trường an toàn cho trẻ là: (30 điểm) - An toàn về thể lực, sức khoẻ. - An toàn về tâm lý. - An toàn về tính mạng Đề 12: 1. Nội dung phòng bỏng được quy định trong quy chế nuôi dạy trẻ: (40 điểm) - Trước khi cho trẻ ăn uống phải kiểm tra độ nóng của thức ăn, nước uống, vừa ấm mới được mang vào lớp cho trẻ ăn. - Không cho trẻ chơi gần bếp, gần nơi chia cơm, nơi để nước uống, không để xoong cơm, canh, thức ăn nóng đến chia tại bàn trẻ. Đèn dầu, phích nước sôi phải để quá tầm với tay của trẻ. - Tuyệt đối không được đun nấu, là quần áo trong phòng của trẻ. Phòng của trẻ ở gần bếp phải có chắn ngăn cách. 2. Trong lớp có một trẻ bị sốt cao, nếu là giáo viên ở lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) - Đặt trẻ nằm nơi yên tĩnh, cho trẻ uống nước hoa quả, nước chè đường. - Cởi bớt quần áo, lau mình cho trẻ bằng nước ấm. Nếu trẻ toát mồ hôi cần thay quần áo và lau khô da, không nên chườm lạnh cho trẻ. - Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn để đề phòng trẻ bị co giật và báo ngay cho cha mẹ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế. 3. Anh (chị) nêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên gồm những lĩnh vực nào? (30 điểm) - Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống - Kiến thức - Kỹ năng sư phạm Đề 13: 9 1. Nội dung phòng chết đuối, thất lạc được quy định trong quy chế nuôi dạy trẻ: (40 điểm) - Trường Mầm non phải có tường rào, cổng, cửa chắc chắn. Sau giờ đón trẻ phải đóng kín cổng ra vào. - Giếng, bể nước phải có thành cao và có nắp đậy chắc chắn. - Cô không được đưa trẻ ra ao, ra giếng - Dẫn nhiều trẻ đi chơi ngoài trời phải có hai cô đi theo: 1 cô đi trước, 1 cô đi sau. - Phải quản lý trẻ chặt chẽ vào các giờ đón và trả, giờ đi chơi. 2. Ở lớp có một trẻ rất hay đánh bạn, nếu là giáo viên ở lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) - Giáo viên tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp cụ thể - Giải thích cho trẻ hiểu không nên đánh bạn vì đánh bạn là một hành vi xấu không nên làm, các bạn trong lớp phải chơi đoàn kết với nhau. - Nếu có việc gì cần cô giải quyết thì nên trình bày với cô để cô giúp đỡ. 3. Anh (chị) nêu những kiến thức giáo viên mầm non cần có: (30 điểm) - Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non - Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ mầm non - Kiến thức về phương pháp giáo dục mầm non - Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội liên quan đến giáo dục mầm non Đề 14: 1. Chế độ chăm sóc sức khoẻ trẻ được quy định tại điều 26 trong quy chế nuôi dạy trẻ: (40 điểm) - Những trẻ mệt hoặc có triệu chứng sức khoẻ không bình thường đột xuất phải được theo dõi và chăm sóc chu đáo. Nếu sốt cao thì chườm khăn ướt lên trán, cho uống nước mát, ăn nhẹ và uống thuốc theo hướng dẫn của y tế. Đồng thời thông báo cho gia đình biết để xử lý. - Nhà trẻ phải định kỳ cân cho trẻ và ghi vào biểu đồ tăng trưởng. Trẻ dưới 1 năm và trẻ suy dinh dưỡng: cân hàng tháng. Trẻ trên 1 năm: cân hàng quý. - Định kỳ khám kiểm tra sức khoẻ cho trẻ trung bình 2lần/năm. Phối kết hợp với y tế tổ chức tiêm chủng cho trẻ theo quy định chung của y tế. 2. Trong lớp có một trẻ đến giờ ăn không chịu rửa tay, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) */ Giáo viên tìm hiểu nguyên nhân: - Nếu trẻ chưa biết cách rửa tay giáo viên cần hướng dẫn trẻ và giải thích cho trẻ vì sao phải rửa tay trước khi ăn. - Giáo viên thường xuyên quan sát, nhắc nhở trẻ trước giờ ăn. - Động viên khích lệ trẻ để trẻ thực hiện nghiêm túc các quy định của lớp 3. Anh (chị) nêu những kỹ năng giáo viên mầm non cần có: - Lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ - Tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc trẻ - Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ - Quản lý lớp học - Giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh, cộng đồng 10 Đề 15: 1. Chế độ dạy trẻ được quy định tại điều 31 trong quy chế nuôi dạy trẻ? (40 điểm) - Nhà trẻ phải tạo điều kiện tổ chức, đôn đốc thực hiện và kiểm tra việc dạy trẻ theo chương trình cho các lứa tuổi do Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành. - Giáo viên phải nắm vững nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ. Hàng ngày, phải chuẩn bị bài và đồ dùng dụng cụ học tập đầy đủ cho cô và trẻ,. Chú ý tận dụng các yếu tố thiên nhiên (sân vườn, ánh nắng, cây cối, súc vật...) và tự làm thêm đồ chơi cho trẻ. - Nhà trường phải có chương trình dạy cả năm, từng lớp phải có chương trình dạy hàng tháng, hàng tuần. Giáo viên phải soạn bài trước khi dạy trẻ và theo dõi kết quả dạy trẻ để có sự điều chỉnh vào những lần dạy sau - Giám hiệu phụ trách về dạy của nhà trường phải có trách nhiệm đôn đốc trong toàn nhà trường về việc chuẩn bi, soạn bài và dạy trẻ - Bảo vệ sức khoẻ cho trẻ trong giờ học: không cho trẻ chơi quá sức, hát to quá nhiều, không để lâu ở một tư thế , không kể chuyện sợ hãi hoặc dọa nạt trẻ… - Bảo vệ an toàn và vệ sinh khi dạy cho trẻ, nhất là giờ thể dục , tổ chức các hoạt động ngoài trời, các trò chơi với thiên nhiên (cát, nước…) với những vật thật (hột, hạt, dao, kéo…). Không cho trẻ chơi với các đồ vật, đồ chơi dễ gây tai nạn. - Bảo đảm nội dung, mục đích giáo dục trẻ, không dạy trẻ những trò chơi, bài hát, câu nói, động tác… không hợp lứa tuổi, không có nội dung giáo dục tốt cho trẻ. 2. Khi có một trẻ bị bỏng nước sôi, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) - Giáo viên cần tách ngay trẻ ra khỏi chỗ nước gây bỏng - Rửa hoặc ngâm chỗ bị bỏng vào nước lạnh (sạch) để giảm độ nóng, tránh làm bẩn vết bỏng, giữ không để vỡ nốt phồng. - Nếu bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ có thể bôi dầu cá lên vết bỏng(nếu có), - Nếu bỏng nặng phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế. 3. Lựa chọn nội dung giáo dục của chủ đề trong chương trình giáo dục mầm non cần dựa vào đâu:(30 điểm) - Nội dung giáo dục trong chương trình theo độ tuổi - Dựa vào đặc điểm, khả năng của trẻ. - Dựa vào những sự kiện xảy ra trong xã hội Đề 16: 1. Nội dung kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa tuổi mầm non được quy định tại điều 6 của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non? (40 điểm) Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa tuổi mầm non. Bao gồm các tiêu chí sau: a. Hiểu biết về an toàn, phòng tránh và xử lý ban đầu các tai nạn thường gặp ở trẻ; b. Có kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ; c. Hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ; d. Có kiến thức về một số bệnh thường gặp ở trẻ, cách phòng bệnh và xử lý ban đầu. 11 2. Đến giờ ăn có một trẻ bị đánh đổ hết bát cơm có thức ăn mặn, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) - Giáo viên tuyệt đối không được trách phạt trẻ, cô phải động viên an ủi trẻ và thay cho trẻ bát cơm mới. - Theo quy chế tổ chức giờ ăn, giáo viên phải chia thừa một xuất thức ăn mặn đề phòng trẻ làm đổ cơm. - Nếu gáio viên không thực hiện đúng quy chế chia ăn thì ngay lập tức giáo viên phải đi xin bổ sung ngay cho trẻ. 3. Theo anh ( chị ) mục tiêu giáo dục trẻ nhà trẻ gồm mấy lĩnh vực ? Là những lĩnh vực phát triển nào? Gồm 4 lĩnh vực phát triển: 1. Giáo dục phát triển thể chất 2. Giáo dục phát triển nhận thức 3. Giáo dục phát triển ngôn ngữ 4. Giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ Đề 17: 1. Các tiêu chí trong kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ được quy định tại điều 7 của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non: (40 điểm) Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau: a. Biết tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ; b. Biết tổ chức môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp; c. Biết sö dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi (kể cả đồ dùng, đồ chơi tự làm) và các nguyên vật liệu vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ; d. Biết quan sát, đánh giá trẻ và có phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp. 2. Khi có một trẻ bị ốm, mệt nhưng phụ huynh cứ mang con đến lớp gửi, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) */ Cô giáo phải dựa vào tình hình thực tế sức khoẻ của trẻ: - Cô phải giải thích để phụ huynh đưa con bị ốm mệt về nhà chăm sóc (Trường mầm non chỉ nhận chăm sóc các cháu khoẻ mạnh) - Trường hợp đặc biệt chỉ mệt nhẹ (không có sốt) mà gia đình trẻ lại không có người trông và muốn được gửi con thì giáo viên có thể nhận trẻ nhưng phải theo dõi trẻ thường xuyên trong ngày. - Trường hợp diễn biến của trẻ nặng lên cần đưa ngay sang phòng y tế của nhà trường và thông báo ngay cho gia đình trẻ. 3. Theo anh ( chị ) mục tiêu giáo dục trẻ mẫu giáo gồm mấy lĩnh vực? Là những lĩnh vực phát triển nào? (30điểm) Gồm 5 lĩnh vực giáo dục phát triển: 1. Giáo dục phát triển thể chất 2. Giáo dục phát triển nhận thức 3. Giáo dục phát triển ngôn ngữ 4. Giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội 5. Giáo dục phát triển thẩm mĩ Đề 18: 12 1. Các tiêu chí trong kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng được quy định tại điều 7 của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non: (40 điểm) Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng. Bao gồm các tiêu chí sau: a. Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần gũi, tình cảm; b. Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp một cách chân tình, cởi mở, thẳng thắn; c. Gần gũi, tôn trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹ trẻ; d. Giao tiếp, ứng xử với cộng đồng trên tinh thần hợp tác, chia sẻ 2. Trong lớp có hai giáo viên, một giáo viên nghỉ ốm đột xuất, nếu là giào viên làm cùng lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) */ Dây chuyền làm việc của các giáo viên trong một lớp học là vô cùng quan trọng, nó quyết định chất lượng chăm sóc giáo dục trong một ngày. Vì thế khi có một giáo viên nghỉ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dây chuyền làm việc: - Cần báo cáo ngay với ban giám hiệu để xin người vào thay thế. - Trong trường hợp không có người vào thay thế thì giáo viên phải đảm bảo an toàn cho trẻ lên hàng đầu, không có đủ giáo viên quản lý trẻ mọi hoạt động trong ngày giáo viên có thể linh hoạt không nhất thiết phải tổ chức tất cả các hoạt động mà chỉ tổ chức những hoạt động có thể quản lý an toàn cho trẻ. 3. Anh (chị) hãy liệt kê chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở lớp? (30 điểm) Chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở lớp gồm: 1. Đón trẻ, thể dục sáng, điểm danh 2. Hoạt động học 3. Chơi, hoạt động ở các góc 4. Chơi, hoạt động ngoài trời 5. Ăn, ngủ, vệ sinh (vệ sinh, ăn trưa; ngủ trưa, ăn phụ) 6. Chơi và hoạt động buổi chiều 7. Trả trẻ Đề 19: 1. Anh (Chị) hãy nêu quyền của trẻ em và chính sách đối với trẻ em tại điều 43, trong điều lệ trường mầm non 2008: (40 điểm) Điều 43. Quyền của trẻ em và chính sách đối với trẻ em 1. Được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo mục tiêu, chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trẻ em khuyết tật học hòa nhập theo quy định và được lập kế hoạch giáo dục cá nhân. 2. Được chăm sóc sức khoẻ ban đầu; được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập. 3. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu. 4. Được giảm phí đối với các dịch vụ vui chơi, giải trí công cộng. 5. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Trong lớp có một trẻ đến giờ ăn không chịu ăn thịt mà chỉ ăn cơm với canh rau, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) - Tìm hiểu nguyên nhân qua phụ huynh học sinh, qua theo dõi các bữa ăn của trẻ tại lớp. - Trò chuyện cùng trẻ hoặc một nhóm trẻ về các món ăn có thịt, lợi ích của món ăn với cơ thể. - Tổ chức và động viên trẻ tham gia vào các hoạt động Bé tập làm nội trợ chế biến các món ăn từ thịt: làm nem, phở cuốn… 13 - Đến bữa ăn, cô giới thiệu món ăn, động viên trẻ ăn ít một. - Phối hợp với phụ huynh chế biến món ăn khác từ thịt tập cho trẻ ăn từ ít. đến nhiều. 3. Anh (chị) nêu các bước cơ bản tiến hành 1 giờ hoạt động học cho trẻ làm quen với khái niệm toán ( tiết lập số mới tiết 1) - Ôn nhóm số lượng, chữ số cũ - Lập số mới ( giới thiệu nhóm số, số lượng mới, chữ số mới) - Luyện tập: Tìm nhóm số có số lượng bằng số vừa học, tạo các nhóm có số lượng theo yêu cầu. Đề 20: 1. Nhiệm vụ của trẻ em tại điều 44, trong điều lệ trường mầm non 2008 (40 điểm) Điều 44. Nhiệm vụ của trẻ em 1. Đi học đều; Tham gia đầy đủ các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục dành cho trẻ em; Thực hiện các quy định của nhà trường. 2. Có lời nói, cử chỉ lễ phép, có thói quen vệ sinh văn minh phù hợp lứa tuổi. 3. Trang phục sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp lứa tuổi, thuận tiện cho các hoạt động vui chơi và học tập. 4. Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, nhà trường, nhà trẻ và nơi công cộng. 2. Trong giờ hoạt động góc, các bạn đã vào cuộc chơi, có một trẻ không tham gia chơi vào góc nào cả, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) */ Tìm hiểu nguyên nhân: - Nếu vì lý do sức khoẻ của trẻ không tốt, giáo viên cần có biện pháp chăm sóc cho phù hợp. - Nếu do chủ đề chơi không phù hợp với nhu cầu, ý tưởng chơi của trẻ, giáo viên cần trò chuyện với trẻ để nắm bắt được ý tưởng chơi của trẻ để chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ tham gia chơi. - Do trẻ thiếu kỹ năng chơi cô trò chuyện và chơi cùng trẻ, kịp thời khen ngợi, động viên trẻ để tạo hứng thú chơi cho trẻ. 3. Anh (chị) hãy nêu nội dung phối hợp giữa nhà trường, giáo viên với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ? (30 điểm) Gồm 4 nội dung phối hợp giữa nhà trường, giáo viên với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ 5. Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ 6. Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ 7. Phối hợp kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc – giáo dục trẻ của trường/ lớp mầm non 8. Tham gia xây dựng CSVC Đề 21: 1. Chế độ chăm sóc sức khoẻ trẻ được quy định tại điều 26 trong quy chế nuôi dạy trẻ? (40 điểm) - Những trẻ mệt hoặc có triệu chứng sức khoẻ không bình thường đột xuất phải được theo dõi và chăm sóc chu đáo. Nếu sốt cao thì chườm khăn ướt lên trán, cho uống nước mát, ăn nhẹ và uống thuốc theo hướng dẫn của y tế. Đồng thời thông báo cho gia đình biết để xử lý. - Nhà trẻ phải định kỳ cân cho trẻ và ghi vào biểu đồ tăng trưởng. Trẻ dưới 1 năm và trẻ suy dinh dưỡng: cân hàng tháng. Trẻ trên 1 năm: cân hàng quý. 14 - Định kỳ khám kiểm tra sức khoẻ cho trẻ trung bình 2lần/năm. Phối kết hợp với y tế tổ chức tiêm chủng cho trẻ theo quy định chung của y tế. 2. Khi có một trẻ bị ốm, mệt nhưng phụ huynh cứ mang con đến lớp gửi, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) */ Cô giáo phải dựa vào tình hình thực tế sức khoẻ của trẻ: - Cô phải giải thích để phụ huynh đưa con bị ốm mệt về nhà chăm sóc (Trường mầm non chỉ nhận chăm sóc các cháu khoẻ mạnh) - Trường hợp đặc biệt chỉ mệt nhẹ (không có sốt) mà gia đình trẻ lại không có người trông và muốn được gửi con thì giáo viên có thể nhận trẻ nhưng phải theo dõi trẻ thường xuyên trong ngày và đưa ngay sang phòng y tế của nhà trường nếu diễn biến của trẻ nặng lên và thông báo ngay cho gia đình trẻ. 3. Anh (chị) nêu hoạt động chủ đạo lứa tuổi nhà trẻ? Hoạt động chủ đạo lứa tuổi mẫu giáo? (30 điểm) - Hoạt động chủ đạo lứa tuổi nhà trẻ là: Hoạt động với đồ vật - Hoạt động chủ đạo lứa tuổi mẫu giáo là: Hoạt động vui chơi Đề 22: 1. Những hành vi giáo viên không được làm, được quy định tại điều lệ trường mầm non 2008 (40 điểm) 1. Các hành vi giáo viên không được làm: a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp; b) Xuyên tạc nội dung giáo dục; c) Bỏ giờ; Bỏ buổi dạy; Tuỳ tiện cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục; d) Đối xử không công bằng đối với trẻ em; e) Ép buộc trẻ học thêm để thu tiền; f) Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em; Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. 2. Trong lớp có một trẻ đến giờ ăn không chịu rửa tay, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) */ Giáo viên tìm hiểu nguyên nhân: - Nếu trẻ chưa biết cách rửa tay giáo viên cần hướng dẫn trẻ và giải thích cho trẻ vì sao phải rửa tay trước khi ăn. - Giáo viên thường xuyên quan sát, nhắc nhở trẻ trước giờ ăn. - Động viên khích lệ trẻ để trẻ thực hiện nghiêm túc các quy định của lớp 3. Anh (chị) nêu cấu trúc tổ chức một giờ hoạt động học? (30 điểm) Cấu trúc tổ chức một giờ hoạt động học gồm 3 phần Phần 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú Phần 2: Dạy bài mới Phần 3: Luyện tập, củng cố Đề 23: 1. Anh (Chị) hãy nêu chế độ dạy trẻ được quy định tại điều 31 trong quy chế nuôi dạy trẻ? (40 điểm) - Nhà trẻ phải tạo điều kiện tổ chức, đôn đốc thực hiện và kiểm tra việc dạy trẻ theo chương trình cho các lứa tuổi do Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành. 15 - Giáo viên phải nắm vững nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ. Hàng ngày, phải chuẩn bị bài và đồ dùng dụng cụ học tập đầy đủ cho cô và trẻ,. Chú ý tận dụng các yếu tố thiên nhiên (sân vườn, ánh nắng, cây cối, súc vật...) và tự làm thêm đồ chơi cho trẻ. - Nhà trường phải có chương trình dạy cả năm, từng lớp phải có chương trình dạy hàng tháng, hàng tuần. Giáo viên phải soạn bài trước khi dạy trẻ và theo dõi kết quả dạy trẻ để có sự điều chỉnh vào những lần dạy sau - Giám hiệu phụ trách về dạy của nhà trường phải có trách nhiệm đôn đốc trong toàn nhà trường về việc chuẩn bi, soạn bài và dạy trẻ - Bảo vệ sức khoẻ cho trẻ trong giờ học: không cho trẻ chơi quá sức, hát to quá nhiều, không để lâu ở một tư thế , không kể chuyện sợ hãi hoặc dọa nạt trẻ… - Bảo vệ an toàn và vệ sinh khi dạy cho trẻ, nhất là giờ thể dục , tổ chức các hoạt động ngoài trời, các trò chơi với thiên nhiên (cát, nước…) với những vật thật (hột, hạt, dao, kéo…). Không cho trẻ chơi với các đồ vật, đồ chơi dễ gây tai nạn. - Bảo đảm nội dung, mục đích giáo dục trẻ, không dạy trẻ những trò chơi, bài hát, câu nói, động tác… không hợp lứa tuổi, không có nội dung giáo dục tốt cho trẻ. 2. Trong khi tổ chức giờ học, có một trẻ không chú ý nghe cô nói, không tham gia vào các hoạt động cô yêu cầu, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) - Nếu do trẻ mệt, giáo viên có thể cho trẻ vào góc riêng nghỉ ngơi. - Nếu do trẻ không tập trung chú ý, giáo viên có thể sử dụng trò chơi, bài hát, câu hỏi phù hợp với nội dung bài dạy để thu hút trẻ hướng trẻ vào hoạt động chung. - Nếu do nội dung hoạt động không hấp dẫn trẻ, giáo viên có thể cho trẻ hoạt động khác nếu không ảnh hưởng đến các bạn. 3. Anh (chị) nêu các bước cơ bản tiến hành 1 giờ hoạt động học tạo hình theo mẫu (30 điểm) - Quan sát, phân tích mẫu - Giáo viên làm mẫu - Trẻ thực hiện - Nhận xét sản phẩm Đề 24: 1. Chế độ ăn uống được quy định tại điều 24 trong quy chế nuôi dạy trẻ? (40 điểm) - Nhà trường phải tổ chức ăn theo chế độ của lứa tuổi: ăn bột, cháo, cơm. Trẻ gửi cả ngày phải được ăn 2 bữa chính tại trường đối với tuổi nhà trẻ, ăn 1 bữa chính, 1 bữa phụ đối với tuổi mãu giáo - Phải có nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt của trẻ, có đủ nước chín để uống. - Phải xây dựng thực đơn hàng tuần, theo mùa và theo tình hình thực phẩm ở địa phương. - Phải bảo đảm kỹ thuật chế biến và vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện đúng các thao tác kỹ thuật cho trẻ ăn 2. Trong lớp có một trẻ đến giờ ăn không chịu ăn rau mà chỉ ăn cơm với các loại thịt cá, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) - Tìm hiểu nguyên nhân qua phụ huynh học sinh, qua theo dõi các bữa ăn của trẻ tại lớp. - Trò chuyện cùng trẻ hoặc một nhóm trẻ về các món rau, lợi ích của món ăn với cơ thể. 16 - Tổ chức và động viên trẻ tham gia vào các hoạt động Bé tập làm nội trợ chế biến các món ăn từ rau, củ, quả: làm xa lát, làm nem… - Đến bữa ăn, cô giới thiệu món ăn, động viên trẻ ăn ít một. - Phối hợp với phụ huynh chế biến món ăn khác từ rau tập cho trẻ ăn từ ít. đến nhiều. 3. Anh (chị) nêu nội dung tổ chức hoạt động ngoài trời?(30 điểm) - Hoạt động có mục đích - Trò chơi vận động - Chơi theo ý thích Đề 25: 1. Chế độ vệ sinh đối với cô được quy định tại điều 30 trong quy chế nuôi dạy trẻ? (40 điểm) - Trong giờ làm việc cô phải mặc quần áo và đi dép lao động . Không mặc quần áo lao động đi ra khỏi trường. Mặc quần áo thường cũng phải sạch sẽ, gọn gàng. - Móng tay cắt ngắn, cô rửa tay trước khi chia thức ăn, trước khi cho trẻ ăn, sau khi lau nhà, quét nhà và rửa đít cho trẻ. - Không hút thuốc, ăn uống trong phòng của trẻ. Nếm thức ăn của trẻ phải có thìa, đũa riêng, nếm thừa không đổ lại vào nồi. - Không dùng chung đồ dùng cá nhân của trẻ, không ngồi, nằm lên giường chiếu của trẻ. Không tắm gội, giặt thay quần áo trong phòng vệ sinh của trẻ. - Không đưa người ngoài (kể cả con cháu) vào phòng trẻ. - Cô phải được khám kiểm tra sức khoẻ định kỳ 6 tháng/lần 2. Khi có một trẻ bị ốm, mệt nhưng phụ huynh cứ mang con đến lớp gửi, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) */ Cô giáo phải dựa vào tình hình thực tế sức khoẻ của trẻ: - Cô phải giải thích để phụ huynh đưa con bị ốm mệt về nhà chăm sóc (Trường mầm non chỉ nhận chăm sóc các cháu khoẻ mạnh) - Trường hợp đặc biệt chỉ mệt nhẹ (không có sốt) mà gia đình trẻ lại không có người trông và muốn được gửi con thì giáo viên có thể nhận trẻ nhưng phải theo dõi trẻ thường xuyên trong ngày. - Trường hợp diễn biến của trẻ nặng lên cần đưa ngay sang phòng y tế của nhà trường và thông báo ngay cho gia đình trẻ. 3. Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời, bạn cần chuẩn bị những vấn đề gì? - Mũ, trang phục cho trẻ - Những đồ dùng, đồ chơi cần thiết phải dùng khi tổ chức hoạt động ngoài trời - Hệ thống câu hỏi đàm thoại cho nội dung quan sát có chủ đích Đề 26: 1. Nội dung phòng tránh tai nạn gây chấn thương được quy định trong quy chế nuôi dạy trẻ: (40 điểm) - Thường xuyên kiểm tra nhà cửa, đồ dùng, đồ chơi của trẻ, chỗ nào hỏng phải được sửa chữa ngay, có bảo đảm an toàn mới được sử dụng cho trẻ. 17 - Cửa sổ phải có móc cố định. Cửa sổ, hành lang trên cao phải có chấn song, khoảng cách giữa các chấn song dưới 15cm và đặt song song theo chiều thẳng đứng - Không cho trẻ chơi những đồ dùng có thể gây chấn thương như dao, kéo, thuỷ tinh, đồ vật nhọn. 2. Khi tổ chức giờ ngủ trưa, có một trẻ thường xuyên khó ngủ, không ngủ trưa, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) - Cho trẻ nằm gần cô giáo để tiện quan sát - Giáo viên tạo cho trẻ một không khí yên tĩnh tuyệt đối, một chỗ ngủ rộng rãi, tương đối riêng biệt. - Trước giờ ngủ cho trẻ nghỉ ngơi, nhẹ nhàng cô kể chuyện cho trẻ nghe để trẻ vào giấc ngủ. 3. Tổ chức môi trường an toàn cho trẻ là: (30 điểm) - An toàn về thể lực, sức khoẻ. - An toàn về tâm lý. - An toàn về tính mạng Đề 27: 1. Các tiêu chí trong kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng được quy định tại điều 7 của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (40 điểm) Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng. Bao gồm các tiêu chí sau: a. Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần gũi, tình cảm; b. Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp một cách chân tình, cởi mở, thẳng thắn; c. Gần gũi, tôn trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹ trẻ; d. Giao tiếp, ứng xử với cộng đồng trên tinh thần hợp tác, chia sẻ 2. Trong giờ trả trẻ có một trẻ bị thất lạc, bạn sẽ xử trí thế nào? (30 điểm) - Giáo viên báo ngay cho ban giám hiệu cùng kết hợp với các lực lượng an ninh, các phương tiện truyền thông cùng phối hợp để tìm trẻ một cách nhanh nhất. - Thông báo cho phụ huynh để cùng kết hợp tìm kiếm 3. Anh (chị) nêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên gồm những lĩnh vực nào? (30 điểm) - Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống - Kiến thức - Kỹ năng sư phạm Đề 28: 1. Chế độ nhận và đón trẻ được quy định tại nội dung quy chế nuôi dạy trẻ: (40 điểm) - Nhà trường phải có sổ danh bạ ghi rõ tên, ngày sinh của trẻ, tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, điện thoại của bố mẹ, ngày vào và ngày ra trường. - Mỗi nhóm lớp phải có danh sách trẻ với đầy đủ tên, tuổi, ngày sinh, ngày vào lớp và chuyển lớp - Cô trực phải đến trước giờ đón trẻ ít nhất 15 phút. Mở cửa cho thông thoáng. Làm vệ sinh và sắp xếp mọi đồ dùng trong lớp hợp lý để sẵn sàng đón trẻ Chuẩn bị sẵn nước uống, nước dùng vệ sinh cho trẻ. Nước uống lấy vào buổi sáng, không dùng nước cũ hôm trước, mùa đông nhất thiết phải có nước ấm để uống và sử dụng 18 - Đón trẻ ở cửa lớp học, thái độ niềm nở, ân cần đối với gia đình, nhẹ nhàng âu yếm đối với trẻ và cô cần biết tình hình sức khoẻ của trẻ khi trẻ đến trường - Trẻ sức khoẻ bình thường mới được nhận vào nhóm. - Trẻ bị bệnh dịch (sởi, thuỷ đậu, quai bị, ho gà...) sốt cao hoặc có triệu chứng bất thường cần được trả lại gia đình chăm sóc và kịp thời đưa trẻ đi khám bệnh. - Đồ dùng của trẻ cần được cô kiểm tra khi nhận trẻ để giao lại đủ khi trả trẻ, tránh nhầm lẫn. Không cho trẻ mang đến lớp những đồ dễ gây tai nạn (Kim băng, ngòi bút, đinh, hạt…) Nhắc phụ huynh không đeo đồ trang sức đắt tiền cho trẻ Sau giờ đón: điểm danh trẻ, báo ăn 2. Khi có một trẻ bị bỏng nước sôi, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) - Giáo viên cần tách ngay trẻ ra khỏi chỗ nước gây bỏng - Rửa hoặc ngâm chỗ bị bỏng vào nước lạnh (sạch) để giảm độ nóng, tránh làm bẩn vết bỏng, giữ không để vỡ nốt phồng. - Nếu bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ có thể bôi dầu cá lên vếtbỏng(nếu có), - Nếu bỏng nặng phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế. 3. Anh (chị) nêu những kiến thức giáo viên mầm non cần có: (30 điểm) - Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non - Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ mầm non - Kiến thức về phương pháp giáo dục mầm non - Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội liên quan đến giáo dục mầm Đề 29: 1. Nội dung phòng ngộ độc (thức ăn, nước uống, thuốc) được quy định trong quy chế nuôi dạy trẻ: (40 điểm) - Không cho trẻ ăn thức ăn sống, kém phẩm chất, ôi thiu. Thức ăn phải cất, đậy cẩn thận, vệ sinh. Nhà trường phải ký hợp đồng mua thực phẩm sạch với các nhà cung cấp tin cậy, có địa chỉ rõ ràng. - Không dùng đồ chơi, dụng cụ đựng thức ăn làm bằng nguyên liệu có thể gây độc cho trẻ. - Cho trẻ dùng thuốc phải đúng hướng dẫn của y tế về liều lượng, thời gian và cách cho uống. - Tủ thuốc nhà trẻ phải đặt ở cao, ngoài tầm với của trẻ, các lọ thuốc phải có dán nhãn ghi rõ tên thuốc, công dụng, liều lượng và hạn sử dụng. Thuốc uống không được để chung với thuốc dùng ngoài. - Diêm, xà phòng, thuốc sát trùng chỉ được để ở nơi quy định trẻ không lấy được. - Giáo viên, Cán bộ, công nhân viên không được đưa thuốc của mình dùng hoặc các loại thuốc khác như thuốc bả chuột, dung dịch sát trùng, hóa chất, mỹ phẩm có hại vài lớp. 2. Trong giờ hoạt động ngoài trời có một trẻ bị ngã gẫy tay, nếu là giáo viên ở lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) - Cô giáo cần phải cho trẻ nằm cố định, tách trẻ ra khỏi các bạn. Cô động viên an ủi trẻ cho trẻ bình tĩnh và khỏi hoảng sợ, báo cho ban giám hiệu, y tế nhà trường biết. 19 - Giữ chỗ xương gãy ở tư thế bất động bằng cách: dùng hai nẹp bằng gỗ hoặc thanh tre to bản, có chiều dài lớn hơn khoảng cách hai khớp lân cận, đặt sát vào hai bên xương gãy rồi dùng cuộn băng dài cuộn chặt hai miếng nẹp lại (suốt từ đầu này đến đầu kia của nẹp) và nhẹ nhàng đưa trẻ đến bệnh viện. 3. Anh (chị) nêu những kỹ năng giáo viên mầm non cần có: - Lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ - Tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc trẻ - Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ - Quản lý lớp học - Giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh, cộng đồng Đề 30: 1. Nhiệm vụ của người giáo viên tại điều 35 trong điều lệ trường mầm non 2008: (40 điểm) 1. Bảo vệ an toàn sức khoẻ, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. 2. Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh giá và quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. 3. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; G¬ương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp. 4. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em. 5. Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hoá; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. 6. Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng. 2. Có một phụ huynh trong lớp gửi thuốc kháng sinh nhờ cô giáo cho trẻ uống, nếu bạn là giáo viên ở lớp đó bạn sẽ xử lý như thế nào? (30 điểm) - Cô nên giải thích cho phụ huynh biết: Nhà trường không được phép nhận thuốc kháng sinh. - Nhà trường chỉ nhận các loại thuốc cảm, thuốc ho thông thường cho cháu uống tại lớp (Tiếp tục uống sau khi đã điều trị khỏi bệnh ở nhà) - Các loại thuốc thông thường gửi phụ huynh phải ghi rõ tên thuốc, liều lượng, thời gian uống và ký vào sổ nhật ký đón trả. Phụ huynh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc cho con sử dụng các loại thuốc này. 3. Lựa chọn nội dung giáo dục của chủ đề trong chương trình giáo dục mầm non cần dựa vào đâu:(30 điểm) - Nội dung giáo dục trong chương trình theo độ tuổi - Dựa vào đặc điểm, khả năng của trẻ. - Dựa vào những sự kiện xảy ra trong xã hội 20 CÂU HỎI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH GDMN Câu 1. Nêu nội dung tổ chức hoạt động ngoài trời?(30 điểm) - Câu 2. Mục tiêu giáo dục trẻ nhà trẻ gồm mấy lĩnh vực ? Là những lĩnh vực phát triển nào? (30 điểm) - Câu 3. Mục tiêu giáo dục trẻ mẫu giáo gồm mấy lĩnh vực? Là những lĩnh vực phát triển nào? (30điểm) Câu 4. Liệt kê chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở lớp? (30 điểm) - Câu 5. Nêu nội dung phối hợp giữa nhà trường, giáo viên với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ? (30 điểm) - Câu 6. Anh (chị) nêu hoạt động chủ đạo lứa tuổi nhà trẻ? Hoạt động chủ đạo lứa tuổi mẫu giáo? (30 điểm) - Câu 7. Nêu cấu trúc tổ chức một giờ hoạt động học? (30 điểm) - Câu 8. Nêu các bước cơ bản tiến hành 1 giờ hoạt động học tạo hình theo mẫu 21 - Câu 9. Nêu các bước cơ bản tiến hành 1 giờ hoạt động học cho trẻ làm quen với khái niệm toán ( tiết lập số mới tiết 1) - Câu 10. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên gồm những lĩnh vực nào?(30 điểm) Câu 11. Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời, bạn cần chuẩn bị những vấn đề gì? - Câu 12. Tổ chức môi trường an toàn cho trẻ là gì? (30 điểm) - - Câu 13. Nêu những kỹ năng giáo viên mầm non cần có? (30 điểm) Câu 14. Nêu những kiến thức giáo viên mầm non cần có? (30 điểm) Câu 15. Lựa chọn nội dung giáo dục của chủ đề trong chương trình giáo dục mầm non cần dựa vào đâu? (30 điểm) Câu 16. Nêu nội dung phối hợp giữa nhà trường, giáo viên với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ? (30 điểm) Câu 17. Anh (chị) nêu hoạt động chủ đạo lứa tuổi nhà trẻ? Hoạt động chủ đạo lứa tuổi mẫu giáo? (30 điểm) - Câu 18. Anh (Chị) hãy nêu chế độ ăn uống được quy định tại điều 24 trong quy chế nuôi dạy trẻ? (40 điểm) - CÂU 19. Nêu cấu trúc tổ chức một giờ hoạt động học? (30 điểm CÂU HỎI TÌNH HUỐNG CÂU 1. Trong khi tổ chức hoạt động cho trẻ tại lớp, có cháu không thực hiện theo yêu cầu của cô, xử lý tình huống này như thế nào? (30 điểm) - CÂU 2. Trong lớp có một cháu rất bướng bỉnh, hay tranh giành đồ chơi thích giữ đồ chơi để chơi một mình, cô xử lý thế nào? (30 điểm) - - CÂU 3. Một số phụ huynh trong lớp đề nghị cô giáo dạy trẻ trước chương trình lớp 1: dạy trẻ đọc và viết, nếu bạn là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào? (30 điểm) - CÂU 4. Trong giờ ăn có một cháu bị hóc xương cá, bạn sẽ xử lý như thế nào? (30 điểm) - CÂU 5. Trong giờ trả trẻ có một trẻ bị thất lạc, bạn sẽ xử trí thế nào? (30 điểm) - - CÂU 6. Có một phụ huynh trong lớp gửi thuốc kháng sinh nhờ cô giáo cho trẻ uống, nếu bạn là giáo viên ở lớp đó bạn sẽ xử lý như thế nào? (30 điểm) 22 - CÂU 7. Có một trẻ trong giờ hoạt động góc, trẻ chỉ thích chơi mãi ở một nhóm chơi, nếu bạn là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử lý như thế nào? (30 điểm) CÂU 8. Trong giờ hoạt động ngoài trời có một trẻ bị ngã chảy máu, nếu là giáo viên ở lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) - CÂU 9. Trong lớp có một trẻ đến giờ ăn không chịu ăn các loại thịt mà chỉ ăn cơm với canh, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) - CÂU 10. Khi tổ chức giờ ngủ trưa, có một trẻ thường xuyên khó ngủ, không ngủ trưa, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) - CÂU 11. Trong giờ hoạt động ngoài trời có một trẻ bị ngã gẫy tay, nếu là giáo viên ở lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) CÂU 12. Trong lớp có một trẻ bị sốt cao, nếu là giáo viên ở lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) - CÂU 13. Ở lớp có một trẻ rất hay đánh bạn, nếu là giáo viên ở lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) - CÂU 14. Trong lớp có một trẻ đến giờ ăn không chịu rửa tay, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) - CÂU 15. Khi có một trẻ bị bỏng nước sôi, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) - CÂU 16. Đến giờ ăn có một trẻ bị đánh đổ hết bát cơm có thức ăn mặn, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) - CÂU 17. Khi có một trẻ bị ốm, mệt nhưng phụ huynh cứ mang con đến lớp gửi, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) - CÂU 18. Trong lớp có hai giáo viên, một giáo viên nghỉ ốm đột xuất, nếu là giào viên làm cùng lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) - CÂU 19. Trong lớp có một trẻ đến giờ ăn không chịu ăn rau mà chỉ ăn cơm với các loại thịt cá, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) - CÂU 20. Trong giờ hoạt động góc, các bạn đã vào cuộc chơi, có một trẻ không tham gia chơi vào góc nào cả, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) CÂU 21. Khi tổ chức giờ ngủ trưa, có một trẻ thường xuyên khó ngủ, không ngủ trưa, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? (30 điểm) CÂU 22. Trong giờ trả trẻ có một trẻ bị thất lạc, bạn sẽ xử trí thế nào? (30 điểm) 23 24 Đề 18: - Anh (Chị) hãy nêu nội dung kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non được quy định tại điều 6 của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non? - Trong lớp có một giáo viên nghỉ ốm đột xuất, nếu là giào viên làm cùng lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? Đề 20: - Anh (Chị) hãy nêu các tiêu chí trong lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm được quy định tại điều 7 của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non? - Trong giờ hoạt động góc, các bạn đã vào cuộc chơi, có một trẻ không tham gia chơi vào góc nào cả, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? Đề 21: - Anh (Chị) hãy nêu các tiêu chí trong kỹ năng quản lý lớp học được quy định tại điều 7 của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non? - Trong khi tổ chức giờ học, có một trẻ không chú ý nghe cô nói, không tham gia vào các hoạt động cô yêu cầu, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào? §Ò thi pháng vÊn vµ gi¶i quyÕt t×nh huèng s ph¹m §Ò sè 1 C©u hái 1: Theo b¹n, ho¹t ®éng nu«i dìng, ch¨m sãc, gi¸o dôc trÎ em ë trêng mÇm non gåm nh÷ng ho¹t ®éng nµo? §¸p ¸n: + Ho¹t ®éng ch¨m sãc, nu«i dìng trÎ, bao gåm: Ch¨m sãc dinh dìng, ch¨m sãc giÊc ngñ, ch¨m sãc vÖ sinh; ch¨m sãc søc kháe vµ ®¶m b¶o an toµn + Ho¹t ®éng gi¸o dôc trÎ, bao gåm: Ho¹t ®éng ch¬i, ho¹t ®éng häc, ho¹t ®éng lao ®éng, ho¹t ®éng ngµy héi, ngµy lÔ. + Ho¹t ®éng gi¸o dôc hßa nhËp trÎ khuyÕt tËt theo Quy ®Þnh vÒ gi¸o dôc trÎ em tµn tËt, khuyÕt tËt do Bé GD §T ban hµnh + Ho¹t ®éng tuyªn truyÒn, phæ biÕn kiÕn thøc khoa häc vÒ nu«i dìng, ch¨m sãc, gi¸o dôc trÎ cho c¸c bËc cha mÑ vµ céng ®ång. C©u hái 2: Xö lý t×nh huèng: Trong giê ngñ tra cña trÎ ë líp, lóc c« gi¸o kh«ng ®Ó ý, mét ch¸u ®· lÊy chiÕc th¹ch rau c©u giÊu c« tõ s¸ng trong tói quÇn ra ®Ó ¨n, ch¸u nuèt véi vµ nghÑn, khi c« nh×n thÊy th× ch¸u bÐ ngóc ng¾c ®Çu vµ khã thë dÇn chuyÓn sang tÝm t¸i, lµ gi¸o viªn trùc tra cho trÎ ngñ, b¹n xö lý t×nh híng ®ã nh thÕ nµo? 25 §¸p ¸n: + Tríc tiªn, gi¸o viªn ngay lËp tøc bÕ trÎ ch¹y ra khái chç ngñ ®Ó tr¸nh ¶nh hëng tíi ch¸u kh¸c vµ cã chç ®Ó thùc hiÖn thao t¸c s¬ cøu + KhÈn tr¬ng cho trÎ n»m sÊp trªn ®ïi c«, ®Çu thÊp h¬n ch©n, tay vç m¹nh vµo lng trÎ ®Ó miÕng th¹ch bËt ra + Võa thao t¸c, võa gäi ngay cho gi¸o viªn líp bªn c¹nh ®Ó khÈn tr¬ng b¸o cho c¸n bé y tÕ vµ ban gi¸m hiÖu nhµ trêng, gäi cÊp cøu cho c¬ së y tÕ gÇn nhÊt ®ång thêi chuÈn bÞ ngay ph¬ng tiÖn s½n sµng ®Ó ®a trÎ ®i cÊp cøu (nÕu cÇn) + Trêng hîp gi¸o viªn, c¸n bé y tÕ kh«ng thÓ s¬ cøu ®îc, ph¶i ngay lËp tøc chuyÓn trÎ thËt nhanh tíi c¬ së y tÕ gÇn nhÊt. §Ò sè 2 C©u hái 1: Theo b¹n, ngêi gi¸o viªn trong trêng mÇm non cã nh÷ng quyÒn g×? §¸p ¸n: + QuyÒn ®îc ®¶m b¶o c¸c ®iÒu kiÖn ®Ó thùc hiÖn nhiÖm vô nu«i dìng, ch¨m sãc, gi¸o dôc trÎ + §îc ®µo t¹o n©ng cao tr×nh ®é, båi dìng chuyªn m«n, nghiÖp vô, ®îc hëng l¬ng, phô cÊp vµ c¸c chÕ ®é kh¸c theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt khi ®îc cö ®i häc ®Ó n©ng cao tr×nh ®é chuyªn m«n, nghiÖp vô + §îc hëng mäi quyÒn lîi vÒ vËt chÊt, tinh thÇn vµ ®îc ch¨m sãc, b¶o vÖ søc kháe theo chÕ ®é, chÝnh s¸ch quy ®Þnh ®èi víi nhµ gi¸o + §îc b¶o vÖ nh©n phÈm, danh dù + §îc thùc hiÖn c¸c quyÒn kh¸c theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt. C©u hái 2: Xö lý t×nh huèng: Trêng cña b¹n ®· 3 n¨m nay kh«ng tæ chøc bÊt kú mét ®ît ®i th¨m quan häc tËp nµo, nhng hµng n¨m ®Òu cã trÝch quü dµnh cho viÖc ®i tham quan häc tËp, rÊt nhiÒu gi¸o viªn trong trêng bøc xóc. HiÖu phã vµ gi¸o viªn ®· cã lÇn ®Ò xuÊt víi hiÖu trëng song hiÖu trëng kh«ng gi¶i thÝch, chØ nãi cha ®i ®îc. Víi vai trß lµ mét ngêi gi¸o viªn trong trêng, b¹n sÏ lµm g×? §¸p ¸n: + T×m hiÓu xem nguyªn nh©n trêng kh«ng tæ chøc cho gi¸o viªn ®i tham quan häc tËp ®îc lµ v× sao? - NÕu lµ thiÕu kinh phÝ do trÝch quü 3 n¨m nhng sè lîng ®îc Ýt? SÏ m¹nh d¹n ®Ò xuÊt víi hiÖu trëng cã thÓ cho ®i th¨m quan häc tËp ë n¬i cã ®Þa ®iÓm gÇn víi trêng nhÊt ®Ó ®ì tèn kinh phÝ hoÆc ®i xa h¬n nhng gi¸o viªn ®ãng gãp thªm 1 phÇn. (®Ò xuÊt HiÖu trëng cho gi¸o viªn ®îc bµn b¹c vµ thèng nhÊt). - NÕu lµ cã kinh phÝ nhng do trêng ®ang trong qu¸ tr×nh x©y dùng, c¶i t¹o tu bæ... th× cÇn thiÕt ph¶i chia sÎ víi HiÖu trëng, víi ban gi¸m hiÖu chê thêi ®iÓm thÝch hîp ®Ó tæ chøc. - NÕu do HiÖu trëng ng¹i v× tæ chøc ®i th¨m quan häc tËp sÏ ph¶i lo l¾ng sù mÊt an toµn cho ®oµn hoÆc c«ng viÖc cña trêng bÞ bª trÔ; sÏ th«ng qua tæ chøc c«ng ®oµn, ®oµn thanh niªn, chi bé §¶ng ®Ó ®Ò xuÊt nguyÖn väng víi HiÖu trëng xem xÐt, thay ®æi ý ®Þnh. §Ò sè 3 C©u hái 1: Theo b¹n, ngêi gi¸o viªn ph¶i lµm g× ®Ó thùc hiÖn c«ng t¸c nu«i dìng, ch¨m sãc, gi¸o dôc trÎ theo ch¬ng tr×nh gi¸o dôc mÇm non? + LËp kÕ ho¹ch ch¨m sãc, gi¸o dôc trÎ theo ch¬ng tr×nh gi¸o dôc mÇm non 26 + X©y dùng m«i trêng gi¸o dôc, tæ chøc c¸c ho¹t ®éng nu«i dìng, ch¨m sãc, gi¸o dôc trÎ + Qu¶n lý trÎ vµ thùc hiÖn viÖc ®¸nh gi¸ trÎ theo quy ®Þnh + ChÞu tr¸ch nhiÖm vÒ chÊt lîng nu«i dìng, ch¨m sãc, gi¸o dôc trÎ + Tham gia c¸c ho¹t ®éng cña tæ chuyªn m«n, cña nhµ trêng, cña líp. C©u hái 2: Xö lý t×nh huèng: Trêng b¹n cã tæ chøc cho trÎ häc ngµy thø b¶y do cha mÑ häc sinh n¬i ®©y cã nghÒ phô, hÇu hÕt c¸c gia ®×nh muèn cho trÎ ®i häc ngµy thø b¶y ®Ó bè mÑ cã thêi gian lµm nghÒ. B¹n lµ gi¸o viªn d¹y líp mÉu gi¸o 5 tuæi; Do nhµ trêng quy ®Þnh tuyÖt ®èi kh«ng ®îc d¹y tríc ch¬ng tr×nh líp 1 nªn mét sè cha mÑ häc sinh ®· gÆp riªng vµ ®Ò nghÞ b¹n d¹y thªm cho con hä ®Ó c¸c ch¸u biÕt ®äc, biÕt viÕt vµ lµm tÝnh. Cha mÑ cã thÓ chuÈn bÞ s¸ch vë riªng cho c¸c con. B¹n sÏ gi¶i quyÕt viÖc nµy nh thÕ nµo? Xö lý: + Gi¶i thÝch râ cho cha mÑ hiÓu ch¬ng tr×nh gi¸o dôc mÇm non ë líp gi¸o viªn ®· lµm tèt viÖc chuÈn bÞ cho trÎ nh÷ng kü n¨ng cÇn thiÕt vÒ ®äc, lµm quen ch÷ c¸i, nhËn biÕt sè, ch÷ sè tõ 1 ®Õn 10 còng nh nh÷ng nÒ nÕp, thãi quen, t©m thÕ tèt cho trÎ vµo häc líp 1. + NÕu d¹y tríc cho trÎ ch¬ng tr×nh líp 1 sÏ cã t¸c h¹i rÊt lín ®èi víi trÎ bëi v×: TrÎ biÕt tríc 1 chót so víi c¸c b¹n cã thÓ dÉn ®Õn trÎ chñ quan, cho r»ng m×nh ®· biÕt nªn kh«ng chó ý, tËp trung vµo häc ë tiÓu häc hoÆc dÉn ®Õn sù nhµm ch¸n ë trÎ khi ®i häc tiÓu häc. §ång thêi, ®Ó d¹y trÎ tËp ®äc, tËp viÕt, lµm tÝnh nh ë tiÓu häc sÏ dÉn ®Õn viÖc cho trÎ ph¶i ngåi l©u dÔ dÉn ®Õn cËn thÞ, cong vÑo cét sèng... do sù ph¸t triÓn t©m sinh lý cña c¬ thÓ trÎ ë giai ®o¹n løa tuæi mÇm non cha cho phÐp. + XuÊt ph¸t tõ nh÷ng lý do trªn, sÏ kh«ng nhËn lêi d¹y thªm néi dung mµ cha mÑ ®Ò xuÊt, ®ång thêi cñng cè lßng tin cña cha mÑ b»ng viÖc tæ chøc c¸c ho¹t ®éng ch¨m sãc, nu«i dìng vµ gi¸o dôc trÎ theo ch¬ng tr×nh gi¸o dôc mÇm non ë trªn líp thËt tèt. §Ò sè 4: C©u hái 1: B¹n h·y nªu nh÷ng hµnh vi ngêi gi¸o viªn kh«ng ®îc lµm trong trêng mÇm non? + Xóc ph¹m danh dù, nh©n phÈm, x©m ph¹m th©n thÓ trÎ em vµ ®ång nghiÖp + Xuyªn t¹c néi dung gi¸o dôc + Bá giê, bá buæi d¹y, tïy tiÖn c¾t xÐn ch¬ng tr×nh nu«i dìng, ch¨m sãc gi¸o dôc + §èi xö kh«ng c«ng b»ng ®èi víi trÎ + Ðp buéc trÎ häc thªm ®Ó thu tiÒn + Bít xÐn khÈu phÇn ¨n cña trÎ; lµm viÖc riªng khi ®ang tæ chøc c¸c ho¹t ®éng nu«i dìng, ch¨m sãc, gi¸o dôc trÎ em. C©u hái 2: §Ò sè 5: C©u hái 1: Theo b¹n, ngoµi nhiÖm vô thùc hiÖn c«ng t¸c nu«i dìng, ch¨m sãc, gi¸o dôc vµ b¶o vÖ an toµn søc kháe, tÝnh m¹ng cña trÎ trong trêng mÇm non, ngêi gi¸o viªn cßn ph¶i thùc hiÖn nh÷ng nhiÖm vô nµo? + Trau dåi ®¹o ®øc, gi÷ g×n phÈm chÊt, danh dù, uy tÝn cña nhµ gi¸o; G¬ng mÉu, th¬ng yªu trÎ em, ®èi xö c«ng b»ng vµ t«n träng nh©n c¸ch cña trÎ em; §oµn kÕt, gióp ®ì ®ång nghiÖp + Tuyªn truyÒn phæ biÕn kiÕn thøc khoa häc nu«i d¹y trÎ cho cha mÑ trÎ. Chñ ®éng phèi hîp víi gia ®×nh trÎ ®Ó thùc hiÖn môc tiªu gi¸o dôc trÎ em 27 + RÌn luyÖn søc kháe; Häc tËp v¨n hãa; Båi dìng chuyªn m«n nghiÖp vô ®Ó n©ng cao chÊt lîng nu«i dìng, ch¨m sãc, gi¸o dôc trÎ em. + Thùc hiÖn c¸c nghÜa vô c«ng d©n, c¸c quy ®Þnh cña ph¸p luËt vµ cña ngµnh, c¸c quy ®Þnh cña nhµ trêng, quyÕt ®Þnh cña HiÖu trëng. C©u hái 2: Xö lý t×nh huèng: B¹n ®· lµ gi¸o viªn giái nhiÒu n¨m cña trêng nhng tr×nh ®é chuyªn m«n cña b¹n míi ®¹t chuÈn trung cÊp s ph¹m mÇm non. V× trêng b¹n s¾p tíi ®¨ng ký x©y dùng trêng chuÈn quèc gia nªn HiÖu trëng yªu cÇu mét sè gi¸o viªn trÎ ph¶i ®i häc ®Ó n©ng cao tr×nh ®é ®¸p øng yªu cÇu trêng chuÈn quèc gia, trong ®ã cã b¹n. Song hoµn c¶nh gia ®×nh b¹n hiÖn rÊt khã kh¨n vÒ kinh tÕ, b¹n sÏ gi¶i quyÕt viÖc nµy nh thÕ nµo? 28 [...]... quy nh ti iu 7 ca chun ngh nghip giỏo viờn mm non? - Trong khi t chc gi hc, cú mt tr khụng chỳ ý nghe cụ núi, khụng tham gia vo cỏc hot ng cụ yờu cu, nu l giỏo viờn lp ú bn s x trớ nh th no? Đề thi phỏng vấn và giải quyết tình huống s phạm Đề số 1 Câu hỏi 1: Theo bạn, hoạt động nuôi dỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở trờng mầm non gồm những hoạt động nào? Đáp án: + Hoạt động chăm sóc, nuôi dỡng trẻ, bao... để ý, một cháu đã lấy chiếc thạch rau câu giấu cô từ sáng trong túi quần ra để ăn, cháu nuốt vội và nghẹn, khi cô nhìn thấy thì cháu bé ngúc ngắc đầu và khó thở dần chuyển sang tím tái, là giáo viên trực tra cho trẻ ngủ, bạn xử lý tình hớng đó nh thế nào? 25 Đáp án: + Trớc tiên, giáo viên ngay lập tức bế trẻ chạy ra khỏi chỗ ngủ để tránh ảnh hởng tới cháu khác và có chỗ để thực hiện thao tác sơ cứu... xem xét, thay đổi ý định Đề số 3 Câu hỏi 1: Theo bạn, ngời giáo viên phải làm gì để thực hiện công tác nuôi dỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo chơng trình giáo dục mầm non? + Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo chơng trình giáo dục mầm non 26 + Xây dựng môi trờng giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôi dỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ + Quản lý trẻ và thực hiện việc đánh giá trẻ theo quy định + Chịu trách... đồng thời củng cố lòng tin của cha mẹ bằng việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dỡng và giáo dục trẻ theo chơng trình giáo dục mầm non ở trên lớp thật tốt Đề số 4: Câu hỏi 1: Bạn hãy nêu những hành vi ngời giáo viên không đợc làm trong trờng mầm non? + Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp + Xuyên tạc nội dung giáo dục + Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chơng... các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trờng, quyết định của Hiệu trởng Câu hỏi 2: Xử lý tình huống: Bạn đã là giáo viên giỏi nhiều năm của trờng nhng trình độ chuyên môn của bạn mới đạt chuẩn trung cấp s phạm mầm non Vì trờng bạn sắp tới đăng ký xây dựng trờng chuẩn quốc gia nên Hiệu trởng yêu cầu một số giáo viên trẻ phải đi học để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu trờng chuẩn... luật Câu hỏi 2: Xử lý tình huống: Trờng của bạn đã 3 năm nay không tổ chức bất kỳ một đợt đi thăm quan học tập nào, nhng hàng năm đều có trích quỹ dành cho việc đi tham quan học tập, rất nhiều giáo viên trong trờng bức xúc Hiệu phó và giáo viên đã có lần đề xuất với hiệu trởng song hiệu trởng không giải thích, chỉ nói cha đi đợc Với vai trò là một ngời giáo viên trong trờng, bạn sẽ làm gì? Đáp án: +... dỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em Câu hỏi 2: Đề số 5: Câu hỏi 1: Theo bạn, ngoài nhiệm vụ thực hiện công tác nuôi dỡng, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ trong trờng mầm non, ngời giáo viên còn phải thực hiện những nhiệm vụ nào? + Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Gơng mẫu, thơng yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ... viên trong trờng mầm non có những quyền gì? Đáp án: + Quyền đợc đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ + Đợc đào tạo nâng cao trình độ, bồi dỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đợc hởng lơng, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật khi đợc cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ + Đợc hởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và đợc chăm sóc,... khỏe và đảm bảo an toàn + Hoạt động giáo dục trẻ, bao gồm: Hoạt động chơi, hoạt động học, hoạt động lao động, hoạt động ngày hội, ngày lễ + Hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật theo Quy định về giáo dục trẻ em tàn tật, khuyết tật do Bộ GD ĐT ban hành + Hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng Câu hỏi 2: Xử lý tình huống: ... mạnh vào lng trẻ để miếng thạch bật ra + Vừa thao tác, vừa gọi ngay cho giáo viên lớp bên cạnh để khẩn trơng báo cho cán bộ y tế và ban giám hiệu nhà trờng, gọi cấp cứu cho cơ sở y tế gần nhất đồng thời chuẩn bị ngay phơng tiện sẵn sàng để đa trẻ đi cấp cứu (nếu cần) + Trờng hợp giáo viên, cán bộ y tế không thể sơ cứu đợc, phải ngay lập tức chuyển trẻ thật nhanh tới cơ sở y tế gần nhất Đề số 2 Câu hỏi

Ngày đăng: 30/09/2015, 09:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan