Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp thôn Tây Hồ

39 623 3
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp thôn  Tây Hồ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nụông nghiệp thôn Tây Hồ

Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Theo thống kê của Bộ kế hoạch Đầu tư năm 2007, cả nước hiện nay Doanh nghiệp nhỏ vừa (DNNVV) chiếm khoảng 96% trong tổng số 250000 doanh nghiệp. Với sự ra đời của Luật doanh nghiệp, môi trường kinh doanh được cải thiện, môi trường đầu tư thông thoáng đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc ra đời phát triển nhanh về số lượng doanh nghiệp. Vai trò của DNNVV ngày càng thể hiện sự quan trọng trong nền kinh tế hội nhập, phát huy được khả năng thu hút lao động đóng góp GDP hàng năm trong nền kinh tế đất nước. Bên cạnh những lợi thế đang được phát huy, DNNVV vẫn đang gặp không ít khó khăn trong quá trình phát triển, đặc biệt là khó khăn về vốn. Vì vậy mà các DNNVV luôn sẵn sàng hợp tác với ngân hàng. Lợi nhuận của ngân hàng thương mại (NHTM) thu được từ hoạt động cho vay đối với DNNVV chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận. Nhận thức được rõ điều đó, trong thời gian qua các NHTM nói chung cũng như ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Tây Hồ (NHNo Tây Hồ) nói riêng luôn coi các DNNVV là mục tiêu đã có nhiều nỗ lực trong việc cung ứng vốn cho các DNNVV. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường đầy biến động thì rủi ro trong hoạt động cho vay là không thể tránh khỏi. Do đó đi đôi với việc mở rộng cho vay thì việc nâng cao chất lượng cho vay cũng cần được đặt lên hàng đầu tại NHNo Tây Hồ. Bởi lẽ thực tế trong những năm gần đây lãi chưa thu được từ hoạt động cho vay, các khoản nợ khó đòi, nợ bị tổn thất, nợ quá hạn vẫn chiếm một tỷ lệ cao so với quy định chung của ngân hàng nhà nước… mà chủ yếu là của các DNNVV làm giảm thu nhập của chi nhánh. Qua quá trình thực tập tại NHNo Tây Hồ, em thấy đây là một vấn đề thiết thực. Vì vậy em đã lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng cho vay đối với Lê Thị Linh Chi Lớp: Tài chính 46B 1 Chuyên đề tốt nghiệp doanh nghiệp nhỏ vừa tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Tây Hồ” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Kết cấu của chuyên đề ngoài lời mở đầu kết luận gồm có 3 chương lớn Chương một: Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ vừa tại ngân hàng thương mại Chương hai: Thực trạng chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ vừa tại ngân hàng nông nghiệp Tây Hồ Chương ba: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ vừa tại ngân hàng nông nghiệp thôn Tây Hồ Lê Thị Linh Chi Lớp: Tài chính 46B 2 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG MỘT CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Lịch sử hình thành phát triển Lịch sử hình thành phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử hình thành phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Quá trình phát triển kinh tế là điều kiện đòi hỏi sự phát triển của ngân hàng đến lượt mình, sự phát triển của hệ thống ngân hàng trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Nghề ngân hàng bắt đầu với nghiệp vụ đổi tiền hoặc đúc tiền của các thợ vàng. Trong điều kiện lưu thông tiền kim loại (bạc hoặc vàng), các chủ cửa hàng vừa đổi tiền, thanh toán hộ, vừa đúc tiền. Những ngân hàng này gọi là ngân hàng của những thợ vàng. Nghề ngân hàng cũng được bắt đầu từ những người cho vay nặng lãi. Một số người cho vay nặng lãi đã thực hiện cả nghiệp vụ đổi tiền, giữ hộ thanh toán hộ. Như vậy có thể nói rằng hình thức ngân hàng đầu tiên là ngân hàng của các thợ vàng, hoặc ngân hàng của những kẻ cho vay nặng lãi đã thực hiện cho vay với các cá nhân, chủ yếu là những người giàu: quan lại, địa chủ…với mục đích phục vụ tiêu dùng. Thậm chí nhiều chủ ngân hàng lớn còn mở rộng cho vay đối với vua chúa, nhằm tài trợ một phần chi tiêu cho chiến tranh. Hình thức cho vay chủ yếu là thấu chi, tức là cho phép khách hàng chi nhiều hơn số tiền gửi tại ngân hàng, một hình thức cho vay nhiều rủi ro. Do lợi nhuận từ hình thức cho vay này rất cao, nhiều chủ ngân hàng đã lạm dụng ưu thế của chứng chỉ tiền (lưu thông thay vàng hoặc bạc), phát hành chứng chỉ tiền gửi Lê Thị Linh Chi Lớp: Tài chính 46B 3 Chuyên đề tốt nghiệp để khống chế cho vay. Thực trạng này đã đẩy nhiều ngân hàng đến chỗ mất khả năng thanh toán phá sản. Sự sụp đổ của các ngân hàng gây ra khó khăn lớn cho hoạt động thanh toán, ảnh hưởng xấu tới hoạt động buôn bán. Hơn nữa, lãi suất cao nên những nhà buôn không thể tiếp tục sử dụng nguồn vay này. Trước tình hình đó nhiều nhà buôn đã đứng ra thành lập ngân hàng của riêng mình, gọi nó là ngân hàng thương mại. Theo đó, ngân hàng thương mại được hình thành xuất phát từ vận động của tư bản thương nghiệp, gắn liền với quá trình luân chuyển của tư bản thương nghiệp. Sự phá sản của nhiều ngân hàng thương mại đã gây tổn thất lớn cho những người gửi tiền là nguyên nhân dẫn đến hình thành ngân hàng tiền gửi. Ngân hàng này không cho vay, chỉ thực hiện giữ hộ, thanh toán để lấy phí. ` Hoạt động của ngân hàng đã có những bước tiến rất nhanh cùng với sự phát triển kinh tế công nghệ. Đầu tiên phải kể đến là sự đa dạng các loại hình ngân hàng hoạt động ngân hàng. Nhiều nghiệp vụ truyền thỗng vẫn được giữ vững đồng thời rất nhiều nghiệp vụ mới đang ngày càng phát triển. Ngân hàng thương mại xuất phát từ chỗ chỉ cho vay ngắn hạn đã mở rộng sang cho vay trung dài hạn, cho vay để đầu tư vào bất động sản. Thậm chí hầu hết các NHTM hiện nay còn mở rộng cho vay tiêu dùng, kinh doanh chứng khoán, cho thuê…Bên cạnh đó các hình thức huy động tiền gửi cũng được các ngân hàng chú trọng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Thanh toán điện tử đang ngày một chiếm ưu thế hơn so với hình thức thanh toán thủ công về tốc độ, tính thuận tiện, an toàn trong thanh toán. 1.1.1.2. Khái niệm ngân hàng thương mại NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, tự huy động vốn để cho vay, hay nói cách khác là “đi vay để cho vay”, hưởng chênh lệch tỷ lệ lãi suất (giữa tỷ lệ lãi suất huy động tiền gửi lãi suất cho vay). Sự mô tả như thế giúp hiểu được tính chất của NHTM, nhưng nó chưa đủ để định nghĩa NHTM Lê Thị Linh Chi Lớp: Tài chính 46B 4 Chuyên đề tốt nghiệp một cách trọn vẹn. Ngày nay, các nhà kinh tế nhận thấy có khó khăn trong việc định nghĩa “Ngân hàng”, bởi vì quan niệm về ngân hàng thay đổi trong không gian (tập quán, luật lệ của mỗi nước) thời gian (theo đà tiến triển kinh tế - xã hội). Đã có một thời, NHTM huy động vốn bằng tiền mặt, cho vay bằng tiền mặt, thu nợ bằng tiền mặt trả tiền gửi bằng tiền mặt, người ta gọi nó là NHTM cổ điển. khi các NHTM biết cách dùng công cụ để thay thế tiền mặt để thanh toán qua ngân hàng chẳng hạn như séc, thì người ta gọi là NHTM hiện đại. Tóm lại, ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế. Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thể hiện trong nền kinh tế. Trên thực tế có rất nhiều tổ chức tài chính, bao gồm cả các công ty kinh doanh chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, quỹ tương hỗ công ty bảo hiểm hàng đầu đều đang cố gắng cung cấp dịch vụ mà ngân hàng đang cung cấp. Ngược lại, ngân hàng cũng đang đối phó với các đối thủ cạnh tranh (các tổ chức tài chính phi ngân hàng) bằng cách mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ về bất động sản môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tư vào quỹ tương hỗ thực hiện nhiều dịch vụ môi giới khác. Cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể xem xét ngân hàng trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp: “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. 1 Một số định nghĩa lại dựa trên các hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Chẳng hạn như trong Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa Xã hội chủ Lê Thị Linh Chi Lớp: Tài chính 46B 5 Chuyên đề tốt nghiệp nghĩa Việt Nam ghi “ Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi sử dụng số tiền này để cấp tín dụng cung ứng các dịch vụ thanh toán”. 2 1.1.2. Hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại Khái niệm cho vay “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả gốc lãi”. 3 Thời hạn nhất định ở đây được hiểu là thời hạn cho vay. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng khách hàng. Các hình thức cho vay tại ngân hàng thương mại Dựa vào thời hạn, có thể chia cho vay thành cho vay ngắn hạn, trung hạn dài hạn. • Cho vay ngắn hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng • Cho vay trung hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng. • Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng, cho vay được chia làm 2 loại: • Cho vay có bảo đảm • Cho vay không có bảo đảm Căn cứ vào phương pháp hoàn trả, cho vay của ngân hàng được chia làm 2 loại: Lê Thị Linh Chi Lớp: Tài chính 46B 6 Chuyên đề tốt nghiệp Cho vay bằng tiền • Cho vay bằng tài sản Căn cứ vào phương thức cấp tín dụng, cho vay chia làm 2 loại: • Cho vay trực tiếp • Cho vay gián tiếp Căn cứ vào mục đích, cho vay được chia ra thành các loại sau: • Cho vay bất động sản • Cho vay công nghiệp thương mại • Cho vay nông nghiệpCho vay cá nhân 1.2. Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ vừa tại ngân hàng thương mại 1.2.1. Doanh nghiệp nhỏ vừa 1.2.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ vừa Tại mỗi quốc gia, mỗi khu vực khác nhau đều có những nét đặc thù riêng về điều kiện kinh tế - xã hội, do vậy việc phân loại doanh nghiệp không thể thống nhất giữa tất cả các quốc gia trên thế giới. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định DNNVV ở nước mình. Một doanh nghiệp được đặt trong điều kiện kinh tế của nước mình thì được coi là DNNVV nhưng nếu đặt trong điều kiện kinh tế của quốc gia khác thì có thể lại được coi là doanh nghiệp lớn, hay thậm chí là doanh nghiệp siêu nhỏ. ngay cả giữa các thời điểm khác nhau thì quan niệm về DNNVV cũng có sự thay đổi rõ rệt, nhiều doanh nghiệp trong quá khứ được coi là doanh nghiệp lớn nhưng đến nay lại chỉ được đánh giá là doanh nghiệp có qui mô vừa. Chính vì những lý do trên mà mỗi khi nói đến DNNVV thì ta phải đặt chúng trong quốc gia nào? Trong điều kiện kinh tế như thế nào? Tại thời điểm nào? Nói một cách khác đi, khái niệm về DNNVV chỉ có ý nghĩa trong phạm vi một quốc gia tại một thời Lê Thị Linh Chi Lớp: Tài chính 46B 7 Chuyên đề tốt nghiệp điểm nhất định. Tuy nhiên việc đưa ra một khái niệm về DNNVV cho riêng mình lại có vai trò quan trọng trong việc đưa ra chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy rằng một quốc gia có một khái niệm rõ ràng về DNNVV thì chính sách hỗ trợ cho nhóm doanh nghiệp này sẽ có hiệu quả hơn. Khi tiếp cận khái niệm về DNNVV thường dựa trên các nhóm chỉ tiêu định tính định lượng song các chỉ tiêu định lượng vẫn đóng vai trò quyết định để phân biệt nhóm doanh nghiệp này với nhóm doanh nghiệp lớn. Có ba chỉ tiêu định lượng sau đây thường được dùng độc lập hoặc kết hợp với nhau để xác định tính chất nhỏ vừa của doanh nghiệp: Thứ nhất, lượng vốn đầu tư vào máy móc, dây chuyền sản xuất. Thứ hai, số lượng lao động. Thứ ba, qui mô sản xuất hoặc doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Xét về mặt định tính, các chỉ tiêu được xem xét là cơ cấu công ty, số lượng người quản lý, người ra quyết định chính, ngành nghề kinh doanh,… Đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới việc phân loại DNNVV không hề liên quan đến hình thức sở hữu cũng như tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, điều đó có nghĩa là khái niệm sẽ được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty liên doanh, hộ kinh doanh… Dưới đây là khái niệm về DNNVV của một số quốc gia trên thế giới: Tại Nhật Bản: Tiêu chí để xác định DNNVV được quy định trong “Luật cơ bản về DNNVV” như sau: • Đối với các ngành sản xuất, các doanh nghiệp có số nhân viên thường xuyên dưới 300 người hoặc số vốn kinh doanh dưới 100 triệu Yên thì được xem là DNNVV. Lê Thị Linh Chi Lớp: Tài chính 46B 8 Chuyên đề tốt nghiệp Đối với ngành bán buôn, các doanh nghiệp có số nhân viên thường xuyên dưới 100 người hoặc số vốn kinh doanh dưới 30 triệu Yên thì được coi là DNNVV. • Đối với ngành bán lẻ hoặc dịch vụ, các doanh nghiệp có số nhân viên dưới 50 người hoặc số vốn kinh doanh dưới 10 triệu Yên thì được coi là DNNVV. Tại Philipin: DNNVV được chia ra làm 4 cấp: cấp kinh doanh nhỏ, hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ doanh nghiệp vừa. Tiêu chí mà Philipin lựa chọn để phân loại là giá trị tổng tài sản, trong đó bao gồm cả những khoản nợ, những loại trừ giá trị đất đai dùng để xây dựng công sở lắp đặt máy móc. Bảng 1.1: DNNVV tại Philipin phân chia theo tổng tài sản Quy mô Tổng tài sản Kinh doanh nhỏ Không vượt quá 150.000 Pêxo Hộ kinh doanh Trong khoảng 150.000 Pêxo đến 1,5tr. Pêxo Doanh nghiệp nhỏ Trong khoảng 1,5tr. Pêxo đến 15tr. Pêxo Doanh nghiệp vừa Trong khoảng 15tr. Pêxo đến 60tr. Pêxo Theo tiêu chí của ngân hàng thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏdoanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động. Ở Việt Nam, theo nghị định số 90/2001/NĐ – CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNNVV quy định: “ DNNVV là các cơ sở sản xuât kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. Lê Thị Linh Chi Lớp: Tài chính 46B 9 Chuyên đề tốt nghiệp Đây là văn bản pháp luật đầu tiên chính thức quy định về DNNVV. Nghị định cũng cho phép căn cứ vào tình hình cụ thể của ngành, địa phương có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu trên hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên. Theo đó các DNNVV theo pháp luật hiện hành bao gồm: - Các doanh nghiệp thành lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp thành lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước. - Các doanh nghiệp thành lập hoạt động theo Luật hợp tác xã. - Các hộ kinh doanh cá thể đã đăng ký kinh doanh theo nghị định số 02/2000/NĐ – CP ngày 03/2/2000 Ở Việt Nam, tính từ năm 2000 đến năm 2006, cả nước có 207034 doanh nghiệp dân doanh (chủ yếu là các DNNVV) đăng ký kinh doanh thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 466 nghìn tỷ đồng. 4 Mặc dù khái niệm về DNNVV khác nhau tại mỗi quốc gia nhưng chúng ta vẫn có thể kết luận rằng thuật ngữ DNNVV là hàm ý nói tới một tập hợp các thực thể kinh tế có quy mô vừa nhỏ xét trên phương diện vốn lao động so với mặt bằng phát triển chung của nền kinh tế tại mỗi quốc gia nhất định. Một vấn đề đặt ra là nhóm doanh nghiệp này có những đặc điểm gì khác biệt mà nhờ nó chúng trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời thu hút rất nhiều sự quan tâm đặc biệt của mọi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế. 1.2.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ vừa Tại Nhật Bản, DNNVV chiếm hơn 90% trong tổng số các doanh nghiệp, chiếm hơn 70% nguồn lao động. Tại Mê Hi Cô DNNVV chiếm tới 98%, cung cấp 64% tổng việc làm, tạo ra 42% trong GDP; tại Việt Nam DNNVV chiếm trên 95% tổng số doanh nghiệp hiện có trên cả nước, các Lê Thị Linh Chi Lớp: Tài chính 46B 10 [...]... cho các doanh nghiệp lớn về công nghiệp bổ trợ, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm 1.2.2 Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ vừa tại ngân hàng thương mại 1.2.2.1.Khái niệm cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ vừa tại ngân hàng thương mại Cho vay khách hàng doanh nghiệp là loại cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động cho vay tại các NHTM, chiếm khoảng 70% hoạt động cho vay của ngân hàng Điều... nhuận cho hoạt động của ngân hàng Để vay vốn trung dài hạn của ngân hàng, doanh nghiệp phải lập nộp bộ hồ vay vốn Hồ vay vốn cũng tương tự như hồ vay vốn ngắn hạn chỉ khác ở chỗ doanh nghiệp phải lập nộp cho ngân hàng dự án đầu tư vốn dài hạn, thay cho gửi tới ngân hàng phương án sản xuất kinh doanh hoặc vay vốn như khi vay ngắn hạn Dựa vào mục đích cho vay ngân hàng có thể cho doanh. .. nhuận cho ngân hàng  Phương thức cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ vừa Lê Thị Linh Chi Lớp: Tài chính 46B Chuyên đề tốt nghiệp 19 Có nhiều phương thức cho vay, nhưng cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp các ngân hàng thương mại thường thoả thuận với khách hàng áp dụng một trong hai phương thức cho vay phổ biến hiện nay là: Cho vay từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân. .. trưởng tín dụng tăng trưởng kinh tế Nâng cao chất lượng cho vay đối với DNNVV đem lại lợi ích cho cả NHTM, DNNVV tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội Tuy nhiên để đánh giá xem chất lượng cho vay đối với DNNVV như thế nào cần phải căn cứ vào một số chỉ tiêu trình bày ở phần dưới đây 1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ vừa tại ngân hàng thương mại... chất lượng cho vay đối với DNNVV Như đã trình bày ở trên, cho vay khách hàng doanh nghiệp là loại cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động cho vay tại các NHTM Nó cũng là hoạt động phức tạp nhiều rủi ro nhất Hiệu quả của hoạt động cho vay được thể hiện bởi chất lượng hoạt động cho vay Chất lượng cho vay được hiểu là sự đáp ứng nhu cầu kịp thời, đầy đủ nhu cầu về vốn cho DNNVV được doanh nghiệp. .. khách hàng  Các phương thức cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp nhỏ vừa Mục đích của cho vay trung dài hạn có thể xem xét trên hai góc độ: doanh nghiệp ngân hàng Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn trung dài hạn nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định đầu tư vào một phần tài sản lưu động thường xuyên Đứng trên góc độ ngân hàng, tín dụng trung dài hạn là một hình thức... doanh nghiệp vay vốn dài hạn để đầu tư mua sắm tài sản cố định như máy móc thiết bị hoặc cho doanh nghiệp vay vốn dài hạn đầu tư vào một dự án đầu tư Các phương thức cho vay dài hạn có thể là: Cho vay mua sắm máy móc thiết bị Cho vay đầu tư dự án.8 1.3 Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ vừa tại ngân hàng thương mại Lê Thị Linh Chi Lớp: Tài chính 46B Chuyên đề tốt nghiệp 21 1.3.1 Khái niệm chất. .. tốt nghiệp 18 Cho vay đối với DNNVV tại NHTM là một hình thức cấp tín dụng theo đó NHTM giao cho DNNVV một khoản tiền để sử dụng vào một mục đích nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lãi 1.2.2.2 Các phương thức cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ vừa tại ngân hàng thương mại Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần đầu tư vốn vào tài sản lưu động tài sản cố định Doanh nghiệp. .. hàng vay món nào thì phải làm hồ vay món đó Vì vậy, đôi khi phương thức cho vay này còn được gọi là cho vay theo món Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng kí hợp đồng cho vay, xác định qui mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất yêu cầu bảo đảm nếu cần Nghiệp vụ cho vay từng lần có ưu điểm là: thủ tục tương đối đơn giản; Khách hàng chủ động được nguồn vốn vay; Lãi vay trả cho ngân. .. nghiệp đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả nhất, có thể tạo ra được lượng tiền lớn hơn để chi trả đủ chi phí, có lợi nhuận hoàn trả nợ đầy đủ cho ngân hàng cả gốc lãi đúng hạn Chất lượng cho vay được thể hiện ở chất lượng của từng khoản vay khác nhau Mỗi khoản vay chất lượng sẽ góp phần tạo nên chất lượng chung của hoạt động cho vay của mỗi NHTM Chất lượng cho vay không

Ngày đăng: 17/04/2013, 08:40

Hình ảnh liên quan

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức tại NHNo Tây Hồ - Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp thôn  Tây Hồ

Sơ đồ 2.1.

Mô hình tổ chức tại NHNo Tây Hồ Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 2.1: Tổng nguồn vốn huy động của NHNo Tây Hồ (giai đoạn 2005 – 2007) - Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp thôn  Tây Hồ

Bảng 2.1.

Tổng nguồn vốn huy động của NHNo Tây Hồ (giai đoạn 2005 – 2007) Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tại NHNo Tây Hồ giai đoạn 2005-2007 - Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp thôn  Tây Hồ

Bảng 2.3.

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tại NHNo Tây Hồ giai đoạn 2005-2007 Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tại NHNo Tây Hồ giai đoạn 2005-2007 - Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp thôn  Tây Hồ

Bảng 2.2.

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tại NHNo Tây Hồ giai đoạn 2005-2007 Xem tại trang 38 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan