Giáo án môn giáo dục công dân lớp 6

100 1.5K 0
Giáo án môn giáo dục công dân lớp 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... bài: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ngày giảng: Tiết 21 Lớp 6A: 50 Lớp 6B: Lớp 6C: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I Mục tiêu 1.Về kiến thức - Hiểu công. .. 48 Lớp 6A: Lớp 6B: Lớp 6C: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (tiếp) I Mục tiêu Kiến thức - Hiểu quyền trẻ em theo công ước Liên Hợp Quốc Thái độ - Học sinh tự hào tương lai dân. .. tập nhằm khắc phục môn học yếu kế hoạch học tập cho môn thích - Sưu tầm tài liệu an toàn giao thông chuẩn bị thực hành 40 Ngày giảng: Lớp 6A: Lớp 6B: Lớp 6C: Tiết 16 HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA:

Ngày giảng: Lớp 6A: ....................... Lớp 6B: ....................... Lớp 6C: ....................... Tiết 1 BÀI MỞ ĐẦU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SGK, TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BỘ MÔN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Qua tiết này giúp cho học sinh biết được cấu trúc nội dung chương trình môn GDCD lớp 6. - Biết được các phương pháp học tập môn GDCD lớp 6 hiệu quả. 2. Kỹ năng: - Có kĩ năng sử dụng sách giáo khoa GDCD. 3. Thái độ: - Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn GDCD. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tài liệu về phương pháp học tập bộ môn. 2. Học sinh: Chuẩn bị trước bài. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Lớp 6A:...............Vắng............................................................................... Lớp 6B:...............Vắng............................................................................... Lớp 6C:...............Vắng............................................................................ 2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động 1: Hướng dẫn sử dụng (15’) sách giáo khoa. - CH: Chương trình sgk GDCD lớp 6 gồm bao nhiêu bài? Được chia thành mấy chủ đề ? - CH: Thông tin trong SGK được thể hiện như thế nào ? - CH: Ngoài sử dụng sách giáo khoa phục vụ cho bộ môn cần có những tài liệu nào khác? * Hoạt động 2: Tìm hiểu cách học môn GDCD. - CH: Theo em học giáo dục công dân như thế nào để đạt được kết quả cao? 1. Nội dung sgk môn GDCD lớp 6: - SGK môn GDCD 6 gồm 18 bài - Chia thành 2 chủ đề: + Đạo đức. + Pháp luật. - Thông tin được thể hiện bằng: + Kênh chữ ( Chủ yếu) + Kênh hình (ít) - Tài liệu + Tình huống GDCD. + Sách pháp luật, báo, thông tin trong thực tế… ’ (15 ) 2. Cần học môn GDCD như thế nào? - Cần chuẩn bị trước bài ở nhà - Phải biết kết hợp khai thác kiến thức trên cả kênh chữ và kênh hình. - HS: Trình bày, nhận xét, bổ sung - GV: Nhận xét và kết luận - GV: Giới thiệu một số tài liệu liên quan - HS: Sưu tầm 4. Củng cố: (10’) - GV: Tổng hợp chủ đề theo bản đồ tư duy - Biết liên hệ với thực tế, vận dụng kiến thức đã học để giải thích các tình huống xảy ra trong thực tiễn - Biết sử dụng tình hống để Sắm vai… 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: (4’) - Hướng dẫn học sinh sưu tầm tranh ảnh tư liệu liên quan đến môn GDCD lớp 6. - Chuẩn bị nội dung bài mới: “Tự chăm sóc rèn luyện thân thể.” 2 Ngày giảng: Lớp 6A: ....................... Lớp 6B: ....................... Lớp 6C: ....................... Tiết 2 TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể. -Ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể. 2. Kĩ năng - Biết cách tự chăm sóc và tự rèn luyện thân thể. - Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao (TDTT). 3. Thái độ - Có ý thức thường xuyên tự rèn luyện thân thể. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ. 2. Học sinh: Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Lớp 6A:...............Vắng............................................................................... Lớp 6B:...............Vắng............................................................................... Lớp 6C:...............Vắng............................................................................ 2. Kiểm tra: 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc (15') 1. Truyện đọc - HS: Đọc truyện “Mùa hè kì diệu” “ Mùa hè kì diệu ” - CH: Câu truyện trên kể về điều gì? có những nhân vật nào? - CH: Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua? ( Minh đi tập bơi và biết bơi) - CH: Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy? (Minh được thầy Quân hướng dẫn cách tập luyện) - CH: Trong quá trình tập bơi Minh đã gặp những khó khăn gì? Minh đã làm thế nào để vượt qua những khó khăn đó? (Nước vào mũi, mồm, miệng – Minh cố gắng kiên trì rập luyện , không bỏ qua 3 một buổi tập nào) - CH: Theo em vì sao khi tập bơi phải có người lớn hướng dẫn? - CH: Cuối cùng Minh đã đạt được kết quả gi? Việc làm này chứng tỏ điều gì? (Minh là một tấm gương sáng về chăm sóc sức khỏe để mọi người noi theo) - Minh là người đã biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể, sự kiên trì vượt khó đã giúp Minh có được một sức khỏe tốt. - CH: Em đã học hỏi được gì ở Minh qua nội dung câu truyên trên? (Sự kiên trì vượt khó trong cuộc sống…) * Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài (10') 2. Nội dung bài học học. a. Sức khỏe: - CH: Sức khỏe là gì ? Cần phải làm gì để bảo vệ sức khỏe? ( Giới thiệu nghị quyết 46 của BCH trung ương về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong - Là vốn quí của con người tình hình mới, giải thích để hs nắm vững - Phải biết giữ gìn vệ sinh cá kiến thức hơn) nhân, ăn uống điều độ, tập thể dục… - HS: Thảo luận nhóm về ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể. - GV: Chia 4 nhóm ( Mỗi nhóm 4- 5 HS) + Nhóm 1,3: Chủ đề nếu có sức khỏe tốt ( Thành công trong công việc, vui tươi khỏe mạnh ) + Nhóm 2,4: Chủ đề nếu sức khỏe không tốt (Uể oải, mệt mỏi, chất lượng công việc giảm sút….) - HS: Thảo luận theo nhóm. Các nhóm trình bày và nhận xét. - GV : Nhận xét, bổ sung, kết luận. - GV:Cho học sinh làm bài tập sau (hs làm trên bảng phụ ) Học sinh đánh dấu X vào ý kiến đúng. Ăn uống điều độ đủ dinh dưỡng. Ăn uống kiên khem để giảm cân. Ăn thức ăn có chứa các loại khoáng chất... thì chiều cao phát triển. Nên ăn cơm ít, ăn vặt nhiều. 4 5' b. ý nghĩa: - Có sức khỏe giúp học tập tốt, lao động có hiệu quả, cuộc sống lạc quan, vui vẻ - Sức khỏe không tốt dễ mệt mỏi, chất lượng công việc giảm sút, ít hứng thú với các hoạt động xã hội Hằng ngày luyện tập thể dục thể thao. Phòng bệnh hơn chữa bệnh Vệ sinh cá nhân không liên quan đến sức khoẻ. Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Khi mắc bệnh tích cực chữa bệnh triệt để. * Hoạt động 3: Luyện tập (10') 3. Bài tập - GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập a * Bài tập a trong sách giáo khoa. Đáp án : ý 1, 2, 3, 5 - HS: Trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung. - GV: Nhận xét, đánh giá( Cho điểm) - GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập b * Bài tập b trong sách giáo khoa. Không hút thuốc lá, không uống - HS: Trình bày kết quả, nhận xét, bổ ruợu, bia, đầu tóc gọn gàng… sung. - GV: Nhận xét, đánh giá( Cho điểm) 4. Củng cố: (5’) - CH: Hãy đọc những câu tục ngữ nói về tự chăm sóc rèn luyện thân thể? 5. Hướng dẫn học ở nhà: (2’) - Học bài, làm các bài tập còn lại. Đọc trước bài mới (Yêu cầu sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về siêng năng kiên trì. Kí duyệt của tổ chuyên môn 5 Ngày giảng: Lớp 6A: ....................... Lớp 6B: ....................... Lớp 6C: ....................... Tiết 3 SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Học sinh nắm được thế nào là siêng năng, kiên trì và các biểu hiện của siêng năng, kiên trì. - Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì. 2. Kĩ năng - Có khả năng tự rèn luyện đức tính siêng năng. - Phác thảo dược kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động và các hoạt động khác... để trở thành người tốt. 3. Thái độ - Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bài tập trắc nghiệm, tên các tấm gương danh nhân, bài tập tình huống. Bảng phụ. Phiếu học tập. 2. Học sinh: Sưu tầm ca dao, tục ngữ về siêng năng, kiên trì III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Lớp 6A:...............Vắng............................................................................... Lớp 6B:...............Vắng............................................................................... Lớp 6C:...............Vắng............................................................................... 2. Kiểm tra : (5’) - CH: Sức khỏe là gì? Vì sao phải rèn luyện sức khỏe? Em hãy kể một số việc làm thể hiện việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể của mình? - ĐA: + Sức khỏe là vốn quý của con người. + Mỗi người cần rèn luyện để có một sức khoẻ tốt để cuộc sống được thoải mái, lạc quan, làm việc và học tập đạt kết quả cao….. + Ăn uống điều độ, về sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.... 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung 6 * Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc (14’) 1. Truyện đọc - GV: Gọi hs đọc truyện. - HS: Đọc truyện. “ Bác Hồ tự học ngoại ngữ” - GV: Nhận xét. - CH: Bác Hồ của chúng ta biết mấy thứ tiếng? - HS: Trả lời. - GV bổ sung thêm: Bác còn biết tiếng - Bác học thêm vào 2 giờ nghỉ (ban đêm) - Bác nhờ thuỷ thủ giảng bài, viết 10 từ mới vào cánh tay, vừa làm vừa học. - Bác Hồ có lòng quyết tâm và sự kiên trì. - Đức tính siêng năng đã giúp Bác thành công trong sự nghiệp 2. Nội dung bài học. (11’) a. Khái niệm siêng năng, kiên trì. - Siêng năng là phẩm chất đạo đức của con người. Là sự cần cù, tự 7 Đức, ý, Nhật... Khi đến nước nào Bác cũng học tiếng nước đó. - CH: Bác đã tự học như thế nào? 5’ giác, miệt mài, thường xuyên, đều đặn. - Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ - CH: Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập? Bác đã vượt qua những khó khăn đó bằng cách nào? (Bác không được học ở trường lớp, Bác làm phụ bếp trên tàu, thời gian làm việc của Bác từ 17 – 18 tiếng đồng hồ, tuổi cao Bác vẫn học.) - GV: Bổ sung: Bác học ngoại ngữ trong lúc Bác vừa lao động kiếm sống vừa tìm hiểu cuộc sống các nước, tìm hiểu đường lối cách mạng... * Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm, ý nghĩa của siêng năng, kiên trì. - CH: Em hãy kể tên những danh nhân mà em biết nhờ có đức tính siêng năng, kiên trì đã thành công xuất sắc trong sự nghiệp của mình.? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét, bổ sung ( Nhà bác học Lê Quý Đôn, GS – bác sĩ Tôn Thất Tùng, nhà nông học Lương Đình Của, nhà bác học Niutơn, Giáo sư Ngô bảo Châu...) - CH: Trong lớp học sinh nào có đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập? - HS: Liên hệ những học sinh có kết quả học tập cao trong lớp. - GV: Ngày nay có rất nhiều những doanh nhân, thương binh, thanh niên...thành công trong sự nghiệp của mình nhờ đức tính siêng năng, kiên trì. - CH: Thế nào là siêng năng, kiên trì ? b. ý nghĩa (9’) - Giúp con người thành công trong cuộc sống. 3. Bài tập * Bài tập a. Đáp án: 1, 2 - GV: Tổ chức cho hs hoạt động nhóm. - GV: Chia lớp thảo luận( 4 nhóm, mỗi nhóm 4- 5 hs), giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm 1: Biểu hiện của siêng năng kiên trì trong học tập + Nhóm 2: Biểu hiện của siêng năng * Bài tập d. - Năng nhặt , chặt bị - Siêng làm thì có, siêng học thì hay - Ăn kỹ no lâu , cày sâu lúa tốt…. 8 kiên trì trong lao động + Nhóm 3, 4 :Biểu hiện của siêng năng kiên trì trong các hoạt động xã hội khác ? - HS: Thảo luận theo nhóm, thư ký ghi lại ý kiến thống nhất Đại diện nhóm 1, 2, 3 trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhóm kia. - GV: Nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức theo bảng sau: Học tập - Đi học chuyên cần - Chăm chỉ làm bài - Có kế hoạch học tập - Tự giác học - Không chơi la cà - Đạt kết quả cao Lao động - Chăm chỉ làm việc nhà - Không bỏ dở công việc - Không ngại khó - Miệt mài với công việc - Tìm tòi, sáng tạo… - CH: Những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì ? ( Lười biếng, lười nhác, ỷ lại, ngại khó, ngại khổ…) - CH: Siêng năng kiên trì có ý nghĩa như thế nào ? Hoạt động khác - Kiên trì tập luyện TDTT - Kiên trì phòng chống TNXH - Bảo vệ môi trường - Đến vùng sâu,xa, dạy chữ, xóa đói, giảm nghèo * Hoạt động 3: Luyện tập - GV: Hướng dẫn hs làm bài a. - GV: Treo bảng phụ ghi nội dung, yêu cầu bài tập gọi hs lên bảng làm. - HS: Thực hiện trên bảng phụ. - HS: Nhận xét. - GV: Nhận xét, kết luận( cho điểm) - CH: Hãy kể một số câu ca dao, tục ngữ nói về tính siêng năng, kiên trì mà em biết? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét, bổ sung. 4. Củng cố: (4’) - CH: Em sẽ làm gì để rèn luyện tính siêng năng, kiên trì? 5. Hướng dẫn học ở nhà: ( 1’) - Làm các bài tập còn lại. Sưu tầm thêm những câu ca dao, tục ngữ nói về tính siêng năng, kiên trì. Giải thích câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim. - Chuẩn bị bài Tiết kiệm, sưu tầm tấm gương, ca dao tục ngữ về tiết kiệm. 9 Ngày giảng: Lớp 6A: ....................... Lớp 6B: ....................... Lớp 6C: ....................... Tiết 4 TIẾT KIỆM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là tiết kiệm. - Biết được những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của tiết kiệm. 2. Kĩ năng: - Có thể tự đánh giá mình đã có ý thức và thực hiện tiết kiệm chưa. - Thực hiện tiết kiệm chi tiêu, thời gian, công sức của cá nhân, gia đình và xã hội. 3. Thái độ: - Biết quý trọng người tiết kiệm, giản dị, phê phán lối sống xa hoa lãng phí II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bài soạn, sgk, sách tình huống gdcd6. 2. Học sinh: Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về tiết kiệm III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Lớp 6A:...............Vắng............................................................................... Lớp 6B:...............Vắng............................................................................... Lớp 6C:...............Vắng............................................................................ 2. Kiểm tra: (5’) - CH: Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa gì trong cuộc sống? Giải thích câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim? - ĐA:+Siêng năng, kiên trì giúp con người có được sự thành công trong cuộc sống... + Nếu chúng ta cần cù, chăm chỉ, quyết tâm làm một công việc gì đó đến cùng dù có vất vả, khó khăn đến mấy thì một lúc nào đó chúng ta sẽ thành công.... 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung * Hoạt động1: Khai thác truyện đọc (14’) 1. Truyện đoc - GV: Hướng dẫn hs đọc truyện bằng hình thức phân vai. - HS: Đọc truyện - CH: Khi nhận giấy báo vào lớp 10 Thảo và Hà có xứng đáng để mẹ thưởng tiền không? (Cả 2 đều xứng đáng được Mẹ thưởng tiền ) - CH: Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền? (Không nhận vì thương mẹ, Thảo muốn dành số tiền đó để Mẹ mua gạo). - CH: Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì? (Tiết kiệm tiền thể hiện việc quý sức lao 10 “ Thảo và Hà” - Thảo không những là một người con hiếu thảo mà còn là người có đức tính tiết kiệm. động) - CH: Phân tích diễn biến suy nghĩ của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo? Suy nghĩ của Hà thế nào? (Sau khi đến nhà Thảo, Hà thấy mình có lỗi với mẹ) - CH: Qua câu truyên trên em có suy nghĩ gì? (Thảo không những là một học sinh ngoan, giỏi mà còn là một người con có hiếu, hình ảnh của Thảo đại diện cho các bạn nhỏ lao động chăm chỉ để phụ giúp gia đình và có tiền ăn học , Thảo là một tấm gương sáng về thực hành tiết kiệm ) * Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm, (13’) biểu hiện và ý nghĩa của sự tiết kiệm - GV: Đưa ra 2 tình huống sau: + Tình huống 1: Lan xắp xếp thời gian học tập rất khoa học, không lãng phí thời gian vô ích, để kết quả học tập tốt. (Việc làm tiết kiệm thời gian ) + Tình huống 2: Anh em nhà bạn Đức rất ngoan, mặc dù đã lớn nhưng vẫn mặc áo quần cũ của anh trai. (Tiết kiệm tiền của, quý trọng sức lao động của người khá). - CH: Em có nhận xét gì về việc làm của Lan và Đức ở 2 tình huống trên? (Cả Lan và Đức đều sống tiết kiệm….) - CH: Như vậy tiết kiệm là gì? chúng ta phải tiết kiệm những gì? Biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống? ( Tiền , thời gian, tài nguyên….) - CH: Theo em những hình thức nào có tác dụng bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ? Vì sao? (Giữ gìn vật dung lâu bền, tái chế, tái sử dụng nguyên vật liệu, kết hợp giữa khai thác và tu bổ…Vì trước hết làm giảm lượng nước thải ra môi trường , gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn sông ngòi …) - CH: Tìm những biểu hiện trái với tiết kiệm trong cuộc sống ? 11 - Hà ân hận vì việc làm của mình. Hà càng thương mẹ hơn và hứa sau này cũng sẽ tiết kiệm. 2. Nội dung bài học. a. Thế nào là tiết kiệm. - Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và người khác. - Biểu hiện tiết kiệm là quý trọng kết quả lao động của người khác. - CH: Tiết kiệm có ý nghĩa gì? b. ý nghĩa : ( Mỗi người khi tiết kiệm và thực hành Tiết kiệm là làm giàu cho bản tiết kiệm là đã góp vào lời ích xã hội ) thân, gia đình và xã hội. - CH: Bản thân em đã tiết kiệm chưa? ở nhà, ở trường và ngoài xã hội em đã thực hành tiết kiệm như thế nào? (Chúng ta phải thực hiện tiết kiệm ở mọi nơi mọi lúc ,vì của cải là do công sức lao động vất vả mà có, Tài nguyên cũng không phải là vô tận ….) (7’) 3. Bài tập: * Hoạt động3: Luyện tập. - GV: Nêu yêu cầu bài tập a. - HS: Lên bảng làm. - HS: Nhận xét. - GV: Nhận xét, kết luận ( cho điểm) - GV: Học sinh làm bài tập sau trên bảng phụ: Khoanh tròn vào thành ngữ nói về a). Thành ngữ: 1,3,4. tiết kiệm. A. Ăn phải dành, có phảỉ kiệm B. Tích tiểu thành đại C. Năng nhặt chặt bị D. Ăn chắc mặc bền E. Bóc ngắn cắn dài - HS: Điền trên bảng phụ. - GV: Nhận xét, kết luận (Câu 1,2,3) (cho điểm). - GV: Nhắc nhở học sinh: Ở lứa tuổi các em chưa làm ra của cải vật chất , cần tiết kiệm để thể hiện sự quý trọng thành quả lao động của cha mẹ và người khác… 4.Củng cố: (4’) - CH: Em nghĩ như thế nào khi hiện nay có rất nhiều bạn học sinh ăn quà vặt ? 5. Hướng dẫn học ở nhà: ( 1’) - Học bài và làm các bài tập còn lại, giảI thích câu tục ngữ: Tích tiểu thành đại - Đọc trước bài mới: Lễ độ: Yêu cầu sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao nói về lễ độ. Kí duyệt của tổ chuyên môn 12 Ngày giảng: Lớp 6A: ....................... Lớp 6B: ....................... Lớp 6C: ....................... Tiết 5 LỄ ĐỘ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là lễ độ và những biểu hiện của lễ độ. - Ý nghĩa và sự cần của việc rèn luyện tính lễ độ. 2. Kĩ năng: - Có thể tự đánh giá được hành vi của mình, từ đó đề ra phương hướng rèn luyện tính lễ độ - Rèn luyện thói quen giao tiếp có lễ độ với người trên, kiềm chế nóng nảy với bạn bè và những người xung quanh mình. 3. Thái độ: - Tôn trọng quy tắc ứng xử có văn hóa có lễ độ II.Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Những mẩu truyện về tấm gương lễ độ, bảng phụ. Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về lễ độ. 2. Học sinh: - Tấm gương về sự lễ độ trong cuộc sống III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: ( 1’) Lớp 6A:...............Vắng............................................................................... Lớp 6B:...............Vắng............................................................................... Lớp 6C:...............Vắng............................................................................ 2. Kiểm tra : (4’) - CH: Tiết kiệm là gì? Hãy kể một số câu ca dao, tục ngữ nói về tiết kiệm mà em biết? - ĐA: Tiết kiệm là biết sử dụng một cách đúng mức, hợp lý của cải, vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.Một số câu thành ngữ nói về tiết kiệm: + Năng nhặt chặt bị + Góp gió thành bão + Của bền tại người 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung * Hoạt động 1: Khai thác nội dung (14’) 1. Truyện đọc. truyện đọc - HS: Đọc truyện. “ Em Thủy ” - CH: Ở trong thôn Thủy được đánh giá là một cô bé như thế nào? ( Thủy được đánh giá là một cô bé nết na , ngoan ngoãn , hiền lành nhất làng) - CH: Hãy kể lại những việc làm của Thủy khi khách đến nhà? (+ Nhanh nhẹn kéo ghế mời khách ngồi + Đi pha trà 13 + Mời Bà, mời khách uống trà + Xin phép Bà nói truyện + Giới thiệu bố mẹ + Vui vẻ kể truyện học , hoạt động đội + Thủy tiễn khách và hẹn gặp lại) - CH: Em nhận xét cách cư xử của Thuỷ? - GV: Nhận xét, kết luận. - Thuỷ nhanh nhẹn, khéo léo, lịch sự khi tiếp khách khách. - Biết tôn trọng bà và khách. - Làm vui lòng khách và để lại ấn tượng tốt đẹp. - Thuỷ thể hiện là một học sinh ngoan, lễ độ. - CH: Em học hỏi được gì qua câu truyện trên? (Thủy là một tấm gương sáng cho sự lể độ để mọi người học tập và noi theo.) - HS: Liên hệ bản thân. * Hoạt động2: Tìm hiểu khái niệm, (12’) 2. Nội dung bài học biểu hiện và ý nghĩa của sự lễ độ trong cuộc sống a. Khái niệm. - GV: Đưa ra 2 tình huống trên bảng phụ : Tình huống 1: Mai và An học cùng lớp. Một hôm 2 bạn gặp cô giáo dạy Văn, Mai lễ phép chào cô còn An không chào mà chỉ đứng nép sau lưng Mai. Tình huống 2: Tuấn cùng Hải vui vẻ đến trường trên một chiếc xe đạp. Bên phải đang có một cụ già chuẩn bị sang đường. Hai bạn dừng lại và dắt cụ qua đường rồi tiếp tục đi học. - Lễ độ là cách cư xử đúng mực - CH: Qua 2 tình huống trên em có nhận của mỗi người trong khi giao xét gì về cách cư xử, đức tính của các tiếp với người khác. nhân vật? (Mai, Tuấn, Hải có cách cư xử đúng b. Biểu hiện mực, lễ độ, quan tâm đến người khác...) - CH: Dựa vào những phân tích ở trên - Lễ độ thể hiện ở sự tôn trọng, và thông tin SGK cho biết thế nào là lễ hoà nhã, quý mến người khác, thể độ? Lễ độ được biểu hiện ở những khía hiện người có văn hoá, đạo đức. cạnh nào? - CH: Em hãy kể một số hành vi trái với sự lễ độ mà em gặp trong cuộc sống hàng ngày? ( Cãi lại bố mẹ, vô lễ với Thầy, Cô giáo…) - GV: Tổ chức cho hs sắm vai thi giữa các tổ ( 4 tổ) để giải quyết bài tập b SGK( các tổ đưa ra cách ứng xử ) 14 - HS: Đại diện các tổ nhận xét, đánh giá - GV: Nhận xét, kết luận ( cho điểm) - GV: Nhân dân Việt Nam ta rất quý trọng những người vừa có đạo đức vừa ứng xử có tình có lý.Có câu : Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau - CH: Hãy giải thích câu ca dao trên? - CH: Lễ độ có ý nghĩa gì? Là học sinh em phải làm gì để rèn luyện tính lễ độ? (Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, học hỏi, tự điều chỉnh hành vi của mình, tránh những hành vi vô lễ thiếu lễ độ….) * Hoạt động 3: Luyện tập. - GV : Nêu yêu cầu bài tập, gọi học sinh trả lời. - HS : Trả lời. - GV : Nhận xét, kết luận. - CH : Em hiểu thế nào là : " Tiên học lễ, hậu học văn" ? - HS : Giải thích. - GV : Nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức : ( Bác hồ đã từng nói : Có đức mà không có tài là người vô dụng…Do vậy cần học lế nghĩa trước…) c. ý nghĩa - Quan hệ với mọi người tốt đẹp. - Xã hội tiến bộ văn minh. (9’) 3.Bài tập * Bài tập a 1, 3, 5 - có lễ độ 2, 4 , 7, 8- thiếu lễ độ. * Bài tập c Trước hết cần học đạo làm người, học lễ nghĩa trước sau đó mới học chữ.... 4.Củng cố: (4’) - GV: Đưa ra từ khóa Lễ Độ và hướng dẫn học sinh 5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’) - Học bài, làm bài tập b, sưu tầm những câu ca dao, tục nhữ nói về Lễ độ . - Đọc trước bài mới: Tôn trọng kỷ luật( Yêu cầu chuẩn bị đồ dùng thảo luận nhóm) 15 Ngày giảng: Lớp 6A: ....................... Lớp 6B: ....................... Lớp 6A: ....................... Tiết 6 TÔN TRONG KỈ LUẬT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật. - Ý nghĩa và sự cần thiết của tôn trọng kỉ luật. 2. Kĩ năng - Có khả năng rèn luyện tính kỉ luật và nhắc nhở người khác cùng thực hiện. - Có khả năng đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm kỉ luật. 3. Thái độ - Có ý thức tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức kỉ luật, có thái độ tôn trọng kỉ luật. II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Những mẩu truyện về tấm gương, tôn trọng kỉ luật. Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tôn trọng kỉ luật, bảng phụ. Một số tình huống về tôn trọng kỳ luật trên giấy A4 cho hs sắm vai. 2. Học sinh: Những tấm gương, những câu tục ngữ ca dao nói về tôn trọng kỷ luật. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Lớp 6A:...............Vắng............................................................................... Lớp 6B:...............Vắng............................................................................... Lớp 6C:...............Vắng............................................................................... 2. Kiểm tra: Đan xen trong bài 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Tg * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh (13’) 1. Truyện đọc đọc truyện và khai thác nội dung truyện đọc. Giữ luật lệ chung - GV: Gọi 1 học sinh đọc truyện. - HS: Đọc truyện. - GV: Nhận xét. - CH: Qua câu truyện Bác Hồ đã tôn trọng những quy định chung như thế nào khi vào chùa? Nêu cụ thể từng việc làm của Bác? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét ,bổ sung, kết luận (Bác bỏ dép trước khi vào chùa , đi theo sự hướng dẫn của các vị sư . Bác đến mỗi gian thờ thắp hương ) - CH: Khi tham gia giao thông trên đường Bác thực hiện những quy định 16 chung như thế nào ? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét, kết luận. ( Qua ngã tư gặp đèn đỏ , Bác bảo chú lái xe dừng lại . Khi đèn xanh bật lên mới đi …) - CH: Những việc làm và hành động của Bác thể hiện trong nội dung câu truyện trên em hiểu Bác là người như thế nào ? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức : Mặc dù là chủ tịch nước nhưng mọi cử chỉ của Bác... * Hoạt động 2: Tìm hiểu, phân tích (12’) khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật. - HS: Thảo luận nhóm 4' - GV: Chia lớp 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm : + Nhóm 1-2: Trong nhà trường. + Nhóm 3: Trong gia đình. +Nhóm 4 : Ngoài xã hội HS: Thảo luận . Thư ký ghi lại kết quả. Các nhóm tráo đổi kết quả nhận xét , đánh giá dựa trên đáp án chuẩn của giáo viên. - GV: Nhận xét, kết luận bằng bảng phụ: - Mặc dù là Chủ tịch nước, nhưng mọi cử chỉ của Bác đã thể hiện sự tôn trọng luật lệ chung đựơc đặt ra cho tất cả mọi người. Bác là người luôn thực hiện tốt các quy định chung, là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. 2. Nội dung bài học Trong gia đình Trong nhà trường Ngoài xã hội - Ngủ dậy đúng giờ. - Đồ đạc để ngăn nắp. - Đi học và về nhà đúng giờ. - Thực hiện đúng giờ tự học. - Hoàn thành công việc gia đình giao. - Vào lớp đúng giờ. - Làm đủ bài tập. - Mặc đồng phục. - Đi giày, dép quai hậu - Không vứt rác, vẽ bẩn lên bàn. - Trực nhật đúng phân công. - Có kỉ luật học tập. - Nếp sống văn minh. - Không hút thuốc lá. -Giữ gìn trật tự chung. - Đoàn kết. - Bảo vệ môi trường. - Bảo vệ của công. - CH: Qua phân tích trên cho biết tôn trọng kỷ luật là gì ? Biểu hiện của tôn trọng kỷ luật là gì? ( Việc tôn trọng kỉ luật là tự mình thực hiện các quy định chung.) - CH: Hãy lấy ví dụ về hành vi không a. Khái niệm - Là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của tổ chức ở mọi nơi, mọi lúc. b. Biểu hiện của tôn trọng kỉ luật là 17 tự giác thực hiện kỉ luật ở một số bạn tự giác, chấp hành sự phân công. trong trường, lớp em ? - CH: Việc tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa c . Ý nghĩa: gì? - HS:Trả lời. Nếu mọi người tôn trọng kỉ luật thì - GV: Kết luận: Mỗi cá nhân khi gia đình, nhà trường, xã hội có kỉ không tự giác tôn trọng kỷ luật sẽ đem cương, nền nếp, mang lại lợi ích lại sự bất ổn định , kìm hãm sự phát cho mọi người và giúp xã hội tiến triển của xã hội… bộ. - GV: Giải thích khẩu hiệu : Sống và làm việc theo pháp luật. Nhấn mạnh : Pháp luật là những đều quy định chung do Nhà nước đặt ra , tất cả mọi người đèu phải thực hiện. * Hoạt động 3: Luyện tập nâng cao (15’) 3. Luyện tập: nhận thức và rèn luyện sự tôn trọng kỉ luật - CH: Có người cho rằng thực hiện nếp - Không đồng ý. Nếu mỗi cá nhân sống kỷ luât làm con người mất tự do. đều tự do làm việc theo ý muốn thì Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sẽ nhanh chóng tạo ra một xã hội sao? loạn lạc, kém phát triển. Do vậy - HS: Trả lời. một xã hội càng phát triển đòi hỏi - GV: Nhận xét, kết luận. con người phải có ý thức kỷ luật - GV: Tổ chức cho hs thi sắm vai giữa 7' cao . 2 đội với chủ đề: Thực hiện tôn trọng kỷ luật trong trường học ( Bài tập 8, sách tình huống GDCD trang 61). - HS: Sắm vai (3-4 hs) (rút ra được bài học về tôn trọng kỷ luật ) - HS: Nhận xét. - GV: Nhận xét, đánh giá, kết luận ( cho điểm) 4. Cũng cố: (3’) - CH: Là học sinh em phải làm gì để rèn luyện tính kỷ luật? 5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’) - Học bài, làm các bài tập còn lại. Chuẩn bị trước bài Biết ơn. - Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về kỉ luật. Kí duyệt của tổ chuyên môn 18 Ngày giảng: Lớp 6A: ....................... Lớp 6B: ....................... Lớp 6C: ....................... Tiết 7 BIẾT ƠN I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu thế nào là biết ơn và biểu hiện của lòng biết ơn. - Ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện lòng biết ơn. 2. Kĩ năng: - Tự nguyện làm những việc thể hiện sự biết ơn đối với ông bà cha mẹ, thầy cô giáo và mội người.. 3. Thái độ: - Đúng mức trong tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về lòng biết ơn. Phê phán những hành vi vô ơn, bạc bẽo, vô lễ với mọi người. II.Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về lòng biết ơn. 2. Học sinh: Sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao nói về lòng biết ơn. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: ( 1’) Lớp 6A:...............Vắng............................................................................... Lớp 6B:...............Vắng............................................................................... Lớp 6C:...............Vắng............................................................................ 2. Kiểm tra: (3’) - GV: Dành thời gian để kiểm tra bài tập của học sinh từ bài 1 đến bài 5 (5 em). 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Tg Nội Dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc. (10’) 1. Truyện đọc. - HS: Đọc truyện. Thư của một học sinh cũ - CH: Tóm tắt lại nội dung câu truyện. Câu truyện trên kể về vấn đề gì? - CH: Thầy giáo Phan đã giúp chị Hồng như thế nào? (Rèn viết tay phải, thầy khuyên “Nét chữ là nết người”.) - CH: Việc làm, ý nghĩ của chị Hồng? (Ân hận vì làm trái lời thầy. Quyết tâm rèn viết tay phải. Luôn nhớ kỉ niệm và lời dạy của thầy. Sau 20 năm chị tìm được thầy và viết thư thăm hỏi thầy.) - CH: Vì sao chị Hồng không quên thầy giáo cũ dù đã hơn 10 năm? Ý nghĩ và việc làm của chị Hồng nói lên đức tính gì? 19 - Thầy giáo Phan đã dạy dỗ chị Hồng cách đây 20 năm, chị vẫn nhớ và trân trọng. - Chị đã thể hiện lòng biết ơn thầy giáo – một truyền thống đạo đức của dân tộc ta. (Chị Hồng rất biết ơn sự chăm sóc dạy dỗ của thầy. Truyền thống của dân tộc ta là sống có tình , có nghĩa , thủy chung trước sau như một . Trong các mối quan hệ , sự biết ơn là một trong những nét đẹp truyền thống ấy. Chị Hồng trong câu truyện trên là môt tấm gương tiêu biểu về sự biết ơn trong cuộc sống , hành động và việc làm của chị xứng đáng được mọi người học tập và noi theo . ) * Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm, (18’) 2. Nội dung bài học biểu hiện, ý nghĩa của biết ơn. - HS: Thảo luận.(Nhóm lớn) 4’ - CH: Chúng ta cần biết ơn những ai? Vì sao? - HS: Thảo luận ghi vào phiếu - Các nhóm trao đổi phiếu, nhận xét. Các nhóm khác bổ sung. (+ Tổ tiên , ông bà, cha mẹ (những người sinh thành , nuôi dưỡng ta) + Anh hùng liệt sĩ (có công bảo vệ tổ quốc) + Đảng CSVN và Bác Hồ (đem lại độc lập tự do) + Những người giúp đỡ chúng ta lúc khó khăn (Mang đến điều tốt lành cho ta ) - CH: Em hãy lấy ví dụ về việc làm thể a. Khái niệm hiện lòng biết ơn của bản thân, gia đình Lòng biết ơn là thái độ trân trọng và xã hội? những điều tốt đẹp mà mình được - CH: Từ những phân tích ở trên cho biết hưởng do có công lao của người thế nào là biết ơn ? biểu hiện biết ơn khác, và những việc làm đền ơn, trong cuộc sống ? đáp nghĩa xứng đáng với công lao - CH: Tìm những câu tục ngữ ca dao thể đó hiện sự biết ơn trong cuộc sống? (Ân trả nghĩa đền , đói cho sạch , rách cho thơm, ân khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng ….) b. Ý nghĩa: - CH: Biết ơn có ý nghĩa như thế nào - Lòng biết ơn là truyền thống của trong cuộc sống ? dân tộc ta. - Lòng biết ơn làm đẹp mối quan hệ giữa người với người. - Lòng biết ơn làm đẹp nhân cách con người. c. Rèn luyện lòng biết ơn. - CH: Là học sinh em sẽ làm gì để rèn - Thăm hỏi, chăm sóc, vâng lời, 20 luyện lòng biết ơn ? giúp đỡ cha mẹ. - Tôn trọng người già, người có công; tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa. - Phê phán sự vô ơn, bạc bẽo, vô lễ diễn ra trong cuộc sống hàng ngày - CH: Tìm hiểu những biểu hiện trái với lòng biết ơn trong cuộc sống. Những việc làm vô ơn, ban ơn của một số người trong thời đại ngày nay? - HS : Trình bày ý kiến cá nhân - CH:Trong xã hội ngày nay ta cần rèn luyện lòng biết ơn như thế nào? ( Thế hệ hôm nay phải sống có ích, phải biết ơn người sinh thành , biết ơn bao thế hệ dựng nước và giữ nước của dân tộc ta . Mọi người sống trong xã hội luôn tôn trọng nhau , giúp đỡ nhau thì xã hội sẽ là một xã hội hạnh phúc ). (8’) * Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập nhằm khắc sâu kiến thức - GV : Gọi hs đọc yêu cầu bài tập - HS : Đọc yêu cầu - CH : Trong nhửng việc làm đó việc làm nào thể hiện sự biết ơn ? - HS : Phát biểu ý kiến cá nhân - GV : Nhận xét, kết luận ( cho điểm ) 3. Bài tập. * Bài tập a. Việc làm của Lan, Hùng, Dũng thể hiện sự biết ơn * Bài tập b - CH : Sắp đến ngày 20- 11 em sẽ làm gì để thể hiện sự biết ơn thầy giáo , cô giáo Cố gắng học tập đạt nhiều điểm cao đã và đang dạy mình ? Tu dưỡng rèn luyện đạo đức - HS : Trả lời Đoàn kết giúp đỡ bạn bè - GV : Nhận xét, kết luận ……….. 4. Cũng cố: ( 4’) - CH: Em hiểu thế nào là lòng biết ơn? Mục đích của lòng biết ơn? - CH: Lấy ví dụ về việc làm thể hiện lòng biết ơn của bản thân, gia đình và xã hội ? 5. Hướng dẫn học ở nhà (1’) - Học thuộc nội dung bài học, làm các bài tập còn lại. - Chuẩn bị trước bài Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên . - Sưu tầm tranh ảnh về vấn đề môi trường thiên nhiên. 21 Ngày giảng: Tiết 8 Lớp 6A: ...................... YÊU THIÊN NHIÊN SỐNG HÒA HỢP VỚI Lớp 6B: ..................... THIÊN NHIÊN Lớp 6C: ..................... I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết thiên nhiên bao gồm những gì, hiểu được vai trò của thiên nhiên đối với cuộcsống mỗi người và của nhân loại. - Hiểu tác hại việc phá hoại thiên nhiên mà con người đang phải gánh chịu. 2. Kĩ năng - Biết ngăn chặn kịp thời những hành vi vô tình hay cố ý phá hoại môi trường thiên nhiên, xâm hại đến cảnh đẹp của thiên nhiên. 3. Thái độ - Giữ gìn bảo vệ môi trường thiên nhiên, tôn trọng, yêu quý thiên nhiên và có nhu cầu gần gũi với thiên nhiên. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Luật bảo vệ môi trường của nước ta, tranh ảnh, bài báo nói về vấn đề môi trường thiên nhiên... 2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh nói về vấn đề môi trường thiên nhiên III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức: ( 1’) Lớp 6A:...............Vắng............................................................................... Lớp 6B:...............Vắng............................................................................... Lớp 6C:...............Vắng............................................................................ 2. Kiểm tra: (15’) - CH: Chúng ta cần phải biết ơn những ai? Vì sao? Sắp đến ngày 20/11 em sẽ làm gì để thể hiện sự biết ơn các thầy giáo,cô giáo ? - ĐA: Chúng ta cần biết ơn: + Tổ tiên ông bà cha mẹ ( những người sinh thành , nuôi dưỡng ta) + Người giúp đỡ ta lúc khó khăn ( Mang đến điều tốt lành cho ta) + Anh Hùng liệt sĩ ( có công bảo vệ tổ quốc ) + Đảng cộng sản Việt Nam và Bác Hồ ( đem lại độc lập tự do) + Các dân tộc trên thế giới ( Vật chất và tinh thần để bảo vệ và xây dựng đất nước) - Ý 2: Học sinh tự liên hệ. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung ’ * Hoạt động 1: Khai thác truyện đọc: (9 ) 1. Truyện đọc - HS: Đọc truyện trong sgk - CH: Câu truyện trên nói về vấn đề gì ? - CH: Những tình tiết nói về cảnh đẹp của quê hương đất nước? (+ Đồng ruộng xanh ngắt màu xanh + Tia nắng vàng , mặt trời rực rỡ + Vùng đất xanh mướt khoai 22 Một ngày chủ nhật bổ ích + Tam Đảo hùng vĩ mờ trong sương + Mây trắng như khói ) - CH: Qua nội dung câu truyện em có suy nghĩ gì trước vể đẹp của thiên nhiên? (Thiên nhiên là tài sản quý giá của con người. Con người sẽ không tồn tại nếu không tồn tại và phát triển được nếu không có thiên nhiên.) * Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài (12’) học. - HS: Quan sát bức tranh về thiên nhiên. - CH: Quan sát tranh em hiểu thiên nhiên là gì? - CH: Hãy kể một vài danh lam thắng cảnh của đất nước mà em biết? ( Vịnh Hạ Long, Đồ Sơn , Sầm Sơn, rừng Cúc Phương, hang Bích Động ….) - GV: Tổ chức cho hs chơi trò chơi nhanh tay, nhanh mắt : Tìm những hành vi , việc làm thể hiện bảo vệ thiên nhiên và những hành vi làm phá hoại thiên nhiên ( 2 hs ) - HS: hs1- Việc làm bảo vệ thiên nhiên hs2- Việc làm phá hoại thiên nhiên - GV: Nhận xét, kết luận. Bảo vệ thiên nhiên - Trồng cây gây rừng - Phủ xanh đồi trọc - Tích cực tham gia Tết trồng cây - Không bẻ cành cây để lấy lộc - Không hái hoa trong công viên - Không gây ô nhiễm môi trường - Thiên nhiên là vẻ đẹp của đất nước. Có tác động trực tiếp đến các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người .Mỗi người cần phải bảo vệ thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên 2. Nội dung bài học. a. Thiên nhiên là gì? - Thiên nhiên bao gồm: nước, không khí, sông, suối, cây xanh, bầu trời, đồi núi... Phá hoại thiên nhiên - Chặt cây rừng trái phép lấy gỗ - Đốt rừng làm nương rẫy - Đi tắm biển - Vứt giác bừa bãi ở khu vực tham quan - Săn bắn chim bừa bãi. …….. - CH: Thế nào là sống hòa hợp với thiên nhiên? Theo em thiên nhiên có vai trò gì đối với con người ? Con người sẽ như thế nào nếu không có thiên nhiên? (con người sẽ không tồn tại và phát triển được …) - CH: Em hãy giải thích câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân - CH: Con người cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên? Ngày nay vấn đề bảo vệ thiên nhiên được con người thực hiện như thế nào? ( luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 2523 b. Thiên nhiên đối với con người. Thiên nhiên là tài sản vô giá rất cần thiết cho con người. c. Ý thức của con người với thiên nhiên: 11-2001 và luât bảo vệ môi trường ngày 25-12-2001 của quốc hội khóa X.) - Phải bảo vệ, giữ gìn. - CH: Là học sinh em sẽ làm gì để bảo vệ - Tuyên truyền, nhắc nhở mọi thiên nhiên? người cùng thực hiện. (Những hành vi tàn phá thiên nhiên, khai - Sống gần gũi, hoà hợp với thiên thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên là tự nhiên. đẩy con người vào chỗ trừng phạt . Hãy giữ gìn và bảo vệ lá phổi xanh mà thiên nhiên trao tặng cho chúng ta) * Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. (5’) 3. Bài tập - CH: Trong những viêc làm đã nêu hành Việc làm : 1,2,3,4 vi nào thể hiện tình yêu thiên nhiên và cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên ? - HS: Phát biểu ý kiến cá nhân - GV: Nhận xét, kết luận ( cho điểm) 4. Củng cố: (3') - CH: Em hãy vẽ bản đồ tư duy với từ khóa: "Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên" 5. Hướng dẫn học ở nhà: (1') - Học bài và làm lại các bài tập. - Ôn tập các nội dung đã học chuẩn bị Kiểm tra 1 tiết. Kí duyệt của tổ chuyên môn 24 Ngày giảng: Tiết 9 Lớp 6A: ...................... KIỂM TRA 1 TIẾT Lớp 6B: ..................... Lớp 6C: ..................... I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng qua các bài đã học từ bài 1 - bài 7. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng làm bài kiểm tra viết theo hình trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận. 3. Thái độ: - Học sinh có thái độ nghiêm túc, tự giác khi làm bài kiểm tra. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Ma trận, đề bài, đáp án, biểu điểm. 2. Học sinh: Ôn lại toàn bộ kiến thức. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức. Lớp 6A:...............Vắng............................................................................... Lớp 6B:...............Vắng............................................................................... Lớp 6C:...............Vắng............................................................................ 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: A. Ma trận: Mức độ Nhận biết Chủ đề TNKQ TL Siêng năng, Nhận biết được hành kiên trì vi và biểu hiện siêng năng, kiên trì. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Thông hiểu TNKQ TL 2 0,5 5% Vận dụng Tổng Cấp độ thấp C.độ cao Hiểu được nghĩa của câu tục ngữ. 1 2 20% Tiết kiệm Biết tiết kiệm và ý Sử lí được tình nghĩa của tiết kiệm huống về việc tiết kiệm. 1 1 1 3 10% 30% Phân biệt được hành vi lễ độ và không lễ độ Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Lễ độ Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % 2 0,5 5% 3 2.5 25% 2 4 40% 2 0.5 5% Tôn trọng kỉ Nhớ được thế nào là Liên hệ được với bản luật tôn trọng kỉ luật thân Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Tổng hợp Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % 0,5 1 10% 0,5 1 10% 1 2 20% Nội dung mỗi chủ đề 1 1 10% 25 1 1 10% Tổng số câu: Tổng số điểm: Tỉ lệ: % 2.5 1.5 15% 4.5 3.5 35% 2 5 50% 9 10 100% B. Đề bài. Phần I. Trắc nghiệm khách quan: ( 3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng đáp án đúng.(Từ câu 1 đến câu 4, mỗi ý đúng 0,25đ ) Câu 1: Việc làm nào sau đây thể hiện tính siêng năng? A: Sáng nào Nam cũng dậy sớm quét nhà. B: Gặp bài khó là Bắc không làm. C: Đến phiên trực nhật Hồng toàn nhờ bạn làm hộ. D: Chưa làm song bài tập Nam đã đi chơi. Câu 2: Hành vi nào không thể hiện sự kiên trì? A. Tìm cách giải bài toán khó. B. Tự kết thúc công việc khi thấy không thích. C. Tự học thêm tin học. D. Học hết bài mới đi ngủ. Câu 3: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Lễ độ là cách cư xử khéo léo để lấy lòng người khác B. Lễ độ là cách cư xử đề cao người khác trong giao tiếp. C. Lễ độ là cách cư xử đúng mực thể hiện sự tôn trọng mọi người . D. Lễ độ là cách cư xử nhún nhường, xu nịnh người khác. Câu 4 : Hành vi nào sau đây thể hiện sự " thiếu " lễ độ? A: Đi xin phép về chào hỏi. B: Kính thầy yêu bạn. C: Gọi dạ bảo vâng. D: Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người. Câu 5 (1đ): Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thiện khái niệm tiết kiệm: Tiết kiệm là biết (1)……………………một cách hợp lí, đúng mức của cải (2) ……………,.…………, sức lực của mình và người khác. Tiết kiệm thể hiện sự (3) .................... kết quả lao động của bản thân mình và (4) ................................................ Câu 6 (1đ): Nối các chủ đề ở cột A phù hợp với biểu hiện ở cột B. A Phần nối B 1. Tiết kiệm. 1+ ……… a. Nhường chỗ cho người tàn tật, người già trên 2. Lễ độ 2+……… ô tô. 3. Biết ơn 3+………. b. Tổ chức đến thăm các gia đình thương binh 4. Tôn trọng kỉ 4+……… liệt sĩ luật c. Thực hiện trật tự an toàn giao thông . d. Nhịn ăn sáng để ủng hộ người nghèo . e. Việc hôm nay để đến ngày mai. Phần II: Tự luận ( 7đ) Câu 7( 2đ): Thế nào là tôn trọng kỷ luật? Em hãy kể những việc làm của em thể hiện sự tôn trọng kỷ luật? Câu 8(2đ) Em hiểu thế nào câu tục ngữ: “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”? Câu 9 (3 ): Một lần đến nhà Nam chơi, Hưng thấy nước chảy tràn bể liền nhắc bạn khóa vòi nước nhưng Nam bảo: Nước rẻ lắm, chẳng đáng bao nhiêu, kệ cho nó chảy, tớ không muốn bỏ phí ván điện tử đang chơi dở” a. Em có đồng tình với suy nghĩ của Nam không b. Nếu là Hưng, trong tình huống đó em sẽ làm gì? 26 C. Đáp án + Biểu điểm Phần I: Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm ) Đúng mỗi ý đúng được 0,25đ ( Từ câu 1 đến câu 6 ) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp A B C D 1. Sử dụng. 2. Vật chất, thời gian. 1 -d ; 2 -a án 3. Quý trọng . 4. Của người khác. 3 - b ; 4 –c Phần II: Tự luận: ( 7 điểm ) Câu 7 (2đ) : - Tôn trọng kỷ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể của tổ chức xã hội ở mọi nơi mọi lúc. Tôn trọng kỷ luật còn thể hiện ở việc chấp hành mọi sự phân công của tập thể như lớp học cơ quan. - Những việc làm thể hiện tôn trọng kỷ luật: * Gợi ý: - Ngủ dậy đúng giờ, đồ đạc để ngăn nắp. Đi học và về nhà đúng giờ, thực hiện đúng giờ tự học, hoàn thành công việc gia đình giao. - Vào lớp đúng giờ, làm đủ bài tập. Mặc đồng phục, không vứt rác, vẽ bẩn lên bàn. Trực nhật đúng phân công, không hút thuốc lá. ................. Câu 8 (2 đ): - Câu tục ngữ nói về tính siêng năng, kiên trì. - Khuyên chúng ta cần phải có tính siêng năng kiên trì. - Vì có siêng năng kiên trì, bền bỉ sẽ đạt được những kết quả như mong muốn, những thành quả tốt. Câu 9 (3 đ):) - Không đồng tình với suy nghĩ của Nam vì Nam chưa biết tiết kiệm. - Nếu là Hưng em sẽ khóa vòi nước lại và khuyên Nam nên biết tiết kiệm nước vì nước là tài nguyên quý giá của con người, cần tiết kiệm nước để mọi người cùng được dùng nước. 4. Củng cố: - GV: Thu bài, nhận xét bài kiểm tra. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Ôn lại toàn bộ các bài đã học. - Chuẩn bị bài mới: Sống chan hòa với mọi người. Kí duyệt của tổ chuyên môn 27 Ngày giảng: Lớp 6A: ....................... Lớp 6B: ....................... Lớp 6C: ....................... Tiết 10 SỐNG CHAN HÒA VỚI MỌI NGƯỜI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được những biểu hiện của người, biết sống chan hoà và những biểu hiện không biết sống chan hoà với mọi người xung quanh. - Biết được lợi ich của việc sống chan hoà và cần phải xây dựng mạnh tập thể, bạn bè sống chan hoà cởi mở. 2. Kỹ năng - Có kỹ năng giao tiếp, ứng sử cởi mở, hoà hợp với mọi người trước hêt là cha mẹ, anh em, thầy cô giáo, bạn bè. - Có kỹ năng đánh giá bản thân và mọi người xung quanh. 3. Thái độ: - Có nhu cầu sống chan hoà với tập thể, hướng mọi người mong muốn giúp đỡ bạn bè xây dựng tập thể đoàn kết. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, tranh ảnh (nếu có) 2. Học sinh: Sưu tầm một số hình ảnh về các hoạt động tập thể. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức. Lớp 6A:...............Vắng............................................................................... Lớp 6B:...............Vắng............................................................................... Lớp 6C:...............Vắng............................................................................... 2. Kiểm tra : 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung * Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc. (10’) 1 Truyện đọc: - HS: Đọc nội dung truyện 1-2 em. "Bác Hồ với mọi người" - GV: Treo ảnh "Bác Hồ cho bé ăn cơm" - CH: Qua nội dung truyện và tranh ảnh em có suy nghĩ gì về Bác Hồ ? - Bác Hồ là người sống chan hoà với mọi người - CH: Hãy tìm những chi tiết trong truyện + Cùng ăn cơm, làm việc, vui chơi chứng tỏ Bác Hồ là người sống chan hoà, với các đồng chí trong cơ quan. quan tâm đến mọi người? + Tranh thủ đi thăm hỏi đồng bào ở mọi nơi, nhất là vùng khó khăn. + Đã 12giờ trưa Bác vẫn tiếp một cụ già từ xa tới, Chuẩn bị xe đưa cụ về. 2. Nội dung bài học. * Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài (20’) học - HS: Thảo luận nhóm 5’ a. Sống chan hoà là sống vui vẻ 28 - Nhóm 1,3: Thế nào là sống chan hoà với mọi người? Để sống chan hoà với mọi người chúng ta phải làm gì?. - Nhóm 2,4: Vì sao phải sống chan hoà với mọi người? Biết sống chan hoà với mọi người có lợi như thế nào? (1,3, - Phải sống chan hoà, trung thực thắm thiết, biết nhường nhịn, nghĩ tốt về nhau, biết thương yêu giúp đỡ nhau một cách ân cần chu đáo không đố kị, ghen ghét, giấu dốt, ích kỷ.... 2,4, - Có lợi: Góp phần hiểu biết nhau hơn, có thể tiếp thu kinh nghiệm và ý kiến của mọi người, đóng góp ý kiến với mọi người, có thể tự điều khiển hành vi thái độ, nhận thức của minh......) - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận ->Nhóm khác nhận xét bổ xung. - CH: Hãy lấy ví dụ thực tế ở trường em về một người sống chan hoà với mọi người? Biểu hiện của người đó? - CH: Nêu biểu hiện trái với sống chan hòa? hoà hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động chung có ích. b. Sống chan hoà sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ, góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. * Biểu hiện trái với sống chan hòa - Ích kỉ cá nhân - Thờ ơ với nỗi đau, khó khăn của người khác - Giễu cợt, chê bai những khiếm khuyết của người khác 3. Bài tập (7’) * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. - HS: Làm bài tập a, b, c - HS: Trình bày kết quả, nhận xét , bổ sung. * Bài tập a. Đáp án: 1, 2, 3, 4, 7. * Bài tập b. HS: tự nêu ví dụ * Bài tập c. Tập cách vui vẻ, giúp đỡ người khác, quan tâm … - GV: Nhận xét, cho điểm. 4. Củng cố: (5') - GV: Đọc tình huống trong sách “ tình huống GDCD lớp 6” - HS: Nhận xét, xử lí tình huống 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: (2') - Về nhà học thuộc nội dung và làm bài tập SGK. - Đọc và trả lời trước bài: Lịch sự tế nhị 29 Ngày giảng: Lớp 6A: ....................... Lớp 6B: ....................... Lớp 6C: ....................... Tiết 11 LỊCH SỰ TẾ NHỊ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được những biểu hiện của lịch sự tế nhị trong giao tiếp hàng ngày - Lịch sự và tế nhị là biểu hiện của người có văn hoá trong giao tiếp. - Học sinh thấy được lợi ích của lịch sự tế nhị trong cuộc sống. 2. Kỹ năng: - Biết rèn luyện cử chỉ hành vi, sử dụng ngôn ngư sao cho lịch sự tế nhị. Tránh hành vi sỗ sàng, ngôn từ thô tục. - Biết tự kiểm tra đánh giá hành vi của bản thân và biết nhận xét góp ý kiến cho bạn bè khi có hành vi thiếu lịch sự tế nhị. 3. Thái độ: - Có ý thức rèn luyện cử chỉ hành vi, sử dụng ngôn từ sao cho lịch sự tế nhi, mông muốn xấy dụng tập thể đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Một số mẩu chuyện, tranh ảnh thể hiện lịch sự tế nhị. - Phiếu học tập. 2. Học sinh: - Chuẩn bị tước bài III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: (1') Lớp 6A:...............Vắng............................................................................... Lớp 6B:...............Vắng............................................................................... Lớp 6C:...............Vắng............................................................................... 2. Kiểm tra: (4’) - CH: Thế nào là sống chan hoà? Biết sống chan hoà có lợi như thế nào? - ĐA: + Sống chan hoà là sống vui vẻ hoà hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động chung có ích. + Sống chan hoà sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ, góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung * Hoạt động 1: Phân tích tình huống. (10') 1 Tình huống: - HS: Đọc tình huống trong SGK. ( Hình thức đọc: Sắm vai). - GV: Cho học sinh thảo luận nhóm: + Nhóm 1,2: Hãy nhận xét hành vi của những bạn chạy vào lớp khi thầy giáo đang giảng bài? 30 5’ - Bạn không chào: Vô lễ thiếu lịch sự thiếu tế nhị. - Bạn chào rất to: Thiếu lịch sự không tế nhị. + Nhóm 3,4: Đánh giá hành vi ứng xử của bạn Tuyết. - HS: Đại diện nhóm lên trả lời. - GV: Bổ xung kết luận. - CH: Nếu là những người bạn cùng lớp, em sẽ nhắc nhở các bạn đó như thế nào? Vì sao em nhắc nhở như vậy? (+ Phê bình gay gắt trước lớp trong giờ sinh hoạt. + Phê bình kịp thời ngay lúc đó. + Nhắc nhở nhẹ nhàng khi tan học. + Cho rằng học sinh thì sẽ không nên nhắc...) - CH: Em hãy chỉ ra cả những ưu, nhược điểm của ý kiến đó? - CH: Nếu các em đến họp lớp, họp đội, muộn mà người điều khiển buổi họp là bạn cùng tuổi hoặc ít tuổi hơn thì em sẽ sử sự như thế nào? (Nhất thiết phải xin lỗi vì đến muộn) * Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài (13’) học. - CH: Thế nào là lịch sự tế nhị? - CH: Lịch sự tế nhị biểu hiên ở những hành vi nào? - CH: Lịch sự tế nhị có khác nhau không? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xé, kết luận. - GV: Giải thích câu ca dao 31 - Bạn Tuyết: Lễ phép khiêm tốn , lịch sự tế nhị. 2. Nội dung bài học. a. Khái niệm: - Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc. - Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hóa. b. Biểu hiện lịch sự tế nhị: - Thể hiện ở lời nói, hành vi giao tiếp, hiểu biết phép tắc, giới thiệu, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, thể hiện hành vi nhã nhặn, từ tốn, khéo léo ở nơi công cộng… Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau (10’) * Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. - GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập d sgk. - HS: Làm bài. 3 Bài tập. * Bài tập d: - Quang lịch sự tế nhị ý thức cao nơi công cộng. - Ý thức kém thiếu lịch sự tế nhị. - GV: Kết luận, cho điểm. 4. Củng cố: (5’) - Tổ chức cho học sinh chơi đóng vai theo tình huống của bài tập d. - HS: nhận xét, bổ sung. - GV: Đánh giá. 5. Hướng dẫn học ở nhà: (2’) - Về nhà học thuộc nội dung bài học và làm bài tập SGK. - Chuẩn bị bài: Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. __________________________________ Ngày giảng: Lớp 6A: ....................... Lớp 6B: ....................... Lớp 6C: ....................... Tiết 12 TÍCH CỰC TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: - Hiểu được những biểu hiện tích cức tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. - Hiểu được tác dụng của việc tích tực tự giác tham gia vào hoạt động tập thể và hoạt động xã hội 2. Kỹ năng - Biết tự giác, chủ động, tích cức trong học tập, trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, quan tâm lo lắng đến công việc của tập thể, của trường, cũng như của xã hội. 3. Thái độ: - Có ý thức lập kế hoạch cân đối giữa nhiệm vụ học tập, tham gia vào hoạt động của tập thể của lớp của đội..... II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bài soạn, sgk, một số hình ảnh hoạt động về tập thể. 2. Học sinh: Chuẩn bị trước bài, tấm gương, tranh vẽ về hoạt động tập thể. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Lớp 6A:...............Vắng............................................................................... Lớp 6B:...............Vắng............................................................................... Lớp 6C:...............Vắng............................................................................... 32 2. Kiểm tra (4’) - CH: Lịch sự tế nhị là gì? Lấy một ví dụ thể hiện tính lịch sự tế nhị? - ĐA: + Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc. + Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hóa. + Học sinh tự lấy ví dụ. 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung * Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc (15’) 1 Truyện đọc: - HS: Đọc nội dung truyện - HS: Thảo luận nhóm. 5’ " Điều ước mơ của Trương Quế + Nhóm 1, 2: Những chi tiết nào chứng tỏ Chi " Trương Quế Chi tích cực tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? Những chi tiết nào chứng tổ Trương Quế Chi tự giác tham gia giúp đỡ cha mẹ? + Nhóm 3, 4: Em đánh giá Trương Quế Chi là người bạn như thế nào. Động cơ nào giúp Trương Quế Chi hoạt động tích cực tự giác như vậy? - Ước mơ trở thành con ngoan trò - HS: Thảo luận. giỏi. Đại diện nhóm lên trả lời =>Những ước mơ đó trở thành Nhận xét bổ xung. động cơ của những hoạt động tích - GV: Nhận xét- kết luận cực tự giác đáng được mọi người học tập noi theo. * Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài (20’) 2. Nội dung bài học. học. a. Tích cực, tự giác - CH: Qua câu truyện trên em hiểu thế nào + Tích cực: Luôn cố gắng, vượt là tích cực tự giác? Ví dụ ? khó, kiên trì học tập và rèn luyện. + Tự giác: Chủ động làm mọi việc, không cần ai nhắc nhở, giám sát. - CH: Những biểu hiện nào trái với tích cực tự giác? ( Luôn phải để bố mẹ nhắc nhở làm bài tập, không tự giác vượt khó khăn: Thấy bài tập khó thì không làm...) - CH: Để rèn luyện tính tích cực tự giác phải làm gì? (+ Tham gia ý kiếm xây dựng kế hoạch hoạt động tập thể. + Tự nguyện, tự giác nhận công việc được phân công khi có điều kiện, khả năng tham gia. 33 + Nhắc nhở bạn bè thực hiện công việc được phân công. + Có quyết tâm và sáng tạo thực hiện nhiệm vụ được phân công.) - HS: Quan sát một số tranh ảnh hoạt động tập thể. - CH: Làm thế nào để có được tính tích cực tự giác? b. Làm thế nào để có được tính tích cực tự giác: - Phải có ước mơ. - Phải có quyết tâm. - CH: Em có ước mơ gì về nghề nghiệp tương lai của mình? Em phải làm gì để thực hiện ước mơ đó? - HS: Tự liên hệ. 4. Củng cố: (3') - Đọc lại nội dung bài học. 5. Hướng dẫn học ở nhà: (2’) - Về nhà học thuộc nội dung bài học và làm bài tập SGK. - Chuẩn bị những nội dung tiếp theo của bài. 34 Ngày giảng: Lớp 6A: ....................... Lớp 6B: ....................... Lớp 6C: ....................... Tiết 13 TÍCH CỰC TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TÂP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI (Tiếp theo) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được những biểu hiện tích cức tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. - Hiểu được tác dụng của việc tích tực tự giác tham gia vào hoạt động tập thể và hoạt động xã hội 2. Kỹ năng - Biết tự giác, chủ động, tích cức trong học tập, trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, quan tâm lo lắng đến công việc của tập thể, của trường, cũng như của xã hội. 3. Thái độ: - Có ý thức lập kế hoạch cân đối giữa nhiệm vụ học tập, tham gia vào hoạt động của tập thể của lớp của đội..... II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Một số hình ảnh hoạt động về tập thể. 2. Học sinh: - Tấm gương, tranh vẽ về hoạt động tập thể. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức: (1’) Lớp 6A:...............Vắng............................................................................... Lớp 6B:...............Vắng............................................................................... Lớp 6C:...............Vắng............................................................................... 2. Kiểm tra : (5’) - Thế nào là tích cực tự giác tham gia vào hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? Liên hệ? + Tích cực : Là luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập, làm viêc rèn luyện. + Tự giác: Chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát. 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn (15’) 2. Nội dung bài học lại kiến thức. - CH: Cho biết thế nào là tích cực, tự a.Khái niệm giác ? + Tích cực - CH: Biểu hiện của tích cực và tự giác là + Tự giác như thế nào? - CH: Tích cực tham gia các hoạt động tập b. Ý nghĩa thể có ý nghĩa như thế nào? - Mở rộng hiểu biết, luyện kĩ năng, xây dựng quan hệ tập thể, được - HS: Xử lý tình huống mọi người quý mến. - GV: Đưa tình huống. - Nhân dịp 22/12 nhà trường phát động thi văn nghệ. Phương lớp trưởng 6A khích 35 lệ các bạn trong lớp tham gia phong trào, Phương phân công các bạn trong lớp: Người viết kịch bản, người diễn xuất, hát múa còn Phương chăm lo nước uống cho lớp trong các buổi tập. Cả lớp đều sôi nổi nhiệt tình tham gia. Duy nhất bạn Khánh không nhập cuộc, mặc dầu có rất nhiều người động viên. Khi lớp được giải xuất sắc ai cũng xúm vào công kênh khen ngợi Phương. Chỉ có Khánh thui thủi một mình. - CH: Em hãy nêu nhận xét của mình về Phương và Khánh? HS: Thảo luận và trình bày. - CH: Qua tình huống trên nếu tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội sẽ có lợi như thế nào? - CH: Hãy nêu những tấm gương về những người tích cực trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội mà em biết? - CH: Bản thân em đã tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội chưa ? * Hoạt động 2: Luyện tập. (16’) III.Bài tập. - HS làm bài tập a: đọc nội dung - GV: Chuẩn bị bài a ( Bảng phụ ) * Bài tập a: Đánh dấu X vào ô - HS: Xác định ý đúng vào bảng phụ tương ứng. - HS: Nhận xét, bổ sung 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 12 - GV: Nhận xét, đánh giá - Bài tấp b. HS đọc nội dung -> Thảo luận * Bài tập b. theo bàn -> Các nhóm trình bày ý kiến -> - Tuấn tích cực tham gia vào hoạt Các nhóm khác nhận xét bổ xung. động tập thể. - CH: Nếu là Tuấn em sẽ khuyên Phương - Phương chưa tích cực tham gia như thế nào ? các hoạt động tập thể 4. Củng cố: (7’) - GV: Tổ chức chơi đóng vai. Tình huống bài tập b - HS: Tự phân vai, lời thoại, diễn xuất, nhận xét - GV: Nhận xét, đánh giá. 5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’) - Về nhà học bài và làm bài tập SGK. - Chuẩn bị trước bài mới. Mục đích học tập của học sinh, Tấm gương về học tập. 36 Ngày giảng: Lớp 6A: ........................ Lớp 6B: ........................ Lớp 6C: ........................ Tiết 14 MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Xác định mục đích học tập, hiểu được ý nghĩa việc xác định mục đích học tập và sự cần thiết phải xây dựng và kế hoạch học tập. 2. Kỹ năng - Biết xây dựng kế hoạch, điều chỉch kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lý. Biết hợp tác trong hoạt động. 3. Thái độ: - Có ý thức nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, kế hoạch học tập. - khiêm tốn học hỏi bạn bè và mọi người xung quanh, sẵn sàng hợp tác với mọi người trong học tập. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Một số tấm gương có mục đích học tập tốt và một số mẩu truyện. 2. Học sinh: Tấm gương về mục đích học tập. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Lớp 6A:...............Vắng............................................................................... Lớp 6B:...............Vắng............................................................................... Lớp 6C:...............Vắng............................................................................... 2. Kiểm tra : (15’) - CH: Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể, xã hội có lợi ích gì? Biểu hiện của tính tích cực tham gia các hoạt động tập thể, xã hội ? - ĐA: - Mở rộng hiểu biết, rèn kĩ năng cần thiết, xây dưng quan hệ tập thể, tình cảm thân ái với mọi người, được mọi người yêu quý… - Biểu hiện của tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, xã hội: ( HS tự liên hệ, gv tùy theo liên hệ của học sinh cho điểm) 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung * Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc (13’) 1 Truyện đọc: " Tấm gương của một học sinh - HS: Đọc truyện nghèo vượt khó " - GV: Cho 2-> em đọc nd truyện. - HS: Hoạt động nhóm (4 nhóm) 5’ + Sau giờ học trên lớp bạn Tú + Nhóm 1,2: Hãy nêu những biểu hiện thường tự giác học thêm ởnhà. về tự học, kiên trì vượt khó trong học tập + Mỗi bài toán Tú đều tìm nhiều của bạn Tú? Tú đã gặp khó khăn gì cách giải. trong học tập? + Say mê học tiếng anh, giao tiếp với bạn bề bằng tiếng anh. + Tú đã học tập và rèn luyện tốt + Tú đã mơ ước trở thành nhà toán + Nhóm 3,4: Vì sao Tú lại đạt thành học. Tú tự học, rèn luyện kiên trì 37 tích cao trong học tập ? Tú đã mơ ước gì? Để đạt dược ước mơ Tú đã suy nghĩ và hành động như thế nào? - HS: trình bày,nhận xét, bổ sung. - GV: Chuẩn kiến thức - CH: Em học tập được gì ở bạn Tú? (Sự độc lập suy nghĩ, say mê tìm tòi trong học tập). - CH: Bạn Tú đã học tập và rèn luyện để làm gì? Đạt được mục đích của mình * Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài (12’) học - HS: Cần xác định mục đích học tập của mình như thế nào ? - CH: Hãy cho biết mục đích học tập của em là gì ? - HS: Tự bày tỏ - CH: Xác định đúng mục đích học tập có ý nghĩa như thế nào? - CH: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập bằng cách nào ? * Liên hệ bản thân vượt khó để học tốt, không phụ lòng cha mẹ và thầy cô - Qua tấm gương bạn Tú, chúng ta phải xác định được mục đích học tập, phải có kế hoạch để mục đích trở thành hiện thực 2. Nội dung bài học a. Học sinh xác định mục đích học tập. - Là chủ nhân tương lai của đất nước - Nỗ lực học tập để trỏ thành con ngoan trò giỏi, công dân tốt… b. ý nghĩa - Xác định đúng mục đích học tập mói có thể học tập tốt. c. Nhiệm vụ học tập. - Tu dưỡng rèn luyện đạo đức - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể… 4. Củng cố: (2’) - CH: Theo các em hàng ngày chúng ta học tập, rèn luyện để làm gì? - CH: Bản thân em sẽ làm gì để học bạn Tú? 5. Hướng dẫn học bài ở nhà (2’) - Chuẩn bị tiếp nội dung bài học. - Những tấm gương về học tập. 38 Ngày giảng: Tiết 15 Lớp 6A: .................... MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Lớp 6B: .................... Lớp 6C: .................... I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Xác định mục đích học tập, hiểu được ý nghĩa việc xác định mục đích học tập và sự cần thiết phải xây dựng và kế hoạch học tập. 2. Kỹ năng - Biết xây dựng kế hoạch, điều chỉch kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lý. Biết hợp tác trong hoạt động. 3. Thái độ: - Có ý thức nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, kế hoạch học tập. - Khiêm tốn học hỏi bạn bè và mọi người xung quanh, sẵn sàng hợp tác với mọi người trong học tập. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: Chuẩn bị trước bài tập III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức: (1’) Lớp 6A:...............vắng ................................................................................. Lớp: 6B:..............vắng ................................................................................ Lớp: 6C:...............vắng ............................................................................... 2. Kiểm tra: (5’) - CH: Mục đích học tập của em là gì? Vì sao em lại xác định mục đích học tập như vậy? - ĐA: Học sinh tự bày tỏ quan điểm của mình. 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung * Hoạt động 1 : Nhắc lại kiến thức (12’) 2. Nội dung bài học - CH: Em cần xác định mục đích học a. Xác định mục đích học tập. tập như thế nào? - CH: Mục đích học tập có ý nghĩa như thế nào? b. Ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập. - CH: Nhiệm vụ của học sinh trong việc xác định mục đích học tập? c. Nhiệm vụ của học sinh khi xác định được mục đích học tập cho - CH: Em đã xác định được mục đích mình. học tập cho bản thân mình chưa? - CH: Sau này em muốn làm nghề gì? Em cần làm như thế nào để mơ ước của mình trở thành hiện thực? - HS: Tự bày tổ. - Em có đồng ý với quan điểm của bạn về mục đích học tập như vậy không? 39 * Hoạt động 2: Luyện tập (20’) 3. Bài tập - HS: Đọc bài tập a. - CH: Em hãy trình bày quan điểm của a. Không đồng ý với quan điểm 3. mình về nhiệm vụ học tập? - CH: Theo em những quan điểm nào là tich cực, còn quan điểm nào là quan điểm tíêu cực? - CH: Tại sao em lại không đồng ý với quan điểm 3 trong bài tập? - HS: Đưa ra nhận xét, đánh giá riêng của mình. - CH: Em có đồng ý với ý kiến của bạn không? Tại sao? - HS: Đọc yêu cầu bài tâp b. b. Những quan điểm không hợp lí: - CH: Em hãy xác định những quan + Giàu có điểm mà em cho là không hợp lí? + Điểm số - CH: Tại sao em lại cho là quan điểm đó kjông hợp lí? c. HS: Liên hệ bản thân - CH: Em có đồng tình với ý kiến của bạn không? Tại sao? - HS: Đọc yêu cầu bài tập c. 5' - HS: Hoạt động nhóm (4 nhóm) - GV : Yêu cầu học sinh làm bài tập tình huống trong sách bài tập GDCD 6 - HS: Trình bày, nhận xét, bổ sung - GV: Chuẩn kiến thức, khen ngợi nhóm có cách giải thích hay 4. Củng cố: (5’) - CH: Có ý kiến cho rằng: “Thanh thiếu niên ngày nay ít quan tâm đến mục đích học tập mà chỉ quan tâm đến nhu cầu trước mắt, thực dụng”. Ý kiến của em về nhận xét này ? 5. Hướng dẫn về nhà: (2’) - Làm các bài tập còn lại và học nội dung bài học. - Xây dựng một kế hoạch học tập nhằm khắc phục một môn học còn yếu kém hoặc kế hoạch học tập cho môn mình thích nhất. - Sưu tầm tài liệu về an toàn giao thông chuẩn bị thực hành 40 Ngày giảng: Lớp 6A: .................... Lớp 6B: .................... Lớp 6C: .................... Tiết 16 HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA: MÔI TRƯỜNG I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được lịch sử ngày môi trường thế giới, các loại ô nhiễm môi trường chính, những ảnh hưởng của môi trường đối với sức khoẻ con người và hệ sinh thái. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: Tài liệu về môi trường. Một số tranh ảnh về môi trường. 2. Học sinh: Tìm hiểu về môi trường, sưu tầm tranh ảnh về môi trường. III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định tổ chức.( 1’) Lớp 6A:...............vắng .................................................................................... Lớp: 6B:.............. vắng ................................................................................... Lớp: 6C:............... vắng .................................................................................. 2. Kiểm tra bài cũ. ( kết hợp trong bài) 3.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung * Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm (10’) I. Lịch sử ngày môi trường thế giới. hiểu lịch sử ngày môi trường - Bắt đầu từ những năm 1960, những dấu thế giới. hiệu cho thấy sự phát triển ngày càng - GV: Cung cấp thông tin về ngày tăng của nạn suy thoái môi trường đã Môi trường Thế giới. một rõ ràng hơn, con người đã bắt đầu ý - CH: Em hãy cho biết Liên Hợp thức được về những ảnh hưởng có hại Quốc lấy ngày nào là ngày môi của mình đối với môi trường sống. Hội trường thế thới? nghị của liên hợp quốc về con người và môi trường tổ chức tại Stockholm (thủ đô Thụy Điển) trong thời gian 56/6/1972 là kết quả của nhận thức mới này, là hành động đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Trong cuộc họp này, chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc cũng đã được thành lập vào ngày 5/6/1972. Kể từ đó, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 5/6 hàng năm là ngày môi trường thế giới và khuyến khích những 41 - CH: Việt Nam bắt đầu hưởng ứng kỉ niệm ngày môi trường thế giới và năm nào? - CH: Ngày môi trường thế giới ở Việt Nam có những tầng lớp nào tham gia? * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu các loại ô nhiễm chính. - CH: Theo em có những loại hình ô nhiễm nào trong cuộc sống hiện nay? - CH: Thế nào là ô nhiễm đất? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất bị ô nhiễm? - CH: Thế nào là ô nhiễm tiếng ồn? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị ô nhiễm tiếng ồn? - CH: Thế nào là ô nhiễm không khí? Tại sao không khí lại bị ô nhiễm? - CH: Nước có bị ô nhiễm hay người dân, chính phủ và các tổ chức của tất cả các nước trên thế giới tổ chức các hoạt động nhằm cải thiện môi trường ở nước mình trong ngày. - Bắt đầu từ năm 1982, Việt Nam cũng đã hưởng ứng các hoạt động kỉ niệm ngày lễ này trong phạm vi cả nước. Hàng năm, cục bảo vệ môi trường bộ tài nguyên và môi trường thường phối hợp với các cơ quan liên quan phát động và tổ chức sôi nổi ngày lễ này ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước với các hoạt động như: Tổ chức các chiến dịch làm sạch đẹp môi trường sống, môi trường nơi làm việc... và cũng chọn một địa phương nào đó làm trọng tâm cho cả nước. Lễ kỉ niệm ngày 5/6 hàng năm ở Việt Nam thường có sự tham gia của mọi tầng lớp dân chúng như: Các quan chức chính phủ, đại diện các cơ quan, tổ chức quốc tế và các đại sứ quán ở Việt Nam, học sinh, sinh viên và các tổ chức xã hội quần chúng... (15’) II. Các loại ô nhiễm chính. 1. Ô nhiễm đất. - Xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hoá học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường) do các hoạt dộng chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hoá học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa gầm. Phổ bién nhất trong các loại ô nhiễm đất là Hydrocacbon, kim loại nặng, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và các Hydrocacbon clo hoá. 2. Ô nhiễm tiếng ồn. - Bao gồm tiếng ồn xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp. 4.Ô nhiễm không khí. - Việc xả khói bụi và các chất hoá học vào bầu không khí như Các khí độc là Cácbon mônôxit, điô xít lưu huỳnh, các chất cloroplorocacbon, ôxítnitơ là chất thải công nghiệp và xe cộ. Ô rôn quang hoá và khói lẫn sương dược tạo ra khi các ôxít nitơ phản ứng với ánh mặt trời. 42 không? Nguồn nước quanh khu 5. Ô nhiễm nước. vực nhà máy đường có bị ô nhiễm - Xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác không? Tại sao? thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các - CH: Theo em trong thời buổi chất ô nhiễm trên mặt đất rồi thấm công nghiệp hóa hiện nay chúng xuống nước gầm. ta cần làm gì để hạn chế ô nhiễm? * Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu những ảnh hưởng của môi (15’) III. Ảnh hưởng của môi trường đối trường đối với sức khoẻ con với sức khoẻ con người và hệ sinh người và hệ sinh thái. thái. - CH: Hãy kể tên một số loại bệnh 1. Đối với sức khoẻ con người. mà con người mắc phải do ô - Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiễm môi trường? nhiều cơ thể sống trong đó có con người. - Ô nhiễm orone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. - Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được sử lí. Các chất hoá học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn, nước uống có thể gây ung thư. Dầu - CH: Ô nhiễm môi trường có ảnh tràn có thể gây ngứa rộp da. hưởng như thế nào đối với hệ sinh - Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết thái? áp, trầm cảm, bệnh mất ngủ. 2. Đối với hệ sinh thái. - Sunpurdioxide và các ôxítnitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ PH của đất. Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn. - Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quả trình quang hợp. Các loài xâm lấn có thể cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài sinh vật, từ đó làm giảm đa dạng sinh học. 4. Củng cố: (3’) - CH: Bản thân em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? - CH: Để mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường chúng ta phải làm gì? 5. Hướng dẫn học bài ở nhà:(1’) - Sưu tầm thêm những vấn đề nóng bỏng về môi trường. - Ôn tập chuẩn bị thi học kì 43 Ngày giảng: Lớp 6A: .................... Lớp 6B: .................... Lớp 6C: .................... Tiết 18 KIỂM TRA HỌC KÌ I I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Giúp học sinh củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học. Đánh giá mức độ nhận thức của học sinh về những kiến thức cơ bản đã học trong kì 1. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kỹ năng tư duy, tổng hợp kiến thức, vân dụng, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: - Có ý thức làm bài nghiêm túc, sáng tạo. II. Chuẩn bị: - Ma trận câu hỏi, đáp án, biểu điểm III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức: Lớp 6A:...............vắng ......................................................................................... Lớp: 6B:.............. vắng ........................................................................................ Lớp: 6C:............... vắng ....................................................................................... 2. Kiểm tra. 3. Bài mới: A. Ma trận Mức độ Nhận biết Thông hiểu - Giúp cho học sinh hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật. Tôn trọng kỉ luật -Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng kỉ luật trong nhà trường. Số câu: Số điểm Tỷ lệ: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể Số câu: Số điểm Tỷ lệ: 1 4 40% Biết được một số việc để tự chăm sóc và rèn luyện thân thể cho tốt 1 2 20% Vận dụng Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng - Vận dụng được nội dung cơ bản của việc tôn trọng kỉ luật trong gia đình 1 4 40% 1 8 80% 1 2 20% 44 Tổng số câu : Tổng số điểm Tỉ lệ % : 1 2 20% 1 4 40% 1 4 40% 3 10 100% B. Đề bài Câu 1: (4 điểm) Tôn trọng kỉ luật là gì? Nêu một số việc làm thể hiện tính tôn trọng kỉ luật của em tại trường em đang học? Câu 2:( 2 điểm) Nêu 1 số việc, chúng ta thực hiện để tự chăm sóc và rèn luyện thân thể cho tốt ? Câu 3: (4 điểm)Bài tập tình huống: Hùng sang rủ Huy đi sinh nhật bạn An cùng lớp. Huy nói:”Mình phải vào xin phép ba mẹ đã”. Hùng cười :”Sao cậu rách việc thế, đi một lát thôi, việc gì phải xin phép. Mình đi mà có xin phép ba mẹ mình đâu”. Huy vỗ vai Hùng: “Dù đi một lát nhưng chúng mình cũng nên xin phép ba mẹ, cậu chờ mình 1 chút nhé!”. Huy vào xin phép ba mẹ để đi chơi với Hùng, còn Hùng đứng đó thắc mắc: “Chỉ đi chơi một lát sao cậu ấy lại quan trọng hóa vấn đề nhỉ ?” Giữa Hùng và Huy, chúng ta nên học theo cách cư xử của ai? Tại sao? C. Đáp án - biểu điểm. Câu 1: (4 điểm) - Khái niệm:Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của tổ chức ở mọi nơi, mọi lúc. - Một số việc làm thể hiện tính tôn trọng kỉ luật:( HS tự liên hệ, gv tùy theo mức độ, cho điểm): Gợi ý: + Vào lớp đúng giờ. + Làm đủ bài tập. + Mặc đồng phục. + Đi giày, dép quai hậu + Không vứt rác, vẽ bẩn lên bàn. + Trực nhật đúng phân công. + Có kỉ luật học tập. Câu 2: (2 điểm) Một số việc làm chúng ta thực hiện để tự chăm sóc và rèn luyện thân thể cho tốt: - Tập thể dục, ăn uống điều độ, hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng. - Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Ngủ đủ giờ giấc. - Giữ cho tinh thần sảng khoái và thoải mái… Câu 4: (4 điểm) - Chúng ta nên học theo cách cư xử của Huy, vì đó là đức tính tôn trọng kỉ luật trong gia đình. Ngoài ra đó còn là thái độ tôn trọng người lớn. Còn cách cư xử của hùng thể hiện sự vô kỉ luật, đáng phê phán và không nên học tập. 4. Củng cố: - Giáo viên thu bài. Nhận xét giờ kiểm tra. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Ôn lại kiến thức đã học và xem trước bài mới. 45 ________________________________________________ Ngày giảng: Lớp 6A: ..................... Lớp 6B: ..................... Lớp 6C: ..................... TiÕt 19 CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM I. Mục tiêu : 1. Kiến thức - Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của Liên Hợp Quốc. 2. Thái độ - Học sinh tự hào là tương lai của dân tộc, của đất nước. - Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình. 3. Kĩ năng - Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em. - Học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em Việt Nam. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sưu tầm tài liệu liên quan. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức.(1’) Lớp 6A:...............vắng .......................................................................................... Lớp: 6B:.............. vắng ......................................................................................... Lớp: 6C:............... vắng ........................................................................................ 2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong bài 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò T/g Nôi dung * Hoạt động 1: Khai thác truyện (22’) 1. Truyện đọc. đọc. - HS: Đọc truyện “Tết ở làng trẻ em “ Tết của trẻ em ở làng SOS ” 46 SOS Hà Nội” - HS: Thảo luận nhóm Nhóm 1,2: - CH: Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội diễn ra như thế nào? Nhóm 3,4: - Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng SOS Hà Nội? - HS: Trả lời, bổ sung - GV: Kết luận GV: Giới thiệu điều 20 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. - GV: Giải thích: + Công ước Liên Hợp Quốc... là luật quốc tế về quền trẻ em. + Việt Nam là nước đầu tiên ở châu á và thứ hai thế giới tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, đồng thời ban hành luật về đảm bảo việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam. * Hoạt động 3: Xây dựng nội dung bài học: - CH: Trẻ em có những nhóm quyền nào ? ( 4 nhóm quyền) - CH: Trẻ em có quyền sống còn như thế nào ? - Trẻ em mồ côi trong làng trẻ SOS Hà Nội sống hạnh phúc. * Công ước về quyền trẻ em - Năm 1989 Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em ra đời. (15’ ) - Năm 1991 Việt Nam ban hành Luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em. 2. Nội dung bài học. a. Nhóm quyền sống còn: - Là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại, như dược nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ... - CH: Cho biết nội dung của quyền được bảo vệ ? Cho ví dụ ? b. Nhóm quyền bảo vệ: - Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân bịêt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. - CH: Trể em có quyền đựợc phát triển như thế nào ? ví dụ ? c. Nhóm quyền phát triển: - Là những quyền được đáp ứng các 47 - CH: Nội dung của quyề được tham gia ? Cho ví dụ ? nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như: được học tập, vui chơi giải trí, được tham gia hoạt động văn hoá, nghệ thuật... - CH: Kể tên những tổ chức chăm sóc giúp đỡ trẻ em thiệt thòi mà em biết? Ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của trẻ em? - CH: Tìm hiểu thực tế địa phương những biểu hiện tốt và chưa tốt về thực hiện quyền trẻ em ? - HS: Tự kể d. Nhóm quyền tham gia: - Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em, như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình. 4. Củng cố (5’) - HS: Nêu lại toàn bộ nội dung bài học qua bản đồ tư duy. - CH: Bản thân em có được hưởng những quyền đó không? Cho ví dụ minh họa ? 5. Hướng dẫn học bài ở nhà (1’) - Chuẩn bị các bài tập. - Sưu tầm các tài liệu liên quan. Ngày giảng: Tiết 20 48 Lớp 6A: ..................... Lớp 6B: ..................... Lớp 6C: .................... CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (tiếp) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của Liên Hợp Quốc. 2. Thái độ - Học sinh tự hào là tương lai của dân tộc, của đất nước. - Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình. 3. Kĩ năng - Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em. - Học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên:- Tư liệu về Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, tranh về quyền của trẻ em. 2. Học sinh:- Chuẩn bị bài III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức.(1’) Lớp 6A:...............vắng .......................................................................................... Lớp: 6B:.............. vắng ......................................................................................... Lớp: 6C:............... vắng ........................................................................................ 2. Kiểm tra: (4’) - CH: Nêu nhóm quyền sống còn và quyền bảo vệ đối với trẻ em quy định ở Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em? - ĐA:+ Quyền sống còn: Được sống và được đáp ứng những nhu cầu…nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe + Quyền bảo vệ: Bảo vệ khỏi những hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Tg Nôi dung * Hoạt động 1: Thảo luận tìm ra (13’) I.Tình huống: những việc làm vi phạm Công ước.... - GV: Cho học sinh thảo luận nhóm tình huống đã chuẩn bị sẳn. Tình huống: Trên một bài báo có đoạn tin vắn sau: “Bà A ở Nam - Bà A vi phạm quyền trẻ em: Giới Định vì ghen tuông với người vợ thiệu điều 24, 28, 37 Công ước .. trước của chồng đã liên tục hành - Cần lên án, can thiệp kịp thời những hạ, đánh đập, làm nhục con riêng hành vi vi phạm Quyền trẻ em. của chồng và không cho đi học. - Nhà nước rất quan tâm, đảm bảo Thấy vậy Hội Phụ nữ địa phương Quyền trẻ em. đã đến can thiệp nhiều lần nhưng bà A vẫn không thay đổi nên đã lập - Nhà nước trừng phạt nghiêm khắc 49 hồ sơ đưa bà A ra kiểm điểm và kí những hành vi xâm phạm quyền trẻ cam kết chấm dứt hiện tượng này”. em. - HS: Thảo luận nhóm + Nhóm1,2. Hãy nhận xét hành vi ứng xử của bà A trong tình huống? Em sẽ làm gì nếu chứng kiến tình huống đó? + Nhóm 3,4. Việc làm của Hội Phụ nữ địa phương có gì đáng quý? Qua đó em thấy trách nhiệm của Nhà nước đối với Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em như thế nào? - HS: Trình bày, nhận xét, bổ sung - GV: Chuẩn kiến thức (10’) II. Trách nhiệm của công dân * Hoạt động 2: Thảo luận về trách nhiệm của mỗi công dân. GV: Vận dung bài tập d, đ để giúp học sinh rút ra nội dung bài học. - CH: Điều gì sẽ xảy ra nếu như Quyền trẻ em không được thực - Mỗi chúng ta cần biết bảo vệ quyền hiện? của mình và tôn trọng quyền của - CH: Là trẻ em, chúng ta cần phải người khác ; phải thực hiện tốt bổn làm gì để thực hiện và đảm bảo phận và nghĩa vụ của mình. quyền của mình? (10’) III. Luyện tập * Hoạt động 3: Luyện tập Bài a. - Việc làm thực hiện quyền trẻ em: - GV: Có thể tổ chức lớp thảo luận + Tổ chức việc làmcho trẻ em có giải quyết bài tập a khó khăn. - HS: Làm bài tập theo nhóm, sau + Dạy học ở lớp học tình thương đó gián trên bảng các nhóm khác cho trẻ em. chú ý bổ sung những thiếu sót nếu + Dạy nghề miễn phí cho trẻ em có có. khó khăn. + Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em. + Tổ chức trại hè cho trẻ em. - Việc làm vi phạm quyền trẻ em: (Các ý còn lại) 4. Củng cố: (6’) - Tổ chức chơi đóng vai: Tình huống theo nội dung bài tập d. - HS: tự phân vai, lời thoại, diễn xuất, nhân xét, bổ sung - GV: Nhận xét, đánh giá. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà (1’) - Làm tiếp các bài tập còn lại. Chuẩn bị bài: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ngày giảng: Tiết 21 Lớp 6A: ................ ....... 50 Lớp 6B: ........................ Lớp 6C: ........................ CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I. Mục tiêu 1.Về kiến thức - Hiểu được công dân là người dân của một nước, mang quốc tịch của nước đó. Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. 2. Thái độ - Tự hào là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. - Mong muốn được góp phần xây dựng nhà nước và xã hội. 3. Kĩ năng - Biết phân biệt được công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với công dân nước khác. - Biết cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước. Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Hiến pháp 1992 ( Chương V – Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân). Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em. 2. Học sinh: Chuẩn bị trước bài III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức.(1’) Lớp: 6A:..............Vắng: ............................................................................ Lớp: 6B:............. Vắng: ............................................................................ Lớp: 6C:........... ..Vắng: ........................................................................... 2. Kiểm tra: (15’) - CH: Hãy nêu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em mà em biết? - ĐA: + Nhóm quyền sống còn: Là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại, như dược nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ... + Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân bịêt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. + Nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như: được học tập, vui chơi giải trí, được tham gia hoạt động văn hoá, nghệ thuật... + Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em, như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung * Hoạt động 1: Phân tích tình (25’) 1. Tình huống. huống - GV: Cho học sinh đọc tình huống * A-li-a là công dân Việt Nam vì có trong SGK. bố là người Việt Nam (nếu bố chọn - CH: Theo em bạn A-li-a nói như quốc tịch Việt Nam cho A-li-a) vậy có đúng không? Vì sao? 51 - GV: Đọc điều 49 (Hiến Pháp 1992) - GV: Giới thiệu luật quốc tịch. - GV: Phát phiếu học tập cho học sinh: 1. Mọi ngưòi dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có quyền có quốc tịch Kết luận: Việt Nam. - Công dân là người dân của một 2. Đối với công dân là người nước nước. ngoài và người không có quốc tịch: - Quốc tịch là căn cứ xác định công + Phải từ 18 tuổi trở lên, biết tiếng dân của một nước. Việt và có ít nhất 5 năm cư trú tại - Công dân nước cộng hoà xã hội Việt Nam, tự nguyện tuân theo pháp chủ Nghĩa Việt Nam là người có luật Việt Nam. quốc tịch Việt Nam. Mọi người dân + Là người có công lao góp phần ở nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa xây dựng bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Việt Nam đều có quyền có quốc tịch. + Là vợ, chồng, con, bố, mẹ, (kể cả - Mọi công dân thuộc các dân tộc con nuôi, bố mẹ nuôi) của công dân cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Việt Nam. Nam đều có quốc tịch Việt Nam. 3. Đối với trẻ em: + Trẻ em sinh ra ở Việt Nam và xin thường trú tại Việt Nam. + Trẻ em có cha (mẹ) là người Việt Nam. + Trẻ em tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam nhưng không rõ cha mẹ là ai. GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận. HS: Thảo luận ; phát biểu ý kiến Các nhóm khác bổ sung 4. Củng cố: (3’) - CH: Những căn cứ để xác định là công dân Việt Nam? 5. Hướng dẫn học bài ở nhà.(1’) - Chuẩn bị những nội dung tiếp theo. Ngày giảng: Lớp 6A: ................ ....... Tiết 22 CÔNG DÂN NƯỚC 52 Lớp 6B: ........................ Lớp 6C: ........................ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (tiếp) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu được công dân là người dân của một nước, mang quốc tịch của nước đó. Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. 2. Thái độ - Tự hào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. - Mong muốn đựoc góp phần xây dựng nhà nước và xã hội. 3. Kĩ năng - Biết phân biệt được công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với công dân nước khác. - Biết cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước. Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Giáo án,sgk. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức. (1’) Lớp: 6A:..............Vắng: ............................................................................ Lớp: 6B:............. Vắng: ............................................................................ Lớp: 6C:........... ..Vắng: ........................................................................... 2. Kiểm tra: (5’) + CH: Cho biết những trường hợp được xác định là công dân Việt Nam ? + ĐA: - Trẻ em khi sinh ra có cả bố và mẹ là công dân Việt Nam. - Trẻ em khi sinh ra có bố là người Việt Nam, mẹ là người nước ngoài. - Trẻ em khi sinh ra có mẹ là người Việt Nam, bố là người nước ngoài. - Trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam không rõ bố mẹ là ai. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò T/g Nôi dung * Hoạt động 1: Thảo luận: Tìm (15’ 1.Mối quan hệ giữa Nhà nước và hiểu mối quan hệ giữa nhà nước ) công dân. và công dân. - GV: Nêu các câu hỏi cho học sinh thảo luận: - Quốc tịch thể hiện mối quan hệ đó. - CH: Nêu các quyền công dân mà em biết? a. Các quyền của công dân (Hiến pháp 1992) - Quyền học tập. - Quyền nghiên cứu khoa học kĩ thuật. - Quyền hưởng chế độ bảo vệ sức 53 khoẻ. - Quyền tự do đi lại, cư trú. - Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. - Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. - CH: Nêu các nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước mà em biết? b. Nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước. - Nghĩa vụ học tập. - Bảo vệ Tổ quốc. -... c. Trẻ em có quyền: - Quyền sống còn. - Quyền bảo vệ. - Quyền phát triển. - Quyền tham gia. - CH: Trẻ em có quyền và trách nhiệm gì? - HS: Liên hệ và trả lời. - CH: Vì sao công dân phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình? HS: Trao đổi ý kiến. Trả lời, các nhóm khác bổ sung. - GV: Kết luận: * Hoạt động 2: Nội dung bài học. Kết luận: - Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và đảm bảo việc thực hiện các quyền 2. Nôi dung bài học. (7’) a. Công dân là người dân của một nước. Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó. Công dân nước cộng hoà xã hội chủ Nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. b.Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch, mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền có quốc tịch Việt Nam c. Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. d. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ - HS: Rút ra nội dung bài học 54 nghĩa Việt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên đất nước Việt Nam có quốc tịch Việt Nam. 2. Luyện tập. * Hoạt động 3: Luyên tập. - HS : Làm bài tập a, c, d - HS: Trả lời, nhận xét, bổ sung - GV: Chuẩn kiến thức (10’ ) a: 2,4,5 c: Học sinh tự kể d: Tấm gương: + Học tâp: Giáo sư Lê bảo Châu + Thể thao: Nguyễn Công Vinh ... 4. Củng cố (6’) - HS: Đọc tư liệu tham khảo 5. Hướng dẫn học bài ở nhà (1’) - Chuẩn bị bài: Trật tự an toàn giao thông. ___________________________________ Ngày giảng: Lớp 6A: ................. Lớp 6B: ................. Tiết 23 THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG 55 Lớp 6C: ................. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các vụ tai nạn giao thông thông, tầm quan trọng của trật tự an toàn giao thông. - Hiểu những quy định cần thiết về trật tự an toàn giao thông. - Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông và biện pháp đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường. 2. Kỹ năng - Nhận biết được một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết sử lý một số tình huống khi đi đường thường gặp. - Biết đánh giá hành vi của người khác về trật tự an toàn giao thông, thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bàn cùng thực hiện. 3. Thái độ: - Có ý thức tôn trọng trật tự an toàn giao thông, ủng hộ những việc làm tôn trọng an toàn giao thông, phản đối những việc làm không tôn trọng trật tự an toàn giao thông. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Luật an toàn giao thông đường bộ, tình huống, tranh ảnh một số loại biển báo hiệu giao thông. 2. Học sinh: Chuẩn bi trước bài III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định tổ chức. (1’) Lớp: 6A:..............Vắng: ............................................................................ Lớp: 6B:............. Vắng: ............................................................................ Lớp: 6C:........... ..Vắng: ........................................................................... 2. Kiểm tra : (5’) + CH: Theo em công dân học sinh cần rèn luyện những gì để trở thành người công dân tốt cho đất nước ? liên hệ bản thân ? + ĐA: Học sinh tự liên hệ. 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò T/g Nội dung * Hoạt động 1: Phân tích thông tin, (15’ 1. Tình hình tai nạn giao thông sự kiện ) hiện nay: - HS: Đọc phần thông tin sự kiện SGK - GV: Treo bảng thống kê SGK. - CH: Nhận xét tình hình tai nạn giao thông, mức độ thiệt hại về người và của ? - HS: Thảo luận nhóm (4 nhóm) + Nhóm 1,2: Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông nhiều như hiện nay ? - Thông tin sự kiện SGK. + Nhận xét: Tai nạn giao thông ngày càng tăng, nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng trở thành mối quan tâm lo lắng của tòan xã hội, của từng nhà. 5’ * Nguyên nhân chủ yếu của tai nạn 56 giao thông: Ý thức tham gia giao thông của người dân chưa tốt. + Nhóm 3,4: Những biện pháp hạn chế tai nạn giao thông ? * Biện pháp - Học luật, hiểu luật. - Có ý thưc chấp hành luật tốt. - Tuyên truyền, vân động mọi người thực hiện tốt luật giao thôn - Nhà nước ra các quy định về xử phạt đối với người vi phạm giao thông 1 cách nghiêm minh. - HS: Đại diện nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét bổ xung - GV: Nhận xét, kết luận. - CH: Liên hệ: Hãy lấy ví vụ về tai nạn giao thông ở địa phương em và cho biết nguyên nhân ? * Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung bài học (18’) - CH: Khi tham giao thông đường bộ em thấy có những kiểu đèn nào ? Mỗi 2. Nội dung bài học đèn tín hiệu có ý nghĩa gì ? - Các loại tín hiệu giao thông. * Đèn tín hiệu giao thông. - Đèn đỏ -> Cấm đi. - Đèn vàng -> Đi chậm lại. - Đèn xanh -> Được đi. * Các loại biển báo giao thông. - Có 3 loại. + Biển báo cấm: Hình tròn viền đỏ, nền trắng trong vẽ mầu đen. + Biển báo hiệu lệnh: Hình tròn nền xanh lam hình vẽ mầu trắng. + Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, nền vàng, viền đỏ, hình vẽ đen. - CH: Có mấy dạng biển báo giao thông ? - CH: Nêu dấu hiệu nhận biết của từng loại biển báo ? - GV: Giới thiệu điều 10 luật giao thông đường bộ 4. Củng cố:(5’) - GV treo bảng loại biển báo. - Học sinh lên bảng xác định phân loại từng biển báo. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1’) - Tìm đọc luật giao thông đường bộ. - Tìm hiểu những quy định vượt nhau hoặc tránh nhau trên đường. - Chuẩn bị các bài tập. Ngày giảng: Tiết 24 Lớp 6A: .................. THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG Lớp 6B: .................. ( Tiếp) Lớp 6C: .................. 57 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các vụ tai nạn giao thông thông, tầm quan trọng của trật tự an toàn giao thông. - Hiểu những quy định cần thiết về trật tự an toàn giao thông. - Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông và biện pháp đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường. 2. Kỹ năng - Nhận biết được mmột số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông, thông dụng và biết sử lý một số tình huống khi đi đường thường gặp. - Biết đánh giá hành vi của người khác về trật tự an toàn giao thông, thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bàn cùng thực hiện an toàn giao thông. 3. Thái độ: - Có ý thức tôn trọng trật tự an toàn giao thông, ủng hộ những việc làm tôn trọng an toàn giao thông, phản đối những việc làm không tôn trọng an toàn giao thông. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Luật an toàn giao thông đường bộ, tranh ảnh về biển báo giao thông,tình huống... 2. Học sinh: Chuẩn bị trước bài III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định tổ chức. (1’) Lớp: 6A:..............Vắng: ............................................................................ Lớp: 6B:............. Vắng: ............................................................................ Lớp: 6C:........... ..Vắng: ........................................................................... 2. Kiểm tra : (5’) - CH: Có mấy loại biển báo thông dụng ? Đặc điểm ý nghĩa của các loại biển báo đó? - ĐA: Có 3 loại biển báo + Biển báo cấm + Biển báo nguy hiểm + Biển hiệu lệnh… 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò T/g Nội dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung (22’) 2. Nội dung bài học. bài học - CH: Pháp luật nước ta quy định như thế nào đối với người đi bộ, đi xe đạp, b. Một số quy đinh về đi đường: trẻ em, đường sắt ? - HS: Trả lời. - CH: Khi đi bộ phải tuân theo những - Người đi bộ: quy định nào? + Đi trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường. + Đi đúng phần đường và đi theo tín hiệu giao thông. + Trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường phải có người lớn dẫn dắt; Không 58 mang vấc đồ cồng kềnh đi ngang trên đường. - Người đi xe đạp: + Cấm lạng lách, đánh võng, buông cả hai tay hoặc đi xe bằng 1 bánh. + Không được dang hàng ngang quá 2 xe. + Không được sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác. + Không mang vác, chở vật cồng kềnh. + Chỉ được chở 1 người và một trẻ em dưới 7 tuổi. + Trẻ em dưới 16 tuổi không được đi xe đạp người lớn. ( Đường kính bánh xe quá 0,65 m). + Trẻ em dưới 16 tuổi không được lái xe gắn máy, đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được lái xe có dung tích xi lanh dưới 50cm3. - Đường sắt: + Không chăn thả trâu, bò, gia súc hoặc chơi đùa trên đường sắt. + Không thò đầu, chân tay ra ngoài khi tàu chạy. + Không ném đất đá và các vật nguy hiểm lên tàu và từ trên tàu xuống. * Tình huống - CH: Người đi xe đạp phải tuân theo những quy định nào? - CH: Để thực hiện trật tự an toàn giao thông đường sắt mọi người phải tuân theo những quy định gì?. - GV: Đưa ra một số tình huống. * Tình huống: Tan học về giữa chưa, đường vắng muốn thể hiện với các bạn, Hưng đi xe đạp thả hai tay và đánh võng, lượn lách, không may xe Hưng vướng phải quang gánh của một Bác bán rau đi bộ cùng chiều dưới lòng đường. - CH: Nếu là em công an giải quyết việc này như thế nào ? - Hưng vi phạm: Thả hai tay, đánh võng, lượn lách, va phải người đi bộ. - Người bán rau vi phạm: Đi bộ dưới lòng đường. - GV: Giới thiệu điều 30 luật giao thông đường bộ. - GV: Đưa một hình ảnh đi bộ sai tín hiệu đèn báo giao thông. * Yêu cầu học sinh nhận xét hành vi của người tham gia giao thông. 59 - CH: Từ tình huống 1 và hành vi của người tham gia giao thông chúng ta giút ra bài học gì khi đi bộ trên đường ? - HS thảo luận và rút ra bài học. - GV: Đưa tình huống 2: Một nhóm bạn học sinh đi 3 chiếc xe đạp. Các bạn đi hàng 3 có lúc còn kéo đẩy nhau. Gần đến ngã tư, khi cả 3 xe vẫn chưa đến vạch dừng đèn vàng sáng cả 3 tăng tốc tạt qua đầu một chiếc xe máy đang chạy để rẽ vào đường ngược chiều..... - CH: Theo em những bạn học sinh này đã vi phạm những nỗi gì về trật tự an toàn giao thông ? - GV: Giới thiệu điều 29 luật đường bộ. - CH: Khi trên tầu chúng ta thường được nhân viên nhắc nhở điều gì ? GV: Nếu học sinh không trả lời được vì chưa đi tầu bao giờ thì GV giới thiệu. * Liên hệ thực tế : - CH: Hãy kể một số việc làm của những người xung quanh em đã có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông ? - HS: Hoạt động nhóm +Nhóm 1,2: Hãy nêu những việc làm của lớp, khu phố, thôn xóm nơi em ở để hưởng ứng tháng an toàn giao thông ? + Nhóm 3,4: Bản thân em đã có những việc làm gì để góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông ? - HS: Thảo luận, trình bày, nhận xét. - GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức * Hoạt động 3: Luyện tập - HS: Làm bài tập a,b - HS: Trả lời, nhận xét, bổ sung - GV: Đánh giá - Đèo 3, đi hàng 3, kéo đẩy nhau. - Không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và biển báo giao thông. 4’ 3. Bài tập. (10’) a. Vi phạm an toàn giao thông: + Đường sắt + Đối vời người đi xe đạp. b. Hình 423, 305: Cho phép người đi bộ Hình: 226, 304: Cho phép đi xe đạp 60 4. Củng cố: (5’) - CH: Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông đối với người đi bộ, xe đạp phải làm gì? Không làm gì? - CH: Trách nhiệm của học sinh đối với trật tự an toàn giao thông? 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: (2’) - Về nhà học nội dung bài và làm bài tập SGK. - Chuẩn bị bài: Quyền và nghĩa vụ học tập. ________________________________ Ngày giảng: Tiết 25 Lớp 6A: ................... QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP Lớp 6B: .................... Lớp 6C: .................... I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa của việc học tập, hiểu nội dung và nghĩa vụ học tập của công dân. - Thấy được sự quan tâm của nhà nước và xã hội đối với quyền lợi học tập của công dân và trách nhiệm của bản thân trong học tập. 2. Kỹ năng - Phân tích được biểu hiện đúng chưa đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập, thực hiện đúng những quy định học tập và nghĩa vụ học tập - Siêng năng cố gắng cải tiến phương pháp học tập để đạt kết quả tốt 3. Thái độ: - Tự giác và mong nuốn thực hiện tốt quyền học tập và yêu thích học tập. - Phấn đấu để đạt được kết quả cao trong học tập II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Hiến pháp năm 1992 (điều 52), luật bảo vệ và chăm sóc gia đình và trẻ em (điều 10), luật gia đình (điều 9), luật phổ cập giáo dục (điều 1) 2. Học sinh: Chuẩn bị trước bài, đồ dùng học tập. III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định tổ chức: (1’) Lớp: 6A:..............Vắng: ............................................................................ Lớp: 6B:............. Vắng: ............................................................................ Lớp: 6C:........... ..Vắng: ........................................................................... 2. Kiểm tra : (4’) - CH: Trách nhiệm của học sinh đối với trật tự an toàn giao thông ? - ĐA: Thực hiện nghiêm túc luật an toàn giao thông, tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện… 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò T/g Nội dung * Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc (10’) 1. Truyện đọc: - HS: Đọc truyện " Quyền học tập của trẻ em ở huyện đảo Cô Tô" “ Quyền học tập của trẻ em ở 61 - HS: Thảo luận nhóm 5’ huyện đảo CôTô ” + Nhóm 1: Cuộc sống ở huyện đảo Cô Tô trước đây như thế nào ? - Trước trẻ em cô tô không có điều + Nhóm 2: Điều kiện đặc biệt trong sự kiện đi học. thay đổi ở đảo cô tô ngày nay là gì ? + Nhóm 3: Gia đình, nhà trường xã - Hiện nay Đảng và nhà nước tạo hội, đã là làm gì để tất cả trẻ em ở đảo điều kiện, được sự ủng hộ của các Cô Tô được đến trường học tập ? ban ngành, các thầy giáo, cô giao - HS: Trình bày, nhận xét, bổ sung cùng nhân dân ủng hộ tạo điều - GV: Kết luận kiện hết mức nên Cô Tô đã hoàn - CH: Quan sát ảnh trang 50 nhận xét ? thành chỉ tiêu chống mù chữ và ( Các cấp lãnh đạo nhà nước quan phổ cập giáo dục tiểu học. tâm đến quyền học tập của trẻ em) - CH: Hãy tự hình dung nếu em không được học tập em sẽ trở thành người như thế nào ? - HS: Tự bày tỏ ý kiến (15’) 2. Nội dung bài học: * Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học a. Học tập là vô cùng quan trọng. - CH: Theo em vì sao chúng ta phải - Trẻ em có quyền học tập. học tập ? - Gia đình nhà trường xã hội tạo - CH: Học tập để là gì ? mọi điều kiện để cho trẻ em được học tập. - CH: Liên hệ: Gia đình nhà trường đã - Nhờ học tập mà chúng ta mới có những việc làn nào tạo điều kiện tiến bộ và trở thành người có ích. cho các em học tập ? b. Quy định của pháp luật. - CH: Pháp luật nước ta quy định như - Học tập là quyền và nghĩa vụ của thế nào về quyền và nghĩa vụ học tập ? công dân. * Quyền. + Học không hạn chế. + Học bằng nhiều hình thức. * Nghĩa vụ. + Hoàn thành bậc giáo dục tiểu học. + Gia đình có nhiệm vụ tạo điều kiện cho các em hoàn thành nhiệm vụ học tập. - GV: Đưa tình huống. - Bạn A là học sinh giỏi lớp 5 của trường X bỗng nhiên không thấy đi học nữa. Cô giáo chủ nhiệm đến nhà thì thấy mẹ kế của bạn đánh đập nguyền rủa thậm tệ. Khi cô giáo hỏi lý do không cho bạn đi học thì được biết là nhà đấy rất thiếu người phụ bán hàng. 62 - CH: Em có nhận xét gì về sự việc trên ? - CH: Nếu là bạn của A em sẽ làm gì giúp A để bạn tiếp tục đi học ? - HS thảo luận.( Theo bàn) c. Trách nhiệm của nhà nước - GV: Giới thiệu: Điều 59 hiến pháp - Nhà nước tạo điều kiện cho các năm 1992. Điều 10 luật bảo vệ chăm em học hành: Mở mang hệ thống sóc và giáo dục trẻ em. Điều 10 luật trường lớp, miễn phí cho học sinh phổ cập giáo dục. tiểu học, giúp đỡ trẻ em khó khăn. - CH: Trách nhiệm của nhà nước ? (10’) 3. Bài tập: * Hoạt động 3: Luyện tập * Tình huống - GV: Đưa tình huống: Ở lớp 6 nọ, Huyền, Hoàng tranh luận với nhau về quyền học tập Huyền nói: "Học tập là quyền của mình thì mình thích học cũng được mà không thích học cũng chẳng sao không ai bắt được mình" - Huyền và Hoàng quan niệm sai Còn Hoàng nói: "Tớ chẳng thích học ở lớp này tí nào vì toàn các bạn nghèo, - Trẻ em dù có hoàn cảnh nghèo quê ơi là quê. Chúng nó lẽ ra không cũng có quyền được học tập. được đi học mới đúng" - CH: Em suy nghĩ gì về suy nghĩ của - Nhờ có chính sách của nhà nước Huyền và Hoàng? nên trẻ em nghèo cũng có điều - CH: Ý kiến của em về việc học tập là kiện học tập gì ? c. - CH: Nhờ đâu mà những trẻ em - Với trẻ em khuyết tật. nghèo lại có điều kiện đi học ? - Với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. - GV: Giới thiệu điều 9 luật giáo dục. d. ý đúng - HS: Đọc nội dung bài tập a,b,c - Ngoài giờ học ở trường có kế - Trình bày cá nhân. hoạch tự học, ở nhà lao động giúp - HS: Nhận xét, bổ sung cha mẹ, vui chơi giải trí rèn luyện - GV: Chuẩn kiến thức. thân thể. 4. Củng cố: (3’) - GV: Hệ thống bài. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: (2’) - Về nhà học nội dung bài. - Chuẩn bị trước các bài (ôn tập) Ngày giảng: Lớp 6A:................... Lớp 6B: .................... Lớp 6C: .................... Tiết 26 ÔN TẬP 63 I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Củng cố, hệ thống lại những kiến thức cơ bản về những nội dung đã học như: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, an toàn gia thông, quyền và nghĩa vụ học tập. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng tổng hợp, liên hệ thực tế nôI dung bài học với bản thân, xã hội. 3.Thái độ: - Có ý thức học tập tích cực. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: Nôi dung ôn tập 2. Học sinh : Chuẩn bị bài III. Tiến trình dạy học 1. Ổn đinh tổ chức (1’) Lớp: 6A:..............Vắng: ............................................................................ Lớp: 6B:............. Vắng: ............................................................................ Lớp: 6C:........... ..Vắng: ............................................................................ 2. Kiểm tra: ( Kết hợp trong bài) 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò T/g Nội dung * Hoạt động 1: Công ước Liên Hợp (10’) I. Công ước Liên Hợp Quốc về Quốc về quyền trẻ em quyền trẻ em - CH: Công ước Liên Hợp Quốc về - Gồm: quyền trẻ em có những nhóm quyền + Quyền sống còn nào ? Nôi dung của từng nhóm + Quyền bảo vệ quyền ? + Quyền phát triển - CH: Hãy nêu mỗi nhóm quyền 1 ví + Quyền tham gia dụ minh họa ? - CH: Bản thân em có được hưởng những nhóm quyền đó không ? * Hoạt động 2: Công dân nước Cộng (10’) II. Công dân nước công hòa xã hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hội chủ nghĩa Việt Nam - CH: Thế nào là công dân của một nước ? 1. Công dân 1 nước - CH: Những căn cử để xác định là công dân nước Việt Nam ? 2. Công dân Việt Nam - CH: Công dân có quyền và nghĩa vụ như thế nào ? 3. Mối quan hệ giữa công dân và - CH: Nêu những tấm gương phấn đấu nhà nước: rèn luyện đem lại vinh quang cho tổ + Quyền của công dân quốc ? + Nghĩa vụ của công dân - CH: Liên hệ bản thân em dự định như thế nào để trở thành công dân có ích ? 4. Bài tập - HS: Làm bài tập a,b( tr.34,35) a, b * Hoạt động 3: Thực hiện trật tự an (10’) III. Trật tự an toàn giao thông toàn giao thông 1. Nguyên nhân 64 - CH: Những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông ? 2. Biện pháp - CH: Những biện pháp hạn chế tai nạn giao thông ? 3. Các biển báo thông dụng - CH: Có những loại biển báo hông + Biển báo cấm dung nào? Dấu hiệu nhận biết từng + Biển báo nguy hiểm loại biển báo? + Biển báo liệu lệnh - CH: Pháp luật có những quy định 4. Một số quy định như thế nào đối với người đi bộ, nười 5. Bài tập đi xe đạp, an toàn đường sắt… ? a,b,c - HS: Làm bài tập a,b,c ( SGK- tr.38) * Hoạt động 4: Quyền và nghĩa vụ (8’) IV. Quyền và nghĩa vụ học tập học tập - CH: Vai trò ý nghĩa của việc học 1. Quyền được học tập tập ? - CH: Pháp luật quy định như thế nào 2. Nghĩa vụ học tập về quyền và nghĩa vụ học tập ? - CH: Nhà nước có chủ trương gì đối 3. Chủ trương nhà nước với phát triển giáo dục ? - CH: Giải thích câu nói “học nữa, 4. Bài tập học mãi” a,b,c,d - HS:” Làm bài tập a,b,c,d ( SGKtr.40,41) 4. Củng cố: (5’) - GV: Khắc sâu kiến thức cơ bản 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1’) - Về nhà ôn tập kĩ bài giờ sau kiểm tra. _____________________ KIỂM TRA 1 TIẾT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: 65 - Hiểu được công dân của một nước có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện quyền của mình trong thực hiện pháp luật, TTATGT, việc học tập và quyền trẻ em. 2. Kỹ năng - Biết đánh giá hành vi của bản thân và mọi người xung quanh, biết lựa chọn tình huống đúng chuẩn mực, thực hiện ứng xử phù hợp. 3. Thái độ: - Có ý thức làm bài tự giác, nghiêm túc, sáng tạo II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm 2. Học sinh: - Ôn tập III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra A. Ma trận. Cấp độ Nhận biết TNKQ TNTL 1. Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em Số câu: 2 số điểm: 2,25 Tỷ lệ: 22,5% 2. Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Số câu: 3 Số điểm: 1,5 Tỷ lệ: 15% 3. Quyền và nghĩa vụ học tập Số câu: 2 Số điểm: 1,25 Tỷ lệ: 12,5% 4. Thực hiện an toàn giao thông Số câu: 3 Số điểm: 5 Tỷ lệ: 50 % Tổng số câu: 9 Tổng điểm:10 Tỷ lệ: 100% Thông hiểu Vận dụng TNKQ TNKQ TNTL Cộng TNTL Biết được các biểu hiện đúng, sai của Quyền trẻ em 1 câu 0,25 điểm Nhận biết được các trường hợp là công dân VN. Biết mối quan hệ công dân với nhà nước 2 câu: 0, 5 điểm Biết được thế nào là công đân của một nước Biết được việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập như thế nào? Phân biệt được biểu hiện đúng hoặc không đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập 1câu 1 điểm 1 câu: 1 điểm 1câu 0,25 điểm Nhận biết một số quy định về An toàn giao thông 1 câu: 2 điểm Xử lý tình huống 1 câu: 3 điểm 66 Mức độ Chủ đề 1. Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em Số câu: 2 số điểm: 2,25 Tỷ lệ: 22,5% 2. Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Số câu: 3 Số điểm: 1,5 Tỷ lệ: 15% 3. Quyền và nghĩa vụ học tập Số câu: 2 Số điểm: 1,25 Tỷ lệ: 12,5% 4. Thực hiện an toàn giao thông Số câu: 3 Số điểm: 5 Tỷ lệ: 50 % Tổng số câu: 9 Tổng điểm:10 Tỷ lệ: 100% Nhận biết TNKQ Biết được các biểu hiện đúng, sai của Quyền trẻ em 1 câu 0,25 điểm Vận dụng Thông hiểu TNTL TNKQ TNTL Phân biệt được 4 nhóm quyền của trẻ em KQ TNTL Cộng KQ TL 1câu 2 điểm Nhận biết được các trường hợp là công dân VN. Biết mối quan hệ công dân với nhà nước 2 câu: 0, 5 điểm Biết được thế nào là công đân của một nước Biết được việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập như thế nào? Phân biệt được biểu hiện đúng hoặc không đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập 1câu 1 điểm Số câu: 2 Số điểm: 2.,25 Tỷ lệ: 22,5% 1 câu: 1 điểm 1câu 0,25 điểm Số câu: 3 Số điểm: 1,5 Tỷ lệ: 15% Số câu: 2 Số điểm: 1,25 Tỷ lệ: 12,5% Nhận biết một số quy định về An toàn giao thông 1 câu: 2 điểm Số câu 5 Số điểm: 3 = 30 % Xử lý tình huống 1 câu: 3 điểm Số câu; 3 Số điểm: 4 = 40 % Số câu:1 Số điểm: 3 = 30% Số câu: 2 Số điểm 5 Tỷ lệ: 50 % Tổng số câu: 9 Số điểm: 10 Tlệ 100% B. Đề bài. I. Trắc nghiệm khách quan (3đ) - Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1 (0,25đ): Việc làm nào thực hiện quyền trẻ em. A. Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy. B. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức. C. Tổ chức việc làm cho trẻ em khó khăn. D. Đánh đập trẻ. Câu 2 (0,25đ): Trường hợp nào dưới đây không phải là công dân nước CHXHCN Việt Nam A. Người dưới 18 tuổi có quốc tịch Việt Nam B. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai. C. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng phạm tội bị phạt tù giam. D. Người đã thôi quốc tịch Việt Nam, di cư nhập quốc tịch nước ngoài. Câu 3 (0,25đ): Trong mối quan hệ giữa công dân với nhà nước, công dân phải làm gì? A: Chỉ cần làm tròn mọi nghĩa vụ công dân là đủ B: Đòi hỏi nhà nước bảo đảm cho đời sống vật chất tinh thần C: Chỉ nên làm tròn nghĩa vụ, không nên đòi hỏi Nhà nước điều gì? D: Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân. Câu 4 (0,25đ): Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ học tập như thế nào cho đúng. A. Ngoài giờ học ở trường có kế hoạc tự học ở nhà, lao động giúp cha mẹ. B. Học theo ý thích của cá nhân. C. Chỉ học trên lớp thời gian còn lại vui chơi. D. Chỉ chăm chỉ học tập, không làm việc gì. Câu 5 (1đ): Điền từ thích hợp vào chỗ (…..) (a) Công dân là …………………..của một nước. (b) Công dân nước CHXHCN Việt Nam là người ............................................... Câu 6 (1đ): Ghép các ý cột A với cộ B cho phù hợp A a. Học vẹt Trả lời a- b. Không tích cực chủ động trong b học tập c. Lười học cd. Không trung thực trong học tập d - B 1. Không bao giờ giơ tay phát biểu khi cô giáo hỏi 2. Nhìn bài của bạn trong khi thi 3. Hay nói chuyện riêng trong giờ học 4. Không làm đầy đủ bài tập khi cô giáo giao về nhà 5. Chỉ học thuộc lòng không chịu suy nghĩ II. Trắc nghiệm tự luận (7đ) Câu 8 (2đ): Theo em các hành vi dưới đây đã vi phạm những nhóm quyền nào của trẻ em ? A. Con đến tuổi đi học mà cha mẹ không cho đến trường. B. Cha mẹ sinh con bỏ rơi không nuôi dưỡng con. C. Chửi mắng, đánh đập, bóc lột sức lao động trẻ em. D. Không lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của trẻ em. Câu 7 (2đ): Hãy nêu những quy định về đi đường của nhà nước ta đối với người đi bộ và người đi xe đạp ? Câu 9 (3đ): Tình huống Đường giao thông tỉnh lộ chạy qua làng em, cứ mỗi buổi chiều từng đàn vịt của gia đình ông A lại thả dọc đường, chiếm tới hơn một nửa đường, bất chấp còi xe máy, xe ô tô. Ông tổ trưởng thấy thế đã nhắc nhở khuyên ông nên lùa đàn vịt đi vào sát mép đường thì ông A phản ứng ngay rằng: Đây là đường làng tôi, tôi có quyền cho đàn vịt đi lại, không ai có quyền ngăn cản a.Theo em ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai? Vì sao? C. Đáp án, biểu điểm I. Trắc nghiệm khách quan (3đ) - Mỗi ý đúng 0,25đ 68 Câu1: C Câu 2: D Câu 3: D Câu 4: A Câu 5: a- Người dân (0,5đ) b- có quốc tịch Việt Nam (0,5đ) Câu 6 (1đ) Mỗi ý 0,25đ a- 5 b-1 c- 4 d-2 II. Trắc nghiệm tự luận (3đ) Câu 7 (2đ) - Đối với người đi bộ (1đ) + Phải đi trên hè phố, lề đường, sát mép đường + Có tín hiệu đèn, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường thì phải tuân thủ đúng Ngày giảng: Tiết 28 Lớp 6A:................... QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ Lớp 6B: .................... TÍNH MẠNG,THÂN THỂ, SỨC KHOẺ, DANH Lớp 6C: .................... DỰ VÀ NHÂN PHẨM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu nhũng quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khoẻ, danh dự và phậm chất. - Hiểu đó là tài sản quý nhất của con người, cần giữ gìn bảo vệ. 2. Kỹ năng - Biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm hại thân thể, danh dự và nhân phẩm. - Không xâm hại đến người khác 3. Thái độ: - Có thái độ quý trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm của bản thân. Đồng thời tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Hiến pháp năm 1992 - Bộ luật hình sự năm 1999 2. Học sinh: - Đọc trước bài III. Tiến trình dạy học. 69 70 1. Ổn định tổ chức: (1’) Lớp: 6A:..............Vắng: ............................................................................ Lớp: 6B:............. Vắng: ............................................................................ Lớp: 6C:........... ..Vắng: ............................................................................ 2. Kiểm tra : Đan xen trong bài 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò T/g Nội dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc (10’) 1. Truyện đọc: - HS : Đọc nội dung truyện. - CH: Vì sao ông Hùng gây cái chết cho ông Nở ? ( Vì ông Hùng bẫy chuột bằng dây điện) - CH: Hành vi của ông Hùng có phải cố ý không ? “ Một bài học” 71 ( Không) - CH: Ông Hùng đã phạm tội gì ? * Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học . - CH- CH: Theo em đối với con người cái gì là quý giá nhất ? Vì sao ? - CH: Việc làm của ông Hùng đã bị khởi tố chứng tỏ điều gì ? - GV: Giới thiệu điều 93 bộ luật hình sự. - GV: Đưa tình huống. “ Nam và Sơn là hai học sinh lớp 6B ngồi cạnh nhau, một hôm, Sơn bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mua. Tìm mãi mà không thấy Sơn đổ tội cho Nam lấy cắp. Nam và Sơn to tiếng, tức quá Nam đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu mũi. Cô giáo đã kịp thời mời hai bạn lên phòng hội đồng kỷ luật. ” - HS: Thảo luận nhóm. - CH: Em có nhận xét gì về cách ứng sử của hai bạn ? - CH: Nếu là một trong hai bạn, em sẽ sử sự như thế nào ? - CH: Nếu là bạn cùng lớp với Sơn và Nam em sẽ làm gì ? - HS: Đại diện các nhóm lên trả lời và nhận xét chéo nhau. - GV: Nếu sự việc trầm trọng hơn sẽ bị sử lý theo pháp luật. - GV: Giới thiệu điều 121,122,104 bộ luật hình sự. * Liên hệ. - HS: Kể những trường hợp vi phạm tự do thân thể, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác mà em biết ? - CH: Thái độ của em ra sao trước những sự việc đó ? - CH: Là công dân chúng ta cần phải làm gì trước tính mạng danh dự, sức khoẻ cua người khác ? GV: Giới thiệu điều 71 hiến pháp năm 1992 - CH: Em hiểu bảo hộ là thế nào ? - Ông Hùng đã phạm tội xâm hại đến tính mạng của người khác. (27’) 2. Nội dung bài học. a. Đối với con người thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quý giá nhất. - Mọi việc xâm hại đến thân thể, tính mạng của người khác đều là phạm tội đều bị sử phạt nghiêm khắc. 4’ b. Nhà nước thực sự coi trọng con người trong cuộc sống chúng ta phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác, đồng thời cũng phải biết quyền lợi của mình, phê phán, tố cáo những việc làm trái quy định của pháp luật 72 (bảo vệ, che trở) 4. Củng cố: (5’) - GV: Tóm tắt nội dung bài học - HS: Làm bài tập a SGK trang 53 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: (3’) - Về nhà học nội dung bài. - CH: Tìm hiểu những hành động vi phạm thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm ở địa phương em ? - Xem trước bài mới. _________________________________ Ngày giảng: Lớp 6A:................... Lớp 6B: .................... Lớp 6C: .................... Tiết 29 QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ, VỀ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHOẺ, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM (tiếp) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu nhũng quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khoẻ, danh dự và phậm chất. - Hiểu đó là tài sản quý nhất của con người, cần giữ gìn bảo vệ. 2. Kỹ năng - Biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm hại thân thể, danh dự và nhân phẩm. - Không xâm hại đến người khác 3. Thái độ: - Có thái độ quý trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm của bản thân. Đồng thời tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác 73 II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên:Hiến pháp năm 1992, bộ luật hình sự năm 1999 2. Học sinh: Đọc trước bài III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định tổ chức: (1’) Lớp: 6A:..............Vắng: ............................................................................ Lớp: 6B:............. Vắng: ............................................................................ Lớp: 6C:........... ..Vắng: ............................................................................ 2. Kiểm tra : (15') - CH: Theo em ở mỗi con người thì những gì là quý giá nhất ? Vì sao ? - ĐA: - Đối với con người thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quý giá nhất. - Vì có những yếu tố đó thì con người mới có thể làm việc tốt để tạo ra của cải vật chất, mới trở thành người công dân tốt. 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung * Hoat động 1: Hệ thống lại kiến (10’) 2. Nội dung bài học thức đã học. - HS: Ôn lại nội dung bài học - GV: Đưa các tình huống cho học sinh giải quyết: 1. Do gen gét với A nên B đã bịa đặt tung tin nói xấu A với cả lớp. - CH: Theo em việc làm của B có vi 1. B vi phạm pháp luật: Đã xâm phạm pháp luật không? Hãy giải hại, làm tổn thương đến danh dự thích? Nếu là A em sẽ làm gì? nhân phẩm của A (Điều 22 bộ luật - HS: Liên hệ. hình sự tội vu khống) 2. A nói với B " Anh hành xóm nhà tớ đánh nhau với anh M, làm anh M gây chân, tỉ lệ thương tật là 30 % . Phen này nhất định anh K sễ bị phạt tù từ 5 -> 10 năm. - CH: Theo em nhận định của A đúng 2. Đúng: xử bị phạt tù. hay sai ? Nếu sai thì sai như thế nào ? - Sai: Theo điều 104 tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khoẻ người khác thì bị phạt tù từ 6 tháng -> 36 tháng * Hoạt động 2 : Bài tập. (12’) 3. Bài tập: * Bài tập b - HS: Đọc nội dung bài tập b SGK. - GV: Cho hs thảo luận nhóm.(4 5’ nhóm) + Nhóm chẵn: - CH: Trong tình huống trên ai vi phạm pháp luật ? Vi phạm điều gì ? - Tuấn đã vi phạm pháp luật. Xâm 74 phạm đến danh dự thân thể, sức khoẻ của Hải - Anh trai Tuấn đã sai vì: Không những không can ngăn em mà lai tiếp tay cho Tuấn nên càng sai hơn. - Cách sử lí của em: + Nhóm lẻ: - CH: Theo em Hải có thể có cách ứng xử nào ? - GV: Giới thiệu một số điều trong bộ luật hình sư quy định tại chương XIII "Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người" - HS: Các nhóm đại diện lên trả lời-> nhận xét chéo nhau. - GV: Khi tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm bị xâm hại cần biết phản kháng và thông báo, tìm sự giúp đỡ của người có trách nhiệm. - HS: Đọc nội dung bài tập d -> suy nghĩ trả lời. - HS: Đọc nội dung bài tập c -> suy nghĩ trả lời. * Bài tập d + Đúng ý: 1+3 + Sai ý: 2+4,5 * Bài tập c - Cách cư sử đúng là ý 4 4. Củng cố: (5’ ) - GV: Hệ thống bài 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: (2’) - Về nhà học nội dung bài. Hoàn thành các bài tập. Xem trước bài mới ______________________________ Ngày giảng: Lớp 6A:................... Lớp 6B: .................... Tiết 30 QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở 75 Lớp 6C: .................... I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu và nắm vững nội dung quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được quy định trong hiến pháp nhà nước ta. - Hiểu đó là tài sản quý nhất của con người, cần giữ gìn bảo vệ. 2. Kỹ năng - Biết phân biệt đâu là hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân. - Biết bảo vệ chỗ ở của mình, không xâm phạm chỗ ở của người khác. - Biết phê phán, tố cáo những ai làm trái pháp luật. 3. Thái độ: - Có ý thức tôn trọng chỗ ở của người khác, có ý thức cảnh giác trong việc giữ gìn và bảo vệ chỗ ở của mình và chỗ ở của người khác. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Hiến pháp năm 1992 - điều 73 - Bộ luật hình sự năm 1999 - điều 124 2. Học sinh: - Đọc trước bài III. Tiến trình day học 1. Ổn định tổ chức: (1’) Lớp: 6A:..............Vắng: ............................................................................ Lớp: 6B:............. Vắng: ............................................................................ Lớp: 6C:........... ..Vắng: ............................................................................ 2. Kiểm tra : (5') - CH: Trong trường hợp nào việc bắt và giam giữ người là đúng pháp luật ? Dựa vào đâu mà em biết điều đó ? - ĐA: Có quyết định của toà án nhân dân và quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân- dựa vào điều 71 hiến pháp năm 1992 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung * Hoạt động 1: Phân tích tình (10’) 1. Tình huống: huống - HS : Hai em đọc nội dung bài - CH: Chuyện gì sảy gia với gia đình bà Hoà ? Từ sự việc sảy ra bà Hòa suy nghĩ và hành động như thế nào? (- Gia đình bà Hoà mất trộm. + Mất con gà -> nghi nhà T lấy trộm -> chửi đống. + Mất quạt bàn -> nghi nhà T lấy cắp -> sang nhà T đòi khám nhà -> mẹ T không cho -> bà Hoà nghi ngờ cố xông vào khám). - HS: Thảo luận nhóm (4 nhóm) 5’ - Nhóm 1,2: Theo em bà Hoà hành - Hành động của bà Hoà sông vào 76 động như vậy đúng hay sai ? - GV: Giới thiệu điều 73 – Hiến Pháp năm 1992 trang 56 cho học sinh. - Nhóm 3,4: Theo em bà Hoà nên làm thế nào để có thể xác định được nhà T lấy trộm tài sản của mình mà không phạm đến quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của người khác ? - HS: Thảo luận nhóm -> đại diện nhóm trả lời. - GV: Giới thiệu điều 124 bộ luật hình sự năm 1992 học sinh đọc. * Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung (10’) bài học - CH: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì ? - CH: Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân ? - CH: Người vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân sẽ bị sử phạt như thế nào? - CH: Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ? (Liên hệ bản thân) (13’) * Hoạt động 3: Bài tập - GV: yêu cầu hs về nhà làm bài tập a,b c,d,d vào vở bài tập. - GV: Đưa tình huống cho học sinh giải quyết. - Hai anh công an đang dượt đuổi một phạm nhân trốn trại, đang có lệnh truy nã hắn chạy vào ngõ hẻm rồi mất hút. Hai anh công an nghĩ là tên này chạy vào nhà ông Tá. Hỏi ông Tá, ông Tá nói không thấy. Hai anh đề nghị ông Tá cho vào khám nhà nhưng ông Tá không đồng ý. Biết rằng chỉ cần lơi lỏng một chút là tên này sổng mất nên hai anh bàn nhau quyết định vào khám nhà ông Tá. - CH:Trong trường hợp này hai anh khám nhà T là sai, là vi phạm pháp luật (điều 73 - hiến pháp1992). - Bà Hoà nên quan sát, theo dõi, báo cáo cơ quan địa phương để nhờ can thiệp. Không được tự ý xông vào lục xét nhà T ->làm như vậy là vi phạm pháp luật. 2. Nội dung bài học - Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở một trong những quyền cơ bản của công dân. - Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. - Tôn trọng chỗ ở của người khác, tự bảo vệ chỗ ở của mình, tố cáo việc làm trái pháp luật. 3. Bài tập - Bài tập a,b,c,d,d =>Học sình về nhà hoàn thành vào vở. * Tình huống - Theo điều 73 - HP 1992 hai anh công an sai. - Hai anh nên: + Giải thích cho ông Tá rõ kẻ chốn trốn chạy là tôi phạm ông có quyền và nghĩa vụ bắt giữ cho công an và cho công an vào khám. - Việc tre dấu là phạm tội. - Cử một người ở lại phối hợp với nhân dân người kia về xin lệnh 77 có vi phạm quyền bất khả xâm phạm khám. về chỗ ở không ? vì sao ? - CH: Theo em hai anh công an nên hành động như thế nào ? - GV: Cho lớp thảo luận (theo bàn) - Đại diện nhóm trả lời ->nhận xét chéo nhau GV: Kết luận. 4. Củng cố: (5’) - GV: Hệ thống nội dung bài 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1’) - Về nhà học nội dung bài. - Hoàn thành các bài tập - Chuẩn bị trước bài mới. ________________________________ Ngày giảng: Lớp 6A:..................... Lớp 6B: .................... Lớp 6C: .................... Tiết 31 QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆNTÍN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu và nắm vững nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được quy định trong hiến pháp của nhà nước ta. - Hiểu đó là tài sản quý nhất của con người, cần giữ gìn bảo vệ. 2. Kỹ năng - Phân tích được đâu là hành vi vi phạm pháp luật và đâu là hành vi thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tin. - Biết phê phán những hành vi làm trái pháp luật, xâm phạm bí mật và an toàn thư tín, điện thoại điện tín. 3. Thái độ: 78 - Học sinh có ý thức và trách nhiệm đối với việc thức hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại và điện tín. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Hiến pháp năm 1992 - điều 73 - Bộ luật hình sự năm 1999 - điều 125 - Điều 115,119 bộ luật hình sự năm 1998. 2. Học sinh: - Đọc trước bài III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định tổ chức: (1’) Lớp 6A:..............Vắng: ............................................................................ Lớp 6B:............. Vắng: ............................................................................ Lớp 6C:........... ..Vắng: ............................................................................ 2. Kiểm tra : (5') - CH: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công là gì ? Nêu một số hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân ? - ĐA: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở một trong những quyền cơ bản của công dân. Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò T/g Nội dung * Hoạt động 1: Phân tích tình huống (10’ 1. Tình huống: - HS : Đọc 1 ->2 lần tình huống SGK ) - HS: Thảo luận nhóm: ( 3 nhóm) - Nhóm 1: Theo em Phượng có thể đọc 4’ Phượng không được đọc thư của thư gởi Hiền mà không cần sự đồng ý Hiền vì thư đó không phải là thư của Hiền không ? Vì sao ? của Phượng - Nhóm 2: Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xong thư, dán lại rồi - Giải pháp đọc xong thư dán lại đưa cho Hiền không ? rồi đưa cho Hiền là không chấp - Nhóm 3: Nếu em là Loan em sẽ làm nhận được vì làm như vậy là lừa thế nào ? dối bạn, vi phạm quyền được bảo - HS: Lần lượt trả lời, giáo viên ghi đảm về an toàn, bí mật thư tín điện nhanh ý kiến, các bạn khác bổ sung, thoại, điện tín. nhận xét. - Là Loan em nên giải thích để - GV: Nhận xét, kết luận. Phượng hiểu không được đọc thư - GV: Giới thiệu điều 73 Hiến Pháp của bạn khi chưa được bạn đồng ý. 1992 (Trên bảng phu) - HS: đọc nội dung điều 73 Hiến Pháp 1992 * Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung 2. Nội dung bài học bài học (13’) - GV: Yêu cầu học sinh đọc điều 125 BLHS 1999 SGK trang 58. - CH: Quyền được bảo đảm an toàn và - Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoai, điện tín của bí mật thư tín, điện thoai, điện tín 79 công dân là thế nào ? - CH: Theo em những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật và bảo đảm an toàn thư tín, điện thoại, điện tín ? - CH: Người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị pháp luật sử lí như thế nào ? - CH: Nếu thấy bạn nghe trộm điện thoai của người khác em sẽ làm gì ? - HS: Đại diện các nhóm lên trả lời -> bổ xung nhận xét - GV: Nhận xét- KL * Hoạt động 3: Luyện tập - GV: Yêu cầu hs tự nghiên cứu trả lời (10’ bài tập vào vở. ) - GV: Đưa tình huống (BT thêm). Em sẽ làm gì khi bắt gặp chị gái (anh trai) đang xem trộm nhật ký của em ? - GV: Cho hs thảo luận theo bàn -> gọi một số đại diện lên phát biểu -> GV bổ sung. của công dân. - Quy định ở điều 73 - HP 1992 3. Bài tập - Bài tập a,b,c - Bài tập thêm + Đề nghi chị không được xem thư và nhật ký. + Phân tích cho chị thấy đó là hành vi vi phạm pháp luật. + ảnh hưởng không tốt đến tình cảm chi em. 4. Củng cố: (5’) - GV: Hệ thống nội dung bài - Bài tập: Đánh dấu đúng (Đ) và sai (S) vào ô trống tương ứng + Mình đọc trộm thư của Hà + Mai nghe điện thoại của Đông + Nhặt được thư của bạn trong lớp đem trả + Phê bình bạn Hiếu đọc thư của người khác + Tuấn đọc và dịch hộ thư của bạn nước ngoài gửi về cho Bình 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1’) - Về nhà học nội dung bài. - Hoàn thành các bài tập a - Chuẩn bị trước bài mới. ___________________________________ Ngày giảng: Tiết 32 Lớp 6A:..................... NGOẠI KHOÁ NHỮNG QUY ĐỊNH CƠ BẢN CỦA Lớp 6B: .................... PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG Lớp 6C: .................... I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Những quy định chung về trật tự an toàn giao thông, những quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ và đường thuỷ nội địa. 80 - Hệ thống biển báo đường bộ, đường thuỷ nội địa. - ý nghĩa của việc chấp hành những quy định, quy tắc trật tự an toàn giao thông và việc sử phạt. 2. Kỹ năng - Nhận biết được hệ thống báo hiệu đường bộ, đường thuỷ và biết sử lí những tình huống đi trên đường thường gặp. - Biết đánh giá hành vi đúng sai của người khác khi tham gia giao thông. 3. Thái độ: - Có ý thức tôn trọng và thực hiện tốt quy định về trật tự an toàn giao thông. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Tài liệu giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (Dùng trong trường THCS) - Một số biển báo. 2. Học sinh: - Sưu tầm tài liệu có liên quan III. Tiến trình dạy và học. 1. Ổn định tổ chức: (1’) Lớp: 6A:..............Vắng: ............................................................................ Lớp: 6B:............. Vắng: ............................................................................ Lớp: 6C:........... ..Vắng: ............................................................................ 2. Kiểm tra : Đan xen trong bài 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung * Hoạt động 1: Quy định chung (10’) I. Những quy định chung về trật tự an toàn giao thông. - GV: Đọc những quy định chung về - Khi phát hiện công trình giao trật tự an toàn giao thông (sách tái liệu thông bị xâm phạm hoặc có nguy trang 9,10 và phát triển những nội cơ không an toàn người phát hiện dung chính). phải báo cáo với cảnh sát giao thông hoặc cơ quan có trách nhiệm có biện pháp sử lí. - Mọi hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông phải sử lí nghiêm minh. Thực hiện mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. - Khi sảy ra tai nạn giao thông phải - CH: Tại sao phải giữ nguyên hiện tuân thủ theo những quy dịnh trường khi sẩy ra tai nạn giao thông ? chung. GV: Phân tích. * Liên hệ: Việc giúp đỡ người bị thương khi sẩy ra tai nạn giao thông.... * Hoạt động 2: Quy định về đường (27’) II. Những quy cơ bản của pháp bộ luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ. - HS: Thảo luận nhóm.(4 nhóm) 5’ 1. Quy tắc chung của giao thông - CH: Để đảm bảo trật tự an toàn giao đường bộ. 81 thông là học sinh khi tham gia giao thông chúng ta phải thực hiện những quy tắc chung cơ bản nào ? - Đại diện nhóm trình bày-> bổ sung, kết luận. - GV: Cho học sinh quan sát hình vẽ biểu diễn động tác hiệu lệnh của người điều khiển gioa thông và phân tích cho học sinh hiểu. - Đi bên phải theo chiều đi của mình. - Đi đúng phần đường quy định. - Phải chấp hành biển báo hiệu đường bộ. 2. Hệ thống báo hiệu đường bộ. a. Hiệu lệnh của cảnh sát điêu khiển giao thông. - Tay giơ thẳng đứng. - Hai tay hoặc một tay giang ngang - Tay phải giơ phía trước. b. Đèn tín hiệu giao thông. - Đèn tín hiệu có 3 mầu: Xanh, vàng đỏ - Ý nghĩa: + Xanh được đi. + Đỏ cấm đi. + Vàng dừng lại. c. Biển báo hiệu đường bộ. - Có 5 loại biển báo hiệu đường bộ. + Biển báo cấm. + Biển báo nguy hiểm. + Biển hiệu lệnh. + Biển chỉ dẫn. + Biển phụ. GV: Giới thiệu về hệ thống đèn tín hiệu giao thông. - CH: Em biết những gì về ý nghĩa các mầu của đèn tín hiệu ? GV: Giải thích 5 loại biển báo qua hình vẽ SGK. - CH: Phân tích sự khác nhau giữa các nhóm biển báo cấm và biển báo nguy hiểm ? 4. Củng cố: (5') - GV: Hệ thống nội dung bài - CH: Nêu quy tắc chung của giao thông đường bộ? 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: (3') - Sưu tầm tài liệu về môi trường Ngày giảng: Tiết 33 Lớp 6A:..................... THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ Lớp 6B: .................... PHÒNG CHỐNG MA TUÝ Lớp 6C: .................... I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được khái niệm ma tuý và các chất gây nghiện, biết được nguồn gốc ma túy và tác hại của ma tuý. - Nắm được cách nhận biết người nghiện ma tuý. - Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý. 2. Kĩ năng: - Kiên định tránh xa ma tuý và có quyết định đúng đắn đối với những vấn đề có liên quan đến ma tuý. Giải thích, phân tích, khuyên nhủ mọi người thấy được tác hại của ma tuý. 3. Thái độ 82 - Có ý thức không sử dụng ma tuý và tích cực phòng chống ma tuý và các chất gây nghiện. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo, điều 193, 197, bộ luật hình sự. Điều 3, 4 luật phòng chống ma tuý. 2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về phòng chống ma tuý. III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định tổ chức.( 1’) Lớp 6A:..............Vắng: ............................................................................ Lớp 6B:............. Vắng: ............................................................................ Lớp 6C:........... ..Vắng: ............................................................................ 2. Kiểm tra: Kết hợp trong bài. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò T/g Nội dung * Hoạt động 1. Tìm hiểu ma tuý là (8’) I.Ma tuý là gì. gì. 1. Khái niệm. - H: Em hiểu ma tuý là gì? - Ma tuý là các chất gây nghiện, kích thích hoặc ức chế thần kinh. 2. Một số ma tuý và các chất gây - CH: Hãy kể tên một số ma tuý và các nghiện thường gặp. chất gây nghiện mà em biết? - Ma tuý: Thuốc phiện, cần sa, hêrôin, Amphetamin, côcain, Methamphetanin, seduxen, Moocphin. - Các chất gây nghiện: Caphêin, Nicôtin. * Hoạt động 2. Tìm hiểu nghiện ma (10’) II. Nghiện ma tuý là gì. tuý là gì. 1. Khái niệm. - Nghiện ma tuý là trạng thái - CH: Em hiểu thế nào là nghiện ma nhiễm độc chu kì mãn tính do sử tuý? dụng lặp lại nhiều lần chất đó. 2. Đặc trưng của hiện tượng - CH: Đặc trưng của hiện tượng nghiện nghiện là: là gì? - Cần tăng dần liều dùng. - Có sự lệ thuộc về tâm lí, sinh lí của người dùng vào chất đó. - Nếu thiếu người nghiện sẽ có những triệu chứng như: uể oải, lên cơn co giật, đau đớn…và có thể làm bất cứ điều gì miễn là có nó để dùng. (15’) * Hoạt động 3. Tìm hiểu nguyên III. Nguyên nhân và tác hại của nhân và tác hại của việc nghiện ma việc nghiện ma tuý. tuý. 1. Nguyên nhân. - CH: Nguyên nhân nào dẫn đến nghiện ma tuý và các chất gây nghiện? - Thiếu hiểu biết về các chất ma 83 - HS: Hoạt động nhóm. - CH: Ma tuý gây ra những tác hại gì? 5’ - Đại diện nhóm trình bày kết quả. HS nhận xét-> GV nhận xét, kết luận. * Hoạt động 4 Tìm hiểu cách phòng (7’) chống ma tuý. - CH: Để phòng chống ma tuý chúng ta cần làm gì? tuý và các chất gây nghiện. - Tò mò, đua đòi, sĩ diện… - Bế tắc trong cuộc sống ( thi trượt, thất tình, thất nghiệp, bệnh tật…) - Do sự gia tăng của thị trường ma tuý. - Do bị rủ rê, lừa gạt, ép buộc… - Thiếu sự quan tâm của gia đình và xã hội… 2. Tác hại của ma tuý. - Ảnh hưởng tới sức khoẻ, lây nhiễm HIV/AIDS …. - Ảnh hưởng tới nhân cách, luôn thấy cuộc sống bế tắc, âu sầu, bi quan, sống gấp gáp không mục đích…. - Suy thoái đạo đức. - ảnh hưởng tới kinh tế, hạnh phúc gia đình. - ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninh xã hội: Cờ bạc, trộm cắp, cướp giật, cướp của, giết người…. IV. Cách phòng chống ma tuý. - Có hiểu biết đầy đủ về ma tuý. - Sống lành mạnh, giản dị. - Tham gia các hoạt động tuyên truyền, phòng chống ma tuý. - GV: Nêu một số điều của luật phòng chống ma tuý và luật hình sự về ma tuý? 4. Củng cố: (3’) - CH: Ma tuý là gì? Nêu những tác hại của ma túy? 5. Hướng dẫn học bài ở nhà:(1’) - Ôn tập chuẩn bị thi học kì ____________________________ 84 Ngày giảng: Lớp 6A:..................... Lớp 6B: .................... Lớp 6C: .................... Tiết 34 ÔN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Qua giờ ôn tập giúp học sinh củng cố nội dung kiến thức cơ bản đã học trong học kỳ II về các quyền và nghĩa vụ mà trẻ em và mọi công dân được pháp luật bảo vệ. 2. Kỹ năng - Có thói quen thực hiện các chuẩn mực về pháp luật đã học. 3. Thái độ: - Tự liên hê được hành vi đúng sai trong cuộc sống. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Nội dung các bài đã học trong kỳ II. 2. Học sinh: - Chuẩn bị trước bài III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định tổ chức.( 1’) Lớp: 6A:..............Vắng: ............................................................................ Lớp: 6B:............. Vắng: ............................................................................ Lớp: 6C:........... ..Vắng: ............................................................................ 2. Kiểm tra : Đan xen trong bài 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung * Hoạt động 1: Công ước liên hợp (6’) 1. Công ước liên hợp quốc về quốc về quyền trẻ em quyền trẻ em - CH: Cho biết ý nghĩa của công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em ? - CH: Công ước bao gồm những quyền + Quyền tham gia, phát triển, sống cơ bản nào ? còn, bảo vệ. - CH: Nêu những biểu hiện của việc thực hiện đúng, chưa đúng của công ước Liên Hợp Quốc. * Hoạt động 2: Công dân nước cộng (5’) 2. Công dân nước cộng hoà xã hội hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chủ nghĩa Việt Nam. - CH: Như thế nào được gọi là công dân nước công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ? + Quyền : Học tập, nghiên cứu - CH: Công dân Việt Nam có quyền và khoa học kĩ thuật, hưởng chế độ nghĩa vụ gì đối với nhà nước ? sức khỏe, tự do đi lại, cư trú.... + Nghĩa vụ: Học tập, bảo vệ tổ quốc... (5’) * Hoạt động 3: Thưc hiện trật tự an 3. Thưc hiện trật tự an toàn giao toàn giao thông. thông. 85 - CH: Cho biết tầm quan trọng của việc thực hiện trật tự an toàn giao thông? - CH: Là công dân chúng ta phải làm gì để thực hiện tốt an toàn giao thông? - CH: Có mấy loại biển bảo thông dụng? Đặc điểm? * Hoạt động 4: Quyền và nghĩa vụ học (5’) tập. - CH: ý nghĩa của việc học tập đối mỗi con người? - CH: Pháp luật luật nước ta quy định như thế nào về quyền học của công dân ? - CH: Là công dân chúng ta phải có trách nhiệm như thế nào về quyền học tập ? * Hoạt động 5 : Quyền được pháp (5’) luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. - CH: Nước ta có những quy định như thế nào về quyền được bảo vệ tính mạng thân thể, sức khoẻ danh dự nhân phẩm ? - CH: Là công dân chúng ta phải làm gì đẻ thực hiện tốt quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể danh dự...... công dân ? * Hoạt động 6: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. (5’) - CH: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là như thế nào ? - CH: Mỗi chung ta phải làm như thế nào để thực hiện tốt quyền này ? - CH: Nêu một số hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở ? * Hoạt động 7: Quyền được bảo đảm (5’) an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. - CH: Quyền được bảo vệ an toàn và bí mật thư tín, điện thoại điện tín được quy định như thế nào? - CH: Quyền được bảo đảm....điện tín có 86 - Các loại biển báo ( nguy hiểm, cấm, hiệu lệnh ) 4. Quyền và nghĩa vụ học tập. - Quy định của pháp luật về học tập: Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân 5. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. - Quy định của pháp luật: + Công dân có quyền bất khả xâm phạm… + Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ… + Mọi việc làm…bị trừng phạt… - Trách nhiệm của công dân 6. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. - Điều 73 – HP 1992 7. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. - Không ai được chiếm đọat hoặc tự ý nghĩa như thế nào ? ý mở thư tín, điện tín của người - CH: là học sinh chúng ta thực hiện khác… quyền này như thế nào ? 4. Củng cố: (5') - GV: Hệ thống nội dung bài 5. Hướng dẫn học ở nhà: (3') - Ôn bài làm các bài tập SGK. ______________________________________ 87 88 Ngày giảng: Lớp 6A:..................... Lớp 6B: .................... Lớp 6C: .................... Tiết 35 KIỂM TRA HỌC KÌ II I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Nhằm củng cố, khắc sâu, đánh giá khả năng nhận thức của học sinh về nội dung kiến thức cơ bản đã học trong học kỳ II : Các quyền và nghĩa vụ của công dân được pháp luật bảo vệ, hiểu và chấp hành tốt luật giao thông đường bộ. 2. Kỹ năng - Giải thích vấn đề, liên hệ thực tế, vận dung kiến thức giả quyết tình huống. 3. Thái độ: - Có ý thức làm bài tự giác, sáng tạo, không phụ thuộc vào sách vở II. Chuẩn bị 89 1. Giáo viên: Đề, đáp án theo hình thức kiểm tra tự luận 2. Học sinh: Ôn tập, đồ dùng học tập III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức: Lớp: 6A:..............Vắng: ............................................................................ Lớp: 6B:............. Vắng: ............................................................................ Lớp: 6C:........... ..Vắng: ............................................................................ 2. Kiểm tra : Đan xen trong bài 3. Bài mới : A. Ma trận: B. Đề bài: Câu 1(4đ): Học sinh có trách nhiệm như thế nào đối với trật tự an toàn giao thông ? Câu 2 ( 3đ) Tình huống Nhà Bình ở cạnh nhà Tú. Do nghi ngờ Tú nói xấu mình, Bình đã chửi và rủ anh trai đánh Tú. a. Bình đã vi phạm quyền gì của công dân ? b. Tú có thể có những cách ứng xử nào ( Nêu ít nhất 3 cách ) ? c. Theo em, cách ứng xử nào là phù hợp nhất trong tình huống đó ? Vì sao ? Câu 3 (3đ) : Em sẽ làm gì khi gặp những trường hợp sau: a. Em nhặt được thư của người khác. b. Em nhìn thấy bạn nghe trộm điện thoại của người khác. c. Bố, mẹ hoặc anh chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến của em. C. Đáp án, biểu điểm Câu 1(4đ): Trách nhiệm của học sinh đối với an toàn giao thông + Thực hiện nghiêm túc luật an toàn giao thông ( Không đi hàng 3,4; Không lạng lách đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu, chấp hành các biển báo, tí hiệu giao thông...) + Tuyên truyền, vận động mọi người cùng học luật an toàn giao thông, cùng thực hiện nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông, đồng thời biết lên án, phên phán những hành vi sai, những người chưa có ý thức thưc hiện tốt luật an toàn giao thông. Câu 2 ( 3đ): a. Bình đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe , danh dự và nhân phẩm của công dân . b. HS có thể có cách diễn đạt khác nhau nhưng cần nêu được 3 trong những cách ứng xử có thể xảy ra (Mỗi cách ứng xử 0,5đ) 1. Im lặng, không phản ứng gì 2. Tỏ thái độ phản đối và báo cho người có trách nhiệm biết để được giúp đỡ 3. Rủ anh đánh lại Bình….. c. Cách ứng xử phù hợp nhất là cách 2. Vì như vậy bảo vệ được quyền của mình mà không vi phạm pháp luật ( HS chọn được cách ứng xử phù hợp trong những cách của mình) Câu 3 (3đ) : 90 - Mỗi cách ứng xử đúng được 1điểm - HS có thể có cách diễn đạt khác nhau nhưng cần nêu được những cách ứng xử phù hợp: a. Tìm cách trả lại thư cho người bị mất. b. Khuyên bạn không nên nghe trộm điện thoại của người khác, giải thích cho bạn hiểu hành vi nghe trộm điện thoại của ngừi khác là vi phạm về quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại điện tín. c. Giải thích cho bố, mẹ, anh chị là mối công dân có quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại điện tín. Vì vậy không được xem thư của người khác nếu chưa được người đó đồng ý… Tiết 35 KIỂM TRA HỌC KÌ II 91 I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Nhằm củng cố, khắc sâu, đánh giá khả năng nhận thức của học sinh về nội dung kiến thức cơ bản đã học trong học kỳ II : các quyền và nghĩa vụ của công dân được pháp luật bảo vệ. 2. Kỹ năng - Giải thích vấn đề, liên hệ thực tế, vận dung kiến thức giả quyết tình huống. 3. Thái độ: - Có ý thức làm bài tự giác, sáng tạo, không phụ thuộc vào sách vở II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Đề, đáp án theo hình thức kiểm tra tự luận 2. Học sinh: Ôn tập, đồ dùng học tập III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định Lớp 6........./................. 2. Kiểm tra: A. Ma trận 92 Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Hiểu được những trách nhiệm của học sinh đối với ATGT Số câu:1 Số điểm: 2 Thực hiện trật tự ATGT Số câu:1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu 1 Số điểm: 2 tỉ lệ:20 % Vận dụng kiến thức giải quyết tình huống Quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm Số câu: 1 Số điểm 3 Tỉ lệ 30% Số câu: 1 Số điểm 3 Tỉ lệ 30% Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở Trình bày được khái niệm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở Số câu: 1 Số điểm:2 Tỉ lệ 20 % Số câu: 1 Số điểm:2 Số câu:1 Số điểm: 3 Tỉ lệ 30% Số câu: 1 Số điểm:2 Tỉ lệ 20 % - Hiểu được công dân có quyền được đảm bảo bí mật về thư tín, điện thoại điện tín Quyền được đảm bảo an toàn thư tín điện thoại điện tín Số câu: 1 Số điểm 3 Tỉ lệ 30% Tổng số câu: 4 Tổng số điểm:10 Tỉ lệ 100% Cấp độ cao Số câu:1 Số điểm: 3 Số câu :1 Số điểm:2 Tỉ lệ: 20 % Số câu: 2 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 50% Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30 % Số câu: 1 Số điểm 3 Tỉ lệ 30 Số câu:4 Số điểm:10 Tỉ lệ:100% B. Nội dung kiểm tra: Câu 1(4đ): Học sinh có trách nhiệm như thế nào đối với trật tự an toàn giao thông ? Câu 3: (3đ) Em sẽ làm gì khi gặp những trường hợp sau: a. Em nhặt được thư của người khác. b. Em nhìn thấy bạn nghe trộm điện thoại của người khác. c. Bố, mẹ hoặc anh chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến của em. Câu 4 ( 3đ) Tình huống. 93 Nhà Bình ở cạnh nhà Tú. Do nghi ngờ Tú nói xấu mình, Bình đã chửi và rủ anh trai đánh Tú. d. Bình đã vi phạm quyền gì của công dân ? e. Tú có thể có những cách ứng xử nào ( Nêu ít nhất 3 cách ) ? f. Theo em, cách ứng xử nào là phù hợp nhất trong tình huống đó ? Vì sao ? C. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Đáp án Trách nhiệm của học sinh đối với ATGT + Thực hiện nghiêm túc luật ATGT ( Không đi hàng 3,4; Không lạng lách đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu, chấp hành các biển báo, tí hiệu giao thông...) 1 2 điểm + Tuyên truyền, vận động mọi người cùng học luật ATGT, cùng thực hiện nghiêm chỉnh luật ATGT, đòng thời biết lên án, phên phán những hành vi sai, những người chưa có ý thức thưc hiện tốt luật ATGT - Quyền bât khả xâm phạm chỗ ở của công dân là: + Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở 2 2 điểm + Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép - HS nêu đúng ví dụ Điểm 1đ 1đ 1đ 0,5 đ 0,5 đ - Mỗi cách ứng xử đúng được 1điểm - HS có thể có cách diễn đạt khác nhau nhưng cần nêu được những cách ứng xử phù hợp: a. Tìm cách trả lại thư cho người bị mất. 3 b. Khuyên bạn không nên nghe trộm điện thoại của người khác, giải 3 điểm thích cho bạn hiểu hành vi nghe trộm điện thoại của ngừi khác là vi phạm về quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại điện tín. c. Giải thích cho bố, mẹ, anh chị là mối công dân có quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại điện tín. Vì vậy không được xem thư của người khác nếu chưa được người đó đồng ý… a. Bình đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe , danh dự và nhân phẩm của công dân . 4 b. HS có thể có cách diễn đạt khác nhau nhưng cần nêu được 3 trong 3 điểm những cách ứng xử có thể xảy ra (Mỗi cách ứng xử 0,5đ) 1. Im lặng, không phản ứng gì 2. Tỏ thái độ phản đối và báo cho người có trách nhiệm biết để được giúp đỡ 3. Rủ anh đánh lại Bình….. c. Cách ứng xử phù hợp nhất là cách 2. Vì như vậy bảo vệ được quyền của mình mà không vi phạm pháp luật ( HS chọn được cách 94 1đ 1đ 1đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 1đ ứng xử phù hợp trong những cách của mình) 3. Củng cố - GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra 4. Hướng dẫn họpc ở nhà - Xem lại kiến thức đã học _________________________________ Ngày giảng: Lớp 6A:..................... Tiết 35 KIỂM TRA HỌC KÌ II 95 Lớp 6B: .................... Lớp 6C: .................... I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Nhằm củng cố, khắc sâu, đánh giá khả năng nhận thức của học sinh về nội dung kiến thức cơ bản đã học trong học kỳ II : Các quyền và nghĩa vụ của công dân được pháp luật bảo vệ, hiểu và chấp hành tốt luật giao thông đường bộ. 2. Kỹ năng - Giải thích vấn đề, liên hệ thực tế, vận dung kiến thức giả quyết tình huống. 3. Thái độ: - Có ý thức làm bài tự giác, sáng tạo, không phụ thuộc vào sách vở II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Đề, đáp án theo hình thức kiểm tra tự luận 2. Học sinh: Ôn tập, đồ dùng học tập III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức.( 1’) Lớp: 6A:..............Vắng: ............................................................................ Lớp: 6B:............. Vắng: ............................................................................ Lớp: 6C:........... ..Vắng: ............................................................................ 2. Kiểm tra : Đan xen trong bài 3. Bài mới : A. Ma trận: Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu C.độ thấp C.độ cao Hiểu được Thực hiện trật những trách tự an toàn giao nhiệm của học thông sinh đối với an toàn giao thông 1 1 Số câu 4 4 Số điểm 40% 40 % Tỉ lệ% Quyền được Nhận xét và pháp luật bảo đề xuất cách hộ về tính ứng xử mạng, thân trong thể, sức khỏe, trường hợp danh dự và liên quan nhân phẩm đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể,sức khỏe, danh 96 Số câu Số điểm Tỉ lệ% Quyền được đảm bảo an toàn thư tín điện thoại điện tín Số câu Số điểm Tỉ lệ% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ% 1 4 40% dự, nhân phẩm 1 3 30% - Hiểu được công dân có quyền được đảm bảo bí mật về thư tín, điện thoại điện tín 1 3 30% 2 6 30% 1 3 30 1 3 30% 3 10 100% B. Đề bài Câu 1(4đ): Học sinh có trách nhiệm như thế nào đối với trật tự an toàn giao thông ? Câu 2 ( 3đ) Tình huống Nhà Bình ở cạnh nhà Tú. Do nghi ngờ Tú nói xấu mình, Bình đã chửi và rủ anh trai đánh Tú. g. Bình đã vi phạm quyền gì của công dân ? h. Tú có thể có những cách ứng xử nào ( Nêu ít nhất 3 cách ) ? i. Theo em, cách ứng xử nào là phù hợp nhất trong tình huống đó ? Vì sao ? Câu 3 (3đ) : Em sẽ làm gì khi gặp những trường hợp sau: d. Em nhặt được thư của người khác. e. Em nhìn thấy bạn nghe trộm điện thoại của người khác. f. Bố, mẹ hoặc anh chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến của em. C. Đáp án, biểu điểm Câu 1(4đ): Trách nhiệm của học sinh đối với an toàn giao thông + Thực hiện nghiêm túc luật an toàn giao thông ( Không đi hàng 3,4; Không lạng lách đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu, chấp hành các biển báo, tí hiệu giao thông...) + Tuyên truyền, vận động mọi người cùng học luật an toàn giao thông, cùng thực hiện nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông, đồng thời biết lên án, phên phán những hành vi sai, những người chưa có ý thức thưc hiện tốt luật an toàn giao thông. Câu 2 ( 3đ): a. Bình đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe , danh dự và nhân phẩm của công dân . b. HS có thể có cách diễn đạt khác nhau nhưng cần nêu được 3 trong những cách ứng xử có thể xảy ra 97 (Mỗi cách ứng xử 0,5đ) 1. Im lặng, không phản ứng gì 2. Tỏ thái độ phản đối và báo cho người có trách nhiệm biết để được giúp đỡ 3. Rủ anh đánh lại Bình….. c. Cách ứng xử phù hợp nhất là cách 2. Vì như vậy bảo vệ được quyền của mình mà không vi phạm pháp luật ( HS chọn được cách ứng xử phù hợp trong những cách của mình) Câu 3 (3đ) : - Mỗi cách ứng xử đúng được 1điểm - HS có thể có cách diễn đạt khác nhau nhưng cần nêu được những cách ứng xử phù hợp: a. Tìm cách trả lại thư cho người bị mất. b. Khuyên bạn không nên nghe trộm điện thoại của người khác, giải thích cho bạn hiểu hành vi nghe trộm điện thoại của ngừi khác là vi phạm về quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại điện tín. c. Giải thích cho bố, mẹ, anh chị là mối công dân có quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại điện tín. Vì vậy không được xem thư của người khác nếu chưa được người đó đồng ý… 4. Củng cố - GV: Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra 5. Hướng dẫn họpc ở nhà - Xem lại kiến thức đã học 98 Mức độ Nội dung Quyền và nghĩa vụ học tập Thực hiện an toàn giao thông Công ước LHQ về quyền trẻ em Quyền được pháp luật bảo hộ tính mang, thân thể…. Tổng Nhận biết Thông hiểu TNKQ TNTL C1 C8 0,25 C2 0,25 C4 0,25 C3 Vận dụng Tổng TNKQ TNTL TNKQ TNTL 2,25 2 C5 C7 1 3,25 2 C6 1,25 1 C9 3,25 0,25 1 3 2 2 99 2 3 10 Ngày giảng: Lớp 6A .... ./ ...... 2007. Lớp: 6B ...../...... 2007. TiÕt 28: thi kiÓm tra häc kú II (§Ò thi do nhµ trêng ra) 100 [...]... Phương lớp trưởng 6A khích 35 lệ các bạn trong lớp tham gia phong trào, Phương phân công các bạn trong lớp: Người viết kịch bản, người diễn xuất, hát múa còn Phương chăm lo nước uống cho lớp trong các buổi tập Cả lớp đều sôi nổi nhiệt tình tham gia Duy nhất bạn Khánh không nhập cuộc, mặc dầu có rất nhiều người động viên Khi lớp được giải xuất sắc ai cũng xúm vào công kênh khen ngợi Phương Chỉ có Khánh... em, thầy cô giáo, bạn bè - Có kỹ năng đánh giá bản thân và mọi người xung quanh 3 Thái độ: - Có nhu cầu sống chan hoà với tập thể, hướng mọi người mong muốn giúp đỡ bạn bè xây dựng tập thể đoàn kết II Chuẩn bị 1 Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, tranh ảnh (nếu có) 2 Học sinh: Sưu tầm một số hình ảnh về các hoạt động tập thể III Tiến trình dạy học: 1 Ổn định tổ chức Lớp 6A: .Vắng Lớp 6B: .Vắng... đến công việc của tập thể, của trường, cũng như của xã hội 3 Thái độ: - Có ý thức lập kế hoạch cân đối giữa nhiệm vụ học tập, tham gia vào hoạt động của tập thể của lớp của đội II Chuẩn bị: 1 Giáo viên: - Một số hình ảnh hoạt động về tập thể 2 Học sinh: - Tấm gương, tranh vẽ về hoạt động tập thể III Tiến trình dạy học 1 Ổn định tổ chức: (1’) Lớp 6A: .Vắng Lớp 6B: .Vắng Lớp 6C:... duyệt của tổ chuyên môn 24 Ngày giảng: Tiết 9 Lớp 6A: KIỂM TRA 1 TIẾT Lớp 6B: Lớp 6C: I Mục tiêu: 1 Kiến thức: - Kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng qua các bài đã học từ bài 1 - bài 7 2 Kĩ năng: - Kĩ năng làm bài kiểm tra viết theo hình trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận 3 Thái độ: - Học sinh có thái độ nghiêm túc, tự giác khi làm bài kiểm tra II Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Ma trận,... Đáp án: 1, 2, 3, 4, 7 * Bài tập b HS: tự nêu ví dụ * Bài tập c Tập cách vui vẻ, giúp đỡ người khác, quan tâm … - GV: Nhận xét, cho điểm 4 Củng cố: (5') - GV: Đọc tình huống trong sách “ tình huống GDCD lớp 6 - HS: Nhận xét, xử lí tình huống 5 Hướng dẫn học bài ở nhà: (2') - Về nhà học thuộc nội dung và làm bài tập SGK - Đọc và trả lời trước bài: Lịch sự tế nhị 29 Ngày giảng: Lớp 6A: Lớp 6B: Lớp. .. mới: Lễ độ: Yêu cầu sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao nói về lễ độ Kí duyệt của tổ chuyên môn 12 Ngày giảng: Lớp 6A: Lớp 6B: Lớp 6C: Tiết 5 LỄ ĐỘ I Mục tiêu: 1 Kiến thức: - Hiểu được thế nào là lễ độ và những biểu hiện của lễ độ - Ý nghĩa và sự cần của việc rèn luyện tính lễ độ 2 Kĩ năng: - Có thể tự đánh giá được hành vi của mình, từ đó đề ra phương hướng rèn luyện tính lễ độ - Rèn luyện thói... thảo luận nhóm) 15 Ngày giảng: Lớp 6A: Lớp 6B: Lớp 6A: Tiết 6 TÔN TRONG KỈ LUẬT I Mục tiêu: 1 Kiến thức - Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật - Ý nghĩa và sự cần thiết của tôn trọng kỉ luật 2 Kĩ năng - Có khả năng rèn luyện tính kỉ luật và nhắc nhở người khác cùng thực hiện - Có khả năng đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm kỉ luật 3 Thái độ - Có ý thức tự đánh giá hành vi của bản thân... mình 3 Thái độ: - Tôn trọng quy tắc ứng xử có văn hóa có lễ độ II.Chuẩn bị 1 Giáo viên: - Những mẩu truyện về tấm gương lễ độ, bảng phụ Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về lễ độ 2 Học sinh: - Tấm gương về sự lễ độ trong cuộc sống III Tiến trình dạy học: 1 Ổn định tổ chức: ( 1’) Lớp 6A: .Vắng Lớp 6B: .Vắng Lớp 6C: .Vắng 2 Kiểm tra : (4’) - CH: Tiết kiệm là gì? Hãy kể một số... tự luận 3 Thái độ: - Học sinh có thái độ nghiêm túc, tự giác khi làm bài kiểm tra II Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Ma trận, đề bài, đáp án, biểu điểm 2 Học sinh: Ôn lại toàn bộ kiến thức III Tiến trình dạy học 1 Ổn định tổ chức Lớp 6A: .Vắng Lớp 6B: .Vắng Lớp 6C: .Vắng 2 Kiểm tra: 3 Bài mới: A Ma trận: Mức độ Nhận biết Chủ đề TNKQ TL Siêng năng, Nhận biết được hành kiên trì vi... nước 4 Củng cố: - GV: Thu bài, nhận xét bài kiểm tra 5 Hướng dẫn học ở nhà: - Ôn lại toàn bộ các bài đã học - Chuẩn bị bài mới: Sống chan hòa với mọi người Kí duyệt của tổ chuyên môn 27 Ngày giảng: Lớp 6A: Lớp 6B: Lớp 6C: Tiết 10 SỐNG CHAN HÒA VỚI MỌI NGƯỜI I Mục tiêu: 1 Kiến thức: - Biết được những biểu hiện của người, biết sống chan hoà và những biểu hiện không biết sống chan hoà với mọi

Ngày đăng: 29/09/2015, 20:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan