MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH tế TRANG TRẠI tại TỈNH lâm ĐỒNG

30 441 1
MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH tế TRANG TRẠI tại TỈNH lâm ĐỒNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... thực tiễn phát triển kinh tế trang trại - Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại nhằm phát yếu tố trở ngại tiềm để phát triển kinh tế trang trại tỉnh Lâm Đồng - Đề xuất số giải pháp chủ... THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG 19 3.3 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ 21 PHẦN 4: 23 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ 23 TRANG TRẠI TỈNH LÂM ĐỒNG THỜI GIAN... tế trang trại tỉnh Lâm Đồng để nghiên cứu II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại tỉnh Lâm Đồng, từ tìm giải pháp thúc đẩy kinh tế trang trại

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH *********************** Người thực hiện: CHU THỊ LAN ANH MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TIỀU LUẬN MÔN HỌC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Mã số : 60.31.10 Hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN ĐẮC DÂN Đà lạt, tháng 10/2012 MỤC LỤC MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG................................ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP.................... TIỀU LUẬN MÔN HỌC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN........... 1 MỤC LỤC.................................................................. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................... DANH MỤC HÌNH - BẢNG........................................... PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................... I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..........................................6 II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................7 2.1. Mục tiêu chung...........................................................................................7 2.2. Mục tiêu cụ thể...........................................................................................7 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..........................7 3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................7 3.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................8 PHẦN 2:................................................................... TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU............................. VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................. 2.1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU..............................9 2.1.1 Trang trại và kinh tế trang trại..................................................................9 2.1.2 Kinh nghiệm trên thế giới về kinh tế trang trại......................................10 2.1.3 Lịch sử hình thành trang trại ở Việt Nam...............................................11 2.1.4 Quá trình phát triển kinh tế trang trại ở nước ta từ khi đổi mới theo nền kinh tế thị trường.............................................................................................13 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................15 2 PHẦN 3:..................................................................16 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI........16 TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG................................................16 3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU...............................16 a. Vị trí địa lý...................................................................................................16 b. Đặc điểm địa hình........................................................................................17 c. Đặc trưng khí hậu........................................................................................17 d. Hiện trạng sử dụng đất................................................................................18 3.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG.............................................................19 3.3 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ..............................................21 PHẦN 4:..................................................................23 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ...................23 TRANG TRẠI TỈNH LÂM ĐỒNG THỜI GIAN TỚI............23 3.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI..........23 3.2. GIẢI PHÁP CƠ BẢN..................................................24 3.3. CHÍNH SÁCH CỤ THỂ...............................................25 a. Chính sách đất đai........................................................................................25 b. Chính sách về thuế......................................................................................25 c. Chính sách đầu tư tín dụng..........................................................................25 d. Chính sách lao động....................................................................................25 e. Chính sách khoa học, công nghệ, môi trường.............................................26 f. Chính sách thị trường...................................................................................26 g. Chính sách bảo hộ tài sản đã đầu tư của trang trại......................................27 KẾT LUẬN...............................................................28 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................29 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NN-PTNT: KT-XH: HST: GDP: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kinh tế xã hội Hệ sinh thái Gross Domestic Product: tổng sản phẩm nội địa 4 DANH MỤC HÌNH - BẢNG HÌNH Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng........Error: Reference source not found BẢNG BẢNG 3.1. CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG......................................................................18 BẢNG 3.2. SỐ LƯỢNG TRANG TRẠI PHÂN THEO NGÀNH HOẠT ĐỘNG VÀ THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN..............................................................19 BẢNG 3.3. SỐ LƯỢNG TRANG TRẠI PHÂN THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN......................................20 5 PHẦN MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trang trại là một loại hình sản xuất nông nghiệp được hình thành tương đối sớm trên thế giới, tuỳ từng thời kỳ mà có những hình thức, tên gọi khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là sản xuất hàng hoá tự chủ với quy mô lớn. Phát triển kinh tế trang trại là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Ngày nay, trang trại là loại hình tổ chức sản xuất phổ biến trong nền nông nghiệp của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, trang trại đã hình thành và trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau của sự phát triển. Tuy nhiên, trang trại gia đình chỉ phát triển từ đầu thập niên 1990 sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và Luật Đất đai ra đời năm 1993, giao quyền sử dụng đất sản xuất ổn định và lâu dài cho hộ gia đình nông dân. Từ khi có chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng, kinh tế hộ nông dân đã phát huy tác dụng to lớn, tạo sức mạnh mới trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn. Tại Lâm Đồng, theo số liệu thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT) và số liệu “Kết quả điều tra nông thôn - nông nghiệp và thủy sản năm 2011” của Cục Thống kê Lâm Đồng thì hiện nay toàn tỉnh có 376 trang trại (gồm 177 trang trại trồng trọt, 199 trang trại chăn nuôi) đang hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản nước ngọt, giảm 1.603 trang trại so với năm 2005 và giảm 272 trang trại so với năm 2010. Hiệu quả sản xuất - kinh doanh của phần lớn trang trại chưa có kết quả cao, chưa đạt theo những tiêu chí quy định. Nhận định này được chứng minh khi các trang trại trên địa bàn tỉnh hiện sử dụng tới 2.365 ha đất (bình quân 6,3 ha/trang trại) và 1.834 lao động thường xuyên (bình quân 4,8 lao động/trang trại), chưa kể lao động thời vụ lúc cao nhất lên tới trên 3.500 người… nhưng mỗi năm tổng thu từ sản xuất - kinh doanh (của tất cả 376 trang trại) mới đạt bình quân 872 tỷ đồng. 6 Muốn duy trì và phát triển số lượng trang trại đạt tiêu chí quy định, hiệu quả thì các ngành cần có những tác động hợp lý để nâng cao giá trị hàng hóa của các trang trại. Bởi vì trang trại phát triển nhanh sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy quá trình cơ giới hóa và ứng dụng các công nghệ cao vào phát triển sản xuất, tạo tiền đề cho phát triển công nghiệp chế biến, mở mang ngành nghề nông thôn và tham gia giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn. Xuất phát từ tình nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại tại tỉnh Lâm Đồng” để nghiên cứu. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Lâm Đồng, từ đó tìm giải pháp thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển, góp phần xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp sản xuất hàng hoá có khả năng cạnh tranh cao, hiệu quả và bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại. - Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại nhằm phát hiện ra các yếu tố trở ngại và những tiềm năng để phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Lâm Đồng. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thời gian tới. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Hoạt động kinh tế của các trang trại cũng như ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hộ i trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. - Tình hình sử dụng đất đai, lao động, vốn, thu nhập, bố trí sản xuất, bố trí cây trồng của các trang trại; Phân tích một số chỉ tiêu, đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế của các trang trại. 7 3.2. Phạm vi nghiên cứu Các trang trại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Số liệu cập nhật đến cuối năm 2011. 8 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1.1 Trang trại và kinh tế trang trại a. Quan niệm về trang trại Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp tập trung trên quy mô diện tích đất đủ lớn mang tính độc lập đã có từ rất lâu đời. Ngay từ thời đế quốc La Mã đã tồn tại hình thức sản xuất tập trung trên diện tí ch lớn, lực lượng của yếu là tù binh và nô lệ. Thời phong kiến ở một số nước Châu Âu có hình thức lãnh địa phong kiến và các trang viên. Ở Trung Quốc thời nhà Hán đã có các hoàng trang, điền trang, đồn điền. Ở Việt Nam hình thức sản xuất tập trung đã có từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ. Qua đó “Trang trại” là thuật ngữ dùng để mô tả, chỉ và gắn liền với hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung trên một d iện tích đủ lớn, với q uy mô hộ gia đình là chủ yếu, trong điều kiện sản xuất hàng hoá của nền kinh tế thị trường. b. Khái niệm về kinh tế trang trại “Hình thức kinh tế trang trại dùng để chỉ một lĩnh vực tổ chức sản xuất kinh doanh nông sản hàng hoá lớn ở nông nghiệp nông thôn để phân biệt với hình thức tiểu nông tự túc, tự cấp”. - Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về Kinh tế trang trại của Chính phủ, kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản. - Theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 04 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì: Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau: 9 1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt: - Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: + 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; + 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại. - Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm. 2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên; 3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên. 2.1.2 Kinh nghiệm trên thế giới về kinh tế trang trại Kinh tế trang trại xuất hiện sớm nhất ở Pháp. Sau cuộc đại cách mạng tư sản Pháp năm 1789, ở Pháp xuất hiện những chủ trại (ferrmier) trong nông nghiệp. Từ đó kinh tế trang trại phát triển và lan rộng khắp thế giới. Trang trại của các nước Châu Á có diện tích nhỏ, quy mô trang trại chỉ trên dưới một ha như Nhật Bản (1,2 ha). Trang trại của các nước Châu Âu lớn hơn, quy mô bình quân trang trại hàng chục ha như Pháp (29,2 ha); Đan Mạch 31,7 ha. Ở một số nước quy mô trang trại gia đình lên tới hàng trăm ha như ở Mỹ trang trại bình quân 180 ha. Các trang trại gia đình trên thế giới có trang bị kỹ thuật hiện đại, ứng dụng ngày càng nhiều khoa học kỹ thuật và công nghệ s inh học... các trang trại gia đình chủ yếu sử dụng lao động của hộ gia đình và một số ít lao động thuê ngoài (chủ yếu theo thời vụ). Các trang trại còn ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực sinh học, tin học: “Ở Mỹ, đến nay đã có 20% trang trại gia đình sử dụng máy tính phục vụ việc lập trình sản xuất kinh doanh trên đồng ruộng và trong trang trại. Ở Đức 50% các trang trại quy mô 50 ha trở lên đã sử dụng máy vi tính vào quá trình điều hành sản xuất…”. 10 - Lao động sử dụng trong trang trại ở Tây Âu và Mỹ đang có xu hướng giảm dần. Hiện nay ở Mỹ chỉ có từ 1 - 2 lao động/ trang trại; Nhật Bản khoảng 3 lao động/ trang trại (1990); Đài Loan mỗ i trang trại chỉ có 1,3 lao động. Thực tiễn phát triển nông nghiệp của các nước trên Thế giới đã khẳng định đ iều kiện cần và đủ cho việc phát triển kinh tế trang trại gia đình là sự hình thành nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá đất nước. Ngoài ra trang trại gia đình muốn hoạt động có hiệu quả cần phải có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của Nhà nước thông qua các chính sách và các công cụ quản lý vĩ mô như : Chính sách thuế, chính sách tài chính, tín dụng, chính sách bảo trợ nông nghiệp, bảo hộ lao động... Những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình phát triển kinh tế trang trại của thế giới - Trang trại có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá của các nước. Kinh tế trang trại gắn liền quá trình công nghiệp hoá của các nước từ thấp đến cao, chính công nghiệp hoá đặt ra yêu cầu khách quan để phát triển trang trại, cơ chế thị trường tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển. - Thực tế phát triển trang trại tại nhiều quốc gia trên thế giới lại cho phép đi đến kết luận: Chính các trang trại gia đình quy mô nhỏ mới thực sự là chìa khóa để phát triển một nền nông nghiệp bền vững, lâu dài. - Trong các giai đoạn ban đầu kinh tế trang trại phát triển theo hướng kinh doanh tổng hợp bằng cách đa dạng hoá sản phẩm, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường sẽ từng bước đi vào chuyên môn hoá. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại không hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô đất đai. Ở các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan diện tích các trang trại nhỏ nhưng hiệu quả sản xuất lại rất lớn. 2.1.3 Lịch sử hình thành trang trại ở Việt Nam Trong sách “Lịch sử nông nghiệp Việt Nam” có ghi: “Năm 1266, triều đình nhà Trần cho phép các vương hầu, công chúa, phò mã, cung phi triệu tập dân nghèo 11 khổ không có đất làm nô tỳ đi khai hoang miền ven biển, đắp đê ngăn mặn, khai phá đất bồi sông Hồng lập thành điền trang rộng lớn”. Thời nhà hậu Lê, nhà nước phong kiến chủ trương mở rộng khai hoang lập đồn điền (đồn điền cũng đồng nghĩa với trang trại). Đến năm 1481, cả nước có 43 sở đồn điền để cấp cho họ hàng nhà vua và quan lại từ tứ phẩm trở lên (gọi là cấp lộc điền). Đời nhà Nguyễn từ năm 1802 - 1855 triều đình đã ban hành 25 quyết định về khai hoang với hình thức chủ yếu là chiêu mộ dân phiêu tán để khai hoang lập ấp trại hoặc xã. Đồng thời, nhà nước dùng binh lính và tù nhân bị lưu đày để khai hoang, hoặc giao cho tư nhân chiêu mộ dân khai phá đất hoang để lập đồn điền - trang trại - phát canh - thu tô. Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, họ đã thực hiện chính sách khai thác thuộc địa làm giàu cho chính quốc. Năm 1888, Toàn quyền Đông Dương ra các Nghị định cho địa chủ thực dân được quyền lập các đồn điền, Nghị đ ịnh còn cho phép địa chủ thực dân được quyền lập các đồn điền rộng lớn mà họ gọi là đất vô chủ. Tính đến năm 1930, thực dân Pháp đã chiếm đọat 1,2 triệu ha, b ằng 1/7 trong tổng diện tích đất canh tác của nước ta lúc bấy giờ để lập trên dưới 4.000 đồn điền - trang trại với quy mô bình quân chừng 300 ha/cái. - Từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến năm 1975. Ở Miền Nam: Các loại đồn điền tư bản, thực dân ở những vùng đ ịch tạm chiến vẫn tồn tại và phát triển. Ở Miền Bắc: Nhà nước tiến hành tịch thu các đồn điền của thực dân Pháp và địa chủ phản động đem chia cho nông dân không ruộng và chuyển một số thành cơ sở sản xuất nông nghiệp của nhà nước. Đến năm 1957, nhà nước đã chính thức thành lập các nông, lâm trường quốc doanh. Từ những năm 1958 đến năm 1960 các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc thấp, quy mô thôn đã được thành lập, rồi lên bậc cao, quy mô liên thôn, đến quy mô xã có tính phổ biến trên toàn miền Bắc. 12 - Từ 1975 đến 1986: Sau khi giải phóng Miền Nam những đồn điền - trang trại kiểu Tư bản chủ nghĩa đã được Nhà nước tịch thu và chuyển thành những nông trường quốc doanh. 2.1.4 Quá trình phát triển kinh tế trang trại ở nước ta từ khi đổi mới theo nền kinh tế thị trường a. Thời kỳ từ 1986 - 1999 Đại hội VI (12/1986) Đảng đã chỉ ra, trong thời kỳ quá độ ở nước ta là “nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần” và tiếp đến (4/1989) trong nông nghiệp có Nghị Quyết VI năm 1989, Đảng chỉ ra rằng “gia đình xã viên trở thành những đơn vị kinh doanh tự chủ” đồng thời, luật doanh nghiệp tư nhân cũng được công bố ngày 0 3/01/1991. Đó chính là những cơ sở để hệ thống trang trại phát triển với tốc độ và quy mô càng cao lớn hơn. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, năm 1989 tổng số có 5.125 trang trại, đến năm 1992 đã tăng lên đến 13.246 trang trại, nhiều hơn gấp 2,53 lần. Đến ngày 1/7/1999 cả nước có 90.167 trang trại, tăng gấp 6,8 lần so với năm 1989. Diện tích đất trong kinh doanh nông nghiệp từ năm 1989 đến năm 1992 đã tăng từ 22.946 ha lên 58.282 ha, gấp 2,54 lần, đến năm 1999 tăng lên 396.282 ha, gấp 6,81 lần so với năm 1992 và gấp 17,29 lần so với năm 1989. Tổng giá trị sản phẩm bình quân của các trang trại từ năm 1997-1999 đạt 9.575 tỷ đồng/năm chiếm 7,89% giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt là tỷ suất nông sản hàng hoá của các trang trại ở năm 1992 chiếm 78,6% thì năm 1999 đã tăng lên đến 86,74%. b. Thời kỳ từ 2000 đến nay Sau khi có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP của Chính Phủ về kinh tế trang trại, kinh tế trang trại tiếp tục phát triển và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Theo kết quả tổng hợp sơ bộ của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản Trung Ương, năm 2011, cả nước có 20.065 trang trại (tính theo tiêu chí mới). Trong đó, riêng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ có tới 13 11.697 trang trại, chiếm 58,3% tổng số trang trại trong cả nước. Trung Du và miền núi phía Bắc có số trang trại ít nhất, với 587 trang trại, chiếm tỷ lệ 2,9%. Ở khu vực này, trang trại chăn nuôi chiếm đa số, với 506 trang trại. Năm 2011, cả nước có 8.642 trang trại trồng trọt, chiếm 43% tổng số trang trại; 6.202 trang trại chăn nuôi, chiếm 30,9%; 4.443 trang trại nuôi trồng thuỷ hải sản, chiếm 22,1%; 737 trang trại tổng hợp, chiếm 3,7% và 51 trang trại lâm nghiệp, chiếm 0,3%. Số lượng trang trại trồng trọt chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, với 7.089 trang trại, chiếm tới 90,4% số trang trại trồng trọt trong cả nước. Số trang trại nuôi trồng thuỷ hải sản chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, với 4.090 trang trại, chiếm 92,3% tổng số trang trại thuỷ sản. Số trang trại chăn nuôi chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Hồng, với 4.240 trang trại, chiếm 68,3% tổng số trang trại chăn nuôi. Năm 2011, diện tích đất nông, lâm nghiệp và diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ hải sản do các trang trại sử dụng là 157,6 nghìn ha, bình quân một trang trại sử dụng 7,9 ha. Trong tổng số diện tích trên, đất trồng cây lâu năm chiếm tỷ trọng lớn nhất, với 78 nghìn ha (chiếm 49,5%), đất trồng cây hàng năm là 36,7 nghìn ha (chiếm 23,3%), diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản là 34,2 nghìn ha (chiếm 21,7%). Các trang trại trong cả nước đã tạo công ăn, việc làm thường xuyên cho gần 100 nghìn lao động và rất nhiều lao động có tính thời vụ, tạm thời ở các địa phương. Năm 2011, tổng thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của các trang trại đạt gần 39 nghìn tỷ đồng (chiếm khoảng 6% giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản), bình quân 1942,5 triệu đồng một trang trại. 2.1.5 Một số kết luận - Kinh tế trang trại gắn liền quá trình công nghiệp hoá của các nước từ thấp đến cao, chính công nghiệp hoá đặt ra yêu cầu khách quan để phát triển trang trại, cơ chế thị trường tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển. 14 - Kinh tế trang trại có nhiều loại hình khác nhau, nhưng phổ biến nhất là trang trại gia đình. Chính các trang trại gia đình quy mô nhỏ mới thực sự là chìa khóa để phát triển một nền nông nghiệp bền vững, lâu dài. - Điều kiện cần và đủ cho việc phát triển kinh tế trang trại gia đình là sự hình thành nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá đất nước. - Trang trại gia đình muốn hoạt động có hiệu quả cần phải có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của nhà nước thông qua các chính sách và các công cụ quản lý vĩ mô như : Chính sách thuế, chính sách tài chính, tín dụng, chính sách bảo trợ nông nghiệp, bảo hộ lao động... - Hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại không hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô đất đai; Số lượng lao động trong các trang trại không phụ thuộc vào quy mô sản xuất của trang trại mà phụ thuộc vào trình độ công nghệ sản xuất. - Các trang trại gia đình chủ yếu sử dụng lao động của hộ gia đình và một số ít lao động thuê ngoài (chủ yếu theo thời vụ). - Trang trại ngày nay được trang bị kỹ thuật hiện đại, ứng dụng ngày càng nhiều khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học... 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong phạm vi giới hạn về thời gian và địa bàn, nghiên cứu chỉ tập trung vào việc thu thập các số liệu, tài liệu thứ cấp bao gồm: Những số liệu, thông tin liên quan trực tiếp và gián tiếp đến quá trình nghiên cứu đã được công bố chính thức của cơ quan thống kê các cấp, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu; thông tin trên internet, các báo cáo chuyên đề, các tài liệu, xuất bản phẩm của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp thống kê, mô tả: Lập danh sách và sắp xếp theo trình tự riêng biệt các yếu tố kinh tế, xã hội môi trường; đặc tính giống nhau, tiêu biểu, chung, phổ biến của các trang trại trong 15 tỉnh; cập nhật, hệ thống hoá những thông tin, vấn đề phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài. PHẦN 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG 3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU a. Vị trí địa lý Lâm Đồng là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu phát triển KT-XH, có vị trí và vai trò quan trọng trong bảo vệ HST đầu nguồn của vùng Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ. Lâm Đồng nằm giữa toạ độ địa lý: X = 11012’30” – 12026’00” vĩ độ bắc Y = 107015’00” – 108045’00” kinh độ đông. Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng Tổng diện tích đất tự nhiên của Lâm Đồng là 977.219,6 ha, chiếm khoảng 3,1% diện tích toàn quốc và 17,9% diện tích vùng Tây Nguyên. Phía Bắc – Tây Bắc 16 giáp Đắc Lắc; Tây - Tây Nam giáp Đồng Nai và Bình Phước; Đông Nam giáp Bình Thuận; Đông Bắc giáp Ninh Thuận và Khánh Hoà. Lâm Đồng là nơi đầu nguồn của 2 hệ thống sông suối chính: Sông Krông Nô- chi lưu Srêpok- Mê Kông có diện tích lưu vực 1.248 km 2 và sông Đồng Nai – La Ngà có diện tích lưu vực 8.524 km2 gồm các sông Đa Dâng, Đa Nhim, Đại Nga, Đạ Huoai và một số phụ lưu phía tả ngạn sông Đồng Nai Thượng, chảy về vùng Đông Nam Bộ. Vị trí địa lý như trên tạo điều kiện cho Lâm Đồng có thể mở rộng hợp tác kinh tế với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Duyên Hải miền Trung, Đông Nam bộ và cả nước. Sự phát triển mạnh mẽ kinh tế của khu vực là một trong những cơ hội tốt để phát huy các lợi thế địa lý của tỉnh. b. Đặc điểm địa hình Lâm Đồng có 3 dạng địa hình sau: - Địa hình thung lũng gồm các bề mặt bằng phẳng, ít dốc; có nguồn gốc tích tụ thung lũng giữa núi hoặc các bồi tích sông suối hiện đại. - Địa hình đồi núi thấp đến trung bình gồm các đồi hoặc núi có độ dốc < 20 0 và có độ cao < 800 - 1.000m. - Địa hình núi cao gồm các dạng địa hình trung bình đến núi cao, có nhiều đỉnh núi cao vượt quá 1.500m như Lang Biang cao 2.167m, Bi Doup 2.287m, Chư You Kao 2.006 m, Mneun San 1.996 m, Be Nom Dan Seng 1.931m, Braiom 1.874m, Núi Voi 1.805m, Chư Yen Du 1.784m, Mneun Pautar 1.664m... địa hình này thích hợp bố trí diện tích đất lâm nghiệp. Đặc điểm địa hình này cũng ảnh hưởng đến các yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng, thảm thực vật,... tạo ra những cảnh quan thiên nhiên phong phú và đa dạng là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành trồng trọt và chăn nuôi. c. Đặc trưng khí hậu Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 18-25 oC, thời 17 tiết ôn hoà và mát mẻ quanh năm. Lượng mưa trung bình 1.750-3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85-87%. Lượng mưa năm phân bố không đều theo không gian và thời gian và dao động trong khoảng 1.600 - 2.700mm. Sườn đón gió Tây Nam (Đạ Huoai, Bảo Lộc, Tây Di Linh) có lượng mưa năm lớn đạt tới 3.200 - 3.500mm. Về phía Đông, Đông Bắc lượng mưa giảm dần chỉ còn khoảng 600 - 1.700mm. Đặc biệt những vùng thung lũng nằm giữa những rặng núi cao lượng mưa năm dưới 1.400mm. d. Hiện trạng sử dụng đất Theo số liệu thống kê năm 2009 của tỉnh Lâm Đồng diện tích tự nhiên của tỉnh Lâm Đồng là 977.219,6 ha với khoảng 70% đất có độ dốc trên 200. Trong đó : - Đất nông nghiệp : 895.250,49 ha, chiếm 91,61% - Đất phi nông nghiệp : 48.157,12 ha, chiếm 4,93%; - Đất bằng chưa sử dụng : 33.811,94 ha, chiếm 3,46% Tổng diện tích đất thuộc quy hoạch cho lâm nghiệp 619.388 ha, trong đó bao gồm 531.255 ha rừng tự nhiên; 56.868 ha rừng trồng, 31.265 ha đất không có rừng. Về phân loại đất, Lâm Đồng có 8 nhóm đất, bao gồm 45 loại đất, trong đó quan trọng nhất là đất phát triển trên bazan có diện tích 212.309 ha, tập trung trên cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh địa hình khá bằng phẳng, đất màu mỡ, thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày. Bảng 3.1. Các loại đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Hạng mục Tổng diện tích tự nhiên 1. Diện tích các nhóm đất - Nhóm đất phù sa - Nhóm đất glay - Nhóm đất mới biến đổi - Nhóm đất đỏ - Nhóm đất xám - Nhóm đất mùn -Nhóm đất xói mòn - Nhóm đất đen 2. Sông, hồ, suối 3. Núi đá không cây Diện tích (ha) 977.219,6 965.691 28.866 44.685 16.275 212.304 659.648 864 68 2.981 17.074 121 18 Tỉ lệ (%) 100 98,9 2,96 4,58 1,67 21,74 67,55 0,09 0,01 0,31 1,7 0,01 Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tỉnh Lâm Đồng. 3.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG Theo số liệu thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT) và số liệu “Kết quả điều tra nông thôn - nông nghiệp và thủy sản năm 2011” của Cục Thống kê Lâm Đồng thì hiện nay toàn tỉnh có 376 trang trại (gồm 177 trang trại trồng trọt, 199 trang trại chăn nuôi) đang hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản nước ngọt, giảm 1.603 trang trại so với năm 2005 và giảm 272 trang trại so với năm 2010. Bảng 3.2. Số lượng trang trại phân theo ngành hoạt động và theo đơn vị hành chính cấp huyện Đơn vị Trong đó Trang trại Trang trại Trang trạiTrang trại Tổng số trồng cây trồng cây chăn nuôinuôi trồng hàng năm lâu năm thủy sản 376 5 172 199 10 1 6 3 50 4 46 Tổng số 1. Thành phố Đà Lạt 2. Thành phố Bảo Lộc 3. Huyện Đam Rông 4. Huyện Lạc Dương 5. Huyện Lâm Hà 97 6. Huyện Đơn Dương 23 1 7. Huyện Đức Trọng 57 1 8. Huyện Di Linh 75 9. Huyện Bảo Lâm 57 10. Huyện Đạ Huoai 2 11. Huyện Đạ Tẻh 2 2 12. Huyện Cát Tiên 3 Cũng theo Chi cục Phát triển nông thôn, trong số 42 2 73 44 55 22 54 2 13 2 1 2 trang trại đang tồn tại thì huyện Lâm Hà có 97 trang trại thuộc, Di Linh có 75, Đức Trọng và Bảo Lâm có 57, Bảo Lộc có 50; Lạc Dương và Đam Rông và những địa phương còn lại của tỉnh chưa có kinh tế trang trại. 19 Bảng 3.3. Số lượng trang trại phân theo đơn vị hành chính cấp huyện Đơn vị Tổng số 1. Thành phố Đà Lạt 2. Thành phố Bảo Lộc 3. Huyện Đam Rông 4. Huyện Lạc Dương 5. Huyện Lâm Hà 6. Huyện Đơn Dương 7. Huyện Đức Trọng 8. Huyện Di Linh 9. Huyện Bảo Lâm 10. Huyện Đạ Huoai 11. Huyện Đạ Tẻh 12. Huyện Cát Tiên 2005 2008 2009 1.978 897 916 447 45 55 90 95 101 7 16 2 2 1 178 206 227 235 151 90 94 75 112 415 45 63 338 110 116 106 23 12 14 26 8 59 112 115 2010 948 55 104 16 1 241 95 117 66 112 13 12 2011 376 10 50 97 23 57 75 57 2 2 116 3 Sở dĩ số trang trại của tỉnh đang giảm và giảm nhanh là vì theo quy định mới của Bộ NN-PTNT tại Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 thì để được công nhận là trang trại “Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tổng hợp phải đạt diện tích trên mức hạn điền tối thiểu 2,1 ha, giá trị sản lượng hàng hóa phải đạt 700 triệu đồng/năm; đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt 1.000 triệu đồng/năm”; Nhiều hộ gia đình có quy mô sử dụng đất nông - lâm nghiệp lớn (với cây hàng năm trên 3 ha, cây lâu năm trên 5 ha, cây lâm nghiệp trên 10 ha, chăn nuôi bò sữa trên 10 con, nuôi trâu, bò thịt trên 50 con…) nhưng lại không được công nhận là kinh tế trang trại (theo Thông tư 27/2011) cho thấy một thực tế là do hiệu quả sản xuất - kinh doanh của phần lớn trang trại chưa có kết quả cao, chưa đạt tiêu chí “giá trị sản lượng hàng hóa phải đạt trên 700 triệu đồng/năm”. Nhận định này được chứng minh khi các trang trại trên địa bàn tỉnh hiện sử dụng tới 2.365 ha đất (bình quân 6,3 ha/trang trại) và 1.834 lao động thường xuyên (bình quân 4,8 lao động/trang trại), chưa kể lao động thời vụ lúc cao nhất lên tới trên 3.500 người… nhưng mỗi năm tổng thu từ sản xuất - kinh doanh (của tất cả 376 trang trại) mới đạt bình quân 872 tỷ đồng. 20 3.3 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ Những mặt được của kinh tế trang trại thời gian qua có thể tựu trung ở một số điểm sau: - Đây là một bước phát triển mới của kinh tế hộ gắn với mục tiêu sản xuất hàng hoá qui mô lớn, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hoá, tạo ra các vùng sản xuất tập trung làm tiền đề cho công nghiệp chế biến nông lâm sản, đưa công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ vào nông thôn, tăng tốc độ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái. - Kinh tế trang trại phát triển đã góp phần khai thác thêm diện tích lớn đất trống, đồi núi trọc, diện tích còn hoang hoá đưa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. - Góp phần huy động lượng vốn đầu tư khá lớn trong dân để đầu tư cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; Giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn. - Một số trang trại đã sản xuất và cung cấp giống tốt, làm dịch vụ kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng. Sự phát triển của trang trại đang đặt ra những vấn đề cần phải giải quyết: - Chủ trương của Đảng và Nhà nước chưa được thể chế hoá thành những chính sách cụ thể, việc giao và cho thuê đất chưa được thực hiện chu đáo, nhiều chủ trang trại vẫn còn băn khoăn chưa thực sự yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, nhất là gần 30% số đất chưa được giao hoặc cho thuê ổn định lâu dài. - Phần lớn các trang trại mới chủ yếu tập trung mở rộng diện tích, áp dụng kỹ thuật truyền thống mà chưa quan tâm nhiều tới việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, tưới nước, cơ giới hoá, bảo quản chế biến vv… nên năng suất, chất lượng sản phẩm làm ra chưa cao. - Một số chủ trang trại chưa nắm bắt kịp thời yêu cầu của thị trường để định hướng sản xuất nên sản phẩm làm ra có lúc khó tiêu thụ, hiệu quả chưa cao, làm cho không ít trang trại gặp khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 21 - Nhà nước chưa có biện pháp hỗ trợ kịp thời và có hiệu quả. 22 PHẦN 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỈNH LÂM ĐỒNG THỜI GIAN TỚI Ngày 23/8/2011, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 với mục tiêu xây dựng tỉnh này trở thành tỉnh phát triển khá của vùng Tây Nguyên. Để trở thành tỉnh phát triển khá của vùng Tây Nguyên, theo quy hoạch, Lâm Đồng đặt ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm từ nay đến 2020 là 14,5% - 15%. Cũng theo quy hoạch này, từ nay đến 2020, ngành dịch vụ của tỉnh chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, hệ thống kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ và hiện đại. GDP bình quân đầu người của Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2020 đạt 44,5 – 46,2 triệu đồng (tương đương 2.200 – 2.300USD) và đến năm 2020 là 100 triệu đồng. Cũng theo quy hoạch, tổng vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2011 – 2015 của tỉnh dự kiến đạt khoảng 44% GDP và giai đoạn 2016 – 2020 là 42% GDP; nhu cầu vốn đầu tư cho cả giai đoạn 2011 – 2020 là 285.000 tỷ đồng (trong đó, thời kỳ 2011 – 2015 là 85.000 tỷ đồng và thời kỳ còn lại là 200.000 tỷ đồng). Trong đó, đặc biệt chú trọng đến phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa công nghệ cao để phục vụ cho công nghiệp chế biến, tiêu dùng và xuất khẩu. Đến năm 2020, diện tích cây cà phê của cả tỉnh sẽ đạt khoảng 135.000ha (chiếm khoảng 12% đất sản xuất nông nghiệp); diện tích rau, hoa là 60.000ha (trong đó có 20% diện tích là rau, hoa cao cấp); diện tích cây lương thực khoảng 55.000ha; có từ 29.000 – 30.000ha chè (chè chất lượng cao chiếm 5.000ha); 12.000ha điều… 3.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI - Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu 23 quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản. - Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; có việc làm tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lao động, dân cư xây dựng nông thôn mới. - Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất đã hình thành các trang trại gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn. 3.2. GIẢI PHÁP CƠ BẢN - Các địa phương trong tỉnh cần rà soát lại quy hoạch phát triển kinh tế trang trại. Trên cơ sở xác định các vùng phát triển trang trại, các địa phương cần công bố quỹ đất có thể giao hoặc cho thuê để phát triển trang trại. - Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống thuỷ lợi, giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, cơ sở công nghiệp chế biến, cơ sở sản xuất, cung ứng giống cây, con… đảm bảo đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển sản xuất của trang trại. - Nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để hỗ trợ, đào tạo các chủ trang trại có thêm hiểu biết về thị trường, khoa học kỹ thuật mới cũng như nâng cao trình độ quản lý. - Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với phát triển kinh tế trang trại về vốn, thực hiện miễn thuế thu nhập với các trang trại mà Nhà nước khuyến khích đầu tư và khai thác phù hợp với tình hình mới. - Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra đối với kinh tế trang trại, đảm bảo các chủ trang trại thực hiện đầy đủ công tác bảo vệ môi trường, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, có giá trị kinh tế cao để nâng cao sức cạnh tranh cả ở trong và ngoài nước... 24 3.3. CHÍNH SÁCH CỤ THỂ a. Chính sách đất đai - Hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản sống tại địa phương có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để mở rộng sản xuất thì ngoài phần đất đã được giao trong hạn mức của địa phương còn được các cơ quan chức năng cho thuê đất để phát triển trang trại. - Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê lại quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác để phát triển trang trại theo quy định của pháp luật về đất đai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. b. Chính sách về thuế - Để khuyến khích và tạo điều kiện hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trang trại, nhất là ở những vùng đất trống đồi núi trọc, bãi bồi, đầm phá ven biển, thực hiện miễn thuế thu nhập cho trang trại với thời gian tối đa. - Các trang trại được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng sản xuất, trồng cây lâu năm và khi thuê diện tích ở các vùng nước tự nhiên chưa có đầu tư cải tạo vào mục đích sản xuất nông nghiệp. c. Chính sách đầu tư tín dụng Trang trại phát triển sản xuất, kinh doanh được vay vốn tín dụng thương mại của các ngân hàng thương mại quốc doanh. Các chủ trang trại được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. d. Chính sách lao động Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ trang trại mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm cho lao động nông thôn, 25 ưu tiên sử dụng lao động của hộ nông dân không có đất, thiếu đất sản xuất nông nghiệp, hộ nghèo thiếu việc làm. Chủ trang trại được thuê lao động không hạn chế về số lượng; trả công lao động trên cơ sở thoả thuận với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. e. Chính sách khoa học, công nghệ, môi trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triền nông thôn cùng với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy hoạch đầu tư phát triển các vườn ươm giống cây nông nghiệp, lâm nghiệp và các cơ sở sản xuất con giống (chăn nuôi, thuỷ sản) hoặc hỗ trợ một số trang trại có điều kiện sản xuất giống để bảo đảm đủ giống tốt, giống có chất lượng cao cung cấp cho các trang trại và hộ nông dân trong vùng. - Khuyến khích chủ trang trại góp vốn vào quỹ hỗ trợ phát triển khoa học, liên kết với cơ sở khoa học, đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật áp dụng vào trang trại và làm dịch vụ kỹ thuật cho nông dân trong vùng. f. Chính sách thị trường - Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tốt việc cung cấp thông tin thị trường, khuyến cáo khoa học kỹ thuật, giúp trang trại định hướng sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. - Nhà nước hỗ trợ việc đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cơ sở công nghiệp chế biến ở các vùng tập trung, chuyên canh, hướng dẫn việc ký kết hợp đồng cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản hàng hoá của trang trại và nông dân trên địa bàn. - Nhà nước khuyến khích phát triển chợ nông thôn, các trung tâm giao dịch mua bán nông sản và vật tư nông nghiệp. Tạo điều kiện cho các chủ trang trại được tiếp cận và tham gia các chương trình dự án hợp tác, hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. 26 - Đẩy mạnh liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp Nhà nước với hợp tác chủ trang trại, hộ nông dân. Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích chủ trang trại xuất khẩu trực tiếp sản phẩm mua gom của trang trại khác, của các hộ nông dân và nhập khẩu vật tư nông nghiệp. g. Chính sách bảo hộ tài sản đã đầu tư của trang trại Tải sản và vốn đầu tư hợp pháp của trang trại không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia, Nhà nước cần thu hồi đất được giao, được thuê của trang trại thì chủ trang trại được thanh toán hoặc bồi thường tại thời điểm công bố quyết định thu hồi. 27 KẾT LUẬN Kinh tế trang trại ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Nó cho phép khai thác, sử dụng triệt để tiềm năng về đất đai, mang lại khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn cho xã hội. Tuy mới hình thành và phát triển ở nước ta nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng, kinh tế trang trại đã khẳng định là một hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ, phù hợp và có hiệu quả trong nông nghiệp. Nó đã và đang góp phần tạo ra quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Điều kiện tự nhiên, đ iều kiện kinh tế xã hội của một vùng ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế trang trại. Chính sự kết hợp giữa sự đa dạng với sự lựa chọn loại hình đem lại giá trị kinh tế cao trong kinh doanh trang trại hiện nay đã thể hiện sự năng động của các trang trại. Tuy nhiên, các nguồn lực của các trang trại huy động còn thấp, kết quả sản xuất cũng như hiệu quả kinh tế mang lại cũng chưa cao. Cũng như các loại hình kinh tế mới hình thành khác, kinh tế trang trại cần một môi trường chính sách, thể chế cần thiết cho sự tồn tại và phát triển ổn định, bền vững. Vai trò của công tác truyền thông, nâng cao năng lực của chủ trang trại, hỗ trợ thị trường v.v... trong phát triển kinh tế trang trại là những vấn đề mà các cấp chính quyền cần phải quan tâm. 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Điền,1998. Nông nghiệp nước Mỹ - Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Thống kê, Hà Nội. 2. Nguyễn Điền, Trần Đức, Trần Huy Năng, 1993. Kinh tế Trang trại gia đình trên thế giới và châu Á, NXB Thống kê. 3. Nguyễn Đình Hà, Nguyễn Khánh Quắc, 1999. Kinh tế nông nghiệp gia đình nông trại, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Hoàng Văn Hoa, Hoàng Thị Quý, Phạm Huy Vinh, 1999. Quá trình phát triển kinh nghiệm trang trại ở Việt nam và một số nước trên thế giới - Bài học kinh nghiệm; Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt nam , Trường đại học KTQD, Hà Nội. 5. Trần Văn Hưng, Hoàng Văn Chính, 2000. Kinh tế trang trại gia đình nông lâm nghiệp, Hà Nội. 6. Phạm Văn Lan - Viện Cơ điện Nông nghiệp, 2010. Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng cơ giới hóa điện khí hóa trong nông nghiệp, nông thôn Lâm Đồng. 7. Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng và các cộng tác viên, 2010. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006 – 2010. 8. 17. Lê Trọng, 2000. Phát triển và quản lý trang trại trong kinh tế thị trường, NXB Nông nghiệp, Hà Nộ i. 9. Viện Kinh tế (1995), Kinh tế hộ trong nông thôn Việt nam, NXB URL 10. http://lamdongdost.gov.vn/SOKHCN/Default.aspx? tabid=103&&MaterialItemID=498&MaterialCategoryID=3&CurrentPage=1 11. http://www.dalat-info.vn/TIPC-Lamdong-VITIC-CMS-SYSTEM.gplist . 54.gpopen.24799.gpside.1.asmx 12. http://www.dalat.gov.vn/WEB/books/ngtk2011/index.htm 13. http://baolamdong.vn/kinhte/201108/Lam-dong-se-la-tinh-kha-cua-vung-Tay - Nguyen-2067484/ 29 14. http://www.vacvina.org.vn/Story/vn/Kinhtetrangtrai/Kinhtetrangtrai/2010/6/ 365.html 15. http://www.molisa.gov.vn/news/detail/tabid/75/newsid/55012/seo/Kinh-tetrang-trai--mot-mo-hinh-phat-trien-ben-vung-trong-san-xuat-nongnghiep/language/vi-VN/Default.aspx 30 [...]... đến năm 2010 tỉnh Lâm Đồng 3.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG Theo số liệu thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT) và số liệu “Kết quả điều tra nông thôn - nông nghiệp và thủy sản năm 2011” của Cục Thống kê Lâm Đồng thì hiện nay toàn tỉnh có 376 trang trại (gồm 177 trang trại trồng trọt, 199 trang trại chăn nuôi) đang hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp và... Nguyên, với 7.089 trang trại, chiếm tới 90,4% số trang trại trồng trọt trong cả nước Số trang trại nuôi trồng thuỷ hải sản chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, với 4.090 trang trại, chiếm 92,3% tổng số trang trại thuỷ sản Số trang trại chăn nuôi chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Hồng, với 4.240 trang trại, chiếm 68,3% tổng số trang trại chăn nuôi... trường tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển 14 - Kinh tế trang trại có nhiều loại hình khác nhau, nhưng phổ biến nhất là trang trại gia đình Chính các trang trại gia đình quy mô nhỏ mới thực sự là chìa khóa để phát triển một nền nông nghiệp bền vững, lâu dài - Điều kiện cần và đủ cho việc phát triển kinh tế trang trại gia đình là sự hình thành nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường... nước Kinh tế trang trại gắn liền quá trình công nghiệp hoá của các nước từ thấp đến cao, chính công nghiệp hoá đặt ra yêu cầu khách quan để phát triển trang trại, cơ chế thị trường tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển - Thực tế phát triển trang trại tại nhiều quốc gia trên thế giới lại cho phép đi đến kết luận: Chính các trang trại gia đình quy mô nhỏ mới thực sự là chìa khóa để phát triển. .. khu vực này, trang trại chăn nuôi chiếm đa số, với 506 trang trại Năm 2011, cả nước có 8.642 trang trại trồng trọt, chiếm 43% tổng số trang trại; 6.202 trang trại chăn nuôi, chiếm 30,9%; 4.443 trang trại nuôi trồng thuỷ hải sản, chiếm 22,1%; 737 trang trại tổng hợp, chiếm 3,7% và 51 trang trại lâm nghiệp, chiếm 0,3% Số lượng trang trại trồng trọt chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam bộ, đồng bằng sông... hình đem lại giá trị kinh tế cao trong kinh doanh trang trại hiện nay đã thể hiện sự năng động của các trang trại Tuy nhiên, các nguồn lực của các trang trại huy động còn thấp, kết quả sản xuất cũng như hiệu quả kinh tế mang lại cũng chưa cao Cũng như các loại hình kinh tế mới hình thành khác, kinh tế trang trại cần một môi trường chính sách, thể chế cần thiết cho sự tồn tại và phát triển ổn định, bền... làm ra chưa cao - Một số chủ trang trại chưa nắm bắt kịp thời yêu cầu của thị trường để định hướng sản xuất nên sản phẩm làm ra có lúc khó tiêu thụ, hiệu quả chưa cao, làm cho không ít trang trại gặp khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 21 - Nhà nước chưa có biện pháp hỗ trợ kịp thời và có hiệu quả 22 PHẦN 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỈNH LÂM ĐỒNG THỜI GIAN TỚI... nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của các trang trại đạt gần 39 nghìn tỷ đồng (chiếm khoảng 6% giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản), bình quân 1942,5 triệu đồng một trang trại 2.1.5 Một số kết luận - Kinh tế trang trại gắn liền quá trình công nghiệp hoá của các nước từ thấp đến cao, chính công nghiệp hoá đặt ra yêu cầu khách quan để phát triển trang trại, cơ chế thị trường tạo điều kiện thúc đẩy kinh. .. thành và phát triển ở nước ta nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng, kinh tế trang trại đã khẳng định là một hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ, phù hợp và có hiệu quả trong nông nghiệp Nó đã và đang góp phần tạo ra quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới Điều kiện tự nhiên, đ iều kiện kinh tế xã hội của một vùng ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế trang trại Chính... điều… 3.1 QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI - Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu 23 quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản - Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử

Ngày đăng: 28/09/2015, 10:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan