điều tra hiện trạng canh tác, khảo sát thành phần côn trùng gây hại và thiên địch trên dưa hấu ở tỉnh sóc trăng. đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc trừ sâu lên rầy mềm aphis gosspii glover trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới

95 1K 0
điều tra hiện trạng canh tác, khảo sát thành phần côn trùng gây hại và thiên địch trên dưa hấu ở tỉnh sóc trăng. đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc trừ sâu lên rầy mềm aphis gosspii glover trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... tra trạng canh tác, khảo sát thành phần côn trùng gây hại thiên địch ăn mồi dƣa hấu tỉnh Sóc Trăng Đánh giá hiệu số loại thuốc trừ sâu lên rầy mềm Aphis gossypii Glover điều kiện phòng thí nghiệm. .. canh tác, khảo sát thành phần côn trùng gây hại thiên địch ăn mồi dƣa hấu tỉnh Sóc Trăng Đánh giá hiệu số loại thuốc trừ sâu lên rầy mềm Aphis gossypii Glover điều kiện phòng thí nghiệm nhà lƣới”... NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC, KHẢO SÁT THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG GÂY HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN DƢA HẤU Ở TỈNH SÓC TRĂNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN TRẦN PHÚ MINH NGUYỄN SƠN ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC, KHẢO SÁT THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG GÂY HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN DƢA HẤU Ở TỈNH SÓC TRĂNG. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU LÊN RẦY MỀM APHIS GOSSPII GLOVER TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ NHÀ LƢỚI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT Cần Thơ – 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC, KHẢO SÁT THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG GÂY HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN DƢA HẤU Ở TỈNH SÓC TRĂNG. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU LÊN RẦY MỀM APHIS GOSSPII GLOVER TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ NHÀ LƢỚI Giáo viên hƣớng dẫn Ths. Lăng Cảnh Phú Sinh viên thực hiện Nguyễn Trần Phú Minh Nguyễn Sơn MSSV: 3103636 3103669 Lớp: BVTV K36 Cần Thơ - 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT Chứng nhận đã chấp nhận Luận văn tốt nghiệp với tên đề tài: “Điều tra hiện trạng canh tác, khảo sát thành phần côn trùng gây hại và thiên địch ăn mồi trên dƣa hấu ở tỉnh Sóc Trăng. Đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc trừ sâu lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lƣới”. Do 2 sinh viên là Nguyễn Trần Phú Minh và Nguyễn Sơn thực hiện. Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp. Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2013 Cán bộ hƣớng dẫn Ths. Lăng Cảnh Phú i TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT -O0O- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn đính kèm với đề tài: “Điều tra hiện trạng canh tác, khảo sát thành phần côn trùng gây hại và thiên địch ăn mồi trên dƣa hấu ở tỉnh Sóc Trăng. Đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc trừ sâu lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lƣới”. Đƣợc thực hiện từ 7/2012 – 1/2013 do sinh viên Nguyễn Trần Phú Minh và Nguyễn Sơn thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng ngày……tháng……năm 2013. Luận văn tốt nghiệp đã đƣợc hội đồng đánh giá ở mức: ......................................................... ................................................................................................................................................. Ý kiến của hội đồng chấm luận văn: ....................................................................................... ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. Duyệt khoa Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2013 Trƣởng Khoa Nông Nghiệp và SHƢD Chủ tịch hội đồng ii LƢỢC SỬ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN TRẦN PHÖ MINH Ngày sinh: 20/3/1992 Nơi sinh: H. Châu Thành, tỉnh An Giang. Giới tính: Nam Họ và tên cha: Nguyễn Hà Thanh Dân tộc: Kinh Họ và tên mẹ: Trần Thị Kim Quyên Từ năm 1998 - 2003: học tại trƣờng tiểu học “A” Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Từ năm 2003- 2007: học tại trƣờng Trung học cơ sở Quản Cơ Thành, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Từ năm 2007 - 2010: học tại trƣờng Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Từ năm 2010 đến nay học tại trƣờng Đại học Cần Thơ, đƣờng 3/2, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. 2. Họ và tên: NGUYỄN SƠN Ngày sinh: 17/05/1992 Giới tính: Nam Họ và tên cha: Nguyễn Sơn Thái Nơi sinh: TP. Tân An, tỉnh Long An Dân tộc: Kinh Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Từ năm 1998 - 2003: học tại trƣờng Tiểu học Võ Thị Sáu, TP. Tân An, tỉnh Long An. Từ năm 2003- 2007: học tại trƣờng Trung học cơ sở Nhựt Tảo, TP. Tân An, tỉnh Long An. Từ năm 2007 - 2010: học tại trƣờng Trung học phổ thông Tân An, TP. Tân An, tỉnh Long An. Từ năm 2010 đến nay học tại trƣờng Đại học Cần Thơ, đƣờng 3/2, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. iii LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trƣớc đây. Tác giả luận văn Nguyễn Trần Phú Minh iv Nguyễn Sơn LỜI CẢM TẠ Kính dâng! Ông bà, cha mẹ, những ngƣời đã suốt đời tận tụy, hết lòng vì con đã chăm sóc và dạy bảo con nên ngƣời. Thành kính biết ơn! Thầy Lăng Cảnh Phú đã dành nhiều thời gian quý báu hƣớng dẫn và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Thầy, cô trong bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện đề tài và trong những ngày ở giảng đƣờng đại học. Chân thành cảm ơn! Anh Chiến, anh Đạt, anh Thanh, anh Khanh, anh Quý, chị Xứng, chị Trinh, chị Hà, chị Yến chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thực hiện đề tài. Các bạn Nhớ, Khởi, Đăng, Việt, Hƣơng và các bạn lớp Bảo Vệ Thực Vật K36 đã giúp đỡ và động viên chúng tôi trong suốt quá trình điều tra để hoàn thành đề tài. Nguyễn Trần Phú Minh v Nguyễn Sơn Nguyễn Trần Phú Minh và Nguyễn Sơn, 2013. “Điều tra hiện trạng canh tác, khảo sát thành phần côn trùng gây hại và thiên địch ăn mồi trên dƣa hấu ở tỉnh Sóc Trăng. Đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc trừ sâu lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lƣới”. Luận văn tốt nghiệp Đại hoc, ngành Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trƣờng Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hƣớng dẫn: Thạc sĩ Lăng Cảnh Phú. TÓM LƢỢC Đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác, khảo sát thành phần côn trùng gây hại và thiên địch ăn mồi trên dƣa hấu ở tỉnh Sóc Trăng. Đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc trừ sâu lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lƣới” đƣợc thực hiện từ tháng 7/2012-1/2013 đƣợc kết quả nhƣ sau:  Qua điều tra 60 nông dân tại Sóc Trăng và Cần Thơ cho thấy nông dân hiểu rõ kỹ thuật canh tác dƣa hấu nhƣng còn lạm dụng phân bón hoá học (sử dụng đạm, lân, kali cao gấp 2 lần khuyến cáo) và thuốc bảo vệ thực vật (sử dụng 14 loại thuốc trừ bệnh, 25 loại thuốc trừ sâu, 78,3 % phun thuốc trừ bệnh trên 10 lần/vụ và 70% phun thuốc trừ sâu trên 10 lần/vụ).  Theo điều tra, có 7 đối tƣợng bệnh hại và 7 đối tƣợng sâu hại đƣợc nông dân nhắc đến. Trong đó bệnh bã trầu, thán thƣ, khảm là 3 đối tƣợng bệnh hại đƣợc quan tâm nhiều nhất và bù lạch, rầy mềm, sâu xanh ăn lá là 3 đối tƣợng sâu hại đƣợc quan tâm nhiều nhất.  Kết quả điều tra tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng cho thấy côn trùng gây hại chủ yếu trên dƣa hấu là bù lạch (Thrips palmi Karny) và rầy mềm (Aphis gossypii Glover). Thiên địch xuất hiện chủ yếu trên ruộng là bọ rùa 6 vệt đen Menochilus sexmaculatus.  Mật độ bù lạch (Thrips palmi Karny) và rầy mềm (Aphis gossypii Glover) diễn biến theo chiều hƣớng tăng dần về cuối vụ. Trong giai đoạn có xử lý thuốc (10 – 35 NSKG), mật độ bù lạch và rầy mềm ở ruộng có phun thuốc luôn thấp hơn ruộng không phun thuốc. Khi ngừng phun thuốc, mật độ rầy mềm và bù lạch ruộng có phun thuốc tăng nhanh và vƣợt qua ruộng không phun thuốc trong lần quan sát cuối cùng (54 NSKG).  Tất cả 8 loại thuốc trừ sâu đều có hiệu quả gây chết 100% đối với rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm. Hiệu quả nhanh nhất là Vitashield 40EC, hiệu quả chậm nhất là Radiant 60SC và Applaud 10WP.  Qua khảo sát, 6 loại thuốc trừ sâu: Regent 800WG, Cyperan 10EC, Binhtox 1.8EC, Vitashield 40EC, Oshin 20WP, Confidor 100SL cho hiệu quả gây chết cao nhất đối với rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới. Radiant 60SC và Applaud 10WP cũng cho hiệu quả gây chết cao đối với rầy mềm nhƣng thấp hơn các loại thuốc khác. vi MỤC LỤC Nội dung Trang TÓM LƢỢC vi MỤC LỤC vii DANH SÁCH BẢNG x DANH SÁCH HÌNH xii DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT xiii ĐẶT VẤN ĐỀ CHƢƠNG 1 1.1 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY DƢA HẤU 2 1.1.1 Nguồn gốc và vai trò của dƣa hấu 2 1.1.2 Tình hình sản xuất dƣa hấu ở nƣớc ta 2 1.1.3 Đặc tính thực vật 2 1.1.4 Điều kiện ngoại cảnh 3 1.1.5 Kỹ thuật canh tác 5 1.2 MỘT SỐ CÔN TRÙNG VÀ NHỆN HẠI CHÍNH TRÊN DƢA HẤU 7 1.2.1 Sâu xanh ăn lá Diaphania indica Saunders 7 1.2.2 Sâu ăn tạp Spodoptera litura Fabricius 8 1.2.3 Bù lạch Thrips palmi Karny 10 1.2.4 Bọ dƣa Aulacophora similis Oliver 11 1.2.5 Ruồi đục lá Liriomyza trifolii Burgess 12 1.2.6 Rầy mềm Aphis gossypii Glover 13 1.2.7 Nhện đỏ Tetranychus sp. 15 1.3 ĐẶC TÍNH MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG THÍ NGHIỆM 1.3.1 Cyperan 10EC 16 16 1.3.2 Applaud 10WP 17 1.3.3 Vitashield 40EC 18 1.3.4 Confidor 100SL 19 1.3.5 Regent 800WG 20 1.3.6 Oshin 20WP 21 vii 1.3.7 Radiant 60SC 22 1.3.8 Binhtox 1.8EC 22 CHƢƠNG 2 2.1 2.2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP 24 PHƢƠNG TIỆN 24 2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 24 2.1.2 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm 24 PHƢƠNG PHÁP 25 2.2.1 Điều tra hiện trạng canh tác và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên dƣa hấu của nông dân tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ 2012 25 2.2.2 Khảo sát thành phần côn trùng gây hại, thiên địch ăn mồi và diễn biến mật số của một số sâu hại quan trọng trên dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012 25 2.2.3 Đánh giá hiệu lực các loại thuốc trừ sâu với rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm 27 2.2.4 Đánh giá hiệu lực các loại thuốc trừ sâu trên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới 28 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31 ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC DƢA HẤU VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VÊ THỰC VẬT TẠI HUYỆN KẾ SÁCH, TỈNH SÓC TRĂNG VÀ QUẬN BÌNH THUỶ, THÀNH PHỐ CẦN THƠ, 2012 31 3.1 3.1.1 Thông tin về nông hộ trồng dƣa hấu 31 3.1.2 Số vụ và thời vụ trồng dƣa hấu 32 3.1.3 Xử lý đất 33 3.1.4 Thiết kế líp trồng và sử dụng màng phủ 34 3.1.5 Phƣơng pháp gieo, mật độ cây và khoảng cách trồng 36 3.1.6 Bón phân 36 3.1.7 Quản lý bệnh hại 39 3.1.8 Quản lý sâu hại 44 viii 3.2 KHẢO SÁT THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG GÂY HẠI, THIÊN ĐỊCH ĂN MỒI VÀ DIỄN BIẾN MẬT ĐỘ CỦA MỘT SỐ SÂU HẠI QUAN TRỌNG TRÊN DƢA HẤU TẠI HUYỆN KẾ SÁCH TỈNH SÓC TRĂNG VỤ HÈ THU 2012 50 Thành phần, mức độ phổ biến của sâu, nhện hại và thiên địch ăn mồi trên dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012 50 Diễn biến mật độ của bù lạch Thrips palmi Karny và rầy mềm Aphis gossypii Glover trên dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012 55 KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU ĐỐI VỚI RẦY MỀM APHIS GOSSYPII TRONG ĐIỀU KIỆN PHÕNG THÍ NGHIỆM 58 3.3.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hƣởng của một số thuốc trừ sâu 58 3.2.1 3.2.2 3.3 có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm 3.3.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của một số thuốc trừ sâu 60 có độc cao lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm 3.4 KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU ĐỐI VỚI RẦY MỀM APHIS GOSSYPII TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƢỚI 62 3.4.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hƣởng của một số thuốc trừ sâu 62 có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới 3.4.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của một số thuốc trừ sâu 64 có độ độc cao lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 66 4.1 KẾT LUẬN 66 4.2 ĐỀ NGHỊ 67 ix DANH SÁCH BẢNG Bảng Tên bảng Trang 2.1 Lịch phun thuốc ở ruộng dƣa hấu có xử lý thuốc trừ sâu 27 2.2 Các loại thuốc và nồng độ sử dụng trong điều kiện phòng thí nghiệm 28 2.3 Các loại thuốc và nồng độ sử dụng trong điều kiện nhà lƣới. 30 3.1 Thông tin về các nông hộ trồng dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ. 31 3.2 Một số biện pháp xử lý đất của nông dân tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. 34 3.3 Cách thiết kế líp trồng dƣa hấu của nông dân tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. 34 3.4 Số vụ thay màng phủ mới và trở líp của nông dân tại khu vực điều tra huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. 35 3.5 Phƣơng pháp gieo, mật độ cây và khoảng cách trồng của nông dân tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. 36 3.6 Lƣợng phân nguyên chất đƣợc nông dân sử dụng để bón cho dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. 38 3.7 Các mức đạm, lân, kali đƣợc nông dân sử dụng để bón cho dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. 39 3.8 Giai đoạn gây hại nghiêm trọng của một số bệnh hại trên ruộng dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. 39 3.9 Thời vụ gây hại nghiêm trọng của một số bệnh hại trên ruộng dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. 40 3.10 Các loại thuốc bảo vệ thực vật đƣợc nông dân sử dụng để quản lý bệnh hại trên dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. 42 3.11 Một số thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trị bệnh hại trên ruộng dƣa hấu của nông dân tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. 44 x 3.12 Giai đoạn gây hại nghiêm trọng của một số sâu hại trên ruộng dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. 42 3.13 Thời vụ gây hại nghiêm trọng của một số sâu hại trên ruộng dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. 45 3.14 Các loại thuốc bảo vệ thực vật đƣợc nông dân sử dụng để quản lý sâu hại trên dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. 47 3.15 Một số thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trị sâu hại trên ruộng dƣa hấu của nông dân tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. 50 3.16 Thành phần, mức độ phổ biến của côn trùng gây hại trên dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012. 52 3.17 Thành phần, mức độ phổ biến của thiên địch ăn mồi gây hại trên dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012. 54 3.18 Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm 59 3.19 Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu độc cao lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trongđiều kiện phòng thí nghiệm 60 3.20 Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới. 62 3.21 Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu có độ độc cao lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới. 64 xi DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình Trang 2.1 Đĩa petri thử thuốc rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm 27 2.2 Chậu cây con thử thuốc rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới 29 3.1 Tỷ lệ (%) số vụ trồng dƣa hấu trên năm tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012 32 3.2 Tỷ lệ (%) số hộ có trồng dƣa hấu theo thời vụ tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012 33 3.3 Tỷ lệ (%) các loại phân đƣợc nông dân sử dụng để bón lót tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012 37 3.4 Tỷ lệ (%) các loại phân đƣợc nông dân sử dụng để bón thúc tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012 37 3.5 Diễn biến mật độ bù lạch Thrips palmi Karny trên dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012 55 3.6 Diễn biến mật độ rầy mềm Aphis gossypii Glover trên dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012 57 3.7 Biến động hiệu lực của các loại thuốc bảo vệ thực vật có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm 59 3.8 Biến động hiệu lực của các loại thuốc trừ sâu có độ độc cao lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm 61 3.9 Biến động hiệu lực của các loại thuốc bảo vệ thực vật có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới 63 3.10 Biến động hiệu lực của các loại thuốc bảo vệ thực vât có độ độc cao lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới 65 xii DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung NSKG Ngày sau khi gieo Giờ SKP Giờ sau khi phun Ngày SKP Ngày sau khi phun xiii ĐẶT VẤN ĐỀ Dưa hấu là loại rau ăn quả có thành phần dinh dưỡng phong phú, trong thịt quả chín có provitamin A, vitamin C, các axit amin như thiamin, riboflavin và niacin. Ngoài ra còn chứa khoáng chất như Ca, P, Fe và K. Do đó, dưa hấu rất được ưa chuộng trên thế giới, được sử dụng dùng để ăn tươi, tráng miệng, giải khát, sản xuất bia, sirô (Tạ Thu Cúc, 2005). Nhờ có dinh dưỡng phong phú và giá trị sử dụng đa dạng nên dưa hấu được trồng rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tính đến năm 2010, nước ta có khoảng 27.500 hecta trồng dưa hấu, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Nam bộ (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Khoa, 2006). Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc trồng dưa hấu gặp không ít khó khăn, vấn đề được mùa mất giá luôn là nổi lo của nhà nông, bên cạnh đó việc thâm canh cây dưa hấu làm cho việc quản lý sâu bệnh hại như rầy mềm, bù lạch, sâu xanh ăn lá, bệnh bã trầu, thán thư,...ngày càng khó khăn. Nông dân không có chiến lược quản lý lâu dài, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật làm cho dịch hại ngày càng nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu đến chất lượng của sản phẩm. Do đó, đề tài: “Điều tra hiện trạng canh tác, khảo sát thành phần côn trùng gây hại và thiên địch ăn mồi trên dƣa hấu ở tỉnh Sóc Trăng. Đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc trừ sâu lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lƣới” được thực hiện nhằm mục đích: - Tìm hiểu biện pháp canh tác, các loài sâu bệnh hại chính trên ruộng dưa hấu và các biện pháp quản lý sâu bệnh hại của nông dân. - Khảo sát thành phần và mức độ phổ biến côn trùng, nhện hại và thiên địch ăn mồi nhằm đề xuất giải pháp quản lý dịch hại. - Theo dõi diễn biến mật số của bù lạch và rầy mềm trên ruộng dưa hấu. - Đánh giá hiệu quả phòng trừ của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với rầy mềm Aphis gossypii Glover, từ đó chọn lọc những loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng hiệu quả và tiết kiệm. 1 CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY DƢA HẤU 1.1.1. Nguồn gốc và vai trò của dƣa hấu Dưa hấu có tên khoa học là Citrullus lanatus, tên tiếng Anh là Watermelon, thuộc họ Dưa bầu bí (Cucurbitaceae) (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Dưa hấu có nguồn gốc từ Nam Phi (Seshadri, 1993). Theo Phạm Hồng Cúc (2002) dưa hấu được canh tác rộng rãi trong vùng Địa Trung Hải cách đây hơn 3.000 năm. Dưa hấu là một loại rau màu ngắn ngày được gieo trồng trên nhiều lục địa có khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới (Robinson and Decker-Walters, 1997) và được tiêu thụ khắp thế giới. Ngày nay dưa hấu được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và nước ta dưa hấu được biết đến từ thời Vua Hùng Vương thứ 18, dưa hấu là loại trái không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền (Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng, 2002). Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) dưa hấu có giá trị dinh dưỡng cao nhờ hàm lượng đường trong trái cao, chứa nhiều vitamin A và vitamin C. Trong 100 g phần ăn được của trái dưa hấu chứa 90% nước; 9% carbohydrate; 0,7% protein; 0,1% lipid; 300 IU vitamin A; 6 mg vitamin C; 8 mg Ca; 10 mg Mg; 14 mg P và 0,2 g Fe (Phạm Hồng Cúc, 2002). Theo Võ Văn Chi và Trần Hợp (2002) cho biết, vỏ trái dưa hấu có tác dụng trị bệnh phù thủng, hạt trái trị đau lưng. Hơn nữa, dưa hấu có thể trị một số bệnh như viêm thận, cao huyết áp, tiêu chảy, đặc biệt dưa hấu có chứa chất Lycopene giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. 1.1.2. Tình hình sản xuất dƣa hấu ở nƣớc ta Hiện nay, ở nước ta dưa hấu được trồng quanh năm, cả nước có 27.500 hecta trồng dưa hấu, năng suất trung bình 16 tấn/ha, tổng sản lượng đạt gần 42 nghìn tấn (FAO, 2010). Riêng ở các tỉnh Nam bộ có diện tích trồng dưa hấu khoảng 20.000 hecta (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Khoa, 2006). Dưa hấu là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao trong nhiều năm qua và trong tương lai (Trần Thị Ba và ctv., 1999). 1.1.3. Đặc tính thực vật 1.1.3.1 Rễ Theo Mai Thị Phương Anh và ctv. (1996) thì bộ rễ gồm rễ chính, rễ phụ nhiều cấp, đan xen như một tấm lưới có đường kính 8-10 m. Nhờ bộ rễ phát triển mạnh nên cây dưa hấu chịu hạn tốt, rễ không có khả năng phục hồi do đó khi chăm sóc tránh làm đứt rễ (Trần Thị Ba và ctv., 1999). 1.1.3.2 Thân Thân thảo hàng niên, có nhiều mắt, mỗi mắt mang một lá, một chồi nách và vòi bám có phân nhánh. Nhánh có khả năng phân nhánh mạnh như thân chính, chồi 2 gần gốc phát triển mạnh hơn chồi gần ngọn. Thân có nhiều lông tơ dài, màu trắng và số lượng lông nhiều hay ít tùy theo giống và tuổi của cây (Trần Thị Ba và ctv., 1999). 1.1.3.3 Lá Lá mầm lớn, hình trứng, giúp cho việc quang hợp tạo vật chất nuôi cây và lá thật đầu tiên. Lá thật là lá đơn hình chân vịt, xẻ thùy sâu, mọc xen (Trần Thị Ba và ctv.,1999). Mai Thị Phương Anh và ctv. (1996) cho biết thêm, lá dưa hấu màu xanh vàng nhạt, cuống lá dài, lá phân 3-5 thùy, trên mặt lá thường có lớp phấn trắng. 1.1.3.4 Hoa Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) dưa hấu là hoa đơn tính, đồng chu, nhỏ có kích thước 2,5-3cm, nằm ở nách lá, 5 lá đài màu xanh và 5 cánh hoa màu vàng. Hoa đực có 3-5 tiểu nhị, bao phấn hợp thành khối. Hoa cái vòi nhụy ngắn, nướm nhụy phân 3 thùy, bầu noãn hạ với 3 tâm bì. Hoa đực xuất hiện sớm hơn hoa cái và 3-5 hoa đực mới xuất hiên một hoa cái mọc xen kẽ trên thân. Hoa cái ở gần gốc cho trái chín sớm, hoa cái ở xa gốc cho trái chín muộn, hoa cái ở vị trí 12-20 dễ đậu trái và cho trái tốt nhất (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996). 1.1.3.5 Trái Trái to và chứa nhiều nước có hình dạng thay đổi tùy theo từng giống từ hình bầu dục, hình cầu, hình trứng. Vỏ trái cứng, láng, có nhiều văn hoa màu sắc thay đổi từ đen, xanh đậm, xanh nhạt và nhiều khi có sọc. Thịt trái có màu đỏ đậm đến vàng, thịt trái xốp, nhiều nước đến rắn chắc (Tạ Thu Cúc, 2005). Thịt trái chứa 0,22%; 0,016% Na; 0,022% Ca, lượng đường dao động từ 5-20% tùy theo lọai giống (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996). 1.1.3.6 Hạt Trái chứa nhiều hạt nằm lẫn trong thịt trái, trung bình từ 200-700 hạt/ trái (Phạm Hồng Cúc, 1999). Có màu nâu nhạt đến đen, trọng lượng hạt trung bình từ 25-30 hạt/ gam (Trần Thị Ba và ctv., 1999). 1.1.4. Điều kiện ngoại cảnh 1.1.4.1 Nhiệt độ Dưa hấu thích nhiệt độ cao, nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của dưa hấu là 25-30oC (Trần Khắc Thi, 2000). Nhiệt độ thấp cây phát triển kém, số lượng hoa cái hình thành ít và hạt phấn hoa đực phát triển không đầy đủ do đó cây thụ phấn kém, trái phát triển chậm, vỏ dầy, màu thịt dợt, phẩm chất kém và sản lượng không cao (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Tạ Thu Cúc (2005) cho biết thêm hạt dưa hấu nẩy mầm tốt nhất ở 30- 35oC. 1.1.4.2 Ánh sáng Dưa hấu là cây cần nhiều ánh sáng, kể từ lúc xuất hiện lá mầm cho đến khi kết thúc sinh trưởng (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996). Nắng nhiều và nhiệt độ cao là 2 yếu tố làm tăng chất lượng phẩm chất trái. Độ dài ngày có ảnh hưởng tới thời 3 gian sinh trưởng của cây, cây ra hoa sớm và lượng hoa cái sẽ nhiều nếu số giờ chiếu sáng cho cây từ 8-10 giờ (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Số giờ chiếu sáng tối thiểu cho cây là 600 giờ/vụ (Phạm Hồng Cúc, 1999). 1.1.4.3 Nước Dưa hấu chịu úng kém, nhất là giai đoạn cây con. Dưa hấu thuộc cây chịu hạn tốt, chịu hạn tốt nhất là giai đoạn cây ra hoa kết trái. Tuy nhiên cây có hệ số thoát nước cao do đó cây cần nhiều nước và háo nước nhiều nhất vào thời kì cây phát triển trái (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Ẩm độ của đất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của dưa hấu là 70-80 % (Tạ Thu Cúc, 2005). 1.1.4.4 Đất và dinh dưỡng Dưa hấu không khó tính với đất, đất thịt nhẹ và cát pha là thích hợp nhất, pH từ 5,5-7 là thích hợp, khả năng chịu phèn kém (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Tuy vậy, đất thịt trung bình cũng có thể trồng được dưa hấu chỉ cần chú ý bón phân hữu cơ để cải tạo đất (Tạ Thu Cúc, 2005). Sự cân bằng yếu tố N, P, K, là yêu cầu quan trọng tới sự tăng trưởng, sản lượng và chất lượng của dưa hấu (Tạ Thị Thu Cúc, 1979), (Trần Khắc Thi, 1996).  Đạm (N) Là thành phần nhiều nhất trong cây sau carbon, hydro và oxy và là tác nhân giới hạn sự tăng trưởng cây nhiều nhất (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Thừa N thân lá phát triển sum suê, chống chịu sâu bệnh kém, khó đậu trái, không giữ lâu sau thu hoạch. Lượng N tăng trong giai đoạn đầu sẽ tăng số hoa đực trên cây và tích lũy nitrat trong lá và trái (Trần Khắc Thi, 2000). Thừa đạm lá dưa hấu sẽ có màu xanh đậm, tăng kích thước lá, rễ kém phát triển, dễ bị côn trùng tấn công (Lê Văn Hòa, 2001).  Lân (P) Là tác nhân sau N làm giới hạn sự tăng trưởng dưa hấu, lân có tác dụng rất rõ trong thời kỳ cây con và lúc rễ còn yếu (Lê Văn Căn, 1978). P kích thích sự tăng trưởng rể vì vậy nên bón đầu vụ, bón thúc ít hiệu quả. Thiếu P làm cho tốc độ sinh trưởng chậm, cây ít đậm nhánh, lá mỏng xanh, giảm năng suất (Phạm Hồng Cúc, 2000). Theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2003) cho biết thêm nguyên nhân lá có màu xanh sậm khi thiếu lân là do sự giản nở của tế bào chậm hơn so với sự hình thành diệp lục tố, do đó hàm lượng diệp lục tố trên đơn vị diện tích sẽ cao hơn. P trong đất bị cố định nên bón theo băng gần rễ có hiệu quả cao hơn bón rãi, nhưng bón theo băng có thể làm giảm sự hấp thu khoáng vi lượng dẫn đến giảm năng suất (Trần Thị Ba và ctv., 1999).  Kali (K) Kali di động cao trong cây và được vận chuyển từ mô lá vào trái, khi trái thiếu K thì K sẽ di chuyển từ lá già đến lá non làm cây tăng trưởng chậm, chóp lá già 4 thiếu diệp lục tố và bị hoại tử trái phát triển không bình thường và bị một số bệnh tấn công (William, 1993). Theo Trần Khắc Thi (1996) K có tác dụng làm tăng khả năng chín sớm của trái. Ngoài ra, hỗn hợp K và P có tác dụng tốt tới chất lượng trái và tăng lượng đường trong trái (Trần Thị Ba và ctv., 1999).  Calcium (Ca) Nồng độ Ca trong lá già khoảng 1-2% và trong trái 0,2-0,3%. Đất thiếu Ca thường là đất acid, nếu trồng ở đất có pH thấp hơn 5,5 nên bón thêm vôi (Trần Thị Ba và ctv., 1999).  Magnesium (Mg) Nồng độ Mg trong lá thay đổi từ 0,3-0,6%, Mg di động trong cây do đó cần cung cấp liên tục khi thiếu Mg và nên phun qua lá có Sulphate Magnesium (Trần Thị Ba và ctv., 1999). 1.1.5. Kỹ thuật canh tác 1.1.5.1 Thời vụ Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) dưa hấu có khả năng thích nghi rất lớn với điều kiện thời tiết nên có thể mở rộng thời vụ gieo trồng quanh năm. Tuy nhiên ở ĐBSCL dưa hấu có thể trồng từ cuối mùa mưa cho đến hết mùa nắng (tháng 10-4 dương lịch), có 3 vụ như sau:  Vụ sớm (dưa Noel): Gieo hạt khoảng 20/9 đến 10/10 dương lịch và thu hoạch vào dịp Noel (20-30/12 dương lịch).  Vụ chính (dưa Tết): Gieo hạt khoảng 5-15/10 âm lịch và thu hoạch vào dịp Tết Nguyên Đán.  Vụ xuân Hè (dưa Lạc Hậu): Gieo sau Tết tùy theo từng vùng mà thời vụ gieo trồng khác nhau. Chủ yếu trồng trên đất ruộng sau vụ lúa và dưa được gieo trồng trong tháng 1-2, thu hoạch tháng 4-5 dương lịch. 1.1.5.2 Gieo hạt và ươm cây con Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) để giúp hạt giống nẩy mầm tốt và đều ta nên ủ trước khi gieo bằng cách phơi hạt ngoài nắng nhẹ rồi ngâm hạt trong nước ấm khoảng 5-7 giờ sau đó dùng vải gói lại rồi đem ủ nơi có ánh nắng đầy đủ, tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Có 2 cách gieo hạt là:  Gieo hạt thẳng: Lượng hạt dưa hấu cần trong 1000 m2 là 80-100 g hạt. Gieo 2 hạt/lổ với độ sâu 1-2 cm sau đó phủ tro trấu lại. Khi cây mọc 3-4 lá tỉa chừa một cây tốt.  Gieo trong bầu: Cần 50 g hạt giống cho 1000 m2. Bầu có thể làm bằng lá chuối, lá dừa với kích thước 7 cm x 5 cm. Dùng phân chuồng hoai, đất mịn, tro trấu với tỷ lệ bằng nhau để làm chất liệu bầu, sau đó đục lổ khoảng 0,5-1 cm rồi gieo hạt, mỗi bầu một hạt. Sau đó đem ra nơi có nắng tốt và không được động nước để chăm sóc khi cây được 6-10 ngày tuổi thì đem ra ruộng trồng. 5 1.1.5.3 Chuẩn bị đất trồng Đất trồng dưa hấu cần có tầng canh tác dầy, tơi xốp, không phèn, không mặn, có đầy đủ nước tưới, dễ thoát nước. Kiểu líp phổ biến nhất hiện nay là líp đôi, hai mương tim cách nhau trung bình 4,5-6 m. Mương đào rộng 30-40 cm sâu khoảng 40 cm. Đất được đào mương sâu một lớp leng và đào từng lớp đất mỏng 2-3 cm để cho đất mau khô và dễ tơi ra (Trần Thị Ba và ctv., 1999). 1.1.5.4 Khoảng cách trồng và mật độ trồng Khoảng cách trồng là 2,5-3 m (hàng cách hàng) và 0,4-0,7 m (cây cách cây). Mật độ trồng thay đổi theo mùa vụ. Tưới đẫm trước khi đậy màng phủ, sau đó đục lổ. Bón lót và rãi Basudin 10H ngừa kiến cắn phá (Trần Thị Ba và ctv., 1999). 1.1.5.5 Bón phân Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) phân bón làm tăng năng suất nhưng ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất trái dưa, tùy theo độ màu mỡ mà lượng phân bón khác nhau. Lượng phân trung bình cho 1 ha dưa hấu ở ĐBSCL như sau:  Phân chuồng hoai 10-20 tấn.  Vôi bột 500-1000 kg.  120-160 kg N, 120-160 kg P2O5, 60-80 kg K2O. 1.1.5.6 Tưới nước Trước khi đậy màng phủ (sau khi bón phân lót) cho nước vào vừa ngập mặt ruộng, nước sẽ thấm lên đỉnh líp giúp bộ rễ cây con đầy đủ ẩm độ nên không cần thiết tưới trên mặt lá. Trời nắng nóng tưới nước bằng thùng vòi sen, tưới 1 lần vào buổi trưa trong 10 ngày đầu sau khi gieo. Sau đó 5 ngày tưới 1 lần, giai đoạn phát triển 2 ngày tưới 1 lần. Khi dưa bắt đầu chín giảm lượng nước tưới từ từ và ngừng hẳn vài ngày trước khi thu hoạch (Trần Thị Ba và ctv., 1999). 1.1.5.7 Ngắt đọt Khi cây có 4 lá thật tiến hành ngắt bỏ đọt thân chính, sau đó cây đâm nhiều nhánh tỉa chừa lại 2 nhánh tốt, sau khi để trái tiến hành ngắt bỏ đọt, vị trí ngắt đọt cách trái 6 lá. Cách làm này giúp tăng độ đồng đều của trái, tăng năng suất và phẩm chất trái (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2006; Phạm Hồng Cúc, 2007). 1.1.5.8 Sửa dây Khi dưa hấu có 2 dây chèo (27 ngày sau khi gieo) thì tiến hành sửa và cố định vị trí bò của dây (dùng que kẽm khoảng 12 cm, một đầu bẻ cong có luồn ống hút bên ngoài) giúp các dây dưa bò song song khắp các mặt liếp theo thứ tự, không quấn chồng lên nhau làm ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của cây và giảm nơi trú ngụ của nhiều loại sâu bệnh (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2006; Phạm Hồng Cúc, 2007). 6 1.1.5.9 Tỉa nhánh Tỉa nhánh sớm khi mới vừa lú ra 5-7 cm, chỉ chừa 2 nhánh/cây cho đến khi thu hoạch giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái. Việc tỉa nhánh được thực hiện thường xuyên cho đến khi thu hoạch (Trần Thị Ba và ctv., 1999). 1.1.5.10 Tuyển trái Khi trái bằng trái chanh tiến hành tuyển trái (trái thứ 2 hoặc 3) chọn trái đầy đặn, cuống to, dài, có nhiều lông tơi thẳng, không sâu bệnh, đồng thời tỉa bỏ tất cả những trái khác và sửa cho trái đứng để trái phát triển đồng đều (Phạm Hồng Cúc, 2007). 1.2. MỘT SỐ CÔN TRÙNG VÀ NHỆN GÂY HẠI CHÍNH TRÊN DƢA HẤU 1.2.1. Sâu xanh ăn lá Diaphania indica Saunders 1.2.1.1 Vị trí phân loại và ký chủ Sâu xanh ăn lá có tên khoa học là Diaphania indica Saunders, Họ Pyralidae, Bộ Lepidoptera. Do sâu có đặc tính cắn phá và gây hại chủ yếu trên lá nên người dân thường gọi là sâu xanh ăn lá (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). Ngoài ra sâu có hai sọc trắng rất rõ chạy dọc theo cơ thể nên người dân còn gọi là sâu xanh hai sọc trắng. Kí chủ rất rộng gồm hầu hết các loại cây trồng cùng họ dưa bầu bí, gây hại đặc biệt nghiêm trọng trên cây dưa hấu, dưa lê, dưa leo, khổ qua (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). 1.2.1.2 Đặc điểm hình thái và sinh học Theo Lê Huy Vũ (2002) bướm có thân màu xám sáng, đầu màu xám, cơ thể không có lông, râu đầu hình sợi chỉ dài 6-8 mm miệng có vòi hút dài 3-4 mm để hút mật hoa, vòi thường cuộn tròn nằm dưới ngực. Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) cho biết thêm bướm có chiều dài thân từ 10-12 mm, sải cánh rộng 20-25 mm. Cánh trước bướm có màu trắng bạc với đường viền màu nâu đậm dọc theo cạnh cánh trước của cánh trước và cạnh ngoài của cánh trước và cánh sau. Thời gian bướm sống từ 5-7 ngày và bướm cái đẻ trứng từ 150-200 trứng. Trứng có màu trắng đục và chuyển thành màu trắng hơi ngả vàng trước khi nở, trứng được đẻ riêng lẻ trên hai mặt lá nhất là đọt non và trái non. Còn theo Ganehiarachchi (1997) thì trứng có màu vàng, hình tròn, đường kính 0,5 mm. Thời gian ủ trứng của Diaphania indica Saunders theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) là 4-5 ngày, còn theo Brown và ctv. (2003) là 1-7 ngày, theo Ganehiarachchi (1997) thì thời gian ủ trứng là 3-5 ngày. Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) ấu trùng có màu xanh lá cây nhạt, có 2 sọc chạy dọc trên thân rất rõ. Ấu trùng có 5 tuổi, phát triển từ 10-20 ngày. Ấu trùng đủ lớn dài 20-25 mm. Còn theo Lê Huy Vũ (2002) thì giai đoạn ấu trùng 7 từ 11-16 ngày, thời gian sinh trưởng ngắn nhất ở giai đoạn ấu trùng là tuổi 3 với trung bình 2,2 ngày và thời gian sinh trưởng dài nhất là ở giai đoạn ấu trùng là tuổi 5 với trung bình 4,7 ngày. Nhộng khi mới hình thành có màu nâu nhạt vài ngày sau chuyển thành màu nâu đen. Thời gian nhộng từ 6-7 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). Tuy nhiên theo Smith (1991) trích dẫn bởi Capinera (2000) thì thời gian nhộng là 910 ngày. 1.2.1.3 Tập quán sinh sống và cách gây hại Theo Ganehiarachchi (1997), Brown và ctv. (2003) cho biết ấu trùng gây hại chồi, lá, trái. Thỉnh thoảng mật số cao, các ấu trùng ăn trụi cả lá, đục vào trái và chui vào bên trong trái, nhất là những trái ở gần mặt đất. Sâu có tập quán dùng tơ cuốn các đọt non lại và ở bên trong ăn phá. Sâu còn ăn trái non làm cho trái bị rụng và méo mó hay thối. Rất nghiêm trọng đối với dưa hấu, vì sâu ăn đọt non làm cho dưa đâm nhánh nên sẽ mất trái của dây chính, chỉ còn trái nhỏ ở nhánh phụ. Khi trái lớn sâu thường ẩn náu ở mặt dưới vào lúc trời nắng nóng ban ngày, nơi phần trái chạm mặt đất hay nằm trong lớp rơm rạ dùng để lót trái, và ăn lớp bên ngoài làm trái bị lép nơi đó và da trái bị loang lổ. Sâu làm nhộng trong các lá non cuốn lại (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). 1.2.1.4 Biện pháp phòng trị Nên trồng đồng loạt hay trồng sớm theo vụ chính sẽ có mật số sâu thấp. Theo dõi mật số khi cây leo giàn hay phân nhánh để phát hiện sớm mà phòng trị kịp thời. Có thể dùng tay bắt sâu khi mật số còn thấp và tập trung trên đọt non. Nếu cần phải dùng thuốc thì có thể áp dụng thuốc vi sinh hay các loại thuốc trừ sâu đặc trị trước khi sâu cuốn lá lại (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). Theo Brown và ctv. (2003) thuốc trừ sâu Bacillus thuringiensus có hiệu quả cao, hiệu lực kéo dài, thân thiện với môi trường. 1.2.2. Sâu ăn tạp Spodoptera litura Fabricius 1.2.2.1 Vị trí phân loại và ký chủ Sâu ăn tạp có tên khoa học là Spodoptera litura Fabricius, Họ Noctuidae, Bộ Lepidoptera. Phân bố rất rộng trên thế giới vì có phổ kí chủ rộng và thích nghi với nhiều điều kiện và thời tiết khác nhau. Sâu gây hại khoảng 200 loài và gây hại nhiều trên rau, cải, bắp, đậu… (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). 1.2.2.2 Đặc điểm hình thái và sinh học Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) bướm có chiều dài thân từ 2025 mm, sải cánh rộng từ 35-45 mm. Cánh trước có màu nâu vàng, phần giữa từ cạnh cánh trước và cánh sau có một vân ngang rộng, màu trắng. Trong đường vân trắng này có đường vân màu nâu. Cánh sau màu trắng óng ánh. Đời sống của bướm trung bình 1-2 tuần tùy theo điều kiện thức ăn. Bướm có thể đẻ trung bình khoảng 8 300 trứng, nhưng nếu điều kiện thích hợp bướm có thể đẻ từ 900-2.000 trứng. Trung bình một bướm cái có thể đẻ từ 200-300 trứng ở mặt dưới của lá cây (Gahukar, 1992). Trứng có đường kính 0,4-0,5 mm, hình bán cầu. Bề mặt trứng có những đường khía dọc từ đỉnh xuống tới đáy và bị cắt ngang bởi những đường khía ngang tạo thành những ô nhỏ. Trứng mới đẻ có màu trắng vàng và sau chuyển thành màu vàng tro, lúc mới nở có màu tro đậm. Ổ trứng có phủ lông từ bụng bướm mẹ và có thời gian ủ trứng 4-7 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). Trứng nở sau 3-4 ngày (Schreiner, 2000). Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) sâu có 5-6 tuổi và phát triển tuổi trong thời gian từ 20-25 ngày tùy theo điều kiện môi trường. Có hình ống tròn và dài khoảng 35-53 mm khi sâu lớn đủ sức. Dương Minh (1999) cho biết thêm ấu trùng tuổi 1 và tuổi 2 có màu xanh lợt, đầu đen. Khi trưởng thành sâu có màu đen hay xám sậm, lưng có 3 sọc vàng, hai bên có 2 hàng chấm đen nhỏ. Nhộng dài từ 18-20 mm, màu nâu hoặc màu nâu tối. Cuối bụng có một đôi gai ngắn. Thời gian làm nhộng từ 7-10 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). 1.2.2.3 Tập quán sinh sống và cách gây hại Bướm vũ hóa vào buổi chiều và bay ra hoạt động vào lúc vừa tối, ban ngày thì bướm đậu ở mặt dưới lá hoặc các bụi cỏ. Bay rất mạnh, có khi xa đến vài chục mét và cao đến 6-7 m. Hoạt động mạnh từ tối đến nửa đêm. Sau khi vũ hóa vài giờ thì bướm có thể bắp cặp và một ngày sau thì có thể đẻ trứng. Trứng được đẻ thành ổ và có phủ lông màu vàng nâu (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). Trứng trong ổ được xếp thành từng lớp điều đặn với nhau và thường có một lớp, tuy nhiên cũng có trường hợp trứng được xếp thành 2 đến 3 lớp (Phạm Huỳnh Thanh Vân & Lê Thị Thùy Minh, 2001). Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) sâu vừa nở chỉ ăn gặm vỏ trứng và sống tập trung, ở giai đoạn này sâu chỉ gặm mặt dưới lá, chừa biểu bì trên và gân lá sang tuổi 2 sâu bắt đầu phân tán và ăn gặm lá nhiều hơn. Sâu có phản ứng với ánh sáng rõ rệt khi tới tuổi 4, nghĩa là sâu thường trốn ánh sáng do đó nên ban ngày sâu ẩn náo ở nơi tối hoặc chui xuống kẽ đất nức tới đêm mới chui lại lên cây. Ở tuổi lớn chúng có tập quán ăn thịt lẫn nhau và không những ăn phá cây mà còn ăn trụi cả thân, thân cành và trái non. Khi chuẩn bị làm nhộng, sâu chui xuống đất làm thành một khoang và nằm yên trong đó hóa nhộng. 1.2.2.4 Biện pháp phòng trị Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) do sâu kháng thuốc rất nhanh nên áp dụng các biện pháp ngăn ngừa sâu trước khi thành dịch như sau:  Có thể dùng các loại thuốc trừ sâu thông dụng để trừ sâu còn nhỏ.  Cuốc xới đất hoặc trộn đất với các loại thuốc trừ sâu hay cho nước vào ngập ruộng từ 2-3 ngày để diệt nhộng. 9  Thường xuyên thăm đồng để ngắt bỏ ổ trứng hoặc tiêu diệt sâu khi mới nở, chưa phân tán đi xa. Nếu sâu đã phát sinh nhiều thì ban đêm có thể soi đèn bắt. 1.2.3. Bù lạch Thrips palmi Karny 1.2.3.1 Vị trí phân loại và ký chủ Bù lạch có tên khoa học là Thrips palmi Karny, Họ Thripidae, Bộ Thysanoptera. Phân bố rất rộng và có thể tấn công trên nhiều loại cây trồng từ các loại rau đến cây ăn trái. Đặc biệt, gần đây chúng phát dịch và gây hại trầm trọng trên dưa hấu và dưa leo (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). 1.2.3.2 Đặc điểm hình thái và sinh học Bù lạch có cơ thể rất nhỏ, khoảng 1 mm, màu vàng hơi nâu, hai mắt kép màu đen (Lemis, 1997). Miệng có cấu tạo chuyên biệt với chức năng chích hút để chích hút nhựa cây (Võ Tòng Xuân, 1993). Chân của bù lạch rất đặc biệt là đốt bàn không có móng mà tận cùng bằng một mảnh nhỏ, râu màu đen gồm sáu đốt. Thành trùng có thể sống đến 2 tháng và đẻ độ 200 trứng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). Trứng rất nhỏ màu trắng đến vàng nhạt, dạng hình thận (Jayma et al., 1992). Trứng do con cái dùng bộ phận đẻ trứng ghim thẳng vào trong thân lá non, trứng nở trong thời gian khoảng 3 ngày. Ấu trùng rất giống thành trùng nhưng màu nhạt hơn, gồm 2 tuổi kéo dài độ 3-4 ngày. Nhộng phát triển trong từ 3-4 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). 1.2.3.3 Tập quán sinh sống và cách gây hại Cả thành trùng và ấu trùng đều chích vào biểu bì lá và hút nhựa, bù lạch thường đẻ trứng trong mô lá, thường sống ở mặt dưới lá và chui vào gần gân để trốn (Gabystoll, 1986; Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). Lewis (1997) và Lê Ngọc Hoa (2003) cho biết thêm bù lạch thường chích cho nhựa cây chảy ra để hút ăn, đôi khi còn ăn cả mô lá hoặc cây. Lá cây bị bù lạch gây hại sẽ có dạng quăn queo, lá non biến dạng và bị cong xuống phía dưới. Đọt non bị bù lạch tấn công không phát triển dài ra được mà chùn lại và cất cao lên, nên nông dân thường gọi là hiện tượng “khảm” hay “bắn máy bay” trên dưa hấu. Bù lạch còn truyền bệnh khảm do vi rút làm vàng và xoăn lá, cây không chết nhưng ra hoa mà không cho trái (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). 1.2.3.4 Biện pháp phòng trị Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) thì nên đốt tàn dư thực vật, dùng bẫy màu vàng đặt vào rẫy từ khi cây con đến lúc trổ hoa để xác định mật số và quyết định khi nào áp dụng thuốc. Cày sâu để chôn vùi nhộng (Gabystoll, 1986). Ngày nay, một vài phương pháp được áp dụng do có hiệu quả cao đến việc hạn chế bù lạch. Màng phủ Nông nghiệp và sử dụng sự phản chiếu kim loại trên 10 cánh đồng mang lại hiệu quả cao (Jayma et al., 1992). Có thể lợi dụng mật số thiên địch để khống chế mật số bù lạch. Bù lạch rất khó trị vì nơi ẩn náu cũng như khả năng quen thuốc rất nhanh. Nên khi sử dụng thuốc hóa học để trị thì nên thay đổi gốc thuốc hóa học thường xuyên để tránh bù lạch quen thuốc (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000; Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). Có thể sử dụng thuốc hóa học dạng dầu khoáng PSO (Petrolium Surface Oil) để phun lên đọt non, nhưng chú ý có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của lá (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). 1.2.4. Bọ dƣa Aulacophora similis Oliver 1.2.4.1 Vị trí phân loại và ký chủ Bọ dưa có tên khoa học là Aulacophora similis Oliver, Họ Chrysomelidae, Bộ Coleoptera. Bọ dưa Aulacophora similis Oliver là loài gây hại đa kí chủ, gây hại nhiều trên nhiều loại cây trồng nhưng chủ yếu là các cây thuộc họ Dưa bầu bí như dưa hấu, dưa leo, bí đao…Đôi khi nó cũng tấn công trên bắp, lúa miến hay bông phấn lúa (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). 1.2.4.2 Đặc điểm hình thái và sinh học Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) bọ dưa Aulacophora similis Oliver có thân dài từ 6-8 mm, mắt đen, râu đầu rất linh động và có cánh màu vàng nâu. Đời sống thì rất dài khoảng 100-200 ngày. Thành trùng cái thì đẻ khoảng 200 trứng. Trứng rất nhỏ, dài khoảng 0,8 mm và rộng khoảng 0,3 mm màu vàng xanh khi mới đẻ và màu vàng nâu khi sắp nở. Ấu trùng có 3 tuổi với thời gian phát triển từ 18-35 ngày. Ấu trùng màu trắng sữa khi mới nở, sau đó chuyển sang màu vàng nâu; đầu màu nâu; đặc biệt là có một đôi chân giả. Nhộng hình thành trong đất có màu nâu nhạt từ 5-14 ngày, có lớp kén rất dày bao phủ bên ngoài. Vòng đời của bọ dưa từ 80-130 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). 1.2.4.3 Tập quán sinh sống và cách gây hại Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) thành trùng hoạt động mạnh vào ban ngày, mạnh nhất là khi có nắng lên. Thành trùng đẻ trứng thành từng nhóm từ 2-5 trứng lúc sáng sớm hay chiều tối và đẻ trong đất gần gốc cây hay trong rơm rạ. Thành trùng ăn phần mô diệp lục mặt trên lá và lớp biểu bì thành một đường vòng, sau đó phần bị cạp ăn sẽ đứt khỏi lá. Thành trùng thường tấn công cây con khi có 2 lá đơn đầu tiên và có thể ăn trụi hết lá lẫn đọt non khi mật số cao. Cây trồng trong mùa nắng bị thiệt hại nhiều hơn mùa mưa. Ấu trùng sau khi nở ăn rễ cây và đục vào gốc làm cây bị vàng héo, chậm phát triển và chết đột ngột. Vi khuẩn hay nấm có thể xâm nhập vào gốc, rễ cây do các vết cắn phá của ấu trùng làm cho dây dưa bị chết (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). 11 1.2.4.4 Biện pháp phòng trị Sau khi thu hoạch ta gom dây dưa lại để thu hút thành trùng tới sau đó dùng thuốc trừ sâu để tiêu diệt. Bảo vệ cây con tích cực lúc ban đầu để tránh mất lá làm cho cây chậm phát triển. Khi thấy có thành trùng bay vào ruộng dưa mà mật số còn ít, sáng sớm hay chiều tối nên soi đèn bắt ở mặt dưới lá. Sử dụng thuốc hóa học để trừ thành trùng. Sau đó từ 5-7 ngày áp dụng lại nếu mật số còn cao, nhất là khi cây còn nhỏ (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). 1.2.5 Ruồi đục lá Liriomyza trifolii Burgess 1.2.5.1 Vị trí phân loại và ký chủ Ruồi đục lá tên khoa học là Liriomyza trifolii Burgess, Họ Agromyzyidae, Bộ Diptera. Đây là loài côn trùng phá hại trên nhiều loại cây như bầu bí, dưa leo, dưa gang, cà chua, ớt, đậu nành, đậu trắng…(Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). 1.2.5.2 Đặc điểm hình thái và sinh học Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) ruồi đục lá có thành trùng rất nhỏ, dài từ 1,3-1,5 mm màu đen bóng, nhưng một phần cơ thể, gồm cả phiến mai trên ngực có màu vàng. Mắt kép màu đen bóng. Chiều dài cánh trước khoảng 1,4 mm, rộng 0,60 mm. Cánh sau thoái hóa rất nhỏ, màu vàng nhạt. Bụng và chân có nhiều lông, chân màu vàng, đốt bàn và đốt chày màu đen, bàn chân 5 đốt, đốt cuối có 2 móng cong màu đen. Trứng rất nhỏ, màu trắng hồng, tròn, đường kính khoảng 0,2 mm. Ấu trùng có chiều dài khoảng 2 mm, màu vàng nhạt khi mới nở, sau chuyển thành màu vàng đậm. Cơ thể có 10 đốt, miệng dạng móc câu màu đen. Thời gian phát triển của ấu trùng từ 3-4 ngày. Nhộng có chiều dài khoảng 1,5 mm, rộng 0,7 mm. Thời gian phát triển của nhộng từ 6 - 8 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). 1.2.5.3 Tập quán sinh sống và cách gây hại Thành trùng hoạt động mạnh từ 7-9 giờ sáng và từ 4-5 giờ chiều. Thành trùng cái dùng bộ phận đẻ trứng rạch mặt lá tạo nhiều lổ. Trong số đó có một số lổ chứa trứng, chỉ khoảng 1%, phần lớn các lổ còn lại dùng làm thức ăn cho thành trùng cái và đực do chất lỏng tiết ra từ vết chích. Các lổ đục thường xuất hiện ở chóp lá hay dọc theo 2 bìa lá (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). Thành trùng gây hại bằng cách chọc thủng biểu bì lá thành những lổ nhỏ bằng bộ phận đẻ trứng của nó rồi ăn dịch tế bào chảy ra từ vết đục hoặc đẻ trứng vào ngay các lổ đục, dưới biểu bì lá (theo Whittaker và Davis, 1962 trích dẫn bởi Bành Ngọc Nghĩa và Hoàng Ngọc Lâm, 2004). Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) ruồi gây hại cho cây bằng cách đục thành những đường ngoằn ngoèo ở mặt trên lá, lúc đầu đường đục nhỏ, càng lúc càng to dần cùng với sự phát triển của cơ thể ấu trùng. Đường đục xuất hiện ở cả hai mặt lá nhưng thấy rõ nhất là ở mặt trên lá. Khi trưởng thành, dòi đục 12 thủng biểu bì chui ra ngoài và làm nhộng trên mặt lá hay trên các bộ phận khác của cây hoặc buông mình xuống đất làm nhộng. Các vết đục khắp mặt lá làm cho lá bị khô, trái nhỏ, giảm phẩm chất của trái, nếu trầm trọng làm năng suất giảm. 1.2.5.4 Biện pháp phòng trị Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) có 3 biện pháp để phòng trừ ruồi đục lá: Biện pháp canh tác: Làm sạch cỏ chung quanh ruộng dưa trước khi xuống giống, cày sâu sau khi thu hoạch. Biện pháp sinh học: dùng thiên địch để tiêu diệt ruồi do ở ngoài thiên nhiên có rất nhiều thiên địch của ruồi. Nếu áp dụng thuốc trừ sâu nhiều sẽ làm cho mật số ruồi tăng cao và tạo thành dịch dễ dàng. Biện pháp hoá học: Nếu mật số thiên địch trên 50% không cần áp dụng thuốc để trừ ruồi, nhưng nếu mật số thiên địch thấp, không thể khống chế mật số ruồi thì nên áp dụng thuốc khi cây con bắt đầu có lá mầm và lá thật đầu tiên. Ở những vùng ruồi có điều kiện nhân mật số nhanh thì nên áp dụng thuốc khi cần. 1.2.6. Rầy mềm Aphis gossypii Glover 1.2.6.1 Vị trí phân loại và ký chủ Rầy mềm có tên khoa học là Aphis gossypii Glover, Họ Aphididae, Bộ Homoptera. Phân bố rất rộng và đa kí chủ, tấn công nhiều loại rau màu như cà chua, thuốc lá, dưa bầu bí, ớt… (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). Trên thế giới rầy mềm Aphis gossypii Glover gây hại hơn 700 loài cây trồng. Rầy mềm Aphis gossypii gây hại nghiêm trọng cho dưa hấu, dưa leo và nhiều loài cây trồng khác như măng tây, ớt, cây có múi, bông, râm bụt… Aphis gossypii Glover gây hại nhiều loài cây trồng ở vùng nhiệt đới, ôn đới và khắp thế giới trừ Bắc cực (John, 2009 trích dẫn bởi Vũ Thị Nga và ctv., 2011). 1.2.6.2 Đặc điểm hình thái và sinh học Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) thì rầy mềm Aphis gossypii Glover có 2 dạng thành trùng là có cánh và không cánh. Dạng không cánh: Toàn thân màu xanh đen, xanh thẫm, có phủ sáp và một ít cá thể có màu vàng xanh. Cơ thể dài từ 1,5-1,9 mm và rộng từ 0,6-0,8 mm. Dạng có cánh: Đầu và ngực màu nâu đen, bụng màu vàng nhạt, xanh nhạt, có khi xanh đậm, phiến lưng trước màu đen. Mắt kép to, ống bụng đen. Cơ thể dài từ 1,2-1,8 mm và rộng từ 0,4-0,7 mm. Đặc điểm quan trọng để phân biệt Aphis gossypii Glover với các loài rầy mềm khác là dựa vào ống bụng và phiến đuôi (cauda). Với ống bụng màu đen dài gấp đôi phiến đuôi và phiến đuôi có màu nhạt hơn cơ thể với 2-4 cặp lông đuôi (thường là 3 cặp lông đuôi) (Napier, 2009; Sloetzel et al., 1996). Rầy mềm Aphis gossypii Glover có vòng đời là 5,13-5,37 ngày. Tính từ thời gian mới lột xác thành thành trùng đến khi bắt đầu đẻ là 0,42-0,46 ngày. Thành 13 trùng sống khá lâu từ 7,6-8,8 ngày với phạm vi biến động từ 5-19 ngày. Tỷ lệ hoàn thành vòng đời của rầy mềm Aphis gossypii Glover là 60-70% (Vũ Thị Nga và ctv., 2011) 1.2.6.3 Tập quán sinh sống và cách gây hại Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) thì ấu trùng và thành trùng tập trung mặt dưới lá, nhất là đọt non, bông, chồi; hút nhựa làm cho các phần ấy bị khô héo hoặc để lại những vết thâm đen trên lá. Trên cây dưa, rầy mềm gây hại trầm trọng nếu tấn công các dây chèo hay đỉnh sinh trưởng. Rầy mềm thường tập trung với số lượng lớn ở đọt non làm lá bị quăn queo và phân tiết ra thu hút nhiều nấm đen bao quanh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trái. Trên dưa bầu bí thì trong giai đoạn có hoa nếu bị rầy tấn công với mật số cao thì hoa sẽ dễ rụng hay méo mó. Còn đối với bông vải thì sẽ làm cho môi trường nấm mốc phát triển do rầy tiết ra dịch mật rơi vào quả nang và lá đang mở ra gây khó khăn cho việc thu hoạch bông vải. Ngoài ra thì rầy còn là tác nhân truyền bệnh virut cho cây. Sau cùng làm cho cây mất sức và chết (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen., 2011). Còn theo Nguyễn Thị Nghiêm (1996) và được trích dẫn bởi Lê Minh Tường (2002) thì rầy không có khả năng truyền bệnh khảm qua các thế hệ sau, không có thời gian ủ virut trong cơ thể và virus chỉ tồn tại trong cơ thể rầy dưới 4 giờ sau mỗi lần hút chích, nhưng rầy mềm có khả năng hấp thụ virus sau khi chích hút cây bệnh dưới 1 phút và chỉ cần chích hút cây mạnh dưới 1 phút là có thể truyền bệnh. 1.2.6.4 Biện pháp phòng trị Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) thì để phòng trừ loài rầy mềm Aphis gossypii Glover ta nên nhặt và chôn vùi các phần có rầy mềm gây hại, phủ rơm lên líp từ khi có cây con đến khi trổ hoa, không nên bón nhiều đạm. Rầy mềm nhân mật số rất nhanh nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời và phòng trị đúng lúc thì cũng tương đối dễ trị. Vì rầy mềm truyền bệnh virus nên thuốc trừ sâu chỉ có thể diệt được rầy mà không hạn chế bệnh, nhưng nếu áp dụng thuốc sớm, diệt được số lượng lớn rầy ở giai đoạn đầu thì khả năng truyền virus của rầy không nhiều. Sử dụng thuốc trừ sâu nên để ý đến quần thể thiên địch của rầy mềm. 1.2.7. Nhện đỏ Tetranychus sp. 1.2.7.1 Vị trí phân loại và ký chủ Nhện đỏ có tên khoa học là Tetranychus sp., Họ Tetranychidae, Bộ Acarina. Nhện có diện phân bố rất rộng và gây hại trên nhiều lại cây trồng như dưa bầu bí, chủ yếu là dưa hấu, cà chua, cà tím, các loại đậu, đu đủ … (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). 14 1.2.7.2 Đặc điểm hình thái và sinh học Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) thì thành trùng hình bầu dục, thân rất nhỏ khoảng 0,4 mm. Nhện có 8 chân. Thành trùng đực có kích thước nhỏ, khoảng 0,3 mm. Toàn thân phủ lông thưa và thường có màu xanh, trắng hay đỏ với đốm đen ở 2 bên thân. Nhện cái màu vàng nhạt hay ngả sang màu xanh lá cây. Nhìn xuyên qua cơ thể thấy được hai đốm màu đậm bên trong, đó là nơi chứa thức ăn. Thành trùng cái bắt đầu đẻ trứng từ 2-6 ngày sau khi bắt cặp, mỗi nhện cái đẻ khoảng 70 trứng. Trứng rất nhỏ, hình cầu, bóng láng và được gắn chặt vào mặt dưới lá, thường là ở những nơi có tơ do nhện tạo ra khi di chuyển. Trứng nở khoảng 4-5 ngày. Ấu trùng nhện đỏ rất giống với thành trùng nhưng chỉ có 3 cặp chân. Những thành trùng nở ra thành thành trùng cái thay da 3 lần còn thành thành trùng đực thì chỉ thay da 2 lần. Giai đoạn ấu trùng phát triển từ 5-10 ngày. Nhện đỏ mất 20-40 ngày để hoàn thành thế hệ. 1.2.7.3 Tập quán sinh sống và cách gây hại Nhện di chuyển rất nhanh và nhả tơ mỏng bao thành một lớp ở dưới lá nên trong lá có màu trắng đục do lớp da để lại sau khi lột xác cùng với bụi và những tạp chất khác. Cả ấu trùng và thành trùng nhện đỏ đều chích hút mô lá cây làm cho cây bị mất màu xanh và có màu vàng, sau cùng lá sẽ bị khô đi. Màu vàng của lá dễ nhìn thấy nhất là ở mặt dưới lá, làm giảm phẩm chất và năng suất trái… (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). 1.2.7.4 Biện pháp phòng trị Thiên địch có vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế mật số nhện đỏ như:  Nhện đỏ Galandromus (Metaseiulus) occidentalis.  Bù lạch 6 chấm Scolothrips sexmaculatus.  Bọ rùa Stethorus sp.  Bọ xít nhỏ Orius tristicolor và Chysoperla carnea. Do nhện đỏ rất nhỏ và thường sống gần gân lá, nơi thuốc trừ sâu rất khó tiếp xúc, hơn nữa nhện tạo lập quần thể rất nhanh nên mật số tăng nhanh và nhiều nên rất khó phòng trị. Có thể sử dụng loại thuốc trừ nhện nhưng phải chú ý đến quần thể dịch hại (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011). 15 1.3. ĐẶC TÍNH MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG THÍ NGHIỆM 1.3.1. Cyperan 10EC 1.3.1.1 Thông tin hoạt chất Tên hoạt chất: Cypermethrin. Tên gọi khác: Sherpa, Ambush C, Cymbush, Peran, Cyperan. Tên hoá học: (RS)- αcyano-3-phenoxibenzyl(1RS,3RS;1RS,3RS)-3-(2,2diclo vinyl-2,2-dimetylxiclopropancacboxylat. Công thức hoá học: C22H19Cl2NO3. Công thức cấu trúc hoá học: Khối lượng phân tử: 416,3 g/mol. Nhóm thuốc: Pyrethroid. Độc tính: Nhóm độc II. LD50 qua miệng: 215 mg/kg. LD50 qua da: 1.600 mg/kg, trà khô 20 mg/kg. PHI: rau ăn lá 7-14 ngày, rau ăn trái 3-4 ngày; bắp cải 14 ngày; rau ăn củ (nếu tươi gốc), hành 21 ngày. Thuốc độc đối với ong mật. Cơ chế tác động: Cypermethrin tác động tiếp xúc và vị độc, có phổ tác động rất rộng, trừ được nhiều loại côn trùng và nhện hại, đặc biệt là côn trùng thuộc bộ Lepidoptera (Trần Văn Hai, 2009). 1.3.1.2. Thông tin sản phẩm Công dụng: Diệt nhiều loại sâu hại trên các loại cây trồng như: sâu cuốn lá lúa, bọ xít muỗi hại điều, sâu đục trái vải thiều. Liều lượng: 0,5-0,7 lít/ha. Cách pha: Pha 12-20 ml/bình 8 lít. Lượng nước phun: 600-800 lít/ha. Lưu ý: Phun ướt đều cho thuốc tiếp xúc với sâu hại. Phun tốt nhất khi sâu mới xuất hiện (tuổi sâu càng nhỏ càng tốt), nên phun vào lúc sáng sớm hay chiều mát. (http://www.agpps.com.vn/angiang/tintuc.php?idTin=191) 16 1.3.2. Applaud 10WP 1.3.2.1 Thông tin hoạt chất Tên hoạt chất: Buprofezin. Tên gọi khác: Applaud. Tên hoá học: 2-tert-butylimino-3-isopropyl-5-phenyl-3,4,5,6-tetrahidro-2H1,3,5-thiadiazin-4-one. Công thức hoá học: C16H23N3OS. Công thức cấu trúc hoá học: Khối lượng phân tử: 305,4 g/mol. Nhóm thuốc: IGR- Insect growth regulator. Độc tính: Nhóm độc III. LD50 qua miệng: >2.198-2.355 mg/kg. LD50 qua da: >5.000 mg/kg. PHI: lúa mì, dưa leo, cà chua 1 ngày; lúa, trà (thuốc sữa) 7 ngày; họ Cam Quít 14 ngày; lúa (thuốc hạt) 21 ngày. Thuốc độc đối với cá, không độc đối với ong mật. Cơ chế tác động: Buprofezin tác động tiếp xúc, là chất điều hoà sinh trưởng côn trùng, ức chế sự hình thành chất kitin ở da côn trùng, làm ấu trùng không lột xác được mà chết (Trần Văn Hai, 2009). 1.3.2.2 Thông tin sản phẩm Công dụng: Trừ hữu hiệu rầy nâu, các loại rầy hại lúa, bọ phấn trắng, rệp vảy, rầy xanh, rệp sáp hại rau, màu, đậu, chè, cây ăn trái, cà phê, mía, điều, bông vải. Liều lượng: 1 kg/ha. Cách pha: Pha 40 g/bình 16 lít. Lượng nước phun: 400 lít/ha. Lưu ý: Phun khi thấy rầy non mới xuất hiện. Không hỗn hợp với thuốc có gốc kiềm. Thời gian cách ly : 7 ngày. (http://www.congtyhai.com/vn/default.aspx?cat_id=908&news_id=438) 17 1.3.3. Vitashield 40EC 1.3.3.1 Thông tin hoạt chất Tên hoạt chất: Chlorpyrifos. Tên hoá học: O,O-diethyl O-3,5,6-trichloro-2-pyridyl phosphorothioate. Công thức hoà học: C9H11Cl3NO3PS. Công thức cấu trúc hoá học: Khối lượng phân tử: 350,6 g/mol. Nhóm hóa học: Lân hữu cơ. Độc tính: Nhóm độc II. LD50 qua miệng 475 mg/kg. LD50 qua da > 4000 mg/kg. LC50 qua đường thở 4600 mg/m3. Rất độc với các động vật thủy sinh. Cơ chế tác động: Chlorpyrifos tác động tiếp xúc, vị độc và xông hơi với phổ tác dụng rộng, hiệu lực trừ sâu nhanh nên rất hiệu quả trong việc diệt trừ nhiều loại sâu đục thân, đục quả, ăn lá và chích hút cho nhiều loại cây trồng. (http://baovecaytrong.com/sanphamchitiet.php?masp=716) 1.3.3.2 Thông tin sản phẩm Công dụng: Thuốc trừ sâu phổ rộng, tác động tiếp xúc, vị độc và xông hơi nên thuốc diệt sâu rất nhanh, kể cả sâu đã kháng thuốc. Thuốc ít bị rửa trôi, hiệu quả diệt sâu kéo dài. Đối tượng đăng ký sử dụng: Sâu vẽ bùa trên cam, rệp sáp trên cà phê. Liều lượng: 0,6-0,8 lít/ha. Cách pha: Pha từ 15-20 ml/bình 8 lít. Lượng nước phun: 320 lít/ha. Lưu ý: Phun thuốc lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Có thể kết hợp với các loại thuốc trừ sâu khác, trừ thuốc có tính kiềm mạnh. Thời gian cách ly: Ngưng phun thuốc 14 ngày trước khi thu hoạch. (http://www.sieuthinongnghiep.com/san-pham-header/chi-tiet/507/vitashield40ec.html) 18 1.3.4. Confidor 100SL 1.3.2.1 Thông tin hoạt chất Tên hoạt chất: Imidacloprid. Tên gọi khác: Confidor, Provado, Admire, Gaucho, Merit, Advantage, Confidor SL, Premise 75. Tên hoá học: (E)-1-(6-chloro-3-pyridylmethyl)-N-nitroimidazolidin-2ylideneamine. Công thức hoá học: C9H10ClN5O2. Công thức cấu trúc hoá học: Khối lượng phân tử: 255,7 g/mol. Nhóm thuốc: Neonicotinoit. Độc tính: Nhóm độc II. Các thuốc trong nhóm Neonicotinoid đều ít độc với cá và động vật máu nóng. Cơ chế tác động: Nhóm Neonicotinoid là nhóm thuốc trừ sâu mới, nội hấp, vận chuyển hướng ngọn. Tác động đến côn trùng bằng con đường tiếp xúc và vị độc. Thuốc tác động đến hệ thần kinh trung ương làm côn trùng bị tê liệt và chết (Nguyễn Trần Oánh và ctv., 2007). 1.3.2.2 Thông tin sản phẩm Công dụng: Trừ các loại sâu hại như: bù lạch (rầy lửa) trên dưa leo, dưa hấu; bọ cánh tơ trên chè (trà); sâu vẽ bùa, rệp sáp trên cam quýt; rầy chổng cánh trên sầu riêng; rệp sáp, rệp vảy trên cà phê; bông vải. Liều lượng: 0,3-0,4 lít/ha. Cách pha: Pha 5-7ml/bình 8 lít. Lượng nước phun: 240-500 lít/ha. Lưu ý: Phun thuốc khi sâu, rầy vừa mới xuất hiện. Thời gian cách ly: 7 ngày. (http://www.vattunongnghiep.com/san-pham/6-thuoc-tru-sau/21-confidor100sl.html) 19 1.3.5. Regent 800WG 1.3.5.1 Thông tin hoạt chất Tên hoạt chất: Fipronil. Tên gọi khác: Regent. Tên hoá học: 5-amino-1-(2,6-dichloro-α,α,α-trifluoro-p-tolyl)-4[(trifluoromethyl) sulfinyl]pyrazole-3-carbonitrile. Công thức hoá học: C12H4Cl2F6N4OS. Công thức cấu trúc hoá học: Khối lượng phân tử: 437,1 g/mol. Nhóm thuốc: Fiprole (phenylpyrazol). Độc tính: Nhóm độc II. Ngoài tác dụng trừ sâu, Fipronil còn dùng xử lý giống trước khi gieo để trừ cua, ốc. Cơ chế tác động: Fipronil tác động tiếp xúc và vị độc, nội hấp vừa phải. Các thuốc trong nhóm Fiprole đều ức chế hoạt động của GABA, chất điều khiển kênh ion clor, bằng cách bao vây kênh dẫn, làm tắc kênh dẫn (bịt phía trong kênh), làm ngừng dòng ion đi qua. Trừ được nhiều loài sâu hại miệng chích hút và miệng nhai (Nguyễn Trần Oánh và ctv., 2007). 1.3.2.2 Thông tin sản phẩm Công dụng: Thuốc phổ rộng diệt trừ nhiều loại sâu rầy gây hại như sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bọ xít hôi hại lúa; bù lạch hại điều, nho, dưa hấu; rầy rệp hại xoài, cà phê, nhãn, cam quýt; nhện lông nhung hại vải. Liều lượng: 16 g/ha. Cách pha: Pha 1 gói 0,8g/bình 8 lít. Lượng nước phun: 160 lít/ha. Lưu ý: Thời gian cách ly 15 ngày. (http://www.sieuthinongnghiep.com/san-pham-header/chi-tiet/513/) 20 1.3.6. Oshin 20WP 1.3.6.1 Thông tin hoạt chất Tên hoạt chất: Dinotefuran. Tên hoá học: (EZ)-(RS)-1-methyl-2-nitro-3-(tetrahydro-3-furylmethyl) guanidine. Công thức hoà học: C7H14N4O3. Công thức cấu trúc hoá học: Khối lượng phân tử: 202,2 g/mol. Nhóm thuốc: Neonicotinoid. Độc tính: Nhóm độc III. Các thuốc trong nhóm Neonicotinoid có phổ rất rộng, dùng theo nhiều cách khác nhau: phun lên cây, xử lý giống và xử lý đất ở liều khá thấp. Các thuốc trong nhóm đều ít độc với cá và động vật máu nóng.Trong môi trường, thuốc bị chuyển hoá nhanh. Cơ chế tác động: Nhóm Neonicotinoid là nhóm thuốc trừ sâu mới, nội hấp, vận chuyển hướng ngọn. Tác động đến côn trùng bằng con đường tiếp xúc và vị độc. Thuốc tác động lên hệ thần kinh côn trùng bị tê liệt và chết (Nguyễn Trần Oánh và ctv., 2007). 1.3.2.2 Thông tin sản phẩm Công dụng: Thuốc phổ rộng diệt trừ nhiều loại sâu hại như rầy nâu hại lúa, bọ nhảy hại bắp cải, rầy bông xoài hại xoài, rầy chổng cánh hại cam, sâu vẽ bùa hại dưa leo, bọ phấn hại cà chua, bù lạch hại dưa hấu. Liều lượng: 50-100 g/ha. Cách pha: Pha 1-2 gói 6,5g/bình 16 lít. Lượng nước phun: 400 lít/ha. Lưu ý: Phun khi sâu chớm xuất hiện, phun ướt đều lá. Thời gian cách ly: 1-3 ngày đối với rau cải, 5 ngày đối với cam, 7 ngày đối với lúa. (http://www.sieuthinongnghiep.com/san-pham-header/chi-tiet/478/oshin20wp.html) 21 1.3.7. Radiant 60SC 1.3.7.1 Thông tin hoạt chất Tên hoạt chất: Spinetoram. Công thức hoá học: C42H69NO10 + C43H69NO10. Nhóm thuốc: Spinosyn. Độc tính: Nhóm độc IV. Cơ chế tác động: Nhóm Spinosyn là thuốc trừ sâu phổ rộng tác động rộng, tác động tiếp xúc và vị độc. Thuốc kích động thụ quan axetylcholin nicotinic, làm giảm hoạt động của GABA, làm côn trùng tê liệt và chết. (http://baovethucvatcongdong.info/?q=en/node/24) 1.3.7.2 Thông tin sản phẩm Công dụng: Trừ sâu xanh da láng trên hành, lạc, đậu tương; dòi đục lá, sâu đục quả, bù lạch trên cà chua; bù lạch trên dưa hấu; bù lạch, dòi đục lá trên ớt; sâu vẽ bùa trên cây có múi; sâu tơ, sâu xanh bướm trắng trên bắp cải; bù lạch trên hoa hồng, chè; bù lạch, sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu đục bẹ trên lúa. Liều lượng: 50-100 g/ha. Cách pha: Pha 15 ml/bình 16 lít. Lượng nước phun: 320-400 lít/ha. Lưu ý: Phun sớm khi mật độ bù lạch còn thấp hoặc sâu ở tuổi nhỏ (1-2 tuổi). 1.3.8. Binhtox 1.8EC 1.3.8.1 Thông tin hoạt chất Tên hoạt chất: Abamectin. Tên gọi khác: Abamectinum, Vertimec, Agrimek, Avermectin B1, Affirm, Avomec, Zephyr, Avid, Agri-Mek. Tên hoá học (CAS): Avermectin B1. Công thức hoá học: C48H72O14 (avermectin B1a) + C47H70O14 (avermectin B1b). Nhóm thuốc: Avermectin. Độc tính: Nhóm độc II. Các thuốc trong nhóm có phổ tác động rộng, trừ được nhiều loài sâu miệng nhai và miệng chích hút thuộc bộ cánh vảy, bộ hai cánh, bộ cánh đều, nhện và kiến lửa. Cơ chế tác động: Các hợp chất Avermectin tác động đến côn trùng và nhện bằng con đường tiếp xúc và vị độc; nội hấp yếu hoặc không có tính nội hấp. Sau khi tiếp xúc với các thuốc trong nhóm, côn trùng ngừng ăn và chết vì đói. Thuốc di chuyển trong cây yếu, thẩm thấu mạnh vào mô lá, xâm nhập vào biểu bì lá rồi tích luỹ ở đó. Vì vậy hiệu lực của thuốc kéo dài, ít chịu tác động của điều kiện thời tiết (Nguyễn Trần Oánh và ctv., 2007). 22 1.3.8.2 Thông tin sản phẩm Công dụng: Thuốc phổ rộng diệt trừ nhiều loại sâu rầy gây hại như sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bọ xít hôi hại lúa; bù lạch hại điều, nho, dưa hấu; rầy rệp hại xoài, cà phê, nhãn, cam quýt; nhện lông nhung hại vải. Liều lượng: 0,4-0,5 lít/ha. Cách pha: Pha 6-10 ml/bình 8 lít. Lượng nước phun: 400-600 lít/ha. Lưu ý: Phun ướt đều trên tán lá, phun khi bướm rộ hoặc sâu tuổi còn non (tuổi 1-2). Thời gian cách ly: 7 ngày. (http://www.sieuthinongnghiep.com/san-pham-header/chi-tiet/494/) 23 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP 2.1. PHƢƠNG TIỆN 2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu a) Thời gian Đề tài được thực hiện: từ tháng 7/2012 đến 1/2013. b) Địa điểm Điều tra tình hình canh tác và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên dưa hấu của nông dân ở 2 địa điểm thuộc huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Khảo sát thành phần côn trùng gây hại và thiên địch ăn mồi trên ruộng dưa hấu tại xã An Lạc Thôn, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Đánh giá hiệu lực các loại thuốc hóa học với rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. 2.1.2 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm a) Vật liệu thí nghiệm Nguồn rầy: rầy mềm Aphis gossypii Glover thu trên ruộng dưa hấu. Thức ăn: lá dưa hấu trồng trong nhà lưới. Hạt giống dưa hấu TN 522, công ty Trang Nông. Thuốc trừ sâu: Cyperan 10 EC, Binhtox 1.8 EC, Applaud 10 WP, Confidor 100 SL, Oshin 20 WP, Vitashield 40 EC, Regent 800 WP, Radiant 60 SC. b) Dụng cụ thí nghiệm Vải lưới mịn, băng keo 2 mặt, đĩa petri. Vợt bắt côn trùng. Máy phun thuốc ở phòng thí nghiệm Bộ môn Bảo vệ Thực vật,. Bình xịt. Nước cất, cồn 70o. Kính nhìn nổi độ phóng đại 40 lần, kính lúp cầm tay. Ẩm độ kế, nhiệt độ kế. Phân urê, DAP. Kẹp, bút lông, cọ, bông gòn, kéo, sổ ghi chép, viết,… 24 2.2. PHƢƠNG PHÁP 2.2.1. Điều tra hiện trạng canh tác và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên dƣa hấu của nông dân tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ 2012 a) Mục tiêu Tìm hiểu biện pháp canh tác, các loài sâu bệnh hại xuất hiện trên ruộng dưa hấu, giai đoạn và thời vụ gây hại nghiêm trọng và các biện pháp đang được nông dân tại khu vực điều tra sử dụng để quản lý chúng. b) Phƣơng pháp Trực tiếp phỏng vấn ngẫu nhiên 60 hộ nông dân đang trồng dưa hấu với diện tích trên 1000m2 tại xã An Lạc Thôn, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và phường Long Tuyền, Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ theo phiếu điều tra in sẵn (phần phụ chương) với các thông tin chính: thông tin nông dân, kỹ thuật canh tác, quản lý sâu, bệnh và cỏ dại. Số liệu được xử lý thống kê bằng chương trình SPSS. 2.2.2. Khảo sát thành phần côn trùng gây hại, thiên địch ăn mồi và diễn biến mật số của một số sâu hại quan trọng trên dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012 2.2.2.1 Khảo sát thành phần, mức độ phổ biến của côn trùng, nhện hại và thiên địch ăn mồi trên dưa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012 a) Mục tiêu Khảo sát thành phần và mức độ phổ biến côn trùng, nhện hại và thiên địch ăn mồi của chúng tại khu vực điều tra, từ đó xác định loài sâu hại và thiên địch xuất hiện phổ biến trên dưa hấu nhằm đề xuất giải pháp quản lý dịch hại. b) Phƣơng pháp Tiến hành khảo sát trên 2 ruộng trồng dưa hấu huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, cả 2 ruộng điều tra đều không sử dụng thuốc trừ sâu. Việc điều tra và thu mẫu được thực hiện bằng biện pháp cơ học (bắt bằng tay hoặc dùng vợt côn trùng). Chỉ tiêu theo dõi được ghi nhận định kỳ 5 ngày/lần trong suốt vụ. Mỗi ruộng khảo sát chọn ngẫu nhiên 5 điểm chéo góc (mỗi điểm là 5 cây), quan sát, thu mẫu côn trùng, nhện hại và thiên địch ăn mồi bắt gặp trên điểm điều tra đem về phòng thí nghiệm giám định, phân loại theo mô tả của Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011). 25 Chỉ tiêu ghi nhận: thành phần loài côn trùng, nhện hại và thiên địch ăn mồi tại mỗi điểm quan sát. Thang đánh giá mức độ phổ biến của côn trùng gây hại: - : Rất ít phổ biến (tần suất xuất hiện 50%). Tần suất xuất hiện đƣợc tính theo công thức: Tần suất xuất hiện (%) = số lần xuất hiện x 100 Tổng số quan sát Số liệu được xử lý bằng chương trình EXCEL. 2.2.2.2 Điều tra diễn biến mật độ của bù lạch Thrips palmi Karny và rầy mềm Aphis gossypii Glover trên dưa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012 a) Mục tiêu Theo dõi diễn biến số lượng của bù lạch và rầy mềm trong điều kiện có phun thuốc và không phun thuốc bảo vệ thực vật nhằm đánh giá mức độ gây hại nghiêm trọng của 2 loài sâu hại này, hiệu quả và rủi ro của biện pháp hoá học trong việc quản lý chúng. b) Phƣơng pháp Tiến hành điều tra trên 2 ruộng (có phun thuốc và không phun thuốc) tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, mỗi ruộng có diện tích 1000 m2. Đối với ruộng có phun thuốc trừ sâu, phun thuốc định kỳ 5 ngày/lần (từ khi cây được 10 ngày tuổi đến 35 ngày tuổi) theo Bảng 2.1. Việc phun thuốc được tiến hành vào lúc chiều mát. Trên mỗi ruộng (có phun thuốc và không phun thuốc) chọn ngẫu nhiên 120 cây, ghi nhận chỉ tiêu 5-7 ngày/lần suốt cả vụ trồng (những cây được chọn lấy chỉ tiêu được đánh dấu bằng dây nilon đỏ để dễ nhận biết trong những lần lấy chỉ tiêu kế tiếp), ở thời điểm 10, 15 NSKG quan sát cả cây, các thời điểm còn lại quan sát trên 2 lá gốc, 2 lá giữa, 2 lá ngọn. Chỉ tiêu ghi nhận: số lượng bù lạch và rầy mềm trên mỗi cây. Số liệu được xử lý bằng chương trình EXCEL. 26 Bảng 2.1: Lịch phun thuốc ở ruộng dƣa hấu có xử lý thuốc trừ sâu Ngày tuổi (NSKG) 10 15 20 25 30 35 Ghi chú: Giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của cây Cây con Cây con Sinh trưởng đến ra hoa Sinh trưởng đến ra hoa Sinh trưởng đến ra hoa Sinh trưởng đến ra hoa Loại thuốc sử dụng* Applaud 10 WP + Cyperan 10 EC Vitashield 40EC + Confidor 100SL Regent 800 WP + Oshin 20 WP Radiant 60 SC Radiant 60 SC Cyperan 10 EC + Binhtox 1.8 EC NSKG là ngày sau khi gieo. * Thuốc sử dụng theo liều lượng khuyến cáo. 2.2.3. Đánh giá hiệu lực các loại thuốc trừ sâu với rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm a) Mục tiêu So sánh hiệu quả các loại thuốc bảo vệ thực vật với rầy mềm Aphis gossypii Glover, từ đó đề ra biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một các hiệu quả và tiết kiệm. b) Chuẩn bị thí nghiệm Chuẩn bị ấu trùng rầy mềm tuổi 1, 2: Thu thập rầy mềm trên ruộng dưa hấu không được xử lý thuốc ít nhất 2 tuần trước đó. Dùng cọ, chuyển rầy mềm lên cây dưa hấu được trồng trong nhà lưới. Sau khoảng 2 tuần, cắt lá dưa hấu có rầy mềm, cẩn thận dùng cọ lấy ấu trùng tuổi 1, 2 để thử thuốc. Chuẩn bị đĩa petri thử thuốc: Cẩn thận dùng cọ chuyển 50 ấu trùng tuổi 1, 2 từ cây dưa hấu được dùng để nhân nuôi rầy mềm trong nhà lưới lên lá dưa hấu khoảng 3 tuần tuổi, phát triển bình thường và không có sâu bệnh. Sau đó, đặt các lá này vào đĩa petri có lót miếng bông gòn thấm nước, bọc kín bằng vải mịn cho đến khi tiến hành phun thuốc (Hình 2.1). Hình 2.1: Đĩa petri thử thuốc rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm. 27 c) Phƣơng pháp Bố trí thí nghiệm: Để đánh giá hiệu lực các loại thuốc trừ sâu với rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm chúng tôi thực hiện 2 thí nghiệm khác nhau (Bảng 2.2) với phương pháp thực hiện và cách lấy chỉ tiêu thì hoàn toàn giống nhau. Bảng 2.2: Các loại thuốc và nồng độ sử dụng trong điều kiện phòng thí nghiệm. Thí nghiệm Nghiệm thức 1 2 Thuốc Nồng độ (%) 1 Applaud 10 WP 0,25 2 Oshin 20 WP 0,040 3 Confidor 100 SL 0,125 4 Radiant 60 SC 0,1875 5 Kiểm chứng 1 Cyperan 10 EC 0,234 2 Vitashield 40 EC 0,250 3 Binhtox 1.8 EC 0,084 4 Regent 800 WP 0,020 5 Kiểm chứng Chỉ tiêu ghi nhận: Số ấu trùng còn sống ở mỗi nghiệm thức vào các thời điểm 3, 6, 9, 12, 24, 48, 72 giờ sau khi phun. Tính độ hữu hiệu (%) của thuốc bằng công thức Abbott (1925). C–T Độ hữu hiệu (%) = x 100 C Với C: Tỷ lệ % sâu sống ở nghiệm thức đối chứng T: Tỷ lệ % sâu sống ở nghiệm thức có xử lý thuốc. Số liệu được xử lý thống kê bằng chương trình SPSS. 2.2.4. Đánh giá hiệu lực các loại thuốc trừ sâu trên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới. a) Mục tiêu So sánh hiệu quả các loại thuốc bảo vệ thực vật với rầy mềm Aphis gossypii Glover, từ đó đề ra biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một các hiệu quả và tiết kiệm. 28 b) Chuẩn bị thí nghiệm Chuẩn bị ấu trùng rầy mềm tuổi 1, 2: Thu thập rầy mềm trên ruộng dưa hấu không được xử lý thuốc ít nhất 2 tuần trước đó. Dùng cọ, chuyển rầy mềm lên cây dưa hấu được trồng trong nhà lưới. Chuẩn bị cây con thử thuốc: Cây dưa hấu được trồng trong chậu nhựa, mỗi chậu một cây và có mùng bao quanh để hạn chế sâu bệnh. Chọn cây 3 tuần tuổi phát triển bình thường và không có sâu bệnh. Sử dụng cọ, cẩn thận chuyển 50 ấu trùng rầy mềm tuổi 1, 2 phân bố đều lên các lá trên cây. Ở mỗi chậu, dùng miếng nhựa trong quấn thành ống bao xung quanh và bọc kín bằng vải nhựa ở phần trên (Hình 2.2). Hình 2.2: Chậu cây con thử thuốc rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới. c) Phƣơng pháp Bố trí thí nghiệm: Hai thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 lần lặp lại tương ứng với 5 chậu dưa hấu đã được cấy rầy mềm với các nghiệm thức thuốc như bảng 2.3. Khi tiến hành phun thuốc, 5 chậu cây của cùng một nghiệm thức được sắp trải đều trên diện tích 1 m2. Sau đó dùng bình xịt phun đều trên phần diện tích trên theo đúng liều lượng khuyến cáo. Chỉ tiêu ghi nhận: số ấu trùng còn sống ở mỗi nghiệm thức vào các thời điểm 12 giờ, 24 giờ, 2, 3, 5, 7 ngày sau khi phun. Tính độ hữu hiệu (%) của thuốc bằng công thức Abbott (1925). C–T Độ hữu hiệu (%) = x 100 C Với C: Tỷ lệ % sâu sống ở nghiệm thức đối chứng T: Tỷ lệ % sâu sống ở nghiệm thức có xử lý thuốc. Số liệu được xử lý thống kê bằng chương trình SPSS. 29 Bảng 2.3: Các loại thuốc và nồng độ sử dụng trong điều kiện nhà lƣới. Thí nghiệm 1 2 Nghiệm thức Thuốc Nồng độ (%) 1 Applaud 10 WP 0,25 2 Oshin 20 WP 0,040 3 Confidor 100 SL 0,125 4 Radiant 60 SC 0,1875 5 Kiểm chứng 1 Cyperan 10 EC 0,234 2 Vitashield 40 EC 0,250 3 Binhtox 1.8 EC 0,084 4 Regent 800 WP 0,020 5 Kiểm chứng 30 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC DƢA HẤU VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VÊ THỰC VẬT TẠI HUYỆN KẾ SÁCH, TỈNH SÓC TRĂNG VÀ QUẬN BÌNH THUỶ, THÀNH PHỐ CẦN THƠ, 2012 3.1.2. Thông tin về nông hộ trồng dƣa hấu Bảng 3.1: Thông tin về các nông hộ trồng dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ,2012. Chỉ tiêu điều tra Số phiếu Nhóm tuổi Từ 18 đến 40 tuổi Từ 41 đến 55 tuổi Trên 55 tuổi Tổng Trình độ học vấn Không đi học Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Trên phổ thông Tổng Kinh nghiệm canh tác Dưới 1 năm Từ 1-2 năm Từ 3-5 năm Từ 6-10 năm Trên 10 năm Tổng Tổng diện tích trồng dƣa hấu 1.000-2.000 m2 2.100-5.000 m2 5.100-10.000 m2 Trên 10.000 m2 Tổng Tỷ lệ (%) 37 17 6 60 61,7 28,3 10,0 100 4 34 19 3 0 60 6,7 56,7 31,7 5,0 0,0 100 4 16 27 11 2 60 6,7 26,7 45,0 18,3 3,3 100 6 30 21 3 60 10,0 50,0 35,0 5,0 100 Theo kết quả Bảng 3.1, có 61,7% người trực tiếp canh tác có độ tuổi từ 18-40 tuổi, nhóm tuổi từ 41- 55 tuổi và trên 55 tuổi lần lượt chiếm tỷ lệ 28,3% và 10,0%. Điều này cho thấy độ tuổi của người trực tiếp canh tác đa số thuộc nhóm tuổi lao động trẻ, đây là một thuận lợi trong việc tìm tòi, học hỏi thông tin, tiếp thu các kỹ thuật mới trong canh tác và quản lý sâu bệnh hại. Phần lớn nông dân đang canh tác dưa hấu tại khu vực điều tra có trình độ học vấn thấp, tỷ lệ nông dân học cấp 1 chiếm 56,7%, cấp 2 chiếm 31,7%, cấp 3 chiếm 5,0%, một số không đi học (chiếm 6,7%) và không có nông dân nào có trình độ học vấn trên phổ thông. 31 Kinh nghiệm trồng dưa hấu của nông dân ở mức trung bình từ 3-5 năm chiếm tỷ lệ cao (45%), một số nông dân mới bắt đầu trồng dưa hấu dưới 1 năm và từ 1-2 năm lần lượt chiếm tỷ lệ 6,7% và 26,7%, một số ít nông dân có kinh nghiệm trồng dưa hấu từ 6-10 năm (18,3%) và chỉ có 3,3% nông dân có kinh nghiệm canh tác dưa hấu trên 10 năm. Theo kết quả điều tra, đa số các nông hộ canh tác dưa hấu với diện tích lớn: 50% nông hộ có diện tích canh tác từ 2.100-5000 m2, 35% nông hộ có diện tích canh tác từ 5.100-10.000 m2, một số ít nông hộ trồng dưa hấu với diện tích nhỏ lẻ từ 1.000-2.000 m2 chiếm tỷ lệ 10% và rất ít nông hộ có diện tích canh tác trên 10.000 m2 chiếm tỷ lệ 5% (Bảng 3.1). Theo kết quả điều tra, tất cả nông hộ trồng dưa hấu đều mua hạt giống tại cửa hàng và sử dụng cùng một giống TN522. 3.1.2. Số vụ và thời vụ trồng dƣa hấu Qua Hình 3.1, cho thấy đa số nông dân trồng dưa hấu 3 vụ/năm (56,7%), tỷ lệ nông dân trồng dưa hấu 4 vụ/năm chiếm 28,3%, 5 vụ/năm chiếm 11,7% và rất ít nông dân trồng 2 vụ/năm (3,3%). Một số nông dân có thể trồng dưa hấu 4-5 vụ liên tiếp nhưng vẫn cho năng suất cao do canh tác trên nền đất mới, tuy nhiên sau nhiều năm chuyên canh đất trở nên bạc màu nên số vụ trồng dưa hấu cũng ít lại. Do phần lớn nông dân đã trồng dưa hấu từ 3-5 năm (theo Bảng 3.1) nên trồng 3 vụ/năm là hợp lý, như vậy sẽ có đủ thời gian cách ly giữa các vụ, để đất được bổ sung lại dinh dưỡng đồng thời hạn chế sâu bệnh hại lưu tồn từ vụ trước. Theo điều tra, các nông dân chỉ trồng 2 vụ/năm cho biết do nhiều năm trồng dưa hấu liên tục dẫn đến năng suất không cao nên phải luân canh với một loại cây trồng khác như dưa leo, bí,... hoặc trồng lúa 1, 2 vụ. Hình 3.1: Tỷ lệ (%) số vụ trồng dƣa hấu trên năm tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. 32 Dưa hấu được trồng trong vụ Tết và vụ Lạc Hậu cho năng suất cao hơn, trái to hơn và phẩm chất trái ngon ngọt hơn so với các vụ còn lại trong năm do hai vụ này hoàn toàn nằm trong mùa nắng. Vì vậy đa số các nông hộ đều trồng dưa trong vụ Tết (73,3%) và vụ Lạc Hậu (80,0%). Vụ Noel, được ít nông dân trồng hơn hai vụ trên (61,7%), vụ này thường được gieo vào cuối mùa mưa và đầu mùa nắng, do ảnh hưởng của mùa mưa trước đó nên nhiều loại bệnh hại còn lưu tồn lại từ vụ trước có thể tái phát gây thiệt hại năng suất, hơn nữa phẩm chất trái khi thu hoạch cũng không ngon bằng vụ Tết và Lạc Hậu. Vụ Hè Thu hoàn toàn nằm trong mùa mưa, là thời vụ có năng suất thấp nhất do nhiều loại bệnh gây hại, do mưa liên tục nên việc thoát nước gặp không ít khó khăn, do nắng ít nên độ lớn và phẩm chất trái kém hơn các vụ còn lại trong năm. Vì vậy, so với các thời vụ chính trong năm, số nông hộ có trồng dưa hấu vụ Hè Thu ít nhất (56,7%). Khi được hỏi có trồng dưa hấu trong những vụ nào, một số nông hộ trả lời không quan tâm đến thời vụ, vừa kết thúc vụ này thì cách khoảng một tháng sau bắt đầu trồng vụ kế tiếp. Những nông dân này được xếp vào nhóm trồng dưa hấu không có thời vụ xác định, chiếm tỷ lệ 15,0% (Hình 3.2). Tỷ lệ (%) Thời vụ Hình 3.2: Tỷ lệ (%) số hộ có trồng dƣa hấu theo thời vụ tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. 3.1.3. Xử lý đất Theo kết quả Bảng 3.2, chỉ có 16,7% nông hộ không xử lý đất trước khi trồng, còn lại hầu hết đều rất quan tâm đến việc xử lý đất trồng. Có 55,0% nông hộ bón xử lý đất bằng cách bón vôi, 13,3 % nông hộ sử dụng thuốc diệt côn trùng và 15,0% nông hộ vừa bón vôi vừa sử dụng thuốc diệt côn trùng. Theo nông dân, sử dụng thuốc diệt côn trùng để bảo vệ hạt giống và cây con khỏi dế, kiến, bọ dưa,... bón vôi để hạn chế mầm bệnh lưu tồn từ vụ trước đồng thời cung cấp canxi cho cây. 33 Trừ 30% nông hộ không bón vôi, lượng vôi được sử dụng để xử lý đất của các nông hộ còn lại tương đối khác nhau, 36,7% nông hộ sử dụng 30-50 kg/1000 m2, 25,8% nông hộ sử dụng 51-100 kg/1000 m2, 8,3% nông hộ sử dụng trên 100 kg/1000 m2. Theo khuyến cáo của Trần Thị Ba và ctv. (1999), đất trước khi trồng dưa hấu nên được xử lý với khoảng 50 kg vôi bột. Điều này cho thấy phần lớn nông dân tại khu vực điều tra bón vôi cho đất theo đúng liều lượng khuyến cáo. Bảng 3.2: Một số biện pháp xử lý đất của nông dân tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. Chỉ tiêu điều tra Số phiếu Tỷ lệ (%) 33 8 9 10 60 55,0 13,3 15,0 16,7 100 22 15 5 18 60 36,7 25,0 8,3 30,0 100 Hình thức xử lý đất Bón vôi Thuốc trừ côn trùng Bón vôi và thuốc trừ côn trùng Không xử lý đất Tổng Lƣợng vôi sử dụng 20-50 kg/1.000 m2 51-100 kg/1.000 m2 Trên 100 kg/1.000 m2 Không bón vôi Tổng 3.1.4. Thiết kế líp trồng và sử dụng màng phủ Bảng 3.3: Cách thiết kế líp trồng dƣa hấu của nông dân tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. Chỉ tiêu điều tra Dạng líp Líp đơn Líp đôi Tổng Chiều rộng líp 1,5-2,2 m 2,3-3 m Trên 3m Tổng Chiều cao líp 0,2-0,3 m 0,31-0,4 m Trên 0,4 m Tổng Khoảng cách líp 0,2-0,3 m 0,31-0,5 m Trên 0,5 m Tổng 34 Số phiếu Tỷ lệ (%) 2 58 60 3,3 96,7 100 23 32 5 60 38,3 53,3 8,3 100 21 36 3 60 35,0 60,0 5,0 100 10 49 1 60 16,7 81,7 1,7 100 Theo kết quả từ Bảng 3.3, tất cả 60 nông hộ tại khu vực điều tra đều lên líp khi trồng dưa hấu, hầu hết nông dân thiết kế líp trồng theo kiểu líp đôi do tiết kiệm được nhiều diện tích (chiếm 96,7%), có 3,3% nông hộ trồng dưa hấu trên líp đơn. Chiều rộng líp từ 1,5-2,2 m chiếm 38,3%, từ 2,3-3m chiếm 53,3%, trên 3m chiếm 8,3%. Chiều cao líp từ 0,2-0,3 m chiếm 35,0%, từ 0,31-0,4 chiếm 60,0%, trên 0,4 chiếm 5,0%. Khoảng cách líp dao động từ 0,2-0,3 m chiếm 16,7%, từ 0,31-0,5 m chiếm 81,7%, trên 0,5 m chiếm 1,7%. Theo khuyến cáo của Trần Thị Ba và ctv. (1999), nên thiết kế líp có chiều rộng 2,8-3 m, chiều cao 0,3-0,4 m và khoảng cách giữa các líp (chiều rộng mương) 0,3-0,5 m. Như vậy phần lớn nông hộ thiết kế líp trồng có kích thước bằng với khuyến cáo, cho thấy nông dân tại khu vực điều tra có tìm hiểu, học hỏi về kỹ thuật canh tác trước khi gieo trồng. Bảng 3.4: Số vụ thay màng phủ mới và trở líp của nông dân tại khu vực điều tra huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. Chỉ tiêu điều tra Số phiếu Thay màng phủ mới 2 vụ/lần 3 vụ/lần Trên 3 vụ/lần Tổng Trở líp 3-4 vụ/lần 5-6 vụ/lần Trên 6 vụ/lần Không trở líp Tổng Tỷ lệ (%) 18 35 7 60 30,0 58,3 11,7 100 8 25 18 9 60 13,3 41,7 30,0 15,0 100 Qua Bảng 3.4, cho thấy tất cả 60 nông hộ tại khu vực điều tra đều sử dụng màng phủ Nông nghiệp chứng tỏ nông dân hiểu biết về lợi ích của việc hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại và tiết kiệm phân bón khi sử dụng màng phủ. Tuy nhiên phần lớn nông dân sử dụng lại màng phủ nhiều lần hơn khuyến cáo, 58,3% nông hộ thay màng phủ 3 vụ/lần, 11,7% nông hộ thay màng phủ trên 3 vụ/lần, chỉ có 30,0% thay màng phủ 2 vụ/lần theo khuyến cáo. Tuy nhiên theo Trần Thị Ba và ctv. (1999), nên thay màng phủ mới 2 vụ/lần để đảm bảo chất lượng màng phủ. Tỷ lệ nông hộ trở líp sau 3-4 vụ/lần chiếm 13,3%, 5-6 vụ/lần chiếm 41,7%, trên 6 vụ/lần chiếm 30,0%, nhưng theo Trần Thị Ba và ctv. (1999), nên trở líp trồng 2 vụ/lần để hạn chế sâu bệnh và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây. Lý do nông dân trở líp không theo khuyến cáo là do chi phí đầu tư cho việc lên líp rất cao nên nông dân sử dụng líp trồng đến khi bị sạc lở không thể sử dụng tiếp tục mới tiến hành trở líp, một số nông dân không trở líp (chiếm 15,0%) do mới bắt đầu canh tác dưa hấu khoảng 1-2 năm. 35 3.1.5. Phƣơng pháp gieo, mật độ cây và khoảng cách trồng Qua Bảng 3.5, cho thấy phương pháp gieo được nông dân tại khu vực điều tra áp dụng chủ yếu do đỡ tốn công lao động. Hạt giống dưa hấu có giá thành khá cao nên nông dân chỉ gieo 1 hạt/lổ (55%), nhiều nông dân cho rằng gieo hạt trong bầu sau đó trồng bằng cây con thì cây sẽ phát triển tốt hơn và đảm bảo được mật độ trồng (45%). Mật độ cây trong khoảng 900-1000 cây/1000 m2 chiếm 11,7%, 10011200 cây/1000 m2 chiếm 63,3%, trên 1200 cây/1000 m2 chiếm 25,0%. Khoảng cách hàng từ 1,7-1,9 m chiếm 35,0%, 2-2,2 m chiếm 30,0%, 2,3-2,5m chiếm 30,0%, trên 2,5 m chiếm 5,0%. Khoảng cách cây trong khoảng 0,4-0,5 m chiếm tỷ lệ cao nhất (85,0 %), một số ít nông dân trồng cây với khoảng cách dưới 0,4 m (13,3%) và trên 0,5 m (1,7%). Bảng 3.5: Phƣơng pháp gieo, mật độ cây và khoảng cách trồng của nông dân tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. Chỉ tiêu điều tra Phƣơng pháp gieo Gieo 1 hạt/lổ Gieo 2 hạt/lổ Trồng bằng cây con Tổng Mật độ trồng 900-1000 cây/1000m2 1001-1200 cây/1000m2 Trên 1200 cây/1000m2 Tổng Khoảng cách hàng 1,7-1,9 m 2-2,2 m 2,3-2,5 m Trên 2,5m Tổng Khoảng cách cây Dưới 0,4 m 0,4-0,5 m Trên 0,5 m Tổng Số phiếu Tỷ lệ (%) 33 0 27 60 55,0 0,0 45,0 100 7 38 15 60 11,7 63,3 25,0 100 21 18 18 3 60 35,0 30,0 30,0 5,0 100 8 51 1 60 13,3 85,0 1,7 100 3.1.6. Bón phân 3.1.6.1 Bón lót Qua Hình 3.3, cho thấy khi bón lót phần lớn nông hộ tại khu vực điều tra sử dụng NPK 20-20-15 (81,7%) và Supe lân (55,0%), một số nông hộ sử dụng NPK 16-16-8, DAP, Ure và vôi bột với tỷ lệ lần lượt là 3,3%, 18,3%, 26,7% và 5,0%, chỉ có 6,7% nông hộ không bón lót do muốn tiết kiệm chi phí đầu tư. Điều này cho thấy phần lớn nông dân nhận thức được tầm quan trọng của việc bón lót, tuy nhiên rất ít 36 nông dân quan tâm đến việc bổ sung hữu cơ cho đất, chỉ có 6,7% nông hộ sử dụng phân hữu cơ. Tỷ lệ (%) Loại phân Hình 3.3: Tỷ lệ (%) các loại phân đƣợc nông dân sử dụng để bón lót tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. 3.1.6.2 Bón thúc Tỷ lệ (%) Loại phân Hình 3.4: Tỷ lệ (%) các loại phân đƣợc nông dân sử dụng để bón thúc tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. 37 Qua Hình 3.4, tất cả 60 nông hộ tại khu vực điều tra đều bón thúc cho cây dưa hấu. Trong đó 80,0% nông hộ sử dụng NPK 20-20-15, 16,8% nông hộ sử dụng NPK 16-16-8 và 51,7% sử dụng Ure. Các loại phân lân như Supe lân và DAP ít được nông dân sử dụng khi bón thúc với tỷ lệ lần lượt là 8,3% và 5,0% do nông dân cho rằng lượng NPK được bón cho đất đã đủ cung cấp cả đạm, lân và kali cho đất. Tuy nhiên vẫn có 13,3% nông hộ bón thêm KCL, do nghĩ rằng KCL giúp cho trái đỏ hơn và ngọt hơn. 3.1.6.3 Lượng phân nguyên chất và các mức đạm, lân, kali Kết quả Bảng 3.6, cho thấy lượng N nguyên chất nông dân tại khu vực điều tra sử dụng là 333,50 ± 99,57 kg/ha, lượng P2O5 nguyên chất là 359,17 ± 98,26 kg/ha và lượng K2O nguyên chất là 128,67 ± 54,45 kg/ha. Tuy nhiên, theo Trần Thị Ba và ctv. (1999), lượng phân bón nguyên chất cần thiết cho dưa hấu là 120-160 kg N/ha, 120160 kg P2O5/ha, 60-80 kg K2O/ha. Điều này chứng tỏ nông dân tại khu vực điều tra sử cả đạm, lân và kali cao gấp hơn 2 lần khuyến cáo. Bảng 3.6: Lƣợng phân nguyên chất đƣợc nông dân sử dụng để bón cho dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. Loại phân Số mẫu Trung bình (kg/ha) N P2 O 5 K2O 60 60 60 333,50 ± 99,57 359,17 ± 98,26 128,67 ± 54,45 Theo Bảng 3.7, có 38,3% nông hộ sử dụng phân đạm trong khoảng 201-300 kg/ha (cao gần gấp 2 lần), 41,7% nông hộ bón ở mức 301-450 (cao gấp hơn 2,5 lần), thậm chí một số nông hộ còn bón trên 450 kg/ha (11,7%), chỉ có 8,3% nông hộ bón phân đạm gần với mức khuyến cáo (150-200 kg/ha). Tỷ lệ nông hộ bón lân theo khuyến cáo thậm chí còn ít hơn (5,0%), có đến 51,7 % nông hộ bón lân ở mức cao gấp hơn 2,5 lần (301-450 kg/ha), các nông hộ còn lại bón lân trong khoảng từ 201300 kg/ha (cao gần gấp 2 lần) và trên 450 kg/ha (cao hơn gấp 3 lần) lần lượt chiếm tỷ lệ 23,3% và 51,7%. Tuy rất ít nông hộ có bổ sung KCL nhưng lượng NPK bón vào đất quá nhiều cũng làm cho lượng K nguyên chất vượt ngưỡng khuyến cáo: chỉ có 6,7% nông hộ bón kali ở mức dưới 50 kg/ha (thấp hơn khuyến cáo) và 18,3% nông hộ bón ở mức 50-100 kg/ha (bằng khuyến cáo), còn lại 46,7% nông hộ bón kali trong khoảng 101-150 kg/ha (cao gần gấp 2 lần) và 28,3% nông hộ bón trên 150 kg/ha (cao gần gấp 3 lần). Từ đó có thể kết luận hầu hết nông dân đều bón đạm, kali ở mức cao hơn khuyến cáo, điều này không những làm tăng chi phí sản xuất mà còn có thể làm cho cây yếu ớt, dễ bị sâu bệnh tấn công. 38 Bảng 3.7: Các mức đạm, lân, kali đƣợc nông dân sử dụng để bón cho dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. Chỉ tiêu điều tra Số phiếu Mức đạm 150-200 kg/ha 201-300 kg/ha 301-450 kg/ha Trên 450 kg/ha Tổng Mức lân 150-200 kg/ha 201-300 kg/ha 301-450 kg/ha Trên 450 kg/ha Tổng Mức kali Dưới 50 kg/ha 50-100 kg/ha 101-150 kg/ha Trên 150 kg/ha Tổng Tỳ lệ (%) 5 23 25 7 60 8,3 38,3 41,7 11,7 100 3 14 31 12 60 5,0 23,3 51,7 20,0 100 4 11 28 17 60 6,7 18,3 46,7 28,3 100 3.1.7. Quản lý bệnh hại 3.1.7.1 Giai đoạn và thời vụ gây hại nghiêm trọng của một số loại bệnh hại Bảng 3.8: Giai đoạn gây hại nghiêm trọng của một số bệnh hại trên ruộng dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. Giai đoạn gây hại nghiêm trọng Loại bệnh Giai đoạn cây con Số phiếu Bã trầu Chết cây con Cháy gân lá Thán thƣ Sƣơng mai Héo dây Khảm 4 35 0 0 10 0 4 Giai đoạn sinh trƣởng đến ra hoa Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 6,7 58,3 0,0 0,0 16,7 0,0 6,7 39 0 24 13 16 26 39 65,0 0,0 40,0 21,7 26,7 43,3 65,0 Giai đoạn đậu trái đến thu hoạch Số phiếu Tỷ lệ (%) 46 0 3 51 9 11 17 76,7 0,0 5,0 85,0 15,0 18,3 28,3 Tìm hiểu về giai đoạn và thời vụ gây hại nghiêm trọng của các loại bệnh hại là rất cần thiết trong việc đưa ra cách quản lý bệnh hại kịp thời và đúng đắn. Theo kết quả từ Bảng 3.8, ở giai đoạn cây con, bệnh chết cây con được nhiều nông dân đánh giá là nghiêm trọng nhất (58,3%), tỷ lệ nông dân cho rằng bệnh bã trầu, sương mai và khảm gây hại nghiêm trọng trong giai đoạn này lần lượt là 6,7%, 16,7% và 6,7%. 39 Giai đoạn từ sinh trưởng đến ra hoa được nông dân cho rằng có nhiều loại bệnh gây hại nghiêm trọng, bệnh bã trầu và khảm là hai loại bệnh gây hại nghiêm trọng nhất trong giai đoạn này (cùng chiếm tỷ lệ 65,0%), bệnh cháy gân lá và héo dây cũng được nhiều nông dân đành giá là gây hại nghiêm trọng lần lượt chiếm tỷ lệ 40,0% và 43,3%, ngoài ra 21,7% nông dân cho rằng thán thư gây hại nghiêm trọng và 26,7% cho rằng sương mai gây hại nghiêm trọng trong giai đoạn này. Trong số các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây, giai đoạn từ đậu trái đến thu hoạch được nông dân quan tâm nhiều nhất do có thể ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, có đến 85,0% cho rằng bệnh thán thư và 76,7% cho rằng bệnh bã trầu gây hại nặng trong giai đoạn này, một số nông dân cho rằng bệnh khảm, héo dây, sương mai và cháy gân lá cũng gây hại nghiêm trọng, lần lượt chiếm tỷ lệ 28,3%, 18,3%, 15,0% và 5,0%. Như vậy, ở giai đoạn cây con chỉ có bệnh chết cây con được nhiều nông dân đánh giá là gây hại nghiêm trọng. Hai giai đoạn từ sinh trưởng đến ra hoa và từ đậu trái đến thu hoạch có nhiều loại bệnh hại gây ảnh hưởng năng suất nghiêm trọng, trong đó được nông dân quân tâm nhất là bệnh bã trầu, thán thư và khảm. Bảng 3.9: Thời vụ gây hại nghiêm trọng của một số bệnh hại trên ruộng dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. Thời vụ gây hại nghiêm trọng Tên bệnh Bã trầu Chết cây con Cháy gân lá Thán thƣ Sƣơng mai Héo dây Khảm Vụ Noel Vụ Tết Vụ Lạc Hậu Vụ Hè Thu Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 19 11 7 17 10 5 8 51,4 29,7 18,9 45,9 27,0 13,5 21,6 18 5 8 17 0 21 29 40,9 11,4 18,2 38,6 0,0 47,7 65,9 18 0 9 12 0 24 48 37,5 0,0 18,8 25,0 0,0 50,0 100,0 30 15 20 23 4 4 7 88,2 44,1 58,8 67,6 11,8 11,8 20,6 Theo Bảng 3.9, cho thấy vụ Noel có nhiều loại bệnh hại được nông dân đánh giá là nghiêm trọng, trong đó bệnh bã trầu và thán thư được cho là gây hại nghiêm trọng nhất với tỷ lệ lần lượt là 51,4% và 45,9%. Các bệnh chết cây con, cháy gân lá, sương mai, héo dây và khảm lần lượt chiếm tỷ lệ 29,7%, 18,9%, 27,0%, 13,5% và 21,6%. Vụ Tết và Lạc Hậu nằm trong mùa nắng, bị bù lạch và rầy mềm (côn trùng môi giới truyền bệnh khảm) gây hại nặng do đó bệnh khảm được đánh giá là gây hại quan trọng nhất trong hai vụ này với tỷ lệ 65,9% ở vụ Tết và 100,0% ở vụ Lạc Hậu. Bệnh héo dây, bã trầu, thán thư cũng được nhiều nông dân quan tâm trong hai vụ này, lần lượt chiếm tỷ lệ là 47,7%, 40,9%, 38,6% ở vụ Tết và 50,0%, 37,5%, 25,0% 40 ở vụ Lạc Hậu. Ngoài ra, ở vụ Tết bệnh chết cây con, cháy gân lá, được một số nông dân đánh giá là gây hại nghiêm trọng lần lượt chiếm tỷ lệ 11,4%, 18,2% và ở vụ Lạc Hậu bệnh cháy gân lá cũng được 18,8% nông dân quan tâm. Vụ Hè Thu hoàn toàn nằm trong mùa mưa nên chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ bệnh hại, do đó có nhiều loại bệnh hại được đánh giá là nghiêm trọng trong vụ này, bao gồm bệnh bã trầu, chết cây con, cháy gân lá và thán thư (tỷ lệ lần lượt là 88,2%, 44,1%, 58,8% và 67,6%). Bệnh sương mai, héo dây và khảm gây hại không quan trọng trong vụ này (tỷ lệ lần lượt là 11,8%, 11,8% và 20,6%). Từ những số liệu trên cho thấy bệnh khảm và héo dây gây hại nghiêm trọng nhất trong hai vụ mùa nắng (vụ Tết và Lạc Hậu), còn trong hai vụ Noel và Hè Thu, bệnh bã trầu và thán thư gây hại nghiêm trọng nhất. Như vậy, qua kết quả điều tra giai đoạn và thời vụ gây hại nghiêm trọng của một số loại bệnh hại trên dưa hấu ta có thể kết luận 4 loại bệnh khảm, héo dây, bã trầu và thán thư là các loại bệnh gây hại nghiêm trọng trên dưa hấu. Trong đó, bệnh khảm và héo dây gây hại nghiêm trọng nhất ở giai đoạn sinh trưởng đến ra hoa trong vụ Tết và Lạc Hậu, bệnh bã trầu và thán thư gây hại nghiêm trọng nhất ở giai đoạn sinh trưởng đến ra hoa và đậu trái đến thu hoạch trong vụ Noel và Hè Thu. 3.1.7.2 Các loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng để quản lý bệnh hại Theo kết quả từ Bảng 3.10, nông dân sử dụng 14 loại thuốc trừ bệnh để quản lý bệnh hại trên dưa hấu, trong đó chỉ có 1 loại thuốc nhóm độc II, 13 loại thuốc còn lại thuộc nhóm độc III, IV. Trong đó bệnh bã trầu và thán thư là 2 loại bệnh được nông dân phòng trị bằng nhiều loại thuốc hoá học khác nhau (9 loại). * Bệnh bã trầu (do nấm Didymella bryoniae): Theo Bảng 3.10, có 9 loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng để phòng trị bệnh bã trầu trên dưa hấu, trong đó phần lớn nông dân sử dụng Cabrio Top (75,0%). Ngoài ra 2 loại thuốc Actinovate (28,3%,) và Kasumin (25,0%) cũng được sử dụng phổ biến (≥25,0%). Bên cạnh đó nông dân còn sử dụng các loại thuốc như Acrobat, Amistar, Antracol, Senly, Pink Vali, và Topsinvới tỷ lệ lần lượt là 21,7%, 21,7%, 21,7%, 20,0%, 18,3% và 6,7%. * Bệnh chết cây con (do nấm Pythiumsp. và Rhizoctonia solani): Hầu hết các loại thuốc hoá học đều không hiệu quả trong việc phòng trị bệnh chết cây con, do đó 56,7% nông dân không phun thuốc, một số khác nghĩ rằng các loại thuốc có phổ tác động rộng cũng sẽ hiệu quả trong việc phòng ngừa loại bệnh này nên sử dụng các loại thuốc Cabrio Top, Kasumin và Antracol với tỷ lệ lần lượt là 40,0%, 20,0% và 6,7% (Theo Bảng 3.10). 41 Bảng 3.10: Các loại thuốc bảo vệ thực vật đƣợc nông dân sử dụng để quản lý bệnh hại trên dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. Loại bệnh hại Tên thuốc trừ bệnh Acrobat MZ Actinovate Amistar Antracol Avalion Cabrio Top Champion Dithane M45 Kasumin Mancozeb Pink Vali Topsin Senly Starner Tổng số Nhóm độc III III III III IV III III III IV III IV IV II III 14 trầu Chết cây con Cháy gân lá Thán thƣ Sƣơng mai Héo dây 21,7 28,3 21,7 21,7 75,0 25,0 18,3 6,7 20,0 9 6,7 40,0 20,0 3 5,0 28,3 35,0 30,0 31,7 21,7 5,0 70,0 8 20,0 15,0 1,7 73,3 15,0 8,3 31,7 5,0 13,3 9 6,7 13,3 51,7 26,7 16,7 26,7 6 10,0 36,7 51,7 50,0 4 Bã * Bệnh cháy gân lá (do hai nhóm vi khuẩn Xanthomonas spp. và Pseudomonas spp v.v): Qua Bảng 3.10, có 8 loại thuốc được sử dụng để phòng trị bệnh cháy gân lá, trong đó Staner được sử dụng nhiều nhất (chiếm 70,0%), 4 loại thuốc Avalion, Champion, Cabrio Top và Antracol cũng được sử dụng phổ biến (≥25,0%) với tỷ lệ lần lượt là 35,0%, 31,7%, 30,0% và 28,3%. Ngoài ra, để quản lý bệnh cháy gân lá, nông dân còn sử dụng các loại thuốc như Kasumin (21,7%), Pink Vali (5,0%) và Acrobat MZ (5,0%). * Bệnh thán thƣ (do nấm Colletotrichum lagenarium): Theo Bảng 3.10, có 9 loại thuốc được sử dụng để quản lý bệnh thán thư, trong đó Cabrio Top là sự lựa chọn của phần lớn nông dân (73,3%), kế đến là Kasumin (31,7%), ngoài ra còn có các loại thuốc như Acrobat MZ (20,0%), Actinovate (15,0%), Champion (15,0%), Topsin (13,3%), Dithane M45 (8,3%), Pink Vali (5,0%) và Antracol (1,7%). * Bệnh sƣơng mai (do nấm Pseudoperonospora cubensis): Theo Bảng 3.10, có 6 loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng để quản lý bệnh sương mai trên dưa hấu, trong đó 3 loại thuốc được sử dụng ở mức phổ biến (≥25,0%) là Cabrio Top (51,7%), Dithane M45 (26,7%) và Topsin (26,7%). Một số nông phòng trị sương mai bằng các loại thuốc như Mancozeb (16,7%), Antracol (13,3%) và Amistar (6,7%). 42 * Bệnh héo dây (do nấm Fusarium oxysporumf.sp. niveum): nấm bệnh phá huỷ mạch dẫn của cây làm cây héo nên hầu hết nông dân không chữa trị bệnh này mà nhổ bỏ cây bệnh sau đó phun thuốc để ngừa bệnh lây lan, một số khác chọn cách phun thuốc định kỳ để phòng bệnh. Theo Bảng 3.10, có 4 loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trên bệnh héo dây là Cabrio Top (51,7%), Staner (50,0%), Avalion (36,7%) và Amistar (10,0%). * Bệnh khảm (do virus Cucumber Mosaic Virus): Bệnh gây hại rất nghiêm trọng và không thể trị được. Do đó tất cả 60 nông hộ tại khu vực điều tra đều không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để quản lý bệnh khảm, thay vào đó rất nhiều loại thuốc được sử dụng để phòng trị hai loài côn trùng môi giới truyền bệnh là bù lạch và rầy mềm (Bảng 3.14). Như vậy, hầu hết các loại thuốc được nông dân sử dụng để quản lý bệnh là thuốc nhóm độc III, IV. Riêng Senly thuộc nhóm độc II, nhưng cũng chỉ có một số ít nông dân sử dụng để phòng trị bệnh bã trầu. 3.1.7.3 Một số thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân trong phòng trị bệnh hại Theo kết quả Bảng 3.11, lý do phun thuốc trừ bệnh của phần lớn nông dân tại khu vực điều tra là phun định kỳ + đặc trị (70%) vì theo nông dân phun định kỳ thuốc bệnh sẽ không có cơ hội phát triển thành dịch, tuy nhiên đôi khi bệnh hại vẫn có thể bộc phát mạnh nên cần phun đặc trị để dập bệnh ngay lập tức. Có 11,7 % nông dân lựa chọn phun ngừa + đặc trị, nghĩa là họ sẽ phun thuốc ngừa bệnh vào những thời điểm cho là bệnh có thể xuất hiện và gây hại nghiêm trọng, nếu bệnh phát triển mạnh thì tiếp tục phun đặc trị; 18,3% cho biết chỉ phun thuốc khi thấy có bệnh xuất hiện trên ruộng (phun đặc trị). Theo điều tra, 71,7% nông dân phun thuốc theo liều lượng khuyến cáo, 21,3 % sử dụng liều lượng cao hơn khuyến cáo. Tổng số lần phun thuốc trừ bệnh của nông dân tại khu vực điều tra đa số dao động trong khoảng từ 11-15 lần/vụ (78,3%), số còn lại phun từ 8-10 lần/vụ (21,7%). Từ kết quả trên cho thấy phần lớn nông dân lựa chọn phun thuốc trừ bệnh theo định kỳ + đặc trị, do đó số lần phun thuốc trên vụ rất nhiều (78,3% phun thuốc trên 10 lần/vụ). Thêm vào đó, một số còn sử dụng liều lượng cao hơn so với khuyến cáo, điều này không những khiến chi phí sản xuất tăng cao mà còn có thể làm mầm bệnh nhanh kháng thuốc và trở nên khó phòng trị hơn. 43 Bảng 3.11: Một số thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trị bệnh hại trên ruộng dƣa hấu của nông dân tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. Chỉ tiêu điều tra Số phiếu Tỷ lệ (%) 11 7 42 60 18,3 11,7 70,0 100 0 43 17 60 0,0 71,7 28,3 100 13 47 0 60 21,7 78,3 0,0 100 Lý do phun thuốc Phun đặc trị Phun ngừa + đặc trị Phun định kỳ + đặc trị Tổng Liều lƣợng Thấp hơn khuyến cáo Bằng khuyến cáo Cao hơn khuyến cáo Tổng Tổng số lần phun thuốc 8-10 lần/vụ 11-15 lần/vụ Trên 15 lần/vụ Tổng 3.1.8. Quản lý sâu hại 3.1.8.1 Giai đoạn và thời vụ gây hại nghiêm trọng của một số loai sâu hại Bảng 3.12: Giai đoạn gây hại nghiêm trọng của một số sâu hại trên ruộng dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. Giai đoạn gây hại nghiêm trọng Tên sâu hại Giai đoạn cây con Số phiếu Bù lạch Rầy mềm Bọ dƣa Sâu ăn tạp Sâu xanh ăn lá Ruồi đục trái Ruồi đục lá 48 22 26 0 14 0 18 Giai đoạn sinh trƣởng đến ra hoa Tỷ lệ (%) Số phiếu 80,0 36,7 43,3 0,0 23,3 0,0 30,0 58 30 10 11 24 0 0 Tỷ lệ (%) 96,7 50,0 16,7 18,3 40,0 0,0 0,0 Giai đoạn đạu trái đến thu hoạch Số phiếu Tỷ lệ (%) 32 15 0 4 21 48 0 53,3 25,0 0,0 6,7 35,0 80,0 0,0 Qua Bảng 3.12, cho thấy bù lạch là đối tượng sâu hại được nông dân quan tâm hàng đầu trong hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cây, đặc biệt là giai đoạn cây con (80,0%) và giai đoạn từ đậu trái đến thu hoạch (96,7%). Trong giai đoạn cây con: rầy mềm, bọ dưa, sâu xanh ăn lá và ruồi đục lá là đối tượng sâu hại được nông dân đánh giá là gây hại nghiêm trọng lần lượt chiếm tỷ lệ là 36,7%, 43,3%, 23,3% và 30,0%. Trong giai đoạn từ sinh trưởng đến ra hoa: ngoài bù lạch còn có rầy mềm và sâu xanh ăn lá là hai đối tượng sâu hại được khá nhiều nông dân quan tâm với tỷ lệ lần lượt là 50% và 40%, nhưng bọ dưa và sâu ăn tạp là hai đối tượng gây hại 44 không quan trọng trong trong giai đoạn này (lần lượt chiếm tỷ lệ 16,7% và 18,3%). Giai đoạn từ đậu trái đến thu hoạch là giai đoạn duy nhất có sự gây hại của ruồi đục trái và đây cũng là loài côn trùng gây hại được quan tâm nhất trong giai đoạn này (80,0%), bù lạch cũng được nhiều nông dân đánh giá là gây hại nghiêm trọng (53,3%), ngoài ra còn có sâu xanh ăn lá (35,0%, ), rầy mềm (25,0%), và sâu ăn tạp (6,7%). Như vậy, côn trùng gây hại nghiêm trọng nhất trong hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cây là bù lạch. Rầy mềm và sâu xanh ăn lá gây hại nghiêm trọng trong giai đoạn từ sinh trưởng đến ra hoa. Ruồi đục trái gây hại nghiêm trọng nhất trong giai đoạn từ đậu trái đến thu hoạch. Bảng 3.13: Thời vụ gây hại nghiêm trọng của một số sâu hại trên ruộng dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. Thời vụ gây hại nghiêm trọng Tên sâu hại Bù lạch Rầy mềm Bọ dƣa Sâu ăn tạp Sâu xanh ăn lá Ruồi đục trái Ruồi đục lá Vụ Noel Vụ Tết Vụ Lạc Hậu Vụ Hè Thu Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 23 17 5 3 12 8 0 62,2 45,9 13,5 8,1 32,4 21,6 0,0 44 19 3 5 18 8 0 100,0 43,2 6,8 11,4 40,9 18,2 0,0 48 25 7 6 32 11 3 100,0 52,1 14,6 12,5 66,7 22,9 6,2 23 17 6 5 13 5 0 67,6 50,0 17,6 14,7 38,2 14,7 0,0 Thời vụ là một trong những nhân tố có tác động lớn đến sự phát triển mật số và gây hại của hầu hết sâu hại. Trong các vụ mùa nắng (vụ Tết và vụ Lạc Hậu), rất nhiều loài sâu hại được nông dân đánh giá là gây hại nghiêm trọng, đặc biệt là bù lạch (chiếm tỷ lệ 100,0% ở cả hai thời vụ). Rầy mềm, sâu xanh ăn lá cũng được rất nhiều nông dân quan tâm đến trong hai vụ này với tỷ lệ lần lượt là 43,2% và 40,9% trong vụ Tết, 52,1% và 66,7% trong vụ Lạc Hậu. Trong vụ Tết bọ dưa, sâu ăn tạp và ruồi đục trái gây hại không quan trọng với tỷ lệ lần lượt là 6,8%, 11,4% và 18,2%. Trong vụ Lạc Hậu, các đối tượng như bọ dưa, sâu ăn tạp, ruồi đục trái và ruồi đục lá gây hại không quan trọng lần lượt chiếm tỷ lệ 14,6%, 12,5%, 22,9% và 6,2% (Bảng 3.13). Trong hai vụ Noel và Hè Thu, 3 đối tượng sâu hại là bù lạch, rầy mềm và sâu xanh ăn lá gây hại quan trọng (chiếm tỷ lệ lần lượt là 62,2%, 45,9%, 32,4% trong vụ Noel và 67,6%, 50,0%, 38,2%). Bọ dưa, sâu ăn tạp, ruồi đục trái, ruồi đục lá không gây hại quan trọng trong hai vụ này (chiếm tỷ lệ lần lượt là 13,5%, 8,1%, 21,6%, 0,0% ở vụ Noel và 17,6%, 14,7%, 14,7%, 0,0% trong vụ Hè Thu). 45 Các số liệu trên cho thấy ở tất cả các thời vụ trong năm bù lạch, rầy mềm và sâu xanh ăn lá là ba đối tượng sâu hại được đa số nông dân đánh giá là gây hại nghiêm trọng, trong đó bù lạch là đối tượng sâu hại luôn được quan tâm nhiều nhất. Từ kết quả điều tra giai đoạn và thời vụ gây hại nghiêm trọng của một số loai sâu hại trên ruộng dưa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ 2012, ta bù lạch là đối tượng côn trùng gây hại quan trọng ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của và tất cả các vụ trong năm. Rầy mềm và sâu xanh ăn lá gây hại nghiêm trọng nhất ở giai đoạn từ sinh trưởng đến ra hoa ở tất cả các vụ trong năm. 3.1.8.2 Các loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng để quản lý sâu hại Theo Bảng 3.14, nông dân tại khu vực điều tra sử dụng 25 loại thuốc bảo vệ thực vật để quản lý sâu hại, trong đó có 15 loại thuộc nhóm độc II và 10 loại thuộc nhóm độc III, IV. Trong đó số lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trên bù lạch và rầy mềm nhiều hơn rõ rệt so với các loài côn trùng gây hại khác (lần lượt là 14 và 15 loại thuốc), điều này cho thấy 2 loại côn trùng này là mối quan tâm hàng đầu của nông dân trong việc quản lý sâu hại. * Bù lạch (Thrips palmi Karny): Theo Bảng 3.14, hầu hết nông dân tại khu vực điều tra sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để quản lý bù lạch và phần lớn trong số đó là thuốc nhóm độc cao. Có đến 14 loại thuốc được sử dụng để phòng trị bù lạch, trong đó 8 loại thuốc thuộc nhóm độc cao (Nhóm độc II) bao gồm Vitashield (51,7%), Confidor (41,7%), Regent (40,0%), Cyperan (35,0%), Binhtox (30,0%), Cyper alpha (20,0%), Amater (3,3%), Oncol (1,7%) và 6 loại thuốc thuộc nhóm nguy hiểm (Nhóm độc III, IV) như Applaud (38,8%), Radiant (23,3%), Oshin (21,7%), Prevathon (16,7%), Tasieu (15,0%) Vimatox (3,3%). Như vậy, có 5 loại thuốc được sử dụng phổ biến (≥ 25,0%) để phòng trị bù lạch gồm 4 loại Vitashield, Confidor, Cyperan, Regent là thuốc đặc trị bù lạch. Applaud tuy không được đăng ký phòng trị đối tượng bù lạch trên dưa hấu nhưng chứa hoạt chất Buprofezin có khả năng phòng trị nhiều loài côn trùng chích hút nên vẫn được nhiều nông dân sử dụng để quản lý loài côn trùng gây hại này. * Rầy mềm (Aphis gossypii Glover): Theo Bảng 3.14, có 15 loại thuốc bảo vệ thực vật được nông dân tại khu vực điều tra sử dụng để quản lý rầy mềm bao gồm 9 loại thuốc có tính độc cao (Nhóm độc II) là Cyperan (45,0%), Regent (43,3%), Confidor (41,7%), Binhtox (38,3%), Vitashield (31,7%), Aseld (21,7%), Cyper Alpha (10,0%), Hopsan (10,0%), Abatimec (6,7%), và 6 loại thuốc có tính thuộc nhóm Nguy hiểm (Nhóm độc III, IV) là Applaud (28,3%), Radiant (28,0%), Oshin (25,0%), Yamida (18,3%), Tasieu (15,0%), Prevathon (5,0%). Từ những số liệu trên có thể kết luận để quản lý rầy mềm, nông dân tại khu vực điều tra sử dụng 8 loại thuốc phổ biến (≥ 25,0%) là Cyperan, Regent, Confidor, 46 Binhtox, Vitashield, Applaud, Radiant và Oshin. Trong đó, có chỉ có Vitashield được đăng ký đặc trị đối tượng rầy mềm trên dưa hấu. Các loại thuốc còn lại tuy không được đăng ký đặc rầy mềm, nhưng đều chứa hoạt chất có khả năng phòng trị nhiều loài thuộc nhóm côn trùng miệng chích hút và được nông dân sử dụng phổ biến để quản lý bù lạch, nên cũng được sử dụng rộng rãi trên rầy mềm. Bảng 3.14: Các loại thuốc bảo vệ thực vật đƣợc nông dân sử dụng để quản lý sâu hại trên dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. Loại sâu hại Tên thuốc trừ Nhóm sâu độc Abatimec Applaud Aseld Amater Binhtox Confidor Cyperan Cyper Alpha Dragon Flykil Hopsan Jianet Oncol Oshin Prevathon Radiant Regent Rồng Đỏ Rồng Vàng Sumi Alpha Tasieu Vimatox Vitashield Vizubon - D Yamida Tổng II IV II II II III II II II II II III II III IV IV II III II II III III II II III 25 Bù lạch Rầy mềm Bọ dƣa Sâu ăn tạp Sâu xanh ăn lá Ruồi đục trái 38,8 3,3 30,0 41,7 35,0 20,0 1,7 21,7 16,7 23,3 40,0 15,0 3,3 51,7 14 6,7 28,3 21,7 38,3 41,7 45,0 10,0 10,0 25,0 5,0 28,0 43,3 15,0 31,7 18,3 15 8,3 18,3 23,3 3,3 35,0 28,3 6 6,7 8,3 23,3 11,7 13,3 10,0 13,3 38,3 8 6,7 15,0 18,3 10,0 11,7 20,0 6,7 61,7 8 5,0 30,0 11,7 16,7 3,3 41,7 6 47 *Bọ dƣa (Aulacophora similis Oliver): Nông dân tại khu vực điều tra sử dụng 6 loại thuốc để quản lý bọ dưa, trong đó 5 loại thuốc thuộc nhóm độc cao (Nhóm độc II) bao gồm Rồng Vàng (28,3), Dragon (23,3), Cyper alpha (18,3), Aseld (8,3%), Oncol (3,3) và 1 loại thuốc nhóm nguy hiểm (Nhóm độc III) là Rồng Đỏ (35,0), theo kết quả từ Bảng 3.14. Như vậy, Rồng Đỏ và Rồng Vàng là 2 loại thuốc được nông dân tại khu vực điều tra sử dụng phổ biến (≥ 25,0%) trên bọ dưa. Cả 2 loại thuốc trên đều không được đăng ký đặc trị bọ dưa trên dưa hấu, tuy nhiên hoạt chất của các thuốc này có khả năng phòng trị côn trùng bộ cánh cứng, đồng thời cũng phòng trị được nhiều loài sâu hại thuộc các bộ côn trùng khác như bù lạch, rầy mềm, sâu xanh ăn lá, ruồi đục lá,... nên được nhiều nông dân sử dụng với mục đích vừa đặc trị bọ dưa vừa phòng ngừa các sâu hại khác. * Sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fabricicus): Theo Bảng 3.14, có đến 7 trong tổng số 8 loại thuốc được sử dụng để quản lý sâu ăn tạp thuộc nhóm độc cao (Nhóm độc II) gồm Confidor (23,3%), Regent (13,3%), Sumi Alpha (13,3%), Prevathon (11,7%), Rồng Vàng (10,0%), Amater (8,3%), Abatimec (6,7%) và 1 loại thuộc nhóm nguy hiểm (Nhóm độc III) là Tasieu (38,3%). Từ kết quả trên, ta có thể nhân thấy trong các loại thuốc được sử dụng để phòng trị sâu ăn tạp chỉ có 1 loại thuốc là Tasieu được nông dân sử dụng ở mức phổ biến (≥ 25,0%). * Sâu xanh ăn lá (Diaphania indica Saunders): Theo Bảng 3.14, nông dân tại khu vực điều tra sử dụng 8 loại thuốc bảo vệ thực vật để quản lý loài sâu này bao gồm 6 thuốc nhóm độc cao (Nhóm độc II) là Rồng Vàng (20,0%), Cyper alpha (18,3%), Aseld (15,0%), Oncol (10,0%), Sumi Alpha (6,7%), Abatimec (6,7%) và 2 thuốc nhóm nguy hiểm (Nhóm độc III, IV) là Tasieu (61,7%), Prevathon (11,7%). Như vậy, phần lớn nông dân sử dụng Tasieu để phòng trị sâu xanh ăn lá và đây cũng là loại thuốc bảo vệ thực vật duy nhất được sử dụng ở mức phổ biến (≥ 25,0%) trên đối tượng sâu hại này. Do có hoạt chất trừ sâu thế hệ mới Emamectin Benzoate chuyên đặc trị sâu xanh ăn lá, sâu ăn tạp, bù lạch và nhiều loại sâu hại khác trên rau màu, nên Tasieu được nhiều nông dân tại khu vực điều tra sử dụng nhằm quản lý cùng lúc nhiều đối tượng sâu hại trên dưa hấu. * Ruồi đục trái (Bactrocera cucurbitae Coquillet): Các loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng để phòng trị ruồi đục trái chủ yếu là các loại thuốc sinh học (chứa chất hấp dẫn có tác dụng thu hút ruồi thành trùng đực) nên rất an toàn cho người sử dụng gồm 5 loại Vizubon-D (41,7%), Rồng Đỏ (16,7%), Jianet (11,7%), Flykil (5,0%), Vimatox (3,3%). Bên cạnh đó một số nông dân sử dụng thuốc có tính độc cao như Hopsan (30,0%) để phòng trị loài côn trùng gây hại này (Bảng 3.14). 48 Như vậy, so với các loài sâu hại khác, các loại thuốc được sử dụng để quản lý ruồi đục trái phần lớn có nguồn gốc sinh học, trong đó được sử dụng phổ biến nhất là Vizubon-D (41,7%). 30,0% nông dân sử dụng Hopsan để phòng trị loài sâu hại này, tuy đây là loại thuốc chuyên đặc trị ruồi đục trái nhưng do tính độc cao lại được sử dụng vào giai đoạn đậu trái đến thu hoạch nên khi sử dụng Hopsan chúng tôi khuyến cáo nông dân nên sử dụng đúng liều lượng và tuân thủ thời gian cách ly của thuốc để tránh dư lượng thuốc trên nông sản. * Ruồi đục lá (Liriomyza trifolii Burgess): Do chỉ gây hại giai đoạn cây con, mật số không cao nên ruồi đục lá ít được quan tâm phòng trị. Nông dân tại khu vực điều tra cho biết họ không cần phun thuốc để trị ruồi đục lá bởi vì loài côn trùng này gây hại không nghiêm trọng hơn nữa việc phun thuốc trừ sâu định kỳ cũng khống chế được sự phát triển của loại sâu hại này. Như vậy, hầu hết nông dân sử dụng các loại thuốc trừ sâu đúng đối tượng sâu hại cần quản lý nhưng đa phần các loại thuốc thuộc nhóm độc cao, đặc biệt là bù lạch (8/14 loại thuốc được sử dụng thuộc nhóm thuốc có tính độc cao) và rầy mềm (9/15 loại thuốc được sử dụng thuộc nhóm thuốc có tính độc cao). 3.1.8.3 Một số thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thưc vật của nông dân trong phòng trị sâu hại Kết quả Bảng 3.15, cho thấy phần lớn nông dân tại khu vực điều tra phun thuốc trừ sâu với lý do ngừa + đặc trị (53,3%), 35,0% phun định kỳ + đặc trị, một số nông dân cho biết chỉ phun đặc trị khi thấy sâu hại xuất hiện (8,3%) và 3,3% nông dân cho biết việc do phun thuốc định kỳ nên sâu hại không phát triển mạnh vì vậy không cần phun đặc trị. Có 86,7% nông dân phun thuốc với liều lượng khuyến cáo, 13,3% cho biết họ luôn sử dụng thuốc với liều lượng cao hơn khuyến cáo. Phần lớn nông dân cho biết họ phun thuốc trừ sâu khoảng 10-15 lần/vụ (61,7%), một số phun thuốc 8-10 lần/vụ (30,0%) và số còn lại phun thuốc trên 15 lần/vụ (8,3%). Như vậy, phần lớn nông dân có thói quen phun thuốc trừ sâu với lý do ngừa + đặc trị và phun trên 10 lần/vụ, một số còn sử dụng liều lượng cao hơn khuyến cáo. Cho thấy nông dân tại khu vực này rất lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quản lý sâu hại. 49 Bảng 3.15: Một số thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trị sâu hại trên ruộng dƣa hấu của nông dân tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012. Chỉ tiêu điều tra Lý do sử dụng Phun định kỳ Phun đặc trị Phun ngừa + đặc trị Phun định kỳ + đặc trị Tổng Liều lƣợng Thấp hơn khuyến cáo Bằng khuyến cáo Cao hơn khuyến cáo Tổng Tổng số lần phun thuốc 8-10 lần/vụ 11-15 lần/vụ Trên 15 lần/vụ Tổng Số phiếu Tỷ lệ (%) 2 5 32 21 60 3,3 8,3 53,3 35,0 100 0 52 8 60 0 86,7 13,3 100 18 37 5 60 30,0 61,7 8,3 100 3.2. KHẢO SÁT THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG GÂY HẠI, THIÊN ĐỊCH ĂN MỒI VÀ DIỄN BIẾN MẬT ĐỘ CỦA MỘT SỐ SÂU HẠI QUAN TRỌNG TRÊN DƢA HẤU TẠI HUYỆN KẾ SÁCH TỈNH SÓC TRĂNG VỤ HÈ THU 2012 3.2.1. Thành phần, mức độ phổ biến của sâu, nhện hại và thiên địch ăn mồi trên dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012 Qua điều tra cho thấy cả sâu hại và thiên địch đều có sự biến động về thành phần loài và tần suất xuất hiện theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây. Kết quả điều tra được trình bày cụ thể trong Bảng 3.16 và Bảng 3.17. 3.2.1.1 Thành phần, mức độ phổ biến của sâu, nhện hại trên dưa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012 Theo kết quả từ Bảng 3.16, có 9 loài sâu hại và 1 loài nhện hại thuộc 6 Bộ khác nhau được phát hiện trên dưa hấu tại khu vực điều tra. Trong đó Bộ Thysanoptera có 1 loài (bù lạch Thrips palmi), Bộ Lepidoptera có 2 loài (sâu xanh ăn lá Diaphania indica, sâu ăn tạp Spodoptera litura), Bộ Coleoptera có 2 loài (bọ dưa Aulacophora similis và bọ rùa nâu Epilachna vigintioctopunctata Fabricius), bộ Homoptera có 2 loài (rầy mềm Aphis gossypii và rầy phấn trắng Bemisia tabaci), bộ Diptera có 2 loài (ruồi đục lá Liriomyza trifolii Burgess và ruồi đục trái Bactrocera cucurbitae) và bộ Acarina có 1 loài (nhện đỏ Tetranychus sp.). Kết quả này phù hợp với kết quả của Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) về côn trùng gây hại trên dưa bầu bí. 50 Qua điều tra, đa số côn trùng gây hại có tần suất xuất hiện tăng dần từ đầu đến cuối vụ, điều này có thể giải thích là do cây trồng liên tục tăng trưởng nên nguồn thức ăn cho sâu hại cũng ngày càng dồi dào. Bên cạnh đó, mật số sâu hại còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, nắng mưa. Trong giai đoạn cây con (từ khi cây có 2 lá mầm đến 15 ngày tuổi), kết quả Bảng 3.16 cho thấy phần lớn các loài gây hại (rầy mềm, rầy phấn trắng, bọ dưa, sâu ăn tạp, ruồi đục trái, bọ rùa nâu và nhện đỏ) có tần suất xuất hiện rất ít phổ biến (“-” tương ứng > 5%), sâu xanh ăn lá và ruồi đục lá có tần suất xuất hiện ít phổ biến (“+”tương ứng 5 – 20%) do sâu hại vừa mới xâm nhập vào ruộng và nguồn thức ăn còn ít, chưa đủ để phát triển mật số. Riêng bù lạch, do tính di động cao (xâm nhập vào ruộng từ rất sớm) vòng đời rất ngắn nên ở giai đoạn cây con, tần suất xuất hiện ở mức rất phổ biến (“+++” tương ứng >50%) và các đoạn sinh trưởng, phát triển khác của cây bù lạch cũng xuất hiện rất phổ biến. Trong giai đoạn từ sinh trưởng đến ra hoa (từ 20 – 35 ngày tuổi), ngoài bù lạch còn có rầy mềm và sâu xanh ăn lá có tần suất xuất hiện phổ biến (“++” tương ứng 21 - 50%). Các loài sâu hại còn lại vẫn chỉ xuất hiện với tần suất rất ít phổ biến (rầy phấn trắng, ruồi đục lá, ruồi đục trái, bọ rùa nâu và nhện đỏ) và ít phổ biến (bọ dưa và sâu ăn tạp). Giai đoạn từ đậu trái đến thu hoạch (từ 40 ngày tuổi đến thu hoạch) kết quả điều tra thành phần và tần xuất hiện của sâu hại ở Bảng 3.16 cho thấy tần suất xuất hiện của ruồi đục trái ở mức ít phổ biến, trong khi bù lạch và rầy mềm vẫn tiếp tục là 2 đối tượng gây hại nghiêm trọng ở giai đoạn này với tần suất xuất hiện rất phổ biến, còn sâu xanh ăn lá giảm xuống mức ít phổ biến, các loài sâu hại khác không có sự thay đổi đáng kể về tần suất xuất hiện (rầy phấn trắng và sâu ăn tạp ở mức ít phổ biến; bọ dưa, ruồi đục lá, bọ rùa nâu và nhện đỏ ở mức rất ít phổ biến). 51 Bảng 3.16: Thành phần, mức độ phổ biến của côn trùng gây hại trên dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012. STT Tên Việt Nam 1 2 3 4 5 6 7 8 Bù lạch Sâu xanh ăn lá Rầy mềm Rầy phấn trắng Bọ dưa vàng Sâu ăn tạp Ruồi đục lá Nhện đỏ 9 Ruồi đục trái 10 Bọ rùa nâu Mức độ phổ biến theo từng giai đoạn Sinh trƣởng Đậu trái Cây con đến ra hoa đến thu hoạch +++ +++ +++ + ++ + ++ +++ + + + + + - Tên khoa học Họ Bộ Thrips palmi Karny Diaphania indica Saunders Aphis gossypii Glover Bemisia tabaci Gennadius Aulacophora similis Oliver Spodoptera litura Fabricicus Liriomyza trifolii Burgess Tetranychus sp. Bactrocera cucurbitae Coquillet Epilachna vigintioctopunctata Fabricius Thripidae Pyralidae Aphididae Aleyrodidae Chrysomelidae Noctuidae Agromyzidae Tetranychidae Thysanoptera Lepidoptera Homoptera Homoptera Coleoptera Lepidoptera Diptera Acarina Trypetidae Diptera - - + Coccinellidae Coleoptera - - - Ghi chú: + ++ +++ : Rất ít phổ biến (tần suất xuất hiện 50%) 52 Như vậy, từ kết quả điều tra thành phần, mức độ phổ biến của sâu, nhện hại trên dưa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012, các loài thường xuyên xuất hiện bao gồm bù lạch và rầy mềm, trong đó bù lạch gây hại nghiêm trọng ở tất cả các giai đoạn của cây, rầy mềm xuất hiện thường xuyên từ giai đoạn sinh trưởng đến thu hoạch. 3.2.1.2 Thành phần, mức độ phổ biến của thiên địch ăn mồi trên dưa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012 Từ kết quả điều tra phát hiện được 6 loài thiên địch thuộc 4 bộ côn trùng, trong đó phổ biến nhất là bộ Coleoptera có 3 loài (Bọ rùa 6 vệt đen Menochilus sexmaculatus, bọ rùa đỏ Micraspis discolor và kiến 3 khoang đuôi nhọn Paederus fuscipes), bộ Neuroptera có 1 loài (Bọ cánh lưới xanh Suarius sp.), bộ Orthoptera có 1 loài (Bọ ngựa Empusa unicornis) và bộ Odonata có 1 loài (chuồn chuồn kim xanh lam Agriocnemis femina). Theo Bảng 3.17, cho thấy tần suất xuất hiện của tất cả các loài thiên địch ăn mồi trong giai đoạn cây con đều ở mức rất ít phổ biến (< 5%) và có chiều hướng tăng dần về cuối vụ, điều này cũng tương tự như diễn biến tần suất xuất hiện của sâu hại (theo Bảng 3.16). Theo như kết quả điều tra, thiên địch thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera) có tần suất xuất hiện cao hơn so với các thiên địch thuộc các bộ còn lại, trong đó bọ rùa 6 vệt đen có tần suất xuất hiện cao nhất qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây (5 – 20% từ sinh trưởng đến ra hoa và 21 – 50% từ đậu trái đến thu hoạch), kế đến là kiến 3 khoang đuôi nhọn có tần suất xuất hiện từ 5 - 20% trong cả hai giai đoạn sinh trưởng đến ra hoa và đậu trái đến thu hoạch. Bọ rùa đỏ và bọ cánh lưới xanh có tần suất xuất hiện ở mức ít phổ biến (5 – 20%) trong giai đoạn đậu trái đến thu hoạch, các loài thiên địch còn lại (bọ ngựa và chuồn chuồn kim xanh lam) có tần suất xuất hiện rất ít phổ biến (< 5%) trong suốt cả vụ. Như vậy, loài thiên địch hiện diện phổ biến nhất trên ruộng dưa hấu là bọ rùa 6 vệt đen Menochilus sexmaculatus Fabricius. Qua kết quả điều tra thành phần, mức độ phổ biến của sâu, nhện hại và thiên địch ăn mồi của chúng trên dưa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012, cho thấy có tất cả 10 loài sâu hại và có đến 6 loài thiên địch ăn mồi có khả năng khống chế chúng. Các loài thiên địch này có khả năng ăn rất nhiều loài sâu hại ở cả giai đoạn sâu non, nhộng và thành trùng. 53 Bảng 3.17: Thành phần, mức độ phổ biến của thiên địch ăn mồi gây hại trên dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012. STT 1 2 3 4 5 6 Tên Việt Nam Tên khoa học Bọ rùa 6 vệt đen Menochilus sexmaculatus Fabricius Bọ rùa đỏ Micraspis discolor Fabricius Kiến 3 khoang Paederus fuscipes Curtis Bọ cánh lưới xanh Suarius sp. Bọ ngựa Empusa unicornis Linn Chuồn chuồn kim Agriocnemis femina Ghi chú: + ++ +++ Họ Bộ Coccinellidae Coleoptera Coccinellidae Staphylinidae Chrysopidae Mantidae Coenagridae Coleoptera Coleoptera Neuroptera Orthoptera Odonata : Rất ít phổ biến (tần suất xuất hiện 50%) 54 Mức độ phổ biến theo từng giai đoạn Sinh trƣởng Đậu trái Cây con đến ra hoa đến thu hoạch - + ++ - + - + + + - 3.2.2. Diễn biến mật độ của bù lạch Thrips palmi Karny và rầy mềm Aphis gossypii Glover trên dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012 3.2.2.1 Diễn biến mật độ của bù lạch Thrips palmi Karny trên dưa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012 Qua quá trình điều tra diễn biến mật độ bù lạch trên dưa hấu cho thấy loài sâu hại này xuất hiện liên tục trên dưa hấu ngay từ giai đoạn cây con cho đến khi thu hoạch. Mật độ bù lạch có sự thay đổi qua các giai đoạn sinh trưởng của cây và có xu hướng tăng dần về cuối vụ ở cả ruộng có phun thuốc và không phun thuốc. Mật độ (con/lá) NSKG Hình 3.5: Diễn biến mật độ bù lạch Thrips palmi Karny trên dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012. Theo Hình 3.5, ở đầu vụ (giai đoạn 10 - 30 NSKG) mật độ bù lạch của cả hai ruộng diễn biến ở mức rất thấp (biến thiên từ 0,10 đến 0,31 con/lá), mật độ bù lạch ở ruộng có phun thuốc biến thiên từ 0,10 đến 0,24 con/lá và ở ruộng không phun thuốc biến thiên từ 0,22 đến 0,31 con/lá. Tuy trong giai đoạn này, mật độ ở cả hai ruộng đều rất thấp nhưng có thể nhận thấy được ruộng có phun thuốc luôn có mật độ bù lạch thấp hơn so với ruộng không phun thuốc qua tất cả các thời điểm quan sát (10, 15, 20, 25 và 30 NSKG). Từ thời điểm 35 NSKG (đây là lần phun thuốc cuối cùng ở ruộng có phun thuốc) đến thu hoạch diễn biến mật độ bù lạch ở hai ruộng có sự khác biệt rõ rệt. Tại các thời điểm 35, 40 và 47 NSKG mật độ bù lạch ở ruộng có phun thuốc lần lượt là 0,14 con/lá, 0,23 con/lá và 0,55 con/lá thấp hơn rất rõ so với ruộng không phun thuốc lần lượt là 0,48 con/lá, 0,57 con/lá và 0,98 con/lá. 55 Thời điểm 54 NSKG, mật độ bù lạch ở ruộng không phun thuốc giảm xuống còn 0,83 con/lá thì mật độ bù lạch ở ruộng có phun thuốc tăng vọt lên 1,59 con/lá (cao gần gấp 2 lần ruộng ruộng không phun thuốc ở cùng thời điểm và cao nhất trong tất cả các thời điểm quan sát ở cả hai ruộng), điều này có thể do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật liên tục trong thời gian dài (suốt từ đầu đến gần cuối vụ) nên bù lạch bộc phát thành dịch khó khống chế, gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất thu hoạch. Từ những số liệu điều tra về diễn biến mật độ bù lạch trên dưa hấu trong vụ Hè Thu 2012 có thể kết luận rằng mặc dù xuất hiện liên tục suốt từ đầu đến cuối vụ nhưng với diễn biến mật số luôn ở mức thấp trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, bù lạch không thực sự là đối tượng sâu hại quan trọng trong thời vụ này và việc phun thuốc định kỳ để phòng trừ loài sâu hại này cũng không cần thiết. Thêm vào đó sự tái phát với mật độ tăng vọt của bù lạch trong giai đoạn cuối vụ ở ruộng có phun thuốc cho thấy hậu quả từ việc quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, từ đó chúng tôi khuyến cáo nông dân nên cân nhắc cẩn thận trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để quản lý loài sâu hại này. 3.2.2.1 Diễn biến mật độ của rầy mềm Aphis gossypii Glover trên dưa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012 Qua quá trình điều tra diễn biến mật độ rầy mềm trên dưa hấu cho thấy loài côn trùng gây hại này cũng xuất hiện liên tục trên ruộng và có mật độ tăng dần về cuối vụ như bù lạch. Tuy nhiên, so với bù lạch, diễn biến mật độ của rầy mềm tăng nhanh hơn rất nhiều khiến mật độ của loài sâu hại này trong giai đoạn gần thu hoạch đạt tới ngưỡng rất cao ở cả ruộng có phun thuốc và không phun thuốc (mật độ cao nhất lần lượt là 6,00 và 8,37 con/lá, cùng ở thời điểm 47 NSKG). Theo Hình 3.6, trong hai thời điểm 10 và 15 NSKG (giai đoạn cây con), do giai đoạn này rầy mềm mới vào ruộng nên mật độ diễn biến ở mức rất thấp lần lượt là 0,09 con/lá và 0,05 con/lá ở ruộng có phun thuốc, 0,04 con/lá và 0,13 con/lá ở ruộng không phun thuốc. Các thời điểm 20, 25, 30 và 35 NSKG (giai đoạn sinh trưởng đến ra hoa cuả cây), mật độ rầy mềm tăng liên tục ở cả hai ruộng tuy vậy vẫn có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt về mật số ở ruộng có và không phun thuốc trong giai đoạn này, cụ thể mật độ rầy mềm ở ruộng có phun thuốc luôn diễn biến ở mức thấp hơn nhiều so với ruộng không phun thuốc. Ở thời điểm 20 NSKG, mật độ rầy mềm ở ruộng có phun thuốc là 0,07 con/lá thấp hơn 10 lần ruộng không phun thuốc là 0,69 con/lá. Ở thời điểm 25 NSKG, mật độ ở ruộng có phun thuốc (0,25 con/lá) thấp hơn 6 lần so với không phun thuốc (1,59 con/lá). Mật độ rầy mềm ở ruộng có phun thuốc thấp hơn 5 lần so với ruộng không phun thuốc ở cả hai thời điểm 30 NSKG (lần lượt là 0,41 con/lá và 2,23 con/lá) và 35 NSKG (lần lượt là 0,86 con/lá và 4,40 con/lá). 56 Trong giai đoạn từ 40 NSKG đến thu hoạch, cả hai ruộng đều không xử lý thuốc hoá học, mật độ rầy mềm vẫn tiếp tục tăng, đặc biệt ở ruộng có phun thuốc diễn biến mật độ của loài sâu hại này tăng với tốc độ đáng chú ý, ở thời điểm 40 NSKG mật độ rầy mềm là 1,95 con/lá (cao gấp 2 lần so với thời điểm trước đó là 35 NSKG, đây cũng là lần phun thuốc cuối cùng ở ruộng có phun thuốc). Ở thời điểm 47 NSKG rầy mềm tăng mật độ lên đến 6,00 con/lá (cao gấp 3 lần thời điểm trước đó và gấp 7 lần so với lần phun thuốc cuối cùng). Tuy ở các thời điểm gần cuối vụ (40 và 47 NSKG), rầy mềm ở ruộng có phun thuốc diễn biến với mật độ tăng vọt nhưng vẫn ở mức thấp hơn so với ruộng không phun thuốc ở cùng thời điểm ghi nhận mật số (lần lượt là 4,95 con/lá và 8,37 con/lá). Ở lần ghi nhận mật số cuối cùng (54 NSKG), do trong giai đoạn này trên ruộng thí nghiệm xuất hiện nhiều loại bệnh như thán thư, bã trầu, cháy gân lá gây thiệt hại nghiêm trọng bộ lá của cây dưa hấu nên ảnh hưởng lớn đến nguồn thức ăn và không gian sống của rầy mềm, hơn nữa sự xuất hiện nhiều thiên địch với tần suất xuất hiện cao trong giai đoạn cuối vụ (Bảng 3.17) cũng góp phần trong việc khống chế mật độ của loài sâu hại này, vì vậy tại thời điểm này mật độ rầy mềm ở cả hai ruộng đều giảm (5,83 con/lá ở ruộng có phun thuốc và 3,75 con/lá ở ruộng không phun thuốc). Mật độ (con/lá) NSKG Hình 3.6: Diễn biến mật độ rầy mềm Aphis gossypii Glover trên dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012. Như vậy, trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây dưa hấu mật độ rầy mềm ở ruộng có phun thuốc luôn diễn biến ở mức độ thấp hơn rõ rệt so với ruộng không phun thuốc. Điều này chứng tỏ các loại thuốc bảo vệ thực vật đang được 57 nông dân sử dụng để quản lý loài sâu hại này có thể khống chế sự phát triển quần thể rầy mềm một cách hiệu quả. Tóm lại, cả hai đối tượng sâu hại (bù lạch và rầy mềm) đều xuất hiện liên tục trên ruộng dưa hấu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, trong đó rầy mềm loài côn trùng gây hại quan trọng nhất trên dưa hấu. Các loại thuốc nông dân sử dụng đều cho hiệu quả trong phòng trừ hai sâu hại này, tuy nhiên có sự tái phát quần thể với mật độ lớn hơn nhiều lần khi ngừng phun thuốc (ở ruộng có phun thuốc). 3.3. KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU ĐỐI VỚI RẦY MỀM APHIS GOSSYPII TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM 3.3.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hƣởng của một số thuốc trừ sâu có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm Qua kết quả ở Bảng 3.18, ta cho thấy các loại thuốc thử nghiệm đều gây chết 100% đối với rầy mềm trong điều kiện phòng thí nghiệm sau 72 giờ phun thuốc. Ở thời điểm 3 giờ SKP, ĐHH của các loại thuốc thử nghiệm biến thiến từ 32,24 - 83,45%, trong đó thuốc Confidor 100SL cho hiệu quả cao nhất với ĐHH đạt 83,45%, kế đến là Oshin 20WP với ĐHH đạt 70,58%, Radiant 60SC (50,42%) và ĐHH thấp nhất là Applaud 10WP với ĐHH đạt 32,24%. Như vậy, ở thời điểm 3 giờ SKP hiệu lực các loại thuốc tăng dần từ Applaud 10WP, Radiant 60SC, Oshin 20WP, Confidor 100SL. Ở thời điểm 6 giờ SKP, ĐHH của các loại thuốc thử nghiệm biến thiên từ 66,28 - 99,17%, trong đó thuốc Confidor 100SL cho hiệu quả cao nhất với ĐHH là 99,17%, kế đến là Oshin 20WP với ĐHH đạt 80,71% và tương đương với thuốc Applaud 10WP với ĐHH đạt 75,39% và thấp nhất là thuốc Radiant 60SC (66,28%). Ở thời điểm 9 giờ SKP cho kết quả tương tự. Như vậy, ở 6 và 9 giờ SKP hiệu lực các loại thuốc thử nghiệm tăng dần từ Radiant 60SC, Applaud 10WP, Oshin 20WP và Confidor 100SL. Ở thời điểm 12 giờ SKP, ĐHH của các loại thuốc thử nghiệm biến thiên từ 89,85 - 100%, trong đó thuốc Confidor 100SL cho hiệu quả cao nhất với ĐHH đạt 100% và tương đương với thuốc Oshin 20WP với ĐHH đạt 97,48%. Kế đến là Applaud 10WP với ĐHH đạt 92,09% tương đương với thuốc Oshin 20WP và thấp nhất là thuốc Radiant 60SC (89,85%). Ở thời điểm 24 giờ SKP cho kết quả tương tự. Như vậy ở 12, 24 giờ SKP hiệu lực các loại thuốc thử nghiệm tăng dần từ Radiant 60SC, Applaud 10WP, Oshin 20WP và Confidor 100SL. 58 Bảng 3.18: Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm. T= 28,8OC; RH= 70% Độ hữu hiệu (%) của thuốc Loại thuốc 3 giờ SKP 6 giờ SKP 9 giờ SKP 12 giờ SKP 24 giờ SKP 1. Applaud 10WP 32,24 d 75,39 b 92,21 b 92,09 bc 93,13 b 99,56a 100 a 2. Oshin 20WP 70,58 b 80,71 b 95,07 b 97,48ab 99,15a 100 a 100 a 3.Confidor 100SL 83,45a 99,17a 100 a 100 a 100 a 100 a 100 a 4. Radiant 60SC 50,42 c 66,28 c 86,01 c 89,85 c 94,01 b 99,07a 100 a 5. Đối chứng 0 0 0 0 0 0 CV (%) Mức ý nghĩa e d d d c 48 giờ SKP b 72 giờ SKP 0 b 16,42 7,24 8,38 7,66 6,7 2,7 - * * * * * * * Chú thích: Số liệu được chuyển sang arsine x trước khi phân tích thống kê. Các số trung bình có phần chữ theo sau khác nhau thì khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan. Ở thời điểm 48 và 72 giờ SKP, ĐHH của các loại thuốc thử nghiệm biến thiên từ 99,07 - 100%, các loại thuốc thử nghiệm đều tương đương nhau về mặt thống kê. Như vậy sau 72 giờ SKP thuốc trừ sâu có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm đều gây chết 100% rầy mềm. ĐHH Qua thí nghiệm 1 cho thấy các loại thuốc có nhóm độc thấp được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm cho hiệu lực gây chết 100% lên rầy mềm Aphis gossypii Glover sau 72 giờ phun thuốc. Trong đó thuốc cho hiệu quả gây chết 100% rầy mềm nhanh nhất là Confidor 100SL (9 giờ SKP), chậm nhất là Radiant 60SC, Applaud 10WP (48 giờ SKP). 120 100 80 60 40 20 0 Applaud 10WP Oshin 20 WP Confidor 100 SL Radiant 60SC Kiểm chứng 3 6 9 12 24 48 72 Giờ SKP Hình động hiệu hiệulực lựccủa củacác cácloại loạithuốc thuốcbảo bảovệvệthực thực Hình3.7 A: Biến Biến động vậtvật cócó độđộ độcđộc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm. thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện PTN. 59 3.3.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của một số thuốc trừ sâu có độc cao lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm Qua kết quả ở Bảng 3.19, ta cho thấy các loại thuốc thử nghiệm đều có ĐHH là 100% đối với rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm sau 24 giờ phun thuốc. Bảng 3.19: Độ hữu hiệu của các loại thuốc độc cao lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm T= 28,8OC; RH= 70% Độ hữu hiệu (%) của thuốc Loại thuốc 3 giờ 6 giờ 9 giờ 12 giờ 24 giờ SKP SKP SKP SKP SKP 1. Cyperan 10EC 60,07 b 89,38 b 100 a 100 a 100a 2. Vitashield 40EC 99,59a 100 a 100 a 100 a 100a 3. Binhtox 1.8 EC 60,91 b 97,17a 98,78a 98,74 a 100a 4. Regent 800WG 51,22 b 60,34 c 66,3 b 84,36 b 100a 5. Đối chứng 0 0 0 0 0 CV (%) Mức ý nghĩa c d c c b 11,19 8,55 4,33 3,25 - * * * * * Chú thích: Số liệu được chuyển sang arsine x trước khi phân tích thống kê. Các số trung bình có phần chữ theo sau khác nhau thì khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan. Ở thời điểm 3 giờ SKP, ĐHH của các loại thuốc thử nghiệm biến thiến từ 51,22 - 99,59%, trong đó thuốc Vitashield 40EC cho hiệu quả cao nhất với ĐHH đạt 99,59%, kế đến là Bintox 1.8EC với ĐHH đạt 60,91%, tương đương với thuốc Cyperan 10EC với ĐHH đạt 60,07% và Regent 800WG với ĐHH đạt 51,22%. Như vậy, ở thời điểm 3 giờ SKP hiệu lực các loại thuốc tăng dần từ Regent 800WG, Cyperan 10EC, Binhtox 1.8EC, Vitashield 40EC. Ở thời điểm 6 giờ SKP, ĐHH của các loại thuốc thử nghiệm biến thiên từ 60,34 - 100%, trong đó với hoạt chất Chlorpyrifos, cơ chế tác động tiếp xúc, vị độc và xông hơi với phổ tác dụng rộng của Vitashield 40EC cho hiệu quả cao nhất với ĐHH đạt 100% và tương đương với thuốc Bintox 1.8EC với ĐHH đạt 97,17%, kế đến là Cyperan 10EC với ĐHH đạt 89,38% và thấp nhất là thuốc Regent 800WG (60,34%). Như vậy, ở thời điểm 6 giờ SKP hiệu lực các loại thuốc tăng dần từ Regent 800WG, Cyperan 10EC, Bintox 1.8EC, Vitashield 40EC. 60 Ở thời điểm 9 giờ SKP, ĐHH của các loại thuốc thử nghiệm biến thiên từ 66,3 - 100%, trong đó thuốc Vitashield 40EC, Cyperan 10EC, cho hiệu quả cao nhất với ĐHH đạt 100% và tương đương với thuốc Bintox 1.8EC với ĐHH đạt 98,78% và thấp nhất là Regent 800WG với ĐHH đạt 66,3%. Ở thời điểm 12 giờ SKP cho kết quả tương tự. Như vậy, ở 9 và 12 giờ SKP hiệu lực các loại thuốc thử nghiệm tăng dần từ Regent 800WG, Bintox 1.8EC, Cyperan 10EC, Vitashield 40EC. ĐHH Ở thời điểm 24 giờ SKP, ĐHH của các loại thuốc thử nghiệm đều đạt 100% hiệu lực gây chết lên rầy mềm Aphis gossypii Glover và khác biệt ý nghĩa với nghiệm thức kiểm chứng qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%. 120 100 80 60 40 20 0 Cyperan 10EC Vitasheld 40EC Binhtox 1.8EC Regent 800WG Kiểm chứng 3 6 9 12 24 Giờ SKP Hình 3.8: Biến động hiệu lực của các loại thuốc trừ sâu có độ độc thấp lên rầy mềm Hình B: Biến động hiệu lực của các loại thuốc bảo vệ thực vật có độ độc Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm. cao lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện PTN. Qua thí nghiệm 2 cho thấy các loại thuốc có nhóm độc cao được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm cho hiệu lực gây chết 100% lên rầy mềm Aphis gossypii Glover sau 24 giờ phun thuốc. Trong đó thuốc cho hiệu quả gây chết 100% rầy mềm nhanh nhất là Vitashield 40EC (6 giờ SKP), chậm nhất là Regent 800WG, Bintox 1.8EC (12 giờ SKP). Như vậy qua kết quả thí nghiệm thử thuốc lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm cho các loại thuốc có nhóm độc thấp và nhóm độc cao đều cho kết quả gây chết 100% rầy mềm Aphis gossypii Glover sau 72 giờ phun thuốc. Trong đó thuốc cho kết quả gây chết 100% rầy mềm Aphis gossypii Glover nhanh nhất là Vitashield 40EC (6 giờ SKP), chậm nhất là Radiant 60SC và Applaud 10WP (48 giờ SKP). 61 3.4. KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU ĐỐI VỚI RẦY MỀM APHIS GOSSYPII TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƢỚI 3.4.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hƣởng của một số thuốc trừ sâu có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới Qua kết quả ở Bảng 3.20, cho ta thấy các loại thuốc thử nghiệm đều có ĐHH đạt từ 92,88-100% đối với rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lưới đến 7 ngày sau phun thuốc. Bảng 3.20: Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới. T = 28OC; RH = 70,2% Độ hữu hiệu (%) của thuốc Loại thuốc 12 giờ SKP 5 ngày 48 giờ SKP 72 giờ SKP 7 ngày SKP 28,00 b 55,20 c 73,06 c 86,30 b 92,88 b SKP 1. Applaud 10WP 7,60 2. Oshin 20WP 66,00a 82,80a 92,80 b 94,57 b 97,83a 99,56a 3. Confidor 100SL 50,40 b 89,60a 100 a 100 a 100 a 100 a 4. Radiant 60SC 18,40 c 35,20 b 57,20 c 68,05 c 86,32 b 93,38 b 5. Đối chứng 0 0 0 0 0 0 CV (%) Mức ý nghĩa d 24 giờ SKP e c d d c c 21,80 12,88 13,68 9,8 5,82 4,49 * * * * * * Chú thích: Số liệu được chuyển sang arsine x trước khi phân tích thống kê. Các số trung bình có phần chữ theo sau khác nhau thì khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan. Ở thời điểm 12 giờ SKP, ĐHH của các loại thuốc thử nghiệm biến thiến từ 7,6 - 66%, trong đó thuốc Oshin 20WP cho hiệu quả cao nhất với ĐHH đạt 66%, kế đến là Confidor 100SL với ĐHH đạt 50,40%, Radiant 60SC (18,40%) và ĐHH thấp nhất là Applaud 10WP với ĐHH đạt 7,6%. Như vậy, ở thời điểm 12 giờ SKP hiệu lực các loại thuốc tăng dần từ Applaud 10WP, Radiant 60SC, Confidor 100SL, Oshin 20WP. Ở thời điểm 24 giờ SKP, ĐHH của các loại thuốc thử nghiệm biến thiên từ 28 - 89,60%, trong đó thuốc Confidor 100SL cho hiệu quả cao nhất với ĐHH đạt 89,60% và tương đương với thuốc Oshin 20WP với ĐHH đạt 82,80%. Kế đến là Radiant 60SC với ĐHH đạt 35,20% tương đương với Applaud 10WP có ĐHH thấp nhất là 28%. Như vậy ở thời điểm 24 giờ SKP hiệu lực các loại thuốc tăng dần từ Applaud 10WP, Radiant 60SC, Oshin 20WP, Confidor 100SL. 62 Ở thời điểm 48 giờ SKP, ĐHH của các loại thuốc thử nghiệm biến thiên từ 55,20 - 100%, trong đó thuốc Confidor 100SL cho hiệu quả cao nhất với ĐHH đạt 100%, kế đến là thuốc Oshin 20WP với ĐHH đạt 92,80% và Radiant 60SC với ĐHH đạt 57,20% tương đương với Applaud 10WP có ĐHH thấp nhất là 55,20%. Ở thời điểm 72 giờ SKP cho kết quả tương tự. Như vậy, ở 48 giờ SKP hiệu lực các loại thuốc thử nghiệm tăng dần từ Applaud 10WP, Radiant 60SC, Oshin 20WP, Confidor 100SL và ở 72 giờ SKP hiệu lực các loại thuốc thử nghiệm tăng dần từ Radiant 60SC, Applaud 10WP, Oshin 20WP, Confidor 100SL. Ở thời điểm 5 ngày SKP, ĐHH của các loại thuốc thử nghiệm biến thiên từ 86,30 - 100%, trong đó thuốc Confidor 100SL cho hiệu quả cao nhất với ĐHH đạt 100% tương đương với thuốc Oshin 20WP với ĐHH đạt 97,83%, kế đến là Radiant 60SC với ĐHH đạt 86,32% tương đương với Applaud 10WP có ĐHH thấp nhất là 86,30%. Ở thời điểm 7 ngày SKP cho kết quả tương tự. Như vậy, ở 5 ngày SKP hiệu lực các loại thuốc thử nghiệm tăng dần từ Applaud 10WP, Radiant 60SC, Oshin 20WP, Confidor 100SL và ở 7 ngày SKP hiệu lực các loại thuốc thử nghiệm tăng dần từ Radiant 60SC, Applaud 10WP, Oshin 20WP, Confidor 100SL. 120 100 Applaud 10WP Oshin 20 WP Confidor 100 SL Radiant 60SC Kiểm chứng ĐHH 80 60 40 20 0 12 24 48 72 120 168 Giờ SKP Hình 3.9: Biến động hiệu lực của các loại thuốc bảo vệ thực vật có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới. Như vậy qua thí nghiệm 1 cho thấy các loại thuốc có nhóm độc thấp cho hiệu lực gây chết lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lưới. Trong đó Confidor 100SL và Oshin 20WP là 2 loại thuốc cho kết quả gây chết tốt nhất lên rầy mềm Aphis gossypii Glover, tiếp đến là Radian 60SC và Applaud 10WP sau 7 ngày khi phun thuốc. 63 3.4.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của một số thuốc trừ sâu có độ độc cao lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới Qua kết quả ở Bảng 3.21, cho ta thấy các loại thuốc thử nghiệm đều có ĐHH đạt từ 99,54 - 100% đối với rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lưới sau 7 ngày phun thuốc. Ở thời điểm 12 giờ SKP, ĐHH của các loại thuốc thử nghiệm biến thiến từ 15,20 - 64,80%, trong đó thuốc Vitashield 40EC cho hiệu quả cao nhất với ĐHH đạt 64,80%, kế đến là Cyperan 10EC với ĐHH đạt 20% tương đương với thuốc Binhtox 1.8EC (19,20%) và Regent 800WG có ĐHH thấp nhất đạt 15,20%. Như vậy, ở thời điểm 12 giờ SKP hiệu lực các loại thuốc tăng dần từ Regent 800WG, Binhtox 1.8EC, Cyperan 10EC, Vitashield 40EC. Bảng 3.21: Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu có độ độc cao lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới. T = 28OC; RH = 70,2% Độ hữu hiệu (%) của thuốc Loại thuốc 12 giờ SKP 24 giờ SKP 48 giờ SKP 72 giờ SKP 5 ngày SKP 7 ngày SKP 1.Cyperan 10EC 20,00 b 59,20 b 78,00 b 89,36 b 98,30ab 99,56a 2.Vitashield 40EC 64,80a 85,20a 97,20a 98,40a 100 a 100 a 3.Binhtox 1.8EC 19,20 b 43,60 c 79,60 b 92,22 b 96,15 b 98,20a 4.Regent 800WG 15,20 b 58,80 b 76,0 b 88,10 b 96,53 b 99,54a 5.Đối chứng 0 0 0 0 0 0 CV (%) Mức ý nghĩa c d c c c b 26,58 12,35 11,82 8,82 5,28 3,46 * * * * * * Chú thích: Số liệu được chuyển sang arsine x trước khi phân tích thống kê. Các số trung bình có phần chữ theo sau khác nhau thì khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan. Ở thời điểm 24 giờ SKP, ĐHH của các loại thuốc thử nghiệm biến thiến từ 43,60 - 85,20%, trong đó thuốc Vitashield 40EC cho hiệu quả cao nhất với ĐHH đạt 85,20%, kế đến là Cyperan 10EC với ĐHH đạt 59,20% tương đương với thuốc Regent 800WG có ĐHH đạt 58,80%. Thấp nhất là Binhtox 1.8EC với ĐHH đạt 60%. Như vậy, ở thời điểm 24 giờ SKP hiệu lực các loại thuốc tăng dần từ Binhtox 1.8EC, Regent 800WG, Cyperan 10EC, Vitashield 40EC. Ở thời điểm 48 giờ SKP, ĐHH của các loại thuốc thử nghiệm biến thiến từ 76 - 97,20%, trong đó thuốc Vitashield 40EC cho hiệu quả cao nhất với ĐHH đạt 97,20%, kế đến là Binhtox 1.8EC với ĐHH đạt 79,60% tương đương với thuốc Cyperan 10EC (78%) và Regent 800WG có ĐHH thấp nhất là 76%. Ở thời điểm 72 64 giờ SKP cho kết quả tương tự. Như vậy, ở thời điểm 48,72 giờ SKP hiệu lực các loại thuốc tăng dần từ Regent 800WG, Cyperan 10EC, Binhtox 1.8EC, Vitashield 40EC. Ở thời điểm 5 ngày SKP, ĐHH của các loại thuốc thử nghiệm biến thiến từ 96,15 - 100%, trong đó thuốc Vitashield 40EC cho hiệu quả cao nhất với ĐHH đạt 100% tương đương với Cyperan 10EC với ĐHH đạt 98,30%. Kế đến là thuốc Regent 800WG có ĐHH đạt 96,53% và tương đương với thuốc Binhtox 1.8EC có ĐHH thấp nhất là 96,15%. Như vậy, ở thời điểm 5 ngày SKP hiệu lực các loại thuốc tăng dần từ Binhtox 1.8EC, Regent 800WG, Cyperan 10EC, Vitashield 40EC. Ở thời điểm 7 ngày SKP, ĐHH của các loại thuốc thử nghiệm biến thiến từ 98,20 - 100% và tương đương nhau về mặt thống kê, trong đó đó thuốc Vitashield 40EC cho hiệu quả cao nhất với ĐHH đạt 100% và thấp nhất là Binhtox 1.8EC có ĐHH 98,20%. 120 100 Ceperan 10EC Vitasheld 40EC Binhtox 1.8EC Regent 800WG Kiểm chứng ĐHH 80 60 40 20 0 12 24 48 72 120 168 Giờ SKP Hình 3.10: Biến động hiệu lực của các loại thuốc bảo vệ thực vât có độ độc cao lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới. Như vậy qua thí nghiệm 2 cho thấy các loại thuốc có nhóm độc cao cho hiệu lực gây chết lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lưới. Các loại thuốc cho kết quả gây chết như nhau trong điều kiện nhà lưới sau 7 ngày phun thuốc. Trong đó Vitashield 40EC là thuốc duy nhất cho hiệu quả gây chết 100% rầy mềm Aphis gossypii Glover trong thí nghiệm này. Tóm lại qua 2 thí nghiệm thử thuốc lên rầy mềm Aphis gossypii Glover được thực hiện trong điều kiện nhà lưới đều cho hiệu quả gây chết lên rầy mềm Aphis gossypii Glover sau 7 ngày phun thuốc. Trong đó các loại thuốc cho kết quả gây chết cao và tương đương nhau như Regent 800WG, Cyperan 10EC, Binhtox 1.8EC, Vitashield 40EC, Oshin 20WP, Confidor 100SL, kế đến là Radiant 60SC, Applaud 10WP. 65 CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN * Hiện trạng canh tác và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên dƣa hấu: Hầu hết nông dân đều bón phân (đạm, lân, kali) với liều lượng cao gấp hơn 2 lần khuyến cáo và rất ít nông dân có sử dụng dụng phân hữu cơ (6,7%). Về bệnh hại: bã trầu, thán thư và khảm gây hại quan trọng nhất. Về sâu hại: bù lạch, rầy mềm và sâu xanh ăn lá gây hại quan trọng nhất. Phần lớn nông dân phun thuốc trên 10 lần/vụ để quản lý sâu và bệnh hại. Nông dân sử dụng rất nhiều loại thuốc khác nhau để quản lý sâu hại và đa số có độ độc cao (15/25 loại thuốc nhóm độc II). * Thành phần côn trùng gây hại, thiên địch ăn mồi: Có 9 loài sâu hại và 1 loài nhện hại thuộc 6 bộ khác nhau được phát hiện trên dưa hấu trong quá trình điều tra, trong đó bù lạch Thrips palmi Karny và rầy mềm Aphis gossypii Glover là 2 loài sâu hại quan trọng. Thiên địch ăn mồi xuất hiện trên ruộng bao gồm 6 loài thuộc 4 bộ, trong đó bọ rùa 6 vệt đen Menochilus sexmaculatus Fabricius có tần suất xuất hiện cao nhất. Bù lạch Thrips palmi Karny luôn diễn biến với mật độ thấp trong suốt vụ, trong khi rầy mềm Aphis gossypii Glover diễn biến với mật độ tăng liên tục và cao hơn hẳn so với bù lạch (ở cả ruộng có và không phun thuốc). Ở ruộng có phun thuốc, cả bù lạch và rầy mềm đều tái phát với mật độ tăng vọt khi ngừng phun thuốc. * Ảnh hƣởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm Các loại thuốc có nhóm độc thấp và nhóm độc cao đều cho kết quả gây chết 100% rầy mềm sau 72 giờ phun thuốc. Trong đó thuốc cho kết quả gây chết 100% rầy mềm nhanh nhất là Vitashield 40EC (6 giờ SKP), chậm nhất là Radiant 60SC và Applaud 10WP (48 giờ SKP). * Ảnh hƣởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới Các loại thuốc có nhóm độc thấp và nhóm độc cao cho kết quả gây chết rầy mềm cao và tương đương nhau là Regent 800WG, Cyperan 10EC, Binhtox 1.8EC, Vitashield 40EC, Oshin 20WP, Confidor 100SL, kế đến là Radiant 60SC, Applaud 10WP. 66 4.2. ĐỀ NGHỊ Trong canh tác, nông dân nên sử dụng phân bón với liều lượng khuyến cáo nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạn chế bạc màu đất. Khuyến cáo nông dân chỉ nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi dịch hại diễn biến với mật độ có thể gây thiệt hại năng suất nhằm tránh sự tái phát và hình thành tính kháng thuốc sau này. Mở các lớp tập huấn về quản lý dịch hại tổng hợp, đối với sâu hại đặc biệt chú ý 2 đối tượng bù lạch và rầy mềm. Phổ biến cho nông dân các biện pháp phòng trừ sinh học thay thế cho biện pháp hoá học để đảm bảo cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng. 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT Dương Minh (1999). Giáo trình môn Hoa Màu. Khoa Nông nghiệp và SHƯD. Đại học Cần Thơ. Lê Huy Vũ (2002). Một số đặc điểm hình thái và sinh học của sâu xanh Diaphania indica, sâu đo Trichoplusia, sâu đục trái Maruca testulalis tại vùng ĐBSCL. Luận văn tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật. Khoa Nông nghiệp và SHƯD. Đại học Cần Thơ. Lê Ngọc Hoa (2003). Ảnh hưởng của màng phủ Nông nghiệp và sử dụng nông dược theo IPM lên dịch hại, tăng trưởng và năng suất dưa leo tại huyện Vị Thủy, TP. Cần Thơ, vụ Xuân Hè 2002. Luận văn tốt nghiệp, Khoa Nông nghiệp và SHƯD, Trường Đại Học Cần Thơ. Lê Văn Hòa (2001). Bài giảng Sinh lý thực vật. Khoa Nông nghiệp và SHƯD. Đại học Cần Thơ. Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài và Trần Khắc Thi (1996). Rau và Trồng rau. NXB Nông nghiệp Hà Nội. Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2003). Dinh dưỡng khoáng cây trồng. Khoa Nông nghiệp và SHƯD. Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Mạnh Chinh (2006). Sổ tay rau an toàn. Nhà xuất bản Nông nghiệp TPHCM. Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Khoa (2006). Trồng-chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây dưa hấu. NXB Nông nghiệp TPHCM. Nguyễn Thị Nghiêm (1996). Bài giảng Bệnh hại dưa bầu bí. Đại học Cần Thơ. Trích dẫn bởi Lê Minh Tường, 2002. Khảo sát ảnh hưởng độ tuổi cây con và màu màng phủ đến sự gây hại của rầy mềm Aphis gossypii Glover (Aphididae, Homoptera) trên dưa leo. Tiểu luận tốt nghiệp ngành Nông Học. Khoa Nông nghiệp và SHƯD. Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Thị Thu Cúc (2000). Côn trùng và nhện hại cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cửu Long và biện pháp phòng trị. NXB Nông nghiệp TPHCM. Nguyển Trẩn Oánh (2007). Giáo trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đại Học Nông nghiệp Hà Nội. Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011). Giáo trình côn trùng gây hại cây trồng. Tài liệu lưu hành nội bộ. Khoa Nông nghiệp và SHƯD. Đại học Cần Thơ. Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi (1999). Sổ tay người trồng rau. NXB Nông nghiệp Hà Nội. Phạm Hồng Cúc (2000). Kỹ Thuật trồng dưa hấu. NXB Nông nghiệp TPHCM. Phạm Hồng Cúc (2002). Kỹ thuật trồng dấu hấu Citrullus lanatus (Thurnberg ). NXB Nông nghiệp TPHCM. Phạm Huỳnh Thanh Vân và Lê Thị Thùy Minh (2011). Sâu ăn tạp Spodoptera litura: một số đặc điểm sinh học, sinh thái và thành phần, tác động của thiên địch trong điều kiện vùng ĐBSCL. Luận văn tốt nghiệp ngành Bảo Vệ Thực Vật. Khoa Nông nghiệp và SHƯD. Đại học Cần Thơ. Phạm Thu Cúc (2002). Kỹ thuật trồng dưa hấu. NXB Nông nghiệp TPHCM. Phan Hồ Hải Uyên (2005). Đánh giá chất lượng dưa hấu F1 qua một số tiêu chí hình thái và áp dụng kỹ thuật điện di protein SDS-PAGE để kiểm tra độ đồng nhất di truyền. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Khoa Nông nghiệp và SHƯD. Đại học Cần Thơ. Tạ Thu Cúc (2005). Giáo trình kỹ thuật trồng rau. NXB Nông nghiệp Hà Nội. Trần Khắc Thi (1996). Nghề trồng rau và công tác nghiên cứu rau trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI. Tập san Khoa học Kỹ Thuật Rau-Hoa-Quả, Viện Nghiên cứu Rau quả Hà Nội, Tập 1. 68 Trần Khắc Thi (1999). Kỹ thuật trồng rau sạch. NXB Nông nghiệp Hà Nội. Trần Khắc Thi (2000). Kỹ thuật trồng rau sạch. NXB Nông nghiệp Hà Nội. Trần Thị Ba, Trần Thị Kim Ba và Phạm Hồng Cúc (1999). Giáo trình trồng rau. Khoa Nông nghiệp và SHƯD. Đại Học Cần Thơ. Trần Văn Hai (2009). Giáo trình hóa bảo vệ thực vật. Tài liệu lưu hành nội bộ. Khoa Nông nghiệp và SHƯD. Đại Học Cần Thơ. Võ Tòng Xuân (1993). Hướng dẫn biện pháp tổng hợp phòng trừ dịch hại trên lúa ở châu Á nhiệt đới. NXB Nông nghiệp Hà Nội. Võ Văn Chi và Trần Hợp (2002). Cây cỏ có ích ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp Hà Nội. Vũ Thị Nga, Nguyễn Thị Bình và Nguyễn Thị Lãnh (2011). Đặc điểm sinh vật học của rệp bông Aphis gossypii Glover (Homoptera: Aphididae) và biện pháp phòng trừ chúng trên cây bằng lăng nước. Hội nghị côn trùng học quốc gia lần thứ 7 - Hà Nội 9 - 10 tháng 5 năm 2011. TÀI LIỆU NƢỚC NGOÀI JAYMA L. M., RONALD F. L M. (1992). Thrips palmi (Karny). Honolulu, Hawaii. Schreiner I (2000). Cluster caterpillar (Spodoptera litura [Fabricius]). Agricultural pests of the Pacific, ADAP 3. 2000 – 3, Reissued February 2000. ISBN 1-931435-06-5. Robinson, R. W. and Decker-Waters, D. S. (1997). Cucurbits. CAB International. Seshari, V. S, (1993). Cucurbits. Vegetable crops. Gahukar R. T (1992), “Groundnut entomology: retrospect and prospect”, Agric. Zool. Rev 5. Whittaker, T.W. and Davis, G.M. (1962). Cucurbits botany, Cultivation and Utilization. Lewis (1997). Thirps as crop pest. CAB international U.K. USA, pp 29 - 50. Ganchiarachchi, G.A.S.M. (1997). Aspects of the biology of Diaphania indica (Lepidoptera: Pyralidae), Jounal of the national Science Council of Sri Lanka, 25 (4): 203- 209. Smith, R.I, (1997). Two important cantaloupe pest. As quoted by Capinera. J.L., 2000. Melonworm, Diaphania hyalinata Linnaeus (inseta, Lepidoptera, Pyralidae) North Carolina. Brown, H, Entomology, Dawin (2003). Common Insect pests of Cucubits, Agnote 159, No, 805: 1- 2. Napier, T., (2009). Insect pest of cucurbit vagetables. Gabystoll. (1986). Nature Crop Protection. Verlagjosef maragral. William, F.B. 1993. Nutrient defficiencies toxicities in crop plants. USA. TÀI LIỆU TRANG WEB http://www.agpps.com.vn/angiang/tintuc.php?idTin=191 http://www.congtyhai.com/vn/default.aspx?cat_id=908&news_id=438 http://baovecaytrong.com/sanphamchitiet.php?masp=716 http://www.sieuthinongnghiep.com/san-pham-header/chi-tiet/507/vitashield-40ec.html http://www.vattunongnghiep.com/san-pham/6-thuoc-tru-sau/21-confidor-100sl.html http://www.sieuthinongnghiep.com/san-pham-header/chi-tiet/513/ http://www.sieuthinongnghiep.com/san-pham-header/chi-tiet/478/oshin-20wp.html http://baovethucvatcongdong.info/?q=en/node/24 http://www.sieuthinongnghiep.com/san-pham-header/chi-tiet/494/ http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B3c_Tr%C4%83ng http://cantho.gov.vn 69 PHỤ CHƢƠNG PHIẾU ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC DƢA HẤU VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT Phiếu số.....................................................................Ngày điều tra: ……………….... Tên người tra: ............................................................................................................... Họ tên nông dân:........................................................Tuổi: ......................................... Giới tính: ....................................................................Trình độ học vấn: ..................... Ấp: ........................ Xã:........................Huyện: ................... Tỉnh:…………….............. 1. Diện tích canh tác: ............................................................................................... 2. Số vụ trồng dưa hấu/ năm: .................................................................................. 3. Thiết kế líp: Dạng líp:  Líp đơn Chiều rộng líp: .......... cm  Líp đôi Chiều cao líp: ......... cm Khoảng cách líp (chiều rộng mương): .......... cm Xử lý đất trước khi trồng:  Bón vôi  Phun thuốc Khác: Làm cỏ trước khi trồng:  Bằng tay  Bằng máy  Phun thuốc  Không làm cỏ 6. Loại màng phủ đang sử dụng (nếu có): ............................................................... 7. Giống dưa hấu đang trồng: .................................................................................. 8. Nguồn giống:  Mua  Tự để giống Khác: .............................................. 9. Thời gian xuống giống: Vụ 1: .................. Vụ 2: ................... Vụ 3: .................. 10. Thời gian từ ngày gieo đến ngày thu hoạch: .......... ngày 4. 5. 11. 12. 13. 14. 15. 16. Cách gieo:  Gieo 1 hạt/lổ  Gieo 2 hạt/lổ  Trồng bằng cây con Khoảng cách trồng: Hàng cách hàng: .......... cm Cây cách cây: .......... cm Cây trồng luân canh: ............................................................................................ Cây trồng xen canh: ............................................................................................. Dụng cụ canh tác:  Máy bơm  Bình phun thuốc Khác: ........................ Bón phân: Loại phân Bón lót Bón thúc Lượng phân (kg) 17. Quản lý cỏ dại: Tên cỏ dại Giai đoạn gây hại nghiêm trọng Thời vụ gây hại nghiêm trọng Loại thuốc sử dụng Liều lượng Số lần phun/vụ 18. Quản lý bệnh hại: Tên bệnh Giai đoạn gây hại nghiêm trọng Thời vụ gây hại nghiêm trọng Loại thuốc sử dụng Liều lượng Số lần phun/vụ 19. Quản lý sâu hại: Tên sâu hại Giai đoạn gây hại nghiêm trọng Thời vụ gây hại nghiêm trọng Loại thuốc sử dụng Thời gian phun Liều lượng Số lần phun/vụ 20. Thời gian thu hoạch: ............................................................................................ 21. Cách thu hoạch: ................................................................................................... 22. Năng suất: ............................................................................................................ 23. Nơi bán sản phẩm: ............................................................................................... 24. Giá bán: ............................................................................................................... 25. Tổng chi phí đàu tư: ............................................................................................ 26. Lợi nhuận: ........................................................................................................... 27. Thuận lợi: ............................................................................................................ ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 28. Khó khăn: ............................................................................................................ ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Thí nghiệm 1. Khảo sát ảnh hƣởng của một số thuốc trừ sâu có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm. Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm ở 3 giờ SKP. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng Độ tự do 4 20 24 CV (%) =16,42 Số liệu đã chuyển sang arcsin Tổng bình phƣơng 11897 939 12836 Giá trị F TBBP 2974 46 63 x  0,5 trước khi tính thống kê Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm ở 6 giờ SKP. Tổng bình Nguồn biến động Độ tự do TBBP Giá trị F phƣơng 4 17804 4451 296 Nghiệm thức 20 300 15 Sai số 24 18105 Tổng cộng CV (%) =7,24 Số liệu đã chuyển sang arcsin x  0,5 trước khi tính thống kê Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm ở 9 giờ SKP. Tổng bình Nguồn biến động Độ tự do TBBP Giá trị F phƣơng 4 22048 5512 201 Nghiệm thức 20 546 27 Sai số 24 22595 Tổng cộng CV (%) =8,38 Số liệu đã chuyển sang arcsin x  0,5 trước khi tính thống kê Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm ở 12 giờ SKP. Tổng bình Nguồn biến động Độ tự do TBBP Giá trị F phƣơng 4 22838 5709 244 Nghiệm thức 20 467 23 Sai số 24 23305 Tổng cộng CV (%) =7,66 Số liệu đã chuyển sang arcsin x  0,5 trước khi tính thống kê Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm ở 24 giờ SKP. Tổng bình Nguồn biến động Độ tự do TBBP Giá trị F phƣơng 4 23906 5976 314 Nghiệm thức 20 380 19 Sai số 24 24286 Tổng cộng CV (%) =6,7 Số liệu đã chuyển sang arcsin x  0,5 trước khi tính thống kê Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm ở 48 giờ SKP. Tổng bình Nguồn biến động Độ tự do TBBP Giá trị F phƣơng 4 26412 6603 1814 Nghiệm thức 20 72 3 Sai số 24 26485 Tổng cộng CV (%) =2,7 Số liệu đã chuyển sang arcsin x  0,5 trước khi tính thống kê Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của một số thuốc trừ sâu có độc cao lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm. Độ hữu hiệu của các loại thuốc độc cao lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm ở 3 giờ SKP Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng Nghiệm thức 4 16662 4165 Sai số 20 564 28 Tổng cộng 24 17226 CV (%) =11,19 Số liệu đã chuyển sang arcsin Giá trị F TBBP 147 x  0,5 trước khi tính thống kê Độ hữu hiệu của các loại thuốc độc cao lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm 6 giờ SKP Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng Nghiệm thức 4 22423 5605 Sai số 20 508 25 Tổng cộng 24 22931 CV (%) =8,55 Số liệu đã chuyển sang arcsin Giá trị F TBBP 220 x  0,5 trước khi tính thống kê Độ hữu hiệu của các loại thuốc độc cao lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm 9 giờ SKP Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng Nghiệm thức 4 25107 6276 Sai số 20 149 7 Tổng cộng 24 25256 CV (%) =4,33 Số liệu đã chuyển sang arcsin Giá trị F TBBP x  0,5 trước khi tính thống kê 837 Độ hữu hiệu của các loại thuốc độc cao lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm 12 giờ SKP Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng Nghiệm thức 4 24693 6173 Sai số 20 90 4 Tổng cộng 24 24783 CV (%) =3,25 Số liệu đã chuyển sang arcsin Giá trị F TBBP 1363 x  0,5 trước khi tính thống kê Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hƣởng của một số thuốc trừ sâu có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới. Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới ở 12 giờ SKP Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng Nghiệm thức 4 8799 2199 Sai số 20 799 38 Tổng cộng 24 9578 CV (%) =21,80 Số liệu đã chuyển sang arcsin Giá trị F TBBP 56 x  0,5 trước khi tính thống kê Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới ở 24 giờ SKP Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng Nghiệm thức 4 15053 3763 Sai số 20 576 28 Tổng cộng 24 15629 CV (%) =12,88 Số liệu đã chuyển sang arcsin Giá trị F TBBP x  0,5 trước khi tính thống kê 130 Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới ở 48 giờ SKP Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng Nghiệm thức 4 20158 5039 Sai số 20 1035 51 Tổng cộng 24 21194 CV (%) =13,68 Số liệu đã chuyển sang arcsin Giá trị F TBBP 97 x  0,5 trước khi tính thống kê Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới ở 72 giờ SKP Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng Nghiệm thức 4 20450 5112 Sai số 20 615 30 Tổng cộng 24 21065 CV (%) =9,8 Số liệu đã chuyển sang arcsin Giá trị F TBBP 166 x  0,5 trước khi tính thống kê Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới ở 120 giờ SKP Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng Nghiệm thức 4 22128 5532 Sai số 20 259 12 Tổng cộng 24 22388 CV (%) =5,28 Số liệu đã chuyển sang arcsin Giá trị F TBBP x  0,5 trước khi tính thống kê 426 Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới ở 168 giờ SKP Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng Nghiệm thức 4 23832 5958 Sai số 20 171 8 Tổng cộng 24 24003 CV (%) =4,49 Số liệu đã chuyển sang arcsin Giá trị F TBBP 696 x  0,5 trước khi tính thống kê Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của một số thuốc trừ sâu có độ độc cao lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới. Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu có độ độc cao lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới ở 12 giờ SKP. Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng Nghiệm thức 4 6502 1652 Sai số 20 997 49 Tổng cộng 24 7499 CV (%) =26,58 Số liệu đã chuyển sang arcsin Giá trị F TBBP 32 x  0,5 trước khi tính thống kê Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu có độ độc cao lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới ở 24 giờ SKP. Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng Nghiệm thức 4 11204 2801 Sai số 20 558 27 Tổng cộng 24 11762 CV (%) =12,35 Số liệu đã chuyển sang arcsin Giá trị F TBBP x  0,5 trước khi tính thống kê 100 Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu có độ độc cao lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới ở 48 giờ SKP. Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng Nghiệm thức 4 17559 4389 Sai số 20 838 41 Tổng cộng 24 18397 CV (%) =11,82 Số liệu đã chuyển sang arcsin Giá trị F TBBP 104 x  0,5 trước khi tính thống kê Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu có độ độc cao lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới ở 72 giờ SKP. Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng Nghiệm thức 4 20655 5163 Sai số 20 579 28 Tổng cộng 24 21234 CV (%) =8,82 Số liệu đã chuyển sang arcsin Giá trị F TBBP 178 x  0,5 trước khi tính thống kê Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu có độ độc cao lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới ở 120 giờ SKP. Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng Nghiệm thức 4 24428 6107 Sai số 20 246 12 Tổng cộng 24 24674 CV (%) =5,28 Số liệu đã chuyển sang arcsin Giá trị F TBBP x  0,5 trước khi tính thống kê 496 Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu có độ độc cao lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới ở 168 giờ SKP. Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng TBBP Nghiệm thức 4 26027 6506 Sai số 20 113 5 Tổng cộng 24 26140 CV (%) =3,46 Số liệu đã chuyển sang arcsin x  0,5 trước khi tính thống kê Giá trị F 1150 [...]... mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm 3.4 KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU ĐỐI VỚI RẦY MỀM APHIS GOSSYPII TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƢỚI 62 3.4.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hƣởng của một số thuốc trừ sâu 62 có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới 3.4.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của một số thuốc trừ sâu 64 có độ độc cao lên rầy mềm. .. Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm 59 3.19 Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu độc cao lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong iều kiện phòng thí nghiệm 60 3.20 Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới 62 3.21 Độ hữu hiệu của một số thuốc trừ sâu có... tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012 55 KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU ĐỐI VỚI RẦY MỀM APHIS GOSSYPII TRONG ĐIỀU KIỆN PHÕNG THÍ NGHIỆM 58 3.3.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hƣởng của một số thuốc trừ sâu 58 3.2.1 3.2.2 3.3 có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm 3.3.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của một số thuốc trừ sâu 60 có độc cao lên rầy mềm. .. giá hiệu quả của một số loại thuốc trừ sâu lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lƣới” được thực hiện nhằm mục đích: - Tìm hiểu biện pháp canh tác, các loài sâu bệnh hại chính trên ruộng dưa hấu và các biện pháp quản lý sâu bệnh hại của nông dân - Khảo sát thành phần và mức độ phổ biến côn trùng, nhện hại và thiên địch ăn mồi nhằm đề xuất giải pháp quản lý dịch hại. ..3.2 KHẢO SÁT THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG GÂY HẠI, THIÊN ĐỊCH ĂN MỒI VÀ DIỄN BIẾN MẬT ĐỘ CỦA MỘT SỐ SÂU HẠI QUAN TRỌNG TRÊN DƢA HẤU TẠI HUYỆN KẾ SÁCH TỈNH SÓC TRĂNG VỤ HÈ THU 2012 50 Thành phần, mức độ phổ biến của sâu, nhện hại và thiên địch ăn mồi trên dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012 50 Diễn biến mật độ của bù lạch Thrips palmi Karny và rầy mềm Aphis gossypii Glover trên dƣa hấu. .. trên dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012 55 3.6 Diễn biến mật độ rầy mềm Aphis gossypii Glover trên dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012 57 3.7 Biến động hiệu lực của các loại thuốc bảo vệ thực vật có độ độc thấp lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm 59 3.8 Biến động hiệu lực của các loại thuốc trừ sâu có độ độc cao lên rầy mềm Aphis. .. sâu có độ độc cao lên rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới 64 xi DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình Trang 2.1 Đĩa petri thử thuốc rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện phòng thí nghiệm 27 2.2 Chậu cây con thử thuốc rầy mềm Aphis gossypii Glover trong điều kiện nhà lƣới 29 3.1 Tỷ lệ (%) số vụ trồng dƣa hấu trên năm tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ,... dịch hại - Theo dõi diễn biến mật số của bù lạch và rầy mềm trên ruộng dưa hấu - Đánh giá hiệu quả phòng trừ của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với rầy mềm Aphis gossypii Glover, từ đó chọn lọc những loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng hiệu quả và tiết kiệm 1 CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY DƢA HẤU 1.1.1 Nguồn gốc và vai trò của dƣa hấu Dưa hấu có tên khoa học là Citrullus... Một số thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trị sâu hại trên ruộng dƣa hấu của nông dân tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ, 2012 50 3.16 Thành phần, mức độ phổ biến của côn trùng gây hại trên dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Hè Thu 2012 52 3.17 Thành phần, mức độ phổ biến của thiên địch ăn mồi gây hại trên dƣa hấu tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc. .. việc quản lý sâu bệnh hại như rầy mềm, bù lạch, sâu xanh ăn lá, bệnh bã trầu, thán thư, ngày càng khó khăn Nông dân không có chiến lược quản lý lâu dài, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật làm cho dịch hại ngày càng nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu đến chất lượng của sản phẩm Do đó, đề tài: Điều tra hiện trạng canh tác, khảo sát thành phần côn trùng gây hại và thiên địch ăn mồi trên dƣa hấu ở tỉnh Sóc Trăng Đánh

Ngày đăng: 29/09/2015, 22:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • OLE_LINK2

  • OLE_LINK3

  • OLE_LINK4

  • OLE_LINK1

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan