Đồng nhân dân tệ và tác động của chính sách tỷ giá của Trung Quốc tới quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và các nước trên thế giới

13 3.6K 16
Đồng nhân dân tệ và tác động của chính sách tỷ giá của Trung Quốc tới quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và các nước trên thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhân dân tệ là tên gọi chính thức của đơn vị tiền tệ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và có đơn vị tiền tệ là:nguyên,viên.Nhân dân tệ được phát hành dưới dạng tiền giấy và tiền xu.Trên mặt của tờ tiền nhân dân tệ là hình ảnh của Chủ tịch Mao Trạch Đông.

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 “Đồng nhân dân tệ tác động của chính sách tỷ giá của Trung Quốc tới quan hệ thương mại giữa Trung Quốc các nước trên thế giới”. I.TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ. 1.Những nét tổng quát về đồng nhân dân tệ: Nhân dân tệ là tên gọi chính thức của đơn vị tiền tệ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có đơn vị tiền tệ là:nguyên,viên.Nhân dân tệ được phát hành dưới dạng tiền giấy tiền xu.Trên mặt của tờ tiền nhân dân tệ là hình ảnh của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Tuy nhiên,ngày 8/7/2008,đúng một tháng trước khi diễn ra Lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh ,Trung Quốc đã cho lưu hành một đồng tiền giấy mới-loại tiền giấy đầu tiên không in hình lãnh tụ Mao Trạch Đông. Theo tiêu chuẩn ISO-4217,viết tắt chính thức của nhân dân tệ là CNY,tuy nhiên thường được ký hiệu là RMB có biểu tượng là ¥. 2.Quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ: Những năm gần đây,Trung Quốc ngày càng khẳng định vị trí tầm ảnh hưởng của mình trong IMF.Gần đây trong các cuộc đàm thoại với IMF,phía Trung Quốc dọa sẽ dùng quyền rút vốn SDR để tạo sức mạnh,điều đấy có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến IMF.Tại Hội nghị G-20,Thống đốc NHTW Trung Quốc đã đặt vấn đề dần thay thế các đồng tiền khác bằng RMB. Từ hai năm gần đây,Trung Quốc đã triển khai một chính sách ngoại giao nhằm tiếp thị cho đồng nhân dân tệ.Đồng nhân dân tệ được khuyến khích sử dụng nhằm làm giảm sự phụ thuộc vào đồng USD.Trước kia,đồng nhân dân tệ không được sử dụng ở Hồng Kông Macao,thế nhưng hiện nay Trung Quốc đã cho phép các ngân hàng ở Hồng Kông Macao nhóm ngân hàng nước ngoài khác được phép giao dịch đồng nhân dân tệ liên biên giới ,được phép tham gia vào thị trường trái phiếu liên ngân hàng nội địa. Đến tháng 6/2010,Trung Quốc mở rộng chương trình thương mại sử dụng nhân dân tệ liên biên giới đối với tất cả các nước trên thế giới với 20 tỉnh,địa phương trực thuộc.Các công ty sẽ thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu bằng nhân dân tệ chứ không phải là USD như trước đây. 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Chính phủ Trung Quốc ngoài ra cũng ký hợp đồng hoán đổi tiền tệ với NHTW quan quản lý tiền tệ của 7 nước ,tổng giá trị thỏa thuận đạt tới hơn 800 tỷ nhân dân tệ. Tuy nhiên,với “điểm xuất phát thấp”khi giao dịch bằng nhân dân tệ xuyên quốc gia mới chỉ chiếm một tỷ trọng quá nhỏ bé,chưa tới 1% tổng kim ngạch thương mại quốc tế của Trung Quốc.Vì vậy mà quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ còn rất nhiều khó khăn.Và việc đưa đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế còn khá xa vời. II.TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC. 1.Những khái niệm chung về chính sách tỷ giá - Tỷ giá hối đoái:là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia tính bằng tiền tệ của một quốc gia khác,hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của các quốc gia khác nhau. - Chính sách tỷ giá :là một hệ thống các công cụ được dùng để tác động tới quan hệ cung-cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối,từ đó giúp điề chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm đạt được những mục tiêu cần thiết. Từ những khái niệm về tỷ giá hối đoái,về chính sách tỷ giá chúng ta có thể thấy được mục tiêu của chính sách tỷ giá là tránh tình trạng mất ổn định của giá cả ngăn chặn sự dao động lớn trong tổng sản phẩm,chính sách tỷ giá giúp cho nền kinh tế không rơi vào tình trạng lạm phát hoặc giảm phát kéo dài đảm bảo việc cung ứng tiền tệ không quá nhanh hoặc quá chậm.Mặt khác chính sách tỷ giá giúp cho tài khoản vãng lai không thâm hụt hay dư thừa quá mức để tránh những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế. 2.Tác động của chính sách tỷ giá tới thương mại. Chính sách tỷ giá là một trong những công cụ kinh tế vĩ mô chủ yếu để điều tiết cán cân thương mại theo mục tiêu định trước của một nước. Trước hết tỷ giá có ảnh hưởng trực tiếp đến mức giá hàng hóa,dịch vụ xuất nhập khẩu.khi tỷ giá thay đổi làm giảm sức mua của đồng nội tệ thì giá cả của hàng hoá dịch vụ nước đó sẽ rẻ hơn so với các nước khác=> cầu về xuất khẩu hàng hoá dịch vụ nước đó tăng ngược lại, khi tỷ giá biến đổi theo hướng làm tăng giá nội tệ thì hạn chế xuất khẩu nhưng lại trở thành cơ hội để nhập khẩu. 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Thứ hai,tỷ giá thay đổi sẽ tác động đến luồng tư bản di chuyển ra vào của quốc gia:tỷ gái thay đổi làm giảm đồng nội tệ thì gia tăng thu hút đầu tư nước ngoài ,tạo điều kiện mở rộng sản xuất trong nước …và ngược lại. 3.Chính sách tỷ giá của Trung Quốc những năm gần đây Chính sách tỷ giá của Trung Quốc từ những năm 90 trở lại đây được chia thành 3 giai đoạn chính: a.Giai đoạn từ 1994-2005 : Từ năm 1994 cho đến tháng 7 /2005, các chính sách về tiền tệ đã được giữ tỉ giá cố định giá trị của đồng nhân dân tệ so với giá trị của đồng đô la Mỹ. Chính sách này đã được đánh giá cao trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998 .Trung Quốc ấn định tỷ giá ngoại tệ ở mức USD/CNY=8,2.Chính sách này đã bị mỹ chỉ trích. Từ năm 1997-7/2005, đồng CNY được neo cố định với USD tại mức tỷ giá CNY/USD=8,28.Theo các nhà phân tích, một minh chứng cho thấy đồng tiền CNY đang bị Chính phủ nước này “dìm giá” chính là sự tăng lên đột biến trong nguồn ngân sách quốc gia.Trước tình hình này, Mỹ các đối tác thương mại lớn khác của Trung Quốc đã gây sức ép để đồng nhân dân tệ tăng giá. Cuối cùng Trung Quốc đã phải điều chỉnh tỷ giá vào năm 2005. Tuy nhiên trong khoảng thời gian từ 2002-2005 Chính phủ Trung Quốc đã chống lại áp lực tăng tỷ giá dồng nhân dân tệ với lí do việc làm này sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội cũng như làm tăng các nguy cơ rủi ro tiền tệcác ngân hàng trong nước chưa chuẩn bị kịp. b.Giai đoạn từ 2005-2008: Trong giai đoạn này Mỹ EU liên tục gia tăng sức ép buộc Trung Quốc phải nâng giá đồng nhân dân tệ.Mặc dù đã cố gắng chống lại áp lực từ phía Mỹ EU .Tuy nhiên đến ngày 21/07/2005, Trung Quốc phải thay đổi chính sách tỷ giá, kết thúc một thập kỷ ghìm giá đồng nhân dân tệ xoá bỏ quy định "neo chặt" giá trị đồng nhân dân tệ với đồng USD.Từ giữa năm 2005 giữa năm 2008, nhân dân tệ được đánh giá cao tăng 22% so với USD, bằng 16% so với thực tế. Ngày10/08/2005, Trung Quốc công bố nội dung “rổ tiền tệ”: Đồng USD, euro, yen won (Hàn Quốc) chiếm tỷ trọng lớn trong "rổ tiền tệ" 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Kể từ thời điểm đó, đồng nhân dân tệ đã tăng nhẹ trên thị trường ngoại hối Trung Quốc, đạt mức 8,1062 nhân dân tệ ăn 1 USD vào thời điểm đóng cửa chiều ngày 10/08/2005. Sau ba năm áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý, RMB tăng giá thêm khoảng 20% (trung bình mỗi năm khoảng 6%) tỷ giá vào tháng 7-2008 là 6,83 RMB/USD. Trước khuynh hướng bất ổn ngày càng mạnh của kinh tế thế giới,ngày 19/6/2010, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tuyên bố sẽ áp dụng chính sách linh hoạt đối với tỷ giá đồng nhân dân tệ (RMB), tức là chấm dứt chính sách buộc RMB vào đồng đô la Mỹ (USD) với một tỷ giá hầu như cố định 6,83 RMB/USD. Chính sách này bị Mỹ phê phán gây áp lực mạnh. Tuy nhiên đến nay Chính phủ Trung Quốc đã phải cam kết cải tổ chính sách tỷ giá sau khi Tổng thống Obama chỉ trích nước này về việc định giá quá thấp đồng nhân dân tệ. III.TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC TỚI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA TRUNG QUỐC CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI. 1.Vị thế của Trung quốc trên trường quốc tế. a.Đối với Châu Á: Sau hơn 30 năm mở cửa, Trung Quốc đã trỗi dậy, thay đổi lớn mạnh không ngừng. Trung Quốc ngày càng mở rộng không gian quan hệ quốc tế, trở thành đối tác kinh tế, chính trị quan trọng của nhiều quốc gia khu vực trên thế giới. Với tiềm năng của mình, Trung Quốc ngày càng đẩy nhanh tốc độ mở rộng không gian hợp tác kinh tế thương mại với các quốc gia Châu Á với mục tiêu là tranh thủ tối đa ưu thế của đối tác nâng cao vị thế kinh tế thương mại của mình trong khu vực. - Tạo dựng các cơ chế hợp tác toàn diện thong qua các hiệp định tự do thương mại, đàm phán kinh tế hợp tác đầu tư song phương, đa phương - Hợp tác mậu dịch đầu tư phát triển với tốc độ nhanh, nhiều quốc gia coi Trung Quốc là đối tác quan trọng cần khai thác, bởi vậy đã rất chú trọng thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư với Trung Quốc. - Trung Quốc trở thành thị trường đầy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản, Xingapo. 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 -Trung Quốc tuy khởi đầu muộn nhưng đã có xu hướng tăng nhanh mạnh mẽ trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài: năm 2002, đầu tư của Trung Quốc đến các nước Châu Á đạt 1,16 tỷ USD, năm 2007 đạt 8,65 tỷ USD, Pakistan, Hàn Quốc, Việt Nam, Xigapo đều là đối tác đầu tư trọng điểm của Trung Quốc. Trung Quốc ngày càng mở rộng tầm ảnh hưởng thực tế trong khu vực. trên thực tế, Trung Quốc Nhật Bản là 2 quốc gia luôn xảy ra sự cạnh tranh vị thế tầm ảnh hưởng khu vực, bởi vậy mà mối quan hệ Trung – Nhật rơi vào tình trạng “kinh tế nóng, chính trị lạnh”, dù đã có sự thay đổi trong mối quan hệ hợp tác giữa hai bên nhưng sự tranh giành ưu thế vai trò chính trị vẫn là nút thắt trong quan hệ Trung – Nhật. Mặc dù vậy song chính trị của Trung Quốc ngày càng có nhiều ưu thế hơn Nhật Bản. b.Đối với thế giới: Sau cuộc khủng hoảng 2008, một số nhà phân tích cho rằng tầm ảnh hưởng đối với kinh tế thế giới đã chuyển dịch từ phía Tây sang phía Đông. Các quốc gia mới nổi tại Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc đã trở thành động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu quan trọng nhất.Trong những năm gần đây, Trung Quốc đóng góp từ 20 đến 30% vào sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Tổng Thư kí Liên Hợp Quốc đã phát biểu rằng:“Là một đất nước đông dân nhất thế giới đồng thời là nền kinh tế phát triển nhanh nhất, Trung Quốc hiện đang mang một trách nhiệm toàn cầu”.Đầu năm 2009 Trung Quốc đã chiếm ngôi của Đức để trở thành nên kinh tế lớn thứ ba thế giới Trong năm 2009, Trung Quốc đã đồng ý mua 50 tỷ USD trái phiếu của IMF nhằm giúp tăng cường nguồn lực của tổ chức này trong hoạt động ổn định nền kinh tế toàn cầu. Ngày 30/7/2010, Yi Gang, người đứng đầu cơ quan điều hành chính sách tiền tệ của Trung Quốc, tuyên bố nước này đã vượt mặt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, ông Châu Tiểu Xuyên trong một bài phát biểu tháng trước cho rằng chính sách tiền tệ của quốc gia này đã góp phần vào sự ổn định của nền kinh tế thế giới bằng cách giữ đồng Nhân dân tệ không biến động trong thời kỳ khủng hoảng trong khi đồng tiền của các quốc gia mới nổi khác liên tục mất giá. Chủ tịch IMF, ông Strauss Kahn cho rằng Trung Quốc sẽ phải tỏ ra có trách 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 nhiệm hơn đối với các vấn đề thế giới. Vai trò của Trung Quốc trong việc dẫn dắt kinh tế thế giới là đáng kể mang tính chất lịch sử. 2.Chính sách tỷ giá của Trung Quốc quan hệ thương mại với các nước trên Thế Giới. a.Tác động của chính sách tỷ giá của Trung Quốc tới quan hệ thương mại giữa Trung Quốc Mỹ. Từ năm 1993 Trung Quốc Mỹ đã mở rộng quan hệ thương mại với nhau.Đến năm 2000,Mỹ chiếm 20,9%kim ngạch xuất khẩu trở thành đối tác quan trọng số một trong xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc,xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc sang Mỹ đạt 103,3 tỷ USD,chiếm khoảng 8,2%giá trị nhập khẩu của Mỹ.Thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã tăng 50% .Tuy nhiên trong những năm qua thì Mỹ chủ yếu bị thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Năm 2002,thâm hụt thương mại của Mỹ khoảng 500 tỷ USD thì có tới 103 tỷ USD là thâm hụt với Trung Quốc.Mỹ cho rằng việc Trung Quốc kìm giữu tỷ giá giao dịch đồng nhân dân tệ trong một biên độ hẹp khoảng 8,3 RMB/USD trong một thời gian dài đã giúp các nhà nhập khẩu Trung Quốc có được lợi thế cạnh tranh không công bằng trên thị trường thế giới ngay cả trên thị trường Mỹ,khiến nhiều việc làm của Mỹ trong khu vực sản xuất hàng xuất khẩu bị cắt giảm. Trong những năm gần đây,do quan hệ thương mại không tốt với Trung Quốc,Mỹ đã mất đi khoảng 2,6 triệu công ăn việc làm ,chiếm khoảng 10% trong tổng số người thất nghiệp vì các cơ sở sản xuất kinh doanh ở Mỹ khó lòng cạnh tranh với chính sách về giá đối với các hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.Mặt khác,có một đồng nhân dân tệ rẻ khiến môi trường đầu tư của Trung Quốc hấp dẫn các nhà đầu tư từ Mỹ đã đang chuyển sang đầu tư sản xuất ở Trung Quốc. Do đó,Mỹ đã gia tăng sức ép với Trung Quốc trong vấn đề điều chỉnh chính sách tỷ giá vì Mỹ thì muốn đồng nhân dân tệ tăng giá còn phía Trung Quốc thì lại không muốn đồng USD giảm giá. Tuy nhiên,Dưới sức ép gay gắt của Mỹ một số đối tác thương mại chủ yếu khác như Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, cuối cùng vào ngày 21-7-2005, Trung Quốc đã quyết định thực hiện một cải cách ban đầu đối với chính sách tỉ giá hối đoái. 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Trung Quốc áp dụng chế độ thả nổi tỉ giá có kiểm soát, đồng thời giá trị của đồng nhân dân tệ không chỉ gắn với riêng USD như từ năm 1994 trở lại đây mà được tham chiếu với một “giỏ ngoại tệ” bao gồm cả một số đồng tiền mạnh khác. Sau ba năm áp dụng chính sách này, RMB tăng giá thêm khoảng 20% (trung bình mỗi năm khoảng 6%) tỷ giá vào tháng 7-2008 là 6,83 RMB/USD. Trước khuynh hướng bất ổn ngày càng mạnh của kinh tế thế giới, Trung Quốc quyết định không cho tỷ giá biến động, giữ cố định ở mức 6,83 RMB/USD.chính sách này bị Mỹ lên án mạnh mẽ. Tháng 9-2009 : M ĩ đánh thuế 35% đối với vỏ lốp ô tô nhập từ Trung Qu ốc với cáo buộc các doanh nghiệp đối tác bán phá giá hoặc được hưởng trợ giá xuất khẩu. Trung Quốc sau đó đã nộp đơn kiện lên Tổ chức Thương mại thế giới cáo buộc Mỹ thực hiện bảo hộ mậu dịch. Nước này cũng trả đũa bằng cách điều tra chống bán phá giá đối với xe hơi thịt gà nhập của Mỹ. Tranh chấp thương mại giữa Mỹ Trung Quốc trở nên căng thẳng ,hai nước đang đứng trên bờ vực của “chiến tranh lạnh” Cũng Trong tháng 9/2009:Mỹ nhập siêu 36,5 tỷ USD, nhiều hơn so với dự đoán là cao nhất kể từ tháng Một. Tuy nhiên con số thực sự ảm đạm là 60,55% của mức thâm hụt này, tương đương với 22,1 tỷ USD, là chỉ với một nước duy nhất: Trung Quốc.Mỹ Trung Quốc đều là đối tác thương mại lớn thứ hai của nhau, với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt hơn 211 tỉ USD trong 9 tháng đầu năm 2009. Trong hội đàm cấp cao Mỹ - Trung nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Obama tháng 11/2009 đã bộc lộ những khó khăn sắp tới trong quan hệ giữa hai nước. Phía Mỹ đã đề cập vấn đề tỷ giá giữa đồng USD đồng NDT, nhắc lại cam kết của phía Trung Quốc trước đây sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể để điều chỉnh tỷ giá hối đoái một cách thích hợp, nhưng không được sự hồi âm của phía Trung Quốc.Trong khi phía Trung Quốc muốn phía Mỹ cam kết rõ ràng hơn việc từ bỏ " bảo hộ mậu dịch", nhưng đã không được hồi âm thực sự, ngoài văn tự trong tuyên bố chung. Tranh chấp thương mại giữa Washington Bắc Kinh tiếp tục kéo dài sang năm 2010 sau khi Mỹ áp thuế chống phá giá đối với ống thép Trung Quốc. Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) ngày 30/12/2009 đã nhất trí áp mức thuế chống phá giá từ 10%-16% đối với ống thép nhập khẩu từ Trung Quốc dùng để dẫn dầu 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 mỏ khí đốt. Đây là vụ tranh chấp thương mại lớn nhất giữa Mỹ Trung Quốc từ trước đến nay xét trên giá trị mậu dịch.Trong thời gian này , nhu cầu nhập khẩu ống thép dẫn dầu của Mỹ tăng rất mạnh do giá dầu tăng cao. Trong giai đoạn 2006 -2008, lượng ống thép nhập từ Trung Quốc vào Mỹ tăng 203% vào năm 2008, giá trị nhập khẩu mặt hàng này lên đến hơn 2,7 tỉ USD. Đầu năm 2009, các công ty thép công đoàn của Mỹ đã kiện lên ITC, cáo buộc Bắc Kinh trợ giá cho các nhà sản xuất nội địa để tạo lợi thế cạnh tranh cho các nhà xuất khẩu thép bán sản phẩm vào thị trường Mỹ với giá thấp. Ngày 17/3/2010, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã lên tiếng ủng hộ Mỹ trong việc kêu gọi Trung Quốc xem xét nâng giá trị nhân dân tệ. Giám đốc điều hành IMF Dominique Strauss-Kahn nói trước Nghị viện châu Âu tại Brussels: “Trong vài trường hợp, không thể tránh khỏi việc thay đổi tỷ giá. Nhân dân tệ của Trung Quốc hiện ở mức quá thấp vì thế cần định giá lại để giúp cân bằng cán cân thanh toán”. Trước đó, Ngân hàng Thế giới (WB) đã thúc giục Trung Quốc nâng giá trị nhân dân tệ để giảm lạm phát giảm sức nóng của nền kinh tế mà tổ chức này dự báo năm nay sẽ đạt mức 9,5%. Tháng 5-2010:Trong một động thái gây tổn hại tới quan hệ thương mại song phương, Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố kết quả điều tra tình trạng trợ cấp và bán phá giá mặt hàng muối kali nhập khẩu từ Trung Quốc trên thị trường Mỹ.Trước đó, ngày 11/ 3/2010, Bộ thương mại Mỹ đã công bố quyết định áp thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với sản phẩm muối kali nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngày 19/6/2010, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tuyên bố sẽ cho phép tỷ giá ngoại tệ biến động linh hoạt hơn, bằng cách thúc đẩy hơn nữa cải cách cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ. Tiếp sau đó, ngày 25-6, Trung Quốc đã quyết định tăng giá đồng nhân dân tệ (RMB) so với USD. Đây được xem là mức điều chỉnh tỉ giá tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua kể từ khi Trung Quốc định giá lại đồng RMB của nước này hồi tháng 7-2005. Đúng một tuần sau khi uỷ ban Tiền tệ của ngân hàng Trung ương Mỹ xác nhận sẽ tiếp tục gia tăng mức lưu hoạt tiền tệ có định lượng, gọi tắt là QE (quantitative easing), tức là in thêm tiền, để kích thích kinh tế,ngày 20-10 ngân hàng Trung ương Trung Quốc lại quyết định giảm mức lưu hoạt bằng cách nâng lãi suất huy động cho vay thêm 25 điểm, tức là 0,25%. 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Hậu quả là đồng đôla bị sụt giá khi tư bản chảy qua châu Á, làm nhiều nước bị động, đồng tiền nội địa lên giá buộc nhà nước phải can thiệp vào thị trường ngoại hối. Quyết định bất ngờ nâng lãi suất của Trung Quốc từ 20/10 nhằm tiết giảm mức lưu hoạt để ngăn chặn lạm phát lại gây chấn động cho các thị trường kích đồng đôla lên giá. Tổng thống Mỹ Barack Obama luôn bày tỏ hy vọng Trung Quốc sẽ điều chỉnh chính sách tỷ giá, trong khi Bắc Kinh khẳng định họ sẽ không vì ảnh hưởng từ bên ngoài mà nâng giá trị đồng Nhân dân tệ. Có hai hệ quả từ các động thái của hai nước lớn này.: Thứ nhất, đồng tiền quá rẻ của các nước công nghiệp hoá tràn vào các thị trường mới trỗi dậy để tìm cơ hội kiếm lời; chính loại “tiền nóng” này khiến nội tệ của các nước mới nổi này lên giá. Thứ hai, khi đồng bạc lên giá như vậy thì hàng hoá của họ cũng tăng giá theo khó bán hơn, trong khi đồng đôla sụt giá nhân dân tệ cũng sụt theo đồng tiền Mỹ. Vấn đề ngoại hối như vậy sẽ được đẩy qua vấn đề mậu dịch. Vấn đề là liệu Bắc Kinh đưa ra quyết định nâng lãi suất có phải để báo hiệu nước này sẽ đẩy nhân dân tệ lên giá hay không? Hiện nay cả Cộng hoà lẫn Dân chủ đang tố cáo lẫn nhau vì cho rằng chính quyền quá mềm mỏng với Bắc Kinh, “quy tội” Trung Quốc giữ nhân dân tệ thấp là đe doạ các lợi ích kinh tế an ninh quốc gia của Mỹ. b.Tác động của chính sách tỷ giá của Trung Quốc tới quan hệ thương mại giữa Trung Quốc Liên minh Châu Âu(EU) Trong thời gian vừa qua việc trung quốc thực hiện tỷ giá cố định giử giá đồng nhận dân tệ ở mức giá thấp đã gây những ảnh hưởng nhất định đến Trung Quốc nhiều nước trên thế giới, trong đó có châu âu EU. Do các nước EU là một liên minh tiền tệ, nên việc đánh giá đồng nhân dân tệ thấp hơn so với đồng euro sẽ có ảnh hưởng tới toàn khối, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng tới các nước là khác nhau tùy vào mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với các nước này. Nhìn chung các nước này phải cạnh tranh gay gắt với giá cả hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc không chỉ trên thị trường ngoài khối mà còn trong khối. Việc định giá thấp đồng nhân dân tệ làm cho hàng hóa xuất khẩu của trung quốc rẻ hơn tương đối so với hàng hóa các nước EU, tạo nên lợi thế cạnh tranh lớn cho hàng hóa xuất khẩu của trung quốc trên thị trường, đặc biệt là hiện nay , khi giá euro vẫn đang được giữ ở mức cao, thì dường như sẽ khó khăn hơn cho các nước EU. 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Nếu trong thời gian tới Trung Quốc đưa ra chính sách nâng giá đồng nhân dân tệ nhưng vẫn định giá cố định đối với đồng đôla, đồng euro có thể sẽ bị ảnh hưởng về giá trị do đồng thái này sẽ khiến sức mua ngoại tệ của Trung Quốc chậm lại.Với phần lớn lượng dự trữ là bằng đôla, giới phân tích cho rằng Trung Quốc đã bắt đầu đa dạng hoá nguồn tiền nắm giữa bằng cách mua thêm euro các loại ngoại tệ khác cũng như các loại tài sản định giá bằng những đồng tiền này. Nếu đồng nhân dân tệ được nâng giá, Trung Quốc sẽ không mua nhiều ngoại tệ như trước bởi sẽ không cần thiết phải mua ngoại tệ để giữ giá đồng tiền nội tệ thấp. Dự trữ của Trung Quốc hiện là lớn nhất thế giới, với 2,4 nghìn tỷ đôla tăng với tốc độ hơn 50 triệu đôla mỗi giờ. Nếu chính sách đồng nhân dân tệ nới lỏng được đưa ra, các nhà đầu tư nắm lấy cơ hội để bán đồng euro. Kenneth Broux, chuyên gia kinh tế của Lloynd's TSB, cho rằng nhiều hãng quản lý quỹ sẽ tận dụng việc đồng nhân dân tệ lên giá để giảm dự trữ bằng euro. Trước tình hình bất lợi đó, Châu Âu đã buộc phải lên tiếng yêu cầu trung quốc điều chỉnh giá đồng nhân dân tệ. Tại hội nghị thượng đỉnh Âu-Á trong hai ngày 4-5/10/2010 cũng như tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU)-Trung Quốc hôm sau đó ở Brussels (Bỉ), bất đồng về tỉ giá nhân dân tệ đã gây không khí căng thẳng giữa Trung Quốc châu Âu. Tuy nhiên lời kêu gọi này có vẻ đặt Châu Âu vào thế khó xử khi trước đó, khi đến thăm Hy Lạp, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã hứa sẽ mua cổ phiếu của Hy Lạp khi cổ phiếu của nước này quay trở lại thị trường cam kết sẽ giúp Liên minh châu Âu ổn định đồng Euro. Về phía mình, Trung Quốc yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) không gây sức ép Bắc Kinh về việc mở rộng biên độ tỷ giá đồng nhân dân tệ. Ông cho rằng điều này sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế mới phát triển (đứng thứ hai thế giới về GDP) của Trung Quốc. “Nếu nền kinh tế Trung Quốc suy yếu, thì điều đó không tốt cho nền kinh tế toàn cầu. Nếu đồng nhân dân tệ không ổn định thì nó sẽ mang lại thảm họa cho cả Trung Quốc thế giới”, ông Ôn Gia Bảo cảnh báo. c.Tác động của chính sách tỷ giá của Trung Quốc tới quan hệ thương mại giữa Trung Quốc khối ASEAN+3. 10 [...]... 1 .Tác động lên khối ASEAN+3: Trong những năm qua mối quan hệ giữa trung quốc asean ngày càng được thắt chặt củng cố.Với việc Khu vực mậu dịch tự do ASEAN -Trung Quốc (ACFTA) các hiệp định liên quan bắt đầu được triển khai từ ngày 1.1.2010, Trung Quốc hiện đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, với thương mại hai chiều đạt trên 200 tỉ USD Chính bởi vậy nên những biến động tỷ giá của. .. giảm giá điều này có nghĩa là hàng hóa của các nước ASEAN sẽ đắt hơn hàng hóa sản xuất ở Trung Quốc, khiến nhập khẩu hàng hóa Trung quốc vào ASEAN tăng Tình thế càng trở nên khó khăn cho các nước ASEAN khi nhân dân tệ lớn khi bắt đầu năm 2010, Hiệp định tự do thương mại ASEAN – Trung Quốc có hiệu lực các nước Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore Brunei sẽ phải dỡ bỏ mọi loại thuế vào... trường nội địa nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng Đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, giảm áp lực nhập khẩu cải thiện cán cân thương mại với Trung Quốc Do sức mua của RMB tăng, đầu tư nước ngoài của Trung Quốc sẽ tăng Trung Quốc sẽ đầu tư nhiều hơn sang Việt Nam Cần phân tích sâu hơn hiện tượng này Nếu đầu tư từ Trung Quốc nhiều hơn trong các lãnh vực công nghệ thấp, hoặc tập trung trong... rất thấp không ổn định Nhìn chung,Khủng hoảng kinh tế năm 2008 dẫn đến những mâu thuẫn tiền tệ hiện nay tuy nhiên cuộc chiến tiền tệ đã thực sự diễn ra từ cuối thế kỉ 20 đến đầu thế kỉ 21 do hai thực thể kinh tế lớn là Trung Quốc Mỹ.Mỹ ra sức đấu tranh đòi Trung Quốc tăng tỉ giá đồng Nhân dân tệ từ 25%-30% so với đồng USD để giảm nhập siêu cho Mỹ Yêu cầu này đã được EU và các nước khác đồng tình... loại thuế vào năm 2010 Các thành viên mới của ASEAN gồm Campuchia, Lào, Việt Nam Myanmar sẽ từng bước giảm thuế trong những năm tiếp theo sẽ phải miễn thuế hoàn toàn vào năm 2015 Nhu cầu nguyên liệu hàng hóa của Trung Quốc đã góp phần giúp kinh tế ASEAN vượt qua cuộc khủng hoảng suy thoái toàn cầu 2 .Tác động lên Việt Nam Trung quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt nam với tổng kim... liên quan đến máy móc thì do họ đã đầu tư một khoản vốn rất lớn nên việc di dời nhà máy sang Việt Nam hay các nước khác không phải dễ dàng Tuy nhiên Việt Nam đang phải chịu những tác động không tốt từ chính sách tỷ giá của Trung Quốc. Khả năng Trung Quốc chuyển dịch nhà máy thiết bị của những ngành công nghiệp dùng nhiều lao động giản đơn như may mặc, giày dép, dụng cụ lữ hành, hoặc những công đoạn có giá. .. của Trung Quốc có những tác động rất lớn tới khu vực ASEAN nói chung Việt Nam nói riêng Vừa qua,Bộ trưởng tài chính Nhật Bản kêu gọi “ đồng yên yếu” Thủ tướng Nhật Bản đã khẳng định sẵn sàng áp dụng những biện pháp cứng rắn để chống lại việc đồng Yên tăng giá, gây tai hại cho xuất khẩu .Đồng yên hiện ở mức cao nhất từ 14 năm qua với tỷ lệ 86.28 yên đổi được 1 USD Tuy nhiên khi đồng nhân dân tệ giảm... phía Trung Quốc kiên quyết phản đối nên cuộc chiến tiền tệ luôn căng thẳng gay gắt từ năm 2003 cho tới nay.Trước tình hình đó một số nước đã bày tỏ thái độ của mình trước những gì đang diễn ra của đồng nhân dân tệ Thủ tướng Nhật Bản, 12 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Trung Quốc Hàn Quốc đã ngồi lại với nhau để khẳng định rằng cần phải tuân theo “ những hành động. .. vực khai thác tài nguyên trong những ngành ảnh hưởng đến môi trường thì đó không phải là hiện tượng đáng hoan nghênh Việt Nam cần quan tâm hơn đến dòng đầu tư mới từ Trung Quốc để ngăn chặn những dự án như vậy Các doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Trung Quốcthể chuyển dịch nhiều nhà máy sang các nước khác để tránh những khuynh hướng mới về tỷ giá tiền lương ở Trung Quốc Tuy nhiên, trong rất... chiều tăng nhanh, bình quân khoảng 40%/năm Đối với Việt Nam, nhân dân tệ tăng giá sẽ giúp cho các sản phẩm cùng loại của Việt Nam không phải cạnh tranh quá quyết liệt với hàng hóa Trung Quốc, Việt Nam cũng có thêm lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài do chi phí sản xuất tại Trung Quốc tăng Nhiều mặt hàng công nghiệp của Trung Quốc sẽ giảm khả năng cạnh tranh, xuất khẩu sẽ chững lại 11 Website:

Ngày đăng: 17/04/2013, 15:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan